Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 20


Báo

THE TIMES

Ngày 16 tháng Mười, 1964

KHRUSHCHEV TỪ CHỨC VÌ TUỔI CAO VÀ SỨC KHOẺ YẾU

BREZHNEV VÀ KOSYGIN NẮM QUYỀN Ở LIÊN XÔ

Keith Townsend tháo dây an toàn ít phút sau khi máy bay đạt đủ độ cao, mở khóa cặp và lấy ra một tập giấy. Anh liếc sang Kate đang mê mải xem cuốn tiểu thuyết mới nhất của Patrick White.

Anh bắt đầu kiểm tra hồ sơ của Tổ hợp West Riding. Liệu đây có phải là cơ hội tốt nhất để có một chỗ đặt chân vững chắc ở nước Anh không? Sau tất cả, khoản lợi tức đầu tiên của anh ở Sydney là một nhóm những tờ báo nhỏ giờ đây đã cho anh đủ khả năng mua tờ Sydney Chronicle. Anh tin rằng một khi đã kiểm soát được một nhóm báo chí địa phương ở Anh, anh sẽ thuận lợi hơn trong việc cố gắng có được một tờ báo tầm cỡ quốc gia.

"Harry Schuttleworth", anh đọc, "là người đã tài trợ cho tổ hợp hồi đầu thế kỷ. Lần đầu tiên, ông đã xuất bản tờ báo buổi chiều ở Huddersfield, như một ấn phẩm phụ thêm cho nhà máy dệt đang phát đạt của ông". Townsend nhận ra mô hình một tờ báo địa phương được kiểm soát bởi một ông chủ lớn nhất vùng - rằng ông ta đã kết thúc bằng một khách sạn và hai mỏ than như thế nào. Mỗi khi Shuttleworth mở nhà máy ở một thành phố mới, ngay năm sau sẽ có một tờ báo sánh đôi với nó. Cho đến khi về hưu, ông đã có bốn nhà máy và bốn tờ báo ở West Riding.

“Người con trai cả của Shuttleworth, Frank, nắm quyền kiểm soát sau khi trở về từ cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, và mặc dù mối quan tâm cơ bản của ông vẫn là ngành dệt, ông..."

"Ngài muốn uống chút gì không ạ?"

Townsend gật đầu. "Cho tôi một whisky và chút nước"

"... cũng sáng lập thêm những tờ báo cạnh ba nhà máy được xây dựng ở Doncastle, Bradford và Leeds. Tại nhiều thời điểm chúng đã lôi cuốn nhiều sự tiếp xúc thân mật từ Beaverbrook, Northcliffe và Rothermere. Frank hình như đã đem đến cho ba tờ báo này câu tiêu ngữ "Sự ngớ ngẩn dành cho kẻ ngu ngốc".

Nhưng dường như thế hệ Shuttleworth thứ ba không có được lòng nhiệt tình này. Một tổ hợp nhập khẩu hàng dệt rẻ tiền từ Ấn Độ và chỉ có một người con trai luôn muốn trở thành nhà thực vật học, có nghĩa là mặc dù Frank qua đời để lại tám nhà máy, bảy nhật báo, năm tuần báo và một tạp chí cấp tỉnh, lợi nhuận của công ty đã bắt đầu giảm xuống trong khi mộ ông

còn chưa xanh cỏ. Các nhà máy đã tan biến vào cuối những năm 1940 và kể từ đó tổ hợp báo chí rõ ràng đã suy sụp. Giờ đây dường như nó chỉ còn tồn tại nhờ những độc giả trung thành, song những số liệu mới đây cho thấy thậm chí điều này cũng không giúp chúng kéo dài được lâu hơn nữa.

Townsend nhìn lên khi chiếc khay có trải khăn nhỏ bằng vải lanh được chuyển đến tay anh. Khi cô tiếp viên làm vậy với Kate, nàng đặt cuốn "Người đánh xe trong chiếc xe ngựa" xuống, song vẫn im lặng, không muốn phá vỡ sự tập trung của ông chủ.

"Tôi muốn cô đọc cái này", anh nói, đưa cho nàng những trang đầu của bản báo cáo. "Sau đó cô sẽ hiểu tại sao tôi phải đi Anh lần này".

Townsend mở tập hồ sơ thứ hai do Henry Wolstenholme, bạn học của anh ở Oxford và hiện là luật sư ở Leeds chuẩn bị. Anh chỉ còn nhớ rất ít về Wolstenholme, ngoại trừ việc sau một vài chén là anh ta trở nên cực kỳ ba hoa. Anh ta không phải là người đầu tiên Townsend chọn để làm ăn, nhưng do công ty của anh ta đã đại diện cho Tổ hợp West Riding từ khi nó được thành lập, nên anh chẳng có cách lựa chọn nào khác. Chính Wolstenholme là người đầu tiên đã cảnh báo cho anh về khả năng của tổ hợp: rằng mặc dù WRG không được đưa ra thị trường - chắc chắn là vị chủ tịch hiện thời sẽ từ chối việc anh tiếp xúc với nó - John Shuttleworth vẫn đang xem xét việc bán tổ hợp này, bởi anh ta đang muốn có một khoản tiền để đi khỏi Yorkshire càng xa càng tốt. Townsend mỉm cười khi một tô xúp rùa được đặt xuống trước anh. Như một người chủ của tờ Hobart Mail, anh đã trở thành ứng cử viên hàng đầu thế giới.

Khi Townsend đã viết thư về mối quan tâm trước mắt, Wolstenholme cho rằng họ cần gặp nhau để thảo luận. Điều kiện đầu tiên của Townsend là anh cần được nhìn thấy những nhà in của tổ hợp, câu trả lời được đưa ra ngay lập tức là "Không hy vọng". Shuttleworth không muốn được nêu ra trên báo cho đến khi việc thương lượng hoàn tất. Townsend công nhận rằng không có cuộc thương lượng nào thông qua bữa tiệc lần thứ ba là dễ dàng, nhưng anh phải dựa vào Wolstenholme để trả lời, thậm chí còn nhiều câu hỏi hơn thường lệ.

Một tay cầm dĩa, một tay giở tài liệu, anh tiếp tục lướt qua những số liệu mà Clive Jervis đã chuẩn bị. Clive ước tính giá trị của công ty vào khoảng một trăm đến một trăm năm mươi nghìn bảng, nhưng nhấn mạnh là chẳng có gì ngoài một bảng quyết toán.

"Cái này thú vị hơn là "Người đánh xe trong chiếc xe ngựa", Kate nói sau khi đặt xuống tập tài liệu đầu tiên. "Nhưng tôi sẽ đóng vai trò gì trong vụ này?"

"Điều đó sẽ phụ thuộc vào hồi kết", Keith trả lời. "Nếu thắng vụ này, tôi cần những bài viết trên tất cả các tờ báo của tôi ở Úc, và tôi muốn một phần bánh riêng - nhỏ hơn một chút - đối với Reuters và Press Asociation. Điều quan trọng là để báo cho các nhà xuất bản trên khắp thế giới, rằng trên thực tế tôi là một địch thủ đáng gờm ở ngoài biên giới Úc"

"Ông hiểu Wolstenholme đến mức nào?", Kate hỏi, "tôi có cảm giác ông dựa rất nhiều vào cách nhìn nhận của ông ta".

" Không rõ lắm". Keith thừa nhận. "Hắn là bạn thân của tôi từ nhiều năm trước ở Worcester, và được xem là người nhiệt tình".

"Nhiệt tình?" Kate nhắc lại, nhìn anh khó hiểu.

"Trong ngày lễ Thánh Misen hắn dành phần lớn thời gian cho đội bóng bầu dục, và hai lần khác thì đứng ở bờ sông cổ vũ đội thuyền của trường. Tôi nghĩ hắn chọn việc huấn luyện họ vì hắn có một giọng nói có thể khiến cho cả bờ bên kia của sông Thames cũng nghe thấy, và khoái uống một lít bia với toàn đội, ngay cả khi họ bị chìm. Nhưng đó là 10 năm trước; tất cả những gì tôi biết là hắn đã an cư và trở thành một luật sư nghiêm khắc ở Yorkshire, với một người vợ và vài đứa con"

"Ông đã ước lượng giá trị thực tế của West Riding Group chưa?"

"Chưa, nhưng tôi có thể thường xuyên có người giúp đỡ để xem được sáu nhà in, và cùng lúc thử đánh giá chất lượng của các tổng biên tập và các nhà báo. Nhưng ở nước Anh vấn đề lớn nhất luôn luôn là công đoàn. Nếu tổ hợp này bị kiểm soát bởi một thỏa thuận nội bộ, thì tôi không quan tâm, vì dù rằng nó có tốt đi nữa, công đoàn cũng có thể làm cho tôi phá sản trong vòng vài tháng".

"Thế còn nếu nó không như vậy?" Kate hỏi

"Thì tôi sẽ sẵn sàng trả một trăm, thậm chí một trăm hai mươi nghìn bảng. Nhưng tôi sẽ không để lộ sự tính toán chừng nào tôi còn chưa biết họ nghĩ gì".

"Họ sẽ nhờ đến toà án". Kate nói.

"Đó cũng là nơi tôi muốn bắt đầu". Keith nói. "Nhưng người chủ bút tờ Chronicle không nghĩ các nỗ lực của tôi là phần thưởng thắng lợi, không giống như cô, và phần lớn các bài báo của tôi đã chấm dứt trước khi anh ta viết xong đoạn văn đầu tiên".

"Có lẽ anh ta chỉ muốn chứng minh là mình không sợ cha ông".

Keith liếc nhìn nàng và nhận ra là nàng đang lo không biết mình có lỡ lời không. "Có lẽ", anh trả lời. "Song điều đó chỉ có trước khi tôi nắm được tờ Chronicle và có thể sa thải anh ta"

Kate vẫn im lặng khi cô tiếp viên dọn khay của họ đi. "Trong cabin hơi tối", cô ta nói, "nhưng ông có thể bật ngọn đèn trên đầu nếu muốn đọc tiếp".

Keith gật đầu và bật đèn. Kate duỗi dài người thư giãn, đắp một chiếc áo khoác lên người và nhắm mắt lại. Keith nhìn nàng một lát trước khi mở tập tài liệu thứ tư. Anh đã đọc suốt đêm hôm đó.

oOo

Khi đại tá Tulpanov gọi điện đề nghị anh gặp một cộng sự của anh ta là Yuri Valchek để thảo luận một vấn đề mà cả hai đều quan tâm, Armstrong bèn đề nghị dùng bữa trưa ở Savoy khi Valchek đến London.

Trong mười năm qua, Armstrong thường xuyên đến Moscow. Trong việc trao đổi độc quyền xuất bản ở nước ngoài những tác phẩm của các nhà khoa học Xô viết, anh thực hiện rất ít nghĩa vụ đối với Tupalnov, người vẫn tin rằng anh không hề làm điều gì có hại cho tổ quốc của ông ta. Sự lừa gạt này được giúp đỡ bởi Forsdyke, người luôn được biết khi nào anh thực hiện một chuyến đi như vậy, và thỉnh thoảng là bởi những bức thư được viết nhân danh anh, thường quay trở về với những câu trả lời không thể hiểu được. Armstrong tin rằng cả hai mặt này giúp cho anh trở thành người của họ, và ngờ rằng Valchek không phải đơn thuần là người đưa tin vặt, mà được gửi đến để xem anh có thể thúc đẩy công việc đến đâu. Bằng cách chọn Savoy Grill, Armstrong hy vọng chứng minh cho Forsdyke biết rằng anh không che giấu điều gì cả.

Armstrong tới Savoy sớm vài phút, và được dẫn vào chiếc bàn quen thuộc ở trong góc. Thay vì whisky pha soda như ưa thích anh gọi vodka, một dấu hiệu thỏa thuận là sẽ không được nói tiếng Anh. Anh nhìn ra cửa, và băn khoăn không biết liệu có nhận ra Valchek khi anh ta buớc vào hay không. Mười năm trước thì điều ấy thật dễ dàng, nhưng anh đã cảnh báo nhiều đồng nghiệp phía Nga rằng họ sẽ không làm được việc với chiếc áo nịt ngực rẻ tiền và chiếc nơ dây nước sốt. Kể từ đó nhiều vị khách thường xuyên đến London và New York đã học được cách nghỉ ở Savile Row và Fifth Avenue trong chuyến thăm - mặc dù Armstrong ngờ rằng một sự thay đổi nhanh chóng sẽ được thực hiện trên chiếc máy bay Aeroflot khi họ bay trở về Moscow.

Có hai người đi vào Grill, họ nói chuyện với nhau rất say sưa. Armstrong có thể nhận ra một người, nhưng không thể nhớ được tên anh ta. Theo sau họ là một phụ nữ trẻ tuyệt đẹp cùng hai người đàn ông khác đi kèm hai bên. Phụ nữ ăn trưa ở Grill là một sự lạ, và anh nhìn theo cô khi họ được dẫn tới góc ngồi kế bên.

Người hầu bàn cắt ngang ý nghĩ của anh. "Khách của ngài đã tới".

Armstrong bắt tay người khách rồi gọi hai ly vodka.

"Chuyến bay của ông thế nào?" Anh hỏi bằng tiếng Nga.

"Không tốt lắm" Valchek trả lời. "Không giống ông, tôi chẳng có sự lựa chọn nào khác ngoài Aeroflot. Nếu có bao giờ ông phải bay bằng hãng này, ông hãy uống thuốc ngủ, và đừng nghĩ đến chuyện ăn uống."

Armstrong bật cười. "Còn đại tá Tulpanov thế nào".

"Tướng Tulpanov gần như là nhân vật thứ hai của KGB, và ông muốn anh cho thiếu tướng Forsdyke biết ông vẫn cao hơn hắn ta".

"Đó sẽ là một điều thú vị". Armstrong nói. "Còn sự thay đổi nào trong các quan chức cao cấp mà tôi nên biết nữa không?"

"Không phải bây giờ", anh ta ngừng lời. "Mặc dù tôi ngờ là Khrushchev sẽ không ngồi trên chiếc ghế đó được lâu hơn".

"Và sau đó có lẽ ông cũng phải rời bỏ chiếc ghế của mình". Armstrong nói.

"Nhưng điều đó không xảy ra chừng nào Tulpanov còn là sếp của tôi".

"Thế ai sẽ là người kế nhiệm Khrushchev ?" Armstrong hỏi.

"Tôi đặt cuộc vào Brezhnev,", người khách nói. "Nhưng vì Tulpanov có hồ sơ về tất cả ứng cử viên có khả năng, nên sẽ chẳng có ai dám thử thay thế ông.”

Armstrong mỉm cười nghĩ rằng Tulpanov đã không bỏ quên mối quan hệ với anh.

Người hầu bàn đặt một ly vodka khác xuống trước mặt người khách. "Tướng Tulpanov rất đề cao ông". Valchek nói khi hầu bàn đã đi khỏi, "và không nghi ngờ gì nữa, ảnh hưởng của ông thậm chí còn tăng lên khi ông ấy được bổ nhiệm chính thức". Valchek ngừng lời trong khi anh kiểm tra thực đơn trước khi đưa những yêu cầu bằng tiếng Anh cho người phục vụ đứng gần đó. “Hãy cho tôi biết", anh ta tiếp tục khi người phục vụ đã đi khỏi, "tại sao tướng Tulpanov thường gọi anh là Lubji?"

"Đó cũng là một cái tên như tất cả những tên khác". Armstrong nói.

"Nhưng anh đâu phải là người Nga".

"Đúng là không phải". Armtrong xác nhận.

"Và cũng không phải là người Anh?"

"Tôi còn Anh hơn cả người Anh", câu trả lời của Amstrong dường như muốn vị khách im lặng. Một dĩa cá hồi bốc khói được đặt trước mặt anh ta.

Valchek đã ăn xong món thứ nhất và bắt đầu cắt miếng thịt hầm nhừ trước khi tiết lộ mục đích thật sự chuyến viếng thăm của mình:

"Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia muốn xuất bản một cuốn sách kỷ niệm các thành tựu của họ trong cuộc chinh phục vũ trụ", anh ta nói, sau khi chọn tương mù tạc Dijon. "Ngài chủ tịch cảm thấy rằng Tổng thống Kennedy đã đặt quá nhiều niềm tin vào chương trình của NASA, trong khi, như mọi người đều biết, Liên Xô mới là nước đầu tiên đưa được người lên vũ trụ. Chúng tôi đã chuẩn bị tài liệu chi tiết về những thành tựu của các chương trình của chúng tôi, dựa trên nền móng của Học viện Hàng không Vũ trụ. Tôi có một bản thảo 200 000 từ do các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực này biên soạn, với hơn một trăm bức ảnh mới lấy tháng trước, các biểu đồ chi tiết và đặc điểm kỹ thuật của Luna IV và V..."

Armtrong gắng không cắt ngang lời Valchek. Anh ta phải hiểu rằng một cuốn sách như vậy sẽ vượt quá giới hạn, ngay cả truớc khi nó được xuất bản. Rõ ràng là còn có một lý do khác khiến anh ta phải vượt qua từng ấy quãng đuờng từ Moscow đến ăn trưa với anh. Song người khách của anh vẫn cứ nói chuyện lan man, thêm ngày càng nhiều những chi tiết phi lý. Cuối cùng anh ta đề nghị Armstrong cho biết ý kiến về dự án này.

"Tướng Tulpanov muốn in bao nhiêu bản?"

"Một triệu cuốn sách bìa cứng, được phát hành qua các kênh thông thường".

Armstrong tự hỏi một cuốn sách như vậy liệu có thu hút được số độc giả trên toàn thế giới bằng một phần nhỏ con số vừa nêu hay không. "Nhưng chỉ riêng chi phí in...", anh bắt đầu.

"Chúng tôi rất hiểu những nguy cơ ông sẽ gặp với một ấn phẩm như vậy. Vì vậy chúng tôi sẽ đặt trước một khoản tiền là năm triệu đô la, chỉ phát hành trong những nước mà cuốn sách này sẽ được dịch, để xuất bản và bán. Đương nhiên sẽ có một khoản tiền hoa hồng cho đại lý là mười phần trăm. Tôi cần nói thêm là tướng Tulpanov sẽ không ngạc nhiên lắm nếu nó không có trong danh mục những cuốn sách ăn khách nhất. Chừng nào anh có thể thể hiện trong báo cáo thường niên của mình rằng một triệu bản đã được in ra, là ông ấy hài lòng. Việc phân chia lợi nhuận mới là vấn đề". Valchek nói thêm khi nhấp một ngụm vodka.

"Việc này chỉ xảy ra một lần?" Armstrong hỏi.

"Nếu ông thực hiện thành công..." Valchek ngừng lời để chọn một từ thích hợp, " dự án này, chúng tôi muốn xuất bản chừng ấy cuốn sách bìa mềm vào năm sau, tất nhiên chúng tôi biết rằng cần có thêm năm triệu đô la nữa. Sau đó sẽ phải tái bản, soát lại các bản dịch."

"Điều này hẳn đảm bảo cho hoạt động của các ông được liên tục ở tất cả các nước có sự hiện diện của KGB" Armstrong nói.

"Và là người đại diện của chúng tôi,” Valchek nói, bỏ qua lời châm chọc, "ông sẽ nhận được 10% trong bất kỳ khoản đặt cọc nào. Sau hết, chẳng có lý do gì để ông bị đối xử khác với các đại lý bình thường. Và tôi tin chắc rằng các nhà khoa học của chúng tôi sẽ còn viết được ra những bản thảo mới, xứng đáng được xuất bản hằng năm". Anh ta ngừng lời. "Chừng nào những đặc quyền của họ còn được đền đáp vào bất cứ lúc nào và theo bất cứ giá nào mà chúng tôi yêu cầu".

"Khi nào tôi được xem bản thảo?" Armstrong hỏi.

"Tôi có đem theo ", Valchek đáp, nhìn xuống chiếc cặp để bên cạnh. "Nếu ông đồng ý xuất bản, năm triệu đô la đầu tiên sẽ được trả vào tài khoản của ông ở Liechtenstein vào cuối tuần. Tôi hiểu là trước đây chúng tôi luôn cùng ông chỉ đạo mọi thương vụ như thế nào".

Armstrong gật đầu. "Tôi cần một bản sao để chuyển cho Forsdyke".

Valchek nhướng lông mày khi dĩa của anh ta được dọn đi.

"Anh ta có một nhân viên ngồi ở góc xa căn phòng". Armstrong nói. "Vì vậy ông nên chuyển giao bản thảo ngay trước khi chúng ta rời khỏi đây, và tôi sẽ cầm nó theo. Đừng lo", anh nói tiếp, cảm thấy sự lo lắng của Valchek. "Anh ta chẳng biết gì về xuất bản đâu, và phòng của anh ta có lẽ chỉ tốn thời gian để nghiên cứu những bức mật mã trong cuốn Sputniks".

Valchek phá lên cười, nhưng chẳng buồn liếc qua căn phòng khi chiếc xe dọn món tráng miệng lăn tới bàn họ, mà chỉ chăm chú nhìn vào bảng giá trước mặt anh ta.

Trong một khoảng im lặng Armstrong chợt nghe được một từ vẳng ra từ bàn bên cạnh - "nhà in". Anh bắt đầu lắng nghe cuộc đối thoại, nhưng Valchek lại hỏi ý kiến anh về một người Czech trẻ tuổi có tên là Havel mới bị bắt giam gần đây.

"Anh ta là nhà chính trị à?"

"Không, anh ta là..."

Armstrong đặt ngón tay lên môi ra hiệu cho người cộng sự cứ tiếp tục nói nhưng đừng đợi câu trả lời. Và người Nga hiểu ngay ý anh.

Armstrong tập trung vào ba người đang ngồi trong góc. Người đàn ông gầy gò, có giọng nói nhẹ nhàng ngồi sau lưng anh chỉ có thể là một người Úc, nhưng mặc dù giọng nói rất rõ ràng, Armstrong vẫn khó nghe được một từ nào của anh ta. Bên cạnh anh ta là cô gái đã hớp hồn anh ngay khi cô vừa bước vào. Anh đoán cô là người vùng Trung Âu và có lẽ quê hương cô không xa nơi chôn rau cắt rốn của anh là mấy. Bên phải cô, đối diện với người Úc là một người đàn ông có kiểu phát âm của miền Bắc nước Anh. Chưa bao giờ từ "bí ẩn" lại giải thích cho anh đầy đủ như vậy.

Khi Valchek tiếp tục nói nhỏ bằng tiếng Nga, Armstrong lấy bút từ túi áo ra và bắt đầu viết từng từ một xuống mặt sau tờ thực đơn - một công việc không dễ dàng, trừ phi bạn được một giáo sư dạy. Đây không phải là lần đầu tiên anh thầm cảm ơn những mẹo vặt của Forsdyke.

Anh viết nguệch ngoạc "John Shuttleworth, Chủ tịch WRG", một lát sau "chủ". Một khoảng thời gian trôi qua trước khi anh viết thêm "Tờ Tiếng vang Huddersfiel" và tên của sáu tờ báo khác. Anh nhìn chăm chăm vào mắt Valchek và tiếp tục lắng nghe sau đó viết tiếp "Leeds, ngày mai, lúc mười hai giờ". Trong khi tách cà phê nguội đi "giá hợp lý là 120.000". Và cuối cùng "các nhà máy đã đóng cửa một thời gian".

Khi những người ở bàn bên chuyển sang nói chuyện về môn cricket, Armstrong cảm thấy rằng mặc dù anh đã nắm được một vài thông tin ở đây, ngay bây giờ anh cần trở về văn phòng càng sớm càng tốt nếu muốn hy vọng hoàn thành được bức tranh trước mười hai giờ ngày mai. Anh xem đồng hồ, và mặc dù mới lấy bánh mì và pudding bơ lần thứ hai, anh đã gọi tính tiền. Khi hóa đơn được đưa đến, Valchek lấy tập bản thảo dày từ trong cặp ra và hãnh diện đưa nó qua bàn cho anh. Khi trả tiền xong, Armstrong đứng lên, kẹp tập bản thảo dưới cánh tay và nói với Valchek bằng tiếng Nga khi họ đi qua bàn bên cạnh. Anh liếc nhìn cô gái và thấy vẻ mặt cô giãn ra khi nghe anh và Valchek nói chuyện bằng tiếng nước ngoài.

Khi họ ra đến cửa, Armstrong thưởng người hầu bàn một bảng. "Một bữa trưa tuyệt vời, Mario", anh nói. "Và cảm ơn anh đã cho tôi ngồi gần một cô gái đẹp như vậy".

"Tôi rất vui, thưa ngài". Mario nói, bỏ tiền vào túi.

"Liệu tôi có thể biết tên người khách đã đặt bàn đó chứ?"

Mario lần ngón tay theo danh sách. "Một ông Keith Townsend nào đó, thưa ngài".

Chỉ riêng điều này cũng đã có giá một bảng, Armstrong nghĩ khi đi ra khỏi nhà hàng trước vị khách của mình.

Khi họ ra đến ngoài đường, Armstrong bắt tay người bạn Nga và đoan chắc với anh ta rằng việc xuất bản sẽ được bắt đầu ngay. "Thật dễ chịu khi được nghe điều ấy, ông bạn". Valchek nói, với một ngữ điệu Anh trau chuốt. "Còn bây giờ”, Armstrong nói ”Tôi phải rảo cẳng nếu không muốn muộn cuộc hẹn với người thợ may của tôi". Anh nhanh chóng hòa vào dòng người trên phố Strand và biến mất ở ngả Savile Row.

Khi Benson chở anh tới văn phòng, trong đầu Armstrong chẳng có Tulpanov, Yuri Gagarin hay thậm chí cả Forsdyke. Khi lên tới tầng trên cùng anh xông thẳng vào phòng làm việc của Sally, thấy cô đang nói chuyện điện thoại, anh vươn tay qua bàn cắt ngang cuộc nói chuyện của cô. "Tại sao Keith Townsend lại quan tâm tới một cái gì đó có tên là WRG?".

Sally, tay vẫn cầm ống nghe, nghĩ một lát rồi thốt lên, "Tổ hợp đường sắt miền Tây?".

"Không, không đúng - Townsend chỉ quan tâm đến các tờ báo".

“Ông có muốn tôi thử tìm hiểu không".

"Có", Armstrong nói. "Nếu Townsend đến London để mua một cái gì đó, thì tôi muốn biết đó là cái gì. Chỉ để nhóm Berlin làm công việc này, và không được để bất kỳ ai khác tham gia."

Công việc này đã làm Sally, Peter Wakeham, Stephen Hallet và Reg Benson mất tới mười hai tiếng đồng hồ, trong lúc Armstrong báo cho kế toán và thủ quỹ biết họ có hai mươi tư giờ chuẩn bị.

Lúc 4 giờ 15 Armstrong đã nghiên cứu bản báo cáo về Tổ hợp xuất bản West Riding vừa được Dunn & Bradstreet chuyển cho anh vài phút trước đó. Sau khi soát lại các con số một lượt nữa, anh cũng đồng ý với Townsend rằng 120 000 bảng là một giá phải chăng. Nhưng dĩ nhiên đó là trước khi ngài John Shuttleworth biết rằng ông ta sẽ bị phá giá.

Lúc sáu giờ chiều toàn nhóm đã ngồi quanh bàn làm việc của Armstrong sẵn sàng cung cấp những phát hiện của mình.

Stephen Hallet đã tìm ra người đàn ông còn lại ở bàn là ai, và điều này được một luật sư có liên hệ với anh xác nhận. "Họ đã đại diện cho gia đình Shuttleworth qua nửa thế kỷ", anh nói với Armstrong.

"Townsend có một cuộc họp với John Shuttleworth, chủ tịch đương thời, tại Leeds vào ngày mai, nhưng tôi không nắm được thời gian và địa điểm chính xác". Sally mỉm cười.

"Tốt lắm, Stephen. Còn anh có cái gì, Peter?"

"Tôi có số nhà và địa chỉ văn phòng Wolstenholme, giờ chạy của chuyến tàu mà anh ta sẽ đi Leeds, và số đăng ký của chiếc xe mà vợ anh ta sẽ lái khi đón anh ta ở nhà ga. Tôi đã thuyết phục cô thư ký rằng tôi là bạn học cũ của anh ta".

"Tốt, anh đã tìm hiểu được nhiều đây", Armstrong nói. "Thế còn anh, Reg?” Anh phải mất nhiều năm để không còn gọi anh ta là binh nhì Benson.

"Townsend nghỉ ở khách sạn Ritz, và cô gái cũng vậy. Cô ta tên là Kate Tulloh", anh nói tiếp, "hai mươi hai tuổi, làm việc cho tờ Sunday Chronicle”.

"Tôi nghĩ từ anh nghe được là Sydney Chronicle" Sally xen vào.

"Cái trọng âm Úc chết tiệt" Reg nói với giọng mũi đặc sệt người khu đông London. "Cô Tulloh", anh tiếp tục, "như người hầu phòng khẳng định với tôi, không chỉ ở riêng phòng với ông chủ của mình, mà còn ở dưới ông ta hai tầng lầu".

"Như vậy cô ta không phải là nhân tình của hắn", Armstrong nói. "Sally, cô có bổ sung gì không?"

"Mối liên hệ giữa Townsend và Wolstenholme là do họ cùng học ở Oxford, theo như người thư ký của trường xác nhận. Nhưng có tin buồn là John Shuttleworth là cổ đông duy nhất của West Riding Group, và thực sự là một người ẩn dật. Tôi không tìm được địa chỉ của ông ta, và ông ta cũng không có điện thoại. Trên thực tế, trong nhiều năm qua không có ai trong số những người lãnh đạo tổ hợp nhìn thấy ông ta. Vì vậy ý nghĩ phá giá trước mười hai giờ trưa mai là phi thực tế".

Tin tức của Sally làm tất cả im lặng, cuối cùng Armstrong lên tiếng "Vậy đấy. Hy vọng duy nhất của chúng ta là làm thế nào để ngăn không cho Townsend đến với cuộc gặp ở Leeds, và thay vào chỗ anh ta."

"Chẳng dễ gì làm được việc đó nếu ta không biết cuộc gặp sẽ diễn ra ở đâu", Peter nói.

"Ở khách sạn Queen", Sally đáp.

"Làm thế nào mà cô chắc như vậy?" Armstrong hỏi.

"Tôi đã gọi điện tới tất cả những khách sạn lớn ở Leeds và hỏi xem liệu có người khách nào tên là Wolstenholme đặt chỗ trước không. Khách sạn Queen trả lời rằng vị khách này đã đặt Phòng Hồng bạch từ mười hai giờ đến ba giờ, và yêu cầu được phục vụ bữa trưa cho bốn người vào lúc một giờ. Thậm chí tôi có thể nói cho ông biết thực đơn gồm những món gì".

"Tôi không biết tôi có thể làm gì nếu thiếu cô, Sally", Armstrong nói "Bây giờ, hãy rút ra lợi ích từ những điều ta đã biết. Wolstenholme đang ở..."

"Anh ta đang trên đường trở về Leeds", Peter xen vào, "anh ta đi lúc 6 giờ 50 phút từ ga King's Cross. Anh ta chắc sẽ tới nơi vào 9 giờ sáng mai".

"Còn Townsend và cô gái?" Armstrong hỏi "Reg?"

"Townsend đã đặt ô tô đưa họ tới ga King's Cross lúc 7 giờ 30 phút ngày mai, nhờ vậy họ có thể đi chuyến tàu 8 giờ 12 phút và đến Leeds vào 11 giờ 47 phút, họ có đủ thời gian tới khách sạn Queen vào đúng giữa trưa."

"Như vậy từ bây giờ đến 7 giờ 30 phút ngày mai chúng ta phải làm cách nào đó để ngăn không cho Townsend lên tàu đi Leeds". Armstrong nhìn khắp phòng, nhưng chẳng thấy ai tỏ ra hy vọng. "Và chúng ta sẽ phải đạt được một điều gì đó", anh nói thêm, "vì tôi có thể nói với mọi người rằng Townsend còn lợi hại hơn Julius Hahn nhiều, và cô Tulloh cũng không phải là một kẻ ngớ ngẩn."

Tất cả lại im lặng, sau đó Sally lên tiếng. "Tôi không có đề xuất đặc biệt gì, nhưng tôi phát hiện ra là Townsend đã ở Anh khi cha anh ta qua đời".

"Vậy sao?" Armstrong thốt lên.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 21


Báo

DAILY MIRROR

Ngày 27 tháng Mười, 1964

CAM KẾT ĐẦU TIÊN CỦA WILSON:

"CHÚNG TÔI NẮM QUYỀN VÀ CHÚNG TÔI SẼ"

Keith đồng ý gặp Kate ở Palm Court lúc 7 giờ để ăn sáng. Anh ngồi xuống chiếc bàn trong góc và xem tờ The Times. Anh chẳng hề ngạc nhiên là tại sao nó mang lại ít tiền đến vậy, và không hiểu nổi tại sao Astors chưa đóng cửa nó, vì chẳng còn ai muốn mua nó cả. Anh gọi cà phê đen, và thôi không tập trung vào câu chuyện khi ý nghĩ của anh tự nhiên hướng đến Kate. Nàng vẫn xa cách và chỉ thuần túy chuyên môn đến nỗi anh bắt đầu băn khoăn không biết liệu nàng có những người đàn ông khác trong đời không và liệu anh có dại dột không khi đề nghị nàng cùng làm việc.

Nàng đến sau 7 giờ vài phút, mang theo tờ Guardian. Không phải là cách tốt nhất để bắt đầu một ngày, Keith nghĩ, mặc dù anh phải thừa nhận rằng anh vẫn cảm thấy thích thú như lần đầu tiên nhìn thấy nàng.

"Sáng nay ông thấy thế nào?" Nàng hỏi.

"Chưa khi nào tốt hơn." Keith nói.

"Liệu nó có giống với cảm giác về một ngày ta được làm chủ một cái gì đó không?’' Nàng hỏi với một nụ cười rạng rỡ.

"Đúng", anh nói "Tôi có cảm giác là vào giờ này ngày mai tôi sẽ được làm chủ tờ báo đầu tiên của mình ở nước Anh”.

Người hầu bàn rót cho Kate một tách cà phê sữa. Nàng đã gây được ấn tượng rằng sau chỉ có một ngày ở khách sạn anh đã không cần phải hỏi xem liệu nàng có muốn lấy sữa không.

"Tối qua, Henry Wolstenholme gọi điện cho tôi ngay trước khi tôi đi ngủ." Keith nói. "Anh ta đã nói chuyện với Shuttleworth, và cho đến khi chúng ta tới Leeds, các luật sư sẽ sẵn sàng tất cả mọi bản hợp đồng để ký".

"Liệu ông có mạo hiểm quá không? Ông còn chưa nhìn thấy các nhà in kia mà".

"Không, tôi sẽ chỉ ký khi được chín mươi ngày khảo sát, vì vậy cô hãy chuẩn bị để sống một thời gian ở miền Bắc nước Anh. Vào mùa này thời tiết ở đấy rất lạnh".

"Ngài Townsend, ngài Townsend". Một người trực tầng mang tấm biển có đề tên Keith, bước thẳng tới chỗ họ. "Thư của ngài”, anh ta nói, cầm trong tay chiếc phong bì.

Keith bóc toạc chiếc phong bì và nhìn thấy dòng chữ nguệch ngoạc trên tờ giấy có in nổi tiêu ngữ của Cao ủy Úc "Gọi điện ngay. Alexander Downer".

Anh đưa nó cho Kate. Nàng cau mày. "Sao ông biết Downer?"

"Tôi gặp anh ta một lần ở Cup Melbourne". Keith nói, "nhưng đó là từ rất lâu trước khi anh ta trở thành Cao ủy. Tôi không nghĩ là anh ta còn nhớ đến tôi".

"Ông ta có thể muốn gì ở ông trong sáng nay", Kate hỏi.

"Tôi không biết. Có lẽ anh ta muốn biết tại sao tôi từ chối lời mời đến ăn bữa tối nay", anh nói và cười. "Chúng ta có thể thường xuyên đến thăm anh ta khi từ đây trở về. Vì vậy, tốt hơn là tôi nên thử nói chuyện với anh ta trước khi chúng ta đi Leeds." Anh đứng dậy khỏi ghế. "Tôi mong đợi cái ngày có điện thoại trên ô tô".

"Tôi sẽ trả phòng và đợi ông ở sảnh trước 7 giờ 30 phút", Kate nói.

"Được", Keith đáp và rời khỏi Palm Court để tìm chỗ gọi điện. Người trực sảnh chỉ cho anh chiếc bàn nhỏ đối diện với quầy tiếp tân. Keith quay số máy in trên đầu trang giấy, và gần như ngay lập tức một giọng phụ nữ trả lời. "Chào ngài, đây là Cao ủy Úc".

"Tôi có thể nói chuyện với ngài Cao ủy được không?" Keith hỏi.

"Ngài Downer đang bận, thưa ngài. Xin ngài vui lòng gọi lại sau 9 giờ 30 phút".

"Tôi là Keith Townsend. Ngài Cao ủy đã đề nghị tôi gọi tới cho ông ấy ngay lập tức".

"Ồ, vâng, thưa ngài, tôi được dặn là nếu ngài gọi tới, phải nối ngay máy tới nhà riêng. Xin ngài cầm máy".

Keith nhìn đồng hồ. Đã 7 giờ 20 phút.

"Tôi là Alexander Downer".

"Keith Townsend đây, chào ngài Cao ủy. Anh đã đề nghị tôi gọi ngay cho anh".

"Đúng, cảm ơn, Keith. Lần cuối cùng chúng ta gặp nhau là ở Cup Melbourne, nhưng tôi không nghĩ là anh còn nhớ". Ngữ điệu Úc của anh ta còn dễ nhận ra hơn cả Townsend.

"Thì thực tế là tôi vẫn nhớ đấy thôi", Townsend nói.

"Tôi rất tiếc phải báo cho anh một tin xấu, Keith. Hình như mẹ anh bị một cơn đau tim. Bà đang nằm ở Bệnh viện Royal Melbourne. Tình trạng của bà ổn định, nhưng bà phải nằm cấp cứu."

Townsend nghẹn lời. Anh đã không có mặt khi cha anh qua đời, và anh đang...

"Anh còn ở đó chứ, Keith?"

"Vâng, vâng", anh nói "Nhưng hôm trước khi đi, tôi đã ăn tối với bà, và tôi thấy bà rất khỏe mạnh".

"Tôi rất tiếc, Keith. Thật đáng nguyền rủa là điều này lại xảy ra khi anh đang ở nước ngoài. Tôi đã đặt hai chỗ ở khoang hạng nhất trên chuyến bay Qantas đến Melbourne, cất cánh lúc chín giờ sáng nay. Anh có thể sử dụng nó nếu anh rời khỏi đó. Hoặc anh có thể bay chuyến sáng mai".

"Không, tôi sẽ đi ngay bây giờ", Townsend nói.

"Anh có muốn tôi cho xe đến khách sạn để đưa anh ra sân bay không?"

"Không, không cần. Tôi đã hẹn xe đưa tôi đến nhà ga. Tôi sẽ dùng xe đó".

"Tôi đã báo trước cho nhân viên Qantas ở Heathrow, vì vậy anh sẽ không bị chậm, nhưng nếu tôi có thể giúp được điều gì thì đừng ngần ngại gọi cho tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một hoàn cảnh dễ chịu hơn”.

"Cảm ơn", Townsend đáp. Anh đặt máy xuống và chạy sang quầy lễ tân.

"Tôi sẽ trả phòng ngay bây giờ.” anh nói. "Làm ơn ghi sẵn hóa đơn ngay khi tôi quay xuống".

"Vâng, thưa ngài. Ngài vẫn cần chiếc xe đang đợi bên ngoài chứ ạ?"

"Phải", Townsend nói. Anh quay đi thật nhanh và lao lên cầu thang, chạy dọc hành lang để tìm số. Khi đến số 124, anh đập mạnh cửa. Kate mở ra, và ngay lập tức nhận thấy vẻ lo lắng trên mặt anh.

"Có chuyện gì vậy?" Nàng hỏi.

"Mẹ tôi bị đau tim. Cầm túi của cô lên. Chúng ta sẽ đi trong vòng 5 phút nữa".

"Tôi rất tiếc, thưa ông," nàng nói, "ông có muốn tôi gọi cho ông Henry Wolstenholme và cho ông ấy biết chuyện không?"

"Không, chúng ta có thể làm việc ấy ở sân bay,” Townsend vừa nói vừa lao bổ ra hành lang.

Trong khi hành lý được để vào cốp xe, anh trả tiền, boa cho người trực tầng và khi vào xe, anh nói với tài xế, "Heathrow".

"Heathrow?" Người lái xe ngạc nhiên."Theo lịch hôm nay tôi phải chở ngài tới King's Cross. Trong lịch không nói gì đến Heathrow cả".

"Tôi cóc cần biết cái lịch của anh nói gì", Townsend quát, "hãy đưa tôi đến Heathrow".

"Rất tiếc, thưa ngài, nhưng tôi có những chỉ thị của tôi. Ngài biết đấy, đến King's Cross là một cuốc xe nội hạt trong khi đi Heathrow là một chuyến đi ngoại tỉnh, và tôi không thể...”.

"Nếu anh không chạy và chạy thật nhanh. Tôi sẽ bẻ gãy cổ anh", Townsend nói.

"Tôi không muốn nghe những lời như vậy từ bất kỳ ai,” người lái xe nói. Anh ta ra khỏi xe, mở ngăn đựng hành lý và bắt đầu dỡ va ly của họ xuống vỉa hè.

Townsend gần như nhảy bổ vào anh ta thì Kate nắm tay anh lại. "ông hãy ngồi yên để tôi dàn xếp chuyện này", nàng khẽ nói.

Townsend không nghe thấy cuộc đối thoại diễn ra đằng sau xe, nhưng ít lâu sau anh nhận thấy va ly đã được bỏ lại vào cốp. Khi Kate trở vào xe, anh nói. "Cảm ơn".

"Đừng cảm ơn tôi, hãy cảm ơn anh ta", nàng thì thầm.

Người lái xe thong thả đưa xe xuống khỏi vỉa hè, vòng sang trái và hòa vào dòng xe cộ buổi sáng. Anh nhận ra rằng dòng xe rời London vào giờ này chẳng giống chút nào với hàng xe dài dằng dặc nối đuôi nhau cố chặn đường đi vào thủ đô của họ.

"Tôi sẽ gọi cho Downer ngay khi ta đến sân bay". Townsend nói khẽ.

"Ông muốn gọi lại cho ông ấy làm gì?" Kate hỏi.

"Tôi nghĩ tôi cần thử nói chuyện với bác sĩ của mẹ tôi ở Melbourne trước khi chúng ta bay, nhưng tôi không nhớ số".

Kate gật đầu. Townsend bắt đầu gõ ngón tay lên cửa sổ. Anh cố nhớ lại lần gặp mẹ gần đây nhất. Anh đã nói cho bà biết khả năng mua lại Tổ hợp West Riding, và bà đã đáp lại bằng những câu hỏi sắc sảo như thường lệ. Trước khi đi, anh hứa sẽ gọi điện cho bà từ Leeds nếu anh hoàn thành vụ giao dịch.

"Thế cô gái đi cùng con là ai?" Bà hỏi. Anh đã nói quanh, nhưng anh biết không thể lừa được bà. Anh liếc nhìn Kate và muốn nắm lấy tay nàng, nhưng hình như nàng đang nghĩ đến chuyện gì đó. Chẳng ai trong số họ thốt lên lời nào cho tới khi đến sân bay. Townsend nhảy ra khỏi xe và chạy đi kiếm xe đẩy trong khi người lái xe bỏ vali xuống. Lát sau chúng đã được xếp ngay ngắn, anh cho anh ta số tiền boa hậu hĩnh, nói vài câu cảm ơn, sau đó đẩy chiếc xe nhanh hết mức có thể, tới bàn kiểm tra, với Kate chạy theo sau.

"Chúng tôi vẫn kịp chuyến bay đến Melbourne chứ?" Townsend hỏi khi đưa hộ chiếu lên bàn kiểm tra Qantas.

"Vâng, thưa ngài Townsend", cô nhân viên trả lời, tay mở cuốn hộ chiếu của anh. "Ngài Cao ủy đã gọi đến từ trước". Cô nhìn lên và tiếp "Chúng tôi đã chuẩn bị hai vé cho ngài, một mang tên ngài, và cái kia mang tên cô Tuhllo".

"Đó là tôi". Kate nói, tay rút cuốn hộ chiếu.

"Chỗ của hai ông bà ở khoang hạng nhất, ghế số 3D và E. Xin mời ông bà đi thẳng đến cửa số 17, nơi máy bay sắp cất cánh".

Khi họ tới phòng đợi, Townsend để mặc Kate làm thủ tục vào sân băng trong khi anh ra ngoài tìm chỗ gọi điện. Anh phải xếp hàng sau ba người để đợi nói chuyện ở chiếc máy điện thoại duy nhất có hoạt động. Khi cuối cùng đã đến lượt, anh quay số nhà riêng của Henry. Máy bận. Anh cố quay số ba lần nữa, nhưng ống nghe vẫn tiếp tục phát ra những tiếng tít tít đều đặn. Khi anh bắt đầu quay số Cao ủy Úc, tiếng loa chợt thông báo tất cả các hành khách còn lại cần rời khỏi chỗ, vì cửa sắp đóng. Số máy Cao ủy bắt đầu đổ chuông, Townsend đảo mắt nhìn quanh và thấy phòng đợi chẳng còn ai ngoài anh và Kate. Anh ra hiệu cho nàng đi ra máy bay.

Townsend để chuông reo một lát nữa, nhưng không có ai trả lời. Anh bỏ cuộc và đặt ống nghe về chỗ cũ, sau đó chạy ra đường băng và thấy Kate đang đợi ở cửa máy bay. Khi họ vào trong, cửa máy bay liền đóng lại sau lưng họ.

"Ông có gặp may không?" Kate hỏi khi bắt đầu thắt dây an toàn.

"Không," Townsend nói. "Máy của Henry luôn bận, còn ở chỗ Cao ủy thì chẳng có ai trả lời".

Kate vẫn im lặng khi máy bay lướt trên đường băng. Khi nó bắt đầu dừng lại, nàng nói. "Trong khi ông gọi điện, tôi đã nghĩ. Điều này không phải là tình cờ".

Máy bay bắt đầu tăng tốc lướt dọc đường băng trong khi Townsend vội thắt dây an toàn.

"Cô muốn ám chỉ điều gì?"

"Một giờ trước", Kate nói

"Tôi chẳng hiểu cô đang nói về chuyện gì"

"Vâng, hãy bắt đầu từ chiếc vé của tôi".

"Vé của cô làm sao" Keith không hiểu.

"Vâng. Làm sao Qantas biết được tên tôi để ghi vào đó"

"Tôi cho là Cao ủy đã nói cho họ"

"Nhưng làm sao ông ấy có thể nói được?" Kate vặn. "Khi gửi cho ông giấy mời dự ăn tối, ông ấy đã không ghi tên tôi, vì không hề biết là tôi đi cùng ông".

"Anh ta có thể hỏi người quản lý khách sạn".

"Cũng có thể. Nhưng vẫn còn điều gì đó khiến tôi băn khoăn".

"Điều gì vậy?"

"Người trực tầng biết đích xác ông ngồi bàn nào".

"Vậy thì sao".

“ Ông ngồi đối diện với tôi ở trong góc phòng nhìn ra cửa sổ, nhưng tôi chỉ ngẫu nhiên ngửng lên khi anh ta bước vào Palm Court. Tôi nghĩ thật lạ là anh ta lại biết đúng chỗ phải tới, mặc dù ông ngồi quay lưng về phía anh ta".

"Anh ta có thể hỏi hầu bàn".

"Không." Kate nói. "Anh ta bước thẳng qua người hầu bàn, thậm chí chẳng buồn liếc nhìn người ấy nữa."

"Cô định đi đến đâu?"

"Và điện thoại của Henry liên tục bận mặc dù lúc đó mới chỉ hơn 8 rưỡi sáng." Máy bay bắt đầu rời mặt đất. "Và tại sao ông không thể gọi được cho ngài Cao ủy vào lúc 8 giờ 30 trong khi ông có thể làm được việc ấy lúc 7 giờ 20?"

Keith nhìn nàng chằm chằm.

"Chúng ta đã phải bay đi bởi có ai đó muốn ông không đến được Leeds vào lúc 12 giờ để ký hợp đồng."

Keith tháo dây an toàn, chạy ra lối đi và xông vào buồng lái trước khi một chiêu đãi viên ngăn anh lại. Người trưởng phi hành đoàn nghe câu chuyện của anh một cách thông cảm, nhưng chỉ cho anh thấy ông ta chẳng thể làm gì được vì máy bay đang trên đường tới Bombay.

oOo

"Chuvến bay 009 đã bay đi Melbourne cùng hai vị khách của chúng ta". Benson gọi điện về từ sân bay. "Họ sẽ ở trên không trung ít nhất là mười bốn tiếng nữa"

"Tốt lắm, Reg". Armstrong nói. "Bây giờ hãy quay trở lại Ritz. Sally đã đặt sẵn phòng mà Townsend đã ở, vậy hãy đợi điện thoại của Wolstenholme ở đó. Tôi đoán anh ta sẽ gọi điện ngay sau mười hai giờ. Bởi sau đó tôi đã tới khách sạn Queen, và tôi sẽ cho cậu biết số phòng".

Keith ngồi xuống ghế của mình trên máy bay, anh đấm lên chỗ để tay. "Chúng là ai, và làm sao chúng biết việc này?"

Kate gần như đã rõ kẻ ấy là ai và bằng cách nào hắn biết việc này.

Ba giờ sau, một cuộc điện thoại được gọi tới khách sạn Ritz cho ngài Keith Townsend. Nhân viên tổng đài đã theo lời dặn ban sáng của một quý ông vô cùng hào phóng nối máy cho phòng 319, ở đó Benson đang ngồi trên giường.

"Có phải Keith đó không?" Một giọng lo lắng hỏi.

"Xin cho biết ai đang gọi đấy?"

"Henry Wolstenholme," người kia nói.

"Xin chào ngài Wolstenholme. Ngài Townsend đã cố gọi cho ngài buổi sáng nay, nhưng đường dây của ngài liên tục bận".

"Tôi biết, có ai đó đã gọi cho tôi suốt quãng 7 giờ, nhưng là nhầm máy. Sau đó tôi đã thử gọi, nhưng đường dây mất tín hiệu. Nhưng Keith đâu?"

"Ông ấy đang bay về Melbourne. Mẹ ông ấy bị đau tim và ngài Cao ủy đã thu xếp đặt vé cho ông ấy".

"Tôi rất buồn khi nghe tin về mẹ của Keith, nhưng tôi lo rằng ông Shuttleworth có thể không muốn duy trì hợp đồng nữa. Rất khó bắt ông ấy gặp lại chúng ta sau những chuyện này".

Benson đọc lại chính xác những từ Armstrong đã ghi trước mặt anh: "Ngài Townsend dặn tôi rằng ông ấy đã cử một người đại diện tới Leeds với đủ quyền ký mọi bản hợp đồng, chừng nào ông không phản đối ".

"Tôi không phản đối," Wolstenholme nói. "Chừng nào anh ta sẽ tới".

"Hiện có lẽ ông ấy đang ở khách sạn Queen. Ông ấy đi Leeds ngay sau khi ngài Townsend khởi hành tới sân bay Heathrow. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu hiện giờ ông ấy đang ở khách sạn tìm ngài."

"Tốt hơn là bây giờ tôi xuống phòng đợi và xem xem liệu tôi có thể tìm thấy anh ta không," Wolstenholme nói.

"Tiện thể,” Benson nói, "kế toán của chúng tôi muốn kiểm tra lại con số cuối cùng - 120 000 bảng”

"Cộng với mọi phí tổn pháp luật," Wolstenholme nói.

” Cộng với mọi phí tổn pháp luật," Benson lặp lại. "Tôi sẽ không giữ ngài lâu nữa, ngài Wolstenholme." Anh đặt máy.

Wolstenholme rời Phòng Hồng bạch và đi xuống bằng thang máy, tin chắc rằng nếu luật sư của Keith có dự thảo tổng số tiền, anh vẫn có thể thu xếp mọi chuyện trước khi Shuttleworth tới. Chỉ có một vấn đề duy nhất: anh chẳng có khái niệm gì về người anh đang tìm.

Benson yêu cầu tổng đài nối máy cho anh tới một số máy ở Leeds. Khi có tiếng trả lời, anh đề nghị được nói chuyện với phòng 217.

"Làm tốt lắm. Benson", Armstrong nói sau khi anh xác nhận con số 120.000 bảng."Bây giờ thì hãy trả phòng, thanh toán hóa đơn bằng tiền mặt và nghỉ nốt ngày hôm nay".

Armstrong rời phòng 217 và đi thang máy xuống tầng trệt. Khi bước vào phòng đợi anh nhìn thấy Hallet đang nói chuyện với người đàn ông mà anh đã thấy ở Savoy. Anh tiến thẳng đến chỗ họ. "Chào ông," anh nói. "Tên tôi là Richard Armstrong, và đây là luật sư của công ty. Tôi nghĩ ông đang đợi chúng tôi".

Wolstenholme nhìn Armstrong chằm chằm. Anh có thể thề rằng trước đây đã gặp người này ở đâu đó. "Vâng, tôi đã đặt trước Phòng Hồng bạch vì vậy chúng ta sẽ không bị lúng túng."

Hai người gật đầu và đi theo anh. "Có tin xấu về mẹ của Keith," Wolstenholme nói khi họ bước vào sảnh.

"Vâng, có lẽ vậy?" Armstrong nói, thận trọng không nói thêm bất cứ điều gì để họ có thể đổ trách nhiệm cho anh về sau.

Khi tất cả đã ngồi xuống xung quanh chiếc bàn họp trong Phòng Hồng bạch, Armstrong cùng Hallet rà soát chi tiết bản hợp đồng, trong khi Wolstenholme ngồi trong góc nhấm nháp li cà phê. Anh ngạc nhiên thấy họ xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết của bản dự thảo cuối cùng trong khi Keith chính là người đã phê chuẩn nó, nhưng anh cũng phải thừa nhận rằng nếu ở địa vị của họ, anh cũng sẽ làm như vậy. Hết lần này đến lần khác Hallet nêu lên những câu hỏi mà sau đó luôn được trao đổi kín đáo với Armstrong. Một giờ sau họ trả lại bản hợp đồng cho Wolstenholme xác nhận rằng mọi điều đều đúng với yêu cầu.

Wolstenhome đang sắp hỏi một số câu về anh ta thì một người đàn ông tuổi trung niên, mặc chiếc áo có từ hồi trước chiến tranh, giờ đã lỗi mốt, lê bước vào. Wolstenholme giới thiệu John Shuttleworth đang mỉm cười ngượng ngập. Sau khi bắt tay nhau Armstrong nói. "Chúng ta chẳng còn việc gì để làm ngoại trừ việc ký vào bản hợp đồng."

John Shuttleworth gật đầu đồng ý. Armstrong lấy bút từ túi áo khoác ngoài và ký vào chỗ ngón tay run run của Stephen đang đặt vào. Anh chuyển bút cho Shuttleworth, ông ký vào giữa chỗ gạch chéo bằng bút chì mà không thốt lên lời nào. Sau đó Stephen chuyển 120 000 bảng cho Wolstenholme. Viên luật sư gật đầu khi Armstrong nhắc anh ta rằng vì đây là tiền mặt, có lẽ khôn ngoan hơn cả là nên gửi ngay vào ngân hàng.

"Tôi sẽ đi ít phút trong khi các ông ngồi vào bàn." Wolstenholme nói.

Khi Wolstenholme quay lại, anh thấy Shuttleworth đang ngồi một mình ở bàn ăn. "Thế hai người kia đâu?" Anh hỏi.

"Họ đã xin lỗi không thể đợi để ăn trưa, họ phải quay về London." Wolstenholme thấy khó hiểu. Còn một số câu anh muốn hỏi - và anh không biết phải gửi hóa đơn thanh toán đến đâu. Shuttleworth rót cho anh một cốc sâm pan và nói."Xin chúc mừng, Henry. Anh không thể làm tốt hơn. Tôi phải nói rằng anh bạn Townsend của anh rõ ràng là một người năng động."

"Không phải nghi ngờ về điều đó," Wolstenhome nói.

"Và hào phóng nữa," Shuttleworth nói.

"Hào phóng?”

"Đúng - có lẽ họ đã đi mà không chào tạm biệt, nhưng họ để lại hai chai sâm pan."

Buổi tối, khi Wolstenholme về đến nhà, có điện thoại gọi. Anh nhấc máy và thấy Townsend ở đầu dây bên kia.

"Tôi rất tiếc vì chuyện của mẹ anh," Henry cất lời.

"Mẹ tôi chẳng làm sao cả," Townsend gằn giọng.

"Cái gì?" Henry nói. "Nhưng..."

"Tôi sẽ trở lại bằng chuyến bay gần nhất. Tôi sẽ tới Leeds vào chiều mai".

"Không cần làm vậy đâu, ông bạn," Henry nói, không ngạc nhiên lắm. "Shuttleworth đã ký rồi."

"Nhưng hợp đồng vẫn cần chữ ký của tôi," Townsend nói.

"Không, không cần. Người đại diện của anh đã ký mọi điều khoản thuộc phần anh," Henry nói, "và tôi đảm bảo với anh rằng mọi thủ tục giấy tờ đều đúng theo yêu cầu."

"Người đại diện của tôi?" Townsend đã hiểu ra.

"Phải, một ông Richard Armstrong nào đó. Tôi vừa gửi khoản tiền 120 000 bảng của anh ta vào ngân hàng ngay trước bữa trưa. Thực sự là anh chẳng cần phải quay lại làm gì. WRG giờ đã thuộc về anh."

Townsend dập máy và quay người lại để nhìn Kate đang đứng sau lưng anh."Tôi sẽ đi Sydney, nhưng tôi muốn cô quay lại London và tìm hiểu mọi điều về người đàn ông có tên là Richard Armstrong."

"Vậy đó là tên của người đàn ông ngồi bàn cạnh chúng ta ở Savoy."

"Có vẻ như vậy," Townsend dằn từng từ.

"Và bây giờ ông ta là chủ tổ hợp West Riding?"

"Đúng vậy."

" Ông không thể làm gì được sao?"

"Tôi có thể kiện anh ta vì tội mạo nhận, thậm chí về tội lừa đảo, nhưng việc ấy phải mất nhiều năm. Trong bất kỳ trường hợp nào, kẻ làm toàn bộ chuyện này đã chắc rằng hắn được luật pháp bảo vệ. Và còn một điều chắc chắn nữa là Shuttleworth sẽ không muốn làm nhân chứng trong bất cứ phiên tòa nào".

Kate trầm tư. "Vậy thì tôi không thể tìm hiểu được nhiều trong chuyện quay lại London này. Tôi ngờ rằng cuộc chiến giữa ông và Richard Armstrong mới chỉ bắt đầu. Chúng ta có thể có một buổi tối thú vị ở Bombay," nàng thú nhận. "Tôi chưa bao giờ tới Ấn Độ."

Townsend nhìn nàng, nhưng không nói gì cho tới khi anh nhận ra một đại úy TWA đang đi về phía họ.

"Khách sạn nào là tốt nhất ở Bombay?" Anh hỏi anh ta.

Viên đại úy dừng lại. "Người ta bảo tôi rằng Grand Place là một nơi có thể ở được, nhưng thực tế bản thân tôi chưa bao giờ nghỉ ở đó," anh ta đáp.

"Cảm ơn," Townsend nói, và bắt đầu đẩy hành lý theo lối ra. Ngay khi họ bước ra khỏi phòng đợi của sân bay thì trời bắt đầu đổ mưa.

Townsend chất hành lý lên một chiếc taxi đợi sẵn mà anh cảm thấy chắc chắn là không được chấp nhận ở bất kỳ một thành phố nào khác. Khi anh vào xe theo sau Kate, họ bắt đầu chuyến hành trình dài tới Bombay. May mà một số đèn đường đang sáng, chiếc xe chẳng có đèn, cũng chẳng có cần gạt nước. Còn người lái xe thì hình như không biết cách vào số hai. Nhưng anh ta có thể xác nhận trong ít phút rằng Grand Place là "một nơi có thể ở được".

Khi cuối cùng xe đã lướt trên đường dẫn vào khách sạn, một tiếng sấm vang lên trên đầu họ. Keith phải thừa nhận rằng toà nhà trắng lộng lẫy chắc chắn là rộng rãi và nguy nga, cho dù nhiều khách du lịch theo mùa có thể miễn cưỡng thêm vào đó từ "trưởng giả".

"Hân hạnh được đón ông bà," một người đàn ông mặc bộ đồng phục sẫm màu nói khi họ bước vào đại sảnh có nền lát đá cẩm thạch. "Tôi tên là Baht, quản lý ở đây. Phiền ông bà cho tôi biết tên để đăng ký phòng?"

"Chúng tôi không đặt phòng từ trước. Chúng tôi cần hai phòng," Keith nói.

"Thật không may," Baht nói, "vì tôi dám chắc là chúng tôi đã hết phòng cho đêm nay. Hãy để tôi xem lại." Anh ta dẫn họ tới bàn đặt phòng và nói vài câu với người nhân viên ở đó. Người nhân viên lắc đầu. Baht đích thân xem lại danh sách đặt phòng và cuối cùng quay về phía họ.

"Tôi rất rất tiếc phải nói với ông bà rằng chúng tôi chỉ còn một phòng trống," anh ta nói, chắp hai tay vào nhau, có lẽ hy vọng một phép màu để nó sẽ biến thành hai. "Và tôi sợ rằng..."

" Ông sợ....?” Keith nói.

"Đó là ở Phòng Hoàng gia, thưa ngài."

"Thật thích hợp để nhớ lại những quan điểm của ông về nền quân chủ." Kate nói, cố nhịn cười. "Trong phòng có ghế bành chứ?" Nàng hỏi.

"Có vài cái," người quản lý ngạc nhiên nói, chưa bao giờ có ai hỏi anh ta một câu như vậy.

"Vậy thì chúng tôi lấy phòng đó,” Kate nói.

Baht vỗ tay và một nhân viên trong chiếc áo đồng phục dài màu đỏ, quần chẽn đỏ và chiếc khăn xếp màu đỏ vội vàng mang hành lí của họ đi trước.

"Dãy phòng rất đẹp," anh ta nói khi đi trên chiếc cầu thang rộng. Kate bỗng cười phá lên. "Huân tước Mountbatten đã ngủ ở đây," anh ta nói thêm với niềm kiêu hãnh rõ rệt,"và nhiều lãnh chúa. Rất đẹp." Anh ta đặt hành lý xuống lối vào Phòng Hoàng gia, tra chiếc chìa khóa lớn vào ổ và đẩy tung hai cánh cửa, bật đèn và đứng tránh sang bên nhường chỗ cho họ vào.

Hai người bước vào căn phòng rộng mênh mông. Sát bức tường đối diện là một chiếc giường đôi rộng rãi, sang trọng, đủ chỗ cho nửa tá lãnh chúa ngủ. Và Keith chán ngán thấy rằng, đúng như Baht đã hứa, ở đây có nhiều chiếc ghế bành lớn.

"Chiếc giường đẹp," người nhân viên nói, đặt hành lý của họ xuống giữa phòng. Keith đưa anh ta tờ một bảng. Người nhân viên cúi đầu, quay lại và đi khỏi phòng cùng lúc một tia chớp loé lên trên bầu trời và đèn đột nhiên phụt tắt.

" Ông định xử lý chuyện này thế nào?" Kate hỏi.

"Nếu cô nhìn ra ngoài cửa sổ, cô sẽ thấy rằng điều này được tiến hành bởi một quan chức cao hơn tôi rất nhiều." Kate quay lại để nhìn cả thành phố nằm trong bóng tối.

"Vì vậy, hoặc chúng ta sẽ đứng nguyên đợi có điện, hoặc chúng ta sẽ tìm chỗ nào đó để ngồi?" Keith quờ tay trong bóng tối, và chạm vào hông Kate. " Ông hãy dẫn đường đi," nàng nói, nắm lấy tay anh. Anh bước những bước nhỏ về phía chiếc giường, tay kia sờ soạng phía trước cho tới khi cuối cùng va phải chiếc cột trong góc. Cùng lúc ấy họ cảm thấy chiếc nệm rộng và cười phá lên.

"Một chiếc giường đẹp,” Keith nói.

"Được nhiều lãnh chúa nằm," Kate tiếp.

"Và được huân tước Mountbatten ngủ trên đó," Keith nói thêm.

Kate cười. "Nhân thể, Keith, ông không phải mua cả công ty điện Bombay chỉ để đưa tôi lên giường. Tôi đã mất một tuần vừa qua cho ý nghĩ rằng ông là mối quan tâm duy nhất của tôi."

Phần IV: Cuộc chiến của Armstrong và Townsend với tờ Globe
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 22


Báo

THE TIMES

Ngày 1 tháng Tư, 1966

CÔNG ĐẢNG NẮM QUYỀN

Armstrong liếc qua người nhân viên đánh máy mà anh không nhận ra, bước vào văn phòng và thấy Sally đang nói chuyện qua điện thoại.

"Tôi hẹn gặp ai đầu tiên?"

"Derek Kirby," cô nói, khum tay che lên miệng.

"Thế ông ta là ai?"

"Cựu tổng biên tập tờ Daily Express. Một người đàn ông nghèo suốt tám tháng qua, nhưng ông ta tự cho là có một số thông tin thú vị dành cho ông. Tôi gọi ông ta vào bây giờ nhé?"

"Không, cứ để ông ta chờ chút nữa," Armstrong nói. "Ai đang gọi đấy?"

"Phil Barker. Anh ấy gọi từ Leeds."

Armstrong gật đầu và đón lấy ống nghe để nói chuyện với Giám đốc điều hành mới của Tổ hợp West Riding.

"Họ có đồng ý với thời hạn của tôi không?"

"Họ trả 1,3 triệu bảng, thanh toán làm nhiều lần trong vòng sáu năm tới - chừng nào việc bán ra còn ổn định. Nhưng nếu số phát hành giảm xuống trong năm đầu tiên thì mọi khoản tiền trả kế tiếp cũng sẽ gĩảm theo."

"Họ không thấy sai sót trong hợp đồng chứ?"

"Không,” Barker nói. "Họ cho là ông muốn nâng số phát hành trong năm đầu".

"Tốt. Chỉ cần anh ấn định con số thanh toán thấp nhất có thể được, sau đó chúng ta sẽ bắt đầu xây dựng lại chúng trong năm thứ hai. Bằng cách ấy tôi hy vọng sẽ gặp may. Còn tờ Hull Echo và tờ Grimsby Times thì sao?"

"Vẫn còn quá sớm để nói được điều gì, nhưng giờ đây mọi người đều biết ông là người mua, Dick, công việc của tôi không dễ dàng chút nào."

"Chúng ta sẽ phải yêu cầu nhiều hơn và giảm chi phí đi."

"Và ông có đề xuất gì để làm được việc ấy?" Barker hỏi.

"Bằng cách thêm một số điều khoản cam kết rằng chúng ta hoàn toàn không có ý định giữ lại. Đừng bao giờ quên rằng những công ty gia đình kiểu cũ ít khi đi kiện, và họ không muốn kết thúc ở tòa án. Vì vậy hãy luôn nắm giữ lợi thế về mặt luật pháp. Đừng phá vỡ luật lệ, chỉ bẻ cong đến mức đủ để nó không bị gãy. Cứ xem gió chiều nào thì che chiều ấy." Armstrong đặt ống nghe xuống.

"Derek Kirby vẫn đang đợi," Sally nhắc anh.

Armstrong nhìn đồng hồ. "Ông ta phải đợi bao lâu rồi?"

"Hai mươi, hai nhăm phút."

"Vậy cứ để ông ta đợi."

Sau hai mươi mốt năm, Sally biết chính xác lời mời nào Armstrong sẽ nhận, khoản từ thiện nào anh không muốn bỏ tiền, cuộc họp nào anh bằng lòng tham gia và anh muốn có mặt trong những buổi tiệc của ai. Một qui tắc là hãy nói có với bất kỳ thứ gì có lợi cho công việc của anh, và nói không với những thứ còn lại. Bốn mươi phút sau khi đã gấp cuốn sổ tốc ký lại, cô nhận ra rằng Derek Kirby đã đợi hơn một tiếng đồng hồ.

"Thôi được, cô có thể cho ông ta vào. Nhưng nếu nhận được bất kỳ cuộc gọi nào đáng chú ý thì hãy nối ngay vào chỗ tôi."

Khi Kirby bước vào phòng, Armstrong không đứng lên, mà chỉ đưa tay chỉ vào chiếc ghế đối diện.

Kirby có vẻ căng thẳng; Armstrong đã thấy việc để một người nào đó phải đợi lâu hầu như luôn khiến họ nổi cáu. Người khách của anh khoảng bốn mươi lăm tuổi, mặc dù những nếp nhăn trên trán và cái đầu hói khiến ông ta trông già hơn. Bộ quần áo thì khá lịch sự, nhưng không phải là mốt mới nhất, và mặc dù chiếc áo sơ mi rất sạch sẽ và được là ủi cẩn thận, cổ và tay áo đã bắt đầu sờn. Armstrong đoán rằng ông ta đã ngồi chơi xơi nước khá lâu kể từ khi rời khỏi tờ Express, và đã tiêu hết tiền trong tài khoản. Cho dù Kirby bán cái gì, anh đều có thể trả một nửa giá và thanh toán cho ông ta một phần tư.

"Chào ngài Armstrong," Kirby nói trước khi ngồi xuống.

"Tôi xin lỗi đã bắt ông phải đợi," Armstrong nói, "nhưng có một số việc khẩn cấp."

"Tôi hiểu," Kirby nói.

"Vậy, tôi có thể làm gì cho ông?"

"Không, đây là cái tôi có thể làm cho ngài." Kirby nói, Armstrong nghe như tiếng vọng từ một đường dây điện thoại tốt.

Armstrong gật đầu. "Tôi đang nghe."

"Tôi có một thông tin bí mật có thể cho phép ông với tay đến một tờ báo cấp toàn quốc."

"Đó không thể là tờ Express," Armstrong nói, nhìn qua cửa sổ, "bởi chừng nào Beaverbrook còn sống...”

"Không, tờ này còn lớn hơn."

Armstrong im lặng một lát rồi nói, "Ngài dùng cà phê chứ, thưa ngài Kirby?"

"Tôi thích một tách trà hơn," người cựu Tổng biên tập đáp. Armstrong nhấc một chiếc điện thoại trên bàn. "Sally, cho chúng tôi hai tách trà" - một tín hiệu báo rằng cuộc hẹn có thể kéo dài hơn dự kiến, và rằng anh không muốn bị quấy rầy.

"Nếu tôi nhớ không nhầm thì ông đã là Tổng biên tập của tờ Express," Armstrong nói.

"Đúng, bảy trong tám năm qua."

"Tôi không hiểu tại sao họ sa thải ông."

Sally bước vào phòng mang theo chiếc khay. Cô đặt một tách trà trước mặt Kirby và tách kia trước mặt Armstrong.

"Người kế nhiệm ông là đồ trẻ nít, còn ông chưa bao giờ thực sự dành đủ thời gian để tự chứng tỏ mình."

Một nụ cười hiện lên trên mặt Kirby khi ông cho chút sữa vào tách trà, thêm vào đó hai viên đường và ngả lưng dựa vào ghế. Ông cảm thấy đây không phải là lúc chỉ cho Armstrong thấy rằng gần đây ông đã thuê lại người kế nhiệm ông để biên tập một trong những tờ báo của ông.

"Vậy nếu đó không phải là tờ Express, thì chúng ta đang đề cập đến tờ báo nào?"

"Trước khi nói thêm bất cứ điều gì, tôi cần làm rõ về vị trí của tôi," Kirby nói.

"Tôi không hiểu." Armstrong ngửng lên và nhìn ông chăm chú.

"Vâng, sau kinh nghiệm với tờ Express, tôi muốn chắc rằng cái ghế của tôi được đảm bảo,"

Armstrong không nói gì. Kirby mở cặp và lấy ra một văn bản "Luật sư của tôi đã soạn thảo cái này để bảo vệ..."

"Hãy cho tôi biết ông muốn gì, Derek, mọi người đều biết về những lời hứa danh dự của tôi."

"Văn bản này quy định rằng nếu ông nắm được quyền kiểm soát tờ báo được nói đến, tôi sẽ được nhận chức Tổng biên tập, hoặc được nhận một khoản hoa hồng là 100.000 bảng." Ông ta đưa cho Armstrong tờ thoả thuận.

Armstrong nhanh chóng đọc qua nó. Ngay khi nhận ra nó không đề cập đến bất kỳ khoản lương nào, mà chỉ nói đến chức Tổng biên tập, anh ký vào phía trên dòng chữ ghi tên anh ở cuối tờ giấy. Anh đã tống khứ một người ở Bradford bằng cách để anh ta giữ chức Tổng biên tập và sau đó trả cho anh ta một bảng một năm. Anh muốn khuyên Kirby rằng một luật sư rẻ tiền luôn mang lại những kết quả rẻ tiền, nhưng anh tự bằng lòng với việc đưa trả lại văn bản có chữ ký phía dưới cho nguời nhận đang háo hức.

"Cảm ơn." Kirby nói, đã tin tưởng hơn một chút.

"Vậy ông muốn nói là tờ báo nào?"

"Tờ Globe."

Đây là lần thứ hai trong buổi sáng Armstrong ngạc nhiên. Tờ Globe là một trong những thần tượng của phố Fleet. Không một ai cho rằng nó có thể được bán.

"Nhưng mọi cổ phần của nó đều do một gia đình nắm giữ," Armstrong nói.

"Đúng thế, hai anh em trai và một bà chị dâu. Walter, Alexander và Margaret Sherwood. Và vì Walter là chủ tịch, mọi người đều tưởng ông ấy kiểm soát công ty. Nhưng thực ra thì cổ phần được chia đều trong số họ."

"Tôi cũng biết như vậy," Armtrong nói. "Điều này đã được thông báo trong mọi tiểu sử của ngài Walter mà tôi đã đọc".

"Đúng. Nhưng điều không được thông báo là sự bất hòa gần đây giữa họ.”

Armstrong nhướng mày.

"Thứ ba tuần trước họ đã gặp nhau trong bữa tối tại căn hộ của Alexander ở Paris. Walter bay đến từ London, còn Margaret từ New York, có vẻ như để kỳ niệm sinh nhật lần thứ sáu hai của Alexander. Nhưng nó không trở thành một lễ kỷ niệm, vì Alexander và Margaret cho Walter biết rằng họ đã chán ngấy việc ông ta không quan tâm đúng mức đến những gì đang xảy ra ở tờ Globe, và đổ lỗi cho ông ta về chuyện giảm số phát hành. Từ khi ông ấy trở thành chủ bút, lượng phát hành đã giảm từ trên bốn triệu xuống chưa đầỵ hai triệu, thụt lùi so với tờ Daily Citizen hiện đang vỗ ngực là nhật báo có số phát hành lớn nhất toàn quốc. Họ kết tội ông ta dành quá nhiều thời gian cho Câu lạc bộ Đua ngựa và trường đua. Phát súng thực sự đã được châm ngòi, Alexander và Margaret đã nói rõ rằng mặc dù trước kia họ đã gạt bỏ nhiều lời đề nghị về những cổ phần của họ, điều ấy vẫn không có nghĩa là họ sẽ làm thế trong tương lai, vì họ không có ý định hy sinh cuộc sống của mình chỉ đơn giản vì sự bất tài của ông ta."

"Làm thế nào ông biết được những chuyện này?" Armstrong hỏi.

"Bà nấu bếp," Kirby trả lời.

"Bà nấu bếp?" Armstrong nhắc lại.

"Bà ấy tên là Lisa Milton. Bà ấy đã làm cho chủ khách sạn phố Fleet trước khi Alexander đề nghị về làm cho ông ta ở Paris". Ông ta ngừng lời. "Alexander không phải là người chủ dễ chịu nhất, và Lisa sẽ thôi việc để trở về London nếu..."

"...nếu bà ta có đủ khả năng làm như vậy?" Armstrong nói rõ hơn.

Kirby gật đầu. "Lisa có thể nghe được mọi điều họ nói khi bà ấy làm bữa tối trong bếp. Thực ra, bà ấy bảo tôi là sẽ không ngạc nhiên nếu nghe được toàn bộ cuộc trao đổi từ tầng trên hoặc tầng dưới."

Armstrong mỉm cười. "Ông làm tốt đấy, Derek. Ông còn biết thêm thông tin nào có thể có ích cho tôi không?"

Kirby cúi xuống và lấy từ cặp ra một tập tài liệu lớn. "Ông sẽ tìm được mọi chi tiết về ba người đó trong này. Tiểu sử, địa chỉ, số điện thoại, thậm chí cả tên cô nhân tình của Alexander. Nếu ông cần bất cứ điều gì, có thể gọi trực tiếp cho tôi." Ông ta đẩy tấm các qua bàn.

Armstrong đón tập tài liệu và đặt nó trước mặt, nhét tấm các vào ví. "Cảm ơn," anh nói. "Nếu bà nấu bếp cho biết thêm bất kỳ tin gì mới hoặc ông muốn cho tôi biết bất kỳ điều gì, tôi luôn sẵn sàng. Hãy dùng dường dây trực tiếp của tôi." Anh đưa các của mình cho Kirby.

"Tôi sẽ gọi ngay khi nghe được cái gì mới." Kirby nói và đứng lên.

Armtrong tiễn ông ta ra cửa, và khi họ vào phòng Sally anh quàng tay qua vai ông ta. Khi họ bắt tay, anh quay lại cô thư ký và nói, "Derek phải luôn luôn có thể nói chuyện được với tôi, dù là ngày hay dêm và dù tôi đang tiếp bất kỳ ai.”

Ngay khi Kirby đi khỏi, Sallỵ vào phòng Armstrong. Anh đang xem trang đầu tiên của tập hồ sơ về Sherwood "Ý ông muốn nói gì khi ông bảo Kirby luôn có thể được nói chuyện với ông dù là ngày hay đêm?".

"Trước mắt thì đúng như thế. Nhưng bây giờ tôi muốn cô thu xếp để tôi có thể tới Paris gặp Alexander Sherwood. Nếu chuyến đi ấy tỏ ra thành công, tôi cần tới New York để gặp bà chị dâu của ông ta."

Sallv bắt đầu lướt qua những trang giấy. "Lịch làm việc của ỏng dầy đặc những cuộc hẹn," cô nói.

"Như thể máu ở chỗ nha sĩ vậy,” Armstrong cáu kỉnh. "Hãy xem tôi hủy bỏ hết chúng khi tôi ăn trưa xong. Và trong khi cô đi ăn, hãy xem qua tập hồ sơ này. Sau đó có lẽ cô sẽ hiểu tại sao việc gặp Sherwood lại quan trọng đến thế - nhưng đừng để bất cứ ai nhúng mũi vào."

Anh xem đồng hồ và ra khỏi phòng. Khi ra đến hành lang, đôi mắt anh dừng lại ở cô đánh máy mới mà ban sáng anh đã để ý. Đúng lúc cô nhìn lên và mỉm cười. Trên đường đến Savoy, anh bắt Reg phải tìm hiểu mọi điều có thể về cô gái ấy.

Armstrong thấy khó tập trung vào bữa ăn - mặc dù người khách của anh là một Bộ trưởng - vì anh còn mải hình dung việc trở thành ông chủ của tờ Globe. Trong mọi trường hợp, anh đã nghe thấy rằng vị Bộ trưởng đặc biệt này sẽ bị cách chức ngay khi Thủ tướng tiến hành cải tổ nội các. Ông ta hoàn toàn chẳng lấy làm tiếc khi Thủ tướng nói rằng ông ta phải ra đi sớm, vì tối nay Bộ của ông ta sẽ phải trả lời chất vấn của Quốc hội. Armstrong gọi thanh toán.

Anh nhìn theo vị Bộ trưởng vụt qua trên chiếc xe riêng, và hy vọng người nghèo không dùng nó như thế. Khi vào ngồi trên chiếc ghế sau xe, những ý nghĩ của anh lại quay về với tờ Globe.

"Xin lỗi ông." Benson nói, liếc nhìn gương chiếu hậu.

"Cái gì?" Armstrong gắt.

"Ông muốn tôi tìm hiểu về cô gái".

"Ah, ừ", giọng Amstrong chùng xuống.

"Cô ấy là nhân viên hợp đồng, tên là Sharon Levitt, thay thế cho thư ký của ông Wakeham đang nghỉ phép. Cô ấy mới vào được khoảng một hai tuần."

Armstrong gật đầu. Khi anh ra khỏi thang máy và vào phòng, anh thất vọng khi thấy cô Sharon không còn ngồi ở chiếc bàn trong góc.

Sally theo anh vào phòng, tay nắm chặt cuốn lịch làm việc và một tập giấy. "Nếu ông hủy bỏ buổi phát biểu với SOGAT vào tối thứ bảy," cô mở đầu, "và bữa ăn trưa với vợ ông vào ngày Chủ nhật..." Armstrong thô bạo khoát tay.

"Đó là ngày sinh nhật bà ấy." Sally nhắc khẽ.

"Hãy gửi cho cô ấy bó hoa, tới Harrods chọn một món quà và nhắc tôi hôm đó gọi điện cho cô ấy."

"Và không nghỉ tất cả những ngày cuối tuần..."

"Thế Alexander Sherwood thì sao?"

"Tôi đã gọi cho thư ký của ông ta ngay trước bữa trưa. Và tôi ngạc nhiên thấy ông ấy đích thân gọi lại mấy phút sau đó".

"Và sao?" Armstrong hỏi.

"Thậm chí ông ấy chẳng hỏi tại sao ông muốn gặp ông ấy, mà chỉ hỏi liệu ông có muốn ăn trưa với ông ấy vào lúc một giờ ngày thứ bảy, tại căn hộ của ông ấy ở Monmartre hay không."

"Tốt lắm. Sally. Tôi cũng cần gặp bà nấu bếp trước khi gặp ông ta."

"Lisa Milton.” Sally nói. ”Bà ấy sẽ gặp ông tại khách sạn George V trong bữa sáng hôm ấy."

"Còn tất cả những gì cô cần làm tối nay là kết thúc các bức thư."

"Ông quên mất là tôi có cuộc hẹn với nha sĩ vào lúc 4 giờ. Tôi đã nhổ răng hai lần, và hàm răng của tôi bắt đầu..."

Armstrong định bảo cô nhổ lần thứ ba, nhưng anh sực nhớ. "Tất nhiên là cô không phải hủy bỏ cuộc hẹn, Sally. Hãy bảo cô thư ký của Wakeham làm thay cô".

Sally không giấu được ngạc nhiên, vì Dick chưa bao giờ cho phép bất cứ ai làm thay cô kể từ ngày đầu tiên cô làm cho anh.

"Tôi nghĩ anh ta đang dùng một nhân viên hợp đồng trong vài tuần tới.”

"Đúng thế. Đó chỉ là thói huyênh hoang thường lệ".

"Tôi sẽ đi và kiếm cô ta," Sally nói, khi điện thoại riêng trên bàn Armstrong bắt đầu đổ chuông. Đó là Stephen Hallet, xác nhận rằng anh đã cho đăng khiếu nại về lời phỉ báng chống lại Tổng biên tập tờ Daily Mail và cho rằng Dick nên khôn ngoan giảm số phát hành trong một vài ngày tới.

"Anh có tìm ra kẻ đầu tiên đã để lộ chuyện không?" Armstrong hỏi.

"Không, nhưng tôi ngờ rằng nó xuất phát từ Đức," Hallet nói.

"Nhưng mọi chuyện đã từ nhiều năm trước." Armstrong nói. "Trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng đã dự đám tang của Julius Hahn, vì vậy không thể là ông ta. Tôi vẫn đặt cuộc là Townsend.

"Tôi không biết kẻ ấy là ai, nhưng có một kẻ nào đó ở bên ngoài đang muốn làm mất thể diện ông. Song tôi nghi rằng trong một vài tuần tới chúng ta phải đăng một loạt những khiếu nại để dập chuyện này đi. Ít ra thì bằng cách này bọn họ sẽ phải tốn sức gấp đôi để nghĩ xem nên in cái gì trong tương lai."

"Hãy gửi cho tôi bản sao của tất cả những gì có dính dáng tới tôi," anh nói. "Nếu anh cần gặp tôi ngay, tôi sẽ ở Paris hết kỳ nghỉ cuối tuần."

"Chúc ông may mắn." Hallet nói. " Và hãy cho tôi gửi lời hỏi thăm Charlotte".

Sally bước vào phòng, theo sau là một cô gái tóc vàng, cao và mảnh dẻ trong chiếc váy ngắn mà chỉ những người có đôi chân thon thả mới dám mặc.

"Tôi vừa bắt tay tiến hành một vụ giao dịch hết sức quan trọng." Armstrong hạ giọng.

"Tôi hiểu," Stephen nói. "Xin đảm bảo là tôi sẽ luôn sẵn sàng."

Armstrong đặt ống nghe xuống và mỉm cười với cô nhân viên hợp đồng.

"Đây là cô Sharon. Tôi vừa bảo cô ấy đây sẽ chỉ là thời gian thử thách, và ông sẽ để cô ấy đi sau năm ngày," Sally nói. "Tôi sẽ trở lại với việc đầu tiên trong buổi sáng ngày mai”.

Cái nhìn của Armstrong dừng ở gót chân Sharon và từ từ lướt lên trên. Thậm chí anh chẳng thèm nhìn Sally khi cô nói. "Hẹn gặp ông ngày mai."

oOo

Townsend đã đọc xong bài báo trên tờ Daily Mail, anh quay ghế lại và nhìn chằm chằm qua tờ Sydney Harbour. Đó là bức chân dung không tô vẽ sự lớn mạnh của Lubji Hoch, và mong muốn của anh ta để được thừa nhận là ông vua báo chí ở Anh. Họ đã dùng nhiều lời trích dẫn từ những cộng sự của Armstrong ở King's Own Regimen, từ những người Đức đã tình cờ bắt gặp anh ta ở Berlin, và từ những nhân viên cũ.

Có một điểm nhỏ trong bài báo không được lấy ra từ bản tiểu sử sơ lược mà Kate đã viết cho tờ Sunday Continent vài tuần trước. Townsend biết rất ít người Úc quan tâm đến cuộc đời của Richard Armstrong. Nhưng bài báo sẽ được đặt trên bàn tất cả các Tổng biên tập ở phố Fleet trong vài ngày, và sau đó nó sẽ là chủ đề duy nhất trước khi nó được tái hiện một phần hoặc toàn bộ trong các cuộc đàm tiếu của giới xuất bản Anh. Anh chỉ không biết là tờ báo nào sẽ in lại nó đầu tiên.

Anh biết rằng chẳng chóng thì chầy Armstrong cũng khám phá ra nguồn gốc của bài báo, điều này thậm chí còn làm anh dễ chịu hơn. Ned Brewer, chủ tịch nhà xuất bản của anh ở London gần đây đã nói với anh rằng những câu chuyện về đời tư của Armstrong đã không còn xuất hiện khá thường xuyên như vậy từ khi đơn khiếu nại bắt đầu bay tới tấp tới bàn Tổng biên tập các báo.

Townsend đã chờ đợi với một nỗi tức giận ngày càng tăng khi Armstrong xây dựng WRG thành một cơ sở quyền lực mạnh ở miền Bắc nước Anh. Nhưng anh không nghi ngờ gì về nơi đặt tham vọng thực sự của anh ta. Townsend đã chiêu mộ hai người trong tổng hành dinh của Armstrong ở phố Fleet, và họ báo cáo cho anh biết về tất cả những người hẹn gặp anh ta. Vị khách mới nhất, Derek Kirby, cựu Tổng biên tập tờ Express, đã được Armstrong khoác vai tiễn ra cửa. Những cố vấn của Townsend cho rằng có lẽ Kirby xin được làm Tổng biên tập cho một trong những tờ báo của WRG. Townsend còn chưa chắc lắm về điều này, và chỉ thị rằng anh phải được biết ngay nếu phát hiện thấy Armstrong đang đặt giá mua bất kỳ thứ gì. Anh nhắc lại, "Bất kỳ thứ gì."

”WRG thực sự quan trọng như vậy đối với ông sao?” Kate đã hỏi anh.

"Không, nhưng kẻ đã đê tiện tới mức dùng mẹ tôi như một phương tiện mặc cả sẽ phải đón nhận hậu quả."

Thêm nữa Townsend đã tóm tắt những khoản lợi tức hàng năm của Armstrong từ Stoke-on-Trent đến Durham. Hiện anh ta đang kiểm soát mười chín tờ báo địa phương và vùng cùng 5 tờ tạp chí cấp tỉnh, và chắc chắn anh ta đã làm một cú táo bạo khi nắm được 25 phần trăm hãng Truyền hình Lancashire và 49 phần trăm đài phát thanh khu vực, trong cuộc trao đổi với những cổ phần đang được ưa chuộng ở công ty anh ta. Cuộc phiêu lưu gần đây nhất của anh ta là lễ khai trương tờ London Evening Post. Nhưng Townsend biết rằng, cũng như anh, cái mà Armstrong thèm muốn là trở thành chủ bút một tờ nhật báo toàn quốc.

Bốn năm qua Townsend đã mua thêm ba tờ nhật báo Úc, một tờ Chủ nhật và một tờ tuần báo. Hiện anh đã kiểm soát nhiều tờ báo ở tất cả các bang của Úc, và không có một chính trị gia hay một thương gia nào ở Úc lại không sẵn sàng vào bất cứ lúc nào Townsend nhấc máy. Trong những năm qua anh cũng đã đến Mỹ mười hai lần, chọn những thành phố có ngành nghề chính là gang thép, than và ô tô, vì gần như anh luôn thấy rằng những công ty nằm trong những ngành công nghiệp ốm yếu này cũng kiểm soát những tờ báo địa phương. Bất cứ lúc nào anh phát hiện ra một công ty như vậy gặp khó khăn về tài chính là anh tìm đến, và thường có thể nhanh chóng hoàn thành việc giao dịch mua tờ báo. Sau đó, trong hầu hết các trường hợp, anh đều thấy rằng tờ báo anh mới mua dư thừa nhân viên và được quản lý tồi, vì hiếm có người nào trong ban biên tập có kinh nghiệm làm việc trong một tờ báo ăn khách. Bằng cách sa thải một nửa số nhân viên và thay thế hầu hết số người làm quản lý bằng người của anh, anh có thể hoàn lại vốn trong một vài tháng.

Bằng cách này anh đã kiếm được chín tờ báo thành phố từ Seattle đến Bắc Carolina, và ngược lại nó đã cho phép anh mở một công ty đủ lớn để là một trong những công ty báo chí hàng đầu của Mỹ : một cơ hội đã nảy sinh.

Kate đã cộng tác với anh trong nhiều chuyến đi như vậy, và mặc dù anh không nghi ngờ việc anh muốn cưới nàng, anh vẫn không dám chắc, sau những gì đã trải qua với Susan, rằng anh có thể đề nghị một người nào đó chia xẻ cuộc đời rong ruổi khắp nơi với anh và không bao giờ biết mình sẽ dừng chân ở dâu.

Nếu có điều gì anh ghen tị với Armstrong, thì đó là anh ta đã có một đứa con trai để kế thừa đế chế của mình.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 23


Báo

THE TIMES

Ngày 29 tháng Mười, 1966

NĂM 1975 - MỤC TIÊU ĐÀO KÊNH HẾT HẠN BỐN NĂM ĐỂ XÂY DỰNG

"Cô Levitt sẽ cùng tôi tới Paris". Armstrong nói. "Hãy đặt cho tôi hai vé khoang hạng nhất và phòng như thường lệ ở khách sạn George V."

Sally thực hiện các yêu cầu của anh như thể đây là một vụ giao dịch bình thường. Cô mỉm cười khi nghĩ tới những điều hứa hẹn được để đến cuối tuần và sau đó bị thất hứa, về những món quà được đề nghị nhưng chẳng bao giờ thành hiện thực. Sáng thứ Hai cô phải sẵn sàng cùng cô gái, giống như người tiền nhiệm - nhưng có giờ lương cao hơn bất kỳ cơ quan nào dám trả cho những nhân viên hợp đồng thậm chí còn nhiều kinh nghiệm hơn.

Khi Armstrong từ Paris trở về vào sáng thứ Hai, Sally không thấy Sharon. "Cuộc gặp với Alexander Sherwood diễn ra thế nào?" Cô hỏi sau khi đặt bưu phẩm buổi sáng lên bàn anh.

"Chúng tôi đã thống nhất giá cả cho một phần ba cổ phần của ông ấy trong tờ Globe." Armstrong hoan hỉ nói. Truớc khi Sally có thể hỏi thêm chi tiết, anh nói thêm, "Việc tiếp theo của cô là xem cuốn catalô những món hàng được nhà bán đấu giá Sotheby ở Geneva đưa ra bán sáng thứ Năm."

Cô không chớp mắt khi lật qua ba trang của quyển lịch làm việc. "Sáng nay ông có hẹn vào lúc 10 giờ, 11 giờ và 11 giờ 45. và ăn trưa với William Bason, Chủ tịch hãng Reuter. Ông đã hẹn lại ông ấy hai lần rồi."

"Vậy thì cô sẽ phải hẹn lại lần thứ ba," Armstrong nói, chẳng buồn nhìn lên.

"Cả cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Tài chính?"

"Tất tật," anh nói. "hãy đặt cho tôi hai vé hạng nhất tới Geneva vào tối thứ Tư, và phòng như thường lệ ở khách sạn Le Richemond nhìn được ra hồ."

Vậy là Sharon lại phải trải qua một cuộc dạo chơi thứ hai.

Sally đã nói chuyện điện thoại với bảy người được hẹn vào thứ Năm, biết rõ là có lý do chính đáng để Dick hoãn cuộc hẹn với Bộ trưởng và Chủ tịch hãng Reuter. Nhưng anh định mua gì nhỉ. Cái duy nhất anh đã từng mua là những tòa báo, mà người ta không thể mua một thứ như vậy ở nhà bán đấu giá.

Sally quay lại phòng làm việc và bảo Benson đánh xe đến nhà bán đấu giá Sotheby ở phố Bond mua cuốn catalô giới thiệu hàng sẽ bán ở Geneva. Một giờ sau đó khi anh ta đưa nó cho cô, thậm chí cô còn ngạc nhiên hơn. Trước đây chưa bao giờ Dick tỏ ra quan tâm tới việc sưu tập trứng. Có lẽ đó là sự liên lạc với người Nga. Vì rõ ràng Sharon không hề mong đợi có một tác phẩm của Fabergé cho hai đêm làm việc?

oOo

Tối thứ Tư, Dick và Sharon bay tới Geneva và nghỉ ở Le Richemond. Trước bữa ăn tối họ tản bộ tới khách sạn de Bergue ở trung tâm thành phố, nơi Sotheby luôn tiến hành những buổi bán đấu giá của họ ở Geneva, để xem xét kỹ căn phòng, nơi sẽ diễn ra cuộc bán đấu giá.

Armstrong xem nhân viên khách sạn xếp ghế và ước tính sẽ có khoảng bốn trăm người tham dự, quỵết định nơi anh cần ngồi để chắc chắn rằng mình có thể nhìn rõ người điều khiển cuộc bán đấu giá cũng như một loạt chín máy điện thoại đặt trên bục cao ở một bên tường. Khi anh và Sharon rời đi, anh còn dừng lại nhìn khắp phòng một lượt nữa.

Ngay khi quay về khách sạn, Armstrong vào ngay phòng ăn nhỏ nhìn ra hồ và đến thẳng chiếc bàn nằm trong góc. Anh đã ngồi đó rất lâu trước khi người hầu bàn nhắc anh rằng bàn đã được một vị khách khác đặt trước. Anh đặt món cho mình và sau đó chuyển tờ thực đơn cho Sharon.

Khi đợi món thứ nhất, anh bắt đầu phết bơ vào miếng bánh mì trên đĩa, ăn xong, anh với tay qua bàn và lấy miếng bánh trong đĩa của Sharon. Cô tiếp tục lật các trang cuốn catalô của Sotheby.

"Trang bốn chín," anh lúng búng nói. Sharon lật nhanh qua mấy trang nữa. Đôi mắt cô dừng lại ở một đồ vật mà ngay cả tên của nó cô cũng không đọc được.

"Cái này để bổ sung cho một bộ sưu tập?" Cô hỏi, hy vọng nó có thể là quà tặng cho cô.

"Đúng", anh đáp, miệng vẫn còn đầy thức ăn, "nhưng không phải của tôi. Tôi chưa bao giò nghe nói về Fabergé cho đến tuần trước," anh nói thêm. "Nó chỉ là một phần của vụ giao dịch lớn hơn nhiều mà tôi đang tham gia."

Đôi mắt Sharon tiếp tục lướt xuống cuối trang, bỏ qua sự mô tả chi tiết về việc kiệt tác này đã được lén lút đưa ra khỏi nước Nga vào năm 1917 như thế nào, và dừng lại ở giá ước tính.

Armstrong luồn tay dưới gầm bàn và đặt lên đùi cô.

"Ông sẽ lên tới mức nào?" Cô hỏi, vì một người phục vụ đã đến bên và đặt một bát trứng cá lớn trước mặt họ.

Armstrong nhanh chóng rụt tay lại, chuyển sự chú ý vào món khai vị.

Kể từ chuyến đi nghỉ cuối tuần ở Paris họ luôn qua đêm với nhau, và Dick không thể nhớ được đã bao lâu rồi anh mới lại bị ám ảnh bởi một người - nếu có. Sally rất ngạc nhiên khi thấy anh rời khỏi văn phòng rất sớm, và mất mặt cho tới tận mười giờ sáng hôm sau.

Cứ buổi sáng, sau khi ăn xong anh lại ngỏ ý muốn mua cho cô một món quà, nhưng cô thường từ chối, điều này khiến anh đâm sợ mất cô. Anh biết đây không phải là tình yêu, nhưng dù là cái gì, anh hy vọng nó sẽ kéo dài. Anh luôn sợ hãi khi nghĩ tới chuyện ly hôn, mặc dù giờ đây anh chỉ còn coi Charlotte như một nghĩa vụ và thậm chí không thể nhớ nổi họ đã ngủ với nhau lần cuối vào lúc nào. Nhưng điều làm anh khuây khỏa là Sharon chưa bao giờ nhắc tới chuyện cưới. Đề nghị duy nhất cô đưa ra, cô vẫn nhắc anh, cho họ điều tốt đẹp nhất của cả hai thế giới. Anh đã dần thay đổi quan điểm để hòa vào niềm mong ước của cô.

Sau khi tô trứng cá hết nhẵn được dọn đi, Armstrong hất đầu tấn công món bít tết chất đầy trong đĩa đến nỗi món rau anh gọi thêm phải san vào những đĩa khác. Bằng cách dùng hai chiếc dĩa anh thấy mình có thể ăn ở hai dĩa một lúc, trong khi Sharon tự bằng lòng với việc ngồi nhấm một lá rau diếp và nghịch mấy con cá hồi hun khói. Anh sẽ yêu cầu dọn lần thứ hai món bánh ga tô Black Forest nếu cô không bắt đầu luồn đầu ngón chân phải vào giữa đùi anh.

Anh thả chiếc khăn ăn xuống bàn, ra khỏi phòng ăn đi về phía thang máy. Sharon theo sát gót. Anh bước vào và ấn nút tầng bảy, cánh cửa đóng lại vừa đúng lúc để ngăn một đôi vợ chồng lớn tuổi vào cùng họ.

Khi lên tới tầng của mình anh yên tâm vì trong hành lang không có ai khác, vì nếu có, họ có thể không khó gì để nhận ra tình trạng của anh.

Khi anh dùng gót chân hất tung cửa phòng ngủ, cô kéo anh xuống sàn và bắt đầu cởi áo sơ mi của anh. "Em không thể đợi lâu hơn được nữa," cô thì thầm.

Sáng hôm sau, Armstrong ngồi vào bàn vừa ăn sáng vừa xem tỷ giá hối đoái giữa đồng franc Thụy Sỹ và đồng bảng trong tờ Financial Times.

Ở góc kia căn phòng Sharon đang ngắm mình trong chiếc gương lớn, với chiếc váy dài. Khi đã vừa lòng, cô mỉm cười và quay một vòng trước khi bước lại bàn. Cô đặt cái chân dài thon thả lên tay vịn ghế của Armstrong. Anh để rơi con dao phết bơ xuống thảm khi cô bắt đầu kéo chiếc tất đen dài. Lúc cô đổi chân thì anh đã đứng trước mặt cô, thở dốc khi cô luồn tay vào trong váy.

"Chúng ta còn thời gian không?” Anh hỏi

"Đừng lo đến thời gian, anh yêu. Cuộc bán đấu giá không bắt đầu trước 10 giờ đâu," cô thì thầm, cởi khuy áo nịt ngực và cứ thế kéo anh ngã xuống sàn.

Họ rời khách sạn vài phút trước lúc 10 giờ, nhưng vì món đồ duy nhất Armstrong quan tâm không có khả năng được đưa ra bán trước 11 giờ, họ nắm tay nhau đi dọc theo bờ hồ, chậm rãi hướng về phía trung tâm thành phố và khoan khoái tận hưởng sự ấm áp của ánh mặt trời buổi sáng.

Khi họ bước vào sảnh khách sạn de Bergue, Armstrong cảm thấy một nỗi e sợ kỳ lạ. Mặc dù anh đã từng mua tất cả những gì anh muốn trong cuộc đời, đây là lần đầu tiên anh tham dự một cuộc bán đấu giá. Song anh đã được chỉ dẫn tường tận về việc phải làm, và ngay lập tức anh bắt đầu thực hiện những chỉ dẫn. Ở cửa vào phòng khiêu vũ anh xưng tên cho một trong số những cô gái mặc váy dài thanh nhã ngồi sau chiếc bàn dài. Cô ta nói tiếng Pháp và anh trả lời cũng bằng tiếng Pháp, giải thích rằng anh chỉ quan tâm tới lô bốn mươi ba. Armstrong ngạc nhiên thấy hầu hết các ghế đã có người ngồi, ngay cả chỗ mà anh đã định từ tối hôm trước. Sharon chỉ vào hai ghế còn trống ở mé bên trái phòng phía dưới. Armstrong gật đầu và dẫn cô đi xuống. Khi họ ngồi xuống, một người đàn ông trẻ mặc chiếc áo sơ mi hở cổ ngồi xuống ghế sau họ.

Armstrong thấy từ vị trí này anh nhìn rõ người xướng giá cùng như dãy điện thoại tạm lắp, một trong số chúng được một điện thoại viên nắm giữ. Chỗ ngồi này không tiện lợi như chỗ anh chọn lúc đầu, nhưng anh thấy chẳng có lý do gì để nó ngăn cản anh thực hiện vai trò của mình trong vụ mua bán.

"Lô mười bảy," người xướng giá đứng trên chiếc bục trước mặt tuyên bố. Armstrong lật trang tương ứng trong quyển catalô, và nhìn xuống quả trứng Phục sinh bằng bạc mạ vàng có bốn chữ thập với những chữ lồng bằng men màu xanh da trời của Nga hoàng Nicholas II, được Peter Carl Fahergé làm năm 1907 theo đơn đặt hàng cho Hoàng hậu Nga. Anh bắt đầu tập trung vào cuộc trả giá.

"Hình như tôi nghe thấy trả 10.000?" Ngưòi xướng giá hỏi và nhìn quanh phòng. Anh ta gật đầu với một người nào đó ở đằng sau. "Mười lăm nghìn." Armstrong cố theo dõi những tiếng trả giá khác, mặc dù anh không chắc chúng phát ra từ đâu, và khi lô mười bảy cuối cùng được bán với giá 45.000 franc, anh vẫn chẳng biết ai là người mua. Và anh cũng ngạc nhiên như thế khi người xướng giá gõ búa xuống mà không nói "Lần một, lần hai, bán."

Cho đến khi người xướng giá bán lô số hai mươi lăm, Armstrong đã cảm thấy tự tin hơn một chút, và đến lô số ba mươi anh nghĩ rằng thậm chí anh có thể chấp cả người mua sành sỏi. Đến lô ba mươi lăm anh thấy mình đã là một chuyên gia, nhưng đến lô bốn mươi, Quả trứng Mùa đông năm 1913, anh lại thấy căng thẳng.

"Tôi sẽ bắt đầu lô này với giá 20.000 franc." người xướng giá tuyên bố. Armstrong thấy giá nhanh chóng vượt quá 50.000, và cuối cùng búa được gõ ở mức giá 120 000 cho một khách hàng giấu tên trả giá qua điện thoại.

Armstrong cảm thấy tay bắt đầu ra mồ hôi khi lô số bốn mốt, Quả trứng Gà trống năm 1896, được khảm ngọc trai và hồng ngọc, ra giá 280.000 franc. Trong khi bán lô bốn mươi hai, quả trứng màu vàng của Yuberov, anh bắt đầu thấy sốt ruột, liên tục hết nhìn ngưòi xướng giá lại cúi xuống xem cuốn catalô.

Khi người xướng giá gọi đến lô bốn mươi ba, Sharon nắm chặt tay anh và anh cố mỉm cười căng thẳng. Tiếng rì rầm của những cuộc trao đổi lan khắp phòng.

"Lô bốn mươi ba," người xướng giá nhắc lại "Quả trứng kỷ niệm hoàng đế thứ mười bốn. Món đồ duy nhất do Nga Hoàng đặt hàng năm 1914. Hình vẽ do Vasily Zulev thực hiện, và sự tinh tế được coi là một trong số những tác phẩm đẹp nhất của Fabergé. Đã có những mối quan tâm nhất định với lô này, vì vậy tôi sẽ bắt đầu với giá 100.000 franc."

Tất cả mọi người trong phòng đều im lặng ngoại trừ người xướng giá. Tay phải anh ta nắm chặt cán chiếc búa trong khi chăm chú nhìn xuống những ngưòi dự , cố tìm người trả giá.

Armstrong nhớ lại những điều chỉ dẫn, và mức giá chính xác mà anh nên trả. Nhưng anh vẫn cảm thấy trống ngực đập mạnh khi người xướng giá tuyên bố "150.000 nghìn," sau đó anh ta quay sang trái, nói : "hiện giờ đã có người trả qua điện thoại 150.000 franc," anh ta nhắc lại. Anh ta nhìn chăm chú đám khán giả, sau đó một nụ cười hiện lên môi. "Hai trăm nghìn ở giữa phòng." Anh ta ngừng lại và nhìn về phía cô nhân viên trực điện thoại. Armstrong thấy cô thì thầm vào ống nói, và sau đó gật đầu với người xướng giá, anh ta lập tức hưởng ứng "250.000". Anh ta lại quay về những người ngồi trong phòng, nơi phải có người trả giá khác vì ngay lập tức anh ta lại chuyển cái nhìn chằm chằm về cô nhân viên trực điện thoại, "Đã có người trả 300.000 franc."

Cô gái thông báo với vị khách của mình giá mới nhất, sau một lát, cô lại gật đầu. Mọi cái đầu trong phòng lại cùng quay về phía người xướng giá như thể họ đang xem quay chậm một trận đấu tennis. "350.000," anh ta nói, nhìn chằm chằm vào giữa phòng.

Armstrong nhìn xuống catalô. Anh biết đây còn chưa phải là lúc nhập cuộc, nhưng điều đó không làm anh khỏi bồn chồn. "400.000," người xướng giá nói trong khi gật đầu với cô gái nghe điện thoại. "450.000 ở giữa phòng." Cô gái trực điện thoại đáp lại ngay lập tức. "500.000 - 600.000", người xướng giá nói, cặp mắt anh ta đổ dồn vào phía lối đi ở giữa. Đó là giá Armstrong đã nghe thấy từ trong đám người dự.

Armstrong nghển cổ tới khi cuối cùng anh nhìn thấy người trả giá đó. Cái nhìn của anh chuyển về phía cô gái trực điện thoại, cô lại gật đầu một lần nữa "700.000," người xướng giá nói một cách thận trọng.

Một người đàn ông ngồi ngay đằng trước anh giơ cuốn catalô lên. "800.000," người xướng giá tuyên bố.

"Một khách hàng ngồi phía sau." Anh ta quay lại cô gái trực điện thoại đang nói với vị khách hàng giá mới nhất. "900.000?" anh ta gợi ý, cứ như thể anh đang ve vãn cô. Đột nhiên cô đồng ý. "Tôi đã có giá 900.000 qua điện thoại," anh ta nói và nhìn người dàn ông phía cuối phòng. "900.000" người xướng giá nhắc lại. Nhưng lúc này chẳng có ai hưởng ứng.

"Có ai trả cao hơn không?" Người xướng giá hỏi. "Sau đây tôi sẽ bán món đồ này với giá 900.000. Hãy chú ý." anh ta nói, tay giơ cao chiếc búa. "Lần thứ nhất..."

Khi Armstrong giơ cuốn catalô lên, trông người xướng giá như thể anh ta đang vẫy tay. Nhưng không, anh ta đã lắc đầu

"Người ngồi bên phải đã trả giá mới, một triệu franc." Người xướng giá lại hướng sự chú ý vào cô gái nghe điện.

"1.100.000?" người xướng giá nói, chỉ chiếc cán búa vào cô gái trực điện. Armstrong ngồi lặng đi, không biết chắc mình cần phải làm gì tiếp theo, một triệu franc là cái giá mà họ đã thỏa thuận. Mọi người nhìn quanh và đổ dồn cái nhìn về phía anh. Anh vẫn im lặng, biết rằng cô gái sẽ lắc đầu.

Cô gái đã lắc đầu.

"Giá một triệu franc cho người ngồi cạnh lối đi," người xướng giá nói, chỉ về phía Armstrong. "Có ai trả cao hơn không? Vậy tôi sẽ bán món đồ này với giá một triệu franc." Cặp mắt anh ta lướt qua đám khán giả với vẻ hy vọng, nhưng không ai trả lời. Cuối cùng anh ta gõ thịch chiếc búa xuống, nhìn Armstrong, nói. "Bán cho quý ông ngồi cạnh lối đi với giá một triệu franc." Tiếng vỗ tay hoan hô nổi lên khắp phòng.

Sharon lại nắm chặt tay anh. Nhưng trước khi Dick có thể thở phào, một phụ nữ đã quỳ trên sàn ngay bên cạnh anh. "Nếu ngài điền vào tờ khai này, ngài Armstrong, người ở bàn lễ tân sẽ hướng dẫn ngài cách nhận món đồ."

Armstrong gật đầu. Nhưng khi điền xong tờ khai, anh không tới bàn mà lại đi tới chiếc máy điện thoại gần nhất ở ngoài hành lang và quay số máy nước ngoài. Khi có tiếng trả lời, anh nói, "Hãy chuyển máy cho tôi gặp người quản lý." Anh yêu cầu chuyển một triệu franc cho nhà bán đấu giá Sotheby Geneva bằng điện chuyển tiền khẩn, như thoả thuận. "Và hãy làm ngay," Armstrong nói, "vì tôi không muốn bị giữ ở đây lâu hơn mức cần thiết."

Anh đặt máy xuống và qua chỗ cô gái ở bàn lễ tân để giải thích tài khoản sẽ được mở như thế nào, cùng lúc người đàn ông trẻ mặc chiếc sơ mi hở cổ cũng bắt đầu quay số gọi đi nước ngoài, mặc dù anh ta biết rõ mình sẽ làm ông chủ thức giấc.

Townsend ngồi bật dậy và nghe chăm chú. "Tại sao Armstrong lại tiêu một triệu franc cho một quả trứng của Fabergé?" Anh hỏi.

"Tôi cũng chưa thể tìm hiểu được," người đàn ông trẻ nói. "Xin ông kiên trì, anh ta vừa đi lên gác cùng với một cô gái. Tốt hơn là tôi nên bám sát anh ta. Tôi sẽ gọi cho ông ngay khi tôi tìm ra cái mà anh ta muốn đạt tới."

Suốt bữa trưa trong phòng ăn ở khách sạn, trông Armstrong có vẻ lo lắng đến mức Sharon nghĩ rằng không nên nói gì trừ phi anh muốn bắt đầu trò chuyện. Rõ ràng là quả trứng không phải được mua cho cô. Khi đặt tách cà phê sạch nhẵn xuống bàn, anh bảo cô lên phòng thu dọn hành lý, vì anh muốn ra sân bay trong vòng một giờ nữa. "Tôi có một cuộc họp cần phải dự," anh nói, "nhưng nó sẽ không dài lắm."

Khi anh hôn lên má cô ở cửa khách sạn, người đàn ông trẻ mặc chiếc sơ mi hở cổ đã biết anh ta nên đi theo ai trong số họ. "Hẹn gặp em trong khoảng một giờ nữa," anh ta nghe thấy con mồi của mình nói. Sau đó Armstrong gần như chạy bổ xuống chiếc cầu thang rộng dẫn xuống phòng khiêu vũ, nơi cuộc bán đấu giá đang diễn ra. Anh bước thẳng tới chỗ cô gái ngồi sau chiếc bàn dài, kiểm tra món hàng mua được.

"A, ngài Armstrong, rất vui được gặp lại ngài," cô ta nói, tặng anh nụ cười giá một triệu franc. "Tiền của ngài đã tới bằng điện chuyển tiền. Xin ông vui lòng sang phòng bên," cô nói, chỉ vào cánh cửa đằng sau, "ông sẽ có thể nhận món đồ của mình."

"Cảm ơn." Armstrong nói, khi cô chuyển cho anh giấy biên nhận của kiệt tác. Anh quay lại, suýt đâm phải một người đàn ông trẻ đứng ngay sau mình, bước vào văn phòng cô gái vừa chỉ và trình giấy biên nhận cho một người đàn ông mặc chiếc áo choàng dài màu đen đứng sau quầy.

Người nhân viên xem xét cẩn thận mảnh giấy nhỏ, đặt một cái nhìn dò xét lên ngài Armstrong, mỉm cười và lệnh cho nhân viên bảo vệ tìm món hàng của lô bốn mươi ba, quả trứng kỷ niệm hoàng đế năm 1910. Khi người nhân viên bảo vệ quay lại với quả trứng anh ta đã cùng người nhân viên mặc áo choàng đen nhìn đắm đuối món hàng hoa mỹ lần cuối cùng trước khi đưa nó cho vị khách hàng kiểm tra lại. "Khá lộng lẫy, phải không ông?"

"Khá lộng lẫy," Armstrong nhắc lại, bắt lấy quả trứng như thể nó là quả bóng bầu dục bay ra từ một cuộc tranh giành hỗn độn. Anh quay đi mà chẳng thốt lên một lời nào, vì thế không nghe thấy người nhân viên bán đấu giá thì thầm với đồng sự của mình, "Thật lạ là trước kia chưa có ai trong chúng ta tình cờ gặp được ngài Armstrong."

Người gác cửa khách sạn de Bergue bỏ mũ khi Armstrong chui vào ghế sau taxi, hai tay khư khư ôm quả trứng. Anh bảo người lái xe chở tới ngân hàng Banque de Genève, cùng lúc ấy một chiếc taxi trống khác trờ tới. Một người đàn ông trẻ đã gọi nó.

Khi Armstrong bước vào ngân hàng, nơi anh chưa tới bao giờ, anh được tiếp đón bởi một người đàn ông gầy, cao, trông rất bí ẩn trong chiếc áo buổi sáng. Ông ta chậm chạp cúi chào và nói rằng ông ta đang đợi anh. Ông ta chẳng hỏi xem anh có muốn ông ta mang hộ quả trứng hay không.

"Xin mời ngài đi theo tôi?" Ông ta nói bằng tiếng Anh, dẫn Armstrong băng qua căn phòng lát đá cẩm thạch tới chiếc thang máy đang đợi sẵn. Tại sao ông ta biết mình là ai? Armstrong tự hỏi. Họ bước vào thang máy và cửa đóng lại. Chẳng ai trong số họ nói lời nào khi lên đến tầng trên cùng. Cánh cửa mở ra và người đàn ông mặc áo choàng dẫn anh vào một hành lang rộng trải thảm dày cho tới khi đến cánh cửa cuối cùng. Ông ta thận trọng gõ mấy tiếng, mở cửa ra và thông báo, "Ngài Armstrong".

Một người đàn ông mặc bộ complê kẻ sọc màu hồng, cổ áo hồ cứng và thắt nơ màu xám bạc bước về phía anh và tự giới thiệu là Pierre de Montiaque, Giám đốc điều hành của ngân hàng. Ông ta quay lại và hướng về một ngưòi đàn ông khác ngồi ở phía bên kia chiếc bàn họp rộng, sau đó bảo vị khách ngồi vào chiếc ghế trống trước mặt mình. Armstrong đặt quả trứng của Fabergé lên giữa bàn, và Alexander Sherwood đứng dậy, bước tới bắt tay anh thân mật.

"Gặp lại anh thật tốt quá," ông nói.

"Cả ông cũng vậy," Armstrong trả lời và mỉm cười. Anh ngồi xuống ghế và nhìn người đàn ông mà anh giao dịch ở Paris.

Sherwood cầm quả trứng kỷ niệm hoàng đế năm 1910 và xem xét kỹ lưỡng. Một nụ cười hiện lên trên mặt ông. "Nó sẽ là niềm hãnh diện cho bộ sưu tập của tôi, và chẳng có lý do gì để ông anh trai và bà chị dâu tôi nghi ngờ." Ông ta mỉm cười lần nữa và gật đầu về phía người chủ ngân hàng, người này mở ngăn kéo và rút ra một văn bản đưa cho Armstrong.

Arrmstrong xem bản thỏa thuận mà Stephen Hallet đã thảo cho anh trước khi anh bay tới Paris vào tuần trước. Khi kiểm tra lại thấy không có gì thay đổi, anh ký vào cuối trang thứ năm rồi đẩy nó qua bàn. Sherwood tỏ ra chẳng quan tâm tới việc kiểm tra lại các điều khoản, ông chỉ xoay lại trang cuối và ký vào bên cạnh cái tên Richard Armstrong.

"Như vậy tôi có thể xác nhận rằng hai bên dã thỏa thuận?" Viên giám đốc ngân hàng nói. "Hiện tôi đang giữ 20 triệu đô la tiền ký quỹ, và chỉ đợi chỉ thị của ngài Armstrong để chuyển nó vào tài khoản của ngài Sherwood."

Armstrong gật đầu. Hai mươi triệu đô la là khoản tiền mà Alexander và Margaret Sherwood đồng ý nhận cho một phần ba cổ phần của Alexander trong tờ Globe, hiểu rõ là sau đó cô ta được một khoản tiền như vậy cho một phần ba cổ phần của mình. Điều mà Margaret Sherwood không biết là Alexander đã đòi một sự trả ơn nho nhỏ cho vụ giao dịch này: một quả trứng do Fabergé làm, nó không được ghi trong bất kỳ điều khoản nào của bản hợp đồng.

Armstrong có thể đã tiêu hơn một triệu franc để bắt đầu hợp đồng, nhưng giờ đây anh đã sở hữu 33.3 phần trăm một tờ báo toàn quốc đã từng là tờ nhật báo ăn khách nhất thế giới.

"Vậy là công việc của chúng ta đã kết thúc," de Montiaque nói, đứng dậy khỏi chỗ ngồi ở đầu bàn.

"Chưa hoàn toàn," Sherwood nói, vẫn ngồi nguyên tại chỗ. Viên giám đốc điều hành ngồi xuống, không mấy vui vẻ. Amstrong ngọ ngoạy trong ghế. Anh có thể cảm thấy mồ hôi chảy trong cổ áo.

"Vì ngài Armstrong đã cộng tác tích cực như vậy," Sherwood nói, "tôi cho rằng tôi cũng nên đối xử đẹp với ông ấy." Vẻ mặt của họ cho thấy cả Armstrong và de Montiaque đều không chuẩn bị cho sự kiện bất thường này. Rồi Alexander Sherwood để lộ một mẩu thông tin cần lưu ý trong di chúc của cha ông, điều này làm môi Armstrong nở một nụ cười.

Ít phút sau khi rời ngân hàng quay về Le Richmond, anh tin rằng một triệu franc của anh đã được tiêu đúng chỗ.

oOo

Townsend không bình luận gì khi lần thứ hai trong đêm anh bị dựng dậy đúng lúc đang ngủ say. Anh nghe chăm chú và thì thào trả lời vì sợ Kate thức giấc. Khi đặt ống nghe xuống, anh không thể ngủ lại được nữa. Tại sao Armstrong lại bỏ ra một triệu franc để mua một quả trứng Fabergé, mang nó tới một ngân hàng Thụy Sĩ, và sau đó một giờ đi ra tay không?

Chiếc đồng hồ treo trên đầu giường nhắc anh bây giờ mới là 3 giờ 30 phút sáng. Anh nằm xuống ngắm Kate đang ngủ yên. Ý nghĩ của anh lan man từ nàng sang Susan; rồi quay lại Kate, nàng đã đổi khác biết bao; rồi anh nghĩ đến mẹ, liệu bà đã hiểu được anh chưa; và sau đó lại quay lại Armstrong, và làm thế nào để anh biết được anh ta đã đạt được cái gì.

Khi cuối cùng, tỉnh dậy rất muộn vào sáng hôm sau, Townsend vẫn chưa nghĩ ra cách giải quyết vấn đề hắc búa này. Anh sẽ vẫn bế tắc nếu vài ngày sau đó không nhận được một cú điện thoại của một phụ nữ ở London.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 24


Báo

DAILY TELEGRAPH

Ngày 6 tháng Hai, 1967

HÔM NAY KOSYGIN GẶP WILSON Ở LONDON

Armstrong đã tức điên khi quay lại phòng chỉ thấy lời nhắn của Sharon. Cô viết đơn giản rằng không muốn gặp lại anh chừng nào anh chưa quyết định.

Anh buông người xuống chiếc ghế bành và đọc từng từ trong lá thư của cô lần thứ hai. Anh gọi điện cho cô, biết chắc cô đang ở đó, nhưng không có ai trả lời. Anh để máy réo chuông đến hơn một phút trước khi đặt xuống.

Anh không thể nhớ nổi đã có lúc nào trong cuộc đời anh hạnh phúc hơn lúc này, và lời nhắn của Sharon cho anh thấy cô là một phần to lớn thế nào trong niềm hạnh phúc đó. Thậm chí anh đã bắt đầu nhuộm tóc và sửa móng tay, vì vậy cô không nhớ đến sự chênh lệch tuổi tác giữa họ. Sau nhiều đêm không ngủ, nhiều bó hoa không được nhận và nhiều cuộc điện thoại không có trả lời, anh nhận ra rằng cách duy nhất để cô quay lại là chiều theo ý cô. Anh cố tự thuyết phục mình thêm một ít lâu nữa, rằng cô hoàn toàn không quan trọng đến vậy, nhưng rõ ràng là cô không muốn sống một cuộc sống hai mặt nữa. Anh quyết định sẽ giải quyết vấn đề này vào ngày thứ Sáu.

Sáng hôm đó anh tới văn phòng muộn hơn thường lệ, và ngay lập tức bảo Sally gọi điện cho vợ anh. Sau khi đã nối máy cho Charlotte, cô bắt đầu chuẩn bị giấy tờ cho chuyến đi của anh tới New York gặp Margaret Sherwood. Cô nhận thấy suốt tuần nay Dick hay nổi cáu - một lần anh đã gạt khay cà phê trên bàn rơi xuống sàn nhà. Không ai biết cái gì đã gây ra tâm trạng ấy ở anh. Benson cho đó là chuyện đàn bà; Sally cho rằng sau khi chiếm được 33.3 phần trăm Globe, anh đã nản lòng khi phải đợi Margaret Sherwood trở về từ cuộc du ngoạn hằng năm trước khi anh có thể kiếm lời từ thông tin anh mới nhận được ở Alexander Sherwood.

"Mỗi ngày Townsend lại có thêm thời gian để tìm được cái tôi muốn đạt tới." anh cáu kỉnh càu nhàu.

Tâm trạng của anh khiến Sally trì hoãn cuộc thảo luận hàng năm của họ về việc tăng lương cho cô, việc thường làm anh bớt nóng giận. Nhưng cô bắt đầu hoãn thanh toán một số hóa đơn quá hạn đã lâu, và cô biết cô sẽ sớm phải đối mặt với anh, mặc dù tâm trạng của anh rất tồi tệ.

Armstrong cầm máy nói chuyện với vợ, và bảo Sally đi ra. Cô đã phân loại xong bưu phẩm buổi sáng, giải quyết những bức thư thông thường, thảo qua câu trả lời cho những thư còn lại, và đặt tất cả trong chiếc cặp để anh xem xét. Phần lớn chúng chỉ cần chữ ký của anh. Nhưng trước khi cô đóng cửa, anh bắt đầu đọc một cách cáu kỉnh. Vì lời lẽ bị tuôn ra lộn xộn, cô phải tự chỉnh lại câu cú cho anh, và nhận ra sau này, trong một số trường hợp cô còn phải làm dịu đi từ ngữ của anh.

Khi đọc xong, anh la lối ầm ĩ về cuộc hẹn trong bữa trưa, mà không cho cô cơ hội để giải thích bất cứ điều gì. Cô quyết định sẽ nêu vấn đề lương của cô ra ngay khi anh quay về. Rốt cuộc, tại sao cô lại phải hoãn đi nghỉ chỉ đơn giản vì ông chủ của cô không muốn quan tâm tới cuộc sống của người khác?

Cho đến khi Armstrong đi ăn trưa về, Sally đã đánh máy xong tất cả những gì anh yêu cầu và đặt các bức thư trong chiếc cặp thứ hai đặt trên bàn anh chờ ký. Cô không để ý thấy rằng, khác mọi khi, có mùi rượu whisky trong hơi thở của anh; nhưng cô nhận ra mình không thể lảng tránh chuyện này lâu hơn được nữa.

Câu đầu tiên anh hỏi khi cô đứng trước bàn anh là "Kẻ quái quỷ nào đã bắt tôi phải ăn trưa với Bộ trưởng Bộ Thông tin?"

"Đó là yêu cầu đặc biệt của ông," Sally nói.

"Chắc chắn là không phải," Dick nói. "Ngược lại, tôi nhớ rõ tôi bảo cô rằng tôi không bao giờ muốn nhìn lại tên ba hoa ấy." Anh lớn tiếng. "Về bản chất hắn là một kẻ vô tích sự, giống như một nửa cái chính phủ chết tiệt này."

Sally nắm chặt tay. "Dick, tôi thấy tôi phải..."

"Đã có tin gì mới về Margaret Sherwood?"

"Vẫn không có gì thay đổi." Sally nói. "Cuối tháng này bà ta sẽ đi chơi về, và tôi đã sắp xếp để ông gặp bà ấy vào ngày hôm sau. Tôi đã đặt sẵn cho ông vé máy bay và phòng như thường lệ ở khách sạn Pierre nhìn ra Công viên Trung tâm. Tôi đã chuẩn bị tài liệu, có tham khảo thông tin mới đây của Alexander Sherwood. Tôi hiểu là ông ta đã cho bà chị dâu biết cái giá mà ông trả cho số cổ phần của ông ta, và đã khuyên bà ta nên làm như vậy ngay khi bà ta trở về."

"Tốt. Vậy tôi còn vấn đề gì khác nữa không?"

"Có. Tôi,” Sally nói.

"Cô?" Armstrong ngạc nhiên "Tại sao? Có chuyện gì xảy ra với cô?"

" Kỳ hạn tăng lương hằng năm của tôi đã quá gần hai tháng, và tôi ..."

"Tôi chưa nghĩ đến việc tăng lương cho cô năm nay.”

Sally suýt phì cười khi nhìn vẻ mặt ông chủ của mình. "Ôi, thôi đi nào, Dick. Anh biết là tôi không thể sống bằng số tiền anh trả cho tôi.”

"Tại sao không? Hình như những ngưòi khác vẫn sống tốt mà chẳng phàn nàn gì cả."

"Hãy biết điều một chút, Dick. Từ khi Malcolm bỏ tôi..."

“Tôi đoán cô cho rằng anh ta bỏ đi là lỗi của tôi?”

“Rất có thể.”

“Cô muốn ám chỉ cái gì?”

“Tôi chẳng ám chỉ gì cả, nhưng với những giờ tôi làm thêm...”

“Có lẽ đã đến lúc cô phải tìm một chỗ mà giờ làm không khắt khe như thế.”

Sally không tin vào tai mình. “Sau hai mươi mốt năm làm việc cho ông,” cô nói, “tôi không chắc sẽ có ai khác muốn nhận tôi vào làm.”

“Và đó là đáng đời cô?” Armstrong quát lên.

Sally sửng sốt, không biết điều gì đã xảy đến với anh. Anh say chăng, hay anh không hiểu mình nói cái gì? Hay anh uống vì anh biết rõ điều anh muốn nói? Cô nhìn anh chăm chăm. “Anh bị làm sao vậy, Dick? Tôi chỉ muốn được tăng lương đủ bù vào chỗ trượt giá, thậm chí không phải là tăng lương.”

“Tôi sẽ cho cô biết tôi bị làm sao,” anh đáp. “Tôi mệt mỏi và chán nản vì sự bất tài của cô, thêm nữa cô lại có cái thói xếp đặt những cuộc hẹn riêng trong giờ làm việc."

“Hôm nay đâu phải là ngày mồng một tháng Tư (1), Dick?” Cô hỏi, cố làm sáng tỏ tâm trạng anh.

“Đừng có chế nhạo tôi, hoặc cô sẽ thấy hôm nay rất giống ngày.... tháng Ba. Đây chính là loại quan điểm thuyết phục tôi đã đến lúc đưa một người nào đó sẽ làm việc mà không phàn nàn vào chức vụ này. Một người có những ý tưởng rõ ràng. Một người sẽ mang lại kỷ luật cần thiết cho văn phòng này.” Anh đấm mạnh tay xuống chiếc cặp đựng những bức thư chưa ký.

Sally đứng run lên trước bàn anh, và nhìn chằm chằm như không nhận ra anh. Benson đã đúng. “Đó là một cô gái, phải không?” Cô nói. “Tên cô ta là gì? Sharon?” Sally ngừng lại trước khi nói thêm. “Ra đó là lý do tại sao cô ta không đến gặp tôi.”

“Tôi cóc cần biết cô nói về cái gì,” Armstrong quát lên. “Tôi chỉ đơn giản cảm thấy là...”

“Ông biết rõ cái tôi định nói.” Sally ngắt lời. “Ông không thể đánh lừa tôi sau chừng ấy năm, Dick. Ông đã đề nghị cô ta thay vào chỗ của tôi, phải không? Tôi có thể nghe rõ từng từ. 'Nó sẽ giải quyết mọi vấn đề của chúng ta. Bằng cách ấy chúng ta sẽ luôn được ở bên nhau.' "

“Tôi không nói điều gì đại loại như vậy.”

“ Ông đã nói theo kiểu khác, phải không?”

“Tôi chỉ cảm thấy cần một sự thay đổi,” anh nói nhát gừng. “Tôi sẽ đền bù xứng đáng cho cô."

“Đền bù xứng đáng à?” Sally quát lên. “Ông biết rõ là ở vào tuổi này tôi hầu như không thể kiếm được một công việc khác. Và trong bất cứ trường hợp nào, ông đề nghị “đền bù” cho tôi như thế nào đối với những hy sinh tôi đã dành cho ông qua từng ấy năm? Một kỳ nghỉ cuốỉ tuần nhơ bẩn ở Paris chăng?”

“Cô dám nói với tôi kiểu như vậy.”

“Tôi sẽ nói với ông theo bất cứ kiểu nào tôi thích.”

“Cứ tiếp tục đi và cô sẽ phải hối hận đấy, cô gái của tôi.”

“Tôi không phải là cô gái của ông," Sally nói. “Trên thực tế tôi nằm trong số những người ông không thể dụ dỗ hoặc bắt nạt được. Về điều này thì tôi biết ông quá rõ."

“Tôi đồng ý, quá rõ. Đó là lý do tại sao đã đến lúc cô phải ra đi.”

“Để được thay thế bởi Sharon, không nghi ngờ gì nữa.’’

“Chẳng có ai vào công việc chết tiệt của cô.”

“Tôi chỉ dám hy vọng cô ta làm tốt trên giường,” Sally nói.

“Và cô định ám chỉ điều gì?”

“Chỉ là khi cô ta được nhận vào đây làm trong hai giờ, tôi đã phải đánh máy lại bảy trong số chín lá thư vì cô ta không biết đánh vần, và hai lá thư khác vì chúng được gửi nhầm người. Tất nhiên là trừ phi ông muốn Thủ tướng biết được kích thước chân của ông.”

“Đó là ngày đầu tiên của cô ấy. Cô ấy sẽ tiến bộ.”

“Cô ta sẽ chẳng tiến bộ trừ phi khoá quần ông không hoạt động trong suốt thời gian ấy.”

“Hãy bước ngay trước khi tôi quẳng cô ra.”

“Ông sẽ phải làm điều đó với chính ông, Dick, vì chẳng có ai trong số các nhân viên của ông vui lòng làm cho ông điều ấy,” cô nói lặng lẽ. Anh nhổm lên khỏi ghế, mặt đỏ tía tai, tỳ tay lên bàn và nhìn cô chằm chằm. Cô tặng cho anh một nụ cười, quay người lại và nhẹ nhàng bước ra. May thay anh không nghe thấy tiếng rì rầm tán thưởng; chào đón cô khi bước qua phòng ngoài, hoặc một số nhân viên khác đã kết luận là nên đi theo cô.

Armstrong nhấc đíện thoại và quay số nội bộ.

“Phòng bảo vệ đây. Tôi có thể làm gì cho ngài?”

“Dick Armstrong đây. Cô Carr sẽ rời khỏi đây trong vòng vài phút nữa. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không để cô ta đi bằng xe của công ty, và hãy đảm bảo rằng cô ta không bao giờ được phép quay lại đây nữa. Tôi đã nói rõ chưa?”

“Vâng, thưa ngài,” giọng nói ngỡ ngàng ở đầu dây bên kia.

Armstrong dập máy và ngay lập tức lại nhấc lên, sau đó quay một số khác.

“Phòng kế toán xin nghe,” một giọng nói đáp.

“Cho tôi gặp Fred Preston.”

“Lúc này ông ấy đang gọi điện.”

“Vậy hãy rút máy của ông ấy ra.”

“Tôi sẽ nói đây là cuộc gọi của ai?”

“Dick Armstrong,” anh gầm lên, và đường dây bị ngắt một lúc. Giọng nói tiếp theo anh nghe thấy là trưởng phòng kế toán.

"Fred Preston đây, Dick. Tôi xin lỗi vì...."

"Fred, Sally đã từ chức. Hãy hủy bỏ tờ séc lương tháng này và gửi đến nhà cô ta 45 xu."

Không có tiếng trả lời. Armstrong quát lớn, "Anh có nghe tôi nói không?"

"Có, Dick. Tôi cho là cô ấy được nhận khoản tiền thưởng cũng như tiền trả riêng cho thời gian nghỉ việc lâu dài?"

"Không. Cô ta không được nhận bất kỳ khoản tiền nào khác so với những khoản theo hợp đồng và theo pháp luật."

"Nhưng tôi chắc là anh biết rõ, Dick, Sally chưa bao giờ ký hợp đồng. Trên thực tế cô ây là nhân viên lâu năm nhất công ty. Anh nghĩ thế nào về chi tiết này..."

"Nếu nói thêm một lời nào nữa, Fred, anh sẽ phải thu nhặt 45 xu của anh như thế." Armstrong dập máy và lại nhấc nó lên lần thứ ba. Lần này anh quay số máy rất đỗi thân thuộc. Mặc dù máy được nhấc lên ngay lập tức, nhưng không có tiếng đáp.

"Dick đây," anh mở đầu. "Đừng cúp máy vội, anh vừa mới thải hồi Sally. Cô ta đã rời khỏi đây."

"Một tin tuyệt vời, anh yêu," Sharon nói. "Khi nào em bắt đầu?"

"Sáng thứ Hai." Anh ngập ngừng. "Làm thư ký cho anh."

"Làm trợ lý riêng của anh chứ," cô nhắc anh.

"Đúng, tất nhiên. Làm trợ lý riêng của anh. Tại sao chúng ta không thảo luận chi tiết vào cuối tuần? Chúng ta có thể đi du thuyền..."

"Nhưng vợ anh thì sao?"

"Ngay sáng nay anh đã gọi cho cô ta và bảo cô ta đừng đợi anh vào cuối tuần này."

Một lúc im lặng lâu trước khi Sally nói, "Vâng, em rất thích được nghỉ cuối tuần trên du thuyền với anh, Dick, nhưng nếu có ai gặp chúng ta ở Monte Carlo, anh nhớ giới thiệu em là trợ ]ý riêng của anh đấy nhé."

Sally đã chờ đợi vô vọng tờ séc thanh toán lương cuối cùng, và Dick không tỏ ra muốn liên lạc với cô. Bạn bè ở văn phòng nói với cô rằng cô Levitt - như cô ta đòi phải được gọi như vậy - đã dọn đến, và rằng nơi làm việc đã hoàn toàn rối loạn.

Armstrong không bao giờ biết được cái anh ta cần nằm ở đâu, thư của anh không được trả lời, còn tính khí anh thì luôn thay đổi. Chẳng ai buồn nói cho anh biết rằng chỉ bằng một cú điện thoại là anh lại có khả năng giải quyết mọi vấn đề - nếu anh muốn làm thế.

Sau một chầu rượu tại quán địa phương, một người bạn luật sư đã chỉ cho Sally thấy rằng theo luật mới, sau hai mốt năm làm việc liên tục, cô có quyền kiện Armstrong vì sa thải bất công. Cô đã cho anh biết là cô không có hợp đồng làm việc, và không ai biết rõ hơn cô về những thủ đoạn Armstrong sẽ giở ra khi cô kiện anh. Trong vòng một tháng cô sẽ không thể đủ lệ phí cho tòa án, và sẽ không còn cách lựa chọn nào khác là phải bỏ cuộc. Trước kia cô đã từng chứng kiến những thủ đoạn ấy có hiệu quả như thế nào đối với những người đã dám thách thức anh ta.

Chuông điện thoại vang lên khi Sally vừa từ chỗ làm việc tạm thời về đến nhà. Cô cầm ống nghe và được đề nghị, qua tiếng lạch tạch của đường dây, cầm máy để nhận điện từ Sydney. Cô tự hỏi tại sao mình không đơn giản là đặt máy xuống, nhưng lát sau một giọng nói khác vang lên trong ống nghe. "Xin chào bà Carr, tôi là Keith Townsend và tôi..."

"Vâng, ngài Townsend, tôi đã biết rõ ngài là ai."

"Tôi vừa nhận được một tin khiến tôi e ngại về cung cách ông chủ cũ của cô đã đối xử với cô."

Sally không bình luận gì.

"Có thể cô sẽ ngạc nhiên khi biết tôi muốn đề nghị cô làm việc cho tôi."

"Nhờ thế ông có thể biết được cái mà Armstrong đã đạt được và tờ báo nào anh ta đang cố mua?"

Im lặng một lúc lâu, và chỉ có tiếng lạch tạch trong ống nghe giúp cô tin rằng đường dây chưa bị cắt. "Vâng," cuối cùng Townsend nói. "Đó đúng là điều tôi quan tâm. Nhưng sau đó ít nhất cô cũng có thể có một kỳ nghỉ ở Ý với số tiền thưởng." Sally im lặng.

Townsend nói tiếp, "Tôi sẽ trả mọi khoản đền bù mà cô có quyền được hưởng sau hai mươi mốt năm phục vụ."

Sally không nói gì, cô đột nhiên hiểu ra tại sao Dick xem người đàn ông này như một kẻ thù ghê gớm. "Cảm ơn lời đề nghị của ông, ông Townsend, nhưng tôi không quan tâm," cô nói khẽ và đặt ống nghe xuống.

Phản ứng tức thì của Sally là liên lạc với phòng kế toán của Armstrong, thử tìm hiểu tại sao cô không nhận được tháng lương cuối cùng. Cô chờ một lát trước khi thấy kế toán trưởng nhấc máy.

"Khi nào tôi có thể được nhận lương tháng vừa rồi, Fred?" Cô hỏi" "Đã quá hạn hơn hai tuần rồi."

"Tôi biết, nhưng tôi e rằng tôi đã nhận được lệnh không phát nó, Sally."

"Tại sao không?" Cô hỏi. "Nó không hơn mức tôi đáng được hưởng mà."

"Tôi biết vậy," Fred nói, "nhưng..."

"Nhưng sao?"

"Hình như có một tổn thất trong tuần làm việc cuối cùng mà cô đã được thanh toán. Một chiếc tách cà phê bằng sứ Staffordshire. Tôi được cho biết thế."

"Đồ khốn nạn," Sally nói. "Thậm chí tôi không có ở trong phòng khi hắn ta đập vỡ nó."

"Và anh ta cũng khấu trừ lương của hai ngày không làm việc."

"Nhưng hắn ta biết rõ là chính hắn bảo tôi để hắn có thời gian rảnh, nhờ thế hắn có thể..."

"Chúng tôi biết tất cả những điều đó, Sally. Nhưng anh ta không muốn nghe."

"Tôi biết, Fred," Cô nói. "Đó không phải lỗi của anh. Tôi đánh giá được mối nguy hiểm anh sẽ gặp do nói chuyện với tôi, vì vậy xin cảm ơn." Cô đặt máy, và ngồi phịch xuống chiếc bàn bếp, nhìn chằm chằm vào đâu đó. Một giờ sau cô nhấc máy lên đề nghị được nối máy ra nước ngoài.

Ở Sydney, Heather ló đầu qua cửa. "Có điện thoại gọi cho ông từ London," cô nói. "Một bà Carr nào đó. Ông sẽ nhận điện chứ?"

Hai ngày sau, Sally bay tới Sydney. Sam đón cô từ sân bay. Sau một tối nghỉ ngơi, cuộc thẩm tra bắt đầu. Với số tiền 5000 đô la, Townsend đã thuê cựu giám đốc cơ quan tình báo Úc tiến hành phỏng vấn. Đến cuối tuần thì Sally đã bị khai thác hết, và Townsend tự hỏi không biết còn điều gì mà anh chưa biết về Richard Armstrong.

Vào ngày cô bay trở về London, anh đã đề nghị cô làm việc cho văn phòng của anh ở London. "Cảm ơn, ông Townsend," cô trả lời khi anh đưa cô tờ séc 20 000 đô la, nhưng nói thêm, với một nụ cười ngọt ngào. "Tôi đã mất gần nửa cuộc đời làm việc cho một con quái vật, và sau một tuần với ông, tôi không nghĩ là tôi muốn mất nốt quãng đời còn lại cho một con quái vật khác."

Sau khi Sam đưa Sally ra sân bay, Townsend và Kate đã mất nhiều giờ nghe băng ghi âm. Họ đồng ý một điểm: Nếu anh muốn có cơ hội mua số cổ phần còn lại của Globe, anh phải có Margaret Sherwood trước Armstrong. Cô ta là chiếc chìa khóa để kiểm soát được toàn bộ công ty.

Khi Sally giải thích tại sao Armstrong lại tiêu một triệu franc cho một quả trứng tại nhà bán đấu giá ở Geneva, tất cả những gì Townsend cần là khám phá ra thứ gì tương đương với Peter Carl Fabergé cho bà Margaret Sherwood.

Nửa đêm, Kate nhảy ra khỏi giường, và bật máy ghi âm lần thứ ba. Keith lơ mơ cất đầu lên khỏi gối khi nghe thấy từ "Cô nhân tình của ngài thượng nghị sĩ."

(1) Theo tục lệ một số nước châu Âu, ngày 1 tháng 4 là ngày nói dối (ND)
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 25


Báo

OCEAN TIME

Ngày 6 tháng Sáu, 1967

CHÀO MỪNG CHUYẾN ĐI!

Keith hạ cánh xuống sân bay Kingston bốn giờ trước khi tàu cập bến. Anh kiểm tra lại hộ chiếu và vẫy taxi đến phòng đăng ký vé Cunard trong cảng. Một người đàn ông mặc bộ đồng phục trắng bảnh bao, với dải viền hơi quá lòe loẹt đối với một nhân viên bán vé, hỏi xem liệu anh ta có giúp được anh gì không.

"Tôi muốn đặt phòng hạng nhất trên tàu Nữ hoàng Elizabeth tới New York," Townsend nói. "Bà bác tôi đang ở trên tàu trong chuyến đi nghỉ hàng năm, và tôi nghĩ không biết có thể có một phòng ở đâu đó gần chỗ bà ấy."

"Thế tên bà bác ông là gì?" Nhân viên bán vé hỏi.

"Bà Margaret Sherwood," Townsend đáp.

Tay anh ta rà theo bản danh sách hành khách. "À, vâng, bà Sherwood ở phòng Trafalgar như mọi khi. Nó ở khoang thứ ba. Chúng tôi chỉ còn một phòng hạng nhất ở khoang này, và nó không xa phòng bà ấy". Anh ta mở tờ sơ đồ rộng của con tàu và chỉ vào hai ô, ô thứ hai có vẻ rộng hơn ô thứ nhất.

"Tốt quá rồi," Townsend nói và đưa thẻ tín dụng cho anh ta.

"Chúng tôi sẽ cho bác của ông biết ông lên tàu chứ?" Người nhân viên hỏi nhiệt tình.

"Không", Townsend nói thản nhiên. "Tôi muốn làm bà ấy ngạc nhiên."

"Nếu ông vui lòng để hành lý cho tôi, tôi sẽ trông coi việc chuyển chúng lên phòng của ông ngay khi tàu cập bến."

"Cảm ơn," Townsend nói. "Làm ơn cho tôi biết làm thế nào tới được trung tâm thành phố?"

Khi đi tản bộ ra khỏi cảng anh bắt đầu nghĩ về Kate, và tự hỏi không biết nàng đã tìm được cách để đăng bài trong tờ báo của tàu hay không.

Anh đã ghé vào ba đại lý báo trên dọc đường đi tới Kingston, mua hai tờ Time, Newsweek và tất cả các tờ báo địa phương. Sau đó anh dừng ở một hiệu ăn có biển đề Tiệm ăn nhanh kiểu Mỹ mà anh tình cờ bắt gặp, chiếm một bàn còn trống ở trong góc và đặt một bữa trưa chán ngắt.

Báo chí của những người khác luôn làm mê hoặc anh, nhưng anh biết anh sẽ rời đảo mà không mong muốn chút nào được trở thành chủ bút của tờ Jamaica Time, một tờ báo mà thậm chí không còn việc gì để làm nữa cũng chỉ đọc trong mười lăm phút. Giữa những bài báo về việc kỳ nghỉ của vợ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp đã diễn ra như thế nào và tại sao đội cricket của đảo lại thua liên tục như vậy, ý nghĩ anh quay lại với thông tin của Sally Carr đã được ghi âm ở Sydney. Anh thấy khó mà tin được rằng Sharon lại có thể bất tài như Carr mô tả, nhưng nếu cô ta như vậy, anh vẫn phải thừa nhận sự đánh giá của Carr rằng hẳn Sharon phải rất xuất sắc ở trên giường.

Trả tiền xong cho bữa trưa đáng quên nhất, Townsend rời tiệm ăn và bắt đầu thả bộ quanh thành phố. Đây là lần đầu tiên anh có được cái giống như một cuộc du lịch, kể từ khi anh tới Berlin hồi còn sinh viên. Cứ ít phút anh lại xem đồng hồ, nhưng điều ấy chẳng giúp thời gian trôi đi nhanh hơn. Cuối cùng anh nghe thấy tiếng còi tàu ở phía xa: con tàu lớn ghé vào cảng cuối cùng. Ngay lập tức anh quay trở lại cảng. Lúc anh tới nơi, đoàn thủy thủ đang hạ ván cầu tàu xuống, sau khi hành khách đã đổ lên bờ, vui vẻ tìm kiếm vài giờ thoải mái, Townsend bước xuống cầu tàu và đề nghị người phục vụ dẫn anh về phòng.

Ngay khi vừa tháo xong va li, anh bắt đầu xem xét cách bố trí ở khoang ba và vui mừng thấy rằng từ phòng anh tới phòng bà Sherwood mất chưa đầy một phút, nhưng anh không muốn liên lạc ngay với bà ta. Thay vào đó anh dùng những giờ còn lại đi dạo quanh tàu và kết thúc ở phòng ăn.

Người quản lý nhà ăn mỉm cười với nguời đàn ông gầy gò, ăn mặc không được thích hợp lắm khi anh ta bước vào gian phòng rộng rãi, trống trải đang được chuẩn bị cho bữa tối. "Tôi có thể giúp gì được, thưa ông?" Ông ta hỏi, cố không lớn tiếng mặc dù cảm thấy vị khách đã vào nhầm khoang.

"Tôi hy vọng thế," Townsend nói. "Tôi vừa mới lên tàu, và muốn biết các ông sẽ cho tôi ăn ở đâu."

"Phòng ăn này chỉ dành cho hành khách khoang hạng nhất, thưa ông."

"Vậy là tôi đã vào đúng chỗ," Townsend nói.

"Tên ông là gì?" Người kia hỏi, vẫn còn nghi hoặc.

"Keith Townsend."

Ông ta kiểm tra danh sách hành khách khoang hạng nhất đã lên tàu ở Kingston. "Ngài ngồi bàn tám, thưa ngài Townsend."

"Bà Sherwood cũng ngồi bàn đó chứ?"

Người phục vụ kiểm tra lại lần nữa. "Không, thưa ngài, bà ấy ngồi bàn ba."

"Liệu ông có thể xếp cho tôi một chỗ ở bàn ba được không?" Townsend đề nghị.

“Tôi sợ là không được, thưa ngài. Không có ai ở bàn đó rời tàu ở cảng Kingston cả.”

Townsend móc ví và lấy ra tờ một trăm đô la.

“Nhưng tôi cho rằng nếu tôi chuyển ngài phó giáo chủ sang bàn của thuyền trưởng thì có thể giải quyết được vấn đề.”

Townsend mỉm cười rồi quay ra.

“Xin lỗi, thưa ngài. Ngài có muốn ngồi cạnh bà Sherwood không?”

“Đó là hy vọng lớn nhất của tôi,” Townsend nói.

“Việc đó có một khó khăn nhỏ, ông biết đấy, bà ấy đã đi cùng chúng tôi suốt cuộc hành trình, và chúng tôi đã phải chuyển bà ấy hai lần vì bà ấy không thích nhiều người ngồi ở bàn mình.”

Townsend lại rút ví lần nữa. Lát sau anh rời phòng ăn, chắc mẩm sẽ được ngồi cạnh con mồi của mình.

Khi anh quay về phòng, các hành khách trên tàu bắt đầu lục tục trở về. Anh đi tắm, đổi lấy bữa trưa và đọc lại lần nữa tiểu sử của bà Sherwood mà Kate đã sưu tập cho anh. Lúc tám giờ kém vài phút anh đi xuống phòng ăn.

Đã có một cặp vợ chồng ngồi ở bàn. Người đàn ông lập tức đứng lên và tự giới thiệu. “Bác sĩ Arnold Percival ở bang Ohio,” ông ta nói và bắt tay Townsend. “Và đây là người vợ yêu quý của tôi, Jenny - cũng ở bang Ohio.” Ông ta cười khàn khàn.

“Tôi là Keith Townsend,” anh nói với họ. “ Ở...”

“ Úc, nếu tôi không nhầm, ông Townsend,” viên bác sĩ nói. “Rất vui vì họ đã xếp ông ngồi ở bàn chúng tôi. Tôi mới nghỉ hưu, và Jenny với tôi đã hứa cùng nhau đi du lịch trong năm nay. Ngọn gió nào đã đưa ông lên con tàu này vậy?” Trước khi Townsend kịp trả lời, một đôi khác bước tới. “Đây là ông Keith Townsend từ Úc tới,” bác sĩ Percival nói. “Cho phép tôi giới thiệu ông với ông bà Osborne từ Chicago, Illinois.”

Họ vừa bắt tay nhau xong thì vị bác sĩ nói,”Xin chào, bà Sherwood. Cho phép tôi giới thiệu ông Keith Townsend.”

Qua bản tiểu sử của Kate, Townsend biết bà Sherwood đã sáu mươi bảy, nhưng rõ ràng bà ta đã tiêu một phần lớn thời gian và tiền bạc để cố phủ nhận thực tế đó. Anh không cho là bà ta có nhan sắc, nhưng sự mô tả “được giữ gìn tốt" chắc chắn là đúng ý anh. Chiếc váy buổi tối rất hợp thời trang, mặc dù gấu váy hơi ngắn một vài phân. Townsend mỉm cười như thể bà ta mới hai mươi lăm tuổi.

Khi lần đầu tiên nghe giọng nói của Townsend, bà Sherwood có thể công khai che giấu sự chê bai của mình, nhưng lát sau, có hai người khách khác cùng đến đã làm bà ta xao lãng. Townsend không nắm được tên vị tướng, nhưng người phụ nữ tự giới thiệu là Claire William, chiếm chỗ ngồi cạnh bác sĩ Percival ở phía bên kia bàn. Townsend mỉm cười với cô nhưng cô chẳng phản ứng gì.

Thậm chí Townsend còn chưa kịp ngồi, bà Sherwood đã muốn biết tại sao ngài phó giáo chủ lại bị đưa đi.

"Tôi thấy ông ấy ngồi ở bàn của thuyền trưởng," Claire nói.

"Tôi hy vọng ngày mai ông ấy sẽ trở lại," bà Sherwood nói và lập tức bắt đầu trò chuyện với ông Osborne đang ngồi bên phải mình. Vì bà ta cương quyết từ chối bắt chuyện với Townsend trong lúc ăn món thứ nhất, anh bắt đầu tán gẫu với bà Percival trong khi cố dỏng tai nghe cuộc trò chuyện của bà Sherwood. Anh nhận thấy việc ấy khá khó khăn.

Cho tới lúc các món ăn chính đã được dọn đi Townsend khó khăn lắm mới nói được vài từ với bà Sherwood. Khi uống cà phê, Claire, từ phía bàn bên kia hỏi thăm đã có lúc nào anh tới nước Anh chưa.

"Rồi, tôi mới rời trường Đại học Oxford sau chiến tranh," lần đầu tiên trong mười lăm năm Townsend thú nhận điều này.

"Trường nào?" Bà Sherwood quay ngoắt về phía anh.

"Worcester," anh trả lời dịu dàng. Nhưng đó là câu hỏi đầu tiên và cuối cùng bà ta gửi đến anh tối hôm đó. Townsend đứng dậy khi bà ta rời khỏi bàn, và tự hỏi liệu ba ngày có đủ không. Khi uống xong cà phê, anh chúc Claire và viên tướng ngủ ngon trước khi quay lại phòng để xem lại hồ sơ một lượt nữa. Ở đó không đề cập đến thành kiến và sự hợm mình, nhưng phải công bằng với Sally, cô ta chưa bao giờ gặp Margaret Sherwood.

Khi Townsend ngồi ăn bữa sáng hôm sau, chỉ có duy nhất một chỗ trống là chiếc ghế bên phải anh, và mặc dù anh là người cuối cùng rời phòng, bà Sherwood vẫn không xuất hiện. Anh liếc nhìn Claire khi cô rời khỏi bàn và tự hỏi liệu có nên đi theo cô không, nhưng sau đó anh quyết định thôi, vì nó không có trong kế hoạch. Những giờ sau đó anh lang thang khắp tàu, hy vọng tình cờ gặp cô. Nhưng buổi sáng ấy anh không nhìn thấy cô lần nào nữa.

Khi anh đến ăn trưa muộn vài phút, anh chưng hửng thấy bà Sherwood đã chuyển chỗ ngồi sang phía bàn bên kia, và giờ bà ta ngồi giữa vị tướng và bác sĩ Percival. Thậm chí bà ta chẳng nhìn lên khi anh ngồi vào chỗ của mình. Lát sau khi Claire tới, cô đành phải ngồi cạnh anh, mặc dù ngay sau đó là cô bắt chuyện với ông Osborne.

Townsend cố nghe xem bà Sherwood nói chuyện gì với viên tướng, hy vọng có cơ hội tham gia vào câu chuyện của họ, song tất cả chỉ là chuyện chuyến du lịch vòng quanh thế giới lần thứ mười chín của bà ta, và rằng bà ta biết rõ về con tàu cũng như thuyền trưởng.

Anh tình cờ quay sang bên phải khi nghe thấy bác sĩ Percival hỏi Claire là cô có đọc cuốn Lễ cầu hồn cho nữ tu sĩ không.

"Không," cô trả lời, "Tôi không đọc. Nó có gì hay không?"

"Ô, tôi có đọc," Bà Sherwood nói từ mé bàn bên kia, "và tôi có thể nói vói cô rằng nó còn lâu mới là tác phẩm hay nhất của ông ấy."

"Tôi rất tiếc phải nghe thấy điều ấy, thưa bà Sherwood," Townsend nói, hơi quá nhanh.

"Tại sao thế, ông Townsend?" Bà ta hỏi, không giấu nổi sự ngạc nhiên vì thấy anh thậm chí biết tác giả là ai.

"Vì tôi có bản quyền xuất bản sách của Faulkner (1)."

"Tôi không hề nghĩ ông lại là nhà xuất bản," bác sĩ Percival nói. "Thật thú vị. Tôi đánh cuộc là có nhiều người trên con tàu này có thể kể cho ông những câu chuyện rất hay."

"Thậm chí ngay ở bàn này cũng có thể có một hai người," Townsend nói, tránh cái nhìn chăm chăm của bà Sherwood.

"Bệnh viện là một nguồn chuyện bất tận," Bác sĩ Percival nói tiếp. "Tôi biết."

"Đúng thế." Townsend nói, phấn khởi với chính mình."Nhưng có một câu chuyện hay chưa đủ, ông còn phải thể hiện được nó lên trên giấy. Điều đó cần năng lực thực sự."

" Ông đang làm cho công ty nào?" bà Sherwood hỏi, làm như vô tình.

Townsend buông câu và bà ta đã mắc mồi. "Schumann & Co., ở New York," anh đáp, cũng với vẻ hờ hững như vậy.

Đến lúc đó viên tuớng bắt đầu nói với Townsend là có nhiều người đã nài ông viết hồi ký. Sau đó ông tiếp tục mô tả cho mọi người ở bàn biết hương vị chương đầu tiên có thể là như thế nào.

Đến bữa tối Townsend không ngạc nhiên khi thấy bà Sherwood thế chỗ của Claire bên cạnh anh. Qua món cá hồi bốc khói anh dành thời gian giải thích cho bà Percival rằng một cuốn sách được liệt vào danh sách bán chạy nhất phải có những điều kiện gì.

"Tôi có thể quấy rầy ông được không, ông Townsend?" Bà Sherwood hỏi khẽ, khi món thịt cừu được đưa lên.

"Rất vui lòng, thưa bà," Townsend nói, quay sang phía bà ta.

"Tôi rất muốn biết ông làm cho phòng nào ở công ty của Schumann."

"Tôi không làm ở một phòng đặc biệt nào," anh nói

"Tôi không hiểu," bà Sherwood nói. "Điều đó có nghĩa là ông có thể không thèm đếm xỉa tới quyết định của tổng biên tập?" bà ta hỏi.

"Tôi có thể không thèm đếm xỉa tới quyết định của bất cứ ai," Townsend nói.

“Chuyện là...” Bà ta ngập ngừng để chắc không có ai khác nghe lỏm chuvện của họ - điều đó thực ra không có ý nghĩa, vì Townsend đã biết bà ta định nói gì. “Chuyện là cách đây ít lâu tôi đã gửi một bản thảo tới Công ty Schumann. Ba tháng sau tất cả những gì tôi nhận được là lời từ chối in thử mà chẳng có bất kỳ một lá thư giải thích nào.”

“Tôi rất tiếc phải nghe điều đó,” Townsend nói, dừng một lát trước khi cân nhắc kỹ những điều sắp nói ra. “Tất nhiên, có một sự thật là nhiều bản thảo chúng tôi nhận được đã không bao giờ được đọc.”

“Tại sao vậy?” Bà ta ngờ vực hỏi.

“Vâng, bất kỳ nhà xuất bản lớn nào cũng có khả năng phải nhận tới một trăm, thậm chí hai trăm bản thảo một tuần. Không ai có thể thuê đủ nhân viên để đọc hết số bản thảo đó. Vì vậy bà đừng quá buồn.”

“Vậy làm thế nào để một tiểu thuyết gia lần đầu tiên như tôi kiếm được một người nào đó quan tâm tới công việc của mình?” bà ta thì thầm.

“Lời khuyên của tôi cho những ai phải đối mặt với vấn đề này là hãv tự tìm cho mình một nhân viên tốt - một người biết rõ phải tiếp cận với nhà xuất bản nào, và thậm chí biết được biên tập viên nào có thể quan tâm đến mình.”

Townsend tập trung vào món thịt cừu của mình trong lúc đợi bà Sherwood dồn đủ can đảm. “Luôn để bà ta bắt đầu,” Kate đã nhắc nhở anh như vậy,”sau đó sẽ không có lý do gì để bà ta nghi ngờ.” Anh không rời mắt khỏi đĩa của mình.

“Tôi không dám mong là ông sẽ vui lòng đọc cuốn tiểu thuyết của tôi và góp cho tôi một vài ý kiến chuyên môn?”

“Tôi rất vui mừng,” Townsend nói. Bà Sherwood mỉm cười. “Tại sao bà không gửi nó tới văn phòng của tôi ở công ty Schumann khi chúng ta về tới New York. Tôi sẽ xem xét để một trong những biên tập viên cao cấp của tôi đọc nó và cho tôi một báo cáo viết đầy đủ.”

Bà Sherwood mím môi. “Nhưng tôi có mang nó theo trên tàu,” bà ta nói. “Ông biết đấy, những chuyến du lịch hằng năm luôn cho tôi cơ hội sửa đổi chút ít.”

Townsend những muốn nói cho bà ta biết rằng nhờ bà nấu bếp của ông em chồng bà ta, anh đã biết điều đó. Nhưng anh đành tự bằng lòng với câu, “Vậy tại sao bà không quăng nó sang phòng tôi để tôi có thể đọc một hai chương đầu, ít nhất nó cũng giúp tôi sơ bộ hình dung về văn phong của bà.”

“Ông nói thật đấy chứ, ông Townsend? Ông thật tử tế quá. Người chồng yêu quí của tôi vẫn thường nói rằng không được coi tất cả những người Úc đều là những kẻ bị lưu đày.”

Townsend phá lên cười khi Claire ngả người qua bàn. “Có phải ông là ông Townsend mà bài báo trên tờ Ocean Time sáng nay đã nói đến không?” Cô hỏi.

Townsend ngạc nhiên. “Tôi không biết,” anh nói. “Tôi không xem nó.”

“Nó viết về một người đàn ông có tên là Richard Armstrong,” không ai để ý đến phản ứng của bà Sherwood, “ cũng làm trong ngành xuất bản.”

“Tôi có biết một Richard Armstrong,” Townsend thừa nhận, “vì vậy cũng có thể.”

“Đã chiếm MC,” viên tướng phản đốỉ, "nhưng đó là điều tốt đẹp duy nhất bài báo đã nói về ông ta. Chắc ông cũng không thể tin vào tất cả những gì ông đọc trên các báo."

"Tôi hoàn toàn đồng ý," Townsend nói khi bà Sherwood rời bàn mà thậm chí không chúc họ ngủ ngon.

Bà ta vừa đi khỏi, viên tướng bắt đầu mua vui cho bác sĩ Percival và bà Osbone bằng chương hai cuốn tự truyện của ông ta. Claire đứng lên và nói, "Đừng để tôi làm gián đoạn cuộc nói chuỵện của ông, thưa tướng quân, nhưng tôi cũng phải vào giường thôi." Townsend thậm chí không liếc nhìn cô. Ít phút sau, khi người lính già bắt đầu chuyển khỏi bãi biển Dunkirk, anh cũng xin lỗi, rời khỏi bàn và trở về phòng.

Anh vừa tắm xong thì có tiếng gõ cửa. Anh mỉm cười, xỏ vào một trong những chiếc áo choàng tắm do khách sạn của tàu cung cấp, và chậm rãi đi ra cửa. Ít ra, nếu bà Sherwood mang bản thảo tới bây giờ, anh sẽ có lý do xin lỗi hợp lý để chuẩn bị cho buổi gặp sáng mai. Anh mở cửa phòng.

"Chào bà Sherwood," anh mới nói được như vậy, thì nhận ra là Kate đứng ngay trước mặt, trông hơi lo lắng. Nàng vội vàng bước vào và đóng cửa lại.

"Anh nghĩ chúng ta đã thỏa thuận không gặp nhau trừ phi có tình huống khẩn cấp?" Keith nói.

"Đây là tình huống khẩn cấp," Kate trả lời, "Nhưng em không thể mạo hiểm nói với anh ở bàn ăn tối."

"Đó có phải là lý do tại sao em hỏi anh bài báo về chủ đề đang diễn ra ở Broadway?"

"Đúng đấy," Kate đáp. "Đừng quên là em đã có thêm một số ngày để biết bà ta, và bà ta đã gọi điện đến phòng em để hỏi xem liệu em có thực sự tin anh là chủ bút không."

"Và em nói gì với bà ta?" Keith hỏi đúng lúc có tiếng gõ cửa. Anh đặt ngón tay lên môi và chỉ về hướng phòng tắm. Anh đợi đến khi biết chắc bức màn đã kéo xuống, rồi ra mở cửa.

"Bà Sherwood," Townsend nói. "Rất mừng được gặp bà. Mọi chuyện đều ổn cả chứ?"

"Vâng, cảm ơn ông Townsend. Tôi nghĩ tôi nên mang nó xuống cho ông tối nay," bà ta nói, đưa ra một bản thảo dày. "Chỉ khi ông không phải làm việc gì khác."

"Bà thật chu đáo quá," Keith nói, cầm lấy tập bản thảo. "Sao chúng ta không gặp nhau một lát vào sau bữa sáng mai? Lúc đó tôi có thể cho bà biết những ấn tượng đầu tiên của tôi."

” Ồ, ông nói thật đấy chứ, ông Townsend? Tôi rất muốn biết ông nghĩ gì về nó." Bà ta ngập ngừng. "Tôi không quấy rầy ông đấy chứ."

"Quấy rầy tôi?" Keith không hiểu.

"Khi ở ngoài hành lang hình như tôi nghe thấy giọng ai đó."

"Tôi đoán đó chỉ là tiếng tôi âm a trong nhà tắm” Keith nói hơi yếu ớt.

"À, điều đó giải thích được." bà Sherwood nói. "Vậy tôi hy vọng tối nay ông sẽ bớt chút thời gian đọc vài trang cuốn Cô nhân tình của ngài thượng nghị sĩ này."

"Chắc chắn là được," Keith nói. "Chúc ngủ ngon, bà Sherwood."

" Ồ, hãy gọi tôi là Margaret."

"Tôi là Keith," anh nói với một nụ cười.

"Tôi biết, tôi đã đọc bài báo về ông và Armstrong. Rất thú vị. Có thật ông ta tồi tệ vậy không?" Bà ta hỏi.

Keith không bình luận gì khi anh đóng cửa lại. Anh quay vào thấy Kate từ phòng tắm bước ra, mặc một chiếc áo choàng khác. Khi nàng bước về phía anh, chiếc dây thắt rơi xuống đất và áo choàng hé mở. " Ô, hãy gọi tôi là Claire," nàng nói khi quàng tay qua lưng anh. Anh kéo nàng lại phía mình.

"Có thật anh tồi tệ vậy không?" Kate cười khi anh dẫn cô vào phòng.

"Đúng đấy," anh nói khi họ cùng ngã xuống giường.

"Keith," nàng thì thầm, "anh không nghĩ là phải bắt đầu đọc bản thảo à?"

oOo

Mới có mấy giờ sau khi Sharon được nhấc từ phòng ngủ tới văn phòng, Armstrong đã nhận ra rằng Sally đã không nói quá về nghiệp vụ thư ký của cô ta. Nhưng anh ngượng không dám gọi điện cho Sally thú nhận điều này.

Cho đến hết tuần thứ hai, bàn làm việc của anh đã chất đống những bức thư chưa được trả lời hoặc, tồi tệ hơn, những bức thư trả lời mà anh không biết ký vào đâu. Sau nhiều năm làm việc với Sally, anh đã quên mất rằng hiếm khi anh tốn nhiều hơn vài phút mỗi ngày để xem qua công việc của cô trước khi đơn giản đặt bút ký vào tất cả những gì cô đặt trước mặt anh. Trên thực tế, văn bản duy nhất anh ký trong tuần đó là bản hợp đồng của Sharon, nói rõ không phải cô ta tự đề bạt mình.

Vào hôm thứ Ba của tuần thứ ba, Armstrong tới Hạ nghị viện để ăn trưa với Bộ trưởng Y tế, song phát hiện ra rằng mình được hẹn vào ngày hôm sau. Hai mươi phút sau anh về đến văn phòng, cực kỳ tức giận.

"Nhưng em đã nói với anh rằng hôm nay anh ăn trưa với Chủ tịch NatWest," Sharon khăng khăng. "Ông ta vừa gọi từ Savoy để hỏi xem anh ở đâu."

"Nơi cô bảo tôi đến," anh quát, "là toà nhà Hạ nghị viện."

"Em không thể làm hết mọi thứ hầu anh được?"

"Sally đã quản lý những việc như thế này bằng mọi cách," Armstrong nói, rõ ràng rất khó khăn để kiềm chế cơn giận của mình.

"Nếu tôi còn nghe thấy cái tên đó một lần nữa, tôi thề là tôi sẽ bỏ anh."

Armstrong không nói gì thêm, nhưng lao ra khỏi phòng và lệnh cho Benson đưa anh tới Savoy càng nhanh càng tốt. Khi anh tới được Grill, Mario bảo rằng người khách của anh vừa đi khỏi. Và khi quay lại văn phòng, anh được báo là Sharon đã về nhà, nói rằng cô ta bị một cơn đau đầu nhẹ.

Armstrong ngồi phịch xuống bàn và gọi cho Sally, nhưng không có ai trả lời. Anh tiếp tục gọi cho cô ít nhất một lần mỗi ngày, nhưng anh chỉ nhận được lời nhắn trong máy. Cuối tuần sau đó anh bảo Fred trả cho cô lương tháng cuối cùng.

"Nhưng tôi đã gửi cho cô ấy 45 xu đúng như chỉ thị của ông,” người kế toán trưởng nhắc anh.

"Đừng tranh luận với tôi, Fred." Armstrong nói. "Hãy gửi đi."

Vào tuần thứ năm những thư ký tạm thời bắt đầu tới và làm các công việc cơ bản hàng ngày, một số chỉ kéo dài được một vài giờ. Nhưng Sharon là người mở bức thư của Sally và thấy trong đó tờ séc bị xé làm đôi và lời nhắn đính kèm: "Tôi đã được trả nhiều gấp bội cho tháng làm việc vừa qua."

Sáng hôm sau, khi Keith tỉnh dậy, anh ngạc nhiên thấy Kate, trong chiếc áo choàng của anh, đang đọc tập bản thảo của bà Sherwood. Nàng liếc nhìn và tặng anh một chiếc hôn trước khi đưa anh bảy chương đầu tiên. Anh ngồi dậy, dụi mắt một lúc, nhìn trang đang mở và đọc câu đầu tiên: "Khi cô bước vào bồn tắm, chỗ lồi ra trên người ông ta bắt đầu phình lên." Anh nhìn sang Kate, nàng nói, "Cứ đọc đi. Nó có một cái nồi hơi."

Keith đọc xong khoảng bốn mươi trang thì Kate nhảy khỏi giường và đi vào nhà tắm. "Đừng bực mình quá," nàng nói. "Em sẽ nói cho anh biết nó kết thúc như thế nào."

Khi nàng quay lại, Keith đã đọc được tới giữa chương ba. Anh thả cuốn sách xuống sàn. "Em nghĩ sao?" Anh hỏi. Nàng bước lại giường, trèo lên đệm và nhìn chằm chằm vào thân thể trần truồng của anh. “Xét từ phản ứng của anh, hoặc anh vẫn không hiểu em, hoặc em có thể nói rằng chúng ta đang cầm trong tay một cuốn sách rất ăn khách.”

Sau đó khoảng một giờ Townsend vào phòng ăn sáng, chỉ có Kate và bà Sherwood ngồi ở bàn. Họ đang nói chuyện say sưa. Câu chuyện ngừng lại ngay khi anh ngồi xuống. “Tôi không tin là...” bà Sherwood mở đầu.

"Tin gì kia?” Townsend ngây thơ hỏi.

Kate quay đi, không để bà Sherwood nhìn thấy mặt.

“Rằng ông đã có thể xem lướt qua cuốn tiểu thuyết của tôi?”

“Lướt qua ư?” Townsend nói. "Tôi đã đọc nó từ đầu đến cuối. Và có một điều rõ ràng là, thưa bà Sherwood: chưa một ai ở Công ty Schumann đã nhìn thấy bản thảo này, hoặc là họ sẽ vồ lấy nó ngay lập tức.”

“Ôi, ông thực sự cho là nó hay như vậy à?” Bà Sherwood hỏi.

“Tôi chắc chắn như vậy,” Townsend nói. “Và tôi chỉ có thể hy vọng rằng, mặc dù phản ứng thiếu suy xét của chúng tôi với lần gửi ban đầu của bà là không thể tha thứ được, bà vẫn sẽ cho phép Công ty Schumann có một đơn đặt hàng.”

“Tất nhiên rồi,” bà Sherwood phấn khởi.

“Tốt lắm. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây không phải là nơi để thảo luận những việc quan trọng.”

“Tất nhiên. Tôi hiểu rõ điều đó, Keith,” bà ta nói. "Tại sao lát nữa ông không tới phòng tôi?” Bà ta nhìn đồng hồ. “Chúng ta sẽ nói chuyện vào khoảng 10 giờ 30?”

Townsend gật đầu. “Giờ đó hoàn toàn phù hợp với tôi.’’ Anh đứng lên khi bà ta tháo khăn ăn và rời khỏi bàn.

“Em có tìm hiểu được gì mới không?” Anh hỏi Kate ngay khi bà Sherwood ra ngoài tầm nghe.

“Không nhiều,” nàng nói, nhấm nháp miếng bánh nhân nho khô. “Nhưng em không nghĩ bà ta thực sự tin là anh đã đọc toàn bộ tập bản thảo.”

“Cái gì khiến em nói vậy?”

“Vì bà ta vừa nói với em là đêm qua trong phòng anh có phụ nữ.”

“Bà ta nói thế thật à?” Townsend giật giọng. Anh dừng lại. “Và còn nói gì nữa?”

“Bà ấy tranh luận về một chi tiết lớn trong bài báo của tờ Ocean Times, và hỏi em liệu...”

“Chào ông Townsend. Chào cô,” viên tướng nói khi ngồi xuổng ghế. Kate tặng cho ông ta một nụ cười rạng rỡ và đứng dậy.

“Chúc may mắn,” nàng nói khẽ.

“Tôi vui mừng có cơ hội được nói với ông một điều, ông Townsend. Ông biết đấy, tôi đã viết xong tập một cuốn hồi ký của tôi, và vì tôi tình cờ mang nó theo lên tàu, liệu ông có thể đọc nó và cho tôi một vài ý kiến nghề nghiệp được không ?"

Townsend mất hai mươi phút để trốn thoát được một cuốn sách mà anh không muốn đọc và càng không muốn in nó ra. Vị tướng đã không để anh có nhiều thời gian chuẩn bị cho cuộc gặp với bà Sherwood. Anh quay về phòng và ôn lại những lưu ý của Kate lần cuối cùng rồi đến phòng bà ta, gõ cửa đúng lúc 10 giờ 30. Cánh cửa mở ra ngay lập tức.

“Tôi thích những người đúng giờ,” bà ta nói.

Phòng bà Sherwood chiếm hai tầng, với một ban công riêng. Bà ta mời anh ngồi vào chiêc ghế bành ở giữa phòng khách.

“Ông có muốn dùng cà phê không, Keith?” Bà ta hỏi khi ngồi xuống đối diện với anh.

“Không, cảm ơn. Margaret,” anh đáp, “tôi vừa mới ăn sáng.”

“Tất nhiên,” bà ta nói. “Vậy ta có một vụ làm ăn?

“Chắc chắn rồi. Như tôi đã nói với bà sáng nay.” Townsend nói. “Công ty Schumann muốn xem xét độc quyền xuất bản cuốn tiểu thuyết của bà.”

“ Ồ, tôi rất vui,” bà Sherwood nói. “Ước gì chồng tôi còn sống. Ông ấy luôn tin rằng một ngày nào đó tôi sẽ được in sách.”

“Chúng tôi sẵn sàng trả cho bà khoản tiền đặt cọc là 100.000 đô la,” Townsend nói tiếp, và 10 phần trăm giá bìa, sau khi đã trừ khoản đặt cọc. Sách bìa thường sẽ được xuất bản sau sách bìa cứng hai tháng. Và sẽ có một khoản tiền thưởng cho tất cả những tuần cuốn sách của bà được nằm trong danh mục sách bán chạy nhất của tờ New York Times.”

“ Ồ, ông thực sự tin là nỗ lực nhỏ của tôi có thể xuất hiện trong danh mục sách ăn khách?”

"Tôi sẵn sàng đánh cuộc vào điều đó,” Townsend nói.

“Thật không?” bà Sherwood vặn.

Townsend lo lắng nhìn bà ta, tự hỏi không biết liệu anh có đi quá xa không.

“Tôi vui mừng chấp nhận đề nghị của ông, ông Townsend”. bà ta nói. “Tôi tin đây là dịp cần ăn mừng.”

Bà ta rót cho anh ly sâm panh từ cái chai còn một nửa trong xô đá bên cạnh. “Giờ đây chúng ta đã đạt được thoả thuận về cuốn sách,” lát sau bà ta nói, “liệu ông có thể cho tôi lời khuyên về một vấn đề nhỏ mà tôi đang phải đối mặt?”

"Tôi rất vui lòng, nếu tôi có thể,” Townsend nói, nhìn chằm chằm vào bức vẽ nhìn nghiêng của vị đô đốc đã chết.

“Tôi rất lo lắng về bài báo trên tờ Ocean Times mà cô Williams mang đến cho tôi,” bà Sherwood nói. “Nó đề cập tới một ông Richard Armstrong nào đó.”

“Tôi không hiểu.”

“Tôi sẽ giải thích,” bà ta chậm rãi kể cho Townsend nghe câu chuyện mà anh còn biết nhiều hơn cả bà, rồi kết thúc bằng câu nói. “Claire cho rằng vì ông ở trong ngành xuất bản, ông có thể giới thiệu một người nào đó muốn mua cổ phần của tôi.”

“Bà đòi bao nhiêu cho số cổ phần đó?” Townsend hỏi.

“Hai mươi triệu đô la. Đó là số tiền tôi đã thỏa thuận với anh Alexander, và anh ấy đã chuyển nhượng số cổ phần của mình cho Richard Armstrong với cái giá ấy.

“Khi nào bà sẽ gặp ông Armstrong?” Townsend lại đặt một câu hỏi mà anh đã biết câu trả lời.

“Anh ta sẽ đến căn hộ của tôi ở New York vào 11 giờ trưa thứ Hai.”

Townsend tiếp tục nhìn chằm chằm vào bức tranh trên tường, giả vờ cân nhắc vấn đề. “Tôi cho rằng công ty của tôi có thể trả ngang với giá đó,” anh nói, “nhất là với số tiền đã được thỏa thuận.” Anh hy vọng bà ta không nghe thấy trống ngực anh đập thình thịch.

Bà Sherwood hạ cặp mắt xuống và nhìn vào cuốn catalô của nhà bán đấu giá Sotheby mà tuần trước một người bạn đã gửi cho bà ta từ Geneva. “Thật may là chúng ta đã gặp nhau,” bà ta nói. “Người ta không thể tạo ra sự trùng hợp như thế này trong một cuốn tiểu thuyết được.” Bà ta cười, nâng ly lên và nói. "Định mệnh."

Townsend không bình phẩm gì.

Sau khi đặt ly xuống, bà ta nói, "Đêm nay tôi cần suy nghĩ một chút về vấn đề này. Tôi sẽ cho ông biết quyết định cuối cùng của tôi trước khi chúng ta lên bờ."

"Tất nhiên," Townsend nói, cố che giấu nỗi thất vọng. Anh đứng dậy và được bà ta tiễn ra cửa.

"Tôi phải cảm ơn ông, Keith, vì tất cả những gì ông đã làm."

"Tôi rất vui lòng," anh nói khi bà ta đóng cửa.

Townsend quay về phòng và thấy Kate đang đợi anh.

"Chuyện đến đâu rồi?" Nàng nôn nóng.

"Bà ta chưa quyết định, nhưng anh cho là bà ta gần như đã cắn câu, nhờ bài báo của em đã làm bà ta lưu ý."

"Còn số cổ phần?"

"Như mức giá đã định, dường như bà ta chẳng quan tâm tới việc ai mua chúng, chừng nào cuốn sách của bà ta được xuất bản."

"Nhưng bà ta muốn có thêm thời gian suy nghĩ." Kate nói, im lặng một lát rồi nàng thêm. "Tại sao bà ta không hỏi anh kỹ hơn về lý do anh muốn mua những cổ phần đó?"

Townsend nhún vai.

"Em bắt đầu tự hỏi không biết liệu có phải bà Sherwood chẳng ngồi đợi chúng ta mà đang tìm cách khác hay không."

"Đừng có điên." Townsend nói. "Sau hết, bà ta sẽ phải quyết định điếu gì quan trọng hơn: việc xuất bản cuốn sách hay là bất hòa với Alexander, người đã khuyên bà ta bán cổ phần cho Armstrong. Và nếu bà ta quyết định như vậy, sẽ có một điều ủng hộ chúng ta."

"Là cái gì?" Kate hỏi.

"Nhờ Sally, chúng ta biết rõ trong mười năm qua bà ta đã bị bao nhiêu nhà xuất bản từ chối. Và khi đã đọc cuốn sách, anh không thể hình dung được có ai trong số họ lại cho bà ta nhiều lý do để hy vọng."

"Chắc chắn Armstrong cũng biết điều này, và sẽ sẵn sàng in sách cho bà ta?"

"Nhưng bà ta lại không chắc như vậy," Townsend nói.

"Có lẽ bà ta có thể, và nó còn sáng sủa hơn triển vọng chúng ta đem lại. Có điện thoại trên tàu không?"

"Có, có một cái ở khoang chỉ huy. Anh đã thử gọi cho Tom Spencer ở New York vì vậy anh ta có thể bắt đầu sửa bản hợp đồng, nhưng anh được biết không được tùy tiện sử dụng điện thoại, trừ phi có tình huống khẩn cấp."

"Thế ai sẽ quyết định cái gì là tình huống khẩn cấp?" Kate hỏi.

"Ngưòi tài công nói rằng thuyền trưởng là người phán xử việc này."

"Vậy là chẳng ai trong chúng ta có thể làm được gì cho tới khi đến New York."

Bà Sherwood đến ăn trưa muộn, và chiếm chỗ ngồi cạnh viên tướng. Bà ta dường như bằng lòng với việc ngồi nghe phần tóm tắt dài lê thê của chương ba cuốn hồi ký của ông ta, và không một lần nào nêu lên chủ đề cuốn sách của mình. Sau bữa trưa, bà ta biến vào phòng.

Khi họ gặp nhau trong bữa tối, họ nhận ra là bà Sherwood đã được mời ngồi ở bàn thuyền trưởng.

Sau một đêm mất ngủ Keith và Kate xuống ăn sáng khá sớm, hy vọng được biết quyết định của bà ta. Nhưng nhiều phút trôi qua và bà Sherwood không xuất hiện, rõ ràng là bà ta đã dùng bữa sáng trong phòng.

"Có lẽ hành lý của bà ấy bị thất lạc," bác sĩ Percival, con người luôn có ích, phỏng đoán.

Trông Kate không tin tưởng lắm.

Keith quay về phòng, đóng gói hành lý và sau đó gặp Kate trên boong khi mũi tàu rẽ nước hướng về Hudson.

"Em có cảm giác chúng ta đã thất bại trong vụ này," Kate nói khi họ đi ngang qua tượng Nữ thần Tự do.

"Anh nghĩ có lẽ em đúng. Anh sẽ không bận tâm nhiều nếu nó lại về tay Armstrong."

"Việc chống lại anh ta trở nên quan trọng vậy sao?”

"Đúng. Em phải hiểu đó là..."

"Chào ông, ông Townsend," một giọng nói vang lên cạnh họ. Keith từ từ quay đầu lại và nhìn thấy bà Sherwood đang lại gần. Anh hy vọng bà ta không nhận thấy Kate lúc này đang lẩn vào đám đông.

"Chào bà Sherwood," anh trả lời.

"Sau khi cân nhắc," bà ta nói. "Tôi đã đi đến một quyết định.”

Keith nín thở.

"Nếu ông chuẩn bị xong hai hợp đồng để tôi ký lúc mười giờ sáng mai, sau đó ông sẽ có, nói như cách thô tục của người Mỹ, một vụ mua bán".

Mặt Keith tươi rói.

"Tuy nhiên," bà ta nói tiếp, "Nếu cuốn sách của tôi không được xuất bản trong vòng một năm kể từ khi ký hợp đồng, ông sẽ bị phạt một khoản tiền là một triệu đô la. Và nếu nó không lọt được vào danh mục sách bán chạy của tờ New York Times, ông sẽ phải bồi thường hai triệu đô la.

"Nhưng..."

"Khi tôi hỏi ông về danh mục sách bán chạy ông đã nói rằng ông sẵn sàng đánh cuộc vào cuốn sách của tôi, đúng không, ông Townsend ? Vì vậy tôi sẽ cho ông cơ hội để làm điều đó."

"Nhưng..." Keith nhắc lại.

"Tôi rất mong được gặp ông tại căn hộ của tôi lúc mười giờ sáng mai, ông Townsend. Luật sư của tôi đã xác nhận rằng anh ta sẽ tham dự. Nếu ông không tới, tôi sẽ ký hợp đồng với ông Armstrong lúc mười một giờ." Bà ta dừng lại và nhìn thẳng vào Keith, nói. "Tôi có cảm giác anh ta cũng sẽ sẵn sàng xuất bản cuốn tiểu thuyết này.”

Không nói thêm lời nào nữa, bà ta bước đi. Kate đuổi kịp anh ở chỗ rào chắn và họ nhìn bà ta chậm rãi bước lên xe, hai chiếc Roll-Royce xịch đến, một người lái xe nhảy ra khỏi chiếc xe thứ nhất để mở cửa sau xe cho bà ta. Chiếc thứ hai để chở hành lý.

"Bà ta làm thế nào để nói chuyện được với luật sư?" Keith hỏi. "Nói với hắn ta về cuốn tiểu thuyết khó có thể được mô tả như một sự kiện nổi bật.”

Ngay trước khi vào trong xe, bà Sherwood ngẩng đầu lên và vẫy một người nào đó. Họ cùng quay lại và nhìn về phía cầu.

Một viên đại uý đang đứng đó chào đáp lễ.

--- ------ ------ ------ -----

(1) Faulkner: Nhà văn Mỹ hiện đại. Giải thưởng Nobel.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 26


Báo

DAILY MAIL

Ngày 10 tháng Sáu, 1967

KẾT THÚC 6 NGÀY CHIẾN TRANH: BỌN DO THÁI ĐÃ CÚT

Armstrong đã kiểm tra kỹ càng giờ bay đi New York. Sau đó anh xem lại địa chỉ của bà Sherwood trong danh bạ điện thoại của Manhattan, và thậm chí còn gọi cho Pierre để chắc rằng phòng Presidential đã được đặt sẵn. Đây là cuộc gặp mà anh không được phép tới muộn, và là cuộc gặp anh không thể nhầm ngày hoặc nhầm địa chỉ.

Anh đã ký quỹ sẵn 20 triệu đô la ở ngân hàng Manhattan, xem xét kỹ lưỡng bản tuyên bố về xuất bản phẩm với cố vấn quan hệ xã hội và báo cho Peter Wakeham chuẩn bị một thông báo đặc biệt.

Tối hôm trước, Alexander Sherwood báo cho anh biết ông ta đã gọi điện cho chị dâu từ trước hôm bà ta bước vào chuyến du ngoạn hàng năm. Bà ta đã xác nhận rằng số tiền thỏa thuận là 20 triệu đô la và mong gặp Armstrong lúc 11 giờ tại căn hộ của mình, ngay sau ngày trở về. Armstrong tin chắc trong vòng 24 giờ anh sẽ trở thành chủ bút của tờ báo có phạm vi toàn quốc và con số phát hành chỉ đứng sau tờ Daily Citizen.

Họ đáp xuống Idlewild ít giờ trước khi chiếc Nữ hoàng Elizabeth cập bến ở cầu tàu 90. Sau khi đã kiểm tra qua Pierre, Armstrong đi bộ dọc đại lộ 63 để đảm bảo biết chắc bà Sherwood đang sống ở đâu. Với 10 đô la, người gác cửa xác nhận là mọi người đang mong bà ta trở về vào cuối ngày hôm nay.

Sau bữa tối trong khách sạn là một đêm mà anh và Sharon khó nói chuyện được với nhau. Anh bắt đầu tự hỏi tại sao anh lại tự chuốc lấy rầy rà khi mang cô ta đi theo. Sharon đã vào giường rất lâu, trước khi anh đi tắm, và khi anh tắm xong thì cô đã ngủ. Khi lên giường, anh vẫn suy tính xem còn sự trục trặc nào có thể xảy ra từ giờ đến 11 giờ sáng mai.

oOo

"Em nghĩ bà ta đã biết hết những gì chúng ta muốn từ lâu," Kate nói khi dõi theo những chiếc Roll Royce của bà Sherwood dần đi khỏi.

"Bà ta không thể," Townsend nói, "nhưng cho dù biết, bà ta vẫn chấp nhận những điều khoản mà anh muốn."

"Hoặc đó là những điều khoản bà ta muốn?" Kate khẽ nói.

"Ý em định nói gì?"

“Anh đừng quên bà ta không phải là người mang dòng máu Sherwood. Bà ta chỉ đủ thông minh để cưới một người thuộc dòng họ này."

"Em đã trở nên quá đa nghi rồi," Townsend nói. "Đừng quên bà ta không phải là Richard Armstrong."

"Em sẽ chỉ tin khi anh đã có chữ ký của bà ta trong cả hai bản hợp đồng."

"Cả hai?"

"Bà ta sẽ không rời bỏ một phần ba số cổ phần của Globe trừ phi đã thực sự tin rằng anh sẽ xuất bản cuốn tiểu thuvết."

"Anh nghĩ sẽ không khó khăn gì khiến bà ta tin như vậy,” Townsend nói. "Chúng ta đừng quên là bà ta đã nhận được mười lăm lời từ chối trước khi tình cờ gặp anh."

"Hoặc bà ta đã đợi anh tới?"

Townsend nhìn xuống bãi đất trống cạnh cảng khi một chiếc Limousin đỗ bên cầu tàu. Một người đàn ông cao lớn, chắc nịch với mớ tóc đen ngỗ ngược chui ra khỏi cửa sau xe và nhìn về phía hai hành khách đang đứng trên boong. "Tom Spencer vừa tới," Townsend nói. Anh quay lại Kate. "Đừng lo. Khi em về tới Sydney, anh sẽ là chủ 33,3% tờ Globe. Và anh đã không thể làm được, nếu không có em. Hãy gọi cho anh khi em xuống sân bay Kingsford-Smith, và anh sẽ cho em biết tin mới nhất." Townsend hôn nàng trước khi họ chia tay nhau đi xuống phòng.

Anh thu nhặt hành lý và nhanh xuống tàu. Viên luật sư ở New York của anh đang rảo bước quanh xe ô tô - một thói quen còn sót lại từ những ngày là vận động viên chạy việt dã, đã một lần anh ta giải thích cho Townsend như thế.

"Chúng ta có 24 tiếng." Townsend nói khi họ bắt tav nhau.

"Vậv là bà Sherwood đã chấp nhận kế hoạch của ông?" Viên luật sư hỏi trong khi dẫn thân chủ của mình về chiếc Limousin.

"Đúng, nhưng bà ta muốn có hai hợp đồng," Townsend nói khi chui vào xe, "và chẳng cái nào trong số chúng là bản mà tôi đã đề nghị anh thảo khi tôi gọi từ Sydney.”

Tom lấy trong cặp ra một tập giấy màu vàng và kê chúng lên gối. Từ lâu anh đã biết rằng người khách hàng này không muốn mất một chút thời gian nào vào những cuộc nói chuyện suông. Anh bắt đầu ghi lại những lưu ý khi Townsend cung cấp cho anh chi tiết về những điều kiện của bà Sherwood. Đến khi nghe xong những gì đã diễn ra trong mấy ngày qua, Tom bắt đầu thấy khâm phục bà ta. Sau đó anh nêu ra một loạt câu hỏi, và chẳng có câu hỏi nào được trả lời trước khi xe về tới khách sạn Carlyle.

Townsend ra khỏi xe và đi thẳng qua cửa vào hành lang để tìm hai người bạn của Tom đang đợi họ.

"Sao ông không đăng ký phòng?" Tom gợi ý. "Tôi sẽ nói vắn tắt cho hai cộng sự của tôi biết những gì ông vừa nói với tôi. Khi ông xong, hãy đến chỗ chúng tôi ở phòng Versailles trên tầng ba."

Sau khi ký vào tờ khai thuê phòng, anh được nhận chìa khóa của căn phòng thường lệ. Anh mở va li trước khi đi thang máy xuống tầng ba. Khi bước vào phòng Versailles anh thấy Tom đang rảo bước quanh chiếc bàn dài, chỉ dẫn tường tận cho hai cộng sự của mình. Townsend ngồi xuống chiếc ghế ở đầu bàn bên kia trong khi Tom tiếp tục đi vòng quanh. Anh chỉ dừng bước mỗi khi cần hỏi thêm chi tiết về những đòi hỏi của bà Sherwood.

Sau khi đã “lòng vòng” tới vài dặm, ngốn hết miếng sandwich này đến miếng sandwich khác và uống đến vài gallon cà phê, họ đã phác thảo được hai bản hợp đồng.

Khi người hầu gái vào để kéo rèm cửa lúc sáu giờ, lần đầu tiên Tom ngồi xuống để đọc kỹ bản dự thảo hợp đồng. Sau khi đọc xong trang cuối cùng, anh nói, "Đây là tất cả những gì chúng ta có thể làm lúc này, Keith. Tốt hơn là chúng tôi nên về văn phòng và chuẩn bị hai tài liệu sẵn sàng về mặt pháp lý. Tôi cho rằng cho đến 9 giờ sáng mai ta sẽ gặp nhau, vì thế ông có thể đọc kỹ lưỡng bản cuối cùng.”

“Tôi còn phải nghĩ đến điều gì từ giờ đến lúc đó không?” Townsend hỏi.

“Có,” Tom đáp. “Ông có hoàn toàn chắc chắn là chúng tôi nên xóa hai điều khoản trong hợp đồng về cuốn sách mà Kate đã cảm thấy rất rõ không?”

“Hoàn toàn chắc. Qua ba ngày tiếp xúc với bà Sherwood, tôi có thể bảo đảm với anh là bà ta không hề biết gì về việc xuất bản sách.”

Tom nhún vai, "Đó không phải là cách Kate hiểu nó."

"Kate đã quá thận trọng," Townsend nói. "Chẳng có gì ngăn cản tôi in khoảng 100.000 bản cuốn sách chết tiệt ấy và quẳng tất cả chúng vào một kho chứa sách ở New Jersey."

"Không,” Tom nói, "nhưng điều gì sẽ xảy ra khi quyển sách không có trong danh mục sách ăn khách của New York Times?"

"Hãy đọc điều khoản liên quan. Trong đó không đề cập gì đến thời hạn. Anh còn lo ngại gì nữa không?"

"Có. Ông cần phải yêu cầu hai khoản tiền riêng biệt cho cuộc gặp lúc mười giờ. Tôi không muốn mạo hiểm bằng những tờ séc với bà Sherwood — chúng sẽ chỉ cho bà ta lý do hợp lý để không ký vào thỏa thuận cuối cùng. Ông có thể chắc một điều: Amtrong đã có sẵn 20 triệu trong tay khi anh ta tới vào lúc 11 giờ. "

Townsend đồng ý. "Tôi đã chuyển tiền từ Sydney tới Ngân hàng Manhattan vào hôm tôi cho anh biết bản hợp đồng ban đầu. Chúng ta có thể nhận được cả hai khoản tiền này vào sáng mai."

"Ổn rồi. Vậy chúng tôi đi đây."

Khi Townsend quay về phòng, anh đổ vật xuống giường và lập tức thiếp đi cho đến tận 5 giờ sáng hôm sau mới tỉnh dậy và ngạc nhiên thấy mình vẫn mặc nguvên quần áo. Ý nghĩ đầu tiên của anh hướng về Kate, không biết giờ này nàng đang ở đâu.

Anh cởi quần áo và đứng rất lâu dưới vòi tắm nước nóng trước khi yêu cầu dọn bữa sáng, hay nên gọi nó là một bữa tối muộn? Anh nghiên cứu thực đơn và đặt món ăn.

Trong lúc đợi được phục vụ tại phòng, Townsend xem bản tin buổi sớm. Hầu hết tin tức đều đưa về chiến thắng của Israel trong cuộc chiến tranh sáu ngày, mặc dù hình như chẳng ai biết người Do thái ở đâu. Người phát ngôn của NASA được phỏng vấn trong mục Today về cơ hội người Mỹ đưa phi hành gia lên mặt trăng trước người Nga. Mục dự báo thời tiết hứa hẹn trời sẽ lạnh ở New York. Vừa ăn sáng anh vừa đọc tờ New York Times, tiếp theo là tờ Star, và anh dường như nhìn rõ những thay đổi mà anh có thể tạo ra cho hai tờ báo này, nếu anh là chủ bút. Anh cố quên rằng FCC vẵn tiếp tục quấy rầy anh với những câu hỏi về độ lớn của đế chế xuất bản của anh tại Mỹ, và nhắc anh về mối quan hệ của quyền sở hữu chéo được áp dụng cho người nước ngoài.

"Có một giải pháp đơn giản cho vấn đề đó," một đôi lần Tom đã nói với anh.

"Không bao giờ," anh thường kiên quyết nhắc lại. Nhưng anh sẽ làm gì nếu đó là cách duy nhất để anh có thể tiếp quản tờ New York Stars? "Không bao giờ," anh nhắc lại, nhưng không tin chắc lắm.

Trong giờ tiếp theo anh xem các bản tin và đọc lại mấy tờ báo đó. Đến 7 giờ 30 phút anh đã biết tất cả mọi điều đang diễn ra trên khắp thế giới, từ Cairo đến Nữ hoàng, thậm chí cả trên vũ trụ. Lúc 7 giờ 50 phút anh đi thang máy xuống tầng trệt và thấy hai viên luật sư trẻ đang chờ anh. Họ mặc nguyên những bộ complé, sơ mi và cà vạt hôm trước, mặc dù không biết họ làm thế nào để tìm được thời gian cạo râu. Anh không hỏi Tom đâu, anh biết anh ta đang chạy quanh hành lang và sẽ tới gặp họ ngay khi thực hiện xong vòng chạy của mình.

"Chào Keith." Tom nói, bắt tay Keith. "Tôi đã đặt một bàn yên tĩnh cho chúng ta ở góc phòng uống cà phê."

Sau khi ba tách cà phê đen và một tách nâu được dọn ra, Tom mở cặp, lấy ra hai tài liệu và đưa chúng cho thân chủ của mình. "Nếu bà ta đồng ý ký vào đây," anh ta nói, "33,3 phần trăm tờ Globe sẽ là của ông - cũng như bản quyền xuất bản cuốn tiểu thuyết Cô nhân tình của ngài Thượng nghị sĩ.”

Townsend chậm rãi giở qua từng trang tài liệu, đọc từng điều khoản một, và bắt đầu nhận ra tại sao ba người bọn họ đã thức trắng suốt đêm. "Vậy tiếp theo là gì?” Anh hỏi khi đưa trả lại bản hợp đồng cho viên luật sư.

"Ông phải có sẵn hai khoản tiền ở ngân hàng Manhattan, và phải đảm bảo chúng ta sẽ ở trước cửa nhà bà Sherwood lúc mười giờ kém năm, vì ta sẽ cần từng phút của giờ đó nếu những bản hợp đồng này được ký trước khi Armstrong tới."

oOo

Armstrong cũng bắt đầu đọc những tờ báo buổi sáng ngay sau khi chúng được đặt ở cửa phòng khách sạn của anh. Khi lật các trang của tờ New York Times, anh cũng nhìn thấy những thay đổi sẽ được tạo ra nếu anh có chân trong một tờ nhật báo của New York. Khi đọc xong tờ Times anh chuyển sang tờ Star, nhưng nó không giữ được lâu sự chú ý của anh. Anh bỏ tờ báo qua một bên, bật ti vi và bắt đầu dò các kênh để giết thời gian. Một bộ phim đen trắng cũ có Alan Ladd đóng vai chính được đặt lên trên cuộc phỏng vấn một phi công vũ trụ.

Anh để ti vi mở khi vào buồng tắm, chẳng buồn nghĩ rằng điều đó có thể làm Sharon thức giấc.

Lúc bảy giờ anh đã mặc xong quần áo và mỗi phút lại càng sốt ruột hơn. Anh chuyển qua chương trình Xin chào nước Mỹ, chú ý xem thị trưởng thành phố giải thích ông ta đã thỏa thuận với công đoàn ngành cứu hỏa như thế nào và đòi hỏi trả tiền dư thừa cao hơn của họ. "Hãy đá vào con vật khi nó cắn!" Ông ta gào lên trên màn hình. Cuối cùng anh tắt ti vi sau khi mục dự báo thời tiết cho biết rằng ở Malibu trời nóng, có mây với nhiệt độ cao nhất là 17°. Armstrong vớ lấy miếng bông thoa phấn của Sharon trên bàn trang điểm và vỗ nhẹ lên trán, sau đó nhét nó vào trong ví. Lúc 7 giờ 30 anh ăn sáng trong phòng, chẳng buồn yêu cầu một cái gì đó cho Sharon. Khi anh rời phòng để đi gặp luật sư, cô vẫn ngủ say như chết.

Russell Critchley đang đợi anh trong nhà ăn, Armstrong gọi bữa sáng thứ hai trước khi ngồi xuống. Viên luật sư của anh rút trong cặp ra một tài liệu dài và đưa anh xem. Trong khi Critchley nhấm nháp cà phê, Armstrong ăn ngấu nghiến ba quả trứng ốp lết, tiếp đó là bốn chiếc bánh quế nhúng xi rô.

"Tôi không thể dự kiến được mọi vấn đề trên thực tế," Critchley nói. "Nó gần giống hệt văn bản mà em chồng bà ta đã ký ở Geneva - mặc dù tất nhiên bà ta không bao giờ đòi bất kỳ một khoản hoa hồng nào khác."

"Và bà ta chẳng có cách lựa chọn nào khác là phải chấp nhận 20 triệu đô la cho mọi khoản, nếu bà ta bị trói buộc vào thời hạn của bản di chúc của George Sherwood."

"Đúng thế." viên luật sư nói. Anh ta đưa ra một tài liệu khác trước khi nói thêm, "Hình như ba người trong số họ đã ký một thỏa thuận ràng buộc khi họ thừa kế cổ phần, rằng nếu có lúc nào họ bán chúng, nó phải được bán với cái giá đã được sự đồng ý của ít nhất là hai thành viên. Như ông biết đấy, Alexander và Margaret đã đặt giá 20 triệu đô la."

"Tại sao họ làm vậy?"

“Nếu họ không làm, họ sẽ không được hưởng gì theo thời hạn trong di chúc của George. Rõ ràng ông ta không muốn ba người bọn họ cuối cùng lại cãi vã nhau về giá cả."

"Và qui tắc hai phần ba ấy vẫn được áp dụng?" Armstrong vừa hỏi vừa rưới xi rô lên một chiếc bánh quế khác.

"Vâng, điều khoản này vẫn rõ ràng," Critchley nói, giở qua các trang của một tài liệu khác nữa. "Tôi có chúng đây." Anh bắt đầu đọc:

Nếu bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào

sở hữu được ít nhất 66,66% số cổ

phần, cá nhân hoặc công ty đó sẽ có

sự lựa chọn để mua số cổ phần tương

đương ở mức giá trung bình cho mỗi

cổ phần mà cá nhân hoặc công ty đó

đã trả cho những cổ phần hiện có.

"Những luật sư chết tiệt. Nó có nghĩa quỷ quái gì vậy?" Armstrong hỏi.

"Như tôi đã nói với ông qua điện thoại, nếu ông đã có hai phần ba số cổ phần, sở hữu chủ của một phần ba số cổ phần còn lại - trong trường hợp này là Walter Sherwood - không còn sự lựa chọn nào khác là phải bán cho ông số cổ phần của anh ta cũng với giá như vậy."

"Như vậy tôi có thể sở hữu 100% số cổ phần trước khi Townsend thậm chí được nhìn thấy tờ Globe được rao bán."

Critchley mỉm cười, thu dọn công sức của nửa tháng trời làm việc và nói. "Thế mới biết cái mà Alexander Sherwood tiết lộ khi gặp ông ở Geneva đã khiến ông chú ý như thế nào."

"Đừng quên là tôi đã phải chi cho nó một triệu franc," Armstrong nhắc.

"Tôi nghĩ nó đáng với số tiền ấy. Chừng nào ông có thể tiêu được 20 triệu đô la với sự đồng ý của bà Sherwood..."

"Tôi đã thu xếp rút khoản tiền đó từ ngân hàng New Armsterdam lúc mười giờ."

"Và vì ông đã có số cổ phần của Alexander, ông sẽ được quyền mua một phần ba cổ phần còn lại của ngài Walter cũng với mức giá đó, và ông ta sẽ không thể làm gì hơn được."

Critchley xem đồng hồ, và khi Armstrong phết xi rô lên những chiếc bánh quế mới gọi, anh ta yêu cầu người phục vụ đang ở gần đó rót cho ly cà phê thứ hai.

oOo

Vào đúng 9 giờ 55 phút, chiếc Limousine của Townsend dừng lại bên ngoài bức tường đá nâu ở đại lộ 63. Anh bước lên vỉa hè và tiến thẳng tới cổng, ba viên luật sư theo sát gót anh. Ngưòi gác cửa rõ ràng đang đợi một số vị khách của bà Sherwood. Tất cả những gì anh ta nói khi anh xưng tên là "Tầng trên cùng", và chỉ cho anh chỗ thang máy.

Khi cửa thang máv tầng trên cùng mở ra, một người hầu gái chào đón họ. Chiếc đồng hồ treo trên tường điểm 10 giờ khi bà Sherwood hiện ra ở hành lang. Bà ta mặc bộ quần áo mà mẹ Townsend sẽ mô tả là một mớ hổ lốn, và dường như không mấy ngạc nhiên khi chạm trán với 4 người đàn ông. Townsend giới thiệu mấy viên luật sư, và bà Sherwood đề nghị họ đi theo mình sang phòng ăn.

Khi họ đi qua dưới ngọn đèn chùm lộng lẫy, xuống một hành lang dài pha trộn giữa những đồ đạc từ thời vua Louis XIV và tranh trường phái ấn tượng. Townsend có thể nhìn thấy một số lợi nhuận của tờ Globe đã được vung phí như thế nào trong nhiều năm qua. Khi họ vào phòng ăn, một người đàn ông cao tuổi, có mớ tóc hoa râm dày, đeo kính gọng sừng và mặc bộ comple cài khuy chéo đứng lên khỏi chỗ ngồi ở phía đầu bàn bên kia.

Tom lập tức nhận ra người hội viên cao cấp của Burlingham, Healy & Yablon và lần đầu tiên ngờ rằng công việc của anh có lẽ không dễ dàng. Hai người đàn ông bắt tay nhau thân mật. Sau đó Tom giới thiệu Yablon với thân chủ và hai cộng sự của mình.

Khi tất cả đã yên vị và người hầu gái đã rót mời trà, Tom mở cặp và đưa hai bản hợp đồng cho Yablon. Nhận ra thời gian của họ không có nhiều, anh đề nghị luật sư của bà Sherwood thông qua các văn bản nhanh hết mức có thể. Vì vậy, người đàn ông có tuổi đã hỏi anh một số điều. Townsend cảm thấy luật sư của mình đã đối phó với tất cả những câu hỏi ấy một cách đáng hài lòng vì thấy khi họ đã giở đến trang cuối cùng, Yablon quay sang thân chủ của mình và nói, "Tôi cho rằng bà có thể ký vào hai văn bản này, thưa bà Sherwood, mọi điều khoản đều theo đúng yêu cầu."

Townsend nhìn đồng hồ. Đã 10 giờ 43. Anh mỉm cười khi Tom mở cặp lấy ra hai lệnh chuyển tiền. Trước khi anh kịp đưa chúng, bà Sherwood quay sang luật sư của mình và hỏi, "Có phải bản hợp đồng về cuốn sách qui định rằng nếu Công ty Schumann không in 100 000 bản cuốn tiểu thuyết của tôi trong vòng một năm kể từ khi thỏa thuận này được ký, họ sẽ phải chịu một khoản tiền phạt là 1 triệu đô la?"

"Đúng thế," Yablon nói.

"Và nếu cuốn sách không lọt vào danh mục sách bán chạy nhất của New York Times, họ sẽ phải chịu thêm một khoản tiền bồi thường là 1 triệu đô la nữa?"

Townsend mỉm cười, biết rằng trong hợp đồng không có điều khoản nào về phát hành, và cũng không có điều khoản nào qui định giới hạn thời gian cuốn tiểu thuyết phải có mặt trong danh mục sách bán chạy. Nếu anh in 100 000 bản sách, mà việc đó anh có thể làm ở bất kỳ nhà in nào của anh ở nước Mỹ, anh chỉ mất khoảng 40.000 đô la.

"Tất cả những điều này đều được đề cập ở hợp đồng thứ hai," Yablon xác nhận.

Tom cố giấu vẻ ngạc nhiên. Làm sao mà một người giàu kinh nghiệm như Yablon lại có thể bỏ qua hai thiếu sót hiển nhiên như vậy? Có vẻ Townsend đã nói đúng - họ dường như muốn làm cho qua chuyện.

"Và ông Townsend có thể trả cho chúng tôi toàn bộ số tiền ?" Bà Sherwood hỏi. Tom đẩy hai khoản tiền cho Yablon. Chẳng buồn liếc qua, ông ta đưa chúng cho thân chủ của mình.

Townsend chờ đợi nụ cười của bà Sherwood, song bà ta cau mày.

"Đây không phải là số tiền chúng ta đã thỏa thuận," bà ta nói.

"Tôi nghĩ là đúng đấy," Townsend đáp, anh đã nhận khoản tiền này từ người thủ quỹ chính của Ngân hàng Manhattan sáng sớm hôm nay và đã kiểm tra chúng rất cẩn thận.

"Khoản này," bà ta nói, cầm khoản tiền 20 triệu đô la "thì đúng. Nhưng khoản này thì không đúng với số tiền mà tôi yêu cầu."

Townsend bối rối. "Nhưng bà đã đồng ý rằng số tiền trả trước cho cuốn tiểu thuyết là 100 000 đô la," anh nói, cảm thấy miệng mình khô khốc.

"Đúng thế," bà Sherwood xác nhận. "Nhưng theo cách hiểu của tôi thì khoản tiền này phải là 2 triệu 100.000 đô la."

"Nhưng hai triệu đô la đã được trả sau một thời gian, và chỉ trong trường hợp nếu chúng tôi vi phạm các điều khoản liên quan tới việc xuất bản cuốn sách."

"Đó là một nguy cơ mà rõ ràng tôi không muốn mắc phải, ông Townsend.” bà ta nói và chằm chằm nhìn anh qua chiếc bàn.

"Tôi không hiểu." anh nói.

"Vậy hãy để tôi giải thích cho ông. Tôi mong ông trao cho ông Yablon đây thêm một khoản tiền là 2 triệu đô la như một khoản thế chấp, ông ấy sẽ là người phán xử xem ai sẽ được nhận khoản tiền đó trong vòng 12 tháng." Bà ta ngừng lại. "ông biết đấy, ông em chồng của tôi đã có một món lợi tức 1 triệu franc Thụy Sĩ, trong hình dạng một quả trứng của Fabergé, mà chẳng buồn cho tôi biết. Do đó mối quan tâm của tôi là thu được khoản lợi nhuận chừng 2 triệu đô la nhờ cuốn tiểu thuyết mà không bận tâm đến việc báo tin cho anh ta."

Townsend há hốc miệng. Ông Yablon ngả người ra sau ghế, và Tom nhận ra rằng anh không phải là người duy nhất trong căn nhà này đã làm việc trắng đêm.

"Nếu sự tin tưởng của thân chủ ông về khả năng thực hiện đúng giao kèo được chứng minh." Yablon nói, "Tôi sẽ rất vui lòng hoàn lại tiền cho ông ấy trong vòng 12 tháng."

"Mặt khác.” bà Sherwood nói, không nhìn Townsend, "nếu thân chủ của ông chưa bao giờ thật sự quan tâm tới việc phát hành cuốn tiểu thuyết của tôi và làm nó trở thành cuốn sách ăn khách..."

"Nhưng đây không phải cái mà tôi và bà đã thỏa thuận ngày hôm qua," Townsend nói, nhìn thẳng vào bà Sherwood.

Bà ta duyên dáng nhìn qua bàn, không hề đỏ mặt và nói. "Tôi xin lỗi, thưa ông Townsend, tôi đã nói dối."

"Nhưng bà chỉ cho thân chủ tôi có 11 phút để gom đủ 2 triệu đô la,” Tom nói, dán mắt vào chiếc đồng hồ treo tường cũ kỹ.

“Tôi cho ông ta 12 phút,” Yablon nói. “'Tôi có cảm giác là đồng hồ treo tường luôn chạy nhanh chút ít. Nhưng đừng để những ý kiến vụn vặt làm tốn thêm phút nào nữa. Tôi chắc là bà Sherwood sẽ cho phép ông dùng một trong những máy điện thoại của bà.”

“Chắc chắn rồi,” bà Sherwood nói. “ Ông thấy đấy, người chồng quá cố của tôi thường nói rằng: Nếu bạn không thể trả ngày hôm nay, làm sao người ta tin được rằng bạn có thể trả vào ngày mai?”

“Nhưng bà đòi tôi 20 triệu đô la,” Townsend nói. “chưa kể khoản tiền 100.000 đô la khác. Chẳng lẽ nó không đủ là một thách thức hay sao?”

“Và trong vòng mười phút nữa tôi sẽ có được một khoản tiền tương tự như vậy của ông Armstrong, và tôi đoán rằng ông ta sẽ rất vui sướng được xuất bản cuốn sách của tôi, mặc cho bài báo được dày công chuẩn bị của Claire - hay tôi nên gọi là Kate ?"

Townsend vẫn im lặng, trong khoảng nửa phút. Anh cân nhắc việc gọi tên cho sự bịp bợm của bà ta, nhưng khi nhìn đồng hồ, anh nghĩ đến điều tốt hơn.

Anh đứng dậy khỏi ghế và rảo bước tới máy điện thoại trên chiếc bàn bên cạnh, xem số ở mặt sau cuốn lịch làm việc, quay bảy con số, sau một khoảng thời gian chờ đợi dường như vô tận, anh đề nghị được nối máy vởi người thủ quỹ trưởng. Một tiếng tách nữa, và giọng người thư ký vang lên.

“Keith Townsend đây. Tôi cần nói chuyện gấp với thủ quỹ trưởng.”

“Tôi sợ rằng lúc này ông ấy đang bận họp, thưa ông Townsend, và ông ấy đã có lệnh là không tiếp ai trong một giờ tới.”

“Vậy cô hãy giải quvết việc này cho tôi. Trong vòng 8 phút nữa tôi phải chuyển 2 triệu đô la tới một tài khoản khách hàng, hoặc vụ giao dịch mà tôi và ông ta trao đổi sáng nay sẽ bị hủy bỏ.”

Một lát im lặng trước khi người thư ký nói, "Tôi sẽ gọi ông ấy ra khỏi phòng họp, ông Townsend.”

"Tôi nghĩ cô có thể,” Townsend nghe thấy tiếng tíc tắc của giây thứ hai phát ra từ chiếc đồng hồ cũ kỹ sau lưng anh.

Tom vươn người qua bàn và thì thầm gì đó với Yablon, ông này gật đầu, rút bút và bắt đầu viết. Không khí im lặng đến nỗi Townsend có thể nghe thấy tiếng ngòi bút của vị luật sư già chạy sột soạt trên tờ giấy.

“Andy Harman đây,” một giọng nói vang lên ở đầu máy bên kia. Viên thủ quỹ chăm chú nghe Townsend giải thích về yêu cầu.

“Nhưng thưa ngài Townsend, tôi chỉ được có 6 phút. Song dù sao đi nữa thì tiền cần được chuyển vào đâu?”

Townsend quay nhìn luật sư của mình. Đúng lúc đó Yablon ngừng viết, giật tờ giấy ra khỏi cuốn sổ và đưa nó cho Tom để chuyển tới Keith.

Townsend đọc số tài khoản thế chấp của Yablon cho viên thủ quỹ.

“Tôi không dám hứa chắc, thưa ngài Townsend," ông ta nói, “nhưng tôi sẽ gọi lại cho ông ngay khi có thể. Số điện thoại của ông là bao nhiêu?”

Townsend đọc số máy ở trước mặt và đặt ống nghe xuống.

Anh từ từ bước lại bàn và thả người xuống ghế, có cảm giác như thể anh đã tiêu đến đồng xu cuối cùng. Anh hy vọng bà Sherwood không bắt anh trả tiền điện thoại.

Không một ai trong số những người ngồi quanh bàn thốt lên lời nào khi tiếng tích tắc vang lên rõ mồn một. Hiếm khi Townsend rời mắt khỏi chiếc đồng hồ cũ kỹ. Cứ mỗi phút trôi qua, anh dần nhận ra tiếng tắc quen thuộc. Mỗi một tiếng đó lại làm anh thêm mất tự tin. Điều anh không nói với Tom là hôm qua anh đã chuyển đúng 20 triệu 100 nghìn đô la từ tài khoản của anh ở Sydney tới ngân hàng Manhattan ở New York. Vì bây giờ ở Sydney mới gần 2 giờ sáng, viên thủ quỹ không có cách nào kiểm tra nếu anh có thêm 2 triệu đô la.

Lại một tiếng tắc nữa. Mỗi tiếng tắc vang dội như một tiếng bom. Đột nhiên tiếng chuông lanh lảnh vang lên làm họ giật mình. Townsend chồm khỏi ghế vồ lấy máy điện thoại.

“Người gác cổng đây, thưa ông, ông có thể báo cho bà Sherwood biết rằng ông Armstrong và một quý ông nữa đã đến, và họ đang lên thang máy.”

Mồ hôi chảy thành giọt trên trán Townsend, khi anh hiểu rằng Armstrong lại đánh bại anh một lần nữa. Anh chậm chạp trở lại bàn khi người hầu gái xuống hành lang để đón cuộc hẹn lúc 11 giờ của bà Sherwood. Chiếc đồng hồ điểm một tiếng, hai tiếng, ba tiếng, và điện thoại lại đổ chuông một lần nữa. Townsend bật dậy và vồ lấy máy, biết rằng đây là cơ hội cuối cùng của anh.

Nhưng người gọi muốn nói chuyện với ông Yablon. Townsend quay lại bàn và đưa điện thoại cho viên luật sư của bà Sherwood. Trong khi Yablon nói chuyện, Townsend đảo mắt quanh phòng. Chắc chắn phải có một lối đi khác ra khỏi căn hộ này? Anh không muốn chạm trán với bộ mặt hả hê của Armstrong.

Yablon đặt ống nghe và quay sang bà Sherwood. "Đó là ngân hàng," ông ta nói. "Họ xác nhận rằng khoản tiền 2 triệu đô la đã được gửi vào tài khoản thế chấp của tôi. Như thỉnh thoảng tôi vẫn nói, Margaret, tôi cho là chiếc đồng hồ của bà chạy nhanh mất một phút."

Ngay lập tức bà Sherwood ký vào hai tài liệu trước mặt, sau đó tiết lộ một phần thông tin liên quan trong bản di chúc cuối cùng của George Sherwood làm cho cả Townsend và Tom ngạc nhiên. Tom nhặt nhạnh mớ giấy tờ khi bà ta đứng lên khỏi bàn và nói , "Xin các quí ông hãy đi theo tôi." Bà ta nhanh chóng dẫn Townsend và những luật sư của anh đi qua bếp rồi xuống nhà bằng lối thoát khi có cháy.

"Tạm biệt, ông Townsend," bà ta nói khi anh bước qua cửa sổ.

"Tạm biệt, bà Sherwood," anh hơi cúi đầu chào.

"Tiện thể..." bà ta nói thêm

Townsend quay người lại, lo lắng.

"Sao kia?"

"Ông biết không, thật sự là ông nên cưới cô gái ấy - cho dù tên cô ta là gì đi nữa."

"Tôi rất lấy làm tiếc," Yablon đang nói khi bà Sherwood quay lại phòng ăn. "Nhưng thân chủ tôi đã bán số cổ phần của bà ấy trong tờ Globe cho ngài Keith Townsend, một người tôi chắc ông rất quen biết."

Armstrong không tin nổi vào tai mình. Anh quay sang viên luật sư và thấy anh ta rất giận dữ.

"Với giá 20 triệu đô la?" Russell Critchley khẽ hỏi viên luật sư già.

"Đúng thế," Yablon trả lời, "đó là con số chính xác mà thân chủ của tôi đã thỏa thuận với ông em chồng của bà ấy hồi đầu tháng."

"Nhưng chỉ mới tuần trước ông Alexander đảm bảo với tôi là bà Sherwood đã đồng ý bán số cổ phần của bà ấy trong tờ Globe cho tôi," Armstrong nói. "Tôi đã bay tới New York chỉ để..."

"Chuyến bay của ông tới New York không ảnh hưởng đến tôi, thưa ông Armstrong," bà Sherwood nói với vẻ kiên quyết, "hơn cái ông đã làm ở Geneva".

Armstrong dán mắt vào bà ta một lát, sau đó quay lại thang máy mà anh mới từ đó đi ra cách đó ít phút, cửa thang máy vẫn còn mở. Khi cùng viên luật sư đi xuống anh thốt lên một tràng chửi rủa trước khi hỏi, "Nhưng làm thế quái nào mà hắn ta lại sắp xếp được chuyện này?"

"Tôi chỉ có thể đoán là anh ta đã gặp bà Sherwood ở một nơi nào đó trong chuyến đi của bà ta." "Nhưng làm thế nào hắn có thể biết được tôi là người cầm đầu vụ mua bán tờ Globe.”

"Tôi nghĩ ông không thể tìm được lời đáp cho câu hỏi đó ở bờ bên này Đại Tây Dương." Critchley nói. "Nhưng chưa phải đã mất tất cả."

"Ông muốn nói cái quái gì vậy?"

"Ông đã có được một phần ba số cổ phần."

"Townsend cũng vậy," Armstrong nói.

"Đúng thế. Nhưng nếu ông nắm được Walter Sherwood, ông sẽ là chủ của 2/3 công ty. Townsend sẽ chẳng còn cách nào khác là phải bán một phần ba cổ phần của ông ta cho ông, và hắn coi như mất trắng."

Armstrong liếc sang luật sư của mình, và một nụ cười thoáng hiện trên khuôn mặt hồng hào của anh.

"Và với sự hỗ trợ của Alexander Sherwood, canh bạc còn chưa đến hồi kết cục."
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 27


Báo

THE GLOBE

Ngày 1 tháng Sáu, 1967

QUYẾT ĐỊNH CỦA BẠN !

"Cô có thể cho tôi tới London trong chuyến bay tới được không?" Armstrong quát vào máy với người nhân viên đặt vé.

"Chắc chắn là được, thưa ngài," cô ta nói.

Anh gọi cuộc thứ hai tới văn phòng ở London. Pamela - thư ký mới nhất của anh - xác nhận rằng ông Walter Sherwood đã đồng ý gặp anh lúc 10 giờ sáng mai. Cô nhất quyết không nói gì thêm.

"Tôi cũng sẽ cần nói chuyện với ông Alexander Sherwood ở Paris. Cô phải đảm bảo là Reg sẽ có mặt ở sân bay và Stephen Hallet sẽ có mặt tại văn phòng khi tôi trở về. Tất cả phải được sắp xếp trước khi Townsend đến London."

Khi Sharon bước vào phòng ít phút sau đó, tay xách nặng các món hàng mới mua, cô ngạc nhiên thấy Dick đã thu xếp hành lý.

"Chúng ta sẽ đi à?" Cô hỏi.

"Chúng ta sẽ rời khỏi đây ngay bây giờ," anh nói, không một lời giải thích. "Cô hãy thu xếp hành lý trong khi tôi đi thanh toán."

Một nhân viên mang hành lý của Armstrong xuống chiếc Limousin đang đợi sẵn trong khi anh đi lấy vé máy bay từ bàn đặt vé và sau đó đến quầy lễ tân trả tiền khách sạn. Anh nhìn đồng hồ — sẽ kịp chuvến bay, và sẽ về tới London vào sáng sớm mai. Chừng nào Townsend còn chưa biết về qui tắc hai trên ba, anh vẫn có thể chiếm được 100 phần trăm công ty. Alexander Sherwood đang thúc ép Walter chấp nhận đề nghị của anh.

Khi Sharon vừa kịp ngồi vào, Armstrong liền bảo lái xe đưa họ ra sân bay.

"Nhưng hành lý của em còn chưa được mang xuống," Sharon nói.

"Thì nó sẽ được gửi sau. Anh không thể lỡ chuyến bay này."

Suốt dọc đường đến sân bay Sharon không nói lời nào. Khi tới nơi, Arrmstrong sờ vào hai chiếc vé ở túi trong, để chắc là anh không để quên chúng. Họ ra khỏi xe, và anh đề nghị Skycap gửi thẳng hành lý của anh tới London, sau đó bắt đầu chạy bổ tới nơi kiểm tra hộ chiếu, với Sharon theo sau gót.

Họ nhanh chóng được dẫn thẳng tới cửa ra, nơi một nữ chiêu đãi viên đang kiểm tra hành khách. "Đừng lo, thưa ông," cô nói. "Ông bà vẫn còn dư một hai phút. Ông bà có thể thở lấy hơi."

Armstrong lấy hai chiếc vé từ túi ra và đưa cho Sharon một chiếc. Một nhân viên kiểm tra vé của anh, và anh vội vã theo hành lang dài dẫn tới chiếc máy bay đang đợi.

Sharon đưa vé của cô. Người nhân viên nhìn nó và nói, "Thưa bà, vé của bà không phải là chuyến bay này."

"Anh nói gì vậy?" Sharon kêu lên. "Tôi đã đặt vé khoang hạng nhất trong chuyến bay này cùng ông Armstrong. Tôi là trợ lý riêng của ông ấy."

"Tôi chắc vậy, thưa bà, nhưng tôi e rằng chiếc vé này chỉ có giá trị cho chuyến bay chiều của hãng Pan Am. Tôi sợ là bà sẽ phải đợi lâu.”

oOo

"Em đang gọi từ đâu đấy?" Anh hỏi.

"Sân bay Kingsford-Smith," nàng đáp.

"Vậy thì em có thể mua vé trở lại đây trên cùng một máy bay."

"Tại sao? Vụ làm ăn đổ bể rồi à?"

"Không, bà ta ký rồi - nhưng với giá khác. Vấn đề nảy sinh ở cuốn tiểu thuyết của bà Sherwood, và anh nghĩ rằng em là người duy nhất có thể giải quyết việc đó cho anh."

"Em không thể được ngủ yên một đêm sao, Keith? Em vẫn sẽ quay lại New York vào ngày kia cơ mà."

"Không, không được," anh đáp. "Vẫn còn một số việc chúng ta cần làm trước khi em bắt tay vào cuộc, mà anh thì chỉ có một buổi chiều rảnh rỗi."

"Là gì vậy?" Kate hỏi.

"Cưới," Keith đáp

Một lát im lặng kéo dài ở đầu dây bên kia, sau đó Kate nói. "Keith Townsend, anh là người đàn ông ít lãng mạn nhất mà Chúa đã đưa xuống trái đất!"

"Như thế là "vâng" phải không?" Anh hỏi. Nhưng đường dây đã bị cắt. Anh đặt máy xuống và nhìn về phía bàn có Tom Spencer.

"Cô ấy chấp nhận đề nghị của anh chứ?" Viên luật sư hỏi với nụ cười toe toét.

"Không chắc lắm," Townsend đáp. "Nhưng tôi vẫn muốn anh xúc tiến các cuộc hẹn theo kế hoạch."

"Vâng, vậy tốt hơn tôi nên tiếp xúc với City Hall."

"Và phải đảm bảo là anh được rảnh vào chiều mai."

"Tại sao?" Tom hỏi.

"Bởi vì, ông cố vấn của tôi ơi, chúng tôi sẽ cần một người làm chứng cho lễ cưới."

oOo

Số lời chửi rủa mà Walter Sherwood dùng trong ngày hôm đó cao hơn cả mức trung bình trong cả tháng của ông ta. Tràng chửi rủa đầu tiên là sau cuộc nói chuyện với ông anh trai qua điện thoại. Alexander gọi từ Paris ngay trước bữa sáng, báo rằng ông ta đã bán số cổ phần trong tờ Globe của mình cho Richard Armstrong, với giá 20 triệu đô la. Ông ta khuyên Walter cũng nên làm như vậy. Nhưng tất cả những gì Walter đã nghe nói về Armstrong chỉ khiến ông ta tin rằng anh ta chỉ xứng đáng kiểm soát tờ báo mang chất Anh, như món thịt bò nướng và bánh pudding Yorkshire, khi không một người đàn ông nào còn sống.

Ông đã bình tĩnh lại chút ít sau bữa trưa ngon miệng tại Câu lạc bộ nhưng rồi lại suýt lên cơn đau tim khi bà chị dâu gọi từ NewYork tới cho biết bà ta đã bán số cổ phần của mình, không phải cho Armstrong, mà là cho Keith Townsend, người đàn ông mà Walter coi là đã đem đến cho thuộc địa một danh tiếng xấu. Ông không bao giờ quên một tuần lễ mắc kẹt ở Sydney và phải cam chịu quan điểm của tờ nhật báo Chronicle Sydney về đề tài "người được gọi là Nữ hoàng nước Úc."

Ông đã đóng cửa tờ Continent chỉ vì khám phá ra rằng nó ủng hộ việc Úc trở thành nước cộng hòa.

Cuộc gọi cuối cùng trong ngày là từ người kế toán ngay trước khi ông ngồi ăn tối với vợ. Không cần phải nhắc Walter rằng số bán ra của tờ Globe giảm xuống từng tuần một trong năm qua, và rằng do đó ông nên khôn ngoan chấp nhận lời đề nghị 20 triệu đô la từ bất kỳ phía nào. Ít nhất là vì, như gã chó chết đó nói toẹt vào mặt ông. "Hai kẻ đó đã trói được ông rồi, và ông nên nhận tiền càng sớm càng tốt."

"Nhưng tôi nên giao dịch với ai trong số hai gã đó?" Ông ảo não hỏi. "Cả hai kẻ đó đối với tôi đều tồi tệ như nhau."

"Điều đó không làm hại đến lời khuyên của tôi." viên kế toán đáp. "Có lẽ ông nên tiếp xúc với người nào ông ghét ít hơn."

Sáng hôm sau, không như lệ thường, Walter đến văn phòng từ sớm, và thư ký đưa cho ông từng tập hồ sơ dày của từng đối tác đáng quan tâm. Ông xem qua chúng, và chần chừ. Nhưng nhiều ngày trôi qua, thủ quỹ, luật sư và vợ ông không ngừng nhắc ông về số lượng phát hành tiếp tục giảm, và rằng ông thừa biết đâu là lối thoát dễ dàng nhất.

Cuối cùng ông đành chấp nhận điều không thể tránh được, và quyết định chừng nào ông vẫn còn là chủ bút tờ báo trong bốn năm nữa - khi dó ông tròn 70 tuổi - có thể ông sẽ học được cách chung sống với Armstrong hoặc Townsend. Ông cảm thấy việc bạn bè ông ở Câu lạc bộ đua ngựa biết ông vẫn là chủ bút là rất quan trọng.

Sáng hôm sau, ông bảo thư ký lần lượt mời hai đối tác kình địch tới ăn trưa ở Câu lạc bộ Đua ngựa. Ông hứa sẽ cho họ biết quyết định của mình trong vòng một tuần.

Nhưng sau khi ăn trưa với cả hai người, ông vẫn không thể quyết định được mình ghét người nào nhiều nhất - hay, như trong trường hợp này, ít nhất, ông khâm phục thực tế là Amrstrong đã thắng trận MC đối với thành phố nuôi dưỡng ông, nhưng không thể chịu được ý nghĩ rằng một chủ bút của tờ Globe lại không biết cách cầm dao và dĩa. Ngược lại, ông khá thích thú với ý nghĩ chủ bút của Globe vốn là một cựu sinh viên Oxford, nhưng cảm thấy phát ốm mỗi khi nhắc lại quan điểm của Townsend về chế độ quân chủ. Ít ra thì cả hai người bọn họ đều cam đoan rằng ông vẫn sẽ là Chủ tịch công ty. Nhưng khi một tuần sắp qua đi, ông vẫn không sao quyết định được.

Ông bắt đầu tìm lời khuyên từ tất cả mọi người ở Câu lạc bộ đua ngựa, kể cả người bán bar, nhưng vẫn không hết chần chừ. Chỉ khi ngân hàng cho biết đồng bảng tiếp tục lên giá so với đồng đô la vì tổng thống Johnson ngày càng sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam thì cuối cùng ông mới đi tới quyết định.

Thật nực cười là một lời nói đơn giản lại khởi động những luồng ý nghĩ chẳng ăn nhập gì và biến chúng thành hành động, choán lấy Walter. Khi đặt máy xuống sau cuộc nói chuyện với ngân hàng, ông đã rõ nên giao phó việc đưa ra quyết định cuối cùng cho ai. Nhưng ông cũng biết là cần phải giữ bí mật điều này, thậm chí với cả Tổng biên tập của Globe, cho đến phút cuốỉ cùng.

Chiều thứ Ba, Armstrong bay tới Paris với cô gái có tên là Julie làm ở phòng quảng cáo. Anh lệnh cho Pamela rằng không được liên hệ với anh trừ phi có tình huống khẩn cấp. Anh nhắc đi nhắc lại câu "tình huống khẩn cấp".

Townsend đã bay về New York từ ngày hôm trước khi phong phanh biết rằng cổ đông chính của tờ New York Star có lẽ cuối cùng đã sẵn lòng muốn bán số cổ phần của mình trong tờ báo. Anh bảo Heather là ít nhất hai tuần nữa anh mới trở lại nước Anh.

Điều bí mật của Walter được tiết lộ vào chiều thứ Ba. Người đầu tiên trong số nhân viên của Amstrong nghe được tin đã lập tức gọi điện đến văn phòng anh và được biết số máy nhà riêng thư ký của anh. Khi người ta giải thích cho Pamela về kế hoạch của Walter, cô không hề nghi ngờ rằng, xét theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, thì đây cũng chính là tình huống khẩn cấp và lập tức gọi điện đến khách sạn George V. Viên quản lý khách sạn cho biết ngài Armstrong và "cộng sự" đã rời khỏi khách sạn sau khi tình cờ gặp một nhóm Bộ trưởng thuộc Công đảng đến Paris để tham dự hội nghị khối NATO đang ngồi ở quầy bar. Pamela đã dành cả thời gian còn lại của buổi chiều để gọi tới tất cả các khách sạn hạng nhất ở Paris, nhưng không có kết quả, cho mãi tới gần nửa đêm, cuối cùng cô mới tóm được Armstrong.

Người trực đêm khăng khăng bảo cô rằng ngài Armstrong đã ra lệnh không được quấy rầy ngài trong bất kỳ tình huống nào. Nhớ đến tuổi của cô gái đi cùng với ông, anh ta cảm thấy sẽ trượt mất khoản tiền boa nếu không nghe theo mệnh lệnh này. Pamela đã thức trắng đêm và đến 7 giờ sáng cô gọi lại lần nữa, nhưng đến tận 9 giờ ngày thứ Sáu người quản lý mới đến, cô lại nhận được cùng một câu trả lời lạnh nhạt.

Người đầu tiên thông báo cho Townsend biết điều sắp xảy ra là Chris Slater, phó biên tập mục Biếm họa của tờ Globe, người đã quyết định gọi sang bờ biển bên kia để thông báo vấn đề, hy vọng nhờ đó có thể cứu vãn được tương lai của mình trong tờ báo. Trên thực tế, đã có một vài cuộc gọi tới Townsend ở Câu lạc bộ Quần vợt, nơi cuối cùng người ta tìm thấy anh đang cùng Tom Spencer so tài trong trận đấu trị giá 1000 đô la. Townsend đang đấu hiệp cuối cùng thì có tiếng gõ lên cửa kính và người phục vụ Câu lạc bộ hỏi liệu ông Townsend có thể ra nghe điện thoại khẩn được không. Cố không để mất tập trung, Townsend chỉ hỏi "Ai gọi? ".

Vì cái tên Chris Slate chẳng có ý nghĩa gì đối với anh, anh nói "Hãy bảo ông ta là tôi sẽ gọi lại sau". Ngay trước khi giao bóng, anh hỏi thêm, "ông ta có nói là gọi từ đâu không?"

"Không, thưa ông," người phục vụ đáp. " Ông ấy chỉ bảo là có liên quan tới tờ Globe."

Townsend bóp chặt quả bóng và cân nhắc.

Anh đã gần được 2000 đô la từ người mà anh không đánh bại được trong nhiều tháng, và anh biết rằng nếu anh rời sân, cho dù chỉ ít phút, Tom sẽ làm chủ trận đấu.

Anh đứng nhìn chằm chằm vào bức tường trước mặt thêm 10 giây nữa, cho đến khi Tom gắt, "Giao bóng đi".

"Đó là lời khuyên của anh đấy à, luật sư?" Anh hỏi.

"Đúng thế," viên luật sư trả lời. "Hãy tiếp tục hoặc chịu thua. Sự lựa chọn là của ông." Townsend thả rơi quả bóng, chạy khỏi sân và đuổi theo người phục vụ. Anh bắt kịp ngay trước khi anh ta cầm máy lên.

"Điều này hẳn phải rất thú vị, ông Slater, vì ông đã làm tôi mất 2000 đô la."

Anh nghe với vẻ nghi hoặc khi Slater nói rằng trong số ngày mai của tờ Globe, ngài Walter sẽ mời các độc giả của tờ báo bỏ phiếu cho người mà họ cảm thấy xứng đáng trở thành chủ bút của tờ báo. "Tiểu sử của cả hai ứng cử viên sẽ được đăng bằng nhau trên cả trang báo," Slater giải thích, "kèm theo mảnh phiếu nhỏ ở cuối tờ báo." Sau đó anh ta đọc ba câu cuối cùng trong bản thảo.

Những độc giả trung thành của Globe

không cần phải lo lắng cho tương lai của tờ

báo được yêu mến nhất trong toàn Vương quốc.

Cả hai ứng cử viên đều đồng ý rằng

ngài Walter Sherwood vẫn sẽ là Chủ tịch

công ty, việc đảm bảo sự tiếp nối liên tục là

dấu hiệu thành công của tờ báo trong một

giai đoạn tốt đẹp hơn ở thế kỷ này. Vì thế

hãy gửi phiếu bầu của bạn, và kết quả sẽ

được thông báo vào thứ Bảy tới.

Townsend cảm ơn Slater, và đảm bảo rằng nếu trở thành chủ bút, anh sẽ không quên anh ta. Ý nghĩ đầu tiên khi anh đặt máy xuống là không biết Armstrong đang ở đâu.

Anh không quay lại sân bóng mà ngay lập tức gọi điện cho Ned Brewer, trưởng chi nhánh của anh ở London. Anh nói vắn tắt cho anh ta biết những gì phải làm ngay trong tối nay, và kết thúc bằng việc dặn rằng anh sẽ gặp lại anh ta ngay khi đáp xuống sân bay Heathrow. "Trong lúc ấy, Ned," anh nói, " khi tôi tới văn phòng, anh phải đảm bảo có sẵn ít nhất 20 000 bảng trong két."

Townsend đặt máy, lấy vội chiếc ví từ chỗ bảo vệ, bước ra Đại lộ số 5 và gọi taxi. "Sân bay," anh nói. "Và anh sẽ được 100 đô la nếu chúng ta kịp chuyến bay sớm nhất đến London." Anh nói thêm "nhanh lên".

Khi chiếc taxi len lỏi trong dòng xe cộ, Townsend chợt nhớ ra là Tom vẫn đợi anh ở sân quần vợt, và rằng anh đã nghĩ tới việc đưa Kate đi ăn tối để nàng cho anh biết về tiến trình xuất bản cuốn Cô nhân tình của ngài Thượng nghị sĩ. Nhiều ngày đã qua, Townsend thầm cảm ơn Chúa, anh không tin rằng Kate đã bay về Syney. Anh cảm thấy mình may mắn đã tìm thấy một người có thể chấp nhận kiểu sống không thể chấp nhận được của anh, phần nào vì nàng đã chấp nhận hoàn cảnh kéo dài trước khi cưới. Kate không lần nào khiến anh có cảm giác phạm tội vì những giờ bận việc, vì những lần trễ hoặc thất hẹn. Anh chỉ hy vọng Tom sẽ gọi điện để nàng biết là anh đã biến mất. "Không, tôi chẳng biết ông ấy đi đâu," anh có thể nghe thấy anh ta nói.

Sáng hôm sau, khi anh đáp xuống Heathrow, người lái taxi không hề cảm thấy muốn hỏi tại sao vị khách của mình lại mặc bộ đồ thể thao và đem theo vợt. Có lẽ tất cả các sân ở New York đều đã được đặt trước.

Bốn mươi phút sau anh đã tới văn phòng chi nhánh ở London, và nắm qua tình hình từ Ned Brewer. Đến 10 giờ tất cả các nhân viên có mặt đã được cử tới mọi góc phố của thủ đô. Tới giờ ăn trưa không một người nào trong vòng bán kính 20 dặm của Hyde Park Corner có thể tìm được một tờ Globe với bất kỳ một giá nào. Tới 9 giờ tối Townsend đã mua được 126 212 tờ báo.

Armstrong về tới Heathrow vào chiều thứ Sáu, dành phần lớn buổi sáng ở Paris ra những mệnh lệnh cho nhân viên trên khắp nước Anh. Đến 9 giờ sáng Chủ nhật, nhờ mạng lưới xuất sắc từ bộ phận West Riding, anh đã mua được 79 107 tờ Globe.

Anh dành ngày chủ nhật gọi điện tới Tổng biên tập của tất cả các tờ báo vùng của anh và đề nghị họ viết lên trang nhất các số báo buổi sáng tiếp theo thúc giục độc giả của họ tìm ra tờ Globe ngày thứ Sáu và bỏ phiếu cho Armstrong. Sáng thứ Hai anh nói chuyện trên chương trình Today và trên càng nhiều chương trình tin tức càng tốt. Song các chủ nhiệm chương trình đều đã quyết định cho Townsend quyền trả lời vào ngày tiếp theo.

Đến thứ Năm, nhân viên của Townsend đã mệt lử vì ký tên, nhân viên của Armsttrong phát ốm vì liếm phong bì. Đến chiều thứ Sáu, cả hai người cứ ít phút lại gọi tới Tờ Globe, thử tìm hiểu xem việc tính toán diễn ra như thế nào. Nhưng vì Walter đã đề nghị Hiệp hội cải cách bầu cử kiểm phiếu, và họ quan tâm tới độ chính xác hơn là tốc độ, thậm chí Tổng biên tập cũng không được biết kết quả trước lúc nửa đêm.

Trên trang nhất số báo thứ Bảy chạy dòng tít lớn "Chó Dingo ranh mãnh đã thắng lực sĩ Séc". Bài báo kèm theo cho độc giả Globe biết rằng có 232 712 phiếu bầu cho Dân thuộc địa và 229 874 phiếu bầu cho Dân nhập cư.

Luật sư của Townsend tới văn phòng tờ Globe lúc 9 giờ sáng thứ Hai, mang theo khoản tiền 20 triệu đô la. Mặc dù Armstrong phản đối kịch liệt, và mặc dù cho đăng nhiều lời đe dọa, anh vẫn không thể khiến Walter đừng đặt bút ký chuyển số tài khoản của ông cho Townsend vào buổi chiều.

Trong cuộc họp đầu tiên của ban biên tập mới, Townsend đề nghị Walter sẽ vẫn là Chủ tịch, với mức lương hiện tại là 100 000 bảng một năm. Ông già mỉm cười và có một bài diễn văn rằng, không còn nghi ngờ gì nữa, các độc giả đã lựa chọn đúng đắn.

Townsend không nói gì cho đến cuộc họp lần sau, khi anh gợi ý rằng tất cả mọi nhân viên của tờ Globe nên tự động nghỉ hưu ở tuổi 60, giống như chính sách nghỉ ở các tập đoàn của anh. Ông Walter ngay lập tức làm bản đề nghị, vì ông đã nhập bọn với hội bạn cánh hữu của ông ta ở Câu Lạc bộ Đua ngựa. Bản đề nghị được đồng ý thông qua.

Cho đến một đêm, sau khi Walter lên giường, vợ ông đã giải thích cho ông ý nghĩa của quyết định cuốỉ cùng đó.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 28


Báo

THE CITIZEN

Ngày 15 tháng Tư, 1968

MỘT BỘ TRƯỞNG XIN TỪ CHỨC

"Một trăm nghìn bản sách Cô nhân tình của ngài Thượng nghị sĩ đã được in và chất trong kho ở New Jersey chờ sự kiểm tra của bà Sherwood," Kate vừa nói vừa nhìn lên trần nhà.

"Đó là sự khởi đầu tốt," Townsend nói. "Nhưng họ sẽ không trả lại một xu trong số tiền của anh chừng nào họ chưa nhìn thấy chúng ở cửa hàng."

"Một khi luật sư của bà ta xác nhận số lượng và lập hóa đơn, ông ấy sẽ không còn cách lựa chọn nào khác là phải trả cho chúng ta một triệu đô la đầu tiên. Chúng ta đã hoàn thành một phần hợp đồng trong thời gian 12 tháng qui định."

"Thế bài tập nhỏ này đã tốn mất của anh bao nhiêu?'"

"Nếu tính cả tiền in và vận chuyển, thì khoảng 30,000 đô la," Kate đáp. "Tất cả đều được làm nội bộ hoặc có thể trốn thuế."

"Một cô gái thông minh. Nhưng đâu là cơ hội để anh được nhận lại một triệu thứ hai? Dù em đã bỏ nhiều công viết lại cuốn sách chết tiệt ấy, anh vẫn không thể nghĩ là nó làm nên trò trống gì ở danh mục sách bán chạy."

"Em không cho như vậy." Kate nói. "Mọi người đều biết hàng tuần chỉ có 1100 cửa hàng thông báo số bán của họ cho New York Times. Nếu có được danh sách những đại lý sách ấy, em sẽ có cơ hội thực tế để đảm bảo cho một triệu đô la thứ hai của anh quay trở về."

"Nhưng việc biết những cửa hàng sách nào thông báo đâu có tạo ra khách hàng mua sách."

"Không, nhưng em nghĩ ta có thể thúc đẩy chúng một cách trực tiếp và hợp pháp."

”Tóm lại em định làm thế nào?"

"Đầu tiên, bằng cách phát hành sách trong những tháng ế ẩm, tháng Giêng hoặc tháng Hai - và sau đó bằng cách chỉ bán chúng cho những đại lý có báo cáo cho New York Times."

"Nhưng điều đó cũng chẳng làm cho người ta mua chúng."

"Họ sẽ mua nếu ta chỉ đòi cửa hàng 50 xu một cuốn, với giá bìa là 8.50 đô la. Như vậy các đại lý sẽ nhìn thấy khoản lời ròng 700% cho mỗi cuốn sách bán được thay vì 100% như thường lệ"

"Nhưng điều đó sẽ chẳng giúp gì nếu cuốn sách là không thể ngửi được."

"Điều đó sẽ chẳng thành vấn đề trong tuần đầu tiên." Kate nói. "Nếu các cửa hàng sách đứng vững để làm cho thứ tự quay trở lại, họ sẽ vui lòng đặt cuốn sách lên cửa sổ, trong xó nhà, trong ngăn kéo, thậm chí trên ngăn sách bán chạy. Nghiên cứu của em cho thấy chúng ta chỉ phải bán 10 000 cuốn trong tuần lễ đầu tiên để được đứng vào lô số 15 của danh mục sách bán chạy, nghĩa là mỗi cửa hàng chỉ cần bán chưa đến 10 cuốn."

"Anh cho rằng điều đó có thể đem lại cho chúng ta cơ hội là năm ăn năm thua." Townsend nói.

"Và em thậm chí có thể làm giảm tỷ lệ này hơn nữa. Trong tuần phát hành ta có thể dùng mạng lưới báo và tạp chí của chúng ta trên khắp nước Mỹ để đảm bảo cuốn sách được đăng trang trọng và được quảng cáo trên trang đầu, và đăng bài báo của em về "Bà Sherwood - một người phi thường" trên những tờ báo anh cho là chúng ta có thể xoay xở được."

"Đó sẽ là tất cả các tờ báo của chúng ta, nếu việc này tiết kiệm được cho anh một triệu đô la," Townsend nói. "Nhưng điều này vẫn chỉ làm cho tỷ lệ năm ăn năm thua kia giảm xuống một chút."

"Nếu anh để em tiến xa hơn, em có thể làm cho tỷ lệ là mười phần chắc cả mười."

"Em định sẽ làm gì? Hay là anh mua luôn tờ New York Times?"

"Chẳng đến mức phải thế đâu," Kate mỉm cười. "Em chỉ khuyên anh là trong tuần đầu phát hành các nhân viên của ta sẽ mua lại 5.000 cuốn."

"5 000 cuốn? Thế thì khác nào đổ tiền xuống sông."

"Không nhất thiết là vậy." Kate nói. "Sau đó, một lần nữa ta lại bán chúng cho các cửa hàng với giá 50 xu một cuốn. Với phí tổn 15 nghìn đô la chắc chắn cuốn sách sẽ lọt vào danh mục sách bán chạy một tuần. Và sau đó ông Yablon sẽ phải trả cho anh một triệu đô la còn lại."

Townsend nắm tay nàng. "Có lẽ chúng ta sẽ thắng."

"Nhưng chỉ với điều kiện anh nắm được tên của các cửa hàng có báo cáo cho chuyên mục Sách bán chạy của New York Times."

"Em là một cô gái thông minh," anh nói, ôm nàng chặt hơn.

Kate mỉm cười " Cuối cùng em đã tìm ra cái làm anh thay đổi."

oOo

’’Stephen Hallet đang đợi ở một máy, còn một máy là Ray Atkins, Bộ trưởng Công nghiệp," Pamela nói.

"Tôi sẽ gặp Atkins trước. Hãy nói với Stephen là tôi sẽ gọi lại."

Armstrong đợi tiếng tích của món đồ chơi mới nhất của anh, tiếng tích ấy đảm bảo rằng toàn bộ cuộc nói chuyện sẽ được ghi âm. "Xin chào ngài Bộ trưởng," anh nói. "Tôi có thể làm được gì cho ngài?"

"Đây là chuyện riêng, Dick. Liệu chúng ta có thể gặp nhau được không?"

"Tất nhiên," Armstrong đáp. "Hay là ta sẽ ăn trưa ở Savoy vào một hôm nào đó của tuần sau?" Anh lật cuốn lịch làm việc để xem có thể hủy cuộc hẹn với ai.

"Tôi sợ là chuyện này khẩn cấp hơn nhiều, Dick. Và tôi không muốn gặp gỡ ở một nơi đông người như thế."

Armstrong xem lại các cuộc hẹn của anh trong ngày. "Tốt rồi, sao ta lại không gặp nhau vào bữa trưa nay ở phòng ăn riêng của tôi nhỉ? Tôi đã hẹn gặp Don Sharpe, nhưng nếu chuyện này khẩn cấp hơn, tôi có thể hủy cuộc hẹn với anh ta."

"Ông thật tốt quá, Dick. Sẽ chỉ có hai chúng ta thôi chứ?"

"Vâng. Tôi sẽ cử ai đó đón ông ở chỗ lễ tân và đưa ông lên thẳng chỗ tôi." Armstrong đặt ống nghe xuống và mỉm cười. Anh biết rõ vấn đề khiến Bộ trưởng Công nghiệp muốn gặp anh. Xét cho cùng, anh vẫn là cổ động viên trung thành của Công đảng qua nhiều năm - ít ra là bởi khoản đóng góp một nghìn bảng mỗi năm cho mỗi một trong số 50 ghế quan trọng. Đây là khoản đầu tư nhỏ, đảm bảo cho anh có 50 người bạn thân trong nghị viện, nhiều người trong số họ là Bộ trưởng, và họ sẽ mở cho anh cánh cửa tiếp cận với những người đứng đầu chính phủ bất cứ khi nào anh cần. Nếu anh muốn có sức ảnh hưởng tương tự như vậy ở Mỹ, thì mỗi năm anh sẽ phải chi một triệu đô la.

Ý nghĩ của anh bị ngắt quãng bởi tiếng chuông điện thoại. Pamela đã nối máy cho Stephen Hallet.

"Tôi xin lỗi phải gọi cho anh sau, Stephen, nhưng tôi vừa nói chuyện với Ray Atkins xong. Ông ta cần gặp tôi ngay. Tôi nghĩ chúng ta có thể cùng tìm hiểu xem ông ta định nói điều gì."

"Tôi nghĩ là quyết định về tờ Citizen sớm nhất cũng phải tháng sau mới có."

"Có lẽ họ muốn có một thông báo trước khi mọi người bắt đầu bỏ thầu. Đừng quên rằng Atkins là vị Bộ trưởng đã đưa mức giá của Townsend ra Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền. Tôi không nghĩ là Công đảng sẽ thích Townsend kiểm soát tờ Citizen như là tờ Globe."

"Uỷ ban Hợp nhất và Độc quyền sẽ là tiếng nói cuối cùng, Dick, chứ không phải một bộ trưởng."

"Tôi không thể đứng nhìn họ cho phép Townsend kiểm soát được một nửa phố Fleet. Dù sao đi nữa, Citizen cũng là tờ báo kiên định ủng hộ Công đảng qua nhiều năm, trong khi phần lớn những đồ giẻ rách khác chẳng có gì hơn ngoài những tạp chí của Đảng Bảo thủ."

"Nhưng Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền vẫn sẽ phải tỏ ra công bằng."

"Như cách mà Townsenđ đã làm với Wilson và Heath? Tờ Globe đã trở thành lá thư tình hàng ngày của bọn chống quân chủ. Nếu Townsenđ cũng thò được mũi vào tờ Citizen, Công đảng sẽ phải rời khỏi đất nước này không kèn không trống."

"Ông biết thế và tôi cũng biết vậy," Stephen nói. "Nhưng Uỷ ban Hợp nhất và Độc quyền không chỉ tạo ra những kẻ theo chủ nghĩa xã hội."

"Một cách đáng tiếc," Armstrong nói. "Nếu tôi có thể nắm được tờ Citizen, thì lần đầu tiên trong đời Townsend sẽ biết mùi cạnh tranh thật sự là thế nào."

"Ông không phải dọa tôi, Dick. Tôi chúc ông gặp may với ngài Bộ trưởng. Song đó không phải là lý do tôi gọi cho ông."

"Bất cứ lúc nào anh gọi, Stephen, đều là có vấn đề. Thế lần này là gì vậy?"

"Tôi vừa nhận một lá thư dài từ luật sư của Sharon Levitt, dọa kiện ông." Stephen nói.

"Nhưng tôi vừa ký một thoả thuận với cô ta hồi tháng trước. Cô ta đừng hòng nhận được một xu nào nữa của tôi."

"Tôi biết, Dick. Nhưng bây giờ họ sẽ đòi ông tiền cấp dưỡng. Hình như Sharon đã sinh con trai, và cô ta cho rằng ông là bố nó."

"Nó có thể là con bất cứ ai; cô ta đã có tiếng là lăng nhăng..." Armstrong mở đầu.

"Có lẽ thế." Stephen nói, "Nhưng không phải với vết chàm duới bả vai phải của đứa bé. Đừng quên là trong Uỷ ban Hợp nhất và Độc quyền có bốn phụ nữ, và vợ Townsend thì đang mang thai.”

" Cái đồ con hoang đó chào đời khi nào?" Armstrong hỏi, nhanh chóng giở ngược cuốn lịch làm việc.

"Ngày 4 tháng Giêng."

"Giữ máy." Armstrong nói. Anh nhìn chằm chằm vào mục ghi trong lịch chín tháng trước ngày ấy: Alexander Sherwood, Paris. "Con quỷ cái ấy hẳn phải sắp xếp mọi chuyện từ lâu," anh nói oang oang, "trong khi giả bộ muốn là trợ lý riêng của tôi. Đó là cách cô ả biết mọi chuyện sẽ kết thúc bằng hai bản thỏa thuận. Anh có đề xuất gì không?"

“Luật sư của cô ta biết rõ về cuộc chiến đang diễn ra với tờ Citizen, và do đó họ biết là chỉ một cú điện thoại đến tờ Globe..."

"Họ không dám đâu." Armstrong cao giọng.

"Có lẽ là không," Stephen khẽ đáp. "Nhưng nếu cô ta nổi điên lên thì sao ? Tôi chỉ có thể đề nghị ông hãy để tôi thu xếp những điều kiện tốt nhất trong khả năng của tôi."

"Nếu anh nói như vậy," Armstrong nói khẽ. "Nhưng hãy cảnh cáo họ rằng nếu có một từ nào lộ ra ngoài, khoản bồi thường sẽ chấm dứt lập tức."

"Tôi sẽ làm hết sức.” Stephen nói. "Nhưng tôi sợ là cô ta đã học được đôi điều từ ông."

"Điều gì?” Dick hỏi.

"Đó là không trả tiền thuê một luật sư rẻ tiền. Tôi sẽ gọi lại cho ông ngay khi chúng tôi thỏa thuận được các điều khoản."

"Hãy làm đi,” Armstrong nói và dập máy.

"Pamela!" Anh gọi vọng ra cửa. "Gọi cho tôi Don Sharpe." Khi Tổng biên tập tờ London Evening Post cầm máy. Armstrong nói, "Có một số vấn đề mới nảy sinh. Tôi sẽ phải lui bữa trưa của chúng ta tới một dịp khác." Anh đặt máy trước khi Sharpe có cơ hội phản ứng. Từ lâu Armstrong đã quyết định cần thay thế người Tổng biên tập này, và thậm chí anh đã tiếp cận với người mà anh muốn đảm nhận công việc đó, nhưng cú điện thoại của Bộ trưởng đã làm quyết định đó bị trì hoãn một vài ngày.

Sau khi đã cùng Pamela xem qua các bưu phẩm buổi sáng, anh bảo cô cho anh một tờ Dod's Partliament Companion. Anh muốn tự nhắc mình về những điểm nổi bật trong sự nghiệp của Atkins; tên vợ và con trai ông ta: những Bộ mà ông ta đã nắm giữ, thậm chí cả sở thích của ông ta.

Dư luận đều thừa nhận Ray Atkins là một trong những nhà chính trị sáng chói nhất của thế hệ ông, như đuợc xác nhận khi Harold Wilson cử ông giữ chức Bộ trưởng Công bộ chỉ sau 15 tháng. Tiếp theo, trong cuộc tổng tuyển cử năm 1966, Atkins trở thành Quốc vụ khanh phụ trách Bộ Thương mại và Nông nghiệp. Mọi người đều đồng ý là nếu Công đảng thắng trong cuộc bầu cử tới - một kết quả mà Armstrong không chắc lắm - Atkins sẽ trở thành thành viên của nội các. Một hai người thậm chí còn nói ông ta sẽ là chủ tịch đảng trong tương lai.

Vì Atkins là thành viên của khu vực bầu cử phía bắc do một trong những tờ báo địa phương của Armstrong kiểm soát, qua nhiều năm, quan hệ giữa hai người đã trở nên hơn mức tình cờ, họ thường dùng bữa cùng nhau tại những cuộc họp của đảng. Khi Atkins được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Công nghiệp, với trách nhiệm đặc biệt đối với việc thu mua các công ty, Armstrong càng cố gắng làm thân với ông ta hơn, hy vọng điều đó có thể cho anh sự ngang bằng khi người ta đi đến quyết định ai sẽ được phép mua tờ Citizen.

Số phát hành của tờ Globe tiếp tục giảm sau khi Townsend cho Walter Sherwood nghỉ hưu. Townsend đã định sa thải Tổng biên tập, nhưng anh ta đã xếp lại kế hoạch đó khi ít tháng sau đó, Hugh Tuncliff, chủ bút tờ Citizen, qua đời, và bà vợ góa của ông ta thông báo sẽ bán tờ Citizen. Townsend đã mất nhiều ngày thuyết phục Hội đồng Quản trị của anh về mức giá sẽ trả cho tờ Citizen - một mức giá mà tờ The Financial Times mô tả là "quá cao”, cho dù tờ Citizen tự coi là nhật báo lớn nhất ở Anh. Sau khi tất cả các gói thầu được mở, giá của anh hóa ra là cao nhất. Ngay lập tức có những tiếng phản đối, quan điểm của những người nắm quyền được đăng tải trên trang nhất của tờ Guardian. Ngày lại ngày, những nhà bình luận được chọn lựa loan báo sự phản đối của họ đối với viễn cảnh Townsend được sở hữu hai tờ nhật báo thành công nhất của mảnh đất này. Trong sự biểu lộ hiếm hoi của sự thống nhất biểu ngữ, tờ Times lớn tiếng tuyên bố quan điểm của họ về người lãnh đạo nhân danh ngành xuất bản, chỉ trích quan niệm của những người nước ngoài nắm giữ các viện nghiên cứu quốc gia và do đó nắm ảnh hưởng quyền lực trên các mặt đời sống của nước Anh. Sáng hôm sau nhiều bức thư đã nằm trên bàn Tổng biên tập, chỉ rõ chủ bút tờ Times là một người Canada. Không một lá thư nào trong số đó được đăng.

Khi Armstrong thông báo rằng anh sẽ trả ngang với giá của Townsend , và đồng ý giữ ngài Paul Maitland, cựu đại sứ ở Washington làm Chủ tịch tập đoàn, chính phủ không có cách lựa chọn nào khác là phải phó thác vấn đề cho Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền. Townsend giận tím mặt nhưng anh không đạt được nhiều sự đồng cảm từ những người đã theo dõi sự sa sút trong chuẩn mực báo chí của tờ Globe từ nhiều năm qua. Cũng chẳng phải vì thế mà có nhiều người yêu mến Armstrong. Những câu nói bóng gió về việc phải lựa chọn cái đỡ tồi tệ hơn trong hai cái tồi tệ đã xuất hiện trên một số báo trong tháng qua.

Nhưng lúc này Armstrong tin rằng anh vẫn có Townsend trên đuờng chạy, và rằng giải thưởng lớn nhất trên phố Fleet đang gần rơi vào tay anh. Anh không thể chờ Ray Atkins sẽ tới vào bữa trưa và chính thức xác nhận tin tức.

Atkins tới tòa nhà Armstrong lúc gần 1 giờ. Khi Pamela dẫn ông vào văn phòng thì chủ nhân tòa nhà đang nói chuyện với ai đó bằng tiếng Nga. Armstrong đang nói nửa chừng liền cúp máy và đứng dậy đón chào vị khách. Khi bắt tay Atkins anh không thể không lưu ý rằng nó hơi ướt.

"Ông muốn uống gì nào?" Anh hỏi.

"Một chút Scotch pha nhiều nước," Atkins đáp.

Armstrong rót cho vị bộ trưởng một ly rồi dẫn ông ta sang phòng bên. Anh bật một ngọn đèn không cần thiết và, cùng với nó, là chiếc máy ghi âm dược giấu kín đáo. Atkins mỉm cười thư giãn khi thấy chỉ có hai chỗ ngồi được bố trí ở chiếc bàn ăn dài. Armstrong đưa ông đến ghế.

"Cảm ơn, Dick," ông nói, có vẻ căng thẳng. "Ông thật tốt là đã gặp tôi chỉ với một lời thông báo ngắn ngủi như vậy."

"Không sao đâu. Ray." Armstrong nói và ngồi xuống chiếc ghế ở đầu bàn. ”Tôi rất vui lòng. Tôi rất vui mừng được gặp bất kỳ người nào làm việc không mệt mỏi cho sự nghiệp của chúng ta. Ly này là mừng cho tương lai của ông,” anh nói thêm và nâng cốc "Một tương lai mà mọi người đều nói với tôi là được trải hoa hồng."

Armstrong để ý thấy tay vị bộ trưởng hơi run trước khi đáp lời. "Ông đã làm rất nhiều cho đảng của chúng ta. Dick."

"Ông thật tốt khi nói vậy, Ray."

Trong lúc ăn hai món đầu tiên họ chuyện gẫu về những thay đổi cần thiết của Công đảng để thắng lợi trong cuộc bầu cử tới, và cả hai đều thừa nhận là họ không được lạc quan cho lắm.

"Cho dù số phiếu bầu được đánh giá là có hơn chút đỉnh." Atkins nói, "ông chỉ phải nghiên cứu kết quả bầu cử địa phương để xem cái gì thực sự đang xẩy ra trong các cử tri ở đó.’’

"Tôi đồng ý," Dick nói. "Chỉ có kẻ ngu mới để việc bỏ phiếu ảnh hưởng đến mình khi nguời ta kêu gọi bầu cử. Mặc dù tôi tin là Wilson thường xử sự tốt hơn Ted Heath trong các cuộc chất vấn ở quốc hội."

“Đúng thế, nhưng chỉ có một hai trăm nghị sĩ thấy vậy. Nếu chỉ có tầng lớp bình dân được truyền hình, cả nước có thể thấy Harold là thuộc tầng lớp khác.”

“Không thể để điều ấy xảy ra trong đời tôi," Dick nói.

Atkins gật đầu, sau đó ngồi trầm ngâm. Khi món chính đã được dọn đi, Dick bảo người quản gia để họ với nhau. Anh rót đầy rượu vang đỏ vào ly của vị bộ trưởng, nhưng Atkins chỉ xoay nghịch chiếc ly, có vẻ như đang băn khoăn không biết làm thế nào để đề cập tới một chủ đề khó nói. Khi người quản gia khép cửa lại, Atkins thở một hơi dài. “Đây là một chút phiền toái nho nhỏ đối với tôi," ông do dự bắt đầu.

"Ông cứ nói thoải mái bất kỳ điều gì ông muốn, Ray. Dù đó là chuyện gì nó cũng không lọt ra khỏi căn phòng này. Đừng quên là chúng ta cùng chơi trong một đội.''

“Cảm ơn. Dick." vị bộ trưởng đáp. "Tôi biết ngay rằng ông đúng là người mà tôi có thể thảo luận rắc rối nhỏ này.” Ông ta tiếp tục nghịch chiếc ly trong một lát im lặng. Sau đó bất thần buột ra "Tờ Evening Post đã tọc mạch vào đời tư của tôi, Dick, và tôi không thể làm gì hơn được."

“Rất tiếc là phải nghe thấy điều đó.” Armstrong nói, anh không hình dung tới chuyện này. “Họ đã làm gì khiến ông lo lắng đến thế?"

"Họ đe doạ tôi."

“Đe doạ ông?’* Armstrong nói, vẻ khó chịu. “Bằng cách nào?”

“ Ồ, có lẽ từ “đe dọa” còn là nhẹ đấy. Nhưng một trong các phóng viên của ông đang liên tục gọi điện tới văn phòng và nhà riêng của tôi vào kỳ nghỉ cuối tuần, đôi khi hai đến ba lần một ngày."

“Hãy tin tôi, Ray, tôi không biết gì về việc ấy cả.” Armstrong nỏi. “Ngay khi ông rời khỏi đây tôi sẽ nói chuyện với Don Sharpe. Tôi đảm bảo rằng đó là lần cuối cùng ông nghe thấy chuyện đó.”

“Cảm ơn, Dick," ông ta nói. “Nhưng đó không phải là việc tôi muốn ngăn chặn. Vấn đề là ở câu chuyện họ đã nắm được."

“Tôi sẽ giúp ông nếu ông cho tôi biết đầu đuôi sự việc. Ray”.

Vị bộ trưởng nhìn chăm chăm xuống mặt bàn. Lát sau ông ngẩng đầu lên. "Chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước," ông bắt đầu, “Đã lâu quá rồi, thực sự đến gần đây tôi hầu như không còn nhớ là nó đã từng diễn ra."

Armstrong vẫn im lặng khi đổ đầy cốc rượu cho vị khách một lần nữa.

“Đó là sau khi tôi trúng cử Hội đồng thành phố Bradford." Ông nhấp một ngụm rượu nữa. “Tôi đã gặp cô thư ký của người quản lý tòa nhà.”

"Lúc ấy ông đã cưới Jenny?" Armstrong hỏi.

“Không, Jenny và tôi gặp nhau nhiều năm sau đó, ngay truớc khi tôi trúng cử ở khu Tây Bradford."

“Vậy có gì rắc rối?” Armstrong nói. “Ngay cả Công đảng cũng cho phép ông có bạn gái trước khi lấy vợ,” anh thêm, cố nói nhẹ nhàng.

“Nhưng không phải khi họ có thai," vị bộ trưởng nói. “Và khi tôn giáo của họ cấm phá thai.”

"Tôi hiểu." Armstrong khẽ nói. Ngừng một lát, anh hỏi. “Jenny có biết chuyện này không?"

“Không, không biết gì cả, tôi chưa bao giờ kể cho bà ấy, hoặc bất kỳ ai về chuyện này. Cô ấy là con gái một bác sĩ địa phương - một đảng viên Đảng Bảo thủ. Vì vậy trước hết gia đình không bao giờ cho phép tôi. Nếu điều ấy diễn ra, giữa nhiều thứ khác tôi sẽ bị hội chứng. Tôi đã bảo anh rồi mà....“

“Vậy là cô gái đã làm khó cho ông?"

"Không, Chúa phù hộ cô ấy. Rahila rất tuyệt vời - cho dù gia đình cô ấy không coi tôi như con rể. Tất nhiên, tôi đã chu cấp đầy đủ cho cô ấy."

"Dĩ nhiên rồi. Nhưng nếu cô ấy không gây cho ông bất kỳ một rắc rối nào, vậy thì vấn đề là gì. Không một tờ báo nào dám đăng bất kỳ điều gì trừ phi cô ấy đứng ra làm chứng."

"Tôi biết. Nhưng không may là một đêm anh trai cô ấy đã uống quá chén và phun ra hết mọi chuyện ở quán rượu địa phương. Anh ta không ngờ là có một nhà báo tự do đang làm cộng tác viên cho tờ Evening Post. Hôm sau anh cô ấy đã phủ nhận mọi chuyện. Nhưng tay nhà báo con hoang đó vẫn không ngừng bới lông tìm vết. Nếu chuyện này lọt ra ngoài, tôi sẽ chẳng còn cách lựa chọn nào khác là phải từ chức. Và Chúa biết được điều gì sẽ xảy ra với Jenny."

“Ồ, chưa đến mức đó đâu. Ray, và ông có thể chắc một điều là tôi xin hứa với ông ngay khi ông rời khỏi đây tôi sẽ gọi Sharpe và nói rõ quan điểm của tôi. Ông không phải liên lạc lại với tôi nữa, ít nhất là vì vấn đề này."

"Cảm ơn,” Atkins nói. "Đó là một sự an ủi lớn. Giờ đây tất cả những gì tôi cầu nguvện là tay nhà báo sẽ không mang chuyện này đi bất cứ đâu.”

"Tên anh ta là gì?” Armstrong hỏi.

"John Cummins."

Armstrong nguyệch ngoạc viết cái tên đó lên tờ giấy bên cạnh. "Tôi sẽ xem xét để Cummins được đề nghị vào làm cho một trong những tờ báo của tôi ở miền Bắc, một nơi nào đó không gần Bradford lắm. Điều đó có thể làm giảm nhiệt tình của anh ta."

"Tôi không biết phải cảm ơn ông thế nào," vị bộ trưởng lẩm bẩm.

"Tôi chắc là ông sẽ tìm được cách thôi," Armítrong nói khi đứng lên, không buồn mời vị khách của mình dùng cà phê. Anh tiễn Atkins ra khỏi phòng ăn. Sự căng thẳng của vị bộ trưởng đã được thay thế bởi tính ba hoa tự tin thường gặp ở những nhà chính trị. Khi đi qua văn phòng của Armstromg, ông ta để ý thấy giá sách chứa toàn tập Wisden. "Tôi không biết ông là người hâm mộ môn criket, Dick," ông nói.

"Ồ vâng," Armstrong nói. "Tôi thích trò chơi này từ khi còn nhỏ."

" Ông ủng hộ cho đội thành phố nào?" Atkins hỏi.

"Oxford," Armstrong trả lời khi họ ra đến thang máy.

Atkins không nói gì. Ông nồng nhiệt bắt tay chủ nhà "Xin cảm ơn ông. Dick, cảm ơn ông rất nhiều."

Khi cửa thang máy đã nhẹ nhàng đóng lại, Armstrong quay về văn phòng. "Tôi muốn gặp Don Sharpe ngay lập tức," anh quát lên khi đi ngang qua bàn Pamela.

Ít phút sau Tổng biên tập tờ Evening Post đã có mặt ở văn phòng của ông chủ, tay nắm chặt một tập tài liệu dày. Anh đứng đợi Armstrong kết thúc cuộc nói chuyện qua điện thoại bằng thứ ngôn ngữ mà anh không nhận ra.

"Ông đã cho gọi tôi," anh ta nói khi Armstrong đặt điện thoại xuống.

"Đúng. Tôi vừa mới ăn trưa với Ray Atkins. Ông ấy nói rằng tờ Post đã làm ông ấy lo lắng. Một số chuyện về đời tư gì đó..."

"Vâng, tôi đã có được một vài người làm nên câu chuyện đó. Trên thực tế chúng tôi đã cố thử nói chuyện với Atkins trong nhiều ngày. Chúng tôi nghĩ rằng vài năm trước vị bộ trưởng này đã trở thành cha một đứa trẻ đáng yêu, một cậu bé có tên là Vengi."

"Nhưng tất cả những điều đó đã diễn ra trước khi ông ấy lấy vợ."

"Đúng thế," viên Tổng biên tập nói. "Nhưng..."

"Vì vậy mà tôi khó có thể đứng nhìn nó được mô tả như một mối quan tâm của dư luận."

Don Sharpe hơi ngạc nhiên vì tình cảm “đột biến" của sếp về vấn đề này - nhưng sau đó, anh đã nhận ra rằng trong vòng vài tuần tới sẽ có quyết định của Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền về tờ Citizen.

"Anh có đồng ý hay không?" Armstrong hỏi.

"Trong những hoàn cảnh thông thường thì tôi đồng ý," Sharpe trả lời. "Nhưng ở trường hợp này người phụ nữ được đề cập đến đã mất việc ở Hội đồng thành phố, bị gia đình ruồng bỏ, và đang sống trong căn hộ chỉ có một phòng ở khu vực bầu cử của ngài bộ trưởng. Còn ông ta, mặt khác, lại đi dạo bằng xe Jaguar và đã mua căn nhà thứ hai ở miền Nam nước Pháp.”

"Nhưng ông ấy đã trả tiền chu cấp đầy đủ cho cô ta."

"Không phải lúc nào cũng đúng hẹn.” người Tổng biên tập nói. “Và dư luận có thể quan tâm đến việc khi còn là thứ trưởng trong Bộ Dịch vụ xã hội, ông ta phải chịu trách nhiệm về dự án thí điểm chu cấp cho những bậc cha mẹ phải nuôi con một mình, thông qua một uỷ ban của nó ở quốc hội."

"Điều đó chẳng có liên quan gì, và anh biết thế."

"Có một yếu tố khác có thể khiến độc giả của ta quan tâm."

"Đó là gì?"

"Cô ấy là người Hồi giáo. Đã sinh một đứa con ngoài giá thú, cô ấy không bao giờ có thể hy vọng được cưới. Họ nghiêm khắc với những chuyện như thế này hơn cả nhà thờ Thiên chúa Anh." Viên tổng biên tập lấy từ tập hồ sơ ra một bức ảnh và đặt nó lên bàn Armstrong. Anh liếc nhìn bức ảnh chụp một phụ nữ châu Á quyến rũ đang bế một đứa trẻ trong tay. Đứa trẻ giống cha của nó như hai giọt nước.

Armstrong nhìn lại Sharpe, "Làm thế nào mà anh biết được tôi muốn thảo luận vấn đề này với anh?"

"Tôi đoán ông hủy bỏ bữa trưa của chúng ta vì muốn tán gẫu với Ray Atkins về những thay đổi của thành phố Bradford đã bị xếp xó trong mùa này."

"Đừng có chế nhạo tôi," Armstrong gầm lên. "Anh sẽ phải chấm dứt cuộc điều tra này ngay lập tức. Nếu tôi nhìn thấy bất kỳ một lời nói bóng gió về câu chuyện này trên bất kỳ tờ báo nào của tôi thì sáng hôm sau anh không cần phải báo cáo về công việc."

"Nhưng..." viên Tổng biên tập nói.

"Và anh có thể để lại tài liệu trên bàn tôi."

"Tôi có thể làm gì?"

Armstrong nhìn trừng trừng cho tới khi anh ta ngoan ngoãn đặt tập hồ sơ nặng lên bàn, sau đó quay người bước ra mà không thèm nói thêm một lời nào.

Armstrong nguyền rủa một hồi. Nếu bây giờ sa thải Sharpe, việc đầu tiên anh ta làm sẽ là băng qua đường và đưa câu chuyện cho tờ Globe. Anh đi đến quyết định là sẽ bắt anh ta trả giá đắt bằng cách khác. Anh nhấc máy. "Pamela, gọi cho tôi ngài Atkins."

Chỉ lát sau Atkins đã ở máy. "Đây là đường dây công cộng phải không?" Armstrong hỏi, biết rằng các nhân viên dân sự có thể nghe thấy cuộc nói chuyện trong trường hợp các bộ trưởng ủy thác cho họ những công việc mà sau đó họ sẽ phải theo dõi.

"Không, ông đang được nối với đường dây riêng của tôi," Atkins cam đoan.

"Tôi đã nói chuyện với người Tổng biên tập có liên quan," Armstrong nói, “và tôi có thể đảm bảo với ông rằng Cummins sẽ không làm phiền ông nữa. Tôi cũng cảnh cáo anh ta rằng nếu tôi nhìn thấy một sự ám chỉ nào về vụ này trên bất kỳ tờ báo nào của tôi, thì anh ta có thể bắt đầu tìm kiếm một chỗ làm khác."

"Cảm ơn ông," vị bộ trưởng nói.

"Và điều này có lẽ làm ông thích thú, Ray, tôi đang có trên bàn tập hồ sơ của Cummins đề cập tới vấn đề này, và nó sẽ bị xé vụn ngay khi chúng ta nói chuyện xong. Hãy tin tôi, sẽ không bao giờ có một ai được nghe lại một từ nào về nó nữa."

" Ông thật là một người bạn tốt, Dick. Và ông đã cứu được sự nghiệp của tôi."

"Một sự nghiệp đáng để cứu." Armstrong nói. "Đừng quên là tôi luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào ông cần.” Khi anh đặt máy xuống , Pamela ló đầu qua cửa.

"Stephen đã gọi lại lúc ông đang nói chuyện với ngài bộ trưởng. Tôi nối máy cho ông nhé?”.

“Được. Và sau đó, tôi muốn cô làm giúp tôi một số việc." Pamela gật đầu rồi biến vào phòng cô. Lát sau, một trong số máy điện thoại của anh bắt đầu đổ chuông. Armstrong nhấc nó lên.

"Có chuyện gì vậy. Stephen?"

"Không có chuyện gì cả. Tôi đã có một cuộc thảo luận dài với luật sư của Sharon Levitt, và chúng tôi đã đạt được một số dự kiến ban đầu cho khoản bồi thường - tất nhiên là với sự tán thành của cả hai bên.”

"Hãy cho tôi biết đầy đủ," Armstrong nói.

"Hình như Sharon đang có một người bạn trai sống ở Ý, và...." Armstrong chăm chú nghe Stephen thuật lại cuộc đàm phán đã được tiến hành nhân danh anh. Anh mỉm cười tươi tỉnh trước khi viên luật sư kết thúc.

"Vậy là tất cả hình như đều rất hài lòng,” anh nói.

"Đúng thế. Cuộc gặp với bộ trưởng dã diễn ra như thế nào?"

"Tốt đẹp. Ông ta đang phải đối mặt với một vấn đề gần giống tôi, nhưng ông ta không được thuận lợi vì không có một người như anh để thu xếp mọi chuyện cho ông ta."

"Tôi có phải để ý tìm hiểu chuyện đó không?"

"Không," Armstrong đáp. Anh đặt máy đồng thời gọi cô thư ký.

"Pamela, khi nào cô đánh máy lại cuộc nói chuyện đã diễn ra bữa trưa hôm nay, tôi muốn cô để một bản sao của nó vào hồ sơ này," anh nói, chỉ vào chồng giấy Don Sharpe đã để lại trên bàn anh.

"Rồi sau đó tôi phải làm gì với tập tài liệu này?"

”Hãy khóa kỹ nó trong chiếc két lớn. Tôi sẽ cho cô biết nếu tôi cần đến nó một lần nữa."

Khi Tổng biên tập tờ London Evening Post yêu cầu gặp riêng Keith Townsend, anh ta được đáp ứng ngay lập tức. Ở phố Fleet người ta hiểu rõ rằng nhân viên của Armstrong luôn được mời để gặp Townsend nếu có bất kỳ thông tin thú vị nào về ông chủ của họ. Không có nhiều người trong số họ lợi dụng lời đề nghị này, vì tất cả đều biết rằng nếu bị bắt gặp, họ sẽ phải dọn bàn làm việc của mình ngay trong ngày hôm đó, và sẽ không bao giờ được làm cho bất kỳ một tờ báo nào của Armstrong nữa.

Đã lâu chưa có người nào ở vị trí cao như Don Sharpe liên hệ trực tiếp với Townsend. Anh đoán Sharpe đã biết những ngày của anh ta chẳng còn kéo dài được bao lâu nữa, và tính toán rằng anh ta chẳng có gì để mất. Nhưng cũng giống như nhiều người đi trước khác, anh ta khăng khăng đòi cuộc gặp phải được diễn ra ở một khu vực trung tâm.

Townsend thường thuê phòng Fitzalan của khách sạn Howard cho những mục đích này, vì nó chỉ cách phố Fleet một quãng ngắn, nhưng không phải là nơi lui tới của những nhà báo ưa tọc mạch. Chỉ một cú điện thoại của Heather tới người phục vụ trưởng, mọi sự sắp xếp cần thiết sẽ được tiến hành với một sự thận trọng hoàn toàn.

Sharpe kể cho Townsend biết chi tiết về cuộc nói chuyện đã diễn ra giữa anh ta và Armstrong sau hôm anh ta ăn trưa với Ray Atkins và đợi phản ứng của người nghe.

"Ray Atkins." Townsend nói.

"Vâng, Bộ trưởng Công nghiệp."

"Người sẽ ra quyết định cuối cùng về việc ai sẽ được kiểm soát tờ Citizen."

"Đúng thế. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ ông muốn biết ngay lập tức," Sharpe nói.

"Và Armstrong đang giữ tập tài liệu?"

"Vâng, song người ta chỉ cho tôi ít ngày để sao lại tất cả. Nếu ông tung chuyện này lên trang nhất của tờ Globe, tôi chắc rằng trong hoàn cảnh ấy Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền sẽ không tính đến Armstrong nữa."

"Có lẽ," Townsend nói. "Khi nào ông ráp nối xong các bằng chứng, hãy gửi trực tiếp nó cho tôi. Hãy ghi những chữ đầu họ tên tôi là K.R.T vào góc dưới bên trái của gói tài liệu, điều đó sẽ đảm bảo rằng không một ai mở nó."

Sharpe gật đầu. "Hãy cho tôi một tuần, hay tốt hơn là 15 ngày."

"Và nếu rút cục tôi trở thành chủ bút của tờ Citizen,” Townsend nói, "ông có thể chắc rằng sẽ có một chỗ cho ông trong tờ báo bất cứ lúc nào ông muốn."

Sharpe đã định hỏi xem mình sẽ nhận công việc gì thì Townsend nói thêm. "Đừng rời khách sạn trong vòng 10 phút nữa." Khi anh bước ra phố, người phục vụ khẽ đưa tay chạm vào vành mũ. Townsend lái xe quay lại phố Fleet, tin chắc rằng Citizen giờ đây sẽ rơi vào tay anh.

Một người hầu bàn đã nhìn thấy hai người đàn ông không đến cùng nhau và không đi cùng nhau, đã đợi tới lúc không bị ai quan sát để nhấc điện thoại lên.

Mười ngày sau hai phong bì được gửi tới văn phòng Townsend với hàng chữ K.R.T in đậm ở góc dưới bên trái. Heather không mở mà để nguyên chúng lên bàn anh. Cái đầu tiên là của một cựu nhân viên của New York Times đã cung cấp cho anh danh sách đầy đủ các cửa hàng có báo cáo danh mục sách bán chạy. Nó xứng đáng với khoản đầu tư 2000 đô la, Townsend nghĩ. Anh mở chiếc phong bì thứ hai. Nó chứa các bài báo và bài nghiên cứu do Don Sharpe cung cấp về những hoạt động không có trong trích ngang lý lịch của Bộ trưởng Công nghiệp.

Một giờ sau đó, Townsend không chỉ biết rằng sẽ tìm lại được một triệu đô la thứ hai, mà còn cảm thấy là Armstrong sẽ phải ân hận vì đã giữ kín bí mật của ngài Bộ trưởng. Anh nhấc ống nói và bảo Heather rằng anh cần gửi một bưu kiện đi New York bằng đường chuyển phát riêng. Khi cô đã mang một trong hai chiếc phong bì đã được dán kín đi khỏi, anh nhấc điện thoại bảo Tổng biên tập tờ Globe đến gặp.

"Khi nào có dịp đọc qua cái này,” anh nói, "anh sẽ biết cần đăng lên trang nhất ngày mai cái gì."

"Tôi đã có một câu chuyện giật gân cho ngày mai," viên Tổng biên tập nói. "Chúng tôi có bằng chứng là Marylin Monroe đang còn sống."

"Cô ta có thể đợi đến một hôm khác." Townsend nói. "Ngày mai chúng ta sẽ đưa lên trang nhất Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp và cố gắng của ông ta để che giấu câu chuyện về một đứa con bất hợp pháp. Hãy đảm bảo là sẽ có bản in thử của trang nhất trên bàn tôi vào 5 giờ chiều nay."

Ít phút sau Armstromg nhận được điện thoại của Ray Atkins.

"Tôi có thể giúp gì được cho ông, Ray?" Anh hỏi đồng thời nhấn chiếc nút bên cạnh máy.

"Không, Dick, đây là lúc tôi quay lại giúp ông," Atkins nói. "Bản báo cáo của Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền vừa mới được đặt lên bàn tôi, những khuyến nghị sơ bộ của họ đối với tờ Citizen."

Armstrong cảm thấy những giọt mồ hôi nhỏ đọng trên tay.

"Họ khuyên tôi nên quyết định có lợi cho ông. Tôi gọi điện đơn giản là để báo cho ông biết rằng tôi định làm theo lời khuyên đó."

"Cảm ơn vì một tin tuyệt vời," Armstrong bật dậy, dù chỉ có một mình trong phòng.

"Tôi rất vui được báo cho ông biết," Atkins nói. "Chừng nào ông có được số tiền 78 triệu bảng, tờ Citizen sẽ là của ông."

Armstrong cười. "Khi nào có quyết định chính thức?"

"Khuyến nghị của Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền sẽ được trình ra trước chính phủ lúc 11 giờ sáng nay, và tôi không thể hình dung ra là ông sẽ tìm được bất cứ ai ngồi quanh bàn phản đối nó," vị bộ trưởng nói. "Tôi phải phát biểu ở Quốc hội lúc 3 giờ 30 phút chiều nay, vì vậy tôi bắt buộc phải làm, nếu từ giờ tới lúc đó ông không nói gì. Sau rốt, chúng ta không muốn cho uỷ ban bất kỳ lý do gì để đảo ngược lại quyết định của họ."

Townsend mỉm cười khi xem lại tiêu đề trang nhất một lần nữa.

BÍ MẬT VỀ ĐỨA CON HỒI GIÁO YÊU DẤU CỦA MỘT BỘ TRƯỞNG

Sau đó anh đọc đoạn bản thảo đầu tiên, thêm một hoặc hai thay đổi nhỏ.

Tối qua ngài Ray Atkins, Bộ trưởng Công

nghiệp, đã từ chối bình luận khi được hỏi

liệu ông có phải là cha cậu bé Vengi Patel,

bảy tuổi (xem ảnh), hiện đang sống với mẹ

trong căn hộ một phòng bẩn thỉu tại khu vực

bầu cử của ngài Bộ trưởng. Mẹ của Vengi là cô

Rahila Patel, ba mươi ba tuổi...

"Gì vậy, Heather?" Anh hỏi và nhìn cô thư ký vừa bước vào phòng.

"Biên tập viên chính trị đang gọi điện từ khu báo chí của Hạ viện. Hình như đã có tuyên bố liên quan tới tờ Citizen."

"Nhưng tôi được biết là ít nhất một tháng nữa mới có thông báo kia mà." Townsend vừa nói vừa vồ lấy máy. Khuôn mặt anh ngày càng trở nên dữ tợn hơn khi được nghe chi tiết tuyên bố của Ray Atkins tại Quốc hội.

"Không có nhiều điểm để đăng thành chuyện trên trang nhất," biên tập viên chính trị nói.

"Hãy giữ nguyên." Townsend nói,"Tôi sẽ có cách nhìn khác đối với vấn đề đó trong chiều nay." Anh rầu rĩ nhìn chằm chằm qua cửa sổ. Quyết định của Atkins có nghĩa là Armstrong giờ đây sẽ kiểm soát một tờ nhật báo của Vương quốc Anh có số phát hành còn lớn hơn tờ Globe. Từ giờ phút này anh và Armstrong cùng bị trói trong một cuộc chiến với cùng một số độc giả, và Townsend băn khoăn không biết liệu họ có thể cùng sống sót hay không.

Trong lúc vị bộ trưởng trình bày bản tuyên bố của ông ở Hạ viện, Armstrong đã gọi cho Alistair McAlvoy, Tổng biên tập tờ Citizen, và đề nghị ông ta tới Toà nhà Armstrong. Anh cũng chuẩn bị ăn tối với ngài Paul Maitlan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của tờ Citizen.

Alistair McAlvoy đã là Tổng biên tập tờ Citizen qua nhiều thập kỳ. Khi được nghe tóm tắt quyết định của bộ trưởng, ông đã cảnh báo cho tất cả các cộng sự của mình rằng không một ai, kể cả ông, có thể tin chắc họ còn được làm ra số báo ngày mai. Nhưng khi Armstrong quàng tay qua vai ông lần thứ hai trong tối hôm dó và gọi ông là Tổng biên tập lớn nhất của phố Fleet, thì ông bắt đầu tin rằng có lẽ rốt cuộc ông vẫn giữ được chỗ làm. Khi không khí đã trở nên thoải mái hơn đôi chút, Armstrong cảnh cáo ông rằng họ sắp phải đối mặt với cuộc chiến chống lại tờ Globe mà anh ta đoán sẽ bắt đầu vào sáng mai.

"Tôi biết." McAlvoy nói. "vì vậy tốt hơn là tôi nên quay về nơi làm việc. Tôi sẽ gọi cho ông ngay khi khám phá được tờ Globe định đăng lên trang nhất cái gì, và xem xem liệu chúng ta có thể tìm được cách chống lại nó hay không."

McAlvoy rời văn phòng của Armstrong cùng lúc Pamela bước vào với một chai sâm panh.

"Ai gửi nó đến vậy?"

“Ray Atkins." Pamela nói.

"Mở đi," Armstrong nói. Khi cô vừa mở nút, chuông điện thoại reo. Pamela cầm máy. "Đó là một hầu bàn ở khách sạn Howard - anh ta nói anh ta không thể gọi lâu hơn được, hoặc là anh ta sẽ bị bắt gặp." Cô đặt ngón tay lên môi. "10 ngày trước anh ta đã thử nói chuyên với ông, nhưng tôi không nối máy. Anh ta nói đó là chuyện về Keith Townsend."

Armstrong vồ lấy máy. Khi người hầu bàn cho anh biết Townsend đã hẹn gặp ai ở phòng Fitzalan, anh biết ngay câu chuyện trên trang nhất tờ Globe ngày mai sẽ là gì. Tất cả những gì cậu bé hầu bàn muốn cho mẩu tin đắt giá này là 50 bảng.

Anh đặt ống nghe xuống và chửi rủa một tràng trước khi Pamela kịp rót sâm panh đầy ly của anh. "Và khi nào tôi gặp Sharpe xong, hãy nối máy cho tôi với McAlvoy."

Ngay khi Don Sharpe về đến tòa nhà, anh được cho biết ông chủ muốn gặp. Anh đến thẳng văn phòng Armstrong, nơi anh chỉ nghe thấy một câu duy nhất "Anh đã bị đuổi." Anh quay lại để thấy hai nhân viên bảo vệ đứng chờ ở cửa để hộ tống anh ta ra khỏi tòa nhà.

"Gọi McAlvoy cho tôi."

Tất cả những gì Armstrong nói khi Tổng biên tập tờ Citizen cầm máy là "Alistair, tôi biết cái gì sẽ được đăng trên trang nhất tờ Globe ngày mai, và tôi là người có thể vượt trội nó."

Vừa đặt ống nghe xuống, Armstrong đòi Pamela lấy cho anh tập hồ sơ về Atkins ra khỏi két sắt. Anh nhấp một ngụm sâm panh. Nó không phải là nho.

Sáng hôm sau tờ Globe đăng lên trang nhất "Chuvên mục đặc biệt: Bí mật của một Bộ trưởng về đứa con Hồi giáo yêu dấu". Tiếp theo đó là ba trang ảnh minh họa cuộc phỏng vấn anh trai cô Patel. Dưới ký tên "Don Sharpe, Phóng viên điều tra chính."

Townsend mở cờ trong bụng, cho tới khi anh mở tờ Citizen và đọc tiêu đề trang nhất của nó :

ĐỨA CON YÊU DẤU CỦA NGÀI BỘ TRƯỞNG

ĐÃ TIẾT LỘ TẤT CẢ CHO BÁO CITIZEN

Tiếp theo là năm trang ảnh và những đoạn trích từ cuộc phỏng vấn được ghi âm do một phóng viên chuyên mục đặc biệt giấu tên cung cấp riêng cho báo.

Câu chuyện đăng trên trang nhất tờ London Evening Post cho biết, buổi tối, từ số 10 phố Downing, Thủ tướng thông báo, với sự cân nhắc đầy tiếc nuối, đã chấp nhận đơn xin từ chức của thượng nghị sỹ Ray Atkins.

Phần V: Tờ Citizen chống lại tờ Globe
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 29


Báo

THE CITIZEN

Ngày 21 tháng Tám, 1978

KHÔNG CÓ NHIỀU NGƯỜI SỐNG Ở ĐỊA CẦU MỚI

Khi đã trình xong hộ chiếu Townsend tìm thấy Sam đang đợi ngoài sảnh để đưa ông về Sydney. Trong 25 phút đi đường, Sam đã cung cấp cho ông chủ những thông tin mới nhất về những gì đang diễn ra ở Úc, khiến Townsend không còn nghi ngờ gì vì những điều ông cảm thấy ở Thủ tướng Malcolm Fraser - hết thời và hết ảnh hưởng - và Nhà hát Opera Sydney - một sự lãng phí tiền bạc và đã lỗi thời. Nhưng Sam cũng cho ông một vài thông tin nóng hổi.

"Anh thu nhặt được tin ấy ở đâu vậy, Sam?"

"Người lái xe của ngài chủ tịch nói với tôi."

"Và để đổi lại, anh đã nói cho anh ta biết chuỵện gì?

"Chỉ là việc ông sẽ từ London trở về trong chuyến thăm bằng máy bay." Sam đáp khi họ phanh lại bên ngoài văn phòng chi nhánh của công ty Địa cầu trên phố Pitt.

Nhiều người ngoái lại nhìn khi Townsend đẩy cánh cửa xoay, bước ngang qua hành lang và vào chiếc thang máy đang đợi sẵn, nhanh chóng đưa ông lên thẳng tầng trên cùng. Ông gọi ngay Tổng biên tập, không để cho Heather kịp chào mừng ông đã trở về.

Trong khi chờ đợi, Townsend đi đi lại lại trong phòng, thỉnh thoảng lại dừng lại để chiêm ngưỡng nhà hát opera, toà nhà, mà theo Sam, tất cả các báo của anh, trừ tờ Continent đều nhanh chóng chê bai. Cách đó chỉ nửa dặm là cây cầu mà gần đây đã trở thành biểu tượng của thành phố. Trong cảng, những chiếc thuyền buồm đủ màu sắc đang lướt sóng, những cột buồm của chúng rực sáng dưới ánh mặt trời. Mặc dù dân số đã tăng gấp đôi, Sydney giờ đây dường như nhỏ bé thảm hại so với khi lần đầu tiên ông chiếm được tờ Chronicle. Ông cảm thấy như mình đang nhìn xuống khu Lego (1).

"Thật tốt là ông đã trở về, Keith," Bruce Kelly nói khi bước qua cánh cửa để ngỏ. Townsend vui mừng bắt tay người đầu tiên mà ông đã bổ nhiệm làm Tổng biên tập cho một trong những tờ báo của mình.

"Và là cuộc trở về vĩ đại, Bruce. Đã quá lâu rồi," ông nói khi họ bắt tay nhau, tự hỏi không biết mình có già bằng người đàn ông béo và hói đầu đang đứng trước mặt hay không.

"Kate thế nào?"

"Cô ấy ghét London, đã dành phần lớn thời gian ở New York, nhưng tôi hy vọng cô ấy sẽ tới gặp tôi trong tuần này. Có chuyện gì xảy ra ở đây không?"

"Ồ, ông sẽ thấy từ báo cáo hằng tuần của chúng tôi là số phát hành trong năm qua đã tăng đôi chút, quảng cáo tăng, và lợi nhuận ở mức kỷ lục. Vì vậy tôi đoán đã đến lúc phải nghỉ hưu."

"Đó chính là điều tôi về đây để nói với anh," Townsend nói.

Mặt Bruce biến sắc, "Không có vấn đề gì nghiêm trọng chứ?"

"Chưa bao giờ nghiêm trọng hơn," Townsend nói, đối mặt với người bạn. "Tôi cần anh ở London."

"Để làm gì?" Bruce hỏi. "Globe khó có thể là loại báo mà tôi được đào tạo để trông nom. Nó quá truyền thống và quá Anh."

"Đó chính là lý do khiến số phát hành của nó giảm xuống từng tuần. Mặt khác, độc giả của nó già đến mức họ đang chết cùng tờ báo theo đúng nghĩa đen. Nếu tôi muốn chống Armstrong, tôi cần anh làm Tổng biên tập kế tiếp cho tờ Globe. Toàn bộ phải được cải tổ. Đầu tiên là cần biến nó thành một tờ báo khổ nhỏ."

Bruce nhìn chằm chằm ông chủ với vẻ không tin. "Nhưng công đoàn sẽ không bao giờ chấp nhận nó."

"Tôi đã có kế hoạch dành cho họ," Townsend nói.

NHẬT BÁO ĂN KHÁCH NHẤT NƯỚC ANH

Armstrong tự hào về dòng tít chạy trên trang đầu tờ Citizen. Nhưng mặc dù lượng phát hành vẫn ổn định, ông bắt đầu cảm thấy Alistair McAlvoy, Tổng biên tập trụ được lâu nhất trên phố Fleet có lẽ không phải là người thích hợp để tiến hành chiến lược dài hơi của mình.

Armstrong vẫn không hiểu tại sao Townsend lại bay về Sydney. Ông không tin là đối thủ mình cam chịu để cho số phát hành của Globe giảm xuống mà không trả đũa. Nhưng chừng nào tờ Citizen vẫn vượt Globe với tỷ lệ hai trên một, Armstrong không do dự nhắc nhở những độc giả trung thành mỗi buổi sáng rằng ông là chủ bút của tờ báo ăn khách nhất nước Anh. Công ty truyền thông Armstrong vừa mới công bố mức lợi nhuận năm qua là 17 triệu bảng, và mọi người đều biết rằng giám đốc điều hành của nó đang vắt kiệt sức lực cho khoản lợi nhuận khổng lồ tiếp theo của ông ta.

Anh đã được nhắc nhở hàng nghìn lần bởi những người tưởng là biết, rằng Townsend đã mua được cổ phần trong tờ New York Star. Điều mà họ không biết là ông cũng làm y như vậy theo cách riêng của mình, ông đã được Russell Critchley, luật sư của ông ở New York cảnh cáo rằng một khi ông nắm được hơn 5% cổ phiếu ông sẽ, theo luật của ủy ban Chuyển đổi và Bảo vệ, phải trình trước công luận và chính quyền xem liệu có muốn mua toàn bộ hay không.

Hiện giờ ông mới chỉ nắm được hơn 4,5% cổ phiếu của tờ Star và đoán Townsend cũng đại khái có được chừng ấy. Nhưng trong lúc người này bằng lòng ngồi đợi người kia có những động thái đầu tiên, Armstrong biết rằng Townsend đang kiểm soát nhiều nhà in cấp thành phố và bang ở Mỹ hơn ông, mặc dù gần đây ông đã mua được Tập đoàn Milwaukee và mười một tờ báo của nó. Cả hai đều biết rằng tờ New York Times sẽ không bao giờ bị đưa ra bán, giải thưởng cuối cùng của “Quả táo Lớn” sẽ là dành được quyền kiểm soát thị trường báo khổ nhỏ.

Trong khi Townsend còn ở Sydney, tiến hành các kế hoạch của ông về việc khai trương một tờ Globe mới trong một cộng đồng người Anh không chút hoài nghi, Armstrong bay tới Manhattan để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào tờ New York Stars.

oOo

"Nhưng Bruce Kelly chẳng biết gì về chuyện đó cả," Townsend nói khi Sam đưa ông từ sân bay Tullamarine về Melbourne.

“Tôi không cho là ông ấy biết," Sam nói. “ Ông ấy có bao giờ gặp người lái xe của ngài chủ tịch đâu."

“Có phải anh đang cố bảo tôi là một người lái xe vớ vẩn lại biết được những điều mà không một ai trong giới báo chí nghe nói đến?"

“Không. Ngài chủ tịch thường trực cũng biết, vì ông ấy đã thảo luận điều này với ông chủ tịch ở ghế sau xe."

“Và người lái xe bảo anh rằng Hội đồng Quản trị sẽ họp vào lúc 10 giờ sáng nay?"

“Đúng thế, thưa sếp. Trên thực tế đúng lúc này anh ấy đang chở ngài chủ tịch tới cuộc họp.”

"Và giá đã được duyệt là 12 đô la một cổ phần."

"Đó là điều mà hai vị chủ tịch đã bàn bạc ở ghế sau xe." Sam nói khi cho lái xe vào trung tâm thành phố.

Townsend không thể hỏi Sam thêm một lời nào nữa để khỏi tự biến mình thành trò hề. “Tôi không nghĩ là anh lại quan tâm tới việc đặt cược vào đó?" Ông nói khi xe quành vào phố Flinders.

Sam nghĩ về lời đề xuất đó một lát trước khi nói, “ Đồng ý, sếp." Anh ngừng lời. “Một trăm đô la cá là tôi đúng.”

“ Ồ, không," Townsend nói. “Một tháng lương của anh, hoặc ta quay lại và đi thẳng về sân bay."

Sam chạy vượt đèn đỏ và suýt đâm vào tàu điện. Cuối cùng anh ta nói "Sẵn sàng. Nhưng chỉ nếu như Arthur đưa ra cùng những kỳ hạn."

"Thế ai là người có cái tên quái quỷ là Arthur vậy?"

"Người lái xe của ngài chủ tịch."

"Tự anh và Arthur đã thông đồng với nhau." Townsend nói khi xe đỗ lại bên ngoài toà soạn báo Courier.

"Ông muốn tôi đợi bao lâu?" Sam hỏi.

"Chỉ tới lúc anh mất một tháng lương," Townsend đáp và đóng sầm cửa xe lại.

Ông chăm chú nhìn tòa nhà mà cha mình đã bắt đầu sự nghiệp của một phóng viên vào những năm 1920 và là nơi bản thân ông đã thực hiện công việc đầu tiên như một nhà báo tập sự khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông, toà nhà sau đó mẹ ông bảo rằng bà đã bán cho một đối thủ cạnh tranh mà thậm chí chẳng cho ông biết. Từ vỉa hè ông có thể phân biệt được căn phòng mà cha ông đã từng làm việc. Chẳng lẽ Courier thực sự sắp được đưa ra bán mà không một cố vấn chuyên môn nào của ông được biết điều đó? Sáng nay ông đã kiểm tra lại giá cổ phiếu trước khi rời Sydney trên chuyến bay đầu tiên: 8.40 đô la. Chẳng lẽ ông lại liều mạng chỉ vì vài lời nói của người lái xe của mình. Ông bắt đầu thầm ước có Kate bên cạnh, như thế ông có thể hỏi ý kiến nàng. Nhờ nàng, cuốn sách Cô nhân tình của ngài Thượng nghị sĩ đã đứng được hai tuần ở cuối danh mục Sách bán chạy của New York Times, và hai triệu đô la đã được hoàn trả nguyên vẹn. Trong sự ngạc nhiên của cả hai người, cuốn sách cũng nhận được một số nhận xét phải chăng từ những nhà xuất bản không phải của Townsend. Keith đã phải buồn cười khi nhận được thư của bà Sherwood hỏi xem liệu ông có quan tâm tới hợp đồng cho ba cuốn sách nữa không.

Townsend đi qua cánh cửa đôi và đi dưới chiếc đồng hồ treo trên lối vào sảnh. Ông dừng một lát trước bức tượng bán thân bằng đồng của cha mình, nhớ lại khi còn nhỏ đã từng kiễng chân cố với để chạm vào tóc ông như thế nào. Điều đó chỉ khiến ông thêm bồn chồn. Ông quay lại và đi ngang qua sảnh, nhập vào một đám người đã bước vào trong chiếc thang máy đầu tiên đang đợi sẵn. Họ im lặng khi nhận ra ông là ai. Ông ấn nút và cánh cửa nhẹ nhàng khép lại. Ông đã không ở trong toà nhà này trong hơn 30 năm qua, song ông vẫn nhớ vị trí phòng Hội đồng Quản trị - một hành lang: cách văn phòng cha ông vài yard (2). Cánh cửa lần lượt mở ra ở tầng phát hành, tầng quảng cáo và tầng biên tập, cho tới khi cuối cùng ông bị bỏ lại một mình trong thang máy. Tới tầng hành chính ông thận trọng bước ra hành lang và nhìn ngược nhìn xuôi. Chẳng thấy một ai. Ông quay sang phải và bước về phía phòng Hội đồng Quản trị, nhịp chân ông chậm lại khi đi ngang qua văn phòng cũ kỹ của cha. Sau đó ông bước ngày càng chậm cho tới khi đến trước cánh cửa căn phòng ông định đến. Suýt nữa thì ông đã quay lại, rời khỏi tòa nhà và nói cho Sam biết ông nghĩ gì về anh ta cũng như ông bạn Arthur của anh ta, khi ông nhớ đến khoản cược. Nếu không bị thua thảm hại như vậy, có lẽ ông đã không gõ cửa và chẳng cần đợi phản ứng, bước vào.

Mười sáu cái đầu quay lại và nhìn ông chằm chằm.

Ông đợi ngài chủ tịch hỏi là “ông nghĩ mình đang làm cái quái quỷ gì vậy”, nhưng chẳng ai thốt lên lời nào. Cứ như thể bọn họ đã đoán trước sự xuất hiện của ông. “Thưa ngài chủ tịch,” ông cất lời, “tôi sẵn sàng trả 12 đô la một cổ phiếu cho số cổ phần của ngài trong tờ Courier. Vì tối nay tôi sẽ đi London, nên hoặc chúng ta kết thúc vụ giao dịch này ngay bây giờ, hoặc chúng ta không đề cập đến nó nữa.”

Sam ngồi trong xe đợi ông chủ quay ra. Đến tiếng đồng hồ thứ ba anh gọi điện cho Arthur, bảo anh ta khôn ngoan thì hãy đầu tư tháng lương tới mua cổ phiếu của tờ Melbourn Courier, và hãy làm điều đó trước khi Hội đồng Quản trị ra thông báo chính thức.

Khi Townsend bay đến London vào sáng hôm sau; ông đăng một thông báo cho biết Bruce Kelly được bổ nhiệm làm Tổng biên tập tờ Globe trong thời gian nó sắp trở thành báo khổ nhỏ. Chỉ có một ít người trong nội bộ nhận thức được sự đáng lưu ý của thông báo này. Trong vài ngày tiếp theo, tiểu sử của Bruce xuất hiện ở một vài tờ báo toàn quốc. Tất cả các tờ báo này đều viết rằng ông đã là Tổng biên tập tờ Sydney Chronicle trong 15 năm, đã ly hôn và có hai người con đã trưởng thành, và mặc dù Townsend được coi là không có một người bạn thân nào, ông gần như là bạn thân nhất của Townsend. Tờ Citizen chế nhạo ông không được cấp giấy phép hành nghề, và bóng gió rằng việc biên tập tờ Globe không được coi là một nghề nghiệp. Cũng chỉ thế thôi; không có nhiều thông tin về người nhập cư mới nhất từ Úc. Dưới tiêu đề "R.I.P", tờ Citizen còn cho độc giả của nó biết rằng Kelly chẳng hơn gì một chủ nhà đòn được đem tới để chôn cất cái mà tất cả mọi người đều thừa nhận là đã chết từ nhiều năm qua. Nó cũng tiếp tục loan tin rằng hiện nay cứ tờ Globe bán được một bản thì tờ Citizen bán được ba. Con số thực tế là 2.3. , nhưng Townsend đã quen với sự thổi phồng của Armstrong khi thống kê.

Ngav khi Bruce hạ cánh xuống London, thậm chí trước khi ông tìm được nơi ở, ông bắt đầu lôi kéo các nhà báo từ nhiều tờ báo khổ nhỏ. Phần lớn bọn họ dường như không quan tâm đến những cảnh báo của tờ Citizen, rằng Globe đang xuống dốc, và thậm chí có lẽ chẳng sống nổi nếu Townsend không thể đi tới thỏa thuận với công đoàn. Người Bruce hẹn gặp đầu tiên là Kevin Rushclife, người mà, như người ta cam đoan với ông, đang nổi danh ở tờ People.

Lần đầu tiên Rushclife được phép biên tập tờ báo trong ngày Bruce vắng mặt, họ đã nhận được khiếu nại từ những luật sư đại diện cho ngài Mick Jagger. Rushclife nhún vai và nói. “ Đó là một chuyện quá tốt đẹp để kiểm tra lại." Sau khi trả những khoản bồi thường đáng kể và đăng một lời xin lỗi, các luật sư được chỉ thị là trong tuơng lai phải kiểm tra bản sao của ngài Rushclife cẩn thận hơn.

Một số nhà báo tự do đã ký hợp đồng gia nhập đội ngũ nhân viên biên tập. Khi được hỏi tại sao họ lại rời bỏ những công việc chắc chắn để vào làm cho Globe, họ cho biết là vì được đề nghị những hợp đồng làm việc kéo dài 3 năm, ngoài ra họ không quan tâm tới những gì khác.

Trong mấy tuần đầu, dưới quyền của Kelly, số phát hành tiếp tục giảm. Tổng biên tập có lẽ sẽ phải tốn nhiều thời gian thảo luận vấn đề với Townsend, nhưng hình như ông chủ tiếp tục bị kẹt trong những cuộc đàm phán ở đâu đó với công đoàn ngành in.

Vào ngày khai trương tờ Globe khổ nhỏ, Bruce tổ chức một bữa tiệc ở văn phòng để đón tờ báo mới ra khỏi nhà in. Ông đã thất vọng khi nhiều nhà chính trị và nhân vật có danh tiếng được mời đã không tới. Sau đó ông vỡ lẽ là họ đã tham dự buổi tiệc do Armstrong tổ chức kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của tờ Citizen. Một cựu nhân viên của tờ Citizen, hiện đang làm cho tờ Globe cho biết thực tế nó mới được 72 năm. "Được thôi, chúng ta sẽ phải nhắc nhở Armstrong về ba năm này." Townsend nói.

Vài phút sau lúc nửa đêm, khi bữa tiệc đã gần tàn, một người đưa tin thong thả tới văn phòng Tổng biên tập báo tin các máy in đã bị hỏng. Townsend và Bruce chạy vội xuống phòng in để chứng kiến công nhân đã bãi công. Họ xắn tay áo lên và bắt đầu công việc vô vọng là thử bắt các máy in hoạt động trở lại, nhưng họ nhanh chóng khám phá ra rằng có một chiếc gậy đã được thọc vào bánh xe theo đúng nghĩa đen. Sáng hôm sau chỉ có 131.000 bản in của tờ báo xuất hiện trên đường phố, không một tờ nào đuợc phát hành ra khỏi Birmingham, vì những người lái tàu hỏa đã ủng hộ người anh em của họ trong công đoàn ngành in.

Sáng hôm sau tờ Citizen chạy tít "Không có nhiều người sống ở địa cầu (3) mới". Tờ báo đã dành hết trang năm để ám chỉ rằng đã đến lúc trả lại tờ Globe cũ. Sau rốt, "kẻ nhập cư bất hợp pháp - như họ vẫn gọi Bruce - đã hứa hẹn những kỷ lục phát hành mới, và quả thực là đã đạt được chúng: số phát hành của Citizen so với Globe hiện nay là ba mươi trên một. Vâng, ba mươi trên một!"

Ở trang đối diện, tờ Citizen đề nghị độc giả của nó đánh cuộc 100 ăn một rằng Globe chỉ còn tồn tại được 6 tháng nữa. Townsend lập tức viết tấm séc 1.000 bảng và gửi nó tới tận tay văn phòng của Armstrong, nhưng ông không nhận được hồi âm. Tuy nhiên, một cú điện thoại gọi đến Bruce từ Hiệp hội Xuất bản cho biết câu chuyện đã được kể trên tất cả các tờ báo khác.

Trên trang nhất tờ Citizen sáng hôm sau, Armstrong thông báo rằng đã gửi tấm séc 1.000 bảng của Townsed vào ngân hàng, và vì tờ Globe không có hy vọng sống nổi 6 tháng nữa, ông sẽ dành một khoản quyên góp 50.000 bảng cho Quỹ từ thiện ngành in và 50.000 bảng khác cho bất kỳ tổ chức từ thiện nào mà Townsend chọn. Cho tới cuối tuần đó, Townsend đã nhận được hơn 100 bức thư từ những tổ chức từ thiện hàng đầu giải thích tại sao ông nên chọn cho mục tiêu cao cả đặc biệt của họ.

Trong vài tuần sau đó Globe hiếm khi đạt hơn 300 000 bản in mỗi ngày, và Armstrong không ngừng nhắc nhở độc giả của mình về thực tế đó. Nhiều tháng đã trôi qua, Townsend thừa nhận rằng cuối cùng ông sẽ phải thỏa hiệp với công đoàn. Nhưng ông cũng biết điều đó sẽ không thể có được khi Công đảng còn nắm quyền.

(1) Lego = Đồ chơi xếp hình.

(2) Yard = Tương đương 0.9Mm.

(3) Chơi chữ: Globe có nghĩa là Địa cầu.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 30


Báo

THE GLOBE

Ngày 4 tháng Năm, 1979

MAGGIE THẮNG LỢI

Townsend bật ti vi suốt đêm trong văn phòng, vì vậy ông có thể theo dõi kết quả bầu cử đến từ khắp nước. Khi ông biết chắc là bà Margareth Thatcher sẽ được chuyển vào toà nhà số 10 phố Downing, ông vội vàng viết một bản tin đảm bảo với các độc giả rằng Vương quốc Anh sắp lao vào một kỷ nguyên mới đầy sôi động. Ông kết thúc bằng câu "Xin các bạn hãy thắt chặt dây an toàn."

Khi Townsend và Bruce loạng choạng bên ngoài tòa nhà lúc 4 giờ sáng, những lời nói của ông khi chia tay là, "Anh có biết nó có nghĩa gì không?”

Chiều hôm đó Townsend thu xếp gặp riêng Eric Harrison, Tổng thư ký của Công đoàn ngành in ly khai, ở khách sạn Howard. Khi cuộc gặp kết thúc, viên sếp của đám hầu bàn chợt gõ cửa và hỏi liệu có thể gặp riêng ông Townsend dược không. Ông ta cho biết là ông đã thoáng nghe thấy một hầu bàn nói chuyện điện thoại khi ông đi uống trà về sớm. Chẳng cần phải nói Townsend cũng biết người ở đầu dây kia là ai.

”Tôi sê đuổi việc hắn ngay bây giờ," ông ta nói. "Ông có thể tin chắc rằng điều này sẽ không xảy ra một lần nữa."

"Không, không," Townsend nói. "Cứ để anh ta ở lại đúng vị trí đó. Có lẽ tôi sẽ không thể gặp những người mà tôi không muốn cho Armstrong biết ở đây được nữa, nhưng điều đó không ngăn cản tôi không gặp những người tôi muốn cho Armstrong biết, ở đây."

Tại cuộc họp hằng tháng của Hội đồng Quản trị công ty Truyền thông Armstrong. Giám đốc tài chính báo cáo rằng ông ước tính Globe lỗ mất khoảng 100.000 bảng mỗi tuần. Cho dù cái ví của Townsend có dầy đến đâu đi nữa, thì cứ đà này, nó sẽ sớm phải rỗng không.

Armstrong mỉm cười, nhưng không nói gì cho đến khi Paul Maitland chuyển sang mục thứ hai trong chương trình nghị sự, và yêu cầu ông báo cáo vắn tắt Hội đồng biết về chuyến đi Mỹ mới đây nhất.

Ba ngày sau, Armstrong nhận được điện thoại từ khách sạn Howard, và được người hầu bàn cho biết Townsend đã dành cả một buổi chiều và phần lớn buổi tối đóng kín cửa trong phòng Fitzalan với ba quan chức của một trong những công đoàn ngành in hàng đầu, những người đã từ chối việc làm thêm giờ.

Armstrong đoán họ đàm phán về việc tăng lương và các điều kiện để thành viên của họ trở lại làm việc.

Khi Townsend yêu cầu tất cả các nhà báo làm việc cho tờ Globe đến họp phần lớn bọn họ đều đoán ông chủ đã đạt được thỏa thuận cuối cùng với công đoàn ngành in, và cuộc gặp mặt này sẽ chẳng có gì hơn là một bài diễn thuyết kể lể chứng tỏ ông ta làm việc tốt hơn họ.

Vào lúc 4 giờ chiều, hơn 700 nhà báo đã tề tựu đầy đủ. Họ đột nhiên im lặng khi Townsend và Bruce Kelly bước vào, nhường lốii cho chủ bút đi tới giữa phòng và bước lên bục phát biểu.

"Trong ít tháng qua," ông bình tĩnh bắt đầu. "Bruce Kelly và tôi đã tiến hành một kế hoạch mà tôi tin rằng sẽ thay đổi cuộc đời của tất cả chúng ta, và có lẽ là tất cả các nhà báo trên đất nước này. Tờ báo không thể hy vọng sống sót trong tương lai nếu chúng tiếp tục được điều hành như dã được điều hành trong hàng trăm năm qua. Một người nào đó phải đấu tranh, và người đó chính là tôi. Và đây chính là thời điểm để làm việc đó. Bắt đầu từ nửa đêm ngày Chủ nhật, tôi sẽ chuyển toàn bộ hoạt động in ấn và xuất bản tới Isle of Dogs."

Có thể nhận thấy một sự kinh ngạc nhỏ.

"Gần đây,tôi đã đạt được một thỏa thuận." Townsend nói tiếp, "với Eric Hamson, Tổng thư ký của Liên minh các công nhân ngành in, tổ chức này sẽ cho chúng ta cơ hội tự giải thoát vĩnh viễn khỏi vòng vây của những của hàng thân cận." Một số người bắt đầu hoan hô. Một số hác tỏ ra nghi ngờ, số còn lại rõ ràng là tức giận.

Townsend bắt đầu giải thích về hoạt dộng hậu cần của một hoạt động lớn như vậy. "Vấn đề phát hành sẽ được đội xe tải riêng của chúng ta đảm nhiệm, việc này trong tương lai sẽ làm ta không phải dựa vào công đoàn ngành đường sắt, những người không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ không nằm ngoài cuộc chiến ủng hộ những đồng chí của mình trong công đoàn ngành in. Tôi chỉ có thể hy vọng cáo bạn sẽ hậu thuẫn cho tôi trong cuộc phiêu lưu mới này. Có ai cần hỏi gì không?" Những cánh tay giơ lên khắp phòng, Townsend chỉ vào một người dứng ngay trước mặt ông.

"Có phải ông mong các công đoàn sẽ ngăn cản việc đình công ở khu vực mới, và nếu vậy, ông sẽ thực hiện biện pháp gì ở đó?”

"Câu trả lời cho phần thứ nhất trong câu hỏi của ông là có, Townsend nói. Và phần thứ hai cũng được đề cập, cảnh sát dã khuyên tôi không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về kế hoạch của họ. Nhưng tôi có thể đảm báo với ông rằng tôi có sự hậu thuẫn của Thủ tướng và Chính phủ cho toàn bộ hoạt động này."

Có thể nghe thấy tiếng rì rầm lan khắp phòng. Townsend quay lại và chỉ vào một cánh tay khác đang giơ lên.

"Liệu có khoản bồi thường nào cho những người không sẵn sàng tham gia vào kế hoạc điên rồ này không?"

Đó là câu hỏi mà Townsend đã hy vọng một người nào đó sẽ nêu ra.

"Tôi khuyên anh nên đọc bản hợp đồng," ông nói."Anh sẽ tìm thấy trong đó khoản bồi thường mà anh sẽ được trả nếu tôi phải đóng cửa tờ báo.

"

Tiếng rì rầm phản đối nổi lên xung quanh ông.

"Ông đang đe dọa chúng tôi phải không?" Người đó hỏi.

Townsend quay ngoắt về phía anh ta và dằn từng tiếng. "Không. Nhưng nếu ông không ủng hộ tôi trong kế hoạch này, thì chính ông sẽ đe dọa kế sinh nhai của tất cả những người đang làm việc cho tờ Globe."

Một rừng cánh tay giơ lên. Townsend chỉ một phụ nữ đang đứng phía cuối phòng.

"Có bao nhiêu tổ chức công đoàn khác đồng ý hậu thuẫn cho ông?"

"Không một tổ chức nào," ông đáp."Trên thực tế, tôi mong là ngay sau cuộc họp này các tổ chức khác sẽ bước ra khỏi cuộc chiến." Ông chỉ vào một vài người khác, và tiếp tục trả lời các câu hỏi trong hơn một giờ. Cuối cùng khi ông bước xuống khỏi bàn, rõ ràng là các nhà báo bị chia thành hai nhóm, hoặc đi theo kế hoạch của ông, hoặc tham gia vào những công đoàn khác của ngành in.

Chiều hôm sau, Bruce bảo ông rằng Công đoàn nhà báo toàn quốc đã cho đăng thông báo nêu rõ ý định của họ muốn tham dự cuộc mít tinh của toàn bộ các nhân viên dưới quyền Townsend vào 10 giờ sáng ngày mai để quyết định phản ứng của họ với yêu cầu của anh.

Townsend thức trắng đêm tự hỏi liệu có phải ông đã dấn mình vào một canh bạc liều lĩnh sẽ đạp đổ toàn bộ đế chế của mình. Tin tốt lành duy nhất ông nhận được trong suốt tháng qua là đứa con trai nhỏ của ông Graham, đang sống với Kate ở New York, đã nói được từ đầu tiên và nó không phải là từ "báo". Mặc dù có mặt lúc đứa trẻ chào đời,song ba giờ sau ông lại phải lên máy bay ở sân bay Kenedy. Đôi khi ông tự hỏi liệu có bõ công không.

Sáng hôm sau, anh ngồi một mình tại văn phòng với kết quả cuộc mít ting rủa Công đoàn nhà báo toàn quốc. Nếu họ quyết định kêu gọi chiến tranh, ông biết mình sẽ bị đánh bại. Sau khi công bố kế hoạch của mình, cổ phiếu Công ty Globe đêm qua đã tụt đi bốn xu, trong khi cổ phiếu rủa Công ty Truyền thông Armstrong, hiển nhiên được lợi nếu có bất kỳ chuyện gì xảy ra, đã tăng hai xu.

Lúc một giờ hơn vài phút, không gõ cửa, Bruce đâm bổ vào. "Họ đã ủng hộ ông." ông nói. Townsend nhìn lên, sắc mật ông dần tươi tỉnh trở lại. "Nhưng cái vụ chết tiệt này dã diễn ra thật gay go, 343 người đã bỏ phiếu đồng ý di chuyển so với 301. Tôi nghĩ lời đe dọa của ông sẽ đóng cửa tờ báo nếu họ không ủng hộ cuối cùng đã làm cán cân nghiêng về phía ông."

Ít phút sau Townsend gọi điện đến số 10, báo cho Thủ tướng biết rằng có thể xảy ra một cuộc đối đầu tệ hại kéo dài nhiều tuần. Bà Thatcher hứa sẽ hậu thuẫn ông hết mình. Khi nhiều ngày trôi qua, người ta nhanh chóng nhận ra rằng ông đã không phóng đại: các nhà báo cũng như công nhân nhà in được cảnh sát bảo vệ cả trong và ngoài khu công nghệ mới. Townsend và Bruce được bảo vệ 24/24 giờ sau khi họ nhận được một số lời đe dọa ám sát nặc danh.

Đó hóa ra không phải là kho khăn duy nhất của họ. Mặc dù cơ sở mới ở Isle of Dogs chắc chắn là hiện đại nhất thế giới, một số nhà báo phàn nàn về cuộc sống mà họ cho là đang phải chịu đựng, nêu rõ là chẳng có điều khoản nào trong hợp đồng của họ nói về sự lăng mạ, thậm chí đôi khi bằng những hòn đá ném vào họ bởi hàng trăm người ủng hộ nghiệp đoàn khi họ đi vào pháo đài Townsend mỗi sáng và ra khỏi đó mỗi tối.

Những tiếng ca thán của các nhà báo không dừng ở đó. Khi họ đã ở trong, một số người trong bọn họ đã để ý tới bầu không khí kiểu dây chuyền sản xuất, những bàn phím và máy tính hiện đại đã thế chỗ cho chiếc máy chữ cổ lỗ của họ, và đặc biệt là lệnh cấm rượu. Cái đó có thể dễ chịu hơn nếu họ không bị mắc cạn quá xa những bầu nước quen thuộc của mình ở phố Fleet.

Trong tháng đầu tiên chuyển tới Isle of Dogs, 63 nhà báo đã xin thôi việc, và số phát hành của tờ Globe tiếp tục giảm hàng tuần. Những người đứng cản ngày càng sử dụng nhiều vũ lực, và Giám đốc tài chính cảnh báo Townsend rằng nếu tình hình kéo dài, ngay cả nguồn tài chính to lớn của Công ty Globe cũng sẽ bị cạn kiệt. Ông lại tiếp tục hỏi, "Liệu có bõ công liều phá sản để chứng minh một điều?"

Từ bờ bên kia Đại Tây Dương Armstrong vui sướng quan sát mọi chuvện diễn ra. Tờ Citizen giữ vững số phát hành, và giá cổ phiếu của ông đang đạt mức rất cao. Nhưng ông biết là nếu Townsend thuận buồm xuôi gió, ông sẽ phải quay lại London và nhanh chóng thiết lập một sự chuyển đổi hoạt động tương tự.

Nhưng nào ai có thể lường hết mọi điều có thể xảy ra.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 31


Báo

THE SUN

Ngày 4 tháng Năm, 1982

CHIẾM ĐƯỢC RỒI !

Vào một hôm thứ Ba tháng Tư năm 1982, trong khi nước Anh còn ngủ say. quân đội Achentina đã xâm lược quần đảo Falkland. Lần đầu tiên trong vòng 40 năm Thủ tướng Thatcher triệu tập Quốc hội vào ngày thứ Bảy và Quốc hội đã bỏ phiếu đồng ý gửi ngay quân đội tới tái chiếm quần đảo.

Ở New York, Alistair McAlvoy liên hệ với Armstrong và thuyết phục ông rằng Citizen nên đi theo Công đảng - rằng phản ứng sôvanh hiếu chiến không phải là một giải pháp, và rằng Liên Hiệp Quốc sẽ phán xử vấn dề. Armstrong vẫn không nghe cho tới khi McAlvoy nói thêm. "Đây là một cuộc phiêu lưu vô trách nhiệm và nó sẽ làm bà Thatcher sụp đổ. Tin tôi đi, trong vòng vài tuần nữa Công đảng sẽ trở lại nắm quyền."

Mặt khác, Townsend không hề do dự ủng hộ bà Thatcher và phủ quốc kỳ Anh xung quanh Globe. "Cãi nhau ầm ĩ" là tiêu đề của số báo thứ Hai, với bức tranh biếm hoạ mô tả Tổng thư ký Galtieri như một tên cướp biển bị cắt cổ. Khi quân đội đã tập trung ở Portsmouth và ở hướng Nam Đại Tây Dương, lần đầu tiên trong nhiều tháng số phát hành của Globe tăng lên 300 000. Trong những ngày đầu của cuộc chiến thậm chí hoàng tử Andrew cũng được ca ngợi vì "sự phục vụ dũng cảm và anh hùng" ở cương vị phi công lái trực thăng. Khi tàu ngầm Anh HMS Conqueror đánh chìm tàu General Belgrano ngày 2 tháng Năm, Globe loan báo với cả thế giới "Trúng rồi!", và số phát hành lại tăng nữa.

Khi quân đội Anh tái chiếm cảng Stanley, Globe đã bán đưọc hơn 500 000 bản một ngày, trong khi lần đầu tiên, kể từ khi Armstrong trở thành chủ bút, Citizen đã giảm nhẹ.

Khi Peter Wakeham gọi điện cho Armstrong đang ở New York báo cho biết số phát hành cuối cùng, ông lên ngay chuyến bay đầu tiên trở về London.

Cho tới khi đoàn quân Anh thắng lợi xuống tàu trở về, Globe đã bán được hơn 1 triệu bản một ngày, trong khi tờ Citizen lần đầu tiên trong vòng 25 năm qua đã không bán nổi 4 triệu số. Khi hạm đội cập cảng Portsmouth, Globe mở chiến dịch quyên tiền cho những góa phụ có người chồng dũng cảm đã hy sinh thân mình cho đất nước. Ngày lại ngày, Bruce Kelly cho đăng những câu chuyện về những người anh hùng và bên cạnh là những bức ảnh kiêu hãnh của người vợ và những đứa con của họ - tất cả họ đều đã là độc giả của Globe.

Một ngày sau buổi lễ tưởng niệm ở Nhà thờ thánh Paul, Armstrong triệu tập “hội đồng chiến tranh” tại tầng 9 Toà nhà Armstrong. Ông được Giám đốc phát hành nhắc nhở một cách khá là không cần thiết rằng phần lớn số lãi của Globe đã là mồ hôi nước mắt của Citizen. Alistair McAlvoy vẫn khuyên ông đừng hoang mang: Rốt cuộc thì Globe chỉ là đồ giẻ rách; Citizen vẫn là tờ báo gạo cội với danh tiếng lẫy lừng.

"Sẽ là ngu ngốc nếu hạ thấp tiêu chuẩn của chúng ta đơn giản chỉ để thỏa hiệp vô nguyên tắc với một kẻ mới nổi có tờ báo không đáng để được phục vụ với lòng tự trọng." Ông nói. "Ông có thể hình dung ra tờ Citizen lại có lúc tự dính líu vào một cuộc cạnh tranh may rủi không?"

Armstrong lưu ý đến việc gọi tên. May rủi đã nâng số phát hành của Globe lên tới hơn 100000 bản mỗi ngày, và ông thấy chẳng có lý do gì dể không làm như vậy với tờ Citizen. Nhưng ông cũng biết rằng đội quân McAlvoy đã xây đắp hơn 10 năm qua vẫn hoàn toàn tụt hậu với Tổng biên tập của nó.

"Hãy xem tiêu đề trang nhất của tờ Globe sáng nay,” Armstrong nói trong một cố gắng tuyệt vọng cuối cùng để nêu bật vấn đề. "Tại sao ta không có những câu chuyện như thế này?"

“Vi thậm chí cả Freddie Starr cũng không được lên trang 11 của tờ Citizen" McAlvoy nói. "Và dù sao đi nữa, ai thèm quan tâm đến sở thích ăn uống của ông ta? Chúng ta vẫn có những câu chuyện như thế hằng ngày, nhưng chúng ta không có những lời khiếu nại khó chịu thường đi kèm với những chuyện đó."

McAlvoy và ê kíp của ông ta rời cuộc họp, tin chắc rằng họ đã thuyết phục được chủ bút không sa vào cùng một giuộc với Globe.

Sự tự tin của họ chỉ kéo dài đến khi bản báo cáo số lượng phát hành chỉ còn bằng một phần tư đã nằm trên bàn Armstrong. Không tham khảo ý kiến bất cứ ai, ông nhấc máy hẹn gặp Kevin Ruschliffe, quyền Tổng biên tập của tờ Globe.

Ruschliffe tới Công ty Truyền thông Armstrong lúc chiều muộn. Anh chưa thể là người đối địch lớn với Alistair McAlvoy dù đã xưng hô với Dick ngay trong cuộc gặp đầu tiên của họ, như thể họ đã là bạn cố tri và nói bằng một giọng liến thoắng khiến lúc đầu Armstrong không thể hiểu ông ta muốn nói gì. Ruschliffe khiến ông tin chắc rằng, nếu có cơ hội làm việc cho tờ Citizen, ông ta sẽ khiến tờ báo thay đổi ngay lập tức.

"Những bài xã luận quá nhạt nhẽo," anh ta nói. "Hãy để công chúng biết điều ông định ám chỉ trong một hai câu. Không một từ nào được nhiều quá ba âm tiết, và không câu nào dài quá mười từ. Đừng bao giờ cố gây ảnh hưởng với công chúng. Chỉ đảm bảo ông yêu cầu cái mà họ đã muốn."

Cực kỳ bị chinh phục Armstrong đã giải thích cho người đàn ông trẻ tuổi rằng anh ta sẽ bắt đầu làm quyền Tổng biên tập, "Vì hợp đồng của McAlvoy còn bảy tháng nữa."

Armstrong gần như đã đổi ý về việc bổ nhiệm chức vụ mới khi Ruschliffe nói về khoản lương mà anh ta mong muốn ông sẽ không nhượng bộ dễ dàng như vậy nêu biết thời hạn hợp đồng của Ruschliffe với Globe, hoặc thực tế là Bruce Kelly không có ý định thay đổi nó từ giờ cho tới hết năm. Ba ngày sau ông gửi thư báo cho McAlvoy rằng đã bổ nhiệm Kevin Ruschliffe làm Tổng biên tập thường trực của ông.

McAlvoy kiên quyết phản đối việc Kevin lén lút qua mặt ông cho tới khi vợ ông mở mắt cho ông thấy là còn 7 tháng nua ông sẽ nghỉ hưu ăn đủ lương, và rằng đây không phải là lúc hiến tế sự nghiệp của ông lên bàn thờ của nguyên tắc. McAlvoy dễ dàng bỏ qua người Tổng biên tập thường trực mới và ý kiến ngắn ngủi của anh ta về trang nhất ngày mai.

Khi Globe đăng ảnh khỏa thân lên trang 3 và lần đầu tiên bán được 2 triệu bản, McAlvoy tuyên bố tại cuộc họp buổi sáng. “Hãy bước qua xác tôi.”

Không ai muốn nói cho ông biết rằng gần đây hai đến ba phóng viên giỏi nhất đã bỏ Citizen sang làm cho Globe, trong khi chỉ có Ruschliffe đi theo hướng ngược lại.

Vì Armstrong tiếp tục tiêu phần lớn thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến ở New York, ông miễn cưỡng tiếp tục chấp thuận quyết định của McAlvoy, ít nhất là vì ông không muốn sa thải một Tổng biên tập dày dạn kinh nghiệm nhất của ông chỉ vài tuần trước một cuộc tổng tuyển cử.

Khi Margaret Thatcher được bầu vào quốc hội với đa số phiếu là 144, Globe huyênh hoang như đó là chiến thắng của họ, và tuyên bố rằng sự kiện này chắc chắn sẽ thúc đẩy sự sụp đổ của Citizen. Một số nhà bình luận đã nhanh chóng chỉ rõ sự mỉa mai của thông báo đặc biệt này.

Khi Armstrong trở về Anh, trong cuộc họp ban giám đốc hàng tháng, ngài Paul nêu ra vấn đề giảm sút số lượng báo phát hành.

‘Trong khi Globe tiếp tục tăng hằng tháng," từ đầu bàn bên kia Peter Wakeham nói xen vào.

“Vậy chúng ta sẽ làm gì?" Chủ tịch Hội đồng quản trị hỏi, quay sang giám đốc điều hành.

‘Tôi đã có một số kế hoạch trong tay." Armstrong nói.

“Chúng tôi có được chia sẻ bí mật của những kế hơạch đó không?" Ngài Paul hỏi.

“Tôi sẽ báo cáo vắn tắt với Hội đồng vào cuộc họp lần sau,” Annstrong nói.

Trong Paul có vẻ không được hài lòng, nhưng không nói gì thêm.

Hôm sau, không buồn tham khảo ý kiến của bất cứ ai trong Hội đồng Quản trị, Armstrong cho gọi McAlvoy. Khi vị Tổng biên tập của Citizen bước vào văn phòng chủ bút, Armstrong không đứng lên chào, và cũng không mời ông ta ngồi.

“Tôi chắc ông đã biết tại sao tôi cho gọi ông.” Anh nói.

"Không, Dick, tôi chẳng biết gì cả.” McAlvoy ngây thơ đáp.

“Tôi vừa mới xem số lượng phát hành của Citizen trong tháng qua. Nếu tiếp tục với tốc độ này, thì cho đến hết năm, Globe sẽ bán được hơn chúng ta.”

“Và ông vẫn sẽ là chủ một tờ báo toàn quốc danh tiếng, trong khi Townsend vẫn chỉ đưa ra những thứ rác rưởi.”

“Đó có lẽ là một tình thế tốt. Nhưng tôi phải cân nhắc tới một Hội đồng Quản trị và những cổ đông”

Mcalvoy không thể nhắc Armstrong rằng trước kia ông đã từng đề cập tới một Hội đồng Quản trị và những cổ đông. Nơi ẩn náu cuối cùng của một chủ bút, ông đã nói thế. Sau đó ông nhắc lại lời cảnh báo của luật sư rằng hợp đồng của ông còn năm tháng nữa mới hết hạn và rằng ông sẽ không dại gì mà chọc tức Armstrong.

“Tôi nghỉ là ông đã xem tiêu đề của Globe sáng nay?’ Armstrong nói, cầm tờ báo kình địch lên.

“Vâng, tất nhiên là tôi đã xem,” McAlvoy nói, liếc qua hàng chữ to in đậm: “Một ngôi sao nhạc Pop hàng đầu gây ra scandal ma túy.”

“Còn chúng ta thì đăng “Trợ cấp thêm cho các y tá”

“Độc giả của chúng ta yêu mến các y tá,” Mc Alvoy trả miếng.

“Có lẽ độc giả của chúng ta yêu mến các y tá." Armstrong nói, gõ nhẹ vào tờ báo, “nhưng trong trường hợp ông không lưu ý, Globe có kể chuyện đó ở trang bảy. Điều khá rõ ràng với tôi, cho dù với ông nó không rõ, là phần lớn độc giả của chúng ta còn thích các ngôi sao nhạc Pop và scandal ma túy hơn.”

“Ngôi sao nhạc Pop trong bài này,” McAlvoy phản đối, “chưa bao giờ có băng nằm trong top 100, và chỉ hút trong một tiệm nhỏ ở khu nhà riêng của anh ta. Nếu có bất kỳ ai đã từng nghe anh ta, Globe sẽ đưa tên hắn lên trang nhất. Tôi có đầy một tủ những chuyện nhảm nhí như vậy, nhưng tôi không lăng mạ độc giả của chúng ta bằng cách đăng tải chúng."

"Sau đây sẽ là lúc ông làm điều đó", giọng Armstrong rít lên. "Hãy bắt đầu thách đấu với tờ Globe ở ngay lãnh địa của chính nó. Có lẽ nếu chúng ta làm vậy, tôi sẽ không phải tìm một Tổng biên tập mới."

McAlvoy sững sờ mất một lát. "Liệu tôi có nên hiểu cơn giận dữ này có nghĩa là tôi bị sa thải?" Cuối cùng ông hỏi.

"Tôi đã chịu đựng ông đến cùng." Armstrong nói. "Đúng, ông đã bị đuổi việc. Tên của Tổng biên tập mới sẽ được thông báo vào ngày thứ Hai. Ông hãy thu dọn phòng làm việc của mình ngay trong chiều nay."

"Tôi có thể cho rằng sau 10 năm làm Tổng biên tập cho tờ báo này tôi sẽ được nhận nguyên lương hưu?”

"Ông sẽ được nhận đúng cái đáng với ông, không hơn không kém," Armstrong quát. "Bây giờ thì hãy biến khỏi phòng tôi."

Ông trừng trừng nhìn McAlvoy, chờ đợi một trong những bài đả kích ưa thích của ông ta, nhưng vị Tổng biên tập bị thải hồi chỉ quay đi và rời khỏi phòng mà chẳng thốt lên lời nào, khẽ khàng đóng lại cánh cửa sau lưng.

Armstrong sang phòng bên cạnh, lau khô người và thay chiếc áo sơ mi khác. Nó cùng màu với cái áo trước, vì vậy sẽ không ai chú ý.

Khi McAlvoy quay lại bàn làm việc, ông nhanh chóng thông báo vắn tắt cho những cộng sự thân tín của ông biết về kết quả cuộc gặp với Armstrong và kế hoạch ông định làm. Ít phút sau đó lần cuối cùng ông ngồi xuống vị trí trong cuộc họp chiều, ông nhìn xuống một danh sách dài những câu chuyện đang tranh nhau được đăng lên trang nhất.

"Tôi đã chọn một bài cho trang nhất sáng mai, Alistair," một giọng nói vang lên. McAlvoy nhìn biên tập viên mục chính trị của ông.

"Anh định nói tới cái gì Campbell?” Ông hỏi.

"Một hội viên hội đồng lao động ở Lambeth đang tiếp tục tuyệt thực để phản đối chính sách nhà cửa bất hợp lý của chính phủ. Cô ta là một người da đen và thất nghiệp."

"Một tin gây ấn tượng tốt đối với tôi," McAIvoy nói. "Có ai còn bài cho lên trang nhất nữa không?"

Không ai nói gì khi ông nhìn khắp phòng. Cuối cùng cái nhìn của ông dừng lại ở Kevin Ruschliffe, người mà ông không bắt chuyện trong suốt một tháng.

"Anh thì sao, Kevin?"

Tổng biên tập thường trực nhìn lên từ chỗ ngồi của anh ta ở trong góc và chớp mắt, không thể tin được là Tổng biên tập đã chịu nói chuyện với mình. "Vâng, tôi được theo dõi về cuộc sống riêng của cô thư ký người nước ngoài này trong vài tuần, nhưng tôi thấy nó khó làm cho câu chuyện đứng vững.”

"Sao anh không làm vội 300 từ về chủ dề này và chúng tôi sẽ để luật pháp xử xem liệu chúng tôi có thể chạy thoát với nó hay không?"

Một số người lớn tuổi hơn bắt đầu bồn chồn trong ghế của họ.

"Thế cái gì đã xảy ra với câu chuyện về người kiến trúc sư?" McAlvoy hỏi vẫn hướng về người Tổng biên tập thường trực của ông.

"Ông đã xổ toẹt nó." Rushcliffe ngạc nhiên nói.

"Tôi nghĩ đó là một bài viết ngớ ngẩn. Anh không thể làm nó hấp dẫn hơn một chút hay sao?"

"Nếu đó là cái ông muốn." Ruschliffe nói. càng ngạc nhiên hơn. Vì McAlvoy không bao giờ uống rượu chừng nào ông chưa đọc từ đầu tới cuối lần in đầu tiên. Một hai người có mặt tự hỏi không biết ông có khỏe không.

"Phải, vậy là mọi chuyện đã được giải quyết. Kevin có bài trang nhất và Campbell có bài trang hai." ông ngừng lời. "Và vì tối nay bận đưa vợ đi xem Pavarotti, tôi sẽ để tờ báo lại trong tay Kevin, anh có cảm thấy dễ chịu với điều đó không?" Ông hỏi, quay về người Tổng biên tập thường trực.

"Tất nhiên." Rushcliffe nói, vui sướng vì rằng cuối cùng anh đã được đối xử như một người ngang hàng.

"Vậy là mọi chuyện đã được giải quyết,” McAlvoy nói. "Chúng ta sẽ để mọi ngưòi quay trở lại làm việc chứ?"

Khi các nhà báo bắt đầu lục tục ra khỏi phòng Tổng biên tập vừa thì thầm với nhau, Ruschliffe đi ngang qua bàn McAlvoy và cảm ơn ông.

"Không có gì." ông nói. "Anh biết đây sẽ là cơ hội lớn của anh. Tôi chắc anh hiểu rằng tôi đã gặp chủ bút lúc đầu giờ chiều nay, và anh ta báo tôi rằng anh ta muốn thấy tờ báo thách thức Globe trên chính lãnh địa của nó. Đó chính xác là những từ anh ta nói. Vì vậy khi anh ta đọc tờ Citizen ngàv mai, anh hãy đảm bảo sao cho nó mang dấu ấn của anh. Anh biết đấy, tôi sẽ không ngồi mãi ở cái ghế này."

"Tôi sẽ cố hết sức,"Ruschliffe hứa khi rời khỏi văn phòng. Nếu anh nán lại thêm lát nữa, anh đã có thể giúp Tổng biên tập thu dọn bàn của ông.

Cuối giờ chiều McAlvoy chậm rãi rời khỏi tòa nhà, dừng lại nói chuyện với mọi nhân viên mà ông gặp. Ông bảo với tất cả bọn họ rằng ông và vợ ông đã mong được xem Pavarotti đến thế nào, và khi họ hỏi đêm nay ai sẽ đưa báo ra, ông đã nói chuyện với họ, thậm chí cả với người gác cửa. Quả thực, ông đa kiểm tra kỹ giờ giấc với người gác cổng trước khi tránh hướng ga tàu điện ngầm gần nhất, biết rõ cả xe ô tô công ty của ông đã đậu ở đó.

Kevin Ruschliffe cố tập trung vào câu chuyện đăng trên trang nhất, nhưng luôn bị cản trở bởi một dòng người muốn anh sửa bản thảo cho họ. Anh đã xóa nhiều trang chỉ vì không đủ thời gian để kiểm tra cẩn thận. Khi rút cuộc anh cầm được bài viết lên phòng in, chỉ lo về chuyện chậm trễ, và anh đã phần nào yên lòng khi tờ báo đầu tiên đã ra khỏi máy in trước lúc mười một giờ có vài phút.

Vài giờ sau, Armstrong nhấc chiếc máy điện thoại trên giường để nghe Stephen Hallet đọc từ đầu đến cuối trang nhất.

"Thế quái quỷ gì khiến ông không dừng nó lại?" Ông gặng hỏi.

"Tôi không được trông thấy nó cho đến khi bản in đầu tiên ra ngoài phố." Stephen đáp. "Cho đến khi bản in thứ hai ra khỏi máy in, chúng đã được đưa tới ủy viên Hội đồng Lambeth, người đang tuyệt thực để phản đối. Cô ta là người da đen và ...”

"Tôi không quan tâm tới màu da của cô ta," Arsmtrong quát. "McAlvoy hình dung ông ta đã làm cái quỷ quái gì vậy?"

"McAlvoy không biên tập tờ báo tối nay."

"Vậy thì là ai?"

"Kevin Rushcliffe," viên luật sư trả lời.

Đêm hôm đó Armstrong không sao ngủ lại được nữa, cũng như phần lớn phố Fleet, đang cố gắng điên cuồng để liên lạc với cô thư ký người nước ngoài và nữ diễn viên kiêm người mẫu. Cho đến khi những bản in cuối cùng của họ được in ra, hầu hết chúng đã chứng minh rằng ông chưa bao giờ thực sự gặp hoa hậu nước sô đa 1983.

Sáng hôm sau câu chuyện được thảo luận rộng rãi đến mức vài người đã đặt một mục nhỏ riêng ở trang 7 tờ Citizen với tiêu đề "Có gạch nhưng không có vữa" đòi một trong những kiến trúc sư hàng đầu của nước Anh đã thiết kế khu cư xá mà thành phố đang phải giữ để khỏi sụp đổ. Một lá thư tay từ một luật sư đặc biệt ngang tàng của ông đã chỉ rõ trong đời ngài Angus chưa bao giờ thiết kế một cư xá. Viên luật sư gửi kèm bản copy lời xin lỗi mà ông mong sẽ được đăng trên trang nhất số báo ngày mai, và một lưu ý nói rõ khoản quyên góp nên được gửi tới quỹ từ thiện yêu thích của người kiến trúc sư.

Ở trang Món ăn, một nhà hàng nổi tiếng bị tố cáo đã đầu độc khách hàng, trong khi mục Du lịch chỉ đích danh một công ty du lịch đã nguỵ biện để bỏ lại phần lớn những người đi nghỉ mát kẹt lại ở Tây Ban Nha mà không có phòng khách sạn. Ở trang cuối, người quản lý của dội bóng đá Anh nói phải...

McAlvoy đã nói với tất cả những người gọi điện tới nhà ông sáng hôm ấy, rằng ông đã bị Armstrong sa thải từ ngày hôm trước và bắt phải dọn phòng ngay lập tức. Ông đã rời tòa nhà Armstrong lúc 4 giờ 19 phút, giao lại cho Tổng biên tập thường trực trông nom công việc. "Đó là Ruschliffe và cộng sự," ông nói thêm, đầy ý nghĩa.

Tất cả những nhân viên được gặp đã xác nhận câu chuyện của McAlvoy .

Stephen đã gọi cho Armstrong 5 lần trong ngày, lần nào cũng nói rằng anh đã nhận dược khiếu nại, và đề nghị phải thu xếp các khiếu nại này, và phải thu xếp thật nhanh.

Tờ Globe thông báo trên trang 2 về sự ra đi buồn bã của Alistair McAlvoy sau một thập kỷ phục vụ hết mình. Họ mô tả ông như một Tổng biên tập lão thành của phố Fleet, người sẽ được tất cả những nhà báo chuyên nghiệp thực thụ tưởng nhớ.

Khi lần đầu tiên Globe bán được 3 triệu bản, Townsenđ mở tiệc để kỷ niệm. Lần này, phần lớn các chính khách hàng đầu và các nhân vật nổi tiếng đều tham dự - mặc dù có bữa tiệc cạnh tranh của Armstrong để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Citizen.

"Tốt thôi, ít nhất thì lần này ông ta cũng làm đúng ngày," Townsend nói.

"Nhân thể nói về ngày," Bruce nói, "liệu chừng nào tôi có thể hy vọng được trở về Úc ? Tôi không cho là ông có chú ý, nhưng tôi đã không về nhà 5 năm rồi."

"Anh không được về nhà chừng nào anh chưa lấy được từ tờ Citizen dòng chữ "Nhật báo bán chạy nhất nước Anh" Townsend đáp.

Mãi 15 tháng sau Bruce Kelly mới được đặt vé máy bay về Sydney, khi ủy ban Kiểm toán thông báo số phát hành hằng ngày của Globe trong tháng trước đạt trung bình 3.600.000 bản so với 3.162.000 của Citizen. Sáng hôm sau Globe đăng tiêu đề chữ to "Cởi ra", trên bức ảnh chụp Armstrong năm 22 tuổi trong chiếc quần đùi.

Khi sự kiêu hãnh của Citizen vẫn kiên quyết ở nguyên chỗ, Globe thông báo "cho hầu hết những độc giả sáng suốt của thế giới" là chủ bút của Citizen vẫn không trả món nợ 100.000 bảng thua cuộc, và "không chỉ là một kẻ thua bạc tồi tệ, mà còn là một kẻ ăn quỵt."

Hôm sau Armstrong kiện Townsend vì tội phỉ báng. Thậm chí tờ The Times cũng thấy đây là vấn đề đáng để bình luận: "Chỉ có các luật sư là sẽ được lợi," bài báo kết luận.

18 tháng sau vụ kiện được đưa lên tòa án tối cao, và kéo dài hơn 3 tuần, thường xuyên được đăng tải trên trang nhất của mọi tờ báo, trừ tờ Independend. Ngài Michael Beloff, thay mặt tờ Globe, lý luận rằng số liệu kiểm toán chính thức đã chứng tỏ tình cảnh của thân chủ ông. Ngài Anthony Grabiner đại diện cho tờ Citizen cho rằng số liệu kiểm toán không tính đến số phát hành của Scottish Citizen mà khi phối hợp với Citizen Daily đã giữ cho số phát hành của nó vượt xa Globe.

Ban bồi thẩm nghỉ 5 tiếng để cân nhắc các phán quyết của họ, bởi một đến hai người không thích Armstrong. Khi chánh án hỏi họ đề nghị mức án như thế nào, chủ tịch ban bồi thẩm đứng lên tuyên bố không ngập ngừng, “12 xu” - giá tiền một tờ Citizen.

Chánh án nói cho hai nhóm luật sư trong vụ kiện rằng ông thấy hai bên nên trả chi phí của họ, ước tính khiêm tốn là khoảng một triệu bảng mỗi bên. Các luật sư tán đồng và bắt đầu thu nhặt hồ sơ.

Ngày hôm sau tờ Financial Times, trong một bài báo dài về hai vua báo chí, tiên đoán rằng cuối cùng một trong hai người sẽ phải làm cho người kia suy vi. Tuy nhiên, bản báo cáo tiết lộ rằng vụ kiện đã giúp làm tăng số phát hành của cả hai tờ báo, lần đầu tiên tờ Globe đã vượt qua con số 4 triệu bản.

Hôm sau, cổ phiếu của cả hai tập đoàn tăng một xu.

Trong khi Armstrong đọc về ông trên một rừng báo chí dành nói về phiên tòa, thì Townsend tập trung vào bài báo trên tờ New York Times vừa được Tom Spencer fax sang cho.

Mặc dù chưa bao giờ nghe nói về Lloyd Summers, hoặc một phòng trưng bày nghệ thuật đang sắp hết hạn cho thuê, khi đọc tới dòng cuối cùng của bức fax ông đã nhận ra tại sao Tom lại gạch đậm ở trên đầu: Khẩn cấp.

Sau khi đọc lại mẩu giấy một lần nữa, Townsend bảo Heather gọi cho Tom, và khi cô đã làm xong việc ấv, hãy đặt vé cho chuyến bay sớm nhất có thể được tới NewYork.

Tom không ngạc nhiên khi nghe gọi điện lại, chỉ vài phút sau khi ông gửi bức fax đi. Rốt cuộc, ông đã tìm kiếm cơ hội chạm tay vào một cổ đông quan trọng trong New York Star qua một thập kỷ.

Townsend chăm chú lắng nghe khi Tom nói với ông tất cả những gì đã tìm hiểu được về Lloyd Summers và tại sao phòng trưng bày nghệ thuật của ông ta lại tìm kiếm một dinh cơ mới. Khi đã rõ mọi vấn đề, Townsend chỉ thị cho luật sư của mình xếp đặt một cuộc gặp với Summers càng nhanh càng tốt.

"Tôi sẽ bay New York vào sáng mai.” ông nói thêm.

"Không cần ông phải vất vả thế dâu. Keith. Tôi có thể thường xuyên gặp Summers nhân danh ông."

"Không," Townsend đáp. "Với Star đó là chuyện cá nhân. Tôi muốn giữ kín vụ giao dịch này cho riêng tôi."

"Keith, ông cần biết là, nếu thành công, ông sẽ phải trở thành công dân Mỹ," Tom nói.

"Như tôi đã nói với anh nhiều lần, không bao giờ."

Ông đặt ống nghe xuống và ghi nhanh vài điều lưu ý vào sổ. Khi đã tính toán xong mức giá sẵn sàng trả, ông nhấc điện thoại và hởi Heather giờ bay. Nếu Armstrong không ở trên cùng chuyến bay này, ông có thể bí mật thỏa thuận với Summers trước khi có ai đó nhận ra rằng, việc thuê một phòng trưng bày nghệ thuật ở SoHo có thể là chiếc chìa khóa để ông trở thành chủ nhân mới của New York Stars.

"Tôi cuộc là Townsend sẽ bay ngay chuyến đầu tiên tới New York," Armstrong nói, khi Kussell Critchley đọc cho ông nghe hết bài báo.

"Vậy tốt hơn là ông nên đi cùng chuyến bay đó," viên luật sư ở NewYork nói.

"Không," Armstrong nói."Sao lại phải đánh động cho thằng con hoang đó biết là ta cũng biết nhiều như hắn? Không, tốt nhất là hành động trước cả khi máy bay của hắn hạ cánh. Hãy hẹn gặp Summers càng sớm càng tốt."

"Tôi không nghĩ là phòng trưng bày mở cửa trước mười giờ.”

"Vậy ông hãy chờ anh ta ở ngoài, lúc 10 giờ 55."

"Tôi có bao nhiêu thời gian?”

"Hãy cho anh ta bất cứ cái gì anh ta muốn."Armstrong nói. "Thậm chí đề nghị mua cho anh ta một phòng trưng bày mới. Nhưng nhớ là, đừng để Townsend có bất kỳ cơ hội nào tới gần anh ta, vì nếu chúng ta thuyết phục được Summers ủng hộ, điều đó sẽ mở được cánh cửa vào gặp mẹ anh ta."

"Đồng ý,” Critchley vừa nói vừa xỏ tất. "Tốt hơn là tôi nên hành động ngay."

"Chỉ cần đảm bảo là ông đến được phòng trưng bày trước khi nó mở cửa," Armstrong nói. Ngừng một lát, ông bảo thêm "Và nếu luật sư của Townsend ở đó trước anh, hãy đạp lên anh ta mà vào”.

Critchley muốn cười phá lên, nhưng ông không dám chắc là thân chủ của mình đang nói đùa.

Tom đang ngồi đợi ở sảnh thì thấy Townsend bước qua cánh cửa quay.

"Có tin tức không hay, Keith," là câu nói đầu tiên của Tom sau khi họ bắt tay nhau.

"Ý anh định nói gì?" Tovvnsend hỏi khi họ hướng về phía lối ra. "Armstrong không thể tới New York trước tôi vì khi rời sân bay Heathrow tôi biết ông ta vẫn ở văn phòng tờ Citizen.

"Theo như những gì tôi biết thì có lẽ hiện giờ ông ta vẫn ở đó," Tom nói, "nhưng Russell Critchley, luật sư của ông ta ở New York đã có cuộc hẹn với Summers sáng sớm nay."

Townsend dừng lại giữa đường, không dể ý đến những tiếng phanh xe rít lên và ngay lập tức là bản hòa âm chói tai của còi xe phía sau.

"Họ đã ký thỏa thuận rồi à?"

"Tôi không rõ," Tom nói. "Tất cả những gì tôi có thể nói với ông là khi tôi tới đó, thư ký của Summers đã để lại lời nhắn trong máy của tôi, rằng cuộc hẹn của ông đã bị hủy bỏ."

"Mẹ kiếp. Họ chưa thể ký hợp đồng được. Mẹ kiếp. Mẹ kiếp," Townsend nhắc đi nhắc lại. "Đáng lẽ tôi nên để anh gặp anh ta trước."

"Anh ta đã đồng ý thế chấp cho ông 5% số cổ phần của mình trong tờ Star nếu ông chịu chi một khoản tiền cho phòng trưng bày mới," Critchley nói.

"Và nó sẽ làm tôi tốn bao nhiêu?" Armstrong vừa hỏi vừa đặt dĩa xuống.

"Anh ta chưa tìm được toà nhà thích hợp, nhưng cho rằng nó khoảng 3 triệu."

"Bao nhiêu?"

"Tất nhiên ông sẽ là người chủ thuê tòa nhà..."

"Dĩ nhiên rồi."

"... và vì phòng trưng bày được đăng ký là một hội từ thiện phi lợi nhuận, có một số khoản thuế..."

Có một lát im lặng kéo dài ở đầu dây kia trước khi Armstrong nói. "Vậy ông đã rời khỏi đó như thế nào?"

"Khi anh ta nhắc tôi đến lần thứ ba rằng anh ta đã hẹn Townsend vào cuối buổi sáng nay, tôi đã nói đồng ý, tuỳ thuộc vào hợp đồng."

"ông có ký gì không?"

"Không. Tôi đã giải thích rằng ông đang trên đường đi London và tôi không có thẩm quyền để làm điều đó."

"Tốt. Vậy là chúng ta vẫn còn một ít thời gian để..."

"Tôi nghi ngờ điều đó." Ilussell nói. "Summers biết quá rõ là anh ta đang nắm ở phần nào của lưỡi dao.”

"Khi ai đó nghĩ rằng họ đã nắm tôi ở đằng chuôi," Armstrong nói, "thì tôi càng thích thú được đâm họ."
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 32


Báo

WALL STREET JOURNAL

Ngày 12 tháng Chín, 1986

CỔ PHIẾU NEW YORK TỤT TỚI MỨC

KỶ LỤC : 86,61 ĐIỂM

"Thưa các quý ông và quý bà," Armstrong mào đầu. "Tôi tổ chức buổi họp báo này để thông báo rằng sáng nay tôi đã báo cho Ủy ban Bảo mật Chuyển đổi là tôi quan tâm tới việc chính thức mua tờ báo New York Stars. Tôi vui mừng được báo tin cổ đông chính của tờ báo, bà Nancy Summers, đã bán số cổ phần của bà cho Công ty Truyền thông Armstrong với giá 4,140 đô la một cổ phần."

Mặc dù một số nhà báo không ngừng chỉ trích Armstrong, trong hơn một tuần, mẩu tin này đã được đăng tải trên phần lớn các báo. Song ngòi bút của hầu hết các nhà báo vẫn đứng yên vì họ đợi những thông tin thực sự.

"Nhưng hôm nay tôi rất tự hào tuyên bố " Armstrong tiếp tục, "rằng ngài Lloyd Summers, con trai bà Summers và là giám đốc quỹ mang tên bà, đã thế chấp 5% cổ phần đang nắm giữ của công ty cho tôi.

"Các bạn đừng ngạc nhiên vì đó là dự định của tôi để tiếp tục ủng hộ hoạt động nổi bật của Quỹ Summers trong việc hỗ trợ cho sự nghiệp của các họa sĩ và các nhà điêu khắc trẻ, những người thường không có cơ hội được triển lãm ở những phòng trưng bày lớn. Như nhiều người trong số các bạn biết, tôi đã từng có một thời gian lâu dài liên quan đến nghệ thuật, đặc biệt là với các họa sĩ trẻ."

Không một nhà báo nào có mặt có thể nhớ được một hoạt động hội hoạ nào mà Armstrong đã từng tham gia, chứ đừng nói đến là ủng hộ. Phần lớn các ngọn bút vẫn nằm yên.

"Với sự ủng hộ của ngài Summers, hiện tôi đang quản lý 19% cổ phiếu của Star, và tôi mong trong một tương lai không xa sẽ trở thành cổ đông chính và được bổ nhiệm làm Chủ tịch của tờ báo tại Đại hội toàn thể thường niên tháng tới."

Armstrong ngẩng đầu lên khỏi bài diễn văn đã được Russell Critchley chuẩn bị, và mỉm cười với rừng người. "Bây giờ, tôi rất sung sướng được trả lời câu hỏi của các ngài."

Russell thấy Dick trả lời khá trôi chảy mấy câu hỏi đầu tiên. Rồi ông thấy Dick chỉ vào một phụ nữ ngồi ở hàng ghế thứ ba.

"J Brewer, Washington Post, tôi xin hỏi phản ứng của ông về bài báo sáng nay của Keith Townsend?"

"Tôi không bao giờ đọc những bài viết của Keith Townsend," Armstrong nói "Chúng chỉ hợp với những tờ báo của ông ta."

"Vậy hãy cho phép tôi đọc để cho ông rõ," cô nói, nhìn xuống một tờ báo. "Có vẻ là ngài Townsend có sự hậu thuẫn của Giám đốc ngân hàng J.P. Greenville, người đã thế chấp 11% cổ phần vốn của họ ủng hộ gói thầu của ông ấy để chuyển nhượng tờ Star. Cùng với số cổ phiếu của bản thân, khoản này đem lại cho ông ấy hơn 15%.

Armstrong nhìn thẳng vào cô và nói, "Với cương vị là chủ tịch của Star, tôi sẽ vui mừng được đón ngài Townsend tại cuộc họp Đại hội toàn thể thường niên tháng tới như một cổ đông chính."

Lúc này các ngọn bút bỗng lia lịa ghi lại từng lời của ông.

Ngồi trong trong căn phòng mới tại tầng 37 của Tháp Trump, Armstrong đọc qua bài viết của Townsend. Ông cười khoái trá khi đọc đến đoạn Townsend tán dương hoạt động của Quỹ Summers. "Muộn mất rồi," ông nói lớn, "5% đó đã thuộc về ta."

Ngay lập tức ông lệnh cho những người môi giới mua vào mọi cổ phiếu của Star có trên thị trường, với bất kỳ giá nào. Giá cổ phiếu tăng vọt vì rõ ràng là Townsend cũng đang làm một việc tương tự. Một số nhà phân tích tài chính chỉ ra rằng, vì "mối thâm thù riêng quá lớn", cả hai người sẽ phải trả cao hơn giá trị thực tế.

Suốt 4 tuần sau đó, Armstrong và Townsend, được sự giúp đỡ của một đội ngũ các luật sư và kế toán, tốn không biết bao nhiêu giờ thức trắng trên máy bay, tầu hỏa và ô tô khi họ dọc ngang khắp nước Mỹ, cố thuyết phục các ngân hàng và các tổ chức, các tơrơt và thậm chí đôi khi cả những bà vợ góa giàu có để ủng hộ họ trong cuộc chiến chiếm tờ Star.

Chủ tịch tờ báo, Cornelius J. Adams IV, thông báo rằng ông sẽ chuyển giao quyền lực tại Đại hội toàn thể thường niên cho bất cứ địch thủ nào kiểm soát được 51% số cổ phần. Chỉ hai tuần trước Đại hội các biên tập viên tài chính vẫn không thể thống nhất ý kiến về việc ai là cổ đông lớn nhất của công ty. Townsend tuyên bố hiện đang kiểm soát 46% cổ phần, trong khi Armstrong tự nhận là đã có 41%. Do đó, các nhà phân tích kết luận rằng bất kỳ ai trong số họ giành được 10% do tập đoàn Applebaum nắm giữ, chắc chắn phải đăng ngay tin đó trong ngày.

Vic Applebaum được quyền định đoạt để có danh tiếng trong 15 phút, đã tuyên bố với bất kỳ ai quan tâm, rằng ý định của ông là được thấy cả hai làm chủ bút trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Ông chọn ngày thứ Ba trước Đại hội để tiến hành cuộc phỏng vấn sẽ quyết định người được ông dành cho sự ủng hộ.

Các luật sư của hai đối thủ họp nhau ở một khu vực trung lập, và đồng ý để Armstrong gặp Applebaum trước, mà Tom Spencer đảm bảo với thân chủ của mình, đó là một sai lầm chiến thuật. Townsend đồng ý, cho tới khi Armstrong từ chỗ họp đi ra, tay nắm chặt số cổ phiếu chứng tỏ ông đã giành được 10% của Applebaum.

"Hắn ta xoay xở thế quái nào vậy," Townsend nghi hoặc thốt lên.

Tom không trả lời được cho mãi đến sáng hôm sau, khi đọc số đầu tiên của tờ New York Times trong bữa điểm tâm. Các phóng viên của nó thông báo cho độc giả trên trang nhất rằng Armstrong đã không mất công giải thích cho ngài Applebaum rằng sẽ quản lý Star như thế nào, mà tập trung nhiều hơn vào việc nói chuyện với ông bằng tiếng Iđít (1), rằng ông ta chưa bao giờ thật sự hồi phục kể từ khi mất hết gia đình ở Holocaust, và đã kết thúc cuộc gặp bằng cách thổ lộ rằng thời khắc đáng tự hào nhất trong đời ông đã diễn ra khi Thủ tướng Israel bổ nhiệm ông làm đại sứ lưu động ở Liên Xô, đặc trách việc giúp đỡ những người Do thái gốc Nga mong muốn được nhập cư vào Israel. Tới lúc này hình như Applebaum đã bật khóc, đưa số cổ phiếu cho ông ta và từ chối gặp Townsend.

Armstrong tuyên bố hiện giờ đã kiểm soát được 51% công ty, do đó sẽ là người chủ mới của New York Stars. Tờ Wall Street Journal nhất trí với điều này, tuyên bố Đại hội toàn thể thường niên của Star chẳng hơn gì lễ xức nước thánh. Nhưng nó lại tái bút thêm rằng Townsend không nên quá buồn vì mất tờ báo cho địch thủ lớn nhất. Vì giá cổ phiếu tăng mạnh, ông ta sẽ được lãi 20 triệu đô la.

Chuyên mục nghệ thuật của New York Times nhắc độc giả là tối thứ Sáu, Quỹ Summers sẽ mở triển lãm tranh của trường phái Những người đi tiên phong. Sau xác nhận của những vua báo chí ủng hộ Lloyd Summers và hoạt động của quỹ, bài báo viết, mọi người đang thích thú chờ xem liệu ai trong số họ muốn tới xem.

Tom Spencer khuyên Townsend rằng có lẽ khôn ngoan hơn cả là ghé vào đó ít phút, vì Armstrong chắc chắn sẽ có ở đó, và người ta không bao giờ biết được mình có thể nhặt được gì trong những trường hợp như thế này.

oOo

Ngay khi tới, Townsend đã ân hận vì quyết định tham dự triển lãm. Khi đảo quanh phòng, xem lướt qua những bức tranh được các ủy viên quản trị chọn lựa và kết luận rằng tất cả số chúng, không có ngoại lệ, là cái mà Kate sẽ mô tả là "những đồ rác rưởi hợm hĩnh," ông quyết định rời khỏi nó càng nhanh càng tốt. Ông đã đi được tới cửa thì Summers xuất hiện, tay khẽ đập vào micro và kêu gọi mọi người im lặng. Sau đó viên giám đốc lên nói "một vài điều". Townsend xem đồng hồ. Khi ngửng lên ông thấy Armstrong, cầm chắc cuốn catalô đứng cạnh Summers và tươi cười với các nhóm khách.

Summers bắt đầu nói rằng anh ta rất buồn vì người mẹ không thể cùng tham dự do bà bị ốm đã lâu. Sau đó anh ta phát biểu một bài dài, tán dương những ưu việt của các hoạ sĩ có tác phẩm được chọn. Hai mươi phút sau anh ta tuyên bố rất lấy làm vui mừng vì chủ bút mới của New York Stars đã bớt chút thời gian đến dự "một trong những buổi dạ hội nhỏ của chúng ta".

Tiếng vỗ tay lác đác nổi lên, bị cản trở bởi mọi người còn bận cầm ly rượu, và Armstrong lại tươi cười một lần nữa. Townsend chắc mẩm Summers đã phát biểu xong và quay người định bước đi, nhưng anh ta lại nói thêm. "Đáng buồn, đây sẽ là triển lãm cuối cùng được tổ chức tại đây. Vì tôi chắc tất cả đều biết, hạn thuê của chúng tôi sẽ hết vào tháng 12." Có tiếng thở dài khắp phòng, nhưng Summers giơ tay và nói. "Xin đừng lo lắng, các bạn của tôi, sau một thời gian dài tìm kiếm, tôi tin rằng đã tìm thấy một địa điểm hoàn hảo để quỹ trú chân. Hy vọng tất cả chúng ta sẽ gặp nhau tại đó trong triển lãm sau."

"Mặc dù chỉ có một hai người trong chúng ta biết tại sao địa điểm đặc biệt đó lại được chọn," một người nào nào đó lẩm bẩm nói sau lưng Townsend. Anh nhìn quanh và thấy một phụ nữ mảnh khảnh quãng ngoài 30 tuổi, có mớ tóc nâu vàng ngắn và dầy, mặc chiếc áo choàng trắng và chiếc sơ mi hoa. Tấm biển nhỏ trên áo khoác cho biết đó là bà Angela Humphries, giám đốc thường trực.

"Và sẽ là một sự khởi đầu tuyệt vời,” Summers nói tiếp "nếu triển lãm đầu tiên ở tòa nhà mới của chúng ta sẽ được chủ bút mới của Star, người đã hào phóng cam kết tiếp tục giúp đỡ quỹ, khai trương."

Armstrong mỉm cười và gật đầu.

"Nếu ông ta còn một chút thông minh, ông ta sẽ không làm thế," người phụ nữ đứng sau Townsend nói. Ông lùi dần về phía sau tới mức đứng ngay cạnh Angela Humphries đang nhấm nháp ly sâm panh Tây Ban Nha.

"Xin cảm ơn, những người bạn yêu quý của tôi," Summers nói. "Bây giờ, xin mời mọi người tiếp tục xem triển lãm." Tiếp đó là một tràng vỗ tay, sau đó Armstrong bước lên phía trước và bắt tay vị giám đốc thật chặt. Summers bắt đầu đi xuống chỗ khách, giởi thiệu Armstrong với những người anh cho là quan trọng.

Townsend quay sang Angela Humphries khi cô đã uống xong. Ông nhanh chóng cầm lấy chai sâm panh Tây Ban Nha ở chiếc bàn phía sau họ và rót đầy cốc của cô.

"Cảm ơn ông," cô nói, lần đầu tiên nhìn kỹ ông. "Như ông có thể thấy, tôi là Angela Humphries. Còn ông?"

"Tôi từ nơi khác đến." Ông ngập ngừng. "Tôi vừa tới New York nhân một công chuyện."

Angela uống một ngụm trước khi hỏi, "Công chuyện của ông thuộc loại gì vậy?"

"Tôi làm trong ngành vận tải, chủ yếu là máy bay và xe tải. Mặc dù tôi làm chủ hai mỏ than."

"Phần lớn số chúng đáng bỏ xuống mỏ than." Angela nói, tay không cầm cốc ra hiệu về phía những bức tranh.

"Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của cô," Townsend nói.

"Vậy điều gì đã khiến ông tới đây."

"Tôi có một mình ở New York và đọc được trên tờ Times về cuộc triển lãm,” ông đáp.

"Vậy ông thích khuynh hướng nghệ thuật nào?" Cô hỏi.

Townsend tránh không nói "Boyd, Nolan và Williams," những người đã tạo nên những bức tường của căn nhà anh ở Daring Point, và bảo cô "Bonnard, Camoir và Vuillard," những người Kate đã nhiều năm sưu tập.

"Bây giờ họ đã có thể vẽ một cách thực sự," Angela nói. "Nếu ông hâm mộ họ, tôi nghĩ có nhiều triển lãm đáng để đi xem vào buổi tốỉ."

"Thật tuyệt, nếu cô biết chỗ nào đó đáng để đi xem, nhưng... có tiện cho cô không ?”

Cô nhướn mày. "Ông đã có gia đình chưa?"

"Chưa," ông đáp, hy vọng cô tin. "Thế còn cô?"

"Tôi đã ly hôn," cô nói. "Tôi đã lấy một họa sĩ, anh ta thuyết phục tôi rằng tài năng của anh ta chỉ đứng sau Bellini."

"Còn thực tế thì sao?" Townsend hỏi.

"Bị từ chối, không được tham gia triển lãm này," cô đáp, "điều đó có lẽ làm ông hiểu."

Townsend cười phá lên. Mọi người bắt đầu tuôn ra cửa, Armstrong và Summers giờ chỉ cách họ một quãng ngắn. Khi Townsend rót cho Angela ly sâm panh nữa, Armstrong đã bất ngờ đứng đối mặt với ông. Trong một khoảnh khắc, hai người đàn ông nhìn nhau chằm chằm, sau đó Armstrong túm lấy Summers và nhanh chóng lôi anh ta trở lại giữa phòng.

"Ông có để ý anh ta không muốn giới thiệu tôi với chủ bút mới," Angela buồn bã nói.

Townsend không buồn giải thích rằng đó có lẽ là do Armstrong không muốn ông gặp viên giám đốc.

"Rất vui được gặp ông, ông..."

"Bữa tối nay cô bận gì không?"

Cô lưỡng lự một lát. "Không, tôi chưa có kế hoạch gì cả, nhưng lại có việc phải làm vào sáng sớm ngày mai."

"Tôi cũng vậy," Townsend nói. "Tại sao chúng ta không kiếm chút gì ăn nhỉ?"

"Được thôi. Chờ tôi một phút để đi lấy áo khoác.”

Khi cô đã đi khuất vào phòng giữ áo, Townsend đưa mắt nhìn khắp phòng. Armstrong, với Summers theo sau, bị bao vây bởi một đám đông những người hâm mộ. Chẳng cần lại gần Townsend cũng biết ông ta sẽ ba hoa với họ về những kế hoạch đầy hứng khởi cho tương lai của quỹ.

Lát sau Angela quay lại, mặc trên người chiếc áo khoác mùa đông nặng và dài gần sát đất. "Cô muốn ăn ở đâu?" Townsend hỏi khi họ bắt đầu bước lên chiếc cầu thang rộng dẫn từ tầng hầm, nơi đặt phòng triển lãm, lên phố.

"Tất cả những nhà hàng lịch sự gần đây, vào giờ này của tối thứ Năm, đều đã hết chỗ," Angela nói. "Ông nghỉ ở đâu?"

"Khách sạn Carlyle."

"Tôi chưa bao giờ ăn ở đó. Nó có thể rất thú vị," cô nói khi anh mở cửa. Lúc họ bước ra ngoài vỉa hè họ được đón chào bằng làn gió lạnh buốt của New York, và anh suýt ôm choàng lấy cô.

Người lái xe ngồi trong chiếc BMW đợi Townsend, ngạc nhiên thấy ông vẫy taxi, và còn ngạc nhiên hơn khi thấy cô gái cùng đi với ông. Thành thật mà nói, anh ta không nghĩ đấy là loại phụ nữ mà ngài Townsend thích. Anh ta nổ máy và bám sau chiếc taxi đến Carlyle, nhìn họ đi vào Madison và biến mất sau cánh cửa.

Townsend dẫn Angela vào phòng ăn ở tầng một, hy vọng người quản lý không nhớ tên anh.

"Chào ngài," ông ta nói. "Ngài có đặt bàn trước không?"

"Không," Townsend đáp. "Nhưng tôi đang nghỉ ở khách sạn này."

Người quản lý cau mày. "Tôi rất tiếc, thưa ngài, nhưng tôi không thể xếp chỗ cho ngài, ít nhất là 30 phút nữa. Tất nhiên, ngài có thể được phục vụ tại phòng, nếu ngài muốn."

"Không, chúng tôi sẽ đợi ở quầy bar," Townsend nói.

"Thực sự là tôi có cuộc hẹn vào sáng sớm mai," Angela nói. "Và tôi không thể đến muộn được."

"Hay là chúng ta kiếm một tiệm ăn nào đó?"

"Tôi sẽ vui nếu được ăn trong phòng của ông, nhưng tới 11 giờ là tôi phải đi rồi."

"Đúng ý tôi." Townsend nói. Ông quay lại phía người quản lý và bảo, "Chúng tôi sẽ ăn tối ở phòng.'

Ông ta hơi cúi đầu. "Tôi sẽ cho người lên đó ngay bây giờ. Số phòng của ngài bao nhiêu, xin lỗi ngài ?”

"712," Townsend nói. Ông đưa Angela ra khỏi phòng ăn. Khi đi dọc hành lang họ lướt qua căn phòng Bobby Schultz đang biểu diễn.

"Giờ đây ông ấy đã thật sự tài năng," Angela nói khi họ đi về phía thang máy. Townsend gật đầu và mỉm cười. Họ nhập vào một nhóm khách ngay trước cánh cửa đóng kín, và ông ấn nút tầng 17. Khi họ bước ra ngoài cô tặng anh một nụ cười căng thẳng. Anh muốn an ủi cô rằng cơ thể cô không phải là cái khiến anh quan tâm.

Townsend vặn khóa và đẩy cửa để Angela bước vào. Ông yên tâm khi nhìn thấy chai sâm panh được ca ngợi mà ông không buồn mở vẫn nằm trên chiếc bàn giữa phòng. Cô cởi áo khoác và quẳng nó lên chiếc ghế gần nhất trong khi ông bóc chiếc chụp màu vàng khỏi cổ chai, sau đó nhẹ nhàng mở nút và rót đầy đến miệng hai ly.

"Tôi không uống được nhiều đâu," cô nói. "Tôi đã uống khá nhiều ở phòng trưng bày rồi." Townsend nâng ly vừa lúc có tiếng gõ cửa. Người hầu bàn hiện ra, tay cầm bảng thực đơn, một tập giấy và chiếc bút chì.

"Một cá hồi và salát là đủ cho tôi," Angela nói, không nhìn tờ thực đơn.

"Có xương hay rút xương, thưa bà?" Người hầu bàn hỏi.

"Rút xương."

"Vậy tại sao anh không làm hai?" Townsend nói. Sau đó ông chọn hai chai rượu Pháp, bỏ qua món rượu Chardonnay Úc ưa thích của mình.

Khi họ đã yên vị, Angela bắt đầu kể về những họa sĩ khác đang triển lãm tranh ở New York, sự nhiệt tình và hiểu biết của cô về đề tài này khiến Townsend suýt quên mất lý do khiến ông mời cô đi ăn tối. Trong khi đợi các món ăn đưa tới, ông dần dần hướng câu chuyện xung quanh công việc của cô ở phòng trưng bày. Ông tán thành sự đánh giá của cô về những triển lãm gần đây, và hỏi tại sao cô, với cương vị là giám đốc thường trực, lại không làm một điều gì đó.

"Danh nghĩa lớn đó chỉ mang một chút hoặc hầu như chẳng mang lại ảnh hưởng gì," cô nói với một tiếng thở dài.

"Vậy là Summers tự ra mọi quyết định?"

"Anh ta hẳn đang làm thế. Tôi sẽ không lãng phí tiền bạc của quỹ vào những đồ thông thái rởm đó. Ở ngoài còn có rất nhiều tài năng thật sự, nếu có một người nào đó nêu vấn đề ra và xem xét nó."

"Triển lãm đã treo đẹp đấy chứ," Townsend nói, cố đẩy cô đi xa hơn.

"Treo đẹp?" Cô nói bằng giọng hoài nghi. "Tôi không đề cập đến cách treo - hoặc về ánh sáng, hay khung tranh trong chuyện này. Tôi chỉ quan tâm tới các bức tranh. Dù sao đi nữa, đó là cái duy nhất mà một phòng trưng bày nên có."

Có tiếng gõ cửa. Townsend đứng dậy và tránh sang bên để người hầu bàn đi vào, đẩy theo một chiếc xe nặng trĩu. Anh ta thu dọn chiếc bàn ở giữa phòng và bày lên đó bữa tối cho hai người, giải thích rằng cá được giữ trong ngăn ấm bên dưới. Townsend ký séc và thưởng cho anh ta 10 đô la. "Tôi có phải quay lại dọn các thứ không, thưa ngài?" Người hầu bàn lễ phép hỏi. Anh ta nhận được một cái lắc đầu khẽ nhưng rõ ràng.

Angela động thìa vào món salát khi Townsend ngồi xuống ghế đối diện. Ông gợi ý. "'Vậy cô cho rằng Summers có lẽ đã tiêu nhiều hơn mức cần thiết cho cuộc triển lãm?"

"Nhiều hơn mức cần thiết à?" Angela nói khi cô nếm một ngụm rượu trắng. "Mỗi năm anh ta phung phí hơn một triệu đô la của quỹ. Chúng tôi chẳng thấy có gì hơn là vài bữa tiệc, mà mục đích duy nhất của chúng là đề cao cái tôi của anh ta."

"Anh ta tiêu cách gì mà phung phí đến một triệu đôla một năm?" Townsend hỏi, giả bộ đang tập trung vào món salát.

" Ồ, thí dụ như tổ chức cuộc triển lãm tối nay. Nó tốn mất của quỹ 1/4 triệu đô la, chỉ để bắt đầu. Sau đó sẽ chưa biết là bao nhiêu.”

"Vậy anh ta làm thế nào để kiếm lại chúng?" Townsend hỏi, đổ đầy rượu vào ly của cô, hy vọng cô không nhận thấy ông quá chú ý tới Summers.

"Vì chẳng có ai kiểm tra xem anh ta đang hướng tới cái gì," Angela nói. "Quỹ do mẹ của anh ta cai quản, bà ta nắm giữ cả loạt hầu bao - ít nhất là kể cả Đại hội toàn thể thường niên."

"Bà Summers?" Townsend nhắc, cố giữ dòng câu chuyện.

"Không ít hơn," Angela nói.

"Vậy tại sao bà ấy không làm gì cả?"

"Bà ấy có thể làm gì nào? Người đàn bà tội nghiệp đã nằm liệt giường suốt hai năm qua, hằng ngày chỉ có một người đến thăm nom. Tôi có thể nói thêm rằng bà ta đã dành hết tất cả cho đứa con trai duy nhất."

"Tôi cho rằng mọi chuyện có thể thay đổi chừng nào Armstrong nắm được nó"

"Tại sao ông nói vậy? Ông biết ông ta à?"

"Không," Townsend nói nhanh, cố sửa chữa sơ suất của mình. "Nhưng tất cả những gì tôi đã đọc về ông ấy cho thấy ông ấy không quan tâm nhiều đến những kẻ theo đóm ăn tàn."

"Tôi chỉ hy vọng đúng là như thế," Angela nói, tự rót thêm một ly nữa, "vì điều đó sẽ cho tôi cơ hội để chứng tỏ cho ông ta thấy tôi có thể làm được gì cho quỹ."

"Có lẽ đó là lý do tại sao tối nay Summers không để Armstrong thoát khỏi tầm mắt."

"Thậm chí anh ta không giới thiệu ông ấy với tôi," Angela nói, "như tôi chắc là ông đã để ý thấy. Lloyd sẽ không từ bỏ kiểu sống của anh ta nếu không có một cuộc chiến, điều đó là chắc chắn." Cô chọc nĩa vào một miếng bí. "Và nếu anh ta có thể kiếm được Armstrong để ký thuê nhà mới trước Đại hội toàn thể thường niên, sẽ chẳng có lý do gì để anh ta làm điều đó. Rượu này thực sự là đặc biệt," cô nói, đặt chiếc ly không xuống. Townsend lại rót đầy nó, và không đóng nút chai thứ hai.

"Có phải ông cố làm tôi say không?" Cô vừa cười vừa hỏi.

"Tôi chưa bao giờ có ý nghĩ đó," Townsend nói. Ông đứng lên, lấy hai đĩa ra khỏi ngăn giữ ấm và đặt chúng lên bàn. "Hãy cho tôi biết," ông nói, "cô có mong chuyển đi không?"

"Chuyển đi?" Cô nói khi rưới một ít nước sốt Hollandaise lên đĩa.

"Tới khu nhà mới của quỹ“, Townsend nói. "Nghe đồn có vẻ Lloyd đã tìm được một khu vực hoàn hảo."

"Hoàn hảo?" Cô nhắc lại. "Với 3 triệu đô la nó nên là hoàn hảo. Nhưng hoàn hảo với ai?" Cô nói, nhấc dao và dĩa lên.

"Vì, như anh ta giải thích," Townsend nói, "họ không có nhiều cách để lựa chọn."

"Không, Hội đồng Quản trị không có nhiều cách để lựa chọn vì anh ta bảo họ rằng không còn cách nào khác."

"Nhưng hạn thuê tòa nhà hiện nay sắp hết mà?" Townsend nói.

"Cái mà anh ta không nói với ông trong bài diễn văn là người chủ sẽ rất hạnh phúc được ký lại hợp đồng cho thuê trong mười năm nữa mà không cần tăng giá," Angela nói, nâng ly rượu lên. "Tôi thật sự không nên uống thêm nữa, nhưng sau những thứ rác rưởi mà họ đưa ra ở phòng trưng bày, đây là một bữa tiệc thực sự."

"Vậy tại sao anh ta không làm?" Townsend hỏi.

"Tại sao anh ta không làm gì?"

"Ký lại hợp đồng thuê."

"Vì anh ta thấy tòa nhà kia có thêm một căn hộ sát mái," cô nói, đặt ly rượu xuống và lại tập trung vào món cá.

"Và anh ta có quyền sống ở tòa nhà đó," Townsend nói. "Dù sao anh ta cũng là giám đốc."

"Đúng thế, nhưng điều đó không cho anh ta quyền thuê riêng một căn hộ, vì thế, khi cuối cùng anh ta thôi việc, họ sẽ không thể dứt khỏi anh ta nếu không trả một khoản bồi thường lớn. Anh ta đã tính toán tất cả," Cô bắt đầu líu lưỡi.

"Làm thế nào cô biết được những điều này?"

"Chúng tôi đã có lúc yêu nhau," cô nói khá buồn bã.

Townsend nhanh chóng rót đầy ly cho cô. "Vậy tòa nhà đó ở đâu?"

"Tại sao ông quan tâm tới tòa nhà mới như thế?" Cô nói, lần đầu tiên tỏ ra nghi ngờ.

"Tôi muốn tới thăm cô khi tôi đến New York lần sau," ông đáp bình thản.

Angela đặt dao và dĩa xuống dĩa, đẩy ghế ra sau và nói. "Ông không có chút rượu mạnh nào à? Chỉ một chút thôi, để tôi đủ ấm trước khi đối mặt với trận bão tuyết trên đường về."

"Tôi chắc là có," Townsend nói. Ông ra chỗ tủ lạnh, chọn bốn loại rượu mạnh có nguồn gốc khác nhau và rót chúng vào một chiếc ly lớn.

"Ông sẽ uống cùng tôi chứ?" Cô hỏi.

"Không, cảm ơn. Tôi còn chưa uống xong," ông nói, giơ ]y rượu đầu tiên lên, nó gần như còn nguyên. "Và điều quan trọng hơn, tôi không phải đối mặt với bão tuyết. Hãy nói cho tôi biết, làm thế nào cô trở thành giám đốc thường trực."

"Sau khi trong vòng 4 năm có năm giám đốc thường trực xin từ chức, tôi nghĩ tôi là người duy nhất đã nộp đơn".

"Tôi ngạc nhiên không hiểu anh ta cần một giám đốc thường trực làm gì cho rắc rối."

"Anh ta phải làm vậy." Cô nhấp một ngụm rượu mạnh. "Điều đó có trong quy chế."

"Nhưng hẳn cô phải có đủ tiêu chuẩn để được nhận chức vụ này,” ông nói, nhanh chóng thay đổi đề tài.

"Tôi đã học về lịch sử nghệ thuật tại trường Đại học Yale, và đã bảo vệ luận án tiến sĩ về thời kỳ Phục hưng 1527-1590 ở Viện Hàn lâm Venice."

"Sau Caravaggio, Luini và Michelagelo, đó hẳn phải là sự xuống cấp lớn," Townsend nói.

"Thậm chí tôi không hề quan niệm như vậy, nhưng tôi đã là giám đốc thường trực trong gần hai năm mà không được phép tổ chức một cuộc triển lãm. Chỉ cần ông ấy cho một cơ hội, tôi có thể tổ chức một cuộc triển lãm khiến quỹ phải tự hào, với chi phí chỉ bằng một phần mười chi phí của cuộc triển lãm này." Cô nhấp một ngụm rượu mạnh nữa.

"Nếu cô quả quyết như vậy, tôi ngạc nhiên thấy cô vẫn quanh quẩn ở đó," Townsend nói.

"Tôi sẽ không làm thế lâu nữa," cô nói. "Nếu tôi không thể thuyết phục được Armstrong thay đổi chính sách về phòng trưng bày, tôi sẽ từ chức. Nhưng vì hình như Lloyd đang xỏ mũi ông ta mà dắt đi, nên tôi không tin tôi sẽ còn lảng vảng ở đó khi họ mở cửa triển lãm sau." Cô ngừng lời và nhấp một ngụm rượu. "Thậm chí tôi còn chưa kể với mẹ tôi điều này," cô thú nhận. "Nhưng đôi khi kể cho một người xa lạ lại dễ dàng hơn." Cô lại uống một ngụm. "Ông không ở trong giới nghệ thuật, phải không?"

"Không, như tôi đã nói, tôi làm trong ngành vận tải và mỏ than."

"Vậy thực sự ông-đang-làm-gì? Lái xe hay khai mỏ?" Cô nhìn ông chằm chằm, uống cạn ly rượu và cố nói lại. "Ý tôi là..."

"Sao?" Townsend nói.

"Bắt đầu bằng... ông chở cái gì, và đi đâu?" Cô nâng ly lên, dừng lại một lát, sau đó từ từ trượt khỏi ghế nhào xuống thảm, lẩm bẩm điều gì đó về những nhiên liệu hóa thạch ở La Mã thời Phục hưng. Trong mấy giây cô nằm cuộn tròn trên sàn, giống hệt một con mèo đang mãn nguyện. Townsend nhẹ nhàng nâng cô dậy và bế cô vào phòng ngủ. Ông lật chăn lên, đặt cô xuống giường và đắp cho cô một chiếc chăn mỏng, ông khâm phục ngắm nhìn cô một lát trước khi tạm biệt; có lẽ cô không nặng quá 50 cân.

Ông nhẹ nhàng đóng cửa buồng ngủ và quay lại phòng khách, lục tìm cuốn quy chế của New York Stars. Khi tìm thấy cuốn sách mỏng bìa đỏ nhét tít dưới đáy cặp, ông ngồi xuống ghế bành và bắt đầu chậm rãi đọc qua các điều lệ của công ty. Đọc được đến trang 47 thì ông gục xuống ngủ.

oOo

Armstrong không sao nghĩ ra được một lý do hợp lý để xin lỗi Summers khi anh ta đề nghị sau buổi triển lãm họ nên ăn tối cùng nhau. Ông yên tâm phần nào khi thấy luật sư của mình vẫn chưa về nhà. "Anh sẽ đi với chúng tôi nhé, Russell?" Ông quát viên luật sư khiến nó có vẻ như một mệnh lệnh hơn là một lời mời.

Armstrong đã nói riêng với Russell những ý nghĩ của mình về cuộc triển lãm mà ông cố giấu với Summers. Ông đã định trốn khỏi cuộc tụ họp từ lúc Summers thông báo anh ta đã tìm được một địa điểm hoàn hảo để chuyển quỹ đến. Nhưng Russell cảnh báo ông rằng Summers là người thiếu kiên nhẫn, và thậm chí đã bắt đầu dọa, "Đừng quên là tôi vẫn còn giải pháp thay thế."

Armstrong phải thừa nhận tiệm ăn Summers chọn là khá đặc biệt, nhưng một tháng qua ông đã trở nên quen thuộc với nhiều loại khẩu vị vô lý của con người. Sau khi món chính đã được dọn đi; Summers nhắc lại tầm quan trọng của việc ký hợp đồng thuê tòa nhà mới càng sớm càng tốt, hoặc là quỹ sẽ không có trụ sở. "Tôi đã nói rõ trong ngày đầu tiên chúng ta gặp nhau, Dick, rằng điều kiện của tôi trong việc thế chấp số cổ phiếu của tơrơt cho ông là để đổi lấy việc ông sẽ mua khu trưng bày mới cho quỹ."

"Tôi vẫn nhớ và vẫn có ý định làm như thế," Armstrong khẳng định.

"Và trước Đại hội toàn thể thường niên." Hai người đàn ông nhìn nhau chằm chằm. "Tôi cho rằng ông nên thảo hợp đồng thuê ngay đi, vì đến thứ Hai nó phải sẵn sàng để ký." Summers nâng ly rượu mạnh và uống cạn. "Vì tôi biết một vài người nữa rất vui mừng được ký nó nếu ông từ chối."

"Tôi sẽ thảo hợp đồng ngay," Armstrong nói.

"Tốt. Vậy sáng mai tôi sẽ giới thiệu với ông tòa nhà mới."

"Sáng mai?" Armstrong nói. "Tôi sợ là mình chưa thể sẵn sàng."

"Vậy chúng ta hẹn nhau lúc 9 giờ được không?" Summers nói khi hầu bàn đặt cà phê trước mặt anh ta.

Armstrong uống ngụm cà phê. "9 giờ sẽ thích hợp," cuối cùng ông nói trước khi gọi thanh toán. Ông đã làm giảm một sự phung phí khác của Summers, quẳng khăn ăn lại bàn và đứng lên. Viên giám đốc quỹ đi theo vả im lặng tiễn ông đến chỗ chiếc Limousine đang đợi.

"Tôi sẽ gặp ông vào lúc 9 giờ sáng mai," Sumrmers nói khi Armstrong ngồi vào sau xe.

"Hầu như chắc chắn ông sẽ gặp." Armstrong lẩm bẩm, không nhìn lại đằng sau.

Trên đường tới Pierre, Armstrong bảo Russell rằng ông muốn được trả lời 3 câu hỏi. Viên luật sư rút từ ví ra cuốn sổ nhỏ bìa da.

"Thứ nhất, ai đang kiểm soát quỹ? Thứ hai, lợi nhuận của Star bị tiêu đi mỗi năm là bao nhiêu? Và thứ ba, anh ta có giấu giếm nghĩa vụ pháp lý nào liên quan đến tôi khi chi 3 triệu đô la cho toà nhà mới này không?"

Russell ghi nguyệch ngoạc vào cuốn sổ nhỏ.

"Và tôi muốn có câu trả lời vào sáng mai."

Chiếc Limousine đỗ lại bên ngoài khách sạn, ông gật đầu chúc Russell ngủ ngon, sau đó ra khỏi xe và đi bách bộ quanh khối nhà. Anh lấy một tờ New York Stars ở góc của phố 61 và Madison, mỉm cười khi thấy bức ảnh lớn của mình đăng trang trọng trên trang nhất, bên dưới là tiêu đề "Chủ tịch". Điều khiến ông không hài lòng là ảnh của Townsend cũng được đăng trên cùng trang đó - mặc dù nhỏ hơn đáng kể và ở dưới chỗ gấp. Dòng chú thích ghi: "20 triệu đô la lợi nhuận?"

Armstrong cắp tờ báo trong tay. Khi tới khách sạn, ông bước vào chiếc thang máy đang đợi sẵn và nói với người gác, “Ai thèm để ý đến 20 triệu đô la, một khi anh có thể là ông chủ của Stars?"

"Ngài nói gì kia, thưa ngài?" Người gác bối rối hỏi.

"Anh muốn cái gì hơn," Armstrong hỏi, "tờ New York Stars hay 20 triệu đô la?"

Ngưòi hầu nhìn lên người đàn ông to lớn có vẻ hoàn toàn tỉnh táo, và nói đầy hy vọng, "20 triệu đô la, thưa ngài."

oOo

Sáng hôm sau khi thức giấc, Townsend thấy cổ đau cứng. Ông đứng dậy và vươn vai. Sau đó, ông thấy cuốn điều lệ của New York Stars nằm dưới chân và nhớ ra. Ông bước ngang qua phòng và thận trọng mở cửa phòng ngủ. Angela vẫn ngủ say. Ông nhẹ nhàng đóng cửa lại, gọi điện xuống phòng phục vụ, gọi bữa sáng với năm tờ báo, và yêu cầu dọn dẹp bàn ăn tối qua.

Khi cánh cửa phòng ngủ mở ra lần thứ hai, Angela rón rén bước ra ngoài, thấy Townsend đang đọc tờ Wall Street Journal và nhấm nháp cà phê. Cô hỏi ông đúng câu cô đã hỏi khi hai người gặp nhau ở phòng trưng bày. "Ông là ai?" Ông trả lời cô cũng câu trả lời giống thế. Cô mỉm cười.

"Tôi có thể mời cô dùng bữa sáng được không?"

"Không, cảm ơn, nhưng ông có thể rót cho tôi một tách cà phê đen lớn. Tôi sẽ đi ngay bây giờ." Cánh cửa phòng ngủ đóng lại và mãi hai mươi phút sau mới mở ra. Khi Angela ngồi xuống chiếc ghế đối diện Townsend, trông cô rất căng thẳng. Ông rót cà phê cho cô, nhưng cô không muốn trò chuyện cho đến khi uống xong vài ngụm lớn.

"Tối qua tôi có làm điều gì ngu ngốc không?" cuối cùng cô hỏi.

"Không, cô chẳng làm gì cả," Townsend mỉm cười nói.

"Đó chỉ là vì tôi chưa bao giờ...."

"Không có gì đáng lo đâu," ông đảm bảo với cô. "Cô ngủ thiếp đi và tôi đưa cô vào giường." Ông ngừng lời, "Nguyên cả quần áo."

"Thật là một sự an ủi." Cô xem đồng hồ. "Chúa ơi, bây giờ thực đã từng này giờ rồi à, hay tôi quăng quách cái đồng hồ này đi?"

"Bây giờ là 8 giờ 20," Townsend nói.

"Tôi phải gọi taxi ngay bây giờ. Tôi có cuộc họp với chủ tịch mới ở SoHo lúc 9 giờ, và tôi phải gây được ấn tượng tốt. Nếu ông ấy từ chối mua toà nhà mới, đó có thể là cơ hội cho tôi."

"Đừng bận tâm về chuyện taxi," Townsend nói. "Lái xe của tôi sẽ đưa cô tới bất cứ nơi nào cô muốn. Cô sẽ thấy anh ta đỗ ngoài cửa, trong chiếc BMW màu trắng.

"Cảm ơn," cô nói. "Ông thật là hào phóng quá."

Cô nhanh chóng uống cạn tách cà phê. "Bữa tối qua thật ngon, và ông rất chu đáo," cô nói khi đứng dậy. "Nhưng tôi phải đến đó trước ông Armstrong, tôi thật sự phải đi bây giờ."

"Tất nhiên." Townsend đứng lên và giúp cô mặc áo khoác.

Khi ra tới cửa cô quay lại và nhìn ông lần nữa. "Nếu tôi không làm gì ngu ngốc tối hôm qua, liệu tôi có nói ra điều gì bí mật không?"

"Không, tôi không nghĩ vậy. Cô chỉ tán gẫu về công việc của cô ở quỹ," ông nói khi mở cửa cho cô.

"Thật dễ chịu khi nghe ông nói. Tôi hy vọng chúng ta còn gặp lại."

"Tôi có cảm giác chúng ta sẽ gặp lại," Townsend nói.

Cô ngả người về phía trước và hôn vào má ông. "Rút cục," cô nói, "ông vẫn chưa cho tôi biết tên của ông."

"Keith Townsend."

"Ô, quái quỷ," cô nói khi cánh cửa đóng lại sau lưng.

Khi Armstrong đến bên ngoài nhà 147 Lower Broadway vào buổi sáng, ông thấy Lloyd Summers đang đứng đợi bên cạnh một phụ nữ người hơi gầy, có vẻ trí thức, trông mệt mỏi hoặc đơn giản chỉ là buồn chán.

"Chào ông Armstrong," Summers nói khi ông bước xuống xe.

"Chào ông," ông đáp, cố rặn ra một nụ cười khi bắt tay viên giám đốc.

"Đây là Angela Humphries, giám đốc thường trực của tôi," anh ta giải thích. "Có lẽ ông đã gặp cô ấy ở buổi khai mạc tối qua."

Armstrong có thể hình dung lại khuôn mặt cô, nhưng không nhớ nổi là đã gặp cô. Ông gật đầu cộc lốc.

"Angela là chuyên gia về thời kỳ Phục hưng," Summers vừa nói vừa mở cửa và đứng né sang bên.

"Thật thú vị," Armstrong nói, giọng chẳng có gì thích thú.

"Hãy để tôi bắt đầu bằng việc đưa ông đi xem một vòng," viên giám đốc nói khi họ bước vào căn phòng trống lớn ở tầng trệt. Armstrong thò tay vào túi bấm đồng hồ.

"Những bức tường để treo tranh rất tuyệt," viên giám đốc tán tụng.

Armstrong cố tỏ ra say mê với một toà nhà mà ông hoàn toàn không định mua. Nhưng ông biết rằng mình không thể liều lĩnh chừng nào chưa được chính thức công nhận là chủ tịch New York Stars vào ngày thứ Hai, và điều này sẽ không thể có nếu thiếu 5% của Summers. Bằng cách này hay khác ông ngắt quãng bài độc thoại dạt dào tình cảm của viên giám đốc bằng những câu "Tuyệt vời," "Lý tưởng," "Hoàn hảo", "Tôi hoàn toàn nhất trí," và thậm chí là "Ông thật thông minh khi đã tìm được nơi này," mỗi khi họ bước vào một căn phòng mới.

Khi Summers đã nắm lấy tay ông và bắt đầu dẫn ông trở xuống tầng trệt, Armstrong chỉ vào chiếc cầu thang đưa tới một tầng khác. "Nó dẫn đến đâu?” Ông nghi hoặc hỏi.

"Nó chỉ là gác mái thôi mà," Summers thô bạo nói. "Nó để chứa đồ, và chỉ thế thôi." Angela không nói gì và cố nhớ xem liệu cô có nói cho Townsend biết về căn phòng trên tầng thượng không.

Khi họ xuống tới tầng trệt, Armstrong dường như đã hết kiên nhẫn. Đứng trên vỉa hè, Summers nói. "Bây giờ ông hẳn đã hiểu tại sao tôi coi đây là nơi lý tuởng để quỹ tiếp tục hoạt động của nó trong thập kỷ mới."

"Tôi hoàn toàn đồng ý với ông," Armstrong nói. "Hoàn toàn lý tưởng." Ông mỉm cười nhẹ nhõm khi thấy người đang đợi mình trên ghế sau chiếc Limousine. "Ngay khi về tới văn phòng tôi sẽ thảo mọi giấy tờ cần thiết."

"Tôi sẽ ở phòng trưng bày hết ngày hôm nay," Summers nói.

"Vậy tối nay tôi sẽ gửi cho ông các văn kiện để ký."

"Bất kỳ lúc nào trong ngày hôm nay," Summers nói và giơ tay ra.

Armstrong bắt tay viên giám đốc và lên xe, không buồn chào Angela. Ông thấy Russell, với tập giấy màu vàng để sẵn trên đùi, tay cầm bút. "Ông đã có mọi câu trả lời rồi chứ?" Ông hỏi, thậm chí trước khi tài xế kịp vặn khóa điện. Ông vẫy Summers khi xe lăn bánh.

"Tôi đã có," Russell đáp, nhìn xuống tập giấy. "Thứ nhất, quỹ hiện do bà Summers làm chủ tịch, 6 năm trước bà ta đã chỉ định con trai làm giám đốc." Armstrong gật đầu. "Thứ hai, năm ngoái họ đã tiêu ít nhất là một triệu đô la lợi nhuận của Star."

Armstrong nắm chặt tay. "Họ làm điều đó thế quái nào vậy?"

"Ồ, bắt đầu là Summers được trả lương 150.000 đô la một năm. Nhưng còn đáng chú ý hơn nhiều," Russell vừa nói vừa nhìn vào sổ, "bằng cách này hay cách khác anh ta đã tiêu 240 000 đô la chi phí mỗi năm trong 4 năm qua."

Armstrong cảm thấy tim đập nhanh hơn. "Làm thế nào anh ta thu lại được khoản tiền ấy?" Ông hỏi khi họ vượt qua chiếc BMW trắng mà anh có thể thề rằng trước đây đã nhìn thấy ở đâu đó. Ông ngoái lại và nhìn nó chằm chằm.

"Tôi đoán bà mẹ anh ta không hay thắc mắc".

"Cái gì?"

"Tôi đoán mẹ anh ta không hay thắc mắc," Russell nhắc lại.

"Nhưng còn Hội đồng Quản trị? Chắc chắn họ phải cảnh giác chứ. Chưa nói đến các cổ đông."

"Tại Đại hội thường niên năm ngoái đã có một số người nêu vấn đề," Russell xem sổ, "nhưng chủ tịch đảm bảo với họ - và tôi đọc nguyên văn - rằng "các độc giả của Star hoàn toàn tán thành việc tờ báo có liên quan tới sự tiến bộ của văn hóa ở thành phố lớn của chúng ta."

"Sự tiến bộ của cái gì?" Armstrong hỏi.

"Văn hóa". Russell đáp.

"Còn về tòa nhà?"

"Ban giám đốc tương lai không phải chịu bất kỳ một nghĩa vụ gì khi mua toà nhà khác, một khi hạn thuê tòa nhà cũ đã hết.”

Lần đầu tiên trong buổi sáng hôm ấy Armstrong mỉm cười.

"Mặc dù, tôi vẫn phải báo trước với ông," Russell nói, "tôi cho là phải thuyết phục Summers rằng ông đã mua tòa nhà đó trước Đại hội thường niên diễn ra vào ngày thứ hai. Nếu không, với cương vị chủ tịch tập đoàn, anh ta vẫn có thể chuyển đi 5% của mình vào thời điểm cuối cùng."

"Vậy hãy gửi cho anh ta hai bản hợp đồng thuê nhà đã sẵn sàng để ký. Việc đó sẽ giữ cho anh ta im lặng đến sáng thứ hai."

Trông Russell có vẻ không tin lắm.

Khi chiếc BMW quay lại khách sạn Carlyle, Townsend đã đợi sẵn ngoài vỉa hè. Ông ngồi vào cạnh người lái xe và hỏi, "Anh đã để cô gái ấy xuống chỗ nào?"

"SoHo, Lower Broadway," người lái xe đáp.

"Vậy đó chính là nơi tôi muốn tới," Townsend nói. Khi chiếc xe đã hòa vào dòng xe cộ trên Đại lộ 15, người lái xe vẫn không hiểu ngài Townsend thấy gì ở cô gái. Phải có một khía cạnh nào đó mà anh ta không tính tới. Có lẽ cô ta là người thừa kế.

Khi chiếc BMW rẽ vào đường Lower Broadway, Townsend không thể không trông thấỵ chiếc Limousine đậu bên ngoài một tòa nhà với tấm biển "Cho thuê" trên cửa sổ mặt tiền. "Hãy đỗ bên này đường, cách tòa nhà anh đã cho cô gái xuống sáng nay khoảng 50 yard," ông nói.

Xe dừng lại, Townsend liếc nhìn qua vai anh ta và hỏi, "Anh có thể đọc được số điện thoại ghi trên những tấm biển kia không?"

"Có hai tấm biển, thưa ngài, mỗi cái ghi một số khác nhau."

"Tôi cần cả hai," Townsend nói. Người lái xe đọc từng số và Townsend ghi chúng lên mặt sau một tờ 5 đô la. Sau đó anh nhấc điện thoại trong xe và quay số thứ nhất.

Khi đầu dây kia có tiếng trả lời, "Chào ngài, đây là Công ty Wood, Knight & Levy. Tôi có thể giúp gì cho ngài?" Townsend nói anh quan tâm tới các chi tiết về tòa nhà 147 Lower Broadway.

"Tôi sẽ nối máy cho ông tới văn phòng," anh ta nói. Tiếp theo một giọng thứ hai hỏi, "Tôi có thể giúp gì cho ngài?" Townsend nhắc lại câu hỏi, và máy được chuyển tới một người khác.

"Số 147 Broadway? À, vâng, tôi e rằng có người sắp mua bất động sản đó, thưa ngài. Chúng tôi đã được lệnh thảo hợp đồng thuê, với dự kiến hoàn thành vào ngày thứ Hai. Tuy nhiên, chúng tôi có những tòa nhà khác ở khu vực đó."

Tovvnsend ấn nút "Chấm dứt" mà không nói thêm lời nào. Chỉ ở New York mới không có người ngạc nhiên về lối cư xử thô lỗ như vậy. Ông lập tức quay số thứ hai. Trong khi đợi nối máy với nguời có thẩm quyền, ông bị xao lãng bởi một chiếc taxi đỗ xịch bên ngoài tòa nhà, một người đàn ông trung niên cao lớn ăn mặc lịch sự bước xuống xe và đi đến chỗ chiếc Limousine. Ông ta nói vài câu gì đó với người lái xe, và sau đó lên ngồi ở ghế sau xe cùng lúc với giọng nói vang lên trong ống nghe.

"Ông sẽ phải hành động khẩn trương nếu ông quan tâm tới ngôi nhà số 147," người nhân viên nói. "Vì tôi biết một công ty khác có liên quan đến bất động sản này, đã có một đối tác đáng quan tâm thiết tha muốn mua, và đó không phải là chuyện đùa. Trên thực tế hiện giờ họ đang xem xét tòa nhà, vì vậy tôi không thể đưa ông đi xem nó trước 10 giờ."

"10 giờ là tiện cho tôi," Townsend nói. "Vậy tôi sẽ gặp ông bên ngoài tòa nhà." Ông ấn nút "Chấm dứt".

Townsend chỉ phải đợi ít phút đã thấy Armstrong, Summers và Angela bước ra vỉa hè. Chỉ sau vài câu trao đổi và cái bắt tay vội vã, Armstrong trèo lên chiếc Limousine. Có vẻ ông ta không hề ngạc nhiên khi thấy có người đang ngồi đó đợi mình. Khi chiếc xe lăn bánh, Summers hân hoan vẫy mãi cho đến khi nó đi khuất.

Angela đứng sau anh ta một bước, có vẻ buồn chán. Townsend cúi người khi chiếc Limousine vượt qua và khi ngoái lại sau, ông thấv Summers gọi một chiếc taxi vàng. Anh ta và Angela bước vào đó, và Townsend nhìn họ đi khuất theo hướng ngược với hướng của chiếc Limousine.

Khi chiếc taxi đã rẽ vào góc phố, Townsend ra khỏi xe và băng qua đường để xem xét tòa nhà từ bên ngoài. Lát sau ông đi xuôi theo vỉa hè một chút và phát hiện ra cách đó vài nhà có một tòa nhà giống thế đang muốn bán. Ông ghi số nhà vào mặt sau tờ 5 đô la. Sau đó ông quay lại xe. Thêm một cú điện thoại nữa, ông biết được giá của nhà số 171 là 2,5 triệu đô la. Summers không chỉ có một căn hộ xây thêm, mà còn có một lợi nhuận đáng kể.

Người lái xe gõ nhẹ lên cửa sổ trong và chỉ về phía nhà 147. Townsend ngửng lên và thấy một người đàn ông còn trẻ đang sải từng bước dài. Ông đặt ống nghe xuống và chạy sang gặp anh ta.

Sau khi xem một lượt cả 5 tầng, Townsend đồng ý với Angela rằng, với giá 3 triệu đô la, quả là hoàn hảo - nhưng không phải chỉ đối với một người. Khi ra đến vỉa hè ông hỏi người nhân viên, "Ông cần số tiền đặt cọc tối thiểu cho ngôi nhà này là bao nhiêu?"

"10%, không hoàn lại," anh ta đáp.

"Với thời hạn hoàn thành như thường lệ là 30 ngày?"

"Vâng, thưa ngài," người nhân viên nói.

"Tốt. Vậy tại sao anh không thảo nó ngay lập tức," Townsend nói và đưa cho anh ta tấm các của mình. "Hãy gửi nó đến khách sạn Carlyle cho tôi."

"Vâng, thưa ngài," người nhân viên nhắc lại. "Tôi đảm bảo sẽ gửi nó tới ông trước tối nay."

Cuối cùng Townsend rút từ ví ra tờ 100 đô la và giơ lên tới mức người đàn ông trẻ có thể trông thấy trên đó là hình của vị Tổng thống nào. "Và tôi muốn người nhân viên khác đang cố bán bất động sản này biết rằng tôi sẽ là người đặt khoản tiền cọc đầu tiên trong sáng thứ hai."

Người đàn ông trẻ nhét tờ 100 đô la vào túi và gật đầu.

Ngay khi về tới phòng khách sạn, Townsend gọi điện tới văn phòng Tom. "Anh đã có kế hoạch gì cho kỳ nghỉ cuối tuần chưa?" Ông hỏi luật sư của mình.

"Phần lớn là chơi gôn, và làm vườn một chút," Tom nói. "Và tôi cũng hy vọng được xem đứa con út của tôi chơi cho đội bóng trường trung học của nó. Nhưng theo cái cách ông nêu câu hỏi này, Keith, tôi có cảm giác sẽ không được đón tàu trở về Greenwich."

"Anh nói đúng, Tom. Chúng ta có nhiều việc phải làm trước sáng thứ Hai nếu tôi muốn trở thành chủ bút mới của tờ New York Stars."

"Tôi sẽ bắt đầu từ đâu?"

"Từ một hợp đồng thuê nhà cần kiểm tra lại trước khi tôi ký nó. Sau đó tôi muốn anh giao dịch chặt chẽ với một người có thể làm cho việc đó trở thành khả thi."

Khi đặt điện thoại xuống, ông ngả người ra sau ghế và nhìn chằm chằm vào quyển sách bìa đỏ đã làm mình mất ngủ tối qua. Lát sau, ông nhặt nó lên, giở ngay trang 47.

Lần đầu tiên trong đời ông biết ơn sự giáo dục của trường Đại học Oxford.

(1) Iđít = Tiếng Đức cổ của người Do thái ở Đông và Trung Âu
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 33


Báo

NEW YORK TIMES

Ngày 11 tháng Mười, 1986

CHIẾN TRANH GIỮA CÁC VÌ SAO

Armstrong ký vào hợp đồng thuê, sau đó đưa bút cho Russell ký vào chỗ người làm chứng. Lloyd Summers không kìm được cái cười vui sướng khi tới tháp Trump sáng hôm đó, và anh ta suýt nhảy bật khỏi ghế khi Russell ký tên thêm vào hợp đồng thuê nhà 147 Lower Broadway. Anh ta đưa tay cho Armstrong và nói, "Cảm ơn, ngài chủ tịch, tôi chỉ có thể nói rằng tôi rất mong muốn được làm việc với ngài."

"Và tôi cũng vậy," Armstrong nói rồi bắt tay anh ta.

Summers cúi thấp đầu chào Armstrong, sau đó cúi chào Russell cao hơn một chút. Anh ta nhặt bản hợp đồng thuê và khoản tiền 300 000 đô la trước khi rời khỏi phòng. Khi ra tới cửa, anh ta ngoái lại và nói, "Ông sẽ không bao giờ phải ân hận vì điều này."

"Tôi sợ là ông có thể, Dick." Russell nói khi cửa đã đóng lại. "Điều gì đã khiến ông thay đổi ý định?"

"Tôi không có nhiều sự lựa chọn khi tôi khám phá ra Townsend đang âm mưu điều gì."

"Vậy là 3 triệu đô la đã đổ xuống sông," viên luật sư hỏi.

"Ba trăm nghìn đô la," Armstrong nói.

"Tôi không hiểu."

"Có lẽ tôi đã trả tiền đặt cọc, nhưng tôi hoàn toàn không định mua cái tòa nhà chết tiệt ấy."

"Nhưng anh ta sẽ kiện ông nếu ông không hoàn thành trong thời hạn 30 ngày."

"Tôi nghi ngờ điều đó," Armstrong nói.

"Cái gì khiến ông dám chắc như vậy?"

"Vì trong một vài tuần nữa ông sẽ gọi điện cho luật sư của anh ta và bảo hắn rằng tôi đã khó chịu thế nào khi biết được thân chủ của hắn đã ký riêng một hợp đồng thuê một căn hộ tầng mái phía trên phòng trưng bày, đã được mô tả cho tôi như một gác mái."

"Điều đó hầu như là sẽ không thể chứng minh được.”

Armstrong lấy từ túi ra chiếc cát xét nhỏ và đưa nó cho Russell. "Điều đó dễ hơn là anh nghĩ".

"Nhưng điều này có thể không được thừa nhận.” Russell vừa nói vừa cầm chiếc cát xét.

"Vậy có lẽ ông phải hỏi cái gì đã xảy ra với 600.000 đô la mà các nhân viên nhà đất trả qua Summers, và trên giá gốc."

"Đơn giản là anh ta sẽ phủ nhận điều đó. Nhất là khi ông không hoàn thành hợp đồng."

Armstrong ngừng một lát. "Được, luôn luôn có phương sách cuối cùng.” Ông mở một ngăn kéo bàn và rút ra một bản thảo trang nhất tờ Star. Tiêu đề ghi: "Lloyd Summers bị buộc tội lừa gạt."

"Anh ta sẽ lại kiện."

"Anh ta sẽ không làm thế sau khi đọc trang báo bên trong."

"Nhưng cho đến khi phiên tòa được mở thì chuyện này đã thành chuyện cổ tích."

"Sẽ không như thế chừng nào tôi là chủ bút của Star."

oOo

"Công việc diễn ra trong bao lâu?" Townsend hỏi.

"Theo tôi đoán là khoảng 20 phút." Tom đáp.

"Và anh đã ký với bao nhiêu người?"

"Khoảng hơn 200."

"Thế là đủ chứ?"

"Đó là tất cả những gì tôi xoay xở được với một thông báo ngắn như vậy, vì thế hãy hy vọng là đủ."

"Họ biết phải làm gì chứ?"

"Chắc là biết. Tối qua tôi đã nhắc họ nhiều lần. Nhưng tôi vẫn muốn ông gặp họ trước khi cuộc mít tinh bắt đầu."

"Còn người chủ trò? Cô ta cũng được nhắc lại chứ?" Townsend hỏi.

"Cô ấy không cần," Tom nói. "Đến lúc nào đó cô ấy sẽ được thay vai.”

"Cô ta đồng ý với thời hạn của tôi chứ?"

"Thậm chí không mặc cả"

"Còn về hợp đồng thuê? Không ai ngạc nhiên chứ?"

"Không, nó đúng như cô ấy nói."

Townsend đứng dậy, bước ra cửa sổ và nhìn sang công viên Trung tâm. "Anh sẽ đưa kiến nghị à?"

"Không, tôi đã đề nghị Andrew Fraser làm điều đó. Tôi sẽ liên lạc chặt chẽ với ông."

"Tại sao anh lại chọn Fraser?"

"Ông ta là một hội viên cao cấp, điều đó sẽ khiến chủ tịch nhận thức được chúng ta nặng ký thế nào."

Townsend quay lại và đối diện với viên luật sư. "Vậy còn điều gì có thể sai lầm?"

oOo

Khi Armstrong được một hội viên cao cấp tiễn ra khỏi văn phòng Keting, Gould & Critchley, ông chạm trán với một đội quân quay phim, chụp ảnh, tất cả đều hy vọng ông sẽ trả lời câu hỏi của mình.

"Ngài định tiến hành những cải cách gì, thưa ngài Armstrong, khi ngài trở thành chủ tịch của Star?"

"Tại sao lại thay đổi một thể chế lớn?" Ông trả lời. "Dù sao đi nữa," ông nói thêm khi xuôi theo hành lang dài và bước ra ngoài lối đi. "Tôi không thuộc loại chủ bút hay can thiệp vào công việc hằng ngày của một tờ báo. Hãy hỏi bất kỳ Tổng biên tập nào của tôi. Họ sẽ nói với các bạn."

Một hai nhà báo đang đuổi theo sau ông đã làm như vậy, còn Armstrong thì đã tới được khu vực khá an toàn của chiếc Limousine trước khi họ có thể tiếp tục nêu ra thêm bất kỳ câu hỏi nào.

"Bọn bồi bút chết tiệt," ông nói khi chiếc xe đi về hướng khách sạn Plaza, nơi Hội nghị toàn thể thường niên của các cổ đông Star đang được tổ chức. "Thậm chí anh không thể kiểm soát được những gì mà anh là chủ."

Russell không nói gì. Khi họ đi đến Đại lộ 5, Armstrong bắt đầu cứ ít phút lại nhìn đồng hồ. Hình như cứ đến ngã tư là đèn lại chuyển sang màu đỏ. Hoặc giả họ chỉ để ý đến nó khi vội vã? Khi đèn chuyển sang xanh, ông sờ tay lên túi ngực để kiểm tra bài diễn văn nhậm chức có còn ở đó. Đã một lần ông đọc thấy rằng Marearet Thatcher không bao giờ cho phép một phụ tá nào được mang những bài diễn văn của bà, vì bà đã một lần thất kinh khi bước lên diễn đàn mà không có sẵn bài phát biểu. Lần đầu tiên ông thấu hiểu sự lo lắng của bà ta.

Cuộc nói chuyện căng thẳng giữa Armstrong và luật sư của ông đã ngừng lại từ trước đó, nay lại bắt đầu khi chiếc xe vượt qua Tòa nhà General Motor. Arsmtrong lấy trong túi ra miếng bông phấn lớn và vỗ nhẹ lên trán. Russell chăm chú nhìn ra ngoài cửa sổ.

"Vậy còn cái gì có thể sai sót?" Armstrong hỏi tới lần thứ 10.

"Không gì cả," Russell nhắc lại, khe khẽ gõ nhịp lên chiếc cặp da để trên gối. "Tôi có cổ phiếu và nắm tổng số 51% cổ phần, và chúng ta biết Townsend chỉ có 46%. Hãy yên chí."

Nhiều phóng viên, quay phim và chụp ảnh đã đợi sẵn trên những bậc thềm của Plaza khi chiếc Limousine tới đó. Russell liếc nhìn thân chủ của mình, người hình như luôn thích được chú ý, mặc dù lúc nào cũng cam đoan ngược lại. Khi Armstrong bước xuống khỏi xe, người quản lý của Plaza tiến tới chào đón ông như thể ông là Thống đốc bang New York. Ông ta dẫn hai người đàn ông vào khách sạn, vượt qua sảnh và hướng về phòng Lincoln. Armstrong không để ý thấy Keith Townsend và người cộng sự cấp cao của một hãng luật danh tiếng bước ra khỏi thang máy khi ông và người cộng sự của mình đi lướt qua.

Townsend đã tới Plaza từ một giờ trước. Không bị người quản lý chú ý, ông đã xem qua căn phòng, nơi cuộc họp sắp được tổ chức, và sau đó tìm đến phòng State, nơi Tom đã tập hợp một nhóm diễn viên thất nghiệp. Ông nói vắn tắt cho họ về vai mà họ sẽ đóng, và sự cần thiết tại sao họ phải ký nhiều đơn chuyển nhượng như vậy. Bốn mươi phút sau ông quay lại hành lang.

Townsend và Tom từ từ đi về phía phòng Lincoln, theo sát gót Armstrong. Rất dễ nhầm họ là hai nhân viên cấp thấp của ông ta.

"Điều gì sẽ xảy ra nếu cô ta không xuất hiện?" Townsend hỏi.

"Vậy thì nhiều người sẽ uổng phí nhiều thời gian và tiền bạc," Tom nói khi họ bước vào phòng Lincoln.

Townsend ngạc nhiên khi thấy căn phòng đã rất đông đúc; ông cứ ngỡ rằng 500 ghế mà ông thấy các nhân viên xếp ra sáng sớm hôm nay là nhiều quá mức cần thiết. Ông còn thấy có nhiều người đã phải đứng ở cuối phòng. Một chiếc dây đỏ ngăn những người không phải là cổ đông ngồi vào hai mươi hàng ghế gần diễn đàn nhất. Các công nhân in, đám chạy việc vặt của tờ báo và những kẻ hiếu kỳ được dồn vào phía đó.

Townsend và luật sư của ông chậm rãi bước xuống lối đi ở giữa, thỉnh thoảng ánh đèn flash lại nháy lên, tới khi họ đến chỗ dây đỏ, cả hai bị yêu cầu phải xuất trình bằng chứng họ là cổ đông của công ty. Một phụ nữ đưa tay dò theo bản danh sách dài mấy trang giấy. Cô đánh vào đó hai dấu, mỉm cười với họ và nâng sợi dây lên.

Điều đầu tiên Townsend để ý là số lượng phương tiện truyền thông tập trung vào Armstrong và những người cùng đi với ông ta, họ dường như chiếm trọn hai hàng ghế đầu. Tom là người nhận ra họ đầu tiên, ông chạm vào khuỷu tay Townsend. "Ở xa mé bên trái, quãng hàng thứ 10." Townsend nhìn về phía trái ông, và thấy rõ Lloyd Summers cùng người giám đốc thường trực của anh ta đang ngồi cạnh nhau.

Tom dẫn Townsend đi về phía bên kia của gian phòng ngồi vào hai ghế còn trống ở giữa. Khi Townsend căng thẳng nhìn quanh, Tom gật đầu về phía một người đàn ông khác đang đi xuôi theo lối đi ở giữa. Andrew Fraser, người cộng tác chính của Townsend, thả người xuống một chiếc ghế trống sau Armstrong vài hàng.

Townsend chuyển sự chú ý lên phía diễn đàn, nơi ông nhận ra một số giám đốc của Star mà ông đã gặp trong 6 tuần qua, ngồi dọc theo chiếc bàn dài phủ nhung xanh lá cây có ghi nổi bật những chữ cái màu đỏ THE NEW YORK STAR. Armstrong đã hứa với nhiều người trong số họ rằng họ sẽ vẫn ở trong Hội đồng Quản trị nếu ông ta trở thành chủ tịch. Chẳng một ai trong số họ tin lời hứa đó. Chiếc đồng hồ treo tường phía sau họ cho thấy chỉ 5 phút nữa là tới 12 giờ. Townsend đưa mắt nhìn qua vai và chú ý thấy rằng căn phòng đã chật kín người. Ông thì thầm với Tom, ông ta nhìn về phía sau, cau mày và nói. "Nếu nó là một khó khăn khi họ khai mạc, tôi sẽ kín đáo dàn xếp chuyện này."

Townsend quay lại phía diễn đàn và quan sát các thành viên của Hội đồng Quản trị bắt đầu sắp xếp chỗ ngồi sau chiếc bàn dài. Người cuối cùng ngồi xuống là vị chủ tịch, Cornelius J. Adams IV, như tấm biển in thanh nhã trước mặt ông thông báo. Khi ông đã ngồi xuống, các máy quay phim bèn chuyển sự chú ý của chúng từ hàng ghế khán giả đầu tiên sang diễn đàn. Tiếng ồn ào giảm đi. Lúc chiếc đồng hồ điểm chuông 12 giờ, vị chủ tịch gõ búa vài lần để lôi cuốn sự chú ý của mọi người.

"Xin chào các quý ông và quý bà," ông bắt đầu. "Tên tôi là Cornelius Adams, và tôi là chủ tịch Hội đồng Quản trị của New York Star." Ông ngừng lời. "Vâng, ít nhất là trong vài phút nữa." Ông nhìn về phía Armstrong. Một vài tiếng cười nổ ra cho bài diễn văn mà Townsend ngờ là được luyện tập tốt. "Đây,” ông tuyên bố, "là Đại hội toàn thể thường niên của tờ báo lớn nhất nước Mỹ." Lời tuyên bố này được đón chào bằng tràng vỗ tay nồng nhiệt của khu vực ghế ngồi phía trước, và bằng sự im lặng thờ ơ của hầu hết những người đứng sau chiếc dây đỏ.

"Mục đích chính của chúng ta ngày hôm nay," ông ta tiếp tục, "là chỉ định một vị chủ tịch mới, người sẽ có trách nhiệm lãnh đạo Star bước sang thế kỷ mới. Như tôi chắc là tất cả các ngài đều đã biết. Mức thầu lớn nhất đạt được trong năm nay thuộc về ngài Richard Armstrong, công ty truyền thông Armstrong, và gói thầu còn lại đạt được cùng ngày thuộc về ngài Keith Townsend, công ty Globe. Việc đầu tiên của tôi tại Đại hội này là hướng dẫn các ngài thông qua thủ tục để đảm bảo việc chuyển giao quyền lực diễn ra tốt đẹp.

"Tôi có thể xác nhận rằng cả hai bên có liên quan đều đã xuất trình cho tôi, thông qua các nhóm luật sư riêng rẽ, bằng chứng về quyền kiểm soát của họ đối với cổ phần của công ty. Các kiểm toán viên của chúng ta đã kiểm tra tỷ mỉ mọi quyền lợi của họ trong các khoản. Chúng cho thấy," ông nói và nhìn vào tập hồ sơ cầm từ bàn lên, "rằng ngài Richard Armstrong hiện làm chủ 51% cổ phần của công ty, trong khi ngài Keith Townsend kiểm soát 46%. Ba phần trăm cổ đông không cho biết họ ủng hộ ai.

"Là cổ đông lớn nhất, ngài Armstrong nắm quyền kiểm soát, vì vậy không còn lý do gì để tôi không chuyển giao cương vị chủ tịch cho ngài - trừ phi, như một nghi thức trong đám cưới, có ai đó chỉ ra một nguyên nhân hoặc một sự cản trở khiến tôi không được làm như vậy." Ông tươi cười với đám thính giả như một linh mục đang đứng trước mặt cô dâu chú rể, và im lặng một lát.

Một phụ nữ đột ngột đứng lên khỏi hàng ghế thứ ba. "Cả hai người đàn ông đặt mua tờ Star đều là người nước ngoài, cô nói. "Tôi phải nhờ cậy đến cái gì nếu không muốn bất cứ ai trong số họ trở thành chủ tịch?”

Đó là câu hỏi mà họ đã lường trước, và Adams đã có sẵn câu trả lời. "Không gì cả, thưa bà," vị chủ tịch đáp ngay lập tức. "Mặt khác bất kỳ nhóm cổ đông nào cũng có quyền lấy các giám đốc Mỹ từ các công ty của Anh và Úc trên khắp thế giới." Vị chủ tịch hài lòng vì đã đáp lại người phụ nữ một cách lịch sự và xác đáng.

Người nêu câu hỏi rõ ràng là không hài lòng. Bà ta quay lưng lại phía diễn đàn và hiên ngang bước ra khỏi phòng, theo sau là một máy quay phim của CNN và một phóng viên ảnh.

Tiếp theo là một số câu hỏi cùng kiểu, mà Russell đã nói trước với Armstrong. "chỉ đơn giản là các cổ đông muốn diễu võ dương oai," ông giải thích.

Cứ mỗi câu hỏi được trả lời, Townsend lại quay lại và lo lắng nhìn về phía cửa. Lúc nào cũng có nhiều người chặn ở đó. Tom có thể thấy thân chủ của mình trở nên căng thẳng đến mức nào, vì vậy ông rời chỗ và đi về phía cuối phòng, nói gì đó với người dẫn chỗ. Cho tới lúc vị chủ tịch hài lòng là đã trả lời xong mọi câu hỏi, mà nhiều câu được trả lời đến lần thứ hai, Tom quay sang anh. "Đừng lo, Keith," ông nói. "Tất cả vẫn nằm trong sự kiểm soát."

"Nhưng khi nào Andrew sẽ..."

"Hãy kiên nhẫn," Tom nói, khi vị chủ tịch tuyên bố. "Nếu không còn câu hỏi nào nữa, tôi sẽ vui mừng được mời ngài Richard..." Ông sẽ kết thúc câu nói của mình nếu Andrew Fraser không đứng lên khỏi chỗ ngồi phía sau Armstrong một vài hàng và ra hiệu là muốn phát biểu. Cornelius J. Adams cau mày, song cũng gật đầu cộc lốc khi nhận ra người muốn hỏi.

"Thưa ngài chủ tịch," Fraser bắt đầu khi một vài tiếng rì rầm phản đối lan khắp phòng.

"Vâng?" Adams nói, không thể che giấu được sự bực bội.

Townsend ngoái nhìn lại lối vào một lần nữa, và thấy một dòng người từ từ xuôi theo lối đi ở giữa tiến về phía chỗ ngồi của các cổ đông. Khi mỗi người trong số họ tới chiếc rào chắn bằng dây đỏ, người phụ nữ có trách nhiệm ở đó lại cản họ lại và kiểm tra tên từng người trong bản danh sách dài trước khi nhấc dây lên và để họ đi qua, ngồi vào những chỗ còn trống.

"Tôi mong ngài hãy chú ý," người cộng sự của Tom tiếp tục, "quy tắc 7B của điều lệ công ty." Tiếng tranh luận bắt đầu nổi lên khắp phòng. Một vài người ở phía bên này của chiếc dây hẳn đã từng đọc điều lệ của công ty, và chắc chắn chẳng ai trong số họ có chút khái niệm gì về cái mà quy tắc 7B đưa ra. Vị chủ tịch cúi xuống nghe viên thư ký nói thầm vào tai những điều mà anh ta vừa mới xem ở trang 47 của cuốn sách bìa da màu đỏ hiếm khi được giở ra. Đây là một câu hỏi mà anh ta đã không dự kiến trưóc, và cũng không chuẩn bị trước câu trả lời.

Townsend có thể nhìn thấy hoạt động hối hả ở hàng ghế đầu tiên, người đàn ông mà ông đã nhìn thấy lần đầu tiên khi ông ta lên phía sau chiếc xe Limousine ở ngoài tòa nhà 147 Lower Broadway đang cố gắng giải thích ý nghĩa của quy tắc 7B cho thân chủ của mình.

Andrew Fraser đợi cho sự xôn xao xung quanh dịu xuống trước khi tiếp tục, cho phép có thêm thời gian để dòng người đổ vào phòng chiếm lĩnh các chỗ ngồi phía sau chiếc dây đỏ. Vị chủ tịch thấy cần gõ búa vài lần trước khi căn phòng đủ trật tự để thông báo cho mọi người: "Quy tắc 7B cho phép mọi cổ đông tham dự Đại hội toàn thể thường niên - ông đọc thẳng từ cuốn sách nhỏ bìa đỏ "đề cử người cho các chức vụ thuộc bất kỳ văn phòng nào trực thuộc công ty". Đó có phải là quy tắc mà ngài nhắc đến không?" Ông hỏi và nhìn vào Andrew Fraser.

"Nó đấy," viên luật sư già quả quyết đáp lại. Viên thư ký công ty kéo mạnh tay áo của vị chủ tịch. Một lần nữa Adams lại cúi xuống nghe. Andrew Fraser vẫn ở nguyên chỗ. Lát sau, vị chủ tịch đứng thẳng lên và nhìn chằm chằm xuống Fraser. "Tất nhiên là ông biết rõ rằng ông không thể đề cử người thay thế cho cương vị chủ tịch mà không thông báo bằng văn bản trước ba mươi ngày. Quy tắc 7B, điều khoản phụ a," ông nói với một sự hài lòng nhất định.

"Tôi biết rõ điều đó, thưa ngài," Fraser vẫn đứng nguyên chỗ nói."Chức chủ tịch không phải là vị trí mà tôi muốn đề cử người vào."

Tiếng ồn ào nổ tung ra khắp phòng, Adams phải gõ búa vài lần trước khi Fraser có thể tiếp tục.

"Tôi muốn đề cử người vào cương vị giám đốc quỹ Summers."

Townsend chăm chú nhìn Lloyd Summers đang tái mặt đi. Anh ta nhìn Fraser chăm chăm và lau trán bằng chiếc khăn tay lụa đỏ.

"Nhưng chúng ta đã có một giám đốc tuyệt vời là ngài Summers," vị chủ tịch nói. "Hay ông đơn thuần chỉ muốn xác nhận vị trí của ông ấy? Về mặt này, tôi có thể đảm bảo với ông rằng ngài Armstrong dự định ..."

"Không, thưa ngài. Tôi đề nghị nên thay thế ngài Summers bằng cô Angela Humphries, Giám đốc thường trực đương nhiệm."

Vị chủ tịch gõ búa trong khi cố nghe xác nhận của người thư ký công ty xem liệu đề xuất này có hợp lệ không. Tom Spencer đứng lên và kiểm tra lại để đoan chắc rằng tất cả những nguời được anh tuyển mộ đã chiếm chỗ an toàn trước chiếc dây đỏ. Townsend có thể thấy tất cả mọi chỗ ngồi đều đã có người, và một số người đến muộn đã bằng lòng đứng ở bên cạnh hoặc ngồi trên các lối đi.

Sau khi được người thư ký công ty cho biết hành động này là hợp lệ, Adams cao giọng hỏi. "Có ai tán thành không?" Ông ta ngạc nhiên thấy có nhiều cánh tay giơ lên bèn chỉ hú họa vào một phụ nữ ở hàng 15. "Tên bà là gì, thưa bà?"

"Roscoe," bà ta nói.

Thư ký công ty giở qua một trang khác trong cuốn sách bìa đỏ rồi chuyển nó cho vị chủ tịch.

"Tôi có trách nhiệm phải báo cho bà biết rằng một cuộc bỏ phiếu kín sẽ được tiến hành theo quy tắc 7B, mọi cổ đông hiện có mặt đều được phép tham gia bỏ phiếu," ông ta đọc từ cuốn sách bìa đỏ. "Các lá phiếu sẽ được phân phát, theo như điều lệ, và các ngài có thể đánh dấu chữ thập vào ô trống chỉ rõ các ngài tán thành hay phản đối việc thay thế ông Lloyd Summers, chủ tịch Quỹ Summers bằng cô Angela Humphries." Ông ngừng lời và nhìn lên. "Tôi cho rằng nó được áp dụng trong hoàn cảnh này để các ngài biết dự định của Hội đồng Quản trị trong việc bầu một cương vị khi có người phản đối, vì chúng tôi tin rằng sự tín nhiệm sẽ được dành cho giám đốc đương nhiệm của quỹ, ngài Summers, và rằng ông ấy nên được phép tiếp tục giữ cương vị này." Summers căng thẳng nhìn về phía Adams, nhưng có vẻ yên tâm khi thấy các thành viên Hội đồng Quản trị gật đầu tán thành ngài chủ tịch.

Những người tham dự bắt đầu đi lên đi xuống, tay cầm lá phiếu. Armstrong đánh dấu chữ thập ở ô "Chống". Townsend đánh dấu vào ô "Thuận" và thả lá phiếu vào chiếc hộp sắt.

Khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, một số người trong phòng bắt đầu đứng dậy và vươn vai. Lloyd Summers vẫn im lặng ngồi thu lu trong ghế, thỉnh thoảng lau trán bằng chiếc khăn tay lụa đỏ. Angela Humphries không lần nào nhìn về phía anh ta.

Russell khuyên thân chủ của mình bình tĩnh và dành thời gian đọc qua bài diễn văn nhậm chức. Ông tin chắc rằng, sau sự chỉ dẫn rõ ràng của hội đồng quản trị, đề nghị đó sẽ thất bại nặng nề.

"Nhưng ông đã không nói lời nào với cô Humphries, đúng không?' Armstrong thì thầm.

"Tôi cho rằng trong hoàn cảnh này, nó sẽ là không khôn ngoan," Russell nói, "nhất là khi thấy cô ta đang ngồi gần ai."

Armstrong liếc về phía họ, và cau có. “Chắc chắn Townsend không thể...”

Trong khi việc kiểm phiếu diễn ra ở một nơi nào đó phía sau diễn đàn, người ta có thể thấy Lloyd Summers giận dữ cố hỏi giám đốc thường trực của mình một câu gì đó. Cô liếc nhìn anh ta và mỉm cười dịu dàng.

"Thưa các quý ông và quý bà," Cornelius Adams nói khi đứng lên khỏi chỗ ngồi. "Đề nghị các ngài quay lại chỗ ngồi, vì việc kiểm phiếu đã hoàn thành”.

Người thư ký công ty chuyển cho vị chủ tịch một tờ giấy gấp kín. Ông mở nó ra và, như một quan tòa mẫu mực, không biểu lộ một tình cảm gì khi tuyên án.

"Số phiếu ủng hộ đề nghị này là 317," ông tuyên bố bằng giọng oai vệ.

Townsend hít một hơi thở sâu. "Có đủ không?" ông hỏi Tom, cố tính số người ngồi trước vòng dây đỏ.

"Chúng ta sắp biết bây giờ," Tom nói khẽ.

"Số phiếu chống là 286. Do đó tôi tuyên bố việc đề cử được nhiều hơn 31 phiếu." Ông ngừng lời. "Và cô Angela Humphries là Giám đốc mới của quỹ. "

Tiếng ngạc nhiên lan khắp phòng, tiếp theo là tiếng ồn ào náo động, như thể tất cả đám khán giả đều có dịp phát biểu ý kiến.

"Gần với mức tôi mong đợi." Townsend nói to.

"Nhưng ông đã thắng, và đó mới là tất cả," Tom đáp.

"Tôi vẫn chưa thắng," Townsend nói, cặp mắt ông giờ đây dán vào Angela.

Lúc này ai nấy đều đưa mắt tìm khắp phòng cố biết xem cô Angela ngồi ở đâu, mặc dù không nhiều người trong số họ biết mặt cô. Có một người vẫn đứng nguyên tại chỗ.

Trên diễn đàn, vị chủ tịch thảo luận thêm với người thư ký, anh ta một lần nữa lại đọc cho ông nghe những điều được ghi trong cuốn sách bìa đỏ. Cuối cùng ông gật đầu, quay lại phía những người tham dự và gõ búa. Nhìn xuống chỗ Fraser, vị chủ tịch đợi cho tiếng ồn lắng xuống trước khi hỏi, “Ông còn định đề nghị gì nữa không, thưa ông Fraser?" Ông ta không cố giấu sự châm chọc trong giọng nói.

"Không, thưa ngài. Nhưng tôi muốn biết giám đốc mới đắc cử sẽ ủng hộ 5% cổ phiếu của quỹ trong công ty cho ai, vì điều này có liên quan tới việc xác định chủ tịch mới của Hội đồng Quản trị."

Trong vài giây mọi người bắt đầu ồn ào và lại nhìn khắp phòng tìm vị nữ giám đốc mới. Fraser ngồi xuống, và Angela đứng dậy, như thể cô ở đầu bên kia chiếc bập bênh.

Vị chủ tịch chuyển sự chú ý sang cô. "Cô Humphries," ông nói, "vì hiện cô kiểm soát 5% cổ phần của quỹ, trách nhiệm của tôi là phải hỏi xem cô ủng hộ ai làm chủ tịch."

Lloyd Summers tiếp tục lau lông mày, nhưng không thể thu hút được những ánh mắt đang nhìn về phía Angela. Trông cô đĩnh đạc và bình tĩnh khác thường. Cô đợi cho đến khi mọi người im lặng.

"Thưa ngài chủ tịch, hẳn ngài sẽ không ngạc nhiên khi tôi muốn ủng hộ người mà tôi tin sẽ đem lại cho quỹ sự quan tâm tốt nhất." Cô dừng lời khi Armstrong đứng lên và vẫy về phía cô, nhưng ánh sáng chói của ngọn đèn quay phim đã làm cô không thể nhìn thấy cử chỉ ấy của ông. Vị chủ tịch có vẻ yên tâm. "Khoản tín chấp 5% của nó được dành cho..." cô lại ngừng lại, rõ ràng là rất hân hoan "Ngài Keith Townsend."

Tiếng ồn ào vỡ ra khắp phòng. Lần đầu tiên, vị chủ tịch không thốt lên được lời nào. Ông để rơi búa xuống bàn và há hốc miệng nhìn Angela. Một lát sau, ông bừng tỉnh và bình tĩnh lại, bắt đầu kêu gọi trật tự. Khi thấy mọi người đã lắng nghe, ông hỏi.

“Cô Humphries, cô có nhận thức được việc đồng ý chuyển sự ủng hộ của quỹ tại thời điểm cuối cùng này?"

"Tôi hoàn toàn chắc chắn, thưa ngài chủ tịch," cô xác nhận.

Đám luật sư của Armstrong đứng dậy phản đối. Vị chủ tịch gõ búa liên tục. Khi tiếng ồn ào đã dịu xuống, ông tuyên bố rằng vì cô Humphries đã dành 5% cổ phần của quỹ ủng hộ ngài Townsend, do đó đã đem lại cho ông Townsend 51% so với 46% của ngài Armstrong. Theo khoản 11A, mục d, ông không còn cách lựa chọn nào khác là phải tuyên bố ngài Keith Townsend là Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới của New York Star.

Hai trăm cổ đông đến muộn reo hò cổ vũ như trong một cuốn phim được tập dượt tốt khi Townsend tiến lên diễn đàn. Armstrong lao ra khỏi phòng, bỏ mặc đám luật sư của ông ta đang phản đối.

Townsend bắt đầu bắt tay Cornelius Adams, cựu chủ tịch, và từng thành viên trong Hội đồng Quản trị, mặc dù chẳng có ai trong số họ tỏ ra đặc biệt hài lòng khi nhìn thấy ông. Sau đó ông ngồi xuống chỗ của mình tại phía trước diễn đàn và nhìn xuống căn phòng đang ồn ào. "Thưa ngài chủ tịch, thưa các quý ông và quý bà," ông vừa nói vừa gõ vào micro, " để mở đầu, cho phép tôi ngỏ lời cảm ơn ngài Adams và Hội đồng Quản trị của Star, về sự lãnh đạo tận tâm tận lực mà các ngài đã dành cho công ty trong nhiều năm qua, và tôi xin chúc tất cả các ngài thành công ở bất kỳ cương vị nào trong tương lai."

Tom vui mừng thấy Townsend không thể nhìn thấy được tình cảm hiện trên nét mặt những người ngồi sau lưng ông.

"Tôi xin đảm bảo với các cổ đông của tờ báo danh tiếng này, rằng tôi sẽ làm mọi điều trong khả năng của mình để tiếp tục giữ vững những truyền thống của Star. Tôi xin hứa là sẽ không bao giờ can thiệp vào tính toàn vẹn của tờ báo, như lời của tổng biên tập C.P. Scott của tờ báo danh tiếng Manchester Guardian, kim chỉ nam cho sự nghiệp của tôi Tự do phê bình, nhưng sự thật là thiêng liêng..."

Các diễn viên lại đứng lên và hoan hô theo một hiệu lệnh nào đó. Khi tiếng ồn đã dứt, Townsend kết thúc. "Tôi mong được gặp lại tất cả các quý vị vào thời gian này sang năm." Ông gõ búa và tuyên bố bế mạc Đại hội toàn thể thường niên.

Nhiều người ở hàng ghế đầu lại bật dậy tiếp tục phản đối, trong khi hai trăm người khác làm theo chỉ dẫn. Họ đứng lên và vừa bắt đầu tiến về phía lối ra vừa tranh cãi inh ỏi. Trong vài phút, căn phòng đã sạch bách chỉ còn một nhúm người phản đối trước một diễn đàn trống trơn.

Khi Townsend rời khỏi phòng, câu đầu tiên anh hỏi Tom là, "Ông đã thảo hợp đồng thuê mới tòa nhà cũ của quỹ chưa?"

"Rồi, nó đang nằm ở văn phòng tôi. Chỉ còn cần chữ ký của ông."

"Và không tăng giá thuê chứ?"

"Không, trong vòng 10 năm tới," Tom nói. "Như cô Humphries đảm bảo với tôi như vậy.''

"Và hợp đồng của cô ấy?"

"Cũng trong 10 năm, với mức lương bằng một phần ba của Lloy Summers.

Khi hai người đàn ông ra khỏi khách sạn, Townsend quay sang viên luật sư của mình và nói, "Vậy tất cả những gì tôi phải làm bây giờ là quyết định xem liệu có nên ký hay không."

"Nhưng tôi đã thỏa thuận miệng với cô ấy," Tom nói.

Townsend nở nụ cười khi thấy người quản lý khách sạn và một số nhà quay phim, nhiếp ảnh, nhà báo bám theo họ đến chiếc xe đang đợi sẵn.

"Tôi muốn hỏi ông một câu," Tom nói khi họ đã yên vị trên ghế sau chiếc BMW.

"Nói tiếp đi."

"Bây giờ mọi chuyện đã qua. Tôi chỉ muốn biết ông đã nghĩ ra nước bài tuyệt diệu đánh bại Armstrong này vào lúc nào."

"Khoảng 40 năm trước."

"Tôi không chắc là đã hiểu," viên luật sư bối rối nói.

"Không có lý do gì để ông có thể hiểu được, ông bạn già Tom ạ, vì ông chưa bao giờ là thành viên Câu lạc bộ Lao động của Trường đại học Oxford khi tôi không tranh được chức chủ tịch chỉ vì chưa bao giờ đọc cuốn điều lệ."
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 34


Báo

THE SUN

Ngày 12 tháng Sáu, 1987

NHIỆM KỲ THỨ BA CỦA MAGGIE

ĐẢNG BẢO THỦ THẮNG DỄ DÀNG VỚI 110 GHẾ

Khi Armstrong lao ra khỏi phòng Lincoln, không chịu bị làm nhục bằng việc ngồi nghe bài diễn văn nhậm chức của Townsend, một số nhà báo vội đi theo ông. Nhưng hai người đàn ông đã đến từ Chicago thì không. Chỉ thị của thân chủ họ không thể rõ ràng hơn. "Hãy đặt giá để không ai trong bọn họ được trở thành chủ tịch của Post."

Armstrong đứng một mình ở lối đi, sai một trong những luật sư đắt tiền của mình đi tìm chiếc Limousine. Không thấy người quản lý khách sạn đâu. "Cái xe của nợ của tôi đâu?" Armtrong quát, chằm chằm nhìn chiếc BMW trắng đậu bên kia đường.

"Lát nữa nó sẽ tới đón chúng ta." Russell nói khi tới bên cạnh ông. "Làm thế nào hắn ta sắp đặt được cuộc bỏ phiếu?" Armstrong gặng hỏi.

"Trong 24 giờ qua ông ta phải tạo ra một số cổ đông lớn, những người ít nhất trong hai tuần nữa sẽ không có tên trong đăng ký."

"Vậy tại sao họ lại được phép vào dự họp?"

"Tất cả những gì họ làm là trình cho người kiểm tra một danh mục với bằng chứng về số cổ phần tối thiểu cần có. Ví dụ một trăm cổ phần cho mỗi một người trong hai trăm người đó, thế là đủ. Họ có thể mua số cổ phần nàv từ bất kỳ người môi giới nào trên phố Wall, hoặc Townsend có thể chia cho họ 20 000 cổ phần của ông ta trong sáng nay."

"Và điều đó là hợp pháp?"

"Cho phép tôi nói rằng điều này nằm trong khuôn khổ pháp luật," Russell nói. "Lời khuyên của tôi là ông nên bán số cổ phần của ông đi và tự bằng lòng với một khoản lợi nhuận đáng kể."

"Đó đúng là loại lời khuyên mà tôi nghĩ ông sẽ đưa ra." Armstrong nói. "Còn tôi thì không định làm thế. Tôi sẽ đòi ba chỗ trong Hội đồng Quản trị và sẽ làm cho hắn khốn khổ trong suốt những ngày còn lại."

Hai người đàn ông cao lớn, lịch sự trong những chiếc áo khoác dài màu đen do dự đứng cách họ vài yard. Armstrong đoán chắc họ thuộc nhóm nhân viên pháp luật của Critchley. "Vậy tôi phải trả cho hai người kia bao nhiêu?" Ông hỏi.

Russell liếc nhìn họ và nói, "Tôi chưa bao giờ gặp họ."

Dường như theo một hiệu lệnh, vì một trong hai người lập tức tiến vài bước về phía trước và nói, "Ngài Armstrong?"

Armstrong định trả lời thì Russell đã đáp. "Tôi là Russell Critchley, luật sư của ngài Armstrong ở New York. Tôi có thể giúp gì được cho các ông?"

Ngưòi đàn ông cao hơn mỉm cười. "Xin chào ngài Critchley." anh ta nói. "Tôi là Earl Withers thuộc công ty Spender, Dickson và Withers ở Chicago. Tôi tin rằng trước kia chúng tôi đã từng làm ăn rất thuận lợi với công ty của ông."

"Trong nhiều hoàn cảnh," Russell nói và lần đầu tiên ông mỉm cười.

"Rất ăn ý," Armstrong nói.

Người đàn ông thấp hơn khẽ gật đầu. "Công ty chúng tôi có vinh dự được đại diện cho Tập đoàn Chicago News Group, tôi và đồng nghiệp của tôi mong muốn được thảo luận về một vụ làm ăn với thân chủ của ông.

"Vậy tại sao các ông không liên hệ với tôi tại văn phòng vào sáng ngày mai?" Russell nói khi chiếc Limousine tới nơi.

"Vụ làm ăn gì vậy?" Armstrong hỏi khi người lái xe ra mở cánh cửa sau.

"Chúng tôi được trao quyền đưa cho ông cơ hội mua tờ New York Tribune."

"Như tôi đã nói..." Russell cố nói lại.

"Tôi sẽ gặp lại cả hai ông tại phòng của tôi ở tháp Trump trong 15 phút nữa," Armstrong vừa nói vừa chui vào xe. Withers gật đầu khi Russell chạy vòng sang mở cửa xe phía bên kia. Ông đóng cửa, ấn nút và không nói gì cho đến khi tấm kính được kéo lên ngăn cách họ với người lái xe.

"Dick, dưới bất kỳ tình huống nào tôi không thể đề nghị..." viên luật sư mở đầu.

"Sao không?" Armstrong hỏi.

"Khá đơn giản," Russell nói. "Mọi người biết rằng Tribune đang bị cầm cố với giá 200 triệu đô la, và mỗi tuần mất đứt một triệu đô la. Chưa nói đến việc nó bị kẹt trong một cuộc tranh chấp giữa hai công đoàn ngang ngạnh. Tôi xin hứa với ông, Dick, không ai có thể vực được tờ báo đó lên đâu."

"Townsend đã làm được thế với tờ Globe," Armstrong nói. "Như tôi được biết, với giá khá đắt."

"Đấy là hai trường hợp khác nhau," Russell nói, giọng bắt đầu tuyệt vọng.

"Và tôi cuộc là hắn ta sẽ lại làm được với tờ Star."

"Từ một xuất phát điểm khá xa nhau. Đó chính xác là lý do vì sao tôi khuyên ông nên tăng khoản trả giá trong lần đầu tiên."

"Và ông đã thất bại," Armstrong nói. "Vì vậy tôi không thấy có bất kỳ ký do gì để chúng ta không ít ra là nghe họ nói."

Chiếc Limousine đỗ trước tháp Trump. Hai viên luật sư từ Chicago đã đứng đó đợi họ. "Họ làm thế quái nào vậy?" Armstrong vừa hỏi vừa đẩy cửa xe và bước ra.

"Tôi đoán là họ đi bộ.” Russell nói.

"Đi theo tôi." Armstrong nói với hai viên luật sư khi ông đến phía thang máy. Không ai trong số họ nói lời nào cho đến khi tới được khu phòng sát mái. Armstrong không hỏi họ muốn cởi áo ngoài không, cũng chẳng mời họ ngồi dùng cà phê. "Luật sư của tôi nói rằng tờ báo của các ông đang phá sản và rằng ngay cả việc tôi đồng ý nói chuyện với các ông cũng đã là không khôn ngoan rồi."

"Lời khuyên của ngài Critchley có lẽ hóa ra lại đúng. Tuy nhiên, Tribune vẫn là địch thủ duy nhất của New York Star." Withers, người hình như đảm nhiệm vai trò phát ngôn viên, nói. "Và cho dù đang có nhiều vấn đề, nó vẫn có số phát hành vượt xa Star."

"Chỉ khi nó còn ở trên phố," Russell nói.

Withers gật đầu nhưng không nói gì, rõ ràng hy vọng là họ sẽ đi tới một câu hỏi khác.

"Và có đúng là nó đang nợ 200 triệu đô la?" Armstrong nói.

"Chính xác là hai trăm linh bảy triệu." Withers nói.

"Và mất một triệu mỗi tuần."

"Khoảng một triệu ba trăm ngàn."

"Và công đoàn đang túm yết hầu của các ông."

"Ở Chicago, thưa ngài Armstrong, chúng tôi gọi đó là bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Nhưng đó chính là lý do vì sao các thân chủ của tôi lại thấy chúng tôi nên tiếp xúc với ngài, vì chúng tôi không có nhiều kinh nghiệm trong việc giao dịch với các công đoàn."

Russell hy vọng thân chủ mình nhận ra rằng Withers sẽ rất vui sướng chuyển tên Armstrong thành Townsend nếu cuộc bầu cử nửa giờ trước đây rẽ theo một ngả khác, ông bắt đầu lo rằng Armstrong đang dần bị mê hoặc bởi hai người đàn ông từ Chicago.

"Sao tôi lại có thể làm được điều gì một khi các ông đã thất bại thảm thương đến vậy?" Armstrong hỏi khi nhìn qua khung cửa sổ mầu hồng ra toàn cảnh Manhattan.

"Tôi e rằng mối quan hệ lâu dài giữa thân chủ tôi và công đoàn đang trở nên không thể chịu đựng được. Tôi cần nói thêm rằng tờ báo sẽ phải thuộc về một ngưòi có năng lực dàn xếp chuyện này. Một người nào đó sẵn sàng đứng trên công đoàn như cách ngài Townsend đã thực hiện thành công ở nước Anh."

Russell chờ xem phản ứng của Armstrong. Ông không thể tin thân chủ của mình lại bị lừa bởi một sự nịnh bợ như vậy.

Armstrong quay phắt lại. "Và nếu tôi không mua chúng, thì ai sẽ là người thay thế?"

Russell cúi xuống ghế, lấy tay đỡ trán và thở một hơi dài.

"Chúng tôi sẽ chẳng còn cách nào khác là phải đóng cửa tờ báo và để cho Townsend độc quyền ở thành phố này."

Armstrong không nói gì, nhưng tiếp tục nhìn chằm chằm vào hai người khách lạ vẫn chưa cởi áo khoác.

"Ông hy vọng sẽ bán được nó với giá bao nhiêu?"

"Chúng tôi không hạn chế việc đặt giá." Withers nói.

"Tôi cuộc là ông làm thế," Armstrong nói.

Russell nghĩ là ông ta sẽ trả một mức giá mà họ có thể sẽ từ chối. "Phải." Armstrong nói, tránh cái nhìn nghi hoặc của viên luật sư. "Đây là mức giá của tôi. Tôi sẽ lấy đi tờ báo trong tay ông với giá 25 xu, giá bìa hiện nay." Ông cười phá lên. Lần đầu tiên hai viên luật sư Chicago cũng mỉm cười, và trán Russell tỳ mạnh hơn xuống tay. Ông nói trong sự tuyệt vọng.

"Nhưng ông sẽ phải mang khoản nợ 207 triệu đô la và mọi phí tổn sẽ tiếp tục thuộc về trách nhiệm của ông."

Armstrong lờ đi sự dọa dẫm đó, bảo Russell. “Hãy mời hai đồng nghiệp của ông một ly trong khi họ xem xét đề nghị của tôi."

Ông tự hỏi không biết họ sẽ mặc cả trong bao lâu. Nhưng sau đó, ông thấy rằng Withers đã được lệnh bán tờ báo chỉ với giá 1 đô la. Viên luật sư sẽ phải báo cáo lại với các thân chủ của mình rằng họ đã để mất 75 xu trong vụ giao dịch này. "Chúng tôi sẽ quay về Chicago để nhận chỉ thị," Withers nói.

Khi hai viên luật sư Chicago đã đi khỏi, Russell dùng cả buổi chiều còn lại cố thuyết phục thân chủ mình về sai lầm khi mua Tribune, dù với mức giá nào.

Khi ông rời khỏi tháp Trump, lúc sáu giờ vài phút - sau bữa ăn trưa dài nhất trong đời - họ đã thỏa thuận là nếu Withers gọi lại Armstrong sẽ nói cho họ rõ rằng ông không còn quan tâm đến chuyện ấy nữa.

Sáng hôm sau, khi Withers gọi điện đến báo rằng các thân chủ của anh ta đã chấp nhận lời đề nghị, Armstrong trả lời rằng mình đã nghĩ khác.

"Tại sao ông không đến thăm tờ báo trước khi quyết định?" Withers gợi ý.

Armstrong thấy điều này chẳng có hại gì, và thậm chí còn cảm thấy nó sẽ đem lại một lối thoát dễ dàng. Ông báo cho Russell chuẩn bị lên đường.

Khi họ tới tòa soạn báo New York Tribune cuối buổi chiều hôm ấy, Armstrong đứng trên lối đi và dán mắt vào kiểu dáng nghệ thuật của tòa nhà chọc trời, ấn tượng đầu tiên là nó thật quyến rũ. Khi ông đi vào hành lang và thấy quả địa cầu cao 17 foot đánh dấu khoảng cách tới thủ đô trên toàn thế giói, bao gồm London, Moscow và Jerusalem, ông có ý định trong đầu. Còn tới khi hàng trăm nhân viên đã đứng chật sảnh reo mừng đón ông, ý định đó đã chuyển thành quyết định, bỏ mặc mọi sự can ngăn của Russell.

Sáu tuần sau Amstrong giành được quyền sở hữu tờ New York Tribune. Tiêu đề trang nhất của tờ báo nói với toàn thể dân New York, "Dick đã tiếp quản !"

oOo

Lần đầu tiên Townsend biết tin Armstrong mua Tribune với giá 25 xu là từ chương trình truyền hình Today, trước khi ông định đi tắm. Ông dừng lại và nhìn chằm chằm địch thủ của mình, ngồi lún mình trong chiếc ghế bành với chiếc mũ lưỡi trai màu đỏ có in rõ dòng chữ "N.Y. Tribune".

"Tôi muốn giữ lại trên đường phố một tờ báo danh tiếng nhất của New York." Ông ta nói với Barbara Walters, "cho dù bản thân tôi có phải thiệt hại đến mức nào."

"Trên đường phố đã có Star rồi," Townsend nói như thể Armstrong đang ngồi trước mặt.

"Và giữ cho những nhà báo ưu tú nhất nước Mỹ có việc làm."

"Họ đang làm cho Star."

"Và có lẽ nếu gặp may mắn, tôi sẽ tạo ra một lợi nhuận nho nhỏ," Armstrong nói thêm và cười.

"Mi sẽ phải rất may mắn," Townsend nói. "Bây giờ hãy hỏi xem hắn định điều đình với công đoàn thế nào," ông nói thêm, dán mắt vào Barbara Walters.

"Nhưng phải chăng không có những vấn đề lớn với người lãnh đạo đã bao vây Tribune suốt ba thập kỷ qua hay sao?"

Townsend để mặc vòi hoa sen tuôn nước khi đợi nghe câu trả lời: "Có lẽ trường hợp này trước kia đã xảy ra, thưa cô Barbara," Armstrong nói. "Nhưng tôi sẽ nói rõ hơn với tất cả các công đoàn có liên quan rằng nếu họ không đồng ý với đề xuất cắt giảm lực lượng lao động của tôi, tôi sẽ chẳng còn cách nào khác là phải đóng cửa tờ báo vĩnh viễn."

"Mi sẽ cho họ bao lâu?" Townsend gặng hỏi, không rời mắt khỏi màn hình.

"Tôi không thể đặt ra một thời hạn rõ ràng hơn với những ngưòi lãnh đạo công đoàn," Armstrong nói kiên quyết. "Tối đa là sáu tuần."

"Vâng, chúc may mắn, thưa ngài Armstrong." Barbara Walters nói. "Tôi mong được phỏng vấn lại ngài sau sáu tuần nữa."

"Tôi rất vui mừng được nhận lời hẹn này, thưa cô Barbara," Armstrong nói, giơ tay chạm vào chiếc mũ lưỡi trai. Townsend tắt ti vi, cởi áo khoác ngoài và đi tắm.

Kể từ lúc ấy ông không cần nhờ bất kỳ ai nói cho biết Armstrong đang định làm gì. Với khoản đầu tư là một phần tư ngày ông đã có thể theo kịp tình hình bằng cách đọc trang nhất của tờ Tribune. Woody Allen gợi ý rằng phải có một vụ đâm máy bay ở miền Trung nước Anh mới có thể lôi Armstrong ra khỏi trang nhất tờ báo - và thậm chí đó phải là máy bay Concorde.

Townsend cũng gặp rắc rối với công đoàn. Khi Star xảy ra bãi công, chỉ qua một đêm, tờ Tribune đã hầu như tăng gấp đôi số phát hành. Armstrong xuất hiện ở tất cả các kênh truyền hình mời ông ta, nói với dân chúng New York rằng "Nếu các bạn biết cách đàm phán với công đoàn, các cuộc bãi công sẽ trở nên không cần thiết." Những người lãnh đạo công đoàn nhanh chóng đoán ra rằng Armtrong thích lên trang nhất của báo và đặc biệt thích xuất hiện trên truyền hình và rằng ông ta sẽ rất miễn cưỡng phải đóng cửa Tribune hoặc thừa nhận mình đã thất bại.

Khi cuối cùng Townsend dàn xếp xong với công đoàn, Star đã vắng mặt trên đường phố hơn hai tháng, và đã mất vài triệu đô la. Nó khiến anh phải thực hiện một cuộc cải tổ lớn để khôi phục lại số phát hành. Tuy nhiên, hàng loạt những tiêu đề nói với người dân New York rằng "Dick đang cắn vào quả táo lớn.” "Dick bắt chước giọng Mỹ" và "Dick thần kỳ sút thủng lưới Nicks" chẳng giúp gì được cho số phát hành của Tribune, nhưng chúng lại xuất hiện khiêm tốn khi những đoàn quân từ vùng Vịnh trở về (và thành phố đã tặng cho những người lính đó một cuộc diễu hành chào mừng dọc theo Đại lộ 15). Trang nhất của Tribune đăng ảnh Armstrong đứng trên bục giữa Đại tướng Schwavzkopf và Thị trưởng Dinkins; còn câu chuyện ở trang trong thì lại đề cập tới chi tiết mọi sự kiện nói về đại úy Armstrong, đăng kín tới bốn trang.

Nhưng khi nhiều tuần đã qua đi, Townsend không thể phát hiện được bất kỳ kết quả nào mà Arsmtrong tuyên bố đã đạt được một thỏa thuận với công đoàn ngành in, như ông có thể thấy, thông qua các cột báo của tờ Tribune. Khi Barbara Waters mời ông ta quay lại tham dự chương trình 6 tuần sau đó, thư ký của Armstrong nói với cô rằng chẳng có gì làm ông ta vui mừng hơn là được làm thế, nhưng ông phải về Lon don tham dự cuộc họp hội đồng quản trị của công ty Mẹ.

Ít nhất thì đó cũng là sự thực - nhưng chỉ vì Peter Wakeham đã gọi điện cảnh báo cho ông rằng ngài Paul đang sẵn sàng gây sự và muốn biết ông định giữ tờ New York Tribune bao lâu nữa trong khi mỗi tuần nó mất hơn một triệu đô la.

"Ai làm ông ta tưởng rằng mình còn được ngồi trên ghế chủ tịch?" Armstrong hỏi.

"Tôi hoàn toàn đồng ý với ông," Peter nói. "Nhưng tôi nghĩ ông nên biết ông ấỵ đã nói gì vói mọi người.”

"Vậy là tôi phải trở về và giải thích một chút sự thật cho ngài Paul, có phải không?"

oOo

Trước 10 giờ 30 vài phút, một chiếc Limousine dừng lại bên ngoài tòa án quận ở Lower Manhattan. Townsend cùng luật sư của ông ra khỏi xe và nhanh nhẹn bước lên những bậc thềm của tòa án. Hôm trước, Tom Spencer đã đến tòa nhà để dàn xếp mọi thủ tục luật pháp, vì vậy ông biết rõ nơi thân chủ mình cần tới, và dẫn ông đi qua một mô cung những hành lang. Khi đến phòng xử, họ len vào một trong những chiếc ghế băng đã chật ních người ở gần phía cuối và kiên nhẫn chờ đợi. Căn phòng chen chúc những người nói bằng đủ thứ tiếng khác nhau. Họ ngồi im lặng giữa hai người Cuba, và Townsend tự hỏi không biết liệu ông quyết định có đúng không. Tom khư khư ý kiến cho rằng đây là con đường duy nhất để ngỏ cho ông nếu ông muốn mở rộng đế chế của mình, nhưng ông biết rằng những người đồng hương của mình, không kể đến giới lãnh đạo Anh, sẽ khinh miệt những lý do đó. Cái ông không thể nói với họ là không có kiểu ngôn ngữ nào đã từng khiến ông cảm thấy ông là cái gì khác hơn một người Úc.

Hai mươi phút sau, viên chánh án trong chiếc áo thụng đen bước vào phòng xử và mọi người đứng dậy. Khi ông ta đã yên vị trên ghế, một nhân viên văn phòng nhập cư bước lên trước và nói, "Thưa ngài, tôi xin được phép giới thiệu 172 người nhập cư để ngài xem xét việc cho họ trở thành công dân Mỹ."

"Tất cả những người đó đã theo đúng các thủ tục như yêu cầu của luật pháp?" Chánh án long trọng hỏi.

"Vâng, thưa ngài." Người nhân viên tòa án đáp.

"Vậy ông có thể cho tuyên thệ."

Townsend và 171 người sẽ là người Mỹ khác đồng thanh nhắc lại những từ mà ông vừa mới đọc lần đầu tiên khi ngồi xe trên đường tới tòa.

"Tôi xin thề sẽ từ bỏ hoàn toàn và tuyệt đối

mọi bổn phận và lòng trung thành với

hoàng đế, vua chúa, quốc gia hoặc chính thể

mà tôi đã từng là thần dân hoặc công dân;

tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ hiến pháp và luật

pháp của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ chống

lại mọi kẻ thù trong và ngoài nước; tôi sẽ

mang trong lòng nghĩa vụ và niềm tin; tôi sẽ

mang sức mạnh nhân danh nước Mỹ khi

luật pháp yêu cầu; tôi sẽ thực hiện công tác

phục vụ không tham chiến trong quân đội

Hợp chủng quốc khi luật pháp đòi hỏi tôi

làm như vậy, tôi sẽ thực hiện những công

việc có tầm quan trọng quốc gia dưới sự điều

khiển dân sự khi luật pháp yêu cầu, và tôi

sẽ tự do gánh lấy bổn phận này mà không bị

bất cứ một sự ép buộc hay lẩn tránh nào.

- Xin Chúa phù hộ."

Viên chánh án mỉm cười với những khuôn mặt hân hoan. "Cho phép tôi là người đầu tiên được đón chào các vị như những công dân của Hợp Chủng Quốc," ông ta nói.

oOo

Khi chuông đồng hồ điểm 11 tiếng, ngài Paul Maitland khẽ ho và cho rằng có lẽ đã đến lúc tiến hành cuộc họp. "Tôi muốn mở đầu bằng việc chúc mừng ngài giám đốc điều hành của chúng ta đã từ New York trở về," ông nói và liếc nhìn sang bên phải. Có những tiếng rì rầm tán thưởng vang lên quanh bàn. "Nhưng sẽ là yếu đuối nếu tôi không thừa nhận có chút lo lắng do một số báo cáo đến từ nơi khác." Những tiếng rì rầm nhắc lại, và lần này có lớn hơn một chút.

"Hội đồng quản trị đã ủng hộ ông, Dick, khi ông mua tờ New York Tribune với giá 25 xu khi chưa có sự chấp nhận của Hội đồng," Paul tiếp tục nói. "Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng ông nên cho chúng tôi biết ông còn sẵn sàng chịu cả triệu đô la mỗi tuần bao lâu nữa. Do tình hình hiện nay," ông ta vừa nói vừa đưa ra trước mặt Armstrong một dẫy những con số, "là lợi nhuận của tập đoàn ở London chỉ vừa đủ bù đắp những thiệt hại mà chúng ta đang duy trì ở New York. Trong thời gian vài tuần nữa chúng ta sẽ phải đối mặt với các cổ đông tại Đại hội toàn thể thường niên," ông ta nhìn lên những cộng sự của mình đang ngồi quanh bàn, "và tôi không tin họ sẽ chấp nhận sự điều hành của chúng ta nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài lâu hơn. Như các ông đều biết rõ, trong tháng qua, giá cổ phiếu của chúng ta đã giảm từ 3,10 bảng xuống 2,70 bảng." Paul ngả người ra sau ghế và quay sang Armstrong, tỏ ra sẵn sàng nghe lời giải thích của anh.

Armstrong chậm rãi nhìn suốt lượt phòng họp, biết rõ ràng hầu hết mọi người có mặt ở đây là vì sự bảo trợ của ông.

"Thưa ngài chủ tịch, tôi có thể nói với hội đồng quản trị rằng," ông mở đầu, "cuộc đàm phán của tôi với những công đoàn New York, mà tôi phải thừa nhận là đã khiến tôi nhiều đêm mất ngủ, cuối cùng đã đạt được thỏa thuận." Ông ngừng lời khi một vài nụ cười xuất hiện trên những gương mặt quanh bàn.

"720 thành viên công đoàn ngành in đã đồng ý nghỉ hưu sớm, hoặc chấp nhận là số lao động dôi dư. Tôi sẽ thông báo chính thức ngay khi quay lại New York."

"Nhưng tờ Wall Street Journal đã đánh giá," Paul vừa nói vừa rút từ trong cặp ra một tờ báo ,"rằng chúng ta cần giảm từ 1500 đến 2000 lao động."

"Cái gì đã tạo ra những hiểu biết nhiều nhặn ấy, phải chăng là việc ngồi trong khu văn phòng có điều hòa không khí dễ chịu?" Armstrong nói. "Tôi mới là người phải trực tiếp nói chuyện với từng người trong số họ."

"Tuy nhiên..."

"Cuộc đàm phán thứ hai với những người bị sa thải và dôi dư sẽ diễn ra trong vài tuần nữa," Armstrong tiếp lời. "Tôi vẫn tin rằng tôi sẽ đạt được kết quả với cuộc đàm phán này trước khi diễn ra cuộc họp Hội đồng Quản trị lần sau."

"Và ông hình dung là còn bao nhiêu tuần nữa chúng tôi mới nhìn thấy lợi ích của những cuộc đàm phán này?"

Armstrong ngập ngừng. "Sáu tuần, nhiều nhất là tám tuần, thưa ngài chủ tịch. Nhưng tất nhiên là tôi sẽ làm mọi điều trong khả năng của tôi để đẩy nhanh tiến trình này."

"Và chi phí trọn gói cuối cùng của công ty sẽ là bao nhiêu?" Paul vừa hỏi vừa lật bản tài liệu đánh máy trước mặt. Armstrong có thể thấy ông đã đánh dấu từng câu hỏi ghi sẵn trong đó.

"Tôi không có con số chính xác trong tay, thưa ngài chủ tịch," Armtrong đáp.

"Theo như mục đích của cuộc họp, tôi sẽ bằng lòng," Paul nói và nhìn vào cuốn vở của mình, "với cái mà người Mỹ gọi là con số dự kiến." Vài tiếng cười nổ ra phá vỡ không khí căng thẳng quanh bàn họp.

"Hai trăm, có lẽ là hai trăm ba mươi triệu." Armstrong nói, biết rõ là các nhân viên kế toán ở New York đã cảnh báo ông nó có thể lên tới gần ba trăm triệu. Không một ai trong số những người ngồi quanh bàn có ý kiến gì, mặc dù một hai người đã ghi lại những con số.

"Một điều có thể nằm ngoài sự lưu ý của ngài chủ tịch." Armstrong nói, "đó là trụ sở của New York Tribune đã được thể hiện trên sổ sách, và ước tính khiêm tốn là 150 triệu."

"Chừng nào nó còn cho ra báo," Paul vừa nói vừa lật những trang của tập tài liệu bóng loáng do công ty luật mang tên Spender, Dickson & Withers cung cấp. "Nhưng trong tình huống xấu, tôi có thông tin đáng tin cậy là giá trị của nó không hơn 50 triệu."

"Chúng ta không ở trong tình huống xấu." Armstrong nói, "như mọi người sẽ sớm thấy rõ."

"Tôi chỉ có thể hy vọng là ông đúng," Paul nói khẽ.

Armstrong vẫn im lặng khi Hội đồng Quản trị tiến hành thảo luận những việc còn lại của chương trình nghị sự. Ông ngồi đó tự hỏi tại sao lại bị đập tơi bời ở chính đất nước mình, trong khi lại được tung hô như một anh hùng ở xứ sở khác. Tâm trí ông lan man quay trở lại đúng lúc Eric Chapman, thư ký công ty, đang nói "... và lúc này chúng ta có một số dư đáng hài lòng trong tài khoản, thưa ngài chủ tịch."

"Khá hợp lẽ và thích đáng." Paul nói. "Có lẽ ông sẽ vui lòng cho chúng tôi xem các số liệu, thưa ông Chapman."

Viên thư ký công ty nâng cuốn sổ cái bìa da đã cũ lên bàn và chậm rãi giở qua các trang. "Quỹ trợ cấp," anh ta bắt đầu, "như mọi thành viên Hội dồng đều biết, được tài trợ bởi các khoản đóng góp. Mỗi nhân viên nộp vào quỹ 4% lương. Nửa còn lại do người sử dụng lao động đóng góp. Trên cơ sở từng năm, chúng ta hiện đang trả cho các nhân viên cũ gần 34 triệu bảng, trong khi nhận được từ các nhân viên hiện đang làm việc 51 triệu bảng. Một phần nhờ ngân hàng của chúng ta đã tiến hành một chương trình đầu tư hết sức khôn ngoan, số dư tài khoản hiện đứng ở mức hơn 631 triệu bảng một chút, so với nghĩa vụ cần thực hiện đầy đủ theo luật định với những nhân viên cũ là khoảng 400 triệu bảng."

"Rất đáng hài lòng," Paul đồng tình. Armstrong tiếp tục chăm chú nghe.

"Mặc dù phải báo cho Hội đồng biết." Chapman nói tiếp, "rằng tôi đã nhận được một số lời khuyên thực tế, và rằng mặc dù có thể xuất hiện một số dư lớn trên giấy, với tuổi thọ dự kiến tăng lên hằng năm, khoản tiền này không lớn hơn một khoản dự trữ cần thiết."

"Chúng tôi ghi nhận lưu ý của ông," Paul nói. "Còn việc gì nữa không?"

Không ai nói gì, và các giám đốc bắt đầu cho bút vào túi, gấp tài liệu lại và mở cặp ra.

"Tốt." Paul nói. "Vậy tôi tuyên bố bế mạc cuộc họp và tất cả chúng ta có thể nghỉ ăn trưa". Họ rời phòng họp để vào phòng ăn tối. Armstrong đi thẳng đến đầu bàn, ngồi xuống và bắt đầu tấn công vào món đầu tiên trước khi mọi người kịp ngồi vào chỗ. Ông ngoắc Eric Chapman khi anh này bước vào phòng, ra hiệu là muốn anh ta ngồi phía bên phải mình, trong khi Peter Wakeham chiếm chỗ ngồi bên tay trái. Ngài Paul tìm thấy một chỗ còn trống ở quãng giữa bàn, phía tay phải.

Armstrong để viên thư ký công ty luôn mồm nói về trận chơi golf của anh ta, về tình trạng chính phủ và kinh tế. Ông không chú ý nhiều đến những quan điểm của anh ta về Nick Faldo, Neil Kinnock và Alan Walter. Nhưng khi Chapman chuyển sang đề tài say mê nhất là quỹ trợ cấp, thì ông chăm chú như nuốt từng lời của anh ta.

"Công bằng mà nói thì chúng tôi phải cảm ơn ông, Dick ạ." Chapman thừa nhận "Ông là người đã chỉ ra cái mỏ vàng mà họ giao lại cho chúng ta. Tất nhiên, thực ra nó không phải là của chúng ta. Nhưng những số dư luôn tạo ra một ấn tượng tốt trong bảng thu chi, chứ chưa nói đến những tài khoản kiểm toán phải trình ra tại Đại hội toàn thể thường niên."

Sau khi rưới nước sốt lên năm miếng thịt bò rán khéo đã được đặt vào đĩa. Armstrong chuyển sự chú ý sang Peter, người vẫn rất mực trung thành với ông kể từ khi họ cùng nhau phục vụ ở Berlin.

"Tại sao anh lại không bay sang New York với tôi trong vài ngày, Peter?" Ông gợi ý khi người hầu gái bỏ khoai tây lên nửa đĩa bên kia. "Bằng cách đó anh sẽ có thể thấy được tôi sắp đặt được cái gì với công đoàn - và quan trọng hơn, là cái tôi đạt được. Sau đó, nếu vì lý do nào đó tôi không tham dự được cuộc họp tháng tới, anh có thể thay mặt tôi báo cáo với Hội đồng Quản trị."

"Nếu đó là điều ông muốn," Peter nói, thích thú với ý nghĩ được đi thăm New York, nhưng còn hy vọng hơn rằng người báo cáo ở cuộc họp lần sau sẽ vẫn là Dick.

"Hãy đặt một chiếc Concorde vào thứ Hai tới," Armstrong nói. "Tôi có cuộc họp với Sean O'Reilly, một trong những nhà lãnh đạo công đoàn quan trọng nhất của tờ báo vào chiều hôm đó. Tôi muốn anh có mặt ở đó để thấy cách tôi đối xử với anh ta."

Sau bữa trưa, Armstrong quay lại văn phòng và thấy một núi thư trên bàn. Ông chẳng buồn xem qua chúng. Thay vào đó ông nhấc điện thoại và yêu cầu nối máy đến phòng kế toán. Khi có tiếng trả lời ông nói, "Fred, anh có thể cho tôi một quyển séc được không? Tôi chỉ ở Anh trong ít giờ, và..."

"Tôi không phải là Fred, thưa ngài," đầu dây bên kia đáp. "Tôi là Mark Tenby."

"Vậy hãy cho tôi gặp Fred."

"Fred đã nghỉ hưu ba tháng trước, thưa ngài", kế toán trưởng nói, "ngài Paul bổ nhiệm tôi thay thế ông ấy."

Armstrong suýt nữa định nói. "Với quyền của ai?” thì anh chợt đổi ý. "Phải," ông nói. "Vậy có lẽ ông sẽ gửi ngay cho tôi cuốn séc. Vài giờ nữa tôi sẽ đi Mỹ.”

"Tất nhiên, thưa ngài Armstrong. Séc cá nhân hay công ty ạ?"

"Tài khoản quỹ trợ cấp," ông đều đều nói. "Tôi sẽ thay mặt công ty tiến hành một hai vụ đầu tư trong thời gian ở Mỹ."

Tiếp theo là một khoảng im lặng lâu hơn Armstrong mong đợi. "Vâng, thưa ngài. Tất nhiên, như tôi chắc là ngài cũng biết, ngài sẽ cần có chữ ký của một giám đốc thứ hai cho tài khoản đặc biệt này. Và tôi cũng cần nhắc ngài là luật công ty không cho phép đầu tư tiền trong quỹ trợ cấp vào bất kỳ công ty nào mà chúng ta đã có cổ phần chính ở đó."

"Anh bạn trẻ, tôi không cần anh đọc luật công ty cho tôi," Armstrong quát và dập máy. "Kiểm tra chết tiệt," ông nói thêm trong căn phòng trống. "Hắn ta tưởng ai là người trả lương cho hắn chứ?"

Khi séc đã được gửi tới, Armstrong phớt lờ mọi lời lẽ giả dối được gửi kèm theo nó, và chạy ra khỏi phòng, thậm chí không tạm biệt Pamela. Ông đón thang máy lên sân thượng và bảo viên phi công trực thăng đưa ông đến Heathrow. Khi họ cất cánh, ông nhìn xuống London chẳng có chút cảm xúc nào như giờ đây ông đang cảm thấy đối với New York.

Hai mươi phút sau ông hạ cánh xuống sân bay Heathrow, và nhanh chóng đi vào phòng đợi. Trong khi đợi máy bay, có một vài người Mỹ tới bắt tay cảm ơn ông vì tất cả những gì ông đã làm cho người dân New York. Ông mỉm cười và tự hỏi không biết liệu điều gì sẽ xảy ra với cuộc đời ông nếu chuyến tàu mà ông trốn trên đó nhiều năm trước lại cập cảng đảo Ellis thay vì Liverpool? Có lẽ ông đã có thể kết thúc ở Nhà Trắng.

Chuyến bay của ông được thông báo, và ông đi ra máy bay. Sau khi được phục vụ một bữa ăn chẳng đủ no, ông ngủ chập chờn được khoảng vài giờ. Càng tới gần bò biển phía đông của nước Mỹ, ông càng tin rằng mình vẫn thắng được nó. Năm tới tờ Tribune sẽ không chỉ bán chạy hơn tờ Star, mà nó sẽ công bố một lợi nhuận mà ngay cả Paul Maitland cũng sẽ phải thừa nhận là do một tay ông đã đạt được. Và với triển vọng chính phủ của Công đảng sẽ nắm quyền, không ai nói trước được ông có thể đạt tới cái gì. Ông nguyệch ngoạc viết lên tờ thực đơn "Ngài Richard Amrstrong," và sau đó một lát, ông gạch nó đi và viết bên dưới “Huân tước Armstrong của vùng Headley".

Khi máy bay hạ cánh xuống đường băng sân bay Kenedy ông cảm thấy như trẻ lại, và không thể ngồi đợi để được đưa về văn phòng. Khi sải chân băng qua phòng kiểm tra hộ chiếu, các hành khách chỉ trỏ vào ông và ông có thể nghe thấy họ thì thầm, "Nhìn kìa, Dick Armstrong đấy." Một số người thậm chí còn vẫy tay. Ông giả bộ như không để ý, nhưng một nụ cười tủm tỉm không lúc nào rời miệng ông. Chiếc Limousine đã đợi sẵn ở khu dành cho những nhân vật quan trọng, và nó nhanh chóng mang ông lướt về hướng Manhattan. Ông ngả người ra sau ghế và bật ti vi, chuyển hết kênh này đến kênh khác cho tới khi một khuôn mặt quen thuộc đột nhiên xen vào sự chú ý của ông.

"Đây là lúc tôi nên nghỉ hưu và tập trung vào hoạt động ở quỹ của tôi," Henry Sinclair, chủ tịch tập đoàn Multi Media, một đế chế xuất bản lớn nhất thế giới, nói.

Amstrong lắng nghe Sinclair và tự hỏi không biết ông ta sẽ đòi giá bao nhiêu khi chiếc xe dừng lại bên ngoài tòa nhà Tribune. Armstrong gắng sức ra khỏi xe và khệ nệ đi qua vỉa hè. Sau khi đẩy cánh cửa quay, ông được mọi người trên suốt quãng từ hành lang dẫn đến thang máy đều vỗ tay chào đón. Ông mỉm cười với họ như thể đó là điều tất nhiên ở bất kỳ nơi nào mình tới. Một thành viên công đoàn nhìn cánh cửa thang máy đóng lại và tự hỏi liệu viên chủ bút có bao giờ nhận ra rằng tất cả các nhân viên của ông ta đã được lệnh phải hoan hô khi ông ta xuất hiện bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. "Hãy đối xử với ông ta như với tổng thống và ông ta sẽ bắt đầu tin mình là tổng thống," Sean O'Reilly đã nói trong cuộc họp kín, "Và hãy tiếp tục hoan hô cho đến chừng nào tiền bạc chảy ra."

Cứ mỗi tầng, khi cửa thang máy mở ra tiếng hoan hô lại vang lên. Khi tới tầng 21, Armstrong thấy thư ký riêng đang đứng đợi ông. "Chào mừng ông trở về nhà". Cô nói.

"Cô nói đúng đấy." ông đáp khi ra khỏi thang máy. "Đây là nhà tôi. Tôi chỉ ước gì mình được sinh ra ở Mỹ, nếu được thế, giờ đây tôi đã có thể là tổng thống."

"Ngài Critchley vừa tới trước ngài vài phút, và đang đợi ngài trong văn phòng," cô thư ký nói khi họ đi xuôi theo hành lang.

"Tốt, Armstrong vừa nói vừa sải chân vào căn phòng rộng nhất của tòa nhà. "Rất vui được gặp lại ông, Russell,” ông nói khi viên luật sư đứng lên chào. "Vậy có phải ông đã sắp xếp được vấn đề công đoàn cho tôi không?"

"Tôi e là không phải, Dick," Russell nói khi họ bắt tay. "Thực ra, việc này kết thúc không được tốt. Tôi rất tiếc phải báo là chúng ta sẽ phải bắt đầu lại."

"Ông định nói gì, bắt đầu lại?" Armstrong nói.

"Trong khi ông đi, công đoàn đã từ chối khoản tiền 230 triệu đô la bồi thường trọn gói cho việc dư thừa lao động mà ông đã đề nghị. Họ đòi khoản tiền 370 triệu."

Armstrong đổ sụp xuống ghế. "Tôi chỉ đi có vài ngày, và ông đã để tất cả sụp đổ hết!" Ông rít lên, nhìn ra cửa khi cô thư ký vào phòng và đặt bản đầu tiên cùa tờ Tribune lên bàn trước mặt ông. Ông chằm chằm nhìn xuống dòng tiêu đề: "Chúc mừng Dick trở về!"
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 35


Báo

NEW YORK TRIBUNE

Ngày 4 tháng Hai, 1991

ĐỀ NGHỊ CỦA ĐẠI ÚY DICK

"Armstrong đã đặt giá 2 tỷ đô la mua hãng Multi Media,” Townsend nói.

"Cái gì? Điều đó giống như một nhà chính trị tuyên bố chiến tranh khi ông ta không muốn mọi người nhận ra những vấn đề tồi tệ của mình ở nhà," Tom nói.

"Có thể. Nhưng cũng giống như những nhà chính trị ấy, nếu thắng, ông ta có thể thu xếp được những vấn đề riêng tư đó.”

"Tôi không tin. Sau khi xem qua các số liệu cuối tuần, nếu ông ta trả 2 tỷ đô la, nó rất dễ kết thúc bằng một thảm họa nữa."

"Multi Media có giá hơn hai tỷ nhiều," Townsend nói. "Nó sở hữu 14 tờ báo từ Maine đến Mexico, 9 đài truyền hình và TV News, một tạp chí lớn nhất thế giới. Chỉ riêng nó năm ngoái đã quay vòng gần một tỷ đô la tiền vốn, và công ty đã công bố tổng mức lợi nhuận là hơn 100 triệu đô la. Đó là cả một núi tiền."

"Với cái đó, Sinclair sẽ mong được tặng cả ngọn Everest khi từ chức," Tom nói. "Tôi không hiểu làm sao Armstrong có thể hy vọng tạo ra khoản lợi nhuận 2 tỷ đô la, nhất là nếu ông ta phải vay nợ để có nó."

"Đơn giản là bằng cách đẻ ra nhiều tiền hơn." Townsend nói. "Trong nhiều năm Multi Media được đặt trong chế độ lái tự động. Để mở đầu, có lẽ tôi sẽ bán bớt một số công ty con không còn sinh lãi và đầu tư cho những công ty khác sinh lợi nhiều hơn. Song những cố gắng của tôi chủ yếu sẽ tập trung vào việc xây dựng mảng truyền thông, một mảng chưa bao giờ được khai thác đúng đắn, sử dụng vốn quay vòng và lợi nhuận từ các tờ báo và tạp chí để tài trợ cho toàn bộ quá trình này."

"Nhưng lúc này ông còn nhiều việc phải lo hơn là dính dáng đến một cuộc mua bán nữa," Tom nói. "Ông chỉ vừa mới dàn xếp xong cuộc đình công ở New York Stars, và đừng quên là ngân hàng đã đề ra một giai đoạn hợp nhất."

"Anh biết tôi nghĩ gì về những chủ ngân hàng," Townsend nói, "Globe, Star và tất cả các mối quan tâm ở Úc của tôi hiện là lợi nhuận, và có lẽ tôi sẽ không bao giờ có cơ hội như thế này một lần nữa. Chắc chắn anh có thể thấy điều đó, cho dù các ngân hàng không thấy."

Tom im lặng một lát. Ông thừa nhận nỗ lực và sự đổi mới của Townsend, nhưng Multi Media sẽ làm cho mọi nỗ lực trước kia của họ trở nên nhỏ bé. Và mặc dù đã rất cố gắng, ông vẫn không thể tô điểm thêm cho những số liệu. "Chỉ có một cách duy nhất để tôi có thể tìm hiểu việc này," cuối cùng ông nói.

"Cách gì?" Townsend hỏi.

"Bằng cách đề nghị cho ông ta những cổ phiếu mà ông ta thích hơn - chuyển đổi cổ phần của ta cho ông ta."

"Nhưng đó sẽ đơn giản chỉ là một sự trao đổi. Ông ấy sẽ không bao giờ đồng ý đâu, nhất là nếu Armstrong đã đưa cho ông ấy 2 tỷ đô la tiền mặt."

"Nếu hắn có, có Chúa biết hắn lấy khoản tiền đó từ đâu," Tom nói. "Tại sao tôi không có vài lời với các luật sư của họ và xem xem tôi có thể tìm hiểu được là Armstrong có thật sự đề nghị trả bằng tiền mặt hay không?"

"Đừng. Đó không phải là cách đúng. Đừng quên là Sinclair sở hữu toàn bộ công ty của ông ta, vì vậy phải rất tình cảm khi giao dịch với ông ấy. Đó là điều Armstrong vẫn làm."

"Nhưng đó không phải là phong cách của ông."

"Tôi biết. Nhưng gần đây đôi khi tôi cũng có thể giao dịch với bất cứ người nào sở hữu công ty của họ."

Tom nhún vai. "Vậy ông biết gì về Sinclair?"

"Ông ta đã 70 tuổi," Townsend nói. "Đó là lý do tại sao ông ta nghỉ hưu. Trong cuộc đời mình ông ta đã xây dựng nên tập đoàn truyền thông tư nhân thành công nhất thế giới. Ông ta đã làm đại sứ ở triều đình Nữ hoàng Anh khi ông bạn Nixon của ông ta làm Tổng thống, và ông ta dành thời gian rảnh rỗi cho bộ sưu tập tư nhân tranh của trường phái ấn tượng tuyệt vời nhất không thuộc bảo tàng quốc gia. Ông ta cũng là chủ tịch của một quỹ từ thiện đặc biệt chú trọng đến giáo dục, và đôi khi ông ta cũng tìm được thời gian để chơi golf."

"Tốt. Vậy ông hình dung Sinclair biết gì về ông?"

"Rằng tôi là người gốc Úc, đang điều hành một công ty truyền thông lớn thứ hai thế giới, thích tranh từ Nơlan tới Renoir và không chơi golf."

"Vậy ông định làm thế nào để tiếp cận được ông ta?"

"Dẹp những chuyện nhảm nhí, gọi điện thẳng tới cho ông ta và đưa ra mức giá. Bằng cách này ít nhất tôi cũng đỡ tốn nhiều năm băn khoăn không biết liệu mình có giành được nó không." Townsend liếc nhìn viên luật sư, nhưng Tom không bình luận gì.

Townsend nhấc điện thoại. "Heather, hãy gọi tới trụ sở chính của Multi Media ở Colorado. Và nếu họ trả lời, hãy nối máy cho tôi tới phòng điều hành." Ông đặt ống nghe xuống.

"Ông thực sự tin là Armstrong đã đặt giá 2 tỷ?" Tom hỏi.

Townsend lưỡng lự một lát. "Tôi tin".

"Nhưng hắn tìm đâu ra khoản tiền ấy?"

"Như tôi đoán thì ở bất kỳ chỗ nào hắn ta tìm ra tiền để hối lộ công đoàn."

"Thế ông định đưa ra mức giá bao nhiêu?”

Chiếc máy điện thoại trên bàn đổ chuông trước khi anh kịp trả lời.

"Multi Media phải không?"

"Vâng, thưa ngài," một giọng miền nam trả lời.

"Tên tôi là Keith Townsend." anh nói, " Tôi muốn nói chuyện với ngài Sinclair."

"Ngài Đại sứ Sinclair có biết ngài chứ?"

"Tôi hy vọng thế," Townsend nói. "Nếu không thì tôi đã mất thời gian vô ích."

"Tôi sẽ nối máy cho ngài tới văn phòng của ông ấy."

Townsend ra hiệu cho viên luật sư rằng nên cùng nghe cuộc nói chuyện. Tom cầm lấy chiếc điện thoại đặt trên bàn bên cạnh.

"Đây là văn phòng Đại sứ Sinclair," một giọng miền nam khác vang lên.

"Tôi là Keith Townsend. Tôi hy vọng có thể nói vài lời với ngài Sinclair."

"Ngài Đại sứ đang ở trang trại, thưa ngài Townsend. Và tôi biết ông ấy phải đến câu lạc bộ thành phố trong buổi chơi golf hằng tuần kéo dài 20 phút. Vì vậy tôi sẽ xem xem liệu có liên hệ được trước khi ông ấy rời đi không."

Tom đặt ngón tay lên môi và nói khẽ, "Hãy gọi ông ấy là ngài Đại sứ. Rõ ràng là tất cả mọi người vẫn gọi ông ta như vậy."

Townsend gật đầu khi đầu dây bên kia có tiếng nói, "Xin chào, ngài Townsend. Tôi là Henry Sinclair. Tôi có thể giúp gì được cho ngài?"

"Chào ngài Đại sứ," Townsend nói, cố giữ bình tĩnh. "Tôi muốn nói đôi điều với đích thân ngài tới mức không muốn phí thời gian trao đổi qua các luật sư."

"Đừng con cà con kê nữa," Sinclair nói. "Vậy ông muốn nói với tôi chuyện gì, ông Townsend?"

Trong một thoáng Townsend thầm ước giá như ông dành thêm một chút thời gian để bàn bạc với Tom về chiến thuật. "Tôi muốn mua Multi Media," cuối cùng ông nói, "và liên hệ trực tiếp với ngài có lẽ là hợp lý."

"Tôi lấy làm cảm kích về điều đó, ông Townsend." Sinclair nói. "Nhưng ông nên nhớ là ông Armstrong, người mà tôi tin là ông quen biết, đã đề nghị trả cho tôi một mức giá mà tôi khó có thể từ chối."

"Tôi biết điều đó, thưa ngài Đại sứ," Townsend vừa nói vừa tự hỏi không biết đề nghị thực sự của Armstrong là bao nhiêu. Ông ngừng lời một lát, không nhìn về phía Tom.

"Liệu tôi có thể hỏi ông đã nghĩ đến con số nào chưa, thưa ông Townsend?" Sinclair nói.

Khi Townsend đáp, Tom suýt để rơi ống nghe xuống sàn.

"Và ông định thanh toán thế nào?" Sinclair hỏi.

"Bằng tiền mặt," Townsend nói, chưa hề hình dung xem mình sẽ moi đâu ra tiền.

"Nếu ông có thể gom đủ lượng tiền mặt như thế trong vòng 30 ngày, ông Townsend, ông sẽ có một vụ làm ăn. Trong trường hợp đó có lẽ ông sẽ vui lòng yêu cầu luật sư của ông làm việc với luật sư của tôi."

"Và tên luật sư của ngài...?"

"Hãy tha lỗi cho tôi phải cắt đứt cuộc nói chuyện này, ông Townsend, nhưng tôi phải đi xe mất mười phút, và phải tập mất một giờ."

"Tất nhiên, thưa ngài Đại sứ," Townsend nói, yên tâm là Sinclair không thể trông thấy vẻ ngỡ ngàng trên mặt mình. Ông đặt máy xuống và nhìn sang Tom.

"Ông có biết ông vừa làm gì không, Keith?"

"Vụ làm ăn lớn nhất đời tôi," Townsend đáp.

"Với 3 tỷ đô la, nó có lẽ là vụ cuối cùng." Tom nói.

oOo

"Tôi sẽ đóng cửa cái tờ báo chết tiệt này," Armstrong quát và nện nắm đấm xuống bàn.

Russell Critchley đứng sau thân chủ mình một quãng, cảm thấy những từ này có lẽ sẽ mang tính thuyết phục hơn một chút nếu suốt ba tháng qua hằng ngày Sean O'Reilly không phải nghe thấy chúng.

"Nếu làm vậy ông sẽ mất nhiều hơn," O'Reilly đáp, giọng ông ta bình tĩnh và nhẹ nhàng khi đang đứng đối mặt với Armstrong.

"Ý ông muốn nói gì?" Armstrong la lớn.

"Chỉ là đến lúc ông đưa tờ báo ra bán thì có lẽ nó chẳng còn giá trị gì."

"Ông dọa tôi có phải không?"

"Tôi cho rằng ông có thể hiểu vấn đề theo cách đó."

Armstrong đứng lên khỏi ghế, tỳ tay xuống bàn và cúi xuống thấp đến nỗi ông chỉ còn cách mặt người lãnh đạo công đoàn vài phân; Nhưng O'Reilly, thậm chí không chớp mắt. "Ông đòi tôi khoản bồi thường 320 triệu đô la, trong khi chỉ một đêm hôm qua tôi đã tìm thấy 18 người có tên ghi trong bản đăng ký đã nghỉ hưu từ công ty, tất cả số đó đều đã quá mười năm trước?"

"Tôi biết," O'Reilly nói. "Họ đã gắn bó đến thế với một nơi mà họ không thể vắng mặt." Anh cố giữ thẳng đầu.

"Với 500 đô la một đêm." Armstrong quát. "Tôi không hề ngạc nhiên."

"Đó là lý do tại sao tôi cho ông một lối thoát." O’Reilly nói.

Armstrong nhăn nhó khi nhìn xuống bảng chấm công mới nhất. "Thế còn về Bugs Bunny, Jimmy Carter và O.J. Simpson, chưa nói đến 48 nhân vật nổi tiếng khác đã ký vào bản từ chối ngày hôm qua? Và tôi sẽ mất một ngón tay nếu không có người nào trong số họ lại không tiêu cả đêm qua để khuấy cà phê và chơi bài poke. Và ông muốn tôi phải đồng ý với tất cả bọn họ, bao gồm cả George Bush, phải được tính vào trong khoản bồi thường trọn gói của ông?"

"Đúng. Đó chỉ là cách chúng tôi giúp ông ấy với những khoản đóng góp vào chiến dịch vận động."

Armstrong tuyệt vọng nhìn về phía Russell và Peter, hy vọng nhận được sự ủng hộ của họ, nhưng chẳng ai trong hai người nói gì. Ông quay lại phía O'Reilly. "Tôi sẽ cho ông biết quyết định của tôi sau," ông quát. "Còn bây giờ hãy cuốn xéo khỏi phòng làm việc của tôi."

"Phải chăng ông vẫn hy vọng đêm nay báo sẽ có mặt trên phố?" O'Reilly hỏi một cách ngây thơ.

"Đó có phải là một lời đe dọa nữa không?" Armstrong hỏi.

"Chắc chắn là thế," O'Reilly nói. "Vì nếu ông hy vọng như vậy, tôi cho rằng ông nên thu xếp trước khi có sự thay đổi chiều nay vào lúc 5 giờ. Có rất nhiều sự khác biệt đối với người của tôi nếu họ được trả tiền để làm việc hoặc không làm việc."

"Xéo đi." Armstrong nhắc lại, to hết mức.

"Dù ông có nói gì đi nữa, thưa ông Armstrong. Ông đang là ông chủ." Anh ta gật đầu chào Russell và đi ra.

Khi cánh cửa đã đóng lại, Armstrong quay sang Peter. "Bây giờ anh có thể thấy tôi đang đối phó với cái gì. Họ muốn tôi phải làm gì đây?" Anh vẫn quát to.

"Đóng cửa tờ báo.” Russell bình tĩnh nói, "như ông nên làm thế vào ngày đầu tiên của tuần thứ bảy. Tới lúc đó họ sẽ phải thỏa thuận với một giá thấp hơn nhiều."

"Nhưng nếu tôi làm theo lời khuyên của ông, chúng ta sẽ chẳng còn tờ báo nữa."

"Và tất cả chúng ta sẽ có một đêm ngon giấc."

"Nếu ông muốn có một đêm ngon giấc thì ông sẽ có," Armstrong nói. "Tôi sẽ thỏa thuận. Trong thời gian trước mắt, đây là lối thoát duy nhất. Cuối cùng chúng ta sẽ thắng họ, chắc chắn là thế. O'Reilly sắp đến ngày tận thế rồi. Tôi chắc anh đồng ý với tôi chứ, Peter?"

Peter Wakeham chẳng nói gì cho mãi đến khi Armstrong quay hẳn sang, lúc đó mới gật đầu rất hùng hồn.

"Nhưng ông sẽ tìm đâu ra 320 triệu đô la nữa?" Russell hỏi.

"Đó là việc của tôi," Armstrong nói.

"Đó cũng là việc của tôi. Tôi sẽ cần tiền khi O'Reilly ký vào bản thỏa thuận nếu không họ sẽ đình công ngay khi ta sắp sửa in số báo tiếp theo."

"Ông sẽ có tiền," Armstrong nói.

"Dick, vẫn chưa quá muộn..." Russell nói.

"Hãy thu xếp, và ngay bây giờ," Armstrong quát.

Russell miễn cưỡng gật đầu khi Armstrong nhấc máy gọi thẳng xuống chỗ Tổng biên tập. "Barney, có một tin tốt lành," ông huyênh hoang. "Tôi đã thuyết phục được công đoàn rằng họ nên đồng ý với các điều khoản của tôi. Tôi muốn có một câu chuyện trên trang nhất ngày mai nói rằng đó là một chiến thắng. Nhờ trí thông minh và tài lãnh đạo tôi đã làm được điều mà mọi người đều phải bó tay trong quá khứ."

"Chắc chắn rồi, nếu đó là cái ông muốn, thưa ông chủ. Ông có muốn tôi đăng chi tiết bản thỏa thuận không?"

"Không, không cần bận tâm đến chi tiết. Các điều khoản phức tạp đến mức ngay cả độc giả của Wall Street Journal cũng không hiểu được chúng. Dù sao đi nữa, sẽ chẳng có điểm nào làm công đoàn lúng túng." ông nói thêm trước khi đặt máy.

"Tốt lắm, Dick." Peter nói. "Tôi không hề nghi ngờ là cuối cùng ông sẽ thắng."

"Với một giá đắt," Armstrong vừa nói vừa mở chiếc ngăn kéo bàn trên cùng.

"Không hoàn toàn là thế, Dick. O'Reilly đã nhượng bộ khi ông đe dọa đóng cửa tò báo. Ông đã điều khiển hắn ta khá tuyệt."

"Peter, tôi cần ký một số séc." Arsmtrong nói, "và vì anh là giám đốc thứ hai duy nhất có mặt ở New York lúc này..."

"Tất nhiên." Peter nói. "Tôi rất sung sướng được góp phần."

Armstrong đặt lên bàn cuốn séc của quỹ trợ cấp và mở tờ bìa. "Khi nào anh về London?" Ông hỏi khi vẫy Peter ngồi sang ghế của anh.

"Chuyến bay ngày mai." Peter mỉm cười đáp.

"Vậy thì anh sẽ phải giải thích cho ngài Paul rõ tại sao tôi không tham dự được cuộc họp Hội đồng Quản trị vào thứ Tư, như tôi rất muốn làm vậy. Hãy bảo ông ấy rằng cuối cùng tôi đã thỏa thuận được với công đoàn những điều khoản tuyệt vời, và rằng đến cuộc họp tháng sau chúng ta sẽ được thấy một lượng tiền mặt khả quan." Ông đặt tay lên vai Peter.

"Rất vui lòng, Dick." Peter nói. "Vậy ông cần ký bao nhiêu tờ ?"

"Có lẽ tốt nhất là anh nên ký thật nhiều khi còn ở đây."

"Cả quyển à ?” Peter vừa hỏi vừa vất vả ngồi xuống ghế.

"Đúng thế," Armstrong đáp và đưa cho Peter chiếc bút. "Với tôi chúng sẽ khá an toàn. Hơn thế, chẳng tờ nào trong số đó có thể rút được tiền nếu tôi không ký thêm vào đó."

Peter nở một nụ cười căng thẳng vì không vặn được nắp bút. Ông do dự đến khi cảm thấy những ngón tay của Armstrong siết chặt quanh vai anh.

"Chức chủ tịch thường trực của anh sắp có thay đổi trong vài tuần nữa, đúng không?" Armstrong nói.

Peter đã ký được 3 tờ séc đầu tiên.

"Còn Paul Maitland sẽ không ở đó mãi mãi được, anh biết đấy. Cuối cùng, một người nào đó sẽ phải thay ông ta làm chủ tịch."

Peter tiếp tục ký.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 36


Báo

DAILY EXPRESS

Ngày 8 tháng Hai, 1991

NỘI CÁC THOÁT HIỂM KHI BOM CỦA I.R.A

NỔ Ở VƯỜN NHÀ SỐ 10

Bóc ngắn cắn dài là tiêu đề bài báo trên tờ Financial Time, cả Paul Maitland đang ngồi cạnh lò sưởi trong căn nhà của ông ta ở Epsom và Tom Spencer đang trên đường trở về từ Greenwich, bang Conecticut, trên chuyến tàu thường lệ, đều đọc lại bài báo này lần thứ hai, mặc dù chỉ một nửa nội dung bài báo là thật sự làm họ chú ý.

Hai ông vua truyền thông Keith Townsend và Richard Armstrong có vẻ như đều đã phạm một sai lầm cổ điển khi vay nợ với một tỷ lệ quá cao so với số tài sản của họ. Cả hai có lẽ sẽ trở thành những ví dụ điển hình để các thế hệ sinh viên tương lai của trường Đại học thương mại Havard nghiên cứu.

Tất cả các nhà phân tích luôn đồng ý rằng Armstrong ban đầu hình như đã thực hiện một hành động phi thường khi ông nhận mua tờ báo New York Tribune chỉ với giá 25 xu trong khi mọi khoản nợ của tờ báo được những người chủ cũ bao mua. Hành động phi thường này có lẽ đã trở thành một chiến thắng vẻ vang nếu ông thực hiện lời đe dọa sẽ đóng cửa tờ báo trong vòng 6 tuần nếu công đoàn không ký vào một thỏa thuận ràng buộc. Nhưng ông đã không làm thế, và sau đó ông mắc sai lầm lớn khi cuối cùng đưa ra một khoản bồi thường rộng rãi đến mức những nhà lãnh đạo công đoàn không còn gọi ông là "Đại úy Dick" mà bắt đầu gọi ông là "Đại úy Nôen."

Mặc dù đã đạt được thỏa thuận, tờ báo vẫn tiếp tục mất hàng triệu đô la mỗi tuần, cho dù sắp có một thỏa thuận thứ hai về khoản bồi thường cho số lao động dôi dư và số người phải nghỉ hưu sớm.

Nhưng trong khi lãi suất tiếp tục tăng và tiếp tục có sự ủng hộ việc cắt giảm giá bán báo, tờ báo không thể duy trì chừng nào lợi nhuận của Citizen và những thứ khác của Tập đoàn Truyền thông Armstrong không thể kéo dài hơn nữa việc bù đắp sự sa sút của công ty con ở Mỹ.

Armstrong đã không thông tin cho các cổ đông của ông biết là ông định trả khoản bồi thường thứ hai 320 triệu đô la theo thỏa thuận gần đây với công đoàn ngành in New York như thế nào. Tuyên bố chính thức duy nhất của ông về chủ đề này được thấy trên tờ Tribune. "Hiện giờ công đoàn đã chấp nhận khoản bồi thường thứ hai, chắng có lý do gì để không tin là số lợi nhuận của Tribune sẽ không khả quan". Toàn thành phố vẫn rất hoài nghi về lời xác nhận này, và cổ phiếu của Tập đoàn Truyền thông Armstrong ngày hôm qua giảm thêm 9 xu xuống còn 2,42 bảng.

Sai lầm của Keith Townsend là ....

Có tiếng chuông điện thoại. Paul đặt tờ báo xuống, đứng lên khỏi ghế và đi vào phòng làm việc để trả lời. Khi nghe thấy giọng nói của Eric Chapman, ông bảo anh đợi một lát để ông đóng cửa phòng. Điều đó có vẻ không cần thiết, vì lúc này ngoài ông chẳng còn ai ở nhà; nhưng một khi bạn đã làm Đại sứ Anh ở Bắc Kinh trong suốt bốn năm thì có một số thói quen không dễ gì từ bỏ được.

“Tôi nghĩ chúng ta nên gặp nhau ngay lập tức,” Chapman nói.

“Về bài báo của Financial Times phải không?” Paul nói.

“Không, việc này có thể còn gây nguy hại hơn nhiều. Tôi không muốn nói nhiều qua điện thoại.”

“Tôi hiểu,” Paul nói. “Tôi muốn hỏi Peter Wakeham có tham dự cùng chúng ta không?”

“Không, nếu ông muốn cuộc họp vẫn được giữ kín.”

“Ông nói đúng,” Paul nói. “Chúng ta sẽ gặp nhau ở đâu?”

“Tôi có thể lái xe thẳng tới Epsom. Khoảng một tiếng nữa tôi sẽ gặp ông.”

Tom Spencer đọc lướt qua nửa đầu của bài báo khi chuyến tàu của ông vượt qua Mamaroneck trên hành trình tới New York. Anh bắt đầu hoàn toàn tập trung khi đọc thấy đoạn sau.

Sai lầm của Keith Townsend là muốn một số việc trở nên tồi tệ đến mức ông không nắm được những quy tắc cơ bản của việc kết thúc một vụ giao dịch.

Mọi đứa trẻ còn đi học đều biết rằng nếu bạn hy vọng đổi những hạt dẻ cũ thành một gói khoai rán còn nguyên, thì không những bạn không được chớp mắt, mà bạn còn phải đợi cho địch thủ của mình mở gói. Nhưng hình như Townsend tha thiết giành quyền sở hữu Multi Media đến mức không ngừng chớp mắt, và chẳng hỏi gì về việc Henry Sinclair có thể sẵn lòng bán công ty với giá bao nhiêu, đã tự nguyện đặt giá 3 tỷ đô la. Sau đó ông làm phức tạp thêm vấn đề của mình bằng việc đồng ý trả tất cả bằng tiền mặt.

Như công đoàn ngành in ở New York gọi ngài Armstrong là "đại úy Noen", ngài Sinclair có lẽ sẽ không quên được ý nghĩ rằng lễ Giáng sinh năm nay đã đến sớm, nhất là khi mọi người đều biết rằng ông đã đặt ra mức giá với Armstrong là 2 tỷ đô la, và cho dù thế, mức giá này vẫn bị mọi người cho là quá cao.

Nhắm mắt đồng ý với các điều khoản, ông Townsend xem ra khó có thể moi đâu ra khoản tiền trong thời hạn 30 ngày do ngài Sinclair đặt ra. Và cho đến lúc rút cục phải làm điều đó, những điều khoản quá đáng giữ thời hạn trả tiền phạt có lẽ cuối cùng sẽ chứng tỏ kết cục của toàn bộ phần còn lại của Tập đoàn Global International. Trong cuộc đời mình ngài Townsend là một con bạc. Vụ mua bán này đã chứng tỏ ông vẫn sẵn sàng mạo hiểm tất cả trong một quân bài.

Ngày hôm qua, trong dự báo tình hình nửa năm, cổ phiếu của Globe đã mất thêm 8 xu, xuống còn 3,19 bảng.

Căn cứ vào những khó khăn mà hai vua truyền thông đang phải đối mặt, cả hai người sẽ rất khó đạt được nhờ tăng đều đặn giá báo và tỷ giá đồng đô la yếu hơn đồng bảng. Nếu sự phối hợp các xu hướng này tiếp tục kéo dài lâu hơn nữa, thì ngay cả những con bò của họ cũng không cho ra sữa nữa.

Tương lai của cả hai công ty hiện đang nằm trong tay các chủ ngân hàng, những người phải tự hỏi - giống như những chủ nợ của các nước thế giới thứ ba - liệu họ có được trông thấy lợi nhuận không, khi để một khoản nợ dài hạn. Sự lựa chọn của họ là cắt giảm những tổn thất và đồng ý tham dự vào một vụ mua bán lớn nhất trong lịch sử. Điều mỉa mai cuối cùng ở đây là chỉ cần một ngân hàng phá vỡ chuỗi vay nợ này là tất cả mọi công trình sẽ sụp đổ tan tành.

Như một quan chức cho tôi biết ngày hôm qua, nếu có người nào trình séc của họ ra vào lúc này, ngân hàng sẽ đuổi cổ họ lập tức.

oOo

Tom là người đầu tiên bước xuống khi tàu vừa dừng ở ga Lớn Trung tâm. Ông chạy tới bốt điện thoại gần nhất và quay số của Townsend. Heather nối máy. Lúc này Townsend đã chăm chú nghe lời khuyên của viên luật sư riêng.

Khi Amstrong đọc xong bài báo, ông nhấc máy đàm thoại nội bộ và dặn thư ký là nếu ngài Paul Maitlan có gọi điện tới từ London, hãy bảo ông đi vắng. Ông vừa đặt máy xuống thì chuông điện thoại vang lên.

"Ngài Armstrong, giám đốc giao dịch của ngân hàng New Armsterdam gọi điện tới. Ông ấy cần nói chuyện khẩn với ngài."

"Vậy hãy nối máy cho tôi," Armstrong nói.

"Thị trường đang tràn ngập những lời rao bán cổ phiếu của Công ty Truyền thông Armstrong," viên giám đốc giao dịch báo tin cho ông. "Giá mỗi cổ phiếu hiện đã tụt xuống 2,31 đô la, và tôi không biết liệu ông có chỉ thị gì không?”

"Hãy giữ giá mua," Armstrong nói không chần chừ.

Có một lát im lặng. "Tôi phải báo để ngài rõ là mỗi khi cổ phiếu tụt xuống một xu là ngài lại mất 700 000 đô la," viên giám đốc giao dịch vừa nói vừa nhanh rhóng kiểm tra lại lượng cổ phiếu đã được buôn bán sáng hôm nay.

"Tôi không quan tâm tới việc tốn bao nhiêu," Armstrong nói. "Đây là việc cần thiết trước mắt. Một khi thị trường đã ổn định, ông có thể thả số cổ phiếu ấy trở lại và dần dần bù đắp được những thiệt hại."

"Nhưng nếu chúng tiếp tục xuống cho dù..."

"Ông chỉ việc giữ giá mua," Armstrong nói, "ở một số điểm thị trường nhất định sẽ hồi phục." Ông dập máy và nhìn chằm chằm vào bức ảnh chụp ông trên trang nhất tờ Financial Time. Nó chẳng lấy gì làm đẹp.

Khi Townsend đọc xong tờ báo, ông nghe lời khuyên của Tom và đã gọi cho các chủ ngân hàng của ông trước khi họ gọi đến. David Greenville, giám đốc điều hành ngân hàng, xác nhận rằng sáng nay cổ phiếu của Globe lại giảm, ông ta cảm thấy là họ nên gặp nhau càng sớm càng tốt, và Townsend đồng ý định lại thời hạn những cuộc hẹn chiều nay của ông để phù hợp với cuộc gặp vào lúc 2 giờ. "Ông có thể thấy, giá luật sư của ông cũng có mặt thì rất tốt," Greenville nói thêm, lời nói không báo trước điều gì tốt đẹp.

Townsend lệnh cho Heather huỷ mọi cuộc hẹn buổi chiều. Ông dành thời gian còn lại của buổi sáng nghe tóm tắt buổi thảo luận chuyên đề mà công ty đã đến hạn phải tổ chức vào tháng sau. Henry Kissinger và James Goldsmith đã đồng ý làm những người dẫn chương trình chính. Ý nghĩ của Townsend là tất cả những người điều hành cao cấp của ông trên toàn thế giới sẽ cùng có mặt ở Honolulu để thảo luận về sự phát triển của tập đoàn trong 10 năm tới, khi Multi Media đã phù hợp với một cấu trúc công ty toàn diện, và họ có thể làm thế nào để thúc đẩy tốt nhất những thành tựu mới của họ. Ông tự hỏi liệu cuối cùng buổi hội thảo có bị huỷ bỏ? Hay nó sẽ trở thành một tang lễ?

Đã trôi qua 27 ngày điên cuồng ráp nối những khoản tài chính lại với nhau theo yêu cầu của Multi Media, và nhiều đêm mất ngủ tự hỏi liệu có phải ông đã gây ra một sai lầm chết người hay không. Giờ đây nó đã xuất hiện như thể những mối lo sợ tồi tệ nhất của ông đã được xác nhận bởi nhát búa của Financial Time. Nếu như ông không mắc sai lầm này, hoặc nghe lời Tom ngay từ đầu.

Lái xe của ông rẽ vào phố Wall vài phút trước lúc hai giờ và đỗ bên ngoài văn phòng của J.P. Greenville. Khi Townsend bước xuống vỉa hè, ông nhớ lại mình đã căng thẳng thế nào khi lần đầu tiên được mời đến phòng làm việc của ông hiệu trưởng gần 50 năm về trước. Một người đàn ông mặc chiếc áo choàng xanh mở cánh cửa kính nặng nề. Anh ta giơ tay chào khi nhận ra ông là ai. Nhưng anh ta sẽ còn làm thế bao lâu nữa, Townsend tự hỏi.

Ông gật đầu và bước về phía bàn tiếp tân, nơi David Greenville đang nói chuyện say sưa với Tom Spencer. Khi nhìn thấy ông, cả hai đều quay lại và mỉm cười. Rõ ràng họ tin rằng đây là một cuộc hẹn mà ông sẽ không đến muộn."Mừng được gặp ông, Keith." Greenville nói khi họ bắt tay nhau. "Và cảm ơn ông về lời gợi ý này." Townsend mỉm cười, ông không thể nhớ nổi là ông hiệu trưởng có bao giờ nói như thế hay không. Tom quàng tay qua vai thân chủ của mình khi họ bước về phía chiếc thang máy đang đợi.

"Kate thế nào?" Greenville hỏi. "Lần gặp trước tôi thấy cô ấy đang biên tập một cuốn tiểu thuyết."

"Nó thành công đến mức hiện giờ cô ấy đang viết một trong những sách của mình," Townsend nói. "Nếu mọi việc không tiến triển, có lẽ cuối cùng tôi sẽ phải sống nhờ tiền nhuận bút của cô ấy." Chẳng có ai trong hai người đi cùng bình luận gì về câu nói đùa chua chát của ông.

Cánh cửa thang máy mở ra ở tầng 15, và họ đi xuôi theo hành lang, vào phòng làm việc của giám đốc điều hành. Greenville đưa hai người khách ngồi xuống những chiếc ghế thật tiện lợi, và mở tập hồ sơ đặt trên bàn trước mặt ông. "Mở đầu, tôi xin cảm ơn vì cả hai ông đã đến chỉ sau một lời thông báo rất ngắn ngủi."

Townsend và Tom gật đầu, mặc dù họ biết người ta không cho họ nhiều cơ hội để lựa chọn.

"Chúng tôi đã có một đặc ân," Greenville quay sang Townsend và nói "được hoạt động nhân danh công ty trong hơn một phần tư thế kỷ qua, và tôi rất tiếc phải thấy rằng sự hợp tác này đã đến hồi kết thúc."

Miệng Townsend trở nên khô khốc, nhưng ông cố không ngắt lời.

"Nhưng sẽ là ngu ngốc nếu không đánh giá đúng mức độ trầm trọng của tình huống mà chúng ta đang phải đối mặt. Theo một nghiên cứu sơ bộ thì hình như khoản vay của các ông đã vượt quá số tài sản sở hữu, có lẽ sẽ khiến các ông mất khả năng chi trả. Keith, nếu ông muốn chúng tôi vẫn là ngân hàng đầu tư của các ông, chúng tôi sẽ chỉ làm vậy nếu được đảm bảo có sự hợp tác đầy đủ của các ông trong việc cố gắng giải quyết thế tiến thoái lưỡng nan hiện nay."

"Thế sự hợp tác đầy đủ có nghĩa là gì?" Tom hỏi.

"Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng cách gắn đội ngũ nhân viên tài chính của công ty ông dưới quyền một trong những nhân viên cao cấp của ngân hàng chúng tôi, người này sẽ có mọi - tôi muốn nói là đầy đủ - thẩm quyền nghiên cứu mọi khía cạnh trong những vụ giao dịch của các ông mà chúng tôi cảm thấy cần thiết để bảo đảm sự sống còn của công ty."

"Và một khi việc nghiên cứu đó hoàn thành?" Tom hỏi và nhướn lông mày lên.

"Người ấy sẽ đưa ra những khuyến nghị mà tôi mong các ông sẽ thực hiện đúng đến từng chi tiết.”

"Bao giờ tôi có thể gặp ông ta?" Townsend hỏi.

"Bà ta," viên giám đổc điều hành đáp. "Và câu trả lời cho câu hỏi của ông sẽ có ngay lập tức, vì bà Beresford, hay còn gọi tắt là E.B, đang đợi gặp ông trong văn phòng ở tầng dưới."

"Vậy hãy làm thế đi," Townsend nói.

"Trước tiên tôi phải được biết liệu ông có đồng ý với các điều khoản của chúng tôi không?" Greenville nói.

"Tôi nghĩ ông có thể tin tưởng là thân chủ tôi đã quyết định như vậy," Tom nói.

"Tốt rồi, vậy tôi sẽ dẫn ông xuống gặp E.B để bà ấy có thể cho ông biết vắn tắt về giai đoạn tiếp theo."

Greenville đứng lên khỏi bàn và dẫn hai người đàn ông theo thang máy xuống tầng mười bốn. Khi họ tới trước cửa văn phòng bà Beresford, ông ta dừng lại và gõ cửa với một vẻ gần như là tôn kính.

"Mời vào," giọng nói một phụ nữ vang lên. Viên giám đốc điều hành mở cửa và dẫn họ vào một căn phòng rộng được bày biện tiện nghi trông ra phố Wall. Ngay lập tức căn phòng gây ra ấn tượng rằng chủ nhân của nó là một người gọn gàng, ngăn nắp và có năng lực.

Một phụ nữ mà Townsend đoán trạc khoảng 40 - 45 tuổi đứng dậy từ sau chiếc bàn để đón họ. Bà ta có chiều cao khoảng bằng Townsend, mớ tóc đen cắt ngắn gọn gàng và khuôn mặt mộc mạc gần như bị che lấp bởi cặp kính lớn. Bà ta mặc bộ áo vét màu xanh sẫm cắt khéo và chiếc áo khoác màu kem.

"Xin chào," bà nói và đưa tay ra. "Tôi là Elizabeth Beresford."

"Keith Townsend," ông nói và bắt tay E.B. "Và đây là cố vấn pháp luật của tôi, Tom Spencer."

"Tôi sẽ để các ông lại," David Greenville nói. "Nhưng hãy tạt qua văn phòng tôi khi các ông rời khỏi đây, Keith." Ngừng một lát, ông nói, "Nếu ông thấy có thể."

"Cảm ơn," Townsend nói. Greenville ra khỏi phòng và nhẹ nhàng khép cửa lại.

"Xin mời các ông ngồi," Beresford vừa nói vừa chỉ tay vào hai chiếc ghế khá tiện lợi đặt đối diện với bàn làm việc. Khi bà ta quay về chỗ ngồi của mình, Townsend nhận thấy có đến hàng tá hồ sơ đang nằm trên bàn trước mặt bà.

"Các ông có ai muốn dùng cà phê không?" E.B hỏi.

"Không, cảm ơn," Townsend nói, muốn đi ngay vào việc. Tom cũng lắc đầu từ chối.

"Tôi là một bác sĩ công ty," bà Beresford mở đầu, "và công việc của tôi, thưa ông Townsend, đơn giản là giữ cho Tập đoàn Global khỏi chết yểu." Bà ta ngả người ra sau ghế và nhịp nhịp ngón tay. "Giống như mọi bác sĩ khi chẩn đoán được khối u, việc đầu tiên của tôi là xem xem liệu đó là u lành hay u ác. Tôi phải nói với ông ngay từ đầu rằng tỷ lệ thành công của tôi trong những cuộc phẫu thuật loại này là khoảng một trên bốn. Tôi cũng phải nói thêm rằng cho đến thời điểm này thì đây là công việc được giao khó khăn nhất đối với tôi."

“Cảm ơn, bà Beresford," Townsend nói. "Đó là sự tái bảo đảm lớn nhất."

E.B không biểu lộ phản ứng nào khi cúi về phía trước và mở một trong những tập hồ sơ trên bàn.

"Mặc dù sáng nay tôi đã mất nhiều tiếng đồng hồ để xem qua các bảng thanh toán của ông, và mặc dù có nghiên cứu bổ sung của đội ngũ nhân viên tài chính tuyệt vời của tôi, tôi vẫn không ở cương vị quan tòa nếu những đánh giá của Financial Times là xác đáng, ông Townsend. Bài báo đó tự nó đã thống kê với một dự đoán có cơ sở cho rằng số tiền nợ của ông đã vượt quá giá trị tài sản. Do đó công việc của tôi đòi hỏi phải cố gắng hơn nhiều.

"Vấn đề của chúng tôi bị pha trộn bởi nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài. Đầu tiên, thông qua hồ sơ của các ông, rõ ràng là không ai thấy rằng các ông đang bị một chứng bệnh rất hay gặp ở những người tự làm nên sự nghiệp, khi ông thực hiện một vụ mua bán mà ông bị mê hoặc bởi một tầm nhìn choáng ngợp, tới mức không thể để nó rơi vào tay người khác.”

Tom cố không mỉm cười.

"Thứ hai, có vẻ như ông đã phạm một sai lầm cổ điển mà người Nhật mô tả một cách kỳ quặc là nguyên lý Acsimét - nghĩa là vụ mua bán cuối cùng của ông lớn hơn tất cả các vụ mua bán khác gộp lại.

"Đặc biệt, ông đã vay 3 tỉ đô la từ một số ngân hàng và tổ chức, phục vụ cho mục đích mua Muti Media, mà không cân nhắc xem liệu phần còn lại của tập đoàn có tạo ra được một lượng tiền mặt để duy trì một khoản vay lớn như vậy hay không." E.B ngừng nói và lại nhịp nhịp ngón tay. "Tôi thấy khó mà tin được rằng đây là vụ kinh doanh mà ông có tham khảo lời khuyên của các chuyên gia."

"Tôi có tham khảo các chuyên gia," Townsend nói. "Và ông Spencer đã cố thuyết phục tôi đừng giao dịch.” Ông liếc nhìn viên luật sư vẫn đang bình thản.

"Tôi biết,” bà Beresford nói. "Nếu tôi đoán đúng, thì con bạc liều lĩnh trong ông sẽ là nguyên nhân sụp đổ của ông. Đọc những hồ sơ này suốt đêm qua và sáng hôm nay, tôi đi tới kết luận là lý do duy nhất giúp ông sống sót trong nhiều năm qua chỉ là vì ông đã được nhiều hơn là mất, và các chủ ngân hàng của ông, mặc dù thường phóng xe gần như điên cuồng, đã - đôi khi trái với sự phán đoán tốt nhất của họ - vẫn giữ lòng tin đối với ông..."

"Liệu còn có tin tức nào tốt lành không?" Townsend hỏi.

Bà ta bỏ qua câu hỏi và nói tiếp "Trách nhiệm đầu tiên của tôi sẽ là rà soát kỹ lưỡng sổ sách kế toán của các ông, nghiên cứu tất cả các công ty và những ràng buộc của nó - bất kể nó lớn ra sao, ở nước nào và có bao nhiêu tiền - và cố hình dung ra một bức tranh toàn cảnh. Khi đã làm xong việc nàv, nếu tôi kết luận rằng Global Corp vẫn còn khả năng thanh toán theo đúng ý nghĩa luật pháp của từ này, tôi sẽ chuyển sang giai đoạn hai, mà chắc chắn sẽ là bán đi một số tài sản có giá trị nhất của công ty, mà tôi dám chắc rằng ông sẽ có sự gắn bó cá nhân với nhiều tài sản trong số đó,"

Townsend thậm chí không muốn nghĩ về những tài sản mà bà ta đang ám chỉ đến. Ông chỉ ngồi đó, lắng nghe những chẩn đoán đưa tang của bà ta.

"Thậm chí giả sử quá trình này được hoàn thành một cách đáng hài lòng, như một kế hoạch bất ngờ, chúng tôi sẽ thảo một thông cáo giải thích lý do tại sao Global Corp lại hoàn thành thủ tục để giải thể. Nếu nó tỏ ra cần thiết, tôi sẽ tiết lộ nó không chậm trễ cho hãng Reuter."

Townsend nuốt nước bọt.

"Nhưng nếu bước này tỏ ra không cần thiết, và chúng ta vẫn làm việc cùng nhau, tôi sẽ chuyển sang giai đoạn ba. Bước này sẽ cần tôi đi thăm tất cả các ngân hàng và các tổ chức tài chính có liên quan đến các ông, cố thuyết phục họ cho chúng ta thêm chút thời gian để trả những khoản vay nổi bật. Mặc dù tôi phải nói rằng ở cương vị họ tôi sẽ không làm vậy."

Bà ngừng một lát, sau đó cúi xuống và mở một tập hồ sơ khác. "Có lẽ," bà ta vừa nói vừa xem một bản ghi chú viết tay, "tôi sẽ phải đi thăm 37 ngân hàng và 11 tổ chức tài chính khác ở 4 châu lục, phần lớn số này đã tiếp xúc với tôi sáng nay. Tôi chỉ hy vọng có thể đánh lạc hướng họ đủ lâu để chúng ta hiểu được tất cả điều này." Bà khoát tay qua số hồ sơ trên bàn. "Nếu nhờ một phép mầu nào đó, các giai đoạn 1, 2, 3 được thực hiện hoàn hảo, công việc cuối cùng của tôi - và cũng là công việc khó khăn nhất - sẽ là thuyết phục những ngân hàng và những tổ chức này, hiện đang e sợ về triển vọng của các ông trong tương lai, rằng nên cho các ông được nhận một khoản tài chính trọn gói để đảm bảo kéo dài hoạt động của công ty. Tôi sẽ không thể đạt được giai đoạn này trừ phi tôi có thể chứng tỏ cho họ, với những số liệu kiểm toán độc lập, rằng những khoản vay của họ được đảm bảo bằng tài sản thực và khoản doanh thu khả quan. Về mặt này, ông không nên ngạc nhiên khi thấy rằng tôi vẫn cần phải tự thuyết phục chính mình. Và đừng hình dung một lúc nào đó ông may mắn đến mức đạt tới giai đoạn 4. Ông có thể yên tâm, còn xa mới đến lúc đó, vì đó là lúc ông được biết những chi tiết của giai đoạn năm."

Townsend cảm thấy mồ hôi chảy thành giọt trên trán.

"Ở một khía cạnh Financial Times đã nói đúng," bà ta tiếp tục. "Nếu một trong các ngân hàng tiếp nhận điều này một cách dửng dưng, sau đó, tôi xin trích nguyên văn, toàn bộ công trình sẽ sụp đổ hoàn toàn. Nếu đó là hậu quả cuối cùng, tôi sẽ phải chuyển vụ này cho các đồng nghiệp của tôi đang làm việc ở tầng dưới, những người chuyên trách xử lý phá sản.

"Tóm lại, thưa ông Townsend, nếu ông hy vọng tránh được số phận của những người đồng hương của ông là Alan Bob và Christopher Skase, thì không những ông phải hợp tác đầy đủ với tôi, mà ông còn phải đảm bảo rằng kể từ lúc ông rời khỏi văn phòng này ông sẽ không ký một tấm séc nào, hoặc rút bất kỳ khoản tiền nào từ những tài khoản nằm dưới sự kiểm soát của ông, nhiều hơn mức cần thiết cho chi tiêu hằng ngày, và thậm chí trong bất kỳ tình huống nào chúng cũng không được vượt quá 2000 đô la mà không tham khảo ý kiến tôi." Bà ta nhìn lên và đợi phản ứng của ông.

'Hai nghìn đô la?" Townsend nhắc lại.

"Đúng thế," E.B nói. "Ông sẽ có thể liên hệ với tôi bất cứ lúc nào, đêm hoặc ngày, và ông sẽ không phải đợi hơn một giờ để có quyết định của tôi. Tuy nhiên, nếu ông cảm thấy không thể chấp nhận được những điều kiện này," bà nói và đóng tập hồ sơ lại, "thì tôi sẽ không sẵn sàng tiếp tục đại diện cho ông, và trong trường hợp đó tôi muốn nói đến ngân hàng này, mà danh tiếng của nó không còn phải bàn cãi, vẫn còn lưỡng lự. Tôi hy vọng đã cho ông rõ cương vị của tôi, thưa ông Townsend."

"Hoàn toàn rõ," Townsend nói, cảm thấv như thể ông chỉ nặng có 10 pound (1) trước một võ sĩ quyền anh hạng nặng.

Elizabeth Beresford ngả người ra sau ghế. "Tất nhiên, có lẽ ông muốn tham khảo lời khuyên của các chuyên gia," bà nói. "Trong trường hợp đó tôi sẽ rất vui mừng được đề nghị ông sử dụng một trong những phòng tư vấn của chúng tôi."

"Điều đó sẽ không cần thiết," Townsend nói. "Nếu cố vấn của tôi không tán thành bất cứ phần nào trong đánh giá của bà, ông ta sẽ phải nói từ trước đây rất lâu rồi."

Tom tự cho phép mình nở một nụ cười.

"Tôi sẽ hoàn toàn hợp tác với những khuyến nghị của bà." Ông nhìn sang Tom đang gật đầu tán thành.

"Tốt," Beresford nói. "Có lẽ ông nên bắt đầu bằng việc trình ra các thẻ tín dụng của ông."

Ba giờ sau Townsend đứng dậy khỏi ghế, bắt tay Elizabeth Beresford một lần nữa và, cảm thấy hoàn toàn kiệt sức, bỏ bà ta lại với đống hồ sơ. Tom quay về văn phòng của mình trong khi Townsend lảo đảo leo cầu thang lên tầng trên và đi dọc hành lang tới phòng của giám đốc điều hành. Ông sắp gõ cửa thì cánh cửa đột ngột mở ra và David Greenville hiện ra ngay trước mặt ông, tay cầm một ly whisky lớn.

"Tôi đã cảm thấy là ông có thể cần đến cái này." ông ta nói và đưa nó cho Townsend. "Nhưng đầu tiên hãy nói cho tôi biết, liệu ông có sống sót được qua buổi khai mạc với E.B không?"

"Tôi không chắc lắm," ông đáp. "Nhưng suốt hai tuần tới tôi sẽ bị giam suốt từ ba giờ đến 6 giờ, kể cả ngày nghỉ cuối tuần." Ông uống một ngụm whisky lớn và nói thêm. "Và bà ta đã lấy đi tất cả thẻ tín dụng của tôi."

"Đó là một dấu hiệu tốt," Greenville nói. "Nó chứng tỏ bà ta không bỏ rơi ông. Đôi khi E.B gửi luôn hồ sơ xuống tầng dưới ngay khi có kết luận trong lần gặp đầu tiên."

"Tôi được tin là đã đỡ bệnh phải không?" Townsend hỏi khi uống cạn ly whisky.

"Không, chỉ mới hạ nhiệt độ thôi," Greenville nói. "Ông vẫn cảm thấy đủ sức dự bữa tiệc của các chủ ngân hàng tối nay chứ?" Ông ta hỏi khi rót cho Townsend một ly whisky nữa.

"Vâng, tôi hy vọng được gặp ông," Townsend đáp. "Nhưng bà ấy," ông vừa nói vừa chỉ xuống tầng dưới, "đã ra cho tôi quá nhiều việc phải hoàn thành trong ba ngày tới..."

"Tôi nghĩ sẽ là khôn ngoan nếu ông có mặt tối nay, Keith. Trong hoàn cảnh hiện tại, sự vắng mặt của ông rất dễ bị hiểu sai."

"Có lẽ đúng thế. Nhưng chẳng biết bà ấy có bắt tôi về trước khi khai mạc hay không?"

"Tôi nghi ngờ điều đó vì tôi đã xếp cho ông ngồi phía tay phải của bà ta. Đó là một phần trong chiến thuật của chúng tôi nhằm thuyết phục giới ngân hàng là chúng tôi ủng hộ ông một trăm phần trăm."

"Quỷ sứ. Vậy bà ta thuộc giới nào vậy?"

Vị giám đốc cân nhắc câu hỏi một lát trước khi nói. "Tôi phải thú nhận E.B không làm một vụ giao dịch lớn qua cuộc thảo luận nhỏ."

(1) 1 pound = 453g.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 37


Báo

DAILY MAIL

Ngày 2 tháng Bẩy, 1991

CHARLES VÀ DIANA: "GÂY SỰ CHÚ Ý"

"Trên một đường dây có cuộc gọi từ Thụy Sĩ, thưa ông Armstrong." Cô thư ký tạm thời mà ông chưa nhớ nổi tên nói. "Ông ấy nói tên là Jacques Lacroix. Tôi còn giữ một cuộc gọi khác từ London trên đường dây thứ hai."

"Ai gọi từ London vậy?" Armstrong hỏi.

"Một ông Peter Wakeham nào đó."

"Bảo ông ấy giữ máy, và nối máy cho tôi nói chuyện với Thụy Sĩ.”

"Ông đấy à, Dick?"

"Đúng đấy, Jacques. Ông thế nào, ông bạn cũ của tôi?" Armstrong oang oang.

"Hơi lúng túng một chút, Dick," giọng nói từ Geneva đáp lại nhỏ nhẹ.

"Sao vậy?” Armstrong hỏi. "Tuần trước tôi đã gửi một séc 50 triệu đô la vào chi nhánh của ông ở New York. Thậm chí tôi còn có cả biên lai của nó kia mà."

"Tôi không bàn cãi gì về việc ông đã gửi séc," Lacroix nói. "Mục đích của cuộc gọi này là để báo cho ông biết rằng hôm nay nó đã quay trở lại ngân hàng và được ghi là chuyển lại chủ tài khoản".

"Chắc phải có điều gì lầm lẫn,” Armstrong nói. "Tôi biết là tài khoản vẫn thừa đủ để thanh toán khoản tiền theo yêu cầu."

"Có lẽ là thế. Nhưng tuy nhiên có người nào đó đã từ chối không trả bất kỳ khoản tiền nào cho chúng tôi, và quả thực họ đã tuyên bố rõ, qua các kênh thường lệ, rằng trong tương lai họ sẽ không đảm bảo cho bất kỳ tờ séc nào xuất hiện trong tài khoản này."

"Tôi sẽ gọi cho họ ngay bây giờ," Armstrong nói, "và sẽ gọi lại cho ông."

"Tôi sẽ yên tâm nếu ông làm thế," Lacroix nói.

Armstrong đặt máy và nhận thấy đèn trên máy điện thoại vẫn đang nhấp nháy. Ông nhớ ra là Wakeham vẫn đang đợi ở đường dây thứ hai, bèn nhấc ống nghe và nói. "Peter, chuyện quái quỷ gì đang xảy ra ở đó vậy?”

"Chính tôi cũng không biết chắc lắm," Peter thừa nhận. "Tất cả những gì tôi có thể nói với ông là khuya hôm qua Paul Maitland và Eric Chapman đã đến nhà tôi, và hỏi là tôi có ký tờ séc nào thuộc tài khoản quỹ trợ cấp không. Tôi đã nói đúng như ông bảo, nhưng tôi có cảm giác là bây giờ Maitland đã ra lệnh dừng mọi tờ séc có chữ ký của tôi."

"Họ nghĩ họ là cái quái gì vậy?" Armstrong quát oang oang. "Đây là công ty của tôi, và tôi làm những gì tôi thấy thích hợp."

"Ngài Paul nói rằng suốt tuần qua ông ấy đã cố liên hệ với ông, nhưng ông đã không trả lời. Ông ấy đã nói tại cuộc họp ủy ban tài chính tuần trước là nếu ông không trở về dự cuộc họp Hội đồng Quản trị tháng tới, thì ông ấy sẽ chẳng còn cách lựa chọn nào khác là phải xin từ chức."

"Cứ để ông ta từ chức - quỷ tha ma bắt ông ta đi. Ngay khi ông ta rời đi tôi sẽ chỉ định bất kỳ người nào tôi muốn làm chủ tịch."

"Tất nhiên là ông có thể," Peter nói. "Nhưng tôi nghĩ ông cần biết là cô thư ký của ông ta đã bảo tôi rằng ông ấy đã mất mấy ngày vừa qua thảo đi thảo lại một tuyên bố trùng khớp với việc từ chức của ông ta."

"Vậy thì sao?" Armstrong nói. "Sẽ chẳng có ai thèm theo dõi nó."

"Tôi không dám chắc như thế." Peter nói.

"Cái gì khiến ông nói vậy?"

"Buổi chiều khi thư ký của ông ta đi về, tôi đã lục lọi và xoay xở lấy được bản tuyên bố trên bàn của cô ta."

"Và nó nói gì?"

"Cùng với những điều khác, nó nói rằng ông ta sẽ đề nghị cơ quan hối đoái tạm ngưng các cổ phiếu của chúng ta cho đến khi tiến hành điều tra đầy đủ.”

"Ông ta không đủ thẩm quyền để làm việc đó." Armstrong quát. "Nó phải được sự phê chuẩn của Hội đồng."

"Tôi nghĩ ông ta đã có kế hoạch đề nghị được có thẩm quyền này tại cuộc họp Hội đồng tới," Peter nói.

"Vậy hãy nói rõ với ông ta là tôi sẽ có mặt tại cuộc họp đó." Armstrong la lớn vào điện thoại, "và rằng thông báo duy nhất được đăng tải sẽ là thông báo về lý do tại sao ngài Paul Maitland lại phải bị thay thế bằng một chủ tịch khác của Hội đồng Quản trị.”

"Có lẽ là tự ông nên nói với ông ấy thì hơn," Peter nói khẽ, "Tôi sẽ chỉ bảo ông ta là ông sẽ tới đó."

"Hãy nói cái chết tiệt gì cũng được. Chỉ cần đảm bảo là ông ta không đăng tải bất kỳ một thông báo nào trước khi tôi về vào cuối tháng này."

"Tôi sẽ làm hết sức, Dick, nhưng..." Peter nghe thấy một tiếng tách ở đầu dây bên kia.

Armstrong cố sắp xếp lại những ý nghĩ của ông. Ngài Paul có thể đợi. Ưu tiên hàng đầu là làm thế nào kiếm được 50 triệu đô la trước khi Jacques Lacroix cho toàn thế giới biết điều bí mật của ông. Mặc cho tất cả các nỗ lực của ông, tờ Tribune vẫn không vượt qua được giai đoạn khó khăn. Ngay cả sau khoản thỏa thuận thứ hai cho công đoàn, lượng tiền mặt của công ty vẫn âm một cách thảm hại. Ông đã lấy 300 triệu bảng từ quỹ trợ cấp mà không cho Hội đồng Quản trị biết, để thoát khỏi công đoàn và giữ cho giá cổ phiếu đứng vững tới mức có thể bằng cách mua vào một lượng lớn cổ phiếu của công ty. Ông biết cổ phiếu tiếp tục tụt xuống dốc, và lúc này ông không có sẵn một nguồn vốn như vậy để kéo nó lên.

Ông liếc nhìn chiếc đồng hồ báo giờ quốc tế treo trên bức tường phía sau bàn để kiểm tra xem ở Moscow bây giờ là mấy giờ. Mới hơn sáu giờ một chút. Nhưng ông không chắc là người ông cần nói chuyện vẫn còn ở văn phòng. Ông nhấc ống nghe và yêu cầu thư ký cho ông số máy ở Moscow.

Ông đặt ống nghe xuống. Không ai được biết rõ hơn Armtrong lúc Marshal Tulpanov được bổ nhiệm làm giám đốc KGB. Kể từ đó ông đã đến Moscow vài lần, và đã có một lượng hợp đồng lớn từ các nước Đông Âu. Nhưng gần đây ông thấy Tulpanov không còn sẵn lòng như vậy nữa.

Armstrong bắt đầu đổ mồ hôi khi đợi nối máy. Trong những năm qua ông đã một lần được gặp Mikhail Gorbachev, người có vẻ khá tiếp thu ý kiến của ông. Nhưng sau đó Boris Yeltsin lại lên nắm quyền. Tulpanov đã giới thiệu ông với nhà lãnh đạo mới của nước Nga, nhưng Armstrong đã rời khỏi cuộc gặp với cảm giác là chẳng có người nào trong số họ đánh giá đúng tầm quan trọng của ông.

Trong khi đợi nối máy, ông bắt đầu lật qua cuốn sổ, tìm mọi cái tên có thể giúp giải quyết thế tiến thoái lưỡng nan hiện nay của ông. Ông đang giở tới vần "C" - Sally Carr - thì chuông điện thoại reo. Ông nhấc máy và nghe thấy một giọng hỏi bằng tiếng Nga rằng ai muốn nói chuyện với Marshal Tulpanov.

"Lubji, khu vực London." Ông đáp. Có tiếng tách nhỏ, sau đó giọng nói quen thuộc của người đứng đầu KGB vang lên trong ống nghe.

"Tôi có thể làm gì cho ông, Lubji?" ông ta hỏi.

"Tôi cần một sự giúp đỡ nhỏ, Sergei," Armstrong bắt đầu. Không thấy có sự đáp ứng ngay lập tức.

"Và ông mong được nhận sự giúp đỡ theo kiểu nào?" Cuối cùng Tulpanov hỏi với giọng đánh giá.

"Tôi cần vay nóng 50 triệu đô la. Ông sẽ được hoàn trả trong vòng một tháng, tôi xin cam đoan như vậy."

"Nhưng, ông bạn ơi," người đứng đầu KGB nói. "Ông vẫn còn cầm của chúng tôi bảy triệu đô la. Nhiều sĩ quan ở các trạm của chúng tôi nói rằng họ không nhận được tiền nhuận bút từ việc xuất bản cuốn sách mới đây nhất của chúng tôi."

Miệng Armstrong trở nên khô khốc. "Tôi biết, tôi biết, Seigei," ông biện bạch. "Nhưng tôi chỉ cần một thời gian rất ngắn, và tôi sẽ có thể trả tất cả một lúc."

"Tôi không chắc là tôi muốn gặp rủi ro," Tulpanov nói sau một lát im lặng kéo dài. "Tôi tin là người Anh có câu nói về chuyện tiêu tiền tốt sau khi gặp vận xấu. Và ông nên khôn ngoan nhớ cho, Lubji, là người ta không chỉ đọc Financial Time ở London và New York, mà còn ở cả Moscow nữa. Tôi nghĩ là tôi sẽ đợi cho đến khi thấy được 7 triệu đô la đã được gửi vào tất cả những tài khoản đúng đắn truớc khi xem xét việc cho ông vay thêm. Tôi nói thế ông rõ chứ?"

"Vâng," Armstrong đáp khẽ.

"Tốt. Tôi sẽ cho ông hạn đến cuối tháng để hoàn thành các nghĩa vụ của mình. Sau đó tôi sợ là chúng ta có thể phải sử dụng đến những phương pháp ít xảo quyệt hơn. Tôi nghĩ là nhiều năm trước tôi đã chỉ cho ông rõ, Lubji, là lúc nào đó ông sẽ phải nghĩ đến chuyện ông thuộc về bên nào. Tôi nhắc ông chỉ vì lúc này, như một người Anh khác đã nói, có vẻ như ông đang chơi cho cả hai bên chống lại những người ở giữa."

"Không, điều đó không đúng," Armstrong phản đối. "Tôi ở phía các ông, Sergei, tôi luôn ở phía các ông."

"Tôi nghe những gì ông nói, Lubji, nhưng nếu đến hết tháng này mà tiền của chúng tôi vẫn chưa được trả lại, tôi sẽ hoàn toàn không thể giúp gì được. Và sau một tình bạn lâu dài như vậy, đấy sẽ là sự không may lớn nhất. Tôi chắc là ông đánh giá được tình thế mà ông đã đẩy tôi vào."

Arsmtrong nghe thấy đầu dây bên kia chết lặng. Mồ hôi chảy nhỏ giọt trên trán; ông cảm thấy người nôn nao. Ông đặt ống nghe xuống, lấy miếng bông phấn từ trong túi và thấm lên trán cố gắng tập trung tư tưởng. Lát sau ông lại nhấc điện thoại lên. "Cho tôi gặp Thủ tướng Israel."

"Đó có phải số ở Manhattan không?" Cô thư ký tạm thời hỏi.

"Mẹ kiếp, có lẽ tôi là người duy nhất cho vào tòa nhà một người không thể tiến hành công việc đơn giản này."

"Tôi xin lỗi," cô lắp bắp.

"Thôi, tôi sẽ tự làm lấy," Armstrong quát.

Ông xem sổ và quay số. Trong khi đợi nối máy, ông tiếp tục giở qua các trang của cuốn sổ điện thoại. Tới vần "H" - Julius Hahn - thì có giọng nói ở đầu dây bên kia. "Đây là văn phòng Thủ tướng."

"Dick Armstrong đây. Tôi cần nói chuyện khẩn cấp với Thủ tướng."

"Tôi sẽ xem xem liệu có thể làm phiền ngài không?"

Một tiếng tách nữa, và lại một lát đợi. Lật qua vài trang giấy ông đi tới vần "L" - Sharon Levitt.

"Dick, ông đấy à?" Thủ tướng Shamir hỏi.

"Đúng đấy, Yitzhak."

"Khỏe không, ông bạn già của tôi?"

"Bình thường, thế còn ông?" Armstrong hỏi.

"Cảm ơn, tôi khỏe." Ông ta ngừng lời. "Tất nhiên là tôi vẫn có một số vấn đề như thường lệ, nhưng ít ra là tôi rất khỏe. Thế Charlotte thế nào?"

"Charlotte khỏe," Armstrong nói, không thể nhớ nổi ông gặp cô lần gần đây nhất là lúc nào. "Cô ấy đang ở Oxford chăm sóc bọn trẻ."

"Vậy là ông có bao nhiêu đứa?" Shamir hỏi.

Armstrong phải nghĩ mất một lát. "Ba," ông nói, và sau đó chữa lại, "hoặc bốn thì phải?".

"Ông thật may mắn. Và ông vẫn giúp cho những người Do thái ở New York sống hạnh phúc đấy chứ."

"Ông có thể luôn luôn tin tưởng ở tôi trong việc này," Armstrong nói.

"Tôi biết là chúng tôi có thể, ông bạn cũ,"Thủ tướng nói. "Vậy hãy cho tôi biết tôi có thể làm gì cho ông?"

"Đây là chuyện riêng, Yizhak, mà tôi hy vọng ông có thể khuyên tôi đôi điều."

"Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp ông; Israel luôn mang nợ ông vì những gì ông đã làm cho nhân dân chúng tôi. Hãy cho tôi biết tôi có thể giúp gì được ông, ông bạn cũ?"

"Một yêu cầu đơn giản," Armstrong đáp. "Tôi cần một khoản vay ngắn hạn 50 triệu đồ la, không quá 1 tháng. Không biết liệu ông có cách nào giúp tôi không?"

Một lát im lặng khá lâu trước khi thủ tướng nói. "Tất nhiên là chính phủ không dính dáng vào những khoản vay, nhưng tôi có thể nói với chủ tịch ngân hàng Bank Leuimi nếu ông cho rằng điều đó có ích."

Armstrong quyết định không nói cho thủ tướng biết ông đã có một khoản vay 20 triệu đô la chưa trả ở ngân hàng đặc biệt này, và rõ ràng là chúng cũng sắp đến hạn.

"Thật là một ý hay, Yizhak. Nhưng ông đừng bận tâm, tôi có thể tự liên hệ với ông ta," ông nói thêm, cố tỏ ra hoan hỉ.

"Nhân thể, Dick," thủ tướng nói. "trong khi ông đang cầm máy, về đề nghị kia của ông..."

"Vâng?" Ông nói, chợt loé lên một tia hy vọng.

"Đừng nói quá yếu ớt thế, tuần trước Knesset đã đồng ý là ông được nghỉ ở núi Oliver, một đặc quyền chỉ dành cho những người Do thái đã có công lao to lớn đối với Israel. Xin chúc mừng. Ông biết đấy, không phải thủ tướng nào cũng chắc làm được điều đó.” Ông cười phá lên. "Tôi sẽ không nói trước cho ông biết là ông sẽ được thuận lợi gì từ lời đề nghị này trong nhiều năm sau.”

“Hy vọng là ông đúng,” Armstrong nói.

“Vậy tôi sẽ gặp ông và Charlotte trong bữa tiệc ở Guidhall tháng sau chứ?”

“Vâng, chúng tôi đang mong chờ ngày đó,” Armstrong nói. “Tôi sẽ gặp ông sau. Nhưng đừng để tôi làm phiền ông thêm nữa, thưa Thủ tướng.”

Armstrong đặt điện thoại xuống, chợt nhận ra rằng chiếc áo sơ mi đã ướt đẫm và dính chặt vào người, ông ráng sức đứng lên khỏi ghế và đi vào phòng tắm, vừa đi vừa cởi áo vét và cúc áo sơ mi. Khi đã đóng cửa lại, ông lau người và thay chiếc áo sơ mi sạch thứ ba trong ngày.

Ông quay lại bàn làm việc và tiếp tục lật cuốn sổ điện thoại tới khi đến vần "S" - Arno Schultz. Ông nhấc máy và yêu cầu thư ký cho ông nói chuyện với luật sư của mình.

“Ông có số máy của ông ấy không?” Cô ta hỏi.

Sau một cơn thịnh nộ ông dập mạnh ống nghe xuống và tự quay số của Russell. Ông lơ đãng lật thêm vài trang trong cuốn sổ điện thoại cho tới khi nghe thấy giọng nói của viên luật sư ở đầu dây bên kia. “Liệu tôi có giấu 50 triệu đô la ở đâu đó trên thế giới này không?” Ông hỏi.

“Ông cần nó làm gì?” Russell hỏi.

“Người Thụy Sĩ bắt đầu đe doạ tôi.”

“Tôi tưởng tuần trước ông đã dàn xếp với họ rồi kia mà."

“Tôi đã làm vậy.”

“Vậy chuyện gì đã xảy ra với những nguồn ngân quỹ bất tận đó?”

“Chúng đã bị cạn kiệt.”

“Tôi hiểu. Ông nói là bao nhiêu?”

“Năm mươi triệu.”

“Ỗ, chắc chắn tôi có thể nghĩ ra một cách để ông kiếm được chí ít là khoản tiền đó.”

“Thế nào?” Armstrong hỏi, cố không tỏ ra tuyệt vọng.

Russell lưỡng lự. “Bất cứ lúc nào ông cũng có thể bán đi 46% cổ phần trong tờ New York Star."

“Nhưng ai có thể thu xếp đủ tiền trong một thời hạn ngắn như thế?”

“Keith Townsend.” Russell đưa ống nghe ra xa khỏi tai và chờ tiếng quát “Không bao giờ” vang lên trong máy. Nhưng chẳng có gì xảy ra cả, vì vậy ông lại tiếp tục. “Tôi đoán ông ta sẽ đồng ý trả trên giá thị trường, vì nó sẽ cho phép ông ta kiểm soát toàn bộ công ty.”

Russell lại đưa ống nghe ra khỏi tai một lần nữa, chờ đón một tràng chửi rủa vì sự lăng nhục này. Nhưng tất cả những gì Armstrong nói chỉ là, “Tại sao ông không nói chuyện với luật sư của ông ta?”

“Tôi không chắc đó là biện pháp tốt nhất,” Russell nói. “Nếu tôi gọi điện cho họ hoàn toàn bất ngờ, Townsend sẽ đoán là ngân quỹ của ông đã bị cạn kiệt.”

“Không đúng!” Armstrong quát.

“Không ai cho là ông thế cả,” Russell nói. “Ông sẽ dự bữa tiệc tối nay của các chủ ngân hàng chứ?”

“Bữa tiệc của các chủ ngân hàng? Bữa tiệc của các chủ ngân hàng nào?”

"Cuộc họp mặt thường niên của những người điều hành chủ chốt trong giới tài chính và các khách mời của họ. Tôi biết là ông được mời, vì tôi đọc thấy trên tờ Tribune là ông sẽ ngồi giữa Thống đốc và Thị trưởng.”

Armstrong xem lại bản in thử của tờ báo đang nằm trên bàn. “ Ông nói đúng, tôi định sẽ tới. Nhưng thế thì sao?”

“Tôi có cảm giác là Townsend sẽ có mặt, chỉ để cho giới ngân hàng biết là ông ta vẫn vô sự sau bài báo không may mắn trên tờ Financial Times.”

“Có lẽ điều đó cũng được áp dụng với tôi,” Armstrong rầu rĩ nói một cách lạ lùng.

“Đó sẽ là cơ hội lý tưởng để làm như tình cờ nêu vấn đề ra và xem ông ta sẽ định thế nào.”

Một máy điện thoại khác lại đổ chuông.

"'Giữ máy một lát, Russell,” Armstrong nói khi ông cầm máy kia lên. Đầu kia là cô thư ký của ông. “Cô muốn gì?” Giọng Armstrong to đến mức trong một lát Russell đã tự hỏi không biết có phải ông ta vẫn đang nói chuyện với ông hay không.”

"Tôi xin lỗi phải ngắt lời ông, thưa ông Armstrong,” cô ta nói, “nhưng người đàn ông từ Thụy Sĩ vừa gọi điện lại."

“Bảo ông ấy là tôi sẽ gọi lại sau,” Armstrong nói.

“Ông ấy khăng khăng giữ máy. Tôi sẽ nối máy cho ông ta nhé?”

“Lát nữa tôi sẽ phải gọi lại cho ông, Rusell,” Armstrong vừa nói vừa ngắt máy.

Ông nhìn xuống cuốn sổ điện thoại đang mở ở vần "T".

“Jaques, tôi nghĩ có lẽ tôi đã giải quyết được rắc rối nhỏ của chúng ta.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 38


Báo

NEW YORK STAR

Ngày 20 tháng Tám, 1991

NGÀI THỊ TRƯỞNG NÓI VỚI CẢNH SÁT TRƯỞNG:

"TỦ TRỐNG RỖNG"

Townsend căm ghét sáng kiến bán cổ phiếu của ông trong tờ Star và hơn cả là căm ghét Armstrong. Ông ngắm lại chiếc nơ trong gương và lại chửi rủa ầm ĩ một hồi nữa. Ông biết rằng tất cả những gì Elizabeth Beresford đã khăng khăng đòi trong buổi chiều hôm nay là hy vọng sống sót duy nhất của ông.

Có lẽ Armstrong sẽ không đến dự buổi tiệc? Điều đó chí ít cũng cho phép ông lừa dối được vài ngày nữa. Làm sao E.B. hiểu được rằng trong tất cả những tài sản của ông, Star là tờ báo duy nhất thứ hai sau tờ Melbourne Courier được ông yêu quý? Ông nhún vai khi nghĩ rằng thậm chí bà ta chẳng nói cho ông biết bà nghĩ sẽ phải quyết định số phận của ông ở Úc như thế nào.

Townsend lục lọi khắp đáy tủ tìm chiếc áo sơ mi, và thở phào khi tìm thấy một chiếc được gấp gọn gàng trong chiếc túi giấy bóng kính. Ông mặc vào. Mẹ kiếp, ông rủa lúc chiếc khuy trên cùng bung ra khi ông cố cài nó vào, và rủa thêm câu nữa khi nhớ ra rằng tuần này Kate chưa từ Sydney trở về. Ông thắt chặt chiếc nơ, hy vọng là nó sẽ che đi chỗ khiếm khuyết. Ông nhìn vào gương. Nó không che được. Tồi tệ nhất là ve chiếc áo vét dự tiệc tối của ông sáng bóng đến mức nó khiến ông giống như một người đứng đầu ban nhạc những năm 1950. Đã nhiều năm Kate bảo ông phải có một chiếc áo vét đi dự tiệc mới, và có lẽ đây là lúc thực hiện lời khuyên của cô. Và sau đó ông nhớ ra là ông chẳng còn một xu nào nữa.

Khi rời khỏi phòng và theo thang máy xuống chỗ chiếc xe đang đợi sẵn, lần đầu tiên Townsend nhận ra rằng người lái xe của ông còn ăn mặc bảnh bao hơn tất cả những gì ông có trong tủ quần áo. Khi chiếc Limousine bắt đầu lăn bánh, ông ngả người ra sau và cố nghĩ xem làm thế nào có thể nêu ra vấn đề bán số cổ phiếu của ông trong tờ Star cho Armstrong ngay khi được ở một mình với ông ta.

oOo

Một trong những mặt tốt của chiếc áo vét dự tiệc cài khuy chéo cắt khéo, Armstrong nghĩ, là nó giúp che giấu trọng lượng thật của người ta. Ông đã mất hơn một giờ buổi chiều để người quản gia nhuộm tóc và cô hầu gái sửa cho móng tay. Khi ngắm lại mình trong gương, ông có cảm giác tin tưởng rằng sẽ có rất ít người trong số những chủ ngân hàng tham dự buổi tiệc tối nay lại nhận ra ông đã gần bảy mươi tuổi.

Russell gọi điện tới ngay trước khi ông rời văn phòng để nói rằng ông ta đã tính toán giá trị số cổ phiếu của ông trong tờ Star là khoảng sáu mươi đến bảy mươi triệu đô la, và tin rằng Townsend sẽ sẵn sàng trả cao hơn nếu ông ta có thể được mua toàn bộ số cổ phần.

Tất cả những gì ông cần lúc này là năm mươi bảy triệu đô la. Nó sẽ làm yên lòng cả người Thụy Sĩ, người Nga và thậm chí cả ngài Paul.

Khi chiếc Limousine của ông dừng lại, một thanh niên trong chiếc áo vét đỏ cắt khéo vội vã đi tới mở cửa xe cho ông. Khi nhận ra người đang khệ nệ bước ra khỏi xe, anh ta đưa tay lên mũ và nói , "Xin chào ngài Armstrong."

"Chào anh," Armstrong đáp và đưa cho người thanh niên tờ mười đô la. Chí ít tối nay còn có một người vẫn tin rằng ông là triệu phú. Ông leo lên những bậc thang rộng dẫn tới phòng ăn, hòa vào dòng khách khứa. Một số họ quay về phía ông mỉm cười, một số khác thì chỉ tay. Ông tự hỏi không biết họ đang thì thầm với nhau điều gì. Có phải họ đang tiên đoán sự sụp đổ của ông, hay đang kể về thiên tài của ông. Ông đáp lại nụ cười của họ.

Russell đã đợi ông ở đầu cầu thang. Khi họ đi về phía phòng ăn, ông ta nghiêng người và thì thầm, "Townsend đang ở đây. Ông ta ngồi bàn 14, hình như là khách mời của J.P. Greenville." Armstrong gật đầu, biết rõ J.P. Greenville là ngân hàng thương mại của Townsend trong hơn hai mươi lăm năm qua. Ông bước vào phòng ăn, châm một điếu xì gà Havana và bắt đầu cố mở lối đi qua những dãy bàn kê thành vòng tròn, thỉnh thoảng dừng lại bắt những bàn tay đang chìa ra, và trò chuyện dăm ba câu với những người mà ông biết có thể cho vay những khoản tiền lớn.

Townsend đứng sau chiếc ghế ở bàn 14 theo dõi Armstrong đang chậm rãi tiến về phía bàn đầu. Cuối cùng ông ta ngồi xuống giữa Thống đốc Cuomo và Thị trưởng Dinkins. Ông mỉm cười bất cứ lúc nào khi thấy một vị khách vẫy tay về phía họ, luôn giả bộ như họ được ông ta chú ý đến.

"Có thể tối nay hóa ra lại là cơ hội tốt nhất của chúng ta." Elizabeth Beresford nói, bà ta cũng đang nhìn về phía bàn đầu.

Townsend gật đầu. "Có vẻ không dễ gì nói chuyện riêng được với ông ta."

"Nếu muốn mua cổ phiếu của ông ta thì ông sẽ tìm ngay được cách thôi."

Tại sao người đàn bà quỷ tha ma bắt này luôn đúng?

Người chủ trì buổi lễ gõ búa xuống bàn vài lần đến khi căn phòng đủ yên lặng để một giáo sĩ Do thái đọc bài kinh cầu nguyện. Hơn một nửa số người trong phòng đặt khivas (1) lên đầu, kể cả Arsmtrong - việc này Townsend chưa từng bao giờ nhìn thấy ông ta làm trong những cuộc họp mặt công cộng ở London.

Khi những vị khách ngồi xuống, đội ngũ phục vụ bắt đầu dọn món súp. Bất ngờ, Townsend khám phá ra rằng David Gerenville đã đúng trong đánh giá về cuộc trò chuyện nhỏ của E.B diễn ra rất lâu trước khi ông ăn xong món thứ nhất. Ngay khi món chính được bưng ra, bà ta quay sang ông, hạ thấp giọng và bắt đầu hàng lô câu hỏi về những tài sản của ông ở Úc. Ông trả lời tất cả chúng với mức tốt nhất có thể, biết rõ là thậm chí một sai sót nhỏ nhất cũng sẽ được thu nhận và sau đó sẽ được dùng làm bằng chứng chống lại ông. Sau đó, chẳng đếm xỉa gì đến việc họ đang ở nơi đông người, bà chuyển sang hỏi xem ông định làm thế nào để nêu vấn đề bán số cổ phiếu trong tờ Star cho Armstrong.

Cơ hội đầu tiên để thoát khỏi cuộc thẩm vấn của E.B. - những câu trả lời của Townsend đã viết kín mặt sau của hai tờ thực đơn - đã đến khi một người hầu len vào giữa họ để rót đầy rượu vào ly của ông. Ông lập tức quay sang Carol Greenville, vợ chủ tịch ngân hàng đang ngồi bên trái ông. Những câu hỏi duy nhất mà Carol muốn được trả lời là "Kate và bọn trẻ thế nào?” và "Ông đã xem sự tái xuất của Gã và Búp bê chưa?"

oOo

"Ông đã xem sự tái xuất của Gã và Búp bê chưa, Dick?" viên thống đốc hỏi.

"Tôi không thể nói là đã xem, Mario," Armstrong đáp. "Với cố gắng điều hành những tờ báo thành công nhất ở New York và London, tôi hầu như không tìm được thời gian để tới nhà hát thời buổi này. Và thẳng thắn mà nói, với cuộc bầu cử đang tới gần, tôi ngạc nhiên thấy ông có thể làm được thế."

"Đừng quên, Dick, là các cử tri cũng tới nhà hát," viên Thống đốc nói. "Và nếu ông ngồi ở dãy ghế thứ năm sẽ có ba nghìn người nhìn thấy ông. Họ luôn hài lòng thấy ông có chung sở thích với họ."

Armstrong cười phá lên. "Tôi sẽ chẳng bao giờ trở thành nhà chính trị," ông nói và giơ tay lên. Lát sau một người hầu bàn xuất hiện bên cạnh ông. "Tôi muốn thêm một chút nữa," Armstrong nói nhỏ.

"Vâng, thưa ngài," người phục vụ nói, anh ta có thể thề rằng đã lấy phần thức ăn cho ngài Armstrong đến lần thứ ba.

Armstrong liếc sang David Dinkins đang ngồi bên phải, và để ý thấy ông ta chỉ ăn có một chút phần thức ăn của mình - một thói quen hay gặp ở những diễn giả sau bữa tối mà ông đã thấy qua nhiều năm. Viên Thị trưởng đang cúi đầu xem lại bài diễn văn đã đánh máy của mình, thỉnh thoảng sửa lại đôi chút.

Armstrong cố không làm cản trở ông ta, và để ý thấy là khi Dinkins được mời dùng món kem thì ông ta xua tay từ chối. Armstrong gợi ý với người hầu bàn là nên để nó lại, phòng khi ngài Thị trưởng đổi ý. Đến lúc Dinkins xem xong bài diễn văn của mình, Armstrong đã ngốn sạch món tráng miệng của ông ta. Một lát sau khi cà phê đã được rót ra, ông vui mừng thấy một đĩa bánh ngọt nhỏ được đặt giữa họ.

Trong khi những bài diễn văn tiếp nối nhau, Townsend trở nên rối trí. Ông cố không nghĩ đến những khó khăn hiện tại của mình, nhưng khi tràng vỗ tay sau lời cảm ơn của Chủ tịch Hiệp hội các Chủ ngân hàng tắt đi, ông nhận ra là mình có thể thu lại mọi điều đã nói.

"Những bài diễn văn tuyệt đấy chứ, ông có nghĩ thế không?" David Greenville nói từ phía bàn bên kia. "Tôi không tin là năm nay thính giả New York lại được nghe một đội ngũ xuất sắc hơn phát biểu."

"Có lẽ là ông đúng," Townsend nói. Ý nghĩ duy nhất của ông lúc này là ông sẽ phải vơ vẩn ở đây bao lâu trước khi E.B. cho phép ông về nhà. Khi liếc sang phải, ông thấy đôi mắt bà ta đang dán vào bàn đầu.

"Keith," một giọng nói vang lên phía sau, và ông quay lại để nhận một cái ôm hôn thắm thiết vốn rất nổi tiếng của Thị trưởng New York. Townsend thừa nhận là có một vài điểm bất lợi khi là chủ bút của Star.

"Chào ngài Thị trưởng," ông nói. "Rất vui được gặp lại ông. Cho phép tôi chúc mừng ông vì bài diễn văn rất tuyệt vừa rồi."

"Cảm ơn, Keith, nhưng đó không phải là lý do tôi muốn nói vài lời với ông." Ông ta chọc ngón tay vào ngực Townsend. "Không hiểu sao tôi có cảm giác là Tổng biên tập của ông đã đâm trúng tôi? Tôi biết anh ta là người Ai len nhưng tôi muốn ông hỏi anh ta xem tôi làm thế nào để có thể tăng lương cho NYPD, khi năm nay thành phố đã hết sạch tiền. Có phải anh ta muốn tôi lại tăng thuế, hay để thành phố phá sản?"

Townsend muốn khuyên ngài thị trưởng nên tuyển E.B vào làm để sắp xếp vấn đề của sở cảnh sát, nhưng khi David Dinkins ngừng lời, ông lại đồng ý rằng phải nói chuyện với Tổng biên tập của ông ngay trong sáng mai mặc dù ông đã nói rõ phương châm của ông là không can thiệp vào công việc của Tổng biên tập ở bất kỳ tờ báo nào.

E.B. nhướn mày, cho thấy bà ta đã tìm hiểu hồ sơ của ông tỉ mỷ đến mức nào.

"Tôi rất vui mừng, Keith," viên Thị trưởng nói. "Cam đoan là một khi nghe giải thích tôi sắp làm gì, ông sẽ đánh giá đúng vị trí của tôi - mặc dù có thể ông khó mà biết được việc không trả được khoản lương vào đúng cuối tháng cho ông có nghĩa là gì."

Viên Thị trưởng nhìn qua vai Townsend và cao giọng thông báo, "Còn kia là người chưa bao giờ gây cho tôi bất kỳ một rắc rối nào."

Townsend và E.B cùng quay lại. Thì ra Thị trưởng chỉ tay về phía Armstrong đang chậm rãi bước tới.

"Tôi cho rằng các ông là hai người bạn cũ," ông ta vừa nói vừa quàng tay qua cả hai người. Một người trong số họ có lẽ đã trả lời câu hỏi nếu Dinkins không bỏ đi để tiếp tục cuộc đi nghe lỏm của mình. Elizabeth kín đáo rút lui, nhưng chỉ vừa đủ để vẫn nghe được những lời trao đổi của họ.

"Sức khỏe ông thế nào, Dick?" Townsend, người chẳng mảy may quan tâm đến sức khỏe của Armstrong, hỏi.

"Chưa bao giờ tốt hơn," Armstrong đáp và quay người thổi mẩu xì gà về phía Elizabeth.

"Chắc ông khá dễ chịu khi cuối cùng đã dàn xếp được với công đoàn."

"Cuối cùng họ chẳng còn cách lựa chọn nào khác," Arsmtrong nói. "Hoặc họ phải đồng ý với những điều khoản của tôi, hoặc là tôi sẽ đóng cửa tờ báo."

Russell đang quanh quẩn sau lưng họ.

"Với một giá..." Townsend nói.

"Với một giá mà tôi hoàn toàn có đủ khả năng,” Armstrong nói. "Nhất là bây giờ tờ báo đã bắt đầu sinh lợi nhuận hằng tuần. Chỉ hy vọng cuối cùng ông sẽ được thấy điều này ở Multi Media." Ông rít mạnh một hơi xì gà.

"Điều đó chưa bao giờ là vấn đề đối với Multi Media," Townsend nói. "Với lượng tiền mà công ty này mang lại, nỗi lo lắng lớn nhất của tôi là làm sao có đủ nhân viên để gửi tiền vào ngân hàng."

"Tôi phải thừa nhận là việc nhả ra ba tỷ cho cái hãng cao bồi đó, chứng tỏ ông chịu chơi đấy. Tôi chỉ đề nghị trả cho Henry Sinclair một tỷ rưỡi, mà trước đó các kế toán viên của tôi đã phải soi xét tỉ mỉ sổ sách kế toán của ông ta bằng kính lúp."

Ở vào hoàn cảnh khác có lẽ Townsend có thể nhắc ông ta rằng trong bữa tiệc tại Guildhall năm ngoái, Armstrong đã bảo ông là ông ta đề nghị trả cho Sinclair 2 tỷ rưỡi, cho dù một thực tế là họ sẽ không cho ông ta được nhìn vào tài khoản - nhưng không phải là lúc này khi E.B chỉ đứng cách có vài bước chân.

Armstrong rít mạnh một hơi xì gà trước khi đề cập tới chủ đề đã được chuẩn bị kỹ lưỡng tiếp theo, "Ông vẫn có đủ thời gian để mắt đến số lợi tức của tôi ở Star đấy chứ?"

"Còn thừa thời gian kia, cảm ơn," Townsend đáp. "Và mặc dù nó không có được số phát hành như Tribune, tôi chắc ông sẽ vui mừng được đổi chúng lấy lợi nhuận của Star."

"Bằng giờ này sang năm," Armstrong nói, "tôi có thể đảm bảo với ông là Tribune sẽ vượt Star về cả tổng số phát hành và lợi nhuận."

Russell quay lại và nhướn lông mày.

"Vậy hãy để việc so sánh đến bữa tiệc sang năm," Townsend nói, "Tới lúc đó mọi sự đã rõ ràng đến mức ai cũng có thể nhìn thấy."

"Chừng nào tôi còn kiểm soát 100 phần trăm Tribune và 46 phần trăm của Star, tôi nhất định thắng," Armstrong nói.

Elizabeth cau mày.

"Trên thực tế, nếu Multi Media trị giá ba tỷ đô la," Armstrong tiếp tục, "thì số cổ phiếu của tôi trong Star trị giá ít nhất là một trăm triệu đô la."

"Trong trường hợp đó," Townsend nói hơi vội vã, "của tôi phải trị giá hơn một trăm triệu."

"Vậy có lẽ đã đến lúc một người trong chúng ta mua nốt phần còn lại," Armstrong nói.

Hại người đàn ông im lặng. Russell và Elizabeth nhìn nhau chằm chằm.

"Ông đã nghĩ đến chuyện gì vậy?" Cuối cùng Townsend hỏi.

Russell chuyển sự chú ý sang thân chủ của mình, không dám chắc ông ta sẽ phản ứng thế nào. Đây là câu hỏi họ chưa chuẩn bị trước để đáp lại.

"Tôi sẵn sàng hy sinh 46% cổ phần của tôi ở Star để lấy... hãy nói là một trăm triệu."

Elizabeth tự hỏi không biết Townsend sẽ đáp lại đề nghị này thế nào nếu cô không có mặt ở đó.

"Tôi không quan tâm.” ông nói. "Nhưng tôi nói với ông điều tôi sẽ làm. Nếu ông nghĩ cổ phiếu của ông đáng giá một trăm triệu đô la, tôi sẽ đặt số cổ phiếu của tôi với đúng giá đó. Tôi không thể đưa ra cho ông một đề nghị nào hợp lý hơn."

Ba người cố không chớp mắt khi đợi phản ứng của Armstrong. Ông ta rít một hơi thuốc nữa trước khi vươn người qua bàn và dụi mẩu xì gà còn lại vào cốc kem của Elizabeth. "Không," cuối cùng ông nói khi đã châm điếu xì gà khác. Ông bập bập điếu thuốc vài giây trước khi nói thêm. "Tôi vui lòng đợi ông đưa số cổ phiếu đó ra thị trường, vì sau đó tôi sẽ có thể mua được nó với mức giá chỉ bằng một phần ba. Bằng cách đó tôi sẽ kiểm soát được cả hai tờ báo khổ nhỏ của thành phố này, và sẽ chẳng có giải thưởng nào cho lời tiên đoán là tôi sẽ đóng cửa tờ báo nào đầu tiên." Ông cười phá lên, lần đầu tiên quay sang luật sư của mình và nói. "Lại đây, Russell, bây giờ chúng ta sẽ đi tiếp."

Townsend đứng đó, rõ ràng là có thể kiểm soát được mình.

"Hãy cho tôi biết nếu ông thay đổi ý định," Armstrong nói to khi đi tới lối ra. Khi chắc mình đã ở ngoài tầm tai của mọi người, ông quay sang luật sư và nói, "Hắn cũng kẹt tiền đến mức định bán cổ phiếu của hắn cho tôi."

"Rõ ràng là thế," Russell nói. "Tôi phải thừa nhận đây là một cảnh mà tôi chưa lường trước."

"Bây giờ làm thế nào để bán được cổ phần của tôi trong Star?"

"Chỉ còn một cách," Russell nói. "Sau cuộc nói chuyện này chẳng bao lâu nữa tất cả mọi người trong thành phố này sẽ biết ông là người bán. Vậy bất kỳ người mua tiềm tàng nào cũng đoán là cả ông và ông ta đều sẽ cố trút cổ phiếu của mình ra trước khi người kia có cơ hội làm như vậy."

"Và nếu tôi đưa số cổ phiếu của tôi ra thị trường, ông nghĩ chúng sẽ bán được bao nhiêu?"

"Nếu ông đưa lượng cổ phiếu đó ra thị trường một lần, người ta sẽ đoán, là ông đang bán hạ giá chúng, trong trường hợp đó may ra ông sẽ thu lại được hai mươi triệu. Một cuộc bán đấu giá thành công phải có những người sẵn lòng mua và một người bất đắc dĩ phải bán. Trong vụ mua bán này hình như có hai kẻ bán hàng tuyệt vọng."

"Vậy tôi có sự lựa chọn nào khác không?" Armstrong hỏi khi họ đi về phía chiếc Limousine.

oOo

"Ông ta gần như chẳng cho ta một sự lựa chọn nào," E.B. đáp. "Tôi sẽ phải tìm đối tác thứ ba sẵn lòng mua số cổ phiếu của ông trong tờ Star, và tốt nhất là trước khi Armstrong buộc phải bán hạ giá số cổ phần của ông ta."

"Tại sao lại phải làm thế?" Townsend hỏi.

"Vì tôi có cảm giác là ngài Armstrong thậm chí còn gặp những rắc rối tồi tệ hơn cả ông."

"Cái gì khiến bà nói vậy?"

"Tôi không hề rời mắt khỏi ông ta, và khi bài diễn vãn còn chưa hết đoạn đầu ông ta đã đi thẳng tới chỗ bàn này."

"Cái đó chứng tỏ điều gì?"

"Rằng ông ta đã có một mục đích duy nhất trong đầu," E.B. đáp, "là bán cho ông số cổ phần của ông ta trong tờ Star."

Một nụ cười thoáng hiện trên mặt Townsend. "Vậy tại sao chúng ta không mua chúng?" Ông nói, "Nếu tôi chiếm được số cổ phần của ông ta, tôi có thể..."

"Ông Townsend, thậm chí ông không được nghĩ tới điều đó."

(1) khivas, mũ cầu nguyện của người Do Thái.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 39


Báo

FINANCIAL TIME

Ngày 1 tháng Mười một, 1991

CỔ PHIẾU CỦA CÁC TẬP ĐOÀN BÁO CHÍ

RƠI TỰ DO

Khi Townsend đáp máy bay tới Honolulu thì Elizabeth Beresford đã đi được nửa quãng đường vượt Đại Tây Dương. Trong ba tuần qua ông đã phải trải qua kỳ thi khắc nghiệt nhất trong đời - và, giống như mọi kỳ thi khác, có một khoảng thời gian trước khi biết kết quả.

E.B. đã hỏi, tìm hiểu tỉ mỉ và nghiên cứu mọi khía cạnh của mọi vụ giao dịch mà ông đã từng tham gia. Giờ đây bà biết nhiều về ông hơn cả mẹ, vợ, con và cơ quan thuế vụ của ông cộng lại. Trên thực tế Townsend tự hỏi liệu có còn điều gì giấu được bà ta hay không - ngoài chuyện ông đã làm gì ở trong phòng để dụng cụ thể thao với con gái ông hiệu trưởng. Và nếu ông phải trả giá đắt vì điều đó, chắc chắn bà sẽ đòi ông phải mô tả chi tiết vụ làm ăn này.

Mỗi đêm khi trở về căn hộ của mình, người mệt lử, ông lại tính toán kỹ càng với Kate về mọi khả năng có hoặc không thể xảy ra. "Anh chỉ chắc chắn có một điều," ông thường nhắc đi nhắc lại. "là cơ hội sống sót của anh hiện nằm hoàn toàn trong tay người đàn bà đó."

Họ đã hoàn thành giai đoạn một: E.B thừa nhận là nếu nói chi ly ra, công ty có đủ khả năng trả nợ. Sau đó bà ta chuyển mục tiêu sang giai đoạn hai: bán đi một số tài sản. Khi nghe bảo rằng bà Summers muốn mua lại số cổ phiếu của mình trong tờ New York Star, ông miễn cưỡng phải đồng ý. Nhưng ít nhất E.B cũng cho phép ông giữ lại số lợi tức nằm trong quyền kiểm soát của ông ở tờ Melbourne Courier và Adelaide Gazette. Tuy nhiên ông đã phải bán tờ Perth Sunday Monitor và Continent để đổi lấy việc giữ lại tờ Sydney Chronicle. Ông cũng phải bằng lòng với số lợi tức ít hơn trong kênh truyền hình Úc của mình và tất cả những công ty con không sinh lợi ở Multi Media, nhờ đó ông có thể tiếp tục phát hành TV News.

Đến hết tuần thứ ba E.B đã hoàn thành điệu múa thoát y và để lại ông gần như trần trụi. Và tất cả chỉ vì một cuộc điện thoại. Ông bắt đầu tự hỏi không biết những lời nói đó còn ám ảnh ông bao lâu nữa:

"Ông đã nghĩ tới con số nào chưa, thưa ông Townsend?"

"Rồi, thưa ngài Đại sứ. Ba tỷ đô la."

E.B. không phải nhắc ông là bà ta vẫn cân nhắc những kế hoạch dự phòng trước khi có thể chuyển sang giai đoạn ba.

Mặc dù nhiều lần họ đã viết đi viết lại bản thông cáo chính thức, kết luận của nó luôn luôn là một: Global Corp sẽ tiến hành tự nguyện giải thể. Trong đời hiếm khi Townsend phải trải qua những giờ phút đáng ghét hơn thế. Ông có thể mường tượng ra tiêu đề ảm đạm trên tờ Citizen: Townsend phá sản.

Khi họ thỏa thuận được về lời lẽ của bản thông cáo, E.B. đã sẵn sàng chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Bà hỏi Townsend về những ngân hàng mà ông cho rằng thông cảm được với những nguyên do của ông nhất. Ngay lập tức ông chỉ ra sáu ngân hàng, và sau đó cho biết thêm năm ngân hàng nữa luôn có mối quan hệ thân thiết từ lâu với công ty. Nhưng ông cảnh báo bà là cũng như những ngân hàng còn lại, ông chưa bao giờ giao dịch với bất kỳ ngân hàng nào trong số chúng trước khi ông cố kiếm ba tỷ đô la cho vụ mua Multi Media. Và một ngân hàng trong số chúng đã đòi ông trả lại tiền cho họ nếu có thể.

"Vậy chúng ta sẽ để nó lại đến phút cuối," E.B. nói.

Bà bắt đầu tiếp cận với quan chức cao cấp phụ trách vấn đề cho vay của ngân hàng có mức tín dụng lớn nhất, và nói cho ông ta biết những biện pháp thắt lưng buộc bụng mà bà bắt Townsend phải chịu. Ông này cảm động và đồng ý ủng hộ kế hoạch của bà - nhưng chỉ khi tất cả các ngân hàng khác có liên quan cũng chấp nhận khoản tiền trợ giúp. Năm ngân hàng tiếp theo được chia mức cao hơn một chút, nhưng khi đã yên tâm về sự hợp tác của họ, E.B. bắt đầu lần lượt thuyết phục được hết ngân hàng này đến ngân hàng khác. Ở London bà đã gặp Barclays, Midland Montagu và Rothschilds. Bà định tiếp tục chuyến đi sang Paris để gặp Crédit Lyonnais, và sau đó là bay tới Frankfurt, Bonn và Zurich, trong một nỗ lực nhằm gắn kết các mắt xích của chuỗi dây chuyền.

Bà đã hứa với Townsend là nếu thành công ở London, bà sẽ gọi điện và báo cho ông biết ngay lập tức. Còn nếu thất bại ở bất cứ công đoạn nào, bà sẽ bay ngay tới Honolulu và sẽ thông báo vắn tắt cho các đại biểu của Global đang họp biết rằng họ không còn là nhân viên của công ty trong tương lai nữa, do đó, họ sẽ phải đi tìm một chỗ làm mới.

E.B. đã rời London buổi chiều hôm đó, mang theo toàn bộ hồ sơ, một tập vé máy bay và một danh sách số điện thoại cho phép bà có thể liên lạc với Townsend vào bất kỳ thời điểm nào, dù là ngày hay đêm. Trong bốn ngày tới bà đã có kế hoạch làm việc với tất cả các ngân hàng và các tổ chức tài chính sẽ quyết định số phận của Global. Townsend biết rằng chỉ cần thất bại trong việc thuyết phục một trong số đó, bà sẽ chẳng chần chừ gì mà không quay về New York và gửi ngay hồ sơ của ông xuống tầng mười ba. Sự nhượng bộ duy nhất của bà là sẽ thông báo ông biết một giờ trước khi đăng thông cáo báo chí.

"Ít ra, nếu đang ở Honolulu, ông sẽ không bị báo chí toàn thế giới làm cho bất ngờ," bà đã nói vào trước hôm sang châu Âu.

Townsend tặng cho E.B một nụ cười gượng. "Nếu bà cho đăng một thông cáo như thế thì việc tôi ở đâu sẽ chẳng thành vấn đề," ông nói. "Chúng vẫn sẽ tìm thấy tôi."

Chiếc Gulfstream của Townsend hạ cánh xuống Honolulu ngay trước khi mặt trời lặn. Ông rời sân bay và đi thẳng đến khách sạn. Khi đăng ký phòng, ông đã nhận được lá thư, ”Tất cả các ngân hàng ở London đã đồng ý với các điều khoản. Tôi đang trên đường tới Paris. E.B."

Ông mở hành lý, đi tắm và mời những giám đốc chính của ông ăn tối. Họ đã đến đây từ khắp nơi trên thế giới vì những điều mà lúc đầu ông dự định là những ý tưởng đổi mới sự phát triển của công ty trong vòng mười năm tới. Giờ đây có vẻ như họ sẽ được nghe nói về việc làm thế nào để phá hủy nó trong mười ngày tiếp theo.

Tất cả những người ngồi quanh bàn đều cố tỏ ra vui mừng cực độ, mặc dù trong vài tuần qua hầu hết bọn họ đã từng được mời phỏng vấn, với sự hiện diện của E.B. Và tất cả bọn họ, sau khi được tiết lộ, liền xếp xó mọi sáng kiến phát triển công ty mà họ có thể đã có. Lời nói lạc quan nhất đi qua miệng E.B. trong những cuộc kiểm tra đó là "vững vàng". Bà ta đã yêu cầu thư ký công ty và văn phòng tài chính chủ chốt của tập đoàn chuẩn bị kế hoạch dự phòng bao gồm tạm ngừng các cổ phiếu của công ty và chuẩn bị giải thể. Khó có thể nhìn thấy điều này ở họ, cứ như thể tự bản thân họ đang có điều gì vui mừng vậy.

Sau bữa tối Townsend leo luôn lên giường và lại mất một đêm thức trắng mà không thể đổ lỗi cho việc chậm máy bay. Vào khoảng ba giờ sáng ông nghe thấy tiếng một bức thư được luồn qua khe cửa. Ông bật dậy và xé nó ra một cách căng thẳng. "Người Pháp đã miễn cưỡng đồng ý - Tôi đang tới Frankfurt. E.B."

Lúc bảy giờ, Bruce Kelly đến gặp ông ở phòng để cùng ăn sáng. Gần đây Bruce đã quay lại London để trở thành giám đốc quản lý của Global TV, và ông bắt đầu giải thích cho Townsend rằng vấn đề lớn nhất của ông bây giờ là thuyết phục những người Anh đa nghi mua một trăm nghìn đĩa vệ tinh đang được trữ tại nhà sách ở Watford. Sáng kiến mới nhất của ông là tặng chúng miễn phí cho các độc giả của Globe. Townsend chỉ vừa uống trà vừa gật đầu. Chẳng ai trong số họ nhắc đến chủ đề đang xâm chiếm đầu óc mình.

Sau bữa sáng họ cùng đi xuống phòng uống cà phê, và Townsend đi từ bàn này sang bàn khác tán gẫu vởi những người điều hành chủ chốt của ông trên toàn thế giới. Khi đã đi hết một vòng quanh phòng, ông đi tới kết luận là tất cả bọn họ đều, hoặc là những diễn viên đại tài, hoặc là họ chẳng có khái niệm gì về hoàn cảnh thực sự bấp bênh như thế nào. Ông hy vọng ý nghĩ sau là đúng.

Bài diễn văn khai mạc buổi sáng hôm đó do Henry Kisinger đọc nói về tầm quan trọng quốc tế của khu vực ven Thái Bình Dương. Townsend ngồi trên hàng ghế đầu, thầm ước giá như cha ông cũng có mặt để nghe những lời của một cựu bộ trưởng khi ông ta nói về những cơ hội mà không một người nào có thể hình dung ra được trước đây một thập kỷ, và ông tin rằng ở đó, Global sẽ đóng vai trò quyết định. Townsend nghĩ đến mẹ ông, giờ đã hơn chín mươi tuổi, và những lời nói của bà khi lần đầu tiên ông trở về Úc bốn mươi năm trước: "Mẹ luôn ghê tởm nợ nần dưới bất kỳ hình thức nào." Thậm chí ông còn nhớ rõ ngữ điệu trong giọng nói của bà.

Trong ngày hôm đó, Townsend tham gia vào tất cả những cuộc thảo luận mà ông có thể, rồi ra khỏi những cuộc thảo luận đó với những từ vang lên trong tai "cam đoan”, "viễn cảnh" và "mở rộng". Trước khi lên giường đi ngủ, ông đã nhận được bức thư mới nhất của E.B.: "Frankfurt và Bonn đã đồng ý, nhưng đòi những điều khoản cứng rắn. Đang trên đường tới Zurich. Sẽ gọi điện ngay khi tôi biết quyết định của họ." Ông lại mất một đêm thức trắng chờ tiếng chuông điện thoại.

Đầu tiên Townsend đoán là sau Zurich, E.B. sẽ bay thẳng đến Honolulu để có thể thông báo riêng cho ông. Nhưng bà không nghĩ rằng đó là một ý hay. "Dù sao đi nữa," bà ta nhắc ông "Tôi cũng khó mà có thể nâng cao tinh thần của các đại biểu bằng cách tán gẫu với họ về công việc của tôi."

"Có lẽ họ nghĩ bà là nhân tình của tôi," Townsend nói.

E.B không cười.

Sau bữa trưa ngày thứ ba là lúc ngài James Goldsmith diễn thuyết tại hội nghị. Trước khi trời tối Townsend đã xem đồng hồ, lo lắng không biết E.B. sẽ gọi điện vào lúc nào. Ngài James bước lên diễn đàn trong tiếng hoan hô nồng nhiệt của các đại biểu. Ông đặt bài diễn văn lên bục, nhìn xuống đám thính giả mà ông có thể không gặp đã lâu và bắt đầu bằng những từ, "Tôi vô cùng vui sướng được nói chuyện với những người đang làm việc cho một trong những công ty phát đạt nhất thế giới." Townsend bị thu hút bởi quan điểm của ngài James về tương lai của đế chế, và tại sao ông lại quyết định đứng trong Nghị viện châu Âu. "Là một thành viên được bầu, tôi sẽ có cơ hội để..."

"Xin lỗi ngài." Townsend nhìn lên và thấy người quản lý khách sạn đang do dự đứng bên cạnh ông.

"Ngài có một cuộc gọi từ Zurich. Bà ấy nói là việc khẩn cấp." Townsend gật đầu và vội vã theo ông ta ra khỏi căn phòng mờ tối, đi vào hành lang.

"Ngài sẽ nhận điện ở văn phòng tôi chứ?"

"Không." Townsend nói. "Hãy cắm máy lên phòng cho tôi."

"Tất nhiên, thưa ngài," viên quản lý nói khi Townsend bước vào chiếc thang máy gần nhất.

Ở hành lang, ông gặp một trong những thư ký của mình, người đang tự hỏi tại sao sếp lại bỏ bài diễn văn của ngài James khi ông ấy đang được hoan hô nồng nhiệt. Khi Townsend vào trong phòng, điện thoại vẫn đang đổ chuông. Ông nhấc ống nghe lên, thật may là bà ta không thể nhìn thấy ông đang căng thẳng thế nào.

"Keith Townsend đây," ông nói.

"Ngân hàng Zurich đã đồng ý với các điều khoản."

"Ơn Chúa."

"Nhưng với điều kiện. Họ đòi lãi suất cao hơn tỷ lệ cơ bản ba mức trong thời gian mười năm. Điều này sẽ làm Global mất thêm 17,5 triệu đô la.”

"Thế bà trả lời thế nào?"

"Tôi đã chấp nhận các điều khoản của họ. Họ đủ thông minh để thấy rằng họ nằm trong số những ngân hàng được tiếp xúc cuối cùng. Vì vậy tôi không có nhiều quân bài để mặc cả với họ."

Ông im lặng một lát trước khi hỏi, "Vậy cơ hội sống sót của tôi hiện giờ ra sao?"

"Vẫn không tốt hơn là năm ăn năm thua,” bà ta nói. "Đừng có phung phí bất kỳ khoản tiền nào đấy."

"Tôi chẳng có khoản tiền nào cả," Townsend nói. "Thậm chí bà đã lấy đi tất cả thẻ tín dụng của tôi, bà có nhớ không?”

E.B. không trả lời.

"Liệu tôi còn phải làm gì nữa không?"

"Chỉ cần đảm bảo rằng khi đọc bài diễn văn thân mật tối nay, ông hãy làm cho bọn họ hoàn toàn tin rằng ông vẫn là chủ tịch một công ty truyền thông phát đạt nhất thế giới, chứ không phải ông có thể chỉ còn vài giờ để tuyên bố tự giải thể.”

"Và khi nào tôi sẽ biết điều đó?"

"Theo như tôi đoán thì lúc nào đó vào ngày mai," E.B nói. "Tôi sẽ gọi cho ông ngay khi cuộc gặp của tôi với Austin Pierson kết thúc." Đường dây chết lặng.

oOo

Armstrong được Reg đưa xuyên qua trời mưa tuyết từ Heathrow tới London trên chiếc Concorde. Ông luôn khó chịu vì các quan chức hàng không dân dụng không cho phép ông dùng chiếc trực thăng bay trên thành phố vào ban đêm. Về tới Tòa nhà Armstrong, ông đi thang máy thẳng lên tầng mái (1), đánh thức người đầu bếp dậy và lệnh cho ông ta chuẩn bị bữa ăn. Ông tắm một lúc lâu dưới vòi nước nóng, và ba mươi phút sau xuất hiện ở phòng ăn tối trong chiếc áo choàng dài, miệng phì phèo điếu xì gà.

Một đĩa trứng cá lớn được bày sẵn, và chưa kịp ngồi xuống ông đã bốc một miếng to. Sau vài miếng nữa, ông nhấc cặp lên bàn và ghi chép vào tờ giấy đặt trước mặt. Ông nghiên cứu chương trình nghị sự của cuộc họp hội đồng quản trị ngày mai trong khi liên tục nhồi đầy miệng trứng cá và uống hết ly sâm panh này đến ly sâm panh khác.

Sau ít phút, ông đẩy tờ chương trình sang một bên, tin tưởng rằng nếu ông có thể vượt qua được mục một thì ông sẽ có câu trả lời thuyết phục cho bất cứ câu hỏi nào mà ngài Paul có thể nêu ra. Ông ì ạch đi vào giường, ngồi tựa lên đống gối. Ông bật ti vi và bắt đầu chuyển hết kênh này đến kênh khác để tìm xem có tiết mục gì làm ông thư giãn. Cuối cùng ông ngủ thiếp đi khi đang xem một bộ phim cũ của Laurel và Hardy.

oOo

Còn cách cửa phòng họp khá xa Townsend đã có thể nghe thấy tiếng nói chuyện lao xao của đám đại biểu đang chờ đợi. Khi ông bước vào phòng, tất cả lập tức im lặng và đứng dậy. Ông đi lên diễn đàn và đặt bài diễn văn của mình lên bục, sau đó nhìn xuống đám thính giả, những người đàn ông và đàn bà ưu tú nhất trong giới truyền thông, nhiều người trong số họ đã phục vụ ông hơn 30 năm.

"Thưa các quý bà và quý ông, hãy để tôi bắt đầu bằng việc nói rằng chưa bao giờ Global phát triển tốt hơn hiện nay để đối mặt với những thách thức của thế kỷ hai mốt. Chúng ta hiện đang kiểm soát 41 đài phát thanh và truyền hình, 137 tờ báo và 249 tạp chí. Và tất nhiên gần đây chúng ta đã có thêm một hòn ngọc trên vương miện: TV News, tờ tạp chí bán chạy lớn nhất trên thế giới. Với danh mục vốn đầu tư này, Global đang trở thành đế chế truyền thông giàu quyền lực nhất trái đất. Và tôi thấy trước mặt tôi là đội ngũ những người con đã hiến dâng tất cả để giữ cho Global đứng trên hàng đầu của các công ty truyền thông. Trong một thập kỷ tới..." Townsend nói thêm bốn mươi phút nữa về tương lai của công ty và những vai trò mà họ sẽ phải đảm nhiệm, rồi kết thúc bằng những câu, "Đâỵ là năm đáng ghi nhớ đối với Globe. Sang năm khi chúng ta gặp nhau, hãy để cho những kẻ chỉ trích chúng ta phải xấu hổ bằng cách hoàn thành ăn mừng lớn hơn nữa.”

Tất cả đứng dậy và hoan nghênh ông. Nhưng khi những tràng vỗ tay đã tắt, ông lập tức nhớ ra một cuộc họp khác sẽ diễn ra ở Cleveland vào sáng ngày mai, tại đó chỉ có một câu hỏi duy nhất được trả lời, và chắc chắn sau đó sẽ chẳng có ai vỗ tay cả.

Khi các đại biểu giải tán, Townsend đi dạo quanh phòng, cố tỏ ra tươi tỉnh khi chào tạm biệt một số giám đốc điều hành của mình. Ông chỉ hy vọng rằng khi trở về, họ sẽ không gặp những phóng viên của các tờ báo đối địch muốn biết tại sao công ty lại đi đến chỗ tự nguyện giải thể. Và tất cả chỉ vì một chủ ngân hàng ở Ohio đã nói, "Không, thưa ngài Townsend, tôi muốn ông phải trả lại năm mươi triệu ngay chiều nay. Nếu không tôi sẽ chẳng còn cách nào khác là phải chuyển vụ việc sang cơ quan pháp luật.”

Ngay khi rời khỏi hội nghị. Townsend quay về phòng thu xếp hành lý. Người lái xe đưa ông ra sân bay, nơi chiếc Gulfstream đang đợi ông để cất cánh. Ngày mai có lẽ ông sẽ đi ở khoang rẻ tiền? Ông không biết cuộc hội thảo đã tốn của ông bao nhiêu tiền. Chỉ vài phút sau khi cài chặt thắt lưng ông đã ngủ thiếp đi.

oOo

Armstrong định dậy sớm để hủy một số giấy tờ trong két nhưng ông bị đánh thức bởi tiếng chuông của tháp Big Ben, báo trước chương trình ti vi lúc bảy giờ. Ông chửi rủa một hồi vì biết rõ những việc vẫn cần phải làm khi cố nhấc chân xuống giường.

Ông mặc áo, đi vào phòng ăn và thấy bữa sáng đã dọn sẵn sàng: thịt lợn hun khói, nước sốt, nửa tá bánh pudding , và bốn quả trứng rán, ông chiêu tất cả bằng cà phê đen.

Lúc 7 giờ 35 ông rời phòng và đi thang máy xuống tầng 1. Ông bước ra ngoài, bật đèn, nhanh chóng đi dọc theo hành lang qua bàn thư ký và nhập mã số vào ổ khóa gắn cạnh cửa văn phòng. Ngọn đèn chuyển từ màu đỏ sang xanh, ông đẩy cửa bước vào. Khi đã vào trong, ông bỏ qua đống thư từ đợi sẵn trên bàn và bước thẳng tới chiếc két lớn đặt ở góc phòng. Mất thêm vài phút nữa và phải nhập một mã số phức tạp hơn trước khi mở được cánh cửa nặng.

Tập hồ sơ đầu tiên ông rút ra mang nhãn "Liechtenstein", ông mang nó đến chỗ máy cắt giấy và bắt đầu nhét từng tờ một vào. Sau đó ông quay lại két và lấy tập hồ sơ thứ hai có tên "Nước Nga (hợp đồng sách)" và tiếp tục đối xử với nó như thế. Ông đang rút dở chừng tập hồ sơ ''Khu vực phát hành" thì một giọng nói vang lên,"Ông nghĩ ông đang làm cái quái gì vậy?" Armstrong quay đầu lại thấy một nhân viên bảo vệ đang soi đèn vào mặt ông.

"Biến ngay khỏi đây, đồ ngu," ông quát. "Và đóng cửa lại."

"Tôi xin lỗi, thưa ngài," người bảo vệ nói. "Không ai bảo tôi là ngài đang ở đây." Khi cửa đã đóng, Armstrong tiếp tục cắt nhỏ tài liệu trong khoảng bốn mươi phút nữa tới khi ông nghe thấy tiếng cô thư ký đến.

Cô gõ cửa. "Chào ngài Arsmtrong," giọng nói có vẻ hân hoan. "Pamela đây. Ngài có cần giúp gì không?"

"Không,” ông nói lớn để át tiếng ồn của máy hủy tài liệu. "Lát nữa tôi sẽ đi."

Nhưng phải mất thêm hai mươi phút nữa ông mới mở cửa. "Còn bao lâu nữa thì đến giờ họp hội đồng quản trị?" Ông hỏi.

"Chỉ còn khoảng hơn nửa giờ," cô đáp.

"Bảo ông Wakeham đến gặp tôi ngay."

"Ngài chủ tịch thường trực hôm nay không đến, thưa ngài," Pamela nói.

"Không đến? Tại sao?" Armstrong gầm lên.

"Tôi nghĩ ông ấy mắc phải dịch cúm đang hoành hành quanh đây. Và ông ấy đã gửi lời cáo lỗi tới thư ký công ty."

Armstrong xem số điện thoại của Peter trong sổ và quay số. Tiếng chuông điện thoại vang lên vài lần trước khi có một giọng phụ nữ trả lời.

"Có Peter ở đó không?" Ông hỏi cộc lốc.

"Có, nhưng ông ấy đang ốm."

"Hãy dựng ông ta dậy."

Một lát im lặng kéo dài trước khi có tiếng lạo xạo hỏi. "Ông đó à, Dick?"

"Phải," Armstrong đáp. "Anh nghĩ thế quái nào mà định vắng mặt trong cuộc họp cốt yếu này?"

"Tôi xin lỗi, Dick, nhưng tôi bị cúm và bác sĩ khuyên tôi nên nghỉ ngơi ít ngày."

"Tôi cóc cần biết bác sĩ của anh khuyên cái gì," Armstrong nói. "Tôi muốn anh dự cuộc họp này. Tôi sẽ cần đến mọi sự ủng hộ."

"Vâng, nếu ông cảm thấy điều đó là quan trọng." Peter nói.

"Tôi hoàn toàn chắc như vậy," Armstrong đáp. "Vậy hãy tới đây và nhanh lên."

Armstrong ngồi xuống sau bàn, nhận ra tiếng rì rầm phát ra từ những văn phòng phía xa cho thấy tòa nhà đang bắt đầu làm việc. Ông xem lại đồng hồ: chỉ còn khoảng mười phút nữa là cuộc họp bắt đầu. Nhưng không có viên giám đốc nào ghé vào để tán gẫu như thường lệ, hoặc để đảm bảo rằng họ có sự ủng hộ của ông cho bất kỳ đề xuất nào họ đưa ra trước Hội đồng Quản trị. Có lẽ họ không nhận ra là ông đã trở về.

Pamela dè dặt đi vào phòng và đưa cho ông tập hồ sơ dày về chương trình cuộc họp buổi sáng. Mục một, như ông đã đọc đêm qua, là "Quỹ trợ cấp". Nhưng khi xem trong hồ sơ, chẳng có một ghi chú ngắn gọn nào để các giám đốc xem xét - ghi chú đầu tiên này được đính kèm với mục hai; sự giảm sút số phát hành của Citizen sau khi Globe giảm mười xu giá bìa.

Armstrong tiếp tục đọc hồ sơ cho đến khi Pamela bảo ông rằng chỉ còn hai phút nữa là đến 10 giờ. Ông đứng lên, kẹp tập hồ sơ dưới nách và tự tin đi dọc theo hành lang. Trên đường đến phòng họp, nhiều nhân viên đi qua ông và nói "Chào ngài." Ông tặng cho họ những nụ cười thân mật và chào hỏi họ, mặc dù không phải lúc nào ông cũng biết chắc tên của họ là gì. Khi đi tới cánh cửa để ngỏ của phòng họp, ông có thể nghe thấy các giám đốc của mình thì thầm với nhau, nhưng khi ông bước vào thì tất cả đều im lăng một cách sợ sệt, như thể sự có mặt của ông đã giáng một đòn làm cho họ câm lặng.

oOo

Townsend được một nữ chiêu đãi viên đánh thức khi máy bay bắt đầu hạ cánh xuống sân bay Kennedy. "Có một bà Beresford nào đó đang gọi điện cho ông từ Cleveland. Bà ấy nói ông sẽ nhận cuộc gọi."

"Tôi vừa mới ra khỏi cuộc họp với Pierson," E.B. nói. "Nó kéo dài hơn một giờ, nhưng cho đến khi tôi rời khỏi đó, ông ấy vẫn chưa nghĩ được điều gì."

"Ông ta chưa quyết định à?"

"Chưa. Ông ta còn muốn biết ý kiến Hội đồng Tài chính của ngân hàng trước khi đi tới quyết định cuối cùng."

"Nhưng chắc chắn là giờ đây, khi tất cả các ngân hàng khác đã có vị trí thích hợp, Pierson không thể..."

"Ông ta hoàn toàn có thể. Đừng quên ông ta là chủ tịch một ngân hàng nhỏ ở Ohio. Ông ta không quan tâm tới những gì mà các ngân hàng khác đã đồng ý. Và sau bài báo tệ hại liên quan đến ông được đăng vài tuần trước, hiện giờ ông ta chỉ quan tâm đến một chuyện thôi."

"Chuyện gì?"

"Không để hở sườn."

"Nhưng chẳng lẽ ông ta không nhận ra là tất cả các ngân hàng khác sẽ nuốt lời hứa nếu ông ta không làm theo kế hoạch chung?"

"Có, ông ta có nhận ra, nhưng khi tôi nêu điều đó ra ông ta chỉ nhún vai và nói, "trong trường hợp đó tôi sẽ chỉ phải chịu may rủi cùng với những người khác.”

Townsend bắt đầu văng tục.

"Nhưng ông ta đã hứa với tôi một điều," E.B. nói.

"Điều gì?"

"Ông ta sẽ gọi điện ngay khi có quyết định của Hội đồng."

"Tử tế quá nhỉ. Vậy tôi phải làm gì khi cái Hội đồng đó chống lại tôi?"

"Cho đăng tải bản thông cáo mà chúng ta đã thỏa thuận," bà ta nói.

Townsend cảm thấy muốn xỉu.

Hai mươi phút sau ông xuống sân bay. Một chiếc Limousine đã đợi sẵn ở đó. Ông mở cửa và lên ngồi ở ghế sau. Việc đầu tiên ông làm là gọi về căn hộ của mình ở Manhattan. Chắc hẳn Kate đang đợi điện thoại, vì nàng trả lời ngay lập tức.

"Anh đã nghe được tin gì từ Cleveland chưa?" Đó là câu hỏi đầu tiên của nàng.

"Rồi. E.B. đã gặp Pierson, nhưng ông ta vẫn chưa quyết định," Townsend đáp khi chiếc xe hòa vào dòng xe cộ đang nối đuôi nhau trên Đại lộ Nữ Hoàng.

"Cơ may để ông ta gia hạn cho khoản vay là bao nhiêu?”

"Hôm qua anh cũng hỏi E.B. câu hỏi đó, và bà ta nói là năm mươi trên năm mươi."

"Em chỉ ước ông ta cứu chúng ta ra khỏi cảnh nghèo khổ."

"Ông ta sẽ sớm quyết định thôi."

"Lúc nào ông ấy quyết định, hãy gọi điện cho em đầu tiên nhé, bất kể hậu quả thế nào."

"Tất nhiên em sẽ là người đầu tiên anh gọi rồi," ông nói và dập máy.

Cuộc gọi thứ hai của Townsend, khi chiếc Limousine vượt qua cầu Queensboro, là cho Tom Spencer. Ông ta chẳng nghe được điều gì khác. "Nhưng tôi sẽ không mong được biết gì cho đến khi E.B. đã nói cho ông biết," Tom nói. "Đó không phải là phong cách của bà ta."

"Khi tôi biết Pierson quyết định thế nào, tôi nghĩ tốt hơn ta nên thảo luận với nhau về việc phải làm tiếp theo."

"Chắc chắn rồi," Tom nói. "Hãy gọi cho tôi ngay khi ông nghe được bất kỳ điều gì, và tôi sẽ tới thẳng đó."

Người lái xe nhẹ nhàng rẽ vào phần đường bên phải trước khi đỗ lại bên ngoài tổng hành dinh của Tập đoàn Global International. Anh ta ngạc nhiên khi lần đầu tiên sau hai mươi năm, ngài Townsend cúi xuống và cảm ơn anh ta. Nhưng anh ta thật sự bị bất ngờ khi thấy ông chủ chào "Tạm biệt."

Vị chủ tịch tập đoàn Global International sải chân vượt qua vỉa hè và đi vào tòa nhà. Ông đi thẳng tới chiếc thang máy. Người trực tầng bước vào và vặn chìa ở ổ khóa cạnh nút trên cùng. Cánh cửa đóng lại và thang máy bắt đầu đi lên tầng 47. Khi cửa thang máy mở ra, Townsend đi thẳng tới chỗ cô tiếp tân đang mỉm cười với ông. Cô định nói, "Chào ngài Townsend," thì nhìn thấy vẻ mặt dữ tợn của ông và nghĩ tốt hơn hết là không nói gì.

Bước chân Townsend không hề ngập ngừng khi cánh cửa kính dẫn vào khu văn phòng của ông mở ra. "Có thư không?", là tất cả những gì ông nói khi đi ngang qua bàn thư ký trước khi bước vào văn phòng.

(1) Tầng mái : nguyên tác penthouse - nhà hoặc căn phòng xây trên mái một toà nhà cao.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom