Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Luật Giang Hồ

Luật Giang Hồ
Tác giả: Jeffrey Archer
Tình trạng: Đã hoàn thành




Câu chuyện xảy ra vào năm 1993. Ðịa điểm là Washington DC. Tổng thống Hoa kỳ, Clinton thay thế George Bush. Ở London, Margaret Thatcher đã bị mất chức bởi đảng của chính bà. Ở Moscow, Gorbachev bị lật đổ bởi những thế lực mà ông không thể kìm chế.

Những đối thủ trong chiến tranh vùng Vịnh, người sống sót duy nhất là Saddam Hussein. Và Saddam đang mưu tính một cuộc trả thù khiến Hoa kỳ không còn có thể làm gì khác hơn là trả đũa.

Với sự thông đồng của một trùm mafia, một tay làm giấy tờ giả giỏi nhất thế giới và một trong những phụ tá đặc biệt của Tổng thống Clinton, Saddam sắp đặt kế hoạch: âm thầm đánh tráo bản gốc Tuyên ngôn Ðộc Lập của Hoa kỳ tại viện Bảo tàng lịch sử bằng một bản giả và dự định thiêu huỷ bản gốc tại Bagdad vào ngày Quốc khánh Mỹ, 4 tháng 7, với sự chứng kiến của các cơ quan truyền thông quốc tế. Mục đích là hạ nhục dân tộc Hoa kỳ. Trong lúc âm mưu được tiến hành, chính phủ Hoa kỳ không hề hay biết.

Một nhân vật hoàn toàn không thích hợp vô tình bị lôi cuốn vào tấn kịch này: Scott Bradley, một giáo sư trẻ tuổi của trường Ðại học Luật Yale. được CIA giao một nhiệm vụ đơn giản là khám phá lý do một nữ nhân viên Mossad xinh đẹp được cài vào Ban lợi ích của Iraq trong toà Ðại sứ Jordan ở Paris, và bất ngờ khởi sự lần ra manh mối của âm mưu phi thường này.

Một nhân viên Mossad và một giáo sư Yale có thể ngăn chặn được Saddam Hussein trước ngày Ðộc lập hay không? Câu hỏi này xin để JEFFREY ARCHER trả lời quý bạn đọc.

Một điều kỳ thú khác: cho đến nay, trong toàn bộ tác phẩm của JEFFREY ARCHER bao gồm 11 cuốn tiểu thuyết, 5 tập truyện ngắn, 3 vở kịch và 2 hồi ký về nhà tù, đã có 9 cuốn tiểu thuyết và 3 tập truyện ngắn được xuất bản tại Việt Nam, tất cả đều được nhiệt liệt đón tiếp, nhất là cuốn KANE AND ABEL (HAI SỐ PHẬN) đã được xuất bản, và cuốn cuối cùng SONS OF FORTUNE vừa mới được ấn hành trong năm 2003 và chắc chắn cũng sẽ được ra mắt ở nước ta trong nay mai.

JEFFREY ARCHER sinh năm 1940 và theo học tại trường trung học Wellington ở Sommerset, rồi trường đại học Brasenose ở Oxford. Ông đã bắt đầu sự nghiệp văn chương từ năm 1974 với tác phẩm NOT A PENNY MORE, NOT A PENNY LESS. Ông đã từng được đắc cử vào Hạ nghị viện Anh năm 1969, từ tháng 9 năm 1985 đến tháng 10 năm 1986 là Phó Chủ tịch đảng Bảo thủ. Ông có gia đình với hai người con.

Ngày 30 tháng 01 năm 2004.
BỒ GIANG N.N.T.
 
Sửa lần cuối:

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1


NEW YORK

Ngày 15-2-1993.

Antonio Cavalli chăm chú quan sát người A rập, người mà y nghĩ là quá trẻ để có thể là một viên Phó đại sứ.

- Một trăm triệu đô la, - Cavalli nói, phát âm từng từ một xách chậm rãi và thận trọng, khiến cho lời nói gần như có vẻ tôn kính.

Hamid Al Obaydi búng một hạt nhỏ 1 qua mút ngón tay cái được cắt sửa móng cẩn thận, gây ra một tiếng động làm cho Cavalli khó chịu.

- Một trăm triệu là hoàn toàn có thể chấp nhận. - viên Phó đại sứ đáp lại bằng một giọng tiếng Anh sắc gọn. Cavalli gật đầu. Ðiều duy nhất khiến y băn khoăn về dịch vụ này là Al Obaydi đã không hề mặc cả, nhất là về con số mà anh chàng người Mỹ đề xuất cao gấp đôi dự kiến y có thể đạt được. Cavalli đã có nhiều kinh nghiệm đau đđn là không nên tin tưởng bất cứ kẻ nào không mặc cả. Ðiều đó hiển nhiên có nghĩa là kẻ đó đã rắp tâm không trả tiền từ trước.

- Nếu con số đó đã được đồng ý, - y nói, - thì chỉ còn lại việc thảo luận tiền sẽ được trả như thế nào và lúc nào.

Viên Phó đại sứ lại búng một cái hạt khác trước khi gật đầu.

- Mười triệu đô la sẽ được trả bằng tiền mật ngay tức khắc, - Cavalli nói, - chín mươi triệu còn lại sẽ được gửi vào một tài khoản ngân hàng Thuỵ sĩ ngay sau khi hợp đồng đã được thực hiện.

- Nhưng tôi được cái gì với mười triệu đầu tiên của tôi, - viên Phó đại sứ vừa hỏi vừa nhìn chằm chằm vào mặt người đàn ông mà lai lịch khó thể che dấu chẳng khác gì chính ông ta.

- Không có gì cả, - Cavalli trả lời, mặc đầu y thừa nhận người A rập có quyền hỏi.

Xét cho cùng, nếu Cavalli không có cái vinh dự dược mặc cả, thì viên Phó đại sứ lại phải mất thêm tiền của chính phủ ông ta.

Al Obaydi lại búng một cái hạt, biết rằng mình đã có dịp lựa chọn - mới cách đây hai năm ông ta đã gặp gỡ Antonio Cavalli một lần. Cùng lúc đó, Tổng thống Chnton đã bước vào Nhà Trắng, trong lúc vị lãnh tụ của chính ông ta càng ngày càng nôn nóng phục hận. Nếu ông ta không chấp thuận điều kiện của Cavalli, Al Obaydi biết rằng khả năng tìm được một người nào khác có đủ sức thực hiện công việc trước ngày 4 tháng 7 chẳng khác gì con số không đang bò trên bàn ru lét chỉ còn một vòng quay.

Cavalli ngước mắt nhìn lên bức chân dung lớn ngự trên bức tường phía sau bàn của viên Phó đại sứ. Cuộc tiếp xúc đầu tiên của y với Al Obaydi đã diễn ra chỉ mấy ngày sau khi cuộc chiến tranh kết thúc. Đúng thời gian người Mỹ từ chối thương lượng với người A rập, vì ít có ai tin được rằng vị lãnh tụ của viên Phó đại sứ vẫn còn sống trước khi một cuộc gặp gỡ sơ bộ được dàn xếp.

Tuy nhiên, trong lúc nhiều tháng tiếp tục trôi qua, Cavalli bắt đầu nhận thấy khách hàng đầy tiềm năng của y có thể tồn tại lâu hơn Tổng thống Bush. Thế là một cuộc gặp gỡ thăm dò đã được dàn xếp.

Nơi gặp gỡ được chọn là văn phòng của viên Phó đại sứ ở New York, trên đường 79. Mặc dầu Cavalli vốn không thích một nơi quá đông đảo, nơi này vẫn có ưu điểm đầy đủ điều kiện đúng theo yêu cầu để sẵn sàng đầu tư một trăm triệu đô la cho một công việc táo bạo như thế.

- Ông muốn chúng tôi trả mười triệu đầu tiên như thế nào? - Al Obaydi hỏi, tựa hồ ông ta đang nói với một nhân viên địa ốc về việc đặt cọc tiền cho một ngôi nhà nhỏ trong khu vực thấp kém của Brooklyn Bridge.

- Toàn bộ số tiền này phải được giao bằng giấy bạc một trăm đô la đã qua sử dụng, không đánh dấu và gửi vào các ngân hàng của chúng tôi ở Newark, New Jersey, - Cavalli nói, mắt nheo lại rồi tiếp - Tôi không cần lưu ý ông rằng chúng tôi có cả một bộ máy kiểm tra.

- Ông khỏi phải lo ngại chúng tôi sẽ thất hứa trong vụ này, - Al Obaydi ngắt lời. - Số tiền đó, như người phương Tây các ông thường ví von, chỉ là một giọt nước giữa đại dương. Điều duy nhất tôi quan tâm là các ông có đủ khả năng thực hiện phần giao ước của mình hay không.

- Ông sẽ không đời nào hối thúc cuộc gặp gỡ ngày hôm nay nếu ông nghi ngờ chúng tôi không đảm đương nổi công việc này, - Cavalli vặn lại.- Nhưng tôi khó lòng tin tưởng ông có thể gom góp một số tiền mặt lớn đến thế trong một thời gian ngắn như thế.

- Tôi có thể cho ông biết ông Cavalli, - viên Phó đại sứ trả lời - rằng số tiền này đã được gửi trong một tủ sắt dưới tầng hầm của trụ sở Liên Hiệp Quốc. Xét cho cùng, không một ai có thể nghĩ sẽ tìm thấy một số tiền lớn như vậy trong căn hầm của một tổ chức đã gần như khánh tận.

Nụ cười vẫn ở trên mặt của Al Obaydi chứng tỏ rằng viên Phó đại sứ người A rập rất thích thú với lời nói hóm hỉnh của mình, cho dù đôi môi của Cavalli vẫn không hề cử động.

- Trưa mai, mười triệu sẽ được chuyển vào ngân hàng của ông, - Al Obaydi nói tiếp trong lúc ông ta đứng lên để báo hiệu, đối với ông ta, cuộc gặp gỡ đã kết thúc.

Viên Phó đại sứ đưa bàn tay ra và người khách miễn cường bắt.

Cavalli lại ngước mắt lên nhìn bức chán dung của Saddam Hussein một lần nữa, trước khi quay người và nhanh bước đi ra.

° ° °

Khi Scott Bradley bước vào phòng mọi người cùng im lặng với vẻ trông đợi.

Anh đặt tập giáo trình trên bàn trước mặt anh, mắt lướt qua giảng đường. Căn phòng đông nghẹt những sinh viên trẻ háo hức đang cầm bút mực và bút chì đang chờ sẩn trên tập giấy màu vàng đúng qui định.

- Tên tôi là Scott Bradley, - vị giáo sư trẻ nhất của trường luật nói, - và đáy sẽ là bài đầu tiên trong số mười bốn bài giảng về luật Hiến pháp.

Bảy mươi bốn khuôn mặt cùng trố mắt nhìn người đàn ông cao lớn khá nhếch nhác hiển nhiên là không để ý thấy nút trên cùng của chiếc áo sơ mi quên cài và cũng không quyết định nên chải mái tóc về phía nào hồi sáng hôm nay.

- Tôi muốn bắt đầu bài giảng thứ nhất này với một lối trình bày của bản thân tôi, - anh thông báo, và trong lúc một số bút mực và bút chì vẫn còn bất dộng anh bắt đầu - Có nhiều lý do để thực thi pháp luật trong đất nước này, nhưng chỉ có một lý do thích hợp với các anh và chắc chắn chỉ có một lý do khiến tôi quan tâm. Nó ứng dụng với mọi khía cạnh của pháp luật mà có lẽ các anh đều thích theo đuổi và nó đã không bao giờ được diễn đạt chính xác hơn bản văn ghi chép trong Tuyên ngôn Mười ba bang của Hoa kỳ.

"Chúng ta giữ vững các chân lý đó để tự tin rằng tất cả mọi người đều bình đắng, đều được tạo hoá ban cho một số quyền lợi bất khả nhượng, trong đó có quyền sống, tự do, và tìm kiếm hạnh phúc". Chính câu đó là điều khiến cho Hoa kỳ khác với bất kỳ quốc gia nào khác trên địa cầu"

Vị giáo sư trẻ vẫn chưa nhìn vào tập giáo trình trong lúc anh ta vừa nói tiếp vừa đi lên đi xuống làm giật mạnh các ve áo của chiếc jacket bằng vải tuột đã sờn nhiều chỗ:

- Về một số phương diện, đất nước chúng ta đã tiến bộ một cách mạnh mẽ kể từ năm 1776, trong lúc về một số phương diện khác chúng ta đã thụt lùi rất xa. Mỗi một người trong các anh tại giảng đường này sẽ là thành viên của thế hệ kế tiếp bao gồm những người làm ra pháp luật hoặc vi phạm pháp luật…

Anh ngừng lại một lát, thăm dò bầu không khí đang mỗi lúc một thêm im lặng rồi tiếp ngay:

… và các anh đã được ban cho món quà lớn hơn hết thảy giúp các anh có thể lựa chọn, đó là một trí tuệ xuất sắc. Khi các bạn đồng nghiệp của tôi và chính tôi đã hoàn tất việc giảng dạy cho các anh, nếu muốn các anh có thể bước vào đời sống thực sự và không cần biết tới bản Tuyên ngôn Độc lập tựa hồ nó có giá trị không hơn một văn bản đã được viết ra quá lâu nên đã lạc hậu và không còn thích hợp với thời kỳ hiện đại này nữa

Anh lại dừng rồi nói tiếp:

- Hoặc là, các anh có thể lựa chọn con đường làm lợi cho xã hội bằng cách tăng cường pháp luật. Đó chính là con đường mà các luật sư tài giỏi đi theo. Còn các luật sư đồi bại, và tôi không có ý nói họ là những kẻ ngu xuẩn đâu nhé, thì lại bắt đầu uốn cong pháp luật, việc này theo tôi chỉ cách việc vi phạm pháp luật có một bước mà thôi. Đối với những người như các anh trong lớp học này thích đi theo một con đường như thế tôi phải thừa nhận rằng tôi không có gì để giàng dạy cho các anh đâu, bởi vì các anh không thể học hỏi gì được ở tôi. Các anh vẫn còn có quyền tham dự các buổi giảng bài của tôi, và "tham dự" là tất cả những gì các anh sẽ làm.

Căn phòng im lặng đến nỗi Scott phải ngước lên để kiểm tra tất cả sinh viên đã lẻn ra ngoài hay không. Rồi anh lại tiếp tục vừa nhìn vào các bộ mặt đang tỏ ra hết sức chú ý:

- Đó không phải là lời nói của tôi, mà của Dan Thomas W. Swan, người đã giảng dạy tại giảng đường này trong suốt hai mươi bảy năm của thế kỷ này. Tôi thấy cần phải nhắc lại triết lý về cuộc sống của ông ấy mỗi lần tôi nói chuyện với một lớp học mới khai giảng của trường Đại học luật Yale.

Đến đây vị giáo sư mới bắt đầu mở tập giáo trình trước mặt và bắt đầu:

- Luận lý học là khoa học và nghệ thuật suy luận một cách chính xác. Không gì khác hơn là lẽ thường có người nói như thế. Và không gì khác thường như thế, Voltaire nhắc nhở chúng ta. Nhưng những kẻ kêu gào lẽ thường cũng chính là những người làm biếng rèn luyện trí tuệ. Oliver Wendell Homes đã có lần viết: "Cuộc sống của pháp luật không phải là lý luận, mà là kinh nghiệm".

Những cây bút bắt đầu viết lia lịa trên những trang giấy vàng, và cứ tiếp tục như vậy suốt năm mươi phút sau Khi Scott Bradley kết thúc bài giảng, anh gấp tập giáo trình lại, cầm lên tay và bước nhanh ra khỏi phòng. Anh không cần cho phép mình tự ở lại lâu hơn để nhận những tràng vỗ tay liên tục theo sau bài giảng của anh trong mười năm qua.

° ° °

Hannah Kopec vẫn được xem như một người ngoài và cũng là một người đơn độc, mặc dầu được giới có quyền lực xem là kẻ đơn độc vẫn ưu thế hơn.

Hannah đã được nghe nói rằng cơ hội để cho nàng được tỏ ra có khả năng thật mỏng manh nhưng giờ đây nàng đã vượt qua phần khó khăn nhất là huấn luyện thể lực mười hai tháng, và mặc dầu nàng chưa từng giết chết một ai - sáu trong số tám ứng viên cuối cùng đã từng - giới quyền lực giờ đây tin chắc nàng có khả năng làm việc đó. Hannah biết mình có thể.

Trong lúc chiếc phi cơ cất cánh khỏi phi trường Ben Gorion ở Tel Aviv để bay đi Heathrow, một lần nữa Hannah lại suy nghĩ cái gì đã khiến cho một cỏ gái hai mươi lăm tuổi đang ở đỉnh cao của nghề người mẫu lại muốn nộp đơn vào học viện tình báo và đặc vụ - được biết nhiều hơn với cái tên Mossad - trong khi nàng có khả năng lấy được chồng giàu ở hơn chục thủ đô trên khắp thế giới.

Ba mươi chín hoả tiễn Scud đã rơi xuống Tel Aviv và Haifa trong cuộc chiến tranh vùng vịnh. Mười ba người đã chết. Mặc dầu có nhiều cảnh tang tóc và căm phẫn, chính phủ Do thái đã không đòi hỏi trả thù nhờ một cuộc thương lượng gay go của James Baker, ông này đã bảo đảm với họ rằng các lực lượng liên minh sẽ chấm dứt mọi việc. Ngoại trưởng Mỹ đã thất bại trong việc thực hiện lời hứa của ông. Thế nhưng, như Hannah thường suy nghĩ Baker đã không mất trọn gia đình trong một đêm.

Hôm nàng ra khỏi bệnh viện, Hannah đã lập tức xin gia nhập Mossad. Họ đã xua đuổi lời yêu cầu của nàng, đoán nàng sẽ lành vết thương sau một thời gian. Hannah đã đến trụ sở của Mossad mỗi ngày trong suốt hai tuần lễ kế tiếp, do vậy chính họ cũng phải thừa nhận rằng vết thương vẫn không hàn gắn lại được và quan trọng hơn, vẫn còn mưng mủ.

Trong tuần lễ thứ ba họ miễn cưỡng cho phép nàng tham dự một khoá huấn luyện, tin chắc rằng nàng sẽ không có hy vọng tốn tại trong vông vài ngày, và lúc bấy giờ sẽ trở lại với nghề người mẫu của nàng. Họ lại sai lầm một lần thứ hai. Phục thù đối với Hannah là một thứ ma tuý có tác dụng mạnh hơn cả tham vọng. Trong mười hai tháng sau đó nàng làm việc nhiều giờ ròng rã bắt đầu trước khi mặt trời mọc và kết thúc rất lầu sau khi mặt trời lặn.

Nàng ăn một món mà thậm chí một kẻ vô gia cư cũng không thèm và quên hẳn cái cảm giác nằm ngủ trên một tấm nệm. Họ thử mọi thứ để bắt nàng phải suy sụp và thất bại. Thoạt tiên các huấn luyện viên đối xử với nàng một cách nhẹ ngàng, ngẩn ngơ vì thân hình duyên dáng và vẻ mặt quyến rũ của nàng, cho đến lúc một người trong bọn họ bị gãy một chân. Anh ta không tin Hannah có thể cử động nhanh đến thế. Trong lớp học trí thông minh sắc sảo của nàng lại càng gây một nỗi kinh ngạc cho các huấn luyện viên, mặc dầu một lần nữa nàng đã cho họ một chút thời gian để nghỉ ngơi.

Nhưng giờ đây thì họ đã bắt đầu hiểu rõ con người thực sự của nàng.

Ngay từ lúc còn bé, Hannah vẫn luôn luôn xem việc nàng có thể nói được nhiều ngoại ngữ là đương nhiên. Nàng ra đời ở Leningrad năm 1968 và sau khi cha nàng chết mười bốn năm, mẹ nàng lập tức nạp đơn xin phép di cư sang Do thái. Ngọn gió mới đang thổi qua cái quốc gia vùng biển Baltic 2 đã giúp cho bà có thể được toại nguyện.

Gia đình của Hannah không phải ở lâu trong một khu tập thể: mẹ nàng, vẫn còn là một người phụ nữ quyến rũ và hoạt bát, nên nhận được khá nhiều lời cầu hôn, một trong số đó xuất phát từ một người đàn ông goá vợ giàu có, bà đã nhận lời.

Khi Hannah, em gái của nàng là Ruth và em trai là David dọn về ngôi nhà mới của nàng trong một quận thanh lịch của thành phố Haifa, toàn bộ thế giới của họ đã thay đổi. Người bố dượng say mê bà mẹ của Hannah và tặng cho gia đình đủ thứ quà, việc mà ông chưa từng làm trước kia.

Sau khi Hannah tốt nghiệp trung học nàng nộp đơn ở nhiều trường đại học Mỹ và Anh để học sinh ngữ. Mẹ nàng không đồng ý, và vẫn thường gợi ý rằng với một dáng người như nàng, cùng mái tóc đen dài và khuôn mặt tuyệt đẹp khiến cho đám đàn ông từ mười bảy đến bảy mươi tuổi cũng phải ngoảnh đầu nhìn theo, nàng nên theo nghề người mẫu. Hannah bật cười to và giải thích rằng nàng có nhiều việc tốt đẹp hơn để làm trong cuộc đời của nàng.

Mấy tuần lễ sau đó, Hannah đã có một cuộc phỏng vấn tại Vasser, rồi nàng đến gặp gia đình nàng đang nghỉ hè ở Paris. Nàng cũng dự tính thăm Rome và London, nhưng nàng đã nhận được quá nhiều lời mời ân cần của những người dân Paris mãi đến khi ba tuần lễ trôi qua rồi nàng mới nhận thấy đã không có một lần nào rời khỏi thủ đô của nước Pháp. Đúng vào ngày thứ năm cuối cùng của cuộc nghỉ hè thì Mode Rivoliagency đã đề nghị nàng một hợp đồng mà không một bằng cấp đại học nào có thể mang lại cho nàng. Nàng trả tấm vé về Tel Aviv cho mẹ và ở lại Paris để làm công việc đầu tiên. Trong thời gian nàng ổn định cuộc sống ở Paris, Ruth được gửi đến học năm cuối ở Zurich và David được nhận vào học ở trường đại học kinh tế London.

Tháng giêng năm 1991, tất cả ba chị em cùng trở về Do thái để dự lễ sinh nhật lần thứ năm mươi của mẹ. Giờ đây Ruth là một sinh viên của trường đại học Mỹ thuật Slade, David đang học để thi PHD, và Hannah xuất hiện một lần nữa trên trang bìa của tạp chí Elle.

Trong thời gian đó quân đội Mỹ đang tập trung trên biên giới Kuweit, và nhiều người Do thái bắt đầu lo lắng về một cuộc chiến tranh, ngôi nhà của họ ở trên phía Bắc của thành phố và do đó sẽ không bị ảnh hưởng đối với bất kỳ một cuộc tấn công nào.

Một tuần lễ sau, vào đêm sinh nhật thứ năm mươi của mẹ, tất cả mọi người đều ăn uống khá nhiều, rồi ngủ say. Cuối cùng khi Hannah tỉnh dậy, nàng nhận thấy mình lại bị buộc chặt trên một cái giường của bệnh viện. Nhiều ngày sau người ta mới nói cho nàng biết rằng mẹ nàng cùng cậu em trai và cô em gái đã chết ngay tại chỗ vì một hoả tiễn Scud đi lạc, và chỉ có ông bố dượng của nàng thoát chết.

Suốt mấy tuần Hannah nằm trên giường bệnh viện nghiền ngẫm cách trả thù. Cuối cùng khi nàng được xuất viện ông bố dượng của nàng bảo ông hy vọng rằng nàng sẽ quay lại với nghề người mẫu, tuy nhiên ông sẽ giúp đỡ nàng trong bất cứ việc gì nàng muốn làm.

Hannah cho ông biết nàng sẽ gia nhập Mossad.

Thật trớ trêu vì giờ đây nàng ở trên chiếc phi cơ đi London mà đáng lẽ ra cậu em trai của nàng phải đáp để hoàn tất việc học ở LSE 3 . Nàng là một trong số tám nhân viên thực tập được phái đến thủ đô nước Anh để tham dự một lớp học cao cấp tiếng A rập. Giờ đây nàng có thể suy nghĩ bằng tiếng A rập, cho dù nàng không luôn luôn suy nghĩ như một người A rập.

Khi chiếc Boeing 757 đã xuyên qua những đám mây, Hannah chăm chú nhìn xuống con sông Thames lượn quanh xuyên qua khung cửa sổ nhỏ. Trong thời gian nàng sống ở Paris nàng vẫn thường bay phía trên để đến làm việc ở Bond Street hoặc Chensea trong các buổi sáng, ở Ascot hoặc Wimbledon trong các buổi chiều, ở Covent Garden hoặc Babican trong các buổi tối. Nhưng trong lần này nàng không cảm thấy một chút thích thú nào khi trở lại một thành phố mà nàng đã biết quá rõ.

Giờ đây nàng chỉ quan tâm đến một phân khoa tầm thường của trường đại học London và một ngôi nhà có bậc thềm ở một nơi có tên là Chalk Farm.

--- ------ ------ ------ -------

1 Worry bead: một loại hạt nhỏ dùng để mân mê trong tay có tác dụng làm dịu sự lo lắng hoặc nôn nóng, đặc biệt ở miền Cận Đông.

2 Tức các nước: Litva, Lithuania và Estonia (N.D).

3 Tức London School of Economics: trường đại học kinh tế London.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2


Trên đường trở về văn phòng cổ Wall Street, Antonio Cavalli bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc hơn về Al Obaydi và diễn biến cuộc gặp gỡ của hai người. Hồ sơ về người khách hàng mới của y do văn phòng London của bọn họ cung cấp, rồi lại được cô thư ký Debbie của y cập nhật, cho biết viên Phó đại sứ mặc dầu ra đời ở Baghdad nhưng lại được giáo huấn ở Anh.

Khi Cavalli ngả người ra phía sau, nhắm mắt và hồi tưởng lại giọng nói nuốt âm và cách phát biểu rõ ràng dứt khoát, y cảm thấy mình như đối diện với một viên sĩ quan quân đội Anh. Lời giải thích có thể được tìm thấy trong hồ sơ của Al Obaydi dưới mục học vấn: King's school Wimbledon, sau đó là ba năm ở đại học London ngành luật.

Al Obaydi cũng đã từng ăn bữa tối nhiều lần lincoln's inn với đủ thứ món. Trở về Baghdad, Al Obaydi được bộ môn ngoại giao tuyển dụng. Ông ta đã thăng tiến nhanh chóng, mặc dầu Saddam Hussein tự phong là tổng thống và Đảng Baath vẫn thường xuyên đưa các đảng viên vào những chức vụ mà hiển nhiên họ không đủ trình độ để đảm nhiệm.

Trong lúc Cavalli lật qua một trang khác của tập hồ sơ y càng nhận thấy rõ Al Obaydi là một con người có đầy đủ khả năng tự thích nghi với những tình huống bất thường. Công bằng mà nói đó cũng là điều Cavalli tự lấy làm kiêu hãnh. Giống như Al Obaydi, y đã học luật, nhưng tại trường đại học Colombia ở New York. Tới thời kỳ hàng năm các sinh viên tốt nghiệp làm đơn vào những công ty luật hàng đầu, Cavalli luôn được phía đối tác xếp vào bảng danh sách chung kết căn cứ vào mức điểm của y, nhưng khi họ biết bố y là ai thì y không bao giờ được phỏng vấn.

Sau khi làm việc mười bốn giờ mỗi ngày suốt năm trong một công ty luật không mấy uy tín ở Manhattan, Cavalli bắt đầu nhận thấy rằng tối thiểu phải mất mười lăm năm nữa y mới có thể hy vọng trông thấy tên mình khắc lên trên bảng hiệu của công ty mặc dầu y đã kết hôn được với con gái của một trong các nhân vật vai vế trong công ty. Xong Cavalli không cần lãng phí mười năm, nên y quyết định tự đứng ra làm ăn riêng và ly dị vợ.

Tháng giêng năm 1982, công ty Cavalli chính thức hoạt động, và mười năm sau, ngày 15 tháng 4 năm 1992, công ty tuyên bố đạt một số lợi tức 157,000 đô la, đóng thuế đầy đủ. Điều mà sổ sách kế toán công ty không tiết lộ là một chi nhánh cũng được thành lập năm 1982, nhưng không hoạt động một cách hợp pháp. Một hãng không khai báo thuế, và mặc dầu lợi tức tăng lên mỗi năm, vẫn không thể gọi công ty Dun & Bradstreet đến kiểm toán và lập một bảng báo cáo toàn bộ về công việc kinh doanh của các nhân vật quan trọng. Các chi nhánh này được một số người rất ít thuộc dạng tâm phúc biết dưới cái tên "kỹ năng" - một công ty chuyên môn giải quyết các vấn đề không thể nhờ đến cuốn niên giám điện thoại "Những trang vàng".

Với những cuộc tiếp xúc của bố y, và tham vọng mãnh liệt của Cavalli, chẳng bao lâu tên công ty không có trong danh sách này đã tạo nên danh tiếng trong việc xử lý nhiều vấn đề mà khách hàng không được nêu tên trước đó đã xem như không giải quyết được. Trong số nhiệm vụ gần đây nhất của Cavalli có việc tìm lại được cuốn băng đàm thoại giữa Sinatra 1 và Nancy Reagan dự định sẽ xuất bản trong tạp chí Rolling Stone và vụ trộm một bức tranh của Vermeere ở Ái Nhĩ Lan cho một người sưu tầm lập dị ở Nam Mỹ. Nhưng thành tích này được cấp một cách kín đáo với đám khách hàng tương lai.

Bản thân các khách hàng của họ phải được xem xét hồ sơ lý lịch một cách cẩn thận, tựa hồ họ đang nạp đơn xin gia nhập Câu lạc bộ Du thuyền New York bởi vì như ông bố của Tony vẫn thường nhấn mạnh, chỉ cần phạm một sai lầm là chắc chán y sẽ phải sống quãng đời còn lại trong môi trường không sao dễ chịu bằng ở nhà số 23 đường 75 ở phía Đông, hoặc toà biệt thự của họ ở Lyford Cay.

Hơn thập niên vừa qua, Tony đã gây dựng nên một hệ thống đại diện tuy nhỏ nhưng rải đều trên khắp thế giới phụ trách cung ứng cho họ những khách hàng đang cần một sự giúp đỡ nhỏ với một đề nghị "giàu trí tưởng tượng" hơn. Chính đầu mối Liban của y đã chịu trách nhiệm về việc giới thiệu người khách ở Baghdad, mà đề nghị đúng ngay loại này không còn nghi ngờ gì nữa.

Ngay khi ông bố của Tony được báo cáo tổng quát về chiến dịch "yên tĩnh sa mạc" ông ta đã khuyên con trai đòi một số tiền thù lao một trăm triệu đô la để bù đắp cho việc toàn bộ Washington mở to mắt mặc tình nhân y hành động.

- Chỉ cần một sai sót, - ông già vừa liếm môi vừa cảnh cáo y - là con sẽ nổi tiếng hơn cả việc Eivis 3 tái sinh.

Rời khỏi giảng đường, Scott Bradley vội vã băng ngang qua nghĩa trang Grove Street, hi vọng rằng anh có thể về đến căn hộ của anh ở đường St. Ronan trước khi bị một sinh viên đuổi theo kịp và bắt chuyện. Anh quý mến tất cả bọn họ - phải, hầu như tất cả - và anh sẵn lòng cho phép những người nghiêm túc hơn trong bọn họ cùng thả bộ về phòng anh vào các buổi tối để uống một ly và nói chuyện cho tới khuya. Nhưng phải cho đến khi họ đã lên năm thứ hai.

Scott cố gắng tới cầu thang trước khi một luật sư tương lai nào bắt kịp ai. Tuy nhiên, ít có ai biết được rằng anh đã từng vượt qua bốn trăm mét trong 48,1 giây khi anh tham gia cuộc thi đấu chạy tiếp sức của trường đại học Georgetown. Tin tưởng mình không bị ai bắt kịp, phóng lên cầu thang, không hề ngừng chân cho đến khi tới căn hộ của anh trên tầng ba.

Anh đẩy tay mở cánh cửa không khoá. Cửa luôn luôn không khoá. Trong căn hộ của anh không có một thứ nào đáng lấy trộm - ngay cả chiếc tivi cũng không hoạt dộng.

Chỉ một tập hồ sơ có thể cho biết pháp luật không phải là lãnh vực duy nhất mà anh là một chuyên gia, thì nó sẽ được cất giấu một cách cẩn thận trên kệ sách của anh khoảng giữa hai hồ sơ thuế và án xử sai. Anh quên chú ý tới mấy cuốn sách chồng chất khắp nơi hoặc tới việc anh có thể đã viết tên mình trên lớp bụi mặt tủ búp phê.

Scott đóng cửa lại và như thường lệ liếc nhìn bức ảnh của mẹ anh trên tủ búp phê. Anh bỏ tập giáo trình đang cầm trên tay bên cạnh bà và nhặt mấy phong thư ló ra phía dưới cánh cửa. Scott bước ngang qua phòng và ngồi xuống một ghế bành cũ bằng da và tự hồi có bao nhiêu khuôn mặt sáng sủa trong đám sinh viên vẫn sẽ còn lắng nghe bài giảng của anh trong vòng hai năm nữa. Bốn mươi phần trăm có thể giỏi, ba mươi phần trăm thì có lý hơn. Đó là những người mà việc học mười bốn giờ mỗi ngày sẽ trở nên chuẩn mực, và sẽ không hợp lý trong tháng cuối cùng của kỳ thi. Và trong số họ sẽ có bao nhiêu đạt được các mức độ của Dan Thomas W. Swan. Năm phần trăm, nếu anh may mắn.

Vi giáo sư luật hiến pháp chuyển sự chú tâm vào tập thư của anh đang ở trên vế. Một cái của American Express - một tờ quảng cáo với cả trăm món quà tặng xem ra rất dễ nhận được nhưng không chừng sẽ khiến anh mất nhiều tiền hơn nếu anh nhận bất cứ một món nào trong số đó.

Một giấy mời của Brown đến nghe Charles Avans Hughes thuyết trình về hiến pháp. Một bức thư của Carol nhắc nhở anh cô đã không gặp anh khá lâu. Một thông tư của một hãng buôn bán cổ phấn không hứa hẹn gấp đôi số tiền của anh nhưng … Và cuối cùng là một phong bì màu vàng trơn đóng dấu bưu điện Virginia 4 với một dạng chữ anh nhận ra ngay lập tức.

Anh liền mở chiếc phong bì màu vàng và lấy ra một mảnh giấy nhắn gửi anh những chỉ thị sau cùng.

° ° °

Al Obaydi thả bộ đến Đại hội đồng và ngồi xuống một chiếc ghế ở ngay phía sau Trưởng phái bộ của ông ta. Vị đại sứ đã mang máy nghe và đang giả vờ hết sức chú tâm vào một bài phát biểu của vị trưởng phái bộ Brazilia. Ông xếp của Al Obaydi luôn luôn thích nói những câu chuyện tuyệt mật trong phòng họp của Đại hội đồng. Ông tin chắc rằng đây chính là căn phòng duy nhất trong toà nhà Liên Hiệp Quốc mà CIA không đặt máy nghe trộm.

Al Obaydi kiên nhẫn đợi cho đến lúc người đàn ông già hơn giật nhẹ một bên ống nghe và hơi ngả người ra phía sau.

- Bọn họ đã thoả thuận theo các điều kiện của chúng ta, - Al Obaydi khẽ nói, tựa hồ chính ông ta là người đã ra giá.

Vành môi của vị đại sứ trề ra phía trên môi dưới, dấu hiệu mà các đồng nghiệp của ông đều biết rằng ông cần thêm chi tiết.

- Một trăm triệu, - Al Obaydi thì thào - Mười triệu phải trả ngay. Chín chục cuối lúc giao hàng.

- Ngay? - Vị đại sứ hỏi - Ngay là thế nào?

- Trưa mai - Al Obaydi vẫn thì thào.

- Tối thiểu Sayedi đã đoán trước việc này, - vị đại sứ trầm ngâm bảo.

Al Obaydi khâm phục cái cách cấp chỉ huy của mình luôn luôn có thể khiến cho từ "ông chủ" có vẻ vừa tôn kính vừa xấc láo.

- Tôi phải gửi một thông điệp về Baghdad để báo cho bộ trưởng ngoại giao biết rõ từng chi tiết thắng lợi. của anh - vị đại sứ nói tiếp với một nụ cười.

Lẽ ra Al Obaydi cũng đã mỉm cười nhưng ông ta chợt nhận thấy vị đại sứ sẽ không chấp nhận bất cứ một ai dính líu vào đề án trong lúc mọi việc vẫn còn ở giai đoạn hình thành. Chừng nào ông còn dây dưa vào viên thuộc cấp tạm thời lúc này, vị đại sứ vẫn có thể tiếp tục cuộc sống yên tĩnh ở New York cho tới ngày ông về hưu đúng ba năm sau.

Nhờ theo một lối như thế ông đã tồn tại mười bốn năm dưới sự thống trị của Saddam Hussein trong lúc các đồng nghiệp của ông đã không thành công một cách nổi bật đến mức phải hưu non. Theo ông được biết thì một người đã bị bắn chết trước mặt gia đình, hai người bị treo cổ và nhiều người khác được ghi nhận là "mất tích".

Vị đại sứ Iraq mỉm cười trong lúc Đại sứ Anh bước qua phía trước ông, nhưng ông ta không đáp lại.

- Đồ hợm hĩnh,- vị đại sứ Iraq nói thầm trong hơi thở.

Ông kéo ống nghe trùm lên tai để báo hiệu ông đã nghe quá đủ từ nhân vật số hai của ông. Ông tiếp tục lắng nghe vấn đề cố bảo tồn lượng mưa nhiệt đới ở Brazil kèm theo một yêu cầu Liên Hiệp Quốc trợ cấp thêm một trăm triệu đô la.

Đó không phải là điều mà ông nghĩ Sayedi sẽ quan tâm đến.

° ° °

Hannah định gõ lên cánh cửa trước của ngôi nhà nhỏ, nhưng cửa đã mở ra ngay cả trước khi nàng kịp đóng cổng gãy ở cuối con đường mòn. Một người phụ nữ tóc đen hơi mập, trang điểm hơi quá với một nụ cười rạng rỡ rối rít bước ra chào đón nàng. Hannah phỏng đoán bà ta bằng tuổi mẹ nàng, nếu mẹ nàng vẫn còn sống.

- Chào mừng cô đến nước Anh. Tôi là Elthel Rubin, - bà ta thông báo bằng giọng nói dồn dập - Tôi lấy làm tiếc vì chồng tôi không có mặt ở đây để gặp cô, nhưng tôi không tin ông ấy sẽ trở về từ văn phòng của anh ấy trong vòng một tiếng đồng hồ nữa.

Hannah định nói thì Elthel tiếp ngang:

- Nhưng trước hết hãy để cho tôi thấy phòng của cô, rồi cô có thể kể cho tôi nghe các dự định của cô.

Bà ta xách túi của Hannah và dẫn nàng vào bên trong.

- Chắc là cô rất vui khi trông thấy London lần đầu, - bà ta nói trong lúc hai người đang lên cầu thang, - và sẽ có biết bao điều thú vị để cô làm trong thời gian sáu tháng sắp tới.

Từng câu một càng tuôn ra, Hannah càng nhận thức được rằng Elthel Rubin không có một ý niệm nào về lý do nàng đến London.

Sau khi mở van và tắm, Hannah đến gặp bà chủ nhà trong phòng khách. Bà Rubin lại tiếp tục nối đủ thứ chuyện, chỉ thỉnh thoảng mới lắng nghe vài câu trả lời của Hannah.

- Bà có biết phòng tập thể dục gần nhất ở đâu? - Hannah đã hỏi.

- Chồng tôi sắp về rồi, - bà Rubin trả lời - Nhưng trước khi bà ta kịp nói thêm một câu, cánh cửa trước chợt mở tung ra vì một người đàn ông cao chừng một mét rưỡi với mái tóc xoăn cứng màu đen và đôi mắt còn đen hơn nữa gần như chạy vào trong phòng. Khi Peter Rubin đã tự giới thiệu và hỏi chuyến bay của nàng như thế nào ông ta không lãng phí thêm một lời nào khác để gợi ý có lẽ Hannah đã đến London để thưởng thức đời sống xã hội của chốn thủ đô. Hannah nhanh chóng biết rằng Peter Rubin không hối bất cứ câu nào mà ông nghĩ nàng không thể trả lời một cách thành thực. Mặc dầu Hannah cảm thấy chắc chắn rằng ông Rubin không biết chi tiết nào về nhiệm vụ của nàng, rõ ràng ông hiểu nàng không đến London để tham quan.

Tuy nhiên, bà Rubin không để cho Hannah đi ngủ mãi tới quá nửa đêm, tới lúc đó thì bà ta đã mệt lử. Đầu vừa đặt lên gối nàng đã ngủ say, không hề hay biết. Peter Rubin đang giải thích với vợ ông trong bếp rằng trong thời gian tới người khách của họ cần phải được yên tĩnh.

--- ------ ------ ------ -------

1 Tức Frank Sinatra ca sĩ và tài tử điện ảnh nổi tiếng của Mỹ.

2 Jan Vermeere (1632-1675): hoạ sĩ Hà lan.

3 Elvis Prestley, ca sĩ nhạc rock lừng danh tại Mỹ, sinh ngày 8-1- 1935 và qua đời vì bệnh ngày 16-8-1977, hôm đó tổng thống Mỹ đã cho phép cả nước để tang một ngày.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3


Người tài xế của viên Phó đại sứ lái xe ra khỏi ga ra riêng của Liên Hiệp Quốc và trực chỉ phía Tây qua đoạn đường hầm Lincoln bên dưới sông Hudson về hướng New Jersey. Al Obaydi cũng như anh ta đều không nói gì trong lúc viên tài xế liên tục kiểm tra kính chiếu hậu. Khi họ tới cửa thu thuế New Jersey anh ta mới xác nhận không có ai theo dõi họ.

- Tốt.

Đó là tất cả những gì Al Obaydi nói. Lần đầu tiên trong ngày hôm ấy ông ta bắt đầu thư thả tâm trí và khởi sự tưởng tượng mình có thể làm gì nếu đột nhiên có được mười triệu đô la. Mới đây khi ngang qua một chi nhánh của Midlantic National Bank, ông ta tự hỏi hàng nghìn lần tại sao mình không ngừng ngay xe lại và gửi tiền với một cái tên giả. Tới sáng ngày mai thì ông ta đã có thể ở cách nơi này nửa vòng trái đất. Chắc chắn việc đó sẽ làm cho vị đại sứ toát mồ hôi. Và chỉ cần một chút may mắn, Saddam sẽ chết trước khi họ chộp được ông ta. Vả lại lúc bấy giờ thì ai mà quan tâm đến?

Xét cho cùng, Al Obaydi không tin tưởng, dù chỉ trong giây lát, rằng mưu đồ độc đáo của vị đại lãnh tụ có khả năng thực hiện. Ông ta đã từng hy vọng báo cáo trở lại Baghdad sau một thời gian hợp lý rằng không thể tìm ra một người nào đáng tin tưởng và đủ năng lực thực hiện một vụ táo bạo như vậy. Thế rồi có người ở Liban bay đến New York.

Có hai lý do khiến Al Obaydi biết mình không thể đụng tới một đô la của số tiền nhét trong cái túi đựng đồ đánh gôn nằm trên mặt ghế bên cạnh ông ta. Thứ nhất là mẹ và em gái ông ta đang sống đầy đủ tiện nghi ở Baghdad và nếu số tiền đột nhiên biến mất, họ sẽ bị bắt, bị hiếp dâm, bị tra tấn và bị treo cổ - cách giải thích duy nhất là họ đã cộng tác với một kẻ phản quốc. Saddam vốn không cần một lý do nào để giết bất cứ một ai, nhất là một người bị tình nghi đã phản bội ông ta.

Thứ hai là, Al Obaydi - người mỗi ngày vẫn quỳ gối năm lần, quay mặt về phương đông và cầu nguyện rằng cuối cùng Saddam sẽ chết với cái chết của một kẻ phản quốc - không thể nào không nhận thấy ngay cả Gorbachev, Thatcher và Bush cũng khó lòng bám lấy quyền lực vững chắc hơn vị Sayedi vĩ đại.

Al Obaydi đã thừa nhận, từ lúc vị đại sứ giao tận tay nhiệm vụ này, rằng Saddam hiển nhiên sẽ chết một cách bình yên trên giường trong lúc cơ may sống còn của ông ta - Lời vị đại sứ vẫn thích nói - thật là mỏng manh. Và một khi tiền đã được trả xong xuôi mà Antonio Cavalli lại thất bại trong việc thực hiện hợp đồng của y, thì chính Al Obaydi sẽ bị triệu hồi về Baghdad theo một viện cớ ngoại giao nào đó để rồi bị bắt, được xét xử một cách qua loa và bị kết tội. Thế là tất cả những lời hoa mỹ mà vị giáo sư khoa luật của ông ta ở trường đại học London đã từng thốt ra sẽ biến thành cát bụi trong sa mạc.

Người tài xế lái xe chạy qua cửa thu thuế và hướng về trung tâm của Newark trong lúc tư tưởng của Al Obaydi lại quay về với cách sử dụng số tiền. Ý kiến có tất cả những biểu hiện đặc trưng của vị tổng thống. Nó thật là mới lạ, đòi hỏi táo bạ, can đảm, nghị lực và một mức độ may mắn khá cao. Al Obaydi còn cho rằng kế hoạch này có hơn một phần trăm cơ may chỉ tới được vạch xuất phát chứ đừng nói tới băng về đích. Nhưng rồi, một người nào đó trong bộ ngoại giao Mỹ đã cho Saddam Hussein một phần trăm cơ may thoát khỏi chiến dịch Bão sa mạc. Và nếu vị Sayedi vĩ đại có thể thoát được thì nước Mỹ sẽ trở thành một kho truyện cười và Saddam có thể đảm bảo cho mình một vị trí trong hếch sử bên cạnh Saladin 1 .

Mặc dù Al Obaydi đã kiểm tra vị trí chính xác của toà nhà, ông ta vẫn chỉ thị cho viên tài xế ngừng xe cách hai dãy phố ở phía tây của nơi đến cuối cùng. Một người Iraq bước ra khỏi một chiếc xe hơi sang trọng lớn màu đen ngay phía trước ngân hàng là đủ lý do cho Cavalli bỏ túi số tiền và huỷ hợp đồng. Khi xe ngừng hẳn, Al Obaydi trèo qua cái túi đồ đánh gôn và bước xuống vệ đường phía khúc quanh.

Mặc dầu ông ta chỉ cần đi qua vài trăm mét là tới ngân hàng, đây lại chính là phần duy nhất của cuộc hành trình mà ông ta xem là một sự mạo hiểm đã được tính toán. Ông ta kiểm tra cả hai ngả đường. Cảm thấy hài lòng ông ta kéo cái túi đồ đánh gôn ra trên lề đường và xốc nó lên vai.

Viên Phó đại sứ cảm thấy mình hẳn là có cái vẻ không thích hợp chút nào trong lúc ông ta bước dọc theo dường Martin Luther Kinh với một bộ com lê của cửa hàng Sales ở đại lộ 5 và một cái túi đồ đánh gôn lủng lẳng trên vai.

Mặc dầu chỉ mất chưa đầy hai phút để đi qua đoạn đường tới ngân hàng, Al Obaydi đổ mồ hôi đầm đìa lúc ông ta tới cửa trước. Ông ta trèo lên cái bậc thềm mòn lẳn và bước qua cánh cửa xoay. Ông ta được chào đón bởi hai người đàn ông vũ trang trông giống đô vật sumô hơn là thư ký ngân hàng. Viên Phó đại sứ nhanh chóng được dẫn vào một thang máy đang chờ sẵn và đóng cửa lại ngay lúc ông ta bước vào bên trong. Cánh cửa trượt mở ra khi ông ta tới tầng hầm. Lúc Al Obaydi bước ra ông ta đụng đầu với một người đàn ông khác, cao lớn hơn cả hai người vừa chào đón ông ta lúc đầu. Gã khổng lồ gật đầu và dẫn ông ta về phía cuối hành lang lót thảm. Trong lúc ông ta tới gần, cánh cửa chợt mở ra và Al Obaydi bước vào một căn phòng có mười hai người đàn ông đang chờ đợi một cách háo hức quanh một chiếc bàn tròn lớn. Mặc dầu ăn vận một cánh vừa phải và cùng im lặng, nhưng một ai trong bọn họ có vẻ giống như những thâu ngân viên. Cánh cửa đóng lại phía sau ông ta và ông ta nghe tiếng quay ổ khoá. Người đàn ông ở đầu bàn đứng lên và cất tiếng chào ông ta.

- Xin chào ông Al Obaydi. Tôi tin ông có ý định gửi một cái gì đó cho một khách hàng của chúng tôi.

Viên Phó đại sứ gật đầu và đưa cái túi đồ đánh gôn ra mà không nói một lời nào. Người đàn ông không tỏ vẻ ngạc nhiên gì cả. Ông ta đã từng trông thấy nhiều món nữ trang được vận chuyển trong mọi thứ từ một con cá sấu đến một cái bao cao su ngừa thai.

Tuy nhiên, ông ta ngạc nhiên vì trọng lượng của cái túi trong lúc ông ta xốc nó lên trên mặt bàn, trút tất cả ra và chia đều cho người một người kia. Đám thâu ngân bất đầu đếm lia lịa, xếp ngay ngắn từng chồng mười nghìn. Không một ai mời Al Obaydi ngồi, vì vậy ông ta vẫn đứng trong suốt bốn mươi phút sau đó, không có việc gì để làm ngoại trừ quan sát họ làm việc.

Khi việc đếm tiền hoàn tất, viên trưởng thu ngân kiểm tra hai lần số chồng. Đúng một nghìn. Ông ta mỉm cười, một nụ cười không hướng về phía Al Obaydi mà về phía đang tiền, rồi mới ngược lên nhìn về phía viên phó đại sứ A rập và gật đầu với ông ta một cách cộc lốc, thừa nhận người Baghdad đã trả xong phần tiến ứng trước.

Rồi cái túi đánh gôn được đưa trở lại cho Viên phó đại sứ như thể nó không phải là một phần của dịch vụ. Al Obaydi cảm thấy mình hơi ngốc nghếch trong lúc ông ta lắc lư nó trên vai. Viên trưởng thâu ngân bấm một cái nút bên dưới mặt bàn và cánh cửa phía sau ông ta đã được mở khoá.

Một trong hai người đã gặp Al Obaydi lần đầu tiên khi ông ta đi vào ngân hàng đang đứng chờ hộ tống ông ta trở lên tầng trệt. Lúc vị Phó đại sứ bước ra đường, gã dẫn đường đã biến mất.

Với một tiếng thở dài lớn nhẹ nhõm, Al Obaydi bắt đầu thả bộ trở qua hai dãy phố về chiếc xe hơi đang chờ đợi ông ta. Ông ta tự cho phép mình khẽ mở một nụ cười mãn nguyện với cách thức điệu nghệ mà ông ta đã hoàn thành toàn bộ công việc. Ông ta cảm thấy chắc chắn vị đại sứ sẽ hài lòng khi được biết không có trục trặc gì xảy ra. Nhất định ông ta sẽ được đánh giá cao khi thông điệp được chuyển tiếp về Baghdad rằng "Chiến dịch yên tĩnh sa mạc" đã bắt đầu.

Al Obaydi ngã quỵ xuống bên vệ đường trước khi ông ta nhận thức được vật gì đã đụng phai mình: cái túi đánh gôn bị giật mạnh khỏi vai trước khi ông ta có thể phản ứng. Ông ta ngước lên để trông thấy hai gã thanh niên đang chạy nhanh xuôi theo đường phố, một trong hai tên nắm chặt chiến lợi phẩm của chúng.

Vị Phó đại sứ đang băn khoăn mình phải vứt bỏ nó bằng cách nào.

° ° °

Tony gặp ông bố của y trong bữa điểm tâm vào lúc bấy giờ quá mấy phút trong buổi sáng ngày kế tiếp. Y đã trở về sống trong ngôi nhà của gia đình trên đường 75 ngay sau khi li dị với vợ. Kế thừa lúc về hưu, ông bố của Tony dùng phần lớn thời gian vào việc tiếp tục sở thích trọn đời của ông ta là sưu tầm những cuốn sách hiếm, những bản thảo viết tay và những tài liệu lịch sử. Ông cũng đã bỏ ra nhiều tiếng đồng hồ truyền đạt cho con trai mọi điều ông ta đã học hỏi được với tư cách là một luật sư, tập trung vào phương cách tránh lãng phí quá nhiều năm trong một trại giam của bang.

Cà phê và bánh mì lát nướng đã được viên quản gia dọn ra khi hai người bàn luận công việc.

- Chín triệu đô la đã được gửi vào bốn mươi bảy ngân hàng khắp nước - Tony nói với ông bố - Một triệu đã được gửi vào một tài khoản trong ngân hàng Franchard tại Geneve, dưới tên Hamid Al Obaydi, - y vừa nói tiếp vừa phết bơ lên một lát bánh mì nướng.

Ông bố mỉm cười khi nghĩ con trai mình dùng một mánh khóe mà ông ta đã chỉ dạy cho con nhiều năm trước.

- Nhưng con sẽ nói gì với Al Obaydi khi ông ta hỏi mười triệu của ông ta đã được tiêu như thế nào? - vị chủ tịch không chính thức của công ty kỹ năng hỏi.

Trong thời gian một giờ sau đó, Tony kể cho ông bố nghe từng chi tiết của Chiến dịch yên tĩnh sa mạc, chỉ thỉnh thoảng mới bị ngắt lời bởi một câu hỏi hoặc góp ý của ông già.

- Anh chàng diễn viên có thể tin cậy được chứ? - ông ta hỏi trước khi uống một ngụm cà phê nữa.

- Lloyd Adams vẫn còn nợ chúng ta hơn ba chục nghìn đô la một chút, - Tony đáp. - Anh ta đã không được giao nhiều kịch bản trong thời gian gần đây - chỉ một vài màn quảng cáo…

- Tốt - ông bố của Cavalli nói - Nhưng còn Rex Butterworth thì sao?

- Đang ngồi trong Nhà Trắng chờ chỉ thị.

Ông bố của y gật đầu rồi lại hỏi:

- Nhưng tại sao chọn Columbus, Ohio?

- Phương tiện phẫu thuật ở đó đúng như chúng ta cần, và chủ nhiệm của trường y khoa là một con người có năng lực tuyệt vời. Văn phòng cũng như nhà riêng của ông ta đã được đặt máy nghe lén ở khắp mọi nơi.

- Còn cô con gái của ông ta - Chúng ta đã cho người theo dõi hai mươi bốn giờ.

Vị chủ tịch liếm môi.

- Thế thì bao giờ con bấm nút?

- Thứ ba tuần sau, khi viên chủ nhiệm sắp sửa đọc một bài diễn văn then chốt ở trường học của con gái ông ta.

Viên quản gia đi vào trong phòng và bắt đầu dọn dẹp bàn.

- Còn Dollar Bill thì sao? - ông bố của Cavalli hỏi tiếp.

- Angelo đang trên dường đi San Francisco để kiểm tra và thuyết phục anh ta. Nếu chúng ta muốn thành công chắc chắn trong vụ này chúng ta phải cần tới Dollar Bill. Anh ta giỏi hơn ai hết, quả thật không một ai khác theo kịp, - Cavalli nói thêm. - Chừng nào anh ta không say rượu.

Đó là tất cả những gì vị chủ tịch nói.

--- ------ ------ ------ -------

1 Saladin (1137-1193): quốc vương Aicập và Siry (1174-1193).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4


Người đàn ông cao lớn lực lưỡng bước ra khỏi phi cơ đi vào phòng đón khách của hãng US Air ở phi trường quốc tế Washington. Anh chỉ mang hành lý xách tay, vì vậy anh không phải chờ ở băng chuyền tại đó rất có thể anh bị ai nhận diện. Anh chỉ cần mỗi một người nhận diện anh - người tài xế đến đón anh. Thân hình cao hơn một mét tám, mái tóc vàng bù xù với nét mặt gần như thanh tú sắc sảo, mặc một quần Jean xanh nhạt, một sơ mi màu kem và một áo khoác xanh sẫm, anh khiến cho nhiều phụ nữ hy vọng anh có thể nhận họ.

Cửa sau của một chiếc Ford đen vô danh bật mở ngay lúc anh vừa bước qua dãy cửa tự động để đi ra ngoài nắng buổi sáng.

Anh trèo lên phía sau chiếc xe không nói một tiếng và không trò chuyện trong suốt cuộc hành trình hai mươi lăm phút đưa anh đi về phía đối diện của thủ đô. Chuyến bay bốn mươi phút bao giờ cũng cho anh một cơ hội để kiểm soát lại tư tưởng và chuẩn bị cho con người mới của anh. Anh vẫn thực hiện cuộc hành trình như thế này mười hai lần mỗi năm.

Mọi việc đã bắt đầu khi Scott là một cậu bé trở về quê nhà ở Denver, và anh đã phát giác ra bố anh không phải là một vị luật sư khả kính mà là một phạm nhân trong một bộ com lê của cửa hàng Brooks Brothers, một người luôn luôn có thể tìm cách xoay chuyển pháp luật đúng giá. Mẹ của anh đã nhiều năm che giấu sự thật với đứa con trai duy nhất của mình, nhưng khi chồng bà bị bắt, bị buộc tội và cuối cùng bị kết án bảy năm tù, thì lời bào chữa cũ rích "chắc phải có một sự hiểu lầm nào đó" không còn sức thuyết phục chút nào nữa.

Bố của anh sống được ba năm trong tù thì qua đời vì một cơn đau tim theo báo cáo của nhân viên điều tra, không có một lời giải thích nào về những vết bầm quanh cổ. Mấy tuần lễ sau đó, mẹ anh chết vì một cơn đau tim, trong lúc anh đang học gần cuối năm thứ ba ở trường luật Georgetown. Sau khi thi hài được hạ huyệt và những miếng đất được liệng lên nắp quan tài, anh rời khỏi nghĩa trang và không bao giờ nói đến gia đình anh nữa.

Khi những điểm thi cuối cùng được thông báo, Scott Bradley được xếp hạng nhất trong danh sách sinh viên tốt nghiệp, và nhiều trường đại học cũng như công ty luật tiếp xúc với anh để hỏi han về dự tính tương lai của anh. Trước sự ngạc nhiên của các người đương thời, Scott nộp đơn vào một chân giáo sư tầm thường của trường đại học Beirut. Anh không giải thích với bất cứ một ai về việc anh đoạn tuyệt với quá khứ.

Nhưng chỉ vì trình độ thấp của các sinh viên ở trường đại học và chán ngán với đời sống xã hội, Scott bắt đầu giết thời gian bằng cách tham dự nhiều lớp học về đủ mọi điều từ đạo Hồi đến lịch sử Trung Đông. Ba năm sau khi trường đại học đề nghị anh giữ chức giáo sư luật Hoa kỳ, anh biết đã đến lúc trở về Mỹ.

Một bức thư của chủ nhiệm khoa luật ở Georgetown gợi ý anh nộp đơn vào một chức giáo sư tại Yale. Ngày hôm sau anh viết đơn và thu xếp hành lý khi anh nhận phúc đáp của họ.

Khi anh đã nhận chức vụ mới, mỗi lần có ai hỏi anh: "Bố mẹ anh làm nghề gì?", anh chỉ trả lời: "Họ đều đã qua đời và tôi là con một". Có một bọn con gái thích thú với điều đó - họ nghĩ anh cần sự trìu mến. Nhiều người trong số họ đã ân ái với anh, nhưng không một ai trở thành một phần của đời anh.

Nhưng anh không che giấu một chút gì đối với những người triệu tập anh đến gặp họ mười hai lần mỗi năm. Họ không thể chấp nhận bất kỳ một kiểu dối trá nào, và họ nghi ngờ về các động cơ thực sự của anh khi họ biết được hồ sơ hình sự của bố anh. Anh đã bảo họ một cách ngắn gọn rằng anh muốn chuộc lại lỗi lầm của bố anh và không chịu bình luận gì thêm về vấn đề này nữa.

Thoạt tiên họ không tin anh. Sau một thời gian họ nhận anh theo các điều kiện của anh, nhưng phải mất nhiều năm sau họ mới tin tưởng anh với bất kỳ thông tin mật nào. Mãi tới khi anh khởi sự đạt được giải đáp cho nhiều vấn đề ở Trung Đông mà máy tính điện tử không thể nào xử lý họ mới bắt đầu hết nghi ngờ các động cơ của anh.

Khi chính quyền Clinton tuyên thệ. đội ngũ mới nồng nhiệt chào đón khả năng điêu luyện đặc biệt của Scott.

Trong thời gian gần đây anh đã hai lần vào tận Bộ Ngoại giao để cố vấn cho Warren Christopher. Anh đã rất thích thú khi trông thấy ông Christopher gợi ý khi nghe bản tin chiều một giải pháp cho vấn đề phê chuẩn đột kích của Saddam mà ông đã báo trước với anh buổi chiều hôm.

Chiếc xe quẹo khỏi đường 123 và dừng lại bên ngoài hai cánh cổng thép thô kệch. Một người lính gác bước ra kiểm soát người khách trên xe. Mặc dầu hai người đã gặp nhau đều đặn trong chín năm qua, người anh gác vẫn yêu cầu anh xuất trình uỷ nhiệm thư.

- Chào mừng giáo sư trở về, - người lính nói trước khi đưa tay lên chào.

Người tài xế lái xe một đoạn đường và dừng lại bên ngoài một toà văn phòng không có bản chỉ dẫn. Người khách bước xuống xe và đi vào toà nhà. Giấy tờ của anh lại được kiểm tra một lần nữa, sau đó lại được chào. Anh bước dọc theo một hành lang dài giữa hai bức tương màu kem chỉ tới khi đến một cánh cửa bằng gỗ sồi không ghi gì trên đó.

Anh gõ khẽ một tiếng và bước vào khi chờ trả lời.

Một cô nữ thư ký ngồi sau một cái bàn ở phía xa của cấn phòng. Cô ta ngước lên và mỉm cười.

- Vào ngay đi, giáo sư Bradley, ông Phó giám đốc đang chờ giáo sư.

° ° °

Trường trung học Colombus dành riêng cho nữ sinh ở thành phố Colombus, bang Ohio, là một trong nhưng tương tự hào về kỷ luật và trình độ học tập. Bà Hiệu trưởng thường giải thích với phụ huynh rằng không thể nào có lền thứ hai mà không có lần đầu.

Vi phạm nội qui của nhà trường, theo quan niệm của bà Hiệu trưởng, chỉ được xem là trường hợp rất hiếm hoi. Lời yêu cầu mà bà nhận được rơi đúng vào yêu cầu loại này.

Đêm hôm ấy, lớp sắp tốt nghiệp của năm 1998 được nghe một bài thuyết trình của một công dân đáng kính thành phố Colombus là T. Hamilton McKenzie. Chủ nhiệm khoa Y của trường đại học bang Ohio. Giải thưởng Nobel y học của ông đã được trao tặng do những tiến bộ mà ông đã đạt trong lĩnh vực chất dẻo và phẫu thuật tái tạo. Công trình nghiên cứu của T. Hamilton McKenzie đối với các cựu chiến binh ở Việt nam và vùng Vịnh đã được khắp mọi nơi trên thế giới ghi vào biên niên sử, và có rất nhiều người ở mọi thành phố nhờ thiên tài của ông đã có thể trở về cuộc sống bình thường. Một số người có tầm cỡ thấp hơn sau khi thực tập dưới sự chỉ dẫn của ông đã sử dụng kỹ năng của họ để giúp những phụ nữ luống tuổi trở nên xinh đẹp hơn so với dự tính ban đầu của chuyên gia thẩm mỹ.

Bà Hiệu trưởng cửa trường Colombus cảm thấy tin tưởng rằng các cô gái chỉ quan tâm đến công trình mà Hamilton đã thực hiện cho "những vị anh hùng dũng cảm thời chiến của chúng ta", như bà đã nói với họ.

Nội quy của nhà trường mà bà Hiệu trưởng đã cho phép bỏ vào dịp này là quy định y phục. Bà đã chấp thuận cho Sally McKenzie, trưởng ban quản lý học sinh và đội trưởng môn lacrosse 1 có thể về nhà sớm một tiếng đồng hồ của buổi học chiều và thay đổi quần áo vẫn là loại bình thường nhưng vẫn tươm tất hơn để đi theo bố cô khi ông phát biểu với lớp học buổi tối hôm ấy. Xét cho cùng, bà hiệu trưởng đã hay biết từ tuần trước rằng Sally đã được một học bổng cấp quốc gia để học ngành hoá ở Oberlin College.

Một chiếc công xa đã được chỉ thị đến đón Sally vào lúc bốn giờ. Cô sẽ mất một giờ học, nhưng người tài xế đã cam đoan sẽ đưa cô và bố cô trở lại vào lúc sáu giờ.

Khi chuông nhà thờ đổ bốn tiếng, Sally ngước lên khỏi bàn học. Một giáo viên gật đầu ra hiệu và cô sinh viên sáp xếp các tập vở. Cô sắp chúng vào cặp, và rời khỏi nhà trường đi dọc xuống đoạn đường khá dài đi tìm chiếc xe.

Lúc Sally đến cái cổng sắt cũ ở đầu đường, cô ngạc nhiên khi thấy chỉ có một chiếc xe Lincoln Continental dài thượt, thật sang trọng. Một người tài xế mặc một bộ đồng phục xám và đội một cái mũ đỉnh nhọn đứng bên cạnh cửa lái xe. Kiểu hoang phí như thế này, cô ta biết quá rõ, không phải của bố cô và chắc chắn cũng không phải là của bà hiệu trưởng.

Người đàn ông chạm bàn tay phải vào chóp mũ và lên tiếng hỏi:

- Cô McKenzie?

- Vâng. - Sally đáp.

Thất vọng vì đoạn đường cho xe chạy có hình vòng cung đã ngăn cản các bạn học của cô không quan sát được toàn bộ cảnh tượng này. Cánh cửa sau được mở ra cho cô. Sally trèo lên và ngồi lún người vào mặt nệm da lộng lẫy.

Người tài xế nhảy lên phía trước, bấm một cái nút và đóng cửa phân cách người ngồi phía sau với tài xế êm ái trượt lên. Sally thoáng nghe một tiếng bật chốt cửa.

Cô cho phép tâm trí mình suy nghĩ miên man trong lúc cô liếc mắt nhìn qua các các khung cửa lờ mờ có thể tưởng tượng rằng đảy là lối sống mà cô có thể trông đợi một khi có đã rời khỏi Columbus.

Phải mất một thời gian cô gái mười bảy tuổi mới nhận thức được chiếc xe hơi thật sự không hướng về phía nhà cô.

° ° °

Nếu vấn đề đã được trình bày dưới dạng sách giáo khoa: T. Hamilton McKenzie sẽ biết chính xác cách hành động cần phải theo. Xét cho cùng, ông sống "bằng sách", như ông vẫn thường nói với các sinh viên của ông. Nhưng khi sự việc xảy đến trong đời sống thực tế, ông xử sự hoàn toàn không phù hợp với tính cách của mình.

Nếu ông hỏi ý kiến bất cứ một chuyên gia tâm thần học cao cấp nào ở trường đại học, họ cũng sẽ giải thích rằng nỗi lo lắng mà ông vẫn kềm giữ trong một thời gian dài đã bị ép ra bên ngoài.

Việc ông yêu quý người con độc nhất, Sally, thoát là rõ ràng ai cũng thấy. Cũng như việc trong nhiều năm ông đã trở nên chán ngán, hoàn toàn không để mắt tới bà vợ của ông Joni. Nhưng việc khám phá ra rằng mình không chịu được tình trạng căng thẳng một khi ông ra ngoài phòng mổ đế quốc bé nhỏ của riêng ông - là một điều ông không bao giờ có thể chấp nhận.

T. Hamilton Mckenzi thoạt tiên là khó chịu, rồi bực bội và tức giận khi con gái ông không trở về nhà buổi chiều ngày thứ ba hôm ấy. Sally chưa bao giờ trẻ hẹn hoặc tối thiểu là đối với ông. Chuyến đi bằng xe hơi từ Columbus không thể mất hơn ba mươi phút, cho dù vào lúc giao thông rộn rịp. Đáng lẽ Joni đã đón Sally nếu bà không hẹn giờ làm tóc quá trễ. "Đó là thời gian duy nhất Julian có thể dành cho em", bà giải thích. Bà luôn luôn để mọi việc tới phút cuối. Lúc 4 giờ 50 T. Hamilton McKenzie điện thoại cho Trường nữ Trung học Columbus để kiểm tra cho kế hoạch lùi lại giờ hay không.

Trường Columbus không hề thay đổi kế hoạch, bà Hiệu trưởng thích thú được nói chuyện với người được giải Nobel. Nhưng một mực xác nhận rằng Sally đã rời khỏi trường lúc bốn giờ và công ty xe hơi đã điện thoại một tiếng đồng hồ trước để xác nhận rằng họ sẽ chờ cô bé ở cuối đường bên ngoài cổng trường.

Joni cứ nói đi nói lại bằng giọng miền Nam mà ông dâ từng nhận thấy rất hấp dẫn:

- Nó sẽ về nhà, lát nữa thôi, anh hãy chờ một chút. Anh vẫn luôn luôn tin tưởng vào con Sally cửa chúng ta kia mà.

Một người đàn ông khác đang ngồi trong một phòng klhách sạn ở đầu kia của thành phố, vừa lắng nghe từng lời họ nói với nhau vừa uống một lon bia.

Vào khoảng 5 giờ, T. Hamilton McKenzie đến bên cửa sổ phòng ngủ cứ chốc chốc lại nhìn ra ngoài, nhưng con đường dẫn tới cửa trước nhà họ vẫn vắng tanh.

Ông đã hy vọng sẽ đi lúc 5 giờ 20, tự nghĩ sẽ đủ thì giờ đến trưởng còn thừa mười lăm phút. Nếu con gái của ông không về kịp, ông đành phải đi một mình. Ông báo cho vợ biết dù sao đi nữa ông sẽ đi lúc 5 giờ 20.

Đúng 5 giờ 20, T. Hamilton McKenzie đặt tập giấy ghi chú bài phát biểu của ông lên mặt bàn phòng ngoài trong lúc ông mong đợi vợ và con gái từ phía kia đi tới. Vào thoảng 5 giờ 25 phút, cả hai người vẫn biết tăm và bản tính nổi tiếng là "trầm tĩnh" của ông bắt đầu có dấu hiệu nóng nảy rõ rệt.

Joni đã lợi dụng một thời gian khá lâu để lựa chọn một bộ áo quần thích hợp cho dịp này và thất vọng khi bà xuất hiện trong phòng ngoài mà ông vẫn không hề tỏ vẻ chú ý tới.

- Chúng ta đành phải đi không có nó. - ông chỉ nói - Nếu Sally hy vọng một ngày kia sẽ trở thảnh một bác sĩ thì nó phải biết rằng người ta có khả năng chết khi ta bắt họ chờ đợi mãi.

- Chúng ta không thể chờ con thêm một chút nữa hay sao? Anh yêu? - Joni hỏi.

- Không! - ông gào lên, rồi không thèm quay lại đi thảng ra nhà xe.

Joni nhận thấy tập giấy của chồng trên bàn và đút vào túi xích trước khi đóng cửa lại và khoá hai vòng. Lúc bà ra tới đường, chồng bà đã ngồi chờ sẵn sau tay lái xe hơi, ngón tay nhịp liên tục trên cần số.

Họ lái xe đi trong im lặng về phía trường nữ trung học Columbus. T. Hamilton McKenzie kiểm tra từng chiếc xe chạy ngược chiều về phía Upper Arlington để xem con gái ông có ngồi ở phía sau hay không.

Một nhóm người tiếp tân do bà hiệu trưởng dẫn đầu đang chờ đợi họ ở chân các bậc thềm đá tại cổng chính cỉa nhà trường. Bà hiệu trưởng tiến tới thền để bắt tay nhà phẫu thuật xuất chúng trong lúc ông bước ra khỏi xe hơi, theo sau là Joni McKenzie. Bà đưa mắt nhìn ra phía sau họ đi tìm Sally và nhếch mày lên.

- Sally vẫn chưa về nhà. - Tiến sĩ McKenzie giải thích.

- Có lẽ cháu sẽ đến đây với chúng tôi trong chốc lát. Nếu cháu chưa có mặt tại đây. - Vợ ông nói thêm.

Bà Hiệu trưởng biết Sally không có mặt trong trường, nhưng không tiện đính chính với bà vợ của vị khách danh dự, nhất là khi bà vừa nhận được một cú điện thoại của công ty xe hơi đòi bà phải giải thích một việc.

Lúc sáu giờ kém mười bốn phút họ bước vào văn phòng của bà hiệu trưởng, nơi đây một cô gái trạc tuổi của Sally mời khách ly rượu Sherry hay nước cam. McKenzie đột nhiên nhớ lại rằng trong lúc lo lắng chờ dơi con gái, ông đã bỏ quên tập giấy trên bàn phòng ngoài. Ông xem đồng hồ tay và nhận thấy không còn đủ thời gian đế nhờ vợ trở về nhà lấy. Dù sao đi nữa ông không muốn thú nhận một sự sơ xuất như thế trước mặt đám người đặc biệt này. Chết tiệt thật. Ông nghĩ. Thiếu niên không bao giờ là một cử toạ dễ dãi và các cô gái luôn luôn tệ hại nhất. Ông cố gắng sấp xếp ý tưởng theo một trật tự nào đó.

Lúc sáu giờ kém ba mươi phút, mặc dầu vẫn chưa thấy tăm dáng của Sally, bà hiệu trưởng gợi ý tất cả mọi người nên đến hội trường.

- Không thể bắt các học sinh chờ mãi. - Bà giải thích. - Như thế là tạo nên một gương xấu.

Đúng lúc họ rời phòng, Joni lấy tập giấy của chồng bà ra khỏi xách tay và đưa cho ông. Ông có vẻ thư thái lần đầu tiên kể từ 4 giờ 50.

Lúc sáu giờ kém một phút, bà Hiệu trưởng dẫn vị khách danh dự lên sân khấu. Ông quan sát bốn trăm nữ sinh đứng lên và vỗ tay chào mừng ông theo cách mà Hiệu trưởng mô tả là một thái độ "quý phái".

Khi tiếng vỗ tay im dần, bà Hiệu trưởng đưa hai tay lên xuống để ra dấu cho các nữ sinh ngồi trở lại và tất cả nhẹ nhàng ngồi xuống. Kế đó bà bước tới bục giảng và phát biểu một bài ca ngợi không soạn trước về T. Hamilton McKenzie chắc sẽ gây án tượng đối với uỷ ban Nobel. Bà nói véềEdward Xeir, người sáng lập khoa giải phẫu chất dẻo hiện đại, về J. R. Wolte và Wilheim Krause và nhắc nhở các học sinh của bà rằng T. Hamilton McKenzie đã đi theo truyền thống vĩ đại của họ bằng cách thúc đẩy tiến bộ một khoa học vẫn còn ở trong giai đoạn tăng trưởng. Bà không hề nói tới Sally và nhiều thành quả của cô trong thời gian học ở trường, mặc dầu điều này bà đã biên soạn sẵn. Vẫn còn khả năng bị phạt vì tội vi phạm nội quy nhà trường cho dù người đó đã được cấp một học bổng quốc gia.

Khi bà Hiệu trưởng trở về chỗ của bà ở trung tâm sân khấu, T. Hamilton McKenzie mới tiến tới bục giảng. Ông nhìn xuống tập giấy, ho một tiếng rồi bắt đầu phát biểu:

- Tôi tin chắc rằng hầu hết các em trong hội trường này đều nghĩ giải phẫu chất dẻo là đê giúp cho mũi ngay ngắn, cho cằm không còn chẽ ra và xoá các bọc phía dưới mắt. Những thứ đó tôi có thể cam đoan với các em, không phải là chất dẻo mà là giải phẫu thẩm mỹ.

Trước sự thất vọng của phần đông những người ngồi phía trước ông, đúng như vợ ông nghi ngờ, ông nói tiếp về giải phẫu chất dẻo trong bốn mươi phút về z-plasty, hormograting, dị dạng bẩm sinh và vết bỏng cấp ba mả không hề ngẩng đầu lên một lần nào.

Cuối cùng khi ông ngồi xuống, tiếng vỗ tay không vang lớn bằng lúc ông mới bước vào phòng. T. Hamilton Mckellzie nghĩ đó là vì bộc lộ những cảm xúc thực sư của họ thì sẽ bị xem là "không quý phái". Trong lúc trở về văn phòng của bà Hiệu trưởng, Joni hỏi người thư ký có tin tức gì về Sally hay không.

- Theo tôi biết thì không, - người thư ký trả lời. - Nhưng rất có thể cô ấy đã đến ngồi ngoài kia.

Trong thời gian thuyết trình, với các chi tiết mà Joni đã từng nghe cả trăm lần bà lần lượt quan sát từng khuôn mặt trong hội trường và biết chắc con gái mình không có trong số đó.

Rượu sherry lại được rót mời khách và sau một khoảng thời gian thỏa đáng, T. Hamilton McKenzie thông báo họ phải ra về. Bà Hiệu trưởng gật đầu đồng ý và tiễn hai người khách ra xe. Bà cám ơn nhà phẫu thuật về bài thuyết trình có nhiều điều sâu sắc đáng ghi nhớ và đứng chờ ở chót bậc thềm cho tới khi chiếc xe hơi mất dạng.

- Trong suốt đời tôi tôi chưa bao giờ biết một con người có tư cách như thế. - Bà tuyên bố với người thư ký - Anh bảo cô McKenzie báo cáo cho tôi trước buổi lễ ở nhà nguyện ngày mai. Điều đầu tiên tôi muốn biết là tại sao cô bé lại xin hồi chiếc xe hơi mà tôi đã sắp xếp đến đón cô.

° ° °

Scott Bradley cũng có một bài thuyết trình buổi tối hôm ấy nhưng trong trường hợp của anh chỉ có mười sáu sinh viên tham dự và không một ai trong họ dưới tuổi ba mươi lăm. Mỗi người là một sĩ quan cấp tá có thâm niên của CIA, và khỏe như vâm chẳng khác bất cứ một cầu thủ hậu vệ nào ở Mỹ. Khi họ nói về khoa luân lý học: việc ứng dụng còn thực tiễn hơn cả những gì Scott đã giảng dạy cho sinh viên của anh ở Yale.

Tất cả những người này đều đang hoạt động ở tiền tuyến túc trực khắp mọi nơi trên địa cầu. Thường thường giáo sư Bradley thúc ép họ kiểm tra kỹ càng, từng chi tiết một, những quyết định mà họ đã lấy trong tình thế bắt buộc và xem thử những quyết định đó có đạt được kết quả như họ đã hy vọng lúc đầu hay không.

Họ nhanh chóng thú nhận những sai lầm của mình. Không có vấn đề tự hào cá nhân, chỉ có tự hào trong công việc mới được xem là đáng hoan nghênh. Khi Scott nghe nói điều đó lần đầu tiên anh đã dề nghị họ chỉ nói theo thói quen. Nhưng sau chín năm làm việc với họ trong lớp học và trong phòng tập thể dục, anh đã nhận biết khác hẳn trong hơn một tiếng đồng hồ. Bradley dồn dập đưa cho họ nhiều tình huống thứ nghiệm, đồng thời gợi ý nhiều lối suy nghĩ một cách hợp lý, luôn luôn cân nhắc những điều được biết với xét đoán chủ quan trước khi đi đến bất cứ một kết luận dứt khoát nào.

Hơn chín năm qua. Scott đã học được ở họ nhiều điều cũng như họ đã học ở anh, nhưng anh vẫn còn thích thú khi giúp họ ứng dụng hiểu biết của anh vào thực tế. Scott vẫn thường cảm thấy rất thích thú được thử nghiệm ngoài trận dịa, chứ không phải chỉ trong giảng đường.

Khi buổi thuyết trình chấm dứt, Scott đến gặp họ trong phòng tập thể dục để tiếp tục rèn luyện thể chất. Anh leo dây, nâng tạ và đấu karate và họ không bao giờ dù chỉ một lần đối xử với anh khác với một thành viên của đội. Bất cứ ai tỏ thái độ kẻ cả với vị giáo sư từ Yale đến cuối cùng đều bị tổn thương lòng tự trọng.

Sau bữa ăn tối đêm hôm ấy, không rượu, chỉ có Quibel, Scott hỏi vị Phó giám đốc anh có thể được phép có thêm một kinh nghiệm chiến trường hay không.

- Anh thừa biết đây không phải là một vụ nghỉ hè - Dexter Hutchins vừa trả lời vừa đốt một điếu xì gà. - Anh hãy bỏ Yale và đến làm việc hẳn với chúng tôi rồi có lẽ chúng tôi sẽ xem xét có đáng cho anh ra khỏi lớp học hay không.

- Tôi đáng được nghỉ phép một chuyến vào năm tới. - Bradley nhấc nhở cấp trên của anh.

- Thế thì anh hãy đi một chuyến qua Ý mà anh vẫn tự hứa hẹn. Sau khi ăn tối với anh trong bảy năm qua, tôi nghĩ mình biết rõ về Bellini không kém khoa nghiên cứu về đường đạn.

- Tôi sẽ không bỏ ý muốn làm một công việc ngoài chiến tuyến, anh biết rõ mà, Dexter.

- Anh sẽ phải bỏ khi anh năm mươi tuổi, bởi vì đó là lúc chúng tôi cho anh về hưu.

- Nhưng tôi mới ba mươi sáu.

- Nhưng quá dễ bốc nên không thể làm một sĩ quan cấp tá giỏi. - Vị Phó giám đốc vừa nói vừa bập bập điếu xì gà.

° ° °

Khi T. Hamilton McKenzie mở cánh cửa trước nhà. Ông không nghe tiếng chuông điện thoại reo vì ông còn mãi gọi lớn:

- Sally? Sally?

Nhưng ông không nhận được tiếng trả lời nào. Cuối cùng ông chộp lấy ống nghe, đoán chắc hẳn là con gái ông.

- Sally? - ông lại kêu lên.

- Tiến sĩ McKenzie? - Một giọng trầm tĩnh hơn hói.

- Vâng tôi đây. - ông nói.

- Nếu ông đang thắc mắc con gái ông hiện ở đâu, tôi có thể cam đoan với ông rằng cô ấy vẫn bình an và mạnh khoẻ.

- Ai thế này? - McKenzie hỏi.

- Tôi sẽ gọi lại trong buổi tối hôm nay tiến sĩ McKenzie, khi ông đã có thời gian để bình tĩnh lại. - Giọng nói trầm tĩnh bảo. - Trong lúc chờ đợi, trong bất cứ tình huống nào, ông không nên liên lạc với cảnh sát hoặc thám tử tư. Nếu ông liên lạc, chúng tôi sẽ biết ngay lập tức và chúng tôi không thể làm gì khác hơn là gửi cô con gái đáng yêu của ông về nhà…

Giọng nói ngừng lại một lúc rồi tiếp:

- … trong một chiếc quan tài.

Điện thoại im bặt.

T. Hamilton McKenzie tái mét mặt và trong chốc lát người ướt đẫm mồ hôi.

- Chuyện gì thế anh yêu? - Joni hỏi, khi bà trông thấy chồng ngả người lên trường bảo.

- Sally đã bị bắt cóc. - ông thảng thốt nói - Chúng bảo không được liên lạc với cảnh sát. Chúng sẽ gọi lại trong buổi tối hôm nay.

Ông nhìn chằm chằm vào máy điện thoại.

- Sally đã bị bắt cóc? - Joni hỏi lại với vẻ không tin.

- Phải! - Chồng bà gằn giọng.

- Thế thì chúng ta phải báo ngay cho cảnh sát biết. - Joni vừa nói vừa nhẩy chồm lên. - Dù sao họ được trả lương cho việc đó.

- Không, không được. Chúng báo chúng sẽ biết ngay lập tức nếu mình làm điều đó, và sẽ trả Sally về trong một chiếc quan tài.

- Một chiếc quan tài à? Anh nghe rõ chúng đã nói như thế chứ? - Joni trầm tĩnh hỏi.

- Mẹ kiếp, tất nhiên anh nghe rất rõ, nhưng chúng bảo Sally vẫn an toàn chừng nào mình không nói với cảnh sát. Anh không hiểu nổi. Mình đâu có giàu.

- Em vẫn nghĩ mình phải gọi cảnh sát. Dù sao cảnh sát trưởng Dixon là một người bạn của mình.

- Không! Không! - McKenzie hét lớn. Em không chịu hiểu hay sao? Nếu mình làm việc đó chúng sẽ giết Sally!

- Em chỉ biết một điều. - Vợ ông trả lời - Đó là anh chẳng hiểu gì cả và con gái chúng ta đang vỏ cùng nguy hiểm.

Bà ngừng lại một lúc rồi tiếp:

- Anh nên gọi cảnh sát trưởng Dixon ngay!

- Không! - Chồng bà lớn tiếng nhắc lại. - Chính em mới là người không hiểu gì cả.

- Em hiểu quá rõ là đằng khác. - Joni nói với một giọng hết sức bình tĩnh. - Anh định đóng vai cảnh sát trưởng của Columbus cũng như chủ nhiệm khoa y của trường đại học, bất chấp thực tế là anh hoàn toàn không đủ trình độ đế làm việc đó. Anh sẽ phản ứng như thế nào nếu một cảnh sát viên bước vào phòng mổ của anh, cúi xuống phía trên một bệnh nhân của anh và đòi một con dao giải phẫu?

T. Hamilton McKenzie lạnh lùng nhìn vợ và đoán chính tinh thần căng thẳng đã khiến cho bả phán ứng một cách phi lý như vậy.

Hai người đàn ông đang lắng nghe cuộc đối thoại ở phía đằng kia của thành phố cùng liếc mắt nhìn nhau.

Người mang ống nghe bảo: "Tao vui mừng vì chính ông ta chứ không phải bà ta là người mình sắp phải đối phó"

Khi chuông điện thoại lại reo một giờ sau đó T. Hamilton McKenzie và vợ ông nhảy nhồm lên tựa hồ cả hai vừa chạm vào một sợi dây điện. McKenzie chờ chuông reo nhiều lần trong lúc ông cố trấn tĩnh lại. Rồi ông nhấc ống nghe lên.

- McKenzie. - ông nói.

- Ông hãy nghe tôi thật kỹ. - Giọng nói trầm tĩnh bảo. - … và đừng ngắt lời. Chỉ trả lời khi được yêu cầu. Hiểu rồi chứ?

- Hiểu. - McKenzie nói.

- Ông đã hành động đúng vì không liên lạc với cảnh sát theo lời vợ ông đề nghị. - Giọng nói trầm tĩnh tiếp tục. - Phán đoán của ông xác đáng hơn của vợ ông.

- Tôi muốn nói chuyện với con tôi. - McKenzie chặn lời.

- Ông xem quá nhiều phim buổi khuya, tiến sĩ McKenzie. Trong đời sống thực tế không có nữ anh hùng, cũng như anh hùng cho vấn dề đó đâu. Vì vậy ông nên luôn luôn nhớ như thế. Tôi nói ông nghe rõ chứ?

- Rõ.- McKenzie bảo.

- Ông đã làm mất thời giờ của tôi quá nhiều rồi đấy - Giọng nói trầm tĩnh lại tiếp.

Rồi đường dây im bặt. Hơn một tiếng đồng hồ sau chuông điện thoại mới lại reo, trong suốt thời gian đó Joni cố thuyết phục chống bà một lần nữa rằng họ nên liên lạc với cảnh sát. Lần này, T. Hamilton McKenzie nhấc ống nghe lên không chờ đợi.

- Hello? Hello?

- Hãy bình tĩnh, tiến sĩ McKenzie. - Giọng nói bình tĩnh vang lên. - Và lần này ông nghe kỹ. Sáng ngày mai lúc 8 giờ 80 ông sẽ rời nhà và lái xe đến bệnh viện như thường lệ. Trên đường đi. Ông sẽ ngừng lại ở quán Olentangy và chọn một cái bàn nào còn trống trong góc tiệm cà phê. Chọn cái chỉ để cho hai người ngồi. Sau khi chúng tôi đã tin chắc không có một ai đi theo ông, một người đồng nghiệp của tôi sẽ đến gặp ông và đưa chỉ dẫn cho ông. Hiểu rồi chứ?

- Hiểu.

- Chỉ cần một hành động xằng bậy thôi, tiến sĩ, là ông sẽ không bao giờ gặp lại con gái của ông. Ông hãy cố nhớ, chính ông là người làm nghề kéo dài cuộc sống, còn chúng tôi làm nghề kết thúc cuộc sống.

Điện thoại lại im bặt.

--- ------ ------ ------ -------

1 Lacrosse: môn thể thao ở Mỹ, tương tự môn hockey, mỗi đội 10 cầu thù, dùng vợt dẫn bóng, bắt bóng và ném bóng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5


Hannah tin chắc nàng có thể thành công trong vụ này. Xét cho cùng, nếu nàng không thể lừa gạt họ ở London thì có hy vọng gì nàng có thể hành đóng như thế ở Baghdad?

Nàng chọn buổi sáng thứ ba cho cuộc thí nghiệm, sau khi đã bỏ ra nhiều tiếng đồng hồ để thăm dò khu vực trong ngày hôm trước. Nàng quyết định không bàn toán kế hoạch của nàng với bất cứ một ai, sợ rằng một người trong đội Mossad có thể sinh ra nghi ngờ nếu nàng hỏi quá nhiều về một vấn đề.

Nàng soi người trong tấm gương ở phòng ngoài. Một cái T-shirt trắng tinh và một áo thun rộng lùng thùng, một quần jean sờn cũ, dôi giày đế bọc cao su, vớ ngắn và mái tóc của nàng trông có vẻ hơi bù xù.

Nàng xếp đồ vào chiếc va lí nhỏ méo mó, tài sản gia đình duy nhất mà họ cho phép nàng giữ lại, và rời khỏi ngôi nhà có bậc thềm sau mười giờ một phút. Bà Rubin đã đi sớm hơn để làm công việc mà bà gọi là "mua sắm lớn" ở tiệm Sainsbury để tích trữ cho hai tuần lê.

Hannah bước chậm dọc theo đường, biết rằng nếu nàng bị bắt gặp họ sẽ đưa nàng lên chuyến bay sắp tới để trở về nhà. Nàng đi vào ga tầu điện ngầm, đưa vé cho nhân viên gác cổng, xuống thang máy và bước về phía tận cùng của sân ga sáng trưng trong lúc đoàn tàu rầm rộ vào ga.

Ở Leicester Square, nàng đổi sang tuyến Piccadilly và khi đoàn tàu chạy về ngả Soullth Kensington, Hannah ở trong số người đầu tiên tới cầu thang tự động. Nàng không chạy lên cái nấc thang theo ý định tự nhiên của mình, bởi vì chạy sẽ khiến cho người ta để ý. Nàng đứng yên trên cầu thang tự động, xem xét kỹ các hình ảnh quảng cáo trên tường như thể không một ai có thể trông thấy mặt nàng. Chiếc Rover vòi bộ phận bơm xăng mới, rượu Whisky Johnnie Walker, một lời cảnh giác bệnh AIDS, … Ngay sau khi xuất hiện ngoài trời nắng. Hannah nhanh nhẹn kiểm tra bên phải bên trái trước khi băng ngang đường Harrington và bước về phía khách sạn Norfolk, một loại nhà trọ ít bị ai để ý mà nàng đã cẩn thận lựa chọn. Nàng đã thanh toán mọi chi phí ngày hôm trước và có thể bước thẳng vào phòng vệ sinh nữ mà không cần hỏi đường.

Hannah đẩy cửa mở và sau khi nhanh chóng kiểm tra để biết chắc chắn có một mình nàng chọn căn đằng cuối, gài chốt cửa và mở nắp cái vali méo mó ra. Nàng bắt đầu quyết định thay đổi hình dạng.

Có tiếng chân của hai người bước vào và đi ra trong lúc nàng cởi y phục Trong thời gian đó, Hannh người khom xuống trên loan cầu, chỉ tiếp tục khi biết chắc nàng còn một mình.

Công việc đó làm nàng mất gần hai mươi phút. Khi nàng ra khỏi căn buồng nàng nhìn lại mình trong tấm gương và sửa chữa thêm một đôi chỗ, rồi nàng cầu nguyện, nhưng không phải với Thượng đế của họ.

Hannah rời khỏi phòng vé sinh nữ và bước chân lên cầu thang, trở lại quầy tiếp tân của khách sạn. Nàng đưa chiếc vali nhỏ của nàng cho người gác phòng ngoài, bảo anh ta là nàng sẽ lấy lại trong vòng hai giờ sau. Nàng đẩy một đồng tiền một pound qua mặt quầy và nhận lại một tấm thẻ nhỏ màu đỏ. Nàng đi theo một toán khách du lịch qua cửa xoay và mấy giây sau trở ra ngoài lề đưòng Nàng biết chắc mình sẽ đến đâu và mất bao lâu mới đến cửa trước, vì nàng đã đợi thử một lần ngày hôm trước.

Nàng chỉ hy vọng huấn luyện viên của nàng trong tổ chức Mossad biết rõ hoạ đồ bên trong toà nhà. Xét cho cùng từ trước đến nay chưa có nhân viên nào vào được trong đó cả.

Hannah bước chậm dọc theo lề đường về phía đường Brompton.

Nàng biết mình không được phép do dự một khi nàng tới cửa trước. Với đoạn đường khoảng hai chục mét, nàng hầu như quyết định bước thẳng qua khỏi toà nhà. Nhưng khi vừa tới bậc thềm nàng tự thấy mình bước lên đó và dũng cảm gõ lên cửa. Một lát sau cánh cửa được mở ra bởi một gã đàn ông như bò mộng cao hơn nàng tới một tấc rưỡi. Hannah bước vào và nàng nhẹ nhõm khi gã bảo vệ tránh sang một bên, nhìn về cả hai ngả đường rồi đóng sầm cửa lại.

Nàng bước xuôi theo hành lang về phía cầu thang lờ mờ sáng mà không hề nhìn lại sau. Khi đã đến cuối tấm thảm bạc màu, nàng chầm chậm lên cầu thang. Họ đã đảm bảo với nàng rằng đó là cửa thứ hai bên trái trên tầng nhất, và khi nàng lên tới đầu cầu thang, nàng trông thấy ngay một cánh cửa ở bên trái sơn màu nâu có một quẻ nắm bằng đồng đã không được đánh bóng từ nhiều tháng nay. Nàng từ từ xong quả nắm và đẩy cánh cửa mở. Trong lúc nàng bước vào, tiếng nói chuyện xì xào bỗng ngừng lại. Tất cả những người trong phòng cùng quay nhìn nàng chòng chọc.

Làm sao họ có thể biết rằng Hannah chưa bao giờ đến đây khi tất cả những gì họ có thể thấy chỉ là đôi mắt của nàng.

Rồi một người trong bọn họ bắt đầu nói lại và Hannah yên lặng. Ngồi lên một chiếc ghế cùng với họ. Nàng lắng nghe một cách thận trọng và nhận thấy rằng ngay cả khi ba bốn người trong bọn nói cùng một lúc nàng vẫn có thể nghe được gần như từng từ một. Nhưng cuộc thử nghiệm khó khăn nhất là khi nàng quyết định tham gia cuộc nói chuyện. Nàng tự giới thiệu rằng tên nàng là Sheka và chồng nàng vừa mới đến London, nhưng chỉ được phép mang theo một người vợ. Họ gật đầu ra vẻ hiểu biết và tỏ ý hoài nghi về việc cơ quan di trú Anh không thể chấp nhận chế độ đa thê.

Trong giờ kế tiếp, nàng lắng nghe và cùng bình luận về các vấn đề của họ. Người Anh dơ dáy như thế nào tất cả đang hấp hối vì bệnh AIDS. Họ không thể chờ đợi để về nhà và ăn uống các món thích hợp. Và trời có bao giờ ngừng mưa hay không? Không hề báo trước, một trong số phụ nữ mặc y phục đen chợt đứng dậy và nói lời từ biệt các bạn. Khi một người thứ hai đứng lên để nối gót. Hannah nhận thấy đây là dịp may để nàng đi. Nàng theo sau hai người đàn bà lặng lẽ xuống cầu thang, cố giữ một khoảng cách mấy bước. Gã đàn ông lực lưỡng gác cửa mở cửa đi cho ba người đi ra ngoài. Hai người leo lên băng sau của một chiếc Mercedes lớn màu đen và chiếc xe lướt nhanh đi trong lúc Hannah quẹo sang hướng tây và bắt đầu theo đường cũ trở lại khách sạn Norfolk.

° ° °

T. Hamilton McKenzie thức gần suốt đêm cố tìm hiểu thực chất gã đàn ông với giọng nói trầm tĩnh có thể muốn gì. Ông đã kiểm tra hồ sơ gửi và rút tiền của ông ở ngân hàng. Ông chỉ có 230.000 đô la trong tài khoản cùng một số chứng khoán. Và ngôi nhà có lẽ trị giá khoảng 250.000 nữa một khi đã trả góp xong toàn bộ, và loại này thì không phải là loại bán chợ hút, do đó có lẽ phải mất hàng tháng mới giải quyết được. Tất cả gom lại với nhau, ông chỉ có thể góp được nửa triệu dô la là cùng. Ông không tin tưởng ngân hàng sẽ ứng trước cho anh quá hơn con số đó dù chỉ một xu.

Tại sao bọn chúng lại chọn ông? Ở trường Columbus có không biết bao nhiêu ông bố giá trị gấp mười hoặc hai mươi lần ông, chằng hạn Joe Ruggiero, người không bao giờ lớn nhất Columbus, nhất định là một nhà đại triệu phú.

Có lúc McKenzie đã tự hỏi, phải chăng ông đang đối phó với một băng tội phạm đã chọn sai người, thậm chí chỉ là bọn nghiệp dư. Nhưng ông gạt bỏ ngay ý nghĩ đó khi ông xem xét cái cách bọn chúng thực hiện vụ bắt cóc và phần tiếp theo. Không, ông phải nhìn nhận rằng ông đang đối phó với những tên chuyên nghiệp biết chính xác những gì chúng cần.

Ông tuột xuống giường lúc quá sáu giờ một chút và nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy không có dấu hiệu nào của mặt trời buổi sáng. Ông cố gắng hết sức giữ yên lặng, mặc dầu ông biết rằng bà vợ không nhúc nhích chắc hẳn đang thức, có lẽ bà đã không chợp mắt được suốt cả đêm. Ông tắm nóng, cạo râu và vì nhiều lý do mà ông không sao tự giải thích, mặc một chiếc sơ mi mới tinh, bộ com lê ông chỉ dùng khi đi nhà thờ và một cà vạt hoa hiệu Liberty mà Sally đã tặng ông hai mùa Giáng sinh trước và ông chưa bao giờ có can đảm mang.

Đoạn ông đi xuống bếp và pha cà phê cho vợ lần đầu tiên trong mười lăm năm. Ông mang khay trở vào phòng ngủ trong lúc Joni đang ngồi thẳng người trong chiếc áo ngủ màu hồng tay dụi đôi mắt phờ phạc.

McKenzie ngồi lên cuối giường và họ uống cà phê đen với nhau trong im lặng. Suốt mười một giờ trước đó họ đã nói hết tất cả những gì cần phải nói.

Ông dọn dẹp khay và trở xuống cầu thang, cố kéo dài thời gian tối đa trong lúc rửa và sắp xếp gọn gàng trong bếp. Âm thanh kế tiếp mà ông nghe là tiếng bịch của xấp giấy rơi lên cổng bên ngoài cửa trước.

Ông liến buông tấm khăn lau chạy vội ra ngoài để lấy tờ Dispatch và nhanh nhẹn kiểm tra trang đầu, tự hỏi nó có thể bằng một cách nào đó nắm được câu chuyện hay không. Cái tên Clinton chiếm giữ các đầu đề lớn với sự xung đột ở Iraq lại bùng lên. Tổng thống hứa hẹn gửi thêm quân đội để bảo vệ biên giới Kuwait nếu xét thấy cần thiết.

- Đáng lẽ họ phải giải quyết mọi việc dứt điểm ngay từ lúc đầu - McKenzie lẩm bẩm trong lúc ông đóng cửa trước. - Saddam không phải là hạng người hành động theo sách vở.

Ông cố nắm rõ các chi tiết của bài báo cáo nhưng không sao tập trung vào từng từ. Qua bài xã luận, anh biết được rằng tờ Dispatch nghĩ Clinton đang đương đầu với cuộc khủng hoảng thực sự đầu tiên. Tổng thống chưa khởi sự biết khủng hoảng là gì cả, T. Hamilton McKenzie nghĩ. Xét cho cùng, con gái của ông ta đã ngủ an giấc trong Nhà Trắng đêm hôm trước.

Ông gần như vui hằn lên khi chiếc đồng hồ ở phòng ngoài cuối cùng đánh tám tiếng. Joni hiện ra ở chân cầu thang, ăn mặc chỉnh tề. Bà kiểm tra cổ áo của ông và phủi sạch một ít gầu bám trên vai ông, trong lúc ông chuẩn bị rời khỏi nhà cho một ngày làm việc bình thường ở trường đại học. Bà không có ý kiến gì về việc ông chọn chiếc cà vạt:

- Anh về thắng nhà nhé, - bà nói như thường lệ.

- Tất nhiên, - ông nói, hôn lên má vợ và rời khỏi nhà không thèm một lời nào.

Ngay khi cửa nhà xe vừa quay lên, ông đã trông thấy ánh đèn pha lập lòe và buông một tiếng chửi thề lớn. Ông đã quên tắt đèn xe đêm hôm trước khi ông quá giận dữ vì con gái của ông. Lần này ông hướng nỗi tức giận vào chính bản thân ông và chửi thề một lần nữa.

Ông trèo lên phía sau tay lái, đút chìa khoá vào ổ công tắc và cầu nguyện. Ông tắt đèn và sau khi ngừng một lát, xoay chìa khoá. Thoạt tiên một cách nhanh chóng, rồi một cách từ từ, ông thử cho máy xe nổ, nhưng nó chỉ kêu lách cách trong lúc anh đạp chân ga liên tục.

- Hôm nay không được! - òng vừa gào lên vừa đập mạnh lòng bàn tay lên tay lái.

Ông thử hai lần nữa rồi nhảy ra khỏi xe và chạy trở vào nhà. Ông không nhấc ngón tay khỏi nút chuông cho đến khi Joni mở cửa vớt bộ mặt dò hỏi.

- Ắc quy hết điện. Anh cần xe của em, nhanh lên, nhanh lên.

- Nó đang được sửa chữa. Anh đã bảo em từ mấy quần trước rằng em phải đưa đến ga ra.

T. Hamilton McKenzie không có thời giờ để bày tỏ ý kiến. Ông xoay lưng về phía vợ, chạy ra đường và bắt đầu nhìn về hai phía đại lộ có hai hàng cây để tìm kiếm loại xe màu vàng quen thuộc với một bảng đế dãy số 444 4444 gắn trên nóc. Nhưng ông nhận thấy chỉ có cơ may một phần trăm tìm ra một chiếc taxi chạy quanh quẩn tìm một người khách vào lúc sáng sớm như thế này. Ông chỉ có thể trông thấy một chiếc xe bus đang hướng về phía ông. Ông biết trạm xe cách đây khoảng một trăm mét, vì vậy ông khởi sự chạy theo cùng hướng với chiếc xe bus. Mặc dầu ông còn tới hai ba chục mét khi nó qua mặt ông, chiếc xe bus dừng lại ở trạm và chờ đợi.

McKenzie vừa trèo lên các nấc thang vừa thở hổn hển.

- Xin cám ơn, - ông nói - Chiếc xe bus này có chạy tới đường Olentangy River hay không?

- Rất gần nơi đó.

- Thế thì chúng ta đi. - T. Hamilton McKenzie nói.

Ông nhìn đồng hồ đeo tay. Lúc này là 8 giờ 17. Với một chút may mắn rất có thể ông vẫn kịp giờ hẹn… Ông bắt đầu tìm một chỗ ngồi.

- Giá cước là một đô la, - người tài xế vừa nói vừa nhìn theo ông.

T. Hanlilton Me Kenzie lục lọi khắp bộ com lê.

- Ôi Chúa, ông thốt lên. Tôi đã bỏ quên…

- Đừng giở trò như vậy! - người tài xế bảo - Không tiền không đi.

McKenzie quay lại nhìn mặt anh ta một lần nữa.

- Anh không hiểu, tôi có một cuộc hẹn quan trọng. Một vấn đề sinh tử.

- Cũng giống như giữ được việc tôi đang làm. Tôi chỉ biết làm việc theo nguyên tắc. Nếu ông không thể trả tiền, thì ông phải trở xuống bởi vì đó là quy định.

- Nhưng…, McKenzie lắp bắp.

- Tôi sẽ đưa cho ông một đô la để đổi lấy các đồng hồ đó! - một thanh niên ngồi ở hàng ghế thứ hai đang thưởng thức cuộc đối đấu.

T. Hamilton McKenzie nhìn chiếc Rolex bằng vàng mà ông đã được tặng sau hai mươi lăm năm phục vụ cho bệnh viện Đại học bang Ohio. Ông mở ngay nó ra khỏi cổ tay và đưa nó cho gã thanh niên.

- Đây phải là một vấn đề sinh tử, - gã thanh niên nói trong lúc anh ta đổi chiến lợi phẩm bằng một đô la…

Anh ta mang chiếc đồng hồ vào cổ tay. T. Hamilton McKenzie đưa đồng đô la cho người tài xế.

- Ông không thể đổi chác ngon lành ở đây, - anh ta vừa nói vừa lắc đầu. - Lẽ ra ông có thể sử dụng một chiếc xe du lịch hạng sang suốt cả một tuần để đổi lấy một cái Rolex.

- Nào, đi thôi! - McKenzie gào lên.

- Tôi đâu phải người dừng xe lại để ăn cướp, - người tài xế vừa nói vừa cho xe chầm chậm rời khỏi lề đường.

T. Hamilton McKenzie ngồi ở ghế trước ao ước chính ông là người lái xe. Ông nhìn đồng hồ tay. Nó không còn ở đó ông liền quay lại và hỏi gã thanh niên:

- Mấy giờ rồi?

Gã thanh niên hãnh diện nhìn món đố anh ta vừa mới kiếm được mà từ nãy giờ anh ta vẫn chưa hề rời mắt khỏi.

- Tám giờ hai mươi sáu phút hai mươi giây.

McKenzie nhìn đăm đăm ra ngoài cửa sổ, ước mong chiếc xe bus chạy nhanh hơn. Nó dừng lại bảy lần để cho hành khách lên xuống trước khi đến góc đường Independence, vào lúc người tái xế sợ rằng người đàn ông không mang đồng hồ sắp sửa lên cơn đau tim. Trong lúc T. Hamilton McKenzie nhảy vụt ra khỏi các nấc thang của chiếc xe bus, ông chợt nghe đồng hồ toà thị chính đổ 8 giờ 45.

- Ôi Chúa, xin để cho bọn chúng vẫn còn đó, - ông nói trong lúc chạy về phía quán Olentangy, hy vọng không có ai nhận ra ông. Ông chì ngừng chạy khi đã đến đoạn đường dẫn đến nơi tiếp khách. Ông cố trấn tĩnh lại biết rằng ông đang thở hụt hơi và toát mồ hôi từ đầu tới chân.

Ông đẩy cánh cửa xoay của tiệm cà phê và liếc quanh phòng, không có một ý niệm nào về người hoặc thứ gì mình đang tìm. Ông tưởng tượng tất cả mọi người đang chằm chằm nhìn lại ông.

Quán có khoảng sáu mươi bàn loại hai và bốn ghế, và ông có thể đoán chừng một nửa số có khách ngồi. Hai trong số bàn trong góc đã có khách, vì vậy McKenzie đi về phía một bàn mà từ đó ông có thể thấy rõ cửa ra vào.

Ông ngồi xuống và chờ đợi, hy vọng bọn chúng đã không bỏ rơi ông.

° ° °

Chính lúc Hannah trở lại giao lộ ở góc công viên Thurloe lần đầu tiên nàng có cảm giác một kẻ nào đó đang theo dõi nàng. Cho đến lúc nàng đã tới lề đường về phía Nam Kensington, nàng mới chắc chắn như thế.

Một người đàn ông cao lớn, còn trẻ, không có kinh nghiệm nhiều trong việc theo dõi, thập thò khá rõ ràng ở các ô cửa. Có lẽ anh ta nghĩ nàng không phải là loại người có thể nghi ngờ. Hannah còn cách nơi nàng dự kiến khoảng 400 mét. Vào lúc Norfolk hiện ra, nàng biết chính xác việc cần phải làm. Nếu nàng có thể vào được trong toà nhà trước anh ta, nàng ước lượng mình chỉ cần khoảng ba mươi, có lẽ bốn mươi lăm giây là tối đa, trừ cả hai người gác gian đều bận. Nàng dừng lại ở ô kiễng phía trước hiệu thuốc và chăm chú nhìn cách trưng bày các loại mỹ phẩm đầy khắp các kệ. Nàng quay người nhìn về phía các ống son trong góc và trông thấy bóng anh ta trong ô kính được chùi sáng trưng. Anh ta đang đứng bên cạnh một quầy báo ở cửa ga tàu điện ngầm Nam Kensington. Anh ta lấy một tờ Daily Mail - nghiệp dư, nàng nghĩ việc đó đã giúp nàng cơ hội băng qua đường trước khi anh ta kịp lấy lại tiền thối. Nàng đã tới cửa trước của khách sạn trong lúc anh ta đi qua hiệu thuốc. Hannah không chạy lên các bậc thềm, vì như thế là thừa nhận sự hiện hữu của anh ta, nhưng nàng đã sai lầm khi đẩy cánh cửa xoay quá mạnh đến nỗi nàng đã hất một bà cụ già bất ngờ ngã nhào lên lề đường sớm hơn bà cụ tưởng.

Hai người gác gian đang nói chuyện phiếm trong lúc nàng phóng như bay qua phòng ngoài. Tấm thẻ đỏ và một pound nữa đã nằm sẵn trong tay nàng trước khi nàng tới bàn gác gian. Hannah đập mạnh đồng tiền lên mặt quầy khiến cho người gác gian lớn tuổi lưu ý ngay tức khắc. Khi ông ta thấy đồng pound, ông ta nhanh chóng lấy tấm thẻ, tìm chiếc vali nhỏ của Hannah và trả lại cho nàng ngay lúc tên theo dõi nàng đang bước qua cửa xoay. Nàng đi thẳng về phía cấu thang ở cuối hành lang, ôm chặt vali nhỏ vào sát bụng như thế tên theo dõi nàng sẽ không biết nàng đang mang theo bất cứ vật gì. Khi nàng xuống tới nấc thang thứ hai nàng bắt đầu chạy vì không thấy một ai khác. Lúc đã xuống tới cuối cầu thang nàng gài chất hành lang và vào trong phòng vệ sinh nữ là nơi tương đối an toàn.

Lần này không phải chỉ có một mình nàng. Một phụ nữ trung niên đang cúi mình trên một lavabô để kiểm tra son môi. Bà ta không hề liếc nhìn Hannah khi nàng đi khuất vào trong một buồng vệ sinh. Hannah ngồi lên trên bồn cầu thu hai đầu gối lên dưới cằm trong lúc nàng chờ đợi người phụ nữ hoàn tất công trình của bà ta. Hai ba phút sau bà ta mới bỏ đi. Sau khi nghe tiếng cửa đóng, nàng hạ chân lên nền nhà bằng đá hoa cương lạnh ngắt, mở chiếc vali méo mó ra để kiểm tra mọi thứ còn đủ hay không, vừa ý vì đúng như vậy, thay trở lại chiếc T-shirt, chiếc áo thun rộng lùng thùng và chiếc quần jeans, cố hết sức nhanh.

Nàng vừa mang xong vớ thì cánh cửa lại mở và nàng quan sát phần dưới của hai cái chân mang vớ dài bước qua nền nhà và đi vào một buồng bên cạnh nàng. Hannah liền phóng ra ngoài, cài nút quần jeans, trước khi kiểm tra lại mình một cách nhanh chóng trong tấm gương. Nàng làm cho tóc rối một chút rồi bắt đầu kiểm tra quanh phòng. Có một cái thùng lớn trong góc để đựng khăn dơ. Hannah gõ cái nắp nhựa, lấy ra tất cả khăn trong thùng và nhét chiếc vali nhỏ của nàng vào tận dưới đáy, rồi nhanh nhẹn phủ khăn lên trên và đậy cái nắp lại như cũ. Nàng cố quên nàng đã mang cái túi từ Leningrad đến Tel Aviv đến London, nửa vòng trái đất. Nàng chửi thề bằng quốc ngữ trước khi kiểm tra mái tóc trong gương một lần nữa. Rồi nàng ung dung ra khỏi phòng vệ sinh nữ, cố gắng tỏ vẻ bình tĩnh, thậm chí cẩu thả.

Vật đầu tiên mà Hannah trông thấy khi nàng bước vào hành lang là gã thanh niên đang ngồi ở đằng kia đọc tờ Daily Mail. May ra anh ta sẽ không nghi ngờ gì về nàng.

Nàng vừa tới chân cầu thang thì anh ta ngước nhìn lên.

Khá đẹp trai, nàng nghĩ, ngoái lại nhìn anh một lúc lâu.

Nàng quay người và bắt đầu lên cầu thang. Nàng đi xa, nàng đã thành công.

- Xin lỗi cô, - một giọng nói vang lên từ phía sau.

- Cô đừng sợ, đừng chạy, cứ hành động bình thường.

Nàng quay lại và mỉm cười. Anh ta mỉm cười lại, gần như tán tỉnh nàng, rồi đỏ bừng mặt.

- Cô có trông thấy một cô gái A rập khi cô ở trong phòng vệ sinh?

- Vâng, tôi có thấy, - Hannah trả lời, rồi hỏi tiếp. - Nhưng tại sao anh hỏi?

Luôn luôn đặt kẻ thù vào thế phòng thủ bất cứ lúc nào có thể là nguyên tắc tiêu chuẩn.

- Ồ, điều đó không quan trọng. Xin lỗi đã quấy rầy cô, anh ta nói rồi khuất dáng vào góc đường phía sau.

Hannah đi lên cầu thang, trở lại phòng ngoài và đi thẳng ra cửa xoay.

Tội nghiệp, nàng nghĩ khi đã trở ra ngoài đường. Anh ta trong khá hấp dẫn. Nàng tự hỏi anh ta sẽ ngồi đó bao lâu anh làm việc cho ai, và cuối cùng anh ta sẽ báo cáo với Hannah khởi sự bước trở về nhà, tiếc là không thể ghé vào tiệm Dino để ăn một đĩa mì Ý rồi xem phim mới nhất của Frank Marshall đang chiếu ở rạp Cannon. Vẫn còn có nhiều lúc nàng khao khát mình chỉ là một người phụ nữ trẻ ở London. Rồi nàng nghĩ đến mẹ nàng, em trai nàng, em gái nàng và một lần nữa tự bảo tất cả những thứ đó cần phải chờ đợi.

Nàng ngồi một mình trong phần đầu của cuộc hành trình bằng tàu điện ngầm và bắt đầu tin rằng nếu họ gửi nàng đến Baghdad, miễn là không có một kẻ nào muốn lên giường với nàng - nàng chắc chắn có thể ngay bây giờ giả dạng thành một người Iraq.

Khi tàu dừng lại ở ga Green Park hai thanh niên nhảy lên. Hannah không chú ý tới họ. Nhưng lúc cửa đóng lại nàng mới nhận thấy không còn có một ai khác trong toa tàu.

Một lát sau, một người trong bọn lững thững đi về phía nàng và nhe răng cười một cách lơ đãng. Anh ta mặc một chiếc áo khoác ngắn màu đen với cổ áo phủ đầy những nút rời, và một chiếc quần Jean chật đến mức làm cho anh ta giống như một vũ công ba lê. Mái tóc đen lởm chởm của anh ta dựng đứng lên trông tựa hồ anh ta vừa được chữa bệnh tâm thần bằng điện. Hannah nghĩ anh ta có lẽ mới quá hai mươi tuổi. Nàng liếc xuống chân anh ta để thấy rằng anh ta mang một đôi giày ống quân đội loại kiên cố.

Mặc dầu anh ta hơi mập, qua cử động của anh ta nàng tin chắc anh ta hết sức mạnh khỏe. Bạn anh ta đứng cách đó mấy bước, tựa người vào lan can gần cửa.

- Em nghĩ sao về đề nghị của bạn anh mời em đi một vòng? - Anh ta vừa hỏi vừa lấy một con dao bấm ra khối túi.

- Xéo đi! - Hannah thản nhiên đáp lại.

- Ồ, một thành viên của giới thượng lưu hả? - Anh ta nói, vẫn với miệng cười toe toét. - Muốn chơi với cả hai đứa anh cùng một lúc chứ gì?

- Muốn dập môi à? Nàng phản công.

- Đừng nên láu cá với anh, tiểu thư, - anh ta nói trong lúc tàu dừng lại ở ga Piccadilly Circus.

Gã bạn của anh ta đứng ở khung cửa để cho bất cứ ai có ý định bước vào toa cuối sẽ nghĩ tốt hơn là không nên.

Đừng bao giờ gây sự chú ý, đừng bao giờ tạo ra một cảnh náo động: đó là nguyên tắc đã được chấp nhận nếu ta làm việc cho bất cứ một ngành nào của sở mật vụ, nhất là khi ta hoạt động ở nước ngoài. Chỉ phá bỏ nguyên tắc trong những tình huống cùng cực.

- Thằng bạn Marvin của anh muốn em đấy. Em có biết không, Sloane?

Hannah mỉm cười với anh ta trong lúc nàng bắt đầu dự kiến con đường nàng phải dừng để thoát ra khỏi toa tàu một khi tàu dừng lại ở ga kế tiếp.

- Chính anh cũng rất thích em, anh ta nói tiếp. - Nhưng anh thích các em da đen hơn. Bọn họ chúa lăng nhăng, làm cho anh muốn điên lên được.

- Vậy thì anh sẽ thích bạn anh, - Hannah nói, hối hận đã nói mấy lời đó ngay lúc vừa thốt ra.

- Đừng bao giờ khiêu khích.

Nàng chợt nghe tiếng lách cách trong lúc lưỡi mỏng dài bung ra lóe lên trong toa tàu sáng ánh đèn.

- Bây giờ có hai cách để bắt đầu công việc này, Sloane - yên lặng hoặc ồn ào. Tuỳ ý em chọn. Nhưng nếu em không cảm thấy thích cộng tác, anh sẽ rạch vài đường trên khuôn mặt xinh đẹp của em.

Gã thanh niên bên cạnh cửa bắt đầu cười thành tiếng.

Hannah đứng lên và nhìn thẳng gã đang trêu ghẹo nàng.

Nàng ngừng lại một chút trước khi từ từ mở nút trên cùng chiếc quần Jeans của nàng.

- Cô ta được dành riêng cho mày đấy, Marvin, gã thanh niên vừa nói vừa quay lại nhìn thẳng bạn.

Anh ta không hề thấy cái chân bay xuyên qua không khí trong lúc Hannah quay 180 độ. Con dao bật ra khỏi bàn tay anh ta và phóng qua sàn tới tận mút toa tàu. Một cánh tay thẳng băng giáng xuống cổ anh ta và anh ta ngã quỵ lên sàn một đống trông giống một bao khoai tây. Nàng bước qua thân hình anh ta và đi về phía Marvin.

- Không, không thưa cô, không phải tôi. Owen luôn luôn là một kẻ gây rối. Tôi có làm gì đâu, không phải tôi, không có gì.

- Hãy cởi quần anh ra, Marvin!

- Cái gì?

Nàng duỗi thẳng ngón bàn tay phải.

- Bất cứ gì cô nói, thưa cô.

Marvin nhanh nhẹn mở dây kéo và cởi chiếc quấn jeans của anh ta ra để lộ cái quần lót dơ bẩn kiểu hải quân và một vết xâm trên đùi với chữ "MẸ".

- Tôi hy vọng mẹ anh không phải trông thấy anh như thế này, Marvin, - Hannah vừa nói vừa nhặt chiếc quần Jeans của anh ta. - Bây giờ tới quần lót.

- Cái gì?

- Anh nghe tôi nói rồi mà, Marvin.

Marvin từ từ cởi quần lót ra.

- Thật là chán nản,- Hannah nói khi tàu dừng lại ở Leicester Square.

Trong lúc cửa tàu soạn soạt đóng lại phía sau lưng nàng Hannah thoáng nghe mấy tiếng:

- Đồ chó cái thối tha, tao sẽ …

Trong lúc bước xuôi theo lối đi tới tuyến Phương Bắc, Hannah không thể tìm ra một thùng rác để bồ số y phục bẩn thỉu của Marvin. Chúng đã được dọn sạch một thời gian trước đó sau một loạt đặt bom bất ngờ của IRA 1 trong hệ thống tàu điện ngầm London. Nàng đành phải mang chiếc quần Jeans và quần lót về tận Chalk Farm, nơi đây cuối cùng nàng đã bỏ chúng vào trong một thùng rác ở góc đường Adelaide rồi mới lặng lẽ thả bộ về nhà.

Trong lúc nàng mở cửa trước, một giọng nói vui vẻ vang lên từ phía bếp:

- Bữa ăn trưa đã dọn sẵn trên bàn, cô em.

Bà Rubin bước tới gặp Hannah và nói tiếp:

- Tôi đã có một buổi sáng đầy hấp dẫn. Cô không sao tin nổi những gì đã xảy đến với tôi ở Sainsbury.

° ° °

- Anh dùng gì ạ? - một nữ tiếp viên mặc váy màu đỏ và một tấm tạp dề đen hỏi với một tập giấy trên tay.

- Một cà phê đen thôi cô, - T. Hamilton McKenzie đáp.

- Có ngay, - cô ta vui vẻ nói.

Ông định xem giờ thì sực nhớ một lần nữa rằng chiếc đồng hồ tay của ông hiện ở trên cổ tay của một gã thanh niên có lẽ lúc này đã ở xa ông mấy cây số. McKenzie liền ngẩng lên nhìn chiếc đồng hồ phía trên quầy. Tám giờ năm mươi sáu phút. Ông khởi sự kiểm tra mọi người khi qua cửa.

Một người đàn ông cao lớn ăn mặc lịch sự là người đầu tiên bước vào, và trong lúc anh ta lướt mắt qua căn phòng McKenzie hết sức hy vọng và ước mong anh ta sẽ nhìn về phía ông. Nhưng người đàn ông bước về phía quầy và ngồi lên một chiếc ghế đẩu, lưng quay về hướng nhà hàng. Cô nữ tiếp viên trở lại và nói cho vị giáo sư bồn chồn một tách cà phê đen bốc khói.

Người kế tiếp bước vào phòng là một phụ nữ mang theo một cái túi mua hàng có một quai xách dài.

Theo sau đó một lát nữa là một người đàn ông ăn mặc tề chỉnh khác cũng đưa mắt lục lọi khắp phòng. Một lần nữa, những hy vọng của T. Hamilton McKenzie lại nổi lên, chỉ chực lao tới khi một nụ cười tỏ ra nhận biết thoáng qua khuôn mặt của người đàn ông. Anh ta cũng đi về phía bàn chiếm chiếc ghế đẩu bên cạnh ngồi vừa đến đó một lúc. Cô gái xách túi lặng lẽ ngồi vào ghế đối diện với ông.

- Ghế đó có người đặt, - T. Hamilton McKenzie nói, cất cao giọng từng từ một.

- Tôi biết, tiến sĩ McKenzie, - cô gái nói - bởi vì chính tôi là người đã đặt sẵn.

T. Hamilton McKenzie bắt đầu toát mồ hôi.

- Cà phê nhé, cưng? - cô nữ tiếp viên xuất hiện bên cạnh hai người và hỏi.

- Vảng, đen, - cô ta chỉ nói có thế và không ngước mặt lên.

McKenzie nhìn cô gái một cách thận trọng hơn. Cô ta chắc hẳn khoảng ba mươi tuổi - vẫn còn ở vào độ tuổi mà cô ta không cần phải có những dịch vụ chuyên nghiệp. Qua giọng nói, cô ta rõ ràng cô ta là người gốc New York, mặc dầu với mái tóc đen, đôi mắt đen và nước da ô liu gia đình cô ta nhất định đã di cư từ miền Nam châu Âu. Cô ta mảnh khảnh, gần như yếu đuối và chiếc váy đầm bắt chước hiệu Laura Ashey một cách khéo léo với màu nâu kiểu mùa thu, có thể mua ở bất cứ một trong cả nghìn cửa tiệm khắp nước, khiến cho cô ta chắc chắn sẽ lẫn lộn trong mọi nơi đông đúc. Cô ta không hề đụng tới tách cà phê đã được đặt trước mặt.

McKenzie quyết định bắt đầu tấn công.

- Tôi muốn biết Sally như thế nào.

- Cô ta vẫn khỏe thôi, cô gái trầm tĩnh bảo.

Cô ta với người xuống phía dưới và với một bàn tay mang găng lấy ra một mảnh giấy ra khỏi túi xách. Cô ta đưa qua cho ông. Ông mở mảnh giấy có vẻ hết sức bình thường:

"Bố thân yêu

Họ đang đối xử tốt với con nhưng xin bố chấp thuận những gì họ muốn.

Sal"

Đúng là nét chữ của cô, nhưng cô không bao giờ ký tên bằng chữ "Sal". Bức thư nhắn tin với ám hiệu đó chỉ khiến cho ông thêm lo lắng.

Cô gái nghiêng người qua và giựt lại bức thư.

- Các người là một lũ độc ác. Các người sẽ không thoát khỏi đâu, - ông vừa nói vừa nhìn chằm chằm vào cô ta.

- Xin hãy trấn tĩnh lại, Tiến sĩ McKenzie. Không phải hăm doạ hoặc hùng biện thật nhiều là tác động đến chúng tôi đâu! Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện công việc loại này. Vì thế nếu ông hy vọng gặp lại con gái của ông…

- Các người muốn tôi làm gì?

Cô nữ tiếp viên trở lại bàn với một bình cà phê mới, nhưng khi cô trông thấy rằng không có ai uống một hớp nào, cô ta nói: "Cà phê nguội rồi đó, các bạn". Và cô ta bỏ đi

- Tôi chỉ có khoảng 200000 đô la. Các người đã phạm sai lầm rồi.

- Chúng tôi không cần tới tiền của ông, tiến sĩ McKenzie.

- Thế thì các người cần cái gì? Tôi sẽ làm bất cứ gì để lấy lại con tôi an toàn.

- Công ty mà tôi đại diện chuyên gom góp kỹ năng, và một trong số khách hàng của chúng tôi đang cần tới khả năng chuyên môn đặc biệt của ông.

- Nhưng các người có thể điện thoại và yêu cầu một cuộc hẹn như bất cứ ai khác,- ông nói với vẻ không vui.

- Không phải là điều chúng tôi đang quan tâm. Và trong mọi trường hợp, chúng tôi còn có vấn đề thời gian, và chúng tôi nghĩ Sally có thể giúp chúng tôi lên đầu danh sách sắp hàng.

- Tôi không hiểu?

- Chính vì thế mà tôi đến đây, - cô gái nói.

Hai mươi phút sau, khi cả hai tách cà phê đã nguội ngắt, T. Hamilton McKenzie mới hiểu một cách chính xác điều bọn chúng đang mong đợi ở ông. Ông im lặng trong một lúc trước khi nói:

- Tôi không chắc chắn tôi có thể làm được việc đó hay không. Trước hết, về mặt chuyên môn việc làm đó trái với đạo lý. Và cô có biết nó khó khăn tới mức nào …

Người đàn bà lại cúi xuống và lấy ra khỏi túi xách một nón khác. Cô ta ném một chiếc hoa tai nhỏ bằng vàng sang phía bàn của ông và nói:

- Có lẽ cái này sẽ làm cho việc đó dễ dàng hơn đối với ông.

T. Hamilton McKenzie nhặt chiếc hoa tai của con gái lên.

- Ngày mai ông sẽ có chiếc hoa tai còn lại, - người đàn bà nói tiếp. - ngày thứ sáu nhận vành tai thứ nhất. Ngày thứ bảy nhận vành tai còn lại. Nếu ông cứ tiếp tục lo ngại về đạo lý của ông, tiến sĩ McKenzie, thì con gái của ông sẽ không còn gì nhiều vào thời gian này của tuần sau.

- Các người không được …

- Ông cứ hỏi John Paul Getty xem thử chúng tôi có dám không.

T. Hamilton McKenzie chồm dậy và nghiêng người qua.

- Chúng tôi có thể tăng tốc quy trình này nếu đó là cái cách ông muốn. - người đàn bà vẫn tiếp tục nói, không hề tỏ vẻ sợ hãi một chút nào.

McKenzie ngồi phịch trở lại trên ghế và cố trấn tĩnh.

- Tốt, - cô ta nói - Như thế tốt hơn. Tối thiểu lúc này chúng ta dường như hiểu biết nhau.

- Thế thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

- Chúng tôi sẽ tiếp xúc lại với ông nội trong ngày hôm nay. Vì vậy ông không nên đi đâu cả. Bởi vì qua đó tôi mới tin tường ông đã chấp nhận đạo lý chuyên môn của ông.

McKenzie định phản đối thì người đàn bà đứng dậy, lấy một tờ năm đô la ra khỏi túi xách và đặt lên mặt bàn.

- Chúng tôi đâu có thể để cho nhà phẫu thuật hàng đầu của Columbus phải rửa bát đĩa trừ nợ, phải không.

Cô ta quay người bỏ đi và ra tới cửa McKenzie mới hiểu được rằng thậm chí bọn chúng biết cả việc ông đã quên ví tiền ở nhà T. Hamilton McKenzie bắt đầu xem xét đề nghị của người đàn bà, không chắc chắn ông còn có cách lựa chọn nào khác hơn hay không. Nhưng ông chắc chắn về một điều. Nếu ông thực hiện yêu sách của bọn chúng, thì Tổng thống Clinton sẽ gặp phải một vấn đề còn nghiêm trọng hơn nữa.

--- ------ ------ ------ -------

1 IRA: Irish Republician Army: đạo quân cộng hoà Ái Nhĩ Lan.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6


Scott nghe điện thoại reo vang khi anh ở chân cầu thang. Tâm trí anh còn đang rà xét lại bài giảng buổi sáng, nhưng anh vẫn nhảy lên từng ba nấc thang một, đẩy mở cánh cửa căn hộ của anh và chộp lấy máy điện thoại, hất tấm ảnh của mẹ anh xuống sàn nhà.

- Scott Bradley, - anh vừa nói vừa nhặt bức ảnh lên và đặt trở lại lên tủ búp phê.

- Tôi cần anh ở Washington ngày mai chín giờ đúng tại văn phòng của tôi.

Scott luôn luôn để ý đến cách Dexter Hutchins không bao giờ tự giới thiệu, và luôn luôn xem công việc anh làm cho CIA quan trọng hơn sự cống hiến của anh đối với Yale.

Phải mất gần trọn buổi chiều Scott mới thu xếp lại tiến độ giảng dạy của anh với hai người bạn đồng nghiệp thông cảm. Anh không thể lấy cớ không được khỏe, bởi vì tất cả mọi người trong khuôn viên trường đại học đều biết rằng anh đã không bỏ một ngày làm việc nào do đau yếu suốt chín năm vừa qua. Vì thế anh lại đành phải vin vào chuyện rắc rối với phụ nữ là lý do luôn luôn được các giáo sư lớn tuổi hơn thông cảm cho, nhưng không thể cho họ hỏi han quá nhiều.

Dexter Hutchins không bao giờ cho biết bất kỳ chi tiết nào qua điện thoại về những gì Scott cần, nhưng khi tất cả nhật báo buổi sáng đăng những hình ảnh của Yitzhak Rabin đến Washington để gặp gỡ lần đầu tiên với Tổng thống Clinton, anh đã đoán ra mọi việc.

Scott lấy hồ sơ chèn giữa thuế và án xử sai và lấy ra tất cả những gì anh có về vị Thủ tướng mới của Do thái.

Chính sách của anh ta đối với Mỹ dường như không khác nhiều so với người tiền nhiệm. Ông ta có học vấn cao hơn Shamir, hoà hoãn và nhẹ nhàng hơn khi tiếp cận, nhưng Scott tin chắc rằng nếu xảy ra một cuộc đâm chém trong một quán rượu ở khu thương mại, Rubin là người sẽ thoát ra ngoài một cách kín đáo.

Anh ngả lưng vào ghế và bắt đầu nghĩ về một cô gái tóc vàng có tên là Susan Anderson đã hiện diện trong buổi họp vừa qua mà anh đã được yêu cầu tham dự với vị bộ trưởng ngoại giao mới. Nếu cô ta cũng có mặt lần này, thì chuyến đi đến Washington chắn sẽ hết sức lý thú.

° ° °

Một người đàn ông trầm lặng ngồi trên một chiếc ghế đẩu ở phía cuối quán rượu đang uống cạn những giọt bia cuối cùng trong cốc của ông ta. Cái cốc đã gần như cạn sạch Guinness từ lâu, nhưng người đàn ông Ái Nhĩ Lan luôn luôn hy vọng rằng cử động đó sẽ gợi lên một sự thông cảm nào đó nơi anh tiếp viên, và rất có thể anh ta tử tế rót thêm một chút vào trong cái cốc đã cạn. Nhưng anh chàng tiếp viên đặc biệt này thì không trông mong gì.

- Đồ độc ác, - ông ta nói trong hơi thở.

Bọn trẻ vẫn luôn luôn không có trái tim.

Anh tiếp viên không biết tên thực của người khách hàng. Về vấn đề đó, ít có người biết ngoại trừ FBI và sở cảnh sát San Francisco hồ sơ ở Sở cảnh sát San Francisco cho biết tuổi William San O'Reilly là năm mươi hai. Một người bàng quan ngẫu nhiên, chắc chắn sẽ đoán y gần sáu mươi lăm không phải chỉ do bộ quần áo của y đã quá sờn, mà còn do những nếp nhăn trên trán, phía dưới mắt và chiếc bụng phệ của y. O'Reilly cho đó là vì ba phần tiền cấp dưỡng cho các bà vợ đã ly hôn, bốn bản án tù và lang bạt quá nhiều nơi trong thời trai trẻ với tư cách một võ sĩ quyền anh nghiệp dư.

Vấn đề đã bắt đầu ở trường học khi O'Reilly hoàn toàn tình cờ khám phá ra rằng y có thể bắt chước chữ ký của các bạn cùng lớp khi họ ký tên vào giấy rút tiền túi từ ngân hàng của trường. Vào thời gian y học xong năm thứ nhất ở trường đại học Trimty, Dublin, y có thể giả mạo chữ ký của ông hiệu trưởng và người thủ quỹ giỏi đến nỗi thậm chí họ tưởng rằng họ đã thưởng cho y một học bổng.

Trong lúc ở trại St. Patrick dành riêng cho phạm nhân, Bill 1 được Giam, một tên chuyên làm đồ giả, giới thiệu với tờ giấy bạc. Khi người ta mở cổng thả y ra, gã thiếu niên tập sự đã không còn gì đáng học ở người thầy nữa. Bill phát hiện ra rằng mẹ y không muốn cho y trở về trong sự bao bọc của gia đình, thế là y giả mạo chữ ký của Lãnh sự Mỹ tại Dublin và đi qua thế giới mới tốt đẹp hơn.

Tới tuổi ba mươi, y đã khắc được bản kẽm đô la đầu tiên. Công việc xuất sắc đến nỗi trong phiên toà diễn ra sau khi y bị phát giác, FBI phải nhìn nhận rằng bản kẽm đó là cả một kiệt tác và sẽ không bao giờ bị khám phá nếu không nhờ một người chỉ điểm. O'Reilly bị kết án sáu năm và ban hình sự của tờ San Francisco Chronicle đặc biệt danh cho y là "Dollar Bill".

Khi Dollar Bill được phóng thích khỏi nhà lao, y đi khắp mọi nơi từ tuổi thiếu niên, tới thanh niên, rồi ngũ tuần và các bản án của y cứ tăng dần theo tỷ lệ tuổi. Trong khoảng giữa các thời gian ở tù lấy vợ ba lần và ly dị ba lần. Một điều khác nữa mà mẹ y không đời nào chấp thuận.

Bà vợ thứ ba của y đã cố hết sức để giữ y sống một cách lương thiện và Bill đáp lại bằng cách chỉ làm một số giấy tờ giả mạo những lúc y không thể tìm được bất kỳ công việc nào khác - hộ chiếu, bằng lái xe, hoặc chứng từ bảo hiểm xã hội - không có gì đáng gọi là phạm pháp thực sự y quả quyết với quan toà. Nhưng quan toà không đồng ý và lại đưa y trở lại nhà tù năm năm nữa.

Khi Dollar Bill được phóng thích lần này, không một ai thèm tiếp xúc với y, vì vậy y đành phải làm công việc xăm hình ở các khu hội chợ và lúc cùng đường vẽ tranh trên hè phố khi trời không mưa, cũng chỉ đủ cho y uống bia Guinness.

Bill nâng cái cốc đã cạn lên và chăm chú nhìn anh tiếp viên một lần nữa, nhưng anh ta vẫn nhìn trả lại với một vẻ dửng dưng. Y không để ý tới người thanh niên ăn mặc lịch sự ngồi trên chiếc ghế đẩu bên cạnh y.

- Tôi có thể mời ông một ly chứ, ông O'Rielly? - một giọng nói hoàn toàn xa lạ chợt vang lên!

Bill nhìn quanh với vẻ nghi ngại.

- Tôi nghi hưu rồi, - y tuyên bố, sợ rừng đây lại là một trong số thám tử mặc thường phục của sở cảnh sát San Francisco đã không đạt chỉ tiêu câu lưu 2 trong tháng.

- Thế thì ông không thèm uống một ly với một cựu tù nhân hay sao? - gã thanh niên nói với giọng nhẹ của khu Bronx.

Bill do dự, nhưng cơn khát thắng thế.

- Một pint(30 Guinnes, - y nói với vẻ hy vọng.

Gã thanh niên giơ tay lên và lần này anh tiếp viên đáp ứng ngay tức khắc.

- Thế thì anh muốn gì? - Bill hỏi, sau khi y đã nốc một hơi và anh tiếp viên đã ra ngoài tầm nghe.

- Kỹ năng của ông.

- Nhưng tôi đã nghỉ hưu. Tôi đã nói với anh rồi.

- Và tôi đã nghe anh lần đầu. Nhưng điều tôi cần không có gì phạm pháp.

- Thế thì anh hy vọng tôi sẽ làm gì cho anh? Một bản sao của bức hoạ Mona Lisa 4 , hay là bản Maglla Casta 5 .

- Gần giống như thế, - gã thanh niên nói.

- Mua cho tôi một cốc khác, - Bill vừa nói vừa nhìn cái cốc đã cạn trên mặt quảy phía trước y, - Và tôi sẽ lắng nghe đề nghị của anh. Nhưng tôi báo anh trước tôi vẫn còn nghỉ hưu.

Sau khi anh tiếp viên đã rót đầy của Bill một lần thứ hai, gã thanh niên tự giới thiệu là Angelo Santini và bắt đầu giải thích với Dollar Bill một cách chính xác ý định của anh ta. Angelo vui mừng vì lúc bốn giờ chiều không còn một ai khác chung quanh nghe được câu chuyện của họ.

- Nhưng hiện có hàng nghìn bản đang lưu hành, - Dollar Bill vẫn nói - Anh có thể tìm thấy chúng ở khắp nơi này. Anh có thể mua một bản sao chụp thật tốt ở bất cứ cửa hàng du lịch đứng đắn nào.

- Có lẽ, nhưng không sao hoàn hảo được, - gã thanh niên khăng khăng.

Dollar Bill đặt cốc bia xuống và suy nghĩ về cách trình bày.

- Ai cần cái đó?

Một khách hàng thích sưa tập các bản thảo hiếm, - Angelo nói - Và người đó trả một giá rất hời.

"Không phải là một kiểu dối trá tồi, khi sự dối trá trót lọt", Bill nghĩ. Y muốn một hớp Guinness nữa.

- Nhưng tôi phải mất nhiều tuần, - y nói gần như trong hơi thở. - Trong bất cứ trường hợp nào, tôi cần phải đến Washington.

- Chúng tôi đã tìm được một chỗ thích hợp cho ông ở Georgetown và tôi chắc chắn chúng tôi có thể sắp xếp mọi vật liệu mà ông cần.

Dollar Bill xem xét lời khẳng định này, trước khi uống thêm một hớp và tuyên bố:

- Bỏ đi, có vẻ như đây là một vụ khó xơi. Như tôi đã giải thích, tôi sẽ phải mất nhiều tuần lễ và tồi tệ hơn nữa, tôi phải ngừng uống.

Y đặt cái cốc đã cạn trở xuống quầy và nói tiếp:

- Anh phải hiểu, tôi là một người luôn đòi hỏi sự tuyệt đối. Chính vì vậy mà tôi đã đi suốt bề rộng của đất nước để tìm ông, - Angelo trầm tĩnh nói.

Dollar Bill do dự và nhìn gã thanh niên một cách thận trọng hơn.

- Tôi muốn 25.000 đô la ứng trước và 25.000 lúc hoàn tất với tất cả chi phí do phía anh trả, - người Ái Nhĩ Lan nói.

Gã thanh niên không thể tin mình may mắn đến thế.

Cavalli đã cho phép anh ta chi 100.000 đô la nên anh ta có thể đảm bảo xong việc. Nhưng rồi anh ta sực nhớ rằng cấp trên anh ta không bao giờ tin bất cứ ai không mặc cả.

- 10.000 đô la khi chúng ta đến Washington và thêm 20.000 lúc hoàn tất.

Dollar Bill táy máy với cái cốc đã cạn.

- 30.000 đô la lúc hoàn tất nếu anh không thể nói ra sự khác biệt giữa cái của tôi và bản gốc.

- Nhưng chúng tôi cần nói ra sự khác biệt, - Angelo nói - ông sẽ được số tiền 30.000 nếu không một ai khác có thể.

° ° °

Buổi sáng hôm sau một chiếc xe hơi sang trọng màu đen có cửa kính mờ dừng lại bên ngoài bệnh viện của trường Đại học bang Ohio. Người tài xế đậu trong chỗ dành riêng cho T. Hamilton McKenzie vì anh ta đã được chỉ thị như thế.

Mệnh lệnh duy nhất khác là đón một bệnh nhân lúc mười giờ và đưa người đó tới Trường Đại học Cincinnati và bệnh viện Homes. Lúc 10 giờ 10, hai nhân viên tạp dịch mặc áo choàng trắng dẩy một người đàn ông cao lớn lực lưỡng trên một cái ghế lăn qua cửa xoay và trông thấy chiếc xe hơi đậu ở chỗ của vị chủ nghiệm khoa, tiến hướng về phía đó. Người tài xế nhảy ra và nhanh nhẹn mở cửa sau. Tội nghiệp quá, anh ta nghĩ, đầu bệnh nhân bao bọc kín trong băng chỉ để hé hai môi và lỗ mũi. Anh ta tự hỏi phải chăng ngày này bị phỏng.

Người đàn ông vạm vỡ trèo một cách khó khăn từ ghế lăn lên băng sau, ngồi lún sâu trong mặt nệm lộng lẫy và duỗi chân ra.

Người tài xế nói:

- Tôi sẽ gài đai ghế cho ông.

Và anh ta chỉ nhận được một cái gật đầu trả lời cộc lốc.

Anh ta trở về ghế của mình ở phía trước và hạ kính cửa sổ xuống để chào từ giã hai nhân viên phục vụ và một người đàn ông lớn tuổi hơn với vẻ khác lạ đứng phía sau họ. Người tài xế chưa bao giờ trông thấy một khuôn mặt kiệt quệ như thế.

Chiếc xe hơi sang trọng chạy đi với một tốc độ vừa phải. Người tài xế đã được căn dặn trong bất kỳ tình huống nào cũng không được vượt khỏi tốc độ giới hạn.

T. Hamilton McKenzie cảm thấy nhẹ nhỏm trong lúc ông quan sát chiếc xe rời khỏi bệnh viện. Ông hy vọng cơn ác mộng rốt cuộc đang tới hồi kết thúc. Cuộc giải phẫu đã làm ông mất bảy tiếng đồng hồ, và đêm hôm trước là thời gian đầu tiên ông ngủ say nhất trong tuần vừa qua. Mệnh lệnh cuối cùng ông nhận được là trở về nhà và chờ Sally được thả ra.

Khi lời yêu cầu đã được chuyển tới ông qua người đàn bà bỏ lại năm đô la trên bàn ở quán Olentangy, ông đã nghĩ là không thể làm việc đó. Không phải như ông nói, về mặt đạo lý mà bởi vì ông không bao giờ có thể đạt tới một sự giống nhau thực sự. Ông đã muốn giải thích với cô ta về việc ghép tự động, biểu bì bên ngoài, mô liên kết bên trong và nó khác nhau như thế nào… Nhưng khi ông trông thấy gã đàn ông vô danh trong văn phòng riêng của ông, ông hiểu ngay tại sao bọn chúng đã chọn ông. Ông gần như vừa đúng chiều cao, có lẽ thấy hơn một chút hai ba phân là cùng và chắc là ông nhẹ hơn hai đến năm ký. Nhưng chỉ cần một đôi giày gót cao và vài chiếc áo lót là sẽ giải quyết xong cả hai vấn đề.

Xương sọ và nét mặt đều xuất sắc và giống bản gốc một cách kỳ lạ. Thực ra cuối cùng chỉ cần độn chất dẻo vào mũi và ghép cho dày thêm. Kết quả là tốt, rất tốt. Nhà phẫu thuật cho là mái tóc đỏ của người đàn ông không thích hợp bởi vì người ta có thể cạo sạch đầu và dùng một bộ tóc giả. Với một hàm răng mới và hoá trang giỏi, chỉ người thân cận trong gia đình mới có thể nói ra sự khác biệt.

McKenzie đã có tới mấy đội làm việc với ông suốt bảy tiếng đồng hồ trong phòng mổ. Ông đã nói với họ ông cần những người trợ lực mỗi khi ông bắt đầu mệt. Không một ai từng đặt câu hỏi với T. Hamilton McKenzie trong bệnh viện và chỉ có ông trông thấy kết quả cuối cùng. Ông đã giữ đúng phần mình trong bản hợp đồng.

Cô ta đậu chiếc Ford Taurus - loại xe hơi thông dụng nhất của Mỹ - cách nhà một trăm mét, sau khi đã quẹo lui cho mũi xe hướng về phía cô ta sẽ đi.

Cô ta thay giày trong xe. Lần duy nhất cô ta suýt bị bắt là khi gót giày của cô ta lấm bùn và FBI đã lần theo dấu chân tới cách nơi cô ta ghé thăm vài ngày trước có mấy mét.

Cô ta hất túi xách qua vai và bước xuống đường. Cô ta bắt đầu bước chầm chậm về phía ngôi nhà.

Bọn họ đã chọn nơi này rất tốt. Ngôi nhà theo kiểu nông dân cách toà cao ốc gần nhất mấy cây số, và đó chỉ là một ngôi nhà xấu xí bỏ hoang. Ở cuối một con đường mòn mà ngay cả những cặp tình nhân liều lĩnh cũng ngại không dám mò đến.

Không có dấu hiệu của bất cứ ai trong nhà, nhưng cô ta biết là có người đang chờ đợi, đang quan sát từng cử động của cô ta. Cô ta mở cửa không cần gõ và ngay lập tức trông thấy một người ở phòng ngoài.

- Trên đầu, - gã vừa nói vừa chỉ.

Cô ta không trả lời trong lúc bước qua gã và bắt đầu lên cầu thang. Cô ta đi thẳng vào phòng ngủ và trông thấy người thiếu nữ đang ngồi đọc sách trên đầu giường. Sally ngoảnh lại và mỉm cười với người đàn bà có thân hình mảnh mai mặc chiếc áo đầm hiệu Laura Ashley màu xanh lục, hy vọng rằng cô ta sẽ mang về một cuốn sách nữa.

Người đàn bà đặt một bàn tay vào trong túi xách và mỉm cười một cách dè dặt, trước khi lấy ra một cuốn sách và đưa cho cô gái.

- Cám ơn chị, - Sally nói, cầm lấy cuốn sách, xem qua bìa rồi lật qua trang tóm lược nội dung.

Trong lúc Sally bắt đầu bị cuốn hút vào câu chuyện đầy hứa hẹn, người đàn bà gỡ sợi dây bọc kim loại gắn ở hai bên cái túi mua hàng của cô ta.

Sally mở cuốn sách ở chương đầu, đã quyết định phải đọc thật chậm từng trang một. Xét cho cùng cô không thể biết chắc khi nào mới có thêm món quà nữa. Cử động nhanh đến nỗi thậm chí cô ta không kịp cảm thấy sợi dây choàng quanh cổ của mình. Đầu Sally giật mạnh ra sau và trong chớp nhoáng đến xương sống của cô đã bị bẻ gãy. Cằm cô gục xuống ngực.

Máu bắt đầu rỉ ra khỏi miệng cô, xuống cằm và trên bìa cuốn "A Time to Loe and a Time to…" 6

° ° °

Người tài xế của chiếc xe hơi sang trọng ngạc nhiên khi bị một cảnh sát giao thông ra hiệu ngừng lại trong lúc anh ta sắp sửa ra khỏi đoạn đường dốc để đi vào xa lộ. Anh ta tin chắc mình đã không hề vượt quá giới hạn tốc độ. Rồi anh ta để ý thấy chiếc xe cửa thương trong kính chiếu hậu, và tự hỏi phải chăng họ chỉ muốn qua mặt. Anh ta nhìn trở lại phía trước và trông thấy viên cảnh sát chạy mô tô đang quả quyết vẫy tay về phía làn đường đậu xe.

Anh ta vâng lệnh ngay tức khắc và cho xe ngừng hẳn lại, bối rối không biết chuyện gì sắp xảy ra. Chiếc xe cứu thương cũng ngừng lại phía sau anh ta. Viên cảnh sát xuống khỏi chiếc mô tô, bước tới cửa tài xế và vỗ nhẹ lên khung cửa kính. Người tài xế bấm một cái nút trên tay dựa và khung kính êm ái chạy xuống.

- Có vấn đề gì thế ông sĩ quan?

- Phải, chúng tôi được một nhiệm vụ khẩn cấp, - viên cảnh sát nói mà vẫn không giở kính che mắt lên - Bệnh nhân của ông cần phải trở lại bệnh viện Đại học bang Ohio ngay tức khắc. Đã có những biến chứng không ngờ trước. Ông phải chuyển bệnh nhân sang xe cứu thương và tôi sẽ hộ tống ông trở về thành phố.

Người tài xế mở tròn mắt, gật đầu lia lịa và hỏi:

- Tôi cũng phải trở lại bệnh viện hay sao?

- Không, ông cứ tiếp tục đến Cincinnati và báo cáo cho văn phòng của ông.

Người tài xế quay đầu lại và trông thấy hai nhân viên y tế mặc áo choàng trắng đang đứng bên cạnh chiếc xe.

Viên cảnh sát gật đầu và một trong hai người mở cánh cửa sau, trong lúc người kia mở đai ghế để dỡ bệnh nhân ra khỏi xe.

Người tài xế liếc mắt lên kính chiếu hậu và quan sát hai nhân viên y tế đưa người đàn ông lực lưỡng về phía xe cứu thương. Tiếng còi của chiếc mô tô lôi kéo sự chú ý của anh ta trở lại với viên cảnh sát lúc này đang chỉ dẫn cho chiếc xe cứu thương lên đoạn đường dốc để có thể qua cầu phía trên xa lộ và bắt đầu cuộc hành trình trở về thành phố.

Sự chuyển biến chỉ diễn ra chưa đầy năm phút, bỏ lại người tài xế trong chiếc xe sang trọng với cảm giác khá bàng hoàng. Sau đó anh ta mới làm việc. Đáng lẽ anh ta phải làm ngay lúc vừa trông thấy viên cảnh sát, đó là gọi cảnh sát cho văn phòng điều hành ở Cincinnati.

- Chúng tôi đang định gọi anh đây, - cô gái ở tổng dài điện thoại nói - Người ta không cần xe của mình nữa, vì vậy anh có thể về thẳng công ty.

- Tốt thôi, - người tài xế nói, - Tôi chỉ hy vọng khách trả đủ tiền.

- Họ đã trả trước bằng tiền mặt ngày thứ năm vừa qua, - cô gái trả lời.

Người tài xế đặt máy điện thoại lên giá và bắt đầu cuộc hành trình đến Cincinnati. Nhưng có một điều gì đó vẫn còn lấn cấn trong tâm trí của anh ta. Tại sao viên cảnh sát đứng quá gần cửa xe khiến anh ta không sao ra ngoài, và tại sao hắn ta không chịu giở kính che mắt ở mũ an toàn lên? Anh ta cố xua đuổi những ý nghĩ như thế. "Chừng nào công ty vẫn còn trả lương thì điều đó đâu thành vấn đề".

Anh ta lái xe trên xa lộ và không trông thấy chiếc xe cứu thương không thèm biết tới cột mốc chỉ đường về phía trung tâm thành phố và vẫn chạy theo dòng lưu thông hướng về phía ngược lại. Gã đàn ông ngồi sau tay lái cũng đang liên lạc với trụ sở chính.

- Mọi việc theo đúng kế hoạch, thưa xếp, - đó là tất cả những gì đã đáp lại câu hỏi thứ nhất.

- Tốt, - Cavalli trả lời.

- Còn tên tài xế?

- Đang trên đường trở về Cincinnati, không biết gì hơn.

- Tốt, - Cavalli lại nói, - Còn bệnh nhân?

- Theo tôi biết thì khỏe, - gã tài xế vừa nói vừa liếc vào kính chiếu hậu.

- Còn hộ tống cảnh sát?

- Mario đã quẹo vào một con đường phụ để thay bộ đồng phục Federal Express. Anh ta sẽ bắt kịp chúng tôi trong vòng một giờ.

- Giao lộ tới còn cách bao xa?

Gã tài xế xem đồng hồ cây số.

- Còn khoảng một trăm rưỡi cây số nữa, ngay sau khi băng qua ranh giới của bang.

- Rồi sao nữa?

- Bốn lần thay đổi nữa gần nơi đó và Big Apple. Tài xế mới và xe khác cho mỗi lần. Bệnh nhân sẽ tới chỗ rộng khoảng nửa đêm ngày mai, mặc dù ông ta có lẽ phải ghé vào phòng vệ sinh một vài lần trên đường đi.

- Không cần phòng vệ sinh, - Cavalli nói - Anh chỉ cần đưa hắn ra khỏi xa lộ và che kín hắn vào phía sau một gốc cây.

--- ------ ------ ------ -------

1 Bill: tên gọi tắt của William.

2 Câu lưu: giam giữ.

3 pin: đơn vị dung tích của Mỹ bằng 0,478 lít.

4 Mona Lia: bức hoạ nổi tiếng của Leonardo da Vinci, hoạ sĩ điêu khắc gia, kiến trúc sư, kỹ sư người Ý (1452-1599) còn được gọi là La Gioconda vẽ chân dung một người đàn bà với một người bí ẩn.

5 Magna Casts: bản Đại Hiến chương mà vua nước Anh là John đã bị các Nam tước ép phải chấp thuận vào ngày 15- 06-1215.

6 Tức là cuốn "A Time to love and a Time to Die" (Một thời để yêu và một thời để chết) của nhà văn Mỹ ra đời ở Đức Erich Maria Remarque (1898 -1970).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7


Căn nhà mới của Dollar Bill hoá ra là tầng hầm của một ngôi nhà ở Georgetown, xưa kia là xưởng vẽ của một nghệ sĩ. Phòng làm việc được chiếu rất sáng nhưng không có ánh chói và theo lời yêu cầu của y, nhiệt độ được giữ ở mười chín độ với một ẩm độ không đổi.

Bill thử tập dượt mấy lần, nhưng y không thể bắt đầu công việc với tài liệu cuối cùng trước khi có tất cả những vật liệu cần thiết. "Phải là thứ tuyệt hảo mới được", y một mực nhắc nhở Angelo. Y sẽ không để cho tên tuổi y dính dáng tới những gì sau đó bị tố giác là một thứ giả mạo. Xét cho cùng, y cần phải giữ gìn danh tiếng.

Trong nhiều ngày họ vẫn không sao tìm được đúng đầu bút. Dollar Bill gạt tất cả cho đến lúc y được cho xem một bức ảnh của một thứ trong một viện bảo tàng nhỏ ở Vinginia. Y gật đầu đồng ý vì họ lấy được vào buổi chiều ngày hôm sau.

Bà quản thư viện bảo tàng nói với một phóng viên của tờ Richmond Times Dispatch rằng bà hết sức điên đầu và vụ trộm. Những cây bút không có một tầm quan trọng lịch sử nào hoặc một giá trị bằng tiền đáng kể nào cả. Trong lần trưng bày kế tiếp sẽ không thể tìm được thứ nào để thay thế.

- Tuỳ theo người cần chúng, - Dollar Bill nói khi được xem mẩu báo cáo cắt ra. Mực thì hơi dễ hơn sau khi Bill đã tìm được đúng ánh sáng. Khi mực lên trên mặt giấy chính xác phải kiểm tra độ nhờn bằng nhiệt độ và độ bốc hơi như thế nào để tạo nên ấn tượng cổ xưa. Y thử mấy bình mới thực hiện công việc.

Trong lúc nhiều người khác đang tìm kiếm những vật liệu mà y cần, Dollar Bill đọc mấy cuốn sách của thư viện Library of Congress 1 và dùng một ít thời giờ mỗi ngày trong Viện bảo tàng lịch sử Quốc gia 2 cho đến khi y tìm ra sai lầm duy nhất mà y có khả năng phạm phải.

Nhưng yêu cầu gay go nhất chính là tấm giấy da bởi vì Dollar Bill không phịu xem xét bất cứ loại nào cũ chưa tới hai trăm năm. Y cố giải thích cho Angelo về cách xác định niên đại bằng cách đo độ phóng xạ của các bon.

Nhiều mẫu đã bay đến từ Paris, Amsterdam, Vienn, Montreal và Athens, nhưng Dollar Bill gạt bỏ tất cả. Mãi cho đến khi một gói đồ được gửi đến từ Bremen với một mẫu được tuyển chọn có từ năm 1781, Dollar Bill mới mở một nụ cười mà thông thường chỉ có bia Guinness mới khiến nó hiện trên môi của y.

Y sờ nó, vuốt ve và âu yếm tấm giấy da như một thanh niên đối với một người tình mới nhưng không như một người tình, y bóp cuốn và trải tấm giấy ra với một sự quan tâm đặc biệt cho đến lúc y tin chắc nó sẵn sàng tiếp nhận mực. Rồi y chuẩn bị mười tấm có kích thước giống hệt nhau, biết rằng cuối cùng chỉ có một tấm được sử dụng.

Bill nghiên cứu mười tấm giấy da trong mấy giờ liền. Hai tấm bị loại ra trong một lúc và bốn tấm nữa vào lúc cuối ngày. Sử dụng một trong bốn tấm còn lại, gã chuyên gia thử phác thảo một bản sao mà Angelo khi trông thấy lần đầu tiên đã cho là hoàn hảo.

- Có thể hoàn hảo đối với con mắt nghiệp dư, - Bill nói, - nhưng một tay chuyên nghiệp sẽ nhận ra mười bảy điểm sai lầm. Tôi chỉ mới làm thử thôi. Huỷ nó đi.

Trong tuần lễ kế tiếp, ba bản sao của văn bản đã được thực hiện trong tầng hầm căn nhà mới của Dollar Bill ở Georgetown. Không một ai được phép vào phòng trong lúc y đang làm việc và cửa luôn luôn khoá lại mỗi lần y nghỉ ngơi. Y làm việc luân phiên hai giờ rồi nghỉ hai giờ. Những bữa ăn nhẹ được đưa đến cho y hai lần mỗi ngày và y chỉ uống nước, thậm chí cả trong buổi tối. Ban đêm, mệt nhoài, y thường ngủ liền một giấc tám tiếng đồng hồ không cựa quậy.

Sau khi y đã hoàn tất ba bản sao của văn bản gồm bốn mươi sáu dòng, Dollar Bill tự tuyên bố hài lòng với hai bản.

Bản thứ ba liền bị huỷ.

Angelo báo cáo lại với Cavalli. Cavalli có vẻ hài lòng với sự tiến bộ của Dollar Bill, mặc dầu không một ai trong bọn họ được phép trông thấy hai bản sao cuối cùng này.

Bây giờ mới đến phần gay go, Bill nói với Angelo, năm mươi sáu chữ ký, mỗi chữ đòi hỏi một đầu bút khác, một sức ép khác một ánh mực khác và mỗi chữ chính là cả một công trình nghệ thuật.

Angelo thừa nhận phân tích này, nhưng gã mất hứng thú khi được biết rằng Dollar Bill nằng nặc nghỉ một ngày trước khi bắt đầu công việc về các chữ ký bởi vì y cần say tuý luý một bữa.

° ° °

Giáo sư Bradley bay đến Washington vào tối thứ ba và tự đặt phòng ở Rits Carlton - khách sạn sang trọng duy nhất mà CIA cho phép vị giáo sư kiêm điệp viên không bình thường. Sau một bữa ăn tối nhẹ ở câu lạc bộ jockey chỉ mang theo một cuốn sách, Scott trở về phòng của anh trên tầng năm. Anh đổi băng tần từ một phim tồi tệ sang một chương trình khác trước khi ngủ thiếp đi trong lúc đầu óc đang nghĩ đến Susan Anderson.

Anh tỉnh giấc lúc 6 giờ 30 sáng hôm sau, chồm dậy và đọc tờ Washington Post từ trang đầu đến trang cuối, tập trung vào các bài liên quan tới cuộc viếng thăm của Rabin.

Anh vừa mặc áo quần vừa xem bài tường thuật trên đài CNN về phát biểu của thủ tướng Do Thái trong một bữa ăn tối tại Nhà Trắng đã diễn ra tối hôm trước. Rabin cam đoan với vị tân Tổng thống ông mong muốn mối quan hệ nồng thấm với Mỹ mà người tiền nhiệm của ông đã xây dựng được.

Sau một bữa điểm tâm nhẹ, Scott lững thững ra khỏi khách sạn để tìm một chiếc xe hơi của công ty đang chờ anh.

- Xin chào ông, - đó là những từ độc nhất mà người tài xế nói trong suốt cuộc hành trình. Đó là một cuộc dạo chơi trong thành phố khá thú vị vào buổi sáng thứ tư hôm ấy, nhưng Scott chì mỉm cười một cách nhăn nhó trong lúc anh quan sát cảnh kẹt xe trên cả ba làn đường về hướng ngược lại.

Khi anh đến văn phòng của Dexter Hutchins mười phút trước giờ hẹn Tess, thư ký của vị Phó giám đốc, vẫy tay ra hiệu anh cứ đi thẳng vào.

Dexter chào đón Scott với một cái bắt tay thật chặt và một vẻ tỏ ý xin lỗi.

- Tôi rất tiếc phải vội vã lôi anh tới đây, - ông vừa nói vừa lấy mẩu xì gà ra khỏi miệng, - nhưng ông Ngoại trưởng muốn anh có mặt trong buổi họp bàn với ông Thủ tướng Do Thái. Họ sẽ dùng bữa trưa chính thức như thường lệ, vừa ăn thịt cừu vừa nói chuyện vặt và dự kiến sẽ bắt đầu đàm luận vào lúc ba giờ chiều.

- Nhưng tại sao Christopher lại muốn tôi ở đó? Scott hỏi.

- Người của ta ở Tel Aviv nói Rubin sẽ đến đây với một vấn đề nào đó không được chính thức ghi vào chương trình nghị sự. Đó là tất cả những gì anh ta có thể khám phá. Không có chi tiết nào cả. Anh biểu biết về Trung Đông chẳng khác bất cứ ai trong phòng, vì vậy Christopher muốn anh có mặt. Tôi đã yêu cầu Tess tập hợp các dữ kiện mới nhất để cho anh nắm được tình hình vào lúc chúng ta tham dự phiên họp buổi chiều hôm nay.

Dexter Hutchins lấy một chồng hồ sơ từ gói bàn viết của ông và đưa tất cả cho Scott. Trên mỗi hồ sơ đều có đóng dấu "Tối mật" mặc dù nhiều thông tin chứa đựng trong đó rất có thể được tìm thấy vung vãi khắp nơi trong Ban ngoại vụ của tờ Washington Post.

Hồ sơ đầu tiên nói về bản thân người đàn ông và chính sách của Đảng lao động; các hồ sơ khác nói về PLO, Lebanon, Iran, Iraq, Saudi Arabia và Jordan, tất cả đều liên quan tới chính sách phòng thủ hiện hành của chúng ta. Nếu Rabin hy vọng lấy thêm tiền của chúng ta, ông ta có thể nghĩ lại, nhất là sau bài phát biểu của Clinton tuần trước về chính sách bên trong nước. Có một bản trong hồ sơ cuối cùng.

- Chắc là đóng dấu "Tối mật", - Scott nói.

Dexter Hutchins nhếch mày trong lúc Scott gói ghém các tập hồ sơ lại và ra khỏi phòng mà không nói một lời nào khác. Tess mở khoá một cánh cửa dẫn tới một văn phòng bỏ không bên cạnh phòng cô.

- Tôi sẽ đảm bảo cho giáo sư không bị ai quấy rầy, - cô hứa.

Scott lật từng trang của hồ sơ đầu tiên, và bắt đầu nghiên cứu một bản báo cáo về những cuộc thảo luận bí mật đã diễn ra ở Na uy giữa người Do thái và PLO. Khi anh xem tới hồ sơ về cuộc xung đột Iraq-Iran có cả một đoạn chính anh đã viết cách đây mới hai tuần, đề xuất một cuộc không tập bất thần vào đại bản doanh của Mukhbarat ở Baghdad nếu đội thanh tra của Liên Hiệp Quốc cứ tiếp tục bị ngăn cản trong các nỗ lực kiểm soát những trang thiết bị phòng thủ của Iraq.

Lúc mười hai giờ trưa, Tess mang vào một đĩa sandwich và một cốc sữa trong lúc anh bắt đầu đọc các bản báo cáo về những vùng cấm bay phía bên kia và tuyến 36 và 32 ở Iraq. Khi anh đọc xong bài phát biểu của Tổng thống, Scott dùng một tiếng đồng hồ nữa vào việc cố đoán ra trong đầu của Thủ tướng Do thái đang có chuyển hướng hoặc điều bất ngờ gì. Anh vẫn còn chìm trong suy nghĩ khi Dexter Hutchins thò đầu qua khe cửa và nói:

- Năm phút.

Trong xe hơi trên đường đến Bộ ngoại giao, Dexter hỏi Scott có giả thuyết nào về điều mà nhà lãnh đạo Do Thái sẽ có thể gây ngạc nhiên hay không.

- Một vài, nhưng tôi cần quan sát người hành động trước khi cố đoán ra. Xét cho cùng tôi chỉ trông thấy ông ta một lần trước kia, nhưng vào dịp đó ông ta vẫn còn nghĩ Bush có thể thắng trong cuộc bầu cử.

Khi họ đến lối vào Đường C, hai người của CIA phải mất khá lâu thời giờ mới tới được tầng bảy không kém lúc Scott vào được phía trong phòng làm việc riêng của Langley. 2 giờ 53 họ được dẫn vào phòng họp vẫn còn trống. Scott chọn một chiếc ghế sát tường, ngay phía sau chỗ Warren Christopher có thể ngồi nhưng hơi chếch bên trái như thế anh sẽ trông thấy rõ Thủ tướng Rabin bên kia bàn. Dexter ngồi bên phải Scott.

Lúc ba giờ kém một, năm nhân viên cao cấp bước vào phòng và Scott thích thú thấy Susan Anderson ở trong số đó. Mái tóc vàng hoe tuyệt đẹp của cô cuộn thành lọn khiến cô có vẻ hơi nghiêm nghị và cô mặc một bộ đồ màu xanh may rất vừa vặn làm tôn thêm dáng người thon thả của cô.

Chiếc áo khoác lấm chấm trắng với cái nơ bướm nhỏ ở cổ chắc đã khiến cho phần lớn bọn đàn ông phải cách xa, nhưng cái đó lại hấp dẫn đối với Scott.

- Xin chào giáo sư Bradley, - cô nói khi Scott đứng lên.

Nhưng cô ngồi xuống phía bên kia của Dexter Hutchins và thông báo với ông rằng vị ngoại trưởng giáo sư sẽ đến gặp họ trong giây lát.

- Đội Orioles ra sao rồi? - Scott vừa hỏi vừa cúi tới trước và nhìn thẳng qua Susan, cố không nhìn vào đôi chân thon thả đấy khêu gợi của cô Susan đỏ bừng mặt. Trong một hồ sơ nào đó, Scott đã nhớ lại rằng cô là một người hâm mộ bóng chày và khi cô không tháp tùng Ngoại trưởng ra nước ngoài, cô không bao giờ bỏ qua một trận đấu nào. Scott biết quá rõ ràng họ đã thua ba trận vừa qua.

- Cũng như đội Georgetown trong NCAA 3 , - cô đáp ứng ngay tức khắc.

Scott không sao nghĩ ra một câu trả lời thích đáng hơn. Đội Georgetown đã không lọt vào được trận đầu quốc gia lần đấu tiên trong nhiều năm.

- Mười lăm người tất cả, - Dexter nói, rõ ràng đang thích thú được ngồi ở hàng ghế cao trong đám.

Cánh cửa bỗng mở ra và Warren Christopher bước vào phòng cùng với Thủ tướng Do Thái và theo sau là các viên chức của cả hai nước. Họ tách ra hai phía bàn, ngồi xuống theo thứ tự chức vụ.

Khi Ngoại trưởng Mỹ tới chỗ ngồi của ông ở chính giữa bàn, phía trước quốc kỳ Mỹ, ông nhận thấy Scott lần đầu tiên và gật đầu tỏ vẻ biết sự hiện diện của anh.

Sau khi tất cả mọi người an vị, Ngoại trưởng Mỹ khai mạc phiên họp với một bài diễn văn chào mừng theo kiểu thông thường có thể đoán trước, phần lớn có thể đem dùng cho bất kỳ ai từ Yeltsin đến Mitterrand. Thủ tướng Do thái đáp lễ theo đúng nghi thức.

Trong một tiếng đồng hồ kế đó họ thảo luận một bản phúc trình về cuộc gặp gỡ ở Na Uy giữa các đại diện của chính phủ Do thái và tổ chức PLO. Rabin bày tỏ niềm tin tưởng một thua hiệp đang tiến triển một cách tốt đẹp, nhưng vấn đề nào sâu hơn đều phải tiếp tục trong bí mật hoàn toàn, bởi vì ông sợ rằng nếu các đối thủ chính trị của ông ở Jerusalem nghe được chuyện đó, họ vẫn có thể phá huỷ toàn bộ kế hoạch trước khi ông kịp thông báo với công chúng. Christopher gật đầu đồng ý và nói việc đó sẽ được Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá cao nếu bất cứ một lời thông báo nào như thế có thể thực hiện ở Washington. Rabin mỉm cười nhưng không nhượng bộ. Ván bài poker đã bắt đầu. Nếu ông phải giao cho người Mỹ một vụ giao tế như vậy, ông phải nhận lại một phần trọng đại không kém. Chỉ còn một tay nữa thôi cần phải được xử lý trước khi đội quân ở nhà khám phá ra cái phần đó là gì.

Chính trong một vụ việc khác, Rabin đã đưa vấn đề ra, không một ai đoán trước được. Vị thủ tướng nói vòng quanh vấn đề trong mấy phút, nhưng Scott có thể trông thấy một cách chính xác ông hướng về đâu. Rõ ràng Christopher đã được cho cơ hội, nếu ông muốn điều đó, bác bỏ cuộc thảo luận cho nó chết ngắt trước khi Rabin đưa ra một cách chính thức.

Scott viết nhanh một bức thư ngắn trên một mảnh giấy và đưa cho Susan. Cô đọc mấy lời của anh, gật đầu cúi qua và đặt bức thư trên tấm đệm giấy thấm phía trước Ngoại trưởng Mỹ. Ông mở tờ giấy ra, liếc qua nội dung nhưng không tỏ một dấu hiệu ngạc nhiên nào cả. Scott phỏng đoán rằng Christopher đã tìm hiểu được mức độ của nỗi bàng hoàng sắp sửa được buông xuống.

Vị thủ tướng chợt chuyển cuộc thảo luận sang vai trò của Do Thái trong mối quan hệ với Iraq, và nhắc nhở vị ngoại trưởng ba lần rằng họ đã đồng ý chính sách của đồng minh về chiến dịch Bão sa mạc, khi chính Tel Aviv và Haifa lại bi bắn hoả tiễn Scud chứ không phải New York hoặc Little Rock. Có điều khiến cho anh vui thú là trong phiên họp cuối cùng Rabin đã nói: "New York hoặc Rennebunport".

Ông tiếp tục nói ông đã có mọi lý do để tin rằng Saddam một lần nữa đang triển khai một vũ khí hạt nhân và Tel Aviv cùng Haifa vẫn còn là những ứng viên đầu tiên cho bất cứ đầu nổ nào.

- Ông Bộ trưởng cố đừng quên rằng chúng ta đã từng phải gỡ cái lò phản ứng hạt nhân của bọn họ một lần trong thập niên vừa qua, - vị thủ tướng nói - Và nếu cần thiết chúng ta sẽ làm lại.

Christopher gật đầu nhưng không bình luận một lời nào.

- Và nếu người Do thái thành công trong việc triển khai một vũ khí hạt nhân, - Rabin nói tiếp - Chúng tôi sẽ không được bồi thường hay thông cảm trong lần này. Và tôi không muốn chấp nhận nguy cơ phải gánh hậu quả về những gì xảy đến cho người Do thái trong lúc tôi làm thủ tướng.

Christopher vẫn không có ý kiến gì.

- Trong hơn hai năm kể từ khi cuộc chiến tranh Vùng Vịnh kết thúc, chúng ta đã chờ đợi cuộc lật đổ Saddam Hussein, hoặc do bàn tay của chính nhân dân của ông ta hoặc ít ra do ảnh hưởng bên ngoài do ông khích lệ. Trong lúc môi tuần lễ trôi qua, dân chúng Do thái càng thêm băn khoăn phải chăng chiến dịch Bão sa mạc đã từng là một sự chiến thắng.

Christopher vẫn không ngắt lời vị thủ tướng.

- Chính phủ Do thái cảm thấy đã chờ đợi người khác chấm dứt công tác này quá lâu rồi. Vì thế chúng tôi đã chuẩn bị một kế hoạch để ám sát Saddam Hussein.

Ông ngừng lại một lúc để cho hàm ý mình nói thêm rõ ràng, rồi mới tiếp:

- Cuối cùng chúng tôi đã tìm được một cách chọc thủng hệ thống bảo vệ Saddam và rất có thể được mời vào ngay trong hầm trú ẩn của ông ta. Tuy vậy, đây vẫn sẽ là một chiến dịch còn khó khăn hơn cả những gì đã dẫn tới việc bắt giữ Eichmann và việc giải thoát các con tin ở Entebbe 4 .

Vị ngoại trưởng ngước nhìn lên.

- Và ông muốn chia sẻ điều này với chúng tôi chứ gì? - ông trầm tĩnh hỏi.

Scott biết câu trả lời là như thế nào trước cả khi vị thủ tướng nói và anh tin chắc Christopher cũng thế.

- Không, thưa ông, tôi không muốn, - Rabin vừa đáp vừa nhìn xuống trang giấy trước mặt ông. - Tôi trình bày điều này chỉ với mục đích bảo đảm chúng tôi sẽ không đụng độ với các đồng nghiệp CIA của ông, bởi vì chúng tôi có thông tin cho biết chính họ cũng đang xem xét một kế hoạch như thế.

Dexter Hutchins đập đầu gối với một nắm tay siết chặt Scott vội vàng viết một bức thư hai chữ và chuyền qua cho Susan. Cô lấy kính ra đọc thư và nhìn lại anh. Scott gật đầu một cách quả quyết, vì vậy cô lại cúi về phía trước một lần nữa và đặt bức thư trước vị ngoại trưởng. Ông liếc mấy chữ của Scott và lần này ông phản ứng ngay tức khắc.

- Chúng tôi không hề có kế hoạch như thế, - Christopher nói - Tôi có thể cam đoan với ông thủ tướng rằng thông tin của ông không đúng.

Rabin có vẻ ngạc nhiên trong lúc vị ngoại trưởng nói tiếp:

- Và có lẽ tôi cần nói thêm rằng lẽ tất nhiên chúng tôi hy vọng chính ông sẽ không xem xét bất cứ một hành động nào như thế mà không thông báo đầy đủ chi tiết với tổng thống Clinton.

Đó là lần đầu tiên tên của vị tổng thống được nêu lên và Scott khâm phục cách vị ngoại trưởng dùng sức ép mà không hề gợi ra một sự đe doạ nào.

- Tôi nghe yêu cầu của ông, - vị thủ tướng đáp lại, - nhưng tôi phải nói với ông rằng nếu Saddam được phép tiếp tục phát triển cho vũ khí hạt nhân của ông ta, tôi không thể yêu cầu dân chúng của tôi ngồi nhìn.

Christopher đã đạt được thoả hiệp ông cần, và có lẽ còn câu giờ thêm một chút. Trong hai mươi phút kế tiếp vị ngoại trưởng cố lái câu chuyện vào vùng thân hữu hơn, nhưng mọi người trong phòng đều biết rằng sau khi những người khách của họ rời khỏi chỉ có một vấn đề sẽ được thảo luận.

Khi cuộc thảo kết thúc vị ngoại trưởng chỉ thị nhân viên của ông chờ trong phòng họp trong lúc ông tiễn vị thủ tướng ra tận xe, mấy phút sau ông trở lại với chỉ một câu hỏi cho Scott:

- Làm sao anh có thể chắc chắn Rabin lừa bịp khi ông ta nghĩ chúng ta cũng đang chuẩn bị một kế hoạch loại bỏ Saddam? Tôi đã quan sát đôi mắt ông ta và ông ta đã không lộ ra một vẻ gì cả.

- Tôi thừa nhận điều đó, thưa ông, - Scott trả lời - Nhưng đó là câu duy nhất ông ta nói ra trong hai tiếng đồng hồ mà ông ta đã đọc từng từ một. Tôi thậm chí nghĩ ông ta đã tự tay viết ra. Một cố vấn đã chuẩn bị bài phát biểu đó. Và, quan trọng hơn, Rabin đã không tin.

- Anh có tin người Do Thái có một kế hoạch ám sát Saddam Hussein?

- Vâng có, - Scott nói - Và hơn thế nữa, mặc dầu Rabin bảo ông ta đang kiềm chế dân chúng, tôi tin chắc ông ta là người đầu tiên có ý này. Tôi nghĩ ông ta biết chính xác từng chi tiết, kể cả ngày và nơi thích hợp.

- Anh có giả thiết nào về việc ông ta sẽ khởi sự như thế nào?

- Không, thưa ông, tôi không có, - Scott trả lời.

Christopher quay sang Susan.

- Tôi muốn có một cuộc hội thảo chính thức với Ed Djerijian và nhân viên cao cấp về Trung Đông của ông ấy tại phòng của tôi trong vòng một giờ nữa, và tôi muốn gặp tổng thống trước khi ông ấy đi Houston.

Christopher quay đi, nhưng trước khi tới cửa, ông ngoảnh lại.

- Cám ơn anh, Scott. Tôi vui mừng anh có thể rời khỏi Yale. Chắc là chúng tôi sẽ gặp anh thường xuyên hơn trong mấy tuần lễ sắp tới.

Vị ngoại trưởng ra khỏi phòng.

- Tôi cũng cố thể nói thêm lời cảm ơn của tôi, - Susan vừa nói vừa gom góp giấy tờ và hối hả chạy theo Thủ tướng.

- Rất vui lòng, - Scott nói rồi tiếp lời. - Cô cố nhớ bữa ăn tối hôm nay với tôi nhé? Câu lạc bộ Jockey, tám giờ?

Susan dừng lại giữa đường.

- Ông cần phải nghiên cứu công việc kỹ hơn nữa, giáo sư Bradley. Tôi đang sống với cùng một người suốt sáu năm qua và ….

- Tôi nghe nói mọi việc không được tốt đẹp, trong thời gian gần đây, - Scott ngắt lời. Dù sao đi nữa, ông ấy đang đi dự một hội nghị Seattle, phải không?

Cô viết nguệch ngoạc mấy chữ lên một mảnh giấy và đưa cho Dexter Hutchins. Dexter đọc mấy từ đó và bật cười trước khi đưa lại cho Scott: "Anh ấy lừa bịp".

Khi hai người chỉ còn lại một mình, Dexter Hutchins cũng có một câu hỏi cần được giải đáp.

- Đâu có? - Scott nhìn nhận - Nhưng tôi chắc chắn rằng người Do thái không có bất cứ một tin tức nào để nghĩ chúng ta đang dự tính.

Dexter mỉm cười và nói:

- Cám ơn anh đã từ Connecticut đến đây, Scott. Tôi sẽ liên lạc lại. Tôi có linh cảm chiếc máy bay đến Washington sẽ như một con thoi cho anh suốt máy tháng sắp tới.

Scott gật đầu, cảm thấy nhẹ nhõm vì thời hạn sắp sửa hết và sẽ không có ai có thể trông mong thấy anh trong vài ba tuần lễ.

Scott lấy một chiếc taxi quay lại Ritz Carlton, trở về phòng và bắt đầu sắp xếp đồ đạc vào chiếc VAN nhỏ. Trong năm qua anh đã xem xét cả trăm cách mà người Do Thái có thể toan tính để ám sát Saddam Hussein, nhưng tất cả đều có nhiều điểm thiếu sót bởi vì mỗi lần Tổng thống Iraq đi đâu cũng có một lực lượng bảo vệ hùng hậu vây quanh.

Scott cũng cảm thấy chắc chắn rằng thủ tướng Rabin sẽ không bao giờ chuẩn y một chiến dịch như thế trừ phi có một cơ may lớn khiến cho các nhân viên mật vụ của ông ta có thể sống sót trở về. Do thái không cần loại sỉ nhục đó thêm vào tất cả những vấn đề khác.

Scott bật tivi mục tin tức buổi tối. Tổng thống đang nên đường tới Houston để tiến hành một cuộc gây quỹ cho thượng nghị sĩ Bob Krueger, người đang bảo vệ ghế của Lloyd Bentsen trong cuộc bầu cử đặc biệt trong tháng năm.

Máy bay của ông đã cất cánh trễ ở Andrews. Không có một lời giải thích nào về lý do chương trình bị lùi lại - vị tân Tổng thống đang nhanh chóng đạt được tiếng tăm về cách làm việc theo thời gian chuẩn Clinton. Tất cả những gì thông tấn viên của Nhà Trắng muốn nói là Tổng thống đã thảo luận nhiều vấn đề với ngoại trưởng trong vòng kín.

Scott tắt tivi và xem đồng hồ tay. Quá bảy giờ một chút, và chuyến bay của anh được sắp xếp lúc 9 giờ 40, vừa đủ thời giờ để ngoạm một món gì trước khi ra phi trường. Anh chỉ được cung cấp mấy cái sandwich và một cốc sữa cho cả ngày hôm nay, và nghĩ rằng CIA tối thiểu nợ anh một bữa ăn tươm tất.

Scott đi xuống cầu thang đến câu lạc bộ Jockey và được đưa tới một bàn trong góc. Một nghị sĩ quốc hội ba hoa đang nói với một cô gái tóc vàng bằng nửa tuổi ông ta rằng Tổng thống đã hội thảo trong phòng kín với Warren Christopher bởi vì "họ đang bàn luận về đề xuất sửa đổi ngân sách quốc phòng của tôi". Cô gái tóc vàng có vẽ thán phục, mặc dầu cô hầu bàn vẫn dửng dưng.

Scott gọi món cá hồi hun khói, một miếng bít tết lưng và nửa chai Mounton Cadet trước khi xem xét lại một lần nữa mọi điều mà thủ tướng Do thái đã phát biểu trong cuộc hội thảo. Nhưng anh kết luận rằng nhà chính khách sắc sảo đã không để lộ ra một đầu mối nào cho biết bằng cách nào hoặc bao giờ - hoặc thậm chí có hay không - người Do Thái có thể thực hiện mối đe doạ của họ.

Theo lời khuyên của cô hầu bàn, anh đồng ý thử món đặc biệt của nhà hàng, bánh bông lan nướng với sôcôla. Anh tự thuyết phục rằng anh sẽ không được ăn uống như thế này nữa trong một thời gian và, dù sao đi nữa, anh sẽ cho tiêu tan tất cả trong phòng tập thể dục vào ngày hôm sau. Khi anh đã ăn xong miếng cuối cùng, Scott xem đồng hồ: tám giờ ba phút - vừa đủ thời gian cho một tách cà phê trước khi chộp một chiếc taxi ra phi trường.

Scott quyết định không uống thêm một tách thứ hai, giơ bàn tay lên và nguệch ngoạc trong không khí để cho biết anh muốn thanh toán tiền. Khi cô hầu bàn trở lại, anh đã cầm sẵn Master Card.

- Người khách của ông vừa mới đến, - người hầu bàn nói, không tỏ ra ngạc nhiên một chút nào.

- Người khách của tôi…? - Scott bỡ ngỡ hỏi lại.

- Hello, Scott. Em xin lỗi đã đến trễ một chút, nhưng Tổng thống cứ hỏi đi hỏi lại mãi.

Scott dửng lên và bỏ tấm Master Card trở vào túi trước khi hôn lên má của Susan.

- Anh đã nói tám giờ, phải không? - cô hỏi.

- Phải, - Scott nói, tựa hồ anh đang chờ đợi cô.

Cô hầu bàn lại xuất hiện với hai tấm thực đơn lớn và đưa cho hai người khách.

- Tôi có thể đặt món cá hồi hun khói và bít tết, - cô nói thậm chí không hé môi mỉm cười.

- Không, như thế có vẻ hơi nhiều đối với tôi, - Susan nói - Nhưng đừng để cho em ngăn cản anh, Scott.

- Không, Tổng thống Clinton không phải là người duy nhất ăn kiêng, - Scott nói - Xúp thịt và sà lách rất phù hợp với tôi.

Scott nhìn Susan trong lúc cô nghiên cứu tấm thực đơn, cặp kính gác lên chóp mũi. Cô đã thay bộ đồ xanh thẫm cắt may rất khéo bằng một chiếc áo đầm dài mầu hồng khiến cho thân hình thon thả của có lại càng nổi bật hơn nữa. Mái tóc vàng của cô lúc này buông xoã trên hai bờ vai và lần đầu tiên trong ký ức của anh, cô sử dụng son môi. Cô chợt nhìn lên và mỉm cười.

- Cô cho tôi crab cakes, - cô nói với người hầu bàn. - Họ vẫn còn đang nghe một cuộc báo cáo của Bộ ngoại giao.

- Không nhiều, - cô hạ giọng nói - Ngoại trừ nếu Saddam phải bị ám sát ông nghĩ rằng ông sẽ trở thành mục tiêu số một của người Iraq.

- Một sự đáp ứng tự nhiên mà thôi, - Scott nhận xét.

- Đừng nói chuyện chính trị nữa, - Susan bảo. - Hãy nói về những điều lý thú hơn. Tại sao anh nghĩ Ciseri bị đánh giá thấp còn Bellini lại được đánh giá cao?

Nghe cô hỏi, Scott nhận thấy Susan chắc cũng đã đọc kỹ hồ sơ nội bộ của anh từng trang một.

- Thì ra đó là lý do cô đến đây. Cô đúng là một người hâm mộ nghệ thuật.

Trong giờ kế tiếp họ bàn luận về Bellini, Ciseri, Carravaggio, Florence và Venice, không còn để tâm đến việc gì khác cho đến lúc cô hầu bàn lại hiện ra bên cạnh họ.

Cô ta khuyên họ dùng món bánh bông lan nướng với sôcôla và thất vọng vì cả hai đều từ chối ý kiến đó.

Trong lúc uống cà phê. Scott kể cho Susan nghe về cuộc sống của anh ở Yale và cô nhìn nhận rằng đôi khi cô hối tiếc đã không nhận lời mời dạy học ở Stanford, một trong năm trường đại học mà cô đã vinh dự được cấp học bổng.

- Nhưng không bao giờ ở Yale, giáo sư Bradley, - cô nói trước khi xếp khăn ăn lại.

Scott mỉm cười trong lúc cô nói tiếp khi cô hầu bàn mang hoá đơn lại:

- Cám ơn anh về một buổi tối thú vị.

Scott ký hoá đơn thật nhanh, hy vọng cô không thể trông thấy rõ và phòng kế toán của CIA sẽ không chất vấn tại sao lại có một hoá đơn cho ba người.

Khi Susan đi tới phòng vệ sinh Scott xem đồng hồ, mười giờ hai mươi lăm. Chuyến máy bay cuối cùng đã cất cánh gần một giờ trước. Anh bước xuống quầy tiếp tân và hỏi họ có thể đặt phòng khách sạn cho anh một đêm nữa hay không. Nhân viên tiếp tân bấm một vài phím trên máy vi tính, xem kết quả và nói:

- Vâng, tất cả đều ổn, giáo sư Bradley. Điểm tâm châu Âu và Washington Post như thường lệ?

- Xin cám ơn, - anh nói lúc Susan lại đến bên anh.

Cô khoác tay với anh trong lúc họ bước về phía những chiếc taxi đậu trên đoạn đường trải sơn. Người gác cổng mở cửa sau cửa chiếc taxi đầu tiên trong lúc Scott hôn lên má Susan một lần nữa.

- Hy vọng sớm gặp lại cô.

- Điều đó tuỳ thuộc vào ông Ngoại trưởng, - Susan vừa nói vừa nhăn răng cười rồi bước vào ghế sau của chiếc tại.

Người gác cổng đóng của lại và Scott vẫy tay chào trong lúc chiếc xe hơi chạy xuôi theo đại lộ Massachusetts.

Scott hít một hơi thật sâu không khí của Washington và cảm thấy rằng sau hai bữa ăn liền một buổi tối một cuộc đi bộ quanh khu cao ốc này chắc sẽ không tác hại gi cho anh. Tâm trí anh cứ luân phiên nghĩ tới Saddam và Susan, cả hai người anh đều không sao đánh giá nổi.

Anh thả bộ trở về Rits Carlton khoảng hai mươi phút sau, nhưng trước khi đi lên phòng anh trở lại nhà hàng và đưa cho cô hầu bàn một tờ hai mươi đô la.

- Xin cám ơn giáo sư, cô ta nói. Tôi hy vọng ông thưởng thức cả hai bữa ăn.

- Nếu bao giờ cô cần một công việc làm ban ngày, - Scott nói, - Tôi biết một cơ quan ở Virginia có thể sử dụng tới tài năng đặc biệt của cô.

Cô hầu bàn cúi đầu chào. Scott rời nhà hàng, lấy thang máy lên tầng nằm và thong thả đi xuôi theo hành lang tới phòng 505.

Khi anh rút chìa khoá ra khỏi ổ và đẩy cánh cửa mở, anh ngạc nhiên phát hiện anh đã để đèn sáng. Anh cởi áo khoác và bước xuống hành lang vào phòng ngủ. Anh chợt dừng lại và nhìn sững cảnh tượng trước mắt anh. Susan đang ngồi thẳng người trên giường trong một chiếc áo ngủ mỏng tanh, đọc các lời ghi chép của anh về cuộc hội thảo buổi chiều, cặp kính của nàng tựa trên chóp mũ. Cô ngước lên nhìn anh với một nụ cười thẳng thắn.

- Ông Ngoại trưởng bảo em rằng em phải tìm hiểu càng nhiều càng tốt về anh trước buổi hội thảo sắp tới.

- Bao giờ em sẽ hội thảo?

- Sáng mai, chín giờ đúng.

--- ------ ------ ------ -------

1 Library of Congress: thư viện quốc gia ở Washington D.C được thành lập năm 1800 bởi Quốc hội Mỹ trước kia được dành riêng cho các nghị sĩ, nay là một trong những thư viện cho công chúng lớn nhất thế giới.

2 National Archives.

3 NCAA: National Collegiate Athletie Association: Hội Vận động viên Đại học Quốc gia.

4 Entebbe: thành phố ở Nam Uganda, thủ đô của Uganda thời còn là một nước bảo hộ thuộc Anh (1894 - 1962).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8


Button Gwinnett 1 quả là cả một vấn đề. Nét chữ vừa ngoằn ngoèo vừa nhỏ và chữ G nghiêng về phía trước. Phải mấy tiếng đồng hồ sau Dollar Bill mới sẵn sàng sao chép chữ ký trên hai tấm giấy da còn lại. Trong những ngày kế tiếp, y dùng tới năm mươi sáu ánh mực khác nhau và thay đổi sức ép từng chút một của các đầu bút bằng cách thử đi thử lại nhiều lần mới cảm thấy hài lòng với Lewis Morris, Abraham Clark, Richard Stockton và Caesar Rođney. Nhưng y cảm thấy kiệt tác của y rõ ràng là John Hancock về kích thước mức chính xác, ánh mực và sức ép gã Ái Nhĩ Lan hoàn tất hai bản sao của bản Tuyên ngôn Độc lập bốn mươi tám ngày sau khi y nhận lời mời của Angelo Santoni đi uống một chầu ở một quán rượu khu thương mại của San Francisco.

- Một bản sao đúng là hoàn hảo, - y nói với Angelo, - còn bản kia có một thiếu sót rất nhỏ.

Angelo đứng nhìn kỹ hai bản sao một cách sững sờ, không sao nghĩ ra một lời nào để diễn tả một cách đúng mức sự khâm phục của gã.

- Khi William J. Stone được yêu cầu sao lại một bản vào năm 1820, ông ta đã mất gần ba năm trời, - Dollar Bill nói - Và quan trọng hơn, ông ta được sự chấp thuận của Quốc hội.

- Ông có định nói cho tôi biết sự khác biệt duy nhất giữa bản sao cuối cùng ông chọn và bản gốc?

- Không, nhưng tôi sẽ nói cho anh biết chính William J. Stone đã chỉ cho tôi theo đúng hướng.

- Thế rồi sau đó? - Angelo hỏi.

- Hãy kiên nhẫn, - Dollar Bill nói, - bởi vì cái bánh bông lan của chúng ta cần thời gian để mở ra.

Angelo quan sát trong lúc Dollar Bill chuyển hai tấm giấy da một cách thận trọng lên một bàn ở trung tâm căn phòng mà y đã đặt sẵn một ngọn đèn Xenon làm nguội bằng nước Cái này cho ta một ánh sáng như ban ngày, nhưng có cường độ lớn hơn nhiều, y giải thích.

Y bật đèn và căn phòng sáng rực lên như một phim trường của đài truyền hình rồi nói tiếp.

- Tôi đã tính toán đúng, cái này sẽ giúp ta đạt được trong vòng ba mươi giờ hiệu quả mà thiên nhiên phải mất hai trăm năm mới gây nên cho bản gốc.

Y mỉm cười.

- Chắc chắn đủ thời gian để uống thật say.

- Chưa được, - Angelo do dự nói - Ông Cavalli còn có một yêu cầu nữa.

- Yêu cầu đó là gì? - Dollar Bill hỏi bằng giọng Ái Nhĩ Lan nồng nhiệt.

Y lắng nghe ý muốn sau cùng của ông Cavalli với vẻ thích thú.

- Tôi cảm nghĩ tôi phải được trả gấp đôi trong tình huống này.

Đó là câu trả lời duy nhất của Dollar Bill.

- Ông Cavalli đã đồng ý trả thêm cho ông mười nghìn nữa, - Angelo nói.

Dollar Bill nhìn xuống hai bản sao, nhún vai và gật đầu.

° ° °

Ba mươi sáu giờ sau, chủ tịch và giám đốc điều hành của kỹ năng đáp máy bay đi Washington.

Họ có hai vấn đề cần xác định trước khi bay trở về New York. Nếu cả hai hội thảo của ban điều hành mà họ hy vọng sẽ thực hiện hợp đồng.

Tuy nhiên nếu kết quả không chắc chắn, Cavalli sẽ trở về Wall Street và gọi hai cú điện thoại. Một cú cho ông Al Obaydi, giải thích lý do không thể thực hiện yêu cầu của ông ta và cú thứ hai cho đầu mối của họ ở Lebannon để nói cho người đồ hay rằng họ không thể giao dịch với một người đòi hỏi mình phần trăm số tiền phải được gửi vào một tài khoản ngân hàng Thuỵ Sĩ với tên của hắn ta.

Cavalli thậm chí sẽ cung cấp số tài khoản mà họ đã mở với tên của Al Obaydi ở Geneva và như vậy trách nhiệm về sự thất bại sẽ được di chuyển từ bố con Cavalli sang viên Phó đại sứ từ Iraq.

Khi hai người bước ra khỏi phòng đón khách chính của phi trường, một chiếc xe hơi chờ để đưa họ vào Washington. Qua cầu đường 14 họ tiếp tục theo hướng Đông trên đại lộ quốc gia, một toà nhà cả hai người chưa ai từng viếng thăm.

Sau khi đã ở bên trong cánh Đông, họ ngồi xuống trên tượng lớn của Calder 2 và chờ đợi.

Chính tiếng vỗ tay lôi cuốn sự chú ý của họ trước khi họ ngước lên để xem chuyện gì gây huyên náo, họ quan sát trong lúc đám đông du khách đứng sau một bên, cố tạo ra một khoảng trống.

Khi họ trông thấy ông ta lần đầu tiên, bố con Cavalli tự động đứng lên. Một toán vệ sĩ, hai người trong bọn Antonio biết mặt, dẫn đường cho người đàn ông đi xuyên qua đám đông trong lúc ông ta bắt tay với càng nhiều người càng tốt.

Vị chủ tịch và viên giám đốc điều hành tiến mấy bước về phía trước để thấy rõ hơn cảnh tượng đang diễn ra.

Thật là phi thường, nụ cười, dáng đi, ngay cả cái quay đầu hết sức thoải mái. Khi ông ta dừng lại trước mặt họ và cuối xuống để nói chuyện với một cậu bé trong một lúc, nếu họ không biết sự thật có lẽ chính họ cũng phải tin.

Khi người đàn ông tới trước toà nhà, đám vệ sĩ dẫn đường cho ông ta về phía trước xe hơi sang trọng thứ ba trong một dãy sáu chiếc. Trong chốc lát, ông ta đã lượt đi, xuống còi nhỏ dần. vào phía xa.

- Cuộc diễn tập này làm hao tốn tôi một trăm nghìn đô la, - Tony nói trong lúc họ quay trở lại lối vào.

Trong lúc y đẩy qua cánh cửa quay một cậu bé vừa chạy ào quay vừa rán cổ la to.

- Tôi vừa mới trông thấy Tổng thống! Tôi vừa mới trông thấy Tổng thống.

- Đáng giá từng xu, - bố Tony nói - Bây giờ tất cả những gì ta cần biết là Dollar Bill có xứng đáng với tiếng tăm của anh ta hay không?

° ° °

Hannah nhận một cú điện thoại khẩn yêu cầu nàng tham dự một cuộc hội thảo ở Toà đại sứ khi lớp học của nàng còn bốn tháng nữa mới kết thúc. Nàng phỏng đoán mọi việc sẽ vô cùng tồi tệ.

Trong các kỳ thi được tổ chức vào mới ngày thứ sáu khác, Hannah cứ liên tục đạt điểm cao hơn năm điệp viên thực tập khác vẫn còn ở London. Vào giai đoạn này nàng cương quyết không để cho thiên hạ bảo rằng nàng không đủ năng lực.

Cuộc hẹn ngoài chương trình với ông uỷ viên hội đồng đại diện cho Vụ Văn hoá, một chức vụ giả hiệu của Đại tá Kratz, nhân vật cao cấp nhất của Mossad ở Londơn, đã được định vào sáu giờ chiều hôm nay.

Trong cuộc thực tập buổi sáng của nàng, Hannah đã không sao tập trung vào các công trình của đấng Tiên tri Mohammed và trong suốt buổi chiều thậm chí nàng còn trải qua mặt thời gian gay go hơn với hoạt động và nhiệm vụ của nức Anh ở Iraq, 1917 - 1932. Nàng sung sướng thoát khỏi lúc năm giờ mà không bị giao thêm công việc gì.

Toà đại sứ Do thái trong hai năm vừa qua đã biến thành một khu cấm địa đối với tất cả các điệp viên thực tập trừ khi được đặc biệt mời đến. Nếu bạn được triệu tập bạn thừa biết đó chí là để thu hồi vé máy bay trớ về: chúng tôi không cần dùng bạn nữa. "Xin chào" và nếu bạn may mắn: "Cám ơn bạn". Hai thực tập viên đã đi theo con đường đó trong tháng vừa qua.

Hannah chỉ trông thấy Toà đại sứ một lần, trong lúc nàng được đưa qua đó bằng xe hơi vào ngày đầu tiên nàng trở lại thủ đô. Nàng thậm chí không biết chắc vị trí của nó.

Sau khi dò trên bản đồ toàn bộ thành phố London, nàng mới phát hiện nó ở Palace Green, Kensington, cách đường một quãng ngắn.

Hannah bước ra khỏi ga tàu điện ngầm South Kensington lúc sáu giờ kém vài phút. Nàng thả bộ ngược lên lề đường rộng vào Palace Green và đến tận Toà đại sứ Phi luật tân rồi mới quay trở lại để tới phái bộ Do thái ngay trước giờ hẹn. Nàng mỉm cười với viên cảnh sát trong lúc nàng trèo lên bậc thềm đến cửa trước.

Hannah thông báo tên của nàng cho nhân viên tiếp tân, và giải thích nàng có một cuộc hẹn với uỷ viên Hội đồng đại diện cho Vụ Văn hoá.

- Tầng một, sau khi cô lên tới đầu cầu thang, cánh cửa màu xanh lá cây ở ngay trước mắt cô.

Hannah trèo lên cầu thang rộng một cách chầm chậm, cố gắng tập trang tư tưởng. Nàng cảm thấy một nỗi lo ập đến trong lúc nàng gõ lên cửa. Cánh cửa mở mạnh ra ngay lập tức

- Rất vui được gặp cô, Hannah, - một người đàn ông còn trẻ mà nàng chưa từng gặp nói - Tên tôi là Kratz. Xin lỗi phải gọi cô đến gấp như thế này, nhưng chúng tôi đang gặp rắc rối. Xin mời cô ngồi, ông ta vừa nói tiếp vừa chỉ một chiếc ghế tựa êm ái ở phía bên kia của cái bàn lớn.

Không chỉ là một người có thói quen nói những vấn đề nhỏ, đó là kết luận đầu tiên của Hannah.

Hannah ngồi thẳng người trên ghế và chăm chú nhìn người đàn ông đối diện với nàng. Ông ta có vẻ quá trẻ đối với chức uỷ viên Hội đồng đại diện cho Vụ Văn hoá. Nhưng rồi nàng nhớ lại lý do thực sự về việc bố trí vị đại tá ở London. Kratz có một gương mặt nồng nhiệt, bộc trực và nếu ông ta không bị hói trán hơi sớm, thậm chí ông ta có thể được mô tô là đẹp trai.

Hai bàn tay thô kệch của ông ta đặt trên bàn phía trước mặt trong lúc ông ta nhìn qua phía Hannah. Đôi mắt ông ta không hề rời khỏi nàng và nàng bắt đầu cảm thấy mất tự chủ vì sự tập trung đó.

Hannah siết chặt nắm tay. Nếu nàng phải bị đưa về nhà, tối thiểu nàng sẽ trình bày trường hợp của nàng mà nàng đã chuẩn bị và tập dượt.

Vị uỷ viên hội đồng tỏ vẻ do dự tựa hồ ông ta đang quyết định cách phát biểu điều cần nói. Hannah mong ước ông ta muốn nói gì cũng được. Như thế này thì còn tồi tệ hơn khi chờ đợi kết quả của một kỳ thi mà bạn đã biết là mình hỏng.

- Cô sống như thế nào với gia đình Rubins? - Kratz chợt hỏi.

- Rất tốt, cám ơn ông, - Hannah nói.

Không cho biết một chi tiết nào, nàng quyết định không để cho ông ta giữ kín lâu mục đích thực sự của cuộc gặp gỡ này.

- Còn lớp học tiến hành như thế nào?

Hannah gật đầu và khẽ nhún vai.

- Và cô đang ước mong trở lại Do thái phải không? - Kratz tiếp tục hỏi.

- Chỉ khi nào tôi đã làm được một công việc đáng giá mới trở về, - Hannah trả lời, bực mình vì nàng đã mất cảnh giác.

Nàng ước mong Kratz nhìn ra chỗ khác chỉ trong giây lát.

- Được rồi, rất có thể cô sẽ không trở về Do thái, - Kratz nói.

Hannah đổi thế ngồi của nàng trên ghế.

- Tối thiểu, không phải ngay lúc này, - Kratz nói tiếp. - Có lẽ tôi phải giải thích rõ. Mặc dầu lớp huấn luyện của cô còn bốn tháng nữa mới kết thúc.

Ông ta mở một tập hồ sơ để trên bàn phía trước ông ta và tiếp tục:

- Giáo viên của cô đã thông báo với chúng tôi rằng cô có triển vọng đạt được kết quả các kỳ thi cuối cùng tốt hơn bất cứ người nào trong số năm điệp viên còn lại và tôi tin chắc cô biết như thế.

Đây là lần đầu tiên nàng được xem là một điệp viên.

- Chúng tôi đã quyết định cô sẽ tham gia vào đội cuối cùng. - Kratz nói, như thể đoán trước câu hỏi của nàng. - Nhưng cơ hội đã xuất hiện và chúng tôi nghĩ cô là người có đủ khả năng nhất để tận dụng ngay lúc này.

Hannah cúi người về phía trước trên ghế.

- Nhưng tôi tưởng tôi đang được huấn luyện để đi Baghdad.

- Đúng thế, và tới lúc thuận tiện cô sẽ đi Baghdad, nhưng giờ đây chúng tôi muốn đưa cô vào một khu vực thù địch khác. Không có cách nào tốt hơn cô phải tìm ra cách tự xoay sở trong tình trạng căng thẳng.

- Ông định nói nơi nào thế - Hannah hỏi, không sao che giấu được nỗi thích thú.

- Paris.

- Paris? - Hannah nhắc lại với vẻ khó tin.

- Phải. Chúng tôi đã bắt được một nguồn tin cho hay người đứng của Ban lợi ích Iraq đã yêu cầu chính phủ ông ta cung cấp cho ông ta một nữ thư ký phụ. Cô gái đã được ra chọn và sẽ rời Baghdad đi Paris trong thời gian mười ngày. Nếu sẵn sàng chiếm chỗ cô ta, cô ta sẽ không bao giờ đến được phi trường Charles de Gaulle.

- Nhưng họ sẽ biết tôi là người đợi tốt trong vòng mấy phút.

- Không chắc đâu, Kratz vừa nói vừa lấy một hồ sơ dày hơn ra khỏi một ngăn kéo của bàn ông ta và lật mấy trang.

- Cô gái này đã học ở trường Trung học Putney rồi vào Trường Đại học Durham để học Anh ngữ, trong cả hai thời gian đó đều nhờ vào tiền trợ cấp của chính phủ Iraq. Cô ta muốn ở lại Anh nhưng bị bắt buộc trở về Baghdad khi chiếu khán cho sinh viên đã bị huỷ bỏ vừa đúng hai năm trước đây.

- Nhưng gia đình cô ta…

- Bố chết trong chiến tranh với Iran và mẹ đã đi sống với cô em, ngay bên ngoài Karbala.

- Anh chị em?

- Một người em trai đang ở trong lực lượng Phòng vệ Cộng hoà, không có chị em gái. Đó là tất cả trong hồ sơ. Cô sẽ được dành mấy ngày để nghiên cứu các thông tin cần thiết trước khi cô phải quyết định. Tel Aviv tin chắc chúng ta có một dịp may để đưa cô vào chỗ cô ta. Kiến thức toàn diện của cô về Paris hiển nhiên là vô cùng hữu ích. Chúng tôi sẽ chỉ bỏ cô ta ở đó trong ba đến sáu tháng là nhiều nhất.

- Và sau đó?

- Trở về Do thái để chuẩn bị đi Baghdad. Nếu cô quyết định phận nhiệm vụ này, ý định quan trọng nhất của chúng tôi là không sử dụng cỏ với tư cách một điệp viên. Chúng tôi đã có mấy điệp viên ở Paris. Chúng tôi chỉ cần cô tiếp thu mọi việc chung quanh cô và quen với lối sống của người A rập, cách suy nghĩ giống như họ. Cô không được giữ bất cứ hồ sơ nào thậm chí cả ghi chép. Chuyển tất cả mọi việc vào ký ức. Cô sẽ được phỏng vấn khi chúng tôi rút cô về. Cô đừng bao giờ quên rằng nhiệm vụ cuối cùng của cô vô cùng quan trọng đối với nước Do Thái, chưa bao giờ có gì quan trọng hơn.

Ông ta mỉm cười lần đầu tiên và nói tiếp.

- Có lẽ cô muốn suy nghĩ kỹ trong vài ngày.

- Không, cám ơn ông, - Hannah nói.

Lần này chính Kratz tỏ vẻ lo lắng trong lúc nàng vẫn bình thường.

- Tôi vui mừng nhận công việc này nhưng tôi có một vấn đề?

- Vấn đề gì? - Kratz hỏi.

- Tôi không biết đánh máy, nhất là chữ A rập.

Ông ta bật cười:

- Thế thì chúng tôi sẽ sắp xếp một lớp học cấp tốc cho cô. Cô nên rời khỏi nhà gia đình Rubins ngay tức khắc và tự di chuyển đến Toà đại sứ vào đêm mai. Người ta sẽ không hỏi han cô gì hết và cũng không đề nghị gì. Trong lúc chờ đợi, cô hãy nghiên cứu cái này.

Ông ta đưa cho cô một bìa đựng giấy tờ màu nâu với cái tên "Karima Sai" viết ở phía trên với những chữ cái đậm nét và nói tiếp:

- Trong vòng mười ngày cô phải thuộc lòng tập hồ sơ này. Những điều hiểu biết mà cô ghi nhớ được có thể cứu mạng cô.

Kratz đứng lên từ phía bên kia bàn và bước quanh để tiễn Hannah ra cửa.

- Chỉ còn một thứ nữa, - ông ta nói trong lúc mở cửa cho nàng. - Tôi tin cái này là của cô.

Vị Uỷ viên Hội đồng đại diện cho Vụ văn hoá đưa cho Hannah một chiếc valy nhỏ méo mó.

° ° °

Trong một chiếc xe hơi trên đường đi Georgetown, Cavalli giải thích cho ông bố của y rằng cách xa nhà trưng bày chừng một trăm mét tài xế không được nhấn còi và chiếc xe hơi đó sẽ tách khỏi đội hình như các chiếc xe khác lúc đến sáu giao lộ kế tiếp, mất dạng vào dòng xe lưu thông buổi sáng.

- Còn anh chàng diễn viên?

- Với đầu sói giả lấy ra và mang kính đen, sẽ không có một ai nhìn lại một Loyd Dam một lần thứ hai. Anh ta sẽ đi tàu điện ngầm trở về New York trong buổi chiều.

- Tài tình!

- Sau khi các tấm bảng số đã được thay đổi, sáu chiếc xe sẽ trở lại thành phố trong vài ngày sau với bàng số gốc New York.

- Con đã làm một công việc hết sức chuyên nghiệp, - bố y nói.

- Phải, nhưng đó chỉ là cuộc diễn tập của một cảnh mà thôi. Việc chúng ta đang dự kiến chuẩn bị trong thời gian bốn tuần là trình diễn một vở kịch ba hồi với toàn bộ Washington được mời làm khán giả.

- Con cố đừng quên rằng chúng ta đang được trả một trăm triệu để gây rối, - ông già nhắc con trai.

- Nếu chúng ta bỏ cuộc sẽ bị trả đũa một cách ra trò. - Cavalli nói trong lúc chiếc xe hơi chạy qua khách sạn Four Seasons. Người tài xế quẹo trái xuôi theo một đường phụ và dừng lại bên ngoài một ngôi nhà gỗ cũ kỹ nhưng khá hấp dẫn. Angelo đang đứng chờ bên cạnh một cổng sắt trên đầu mấy bậc thềm bằng đá. Vị chủ tịch và viên dẫn đội diễu hành ra khỏi xe và đi theo Angelo xuống các nấc thang với một tốc độ nhanh, không nói với nhau một lời nào.

Chính cửa sổ ở tận cùng đã mở sẵn. Khi họ đã ở bên trong, Angelo giới thiệu họ với Bill Oreilly. Bill dẫn họ xuôi theo hành lang tới phòng của y. Khi y tới cánh cửa khoá y xoay chìa khoá như thể họ sắp sửa bước vào hang của Aladdin. Y mở cửa và ngừng lại chỉ trong một lát trước khi bật đèn, rồi dẫn mọi người tới trung tâm của căn phòng, nơi hai bản thảo đang chờ họ kiểm tra. Y giải thích với mấy người khách rằng chỉ có một bản giống y nguyên bản.

Bill đưa cho hai người một cái kính lúp rồi thụt lùi lại một bước để chờ ý kiến của họ. Tony và bố y hoàn toàn không biết phải bắt đầu tử đâu và khởi sự nghiên cứu cả hai bản trong mấy phút, không thốt lên một tiếng nào.

Tony bỏ thời giờ vào việc dọc kỹ chương mở đầu: "When in the course of human events…", trong lúc bố y mỗi lúc một thêm say mê các chữ ký của Francis Lightfoot và Carter Braxtor, mà các đồng nghiệp ở Virginia đã để chỗ cho họ quá ít ở cuối tấm giấy da để ký tên.

Một lúc sau, ông bố của Tony dừng thẳng người lên, quay về phía người đàn ông Ái Nhĩ Lan nhỏ thó, đưa trả chiếc kính lúp và nói:

- Tuyệt, tôi chỉ có thể nói rằng William J. Stone chắc sẽ rất tự hào nếu biết được anh.

Dollar Bill cúi đầu, bày tỏ lòng cám ơn trước, lời khen tột bực đó.

- Nhưng bản nào thật sự hoàn hảo và bản nào có thiếu sót? - Cavalli hỏi.

- A - Dollar Bill nói - Cũng chính William J. Stone đã chỉ cho tôi phương hướng đúng để giải quyết vần đề hóc búa nhỏ bé này.

Hai bố con Cavalli kiên nhẫn chờ đợi Dollar Bill tiếp tục giải thích.

- Các ông cũng biết, khi Timothy Matlock ghi chép nguyên bản vào năm 1776, ông ta đã phạm ba điểm thiếu sót ông ta có thể sửa chữa được hai điểm chỉ bằng cách viết chèn thêm vào. Dollar Bill chỉ vào từ "represtative" 3 nơi hai chữ cái e và a bị thiếu, rồi vào từ "only" mà mấy dòng phía dưới bị bỏ trống. Cả hai nơi sửa chữa đều có chèn một dấu A.

- Nhưng, - Dollar Bill nói tiếp, - ông Matlock đã sai một lỗi chính tả mà ông ta đã không sửa chữa. Trên một trong hai bản sao các ông sẽ tìm thấy, tôi đã thấy.

--- ------ ------ ------ -------

1 Button Gwinnett (1735-1777) nhà ái quốc Mỹ ra đời tại Anh, một trong những người ký tên vào bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ.

2 Alexander Calder (1898 - 1976): nhà điêu khắc trừu tượng Mỹ.

3 Representative: đại diện.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9


Hannah đáp xuống phi trường Beirut đêm trước khi nàng dự định bay đi Paris. Không một người nào thuộc Mossad tiễn đưa cô điệp viên mới, để tránh nguy cơ tai hại cho nàng. Bất cứ một người Do thái nào bị phát hiện ở Lebanon đều tự động bị bắt giữ ngay lúc trông thấy.

Hannah phải mất hơn một tiếng đồng hồ mới hoàn tất thủ tục hải quan, mặc dù nàng xuất trình một hộ chiếu của Anh, túi sách tay vẫn bị lục soát cùng một ít tiền Lebanon.

Hai mươi phút sau nàng đặt một phòng ở phi trường Hilton. Nàng giải thích với nhân viên tiếp tân rằng nàng sẽ chỉ lưu lại một đêm và trả trước tiền phòng. Nàng đi thẳng lên phòng nàng ở tầng chín và buổi tối hôm ấy không mạo hiểm đi ra ngoài. Nàng chỉ nhận được một cú điện thoại lúc 7 giờ 20.

Nghe câu hỏi của Kratz nàng chỉ trả lời: "Vâng" và cắt đường dây.

Nàng leo lên giường lúc 10 giờ 40, nhưng không sao ngủ được mỗi lần quá một tiếng đồng hồ. Thỉnh thoảng nàng lại bật truyền hình để xem phim cao bồi Ý lồng tiếng Libanon một lát rồi lại cố ngủ một cách chập chờn. Nàng thức dậy lúc bảy giờ kém mười sáng hôm sau, ăn một thanh sôcôla mà nàng tìm thấy trong chiếc tủ lạnh nhỏ xíu đánh răng và tắm nước lạnh.

Nàng mặc áo quần lấy từ trong túi xách loại mà hồ sơ cho biết Kaima thích và ngồi trên góc giường nhìn ảnh mình trong tấm gương. Nàng không thích hình ảnh nàng trông thấy. Kratz đã khăng khăng bảo nàng cắt tóc ngắn mà họ đã có được. Họ cũng yêu cầu nàng mang kính gọng thếp, mặc dù hai tròng kính không có độ. Nàng đã mang kính suốt tuần lễ vừa qua nhưng vẫn chưa quen và thường quên đeo hoặc, tệ hơn, để lạc.

Lúc 8 giờ 19 nàng nhận được một cú điện thoại thứ hai cho nàng biết phi cơ đã rơi khỏi Amman với "món hàng" trên đó.

Khi Hannah nghe những nhân viên quét dọn trò chuyện ngoài hành lang sau đó một lát, nàng mở cửa và nhanh nhẹn lật tấm bảng móc ở quả nắm bên ngoài sang mặt: "Xin đừng quấy rầy". Nàng sốt ruột chờ đợi trong phòng một cú điện thoại bảo hoặc "hành lý của cô đã bị thất lạc", như thế có nghĩa là nàng phải trở lại London bởi vì họ đã thất bại trong việc bắt cóc cô gái, hoặc là "hành lý của cô đã được thu hồi", mật hiệu cho biết họ đã thành công. Nếu là trường hợp thứ hai nàng phải rời khách sạn ngay tức khắc, đáp chuyến xe bus nhỏ của khách sạn đi phi trường và đến tiệm sách ở tầng trệt, nơi đây nàng phải xem lướt qua cho tới khi nàng bắt được liên lạc.

Lúc bấy giờ một người đưa tin sẽ đến bên cạnh Hannah và bỏ lại một gói nhỏ đựng hộ chiếu của Saib với tấm hình đã được thay đổi, vé máy bay mang tên Saib cùng với vé hành lý và các đồ dùng cá nhân đã tìm thấy của cô ta. Sau đó Hannah phải lên chuyến bay đi Paris càng nhanh càng tốt chỉ với một hành lý xách tay mà nàng đã mang theo mình từ London. Khi đã đến Charles de Gaulle nàng phải lấy hành lý của Karima Saib khỏi thang cuốn và tới bãi đậu xe VIP. Người tài xế của Đại sứ Iraq sẽ đến gặp nàng và đưa nàng tới Toà đại sứ Jordan, tại đây Ban lợi ích Iraq hiện đặt văn phòng, Toà đại sứ Iraq tại Paris đang chính thức đóng cửa. Kể từ lúc đó, Hannah chỉ còn lại một mình, và bất cứ lúc nào nàng cũng phải tuân theo các chỉ thị của văn phòng đại sứ, đặc biệt nhớ rằng khác hẳn với đàn bà Do thái, đàn bà A rập phải phục tùng đàn ông.

Nàng không bao giờ được liên lạc với Toà đại sứ Do thái hoặc cố khám phá ai là điệp viên của Mossad ở Paris. Nếu cần thiết, anh ta sẽ tiếp xúc nàng.

- Tôi phải làm gì nếu áo quần của Saib không vừa vặn với tôi? - Nàng đã hỏi Kratz. - Chúng ta đã biết tôi cao hơn cô ta.

- Cô phải mang theo trong cái túi xách của cô vừa đủ cho mấy ngày đầu tiên, - ông ta đã bảo nàng. - Sau đó cô mang những gì cô sẽ cần trong sáu tháng ở Paris. Hai nghìn francs Pháp đã được cấp cho việc này.

- Chắc phải lầu lắm rồi ông không đi mua sắm ở Paris, - nàng đã nói với ông ta. - Như thế này chỉ vừa đủ cho một cái quần Jeans và hai cái T-shirt.

Kratz miễn cưỡng đưa thêm cho nàng năm trăm francs nữa. Lúc 9 giờ 27 chuông điện thoại reo.

Khi Tony Cavalli và ông bố của y bước vào phòng họp ban điều hành, họ ngồi xuống hai chiếc ghế còn lại ở hai đầu bàn, như bất cứ một vị chủ tịch và giám đốc điều hành của một công ty đàng hoàng nào khác. Cavalli luôn luôn sử dụng căn phòng lát ván gỗ sồi trong tầng hầm ngôi nhà của bố y ở đường 75 cho những phiên họp như thế này, nhưng không một ai hiện diện tin họ đến đây để điều khiển một phiên họp bình thường của ban điều hành. Họ biết sẽ không có chương trình nghị sự cũng như không có biên bản phiên họp.

Trước mặt sáu uỷ viên điều hành ngồi là một tập giấy, một cây bút chì và một ly nước, như hàng nghìn phiên họp tương tự khắp nước Mỹ vào buổi sáng hôm ấy. Những trong cuộc họp đặc biệt này, trước mặt mỗi một chỗ đều có hai chiếc phong bì, một chiếc mỏng và một chiếc dây cộm, không một ai biết ất giáp gì về vật chứa đựng bên trong.

Đôi mắt cửa Tony lướt qua các gương mặt của những người chung quanh bàn. Tất cả bọn họ có hai điểm giống nhau: họ đã lên tới đinh của nghề nghiệp và họ sẵn sàng vi phạm pháp luật. Hai người trong bọn họ đã từng ngồi tù, mặc dù mấy năm trước đây trong lúc ba người còn lại đáng lẽ cũng đã như thế nếu không thể có đủ tiến để thuê các luật sư xuất sắc nhất. Người thứ sáu bản thân là một luật sư.

- Thưa quí vị, - Cavalli bắt đầu. - Tôi đã mời quí vị đến gặp tôi buổi tối hôm nay đã thảo luận về một công việc có thể được mô tả là hơi khác thường.

Y dừng lại trong giây lát rồi nói tiếp:

- Chúng tôi đã được một tổ chức yêu cầu lấy trộm "Bản tuyên ngôn Độc lập" ra khỏi National Archives.

Tony lại ngừng một lúc khi tiếng xôn xao bật lên ngay lập tức và những người khách cố thi nhau phát biểu nhận xét của mình.

- Chỉ việc cuốn tròn nó lại và lấy đi.

- Tôi nghĩ chúng ta có thể đút lót mỗi nhân viên ở đó.

- Làm chấn động Nhà Trắng. Tối thiểu đó sẽ là một trò giải trí.

- Cứ viết thư bảo họ rằng ông đã thắng được trong một cuộc biểu diễn trò chơi.

Tony vui lòng chờ đợi các đồng nghiệp của mình tuôn ra những nhận xét lém lỉnh trước khi tiếp lời:

- Đầu tiên tôi cũng đã có phản ứng như thế khi chúng tôi mới bàn qua. Nhưng sau mấy tuần nghiên cứu và chuẩn bị, tôi hy vọng tối thiểu các ông hãy cho tôi một cơ hội trình bày vụ này.

Họ nhanh chóng trở nên trật tự và bắt đầu tập trung vào mỗi lời của Tony, mặc dầu vẻ "hoài nghi" lộ rõ trên mặt họ.

Trong những tuần lễ vừa qua, bố tôi và tôi đã liên tục nghiên cứu một kế hoạch sơ bộ để lấy trộm Bản tuyên ngôn Độc lập. Bây giờ chúng tôi đã sẵn sàng san sẻ tất cả điều đó với quý vị, bởi vì tôi phải nhìn nhận rằng chúng tôi đã đến lúc không thể tiến tới thêm nữa trong đề án này mà không có các khả năng chuyên môn của mỗi một vị ngồi quanh bàn này. Tôi xin đảm bảo với quý vị rằng việc lựa chọn quý vị không phải là ngẫu nhiên đâu. Nhưng trước hết tôi muốn quý vị xem Bản Tuyên ngôn Độc lập.

Tony bấm một nút phía dưới bàn và cánh cửa phía sau y bật mở. Viên quản gia bước vào phòng mang theo hai tấm kính mỏng kẹp ở giữa một miếng giấy da. Anh ta đặt khung kính ở chính giữa bàn. Sáu kẻ hoài nghi cùng nghiêng mình tới trước để nghiên cứu tuyệt tác. Phải mất một hồi lâu mới có người phát biểu ý kiến.

- Theo tôi đoán, đây là công trình của Bill Oreilly, - Frank Piemonte, viên luật sư nói trong lúc ông ta nghiêng mình qua để chiêm ngưỡng chi tiết tuyệt hảo của những chữ ký phía dưới bản văn. - Ông ta đã có lần trả tiền giả cho tôi và chắc là tôi đã nhận nếu tôi quên mặt ông ta.

Tony gật đầu và sau khi tất cả mọi người bỏ thêm một chút thời giờ nghiên cứu tấm giấy da, y nói tiếp:

- Tôi xin nói vắn tắt lại những gì đã trình bày. Chúng tôi không hẳn là đặt kế hoạch lấy trộm Bản tuyên ngôn Độc lập mà là thay thế bản gốc bằng bản sao này.

Một nụ cười hiện ra trên môi của hai trong số khách trước kia đã hoài nghi.

- Bây giờ các ông sẽ biết, - Tony lại nói tiếp, - về số tiền chuẩn bị đã dùng vào công việc này cho tới lúc này, và thật sự số chi phí mà bố tôi và tôi đã bỏ ra. Nhưng lý do khiến chúng tôi vẫn tiếp tục là vì chúng tôi cảm thấy phần thưởng nếu chúng tôi thành công quan trọng hơn rất nhiều mối hiểm nguy đang lâm phải. Nếu quý vị mở chiếc phong bì mỏng trước mặt quý vị, tôi tin tưởng điều chứa đựng trong đó sẽ làm rõ hơn ý kiến của tôi. Bên trong mỗi phong bì là quý vị sẽ tìm thấy một mảnh giấy trên đó đã được biết số tiền mà quý vị sẽ nhận được nếu quý vị quyết định trở thành một thành viên của đội điều hành.

Trong lúc sáu người xé chiếc phong bì mỏng trong số hai chiếc của họ, Tony vẫn nói tiếp:

- Khi biết được số tiền liên hệ, nếu quý vị cảm thấy rằng phần thưởng không đáng với mọi hiểm nguy, thì xin rời khỏi đây ngay. Tôi hy vọng rằng những người trong chúng ta chịu ở lại có thể tin chắc vào sự thận trọng của mình bởi vì như quý vị cũng đều nhận thức được, sính mạng của chúng tôi sẽ nằm trong bàn tay của quý vị.

- Và của họ trong của chúng ta, - vị chủ tịch lần đầu tiên lên tiếng.

Một chuỗi tiếng cười nổi lên quanh bàn trong lúc mỗi một trong số sáu người nhìn đắm đuối tấm chi phiếu chưa ký tên trước mặt.

- Con số đó, - Tony nói, - Sẽ được trả cho quý vị nếu chúng tôi thất bại. Nếu chúng tôi thành công, tổng số sẽ nhân lên ba lần.

- Như thế chúng tôi sẽ bị án tù nếu bị bắt, - Bruno Morelli lên tiếng lần đầu tiên.

- Nói tóm lại, thưa quý vị, Cavalli nói, không biết tới lời bình luận kia, nếu quý vị quyết định tham dự đội điều hành, quý vị sẽ nhận mười phần trăm ứng trước của số tiền để khi quý vị ra về đêm nay và số còn lại trong vòng bảy ngày sau khi hoàn tất hợp đồng. Tiền có thể được trả vào bất cứ ngân hàng nào ở bất cứ nước nào tuỳ theo quý vị chọn. Trước khi quý vị quyết định, còn có thêm một món tôi muốn tất cả quý vị cùng trông thấy.

Một lần nữa Tony bấm một nút bên dưới bàn và lần này của mở ra ở phía xa của căn phòng. Cảnh tượng đón chào họ đã khiến cho hai người trong số khách đứng bật lên, một người há hốc miệng ra và ba người còn lại chỉ nhìn sững với vẻ không tin nổi.

- Thưa quý vị, tôi vui mừng vì quý vị có thể đến gặp tôi ngày hôm nay. Tôi đã muôn đảm bảo với tất cả quý vị về lời cam kết của tôi cho dự án này và tôi hy vọng quý vị sẽ cảm thấy có thể tham dự vào đội điều hành. Bây giờ tôi phải đi, thưa quý vị, - người đàn ông đứng bên cạnh vị chủ tịch nói bằng giọng vùng núi Ozark đã trở nên quen thuộc với dân chúng Mỹ trong mấy tháng vừa qua, - để cho quý vị có thể nghiên cứu đề nghị của ông Cavalli một cách tường tận hơn. Quý vị có thể tin tưởng rằng tôi sẽ làm mọi điều tôi có thể để giúp đỡ thực hiện sự đổi thay mà đất nước này đang thiếu Nhưng lúc này, tôi có một vài cuộc hẹn khẩn cấp. Tôi nghĩ chắc là quý vị sẽ thông cảm.

Anh chàng diễn viên mỉm cười và bắt tay một cách nồng nhiệt với mọi người quanh bàn trước khi ung dung ra khỏi phòng họp ban điều hành.

Tiếng vỗ tay tự nhiên vang lên sau khi cánh cửa đóng lại sau lưng anh ta. Ông tự cho phép một nụ cười mãn nguyện.

- Thưa quý vị, bây giờ bố tôi và tôi ra ngoài mấy phút để cho quý vị xem xét quyết định của mình.

Vị chủ tịch và viên giám đốc điều hành dừng lên không nói một lời nào khác nữa và rời khỏi phòng.

- Bố nghĩ sao? - Tony hỏi trong lúc y rót cho bố một ly Whisky pha nước lấy từ tủ trong văn phòng của y.

- Nhiều nước, - ông ta trả lời. - Bố có cảm nghĩ có lẽ chúng ta phải ở đây suốt đêm.

- Nhưng họ chấp nhận chứ?

- Không thể chắc chắn được, - ông già trả lời. Bố đã quan sát gương mặt của họ trong lúc con trình bày vấn đề và chắc như đinh đóng cột họ không hề nghi ngờ công việc con đã đề nghị. Tất cả bọn họ đều thán phục tấm giấy da và màn trình diễn của Lloyd Adams, nhưng ngoại trừ Bruno và Frank họ không chịu nói gì nhiều.

- Ta hãy bắt đầu với Frank, - Tony nói.

- Thoạt tiên nói vào rồi lại nói ra, như bản tính của Frank, nhưng ông ta rất thích tiền nên khó lòng bỏ qua một đề nghị ngon lành như thế này.

- Bố tin thế sao? - Tony hỏi.

- Không phải vì tiền, - bố y trả lời. - Frank đâu có cần đến đó ngay hôm nay? Thế thì ông ta sẽ lấy phần mình bất kể chuyện gì xảy ra. Bố chưa bao giờ gặp một luật sư nào muốn làm một sĩ quan giỏi. Bọn họ đã quá quen được trả tiền dù họ thắng hay bại.

- Nếu bố nói đúng, Al Calabrese có thể trở nên một vấn đề rắc rối. Ông ta là người mất mát nhiều nhất.

- Với tư cách lãnh đạo công đoàn của chúng ta, ông ta nhất định sẽ phải có mặt ở ngoài đó giữa sân khấu gần như suốt ngày, nhưng bố tin chắc ông ta sẽ không thể nào chịu đựng nổi sự thách thức.

- Còn Bruno thì sao? Nếu…

Viên giám đốc điều hành đang nói đã phải ngừng ngay lại khi cửa lại mở tung ra và Al Calabrese bước vào phòng.

- Chúng tôi vừa nói về ông đây, Al, - Tony nói tiếp.

- Tôi hy vọng không quá lễ độ.

- Điều đó còn tuỳ…

- Tuỳ theo tôi có nhập cuộc hay không chứ gì?

- Hay là ra ngoài, - vị chủ tịch nói.

- Tôi đang nhập cuộc đến tận cổ, đó là câu trả lời, - Al mỉm cười nói - Như vậy, ông nên có một kế hoạch rõ ràng để giới thiệu với chúng tôi.

Ông ta quay người để nhìn thằng vào mặt Tony và nói tiếp:

- Bởi vì tôi không muốn sống quãng đời còn lại của mình trên đầu bảng truy nã của nước Mỹ.

- Còn những người khác? - Vị chủ tịch hỏi trong lúc Bruno đi lướt qua họ, thậm chí không nói một lời chào từ biệt.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10


Hannah hồi hộp nắm lấy máy điện thoại đang reo chuông.

- Thưa cô, đây là tiếp tân. Chúng tôi chỉ muốn biết cô có định trả phòng trước mười hai giờ trưa hay là cô cần giữ phòng thêm một đêm nữa.

- Không, cám ơn. - Hannah nói - Tôi sẽ đi lúc mười hai giờ trưa.

Hai phút sau, điện thoại lại reo. Lần này là Đại tá Kratz.

- Ai vừa nói chuyện với cô thế?

- Tiếp tân hỏi tôi lúc nào tôi trả phòng.

- Tôi hiểu, - Kratz nói - Hành lý của cô đã được thu hồi.

Hannah đặt điện thoại xuống và đứng lên. Nàng cảm thấy một niềm hưng phấn chạy suốt cơ thể trong lúc nàng chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm thực sự đầu tiên của mình.

Nàng nhấc cái túi du lịch nhỏ lên tay và rời khỏi phòng, lật tấm bảng hiệu trên cửa sang mặt "Xin dọn phòng cho tôi".

Lúc đã đến phòng chờ, nàng chỉ phải đợi ít phút trước khí chiếc bus nhỏ của khách sạn trở về từ phi trường theo lộ trình quay vòng. Nàng ngồi một mình ở phía sau trong đoạn đường ngắn tới khu vực khởi hành, rồi đi thằng tới tiệm sách như đã được chỉ dẫn. Nàng bắt đầu xem lướt qua các cuốn sách bìa cứng, ngạc nhiên vì hiển nhiên người Libanon đọc quá nhiều tác giả Mỹ và Anh.

- Cô có biết tôi có thể đổi tiền lẻ ở đâu không, thưa cô?

Hannah quay lại, trông thấy một mục sư đang vừa mỉm cười với nàng vừa nói tiếng A rập bằng một giọng nhẹ thuộc vùng Trung Đại tây dương. Hannah liến xin lỗi và trả lời bằng tiếng A rập rằng nàng không biết đổi tiền lẻ ở đâu nhưng có lẽ cô gái ở quầy tiếp tân có thể giúp ông ta.

Lúc nàng quay trở lại, Hannah nhận thấy một người khác đang đứng bên cạnh nàng. Ông ta lấy một cuốn A Suitable Boy khỏi kệ và thay vào đó một gói nhỏ.

- Chúc may mắn, ông ta khẽ nói và bỏ đi trước cả khi nàng kịp trông thấy mặt ông ta.

Hannah lấy gói đồ khỏi kệ và thong thả đi ra khỏi tiệm sách. Nàng bắt đầu tìm quầy ghi tên máy bay đi Paris. Hoá ra đó lại là nơi sắp hàng dài nhất.

Khỉ tới phía trước, Hannah yêu cầu một chỗ không hút thuốc.

Cô gái đằng sau quầy kiểm tra vé của nàng, rồi bắt đầu gõ lên bàn phím máy vi tính.

- Cô có khó chịu vì phải ngồi ở ghế đã được sắp xếp trước cho cô, cô Saib? - Cô ta hỏi với vẻ bối rối.

- Không, tốt thôi, - Hannah nói tự nguyền rủa minh đã phạm phải một sai lầm đơn giản như thế. Xin lỗi đã làm phiền cô.

- Chuyến bay sẽ lên tàu ở cổng 17 trong vòng mười lăm phút, - cô gái nói thêm với một nụ cười.

Một người đàn ông đang giả vờ đọc cuốn tiểu thuyết của Vikram Seth mà ông ta vừa mới mua quầy sách trong lúc máy bay cất cánh. Hài lòng vì đã thực hiện các chỉ thị, ông ta đi đến buồng điện thoại gần nhất và gọi đầu tiên cho Paris rồi cho Đại tá Kratz để xác nhận rằng "con chim đã bay".

Người đàn ông mặc chiếc áo thụng mục sư cũng quan sát cô Saib lên máy bay và cũng gọi một cú điện thoại.

Nhưng không phải tới Paris hoặc London, mà tới Dexter Hutchins ở Langley, Virginia.

° ° °

Cavalli và bố y bước trở về phòng và một lần nữa giành lấy hai chỗ ngồi ở hai đầu bàn. Một chiếc ghế không có người ngồi.

- Bruno thật quá tệ, - vị chủ tịch liếm môi nói - Chúng ta chỉ cần tìm một người khác để gây chiến.

Cavalli mở một trong sáu hồ sơ trước mặt y. Hồ sơ được đánh dấu "vận chuyển". Y đưa một bản sao cho Al Calabrese.

- Ta hãy bắt đầu với đoàn xe hộ tống tổng thống, Al.

- Tôi sẽ cần tối thiểu sáu chiếc xe hơi loại sang trọng, sáu cảnh sát viên đi mô tô, hai hoặc ba xe tham mưu, hai chiếc xe tải với máy quay phim giám sát và một đôi phân công trong một chiếc Chevy Suburban màu đen, tất cả bọn họ đều có thể lọt qua mọi con mắt tinh nhất. Tôi cũng sẽ cần thêm một chiếc xe tải sẽ đưa Nhà Trắng lên khắp mạng truyền thông đại chúng. Đừng quên đoàn xe hộ tống sẽ được kiểm tra cẩn thận hơn xe tuần lễ trước, khi chúng ta chỉ cần nhấn còi vào lúc cuối rồi cứ tiếp tục trong mấy giây đồng hồ. Phải có một người nào đó trong đám đông hoặc là làm việc trong chính phủ hoặc là một người hâm mộ Nhà Trắng. Thường thường chính bọn trẻ con phát hiện những sai lầm sơ đẳng nhất rồi kể lại với cha mẹ chúng.

Al Calabrese mở tập hồ sơ và thấy mấy chục tấm hình chụp đoàn xe hộ tống của Tổng thống đang rời khỏi Nhà Trắng để chạy đến Quốc hội. Kèm theo tập hình là nhiều trang ghi chú.

- Bao lâu ông mới sắp xếp xong mọi việc? - Cavalli hỏi.

- Ba tuần, có lẽ bốn. Tôi đã có sẵn hai chiếc xe lớn đủ điều kiện và một chiếc chống đạn mà chính phủ vẫn thường mướn khi các ông lớn thuộc loại thứ yếu viếng thủ đô Tôi nghĩ tiêu ngữ cuối cùng mà chúng tôi đã sơn lên cửa là Urugllay và ông khách đáng thương đó thậm chí không hề được gặp Tổng thống. Rốt cuộc chỉ được Warren Christopher tiếp trong hai mươi lăm phút:

- Nhưng bây giờ là phần gay go, Al. Tôi cần sáu vệ sỹ lái mô tô cảnh sát, và tất cả đều mắc đồng phục đúng mức.

- Như thế thì phải lâu hơn.

- Không được lâu hơn nữa, Al. Một tháng là tối đa cho tất cả chúng ta.

- Không dễ như vậy đâu, Tony, Chắc chắn tôi không thể đăng một mục quảng cáo trên Washington Post để nhờ cảnh sát…

- Có thể chứ, Al. Lát nữa tất cả quý vị sẽ thấy tại sao. Hầu hết quý vị quanh bàn này chắc là đang thắc mắc tại sao được vinh dự gặp mặt Johnny Scasiatore, một người được đề cử giải Oscar về đạo diễn phim Người luật sư trung thực.

Điều mà Cavalli không nói thêm là vì cảnh sát đã bắt gặp Johnny ở trên giường với một cô bé mười hai tuổi, cho nên các phim trường đã không còn liên lạc thường xuyên như trước nữa.

- Tôi đang bắt đầu thắc mắc đây, - Johnny nhìn nhận.

Viên giám đốc điều hành mỉm cười.

- Sự thật là ông chính là lý do giúp chúng tôi có thể thực hiện thành công toàn bộ kế hoạch này. Bởi vì ông sẽ điều khiển mọi việc.

- Các ông định lấy trộm bản Tuyên ngôn Độc lập đồng thời quay một cuốn phim? - Johnny hỏi với vẻ không tin.

Cavalli chờ cho tiếng cười rộ lên quanh bàn lắng xuống mới trả lời:

- Không hẳn như vậy. Nhưng mọi người ở Washington ngày hôm ấy sẽ tin rằng ông đang làm một cuốn phim, không phải về việc chúng tôi lấy trộm bản Tuyên ngôn Độc lập mà về việc Tổng thống thăm Quốc hội. Sự việc ông ta ghé vào Viện Bảo tàng lịch sử Quốc gia trên đường đi điện Capitol là một điều họ sẽ không cần thiết.

- Tôi nghe không kịp, - Frank Piemonte, viên luật sư của đội nói - Ông có thể chậm hơn một chút được không?

- Được chứ, Frank, bởi vì đây là phần việc của ông. Tôi cần một giấy phép của thành phố ngừng lưu thông giữa Nhà Trắng và Quốc hội trong một tiếng đồng hồ vào bất cứ ngày nào tôi sẽ chọn vào tuần sau trong tháng năm. Ông cứ thương lượng với phòng quay phim và truyền hình của thành phố.

- Tôi sẽ viện lý do gì? Piemonte hỏi:

- Lý do Johnny Scasiatore, nhà đạo diễn xuất chúng muốn quay phim Tổng thống Mỹ trên đường đến Thượng viện để đọc diễn văn trước một phiên họp chung của Quốc hội.

Piemonte có vẻ nghi ngờ trong lúc Cavalli nối tiếp:

- Năm ngoái Clint Eastwoođ đã làm việc đó, vì vậy không có lý do gì ông không làm được.

- Thế thì ông nên bỏ ra 250.000 đô la cho Hội Thân hữu cảnh sát, trụ sở 1, - Piemonte gợi ý. - Và ông Thị trưởng có lẽ sẽ đòi hỏi một số tiến tương đương cho quỹ tái bầu cử.

- Ông có thể đút lót bất cứ viên chức nào của thành phố mà ông quen biết, - Tony nói tiếp - Và tôi cũng muốn mọi thành viên thuộc lực lượng cảnh sát thành phố do chúng ta tuyển chọn đều được hối lộ cho ngày hôm ấy. Tất cả bọn họ đều phải tin tưởng rằng chúng ta đang quay một phim về vụ tân Tổng thống.

- Ông có một khái niệm nào về chi phí cho một việc như thế này? - Johnny Scasiatore hỏi.

- Có chứ, tôi đã xem kỹ ngân sách cuốn phim cuối cùng của ông và đã lập bản kê khai cho vụ đầu tư của tôi, - Tony trả lời rồi quay sang viên cựu thủ lãnh Nghiệp đoàn xe tải nặng và nói với ông ta - A này, Al, sáu mươi cảnh sát viên trong quận Columbia sẽ về hưu vào tháng tư. Ông có thể tận dụng họ càng nhiều càng tốt theo yêu cầu của ông. Cứ bảo họ đây là một cảnh cần đông người và trả họ gấp đôi.

Al Calabrese ghi chú thêm vào tập hồ sơ của ông ta.

- Bây giờ, mấu chốt cho sự thành công của công việc này, - Tony lại nói tiếp, là sự tắc nghẽn giao thông một phần từ ngã tư đường 7 và đại lộ Pennsylvania đến Viện Bảo tàng lịch sử quốc gia.

Y mở một tấm hoạ đồ lớn của Washington và đặt ở giữa bàn rồi lướt ngón tay dọc theo đại lộ Constitution và nói với viên đạo diễn:

- Sau khi họ rời khỏi ông, Johnny, đó là chuyện nghiêm túc đấy.

- Nhưng tôi vào và ra khỏi Viện bảo tàng lịch sử bằng cách nào?

- Đó không phải là việc của ông, Johnny. Sự đóng góp của ông kết thúc khi sáu chiếc mô tô và đoàn xe hộ tống Tổng thống quẹo phải vào đường 7. Từ đó trở đi là việc của Gino.

Cho tới lúc đó, Gino Sartori, một cựu thuỷ quân lục chiến đang điều hành tổ chức làm tiền bằng cách bảo kê tốt nhất ở phía tây, không hề nói gì. Luật sư của ông ta đã bảo ông ta nhiều lần: "Đừng nói trừ khi tôi bảo ông nói."

Luật sư của ông ta không có mặt, vì thế ông ta không mở miệng…

- Gino, ông sẽ cung cấp cho tôi lữ đoàn nặng. Tôi cần tám nhân viên mật vụ hành động như một đội phản công, tốt nhất là do chính phủ huấn luyện và có trình độ cao. Tôi chỉ dự tính ở trong toà nhà khoảng hai mươi phút, nhưng chúng ta sẽ phải tính toán thật kỹ từng giây của thời gian đó Debbie sẽ tiếp tục hoạt động với vai trò của một nữ thư ký và Angelo sẽ mặc đồng phục hải quân và xách một valy nhỏ màu đen. Tôi sẽ ở đó với tư cách phụ tá của Tổng thống, cùng với Dollar Bill với tư cách bác sĩ của Tổng thống.

Bố y ngước lên, cau mày.

- Con sẽ ở bên trong toà nhà Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khi diễn ra vụ đánh tráo hay sao?

- Vâng, - Tony trả lời một cách quả quyết - Con sẽ là người duy nhất biết từng phần của kế hoạch và chắc chắn con sẽ không quan sát một vụ từ via hè.

- Tôi xin hỏi một câu, - Gino nói. - Nếu tôi chỉ nói giả sử tôi có thể cung cấp khoảng hai chục người mà ông cần, xin cho tôi biết điều này, khi chúng tôi tới Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, có phải họ sẽ ra mở cửa, mời chúng tôi vào, rồi trao cho tôi bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Đại loại như thế, - Cavalli đáp. - Bố tôi vẫn dạy tôi rằng kết thúc thành công của bất cứ công việc nào cũng luôn luôn do chuẩn bị tốt. Tôi còn một điều ngạc nhiên nữa dành cho ông.

Một lần nữa mọi người đều quan tâm đến y trong lúc y nói tiếp:

- Chúng tôi có trợ lý đặc biệt cho Tổng thống trong Nhà Trắng. Tên ông ta là Rex Butterworth và ông ta được Bộ Thương mại giao nhiệm vụ tạm thời trong sáu tháng. Ông ta trở về với công việc cũ khi người do Clinton chỉ định đã hoàn tất hợp đồng ở Little Rock và đến làm việc ở văn phòng Tổng thống. Đó là một lý do khác khiến chúng ta phải hành động trong tháng năm.

- Thuận tiện, - Frank nói.

- Không hẳn thế, - Cavalli nói - Hoá ra là Tổng thống có tới bốn mươi sáu trợ lý đặc biệt cùng một lúc và khi Clinton bày tỏ mối quan tâm trong lĩnh vực thương mại, Butterworth tình nguyện làm việc đó. Ông ta đã cung cấp cho chúng tôi một số lượng đồng trong thời gian qua, không đây sẽ là cụ lớn nhất ông ta chưa từng làm được cho chúng tôi. Vì nhiều lý do hiển nhiên, đầy cũng sẽ là nhiệm vụ cuối cùng của ông ta.

- Có thể tin ông ta chứ? - Frank hỏi.

- Ông ta có tên trong bảng lương mười lăm năm nay và bà vợ thứ ba của ông ta có vẻ hơi cao giá.

- Hãy chỉ cho tôi một người không cao giá.

- Butterworth đang tìm một món tiến lớn để giúp ông ta thoát khỏi cơn rắc rối và đây là cơ hội. Và cũng nhờ vậy mà tôi gặp được ông, ông Vicente với tư cách một người bạn thân của bố tôi và một trong những người điều hành du lịch lớn nhất ở Manhattan.

- Đó là mặt hợp pháp trong hoạt động kinh doanh của tôi - Người đàn ông đứng tuổi ngồi bên phải vị chủ tịch nói.

- Tôi không có ý nghĩ đó đâu. - Tony hứa. - Sau khi chúng tôi đã lấy được bản Tuyên ngôn, chúng tôi cần phải giấu kỹ trong vài ngày rồi chuyển lậu ra nước ngoài.

- Chừng nào mà không có một ai nhận ra nó đã bị lấy đi và tôi được cho biết trước ông muốn đưa nó đi đâu, thì công việc đó sẽ đơn giản thôi.

- Ông sẽ được một tuần, - Cavalli nói.

- Tôi cần hai tuần thì tốt hơn, - Vicente nhếch mày nói.

- Không Nick, ông chỉ được một tuần, - viên giám đốc điều hành nhắc lại.

- Ông có thể cho tôi biết nó sẽ chu du bao xa? Mấy nghìn cây số? Và đối với ông đó là COD 1 đấy bởi vì nếu ông không giao hàng được thì không một ai trong chúng ta được trả tiền.

- Điều đó dễ hiểu thôi. Nhưng tôi còn cần biết nó phải được vận chuyển như thế nào. Trước hết tôi sẽ phải giữ bản Tuyên ngôn giữa hai tấm kính trong suốt thời gian.

- Chính tôi cũng còn chưa biết, - Cavalli đáp. - Tôi hy vọng ông có thể cuốn tròn nó lại và bỏ vào trong một cái ống thuộc loại nào đó: Tôi có sẵn một cái được chế tạo cho việc này.

- Có phải điều đó giải thích tại sao tôi có mấy tờ giấy trắng trong hồ sơ của tôi? - Nick hỏi.

- Phải, Tony nói. Trừ phi mấy tờ đó không phải là giấy thường mà là giấy da, mỗi một tờ trong số đó có hai chiều là 743 ly và 616 ly, kích thước chính xác của bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Như thế giờ đây tất cả những gì tôi phải hy vọng là mỗi nhân viên hải quan và đội tuần tra bờ biển sẽ không truy lùng nó.

- Tôi muốn ông phỏng đoán cả thế giới sẽ truy lùng nó, - Cavalli trả lời. - Ông không bao giờ được trả nhiều tiền như thế này để làm một việc mà tôi có thể giải quyết bằng một cú điện thoại cho hàng Federal Express.

- Tôi đã nghĩ ông có thể nói như thế. - Nick bảo. - Tuy nhiên tôi cũng đã gặp vấn đề tương tự khi ông muốn lấy trộm bức Vermeer of Russborough và hải quan Ái Nhĩ Lan vẫn còn chưa thể giải nghĩa được tôi đã đưa bức tranh ra khỏi nước bằng cách nào.

Cavalli mỉm cười.

- Thế là giờ đây tất cả chúng ta đểu biết điều gì được trông đợi từ phía chúng ta. Và tôi nghĩ trong tương lai chúng ta cần gặp nhau tối thiểu hai lần mỗi tuần trong giai đoạn đầu vào mỗi chủ nhật lúc ba giờ và mỗi thứ năm lúc sáu giờ, để biết chắc không một ai trong chúng ta không thực hiện đúng chương trình. Chỉ cần một người không đồng bộ là không một người nào khác có thể cứ động.

Cavalli ngước lên và được chào mừng bởi những cái gì gật đầu đồng ý. Điều khiến cho y luôn luôn bị mê hoặc là tội ác có tổ chức cũng cần phải được điều hành một cách có hiệu quả như bất cứ một công ty thông thường nào nếu hy vọng có lãi cổ phần.

- Như vậy chúng ta sẽ lại vào thứ năm sắp tới lúc sáu giờ.

Tất cả năm người cùng gật đầu và ghi vào sổ tay.

- Bây giờ quý vị có thể mở phong bì thứ hai của quý vị.

Một lần nữa, năm người xé mở chiếc phong bì của họ và mỗi người rút ra một tập dày gốm những giấy bạc một nghìn đô la.

Viên luật sư bắt đầu đếm từng tờ.

- Tiễn ứng trước, - Tony giải thích, - Các khoản chi phí sẽ được thanh toán cuối mỗi tuần, kèm theo biên nhận nếu có thể.

Tony nhợt quay sang viên đạo diễn.

- Và Johnny, đây không phải là phim Cổng Thiên Đường mà chúng tôi đang cấp vốn.

Scasiatore cố nở một nụ cười.

- Xin cám ơn quý vị, - Tony vừa nói vừa đứng lên. - Tôi ước mong gặp lại tất cả quý vị vào ngày thứ năm sắp tới lúc sáu giờ.

Năm người đứng lên và đi ra cửa từng người một dừng chân để bắt tay với ông bố của Tony trước khi rời khỏi phòng họp. Tony tiễn họ ra tận xe. Khi người cuối cùng đã lái xe đi, y trở lại gặp bố y và qua văn phông, xoay ly Whisky trên tay trong lúc ngắm nghía bản sao hoàn hảo của bản Tuyên ngôn mà Dollar Bill đã định huỷ bỏ.

--- ------ ------ ------ -------

1 COD (Collect on delivery): thu tiền khi rao hàng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11


Tôi muốn gặp ông Calder Marshall?

- Rất tiếc lúc này không được. Ông viện trưởng đang họp. Xin cho tôi biết ông là ai?

- Tôi là Rex Butterworth, trợ lý đặc biệt của Tổng thống. Có lê ông Viện trưởng sẽ vui lòng gọi lại tôi khi ông ấy họp xong. Ông ấy sẽ tìm tôi ở Nhà Trắng.

Rex Butterworth đặt máy điện thoại xuống mà không chờ nghe những gì vẫn thường xảy ra mỗi khi người ta được biết cú điện thoại gọi từ Nhà Trắng: "Ồ tôi chắc là có thể gọi ông ấy ra khỏi phòng họp, thưa ông Butterworth. Ông vui lòng chờ một chút?".

Nhưng đó không phải là điều Butterworth muốn.

- Không, ông trợ lý đặc biệt cần Calder Marshall đích thân gọi lại, bởi vì một khi ông ta gọi qua tổng đài điện thoại của Nhà Trắng, Marshall sẽ bị dính. Butterworth cũng nhận thức rằng với tư cách một trong bốn mươi sáu trợ lý đặc biệt của Tổng thống và trong trường hợp của ông ta chỉ mang một nhiệm vụ tạm thời, tổng đài thậm chí có thể không nhận rõ tên ông ta. Một chuyến viếng thăm chớp nhoáng đến căn phòng nhỏ nơi tá túc của các nhân viên tổng đài Nhà Trắng đã giải quyết vấn đề đó.

Ông ta nhịp ngón tay lên bàn và nhìn chằm chằm với vẻ mãn nguyện xuống tập hồ sơ trước mặt. Một trong hai nhân viên phụ trách việc gấp đặt chương trình của Tổng thống đã cố thể cung cấp cho ông ta thông tin cần thiết. Tập hồ sơ tiết lộ ông Viện trưởng đã mời ba Tổng thống vừa qua - Bush, Reagan và Carter - đến thăm Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, nhưng do "đang có quá nhiều công việc khẩn cấp" không một ai trong ba vị đó tìm được thời giờ.

Butterworth biết rất rõ ràng Tổng thống nhận bình quân 1700 lời thỉnh cầu mỗi tuần liên quan đến một chức năng nào đố. Bức thư sau cùng của ông Marshall, đề ngày 22 tháng 1 năm 1993, đã được phúc đáp rằng mặc dầu Tổng thống không thể chấp nhận lời mời ân cần của ông ta vào lúc này, ông Clinton hy vọng sẽ có cơ hội thực hiện việc đó vào một ngày nào đó trong tương lai - kiểu phúc đáp tiêu chuẩn mà khoảng 1699 lời thỉnh cầu trong túi đựng thư hàng tuần có thể nhận được.

Nhưng vào dịp này, điều mong muốn của ông Marshall sắp sửa được chấp thuận. Butterworth tiếp tục gõ nhịp ngón tay trên bàn trong lúc ông ta tự hỏi bao lâu sau Marshall mới sẽ gọi lại. Theo ông ta đoán thì có lẽ chưa đầy hai phút. Ông ta cho phép tâm trí mình nghĩ lại các sự kiện của tuần trước.

Khi Cavalli mới nói qua ý kiến với Butterworth, ông ta đã bật cười lớn hơn bất cứ ai trong số sáu người đã tụ họp quanh bàn ở trường 75, nhưng sau khi nghiên cứu tầm giấy da trong hơn một tiếng đồng hồ mà vẫn không sao nhận thấy điểm sai sót, rồi sau đó gặp Lloyd Adams, ông ta bắt đầu tin, như những người hoài nghi khác rằng việc thay đổi Bản tuyên ngôn rất có khả năng thực hiện.

Trong lúc ông ta nằm thức đêm hôm ấy nghĩ về lời đề nghị, ông ta cũng đi tới kết luận rằng Cavalli không thể tiến thêm bước kế tiếp nếu không có ông ta, và quan trọng hơn nữa vai trò của ông ta trong việc lừa gạt có lẽ sẽ rất dễ thấy trong vòng mấy phút sau khi vụ trộm bị phát giác và nếu thế ông ta có thể kết thúc đoạn đời còn lại trong Leavenworth 1 . Ngược lại khả năng đó ông ta phải cân nhắc thực trạng ông ta đã năm mươi bảy tuổi, chỉ còn ba năm nữa là tới hưu trí và bà vợ thứ ba đang yêu cầu cuộc ly hôn mà ông ta không thể có đủ điều kiện để giải quyết.

Butterworth không còn mơ ước thăng tiến được nữa. Giờ đây ông ta chỉ cố gắng chấp nhận sự kiện có lẽ ông ta sẽ phải trải qua quãng đời còn lại một mình, ráng sống qua ngày bằng số tiền trợ cấp ít ỏi của chính phủ.

Cavalli cũng biết rõ các sự việc đó và đề nghị một triệu đô la - một trăm nghìn ngày ông ta ký tên gia nhập, chín trăm nghìn còn lại vào ngày diễn ra vụ đánh tráo và một tấm vé hạng nhất đến bất cứ quốc gia nào trên trái đất, hầu như để thuyết phục Butterworth nên chấp nhận đề nghị của Cavalli.

Nhưng chính Maria là người đã làm nghiêng cán cân về phía Cavalli.

Trong một hội nghị thương mại ở Brazil năm ngoái, Butterworth đã gặp một cô gái địa phương trả lời hầu hết các câu hỏi của ông ta trong ngày hôm ấy và phần còn lại trong đêm. Ông ta đã gọi điện thoại cho cô buổi sáng sau lần tiếp cận đầu tiên của Cavalli. Maria có vẻ thích thú khi nhận cú điện thoại của ông ta, một niềm thích thú trở nên tượng thanh hơn khi cô được biết rằng ông ta sắp sửa rời bỏ công tác và do được hưởng một gia tài vừa phải, đang nghĩ tới việc ra nước ngoài sinh sống.

Viên trợ lý đặc biệt của Tổng thống tham gia đội ngày hôm sau.

Ông ta đã tiêu gần hết một trăm nghìn đô la vào cuối tuần, trang trải nợ nần và thanh toán tiền cấp dưỡng cho hai bà vợ đầu. Với số tiền còn lại chỉ có vài trăm nghìn, giờ đây ông ta không có gì để làm ngoại trừ tự hứa hết lòng với kế hoạch. Ông ta không cố một phút giây nào nghĩ tới việc đổi ý bởi vì ông ta biết mình không bao giờ có thể hy vọng trả lại số tiền đó. Ông ta không quên rằng người mà ông ta thay thế trên bảng lương của Cavalli đã một lần không trả lại đủ số tiền sau khi cam kết. Một lần là đủ. Ông bố của Cavalli đã cho chôn vùi gã dưới trưng tâm Thương mại Thế giới, khi gã thất bại trong việc lấy cho bằng được hợp đồng xây dựng. Một cuộc ra đi tương tự không hấp dẫn với Butterworth một chút nào.

Suốt nhiều năm qua, Butterworth đã phục vụ tốt cho gia đình Cavalli. Những cuộc hội thảo với các chính trị gia đã được dàn xếp trong một thời gian ngắn, những lời nói đã được cho lọt vào tại các viên chức thương mại do một người có vị trí cao tại Washington, và mẫu tin nội bộ kỳ cục đã được truyền tai nhau, bảo đảm rằng của chính ông ta về giá trị thực của mình.

Chuông điện thoại reo trên bàn của Butterworth, như ông ta đã tiên đoán, trong gần hai phút nhưng ông ta cứ để cho nó tiếp tục reo một lúc lâu mới nhất máy lên. Thư ký tạm thời của ông ta thông báo rằng có một ông Marshall đang ở trên đường dây và xin được nói chuyện với ông ta.

- Được thôi, cám ơn cô Daniels.

- Ông Butterworth? - một giọng nói hỏi.

- Vâng.

- Tôi là Calder Marshall ở viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tôi được biết ông đã điện thoại cho tôi trong lúc tôi đang họp. Tôi xin lỗi và đã không gặp được ông lúc đó.

- Không sao, ông Marshall. Tôi chỉ muốn hỏi ông có thể ghé qua Nhà Trắng hay không. Có một vấn đề riêng từ tôi muốn bàn luận với ông.

- Tất nhiên, ông Butterworth. Lúc nào thuận tiện cho ông?

- Tôi rất bận cho tới cuối tuần này, - Butterworth vừa nói vừa nhìn xuống những trang giấy trắng trong cuốn sổ tay, - Nhưng Tổng thống đi vắng vào đầu tuần tới vì thế có lẽ chúng ta có thể sắp xếp gặp nhau vào lúc đó?

Cả hai người cùng dừng lại một lát và Butterworth phỏng đoán Marshall đang kiểm tra lại sổ tay.

- Thứ ba 10 giờ sáng, được không ạ? - Cuối cùng vị Viện trưởng hỏi.

- Để tôi xem lại sổ tay của tôi, - Butterworth vừa nói vừa nhìn vào khoảng không. - Vâng tốt lắm. Tôi có một cuộc hẹn khác lúc 10 giờ 30, nhưng tôi tin chắc chúng tôi sẽ thú vị mọi việc cần thiết để tiếp chuyện với ông vào lúc đó.

- Có lẽ xin ông vui lòng đến lối vào văn phòng điều hành cũ ở đại lộ Pennsylvania. Sẽ có một người ở đó để gặp ông và sau khi ông đã được kiểm tra an ninh người ta sẽ đưa ông lên văn phòng của tôi.

- Lối vào ở đại lộ Pennsylvania, - Marshall nói - Tất nhiên.

- Xin cám ơn ông Marshall. Tôi ước mong được gặp ông vào ngày thứ ba sắp tới lúc mười giờ. - Butterworth nói trước khi đặt ống nghe xuống.

Viên trợ lý đặc biệt của Tổng thống mỉm cười trong lúc quay số điện thoại riêng của Cavalli.

° ° °

Scott hứa với Dexter Hutchins anh sẽ ở gần đấy khi cậu con trai của Dexter đến Yale để dự cuộc phỏng vấn nhập học.

- Nó đồng ý tôi đi cùng, - Dexter nói, - Như thế tôi sẽ có dịp cho anh biết thông tin mới nhất về vấn đề chúng ta đang quan tâm liên quan tới người Do thái. Và tôi còn có thể phát hiện ra một điều khiến anh phải say mê.

- Dexter, nếu anh đang hy vọng rằng tôi có thể đưa con trai của anh vào Yale để đổi lấy một công việc trên chiến địa, tôi nghĩ tôi cần phải cho anh hay tôi hoàn toàn không có ảnh hưởng nào đến với phòng thu nhận sinh viên.

Tiếng cười của Dexter khua vang điện thoại trong lúc Scott nói tiếp:

- Nhưng tôi sẽ rất vui mừng giới thiệu nơi này cho cả hai bố con anh và hết lòng giúp đỡ cậu bé nếu được.

Dexter Jr. hoá ra không thể giống ông bố hơn: cao 1 mét 75, thân hình vạm vỡ, râu lún phún, và cũng có thói quen gọi bất cứ vật gì chuyển tông bằng "ông". Sau một tiếng đồng hồ tản bộ quanh vùng, khi cậu bé hỏi bố để tham dự cuộc phỏng vấn với ông trưởng phòng thu nhận, vị giáo sư Luật hiến pháp đưa vị Phó giám đốc CIA trở lại phòng của anh. Cánh cửa chưa kịp khép lại, Dexter đã đốt một điếu xì gà. Sau khi hút vài hơi ông nói:

- Anh đã có thể hiểu được bản tin mã hoá do nhân viên của chúng tôi ở Beirut chuyển tới chứ?

- Tôi chỉ hiểu rằng mỗi người tham gia cộng đồng tình báo đều có một lý do riêng kỳ lạ để muốn làm việc đó. Trong trường hợp của tôi, đó là vì bố tôi và tính cả quyết của một hướng đạo sinh muốn cân đối sổ sách kế toán một cách có đạo đức. Trong trường hợp của Hannah Kopec, Saddam Hussein đã giết sạch gia đình cô ta vì với một động cơ mãnh liệt như thế, tôi không muốn gặp phải cô ta một chút nào.

- Nhưng đó lại chính là việc tôi đang hy vọng anh sẽ làm, - Dexter nói - Anh vẫn luôn luôn bảo anh muốn được thử nghiệm trên chiến địa. Thế thì đây có lẽ là cơ hội tốt cho anh.

- Ông đang nói một cách đúng đắn đấy chứ?

- Học kỳ mùa xuân của Yale sắp sửa kết thúc, phải không?

- Vâng. Nhưng như thế không có nghĩa là tôi không có nhiều việc để làm.

- Tôi hiểu mà. Mười hai lần một năm anh làm một nhà nghiệp dư hạnh phúc mỗi khi có việc gì phù hợp với anh. Nhưng cũng có lúc anh phải nhúng tay vào bùn dơ…

- Tôi không có ý nói như thế.

- Thế thì, anh hãy nghe tôi nói đây. Trước hết, chúng tôi biết Hannah Kopec là một trong tám cô gái được chọn lọc từ một trăm người để đến London học tiếng A rập trong sáu tháng. Trước đó là một khoá học tập trung về thể lực kéo dài một năm tại Herzliyah, nơi đây các học viên được huấn luyện đủ các môn tự vệ thông thường, mánh khóe trốn tránh và công việc giám sát. Các bản báo cáo về cô ta đều xuất sắc. Thứ hai, nhờ tán gẫu với bà vợ của ông chủ nhà trọ trong tiệm Sarisbury ở Camden, toán chúng tôi mới khám phá ra cô ta đã bất thình lình bỏ đi, mặc dầu cô ta gần như chắc chắn có ý định trở về Do thái cùng với đồng đội đang hoạt động về việc ám sát Saddam. Đó là lúc chúng tôi mất dạng cô ta. Rồi chúng tôi có được một cơ may thường chỉ do công việc trinh thám giỏi. Một trong số nhân viên của chúng tôi làm việc ở phi trường Heathrow đã nhìn thấy cô ta trong cửa hàng miễn thuế, khi cô ta đang mua một chai nước hoa rẻ tiền.

"Sau khi cô ta đáp máy bay đi Lebannon anh ta liền điện thoại cho người của chúng ta ở Beirut và người này theo dõi cô ta từ lúc cô ta đến. Không dễ đâu, tôi có thể nói thêm. Chúng tôi đã thất lạc cô ta trong nhiều tiếng đồng hổ. Rồi, như từ trên trời rơi xuống, cô ta lại xuất hiện, nhưng lần này với tên Kariam Saib, người mà Baghdad cứ đinh ninh là đang trên đường đi Paris với tư cách thư ký phụ của Đại sứ. Trong thời gian đó, cô Saib chính hiệu đã bị bắt cóc ở phi trường Beirut và giờ đây đang được cầm giữ ở một ngôi nhà an toàn tại một nơi nào đó bên kia biên giới trong vùng ngoại ô của Tel Aviv".

- Tất cả câu chuyện này sẽ đưa tới đâu, Dexter?

- Hãy kiên nhẫn, giáo sư, - ông vừa nói vừa đốt lại mẩu xì gà đã không cháy sáng trong máy phút. - Không phải tất cả chúng tôi đã sinh ra đời với sự sắc bén uyên bác như anh.

- Ông muốn nói sao cũng được, - Scott mỉm cười nói - Bởi vì sự sắc bén uyên bác của tôi chưa thể hiện hết khả năng.

- Bây giờ tôi nói tới một mẩu tin sẽ khiến cho anh thích thú. Hannah Kopex không được gài vào Ban lợi ích Iraq của Toà đại sứ Jordan tại Paris để do thám.

- Thế thì tại sao phải mất công đưa vấn đề của cô ta lên hàng đầu. Dù sao đi nữa, ông làm sao biết nhấc? Scott hỏi.

- Bởi vì nhân viên của Mossad ở Paris, tôi biết nói thế nào đây? Bí mật hợp tác với chúng tôi trong một công việc nhỏ và anh ta thậm chí không được thông báo về sự hiện hữu của cô ta.

Scott cau có:

- Thế thì tại sao cô gái được gài vào Toà đại sứ?

- Chúng tôi không biết, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ khám phá ra. Chúng tôi nghĩ Rabin không thể cho phép tấn công Saddam trong lúc Kopec vẫn còn ở bên Pháp, vì vậy điều tối thiểu chúng tôi cần biết là bao giờ cô ta dự kiến trở về Do thái. Và đó là nơi anh nhập cuộc.

- Nhưng chúng chắc đã có một người ở Paris.

- Hiện nay có tới mấy người, nhưng mỗi người trong bọn họ đều bị Mossad nhận ra ở cách một trăm bước, và tôi tin chắc ngay cả bọn Iraq cũng nhận ra ở cách mười bước. Vì thế, nếu Hannah Kopec ở Paris mà người Mossad khỏng hay biết thì tôi muốn anh đến Paris mà người của chúng tôi không hay biết. Tức là nếu anh cảm thấy có thể dành thời gian cách xa Susan Anderson.

- Cô ta đã bỏ tôi từ hôm ông bạn của cô ta đi hội nghị về. Tôi không biết mình làm nên trò trống gì đối với phụ nữ. Tuần trước cô ta đã gọi điện thoại cho tôi để báo tin họ sẽ thành hôn vào tháng tới.

- Lại càng có thêm lý do để anh đi Paris.

- Đi săn ngỗng trời.

- Con ngỗng này rất có thể sẽ đẻ cho chúng ta một quả trứng bằng vàng và trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, tôi không muốn đọc tin một vụ độc đáo khác của Do thái trên trang nhất của tờ New York Times rồi sau đó phải giải thích với Tổng thống tại sao CIA không biết gì về việc đó.

- Nhưng tôi sẽ bắt đầu từ đâu?

- Trong lúc rảnh rỗi, anh hãy tìm cách làm quen với cô ta. Anh cứ bảo với cô ta anh là nhân viên Mossad ở Paris.

- Nhưng cô ta sẽ không bao giờ tin….

- Tại sao không? Cô ta đâu có biết ai là nhân viên đó mà chỉ biết là có một người. Scott, tôi cần biết…

Cánh cửa chợt mở ra và Dexter Jr. bước vào.

- Công việc như thế nào? - Bố cậu bé hỏi.

Cậu bước qua phòng và ngồi phịch xuống một chiếc ghế bành, nhưng không thốt lên một tiếng nào.

- Hỏng bét rồi, phải không con?

° ° °

- Ông Marshall, rất vui mừng được gặp ông, - Butterworth vừa nói vừa đưa bàn tay ra để chào đón Viện trưởng viện Bảo tàng lịch sử quốc gia.

- Tôi cũng rất vui mừng được gặp ông, ông Butterworth! - Calder Marshall trả lời với vẻ bồn chồn.

- Hay lắm, thế là ông đã thu xếp được thời giờ để đến đây, - Butterworth nói, - Mời ông ngồi.

Butterworth đã đăng ký phòng Roosevelt ở Cánh Tây cho cuộc gặp gỡ của họ. Ông ta đã phải mất nhiều công sức mới thuyết phục được một cô thư ký rất hách dịch vốn đã biết quá rõ địa vị xã hội của ông Butterworth. Cô ta miễn cưỡng chấp thuận ông ta sử dụng căn phòng trong ba mươi phút chỉ vì ông ta tiếp Viện trưởng Viện bảo tàng lịch sử của nước Mỹ. Cô ta cũng chấp thuận yêu cầu thứ hai của ông ta. Viên trợ lý đặc biệt đã tự sắp xếp chỗ ngồi của mình ở đầu một chiếc bàn bình thường có hai mươi bốn người ngồi và ra hiệu cho ông Marshall ngồi bên phải ông ta, đối diện với bức tranh Theodore Roosevelt on Horseback 2 của Tade Stykal.

Vị Viện trưởng có thân hình cao hơn một mét tám mươi và mảnh mai như hầu hết phụ nữ có tuổi bằng một nửa ông ta vẫn thường thích. Ông ta gần như trọc lốc ngoại trừ một vành tóc hoa râm ở phía dưới đầu. Ông ta mặc một bộ com lê không phù hợp dường như chỉ được dùng cho các cuộc đi dạo mỗi sáng chủ nhật. Căn cứ theo hồ sơ, Butterworth biết vị Viện trưởng nhỏ tuổi hơn ông ta, nhưng ông ta tự cảm thấy rằng nếu người ta trông thấy hai người ở bên nhau thì không một ai tin được điều đó.

Chắc hắn ông ta sinh ra đời đã ở tuổi trung niên, Butterworth nghĩ, nhưng viên trợ lý đặc biệt không hề có những ý nghĩa rẻ rúng như thế về giá trị tinh thần của viện quán thủ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Duke vào loại giỏi, Marshall đã viết một cuốn sách về lịch sử Đạo luật Nhân quyền mà ngày nay được xem là văn bản tiêu chuẩn cho mọi sinh viên đại học nghiên cứu lịch sử nước Mỹ. Cuốn sách đó đã mang lại cho ông ta một số tiến khá lớn - không như người ta có thể phỏng đoán theo cách ăn mặc của ông ta, Butterworth nghĩ. Trên bàn trước mặt ông ta là một hồ sơ đóng dấu "mật" và phía trên đó là cái tên "Calder Marshall" bằng chữ đậm nét. Mặc dầu viên quản thủ mang một cặp kính gọng sừng tròng dày cộm, Butterworth có cảm tưởng ông ta có thể hầu như không cần tới.

Butterworth thường ngừng lại một lát trước khi bắt đầu một bài diễn văn mà ông ta đã chuẩn bị cũng cần mẫn như Tổng thống chuẩn bị bài phát biểu lúc nhậm chức.

Marshall ngồi, ngón tay đan vào nhau, nôn nóng chờ đợi Butterworth tiếp tục.

- Hơn mười sáu năm qua, - viên trợ lý đặc biệt bắt đầu, - ông đã nhiều lần mời Tổng thống viếng thăm viện bảo tàng lịch sử quốc gia. Butterworth thích thú nhận thấy Marshall có vẻ hy vọng trong lúc ông ta nói tiếp:

- Và quả nhiên, lần này tân Tổng thống có ý muốn nhận lời mời của ông.

Nụ cười của Marshall mở rộng trong lúc ông ta tiếp tục lắng nghe:

- Vì thế, trong phiên họp hàng tuần của chúng tôi. Tổng thống Clinton đã yêu cầu tôi chuyển một thông điệp riêng cho ông mà Tổng thống hy vọng ông hiểu là giữ bí mật tuyệt đối.

- Bí mật tuyệt đối. Tất nhiên.

- Tổng thống cảm thấy chắc chắn có thể tin tưởng vào sự điều khiển của ông, ông Marshall. Vì vậy tôi cảm thấy có thể cho ông biết rằng chúng tôi đang cố gắng thu xếp một thời gian trong tuần lễ cuối của tháng này để cho Tổng thống viếng thăm Viện Bảo tàng Lịch sử, nhưng mọi việc vẫn chưa được sắp vào chương trình.

- Mọi việc vẫn chưa được sắp vào chương trình. Tất nhỉên.

- Tổng thống Clinton cũng đã yêu cầu rằng đây là một cuộc viếng thăm hoàn toàn riêng tư, không được thông báo cho báo chí.

- Không được thông báo cho báo chí. Tất nhiên.

- Sau vụ nổ ở Trung tâm Thương mại Thế giới, người ta không thể không thận trọng.

- Không thể không thận trọng. Tất nhiên.

- Và tôi sẽ rất cám ơn ông nếu ông không bàn luận bất cứ khía cạnh nào của cuộc viếng thăm với nhân viên và ông, cho dù là cấp cao, cho tới khi chúng tôi có thể xác nhận một ngày hẹn rõ ràng. Những việc như thế này thường bị tiết lộ và nếu thế vì những lý do an ninh cuộc viếng thăm chắc phải bị huỷ bỏ.

- Phải bị huỷ bỏ. Tất nhiên. Nhưng nếu đây là một cuộc viếng thăm riêng tư, - viên quản thủ nói, - Phải chăng Tổng thống muốn trông thấy một thứ gì đặc biệt, hay đây chỉ là một chuyến tham quan như thông lệ?

- Tôi vui mừng vì ông đã đặt câu hỏi đó, - Butterworth vừa nói vừa mở hồ sơ trước mặt ông ta. - Tổng thống đã có một yêu cầu đặc biệt, do chính ông phụ trách.

- Do chính tôi phụ trách. Tất nhiên.

- Ông ấy muốn xem bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Bản Tuyên ngôn Độc lập? Điều đó dễ thôi.

- Đó không phải là yêu cầu của ông ấy, - Butterworth nói.

- Không phải là yêu cầu?.

- Không. Tổng thống muốn xem bản Tuyên ngôn, nhưng không như ông ấy đã trông thấy khi ông ấy là một sinh viên năm thứ nhất ở Georgetown, dưới một tấm kính dày. Ông ấy muốn khung được tháo ra để cho ông ấy có thể nghiên cứu chính tấm giấy da. Ông ấy hy vọng ông sẽ chấp thuận yêu cầu này, chỉ trong một lúc thôi.

Lần này vị Viện trưởng không nói ngay "tất nhiên". Thay vì vậy ông ta nói:

- Rất đặc biệt. Hy vọng tôi có thể chấp thuận yêu cầu này, chỉ trong một lúc thôi.

Ông ta ngừng lại một lần rồi nói tiếp.

- Tôi chắc việc đó có thể làm được, tất nhiên.

- Cám ơn ông, - Butterworth nói, cố gắng không có vẻ khoan khoái. - Tôi biết Tổng thống sẽ hết sức cám ơn ông. Tôi xin nhấn mạnh với ông một lần nữa không nói ra một lời nào cho đến khi chúng tôi có thể xác nhận ngày.

Butterworth đứng lên và liếc nhìn chiếc đồng hồ hộp dài ở cuối phòng. Cuộc gặp gỡ chỉ mất hai mươi hai phút.

Ông ta sẽ còn có thể trốn khỏi phòng họp trước khi bị ném ra ngoài bởi người đàn bà hách dịch trong ban sắp xếp chương trình.

Viên trợ lý đặc biệt của Tổng thống dẫn khách đi ra cửa.

- Tổng thống muốn biết ông có thích xem văn phòng Bầu Dục trong lúc ông ở đây?

- Văn phòng Bầu Dục. Tất nhiên, tất nhiên.

--- ------ ------ ------ -------

1 Leavenworth: nhà tù của liên bang ở tại thành phố cùng tên phía Đông Bắc bang Kausas trên sông Misscosipi.

2 Theodore Rosevelt trên lưng ngựa (Roosevelt là tổng thống thứ 26 của Mỹ từ 1901 đến 1909).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12


Hamil Al Obaydi bị bỏ lại một mình ở giữa phòng. Sau khi hai trong số bốn vệ binh đã lột trần ông ta, hai người còn lại kiểm tra một cách thành thạo từng mũi may áo quần ông ta để tìm bất cứ cái gì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của Tổng thống họ.

Ngay sau một cái gật đầu của một người có vẻ là cấp chỉ huy vệ binh, một cánh cửa bên mở ra và một viên bác sĩ bước vào phòng, theo sau là một nhân viên phục vụ, tay xách một chiếc ghế và tay kia cầm một găng cao su. Chiếc ghế đã được đặt phía sau Al Obaydi và ông ta được mời ngồi xuống. Ông ta liền làm theo. Viên bác sĩ thoạt tiên kiểm tra móng tay và lỗ tai của ông ta trước khi yêu cầu ông ta mở miệng thật rộng trong lúc viên bác sĩ gõ lên từng cái răng với một cây đè lưỡi. Rồi ông ta đặt một cái kẹp trong hàm để cho miệng lại càng mở rộng hơn nữa, giúp cho ông ta từ từ kiểm tra từng khe hở. Hài lòng rồi, ông ta mới lấy cái kẹp ra. Kế đó ông ta yêu cầu Al Obaydi đứng dậy, xoay người lại, vừa dang hai chân thắng và rộng ra, vừa cúi mình xuống cho tới khi hai bàn tay chạm vào mặt ghế. Al Obaydi nghe tiếng găng cao su được mang vào bàn tay của viên bác sĩ và bất thần cảm thấy đau đớn khi hai ngón tay thọc vào hậu môn ông ta. Ông ta kêu lên và mấy gã vệ binh phía trước ông ta bật cười to. Các ngón tay giật mạnh ra, lại tạo nên một cơn đau đớn.

- Cám ơn, ông Phó đại sứ, - viên bác sĩ nói, tựa hồ ông ta chỉ vừa kiểm tra nhiệt độ của Al Obaydi để cho một liều thuốc cúm nhẹ. - Bây giờ ông có thể mặc áo quần.

Al Obaydi quy xuống và nhặt chiếc quần lên trong lúc vị bác sĩ và người phục vụ rời khỏi phòng.

Trong lúc mặc áo quần, Al Obaydi không thể không thắc mắc có phải chăng mỗi thành viên của Hội đồng An ninh đều có phải thông qua nỗi nhục như thế mỗi lần Saddam triệu tập một phiên họp của Hội đồng Chỉ huy Cách mạng.

Lệnh trở về Baghdad để báo cáo cho vị Sayedi những tin tức mới nhất về công việc gần đây, như vị đại sứ tại Liên Hiệp Quốc đã mô tả chỉ thị khiến lòng Al Obaydi tràn đầy lo sợ cho dù sau cuộc gặp gỡ sau cùng với Cavalli. Ông ta đã cảm thấy mình thừa sức trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà vị Tổng thống có thể đặt ra cho ông ta.

Có lần Al Obaydi đã đến Baghdad sau một cuộc hành trình tưởng chừng không bao giờ chấm dứt xuyên qua Jordan - những chuyến bay trực tiếp bị đình chỉ như là một phần trừng phạt của Liên Hiệp Quốc - ông ta đã không được phép nghỉ ngơi hoặc thậm chí thay đổi áo quần. Ông ta đã được đưa thẳng tới đại bản doanh Baath trong một chiếc Mercedes màu đen.

Khi Al Obaydi mặc xong áo quần, ông ta soi lại trong một tấm gương nhỏ trên tường. Y phục của ông ta trong dịp này khá khiêm tốn so với những bộ ông ta đã bỏ lại trong căn hộ ở New York: com lê Sabs ở đại lộ 5, áo thu Valentino, giày Church và một đồng hồ tay Cartier bằng vàng khối. Tất cả những thứ đó bị gạt ra để ủng hộ cho một bộ y phục A rập rẻ tiền mà ông ta đã giũ lại tận dưới đáy ngăn kéo tủ áo của ông ta tại Manhattan.

Sau khi Al Obaydi soi gương xong, một gã vệ binh ra hiệu cho ông ta đi theo trong lúc cánh cửa ở cuối phòng mở ra lần đầu tiên. Sự tương phản với cảnh tượng trơ trụi không khác gì một trại lính của phòng kiểm tra khiến ông ta hết sức ngạc nhiên. Một hành lang trải thảm dày sơn lòe loẹt được soi sáng trưng bởi nhiều ngọn đèn treo chỉ cách nhau mấy bước.

Viên Phó đại sứ đi theo gã vệ binh trong hành lang, cứ thêm mỗi bước lại thấy rõ hơn cánh cửa đồ sộ sơn vàng lù lù ở phía trước ông ta. Nhưng khi ông ta chỉ còn cách mấy bước, gã vệ binh chợt mở một cánh cửa bên và dẫn ông ta vào trong một tiền sảnh cũng sang trọng không kém hành lang.

Al Obaydi bị bỏ lại một mình trong phòng, nhưng ông ta chỉ vừa ngồi xuống trên chiếc trường kỷ lớn thì cánh cửa lại mở ra. Al Obaydi đứng bật dậy nhưng chỉ có một cô gái bước vào bưng một cái khay, ở giữa là một tách cà phê Thổ Nhĩ Kỳ nhỏ. Cô ta đặt tách cà phê lên một cái bàn bên cạnh trường kỷ, cúi đầu chào và lặng lẽ bỏ đi cũng như khi đến. Al Obaydi xoay trở chiếc tách biết rằng mình đã quen với món cà phê sữa kiểu Tây phương. Ông ta uống một thứ nước đen như bùn chỉ vì nôn nóng muốn làm một việc gì đó.

Một tiếng đồng hồ trôi qua một cách chậm chạp, ông ta mỗi lúc một thêm bồn chồn trong một căn phòng không có gì đề đọc ngoại trừ một bức chân dung khổng lồ của Saddam Hussein để nhìn. Al Obaydi dùng thời gian này để rà soát lại từỉng chi tiết những điều Cavalli đã nói với ông ta, ước ao mình có thể tham khảo hồ sơ trong chiếc cặp nhỏ mà bọn vệ binh đã lấy đi từ lúc ông ta còn chưa đến phòng kiểm tra.

Trong tiếng đồng hồ thứ hai, lòng tự tin của ông ta bắt đầu mệt dần. Trong tiếng thứ ba, ông ta khởi sự tự hỏi mình có thể ra khỏi toà nhà này mà vẫn còn sống hay không.

Rời bất thình lình cánh cửa mở ra và Al Obaydi nhận ra ánh sáng lấp lánh đỏ vàng trên bộ đồng phục của một vệ binh của Tổng thống Saddam có tên là Hemaya.

- Tổng thống sẽ gặp anh bây giờ. - Viên sĩ quan trẻ chỉ nói có thế và Al Obaydi đứng lên, lặng lẽ bước nhanh theo anh ta trên hành lang về phía cánh cửa sơn vàng.

Viên sĩ quan gõ mở cánh cửa đồ sộ và đứng sang một bên để cho viên Phó đại sứ tham dự một phiên họp đầy đủ của Hội đồng Lãnh đạo Cách mạng.

Al Obaydi đứng và chờ, như một tù nhân trên ghế bị cáo hy vọng được vị quan toà bảo rằng tối thiểu y có thể được phép ngồi. Ông ta cứ đứng như thế, thừa biết rằng chưa từng có một ai bắt tay với Tổng thống, trừ phi được mời làm việc đó. Ông ta nhìn quanh hội đồng mười hai người, nhận thấy chỉ có hai thành viên, Thủ tướng Tarlq Aziz và Biện lý chính phú Nakir Farrar, mặc com lê. Mười thành viên khác đều mặc quân phục nhưng không mang vũ khí ở thắt lưng. Khấu súng lục duy nhất, khác với loại của Đại tướng Hamil, Chỉ huy trưởng của đội Vệ binh Tổng thống, và hai quân nhân vũ trang ở ngay phía sau Saddam, được đặt trên mặt bàn trước mặt Tổng thống, ngay chỗ đặt tập giấy của các vị đầu não quốc gia khác.

Al Obaydi ý thức một cách sâu sắc rằng đôi mắt của Tồng thống đã không hề rời khỏi ông ta kể từ lúc ông ta bắt đầu bước vào phòng. Saddam vẩy điếu xì gà Coheba ra hiệu cho Al Obaydi ngồi vào chiếc ghế trống ở đầu mút bàn.

Vị Bộ trưởng Ngoại giao nhìn về phía Tổng thống. Thấy Tổng thống gật đầu, ông ta hướng sự chú ý về phía người đang bồn chồn ngồi đàng xa.

- Thưa Tổng thống, như ngài biết, đây là Hamil Al Obaydi, Phó đại sứ của chúng ta tại Liên Hiệp Quốc, người mà ngài đã ban cho một niềm vinh dự thực hiện mệnh lệnh lấy trộm bản Tuyên ngôn Độc lập của bọn Mỹ ngoại đạo. Theo chỉ thị của ngài, ông ta đã trở về Baghdad để đích thân báo cáo với ngài về những tiến bộ mà ông ta đã đạt được. Tôi đã không có cơ hội nào để nói chuyện với ông ta. Vì thế xin Tổng thống tha thứ cho tôi nếu tôi có mặt nơi đây cùng với ngài, để làm một kẻ tìm kiếm tin tức.

Saddam lại vẩy điếu xì gà ra dấu cho Bộ trưởng Ngoại giao tiếp tục.

- Có lẽ tôi có thể bắt đầu, ông Phó Đại sứ, bằng cách yêu cầu ông giới thiệu với tất cả chúng tôi các sự kiện mới nhất liên quan đến kế hoạch đầy sáng tạo của Tổng thống.

- Tôi xin cám ơn ông Bộ trưởng Ngoại giao, - Al Obaydi trả lời, như thể ông ta chưa bao giờ gặp vị Bộ trưởng.

Đoạn ông ta quay lại với Saddam mà đôi mắt đen vẫn dán chặt vào ông ta và nói tiếp:

- Thưa Tổng thống, tôi xin bắt đầu bằng cách bày tỏ niềm vinh dự của tôi khi được giao phó công việc này, nhất là nhớ rằng ý kiến đã xuất phát từ chính ngài.

Mọi thành viên của Hội đồng giờ đây đều tập trung sự chú ý vào viên Phó đại sứ, nhưng Al Obaydi nhận thấy rằng thỉnh thoảng mọi người lại liếc mắt về phía Saddam để xem Tổng thống phản ứng như thế nào.

- Tôi rất sung sướng có thể báo cáo rằng toàn đội được chế tạo bởi ông Antonio Cavalli.

Saddam đưa một bàn tay lên và nhìn về phía viên Biện lý Chính phủ đang ngồi trước một tập hồ sơ đã mở sẵn.

Viên Biện lý chính phủ Nakir Farrar là người mà dàn chúng khiếp sợ đứng hàng thứ hai sau Saddam trong chế độ của Iraq. Mọi người đều biết tiếng ông ta. Một sinh viên đỗ hạng ưu về khoa pháp luật tại Oxford, Chủ tịch Nghiệp đoàn và một thành viên của Lincolns Inn 1. Đó chính là nơi lần đầu tiên Al Obaydi đã tình cờ gặp ông ta. Dù Farrar không hề thừa nhận sự tồn tại của mình, ông ta đã được xem như người Iraq đầu tiên nhận chức cố vấn của Hoàng gia Anh. Nhưng rồi xảy ra việc xâm lăng tỉnh thứ Mười chín và người Anh trục xuất con người đầy hoài bão đó, mặc dù có nhiều kháng nghị của một số người ở cấp cao.

Farrar trở về một thành phố mà ông ta đã bỏ đi ở tuổi mười một và lập tức dâng hiến tài năng xuất sắc của mình cho cá nhân Saddam Hussein. Trong vòng một năm, Saddam đã bổ nhiệm ông ta làm Biện lý Chính phủ, một chức vụ, theo người ta đồn đại, do chính ông ta lựa chọn cho mình.

- Thưa Tổng thống, Cavalli là một tội phạm ở New York. Bởi vì y có một bằng cấp luật khoa và đứng đầu một văn phòng luật sư tư nhân, y tạo nên một bề ngoài hợp pháp cho một hoạt động như thế.

Saddam gật đầu và hướng sự chú ý trở lại Al Obaydi.

- Ông Cavalli đã hoàn tất giai đoạn chuẩn bị và đội điều hành của ông ta đang sẵn sàng thực hiện các mệnh lệnh của Tổng thống.

- Chúng ta đã xác định ngày chưa? - Farrar hỏi.

- Đã, thưa ông Biện lý chính phủ. Ngày 22 tháng 5, Clinton có một chương trình làm việc trọn ngày ở Nhà Trắng với các chuyên viên soạn thảo diễn văn trong buổi sáng, và tổ công tác về chính sách y tế trong buổi chiều, và vì vậy ông ta - vị đại sứ Iraq tại Liên Hiệp Quốc đã cảnh giác Al Obaydi chớ bao giờ nhắc đến Clinton với tư cách "Tổng thống" - sẽ không hiện diện trước công chúng ngày hôm ấy khiến cho công việc của chúng ta trở nên bất khả thi.

- Ông Phó đại sứ hãy nói cho tôi biết, - viên Biện lý chính phủ nói, - có phải luật sư của ông Cavalli đã thành công trong việc xin giấy phép chặn đường giữa Nhà Trắng với Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong khoảng thời gian Clinton bận rộn với những phiên họp nội bộ đó?

- Không, thưa ông Biện lý chính phủ. Ông ta không làm việc đó, - Al Obaydi trả lời. - Tuy nhiên, văn phòng Thị trưởng đã cấp một giấy phép quay phim trên đại Pennsylvania từ đường 18 ở phía Đông. Nhưng đường chỉ chặn trong bốn mươi lăm phút. Dường như viên Thị trưởng này không dễ khắc phục như người tiền nhiệm của ông ta.

Một vài thành viên của Hội đồng có vẻ không hiểu.

- Không dễ khắc phục? - vị Bộ trưởng Ngoại giao hỏi.

- Có lẽ "thuyết phục" là từ đúng hơn.

- Và việc thuyết phục theo dạng nghĩa nào? - Đại tướng Hamil hỏi, ông ta ngồi phía bên phải Tổng thống và chỉ biết một dạng thuyết phục.

- Một số tiền đóng góp 250.000 đô la cho quỹ tái bầu cử của bà ta.

Saddam bắt đầu cười to. Thế là những người khác chung quanh bàn bắt chước theo.

- Còn vị Viện trưởng vẫn tin chính Clinton sẽ viếng thăm ông ta chứ? - viên Biện lý chính phủ hỏi.

- Vâng, - Al Obaydi nói - Ngay trước khi tôi bay về, Cavalli đã cho tám người của ông ta quản lý toàn bộ toà nhà, giả làm một đội trinh sát sơ khởi thuộc Sở Mật vụ. Vị Viện trưởng hết lòng cộng tác và Cavalli đã được cho đủ thời gian để kiểm tra mọi việc. Cuộc luyện tập đó sẽ khiến cho việc đánh tráo bản Tuyên ngôn vào ngày 25 tháng 5 dễ dàng hơn đối với ông ta.

- Nhưng tôi chỉ nói nếu, bọn họ thành công trong việc lấy ban gốc ra ngoài, họ đã sắp xếp mọi việc để chuyển bàn tài liệu qua tay ông? - viên Biện lý chính phủ hỏi.

- Vâng, - Al Obaydi trả lời một cách tự tin. - Tôi hiểu rằng Tổng thống muốn tài liệu sẽ được giao cho Barazan Al-Tikriti, vị đại sứ đáng kính của chúng ta tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Khi ông ấy đã nhận được tấm giấy da, và chỉ khi đó, tôi mới được phép trả phần tiền còn lại.

Tổng thống gật đầu chấp thuận. Xét cho cùng, viên đại sứ đáng kính ở Geneva là anh em cùng cha khác mẹ của ông.

Viên Biện lý chính phủ tiếp tục chất vấn:

- Nhưng chúng ta làm sao có thể chắc chắn cái được giao cho chúng ta sẽ là bản gốc, chứ không phải chỉ là một bản sao tinh xảo? - ông ta hỏi. - Điều gì ngăn cản họ làm trò bằng cách đi vào rồi lại đi ra khỏi Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, mà thực ra không hề đánh tráo bản Tuyên ngôn đó?

Một nụ cười xuất hiện trên đôi môi của Al Obaydi lần đầu tiên, trong lúc ông ta trả lời:

- Thưa ông Biện lý chính phủ, tôi đã đề phòng đòi bằng chứng đó. Khi bán giả thay thế bản gốc, nó sẽ được tiếp tục trưng bày để cho công chúng xem. Ông có thể an tâm vì tôi sẽ có mặt trong công chúng đó.

- Nhưng ông chưa trả lời câu hỏi của tôi, - viên Biện lý chính phủ gay gắt nói. Làm sao ông biết được cái của chúng ta là bản gốc?

- Bởi vì trên bản gốc do Timothy Matlock viết có một lỗi chính tả nhỏ và lỗi này đã được sửa lại trong bản sao do Bill O'Reilly thực hiện.

Viên Biện lý chính phủ miễn cưỡng ngồi trở xuống ghế khi vị thủ tướng của ông ta đưa một bàn tay lên.

- Một tội phạm khác, thưa ngài, - vị Bộ trưởng Ngoại giao giải thích. - Lần này là một kẻ làm giả có trách nhiệm làm bản sao tài liệu.

- Như thế, - viên Biện lý Chính phủ vừa nói vừa nghiêng mình về phía trước một lần nữa, - nếu lỗi chính tả chưa được sửa vẫn còn trên tài liệu trưng bày ở Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vào ngày 25 tháng 5, ông sẽ biết chúng ta có một bản giả và sẽ không trả thêm một xu nào nữa. Có phải như thế không.

- Phải, thưa ông Biện lý Chính phủ, - Al Obaydi nói.

- Từ nào trên bản gốc đã sai lỗi chính tả? - viên Biện lý Chính phủ lại hỏi. Khi ông Phó đại sứ đã nói cho ông ta nghe, Nakir Farrar chỉ bảo:

- Hay lắm.

Đoạn ông ta gập hồ sơ trước mặt lại.

- Tuy nhiên, tôi còn cần phải trả tiền tận tay, - Al Obaydi nói tiếp, - nếu tôi bàng lòng với phần việc họ đã làm theo thoả thuận, và chúng ta đã nắm trong tay bản Tuyên ngôn gốc.

Vị Bộ trưởng Ngoại giao nhìn về phía Saddam và Saddam lại gật đầu.

- Mọi việc sẽ đâu vào đó ngày 25 tháng 5, - vị Bộ trưởng Ngoại giao nói - Tôi thích, có cơ hội rà soát lại một số chi tiết trước khi ông ta trở lại New York với điều kiện Tổng thống chấp thuận.

Saddam vẫy một bàn tay để ra hiệu một thỉnh cầu như thế không quan trọng dối với ông. Đôi mắt của ông vẫn còn chăm chú nhìn Al Obaydi. Viên Phó đại sứ không biết rõ ông ta có nên đi hay là chờ chất vấn thêm nữa. Ông ta nghĩ thận trọng thì hơn và vẫn ngồi im lặng.

Một lúc sau mới có người nói.

- Hamid, chắc hấn ông muốn biết vì sao tôi đặt một tầm quan trọng như thế vào mảnh giấy da vô dụng này… Vì viên Phó đại sứ chưa bao giờ được gặp Tổng thống, ông ta ngạc nhiên vì được gọi bằng cái tên đó.

- Tôi không được quyền hỏi tới lý luận của ngài, - Al Obaydi trả lời.

- Tuy nhiên - Saddam nói tiếp, - đã là con người thì anh ta tự hỏi tại sao tôi sẵn sàng bỏ ra một trăm triệu dô la và đồng thời có nguy cơ bị mất mặt trên thế giới nếu ông thất bại.

Al Obaydi cảm thấy không thoải mái với từ "ông".

- Thưa Sayedi, tôi sẽ rất sung sướng nếu biết được ngài có cảm thấy có thể tin cậy một con người vô tài bất tướng hay không.

Mười hai thành viên của Hội đồng cùng nhìn về phía Tồng thống để đo lường phản ứng của ông đối với lời nói của viên Phó đại sứ. Al Obaydi cảm thấy ngay lập tức rằng mình đã đi quá xa. Ông ta ngồi kinh hãi trong sự im lặng tưởng chừng dài nhất trong đời mình.

- Thế thì tôi sẽ thổ lộ điều bí mật của tôi cho ông nghe, Hamid, - Saddam nói với đôi mắt xoáy vào viên Phó đại sứ - Khi tôi chiếm lấy tỉnh thứ mười chín cho nhân dân yêu quý, tôi tự nhận thấy không phải đang gây chiến với những kẻ phản bội chúng ta đang xám lấn mà với sức mạnh kết hợp của thế giới phương Tây - và điều đó, bất kể một bản thoả ước đã đạt được trước đó với Đại sứ Mỹ. "Tại sao?" Tôi đã phải hỏi khi mọi người đều biết rằng Kuwait được lèo lái bởi một số ít gia đình thối nát rất ít quan tâm tới hạnh phúc nhân dân của chính họ. Tôi sẽ nói cho ông biết tại sao. Chỉ một từ: Dầu mỏ. Nếu tỉnh thứ mười chín chỉ xuất khẩu cà phê hạt, ông sẽ không bao giờ trông thấy, dù chỉ một chiếc xuồng chèo của Mỹ trang bị một cái máy bắn đá đi vào vùng Vịnh.

Vị Bộ trưởng Ngoại giao mỉm cười và gật đầu.

- Và ai là những nhà lãnh đạo hùa nhàu để chống lại tôi? Thatcher, Gorbachev và Bush. Điều đó đã bắt đầu từ gần ba năm trước. Và chuyện gì đã xảy đến với họ từ lúc ấy? Thatcher đã bị loại bỏ bởi một vụ do chỉnh những người đã từng ủng hộ bà ta tổ chức; Gorbachev thì bị truất phế bởi một người mà chính ông ta đã sa thải chỉ một năm trước đó và giờ đây địa vị chính những người này cũng có vẻ tròng trành; Bush thì trải qua một thất bại nhục nhã bởi nhân dân Mỹ. Trong lúc tôi vẫn là nhà lãnh đạo tối cao và Tổng thống của đất nước tôi.

Tiếp theo đó là một tràng vỗ tay tắt ngay khi Saddam bắt đầu nói tiếp:

- Đó tất nhiên là phần thưởng rất lớn cho đại đa số nhân dân, nhưng không phải cho tôi đâu, Hamid. Bởi vì vị trí của Bush đã được thay thế bởi Clinton, là người không học hỏi được gì từ những lỗi lầm của người tiền nhiệm của ông ta và hiện nay cũng muốn xoá bỏ quyền lực tối cao của tôi Nhưng lần này chính tôi cũng có ý định hạ nhục ông ta cùng với bọn ngoại đạo Mỹ trước khi bọn họ có cơ hội làm việc đó. Và tôi sẽ thực hiện vụ này theo một cách sẽ khiến cho Clinton không thể nào hồi phục bất kỳ một sự tín nhiệm nào trong suốt đời ông ta. Tôi quyết tâm làm cho Clinton và nhân dân Mỹ trở thành kho truyện cười của thế giới.

Những chiếc đầu liên tiếp gật gù.

- Ông đã chứng kiến khả năng của tôi biến lòng tham của chính nhân dân họ thành một ý nguyện lấy trộm tài liệu lịch sử trìu mến nhất trong lịch sử của chỉnh đất nước họ. Và ông, Hamid, là con tàu được chọn để đảm bảo cho thiên tài của tôi sẽ được công nhận.

Al Obaydi cúi đầu trong lúc Saddam vẫn nói tiếp:

- Một khi tôi đã lấy được bản Tuyên ngôn độc lập, tôi sẽ kiên nhẫn chờ đợi cho tới ngày 4 tháng 7, khi toàn thể nước Mỹ sẽ bỏ ra một ngày chủ nhật hoà bình để làm lễ ký niệm Ngày Độc lập.

Không một ai trong phòng thốt ra một lời trong lúc Tổng thống của họ chợt ngừng lái một lúc rồi mới lại tiếp:

- Tôi cũng sẽ làm lễ kỷ niệm Ngày Độc lập, không phải ở Washington hoặc New York mà ở Quảng trường Tahrir, bao quanh bởi nhân dân yêu quý của tôi, Lúc bấy giờ, tôi, Saddam Hussein, Tổng thống Iraq, sẽ đứng trước ống kính trực tiếp truyền hình đi khắp thế giới, đốt thành tro bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ.

° ° °

Hannah nằm thao thức trên giường trong căn phòng kiểu trại lính, nàng cảm thấy không khác cô bé mười ba năm về trước, khi nàng trải qua đêm đầu tiên ở trường nội trú. Nàng đã đến lấy những chiếc valy của Karima Saib ở thang cuốn tại phi trường Charles de Gaulle, lo sợ những gì nàng có thể tìm thấy trong đó.

Một người tài xế đã đón nàng như ước hẹn, nhưng vi nàng đã không thích bắt chuyện nên nàng biết sự việc sẽ ra sao khi xe dừng lại bên ngoài Toà đại sứ Joran. Hannah ngạc nhiên vì tầm cỡ của nó.

Ngôi nhà cổ xinh đẹp nằm thụt sâu tên đại lộ Maurice Barrès xưa kia là nhà của Aga Khan. Khu vực của Iraq được dành riêng trọn hai tầng, bằng chứng hiển nhiên tỏ ra người Jordan không muốn làm trái ý Saddam.

Trong lúc đi vào khu Iraq, người đầu tiên nàng gặp là Abdul Kanuk, Trưởng phòng Hành chính. Anh ta tất nhiên không có vẻ như một nhà ngoại giao, và khi anh ta mở miệng, nàng nhận thấy ngay điều đó. Kanuk thông báo với nàng rằng vị đại sứ và cô thư ký chính của ông ta là Mun Ahmed đang bận nhiều cuộc họp cho nên nàng cứ sắp xếp đặt đồ đạc và chờ trong phòng cho tới lúc được gọi lại.

Chỗ ở chật chội chỉ vừa đủ cho một cái giường và hai cái valy, và rất có thể, nàng nghĩ, vốn là một phòng chứa đồ trước khi đoàn Iraq dọn đến. Cuối cùng, khi nàng mở được chiếc valy của Karima Saib, nàng nhanh chóng khám phá ra rằng những món duy nhất vừa khít trong đó là đôi giày của cô ta. Hannah không biết có nên thoái mái vì sở thích của Saib hay là lo lắng về việc nàng đã mang theo quá ít đồ dùng.

Muna Ahmed, cô thư ký chính, gặp nàng trong bếp vào bữa ăn tối hôm ấy. Dường như các cô thư ký trong Toà đại sứ được đối xử chẳng khác gì đám nhân viên phục vụ.

Hannah tìm cách thuyết phục Muna rằng mọi việc đã khá hơn nàng tưởng, nhất là vì họ chỉ có thể sử dụng khu nhà phụ của Toà đại sứ Jordan. Muna giải thích rằng đối với Ngoại giao đoàn Pháp, đại sứ Iraq chỉ được đối xử với tư cách một Trưởng ban Lợi ích, mặc dù họ luôn nói với ông ta bằng cái từ "Thưa ngài" hoặc "Thưa ông Đại sứ".

Trong mấy ngày đầu tiên với công việc mới, Hannah ngồi trong phòng kế cận phòng Đại sứ về phía bên kia bàn của Muna. Nàng dùng phần lớn thời gian của mình vào việc săm soi ngón tay. Hannah nhanh chóng khám phá ra rằng không có ai quan tâm nhiều tới điều này, nếu nàng hoàn tất bất kỳ công việc nào mà viên đại sứ đã giao lại cho nàng trên máy đọc của ông ta. Quả thực đó chính là vấn đề quan trọng nhất của Hannah, vì nàng phải làm việc chậm lại để khiến cho Muna có vẻ đầy năng lực hơn. Điều duy nhất Hannah không được quên là luôn luôn mang cặp kính không độ.

Trong những buổi tối, vừa ăn trong bếp, Hannah vừa học được từ Muna mọi điều mà một phụ nữ Iraq ở nước ngoài cần phải biết, kể cả làm cách nào để tránh né những cuộc tán tỉnh của Abdul Kanuk, viên Trưởng phòng Hành chính. Qua tuần thứ hai. việc học tập của nàng đã chậm lại và dần dần Hannah nhận thấy viên đại sứ đang tin tưởng vào kỹ năng của nàng. Nàng cố khỏng bộc lộ quá rõ khả năng.

Mỗi khi đã hoàn tất công việc, Hannah và Muna thường ở trong phòng và không được phép rời khỏi nhà vào ban đêm, trừ phi cùng đi với viên Trưởng phòng Hành chính, một triển vọng mà cả hai người đều không lấy làm hứng thú. Vì Muna không quan tâm đến âm nhạc, kịch nghệ, cũng như đi đến quán ăn, cô ta thích thú được ở trong phòng đọc các bài diễn văn của Saddam Hussein.

Trong lúc những ngày chầm chậm trôi qua, Hannah bắt đầu hy vọng trong nhân viên Mossad ở Paris sẽ tiếp xúc với nàng. Như vậy nàng có thể được rút lui, và đưa trở về Do thái để chuẩn bị cho nhiệm vụ của nàng - mặc dù nàng không có một manh mối về nhân viên Mossad. Nàng tự hỏi phải chăng họ có một người nào đó trong Toà đại sứ. Một mình trong phòng, nàng thường suy đoán. Người tài xế chăng? Quá chậm chạp. Người làm vườn chăng? Quá đần độn. Cô đầu bếp chăng? Có thể lắm - thức ăn khả dở để tin cậy đây là công việc thứ yếu của cô ta. Hay là Abdul Kanuk, viên Trưởng phòng Hành chính? Khỏng có lý. Bởi vì anh ta xuất hiện tối thiểu ba lần mỗi ngày, anh ta lại còn là một người em họ của Barazan Ai Tikriti, anh em cùng cha khác mẹ với Saddam Hussein và Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Kanuk cũng là người ngồi lê đôi mách số một ở Toà đại sứ, và cung cáp thông tin cho Hannah về Saddam Hussein và những người tuỳ tùng trong đêm nhiều hơn viên đại sứ trong một tuần. Quả thực, viên đại sứ ít khi nói đến vị Sayedi trước mặt nàng, và khỉ nói, ông ta luôn luôn thận trọng và tôn kính.

Trong tuần lễ thứ hai, Hannah được giới thiệu với bà vợ của viên đại sứ. Hannah nhanh chóng khám phá ra rằng bà ta hết sức riêng biệt, một phần bởi vì bà ta có một nửa giòng máu Thổ Nhĩ Kỳ và không nghĩ rằng nhiệm vụ của bà ta bắt buộc bà ta luôn luôn ở trong khuôn viên Toà đại sứ. Bà ta làm nhiều điều được xem là cực đoan theo các tiêu chuẩn của Iraq, như đi cùng chồng bà ta đến các bữa tiệc cốc tay, và thậm chí người ta còn biết rằng bà ta tự rót rượu cho mình mà không chờ được yêu cầu. Bà ta cũng đi bơi - điều quan trọng hơn đối với Hannah - hai lần một tuần tại nhà tắm gần như công cộng ở đại lộ Lannes. Viên đại sứ đã đồng ý, sau một cuộc thuyết phục nhỏ, rằng cô thư ký mới có thể đi cùng với vợ ông ta.

° ° °

Scott đến Paris vào một ngày chủ nhật. Người ta đã đưa cho anh một chìa khoá của một căn hộ nhỏ trên đại lộ Messine và mở một tài khoản cho anh ở Socíeté Général tên đại lộ Haussmann với cái tên Simon Rosenthal.

Anh phải điện thoại hoặc fax cho Langley chỉ sau khi anh đã xác định được vị trí của nhân viên Mossad. Không một nhân viên nào khác được thông báo về sự hiện hữu của anh, và anh đã được dặn dò không tiếp xúc với bất kỳ nhân viên khu vực nào mà anh đã từng cộng tác trong quá khứ và hiện nay đang được điều động đến châu Âu.

Scott dùng hai ngày đầu tiên vào việc khám phá chín nơi mà từ đó anh có thể quan sát cửa trước của Toà đại sứ Jordan và không ai ở đó có thể trông thấy anh.

Tới cuối một tuần lễ, anh bắt đầu hiểu ra lần đầu tiên các nhân viên thực sự ngụ ý với cụm từ "những giờ phút cô đơn". Anh thậm chí khởi sự quên một số sinh viên của anh.

Anh triển khai một công việc hàng ngày. Mỗi buổi sáng, trước bữa điểm tâm, anh chạy tám cây số trong công viên Monceau trước khi anh bắt đầu ca sáng. Mỗi buổi tối, anh bỏ ra hai tiếng đồng hồ trong một phòng tập thể dục ở đường Berne trước khi nấu bữa tối và anh ăn một mình trong căn hộ của anh.

Scott bắt đầu thất vọng về nhân viên Mossad chưa hề rời khỏi khuôn viên Toà đại sứ và tự hỏi phải chăng cô Kopec thậm chí không có ở đó. Bà vợ của viên đại sứ dường như là người phụ nữ duy nhất tự do ra vào.

Thế rồi, không hề báo trước, vào ngày thứ ba của tuần lễ thứ hai, một người khác ra khỏi toà nhà cùng với bà vợ của viên đại sứ. Phải chăng đó là Hannah Kopec? Anh chỉ trông thấy thoáng qua trong lúc chiếc xe hơi phóng đi.

Anh theo sau chiếc Mercedes có tài xế lái luôn luôn giữ cách một góc đường, như thế sẽ khiến cho tài xế của viên đại sứ khó phát hiện anh trong kính chiếu hậu của anh ta.

Hai người phụ nữ xuống xe ở bên ngoài hồ bơi trên đại lộ Lannes. Anh quan sát họ ra khỏi xe. Trong tấm hình người ta đưa cho anh xem ở Langley, Hannah Kopec có mái tóc đen dài. Mái tóc bây giờ được cắt ngắn, nhưng rõ ràng là của nàng.

Scott lái xe thêm một trăm mét, quẹo phải và đậu lại. Anh đi bộ trở lui, bước vào toà nhà và mua một vé tham quan với giá hai franc. Anh thong thả bước ra bao lơn trông xuống hồ nước. Lúc anh đã chọn được một chỗ ngồi trong bóng tối của dãy hành lang thì cô nhân viên Mossad đang bơi tới lui trong hồ. Scott chỉ mất một lát để nhận thấy nàng mạnh khỏe như thế nào, cho dù bộ áo tắm của Iraq không bộc lộ hết vẻ quyến rũ của nàng. Tốc độ của nàng chỉ chậm lại khi bà vợ của viên đại sứ xuất hiện ở mép hồ bơi, sau đó Kopec chỉ thỉnh thoảng bơi chó từ đầu này sang phía kia.

Khoảng bốn mươi phút sau khi bà vợ viên đại sứ rời khỏi hồ bơi, Kopec lập tức tăng tốc độ, bơi suốt chiều dọc của hồ chưa tới một phút. Khi nàng đã bơi mười lần như vậy, nàng mới lên khỏi hồ và biến mất về phía phòng thay quần áo.

Scott trở lại xe cửa anh và khi hai người phụ nữ xuất hiện lại, anh để cho chiếc Mercedes qua mặt anh rồi mới theo sau họ trở về Toà đại sứ. Đêm hôm ấy, anh fax cho Dexter Hutchins ở Langley để báo cho ông ta biết anh đã trông thấy nàng và giờ đây đang cố tìm cách tiếp xúc. Sáng hôm sau, anh mua một chiếc quần tắm.

° ° °

Vào ngày thứ năm, Hannah chú ý đến anh lần đầu tiên. Anh bơi sải với một tốc độ đều, mỗi chiều dài của hồ bơi trong khoảng bốn mươi giây và trông như anh giống như một vận động viên tài ba. Nàng cố theo kịp tốc độ của anh nhưng chỉ có thể thực hiện được năm vòng thì anh bứt lên trước. Nàng quan sát anh bước lên khỏi hồ bơi sau mười hai vòng nữa và đi về phía phòng thay áo quần nam.

Vào buổi sáng thứ hai của tuần lễ kế tiếp, bà vợ của viên đại sứ báo cho Hannah biết rằng bà ta sẽ không thể đi bơi với nàng như thường lệ vào ngày hôm sau vì bà ta sẽ đi theo viên đại sứ trong chuyến viếng thăm người em cùng cha khác mẹ của Saddam Hussein ở Geneva. Hannah đã nghe viên Trưởng phòng Hành chính nói về chuyến đi đó thậm chí từng chi tiết nhỏ nhất.

- Tôi cũng không biết tại sao cô lại không được mời đi cùng với ông Đại sứ, - cô đầu bếp nói tối hôm ấy.

Viên Trưởng phòng Hành chính lặng thinh trong gần hai phút cho tới lúc Muna rời khỏi bếp để về phòng riêng. Rồi anh ta tiết lộ một mẩu tin khiến cho Hannah lo lắng.

Ngày hôm sau, Hannah được phép đi bơi một mình. Nàng vui mừng vì có được một cái cớ để đi khỏi toà nhà, nhất là khi Kanuk phụ trách phái đoàn trong thời gian viên đại sứ đi vắng. Anh ta đã dành riêng chiếc Mercedes, vì thế nàng tự đi đến đại lộ Lannes bằng xe điện ngầm.

Nàng thất vọng không thấy người đàn ông bơi giỏi ở đâu cả khi nàng đã bơi ba mươi lần chiều dài. Sau khi đã hoàn tất phần tập luyện, nàng bám vào bờ, mệt mỏi và hơi thở hơi nhanh. Đột nhiên, nàng nhận thấy anh đang bơi về phía nàng trong đường bên ngoài. Khi anh chạm tay vào cuối đường, anh trở lại một cách êm xuôi và nói rất rõ:

- Đừng cứ động, Hannah. Tôi sẽ trở lại.

Hannah phỏng đoán anh hẳn là một người nào đó đã nhớ nàng từ thời nàng còn là một người mẫu, và phản ứng ngay lập tức của nàng là chạy trốn. Nhưng nàng vẫn tiếp tục bơi trong lúc nàng chờ anh trở lại, với ý nghĩ có lẽ anh là nhân viên Mossad mà Kratz đã dề cập tới.

Nàng quan sát anh bơi về phía nàng, và mỗi lúc một trở nên lo lắng hơn với từng kiểu bơi. Khi anh chạm tay vào mép bờ hồ, anh đột ngột ngừng lại và hỏi:

- Có phải cô chỉ có một mình.

- Vâng, - nàng đáp.

- Tôi đã tưởng tôi không thể trông thấy bà vợ của viên đại sứ. Bà ta thường đập tung tóe nước mà chẳng tiến tới được bao nhiêu. À, tôi là Simon Rosenthal. Đại tá Kratz đã yêu cầu tôi tiếp xúc. Tôi có một thông điệp cho cô.

Hannah cảm thấy ngốc nghếch khi bắt tay với người đàn ông trong lúc cả hai đang bám vào mép hồ bơi.

- Cô có biết đại lộ Bugeaud?

- Vâng, - nàng trả lời.

- Tốt, sẽ gặp cô tại quán rượu Porte Dauphine trong vòng mười lăm phút nữa.

Anh nhún người lên khỏi hồ và mất dạng về phía phòng thay áo quần nam trước khi nàng kịp trả lời.

Hai mươi lăm phút sau, Hannah bước vào quán rượu Porte Dauphine. Nàng tìm kiếm quanh phòng và suýt không trông thấy anh ngồi vắt vẻo phía sau một trong những chiếc ghế lưng cao ngay phía dưới một bức bích hoạ lớn sặc sỡ. Anh đứng lên để chào đón nàng rồi gọi một tách cà phê khác. Anh báo trước với nàng rằng họ chỉ ở cạnh nhau vài ba phút mà thôi, bởi vì nàng phải trở về Toà đại sứ không chậm trễ. Trong lúc nàng nhấm nháp ngụm cà phê chính hiệu đầu tiên mà nàng đã uống nhiều tuần nay.

Hannah nhìn anh gần hơn, và bắt đầu hồi tường lại cảm nghĩ của mình như thế nào khi được uống một cốc rượu với một người nào gây thích thú cho mình. Câu thứ hai của anh đánh bật nàng quay về với thực tại:

- Kratz dự kiến đưa cô đi khỏi Paris trong nay mai.

- Có lý do gì đặc biệt không - nàng hỏi.

- Ngày hành động của Baghdad đã được xác định.

- Cám ơn Chúa, - Hannah nói.

- Tại sao cô nói như thế - Scott hỏi câu đầu tiên.

- Viên đại sứ tin tưởng sẽ được triệu tập về Baghdad và nhận một chức vụ mới. Ông ta có ý định yêu cầu tôi đi theo ông ta, - Hannah trả lời. - Đó là điều viên Trường phòng Hành chính đang nói với tất cả mọi người, trừ Muna.

- Tôi sẽ báo tin cho Kratz.

- Này, Simon. Tôi đã nhặt được vài ba mẩu tin rất có thể hữu ích đối với Kratz.

Anh gật đầu và lắng nghe trong lúc Hannah bắt đầu cho anh biết nhiều chi tiết về tổ chức nội bộ của Toà đại sứ, và những cuộc đến và đi của nhiều chính trị gia cũng như thương nhân công khai nói ra những lời chống đối Saddam Hussein trong lúc vẫn cố gắng ký kết nhiều hợp đồng với ông ta. Mấy phút sau, anh ta chặn lời nàng và nói:

- Bây giờ cô nên đi. Họ có thể bắt đầu để ý đến sự vắng mặt của cô đấy. Tồi sẽ cố gắng sắp xếp một cuộc gặp khác khi nào có thể.

Nàng mỉm cười, đứng lên khỏi bàn và bỏ đi không nhìn trở lại.

Tối hôm ấy, Scott gửi một bức mật mã cho Dexter Hutchins ở Virginia để báo cho ông biết rằng anh đã tiếp xúc được với Hannah Kopec.

Một giờ sau, bức fax được chuyển đến với chỉ một chỉ thị.

--- ------ ------ ------ -------

1 Lincolns Inn: một trong bốn toà nhà Inns of Court (Grays Inn, Lincolns Inn, Inner Temple và Middle Temple) của bốn công ty luật ở London có đặc quyền nhận các luật sư tập sự.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13


Ngày 25 tháng 5 năm 1993, mặt trời mọc trên điện Capitol lúc hơn năm giờ một chút. Những tia nắng bò dọc theo bãi cỏ của Nhà Trắng và mấy phút sau thấm vào văn phòng Bầu đục lúc nào không hay. Ở cách đó mấy trăm mét, Cavalli đang chạp tay sau lưng.

Cavalli dùng cả ngày hôm trước ở Washington vào việc kiểm tra các chi tiết tỉ mỉ hơn hầu như tới lần thứ một trăm. Y phải phỏng đoán rằng sẽ có một điều gì đó bất ổn và cho dù sự việc sẽ diễn tiến như thế nào, y sẽ tự động chịu trách nhiệm tất cả.

Johnny Scariatore bước tới và đưa cho Cavalli một ca cà phê nóng bốc hơi.

- Tôi không hề có ý nghĩ trời có thể lạnh đến thế này ở Washington, - Cavalli nói với Johnny, ông ta đang mặc một cái áo khoác da cừu.

- Vào lúc sáng sớm như thế này, hầu như trời lạnh khắp mọi nơi trên thế giới, - Johnny trả lời, - ông hãy hói bất cứ đạo diễn phim nào.

- Và anh thực sự cần tới sáu giờ đồng hồ để chuẩn bị cho ba phút quay phim hay sao? - Cavalli hỏi với vẻ ngờ vực.

- Hai giờ chuẩn bị cho một phút làm việc là nguyên tác tiêu chuẩn. Và xin ông chớ quên, chúng tôi sẽ phải chạy hai lần qua hiện trường đặc biệt này, trong những tình huống không bình thường một chút nào.

Cavalli đứng ở góc đường 13 và đại lộ Pennsylvania và quan sát khoảng năm chục người đến đầy theo sự hướng dẫn của Johnny. Một vài người đang chuẩn bị một lộ trình dọc theo lề đường để cho một máy quay phim có thể theo dõi sáu chiếc xe hơi trong lúc chúng chạy từ từ theo đại lộ Pennsylvania. Nhiều người khác đang điều chỉnh những ngọn đèn khổng lồ hình vành cung dọc theo chiếu dài bảy trăm mét sẽ được cấp điện bởi một máy phát điện 200KW đã được đưa đến trung tâm thủ đô hồi bốn giờ sáng. Thiết bị âm thanh đang được thử lại để chắc chắn nớ sẽ thu mọi loại tiếng động - tiếng chân trên lề đường, tiếng cửa xe hơi đóng, tiếng xe điện ngầm chạy, cả tiếng chuông của chiếc đồng hồ trên tháp Bưu điện cũ.

- Tất cả những chi phí này đều thực sự cần thiết hay sao? - Cavalli hỏi.

- Nếu ông muốn mọi người, ngoại trừ chúng tôi tin họ đang tham dự vào một phim ảnh, ông không thể tiết kiệm quá đáng. Tôi sẽ quay một cuốn phim mà bất cứ ai quan sát chúng tôi, dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư, cũng có thế trông mong một ngày kia sẽ xem trong một rạp xi nê. Tôi thậm chí trả đủ mức lương cho tất cả những người đóng vai phụ đó.

- Cám ơn Chúa vì trong bọn chúng tôi không có hiệp hội, - Cavalli nói.

Lúc này, mặt trời đã soi lên tận mặt y, hai mươi phút sau khi Tổng thống thưởng thức tia nắng ấm trong bữa điểm tâm trong Nhà Trắng.

Cavalli nhìn xuống bản liệt kê trên bìa kẹp giấy của y. Al Calabrese đã có tất cả mười hai chiếc xe đậu bên lề đường lát đá, và những người tài xế đang đứng tụm năm tụm ba uống cà phê, núp gió sau một bức tường của Quảng trường Freedom. Sáu chiếc xe hơi loại sang lấp lánh trong ánh nắng buổi sáng, trong lúc nhiều khách bộ hành, những người làm công tác vệ sinh hoặc canh gác rời văn phòng và những người đi vé tháng bước lên khỏi ga xe điện ngầm Federal Triangle, đều bước chậm lại để ngắm quang cảnh đặc biệt này. Một người thợ sơn đang tô điểm lại biểu tượng Tổng thống trên chiếc xe thứ ba, trong lúc một cô gái đang cắm một ngọn cờ trên cái chắn bùn bên phải. Cavalli quay người để trông thấy một chiếc xe tải cảnh sát, cốp sau hạ xuống, đậu trước District Building. Những rào cản đang được giở ra và đưa lên lề đường để cho chắc chắn những người khách bộ hành dại dột không đi lang thang vào nơi hành sự trong ba phút hệ trọng đó khi việc quay phim đang diễn ra.

Lloyed Adams đã dùng ngày hôm trước vào việc kiểm tra lại những lời đối thoại một lần cuối và đọc lướt qua một cuốn sách khác về lịch sử của bản Tuyên ngôn Độc lập.

Đêm hôm ấy, ông ta ngồi trên giường xem đi xem lại một đoạn video với cảnh Clinton bước trên đại lộ Georgia, ghi nhớ cái đầu nghiêng qua một bên, cái cách ông cắn môi dưới trong tiềm thức. Thứ hai tuần trước, Adams đã mua một bộ com lê giống hệ như bộ Tổng thống đang dùng để chào đón Thủ tướng Anh trong tháng Hai - lấy ngay từ giá để hàng của siêu thị Dillard. Ông chọn một chiếc cà vạt đỏ trắng và xanh, bắt chước kiểu của Clinton trên trang bìa của số tạp chí Vanity Fair tháng 3. Một chiếc Timex Ironman, là thứ cuối cùng thêm vào tủ áo của ông ta. Trong tuần lễ cuối cùng một bộ tác giả đã được làm ra, lần này hơi hoa râm hơn và Adams cảm thấy dễ chịu hơn. Viên đạo diễn và Cavalli đã hướng dẫn ông ta qua một cuộc diễn tập vào buổi tối hôm trước: thuộc lòng - mặc dù Johnny đã bình luận rằng sự thất bại của ông ta ở cuối cảnh là một trường hợp diễn xuất quá trớn không tất. Cavalli có cảm tưởng Viện trưởng viện Bảo tàng sẽ quá tất bật nên không thể nhận thấy.

Cavalli yêu cầu Al Calabrese xem xét lại sự thất bại của nhân viên ông ta một lần nữa. Al cố không tỏ vẻ tức giận, trong lúc ông ta xem xét lại từng chi tiết trong ba phiên họp cuối cùng của đội điều hành. Ông ta nhắc lại một cách lanh lợi:

- Mười hai tài xế, sáu vệ sĩ chạy mô tô. Bốn người trong bọn họ là cựu cảnh sát dân sự hoặc quân sự: và tất cả đều đã làm việc với tôi trước đây. Nhưng vì không có một ai trong bọn họ sẽ đi vào Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia họ đã được cho biết chỉ tham dự vào một cuốn phim. Chỉ những người làm việc trực tiếp với Gino Sartori mới biết chúng ta thực sự đang làm gì.

- Nhưng họ được hướng dẫn đầy đủ về điều gì chờ đợi họ khi họ đã đến Viện bảo tàng chứ?

- Ông có thể tin tưởng hoàn toàn, - Al trả lời. - Chúng tôi đã kiểm sát lại ít nhất là sáu lần vào ngày hôm qua, đầu tiên trên một tấm bản đồ trong văn phòng của tôi, rồi chúng tôi đến đây vào buổi chiều và đi suốt lộ trình. Họ đã lái xe trên đại lộ Pennsylvania với tốc độ mười lăm cây số mỗi giờ, trong lúc họ được quay phim và tiếp tục chạy về hướng Đông cho đến khi gặp đường 7. Sau đó họ quẹo phải khi đã khuất khỏi tầm nhìn của mọi người tham dự vào vụ quay phim, không kể cảnh sát. Rồi họ quẹo phải một lần nữa ở cổng giao nhận của Viện bảo tàng, nơi đây họ sẽ dừng lại phía trước bục để xe tải lên xuống hàng. Angelo, Dollar Bill, Debbie, ông và đội phân công rời khỏi xe để đi theo diễn viên vào trong toà nhà, nơi họ sẽ được gặp Calder Marshall. Khi toán của ông đã vào toà nhà, đoàn xe sẽ trở lại đoạn đường dốc và quẹo phải sang đường 7, quẹo phải một lần nữa sang đại lộ Constitution rồi lại quẹo phải sang đường 14 trước khi quay về nơi đang bắt đầu quay phim. Lúc bấy giờ, Johnny sẽ chuẩn bị một cảnh quay thứ hai. Khi trông thấy dấu hiệu của ông cho biết bản Tuyên ngôn Độc lập đã được thay thế bởi một bản giả, cảnh quay thứ hai sẽ lập tức bắt đầu, ngoại trừ thời gian này, chúng tôi sẽ thu hồi mười ba nhân viên mà chúng tôi đã thả xuống bên ngoài Viện Bảo tàng.

- Và nếu tất cả mọi việc theo đúng kế hoạch, cũng như bản Tuyên ngôn Độc lập, thì chuyện gì xảy ra - Cavalli hỏi, muốn biết chắc không có gì thay đổi kể từ phiên họp của đội điều bành lấn cuối ở New York.

- Những chiếc xe hơi rời khỏi Washington theo các lộ trình khác nhau - Al nói tiếp. - Ba chiếc trong số đó sẽ trở về thủ đô trong buổi chiều, sau khi đã đổi bảng số xe; hai chiếc khác tiếp tục đến New York và một chiếc khác chạy tới nơi một nơi chỉ một mình ông biết, đó là chiếc mang theo bản Tuyên ngôn.

- Nếu mọi việc trôi chảy như thế, Al, ông sẽ được hưởng phần tiền của ông. Nhưng chỉ sau khi chúng tôi đã thực sự biết rõ ông đã hoàn thành công việc tốt đẹp.

Cavalli gật đầu trong lúc Al cầm lấy ca cà phê và trở lại với đám nhân viên của ông ta.

Y xem đồng hồ, 7 giờ 22. Khi ngẩng lên, y trông thấy Johnny đang đi về phía y, mặt đỏ bừng. Cám ơn Chúa vì mình không phải làm việc ở Hollywood, y nghĩ.

- Tôi đang gặp rắc rối với viên cảnh sát vì anh ta bảo tôi chỉ có thể bật thiết bị chiếu sáng trên lề đường sau 9 giờ 30. Như thế có nghĩa là tôi chỉ có thể bắt đầu quay phim sau 10 giờ, và nếu tôi chỉ có bốn mươi lăm phút để bắt đầu…

- Bình tĩnh lại, Johnny, - Cavalli nói, và kiểm tra danh sách nhân viên của y.

Y ngẩng lên và bắt đầu dò xét đám đông công nhân đang tuôn ra Quảng trường Freedom trên lề đường. Y chợt thấy người đàn ông y cần.

- Ông có thấy anh chàng cao lớn với mái tóc hoa râm đang tán tỉnh Dobbie? - y vừa nói vừa chỉ tay.

- Có - Johnny nói.

- Đó là Tom Newbolt, cựu Phó sảnh sát trưởng của DCPD 1 , bây giờ là một cố vấn an ninh. Chúng tôi đã thuê anh ta suốt ngày hôm nay. Vậy anh hãy tới nói với anh ta vấn đề của anh là gì, rồi chúng ta sẽ thấy rõ anh ta có xứng đáng với năm nghìn đô la mà công ty của anh đã tính cho chúng tôi.

Cavalli mỉm cười, trong lúc Johnny phóng về phía Newbolt.

° ° °

Angelo quan sát thân hình đang ngủ ngon lành. Gã cúi xuống, nấm lấy vai Dollar Bill và khởi sự lay mạnh ông ta.

Người đàn ông Ái Nhĩ Lan nhỏ thó đang phun ra một tiếng ngày giống như một chiếc máy cũ hơn là một con người. Angelo cúi sát hơn, chỉ để nhận thấy Dollar Bill bốc mùi tựa hộ ông ta đã trải qua một đêm trong một nhà máy bia địa phương.

Angelo nhận thức rằng đáng lẽ gã đừng bao giờ bỏ mặc Bill tối qua, dù chỉ một lúc. Nếu gã không đưa ông già mắc dịch này đến Viện Bảo tàng kịp giờ, Cavalli sẽ giết chết cả hai người. Gã còn biết ai là người thực hiện công việc và phương pháp cô ta sẽ dùng. Gã tiếp tục lay, nhưng đôi mắt của Dollar Bill vẫn kiên quyết nhắm.

° ° °

Lúc tám giờ, một tiếng còi xe vang lên và đoàn làm phim nghỉ giảí lao để ăn điểm tâm.

- Ba mươi phút. Luật nghiệp đoàn, - Johnny giải thích khí Cavalli có vê tức giận.

Đoàn làm phim vây quanh một chiếc xe thùng - lại một loại hàng nhập khẩu khác - đậu trên lề đường, nơi đông người ta đáng bán trứng, giăm bông và khoai tây chiên. Cavalli phải nhìn nhận rằng những đám đông tụ tập phía sau rào cản của cảnh sát và những khách bộ hành la cà trên lề đường dường như không bao giờ có vê, nghi ngờ một chút nào đây là một đoàn làm phim đang chuẩn bị quay.

Cavalli quyết định sử dụng thời gian giải lao ba mươi phút và việc tự kiểm tra lại rằng, khi đoàn xe đã quẹo phải sang đường 7 rồi thì sẽ không có một ai trong đoàn làm phim trên đại lộ Pennsylvania trông thấy.

Y sải bước rời khỏi cảnh huyên náo và khi đến gốc đường 7, y quẹo phải. Mọi việc tựa hồ như y đã đi vào một thế giới khác. Y gặp một nhóm người hoàn toàn không hay biết chuyện gì đang diễn ra cách đó chưa đầy tám trăm mét. Mọi việc giống như Washington trong một buổi sáng thứ tư bình thường. Y thích thú nhận ra Andy Borzello đang ngồi trên chiếc băng trong trạm chờ xe bus, gần lối và bục lên xuống hàng cho Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đọc tờ Washington Post.

Lúc Cavalli trở lại, đoàn làm phim đang bắt đầu thụt lùi lại và khởi sự việc kiểm tra cuối cùng; không một ai muốn mình là người chịu trách nhiệm về việc phải quay lại.

Đám đông ở rào chắn đang đông dần hơn từng phút và cảnh sát phải mất nhiều thời gian giải thích rằng đó là một cảnh phim sắp quay, nhưng ít nhất cũng phải sau hai giờ nữa. Một số người tỏ vẻ thất vọng với lời thông báo này và bỏ đi, chỉ khiến cho nhiều người khác chiếm lấy chỗ vừa bị bỏ trống. Máy điện thoại di động của Cavalli chợt reo lên. Y bấm nút nói và được chào hỏi bởi tiếng nói của bố y với các nguyên âm vùng Brooklyn. Vị chủ tịch có vẻ thận trọng qua máy điện thoại và chỉ hỏi có vấn đề gì hay không.

- Một vài vấn đề, Tony nhìn nhận. - Nhưng không có gì đi quá xa với dự đoán hoặc không thể khắc phục.

- Con đừng quên, hãy huỷ bỏ toàn bộ kế hoạch nếu con không bằng lòng với câu trả lời cho cú điện thoại lúc chín giờ của con. Dù sao đi nữa, nhất thiết không để cho hắn trở về Nhà Trắng.

Đường dây im bặt. Cavalli biết rằng bố y có lý về cả hai cách tính toán.

Cavalli xem đồng hồ tay của y một lần nữa. 8 giờ 43. Y thả bộ tới chỗ Johnny.

- Tôi sẽ đi qua tới Willard. Chắc là không lâu lắm đâu. vì vậy ông cứ điều hành mọi việc. À, tôi thấy ông đã có đủ mọi thiết bị của ông trên lề đường.

- Nhất định rồi, Johnny nói - Sau khi Newbolt nói chuyện với viên cảnh sát, anh ta còn giúp chúng tôi khiêng đồ đạc.

Cavalli mỉm cười và bắt đầu bước về phía nhà hát Quốc gia trên đường đến khách sạn Willard. Gino Sartori đang đến theo chiều ngược lại.

- Gino, - Cavalli vừa nói vừa dừng chân để nhìn thẳng vào viên cựu hải quân. - Tất cả người của ông đã sẵn sàng rồi chứ?

- Từng người một.

- Và ông có thể bảo đảm sự im lặng của họ?

- Câm như hến. Tức là, nếu họ không muốn tự đào mồ chôn mình.

- Vậy thì lúc này họ ở đâu?

- Đang đến từ tám hướng khác nhau. Tất cả bọn họ sẽ trình diện tôi lúc chín giờ rưỡi. Com lê sẫm chỉnh tề, cà vạt đứng đắn và bao súng ngắn không lộ rõ.

- Ông hãy cho tôi biết lúc tất cả bọn họ đến.

- Vâng, - Gino nói.

Cavalli tiếp tục cuộc hành trình đến khách sạn Willard, và sau khi xem đồng hồ tay một lần nữa, bắt đầu sải bước dài. Y ung dung đi vào phòng đợi và thấy Rex Butterworth đang bồn chồn bước quanh ở giữa căn phòng lớn, tựa hồ mục đích duy nhất trong đời của ông ta là mài mòn tấm thảm hai màu xanh và vàng. Ông ta tỏ vẻ nhẹ nhõm khi trông thấy Cavalli, và đến gặp y trong lúc y vẫn sải bước về phía thang máy.

- Tôi đã nói ông hãy ngồi chờ trong góc, đừng diễu hành qua lại trước mặt mọi nhà báo tự do đang tìm kiếm một đề tài.

Butterworth ấp úng một lời xin lỗi trong lúc họ bước vào trong thang máy và Cavalli bấm số 11. Không một ai trong bọn họ nói gì cho đến khi họ an toàn bên trong phòng 1117, nơi Cavalli đã trải qua đêm hôm trước.

Cavalli nhìn Rex Butterworth một cách chăm chú hơn khi họ chỉ có một mình. Ông ta đổ mồ hôi như thể vừa mới hoàn tất một cuộc chạy bộ tám cây số, không đi lên tầng 11 bằng thang máy.

- Ông hãy bình tĩnh lại đi, - Cavalli nói. - Cho tới nay, ông đã đóng vai của ông rất tốt. Chỉ còn một cú điện thoại nữa thôi là ông hoàn tất mọi việc. Ông sẽ ngồi trên máy bay đi Rio trước cả khi vệ sĩ mô tô đầu tiên chạy tới Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Bây giờ, ông đã thông suốt những gì ông phải nói với Marshall rồi chứ?

Butterworth lấy ra một tập ghi chép viết tay, đọc lên một vài từ rồi nói:

- Vâng, tôi đã thông suốt và đang sẵn sàng.

Ông ta run lẩy bẩy.

Cavalli quay số điện thoại riêng của văn phòng Viện trưởng cách đấy chừng tám trăm mét, và khi y nghe tiếng chuông đầu tiên, chuyển ống nghe cho Butterworth. Cả hai người cùng lắng nghe tiếng chuông tiếp tục reo. Họ sẽ phải thử lại một lần nữa sau một thời gian vài phút. Bỗng có một tiếng cách và một giọng nói:

- Calder Marshall đây.

Cavalli đi vào phòng tắm và nhấc máy phụ lên.

- Chào ông Marshall. Tôi là Rex Butterworth ở Nhà Trắng, chỉ kiểm tra lại mọi việc đã sắp xếp đâu vàp đấy và sẵn sàng chưa.

- Chắc chắn lắm rối, ông Butterworth. Mỗi nhân viên trong văn phòng của tôi đã được chỉ dẫn để có mặt tại bàn làm việc lúc chín giờ đúng. Thật ra, tôi đã trông thấy họ sẵn sàng cả rồi, nhưng chỉ viên phó của tôi và trưởng ban bảo vệ biết lý do thực khiến tôi yêu cầu tất cả không được đến trễ sáng hôm nay.

- Tốt lắm, Butterworth nói - Tổng thống luôn luôn làm việc đúng giờ giấc và chúng tôi dự đoán ông ấy sẽ đến với ông khoảng mười giờ, nhưng tôi e rằng ông ấy phải trở về Nhà trong lúc mười một giờ.

- Lúc mười một giờ, tất nhiên, - vị Viện trưởng nói - Tôi chỉ hy vọng chúng tôi có thể đưa ông đi tham quan toà nhà trong năm mươi phút, bởi vì tôi nghĩ có nhiều nhân viên của tôi ước mong được gặp Tổng thống.

- Chúng tôi phải hy vọng năm mươi phút đó là thời gian đủ cho tất cả mọi người, - Butterworth nói - Phải chăng tôi có thể nghĩ rằng không còn có vấn đề nào với yêu cầu riêng của Tổng thống?

- Theo tôi biết thì không có, - Marshall nói - Viên trưởng ban bảo vệ rất sẵn lòng tháo tấm kính ra để cho Tổng thống có thể nghiên cứu tấm giấy da với hình thể nguyên thuỷ của nó. Chúng tôi sẽ giữ bản Tuyên ngôn trong tầng hầm ngầm cho tới khi Tổng thống rời khỏi viện. Tôi hy vọng mấy phút sau đó sẽ trả tài liệu này về chỗ cũ để cho công chúng thưởng thức.

- Tôi thấy dường như ông nắm vững tất cả mọi việc, ông Marshall, - Butterworth nói, mồ hôi vẫn tiếp tục rườm ra trên trán. - Tôi đi gặp Tổng thống ngay bây giờ. vì vậy tôi e là tôi sẽ không liên lạc được trong thời gian còn lại của buổi sáng, nhưng chúng ta có thể nói chuyện lại trong buổi chiều và ông có thể kể cho tôi nghe mọi việc tiến hành ra sao.

Cavalli đặt máy điện thoại bên cạnh bồn tắm, phóng trở lại phòng ngủ, dừng lại trước mặt viên Trợ lý đặc biệt của Tổng thống. Butterworth có vẻ kính hãi. Cavalli lắc đầu lia lịa.

- Thật sự, sau khi xem lại chương trình, ông Marshall, tôi mới thấy ông không thể liên lạc với tôi hôm nay bởi vì đã hứa với vợ tôi rằng, tôi sẽ rời văn phòng hơi sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho cuộc nghi phép năm bắt đầu vào ngày mai.

- Ồ, ông sẽ đi đâu thế? - Marshall ngáy thơ hỏi.

- Đi thăm mẹ tôi ở Charleston. Nhưng tôi chắc chắn cuộc viếng thăm của Tổng thống đến Viện Bảo tàng sẽ rất thành công. Tại sao chúng ta không lặp lại ngay lúc tôi trở về.

- Tôi sẽ rất vui mừng, - Marshall nói - Và tôi hy vọng ông có được một kỳ nghi thú vị ở South Carolina; hoa đỗ quyên chắc vẫn còn đang nở.

- Vâng, tôi đoán thế, - Butterworth nói trong lúc ông ta nhìn Cavalli đưa một ngón tay qua cổ. - Máy điện thoại kia của tôi đang reo, - Ông ta tiếp, và không thêm một lời nào khác, đặt máy xuống.

- Ông nói quá nhiều đấy. Chúng tôi đâu có cần ông ta tìm cách liên lạc lại với anh.

Butterworth có vẻ lo lắng.

- Bao lâu sau Nhà Trắng mới thắc mắc ông đang ở đâu? - Cavalli hỏi.

- Tối thiểu một tuần, - Butterworth đáp. - Tôi quả thực đã đến hạn nghỉ phép năm, và thậm chí ông xếp của tôi nghĩ tôi đang đi Charleston.

- Tốt, điều đô ông đã nghĩ đúng, - Cavalli nói trong lúc y đưa cho Butterworth một tấm vé chuyến đi Rio de Janeiro và một thư xác nhận rằng sề tiền chín trăm ngàn đô la đã được gởi vào Banco de Brazil.

- Tôi phải trở về nơi quay phim, - Cavalli nói - Ông ở lại đây mười phút rồi gọi một chiếc taxi tới phi trường Dulles. Và khi ông đến Brazil đừng nên tiêu trọn số tiền cho một cô gái. Và Rex, ông đừng bao giờ nghĩ đến chuyện trở về. Nếu ông trở về, tức khắc cảnh sát liên bang sẽ chờ đợi ông tại phi trường.

° ° °

Angelo bằng cách nào đó đã tìm được cách dựng Dollar Bill dậy, nhưng ông ta vẫn sặc mùi bia Guínness, và chắc chắn ông ta không có vẻ như bác sĩ riêng của Tổng thống - hoặc bác sĩ của một bất cứ một người nào khác về điều đó.

- Xin lỗi anh bạn, xin lỗi anh bạn, - Bill cứ nhắc đi nhắc lại. - Tôi hy vọng sẽ không gây rắc rối cho anh.

Sẽ rắc rối nếu anh không tỉnh táo kịp thời để đóng vai trò của ông và trông thấy tấm giấy da được chuyển vào trong cái xy lanh đặc biệt. Bởi vì nếu Cavalli phát giác ra tôi đã không ở bên cạnh ông đêm hôm qua, ông sẽ chết, và quan trọng hơn, tôi cũng thế.

- Hãy yên tâm đi, anh bạn, và pha cho tôi một ly Blondy Mary. Hai phần trăm nước cà chua và một phần Vodka. Chỉ một loáng là tôi khỏe rè ngay mà, anh sẽ thấy.

Angelo tỏ vẻ ngờ vực trong lúc đầu của người đàn ông nhỏ thó lại rơi lên gối.

° ° °

Trong lúc Cavalli đóng cửa phòng 1117, một người đàn bà đẩy một giỏ đồ giặt đi ngang qua y trong hành lang.

Y đi thang máy xuống tầng trệt và bước thẳng ra ngoài khách sạn. Cảnh tượng đầu tiên mà y thấy trong lúc anh rời khỏi Willard và băng qua Quảng trường phân chia khách sạn với đại lộ Pensylvania là luồng xe cộ lưu thông buổi sáng bị đẩy lùi lại cách đường 15 khoảng tám trăm mét.

Al và Johnny đang chạy về phía anh ta từ hai hướng khác nhau.

- Chuyện gì vậy? - Cavalli hỏi ngay.

- Lưu thông buổi sáng bình thường từ Virginia đến, cảnh sát cam đoan với chúng ta; ngoại trừ chúng ta đang làm tắc nghẽn một làn rưỡi đường cùng với mười hai chiếc xe hơi và sáu vệ sĩ chạy mô tô của chúng ta.

- Mẹ kiếp, lỗi của tôi, - Cavalli nói. Đáng lẽ tôi phải dự đoán chuyện đó. Vậy anh đề nghị gì, Al?

- Tôi gửi nhân viên đến gara Atlantic ở đường 13 và F cho tới khi cảnh sát giải toả lưu thông trở lại, và lúc bấy giờ đưa họ trở về trước giờ khởi sự.

- Quá sức mạo hiểm, - Johnny nói - Giấy phép đó chỉ cho tôi được quay phim trong bốn mươi lăm phút, và họ sẽ không chịu kéo dài thêm, dù chỉ một giầy.

- Nhưng nếu mấy chiếc xe của tôi bị kẹt cứng thì ông không bao giờ có thể quay được gì, - Al nói.

- Được rồi, Al, ông khởi động đi, nhưng phải chắc chắn ông sẽ trở về vạch xuất phát lúc 9 giờ 50, - Cavalli xem đồng hồ. - Tức là còn hai mươi bảy phút nữa.

Al bắt đầu chạy về phía mấy chiếc xe đậu. Cavalli quay sự chú ý sang viên đạo diễn.

- Lúc nào thì ông đưa diễn viên ra ngoài?

- Chín giờ năm mươi, hoặc lúc chiếc xe hơi cuối cùng trở về đúng chỗ. Anh ta đang được hoá trang trong chiếc xe thùng đằng kia, - Johnny vừa nói vừa chỉ tay.

Cavalli nhìn chiếc xe hơi thứ sáu chạy đi, và nhẹ nhõm khi thấy xe cộ lại lưu thông đều đặn.

- Còn đám nhân viên mật vụ của Gino, họ làm gì khi những chiếc xe đã chạy đi?

- Phần đông đi lang thang vì họ chỉ đóng vai phụ, nhưng họ không có vẻ dễ tin dâu.

Máy điện thoại của Cavalli bắt đầu reo.

- Tôi phải trở lại, nếu không ông sẽ chẳng có cuốn phim đâu, - Johnny nói.

Cavalli gật đầu nói: "Được" vào ống nghe trong lúc viên đạo diễn hối hả chạy đi. Một cái gì đó đập vào mắt Cavalli trong lúc y cố tập trung vào giọng nói ở đầu kia đường dây.

- Chiếc trực thăng đã được chuẩn bị để bay lên lúc 10 giờ đúng, thưa xếp, nhưng nó mất chỗ vì trễ bảy phút. Đám cảnh sát giao thông sau đó không chịu để cho nó bay lên, tuy nhiên, ông đã cho Hội Huynh đệ cảnh sát nhiều tiền lắm mà.

- Chúng ta vẫn còn đang chạy theo chương trình, mặc dầu có một số vấn đề, - Cavalli nói, - vì vậy anh sẽ cho nó lên lúc mười giờ và chỉ việc dừng lại trên không. Marshall và nhân viên ông ta nhất định sẽ trông thấy và nghe tiếng anh khi chúng ta đến Viện Bảo tàng. Tôi chỉ cần có thế.

- Được rồi, thưa xếp. Tôi hiểu rồi!

Cavalli xem đồng hồ một lần nữa. Lúc này là 9 giờ 36 và sự lưu thông đang diễn ra một cách êm xuôi. Y bước tới nhân viên điều phối việc quay phim cho phòng điện ảnh và truyền hình của thành phố.

- Ông đừng lo, - viên trung uý nói trước cả khi Cavalli kịp mở miệng. - Lưu thông sẽ được ngừng lại và các bảng hiệu chì đường sẽ đặt vào vị trí lúc 9 giờ 59. Chúng tôi sẽ giúp các ông làm việc đúng giờ, tôi xin hứa.

- Cám ơn, ông sĩ quan, - Cavalli nói và nhanh chóng quay số của Al.

- Tôi nghĩ ông nên bắt đầu rút người của ông về…

- Số một đã đi với hai vệ sĩ chạy mô tô. Số hai sắp sửa đi; sau đó, họ cứ đi cách nhau hai mươi giây.

- Ông phải là một tướng lãnh trong quân đội, - Cavalli nói.

- Ông có thể quy trách nhiệm cho chính phủ về việc đó. Chỉ vì tôi đã không học đúng ngành.

Đột nhiên, đại lộ Pennsylvania sáng rực ánh đèn.

Cavalli, cũng như mọi người khác, che mắt lại rồi cũng đột nhiên, các ngọn đèn đều tắt, làm cho mặt trời buổi sáng như một bóng đèn mờ.

- Các đèn chiếu rất tốt, - Cavalli nghe viên đạo diễn la lớn. - Tôi chì thấy một cái không cháy. Cái thứ bảy bên phải.

Cavalli dừng trên lề và nhìn về phía góc đường 13, nơi đó y có thể trông thấy chiếc đầu tiên trong số xe hơi của Al với hai vệ sĩ chạy mô tô đang di chuyển một cách chậm chạp xuyên qua luồng giao thông. Hình ảnh chiếc xe hơi sang trọng màu đen bóng loáng khiến y cảm thấy bồn chồn lần đầu tiên.

Một người đàn ông cao lớn, vạm vỡ, đầu hói mang kính đen, mặc com lê xanh sẫm, áo sơ mi trắng và một chiếc cà vạt sọc đỏ trắng xanh đang bước về phía y. Ông ta dừng lại bên cạnh Cavalli trong lúc vệ sĩ chạy mô tô đầu tiên và chiếc xe cảnh sát dẫn đầu ghé vào lề.

- Ông cảm thấy thế nào? - Cavalli hỏi.

- Như tất cả những đêm đầu tiên, - Lloyd Adams đáp. - Tôi chỉ thấy dễ chịu một khi bức màn được kéo lên.

- Đêm hôm qua ông đã học thuộc lòng lời đối thoại rồi chứ?

- Lời đối thoại của tôi không thành vấn đề, - người diễn viên nói - Chính lời đối thoại của ông Marshall mới làm cho tôi lo lắng.

- Ông ngụ ý gì thế - Cavalli hỏi.

- Ông ta đã không thể tham dự bất cứ một cuộc diễn tập nào của chúng ta, phải không? - Adams đáp. - Vì thế ông ta đâu có biết cách ăn nhịp.

Chiếc xe thứ hai đậu nối đuôi, được hộ tống bởi hai vệ si chạy xe mô tô nữa trong lúc Al Cacabrese chạy đến ngang qua đường và Lloyd Adams sải bước về phía xe thùng.

Ông vẫn còn có thể hoàn thành công việc trong chín phút chứ? - Cavalli vừa hỏi vừa nhìn đồng hồ.

- Với điều kiện xếp Thomas không làm rối tung tất cả mọi việc lên như họ đã từng làm mỗi buổi sáng khác, - Al nói.

Ông ta đi về phía mấy chiếc xe hơi và lập tức bắt đầu tổ chức việc cắm cờ Tổng thống tên mui chiếc xe thứ và trước khi mọi vết bẩn có thể dính trên thân xe sau một cuộc chạy vòng quanh khu phố.

Chiếc xe tải chỉ huy chạy vào hàng. Scasictore xoay quanh người trên chiếc ghế đẩu cao và, qua một loa phóng thanh, nói với diễn viên, thư ký, trung uý và bác sĩ hãy sẵn sàng lên chiếc xe hơi số ba và số bốn.

Khi viên đạo diễn hỏi viên trung uý và người bác sĩ, Cavalli bỗng nhận ra rằng y đã không trông thấy Dollar Bill hoặc Angelo suốt buổi sáng. Có lẽ họ đang chờ đợi trong chiếc xe thùng.

Chiếc xe hơi thứ tư đậu lại trong lúc đôi mắt của Cavalli nhìn lướt về phía xe, tìm kiếm Angelo.

Tiếng còi lại vang lên trong mấy giây, lần này để nhắc nhở đội làm phim rằng họ chỉ còn mười phút nữa là tới lúc quay phim. Tiếng động hầu như ngăn cản Cavalli nghe tiếng chuông điện thoại.

- Andy báo cáo đây, thưa xếp. Tôi vẫn còn đang ở bên ngoài Viện Bảo tàng. Chỉ để cho ông biết không có ai bận hơn khi ông kiểm tra cách đây một giờ.

- Tối thiểu có một người còn thức, - Cavalli nói.

- Không thể có hơn hai mươi hoặc ba mươi người ở quanh đây lúc này.

- Tôi vui mừng nghe nói như thế. Nhưng đừng gọi lại tôi trừ phi có điều gì bất ổn.

Cavalli tắt máy điện thoại và cố nhớ lại điều gì đây khiến cho y lo lắng trước khi chuông reo. Giờ đây đã có mười một chiếc xe hơi và sáu vệ sĩ chạy mô tô đậu vào chỗ.

Vẫn còn thiếu một chiếc xe. Nhưng một điều gì khác cứ lấn cấn trong tận cùng tâm trí Cavalli. Y trở nên xao lãng khi một viên sĩ quan đứng giữa đại lộ Pennsylvania bắt đầu cố hết sức hét lớn rằng anh ta sẵn sàng chặn xe cộ lại bất cứ lúc nào viên đạo diễn lên tiếng. Johnny đứng trên một cái ghế và chỉ tay lia lịa về phía chiếc xe hơi thứ mười hai vẫn còn ương ngạnh kẹt lại trong dòng lưu thông cách xa vài trăm mét.

- Nếu ông đổi hướng giao thông lúc này, Johnny la lớn, - thì không bao giờ đến được đoàn xe hộ tống.

Viên sĩ quan vẫn đứng giữa đường và vẫy tay cho dòng lưu thông qua thật nhanh với hy vọng chiếc xe hơi bị kẹt đang kia có thể di chuyển nhanh hơn, nhưng vẫn không gây nên sự khác biệt nào đáng kể.

- Diễn viên phụ lên đường! - Johnny la lớn.

Mấy người mà Cavalli vẫn tưởng là dân chúng liền tản bộ trên lề đường và bát đầu bước qua lại một cách thiện nghệ. Johnny lại đứng lên chiếc ghế và lần này quay mặt về phía đám đông tụ tập phía sau rào chắn. Một người phụ tá đưa cho ông một loa phóng thanh để ông có thể nói chuyện với họ.

- Thưa quý ông quý bà, - Ông ta mở lời. - Đây là một đoạn ngắn cho một cuốn phim về việc Tổng thống đi đến The Hill để đọc diễn văn tại một phiên họp của Lưỡng viện Quốc hội. Tôi sẽ rất biết ơn nếu quý vị có thể vẫy tay, vỗ tay và hoan hô như thể đây là Tổng thống thực vậy. Xin cám ơn quý y!.

Tiếng vỗ tay tự nguyện vang lên. khiến cho Cavalli bật cười lần đầu tiên trong buổi sáng hôm ấy. Y không nhận thấy viên Phó cảnh sát trưởng đã lặng lẽ đến phía sau y trong lúc viên đạo diễn vẫn nói chuyện. Anh ta thì thầm vào tai y:

- Việc này sẽ làm cho ông mất nhiều tiền nếu ông không kéo nó ra khỏi đây ngay.

Cavalli quay lại để nhìn thẳng vào mặt viên cựu cảnh sát và cố không tỏ rõ y đang lo lắng như thế nào.

- Tôi muốn nói mọi việc hoãn lại. Nếu ông không quay phim được trong buổi sáng hôm nay, những người có thẩm quyền sẽ không cho phép ông tái diễn trò chơi này trong một thời gian rất dài.

- Tôi không cần ai nhắc nhở điều đó, - Cavalli gằn giọng.

Y quay sự chú ý trở lại Johnny lúc đó đã leo xuống khỏi ghế và đang bước tới, ngồi lên giàn đỡ máy thu hình di động, sẵn sàng phát động ngay lúc chiếc xe hơi thứ mười hai vào đúng vị trí. Một lần nữa, viên phụ tá chuyền loa phóng thanh cho Johnny.

- Đây là một cuộc kiểm tra cuối cùng. Xin hãy kiểm tra vị trí của mỗi người. Đây là một cuộc kiểm tra cuối cùng. Mọi người đã sẵn sàng trong xe số một chưa?

Một tiếng còi xe vang lên để trả lời.

- Xe số hai?

Một tiếng còi khác.

- Xe số ba?

Một tiếng còi khác nữa do tài xế chiếc xe Lloyd Admas.

Cavalli nhìn chăm chú qua khung cửa trong lúc người diễn viên đầu hói mở nắp hộp tóc giả.

- Xe số bốn?

Không có một tiếng nào từ chiếc xe số bốn.

- Những người đi xe số bốn đã lên xe đủ chưa? - viên đạo diễn hét lớn.

Mãi tới lúc đó, Cavalli mới sực nhớ ra điều gì đã lấn cấn trong tâm trí y suốt buổi sáng. Y vẫn chưa hề trông thấy Angelo và Dollar Bill. Lẽ ra y phải kiểm tra sớm hơn.

Y vội vàng tiến về phía viên đạo diễn trong lúc một viên trung uý hải quân nhảy ra khỏi một chiếc xe mà anh ta đã bị mắc kẹt ở giữa đường. Anh ta cao chừng một mét tám mươi, có mái tóc cắt ngắn, mặc một bộ đồng phục trắng với một cây kiếm lủng lẳng bên hông và nhiều tấm huy chương vì đã phục vụ tốt ở Panama và vùng Vịnh gắn trên ngực, bàn tay phải anh ta cầm một chiếc hộp màu đen.

Một viên cảnh sát bắt đầu đuổi theo anh ta, trong lúc Dollar Bill mang một túi da nhỏ, theo sau cách vài ba mét với một tốc độ chậm hơn. Khi Cavalli trông thấy chuyện gì đã xảy ra, y liền đổi hướng, điềm tĩnh bước ra giữa đường và viên sĩ quan hải quân dừng lại bên cạnh y.

- Anh nghĩ anh đang chơi trò gì thế? - Cavalli gay gắt hơn.

- Chúng tôi đã bị kẹt xe, - Angelo đáp một cách yếu ớt.

- Nếu toàn bộ công việc này thất bại chỉ vì anh.

Angelo thay đổi bộ đồng phục màu khác trong lúc anh ta nghĩ về chuyện đã xảy đến với Bruno Morelli.

- Còn cây kiếm? - Cavalli gằn giọng.

- Hết sức thích hợp.

- Còn ông bác sĩ của chúng ta. Ông ta có thích hợp không?

- Ông ấy sẽ có thể làm việc được, tôi xin hứa với ông, - Angelo vừa nói vừa nhìn qua phía trên vai.

- Hai người ngồi trên xe nào?

- Xe số bốn. Ngay phía sau Tổng thống.

- Vậy thì lên đó đi, ngay bây giờ.

- Xin lỗi, xin lỗi, - Dollar Bill nói trong lúc vừa bước tới vừa thở hổn hển. - Lỗi của tôi, chứ không phải của Angelo. Xin lôi, xin lỗi.

Ông ta cứ liên tục xin lỗi, trong lúc cánh cửa sau của xe số bốn được giữ lại để cho ông ta bởi viên trung uý đang nắm cây kiếm. Khi Dollar Bill đã an toàn trong xe, Angelo mới theo viên bác sĩ giả hiệu và đóng mạnh cánh cửa.

Viên cảnh sát đuổi theo Angelo lấy cuốn sổ tay ra, trong lúc Cavalli xoay người tìm Tom Newbolt. Tom đang chạy băng qua đường.

- Anh để người đó cho tôi, - anh ta nói.

Chiếc xe tải thứ hai chở các máy quay phim giám sát đỗ xịch lại ở cuối dãy xe. Cửa sổ phía trước ken két kéo xuống.

- Xin lỗi, xin lỗi, - người tài xế nói - Một tên ngốc đã bỏ mặc chiếc xe của hắn ngay phía trước tôi.

Chiếc đồng hồ trên tháp Bưu điện cũ đổ mười tiếng. Đúng lúc đó, theo dấu hiệu của một viên sĩ quan phối hợp, nhiều cảnh sát viên bước ra giữa đường. Một số người ngân chặn dòng lưu thông đang đổ xuống đại lộ Pennsylvania, trong lúc những người khác đặt nhiều bảng hiệu đổi tuyến đường để chỉ dẫn cho xe cộ tránh khỏi khu vực quay phim.

Cavalli chuyển sự chú ý sang phía khi của đại lộ Pennsylvania, chỉ cách xa chừng ba trăm mét. Một lần nữa, dòng xe cộ lại chậm chạp di chuyển nối đuôi nhau.

- Tiến lên, tiến lên, - y vừa la lớn vừa xem đồng hồ và sốt ruột đợi cho đường trống.

- Một lúc thôi mà, - viên sĩ quan lớn tiếng trả lời, anh ta đang đứng giữa đường.

Cavalli ngước lên để trông thấy chiếc trực thăng cảnh sát xanh trắng đang ầm ĩ lảng vảng trên đầu.

Cả y lẫn viên sĩ quan đều không nói gì cho tới vài phút sau khi họ nghe một tiếng còi rít lên ba lần từ phía xa của đại lộ Pennsylvania. Cavalli xem đồng hồ. Họ đã mất sáu phứt quý giá.

- Tôi sẽ giết Angelo, - y nói. Nếu…

- Đường trống rồi! - viên sĩ quan phối hợp la lớn.

Anh ta quay lại nhìn thẳng vào mặt Cavalli, và Cavalli giơ ngón tay cái lên ra hiệu cho viên đạo diễn.

- Các ông còn được ba mươi chín phút, - viên sĩ quan rống lên - Chừng đó cũng thừa sức quay phim hai lần.

Nhưng Cavalli không nghe mấy tiếng sau cùng trong lúc y chạy tới chiếc xe số hai, mở cửa và nhảy vào ghế bên cạnh tài xế.

Và lúc đó, một ý nghĩ lấn cấn bật ra khỏi tâm trí y.

Nhìn ra ngoài khung cửa sổ bên hông, Cavalli bắt đầu lướt qua đám đông một lần nữa.

- Ánh sáng! - viên đạo diễn gào lên, và đại lộ Pennsylvania sáng lên như đêm trước lễ Giáng sinh ở cửa hàng Mary.

- Được rồi, tất cả mọi người, chúng ta sẽ quay phim trong sáu mươi giây nữa.

Những chiếc xe hơi và mô tô nổ máy đã bắt đầu rú ga mạnh. Đám diễn viên phụ thả bộ qua lại trong lúc cảnh sát tiếp tục xua những khách bộ hành ra xa nơi quay phim.

Viên đạo diễn ngửa người ra phía sau lưng ghế để kiểm tra ánh sáng và xem thứ ngọn đèn số bảy có hoạt động hay không.

- Ba mươi giây, - Johnny nhìn người tài xế của chiếc xe số một và nói qua loa phóng thanh - Đừng quên tỏ ra thoái mái. Giàn đỡ máy của tôi chỉ có thể chạy thụt lùi mười sáu cây số mỗi giờ. Và người đi bộ, - viên đạo diễn kiểm tra tới lui bên lề đường, - Xin cứ làm ra vẻ như thể đang đi, chứ không phải đang thử diễn vở Hamlet.

Viên đạo diễn quay sự chú ý sang đám đông.

- Nào, xin đừng bỏ rơi tôi phía sau rào cản. Hãy vỗ tay, hoan hô và vẫy tay, và xin nhớ chúng tôi sẽ diễn tập lại toàn bộ trong khoảng hai mươi phút, vì vậy hãy đứng nguyên tại chỗ nếu có thể.

- Mười hai giây, - viên dạo diễn nói trong lúc ông ta quay người lại để nhìn thẳng vào chiếc xe hơi số một trong hàng, - Xin chúc mọi người may mắn.

Tony nhìn Scasiatore, muốn ông ta cứ tiếp tục. Lúc này họ đã trễ mất tám phút - điều đó cùng với cá tính đặc biệt cửa ví tổng thống này, y phải nhìn nhận, lại khiến cho toàn bộ sự việc có vẻ xác thực.

- Mười giây. Quay. Chín, tám, bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai, một - Hành động!

° ° °

Người phụ nữ đẩy chiếc giỏ đồ giặt dọc theo hành lang, không thèm để ý dấu hiệu "Xin miễn quấy rầy" ở cửa phòng 1137 và bước thẳng vào trong.

Một người đàn ông hơi mập, ướt đẫm mồ hôi, ngồi trên mép giường. Ông ta đang loay hoay với máy con số điện thoại khi ông ta nhìn quanh và chợt trông thấy cô ta.

- Ra ngoài đi, đồ chó cái, - Ông ta nói và quay lại, chú tâm vào việc quay số.

Im lặng tiến tới ba bước, cô ta đã ở phía sau người đàn ông. Ông ta quay người lại một lần thứ hai ngay lúc người đàn bà cúi xuống, nắm sợi dây điện thoại trong cả hai bàn tay và kéo sợi dây vòng quanh cổ ông ta. Người đàn ông giơ một cánh tay lên để phản đối trong lúc cô ta giật mạnh cổ tay. Ông ta chúi người về phía trước và ngã khỏi giường, tuột xuống tấm thảm, đúng ngay lúc có tiếng nói trong máy điện thoại:

- Xin cảm ơn vì đã dùng AT&T 2 .

Cô ta nhận ra mình không nên sử dụng sợi dây điện thoại. Hầu như không chuyên nghiệp - nhưng chưa từng có ai gọi cô ta là chó cái.

Cô ta đặt ống nghe trở lên giá và cúi xuống, khéo léo nâng viên trợ lý đặc biệt của Tổng thống lên vai. Cô ta thả cái áo vào giỏ đồ giặt. Không một ai có thể tin một người phụ nữ ẻo lả như thế lại có thể nàng một trọng lượng nặng như thế. Thực ra công dụng duy nhất mà cô ta đã rút được từ một bằng cấp vật lý học là ứng dụng nguyên tấc điểm tựa trục, và đòn bẩy vào cái nghề cô ta đã lựa chọn.

Cô ta mở cửa và kiểm tra hành lang. Vào giờ này, không chắc có nhiều người lảng vảng nơi đây. Cô ta đẩy chiếc giỏ dọc theo hành lang cho tới thang máy dành riêng cho nhân viên phục vụ, quay mặt vào tường và kiên nhẫn chờ. Khi thang máy đến, cô ta bấm nút đưa cô ta xuống tận hầm đậu xe.

Khi thang máy dừng lại trên tầng hầm, cô ta đẩy chiếc giỏ ra và đi tới phía sau một chiếc Honda Accord, loại xe hơi gần như phổ biến hàng thứ hai ở Mỹ.

Được che khuất sau một cây cột, cô ta nhanh nhẹn chuyển viên trợ lý đặc biệt từ chiếc giỏ sang cốp xe. Đoạn cô ta đẩy chiếc giỏ trở lại thang máy, cởi bộ đồng phục đen lụng thụng ra, bỏ vào giỏ đồ giặt, lấy cái túi xách với sợi dây quai dài và chuyển chiếc giỏ đồ giặt lên tầng hai mươi lăm.

Cô ta vuốt lại cho thẳng chiếc áo đầm nhãn hiệu Laura Ashley trước khi bước lên chiếc xe hơi và đặt cái túi xách dưới ghế trước. Cô ta lái xe ra khỏi bãi đậu, tới đường F và chỉ được một đoạn ngắn thì bị một cảnh sát giao thông chặn lại.

Cô ta liền kéo cửa xuống.

- Cô hãy đi theo dấu hiệu đổi tuyến đường, - gã nói mà thậm chí không nhìn cô.

Cô liếc xem đồng hồ trên bảng điều khiển. Lúc đó là 10 giờ 07.

--- ------ ------ ------ -------

1 DCPD: District of Columbia Police Department: Sở Cảnh sát quận Columbia.

2 AT&T: American Telephone and Teleglaph: Công ty điện thoại và điện tín Mỹ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14


Nrong lúc chiếc xe cảnh sát dẫn đầu từ từ di chuyển ra khỏi lề đường, giàn đỡ máy quay phim của đạo diễn bắt đầu chạy thụt lùi cùng một tốc độ theo đường ray của nó. Những đám đông đứng sau phía rào cản bắt đầu hoan hô và vẫy tay. Nếu họ đang quay một cuốn phim thực thì đạo diễn đã lên tiếng bảo "Cắt" sau hai mươi giầy bởi vì viên sĩ quan phối hợp ngu ngốc vẫn còn đứng giữa đường, tay chống nạnh, rõ ràng anh ta không phải là vai chính trong cuốn phim.

Cavalli không để ý tới viên sĩ quan trong lúc y chú tâm vào con đường trước mặt. Y gọi điện thoại cho Andy, mà y biết vẫn còn ngồi trên ghế dài ở đường 7, đọc tờ Washington Post.

- Đầu này không có việc gì nhiều, thưa xếp. Chỉ ở dưới cùng một đoạn đường dốc là hơi hoạt động một chút. Mọi việc phía ông suôn sẻ chứ, ông đang trễ đấy?

- Vâng, tôi biết. Nhưng chúng tôi sẽ đến chỗ anh trong vòng sáu mươi giây, - Cavalli nói trong lúc viên đạo diễn tới cuối đường ray riêng và đưa một ngón tay cái lên không để ra hiệu cho những chiếc xe hơi giờ đây có thể tăng tốc độ lên bốn mươi cây số giờ. Johnny nhảy ra khỏi giàn đỡ máy và bước chân chậm trở lại đại lộ Pennsylvania để có thể chuẩn bị cho việc quay phim lần hai.

Cavalli tắt máy điện thoại và hít vào một hơi thở sâu, trong lúc đoàn xe hộ tống qua đường 9; y chăm chú nhìn đài tưởng niệm FDR 1 được đặt trên một bãi cỏ phía trước lối vào Viện Bảo tàng. Chiếc xe hơi thứ nhất quẹo vào đường 7, chỉ còn lại một nửa khối nhà trước khi họ tới đoạn đường dẫn vào bục lên xuống hàng. Những chiếc mô tô dần đẩu tăng tốc độ và khi đối diện với Andy đang đứng trên lề đường, chúng quẹo phải và chạy xuống đoạn đường dốc.

Phần còn lại của đoàn xe hạ tống tạo thành một hàng dọc, đối diện ngay với cổng giao hàng, trong lúc chiếc thứ ba chạy xuống đoạn dốc tới tận bục giao hàng.

Đội phân công là những người đầu tiên toả ra trên đường phố, và tám người trong bọn họ nhanh chóng lập thành một vòng tròn váy quay ra ngoài, chung quanh chiếc xe thứ ba.

Sau khi tám người quan sát mọi hướng trong mấy giây, Cavalli nhảy ra khỏi chiếc xe thứ hai, chạy qua gặp họ và mở cửa sau của chiếc xe thứ ba để cho Lloyd Adams có thế bước ra.

Calder Marshall đang chờ đợi ở bục lên hàng và bước tới trước để chào Tổng thống.

- Rất vui mừng được gặp ông, ông Marshall, - người diễn viên vừa nói vừa đưa tay ra. - Tôi đã trông mong cơ hội này trong một thời gian.

- Chúng tôi cũng thế, thưa ngài Tổng thống. Tôi xin thay mặt toàn thể nhân viên chào mừng ngài đến Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia của nước Mỹ. Xin mời ngài theo tôi.

Lloyd Adams và đoàn tuỳ tùng của ông ta răm rắp đi theo Marshall thẳng vào thang máy xuềnh xoàng dành riêng cho việc đưa hàng. Trong lúc một số nhân viên mật vụ giữ ngón tay trên nút "mở", Cavalli ra lệnh cho đoàn xe hộ tống trở về điểm khởi hành. Sáu chiếc mô tô và mười hai chiếc xe hơi chạy đi và bắt đầu lộ trình về gặp lại viên đạo diễn và chuẩn bị cho lần quay thứ hai.

Toàn bộ công việc đưa người diễn viên vào trong toà nhà và đoàn xe hộ tống lên đường trở về mất chưa đầy hai phút, nhưng Cavalli mất tinh thần khi thấy một đám đông nhỏ đã tụ tập ở phía xa của con đường bên cạnh Uỷ ban Thương mại Liên bang, rõ ràng có cảm giác một chuyện gì đó quan trọng đang diễn ra. Y chỉ hy vọng Andy có thể giải quyết vấn đề.

Cavalli nhanh nhẹn lẻn vào thang máy, chen vào phía sau Adams. Marshall đã bắt đầu một lịch sử ngắn về cách bản Tuyên ngôn Độc lập đã đến được Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

"Nhiều người biết rằng John Adams và Thomas Jefferson 2 đã soạn thảo bản Tuyên ngôn và bản Tuyên ngôn này đã được Quốc hội chấp thuận ngày 4 tháng 7 năm 1776. Tuy nhiên, ít người biết được rằng, các vị Tổng thống thứ hai và thứ ba đã chết cùng một ngày, ngày 4 tháng 7 năm 1826 - năm mươi năm sau ngày ký chính thức".

Cửa thang máy mở ra trên tầng trệt và Marshall bước vào một hành lang bằng đá hoa cương, dẫn tất cả đoàn về phía văn phòng của ông.

"Bản Tuyên ngôn đã trải qua một cuộc hành trình dài và xáo động trước khi an toàn đến toà nhà này".

Khi họ đến tầng năm phía bên trái, Marshall dẫn Tổng thống và đoàn tuỳ tùng vào trong văn phòng của ông, nơi đó đã có sẵn cà phê. Hai người trong số nhân viên Sở Mật vụ bước vào, trong lúc sáu người khác ở lại ngoài hành lang.

Lloyd Adams nhấm nháp tách cà phê của ông ta trong lúc Marshall không để ý tới tách của mình và tiếp tục bài học lịch sử.

"Sau lễ ký, vào ngày 2 tháng 8 năm 1776, bản Tuyên ngôn được cất giữ tại Philadelphia, nhưng vì có nguy cơ bị người Anh chiếm lấy, tấm giấy da đầy lôi cuốn được đưa đến Baltimore trong một chiếc xe ngựa được bảo vệ".

- Hấp dẫn. - Adams nói với giọng kéo dài. - Nhưng dù nó có bị bộ binh Anh chiếm lấy thì vẫn còn có nhiều bản sao kia mà.

- Chắc chắn như vậy, thưa ngài Tổng thống. Quả thực, chúng tôi có một bản sao rất tốt trong toà nhà này do William J. Stone vẽ. Tuy nhiên, bản gốc được giữ ở Baltimore cho tới năm 1777 thì lại được đưa trở về Philadelphia, lúc bấy giờ đã tương đối an ninh.

- Trong một chiếc xe ngựa khác? - Tổng thống hỏi.

- Đúng thế, - Marshall đáp, không nhận thấy người khách của ông nói đùa. - Chúng tôi còn biết cả tên người lái xe, một ông Samuel Smith. Rồi, trong năm 1800, theo chỉ đạo của Tổng thống Adams, bản Tuyên ngôn được chuyển đến Washington, nơi đây lần đầu tiên nó tìm được chỗ cất giữ trong Bộ Ngân khố, nhưng khoảng giữa năm 1800 và 1814, nó đã được chuyển đi khắp nước, cuối cùng đến toà nhà của Bộ Chiến tranh trên đường 17.

- Và tất nhiên, chúng ta vẫn đang có chiến tranh với người Anh vào lúc đó, - người diễn viên nói.

Cavalli khâm phục cái cách Adams chẳng những học thuộc các lời đối thoại mà còn nghiên cứu hết sức tỉ mi.

- Đúng thế, thưa ngài Tổng thống, - vị Viện trưởng nói. - Và khi hạm đội Anh xuất hiện trong vịnh Chesapeaker, ngoại trưởng James Monroe đã ra lệnh di chuyển bản Tuyên ngôn một lần nữa. Bởi vì, như tôi tin chắc Tổng thống đã bắt chính Ngoại trưởng chịu trách nhiệm về sự an toàn của bản Tuyên ngôn, chứ không phải Tổng thống.

Lloyd Adams biết nhưng không chắc chắn có phải là Tổng thống hay không, vì vậy ông ta quyết định cẩn thận là hơn.

- Thật thế sao, ông Marshall? Như vậy thì có lẽ Warren Christopher mới là người đến đây hôm nay để xem bản Tuyên ngôn, chứ không phải tôi.

- Ông Ngoại trưởng đã ân cần đến thăm ngay sau khi nhận nhiệm vụ. - Marshall đáp.

- Nhưng ông ấy đã không muốn di chuyển bản Tuyên ngôn lần nữa, - người diễn viên nói.

Cavalli, viên trung uý và viên bác sĩ cùng bật cười trước khi vị Viện trưởng nói tiếp:

- Monroe đã phát hiện quán đội Anh đang tiến về Washington liền gởi bản Tuyên ngôn ngược sông Potomac tới Leesburg ở Virginia.

- Ngày 24 tháng 8, - Adams nói - khi bọn chúng san bằng Nhà Trắng thành bình địa.

- Rất đúng, - Marshall nói - Ngài biết rất cặn kẽ.

- Công bằng mà nói, - người diễn viên bảo, - tôi đã được ông trợ lý đặc biệt của tôi là Rex Butterworth báo cáo đầy đủ.

Marshall tỏ vẻ biết cái tên đó, nhưng Cavalli tự hỏi anh chàng diễn viên có hơi quá thông minh hay không.

- Đêm hôm ấy, - Marshall nói tiếp, - trong lúc Nhà Trắng rực cháy, nhờ sự lo xa của Monroe, bản Tuyên ngôn được cất giữ an toàn ở Leesburg.

- Thế thì khi nào người ta mới mang bản Tuyên ngôn trở lại Washington? - Adams hỏi, mặc dầu ông ta có thể nói với vị Viện trưởng ngày tháng chính xác.

- Phải mấy tuần sau đó, thưa ngài. Đúng ra là ngày 17 tháng 9 năm 1814. Tuy nhiên, nó đã được cất giữ trong Fort Knox suốt thế chiến thứ II và sau đó được lưu trữ tại thủ đô.

- Nhưng không phải ở trong toà nhà này? - Adams nói.

- Không, thưa ngài Tổng thống, ngài lại nói đúng. Nó đã có vài ba nơi cất giữ khác trước khi đi đến nơi này, tệ nhất là ở Sở Sáng chế. Tại đây người ta treo nó đối diện với khung cửa sổ và suốt nhiều năm trời bị phơi bày ra ánh nắng khiến cho bản Tuyên ngôn bị tổn hại không sao phục hồi được.

Bill O'Reilly đứng trong góc, nghĩ đến bao nhiêu giờ miệt mài làm việc và bao nhiêu bản sao ông ta đã phải huỷ bỏ trong giai đoạn chuẩn bị chỉ vì cái bản Tuyên ngôn quái ác kia. Ông ta nguyền rủa những người đã từng làm việc trong Sở Sáng chế.

- Nó đã được treo ở đó trong bao lâu? - Adams hỏi.

- Trong ba mươi lăm năm, - Marshall nói, với một tiếng thở dài chứng tỏ ông ta cũng bực tức không khác Dollar Bill rằng những người tiền nhiệm của ông ta đã hết sức vô trách nhiệm. - Trong năm 1977, bản Tuyên ngôn đã được chuyển tới thư viện Bộ Ngoại giao. Không nhưng thời đó việc hút thuốc phổ biến mà trong phòng còn có một lò sưởi. Và tôi có thể nói thêm, toà nhà đó đã bị hoả hoạn thiêu huỷ chỉ mấy tháng sau khi bản Tuyên ngôn được di chuyển.

- Đó là một toà nhà thân thuộc, - Adams nói.

- Sau khi chiến tranh kết liễu, - Marshall tiếp tục, - bản Tuyên ngôn đã được lấy ra khỏi Fort Knox và đưa trớ về Washington trong một toa xe lửa Pullman 3 trước khi được cất giữ trong Thư viện của Quốc hội.

- Tôi hy vọng nó không bị phơi bày ra ánh sáng một lần nữa, - Adams nói trong lúc chuông điện thoại của Cavalli reo vang.

Cavalli liền bước nhanh vào trong góc và lắng nghe vị đạo diễn nói với y.

- Chúng tôi đã trở về làn khởi hành, sẵn sàng đi bất cứ khi nào ông cần.

- Tôi sẽ gọi khi tôi cần ông.

Cavalli chỉ nói như thế rồi tắt máy điện thoại và trở lại lắng nghe bản luận văn công phu của vị Viện trưởng Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

- Trong một cái hộp Thermapane được trang bị một bộ lọc để loại trừ tất cả tia cực tím gây tổn hại.

- Hấp dẫn. Nhưng lúc nào thì bản Tuyên ngôn cuối cùng đến toà nhà này? - Adams hỏi.

- Vào ngày 13 tháng 12 năm 1952. Nó được chuyến từ thư viện của Quốc hội đến Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong một chiếc xe tăng dưới sự hộ tống vũ trang của Quân đoàn Thuỷ quân Lục chiến Mỹ.

- Đầu tiên là một chiếc xe ngựa được bảo vệ và cuối cùng là một chiếc xe tăng, - người diễn viên nói và nhận thấy Cavalli cứ liên tục xem đồng hồ. - Có lẽ đã đến lúc tôi muốn xem bản Tuyên ngôn với tất cả vinh quang của nó.

- Tất nhiên, thưa ngài Tổng thống, - vị Viện trưởng nói.

Marshall liền dẫn đường đi trở ra hành lang, theo sau là người diễn viên và đoàn tuỳ tùng.

- Thường thường, bản Tuyên ngôn chỉ được cho công chúng xem trong căn phòng có mái tròn trên tầng trệt, nhưng chúng ta sẽ quan sát nó trong tầng hầm, nơi nó được cất giữ ban đêm.

Khi mọi người đến cuối hành lang, vị Viện trưởng dẫn Tổng thống xuống một dãy cầu thang, trong lúc Cavalli liên tục kiểm tra lộ trình có thể cho phép họ thoát ra nhanh chóng nếu có chuyện rắc rối xảy ra. Y khoan khoái nhận thấy rằng vị Viện trưởng đã theo đúng các chỉ dẫn và giữ cho các hành lang không có bóng dáng một nhân viên nào.

Ở cuối cầu thang, họ dừng lại bên ngoài một cánh cửa rộng lớn bàng thép. Tại đó, một người đàn ông lớn tuổi mặc một chiếc áo khoác dài màu trắng đang đứng chờ. Đôi mắt ông ta sáng lên khi trông thấy người diễn viên.

- Đây là ông Mendelssohn, - Marshall nói - Ông Mendelssohn là chuyên viên bảo vệ cao cấp và, tôi thú thật, một chuyên gia thực sự về bất cứ điều gì liên quan tới bản Tuyên ngôn. Ông ấy sẽ là người hướng dẫn ngài trong mấy phút sắp tới trước khi chúng ta kết thúc phần còn lại của toà nhà.

Người diễn viên bước về phía trước, và một lần nữa giơ bàn tay ra:

- Vui mừng được gặp ông, ông Marshall. Người đàn ông lớn tuổi cúi đầu, bắt tay người diễn viên và đẩy cánh cửa thép ra.

- Xin ngài Tổng thống đi theo tôi, - Ông ta nói bằng một giọng Trung Âu.

Khi đã vào bên trong tầng hầm nhỏ xíu, Cavalli quan sát đám nhân viên của y dàn trải ra thành một vòng tròn nhỏ, mắt họ kiểm tra mọi thứ; ngoại trừ Tổng thống. Bill O'Reilly, Angelo và Debbie cũng đứng vào chỗ của họ như đã diễn tập tối hôm trước.

Cavalli liếc nhanh Dollar Bill, trông ông ta có vẻ như chính ông ta đang cần một vị bác sĩ.

Mendelssohn dẫn người diễn viên về phía một khôi bê tông đồ sộ, chiếm một mảng lớn của bức tường đàng xa.

Ông ta vỗ nhè nhẹ phiến đá bê tông và giải thích rằng bức tường bảo vệ đã được xây dựng vào một lúc mà mối lo sợ lớn nhất của đất nước là một cuộc tấn công hạt nhân.

- Bản Tuyên ngôn được bảo vệ trong năm tấm lá kim loại gài vào nhau, cắm sâu trong năm mươi lăm tấm bê tông và căn hầm thép mà ngài trông thấy trước mặt.

Mendelssohn ngừng lại một lát và nói tiếp:

- Tôi có thể đảm bảo với ngài Tổng thống, cho dù Washington có bị san bằng thành bình địa đi chăng nữa, bản Tuyên ngôn Độc lập vẫn còn nguyên vẹn.

- Thật kiên cố. - Adams nói, - vô cùng kiên cố.

Cavalli xem đồng hồ; lúc đó là 10 giờ 24 và họ đã ở bên trong toà nhà trong mười bảy phút. Mặc dầu những chiếc xe hơi đang đợi, y không có cách nào khác hơn là để cho viên chuyên gia bảo vệ tiếp tục theo nhịp độ của chính ông ta. Xét cho cùng, các vị chủ nhà đều biết thời gian có giới hạn của Tổng thống; nếu họ vẫn còn hy vọng giới thiệu với Tổng thống phần còn lại của toà nhà.

- Thưa ngài Tổng thống, - viên chuyên gia bảo vệ tiếp tục một cách say sưa, - toàn bộ hệ thống được điều hành bằng điện tử. Khi nhấn một cái nút, bản Tuyên ngôn luôn luôn được trưng bày và lưu trữ, với vị trí thắng đứng, di chuyển khỏi vị trí này qua nhiều cánh cửa ăn khớp với nhau mở ra trước khi bản Tuyên ngôn cuối cùng đến nằm trong một cái hộp bằng đồng đặc, được bảo vệ bằng kích chống đạn và một lớp chất dẻo. Chất lọc tia tử ngoại trong lớp chất dẻo này khiến cho nó có một màu lục nhạt.

Người diễn viên có vẻ bối rối, nhưng Mendelssohn vẫn nói tiếp, không hề quan tâm:

- Ngay lúc này, chúng ta đang đứng khoảng tám mét, bên dưới phòng trưng bày, và bởi vì cả cơ cấu có thể điều hành bằng tay, tôi có thể ngừng bộ máy lại bất cứ lúc nào.

- Xin phép ông Marshall.

Vị Viện trưởng gật đầu và viên chuyên gia bảo vệ bấm một cái nút mà cả người diễn viên cũng như Cavalli đã không nhận thấy cho đến lúc này. Những tấm lá kim loại nặng năm tấn tách ra phía trên đầu họ, và một tiếng vù vù cùng tiếng loảng xoảng bỗng vang lên, trong lúc cái khung bằng đồng đặc bọc bản Tuyên ngôn bắt đầu lộ trình hàng ngày lên phía trần. Khi cái khung tới độ cao của bàn viết, Mendelssohn bấm một nút thứ hai và tiếng vù vù ngưng ngay. Đoạn ông ta xòe một bàn tay ra về phía cái khung.

Lloy Adams tiến tới một bước và nhìn chăm chú tài liệu lịch sử.

- Bây giờ, nhớ đến mong muốn riêng của ngài Tổng thống, chúng tôi có một đề nghị nhỏ đối với ngài.

Người diễn viên dường như không chắc chắn về lời đối thoại mà ông ta phải nói và liếc mắt về phía Cavalli.

- Đề nghị đó là gì, - Cavalli vội vàng lên tiếng lo ngại bất cứ sự thay đổi kế hoạch nào tại giai đoạn trễ này.

- Chỉ là, - Mendelssohn nói, - trong lúc ông Viện trưởng và tôi tháo cái khung bên ngoài của bản Tuyên ngôn, các nhân viên của ngài hãy quay lưng lại, mắt nhìn vào tường.

Cavalli do dự, biết rằng Sở Mật vụ sẽ không bao giờ cho phép xảy ra một tình thế mà họ không thể trông thấy Tổng thống trong mọi lúc.

- Để tôi làm cho sự việc dễ dàng hơn đối với ông, ông Mendelssohn, - Adams nói, - tôi sẽ là người đầu tiên theo đề nghị của ông.

Người diễn viên liền quay lưng về phía bản Tuyên ngôn. Và tất cả những người còn lại răm rắp làm theo.

Trong quãng thời gian ngắn, mọi người không thể trông thấy chuyện gì đang tiếp diễn phía sau họ, Cavalli nghe mười hai tiếng lách cách khác biệt và tiếng thở hổn hển của hai người đàn ông không quen di chuyển các vật nặng.

- Xin cám ơn ngài Tổng thõng, - Calder Marshall nói. -Tôi hy vọng điều đó không khiến ngài quá khó chịu.

Mười ba người xâm nhập quay lại để nhìn thẳng vào cái khung to lớn. Cái khung bằng đồng đã được nhấc lên để lại ấn tượng một cuốn sách mở ra.

Lloyd Adams với Cavalli và Dollar Bill ở phía sau một bước, tiến tới trước để ngắm nghía bản gốc, trong lúc Marshall và viên chuyên gia bảo vệ tiếp tục nhìn chăm chú vào miếng giấy da cũ. Đột nhiên, không hề báo trước, người diễn viên lảo đảo về phía sau, ôm chặt cổ họng và ngã quỵ xuống đất. Bốn người trong số nhân viên Sở Mật vụ lập tức vây quanh Adams trong lúc bốn người khác tống cổ vị Viện trưởng và chuyên gia bảo vệ khỏi căn hầm ra ngoài hành lang trước khi họ có thể thốt lên được một tiếng nào. Tony phải nhìn nhận Johnny đã nói đúng - đây là một trường hợp diễn xuất quá trớn rất tồi.

Khi cánh cửa đã đóng lại, Cavalli quay lại và trông thấy Dollar Bill đã nhìn sững vào tấm giấy da, mặt sáng lên vì kích thích, viên trung uý ở bên cạnh ông ta.

- Đã tới lúc chúng ta hành động, Angelo, - người Ái Nhĩ Lan nói.

Ông ta duỗi thẳng ngón tay ra. Viên trung uý lấy một cặp găng tay bằng cao su mỏng ra khối túi xách của viên bác sĩ và mang vào tay ông ta. Dollar Bill ngọ ngoạy ngón tay như một người chơi dương cầm hoà tàu sắp sửa bắt đầu một buổi hoà nhạc. Khi đã mang găng tay xong, Angelo lại cúi xuống và lấy lên một con dao mỏng dài từ trong túi xách, đặt cái cán một cách vững chắc trong bàn tay phải của Dollar Bill.

Trong lúc những việc chuẩn bị đó được thực hiện, mắt của Dollar Bill vẫn không hề rời khỏi bản Tuyên ngôn dù chỉ một lần. Những người còn ở trong phòng im lặng đến nỗi căn phòng có cảm giác như một hầm mộ trong lúc Dollar Bill cúi mình về phía tấm giấy da và khẽ đặt lưỡi dao phía dưới góc tên bên phải. Nó từ từ tróc ra một cách ngon hành. Dollar Bill trả con dao cho Angelo trước khi ông ta bắt đầu cuộn tròn tấm giấy da lại một cách từ từ và cố hết sức chặt mà vẫn không làm tổn hại nó.

Cùng lúc đó, Angelo bật cán kiếm ra phía sau và đưa vỗ kiếm ra phía trước. Cavalli liền tiến tới một bước và từ từ rút bản giả của Dollar Bill ra khỏi ruột vỏ kiếm đã được chế tạo một cách đặc biệt, nơi mà bình thường lưỡi kiếm đút vào.

Cavalli và Angelo trao đổi chiến lợi phẩm, và đảo ngược các quy trình. Trong lúc Cavalli đút bản Tuyên ngôn thật từng phần một vào bao kiếm, Dollar Bill bắt đầu thận trọng trải bản giả ra trên mặt sau của tấm kính, hỗn hợp hoá chất hơi ướt giúp cho tấm giấy da ở yên chỗ. Dollar Bill khịt mũi lớn tiếng, vì mùi thymol nồng nặc xông vào mũi nhạy cảm của ông ta. Ông ta nhìn một hồi lâu vào bản sao của mình, xem lại chỗ sửa lỗi chính tả rồi thụt lùi một bước, miễn cưỡng bỏ lại kiệt tác của mình cho sự chăm sóc dịu dàng của viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và ngục thất bê tông của nó.

Khi đã hoàn tát công việc của mình, Dollar bước nhanh tới bên cạnh Lloyd Adams. Debbie đã mở cổ áo ông ta, tháo cà vạt và thoa một lớp kem xanh nhạt trên mặt ông ta. Dollar Bill quỳ xuống, tháo găng tay cao su ra và ném vào trong một cái túi bác sĩ đầy đồ mỹ phầm; trong lúc Cavalli quay một số trên máy điện thoại di động của y.

Có tiếng trả lời ngay cả tước lúc y nghe chuông reo, nhưng Cavalli chỉ có thể phân biệt được một giọng nói yếu ớt:

- Lấy hai, - Cavalli cương quyết nói và tắt máy trước khi chỉ tay vào cánh cửa.

Hai người trong số nhân viên Sở Mật vụ mở cánh cửa thép và Cavalli thận trọng quan sát trong lúc Mendelssohn phóng người qua khe cửa và chạy tới khung đồng, còn Marshall thì tái mét và run rẩy, đến ngay bên cạnh Tổng thống.

Cavalli nhẹ nhõm khi trông thấy một nụ cười hiện ra trên môi viên chuyên gia bảo vệ, trong lúc ông ta cúi xuống bản Tuyên ngôn giả. Với sự giúp đỡ của Angelo, ông ta kéo khung đồng qua và nhìn tấm giấy da một cách trìu mến trước khi gắn nắp trở lại chỗ cũ, rồi nhanh chóng bóp chặt mười hai ổ khoá chung quanh bên ngoài khung. Ông ta ấn một trong máy cái nút và tiếng vù vù cùng tiếng loảng xoảng lại bắt đầu trong lúc cái khung đồng đồ sộ từ từ biến mất vào trong nền.

Cavalli quay sự chú ý sang người diễn viên và quan sát trong lúc hai nhân viên Sở Mật vụ đỡ ông ta đứng lên, và Dollar Bill đóng cái túi bác sĩ của ông ta.

- Hoá chất gì bảo vệ tấm giấy da? - Dollar Bill hỏi.

- Thymol, - vị Viện trưởng đáp.

- Tất nhiên, đáng lẽ tôi phải đoán ra. Với vấn đề dị ứng của Tổng thống, lẽ ra tôi phải biết trước phản ứng này.

- Ông đừng sợ. Nếu chúng ta đưa được ông ấy ra ngoài trời càng sớm càng tốt, thì ông ấy sẽ trở lại bình thường ngay thôi.

- Cảm tạ Chúa về điều đó, - Marshall nói, vẫn không thể ngừng run rẩy.

- Amen, - Dollar Bill nói trong lúc người diễn viên được đỡ về phía cửa.

Marshall xông tới trước và dẫn họ trô lên cầu thang với các nhân viên Sở Mật vụ theo sát phía sau.

Cavalli bỏ Lloyd Adams chệnh choạng phía sau, đuổi theo vị Viện trưởng.

- Không một ai, tôi nhắc lại, không một ai được nghe về biến cố này, - y vừa nói vừa chạy bên cạnh Marshall. - Không một điều gì có thể tai hại hơn cho Tổng thống khi ông ấy chỉ ở trong văn phòng trong một thời gian ngấn như thế, nhất là nhớ lại chuyện gì ông Bush đã trải qua sau chuyến đi Nhật của ông ấy.

- Sau chuyến đi Nhật của ông ấy. Tất nhiên, tất nhiên.

- Nếu bất kỳ ai trong số nhân viên của ông hỏi tại sao Tổng thống không thực hiện toàn bộ cuộc viếng thăm Viện Bảo tàng, thì ông hãy cho họ hay rằng ông ấy đã được triệu hồi về Nhà Trắng vì có việc khẩn cấp.

- Được triệu hồi vì có việc khẩn cấp. Tất nhiên. - Marshall nói, mặt còn xanh hơn cả người diễn viên.

Cavalli nhẹ nhõm khi thấy những mệnh lệnh trước đó của y về việc không có một nhân viên nào được phép lai vãng trong hành lang bên dưới trong lúc Tổng thống còn ở trong toà nhà vẫn còn có hiệu lực.

Khi họ đến thang máy chở hàng và tất cả đã vào bên trong, họ xuống ngang với bục lên hàng, Cavalli chạy nhanh ra ngoài, dẫn đầu đoàn đi lên đoạn dốc tới đường 7.

Y khó chịu khi thấy vẫn còn một đám đông nhỏ trên lề đường bên kia, và không thấy dấu hiệu nào của đội xe hộ tống. Y lo lắng nhìn sang bên phải, nơi Andy đang đứng trên chiếc ghế dài, chỉ tay về phía đại lộ Pennsylvania.

Cavalli quay lại nhìn theo hướng đó và trông thấy chiếc mô tô hộ tống đầu tiên quẹo phải vào đường 7.

Y chạy trở xuống đoạn đường dốc và thấy Lloyd Adams bên cạnh một thùng thư Federal Express 4 , đang được hai nhân viên Sở Mật vụ đỡ.

- Nhanh lên đi. - Cavalli nói - Có một đám đông nhỏ đàng kia và họ đang bắt đầu thắc mắc có chuyện gì đang xảy ra.

Y quay lại nhìn thẳng vào mặt vị Viện trưởng đang đứng bên cạnh viên chuyên gia bảo vệ trên bệ lên hàng.

- Các ông hãy nhớ. Tổng thống được triệu hồi về Nhà Trắng vì công việc khẩn cấp.

Cả hai người đều gật đầu lia lịa trong lúc Cavalli chạy trở lên đoạn đựừịng dốc. Bốn nhân viên Sở Mật vụ đổ xô về phía trước, đúng ngay lúc chiếc xe hơi thứ ba ghé vào bục lên hàng ở cuối đoạn đường dốc.

Cavalli liền mở cửa xe và rối ít vẫy tay ra hiệu cho người diễn viên bước vào. Những vệ sĩ chạy mô tô dẫn đầu liền chặn luồng giao thông lại trong lúc chiếc xe cuối cùng đậu vào giữa cổng giao hàng. Trong lúc Lloyd Adams được dìu vào xe hơi, đám đỏng nhỏ ở bên kia đường bắt đầu chỉ trỏ và vỗ tay.

Một nhân viên Sở Mật vụ gật đầu ngược về phía toà nhà, Angelo nhảy lên chiếc xe thứ hai, vẫn cồn toòng teng cây kiếm, còn Dollar Bill và cô thư ký thì phóng đại vào chiếc thứ tư. Trong thời gian Cavalli nhập bọn với Angelo trong băng sau của chiếc xe thứ hai, thì đội vệ sĩ mô tô đã ở giữa đường 7, chặn dòng lưu thông lại để cho đoàn xe hộ tống tiến về phía đại lộ Constitution.

Trong lúc những tiếng còi vang lên và những chiếc xe hơi bắt đầu lộ trình dọc theo đường 7, Cavalli nhìn lui và nhẹ người khi không thấy bóng dáng của Marshall và Mendelssohn đâu nữa.

Y nhanh chóng hướng sự chú ý sang phía Đông của đường 7, nơi Andy đang giải thích cho đám đông rằng đó không phải là tổng thống mà chỉ là cuộc diễn tập cho một bộ phim, không có gì khác hơn. Hầu hết khách bàng quan tỏ ra thất vọng rõ rệt và nhanh chống tản ra.

Rồi y nghĩ y lại trông thấy ông ta.

Trong lúc chiếc xe của Cavalli chạy nhanh trên đại lộ Constitution, chiếc xe cảnh sát đẫn đầu đã quẹo phải vào đường 14, theo sau là hai vệ sĩ chạy xe mô tô. Tiếng còi xe đã tắt và phần còn lại của đội xe hộ tống chạy nối đuôi nhau trong lúc chúng đến các giao lộ được phân công.

Chiếc xe thứ nhất quẹo phải sang đường 9 và lại quẹo phải quay về đại lộ Pennsylvania trước khi hướng về phía Capitol. Chiếc thứ ba tiếp tục chạy trên đại lộ Constitution, giữ lần giữa, trong lúc chiếc thứ tư quẹo trái sang đường 12 và chiếc thứ sáu quẹo phải ở đường 13.

Chiếc thứ năm quẹo trái sang đường 23, qua cầu Memorial và theo các dấu hiệu tới khu phố cồ; trong lúc chiếc xe thứ hai quẹo trái ở đường 14 và hướng về phía Đài kỷ niệm Jefferson rồi tới đại lộ George Washington 5 . Cavalli ngồi chiếc băng sau của chiếc xe hơi thứ hai, quay số viên đạo diễn. Khi Johhny trả lời điện thoại, mấy từ duy nhất mà ông ta nghe là:

- Mọi việc thành công.

--- ------ ------ ------ -------

1 Tức Franklin Delano Roosevelt (1882-1945), Tổng thống thứ 32 của Mỹ (1933 - 1945)

2 John Adams (1735-1826): Tổng thống thứ hai của Mỹ (1797-1801).

Thomas Jefferson (1743-1826) Tổng thống thứ ba của Mỹ (1801-1809).

3 Pullman carriage: toa xe lửa có giường nằm, lấy theo tên nhà phát minh Mỹ, G.M. Pullman (1831-1897).

4 Bưu điện phát nhanh Liên bang.

5 George Washington (1732-1799), Tổng thống đầu tiên của Mỹ (1789-1797).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15


Scott cầu nguyện cho bà vợ viên đại sứ sẽ không thể đi vào ngày thứ năm, hoặc vần còn ở Geneva.

Anh nhớ Dexter Hutchins từng nói: "Kiên nhẫn không phải là một đức tính khi anh làm việc cho CIA, đó là chín phần mười của công việc".

Khi anh ngừng lại ở cuối hồ bơi, Hannah cho anh hay là bà vợ của viên đại sứ vẫn chưa trở về từ Thuỵ sĩ. Họ không bận tâm tới việc bơi thêm một chiều dài hồ nữa mà đồng ý gặp nhau sau đó tại công viên giải trí trong rừng Vincennes.

Lúc anh trông thấy nàng bước qua đường, anh chỉ muốn chạm vào người nàng. Không có một chỉ dẫn trong bất kỳ một cuốn cẩm nang nào của CIA về cách xử trí với một tình thế như vậy, và không một nhân viên từng nêu vấn đề đó ra với anh trong chín năm qua.

Hannah thông báo cho anh mọi việc đang xảy ra tại Toà đại sứ, kể cả "một sự việc lớn lao" đang diễn ra ở Geneva mà nàng vẫn còn chưa biết chi tiết. Scott cho nàng hay, để đáp lại vấn đề của nàng, anh đã báo cáo lại với Kratz, và không còn bao lâu nữa, nàng sẽ được rút đi. Nàng có vẻ vui lòng.

Khi họ bắt đầu nói sang chuyện khác, kinh nghiệm của Scott cảnh giác anh phải yêu cầu nàng quay về Toà đại sứ.

Nhưng lần này anh để cho Hannah tự quyết định khi nào nàng nên đi. Nàng có vẻ thư thái lần đầu tiên, và thậm chí bật cười khi nghe Scott kể chuyện về những người Paris đầy nam tính mà anh đã bắt gặp trong phòng tập thể dục mỗi buổi tối trong lúc họ tản bộ quanh công viên giải trí. Scott khám phá ra chính Hannah là người đã đoạt những con gấu nhồi bông ở phòng tập bắn và đã không cảm thấy khó chịu lúc uống một ly rượu lớn trước khi lặn.

- Tại sao cô mua kẹo bông gòn? - anh hỏi.

- Bởi vì như thế sẽ không có ai nghĩ mình là điệp viên, - nàng trả lời. - Họ sẽ tưởng mình là một cặp tình nhân.

Khi họ chia tay hai giờ sau đó, anh hôn lên má nàng. Hai kẻ chuyên nghiệp xử sự như những tay nghiệp dư. Anh xin lỗi. Nàng bật cười và bỏ đi.

° ° °

Sau mười giờ một chút, Hamid Al Obaydi gia nhập vào một đám đông nhỏ đã tụ tập lại trên lề đường đối diện với một cổng bên của Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Ông ta phải đợi hai mươi phút trước khi cửa mở lại và Cavalli chạy lên đoạn đường dốc ngay lúc đoàn xe hộ tống lại hiện ra ở góc đường 7. Cavalli ra hiệu và tất cả bọn họ vội vã tới nhưng chiếc xe hơi đang chờ đợi. Al Obaydi không thể tin tưởng mắt mình. Sự dối trá hoàn toàn lừa gạt dám đông nhỏ đang bắt đầu vẫy tay và hoan hô.

Trong lúc chiếc xe hơi thứ nhất biến mất quanh góc đường, một người đàn ông đã đứng đó suốt từ đầu giải thích rằng đó không phải là Tổng thống mà chỉ là cuộc diễn tập cho một bộ phim.

Al Obaydi mỉm cười với sự dối trá hai lần liên tiếp trong lúc đám đông chán nản lần lượt bỏ đi. Ông ta băng qua đường 7 và đứng vào một hàng dọc dài gồm những du khách, học sinh và những kẻ chỉ hiếu kỳ đã sắp hàng để xem bản Tuyên ngôn Độc lập.

° ° °

Ba mươi chín bậc thang của Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phải mất nhiều phút mới lên hết và lúc viên Phó Đại sứ bước vào bên trong toà nhà, dòng người đã trở nên thưa thớt như một con sông chảy qua gian tiền sảnh lát đá hoa cương tới một đường đi lên từng người với chín bậc thang nữa, cuối cùng là một khoảng nhỏ với ánh mắt của Thomas Jefferson và John Hancock 1 nhìn xuống. Phía trước ông ta là cái khung đồ sộ bằng đồng đóng khung bản Tuyên ngôn Độc lập.

Al Obaydi nhận thấy rằng khi một người tới trước tấm giấy da, người đó chỉ có thể nhìn vào bản tài liệu lịch sử đó trong giây lát. Lúc chân ông ta chạm vào nấc thang đầu tiên, tim ông ta bắt đầu đập nhanh hơn, nhưng vì một lý do khác hẳn với mọi người khác đang sắp hàng chờ đợi.

Ông ta lấy từ trong túi ra một cặp kính mà mặt kính có thể phóng đại nét chữ nhỏ nhất lên bốn lần.

Viên Phó đại sứ bước tới giữa nấc thang trên cùng và chăm chú nhìn vào bản Tuyên ngôn Độc lập. Phản ứng lập tức của ông ta là một nỗi khủng khiếp. Tấm giấy da hoàn hảo đến mức chắc chắn đây là bản gốc. Cavalli đã lừa gạt ông ta. Tồi tệ hơn nữa, y đã thành công trong việc cuỗm mất mười triệu đô la bằng một sự dối trá khéo léo. Al Obaydi kiểm tra thấy những người bảo vệ ở cả hai bên cái khung tỏ ra không hề để ý tới ông ta trước khi mang kính.

Ông ta cúi xuống cho mũi mình chỉ cách mặt kính vài phân, trong lúc ông ta tìm một chữ đã được sửa lại đúng chính tả nếu họ trông mong được trả thêm một xu nữa.

Đôi mắt của ông ta mở lớn ra với vẻ hoài nghi khi ông ta đọc tới câu: "Nor have We been wanting in attentions to our British brethren".

° ° °

Bà vợ của viên đại sứ trở về từ Geneva với chồng bà ta vào ngày thứ sáu. Hannah và Scott đã thu xếp để lén lút gặp nhau mấy giờ buổi sáng hôm ấy.

Đã gần ba tuần lễ, kể từ khi anh trông thấy nàng lần đầu tiên trong nhà tắm công cộng ở đại lộ Lennes. Chỉ mới hơn nửa tháng trước. kể từ buổi gặp gỡ được thu xếp một cách vội vã ở quán ăn trên đại lộ Bugeaud. Đó là lúc những lời nói dối bắt đầu, thoạt tiên chỉ là những chuyện nhỏ nhặt, rồi mỗi lúc một to lớn hơn cho đến lúc họ đã thêu dệt với nhau thành một màn lường gạt phức tạp. Giờ đáy Scott ước ao nói hết sự thật với nàng, nhưng mỗi ngày trôi qua, việc đó lại càng trở nên khó khăn hơn.

Langley đã thích thú với những bản tin mã hoá và Dexter đã chúc mừng anh vừa làm được một công việc xuất sắc như thế. "Giỏi như một sĩ quan cấp uý ngoài tiền tuyến mà tôi có thể nhớ", Dexter công nhận. Nhưng Scott đã không tìm được một cách nào để cho vị Phó giám đốc biết là anh đang yêu.

Anh đã dọc hồ sơ của Hannah từ đầu đến cuối, nhưng vẫn không thấy manh mối nào về tính cách của nàng. Cái cách nàng cười - nụ cười khiến cho người khác phải cười theo, dù đang buồn rầu hay thức giận. Một tâm hồn luôn luôn quyến rũ và được quyến rũ bởi những gì đang xảy ra quanh nàng. Nhưng tuyệt nhất là một mối tình vừa nồng nhiệt, vừa dịu dàng khiến cho quãng thời gian hai người xa cách tưởng chừng như dài vô tận.

Và mỗi lần anh ở bên cạnh nàng, anh lại đột nhiên không còn trưởng thành, chẳng khác gì các sinh viên của anh. Những buổi gặp gỡ bí mật của họ ít khi kéo dài quá một giờ, có lẽ hai, nhưng mỗi lần lại cuồng nhiệt hơn.

Nàng tiếp tục kể cho anh nghe mọi điều về bản thân nàng với một sự thành thực và thẳng thắn tin vào sự lừa gạt của anh, trong lúc anh chẳng nói gì với nàng khác hơn một chuỗi dối trá về việc anh là một nhân viên Mossad mà bề ngoài, trong thời gian anh ở Paris là viết một cuốn sách, một cuốn sách sẽ không bao giờ được xuất bản. Đó là sự rắc rối của những lời dối trá - mỗi lời lại tạo ra lời kế tiếp trong một đường xoắn ốc vô tận. Và đó cũng là sự rắc rối của niềm tin; nàng tin tưởng lời nói của anh.

Khi anh trở về nhà buổi tối hôm ấy, anh đã lấy một quyết định mà anh biết Langley sẽ không đồng ý.

Trong lúc chiếc xe hơi di chuyển một cách chậm chạp qua làn đường nên ngoài của đại lộ Washington Memorial về phía phi trường, viên tài xế kiểm tra kính chiếu hậu và xác nhận không có ai theo dõi họ. Cavalli thở ra một hơi dài nhẹ nhõm, mặc dầu y đã vạch ra hai phương án nếu họ bị bắt với bản Tuyên ngôn. Y đã nhận thức từ lúc đầu rằng cần phải tránh xa nơi gây án càng nhanh càng tốt. Phần quan trọng của kế hoạch là y phải chuyển giao bản Tuyên ngôn cho Nick Vicente trong vòng hai giờ, sau khi rời khỏi Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

- Ta hãy tiếp tục công việc đi, - Tony nói, hướng sự chú ý sang Angelo đang ngồi đối diện với y.

Angelo liền tháo cây kiếm ra khỏi thắt lưng. Hai người nhìn vào mặt nhau như những lực sĩ đấu vật sumo Nhật bản, mỗi người chờ đợi người kia có cử động đầu tiên.

Angelo kẹp chặt cây kiếm giữa hai chân, cán chỉ về phía ông chủ. Cavalli cúi xuống, bật phần trên ra phía sau. Rồi với móng ngón tay cái và ngón trỏ, y bắt đầu lôi cái ống bằng nhựa đen ra vỏ kiếm. Angelo ấn cái cán trở về chỗ cũ và đeo cây kiếm vào thắt lưng.

Cavalli giữ cái ống nhỏ dài sáu mươi lăm phân bằng nhựa trong cả hai tay.

- Nó đáng cho ta xem một cái, - Angelo nói.

- Có bao nhiêu việc quan trọng hơn cần phải làm vào lúc này, - Cavalli vừa nói vừa đặt cái ống lên chỗ ngồi bên cạnh y.

Y nhấc máy điện thoại trong xe lên, chỉ bấm một chữ số rồi nút "Send", và đợi trả lời.

- Vâng? - một giọng nói quen thuộc vang lên.

- Tôi đang trên đường đi và tôi sẽ có một món cần xuất khẩu khi tôi đến.

Im lặng một lúc lâu và Cavalli tự hỏi có phải y đã mất liên lạc.

- Ông làm tốt lắm, - cuối cùng tiếng nói trả lời. - Nhưng ông đang theo đúng thời biểu đấy chứ?

Cavalli nhìn ra khung cửa sổ. Bảng hiệu rẽ sang đường 395 phía Nam lóe sáng chạy qua.

- Tôi cần nói chúng tôi đang cách phi trường chừng hai phút. Miễn là chúng tôi kiếm được chỗ đậu xe, tôi vẫn còn hy vọng sẽ đến gặp ông khoảng một giờ.

- Tốt, thế thì tôi sẽ gọi Nick gặp chúng ta để cho hợp đồng có thể thanh toán và gửi tiếp cho khách hàng của chúng ta. Chúng tôi sẽ chờ ông khoảng một giờ.

Cavalli đặt điện thoại xuống và tức cười khi nhận thấy Angelo chỉ mặc một chiếc áo vét và quần lót. Y mỉm cười và định có ý kiến thì chuông điện thoại reo. Cavalli nhấc máy lên.

- Vâng, - y nói.

- Andy đây. Tôi nghĩ ông muốn biết nó lại được trưng bày cho công chúng xem và người ta lại sắp hàng dài dằng dặc như thường lệ. Nhân đây, tôi xin cho ông biết, một người A rập đã đứng quanh quẩn trong đám đông suốt thời gian ông ở trong Viện Bảo tàng, rồi ông ta nhập bọn với những người muốn xem bản Tuyên ngôn.

- Tốt lắm, Andy. Anh hãy trở về New York và có thể kể chi tiết cho tôi nghe ngày mai.

Cavalli đặt máy điện thoại xuống và xem xét mẩu tin mới của Andy, trong lúc Angelo vừa thắt xong một cái nút trên chiếc cà vạt mà không một viên trung uý nào từ chối. Anh ta vẫn còn chưa mặc quần dài.

Tấm kính mờ giữa tài xế và hành khách chợt trượt xuống.

- Chúng ta sắp sửa đến phi trường, thưa ông. Không có ai theo dõi chúng ta suốt thời gian qua.

- Tốt, - Cavalli nói trong lúc Angelo vội vàng mặc quần. - Sau khi đổi bảng số xe, anh hãy lái trở lại New York.

Viên tài xế gật đầu trong lúc chiếc xe hơi dừng lại bên ngoài Signature Flight Support.

Cavalli chộp lấy cái ống nhựa, nhảy ra khỏi xe, chạy qua phòng đón khách và ra thẳng phi đạo. Mắt y liếc tìm chiếc Learjet. Rồi y trông thấy nổ. Một cánh cửa mở ra và các nấc thang được thả xuống tận mặt đất. Cavalli chạy về phía đó trong lúc Angelo vừa theo sau vừa cố mặc chiếc áo vét trong cơn gió mạnh.

Viên trưởng phi hành đoàn đang chờ họ ở bậc thang trên cùng.

- Các ông vừa đến kịp để chúng tôi giữ được chỗ, - viên trưởng phi hành đoàn nói.

Cavalli mỉm cười, và khi hai người đã buộc dây an toàn, viên trưởng phi hành đoàn ấn một nút để cho các nấc thang cuốn trở lại vào vị trí.

Máy bay cất cánh mười bảy phút sau đó, nghiêng cánh phía trên trung tâm Kennedy, trước khi cô chiêu đãi viên mời mỗi người một cốc sâm banh. Cavalli từ chối ly thứ hai trong lúc y tập trung vào việc y cần phải làm trước khi y có thể xem vai trò của mình trong vụ này đã chấm dứt. Tư tưởng của y hướng về Al Obaydi một lần nữa và y bắt đầu tự hỏi phải chăng mình đã đánh giá thấp ông ta.

Khi chiếc Learjet đáp xuống La Guardia năm mươi bảy phút sau đó, viên tài xế của Cavalli đang chờ đợi bên cạnh xe, sẵn sàng đưa họ vào thành phố.

Trong lúc viên tài xế liên tục đổi làn đường và đổi hướng trên xa lộ cuối cùng chở họ về phía Tây, qua cầu Tribrough, Cavalli xem đồng hồ. Lúc này họ đã lạc vào một biển xe cộ hướng về Manhattan, chỉ tám mươi bảy phút, sau khi rời khỏi Calder Marshall bên ngoài cổng giao hàng của Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Khoảng chừng thời gian một chủ ngân hàng ở Wall Street mất cho một bữa ăn trưa, Cavalli nghĩ.

Cavalli được thả xuống bên ngoài ngôi nhà của bố y ở đường 75 lúc chưa đầy một giờ, để Angelo đi tiếp đến văn phòng ở Wall Street và kiểm tra các cú điện thoại trong lúc mỗi thành viên của đội điều hành nộp báo cáo.

Viên quản gia giữ cho cửa trước cửa số 23 mở, trong lúc Tony bước ra khỏi xe.

- Tôi có thể cầm cái đó cho ông, thưa ngài? - Anh ta vừa hỏi vừa chăm chú nhìn cái ống nhựa.

- Không, cám ơn anh, Martin, - Tony nói - Tôi sẽ giữ nó trong lúc này. Bố tôi ở đâu?

- Ông cụ đang ở trong phòng tắm với ông Vicent vừa mới đến cách đây mấy phút.

Tony chạy xuống cầu thang dẫn tới tầng hầm và tiếp tục băng qua hành lang. Y sải bước vào phòng họp ban điều hành và trông thấy bố y đang ngồi ở đầu bàn, mải mê trò chuyện với Nick Vicente. Vị chủ tịch đứng lên để chào đón con trai và Tony đưa cho ông cái ống nhựa.

- Hoan hô anh hùng chiến thắng, - Đó là những lời đầu tiên của bố y. - Nếu con thành công như thế đối với George III 2 , ông ta sẽ phong con làm hầu tước. "Xin mời ngài Antonio đứng lên". Nhưng theo tình hình này thì con sẽ phải hài lòng với số tiền đền bù một trăm triệu đô la. Một ông già có được phép xem qua bản gốc trước khi Nick đưa đi hay không?

Cavalli bật cười và mở nắp trên đầu ống nhựa trước khi từ từ kéo tấm giấy da ra và nhẹ nhàng đặt lên bàn phòng họp. Đoạn y trải hai trăm năm lịch sử ra. Ba người chăm chú nhìn xuống bản Tuyên ngôn Độc lập và nhanh chóng kiểm tra lỗi chính tả của chữ "Brittish".

- Tuyệt diệu, - Ông bố của Tony chỉ biết nói như thế trong lúc ông bắt đầu liếm môi.

- Đáng chú ý nhất là mấy chữ ký ở phía cuối sao mà quá sát vào nhau như vậy, - Nick Vicent nhận xét sau khi nghiên cứu tấm tài liệu trong mấy phút.

- Nếu tất cả bọn họ ký tên lớn như John Hancock, thi chắc là bản Tuyên ngôn phải dài gấp đôi, - vị chủ tịch nói thêm trong lúc máy điện thoại trong phòng họp bắt đầu có chuông.

Vị chủ tịch bật một nút tên tổng đài liên lạc.

- Gì thế Martin?

- Có một ông Al Obaydi trên đường dây nóng muốn được nói chuyện với Tony.

- Cám ơn anh Martin, - vị chủ tịch nói, trong lúc Tony cúi xuống để nhấc ống nghe lên. - Sao con không lấy máy trong văn phòng của ba, để cho ba nghe bằng máy phụ.

Tony gật đầu và rời khỏi phòng để đi tới cửa bên cạnh, nơi đây y cầm lấy ống nghe trên bàn viết của bố y.

- Antonio Cavalli đây, - y nói.

- Tôi là Hamid Al Obaydi. Bố ông đề nghị tôi gọi lại vào giờ này.

- Chúng tôi đang giữ bản tài liệu mà ông cần, - Cavalli chỉ nói như thế.

- Tôi xin chúc mừng ông, ông Cavalli.

- Ông sẵn sàng trả hết số tiền còn lại như đã thoả thuận chứ?

- Tất cả vào lúc thích hợp, nhưng phải chờ cho tôi khi ông đã giao bản tài liệu tới chỗ chúng tôi chọn. Ông Cavalli, chắc ông vẫn còn nhớ đó cũng là một phần của sự thoả thuận.

- Và chỗ đó là ở đâu? - Cavalli hỏi.

- Tôi sẽ đến văn phòng của ông lúc mười hai giờ trưa mai, khi đó ông sẽ nhận được các chỉ dẫn.

Ông ngừng lại một lát rối nói tiếp:

- Trong số những sự việc khác.

Đường dây im bặt.

Cavalli đặt điện thoại xuống và cố nghĩ Al Obaydi có thể ngụ ý gì qua mấy từ "Trong số những sự việc khác". Y chầm chậm bước trở lại phòng họp và trông thấy bố y cùng với Nick đang mải mê nghiên cứu bản Tuyên ngôn. Tony lưu ý tấm giấy da đã được phục chế.

- Ba ơi, ông ta ngụ ý gì với câu "Trong số những sự việc khác" - Tony hỏi.

- Ba không có ý kiến, - bố y trả lời trong lúc ông ta nhìn tấm giấy da một lần cuối rối bắt đầu tử từ cuốn lại.

- Rất có khả năng con sẽ hiểu ra vào ngày mai, - Tony nói trong lúc vị chủ tịch đưa bản tài liệu cho con trai và Tony lại đút vào trong ống nhựa.

- Như vậy nó sẽ được đưa tới đâu? - Tony hỏi.

- Tôi sẽ được cho biết các chi tiết lúc mười hai giờ trưa mai, - Tony nói, hơi ngạc nhiên vì bố y không kể lại cuộc nói chuyện bằng điện thoại với Al Obaydi cho người bạn lâu đời nhất của ông.

--- ------ ------ ------ -------

1 John Hancock (1737-1793): Chủ tịch Quốc hội Mỹ (1775-1777), người ký tên đầu tiên trong bản Tuyên ngôn Độc lập.

2 George III (1738-1820): vua nước Anh và Ái Nhĩ Lan (1760-1820).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16


Anh nằm quan sát nàng, đầu đỡ trong lòng bàn tay, trong lúc ánh nắng đầu tiên của ban mai bò vào phòng. Nàng động đậy nhưng chưa thức giấc trong lúc Scott rà một ngón tay dọc theo sống lưng của nàng. Anh không thể chờ đợi, nàng mở mắt và hồi tưởng lại những ký ức về đêm hôm trước.

Vào những ngày đầu tiên, khi Scott quan sát Hannah bước ra khỏi Toà đại sứ Jordan trong bộ y phục tẻ nhạt, rõ ràng đã được chọn lựa theo sở thích của Karina Saib, anh nghĩ nàng vẫn có dáng vẻ tuyệt vời. Một số món đồ, khi ta mở lớp giấy bọc lòe loẹt ra, thường không giống như ta mong ước. Khi Hannah lấn đầu cởi bộ áo quần tồi tàn nàng đã mặc trong ngày hôm ấy, anh đã đứng đó không tin rằng có mấy ai có thể đẹp như thế.

Anh kéo tấm chăn đơn che người xuống và ngắm nhìn hình ảnh đã khiến cho anh muốn tắt thở đêm hôm trước.

Mái tóc cắt ngắn của nàng; anh ta tự hỏi những lọn tóc dài của nàng có dáng vẻ như thế nào khi nàng xoã chúng lên vai. Cái gáy của nàng, làn da mịn màu ô-liu của lưng nàng và đôi chân thon dài đầy quyến rũ.

Hai bàn tay của anh như một cậu bé đã mở một chiếc bít tất dài đựng đầy quà và muốn sờ mó tất cả mọi thứ cùng một lúc. Anh lướt những ngón tay từ đôi vai bàng xuống vòng cung của lưng nàng, hy vọng nàng sẽ quay người lại. Anh xích lại gần hơn một chút, cúi xuống và rà một ngón tay quanh chiếc vú rắn chắc của nàng. Các vòng tròn cứ nhỏ dần cho tới khi tới cái núm vú mềm mại của nàng. Anh nghe nàng thở dài, và lần này nàng quay người và lọt vào vòng tay của anh, các ngón tay của nàng bám chặt lấy vai anh trong lúc anh kéo nàng tới gần hơn.

- Như thế này là không công bằng, anh đang lợi dụng em, - nàng nói với giọng vẫn còn ngái ngủ trong lúc bàn tay của anh di chuyển vào bên trong đùi nàng.

- Anh xin lỗi vậy, - anh vừa nói vừa lấy tay ra và hôn lên má nàng.

- Không phải xin lỗi. Lạy Chúa, Simon, em lại muốn anh cứ lợi dụng em, - nàng vừa nói vừa kéo thân hình anh sát vào người nàng hơn.

Anh tiếp tục vuốt ve làn da của nàng, không ngừng khám phá những châu báu mới.

Khi anh vùi trong người nàng, nàng lại thở dài một tiếng khác, tiếng thở dài của tình yêu ban mai, yên tĩnh hơn, dịu dàng hơn những đòi hỏi của ban đêm, nhưng từng chút một đều thú vị như nhau. Đối với Scott đây là một kinh nghiệm mới lạ. Mặc dù anh đã làm tình nhiều lần mà anh không nhớ hết, chưa bao giờ anh cảm thấy thích thú như lần này.

Khi họ thôi làm tình, nàng kê đầu trên vai anh và vuốt một mớ tóc khỏi má nàng, cầu nguyện cho giờ kế tiếp sẽ trôi qua thật chậm. Anh không muốn nghĩ đến việc nàng trở về Toà đại sứ sáng hôm ấy trong lúc anh biết nàng cuối cùng phải như vậy. Anh không muốn san sẻ nàng bất cứ một ai.

Căn phòng lúc này ngập tràn ánh nắng buổi sáng, chỉ khiến cho anh băn khoăn khi nào anh mới lại trải qua trọn một đêm với nàng.

Viên Trưởng ban Lợi ích đã được gọi thẳng trở về Geneva vì công việc khẩn cấp và chỉ mang theo một cô thư ký, bỏ Hannah ở lại Paris một mình trong thời gian cuối tuần. Nàng chỉ ước mong có thể nói với Simon về tất cả việc đó để cho anh có thể chuyển tin cho Kratz.

Nàng đã khoá chặt cửa phòng và rời khỏi khuôn viên Toà đại sứ bằng thang máy cứu hoả. Hannah nói với anh rằng đã có cảm tưởng như một cô nữ sinh rón rén trốn khói ký túc xá để đến dự một bữa tiệc giữa đêm khuya.

- Ngon hơn bất cứ một bữa tiệc nào mà anh có thể nhớ, - đó là lời cuối cùng của anh trước khi họ ôm nhau ngủ.

Ngày đã bắt đầu khi họ đi mua sắm cùng nhau trên đại lộ Saint-Michel và mua một số áo quần mà nàng không thể mặc cùng một chiếc cà vạt mà anh không bao giờ nghĩ tới trước khi anh gặp nàng. Họ dùng bữa trưa trong một quán ăn ở góc đường và dùng tới hai tiếng đồng hồ để ăn một đĩa xà lách và uống một chai rượu vang. Họ tản bộ dọc theo đại lộ Champs- Elysées, tay trong tay như bao cặp tình nhân, trước khi sắp hàng xem triển lãm Claudion ở Louvre. Một dịp để giảng giải cho nàng một điều mà anh nghĩ mình biết rõ, chỉ để nhận thấy chính anh là người làm công việc giảng giải. Anh mua cho nàng một cái nón mềm kiểu du lịch trong cửa hàng nhỏ ở chân tháp Eiffel và lại thêm một lần thấy nàng bao giờ cũng tuyệt vời bất kể nàng mang cái gì bên người. Họ dùng bữa tối tại nhà hàng Maxim nhưng chỉ ăn một mạch, vì cả hai đều biết rằng lúc này thực ra họ chỉ muốn nhanh chóng trở về căn hộ nhỏ của anh ở tả ngạn sông Seine.

Anh nhớ lại anh đã đứng ngây người như bị mê hoặc trong lúc Hannah cởi từng món y phục cho tới lúc nàng quá bối rối đến nỗi nàng bắt đầu cởi áo quần của anh. Mọi việc tựa hồ như anh không muốn làm tình với nàng, bởi vì anh hy vọng màn dạo đầu đó sẽ tiếp diễn mãi mãi.

Trong số tất cả những người đàn bà, kể cá các nữ sinh viên lăng nhăng mà anh đã trải qua đêm hết sức bình thường, thậm chí đôi khi anh đã tưởng là tình yêu, anh chưa bao giờ biết tới bất cứ cái gì giống như thế này. Và xét cho cùng, anh khám phá ra một điều khác mà từ trước tới giờ anh chưa hề nếm mùi: nỗi sung sướng hoàn toàn khi chưa nằm trong vòng tay của nàng mà từng chút một vẫn vui thú không khác khi làm tình.

Ngón tay của anh lướt dọc theo gáy nàng.

- Lúc nào em phải trở về? - anh hỏi gần như tiếng thì là thầm.

- Mấy phút trước viên đại sứ.

- Và lúc nào ông ta sẽ về tới?

- Chuyến bay của ông ta rời Geneva lúc 11 giờ 20. Như vậy em phải có mặt ở bàn giấy trước mười hai giờ.

- Thế thì chúng ta còn đủ thời gian để yêu nhau một lần nữa, - anh vừa nói vừa đặt một ngón tay lên môi nàng.

Nàng cắn nhẹ ngón tay của anh.

- Ôi - anh vờ kêu lên.

- Chỉ một lần thôi sao? - nàng đáp lại.

° ° °

Debbie đưa viên Phó đại sứ vào tận văn phòng của Cavalli lúc 12 giờ 20. Cả hai người đều không có ý kiến gì về việc Al Obaydi đến trễ. Tony chỉ một chiếc ghế ở phía bên kia bàn và chờ đợi cho người khách ngồi xuống. Lần đầu tiên, y cảm thấy khó chịu một cách kỳ lạ về người A rập.

- Như tôi đã nói ngày hôm qua, - Cavalli mở lời, - hiện giờ chúng tôi đã nắm trong tay bản tài liệu mà ông cần. Chúng tôi sẵn sàng trao đổi nó với số tiến đã thoả thuận.

- À, phải, chín mươi triệu đô la, - người Iraq vừa nói vừa đặt đầu ngón tay chêm vào nhau ngay phía dưới cằm trong lúc ông ta nghiền ngẫm câu kế tiếp. - Tiền mặt lúc giao hàng, nếu tôi nhớ đúng.

- Ông nhớ đúng đày, - Cavalli nói - Vì vậy bây giờ chúng tôi chỉ cần biết nơi nào và bao giờ.

- Chúng tôi yêu cầu bản tài liệu phải được giao ở Geneva lúc mười hai giờ ngày thứ ba sắp tới. Người nhận sẽ là ông Pierre Dummond, thuộc ngân hàng Dummond.

- Nhưng thế thì tôi chỉ có sáu ngày đề tìm một con đường an toàn ra khỏi nước và …

- Chúa Trời của ông đã tạo ra thế giới trong thời gian đó nếu tôi nhớ đúng về sách Sáng Thế 1 . Một câu chuyện ngốc nghếch đến nỗi, - Al Obaydi nói tiếp. - tôi không hơi nào mà để ý đến Exodus 2 .

- Bản Tuyên ngôn sẽ đến Geneva vào trưa thứ ba, - Cavalli nói.

- Tốt, - Al Obaydi nói - Và nếu ông Dummon công nhận bản tài liệu là thật, ông ta đã nhận được những chỉ dẫn và việc xuất số tiền chín mươi triệu đô la bằng điện tín chuyển tới bất cứ ngân hàng nào mà ông chọn trên thế giới. Nếu trái lại, ông không giao hàng được, hoặc bản tài liệu được xác minh là một bản giả, chúng tôi sẽ mất mười triệu đô la mà không cần phải có chứng minh gì, ngoại trừ một cuốn phim dài ba phút được thực hiện bởi một đạo diễn lừng danh thế giới. Trong trường hợp đó, một gói đồ tương tự cái này sẽ được gởi bằng bưu điện đến Giám đốc cơ quan FBI và uỷ viên tổ chức IRA.

Al Obaydi lấy ra một phong bì dày từ túi áo bên trong và liệng lên mặt bàn. Vẻ mặt của Cavalli vẫn không thay đổi trong lúc viên Phó đại sứ đứng lên, cúi chào và bước ra khỏi phòng, không nói thêm một lời nào nữa.

Cavalli có cảm giác chắc chắn y sắp sửa khám phá ra ý nghĩa của mảng từ "Trong số những sự việc khác".

Xé chiếc phong bì màu vàng dày cộm và đổ những gì đựng bên trong lên bàn. Nhiều tấm hình, có tới mấy tá và nhiều tài liệu ghi lại số thứ tự của giấy bạc. Y liếc qua mấy tấm hình của chính y đang mải mê trò chuyện với Al Calabrese trên lề đường, phía trước quán ăn National; một tấm khác của y với Gino Sartori ở giữa Quảng trường Freedom và còn có một tấm khác với viên đạo diễn trên dàn đỡ máy quay phim trong lúc họ nói chuyện với viên cựu cảnh sát quận Columbia. Al Obaydi lại còn chụp một tấm hình của Rex Butterworth đang bước vào khách sạn Willard và cả anh chàng diễn viên đầu hói, đang ngồi trên chiếc xe hơi thứ ba, và sau đó bước vào xe bên ngoài bục lên hàng của viện Bảo tàng Lịch sử.

Cavalli bắt đầu nhịp ngón tay trên bàn. Lúc bày giờ, y mới nhớ lại mối nghi ngờ lấn cấn trong đáy tâm trí ông.

Chính Al Obaydi là kẻ đã trông thấy trong đám đông ngày hôm trước. Y đã đánh giá thâp viên Phó đại sứ Iraq. Có lẽ đã đến lúc gọi điện thoại cho người của bọn họ ở Lebanon và thông báo cho anh ta về tài khoản ngân hàng Thuỵ sĩ mà y đã mở với tên của viên Phó đại sứ.

° ° °

- Em sẽ làm gì, Simon, nếu ông ta giao việc cho em.

Scott do dự. Anh không biết Mossad muốn nàng làm việc gì. Anh chỉ biết chắc anh muốn nàng làm gì. Đặt vấn đề với Dexter Hutchins ở Virginia cũng vô ích, bởi vì họ sẽ không do dự bảo anh cứ tiếp tục lợi dụng Hannah cho mục đích riêng của họ.

Hannah quay người lại nhìn về phía mà Scott khôi hài xem là bếp và gợi ý khi anh không trả lời:

- Có lẽ anh nên hỏi Đại tá Kratz những gì em cần làm. Anh cứ giải thích với ông ta rằng viên đại sứ muốn em thay thế Muna, nhưng một vấn đề khác đã nảy sinh.

- Vấn đề gì thế? - Scott lo lắng hỏi.

- Nhiệm vụ của viên đại sứ sẽ chấm dứt vào đầu tháng tới. Rất có thể ông ta sẽ được yêu cầu ở lại Paris, nhưng viên Trưởng phòng Hành chính nói với mọi người rằng ông ta sắp được triệu hồi về Baghdad và được đề bạt làm Thứ trưởng Bộ ngoại giao.

Scott vẫn không bày tỏ ý kiến.

- Chuyện gì vậy, Simon? Có phải anh không thể lấy một quyết định vào lúc này trong buổi sáng?

Scott vẫn không nói gì.

- Anh đúng là xúc động trong lúc đứng cũng như lác anh nằm trên giường, - nàng trêu ghẹo.

Scott đã quyết định đã đến lúc nói tất cả với nàng.

- Anh sẽ không chờ đợi thêm một phút nào nữa. Anh bước ra khỏi bếp, ôm nàng vào lòng và vuốt tóc nàng.

- Hannah, anh cần phải…, - anh vừa lên tiếng thì chuông điện thoại reo.

Anh buông nàng ra để trả lời điện thoại. Anh lắng nghe vài phút rồi nói với Dexter Hutchins:

- Vâng, chắc chắn. Tôi sẽ gọi lại ngay lúc tôi đã có thời giờ suy nghĩ về việc đó.

Ông ta tính toán cái gì vào giữa đêm khuya như thế này, Scott tự hỏi trong lúc anh đặt ống nghe xuống.

- Một người nào khác, phải không? - Hannah hỏi với một nụ cười.

- Nhà xuất bản muốn biết khi nào bản thảo của anh sẽ hoàn tất. Đã quá hạn rồi.

- Và anh sẽ trả lời như thế nào?

- Hiện nay anh không tập trung được.

- Chỉ hiện nay thôi sao? - nàng vừa nói vừa dí ngón tay lên mũi của anh.

- Có thể phải nói thường xuyên, - anh nhìn nhận.

Nàng hôn nhẹ lên má anh và thì thầm:

- Em phải quay về Toà đại sứ, Simon. Anh đừng đi xuống với em. Nguy hiểm lắm.

Anh giữ nàng trong vòng tay và muốn phản đối nhưng lại đồng ý.

- Khi nào anh sẽ gặp lại em?

- Mỗi khi bà vợ của viên đại sứ cảm thấy cần bơi, - Hannah vừa nói vừa dang ra. - Nhưng em sẽ liên tục nhắc nhở bà ta việc đó sẽ tốt cho dáng người của bà ta như thế nào, và có lẽ bà ta còn nên tập luyện nhiều hơn nữa.

Scott đứng bên cửa sổ, chờ nàng lại hiện ra. Anh không thích thực trạng chỉ có gọi điện thoại, viết thư hoặc tiếp xúc với nàng mỗi khi cảm thấy thích mà cũng không thể. Anh ước ao được gửi hoa, thư, thiệp cho nàng để cho nàng biết anh yêu nàng nhiều như thế nào.

Hannah chạy ra lề đường với một nụ cười trên mặt.

Nàng nhìn lên và gửi cho Scott một cái hôn gió trước khi biến mất ở góc đường.

Một người đàn ông khác, lạnh lẽo và mệt mỏi vì nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi, cũng nhìn theo nàng, không phải từ một khung cửa sổ trong một căn phòng ấm áp mà từ một vòm cổng ở bên kia đường.

Lúc Scott khuất dạng, người đàn ông bước ra khỏi bóng tối và đi theo cô thư ký phụ của viên đại sứ trở về khuôn viên Toà đại sứ.

--- ------ ------ ------ -------

1 Genesis: cuốn sách đầu tiên của Kinh Thánh, kể lại sự hình thành của thế giới và lịch sử của Giáo hội Công giáo.

2 Exudus: cuốn sách thứ hai của Kinh Thánh mô tả cuộc ra đi khỏi A-rập của người Do thái.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17


Tôi không tin ông, - nàng nói.

- Tôi sợ rằng sự thực của vấn đề là cô không muốn tin tôi, - Kratz nói, ông đã từ London bay đến sáng hôm đó.

- Nhưng anh ấy không thể hoạt động cho bất kỳ kẻ thù nào của Do thái.

- Nếu thế, có lẽ cô có thể giải thích tại sao anh ta đã giả dạng một nhân viên Mossad?

Trong hai tiếng đồng hồ vừa qua, Hannah đã cố nghĩ ra một lý do thích đáng tại sao Simon lại lừa gạt nàng; nhưng phải nhìn nhận rằng nàng đã không thể tìm được một lời giải đáp có tính thuyết phục.

- Cô đã kể cho chúng tôi nghe tất cả những gì cô nói với anh ta? -Kratz hỏi.

- Vâng, - nàng nói, đột nhiên cảm thấy xấu hổ. - Nhưng ông đã kiểm tra lại với tất cả các cơ quan thân hữu rồi chứ?

- Tất nhiên, chúng tôi đã kiểm tra, - Kratz nói - Không một ai ở Paris từng nghe nói về gã đàn ông đó. Không phải người Pháp, không phải người Anh, và nhất định không phải CIA. Trường trạm của họ đích thân nói với tôi rằng họ chưa bao giờ có bất cứ một ai trong danh sách của họ mang tên Simon Rosenthal.

- Thế thì chuyện gì sẽ xảy đến với tôi bây giờ? - Hannah hỏi.

- Cô có muốn tiếp tục phục vụ cho đất nước cô?

- Ông biết tôi rất muốn, - nàng vừa nói vừa nhìn chằm chằm vào ông.

- Và cô vẫn còn hy vọng trà trộn vào hàng ngũ của Baghdad hay không?

- Vâng, tất nhiên tôi vẫn còn hy vọng. Tại sao tôi phải chịu đựng tất cả mọi thứ như thế này nếu tôi không muốn tham dự vào phần cuối của chiến dịch?

- Thế thì cô cũng sẽ muốn giữ lời tuyên thệ mà cô đã thề trước sự hiện diện của các bạn đồng nghiệp ở Herzliyath.

- Không có gì khiến tôi có thể xoá bỏ lời tuyên thệ đó. Ông thừa biết mà. Ông chỉ cần nói "tôi làm gì".

- Tôi muốn cô giết Rosenthal.

° ° °

Scott vui sướng khi nghe Hannah xác nhận vào chiều thứ năm rằng nàng sẽ lên đi ăn với anh trong buổi sáng thứ sáu và thậm chí có thể ở lại đêm. Dường như viên đại sứ lại được gọi sang Geneva. Một chuyện lớn lao nào đó đang xảy ra, nhưng nàng vẫn chưa biết chính xác là chuyện gì. Scott quyết định rằng ba việc sẽ diễn ra. Đầu tiên, anh sẽ đích thân nấu nướng, bất kể lời phê phán của Hannah về cái bếp không tương xứng của anh. Thứ hai, anh sẽ kể cho nàng nghe sự thực về bản thân anh, bất kể những cản trở đã xảy đến. Và thứ ba…

Scott cảm thấy thư thái hơn hẳn mấy tuần qua sau khi anh đã quyết định "thú thật", như mẹ anh vẫn thường bao mỗi lần anh "lấy cắp một món gì". Anh biết anh sẽ bị gọi về Mỹ sau khi anh đã thông báo cho Dexter về những gì đã xảy ra và vài tuần sau đó anh sẽ bị sa thải một cách lặng lẽ Nhưng điều đó không còn có ý nghĩa gì nữa, bởi vì thứ ba, việc quan trọng hơn hết thảy, anh sẽ yêu cầu Hannah trở về Mỹ với anh để làm vợ anh.

Scott sử dụng cả buổi chiều vào việc đi chợ để mua bánh mì mới nướng, nấm hoang loại cao cấp nhất, sườn cừu non tươi ngon và cam vừa chín tới. Anh trở về nhà để chuẩn bị một bữa đại tiệc mà anh hy vọng nàng sẽ không bao giờ quên. Anh cũng đã chuẩn bị một bài phát biểu mà anh tin tưởng sớm hay muộn nàng sẽ nhận thấy có thể tha thứ.

Suốt buổi tối, Scott tự nhận thấy anh cứ nhìn lên chiếc đồng hồ trên bếp liên tục. Anh có cảm tưởng bị cướp đoạt nếu nàng chỉ đến trễ vài ba phút. Nàng đã không thể đến được chỗ hẹn lần trước, mặc dầu anh chấp nhận nàng không có cách nào báo cho anh biết khi có chuyện gì bất ngờ xảy đến. Anh nhẹ nhõm khi thấy nàng bước qua cửa sổ ngay sau khi đồng hồ đánh tám tiếng.

Anh mỉm cười khi thấy Hannah cởi áo khoác và anh thấy nàng mặc chiếc áo đầm anh đã chọn cho nàng hôm họ đi mua sắm cùng nhau lần đầu tiên. Một chiếc áo đầm dài màu xanh thả lỏng hai bên vai khiến cho nàng có vẻ vừa thanh lịch, vừa gợi cảm.

Anh ôm nàng vào lòng và ngạc nhiên về phản ứng của nàng. Nàng có vẻ xa cách, hầu như lạnh nhạt. Hay là anh quá nhạy cảm? Hannah dang ra và nhìn chằm chằm vào cái bàn được xếp đặt cho hai người với khăn bàn ca-rô đỏ trắng và hai bộ dao, nĩa, muỗng không tương hợp.

Scott rót cho nàng một ly rượu vang trắng mà anh đã lựa chọn để dùng kèm với món thứ nhất trước khi biến vào bếp để thêm thắt các chi tiết cuối cùng cho tài nghệ của anh, biết rằng anh và Hannah luôn luôn có quá ít thời giờ được ở bên nhau.

- Anh nấu gì thêm - nàng hỏi với một giọng tẻ ngắt.

- Em cứ chờ xem, - anh đáp. Nhưng anh có thể nói với em món khởi đầu là món anh đã học được khi…

Anh ngừng lại một giây rối nói tiếp một cách hơi yếu ớt:

- … cách đây nhiều năm.

Anh không trông thấy vẻ mật nhăn nhó của nàng khi anh thất bại với đoạn cuối câu nói đầu tiên của anh.

Scott quay ra gặp nàng một lát sau đó, mang hai đĩa nấm nóng hổi với một lát bánh mì sốt tỏi.

- Nhưng không nhiều tỏi lắm đầu, - anh hứa với nàng. - Vì nhiều lý do dễ hiểu.

Không có một câu trả lời dí dỏm hoặc gay gắt nào đáp lại, và anh tự hỏi phải chăng nàng không thể ở lại qua đêm. Đáng lẽ anh đã hỏi han nàng nhiều hơn nếu anh không tập trung vào bữa ăn tối cũng như muốn nói cho xong bài phát biểu.

- Anh muốn mình có thể đi khỏi Paris và viếng thăm Versailles, như những người bình thường, - Scott nói trong lúc anh cắm chiếc nĩa vào một miếng nấm.

- Thế thì thú vị quá, - nàng nói.

- Và còn tuyệt hơn nữa…

Nàng ngước lên và nhìn chòng chọc vào anh.

- Một kỳ cuối tuần ở Colmenda. Anh đã tự hứa với mình từ lâu lắm rồi khi lần đầu tiên anh đọc cuộc đời của Matisse 1 ở….

Anh do dự một lần nữa và nàng cúi đầu trong lúc anh nói tiếp, cố giữ bình tĩnh:

- Và đó chỉ là Pháp. Chúng ta có thể sống một thời gian ở Ý. Họ có cả trăm Colmendor.

Anh nhìn về phía nàng với vẻ đầy hy vọng, nhưng đôi mắt nàng vẫn nhìn chằm chằm vào đĩa thức ăn chỉ còn một nửa.

Anh đã làm gì khỏng phải? Hay là nàng đang e ngại phải nói với anh một điều gì đó, hay lo sợ với ý nghĩ sẽ nghe nàng cho hay nàng sắp đi Baghdad khi tất cả những gì anh muốn làm là đưa nàng đến Venice, Florence và Rome. Nếu chính Baghdad là điều khiến nàng băn khoăn. anh sẽ làm bất cứ gì trong khả năng của anh để thay đổi ý định của nàng.

Scott dọn dẹp đĩa và một lát sau trở lại với món cừu non Prevencal:

- Món bà chủ thích nhất đây, nếu tôi nhớ đúng.

Nhưng anh chỉ được thưởng công bằng một nụ cười yếu.

- Có gì thế Hannah? - anh hỏi trong lúc ngồi xuống chiếc ghế đối diện với nàng.

Anh cúi người để đụng nhẹ bản tay nàng, nhưng nàng thụt nhanh lại.

- Em chỉ hơi mệt một chút, - nàng trả lời không có gì đáng thuyết phục. - Suốt cả một tuần dài dằng dặc.

Scott thử bàn luận về công việc của nàng, về sân khấu, về cuộc triển lãm Clodion tại Louvre và cả những nỗ lực của Clinton để đưa ba người còn sống trong nhóm Beatles lại với nhau, nhưng với mỗi cố gắng mới của anh chỉ nhận được một phản ứng tẻ nhạt. Họ tiếp tục ăn trong sự im lặng cho tới khi đĩa của anh hết thức ăn.

- Và bây giờ chúng ta sẽ kết thúc với Pièce de résistance 2 của anh.

Anh trông mong được trừng trị theo kiểu đùa giỡn về tài làm bếp của anh, nhưng anh chỉ đón nhận được một nụ cười mơ hồ và một cái nhìn từ đôi mắt đen xinh đẹp của nàng. Anh biến vào bếp và trở ra ngay, bưng một tô cạn cắt lát hoà một chút rượu Cointreau. Anh đặt một tô trước mặt nàng, hy vọng nó sẽ thay đổi tâm trạng của nàng.

Nhưng trong khi Scott tiếp tục cuộc độc thoại, Hannah vẫn là một khán giả dửng dưng.

Anh dọn dẹp hai tô, tô của anh đã cạn, còn tô của nàng hầu như không được đụng tới và một lát sau trở lại với cà phê, cốc của nàng như nàng vẫn thích, đen với một chút r kem trên mặt và không đường. Cốc của anh đen, nóng bốc hơi với đường rất nhiều.

Ngay lúc ngồi xuống đối diện với nàng, quyết định đây là lúc nói thật với nàng thì nàng lại hỏi xin đường. Scott nhỏm dậy, hơi ngạc nhiên, trở vào bếp trút đường vào một cái chén, lấy một muỗng cà phê và quay ra vừa kịp trông thấy nàng đóng cái ví tay nhỏ của nàng.

Sau khi anh đã ngồi xuống và để đường lên bàn, anh mỉm cười với nàng. Từ trước đến nay, anh chưa bao giờ trông thấy một nỗi buồn như thế trong mắt nàng. Anh rót cho họ hai ly Brandy, xoay tròn ly của anh, uống một ngụm cà phê và, nhìn thẳng vào mặt nàng. Nàng không hề đụng tới cốc cà phê hoặc ly Brandy của mình và cốc đường mà nàng yêu cầu vẩn nằm ở giữa bàn, vun lên nguyên vẹn.

- Hannah, - Scott dịu dàng lên tiếng, - anh có một điều quan trọng muốn nói với em, và anh đã muốn nói với em từ lâu lắm rồi.

Anh nhìn lên và trông thấy nàng sắp sứa khóc. Đáng lẽ anh phải hỏi nàng lý do, nhưng lại e ngại rằng nếu anh cho nàng đổi đề tài, anh có thể sẽ không bao giờ nói thật với nàng.

- Tên anh không phải là Simon Rosenthal, - anh điềm tĩnh nói.

Hannah có vẻ ngạc nhiên, nhưng không phải theo cách anh đã tưởng - lo âu hơn là hiếu kỳ. Anh nhấp một ngụm cà phê nữa rồi nói tiếp:

- Anh đã nói dối với em ngay từ lúc chúng ta gặp nhau và anh càng yêu em sâu đậm hơn, anh lại càng nói dối nhiều hơn.

Nàng không nói gì, như thế anh càng mừng, bởi vì nhân cơ hội này, như những lần anh giảng bài. anh cần tiếp tục không bị ngắt lời. Cổ họng anh bắt đầu có cam giác hơi khô, do đó anh lại uống một ngụm cà phê.

- Tên anh là Scott Bradley. Anh là một người Mỹ, nhưng không phải ở Chicago như anh đã nói với em hòm chúng ta gặp nhau lần đầu. Anh ở Denver.

Vẻ bối rối hiện ra trong mắt Hannah, nhưng nàng vẫn không ngắt lời anh. Scott quả quyết nói tiếp:

- Anh không phải là nhân viên Mossad ở Paris đang viết một cuốn sách về du lịch. Hoàn toàn không phải, mặc dầu anh thú nhận sự thực còn kỳ lạ hơn cá điều tưởng tượng.

Anh nắm tay nàng và lần này nàng không cố gỡ ra.

- Xin em để cho anh được giải thích, rồi có lẽ em sẽ nghĩ lại mà tha thứ cho anh.

Cổ họng anh đột nhiên có cảm giác khô hơn. Anh uống cạn cốc cà phê và nhanh nhẹn rót cho mình một cốc khác. lấy thêm muỗng đường. Nàng vẫn chưa đụng tới cốc của nàng.

- Anh sinh ra tại Denver, bắt đầu đi học ở đó. Ba anh là một luật sư, kết thúc cuộc đời trong nhà tù vì tội lường gạt. Anh quá xấu hổ đến nỗi khi mẹ anh qua đời, anh đến nhận một chức vụ ở trường Đại học Beirut, bởi vì anh không thể nhìn mặt bất cứ một người quen nào nữa.

Hannah nhìn lên và đôi mắt của nàng bắt đầu tỏ vẻ thông cảm. Điều đó khiến Scott vững lòng nói tiếp:

- Anh không làm việc cho Mossad trong bất kỳ một nhiệm vụ gì, cũng chưa từng làm việc đó.

Đôi môi của nàng mím lại thành một đường thẳng.

- Công việc thực sự của anh hoàn toàn không giống như anh mơ tưởng. Sau Beirut, anh trở về Mỹ trở thành một giáo sư đại học.

Nàng có vẻ hoang mang, rồi sắc mặt nàng đột nhiên biến thành lo lắng.

- Ồ phải, - anh nói với giọng bắt đầu hơi líu lại, - lần này anh nói thực đấy. Anh giảng dạy môn Luật Hiến pháp ở Yale. Chúng ta phải thừa nhận rằng, không một ai có thể bịa đặt ra một câu chuyện như thế.

Anh cố cười và uống thêm cà phê. Nó bớt đắng hơn cốc thứ nhất.

- Nhưng anh cũng là người mà trong giới tình báo gọi là điệp viên bán thời gian và vì thế không phải là một điệp viên giỏi. Mặc dầu trong nhiều năm anh đã từng huấn luyện và giảng dạy cho nhiều người khác về khía cạnh làm công việc đó.

Anh ngừng lại một lát.

- Nhưng đó chỉ là chuyện trong một lớp học.

Nàng có vẻ lo lắng hơn.

- Em đừng sợ. - anh nói, cố trấn an nàng. - Anh chỉ làm việc đó cho phe tốt, mặc dầu anh vẫn nghĩ rằng điều đó tuỳ thuộc người ta nhìn từ đâu. Anh hiện là một sĩ quan cấp tá tạm thời với CIA.

- CIA à? - nàng lắp bắp với vẻ nghi ngờ. - Nhưng họ đã nói với em…

- Họ đã nói gì với em? - anh nhanh nhẹn hỏi.

- Không có gì, - nàng nói và lại cúi đầu xuống.

Phải chăng nàng đã biết rõ mọi điều cần thiết về anh, hoặc có lẽ đã đoán được câu chuyện đặc biệt của anh không cần phải nói thêm? Anh bất cần. Tất cả những gì anh muốn làm là kể cho người phụ nữ anh thương yêu mọi điều về bản thân anh. Không còn dối trá, Không còn lừa gạt. Không còn bí mật.

- Bởi vì anh đang thú tội, anh phải không được phóng đại - anh nói tiếp. - Anh đến Virginia mười hai lần mỗi năm để thảo luận với các điệp viên về các vấn đề họ đã gặp phải trong lúc hoạt động ngoài chiến địa. Anh có rất nhiều ý kiến để giúp đỡ họ trong sự yên tĩnh và thoải mái của Langley, nhưng giờ đây anh sẽ đối xử họ với lòng tôn trọng hơn trước, sau khi đã trải qua một số vấn đề mà họ đã từng gặp, đặc biệt là sau khi anh đã tự gây nên một mớ bòng bong.

- Không thể như thế được, - nàng bỗng nói - Anh cứ bảo thẳng với em anh đang bịa đặt tất cả.

- Anh không thể nói như vậy, Hannah. Lần này đó là tất cả sự thực. Em phải tin anh. Anh đã đến được Paris sau nhiều năm yêu cầu được thử nghiệm ngoài chiến trận, bởi vì với tất cả kiến thức lý thuyết của anh, anh đã đoán rằng mình sẽ là một chuyên gia tài giỏi nếu người ta chỉ cho anh một cơ hội tự chứng minh. Scott Bradley, Giáo sư Luật Hiến pháp. Cực kỳ chính xác trong con mắt các sinh viên quý mến của anh ở Yale và các điệp viên cao cấp của CIA ở Langley. Sẽ không có một tiếng hoan hô nào sau thành tích này, đó là điều mà cả hai chúng ta có thể tin chắc.

Hannah đứng lên và nhìn xuống anh.

- Anh hãy nói với em đó không phải là sự thực, Simon, - nàng nói - Đó nhất định không phải là sự thực. Tại sao chọn em? Tại sao lại là em?

Anh cũng đứng lên và ôm nàng vào lòng.

- Anh đâu có chọn em, anh yêu em. Họ đã chọn anh. Đồng bào của anh… đồng bào của anh cần biết tại sao Mossad đã đưa em… đưa em vào Toà đại sứ Jordan làm việc cho Ban Lợi ích Iraq.

Anh nhận thấy khó giữ mạch lạc, và không thể hiểu vì sao anh cảm thấy hết sức buồn ngủ.

- Nhưng tại sao lại là anh? - nàng vừa hỏi vừa tiếp tục ôm chặt anh lần đầu tiên trong buổi hôm ấy. - Tại sao không phải là một nhân viên chính quy của CIA?

- Bởi vì… bởi vì họ muốn đưa một người vào… một người không thể bị nhận diện bởi một bất cứ một kẻ chuyên nghiệp nào.

- Ôi lạy Chúa, người để cho em tin tưởng - nàng vừa nói vừa dang ra và nhìn chòng chọc vào anh một cách bất lực.

- Em có thể tin tưởng anh, bởi vì anh sẽ chứng minh…

- Chứng minh tất cả những điều anh vừa nói là sự thực.

Scott bắt đầu rời khỏi bàn, anh cảm thấy loạng choạng trong lúc anh bước chậm chạp tới tủ búp phê, cúi người xuống để mở ngăn kéo dưới cùng và sau một lúc sờ soạng, lấy ra một chiếc valy nhỏ bằng da với hai chữ cái S.B in bằng vàng ở góc trái phía trên. Anh nở một nụ cười đắc thắng và quay lại. Anh cố đứng vững bằng cách tựa một bàn tay lên trên tủ búp phê. Anh nhìn về phía dáng người mập mờ của người phụ nữ anh thương yêu, nhưng không còn có thể trông thấy vẻ tuyệt vọng trên mặt nàng. Anh cố gắng nhớ lại mình đã nói những gì với nàng và nàng còn cần biết những gì.

- Ôi anh yêu, em đã làm gì thế này? - nàng nói, đôi mắt lúc này đầy vẻ van lơn.

- Có gì đâu tất cả là lỗi của anh, - Scott nói. - Nhưng chúng ta sẽ có phần còn lại của cuộc đời để cười về chuyện đó à, đây là một đề nghị. Yếu ớt, anh đồng ý, nhưng anh không thể yêu em nhiều hơn anh đang yêu. Nhất định em phải nhận được điều đó.

Anh cố bước một bước về phía nàng. Nàng đứng nhìn sững anh một cách bất lực. Trong lúc anh lảo đảo về phía trước, trước khi cố bước thêm một bước thứ hai. Rồi anh lại ráng, nhưng lần này anh chếnh choáng và ngã vật lên bàn, rồi cuối cùng lăn xuống đất bên cạnh chân nàng.

- Anh không thể trách em nếu em không có cùng cảm nghĩ như…

Đó là những từ cuối cùng của anh, trong lúc chiếc valy da bung ra, đổ tất cả những gì đựng trong đó quanh thân hình bỗng nhiên bất động.

Hannah liền quỳ xuống và nâng đầu anh lên trong hai bàn tay của nàng. Nàng bắt đầu khóc nức nở không sao kìm chế được.

- Em yêu anh, lẽ dĩ nhiên. em yêu anh, Simon. Nhưng tại sao anh không tin em đủ để nói hết sự thực với em?

Mắt nàng dừng lại tên một tấm ảnh nhỏ kẹp giữa mấy ngón tay của anh. Nàng giật nó ra khỏi tay anh. Trên mặt sau có mấy chữ: "Katherine Bradley - Mùa hạ 66". Đây chắc hẳn là mẹ anh. Nàng vồ lấy sổ hộ chiếu nam bên cạnh đầu anh và nhanh nhẹn lật ra từng trang, cố đọc qua mắt lệ. Nam. Ngày sinh: 11.7.56. Nghề nghiệp: Giáo sư Đại học. Nàng lật qua một trang khác và một bức hình cắt từ tờ Paris Match rơi ra. Nàng nhìn sững. Chính nàng đang mặc một bộ y phục Ungaro từ loạt thời trang mùa Xuân làm 1990.

- Không, không. Xin đừng để cho đây là sự thật. - Hannah nói trong lúc nàng nhắc anh trở vào vòng tay của nàng. - Xin để cho đây là những điều gian dối khác.

Thế rồi mắt nàng ngừng lại trên chiếc phong bì chỉ đề tên "Hannah". Nàng đặt nhẹ anh lên nền nhà, nhặt chiếc phong bì và mở ra.

"Hannah yêu quý, Anh đã cố suy nghĩ hàng trăm cách để bắt đầu bức thư này. Chỉ có mỗi một cách. Anh yêu em. Và, quan trọng không kém trước đây anh chưa bao giờ yêu và giờ đây anh biết anh không bao giờ có thể yêu bất cứ một ai như thế này nữa".

- Không, không! - Nàng gào lên, gần như không thể đọc những lời của anh qua màn lệ.

"Em không những là người yêu của anh mà còn là người bạn thân nhất của anh. Anh sẽ không bao giờ muốn hoặc cần bất cứ một ai khác nữa. Anh sung sướng với ý nghĩ phần còn lại của cuộc đời anh cùng với em, và cứ tự hỏi làm sao mà anh đáng được may mắn đến thế".

- Cầu xin Chúa, không, - nàng vừa khác vừa nói trong lúc đầu nàng gục lên ngực anh. - Em cũng yêu anh, Simon. Em yêu anh nhiều lắm.

"Anh muốn có ba con gái và hai con trai và anh cần phải báo trước với em rằng anh sẽ không chấp nhận ít hơn đâu. Bao nhiêu cháu, chúng ta sẽ bàn sau. Anh sợ anh sẽ có tính nóng và rắc rối lúc về già, nhưng anh sẽ không bao giờ ngừng yêu em. Chúng ta đừng chờ đợi.

- Không, không, không…, - Hannah vẫn khóc trong lúc nàng cúi xuống để hôn anh.

Đột nhiên, nàng chồm dậy và chạy vội đến máy điện thoại. Nàng vừa quay số 17, vừa kêu gào.

- Lạy Chúa, xin để một viên không đủ. Trả lời đi, trả lời đi!, - nàng rít vào máy điện thoại trong lúc cánh cửa căn hộ của Scott mở toang ra. Hannah quay lại, trông thấy Kratz và một gã đàn ông khác mà nàng không biết mặt cùng xông vào.

- Ông độc ác, ông độc ác! - nàng gào lên. - Ông đã bắt tôi giết người độc nhất tôi thực sự yêu! Tôi cầu mong cho ông mục xương dưới địa ngục.

Nàng vừa nói, vừa đấm vào mặt ông ta.

Gã đàn ông lạ mặt liền nhanh nhẹn chạy qua và ném Hannah sang một bên, trước khi cá hai người nhấc thân hình mềm nhũn của Scott lên và mang ra khỏi phòng.

Hannah nằm khóc trong góc.

Một tiếng đồng hồ trôi qua, có lẽ hai, trước khi nàng chậm chạp trở lại bàn, mở ví và lấy viên thuốc thứ hai.

--- ------ ------ ------ -------

1 Henrri Martisse ( 1869-1954): Hoạ sĩ Pháp.

2 Pièce de résistance (tiếng Pháp): món ăn đặc biệt nhất, công trình quan trọng nhất.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18


Đây là Nhà Trắng.

- Xin cho gặp ông Butterworth.

Im lặng một lúc láu mới có người đáp:

- Tôi không biết bất cứ ai có tên đó, thưa ông. Xin chờ một chút, tôi sẽ chuyển qua phòng Nhân viên.

Vị Viện trưởng Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia kiên nhẫn chờ, cứ mỗi giây trôi qua lại càng nhận thấy hệ thống điện thoại mới do bộ Hành chính của Clinton đặt mua rõ ràng là quá chậm.

- Đây là phòng Nhân viên, - một giọng phụ nữ nói - Tôi có thể giúp gì ông?

- Tôi muốn gặp ông Rex Butterworth, trợ lý đặc biệt của Tổng thống.

- Ai đang gọi đấy?

- Marshall. Calder Marshall, viện trưởng Viện Bảo tàng.

- Của…?

- Của nước Mỹ.

Lại im lặng một lúc lâu.

- Tôi không sao nhớ ra cái tên Butterworth, thưa ông, nhưng tôi tin chắc ông biết có tới hơn bốn mươi trợ lý đặc biệt cho Tổng thống.

- Không, tôi không biết, - Marshall nhìn nhận.

Sau đó im lặng một lúc lâu nữa.

- Theo hồ sơ lưu trữ của chúng tôi, - giọng phụ nữ nói, - hình như ông ta đã trở về Bộ Thương mại. Ông ta thuộc danh mục A - chỉ có nhiệm vụ tạm thời ở đây.

- Cô có biết một số nào giúp tôi gọi được ông ấy?

- Khỏng, tôi không biết. Nhưng nếu ông gọi điện thoại đến Bộ Thương mại tôi tin chắc họ sẽ tìm ra ông ta cho ông.

- Cám ơn cô đã giúp đỡ.

- Tôi rất vui mừng được giúp ông.

° ° °

Hannah có thể không bao giờ nhớ lại nàng đã nằm co quắp bao lâu trong góc phòng của Simon. Nàng không thể nghĩ đến anh với tên Scott, nàng sẽ luôn luôn nghĩ đến anh với tên Simon. Một tiếng đồng hồ, rất có thể hai. Thời gian không còn thực chất nào đối với nàng nữa. Nàng có thể nhớ đã bò trở lại giữa phòng, tránh những chiếc ghế và bàn bị lật đổ giống như trong một hộp đêm vừa mới trải qua một cuộc ẩu đả giữa bọn người say rượu.

Nàng lấy viên thuốc ra khỏi ví và xả trôi theo nước trong bồn cầu, việc làm tự động của bất cứ một điệp viên nào đã được huấn luyện kỹ. Rồi nàng bắt đầu lục lọi trong cảnh đổ nát để tìm các bức hình, và tất nhiên, bức thư đề tên "Hannah". Nàng nhét mấy vật kỷ niệm mới đó vào trong ví và với sự giúp đỡ của một chiếc ghế đổ, nàng đứng dậy.

Đêm hôm ấy, sau đó nàng nằm trên giường ở Toà đại sứ nhìn chằm chằm lên trần nhà trắng tinh, không thể nhớ lại cuộc trở về, lộ trình nàng đã đi qua hoặc thậm chí nàng đã trèo thang cứu hoả hay là vào bằng cửa trước.

Nàng tự hỏi bao nhiêu đêm nữa nàng đi ngủ được mấy phút liền một lúc. Thời gian sẽ trôi qua bao nhiêu lần trước khi anh không còn là từng ý nghĩ của nàng.

Nàng biết Mossad sẽ muốn đưa nàng ra, che giấu nàng, bảo vệ nàng - vì họ đã thấy chuyện đó - cho tới khi cảnh sát Pháp hoàn tất cuộc điều tra của họ. Nhiều chính phủ sẽ cớ những vũ khí ngoại giao không phát huy hết sức mạnh. Người Mỹ sẽ trả đũa mạnh mẽ về vụ giết chết một điệp viên của họ, nhưng cuối cùng mọi việc sẽ được dàn xếp ổn thoả. Hannah Kopec, Simon Rosenthal và giáo sư Scott Bradley sẽ biến thành nhưng hồ sơ xếp. Đối với tất cả bọn họ, cả ba người chỉ là những con số, có thể hoán đổi, không thiết yếu và tất nhiên, có thể thay thế được.

Nàng băn khoăn họ sẽ làm gì với thể xác của anh, thể xác của người đàn ông mà nàng thương yêu. Một nấm mồ đáng kính nhưng vô danh, nàng tin chắc như vậy. Họ sẽ bảo rằng việc phải thế vì lợi ích của chính nghĩa. Bất kể họ chờn anh ở đâu, nàng biết họ sẽ không bao giờ cho phép nàng tìm được nấm mồ của anh.

Chắc hẳn nàng đã không bỏ viên thuốc vào cà phê lúc đấu nếu Kratz đã không nói đi nói lại về ba mươi chín hoa tiễn Scud giáng lên đầu nhân dàn Do thái, và đặc biệt một trong số đó đã giết chết mẹ nàng, em trai nàng và em gái nàng.

Thậm chí rất có thể nàng đã rút lui vào lúc cuối nếu họ đã không đe doạ họ sẽ tự tay làm việc đó, nếu nàng từ chối. Họ hứa với nàng nếu chính là trường hợp này, cái chết sẽ vô cùng đau đớn.

Ngay lúc Hannah sắp sửa lấy viên thuốc ra khỏi ví, nàng đã hỏi xin Simon một chút đường, một dây an toàn cuối cùng. Tại sao anh đã không chộp lấy nó. Tại sao anh không đặt vấn đề, trêu ghẹo nàng về trọng lượng của nàng, làm bất cứ điều gì có thể khiến nàng đổi ý? Nhưng rồi tại sao, tại sao anh đã chờ quá lâu mới nói thực với nàng?

Ước gì anh nhận thức rằng nàng cũng có nhiều điều để nói với anh. Viên đại sứ đã được triệu hồi về Iraq - một sự thăng chức, ông ta giải thích. Như Kanuk đang nói với tất cả mọi người, ông ta sẽ lên chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, điều đó có thể là khi vắng mặt Muhammed Saeed Al Zahiaf, ông ta sẽ làm việc trực tiếp với Saddam Hussein.

Vị trí của ông ta ở Toà đại sứ sẽ được giao cho một người tên Hamid Al Obaydi, nhân vật số hai tại Liên hiệp ruốc, người gần đây đã giúp cho Iraq một việc quan trọng mà cuối cùng nàng sẽ hay biết. Viên đại sứ đã cho phép nàng chọn hoặc ở lại Paris để phục vụ dưới quyền Al Obaydi, hoặc trở về Iraq để tiếp tục làm việc với ông ta.

Chỉ mấy ngày trước, chắc hẳn Mossad đã nghĩ một đề nghị như thế là một cơ hội quá hấp dẫn.

Hannah hết sức mong muốn nói với Simon rằng nàng không còn quan tâm đến Saddam nữa, rằng anh đã khiến cho nàng có thể vượt qua lòng thù hận đối với hoả tiễn Scud, thậm chí khiến cho cái chết của gia đình nàng trờ thành một vết thương rất có thể đã đến lúc lành lặn. Nàng biết mình không còn có thể giết chết bất cứ ai được nữa, chừng nào nàng có một người nào để mãi mãi yêu thương.

Nhưng giờ đây, Simon đã chết, nỗi khao khát trả thù còn mạnh hơn cả trước đây.

° ° °

- Đây là Bộ Thương mại.

- Xin cho gặp Rex Butterworth.

- Cơ quan nào?

- Tôi không chắc tôi biết, - vị Viện trưởng Viện Bảo tàng nói.

- Ông Butterworth làm ở cơ quan nào? - nhân viên tổng đài hỏi, đọc từng từ một cách chậm rãi, tựa hồ cô ta đang nói chuyện với một cậu bé bốn tuổi.

- Tôi không rõ, - vị Viện trưởng nhìn nhận.

- Chúng tôi không biết bất cứ ai có tên đó.

- Nhưng Nhà Trắng đã nói với tôi…

- Tôi không cần biết Nhà Trắng đã nói gì với ông. Nếu ông không biết cơ quan nào…

- Tôi có thể gặp phòng Nhân viên?

- Xin chờ một phút.

Hoá ra lâu hơn một phút rất nhiều.

- Đây là phòng Nhân viên.

- Tôi là Calder Marshall, Viện trưởng Viện Bảo tàng Lịch sử của nước Mỹ. Tôi có thể nói chuyện với ông Giám đốc?

- Tôi rất tiếc, ông ấy không rảnh. Ông có muốn nói chuyện với phụ tá điều hành của ông ấy?

- Vâng, như thế cũng tốt, - Marshall nói.

- Cô ấy không đến sở hôm nay. Ông có thể gọi lại vào ngày mai?

- Vâng, - Marshall nói với một tiếng thở dài.

- Rất vui mừng được giúp ông.

° ° °

Khi chiếc xe hơi của Kratz rít lên ngừng lại bên ngoài Trung tâm Tim mạch trong rừng Gillbert, có ba bác sĩ, hai nhân viên tạp dịch và một nữ y tá đang chờ họ trên bậc thềm bệnh viện. Toà đại sứ chắc phải dốc hết sức.

Hai nhân viên tạp dịch chạy về phía trước và nhấc cái xác lên một cách nhẹ nhàng nhưng vững chắc ra khỏi băng sau của xe hơi, mang nhanh Scott lên các bậc thềm trước khi đặt anh trên một cái bàn nhỏ có bánh xe đang đợi sẵn.

Ngay cả lúc cái bàn lăn xuôi theo hành lang, ba viên bác sĩ và nữ y tá vẫn vây quanh cái xác và bắt đầu cuộc khám nghiệm. Người nữ y tá nhanh chóng cởi sơ mi và quần dài của Scott trong lúc viên bác sĩ thứ nhất mở miệng anh để kiểm tra hơi thở. Người thứ hai, một bác sĩ cố vấn chuyên môn, cúi tai lên ngực của Scott và cố lắng nghe một nhịp tim, trong lúc người thứ ba kiểm tra áp lực máu của anh, không một người nào có vẻ hy vọng.

Viên bác sĩ cố vấn quay về phía nhà lãnh đạo Mossas và quả quyết bảo:

- Khỏi cần phải nói dối vô ích. Chuyện xảy ra như thế nào?

- Chúng tôi đã đầu dốc hắn ta, nhưng hoá ra hắn ta không…

- Tôi không quan tâm, - Ông ta nói. - Các ông đã dùng thuốc độc gì?

- Ergot alkaloid, - Kratz nói.

Viên bác sĩ chuyển sự chú ý sang một trong hai phụ tá của ông.

- Anh hãy gọi bệnh viện Widal và hỏi cho tôi các chi tiết về tác dụng của nó và thuốc giải độc chính xác, nhanh lên, - Ông ta nói trong lúc các nhân viên tạp dịch xô hai cánh cửa cao su chạy vào một phòng mổ riêng.

Viên bác sĩ thứ nhất đã tìm cách giữ cho miệng Scott vẫn mở trong suốt cuộc hành trình ngắn và tạo ra một lỗ thông hơi. Ông ta đã ấn lưỡi xuống để giữ một đường thông thương tới thanh quản. Sau khi chiếc bàn lăn đã ngừng lại trong phòng mổ, ông ta đặt một ống thông hơi bằng nhựa dài khoảng mười hai phân để bảo đảm lưỡi không bị suốt vào cổ họng.

Lúc bấy giờ, cô ý tá mới đặt một chiếc mặt nạ trên mũi và miệng của Scott nối với một nguồn cung cấp dưỡng khí trên tường. Gắn vào một bên mặt nạ là một cái bọc bằng cao su mà cô ta bắt đầu bơm đều dặn từng ba bốn giây một với bàn tay trái, trong lúc cô ta giữ vững đầu anh bằng tay phải. Buồng phổi của Scott lập tức đầy dưỡng khí.

Viên bác sĩ cố vấn lại kê tai lên ngực Scott. Ông ta vẫn không thể nghe thấy gì. Ông ta liền ngẩng đầu lên, gật đầu với một nhân viên tạp dịch và người này bắt đầu chà bột dẻo lên nhiều phần của ngực Scott. Một nữ y tá khác tiếp theo đặt nhiều các đĩa điện tử nhỏ trên các dấu bột dẻo. Những sợi dây từ đĩa được nối với một máy đo tim đặt trên một cái bàn bên cạnh bàn lăn. Đường thắng nhỏ chạy qua máy và ghi cường độ của nhịp tim chợt phát lên một dấu hiệu yếu ớt.

Viên bác sĩ cố vấn mỉm cười phía sau mạng che mặt, trong lúc cô y tá tiếp tục bơm dưỡng khí vào trong miệng và mũi bệnh nhân.

Đột nhiên. không báo trước, máy đo tim phát ra một âm thanh chói tai. Tất cả mọi người trong phòng mổ cùng quay lại, nhìn thẳng vào máy đo lúc này đang cho thấy một đường thẳng băng nhỏ chạy từ bên này sang bên kia màn hình.

- Tim ngừng đập! - viên bác sĩ cố vấn la lớn.

Ông ta nhảy tới trước và đặt thân bàn tay trên xương ức của Scott và với tất cả hai cánh tay siết chặt. Ông ta bắt đầu lắc tới lắc lui trong lúc cố đẩy một khối lượng máu từ quả tim để làm hồi tỉnh bệnh nhân. Như một vận động viên cử tạ tài giỏi, ông ta có thể dùng hai cánh tay để bơm với tốc độ năm mươi lần mỗi phút.

Một bác sĩ thực tập đẩy máy Derlbrillator 1 tới. Viên bác sĩ cố vấn liền đặt hai cái kẹp điện lớn trên phía trước và một bên ngực của Scott.

- Hai trăm joule, - viên bác sĩ cố vấn nói - Đứng dang ra.

Tất cả mọi người thụt lùi một bước trong lúc một chấn động được truyền từ máy phóng điện và chạy qua cơ thể của Scott.

Họ chăm chú nhìn vào máy đo tim trong lúc viên bác sĩ cố vấn lại nhảy tới trước và tiếp tục bơm ngực của Scott với hai lòng bàn tay, nhưng đường thẳng màu xanh lá cây vẫn không phản ứng.

- Hai trăm joule, đứng dang ra, - Ông ta kiên quyết nhắc lại.

Và tất cả mọi người thụt lùi để quan sát hiệu quả của chấn động điện. Nhưng đường biểu diễn vẫn thẳng băng một cách bướng bỉnh. Viên bác sĩ nhanh nhẹn trở lại để bơm ngực Scott với hai bàn tay.

- Ba trăm sáu mươi joule, dừng dang ra, - viên bác sĩ cố vấn nói trong tình trạng khẩn cấp, nhưng cô ý tá tăng số trên mặt đồng hồ biết chắc bệnh nhân đã chết.

Viên bác sĩ bấm một cái nút, và tất cả mọi người quan sát chấn động mạnh nhất được phép chạy qua cơ thể của Scott phỏng đoán thế là xong. Họ cùng chú tâm vào máy đo tim.

- Chúng ta đã mất anh ấy.

Lời nói đó còn ở trên môi của viên bác sĩ cố vấn, khi họ kinh ngạc thấy đường biểu diễn chợt bắt đầu có một dấu hiệu giật nhẹ. Ông ta liền nhảy tới trước và bắt đầu bơm với hai lòng bàn tay trong lúc chuyển động giật giật tiếp tục cho thấy cơn co thắt đều đặn của cơ tim.

- Ba trăm sáu mươi joule, đứng dang ra, - Ông ta lại nói một lần nữa.

Cái nút lại được bấm xuống và mọi người chú ý nhìn máy đo tim. Cơn co thắt trở lại nhịp bình thường. Viên bác sĩ trẻ nhất mừng rỡ reo lên.

Viên bác sĩ cố vấn nhanh chóng định vị một mạch máu trong cánh tay trái của Scott và thọc một mũi kim thắng vào đó, nối vào một ống thông rồi gắn đầu kia vào một bình nước biển.

Một viên bác sĩ khác chạy vào phòng, nhìn thẳng vào cấp trên và nói:

- Thuốc giải độc là GTN.

Một cô ý tá liền đi thẳng tới tủ độc được và lấy ra một chai nhỏ glycerine trinitrate, đưa cho viên bác sĩ cố vấn, trong lúc ông ta đã cầm sẵn một ống tiêm. Ông ta rút chất lỏng màu xanh từ trong chai, phun một chút lên không đề chắc chắn không còn không khí, rồi bơm chất giải độc vào một van của bình nước biển. Ông ta quay người để quan sát máy đo tim. Chuyển động giật giữ một nhịp không đổi.

Viên bác sĩ quay sang cô ý tá lớn tuổi và hỏi:

- Cô có tin vào phép lạ không?

- Không, cô ta trả lời. - Tôi là một người Do thái. Phép lạ chỉ dành riêng cho những người theo đạo Cơ đốc.

° ° °

Hannah bắt đầu lập một kế hoạch, một kế hoạch không để cho Kratz can thiệp vào. Nàng đã quyết định nhận làm thư ký chính cho viên đại sứ, và theo ông ta về Iraq.

Trong lúc nhiều tiếng đồng hồ trôi qua, kế hoạch nàng bắt đầu hình thành. Không phải từ phía Iraq, mà từ dân tộc của chính nàng. Hannah biết rằng nàng sẽ phải lẩn tránh mọi cố gắng của Mossad để rút nàng ra, điều đó có nghĩa là nàng có thể không bao giờ rời khỏi Toà đại sứ, thậm chí chỉ một lúc, cho đến khi viên đại sứ trở về Iraq.

Nàng sẽ sử dụng tất cả những phương pháp chuyên môn mà họ đã giảng dạy cho nàng trong hai nậm vừa qua đề đánh bại họ.

Khi nàng đến Iraq, Hannah sẽ tự làm cho mình trở nên rất cần thiết cho viên đại sứ, chờ cơ hội thuận tiện và, một khi đã đạt được mục tiêu, nàng sẽ sung sướng chết như một kẻ tử đạo.

Nàng chỉ còn mỗi một mục đích trong cuộc sống sau khi Simon đã chết: ám sát Saddam Hussein.

° ° °

- Đây là Bộ Thương mại.

- Xin cho tôi gặp cô Alex Wagner, - vị viện trưởng Viện Bảo tàng nói.

- Ai?

- Cô Alex Wagner, phòng Nhân viên.

- Xin chờ một phút.

Lại thêm một phút kéo dài.

- Phòng nhân viên đây.

- Tôi là Calder Marshall, Viện trưởng Viện Bảo tàng Lịch sử Mỹ. Ngày hôm qua tôi đã gọi cô Wagller và cô đã bảo tôi gọi lại ngày hôm nay.

- Tôi không ở đây hôm qua, thưa ông.

- Thế thì chắc một bạn đồng nghiệp của cô. Cô Wagller có rảnh không?

- Xin chờ một phút.

Lần này vị Viện trưởng chờ tới mấy phút.

- Tôi là Alex Wagller đây, - một giọng phụ nữ nhanh thẩu nói.

- Cô Wagller, tên tôi là Calder Marshall. Tôi là Viện trưởng Viện Bảo tàng Lịch sử Mỹ và tôi có chuyện vô cùng quan trọng cần phải tiếp xúc với ông Rex Butterworth gần đây đã được Bộ Thương mại phân công đến Nhà Trắng.

- Ông có phải là một người chủ cũ của ông Butterworth? - giọng nói nhanh nhẩu hỏi.

- Không, không phải, - Marshall đáp.

- Ông là một người bà con?

- Không.

- Thế thì tôi e rằng tôi không thể giúp ông, ông Marshall.

- Tại sao vậy? - vị Viện trưởng hỏi.

- Bởi vì "đạo luật Đời tư" ngăn cấm chúng tôi loan báo bất cứ thông tin nào về viên chức chính phủ.

- Cô có thể cho tôi biết tên của ông Giám đốc Thương mại, hay việc đó cũng đã được bao trùm trong đạo luật Đời tư? - vị Viện trưởng hỏi.

- Dick Fielding, - giọng nói trở nên cộc cằn.

- Cám ơn sự giúp đỡ của cô, - vị Viện trưởng nói.

Điện thoại chợt im bặt.

° ° °

Khi Scott tỉnh dậy, ký ức đầu tiên của anh là Hannah. rồi anh ngủ thiếp đi.

Khi anh tỉnh dậy lần thứ hai, anh chỉ có thể trông thấy những bóng người lờ mờ xuất hiện cúi xuống phía trên anh. Rồi anh lại ngủ.

Khi anh tỉnh dậy một lần nữa, những hình ảnh lờ mờ bắt đầu rõ hơn. Phần lớn bọn họ hình như mặc y phục trắng. Rồi anh lại ngủ.

Khi anh tỉnh dậy lần kế tiếp thì trời đã tối và anh chỉ có một mình. Anh cảm thấy hết sức yếu đuối, toàn thân mềm nhũn, trong lúc anh cố nhớ lại chuyện gì đã xảy ra.

Rồi anh lại ngủ.

Anh tỉnh dậy lại, họ đã đỡ anh lên giường. Họ đang cố đút cho anh một chất lỏng ấm, không có mùi vị qua một ống nhựa. Rồi anh lại ngủ.

Khi anh tỉnh dậy, một người đàn ông mặc áo choàng trắng với một ống nghe và một nụ cười nồng nhiệt, đang hỏi bằng một giọng rõ ràng:.

- Anh có thể nghe tôi?

Anh cố gật đầu nhưng ngủ thiếp đi.

Khi anh tính dậy, một viên bác sĩ khác - lần này anh có thể trông thấy ông ta một cách rõ ràng - đang chăm chú lắng nghe trong lúc Scott cố nói những từ đầu tiên:

- Hannah, Hannah.

Anh chỉ nói có thế. Rồi anh lại ngủ.

Anh lại tỉnh dậy, và một người phụ nữ quyến rũ với một mái tóc đen ngắn và một nụ cười ân cần đang nghiêng xuống phía trên anh. Anh mỉm cười lại với cô ta và hỏi giờ.

Điều đó chắc hắn có vẻ kỳ lạ đối với cô ta, nhưng anh muốn biết.

- Quá ba giờ sáng một chút, - cô y tá nói với anh.

- Tôi đã ở đây bao lâu? - anh cố hỏi.

- Mới hơn một tuần, nhưng ông gần như đã chết rồi. Nếu những người bạn của ông…

Rồi anh lại ngủ.

Khi anh tỉnh dậy, viên bác sĩ nói với Scott rằng khi anh mới đến đây, họ đều nghĩ đã quá muộn, và hai lần anh đã được công bố chết về phương diện kỹ thuật.

- Thuốc giải độc và kích thích điện vào tim, kết hợp với một quyết tâm sống phi thường và lý thuyết của một cô y tá bảo rằng rất có thể ông là một người Do thái, đã thách thức công bố kỹ thuật, - Ông ta bảo với một nụ cười.

Scott hỏi có một người nào tên Hannah đến thăm anh hay không? Viên bác sĩ kiểm tra bảng ở chân giường của anh. Chỉ có hai người đã đến thăm anh, cả hai đều là đàn ông. Họ đến mỗi ngày. Rồi Scott lại ngủ.

Khi anh tỉnh dậy, hai người đàn ông mà viên bác sĩ nói tới đang đứng, mỗi người một bên giường anh. Scott mỉm cười với Dexter Hutchins trong lúc ông đang cố nín khóc. Người lớn không khóc, anh muốn nói, nhất là khi họ làm việc cho CIA. Anh quay sang người đàn ông kia. Anh chưa bao giờ trông thấy một người đầy vẻ ngượng ngùng đến thế, nhăn nhó và bứt rút đến thế, hoặc đôi mắt đỏ đến thế vì mất ngủ. Scott cố hỏi chuyện gì đã gây cho anh nỗi bất hạnh như thế này: Rồi anh lại ngủ.

Khi anh tỉnh dậy, cả hai người đàn ông vẫn còn ở đó, lúc này đang ngồi nghỉ trên hai chiếc ghế không lấy gì làm thoải mái, ngủ gà ngủ gật.

- Dexter, - anh khẽ gọi, và cả hai đã tỉnh dậy ngay tức khắc. - Hannah ở đáu?

Người đàn ông kia mà Scott để ý thấy một con mắt bầm và một cái mũi gãy đang hồi phục, chần chừ một lúc mới trả lời câu hỏi của anh. Scott lại ngủ, không bao giờ muốn tỉnh dậy nữa.

--- ------ ------ ------ -------

1 Derlbrillator: loại máy chặn đứng các cơn co thắt hỗn loạn của cơ tim khiến nhịp tim không đều và đôi khi không bơm được máu (fibrillation).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19


Tôi xin bắt đầu với lới cám ơn ông đã đến dự buổi họp này chỉ một thời gian ngắn sau khi được thông báo, - vị ngoại trưởng nói - Và cả Scott Bradley, chỉ vừa mới hồi phục sau…

Christopher do dự một lúc rồi nói tiếp:

- Một tai nạn suýt táng mạng. Tôi biết tất cả chúng tôi đều vui mừng vì tốc độ bình phục của anh ấy. Tôi cũng muốn chào đón Đại tá Kratz, đại diện cho chính phủ Do thái, và Dexter Hutchins, Phó giám đốc CLA.

"Hôm nay chỉ có hai nhân viên của tôi ở đây: Jack Leigh, trợ lý điều hành của tôi, và Susan Anderson, một trong những cố vấn cao cấp về Trung Đông của tôi. Lý do về số người hạn chế trong dịp này sẽ trở nên quá rõ ràng đối với tất cả quý vị. Vấn đề chúng ta sắp thảo luận hết sức nhạy cảm đến nỗi càng có ít người biết bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Trong vụ này, nói im lặng là vàng tức là không biết giá trị của vàng.

"Có lẽ trong giai đoạn đặc biệt này, tôi có thể yêu cầu ông Phó giám đốc CIA nói rõ tình hình gần đây nhất, Dexter".

Dexter Hutchins mở khoá chiếc cặp của ông và lấy ra một tập hồ sơ ghi hàng chữ "Chỉ Giám đốc được quyền xem". Ông đặt tập hồ sơ trên bàn trước mặt ông và lật tờ bìa.

- Cách đây hai ngày, ông Marshall, Viện trưởng Viện Bảo tàng Lịch sử Mỹ báo cáo với ông Ngoại trưởng rằng bản Tuyên ngôn Độc lập đã bị đánh cắp khỏi Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, hoặc, nói chính xác hơn, đã bị đánh tráo bằng một bản sao vô cùng xuất sắc, không những thoát khỏi sự xem xét kỹ lưỡng của ông Marshall mà còn qua mắt chuyên viên bảo vệ cao cấp, ông Mendelssohn. Chỉ khi ông Marshall cố tiếp xúc lại một người tên Rex Butterworth, đã được tạm thời bổ nhiệm đến Nhà Trắng với chức cố vấn đặc biệt của Tổng thống, ông mới trở nên lo lắng.

- Tôi xin phép được ngắt lời, ông Hutchins, - Jack Leigh lên tiếng, - Và nói rõ rằng mặc dầu ông Butterworth là một cưu nhân viên của Bộ Thương mại, nếu báo chí có nắm được vụ này, ông có thể chắc chắn rằng họ chỉ sẽ nhắc tới ông ta với chức vụ "Trợ lý đặc biệt của Tổng thống".

Warren Christopher gật đầu chấp thuận.

- Khi Calder Marshall khám phá ra rằng Butterworth đã không trở về sau vụ nghỉ phép, - Dexter Hutchins nói tiếp - và ông ta cũng đã bỏ đi mà không để lại địa chỉ mới, lẽ tất nhiên ông trở nên nghi ngờ. Vì lẽ đó, ông đã nghĩ nên cẩn thận yêu cầu ông Mendelssohn kiểm tra và xem thử bản Tuyên ngôn có bị hề hấn gì hay không. Sau khi cho tấm giấy da qua nhiều cuộc thử nghiệm sơ bộ - một biên bản riêng đã được gửi cho tất cả các công về việc này, ông Marshall đã đi đến một kết luận rằng họ vẫn nắm trong tay bản tài liệu gốc.

Nhưng ông Marshall. vốn là một người thận trọng, vẫn còn hoài nghi, và đã có tiếp xúc với nhân viên lập chương trình của Tổng thống, cô Patty Watson - nhiều chi tiết cũng được đính kèm. Ngay sau vụ nói chuyện đó, ông đã yêu cầu chuyên viên bảo vệ tiến hành một cuộc xem xét tỉ mỉ hơn.

Ông Mendelssohn đã mất mấy tiếng đồng hồ trong buổi tối hôm ấy để rà soát lại tám giấy da từng từ một với một kính lúp. Mãi đến lúc ông ta xem tới câu "Nor have We been wanting in attentions to our British brethren", chuyên viên bảo vệ mới nhận thấy từ "British" đã được viết đúng chính tả, tức không có hai chữ "i" như trong bán Tuyên ngôn gốc do Timothy Matlock viết. Khi mẩu tin này được thông báo với ông Marshall, ông lập tức gửi đơn từ chức lên ông Ngoại trưởng, mà tất cả các ông đều có một bản sao.

- Nếu tôi có thể đến đây, Dexter, - Ngoại trưởng Christopher nói, - chỉ để nghe báo cáo, Tổng thống và tôi đã gặp ông Marshall trong văn phòng Bầu dục ngày hôm qua. Ông ta không thể cộng tác hơn được nữa. Ông ta cam đoan với chúng tôi rằng, ông ta và bạn đồng nghiệp của ông ta, ông Mendelssohn sẽ không nói và làm gì trong tương lai. Tuy nhiên. Ông ta lại nói thêm cảm nghĩ ghê tởm khi vẫn tiếp tục trưng bày một bản Tuyên ngôn giả mạo cho công chúng xem. Ông ta đã khiến cho hai chúng tôi tức Tổng thống và bản thân tôi, phải đồng ý rằng nếu chúng ta thất bại trong việc tìm lại bản tài liệu gốc trước khi sự biến mất của nó được nhiều người biết. Chúng tôi sẽ xác nhận rằng ông ta đã xin từ chức ngày 25 tháng 5 năm 1993 và được chính phủ chấp nhận là người chăm sóc bản Tuyên ngôn. Ông ta mong muốn sự việc đó được xác nhận bằng văn bản trạng ông ta đã không hề làm ngơ để lừa dối của ông ta hoặc đất nước mà ông ta đang phục vụ. "Tôi không phải là hạng người quen lừa dối", đó là những lời cuối cùng của ông ta trước khi rời khỏi văn phòng Bầu dục.

Christopher ngừng một lát rồi nói tiếp:

- Nếu một nhân viên chính phủ có thể khiến cho Tổng thống và Ngoại trưởng tự cảm thấy mình thấp kém hơn về mặt đạo đức, thì ông Marshall đã đạt được điều đó với phẩm cách đáng kể. Tuy nhiên điều đó vẫn không làm thay đổi sự kiện, nếu chúng ta không thu hồi được bản Tuyên ngôn gốc trước khi vụ trộm được đông đảo quấn chúng biết, giới truyền thông đại chúng sẽ nướng tổng thống và bản thân tôi một cách từ từ như nướng một xiên thịt. Ngoài ra, còn có một điều chắc chắn: những người Cộng hoà, dẫn đầu bởi Doyle, sẽ sung sướng xoa tay cùng nhau trước công chúng. Tiếp tục đi, Dexter.

- Theo chỉ thị của Ngoại trưởng, chúng tôi đã lập tức thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhỏ ở Langley để phác hoạ ttâng góc cạnh của vấn đề chúng ta đang đương đầu. Nhưng chúng tôi đã nhanh chóng khám phá ra rằng chúng tôi đang làm việc trong một số giới hạn nhiêu khê. Trước hết, vì sự nhạy cảm của vấn đề và có nhiều người dính líu, chúng tôi sẽ không thể làm những gì mà chúng tôi vẫn tự động làm trong những tình huống bình thường. - đó là hỏi ý kiến FBI và liên lạc với Sở Cảnh sát DC. Điều đó, tôi đã cảm thấy chắc chắn sẽ đưa chúng ta lên trang nhất của tờ Washington Post, có lẽ chỉ vào sáng hôm sau. Chúng ta không được quên rằng FBI vẫn còn đang đau đầu với cuộc bao vây Waco và họ sẽ không thích gì hơn là CIA thay thế họ trên trang nhất của các tờ báo. Vấn đề tiếp theo chúng ta đang đương đầu là phải rón rén, quanh co với những người mà chúng ta vẫn thường bắt giữ để thẩm vấn, vì sợ rằng họ rất có thể khám phá ra mục đích thực sự của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta đã có thể tìm ra một vài manh mối mà không cần phải nói chuyện với bất cứ thành viên nào của công chúng. Tiếp theo sau một cuộc kiểm tra thường ngày về các hồ sơ giấy phép ở DCPD, chúng ta đã khám phá ra rằng một cuộn phim đã được thực hiện ở Washington cùng ngày với vụ trộm bản Tuyên ngôn. Viên đạo diễn cuốn phim đó là Johnny Scasiatore, người bị kết tội đồi phong bại tục đang được tự do sau khi đóng tiền bảo lãnh. Ba người khác tham gia vào cuốn phim hoá ra là đã có hồ sơ hình sự. Và một số trong bọn người đó phù hợp với những lời mô tả mà ông Marshall và ông Mendelssohn đã cung cấp cho chúng ta về nhóm đến Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giả làm đoàn tuỳ tùng của Tổng thống. Trong bọn họ có cả một người tên Bill O'Reilly, một kẻ làm đồ giả nổi tiếng đã từng hơn một lần trải qua trong các trại giam liên bang của chúng ta. và một diễn viên đóng vai Tổng thống một cách đầy thuyết phục đến nỗi cả hai ông Marshall và Mendelssohn đều nhận đó là Tổng thống và không hỏi han gì cả.

- Chắc chắn chúng ta có thể khám phá ra hắn là ai, - Christopher nói.

- Chúng tôi đã khám phá ra. Tên hắn là Lloyd Admas. Nhưng tôi chưa dám bắt hắn ta.

- Các ông làm sao tìm được hắn ta, - Leigh hỏi. - Xét cho cùng, không có mấy diễn viên có thể tìm được cách khá giống với Clinton.

- Đồng ý, - vị Phó giám đốc nói - nhưng chỉ có một người đã được giải phẫu bởi nhà phẫu thuật chất dẻo hàng đầu của nước Mỹ. Trong vòng vài tháng qua, chúng tôi có lý do để tin rằng tên cầm đầu đã giết chết nhà phẫu thuật và cô con gái của ông. Đó là lý do bà vợ của ông ta đã báo cáo mọi sự việc mà bà ta đã biết với Cảnh sát trưởng địa phương.

- Tuy nhiên, toàn bộ vụ trộm sẽ không bao giờ thành công bước đầu nếu không có sự giúp đỡ bên trong của ông Rex Butterworth, mà người ta đã trông thấy lần cuối vào buổi sáng ngày 25 tháng 5, và từ đó đã biến mất khỏi bê mặt của trái đất. Ông ta đã đặt một vé máy bay đi Brazil, nhưng ông ta không bao giờ lộ diện. Chúng tôi phái nhân viên đi khắp thế giới để truy tìm ông ta.

- Việc đó không có bất kỳ một tầm quan trọng nào nếu chúng ta không tiến gần hơn để khám phá bàn Tuyên ngôn gốc hiện giờ đang ở đâu, và ai giữ nó? - Christopher nói.

- Đó chính là bản tin xấu, - Dexter nói - Các nhân viên của chúng tôi mất hàng tiếng đồng hồ vào nhưng cuộc điều tra thường ngày mà nhiều công dân Mỹ xem là một sự lăng phí tiến của những người bị đánh thuế, nhưng chỉ thinh thoảng họ mới trả đủ.

- Tất cả chúng tôi đang nghe đây, - Christopher nói.

- CIA vẫn thường xuyên theo dõi một số nhà ngoại giao nước ngoài đang làm việc tại Liên Hiệp Quốc. Lẽ tất nhiên, họ sẽ bị xúc phạm nếu bất cứ một ai trong bọn họ có thể chứng minh những gì chúng tôi đã làm, và nếu chúng tôi nghĩ họ đã phát hiện ra chúng tôi thì chúng tôi phải lập tức rút lui. Trong trường hợp những người Iraq ở Liên Hiệp Quốc, chúng tôi có người bám sát họ suốt ngày đêm. Vấn đề của chúng tôi là chúng tôi không thể hoạt động trong phạm vi tổ chức Liên Hiệp Quốc, bởi vì nếu chúng tôi bị bắt bên trong toà nhà đó, sự cố này sẽ gây nên một sự phản đối kịch liệt mang tầm cỡ quốc tế. Do vậy, thỉnh thoảng các đại diện của họ bắt buộc lọt khỏi màng lưới của chúng tôi.

"Nhưng chúng tôi tin tưởng không phải là một sự trùng hợp khi viên Phó đại sứ của Iraq ở Liên Hiệp Quốc, một người tên Hamid Al Obaydi, đã có mặt ở Washington đúng vào ngày bản Tuyên ngón bị đánh tráo và còn chụp một số bức hình về vụ quay phim giá tạo đang diễn ra.

Nhân viên phụ trách việc theo dõi Al Obaydi vào lúc bấy giờ cũng đã báo cáo rằng, lúc 10 giờ 37, sau khi bản Tuyên ngôn lại được trình bày trong Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Al Obaydi đã sắp hàng theo mọi người khác, chờ hơn một tiếng đồng hồ để xem tấm giấy da. Nhưng đây mới là điều đáng kể nhất. Ông ta đã xem xét kỹ bản tài liệu một lần, rồi lại chăm chú nhìn một lần thứ hai với cả kính.

- Có lẽ ông ta bị cận thị, - Susan nói.

Nhân viên của chúng tôi báo cáo rằng trước đây và sau đó không hề thấy ông ta mang bất cứ loại kính nào cả, - Dexter Hutchins trả lời, dừng lại một lát rồi nói tiếp - Bây giờ mới thực sự là tin xấu.

- Đó chưa phải hay sao? - Christopher hỏi.

- Chưa phải, thưa ông. Al Obaydi đã bay tiếp đến Geneva một tuần sau và đã bị nhân viên của chúng tôi tại đây phát hiện rời khỏi một ngân hàng, - Dexter xem lại số tay. - Công ty Frauchard. Ông ta cầm một cái ống bằng nhựa có chiều dài hơn sáu tấc một chút và đường kính chừng năm phân.

- Ai sẽ thuật lại cho Tổng thống - Christopher vừa nói vừa đặt hai bàn tay lên mắt.

- Ông ta cầm một cái ống theo xe hơi vào thắng toà nhà Liên Hiệp Quốc và từ đó không còn được trông thấy nữa.

- Và Barazan Al-Tikriti, người em trai cùng mẹ khác cha của Saddam, là đại sứ Iraq tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, - Susan nói.

- Cô không cần phải nhắc nhở tôi, - Christopher nói - Nhưng điều tôi muốn biết là tại cái quái gì mà nhân viên của ông đã không tấn công ngày Al Obaydi khi hiển nhiên đó là vật ông ta đang cầm. Nếu thế thì tôi đã tìm ra một cách để bắt liên lạc với Thuỵ sĩ.

- Chúng tôi chắc chắn đã làm việc đó nếu chúng tôi biết vật ông ta đang cầm là gì, nhưng ở vào thời điểm đó, chúng tôi thậm chí chưa hay biết bản Tuyên ngôn đã bị lấy trộm, và sự theo dõi của chúng tôi chỉ là công việc hàng ngày.

- Như vậy điều ông đang kể chúng tôi nghe, ông Hutchins, là bản Tuyên ngôn giờ đây rất có thể đã ở Baghdad, - Leigh nói - Bởi vì nếu nó được gửi qua đường ngoại giao, thì người Thuỵ sĩ sẽ không để cho chúng ta tiếp cận ở bất cứ nơi nào.

Không một ai nói gì trong một hồi lâu.

Cuối cùng, vị ngoại trưởng nói:

- Chúng ta hãy tiến hành theo kịch bản có tình huống tồi tệ nhất. Bản Tuyên ngôn đã nằm trong tay Saddam.

- Thế thì hành động kế tiếp của ông ta là gì? Scott, anh là người giàu lý luận của chúng tôi. Anh có thể đoán đúng hơn điều gì ông ta sẽ làm hay không?

- Không, thưa ông. Saddam không phải là hạng người mà bất cứ ai có thể đoán đúng ý. Nhất là sau khi ông ta đã thất bại trong vụ ám sát George Bush trong chuyến viếng thăm của ông ấy đến Kuwait hồi tháng tư. Mặc dầu cả thế giới đều buộc tội ông ta chính là kẻ chủ mưu. Ông ta đã phản ứng lại như thế nào? Không phải bằng cách lớn tiếng kêu gào với giọng hiểu chiến như thường lệ vé những lời lẽ dối trá của bọn đế quốc Mỹ, mà bằng một bài phát biểu đầy lý luận mạch lạc của viên đại sứ tại Liên Hiệp Quốc bác bỏ bất kỳ bằng chứng sự dính líu cá nhân nào. Tại sao? Giới báo chí nói với chúng ta đó là vì Saddam đang hy vọng dần dà Clinton sẽ ôn hoà hơn Bush. Tôi không tin điều đó. Tôi chắc chắn Saddam nhận thức rằng tư thế của Clinton không khác nhiều so với người tiền nhiệm. Tôi không nghĩ đó là lập luận của ông ta một chút nào cả. Không, tôi chắc chắn với bản Tuyên ngôn trong tay, ông ta có một vũ khí mạnh mẽ đến nỗi ông ta có thể làm nhục nước Mỹ, đặc biệt là đối với vị Tổng thống mới, chỉ khi nào ông ta muốn.

- Bao giờ và bằng cách nào, Scott? Nếu chúng ta đã biết rằng…

- Tôi có hai giả thuyết về điều đó, thưa ông, - Scott trả lời.

- Anh hãy cho chúng tôi nghe cả hai.

- Giả thuyết nào cũng sẽ không khiến cho ông vui vẻ hơn, thưa ông Ngoại trưởng.

- Tuy nhiên…

- Thứ nhất, ông ta tổ chức một cuộc họp báo, mời giới truyền thông đại chúng của cả thế giới đến tham dự. Ông ta lựa chọn một chỗ công cộng nào đó ở Baghdad, nơi mà ông ta được nhân dân mình bao bọc một cách an toàn, rồi ông ta xé bỏ, đốt cháy, huỷ hoại, làm bất cứ gì mà ông ta thích đối với bản Tuyên ngôn. Tôi có một cảm nghĩ đó sẽ là màn truyền hình cổ kim chưa từng có.

- Nhưng chúng ta sẽ oanh tạc Baghdad nếu ông ta cố làm việc đó, - Dexter Hutchins nói.

- Tôi không tin như thế, - Scott nói - Những người đồng minh của chúng ta, người Anh, người Pháp, không kể các nước A rập thân thiện khác sẽ phản ứng lại như thế nào về việc chúng ta oanh tạc xuống đầu những người dân vô tội bởi vì Saddam đã lấy trộm bản Tuyên ngôn Độc lập ngay trước mắt chúng ta?

- Anh có lý, Scott, - Warren Christopher nói - Tổng thống sẽ bị sỉ nhục như một kẻ man rợ nếu ông trả đũa bằng cách oanh tạc những người Iraq vô tội sau việc rất nhiều nước trên thế giới chỉ quan tâm đến những công tác giao tế, mặc dầu tôi phải nói với anh, trong vòng bí mật nghiêm ngặt nhất, rằng chúng tôi đang có kế hoạch oanh tạc Baghdad nếu Saddam vẫn tiếp tục làm suy giảm những cố gắng của đoàn thanh tra Liên Hiệp Quốc trong việc giám sát những cơ sở hạt nhân của Iraq.

- Đã quyết định ngày nào chưa? - Scott hỏi.

Christopher do dự một lát rồi mới nói:

- Ngày chủ nhật, 27 tháng 6.

- Việc xác định thời gian này rất có thể hoá thành không may cho chúng ta! - Scott nói.

- Tại sao? Anh có thể đoán được khi nào thì Saddam có thể hành động? - Christopher hỏi.

- Điều đó không dễ trả lời, thưa ông, - Scott đáp, - bởi vì ông phải nghĩ theo cách của ông ta nghĩ. Điều khiến cho việc đó không thể làm được là ông ta có thể đổi ý từng giờ một. Nhưng nếu ông ta suy nghĩ cặn kẽ một cách hợp lý, tôi phỏng đoán rằng ông ta sẽ xem xét một trong hai khả năng có thể xảy ra. Hoặc là vào một ngày tượng trưng nào đó kết hợp với cuộc chiến tranh vùng Vịnh, hoặc là…

- Hoặc là… - Christopher nhắc lại.

- Hoặc là ông ta có ý định tiếp tục giữ bản Tuyên ngôn làm một vật thương lượng để chiếm lại các mỏ dầu ở Kuwait.

- Bất cứ kịch bản nào cũng quá kính khủng đến mức không thể nghĩ tới, - vị ngoại trưởng nói, rồi quay sang vị Phó giám đốc, ông hỏi. - Ông đã bắt đầu lập kế hoạch thu hồi bàn tài liệu về chưa?

- Lúc này thì chưa, thưa ông, - Dexter Hutchins trả lời. - bởi vì tôi chắc chắn tấm giấy da sẽ được bảo vệ chặt chẽ chẳng khác gì bản thân Saddam và thành thực mà nói, chúng tôi chỉ hay biết nơi nó có thể được đưa đến đêm hôm qua.

- Đại tá Kratz, - Christopher vừa nói vừa quay sự chú ý sang nhân vật Mossad, người nãy giờ chưa thốt lên tiếng nào. - Thủ tướng của ông đã thông báo với chúng tôi cách đây vài tuần rằng ông ấy đang xem xét một kế hoạch để hạ bệ Saddam vào một lúc nào đó trong tương lai gần.

- Vâng, thưa ông, nhưng ông ấy nhìn nhận thế tiến thoái lưỡng nan hiện giờ của ông, và tất cả hoạt động của chúng tôi đều được hoãn lại cho tôi lúc vấn đề bản Tuyên ngôn được giải quyết xong, bằng cách này hoặc cách khác.

- Tôi đã thông báo với ông Rabin là tôi đánh giá cao như thế nào về sự ủng hộ của ông ấy, đặc biệt là trong lúc ông ấy thậm chí không thể cho Nội các của chính mình biết lý do thực sự của việc thay đổi ý đồ quan trọng như thế.

- Nhưng chúng tôi cung có những khó khăn riêng, thưa ông, - vị đại tá Do thái nói.

- May cho tôi quá, Đại tá.

Tiếng cười vang sau đó đã giúp cho bầu không khí bớt căng thẳng trong một lúc - nhưng chỉ trong một lúc.

- Chúng tôi đang huấn luyện một nhân viên để tham gia vào đội có công tác cuối cùng là loại trừ Saddam, một cô gái tên Hannah Kopec.

- Cô gái đã…, Christopher vừa nói vừa khẽ liếc về phía Scott.

- Vâng thưa ông. Cô ta đã hoàn toàn không có lỗi.

Nhưng đó không phải là vấn đề. Sau khi cô ta trở về Toà đại sứ Iraq tối hôm ấy, chúng tôi không thể nào tiếp cận được cô Kopec bất cứ nơi đây để cho cô ta biết chuyện vừa xảy ra, bởi vì trong suốt mấy ngày kế tiếp, cô ta không bao giờ ra toà nhà lấy một lần, đêm cũng như ngày. Từ đó, cò ta và viên đại sứ Iraq đã trở về Baghdad với hàng rào báo vệ dày đặc. Tuy nhiên, nhân viên Kopec vẫn còn hiểu lầm rằng cô ta đã giết chết Scott Bradley, và chúng tôi tin chắc mối quan hệ tận dụng nhất giờ đây của cô ta là lo trừ Saddam.

- Cô ta sẽ không bao giờ tiếp cận Scott ở bất cứ đâu.

- Tôi ước mong tôi đã tin như thế, - Scott nói một cách nhẹ nhâng.

- Cô ta là một thiếu nữ dũng cảm, giàu tưởng tượng và giỏi xoay xở, - Kratz nói - Và tồi tệ hơn, cô ta chính là vũ khí ám sát kinh khủng nhất.

- Đó là…? - Christopher nói.

- Cô ta không còn quan tâm đến sự sống sót của chính mình nữa.

- Điều này có thể khiến cho tình thế tồi tệ hơn chứ gì? - Christopher hỏi.

- Vâng, thưa ông. Cô ta không biết gì về sự biến mất của bản Tuyên ngôn, và chúng tôi không có cách nào dế cho cô ta biết.

Vị ngoại trưởng trầm ngâm một lúc, tựa hồ ông đang đi gần một quyết định.

- Đại tá Kratz, tôi muốn đề nghị một điều có thể trải rộng lòng trung thành của bản thán ông.

- Vâng, thưa ông Ngoại trưởng, - Kratz nói.

- Kế hoạch ám sát Saddam đó. Các ông đã tiến hành bao lâu rồi?

- Chín tháng đến một năm, - Kratz trả lời.

- Và hiển nhiên việc đó đã đòi hỏi ông đưa một người hoặc nhiều người vào trong cung điện hoặc hầm trú ẩn của Saddam?

Kratz do dự.

- Ông chỉ cần cho biết có hay không, - Christopher nói.

- Có, thưa ông.

- Câu hỏi của tôi vô cùng đơn giản, Đại tá à. Vì thế, chúng tôi có thể tận dụng việc chuẩn bị trong một năm mà các ông đã thực hiện và tôi xin mạo muội đề nghị - lấy trộm kế hoạch của các ông được không?

- Tôi sẽ phải tham khảo ý kiến của chính phủ tôi trước khi tôi trả lời…

Christopher lấy một chiếc phong bì từ trong túi của ông.

- Tôi sẽ vui mừng cho ông xem bức thư của ông Rabin gửi cho tôi về vấn đề này, nhưng trước hết hãy cho phép tôi đọc nó cho ông nghe.

Vị ngoại trưởng mở phong bì và rút bức thư ra. Ông nâng kính lên đầu mũi và trải mảnh giấy.

Người gửi: Thủ tướng

Ông Ngoại trưởng kính mến, ông rất chính xác khi nghĩ rằng Thủ tướng chính phủ Do thái là Bộ trưởng có quyền cao nhất và là Bộ trưởng Quốc phòng trong lúc đồng thời lãnh trách nhiệm toàn bộ cho Mossad.

Tuy nhiên, tôi thú nhận rằng khi có bất cứ ý kiến nào mà chúng tôi có thể xem xét cho những mối quan hệ trong tương lai với Saddam, tôi chỉ được cung cấp những dữ kiện chính. Tôi chưa được báo cáo một cách đầy đủ về những chi tiết tinh tế hơn.

Nếu ông tin chắc rằng tin tức mà chúng tôi đang nắm có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại đối với những khó khăn hiện giờ của tôi, tôi sẽ chí thị cho Đại tá Kratz tường trình cho ông đầy đủ và không dè dặt.

Thân kính,

Yitzhak Rabin

Christopher xoay ngược lá thư và đẩy qua mặt bàn.

- Đại tá Kratz, xin để cho tôi nhân danh chính phủ Mỹ cam đoan với ông rằng tin tức mà ông đang nắm giữ có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom