Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Quyền Lực Thứ Tư

Quyền Lực Thứ Tư
Tác giả: Jeffrey Archer
Tình trạng: Đã hoàn thành




Cuốn tiểu thuyết ấn tượng nhất của Jeffrey Archer kể câu chuyện về hai người đàn ông đặc biệt nhất trong thời đại chúng ta.

Thoáng qua thì thấy Richard Arstrong và Keith Townsend dường như không có điểm chung. Một người sinh ra trong gia đình nông dân nghèo khổ và thất học ở một nơi hẻo lánh của châu Âu bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai khốc liệt. Còn người kia lớn lên trong lâu đài ở nơi xa bên kia thế giới khi mà cuộc chiến tranh đó chỉ là một phần nhỏ của bản tin.

Một người đày nghị lực, một tên cướp, sẵn sàng gian trá với tất cả, thậm chí với cả nhận dạng bản thân nếu chuyện đó có thể mang lại cho anh ta những lợi ích trước mắt. Còn người kia xuất thân từ gia đình quý tộc danh giá, được chuẩn bị bước ra công chúng từ những năm trẻ thơ; một người nổi loạn không thèm quan tâm xem người khác có tán thành những việc anh ta làm hay không.

Một người thèm khát sự giàu có, sự nổi danh, địa vị xã hội. Còn người kia lại sớm nhận ra quyền lực thực sự xuất phát từ sự nặc danh. Nhưng họ đều có một điểm chung: cả hai đều là những con bạc. Cả hai đều được chuẩn bị để đánh liều tất cả trong cuộc chiến của họ nhằm kiểm soát đế quốc báo chí lớn nhất thế giới.
 
Sửa lần cuối:

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1


TIN GIỜ CHÓT

CÁC VUA BÁO CHÍ VẬT LỘN ĐỂ CỨU VƯƠNG QUỐC CỦA MÌNH

Báo

GLOBE

Ngày 5 tháng Mười một, 1991

ARMSTRONG PHÁ SẢN

Vận rủi như rơi cả vào ông. Nhưng trước đây, chưa bao giờ nó khiến Richard Armstrong phải lo lắng.

“Xin các vị đặt tiền”.

Armstrong nhìn xuống tấm vải màu be nhạt. Chồng phỉnh (1) trước mặt ông vừa 20 phút trước đó cao ngất ngưởng, giờ chỉ còn là một nhúm nhỏ. Tối nay ông đã thua bốn mươi ngàn francs, nhưng bốn mươi ngàn francs thì thấm tháp gì khi trong vòng mười hai tháng qua, ông đã lỗ hơn một tỷ đô la.

Ông nhoài người, đặt toàn bộ chỗ phỉnh còn lại vào số 0. “Các số đã đặt xong. Không nhận thêm nữa", người tài pán vừa nói vừa quay bánh xe. Hòn bi nhỏ chạy tròn trong vùng lòng chảo trước khi dừng lại ở một con số.

Armstrong lơ đãng nhìn ra xa. Ngay cả khi hòn bi đã dừng, ông cũng không buồn nhìn lại.

“Số hai mươi sáu”, tài pán hô to, đồng thời bắt đầu vơ phỉnh từ các ô số không phải là hai mươi sáu.

Armstrong đứng dậy, chẳng buồn nhìn lại bàn ru lét. Ông đi chậm rãi qua đám đông những ngưòi đang chơi... cho tới chiếc cửa kép mở ra ngoài. Một gã đàn ông cao lớn mặc áo dài xanh cúi rạp người mở rộng cánh cửa, mỉm cười với con bạc nổi tiếng, nghĩ sẽ được boa một trăm quan như mọi lần. Nhưng tối nay thì không. Armstrong vuốt mái tóc đen dầy trong lúc đi qua những khu vườn sang trọng của sòng bạc và đi tiếp qua một bồn nước phun. Kể từ cuộc họp khẩn cấp của Ban điều hành ở London đến giờ đã được mười bốn tiếng và ông bắt đầu cảm thấy kiệt sức.

Tuy người to béo, mấy năm nay ông chưa hề bước lên bàn cân. Và lúc này ông vẫn bước khỏe khoắn dọc con dường đi dạo tới khách sạn nhìn ra vịnh mà ông rất thích. Ông thừa biết muốn có bàn ngồi phải đặt trước cả tuần, và ý nghĩ mình sẽ gây nên chuyện rắc rối ở đó tối nay làm ông mỉm cười, nụ cười đầu tiên từ lúc tối.

Ông đẩy cửa bước vào. Người hầu bàn cao gầy quay ngoắt lại, cố giấu ngạc nhiên bằng cách cúi chào thật thấp.

“Chào ông Armstrong. Thật vui mừng được gặp lại ông. Ông cùng đi với ai không ạ?”

“Không, Henri”.

Người hầu bàn vội dẫn ông khách không hẹn mà đến qua những bàn đầy thực khách, tới một bàn nhỏ ở cánh gà. Mỗi lần Armstrong tới dùng bữa, Henri thường đem tới cho ông cuốn thực đơn dầy đóng bìa da.

Armstrong lắc đầu. “Khỏi cần, Henri. Anh biết tôi thích dùng gì rồi”.

Người hầu bàn nhíu mày. Các bậc đế vưdng, minh tinh Hollywood, thậm chí các cầu thủ bóng đá Italia đều không làm anh ta hoảng, nhưng mỗi khi Richard Armstrong có mặt là anh ta lại lo sốt vó. Còn bây giờ phải chọn món ăn cho Armstrong nữa. Anh ta thở phào nhẹ nhõm vì chiếc bàn mà vị khách nổi tiếng thường xuyên tới ngồi còn trống. Nếu đến chậm vài phút thôi thì sẽ phải ngồi ở quầy rượu mà đợi, trong khi bồi bàn vội vàng xếp một chiếc bàn khác ở giữa phòng cho ông ta.

Lúc Henri trải tấm khăn ăn lên lòng Armstrong, người hầu rượu đã rót ra một loại sâm banh mà ông ưa thích. Armstrong lơ đãng đưa mắt qua cửa sổ, không phải nhìn vào chiếc du thuyền lớn đang neo ỏ phía bắc vịnh, mà đang nghĩ tới vợ con ông ở nơi cách đó mấy trăm dặm. Họ sẽ phản ứng thế nào khi biết được tin này?

Một đĩa tôm hùm nhẹ nhàng đặt trước mặt ông; nó được giữ ở độ nóng vừa phải để ông có thể ăn được ngay. Armstrong rất ghét phải đợi cho đồ ăn nguội bớt. Ông thà bị rộp lưỡi còn hơn phải chờ. Henri ngạc nhiên thấy ánh mắt của vị khách vẫn đang phiêu diêu tận phía chân trời, trong khi cốc sâm banh của ông đã được rót đầy lần thứ hai. Những đồng nghiệp của ta, những người gắn bó vối nhau vì tước vị hoặc vì các mối quan hệ bắt đầu che đậy dấu vết hoặc lánh xa ta mới nhanh làm sao, từ khi tài khoản của công ty được công bố, ông nghĩ. Armstrong cho rằng chỉ có Ngài Paul Maitland mới có thể cứu được danh tiếng của ông.

Armstrong cầm chiếc thìa ăn tráng miệng để trước mặt, dùng nó xúc lấy xúc để món súp trong chiếc tô to. Khách hàng ở những bàn xung quanh thỉnh thoảng lại quay nhìn về phía ông và lén thầm thì với nhau.

“Một trong những ngưòi giàu nhất thế giới”, một nhà ngân hàng địa phương nói với người phụ nữ trẻ mà ông ta lần đầu tiên mời đi ăn tối. Armstrong có vẻ gây ấn tượng mạnh cho cô ta. Thông thường, ông rất đắc chí với tiếng tăm của mình. Nhưng tối nay, ông không để ý đến những người xung quanh. Ông đang nghĩ tới phòng họp của ban trị sự một ngân hàng Thụy Sĩ, nói người ta đã quyết định hạ màn, mà tất cả chỉ vì 50 triệu đô la.

Tô súp được dọn đi trong khi Armstrong dùng chiếc khăn ăn lau miệng. Henri biết quá rõ vị khách này không thích chờ đợi món tiếp theo quá lâu.

Một cốc cà phê đen bốc khói nghi ngút thay thế cho cốc kem. Armstrong vẫn lơ đãng nhìn ra vịnh. Một khi cái tin ông không thể cáng nổi, thậm chí chỉ với 50 triệu đô la lan ra, thì không còn một ngân hàng nào trên trái đất này muốn làm ăn với ông nữa.

Mấy phút sau, ngưòi hầu bàn trở lại, ngạc nhiên thấy cà phê vẫn còn nguyên trong tách. “Tôi mang cho ông cốc khác được không, thưa ông Armstrong?”, Anh ta ngập ngừng hỏi nhỏ.

Ông lắc đầu. “Cho thanh toán, Henri”. Vừa nói ông vừa uống cạn chỗ sâm banh còn lại. Người hầu bàn vội vã chạy đi và trở lại ngay với tờ giấy trắng để trên chiếc khay bạc. Đây là vị khách không bao giờ chịu chờ đợi, dù là chờ tính tiền.

Armstrong mở tờ giấy, nhưng không quan tâm trong đó ghi gì. Bảy trăm mười hai quan, không kể tiền phục vụ. Ông ký, làm tròn thành một ngàn quan. Nụ cười hiện trên khuôn mặt người hầu bàn lần đầu tiên trong buổi tổi hôm đó, nụ cười sẽ biến mất nếu như Henri biết được rằng khách sạn của anh ta đang là một trong chuỗi dài các chủ nợ của ông khách.

Armstrong đẩy ghế đứng dậy, vứt chiếc khăn ăn lên bàn, không nói một lời, bước ra khỏi khách sạn. Mấy cặp mắt nhìn theo khi ông rời phòng ăn, còn một cặp mắt khác theo dõi tận khi ông bưóc xuống các bậc thềm. Ông không nhận thấy một thủy thủ trẻ chạy vụt qua mặt ông về phía chiếc du thuyền mang tên Hầu tước Lancelot.

Armstrong vừa ợ vừa sải bước trên đường, qua cả chục chiếc thuyền đang neo lại với nhau nghỉ qua đêm. Ông thường thích thú nghĩ rằng Hầu tước Lancelot dường như chắc chắn là chiếc du thuyền lớn nhất trong vịnh, tất nhiên, trừ phi đêm đó Vua Brunei hoặc Quốc vương Fahd dong thuyền vào cảng. Ý nghĩ duy nhất của ông đêm nay là chiếc du thuyền này, nếu đem bán ngoài chợ trời, thì được bao nhiêu. Nhưng một khi đã biết sự thật, liệu có ai muốn mua chiếc du thuyền đã từng là vật sở hữu của Richard Armstrong?

Vịn tay vào dây chão, Armstrong giữ thăng bằng trên cầu tàu. Thuyền trưởng cùng thuyền phó đang đứng đợi ông.

“Chúng ta đi ngay thôi”.

Viên thuyền trưởng không ngạc nhiên. Ông ta biết Armstrong không bao giờ muốn neo tàu trong vịnh lâu hơn mức cần thiết. Chỉ có cái lắc lư nhè nhẹ của con tàu mới ru ông vào giấc ngủ, ngay cả trong những giờ phút đen tối nhất. Ông ta phát lệnh chuẩn bị ra khơi trong khi Armstrong cởi giầy, mất hút dưới ca bin tàu.

Khi mở cửa ca bin sang trọng, ông lại thấy một chồng fax mới. Ông vồ lấy chúng, vẫn hy vọng còn đường sống. Fax đầu là của Peter Wakeham, Phó chủ tịch của Công ty Viễn thông Armstrong, lúc này vẫn đang còn ở văn phòng London mặc dù đã rất muộn. “Xin hãy điện thoại ngay cho tôi", bức điện viết. Bức điện thứ hai từ New York, cổ phiếu của công ty đã xuống một mức thấp mới và các ngân hàng của ông đã "miễn cưỡng" thấy cần phải bán các cổ phiếu của họ ra thị trường. Bức điện thứ ba là của Jacques Lacroix ở Giơnevơ khẳng định rằng, vì ngân hàng không nhận được 50 triệu đô la vào cuối ngày làm việc, nên họ không còn cách nào khác là...

Bây giờ là 5 giờ 12 phút ở New York, tức là 10 giờ 12 phút ở London và 11 giờ 12 phút ở Giơnevơ. Vào lúc 9 giờ sáng hôm sau, ngay ông cũng không thể ngăn được những hàng tít lớn trên các tờ báo của ông, chứ đừng nói gì đến những tờ báo của Keith Townsend.

Armstrong kéo khoá, để quần áo rơi thành đống trên sàn. Sau đó ông mở tủ lấy chai brandy, rót một cốc lớn rồi vật ra giường. Ông nằm im lìm trong khi tiếng máy tàu gầm lên và chiếc du thuyền bắt đầu lách mình ra khỏi cảng.

Mấy giờ trôi qua mà Amstrong vẫn nằm bất động, chỉ trừ những lúc rót thêm rượu, cho đến khi ông nghe chiếc đồng hồ nhỏ để gần giường điểm bốn tiếng. Ông lồm cồm bò dậy, đợi một lát rồi đặt chân xuống nền thàm. Ông đứng không vững, loạng choạng đi qua phòng không bật đèn, vào nhà tắm. Khi đến chiếc cửa mở sẵn, ông với tay lấy chiếc áo choàng rộng màu kem thêu chữ Hầu tước Lancelot màu vàng trên túi. Ông sờ soạng đi về phía cửa ca-bin, thận trọng mở và chân trần bước ra ngoài hành lang tối ánh đèn. Ông do dự trước khi khoá cửa ca-bin, đút chìa vào túi áo choàng. Ông đứng im cho đến khi cầm chắc không nghe tiếng gì khác ngoài tiếng máy quen thuộc của con tàu.

Armstrong lảo đảo đi dọc hành lang tàu, dừng lại ở chân cầu thang dẫn lên boong. Rồi ông từ từ trèo lên, tay bám chắc vào hai sợi dây to dùng làm tay vịn. Lên hết cầu thang, ông bước ra boong, vội vã nhìn ngược ngó xuôi. Không có ai. Đêm tối trong veo, lành lạnh, không khác gì những đêm vào thời gian này trong năm.

Armstrong chầm chậm bước di, cho đến khi ông đến khoang trên chỗ đặt máy, nơi ồn nhất trên tàu.

Ông chỉ đợi một lát, rồi tháo dây buộc áo choàng, để nó tự rơi xuống sàn.

Trần truồng trong đêm, ông nhìn ra biển tối đen tịch mịch và nghĩ: Chả lẽ đời ta chỉ thoáng qua trước mắt trong một khoảnh khắc như thế này sao?

(1) Vật dùng trong các sòng bạc lớn, thay cho tiền. Mỗi sòng có một loại phỉnh khác nhau và chỉ có giá trị ở sòng đó. Chúng thường bằng nhựa cứng, nhiều hình dáng và màu sắc, mỗi hình hoặc mỗi màu tương ứng với một số tiền nhất định (chú thích của Biên tập).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2


Báo

THE CITIZEN

Ngày 5 tháng Mười một, 1991

TOWNSEND KHÁNH KIỆT

“Có điện đóm gì không?” là câu duy nhất Townsend hỏi cô thư ký, sau đó ông đi về phòng.

“Tổng thống gọi điện từ Trại David trước khi Ngài lên máy bay”, Heather nói.

“Lần này, tờ báo nào của tôi làm ông ta khó chịu”, Townsend hỏi rồi ngồi xuống ghế.

"Tờ New York Star. Ngài nghe tin đồn ông sẽ cho in tròn trang nhất các báo ngày mai tuyên bố tài chính của Ngài". Heather đáp.

“Nhiều khả năng tuyên bố tài chính của tôi mới là ở trang nhất ngày mai”. Townsend nói, giọng Úc của ông nghe càng rõ. “Còn ai nữa?”.

“Margaret Thatcher gửi fax từ London. Bà ta đồng ý ký hợp đồng xuất bản hai cuốn sách theo điều kiện của ông, mặc dù Armstrong trả cao hơn”.

“Hy vọng ai đó sẽ trả tôi 6 triệu đô la khi tôi viết hồi ký của mình”.

Heather gượng cười.

“Ai nữa không?”.

“Gary Deakins lại bị kiện”.

“Lần này về chuyện gì?”.

“Ông ta tố cáo Tổng giám mục Brisbane phạm tội hiếp dâm trên trang đầu tờ Truth số ra hôm qua”.

“Sự thật, toàn bộ sự thật và không gì khác ngoài sự thật”, Townsend mỉm cười nói. “Chừng nào nó làm cho báo bán chạy”.

“Khốn nỗi người phụ nữ liên can lại là một linh mục phụ trách thánh ca nổi tiếng, và từ nhiều năm là bạn của gia đình Tổng giám mục. Hình như Gary cố tình hiểu từ “thánh ca” theo nghĩa là “tình dục”."

Townsend ngả người trên ghế, lắng nghe cả lô vấn đề mà những người khác trên toàn thế giới đang gặp phải: những lời ca thán như thường lệ của các chính khách, doanh nghiệp và cái gọi là các nhân vật nổi tiếng trong giới báo chí, những người đang hy vọng ông sẽ can thiệp ngay để cứu vãn nghề nghiệp cao quý của họ khỏi đổ vỡ. Vào giờ này ngày mai, phần lớn bọn họ sẽ trấn tĩnh lại và sẽ được thay thế bằng một loạt khác cũng cau có, cũng đòi hỏi và giận hờn chẳng kém. Ông biết rằng tất cả bọn họ sẽ hết sức thích chí khi biết rằng nghề nghiệp của chính ông mới thực sự đang ở bên bờ vực thẳm, và tất cả chỉ vì chủ tịch của một ngân hàng nhỏ ở Cleveland đòi ông phải trả món nợ 50 triệu đô la vào cuối ngày làm việc hôm nay.

Trong khi Heather tiếp tục đọc danh sách những bức điện, mà đa phần là của những người tên tuổi chẳng nghĩa lý gì đối với ông, Townsend đang nghĩ tới bài phát biểu của ông tối hôm trước. Một ngàn cán bộ điều hành của ông trên khắp thế giới đã tụ tập ở Honolulu để tiến hành một hội nghị ba ngày liền. Ông nói với họ rằng công ty Địa Cầu chưa bao giờ ở vị thế tốt như lúc này để đối diện với những thách thức của cuộc cách mạng thông tin mới. Kết thúc, ông nói: “Chúng ta là công ty duy nhất đủ sức dẫn dắt ngành công nghiệp này bước sang thế kỷ XXI”. Họ đã đứng dậy vỗ tay hoan hô ông mấy phút liền. Nhìn xuống những khuôn mặt đầy tin tưởng trong đám người nghe, ông tự hỏi không biết bao nhiêu người trong bọn họ dám nghi ngờ rằng nó chỉ còn vài tiếng nữa là đến hồi phá sản.

“Về việc Tổng Thống gọi, tôi phải làm gì?” Heather hỏi lại, lần thứ hai.

Townsend bừng tỉnh, trở về với hiện tại. “Tổng thống nào?”.

“Tổng thống Mỹ”.

“Hãy chờ ông ta gọi lại. Đến lúc đó có thể ông ta sẽ bình tĩnh hơn đôi chút. Còn bây giờ, tôi muốn nói chuyện với biên tập viên báo Star".

“Còn bà Thatcher?".

"Gửi cho bà ta một lẵng hoa to với dòng chữ Chúng tôi sẽ biến hồi ký của bà thành cuốn sách bán chạy số một từ Matxcơva đến New York."

“Tôi viết thêm London được không?”.

“Không cần. Bà ta biết nó sẽ là cuốn bán chạy nhất London”.

“Tôi phải làm gì về chuyện Gary Deakins?”.

“Gọi điện cho tổng giám mục, nói tôi sẽ cho lợp lại mái nhà thờ mà ông ta yêu cầu. Chờ sau một tháng, gửi cho ông ta tờ séc 1.000 đô la.

Heather gật đầu, gập sổ lại, hỏi thêm. “Ông muốn gọi điện thoại cho ai?”.

“Tôi chỉ gọi Austin Pierson”. Ông dừng lại, rồi tiếp. “Khi anh ta gọi, nốỉ ngay vào cho tôi”.

Heather quay ra.

Townsend xoay ghế nhìn qua cửa sổ. Ông cố nhớ lại cuộc nói chuyện với cố vấn tài chính khi ông đang ngồi trên chiếc chuyên cơ từ Honolulu trở về.

'Tôi vừa gặp Pierson”, bà ta nói. “Cuộc gặp kéo dài một tiếng nhưng lúc tôi về, ông ta vẫn chưa quyết định được”.

"Chưa à?".

“Vâng. Ông ta vẫn phải tham khảo Ủy ban tài chính của ngân hàng trước khi có thể đi tới quyết định cuối cùng".

“Nhưng bây giờ, khi các ngân hàng khác đã xong cả rồi. Pierson không thể...”

“Ông ta hoàn toàn có thể làm được điều đó. Hãy nhớ rằng ông ta chỉ là chủ tịch một ngân hàng nhỏ ở Ohio, không quan tâm tới việc các ngân hàng khác đã thỏa thuận thế nào. Và sau những tin tức không hay về ông trên các báo suốt mấy tuần qua, thì ông ta chỉ còn quan tâm đến một điều duy nhất lúc này mà thôi”.

“Điều gì vậy?”

“Không để hở sườn”.

“Nhưng ông ta không thấy là tất cả các ngân hàng khác sẽ bội ước nếu ông ta không thực hiện theo kế hoạch chung sao."

“Có thấy. Nhưng khi tôi nói điều dó, ông ta nhún vai bảo: Trong trường hợp đó, tôi đành phải phó mặc may rủi với những người khác vậy’’.

Townsend bắt đầu chửi rủa khi bà ta nói thêm: “Nhưng ông ta có hứa với tôi một điều”.

“Điều gì?"

“Ông ta sẽ gọi điện thoại cho tôi ngay sau khi Ủy ban đi đến quyết định cuối cùng”.

“Tử tế quá nhỉ? Vậy tôi phải làm gì nếu Ủy ban đó chống lại tôi?”

“Công bố thông cáo báo chí mà chúng ta đã thoả thuận", bà ta đáp.

Townsend cảm thấy choáng váng " Không còn cánh nào khác ư?”

“Không”, bà Beresford quả quyết. “Hãy ngồi đợi điện thoại của Pierson. Nếu muốn kịp chuyên bay đi New York, thì tôi cần phải đi ngay bây giờ. Khoảng trưa mai tôi sẽ gặp ông”. Sau đó bà cúp máy.

Townsend đứng dậy đi quanh phòng, tiếp tục suy nghĩ về những lời bà ta nói. Ông dừng lại kiểm tra cravát trong chiếc gương để trên nóc lò sưởi. Chỉ thoáng nhìn là biết ngay ông không có thời gian thay đồ sau khi rời máy bay. Lần đầu tiên trong đời, ông không thể không nghĩ rằng mình già hơn cái tuổi sáu mươi ba. Nhưng điều đó cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên sau những gì bà Beresford buộc ông trải qua trong sáu tuần vừa rồi. Ông sẽ là người đầu tiên thú nhận rằng giá như ông tìm kiếm lời khuyên của bà sớm hơn chỉ một chút thôi, thì nay ông đã không phải phụ thuộc vào cú phôn của một tay chủ tịch một ngân hàng nhỏ ở Ohio.

Ông dán mắt vào điện thoại, những mong nó đổ chuông, nhưng tuyệt nhiên không thấy gì. Ông không buồn sờ đến chồng thư mà Heather để trên bàn cho ông ký. Dòng suy nghĩ của ông bị gián đoạn khi Heather đẩy cửa bước vào. Cô ta đưa cho ông một tờ giấy, trên đó là danh sách tên nhiều người xếp theo vần abc. “Tôi nghĩ cái này có thể giúp ích cho ông”, cô ta bảo. Sau ba mươi lăm năm làm việc cho ông, cô ta thừa biết ông không thuộc loại người chỉ ngồi đó mà chờ đợi.

Ngón tay của Townsend lần dọc theo danh sách một cách chậm chạp đến không ngờ. Không có tên tuổi nào có ý nghĩa đối với ông. Có ba cái tên đánh dấu hoa bên cạnh, ý muốn nói trước đây họ đã làm việc cho Công ty Địa cầu. Hiện nay ông đang thuê mướn ba mươi bảy ngàn ngưòi, ba mươi sáu ngàn trong số đó ông chưa từng gặp bao giờ. Nhưng ba người đã từng làm cho ông hiện đang là nhân viên của tờ Cleveland Sentinel, một tờ báo ông chưa hề nghe.

“Ai là chủ bút tờ Sentinel". Ông hỏi, hy vọng có thể gây áp lực với người này.

“Richard Armstrong", Heather đáp gọn lỏn.

“Vậy thì rõ rồi".

“Thực ra ông ta không kiểm soát một tờ báo nào trong vòng một trăm dặm ở Cleveland”, Heather nói tiếp, “Chỉ có một đài phát thanh nhỏ ở phía nam thành phố phát nhạc đồng quê và nhạc phim cao bồi mà thôi”.

Vào lúc này, Townsend sẵn sàng đánh đổi tờ New York Star để lấy tờ Sentinel. Ông lại liếc nhìn ba cái tên có đánh dấu hoa, nhưng chúng vẫn chẳng có ý nghĩa gì với ông. Ông ngước nhìn Heather. “Có ai trong số ba người này vẫn còn quý mến tôi không?" Ông hỏi, cố nở nụ cười.

“Barbara Bet thì chắc chắn là không”, Heather đáp. “Bà ta là biên tập viên phụ trách chuyên mục thời trang của tò Sentinel. Bị đuổi khỏi tờ báo địa phương ở Seatle ngay mấy ngày sau khi ông tiếp quản tờ báo. Bà ta phát đơn kiện vì bị đuổi việc vô cớ, nói rằng người thay thế bà ta là một phụ nữ có quan hệ tình ái với tổng biên tập. Cuối cùng, chúng ta đã phải giải quyết riêng với bà ta ngoài toà án. Trong những phiên xử đầu tiên, bà ta mô tả ông như là một người chỉ thích những trò khiêu dâm với mối quan tâm duy nhất là từ rốn trở xuống. Ông đã chỉ thị không được nhận bà ta vào làm việc ở bất cứ tờ báo nào của ông”.

Townsend biết danh sách này phải phải có đến hơn một ngàn cái tên, mà bất cứ ai trong số đó cũng sẽ vô cùng thích thú được dùng ngòi bút của mình vào máu để soạn lời báo tử cho ông trong các số báo đầu tiên vào ngày mai.

“Mark Kendall thì sao?”. Ông hỏi.

“Biên tập viên mục hình sự. Làm việc với New York Star vài tháng, nhưng chắc ông chưa bao giờ gặp ông ta".

Townsend lại nhìn vào một cái tên khác lạ hoắc và chờ Heather cung cấp những chi tiết liên quan. Ông biết cô ta bao giờ cũng nói những tin tức đắt giá nhất vào lúc cuối cùng.

"Malcom McCreedy, biên tập viên chuyên mục tin chính. Ông ta làm cho Công ty ở toà báo Melbourne Courier trong khoảng thời gian từ 1979 đến 1984. Những ngày đó ông ta thường kể với mọi người trong toà soạn là ông ta và ông từ lâu vốn là bạn rượu. Bị đuổi việc vì liên tục không nộp bài đúng hạn. Hình như sau mỗí cuộc giao ban sáng, whisky là thứ thu hút sự chú ý của ông ta, còn sau bữa trưa thì là bất cứ cái gì nằm trong váy. Mặc dù ông ta nói thế, tôi không thể tìm thấy bằng chứng cho thấy là ông đã gặp ông ta”.

Townsend ngạc nhiên trước khối lượng tin tức mà Heather có thể thu thập được trong một thời gian ngắn như thế. Nhưng ông cho rằng sau một thời gian dài làm việc với ông, các mối quan hệ của cô cũng nhiều chẳng kém gì ông.

“McCreecly đã hai lần lấy vợ”, cô ta nói tiếp. “Cả hai iần đều kết thúc bằng việc ra toà ly dị, ông ta có hai con với người vợ đầu: Jill, hai mươi bảy tuổi và Alan hai mươi bốn. Alan làm cho tờ Dallas Comet của Công ty. chuyên mục quảng cáo, rao vặt”.

‘‘Không còn gì tốt hơn”, Townsend nói. “McCreedy chính là người của chúng ta. ông ta sẽ nhận được cú điện thoại của người bạn cố tri”.

Heather mỉm cười. “Tôi sẽ điện thoại cho ông ta ngay. Hy vọng là giờ ông ta vẫn còn tỉnh táo".

Townsend gật đầu và Heather trở lại chỗ làm việc của mình. Một ông chủ của 297 tờ báo, với số độc giả hơn một tỷ người trên toàn thế giới mà nay phải đợi để được gọi điện thoại cho một biên tập viên tin tức của một tờ báo địa phương ỏ Ohio với số phát hành chưa tới ba mươi lăm ngàn!

Townsend lại đứng dậy đi lại quanh phòng, đầu óc sắp xếp những câu để hỏi McCreedy và trình tự sắp xếp những câu hỏi đó còn mắt thì ông nhìn những tờ báo của ông đóng khung treo trên tường với những tít báo nổi tiếng nhất.

Tờ New York Star ngày 30 tháng Bẩy, 1963: "Kennedy bị ám sát ở Dallas".

Tờ Continent ngày 30 tháng Bẩy, 1981: “Hạnh phúc bên nhau mãi mãi" bên trên bức ảnh của thái tử Charles và Công nương Diana trong ngày cưới.

Tờ Globe ngày 17 tháng Năm, 1991: "Richard Branson đã phá trinh tôi: lời của một trinh nữ'.

Ông sẽ vô cùng sung sướng trả một triệu đô la để có thể được đọc những dòng tít lớn trên những tờ báo đó ngày mai.

Chuông điện thoại trên bàn làm việc của ông réo lên. Townsend vội vàng trở lại ghế, vồ lấy ống nghe.

“Malcom McCreedy đang cầm máy”, Heather nói rồi nối máy.

Vừa nghe tiếng tích trong máy, Townsend nói ngay: “Malcom đấy à?”.

“Đúng vậy, thưa ông Townsend”, câu trả lời nghe có vẻ ngạc nhiên và đặc sệt Úc.

“Lâu quá không gặp, Malcom ạ. Thực ra là đã quá lâu. Cậu thế nào?”.

“Khoẻ, rất khoẻ Keith ạ”, câu trả lời lần này nghe có vẻ tự tin hơn.

“Bọn trẻ thế nào?”, Townsend hỏi, mắt nhìn vào mảnh giấy Heather để trên bàn. “Jill và Alan nhỉ? Alan đang làm cho Công ty ở Dallas phải không?”

Im lặng kéo dài làm Townsend tự hỏi không biết có phải đường dây đã bị cắt hay không. Cuối cùng McCreedy nói: "Đúng đấy. Cám ơn, hai đứa nhà mình nói chung làm ăn cũng được. Còn lũ trẻ nhà cậu thế nào?". Rõ ràng ông ta không thể nhớ Townsend có mấy con và tên chúng là gì.

"Cám ơn cậu. Bọn trẻ nhà mình làm ăn cũng tàm tạm". Townsend trả lời, có ý bắt chước ông ta. “Cậu thích ở Cleveland chứ?”

“Cũng tạm được. Nhưng mình vẫn muốn trở về 0z hơn. Rất nhớ những trận bóng đội Tiger chơi vào chiều thứ bảy".

"Đó chính là một trong những chuyện mình muốn gọi và nói chuyện với cậu. Nhưng trước hết mình muốn xin cậu một vài lời khuyên đã”.

“Gì cũng được. Keith ạ. Cậu luôn có thể tin tưởng ở mình”, ông ta đáp. “Nhưng có lẽ để mình khép cái cửa văn phòng đã nhé”, ông ta nói thêm vì lúc này tất cả các phóng viên có mặt tại toà báo đều biết người đầu dây bên kia là ai.

Townsend sốt ruột chờ.

“Nào. mình có thể làm gì cho cậu hả Keith?”.

“Cậu có quen Austin Pierson chứ?”

Lại im lặng kéo dài. “Ông ta là một nhân vật quan trọng trong giới tài chính, đúng không? Hình như ông ta là chủ tịch của một trong những ngân hàng hay công ty bảo hiểm ở đây thì phải. Đợi một chút nhé; mình kiểm tra trên máy tính xem”.

Townsend lại phải đợi, thừa biết rằng nếu bốn mươi năm trước cha ông hỏi câu hỏi đó thì phải mất hàng giờ, thậm chí hàng mấy ngày mới hòng có được câu trả lời.

“Tìm ra rồi’’, một lát sau người ở Cleveland nói. Ông ta ngừng lại một chút. “Bây giờ thì mình hiểu tại sao lại nhớ cái tên đó. Bốn năm trước, chúng mình làm một phóng sự khi ông này trở thành chủ tịch của Công ty chế tạo Cleveland”.

“Cậu có thể cho mình biết gì thêm về ông ta?”, Townsend hỏi, không muốn mất thêm thời gian vào những chuyện tầm phào.

“Không nhiều lắm đâu”, McCreecly trả lời, mắt vẫn nhìn vào màn hình máy tính trước mặt, thỉnh thoảng lại bấm thêm nhiều phím hơn. “Hình như ông ta là một công dân kiểu mẫu, trưởng thành từ nhân viên ngân hàng, rồi làm thủ quỹ của Câu lạc bộ Rotary ở địa phương. Là một linh mục dòng chính thống, lấy vợ và sống với bà này suốt ba mươi mốt năm trời, ông ta có ba con và cả nhà sống trong thành phố".

“Cậu biết gì thêm về lũ con ông ta không?”.

McCreedy ấn một số phím trước khi trả lời. “Có đấy. Một người dạy sinh vật trong một trường trung học ở địa phương. Người con thứ hai là hộ lý trong bệnh viện Cleveland Metropolitan, còn người con út vừa trở thành thành viên đối tác của một công ty có danh tiếng nhất bang. Nếu cậu muốn làm ăn với ông Austin Pierson, cậu sẽ hài lòng biết rằng hình như ông này có tiếng là trong sạch, Keith ạ”.

Townsend không hài lòng khi biết điều đó. “Vậy là không có chuyện gì trong quá khứ của ông ta để có thể...”

“Theo mình thì không”, McCreedy trả lời. Ông ta nhanh chóng đọc lướt qua những ghi chép của mình trong suốt năm năm qua, hy vọng tìm được mẩu tin nào đó làm vừa lòng chủ cũ của mình. “A, có đây. Ông ta là loại mọt đục cứt sắt. Không cho mình phỏng vấn trong giờ làm việc, còn buổi tối khi mình đến nhà, cố gắng như thế nào cũng chỉ được ông ta mời một cốc nước dứa nhạt thếch”.

Townsend cho rằng chẳng lấy được tin gì của McCreedy về Pierson và tiếp tục câu chuyện cũng chẳng giải quyết được gì. “Cám ơn, Malcom”, ông nói. “Cậu đã giúp mình rất nhiệt tình. Nếu có tin tức gì về Pierson thì gọi ngay cho mình nhé”.

Ông vừa định rập máy thì người nhân viên cũ của ông hỏi: “Còn chuyện cậu định bàn là gì thế, Keith? Cậu biết đấy, mình rất hy vọng có một chỗ làm ở Oz, có thể với tờ Courier”. ông ta dừng lại. “Mình nói với cậu điều này, Keith ạ. Mình sẵn sàng nhận mức lương thấp hơn nếu được làm việc cho cậu”.

“Mình sẽ ghi nhớ điều đó’, Townsend đáp. “Cậu có thể tin tưởng nếu khả năng đó xuất hiện, mình sẽ báo ngay cho cậu”.

Townsend rập máy, biết chắc đó là ngựời mà ông sẽ không bao giờ gọi lại trong đời. Cái mà McCreecly có thể cho biết về Austin Pierson là ông này là một người đầy những đức tốt, loại người không cùng hội cùng thuyền với Townsend, và ông không biết cách giao thiệp với loại người này. Lời khuyên của Beresford xem ra lại đúng, ông không có thể làm gì khác ngoài chuyện ngồi đó mà chờ. Ông ngả người trên ghế, một chân gác lên một chiếc ghế khác.

Lúc này đã là 11 giờ 12 phút ở Cleveland, tức là 4 giờ 12 phút sáng hôm sau ở London và 3 giờ 12 phút chiều ở Sydney. Vào lúc sáu giờ tốì hôm đó, có lẽ ngay ông cũng không thể kiểm soát được những hàng tít lớn trên báo chí của chính ông, chứ đừng nói gì tới báo chí của Richard Armstrong.

Chuông điện thoại trên bàn lại đổ từng hồi. Có lẽ McCreedy đã tìm thấy tin tức thú vị nào đó về Pierson chăng? Townsend luôn cho rằng mỗi người đều có những chuyện bí mật riêng tư mà họ luôn muốn đào sâu chôn chặt.

Ông vồ lấy máy.

“Tổng thống Mỹ và Austin McCreedy cùng gọi. Ông trả lời ai trước ạ?”.

Phần I: Sinh ra, thành hôn, rồi qua đời
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3


Sinh ra là người Do Thái dòng Ruthen có vài cái lợi và nhiều cái bất lợi, nhưng Lubji Hoch phải mất một thời gian dài mới phát hiện được những cái lợi của nó.

Lubji ra đời trong một ngôi nhà nhỏ tường đá ở ngoại ô Douski, một thị trấn nằm lọt thỏm trong vùng biên giới giữa Séc, Rumani và Ba Lan. Anh không biết đích xác ngày sinh của mình vì gia đình không giữ giấy tờ, nhưng đại thể anh hơn cậu em một tuổi và kém cô chị cũng một tuổi.

Nâng đứa trẻ trên tay, bà mẹ mỉm cười mãn nguyện. Cậu bé thật hoàn hảo, hoàn hảo cho đến cả vết bớt đỏ dưới xương bả vai bên phải, giống hệt cha cậu.

Ngôi nhà nhỏ mà họ đang sống là của một vị giáo sĩ, anh trai ông bà ngoại cậu. Vị giáo sĩ đã nhiều lần can ngăn để Zelta đừng cưới Sergei Hoch, con trai người buôn gia súc trong vùng. Cô gái xấu hổ không dám thú nhận là đã có mang với Sergei. Mặc dù Zelta lấy chồng không đúng ý ông, vị giáo sĩ vẫn tặng cho đôi vợ chồng trẻ ngôi nhà làm quà cưới.

Khi Lubji ra đời, bốn phòng trong nhà đã chật người. Đến lúc cậu lon ton chạy được thì lại có thêm một em trai và một em gái nữa.

Cha cậu thường ra khỏi nhà ngay sau khi mặt trời mọc và mãi tối mịt mới về, nên con cái cũng ít khi thấy mặt.

Mẹ Lubji giải thích là ông bận đi công chuyện.

“Chuyện gì hả mẹ?” Lubji hỏi.

“Bố chăn đàn gia súc mà ông nội để lại, con ạ”. Mẹ cậu coi vài con bò và mấy con bê hiển nhiên là đàn gia súc.

“Nhưng bố làm việc ở đâu?”.

“Ở cánh đồng phía bên kia thị trấn".

“Thị trấn ở đâu?”

Zelta tiếp tục trả lời các câu hỏi cho đến khi cậu bé ngủ thiếp đi trong tay mẹ.

Vị giáo sĩ chưa bao giờ nói với Lubji về cha cậu, nhưng ông nhiều lần kể với cậu rằng thời trẻ, mẹ cậu có rất nhiều người theo đuổi vì được coi không những là đẹp nhất, mà còn là cô gái thông minh của thị trấn. Vị giáo sĩ bảo, với những lợi điểm đó, mẹ cậu rất có thể đã trở thành một giáo viên ở trường địa phương, nhưng nay thì đành phải bằng lòng với việc truyền thụ kiến thức cho lũ con ngày một đông thêm.

Nhưng trong đám con, chỉ có Lubji là đáp ứng được những cố gắng của mẹ. Cậu thường ngồi trên lòng bà, nghe như nuốt từng lời bà trả lời các câu hỏi của cậu. Những năm về sau, vị giáo sĩ bắt đầu quan tâm đến sự tiến bộ của Lubji. Ông thường lo lắng không biết bên nội hay bên ngoại giữ được tính trội trong việc hình thành tính cách của thằng bé.

Nỗi lo của ông xuất hiện khi Lubji phát hiện ra cái cửa ra vào. Từ giây phút đó, cậu không chỉ bám lấy mẹ, mà còn bám vào cái lò sưởi, chú ý đến việc cha cậu đi đâu và làm gì sau khi ra khỏi nhà vào buổi sáng sớm.

Rồi cậu bắt đầu xoay nắm đấm cửa và ra đường, bước vào cái thế giới rộng hơn của cha. Cậu rất thích khi được cha dắt tay đi qua những đường phố lổn nhổn đá sỏi của cái thị trấn đang chìm trong giấc ngủ, cho đến khi tới cánh đồng nơi cha cậu chăn dắt “đàn” gia súc. Nhưng rồi cũng chỉ được vài tuần, Lubji nhanh chóng thấy chán khi cứ nhìn mãi mấy con bò cái đứng đợi vắt sữa, rồi sau đó ăn cỏ. Cậu muốn biết cái gì đang diễn ra sau khi mọi người thức dậy trong thị trấn mà sáng sáng cha con cậu đi qua.

Gọi Douski là một thị trấn thực ra là đã nói quá lên về tầm quan trọng của nó, vì nó chỉ có một vài dãy nhà tường đá, dăm bảy quán hàng, một quán ăn và một giáo đường nhỏ, nơi mẹ Lubji thường dẫn cả nhà tới cầu nguyện vào thứ bảy, và một toà thị chính mà cậu chưa bao giờ được vào. Nhưng với Lubji, nó là nơi thú vị nhất trên đời.

Một buổi sáng, cha cậu không nói năng gì, chỉ buộc dây vào hai con bò dắt về phía thị trấn. Lubji sung sướng vừa đi vừa nhảy tưng tưng bên cạnh, hỏi hết câu này đến câu khác về việc cha cậu định làm gì với hai con bò này. Nhưng không giống như khi hỏi mẹ, cha cậu không trả lời, hoặc nếu có thì cậu cùng chẳng biết gì rõ hơn.

Lubji đành thôi không hỏi nữa, vì câu trả lời luôn là “cứ đợi khắc hiểu”. Khi cha con cậu đến vùng ngoại ô Douski, lũ bò được thúc đi về phía chợ Douski.

Đột nhiên cha cậu dừng lại ở một góc chợ thưa người hơn. Lubji quyết định tốt nhất không nên hỏi tại sao lại chọn chỗ đó, vì cậu biết chắc ông sẽ không trả lời. Hai cha con đứng im lặng. Phải mãi sau mới có người đê ý đến họ.

Lubji thích thú quan sát mọi người lượn quanh hai con bò, người thì ngó nghiêng, vài người khác định giá chúng bằng thứ ngôn ngữ mà cậu chưa từng nghe. Cậu bắt đầu thấy việc cha cậu ở thế bất lợi như thế nào khi chỉ biết nói độc một thứ tiếng trong cái thị trấn biên giới giữa ba nước, ông ngớ người nghe người ta trả giá sau khi đã xem kỹ hai con vật gầy giơ xương.

Khi có người trả giá bằng thứ tiếng mà cha cậu hiểu, ông lập tức chấp nhận mà không đòi trả thêm.

Mấy tờ giấy màu và hai con bò được trao qua trao lại và cha cậu vào chợ mua một bao bột mỳ, một bịch khoai tây, vài miếng cá, mấy thứ áo quần linh tinh, một đôi giầy cũ cần phải khâu lại mới dùng được, vài thứ khác nữa như chiếc xe trượt và một chiếc khoá dây lưng mà ông nghĩ có thể ai đó trong nhà cần đến. Lubji thấy lạ là trong khi những ngưòi khác mặc cả với chủ hàng, thì cha cậu nghe nói giá thế nào là trả như thế, không hề thác mắc.

Trên đường về, cha cậu tạt vào quán, để cậu ngồi ngoài trông những thứ vừa mua. Mãi khi mặt trời khuất sau thị trấn, sau một vài chai bia, cha cậu mới khật khưỡng từ trong quán ra, vui vẻ để Lubji một tay cố" kéo chiếc xe trượt chất đầy đồ, tay kia dắt cha.

Khi mẹ cậu mở cửa, cha cậu loạng choạng bước vào nhà. Nằm vật ra đệm. Một lát sau, ông ngáy như sấm.

Lubji giúp mẹ đưa đồ xuống nhà trái. Nhưng mặc cho cậu con trai tán dương về những thứ vừa mua, bà không hài lòng với kết qủa một năm lao động. Bà vừa lắc đầu, vừa sắp xếp chúng.

Bao bột mì được đặt vào chỗ cao trong góc bếp, bịch khoai tây nhét trong thùng gỗ, còn cá để gần cửa sổ. Zelta xem cỡ quần áo rồi quyết định cho đứa nào trong đám con bà, còn đôi giầy rách để gần cửa cho ai thích thì dùng. Cuối cùng, bà nhét cái khoá dây lưng vào một hộp các tông nhỏ mà Lubji để ý thấy bà giấu trong tủ cạnh chỗ cha cậu nằm.

Đêm ấy khi mọi người đã ngủ, Lubji quyết định sẽ không theo cha ra đồng nữa. Sáng hôm sau, khi cha cậu dậy, Lubji xỏ chân vào đôi giầy để cạnh cửa thì mới biết nó quá rộng so với cậu. Cậu theo cha ra khỏi nhà, nhưng lần này chỉ đến vùng ngoại vi thị trấn thì dừng lại, nấp sau một cây to. Cậu thấy ông cứ lầm lũi đi khuất, chẳng cần nhìn lại xem người thừa kế vương quốc của mình có đi theo hay không.

Lubji chạy quay lại phía chợ. Suốt ngày hôm đó, cậu đi quanh mấy sạp hàng xem họ bày ra những gì. Một vài quầy bán rau quả, trong khi mấy sạp khác bán các đồ gia dụng hoặc bàn ghế, giường tủ. Nhưng hầu hết họ sẵn sàng trao đổi bất cứ thứ gì nếu họ thấy có lời. Cậu thích thú quan sát những thủ thuật mà họ dùng khi trao đổi với khách hàng: người thì doạ dẫm, kẻ gạ gẫm, xoen xoét cái mồm, nhưng ai cũng nói dối về chất lượng hàng của mình. Cái làm Lubji thích thú nhất là những ngôn ngữ mà họ nói với nhau. Cậu nhanh chóng phát hiện ra rằng hầu hết khách hàng, giống như cha cậu, đều phải mua với giá đắt. Buổi chiều, cậu lắng nghe cẩn thận hơn và bắt đầu học được một vài từ của những ngôn ngữ không giống như cậu đang dùng.

Tới khi trở về nhà, cậu đã có cả trăm câu để hỏi mẹ và lần đầu tiên cậu phát hiện ra rằng một số câu thậm chí mẹ cũng không trả lời được. Sau cùng, bà bảo: “Đã đến lúc con phải đi học rồi đấy”- Cái khó là ở Douski không có trường nào nhận học sinh nhỏ như cậu. Zelta quyết định nói chuyện với ông ngoại cậu về vấn đề này khi có điều kiện. Xem ra với đầu óc sáng láng như Lubji, con trai bà biết đâu lại chẳng trở thành giáo sĩ.

Sáng hôm sau. Lubji còn dậy trước khi cha cậu nhúc nhích, xỏ giầy và luồn ra khỏi nhà mà không làm ai thức giấc. Cậu chạy suốt đoạn đường đến chợ và lại đi quanh các sạp hàng, quan sát cách bày hàng ra sao cho buổi chợ sắp họp. Cậu lắng nghe khi họ mặc cả với nhau, bắt đầu hiểu nhiều hơn những điều họ nói. Cậu cũng bắt đầu nhận thức được ý mẹ muốn nói gì khi bà bảo cậu có năng khiếu trời cho về ngoại ngữ. Cái mà bà không biết là con trai bà còn có tài buôn bán.

Lubji mê mẩn đứng quan sát một người đổi một tá nến lấy một con gà, trong khi một người khác đổi một khăn bàn lấy hai thùng khoai tây. Cậu tiếp tục đi quanh thì biết một con dê đổi được một một chiếc thảm cũ và một xe gỗ đầy đổi lấy một đệm giường. Cậu cứ ước ao giá mình có thể mua được chiếc nệm ấy, rộng hơn và dài hon cái mà cả nhà cậu đang nằm.

Sáng nào cậu cũng “đi’' chợ. Cậu học được rằng thủ thuật mua bán phụ thuộc không chi vào loại hàng người ta phải bán, mà còn phụ thuộc vào khả năng thuyết phục người mua về sự cần thiết của hàng hoá đó. Chỉ cần có vài ngày là cậu nhận thức được rằng những người mua bằng những tờ giấy nhiều màu thường không chỉ ăn mặc sang hơn, mà rõ ràng là ở thế mạnh nên mua được rẻ hơn.

Khi cha cậu quyết dịnh mang hai con bò khác ra chợ, cậu bé sáu tuổi đã sẵn sàng làm chân đứng bán.

Tối hôm đó, cậu chủ hàng trẻ tuổi lại dắt bố về. Nhưng sau khi ông bố say khướt ngã vật xuống nệm, mẹ cậu chỉ còn biết đứng đó ngạc nhiên nhìn đống hàng nhiều gấp bội mọi lần mà cậu con trai đặt trước mặt bà.

Lubji bỏ ra cả tiếng đồng hồ giúp mẹ phân chia các thứ mua được cho các thành viên trong gia đình, nhưng không nói với mẹ rằng mình vần còn giữ một tờ giấy màu in con số 10. Cậu muốn thử xem có thể mua được những gì với tò giấy đó.

Sáng hôm sau, Lubji không đến ngay chợ. Lần đầu tiên cậu đánh liều vào phố Schull để nghiên cứu xem họ bán gì trong những cửa hàng mà thỉnh thoảng vị giáo sĩ già vẫn đến. Cậu dừng lại trước hàng bánh mỹ, hàng thịt, gốm sứ, quần áo và cuối cùng là hiệu kim hoàn của ông Lekski, cửa hàng duy nhất có biển chữ mạ vàng treo trên cửa. Cậu trố mắt nhìn cái gài ve áo bày ở giữa quầy gần cửa kính. Nó còn đẹp hơn nhiều so với cái mà mẹ cậu dùng vào ngày lễ Hashanah và đã có lần bà nói đó là vật gia bảo. Tối đó về nhà, cậu đứng cạnh bếp trong khi mẹ cậu đang chuẩn bị bữa ăn, một món thường lệ. Cậu kể với mẹ rằng các cửa hàng thực ra cùng giống như những sạp báo nhưng có cửa sổ kính ở phía trước, và rằng khi cậu ghé sát mặt nhìn vào trong thì thấy hầu như tất cả khách mua đều trả cho chủ hiệu những tờ giấy mầu và không ai mặc cả.

Ngày hôm sau, Lubji trở lại phố Schull. Cậu lôi tờ giấy mầu ra khỏi túi và nghiên cứu nó khá lâu. Cậu vẫn không biết là người ta sẽ đổi những gì cho cậu để lấy tờ giấy đó. Sau khoảng một tiếng ngắm hàng qua cửa kính, cậu tự tin bước vào hàng bánh mì. Đưa tờ giấy cho người dàn ông đứng sau quầy. Ông ta cầm và nhún vai. Lubji hồi hộp chỉ vào chiếc bánh trên cái giá phía sau lưng ông ta. Người chủ hiệu lấy đưa cho cậu. Rất thoả mãn với thứ mua dược, cậu xoay người định đi thì người chủ hiệu gọi với theo: "Này, còn tiền thừa của cháu".

Lubji quay lại, vẫn chưa hiểu ông ta bảo gì. Cậu thấy ông cho tờ giấy vào ngăn kéo và lấy ra mấy đồng xu đưa lại cho mình.

Ra đến đường, cậu bé sáu tuổi xem rất kỹ những đồng xu. Một mặt có in số, còn mặt kia có hình một người đàn ông mà cậu không biết là ai.

Vui mừng với món hàng mua được, cậu tiếp tục đến cửa hàng gốm sứ, ở đó cậu mua một cái bát to mà cậu hy vọng mẹ sẽ thấy cần. Vậy mà cũng mới chỉ hết có nửa số tiền xu.

Chỗ dừng chân cuối cùng của Lubji là hiệu kim hoàn của ông Lekski. Cậu lại dán mắt vào cái gài ve áo rất đẹp sau cửa kính. Cậu đẩy cửa, bước thẳng đến quầy gặp một người đàn ông mặc complê, thắt cravát.

"Bác có thể giúp gì cháu nào?” Ông Lekski hỏi, cúi người nhìn cậu.

"Cháu muốn mua cái cài ve áo kia tặng mẹ", cậu vừa nói vừa chỉ về phía cửa kính, giọng tự tin. Cậu chìa bàn tay cho ôríg ta thấy ba đồng xu còn lại sau khi cậu mua các thứ sáng nay.

Ông già không hề cười, mà nhẹ nhàng giảng giải rằng cậu phải cần rất nhiều đồng xu như thế mới hy vọng mua được cái gài ve áo đó. Mặt Lubji đỏ dừ trong khi cậu nắm tay lại và vội vàng định di.

"Nhưng mà tại sao cháu không trở lại đây vào sáng mai nhỉ?" Ông già gợi ý. "Rất có thể bác sẽ tìm được thứ gì đó cho cháu cũng nên". Mặt Lubji càng đỏ hơn. Cậu chạy vụt ra phố mà không ngoảnh lại.

Tối hôm đó Lubji không ngủ được. Cậu cứ tự nhắc đi nhắc lại những lời của ông Lekski. Sáng hôm sau, cậu đứng ngoài cửa, rất lâu trước khi ông già đến mở cửa hàng. Bài học đầu tiên cậu học được của ông Lekski là những người đủ tiền mua đồ trang sức không bao giờ dậy sớm.

Ông Lekski thuộc hàng bô lão trong thị trấn. Ông có ấn tượng sâu sắc với sự liều lĩnh của cậu bé 6 sáu tuổi trong tay chỉ có mấy đồng xu lẻ mà dám vào cửa hàng ông, nên trong mấy tuần sau đó ông sẵn sàng trả lời hết câu hỏi này đến câu hỏi khác của cậu con trai người chăn gia súc. Chẳng bao lâu, chiều nào Lubji cũng ghé vào cửa hàng ông ít phút. Nhưng bao giờ cậu cũng đứng ngoài nếu ông già đang bán hàng cho khách. Chỉ khi khách đi rồi cậu mới vào, đứng ở góc phòng và tuôn ra hàng loạt câu hỏi mà cậu nghĩ từ tối hôm trước.

Ông Lekski rất hài lòng nhận thấy Lubji không bao giờ hỏi một câu tới hai lần, và mỗi khi có khách vào, cậu bé nhanh chóng lui vào góc, giấu mình sau tờ nhật báo của ông. Tuy cậu cũng lần giở từng trang, nhưng ông chủ hiệu kim hoàn không chắc cậu đọc chữ hay là chỉ xem tranh.

Một buổi tối, sau khi đã khoá cửa, ông Lekski đưa Lubji ra phía sau cửa hàng cho nó xem chiếc ô tô. Lubji tròn xoe mắt khi nghe ông bảo cái vật kỳ diệu này có thể tự nó chạy được mà không cần phải ngựa kéo. "Nhưng nó không có chân làm sao chạy được?” Cậu sửng sốt thốt lên rồi mở cửa xe, leo vào ngồi cạnh ỏng Lekski. Khi ông già nhấn nút khởi dộng, Lubji cảm thấy vừa thích, vừa sợ. Nhưng mặc dù mới chỉ được nhìn qua, mấy phút sau cậu đã muốn đổi chỗ cho ông Lekski để ngồi vào ghế lái xe.

Ông Lekski cho xe chạy quanh thị trấn, rồi thả cậu ngoài cửa nhà. Thằng bé chạy vụt vào bếp, hét toáng lên: "Một ngày nào đó, con cũng sẽ có ô tô". Zelta mỉm cười trước ý nghĩ đó, nhưng không nói cho cậu biết rằng ngay cả vị giáo sĩ cũng chỉ đi xe đạp. Bà tiếp tục bón cho cậu út, thề rằng đây là đứa cuối cùng. Sự ra đời của thằng út có nghĩa là cậu Lubji ngày càng lớn của bà không còn chỗ cùng nằm với các anh chị em trên chiếc đệm nữa. Thời gian gần đây. thằng bé đành phải lấy báo cũ của vị giáo sĩ trải xuống nền nhà gần lò sưởi mà nằm.

Ngay khi trời tối, lũ trẻ bắt đầu tranh giành chỗ ngủ. Gia đình nhà Hoch không đủ tiền mua nến thắp để kéo dài thời gian. Đêm này qua đêm khác, Lubji nằm gần lò sưởi nghĩ về chiếc xe của óng Lekski, cố tìm cách chứng minh cho mẹ cậu thấv là bà đã nghĩ sai. Rồi cậu bắt đầu nhớ đến cái gài ve áo mà bà chỉ dám dùng vào ngày lễ Rosh Hashanah. Cậu bắt đầu đếm trên ngón tay. và tính toán cậu còn phải đợi thêm sáu tuần nữa mới có thể bắt đầu thực hiện kế hoạch đã hình thành trong đầu.

Trước lễ Rosh Hashanah, Lubji nằm nghĩ suốt đêm. Sáng hôm sau, khi mẹ mặc quần áo, cậu dán mắt nhìn bà, hay nói cho đúng hơn là nhìn cái gài áo bà đang dùng. Sau lễ nguyện, bà ngạc nhiên, cậu con trai cứ đeo riết lấy tay bà trên đường về, một việc trước nay nó chưa từng làm. Về đến nhà, Lubji ngồi xếp bằng tròn ở góc phòng, nhìn bà tháo ra thứ trang sức nhỏ đó. Zelta đứng ngắm đồ gia bảo của mình, khom người lôi cái hộp các tông ra, cẩn thận đặt nó vào đó rồi cất vào tủ.

Lubji cứ im lặng nhìn mẹ, làm bà đâm hoảng, phải hỏi xem cậu có làm sao không.

"Không sao đâu mẹ", cậu đáp. "Hôm nay là ngày lễ Hashanah, nên con nghi ngày này năm sau con sẽ phải làm gì". Mẹ cậu mỉm cười, vẫn còn nuôi hy vọng cậu con trai của bà sẽ trỏ thành giáo sĩ. Lubji không nói gì thêm trong khi đầu óc đang bận suy nghĩ về cái hộp các tông. Cậu cảm thấy chẳng hề có tội nếu làm một cái việc mà mẹ cậu sẽ coi là tội lỗi, vì cậu tự thuyết phục mình rằng, rất lâu trước khi hết năm, cậu đã trả lại chổ cũ mọi thứ, và thế là chẳng ai biết chuyện.

Tối đó. khi cả nhà đã nằm lên nệm, Lubji thu mình cạnh lò sưởi giả vờ ngủ, cho đến khi tin chắc không ai cỏn thức, cậu bắt đầu thận trọng bò lại gần giường. Cha cậu ngáy như sấm, làm Lubji hoảng, chỉ sợ tiếng ngáy có thể làm ai đó tỉnh dậy thì nguy.

Bằng cách lách nhẹ bàn tay phải vào, Lubji đẩy được cánh tủ. Cậu thọc tay trái vào trong, từ từ lôi chiếc hộp các tông ra, đẩy cánh tủ về chỗ cũ., rồi nhẹ nhàng đi ra.

Cậu quỳ xuống, lần tìm tay nắm cửa, bàn tay ướt đẫm mồ hôi. Cái cửa cũ kêu cót két, diều mà trước đây cậu không để ý. Cậu bước ra ngoài, đặt chiếc hộp xuống, nín thở rồi khép nhẹ cửa lại.

Lubji chạy khỏi nhà, tay ôm chặt chiếc hộp vào ngực. Cậu không nhìn lại. Giá cậu nhìn lại thì sẽ thấy vị giáo sĩ già đang đứng trong ngôi nhà lớn phía sau chăm chú nhìn theo. "Đúng như mình lo", vị giáo sĩ lẩm bẩm. "Nó giống hệt đằng nội".

Khi đã đi thật xa, Lubji lần đầu tiên nhìn vào trong hộp, nhưng mặc dù trời sáng trăng, cậu cũng không phân biệt được những thứ trong đó. Cậu lại đi tiếp, chỉ sợ có ai nhìn thấy mình. Vào đến thị trấn, cậu ngồi nghỉ cạnh đài phun nước khô cạn, vừa mừng vừa run. Phải mất vài phút cậu mới phân biệt rõ đống của quý mẹ vẫn nâng niu cất giữ.

Có hai chiếc khoá dây lưng, vài chiếc cúc đủ loại, trong đó có một chiếc rất to và bóng lộn, cùng một đồng xu cũ có hình ai đó. Và ở góc hộp là vật quý nhất: chiếc cài ve áo nhỏ bằng hạc hình tròn xung quanh nạm đá, lấp lánh dưới ánh trăng.

Khi đồng hồ trên nóc toà thị chính điểm sáu tiếng, Lubji kẹp chiếc hộp dưới nách đi về phía chợ. Đến nơi, cậu ngồi giữa hai sạp hàng và lấy các thứ trong hộp ra. Sau đó. cậu lộn ngược chiếc hộp, bày chúng lên trên, chiếc cài ve áo được đặt ngay ở giữa. Vừa bày xong thì một ngưòi đàn ông vai mang bịch khoai tây dừng lại ngắm nghía.

"Cái này bao nhiêu?" ông ta hỏi bằng tiếng Séc, tay chỉ vào chiếc cúc áo to bóng lộn.

Cậu nhớ lại là ông Lekski không trả lời câu hỏi bằng một câu trả lời, mà bao giờ cũng là một câu hỏi khác.

"Ông muốn trả bao nhiêu?” Cậu hỏi lại bằng thứ tiếng của ngưòi đàn ông nọ.

Ông này đặt bao khoai tây xuống. "Sáu củ khoai tây", ông bảo.

Lubji lắc đầu. "Với một vật quý như thế này, ít nhất cũng phải mười hai củ", cậu trả lời, cầm chiếc khuy áo đưa lên để ông ta có thể nhìn kỹ hơn.

Người đàn ông nhíu mày.

"Chín củ", cuối cùng ông ta bảo.

"Không được", Lubji kiên quyết. "Ông nên nhớ cái giá cháu nói lúc đầu là giá thấp nhất đấy". Cậu hy vọng mình đã nói giống như ông Lekski thường nói khi bán cho một vị khách hay mặc cả.

Người nông dân lắc dầu, nhặt bao khoai tây dưa lên vai và đi về phía trung tâm thị trấn. Lubji tự hỏi liệu mình có sai lầm khi không chấp nhận cái giá chín củ không. Cậu khẽ chửi thề, sắp xếp lại các thứ trên hộp, chiếc cài ve áo vẫn ở chính giữa.

"Còn cái này thì bao nhiêu?", một khách hàng khác nhìn cái cài ve áo hỏi.

"Bác trả bao nhiêu?", Lubji hỏi lại bằng tiếng Hung.

"Một bao bột mỳ tốt nhất", ông ta nói, hãnh diện lấy trên lưng lừa xuống một bao bột mỳ đặt trước mặt Lubji.

"Nhưng bác mua cái gài ve áo này làm gì?" Lubji hỏi, nhớ lại một thủ thuật khác của ông Lekski.

"Mai là sinh nhật vợ bác", ông ta giải thích. "Năm ngoái bác quên mua đồ tặng".

"Cái đồ gia bảo đã có trong gia đình cháu cả mấy thế hệ nay", Lubji nói, giơ cao nó lên cho ông ta xem, "cháu sẵn sàng đổi cái nhẫn bác đang đeo kia...".

"Nhưng nhẫn này bằng vàng", người nông dân cười phá lên, "còn của cháu bằng bạc".

"Cùng một bao bột mỳ của bác", Lubji tiếp tục, tựa như chưa được nói hết câu.

"Cháu không điên đấy chứ?" Ông nọ hỏi.

"Cái gài này đã từng được một bà quý tộc sử dụng trước khi gặp vận rủi, vì thế cháu tự hỏi: vậy nó có xứng với người đàn bà đã sinh ra những đứa con cho bác hay không?", Lubji nói, không cần biết ông ta có con hay không. "Hay bà lại bị lãng quên thêm một thời gian nữa?".

Người đàn ông Hung im lặng suy nghĩ về những lời của thằng bé. Lubji đặt lại chiếc cài ve áo vào giữa, mắt nhìn dán vào nó, không một lần nhìn chiếc nhẫn của người đàn ông.

"Bác đồng ý đổi chiếc nhẫn, nhưng bao bột mỳ thì không". Cuổỉ cùng ông ta bảo.

Lubji nhíu mày, giả vờ xem xét cái giá ông trả. Nó cầm chiếc cài ve áo lên ngắm nghía. "Thôi được", nó thở dài nói. "Nhưng chỉ vì sinh nhật của vợ bác thôi đấy". Ông Lekski đã dạy nó bao giờ cũng để cho khách hàng cảm thấy mình mua được giá hời. Người nông dân vội vàng tháo cái nhẫn vàng ra khỏi ngón tay và cầm lên chiếc cài ve áo.

Vừa bán xong thì ngưòi khách lúc nãy trở lại, tay cầm chiếc xẻng cũ. Ông ta ném bịch khoai tây đã vơi một nửa xuống trước mặt cậu bé.

"Bác đã nghĩ lại", ông nói bằng tiếng Séc. "Bác đồng ý trả cho cháu mười hai củ khoai tây".

Nhưng Lubji lắc đầu. "Bây giờ thì phải mười lăm củ", nó nói mà không nhìn lên.

"Nhưng vừa lúc sáng cháu bảo là mười hai!".

"Đúng thế. Nhưng từ lúc ấy bác đã đổi một nửa số khoai mà cháu tin là chỗ khoai tốt, để lấy cái xẻng", Lubji nói.

Người nông dân lưỡng lự. Ông lại nhăn nhó, nhưng lần này không nhặt bịch khoai bỏ đi như lần trước. "Thôi được", ông giận giữ nói và bắt đầu nhặt khoai ra.

Nhưng Lubji lại lắc đầu.

"Mày còn muốn gì nữa hả", ông quát lên. "Tao nghĩ ta đã thoả thuận vối nhau xong rồi cơ mà".

"Bác đã xem cái khuy của cháu", Lubji bảo, "nhưng cháu thì lại chưa được nhìn khoai của bác. Đúng ra cháu mới là người chọn khoai, chứ không phải bác".

Ông người Séc nhún vai, mở bao khoai tây, để cậu bới tung chọn đủ mười lăm củ theo ý muốn.

Sau đó, Lubji không đổi chác được gì thêm. Khi người ta bắt đầu dỡ sạp thì cậu cũng thu dọn đồ, cả cũ lẫn mới, cho vào trong hộp và lần đầu tiên bắt đầu thấy lo về việc mẹ cậu có thể đã biết việc cậu làm.

Cậu từ từ đi qua chợ về phía bên kia thị trân, dừng lại ở chỗ con đương tách làm hai ngả. Một con đưòng dẫn ra cánh đồng nơi cha cậu chăn gia súc, còn đương kia dẫn vào rừng. Lubji kiểm tra đường vào thị trấn xem có ai theo sau không, rồi biến vào rừng. Một lúc sau, cậu dừng lại chỗ một cây to mà cậu biết là không thể lẫn được khi muốn tìm lại. Cậu dùng tay móc thành một cái hố, vùi xuống đó cái hộp cùng mười hai củ khoai tây.

Xong xuôi, cậu trở ra đường, vừa đi vừa đếm bước chân. Hai trăm linh bảy bước tất cả. Cậu nhìn lại một lần nữa, sau đó chạy một mạch qua thị trấn về nhà. Cậu dừng một lát để thở trước khi bước vào.

Mẹ cậu đang múc súp cải nhạt thếch vào các bát, và chắc bà sẽ hỏi biết bao câu hỏi về việc cậu đi đâu về muộn nếu cậu không chìa ra ba củ khoai tây. Anh chị em cậu sáng mắt lên khi nhìn thấy chúng.

Mẹ cậu dừng tay múc súp, nhìn thẳng vào mắt cậu. "Con ăn cắp ở đâu phải không, Lubji?" Bà hỏi, hai tay chống nạnh.

"Không phải đâu mẹ ạ”, cậu đáp. "Con không ăn cắp". Zelta thở phào nhẹ nhõm rồi cầm lấy. Bà rửa từng củ trong cái xô mà chỉ cần nước đầy quá nửa là đã chảy lênh láng. Sau khi rửa sạch, bà dùng móng tay gọt vỏ một cách khéo léo. Sau đó, bà cắt khoai thành từng miếng nhỏ, dành cho chồng miếng to hơn. Sergei ăn mà chẳng buồn hỏi xem cậu con trai kiếm đâu ra cái thứ đồ quý giá lâu lắm họ mới được nếm mùi.

Hôm đó, mới chập tối mà Lubji đã lăn ra ngủ. Nó kiệt sức sau một ngày làm việc như một lái buôn.

Sáng hôm sau, cậu ra khỏi nhà trước khi cha dậy. Cậu chạy một mạch vào rừng, đếm đủ hai trăm linh bảy bước, dừng lại khi đến cạnh gốc cây và bắt đầu đào. Lấy lên chiếc hộp, cậu trở vào thị trấn quan sát các thương gia dựng sạp hàng.

Lần này cậu ngồi giữa hai sạp hàng ở cuốỉ chợ. Nhưng hôm nay, khi khách đi chợ đã lặc lè ôm đồ đến chỗ cậu thì vì họ đã mua đủ các thứ cần thiết, nên không còn muốn mua gì thêm. Tôi đó, ông Lekski giải thích cho cậu ba nguyên tắc tối thượng của nghề buôn bán là vị trí, vị trí và vị trí.

Sáng hôm sau, Lubji bày hàng ngay gần lối vào chợ. Cậu nhanh chóng thấy rằng nhiều khách vào chợ dừng lại xem hàng của cậu, rất nhiều người hỏi bằng đủ các thứ tiếng khác nhau xem cậu muốn đổi cái nhẫn vàng lấy gì. Một số người còn đeo thử, nhưng dù nhiều người hỏi giá, cuốỉ cùng cậu vẫn không bán được theo cái giá mà cậu cho là có lời.

Lubji đang cố thương lượng đổi mười hai củ khoai và ba chiếc cúc áo lấy một chiếc xô không bị thủng thì thấy một ông già tề chỉnh trong chiếc áo khoác dài đen đang đứng cạnh, kiên nhẫn chờ cho cậu đổi chác xong.

Vừa nhìn lên và nhận ra người đó, cậu đứng dậy chào. "Chào bác Lekski" và vội vàng xua một khách hàng khác đi.

Ông già bước tới, cúi người và bắt đầu nhặt lên những thứ cậu bày bán. Lubji không thể tin người chủ hiệu kim hoàn lại quan tâm đến những món hàng của cậu. Lúc đầu, ông Lekski xem đồng xu cũ có hình Nga hoàng. Ông xem xét nó rất kỹ. Lubji nhận ra rằng ông không thực sự quan tâm đến đồng xu nọ; đó chỉ là một thủ thuật mà cậu đã thấy ông sử dụng nhiều lần trưốc khi hỏi giá thứ hàng mà ông thực sự muốn mua. "Không bao giờ được để họ biết mình cần thứ gì", ông đã nói với cậu cả trăm lần như thế.

Lubji kiên nhẫn chờ cho ông già đánh mắt vào vật để ở giữa.

"Cái này cháu muốn bao nhiêu" ông chủ hiệu kim hoàn hỏi, nhặt chiếc nhẫn vàng lên.

"Bác trả cháu bao nhiêu?" Cậu bé hỏi, dùng dúng cái mẹo ông dạy.

"Một trăm koruna", ông bảo.

Lubji không biết nên phản ứng thế nào vì chưa ai trả giá cậu thứ gì quá mười koruna. Rồi cậu nhớ đến nguyên tắc của ông thầy dạy: "Hãy nói giá gấp ba và bán với giá gấp đôi". Cậu ngước nhìn ông thầy. "Ba trăm koruna".

Ồng chủ hiệu kim hoàn cúi xuống đặt cái nhẫn về vị trí cũ. "Hai trăm là cái giá cao nhất bác trả”, ông nói dứt khoát.

"Hai trăm năm mươi", nó nèo thêm.

Ông Lekski không nói gì, tiếp tục ngắm cái nhẫn. "Hai trăm hai mươi lăm", cuối cùng ông nói, "với điều kiện cháu kèm thêm đồng xu kia".

Lubji lập tức gật đầu, cố giấu niềm vui bán được giá cao.

Ông Lekski rút từ trong túi quần ra chiếc ví, đếm đủ hai trăm hai mươi lăm koruna trao cho Lubji, rồi nhặt đồng xu cổ và chiếc nhẫn vàng nặng cho vào túi. Lubji nhìn ông già, tự hỏi không biết ông còn gì để dạy nó nữa không.

Chiều hôm đó vì không bán được gì thêm nên cậu thu dọn đồ sớm và đi vào trung tâm thị trấn, rất thoả mãn vói những việc đã làm trong ngày. Khi đến phố Schull, cậu mua chiếc xô mới hết mưòi hai koruna, một con gà hết năm koruna và cái bánh mỳ nóng hổi trong hiệu bánh hết một koruna.

Anh chàng lái buôn nhà ta vừa đi dọc phố vừa huýt sáo. Khi đi ngang cửa hiệu ông Lekski, cậu ghé mắt vào cửa kính nhìn xem cái gài áo xinh đẹp mà cậu định mua tặng mẹ trước ngày lễ Hashanah còn không.

Cậu sửng sốt buông rời chiếc xô. Hai mắt cậu trố ra. Chiếc gài áo được thay bằng đồng xu có hình Nga hoàng đệ nhất, niên đại 1829. Cậu nhìn cái giá ghi trên tờ giấy để phía dưới.

"Một ngàn năm trăm koruna".
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4


KHỦNG HOẢNG PHỐ WALL:

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SỤP ĐỔ

Sinh ra là người Úc thế hệ thứ hai có nhiều cái lợi và một số cái bất lợi. Chẳng bao lâu Keith Townsend đã phát hiện ra những cái bất lợi đó.

Keith ra đời vào lúc 2 giờ 32 phút chiều mồng 9 tháng Hai năm 1929, trong một ngôi nhà rộng kiểu cũ ở Toorak. Việc đầu tiên mẹ cậu làm khi còn đang nằm trên giường đẻ là gọi điện thoại đến trường tư thục Thánh Andrew ghi tên cho cậu con trai nhập học vào năm 1941. Từ văn phòng, cha cậu gọi điện cho thư ký của Câu lạc bộ cricket Melbourne đăng ký tên cậu con trai làm hội viên, vì muốn vào đó phải ghi tên trước mười lăm năm.

Cha của Keith, Hầu tước Graham Townsend vốn người ở thành phố Dundee xứ Scotland, nhưng vào đầu thế kỷ này đã cùng cha mẹ tới Úc trên một tàu chở gia súc. Mặc dù Hầu tước Graham là chủ bút của hai tờ Melbourne Courier và Adelaide Gazette, được phong tước vào năm trước, nhưng giới trưởng giả ở Melbourne mà một số thành viên đã mấy đời ở đó và lúc nào cũng làm người ta phải nhớ họ không phải là con cháu của những kẻ tử tội lưu đày, thường hoặc là coi như không quen biết ông, hoặc bao giờ cũng nhắc đến ông ở ngôi thứ ba.

Hầu tước Graham chẳng mấy quan tâm đến chuyện đó, hoặc nếu có thì cũng không bao giờ bộc lộ ra ngoài. Những người ông thích giao du là những người làm trong các toà báo và những người được ông coi là bạn mà thường tuần nào cũng bỏ ra ít nhất một buổi chiều ở trường đua. Đối với Hầu tước Graham, đua ngựa hoặc chó không khác gì nhau.

Nhưng Keith có một bà mẹ mà giới trưởng giả Melbourne không thể dễ dàng làm ngơ, một người thuộc dòng dõi sĩ quan hải quân trong Hạm đội đầu tiên của Vương quốc Anh. Giá như bà sinh chậm lại một thế hệ, thì câu chuyện này có lẽ là kể về bà, chứ không phải về con trai bà.

Vì Keith là con trai duy nhất trong nhà, cậu là thứ hai trong ba người con (hai người kia là gái), nên ngay khi ra đời, Hầu tước Graham đã tin rằng cậu sẽ nối nghiệp ông trong ngành báo chí, và nhằm vào việc đó, ông bắt đầu sắp xếp để cậu học hành đầy đủ trước khi vào nghề. Lên ba tuổi. Keith đã được đến thăm Melbourne Courier là tờ báo của cha cậu và cậu lập tức ngây ngất trước mùi mực in, tiếng lách tách không ngừng của máy chữ và tiếng ầm ì của máy in. Từ giây phút đó, cậu thường được cha cho tới toà báo mỗi khi có dịp.

Hầu tước Graham chẳng khi nào ngừng khuyến khích con trai trong mọi việc, kể cả khi ông tới trường đua vào chiều thứ Bảy. Hầu tước phu nhân Townsend không thích những chuyện như vậy và thường bắt Keith phải dự lễ cầu nguyện tại nhà thờ vào sáng hôm sau. Bà rất thất vọng khi phát hiện ra cậu con trai mình thích những người thu tiền cá cược hơn là các linh mục.

Sau cùng, bà quyết tâm đảo ngược tình thế bằng những cuộc phản công. Trong khi Hầu tước Graham bận công việc ở Perth trong những chuyến đi dài ngày, bà thuê một bảo mẫu tên là Florie chỉ để làm có mỗi một việc là đe nẹt con trẻ. Nhưng Florie, một bà goá ở tuổi năm mươi, xem ra không trị nổi cậu bé bốn tuổi và chỉ vài tuần sau, bà buộc phải hứa để cậu tới trường đua mà không cho mẹ cậu biết. Cuối cùng, khi Hầu tước phu nhân Townsend biết chuyện, đợi lúc chồng có việc đi New Zealand, bà bèn cho đăng quảng cáo trên trang nhất của tờ London Times. Ba tháng sau, cô Steadman xuống tàu ở ga xe lửa và đến làm việc tại Toorak. Cách thức của cô xem ra đúng như người ta giới thiệu với bà.

Là con gái thứ hai của một mục sư dòng Presbytery xứ Scotland, theo học tại trường Thánh Leonard, cô biết chính xác điều người ta mong đợi ở mình. Trong khi Florie rất gắn bó với trẻ em và chúng cũng gắn bó với bà, thì Steadman hình như không gắn bó với cái gì khác ngoài nghề nghiệp của cô và thực hiện bằng hết cái được coi là trách nhiệm nặng nề của mình.

Cô dứt khoát yêu cầu bất cứ ai, dù ở ngôi thứ nào cũng phải gọi cô cho đủ là Cô Steadman và luôn làm mọi người thấy rõ họ ở địa vị nào trong thang bậc xã hội của cô. Người lái xe phải nhẹ giọng và hơi cúi người, còn Hầu tước Graham thì gọi tên cô với sự tôn trọng.

Ngay hôm đến, cô Steadman đã tổ chức cho trẻ chơi theo cái cách mà một sĩ quan hải quân đang làm nhiệm vụ trực tàu hẳn phải có ấn tượng sâu sắc. Keith cố bằng mọi cách, từ việc hờn dỗi đến nguyền rủa để phá cô, nhưng cậu nhanh chóng phát hiện ra rằng cô không hề xúc động. Lẽ ra ông bố đã can thiệp để cứu cậu con trai nếu như bà vợ ông không hết lời ca ngợi những cố gắng không mệt mỏi của cô gia sư, đặc biệt trong việc dạy cậu quý tử nói thứ tiếng Anh chính thống.

Lên năm tuổi, Keith đi học và cuối tuần đầu tiên cậu phàn nàn với cô Steadman rằng chẳng có đứa con trai nào trong lớp muốn chơi với cậu. Cô không cho là mình đang ở cái địa vị để có thể nói cho cậu biết rằng trong những năm qua, cha cậu đã tạo ra rất nhiều kẻ thù.

Tuần học thứ hai xem ra còn tồi tệ hơn, vì Keith liên tục bị một đứa tên là Desmond Motson, mà cha nó dính líu vào một vụ bê bối ở hầm mỏ bị đưa mấy ngày liền trên trang nhất của tờ Melbourne Courier bắt nạt. Mà cái thằng Motson này lại cao hơn Keith hai inch (1) và nặng hơn gần hai chục ký.

Keith tính đem chuyện này nói với cha, nhưng vì hai cha con chỉ gặp nhau vào cuối tuần, nên cậu đành phải bằng lòng với việc sáng chủ nhật ngồi với ông trong phòng làm việc để nghe quan điểm của ông về nội dung những tin đăng trên Courier và Gazette trước khi so sánh với các đối thủ của mình.

“Gã độc tài giầu lòng trắc ẩn là một cái tít yếu”, một sáng chủ nhật cha cậu nói khi nhìn trang nhất của tờ Gazette của tuần trưóc. Một lát sau, ông nói thêm: “Còn nội dung lại càng yếu. Đừng bao giờ cho mấy tay này in bài trên trang nhất”.

“Nhưng đầu cột chỉ có tên một người’, Keith nói sau khi đã chăm chú lắng nghe.

Hầu tước Graham tặc lưỡi. “Đúng thế, con ạ. Nhưng cái tít do người trợ lý biên tập đặt, có lẽ rất lâu sau khi người viết đã rời toà báo về nhà”.

Keith vẫn chưa hiểu, cho đến khi cha cậu giải thích rằng các tít báo có thể thay đổi chỉ vài phút trước khi tờ báo được in. " Tít báo phải thu hút sự chú ý của người đọc, nếu không chẳng bao giờ họ chịu ngó tới nội dung bài báo”.

Hầu tước Graham đọc to một bài viết về người nắm quyền ở nước Đức. Đó là lần đầu tiên Keith nghe đến cái tên Adolf Hitler. “Bức ảnh thì tuyệt vời”, cha cậu nói thêm, tay chỉ vào người đàn ông thấp nhỏ có bộ ria rậm, tay phải chém trong không khí. “Chớ bao giờ quên cái câu nghe có vẻ mòn chán, con ạ : Một bức ảnh bằng cả một ngàn chữ ".

Có tiếng gõ cửa rất mạnh mà cả hai cha con đều biết là không ai khác ngoài cô Steadman. Hầu tước Graham tự hỏi hình như tiếng gõ cửa của cô sáng chủ nhật có xê dịch khoảng một vài giây so với ngày cô mới đến.

“Mời vào”, ông nói với giọng hách dịch nhất rồi quay lại nháy mắt với cậu con trai. Hai cha con không cho ai biết là sau lưng Steadman, họ gọi cô là “Quốc trưởng cái”.

Cô Steadman bước vào và nhắc lại đúng những từ mà sáng chủ nhật nào trong năm qua cô cũng nói: " Thưa ngài Hầu tước. Đã đến giờ cậu Keith đi lễ nhà thờ”.

“Lạy Chúa! Muộn đến thế rồi sao, cô Steadman?” Ông thường đáp vậy rồi đẩy cậu con trai về phía cửa. Keith miễn cưỡng rời nơi an toàn là phòng làm việc của cha để theo cô Steadman đi ra. ”Cô có biết cha cháu vừa nói gì không, cô Steadman ?”, Keith hỏi bằng cái giọng Úc đặc sệt mà cậu tin sẽ làm cô ta khó chịu.

“Tôi không biết, cậu Keith ạ”, cô ta đáp. “Nhưng dù cha cậu nói gì, chúng ta hãy hy vọng là nó không làm cậu mất tập trung vào bài giảng của cha Davidson”. Keith buồn bã im lặng trong khi họ đi ra xe, cả đến khi vào ngồi cùng cô chị và cô em ở ghế sau chiếc Rolls Royce.

Keith hiểu là cậu phải lắng nghe từng chữ của vị cha xứ, vì cô Steadman bao giờ cũng kiểm tra ba chị em về những chi tiết nhỏ nhất trước khi cho chúng đi ngủ. Hầu tước Graham lấy làm mừng bởi cô ta không buộc ông phải qua những lần kiểm tra ấy.

Ba ngày giam lỏng trong túp lều dưới gốc cây, túp lều cô Steadman cho dựng vài tuần sau khi cô đến, là hình phạt cho ai nắm được ít hơn tám mươi phần trăm bài giảng đạo. “Cái đó tốt cho việc hình thành tính cách”, cô thường xuyên nói với chúng như thế. Điều Keith không bao giờ nói với cô là thỉnh thoảng cậu cố ý trả lời sai, vì ba đêm nằm trong lều là cơ hội tuyệt vời để trốn ách phát xít của cô ta.

Khi Keith mười một tuổi, có hai quyết định sẽ làm thay đổi cuộc đời cậu sau này và cả hai đều làm cậu khóc toáng lên.

Sau khi Anh tuyên chiến với Đức, Hầu tước Graham được chính phủ Úc trao cho sứ mạng đặc biệt, mà như ông giải thích cho cậu con trai, sẽ đòi hỏi ông phải ở nước ngoài một thời gian dài. Đó là quyết định thứ nhất.

Quyết định thứ hai được đưa ra chỉ mấy ngày sau khi Hầu tước Graham lên đường đi London. Keith được gọi nhập học trường tư thục Thánh Andrew, một trường nội trú ở ngoại ô Melbourne và mẹ cậu dứt khoát bắt cậu phải đi.

Keith không biết rõ quyết định nào làm cậu đau khổ hơn.

Mặc chiếc quần dài lần đầu tiên, cậu bé đầm đìa nước mắt được xe đưa tới trường Thánh Andrew để dự lễ khai giảng. Mẹ giao cậu cho một bà xơ trông cứ như được tạc từ khối đá dùng để tạc cô Steadman ra vậy. Thằng bé đầu tiên mà Keith thấy bước vào cửa là Desmond Motson, và sau đó cậu phát hoảng biết rằng không những cậu ở cùng nhà, mà còn cùng buồng với nó. Đêm đầu, cậu không sao ngủ được.

Sáng hôm sau, Keith đứng mãi tận cuối hội trường, lắng nghe bài diễn văn của ông Jessop, vị hiệu trưởng mới, người được lôi tới từ cái nơi gọi là Winchester ở bên Anh. Vài ngày sau, thằng bé phát hiện ra rằng cái mà ông Jessop cho là trò vui chỉ là một cuộc chạy bộ mười dặm qua các vùng thôn quê, sau đó là tắm bằng nước lạnh. Điều này tốt cho lũ trẻ, vì sau khi thay quần áo, chúng trở về phòng và phải đọc Homer trong nguyên bản. Gần đây Keith chỉ chú ý đọc những câu chuyện về “những người anh hùng ngoài mặt trận của chúng ta" cùng những chiến công của họ nơi tiền tuyến, được đăng trên tờ Courier. Sau một tháng học tại trường Thánh Andrew, cậu bé sẵn sàng đánh đổi vị trí của cậu với họ.

Trong kỳ nghỉ đầu tiên, Keith kể với mẹ cậu là nếu những ngày đi học là những ngày hạnh phúc nhất trong đời thì chắc tương lai cậu cũng chẳng có gì mà hy vọng. Thậm chí bà còn được biết rằng cậu có rất ít bạn bè và đang trở thành một đứa trẻ cô độc.

Ngày duy nhất trong tuần mà Keith mong đợi là thứ Tư, khi cậu có thể lẻn khỏi trường vào giữa trưa và mãi khi đèn tắt mới phải quay về. Ngay sau khi chuông báo hết giờ học, cậu thường đạp xe trên đoạn đường bảy dặm đến trường đua, nơi cậu có một buổi chiều hạnh phúc len lỏi trên khán đài, hoặc ở chỗ những con ngựa thắng cuộc. Ở tuổi mười hai, cậu cho mình là một người sành sỏi trong nghề, chỉ muốn có tiền riêng để đặt cược lớn hơn. Sau cuộc đua, cậu thường đạp xe tới toà báo Courier xem số báo mới ra, rồi trở về trường trước khi đèn tắt.

Giống như cha, Keith cảm thấy dễ giao thiệp vói những người làm báo và giới cá cược hơn là với lũ con của tầng lớp khá giả ở Melbourne. Cậu những muốn nói cho những tay chuyên nghiệp này biết điều cậu muốn là, sau khi học xong, trở thành phóng viên chuyên mục đua ngựa cho tờ Sporting Globe, một trong những tờ báo của cha cậu. Nhưng cậu không dám thổ lộ bí mật đó với ai, sợ rằng họ có thể nói lại với mẹ cậu, là người từng bóng gió nói rằng đã có kế hoạch cho tương lai của con trai.

Khi cha đưa cậu đến trường đua, thường không bao giờ ông nói với vợ hoặc cô Steadman là họ đi đâu. Keith thường quan sát thấy ông đặt cược rất nhiều trong tất cả các vòng đua, thỉnh thoảng lại cho con trai đồng sáu xu để thử vận may. Lúc đầu, Keith đánh cá theo con ngựa mà cha cậu chọn, nhưng cậu ngạc nhiên thấy việc này thường đem lại kết quả là cha cậu rỗng túi về nhà.

Sau vài lần như vậy, và phát hiện ra rằng hầu hết những đồng sáu xu của cậu đều rơi vào cái túi da căng phồng của người thu tiền cá cược, Keith quyết định mỗi tuần bỏ hẳn ra mười xu mua tờ Sporting Globe. Lần giở các trang, cậu học thuộc tên của từng jô-kề, người huấn luyện ngựa và chủ ngựa đã được Câu lạc bộ đua ngựa Victoria công nhận, nhưng cho dù có được mớ kiến thức mới đó, cậu thường xuyên vẫn thua như những lần trước. Đến tuần thứ ba của học kỳ, cậu thường cá cược hết cả chỗ tiền tiêu vặt của mình.

Cuộc sống của Keith thay đổi vào cái ngày cậu phát hiện một cuốn sách quảng cáo trên tờ Sporting Globe nhan đề “Làm thế nào để thắng trong cá cược” do một người có tên là “chàng Joe may mắn” viết. Cậu ngon ngọt dụ Florie cho vay hẳn nửa đồng crown (2) và gửi thư đặt mua theo địa chỉ ghi bên dưới quảng cáo. Sáng nào cậu cũng đứng chờ người bưu tá, cho đến khi cuốn sách được gửi đến sau mười chín ngày. Từ giây phút Keith lật giở trang đầu tiên, chàng Joe may mắn đã thay thế Homer, là tài liệu bắt buộc trong thời gian chuẩn bị bài buổi tối. Sau khi đọc cuốn sách hai lần, cậu tin tưởng mình đã tìm ra được cách thức đảm bảo thắng nhiều hơn thua. Thứ Tư sau đó, cậu trở lại trường đua, tự hỏi tại sao cha cậu lại không biết tận dụng cái phương pháp không thể sai lầm của chàng Joe may mắn.

Tối hôm đó, Keith đạp xe về trường sau khi đã nướng hết toàn bộ số tiền tiêu vặt cả học kỳ trong một buổi chiều. Cậu vẫn không chịu tin cậu thua do lỗi của chàng Joe may mắn, mà cho rằng có thể cậu chưa hiểu hết được cách thức của anh ta. Sau khi đọc lại cuốn sách lần thứ ba cậu nhận ra sai lầm của mình. Như Joe may mắn đã giải thích ở trang 71, trước hết phải có một số tiền nhất định, nếu không đừng bao giờ nghĩ tới chuyện thắng cuộc. Trang 72 gợi ý số tiền đó là khoảng mười bảng, nhưng cha cậu thì còn đang ở nước ngoài, mà mẹ cậu lại theo một triết lý là “không vay mà cũng không cho mượn”, do đó cậu không có cách nào để chứng minh được ngay là Joe may mắn nói đúng.

Vì vậy cậu đi đến kết luận là dù thế nào cũng phải kiếm thêm tiền, nhưng vì điều đó trái với nội quy của trường là không được kiếm tiền trong thời gian đang học, cậu đành bấm bụng đọc lại cuốn sách của Joe may mắn lần nữa. Giá như cuốn “Làm thế nào để thắng trong cá cược” mà là sách buộc phải đọc, thì hẳn cậu phải được điểm loại “A”.

Học kỳ kết thúc, Keith trở về Toorak và thảo luận vấn đề tài chính với Florie. Bà bảo cậu một số cách mà các em bà sử dụng để kiếm thêm tiền túi trong những ngày nghỉ. Nghe lời bà khuyên, Keith trở lại trường đua, lần này không phải để đặt cược vì cậu vẫn chưa có tiền, mà để nhặt phân trong các tàu ngựa cho vào một bao tải đựng đường mà Florie đưa cho. Sau đó cậu phóng xe trở lại Melbourne với cái túi đầy để trên ghi đông, rồi trải số phân đó lên các bồn hoa của những người họ hàng nhà cậu. Sau bốn mươi bảy chuyến như thế trong vòng mười ngày, Keith đã có trong túi ba mươi silinh. Khi đã đáp ứng đủ yêu cầu của họ hàng, cậu bắt đầu chuyển sang làm cho các nhà hàng xóm.

Đến cuối kỳ nghỉ, cậu đã kiếm được ba bảng, bảy silinh và bốn xu. Sau khi mẹ cho một bảng là tiền tiêu vặt của học kỳ tiếp theo, cậu sốt ruột quay lại trường đua để làm giàu. Nhưng khó nhất là cái hệ thống không thể sai lầm mà Joe may mắn viết trên trang 72 và nhắc lại ở trang 73 là “Đừng sử dụng hệ thống này nếu không có đủ mười bảng".

Nếu ông Clarke không bắt gặp Keith đang nghiền ngẫm cuốn "Làm thế nào để thắng trong cá cược" trong giờ chuẩn bị bài, thì có lẽ cậu đã đọc lại nó lần thứ chín. Không những cuốn sách quý của cậu bị tịch thu và có lẽ còn bị tiêu huỷ, mà nhục hơn là cậu còn bị ông hiệu trưởng đánh đòn trước mặt cả trường. Trong khi cúi người chịu đau, cậu nhìn thấy Desmond Motson ở ngay hàng đầu đang cười khoái trá.

Tối đó, trước khi tắt đèn, ông Clarke bảo nếu ông ta không vì cậu mà can thiệp thì có lẽ cậu đã bị đuổi học. Cậu biết việc này chắc không làm hài lòng cha cậu đang từ một nơi gọi là Yanta ở Crimê trở về, hoặc mẹ cậu hiện bắt đầu nói đến việc gửi cậu đến một trường đại học gọi là Oxford bên Anh. Nhưng Keith còn bận lo làm sao có thể biến ba bảng, bảy silinh và bốn xu của mình thành mười bảng hơn là lo những chuyện đó.

Chính trong thời gian tuần thứ ba của học kỳ, Keith phác hoạ được ý tưởng nhân đôi số tiền bằng một cách mà ban giám hiệu trường không bắt bẻ vào đâu được.

Căng tin của trường mở cửa từ năm đến sáu giờ ngày thứ Sáu, rồi đóng cửa cho đến thứ Sáu tuần sau. Vào sáng thứ Hai, hầu hết học sinh đã xơi đủ số bánh, đã nhai nhiều túi khoai rán và sung sướng uống không biết bao nhiêu mà kể những chai nước chanh hiệu Merchants. Mặc dù bọn chúng có vẻ hả hê, nhưng Keith tin rằng chúng vẫn còn muốn nữa. Trong hoàn cảnh đó, cậu nghĩ từ thứ Ba đến thứ Năm là cơ hội lý tưởng để bán hàng. Cậu chỉ cần mua những thứ mà chúng thích nhất trong căng tin, rồi đợi khi bọn chúng đã dùng hết số hàng mua trong tuần thì bán lại cho chúng là có lời.

Thứ Sáu tiếp đó, khi căng tin mở cửa, Keith đã xếp hàng ngay đầu tiên. Người bán hàng ngạc nhiên thấy cậu Townsend bỏ ra ba bảng mua một thùng kẹo bạc hà và một hộp ba mươi sáu túi khoai rán, hai chục thanh kẹo anh đào và hai thùng, mỗi thùng có mười hai chai nước chanh. Ông này báo ngay cho ông Clarke, nhưng ông ta chỉ nói: "Tôi lấy làm ngạc nhiên không hiểu sao bà Townsend lại cho thằng bé nhiều tiền đến thế ".

Keith lôi những thứ mua được đến phòng thay đồ và giấu tất cả vào trong ngăn tủ riêng của mình. Sau đó, cậu kiên nhẫn chờ cho qua cuối tuần.

Chiều chủ nhật Keith phóng xe tới trường đua, mặc dù đáng ra cậu phải ở nhà xem đội bóng của trường chơi trận hàng năm với trường Geelong. Cậu cuống lên, không biết đặt cược vào con ngựa nào. Cậu nghĩ: lạ thật, làm sao mà chọn được con ngựa thắng cuộc trong khi trong túi không có tiền.

Sau giờ dự lễ nhà thờ, Keith kiểm tra các phòng sinh hoạt chung của các lớp năm trên và năm dưới, sung sướng thấy kẹo bánh và nước uống của chúng đều sắp cạn. Vào giờ nghỉ ngày thứ Hai, cậu quan sát lũ bạn học đứng túm tụm ở hành lang trao nhau những chiếc kẹo cuối cùng, mở những thanh sôcôla cuối cùng và uống nốt chỗ nước chanh còn lại.

Sáng thứ Ba, cậu để ý nhìn vỏ chai xếp từng hàng dài gần thùng rác trong góc phòng. Đến chiều, cậu đã sẵn sàng để đưa lý thuyết của mình vào thực tiễn.

Trong giờ thể thao, cậu ngồi lỳ trong phòng in nhỏ mà cha cậu đã tặng trường năm trước. Mặc dù máy móc đã cũ và phải in bằng tay, nhưng cũng đủ để thoả mãn nhu cầu của Keith.

Một tiếng sau cậu ra khỏi phòng, mang theo ba mươi bản in trong đó thông báo rằng một căng tin khác sẽ được mở từ năm tới sáu giờ ngày thứ Tư, bên ngoài phòng để đồ số 19 thuộc phòng thay đồ của lớp năm trên. Mặt sau là danh mục các loại hàng có trong căng tin với giá cả đã được "điều chỉnh".

Keith phát cho mỗi học viên trong lớp một tờ ngay khi bắt đầu giờ học cuối của buổi chiều, hoàn thành nhiệm vụ chỉ mấy phút trước khi thầy dạy địa lý vào lớp. Cậu đã lên kế hoạch sẽ in thêm nhiều hơn vào tuần tới nếu việc này thành công.

Chiều hôm sau, khi Keith xuất hiện ỏ phòng thay đồ vài phút trước năm giờ, cậu đã thấy một đám xếp thành hàng dài trước ngăn để đồ của mình. Cậu lập tức mở tủ, kéo mấy cái thùng ra để dưới sàn. Chưa đầy một giờ, cậu đã bán hết veo số hàng. Với cái giá cao hơn giá gốc hai mươi lăm phần trăm, rõ ràng cậu đã kiếm được một bảng tiền lời.

Chỉ có Desmond Metson đứng trong góc nhà nhìn cảnh tiền trao cháo múc là bàu bàu về cái giá cắt cổ của Keith. Nhà doanh nghiệp trẻ nói với nó: "Tuỳ cậu thôi. Hoặc là đứng vào hàng, hoặc là đợi đến thứ Sáu tuần sau". Motson bỏ ra khỏi phòng, vừa đi vừa làu bàu đe doạ.

Thứ Sáu sau, Keith trở lại xếp hàng trước cửa căng tin trường. Cậu thống kê những thứ đã bán hết, nên chỉ mua những thứ bổ sung.

Khi ông Clarke được thông báo Keith đã mua bốn bảng và mười silinh hàng căng tin ngày thứ Sáu đó, ông thú nhận là mình không hiểu và quyết định nói chuyện lại với ông hiệu trưởng.

Chiểu thứ Bảy Keith không ra trường đua, mà dùng thời gian in một trăm tờ quảng cáo. Sáng thứ Hai, cậu phát không chỉ cho bạn cùng lớp, mà cả những học sinh ở hai lớp năm dưới.

Sáng thứ Ba, trong giờ lịch sử nước Anh giai đoạn 1815-1867, cậu tính toán ở mặt sau bản Dự luật cải cách 1832 rằng với đà này, chỉ cần ba tuần là cậu có thể có đủ mười bảng cần thiết để thử nghiệm cái hệ thống không thể sai lầm của Joe may mắn.

Nhưng trong giờ học tiếng La tinh chiều thứ Tư, cái hệ thống không thể sai lầm của chính cậu bắt đầu tỏ ra sai. Ông hiệu trưởng bất ngờ bước vào phòng và yêu cầu Townsend ra gặp ông ngay tại hành lang. "Và nhớ cầm theo chìa khoá ngăn để đồ của cậu", ông nói thêm với vẻ dữ dằn. Trong khi im lặng đi dọc hành lang, ông Jessop đưa cho cậu tờ quảng cáo. Keith nghiên cứu danh mục hàng mà cậu có thể đọc thuộc lòng hơn bất cứ bảng nào trong tập từ vựng La tinh của Kennedy. "Kẹo bạc hà, 8 xu; khoai rán 4 xu; kẹo anh đào 4 xu; nước chanh, một silinh. Hãy đến ngoài phòng để đồ số 19 thuộc phòng thay đồ của lớp trên vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ Năm. Khẩu hiệu của chúng tôi là Ai đến trước được phục vụ trước."

Keith giữ vẻ mặt bình thản trong khi lẽo đẽo di dọc hành lang.

Vào đến phòng thay đồ, Keith thấy thầy chủ nhiệm và thầy dạy thể thao đã đứng ngay cạnh ngăn để đồ của cậu.

"Mở ra, Townsend", ông hiệu trưởng nói cộc lốc.

Keith tra chìa vào ổ và từ từ xoay. Cậu mở cánh tủ trong khi bốn người cùng nhìn vào trong, ông Jessop ngạc nhiên thấy chẳng có gì trong đó ngoài chiếc gậy chơi cricket, một đôi nịt gối và một chiếc áo trắng nhầu nát trông như đã được mặc liền mấy tuần.

Ông hiệu trưởng có vẻ tức giận, thầy chủ nhiệm ngượng ngùng, còn thầy thể thao thì lúng túng.

"Có thể các thầy nhầm với học sinh khác chăng?" Keith hỏi với vẻ mặt rất ngây thơ.

"Khoá lại và trở về lớp ngay, Townsend", thầy chủ nhiệm bảo. Keith vâng lời, gật đầu với vẻ nhơn nhơn và từ từ đi dọc hành lang về lớp.

Khi đã ngồi xuống ghế, Keith vẫn chưa biết mình phải hành động như thế nào. Liệu cậu nên lấy lại số hàng, thu hồi vốn, hay nhắn ai đó đến chỗ giấu hàng, bán tống bán tháo rồi thôi luôn?

Desmond Motson quay lại nhìn cậu. Nó có vẻ ngạc nhiên và thất vọng thấy Keith lại được quay về lớp.

Keith mỉm cười với nó và lập tức biết cần phải chọn cái nào trong hai giải pháp trên.

(1) Inch : bằng 25,4 mm.

(2) Crown : Đồng tiền kim loại 5 silinh (25 penny) của Anh trước đây.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5


Báo

THE TIMES

Ngày 9 tháng Ba, 1936

QUÂN ĐỨC CHIẾM VÙNG RHINE

Phải mãi tới khi người Đức tái chiếm vùng Rhine Lubji mới lần đầu tiên nghe nói đến cái tên Adolf Hitler.

Mẹ cậu nháy mắt khi bà đọc những lời của Quốc trưởng Đức đăng trong tờ tuần báo của vị giáo sĩ. Sau khi đọc xong mỗi trang, bà lại đưa nó cho đứa con trai lớn. Bà chỉ dừng lại khi trời quá tối không còn đọc được nữa. Lubji thì có thể tiếp tục đọc thêm được một lúc.

"Nếu Hitler vượt qua biên giới thì chúng ta cũng phải đeo những ngôi sao vàng hả mẹ?" Cậu hỏi.

Zelta giả vờ ngủ.

Từ lâu mẹ cậu đã không còn giấu được những người khác trong nhà chuyện Lubji là đứa con được bà cưng nhất, cho dù bà nghi chính cậu là thủ phạm của vụ chiếc trâm cài áo biến mất. Bà kiêu hãnh nhìn cậu con nay đã là một chàng thiếu niên cao to, đẹp trai. Nhưng bà vẫn dứt khoát, dù cậu buôn bán thành đạt, mà bà phải công nhận là cả nhà được nhờ, là cậu phải trở thành giáo sĩ. Bà có thể đã uổng phí đời bà, nhưng Lubji thì nhất định không được uổng phí đời nó.

Trong sáu năm sau đó, Lubji sáng nào cũng được vị giáo sĩ già kèm cặp trong ngôi nhà trên đồi. Đến trưa được thả, cậu lại ra chợ, là nơi mới đây cậu đã mua được sạp hàng riêng. Vài tuần sau lễ mitzvah, vị giáo sĩ trao cho mẹ Lubji lá thư người ta báo với ông rằng Lubji đã được học bổng để theo học tại trường ở Ostrava. Đó là ngày hạnh phúc nhất trong đời Zelta. Bà biết con bà thông minh, có lẽ còn xuất chúng nữa, nhưng bà cũng hiểu rằng việc được nhận vào học ở đó chỉ có thể là do tiếng tăm của ông cậu.

Lúc đầu, khi được biết có học bổng đi học, Lubji cố không tỏ ra hoảng hốt. Mặc dù chỉ được phép ra chợ vào buổi chiều, nhưng cậu đã kiếm đủ tiền để sắm cho mỗi người trong nhà một đôi giầy và hai bữa ăn hàng ngày.Cậu muốn giải thích với mẹ rằng làm giáo sĩ chẳng có nghĩa lý gì một khi cái mà cậu muốn là có một cửa hàng trong cái lô còn trống bên cạnh cửa hàng của ông Lekski.

Ông Lekski đóng cửa hiệu để lái xe đưa chàng thiếu niên đến trường. Trên con đường dài ấy, cậu nói với ông già rằng hy vọng một ngày nào đó sau khi học xong, cậu sẽ tiếp quản cửa hiệu của ông. Lubji chỉ muốn quay về nhà ngay và chỉ sau khi bị thuyết phục mãi cậu mới cầm chiếc túi da nhỏ, vật cuối cùng mà cậu trao đổi chiều hôm trước, để bước qua chiếc cổng đá to tướng vào trường. Nếu Lekski không nói thêm ông sẽ không bao giờ nhận Lubji vào làm trong cửa hàng, trừ phi cậu học hết năm năm ở trường, có lẽ cậu đã bỏ về.

Lubji nhanh chóng phát hiện ra rằng, ở trường, hầu như không có học trò nào thuộc gia đình nghèo hèn như cậu. Một vài đứa cùng lớp đã nói trực tiếp hoặc gián tiếp, là cậu không phải loại người chúng muốn giao thiệp. Những tuần sau đó, cậu cũng phát hiện thêm rằng những trò tiểu xảo mà cậu học được ngoài chợ chẳng có ích gì trong một thể chế như ở đây, cho dù ngay cả đứa thành kiến nhất cũng không thể phủ nhận được việc cậu có năng khiếu ngôn ngữ bẩm sinh. Và chắc chắn những giờ học dài, ít ngủ và kỷ luật chặt chẽ không làm cậu bé từ Douski lo ngại.

Vào cuối năm học đầu tiên tại Ostrava, Lubji đứng ở nửa trên của lớp trong tất cả các môn. Cậu đứng đầu môn toán, thứ ba môn tiếng Hung - hiện đã trở thành ngôn ngữ thứ hai của cậu. Nhưng ngay cả ông hiệu trưởng cũng không thể không nhận thấy cậu rất ít bạn và ngày càng trở nên cô độc. Ít ra thì ông cũng yên tâm là không có đứa nào dám ăn hiếp thằng bé bất trị này; đứa duy nhất thử giở trò đó đã phải vào trạm xá điều trị.

Khi Lubji trở lại Douski, cậu ngạc nhiên thấy thị trấn sao mà nhỏ, gia đình cậu sao mà nghèo và sao họ đã quen dựa vào cậu đến thế.

Sáng sáng, sau khi cha cậu đã ra đồng, Lubji thường đi bộ đến nhà vị giáo sĩ ở trên đồi để tiếp tục học. Nhà học giả già kinh ngạc trước khả năng làm chủ ngôn ngữ của cậu, và thừa nhận ông không còn dạy nổi cậu môn toán nữa. Buổi chiều Lubji trở lại chợ, và gặp ngày may mắn, cậu kiếm đủ đồ ăn cho cả nhà.

Cậu thử dạy các em trai cách thức buôn bán để chúng có thể quản lý được sạp hàng vào buổi sáng và sau khi cậu trở lại trường, và nhanh chóng nhận ra rằng đó là việc làm vô vọng. Cậu những mong mẹ cho phép cậu ở lại nhà, xây dựng được một cơ sở buôn bán mà cả nhà có thể được nhờ cậy. Nhưng Zelta tỏ ra không quan tâm đến những gì cậu làm ngoài chợ, mà chỉ hỏi về chuyện học hành mà thôi. Bà đọc đi đọc lại phiếu báo điểm, đến mức cuối ngày chắc đã thuộc lòng từng dòng. Điều đó càng làm Lubji thêm quyết tâm năm sau phiếu báo điểm của cậu phải làm mẹ hài lòng hơn nữa.

Hết kỳ nghỉ sáu tuần, Lubji miễn cưỡng cho quần áo vào lại chiếc túi da nhỏ và lại được ông Lekski đánh xe đưa trở lại Ostrava. "Lời mời của bác vẫn để ngỏ", ông nói với cậu, "nhưng chỉ sau khi cháu học xong".

Vào năm học thứ hai, cái tên Adolf Hitler xuất hiện trong các câu chuyện thường xuyên chẳng kém gì tên của Moise. Ngưòi Do Thái hàng ngày bỏ chạy qua biên giới kể lại những chuyện kinh hoàng đang diễn ra ở Đức và Lubji thường tự hỏi không biết gã Quốc trưởng tới đây còn dự định làm những trò gì. Cậu đọc tất cả các báo mà cậu có được bằng các thứ tiếng, cho dù là báo cũ.

"Hitler nhìn về phương Đông", một tít trên trang nhất của tờ Ostrava viết. Khi Lubji giở tới trang bảy để đọc nốt bài báo thì không thấy, nhưng điều đó không ngăn được cậu tự hỏi bao lâu nữa thì xe tăng Đức sẽ tiến vào Tiệp Khắc. Cậu có thể nói chắc một điều: cái chủng tộc siêu việt của Hitler chắc chắn không bao gồm những người như cậu.

Cuối buổi sáng hôm đó, cậu nói những lo lắng này với thầy lịch sử, nhưng xem ra tầm nhìn của ông này không vượt quá được Hannibal, chớ chưa nói gì đến vùng núi Anpơ. Lubji gấp sách, không suy nghĩ đến hậu quả việc làm của mình, đùng đùng bỏ ra khỏi lớp, đi dọc hành lang, về phía văn phòng ông hiệu trưởng. Cậu dừng lại trước cánh cửa mà cậu chưa từng bước qua, ngập ngừng một lát rồi mạnh dạn gõ.

"Vào đi", một giọng đáp.

Lubji từ từ mở cửa và bước vào văn phòng. Vị hiệu trưởng trông thánh thiện trong bộ lễ phục học đường màu đỏ và xám, chiếc mũ đen chụp trên chỏm tóc đen xoăn tít. Ông vẫn ngồi, ngước mắt lên hỏi: "Đây chắc là một vấn đề cực kỳ quan trọng phải không?".

"Vâng, thưa ngài", Lubji tự tin trả lời. Rồi nó mới thấy hoảng.

"Nào, nói đi", ông hiệu trưởng nhắc sau một hồi im lặng.

"Chúng ta phải sẵn sàng khi có tin là di chuyển ngay", cuối cùng Lubji lắp bắp. "Cần phải nghĩ rằng không lâu nữa Hitler..."

Ông hiệu trưởng già mỉm cười nhìn Lubji và vẫy tay ra hiệu không cần nói nữa. "Hitler đã nói với chúng ta cả trăm lần là ông ta không quan tâm đến việc chiếm đóng lãnh thổ của bất cứ nước nào”, ông nói cứ tựa như đang sửa một lỗi nhỏ của Lubji trong bài kiểm tra lịch sử.

"Em xin lỗi đã làm mất thời gian của thầy", Lubji nói, nhận ra rằng cho dù cậu có khéo trình bày đến mấy cũng không thuyết phục được ông già lơ mơ với thời cuộc này.

Nhưng trong những tuần sau, trước tiên là thầy giáo phụ đạo, sau đến thầy chủ nhiệm và cuối cùng là ông hiệu trưởng đều phải thú nhận rằng lịch sử đang viết rõ ràng trước mắt họ.

Vào một buổi tối ấm áp tháng Chín, ông hiệu trưởng đi quanh trường báo cho học sinh biết chúng cần thu dọn đồ đạc vì rạng sáng hôm sau trường sẽ chuyển đi nơi khác. Ông không ngạc nhiên khi thấy phòng của Lubji đã trống trơn.

Ngay sau lúc nửa đêm, một sư đoàn xe tăng Đức đã vượt biên giới, tiến thẳng vào Ostrava mà không gặp sự kháng cự nào. Lính Đức lục soát cả trường ngay trước giờ ăn sáng, lôi tất cả học sinh lên những chiếc xe tải đang đợi sẵn. Chỉ có một học sinh không có mặt khi điểm danh. Lubji Hoch đã đi khỏi trường từ đêm trước. Sau khi nhét tất cả các thứ vào chiếc túi da nhỏ, cậu nhập vào dòng người tỵ nạn đang đi về hướng biên giới Hungari. Cậu cầu Chúa rằng mẹ cậu không chỉ đọc báo, mà đọc cả suy tính của Hitler và đã có thể cùng gia đình trốn thoát. Gần đây, cậu nghe nhiều tin đồn về việc người Đức dồn tất cả dân Do Thái vào các trại tập trung. Cậu cố không nghĩ đến những gì có thể xảy ra với gia đình cậu nếu họ bị bắt.

Tốỉ hôm đó, khi Lubji lẻn khỏi cổng trường, cậu không dừng lại để nhìn đám dân địa phương chạy từ nhà này sang nhà khác tìm kiếm người thân, trong khi những người khác chất đủ các thứ lên những chiếc xe ngựa kéo mà chắc chắn chiếc xe quân sự chạy chậm nhất cũng dễ dàng đuổi kịp. Đêm nay không phải là đêm để lo chuyện đồ đạc. Ai mà bắn được đồ đạc, Lubji muốn nói với họ. Nhưng có ai buồn đứng đó để nghe chàng thiếu niên cao to trong bộ đồ học sinh vói mái tóc đen xoăn tít nói. Vào lúc xe tăng Đức bao vây trường, cậu đã đi được mấy dặm trên con đưòng về phía nam dẫn tới vùng biên giới.

Lubji không dám dừng lại ngủ. Cậu đã nghe tiếng pháo vang rền khi kẻ thù từ phía tây tiến vào thành phố. Cậu đi, đi mãi, vượt trước những ngưòi đi chậm vì phải mang theo đồ đạc. Cậu vượt qua những đoàn lừa và xe ngựa chở nặng, bánh xe cần phải sửa, và những gia đình có con nhỏ và người già luôn phải chờ những người đi chậm. Cậu quan sát thấy các bà mẹ bắt đầu cắt tóc cho con và bỏ đi tất cả những gì có thể chứng tỏ họ là người Do Thái. Cậu không dừng lại để cự nự họ vì không muốn lãng phí thời gian quý báu. Cậu thề rằng không gì có thể làm cậu từ bỏ tôn giáo của mình.

Cái thứ kỷ luật mà cậu bị nhồi nhét trong hai năm qua ở trường cho phép Lubji đi bộ đến tận tối mà không cần ăn nghỉ. Cuối cùng, cậu lăn ra ngủ ở phía sau chiếc xe ngựa, sau đó là trên ghế trước của một chiếc xe tải. Cậu quyết bằng bất kỳ giá nào cùng phải đi tới được một đất nước thân thiện.

Mặc dù tự do chỉ cách đó một trăm tám mươi cây số, Lubji đã qua ba lần mặt trời mọc rồi lặn trước khi nghe thấy tiếng những ngưòi đi trước hét lên sung sướng khi họ đến được Hungari là nước có chủ quyền. Cậu dừng lại ở cuối một hàng dài người sắp trở thành dân di cư. Suốt ba tiếng sau đó, cậu chỉ nhích được có vài trăm mét, và hàng người bắt đầu chuẩn bị ngủ qua đêm. Những cặp mắt lo lắng nhìn lại phía sau, nơi những cột khói đang bốc cao, và có thể nghe thấy tiếng súng khi quân Đức tiếp tục bước tiến thô bạo của chúng.

Lubji đợi cho đến khi trời tối hẳn mới lặng lẽ luồn qua những gia đình đang ngủ say, cho đến khi có thể nhìn rõ những ngọn đèn của đồn biên phòng trước mặt. Cậu kín đáo ngủ trong một chỗ đất phẳng, đầu gối lên chiếc túi da. Sáng hôm sau, khi nhân viên hải quan nhấc thanh chắn đường lên, Lubji đã đứng đợi ở đầu hàng. Khi những người phía sau thức dậy thấy trước mặt là một cậu thiếu niên mặc đồng phục nhà trường đang rì rầm cầu nguyện, họ cũng chẳng buồn hỏi bằng cách nào cậu lại ở đó.

Viên sĩ quan hải quan không phí thời gian lục cái túi của Lubji. Khi đã qua khỏi biên giới, cậu không rời con đường dẫn về Budapest, thành phố Hung duy nhất mà cậu nghe nói. Lại thêm hai ngày đêm chia sẻ đồ ăn với những gia đình hào phóng, sung sướng vì đã thoát khỏi cơn thịnh nộ của người Đức, cậu đã đến được vùng ngoại ô thủ đô vào ngày 23 tháng Chín năm 1939.

Lubji không thể tin những điều cậu nhìn thấy. Chắc chắn đây phải là thành phố lớn nhất thế giới? Cậu dành mấy giờ đầu lang thang qua các phố, mỗi bước đi là mỗi ngất ngây. Cuối cùng cậu kiệt sức trên tam cấp một giáo đường Do Thái và sáng hôm sau tỉnh dậy, việc đầu tiên cậu làm là hỏi đường đến chợ.

Lubji sững sờ nhìn từng dãy các quầy hàng có mái che chạy dài tít tắp. Một vài quầy chỉ bán rau, các quầy khác bán hoa quả trong khi một vài quầy nữa thì bán giường tủ. Riêng một quầy chỉ bán tranh ảnh, trong đó một số đã có khung.

Mặc dù nói thông thạo tiếng Hung, nhưng khi cậu đến xin làm cho các chủ sạp, câu hỏi duy nhất của họ là: "Cậu có gì bán không?” Lần thứ hai trong đời Lubji phải đốỉ mặt với việc không có gì để đổi chác. Cậu đứng nhìn những ngưòi tỵ nạn trao đổi những vật quý của gia đình, đôi khi chỉ là một nửa ổ bánh mỳ hoặc một bịch khoai tây. Cậu nhanh chóng thấy rõ chiến tranh đã giúp cho một số người làm giàu nhanh chóng.

Ngày này qua ngày khác, Lubji tìm kiếm việc làm. Tối đến cậu thường ngủ gục trên vỉa hè, vừa đói vừa mệt lả, nhưng vẫn quyết tâm. Sau khi tất cả các chủ sạp chẳng ai mướn cậu, Lubji đành phải đi xin ăn ngoài phố.

Vào cuối một buổi chiều, trong lúc sắp tuyệt vọng, cậu đi ngang quầy báo ở một góc phố yên tĩnh. Một bà già đang ngồi, cổ đeo chiếc dây chuyền nhỏ có hình ngôi sao David. Cậu nhìn bà mỉm cười, hy vọng bà sẽ nhủ lòng thương xót, nhưng bà vẫn tiếp tục công việc của mình như không hề nhìn thấy cậu bé di cư bẩn thỉu.

Lubji sắp sửa đi thì một thanh niên, có lẽ chỉ hơn cậu vài tuổi đến bên quầy, lấy bao thuốc lá, hộp diêm, sau đó bỏ đi không trả tiền. Bà già nhảy ra, vung chân múa tay kêu toáng lên: "Đồ ăn cắp! Đồ ăn cắp!" nhưng hắn chỉ nhún vai, châm thuốc. Lubji chạy theo, đặt tay lên vai hắn. Khi hắn quay lại, Lubji bảo: "Anh chưa trả tiền bao thuốc".

"Xéo đi, thằng chó Xlôvác", hắn vừa nói vừa đẩy cậu ra, tiếp tục đi. Lubji lại chạy theo và lần này nắm tay hắn. Lần thứ hai hắn quay lại, không nói không rằng đấm luôn. Lubji cúi tránh và đấm trả ngay. Trong khi hắn đang choáng, Lubji bồi thêm một quả vào mỏ ác, mạnh đến nỗi hắn loạng choạng ngã gục xuống đường, diêm thuốc văng ra ngoài. Lubji phát hiện mình ít ra cũng được thừa hưởng của bố một cái gì đó.

Lubji rất ngạc nhiên trước sức mạnh của mình. Chần chừ một lúc, cậu cúi xuống nhặt bao thuốc và bao diêm. Để mặc tên kia nằm ôm bụng nhăn nhó, cậu chạy trở lại quầy hàng.

"Cám ơn cậu", bà già nói khi cậu đưa trả các thứ.

"Tên cháu là Lubji Hoch", cậu nói, cúi người chào bà.

"Bác là Ceranis".

Tối đó, sau khi bà già về nhà, Lubji ngủ trên vỉa hè phía sau quầy. Sáng hôm sau, bà ngạc nhiên thấy cậu vẫn còn ở đó, ngồi trên chồng báo.

Ngay khi thấy bà đang từ đầu phố đi lại, cậu bắt đầu cởi dây buộc báo. Cậu nhìn bà phân báo thành từng loại, xếp lên sạp để thu hút sự chú ý của những người đi làm sớm. Ngày hôm đó, bà Ceranis bắt đầu kể cho Lubji nghe về những tờ báo khác nhau và sửng sốt khi biết cậu đọc được nhiều thứ tiếng. Không lâu sau đó, bà phát hiện rằng cậu cũng có thể nói chuyện với bất cứ người tị nạn nào đến tìm hiểu tin tức từ đất nước của cậu.

Hôm sau trước khi bà Ceranis đến, Lubji đã bày xong các báo lên quầy. Cậu còn bán được một vài tờ cho khách đi làm sớm. Tới cuốỉ tuần, ngưòi ta thường thấy bà yên tâm nằm ngủ trong góc quầy, chỉ cần thỉnh thoảng nói vài lời nếu Lubji không trả lời được câu hỏi của khách.

Tối thứ Sáu, sau khi khoá cửa, bà bảo Lubji theo mình. Họ im lặng bước khá lâu, rồi dừng trước ngôi nhà nhỏ cách quầy hàng khoảng một dặm. Bà mời cậu vào nhà, dẫn vào phòng trong gặp chồng. Ông Ceranis sửng sốt khi thấy cậu thiếu niên cao to bẩn thỉu, nhưng thái độ chợt dịu đi khi biết cậu là người Do Thái từ Ostrava qua tỵ nạn. Ông mời cậu cùng ăn tối. Đây là lần đầu tiên Lubji được ngồi vào bàn từ sau khi rời trường.

Trong bữa ăn, Lubji được biết ông Ceranis quản lý một xưởng in báo cung cấp cho quầy hàng của vợ. Cậu bắt đầu hỏi ông một loạt câu hỏi về những số báo còn lại, khuôn chữ hỏng, lề báo và đồ thay thế. Chẳng bao lâu, ông đại lý báo hiểu ra lý do tại sao tiền lời bán báo tuần rồi lại cao hơn. Trong khi Lubji rửa chén dĩa, ông bà Ceranis nói chuyện với nhau trong góc bếp. Nói chuyện xong, bà Ceranis vẫy Lubji, lúc đó đang nghĩ đã đến giờ cậu phải đi. Nhưng thay vì đưa cậu ra cửa, bà lại bắt đầu leo lên cầu thang. Bà dừng lại vẫy cậu lên theo. Đến đầu cầu thang, bà mở cửa dẫn cậu vào một phòng nhỏ xíu. Sàn không trải thảm, đồ đạc duy nhất chỉ có chiếc giường đơn, chiếc tủ nhỏ nham nhở và một bàn nhỏ. Bà nhìn chiếc giưòng trống, nét mặt buồn rầu, chỉ tay vào đó và vội vàng đi ra, không nói một lời.

*

**

Người di cư từ nhiều nước khác nhau tìm đến nói chuyện với chàng thanh niên, người hình như đọc tất cả các báo, để hỏi về những gì đang diễn ra ở nước họ. Vì thế, đến cuối tháng thứ nhất, Lubji đã tăng được thu nhập của quầy lên gấp đôi. Vào ngày cuối tháng, ông Ceranis trả cậu tháng lương đầu tiên. Trong bữa ăn tối, ông bảo rằng từ thứ Hai, cậu sẽ cùng làm với ông trong xưởng in để học thêm nghề. Bà Ceranis có vẻ thất vọng, mặc dù chồng bà hứa cậu sẽ chỉ đi trong một tuần.

Ở xưởng in, Lubij nhanh chóng nhớ tên các khách hàng quen, loại nhật báo họ đặt và loại thuốc lá họ ưa dùng. Vào tuần thứ hai, cậu bắt đầu biết có một ông Farkas nào đó ở cửa hàng bên kia đường luôn cạnh tranh với ông Ceranis, nhưng vì cả ông bà Ceranis không ai nhắc đến tên ông ta nên cậu không hỏi. Tối chủ nhật, ông Ceranis bảo vợ rằng Lubji sẽ cùng làm luôn với ông ở xưởng. Bà có vẻ không ngạc nhiên.

Sáng sáng Lubji dậy vào lúc bốn giờ, ra khỏi nhà để tới cửa hàng. Mãi khi cậu đã bày hết báo lên quầy, phục vụ được một vài khách mua báo sớm thì vợ chồng nhà Ceranis mới ăn sáng xong. Những tuần tiếp theo, ông Ceranis đến xưởng muộn dần, và buổi tối sau khi đếm số tiền thu, ông thường nhét vào tay Lubji một hai đồng lẻ.

Lubji đặt những đồng xu thành chồng trên bàn cạnh giường ngủ. Mỗi khi đủ mười xu, cậu lại đổi thành một tờ tiền giấy màu xanh. Đêm đêm cậu thường nằm thao thức, mơ đến một ngày sẽ tiếp quản cả xưởng và quầy báo, khi ông bà Ceranis nghỉ dưỡng già. Gần đây, họ bắt đầu đối xử với cậu như con trai của mình, tặng cậu những món quà nhỏ và bà Ceranis thường ôm hôn cậu trước khi đi ngủ. Việc đó làm cậu nhớ đến mẹ.

Lubji bắt đầu tin tưởng tham vọng của mình sắp thành hiện thực khi ông Ceranis nghỉ việc một ngày, và cuối tuần trở lại, ông thấy thu nhập của xưởng đã tăng lên ít nhiều.

*

**

Một sáng Chủ nhật, trên đường từ giáo đường trở về, Lubji cảm giác có người đang đi theo mình. Cậu dừng bước, quay lại, thì thấy ông Farkas cách cậu chỉ mấy bước.

"Chào ông Farkas", Lubji nhấc mũ chào.

"Chào ông Hoch", ông ta đáp. Cho đến lúc đó, Lubji chưa bao giờ nghĩ mình là "ông Hoch". Thật ra cậu vừa mới kỷ niệm sinh nhật lần thứ mười bảy.

"Ông muốn nói chuyện với tôi?" Lubji hỏi.

"Đúng vậy, ông Hoch ạ", vừa nói ông ta vừa lại gần. Ông ta bắt đầu đổi chân liên tục. Lubji nhớ lại lời khuyên của ông Lekski: "Khi khách hàng có vẻ sợ, thì đừng nói gì vội".

"Tôi đang nghĩ muốn dành cho cậu việc làm ở một trong những xưởng của tôi', ông ta nhìn cậu nói.

Lần đầu tiên Lubji biết ông Farkas có không phải chỉ một xưởng in. "Với tư cách gì?" Cậu hỏi.

"Trợ lý giám đốc".

"Còn lương?" Khi nghe số tiền, cậu không bình luận gì, mặc dù một trăm pengôt một tuần là gấp đôi số tiền ông Ceranis trả cho cậu.

"Tôi sẽ ở đâu?"

"Trong chỗ làm, có một phòng trên gác. Tôi nghĩ phòng này còn rộng hơn nhiều so với cái phòng nhỏ của nhà Ceranis mà cậu đang ở".

Lubji nhìn ông ta. "Thưa ông Farkas, tôi sẽ suy nghĩ thêm", cậu nói và lại nhấc mũ chào. Khi về đến nhà, cậu quyết định nói lại toàn bộ câu chuyện với ông Ceranis để đề phòng có ai đó nói lại.

Ông già vuốt râu thở dài khi Lubji kể xong. Nhưng ông không nói gì.

"Tất nhiên cháu đã nói rõ là không có ý định làm cho ông ta", Lubji nói thêm, đợi xem ông chủ phản ứng thế nào. Ông Ceranis vẫn im lặng và không nhắc lại chuyện đó mãi cho đến khi ngồi vào bàn ăn tối. Lubji mỉm cười khi được biết cậu sẽ được tăng lương vào cuốỉ mỗi tuần. Nhưng vào thứ Sáu, cậu thất vọng khi mở chiếc phong bì màu vàng nhỏ và thấy số lương được tăng ấy thật ít ỏi.

Thứ Bảy sau, khi ông Farkas tiếp cận lần nữa và hỏi cậu đã quyết định chưa, Lubji chỉ nói cậu rất mãn nguyện với số tiền hiện được lĩnh. Cậu cúi người rất thấp chào trước khi đi, hy vọng làm ông ta nghĩ cậu vẫn để ngỏ cửa cho lời đề nghị của ông ta.

Mấy tuần sau đó, trong lúc làm việc, cậu thỉnh thoảng lại ngước mắt nhìn xưởng in phía bên kia đường. Đêm đêm cậu nằm trên giường, cố hình dung trong đó có gì.

Sau khi làm việc cho ông bà Ceranis sáu tháng, Lubji đã tiết kiệm được hầu như toàn bộ số lương của mình. Quần áo duy nhất mà cậu có là bộ com lê mua ở cửa hàng đồ cũ, hai áo sơ mi và một chiếc cravát có chấm thay thế cho bộ đồng phục học sinh. Nhưng mặc dù yên ổn ở đây, cậu vẫn ngày càng cảm thấy lo lắng về việc Hitler sẽ tấn công tiếp nước nào. Sau khi xâm lược Ba Lan, Hitler đã có những bài diễn văn trấn an người Hung rằng, hắn coi họ là đồng minh. Nhưng nhìn vào những việc hắn đã làm, đồng minh không phải là từ hắn tra trong từ điển tiếng Ba Lan.

Lubji cố không nghĩ tới việc lại phải di chuyển một lần nữa, nhưng mỗi ngày qua đi là mỗi ngày cậu đau đớn nghe mọi người nói thẳng ra rằng cậu là một gã Do thái, và cậu không thể không nhận thấy một vài người địa phương hình như đang chuẩn bị để đón bọn Quốc xã.

Một buổi sáng khi đang trên đường đi làm, một người đi đường huýt sáo ra ý chửi cậu. Cậu ngạc nhiên, nhưng chỉ vài ngày sau, việc đó trở thành thường xuyên. Rồi những viên đá đầu tiên bắt đầu ném vào cửa sổ xưởng in của ông Ceranis, và một vài khách quen bắt đầu qua phố lấy báo của ông Farkas. Nhưng ông Ceranis tiếp tục nhắc lại là Hitler đã nói rõ, hắn không bao giờ xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Hung.

Lubji nói với ông đó cũng là những lời Hitler đã nói trước khi xâm lược Ba Lan. Cậu kể tiếp cho ông nghe về một người Anh tên là Chamberlein mấy tuần trước đã đệ đơn từ chức thủ tướng.

Lubji biết cậu vẫn chưa tiết kiệm đủ tiền để qua một nước khác; vì thế, thứ Hai sau đó, trước khi ông Ceranis xuống ăn sáng, cậu mạnh dạn bước qua phố, vào xưởng của ông Farkas. Ông này không giấu nổi ngạc nhiên khi thấy Lubji không mời mà đến.

"Ông vẫn cần một trợ lý giám đốc chứ?" Lubji hỏi ngay, không muốn người khác nhìn thấy mình ở bên này phố.

"Với một thằng Do thái thì không", ông Parkas nhìn thẳng mặt cậu, trả lời. "Cho dù cậu nghĩ mình giỏi giang thế nào cũng mặc. Dẫu sao ngay khi Hitler tiến quân vào Hung, tôi cũng sẽ tiếp quản cái xưởng đó".

Lubji bỏ ra ngoài, không nói một lời. Một tiếng sau, khi ông Ceranis đến xưởng, cậu nói với ông là ông Farkas lại gạ cậu lần nữa. "Nhưng cháu nói tiền không mua được cháu”. Ông Ceranis gật đầu không nói gì. Lubji không ngạc nhiên khi đến thứ Sáu, mở chiếc phong bì nhỏ, cậu thấy mình lại được tăng lương.

Lubji tiếp tục để dành hầu như toàn bộ số tiền kiếm được. Khi dân Do thái bắt đầu bị bắt vì những chuyện rất nhỏ nhặt, cậu bắt đầu nghiên cứu chặng đường đi trốn. Mỗi đêm, sau khi ông bà Ceranis đã ngủ, Lubji thường mò xuống dưới nhà, nghiên cứu tấm bản đồ trong văn phòng nhỏ của ông Ceranis. Cậu tính đi tính lại con đường sẽ phải đi. Cậu cần phải tránh vượt biên giới vào Nam Tư vì chẳng chóng thì chày, nó cũng sẽ chịu chung số phận như Ba Lan và Tiệp khắc. Ý cũng như Nga, đều không được. Cuối cùng cậu chọn Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù không có giấy tờ tuỳ thân, cậu quyết định cuối tuần sẽ tới ga tàu hoả xem có thể mua vé lên tàu qua Rumani và Bungari để tới Istanbul đuợc không. Ngay sau nửa đêm, Lubji gập chiếc bản đồ châu Âu lại lần cuối, rồi trở về căn phòng nhỏ sát nóc nhà.

Cậu biết sẽ đến lúc phải nói với ông Ceranis về kế hoạch của cậu, nhưng quyết định đợi cho đến thứ Sáu, sau khi đã lĩnh lương. Cậu leo vào giưòng, lăn ra ngủ, cố hình dung cuộc sống sẽ thế nào ở Istanbul.

Ở đó có chợ không, và người Thổ có thích đổi chác mặc cả không ?

Lubij giật mình tỉnh giấc sau tiếng động rất mạnh. Cậu nhảy khỏi giường, chạy lại cửa sổ nhỏ nhìn xuống. Đường phố đầy lính, lăm lăm súng trường. Một số tên dùng báng súng đập rầm rầm vào cửa. Chỉ lát nữa thôi, chúng sẽ tới nhà ông bà Ceranis. Lubji vội vàng mặc lại bộ quần áo hôm trước, vớ túi tiền dưới đệm đút vào người, thít chặt thêm thắt lưng.

Cậu chạy xuống nhà, biến vào buồng tắm của ông bà Ceranis. Cậu vớ chiếc dao cạo râu của ông già, nhanh chóng cắt những đụn tóc xoăn dài đến vai của mình. Cậu bỏ mớ tóc vào bệ xí rồi giật nước. Sau đó cậu mở ngăn nhỏ đựng thuốc, lấy kem bôi tóc của ông Ceranis xoa hết lên đầu, hy vọng giấu được việc tóc cậu vừa cắt.

Lubji nhìn vào gương, cầu Chúa rằng với bộ comlê ve to có hai hàng khuy màu xám, sơ mi trắng và cravát xanh chấm đen, bọn lính xâm lược sẽ nghĩ cậu chỉ là một thương gia Hung đang ở thăm thủ đô. Ít ra bây giờ cậu đã có thể nói tiếng Hung mà không có giọng người nước ngoài. Cậu dừng lại một lúc rồi mới bước ra. Trong khi rón rén đi xuống cầu thang, cậu nghe tiếng đập rầm rầm ở cửa nhà bên cạnh. Cậu vội vàng kiểm tra phòng ngoài, nhưng không thấy vợ chồng ông Ceranis đâu. Cậu vào bếp thì thấy hai vợ chồng già đang ôm chặt lấy nhau trốn dưới gậm bàn. Trong khi bảy cây nến của David đang cháy ở góc nhà, khó có thể có cách giấu được việc họ là người Do thái.

Không nói một lời, Lubji rón rén đi lại gần cửa sổ nhà bếp nhìn ra sân sau. Cậu thận trọng tháo cánh cửa và thò đầu ra ngoài. Không có bọn lính ở đó. Cậu nhìn sang bên phải: một con mèo đang cố trèo lên một cây to. Cậu nhìn sang trái đúng khi cặp mắt của tên lính đang nhìn cậu chằm chằm. Cạnh hắn là ông Farkas đang gật đầu nói: "Nó đấy".

Lubji mỉm cười hy vọng, nhưng tên lính thẳng tay nện báng súng vào cằm cậu. Cậu lộn ra ngoài cửa sổ, rơi xuống đường. Cậu ngước lên thì thấy lưỡi lê đang dí ngay trán.

"Tôi không phải người Do thái", cậu hét to. "Tôi không phải Do thái".

Hẳn tên lính đã tin lời cậu hơn, nếu cậu không nói những lời đó bằng tiếng Yiddish.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6


Báo

DAILY MAIL

Ngày 8 tháng Hai, 1946

YALTA: HỘI NGHỊ TAM CƯỜNG

Khi Keith trở lại học năm cuối tại trường Thánh Andrew, chẳng ai ngạc nhiên khi ông hiệu trưởng không bảo cậu làm lớp trưởng.

Tuy nhiên, có một ghế khá nhiều quyền lực mà cậu rất muốn, cho dù chẳng ai trong số học sinh ở trường cho cậu một chút cơ hội để có được ghế đó.

Keith hy vọng trở thành tổng biên tập của tờ Thánh Andy, tạp chí của trường, giống như cha cậu trước đây. Địch thủ của cậu là một học sinh cùng lớp tên là Tomkins "Mọt sách", từng là phó tổng biên tập từ năm trước và được ông hiệu trưởng coi là có "đôi tay an toàn". Tomkins đã được vào danh sách nhận học bổng của trường Cambridge nghiên cứu về tiếng Anh, được sáu mươi ba học sinh lớp 12 có quyền bỏ phiếu coi là có năng lực nhất. Nhưng đó là trước khi có người nhận ra rằng Keith muốn ghế đó đến mức nào.

Ngay trước khi bầu cử diễn ra, Keith bàn luận vấn đề này với cha khi họ đi dạo trong khu vực của gia đình ở ngoại ô.

"Cử tri thường đổi ý vào phút cuối", cha cậu bảo. "Họ phần lớn dễ bị mua chuộc hoặc doạ nạt. Đó là kinh nghiệm của cha, cả trong chính trị lẫn thương trường. Cha không biết tại sao học sinh lớp 12 trường con lại có thể khác". Hầu tước Graham dừng lại khi họ tới đỉnh đồi nhìn xuống khu nhà. "Và đừng bao giờ quên con có lợi thế hơn phần lớn các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử ".

"Sao lại thế?" Cậu thanh niên mười bảy tuổi hỏi trên đường từ đồi về nhà.

"Với một cử tri đoàn nhỏ xíu như thế, con biết hết các cử tri".

"Nếu con được lòng mọi người hơn Tomkins thì mới có lợi thế", Keith nói. "Nhưng lại không phải vậy".

" Ít ai chỉ dựa vào việc được lòng dân để đắc cử đâu con ạ", cha cậu trấn an. "Nếu thế thì nửa số lãnh đạo trên thế giới đã bị rụng từ lâu. Không ví dụ nào rõ hơn trường hợp của Churchill".

Keith chăm chú lắng nghe lời cha trong khi họ trở về nhà.

Trở lại trường, cậu chỉ còn mười ngày để thực hiện những khuyến nghị của cha cậu trước khi cuộc bầu cử bắt đầu. Cậu thử đủ các kiểu thuyết phục mà cậu có thể nghĩ ra: vé tới xem các trận đấu ở sân vận động MCG, bia và những bao thuốc lá lậu. Thậm chí cậu còn hứa với một học sinh là sẽ đi chơi với chị gái cậu ta. Nhưng mỗi lần ngồi tính số phiếu, cậu lại càng không tin tưởng mình sẽ được đa số. Đơn giản là vì không có cách nào để biết người ta bỏ cho ai trong cuộc bầu phiếu kín. Và Keith càng không yên tâm bởi việc ông hiệu trưởng không úp mở gì về chuyện ai là người ông muốn đắc cử.

Khi chỉ còn bốn mươi tám tiếng trước khi bầu cử diễn ra, Keith bắt đầu xem xét cách thứ hai mà cha cậu bày cho là doạ dẫm. Nhưng dù suốt đêm nằm tính kỹ chuyện này, cậu vẫn không thể tìm được cách nào có khả năng thực thi nhất.

Chiều hôm sau, cậu tiếp Alexander Duncan, người mới được chỉ định làm lớp trưởng.

"Mình muốn có vé xem trận Victoria đấu với Nam Úc ở sân vận động MCG",

"Đổi lại, tớ được gì?", Keith vẫn ngồi cạnh bàn hỏi.

"Lá phiếu của tớ. Đó là chưa kể tớ có thể tác động những cử tri khác".

"Trong bầu phiếu kín ư? Cậu đừng khoác lác".

"Cậu nghi lời nói của tớ không đáng để cậu tin ư?".

"Đại khái là như vậy", Keith trả lời.

"Còn cậu nghĩ thế nào nếu tớ cung cấp cho cậu những chuyện bẩn thỉu của Cyril Tomkins?"

"Còn tuỳ thuộc chuyện đó có thể bôi nhọ được hắn không đã".

"Chuyện này mà tung ra thì chắc chắn nó sẽ phải rút khỏi cuộc đua".

"Nếu đúng như thế thì tớ không chỉ kiếm cho cậu hai vé ở hạng ghế dành cho hội viên, mà sẽ đích thân giới thiệu cậu với bất cứ cầu thủ nào cậu muốn gặp. Nhưng trước khi trao vé, tớ muốn cậu cho biết chuyện về Tomkins thế nào đã".

"Sau khi tớ nhìn thấy vé”.

"Cậu nghĩ lời nói của tớ không đáng để cậu tin ư?" Keith nhăn nhở hỏi lại.

"Đại khái là như vậy”.

Keith mở ngăn kéo trên cùng, lấy ra một hộp nhỏ. Cậu tra chiếc khoá rất nhỏ vào ổ và xoay tròn. Cậu mở nắp, tìm kiếm bên trong, cuối cùng lấy ra hai cái vé mỏng dài.

Cậu giơ cao để Alexander nhìn cho rõ.

Nhìn thấy nụ cười trên mặt cậu bé, Keith bảo: "Nào, chuyện gì mà cậu dám bảo sẽ làm Tomkins ngứa ngáy?”.

"Nó là thằng đồng tính luyến ái".

"Cái đó ai chẳng biết", Keith nói.

"Nhưng cái chẳng ai biết là học kỳ vừa rồi suýt nữa nó bị đuổi học".

"Tớ cũng thế mà. Vì vậy, đó đâu phải là tin đáng giá?" Cậu nhét lại hai chiếc vé vào hộp.

"Nhưng đằng này là vì bị bắt gặp trong phòng cùng với Julian Wells ở lớp dưới, cả hai đều đang chưa mặc quần".

"Nếu đó là tội nặng, thì sao nó không bị đuổi?".

"Bởi vì không có đủ chứng cứ. Tớ nghe nói thầy chủ nhiệm mở cửa vào hơi chậm một chút."

"Hay là hơi quá sớm?" Keith gặng hỏi.

"Theo nguồn đáng tin cậy, tớ được biết thầy chủ nhiệm cho đó là chuyện không nên làm rùm beng ở trường vào lúc này. Nhất là khi Tomkins mới có học bổng Cambridge".

Keith cười rạng rỡ, cho tay vào hộp lấy ra một chiếc vé.

"Cậu hứa đưa tớ hai chiếc cơ mà?", Alexander bảo.

"Ngày mai nếu tớ thắng, cậu sẽ được nốt chiếc kia. Bằng cách đó, tớ mới thấy tin cây thánh giá của cậu đã được đặt đúng vào chiếc quan tài cần đặt".

Alexander vồ lấy chiếc vé. "Ngày mai, tớ sẽ trở lại lấy nốt chiếc kia".

Khi cánh cửa đã khép lại sau lưng Alexander, Keith ngồi vào bàn đánh máy như điên. Cậu mổ cò được khoảng hai trăm từ trên chiếc máy chữ Remington mà cha tặng nhân ngày Giáng sinh. Đánh xong, cậu kiểm tra lại nội dung, thay đổi một vài câu chữ, rồi lao đến xưởng in của trường.

Năm mươi phút sau cậu trở ra, tay ôm một tập giấy còn nóng. Cậu nhìn đồng hồ. Cyril Tomkins là một trong những học sinh bao giờ cũng ngồi chuẩn bị bài từ khoảng năm đến sáu giờ. Hôm nay cũng sẽ không phải ngoại lệ. Keith bước nhanh dọc hành lang, nhẹ nhàng gõ cửa.

"Mời vào". Tomkins nói với ra.

Cậu học sinh chăm chỉ ngước nhìn Keith đang bước vào. Cậu không giấu nổi ngạc nhiên: Townsend trước đây chưa bao giờ đến thăm cậu. Trước khi cậu kịp hỏi, Keith nói ngay: "Mình nghĩ cậu có thể sẽ thích xem số báo đầu tiên của trường do tớ là tổng biên tập".

Đôi môi dầy của Tomkins mím lại. "Mình nghĩ cậu sẽ thấy, như cách cậu thường hay nói, trong cuộc bỏ phiếu ngày mai, mình sẽ là người thắng với số phiếu áp đảo".

"Không đâu. Một khi cậu đã có tỳ vết."

"Làm gì có chuyện ấy", Tomkins vừa hỏi vừa bỏ kính, kéo đuôi cravát lau mắt kính. "Chắc chắn cậu không thể hối lộ tớ theo cách mà lâu nay cậu làm với các học sinh khác trong lớp".

"Đúng thế ", Keith nói. "Nhưng mình vẫn có cảm giác là cậu sẽ tự động rút sau khi đọc cái này". Cậu chìa trang báo ra.

Tomkins đeo lại kính, nhưng mới đọc hết đề báo và một vài câu trong bài đó cậu ta đã gục mặt trên bài tập đang làm.

Keith phải thừa nhận phản ứng đó vượt quá mức cậu hy vọng. Cậu có cảm giác cha cậu cũng sẽ đồng ý là chỉ với cái tít như thế cậu đã thu hút được sự chú ý của người đọc.

“Học sinh lớp 12 bị bắt gặp trong phòng với một học sinh mới. Cả hai chưa kịp mặc quần. Tin đồn bị bác bỏ"

Keith thu lại trang báo, bắt đầu xé nhỏ trong khi Tomkins mặt trắng bệch đang cố lấy lại tinh thần. Cậu ném những mảnh giấy vụn vào sọt rác bên cạnh Tomkins và bảo: "Tất nhiên mình sẽ rất mừng nếu cậu là phó cho mình, nếu cậu chịu rút tên khỏi cuộc bầu ngày mai".

Chủ nghĩa xã hội là một tít lớn trên số báo đầu tiên của tờ Thánh Andy dưới quyền của tổng biên tập mới.

"Theo chỗ tôi nhớ lại, chất lượng giấy và in ấn tốt hơn trước rất nhiều", ông hiệu trưởng nhận xét trong cuộc họp giáo viên sáng hôm sau. "Tuy nhiên, về nội dung thì lại không nói được như thế. Tôi nghĩ chúng ta đội ơn Chúa là chỉ phải chịu đựng có hai số báo một học kỳ". Các giáo viên khác gật đầu tán thành.

Sau đó, ông Clarke báo cáo rằng Cyril Tomkins đã từ chức phó tổng biên tập vài giờ sau khi số báo đầu tiên được phát hành. "Đáng tiếc là cậu ta không phải là tổng biên tập", ông hiệu trưởng nói. "À, có ai biết tại sao cậu ta lại rút vào phút chót không?".

Chiều hôm sau, Keith cười phá lên khi nghe tin này từ một người nghe lỏm được câu chuyện tại bàn ăn sáng.

"Nhưng bố em có nói sẽ làm gì về việc đó không?" Keith hỏi trong khi cô bé kéo lại khoá quần.

"Bố em không nói gì thêm về chuyện đó, ngoài việc ông bảo đội ơn Chúa anh đã không kêu gọi Úc trở thành nước cộng hoà".

"A, bây giờ thì có đấy", Keith bảo.

"Đúng giờ này thứ Bảy tuần sau, anh tới đây được không?" Penny hỏi trong khi chui đầu qua chiếc áo pun cổ rộng.

"Anh sẽ cố gắng", Keith bảo. "Nhưng tuần sau thì không thể vào phòng này được vì người ta đã dùng cho cuộc đấu bốc rồi. Tất nhiên là trừ khi em muốn chúng mình làm chuyện đó giữa đấu trường, xung quanh là khán giả cổ vũ nhiệt liệt".

"Em nghĩ nên để cho họ đấm đá nhau ngã ngửa ra sàn thì hơn", Penny nói. "Anh có gợi ý gì khác không?".

"Anh cho em chọn nhé. Hoặc chỗ tập bắn, hoặc sân cricket".

"Sân cricket", Penny nói ngay.

"Nhưng chỗ tập bắn thì có sao đâu?", Keith hỏi.

"Ở đó tối và lạnh lắm".

"À ra thế". Keith ngừng lại. "Vậy thì phải ở sân cricket rồi".

"Nhưng làm sao vào được?" Penny hỏi.

"Có chìa chứ ", Keith đáp.

"Bằng cách nào", cô ta hỏi, cắn câu ngay. "Mỗi khi đội đi, sân lại khoá mà".

"Nhưng sẽ không bị khoá khi con trai ông gác sân lại làm cho tờ Courier, đúng không?"

Penny ôm cậu ngay khi cậu vừa kéo lại khoá quần. "Anh có yêu em không, Keith?"

Keith cố nghĩ ra một câu trả lời có tính thuyết phục nhất mà lại không phải cam kết gì. "Chẳng phải anh đã hy sinh cả buổi chiều ở trường đua để đến với em đó sao?"

Penny nhíu mày khi cậu cố gỡ mình ra khỏi vòng tay cô. Cô vừa định áp sát vào lần nữa thì cậu nói thêm: "Tuần sau gặp lại nhé". Cậu mở chốt cửa, thò đầu nhìn dọc hành lang. Cậu quay vào, mỉm cười bảo: "Em ở đây thêm năm phút rồi hãy ra".

Cậu vòng về, vào phòng ngủ qua cửa sổ nhà ăn.

Khi vào phòng học, cậu thấy mấy chữ ông hiệu trưởng để lại trên bàn yêu cầu tới gặp ông lúc tám giờ. Cậu nhìn đồng hồ. Đã tám giờ kém mười. Cậu lấy làm mừng vì đã không bị Penny cám dỗ mà ở lại thêm chút nữa. Cậu bắt đầu tự hỏi không biết lần này ông hiệu trưởng sẽ phàn nàn cái gì, nhưng nghĩ có thể Penny đã chỉ cho cậu đúng hướng.

Cậu soi gương trên bồn tắm để chắc chắn không còn dấu vết gì của những hoạt động ngoại khoá trong hai tiếng vừa rồi. Cậu sửa lại cravát, lau sạch vết son hồng trên má.

Trên con đường lổn nhổn đá sỏi tới nhà ông hiệu trưởng, cậu bắt đầu ôn lại những lời bào chữa của mình trước lời khiển trách của ông ta mà trong mấy ngày qua cậu mường tượng ra. Cậu cố sắp xếp lại các suy nghĩ và càng thấy tin tưởng là có thể trả lời bất cứ lời buộc tội nào. Tự do báo chí, thực hiện quyền dân chủ của công dân, những điều xấu xa của kiểm duyệt..., và nếu ông hiệu trưởng xạc cậu về tất cả những chuyện đó, cậu sẽ nhắc lại những lời ông ta nói với các bậc phụ huynh trong ngày kỷ niệm thành lập trường năm trước, khi ông ta lên án Hitler tiến hành những trò bịt miệng báo chí Đức. Hầu hết những lập luận này đều nhặt ở bàn ăn sáng với cha cậu từ khi ông ở Yalta về.

Keith đến cửa nhà ông hiệu trưởng đúng khi đồng hồ trên nóc nhà nguyện điểm tám tiếng. Nghe tiếng gõ cửa, một người giúp việc ra mở và nói: "Chào ông Townsend". Đây là lần đầu tiên có người gọi cậu là "ông". Chị ta đưa cậu vào thẳng phòng làm việc của hiệu trưởng. Ông Jessop từ sau chiếc bàn bừa bộn sách vở ngước nhìn cậu.

"Chào Townsend", ông nói, không giống thói quen của ông chào học sinh năm cuối cùng bằng tên thánh. Rõ ràng Keith sắp gặp rắc rối to.

"Chào thầy", cậu đáp, tiếng "thầy” nghe rất nhỏ.

"Ngồi xuống đi", ông Jessop vẫy tay về phía ghế kê trước bàn.

Keith ngạc nhiên. Nếu được mời ngồi, điều đó thường có nghĩa là không gặp rắc rối. Chả lẽ ông ta sắp bảo cậu làm gì chăng?

"Cậu có dùng một chút rượu ngọt không, Townsend?".

"Dạ thôi, cám ơn thầy", Keith đáp mà vẫn không tin điều vừa nghe. Rượu ngọt thông thường chỉ mời lớp trưởng.

A, có lẽ đây là lối mua chuộc, Keith nghĩ thầm. Ông ta sẽ bảo mình tới đây nên khôn ngoan hơn, ít bộc lộ khuynh hướng khiêu khích của mình bằng cách...vân vân và vân vân. Được rồi, mình đã có sẵn câu trả lời cho việc đó. Xin ông cứ việc giở trò.

"Townsend này! Tất nhiên tôi biết cậu phải làm việc vất vả như thế nào để vừa chuẩn bị cho việc theo học ở Cambridge, vừa là tổng biên tập của tạp chí nhà trường".

Ra là vậy! Ông ta muốn mình từ chức tổng biên tập. Đừng hòng! ông ta phải đuổi mình trước đã. Và nếu ông ta làm thế, mình sẽ cho xuất bản một tạp chí bí mật ra trước tạp chí chính thức một tuần.

"Tuy nhiên, tôi hy vọng cậu cảm thấy có thể đảm nhận thêm trọng trách".

Ông ta định đưa mình làm lớp trưởng chăng? Mình không tin điều đó.

"Cậu có thể ngạc nhiên khi biết rằng tôi coi sân cricket hiện nay là không thích hợp...”, ông hiệu trưởng nói tiếp. Keith tái mặt.

"Thưa thầy, không thích hợp?” Cậu lắp bắp.

"Không thích hợp đối với đội có tiếng như của trường ta. Bây giờ tôi mới nhận thấy cậu chưa để lại dấu ấn ở trường với tư cách là một nhà thể thao. Tuy nhiên, hội đồng nhà trường đã quyết định năm nay sẽ kêu gọi đóng góp để xây sân vận động mới".

Hừ, họ không cần hy vọng mình sẽ giúp một tay, Keith nghĩ. Nhưng cứ để cho ông ta nói thêm chút nữa rồi mình sẽ từ chối.

"Tôi biết cậu sẽ vui mừng khi biết mẹ cậu đồng ý là chủ tịch của ban kêu gọi đóng góp này", ông dừng lại, rồi tiếp. "Vì thế tôi hy vọng cậu sẽ đồng ý là chủ tịch của tiểu ban đóng góp học sinh".

Keith tỏ ý không muốn trả lời. Cậu thừa biết một khi ông già đã vào cuộc thì đừng hòng có ai ngắt lời ông ta.

"Và vì cậu không phải đảm đương trách nhiệm lớp trưởng đầy cực nhọc, lại không tham gia trong một đội thể thao nào của trường, tôi cảm thấy cậu có thể quan tâm đến việc đương đầu với thách thức này..."

Keith vẫn không nói gì.

"Số tiền mà hội đồng nhà trường nghĩ cần kêu gọi đóng góp là năm ngàn bảng, và nếu cậu thành công trong việc gây quỹ được ngần ấy, tôi có thể thông báo với trường để cậu nộp đơn vào học Oxford vì những nỗ lực to lớn của cậu". Ông ta dừng lại nhìn mấy tờ giấy để trước mặt. "Nếu tôi nhớ chính xác thì là trường Worcester. Tôi cảm thấy có thể nói một cách chắc chắn là, nếu đơn xin học của cậu có lời giới thiệu của tôi, thì nhất định cậu sẽ được nhận".

Và đây lại chính là người sáng chủ nhật nào cũng chui vào phòng rửa tội để xám hối về những tội mua chuộc và tham nhũng, Keith nghĩ.

"Vì vậy tôi nghĩ, cậu sẽ xem xét đề nghị này một cách nghiêm túc, Townsend ạ".

Vì sự im lặng kéo dài đến ba giây, Keith cho rằng ông hiệu trưỏng đã dứt lời. Phản ứng đầu tiên của cậu là bảo ông ta hãy nghĩ lại, tìm một cậu nào đó dễ ăn phải bả của ông ta hơn, chứ cậu thì chẳng quan tâm gì đến chuyện đội cricket hay theo học tại Oxford. Cậu đã quyết định ngay sau khi học xong trường này, là làm cho tờ Courier, với tư cách là phóng viên tập sự. Tuy nhiên, cậu công nhận vào lúc này mẹ cậu vẫn muốn cậu phải theo học ở đó, nhưng nếu cậu cố ý rớt trong kỳ thi tuyển thì bà sẽ chẳng còn có thể làm gì được hơn.

Mặc dù vậy, Keith có thể nghĩ ra vài lý do xác đáng để thoả mãn mong muốn của ông hiệu trưởng. Số tiền quyên góp không phải là lớn lắm, việc quyên góp cho trường sẽ giúp mở một số cửa mà trước nay vẫn đóng đối với cậu. Và rồi còn mẹ cậu nữa. Bà cần được an ủi nếu cậu rớt không vào được Oxford.

"Mọi khi cậu đâu cần nhiều thời gian đến thế trước khi quyết định làm việc gì", ông hiệu trưởng cắt ngang dòng suy nghĩ của cậu.

"Thưa thầy, em đang xem xét một cách nghiêm túc lời đề nghị của thầy', Keith nghiêm trang đáp. Cậu không hề có ý định cho phép ông già tin rằng cậu dễ dàng bị phỉnh phờ. Lần này, đến lượt ông hiệu trưởng im lặng. Keith đếm đủ ba giây trước khi nói tiếp. "Thưa thầy, em sẽ trở lại vấn đề này nếu có thể được", cậu nói, hy vọng mình giống như giám đốc ngân hàng đang nói với một khách hàng xin vay tiền.

"Nhưng khi nào cậu trả lời, Townsend?" ông hiệu trưởng hỏi, có vẻ cáu.

"Nhiều nhất là hai hoặc ba ngày, thưa thầy".

"Cám ơn. Townsend", ông ta nói, đứng dậy, ra ý cuộc nói chuyện đến đó là kết thúc. Keith xoay người đi ra, nhưng khi vừa tới cửa, cậu nghe ông hiệu trưởng nói thêm : "Hãy nói chuyện với mẹ cậu trước khi quyết định".

"Bố em muốn anh đại diện cho đám học sinh trong tiểu ban quyên góp", Keith vừa nói vừa rờ rẫm tìm quần.

"Lần này họ muốn xây cái gì?", Penny hỏi, vẫn nằm ngửa nhìn lên trần.

"Sân crickét mới".

"Em không hiểu. Sân này có sao đâu?".

"Người ta biết nó còn được dùng vào những mục đích khác", Keith nói trong khi mặc quần.

"Em vẫn không hiểu tại sao". Cô bé kéo ống quần của Keith. Cậu nhìn xuống thân thể trần truồng của cô ta. "Thế anh định trả lời bố em thế nào?"

"Anh sẽ trả lời đồng ý".

"Nhưng tại sao ? Việc đó sẽ choán hết thời gian của anh".

"Anh biết. Nhưng nó sẽ làm ông thôi không chọc ngoáy anh nữa. Và dầu sao nó cũng giống như mua bảo hiểm".

"Mua bảo hiểm ư?" Penny hỏi.

"ừ. Nếu người ta thấy anh ở trường đua, hoặc tệ hơn nữa...". Cậu lại nhìn cô ta.

"Thấy nằm với con gái ông hiệu trưởng trong phòng thay đồ chứ gì?" Cô ta nhỏm dậy, lại bắt đầu hôn cậu.

"Mình còn thời gian không?" Cậu hỏi.

"Đi đâu mà vội, Keith. Nếu hôm nay đội chơi ở Wesley và mãi sáu giờ mới kết thúc trận đấu, thì chín giờ họ mới về tới đây. Chúng mình còn ối thời gian". Cô ta quỳ xuống và lại bắt đầu kéo khoá quần của cậu.

"Nhưng ngộ trời mưa", Keith bảo.

Penny là cô gái đầu tiên Keith làm tình. Cô ta đã dụ được cậu vào cái đêm cậu đi dự buổi hoà nhạc của một ban nhạc đến thăm thành phố. Cậu không bao giờ nghĩ trong nhà vệ sinh nữ lại có đủ chỗ để làm việc đó. Cậu biết chắc với Penny đó không phải là lần đầu, vì cho đến lúc này, cậu vẫn chưa dạy nổi cô ta điều gì trong chuyện ân ái.

Nhưng đó là những chuyện xảy ra từ đầu học kỳ, còn bây giờ cậu đang để mắt tới một cô gái khác có tên là Betsy làm ở bưu điện địa phương. Thực tế là gần đây mẹ cậu rất ngạc nhiên trước việc cậu rất chăm viết thư về nhà.

Keith nằm trên cái đệm ghép từ những miếng nịt che gối được xếp ngay ngắn trong phòng thay đồ, bắt đầu tự hỏi khi Betsy trần truồng thì trông cô thế nào. Cậu quyết định đây phải là lần cuối cùng.

Vừa mặc lại áo lót, Penny vừa hỏi: "Tuần sau lại giờ này chứ?".

"Rất tiếc tuần sau không được", Keith bảo. "Anh có hẹn ở Melbourne".

"Với ai?", Penny hỏi. "Anh đâu có chơi cho đội bóng?".

"Ừ, họ cũng chưa tuyệt vọng đến mức cần có anh", Keith cười bảo. "Nhưng anh phải có mặt trong cuộc phỏng vấn để vào trường Oxford".

"Vậy thì việc quái gì phải lo? Nếu chẳng may phải vào đó học, nó càng khẳng định nỗi sợ tồi tệ nhất của người ta về người Anh".

"Anh biết thế, nhưng...", cậu vừa nói vừa mặc lại quần lần thứ hai.

"Nhưng em nghe bố em bảo với ông Clarke là ông đưa tên anh vào danh sách chẳng qua chỉ để làm vừa lòng mẹ anh thôi”.

Penny hối tiếc ngay là đã buột miệng nói ra câu đó.

Keith nheo mắt nhìn cô gái lúc đó đang nằm, mặt không hề đỏ.

Keith dùng số báo thứ hai để bày tỏ quan điểm của mình về giáo dục tư thục.

"Trong khi chúng ta sắp bước vào nửa sau của thế kỷ XX, tiền bạc không còn có thể đảm bảo cho một nền giáo dục tốt", bài bình luận tuyên bố. "Những trường tốt nhất cần phải được mở cửa cho bất cứ học sinh nào tỏ ra có khả năng, chứ không phải chỉ cho những người sinh ra trong những gia đình khá giả”.

Keith chờ đợi cơn thịnh nộ của ông hiệu trưởng, nhưng phía nhà trường lại hoàn toàn im lặng. Ông Jessop không đáp lại lời thách thức ấy. Có thể ông bị tác động bởi việc Keith đã gây quỹ được 1.470 bảng trong số 5.000 bảng cần cho việc xây sân vận động mới. Cũng phải thừa nhận rằng phần lớn số tiền đó là trích từ những người ký hợp đồng với bố cậu, những người mà Keith ngờ rằng họ đóng góp với hy vọng tên tuổi của họ trong tương lai sẽ không bị nêu trên trang nhất của các báo.

Thực ra cậu viết không phải để phàn nàn, mà vì tờ Melbourne Age sẵn sàng trả 10 bảng cho việc đăng bài đó. Nó là đối thủ chính của Hầu tước Graham, muốn đăng lại bài báo dài 500 từ này. Keith vui vẻ chấp nhận số tiền nhuận bút đầu tay, nhưng chỉ để thứ Tư sau lại thua sạch trong cá cược, để cuối cùng cho cậu thấy hệ thống của Joe May Mắn không phải là không thể sai.

Tuy nhiên, Keith mong đợi cơ hội gây ấn tượng với cha mình bằng cái cú nho nhỏ đó. Ngày thứ Bảy, cậu đọc lại toàn bộ áng văn của mình được đăng lại trên tờ Melbourne Age. Họ không thay đổi một chữ nào, nhưng đã cho nó một cái tít khác hẳn: "Người thừa kế của Hầu tước Graham đòi học bổng cho thổ dân".

Một nửa trang báo dành cho quan điểm cấp tiến của Keith, nửa trang còn lại là bài của phóng viên chính phụ trách mảng giáo dục của tờ báo. Người này lập luận rất thuyết phục cho giáo dục tư thục. Độc giả được mời phát biểu quan điểm của mình và thứ Bảy sau đó là một ngày rất tai hại cho Hầu tước Graham.

Keith rất mừng cha cậu không bao giờ nói đến vấn đề này, mặc dù cậu nghe thấy ông nói với mẹ cậu:

"Thằng bé sẽ học được nhiều điều trong chuyện này. Nhưng dù sao tôi cũng tán thành hầu hết những điều nó viết".

Nhưng mẹ cậu thì ngược lại.

Trong những ngày nghỉ, Keith dành các buổi sáng để cô Steadman phụ đạo thêm, chuẩn bị cho kỳ thi cuối khoá.

"Học hành cũng là một hành động bạo ngược dưới hình thức khác", cậu tuyên bố sau một buổi học căng thẳng.

"Thế cũng chưa thấm gì so với cái bạo ngược là ngu dốt suốt quãng đời còn lại của cậu", cô ta trấn an.

Sau khi cô Steadman cho cậu một số chủ đề để ôn, Keith đến toà báo Courier làm việc suốt ngày hôm đó. Giống như cha, cậu thấy dễ hoà nhập với các phóng viên hơn là với đám con cái nhà giàu, quyền thế ở trường Thánh Andrew, những đứa mà cậu vẫn phải lấy lòng để quyên tiền xây sân vận động.

Việc đầu tiên cậu được giao ở toà báo là làm việc với một phóng viên tên là Barry Evans phụ trách mục hình sự; anh này chiều nào cũng phái cậu đến toà án để theo dõi các vụ án, nào là móc túi, đục tường khoét vách, nào là ăn cắp trong cửa hàng và đôi khi cả chuyện đa thê. "Hãy tìm những tên tuổi mà mọi người có thể nhận ra ", Evans bảo cậu. "Hoặc tốt hơn nữa là tên những người có liên quan đến những nhân vật nổi tiếng. Tốt nhất là những người nổi tiếng". Keith làm việc cần mẫn, nhưng kết quả không phải hoàn toàn tương xứng với những cố gắng của cậu. Mỗi khi có bài được đăng trên báo, cậu thường thấy nó đã bị sửa chữa không thương xót.

"Tôi không muốn biết ý kiến của cậu", tay phóng viên hình sự nhắc đi nhắc lại. "Tôi chỉ muốn sự thực". Evans đã được tập sự ở toà báo Manchester Guardian, nên không bao giờ mệt mỏi nhắc lại câu nói của C.P. Scott: "Bình luận thì tự do, nhưng sự thực mới là thiêng liêng". Keith quyết định nếu cậu là chủ bút một tờ báo, cậu sẽ không bao giờ thuê mướn ai đã từng làm cho tờ Manchester Guardian.

Cậu trở lại trường để vào học kỳ hai và dùng bài bình luận trong số báo đầu tiên của trường để gợi ý đã đến lúc nước Úc cắt các mối liên hệ với Anh. Bài báo tuyên bố rằng Churchill đã bỏ rơi Úc, chỉ tập trung vào cuộc chiến ở châu Âu.

Một lần nữa tờ Melbourne Age lại gạ Keith quảng bá ý kiến của mình đến số lượng độc giả rộng hơn, nhưng lần này cậu từ chối, mặc dù số tiền được trả khá hấp dẫn là 20 bảng, tức là gấp bốn lần số tiền cậu kiếm được trong hai tuần với tư cách phóng viên tập sự tại tờ Courier. Cậu quyết định chuyển bài đó cho tờ Adelaide Gazette, một trong những tờ báo của cha cậu, nhưng ông tổng biên tập gạch chéo bài báo trước khi đọc đến đoạn hai.

Vào tuần thứ hai của học kỳ, Keith nhận thấy vấn đề khó khăn nhất của cậu là làm sao thoát được Penny, đến lúc này đã không còn tin vào các lí do cậu đưa ra để giải thích tại sao không chịu gặp cô ta, ngay cả lúc cậu nói thật. Cậu đã mời Betsy đi xem phim vào chiều thứ Bảy tuần sau. Tuy nhiên, vẫn còn vấn đề chưa được giải quyết là, làm sao đi chơi với cô này trước khi rũ bỏ được cô kia.

Trong lần gặp gần đây nhất ở phòng thể thao, khi cậu gợi ý có lẽ đã đến lúc hai đứa phải chia tay..., Penny bóng gió rằng sẽ kể với bố về những chuyện hai người thường làm chiều thứ Bảy. Keith không ngại việc cô kể với ai, nhưng cậu rất không muốn làm mẹ cậu buồn. Suốt cả tuần cậu ở lỳ trong phòng, học bài miệt mài đển mức không ngờ, tránh đi bất cứ chỗ nào có thể chạm trán với Penny.

Chiều thứ Bảy, Keith luồn vào thành phố gặp Betsy ở ngoài rạp Roxy. Không gì giống như ba lần vi phạm nội quy trong một ngày, cậu nghĩ. Cậu mua hai vé có dự thưởng xem bộ phim "Những con chuột của Tobruk", dẫn Betsy vào một ghế đôi hàng cuối cùng. Tới khi dòng chữ "hết phim" hiện trên màn ảnh, cậu chẳng biết phim nói gì, còn lưỡi thì đau rát. Keith nóng lòng chờ thứ Bảy sau, khi đội bóng sang đấu ở sân khách, cậu có thể giới thiệu Betsy những lạc thú trong sân vận động.

Cậu mừng là Penny không tìm cách liên hệ với cậu trong mấy tuần tiếp theo. Vì thế thứ Năm, khi đến bưu điện gửi thư cho mẹ, cậu hẹn gặp Betsy vào chiều thứ Bảy. Cậu hứa sẽ đưa cô tới một nơi mà cô chưa từng bao giờ đặt chân.

Ngay khi chiếc xe chở đội bóng vừa khuất, Keith quanh quẩn sau những hàng cây ở phía bắc sân vận động chờ Betsy. Sau khoảng nửa giờ chờ đợi, cậu bắt đầu tự hỏi không biết cô có tới không, nhưng chỉ một lát sau cậu nhìn thấy cô đang đi qua cánh đồng, và lập tức hết sốt ruột. Mái tóc vàng dài của cô buộc bằng sợi cao su vổng lên như đuôi ngựa. Cô mặc chiếc áo thun bó sát người, làm cậu nhớ đến Lara Turner (1), chiếc váy đen ngắn đến nỗi khi đi, cô không còn cách nào khác là bước những bước rất ngắn.

Keith đợi cô đến chỗ cậu sau hàng cây, rồi khoác tay, nhanh chóng dẫn cô về phía sân vận động. Cứ vài bước cậu lại dừng để hôn cô, và khi còn cách sân khoảng hai chục mét thì lần ra được chỗ khoá váy của cô.

Khi họ đến cửa sau, Keith lấy từ túi ra một chìa khoá to cho vào ổ. Cậu từ từ xoay, rồi đẩy cho cửa mở, sờ soạng tìm công tắc đèn. Cậu bật đèn, chợt nghe tiếng rên. Keith không tin vào những gì cậu thấy. Bốn con mắt đang chớp chớp nhìn cậu. Cô gái lấy tay che mặt dưới ánh đèn, nhưng Keith nhận ra cặp đùi ấy, cho dù không nhìn rõ mặt. Cậu chăm chú nhìn cậu con trai đang nằm đè lên người cô gái.

Duncan Alexander chắc chắn sẽ không bao giờ quên cái ngày cậu tập tễnh vào đời.

(1)Lara Turner: tài tử điện ảnh luôn luôn mặc áo thun bó sát người
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7


Báo

THE TIMES

Ngày 22 tháng Mười một, 1940

HUNGARY BỊ LÔI KÉO VÀO KHỐI TRỤC: BENTROP HUYÊNH HOANG "NHỮNG NƯỚC KHÁC SẼ NOI THEO "

Lubji nằm co quắp trên sân, tay ôm cằm. Tên lính vẫn chĩa lưỡi lê vào mặt cậu, hất hàm ra ý bảo phải cùng đám người leo lên những chiếc xe tải đang đợi.

Lubji tiếp tục phản đối bằng tiếng Hung, nhưng cậu biết là đã quá muộn. "Câm mồm đi, thằng Do thái", tên lính quát. "Nếu không, tao sẽ làm cho nó ngậm lại ngay tức khắc". Lưỡi lê cứa rách quần, rạch một đường khá sâu trên đùi phải của cậu. Lubji vội vàng khập khễnh chạy ra xe, nhập vào đoàn người ngơ ngác đáng thương chỉ giống nhau ở một điểm: họ bị nghi là người Do thái. Ông bà Ceranis bị ném lên xe ngay trước khi đoàn xe chầm chậm ra khỏi thành phố. Một giờ sau, họ đến sân nhà tù địa phương. Lubji và những người cùng đoàn bị xua vào chẳng khác gì súc vật.

Đàn ông phải xếp hàng, rồi được lùa qua sân vào một phòng rộng tường đá. Mấy phút sau, một thượng sĩ SS bước vào cùng hơn chục tên lính Đức. Hắn ra lệnh bằng tiếng Đức nghe như tiếng chó sủa. "Hắn bảo chúng ta phải cởi bỏ quần áo", Lubji thì thầm dịch ra tiếng Hung.

Mọi người cởi quần áo, sau đó bọn lính lùa những con người trần truồng ấy vào hàng. Người nào cũng run bần bật, một số thút thít khóc. Lubji đảo mắt nhìn quanh, cố xem có cách nào trốn được không. Chỉ có một cửa ra vào có lính đứng gác và ba cửa sổ nhỏ xíu mãi tít trên cao.

Mấy phút sau, một sĩ quan SS ăn mặc chỉnh tề bước vào, miệng ngậm điếu xì gà nhỏ. Hắn đứng giữa phòng và sau mấy câu chiếu lệ, thông báo mọi người hiện là tù binh. "Heil Hitler!", hắn hô rồi xoay người bước ra ngoài.

Lubji bước lên một bước, mỉm cười khi viên sĩ quan đi ngang. "Chào ngài", cậu nói. Viên sĩ quan dừng lại, nhìn chàng thanh niên với vẻ ghê tởm. Lubji bắt đầu giải thích bằng thứ tiếng Đức giả cầy là họ đã phạm một sai lầm chết người, sau đó mở lòng bàn tay để lộ ra xấp tiền pengốt của Hung.

Viên sĩ quan mỉm cười với Lubji, cầm tiền, rồi dùng điếu xì gà đốt luôn. Những tờ tiền giấy bắt lửa cháy cho đến khi hắn không còn cầm được nữa mới vất xuống chân Lubji và bỏ đi. Lubji chỉ còn nghĩ đến việc phải mất bao nhiêu tháng trời cậu mới dành dụm được số tiền đó.

Hàng người đứng run rẩy trong căn phòng đá. Lính gác không ngó ngàng tới họ; một vài thằng hút thuốc, những tên khác nói chuyện phiếm, tựa như những người trần truồng kia không tồn tại. Phải một tiếng sau mới có một nhóm người mặc áo choàng trắng, tay đeo găng cao su bước vào. Chúng đi ngược đi xuôi dọc theo hàng người, chỉ dừng lại vài giây kiểm tra dương v*t từng tù nhân. Ba người được lệnh mặc quần áo và được bảo có thể về nhà. Bằng chứng chỉ cần bấy nhiêu là đủ. Lubji tự hỏi với đàn bà, không biết họ kiểm tra thế nào.

Sau khi đám người bận áo choàng trắng ra khỏi, tù nhân được lệnh mặc quần áo, rồi được dẫn ra khỏi phòng. Khi đi ngang sân, Lubji ngó nghiêng tìm đường trốn, nhưng chỗ nào cũng có lính gác lưỡi lê tuốt trần đứng cách đoàn người chỉ vài bước. Họ được dẫn vào một hành lang dài, rồi bị lùa xuống những bậc thang bằng đá leo lét vài ngọn đèn ga. Cả hai phía là những phòng nhỏ lèn chặt người. Lubji nghe tiếng khóc lóc, nài xin bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, đến mức cậu không dám quay lại nhìn. Rồi bỗng nhiên cửa một phòng giam bật mở, cậu bị nắm cổ áo quẳng vào trong. Đầu cậu chắc sẽ đập xuống nền đá nếu cậu không rơi trên một đống người.

Cậu nằm im một lúc, rồi nhỏm dậy, cố nhìn những người xung quanh. Nhưng vì phòng chỉ có một cửa sổ nhỏ có song sắt, phải mất một lúc cậu mới nhìn rõ mặt người.

Một vị giáo sĩ đang đọc lời cầu nguyện, nhưng không có ai đọc theo. Lubji cố tránh sang bên vì một ông già nôn mửa hết lên người cậu. Cậu tránh chỗ bẩn, nhưng lại va ngay vào một người khác đang ngồi tụt quần. Cậu ngồi qua một góc, lưng quay vào tường để không bị bất ngờ nếu có ai túm cậu.

Khi cửa lại mở, Lubji không có cách nào biết mình đã ở trong phòng giam hôi hám đó bao lâu. Một tốp lính bước vào, soi đèn vào những cặp mắt đang chớp chớp. Nếu mắt họ không chớp, họ bị lôi ra hành lang và không ai còn gặp lại họ. Đó là lần cuối cùng cậu thấy ông Ceranis.

Ngoài việc nhìn ánh sáng, rồi bóng đêm qua cửa sổ nhỏ trên tường, chia nhau đồ ăn vất cho tù nhân, không còn cách nào để tính ngày tháng. Cứ vài giờ bọn lính lại đến mang người chết đi, cho tới khi chúng nghĩ chỉ còn những người khoẻ nhất sống sót. Lubji tin rồi cũng đến lượt cậu phải chết, vì đó là cách duy nhất thoát khỏi nhà tù nhỏ này. Mỗi ngày qua đi là mỗi ngày quần cậu lại lỏng thêm, và cậu phải thắt dần dây lưng lại mới chặt.

Một buổi sáng, bất ngờ đám lính ùa vào phòng giam, dồn tất cả những người còn sống ra ngoài. Họ được lệnh đi dọc hành lang, ngược cầu thang đá dẫn qua sân. Khi Lubji bước ra ánh nắng mặt trời, cậu phải lấy tay che mặt. Cậu đã ở trong phòng giam đó mười, mười lăm, mà có thể là hai mươi ngày, và mắc chứng mà những tù nhân khác gọi là "mắt mèo" - sợ ánh sáng.

Rồi cậu nghe tiếng búa nện thình thình. Cậu quay đầu nhìn sang trái: một toán lính đang dựng giá gỗ. Cậu đếm được tám chiếc thòng lọng. Cậu buồn nôn, nhưng trong bụng không có gì mà nôn. Lưỡi lê thúc vào hông, cậu vội vàng theo đám tù nhân đứng vào hàng, chờ lên những chiếc xe tải đã chật ních người.

Trên đường xe vào thành phố, một tên lính vừa cười vừa bảo chúng sẽ cho họ vinh dự được ra toà trước khi trở lại nhà tù và sẽ bị treo cổ từng người một. Hy vọng biến thành tuyệt vọng, vì một lần nữa Lubji nghĩ mình sắp chết. Lần đầu tiên trong đời, cậu không biết là mình còn quan tâm đến chuyện đó nữa hay không.

Những chiếc xe tải đỗ lại ngoài phòng xử án, tù nhân được dẫn vào bên trong. Lubji nhận thấy không còn lưỡi lê, và bọn lính đứng ngoài xa. Vào đến bên trong, tù nhân được phép ngồi trên những ghế băng bằng gỗ dọc theo hành lang sáng ánh đèn và được mấy lát bánh mỳ để trên khay sắt tây. Lubji bắt đầu nghi ngờ, lắng nghe bọn lính đang kháo chuyện nhau. Từ những câu nghe được, cậu biết bọn Đức đang tìm cách chứng minh tất cả dân Do thái đều là tội phạm, vì một quan sát viên của Hội chữ thập đỏ từ Giơnevơ tới đang có mặt trong phòng. Chắc chắn vị đó sẽ thấy không phải ngẫu nhiên tất cả tù nhân đều là người Do thái, Lubji nghĩ. Trước khi cậu có thể nghĩ ra cách tận dụng mẩu tin này, một tên hạ sĩ túm tay cậu lôi vào phòng.

Lubji bị điệu ra trước vành móng ngựa, trước mặt một quan toà già đang ngồi trên chiếc ghế cao. Phiên toà, nếu có thể gọi như vậy, chỉ kéo dài vài phút. Trước khi quan toà tuyên án tử hình, một quan chức còn phải yêu cầu Lubji cho chúng biết tên.

Cậu thanh niên cao gầy nhìn vị đại diện Hội chữ thập đỏ đang ngồi phía bên phải mình. Ông ta đăm đăm nhìn xuống mặt sàn, rõ ràng là mệt mỏi, và chỉ ngước lên khi án tử hình được tuyên.

Một tên lính khác túm tay Lubji, bắt đầu lôi cậu đi để lấy chỗ cho người sau. Đột nhiên vị đại diện Hội chữ thập đỏ đứng dậy hỏi quan toà một câu bằng thứ tiếng mà Lubji không hiểu.

Quan toà nhíu mày và quay lại nhìn người tù đang đứng trước vành móng ngựa.

"Bao nhiêu tuổi?" Ông ta hỏi bằng tiếng Hung.

"Mười bảy", Lubji trả lời. Tay công tố viên bước lại, nói thầm điều gì đó với quan toà.

Quan toà nhìn Lubji, nhăn mặt nói: "Giảm mức án xuống chung thân". Ông ta dừng lại mỉm cười rồi tiếp: "Mưòi hai tháng sau sẽ xử lại". Vị đại diện có vẻ hài lòng với công việc của ông ta trong buổi sáng hôm đó, nên gật gù tán thành.

Tên lính rõ ràng cảm thấy Lubji đã được khoan hồng quá mức liền bước tới, túm vai cậu lôi ra hành lang. Cậu bị còng tay, đẩy ra sân rồi quăng lên xe. Những tù nhân khác ngồi im lặng đợi cậu, tựa như cậu là vị khách cuối cùng lên xe buýt.

Cửa sau xe đóng lại và mấy phút sau, xe bắt đầu lao đi. Lubji không giữ được thăng bằng, ngã lăn xuống sàn.

Cậu vẫn còn quỳ, đảo mắt nhìn quanh. Có hai tên lính ngồi đối diện nhau ở cuối xe. Cả hai tay súng lăm lăm, nhưng một tên bị cụt tay phải. Trông hắn cũng buồn rầu như những tù nhân khác trên xe.

Lubji bò về phía cuối xe, ngồi vào chỗ gần ngay tên lính còn đủ hai tay. Cậu cúi đầu, cố tập trung suy nghĩ. Đoạn đường trở lại nhà tù mất khoảng bốn mươi phút, và cậu tin đây là cơ hội cuối cùng nếu như cậu không muốn cùng những ngưòi khác lên giá treo cổ. Nhưng làm sao thoát được đây, cậu đang nghĩ, thì chiếc xe chậm lại chuẩn bị chui vào đoạn đường hầm. Khi xe ra khỏi đường hầm, Lubji cố nhớ xem giữa nhà tù và phòng án có bao nhiêu đoạn đường hầm. Ba, mà có thể là bốn, cậu không dám chắc.

Mấy phút sau, khi chiếc xe lại chui vào một đường hầm khác, cậu bắt đầu đếm. "Một, hai, ba". Chiếc xe chìm trong bóng tối trong khoảng bốn giây. Cậu có lợi thế so với hai tên lính: sau ba tuần bị giam trong phòng kín, cậu nhìn trong bóng tối giỏi hơn. Thế nhưng cậu lại phải đối phó với hai tên. Cậu nhìn sang phía tên lính kia. À, một tên rưỡi.

Lubji nhìn về phía trước, cố ghi nhớ địa hình. Cậu suy tính có lẽ xe đã đi được nửa đoạn đường từ toà án về nhà tù. Sát bên đường là dòng sông. Nếu không phải là không thể thì cũng là khó mà vượt qua vì cậu không biết nông sâu thế nào. Phía bên kia là cánh đồng chạy dài về phía rừng mà cậu tính khoảng từ ba tới bốn trăm mét.

Cậu cần bao nhiêu thời gian để chạy qua đoạn ba trăm mét đó khi tay bị còng? Cậu ngoảnh mặt xem đã đến đoạn hầm nào chưa, nhưng không thấy. Lubji bắt đầu lo có thể xe đã qua đường hầm cuối cùng trước khi đến nhà tù. Cậu có dám chạy trốn giữa ban ngày không? Cậu đi tới kết luận là không còn cách nào khác, nếu không còn đường hầm nào trong khoảng hai ba dặm đường còn lại.

Xe chạy thêm một dặm, và Lubji nghĩ khi vào đoạn cua trước mặt, cậu sẽ phải quyết định. Cậu bắt đầu co người, để hai tay bị còng lên gốĩ. Cậu ngồi thẳng người, dựa lưng vào thành xe, dồn hết sức lực lên đầu ngón chân.

Lubji nhìn xuống đường khi chiếc xe chạy vào đoạn đường cong. Cậu suýt nữa kêu "Mazeltov" khi thấy đường hầm khoảng năm trăm mét trước mặt. Từ khoảng sáng nhỏ xíu phía bên kia đường hầm, cậu đoán xe phải chạy trong đó khoảng bốn giây.

Cậu vẫn ngồi trên đầu ngón chân, cứng người trong tư thế chuẩn bị nhảy. Cậu có thể nghe tiếng tim mình đập mạnh đến mức hai tên lính chắc cũng phải biết điều nguy hiểm sắp xảy ra. Cậu nhìn tên lính còn đủ hai tay; tên này thò tay vào túi lấy thuốc, rồi uể oải đưa thuốc lên miệng và bắt đầu tìm diêm. Lubji quay nhìn về phía đường hầm, lúc này chỉ còn cách khoảng một trăm mét. Cậu biết một khi đã vào đường hầm tối đen, cậu chỉ có khoảng bốn giây để hành động.

Năm mươi.... bốn mươi..., ba mươi..., hai mươi... mười. Lubji hít một hơi thật sâu, đếm "một" rồi đứng vụt dậy, thò đôi tay mang còng vào cổ họng tên lính hai tay bóp mạnh đến nỗi hắn ngã lăn sang một bên, hét toáng lên khi rơi xuống đường.

Chiếc xe phanh gấp khi ra khỏi cửa đường hầm phía bên kia. Lubji nhảy xuống, chạy ngược vào trong bóng tối của đoạn đường hầm. Hai ba người tù khác chạy theo. Rời khỏi đường hầm, cậu chạy một mạch ra cánh đồng. Được khoảng một trăm mét thì cậu nghe tiếng đạn réo sát trên đầu. Cậu vẫn giữ nguyên tốc độ chạy đoạn một trăm mét thứ hai, nhưng mỗi bước lại nghe hàng loạt đạn bắn theo. Cậu chạy ngoằn nghoèo. Ngoảnh lại, cậu đang thấy một người tù cùng nhảy khỏi xe với cậu nằm bất động trên mặt đất, trong khi người thứ hai vẫn mải miết chạy sau cậu vài bước. Lubji cầu mong những viên đạn bắn đuổi đó là của tên lính cụt tay.

Trước mặt cậu là hàng cây, cách khoảng một trăm mét nữa thôi. Mỗi loạt đạn là mỗi tiếng súng lệnh thôi thúc cậu chạy nhanh hơn. Rồi cậu nghe tiếng kêu. Lần này cậu không nhìn lại. Khi còn khoảng năm mươi mét, cậu bỗng nhớ một người tù nói rằng súng trường Đức có tầm bắn là ba trăm mét, do vậy cậu đoán chỉ năm sáu giây nữa là cậu có thể an toàn. Nhưng một viên đạn xuyên vào vai cậu. Sức mạnh của nó làm cậu lao về phía trước vài bước, rồi ngã vật ra, đầu lao xuống bùn. Cậu cố bò, nhưng chỉ được vài mét thì gục hẳn. Cậu nằm đó, đành lòng chờ chết.

Một lát sau, cậu cảm thấy một đôi tay thô ráp nắm lấy vai cậu. Đôi tay khác cầm cổ chân cậu nhấc lên. Ý nghĩ duy nhất của Lubji lúc đó là tại sao bọn Đức lại có thể đến nhanh thế được. Giá cậu không ngất đi thì sẽ hiểu tại sao.

Khi tỉnh dậy, Lubji không biết là mấy giờ. Vì trời tối đen, cậu chỉ có thể nghĩ rằng mình đã bị đưa trở lại phòng giam chờ hành quyết. Rồi cậu thấy vai đau khủng khiếp. Cậu chống tay định ngồi dậy, nhưng không được. Cậu thử co tay, và ngạc nhiên phát hiện ít ra chúng cũng đã được tháo khỏi còng.

Cậu chớp mắt, cố lên tiếng nhưng chỉ là thầm thào, nghe như tiếng con thú bị thương. Một lần nữa cậu lại cố nhỏm dậy, nhưng vẫn không được. Cậu chớp chớp mắt, không thể tin những gì mình nhìn thấy. Một cô gái đang quỳ, dùng chiếc khăn thô ướt lau mặt cho cậu. Cậu nói với cô ta bằng mấy thứ tiếng, nhưng cô ta chỉ lắc đầu. Cuối cùng, khi cô ta nói, thì cậu lại không hiểu được gì. Sau đó cô mỉm cười, chỉ vào mình và bảo: "Mari".

Lubij lăn ra ngủ. Khi cậu tỉnh dậy, mặt trời đã chiếu thẳng vào mắt. Nhưng lần này cậu đã nhúc nhích được đầu. Xung quanh toàn là cây cao. Cậu nhìn về bên trái thì thấy một đoàn xe sơn nhiều màu, trên chất đủ thứ. Cạnh đó là mấy con ngựa đang gặm cỏ dưới một gốc cây to. Cậu nhìn sang hướng khác, bắt gặp cô gái đang đứng cách đó vài bước, nói chuyện với một người đàn ông vai mang súng. Lần đầu tiên cậu nhận thấy cô ta vô cùng xinh đẹp.

Khi Lubij lên tiếng gọi, cả hai cùng quay lại. Người đàn ông bước nhanh tới chào cậu bằng chính thứ tiếng của cậu. "Tên tôi là Rudi", anh ta nói, rồi giải thích bằng cách nào đoàn xe của anh trốn qua biên giới của Tiệp cách đó từ mấy tháng, vẫn thấy bọn Đức đang cố đuổi theo. Họ phải đi tiếp vì giống nòi ưu việt kia coi những ngưòi Di gan còn tồi tệ hơn dân Do thái.

Lubji bắt đầu hỏi tới tấp. "Anh là ai? Tôi đang ở đâu?" Và quan trọng nhất là, "Bọn Đức đang ở đâu?". Cậu chỉ dừng khi Mari, mà Rudi cho biết là em gái anh ta trở lại, tay bưng một tô nước canh nóng và một xấp bánh mỳ. Cô quỳ xuống bón cho cậu từng thìa một. Cứ sau vài thìa, cô lại đút cho một mẩu bánh mỳ, trong khi anh trai cô tiếp tục kể cho Lubji nghe họ đã gặp cậu như thế nào. Rudi nghe tiếng súng, vội chạy ra bìa rừng vì nghĩ bọn Đức đã phát hiện ra đoàn xe, thì thấy mấy người tù đang chạy như bay về phía anh. Cả mấy người đều trúng đạn, nhưng vì Lubji gần bìa rừng nhất cho nên người của anh ra cứu được.

Bọn Đức không đuổi theo khi thấy cậu đã được mang vào rừng. "Có thể chúng sợ, nhưng thực ra chín người chúng tôi chỉ có hai khẩu súng trường, một súng lục và những thứ vũ khí như chiếc cào cỏ hoặc con dao chém cá", Rudi nói rồi cười phá lên. "Tôi nghĩ chúng sợ mấy người kia chạy mất nếu chúng đuổi theo cậu. Nhưng có điều chắc chắn là khi mặt trời mọc, chúng sẽ kéo tới đây đông hơn. Vì vậy tôi đã ra lệnh khi lấy được viên đạn ra khỏi vai cậu, chúng tôi phải lên đường và sẽ mang cậu cùng đi".

"Làm sao tôi có thể trả ơn các anh được ?" Lubji lẩm bẩm.

Khi Mari cho cậu ăn uống xong, hai người Di gan nhẹ nhàng khiêng Lubji lên xe, và đoàn xe lăn bánh sâu vào rừng. Họ đi, đi mãi, tránh các làng mạc, thậm chí cả những con đường lớn. Ngày này qua ngày khác, Mari chăm sóc Lubji, cho đến khi cậu có thể ngồi dậy. Cô có vẻ vui khi thấy cậu nhanh chóng học được tiếng của cô. Có lúc cậu tập đi tập lại mấy giờ liền một câu muốn nói với cô, Tối đó, khi Mari đến, cậu nói bằng tiếng Rumany, rằng cô là cô gái đẹp nhất mà cậu đã từng gặp. Cô đỏ mặt, bỏ chạy mãi đến bữa sáng hôm sau mới gặp lại.

Do được Mari thường xuyên chăm sóc, Lubji nhanh chóng hồi phục và chẳng bao lâu đã có thể cùng vui với những ân nhân của mình bên bếp lửa. Ngày chuyển thành tuần, không những cậu cảm thấy hoàn toàn bình phục, mà còn bắt đầu phải nới lỏng dây lưng.

Một buổi tối, sau khi đi săn với Rudi về, Lubji nói rằng không lâu nữa cậu sẽ phải ra đi. "Tôi cần tìm đến bến cảng nào đó, tránh bọn Đức càng xa càng tốt", cậu giải thích. Rudi gật đầu, cùng chia nhau con thỏ bên bếp lửa. Không ai để ý đến ánh mắt buồn rầu của Mari.

Tối đó khi Lubji trở về xe, cậu đã thấy Mari ở đó chờ sẵn. Cậu trèo vào xe, cố giải thích rằng vì vết thương đã gần lành, cậu không còn phải nhờ cô cởi giúp quần áo nữa. Mari mỉm cười, nhẹ nhàng cởi áo cho cậu, tháo bỏ gạc và lau vết thương. Cô nhìn vào trong túi vải, nhíu mày, ngập ngừng một lát rồi bắt đầu xé áo của mình, dùng nó làm băng buộc lại vết thương.

Lubji nhìn đăm đăm vào đôi chân dài rám nắng của Mari trong khi cô từ từ vuốt từ ngực cậu xuống đến lưng quần. Cô mỉm cười nhìn lên, bắt đầu cởi nó ra. Cậu đặt bàn tay giá lạnh lên đùi cô, tái mặt khi cô cởi áo, bên trong Mari không mặc gì nữa.

Mari chờ đợi tay cậu di chuyển, nhưng cậu vẫn trố mắt nhìn. Cô cúi xuống, kéo quần cậu ra, sau đó nhẹ nhàng ngồi lên người cậu. Cậu nằm bất động như lúc bị trúng đạn, cho đến khi cô lắc lư người, đầu ngửa ra phía sau. Cô cầm tay cậu để lên ngực mình, rùng mình khi cậu xoa nhẹ cặp vú ấm áp, thấy nhịp độ của cô mỗi lúc một nhanh hơn. Đúng khi cô sắp sửa thét lên, cậu vội vàng kéo xuống, áp lên người mình và hôn vào môi cô. Mấy giây sau, cậu nằm thỏa mãn, tự hỏi không biết có làm cô đau không, cho đến khi cậu mở mắt, và thấy nét mặt của cô. Cô gục đầu lên vai cậu, rồi lăn qua một bên ngủ say sưa.

Cậu vẫn nằm thao thức, nghĩ rằng lẽ ra cậu đã chết mà không được biết đến thứ lạc thú này. Mấy tiếng sau, cậu đánh thức cô dậy. Lần này, cậu không để yên chân tay; ve vuốt hết chỗ này đến chỗ khác trên người cô, và cậu phát hiện ra rằng thích thú hơn hẳn lần trước. Sau đó cả hai lăn ra ngủ.

Ngày hôm sau, khi đoàn xe tiếp tục lên đường, Rudi bảo cậu rằng đêm trước họ đã qua biên giới một nước khác, và bây giờ đang ở Nam Tư.

"Những ngọn đồi tuyết phủ trắng kia tên là gì?" Lubji hỏi.

"Nhìn từ xa chúng giống như những ngọn đồi. nhưng đó là rặng Dinaric đầy bất trắc", Rudi trả lời. "Đoàn xe chúng tôi không hy vọng vượt qua được dãy núi đó để ra biển". Anh im lặng một lúc lâu, rồi thêm. "Nhưng có quyết tâm thì vượt được".

Ba ngày tiếp theo họ vẫn đi, mỗi đêm chỉ nghỉ vài tiếng, cố tránh các thị trấn và làng mạc, cho đến khi đến được chân núi.

Tối đó, Lubji nằm thao thức trong khi Mari ngủ gục trên vai. Cậu nghĩ đến cuộc sống sắp tới và những tuần hạnh phúc mà cậu vừa trải qua, tự hỏi không biết mình có thực sự muốn rời bỏ đoàn xe này mà ra đi hay không. Nhưng cậu quyết định, nếu muốn thoát khỏi nanh vuốt của bọn Đức, thì phải đến được phía bên kia núi, tìm một chiếc thuyền và đi càng xa càng tốt. Sáng hôm sau, cậu mặc xong áo quần thì Mari mới thức dậy. Sau khi ăn sáng, cậu đi quanh trại, bắt tay chào từ biệt mọi người, cuối cùng là Rudi.

Mari đợi cho đến lúc Lubij về xe. Cậu cúi người, ôm hôn cô lần cuối. Cô như không muốn buông cậu ra nữa. Cuối cùng, cô đưa cho cậu bọc đồ ăn lớn. Cậu mỉm cười, rồi bước nhanh ra khỏi trại về phía chân núi. Mặc dù nghe tiếng chân cô đang bước đằng sau, cậu không ngoảnh lại.

Lubji leo mãi không nghỉ, cho đến khi sập tối không còn nhìn thấy gì nữa. Cậu chọn một tảng đá to làm nơi tránh ngọn gió rét buốt, nhưng cho dù xoay trở cách nào, người cậu vẫn lạnh cứng. Suốt đêm không ngủ, cậu dùng chỗ đồ ăn Mari đưa cho và nghĩ đến cơ thể ấm áp của cô.

Vào cuối ngày thứ ba, cậu hết sạch đồ ăn, nhưng nhìn hướng nào cũng vẫn chỉ thấy núi cao. Cậu bắt đầu tự hỏi tại sao mình lại từ biệt Rudi và đoàn xe Di gan đó.

Sang ngày thứ tư, cậu như không còn nhấc nổi chân. Có lẽ cái đói sẽ hoàn thành phần việc mà bọn Đức chịu thua. Tới ngày thứ năm, khi đang đi mà không biết là đi đâu, hầu như phó mặc cho số mệnh thì cậu nghĩ là nhìn thấy làn khói phía xa. Nhưng phải mất một đêm lạnh cóng nữa trước khi ánh lửa lập loè khẳng định cái mà mắt cậu thấy. Trước mặt cậu là một làng nhỏ, và cậu nhìn thấy biển phía sau làng.

Xuống núi có vẻ dễ hơn khi lên, nhưng không kém phần nguy hiểm. Cậu ngã mấy lần, mãi tới lúc mặt trời lặn mới đến được cánh đồng bằng phẳng xanh rờn. Tới lúc ấy, mặt trăng đã xuất hiện, lấp ló sau những áng mây, soi tỏ những bước đi chậm chạp của cậu.

Khi Lubij đến được rìa làng, hầu hết đèn trong các nhà đã tắt. Nhưng cậu vẫn bước tiếp, hy vọng ai đó còn thức. Lúc đến được ngôi nhà trông như nằm trong một trang trại, cậu định gõ cửa, nhưng lại ngại ngần vì không thấy còn ánh đèn. Rồi cậu nhìn thấy một túp lều ở cuối sân. Cậu lê chân tới đó. Những con gà xổng chuồng nhảy khỏi đường cậu đi, kêu toáng lên, và suýt nữa cậu đâm vào một con bò đen không có ý định nhường đường khách lạ. Cánh cửa túp lều khép hờ. Cậu bò vào trong, lăn ra đám cỏ khô, ngủ mê mệt.

Sáng hôm sau tỉnh dậy. cậu thấy mình không thể nhúc nhích nổi bởi đã bị cột chặt xuống đất. Rồi cậu thấy một người to béo đang nhìn mình trừng trừng, vừa ghì chặt chiếc cào cỏ dài, đó là lý do tại sao cậu không thể cựa được.

Người nông phu hét lên mấy tiếng bằng thứ ngôn ngữ khác lạ. Lubji cả mừng : đó không phải là tiếng Đức. Cậu ngước mắt nhìn trời, cám ơn những người thầy đã dạy cậu nhiều điều. Lubji nói với người đang giữ chiếc cào cỏ rằng cậu từ phía bên kia núi sang, sau khi thoát khỏi tay bọn Đức. Ông ta có vẻ không tin cho đến khi xem kỹ vết sẹo viên đạn để lại trên vai cậu. Cha ông trước đây là chủ trang trại, và cụ chưa bao giờ nói với ông là đã thấy ai vượt được dãy núi này.

Ông ta dẫn Lubji vào nhà, tay vẫn cầm chiếc cào cỏ. Bữa ăn sáng có thịt muối, trứng ốp và những lát bánh mỳ dầy. Vừa ăn, Lubji vừa kể, bằng tay hơn là bằng lời, những gì cậu đã trải qua trong mấy tháng vừa rồi. Bà chủ nhà có vẻ thông cảm, liên tục múc thêm thức ăn vào đĩa cậu. Ông chủ không nói gì, vẻ mặt vẫn chưa hết nghi ngờ.

Khi Lubji kể xong, chủ nhà cảnh báo cậu rằng mặc dù Titô, lãnh tụ du kích, đã nói những lời đầy dũng khí, ông vẫn nghĩ không lâu nữa quân Đức sẽ tiến vào Nam Tư. Lubji bắt đầu tự hỏi liệu còn nơi nào trên trái đất này có thể an toàn trước những tham vọng của Hitler? Có lẽ suốt quãng dời còn lại, cậu sẽ phải liên tục trốn chạy hắn chăng.

"Tôi phải ra biển", cậu nói. "Và nếu tôi kiếm được thuyền..."

"Đi đâu không quan trọng; vấn đề là phải đi càng xa cuộc chiến tranh này càng tốt", ông ta nói, ngoạm một miếng táo. "Nếu chúng tóm được lần nữa, thì cậu đừng hòng thoát. Hãy kiếm một chiếc tàu, tàu nào cũng được. Hãy sang Mỹ, Mexico, Tây Ấn, thậm chí châu Phi cũng được".

"Làm sao cháu tìm được một cảng gần nhất?".

"Dubrovnik, phía đông nam, cách đây khoảng hai trăm cây", ông ta vừa châm tẩu thuốc vừa nói, "ở đó cậu có thể tìm được nhiều tầu bè đang muốn tránh xa cuộc chiến”.

"Vậy thì cháu phải đi ngay”, Lubji định nhảy khỏi ghế.

"Không cần phải vội thế, chàng trai". Ông ta nhả khói mù mịt. "Còn lâu bọn Đức mới vượt qua được ngọn núi này". Lubji lại ngồi xuống và bà chủ lại gọt vỏ chiếc bánh mỳ thứ hai, tưới nước xốt lên và đặt trước mặt cậu.

Khi Lubji đứng dậy theo ông chủ ra khỏi bếp, chiếc đĩa ăn của cậu chỉ còn lại chút bánh vụn. Bà chủ nhồi vào túi cậu nào táo, pho mát, nào bánh mỳ trước khi cậu nhảy lên ngồi phía sau chiếc máy kéo để chồng bà đưa tới rìa làng. Cuối cùng, ông cho cậu xuống cạnh con đường mà ông bảo đảm sẽ đưa cậu ra bờ biển.

Lubji đi theo con đường đó, mỗi khi có xe đến gần cậu lại chìa ngón cái ra ý xin đi nhờ. Nhưng suốt hai tiếng đồng hồ, tất cả các xe chạy qua dù nhanh hay chậm đều phớt lờ. Mãi đến cuối buổi chiều, một chiếc Tatra cũ kỹ mới dừng lại cách cậu vài mét.

Cậu chạy lại phía người lái xe, lúc này đang hạ kính xuống.

"Cậu đi đâu?" Người lái xe hỏi.

"Dubrovnik", Lubji mỉm cười trả lời. Người đó nhún vai, kéo kính lên và chạy thẳng, không nói gì thêm.

Vài chiếc máy kéo, hai ô tô và một xe tải chạy qua trước khi một chiếc xe khác dừng lại. Cùng một câu hỏi, và cùng một câu trả lời.

"Tôi không tới đó, nhưng có thể cho cậu đi nhờ một đoạn", người lái xe nói.

Một chiếc ô tô, hai xe tải, ba xe ngựa và vô khối xe máy đã giúp Lubji hoàn thành chuyến đi ba ngày tới Dubrovnik. Tới lúc đó, Lubji đã ăn hết chỗ đồ ăn mà vợ ông nông dân cho và cũng biết thêm làm thế nào để kiếm được tàu ở Dubrovnik giúp cậu thoát khỏi bọn Đức.

Xuống xe ở vùng ngoại vi cảng biển tấp nập, Lubij chỉ cần vài phút cũng thấy ngay những lo sợ của ông nông dân là hoàn toàn chính xác. Nhìn chỗ nào cậu cũng thấy người ta đang cuống cuồng trước cuộc xâm lược hiển nhiên của bọn Đức. Lubji không có ý định chờ đón chúng lần thứ hai, ở thành phố nước ngoài này.

Đây là thành phố mà cậu không định bị bắt khi còn đang ngủ.

Thẹo lời khuyên của bác nông dân, cậu đi đi lại lại trên cầu tầu hai tiếng liền, cố đoán xem tàu nào từ cảng nào đến và chúng sẽ đi tiếp đâu. Cuối cùng cậu thu lại trong ba chiếc, nhưng vẫn không có cách nào biết được khi nào nó rời bến và sẽ đi đâu. Mỗi khi nhác thấy bóng người mặc quân phục, cậu biến nhanh vào những ngõ hẻm chạy dọc theo bến, và có lần chui cả vào một quán rượu đông nghịt mặc dù không có xu nào trong túi.

Cậu lẻn vào một góc khuất nhất trong quán, hy vọng không ai nhìn thấy và bắt đầu nghe lỏm những câu chuyện bằng đủ các thứ tiếng của những người ngồi quanh. Cậu nghe được những tin như kiếm gái ở đâu, tàu nào trả lương cho thợ đốt lò cao nhất, thậm chí cả việc muốn xăm hình Neptune giá hạ thì đến chỗ nào. Nhưng trong tất cả những tiếng ồn ào ấy, cậu biết được chiếc tàu vừa cặp bến tên là tàu Arridin, bốc xong hàng nó sẽ rời bến ngay. Nhưng cậu không biết nó sẽ đến nước nào.

Một thuỷ thủ cứ nhắc đi nhắc lại hai tiếng "Ai Cập" và Lubji nghĩ ngay đến thánh Moise cùng miền đất hứa.

Cậu luồn ra ngoài, trở lại cầu tầu. Lần này cậu cẩn thận kiểm tra từng tàu một, cho đến khi gặp một nhóm người đang bốc hàng lên một tàu chở hàng nhỏ chạy bằng hơi nước, bên mạn có ghi chữ Arridin. Lubji nhìn lá cờ rũ xuống trên đỉnh tầu. Vì không có gió nên cậu không biết được tầu của nước nào. Nhưng cậu biết chắc một điều: lá cờ không có hình chữ thập ngoặc của bọn Quốc xã.

Lubji đứng né sang bên nhìn những ngưòi phu khuân vác còng lưng mang những bao tải nặng trên vai, đi qua tấm ván dùng làm cầu, rồi vứt những bao đó qua một lỗ hổng ở giữa sàn tầu. Người đốc công đứng ngay đầu cầu ván, mỗi chuyến hàng qua lại gạch một cái vào sổ. Thỉnh thoảng hàng người lại có khoảng trống vì họ đi nhanh chậm khác nhau. Lubji kiên nhẫn chờ đến đúng lúc cậu có thể luồn vào hàng mà không bị phát hiện. Cậu thong thả bước tới, giả vờ như người qua đường, rồi đột nhiên cúi xuống, xốc một bao tải lên vai đi về phía tàu, giấu mặt sau bao hàng khi qua chỗ người đốc công. Lên đến sàn tầu, cậu ném bao hàng xuống lỗ.

Lưbji làm lại vài lần, mỗi lần đi cậu lại biết thêm một chút về cách bố trí trên tầu. Một ý nghĩ bắt đầu thành hình trong đầu. Sau khoảng hơn chục lần mang vác như thế, cậu thấy mình có thể đi nhanh lên sát ngay sau ngưòi đi trước và cách người đi sau khá xa. Khi đống hàng trên bến vơi dần, Lubji hiểu rằng cậu không còn nhiều cơ hội. Phải chọn đúng thời điểm.

Cậu xốc một bao nữa lên vai. Lát sau cậu đã đuổi kịp người đi trước; người này vất bao tải vào lỗ rồi trở lại cầu ván. Khi đến sàn tầu, cậu ném bao tải xuống lỗ, rồi không nhìn lại, ngay lập tức nhảy theo xuống, rơi người trên một đống bao. Cậu phóng vội vào góc xa nhất, phập phồng lo sợ có ai đó kêu lên rồi nhảy theo cứu cậu. Nhưng chuyện ấy đã không xảy ra.

Lubji tìm một vị trí khuất để nếu có ai ngó vào không thấy được cậu, đồng thời để tránh bao tải rơi vào đầu. Song nếu cứ như vậy thì chắc là sẽ chết ngạt, vì vậy cứ sau mỗi bao tải ném xuống, cậu lại ngoi đầu lên thở. Đến chiếc bao cuối cùng, Lubji không những thâm tím hết cả mình mẩy, mà còn ngáp liên tục bởi hụt hơi.

Khi nắp hầm sập xuống, Lubji cuống cuồng tìm đường trèo lên đỉnh đống bao tải để có thể ghé miệng vào cái khe nhỏ của tấm nắp mà thở.

Cậu nghe thấy tiếng máy tầu ở khoang dưới bắt đầu hoạt động. Mấy phút sau, cậu thấy con tàu lắc lư dịch chuyển. Cậu nghe tiếng người trên boong và thỉnh thoảng là tiếng chân bước ngang trên đầu. Khi con tầu đã ra khỏi cảng, nó không còn lắc lư nhè nhẹ mà nghiêng ngả mạnh hơn. Lubji ngồi lọt giữa hai bao tải, mỗi tay bám chắc một bên để khỏi bị quăng đi quật lại.

Cả cậu lẫn đống bao cứ chạy từ bên nọ sang bên kia trong hầm tầu, đến nỗi cậu chỉ những muốn hét lên kêu cứu, nhưng lúc này trời đã tối, cậu nghĩ có kêu cũng chẳng ai nghe thấy.

Cậu không biết tầu đã chạy bao ngày khi thấy tiếng xích neo chạy rèn rẹt. Rồi cậu thấy nắp hầm mở ra, ánh sáng ùa vào cùng nhiều thứ tiếng nói lạ hoắc. Cậu nghĩ chắc là tiếng Ai Cập và tạ ơn Chúa bởi nó không phải là tiếng Đức. Cuối cùng nắp hầm được nhấc lên, hai người lực lưỡng ghé mắt nhìn xuống.

"Trời ơi! Cái gì thế này?” Một người hét lên khi thấy Lubji giơ cao hai tay lên trời.

"Gián điệp Đức chứ không sai", người kia cười hô hố, nói tiếp rồi nắm cánh tay Lubji kéo lên như kéo một túi hàng. Lubji ngồi trước mặt họ, chân duỗi dài, miệng thở dốc, chờ đợi bị tống vào nhà giam ở một nước nào đó.

Cậu ngước nhìn mặt trời buổi sáng, mắt chớp chớp. "Tôi đang ở đâu thế này?" Cậu hỏi bằng tiếng Tiệp. Nhưng đám phu khuân vác tỏ ra không hiểu. Cậu thử bằng tiếng Hung, tiếng Nga và miễn cưỡng dùng cả tiếng Đức, nhưng họ vẫn chỉ nhún vai cười. Cuối cùng họ nhấc bổng cậu lên, điệu dọc theo tàu, không cố hỏi han cậu bằng thứ tiếng nào nữa.

Chân Lubji chưa kịp chạm đất thì họ đã đưa cậu lên bến. Sau đó họ đưa cậu về phía ngôi nhà trắng ở phía bên kia bãi hàng. Phía trên cửa là hàng chữ in chẳng có nghĩa gì đối với cậu bé nhập cư trái phép : Cảnh sát cảng Liverpool, Anh.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8


Báo

ST. ANDY

Ngày 12 tháng Chín, 1945

BÌNH MINH CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ MỚI

"Hủy bỏ hệ thống huân chương", một tít lớn trong số thứ 3 của tờ St. Andy.

Theo ý kiến của tổng biên tập, hệ thống huân chương chỉ là cái cớ để một nhóm chính trị gia tự khen nhau và tặng cho bè bạn những danh hiệu mà họ không xứng đáng được nhận. "Huân chương hầu như được tặng cho những kẻ không xứng đáng. Cái lối tự tô vẽ mình đáng ghét này là một ví dụ nữa về những tàn dư của đế chế thực dân, cần phải xoá bỏ ngay khi có điều kiện. Chúng ta cần quẳng cái hệ thống đã lỗi thời này vào sọt rác của lịch sử'.

Môt số học sinh viết thư cho Keith nói rằng cha chúng đã nhận tước phong, và những đứa hiểu biết hơn về lịch sử thì nói thêm rằng câu cuối của bài báo là ăn cắp ở một bài viết về một vấn đề khác có mục đích tốt hơn.

Keith không thể ghi lại được ý kiến của ông hiệu trưởng trong cuộc họp cuối tuần của giáo viên nhà trường, vì Penny không còn nói chuyện với cậu. Alexander Ducan và bạn bè công khai gọi cậu là kẻ phản bội. Mặc hết, Keith tỏ ra không quan tâm đến việc họ nghĩ gì.

Kỳ học tiếp tục, cậu bắt đầu tự hỏi liệu còn có khả năng bị hội đồng quân nhân gọi đến cho một suất học bổng ở Oxford hay không. Mặc dù chưa đâu vào đâu, cậu vẫn thôi làm cho tờ Courier, để tập trung thời gian vào học tập, cố gắng gấp đôi, khi cha cậu nói sẽ tặng một ô tô thể thao nếu cậu thi đỗ. Ý nghĩ phải chứng minh là ông hiệu trưởng nghĩ sai và có được chiếc xe là điều không cưỡng lại được. Cô Steadman, người vẫn tiếp tục phụ đạo cho cậu, nhiều đêm tới rất khuya, có vẻ sung sướng khi thấy phải cố gắng gấp đôi.

Khi Keith trở lại trường dự thi hết cấp, cậu cảm thấy đã sẵn sàng để đối mặt với cả giám khảo lẫn ông hiệu trưởng: số tiền quyên góp đến nay chỉ còn thiếu vài trăm bảng nữa là đạt mục tiêu năm ngàn. Keith dự định sẽ dùng số báo cuối cùng để thông báo thắng lợi. Cậu hy vọng việc này sẽ làm ông hiệu trưởng khó có thể làm gì về một bài báo mà cậu sẽ đăng trong số báo tới, kêu gọi xóa bỏ chế độ quân chủ.

“Nước Úc không cần một gia đình thượng lưu sống cách xa hàng ngàn dặm thống trị. Làm sao chúng ta bước qua nửa sau của thế kỷ XX mà vẫn còn giữ hệ thống đó? Hãy rũ bỏ tất cả bọn họ, cùng quốc ca, cờ Anh và đồng Bảng", bài báo kêu gọi. “Một khi chiến tranh kết thúc, chắc chắn sẽ đến lúc Úc tuyên bố mình là nước cộng hoà".

Ông Jessop vẫn im lặng, trong khi tờ Melbourne Age trả Keith 50 bảng để đăng lại bài đó, mà phải suy nghĩ mãi cậu mới có thể từ chối. Alexander Ducan nói toạc ra rằng một ngưòi rất gần gũi với ông hiệu trưởng đã bảo với cậu ta rằng sẽ rất ngạc nhiên nếu Keith Townsend còn trụ được đến cuối học kỳ.

Trong mấy tuần đầu của học kỳ cuối cùng, Keith dành phần lớn thời gian học bài, chỉ thỉnh thoảng mới gặp Betsy, và cứ thứ Tư của tuần lễ lẻ là đến trường đua trong khi những học sinh khác dùng thời gian dó làm những việc tốn nhiều sinh lực hơn.

Vào cái ngày thứ Tư đặc biệt ấy, lẽ ra Keith đã không đến trường đua nếu như không có một người trông chuồng ngựa cho biết một điều "chắc chắn". Keith cẩn thận kiểm tra tài chính của mình. Cậu vẫn còn dành dụm được một chút do làm việc trong ngày nghỉ, cộng thêm số tiền tiêu vặt mẹ cho. Cậu quyết định chỉ đặt cược trong cuộc đua đầu tiên, và nếu thắng sẽ trở về trường tiếp tục ôn bài và tự hứa sẽ vào thăm Betsy trên đường về trường.

"Điều chắc chắn" đó là con ngựa có tên Rum Punch, sẽ bắt đầu đua vào lúc hai giờ. Người nói với cậu có vẻ rất tin vào con ngựa của mình, đến nỗi Keith đặt hẳn năm bảng, một ăn bảy. Trước khi rào chắn được mở, cậu đã nghĩ tới chuyện sẽ sử dụng số tiền thắng cược thế nào.

Suốt chặng đua, Rum Punch dẫn đầu, song ở vòng cuối, một con khác chạy sát rào phía trong đã phóng lên ngang nó. Keith giơ cả hai tay lên trời khi hai con ngựa cùng phóng qua đích. Cậu đi lại phía bàn để nhận tiền thắng cược.

"Kết quả cuộc đua đầu tiên của buổi chiều sẽ công bố chậm một chút để xem lại ảnh chụp Rum Punch và Colombus lúc về đích", tiếng loa phóng thanh thông báo. Từ góc đứng của mình, Keith chắc chắn là Rum Punch đã thắng, nên không hiểu sao họ lại còn phải xem lại ảnh. Có lẽ để mọi người nghĩ các nhân viên làm việc nghiêm chỉnh, cậu nghĩ. Cậu nhìn đồng hồ và bắt đầu nghĩ đến Betsy.

"Sau đây là kết quả cuộc đua", tiếng loa oang oang, "về đích trước một đầu ngựa là Columbus, bốn ăn năm, và về sau là Rum Punch, một ăn bảy".

Keith chửi ầm lên. Giá như đặt cược hai chiều thì giờ đây cậu vẫn nhân đôi được số tiền của mình. Trên đường ra chỗ để xe đạp, cậu nhìn danh sách những con ngựa ở trong cuộc đua tiếp theo. Drumstick được lợi thế đứng ngay ở hàng đầu. Keith bước chậm lại. Trước đây cậu đã hai lần thắng khi đặt cược vào Drumstick, và rất có thể đây sẽ là lần thứ ba. Nhưng chỉ có vấn đề là cậu đã đặt toàn bộ số tiền mình có vào con Rum Punch mất rồi.

Tiếp tục đi về nhà để xe, cậu chợt nhớ mình có quyền rút tiền trong tài khoản có số dư là hơn ngàn bảng trong Ngân hàng Úc.

Cậu xem lại tên các con ngựa trong cuộc đua tiếp theo, thấy Drumstick khó có thể thua. Lần này cậu đặt cược hai chiều, mỗi chiều năm bảng, một ăn ba, để nếu Drumstick có về thứ ba, cậu cũng thu hồi dược vốn. Keith đẩy cửa xoay, lấy xe rồi đạp như bay đến ngân hàng cách đó một dặm. Cậu viết một cái séc mười bảng.

Vẫn còn mười phút trước khi bắt đầu cuộc đua thứ hai, vì vậy cậu yên tâm đủ thời gian lĩnh tiền rồi trở lại trường đua. Nhân viên ngân hàng nhìn người khách, xem rất kỹ tấm séc, rồi gọi điện cho chi nhánh ngân hàng của Keith ở Melbourne. Họ lập tức khẳng định ông Townsend có đủ tư cách ký séc lĩnh tiền từ tài khoản đó, và tài khoản vẫn có số dư cao. Vào lúc hai giờ năm mươi ba phút, nhân viên ngân hàng trao mười bảng cho chàng thiếu niên đang có vẻ sốt ruột.

Keith đạp xe trở lại với tốc độ mà chắc đội trưởng đội thể thao quốc gia phải có ấn tượng sâu sắc. Cậu đánh cược vào Drumstick và Honest Syd, mỗi con năm bảng. Khi rào chắn vừa nhấc lên, Keith vội vàng lao đến cạnh rào, kịp nhìn một đàn ngựa phóng qua mặt trong vòng đầu tiên. Cậu không tin vào mắt mình. Drumstick chắc xuất phát chậm, chạy mãi phía cuối trong vòng thứ hai, nên mặc dù đã cố gắng hết sức cũng chỉ về đích thứ tư.

Keith kiểm tra tên ngựa và tên kỵ mã của cuộc đua thứ ba và lại vội vàng trở lại ngân hàng, đứng hẳn người trên bàn đạp. Cậu yêu cầu được lĩnh chiếc séc hai mươi bảng. Lại một cú điện thoại, và lần này trợ lý giám đốc ngân hàng ỏ Melbourne đề nghị được nói chuyện trực tiếp với Keith. Sau khi đã xác định rõ nhân thân của Keith, ông ta đồng ý dể ngân hàng chi cái séc đó.

Trong cuộc đua thứ ba, Keith cũng không khá hơn, và khi loa phóng thanh công bố kết quả của thứ sáu, cậu đã rút một trăm bảng từ tài khoản quyên góp cho sân tenit. Cậu từ từ đạp xe về phía bưu điện, suy nghĩ về hậu quả của những việc mình đã làm. Cậu biết đến cuối tháng, tài khoản sẽ được thủ quỹ của trường kiểm tra, và nếu có vấn đề gì chưa rõ về các khoản thu chi, ông ta sẽ báo với ông hiệu trưởng; và ông này sẽ yêu cầu ngân hàng làm rõ. Trợ lý giám đổc ngân hàng lúc đó sẽ đáp rằng ông Townsend đã năm lần điện thoại từ một trạm điện thoại công cộng gần trường đua chiều thứ Tư đó, yêu cầu được lĩnh tiền từ tài khoản này. Chắc chắn Keith sẽ bị đuổi học; một học sinh năm trước đã bị đuổi chỉ vì ăn cắp một lọ mực. Nhưng tệ hại hơn, tin này sẽ được đăng trên trang nhất của các báo ở Úc kình địch với bố cậu.

Betsy ngạc nhiên không thấy Keith tạt vào, dù để nói với cô một câu, sau khi quẳng xe đạp ngay trước nhà bưu điện. Cậu đi bộ về trường, biết rằng mình chỉ có ba tuần để xoay cho đủ số một trăm bảng đó. Cậu ngồi học ngay, cố tập trung vào các bài kiểm tra, nhưng đầu óc cứ bận bịu mãi với số tiền đó. Cậu nghĩ ra cả chục câu chuyện trong những tình huống có thể rất đáng tin. Nhưng làm sao mà giải thích được việc các séc này lĩnh cách nhau có ba mươi phút ở một chi nhánh ngân hàng rất gần trường đua?

Sáng hôm sau, cậu nghĩ sẽ ghi tên vào lính, để rồi chuyển qua đóng ở Miến Điện trước khi mọi người phát hiện ra việc cậu làm. Nếu cậu chết, được tặng huân chương chiến công, chắc họ sẽ không nhắc đến một trăm bảng thụt két trong điếu văn của cậu. Một việc cậu tính không làm là cá cược tiếp tuần sau đó, mặc dù cậu vẫn được tay làm ở chuồng ngựa cung cấp cho nguồn tin "chắc chắn" khác. Cậu cũng chẳng vui lên được chút nào khi đọc trong tờ Sporting Globe biết con ngựa "chắc chắn" này đã về nhất, một ăn mười.

Chính trong giờ lên lớp thứ Hai tiếp đó, trong khi Keith đang đánh vật với một bài viết về "tiêu chuẩn vàng" thì có người đưa cho cậu mảnh giấy, trong đó ghi: "Ông hiệu trưởng muốn gặp cậu tại văn phòng ngay bây giờ ”.

Keith hoảng. Cậu bỏ bài đang làm giở trên bàn, từ từ đi đến phòng hiệu truởng. Sao họ biết nhanh thế nhỉ? Chả lẽ ngân hàng muốn rũ trách nhiệm nên đã báo cho thủ quỹ của trường biết về những món tiền rút bất thường? Làm sao họ dám chắc số tiền đó đã không được dùng vào những việc chính đáng? "Nào, những chi dùng chính đáng, rút từ ngân hàng ba mươi phút một lần, chỉ cách trường đua có một dặm vào chiều thứ Tư là thế nào đây, Townsend?" Cậu có thể mường tượng ông hiệu trưởng hỏi câu đó với giọng giễu cợt ra sao.

Keith leo mấy bậc cầu thang dẫn lên phòng, cảm thấy người ngây ngấy sốt. Người giúp việc mở cửa ngay trước khi cậu định gõ. Bước vào, cậu nghĩ chưa bao giờ thấy hiệu trưởng nghiêm nghị như thế. Nhìn sang phía bên kia, là thầy chủ nhiệm đang ngồi trên sô pha ở góc phòng. Keith vẫn đứng, hiểu rằng lần này cậu sẽ không được mời ngồi, hoặc mời một cốc rượu anh đào.

"Townsend!", ông hiệu trưởng bắt đầu. "Tôi đang cho điều tra một tin hết sức nghiêm trọng, mà trong đó tôi lấy làm tiếc khi được báo cáo cậu là người trực tiếp dính líu". Keith bấm chặt móng tay vào lòng bàn tay cho khỏi run. "Cậu thấy có thầy chủ nhiệm ở đây. Việc này là để có thêm người làm chứng trong trường hợp cần thiết phải mời đến cảnh sát". Keith cảm thấy chân mềm nhũn và nếu không được ngồi xuống ghế, chắc cậu ngã vật xuống sàn.

"Townsend! Tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề". Ông hiệu trưởng dừng lại, tựa như tìm từ thích hợp. Keith càng run. "Penny, con gái tôi hình như... hình như có thai. Nó nói nó bị hiếp. Hình như cậu (Keith định phản đối) là người chứng kiến duy nhất việc đó. Thủ phạm là đứa không những ở cùng nhà với cậu, mà còn là lớp trưởng. Tôi coi việc cậu hoàn toàn hợp tác trong vụ này là điều hết sức quan trọng".

Keith thở phào thành tiếng. "Thưa thầy ! Em sẽ cố gắng hết sức". Cậu nói trong khi ông hiệu trưởng liếc mắt nhìn vào những tờ giấy mà cậu nghĩ là một bài viết sẵn.

"Vào khoảng ba giờ chiều thứ Bảy, ngày 6 tháng Mười, có đúng là cậu vào sân vận động không?".

"Thưa ngài, thưa thầy", Keith trả lời ngay. "Em thường phải tới sân vận động vì có liên quan đến trách nhiệm của em trong đợt quyên góp".

"A, tất nhiên", ông hiệu trưởng nói. "Cậu làm như thế là tốt đấy". Ông Clarke vẻ mặt nghiêm trang, gật đầu có vẻ tán thưởng.

"Cậu nói lại chính xác bằng từ ngữ của cậu, cậu đã gặp những gì khi vào sân hôm ấy?”.

Keith những muốn phì cười khi nghe ông ta dùng từ "gặp", nhưng cậu cố giữ vẻ nghiêm chỉnh.

"Cứ nghĩ cho kỹ", ông Jessop bảo. "Dù thế nào đi nữa, cậu đừng lo mang tiếng rình rập người khác".

Khỏi phải bảo, tôi chẳng ngại đâu, Keith nghĩ. Cậu đắn đo không biết có nên nhân dịp này giải quyết luôn hai món nợ cũ hay không. Nhưng cậu có thể được lợi hơn nếu...

"Cậu cũng có thể xem xét việc cậu diễn giải sự vụ sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của cậu". Chính chữ "danh tiếng" đã giúp Keith đi đến quyết định dứt khoát. Cậu nhíu mày, làm như đang cân nhắc kỹ hậu quả những điều mình sắp nói, và tự hỏi nên kéo dài giây phút khắc khoải này trong bao lâu.

"Thưa thầy hiệu trưởng ! Khi em vào phòng", cậu mở đầu với vẻ rất có trách nhiệm, "em thấy đèn đóm tốỉ om. Em lấy làm lạ, nhưng sau phát hiện ra rằng tất cả các rèm cửa đều đã được kéo kín. Em lại càng ngạc nhiên khi nghe tiếng động trong phòng thay đồ của đội khách, vì biết đội bóng đã sang đấu ở sân trường bạn Em dò dẫm tìm công tắc điện, và khi bật đèn lên thì sững sờ nhìn thấy...". Keith ngập ngừng, cố làm ra vẻ ngượng khi phải nói tiếp.

"Cậu không phải lo việc mình có thể phản bội bạn bè", ông hiệu trưởng nhắc. "Cậu cứ tin là chúng tôi sẽ giữ kín".

Nhiều hơn là ông có thể tin vào tôi, Keith nghĩ.

"...nhìn thấy con gái thầy cùng Alexander Ducan đang nằm trần truồng ở chỗ để đồ". Keith lại ngừng, nhưng lần này ông hiệu trưởng không thúc cậu phải nói tiếp. Vì vậy, cậu dừng lại rất lâu. "Những gì diễn ra trước đó chắc đã ngừng lại khi đèn bật sáng". Cậu lại ngập ngừng.

"Cậu nên hiểu việc này cũng chẳng dễ nghe gì đối với tôi đâu, Townsend".

"Vâng, thưa thầy", Keith nói, hài lòng về cái cách mô tả toàn bộ câu chuyện.

"Theo cậu thì hai đứa đang hay là đã làm tình xong?"

"Thưa thầy ! Em hoàn toàn tin rằng việc đó đã hoàn tất”.

"Nhưng cậu có chắc không?".

"Thưa thầy, chắc chắn ạ", Keith ngừng lại khá lâu rồi tiếp, "bởi vì...”

"Đừng ngượng, Townsend. Cậu nên hiểu điều duy nhất tôi quan tâm là sự thật".

Nhưng với tôi thì không, Keith nghĩ. Cậu không hề ngượng, tuy rõ ràng hai người đàn ông trong phòng thì đang như vậy.

"Cậu phải kể với chúng tôi chính xác những gì cậu thấy, Townsend".

"Em nghe thấy nhiều hơn là nhìn thấy", Keith đáp.

Ông hiệu trưởng cúi đầu, mãi sau mới ngửng lên. "Câu hỏi tiếp theo mới là khó chịu nhất đối với tôi, Townsend. Bởi vì tôi không chỉ cần phải dựa vào trí nhớ, mà còn dựa vào sự suy xét của cậu nữa”.

"Thưa thầy! Em sẽ cố gắng hết sức”.

Đến lượt ông hiệu trưởng ngập ngừng, còn Keith phải cắn vào lưỡi để khỏi buột miệng bảo, "Ngài cứ suy nghĩ cho kỹ".

"Townsend này! Theo cậu, và nên nhớ chúng ta giữ kín chuyện đang nói, thì con gái tôi, nói thế nào nhỉ...", ông ta lại ngập ngừng, "con gái tôi có đồng tình trong chuyện này không?" Keith nghĩ -không biết có bao giờ trong cuộc đời, ông hiệu trưởng hỏi một câu gượng gạo đến như vậy.

Keith để ông ta toát mồ hôi trong vài giây rồi mới nói chắc như đinh đóng cột: "Thưa thầy! Em không nghi ngờ gì về việc đó", cả hai người nhìn thẳng vào mặt cậu. "Đây không phải là vụ hiếp dâm".

Ông Jessop không có phản ứng gì chỉ hỏi, "Làm sao cậu dám nói chắc?".

"Thưa thầy, bởi vì những tiếng rên rỉ em nghe thấy trước khi bật đèn không phải vì tức giận hoặc vì sợ. Đó là tiếng rên của hai ngưòi rõ ràng là... thưa thầy, gọi là thế nào nhỉ... là đang đê mê sung sướng".

"Cậu có hoàn toàn chắc chắn về điều đó không Townsend?"

"Thưa thầy, chắc chắn ạ".

"Tại sao lại chắc ?"

"Bởi vì... bởi vì em cũng đã trải qua điều đó với con gái thầy cách đó đúng hai tuần".

"Trong sân vận động?" Hiệu trưởng lắp bắp hỏi, vẻ không tin.

"Không, thưa thầy ! Em xin thú thật là ở trong nhà thể thao. Em có cảm giác con gái thầy thích nhà thể thao hơn là sân vận động. Cô bé thường bảo nằm trên đệm cao su thoải mái hơn là nằm trên những cái đệm gối trong phòng thay đồ". Ông hiệu trưởng không thốt được lời nào.

"Cám ơn cậu đã rất thẳng thắn, Townsend", ông ta gượng nói.

"Không có gì, thưa thầy. Thầy còn cần gì không ạ?".

"Không, lúc này thì không, Townsend". Keith xoay người định đi. "Tuy nhiên, tôi sẽ rất biết ơn nếu cậu giữ kín những chuyện này".

"Tất nhiên, thưa thầy", Keith nói, xoay nguời lại nhìn ông ta. Ông ta đỏ mặt. "Thưa thầy! Em xin lỗi nếu đã làm thầy bối rối, nhưng vì trong buổi lễ nguyện chủ nhật vừa rồi, thầy đã căn dặn bất luận ở hoàn cảnh nào trong cuộc sống, mọi người hãy luôn ghi nhớ câu của George Washington (1) : "Ta không được phép nói dối"".

Mấy tuần tiếp theo, không ai nhìn thấy Penny. Khi được hỏi. ông hiệu trưởng chỉ nói cô ta cùng mẹ đang thăm bà bác ở New Zealand.

Keith nhanh chóng gạt vấn đề của ông hiệu trưởng sang bên và tập trung vào nỗi lo lắng của mình. Cậu vẫn chưa tìm được cách làm thế nào trả lại một trăm bảng thiếu hụt kia.

Một sáng, sau giờ cầu nguyện, Alexander Ducan gõ cửa phòng học của Keith.

"Tớ đến để cám ơn cậu", cậu ta bảo . "Cậu thật là một thằng bạn tốt", cậu ta nói thêm, kiểu cách hơn cả người Anh.

"Có gì đâu", Keith nói đặc sệt kiểu Úc. "Nói đúng ra, tớ chỉ nói với ông ta sự thật".

"Đúng quá", cậu lớp trưởng bảo. "Dẫu sao tớ cũng nợ cậu nhiều đấy, anh bạn ạ. Dòng họ Alexander nhà tớ được cái nhớ dai".

"Họ Townsend nhà tớ cũng vậy", Keith nói, không nhìn lên.

"Trong tương lai, nếu tớ có thể giúp được gì thì đừng ngại cho tớ biết".

"Hẳn rồi", Keith hứa.

Ducan mở cửa, quay đầu lại nói thêm: "Townsend này! Tớ phải nói cậu cũng không đến nỗi đểu như mọi người đồn đại đâu".

Khi cánh cửa khép lại, Keith đọc câu của Asquith mà cậu trích dẫn trong bài viết của mình: "Người hãy đợi đấy sẽ thấy".

"Ông Clarke gọi điện thoại bảo anh đến phòng ông ấy", một học sinh lớp dưới trực hành lang thông báo.

Càng gần kỳ cuối tháng, Keith càng sợ, thậm chí sợ cả việc bóc thư, hoặc tệ hại hơn là nhận được một cú điện thoại lạ. Cậu luôn nghĩ có người đã phát hiện ra. Mỗi ngày qua, cậu lại chờ trợ lý giám đổc ngân hàng tìm cậu, báo cho biết đã đến thời hạn cho thủ quỹ trường biết số tiền mới nhất có trong tài khoản.

"Nhưng em gây quỹ được hẳn bốn ngàn bảng mà", cậu thường nhắc đi nhắc lại rất to câu đó.

"Vấn đề không phải là chỗ đó, Townsend", cậu như nghe ông hiệu trưởng nói.

Cậu cố giữ vẻ bình thản để cậu bé kia không biết cậu đang lo đến mức nào. Khi ra tới hành lang, cậu có thể thấy cửa phòng thầy chủ nhiệm để ngỏ. Bước chân cậu chậm dần. Cậu vào phòng, ông đưa cho cậu ống nghe. Keith những mong thầy chủ nhiệm ra khỏi phòng, nhưng ông ta vẫn ngồi làm việc như cũ.

"Keith Townsend đây ạ", cậu nói.

"Chào Keith. Mike Adams đây".

Keith lập tức nhận ra tên của ông tổng biên tập tờ Sydney Morning Herald. Làm sao ông ta biết chuyện thụt két nhỉ?

"Cậu vẫn nghe đấy chứ?", ông Adams hỏi.

"Vâng", Keith trả lời. "Cháu có thể giúp gì chú?" Cậu mừng vì Adams không thấy cậu đang run bần bật.

"Chú vừa đọc số mới nhất của tờ St. Andy, đặc biệt là bài của cháu về việc Úc cần phải tuyên bố thành lập nước cộng hoà. Bài viết rất hay và chú muốn cho đăng lại toàn văn trên tờ Sydney Morning Herald, nếu chúng ta có thể thỏa thuận được số tiền nhuận bút".

"Bài báo viết không phải để bán", Keith nói thẳng thừng.

"Chú nghĩ có thể trả cho cháu bảy mươi lăm bảng"

"Cháu chỉ đồng ý nếu chú trả cho cháu....".

"Trả cho cháu bao nhiêu?"

Tuần lễ trước khi dự thi tuyển vào Oxford, Keith trở về Toorak để cô Steadman phụ đạo thêm lần cuối. Họ cùng nhau ôn lại các câu hỏi, đọc các câu trả lời mẫu mà cô đã chuẩn bị. Cô chỉ không làm nổi có một việc: đó là giúp cho Keith cảm thấy thoải mái. Nhưng cậu không thể cho cô ta biết cậu căng thẳng không phải vì bài vở.

"Mẹ tin là con sẽ đậu", bà nói một cách tin tưởng trong bữa sáng chủ nhật.

"Con cũng hy vọng thế", Keith nói, biết chắc ngày hôm sau thì tờ Sydney Morning Herald sẽ đăng bài "Bình minh của nước Cộng hoà”. Nhưng đó cũng là buổi sáng cậu bắt đầu thi, vì vậy Keith chỉ hy vọng cha mẹ cậu hãy giữ lời khuyên ít nhất trong mười ngày tới và đến lúc đó có lẽ họ....

"Kể ra cũng khó đấy", cha cậu nói, làm gián đoạn ý nghĩ của cậu. " Bố tin là những lời nhận xét tốt của ông hiệu trưởng sau khi con đã hoàn thành xuất sắc việc quyên góp cho sân vận động của trường sẽ rất có ích cho con. À này ! Bố quên không nói là bà ngoại con, vì rất có ấn tượng với những cố gắng của con nên đã tặng vào tài khoản quyên góp của con một trăm bảng".

Lần đầu tiên mẹ Keith nghe con trai chửi thề.

Đến sáng thứ Hai, Keith thấy mình đã sẵn sàng đối mặt với giám khảo, và mười ngày sau, khi làm xong bài viết cuối cùng, cậu có ấn tượng sâu sắc là cô Steadman quả là đã “đoán” trước được biết bao câu hỏi. Cậu biết mình đã làm tốt bài Lịch sử và Địa lý, chỉ còn hy vọng ban giám hiệu trường Oxford không quá nhấn mạnh điểm thi môn Văn học cổ điển.

Cậu gọi điện cho mẹ để thông báo mình đã làm tốt các bài thi, và nếu cậu không được nhận vào Oxford thì chỉ có thể phàn nàn là đã không may mắn với các câu hỏi mà thôi.

"Mẹ có phàn nàn gì đâu”, mẹ cậu đáp ngay. "Nhưng mẹ có một lời khuyên, Keith ạ. Cố tránh mặt cha con một vài hôm nữa”.

Rõ ràng sau khi thi phải chờ đợi kết quả khá lâu. Trong thời gian chờ đợi, Keith dành thời gian quyên góp nốt cho sân vận động vài trăm bảng cuối cùng. Đôi lúc cậu ra trường đua đánh cược bằng tiền riêng của mình, một tối với vợ một nhà ngân hàng để cuối cùng bà này bỏ vào quỹ năm mươi bảng.

Vào thứ Hai cuối cùng của học kỳ, trong buổi họp hàng tuần, ông Jessop thông báo cho các giáo viên và nhân viên rằng trường Thánh Andrew tiếp tục truyền thống lớn lao của mình là gửi những học sinh giỏi nhất vào học tại Oxford và Cambridge, để giữ được mối liên hệ với hai trường đại học lớn. Ông đọc tên những người trúng tuyển:

Alexander, D.T.L.

Tomkins, C.

Townsend, K.R.

"Một thằng khốn nạn, một thằng mọt sách và một ngôi sao, nhưng không nhất thiết theo đúng thứ tự ấy", ông hiệu trưởng lẩm bẩm.

(1) George Washington: Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ

Phần II: Có lợi cho Victor
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9


Báo

DAILY MIRROR

Ngày 7 tháng Sáu, 1944

CUỘC ĐỔ BỘ VÀO NORMANDY THÀNH CÔNG

Khi Lubji Hoch kể cho toà nghe toàn bộ câu chuyện, họ trố mắt nhìn cậu với vẻ nghi ngờ. Họ không thể cả quyết cậu là siêu nhân, hay một tên nói dối bệnh hoạn.

Người phiên dịch tiếng Tiệp nhún vai. "Một số chi tiết thì đúng sự thật”, ông ta nói với viên Sĩ quan thẩm vấn. "Nhưng phần lớn tôi nghe có vẻ khó tin".

Ông chánh án suy nghĩ rồi quyết định một lối thoát dễ dàng nhất. "Cho cậu ta vào trại, sáu tháng sau sẽ xem lại trường hợp này. Cậu ta sẽ kể lại câu chuyện và chúng ta sẽ nghe xem nó đã được thay đổi thế nào".

Lubji ngồi nghe mà không hiểu được lời nào của ông ta, nhưng chí ít thì lần này họ cũng cho cậu một phiên dịch, vì vậy cậu có thể theo dõi được các thủ tục của phiên toà. Trên đường về trại, cậu đi tới một quyết định. Sáu tháng sau, khi họ xét lại trường hợp này, cậu sẽ không còn cần phải có phiên dịch.

Nhưng việc đó xem ra không dễ như Lubji tưởng, vì một khi trở lại trại ở cùng với đồng bào của mình, họ chỉ toàn nói tiếng Tiệp với nhau. Thực tế họ chỉ dạy cậu có mỗi một việc là chơi bài, và chẳng bao lâu cậu đã thắng cả đám những người thầy. Hầu hết họ nghĩ sẽ trở về nước sau khi chiến tranh kết thúc.

Sáng sáng, Lubji là người dậy đầu tiên, và luôn luôn làm những người khác khó chịu bằng việc lúc nào cũng muốn hoạt động nhiều hơn họ. Phần lớn những người Tiệp nhìn cậu như một thằng lưu manh Do thái, nhưng lúc này cậu đã cao trên một mét tám và vẫn còn đang tuổi lớn, nên chẳng ai dám nói ra điều đó.

Về trại khoảng tuần lễ thì cậu gặp một bà già. Trên đường từ nơi ăn sáng trở về, cậu thấy bà đẩy chiếc xe đạp chở đầy báo ngược lên đồi. Khi bà đi qua gần cổng trại, cậu không nhìn rõ mặt vì bà chùm khăn kín đầu, có lẽ cho khỏi lạnh. Bà bắt đầu phân phát báo, trước tiên là cho số sĩ quan, sau đó là ở khu nhà của các hạ sĩ quan. Lubji chạy qua sân, đi theo bà, hy vọng bà sẽ nhận giúp cậu. Khi đã phát hết túi báo trên xe, bà trở lại phía cổng trại. Khi bà đi ngang qua, Lubji nói to, "Chào bà".

"Chào cậu", bà đáp, ngồi lên xe đạp đi, không nói gì thêm.

Sáng hôm sau, Lubji không ăn sáng mà đứng ngay ở cổng trại nhìn xuống đồi. Trông thấy bà đẩy xe báo lên dốc, cậu chạy xuống giúp trước khi lính gác kịp ngăn lại. "Chào bà", cậu chào, tay nắm lấy xe đạp đẩy giúp lên.

"Chào cậu”, bà trả lời, "Tên tôi là Sweetman. Hôm nay cậu thế nào?". Lubji hẳn đã trả lời nếu cậu hiểu được bà đang nói gì.

Trên đường đi, cậu xăng xái ôm đống báo cho bà. Một trong những từ đầu tiên mà cậu học được là "báo". Sau đó, cậu đặt cho mình nhiệm vụ mỗi ngày phải học mười từ mới.

Đến cuối tháng, lính gác cổng chẳng cần để ý khi Lubji đi qua cổng mỗi buổi sáng giúp người đàn bà đẩy xe lên dốc.

Đến tháng thứ hai, sáng sáng, lúc sáu giờ, cậu đã ngồi ở cửa hàng của bà Sweetman, sắp xếp các loại báo đúng thứ tự trước khi đẩy xe báo lên đồi. Khi bà đề nghị được gặp người phụ trách trại vào đầu tháng thứ ba, vị thiếu tá đã nói với bà là không thấy có gì trở ngại trong việc để Hoch làm việc giúp bà một vài tiếng mỗi ngày tại cửa hàng, miễn là cậu ta về trại trước giờ điểm danh.

Bà Sweetman nhanh chóng phát hiện ra rằng cửa hàng của bà không phải là quầy báo đầu tiên mà cậu thiếu niên này làm việc: vì vậy bà để mặc cậu sắp xếp lại các giá sách, lịch giao báo và một tháng sau thì trông luôn cả việc thu tiền. Bà không ngạc nhiên khi thấy sau một vài tuần, theo gợi ý của Lubji, số tiền bà thu được lần đầu tiên đã cao hẳn lên kể từ năm 1939.

Khi cửa hàng vắng khách, bà giúp Lubji học tiếng Anh bằng cách đọc cho cậu nghe những bài trên trang nhất của tờ Citizen. Sau đó Lubji đọc lại cho bà nghe. Bà thường cười phá lên mỗi khi cậu mắc cái mà bà gọi là "lỗi ấm ớ". Lại thêm một từ mới cho vốn từ vựng của Lubji.

Đông qua xuân tới, thỉnh thoảng cậu mới lại mắc "lỗi ấm ớ", và không lâu sau đó Lubji đã có thể ngồi một mình trong góc, im lặng đọc báo, chỉ hỏi bà Sweetman những từ mà cậu chưa biết. Rất lâu trước khi phải trở lại tòa, cậu đã nghiên cứu tiếp các cột tin chính trên tờ Manchester Guardian, và một buổi sáng, khi bà Sweetman nhìn vào từ "insouciant" mà không giải thích nổi, cậu quyết định tránh làm bà bối rối bằng cách từ nay về sau sẽ tra trong cuốn Từ điển bỏ túi Oxford bám đầy bụi dưới gầm quầy.

"Cậu có cần phiên dịch không?" Ông chánh án hỏi.

"Cám ơn ngài, không cần ạ", Lubji trả lời ngay.

Ông ta nhướng mày. Mới sáu tháng trước, cậu ta còn không hiểu một từ tiếng Anh nào. Đây có phải là cậu thiếu niên đã làm họ mất nhiều thời gian vì câu chuyện khó tin bằng cách nào cậu ta tới được Liverpool không? Lúc này cậu kể lại chính xác câu chuyện từ đầu đến cuối, chỉ sai một vài lỗi ngữ pháp với giọng Liverpool đặc sệt. Điều này tác động đến toàn bộ phiên toà hơn cả lần trước.

"Vậy thì sắp tới đây cậu muốn làm gì, Hoch?" Ông ta hỏi khi chàng trai người Tiệp kết thúc câu chuyện.

"Tôi muốn nhập ngũ và góp phần vào chiến thắng". Đó là câu trả lời mà Hoch đã thuộc lòng.

"Điều đó không hẳn dễ đâu, Hoch", ông nhìn cậu cười hiền hậu.

"Nếu các ông không cho tôi súng, tôi sẽ giết bọn Đức bằng đôi tay này", Lubji tự tin nói. "Hãy cho tôi cơ hội để chứng minh điều đó".

Ông lại mỉm cười nhìn cậu trước khi gật đầu ra hiệu cho một thượng sỹ. Người này đứng nghiêm chào và nhanh chóng dẫn Lubji ra khỏi phòng.

Phải mất vài ngày Lubji mới biết được phán quyết của toà. Cậu đang phân phát báo buổi sáng ở khu sĩ quan thì một hạ sĩ quan đến nói với cậu mà không giải thích: "Này, sĩ quan chỉ huy muốn gặp cậu”.

"Khi nào?" - Lubji hỏi.

"Ngay bây giờ", tay hạ sĩ trả lời, xoay người đi thẳng. Lubji vất chồng báo xuống đất, chạy vội theo anh ta về phía khu sĩ quan, cả hai dừng lại trước cái cửa có để hàng chữ Sĩ quan chỉ huy.

Người hạ sĩ quan gõ cửa rồi đứng nghiêm trước bàn chào vị đại tá.

"Thưa ngài, tôi có mặt theo mệnh lệnh" - anh ta oang oang, cứ như đang ở ngoài sân tập đội ngũ. Lubji đứng ngay sau người hạ sỹ, và suýt nữa thì bị xô ngã khi anh ta lùi lại một bước.

Lubji ngắm vị sĩ quan ăn mặc chỉnh tề ngồi sau bàn. Cậu đã một hai lần nhìn thấy ông ta, nhưng từ đằng xa. Cậu cũng đứng nghiêm, tay đưa lên trán, cố bắt chước cách chào của người hạ sĩ. Vị sĩ quan chỉ huy nhìn cậu một lát, rồi lại nhìn mảnh giấy nhỏ để trước mặt.

"Hoch", ông bắt đầu nói. "Cậu sẽ được chuyển từ trại này đến một đơn vị huấn luyện đóng tại Staffordshire với tư cách là binh nhì của Lữ đoàn Một".

"Vâng, thưa ngài", Lubji sung sướng hét lên.

Vị sĩ quan chỉ huy vẫn nhìn tờ giấy trước mặt. "Sáng mai, đúng bảy giờ, cậu sẽ lên xe buýt tại trại".

"Vâng, thưa ngài".

"Còn gì cần hỏi không, Hoch?".

"Có, thưa ngài. Lữ đoàn có được chiến đấu giết quân Đức không ạ?".

"Không đâu, Hoch”, vị đại tá cười. "Nhưng cậu sẽ phải có những sự hỗ trợ cao nhất đối với những người đang chiến đấu giết quân Đức".

Chiều đó, đúng như chỉ thị, cậu gặp người thư ký và được trao vé xe lửa cùng mười bảng tiêu vặt. Sau khi cho mấy thứ đồ dùng vào túi, cậu xuống đồi lần cuối để cám ơn bà Sweetman về những gì bà đã giúp cậu trong việc học tiếng Anh bảy tháng vừa qua. Bà không muốn thú nhận với chàng thanh niên cao to này là cậu ta nói tiếng Anh còn chuẩn hơn bà.

Sáng hôm sau, Lubji lên chuyến tàu đi Stafford lúc 7 giờ 20 phút. Sau ba lần đổi tầu và một số lần tầu chậm, cậu đến nơi sau khi đã đọc xong từ trang đầu đến trang cuối tờ The Times.

Một chiếc xe jeep đang đợi Lubij ở ga. Ngồi sau tay lái là một hạ sĩ quan thuộc trung đoàn Bắc Staffordshire, trông chỉnh tề đến nỗi cậu buột miệng gọi anh ta là "Ngài". Trên đường về trại lính, viên hạ sĩ làm cho Lubji hiểu rõ rằng "cu-li" - Lubji vẫn thấy khó hiểu hết nghĩa tiếng lóng - là tầng lớp mạt hạng nhất trong xã hội. "Chúng chỉ là một lũ người trốn việc chuyên luồn lách để tránh phải tham gia vào những hoạt động thực sự".

"Tôi muốn tham gia vào những hoạt động thực sự", Lubji nói mạnh. "Tôi không muốn là cu li". Cậu ngập ngừng hỏi: "Đúng không?".

"Phải xem rồi mới nói được", tay hạ sĩ đáp khi dừng xe trước kho quân nhu.

Sau khi được phát bộ quân phục binh nhì, quần thì ngắn năm sáu phân, hai áo ka ki, hai đôi tất màu xám, một cà mèn, dao, nĩa, thìa và hai chiếc chăn, cậu được dẫn về trại lính, ở cùng với khoảng hai mươi lính mới tuyển trong khu vực Staffordshire; những người này trước khi vào lính đã từng là thợ lò hoặc thợ gốm. Phải mất một thời gian cậu mới hiểu là họ đang nói thứ tiếng mà bà Sweetman đã dạy cậu.

Mấy tuần tiếp theo, Lubji chỉ có mỗi việc là đào công sự, lau rửa bồn vệ sinh và thỉnh thoảng lái xe chở rác đi đổ cách trại khoảng hai ba dặm. Mặc cho đồng đội khó chịu, anh luôn làm việc tích cực hơn, nhiều hơn bọn họ. Anh nhanh chóng phát hiện tại sao tay hạ sĩ lại nghĩ dân cu li chỉ là một lũ lẩn tránh công việc.

Mỗi khi đổ rác cho các sĩ quan, Lubji bao giờ cũng lọc lại những tờ báo họ vất đi, cho dù là báo cũ. Đêm đêm anh thường nằm trên chiếc giường hẹp, chân thò ra ngoài và lật từng trang báo. Anh rất quan tâm đến tin tức chiến sự, nhưng càng đọc càng sợ mọi việc sẽ đến hồi kết thúc và cuộc chiến sẽ tàn trước khi anh có cơ hội tự tay tiêu diệt bọn Đức.

Lubji phục vụ trong đội cu li được khoảng sáu tháng thì trong buổi nhận lệnh sáng, anh được biết trung đoàn sẽ tổ chức vòng đấu bốc thường niên để chọn người đại diện tham dự giải toàn quốc được tổ chức vào cuối năm. Đơn vị của Lubji được giao nhiệm vụ làm đấu trường và mang ghế vào sân vận động để toàn trung đoàn có thể ngồi xem trận trung kết. Lệnh do trung uý trực ban Wakeham ký.

Sau khi võ đài đã được dựng giữa sân, Lubji bắt đầu xếp ghế thành các hàng xung quanh. Lúc mười giờ, đơn vị được lệnh nghỉ giải lao, hầu hết lính tráng chuồn đi uống bia. Còn Lubji thì ở lại xem các võ sĩ tập dượt.

Khi vô địch trung đoàn nặng gần một trăm năm mươi ký bước lên võ đài, người tổ chức không tìm đâu ra một người để cùng tập với anh ta, vì vậy võ sĩ vô địch đành bằng lòng với một người lính to con nhất làm chân giữ bao cát cho anh ta ra đòn. Nhưng không ai có thể giữ nổi cái túi vừa to vừa nặng ấy được lâu, và sau khi cả bọn đã kiệt sức, người võ sĩ đành đấm vào không khí, huấn luyện viên bảo anh ta hãy tưởng tượng rằng đang cho đo ván một võ sĩ vô hình.

Trung uý Wakeham đứng cạnh võ đài, nhíu mày nhìn võ sĩ hạng nặng đang đấm vào không khí. "Có chuyện gì vậy, trung sỹ? Chẳng lẽ cậu không tìm được ai khác so găng với Mathew ư ?".

"Không, thưa ngài", anh ta đáp ngay. "Không ai cùng cân hạng có thể trụ được anh ta vài phút".

"Tiếc thật", viên trung uý nói. "Nếu không được so găng với người ngang cơ thì anh ta sẽ han rỉ mất thôi. Phải tìm cho ra người nào có thể cầm cự được vài hiệp với cậu ta chứ ".

Lubji vất ghế, chạy lại phía võ đài. Anh chào viên trung uý rồi nói: "Tôi sẽ cố gắng đấu với anh ta thật lâu, nếu ngài cho phép".

Tay vô địch từ võ đài nhìn xuống, cười hềnh hệch. "Tôi không đấu với bọn cu li.”

Lubji lập tức nhảy lên võ đài, đeo găng và tiến về phía nhà vô địch.

"Thôi được! Thôi được!" Viên trung uý nhìn Lubji nói. "Cậu tên gì?".

"Binh nhì Hoch, thưa ngài".

"Hãy đi thay đồ, thử xem cậu cầm cự được với Mathew bao lâu".

Mấy phút sau, khi Lubji trở lại, Mathew vẫn còn đang đấm loạn lên. Anh ta tiếp tục phớt lờ đối thủ lúc đó đang leo lên võ đài. Huấn luyện viên giúp Lubji đeo găng.

"Nào, xem cậu làm ăn thế nào, Hoch", trung uý bảo.

Lubji dũng mãnh bước về phía võ sĩ vô địch trung đoàn, và khi còn cách một bước, anh thoi ngay một quả vào mũi Mathew. Nhà vô địch né đầu tránh, rồi đấm thẳng vào mặt Lubji.

Lubji loạng choạng lùi lại, tựa người vào dây rồi lại tiến lên. Anh kịp tránh một đòn phía trên vai, nhưng không may mắn như thế với đòn tiếp theo vào đúng cằm. Anh chỉ cầm cự thêm được vài giây nữa trước khi ngã vật xuống sàn lần thứ nhất. Đến cuối hiệp, mũi anh bị giập, cạnh mắt bị rách, máu hoen ra đỏ lòm.

Trung uý Wakeham cho dừng trận đấu, hỏi Lubji đã bao giờ học đấm bốc chưa. Cậu lắc đầu. "Nếu được huấn luyện tốt, cậu có thể khá đấy. Bỏ những việc cậu đang làm hiện nay. Hàng ngày, vào lúc sáu giờ, hãy đến nhà thể thao. Tôi nghĩ để cậu làm việc khác có ích hơn là đi xếp ghế".

Đến khi giải vô địch quốc gia được tổ chức, những người cu li khác không còn cười nữa. Ngay cả Mathew cũng phải thừa nhận tập với Hoch tốt hơn tập bằng túi đấm rất nhiều, và đó có thể là lý do anh ta vào đến vòng bán kết.

Buổi sáng, sau khi giải vô địch kết thúc, Lubji được lệnh trở lại làm nhiệm vụ cũ. Anh đang cuộn chiếc nệm cao su thì một trung sĩ bước vào nhà thể thao, nhìn quanh và gọi: "Och".

"Ngài gọi tôi?", Lubji giập gót đứng nghiêm.

"Cậu không nghe lệnh của trung đoàn sao, Och?" Viên trung sĩ từ phía kia nói vọng sang.

"Có, à không thưa ngài”.

"Hãy quyết định đi, Och, lẽ ra cậu phải trình diện sĩ quan tuyển lính mười lăm phút trước".

”Tôi không nhận ra...", Lubji nói.

"Tỏi không muốn nghe cậu viện lý do, Och. Tôi chỉ muốn cậu hãy vắt chân lên cổ mà chạy". Lubji chạy vụt đi, dù không hiểu là chạy đi đâu. Cậu đuổi kịp viên trung sĩ và anh này chỉ bảo: "Theo tôi nhanh lên, Och. Pronto".

"Pronto", Lubji nhắc lại. Mấy ngày rồi cậu mới lại gặp một từ mới.

Viên trung sĩ đi nhanh qua bãi tập và hai phút sau Lubji đã đứng trước mặt viên sĩ quan. Trung uý Wakeham cũng đã trở lại nhiệm vụ hàng ngày. Ông ta dụi điếu thuốc đang hút.

"Hoch này", Wakeham nói sau khi Lubij đứng nghiêm chào. "Tôi đã đề nghị chuyển cậu sang một trung đoàn chiến đấu, cấp bậc binh nhì".

"Vâng, thưa ngài, Cám ơn ngài", viên trung sĩ nói.

"Vâng, thưa ngài. Cám Ơn ngài". Lubji nhắc theo.

"Vậy được rồi. Còn điều gì cần hỏi không?".

"Không, thưa ngài. Cám ơn ngài", trung sĩ đáp ngay.

"Không, thưa ngài. Cám ơn ngài". Lubji nói theo. "Nhưng...".

Viên trung sĩ sầm mặt.

''Nhưng sao?" Trung uý ngước mắt lên.

"Điều này có nghĩa là tôi sẽ có cơ hội giết bọn Đức chứ ạ? "

"Nếu tôi không giết cậu trước", viên trung sĩ làu bàu.

Viên sĩ quan trẻ mỉm cười. "Có, có chứ. Bây giờ chỉ còn việc phải điền vào đơn tuyển.” Trung uý Wakeham nhúng ngòi bút vào mực, ngước nhìn Lubji. "Tên đầy đủ của cậu là gì?"

"Thưa ngài, tôi có thể làm được việc này". Lubji bước tới cầm bút. "Tôi có thể tự điền vào được".

Hai người đứng nhìn Lubji điền vào tất cả các ô trước khi ký tên rất to ở dưới.

"Khá lắm, Hoch”, viên trung uý nói sau khi kiểm tra tờ khai. "Nhưng cho tôi khuyên cậu một lời".

"Vâng, thưa ngài. Cám ơn ngài", Lubji nói.

"Có lẽ đã đến lúc cậu nên thay tên. Tôi nghĩ cậu khó mà trụ lâu được ở trung đoàn Bắc Stafford với cái tên Hoch".

Lubji ngần ngừ, nhìn xuống bàn trước mặt. Mắt cậu dán vào bao thuốc lá với hình một thuỷ thủ râu rậm nổi tiếng đang nhìn lại vào cậu. Cậu gạch cái tên Lubji Hoch và thay nó bằng John Player.

*

**

Ngay sau khi thay trang phục mới, việc đầu tiên của binh nhì Player là dạo một vòng quanh trại lính, giơ tay chào bất cứ cái gì động đậy.

Thứ Hai sau đó, anh được chuyển tới Aldershot theo một khoá huấn luyện cơ bản mười hai tuần. Sáng sáng anh vẫn dậy vào lúc sáu giờ, và mặc dù đồ ăn cũng chẳng khá hơn, ít nhất anh cũng cảm thấy mình được huấn luyện vì một mục đích xứng đáng là tiêu diệt quân Đức. Trong thời gian ở Aldershot, đêm ngày anh học bắn súng, sử dụng lựu đạn, địa bàn, học cách xem bản đồ. Anh có thể di chuyển chậm hoặc nhanh, bơi và đi bộ ba ngày liền không cần ăn uống. Ba tháng sau, khi anh trở lại trại, trung uý Wakeham không thể không nhận thấy vẻ tự tin ở anh chàng di cư người Tiệp, và cũng không ngạc nhiên khi đọc báo cáo rằng chàng lính mới này được đề nghị thăng cấp trước niên hạn.

Binh nhất Player được chuyển tới Tiểu đoàn Hai ở Cliftonville. Chỉ vài giờ sau khi phiên chế vào đơn vị, anh đã biết được Tiểu đoàn này cùng với hơn 10 Tiểu đoàn khác đang chuẩn bị cho cuộc đổ bộ vào Pháp. Tới mùa xuân năm 1944, miền nam nước Anh đã trở thành khu vực huấn luyện rộng lớn và binh nhất Player thường tham gia tập trận với binh lính Hoa Kỳ, Canada và Ba Lan.

Anh nóng lòng chờ tướng Eisenhower phát lệnh cuối cùng, để có thể, một lần nữa đối mặt với bọn Đức. Mặc dù luôn tự nhủ mình đang được chuẩn bị cho những trận cuối cùng của cuộc chiến, nhưng sự chờ đợi làm anh muốn phát điên. Ngoài những cái đã học ở Aldershot, ở Cliftonville, anh học thêm về lịch sử của Trung đoàn, địa hình bờ biển Normandy và thậm chí cả luật chơi crickét, nhưng dù chuẩn bị như thế, anh vẫn sốt ruột nằm trong trại "chờ ngày quả bóng bay lên".

Và rồi vào lúc nửa đêm ngày mùng 4 tháng Sáu năm 1944, mọi người đều tỉnh giấc bởi tiếng động cơ của hàng ngàn xe vận tải, và nhận ra rằng công việc chuẩn bị đã hoàn tất. Mệnh lệnh được truyền đi khắp trại và binh nhất Player biết rằng cuối cùng thì cuộc đổ bộ cũng đã bắt đầu.

Anh cùng đồng đội trèo lên xe, không thể không nhớ lại lần đầu bị ném lên xe tải. Khi đồng hồ điểm một tiếng vào sáng mồng 5, xe chở các trung đoàn Bắc Staffordshires lần lượt rời trại. Binh nhất Player ngước mắt nhìn sao và đoán họ đang di chuyển về phía nam.

Đoàn xe chạy suốt đêm, binh lính ôm súng chắc trong tay. Một vài người nói chuyện. Ai cũng nghĩ liệu có còn sống sót sau hai mươi bốn giờ tới không. Khi xe qua Winchester, những tấm biển mới dựng chỉ đường tới bờ biển. Vậy là những người khác cũng đã tích cực chuẩn bị cho ngày mồng 5. Binh nhất Player nhìn đồng hồ. Mới hơn ba giờ sáng. Đoàn xe vẫn tiếp tục chạy, binh lính không hề biết gì về nơi họ đang đến. "Tớ chỉ muốn được biết mình đang đi đâu", một hạ sĩ ngồi đối diện Player nói.

Phải một tiếng sau đoàn xe mới dừng lại ở bến cảng Portsmouth. Từng đoàn lính xuống xe, xếp thành đội ngũ chờ lệnh.

Đơn vị của Player đứng thành ba hàng im lặng, một vài người run rẩy vì lạnh, một số khác vì sợ, trong khi đứng chờ bước lên những chiếc tàu lớn đang neo trong cảng trước mặt. Họ phải vượt khoảng cách hơn một trăm dặm biển trước khi đến được bờ biển nước Pháp.

Binh nhất Player nhớ lại lần đầu tìm kiếm chiếc tàu để chở anh đi càng xa bọn Đức càng tốt. Ít ra thì lần này anh cũng không còn phải lo chết ngạt trong hầm tầu chất đầy bao tải bột mỳ.

Có tiếng lạo xạo trên loa phóng thanh.

"Đây là thiếu tướng Hampston", giọng người nói trên loa. "Tất cả chúng ta sẽ lên tầu tham gia chiến dịch Overlord, đổ bộ vào nước Pháp. Một đội tàu lớn nhất trong lịch sử sẽ đưa chúng ta vượt eo biển Măngsơ. Hộ tống chúng ta là chín tầu chiến, hai mươi ba khinh hạm, một trăm linh bốn khu trục hạm và bảy mươi mốt tầu hộ tống nhỏ khác. Đó là chưa kể vô vàn những tầu khác thuộc đội thương thuyền cùng phối hợp. Bây giờ các trung đội trưởng sẽ truyền đạt mệnh lệnh".

Mặt trời mọc lên khi trung uý Wakeham phổ biến xong mọi việc, truyền lệnh cho toàn trung đội lên chiếc tầu mang tên Undaunted. Họ vừa lên hết thì chiếc khu trục hạm nổ máy, bắt đầu chuyến hải trình đầy sóng gió qua biển Măngsơ, mà vẫn không biết họ sẽ đổ bộ lên địa điểm nào.

Trong giờ đầu tiên (Tướng Einsenhower đã chọn một đêm biển động, mặc cho các chuyên gia khí tượng can ngăn), binh lính hát, kể chuvện tiếu lâm và những câu chuyện về những cuộc chinh phục khó có khả năng xảy ra. Khi binh nhất Player kể cho họ nghe anh đã lần đầu làm tình với một cô gái di-gan như thế nào, sau khi cô này giúp lấy viên đạn của bọn Đức ghim sâu trên vai anh, họ cười càng mạnh hơn và viên trung sĩ bảo đó mới là câu chuyện khó tin nhất mà họ nghe hôm đó.

Trung úy Wakeham, lúc này đang quỳ phía mũi tầu, đột nhiên giơ cao tay phải ra hiệu cho mọi người im lặng. Chỉ vài phút nữa, họ sẽ đổ bộ vào vùng bờ biển chẳng lấy gì làm mến khách. Player kiểm tra trang bị. Anh mang theo một mặt nạ chống hơi độc, một súng trường, hai túi đạn, một số đồ ăn và một chai nước. Mang tất cả những thứ đó trên người chẳng khác gì bị cùm chân khoá tay. Khi chiếc khu trục hạm thả neo, anh vọt theo trung uý Wakeham lên một chiếc xe lội nước. Vài phút sau, họ đã tiến về phía bờ biển Normandy. Nhìn xung quanh, anh có thể thấy nhiều đồng đội còn đang lò dò vì say sóng. Một loạt đại bác rót vào đội hình của họ, và Player thấy đồng đội của mình trên các tầu khác bị chết hoặc bị thương.

Khi chiếc xe lội nước bò lên bờ, Player nhảy xuống theo trung uý Wakeham. Mới được khoảng hai mươi mét thì một trái đạn pháo rơi ngay phía trái anh. Vài giây sau, anh nhìn thấy một hạ sĩ loạng choạng chạy thêm vài bước trước khi bị một băng đạn găm thẳng vào ngực. Phản xạ theo bản năng là tìm chỗ nấp, nhưng xung quanh không có, vì vậy anh buộc mình phải tiếp tục tiến lên. Anh bắn, tuy không biết quân địch ở chỗ nào.

Anh vẫn chạy, không để ý đến bao nhiêu đồng đội đã ngã xuống. Bãi biển vào buổi sáng tháng Sáu ấy phủ đầy xác lính. Player không nhớ đã bị ghìm chân trên mặt cát bao lâu, vì cứ vài bước nhích lên được thì anh lại phải nằm im dưới làn đạn với thời gian gấp đôi. Mỗi lần nhỏm dậy, số đồng đội chạy cùng anh lại ít hơn đi. Trung Uý Wakeham cuối cùng cũng dừng lại khi tới được chỗ vách đá. Player chạy sau một đoạn. Viên sĩ quan trẻ thở hồng hộc, phải một lúc sau mới đủ sức ra mệnh lệnh.

Khi Trung đội đã thoát khỏi khu vực bãi biển, trung uý Wakeham điểm lại số quân: hai mươi tám người nay chỉ còn mười một. Người giữ máy bộ đàm truyền lệnh phải tiếp tục tấn công. Player là người duy nhứt tỏ ra hài lòng. Hai tiếng đồng hồ sau đó, họ chậm chạp di chuyển về phía địch, chỉ có những rào cây và những hố sâu làm nơi che chắn, mỗi lúc lại thêm người ngã xuống. Mãi khi mặt trời sắp lặn, họ mới được phép dừng lại nghỉ. Trại được dựng vội vã, nhưng ít ai ngủ được trong khi tiếng đạn địch vẫn nổ như xé vải.

Player muốn là người đầu tiên giáp mặt với quân Đức. Khi biết chắc không ai nhìn thấy, anh ra khỏi trại, hướng về phía địch, cứ theo luồng đạn dẫn đường của chúng mà tiến. Sau bốn mươi phút chạy, đi và cả bò, anh nghe thấy tiếng nói của bọn Đức. Anh đi vòng quanh chỗ có vẻ là vị trí tiền tiêu của chúng, cho tới khi phát hiện một tên lính Đức đang ngồi ỉa trong bụi rậm. Anh bò đến phía sau, và đúng khi hắn cúi người kéo quần thì nhảy bổ lên. Một tay chẹn họng, anh vặn đầu bẻ gẫy cổ rồi buông hắn xuống bụi cây. Anh lấy thẻ quân hiệu, mũ sắt của hắn rồi trở về trại.

Khi cách trại khoảng một trăm mét, anh nghe có tiếng quát: "Ai?"

"Cô bé quàng khăn đỏ", Player vừa vặn nhớ ra mật hiệu.

"Bước lên để nhận diện".

Player bước lên vài bước và đột nhiên cảm thấy đầu nhọn của lưỡi lê dí sát lưng, một chiếc khác tì sát cổ họng. Không nói một lời, họ dẫn thẳng anh tới lều của trung uý Wakeham. Viên trung uý trẻ chăm chú lắng nghe Player kể, chỉ thỉnh thoảng mới hỏi lại một vài thông tin cho chính xác.

"Được rồi, Player", trung uý nói sau khi tay trinh sát nghiệp dư nói xong. "Tôi muốn cậu vẽ lại chính xác nơi cậu cho là địch đóng trại. Tôi cần biết chi tiết địa hình, khoảng cách, số lượng.... bất cứ cái gì cậu nhớ đều có thể giúp cho chúng ta tiến công. Làm việc đó xong, hãy cố mà ngủ một chút. Khi trời sáng, cậu sẽ là người dẫn đường cho đơn vị.”

"Tôi có phải phạt anh ta vì đã rời trại khi chưa có lệnh của sĩ quan chỉ huy không?" Viên trung sĩ trực ban hỏi.

"Không", Wakeham trả lời. "Với cương vị chỉ huy trung đội, tôi quyết định thăng cấp hạ sĩ cho Player và lệnh này có hiệu lực ngay lập tức". Hạ sĩ Player mỉm cười, giơ tay chào và trở về trại. Nhưng trước khi đi ngủ, anh đã khâu hai vạch lên tay áo.

*

**

Trong khi Trung đoàn vất vả vượt qua từng dặm đường tiến sâu vào đất Pháp, Player tiếp tục dẫn các thám quân luồn về phía sau phòng tuyến địch và bao giờ cũng trở về với những tin tức quan trọng. Đáng giá nhất là cái lần anh mang theo một sĩ quan Đức bị bắt sống khi chưa kịp kéo quần lên.

Trung uý Wakeham rất có ấn tượng với chiến công này của Player và càng hài lòng hơn khi mở cuộc thẩm vấn hắn thì lại phát hiện ra rằng viên hạ sĩ của mình còn có thể đóng vai trò phiên dịch.

Sáng hôm sau, họ tấn công làng Orbec và đến tối thì vào được trong làng. Viên trung uý gửi một bức điện về sở chỉ huy, báo cáo rằng nhũng tin tức của hạ sĩ Player đã góp phần rút ngắn trận đánh.

Ba tháng sau ngày binh nhất Player đổ bộ lên Normandy, trung đoàn Bắc Staffordshires diễu hành trên đường Champs Elysees, và thượng sĩ Player chỉ duy nhất nghĩ tới một điều là tìm được một phụ nữ nào đó có thể cùng với anh nghỉ ngơi trong ba ngày phép, hoặc may mắn hơn nữa là tìm được ba người phụ nữ, mỗi người ngủ với anh một đêm.

Nhưng trước khi được phép đi nghỉ, tất cả các hạ sĩ quan được lệnh phải trình diện uỷ ban đón tiếp quân đồng minh. Tại đó họ sẽ được chỉ dẫn cho cách thức đi lại, sinh hoạt ở Paris. Thượng sĩ Player không tưởng tượng ra cách nào có thể làm lãng phí thời gian vàng ngọc của anh hơn thế. Anh thừa biết cách đi lại ở bất cứ một thành phố thủ đô nào của châu Âu và chỉ muốn được nhanh chóng ra đi trước khi đám lính Mỹ tán tỉnh hết những phụ nữ dưới bốn mươi.

Khi thượng sĩ Player đến uỷ ban đón tiếp có trụ sở trong một ngôi nhà bị trưng dụng ở Place de la Madeleine, anh ngồi xếp hàng đợi nhận một tập thông tin về những quy định và những chỉ dẫn khi ở trên lãnh thổ đồng minh : làm thế nào đến đuợc tháp Eiffel, câu lạc bộ hoặc tiệm ăn nào vừa với túi tiền, cách tránh bị bệnh hoa liễu... Những thông tin này xem ra được soạn thảo bởi một nhóm các bà sồn sồn, hai mươi năm qua chưa biết bên trong một hộp đêm có cái gì.

Cuối cùng, khi đến được đầu hàng, anh đứng đờ người, không thốt được lời nào bằng bất cứ thứ tiếng gì. Một cô gái trẻ, mảnh dẻ, đôi mắt nâu sâu thẳm, tóc đen gợn sóng đang đứng sau bàn, mỉm cười với anh chàng thượng sĩ cao to, bẽn lẽn. Nàng trao tập thông tin, nhưng anh đứng im không động đậy.

"Ngài còn hỏi gì không?" Nàng hỏi bằng tiếng Anh pha giọng Pháp.

"Có đấy", anh trả lời. "Tên cô là gì?"

"Charlotte", nàng đáp, mặt đỏ bừng, mặc dù từ sáng tới giờ đã phải trả lời câu này hàng chục lần.

"Cô là người Pháp?" Anh hỏi tiếp.

Nàng gật đầu.

"Thôi chứ, thượng sỹ", một hạ sĩ đứng sau anh giục.

"Ba ngày tới cô có bận gì không?" Anh chuyển sang hỏi bằng tiếng Pháp.

"Cũng không bận lắm. Nhưng tôi còn phải làm nhiệm vụ độ hai tiếng nữa".

"Vậy thì tôi sẽ đợi", anh nói và đi tới ngồi xuống chiếc ghế băng bằng gỗ gần đó.

Trong 120 phút tiếp theo, John Player không mấy khi rời mắt khỏi cô gái tóc đen, trừ những lúc sốt ruột nhìn chiếc kim phút chậm chạp nhích trên chiếc đồng hồ treo tường phía sau nàng. Anh thấy mừng vì đã ngồi đợi, chứ không nói là lát nữa quay lại, bởi vì trong hai tiếng đồng hồ ấy, anh thấy một vài người lính khác cũng vươn người hỏi nàng đúng câu anh đã hỏi. Mỗi lần như vậy, nàng lại nhìn về phía chàng thượng sỹ, mỉm cười và lắc đầu. Cuối cùng, sau khi trao lại nhiệm vụ cho một bà trạc ngoài bốn mươi, nàng đến chỗ anh. Bây giờ đến lượt nàng đặt câu hỏi.

"Trước tiên anh muốn làm gì?".

Anh không nói, nhưng sung sướng đồng ý để nàng dẫn đi thăm Paris.

Trong ba ngày tiếp theo, lúc nào anh cũng cặp kè bên cạnh Charlotte, chỉ trừ khi nàng buộc phải trở lại căn phòng nhỏ của mình vào lúc mờ sáng. Anh đã trèo lên tháp Eiffel, đi bộ dọc sông Seine, thăm bảo tàng Louvre, theo đúng những lời khuyên trong tập tài liệu được phát, tức là lúc nào cũng có ít nhất vài anh lính quanh quẩn gần đó, mà mỗi lần anh đi qua là họ lại không giấu nổi ánh mắt ghen tị.

Họ dùng bữa trong một khách sạn đông nghịt, khiêu vũ trong các hộp đêm cũng đông đến nỗi chỉ có thể đứng yên một chỗ mà xoay người, và nói đủ mọi thứ chuyện, trừ nói về cuộc chiến. Trong lúc uống cà phê ở khách sạn Cancelier, anh kể cho cô nghe về gia đình mình ở Douski mà bốn năm nay chưa được gặp lại.

Anh kể cho nàng nghe tất cả những gì đã xảy ra với mình, kể từ ngày trốn khỏi Tiệp Khắc, trừ những đêm anh có với Mari. Nàng kể cho anh nghe về cuộc sống ở Lyon, nơi cha mẹ nàng có một quầy rau quả nhỏ, và nàng đã sung sướng thế nào khi quân đồng minh tái chiếm nước Pháp thân yêu của nàng. Và bây giờ thì nàng chỉ mong chiến tranh sớm chấm dứt.

"Nhưng phải sau khi tôi được huân chương chiến công", anh nói với nàng.

Nàng rùng mình, vì nàng đọc trong báo thường thấy nhiều người chỉ được tặng huân chương sau khi đã hy sinh. "Nhưng khi chiến tranh kết thúc, anh định làm gì?” Nàng hỏi. Lần này anh ngần ngừ, vì nàng đã hỏi đúng điều mà anh chưa sẵn sàng có câu trả lời.

"Trở lại Anh để làm giàu", cuối cùng anh bảo.

"Bằng cách nào?"

"Chắc chắn không phải là đi bán báo”, anh đáp.

Trong ba ngày ba đêm ấy, họ chỉ ngủ một vài tiếng; đó là thời gian duy nhất họ xa cách nhau. Cuối cùng, khi chia tay Charlotte trước căn phòng nhỏ của nàng, anh hứa: "Ngay sau khi chiếm dược Berlin, anh sẽ trở lại tìm em”.

Mặt buồn rười rượi, Charlotte nhìn theo chàng thượng sĩ mà nàng đã đem lòng yêu, bởi vì có quá nhiều người bạn đã cảnh báo nàng rằng một khi họ đã ra đi, nàng sẽ không còn bao giờ thấy lại họ. Và những lời nói xem ra là đúng, vì Charlotte Reville không còn bao giờ gặp lại John Player.

Thượng sĩ Player trình diện ở trại chỉ vài phút trước khi điểm danh. Anh vội vàng cạo râu, thay áo trước khi xem mệnh lệnh của đại đội để biết rằng sĩ quan chỉ huy muốn anh tới gặp ông vào lúc 9:00 giờ.

Anh bước vào văn phòng, đứng nghiêm chào khi đồng hồ điểm chín tiếng. Anh đã nghĩ tới cả trăm lý do cho cuộc gặp này. Nhưng hoá ra sai tất.

Vị đại tá ngồi sau bàn ngước mắt nhìn, "Tôi rất lấy làm tiếc, Player ạ. Nhưng cậu phải rời khỏi trung đoàn", ông nhẹ nhàng bảo.

" Tại sao, thưa ngài?" Player không tin, hỏi lại. "Tôi làm gì sai ạ?"

"Không phải", ông cuời bảo. "Không làm gì sai, mà còn ngược lại. Đề nghị của tôi về việc đề bạt cậu làm sĩ quan đã được Bộ chỉ huy tối cao chấp thuận. Vì vậy cậu nên tới một đơn vị khác để khỏi phải chỉ huy những người mới vừa đây còn ngang vai phải lứa với cậu ".

Player đứng nghiêm, miệng há hốc.

"Tôi chỉ làm đúng theo những quy định trong quân ngũ", vị đại tá giải thích. "Tất nhiên trung đoàn sẽ thiếu đi những khả năng đặc biệt của cậu, nhưng tôi tin một lúc nào đó trong tương lai, sẽ lại được nghe tin về cậu. Tất cả những gì tôi có thể làm bây giờ là chúc cậu may mắn ở Trung đoàn mới".

"Cám ơn ngài", anh nói và nghĩ cuộc gặp đến đó là kết thúc. "Cám ơn ngài rất nhiều".

Anh chuẩn bị chào thì vị đại tá nói thêm: "Tôi có thể khuyên cậu một lời trước khi cậu đến đơn vị mới không?"

"Vâng, thưa ngài", viên trung uý mới được phong chức đáp.

"John Player là một cái tên nghe hơi buồn cười. Hãy tìm một cái tên nào đó ít có khả năng làm cho binh lính dưới quyền cười nhạo sau lưng cậu".

Sáng hôm sau, lúc 7 giờ, trung uý Richard lan Armstrong trình diện tại văn phòng sĩ quan của Trung đoàn Nhà Vua.

Khi đi ngang sân của đơn vị trong bộ quân phục được may đo, phải mất mấy phút anh mới quen với cảm giác được các binh lính đi qua giơ tay lên mũ chào. Khi vào ăn sáng với các sĩ quan cùng đơn vị, anh cẩn thận để ý xem họ sử dụng thìa dĩa như thế nào. Sau bữa sáng ăn rất ít, anh đến trình diện sĩ quan chỉ huy mới của mình, đại tá Oakshott, mặt đỏ như gà chọi, tính tình dễ gần và vừa gặp đã oang oang nói ông từng nghe danh tiếng của anh ngoài mặt trận.

Richard, hay Dick như các sĩ quan khác gọi anh, hãnh diện được phục vụ trong một Trung đoàn nổi tiếng như thế. Nhưng anh càng thấy thích thú hơn vì là một sĩ quan quân đội Anh song lại nói thứ tiếng Anh pha giọng nước ngoài, mà chỉ nghe là nhận ra ngay. So với cái thời còn ở trong hai phòng chật cứng ở Douski, thì anh đã tiến một bước rất xa. Ngồi bên lò sưởi trong Câu lạc bộ sĩ quan của Trung đoàn Nhà vua, nhâm nhi li rượu ngọt, anh thấy chẳng có lý gì mình lại không thể tiến xa hơn nữa.

Tất cả các sĩ quan phục vụ trong Trung đoàn Nhà vua chẳng bao lâu đã biết về những chiến công trước đây của trung uý Armstrong, và khi trung đoàn tiến vào đất Đức, bằng lòng dũng cảm và luôn đi đầu ngoài mặt trận, anh đã làm mọi người, kể cả những người đa nghi nhất, tin rằng đó không phải là những chuyện huyênh hoang. Nhưng ngay cả binh lính trong trung đội của anh cũng sửng sốt trước lòng can đảm của người chỉ huy trong trận Ardennes, chỉ sau khi anh về đơn vị được ba tuần.

Toán quân tiên phong do Armstrong chỉ huy thận trọng tiến vào ngoại vi một làng nhỏ, nghĩ rằng quân Đức đã rút về củng cố vị trí trên những ngọn đồi nhìn xuống làng. Nhưng Trung đội của anh vừa đi được vài trăm mét dọc con đường chính trong làng thì gặp phải lưới lửa của địch. Trong tay chỉ có khẩu súng ngắn và một trái lựu đạn, trung uý Armstrong lập tức xác định được vị trí hỏa lực địch và "không kể gì mạng sống" như điện báo sở chỉ huy mô tả hành động của anh, lao ngay về phía đó.

Anh kịp giết chết ba tên lính Đức cố thủ trong đó, trước khi người phó của anh kịp đến hỗ trợ. Sau đó anh lại lao về phía chiến hào thứ hai, ném lựu đạn vào, giết chết ngay hai tên nữa. Cờ trắng xuất hiện ở chiến hào cuối cùng, rồi ba tên lính trẻ măng từ từ chui lên, giơ tay hàng. Một tên mỉm cười bước tới. Armstrong cười đáp lại, rồi nổ súng vào đầu hắn. Hai tên còn lại ngước nhìn anh, nét mặt cầu khẩn. Armstrong tiếp tục mỉm cười trong khi nổ súng vào ngực cả hai.

Viên thượng sĩ chạy đến, miệng vẫn còn thở hồng hộc. Viên trung uý trẻ xoay người nhìn anh ta, nụ cười còn đọng trên môi, tra súng vào bao và bảo: "Với những thằng khốn nạn này, làm thế mới chắc".

"Vâng, thưa ngài", viên thượng sĩ nói nhỏ.

*

**

Tối đó, sau khi hạ trại, Armstrong lấy chiếc mô tô Đức phóng về Paris nghỉ phép bốn mươi tám tiếng, đến bảy giờ sáng hôm sau thì tới cửa căn phòng của Charlotte.

Khi được người gác cổng báo có trung uý Armstrong muốn gặp, Charlotte bảo không quen ai có cái tên đó, nghĩ chắc lại một sĩ quan nào đó muốn cô đưa đi thăm thú Paris. Nhưng khi bước ra, nàng giang rộng hai tay ôm chặt lấy anh, và họ không rời khỏi phòng suốt ngày đêm hôm đó. Bà gác cổng, tuy là người Pháp chính cống cũng phải sửng sốt. "Tôi nghĩ vẫn còn chiến tranh, mà hai người trước đây chưa từng quen nhau", bà nói với chồng.

Tối chủ nhật, khi trở lại mặt trận, Dick bảo rằng lần sau trở lại, hẳn anh đã vào Berlin và lúc đó họ sẽ làm lễ cưới. Anh ngồi lên xe, nổ máy phóng đi. Nàng đứng bên cửa sổ, trong bộ đồ ngủ, nhìn mãi cho tới khi anh khuất bóng. "Chỉ trừ phi anh chết trước khi vào được Berlin, anh yêu quý".

Trung đoàn Nhà Vua là một trong những đơn vị được chọn để tấn công Hambourg, còn Armstrong thì lại muốn mình là viên sĩ quan đầu tiên đặt chân vào thành phố. Sau ba ngày chiến đấu ác liệt, Hambourg thất thủ.

Sáng hôm sau, Thống chế Bernard Montgomery vào thành phố. Ông đứng phía sau xe jeep nói chuyện với binh lính thuộc các binh chủng. Ông đảm bảo với họ rằng không bao lâu nữa, chiến tranh sẽ kết thúc và họ sẽ được về nhà. Sau đó ông xuống xe trao tặng huân chương cho những người dũng cảm. Trong số những người được tặng Huân chương chiến công có đại uý Richard Ian Armstrong.

Hai tuần sau, Tướng Einsenhower chấp nhận việc Đức đầu hàng vô điều kiện. Ngày hôm sau, đại uý Richard Armstrong được nghỉ phép một tuần. Dick lại phóng xe về Paris. Lần này, bà gác cổng đưa anh lên thẳng phòng Charlotte.

Sáng hôm sau, Charlotte trong bộ đồ trắng và Dick trong bộ quân phục mới, đi bộ dến toà thị chính. Ba mươi phút sau, họ bước ra dưới cái tên ông và bà Armstrong, bà gác cổng đóng vai người làm chứng. Ba ngày trăng mật, họ phần lớn ở trong căn phòng của Charlotte. Khi Dick trở lại đơn vị, anh nói với nàng rằng chiến tranh đã kết thúc, anh định sẽ rời quân đội, đưa nàng trở lại Anh cùng xây dựng sự nghiệp và hạnh phúc.

*

**

"Giờ hết chiến tranh rồi, cậu định làm gì hả Dick?" Đại tá Oakshott hỏi.

"Thưa ngài, có đấy. Tôi định trở về Anh tìm một công việc nào đó", Armstrong đáp.

Oakshott giở một tập hồ sơ trên bàn trước mặt ông. "Nhưng mà tôi lại có việc cho cậu ở Berlin này".

"Làm gì, thưa ngài?”.

"Bộ chỉ huy tối cao đang tìm một người đứng đầu PRISC, và tôi nghĩ cậu là ứng cử viên lý tưởng cho chức vụ đó".

"PRISC là cái gì...."

"Ban Kiểm soát Dịch vụ Thông tin và Quan hệ Công cộng. Cái ban này cứ như đặt ra để dành riêng cho cậu vậy. Chúng tôi đang tìm một người có thể bảo vệ có hiệu quả trường hợp của Anh, đồng thời cũng đảm bảo báo chí không bị xiết nghẹt quá. Thắng cuộc chiến đã khó, nhưng thuyết phục được thế giới bên ngoài rằng chúng ta đối xử với kẻ thù một cách bình đẳng xem ra còn khó hơn. Ngưòi Mỹ, người Anh, người Pháp sẽ chỉ định đại diện của họ, vì vậy chúng ta cũng cần có người làm việc đó. Cậu nói được nhiều thứ tiếng, có đầy đủ tiêu chuẩn đáp ứng công việc. Mình nên nói thẳng với nhau, Dick ạ. Cậu đâu có gia đình ở Anh mà phải vội về"

Armstrong gật đầu. Một lát sau. anh nói: "Nói theo kiểu Thống chế Montgomery: Để làm việc đó, ngài cho tôi vũ khí gì?"

"Một tờ báo", Oakshott đáp. "Der Telegraf là một trong những tờ nhật báo ở thành phố này. Hiện nó thuộc quyền sở hữu của một người Đức tên là Arno Schultz. Ông ta luôn kêu ca không thể cho máy in chạy đủ công suất vì luôn phải lo chuyện thiếu giấy, còn điện thì liên tục bị cắt. Chúng ta muốn Der Telegraf xuất hiện hàng ngày trên đường phố, phổ biến quan điểm của chúng ta. Tôi không nghĩ được ai có thể làm nó tốt hơn cậu".

"Der Telegraf không phải là tờ báo duy nhất ở Berlin", Armstrong nói.

"Đúng thế. Một người Đức khác đang làm chủ tờ Der Berliner trong khu người Mỹ; việc này lại càng có thêm lý do tại sao Der Telegraf phải thành công. Vào lúc này, Der Berliner bán được gấp đôi số lượng Der Telegraf, và chúng ta muốn ngược lại".

"Vậy thì tôi có những quyền hành gì?".

"Cậu được tự do hành động. Cậu có thể lập văn phòng, tuyển nhân viên với số lượng mà cậu nghĩ là cần cho công việc. Cậu được một căn hộ, có nghĩa là cậu có thể đón vợ qua". Oakshott dừng lại. "Dick này! Có lẽ cậu cần một chút thời gian suy nghĩ về việc này chứ?".

"Thưa ngài, tôi vui lòng nhận nó".

"Tốt lắm. Bắt đầu bằng việc thiết lập các mối quan hệ. Nếu có vấn đề gì, hãy liên hệ với tôi. Còn nếu cậu thực sự gặp rắc rối, thì những từ "Uỷ ban Kiểm soát Đồng minh" có thể bôi trơn mọi thứ bánh xe trên đời.

Đại uý Armstrong chỉ cần một tuần đã trưng thu được một văn phòng phù hợp với công việc ở ngay trung tâm khu vực do Anh quản lý : một phần vì trong các câu nói anh luôn sử dụng từ "Uỷ ban Kiểm soát Đồng minh". Còn để ký được hợp đồng với mười một nhân viên văn phòng thì mất nhiều thời gian hơn một chút, vì những người giỏi nhất đã và đang làm việc cho Uỷ ban Kiểm soát. Anh bắt đầu lén liên hệ với một người có tên là Sally Carr, thư ký của một vị tướng; người này trước chiến tranh đã từng làm cho tờ Daily Chronicle ở London.

Khi Sally đến, chỉ vài ngày sau văn phòng đã bắt đầu hoạt động. Cú tiếp theo của Armstrong là khi anh phát hiện ra trung uý Wakeham đang ở Berlin, làm việc phân bổ vận tải. Sally bảo Wakeham đang chán ngấy cái việc suốt ngày ngồi điền vào các tài liệu đi đi lại lại. Armstrong bèn mời anh ta làm phó cho mình và ngạc nhiên khi thấy người chỉ huy cũ vui vẻ nhận lời. Phải mấy ngày sau anh mới quen với việc gọi anh ta bằng cái tên Peter.

Armstrong tuyển đội ngũ gồm một thượng sỹ, hai hạ sĩ và nửa tá binh nhì trong Trung đoàn Nhà vua, những người có đủ tiêu chuẩn mà anh yêu cầu. Họ trước đây đều là dân đi bụi ở khu phía đông Lonđon. Trong số đó, anh chọn binh nhì Reg Benson, người sắc sảo nhất, làm tài xế riêng. Việc tiếp theo là trưng dụng một căn hộ ở Paulsstrasse của một vị thiếu tướng đã trở lại Anh. Sau khi đại tá Oakshott ký các giấy tờ cần thiết, Armstrong bảo Sally gửi điện cho Charlotte ở Paris.

"Anh muốn nói gì nào?” Sally giở giấy ra và hỏi.

"Đã tìm được chỗ ở thích hợp. Thu xếp mọi việc qua đây ngay".

Trong khi Sally viết lại, Armstrong đứng dậy. "Tôi đến toà báo Der Telegraf xem Arno Schultz thế nào. Cô lo mọi việc cho tốt khi tôi trở lại".

"Còn cái này thì sao?" Sally hỏi, đưa cho anh một lá thư.

"Thư nói gì?" Anh liếc qua rồi hỏi.

"Thư của một nhà báo ở Oxford muốn tới thăm Berlin để viết về việc người Anh chiếm đóng đối xử với người Đức thế nào".

"Vậy thì quá tốt", Armstrong vừa nói vừa đi ra cửa. "Nhưng cô nên sắp xếp cho anh ta gặp tôi trước đã".
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10


Báo

NEWS CHRONICLE

Ngày 1 tháng Mười, 1946

TOÀ ÁN NUREMBERG: TỘI ÁC CỦA GOERING ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ VÌ TẦM CỠ CỦA NÓ.

Khi Keith Townsend đến trường Worcester, Oxford theo học khoa Chính trị, Triết học và Kinh tế, cảm giác đầu tiên của anh về nước Anh hoàn toàn giống như những gì anh đã nghĩ: tự mãn, hợm hĩnh và kênh kiệu, cứ như vẫn đang là thời đại Nữ hoàng Victoria. Xã hội chỉ phân chia hai loại người: các sĩ quan và các đẳng cấp khác, và vì Keith từ xứ thuộc địa đến, nên ai nấy đều sớm tỏ cho anh thấy rõ anh thuộc đẳng cấp nào.

Hầu như tất cả sinh viên cùng trường đều là hình ảnh của một ông Jessop thủa còn trẻ, và đến cuối tuần lễ đầu tiên, Keith lẽ ra đã sung sướng trở về nhà nếu như không có ông thầy hướng dẫn thảo luận tổ của anh. Tiến sĩ Howard lại là bức tranh tương phản hoàn toàn với ông hiệu trưởng cũ. Ông không tỏ vẻ ngạc nhiên khi anh chàng thanh niên người Úc, trong lúc uống rượu đã nói với ông rằng anh ta khinh bỉ cái hệ thống đẳng cấp của nước Anh, thể hiện rất rõ trong đám học sinh của trường. Thậm chí ông còn kiềm chế không bình luận về bức tượng bán thân của Lênin mà Keith để trên nóc lò sưởi, nơi năm trước còn treo ảnh Hầu tước Salisbury.

Tiến sĩ Howard không sẵn có cách giải quyết vấn đề đẳng cấp. Thực tế, lời khuyên duy nhất của ông là anh nên dự Hội chợ của sinh viên mới vào trường: ở đó anh sẽ biết tất cả về những câu lạc bộ, những hội mà sinh viên có thể tham gia, và có lẽ sẽ tìm được những gì hợp với sở thích của mình.

Theo lời khuyên của tiến sĩ Howard, suốt buổi sáng hôm sau Keith ngồi nghe người ta giảng giải tại sao anh cần phải trở thành hội viên Câu lạc bộ bơi thuyền, Hội tem, Hội kịch, Hội cờ vua, Hội huấn luyện sĩ quan và đặc biệt là tờ báo của sinh viên. Nhưng sau khi gặp tổng biên tập của tờ Cherwell và nghe quan điểm của anh ta về việc cần quản lý tờ báo như thế nào, anh quyết định tập trung vào chính trị. Anh rời hội chợ sinh viên, có trong tay đơn xin gia nhập Liên đoàn Oxford và Câu lạc bộ Lao Động.

Thứ Ba tiếp theo, Keith tìm đường đến Cánh tay Những Người Thợ xây. Ở đó người coi quầy rượu chỉ cho anh theo cầu thang lên một căn phòng nhỏ là nơi thành viên CLB Lao Động thường họp.

Chủ tịch CLB Rex Siddons lập tức nghi ngờ người anh em Keith vì anh chàng này ngay từ đầu cứ đòi nói chuyện với ông ta. Townsend có đủ mọi biểu hiện của một tay thuộc phái Bảo thủ truyền thống: cha được phong tước, học trường tư, có tiền học riêng và lại còn có cả chiếc ô tô cũ hiệu Mate.

Nhưng qua nhiều tuần, và tối thứ Ba nào các hội viên của CLB Lao Động cũng được nghe quan điểm của Keith về nền quân chủ, về trường tư thục, hệ thống huy chương và tầng lớp thượng lưu của Oxford và Cambridge, thì anh trở thành Đồng chí Keith. Một vài người sau khi họp còn đến phòng anh, thảo luận tới sáng về cách làm thế nào để thay đổi thế giới một khi họ đã ra khỏi cái "nơi kinh khủng này".

Suốt học kỳ đầu, Keith ngạc nhiên thấy nếu anh không có mặt trong buổi lên lớp, hoặc thậm chí không có mặt trong buổi thảo luận tổ mà sẽ phải đọc bài của mình cho thầy hướng dẫn nghe, anh không hề bị trừng phạt hoặc thậm chí bị quở trách. Phải mất vài tuần anh mới làm quen được với một hệ thống tự giác khép mình vào kỷ luật, và đến cuối học kỳ đầu, cha anh doạ nếu anh không chí thú học hành, ông sẽ cắt trợ cấp, lôi anh về nhà làm việc.

Trong học kỳ hai, cứ thứ Sáu Keith lại viết một lá thư dài cho cha, kể rõ về khối lượng bài vở mà anh đang làm và điều này hình như đã ngăn bớt được những lời trách mắng. Thỉnh thoảng anh còn lên lớp ngồi nghe, nhưng đầu thì tập trung vào việc tìm cách hoàn thiện hệ thống chơi rulét.

Trong kỳ hè, Keith phát hiện ra Cheltenham, Newmarket, Ascot, Doncaster và Epsom (1), vì thế đảm bảo anh không bao giờ còn đủ tiền mua một sơ mi mới, hoặc thậm chí một đôi tất mới.

Suốt kỳ nghỉ, rất nhiều lần anh phải ăn tại ga tàu hoả, mà vì ở gần Worcester nên nhiều sinh viên coi đó như căng tin trường. Một tối, sau khi uống hơi quá chén tại Cánh tay Những người Thợ xây, Keith bôi lên bức tường có từ thế kỷ XVIII của Worcester hàng chữ tiếng Pháp: "Tuyệt diệu, nhưng không phải nhà ga".

Cuối năm học thứ nhất, Keith chẳng có gì nhiều để chứng tỏ thành quả của mười hai tháng học hành tại đại học, ngoài một nhóm nhỏ bạn bè, những người cũng giống như anh quyết tâm thay đổi chế độ này để đem lại lợi ích cho đa số.

Mẹ anh thường xuyên viết thư gợi ý anh nên nhân kỳ nghỉ qua thăm châu Âu vì rất có thể không bao giờ anh còn dịp làm được như vậy. Anh nghe lời khuyên của bà, bắt đầu vạch ra một kế hoạch mà lẽ ra anh đã thực hiện được nếu không gặp tay nhà báo phụ trách các tin chính của tờ Oxford Mail khi uống bia trong một quán nhỏ.

Mẹ thân yêu,

Con mới nhận được thư trong đó mẹ gợi ý những việc con nên làm trong kỳ nghỉ. Con đã nghĩ nghe theo lời khuyên của mẹ, đánh xe đi dọc bờ biển của nước Pháp, có thể đến tận Deauville, nhưng đó là trước khi con gặp biên tập viên của tờ Oxford Mail ; ông này lại muốn tạo cơ hội cho con tới thăm Berlin.

Họ muốn con viết bốn bài, mỗi bài khoảng một ngàn từ, về cuộc sống ở nước Đức dưới thời các lực lượng Đồng minh chiếm đóng, sau đó tới Dresden để viết về việc xây dựng lại thành phố này. Nếu được đăng, mỗi bài họ trả cho con hai mươi guinea. Vì tình trạng tài chính rất bấp bênh, mà lỗi là ở con chứ không phải tại mẹ, nên Berlin đã thay thế cho Deauville.

Nếu ở Đức họ còn có cái gọi là bưu ảnh, thì con sẽ gửi cho mẹ một chiếc, cùng bốn bài báo cho bố xem xét. Có thể tờ Courier cũng quan tâm chăng?

Con xin lỗi không về thăm mẹ hè này được.

Con của mẹ,

Keith

Khi học kỳ kết thúc, Keith cùng đi theo hướng của nhiều sinh viên khác. Anh lái chiếc MG xuống Dover, lên phà vượt eo biển tới Calais. Nhưng khi những sinh viên kia xuống phà bắt đầu chuyến đi thăm những thành phố lịch sử ở lục địa thì anh lại đánh xe về hướng đông bắc, theo đường tới Berlin. Trời rất nóng, nên lần đầu tiên Keith có thể hạ mui xe xuống.

Lái xe dọc theo những con đường ngoằn nghoèo của Pháp và Bỉ, anh thường nghĩ mới hồi nào đây châu Âu còn đang có chiến tranh. Những thôn xóm, ruộng đồng bị tàn phá, nơi xe tăng thay thế cho máy cày, những ngôi nhà bị bom đạn trong khu vực giữa đội quân đang rút chạy và đội quân tiến công, những con sông ngổn ngang các phương tiện quân sự đang han rỉ. Mỗi khi xe chạv qua những ngôi nhà bị bom đạn phá nát, những khung cảnh ven đường bị tàn phá, thì ý nghĩ về Deauville với những sòng bạc, những trường đua ngựa lại càng hấp dẫn anh hơn.

Khi trời tối quá, không còn nhìn thấy các ổ gà trên đường mà tránh nữa, Keith bỏ đường lớn, cho xe chạy khoảng vài trăm mét dọc một con đường nhỏ im ắng. Anh đỗ xe bên đường, lăn ra ngủ li bì. Bị đánh thức khi trời vẫn còn tối bởi tiếng xe tải chạy ầm ầm về phía biên giới với Đức, anh viết một nhận xét: "Quân đội thức dậy không cần theo quy luật của mặt trời". Phải mấy lần khởi động, xe mới nổ lại được. Anh dụi mắt, quay xe trở lại đường lớn, cố nhớ cho xe chạy phía bên phải đường.

Vài tiếng sau, anh tới được biên giới và phải đứng đợi trong một hàng dài: bất cứ ai muốn vào Đức đều bị kiểm tra rất kỹ. Cuối cùng anh cũng lên được đầu hàng, ở đó một sĩ quan hải quan xem kỹ hộ chiếu của anh. Khi phát hiện Keith là người Úc, anh ta nói câu châm chọc về Donald Bradman rồi vẫy tay cho anh qua.

Dù đã đọc hoặc nghe nhiều, nhưng Keith vẫn hoàn toàn bất ngờ với những điều anh thấy ở một đất nước bị bại trận. Anh phải cho xe chạy chậm dần vì những vết nứt trên đường chuyển thành những hố sâu hoắm, rồi càng về sau chúng càng giống những cái ao nhỏ. Không lâu sau, anh chỉ có thể đánh xe chạy như rùa được khoảng vài trăm mét, cứ như lái xe chạy điện húc nhau trong một trò chơi ở công viên. Và khi đã có thể cho xe chạy với tốc độ bốn mươi cây số một giờ, anh lại phải tránh xe qua bên, nhường một đoàn xe tải khác, lần này trên cánh cửa xe có in những ngôi sao đỏ, rầm rập chạy giữa đường.

Anh quyết định dùng thời gian chờ đường để ăn trong một quán nhỏ cạnh đó. Đồ ăn không nuốt nổi, bia thì nhạt thếch, trong khi những cái nhìn hằn học của người chủ quán và thực khách cho thấy anh không hề được hoan nghênh. Anh chẳng buồn gọi món thứ hai, nhanh chóng tính tiền rồi đi.

Anh đánh xe theo hướng thủ đô nước Đức, nhích chầm chậm từng dặm đường, đến được ngoại vi thành phố chỉ vài phút trước khi đèn xe báo hết xăng. Anh lập tức tìm kiếm một khách sạn ở những phố nhỏ. Anh biết rằng càng vào trung tâm thành phố, càng ít khả năng anh có thể chịu đựng nổi giá thuê phòng.

Cuối cùng, anh cũng tìm được một nhà nghỉ ở góc một phố bị bom phá nát. Nó đứng chơ vơ một mình, cứ như không cần biết xung quanh đã xảy ra chuyện gì. Anh đẩy cửa bước vào. Căn phòng bẩn thỉu được chiếu sáng bằng một ngọn nến duy nhất, người lễ tân mặc chiếc quần dài rộng thùng thình, sơ mi xám, sưng sỉa đứng sau quầy. Ông ta không buồn nhúc nhích khi Keith cố đặt phòng. Keith chỉ biết vài tiếng Đức, vì vậy cuối cùng anh đành giơ cả bàn tay, hy vọng ông ta sẽ hiểu anh muốn trọ năm tối.

Ông ta miễn cưỡng gật đầu, lấy chìa khoá treo trên cái móc phía sau, dẫn vị khách leo cầu thang không trải thảm tới một phòng trong góc tầng hai. Keith bỏ túi xách xuống, đứng nhìn chiếc giường nhỏ, một chiếc ghế, chiếc tủ xiêu vẹo và chiếc bàn nham nhở. Anh đến bên cửa sổ, nhìn ra ngoài chỉ thấy những đống gạch vụn đổ nát, chợt nghĩ đến hồ nước yên bình mà anh thường nhìn từ cửa sổ ký túc xá. Anh quay lại định nói "Cám ơn", nhưng người lễ tân đã đi từ lúc nào.

Sau khi dỡ đồ, Keith kéo chiếc ghế lại gần bàn bên cửa sổ, và suốt mấy tiếng đồng hồ, với cảm giác tội lỗi, viết lại những cảm nghĩ đầu tiên của mình về một đất nước thất trận.

Sáng hôm sau, Keith thức giấc khi mặt trời chiếu qua ô cửa sổ không rèm. Anh phải mất nhiều thời gian mới rửa ráy xong trong chiếc chậu rửa không nút đậy, mà nước cũng chỉ rỉ từng giọt. Anh quyết định không cạo râu. Mặc quần áo xong, anh xuống nhà, mở mấy cửa liền tìm nhà bếp. Một phụ nữ đang đứng bên bếp quay lại, cố nở nụ cười. Bà vẫy tay ra hiệu anh tới ngồi bên bàn.

Bằng thứ tiếng Anh giả cầy, bà giải thích rằng trừ bột mì ra còn mọi thứ đều khan hiếm. Bà bày ra trước mặt anh hai lát bánh mì, trên có bôi một lớp mỏng trông giống như bơ hoặc mứt. Anh cám ơn và lại được đáp lại bằng một nụ cười. Sau khi uống cốc thứ hai của cái mà bà ta khẳng định là sữa, anh trở về phòng, ngồi ở cuối giường kiểm tra các địa chỉ cần gặp, rồi cố gắng tìm chúng trên chiếc bản đồ thành phố đã cũ mà anh nhặt tại cửa hàng Blackwell ở Oxford. Khi ra khỏi khách sạn, đồng hồ mới chỉ hơn tám giờ, nhưng đây là một cuộc gặp anh không muốn để lỡ.

Keith đã bố trí thời gian để có thể tới thăm mỗi khu vực của thành phố bị chia cắt này một ngày. Anh dự định thăm khu vực do Nga cai quản cuối cùng để có thể so sánh với ba khu vực của các nước đồng minh chiếm đóng. Những gì anh thấy, cứ cho như một sự cải thiện đáng kể, hẳn sẽ làm vừa lòng đám bạn của anh ở Câu Lạc bộ Lao Động, những người luôn tin rằng những gì "Chú Joe" đang làm còn tốt hơn cả Attllee, Auriol và Truman cộng lại, mặc dù điểm phía đông xa nhất mà hầu hết bọn họ đã đến mới là Cambridge.

Trên đường vào thành phố, Keith phải dừng xe mấy lần để hỏi đường tới Siemensstrasse. Cuối cùng, khoảng mấy phút trước chín giờ, anh tìm được trụ sở của Văn phòng Kiểm soát Dịch vụ Thông tin và Quan hệ Công cộng của Anh, viết tắt là PRISC. Anh đỗ xe, hoà trong đoàn binh lính và phụ nữ mặc quân phục các mầu đang leo những bậc thang rộng bằng đá rồi qua một cửa xoay. Một chiếc biển cảnh báo thang máy bị hỏng, vì vậy anh phải leo bộ năm tầng lên văn phòng của PRISC. Mặc dù đến sớm hơn giờ hẹn, anh vẫn đến trình diện tại bàn thư ký.

"Tôi có thể giúp ngài được gì?" Một hạ sĩ trẻ đứng sau bàn hỏi. Trước nay Keith chưa bao giờ được phụ nữ gọi là "ngài", vì vậy anh có vẻ không thích.

Anh lấy từ túi áo trong ra một phong thư, đưa qua bàn cho cô ta. "Tôi có hẹn với giám đốc văn phòng lúc chín giờ".

”Tôi nghĩ ông ấy chưa đến. Nhưng để tôi xem lại, thưa ngài”.

Cô ta nhấc điện thoại nói chuyện với một đồng nghiệp. "Sẽ có người ra gặp ngài bây giờ", cô ta đặt máy xuống nói. "Mời ngài ngồi".

Mấy phút hoá ra là gần một tiếng; trong thời gian đó, Keith đã đọc từ trang đầu đến trang cuối hai tờ báo trên bàn cà phê, nhưng không ai mời anh cà phê cả. Der Berliner chẳng khá gì hơn tờ Cherwell, tờ báo sinh viên ở Oxford mà anh thường chế giễu, còn Der Telegraf càng tồi tệ hơn. Nhưng vì giám đốc của PRISC được nhắc đến hầu như trên các trang của tờ Der Telegraf, nên Keith hy vọng người ta không hỏi ý kiến anh nghĩ thế nào về các báo này.

Cuối cùng một phụ nữ khác xuất hiện, hỏi ai là ông Townsend. Keith đứng vụt dậy, đến bên bàn.

"Tôi là Sally Carr", cô ta nói với giọng cockney nghe rất vui tai. "Tôi là thư ký giám đốc. Tôi có thể giúp gì được ông?”.

"Tôi đã viết cho chị từ Oxford", Keith đáp, hy vọng giọng mình nghe già hơn tuổi. "Tôi là phóng viên của tờ Oxford Mail, được giao viết một loạt bài về điều kiện sinh hoạt ở Berlin. Tôi có hẹn gặp...", anh lật lá thư. "...Đại uý Armstrong".

"À, tôi nhớ ra rồi", cô Carr nói. "Nhưng tôi e rằng Đại uý Armstrong sáng nay bận thăm khu vực của Nga. Tôi không nghĩ ông sẽ trở lại văn phòng trong ngày. Nếu sáng mai ông đến, tôi tin ông ấy sẽ rất vui lòng tiếp ông". Keith cố không tỏ vẻ thất vọng, nói rằng anh sẽ trở lại lúc chín giờ sáng hôm sau. Giá như anh không nghe nói đại uý Armstrong biết Berlin còn rõ hơn tất cả các sĩ quan tham mưu khác cộng lại, chắc anh đã chẳng cần gặp làm gì.

Ngày hôm đó anh đi thăm khu vực do Anh chiếm đóng, thỉnh thoảng dừng chân ghi lại những gì cần cho bài viết : Cách người Anh đối xử với người Đức bại trận; những cửa hàng trống trơn hàng hoá trong khi quá nhiều khách hàng; các góc phố đều đầy người xếp hàng chờ mua thực phẩm; mỗi khi bị nhìn thẳng mặt, người Đức lại cúi đầu... Khi đồng hồ ở phía xa điểm mười hai tiếng, anh bước vào một quầy rượu ồn ào toàn lính mặc quân phục, chọn một chỗ ở cuối quầy. Cuối cùng, khi người bồi bàn đến hỏi, anh gọi một cốc bia to cùng bánh mỳ kẹp pho mát, nhưng không biết tiếng Đức của mình nghe có đúng không. Ngay tại quầy rượu, anh ghi lại một vài điều. Nhìn những người bồi đi lại phục vụ, anh chợt hiểu ra rằng nếu ai mặc đồ dân sự sẽ được phục vụ sau đám quân phục, bất kể người đó là ai.

Các giọng điệu khác nhau trong phòng làm anh nghĩ hệ thống giai cấp cũng được duy dưỡng ngay cả khi người Anh đang chiếm đóng thành phố của người khác. Một vài người lính, bằng giọng điệu chắc là không làm cô Steadman hài lòng, phàn nàn chẳng biết bao giờ mới xong các thủ tục giấy tờ để trở về quê. Một vài người khác coi bộ chấp nhận cuộc đời binh ngũ, chỉ nói về cuộc chiến tranh tiếp theo rồi sẽ xảy ra và ở đâu. Keith cau mày khi nghe ai đó bảo: "Cứ lột da chúng ra, bên trong toàn là đồ quốc xã đẫm máu". Nhưng sau bữa trưa, anh tiếp tục khám phá vùng đất dưới sự chiếm đóng của Anh. Anh nghĩ ít ra thì bề ngoài binh lính có vẻ giữ đúng kỷ luật, và hầu hết những người chiếm đóng đối xử với kẻ bị chiếm đóng một cách kiềm chế và nhã nhặn.

Khi các cửa hiệu bắt đầu đóng cửa, Keith trở lại xe. Anh thấy nhiều người đang ngắm nghía với vẻ ngưỡng mộ chiếc MG nhỏ bé của anh, nhưng khi thấy anh mặc áo dân sự thì những ánh mắt ghen tị bỗng chuyển thành giận dữ. Anh đánh xe từ từ trở lại khách sạn. Sau bữa tối ăn ngay trong bếp gồm khoai tây và bắp cải, anh lên phòng và mấy tiếng sau đó ngồi viết lại tất cả những gì anh nhớ được trong ngày. Sau đó anh lên giường nằm đọc Trang trại súc vật cho đến khi nến lụi.

Tối đó Keith ngủ ngon. Sau khi tắm bằng thứ nước gần đóng băng, anh lưỡng lự trước khi quyết định cạo râu, sau đó xuống bếp. Một vài lát bánh mỳ phủ một lớp bơ mỏng đã ở đó đợi anh. Ăn xong, anh thu giấy tờ và đánh xe tới nơi đã hẹn. Giá như anh tập trung vào lái xe hơn là vào những câu định hỏi đại uý Armstrong, thì có lẽ anh đã không rẽ vào làn đường bên trái ở chỗ đường tạm. Một chiếc xe tăng lao thẳng về phía anh không thể dừng kịp, và cho dù Keith đạp chân phanh hết cỡ và đánh đầu xe qua bên, chiếc MG vẫn bị xoay một vòng, lao lên vỉa hè, đâm sầm vào cột. Anh ngồi sau tay lái, người run bắn.

Xe cộ dừng hết lại. Một trung uý trẻ nhảy ra khỏi xe tăng, chạy đến xem Keith có sao không. Keith loạng choạng chui ra, người còn hơi run, nhưng sau khi nhảy và vươn chân vươn tay vài cái, anh phát hiện chỉ bị xây xát tay bên phải và cổ chân hơi đau.

Khi kiểm tra chiếc xe tăng, cuộc va chạm chỉ làm nó bị xước chút sơn trên chỗ chắn bùn. Còn chiếc MG thì hệt như vừa qua một cuộc chiến tổng lực. Lúc đó Keith mới nhớ ra khi ở nước ngoài xe anh chỉ có bảo hiểm một chiều. Tuy nhiên anh bảo người sĩ quan xe tăng rằng anh ta không có lỗi gì, và sau khi anh ta chỉ cho Keith chỗ sửa xe gần nhất, họ chia tay nhau.

Keith bỏ xe đó, chạy bộ về hướng xưởng sửa xe. Mãi hai mươi phút sau anh mới tới một cái sân rộng, đau xót nhận ra rằng mình không quen chạy bộ. Cuối cùng anh cũng tìm được một người thợ nói tiếng Anh, và được hứa cuối cùng thế nào cũng có người đến xem và sửa xe cho anh.

"Cuối cùng là bao giờ?” Keith hỏi.

"Cũng tuỳ", tay thợ vừa xoa tay vừa nói. "Ngài biết đó... vấn đề là ưu tiên".

Keith móc ví, lấy ra một tờ mười si-ling.

"Ngài có đô la chứ?" Tay thợ hỏi.

"Không", Keith nói ngay.

Sau khi nói rõ chiếc xe đang ở đâu, anh tiếp tục cuộc hành trình đến Siemennsstrasse. Anh đã bị muộn mười phút trong một thành phố có rất ít xe điện, tắc xi lại càng ít hơn. Đến khi anh đến được trụ sở PRISC, anh đã bắt ai đó phải đợi hơn bốn mươi phút.

Cô hạ sĩ đứng sau bàn nhận ra anh ngay, nhưng chẳng phải là người mang tin tốt lành. "Đại uý Armstrong đã tới cuộc hẹn ở khu vực do Mỹ kiểm soát mấy phút trước", cô ta nói. "Ông ấy đã đợi cả tiếng đồng hồ”.

"Khỉ thật”, Keith bảo. "Tôi bị tai nạn xe trên đường do cố gắng đến đây thật nhanh. Cuối ngày hôm nay tôi có thể gặp ông ta được không?".

"Tôi e rằng không", cô ta trả lời. "Cả buổi chiều đại uý có nhiều cuộc hẹn ở khu vực người Mỹ".

Keith nhún vai. "Chị có thể chỉ đường cho tôi tới khu vực người Pháp không?".

Đi bộ trên những đường phố thuộc một khu vực khác của Berlin cũng không có gì “thu nhập” thêm so với những điều anh thu lượm được ngày hôm trước, trừ việc biết rằng có hai ngôn ngữ mà anh không nói được ở thành phố này. Hậu quả là anh có một bữa ăn mà anh không muốn và một chai rượu vang anh không đủ tiền trả.

Sau bữa trưa, anh trở lại xưởng xem họ sửa đến đâu. Khi anh tới nơi, xưởng đã thắp đèn, tay thợ nói được tiếng Anh đã về nhà nghỉ. Keith thấy chiếc MG của mình ở góc sân trước trong tình trạng nguyên xi như lúc sáng. Nguời thợ chỉ làm được mỗi một việc là chỉ vào con số tám trên đồng hồ của anh.

Sáng hôm sau, Keith trở lại xưởng lúc tám giờ kém mười lăm, nhưng mãi tám giờ mười ba phút tay thợ biết tiếng Anh mới tới. Anh ta đi quanh xe một vòng, rồi phán: "Phải mất ít nhất một tuần mới xong". Lần này Keith phải đưa ra đồng một bảng.

"Nhưng có lẽ tôi có thể cố gắng sửa trong một vài ngày... Vấn đề là ưu tiên", anh ta nhắc lại. Keith quyết định mình không có đủ tiền để là ưu tiên số một.

Trên chuyến xe điện chật cứng, anh bắt đầu xem lại ngân quỹ thiếu đủ thế nào. Nếu anh ở thêm mười ngày nữa, sau khi trả tiền khách sạn và tiền sửa xe chắc chắn anh sẽ phải ngủ trong xe.

Đến một bến xe đã trở nên quen thuộc, Keith nhảy xuống. Lần này anh phải đợi hai mươi phút, đọc lại đúng tờ báo lần trước anh đọc, trước khi cô thư ký giám đốc xuất hiện, mặt lộ vẻ bối rối.

"Thưa ông Townsend! Tôi lấy làm tiếc, đại uý Armstrong có việc gấp phải bay về Anh. Phó giám đốc, trung uý Wakeham sẽ rất vui lòng tiếp ông".

Keith gặp trung uý Wakeham gần nửa tiếng. Ông này gọi anh là " ông bạn", giải thích tại sao ông ta không thể vào Spandau và lại kể nhiều chuyện tiếu lâm về Don Bradman. Tới lúc ra về, Keith có cảm giác mình biết rõ về thực trạng của môn crikét nước Anh hơn là về những gì đang diễn ra ở Berlin. Thời gian còn lại trong ngày, anh tới thăm khu người Mỹ và thường đứng lại nói chuyện với lính Mỹ ở các góc phố. Họ tự hào nói với anh, sẽ không rời khỏi khu vực của mình cho đến khi được trở về Mỹ.

Chiều đó, khi trở lại xưởng sửa xe, tay thợ biết tiếng Anh hứa tối hôm sau anh có thể tới nhận nó.

Hôm sau, Keith lên xe điện tại khu vực do Nga kiểm soát. Anh nhanh chóng nhận ra mình đã sai khi cho rằng chẳng có gì đáng xem ở đó. Câu Lạc bộ Lao Động Trường đại học Oxford chắc sẽ không hài lòng khi biết người Đông Berlin so vai rụt cổ nhiều hơn, mặt cúi thấp hơn và bước đi chậm chạp hơn đồng bào của họ ở những khu do quân đồng minh chiếm đóng, và xem ra họ còn không được nói chuyện với nhau, chứ chưa nói gì tới việc nói chuyện với Keith. Trên một quảng trường chính, bức tượng Hitler được thay bằng tượng Lênin lớn hơn, còn hình của Staline thì góc phố nào cũng có. Sau vài giờ ngược xuôi các phố bẩn thỉu, với những cửa hàng vắng người và vắng hàng, bói không ra một quầy rượu hoặc khách sạn, Keith trở lại khu vực của Anh.

Keith cho rằng nếu sáng hôm sau đánh xe đi Dresden, anh có thể hoàn thành sớm nhiệm vụ, và còn có thể ở lại Deville một hai ngày để bồi bổ thêm ngân sách đang thiếu hụt. Anh huýt sáo vui vẻ, nhảy lên xe điện chạy tới xưởng sửa xe.

Chiếc MG đang đậu trên sân. Anh phải thừa nhận nó trông như mới. Nguời ta còn lau rửa nên mui xe bóng lộn dưới ánh đèn đêm.

Tay thợ đưa anh chìa khoá. Keith nhảy vào ngồi sau tay lái, khẽ xoay chìa máy đã nổ ngay. "Tuyệt vời", anh bảo.

Tay thợ sửa xe gật đầu đồng tình. Khi Keith từ xe bước xuống, một thợ khác trong xưởng cúi người rút chìa khoá ra khỏi ổ điện.

"Nào, tất cả là bao nhiêu?", Keith vừa rút ví vừa hỏi.

"Hai mươi bảng", tay thợ bảo.

Keith xoay người, trố mắt nhìn. "Hai mươi bảng? anh lắp bắp. "Nhưng tôi đào đâu ra hai mươi bảng? Anh đã bỏ túi ba mươi si-ling, mà chiếc xe này tôi mua chỉ hết có ba mươi bảng".

Thông tin này xem ra không tác động gì tới tay thợ sửa xe. "Chúng tôi phải thay thế toàn bộ mui xe, và sửa lại bộ chế hoà khí", anh ta giải thích. "Mà đồ phụ tùng đâu dễ kiếm. Đó là chưa kể phần việc sửa thân xe nữa chứ. Những đồ xa xỉ ấy chẳng dễ tìm ở Berlin. Hai mươi bảng", anh ta nhắc lại.

Keith mở ví, bắt đầu đếm tiền. "Tiền mác Đức là bao nhiêu?".

"Chúng tôi không lấy tiền mác”.

"Sao thế?".

"Người Anh cảnh báo chúng tôi cẩn thận không bị tiền giả".

Keith nghĩ đã đến lúc cần phải áp dụng chiến thuật khác. "Thật đúng là giá cắt cổ", anh gầm lên. "Tôi sẽ làm các người phải đóng cửa cho mà xem“.

Tay người Đức vẫn không lay chuyển. "Có thể ngài thắng trong cuộc chiến tranh", anh ta nói ráo hoảnh, “nhưng điều đó không có nghĩa là ngài không phải trả tiền sửa xe”.

"Anh tưởng làm thế này mà yên đấy hả?". Keith quát. "Tôi sẽ kể chuyện này với đại uý Armstrong ở PRISC. Rồi anh sẽ hiểu ai là người cầm quyền ở đây".

"Có lẽ chúng ta nên gọi cảnh sát và để họ quyết định ai là người cầm quyền ở đây".

Câu đó làm Keith im lặng. Anh bước tới bước lui trên sân trước khi thú nhận: "Tôi không có đủ hai mươi bảng”.

'Vậy thì ngài có lẽ phải bán xe".

"Không bao giờ".

"Trong trường hợp đó, chúng tôi buộc lòng phải đưa xe vào xưởng giúp ngài, với giá giữ xe theo ngày thường lệ, cho đến khi ngài có thể trả đủ tiền".

Mặt Keith càng đỏ trong khi hai người Đức đứng giữ chiếc MG của anh. Rõ ràng họ chẳng ngại ngùng gì. "Anh mua xe này bao nhiêu?", cuối cùng anh hỏi.

"Với chiếc xe thể thao cũ, mà tay lái nghịch thì ở Berlin cũng không có mấy ai mua”, anh ta bảo. "Nhưng tôi có thể trả ngài 100.000 mác".

"Nhưng anh vừa nói không dùng tiền mác cơ mà".

"Đó là khi chúng tôi bán, còn lúc mua thì lại khác".

"100.000 đó là đã trừ số tiền tôi phải trả anh rồi chứ?”

"Chưa", tay thợ trả lời. Anh ta dừng lại, mỉm cười nói thêm: "Nhưng chúng tôi sẽ tính cho ngài giá đổi cao hơn”.

"Đồ quốc xã khốn nạn".

*

**

Khi đang học năm thứ hai ở Oxford, các bạn của Keith ở CLB Lao Động cứ ép anh phải ứng cử vào uỷ ban. Anh nhanh chóng hiểu ra rằng mặc dù CLB có trên sáu trăm hội viên, nhưng chỉ những người có chân trong Uỷ ban mới được gặp các Bộ trưởng nội các khi họ tới thăm trường, và họ mới là người có quyền thông qua các nghị quyết. Thậm chí họ còn được quyền chọn những người dự đại hội đảng và có cơ hội tác động vào chính sách của đảng.

Khi kết quả bầu cử được công bố, Keith ngạc nhiên thấy mình thắng cử với khoảng cách phiếu rất lớn. Thứ Hai sau đó, anh dự cuộc họp Uỷ ban đầu tiên tại Cánh tay Thợ Xây. Anh ngồi im lặng, không tin vào những gì đang diễn ra trưóc mắt. Tất cả những gì anh coi thường nhất về nước Anh lại đang được uỷ ban này tái hiện. Họ cũng phản động, định kiến và khi đi tới những quyết định thực sự thì trở nên cực kỳ bảo thù. Nếu ai đó đưa ra một ý tưởng mới, nó được thảo luận rất dài dòng và rồi nhanh chóng bị lãng quên khi ủy ban bận xuống quầy rượu ăn uống. Keith đi đến kết luận trở thành thành viên của uỷ ban vẫn chưa đủ, nếu anh muốn những tư tưởng cấp tiến của mình được thực hiện. Vào năm học cuối cùng, anh phải trở thành Chủ tịch của CLB Lao Động. Khi anh nói về tham vọng này trong một bức thư gửi cho cha, Hầu tước Graham viết trả lời rằng ông quan tâm đến việc Keith có bằng đại học hơn, vì trở thành Chủ tịch CLB Lao Động không quan trọng đối với người hy vọng thay thế ông làm chủ một nhóm các báo lớn.

Đối thủ duy nhất của Keith là Gareth Williams, phó Chủ tịch Uỷ ban, với tư cách là con trai một người thợ mỏ được học bổng của trường công lập Neath, anh ta chắc chắn có đủ mọi tiêu chuẩn được chọn.

Việc bầu cử được ấn định vào tuần thứ hai của học kỳ hai. Keith nhận ra rằng mỗi một tiếng của tuần thứ nhất đều hết sức quan trọng nếu anh muốn trở thành chủ tịch. Vì Gareth Willams chỉ gần gũi với đám thành viên ủy ban hơn là với các hội viên bình thường, nên Keith biết mình cần tập trung vào đâu. Suốt mười ngày đầu học kỳ. anh mời một vài hội viên danh dự, kể cả thành viên mới của CLB về phòng mình. Tối nào cũng vậy, họ ăn bánh, uống hàng thùng bia của ký túc hoặc rượu vang, tất cả đều do Keith trả tiền.

Khi chỉ còn hai mươi bốn tiếng đồng hồ, Keith nghĩ anh đã chuẩn bị xong xuôi. Anh kiểm tra danh sách hội viên CLB, đánh dấu nhân bên cạnh tên những người anh đã gặp, những người chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho anh và đánh dấu thập bên cạnh tên người ủng hộ Williams.

Cuộc họp Uỷ ban hàng tuần diễn ra ngay đêm trước khi bầu cử, nhung Keith sung sướng với ý nghĩ đây có lẽ là lần cuối cùng anh phải ngồi thông qua hết nghị quyết vô nghĩa này đến nghị quyết không chủ đích khác, để cuối cùng là tống chúng vào sọt rác gần nhất. Anh ngồi phía cuối phòng, không đóng góp gì vào vô vàn những điểm bổ sung câu chữ mà Gareth Williams và bộ sậu của anh ta rất thích thú. Uỷ ban bàn cãi gần một tiếng đồng hồ về nỗi ô nhục từ con số thất nghiệp mới nhất đã lên đến ba trăm ngàn người. Keith những muốn chỉ cho những người anh em của mình thấy rằng, ít ra thì ở Anh cũng có khoảng ba trăm ngàn người không muốn làm việc, nhưng nghĩ lại anh thấy làm như vậy là không khôn ngoan vào trước lúc anh cần sự ủng hộ của họ tại cuộc bỏ phiếu có một ngày.

Anh đang ngả người, đầu gật gù thì trái bom nổ tung. Đúng trong mục "những vấn đề khác", Hugh Jenkins, người hoạ hoằn Keith mới nói chuyện không chỉ vì anh ta thỉnh thoảng nói năng giống như người thuộc đảng Tự do, mà còn vì anh ta là đồng minh thân cận nhất của Gareth Williams, bỗng đứng dậy nói rất hùng hồn. "Thưa người anh em chủ tịch", anh ta bắt đầu. "Có người lưu ý tôi rằng trong cuộc bầu cử chức Chủ tịch Uỷ ban lần này, điều 9, tiểu mục C đã bị vi phạm".

"Nói thẳng ra đi", Keith lúc này đã có kế hoạch đối với người anh em Jenkins không có trong tiêu mục C một khi anh được bầu.

"Tôi cũng định như thế, người anh em Townsend thân mến ạ", Jenkins xoay người nhìn thẳng mặt anh nói. "Nhất là khi việc đó lại liên quan đến anh".

Keith nhào người về phía trước, lần đầu tiên trong suốt buổi tối hôm đó bắt đầu chú ý lắng nghe. "Thưa người anh em chủ tịch! Hình như trong suốt mười ngày qua, người anh em Townsend của chúng ta đã vận động mọi người trong CLB ủng hộ anh ấy vào chức vụ này’”.

"Tất nhiên tôi làm điều đó", Keith nói. "Còn cách nào khác để được bầu chăng?"

"A! Tôi rất vui mừng vì người anh em Townsenđ đã rất công khai về việc làm của mình, bởi vì như thế người anh em chủ tịch của chúng ta không cần phải tiến hành một cuộc điều tra nội bộ nữa".

Keith ngơ ngác cho đến khi Jenkins giải thích.

"Điều này cho thấy một cách hết sức rõ ràng rằng người anh em Townsend của chúng ta đã không thèm đọc cuốn điều lệ đảng, trong đó nói không úp mở rằng bất cứ hình thức vận động nào cũng bị nghiêm cấm. Điều 9, tiểu mục C".

Keith phải thú nhận mình không có trong tay cuốn điều lệ, và chắc chắn không bao giờ xem đến nó, chứ đừng nói tới điều 9 hoặc tiểu mục C làm gì.

"Tôi lấy làm tiếc, với chức phận của mình phải đề nghị một nghị quyết". Jenkins nói tiếp. "Tôi đề nghị người anh em Townsend không đủ tiêu chuẩn tham gia cuộc bầu cử ngày mai, đồng thời bị khai trừ ra khỏi uỷ ban".

"Thưa người anh em chủ tịch! Tôi xin có ý kiến về thủ tục", ai đó ngồi hàng thứ hai nhảy dựng lên. "Theo tôi như thế phải là hai nghị quyết".

Thế là Uỷ ban lại bàn cãi thêm bốn mươi phút nữa xem đó là một hay hai nghị quyết cần phải bỏ phiếu thông qua. Cuối cùng thoả thuận bằng một bổ sung vào khuyến nghị: với 11 phiếu thuận và 7 phiếu chống, Uỷ ban quyết định sẽ có hai nghị quyết. Sau đó còn thêm vài bài phát biểu, một số ý kiến về thủ tục đối với việc người anh em Townsend có được tham gia bỏ phiếu hay không. Keith nói anh hoàn toàn hài lòng để không tham gia bỏ phiếu nghị quyết thứ nhất.

"Thật là cao thượng", Williams nói với nụ cười mỉa mai.

Uỷ ban với 10 thuận, 7 chống và 1 trắng thông qua nghị quyết người anh em Townsend không đủ tư cách ứng cử vào ghế chủ tịch.

Williams kiên quyết đòi kết quả bỏ phiếu phải được ghi vào biên bản cuộc họp, đề phòng có người kiện cáo. Keith nói thẳng thừng rằng anh không có ý định ấy. Williams vẫn với nụ cười mai mỉa trên môi.

Keith không ở lại nghe kết quả bỏ phiếu nghị quyết thứ hai. Anh về phòng từ rất lâu trước đó. Anh không được nghe cuộc bàn cãi kéo dài về việc khi bây giờ chỉ có một ứng cử viên vào ghế chủ tịch thì có cần phải in phiếu nữa không.

Ngày hôm sau, một vài sinh viên tỏ ý tiếc về việc Keith bị tước quyền ứng cử. Nhưng anh đã đi đến quyết định rằng Công Đảng không có khả năng bước vào thế giới thực trước khi kết thúc thế kỷ này, và anh không thể làm gì được về chuyện đó, cho dù anh có được bầu làm chủ tịch đi nữa.

Đêm đó, ông hiệu trưởng ngồi nói chuyện với Keith. "Tôi hoàn toàn không buồn với kết cục đó, bởi vì tôi phải báo cho cậu biết, thầy hướng dẫn thảo luận cho rằng nếu cậu cứ tiếp tục buổi đực buổi cái như trong hai năm vừa rồi, rất nhiều khả năng cậu sẽ chẳng đỗ đạt gì ở cái trường này".

Trước khi Keith kịp lên tiếng tự bảo vệ mình, vị hiệu trưởng nói tiếp; "Tất nhiên tôi biết cái văn bằng Oxford chẳng quan trọng lắm đối với một người đã chọn nghề nghiệp như cậu, nhưng tôi chỉ xin gợi ý để cậu suy nghĩ là cha mẹ cậu sẽ vô cùng thất vọng nếu sau ba năm học ở đây, cậu mang về cho họ hai bàn tay trắng”.

Trở về ký túc, đêm đó Keith nằm suy nghĩ một cách cẩn thận về lời cảnh cáo của ông hiệu trưởng. Nhưng chính lá thư mấy ngày sau anh nhận được mới thực sự thôi thúc anh hành động. Mẹ cho biết cha anh bị nhồi máu cơ tim nhẹ, và bà hy vọng không lâu nữa, anh sẽ sẵn sàng gánh vác bớt một phần trách nghiệm cho cha mình.

Keith lập tức đặt điện thoại đường dài gọi cho mẹ ở Toorak. Khi máy thông, điều đầu tiên anh hỏi là bà có muốn anh trở về nhà không.

"Không", bà đáp ngay. "Nhưng cha con hy vọng lúc này con dành nhiều thời gian hơn vào chuyện học hành, nếu không cha con cảm thấy Oxford chẳng có ý nghĩa gì với con cả".

Một lần nữa Keith lại quyết tâm chuẩn bị cho thi cử. Trong suốt tám tháng tiếp theo, anh dự tất cả các bài giảng, không bỏ sót một buổi thảo luận nào. Với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Howard, anh tiếp tục học qua luôn hai kỳ nghỉ, càng làm cho anh thấy trong hai năm qua anh đã học hành ít đến mức nào. Anh bắt đầu ước giá mình đem cô Steadman theo, thay vì là chiếc MG, thì có phải hay biết bao.

Vào ngày thứ Hai, tuần thứ bảy của kỳ học cuối cùng, chỉnh tề trong bộ com lê đen, áo và cravát trắng, bên ngoài là áo choàng cùa sinh viên đại học, anh đến phòng thi. Trong năm ngày tiếp theo, anh ngồi ở chiếc bàn quy định, đầu cúi xuống, cố gắng trả lời được càng nhiều câu trong mười một bài thi càng tốt. Buổi chiều ngày thứ năm, khi bước từ phòng thi ra ngoài ánh nắng mặt trời, anh cùng các bạn ngồi ở bậc tam cấp của phòng thi, chạm ly sâm banh với khách qua đường, nếu ai muốn chia vui với họ.

Sáu tuần sau, Keith nhẹ người khi thấy tên mình đỗ loại ưu trong danh sách những người thi đỗ niêm yết ở phòng thi. Từ ngày hôm đó, anh không bao giờ cho lớp học biết anh đỗ loại gì, mặc dù anh phải đồng ý với Tiến sĩ Howard rằng tấm bằng đó không thích hợp lắm với cái nghề mà anh sắp bước vào.

Keith muốn trở về Úc ngay sau khi biết kết quả thi, nhưng cha anh không chịu. "Bố muốn con tới làm việc với bác Max Beaverbrook, bạn cũ của bố ở tờ Express", ông nói qua đường điện thoại cứ lạo xạo tuốt. "Trong sáu tháng, bác Beaver sẽ dạy con nhiều hơn những gì con học được ở Oxford trong ba năm".

Keith cố kiềm chế không nói với cha rằng điều đó cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. "Điều con quan tâm trước hết là tình trạng sức khoẻ của bố. Con chẳng muốn ở lại Anh, nếu về nhà có nghĩa là con đỡ đần bố được phần nào".

"Chưa bao giờ bố khoẻ như lúc này, con ạ”, Hầu tước Graham nói. "Bác sĩ bảo bố gần như đã trở lại bình thường, và chừng nào bố không làm việc quá sức, thì bố còn sống lâu đấy. Về lâu dài, con sẽ giúp được bố nhiều nếu con học được nghề làm báo ở phố Fleet hơn là quay về quẩn chân bố. Bây giờ bố sẽ gọi ngay cho bác Beaver. Con nhớ trong ngày hôm nay gọi cho bác ấy".

Chiều hôm đó, Keith viết cho Hầu tước Beaver một lá thư và ba tuần sau ông chủ báo Express đồng ý tiếp con trai Hầu tước Graham mười lăm phút.

Keith đến ngôi nhà ở Arlington sớm mười lăm phút và đi đi lại lại bên nhà thờ Thánh James mấy phút trước khi bước vào một khối nhà đồ sộ. Anh phải đợi thêm khoảng hai mươi phút nữa truớc khi cô thư ký đưa anh vào gặp Hầu tước Beaverbrook trong một văn phòng rộng trông ra khuôn viên Thánh James.

"Cha cậu thế nào?" Đó là câu đầu tiên ông hỏi.

"Thưa ngài, cha tôi khoẻ!" Keith trả lời, vẫn đứng trước bàn vì chưa đuợc mời ngồi.

"Và cậu muốn nối nghiệp cha?” Ông già hỏi, ngước nhìn anh.

"Thưa ngài, vâng ạ".

"Vậy thì được rồi. Sáng mai đúng 10 giờ cậu có mặt tại Văn phòng của Frank Butterfield tại toà báo Express. Anh ta là phó Tổng biên tập cừ khôi nhất phố Fleet. Còn hỏi gì nữa không?”.

"Dạ thưa, không”.

" Tốt. Nhớ cho tôi gửi lời hỏi thăm cha cậu". Ông ta cúi đầu, có nghĩa là cuộc hội kiến kết thúc. Ba muơi giây sau, Keith xuống tới nhà thờ, tự hỏi không biết mình đã gặp hay chưa?

Sáng hôm sau, anh đến trình diện Frank Butterfield tại phố Fleet. Tay phó Tổng biên tập hình như không lúc nào ngừng chạy từ phóng viên này đến phóng viên khác. Keith cố theo cho kịp, và không lâu sau đó hiểu được tại sao ông ta lại những ba lần ly dị. Ít người đàn bà nào tỉnh táo mà lại có thể chấp nhận một lối sống như thế. Tối nào cũng vậy, chỉ trừ thứ Bẩy, Butterfield mang tờ báo vào giường và đó là một người tình không khoan nhượng.

Qua vài tuần, Keith phát chán vì cứ phải chạy theo Frank, ngày càng sốt ruột muốn biết một vấn đề lớn hơn là sản xuất và quản lý một tờ báo thế nào. Frank biết chàng thanh niên này đang sốt ruột bèn lên một chương trình kín hết thời gian. Anh sẽ làm việc ba tháng trong bộ phận lưu hành, ba tháng ở bộ phận quảng cáo và ba tháng nữa dưới xưởng in. Ở đó, anh thấy các thành viên nghiệp đoàn chơi bài trong khi lẽ ra họ phải đứng máy, hoặc sử dụng thời gian nghỉ để hoặc uống cà phê, hoặc đánh cá cược ở nơi gần nhất. Một vài người còn tới làm dưới hai ba tên, mỗi tên có một sổ lương riêng.

Tới khi đã ở toà báo Express được sáu tháng, anh bắt đầu tự hỏi có phải chất lượng của bài bình luận là tất cả những gì cần để ra được một tờ báo thành công? Liệu cha con anh có nên cứ sáng chủ nhật chỉ đọc kỹ mục quảng cáo trên tờ Courier thay vì đọc kỹ những gì in trên trang nhất? Và thay vì ngồi trong văn phòng của cha phê phán những tựa đề trên tờ Gazette, họ có nên suy nghĩ xem toà báo đang thừa nhiều nhân viên, hoặc chi phí của các phóng viên có vượt quá mức kiểm soát không? Cuối cùng, dù chỉ số phát hành có lớn đến mấy đi nữa, mục đích chính vẫn phải là thu hồi lại vốn đầu tư càng nhanh càng tốt. Anh thường thảo luận vấn đề này với Butterfield, người cho rằng những khuôn phép hình thành từ lâu ở đây khó mà đảo ngược được.

Keith viết thư về nhà thường xuyên và viết rất dài để diễn giải luận thuyết của mình. Giờ đây, khi cũng gặp phải rất nhiều vấn đề mà cha anh từng vướng mắc, anh bắt đầu sợ rằng những khuôn mẫu của nghiệp đoàn vốn phổ biến ở các toà báo của phố Fleet chẳng bao lâu nữa sẽ tìm đường qua Úc.

Cuối năm đầu tiên, Keith gửi một bản ghi nhớ dài tới ông Beaverbrook, mặc dù Frank Butterfield khuyên là không nên. Trong đó, anh nói rõ xưởng in của tờ Express sử dụng số công nhân nhiều hơn cần thiết tới ba lần, và trong khi tiền lương là số chi trả lớn nhất thì không hy vọng gì một nhóm báo chí lớn hiện đại có thể làm ăn có lãi. Trong tương lai, ai đó sẽ phải ra tay với nghiệp đoàn. Beaverbrook không nhắc gì đến báo cáo đó.

Không nản chí, Keith bắt đầu năm thứ hai tại tờ Express bằng việc dành thêm nhiều thời gian mà hồi ở Oxford anh đâu nghĩ là cần thiết. Việc này càng giúp củng cố quan điểm của anh là sớm muộn gì cũng phải có những thay đổi lớn trong ngành công nghiệp báo chí, và anh chuẩn bị một bản ghi nhớ sẽ thảo luận với cha khi trở về Úc. Trong đó, anh ghi rõ cần phải thay đổi những gì ở toà báo Courier và Gazette nếu muốn làm ăn có lãi trong nửa sau của thế kỷ XX.

Keith đang dùng điện thoại trong phòng của Frank Butterfield sắp xếp chuyến bay về Melbourne thì người đưa thư chuyển cho anh một bức điện.

(1) Những sòng bạc, trường đua ngựa.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11


Báo

THE TIMES

Ngày 5 tháng Sáu, 1945

THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NƯỚC ĐỨC: CUỘC HỌP SƠ BỘ CỦA CÁC NHÀ CHỈ HUY ĐỒNG MINH

Khi đại uý Armstrong lần đầu tới thăm tờ Der Telegraf, anh ngạc nhiên thấy những phòng quá chật chội, tối tăm của toà báo dưới tầng hầm. Một người tự giới thiệu là Arno Schultz, Tổng biên tập của tờ báo, tiếp anh.

Schultz cao khoảng năm feet (1) ba inches, với đôi mắt xám buồn rầu, tóc cắt ngắn. Ông ta mặc bộ comlê có gi lê, may đo từ thời trước chiến tranh, khi còn nặng hơn bây giờ khoảng hai chục kí. Cổ áo sơ mi và cửa tay đều đã sờn, chiếc cravát đen nhỏ bóng lộn.

Armstrong mỉm cười nhìn xuống ông ta. "Tôi với ông có cái giống nhau", anh bảo.

Schultz lo lắng đảo từ chân này sang chân kia trước mặt viên sĩ quan Anh cao to lừng lững. "Là cái gì vậy, thưa ngài?"

"Chúng ta đều là nguời Do thái ". Armstrong nói.

" Ông không nói thì tôi chẳng bao giờ biết", Schultz đáp, thực sự ngạc nhiên.

Armstrong không thể giấu nụ cười hài lòng. Anh bảo: "Tôi muốn nói rõ ngay từ đầu là tôi có ý định tạo mọi cách giúp ông để tờ Der Telegraf lưu hành trên đường phố. Tôi chỉ có một mục tiêu lâu dài: đó là vượt chỉ số lưu hành của tờ Der Berliner".

Schultz có vẻ nghi ngờ. "Hiện mỗi ngày họ bán gấp đôi chúng tôi. Trước chiến tranh cũng vậy. Họ có những máy in tốt hơn, nhân viên đông hơn và có lợi thế nằm trong khu vực người Mỹ kiểm soát. Thưa ngài đại uý! Tôi không nghĩ đó là một mục tiêu thực tế".

"Vậy thì ta bắt đầu phải thay đổi tất cả những thứ đó, đúng không?" - Armstrong nói. - "Từ nay, ông hãy coi tôi như chủ bút của tờ báo này, tôi vẫn để ông quyền làm Tổng biên tập. Sao ông không cho biết đang có những khó khăn gì nào?"

"Tôi bắt đầu từ đâu bây giờ?" Schultz nhìn ông chủ mới, nói. "Máy in của chúng ta quá cũ kỹ. Nhiều bộ phận đã hỏng mà không có cách nào kiếm phụ tùng thay thế".

"Lập danh sách những thứ ông cần, tôi sẽ lo phần còn lại."

Schultz vẫn có vẻ không tin tưởng. Ông bắt đầu lau kính bằng chiếc khăn rút từ túi ngực áo vét. "Rồi còn hay bị mất điện. Vừa mới cho máy chạy được một lúc đã lại bị cắt, cho nên ít nhất một tuần có hai ngày không in được số báo nào".

"Tôi sẽ lo để chuyện đó không thường xảy ra”, Armstrong hứa mà chưa biết sẽ phải làm thế nào. "Còn gì nữa? "

"Vấn đề an ninh. Bộ phận kiểm duyệt dò xét từng chữ, do đó khi báo xuất hiện đã chậm một hai ngày, cộng thêm sau khi người ta đã đánh dấu chì xanh vào những đoạn thú vị nhứt, thì bài báo chẳng còn gì đáng đọc".

" Được rồi. Từ nay đích thân tôi sẽ xem các bài viết. Tôi cũng sẽ nói với bộ phận kiểm duyệt, để họ rộng rãi một chút. Hết chưa?"

"Chưa đâu, thưa đại uý. Vấn đề lớn nhứt của tôi lại là đôi khi suốt cả tuần có điện".

'"Tôi không hiểu. Sao đó lại là vấn đề được?".

"Bởi vì tôi luôn cạn giấy".

"Công suất máy in ngày bao nhiêu?".

"Một trăm ngàn, nhiều nhất là một trăm hai mươi ngàn bản".

"Còn tờ Der Berliner ?"

"Khoảng hai trăm năm mươi ngàn. Mà ngày nào cũng thế".

"Tôi sẽ lo việc ông được cung cấp đủ giấy in mỗi ngày cho số bản như vậy. Hãy cho tôi đến cuốỉ tháng".

Schultz vốn là người lịch thiệp, nhưng khi đại uý Armstrong trở về văn phòng, ông không nói nổi cả câu cám ơn. Mặc dù viên sĩ quan Anh tỏ ra rất tự tin, nhưng đơn giản là ông không tin có thể làm được.

Trở lại văn phòng, Armstrong yêu cầu Sally đánh máy một danh sách các thứ mà Schultz yêu cầu. Anh kiểm tra lại lần nữa, rồi bảo cô in thành mười hai bản, sau đó triệu tập một cuộc họp. Một tiếng sau, mọi người lục tục kéo vào phòng anh.

Sally đưa mỗi người một bản. Armstrong ngắn gọn điểm qua các mục trong danh sách rồi kết luận: "Tôi muốn có các thứ trong danh sách này, và có thật nhanh. Cho đến khi đầy đủ tất cả, các anh các chị sẽ được nghỉ phép ba ngày: còn từ nay cho tới lúc đó, khi nào thức là phải làm, kể cả cuối tuần. Tôi nói thế rõ chưa?"

Một vài người gật đầu, nhưng không ai nói một lời.

*

**

Chín ngày sau, Charlotte đến Berlin. Armstrong cử Benson ra ga đón nàng.

"Chồng tôi đâu?" Nàng hỏi khi các túi đồ đã được chất lên.

"Thưa bà Armstrong ! Ông nhà có một cuộc họp quan trọng không thể vắng. Ông nói tối nay sẽ gặp bà".

Khi Dick về nhà, anh thấy Charlotte đã dỡ xong dồ đạc và đang chuẩn bị bữa tối. Khi anh bước qua cửa, nàng giang rộng tay chạy tới.

"Mời được em tới Berlin thật tuyệt vời", anh nói. "Anh xin lỗi không ra ga đón em được". Anh buông tay, nhìn vào mắt nàng. "Anh đang phải làm thay phần việc của sáu người. Hy vọng là em hiểu cho anh".

"Tất nhiên em hiểu chứ. Lúc ăn tối, em muốn được biết về công việc mới này của anh”.

Dick hầu như không ngừng nói từ lúc ngồi vào bàn cho đến khi họ vào giường ngủ, bỏ bát đĩa không rửa. Sáng hôm sau, lần đầu tiên từ khi tới Berlin, anh đến văn phòng hơi bị muộn.

Đội quân của đại uý Armstrong phải mất mười chín ngày mới tìm đủ các thứ theo bản danh sách; còn Dick mất thêm tám ngày mới có được chúng, sau khi phải sử dụng cả cách nói năng khôn khéo, dọa dẫm lẫn hối lộ. Khi một thùng gồm sáu máy chữ Remington đập hộp xuất hiện tại văn phòng mà không có giấy cấp phát, anh bảo trung uý Wakeham cứ lờ đi, coi như không biết.

Mỗi khi gặp trở ngại, Dick lại nhắc đến "đại tá Oakshott" và ”Uỷ ban Quân quản". Thông thường việc này bao giờ cũng có kết quả: viên sĩ quan phụ trách đành miễn cưỡng ký văn bản cung cấp những thứ anh cần.

Về việc điện đóm, Peter Wakeham báo cáo rằng vì quá tải, nên mỗi khu vực cứ mười hai tiếng sẽ bị cắt điện ít nhứt ba giờ. Anh nói thêm rằng lưới điện được chính thức đặt dưới quyền kiểm soát của một đại uý người Mỹ tên là Max Sackville; viên đại uý từ chối không có thời gian tiếp anh.

"Thằng cha đó để tôi lo", Armstrong bảo.

Nhưng Dick nhanh chóng phát hiện ra rằng khéo nói, doạ dẫm hoặc đút lót đều không thuyết phục dược Sackville, bởi vì người Mỹ có dư thừa mọi thứ và thường cho rằng quyền lực tối hậu là thuộc về họ. Anh cũng phát hiện ra điểm yếu của viên đại uý Mỹ này vào các tối thứ Bảy. Anh phải chịu khó ngồi mấy tiếng nghe Sackville kể đã được tặng huân chương trái tim màu tím trong trận Anzio như thế nào trước khi được mời tham gia hội đánh bài.

Trong ba tuần tiếp theo, Dick luôn tìm cách thua khoảng năm mươi đôla mỗi tối thứ Bảy, và bằng việc khai vào các mục khác, anh được thanh toán lại vào thứ Hai sau. Với cách đó, anh giữ được điện cho khu vực của Anh không bị cắt từ ba giờ chiều đến nửa đêm, trừ các ngày thứ Bảy, khi Der Telegraf không phải chạy máy.

Danh sách những yêu cầu của Arno Schultz được thoả mãn trong vòng hai mươi chín ngày; tới lúc đó, lượng báo mỗi ngày đã lên được một trăm bốn mươi ngàn tờ. Trung uý Wakeham được giao phụ trách mảng phát hành, nên cứ sáng ra là đã có báo lưu hành trên đường phố. Khi được Dick cho biết chỉ số phát hành mới của Der Telegraf đại tá Oakshott hết sức vui mừng và đồng ý cho các nhân viên văn phòng nghỉ ba ngày.

Nghe tin này không ai vui bằng Charlotte. Từ khi nàng tới Berlin, hiếm khi Dick về nhà trước nửa đêm và thường rời nhà trước khi nàng thức giấc. Nhưng chiều thứ Sáu đó, anh xuất hiện ngoài khu nhà họ ở trong chiếc Mécxeđec mượn của ai đó, và sau khi chất các va li méo mó lên xe, hai người cho xe chạy về Lyon nghỉ cuối tuần với gia đình nàng.

Điều Charlotte lo là Dick không thể nghỉ ngơi yên được một vài phút, nhưng nàng mừng vì trong ngôi nhà nhỏ ở Lyon không có điện thoại. Tối thứ Bảy, cả gia đình đi xem bộ phim Cuộc hôn nhân hoàn hảo do David Niven thủ vai. Sáng hôm sau, Dick bắt đầu để ria mép.

Ngay khi trở lại Berlin, đại uý Armstrong, theo lời khuyên của đại tá Oakshott, bắt đầu thiết lập những mối quan hệ hữu ích trong từng khu vực của thành phố, một việc khá dễ dàng khi mọi người biết anh đang nắm trong tay tờ báo có một triệu độc giả (số liệu anh nói với họ).

Hầu hết những người Đức khi mới gặp, qua kiểu cách của anh, đều nghĩ anh hẳn phải là một vị tướng, còn những ai không nghĩ như thế thì đều được hiểu rằng anh đang có sự hỗ trợ của các tướng lĩnh chóp bu. Anh tìm cách để tên tuổi các sĩ quan, nhân viên văn phòng được nhắc đến thường xuyên trên tờ Der Telegraf, và sau đó hiếm khi họ do dự trước những yêu cầu của anh, cho dù đó là những yêu cầu thái quá. Anh còn tận dụng các nguồn khác của báo để cổ suý cho mình và vì có thể tự viết bài, anh nhanh chóng trở thành một nhân vật nổi tiếng trong một thành phố đầy những người lính vô danh.

Ba tháng sau ngày Armstrong gặp Arno Schultz, tờ Der Telegraf đều đặn ra sáu số một tuần, và anh đã có thể báo cáo với đại tá Oakshott rằng chỉ số phát hành của báo đã vượt quá con số hai trăm ngàn, và với nhịp độ này, không lâu nữa nó sẽ vượt mặt Der Berliner. Vị đại tá chỉ nói: "Nhất cậu đấy". Thực ra ông không biết chắc Armstrong đang làm những gì, nhưng ông cũng biết chi tiêu của viên đại uý trẻ này đã vượt quá 20 bảng một tuần.

Mặc dù Dick nói lại với Charlotte lời khen của đại tá, nhưng nàng có thể cảm nhận được anh đã mệt mỏi với công việc này. Khi Der Telegraf phát hành ngang với số của Der Berliner, các sĩ quan cao cấp ở cả ba khu vực đều vui vẻ mời đại uý Armstrong tới dự các buổi gặp gỡ của họ. Có gì đâu, chỉ cần nói nhỏ với anh ta một câu là ngày hôm đó nó đã có trên mặt báo. Kết quả là anh luôn có dư thừa xì gà La Havana, Charlotte và Sally không bao giờ thiếu đồ lót ni lông, Peter Wakeham tha hồ uống rượu gin Gordon, còn các nhân viên khác thì có đủ vốt ka và thuốc lá để mở hẳn một chợ đen ở khu vực của Anh.

Nhưng Dick thất vọng vì con đường công danh chẳng mấy tiến triển. Mặc dù việc đề bạt đã được bóng gió nhiều lần, nhưng kết quả vẫn chưa ra sao trong một thành phố vốn đã đầy thiếu tá và đại tá, những người chẳng phải làm gì, chỉ ngồi đó mà đợi ngày về nước.

Dick bắt đầu bàn với Charlotte khả năng trở về Anh, nhất là khi thủ tướng Công đảng mới đắc cử là Clement Attlee kêu gọi binh sĩ Anh hãy mau hồi hương vì có nhiều việc đang chờ đợi họ. Mặc dù cuộc sống ở Berlin khá dễ dàng, Charlotte rất vui với ý kiến đó và động viên Dick xin được sớm giải ngũ. Ngày hôm sau, anh xin được gặp đại tá.

"Cậu có chắc là cậu muốn thế không?" Oakshott hỏi.

"Chắc chắn, thưa ngài", Dick trả lời. "Giờ đây khi mọi việc đã vào guồng, Schultz hoàn toàn có thể quản lý tờ báo mà không cần có tôi".

"Nghe cũng có lý. Tôi sẽ đẩy nhanh các khâu hồ sơ".

Mấy tiếng sau, lần đầu tiên Armstrong nghe đến cái tên Klaus Lauber và anh hãm các khâu hồ sơ chậm lại.

Cuối buổi sáng hôm đó, khi anh tới xưởng in, Schultz cho biết lần đầu tiên họ đã bán vượt tờ Der Berliner, và ông nghĩ có thể đã đến lúc cho ra số báo Chủ nhật.

"Chẳng có lý gì để ông không làm việc đó", Dick mệt mỏi nói.

"Giá như tôi có thể thay đổi giá báo như đã làm trước chiến tranh". Schultz thở dài nói. "Với số lượng này, chúng ta có thể được lời lớn. Có thể ngài đại uý thấy khó tin, nhưng vào những ngày đó, tôi được coi là một người thành đạt và giàu có".

"Rất có thể sắp tới cũng thế, và lại còn nhanh hơn ông tưởng", Dick nói, mắt nhìn qua cửa sổ xuống đường phố đầy những khuôn mặt mệt mỏi. Anh sắp bảo với Schultz rằng mình sẽ giao lại toàn bộ tờ báo cho ông và trở về Anh thì ông ta bảo: "Tôi không chắc còn có được điều đó nữa".

"Sao không? Tờ báo thuộc quyền của ông, ai cũng biết việc hạn chế cổ phần của người Đức sắp được bãi bỏ".

"Có thể là như thế, đại úy ạ, nhưng điều không may là tôi không còn sở hữu cổ phần nào của công ty".

Armstrong ngừng lại và bắt đầu chọn từ cẩn thận. "Vậy sao? Tại sao ông lại bán hết cổ phần?" Anh hỏi, mắt vẫn nhìn qua cửa sổ.

"Tôi đâu có bán, mà là tặng".

"Tôi vẫn chưa hiểu", Armstrong nói, xoay hẳn người lại.

"Chuyện rất đơn giản. Sau khi Hitler lên cầm quyền, ông ta đã thông qua một đạo luật không cho phép người Do thái được sở hữu các tờ báo. Tôi buộc phải từ bỏ cổ phần của mình cho người thứ ba".

"Vậy bây giờ ai là người sở hữu tờ Der Telegraf ?"

"Một người bạn cũ của tôi tên là Klaus Lauber", Schultz đáp. "Ông ta là nhân viên thuộc Bộ các công trình công cộng. Nhiều năm trước đây, chúng tôi quen nhau tại Câu lạc bộ Cờ vua, thường chơi vào các ngày thứ Ba và thứ Sáu, điều mà tôi cũng không được phép tiếp tục sau khi Hitler lên nắm quyền".

"Nhưng nếu đã là thân thiết với nhau thì ông ta phải tìm cách trả lại cổ phần cho ông chứ”.

"Thực ra ông ấy cũng đã đưa tôi một số tiền tượng trưng, ngầm hiểu rằng sẽ trả lại cho tôi tờ báo một khi chiến tranh kết thúc".

"Và tôi tin ông ta sẽ giữ lời hứa, nhất là khi lại là bạn thân", Armstrong nói.

"Tôi cũng tin là như thế, nếu như chúng tôi không bặt tin nhau trong thời gian chiến tranh. Từ tháng Mười hai năm 1942, tôi không còn gặp ông ấy. Giống như những người Đức khác, ông ta cũng trở thành một con số thống kê nào đó".

"Nhưng ông phải biết ông ta sống ở đâu chứ?" Armstrong hỏi, tay gõ nhẹ chiếc gậy lên chân.

"Gia đình ông ấy rời Berlin ngay khi thành phố bắt đầu bị ném bom và chúng tôi cũng mất liên lạc từ đó. Có trời mà biết hiện giờ ông ấy ở đâu", ông ta thở dài nói thêm.

Dick cảm thấy đã có đủ mọi thông tin cần thiết. "A, mà bài báo về việc mở một sân bay mới thế nào rồi?' Anh hỏi để thay đổi chủ đề.

"Chúng tôi đã cử phóng viên ảnh ra hiện trường và tôi nghĩ sẽ phái thêm một phóng viên đến để phỏng vấn..." Schultz trả lời với vẻ nghiêm trang, nhưng đầu óc Armstrong thì còn đang ở đâu đâu. Ngay khi về đến văn phòng, anh yêu cầu Sally gọi cho Uỷ ban Quân quản Đồng minh tìm xem ai là người sở hữu tờ Der Telegraf.

"Tôi cứ nghĩ là Arno”, cô ta nói.

"Tôi cũng nghĩ thế, nhưng lại là không phải. Ông ta buộc phải bán cổ phần cho một người tên là Klaus Lauber ngay sau khi Hitler lên cầm quyền. Vì vậy tôi cần biết: một là, Lauber có phải vẫn còn giữ cổ phần không? Hai là, nếu còn, thì ông ta còn sống hay đã chết? Và ba là, nếu ông ta còn sống thì đang ở xó xỉnh nào? Mà này, Sally! Không được nói chuyện này với ai, kể cả trung uý Wakeham".

Phải mất ba ngày Sally mới xác định được thiếu tá Otto Klaus Lauber vẫn là chủ sở hữu của tờ Der Telegraf có đăng ký hợp pháp với Ủy ban Quân quản Đồng minh.

"Nhưng ông ta còn sống chứ?” Armstrong hỏi.

"Rất có thể là như thế, bởi vì ông ta hiện bị giam ở xứ Gan".

"Ở xứ Gan? Sao lại thế được nhỉ ".

"Hình như thiếu tá Lauber hiện đang trong trại cải tạo ở ngoại vi Bridgend, là nơi ba năm qua ông ta bị giam giữ vì bị bắt trong khi đang phục vụ trong quân đoàn châu Phi dưới quyền tướng Rommel".

"Cô còn biết gì thêm nữa?”.

"Chỉ có thế” Sally đáp. "Tôi nghĩ viên thiếu tá này không gặp may".

"Tốt lắm, Sally. Nhưng tôi vẫn còn muốn biết thêm về ông ta. Bất kể, từ ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, làm ở Bộ Các công trình công cộng bao lâu, cho đến ngày kết thúc ở Brigend. Hãy xử dụng hết mọi ưu thế mà chúng ta có, nếu cần thì thêm. Tôi sẽ đến chỗ Oakshott. Tôi còn gì phải lo nữa không?".

"Có một phóng viên trẻ của tờ Oxford Mail muốn gặp ông. Anh ta đã đợi cả tiếng rồi".

"Để đến ngày mai".

"Nhưng anh ta đã viết thư cho ông và ông đã nhận lời hẹn gặp".

"Để đến ngày mai", Armstrong nhắc lại.

Sally hiểu cái giọng ấy, và sau khi tống khứ được anh chàng Townsend đi, cô bỏ hết mọi việc, tập trung tìm hiểu về nghề nghiệp không mấy nổi tiếng của thiếu tá Klaus Lauber.

Khi Dick rời văn phòng, binh nhì Benson lái xe đưa anh qua sở chỉ huy đóng ở phía bên kia khu vực do Anh kiểm soát.

"Cậu đưa ra một yêu cầu rất quái gở", đại tá Oakshott nói sau khi nghe anh trình bày.

" Thưa ngài, tôi nghĩ ngài sẽ thấy rằng về lâu dài, việc này sẽ góp phần hàn gắn mối quan hệ giữa các lực lượng chiếm đóng và người dân Berlin".

"Thôi được. Tôi biết cậu hiểu những việc đó hơn tôi, nhưng trong trường hợp này, tôi không thể đoán các ông chủ của chúng ta sẽ phản ứng thế nào? "

"Thưa, ngài có thể làm cho họ hiểu nếu chúng ta có thể cho người Đức thấy rằng chồng, con, cha họ, những tù nhân của người Anh, cũng được đốĩ xử công bằng và tử tế, thì đó sẽ là một thành công vang dội trong mối quan hệ công cộng, nhất là khi nhớ lại cách bọn Quốc xã đối xử với người Do thái".

"Tôi sẽ cố gắng hết sức", viên đại tá hứa. "Cậu muốn thăm bao nhiêu trại?".

"Tôi nghĩ chỉ cần bắt đầu từ một trại. Và trong tương lai, có thể thêm độ một hai trại nữa nếu chuyến đầu không thành công”. Anh mỉm cười. "Tôi hy vọng điều đó sẽ làm các ông chủ của chúng ta bớt lý do để lo lắng".

"Cậu có nghĩ ra một trại nào cụ thể không?" Viên đại tá hỏi.

"Tin tức tình báo cho biết lý tưởng nhất là bắt đầu từ trại nằm ngoài Bridgend vài dặm".

Vị đại tá mất nhiều thời gian hơn Sally để vận động cấp trên chấp thuận yêu cầu của đại uý Armstrong. Dick đọc đi đọc lại tất cả những ghi chép của Sally về Klaus Lauber để tìm một cách tiếp cận hợp ]ý nhất.

Lauber sinh năm 1896 tại thành phố Dresen. Ông ta đã phục vụ trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, leo đến cấp bậc đại uý. Sau hoà ước, ông ta làm tại Bộ Các công trình công cộng ở Berlin. Tuy chỉ là quân dự bị, tháng Mười hai năm 1942 ông bị gọi vào lính với hàm thiếu tá. Sau đó, ông ta được chuyển đến Bắc Phi, chỉ huy một đơn vị chuyên xây dựng cầu đường, và sau này lại chính là đơn vị được lệnh phải phá huỷ chúng. Ông ta bị bắt hồi tháng Ba năm 1943 trong trận El-Aghelia, bị đưa về Anh và hiện bị giam trong trại gần Bridgend. Trong hồ sơ cá nhân của Lauber lưu giữ tại Văn phòng Bộ Chiến tranh ở Whitehall, không thấy nói gì tới những cổ phần của ông ta trong tờ Der Telegraf.

Sau khi đã đọc kỹ mọi chuyện, anh hỏi Sally một câu. Cô nhanh chóng tra trong sổ tay của Bộ Chiến tranh và đưa cho anh ba cái tên.

"Có ai trong số họ đã từng phục vụ trong Trung đoàn Nhà vua ở Bắc Stafford không?".

"Không", Sally đáp. "Nhưng có một người đã phục vụ trong Lữ đoàn bộ binh Hoàng gia và cũng dùng các phương tiện hậu cần như chúng ta".

"Tốt. Vậy thì anh ta là người đằng mình".

"Nhân tiện xin hỏi ông, tôi phải làm gì với anh chàng phóng viên của tờ Mail Oxford ?"

Dick dừng lại. "Nói tôi tới khu vực của người Mỹ, và sẽ cố gắng thu xếp gặp anh ta vào ngày mai".

Rất ít khi Armstrong cùng ăn với các sĩ quan Anh, vì với ảnh hưởng của mình, lại được tự do đi lại trong thành phố, bao giờ anh cũng được mời chào tại các phòng ăn ở Berlin. Với các sĩ quan thì ai cũng biết, khi nói đến chuyện ăn uống, người ta bao giờ cũng tìm cớ để được có mặt tại khu vực của người Pháp. Tuy nhiên, vào cái tối thứ Ba đặc biệt đó, đại uý Armstrong đã đến phòng ăn khoảng sau sáu giờ, hỏi một hạ sĩ quan đang phục vụ tại quầy rượu có ai là đại uý Stephen Hallet không.

"Có, thưa ngài", anh ta trả lời. "Đại uý Hallet thường đến vào lúc sáu ruỡi. Tôi nghĩ ngài biết ông ấy làm việc tại văn phòng pháp lý", anh ta nói thêm cho Armstrong điều mà anh đã biết.

Armstrong vẫn ngồi tại quầy rượu, nhâm nhi ly uýtxki, mắt nhìn ra cửa mỗi khi có người bước vào. Rồi anh nhìn viên hạ sĩ với vẻ dò hỏi; anh này cứ lắc đầu hoài, cho tới khi một người hói đầu hơi sớm, gầy gò đến mức làm bộ quân phục số nhỏ nhất cũng trở nên rộng thùng thình, đi về phía quầy rượu. Anh ta gọi một chai Tom Collins, và người trông nom quầy nhìn Armstrong gật nhẹ. Anh chuyển đến ngồi cạnh Hallet.

Anh tự giới thiệu và nhanh chóng biết rằng Hallet hiện đang sốt ruột chờ lệnh giải ngũ, trở lại Lincoln's Inn Fields tiếp tục hành nghề luật sư.

"Để tôi xem có thể giúp đẩy nhanh thủ tục được không". Armstrong nói, thừa biết rằng ở văn phòng đó, anh hoàn toàn chẳng có ảnh hưởng gì.

"Rất cám ơn anh bạn", Hallet nói. "Nếu anh cần tôi giúp gì để đáp lại thì đừng ngại cho tôi biết".

"Chúng ta ăn một chút gì chứ?" Armstrong gợi ý, rồi bỏ chiếc ghế cao, đưa anh chàng luật sư về phía chiếc bàn ở góc phòng yên tĩnh. Armstrong gọi món ăn, bảo viên hạ sĩ mang cho một chai vang từ giá rượu đặc biệt. Anh dẫn dụ anh chàng luật sư vào chủ đề mà anh thực sự cần tư vấn.

"Tôi quá hiểu những vấn dề mà những người Đức này gặp phải, vì tôi cũng là dân Do thái", Armstrong nói trong khi rót thêm rượu vào cốc cho anh bạn.

"Anh làm tôi thật sự ngạc nhiên", Hallet bảo. "nhưng đại uý Armstrong này", anh ta nói thêm trong khi nhấp rượu, “anh rõ ràng là một người đầy những chuyện ngạc nhiên".

Armstrong chăm chú nhìn sang, nhưng không thấy nét giễu cợt nào. "Anh có thể giúp tôi trong một trường hợp khá thú vị mới đưa tới văn phòng của tôi", anh ướm thử.

“Tôi sẽ rất vui nếu giúp được anh". Hallet trả lời.

"Thế thì tốt quá", Armstrong nói, không động đến cốc rượu. "Tôi muốn biết một người Do thái Đức có quyền gì nếu trước chiến tranh anh ta phải bán cổ phần của mình trong công ty cho một người không phải Do thái. Bây giờ khi chiến tranh kết thúc, anh ta có quyền đòi lại không?"

Tay luật sư dừng một lát, và lần này có vẻ hơi bối rối. "Chỉ khi người mua tử tế bán lại cho anh ta, nếu không thì không thể làm gì khác. Đó là luật Nuremberg năm 1935, nếu tôi nhớ chính xác".

"Có vẻ không được công bằng lắm", Armstrong nói gọn lỏn.

"Đúng vậy”, anh ta vừa uống vừa trả lời. "Quả thật không công bằng. Nhưng đó là luật từ thời đó, sự thể bây giờ đã khác, nhưng không có một quyền lực dân sự nào bác được nó. À, mà thứ vang đỏ này ngon thật đấy. Anh kiếm đâu ra thế?"

"Một người bạn ở khu người Pháp xem ra có nguồn cung cấp vô tận. Nếu anh thích, tôi sẽ gửi biếu anh một thùng".

Sáng hôm sau, đại tá Oakshott nhận được lệnh cho phép đại uý Armstrong thăm một trại cải tạo ở Anh vào bất cứ thời gian nào trong tháng tới. "Nhưng họ chỉ cho cậu quanh quẩn ỏ Bridgend thôi", ông nói thêm.

"Tôi hiểu", Armstrong đáp.

Vị đại tá đọc trong tờ ghi nhớ trước mặt rồi nói thêm. "Và họ cũng nói rất rõ là cậu không thể nói chuyện với quá ba tù binh, và không với ai vượt quá cấp bậc đại tá - đó là nghiêm lệnh từ cơ quan an ninh".

"Tôi nghĩ dù có hạn chế đó, tôi cũng vẫn làm được".

"Ta hãy hy vọng việc này xem ra bõ công sức của cậu, Dick ạ. Nhưng tôi vẫn còn nghi ngờ".

"Tôi hy vọng sẽ chứng tỏ là ngài sai".

Trở lại văn phòng, anh yêu cầu Sally chuẩn bị các giấy tờ đi lại cho anh.

" Ông muốn đi khi nào?" Cô hỏi.

"Ngày mai".

"Tôi hỏi câu ngốc quá", cô ta nói.

Sally mua vé cho anh đi Lonđon chuyến ngày hôm sau, sau khi một vị tướng ra lệnh hoãn chuyến bay vào phút chót. Cô cũng sắp xếp xe đón và đưa anh thẳng đến xứ Gan.

"Nhưng đại uý không có tiêu chuẩn dùng xe có tài xế riêng", anh nói khi Sally trao cho anh giấy tờ đi lại.

"Có đấy, khi một vị thiếu tướng muốn có ảnh con gái mình trên trang nhất tờ Der Telegraf vào lúc cô ta tới thăm Berlin tháng sau".

"Ông ta muốn vậy để làm gì?"

"Tỏi đoán vì ông ta không thể gả chồng cho con gái ở Anh", Sally trả lời. "Và như tôi phát hiện, ở đây cứ cái gì trùm váy là khối người nhảy xổ vào".

Armstrong cười phá lên. "Sally, nếu tôi phải trả công cho cô, thì cô sẽ được tăng lương. Còn bây giờ có gì thêm về Lauber không? Cái gì cũng tốt".

Trong bữa ăn tối hôm đó, Dick nói với Charlotte rằng một trong những lý do anh đi Anh lần này là xem có thể kiếm được việc khi hoàn tất mọi thủ tục giải ngũ không. Tuy cố gượng cười, gần đây nàng không biết chắc anh có kể hết mọi chuyện với vợ không. Nếu gặng hỏi, anh thường thoái thác bằng việc dùng nhũng từ như "Tối mật" và lấy ngón tay gõ lên đầu mũi như anh thấy đại tá Oakshott thường làm.

*

**

Sáng hôm sau, binh nhì Benson đánh xe đưa anh ra sân bay. Tiếng loa thông báo trong phòng đợi: "Mời đại uý Armstrong đến trạm điện thoại quân sự nơi gần nhất trước khi lên máy bay". Giá như máy bay của anh không đang lăn bánh trên đường băng, thì chắc anh đã nghe cú điện thoại đó.

Ba tiếng sau anh tới London. Anh tiến về phía một hạ sĩ đang tựa lưng vào chiếc Austin bóng lộn, tay giơ cao tấm biển đề chữ "Đại uý Armstrong". Viên hạ sĩ đứng nghiêm chào khi thấy người sĩ quan tiến về phía mình.

"Tôi cần đến Bridgend ngay", anh nói trước khi người lái xe kịp mở miệng. Xe bon bon trên đường A40, và vài phút sau Armstrong thiếp đi. Mãi tới khi người lái xe gọi: "Chỉ còn vài dặm nữa là chúng ta đến nơi”, anh mới tỉnh dậy.

Khi xe chạy vào trại, anh bỗng nhớ lại ngày mình còn ở trại Liverpool. Nhưng lần này xe của anh chạy qua cổng, lính gác đứng nghiêm chào. Hạ sĩ cho xe đỗ trước văn phòng của chỉ huy trại.

Khi anh bước vào, một đại uý từ sau bàn đứng đậy chào. "Tôi là Roach. Rất vui mừng được làm quen với anh". Armstrong nắm chặt bàn tay anh ta chìa ra. Đại uý Roach không đeo huân chương trên quân phục và xem ra chưa hề qua eo biển Măngxơ lần nào, chưa nói gì đến vượt biển đối mặt với kẻ thù. "Không ai nói rõ xem tôi có thể giúp anh bằng cách nào", anh ta nói khi dẫn Armstrong tới chiếc ghế mềm cạnh lò sưởi.

"Tôi muốn xem danh sách các tù binh phân về trại này", Armstrong nói mà không mất thì giờ vào những chuyện vớ vẩn. "Tôi có ý định gặp ba tù binh để chuẩn bị một báo cáo trình Uỷ ban Quân quản ở Berlin".

''Việc đó thì dễ thôi", đại uý nói. "Nhưng sao họ lại chọn Bridgend? Phần lớn tướng lĩnh quốc xã giam ở Yorkshire cơ mà".

"Tôi có biết việc đó, nhưng không được quyền lựa chọn".

"Vậy thì được. Nào, anh định phỏng vấn loại nào, hay là tôi cứ chọn đại cho anh?". Đại uý Roach trao cho anh danh sách, và Armstrong nhanh chóng lần tay theo những tên đã được đánh máy. Anh mỉm cười. "Tôi sẽ gặp một hạ sĩ quan, một trung uý và một thiếu tá", anh nói, đánh dấu vào ba cái tên rồi đưa lại danh sách cho viên đại uý.

Ronch nghiên cứu ba tên đó. "Hai người đầu thì dễ thôi, nhưng tôi e rằng anh không thể gặp thiếu tá Lauber được".

"Tôi hoàn toàn được phép..."

"Cho dù anh có được thủ tướng Attlee cho phép thì cũng vậy thôi", đại uý Roach cắt ngang. "Về trường hợp Lauber, tôi không thể giúp gì được anh".

"Sao lại không?", Armstrong sửng cồ.

"Bởi vì ông ta đã chết cách đây hai tuần. Thứ Hai vừa rồi, tôi đã đưa thi hài ông ta về Berlin".

(1) = 0.3m
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12


Báo

MELBOURNE COURIER

Ngày 12 tháng Chín, 1950

HẦU TƯỚC GRAHAM TOWNSEND QUA ĐỜI

Đoàn xe tang dừng lại bên ngoài nhà thờ. Keith bước từ chiếc xe đi đầu xuống, đỡ tay mẹ, dìu bà leo lên bậc tam cấp, theo sau là các chị em gái của anh. Khi họ vào trong nhà thờ, những người dự lễ đứng cả dậy. Một người bõ già dẫn họ qua cánh gà tới hàng ghế đầu để trống. Keith cảm thấy nhiều đôi mắt như đang khoan vào da thịt anh với cùng một câu hỏi: "Cậu đã sẵn sàng chưa?". Lát sau, quan tài được khiêng vào và đặt trên giá trước bàn thờ Chúa.

Tổng giám mục Melbourne chủ trì buổi lễ, còn Cha xứ Charles Davidson đọc lời nguyện. Những bài thánh ca mà Hầu tước phu nhân Townsend chọn như "Hãy làm người hành hương", "Viên đá của các thời đại" rồi "Hãy dũng cảm chiến đấu" hẳn sẽ làm người chết ngậm cười nơi chín suối. David Jakeman, cựu Tổng biên tập tờ Courier đọc lời điếu. Ông nhắc đến nghị lực của Hầu tước Graham, lòng hăng say trong cuộc sống, không bao giờ tránh né thách thức, lòng thương yêu ông dành cho gia đình và mọi người sẽ thương nhớ ông khôn xiết. Ông kết thúc những lời buồn bã bằng việc nhắc mọi người rằng Hầu tước Graham để lại một con trai là người thừa kế của mình.

Sau lễ ban phước, Hầu tước phu nhân Townsend một lần nữa vịn tay con trai, theo sau là những người khiêng linh cữu ra khỏi nhà thờ, tiến về huyệt mộ.

"Tro lại trở về với tro. Cát bụi về với cát bụi", vị Tổng giám mục đọc lời giã biệt trong khi quan tài hạ xuống huyệt và những người phu mộ bắt đầu ném đất lên trên. Keith ngẩng đầu nhìn những người đang đứng vòng quanh huyệt mộ. Bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp, các chính khách, các đối thủ, những tay chuyên cá cược, thậm chí cả một con diều hâu đơn độc mà Keith nghi là mò đến chỉ để rỉa xương... tất thảy đều đang nhìn xuống đó.

Sau khi vị Tổng giám mục làm dấu thánh giá, Keith từ từ dìu mẹ trở lại xe. Trước khi đến chỗ xe đỗ, bà quay người nhìn những người đang im lặng đi theo sau. Suốt một giờ tiếp đó, bà đứng bắt tay những người đến viếng, cho tới người cuối cùng.

Trên đường trở lại Toorak, hai mẹ con không ai nói lời nào. Vừa bước vào nhà, Hầu tước phu nhân Townsend leo ngay cầu thang đá rộng thênh thang lên phòng nghỉ. Keith xuống bếp, nơi Florrie đang chuẩn bị một bữa ăn nhẹ. Anh đặt các thứ vào chiếc khay, mang lên phòng mẹ. Tới cửa, anh gõ nhẹ trước khi bước vào. Bà đang ngồi trên chiếc ghế mà bà ưa thích, cạnh cửa sổ. Bà không động đậy khi anh đặt khay xuống bàn trước mặt bà. Anh hôn lên trán bà, xoay người bước ra ngoài. Sau đó anh đi bộ trong khu nhà, theo những con đường mà anh vẫn thường cùng cha dạo bước. Bây giờ, khi tang lễ đã xong, anh biết mình sắp phải đối mặt với một vấn đề mà mẹ anh còn tránh chưa nói đến.

Hầu tước phu nhân Townsend xuống nhà trước tám giờ tối, và hai mẹ con đi qua phòng ăn rộng. Bà lại chỉ nhắc đến cha anh, đúng những câu đầy tình cảm mà bà đã nói đêm trước. Bà chẳng động đến đồ ăn, và khi món chính được dọn đi, bà đột nhiên đứng dậy lui về phòng khách.

Khi thấy mẹ đã yên vị trong chỗ thường ngồi bên lò sưởi, Keith đứng một lúc trước khi ngồi vào cái ghế cha anh vẫn ngồi. Lúc ngưòi hầu mang cà phê tới, mẹ anh nhoài người hơ tay trên lửa và hỏi anh cái câu mà anh đã kiên nhẫn chờ đợi.

"Bây giờ trở lại Úc con định làm gì?".

"Ngày mai, việc đầu tiên con làm là tới gặp tổng biên tập tờ Courier. Cần phải có một số thay đổi ngay lập tức nếu chúng ta muốn thách thức tờ Age". Anh chờ phản ứng của bà.

"Keith này", cuối cùng bà nói. "Mẹ lấy làm tiếc phải nói với con chúng ta không còn sở hữu tờ Courier nữa".

Keith sững sờ trước tin này, không biết trả lời ra sao.

Mẹ anh vẫn tiếp tục hơ tay. "Con biết đấy, cha con để lại toàn bộ cho mẹ trong di chúc, mà mẹ thì rất sợ phải nợ nần ai, dưới bất kỳ hình thức nào. Giá như cha con di chúc lại tờ báo cho con thì..."

"Nhưng mẹ ạ, con....", Keith bắt đầu.

"Đừng quên rằng con đã xa nhà năm năm, Keith ạ. Lần cuối mẹ thấy con, con hãy còn là cậu học sinh trung học, miễn cưỡng lên chuyến bay của hãng hàng không SS Stranthedan. Mẹ không có cách nào biết được...."

"Nhưng cha con hẳn cũng không muốn mẹ bán tờ Courier. Nó là tờ báo đầu tiên mà cha con tham gia".

"Và số nào nó cũng lỗ. Khi hãng Kenwright tạo cơ hội cho mẹ rút, không bị ràng buộc trách nhiệm gì, thì Hội đồng quản trị khuyến nghị mẹ chấp nhận lời đề nghị đó."

"Nhưng mẹ thậm chí chả buồn cho con cơ hội xem có thể xoay chuyển được tình thế hay không nữa. Con biết quá rõ, cả hai tờ báo từ nhiều năm nay chỉ số phát hành cứ ít dần. Chính vì thế, con đã nghiên cứu kế hoạch để khắc phục việc đó, kế hoạch này xem ra cũng sẽ được cha con chấp thuận".

"Mẹ nghĩ không còn có thể làm gì được nữa", bà bảo. "Hầu tước Collin Grant, chủ tịch tờ Adelaide Messenger vừa trả mẹ 150.000 bảng để mua tờ Gazette, và Hội đồng sẽ xem xét đề nghị đó trong kỳ họp tới".

"Nhưng tại sao phải bán cả tờ Gazette?", Keith hỏi với vẻ ngỡ ngàng.

"Vì từ nhiều năm nay, chúng ta tiến hành một cuộc chiến chỉ có phần bại với tờ Messenger, và trong hoàn cảnh đó, đề nghị của họ thật hết sức rộng rãi".

"Mẹ này", Keith nói, đứng dậy nhìn thẳng vào mắt bà. "Con không trở về nhà để bán tờ Gazette, mà để làm điều ngược lại. Mục tiêu lâu dài của con là mua luôn cả tờ Messenger".

"Trong tình hình tài chính của ta hiện nay, đó là điều không thực tế, Keith ạ. Dù thế nào, Hội đồng cũng không bao giờ chấp nhận điều đó".

"Vào lúc này thì có lẽ là không, nhưng họ sẽ chấp nhận khi ta tăng được lượng phát hành".

"Con giống hệt cha con, Keith ạ", bà thở dài.

"Hãy cho con cơ hội tự chứng minh mình. Mẹ sẽ thấy rằng con đã học được nhiều điều trong thời gian làm việc ở phố Fleet. Con trở về để áp dụng những điều đã học vào tờ báo của chúng ta.”

Hầu tước phu nhân Townsend nhìn vào ngọn lửa một lúc trước khi trả lời: "Hầu tước Collin cho mẹ chín mươi ngày để xem xét đề nghị của ông". Bà ngừng một lát "Mẹ cho con đúng khoảng thời gian đó để chứng minh cho mẹ thấy là hãy nên từ chối".

Sáng hôm sau, khi Townsend bước xuống máy bay ở Adelaide, điều đầu tiên anh nhận thấy khi vào phòng khách sân bay là trên giá báo, tờ Messenger đã được đặt trên tờ Gazette. Anh bỏ túi xuống, sắp xếp lại để tờ Gazette lên trên, rồi mua cả hai tờ.

Trong khi đứng xếp hàng chờ tắc xi, anh nhận thấy trong số bảy mươi ba người ra khỏi sân bay, mười hai người cầm tờ Courier, trong khi chỉ có bảy người mua tờ Gazette. Trên tắc xi vào thành phố, anh viết lại nhận xét này trên cuống vé máy bay, với ý định nói cho Frank Bailey, Tổng biên tập của tờ Gazette biết, ngay khi anh tới văn phòng. Suốt đoạn đường, anh đọc cả hai tờ báo và phải thừa nhận tờ Courier thú vị hơn. Tuy nhiên, anh không cảm thấy đó là ý kiến anh có thể nói trong ngày đầu tiên đến thành phố này.

Townsend xuống xe cạnh toà báo Gazette. Anh để túi lại ở quầy lễ tân, đi thang máy lên tầng ba. Những phóng viên đang ngồi sau bàn đánh máy không ai buồn ngẩng đầu nhìn anh. Không gõ cửa, anh bước thẳng vào phòng làm việc của Tổng biên tập.

Frank Bailey ngạc nhiên vội vàng đứng dậy, chìa tay nói: "Kìa Keith! Rất vui mừng gặp anh sau ngần ấy thời gian".

"Gặp lại ông, tôi cũng mừng”. Townsend nói.

"Chúng tôi cứ nghĩ mai anh mới tới cơ đấy", Bailey quav sang nói với đám phóng viên đang ngồi sau dãy bàn hình móng ngựa. "Đây là Keith, con trai Hầu tước Graham, người sẽ thay thế cha mình với tư cách chủ bút. Những ai trong số các anh đã làm việc cách đây vài năm hẳn còn nhớ lần cuối cùng khi anh ấy làm việc với tư cách...". Frank do dự.

"Con trai của cha tôi". Townsend nói.

Lời kết luận làm mọi ngưòi cười ồ.

"Xin cứ làm việc bình thường, coi như không có tôi hiện diện", Townsend bảo. "Tôi không muốn trở thành loại chủ bút thích can thiệp vào các quyết định của Tổng biên tập”. Anh đi tới góc phòng, ngồi trên mép cửa sổ quan sát trong khi Bailey tiếp tục buổi giao ban sáng. Ông ta không để mất một khả năng nào, hoặc đúng hơn, không để mất lòng mong mỏi dùng tờ báo để vận động cho lợi ích của những người thấp cổ bé họng mà ông nghi là bị đối xử không công bằng.

"Được rồi. Tin chính ngày mai là gì?" Ông ta hỏi. Ba cánh tay giơ cao.

"Dave". Tổng biên tập, tay cầm bút chì chỉ vào phóng viên phụ trách mục hình sự. "Xem anh có gì nào?"

"Có vẻ như hôm nay sẽ có tuyên án trong phiên toà xử Sammy Taylor. Chiều nay sẽ kết thúc phần luận tội".

"Cứ theo cái lối mà ông ta điều khiển phiên toà cho tới giờ, thì thằng cha đó chẳng còn hy vọng gì đâu. Chỉ cần một cái cớ rất nhỏ là đủ để treo cổ Taylor”.

"Tôi biết", Dave nói.

"Nếu toà luận có tội, tôi sẽ cho đăng tin đó trên trang nhất cùng một bài về sự bỡn cợt công lý của những người thổ dân của chúng ta. Họ vẫn biểu tình bên ngoài phòng xử án phải không?"

"Chắc chắn. Đốt nến cầu nguyện suốt ngày đêm. Từ khi báo chúng ta đăng ảnh những người lãnh đạo của họ bị cảnh sát điệu đi, thì họ bắt đầu ăn ngủ ngay trên vỉa hè".

"Được. Nếu hôm nay toà tuyên có tội, anh sẽ có bài trên trang nhất. Jane", ông ta nói, chỉ tay về phía biên tập tin chính. "Tôi cần một bài khoảng một ngàn từ về quyền của thổ dân và phiên toà này đã được tiến hành một cách nhục nhã như thế nào. Trò đùa công lý, kỳ thị chủng tộc, chị biết thứ mà tôi cần chứ?'

"Nhưng nếu toà kết luận anh ta không có tội thì sao?" Dave hỏi.

"Khó có khả năng, nhưng nếu thế anh sẽ có một cột bên phải của trang nhất, còn Jane viết bài 500 từ trên trang bảy về sức mạnh của hệ thống pháp lý, nước Úc cuối cùng cũng đã ra khỏi thời kỳ mông muội, vân vân..."

Bailey quay sang phía phòng đối diện, chỉ bút chì vào một phụ nữ nãy giờ giơ cao tay. "Maureen", ông ta bảo.

"Chúng ta có thể đang có một căn bệnh bí hiểm ở bệnh viện Hoàng gia Adelaide. Trong mười ngày qua, ba đứa trẻ đã bị chết và giám đốc bệnh viện Gyles Dunn từ chối không phát biểu gì, cho dù tôi ép rất mạnh".

"Toàn trẻ em địa phương à?".

"Vâng", Maureen trả lời. "Chúng đều thuộc khu vực cảng Adelaide".

"Tuổi?"

"Bốn, ba và bốn. Hai gái, một trai".

"Được rồi. Gặp ngay cha mẹ, nhất là mẹ chúng. Tôi muốn có hình, lịch sử gia đình, bất cứ điều gì chị có thể có được về họ. Cố tìm hiểu xem các gia đình này có liên quan gì không. Quan hệ họ hàng, dù rất xa? Họ có biết nhau hay làm việc cùng một chỗ không? Họ có các mối quan tâm giống nhau không, để có thể gắn ba trường hợp này lại? Và tôi muốn có lời của Gyles Dunn, thậm chí dù chỉ là không bình luận".

Maureen gật đầu trước khi Bailey quay sang phía biên tập ảnh. "Kiếm cho được một ảnh của Dunn trong tâm trạng lo lắng để in trên trang một. Maureen! Chị sẽ có bài chính trên trang nhất nếu toà tuyên Taylor vô tội, nếu không tôi dành cho chị trang bốn, có thể tiếp nối ở trang năm. Cố kiếm ảnh cả ba đứa trẻ. Nên kiếm trong tập ảnh gia đình thì tốt - vui vẻ, khoẻ mạnh, tốt nhất là ảnh chụp lúc chúng đang kỳ nghỉ. Và tôi muốn chị xục vào bệnh viện. Nếu Dunn vẫn không nói gì, hãy tìm ai đó dám nói. Bác sỹ, y tá, thậm chí cả người mang vác đồ, nhưng chú ý phải có người chứng kiến hoặc ghi âm lại. Tôi không muốn xảy ra tình trạng ngớ ngẩn như tháng trước với cái bà Kendall đó cùng những lời phàn nàn về đội cứu hoả. Và Dave này". Tổng biên tập quay sang phóng viên phụ trách mục hình sự. "Tôi muốn biết càng sớm càng tốt; liệu bản án toà tuyên có bị chậm lại không, để còn bố trí các tin trên trang nhất. Còn ai muốn nói gì nữa không?".

"Vào lúc mười một giờ sáng nay, Thomas Playford sẽ có một tuyên bố xem ra là quan trọng", Jim West, phóng viên chính trị nói. Nhiều tiếng rên rỉ nổi lên trong phòng.

"Tôi không quan tâm, trừ phi ông ta thông báo từ chức", Frank nói. "Nếu có ảnh và các mối quan hệ xã hội, cùng các số liệu ma về cái mà ông ta cho rằng đã đóng góp cho cộng đồng địa phương, thì sẽ thu gọn lại một cột trên trang mười một. Thể thao có gì không, Harry?"

Một người rất béo ngồi trong góc đối diện với Townsend nháy nháy mắt và quay lại người cộng sự trẻ phía sau. Anh chàng này nói nhỏ vào tai ông ta.

"Ô, có đấy", biên tập viên thể thao nói. "Trong ngày hôm nay, hội tuyển chọn sẽ công bố danh sách đội tuyển crikét chơi trộn với Anh vào thứ Năm này".

"Liêu có cầu thủ Adelaide nào lọt vào đội tuyển không?".

Townsend ngồi nghe giao ban cả tiếng, nhưng không nói gì, mặc dù cảm thấy một vài vấn đề vẫn chưa được trả lời. Cuối cùng, khi buổi giao ban kết thúc, anh đợi cho các phóng viên ra hết mới đưa cho Frank nhận xét mà anh ghi lại trên cuống vé máy bay lúc ngồi trong tắcxi. Ông Tổng biên tập liếc qua các con số, hứa sẽ nghiên cứu kỹ hơn khi có thời gian. Rồi không kịp suy nghĩ, ông ta xếp chúng vào thùng thư gửi đi.

"Nếu muốn biết thêm điều gì, anh cứ việc đến đây. Keith ạ”, ông ta nói. "Cửa phòng tôi lúc nào cũng mở". Townsend gật đầu. Khi anh quay nguời chuẩn bị đi, Frank nói thêm: "Anh biết đấy! Cha anh và tôi có quan hệ làm việc rất tốt. Cho đến tận gần đây, ông vẫn thường bay từ Melbourne tới thăm tôi ít nhất mỗi tháng một lần".

Townsend mỉm cười, khép nhẹ cửa. Anh vào thang máy, lên tầng trên cùng.

Anh bỗng như rùng mình khi bước vào văn phòng của cha, lần đầu tiên hiểu rằng anh không còn cơ hội chứng minh cho ông thấy anh có thể là người kế tục xứng đáng. Anh nhìn quanh phòng, bắt gặp tấm ảnh của mẹ đặt ở góc bàn. Anh mỉm cười với ý nghĩ có lẽ mẹ anh là người duy nhất không cần phải lo lắng trong một tương lai gần sẽ bị thay thế.

Anh nghe tiếng ho nhẹ và thấy Bunty đang đứng gần cửa. Bà đã làm thư ký cho cha anh trong suốt hơn ba mươi bảy năm qua. Từ lúc còn nhỏ, anh đã nghe mẹ miêu tả Bunty là "một cô gái quái dị". Anh không rõ bà có cao đến năm feet không, cho dù có đo lên cả đụn tóc cuốn cao gọn ghẽ của bà. Anh chưa bao giờ thấy bà để kiểu tóc nào khác, và chắc chắn Bunty không phải là người chạy theo mốt. Chiếc váy thẳng và áo len cài khuy kín đáo chỉ để lộ mắt cá chân và cổ. Bà không đeo đồ trang sức và rõ ràng không ai nói với bà về đồ lót ni lông. "Mừng ông đã trở về, ông Keith", bà nói, giọng Scotland không hề nhẹ đi chút nào sau gần bốn mươi năm sống ở Adelaide. "Tôi mới sắp xếp lại các thứ để khi ông tới thì đã có sẵn. Không lâu nữa tôi sẽ được nghỉ hưu, nhưng nếu ông muốn lấy ai đó trẻ trung để thay thế sớm hơn, thì tôi cũng hoàn toàn hiểu được".

Townsend cảm thấy bà đã học thuộc lòng bài diễn văn ngắn đó và quyết định đọc trước khi anh có cơ hội nói điều gì khác. Anh mỉm cười nhìn bà. "Tôi sẽ không tìm ai thay thế đâu, bà Bunty ạ". Anh không biết tên họ bà là gi, chỉ biết cha anh gọi bà là "Bunty". "Chỉ có một thay đổi mà tôi rất muốn là bà hãy trở lại gọi tôi là Keith".

Bà mỉm cười. "Cậu muốn bắt đầu từ đâu?"

"Hôm nay tôi chỉ muốn xem lại toàn bộ hồ sơ, rồi bắt đầu việc đầu tiên kể từ sáng mai".

Bunty tựa như muốn nói điều gì, nhưng rồi cắn môi. "Việc đầu tiên có phải giống như cha cậu đã làm không?" Bà hỏi với vẻ ngây thơ.

"Tôi e là như thế", Townsend cười đáp.

Bảy giờ sáng hôm sau, Townsend đã có mặt ở toà báo. Anh vào thang máy lên tầng hai, đi qua dãy bàn trống trơn của bộ phận quảng cáo và rao vặt. Dù không có ai ở đó, anh cảm giác rõ là bộ phận này quản lý không tốt. Giấy tờ vương lung tung trên bàn, hồ sơ mở đổ khắp nơi và nhiều ngọn đèn rõ ràng đã sáng suốt dêm. Anh bắt đầu nhận ra cha anh đã vắng mặt ở đây khá lâu.

Người đầu tiên lò dò đến là 9 giờ 10 phút.

"Chị là ai?" Townsend hỏi khi cô ta đi qua phòng.

"Ruth", cô ta trả lời. "Còn anh là ai?".

"Tôi là Keith Townsend".

"A, thì ra là con trai ngài Graham", cô ta nhấm nhẳng nói rồi đi thẳng đến bàn của mình.

"Ai quản lý bộ phận này?" Townsend hỏi.

"Ông Harris", cô ta trả lời, ngồi xuống ghế và lấy từ trong túi ra đồ nghề trang điểm.

"Khi nào tôi có thể gặp ông ta?"

"Ồ, ông ta thường đến lúc 9 giờ 30 phút, có khi 10 giờ.

"Vậy sao?" Townsend nói. "Bàn làm việc của ông ta ở đâu?" Cô gái chỉ tay về phía góc phòng phía xa.

Ông Harris đến lúc 9 giờ 17 phút, khi Townsend đã đọc xong hết tất cả hồ sơ của ông ta. "Anh nghĩ anh đang làm cái quái gì ở đây vậy?" Đó là câu đầu tiên của ông ta khi thấy Townsend ngồi sau bàn của mình, đang đọc một chồng giấy tờ.

"Chờ ông". Townsend đáp. "Tôi không nghĩ phải chờ biên tập viên quảng cáo của mình tới tận trước mười giờ mới đến văn phòng".

"Không ai ở tờ báo nào lại làm việc trước mười giờ. Ngay cả đám làm trà nước cũng biết điều đó", Harris bảo.

"Khi tôi làm trà nước tại tờ Express hàng ngày, Hầu tước Beaverbrook tám giờ sáng đã ngồi vào bàn làm việc".

"Nhưng hiếm khi tôi rời khỏi văn phòng trước sáu giờ tối", Harris phản đối.

"Một phóng viên giỏi hiếm khi về nhà trước tám giờ, còn những ngưòi thợ khác thì sẽ coi mình là may mắn nếu họ ra về trước nửa đêm. Từ ngày mai, ông và tôi sẽ gặp nhau hàng sáng lúc 8 giờ 30 phút, còn nhân viên của ông phải có mặt tại bàn lúc 9 giờ. Những ai không làm được như vậy thì nên bắt đầu nghiên cứu mục Tìm việc làm ở trang báo cuối. Tôi nói thế là rõ rồi chứ?"

Harris chúm môi, gật đầu.

"Tốt. Điều đầu tiên tôi muốn ông cung cấp là ngân sách ba tháng tới, phải làm rõ giá quảng cáo của chúng ta so với tờ Messenger. Tôi muốn ngày mai nó sẽ có trên bàn làm việc của tôi, trước khi tôi đến." Anh đứng dậy khỏi ghế của Harris.

"Vào giờ này sáng mai, khó có thể đã có những số liệu mà anh yêu cầu”, Harris phản đối.

"Trong trường hợp đó, ông nên nghiên cứu mục Tìm việc đi là vừa", Townsend bảo, "Nhưng không phải trong giờ làm việc của tôi".

Anh bước nhanh ra khỏi phòng, để mặc Harris đứng tức run, vào thang máy, lên tầng nơi bộ phận phát hành làm việc. Anh không ngạc nhiên khi cũng bắt gặp thái độ thờ ơ của họ. Một tiếng sau anh xuống, để lại không ít người ngồi đó mà run, tuy anh phải thừa nhận có ấn tượng tốt về một chàng thanh niên người Brisbane tên là Mel Carter gần đây mới được đề bạt làm phó Giám đốc.

Frank Bailey ngạc nhiên thấy "anh chàng Keith" trở lại văn phòng sớm thế, và lại càng ngạc nhiên khi anh đến đúng chỗ ngồi lần trước bên cửa sổ dự giao ban. Bailey mừng vì Townsend không có ý kiến gì, nhưng không thể không nhận thấy anh không ngừng ghi chép.

Lúc Townsend lên văn phòng của mình thì đã là mười một giờ. Anh lập tức cùng bà Bunty giải quyết các thư từ. Bà đã xếp chúng theo thứ tự trên bàn, trong từng cặp, đánh dấu bằng các mầu khác nhau, mà mục đích như bà giải thích, là để khi anh không có nhiều thời gian thì chọn giải quyết đúng thứ tự ưu tiên.

Hai giờ sau, Townsend nhận ra tại sao cha anh lại đánh giá "Bunty" cao như thế, và suy nghĩ không phải về việc khi nào anh phải thay bà, mà là bà còn sẵn sàng làm cho anh bao lâu nữa.

"Tôi để những vấn đề quan trọng nhất cuối cùng". Bunty nói. "Lời đề nghị mới nhất của tờ Messenger. Ngài Collin Grant sáng nay gọi điện thoại chúc mừng cậu về nước và hỏi xem cậu đã nhận được thư của ông ấy chưa".

"Thế à?" Townsend mỉm cười hỏi lại, trong khi anh mở hồ sơ có đánh dấu "mật", đọc lướt qua lá thư của Jervis, Smith & Thomas, theo anh nhớ là hãng luật đại diện cho tờ Messenger. Anh dừng lại, nhíu mày khi đọc tới con số 150.000 bảng. Sau đó anh đọc biên bản cuộc họp Hội đồng Quản trị tháng trước, trong đó thể hiện rõ thái độ đồng tình của các giám đốc trước đề nghị trên. Nhưng cuộc họp này là trước khi mẹ anh cho anh thời hạn thử thách chín mươi ngày.

"Thưa ngài ", Townsend đọc trong khi Bunty ghi lại bằng tốc ký. "Tôi đã nhận được thư ngài đề ngày 12 tháng này. Chấm qua hàng. Để khỏi mất thêm thời gian của ngài, cho phép tôi nói rõ rằng tờ Gazette không phải và sẽ không bao giờ đem bán. Chào trân trọng..."

Townsend ngả người trên ghế, nhớ lại lần cuối cùng khi anh gặp chủ tịch tờ Messenger. Giống như các chính trị gia đã nếm nhiều thất bại, ngài Collin lúc nào cũng vênh vang tự đắc, khăng khăng giữ ý kiến mình, nhất là đối với giới trẻ. "Đám người chỉ nên nhìn chứ không nên nghe" là cách ông nói về chúng, nếu Townsend nhớ đúng - Anh tự hỏi bao lâu nữa thì anh sẽ lại được nghe hoặc gặp ông ta.

Hai ngày sau, khi Townsend đang nghiên cứu báo cáo của Harris về quảng cáo thì Bunty thò đầu vào nói có ngài Collin Grant muốn nói chuvện với anh trên điện thoại. Townsend gật đầu, tay nhấc ống nghe.

"Chào cậu, Keith. Chúc mừng cậu đã về”, ông ta mở đầu. "Tôi vừa đọc thư cậu và tự hỏi không hiểu cậu có biết tôi đã thoả thuận miệng với mẹ cậu về việc bán tờ Gazette không?”.

"Thưa ngài Collin. Mẹ tôi có nói với ngài rằng bà sẽ xem xét một cách nghiêm túc lời đề nghị của ngài. Mẹ tôi không có cam kết miệng, còn nếu ai gợi ý khác thì..."

"Gượm nào, anh bạn", ngài Collin cắt ngang. "Tôi làm việc đó một cách đàng hoàng. Cậu thừa biết tôi và cha cậu là chỗ thân thiết”.

"Nhưng thưa ngài Collin, cha tôi không còn ở lại với chúng tôi, cho nên trong tương lai ngài sẽ phải giao dịch với tôi. Mà chúng ta thì không phải là chỗ thân thiết".

”A, nếu đó là cách nghĩ của cậu thì việc tôi có ý định tăng giá mua lên 170.000 bảng cũng chẳng có ý nghĩa gì".

"Đúng thế, thưa ngài Collin, vì tôi không có ý định xem xét đề nghị đó".

"Rồi sẽ có lúc", ông ta gầm lên, "vì trong vòng sáu tháng, tôi sẽ đẩy tờ báo của cậu ra khỏi các sạp báo và lúc ấy cậu sẽ vô cùng sung sướng nhận 50.000 bảng cho những thứ đầu thừa đuôi thẹo còn sót lại", ông ta ngừng một lát. "Khi nào cậu thay đổi ý định thì cứ gọi cho tôi, đừng ngại."

Townsend đặt ống nghe xuống, bảo Bunty nói với Tổng biên tập anh muốn gặp ông ta ngay.

Bunty do dự.

"Sao thế, Bunty?".

"Chỉ có điều, cha anh thường xuống văn phòng Tổng biên tập gặp ông ta".

"Vậy sao?" Tovvnsend cao giọng hỏi lại, nhưng vẫn ngồi trên ghế.

"Tôi sẽ mời ông ta lên ngay".

Trong lúc chờ, Townsend lật trang cuối, nghiên cứu mục nhà cho thuê. Anh thấy việc cuối tuần cứ phải về Melbourne đã chiếm quá nhiều thời gian quý báu của anh và tự hỏi có thể trì hoãn việc nói cho mẹ biết trong bao lâu nữa.

Mấy phút sau, Frank Bailey bước vào, nhưng anh không thấy được vẻ mặt ông ta. Anh vẫn làm bộ cắm cúi đọc trang cuối của tờ báo. Anh khoanh một vòng tròn đánh dấu, ngước nhìn lên và chuyển cho ông ta một mảnh giấy. "Frank này ! Tôi muốn anh cho đăng lá thư của Jervis, Smith & Thomas trên trang nhất số báo ngày mai, và trong vòng một tiếng nữa hãy viết một bài khoảng ba trăm từ."

"Nhưng...”

”Và hãy bới xem có bức tranh nào tồi tệ nhất của ngài Collin Grant thì cho đăng cạnh bức thư luôn".

"Nhưng... tôi định lấy phiên toà xử Taylor làm tin chính cho số báo ngày mai", ông ta nói. "Anh ta vô tội, mà tờ báo của chúng ta vẫn được tiếng là bênh vực cho anh ta".

"Và cũng còn được tiếng là tờ báo làm ăn thua lỗ", Townsend nói. "Dù thế nào thì phiên toà xử Taylor cũng là tin ngày hôm qua. Anh muốn dành bao nhiêu trang cho anh ta cũng được, nhưng nó không phải trên trang nhất số báo ngày mai".

"Còn gì nữa không?" Frank nhếch môi hỏi.

"Còn". Townsend bình tĩnh trả lời. "Tôi yêu cầu phải có bản mẫu trang nhất số báo ngày mai trên bàn trước khi tôi rời văn phòng tối nay".

Frank giận dữ ra khỏi văn phòng, không nói câu nào.

"Tiếp theo, tôi muốn gặp Giám đốc bộ phận quảng cáo". Townsend bảo Bunty khi bà xuất hiện. Anh mở tập hồ sơ mà Harris trình chậm một ngày, nhìn những con số được ghi chép một cách cẩu thả. Cuộc gặp diễn ra ngắn hơn với Frank, và trong khi Harris thu dọn các thứ riêng tư ở bàn làm việc, anh cho gọi phó Giám đốc bộ phận phát hành.

Khi bước vào văn phòng, vẻ mặt chàng trai cho thấy anh ta cũng nghĩ mình sẽ được bảo làm các việc như Harris vừa làm.

"Ngồi đi, Mel", Townsend bảo, rồi nhìn tập hồ sơ. "Tôi thấy là anh gần đây mới vào làm cho toà báo trên cơ sở thử thách ba tháng. Hãy để tôi nói rõ ngay từ đầu là tôi chỉ quan tâm đến kết quả. Anh có chín mươi ngày, bắt đầu từ hôm nay, để chứng minh tư cách Giám đốc quảng cáo của mình”.

Chàng trai ngạc nhiên, nhưng vui mừng ra mặt.

"Nào, hãy nói cho tôi biết, nếu anh được phép thay đổi một điều ở tờ báo, anh sẽ bắt đầu ở đâu?”

"Trang cuối cùng", Mel nói với vẻ lưỡng lự. "Tôi sẽ đưa mục Rao vặt vào các trang trong".

"Tại sao? Đó là trang mang lại nguồn thu lớn nhất cho tờ báo, khoảng trên ba ngàn bảng một ngày, nếu tôi nhớ không nhầm".

"Tôi biết điều đó. Nhưng gần đây, tờ Messenger chuyển chuyên mục Thể thao về trang cuối, cướp mất của chúng ta 10.000 độc giả. Họ đã tính được rằng có thể để mục rao vặt ở trang nào cũng được, vì người ta thường quan tâm đến chỉ số phát hành của tờ báo, chứ ít tính đến đặt quảng cáo của họ ở trang nào. Nếu anh cần rõ thêm, tôi có thể trình anh báo cáo với các số liệu chi tiết hơn vào trước 6 giờ tối nay".

"Chắc chắn là cần. Và nếu anh có ý tưởng hay nào khác, đừng ngại chia xẻ với tôi, Mel ạ. Anh sẽ thấy cửa phòng tôi bao giờ cũng mở".

Townsend cũng vui khi có người rời văn phòng mình với nụ cười tươi trên môi. Anh nhìn đồng hồ khi Bunty bước vào.

"Đến giờ cậu đi ăn trưa với giám đốc phát hành của tờ Messenger".

"Chẳng biết có đủ không đây?" Townsend nói, lại nhìn đồng hồ.

"Ô, đủ đấy", bà ta bảo. "Cha anh thường nghĩ Caxton Grill giá cả phải chăng, còn Pilligrini với ông là sài sang, và chỉ khi đi với mẹ anh thì ông mới tới đó".

"Tôi không lo về giá cả bữa ăn, Bunty ạ. Vấn đề là anh ta sẽ đòi bao nhiêu nếu đồng ý bỏ tờ Messenger về làm cho chúng ta”.

*

**

Townsend đợi một tuần trước khi bảo Frank Bailey rằng mục Rao vặt không còn được để ở trang cuối nữa.

"Nhưng mục Rao vặt đã ở trang báo cuối trong suốt bảy mươi năm qua", đó là phản ứng đầu tiên của Tổng biên tập.

"Đúng thế. Tôi không nghĩ được lập luận nào chắc hơn để đưa chúng đi chỗ khác".

"Nhưng độc giả không thích thay đổi".

"Cả độc giả của Messenger ư? Đó chính là một trong những lý do tại sao họ bán được nhiều báo hơn".

"Anh định hy sinh truyền thống lâu đời của toà báo chỉ để có thêm một vài độc giả thôi sao?"

"Tôi có thể thấy cuối cùng ông cũng đã hiểu ra vấn đề.” Townsend nói, không chớp mắt.

"Nhưng mẹ anh bảo đảm với tôi rằng..."

"Mẹ tôi không chịu trách nhiệm điều hành hàng ngày công việc tại toà báo. Bà giao cho tôi trách nhiệm đó". Anh không nói thêm là trong vòng chín mươi ngày.

Tổng biên tập cố nén một lát, rồi bình tĩnh nói: “Anh hy vọng là tôi sẽ xin thôi việc?".

"Đương nhiên là không”, Townsend nói ngay. "Nhưng tôi hy vọng anh sẽ giúp tôi quản lý một tờ báo có lãi”.

Anh ngạc nhiên với câu hỏi tiếp theo của ông ta.

"Anh có thể hoãn quyết định đó trong hai tuần được không?”.

"Tại sao?"

"Bởi vì biên tập viên Thể thao nghỉ cho tới cuối tháng mới về".

"Một biên tập viên Thể thao bỏ đi nghỉ ba tuần vào giữa mùa crickét, có lẽ khi về sẽ không nhận thấy bàn làm việc của anh ta đã có người thay". Townsend đốp ngay.

Biên tập viên Thể thao khi về liền nộp đơn xin thôi việc ngay, tước mất của Townsend thú vui được đuổi anh ta. Chỉ vài giờ sau, anh chỉ định một phóng viên viết về crickét hai mươi lăm tuổi thay thế.

Vừa nghe tin đó, Frank Bailey hầm hầm lao vào văn phòng của Townsend. "Việc chỉ định là trách nhiệm của Tổng biên tập", ông ta bắt dầu ngay khi cửa chưa kịp khép, “chứ không phải...”

"Không còn như thế nữa", Townsend nói.

Hai người hằm hằm nhìn nhau một lúc trước khi Frank nói tiếp. "Dù sao thì cậu ta cũng còn quá trẻ để đảm đương chức vụ đó".

"Anh ta hơn tôi ba tuổi", Townsend bảo.

Frank cắn môi. "Tôi xin nhắc anh rằng khi anh tới văn phòng tôi mới bốn tuần trước, anh nói, và tôi xin trích nguyên văn " Tôi không có ý định làm loại chủ bút thích can thiệp vào các quyết định của Tổng biên tập".

Townsend ngước nhìn lên, mặt hơi đỏ.

"Xin lỗi anh, Frank. Tôi đã nói dối".

Rất lâu trước khi thời hạn chín mươi ngày kết thúc, chỉ số phát hành giữa Gazette và Messenger bắt đầu thu hẹp, còn Hầu tước phu nhân Townsend cũng quên khuấy việc bà đã ra thời hạn về việc chấp nhận đề nghị 150.000 bảng của tờ Messenger.

Sau khi đi xem một số căn hộ, cuối cùng Townsend tìm thấy một căn phòng ở nơi lý tưởng và ký ngay hợp đồng thuê nhà sau đó vài tiếng. Tối đó, anh giải thích với mẹ qua điện thoại rằng tới đây, vì áp lực của công việc, anh không thể về thăm bà ở Toorak vào cuối tuần được. Bà có vẻ không ngạc nhiên.

Khi dự phiên thứ ba của Hội đồng Quản trị, anh đòi họ phải trao cho anh chức Giám đốc điều hành, để không ai còn nghĩ anh ngồi đó chẳng qua vì là con trai của Hầu tước Graham. Với đa số phiếu mỏng manh, họ khước từ yêu cầu của anh. Tối đó, khi anh gọi điện cho mẹ, hỏi bà tại sao họ lại làm thế, bà bảo rằng đa số coi chức danh chủ bút là quá đủ đối với người mới vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ hai mươi ba.

Giám đốc mới của bộ phận phát hành, sáu tháng sau khi rời Messenger về làm cho tờ Gazette báo cáo rằng khoảng cách giữa hai tờ báo chỉ còn khoảng 32.000 số. Townsend nghe tin đó rất vui, và tại cuộc họp sau của Hội đồng, anh nói với họ rằng đã đến lúc họ tính chuvện mua lại tờ Messenger. Một vài thành viên lớn tuổi hơn cố nén không cười, nhưng sau đó Townsend cho họ thấy những số liệu, với những cái mà anh gọi là biểu bảng về xu hướng phát hành, và cho họ biết ngân hàng đã đồng ý ủng hộ anh.

Khi đã thuyết phục được đa số thành viên Hội đồng ủng hộ, Townsend cho viết một bức thư gửi ngài Collin, trong đó anh đề nghị mua lại tờ Messenger với giá 750.000 bảng. Tuy không nhận được thông báo chính thức, nhưng các luật sư của Townsend cho biết Ngài Collin đã triệu tập một cuộc họp Hội đồng khẩn cấp vào chiều hôm sau.

Đèn trên tầng làm việc của ban điều hành tờ Messenger sáng suốt đêm. Không được phép vào trong nhà, Townsend đi đi lại lại trên vỉa hè phía ngoài, chờ nghe quyết định của Hội đồng. Sau hai tiếng, anh ăn vội chiếc bánh mỳ kẹp thịt ở một hiệu cà phê phố bên cạnh, và khi trở lại thấy đèn trên tầng cao nhất vẫn sáng. Giá cảnh sát tuần tra phát hiện, anh có thể đã bị bắt.

Cuối cùng, khoảng sau một giờ sáng, đèn trên tầng vụt tắt, các Giám đốc của tờ Messenger lục tục kéo nhau ra về. Townsend nhìn họ với ánh mắt hy vọng, nhưng họ đi thẳng, không thèm liếc nhìn anh.

Townsend còn ở đó mãi cho tới khi biết chắc không còn ai trong ngôi nhà, trừ những người quét dọn. Sau đó anh từ từ thả bộ về toà báo, theo dõi số báo đầu đang in. Anh biết tối đó anh không thể ngủ, vì vậy anh theo xe đưa báo sớm đi các nơi trong thành phố. Nó cho anh cơ hội để biết chắc là Gazette được đặt trước Messenger trên các sạp báo.

Hai ngày sau, Bunty đặt một bức thư trong chồng hồ sơ ưu tiên:

Thân gửi ông Townsend,

Tôi đã nhận được thư ông đề ngày hai mươi sáu tháng này.

Để không mất thêm thời gian của ông, cho phép tôi nói rõ tờ Messenger không phải và sẽ không bao giờ được bán.

Chào trân trọng

Collin Grant

Townsend mỉm cười, ném lá thư vào sọt rác.

Trong mấy tháng sau đó, Townsend thúc giục nhân viên làm ngày làm đêm trong một chiến dịch căng thẳng nhằm vượt mặt đốỉ thủ. Anh thường làm mọi người hiểu rõ rằng không ai, kể cả Tổng biên tập có thể an toàn với công việc mình đang làm. Số đơn xin thôi việc của những người không theo kịp nhịp thay đổi không nhiều bằng số đơn của những ngưòi từ Messenger xin vào làm cho anh, khi họ nhận thấy đây là một cuộc "tử chiến", một từ anh thường dùng trong cuộc họp hàng tháng.

Một năm sau khi Townsend từ Anh trở về, hai tờ báo đã có chỉ số phát hành ngang nhau và anh cảm thấy đã đến lúc gọi điện cho chủ tịch của tờ Messenger.

Khi ngài Collin nhấc máy, Townsend không mất thời gian vào những câu xã giao thông thường. Anh nói luôn: Nếu 750.000 bảng chưa đủ, thì ngài nghĩ tờ báo của mình đáng giá bao nhiêu, thưa ngài Collin?".

"Nhiều hơn số tiền cậu có, anh bạn trẻ ạ. Dù sao, như tôi đã giải thích, tờ Messenger không phải để bán".

"Nhưng không quá sáu tháng nữa", Townsend nói.

"Không bao giờ", ngài Collin quát to trong máy.

"Vậy thì tôi sẽ phải đẩy tờ báo của ngài khỏi đường phố. Và rồi thì ngài sẽ quá sung sướng nhận 50.000 bảng cho những cái thứ đầu thừa đuôi thẹo còn sót lại". Anh dừng lại. "Nếu ngài thay đổi ý định, xin đừng ngại gọi điện cho tôi".

Lần này đến lượt ngài Collin dập mạnh máy.

Vào ngày Gazette lần đầu tiên bán vượt Messenger, Townsend tổ chức lễ ăn mừng trên tầng bốn, và thông báo tin này trong tấm băng đen phía trên bức ảnh chụp ngài Collin tại lễ tang vợ ông ta năm trước. Cứ mỗi tháng, khoảng cách giữa hai báo rộng dần, và Townsend không bỏ lỡ cơ hội thông báo cho độc giả biết chỉ số phát hành mới nhất của báo. Anh không ngạc nhiên khi ngài Collin gọi điện gợi ý có lẽ đã đến lúc họ nên gặp lại nhau.

Sau nhiều tuần thương lượng, hai bên thoả thuận hai tờ báo sẽ nhập làm một, nhưng phải thoả mãn hai đòi hỏi của Townsend. Tờ báo mới phải được in ở xưởng in của anh và được gọi là Gazette Messenger.

Khi Hội đồng Quản trị mới được bầu họp phiên đầu tiên, ngài Collin được chỉ định làm Chủ tịch, Townsend làm Giám đốc điều hành.

Trong vòng sáu tháng, chữ Messenger biến khỏi mặt báo và tất cả các quyết định lớn đều được thông qua mà không phải vờ tham khảo ý kiến của Hội đồng hay Chủ tịch Hội đồng. Một số người sửng sốt khi ngài Collin đệ đơn từ chức, nhưng không ai ngạc nhiên khi Townsend chấp nhận đơn của ông.

Khi mẹ anh hỏi về việc này, Townsend trả lời rằng trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên, vì ông cảm thấy đã đến lúc nên nhường chỗ cho người trẻ hơn. Hầu tước phu nhân Townsend không tin lắm vào cái lý do đó.

Phần III: Có công mài sắt...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13


Báo

DER TELEGRAF

Ngày 31 tháng Tám, 1947

TIẾP TỤC KHAN HIẾM LƯƠNG THỰC Ở BERLIN

"Nếu Lauber để lại di chúc, tôi cần phải có nó".

"Tại sao việc có nó trong tay lại trở nên quan trọng đến thế?" Sally hỏi.

"Vì tôi muốn biết ai là người thừa hưởng cổ phần của tờ Der Telegraf".

"Tôi nghĩ là vợ ông ta".

"Không. Nhiều khả năng là Arno Schultz. Trong trường hợp đó, tôi đang lãng phí thời gian, vì vậy phải biết rõ càng nhanh càng tốt".

"Nhưng tôi không biết phải bắt đầu từ đâu?

"Hãy thử từ Bộ Nội vụ xem. Khi thi hài Lauber đã được đưa về Đức là bắt đầu thuộc trách nhiệm của họ".

Sally vẫn có vẻ không tin tưởng.

"Hãy sử dụng hết mọi lợi thế mà cô có trong tay", Armstrong nói. "Hãy hứa sẽ đền đáp, nhưng tìm cho tôi di chúc đó". Anh quay ra. "Được rồi, tôi sẽ đến chỗ Hallet".

Anh lại đến căng tin sĩ quan, ngồi trên chiếc ghế cao trong góc quầy rượu, gọi một cốc uytxki, cứ vài phút lại nhìn đồng hồ.

Khi chiếc đồng hồ quả lắc to trong phòng điểm chuông sáu rưỡi, Stephen Hallet đủng đỉnh bước vào. Nhìn thấy Armstrong, anh ta cười tươi roi rói, đến ngồi cạnh anh.

"Cám ơn anh rất nhiều về thùng rượu Mouton-Rothschild 1929 nhé. Tuyệt vời. Tôi phải thú nhận đang uống dè để đủ cho đến khi xong thủ tục xuất ngũ".

Armstrong mỉm cười. "Vậy thì phải tính xem có cách nào để được cung cấp thường xuyên hơn không. Sao anh không cùng ăn tối với tôi nhỉ? Chúng ta có thể biết tại sao họ cứ ca ngợi hết lời rượu vang Château Beychevelle 33 thế".

Trong khi ăn món thịt bò nướng, đại uý Hallet lần đầu tiên được nếm loại rượu Beychevelle, trong khi Armstrong biết hết mọi điều cần biết về chúc thư, tại sao các cổ phần của Lauber đương nhiên thuộc về bà Lauber là người gần ông ta nhất nếu không tìm được di chúc nào khác.

"Nhưng nếu bà ta cũng chết rồi thì sao?", Armstrong hỏi trong khi người bồi bàn mở chai vang thứ hai.

"Nếu bà ta đã chết, hoặc không thể tìm thấy", Hallet uống ly rượu vừa rót và nụ cười trở lại trên môi, "thì người sở hữu gốc phải đợi năm năm. Sau năm năm, anh ta có thể đệ đơn yêu cầu được sở hữu những cổ phần đó".

Vì không thể ghi chép lại, nên Armstrong cứ nhắc lại các câu hỏi để nắm chắc là những thông tin chính đã được ghi vào trí nhớ. Điều này chẳng làm Hallet lo ngại; Armstrong nghi rằng anh chàng này cũng biết ý đồ của anh, nhưng tránh không hỏi, chừng nào anh vẫn tiếp tục rót rượu cho anh ta. Khi Armstrong tin là đã hiểu hết mọi khía cạnh pháp lý của vấn đề, anh tìm cớ để về trước, mặc anh chàng luật sư với chai rượu còn non nửa.

Ở câu lạc bộ ra, Armstrong không về nhà ngay. Anh không muốn lại phải mất thêm một buổi tối nữa giải thích cho Charlotte tại sao thủ tục xuất ngũ của anh lại mất nhiều thời gian đến thế, trong khi vài người bạn anh đã trở về xứ sở sương mù từ lâu rồi. Anh ra lệnh cho binh nhì Benson, trông đã có vẻ mệt mỏi, đưa anh tới khu vực người Mỹ.

Người đầu tiên anh đến thăm là Max Sackville. Hai người chơi bài với nhau cả giờ liền. Anh thua vài đô la, nhưng có được một số thông tin hữu ích về sự di chuyển quân của Mỹ mà anh biết đại tá Oakshott sẽ rất biết ơn khi được nghe.

Sau khi cho là đã thua đủ để lại được mời quay lại, Armstrong rời chỗ Max, lững thững qua đường, đi dọc một phố cụt trước khi rẽ vào một quầy rượu quen thuộc trong khu vực của Mỹ. Anh nhập hội với đám sĩ quan đang ăn mừng sắp được trở về Mỹ. Sau vài li uýt xki, anh ra đi, có thêm một số thông tin khác. Nhưng anh sẵn sàng đánh đổi tất cả những thông tin đó để chỉ được nhìn thấy tờ di chúc của Lauber. Anh không nhận thấy một người còn rất tỉnh táo, ăn vận thường phục cũng đứng dậy đi theo anh ra phố.

Anh đang đi về phía xe thì nghe tiếng người gọi từ phía sau: "Lubji".

Armstrong đứng chết lặng, cảm thấy choáng váng. Anh quay ngoắt lại thì thấy một người cùng trạc tuổi anh, nhưng thấp béo hơn. Ngưòi này mặc bộ comlê màu xám, sơ mi trắng, cravát xanh xẫm. Trên đường phố thiếu ánh đèn, anh không nhìn rõ mặt anh ta.

"Anh chắc chắn phải là người Tiệp", Armstrong nói nhỏ.

"Không phải, Lubji ạ".

"Vậy thì anh là một tên Đức khốn nạn", Armstrong nói, nắm chặt tay tiến về phía anh ta.

"Lại sai rồi", anh ta nói, không lùi bước.

"Vậy thì anh là thằng quái quỷ nào?".

"Hãy cứ cho là một người bạn".

"Nhưng tôi thậm chí còn không biết anh. Tại sao anh không bỏ cái trò úp mở ấy mà nói thẳng xem anh cần cái đếch gì”.

"Chỉ muốn giúp anh", người đàn ông nói nhỏ.

"Nhưng bằng cách nào?" Armstrong lầu bầu.

Anh ta mỉm cười. "Bằng cách trao cho anh bản di chúc mà anh quyết tâm tìm kiếm".

"Di chúc ư?" Armstrong đâm hoảng.

"A, vậy là tôi thấy cuối cùng cũng động đến cái mà người Anh gọi là "đúng huyệt"". Armstrong đứng nhìn người đàn ông cho tay vào túi, lấy ra một tấm các đưa anh. "Sao anh không tới chỗ tôi khi qua khu vực do Nga kiểm soát nhỉ?"

Dưới ánh sáng mờ mờ, Armstrong không thể đọc được tên ghi trên đó. Khi anh ngẩng lên thì người đàn ông nọ đã biến mất vào bóng đêm.

Anh đi thêm vài bước đến chỗ có đèn, nhìn lại tấm các lần nữa.

Thiếu tá S. TULPANOV

Tuỳ viên ngoại giao

Leninplatz, Khu Nga

Sáng hôm sau, khi gặp đại tá Oakshott, anh báo cáo lại mọi việc xảy ra đêm trước trong khu người Mỹ và đưa cho ông tấm các của thiếu tá Tulpanov. Điều duy nhất anh giấu đi là việc Tulpanov gọi tên huý của mình là "Lubji". Oakshott ghi mấy chữ xuống tập giấy trước mặt. "Đừng nói chuỵện này với ai cho đến khi tôi tiến hành một hai cuộc điều tra", ông dặn.

Armstrong ngạc nhiên khi vừa về đến văn phòng đã có điện thoại gọi. Vị đại tá muốn anh trở lại tổng hành dinh ngay. Khi vào phòng Oakshott lần thứ hai trong buổi sáng đó, anh thấy vị sĩ quan chỉ huy ngồi giữa hai người mặc thường phục mà anh chưa gặp bao giờ. Họ tự giới thiệu là đại uý Woodhouse và thiếu tá Forsdyke.

"Xem ra cậu đã trúng số độc đắc đấy, Dick ạ", Oakshott nói khi Armstrong chưa kịp ngồi. "Hình như thiếu tá Tulpanov của cậu là người của KGB. Thực tế chúng tôi nghĩ anh ta là nhân vật số ba trong khu người Nga. Anh ta được coi là ngôi sao đang lên. Hai vị này là người bên an ninh. Họ muốn anh nhận lời thăm như Tulpanov gợi ý, và báo cáo lại tất cả những gì anh biết, thậm chí đến cả việc anh ta hút loại thuốc gì".

"Chiều nay tôi có thể qua bên đó", Armstrong nói.

"Đừng", Forsdyke nói ngay. "Nếu vậy thì quá lộ liễu. Chúng tôi muốn anh đợi khoảng một đến hai tuần, coi như một cuộc viếng thăm bình thường. Nếu anh đến quá sớm, chắc chắn anh ta sẽ nghi ngờ. Tất nhiên nghi ngờ là việc của anh ta, nhưng việc gì phải tạo điều kiện dễ dàng cho anh ta như thế? Sáng mai tám giờ, mời anh tới văn phòng chúng tôi ở Franklinstrasse. Chúng tôi sẽ cung cấp cho anh đầy đủ các thông tin".

Mười buổi sáng tiếp theo, Armstrong tiến hành các thủ tục mang tính chất sự vụ với bên an ninh. Điều anh nhanh chóng thấy rõ là họ không muốn tuyển dụng anh. Suy cho cùng, hiểu biết của anh về nước Anh chỉ giới hạn trong một trại trung chuyển ở Liverpool, một thời gian là binh nhì của Lữ đoàn Tiên phong, trở thành sĩ quan tại trung đoàn Bắc Staffordshire cùng hành trình qua đêm tới Portsmouth trước khi lên tàu vượt biển qua Pháp. Hầu hết các sĩ quan cung cấp thông tin cho anh đều coi những người có văn bằng của trường Eton, Trinity hay Guards mới phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp mà họ đã chọn. "Với người này, Chúa không ở phía chúng ta", Forsdyke thở dài nói trong khi ăn trưa với đồng nghiệp. Họ thậm chí không nghĩ tới việc mời Armstrong cùng ăn với họ.

Mặc dù vậy, mười ngày sau đại uý Armstrong vẫn tới thăm khu vực do người Nga kiểm soát với lý do là thử tìm xem có các đồ phụ tùng thay thế cho các máy in của báo Der Telegraf không. Khi đã khẳng định các mối làm ăn của anh không có thiết bị đó, mà anh thừa biết là không thể có, anh vội vã đi về phía quảng trường Lênin và bắt đầu tìm văn phòng của Tulpanov.

Lối vào ngôi nhà màu xám rộng mênh mông qua một cổng vòm ở phía bắc quảng trường trông cũng không đáng sợ lắm. Cô thư ký ngồi một mình trong phòng ngoài tối tăm trên tầng ba không làm Armstrong cảm thấv ông chủ của cô là một ngôi sao đang lên. Cô ta xem kỹ các của anh và có vẻ không ngạc nhiên khi một đại uý trong quân dội Anh lại ghé vào mà không có hẹn trước. Cô lặng lẽ dẫn Armstrong đi dọc một hành lang tối và dài hun hút, với những bức tường loang lổ treo ảnh của Mác, Ănghen, Lênin và Stalin, rồi dừng trước một cánh cửa không có để tên. Cô ta gõ, rồi mở cửa và đứng sang bên nhường đường cho đại uý Armstrong bước vào văn phòng của Tulpanov.

Armtrong hoàn toàn ngạc nhiên khi bước vào một văn phòng sang trọng và bề thế, đầy những tranh đẹp và đồ vật cổ. Anh đã có dịp vào văn phòng tướng Templer, Tư lệnh quân sự của khu vực do Anh kiểm soát, nhưng nó còn kém xa đây.

Thiếu tá Tulpanov từ sau bàn đứng dậy, bước qua phòng trải thảm đón khách. Armstrong không thể không nhận thấy bộ quân phục của viên thiếu tá may đo còn khéo hơn cả của anh.

"Chào mừng đại uý Armstrong đến thăm tệ xá", viên sĩ quan Nga nói. "Nói tiếng Anh như thế có đúng không nhỉ?". Anh ta không giấu điệu cười khẩy. "Giờ giấc của anh thật hoàn hảo. Anh cùng ăn trưa với tôi nhé?"

"Cảm ơn". Armstrong chuyển sang nói tiếng Nga. Tulpanov không tỏ vẻ ngạc nhiên trước việc đó, dẫn khách qua một phòng thứ hai, nơi có chiếc bàn dọn sẵn dành cho hai người. Armstrong không thể không tự hỏi có phải viên thiếu tá đã biết trước cuộc viếng thăm của anh không.

Khi Armstrong ngồi xuống ghế đốì diện Tulpanov, một người phục vụ xuất hiện mang theo hai khay trứng cá, còn người thứ hai mang tới rượu Vodka. Nếu việc này là để cho anh thấy thoải mái thì nó đã không đạt.

Viên thiếu tá nâng chiếc cốc rót đầy đến miệng và nói: "Xin chúc cho tương lai thịnh vượng của chúng ta".

"Tương lai thịnh vượng của chúng ta", Armstrong nhắc lại khi cô thư ký bước vào phòng. Cô đặt chiếc phong bì dầy màu vàng xỉn lên bàn, cạnh chỗ Tulpanov.

"Khi tôi nói của chúng ta, tôi thực sự muốn nói là của chúng ta, tay thiếu tá nói. Anh ta đặt cốc xuống, không nhìn vào chiếc phong bì.

Armstrong cũng đặt cốc xuống bàn, nhưng không nói gì. Chỉ thị mà anh được bên an ninh dặn là chớ có chủ động khơi chuyện.

"Nào, Lubji. Tôi sẽ không làm mất thời gian của anh bằng cách nói dối về vai trò của tôi ở khu vực của Nga làm gì, vì ít ra anh cũng đã có mười ngày để được thông báo tại sao tôi lại được đồn trú ở Berlin và vai trò của tôi trong cuộc chiến tranh lạnh mới này. Chẳng phải bên các anh người ta nói thế sao, vì vậy đến nay, tôi nghĩ anh đã biết rõ về tôi còn hơn cả cô thư ký của tôi". Anh ta mỉm cười, xúc một thìa trứng cá rất to đút vào miệng. Armstrong ngoáy ngoáy nĩa. nhưng không ăn gì.

"Nhưng sự thực là thế này, Lubji ạ. À mà anh muốn tôi gọi anh là John hay Dick ? Sự thực là tôi biết anh còn rõ hơn cả thư ký của anh, vợ anh và mẹ anh cộng lại".

Armstrong vẫn im lặng. Anh bỏ nĩa xuống, không động đến chỗ trứng cá trước mặt.

"Anh biết không, Lubji? Tôi với anh tuy hai mà một, vì thế tôi tin là chúng ta có thể giúp nhau nhiều".

"Tôi không nghĩ là hiểu ý anh", Armstrong nói, nhìn thẳng vào anh ta.

"Chẳng hạn tôi có thể mách anh tìm bà Klaus Lauber ở đâu và rằng bà ta không hề biết chồng bà là chủ sở hữu tờ Der Telegraf ".

Armstrong nhấp một ngụm rượu. Anh mừng là tay không run, tuy tim đập nhanh gấp đôi.

Tulpanov mở chiếc phong bì để bên cạnh, lấy ra một tài liệu. Anh ta đẩy nó qua bàn. "Và chẳng có lý do gì để cho bà ta biết điều đó, nếu chúng ta có thể đi đến thoả thuận".

Armstrong mở tập tài liệu dầy, đọc đoạn đầu tiên trong di chúc của thiếu tá Klaus Otto Lauber, trong khi Tulpanov gọi người phục vụ mang thêm cho anh ta một đĩa trứng cá nữa.

"Nhưng ở đây nói rõ..." Armstrong nói khi lật sang trang thứ ba.

Nụ cười lại xuất hiện trên miệng Tulpanov. "A, tôi thấy là anh đã đọc đến đoạn khẳng định để lại toàn bộ cổ phần trong Der Telcgraf cho Arno Schultz".

Armstrong ngước nhìn viên thiếu tá, nhưng không nói gì.

"Điều đó chỉ có hiệu lực chừng nào vẫn còn di chúc", Tulpanov nói. "Nếu tài liệu này không còn ai dược biết đến, thì những cổ phần đương nhiên sẽ thuộc về bà Lauber, trong trường hợp đó, tôi thấy không có lý do gì..."

"Đổi lại, anh muốn tôi phải làm gì?" Armstrong hỏi.

Viên thiếu tá không trả lời ngay, tựa như đang suy nghĩ về câu hỏi đó. "À, có lẽ thỉnh thoảng anh cung cấp cho chúng tôi một vài tin nho nhỏ. Nói cho cùng, Lubji ạ. Nếu tôi tạo điều kiện cho anh có được quyền sở hữu tờ báo đầu tiên trước khi anh hai mươi lăm tuổi, thì tôi cũng được quyền trông đợi anh phúc đáp chứ".

"Tôi không hiểu hết ý anh".

"Tôi nghĩ anh hiểu quá rõ", Tulpanov hơi mỉm cười. "Nhưng thôi, để tôi nói toạc ra vậy".

Armstrong cầm dĩa, ăn miếng trứng cá đầu tiên trong khi tay thiếu tá nói tiếp.

"Anh Lubji! Chúng ta bắt đầu bằng việc thừa nhận một thực tế là anh vẫn chưa phải công dân Anh. Anh chỉ tình cờ cặp bến ở đó mà thôi. Và tuy họ đón nhận anh vào quân đội", anh ta tợp một ngụm vodka, "nhưng tôi tin anh đã hiểu ra rằng điều đó không có nghĩa họ đã chấp nhận anh là người như họ. Vì vậy, đã tới lúc anh phải quyết định chơi cho đội nào".

Armstrong xúc thìa trứng cá thứ hai. Anh có vẻ thích.

"Tôi nghĩ anh sẽ thấy chúng tôi không đòi hỏi quá nhiều ở các cộng tác viên, và tôi tin chúng ta có thể thỉnh thoảng giúp nhau cùng tiến trong cái mà người Anh thường thích gọi là trò chơi lớn”.

Armstrong xúc thìa cuối cùng, hy vọng người ta mang thêm cho anh.

"Tại sao anh không nghĩ cho kỹ, hả Lubji?" Tulpanov nói trong khi vươn người qua bàn, lấy lại tờ di chúc cho vào phong bì.

Armstrong không nói gì, chỉ nhìn vào chiếc đĩa sạch bóng.

"Còn trong lúc này", viên thiếu tá KGB nói, "hãy để tôi cung cấp cho anh một thông tin mang về cho các bạn anh bên an ninh". Anh ta lấy từ túi áo trong ra một tờ giấy, đẩy nó qua bàn. Armstrong đọc qua, hài lòng vì mình vẫn còn có thể suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Nga.

"Nói cho công bằng, Lubji ạ, người của các anh đã có trong tay tài liệu này, nhưng họ vẫn sẽ hài lòng khi có cơ sở để khẳng định nội dung của nó. Anh thấy đấy, tất cả những người làm công tác tình báo đều có một điểm giống nhau, là thích giấy tờ. Đó là cách họ chứng minh công việc họ làm là cần thiết".

"Làm sao tôi có được thứ này?" Armstrong giơ tờ giấy lên hỏi.

"Tôi e rằng cô thư ký tạm thời của tôi hôm nay bỏ bàn đi đâu đó, không có ai trông".

Dick mỉm cười gấp tờ giấy nhét vào túi áo trong.

"A, nhân thể nói với anh luôn, mấy anh chàng bên an ninh không ngốc như anh nghĩ đâu. Hãy nghe lời khuyên của tôi: phải rất cẩn thận với họ. Nếu anh quyết định nhập cuộc chơi, cuối cùng anh sẽ phải phản bội bên này hoặc bên kia, và nếu họ phát hiện anh chơi trò hai mang, họ sẽ trừ khử anh không hề thương tiếc".

Armstrong lúc này nghe tim đập như trống làng.

"Như tôi đã giải thích", tay thiếu tá nói tiếp, "anh không cần phải quyết định ngay". Anh ta đập nhẹ tay lên chiếc phong bì. "Tôi có thể đợi một vài ngày trước khi báo cho ông Schultz biết vận may của mình".

oOo

"Tôi có tin mừng cho cậu đây, Dick". Đại tá Oakshott nói khi Armstrong tới Tổng hành dinh vào sáng hôm sau. "Cuối cùng thì giấy tờ xuất ngũ của cậu cũng đã xong, tôi thấy không có lý do gì để cậu không trở về Anh trong vòng một tháng".

Vị đại tá ngạc nhiên thấy Armstrong không có phản ứng gì, nhưng ông cho là anh đang mải suy nghĩ chuyện gì đó. "Chắc Forsdyke không hài lòng khi biết cậu sắp rời bỏ bọn tôi sau khi đã thắng thiếu tá Tulpanov".

"Có lẽ tôi không nên vội về khi đã có cơ hội để xây dựng quan hệ với KGB".

"Lòng yêu nuớc thật đáng khen, anh bạn ạ. Vậy thì tôi không phải cố đẩy nhanh việc cho tới khi cậu nháy mắt đặt tên nhé?" Tuy tiếng Anh của Armstrong chẳng thua kém phần lớn các sĩ quan trong quân đội Anh, nhưng đại tá Oakshott thỉnh thoảng vẫn thêm vào vốn từ của anh nhiều thành ngữ mới.

Charlotte vẫn tiếp tục vặn hỏi anh về việc khi nào họ có thể rời Berlin, và tối đó nàng giải thích tại sao nó bỗng trở nên quan trọng đến vậy. Khi biết tin, Dick nhận thấy anh không thể cứ quanh co mãi được nữa. Tối đó anh không ra ngoài, mà ngồi trong bếp với Charlotte, nói cho cô biết về kế hoạch của mình khi họ đã trở về sống ở Anh.

Sáng hôm sau, anh kiếm cớ sang khu vực của Nga và tới gặp Tulpanov vài phút trước giờ ăn trưa.

"Khoẻ không, Lubji?" Viên thiếu tá KGB vồn vã. Armstrong gật đầu. "Nhưng cái quan trọng hơn, anh bạn ạ, là anh đã đi tới quyết định sẽ ra bóng cho đội nào chưa?"

Armstrong ngớ người.

"Muốn thấy cái hay của tiếng Anh, trước tiên anh phải hiểu crickét, một trò chỉ bắt đầu sau khi đã tung đồng xu. Anh có thể tưởng tượng còn gì ngu xuẩn hơn là tặng cho phía bên kia một cơ hội không? Nhưng tôi cứ tự hỏi: anh đã tung đồng xu lên chưa, Lubji? Và nếu rồi, thì anh quyết định là ra bóng hay cầm chầy bảo vệ khung gỗ?"

"Tôi muốn gặp bà Lauber trước khi đi đến quyết định cuối cùng", anh nói.

Tay thiếu tá đi quanh phòng, môi dẩu ra như thể đang suy nghĩ nghiêm túc về đề nghị của Armstrong.

"Người Anh có một câu thành ngữ, Lubji ạ. Đại khái là có công mài sắt..."

Armstrong lại lộ vẻ bốĩ rối.

"Một điều nữa anh phải hiểu là người Anh có lối chơi chữ thật tuyệt. Nhưng với nhận thức về cái mà họ gọi là chơi đẹp, họ trở nên nguy hiểm chết người khi phải bảo vệ vị trí của mình. Thôi được. Nếu anh muốn thăm bà Lauber, chúng ta cần phải đi Dresden".

"Dresden?"

"Đúng thế. Bà Lauber ở sâu trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của chúng tôi. Cái đó chỉ có lợi cho anh. Nhưng tôi không nghĩ chúng ta sẽ thăm bà ta trong một vài ngày tới".

"Sao vậy?" Armstrong hỏi.

"Anh vẫn còn phải học nhiều về người Anh, Lubji ạ. Anh đừng nghĩ rằng thông thạo ngôn ngữ của họ thì cũng có nghĩa là anh đã hiểu cách suy nghĩ của họ rồi. Người Anh rất thích những chuyện sự vụ. Ngày mai anh về, họ sẽ nghi ngờ ngay. Song tuần sau mới về, thì họ lại chẳng nghĩ gì cả".

"Vậy thì tôi phải nói với họ thế nào khi về?"

"Hãy nói tôi là người kín đáo, còn anh thì vẫn đang thăm dò nông sâu". Tulpanov lại mỉm cười. "Nhưng anh có thể nói với họ rằng tôi hỏi anh về một người tên là Arbuthnot, Piers Arbuthnot, có phải anh ta sắp được cử đến Berlin không. Anh trả lời tôi rằng anh chưa bao giờ nghe thấy tên đó, nhung anh sẽ cố gắng tìm hiểu".

Chiều đó, Armstrong báo cáo lại hầu hết câu chuyện với Tulpanov. Anh cứ nghĩ sẽ được giải thích Arbuthnot là ai và khi nào anh ta tới Berlin, nhưng Forsdyke chỉ nói: "Anh ta đang thử thách anh đấy. Anh ta biết chính xác Arbuthnot là ai và khi nào thì đến Berlin. Vậy tới hôm nào anh mới lại có cớ xác đáng để trở lại khu vực người Nga?"

"Thứ Tư hoặc thứ Năm tới, tôi có cuộc họp hàng tháng với họ về chuyện cung cấp giấy in báo".

"Được rồi. Nếu có tình cờ vào thăm Tulpanov, hãy nói rằng anh không khai thác được gì ở tôi về Arbuthnot cả".

"Nhưng như thế anh ta sẽ nghi ngờ chứ?"

"Không. Anh ta sẽ nghi hơn nếu anh đáp ứng ngay những gì anh ta muốn biết về con người đặc biệt này".

Trong bữa ăn sáng hôm sau, Charlotte và Dick lại cãi nhau về chuyện khi nào họ sẽ trở về Anh.

"Anh còn nghĩ ra bao nhiêu cớ mới để trì hoãn việc đó?" Nàng hỏi.

Dick không trả lời. Không hề nhìn vợ, anh nhặt chiếc gậy, đội mũ rồi đùng đùng đi khỏi nhà.

Tới văn phòng, anh bấm chuông gọi Sally. Cô vào, tay cầm chồng giấy để xin chữ ký, mỉm cười chào anh. Một tiếng sau cô ra, mặt căng thẳng. Cô cảnh cáo mọi người ngày hôm đó chớ có dại mà gặp đại uý. Cho tới tận thứ Tư, tâm trạng của anh vẫn không khá lên và tới thứ Năm, mọi người thở phào khi biết anh không ở văn phòng suốt ngày hôm đó.

Lúc gần mười giờ, Benson lái xe đưa anh tới khu vực người Nga. Armstrong bước ra, tay cầm chiếc túi Gladstone, bảo cho xe trở lại khu vực người Anh. Anh bước qua cổng vòm lớn gần quảng trường Lênin dẫn tới văn phòng Tulpanov và ngạc nhiên thấy cô thư ký của viên thiếu tá đang đợi anh dưới sân.

Không nói một lời, cô đưa anh qua mặt sân đầy đá, tới chiếc xe Mécxeđec màu đen. Cô mở cửa, anh chui vào ghế sau, ngồi cạnh Tulpanov. Xe đã nổ máy và không cần đợi chỉ thị, tài xế cho xe chạy vào quảng trường và bắt đầu theo bảng chỉ dẫn ra đường cao tốc.

Viên thiếu tá tỏ vẻ bình thản khi Armstrong nói lại câu chuyện đã kể với Forsdyke và việc anh không tìm hiểu được gì về Arbuthnot.

"Họ chưa tin anh đâu, Lubji. Anh thấy đấy, anh không phải là người như họ. Có lẽ không bao giờ". Armstrong dẩu môi, quay mặt nhìn qua cửa xe.

Khi ra đến ngoại vi Berlin, xe chạy về phía nam, theo hướng tới Dresden. Mấy phút sau, Tulpanov cúi người đưa cho Armstrong một va li nhỏ méo mó có khắc hai chữ cái K.L.

"Cái gì vậy?" Anh hỏi.

"Toàn bộ tư trang của ngài thiếu tá", Tulpanov giải thích. "Hoặc chí ít cũng là toàn bộ những thứ mà bà vợ goá của ông ta được thừa hưởng". Anh ta chuyển cho Armstrong một phong bì dầy.

"Còn cái này? Cũng là tư trang chăng?"

"Không. Đó là 40.000 mác Lauber trả cho cổ phần gốc của Schultz. Anh thấy đấy, khi nào dính đến người Anh tôi đều phải làm theo đúng quy định. Chơi đi, chơi nữa đi, chơi cho hết trận.” Tulpanov nói, rồi dừng lại. "Tôi tin anh đã có trong tay tài liệu cần có".

Armstrong gật đầu, đặt chiếc phong bì dầy vào trong chiếc túi Gladstone của anh. Anh lại nhìn qua cửa sổ, quan sát cảnh thôn quê bên ngoài, kinh sợ trước việc người ta chưa tiến hành xây dựng lại gì từ khi chiến tranh kết thúc đến giờ. Anh tập trung suy nghĩ xem nên tiếp xúc với bà Lauber như thế nào, nên không nói gì thêm cho tới khi họ đến ngoại ô thành phố Dresden.

"Người lái xe biết chỗ không?" Armstrong hỏi trong khi họ chạy quá tốc độ quy định 40 kilômét một giờ.

"Ô, biết chứ. Anh đâu phải người đầu tiên mà anh ta chở đến thăm bà già này. Anh ta có kiến thức mà".

Armstrong lại tỏ ra không hiểu.

"Khi nào về sống ở London, người ta sẽ giải thích cho anh điều đó, Lubji ạ".

Mấy phút sau, xe dừng trước ngôi nhà nhiều tầng bằng bê tông xám xịt ở giữa một khuôn viên trông giống như vừa mới bị dội bom hôm qua.

"Phòng 63", Tulpanov bảo. "Tôi e không có thang máy, vì vậy anh phải chịu khó mà leo, Lubji thân mến ạ.”

Armstrong ra khỏi xe, tay cầm cặp, tay xách chiếc va li méo mó. Anh đi dọc lối nhỏ đầy cỏ dại tới cổng vào ngôi nhà mười tầng xây trước chiến tranh. Anh leo lên cầu thang xi măng, mừng thầm là bà Lauber không sống ở tầng trên cùng. Lên đến tầng sáu, anh rẽ theo một lối đi nhỏ chồi ra ngoài, cho tới khi thấy con số 63 bằng sơn đỏ ở bức tường sát lối đi.

Anh dùng chiếc gậy nhỏ gõ lên kính, và một lát sau cửa mở. Bà ta chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy một sĩ quan Anh đứng ngay trước cửa phòng mình. Bà dẫn anh theo một hành lang nhỏ tối om tới một căn phòng nhỏ lạnh lẽo trông sang một khối nhà cũng mười tầng khác. Armstrong ngồi xuống chiếc ghế đối diện bà cạnh một lò sưởi điện hai thanh, trong đó chỉ một thanh còn đỏ.

Anh rùng mình khi nhìn bà ta co rúm người trên ghế, phủ tấm khăn sợi thô lên vai.

"Tôi tới thăm chồng bà ở xứ Gan trước khi ông mất", anh vào chuyện. "Ông nhờ tôi chuyển tới bà cái này". Anh đưa bà chiếc va li méo mó.

Bà Lauber khen tiếng Đức của anh, rồi mở va li. Armstrong ngồi nhìn bà lôi ra một khung có ảnh vợ chồng bà trong ngày cưới, tiếp đó là ảnh một thanh niên mà anh nghĩ là con trai họ. Nhìn vẻ mặt buồn rầu của bà, anh có cảm giác chắc đứa con cũng đã chết trong chiến tranh. Sau đó là một vài vật khác, trong đó có một cuốn thơ của Rainer Maria Rilke và một bộ cờ vua bằng gỗ đã cũ.

Cuối cùng bà lấy ra ba tấm huân chương của chồng, ngước nhìn và hỏi với vẻ đầy hy vọng. "Ông ấy có nhắn gì tôi không?".

"Ông chỉ nói rất thương bà, và nhắn bà tặng Arno bộ cờ vua".

"Arno Schultz ấy à? Tôi không nghĩ là ông ta còn sống". Bà ngừng lại. "Anh biết không, ông già đáng thương đó là người Do thái. Chúng tôi bặt tin ông ta trong chiến tranh".

"Vậy thì tôi sẽ coi mình có trách nhiệm phải tìm xem ông ta còn sống hay không", Armstrong nói. Anh cúi người, cầm tay bà.

"Anh thật chu đáo", bà ta nói, những ngón tay xương xẩu nắm chặt tay anh. Một lúc lâu sau, bà mới buông tay. Sau đó bà nhặt bộ cờ vua đưa cho anh. "Tôi thật lòng hy vọng ông ấy còn sống", bà bảo. "Arno là một người tốt như thế cơ mà".

Armstrong gật đầu.

"Chồng tôi còn nhắn gì nữa không?"

"Có. Ông bảo tôi rằng mong muốn cuối cùng của ông là bà sẽ trả lại cổ phần cho Arno".

"Cổ phần nào thế nhỉ?", bà hỏi, lần đầu tiên nghe có vẻ lo lắng. "Họ có nói cổ phần nào khi họ đến thăm tôi đâu".

"Hình như Arno bán cho Herr Lauber một số cổ phần trong một công ty xuất bản, không lâu sau khi Hitler lên cầm quyền, và chồng bà có hứa khi chiến tranh kết thúc sẽ hoàn lại cho ông ta".

"A, tất nhiên tôi sẽ rất vui lòng làm việc đó", bà ta nói, lại run rẩy vì lạnh. "Nhưng đáng buồn là tôi chẳng giữ cổ phần nào cả. Có lẽ Klaus để lại di chúc..."

"Rất tiếc là không, thưa bà Lauber. Hoặc giả là có, nhưng chúng tôi không tìm thấy".

"Klaus không thế đâu. Ông ấy bao giờ cũng rất tỉ mỉ. Có lẽ nó thất lạc đâu đó trong khu người Nga cũng nên. Anh biết không? Không thể tin người Nga được đâu", bà thầm thì.

Armstrong gật đầu tán thành. "Cái đó cũng không sao", anh nói, lại cầm tay bà. "Tôi có trong tay một tài liệu uỷ quyền cho tôi, nếu Arno Shultz còn sống và được chúng tôi tìm thấy, ông ta sẽ được nhận lại số cổ phần của mình".

Bà Lauber mỉm cười. "Cám ơn anh", bà nói. "Tôi rất mừng khi biết vấn đề này được giao vào tay một sĩ quan Anh".

Armstrong mở cặp, lấy ra bản hợp đồng. Lật trang cuối cùng, anh chỉ cho bà hai chỗ đánh dấu bút chì, rồi đưa bút cho bà. Bà đặt bút ký ngoằn ngoèo giữa hai ô đánh dấu mà chẳng cần đọc xem hợp đồng nói gì. Khi mực đã ráo, Armstrong cho tài liệu đó vào cặp và đóng chặt lại. Anh mỉm cười nhìn bà Lauber.

"Tôi phải trở lại Berlin bây giờ", anh nói và đứng dậy. "Tôi sẽ cố gắng hết sức để tìm bằng được Arno Schultz, nếu ông ta còn sống".

"Cám ơn anh", bà Lauber nói, từ từ đứng dậy tiễn anh ra cửa. "Tạm biệt", bà nói khi anh bước ra ngoài. "Anh thật tử tế, vì tôi mà đi cả một quãng đuờng xa như thế". Bà mỉm cười yếu ớt.

"Thế nào?" Tulpanov hỏi khi Armstrong ngồi vào ghế.

"Bà ta đã ký thoả thuận".

"Tôi nghĩ bà ta sẽ làm điều đó", Tulpanov nói. Chiếc xe xoay một vòng và bắt đầu chặng đường trở lại Berlin.

"Vậy tới đây thì thế nào?, Armstrong hỏi.

"Bây giờ thì anh đã tung đồng tiền lên rồi", viên thiếu tá KGB nói. "Anh đã thắng và quyết định cầm chầy giữ khung gỗ. Nhưng tôi phải nói, cái mà anh vừa làm với bà Lauber khó có thể gọi là crickét".

Armstrong nhìn anh ta với vẻ ngỡ ngàng.

"Tôi cứ nghĩ anh sẽ đưa cho bà ta 40.000 Mác", Tulpanov nói. "Nhưng rõ ràng anh chỉ đưa cho Arno.... bộ cờ vua cũ".

Sáng hôm sau, đại uý Richard Armstrong đăng ký quyền sở hữu tờ Der Telegraf với Ủy ban Quân quản của Anh. Tuy một sĩ quan nhướng mày và một sĩ quan khác bắt anh phải đợi hơn một tiếng, nhưng cuối cùng người thư ký trực cũng đóng dấu tài liệu công nhận thoả thuận và xác nhận đại uý Armstrong hiện là chủ sở hữu duy nhất của tờ báo.

Charlotte cố giấu tình cảm thực của mình khi được nghe kể về việc làm ngoạn mục của chồng. Nàng chỉ biết nó cũng có nghĩa là việc họ trở về Anh sẽ lại bị trì hoãn. Nhưng nàng lấy làm mừng khi Dick đồng ý để vợ trở lại Lyon ở với cha mẹ khi sinh đứa con đầu lòng, vì nàng dứt khoát đòi bất cứ đứa con nào của nàng chào đời cũng phải là công dân Pháp.

Arno Schultz ngạc nhiên trước việc Armstrong bỗng xăng xái với tờ Der Telegraf. Anh bắt đầu đóng góp vào buổi giao ban hàng sáng, thậm chí còn ngồi trên xe phân phát báo chạy quanh thành phố lúc nửa đêm. Arno cho rằng sự hăng hái mới có này của ông chủ mình trực tiếp liên quan đến việc Charlotte trở về Lyon.

Trong vòng vài tuần sau đó, lần đầu tiên tờ báo bán vượt 300.000 số một ngày và Arno công nhận người học trò ngày nào nay đã thành bậc thầy lão luyện.

Một tháng sau, đại uý Armstrong nghỉ phép mười ngày để có thể về Lyon chờ đón đứa con đầu lòng. Anh vô cùng sung sướng khi Charlotte trao cho anh một cậu con trai được đặt tên thánh là David. Ngồi trên giường ôm con, anh hứa với Charlotte rằng không lâu nữa họ sẽ trở về Anh và sẽ bắt đầu một cuộc sống mới.

Một tuần sau đó, anh trở lại Berlin, quyết định nói với đại tá Oakshott rằng đã tới lúc anh từ chức và trở về Anh. Hẳn là anh đã làm như thế nếu Arno Schultz không tổ chức tiệc mừng sinh nhật lần thứ sáu mươi của ông ta.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14


Báo

ADELAIDE GAZETTE

Ngày 13 tháng Ba, 1956

MENZIES VẪN TRỤ VỮNG

Townsend thấy nàng lần đầu trên chuyến bay về Sydney. Anh đang đọc tờ Gazette: bài báo đáng ra phải in vào trang ba, còn tít báo thì lại quá yếu. Tờ Gazette hiện có vị trí độc tôn ở Adelaide, nhưng ngày càng bán chậm. Lẽ ra sau khi sáp nhập, anh phải cho Frank Bailey thôi chức Tổng biên tập, nhưng có lẽ vì tống khứ được Hầu tước Collin đi, anh đã thấy mãn nguyện lắm rồi. Anh ngồi tư lự.

"Ông muốn dùng cà phê chứ, thưa ông Townsend?"

Anh ngước mắt nhìn cô gái mảnh dẻ cầm bình cà phê đang mỉm cười nhìn mình. Cô trạc hai mươi lăm, tóc vàng lượn sóng, đôi mắt xanh trong veo làm người khác cứ muốn soi mình vào đó.

"Vâng", anh trả lời, mặc dù không muốn uống thêm nữa. Cô cười, nụ cười của tiếp viên hàng không dù với người béo hay gầy, người giầu hay người nghèo cũng vậy mà thôi.

Townsend bỏ tờ báo qua bên, cố tập trung vào cuộc họp sắp tới. Gần đây anh mới mua một nhóm các xưởng nhỏ chuyên in các loại quảng cáo phát không ở những khu vực ngoại ô Sydney với giá nửa triệu bảng. Việc mua bán này chỉ để tạo cho anh một chỗ đứng ở cái thành phố lớn nhất nước Úc này.

Chính trong bữa tiệc tối hàng năm của Hiệp hội báo chí xuất bản tại khách sạn Cook, có một người khoảng hai bẩy, hai tám, cao khoảng năm feet, cằm vuông, tóc đỏ, vai rộng đi tới bàn anh và nói nhỏ vào tai anh: "Tôi sẽ gặp ông trong nhà vệ sinh". Townsend đang phân vân không biết nên đồng ý hay phớt lờ anh ta. Nhưng anh cũng lại thấy thực sự tò mò nên vài phút sau bèn đứng dậy, tới nơi hẹn. Người đàn ông tóc đỏ đang rửa tay ở góc phòng. Townsend bước tới đứng ở bồn bên cạnh và mở vòi nước.

"Ông ở khách sạn nào?", anh ta hỏi.

"Town House", Keith trả lời.

"Phòng bao nhiêu?"

"Tôi không biết".

"Tôi sẽ hỏi ra. Khoảng nửa đêm tôi sẽ tới phòng ông. Đó là nếu ông quan tâm tới việc mua tờ Sydney Chronicle". Anh ta khoá vòi nước, lau khô tay rồi đi.

Vào lúc gần sáng, Townsend được biết đó chính là Bruce Kelly, phó Tổng biên tập của tờ Chronicle. Anh ta không mất thời gian, nói ngay với Townsend rằng Hầu tước Somerset Kenwright đang muốn bán tờ báo vì thấy nó không hoà nhập được vào tổ hợp của ông.

"Cà phê của ông có sao không, thưa ông?” Nàng hỏi.

Townsend ngước nhìn cô gái, rồi nhìn xuống cốc cà phê. "À, không. Cám ơn cô", anh nói. "Tôi đang mải suy nghĩ công việc một chút". Nàng nhìn anh trước khi dọn cốc rồi xuống ngồi ở hàng ghế sau. Một lần nữa, anh cố tập trung suy nghĩ.

Lần đầu khi anh thảo luận việc này với mẹ, bà bảo rằng tham vọng suốt cả cuộc đời của cha anh là được sở hữu tờ Sydney Chronicle, còn bà thì thế nào cũng được. Đây là lần thứ ba trong mấy tuần liền anh tới Sydney làm việc lại với ban quản lý cao cấp nhất của Hầu tước Somerset, sau đó mới có thể xem xét các khoản cụ thể trong hợp đồng mua bán. Một người trong số bọn họ vẫn còn mắc nợ anh.

Mấy tháng qua, các luật sư của anh đã làm việc trực tiếp với các luật sư của Somerset, bây giờ cả hai bên đều cảm thấy cuối cùng họ cũng sắp đi tới thoả thuận. "Ông già cho rằng, giữa hai cái xấu thì anh là cái ít xấu hơn", Kelly nói trước với anh như vậy. "Vấn đề của ông ta là con trai thì chưa đủ tầm công việc, mà ông lại không muốn để tờ báo rơi vào tay Wally Hacker, người mà ông ta hình như không ưa và chắc chắn là không tin. Ông không biết rõ về anh, nhưng có những ấn tượng tốt về cha anh". Vì được Kelly cho biết thông tin vô giá đó, nên mỗi khi gặp ngài Somerset, Townsend đều nhắc đến cha mình.

Khi máy bay từ từ hạ cánh xuống sân bay Kingsford-Smith, Townsend tháo dây an toàn, cầm cặp, đi ra cửa trước. "Chúc ông một ngày tốt lành, thưa ông Townsend", nàng chào. "Tôi hy vọng sẽ gặp lại ông trên chuyến bay của Hãng hàng không Austair".

"Nhất định rồi", anh hứa. "Đúng ra là ngay tối nay”. Chỉ vì dòng người xếp hàng sốt ruột muốn ra, nên anh mới không hỏi nàng sẽ có mặt trên chuyến bay đó không.

Khi tắc xi chở anh dừng bánh ở phố Pitt, Townsend xem đồng hồ, thấy vẫn còn thời gian. Anh trả tiền, băng qua dòng xe cộ sang bên kia đường. Từ chỗ đó, anh quay nhìn lên ngôi nhà, trên đó có trụ sở của tờ báo lớn nhất nước Úc. Anh chỉ ước ao giá cha anh còn sống để chứng kiến ngày anh ký hợp đồng mua tờ báo này.

Anh lại lộn về, bước vào ngôi nhà và đi đi lại lại gần quầy lễ tân cho đến khi một bà trạc trung niên, ăn mặc lịch sự từ thang máy bước ra, đi đến chỗ anh, nói: "Hầu tước Somerset đang chờ, thưa ông Townsend".

Khi bước vào văn phòng rộng thênh thang trông ra cảng, Townsend được một người mà anh hết sức kính nể từ thủa còn nhỏ bước tới, nồng nhiệt bắt tay anh. "Keith! Rất mừng được gặp anh. Tôi nghĩ anh học cùng trường phổ thông với giám đốc điều hành của tôi, Duncan Alexander". Hai người bắt tay, nhưng không nói gì. "Nhưng tôi không tin là anh đã gặp Nick Watson, Tổng biên tập của tờ Chronicle".

"Vâng, tôi chưa có được hân hạnh đó", Townsend nói, bắt tay Watson. "Nhưng tất nhiên tôi đã nghe tiếng anh".

Somerset vẫy tay ra hiệu cho mọi người ngồi quanh chiếc bàn rất rộng, còn ông ngồi ở vị trí đầu bàn. "Anh biết đấy, Keith", ông già bắt đầu nói. "Tôi rất tự hào về tờ báo này. Ngay cả Beaverbrook cũng cố mua nó của tôi".

"Hoàn toàn có thể hiểu được", Townsend nói.

"Trong toà nhà này, chúng tôi đã xây dựng một nghề báo tiêu chuẩn mà tôi vẫn nghĩ, ngay cả cha anh cũng sẽ lấy làm tự hào".

"Cha tôi thường nói đến tờ báo của ngài với lòng kính phục nhất. Thực tế, trong trường hợp báo Chronicle, thì tôi nghĩ phải dùng chữ ghen tị mới đúng".

Hầu tước Somerset mỉm cười. "Anh thật tử tế, anh bạn trẻ”, ông dừng lại. "Nào! Xem ra trong mấy tuần vừa qua, hai bên đã có thể thoả thuận được mọi chi tiết. Vì vậy, chừng nào anh có thể trả bằng giá của Wally Hacker là 1,9 triệu bảng, và điều này nữa rất quan trọng đối với tôi, anh đồng ý giữ lại Nick làm Tổng biên tập và Duncan làm Giám đốc điều hành thì chúng ta có thể ký hợp đồng".

"Tôi có ngốc thì mới không dựa vào kiến thức rộng lớn và kinh nghiệm chuyên môn cao của họ", Townsend nói. "Họ là hai người chuyên nghiệp rất được kính trọng, và tất nhiên tôi sẽ vui mừng được cùng làm việc với họ. Tuy nhiên tôi cảm thấv cần nói cho ngài biết chủ trương của tôi là không can thiệp vào guồng máy bên trong của các báo, nhất là đối với nội dung thuộc quyền Tổng biên tập. Cái đó không phải phong thức của tôi".

"Tôi có thể thấy anh đã học được nhiều điều từ cha mình", Somerset nói. "Giống như cha anh, và cũng giống như anh, tôi không dính vào những việc hàng ngày của tờ báo. Làm thế chỉ có thất bại".

Townsend gật đầu tán thành.

"Đến lúc này, tôi nghĩ không còn gì để phải thảo luận nhiều nữa, vì vậy tôi đề nghị chúng ta sang phòng bên cùng ăn trưa". Ông già quàng tay lên vai Townsend. "Tôi ước gì cha anh cũng có mặt ở đây hôm nay".

Trên đoạn đường ra sân bay, nụ cười luôn nở trên môi Townsend. Nếu nàng có mặt trên chuyến bay, thì đúng là được đơn được kép. Nụ cười càng tươi hơn khi anh thắt dây an toàn, bắt đầu ôn lại những điều anh định nói với nàng.

"Tôi hy vọng ông có một chuyến đi đáng giá tới Sydney, thưa ông Townsend", nàng nói trong khi đưa anh tờ báo buổi tối.

"Không gì đáng giá hơn", anh đáp. "Cô có thể dự bữa tối với tôi để cùng chúc mừng thắng lợi được chứ?"

"Ngài thật tốt bụng", nàng nói, nhấn mạnh vào chữ "ngài", "nhưng tôi e rằng điều đó phạm vào quy định của hãng".

"Nếu hỏi tên cô thì có trái với quy định của hãng không?".

"Không, thưa ngài", nàng nói. "Tôi là Susan". Nàng mỉm cười, đi xuống hàng ghế sau.

Việc đầu tiên khi anh về đến nhà là làm cho mình một chiếc bánh mỳ kẹp cá thu. Mới vừa kịp cắn một miếng thì điện thoại bỗng đổ chuông. Người gọi là Clive Jervis, đối tác cao cấp của hãng luật Jervis, Smith & Thomas. Clive vẫn còn lo lắng về một vài chi tiết nhỏ của hợp đồng như thoả thuận về đền bù và mua bán cổ phiếu.

Townsend vừa đặt máy xuống thì chuông lại reo. Lần này anh nói chuyện rất lâu với Trevor Meacham phụ trách tài chính. Anh này vẫn cho rằng 1,9 triệu bảng là cái giá quá cao.

"Tôi không có nhiều lựa chọn", Townsend bảo anh ta. "Wally Hacker đã trả cái giá đó".

"Hacker có thói trả giá cao", anh ta trả lời. "Tôi nghĩ chúng ta nên trả theo thời đoạn, dựa trên chỉ số phát hành của năm nay, chứ không tính chung cho mười năm vừa qua".

"Tại sao?" Townsend hỏi.

"Vì mỗi năm tờ báo mất khoảng từ 2 tới 3% độc giả. Mọi cái đều phải dựa vào những số liệu mới nhất".

"Tôi đồng ý với anh về điểm đó, nhưng không muốn nó là lý do khiến tôi mất hợp đồng này”.

"Tôi cũng thế ", anh ta trả lời. "Nhưng tôi cũng không chỉ muốn anh bị phá sản bởi mua bằng cái giá quá cao vì những lý do tình cảm. Mỗi hợp đồng đều phải xem xét trên những điều khoản riêng của nó, chứ không phải ký chỉ để chứng tỏ rằng anh cũng tốt bụng như cha anh".

Cả hai cùng chợt im lặng.

"Anh khỏi phải lo về chuyện đó", cuối cùng Townsend nói. "Tôi đã có kế hoạch tăng gấp đôi chỉ số phát hành của tờ Chronicle. Trong thời gian một năm, cái giá 1,9 triệu bảng sẽ trở nên thấp. Hơn nữa, nếu còn sống chắc cha tôi cũng ủng hộ tôi trong chuyện này". Anh dập máy trước khi Trevor kịp nói gì thêm.

Cuối cùng là Bruce Kelly gọi lúc gần 11 giờ khi Townsend đã thay đồ ngủ, miếng bánh còn thừa đã khô cứng.

"Hầu tước Somerset vẫn còn lo lắng", anh ta báo.

"Tại sao?" Townsend hỏi. "Tôi nghĩ buổi họp hôm nay kết quả quá tốt".

"Cuộc họp thì không có vấn đề gì. Sau khi anh về, ông ta có một cú điện thoại của Hầu tước Collin Grant dài gần một tiếng. Còn Duncan Alexander thì không hoàn toàn là bạn bè thân thiết của anh đâu".

Townsend đập mạnh tay xuống bàn. "Thằng cha chết tiệt", anh chửi thề. "Xin anh nghe đây, Bruce. Tôi sẽ nói anh cần làm gì. Khi nào có người nhắc đến cái tên Collin, hãy nhắc Hầu tước Somerset rằng ngay khi ông ta trở thành chủ tịch tờ Messenger, tờ báo này bắt đầu mất khách. Còn về Alexander thì anh cứ để tôi lo".

oOo

Townsend thất vọng khi phát hiện trên chuyến bay tới Sydney không thấy có Susan. Khi một tiếp viên mang cà phê tới, anh hỏi có phải nàng đang phục vụ trên một chuyến bay khác không.

"Không, thưa ngài", anh ta trả lời. "Susan đã thôi việc từ cuối tháng trước".

"Anh biết cô ấy hiện làm ở đâu không?"

"Tôi không được rõ, thưa ngài", anh ta đáp rồi rót cà phê cho hành khách bên cạnh.

Suốt sáng hôm đó, Townsend được Duncan Alexander dẫn đi thăm các văn phòng của toà báo. Anh ta chỉ nói chuyện công việc, chứ không hề tỏ ra thân thiện. Townsend đợi đến lúc chỉ còn hai người trong thang máy mới nói với anh ta: "Nhiều năm trước, anh đã từng nói với tôi: dòng họ Alexander chúng tớ được cái nhớ lâu. Nếu cần mình thì cứ gọi, đừng ngại".

"Đúng, tôi có nói thế", Duncan thừa nhận.

"Thế thì ổn rồi, vì đã đến lúc tôi đòi nợ anh".

"Anh muốn gì ở tôi?"

"Tôi muốn Hầu tước Somerset được biết, tôi là một người tử tế như thế nào".

Thang máy dừng, cửa mở ra.

"Nếu tôi làm việc đó, anh có đảm bảo tôi vẫn giữ được việc làm không?"

"Tôi hứa với anh điều đó", Townsend nói, rồi bước ra ngoài hành lang.

Sau khi ăn trưa, Hầu tước Somerset, với vẻ căng thẳng hơn lần gặp đầu, đưa Townsend đi thăm bộ phận biên tập và giới thiệu anh với các phóng viên. Tất cả mọi người đều mừng khi thấy ông chủ mới chỉ gật đầu, mỉm cười nhìn họ, tỏ ra dễ thương với cả những nhân viên thấp nhất. Bất kể ai gặp Townsend hôm đó đều ngạc nhiên một cách dễ chịu, nhất là sau khi họ được các phóng viên từng làm cho tờ Gazette kể về anh. Ngay cả Hầu tước Somerset cũng bắt đầu băn khoăn tự hỏi không biết Hầu tước Collin có nói quá tính tình trước đây của Townsend không.

"Đừng quên rằng tờ Messenger phải bán sau khi hầu tước Collin trở thành chủ tịch", Bruce Kelly thì thầm vào tai vài người, kể cả những người trong ban biên tập của mình, ngay khi Townsend vừa về.

Nhân viên của tờ Chronicle chắc sẽ chẳng phải bán tín bán nghi nếu họ được đọc những nhận xét anh ghi lại trên chuyến bay về Adelaide. Anh thấy rõ rằng, nếu muốn tăng lợi nhuận của báo lên gấp đôi, cần phải tiến hành đại phẫu, cắt giảm từ trên xuống dưới.

Townsend thỉnh thoảng lại ngó ngược nhìn xuôi, nghĩ tới Susan. Khi một tiếp viên khác mang báo tới, anh hỏi có biết Susan hiện làm ở đâu không.

"Ngài muốn nói Susan Glover phải không?" Cô ta hỏi.

"Tóc vàng lượn sóng, trạc ngoài hai mươi", Townsend nói.

"Thế thì đúng rồi. Cô ta thôi làm ở hãng hàng không khi được nhận vào cửa hàng Moore's. Cô ta nói là không thể chịu được việc giờ giấc thất thường, chưa nói luôn bị đối xử như người bán vé xe buýt. Tôi biết rất rõ cảm giác đó".

Townsend mỉm cười. Moore's là cửa hàng ở Adelaide mà mẹ anh hay tới mua đồ. Anh tin sẽ không mất nhiều thời gian để tìm ra Susan đứng ở quầy nào.

Sáng hôm sau, sau khi đã cùng Bunty xem hết các văn thư, ngay khi bà vừa khép cửa, anh gọi ngay cho cửa hàng Moore's.

"Tôi xin nói chuyện với cô Glover".

"Quầy nào?"

"Tôi không biết", Townsend trả lời.

"Có việc khẩn cấp à?"

"Không, việc riêng".

"Ông là người nhà?"

"Không", anh lúng túng trả lời.

"Vậy thì xin lỗi, tôi không thể giúp ông được. Công ty quy định nhân viên không được nói chuyện riêng trên điện thoại trong giờ làm việc". Và đường dây bị cắt.

Townsend gác máy, đi ra phòng Bunty. "Tôi ra ngoài độ một tiếng, để mua đồ tặng sinh nhật mẹ tôi".

Bà Bunty ngạc nhiên vì biết bốn tháng nữa mới tới ngày sinh nhật của Hầu tước phu nhân. Nhưng ít ra thì con cũng hơn cha, bà nghĩ. Bà bao giờ cũng phải nhắc Hầu tước Graham trước đó một ngày.

Ra khỏi toà nhà, thấy trời nắng ấm, Townsend bảo lái xe là anh muốn đi bộ tới cửa hàng Moore’s, đồng thời để kiểm tra các quầy báo trên đường. Anh không hài lòng khi qua quầy đầu tiên ở góc phố King Williams, lúc đó mới 10 giờ 10 phút mà đã không còn báo Gazette bầy trên giá. Anh ghi lại nhận xét này.

Khi tới gần cửa hàng đồ sộ ở phố Rundle, anh tự hỏi không biết bao lâu mới tìm được Susan. Anh đẩy chiếc cửa quay, đi khắp các quầy bán đồ trang sức, găng tay, nước hoa ở tầng một, rồi theo thang máy lên tầng hai, lại đi hết qua các quầy bán đồ gia dụng, giường tủ, đồ dùng nhà bếp. Vẫn không thấy nàng đâu. Tầng ba hoá ra bán quần áo đàn ông, làm anh nhớ mình cần bộ comlê mới. Nếu nàng bán hàng ở đó, chắc anh đã dặt mua ngay.

Khi theo thang máy lên tầng bốn, anh thấy một người đàn ông ăn mặc rất diện đứng trên anh một bậc cầu thang trông có vẻ quen quen. Khi anh ta quay lại, nhìn thấy Townsend liền nói: "Anh khoẻ không?"

"Tôi khoẻ", Townsend đáp, cố nhớ xem là ai.

"Ed Scott", anh ta nói, làm anh đỡ phải vắt óc. "Tôi học sau anh mấy lớp ở trường Thánh Andrew và vẫn còn nhớ những bài bình luận của anh trên tờ báo của trường”.

"Anh làm tôi cảm động quá. Hiện anh làm gì?".

"Tôi là trợ lý Giám đốc cửa hàng".

"Khá quá", Townsend nói, mắt nhìn quanh gian hàng rộng mênh mông.

"Có gì đâu", Ed nói. "Bố tôi là giám đốc. Nhưng thôi, cái đó thì tôi chẳng cần phải giải thích cho anh".

Townsend cau mày.

"Anh tìm mua thứ gì đặc biệt không?" Ed hỏi khi hai người ra khỏi thang máy.

"Có đấy. Quà tặng mẹ tôi. Bà đã chọn sẵn rồi, tôi chỉ việc tới lấy. Tôi không nhớ ở tầng nào, nhưng nhớ người bán hàng cho bà".

"Cho tôi biết tên, tôi sẽ tìm ra quầy".

"Susan Glover", Townsend nói, cố không đỏ mặt.

Ed đứng qua bên, bấm một số trên máy điện thoại nội bộ và nhắc lại tên. Một lát sau, vẻ mặt anh ta thoáng ngạc nhiên. "Cô ta ở quầy đồ chơi trẻ em", anh ta nói. "Anh có chắc là nhớ đúng tên không?"

"Chắc. Xếp hình".

"Xếp hình ?"

"À, mẹ tôi rất thích trò chơi đó. Nhưng không ai trong gia đình được phép chọn cho bà, bởi vì chúng tôi mua toàn những cái bà đã có".

"À, ra thế", Ed nói. "Thế thì anh phải theo thang máy xuống tầng hầm. Anh sẽ thấy quầy đồ chơi ở phía bên phải". Townsend cám ơn anh ta, rồi đi xuống "Thế giới đồ chơi". Anh nhìn quanh quầy nhưng không thấy Susan, nên nghĩ có thể nàng nghỉ. Anh tha thẩn đi quanh quầy hàng, quyết định thôi không hỏi một bà mặt lừ lừ với chiếc thẻ đề "Tổ trưởng" trên bộ ngực vĩ đại xem Susan Glover có đi làm không.

Anh nghĩ chắc hôm sau phải quay lại và sắp sửa về thì cánh cửa phía sau một quầy hàng chợt mở, Susan bước ra, tay mang một bộ đồ chơi Meccano rất to và mang đến chỗ một khách hàng đang đứng chờ bên quầy.

Townsend đứng im không nhúc nhích. Trông nàng còn đẹp hơn lần đầu anh gặp.

"Ngài cần mua gì?".

Townsend giật mình quay lại, mặt đối mặt với bà nọ.

"Không, cám ơn", anh nói giọng hơi run. "Tôi muốn tìm mua quà tặng cho.... cháu tôi". Bà ta nhìn anh trừng trừng, thế là Townsend vội tìm một chỗ sao cho khuất tầm mắt bà ta, nhưng vẫn nhìn thấy Susan.

Bà khách xem rất lâu. Susan phải mở hộp để chứng minh những thứ bên trong đúng như in ngoài bao bì. Cô nhặt vài miếng màu đỏ, màu vàng, cố ghép chúng với nhau, nhưng mấy phút sau bà khách đã đi ra tay không.

Townsend đợi cho bà nhiễu sự nọ phục vụ một khách hàng khác mới lò dò lại chỗ quầy hàng. Susan ngẩng lên, mỉm cười, lần này là nụ cười nhận ra anh.

"Tôi giúp gì được ông, thưa ông Townsend?" Nàng hỏi.

"Cô đi ăn tối với tôi được không?" Anh hỏi lại. "Hay lại vẫn trái với quy định của công ty?".

Cô mỉm cười nói: "Đúng thế, thưa ông Townsend, nhưng...".

Bà tổ trưởng xuất hiện ngay cạnh Susan, vẻ đầy ngờ vực.

"Phải trên một ngàn miếng", Townsend nói. "Mẹ tôi cần loại ít nhất một tuần mới xếp xong".

"Vâng, thưa ngài", Susan nói rồi dẫn anh tới một ngăn để nhiều bộ đồ xếp hình khác nhau.

Anh nhấc lên xem nhưng không nhìn nàng. "Tám giờ tối nay ở nhà hàng Pilligrini, được không?" Anh thì thầm đúng khi bà nọ đang tới gần.

"Tuvệt vời. Tôi luôn muốn đến dó, mà chưa bao giờ được đến", nàng nói, đỡ lấy bộ có hình cảng Sydney anh đang cầm trên tay. Nàng trở lại quầy, tính tiền vào máy, rồi cho nó vào một cái túi của cửa hàng Moore’s. "Của ngài hết hai bảng, mười silinh".

Townsend trả tiền, định khẳng định lại giờ hẹn, nhưng bà tổ trưởng đứng ngay cạnh Susan bỗng chen vào. "Tôi hy vọng cháu anh sẽ thích bộ xếp hình này".

Hai cặp mắt cùng nhìn theo anh ra khỏi cửa hàng.

Lúc anh trở lại văn phòng, Bunty hơi ngạc nhiên khi thấy thứ hàng trong túi. Hơn ba mươi năm làm việc cho Hầu tước Graham, bà không thể nhớ là có lần nào ông tặng vợ bộ đồ chơi xếp hình.

Townsend phớt lờ vẻ thắc mắc của bà. "Bunty, tôi muốn gặp Giám đốc phát hành ngay. Quầy ở góc phố King Williams mới 10 giờ sáng đã hết báo". Khi bà định ra, anh nói thêm: "A, bà đặt cho tôi một bàn hai nguời tối nay ở nhà hàng Pilligrini nhé".

oOo

Khi Susan bước vào, vài người đàn ông quay mặt nhìn nàng đang đi về phía chiếc bàn trong góc phòng. Nàng mặc bộ đồ màu hồng, càng làm nổi thân hình mảnh dẻ, và tuy váy dài quá gối một chút, nhưng khi nàng đến bên bàn, mắt Townsend vẫn đang còn nhìn xuống. Khi nàng ngồi xuống ghế đối diện, vài thực khách nhìn anh với vẻ ghen tỵ. Một người cố ý nói to đủ cho anh nghe thấy: "Thằng cha đó có đủ mọi thứ mà hắn muốn".

Cả hai cùng cười. Townsend rót sâm banh cho nàng. Anh nhanh chóng nhận thấy nàng rất dễ gần. Họ bắt đầu kể cho nhau nghe những việc đã làm trong hai mươi năm qua, cứ như hai người bạn cũ gặp lại. Townsend giải thích tại sao gần đây anh phải tới Sydney nhiều như thế, còn Susan nói tại sao nàng không thích làm tại quầy dồ chơi ở cửa hàng Moore's.

"Bà ta lúc nào cũng kinh thế à?" Townsend hỏi.

"Anh gặp lúc bà ta đang vui đấy. Sau khi anh đi, suốt buổi bà ta cứ châm chọc có phải anh đến mua hàng vì mẹ anh, cháu anh hay vì ai khác. Khi tôi ăn trưa về chậm có vài phút, bà ta bảo: Cô Glover! cô về chậm một trăm hai mươi giây. Một trăm hai mươi giây thời gian của công tỵ! Nếu còn tái diễn, chúng tôi sẽ tính trừ vào lương tháng của cô”. Nàng bắt chước giọng bà ta giống đến mức Townsend cười phá lên.

"Bà ta làm sao thế?"

"Có lẽ bà ta muốn làm tiếp viên hàng không".

"Tôi nghĩ rõ ràng bà ta còn thiếu một hai tiêu chuẩn gì đó", Townsend bảo.

"Hôm nay anh làm những gì nào? Vẫn tiếp tục tìm các cô tiếp viên hãng hàng không Austair chứ?"

"Không", anh cười. "Tuần trước cơ, nhưng đã thất bại. Còn hôm nay tôi phải cố nghĩ xem mình có đủ 1,9 triệu bảng để mua tờ Sydney Chronicle không".

"Một triệu chín?" Nàng hỏi với vẻ không tin. "Vậy thì tôi nhận phần ít nhất là trả tiền ăn tối nay. Lần cuối tôi mua tờ Sydney Chronicle giá có sáu xu".

"Đúng đấy. Nhưng tôi muốn mua toàn bộ tòa báo đó cơ", Townsend nói.

Mặc dù cốc tách đã được dọn đi, họ vẫn còn tiếp tục nói chuyện cho đến khi nhân viên nhà hàng đã về hết. Hai người bồi bàn mệt mỏi dựa lưng vào cột, thỉnh thoảng lại nhìn họ với vẻ hy vọng. Khi thấy một người đang ngáp. Townsend gọi thanh toán, để lại khoản tiền boa rất hậu. Lúc ra bên ngoài, anh cầm tay Susan hỏi: "Cô sống ở đâu?"

"Vùng ngoại ô phía bắc, nhưng tôi e rằng đã lỡ chuyến xe buýt cuối cùng. Tôi sẽ về bằng tắc xi".

"Trời đêm tuyệt vời. Tại sao ta không di bộ nhỉ?"

"Tôi cũng thích thế", nàng mỉm cuời nói.

Một tiếng sau đó, họ vẫn còn đang nói chuyện khi về tới cửa trước nhà nàng. Susan quay nhìn anh nói: "Cám ơn anh về một buổi tối thật đáng yêu, Keith. Anh đã mang đến cho cụm từ thả bộ về nhà một ý nghĩa mới."

"Vậy thì chúng ta làm lại nữa", anh nói.

"Tôi cũng thích thế"

"Khi nào tiện cho cô?"

"Tôi có thể nói là tối mai, nhưng còn tuỳ thuộc tôi có phải đi bộ về nhà hay không. Nếu phải đi bộ, tôi có thể gợi ý một quán ăn ở đây, hoặc ít nhất cũng chọn đôi giầy thích hợp hơn.”

"Không đâu", Townsend bảo. "Tôi hứa ngày mai sẽ đánh xe đưa cô về tận nhà. Nhưng buổi sáng tôi phải tới Sydney ký hợp đồng, nên có lẽ phải sau tám giờ mới về tới nhà".

"Không sao. Tôi càng có nhiều thời gian về nhà thay đồ".

"Khách sạn L'Etoile được chứ?"

"Chỉ khi anh có gì đó để ăn mừng".

"Sẽ có cái đáng ăn mừng, tôi hứa với cô điều đó".

"Vậy chín giờ sẽ gặp anh tại L’Etoile". Nàng vươn người hôn anh lên má. "Anh biết không, Keith. Vào giờ này, ở đây anh không kiếm đâu ra tắc xi", nàng nói, nhìn anh lo lắng. "Tôi e rằng anh sẽ phải đi bộ ngược lại một đoạn khá dài".

"Cũng đáng thôi", Townsend nói trong khi Susan vào nhà.

Một chiếc xe từ từ đỗ lại cạnh anh. Ngưòi lái xe nhảy xuống, mở cửa cho anh.

"Đi đâu, xếp?"

"Về thôi, Sam", anh bảo tài xế. "Nhưng hãy đi theo lối nhà ga, để tôi lấy số báo buổi sớm".

Sáng hôm sau. Townsend đáp chuyến bay đầu tiên về Sydney. Clive Jervis, luật sư và Trevor Meacham, phụ trách tài chính của anh ngồi hai ghế bên cạnh.

"Tôi vẫn chưa đồng ý lắm về điều khoản huỷ bỏ hợp đồng", Clive bảo.

"Còn thời hạn trả chắc cũng cần phải rà lại", Trevor nói thêm.

"Rà lại tất cả thì mất bao nhiêu thời gian?" Townsend hỏi. "Tối nay tôi có hẹn ăn tối ở Adelaide, nên chiều buộc phải đáp máy bay về". Câu nói của anh làm họ nhìn nhau.

Nỗi lo lắng của họ xem ra là đúng. Luật sư cả hai công ty dành suốt buổi sáng xem lại văn bản hợp đồng, còn người phụ trách tài chính mất nhiều thời gian hơn để xem xét các số liệu. Không ai ngừng việc để ăn trưa, và lúc ba giờ chiều, cứ vài phút Townsend lại nhìn đồng hồ một lần. Dù anh có đi lại mãi trong phòng, trả lời nhát gừng những câu hỏi dài dòng, văn bản cuối cùng mãi đến sau năm giờ mới hoàn tất để ký.

Townsend thở phào khi thấy các luật sư rời bàn làm việc đứng dậy cho dãn gân cốt. Anh lại nhìn đồng hồ, tin rằng vẫn đủ thời gian về Adelaide kịp giờ hẹn. Anh cám ơn các cố vấn vì những cố gắng của họ, bắt tay các cố vấn phía bên kia khi Hầu tước Somerset vào phòng theo sau là tổng biên tập và giám đốc điều hành.

"Tôi được biết cuốỉ cùng văn bản đã hoàn tất", ông già cười rất tươi nói.

"Tôi nghĩ thế", Townsend đáp, cố không tỏ ra muốn chuồn càng sớm càng tốt. Nếu gọi về cửa hàng Moore’s, anh biết họ cũng không cho anh nói chuyện với nàng.

"Nào, chúng ta hãy uống mừng trước khi ký văn bản cuốỉ cùng", Hầu tước Somerset nói.

Sau tuần whisky thứ ba, Townsend gợi ý có lẽ đã đến lúc ký. Nick Watson đồng ý, nhắc Somerset rằng ông vẫn còn một văn bản phải đưa ra. "Ô, đúng rồi", ông già nói, lấy trong túi ra một chiếc bút mực. "Vì vẫn còn được sở hữu tờ báo trong sáu tuần, nên tôi không thể xem nhẹ tiêu chuẩn được. Keith này. Tôi hy vọng anh ở lại dùng bữa tối với tôi?"

"Tôi e tối nay thì không được. Tôi đã có hẹn ở Adelaide".

Hầu tước Somerset quay ngoắt lại nhìn anh. "Chắc phải là một cô gái rất xinh, nếu không tôi thề sẽ không bao giờ ký hợp đồng nào nữa", ông nói.

"Tôi đảm bảo với ngài cô ta rất xinh", Townsend cười nói. "Và đây mới là lần gặp thứ hai".

"Vậy thì tôi không giữ anh làm gì". Hầu tước Somerset nói, đi tới chỗ bàn để hai bản sao hợp đồng. Ông dừng lại một lát, nhìn bản hợp đồng với vẻ lưỡng lự. Cả hai bên đều lo lắng, một luật sư của ông bắt đầu tỏ vẻ sốt ruột.

Ông già quay sang nháy mắt với Townsend. "Tôi phải nói chính Duncan là người cuối cùng đã thuyết phục tôi bán cho anh, chứ không phải cho Hacker". Ông cúi xuống ký vào cả hai bản, rồi đưa bút cho Townsend. Anh ký loằng ngoằng bên cạnh chữ ký của Somerset.

Hai người bắt tay nhau với vẻ long trọng. "Cần phải uống mừng lần nữa", ông già nói, nháy mắt với Townsend. "Nhanh lên đi, Keith. Để xem trong lúc anh không có đây, chúng tôi xơi mất bao nhiêu lợi nhuận nào. Anh bạn trẻ này. Phải nói tôi rất mừng vì đã chuyển tờ Chronicle vào tay con trai Hầu tước Graham Townsend".

Khi anh chuẩn bị đi, Nick Watson tiến đến quàng tay ôm vai anh. "Với tư cách là Tổng biên tập của tờ báo, tôi phải nói rất mong được cùng làm việc với anh. Tôi hy vọng không lâu nữa sẽ thấy anh trở lại Sydney".

"Tôi cũng mong được làm việc với anh", Townsend nói. "Tôi tin chúng ta còn gặp nhau nhiều". Anh quay sang Duncan Alexander. "Cám ơn anh. Vậy là hoà", anh bảo. Duncan chìa tay, nhưng Townsend đã chạy vụt ra cửa. Người lái tắc xi nhất định không chịu chạy quá tốc độ quy định mặc dù anh nài nỉ, hứa thưởng thêm và cuối cùng là quát tháo. Khi xe chạy đến nơi, anh còn kịp nhìn thấy chiếc DC4 đang cất cánh, rõ ràng là đã để lại hành khách cuối cùng của nó ngồi trong tắc xi dưới sân bay.

"Ít ra nó cũng cất cánh đúng giờ", người lái tắc xi nhún vai nói. Câu đó lại không đúng cho chuyến bay sau, dự định một tiếng sau đó, nhưng cuối cùng lại chậm bốn mươi phút.

Townsend nhìn đồng hồ, từ từ đi lại chỗ điện thoại, tìm số của Susan trong danh bạ Aclelaide. Người trực tổng đài báo là số máy anh gọi đang bận. Mấy phút sau anh gọi lại thì lại không có ai trả lời. Có thể cô đang tắm, anh cố tưởng tượng trong khi loa phóng thanh báo: "Đây là thông báo lần cuối cho hành khách đi chuyến máy bay cuối cùng về Adelaide".

Anh yêu cầu tổng đài thử lại một lần nữa, nhưng máy lại bận. Anh chửi thề, gác máy, chạy vội ra, vừa kịp trước khi cửa máy bay khép lại. Suốt chuyến bay. anh cứ đấm vào chỗ để tay, nhưng nó không làm máy bay bay nhanh hơn.

Sam đứng cạnh xe, vẻ mặt lo lắng khi ông chủ chạy tới. Anh ta cho xe chạy vào thành phố, phớt lờ các biển báo hạn chế tốc độ, vậy mà khi xe đến được khách sạn L'Etoile, bồi bàn đã không nhận đặt chỗ nữa.

Townsend cố giải thích chuyện xảy ra, nhưng hình như Susan đã hiểu ngay cả trước khi anh mở miệng. "Tôi gọi từ sân bay, nhưng lúc thì máy bận, lúc thì chuông đổ mà không ai nghe". Anh nhìn dao dĩa trên bàn trước mặt cô. "Đừng nói với tôi là cô chưa ăn uống gì".

"Không, tôi không cảm thấy đói", nàng nói, cầm tay anh. "Nhưng anh thì chắc là đói lả, mà tôi cuộc là anh vẫn muốn ăn mừng thắng lợi. Vậy nếu được chọn, anh thích làm gì nhất?".

Sáng hôm sau, khi đến văn phòng, Townsend thấy Bunty tay cầm một tập giấy đứng cạnh bàn anh, trông như đã từ rất lâu.

"Có chuyện ư?" Anh hỏi sau khi khép cửa lại.

"Không. Có điều cậu quên là tôi sẽ được nghỉ hưu từ cuốỉ tháng này".

"Tôi đâu có quên", anh nói rồi ngồi vào bàn. "Nhưng tôi không nghĩ..."

"Công ty quy định rất rõ về vấn đề này", Bunty nói. "Khi nhân viên nữ đến tuổi sáu mươi..."

"Bà không bao giờ sáu mươi cả, Bunty ạ".

"...thì được nghỉ hưu kể từ thứ sáu cuối cùng của tháng đó".

"Quy định là để người ta vi phạm".

"Bố anh nói quy định đó không có ngoại lệ, và tôi đã hoàn toàn đồng ý với ông".

"Nhưng lúc này tôi không có thời gian tìm người thay bà, Bunty ạ. Nào là tiếp quản tờ Chronicle, rồi..."

"Tôi đã tính trước rồi", bà vẫn không chịu nhượng bộ. "Tôi đã tìm được cho cậu người thay thế lý tưởng".

"Nhưng các tiêu chuẩn của cô ta thế nào?" Anh hỏi, đã sẵn sàng gạt phăng là không thích hợp.

"Cô ta tử tế, nhưng điều quan trọng hơn, cô ta là con cháu của dòng họ Edinburgh".

Townsend không nghĩ ra câu trả lời thích hợp. "Thôi được. Bà hãy sắp xếp cho cô ta đến gặp tôi". Anh ngừng lại. "Lúc nào đó của tháng tới".

"Hiện cô ta đang ở ngoài chỗ tôi. Cậu có thể cho cô ta vào gặp ngay bây giờ", Bunty nói.

"Bà biết tôi rất bận", anh nói, mắt nhìn tờ nhật trình hãy còn trống. Rõ ràng Bunty đã lo sắp xếp để anh không có cuộc hẹn nào sáng hôm đó. Bà đưa cho anh tờ giấy mà bà đang cầm.

Anh bắt đầu nghiên cứu sơ yếu lý lịch của cô Younger, cố tìm cớ để từ chối gặp. Khi đọc đến cuối trang, anh miễn cưỡng nói: "Tôi sẽ gặp cô ta bây giờ".

Khi Heather Younger bước vào, Tovvnsend đứng đợi cho tới khi cô ngồi xuống ghế ở phía bên kia bàn.

Younger cao khoảng 5 feet 9 inch, và từ bản tự khai, anh biết cô ta hai mươi tám tuổi, nhưng trông già hơn nhiều. Cô mặc áo thun màu xanh, váy xếp. Đôi tất nâu cô mang làm anh nhớ lại thời kỳ còn tem phiếu, đôi giầy cô đi hẳn mẹ anh sẽ bảo là đứng đắn. Mái tóc màu nâu của cô buộc lại thành búi, không một sợi loè xoè. Cảm giác trước tiên của Townsend là cô Steadman đang tới thăm anh. Cảm giác này càng rõ khi cô Younger trả lời các câu hỏi của anh một cách ngắn gọn và đầy đủ.

Cuộc phỏng vấn diễn ra đúng mười một phút, và Younger bắt đầu làm việc từ thứ Hai sau đó.

Townsend phải đợi thêm sáu tuần trước khi tờ Chronicle hội đủ cơ sở pháp lý thuộc sở hữu của anh. Trong thời gian đó, hầu như ngày nào anh cũng gặp Susan. Mỗi khi nàng hỏi tại sao anh vẫn ở Adelaide trong khi tờ Chronicle rất cần thời gian và sự chú ý của anh, anh chỉ nói: "Tôi không làm gì khác được trước khi sở hữu tờ báo. Và nếu họ biết được tôi đang định làm gì, họ sẽ xé ngay hợp đồng trước khi hết thời hạn sáu tuần".

Giá không có Susan thì sáu tuần này hẳn dài vô tận, mặc dù nàng vẫn thường trêu anh về việc hiếm khi đúng hẹn. Cuối cùng, anh tìm ra cách giải quyết vấn đề bằng cách gợi ý: "Có lẽ nếu em dọn về ở với anh thì sẽ dễ dàng hơn".

Vào tối chủ nhật trước khi Townsend chính thức tiếp nhận tờ Chronicle, anh cùng Susan bay đến Sydney. Townsend bảo tắc xi đỗ lại ở văn phòng toà báo trước khi tới khách sạn. Anh khoác tay, dẫn Susan qua đường. Khi đã sang tới bên kia đường, anh quay nhìn trụ sở toà Sydney Chronicle. "Từ nửa đêm nay, nó sẽ thuộc về anh", anh nói với giọng nồng nàn nàng chưa bao giờ nghe.

"Em lại cứ hy vọng từ lúc nửa đêm anh sẽ thuộc về em cơ đấy", nàng trêu.

Khi họ tới khách sạn, Susan ngạc nhiên thấy Bruce Kelly đang đứng ở hành lang đợi họ. Nàng càng ngạc nhiên khi Keith mời anh cùng ăn tối với họ.

Nàng cảm thấy đầu óc không tập trung khi Keith nói về kế hoạch của anh hoặc tương lai của tờ báo cứ như không có nàng ở đó. Nàng thắc mắc tại sao Tổng biên tập của tờ Chronicle không được mời. Cuối cùng, khi Bruce ra về, nàng cùng Keith vào thang máy lên tầng trên cùng và ai về phòng người ấy. Keith ngồi vào bàn, đang xem xét lại các số liệu thì nàng luồn qua cửa thông hai phòng, vào với anh.

Chủ bút tờ Chronicle dậy trước sáu giờ và rời khách sạn rất lâu trước khi Susan tỉnh giấc. Anh đi bộ ra phố Pitt, dừng lại kiểm tra từng sạp báo trên đường. Không đến nỗi như lần đầu với tờ Gazette, anh nghĩ, nhưng còn có thể tốt hơn nhiều.

Khi vào phòng sảnh, anh bảo người phụ trách an ninh rằng anh muốn Tổng biên tập và Giám đốc điều hành khi đến, hãy lên gặp anh, và anh cần ngay một thợ khoá. Lần này khi anh đi trong toà nhà, không còn ai hỏi anh là ai.

Lần đầu tiên Townsend ngồi vào chiếc ghế của Hầu tước Somerset, bắt đầu đọc bản cuối cùng của tờ Chronicle buổi sáng. Anh ghi lại vài nhận xét, và khi đọc hết tất cả các trang, anh đứng dậy, bắt đầu đi lại quanh phòng, thỉnh thoảng lại nhìn ra cảng Sydney. Mấy phút sau, khi người thợ khoá đến, anh chỉ cho anh ta phải làm những gì.

"Khi nào?" Anh ta hỏi.

"Ngay bây giờ", Townsend trả lời. Anh trở lại bàn, tự hỏi không biết trong hai người, ai sẽ đến trước. Anh phải đợi thêm bốn mươi phút nữa trước khi có tiếng gõ cửa. Nick Watson, Tổng biên tập bước vào, thấy Townsend đang chăm chú đọc một tập hồ sơ rất dầy.

"Xin lỗi anh, Keith", anh ta nói. "Tôi không nghĩ anh lại đến sớm như thế vào ngày đầu tiên của mình". Townsend ngẩng đầu trong khi Watson nói thêm: "Chúng ta nói nhanh được không? Tôi sắp phải họp giao ban sáng".

"Hôm nay anh không phải giao ban", Townsend nói. "Tôi đã bảo Bruce Kelly làm việc đó".

"Sao? Nhưng tôi là Tổng biên tập".

"Anh không còn là Tổng biên tập nữa. Tôi đã đề bạt anh".

"Đề bạt tôi?" Nick hỏi.

"Đúng. Anh sẽ được đọc thông báo trong số báo ngày mai. Anh sẽ là Tổng biên tập danh dự đầu tiên của tờ Chronicle".

"Thế nghĩa là thế nào?".

"E có nghĩa là cựu, còn M nghĩa là anh đáng được như thế". Townsend dừng lại để anh ta thấm thía. "Đừng lo, Nick. Anh có một tước hiệu rất lớn và một năm nghỉ phép nguyên lương".

"Nhưng anh nói với Hầu tước Somerset, có cả tôi ở đó, là anh mong muốn được làm việc với tôi mà".

"Tôi nhớ, Nick ạ", anh nói, mặt hơi đỏ. "Xin lỗi, tôi...". Lẽ ra anh đã nói hết câu nếu không có tiếng gõ cửa.

Duncan Alexander bước vào. "Xin lỗi làm phiền anh, Keith, nhưng người ta đã thay khoá cửa phòng tôi".
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15


Báo

EVENING CHRONICLE

Ngày 20 tháng Mười một, 1947

NGÀY NÀY HẠNH PHÚC:

CÔNG CHÚA ELIZABETH LỘNG LẪY

KẾT HÔN VỚI ÔNG HOÀNG THỦY THỦ

Charlotte quyết định không dự sinh nhật lần thứ sáu mươi của Arno Schultz vì nàng chưa cảm thấy tin tưởng khi giao con cho cô bảo mẫu người Đức. Từ khi nàng ở Lyon qua, Dick có vẻ chăm chút tới gia đình hơn, thỉnh thoảng còn về nhà đúng giờ để thăm con trước khi nàng cho nó ngủ.

Tối đó, sau bảy giờ, Armstrong đến nhà Arno. Anh hứa với Charlotte chỉ ghé qua, uống ly rượu mừng rồi về. Nàng mỉm cười, hứa khi anh về lúc 9 giờ thì bữa tối cũng đã chuẩn bị xong.

Anh vội vã qua thành phố, hy vọng nếu đến trước khi mọi người ngồi vào bàn ăn, anh có thể uống cốc rượu rồi đi. Như vậy, anh còn có thể chơi với Max Sackville vài ván bài trước khi về nhà.

Gần tám giờ Armstrong gõ cửa nhà Arno. Khi chủ nhà dẫn anh vào căn phòng đã đông người, anh thấy ngay là họ đang đợi anh để ngồi vào bàn. Arno giới thiệu anh với bạn bè; họ chào anh như vị khách danh dự.

Sau khi chủ nhân đưa anh cốc vang trắng rót từ chiếc chai mà mới trông đã biết ngay không phải rượu từ khu người Pháp, anh được dẫn vào một phòng ăn nhỏ, ngồi cạnh một người tự giới thiệu là Julius Hahn, còn Arno thì mô tả ông ta là "người bạn thân nhất và địch thủ ghê gớm nhất".

Armstrong đã nghe cái tên đó, nhưng không nhớ là ở đâu. Lúc đầu anh phớt lờ, tập trung vào đồ ăn trước mặt. Anh bắt đầu ăn súp mà không hiểu là súp gì thì Hahn hỏi anh về tình hình ở London. Anh nhanh chóng hiểu ra rằng người đàn ông Đức này hiểu London còn hơn anh rất nhiều.

"Tôi hy vọng không lâu nữa lệnh hạn chế ra nước ngoài sẽ bị bãi bỏ", Hahn nói. "Tôi rất cần trở lại đất nước của ngài".

"Tôi nghĩ cũng còn lâu lâu các nước đồng minh mới đồng ý như vậy", anh nói trong khi bà Schultz thay đĩa súp của anh bằng món bánh nướng nhân thịt thỏ.

"Thế tôi mới càng lo", Hahn bảo. "Tôi thấy ngày càng khó theo dõi hoạt động của một số công ty của tôi ở London". Lúc đó thì anh nhớ ra cái tên, và lần đầu tiên anh để dao dĩa xuống đĩa. Hahn là chủ bút tờ Der Berliner, tờ báo địch thủ trong khu vực của người Mỹ. Nhưng ông ta còn sở hữu những gì nữa?

"Tôi muốn gặp ông từ lâu”, Armstrong nói. Hahn có vẻ ngạc nhiên, bởi cho đến lúc này đại uý Armstrong không hề tỏ ra quan tâm đến ông. "Mỗi số Der Berliner in ra bao nhiêu?", Armstrong hỏi mặc dù đã biết, nhưng anh muốn Hahn tiếp tục nói chuyện trước khi anh ném ra câu mà anh thực sự muốn hỏi.

"Khoảng 260.000 một ngày. Và tôi sung sướng nói rằng nhật báo của chúng tôi ở Frankfurt cũng lại đã bán được trên 200.000 số".

"Ông có tất cả bao nhiêu tờ báo?" Armstrong làm vẻ vô tình hỏi, tay cầm lấy dao dĩa.

"Chỉ có hai. Trước chiến tranh thì có mười bảy tờ cùng một vài tạp chí chuyên mục khoa học. Nhưng tôi khó hy vọng lại có được ngần ấy số cho đến khi lệnh hạn chế được bãi bỏ".

"Nhưng tôi nghĩ trước chiến tranh, người Do thái, tôi cũng là người Do thái (Hahn lại một lần nữa ngạc nhiên) không được phép sở hữu báo chí cơ mà?"

"Đúng vậy, thưa đại uý Armstrong. Nhưng tôi bán toàn bộ cổ phần cho một đối tác không phải Do thái, và ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc, ông ta đã bán lại cho tôi với cái giá trước đây đã mua của tôi".

"Còn các tạp chí?", Armstrong hỏi, bắt đầu cắt miếng bánh đầu tiên. "Vào thời kỳ khó khăn này, chúng có lãi không?"

"Ô, có chứ. Về lâu dài, chúng là nguồn thu nhập đáng tin cậy hơn báo chí. Trước chiến tranh, công ty của tôi chiếm phần lớn trong các ấn phẩm khoa học của Đức. Nhưng ngay khi Hitler tiến vào Ba Lan, chúng tôi bị cấm không được xuất bản bất cứ thứ gì có thể có ích cho kẻ thù của Đế chế thứ ba. Tôi hiện đang ngồi trên đống tài liệu nghiên cứu khoa học của tám năm chưa được xuất bản, trong đó hầu hết là các tài liệu khoa học in ấn ở Đức trong thời gian chiến tranh. Giới xuất bản sẽ sẵn sàng trả rất nhiều tiền để có được những tài liệu đó, nếu tôi có được đầu ra.”

"Sao bây giờ ông không cho xuất bản đi?" Armstrong hỏi.

"Nhà xuất bản London trước đây ký hợp đồng với tôi không sẵn sàng chịu trách nhiệm phát hành cho tôi".

Đèn điện trên trần vụt tắt, một chiếc bánh thắp nến được để vào giữa bàn.

"Sao lại thế?" Armstrong hỏi, quyết không để câu chuyện gián đoạn trong khi Arno thổi nến và mọi người vỗ tay.

"Chuyện đáng buồn là người con trai duy nhất của ông Chủ tịch đã bị giết trong trận Dunkirk", Hahn nói trong khi người ta đặt vào đĩa của Armstrong miếng bánh ngọt to nhất. "Tôi viết thư tỏ ý chia buồn, nhưng ông ta không trả lời".

"Ở Anh còn có các nhà xuất bản khác", Armstrong nói, cắt bánh đưa lên miệng.

"Có, nhưng hợp đồng không cho phép tôi lúc này được tiếp cận các nhà xuất bản khác. Tôi cũng chỉ còn phải đợi một vài tháng nữa thôi. Tôi cũng đã quyết định nhà in nào ở London có thể đại diện cho tôi tốt nhất".

"Vậy à?" Armstrong hỏi, lau bánh dính ở miệng.

"Nếu ngài có thời gian, tôi sẽ dành một tiếng đưa ngài đi thăm các xưởng in của tôi".

"Chương trình của tôi lúc này hơi bận".

"Tất nhiên, tôi hiểu", Hahn nói.

"Nhưng lần sau có việc sang khu vực người Mỹ, có lẽ tôi sẽ ghé thăm ông".

"Xin mời ngài", Hahn nói.

Khi tiệc tan, Armstrong cám ơn chủ nhân về một buổi tối đáng ghi nhớ, và tính thời gian ra về đúng khi Julius Hahn cũng về.

"Hy vọng chúng ta còn gặp lại nhau", Hahn nói khi họ đi trên hè đường.

"Chắc chắn là như thế", Armstrong nói, bắt tay người bạn thân nhất của Arno Schultz.

Khi Dick về tới nhà lúc gần nửa đêm, Charlotte đã ngủ say. Anh thay quần áo, mặc bộ đồ ngủ, nhẹ chân leo cầu thang lên phòng David. Anh đứng bên nôi rất lâu, chăm chú nhìn con trai.

"Bố sẽ xây dựng cho con một vương quốc, mà một ngày nào đó con sẽ tự hào tiếp quản", anh thầm thì.

oOo

Sáng hôm sau, Armstrong báo cáo lên đại tá Oakshott việc anh đã dự sinh nhật lần thứ sáu mươi của Arno Schultz, nhưng không nói gì về cuộc gặp Julius Hahn. Oakshott báo cho Dick biết thiếu tá Forsdyke gọi điện nói muốn anh sang khu Nga một chuyến nữa. Armstrong hứa sẽ gọi cho Forsdyke, nhưng không nói thêm rằng anh dự định trước tiên là thăm khu vực của Mỹ.

"À Dick này. Sao tôi không đọc thấy bài báo của cậu về việc ta đối xử với người Đức thế nào trong các trại cải tạo nhỉ?" Đại tá hỏi.

"Không, thưa ngài. Tôi lấy làm tiếc phải nói rằng bọn chúng không chịu hợp tác. Tôi e rằng cuối cùng hoá ra chúng ta đã phí thời gian".

"Cái đó tôi không ngạc nhiên. Tôi đã báo trước với cậu...”

"Và ngài đã đúng, thưa ngài".

"Dạo này tờ Der Telegraf làm ăn ra sao?"

"Chưa khi nào tốt hơn", anh trả lời. "Từ tháng sau, chúng tôi ra báo số Chủ nhật, còn báo ngày thì vẫn tiếp tục phá kỷ lục".

"Tuyệt vời. À, tôi vừa nghe ông hoàng xứ Gloucester có thể sẽ thăm chính thức Berlin vào tháng tới. Báo tha hồ mà đưa tin".

"Ngài có muốn thông báo trên trang nhất của tờ Der Telegraf không ?”

"Sau khi tôi làm việc xong với bên an ninh đã, rồi thì anh sẽ có cái gọi là gì nhỉ? tin đặc biệt dành riêng cho báo, đúng không?".

"Thật thú vị", Armstrong nói, nhớ việc vị đại tá này say mê với chuyến viếng thăm của các quan chức, đặc biệt là của các thành viên Hoàng gia Anh. Anh đứng dậy.

"Đừng quên gọi cho Forsdyke đấy", đại tá nói trước khi Armstrong chào trở về văn phòng.

Armstrong có nhiều việc cấp bách hơn là gọi cho viên thiếu tá an ninh. Ngay khi đọc xong chồng văn thư trên bàn, anh báo Sally rằng định đến khu người Mỹ cả ngày. "Nếu Forsdyke gọi, hãy hẹn với anh ta lúc nào đó ngày mai".

Khi binh nhì Benson đưa anh qua thành phố về phía khu người Mỹ, Armstrong rà lại trình tự các sự kiện cần thiết để mọi việc có vẻ như không định trước. Anh bảo Benson đỗ xe gần Holt &Co để anh rút 100 bảng trong tài khoản. Anh gần như rút hết, chỉ để lại một ít gọi là, vì sĩ quan Anh vẫn bị ra toà án binh nếu thiếu nợ trong ngân hàng.

Vào tới khu vực của Mỹ, Benson đỗ lại ở một ngân hàng khác: tại đó Armstrong đổi từ bảng ra được 410 đô la mà anh hy vọng đủ để chơi bài suốt đêm cho tới khi Max Sackville rơi vào bẫy của anh. Hai người ăn trưa với nhau ở CLB dành cho sĩ quan Mỹ, Armstrong đồng ý tối đó sẽ quay lại chơi bài. Trở lại xe, anh bảo Benson đưa tới văn phòng báo Der Berliner.

Julius Hahn ngạc nhiên thấy gặp lại đại uý Armstrong nhanh đến vậy. Ông lập tức bỏ việc đang làm để đưa vị khách nổi tiếng này đi thăm xí nghiệp. Chỉ vài phút sau, Armstrong nhận ra rằng cái vương quốc mà Hahn đang kiểm soát lớn biết dường nào mặc dù ông ta cứ ca cẩm: "Thế này chưa thấm vào đâu so với trước chiến tranh".

Sau khi đi hết một vòng, kể cả thăm hai mươi mốt máy in dưới tầng hầm, anh hiểu rằng so với cơ sở của Hahn, Der Telegraf chẳng là cái gì, nhất là khi chủ nhân nói rằng ông còn bảy xưởng in khác cùng cỡ trên khắp nước Đức, trong đó có một xưởng ở khu vực của Nga.

Khoảng sau năm giờ, Armstrong rời toà báo. Anh cám ơn Julius, lúc này anh đã gọi ông thân mật vậy và nói: "Chúng ta cần sớm gặp nhau, ông bạn ạ. Có lẽ ông sẽ cùng ăn trưa với tôi lúc nào đó chăng?"

"Rất cám ơn anh. Nhưng tôi chắc anh biết tôi không được phép vào khu vực của Anh".

"Vậy thì tôi phải tới chỗ ông vậy", anh mỉm cười nói.

Hahn đưa khách ra tận cửa, nồng nhiệt bắt tay từ biệt. Armstrong đi qua đường, thả bộ dọc theo phố mà không gọi lái xe. Anh dừng lại khi tới một quán rượu có tên là "Joe", tự hỏi không biết trước chiến tranh nó mang tên gì. Anh bước vào quán trong khi Benson dừng xe ở cuối đường, cách đó khoảng một trăm mét.

Anh gọi một cốc côca côla, rồi tới ngồi ở góc quầy. Anh mừng vì không ai nhận ra anh, hoặc mò đến chỗ anh ngồi. Sau cốc thứ ba, anh kiểm tra lại số tiền 410 đô la. Đêm nay sẽ phải ngồi lâu, anh nghĩ.

oOo

"Anh ta biến đâu rồi?" Forsdyke hỏi.

"Đại uý Armstrong phải đến khu vực của Mỹ ngay trước bữa trưa, thưa ngài", Sally trả lời. "Có việc rất gấp sau khi ông ấy gặp đại tá Oakshott. Nhưng trước khi đi, ông ấy có dặn tôi nếu ngài gọi thì hẹn cho ông ấy được gặp".

"Chu đáo quá", Forsdyke mỉa mai. "Có chuyện gấp trong khu vực của Anh. Tôi rất cám ơn nếu đại uý Armstrong có mặt tại phòng tôi lúc 9 giờ sáng ngày mai".

"Thưa thiếu tá Forsdyke. Khi ông ấy về tôi sẽ báo lại ngay", Sally nói. Cô muốn liên lạc ngay với anh, nhưng hiềm nỗi không biết anh đang ở đâu.

oOo

"Lại bài năm lá như mọi khi chứ?" Max nói, đẩy chai bia cùng cái mở qua phía bên kia bàn.

"Được thôi", Armstrong vừa nói vừa trộn bài.

"Tôi có linh cảm về buổi tối nay. anh bạn ạ", Max vừa nói vừa cởi áo ngoài treo lên tay ghế. "Tôi hy vọng là anh có đủ tiền mà đốt". Anh ta từ từ rót bia vào cốc.

"Cũng đủ", Armstrong trả lời. Anh chỉ nhấm nháp chút bia vì biết rằng trong vài tiếng tới, anh cần phải tỉnh. Khi anh trộn xong, Max sẻ bài, rồi châm thuốc. Hết tiếng đầu tiên, Armstrong được 70 đô. Anh nghe phía bên kia bàn lẩm bẩm "may thôi". Sau giờ thứ hai, anh được gần 500 đô. "Anh toàn gặp may từ tối đến giờ", Max nói, mở chai bia thứ tư. "Nhưng thức lâu mới biết đêm dài, anh bạn".

Armstrong mỉm cười gật đầu khi chia cho Max một quân bài nữa và anh cũng lấy quân thử hai. Anh nhìn bài: một con bốn và một con chín bích. Anh đặt 5 đô lên bàn, rút thêm hai quân bài nữa.

Max cũng đặt vào đó 5 đô, lật hé con bài Dick vừa chia. Anh ta cố không mỉm cười, đặt thêm 5 đô la nữa lên trên số Dick vừa đặt.

Armstrong rút con bài thứ năm, nghiên cứu các con bài trên tay một lúc rồi vào gà thêm 10 đô. Max không ngần ngại rút ngay 10 đô khác từ túi áo trong ném lên đống tiền giữa bàn rồi liếm môi nói: "Tạm biệt anh bạn".

Armstrong lật bài: một đôi bốn. Max cười mép đến mang tai khi anh ta chìa ra một đôi mười. "Đừng có đùa với tôi", anh chàng người Mỹ vừa nói vừa vơ tiền.

Đến cuối giờ thứ hai, Max đã được một chút. "Tôi đã nói trước với anh rồi. Cờ bạc ăn nhau về sáng", Max bảo. Anh ta đã bỏ cốc, uống thẳng từ chai. Đến giờ thứ ba, sau khi Max đã thắng ba ván liền, thì Dick mới nhắc đến cái tên Julius Hahn. "Ông ta nói là biết anh".

"A, biết quá đi chứ. Ông ta chịu trách nhiệm in tờ báo ở khu này. Nhưng tôi chưa bao giờ thèm đọc".

"Ông ta làm ăn có vẻ được", Armstrong nói, chia tiếp ván khác.

"Đương nhiên. Nhưng vì có tôi". Armstrong đặt 10 đô la vào giữa bàn, mặc dù bài của anh cao nhất chỉ là con át. Max lập tức ném 10 đô la lên trên và rút thêm một quân nữa.

"Vì có anh nghĩa là thế nào?" Armstrong hỏi, để một tờ 20 đô la nữa lên trên xấp tiền vào gà ngày càng cao.

Max lưỡng lự, xem lại bài, nhìn đống tiền hỏi: "20 đô la anh vừa mới vào gà à?" Armstrong gật đầu, và anh chàng người Mỹ theo luôn.

"Nếu tôi không giao cho tờ báo, thì sáng dậy ông ta thậm chí chẳng có gì để mà rửa đít", Max nói, mắt chăm chú nhìn bài trên tay. "Tôi cấp giấy phép hàng tháng. Tôi kiểm soát nguồn cung cấp giấy. Tôi quyết định được dùng bao nhiêu điện. Tôi quyết định khi nào đóng hay cắt cầu dao. Anh và Arno Schultz cũng thế chứ gì ?”

Max ngẩng lên, ngạc nhiên thấy Armstrong lôi từ trong ví ra một tập tiền. "Chú mày không đùa đấy chứ?" Anh ta hỏi. "Nghe có mùi khét đây". Anh ta lưỡng lự. "Lần này định vào bao nhiêu?"

"Năm mươi đô la", Armstrong trả lời tỉnh bơ.

Max thọc tay vào túi áo khoác, lấy ra hai tờ mười, sáu tờ năm đô, rón rén đặt lên bàn. "Nào, xem lần này thế nào", anh ta nói với giọng lo lắng.

Armstrong chìa ra một cặp bảy. Max lập tức cười phá ra, lật bài gồm ba con bồi.

"Tôi biết ngay mà. Bốc cứt chưa em!" Anh ta tu một hơi thẳng từ chai. Trong khi chia ván tiếp theo, anh ta lúc nào cũng cười. "Tôi không hiểu ai là người dễ đánh bóng hơn, cậu hay Hahn", anh ta bảo, giọng đã bắt đầu líu lại.

"Anh có chắc đó không phải bia nói chứ?" Dick hỏi, ra vẻ chăm chú nhìn bài mình.

"Rồi cậu sẽ thấy ai là người đang nói", Max trả lời. "Trong vòng một tiếng nữa, tớ sẽ vặt trụi lông cậu".

"Tôi đâu có nói về mình", Armstrong nói, bỏ 5 đô la lên bàn. "Tôi đang nói về Hahn mà".

Im lặng một lúc khi Max cầm chai tu một hơi dài. Sau đó anh ta xem kỹ bài trước khi úp xuống bàn. Armstrong rút một quân bài khác, vào gà thêm 10 đô. Max rút một quân, nhìn nó và liếm môi. Anh ta theo.

"Xem nào bạn ơi", Max nói, tin rằng mình phải thắng với đôi át và đôi bồi.

Armstrong lật bài: ba con năm. Max cau mặt nhìn số tiền đang của mình lại thành của đối thủ. "Cậu có dám đút tiền vào mõm không?" Anh ta hỏi.

"Tôi vừa làm đây thôi", Armstrong vừa nói vừa nhét tiền vào túi.

"Không, tôi nói chuyện Hahn cơ".

Dick không nói gì.

"Đầu cậu toàn cứt", Max nói sau khi Dick vẫn im lặng.

Dick đặt bộ bài lên bàn, nhìn anh ta rồi lạnh lùng nói: "Tôi cuộc với anh một ngàn đô là anh không thể làm Hahn sập tiệm được".

Max đặt chai xuống nhìn qua bàn như thể không tin vào điều vừa nghe. "Anh cho tôi thời gian bao lâu?"

"Sáu tuần".

"Không, không đủ. Đừng quên tôi phải làm như thể việc đó không có dính dáng gì đến mình. Tôi cần ít nhất là sáu tháng".

"Tôi không có sáu tháng. Nếu anh dám đánh cuộc, tôi có thể làm tờ Der Telegraf đóng cửa trong vòng sáu tuần".

"Nhưng việc làm ăn của Hahn lớn hơn Arno Shultz nhiều”, Max bảo.

"Tôi hiểu điều đó. Vì vậy tôi cho anh ba tháng".

"Cược thế nào?"

Một lần nữa Armstrong lại làm ra vẻ cần thời gian suy nghĩ. "Một ăn hai", cuối cùng anh nói.

"Một ăn ba thì chơi", Max nói.

"Xong", Armstrong trả lời, hai người bắt tay nhau qua bàn. Viên đại uý Mỹ sau đó loạng choạng đứng dậy, đi tới bức tường phía trước, nơi treo cuốn lịch có hình một phụ nữ ăn mặc hở hang. Anh ta lật các tờ, tìm thấy tháng Mười, rút bút từ trong túi, miệng đếm rất to, rồi khoanh một vòng vào con số 17. "Đó sẽ là ngày tôi nhận một ngàn đô của mình", anh ta lẩm bẩm.

"Vô vọng thôi, anh bạn", Armstrong nói. "Tôi đã gặp Hahn, và tôi phải nói vói anh rằng ông ta không dễ chơi đâu".

"Cứ đợi đấy", Max vừa nói vừa trở lại bàn. "Tôi sẽ làm với Hahn những việc mà người Đức không làm được".

Max tiếp tục chia bài. Trong giờ tiếp theo, Dick gỡ lại hầu hết số tiền anh đã thua từ tối đến giờ. Khi anh về vào khoảng nửa đêm, Max vẫn còn ngồi đó liếm môi.

oOo

Sáng hôm sau, từ phòng tắm ra, Dick thấy Charlotte đang ngồi bó gối trên giường.

"Tối qua mấy giờ anh mới về?" Nàng lạnh lùng hỏi trong khi anh mở ngăn tủ tìm áo sơ mi.

"Mười hai giờ", Dick trả lời. "Có lẽ một giờ. Anh ăn ở ngoài luôn để em khỏi phải lo cho anh".

"Em chỉ mong anh về nhà vào cái giờ văn minh, để anh với em được cùng ăn bữa tối mà em nấu cho anh”.

"Anh đã nói mãi với em rồi, cái anh làm là vì em và con".

"Em bắt đầu nghĩ anh không biết cái gì là tốt nhất cho mẹ con em", Charlotte bảo.

Dick nhìn vợ qua gương, không nói gì.

"Nếu anh không thể thoát ra khỏi cái địa ngục này, thì có lẽ đã đến lúc em lại phải trở về Lyon".

"Giấy tờ xuất ngũ của anh cũng sắp xong", Dick vừa nói vừa kiểm tra nút thắt cravát trong gương. "Đại tá Oakshott bảo nhiều nhất là ba tháng nữa".

"Có một chuyện mới xuất hiện, có thể rất quan trọng cho tương lai của chúng mình".

Charlotte hỏi với vẻ không tin.

"Và cũng lại như mọi lần, anh không thể cho em biết".

"Không, tuyệt mật".

"Tiện quá nhỉ! Mỗi lần em muốn bàn với anh những chuyện trong cuộc sống của mình, thì anh bao giờ cũng bảo có chuyện mới xuất hiện. Và khi em muốn biết, anh bao giờ cũng nói là tuyệt mật".

"Sao em lại nói thế", Dick bảo. "Tuyệt mật thật mà. Tất cả những gì anh đang cố làm cuối cùng thì cũng là vì em và David".

"Làm sao anh biết? Anh có khi nào ở đây lúc em cho David ngủ đâu? Và trước khi con dậy, anh đã đến văn phòng rồi. Những ngày này, con nó ít thấy anh đến nỗi nó không chắc anh và Benson, ai là bố nó nữa".

"Anh còn có trách nhiệm của anh", Dick cao giọng.

"Vâng. Đó là trách nhiệm với gia đình. Mà trách nhiệm quan trọng nhất là tìm cách đưa mẹ con em ra khỏi cái thành phố Chúa đã lãng quên này càng sớm càng tốt".

Dick khoác chiếc áo ka ki bốn túi, quay người lại nhìn vợ. "Anh vẫn đang cố. Lúc này không dễ dàng gì. Em cần thông cảm cho anh".

"Em nghĩ là em quá hiểu, vì em thấy việc đó khá dễ dàng với một số người mà em biết. Như tờ Der Telegraf luôn đưa tin, hiện giờ tàu hoả rời Berlin ngày hai chuyến. Có lẽ em và David sẽ lên chuyến tàu nào đó".

"Em nói thế là thế nào?", Dick quát to, tiến về phía vợ.

"Đơn giản là một lúc nào đó về nhà, anh sẽ thấy không còn vợ con anh nữa".

Dick tiến đến, giơ nắm tay, nhưng nàng vẫn đứng im. Anh dừng tay, nhìn vào mắt vợ.

"Anh định đối xử với em như đối xử với bất cứ ai dưới hàm đại uý chứ gì?".

"Tôi không hiểu tại sao lại không nữa", Dick nói, bỏ tay xuống. "Cô đã không giúp tôi trong những lúc tôi cần sự giúp đỡ nhất, và mỗi khi tôi cố làm gì đó vì cô, thì cô lại chỉ biết phàn nàn. Nếu cô muốn thì về đi, đồ chó cái ngu ngốc, nhưng đừng nghĩ rằng tôi sẽ chạy theo cô đâu". Anh hầm hầm ra khỏi phòng ngủ, vớ mũ và gậy trên giá, xuống cầu thang và vọt ra cửa. Benson đứng cạnh chiếc xe vẫn đang nổ máy, chờ đưa ông chủ tới văn phòng.

"Đi mẹ nó đâu thì đi, mặc xác cô?" Anh vừa quát vừa chui vào xe.

"Xin lỗi, ngài bảo gì ạ?", Benson hỏi.

Armstrong quay lại hỏi lái xe: "Cậu có vợ chưa, Reg?".

"Chưa, thưa ngài. Hitler cứu tôi đúng lúc".

"Sao lại Hitler?".

"Vâng, đúng thế đấy. Tôi được gọi vào lính ba ngày trước khi hôn lễ được tiến hành".

"Cô ta vẫn đợi anh chứ?".

"Không, thưa ngài. Cô ta lấy người bạn thân nhất của tôi".

"Anh vẫn thương cô ta chứ?".

"Không, nhưng tôi thương thằng bạn".

Armstrong cười trong khi Benson dừng xe ngoài văn phòng.

Người đầu tiên anh gặp khi vào là Sally. "Anh nhận được điện tôi nhắn chứ?" Cô ta hỏi.

Armstrong đứng phắt lại. "Điện nào?".

"Tôi gọi về nhà anh, nhắn Charlotte nói với anh là thiếu tá Forsdyke cần gặp anh lúc chín giờ sáng nay".

"Con mụ này!", anh nói, đi thẳng qua mặt Sally ra cửa. "Hôm nay còn gì nữa không?" Anh vừa đi vừa nói như quát.

"Nhật trình không có gì, trừ chiêu đãi mừng Thống chế Auchinleck", cô vừa chạy theo vừa nói. "Mời cả Charlotte. Anh phải có mặt ở CLB sĩ quan khoảng từ 7 giờ đến 7 giờ 30 phút. Tất cả các tướng lĩnh đều dự".

Ra đến cửa, Armstrong nói với vào: "Ngày hôm nay tôi không quay lại văn phòng".

Benson vội vàng dụi điếu thuốc lá vừa mới châm, "Đi đâu, thưa ngài," trong khi Armstrong nhảy vào xe.

"Văn phòng thiếu tá Forsdyke, và tôi phải có mặt ở đó lúc chín giờ".

"Nhưng thưa ngài...", Benson vừa nổ máy vừa nói, song quyết định thôi không bảo sếp rằng chẳng ai có thể đến phía bên kia của khu vực trong vòng có mười bảy phút.

Armstrong xuống xe bên ngoài văn phòng của Forsdyke khoảng sáu mươi giây trước chín giờ. Benson thì mừng vì không bị quân cảnh chặn xe.

"Chào anh, Armstrong", Forsdyke nói khi Dick bước vào. Anh ta đợi anh chào lại, nhưng không thấy. "Có việc gấp đây. Chúng tôi cần anh mang gói này đến cho bạn anh là thiếu tá Tulpanov".

"Anh ta không phải là bạn tôi", Armstrong nói cộc lốc.

"Không cần nhạy cảm như thế, anh bạn", anh ta bảo. "Đến lúc này, anh nên biết là khi làm việc cho chúng tôi, anh không cần phải nhạy cảm như vậy".

"Tôi không làm việc cho các anh", Armstrong gầm lên.

Forsdyke nhìn người đứng phía bên kia bàn. Mắt anh ta nheo lại, miệng nhành ra. "Tôi biết anh có ảnh hưởng ở khu vực của Anh, đại uý Armstrong ạ. Nhưng tôi cũng xin nhắc rằng cho dù anh nghĩ mình có thế lực thế nào đi nữa, tôi vẫn cao hơn anh. Và có lẽ quan trọng hơn, tôi hoàn toàn không có ý định xuất hiện trên trang nhất của cái rẻ rách đáng sợ của anh đâu. Vì thế anh có thể đừng dại dột làm mình làm mẩy, mà hãy tiếp tục với công việc hiện nay".

Im lặng kéo dài. "Anh muốn tôi chuyển một gói đồ", cuối cùng Armstrong nói.

"Đúng thế", viên thiếu tá trả lời. Anh ta mở ngăn kéo, lấy ra một cái hộp giống hộp giầy đưa cho Armstrong. "Hãy chuyển cho thiếu tá Tulpanov sớm nhất".

Armstrong kẹp hộp vào nách, chào theo cách hơi cường điệu rồi ra khỏi văn phòng.

"Khu người Nga", anh vừa quát vừa trèo vào xe.

"Vâng, thưa ngài", Benson nói, hài lòng vì ít nhất cũng đã có đủ thời gian kéo vài hơi thuốc. Vài phút sau khi xe vào khu vực của Nga, Armstrong ra lệnh cho xe ghé lại bên đường.

"Đừng chạy đâu cho tới khi tôi quay lại", anh nói, bước ra khỏi xe, đi về phía quảng trường Lênin.

"Xin lỗi ngài", Benson nhảy ra khỏi xe, chạy vội theo.

Armstrong quay ngoắt lại, trừng mắt nhìn người lái xe. "Cái gì?".

"Ngài có cần cái này không ạ?" Anh ta hỏi, giơ ra chiếc hộp giấy màu vàng.

Armstrong giật chiếc hộp, bỏ đi không nói gì. Benson tự hỏi không biết có phải sếp mình tới thăm bồ hay không, nhưng lúc này mới có mười giờ.

Mấy phút sau khi đến quảng trường Lênin, Armstrong cũng đã bớt bực dọc. Anh đi thẳng vào toà nhà, leo cầu thang qua phòng chỗ cô thư ký đang ngồi, sục thẳng vào văn phòng của Tulpanov.

"Xin lỗi ngài”, cô thư ký đang ngồi gọi với theo, nhưng đã quá muộn. Armstrong đến cửa văn phòng trước khi cô ta đuổi kịp. Anh đẩy cửa bước vào.

Anh đứng chết lặng khi thấy người mà Tulpanov đang nói chuyện là ai. "Xin lỗi ngài", anh lắp bắp, vội vàng quay lui, suýt đâm sầm vào cô thư ký lúc đó đang chạy tới.

"Không sao đâu, Lubji". Tulpanov nói. "Anh ở đây với chúng tôi cũng được".

Armstrong quay người lại, đứng nghiêm chào. Anh cảm thấy mặt nóng bừng. "Thưa nguyên soái", viên thiếu tá KGB nói. "Tôi không nghĩ ngài đã gặp đại uý Armstrong, phụ trách Văn phòng Kiểm soát Dịch vụ thông tin và Quan hệ công cộng trong khu vực của Anh".

Armstrong bắt tay vị tổng chỉ huy khu vực của Nga, tiếp tục xin lỗi đã làm gián đoạn câu chuyện của ông, nhưng lần này bằng tiếng Nga. "Tôi rất vui được gặp anh", nguyên soái Zhukov đáp bằng tiếng Nga. "Nếu tôi không nhầm, tối nay tôi sẽ gặp anh trong bữa tiệc".

Armstrong tỏ vẻ ngạc nhiên. "Thưa ngài, tôi không nghĩ thế".

"Ô, đúng đấy. Sáng nay tôi đã xem danh sách khách mời. Tôi được hân hạnh ngồi cạnh vợ anh".

Sau đó là im lặng kéo dài, Armstrong quyết định không nói gì thêm. "Cám ơn ngài ghé thăm", Tulpanov nói, phá tan im lặng. "Và cám ơn ngài đã giúp giải toả sự hiểu lầm".

Thiếu tá Tulpanov hờ hững chào. Zhukov cũng nhạt nhẽo đáp lại, rồi đi không nói gì thêm. Sau khi cửa đã khép, Armstrong hỏi: "Trong quân đội Nga, nguyên soái thường tới thăm thiếu tá à?".

"Chỉ khi đó là thiếu tá KGB", Tulpanov mỉm cười nói. Mắt anh ta dán vào chiếc hộp. "Tôi thấy là anh đến chơi có mang theo quà tặng".

"Tôi không biết đó là cái gì", Armstrong nói, đưa cái hộp cho anh ta. "Chỉ thấy Forsdyke dặn đưa ngay tận tay cho anh".

Tulpanov cầm chiếc hộp, từ từ cởi dây, trông giống đứa trẻ mở hộp quà tặng nhân dịp Giáng sinh. Sau khi bỏ lớp giấy nâu gói ngoài, anh ta nhấc nắp hộp thì bên trong là một đôi giầy da hiệu Church màu nâu. Tulpanov ướm chân. "Vừa khít", anh ta vừa nói vừa nhìn mũi giầy bóng lộn. "Forsdyke có thể đúng là loại người mà anh bạn Max của anh gọi là đồ chó đẻ ngạo mạn, nhưng lại có thể rất hài lòng trong việc nhờ chọn lựa hàng hóa.”

"Vậy ra tôi chỉ là một anh chàng loong toong thôi sao?" Armstrong hỏi.

"Tôi đảm bảo với anh, trong quân đội Nga không có gì gọi chính xác hơn, Lubji ạ”.

"Tôi đã bảo Forsdyke, và tôi sẽ nói với anh...", Armstrong bắt đầu cao giọng. Nhưng anh dừng lại ở giữa câu.

"Tôi hiểu rồi”, thiếu tá KGB nói. "Như người Anh nói, hôm nay anh xuống phía giường không đúng".

Armstrong đứng trước mặt anh ta, tức run lên.

"Nói tiếp đi, Lubji. Hãy cho tôi biết anh đã bảo Forsdyke thế nào".

"Không có gì. Tôi không nói gì cả".

"Thế thì tôi lấy làm mừng", anh ta nói. "Bởi vì anh phải hiểu rằng tôi là người duy nhất anh có thể nói thật mọi chuyện".

"Tại sao anh dám cả quyết như thế?".

"Bởi vì, giống như Faust, anh đã ký hợp đồng với ma quỷ, Lubji ạ". Anh ta dừng lại. "Và cũng bởi vì tôi đã biết rõ cái mưu đồ nho nhỏ của anh để làm mất ổn định, một từ tiếng Anh diễn tả rất đúng ý định của anh, ông Julius Hahn".

Armstrong tựa như định phản đốỉ. Viên thiếu tá nhướng mày, nhưng anh lại không nói gì.

"Lẽ ra anh phải cho tôi biết bí mật đó ngay từ đầu, Lubji ạ", Tulpanov nói tiếp. "Lúc đó chúng tôi đã có thể giúp đỡ. Chúng tôi có thể ngừng cung cấp điện, ấy là chưa nói chuyện ngừng cung cấp giấy cho xưởng in của Hahn ở khu vực của Nga. Mà có lẽ anh cũng biết ông ta in toàn bộ các tạp chí trong một toà nhà cách nơi chúng ta đang đứng chỉ một tầm ném thôi. Giá như anh thổ lộ với chúng tôi, hẳn chúng tôi đã có thể thay đổi cách cá cược một ngàn đô la của đại úy Sackville.. một cách đáng kể".

Armstrong vẫn không nói gì.

"Nhưng có lẽ đó chính là cái anh đã định làm. Một ăn ba thì cũng được đấy, chừng nào một trong ba đó là tôi, Lubji ạ".

"Nhưng làm sao anh...".

"Lại một lần nữa anh đánh giá thấp chúng tôi, Lubji. Nhưng yên tâm đi, chúng tôi vẫn còn nghĩ đến anh mà".

Tulpanov bắt đầu đi về phía cửa. "Nhờ anh nói lại với Forsdyke khi gặp anh ta là đôi giầy vừa khít".

Rõ ràng anh ta không có ý định mời anh ở lại ăn trưa. Armstrong đứng nghiêm chào, rời văn phòng Tulpanov, trở về xe với nét mặt cau có.

"Der Telegraf", anh nói nhỏ.

Họ chỉ phải đợi ít phút ở vọng gác trước khi được phép vào khu vực của Anh. Khi Armstrong vào xưởng in của tờ Der Telegraf, anh ngạc nhiên thấy các máy in đang chạy hết công suất. Anh đi thẳng tới chỗ Arno đang kiểm tra các chồng báo mới.

"Sao vẫn còn in thế này?", Armstrong nói to, trong tiếng máy ầm ầm. Arno chỉ về phía văn phòng; cả hai không nói gì cho tới khi vào tới nơi.

"Anh không biết à?" Ông ta hỏi, chỉ tay mời Armstrong ngồi xuống ghế.

"Biết cái gì?".

"Tốì qua chúng ta bán được 350.000 số, mà họ vẫn còn muốn nữa".

"350.000 số mà họ vẫn còn muốn thêm! Có chuyện gì vậy?"

"Hai ngày qua Der Berliner không xuất hiện trên đường phố. Sáng nay Julius Hahn gọi đến, bảo điện của ông ta đã bị cắt bốn mươi tám tiếng rồi".

"Thật rủi ro quá thể", Armstrong nói, cố làm vẻ thông cảm.

"Tệ hơn nữa, ông ta còn mất nguồn cung cấp giấy thường xuyên từ khu vực của Nga. Ông ta muốn biết chúng ta có bị như thế không".

"Ông trả lời thế nào?”

"Tôi bảo chúng ta không bị rắc rối từ khi anh tiếp quản tờ báo", Amo trả lời. Armstrong mỉm cười đứng dậy.

"Nếu ngày mai họ cũng không ra báo", Arno nói khi Armstrong bắt đầu đi ra cửa, "chúng ta sẽ in ít nhất là 400.000 số".

Armstrong khép cửa và nhắc lại "Thật rủi ro quá thể”.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16


Báo

SYDNEY MORNING HERALD

Ngày 30 tháng Một, 1957

THIẾT KẾ CÒN GÂY TRANH CÃI CỦA ĐAN MẠCH THẮNG

TRONG CUỘC THI MẪU NHÀ HÁT OPERA

"Nhưng từ hôm đính hôn đến giờ em rất ít khi gặp được anh”, Susan bảo.

"Anh đang cố đầu tư công sức vào một tờ báo ở Adelaide, một tờ ở Sydney”. Keith nói, xoay người nhìn nàng. "Không thể có mặt ở hai nơi cùng lúc".

"Bây giờ thì ngay một lần một chỗ với anh cũng đã khó", Susan nói. "Và nếu anh lại sờ vào tờ Chủ nhật ở Perth như em đọc thấy trên báo, thì chắc cuối tuần em cũng chẳng gặp được anh”.

Keith nghĩ bây giờ chưa phải lúc cho Susan biết anh đã ký hợp đồng với chủ bút báo Perth Sunday Monitor. Anh ra khỏi giường mà không nói gì thêm.

"Còn bây giờ anh sẽ đi đâu?" Nàng hỏi khi anh biến vào phòng tắm.

"Anh có bữa ăn sáng - công việc trong thành phố", Keith nói to từ sau cửa buồng tắm.

"Vào sáng Chủ nhật ư?".

"Ngày duy nhất ông ta có thể gặp anh. Ông ta bay từ Brisbane đến chỉ để làm việc này".

"Nhưng hôm nay mình có kế hoạch đi chơi thuyền. Hay anh cũng quên nốt rồi?"

"Tất nhiên là anh không quên", Keith nói khi ra khỏi buồng tắm. "Chính vì thế mà anh phải đồng ý gặp vào lúc ăn sáng. Anh sẽ về nhà rất lâu trước khi em chuẩn bị xong.”

"Giống như Chủ nhật trước chứ gì?"

"Khác chứ. Perth Monitor là tờ báo Chủ nhật. Nếu anh mua tờ báo đó, làm sao anh có thể biết nó ra sao nếu không có mặt tại đó vào ngày phát hành?"

"Vậy ra anh mua rồi à?".

Keith mặc quần rồi quay lại nhìn nàng với vẻ bẽn lẽn. "Ừ. Chỉ còn đợi hoàn tất thủ tục pháp lý. Nhưng đội ngũ quản lý ở đó thì hạng nhất, vì vậy anh sẽ không phải thường xuyên đi Perth".

"Còn ban biên tập?" Susan hỏi khi Keith khoác chiếc áo vét thể thao lên người. "Nếu tờ báo này cũng theo kiểu các tờ báo khác mà anh tiếp quản, thì sáu tháng đầu anh lại phải mụ mẫm với nó".

"Không đến nỗi thế đâu. Anh hứa là như vậy. Nhớ sẵn sàng để khi anh về là đi ngay đấy nhé". Anh cúi xuống hôn lên má nàng. "Anh đi không quá một tiếng, nhiều nhất là hai tiếng". Anh khép vội cửa phòng ngủ trước khi nàng kịp nói gì thêm.

Khi Townsend ngồi vào ghế trước, người lái xe nổ máy.

"Sam này. Vợ anh có càu nhàu về việc anh cứ phải đi ngoài giờ với tôi không?"

"Cũng khó nói, thưa ngài. Gần đây cô ta chẳng buồn nói chuyện với tôi nữa".

"Anh lấy vợ bao lâu rồi?"

"Mười một năm".

Anh quyết định ngừng chuyện này lại. Khi xe chạy vào thành phố anh cố gạt Susan ra khỏi đầu, tập trung suy nghĩ vào cuộc gặp sắp tới với Alan Rutledge. Anh chưa bao giờ gặp ông ta, nhưng mọi người trong giới đều biết ông ta là người đã được giải thưởng báo chí và uống rượu như hũ chìm. Nếu muốn ý định trong đầu Townsend thành công, lúc này anh cần phải có những người tài năng như Rutledge.

Sam cho xe rẽ vào khách sạn Town House. Townsend mỉm cười nhìn tờ Sunday Chronicle đặt trên đầu giá báo và nhớ đến bài bình luận của nó. Một lần nữa, tờ báo nói với người đọc rằng đã đến lúc Menzies nên từ chức, nhường đường cho người trẻ hơn, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người Úc thời hiện đại.

Khi xe đỗ lại, Keith bảo: "Tôi ở đây khoảng một, hai tiếng là cùng”. Sam cười thầm nhìn ông chủ nhảy khỏi xe, đẩy cửa quay vào trong khách sạn.

Townsend rảo bước qua phòng sảnh tới phòng ăn sáng. Anh nhìn quanh, thấy Alan Rutledge đang ngồi một mình ở bàn gần cửa sổ, hút thuốc và đọc tờ Sunday Chronicle. Ông ta đứng dậy khi thấy Keith đi tới. Hai người trịnh trọng bắt tay. Rutledge bỏ tờ báo qua bên, mỉm cười nói: "Tôi thấy anh đang đưa tờ Chronicle hoà nhập thị trường hơn". Townsend liếc nhìn tít báo Ông chủ bút phá sản đi xe buýt ở Sydney. "Tôi nghĩ chẳng giống đầu báo truyền thống của Hầu tước Somerset Kenwright chút nào".

"Không". Townsend nói, "mà đít báo cũng không giống. Chúng tôi hiện một ngày bán được nhiều hơn 100.000 số so với thời ông ta là chủ bút, còn lợi nhuận tăng 17%". Anh nhìn cô hầu bàn đang đứng đợi. "Cho tôi cà phê đen, và có lẽ một ít bánh mỳ nuớng".

"Hy vọng anh sẽ không đề nghị tôi làm Tổng biên tập tờ Chronicle", Rutledge nói, châm tiếp điếu thuốc hiệu Turf khác. Townsend liếc nhìn gạt tàn trên bàn, thấy đó là điếu thứ tư kể từ lúc anh đến.

"Không", Townsend đáp. "Bruce Kelly mới đúng là Tổng biên tập của nó. Cái tôi muốn dành cho ông còn thích hợp hơn nhiều".

"Cái gì mà ghê gớm thế?" Rutledge hỏi.

"Một tờ báo mới chỉ tồn tại trong tưởng tượng của tôi. Nhưng tôi cần ông giúp để tạo ra nó".

"Anh dự định ở thành phố nào?" Rutledge hỏi. "Hầu hết các thành phố đều đã có quá nhiều báo, còn chỗ chưa có thì thực ra cũng đã bị độc quyền. Không nơi nào rõ hơn Adelaide".

"Tôi không thể không đồng ý với ông", Townsend nói. "Nhưng cái mà đất nước này hiện chưa có là một tờ báo quốc gia cho tất cả người dân Úc. Tôi muốn tạo ra một tờ báo có tên là Continent, lưu hành từ Sydney qua Perth và khu vực ở giữa hai thành phố này. Tôi muốn nó là tờ Times của Úc và phải được mọi người coi là số một ở đất nước này. Quan trọng hơn, tôi muốn anh là Tổng biên tập đầu tiên của nó".

Alan rít thuốc thật sâu. "Trụ sở đặt ở đâu?"

"Canberra. Nó phải xuất hiện từ thủ đô chính trị, nơi đưa ra các quyết định của quốc gia. Nhiệm vụ lớn nhất của chúng ta là phải ký được hợp đồng với những biên tập viên, phóng viên giỏi nhất. Chính vì thế tôi phải mời anh, vì một khi biết anh là Tổng biên tập, nhiều khả năng họ sẽ tham gia hơn".

"Anh nghĩ thời gian chạy thử là bao nhiêu?" Rutledge hỏi, dụi điếu thứ năm đang hút.

"Tôi hy vọng trong vòng sáu tháng tờ báo đã có thể được lưu hành trên đường phố", Townsend trả lời.

"Anh hy vọng phát hành được bao nhiêu?" Ông ta hỏi, lại châm một điếu thuốc khác.

"Năm đầu tiên từ 200.000 đến 250.000, sau dần lên 400.000".

"Anh sẽ trụ lại bao lâu nếu báo không phát hành được tới mức đó?"

"Hai năm, có thể là ba. Chỉ cần nó không lỗ là tôi sẽ giữ nó mãi mãi".

"Đối với tôi thì anh định thế nào?” Alan hỏi.

"Mười ngàn một năm, cộng các khoản thông lệ khác". Nụ cười xuất hiện trên miệng Rutledge, nhưng Townsend hiểu vì đơn giản là nó gấp đôi khoản tiền ông ta đang nhận.

Đến khi Townsend đã trả lời hết mọi câu hỏi của và Rutledge bóc sang bao thuốc thứ hai thì đã gần đến bữa trưa. Khi anh đứng dậy bắt tay, Rutledge nói sẽ suy nghĩ về đề nghị của anh và sẽ trả lời vào khoảng cuối tuần.

Trên đường xe chạy về phía cảng, Townsend tự hỏi không biết anh phải nói năng ra sao để Susan thích thú với ý tưởng tuần nào anh cũng sẽ phải đi lại giữa Sydney, Canberra, Adelaide và Perth. Anh thừa biết nàng sẽ phản ứng thế nào. Khoảng gần một giờ chiều, Sam cho xe rẽ vào đường nhà. Keith thấy Susan đang đi trên đường, tay xách làn mây, tay kia ôm các thứ đồ tắm.

"Nhớ đóng cửa trước", nàng chỉ nói có thế khi đi ngang qua xe Keith, về phía xe của mình. Tay Keith vừa đặt lên nắm đấm cửa thì chuông điện thoại đã reo. Anh lưỡng lự một lát, rồi quyết định nghe xem là ai để tối gọi lại.

"Chào Keith. Dan Hardley đây".

"Chào ngài Thượng nghị sỹ. Tôi đang có việc vội một chút. Tối tôi gọi lại ngài được không?".

"Anh sẽ không vội nếu nghe được cái tin mà tôi đang định bảo anh", ông Thượng nghị sĩ bảo.

"Tôi nghe đây, Dan, nhưng nhanh nhanh một chút nhé”.

"Tôi vừa nói chuyện điện thoại với Bộ trưởng Bưu điện. Ông ta nói với tôi Bob Menzies sẵn sàng ủng hộ đề nghị của bang, thành lập một hệ thống đài phát thanh thương mại. Ông ta cũng hở ra rằng Hacker và Kenwright không tham gia vì họ đã có hệ thống riêng. Vì vậy lần này anh vào cuộc là thắng đấy".

Keith ngồi xuống ghế cạnh điện thoại, lắng nghe kế hoạch vận động của vị Thượng nghị sĩ. Hardley đã biết việc Townsend định mua lại các đài phát thanh của đối thủ nhưng không thành công, cả hai lần anh đều bị khước từ, Hacker vẫn bực vì chuyện không mua được tờ Chronicle, còn Kenwright và Townsend thì không bao giờ nói chuyện được với nhau nữa.

Bốn mươi phút sau, Townsend bỏ máy chạy ra, đóng sầm cửa lại. Xe không còn ở đó. Anh chửi thề đi ngược vào nhà. Nhưng bây giờ, khi Susan đã đi mà không đợi, anh nghĩ có thể bắt tay ngay vào gợi ý của ông Thượng nghị sỹ. Anh nhấc máy, quay số trực tiếp tới văn phòng Tổng biên tập.

"Tôi nghe", giọng của người chỉ cần nghe qua Townsend đã nhận ra ngay.

"Bruce này. Bài bình luận ngày mai chủ đề là gì?" Anh hỏi mà không cần tự giới thiệu.

"Tại sao Sydney không cần nhà hát opera, mà cần một cây cầu nữa ".

"Dẹp đi", Townsend bảo. "Tôi sẽ có bài khoảng hai trăm từ cho anh trong vòng một giờ nữa".

"Chủ đề gì vậy, Keith?"

"Tôi sẽ nói với mọi người Menzies là một Thủ tướng tuyệt vời, và thật ngu xuẩn nếu thay một nhà chính khách như thế bằng một kẻ chưa ráo máu đầu".

oOo

Suốt sáu tháng sau đó, Townsend ở lỳ trên Canberra cùng Alan Rutledge chuẩn bị ra mắt tờ báo mới. Mọi cái đều vội, từ việc chọn lựa văn phòng, tuyển lựa những nhân viên hành chính giỏi nhất, đến việc săn lùng những phóng viên cừ khôi. Nhưng vấn đề lớn nhất của Townsend lại là làm sao có đủ thời gian thăm Susan, vì khi không ở Canberra thì hiển nhiên là anh ở Perth.

Tờ Continent phát hành được hơn một tháng thì các ngân hàng bắt đầu thông báo tiền của anh chỉ đi có một đường là ra khỏi tài khoản. Susan thì bảo anh rằng ngay cả cuối tuần anh cũng chỉ được đi có một đường là trở lại.

Townsend đang nói chuyện với Alan Rutledge thì điện thoại reo. Ông ta để tay che ống nghe, bảo anh Susan gọi.

"Ôi, lạy Chúa. Tôi quên khuấy hôm nay là sinh nhật nàng. Chúng tôi đã hẹn tới ăn trưa ở nhà chị gái nàng ở Sydney. Bảo tôi đang ở sân bay. Nói thế nào tuỳ anh, nhưng đừng để nàng biết tôi vẫn đang ở đây".

"Chào Susan", Alan nói. "Tôi vừa được báo Keith đã ra sân bay cách đây ít phút, nên rất có thể anh ấy đang trên đường về Sydney". ông ta chăm chú lắng nghe. "Rồi... được mà... tôi sẽ nói lại", ông ta đặt ống nghe xuống. "Cô ấy bảo nếu anh đi ngay bây giờ thì vẫn có thể kịp chuyến 8 giờ 25".

Townsend không kịp cả chào, nhảy ào vào một xe chở báo, tự lái ra sân bay mà suốt cả tối hôm trước anh đã phải ở đó. Một trong những vấn đề anh không tính tới khi chọn Canberra làm trụ sở toà báo là việc một tuần có rất nhiều chuyến bay không cất cánh được vì sương mù. Trong sáu tuần vừa rồi, anh cảm thấy như phải dành nửa cuộc đời để luôn nghe dự báo thời tiết, còn nửa đời kia thì trên đường băng, mà nói theo nghĩa đen là cống nạp cho đám phi công miễn cưỡng, những người nhanh chóng trở thành những nhân viên phát hành đắt nhất thế giới.

Anh hài lòng với việc công chúng chấp nhận tờ Continent, báo nhanh chóng phát hành đến 200.000 số. Nhưng ý tưởng về tờ báo quốc gia ngày càng phai nhạt, số liệu ngày càng giảm đáng kể. Alan Rutledge ra được tờ báo như Townsend yêu cầu nhưng Continent vẫn không phải là tờ báo mà dân Úc cảm thấy cần.

Lần thứ hai trong buổi sáng hôm đó, Townsend đánh xe vào chỗ đậu ở sân bay. Nhưng lần này mặt trời đang tỏa sáng, sương mù đã tan. Máy bay đi Sydney cất cánh đúng giờ, nhưng không phải là 8 giờ 25. Cô tiếp viên hàng không đưa cho anh tờ Continent chỉ vì trên tất cả các chuyến bay từ thủ đô, mỗi hành khách dược phát không một tờ. Đó là cách giữ lượng phát hành trên 200.000 số để làm các nhà quảng cáo hài lòng.

Anh lật giở từng trang tờ báo mà anh tin cha anh hẳn sẽ tự hào. Nó là tờ báo của Úc gần như tờ Times của Anh. Và nó có một điểm tương đồng với tờ báo nổi tiếng đó là cả hai đều lỗ, và lỗ rất nhanh. Townsend đã nhận ra rằng nếu muốn cho tờ báo có lãi, chắc chắn anh sẽ phải chạy theo thị hiếu của người đọc. Anh tự hỏi không biết Alan Rutledge sẽ đồng ý làm Tổng biên tập bao lâu nữa, nếu ông ta biết được anh đang tính toán cái gì trong đầu.

Anh tiếp tục lật các trang cho tới khi thấy mục Các sự kiện sắp tới. Đám cuới của anh với Susan trong sáu ngày tới được gọi là "Đám cưới của năm". Tờ báo tiên đoán tất cả các nhân vật quan trọng sẽ đến dự, trừ thủ tướng và Hầu tước Somerset Kenwright. Đó là một ngày Keith sẽ phải có mặt tại Sydney từ sáng đến chiều, bởi vì anh không định đến đám cưới của mình muộn.

Anh giở trang cuối để xem chương trình các đài phát thanh. Đội cricket của bang Victoria đang đấu với New South Wales, nhưng không có đài nào tường thuật nên anh không thể theo dõi được. Sau nhiều tháng vận động tích cực, đầu tư vào những sự nghiệp mà anh không tin, ủng hộ những chính khách mà anh khinh bỉ, Townsend vẫn thất bại trong việc mua quyền thành lập đài phát thanh mới. Anh ngồi trên khu dành cho báo chí trong Hạ viện, nghe vị Bộ trưởng Bưu điện thông báo quyền thành lập đài phát thanh này đã được trao cho một người từ lâu đã ủng hộ đảng Tự do. Tối đó, Thượng nghị sĩ Hardley nói với Townsend rằng chính thủ tướng là người bác đơn của anh. Với việc lượng phát hành tờ Continent suy giảm, số tiền mất khi cố gắng mua quyền đài phát thanh, mẹ và Susan tiếp tục phàn nàn không mấy khi gặp anh, xem ra năm nay cũng không mấy tốt đẹp.

Khi máy bay từ từ đỗ lại trên sân bay Kingsford-Smith, Townsend lao xuống cầu thang, chạy vụt ra cửa thì thấy Sam đang đứng cạnh xe đợi sẵn. "Cái gì thế này?" Anh hỏi, chỉ vào một hộp to gói giấy rất đẹp trên ghế sau.

"Quà sinh nhật cho Susan. Heather nghĩ có thể ngài không tìm được thứ thích hợp ở Canberra".

"Chúa phù hộ cô ta", anh nói.

Tuy mới làm cho anh bốn tháng, Heather đã tỏ ra là người có thể thay thế đáng tin cậy như Bunty.

"Từ đây đến đó mất khoảng bao nhiêu phút?" Townsend nhìn đồng hồ, lo lắng hỏi.

"Nếu đường ít xe như thế này thì không quá hai mươi phút, sếp ạ". Townsend cố gắng thư giãn đầu óc, nhưng anh không thể không nghĩ còn bao nhiêu việc phải làm trước ngày cưới. Anh bắt đầu thấy tiếc là đã hứa sẽ đi nghỉ trăng mật hai tuần.

Khi xe dừng trước một ngôi nhà nhỏ có vườn rộng ở vùng phía nam thành phố, Townsend mỉm cười, cầm hộp quà nhảy khỏi xe, chạy vào. Susan mở cửa trước khi anh kịp bấm chuông. Nàng vừa sắp cự nự thì đã bị môi anh gắn chặt. Sau nụ hôn, anh trao cho nàng hộp quà. Nàng mỉm cười, dẫn anh tới phòng ăn vừa lúc bánh sinh nhật được đem ra. "Cái gì trong này thế?", cô hỏi, lắc lắc cái hộp như trẻ con.

Townsend kịp ngừng câu nói "Anh cũng chịu", chỉ nói: "Anh không nói trước, nhưng anh tin em sẽ hài lòng với lựa chọn của anh”. Suýt nữa anh bảo là "lựa chọn màu".

Anh hôn nàng lên má, rồi ngồi xuống chiếc ghế trống giữa chị gái và mẹ Susan. Mọi người đều theo dõi khi nàng bắt đầu cởi giây hộp. Keith đợi, cũng hồi hộp như mọi người. Susan mở nắp hộp, lấy ra một áo khoác len caxơmia màu trứng sáo mà lần đầu nàng thấy ở cửa hàng Farmers tháng trước. Nàng cứ tiếc rẻ hôm ấy không có Keith cùng đi.

"Làm sao anh biết em thích màu này?" Nàng hỏi.

Keith đâu có biết, nhưng anh chỉ tủm tỉm cười, tập trung nhìn vào miếng bánh sinh nhật trên đĩa trước mặt. Cuối bữa trưa, mọi người bàn về những kế hoạch trong ngày hôn lễ và Susan lại cảnh cáo anh rằng bài của Bruce Kelly trong buổi tiếp khách dứt khoát không được theo cái giọng trong các bài bình luận của tờ báo do anh ta làm Tổng biên tập.

Ăn xong, Susan giúp mẹ và chị dọn bàn, trong khi cánh đàn ông ngồi quanh chiếc đài trong phòng khách. Keith ngạc nhiên thấy họ đang tường thuật trận cricket.

"Bố nghe đài nào?" Anh hỏi bố Susan.

"2WW phát từ Wollongong".

"Nhưng ở Sydney không bắt được 2WW".

"Vùng phía Nam thì bắt được".

"Wollongong là thị trấn một ngựa phải không bố?"

"Một ngựa, hai mỏ than và một khách sạn khi tôi còn nhỏ. Nhưng dân cư dã tăng gấp đôi trong mười năm qua".

Keith tiếp tục nghe tường thuật tại chỗ, nhưng đầu óc thì ở mãi tận Wollongong. Ngay khi nghĩ là có dịp, anh luồn vào bếp, thấy cánh phụ nữ vẫn đang ngồi quanh bàn, bàn chuyện cưới xin.

"Susan. Em đến bằng xe phải không?" Keith hỏi.

"Vâng, em đến từ hôm qua và ở lại qua đêm".

"Tốt quá. Anh sẽ bảo Sam đưa anh về. Anh cảm thấy ái ngại đã bắt cậu ta đợi lâu quá. Một tiếng nữa gặp em nhé?" Anh hôn lên má nàng rồi đi. Anh đi được nửa đoạn đường thì Susan mới nhớ ra rằng lẽ ra anh phải để Sam về từ trước vì họ có thể cùng về bằng xe của nàng.

"Trở lại cảng Darling hả sếp?".

"Không", Keith bảo. "Wollongong".

Sam quay ngoắt đầu xe lại, rẽ trái ở cuối đường để có thể hoà vào dòng xe đang rời Sydney trên xa lộ Princes. Keith nghĩ giá anh có bảo "Wagga Wagga" hoặc "Broken Hill" thì chắc Sam cũng chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên.

Một lát sau, Keith thiếp ngủ, nghĩ rằng chuyến đi rất có thể chỉ phí thời gian. Khi họ qua tấm biển đề "Chào mừng quý khách tới Wollongong", Sam đánh gấp tay lái ở góc phố để đánh thức ông chủ. “Tới đâu ạ? sếp định mua mỏ than chăng?"

"Không, mà là đài phát thanh”, Keith đáp.

"Vậy thì tôi đoán là chắc phải gần cái cột ăng ten cao cao ở đằng kia".

"Tôi dám cuộc, nếu vào hướng đạo, thế nào anh cũng được khen vì có tài quan sát".

Mấy phút sau, Sam đỗ bên ngoài toà nhà có chữ 2WW bằng sơn trắng đã bạc màu in trên nóc nhà bằng tôn.

Townsend ra khỏi xe, chạy lên cầu thang, đẩy cửa và bước thẳng đến một chiếc bàn nhỏ. Cô gái đang ngồi ngừng đan, ngẩng đầu.

"Tôi giúp anh được gì nào?" Cô ta hỏi.

"Được. Cô biết ai là chủ đài này không?".

"Biết".

"Ai vậy?”.

"Chú tôi".

"Chú cô là ai ?"

"Ben Ampthill". Cô ta ngước nhìn anh. "Anh không phải người ở đây, đúng không?"

"Đúng thế", Townsend thừa nhận.

"Tôi nghĩ chưa gặp anh bao giờ".

"Cô biết ông ấy ở đâu không?"

"Ai cơ?"

"Chú cô".

"Tất nhiên là tôi biết".

"Cô có thể cho tôi biết được không?" Townsend hỏi, cố không làm vẻ cường điệu.

"Được chứ. Cái nhà to trên đồi ở Woonona, ngay ngoài thị trấn. Trông là biết ngay".

Townsend chạy khỏi ngôi nhà, nhảy vào xe và chỉ hướng cho Sam.

Cô gái xem ra nói đúng một điều: ngôi nhà trắng to ngất nghểu trên đồi nhìn là thấy ngay. Sam từ đường lớn ngoặt vào, cho xe chạy chậm lại khi qua những chiếc cổng bằng sắt trên con đường dài lên nhà. Họ dừng xe bên ngoài chiếc cổng xây khá đẹp.

Townsend ấn mạnh lên chiếc chuông cửa mầu đen to tướng, kiên nhẫn chờ, bài vở chuẩn bị sẵn: Xin lỗi chiều Chủ nhật mà quấy rầy ông, nhưng tôi hy vọng có thể nói chuyện với ông Ampthill.

Một phụ nữ trung niên trong bộ đồ in hoa ra mở cửa. Bà ta có vẻ như đã đợi sẵn.

"Bà Ampthill phải không ạ?”

"Vâng. Tôi giúp gì được anh?"

"Tên tôi là Keith Townsend. Xin lỗi chiều Chủ nhật mà quấy rầy bà, nhưng tôi hy vọng có thể nói chuyện với chồng bà".

"Cháu gái tôi nói đúng", bà Ampthill bảo. "Anh không phải người ở đây, nếu không anh đã biết Ben bao giờ cũng ở văn phòng mỏ từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy nghỉ chơi gôn, sáng chủ nhật đi lễ nhà thờ, chiều ngồi ở đài phát thanh nghe tường thuật cricket. Tôi nghĩ đó là lý do duy nhất ông mua đài phát thanh này".

Townsend mỉm cười trước thông tin ấy. "Cám ơn bà Ampthill. Xin lỗi đã làm phiền bà".

"Không sao", bà ta trả lời, nhìn anh chạy về xe.

"Trở lại đài phát thanh", Townsend nói, không muốn thú nhận với Sam là mình lầm.

Lần thứ hai anh hỏi ngay: "Sao cô không bảo tôi chú cô đang ở đây?"

"Vì anh không hỏi", cô gái nhấm nhẳn trả lời, vẫn tiếp tục đan mà không buồn nhìn lên.

"Vậy chính xác là ông ấy ở chỗ nào?"

"Trong văn phòng".

"Văn phòng ông ấy ở đâu?"

"Trên tầng ba".

"Trong nhà này à?".

"Tất nhiên", cô ta nói, nhìn anh như nhìn một kẻ tâm thần.

Vì không có thang máy, Townsend phải leo bộ lên tầng ba. Anh nhìn ngược nhìn xuôi hành lang, nhưng không có dấu hiệu nào để phân biệt đâu là văn phòng ông Ampthill. Anh gõ mấy cửa liền mới nghe có tiếng đáp "Vào đi".

Townsend đẩy cửa vào thì thấy môt ông đầu hói, to béo mặc áo may ô, chân gác lên bàn. Ông ta đang nghe những hiệp cuối cùng của trận mà buổi chiều Townsend vừa nghe. Ông ta xoay người lại, nhìn anh và bảo: "Ngồi xuống đi, Townsend. Nhưng đừng nói gì vội, vì chúng ta chỉ còn muời một điểm nữa là thắng".

"Tôi cũng là cổ động viên của đội New South Wales", Townsend nói.

Ben Ampthill mỉm cười khi trái bóng tiếp theo chạy hết chiều sân. Vẫn không nhìn Townsend, ông ngửa người đưa cho anh chai Resch's cùng cái mở bia.

"Xong vài quả nữa là tôi sẽ nói chuyện với anh", ông ta bảo.

Không ai nói thêm câu nào cho đến hết trận. Sau đó ông Ampthill vươn người, giơ nắm tay lên trời nói. "Vậy là chúng ta đã có thể giành cúp Shefield được rồi". Ông bỏ chân trên bàn xuống, xoay người, chìa tay nói. "Tôi là Ben Ampthill".

"Keith Townsend".

Ampthill gật đầu. "Tôi đã biết tên anh. Vợ tôi gọi điện nói anh có đến đằng nhà. Bà nghĩ anh chắc là người chào hàng vì thấy mặc comlê, thắt cravát vào chiều Chủ nhật".

Townsend cố nhịn cười. "Không, ông Ampthill ạ. Tôi không phải...".

"Cứ gọi tôi là Ben, ở đây mọi người đều gọi thế".

"Không phải, Ben ạ. Tôi không phải người bán, mà là người mua".

"Anh hy vọng mua gì, anh bạn trẻ?".

"Đài phát thanh của ông".

"Đài này không bán, Keith ạ. Trừ khi anh mua luôn tờ báo địa phương, một khách sạn không có sao nào cùng hai mỏ than. Bởi vì đó là toàn bộ tài sản của một công ty".

"Ai là chủ công ty?" Townsend hỏi. "Rất có thể các cổ đông sẽ xem xét...".

"Chỉ có hai cổ đông", Ben giải thích. "Pearl và tôi. Vì vậy, nếu có muốn bán, tôi vẫn phải thuyết phục bà ấy".

"Nhưng nếu ông là chủ công ty cùng với vợ ông", Townsend lưỡng lự, "ít ra ông cũng có quyền bán cho tôi đài này".

"Tất nhiên". Ben nói. "Nhưng tôi sẽ không bán. Nếu anh muốn mua đài phát thanh, anh phải mua toàn bộ những thứ khác kèm với nó".

Sau vài chầu bia và một giờ thương thuyết, Townsend nhận ra rằng cô cháu gái của Ben không được thừa hưởng chút gien nào của bên nội.

Khi Townsend ra khỏi văn phòng của Ben thì trời đã tối mịt, cô gái đã về nhà. Anh ngã người vào xe, bảo Sam lái về nhà ông Ampthill. "A này", anh bảo khi xe vào đoạn vòng. "Anh nói đúng về chuyện mỏ than. Bây giờ tôi đã là chủ nhân hãnh diện của hai mỏ than, cùng một tờ báo địa phương và một khách sạn, nhưng quan trọng nhất là một đài phát thanh. Nhưng hợp đồng chỉ được thông qua sau khi tôi ăn tối với một cổ đông khác để xem bà ta có thích tôi không đã".

oOo

Khi Keith về nhà lúc một giờ sáng, anh không ngạc nhiên thấy Susan đã ngủ say. Anh vội xuống phòng làm việc ở tầng hầm, ngồi vào bàn hý hoáy viết. Ngay sau đó, anh nghĩ không biết gọi cho luật sư của mình lúc nào thì tiện. Anh quvết định sẽ gọi lúc sáu giờ ba mươi lăm phút sáng. Trong khi chờ đợi, anh đi tắm, thay bộ đồ mới, chuẩn bị va li, tự chuẩn bị ăn sáng, đọc các báo buổi sáng của Sydney được đưa tới cho anh lúc năm giờ hàng ngày.

Đúng bảy giờ kém hai mươi lăm, anh rời phòng bếp, trở lại phòng làm việc, quay số nhà riêng của luật sư. Một giọng ngái ngủ trả lời điện thoại. "Chào anh, Clive. Tôi nghĩ phải cho anh biết tôi vừa mua một mỏ than. Đúng ra là hai".

"Anh mua cái đó làm gì vậy, Keith?" Giọng anh ta bỗng tỉnh táo hẳn. Townsend mất bốn mươi phút nữa giải thích chiều hôm trước anh ở đâu, làm gì và giá thoả thuận là bao nhiêu. Bút của Clive lia không ngừng trên tập giấy luôn để sẵn đầu giường, để phòng trường hợp Townsend gọi bất ngờ.

"Phản ứng đầu tiên của tôi là ông Ampthill có vẻ đã ký được một hợp đồng có lợi", Clive nói khi khách hàng của anh ta ngừng lời.

"Chắc chắn là thế. Và để có được cái đó, ông ta đã phải uống đến bò lê kéo càng ra với tôi".

"Thôi được rồi. Cuối buổi sáng tôi tới, chúng ta sẽ bàn cụ thể thêm về nội dung hợp đồng".

"Không được", Townsend nói. "Tôi phải bay chuyến đầu tiên đi New York nếu tôi muốn làm hợp đồng này đáng giá. Anb cần bàn các chi tiết với Ben Ampthill. Ông ta không phải loại người nói rồi lại nuốt lời đâu".

"Nhưng tôi vẫn cần ý kiến của anh".

"Thì tôi vừa nói hồi nãy đó"; Townsend bảo. "Vì vậy, anh hãy chuẩn bị cho xong hợp đồng để tôi về là ký".

"Anh đi bao lâu?" Clive hỏi.

"Bốn năm ngày là cùng"..

"Trong năm ngày đó, anh hy vọng có thể đạt được những gì mình muốn làm?."

"Nếu không được, tôi chỉ có nước chuyển sang kinh doanh khai thác than thôi".

Đặt máy xuống, Townsend lên phòng ngủ lấy va li. Anh quyết định không đánh thức Susan: đột nhiên bay đi New York sẽ phải mất nhiều thời gian giải thích với nàng. Anh ghi vội mấy dòng để lại trên bàn trong phòng dưới nhà.

Nhìn Sam đứng chờ trước nhà, Townsend chợt nghĩ anh ta có vẻ như cũng không được ngủ nghê gì. Tới sân bay, anh nói sẽ trở về khoảng thứ Sáu.

"Sếp đừng quên thứ Bảy là ngày cưới đấy nhé".

"Đừng lo, tôi sẽ về trước đó hai mươi bốn giờ".

Trên máy bay, vừa thắt xong dây an toàn là anh ngủ thiếp đi. Mấy tiếng sau tỉnh dậy, anh không nhớ mình đang đi đâu và tại sao. Rồi anh nhớ lại tất cả. Anh và đội phát thanh đã từng ở New York mấy ngày để chuẩn bị cho việc mua hệ thống phát thanh, và năm qua anh đã ba lần tới thành phố này, cùng các hệ thống và các hãng phát thanh xem xét hợp đồng làm ăn, có thể lên ngay các chương trình một khi anh được quyền thành lập đài phát thanh mới. Lúc này, anh muốn tận dụng tất cả những việc đã từng làm ấy.

Một chiếc tắc xi màu vàng đưa anh về khách sạn Pierre. Mặc dù cả bốn cửa kính đều đã hạ xuống, Townsend vẫn phải cởi bỏ cravát, mở khuy áo cổ từ rất lâu trước khi xe đỗ trước khách sạn.

Người đứng quầy lễ tân chào anh cứ như năm đó anh đã tới New York vài ba chục lần, và dặn người khuân vác đưa anh lên "cái phòng ông ấy thường ở". Tắm rửa, thay quần áo, ăn sáng và gọi điện đi các nơi xong, Townsend bắt đầu chạy như con thoi giữa các hãng, các đài phát thanh trong thành phố, cố ký kết các hợp đồng trước bữa ăn sáng, trước bữa ăn trưa và đôi khi đến tận sáng sớm hôm sau.

Bốn ngày sau, anh đã mua quyền của Úc đối với hầu hết các chương trình phát thanh hàng đầu của Mỹ trong mùa tới, và có thể trong cả bốn năm tới. Anh ký thoả thuận cuối cùng chỉ vài giờ trước khi bay về Sỵdneỵ. Anh nhét hết quần áo bẩn vào va li vì anh không thích trả những chi phí không cần thiết rồi gọi tắc xi ra sân bay.

Khi máy bay đã cất cánh, anh bắt đầu nháp một bài dài năm trăm từ, chữa lại các đoạn và thay đổi câu chữ, cho đến khi hài lòng thấy nó có thể in trên trang nhất được. Khi máy bay hạ cánh ở sân bay Los Angeles, Townsend tìm một máy điện thoại công cộng gần nhất, gọi về văn phòng của Bruce Kelly. Anh ngạc nhiên không thấy Tổng biên tập ở đó. Phó của Kelly bảo đảm với anh vẫn còn đủ thời gian để thay đổi nội dung trang báo, rồi vội vàng chuyển máy sang cho một người đánh máy bản thảo. Trong khi đọc lại bài báo, Townsend tự hỏi bao lâu nữa đến lượt Hacker và Kenwright nhấc máy nài nỉ anh ký hợp đồng khi anh đã phá vỡ cacten (1) của họ.

Townsend nghe loa gọi tên anh và phải chạy vội về máy bay. Anh vừa vào thì cửa sập đóng. Khi đã ngồi vào ghế, mắt anh không mở ra được, cho đến khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Sydney vào sáng hôm sau.

Anh gọi Clive Jervis trong khi đợi hành lý trên băng chuyền. Anh nhìn đồng hồ khi nghe tiếng Clive ở đầu dây. "Hy vọng không lôi anh dậy khỏi giường".

"Không đâu. Tôi vừa mặc quần áo xong", anh chàng luật sư trả lời. "và sửa soạn đi dự đám cưới"

Lẽ ra Townsend đã hỏi Clive đi dự đám cưới của ai, nhưng anh chỉ quan tâm đến việc Ampthill đã ký hợp đồng chưa.

"Tôi phải nói ngay để anh khỏi hỏi". Clive hỏi. "Bây giờ anh có thể tự hào mà nói mình là chủ bút của tờ Wollongong Times, Khách sạn lớn Wollongong, hai mỏ than và một đài phát thanh được biết dưới cái tên 2WW có thể bắt thu được ở khu phía bắc tới tận Nowra và các vùng phụ cận phía nam Sydney. Tôi chỉ hy vọng anh biết anh sẽ làm những gì, Keith, chứ còn tôi thì chịu".

"Hãy đọc trang đầu của tờ Chronicle sáng nay", Townsend bảo. Nó có thể cho anh hiểu thêm".

"Tôi không bao giờ đọc báo vào sáng thứ Bảy. Tôi nghĩ mình được quyền mỗi tuần nghỉ ngơi một ngày".

"Nhưng hôm nay mới thứ Sáu", Townsend nói.

"Có thể là thứ Sáu ở New York, nhưng tôi đảm bảo với anh hôm nay là thứ Bảy ở Sydney. Tôi mong một tiếng nữa sẽ gặp anh tại nhà thờ".

"Ôi lạy Chúa", Townsend kêu to. Anh buông rơi điện thoại, chạy vụt khỏi phòng hải quan, không lấy hành lý, lao ra vỉa hè thấy Sam đang đợi bên ô tô, mặt đầy lo lắng. Townsend nhảy ào vào ghế trước. "Tôi cứ nghĩ hôm nay là thứ Sáu", anh bảo.

"Không, thứ Bảy, thưa sếp", Sam nói. "Sếp sẽ làm lễ cưới trong vòng năm mươi sáu phút nữa".

"Thế thì tôi không đủ thời gian về nhà thay đồ".

"Sếp khỏi lo", Sam nói. "Heather đã để mọi thứ ngài cần trên ghế sau xe".

Keith quay lại thấy một chồng quần áo, đôi khuy gài măng xét, một bông cẩm chướng đỏ đã để sẵn. Anh vội vàng cởi bỏ áo khoác, cởi khuy áo sơ mi.

"Liệu chúng ta đến kịp không?", anh hỏi.

"Chúng ta có thể đến nhà thờ thánh Peter năm phút trước khi buổi lễ bắt đầu", Sam trả lời trong khi Keith ném áo sơ mi mặc hôm qua xuống sàn xe. "Đấy là nói đường không bị tắc và lúc nào cũng gặp đèn xanh”.

"Tôi còn phải lo gì nữa không?". Keith hỏi trong khi cố nhét cho tay phải vào ống tay áo trái của chiếc sơ mi hồ bột trắng bốp.

"Tôi nghĩ ngài có thể thấy Heather và Bruce đã dự liệu mọi chuyện", Sam đáp.

Cuối cùng Keith cũng xỏ đúng được vào tay áo, sau đó hỏi liệu Susan có biết anh vừa về không.

"Tôi không nghĩ thế", Sam trả lời. "Mấy ngày vừa rồi, cô ấy đến nhà chị gái ở Kogara, từ đó sẽ được xe đưa thẳng đến nhà thờ. Sáng nay cô ấy gọi mấy lần, nhưng tôi nói ngài đang trong nhà tắm".

"Lẽ ra tôi phải tắm rửa thật".

"Nếu ngài không có mặt trên chuyến bay này, chắc tôi đã phải gọi điện báo cho cô ấy".

"Tất nhiên rồi. Thôi chúng ta đành hy vọng cô dâu sẽ theo truyền thống đến muộn vài phút". Keith ngả người, cầm chiếc quần màu xám kẻ sọc có dây đeo sẵn mà anh chưa thấy bao giờ.

Sam cố che miệng ngáp.

Keith quay lại phía anh ta. "Thế ra anh đợi tôi suốt hai mươi bốn tiếng ngoài sân bay à?".

"Ba mươi sáu tiếng, thưa ngài. Thật ra ngài dặn sẽ về vào thứ Sáu".

"Tôi xin lỗi. Vợ anh chắc phải giận tôi lắm".

"Cô ta mặc xác tôi, thưa ngài".

"Sao thế?" Keith hỏi khi xe vào một đoạn đường cua vẫn với tốc độ năm mươi dặm một giờ trong khi anh đang kéo khoá quần.

"Vì cô ta bỏ đi tháng trước và bắt đầu các thủ tục ly hôn”.

"Rất tiếc khi phải nghe chuyện dó", Keith lặng lẽ nói.

"Không sao đâu, thưa ngài. Cô ta không bao giờ quen được với lối sống của cánh lái xe".

"Lỗi tại tôi".

"Tất nhiên là không", Sam nói. "Hồi tôi lái tắc xi, cô ta còn tồi tệ hơn. Không. Sự thật là tôi thích công việc này, còn cô ta không thể chịu đựng được giờ giấc thất thường".

"Anh đã mất mười một năm để phát hiện ra điều đó", Keith nói, khom người về phía trước để có thể mặc chiếc áo đuôi tôm vào.

"Tôi nghĩ cả hai chúng tôi đều nhận ra nó", Sam nói. "Nhưng cuối cùng, tôi không còn chịu được chuyện cô ta cứ ỉ eo về việc không bao giờ biết chính xác lúc nào tôi về nhà".

"Không bao giờ biết chắc khi nào anh về nhà ư?" Keith hỏi lại khi xe lại vào đoạn đường vòng.

"Vâng. Cô ta không hiểu nổi tại sao tôi không chấm dứt công việc vào lúc năm giờ tối như những người chồng khác".

"Tôi thì quá hiểu", Keith nói. "Anh không phải là người duy nhất gặp chuyện đó". Cả hai không nói gì thêm. Sam tập trung chọn làn đường đỡ ách tắc nhất để có thể tiết kiệm được vài giây, còn Keith nghĩ đến Susan trong khi anh cố thắt lại cravát đến lần thứ ba.

Keith đang gài bông cẩm chướng lên ve áo thì xe vòng vào đoạn đường để đến nhà thờ thánh Peter. Anh nghe tiếng chuông và người đầu tiên anh thấy đang đứng giữa đường nhìn về phía họ với vẻ mặt lo lắng là Bruce Kelly. Khi nhận ra chiếc xe, vẻ mặt anh ta đầy mừng rỡ.

"Đúng như tôi hứa, thưa ngài", Sam nói khi cho xe về số. "Tôi đã đến trước năm phút".

"Rồi mất mười một năm để hối tiếc", Keith nói nhỏ.

"Xin lỗi, ngài bảo gì ạ?" Sam hỏi khi hãm phanh, cho xe chậm lại.

"Không có gì đâu, Sam. Chỉ có điều anh đã làm tôi nhận ra rằng đây là một canh bạc mà tôi chưa muốn tham gia". Anh ngừng lại một chút và đúng khi xe dừng lại, anh nói với giọng cương quyết. "Đừng dừng lại, Sam. Cứ cho xe chạy tiếp đi".

(1) Cacten (nguyên bản : cartel): Nhóm các hãng kinh doanh kết hợp với nhau nhằm kiểm soát sản xuất tiếp thị và để tránh cạnh tranh với nhau.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17


Báo

THE TIMES

Ngày 24 tháng Ba, 1948

CÁC CƯỜNG QUỐC PHƯƠNG TÂY TẨY CHAY CUỘC HỌP BERLIN SAU KHI NGA RÚT

"Tôi vừa báo mà ông đã đến ngay được, thật quý hoá quá, đại uý Armstrong”.

"Có gì đâu, Julius. Trong lúc hoạn nạn, người Do thái mình càng phải giúp đỡ nhau". Armstrong vỗ nhẹ vai ông chủ bút. "Nói xem tôi có thể giúp gì ông?".

Julius Hahn đứng dậy khỏi ghế, dẫn Armstrong đi quanh phòng, chỉ cho xem danh mục những thiệt hại của công ty ông ta trong hai tháng qua. Arsmtrong chăm chú nghe. Hahn trở lại bàn, hỏi. "Ông nghĩ có thể giúp tôi được không?"

"Tôi rất muốn giúp ông, Julius ạ. Nhưng ông biết rõ hơn ai hết khu vực của Nga và Mỹ có những luật lệ riêng''.

"Tôi đã nghĩ ông sẽ trả lời như vậy", Hahn nói. "Nhưng tôi vẫn thường được nghe Arno nói ảnh hưởng của ông vượt xa ngoài khu vực của Anh. Tôi không dám làm phiền ông nếu tôi không ở vào thế tuyệt vọng".

"Tuyệt vọng?" Armstrong làm bộ sửng sốt.

"Tôi e rằng chỉ có từ đó mới diễn tả hết. Nếu sự thể kéo thêm một tháng nữa, một số khách hàng lâu năm nhất của tôi sẽ mất lòng tin, và tôi sẽ phải đóng cửa một, hoặc cả hai xí nghiệp".

"Tôi không biết là tình hình xấu đến thế", Armstrong nói.

"Còn tồi tệ hơn cơ. Tuy không chứng minh được, nhưng tôi có cảm giác người đứng sau tất cả những việc này là đại uý Sackville, người mà tôi không thích". Ông ta dừng lại. "Anh có nghĩ ông ta là người bài Do thái không?’'

"Tôi không nghĩ như vậy. Thế nhưng cũng có thể tôi chưa hiểu hết anh ta. Tôi sẽ xem xét các mối quan hệ để tìm hiểu liệu có thể làm gì giúp ông".

"Đại uý Armstrong. Ông thật là chu đáo. Nếu ông giúp được, tôi sẽ đội ơn ông".

"Tôi tin là thế".

Armstrong rời văn phòng Hahn, bảo lái xe đưa anh đến khu người Pháp, ở đó anh đổi một thùng Johnnie Walker mác đen lấy một thùng vang đỏ Pháp mà ngay cả Thống chế Auchinleck trong chuyến viếng thăm gần đây cũng không được nếm thử.

Trên đường trở lại khu vực của Anh, Armstrong quyết định ghé vào chỗ Arno Schultz để kiểm tra xem Hahn có nói hết chuyện với anh không. Khi vào toà báo, anh ngạc nhiên không thấy Arno trong văn phòng. Phó của ông ta mà Armstrong không thể nhớ được tên, giải thích rằng Arno được giấy phép tới thăm người anh trai trong khu vực của Nga. Armstrong không hề biết Arno còn có anh trai. "Và thưa đại uý Armstrong, ông sẽ hài lòng khi biết tối qua chúng tôi lại đã in 400.000 số báo".

Armstrong gật đầu đi ra, tự tin rằng mọi việc sẽ đâu vào đó. Hahn sẽ phải chấp nhận điều kiện của anh trong vòng một tháng, nếu ông ta còn muốn có đường làm ăn. Anh xem đồng hồ, bảo Benson cho xe đến văn phòng đại uý Hallet. Khi đến đó, anh đặt ngay thùng rượu lên bàn trước khi anh ta kịp nói gì.

"Tôi không hiểu anh kiếm đâu ra", Hallet vừa nói vừa mở ngăn kéo trên cùng, lấy ra một tập tài liệu có vẻ như chính thức.

"Mỗi người có cách riêng của mình", Armstrong nói, dùng lại câu anh nghe đại tá Oakshott nói hôm trước.

Suốt một giờ, Armstrong cùng Hallet xem lại từng đoạn của dự thảo hợp đồng, cho đến khi anh hiểu hết toàn bộ những hệ lụy của nó, và đồng thời cũng đáp ứng đúng yêu cầu của anh.

"Nếu Hahn đồng ý ký hợp đồng này", Armstrong nói khi họ xem đến đoạn cuối cùng, "có chắc là nó hoàn toàn hợp thức theo luật của Anh không?"

"Không nghi ngờ gì về việc đó", Stephen nói.

"Còn ở Đức?"

"Cũng như vậy. Tôi đảm bảo với anh, hợp đồng này hoàn toàn kín kẽ, nhưng tôi vẫn cứ thắc mắc...", anh chàng luật sư lưỡng lự một lát rồi tiếp, "tại sao Hahn lại chịu nhả ra phần lớn vương quốc của mình để đổi lấy tờ Der Telegraf.

"Cứ cho là vì tôi đã giúp đáp ứng một vài yêu cầu của ông ta", Armstrong nói, tay đặt lên thùng rượu vang.

"Có thể như thế", Hallet đứng dậy. "A, Dick này. Giấy tờ xuất ngũ của tôi cuối cùng cũng xong rồi đấy. Sắp tới đây tôi sẽ về nhà.”

"Chúc mừng anh bạn", Armstrong reo. "Thật là một tin tuyệt vời".

"Tuyệt phải không? Tất nhiên, nếu lúc nào cần có một luật sư khi anh trở về Anh...".

Hai mươi phút sau, Armstrong trở về văn phòng. Sally báo có một vị khách, bảo là bạn thân, đang ở trong phòng, mặc dù cô chưa thấy anh ta bao giờ.

Armstrong mở cửa thì thấy Max Sackville đang đi đi lại lại trong phòng. Câu đầu tiên anh ta nói là: "Chuyện cá cược phải bỏ, anh bạn ạ".

"Anh nói bỏ là thế nào?" Armstrong hỏi, nhét bản hợp đồng vào ngăn kéo bàn, khoá lại.

"Tôi nói bỏ là bỏ. Giấy tờ của tôi cuối cùng đã xong. Cuối tháng tôi sẽ lên tầu về Bắc Carolina. Tuyệt không?"

"Tuyệt, vì khi anh không còn cản đường, Hahn chắc sẽ sống sót, và thế là không gì có thể cản nổi tôi được cuộc một ngàn đô la".

Sackville trố mắt nhìn. "Chả lẽ anh cứ bắt người bạn thân tiếp tục cá cược khi điều kiện đã thay đổi sao?".

"Tất nhiên rồi, anh bạn. Hơn nữa, nếu anh định giở trò tháu cáy, sáng mai toàn bộ khu vực của Mỹ sẽ biết chuyện này".

Armstrong ngồi tại bàn quan sát những giọt mồ hôi xuất hiện trên trán viên đại uý Mỹ. Anh đợi một chút rồi bảo: "Thôi thế này Max nhé. Tôi chấp nhận chỉ lấy của anh 750 đô la nếu anh đưa tôi ngay hôm nay".

Phải đến một phút sau Max mới liếm môi nói. "Đừng hòng. Từ nay đến cuối tháng, tôi vẫn đủ sức làm Hahn sập tiệm. Chỉ cần tôi đẩy nhanh mọi việc lên một chút thôi, anh bạn ạ".

Max đùng đùng bỏ đi, và Armstrong tự hỏi không biết anh ta có làm như vừa nói được không. Có lẽ đã đến lúc phải giúp Max một tay. Anh nhấc máy, bảo Sally rằng không muốn bị làm phiền trong một giờ tới.

Khi đã mổ cò xong hai bài báo, anh kiểm tra lại thật kỹ rồi cho một bài vào chiếc phong bì không có tiêu đề, dán kín lại. Bài thứ hai anh gấp bỏ túi áo ngực. Anh nhấc điện thoại, bảo Sally gọi lái xe. Benson chăm chú nghe sếp nói những việc phải làm, nghe anh ta cam đoan là không nhầm lẫn, nhất là việc phải thay sang quần áo dân sự.

"Và nhớ không được nói lại chuyện này với bất cứ ai - tôi nói là bất cứ ai. Như thế đã rõ chưa?"

"Rõ, thưa ngài". Benson trả lời, cầm thư, đứng nghiêm chào rồi đi.

Armstrong mỉm cười, ấn chuông gọi Sally mang văn thư vào. Anh biết số đầu của tờ Der Telegraf phải sau mười hai giờ đêm mới có mặt trên các sạp báo ở ga xe lửa. Ít nhất hơn một tiếng sau nó mới chuyển được đến khu vực của Mỹ và Nga. Điều quan trọng là thời điểm anh chọn phải hết sức chính xác.

Ngày hôm đó anh ngồi tại văn phòng, kiểm tra các số liệu phát hành với trung uý Wakeham. Anh cũng gọi điện thoại cho đại tá Oakshott, đọc bài anh vừa viết cho ông ta nghe. Vị đại tá không hiểu nổi tại sao chỉ có một chữ mà cũng phải thay, đồng ý cho đăng bài báo trên trang nhất của Der Telegraf vào sáng hôm sau.

Sáu giờ chiều, binh nhì Benson trong bộ quân phục, đánh xe đưa Armstrong về nhà. Cả tối đó anh ngồi với Charlotte. Nàng có vẻ vừa ngạc nhiên vừa vui mừng vì anh về nhà sớm như thế... Sau khi cho David ngủ, họ cùng ăn tối. Anh ăn liền ba đĩa thịt ninh, món ăn anh thích, và Charlotte thấy như anh hơi mập ra.

Ngay sau 11 giờ, Charlotte gợi ý đi ngủ. Dick đồng ý, nhưng bảo: "Anh ra ngoài lấy báo đã. Chỉ vài phút anh về ngay". Anh nhìn đồng hồ: 11 giờ 50 phút. Anh bước ra từ từ đi bộ về phía nhà ga, vài phút trước khi số báo đầu tiên của Der Telegraf sẽ được đưa tới.

Anh thấy một chiếc xe tải nhẹ rẽ vào đỗ trước cửa ga. Anh lui vào chỗ khuất sau chiếc cột to khi một tập báo rơi bịch trên vỉa hè, rồi chiếc xe chạy vụt về hướng khu vực người Nga.

Một người đàn ông từ trong ga bước ra, cúi xuống tháo dây buộc chồng báo khi Armstrong bước đến đứng bên. Anh ta ngẩng lên, gật đầu ra ý đã nhận ra và đưa anh tờ báo.

Anh vội đọc qua bài in trên trang nhất để biết chắc nó không bị sửa gì. Đúng là không hề sửa, tất cả, kể cả tít báo đều nguyên vẹn như bài anh đánh máy.

CHỦ BÚT NỔI TIẾNG SẮP PHÁ SẢN

Julius Hahn, Chủ tịch của một công ty báo chí và xuất bản nổi tiếng mang tên ông, tối qua đang chịu áp lực ngày càng tăng để tuyên bố công khai về tương lai của công ty.

Tờ báo chính của ông, Der Berliner, sáu ngày qua không thấy xuất hiện trên đường phố, có tin một số tạp chí của ông cũng bị chậm một vài tuần. Tối qua, một đại lý báo nói: "Chúng tôi không còn có thể dựa vào các ấn phẩm hàng ngày của Hahn, và đang phải xem xét tìm giải pháp khác".

Herr Hahn, hôm nay đang làm việc với các luật sư và cố vấn tài chính của ông, đã không đưa ra lời bình luận nào, nhưng phát ngôn viên của công ty thừa nhận họ không đạt được chỉ tiêu dự báo cho năm tới. Tối qua khi được hỏi, Herr Hahn không sẵn sàng nói cho phóng viên biết về tương lai của công ty".

Armstrong mỉm cười, nhìn đồng hồ. Đợt báo thứ hai hẳn đã ra khỏi nhà in, nhưng chắc chưa xếp thành chồng để xe chuyển đi. Anh rảo bước về phía toà báo, mất mười bảy phút thì đến nơi. Anh hầm hầm bước vào, quát to anh muốn gặp người đang thay cho Arno Schultz ngay lập tức. Một người mà Armstrong giá có thấy trong đám người đi trên phố cũng không nhận ra, chạy đến chỗ anh.

"Ai chịu trách nhiệm về việc này?" Armstrong quát, ném tờ báo lên bàn.

"Chính ngài", phó Tổng biên tập nói, vẻ ngạc nhiên.

"Ông nói tôi là thế nào? Tôi không dính gì đến chuyện này hết".

"Nhưng bài này gửi thẳng từ văn phòng của ngài đến, thưa ngài".

"Chắc chắn không phải tôi".

"Nhưng người đó nói là đích thân ngài bảo ông ta đưa đến".

"Người nào? Ông đã gặp ông ta bao giờ chưa?".

"Thưa ngài, chưa. Nhưng ông ta khẳng định với tôi ông ta từ văn phòng ngài đến thẳng đây".

"Ông ta ăn mặc thế nào?"

Tay phó Tổng biên tập im lặng một lát. "Comlê màu xám nếu tôi nhớ không nhầm, thưa ngài".

"Nhưng bất cứ ai làm việc cho tôi đều mặc quân phục", Armstrong nói.

"Thưa ngài, tôi biết, nhưng..."

"Ông ta có nói tên không? Ông ta có xuất trình thẻ căn cước hay giấy tờ gì khác không?".

"Thưa ngài không. Tôi chỉ nghĩ...".

"Ông chỉ nghĩ à? Tại sao ông không nhấc điện thoại, kiểm tra xem có phải tôi cho phép in bài đó?"

"Tôi không nghĩ...".

"Lạy Chúa! Khi đọc bài đó, ông không nghĩ phải hiệu đính lại à?”

"Không ai dám hiệu đính bài của ngài", phó Tổng biên tập nói. "Tôi cho đem lên khuôn in ngay".

"Ông không cả kiểm tra nội dung nữa sao?"

"Thưa ngài vâng", ông ta trả lời, đầu cúi thấp.

"Như vậy là không có ai khác chịu trách nhiệm về việc này?"

"Không, thưa ngài", ông ta lí nhí, người run bần bật.

"Vậy thì ông bị đuổi việc", Armstrong quát, quắc mắt nhìn ông ta. "Tôi muốn ông ra khỏi nhà này ngay. Ngay lập tức, ông nghe rõ chưa?".

Phó Tổng biên tập có vẻ như muốn phản đối, nhưng Armstrong gầm lên. "Nếu ông không dọn mọi thứ ra khỏi văn phòng trong vòng mười lăm phút nữa, tôi sẽ gọi quân cảnh".

Ông ta luống cuống bước đi, không nói gì.

Armstrong mỉm cười, cởi áo ngoài mắc lên tay ghế sau bàn Arno. Anh nhìn đồng hồ, tin rằng đã đủ thời gian. Anh xắn tay áo, ra khỏi văn phòng, ấn vào nút đỏ trên tường. Toàn bộ các máy in cùng ngừng một lúc.

Khi biết mọi người đang chú ý lắng nghe, anh bắt đầu quát to một loạt mệnh lệnh. "Hãy bảo lái xe đi thu hồi toàn bộ số báo đợt một về". Giám đốc vận tải chạy ra ngoài sân trong khi Armstrong chỉ tay về phía quản đốc nhà in.

"Tôi muốn bỏ bài trên trang nhất về Hahn, thay vào đó là bài này", anh nói, rút từ túi ra một tờ giấy đưa cho ông quản đốc đang ngơ ngác; ông này lập tức bắt đầu tạo một khoảng trống ở trang nhất cùng một khoảng khác ở góc phải phía trên để in bức ảnh chụp gần đây nhất của ông hoàng xứ Gloucester.

Armstrong quay lại thấy nhóm người đang đứng chờ xếp gọn số báo đang in. "Còn các anh", anh quát. "Hãy thu và vất toàn bộ số báo trước còn lại trong toà nhà này". Họ tản đi, bắt đầu thu dọn tất cả các loại báo, kể cả báo cũ mà họ tìm được.

Bốn mươi phút sau, bản bông của trang nhất được vội vã chuyển đến văn phòng Schultz. Armstrong nghiên cứu bài anh viết buổi sáng về chuyến thăm Berlin sắp tới của ông hoàng xứ Gloucester.

"Tốt”, anh nói sau khi đọc kỹ. "Hãy cho in lượt báo thứ hai".

Một tiếng sau, khi từ cửa chạy vào, Arno ngạc nhiên thấy đại uý Armstrong tay áo xắn cao, đang giúp đưa báo lên các xe chuyển báo. Armstrong chỉ tay về phía văn phòng. Sau khi khép cửa, anh bảo ông những gì anh đã làm ngay khi đọc thấy bài trên trang nhất.

"Tôi cố thu hồi và huỷ hầu hết kỳ báo đầu", anh bảo Schultz. "Nhưng tôi không thể làm gì khác đối với khoảng hai mươi ngàn số phát hành sang khu người Nga và nguời Mỹ. Một khi nó đã qua khỏi đồn kiểm soát, không hy vọng gì thu lại được".

"Rất may anh đã đọc khi tờ báo bắt đầu phân phát", Arno nói. "Tôi có lỗi vì đã không về sớm hơn".

"Ông không có lỗi gì. Nhưng tay phó của ông đã vượt quá trách nhiệm trong việc cho lên khuôn in bài báo mà không thèm kiểm tra lại với văn phòng của tôi”.

"Tôi thật sự ngạc nhiên. Thường ngày ông ta là người rất cẩn thận".

"Tôi không còn cách lựa chọn nào khác hơn là đuổi việc ông ta ngay tại chỗ”, Armstrong nói, nhìn thẳng mặt Schultz.

"Không còn cách nào khác", Schultz nói. "Tất nhiên rồi". Ông ta có vẻ buồn. "Nhưng tôi e rằng tác hại của bài báo thì không thể cứu vãn được nữa".

"Tôi vẫn không hiểu", Armstrong nói. "Tôi đã thu hồi hết, chỉ sót lại rất ít".

"Vâng, tôi biết việc đó. Thực tế ông đã không thể làm gì hơn. Nhưng khi qua trạm kiểm soát, tôi mới mua tờ báo trong khu vực của Nga. Tôi vừa về nhà được vài phút thì Julius gọi cho biết chuông điện thoại nhà ông ấy réo liên tục trong một tiếng vừa qua, phần lớn là của những đại lý bán lẻ đang lo lắng. Tôi hứa là sẽ đến thẳng đây xem tại sao lại có chuyện đó".

"Ông có thể nói với bạn của ông rằng sáng ra, tôi sẽ cho điều tra ngay", Armstrong hứa. "Và tôi sẽ đích thân làm việc đó". Anh bỏ tay áo xuống, mặc áo khoác. "Tôi đang cho xếp đợt báo thứ hai lên xe thì ông về. Có lẽ ông làm nốt giùm tôi. Vợ tôi...".

"Tất nhiên. Tất nhiên rồi", Arno nói.

Armstrong rời toà báo, trong đầu vẫn còn ngân vang câu nói sau cùng của Arno: "Ông không thể làm gì hơn, đại uý Armstrong ạ. Ông không thể làm gì hơn được".

Armstrong phải đồng ý với ông ta.

Armstrong không ngạc nhiên, mới sáng hôm sau, Julius đã gọi điện thoại.

"Rất tiếc đã xảy ra chuyện vừa rồi", anh nói ngay trước khi Hahn kịp nói gì.

"Đó không phải lỗi tại ông”, Hahn nói. "Arno đã giải thích nếu ông không kịp can thiệp thì sự thể còn tồi tệ hơn. Nhưng bây giờ tôi sợ rằng lại phải nhờ ông giúp đỡ".

"Tôi sẽ cố gắng hết sức, Julius".

"Rất cám ơn ông, đại uý Armstrong. Liệu ông có thể đến chỗ tôi được không?"

"Tuần sau được chứ?" Armstrong hỏi, tay hờ hững lật qua trang trên cuốn nhật trình.

"Tôi e rằng gấp hơn thế", Hahn nói. "Ông nghĩ có cơ hội nào để chúng ta gặp nhau hôm nay không?".

"A, lúc này thì chưa tiện lắm", Armstrong nói, nhìn xuống trang nhật trình còn trống. "Chiều nay tôi có cuộc hẹn ở khu vực của Mỹ. Tôi nghĩ chỉ có thể ghé qua chỗ ông vào lúc năm giờ, nhưng chỉ được mười lăm phút thôi đấy".

"Tôi hiểu, thưa đại uý Armstrong. Nhưng chỉ cần vậy thôi, tôi cũng đội ơn ông nhiều".

Armstrong mỉm cười đặt điện thoại xuống. Anh mở khóa ngăn kéo trên cùng lấy tờ hợp đồng. Một giờ tiếp theo, anh xem lại câu chữ của từng khoản để biết chắc mọi thứ đã được đề cập chu đáo. Công việc chỉ bị gián đoạn khi đại tá Oakshott gọi điện thoại chúc mừng bài báo về chuyến thăm sắp tới của ông hoàng xứ Gloucester. "Bài viết tuyệt vời", ông ta bảo. "Tuyệt".

Sau khi ngồi ăn trưa rất lâu trong CLB sĩ quan, buổi chiều Armstrong “dọn dẹp” hết các văn thư mà Sally muốn anh giải quyết từ mấy tuần nay. Khoảng bốn rưỡi, anh bảo Benson đưa anh sang khu vực của Mỹ. Khoảng sau năm giờ, xe ghé lại tòa soạn báo Der Berliner. Hahn, nét mặt lo lắng đang đợi trên tam cấp của toà nhà, vội vàng dẫn anh vào.

"Tôi phải xin lỗi ông lần nữa về trang nhất tờ báo sáng nay", Armstrong mào đầu. "Tôi đang ăn tối với một vị tướng trong khu người Mỹ, và rất không may mắn là Arno lại đang thăm anh trai ở khu người Nga, vì vậy cả hai chúng tôi đều không ai biết tay phó Tổng biên tập làm những gì. Tất nhiên tôi đã đuổi ông ta ngay tại chỗ và đã cho tiến hành điều tra đầy đủ. Nếu tôi không về qua ga lúc đó...".

"Không, không. Ông không có lỗi gì trong chuyện này, thưa đại uý Armstrong". ông ta ngừng lại. "Nhưng chỉ cần vài tờ lọt qua được khu vực của Mỹ và Nga cũng quá đủ để các khách hàng lâu năm của tôi kinh hoảng".

"Tôi rất tiếc khi nghe điều đó", Armstrong nói.

"Tôi sợ rằng chúng rơi vào tay những kẻ xấu bụng. Một vài hãng cung cấp nguyên liệu tin cẩn nhất của tôi gọi điện đòi trong tương lai phải được trả tiền trước, mà việc này thì không dễ dàng gì sau những chi phí bất thường mà tôi phải gánh trong mấy tháng vừa rồi. Chúng ta đều biết đại uý Sackville là người đứng sau tất cả những chuyện này".

"Hãy nghe tôi, Julius. Đừng bao giờ nhắc tên anh ta khi nói đến việc này. Ông không có bằng chứng, hoàn toàn không có, mà anh ta là loại người không do dự đóng cửa toà báo của ông nếu ông cho anh ta một cái cớ, dù là nhỏ nhất".

"Nhưng ông ta đã hành động một cách có hệ thống để làm công ty của tôi phải khuất phục. Mà tôi đâu có hại gì ông ta, và cũng không biết làm thế nào để ngăn ông ta lại".

"Đừng bực tức thế. ông bạn. Tôi đã hành động vì ông và có thể có giải pháp đây".

Hahn gượng cười, nhưng với vẻ không tin.

"Ông thấy thế nào nếu tôi có thể dàn xếp để đại uý Sackville bị chuyển về Mỹ cuối tháng này?"

"Việc đó sẽ giúp tôi giải quyết mọi vấn đề", Hahn nói, thở dài, nhưng mặt vẫn có vẻ nghi ngờ. "Ước gì ông ta bị điệu về nước....".

"Vào cuối tháng này", Arrastrong nhắc lại. "Tôi nói ông biết, Julius ạ. Việc này cần phải chạy chọt ở những cấp cao nhất, chưa kể...".

"Gì cũng được. Tôi sẵn sàng chấp nhận. Miễn là ông cho tôi biết ông muốn gì?".

Armstrong rút từ túi áo ra tờ hợp đồng, đẩy nó qua bàn. "Ông ký vào đây, và tôi sẽ lo chuyện Sackville bị điệu về Mỹ".

Hahn đọc tài liệu dài bốn trang đó, trước nhanh, sau chậm hơn, rồi để nó xuống trước mặt. Ông ta ngẩng lên, lặng lẽ nói.

"Hãy cho tôi biết hậu quả của thoả thuận này nếu tôi ký". Ông ta ngừng lại, cầm bản hợp đồng lên. "Ông sẽ được quyền phát hành ở nước ngoài tất cả các ấn phẩm của tôi".

"Đúng thế", Armstrong nói nhỏ.

"Tôi hiểu ý ông muốn nói là ở Anh". Ông ta ngập ngừng. "Và khối thịnh vượng chung".

"Không. Toàn thế giới, Julius ạ".

Hahn lại xem lại bản hợp đồng. Khi xem đến điều khoản thích hợp, ông ta gật đầu, vẻ mặt nghiêm trang.

"Đổi lại, tôi được hưởng 50% lợi nhuận".

"Đúng thế", Armstrong nói. "Thực ra, chính ông đã có lần nói, ông cần một công ty của Anh đại diện cho ông khi hợp đồng hiện nay của ông kết thúc".

"Quả có thế, nhưng lúc đó tôi không nghĩ ông cũng kinh doanh trong ngành xuất bản".

"Từ lâu rồi". Armstrong nói. "Một khi được xuất ngũ, tôi sẽ trở về Anh tiếp tục quản lý việc kinh doanh của gia đình".

Hahn có vẻ thích thú. "Và để đổi lại; tôi sẽ trở thành chủ bút duy nhất của tờ Der Telegraf." Ông ta lại ngừng. "Tôi không hề biết ông là chủ sở hữu của tờ báo".

"Ngay cả Arno cũng không biết. Do vậy tôi đề nghị ông tuyệt đối giữ kín tin đó. Tôi đã phải trả cao hơn giá thị trường cho cổ phần của ông ta".

Hahn gật đầu, rồi cau mày. "Nhưng nếu tôi ký hợp đồng này, ông sẽ trở thành triệu phú".

"Nếu không ký, ông sẽ phá sản vào cuối tháng này".

Hai người chăm chú nhìn nhau.

"Rõ ràng ông đã rất quan tâm đến vấn đề của tôi đại uý Armstrong ạ", cuối cùng Hahn nói.

"Chỉ vì lợi ích của ông mà thôi", Armstrong nói.

Hahn không bình luận, nên Armstrong nói tiếp: "Hãy để tôi tỏ rõ thiện chí của mình, Julius. Tôi sẽ không bắt ông phải ký tài liệu này nếu ngày đầu tháng sau, đại uý Sackville vẫn còn ở đây. Nếu anh ta đã bị thay, tôi hy vọng ông sẽ ký hợp đồng vào đúng ngày đó. Còn lúc này, Julius ạ. Chỉ cần một cái bắt tay với tôi là đủ".

Hahn vẫn im lặng một lát nữa. "Tôi không thể nói gì hơn", cuối cùng ông ta bảo. "Nếu tay đó cuối tháng rời khỏi nước này, tôi sẽ ký bản hợp đồng có lợi cho ông".

Hai người đứng dậy bắt tay nhau.

"Tôi phải đi đây”, Armstrong nói. "Vẫn còn một số người tôi phải gặp, nhiều việc phải làm nếu tôi muốn Sackville bị điệu về Mỹ trong ba tuần tới".

Hahn chỉ đứng đó gật đầu.

Armstrong cho lái xe về, còn anh đi bộ qua sáu dãy nhà, đến chỗ Sackville chơi bài. Trời lạnh làm đầu óc anh tỉnh táo, và khi đến, anh đã chuẩn bị thực hiện giai đoạn hai của kế hoạch.

Max sốt ruột tráo bài. "Hãy tự rót lấy bia mà uống, anh bạn”, anh ta nói khi Armstrong ngồi vào bàn, "bởi vì tối nay anh sẽ thua".

Hai tiếng sau, Armstrong được 80 đô, còn Max liếm môi suốt cả buổi tối. Anh ta tu một hơi bia dài trong khi Armstrong trộn bài. "Không thể nghĩ được rằng đến cuối tháng mà Hahn vẫn còn đứng vững, tôi phải mất cho anh một ngàn đô la, và nó sẽ làm tôi cháy túi".

"Đến lúc này, tôi thấy điều đó quá rõ", Armstrong nói, chia cho Max một lá bài. "Nhưng với anh, tôi phải nói có những tình huống tôi sẵn sàng để anh thôi cược".

"Nói xem, tôi phải làm gì?" Max để bài úp xuống bàn. Armstrong giả bộ tập trung vào bài trên tay, không nói gì.

"Gì cũng được, Dick. Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì". Max ngừng lại. "Chỉ thiếu nước giết bọn Đức nữa thôi".

"Cho ông ta sống thì sao?".

"Tôi không hiểu".

Armstrong úp bài xuống, nhìn qua bàn. "Tôi muốn anh cho Hahn có đủ điện, giấy mà ông ta cần và giúp đỡ mỗi khi ông ta gọi về văn phòng anh".

"Nhưng sao bỗng dưng anh lại đổi ý thế?" Max hỏi, giọng ngờ vực.

"Đơn giản thôi, Max. Vì tôi đánh cược với mấy thằng bạn ở khu vực của Anh. Tôi đánh cược là Hahn sẽ vẫn còn hoạt động trong vòng một tháng tới. Vì vậy nếu anh làm ngược lại, tôi còn kiếm được nhiều hơn một ngàn đô la".

"Anh đúng là đồ ma giáo", Max nói. "Tôi đồng ý, anh bạn". Anh ta chìa tay qua bàn.

Armstrong bắt tay trước thoả thuận thứ hai mà anh có được tối đó.

Ba tuần sau, đại uý Sackville lên máy bay về Bắc Carolina. Anh ta không phải trả gì, ngoài mấy đô la thua trong những ván bài cuối cùng họ chơi với nhau. Ngày đầu tháng sau, thiếu tá Bernie Goodman đến thay cho anh ta.

Armstrong đi xe đến khu vực của Mỹ chiều hôm đó để thăm Julius Hahn. Ông này trao cho anh bản hợp đồng đã ký.

"Tôi không hiểu anh làm thế nào", Hahn nói, "nhưng tôi phải thú nhận rằng lời anh nói Chúa đã nghe được".

Họ bắt tay.

"Tôi mong đợi giữa hai ta sẽ có quan hệ đối tác lâu dài, thân thiện", Armstrong nói trước khi đi. Hahn chỉ im lặng.

Khi về nhà tối hôm đó, anh nói với Charlotte rằng giấy tờ xuất ngũ của anh cuối cùng cũng đã xong và họ có thể rời Berlin vào cuối tháng. Anh cũng cho vợ biết rằng anh đã được quyền thay mặt Hahn trong các dịch vụ phát hành ở nước ngoài, có nghĩa là anh có thể bắt tay vào việc ngay khi bước chân xuống phi trường London. Anh bắt đầu đi quanh phòng, đưa ra hết ý tưởng này đến ý tưởng khác, nhưng Charlotte không có gì để phàn nàn vì quá vui mừng khi sắp được rời Berlin. Cuối cùng khi họ ngừng nói chuyện, nàng nhìn anh và nói: "Ngồi xuống đi, Dick, vì em cũng có điều muốn nói với anh".

oOo

Armstrong hứa với trung uý Wakeham, binh nhì Benson và Sally rằng họ dứt khoát sẽ có việc khi về nước và tất cả đều nói sẽ liên hệ ngay với anh khi có giấy tờ xuất ngũ.

"Cậu đã làm được bao nhiêu là việc cho chúng tôi ở Berlin, Dick ạ", đại tá Oakshott nói. "Thực tế là tôi không biết lấy ai thay cậu bây giờ. À này. Sau cái ý tưởng rất thông minh của cậu sáp nhập hai tờ Der Telegraf và Der Berliner, chúng tớ cũng chẳng cần phải làm gì thêm".

"Rõ ràng là nó phải như thế, thưa ngài. Tôi xin nói thêm là tôi rất sung sướng được làm việc dưới quyền ngài".

"Cám ơn cậu, Dick". Ông hạ giọng. "Tôi cũng sắp được giải ngũ rồi. Khi đã trở lại dân sự, cho tôi biết, thấy được việc gì phù hợp với thằng lính già này nhé".

Armstrong chẳng buồn đến thăm Arno Schultz, nhưng Sally nói rằng Hahn đã cho ông ta làm Tổng biên tập của tờ báo mới.

Người cuối cùng Armstrong ghé thăm trước khi cởi bỏ quân phục là thiếu tá Tulpanov và lần này anh ta mời anh ở lại ăn trưa.

"Cái cú anh làm với Hahn ngoạn mục thật, Lubji ạ", Tulpanov nói, chỉ tay mời anh ngồi, "cho dù chúng tôi nhìn từ xa". Một người phục vụ rót rượu vodka, và tay thiếu tá Nga nâng cao cốc.

"Cám ơn anh”, Armstrong đáp lễ. "Còn phần đóng góp của các anh cũng không nhỏ".

"Có gì đâu", Tulpanov nói, đặt lại cốc xuống bàn. "Nhưng không phải lúc nào cũng như thế đâu, Lubji". Armstrong nhướng mày. "Anh có thể có quyền phát hành đối với các ấn phẩm nghiên cứu khoa học của Đức, nhưng chẳng mấy lúc nữa nó sẽ quá lỗi thời, và lúc đó anh sẽ phải cần đến những tài liệu mới nhất của Nga. Đó là nếu anh muốn là người đi đầu trong trò chơi này".

"Đổi lại anh muốn gì?" Armstrong hỏi, xúc một thìa trứng cá.

"Thôi, hãy biết vậy đã, Lubji. Thỉnh thoảng tôi sẽ liên hệ với anh".
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18


Báo

DAILY MAIL

Ngày 13 tháng Tư, 1961

TIẾNG NÓI TỪ VŨ TRỤ: "TÔI ĐANG BAY".

GAGARIN NÓI VỚI KHRUSHCHEV VỀ TRÁI ĐẤT MÀU XANH

Heather đặt cốc cà phê nóng trước mặt anh. Townsend bắt đầu lấy làm tiếc đã chấp nhận cho phỏng vấn, nhất là lại với một phóng viên tập sự. Quy tắc vàng của anh là không bao giờ cho phóng viên phỏng vấn có ghi chép. Một số chủ bút thích người ta viết về mình ngay trên các báo của họ. Townsend không nằm trong số đó, nhưng khi bị Bruce Kelly thúc ép, còn nói rằng chỉ có tốt cho tờ báo và cho anh, anh đành miễn cưỡng đồng ý.

Sáng đó anh phải hoãn đi hoãn lại hai ba lần, rồi một loạt điện thoại và họp hành liên miên làm anh quên phắt nó đi. Sau đó Heather phải nhắc với anh rằng cô phóng viên trẻ đang đợi ngoài phòng. "Tôi cho cô ta vào được không?" Heather hỏi.

"Được", anh nói, nhìn đồng hồ. "Nhưng tôi không muốn quá dài. Còn một vài việc nữa cần phải làm trước cuộc họp Hội đồng quản trị ngày mai".

"Mười lăm phút sau tôi sẽ vào, nói với anh có điện thoại gọi từ nước ngoài".

”Hay đấy", anh nói. "Nhưng hãy nói là từ New York. Chả hiểu sao, nhưng nói thế họ thường kết thúc nhanh hơn.”

Heather gật đầu ra khỏi phòng trong khi Townsend rê ngón tay theo chương trình nghị sự cuộc họp Hội đồng và dừng ở mục 7. Anh cần biết thêm về tổ hợp West Riding nếu anh muốn thuyết phục Hội đồng ủng hộ. Ngay cả khi họ đồng ý, anh vẫn phải ký hợp đồng trong chuyến đi Anh tới đây. Trên thực tế, anh sẽ phải tới thẳng Leeds nếu anh cảm thấy cần phải theo đuổi hợp đồng đó.

"Chào ông Townsend".

Keith ngẩng lên, nhưng không nói gì.

"Thư ký của ông bảo tôi ông cực kỳ bận, vì vậy tôi sẽ không làm lãng phí nhiều thời gian của ông", cô nói khá nhanh.

Anh vẫn không nói gì.

"Tôi là Kate Tulloh, phóng viên của tờ Chronicle".

Keith ra khỏi bàn, bắt tay cô phóng viên trẻ, dẫn cô tới chiếc ghế xoay thường dành cho các thành viên Hội đồng, Tổng biên tập hoặc người mà anh định ký những hợp đồng quan trọng. Khi cô đã yên vị, anh ngồi xuống ghế đối diện.

"Cô làm cho công ty được bao lâu rồi ?” Anh hỏi trong khi cô ta lấy cuốn sổ tốc ký và cây bút chì ra khỏi túi xách.

Cô ngồi tréo chân, trả lời: "Thưa ông Townsend, mới được vài tháng. Tôi làm cho tờ báo với tư cách phóng viên tập sự sau khi tốt nghiệp. Ông là người quan trọng đầu tiên tôi phỏng vấn".

Lần đầu tiên trong đời, Keith cảm thấy mình già, tuy anh mới vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ ba mươi ba.

"Cô nói giọng đâu thế nhỉ? Tôi chịu không nhận ra".

"Tôi sinh ra ở Budapest, nhưng cha mẹ tôi chạy khỏi Hung trong thời kỳ cách mạng. Chiếc tàu duy nhất chúng tôi lên được lại sang Úc".

"Ông bà tôi cũng chạy sang Úc", Keith nói.

"Và cũng vì cách mạng?”

"Không. Ông tôi là người Scottland, chỉ muốn tránh càng xa người Anh càng tốt". Keith cười. "Gần đây cô được giải phóng viên trẻ, đúng không?" Anh hỏi, cố nhớ lại những thông tin Heather chuẩn bị cho anh.

"Vâng. Bruce trao giải cho tôi năm ngoái, vì thế mà tôi vào làm cho tờ Chronicle".

"Cha cô làm gì?".

"Hồi ở Hung, ông là kiến trúc sư, nhưng qua đây ông chỉ kiếm được công việc lao động chân tay. Chính phủ không chịu công nhận văn bằng của ông, còn nghiệp đoàn thì không thông cảm".

"Họ cũng đâu có thích tôi", Keith bảo. "Còn mẹ cô?".

"Thưa ông Townsend. Tôi xin lỗi không muốn mang tiếng là vô lễ, nhưng tôi nghĩ tôi đến đây để phỏng vấn ông".

"A, tất nhiên. Xin mời cô". Anh nhìn cô gái, không biết mình có làm cô sợ không. Anh chưa từng gặp ai quyến rũ như cô, Kate Tulloh. Tóc cô đen, dài buông xoã trên vai, khuôn mặt trái xoan hoàn hảo chưa bị mặt trời xứ Úc tàn phá. Cô lại gác tréo chân, váy hơi hếch lên. Anh cố không nhìn xuống.

"Tôi xin phép được nhắc lại câu hỏi, thưa ông Townsend?"

"A... xin lỗi".

Heather vào, ngạc nhiên thấy họ ngồi ở góc dành cho các Giám đốc.

"Có điện thoại gọi ông từ New York", cô bảo. "Ông Lazar. Ông ta muốn nói về phản đề nghị mà ông ta vừa nhận được của Kênh truyền hình số 7 về chương trình mùa tới".

"Bảo ông ta tôi gọi lại sau", Keith nói, không ngẩng lên. "A, Kate. Cô dùng cà phê chứ?'

"Vâng, cám ơn ông Townsend".

"Đen hay nâu?"

"Nâu, nhưng không cho đường. Cám ơn", cô nhắc lại, nhìn về phía Heather.

Heather ra ngoài, không hỏi Keith xem anh có muốn uống cà phê nữa không.

"Xin lỗi, câu hỏi của cô thế nào nhỉ?”

"Ông có viết hay xuất bản gì trong thời gian ở trường không?"

"Có. Năm cuối cùng, tôi là Tổng biên tập tờ báo của trường", anh trả lời. Kate ghi lia lịa. "Giống như cha tôi trước đây". Đến khi Heather mang cà phê vào, anh mới đang kể cho Kate nghe đến đoạn thành công của anh trong đợt vận động quyên góp xây sân vận động.

"Còn khi học ở Oxford, tại sao ông không biên tập tờ báo của sinh viên, hoặc tiếp quản ISIS, tờ tạp chí của trường?"

"Vào những ngày này, tôi quan tâm nhiều tới chính trị nhưng rồi tôi biết suốt quãng đời còn lại, tôi sẽ chỉ hoạt động trong giới báo chí".

"Có phải khi trở lại Úc, ông cảm thấy nản lòng khi mẹ ông đã bán tờ Melbourne Courier không?"

"Đúng thế", Keith thừa nhận trong lúc Heather bước vào. "Nhưng một ngày nào đó tôi sẽ mua lại".

"Có vấn đề gì không, Heather?" Anh nhướng mày hỏi. Cô đứng cách anh chỉ một bước chân.

"Có. Tôi xin lỗi lại phải ngắt lời ông, nhưng ngài Keh Sterling suốt buổi sáng nay đã cố liên hệ với ông. Ông ta muốn bàn với ông về chuyến đi Anh sắp tới".

"Vậy tôi sẽ phải gọi lại cho ông ta, đúng không?"

“Ông ta nói sẽ không có ở văn phòng cả buổi chiều".

"Thế thì nói tối nay tôi sẽ gọi về nhà vậy".

"Tôi thấy là ông đang bận", Kate nói. "Tôi có thể đợi, hoặc lúc nào đó sẽ quay lại".

Keith lắc đầu, mặc dù Heather vẫn đứng im đó. Anh thậm chí còn tự hỏi có phải thật sự là Ken gọi không.

Kate lại hỏi tiếp. "Có nhiều tư liệu còn lưu về việc bằng cách nào ông kiểm soát được tờ Adelaide Courier, và cú ông làm với Hầu tước Collin Grant quá cố".

"Hầu tước Collin là bạn thân của cha tôi", Keith nói. "Việc sáp nhập luôn luôn vì lợi ích cao nhất của cả hai tờ báo". Kate có vẻ không tin lắm. "Tôi chắc cô cũng đọc thấy Hầu tước Collin là Chủ tịch đầu tiên của tờ báo sáp nhập".

"Nhưng ông ta chỉ chủ trì duy nhứt một phiên họp Hội đồng".

"Tôi nghĩ cô sẽ thấy là hai".

"Có phải Hầu tước Somerset Kenwright cùng chịu chung số phận khi ông tiếp quản tờ Chronicle”

"Không, không chính xác. Tôi có thể bảo đảm với cô không ai ngưỡng mộ Hầu tước Somerset hơn tôi".

"Nhưng Hầu tước Somerset có lần đã mô tả ông", Kate nói, nhìn xuống tờ giấy cô ghi chép, " là người thích đứng dưới chân núi nói dối, rồi nhìn người khác trèo núi".

"Tôi nghĩ cô sẽ thấy Hầu tước Somerset cũng giống như Shakespear, thường bị người ta trích dẫn sai".

"Thật khó để chứng minh điều ngược lại". Kate nói, "vì ông ta cũng đã chết".

"Đúng thế", Keith nói với vẻ thủ thế. "Nhưng những lời Hầu tước Somerset nói mà tôi thường nhớ là: Không gì làm tôi vui mừng hơn là tờ Chronicle được chuyển vào tay con trai Hầu tước Townsend".

"Nhưng Hầu tước Somerset chỉ nói câu đó". Kate lại nhìn vào tờ giấy ghi chép, "trước khi ông thực sự tiếp quản tờ báo?"

"Thì có gì khác nhau đâu?" Keith nói, cố làm vẻ ngơ ngác.

"Đơn giản là ngay ngày đầu tiên đến toà báo với tư cách chủ bút, ông đã cho thôi việc Tổng biên tập và Giám đốc điều hành. Một tuần sau, họ ra một tuyên bố chung nói, và lần này tôi xin trích nguyên văn..."

"Thưa ông Townsend. Đã đến giờ cuộc hẹn tiếp của ông", Heather nói, đứng ngay giữa cửa, tựa như chuẩn bị để ai bước vào.

"Ai vậy?" Keith hỏi.

"Andrew Blacker".

"Đổi lại chương trình".

"Xin ông đừng làm thế", Kate nói. "Tôi đã hỏi quá đủ rồi".

"Đổi lại chương trình”, Keith cương quyết.

"Nếu ông muốn", Heather nói không kém cương quyết. Cô lùi ra, vẫn để ngỏ cửa.

"Thưa ông Townsend. Tôi xin lỗi đã chiếm mất nhiều thời gian của ông", Kate nói. "Tôi sẽ cố gắng nhanh hơn", cô nói thêm, trước khi trở lại danh sách dài các câu hỏi. "Giờ tôi chuyển sang việc cho ra tờ Continent được không ạ?"

"Nhưng tôi chưa nói xong về Hầu tước Somerset Kenwright và thực trạng của tờ Chronicle khi tôi tiếp quản".

"Tôi xin lỗi", Kate nói. "Chỉ vì tôi lo ông sẽ phải gọi điện thoại và cảm thấy ái ngại cho ông Blacker".

Im lặng kéo dài trước khi Keith thú nhận. "Chẳng có ông Blacker nào cả".

"Tôi không hiểu", Kate nói.

"Đó là mật hiệu. Heather dùng chúng để cho tôi biết cuộc gặp đã kéo dài bao lâu: New York là mười lăm phút; ông Andrew Blacker là ba mươi phút. Mười lăm phút nữa cô ta sẽ lại vào và bảo tôi có cú điện thoại từ London và Los Angeles. Còn nếu thực sự bực với tôi, cô ta sẽ đo thời gian bằng Tokyo".

Kate cười.

"Ta hãy cứ thử làm tròn một tiếng. Không biết sau một tiếng, cô ta sẽ đo bằng cái gì".

"Thành thật mà nói, thưa ông Townsend. Tôi chỉ nghĩ được phỏng vấn ông không quá mười lăm phút", Kate nói, nhìn xuống bảng câu hỏi.

"Cô bắt đầu hỏi tôi về tờ Continent", Keith nhắc.

"A, đúng rồi", Kate nói. "Báo chí đưa tin ông hoàn toàn suy sụp sau khi Alan Rutledge từ chức Tổng biên tập".

"Đúng thế", Keith thừa nhận. "Ông ấy là một phóng viên giỏi, chúng tôi đã trở thành bạn gần gũi. Nhưng tờ báo chỉ phát hành dưới 50.000 bản một ngày, mỗi tuần chúng tôi lỗ 100.000 bảng. Bây giờ, dưới thời Tổng biên tập mới, chúng tôi trở lại mức 200.000 bản một ngày và đầu năm tới sẽ phát hành tờ Sunday Continent”.

"Nhưng chắc ông phải chấp nhận rằng tờ báo không còn có thể được mô tả như một loại The Times của Úc?"

"Đúng, và tôi thật sự tiếc". Đây là lần đầu tiên Keith thú nhận điều này với người khác, trừ mẹ anh.

"Tờ Sunday Continent cũng theo mô thức như báo ngày, hay ông sẽ cho ra một tờ báo quốc gia có chất lượng mà nước Úc đang rất cần?"

Keith bắt đầu hiểu tại sao cô Tulloh lại được giải phóng viên trẻ, tại sao Bruce lại đánh giá cao về cô ta đến thế. Lần này anh chọn từ rất cẩn thận. "Tôi sẽ cố gắng cho ra đời một tờ báo mà đa số người Úc sẽ thích có trên bàn ăn vào mỗi sáng Chủ nhật. Cái đó đã trả lời đúng câu hỏi của cô chưa, Kate?"

"Tôi sợ rằng đúng", cô ta mỉm cười nói.

Keith cũng mỉm cười đáp lại. Nụ cười nhanh chóng biến mất khi anh nghe câu hỏi tiếp theo.

"Bây giờ tôi xin phép nói đến một sự kiện trong cuộc đời ông đã được đưa rất nhiều trên cột Tin vặt". Keith hơi đỏ mặt trong khi cô ta đợi câu trả lời. Bản năng mách anh nên chấm dứt cuộc phỏng vấn ở đây, nhưng anh chỉ gật đầu.

"Có đúng là trong ngày cưới, ông đã ra lệnh cho lái xe chạy thẳng qua nhà thờ chỉ vài phút trước khi cô dâu tới không?".

Keith nhẹ người khi Heather mạnh bước vào phòng. "Thưa ông Townsend. Ông sẽ có điện thoại trong vòng vài phút tới".

"Điện thoại à?" Anh hỏi, mắt sáng lên.

"Vâng, thưa ngài". Chữ "ngài" cô dùng chỉ khi rất cáu.

"London và Los Angeles". Cô ngừng lại trước khi nói tiếp. "Và Tokyo". Rất bực rồi đấy, Keith nghĩ. Nhưng ít ra cô cũng cho anh lối thoát. Kate đã gập cuốn sổ tốc ký.

"Chuyển sang chiều nay", anh nói khẽ. Anh không rõ trong hai cô, cô nào ngạc nhiên hơn. Heather bỏ ra ngoài, không nói một lời, lần này khép cửa lại.

Cả hai người không ai nói gì, cho đến khi Keith bảo: "Đúng. Đúng đấy. Nhưng xin cô đừng đưa nó vào bài viết của mình.”

Kate bỏ bút chì xuống bàn, trong khi Keith quay người nhìn qua cửa sổ. "Xin lỗi ông Townsend", cô nói. "Tôi thật không tế nhị".

''Tôi chỉ thực hiện công việc của mình, là câu các phóng viên thường nói", Keith nhẹ nhàng bảo.

"Có lẽ chúng ta chuyển sang việc ông tiếp quản 2WW một cách lạ lùng, nếu không nói là quái lạ".

Keith ngồi thẳng người, lần đầu tiên có vẻ thoải mái đôi chút.

"Khi tin được đưa lần đầu trên tờ Chronicle trùng vào sáng ngày cưới của ông, ngài Somerset đã gọi ông là đồ ăn cướp".

"Tôi tin ông ta muốn dùng nó như một lời khen".

"Lời khen?"

"Đúng. Tôi cho rằng ông ta muốn nói tôi đã theo đúng truyền thống của những nguời đi trước”.

"Ông nghĩ đến ai vậy?” Kate ngây thơ hỏi.

"Walter Raleigh và Francis Drake", Keith trả lời.

"Tôi lại nghĩ có nhiều khả năng ngài Somerset nói tới Râu Xanh hoặc thuyền trưởng Morgan cơ đấy", Kate mỉm cười đáp lại.

"Có thể. Nhưng tôi nghĩ cô sẽ thấy cả hai bên đều thoả mãn với hợp đồng đặc biệt đó".

Kate lại nhìn xuống phần ghi chép của mình. "Thưa ông Townsend. Hiện giờ ông có sở hữu, hoặc có cổ phần lớn trong mười bảy tờ báo, mười một đài phát thanh, một hãng sản xuất máy bay, một khách sạn và hai mỏ than". Cô ngưóc nhìn anh. "Tới đây ông còn định làm gì nữa?"

"Tôi muốn bán khách sạn và mỏ than, vì vậy nếu cô tình cờ gặp ai quan tâm...".

Kate cười. "Không, tôi hỏi nghiêm chỉnh", cô nói khi Heather xông thẳng vào phòng.

"Ngài Thủ tướng đang trong thang máy trên đường lên đây, thưa ông Townsend", cô ta nói, giọng Scottland càng nặng hơn lúc bình thường. "Nếu ông nhớ, trưa nay ông phải chiêu đãi Thủ tướng trong phòng họp Hội đồng”.

Keith nháy mắt với Kate lúc ấy đang cười rũ. Heather giữ cửa, lùi qua bên nhuờng đường cho một người tóc bạc trắng, ăn mặc lịch sự bước vào.

"Chào ngài Thủ tướng", Keith nói, vội đứng dậy bước tới chào Robert Menzies. Hai người bắt tay nhau trước khi Keith quay lại giới thiệu Kate, lúc này đang cố trốn vào góc phòng. "Thưa ngài thủ tướng. Tôi không nghĩ ngài đã gặp Kate Tulloh. Cô là một trong những phóng viên trẻ đầy triển vọng của tờ Chronicle. Tôi biết cô hy vọng được phỏng vấn ngài vào một ngày nào đó".

"Tôi sẽ rất vui lòng", Menzies nói. "Cô cứ gọi tới văn phòng tôi, chúng ta sẽ hẹn một lúc nào đó, cô Tulloh nhé".

Hai ngày tiếp theo, Keith không sao gạt Kate ra khỏi đầu. Một điều chắc chắn là cô không nằm trong những kế hoạch đã được tính toán kỹ của anh.

Khi ngồi vào bàn ăn trưa, vị Thủ tướng tự hỏi không hiểu sao chủ nhân trầm tư đến thế. Townsend có vẻ thờ ơ với những đề nghị mang tính cách tân nhằm hạn chế quyền của nghiệp đoàn, mặc dù chính báo chí của anh từ vài năm nay đã thúc ép chính phủ về vấn đề này.

Sáng hôm sau, Townsend cũng không lanh lợi lắm khi điều khiển cuộc họp hàng tháng của Hội đồng. Thực tế là người kiểm soát vương quốc truyền thông lớn nhất của Úc đã tỏ ra thiếu cởi mở một cách đáng ngờ. Một hai vị giám đốc bạn anh tự hỏi có phải anh đang mưu tính gì đó chăng? Khi anh nói về mục 7 — việc anh sắp tới Anh quốc với mục đích tiếp quản một nhóm báo nhỏ ở phía bắc nước này, thì chẳng mấy ai thấy cần phải có chuyến đi đó. Anh hoàn toàn thất bại trong việc thuyết phục họ rằng đó là việc đáng làm.

Khi cuộc họp giải tán, các giám đốc đã về hết, Townsend trở lại văn phòng, ngồi đọc báo mãi cho tới khi Heather bỏ đi. Anh nhìn đồng hồ khi cô đã khép cửa lại. Đã hơn bảy giờ tối, anh chợt nghĩ cô đã phải làm việc quá muộn. Khi đã chắc chỉ còn một mình, anh nhấc điện thoại, rồi quay ba số trực tiếp đến văn phòng Tổng biên tập.

"Bruce này. Về chuyến đi London sắp tới, tôi cần một phóng viên đi cùng, để nếu có chuyện gì thì anh là người đầu tiên được biết".

"Lần này anh định mua gì?" Bruce hỏi. "Tờ The Times chăng?"

"Không, không phải trong chuyến đi này. Tôi chỉ tìm kiếm thứ gì mang lại lợi nhuận".

"Tôi sẽ gọi cho Ned Brewer ở Văn phòng London. Nếu có gì, anh ta rõ ràng là người có thể theo được".

"Tôi không rõ đó có phải việc của một Giám đốc văn phòng hay không", Townsend nói. "Tôi tính lang thang ở vùng bắc nước Anh vài ngày, xem các nhà in, gặp gỡ các phóng viên, cố gắng quyết định nên giữ Tổng biên tập nào. Tôi không muốn Ned xa văn phòng một thời gian dài".

"Vậy thì tôi có thể nhả Ed Makins cho anh một tuần. Nhưng tôi cần anh ta khi Quốc hội bắt đầu họp, nhất là nếu anh linh cảm đúng, Menzies thông báo về một dự luật hạn chế quyền của nghiệp đoàn".

"Đừng, đừng. Tôi không muốn người cao đến mức ấy. Nhìn chung tôi cũng không chắc mình sẽ đi bao lâu. Một nguời mới vào có tay nghề kha khá là đủ". Anh ngừng lại, nhưng Bruce không gợi ý giúp thêm. "Tôi rất có ấn tượng với cô gái anh cử đến phỏng vấn tôi hôm trước", anh nói. "Tên cô ta là gì nhỉ?"

"Kate Tulloh", Bruce trả lời. "Nhưng cô ta còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm trước một việc lớn như thế này".

"Khi chúng ta gặp nhau, anh cũng thế thôi, Bruce. Việc đó không ngăn tôi giao anh chức Tổng biên tập".

Im lặng một lát, rồi Bruce bảo: "Để tôi xem lúc đó cô ta có rảnh không".

Townsend mỉm cười đặt máy xuống. Anh không thể giả bộ rất mong chuyến đi Anh lần này, mặc dù anh biết đã đến lúc cần mở rộng chân trời của anh ra khỏi nước Úc.

Anh nhìn đám giấy tờ để đầy mặt bàn. Mặc dù có hẳn một đội chuyên gia quản lý xem xét chi tiết các tổ hợp báo chí ở Anh, cuối cùng họ cũng chỉ đi đến kết luận tập trung vào một tổ hợp mà thôi.

Một hồ sơ đã được chuẩn bị để anh nghiên cứu vào cuối tuần. Anh lật trang đầu và bắt đầu đọc hồ sơ về tổ hợp West Riding. Trụ sở chính của nó đóng ở Leeds. Anh mỉm cười. Nơi gần Leeds nhất mà khi còn học ở Oxford anh đã tới là trường đua ở Doncaster. Vào dịp đó, nếu anh nhớ chính xác, anh đã cược đúng con ngựa thắng cuộc.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19


Báo

NEWS CHRONICLE

Ngày 25 tháng Mười, 1951

CHURCHILL DẪN ĐẦU KẾT QUẢ BẦU CỬ

“Và ngài sẽ thanh toán thế nào, thưa ngài Armstrong?” Người nhân viên nhà đất hỏi.

“Đại úy Amstrong”.

“Xin lỗi, thưa đại úy Amstrong”.

“Tôi trả bằng séc”.

Amstrong đã mất mười ngày để tìm chỗ ở thích hợp, và anh chỉ đồng ý thuê ngắn hạn một căn hộ ở Stanhope Gardens khi người nhân viên cho biết có một thiếu tướng về hưu đang sống ở tầng trên.

Việc tìm một văn phòng thích hợp còn làm anh mất nhiều thời gian hơn, vì cần có một địa chỉ để thuyết phục Julius Hahn rằng Amstrong đã làm nghề xuất bản lâu năm.

Sau khi John D. Wood hỏi xem anh định thuê nhà với giá bao nhiêu, công việc được giao cho một nhân viên cấp dưới.

Hai tuần sau, Amstrong đã có một văn phòng thậm chí còn nhỏ hơn căn hộ của anh ở Stanhope Gardens. Mặc dù không hoàn toàn đồng ý với sự mô tả của ngưòi nhân viên về căn phòng rộng 308 feet vuông, có một khu phụ ở tầng trên là lý tưởng, hoàn hảo và có một không hai, song nó có hai ưu điểm : nằm trên phố Fleet và anh có đủ tiền thuê ba tháng đầu.

“Xin ngài vui lòng ký tên vào đây, thưa đại úy Armstrong”.

Anh mở nắp chiếc bút Parker mới và ký vào bản hợp đồng.

“Tốt rồi. Còn đây là nơi làm việc của ngài”, người nhân viên nói trong khi đợi mực khô. “Tiền thuê nhà, như ngài đã biết, là 10 bảng một tuần, một phần tư số tiền này có thể trả sau. Có lẽ ngài sẽ vui lòng cho tôi tấm séc 130 bảng”.

“Tôi sẽ cho nhân viên của tôi mang tới, muộn nhất là chiều nay”, Armstrong nói trong khi sửa lại chiếc nơ trên cổ.

Người nhân viên ngập ngừng một lát, sau đó bỏ tờ hợp đồng vào cặp. “Tôi chắc mọi sự sẽ ổn, thưa đại úy Armstrong”, ông ta nói và đặt mấy chiếc chìa khóa lên trên những quyển sách.

Armstrong tin chắc rằng khi Hahn quay số FLE6093 và nghe thấy giọng nói “Thưa ngài, Công ty Truyền thông Armstrong xin nghe", ông ta sẽ không thể biết được là nhà xuất bản của anh chỉ có một căn phòng, hai chiếc bảng, một tủ đựng tài liệu và một máy điện thoại mới lắp đặt. Và trong cụm từ “một trong số những nhân viên của tôi" thì chỉ có từ một là đúng. Tuần trước, Sally Carr đã về London và trở thành trợ lý riêng của anh vào sáng sớm hôm nay.

Armstrong không thể đưa ngay tờ séc cho ngưòi nhân viên môi giới nhà đất vì anh chỉ vừa mới mở tài khoản ở ngân hàng Barclay, và ngân hàng chưa thể cấp séc cho anh chừng nào họ chưa nhận được khoản tiền chuyển đã hứa từ Holt & Co ở Berlin. Trên thực tế, việc anh là đại úy Armstrong MC, như anh đang cố thuyết phục họ, đã không gây được ấn tượng gì với người quản lý.

Khi tiền cuối cùng cũng đã được chuyển tới, viên quản lý đã cho người thư ký phụ trách tài khoản của anh biết rằng sau cuộc gặp gỡ mà ông ta mong đợi, số tiền hơn 217 bảng 9 silinh 6 xu một chút đã được gửi vào tài khoản của đại úy Armstrong.

Trong khi chờ số tiền chuyển đến, Armstrong liên hệ với Stephen Hallet tại văn phòng của anh ta tại Lincoln's Inn Fields và đề nghị đăng ký cho Công ty Truyền thông Armstrong là công ty tư nhân. Việc này khiến anh tốn mất 10 bảng nữa.

Ngay khi công ty vừa thành lập, một hóa đơn không thể thanh toán được đã nằm trên bàn của Sally. Trong thời gian này số tiền trong tài khoản của Armstrong không đủ để mua một tá rượu vang đỏ, vì vậy anh mời Hallet làm luật sư cho công ty.

Khi khoản tiền được gửi tới, Armstrong tính toán là sau khi trả hết nợ nần, anh chỉ còn chưa đầy 40 bảng trong tài khoản. Anh nói với Sally từ nay cô đừng thanh toán bất kỳ hóa đơn nào quá 10 bảng chừng nào họ chưa nhận được phiếu đòi tiền ít nhất là ba lần.

Charlotte đã mang bầu đứa thứ hai được sáu tháng, gặp Dick ở London ít ngày sau khi anh thuê căn hộ ở Knightbridge. Khi lần đầu tiên nhìn thấy tận mắt căn hộ bốn buồng này, nàng chẳng hề bình phẩm gì về chuyện nó quá chật hẹp so với căn hộ rộng rãi của họ ở Berlin. Nàng chỉ cảm thấy thật hạnh phúc vì đã thoát khỏi nước Đức.

Khi đi đi về về bằng xe buýt, Armstrong thường tự hỏi liệu đến bao giờ mình mới có được một chiếc xe riêng, cùng tài xế. Khi công ty đã được đăng ký, anh bay tới Berlin và khiến Hahn phải miễn cưỡng cho vay 1.000 bảng. Anh quay trở về London với tờ séc và một tá bản thảo đã hứa là sẽ được dịch trong vòng vài ngày, và rằng tiền sẽ được hoàn trả ngay sau khi anh ký được hợp đồng với nhà xuất bản nước ngoài đầu tiên. Song anh phải đối mặt với một vấn đề mà anh không thể thú nhận với Hahn. Cho dù Sally đã tốn nhiều giờ điện thoại cố gắng thu xếp một cuộc hẹn với chủ tịch những nhà xuất bản khoa học hàng đầu ở London, cô đã nhanh chóng nhận ra rằng cánh cửa của những người này đã không sẵn mở ra cho đại úy Armstrong MC như cái cách mà họ đã làm được ở Berlin.

Vào những buổi tối khi anh lê bước vào nhà trước lúc nửa đêm, Charlotte thường hỏi anh về tình hình công việc. Chưa khi nào tốt hơn đã thay cho từ tuyệt mật. Nhưng nàng không thể không để ý thấy rằng những chiếc phòng bì màu nâu mỏng dính thường xuyên rơi vào thùng thư của họ, và hình như chúng đều được nhét vào chiếc ngăn kéo ngay bên cạnh mà chẳng được mở. Khi nàng bay đi Lyon để sinh đứa con thứ hai, Dick đã đảm bảo rằng cho đến khi vợ trở về anh sẽ ký được bản hợp đồng lớn đầu tiên.

Mười ngày sau, trong khi Armstrong đang đọc lời phúc đáp cho bức thư mà anh nhận được lúc sáng thì có tiếng gõ cửa. Sally vội vàng ra mở và chạm trán ngay với người khách hàng đầu tiên của họ. Geoffrey Bailey, người Canada, đại diện cho một nhà xuất bản nhỏ ở Montreal. Kỳ kèo từng đồng một, cuối cùng anh ta đã đồng ý nhận những bản thảo của ba nhà khoa học Đức. Khi dịch xong chúng và tin rằng sách sẽ bán được, anh ta đã trở lại với một tờ séc và ký hợp đồng bản quyền trên 3 quyển đó ở Canada và Pháp. Armstrong gửi tiền vào ngân hàng, nhưng chẳng buồn hồi âm cho Julius Hahn về vụ giao dịch này.

Nhờ có Bailey, khi Charlotte về đến Heathrow sáu tuần sau đó với bé Nicole trong tay, Dick đã ký thêm được hai hợp đồng nữa với hai nhà xuất bản ở Tây Ban Nha và Bỉ. Nàng rất ngạc nhiên khi thấy anh đã kiếm được một chiếc Dodge lớn, vẫn với Benson sau tay lái. Anh đã không nói với vợ rằng chiếc Dodge đang trong tình trạng bấp bênh, và rằng không phải cuối tuần nào anh cũng có thể trả nổi lương cho Benson.

"Nó gây ấn tượng cho các khách hàng", anh nói, và đảm bảo với vợ là công việc đang ngày càng trôi chảy. Nàng cố bỏ qua thực tế là một số câu chuyện của anh đã đổi khác kể từ khi nàng đi xa, và những chiếc phong bì màu nâu chưa mở vẫn còn nguyên trong ngăn kéo.

Song nàng vẫn cảm động khi anh nói rằng đại tá Oakshott đã trở về London, đã tới thăm anh và hỏi xem liệu biết ai có thể cho người lính già ấy một công việc.

Armstrong là người thứ năm Oakshott tìm gặp, và không một ai trong số bốn người trước tỏ ra sẵn sàng giúp đỡ những người ở tuổi ông. Ngay ngày hôm sau Oakshott đã được nhận vào làm ở Công ty Truyền thông Armstrong với mức lương 1.000 bảng một năm, mặc dù tài khoản hằng tháng của ông không phải bao giờ cũng được tăng thêm đúng hạn.

Khi ba bản thảo đầu tiên đã dược xuất bản ở Canada, Pháp, Bỉ và Tây Ban Nha, ngày càng có nhiều nhà xuất bản bắt đầu tìm đến, và sau đó rời khỏi văn phòng của Armstrong, mang theo bản danh sách đánh máy dài của tất cả những cuốn sách đã có bản quyền.

Khi Armstrong bắt đầu che giấu sự gia tăng của số vụ giao dịch, anh giảm bớt các chuyến đi đến Berlin, cho đại tá Oakshott thế vào chỗ của mình và giao cho ông một nhiệm vụ mà chẳng ai thèm ghen tị là phải giải thích cho Julius Hahn vì cớ gì tiền được chuyển chậm trễ như vậy. Oakshott tiếp tục tin vào tất cả những gì Armtrong nói với ông - xét cho cùng, không phải họ đã phục vụ trong cùng một trung đoàn hay sao? - và vì đôi khi, Hahn cũng đã làm như thế.

Nhưng ngoại trừ sự may mắn hiếm hoi với những nhà xuất bản nước ngoài, Armstrong vẫn không gặp may trong việc thuyết phục một nhà xuất bản hàng đầu của nước Anh mua bản quyền xuất bản những cuốn sách của mình. Sau nhiều tháng nghe những câu trả lời "Tôi sẽ gặp anh sau, đại úy Armstrong", anh bắt đầu tự hỏi không biết anh phải tốn bao nhiêu lâu nữa để mở được cánh cửa cho phép anh gia nhập ngành xuất bản Anh.

Việc ấy đã tới vào một tối tháng Mười, khi Armstrong đánh dấu chéo vào địa chỉ của tờ Globe và tờ Gazette - hai tờ báo hằng ngày ăn khách nhất - thì Sally nói với anh rằng một nhà báo của tờ The Times đang chờ ở máy. Armstrong gật đầu.

"Tôi sẽ chuyển máy cho đại úy Armstrong", cô nói.

Armstrong băng qua căn phòng và đón lấy chiếc ống nghe từ tay cô. "Tôi là Dick Armstrong, chủ tịch Công ty Truyền thông Armstrong. Tôi có thể giúp gì cho ngài?"

"Tôi là Neville Andrade, phóng viên khoa học của tờ The Times. Gần đây tôi có nhận được từ một nhà xuất bản Pháp một trong những ấn phẩm của Julius Hahn, có tiêu đề Nước Đức và bom nguyên tử, và tò mò muốn biết còn bao nhiêu bài báo khác đã được ngài dịch.

Sau một giờ trò chuyện qua điện thoại, Armstrong đã kể cho Andrade câu chuyện về cuộc đời anh và hứa rằng trưa mai người lái xe của anh sẽ mang bản danh sách hoàn chỉnh các bài báo đến cho anh ta.

Sáng hôm sau, anh đến văn phòng muộn do cái mà người London thường gọi đùa là "món cháo đậu Hà Lan" (ý nói sương mù dày đặc). Sally cho biết cô đã nhận được bảy cú điện thoại trong vòng 20 phút. Do chuông điện thoại lại reo, cô chỉ vào bàn làm việc của anh. Một tờ The Times đang mở ra ở trang khoa học. Armstrong ngồi xuống và bắt đầu đọc bài viết dài của Andrade về bom nguyên tử và, mặc dù thua trận, các nhà khoa học Đức vẫn bỏ xa các nước khác trong nhiều lĩnh vực như thế nào.

Chuông điện thoại lại reo, nhưng anh vẫn không hiểu tại sao Sally lại muốn anh lưu tâm tới bài báo này, cho mãi tới khi anh nhìn thấy đoạn cuối của nó. "Những thông tin chủ yếu do đại úy Armstrong, người quản lý bản quyền dịch mọi ấn phẩm của nhà xuất bản giàu uy tín Julius Hahn, nắm giữ".

Những ngày sau đó, cụm từ "Chúng tôi sẽ gặp anh sau, đại úy Armstrong" đã chuyển thành "Tôi chắc là chúng ta có thể hơp tác với nhau, Dick ạ".

Và anh bắt đầu lựa chọn nơi sẽ xuất bản những bản thảo và phát hành tạp chí của anh. Những người mà khi trước anh không thể gặp được thì giờ đây đã mời anh ăn trưa ở Garrick, thậm chí, khi gặp anh, họ không làm gì hơn là chỉ cho anh thấy rằng anh nên trở thành một thành viên của họ.

Đến hết năm đó Armstrong cuối cùng cũng đã trả 1000 bảng và đại tá Oakshott không thể thuyết phục được Hahn lâu hơn nữa rằng ngài chủ tịch công ty của ông vẫn chưa tìm được người để ký kết hợp đồng. Oakshott vui mừng vì Hahn không biết chiếc Dodge đã được thay thế bằng chiếc Benley, và rằng Benson giờ đây đã diện bộ đồng phục màụ xám bảnh chọe cùng chiếc mũ lưỡi trai. Điều mới nhất là Armstrong đã tìm được một văn phòng thích hợp với một nhân viên thạo việc, vì vậy anh đã giữ được công việc chạy đều. Khi tầng trên và tầng dưới của anh bỏ không, anh đã ký hợp đồng cho thuê lại chỉ trong vòng vài giờ.

Trong buổi họp mặt hằng năm của Trung đoàn North Staffordshire ở tiệm cà phê Royal, Armstrong đã gặp thiếu tá Wakeham và phát hiện ra là Peter vừa được giải ngũ, đang muốn tìm một công việc trong phòng nhân sự của Tuyến đường sắt lớn miền Tây. Anh đã mất cả một buổi tối rảnh rỗi để thuyết phục anh chàng này rằng Công ty Truyền thông Armstrong là nơi có triển vọng tốt hơn nhiều. Và đến hôm thứ Hai thì Peter đã trở thành người quản lý cho anh.

Khi Peter đã yên vị, Amstrong bắt đầu những chuyến đi khắp thế giới, từ Montreal đến New York, Tokyo, Christchurch, bán các bản thảo của Hahn, và luôn đòi những khoản tiền đặt cọc lớn. Anh bắt đầu gửi tiền vào nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau, khiến cho thậm chí ngay cả Sally cũng không dám chắc vào một lúc nào đó công ty có bao nhiêu tiền gửi và gửi ở những đâu. Mỗi khi trở về Anh, anh lại thấy rằng số nhân viên ít ỏi của mình hoàn toàn không thể theo kịp với những đơn đặt hàng ngày một tăng. Và Charlotte thì làm anh mệt mỏi bởi những lời than phiền về chuyện bọn trẻ đã lớn...

Khi hợp đồng cho thuê toàn bộ tòa nhà ở phố Fleet được đưa ra, anh lập tức chộp ngay lấy nó. Giờ đây ngay cả những người khách hàng đa nghi nhất, một khi đã đến thăm văn phòng mới của anh, đều phải thừa nhận rằng đại úy Armstrong là một đối tác làm ăn đáng tin cậy. Tiếng đồn về sự thành công của anh đã lan tới Berlin, song những bức thư của Hahn đòi được biết chi tiết số lượng sách bán qua các nước, đòi được ký vào các hợp đồng ngoài nước và kiểm tra các tài khoản đã bị cố tình phớt lờ.

Đại tá Oakshott, người được tùy ý báo cáo, đã khiến cho mối nghi ngờ của Hahn ngày càng tăng khi nói theo giọng điệu của Armstrong, rằng công ty gặp khó khăn trong việc làm hòa vốn, bị đối xử ngày càng giống như một cậu bé đưa thư, cho dù trên thực tế, ông đã được chỉ định làm phó chủ tịch công ty. Nhưng mặc dù Oakshott dọa xin từ chức và Stephen Hallet cảnh báo rằng anh ta đã nhận được thư của một luật sư của Hahn ở London dọa chấm dứt quan hệ hợp tác của họ, Armtrong vẫn bình chân như vại. Anh tin rằng chừng nào luật pháp còn ngăn Hahn đi ra khỏi nước Đức, ông ta sẽ không có cách nào khám phá ra được đế chế của anh đã lớn mạnh như thế nào, và vì vậy một nửa thực lãi hiện nay sẽ là bao nhiêu.

Trong những tuần chính phủ Winston Churchill trở lại nắm quyền vào năm 1951, mọi hạn chế đối với việc đi lại của các công dân Đức được bãi bỏ. Armstrong không hề ngạc nhiên khi được Oakshott cho biết Hahn và Schultz sẽ tới London trong chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên của họ.

Sau cuộc thảo luận kéo dài với KC và Gray's Inn, hai người Đức đã vẫy taxi đến phố Fleet để gặp người cộng sự hải ngoại của họ. Tuổi tác không làm Hahn mất đi thói quen đúng giờ, và Sally đã dẫn họ lên văn phòng mới rộng thênh thang của Dick, hy vọng họ bị ấn tượng mạnh bởi những hoạt động nhộn nhịp đang diễn ra xung quanh.

Họ bước vào phòng làm việc của Armstrong và được chào đón bằng một nụ cười rộng mở mà cả hai đều nhớ rõ. Shultz bị sốc bởi cơ thể đồ sộ của viên đại úy và không chú ý đến chiếc nơ sặc sỡ trên cổ anh.

"Chào mừng những ngưòi bạn cũ thân thiết của tôi." Armstrong mở đầu, giang rộng đôi cánh tay như một con gấu lớn. "Thật lâu quá rồi". Anh ngạc nhiên khi thấy đáp lại chỉ là một thái độ lạnh nhạt, rồi dẫn họ đến chỗ ngồi tiện lợi bên cạnh bàn làm việc của một cộng sự, sau đó anh quay lại chiếc ghế cao, cho phép anh nhìn họ từ trên xuống. Sau anh là bức tuờng có treo tấm ảnh lớn chụp cảnh Thống chế Marshal Montgomery đang đính huân chương Chữ thập lên ngực áo chàng đại úy trẻ.

Khi Sally đã rót xong cà phê Brazil vào những chiếc tách sứ cho hai người khách, Hahn không bỏ phí thời gian, nói với Armstrong - bằng cái giọng như thể ông ta muốn hỏi ý kiến anh - về mục đích chuyến đi của họ. Ông ta chỉ ngừng bài diễn văn được chuẩn bị công phu của mình khi một trong 4 chiếc máy điện thoại trên bàn đổ chuông. Armstrong vồ lấy máy, và Hahn cho rằng anh sẽ hướng dẫn cho cô thư ký của anh nghe mọi cuộc điện thoại về sau. Nhưng thay vì thế lại là cuộc đàm thoại sôi nổi bằng tiếng Nga. Ngay khi anh vừa kết thúc thì lại có điện thoại, và anh lại nói bằng tiếng Pháp. Hahn và Schultz che giấu nỗi bực bội và kiên nhẫn đợi Armstrong nói chuyện điện thoại xong.

"Tôi thành thật xin lỗi", Armstrong nói sau khi cuối cùng cũng đã đặt chiếc máy điện thoại thứ ba xuống, "nhưng như các ông thấy đấy, những cái của nợ này chẳng bao giờ ngừng réo chuông cả. Và năm mươi phần trăm các cuộc gọi đó", anh nói thêm với một nụ cười rạng rỡ, "là nhân danh các ông”.

Hahn hầu như bắt đầu nói lại bài diễn văn của mình, trong khi Armstrong mở ngăn kéo, lấy ra hộp xì gà Havana, một hình ảnh chưa bao giờ những người khách của anh nhìn thấy trong vòng 10 năm qua. Anh đẩy chiếc hộp qua bàn. Hahn xua tay từ chối và Schultz miễn cưỡng làm theo.

Hahn cố bắt đầu lần thứ ba.

"Tiện thể", Amstrong nói, "Tôi đã đặt bàn cho bữa trưa ở nhà hàng Savoy Grill. Người ta chỉ thuộc về người ta khi ăn ở Grill". Anh tặng thêm cho họ một nụ cười tươi tắn nữa.

"Chúng tôi không rảnh để ăn trưa", Hahn nói cộc lốc.

"Nhưng chúng ta có rất nhiều chuyện để nói", Armstrong cố nài, "nhất là những chuyện cũ"

"Chúng ta có rất ít chuyện để nói", Hahn sẵng giọng, "và chuyện cũ thì lại càng ít".

Armstrong im lặng giây lát.

"Tôi rất tiếc phải báo cho anh biết, đại úy Armstrong", Hahn nói tiếp, "là chúng tôi đã quyết định hủy bỏ thỏa thuận giữa chúng ta".

"Không thể như thế được", Armstrong kêu lên, "chúng ta có một thỏa thuận được ràng buộc về pháp luật".

"Rõ ràng là anh chưa đọc bản cam kết", Hahn lạnh lùng. "Nếu đã đọc, hẳn anh phải hiểu quá rõ về những hình phạt do việc không làm tròn những cam kết về tài chính với chúng tôi".

"Nhưng tôi đang định làm..."

"Trong trường hợp không thanh toán đầy đủ, sau mười hai tháng tất cả mọi quyền lợi của người cộng tác ở nước ngoài sẽ được tự động trả về cho công ty mẹ". Hahn nói cứ như thể ông ta đã chôn giấu điều này tự đáy lòng.

"Nhưng tôi có thể làm rõ mọi cam kết của tôi ngay bây giờ", Armstrong nói, không tin chắc là mình có thể làm được.

"Điều ấy không ảnh hưởng gì đến quyết định của tôi", Hahn nói.

"Nhưng hợp đồng quy định rằng các ông phải báo cho tôi bằng văn bản trước chín mươi ngày", Armstrong nói, nhớ lại một trong những điều mà Stephen Hallet gần đây đã nhấn mạnh.

"Chúng tôi đã làm điều đó mười một lần", Hahn đáp lại.

"Tôi không nhớ là tôi đã nhận được một thông báo nào như vậy", Armstrong nói. "Vì vậy tôi...".

"Ba cái cuối cùng trong số đó", Hahn nói tiếp, "đã được gửi tới văn phòng này, và việc giao chúng đã được ghi lại".

"Điều đó không có nghĩa là chúng tôi đã nhận được chúng".

"Tất cả các bản thông báo đó đều được thư ký riêng của anh hoặc đại tá Oakshott ký nhận. Yêu cầu cuối cùng của chúng tôi đã được chuyển bằng tay cho luật sư của anh, Stephen Hallet, mà theo tôi biết là người đã thảo bản hợp đồng gốc."

Lại một lần nữa Armstrong im lặng.

Hahn mở chiếc cặp cũ kỹ mà Armstrong còn nhớ rõ, lấy ra những bản sao của ba tài liệu, ông đặt chúng lên bàn trước mặt người đồng sự cũ của mình. Sau đó ông lấy ra tài liệu thứ tư.

"Bây giờ tôi sẽ cho anh thời hạn một tháng, yêu cầu anh trả cho tất cả các ấn phẩm, ảnh hoặc tài liệu thuộc quyền sở hữu của anh đã được chúng tôi cung cấp trong hai năm qua, cùng số tiền là 170.000 bảng để bù đắp tiền bản quyền của chúng tôi. Các nhân viên kế toán của chúng tôi đều xem đây là con số định giá khá xác đáng".

"Chẳng lẽ sau tất cả những gì tôi đã làm cho ông, ông không thể cho tôi một cơ hội nào hay sao?" Armstrong nài nỉ.

"Chúng tôi đã cho anh quá nhiều cơ hội", Hahn nói, "và cả hai chúng tôi", ông gật đầu về phía người cộng sự, "đều đã đến tuổi không thể vung phí thời gian để hy vọng anh sẽ tôn trọng những cam kết của mình.”

"Nhưng làm sao ông có thể sống được, nếu thiếu tôi?" Armstrong gặng hỏi.

"Khá đơn giản", Hahn nói. "Sáng nay chúng tôi đã ký một thỏa thuận được đại diện bởi một nhà xuất bản rất có uy tín của Macmillan, với người mà tôi chắc là anh rất quen. Chúng tôi sẽ đăng thông báo về kết quả này trong cuốn "Người bán sách" thứ tư tới, nhờ vậy các khách hàng ở Anh, Mỹ và các nước khác sẽ hiểu ra rằng anh không còn là đại diện của chúng tôi nữa".

Hahn đứng lên. Schultz làm theo. Armstrong nhìn hai người đi ra mà không nói một lời nào. Trước khi họ đến cửa, anh quát lên sau lưng họ, "Luật sư của tôi sẽ nói chuyện với các ông!".

Khi cánh cửa đóng lại, anh chậm rãi bước tới bên cửa sổ. Anh nhìn chăm chăm xuống đường và không động đậy cho đến khi thấy họ vào taxi. Khi họ đã đi khỏi anh quay trở lại ghế, cầm lấy chiếc điện thoại gần nhất và quay số. Một giọng nói quen thuộc trả lời, "Trong bảy ngày tới, ngài có thể thu xếp mua mọi cổ phần Macmillian" Anh dập máy, sau đó gọi cuộc thứ hai.

Stephen Hallet chăm chú nghe khách hàng của mình thuật lại đầy đủ cuộc gặp gỡ với Hahn và Schultz. Anh ta không hề ngạc nhiên về thái độ của họ, vì gần đây anh đã báo cho Armstrong biết về yêu cầu hủy bỏ mà anh nhận được từ luật sư của Hahn ở London. Khi Armstrong kể xong, anh chỉ có một câu hỏi : "Anh nghĩ tôi có thể thu xếp việc này trong bao lâu? Vì trong vài tuần tới tôi phải thu hồi một số khoản nợ lớn".

"Một năm, có lẽ là mười tám tháng, nếu anh quyết tâm đưa họ ra tòa".

Hai năm sau, sau khi Armstrong đã nắm chắc mọi người, bao gồm cả Stephen Hallet, anh và Hahn đưa nhau ra tòa.

Hallet đã thảo một văn bản dài trong đó Armstrong đồng ý trả cho Hahn mọi tài sản, gồm tài liệu xuất bản, các bản kẽm, bản quyền, hợp đồng và hơn một phần tư trong số một triệu cuốn sách từ cửa hàng của anh ở Watford. Anh cũng trả đầy đủ số tiền 75 000 bảng và thỏa thuận dứt khoát về số lợi nhuận trong năm năm qua.

"Ơn Chúa, cuối cùng chúng ta cũng được giải thoát khỏi hắn", đó là tất cả những gì Hahn đã nói khi bước ra khỏi Tòa thượng thẩm ở Strand.

Một ngày sau khi thỏa thuận được ký kết, đại tá Oakshott xin thôi việc ở Công ty Armstrong mà không giải thích lý do. Ba tuần sau đó ông chết vì một cơn đau tim. Armstrong không có thời gian để dự đám tang, vì vậy anh cho Peter Wakeham, phó Chủ tịch mới, đến thay mặt anh.

Ngày diễn ra đám tang Oakshott, Armstrong đang ở Oxford để ký hợp đồng thuê lâu dài một toà nhà lớn tại vùng ngoại ô thành phố.

Trong hai năm tiếp đó, thời gian Armstrong ở trên máy bay nhiều hơn ở trên mặt đất, khi anh đi khắp thế giới gặp các tác giả đang làm việc cho Hahn, cố gắng thuyết phục họ hủy bỏ hợp đồng và gia nhập vào Công ty Armstrong. Anh thấy rõ là không nên làm việc đó ở Đức, nhưng điều này được bù đắp bởi sự độc quyền ở nước Nga mà đại tá Tulpanov đã có thể tạo ra, và nhiều hợp đồng được Armstrong thực hiện ở Mỹ trong những năm Hahn không thể đi ra nước ngoài.

Nhiều nhà khoa học, những người hiếm khi ra khỏi phòng thí nghiệm của mình, hãnh diện bởi cách tiếp cận riêng của Armstrong cùng triển vọng sẽ được tiếp xúc với số độc giả mới mẻ và đông đảo trên khắp thế giới. Họ thường chẳng có khái niệm gì về giá trị thương mại thực tế của nghiên cứu của họ, và rất sung sướng ký vào bản hợp đồng được thảo sẵn. Sau khi chuyển hoạt động tới Headley Hall, Oxford, họ thường cho rằng đây là một trong những con đường liên kết vói trường đại học.

Một khi họ đã ký vào thỏa thuận, thường là ủy thác toàn bộ hoạt động trong tương lai cho Armstrong để đổi lấy một khoản tiền trả trước nực cười, họ sẽ không bao giờ nghe được gì từ phía anh nữa. Những thủ đoạn này đem lại cho Công ty Armstrong khoản lợi nhuận 90.000 bảng một năm sau khi anh và Hahn chia tay, và một năm sau tờ Manchester Guardian đã bầu Richard Armstrong là Nhà thương mại trẻ tuổi của năm. Charlotte nhắc rằng anh đã gần 40 tuổi. "Đúng vậy", anh thừa nhận "nhưng đừng quên là các địch thủ của anh đã bắt đầu trước anh 20 năm".

Khi đã thu xếp xong Headley Hall, ngôi nhà ở Oxford của họ, Dick thấy là anh đã nhận được rất nhiều lời mời tham dự các sự kiện của trường. Hầu hết những lời mời này đều bị anh bỏ qua, vì anh biết tất cả những gì người ta muốn chỉ là tiền của anh. Nhưng sau đó, Allan Walker đã viết thư tới. Walker là Chủ tịch Câu lạc bộ Lao động trường đại học Oxford, và ông muốn biết liệu đại úy Armstrong có tài trợ cho một bữa tiệc chiêu đãi được ủy ban của Hugh Gaitskell, nhà lãnh đạo phe đối lập tổ chức hay không. "Tôi đồng ý", Dick nói, "với một điều kiện: Tôi sẽ ngồi cạnh ông ta". Sau đó anh tài trợ cho mọi cuộc đến thăm trường bởi người phát ngôn Công đảng, và trong vòng vài năm anh đã gặp mọi thành viên của cái nội các vô hình và một số quan chức nước ngoài, bao gồm cả Thủ tướng Israel, David Ben Gurion, người đã mời anh tới Tel Aviv và đề nghị anh quan tâm tới những người Do thái đã không được may mắn như anh.

Sau khi Allan Walker rời bỏ chức vụ, ông liền xin làm việc cho Công ty Truyền thông Armstrong. Vị Chủ tịch ngay lập tức bổ nhiệm ông làm trợ lý riêng vì vậy ông có thể khuyên anh nên làm thế nào để mở rộng ảnh hưởng chính trị của mình. Đề xuất đầu tiên của Walker là anh nên tiếp quản tờ tạp chí Isis ốm yếu của trường, mà, như thường lệ, đang gặp khó khăn về tài chính. Với một khoản đầu tư nhỏ, Armstrong đã trở thành người anh hùng của phái tả, và không chút ngượng ngùng dùng tờ tạp chí để thúc đẩy mục đích riêng của bản thân. Ảnh anh thường xuyên xuất hiện trên trang bìa, song do những biên tập viên của tờ tạp chí thường chỉ kéo dài một năm, và không biết liệu họ có tìm được một nguồn thu nhập khác hay không, chẳng một ai trong số họ phản đối.

Khi Harold Wilson trở thành người lãnh đạo Công đảng, Armstrong bắt đầu thực hiện những bài diễn văn trước công chúng với sự ủng hộ của ông; những người nhạo báng cho rằng đó chỉ là vì người của Đảng Bảo thủ chẳng có việc gì để làm với anh. Anh không khi nào thất bại trong việc làm cho những người phát ngôn của Công đảng biết rằng anh rất vui mừng được gánh vác mọi khoản thua lỗ của Isis, chừng nào nó còn khuyến khích thế hệ sinh viên Oxford tiếp tục ủng hộ Công đảng. Một số chính khách thì thấy phương pháp này khá sống sượng. Song Armstrong bắt đầu tin rằng Công đảng lên nắm quyền ở chính phủ kế nhiệm, anh có thể sử dụng sự giàu có và ảnh hưởng để thực hiện giấc mộng mới của anh - trở thành ông chủ một tờ báo phát hành trên toàn quốc.

Trên thực tế, anh bắt đầu lo ngại về một người có thể ngăn cản anh.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom