Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 20


“Bác thành thật xin lỗi”, Arnold Simpson vừa nói vừa nhìn Arabella Wentworth qua chiếc bàn làm việc của ông. “Một công việc khủng khiếp”, ông nói rồi bỏ thêm một cục đường vào cốc trà của mình. Arabella không nói gì, trong khi Simpson ngồi ngả về phía trước và đặt cả hai tay lên bàn như sắp cầu nguyện, ông mỉm cười một cách hiền từ với vị khách hàng của mình và vừa chuẩn bị nói thì Arabella mở tập hồ sơ trong lòng ra và hỏi, “Với tư cách là một luật sư của gia đình cháu, có lẽ bác có thể giải thích cho cháu biết tại sao cha cháu và chị Victoria lại mắc nhiều nợ, trong một khoảng thời gian ngắn đến như vậy?”

Simpson ngồi ngả người ra rồi nhìn Arabella qua cặp kính hình bán nguyệt của ông. “Cha cháu và bác”, ông bắt đầu nói, “là bạn thân của nhau trong 40 năm cho đến ngày cha cháu mất. Chắc là cháu biết, ông ấy và bác cùng học với nhau ở Eton”. Simpson dừng lời rồi đưa tay lên vuốt chiếc caravát màu xanh đậm mà dường như ông đã đeo nó hàng ngày kể từ khi rời khỏi ghế nhà trường.

“Cha cháu thường nói là “học cùng nhau” chứ không nói là “cùng học với nhau”, Arabella nói. “Vậy là có thể bác có câu trả lời cho câu hỏi của cháu”.

“Bác đang định nói về điều đó”, Simpson nói và nhìn quanh trên bàn.

“A, đây rồi”, ông nói và cầm một tập hồ sơ có đề dòng chữ “Lloyd tại London” lên. Ông mở tập hồ sơ ra và sửa lại kính. “Khi cha cháu trở thành một cái tên tại Lloyd vào năm 1971, ông ấy đã làm cho rất nhiều nghiệp đoàn và sử dụng khu bất động sản này làm tài sản thế chấp. Trong nhiều năm, ngành bảo hiểm có thu nhập rất cao và hàng năm cha cháu kiếm được những khoản tiền rất lớn”. Simpson rê ngón tay trên một danh sách dài gồm toàn những con số. “Nhưng bác có nói cho cha cháu biết”, Arabella hỏi, “về ý nghĩa của trách nhiệm hoàn trái vô hạn không?”

“Bác phải thú nhận là”, Simpson nói và không để ý đến câu hỏi ấy của Arabella, “cũng giống như bao nhiêu người khác, bác không hề nghĩ rằng lại phải chứng kiến những năm tháng tệ hại kéo dài chưa từng thấy như vậy”.

“Chẳng khác gì một kẻ đánh bạc hy vọng làm giàu từ vòng quay của bánh xe roulette”, Arabella nói. “Vậy tại sao bác không khuyên cha cháu cắt lỗ và rời khỏi bàn cờ bạc?”

“Cha cháu là một con người bướng bỉnh”, Simpson nói, “và sau khi đã trải qua nhiều năm tháng tồi tệ, vẫn tin rằng thời hoàng kim sẽ quay trở lại”.

“Nhưng đó không phải là tất cả mọi chuyện”, Arabella vừa nói vừa lật những trang hồ sơ.

“Đáng tiếc rằng đó chưa phải là tất cả mọi chuyện”, Simpson thừa nhận. Có vẻ như ông đang lún sâu hơn trên chiếc ghế và gần như biến mất sau cạnh bàn.

“Và chuyện gì đã xảy ra với danh mục những cổ phiếu mà gia đình cháu đã tích tụ trong suốt bao nhiêu năm qua?”

“Đó là những thứ đầu tiên mà cha cháu phải bán để cân đối tài khoản. Thực tế là”, vị luật sư gia đình lật sang một trang hồ sơ khác, “đến khi cha cháu mất, bác nghĩ rằng khoản thấu chi của ông ấy đã lên đến 10 triệu bảng”.

“Nhưng không phải với ngân hàng Coutts”, Arabella nói, “bởi vì theo giấy tờ để lại thì khoảng ba năm trước cha cháu đã chuyển tài khoản sang một ngân hàng nhỏ ở New York gọi là ngân hàng Fenston Finance”.

“Đúng thế đấy, cháu ạ”, Simpson nói. “Thực tế là cho đến nay bác vẫn chưa biết bằng cách nào mà ngân hàng đó”

“Chuyện đó đối với cháu không có gì là khó hiểu”, Arabella vừa nói vừa lấy từ tập hồ sơ ra một bức thư. “Rõ ràng là họ đã chọn cha cháu làm mục tiêu”.

“Nhưng bác vẫn không hiểu bằng cách nào mà họ biết”

“Họ chỉ cần đọc các trang tài chính. Người ta thông báo về những vấn đề của Lloyd hàng ngày, và tên của cha cháu thường xuyên xuất hiện, cùng với tên của một vài người khác, những người phải gắn số phận với những nghiệp đoàn bất hạnh”.

“Đó chỉ đơn thuần là suy diễn của cháu”, Simpson nói.

“Chỉ là bác không bao giờ nghĩ đến chuyện đó mà thôi”, Arabella nói. “Hoàn toàn không phải là suy diễn. Cháu lấy làm lạ là tại sao bác lại để cho bạn thân của mình rời bỏ Coutts, một ngân hàng đã phục vụ gia đình suốt gần 200 năm, để làm ăn với một bọn vô lương tâm”.

Simpson đỏ mặt. “Có lẽ cháu đã nhiễm thói quen của mấy chính trị gia luôn dựa vào sự suy diễn”.

“Không, thưa bác”, Arabella trả lời. “Người chồng quá cố của cháu cũng được mời tham gia vào Lloyd. Người môi giới thuyết phục anh ấy rằng trang trại của chúng cháu đủ để bảo lãnh cho mọi khoản nợ nếu có và anh ấy đã tống ông ta ra cửa”.

Simpson không nói gì.

“Và bác có thể làm ơn cho cháu biết, với tư cách là cố vấn của Victoria, bằng cách nào mà chị ấy có thể làm cho khoản nợ đó tăng lên gấp đôi chỉ trong vòng một năm?”

“Không phải là lỗi của bác”, Simpson nói. “Cháu nên dành sự giận dữ của mình cho nhân viên thuế vụ, kẻ luôn đòi phần xôi thịt của mình”, Simpson vừa nói vừa tìm tập hồ sơ mang tên “Thuế Chết”.

“A, đây rồi. Kho bạc sẽ được hưởng 40 phần trăm những tài sản của người chết, trừ phi những tài sản đó được chuyển giao trực tiếp cho vợ hoặc chồng. Bác nghĩ là người chồng quá cố của cháu đã giải thích kỹ chuyện này với cháu. Tuy nhiên, bác đã cố gắng xoay xở và bác tự hào là phải rất khôn khéo mới làm được chuyện này, để đi đến một thoả thuận là nộp 11 triệu bảng cho thanh tra thuế vụ và Victoria đã rất hài lòng về sự thu xếp này”.

“Chị cháu là một phụ nữ không chồng ngây thơ chưa từng rời khỏi nhà mà không có cha đi cùng, một người phải đến lúc 30 tuổi mới có tài khoản riêng”, Arabella nói, “vậy mà bác vẫn để cho chị ấy tiếp tục ký hợp đồng với Fenston Finance, chính chuyện đó càng khiến chị ấy gánh thêm nhiều nợ nần”.

“Chỉ có cách đó, hoặc là đem bán đấu giá khu bất động sản”.

“Không phải thế”, Arabella nói. “Cháu chỉ cần gọi một cú điện thoại tới Lord Hindlip, chủ tịch hãng Christie, và Ông ta cho cháu biết rằng bức tranh Van Gogh của gia đình cháu có thể bán được trên 30 triệu bảng nếu đem ra đấu giá”.

“Nhưng cha cháu không bao giờ chấp nhận bán bức tranh đó”.

“Khi bác chấp nhận khoản vay thứ hai, cha cháu đâu còn sống”, Arabella vặn lại. “Nhẽ ra bác đã phải khuyên chị cháu làm thế”.

“Bác không còn lựa chọn nào khác, theo những điều khoản ban đầu của hợp đồng”.

“Một hợp đồng mà bác là người chứng kiến và bác đã không đọc. Bởi vì không những bác chấp nhận trả lãi 16 phần trăm cho khoản tiền vay, mà bác còn đồng ý dùng bức Van Gogh làm tài sản thế chấp”.

“Nhưng lúc nào ta cũng có thể yêu cầu họ bán bức tranh ấy, và mọi chuyện sẽ được giải quyết”.

“Lại sai tiếp, bác Simpson ạ”, Arabella nói. “Nếu bác đã đọc hết hợp đồng, bác sẽ thấy rằng chuyện đó sẽ dẫn đến tranh chấp và sẽ được đưa ra xử ở New York. Cháu không tin rằng bác có thể thắng ở sân sau của Fenston Finance”.

“Cháu cũng không thể làm thế”, Simpson nói, “bởi vì-”

“Cháu là ruột thịt của chị Victoria”, Arabella nói.

“Nhưng không có di chúc cho thấy Victoria sẽ để lại gia sản cho ai”, Simpson nói to bằng một giọng bực tức.

“Đó là thứ mà bác đã cố xoay xở bằng khả năng tài tình của mình”.

“Bác và chị cháu lúc đó đã thảo luận về việc-”

“Hơi muộn”, Arabella nói. “Cháu đang phải đương đầu với một cuộc chiến pháp lý, với một kẻ bất lương nhưng có lợi thế về mặt pháp luật, nhờ công của bác”.

“Bác tự tin nói rằng”, Simpson vừa nói vừa một lần nữa đặt tay lên bàn như sắp cầu nguyện, “bác sẽ thu xếp chuyện này trong-”

“Cháu sẽ nói cho bác biết bác cần phải làm gì”, Arabella vừa nói vừa đứng lên. “Bác hãy gói tất cả những hồ sơ liên quan đến tài sản của gia đình cháu và chuyển tới Lâu đài Wentworth”. Arabella nhìn thẳng vào ông luật sư. “Và đồng thời, bác hãy gửi kèm theo đó hoá đơn thanh toán cho một giờ tư vấn quý báu cuối cùng của bác”.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 21


Anna bước đi giữa đường, chiếc máy tính đeo trên vai trái và chiếc vali được kéo theo sau. Hành khách trong những chiếc xe đang đỗ trên đường tò mò nhìn người khách bộ hành đơn độc đi qua.

Dặm đường đầu tiên mất 15 phút và một gia đình đang ngồi ăn trên bãi cỏ bên vệ đường mời cô một cốc rượu vang. Dặm đường thứ hai mất 18 phút, nhưng cô vẫn chưa nhìn thấy cột mốc biên giới đâu. Phải hai mươi phút sau, cô mới đi qua một tấm biển đề dòng chữ Biên giới - 1 dặm và cô bắt đầu tăng tốc.

Dặm đường cuối cùng nhắc cô nhớ đến những cơ bắp đau nhức sau một chặng đường chạy dài và mệt mỏi, rồi cô trông thấy vạch đích. Một mũi adrenalin sẽ giúp cô lấy lại sức.

Khi Anna còn cách thanh chắn khoảng vài trăm yard, những ánh mắt tò mò khiến cô có cảm giác mình giống như một người chen lấn không chịu xếp hàng chờ đến lượt mình. Cô tránh ánh mắt của mọi người và đi chậm lại. Khi tới vạch trắng, nơi người ta yêu cầu các tài xế tắt máy xe và chờ, cô đứng sang một bên. Hôm đó có hai nhân viên hải quan làm nhiệm vụ, trước mặt họ là một đoàn xe dài một cách bất thường. Họ ngồi trong hai bốt gác nhỏ, kiểm tra giấy tờ của tất cả mọi người một cách cẩn thận hơn ngày thường. Anna cố bắt lấy ánh mắt của người nhân viên trẻ tuổi với hy vọng anh ta sẽ thương hại cô, nhưng chẳng cần soi gương Anna cũng biết rằng sau 24 giờ trên đường, trông cô chẳng khác mấy so với khi vừa thoát ra khỏi Tháp Bắc.

Cuối cùng, người nhân viên trẻ tuổi ra hiệu cho cô lại gần. Anh ta kiểm tra giấy tờ thông hành của Anna và nhìn cô một cách ngờ vực. Cô đã đi bộ bao xa với những hành lý này? Anh ta kiểm tra rất kỹ hộ chiếu của cô. Mọi thứ có vẻ ổn.

“Cô sang Canada làm gì?” Anh ta hỏi.

“Tôi sắp tham dự một cuộc hội thảo tại đại học McGill. Đó là một phần trong luận văn tiến sỹ của tôi về phong trào Tiền Raphaelite”, cô vừa nói vừa nhìn thẳng vào anh chàng. “Cụ thể là hoạ sỹ nào?” anh ta làm ra vẻ thờ ơ hỏi.

Một con lừa cố tỏ ra hiểu biết hay là một người hâm mộ thực sự. Anna quyết định đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn của cô. “Rossetti, Holman Hunt và Morris, cùng một số hoạ sỹ khác”.

“Thế còn Hunt nữa thì sao?”

“Afred Hunt à? Không thực sự là một người thuộc trường phái Tiền Raphaelite, nhưng-”

“Nhưng cũng là một hoạ sỹ giỏi không kém”.

“Đúng thế”, Anna nói.

“Ai là người đứng ra tổ chức hội thảo này?”

“Hả, Vern Swanson”, Anna trả lời và hy vọng anh chàng nhân viên hải quan chưa từng nghe nói tới vị chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này.

“Tuyệt, vậy là tôi sẽ có cơ hội gặp ông ấy”.

“Tức là thế nào?”

“Nếu ông ấy vẫn còn làm Giáo sư Lịch sử Nghệ thuật tại đại học Yale thì ông ấy sẽ khởi hành từ New Haven, đúng không và vì không có chuyến bay nào được rời khỏi Mỹ, đây sẽ là điểm duy nhất mà ông ấy có thể đi qua để sang Canada”.

Anna chưa biết nói lại ra sao thì một phụ nữ phía sau đã cứu cô. Bà ta bắt đầu to tiếng với chồng và cằn nhằn về việc phải xếp hàng đợi quá lâu. “Tôi đã từng tới đại học McGill”, anh chàng nhân viên hải quan nói và mỉm cười, rồi đưa trả hộ chiếc cho cô. Anna không biết đôi má của cô có để lộ việc cô đã nói dối hay không. “Tất cả chúng ta đều buồn về những gì xảy ra ở New York”, anh ta nói thêm. “Cảm ơn”, Anna nói và bước qua biên giới. Chào mừng bạn đến với Canada.

***

“Ai đấy”, một giọng nói cất lên.

“Bị đứt mạch trên tầng mười”, một người đàn ông đứng bên ngoài cửa đáp. Anh ta mặc một bộ đồng phục màu xanh, đội mũ lưỡi trai và xách một hộp đựng đồ nghề. Anh ta nhắm mắt lại và cười với chiếc camera an ninh. Khi nghe thấy tiếng bíp, anh ta bước qua cửa vào bên trong và không ai hỏi gì thêm.

Anh ta đi qua buồng thang máy và bắt đầu trèo lên cầu thang bộ. Cách này sẽ giúp anh ta tránh mặt mọi người. Anh ta dừng lại khi lên đến tầng thứ mười và đảo mắt nhìn khắp hành lang. Không có ai; 3:30 chiều luôn là thời điểm yên tĩnh nhất. Không cần giải thích lý do, đó chỉ là vấn đề kinh nghiệm. Khi đến cửa phòng cần đến, anh ta bấm chuông. Không có ai trả lời. Tất nhiên là người ta đã nói cho anh ta biết rằng phải vài giờ nữa chủ nhân của căn hộ mới đi làm về. Anh ta đặt chiếc hộp đồ nghề xuống và kiểm tra hai chiếc khoá cửa. Hardly Fort Knox.

Với sự chính xác của một bác sỹ phẫu thuật trước một ca mổ, anh ta mở hộp đồ nghề và lấy ra một vài thứ dụng cụ.

Hai phút bốn mươi giây sau, anh ta đã có mặt trong căn hộ. Anh ta nhanh chóng xác định vị trí của các máy điện thoại; có tất cả ba chiếc. Chiếc thứ nhất đặt trên bàn làm việc ở phòng trước, bên dưới một bức ảnh của Marilyn Monroe. Chiếc thứ hai đặt cạnh giường, kề liền một tấm ảnh gia đình. Kẻ đột nhập nhìn người phụ nữ trong ảnh. Cô ta đứng giữa hai người đàn ông giống nhau như đúc; chắc hẳn đó là bố đẻ và anh trai ruột của cô ta.

Chiếc máy điện thoại thứ ba đặt trong bếp. Anh ta nhìn vào cánh cửa tủ lạnh và cười nhăn nhở; chủ nhân căn hộ này và anh ta cùng hâm mộ một ban nhạc.

Sáu phút chín giây sau đó, anh ta đã bước ra hành lang, xuống cầu thang bộ và bước ra cửa trước.

Công việc đã được hoàn thành trong khoảng thời gian chưa đầy mười phút. Tiền công là một nghìn đôla. Không giống bác sỹ phẫu thuật.

Anna là một trong số những người cuối cùng bước lên chuyến xe buýt rời khỏi Thác Niagrra lúc 3 giờ chiều. Hai giờ sau đó, chiếc xe buýt dừng lại bên bờ hồ Ontario. Anna là người đầu tiên xuống xe, không dừng lại một giây nào để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tòa nhà Mies van der Rohe đang thống trị bầu trời Toronto, cô vẫy chiếc tắc xi đầu tiên đang chạy tới.

“Làm ơn cho tới sân bay, càng nhanh càng tốt”.

“Cổng nào?” người lái xe hỏi.

Anna ngập ngừng. “Châu Âu”.

“Cổng số ba”, người tài xế nói và cho xe chạy. “Cô từ đâu tới?” anh ta bắt chuyện.

“Boston”, Anna trả lời. Cô không muốn nói về New York.

“Khủng khiếp thật, chuyện xảy ra ở New York ấy”, anh ta nói. “Một giây phút của lịch sử mà mọi người đều nhớ chính xác là mình đang ở đâu. Lúc đó tôi đang ngồi trong xe của mình, nghe tin qua đài. Còn cô thì sao?”

“Tôi đang ở trong Tháp Bắc”, Anna nói.

Anh ta trố mắt kinh ngạc.

Chỉ mất hơn 25 phút để đi hết chặng đường dài 17 dặm từ Phố Bay tới sân bay quốc tế Lester B. Pearson, và trong khoảng thời gian đó người tài xế tắc xi không nói thêm một lời nào. Khi anh ta dừng lại bên ngoài lối vào cổng số ba, Anna xuống xe và lấy tiền trả anh ta, rồi vội bước nhanh vào sân bay. Cô nhìn lên bảng thông báo giờ bay, 5 giờ 28 phút.

Chuyến bay cuối cùng tới Heathrow vừa đóng cửa. Anna chửi thề. Mắt cô lướt trên danh sách các thành phố với những chuyến bay còn lại vào tối hôm đó: Tel Aviv, Băng Cốc, Hồng Kông, Sydney, Amsterdam.

Amsterdam. Thật vừa khéo, Anna nghĩ. Chuyến bay KL692, khởi hành lúc 18.00, cổng C31, mua vé thôi. Anna chạy vội tới bàn KLM và hỏi người đàn ông ngồi sau bàn, thậm chí trước khi anh ta kịp ngửng đầu lên, “Có còn vé đi Amsterdam không anh?”

Anh ta dừng công việc đếm vé của mình lại. “Còn, nhưng cô phải nhanh lên, họ sắp đóng cửa rồi”.

“Còn chỗ nào gần cửa sổ không?”

“Cửa sổ, lối đi, ở giữa, bất kỳ ở chỗ nào cũng có”.

“Thế là thế nào?”

“Chẳng có mấy ai đi máy bay và không phải vì hôm nay là ngày thứ 13”.

***

“JFK vừa khẳng định lại rằng chúng ta sẽ có chỗ trên chuyến bay lúc 7 giờ 20 phút sáng ngày mai”, Leapman nói.

“Tốt”, Fenston nói. “Gọi điện cho tôi khi máy bay cất cánh. Khi nào thì tới Heathrow?”

“Khoảng 7 giờ”, Leapman đáp. “Art Locations sẽ đợi trên đường băng để đưa bức tranh lên máy bay. Khoản tiền công cao gấp ba lần bình thường dường như đã giúp họ tập trung đầu óc tốt hơn”.

“Và ông tính khi nào thì sẽ quay về đến đây?”

“Kịp giờ ăn sáng vào ngày kia”.

“Có tin gì về Petrescu không?”

“Không”, Leapman đáp. “Cho đến lúc này, Tina mới chỉ nhận một cú điện thoại, của một người đàn ông”. “Không có tin gì từ-”

Tina bước vào phòng.

***

“Cô ta đang trên đường tới Amsterdam”, Joe nói.

“Amsterdam?” Jack nhắc lại và gõ ngón tay lên mặt bàn.

“Vâng, cô ta nhỡ chuyến bay tới Heathrow”.

“Vậy là cô ta sẽ đi chuyến bay đầu tiên tới London vào sáng mai”. “Chúng ta đã bố trí người tại Heathrow”, Joe nói. “Sếp có muốn bố trí người ở đâu nữa không?”

“Có, Gatwick và Stansted”, Jack nói. “Nếu sếp tính đúng, cô ta sẽ tới London chỉ vài giờ trước Leapman”. “Ý cậu là gì?”

“Máy bay riêng của Fenston đã được quyền cất cánh từ JFK vào lúc 7 giờ 20 phút sáng ngày mai. Và hành khách duy nhất trên đó là Leapman”. “Vậy thì có thể là họ đã lên kế koạch gặp nhau”, Jack nói. “Gọi cho đặc vụ Crasanti tại đại sứ quán của chúng ta ở London và yêu cầu anh ta hãy bố trí thêm nhân viên tại cả ba sân bay. Tôi muốn biết chính xác hai người kia đang định làm gì”.

“Chúng ta không hoạt động trên lãnh thổ của mình”, Joe nhắc nhở. “Nếu người Anh phát hiện ra, đừng nói gì đến CIA-”

“Tại cả ba sân bay”, Jack nhắc lại trước khi gác máy.

***

Chỉ vài giây sau khi Anna bước lên máy bay, cửa máy bay được khoá lại. Cô được dẫn tới chỗ ngồi của mình và được yêu cầu thắt dây an toàn, bởi vì máy bay sẽ cất cánh ngay. Anna vui mừng vì thấy các chỗ ngồi cạnh cô đều trống không, và ngay sau khi đèn nhắc thắt dây an toàn tắt, cô nhấc các tay ghế lên và nằm xuống, kéo lên mình hai tấm chăn trước khi gác đầu lên một chiếc gối. Cô thiếp đi trước khi máy bay ổn định độ cao.

Có ai đó chạm nhẹ vào vai cô. Anna chửi thầm. Cô quên không nói với họ là cô không cần ăn. Anna nhìn cô chiêu đãi viên và nói với cô ta, “Không, cảm ơn”. Rồi cô lại vùi đầu định ngủ tiếp.

“Xin lỗi, nhưng tôi phải mời chị ngồi dậy và thắt dây an toàn”, cô chiêu đãi viên nói một cách lịch sự. “Chúng ta sẽ hạ cánh trong vòng hai mươi phút nữa. Có lẽ chị nên chỉnh lại đồng hồ của mình, giờ địa phương ở Amsterdam lúc này là 6 giờ 55 phút sáng”.



14/9
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 22


Leapman đã thức dậy từ lâu trước khi chiếc limousine tới đón ông ta. Hôm nay không phải là ngày mà ông ta có thể ngủ quá giấc.

Ông ta xuống khỏi giường và đi thẳng vào bếp. Dù cố cạo nhẵn tới mức nào, Leapman biết rằng râu của ông ta sẽ lại mọc lên lởm chởm từ rất lâu trước khi ông ta lên giường vào buổi tối. Chỉ cần để qua một kỳ nghỉ cuối tuần là ông ta đã có một bộ râu rậm. Sau khi tắm và cạo râu xong, ông ta chẳng buồn ăn sáng. Cô chiêu đãi viên trên chiếc máy bay riêng của ông chủ sẽ phải chuẩn bị bữa sáng cho ông ta. Có ai trong khu nhà chung cư xuống cấp ở một khu vực nghèo nàn này lại có thể tưởng tượng được rằng chỉ vài giờ nữa, Leapman sẽ là hành khách duy nhất trên một chiếc Gulfstream V bay tới London?

Ông ta bước tới chiếc tủ quần áo khép hờ và lấy ra bộ complê mới nhất, chiếc áo sơ mi vừa vặn nhất và chiếc caravát chưa đeo lần nào. Ông ta không thể để cho viên phi công trông bảnh bao lịch sự hơn mình được.

Leapman đứng bên cửa sổ chờ chiếc limousine nhận thấy rất rõ rằng căn hộ của mình chỉ hơn căn buồng giam trong tù nơi ông ta đã ngồi bóc lịch 4 năm có một chút. Ông ta nhìn xuống Phố 43 khi một chiếc limousine bóng loáng dừng lại ở trước cửa tòa nhà.

Leapman bước lên ghế sau xe và không thèm nói với tài xế câu nào. Bắt chước Fenston, ông ta ấn một chiếc nút trên chỗ để tay và quan sát tấm cửa kính màu khói được nâng lên, ngăn cách ông ta với người lái xe. Trong suốt 24 giờ tới, ông ta sẽ sống trong một thế giới khác hẳn. Bốn mươi lăm phút sau đó, chiếc limousine rời xa lộ Van Wyck và rẽ vào lối dẫn tới sân bay JFK. Người tài xế đánh xe qua một lối đi mà ít có hành khách nào phát hiện ra và cho xe dừng lại bên ngoài một ngôi nhà nhỏ chỉ dành để phục vụ cho những ai có máy bay riêng. Leapman bước ra khỏi xe và được đưa tới một căn phòng riêng, nơi viên phi công lái chiếc Gulfstream V của Fenston đang chờ ông ta.

“Có hy vọng cất cánh sớm hơn kế hoạch không?” Leapman hỏi ngay khỉ vừa ngồi xuống chiếc ghế bành to bọc da.

“Không, thưa ngài”, viên phi công trả lời, “cứ 45 giây lại có một chuyến bay và giờ cất cánh của chúng ta đã được án định là 7 giờ 30”.

Leapman cằn nhằn, rồi giở các tờ báo buổi sáng ra đọc.

Tờ Thời báo New York đưa tin rằng Tổng thống Bush sẽ thưởng 50 triệu đôla cho ai bắt được Osama Bin Laden, một chuyện mà Leapman cho rằng chẳng khác gì cách tiếp cận luật pháp và trật tự ở Texas trong mấy trăm năm qua. Giá trị cổ phiếu của công ty Fenston Finance bị tụt 12 cent theo đánh giá của tờ Tạp chí Phố Wall, một số phận mà nhiều công ty có trụ sở tại Trung tâm Thương mại Thế giới phải hứng chịu. Một khi ông ta có được bức Van Gogh, công ty sẽ thoát ra khỏi giai đoạn cổ phiếu bị mất giá. Dòng suy nghĩ của Leapman bị cắt đứt bởi một thành viên của phi hành đoàn.

“Lên máy bay được rồi, thưa ngài, chúng ta sẽ cất cánh trong vòng 15 phút nữa”.

Một chiếc xe khác đưa Leapman tới chân cầu thang máy bay, và chiếc máy bay bắt đầu chạy lấy đà thậm chí trước khi ông ta uống xong ly nước cam, nhưng phải đến khi chiếc máy bay ổn định độ cao ở 30 nghìn bộ so với mực nước biển và tín hiệu báo thắt dây an toàn đã tắt, ông ta mới bắt đầu thư giãn, ông ta dướn người về phía trước, cầm ống nghe lên và quay số đường dây riêng của Fenston.

“Tôi đã cất cánh”, ông ta nói, “và chẳng có lý do gì mà tôi lại không trở về vào giờ này sáng ngày mai” ông ta dừng lại - “với một ông già Hà Lan ngồi bên cạnh”.

“Gọi cho tôi khi ông hạ cánh”, vị chủ tịch trả lời.

Tina ngắt đường dây nối thông với máy chính của chủ tịch công ty.

Mấy hôm nay Leapman thường xộc vào phòng chị mà không gõ cửa, ông ta không dấu diếm việc ông ta nghi ngờ là Anna vẫn còn sống và vẫn bí mật liên lạc với chị.

Máy bay riêng của vị chủ tịch đã cất cánh đúng giờ vào sáng hôm đó, và chị đã nghe được toàn bộ nội dung cuộc nói chuyện của Fenston với Leapman. Chị nhận thấy Anna chỉ còn vài giờ trước ông ta, với điều kiện là Anna đã tới được London. Tina hình dung thấy cảnh Leapman trở về New York vào ngày hôm sau với một nụ cười nhăn nhở trên mặt và đưa bức Van Gogh cho vị chủ tịch. Tina tiếp tục tải xuống những hợp đồng mới nhất mà trước đó chị đã gửi theo đường thư điện tử tới địa chỉ riêng của mình - một công việc mà chị chỉ làm khi Leapman không có mặt trong văn phòng và Fenston thì đang chúi đầu vào công việc.

***

Chuyến bay đầu tiên từ sân bay Schipol tới London Gatwick vào sáng hôm đó theo lịch trình sẽ cất cánh vào lúc 10 giờ. Anna mua vé của hãng British Airways và được thông báo là chuyến bay sẽ khởi hành chậm 20 phút. Nhân sự chậm trễ này, cô đi tắm và thay quần áo. Schipol đã quá quen thuộc với những hành khách qua đêm. Anna chọn một bộ quần áo giản dị nhất trong hành trang ít ỏi của cô cho cuộc gặp gỡ sắp tới với Victoria.

Vừa ngồi nháp cà phê trong quán Caffe Nero, Anna vừa giở những trang báo của tờ Herald Tribune: “50 triệu đôla tiền thưởng”, là nội dung của một tít báo trên trang hai - thấp hơn giá trị của bức Van Gogh nếu nó được đem ra đấu giá tại bất kỳ một nhà đấu giá nào. Anna không lãng phí thời gian cho bài báo bởi vì cô phải tập trung vào những vấn đề ưu tiên của mình và suy nghĩ xem phải nói gì với Victoria.

Trước hết, cô phải tìm hiểu xem bức Van Gogh hiện nay đang được cất ở đâu. Nếu Ruth Parish đang cất bức tranh trong kho, cô sẽ phải khuyên Victoria gọi điện cho Ruth và yêu cầu bà ta chở nó trả lại Lâu đài Wentworth ngay lập tức, và dặn Victoria nói thêm với Ruth rằng Fenston Finance sẽ không được phép làm ngược lại với yêu cầu của Lâu đài Wentworth, đặc biệt là khi hợp đồng duy nhất về việc này đã biến mất. Cô có cảm giác là Victoria sẽ không đồng ý làm việc đó, nhưng nếu bà ta đồng ý, Anna sẽ liên lạc với Nakamura ở Tokyo và cố tìm hiểu xem liệu- “Chuyến bay 8112 của hãng hàng không British Airways tới London Gatwick bắt đầu đón khách tại cửa D14”, tiếng loa phóng thanh cất lên thông báo đã đến giờ lên máy bay.

Khi máy bay bay qua eo biển Măng sơ, Anna xem xét lại kế hoạch của mình một lần nữa và cố tìm ra một điểm sai lầm nào đó trong lập luận của cô. Có lẽ không có sai lầm mang tính lôgic nào. Máy bay hạ cánh xuống London Gatwick chậm 35 phút.

Anna nhìn đồng hồ khi cô đặt chân xuống đất Anh, và hiểu rằng cô chỉ còn 9 giờ nữa trước khi Leapman hạ cánh xuống Heathrow. Ngay sau khi qua cửa kiểm tra hộ chiếc và lấy hành lý, Anna đi tìm thuê một chiếc xe. Cô tránh xa chiếc bàn của công ty Happy Hire và đứng xếp hàng trước chiếc bàn của hãng Avis.

Anna không trông thấy một anh chàng trẻ tuổi ăn mặc bảnh bao đang đứng trong quầy hàng miễn thuế và nói nhỏ vào điện thoại di động, “Cô ta đã hạ cánh. Tôi đang bám theo”.

***

Leapman ngả người trên chiếc ghế da to, êm ái hơn bất cứ thứ gì trong căn hộ của ông ta ở Phố 43. Cô chiêu đãi viên đem cà phê đen cho ông ta, đựng trong một chiếc cốc sứ có miệng mạ vàng đặt trên một chiếc khay bạc. Ông ta nghĩ tới nhiệm vụ trước mặt mình, ông ta biết mình chẳng qua chỉ là một gã ăn mày, cho dù trong chiếc bị ăn mày của ông ta có cả một bức tranh của Van Gogh, một trong những bức tranh quý giá nhất trên thế gian này. Ông ta khinh bỉ Fenston, một kẻ chưa bao giờ coi trọng ông ta. Chỉ cần Fenston ghi nhận công lao đóng góp của ông ta, chỉ cần Fenston thi thoảng nói lời cảm ơn vì những việc làm của ông ta, như thế cũng đã đủ. Đúng là Fenston đã đưa ông ta ra khỏi ngục tù, nhưng là để đưa ông ta vào một kiểu ngục tù khác.

Ông ta đã phục vụ Fenston gần mười năm nay và đã chứng kiến gã di dân thô lậu từ Bucharest này leo dần lên những bậc thang của tiền tài và danh vọng - một chiếc thang mà ông ta phải đứng dưới để giữ cho chắc, với thân phận của một tên nô lệ. Nhưng qua đêm nay thôi, điều đó sẽ thay đổi. Chỉ cần mụ kia mắc một sai lầm và vị trí của ông ta với Fenston sẽ hoán đổi cho nhau. Fenston sẽ ngồi tù, còn ông ta sẽ ôm trọn cả một gia tài khổng lồ trong tay. “Ngài có dùng thêm cà phê không ạ”, cô chiêu đãi viên hỏi.

***

Chẳng cần phải có bản đồ, Anna vẫn tìm được đường tới Lâu đài Wentworth, cho dù cô phải luôn chú ý để không bị lạc đường khi phải đi trên những con đường đông nghịt xe cộ.

Bốn mươi phút sau, cô đánh xe vào cổng tòa lâu đài. Anna hầu như chẳng biết gì về kiến trúc Baroque từng thịnh hành vào cuối thế kỷ 17 và những căn nhà của quý tộc Anh vào cuối thế kỷ 18 trước khi cô đặt chân đến Lâu đài Wentworth. Cao ốc này - Victoria gọi tòa Lâu đài bằng cái tên như vậy - được Ngài John Vanbrugh xây dựng vào năm 1697. Đây là công trình đầu tay của ông ta trước khi ông ta xây dựng Lâu đài Howard và sau đó là Cung điện Blenheim cho một vị tướng thắng trận khác và trước khi ông ta trở thành một kiến trúc sư nổi tiếng nhất thời bấy giờ.

Con đường dài chạy từ cổng vào tòa lâu đài được bao phủ bởi những tán sồi dày đặc. Một vài cây sồi cổ thụ đã bị đổ trong trận bão vào năm 1987 và để lại những lỗ hổng lớn. Anna lái xe qua một chiếc hồ đầy chim Magoi Koi, những con chim di cư đến từ Nhật Bản, rồi qua hai chiếc sân ten nít và một bãi cỏ phủ đầy lá vàng của mùa xuân. Khi cô ngoặt vào lối rẽ, tòa lâu đài hiện ra sừng sững giữa một khu rừng cổ thụ rộng hàng ngàn mẫu Anh.

Victoria đã từng nói với Anna rằng tòa lâu đài này có tất cả 67 phòng, trong đó có 14 phòng dành cho khách. Căn phòng mà cô đã ở tại tầng một, phòng Van Gogh, có diện tích bằng căn hộ của cô tại New York Khi tới đại sảnh, Anna để ý thấy lá cờ treo trên tháp đông của tòa lâu đài chỉ được kéo lên ngang nửa thân cột cờ. Vừa cho xe dừng lại, Anna vừa băn khoăn không hiểu người bà con cao niên nào của Victoria vừa qua đời.

Chiếc cánh cửa khổng lồ bằng gỗ sồi mở ra trước khi cô lên đến bậc cầu thang trên cùng. Cô cầu nguyện rằng Victoria có mặt ở nhà, rằng Fenston chưa biết là cô đang có mặt ở nước Anh.

“Xin chào bà”, người quản gia nói bằng một giọng rất lịch sự. “Tôi có thể giúp được gì cho bà?”

Tôi đây mà, Andrews, Anna muốn nói như vậy và cô cảm thấy rất ngạc nhiên khi ông ta ăn nói với mình bằng một kiểu cách trang trọng như thế. Cô cũng đáp lại bằng một giọng trang trọng, “Tôi muốn nói chuyện với Phu nhân Victoria, chuyện khẩn”.

“Tôi e rằng sẽ rất khó”, Andrews trả lời, “nhưng tôi sẽ đi xem liệu Phu nhân có thời gian rảnh để tiếp bà hay không. Xin bà vui lòng chờ ở đây cho đến khi có câu trả lời”.

Ông ta muốn nói gì, Tôi e rằng sẽ rất khó, nhưng tôi sẽ đi xem liệu Phu nhân...

Trong khi ngồi chờ ở đại sảnh, Anna ngắm nhìn bức tranh của Catherine, Phu nhân Wentworth, do Gainsborough vẽ. Cô nhớ lại từng bức tranh trong tòa Lâu đài này, nhưng mắt cô dừng lại ở bức tranh mà cô yêu thích treo ở cuối cầu thang, bức Bà Siddons của hoạ sỹ Romney. Cô nhìn sang lối dẫn vào phòng khách và được đón chào bằng bức Actaeon, Vô địch xứ Derby của hoạ sỹ Stubbs, vẽ con ngựa yêu thích của Ngài Harry Wentworth. Bức tranh vẫn còn nguyên vẹn trong khung. Nếu Victoria nghe theo lời khuyên của cô, ít nhất bà ta cũng cứu được phần còn lại của bộ sưu tập.

Viên quản gia quay lại với những bước sải đều.

“Phu nhân sẽ tiếp bà ngay bây giờ”, ông ta nói, “nếu bà vui lòng tới phòng khách”. Ông ta hơi cúi thấp đầu, trước khi dẫn cô qua đại sảnh.

Anna cố tập trung vào kế hoạch sáu điểm của cô, nhưng trước tiên cô cần phải giải thích tại sao cô lại chậm hơn so với giờ hẹn gặp tới 48 tiếng, cho dù chắc chắn Victoria đã biết về những gì diễn ra ở New York vào hôm thứ Ba và có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy cô vẫn còn sống.

Khi Anna bước chân vào phòng khách, cô thấy Victoria đang ngồi trên ghế sô pha, đầu cúi xuống, mình mặc đồ tang màu đen. Một con chó giống Labrador đang ngủ dưới chân bà ta. Theo như cô biết thì Victoria đâu có nuôi chó và cô ngạc nhiên khi thấy bà ta không đón chào cô bằng cử chỉ thân mật thường thấy. Victoria ngẩng đầu lên và Anna há hốc miệng, trong khi Arabella nhìn cô một cách lạnh lùng. Trong tích tắc, cô hiểu tại sao Lâu đài Wentworth lại treo cờ rủ. Anna đứng lặng và phải cố gắng để chấp nhận sự thật là cô sẽ không bao giờ còn được gặp lại Victoria nữa, cô sẽ phải thuyết phục người em gái của Victoria, một người mà cô chưa bao giờ gặp mặt. Anna thậm chí còn không biết tên bà ta. Người phụ nữ có ngoại hình giống hệt Victoria kia chẳng thèm đứng dậy và chẳng thèm chìa tay ra.

“Cô có muốn dùng một chút trà không, Tiến sỹ Petrescu?” Arabella hỏi bằng một giọng lạnh lùng cho thấy câu trả lời mà bà muốn nhận là, Không, xin cảm ơn.

“Không, xin cảm ơn”, Anna nói. Cô vẫn đứng nguyên tại chỗ. “Liệu tôi có thể biết Victoria đã chết như thế nào không?” cô hỏi khẽ.

“Tôi nghĩ là cô đã biết”, Arabella trả lời bằng một giọng lạnh lùng.

“Tôi không hiểu bà muốn nói gì”, Anna nói.

“Vậy cô tới đây làm gì”, Arabella hỏi, “nếu không phải là để lấy đi những gì còn lại ở lâu đài này?”

“Tôi tới để cảnh báo Victoria đừng cho họ đem bức Van Gogh đi, trước khi tôi có cơ hội”

“Họ đã đem bức tranh ấy đi vào hôm thứ Ba”, Arabella nói. Bà dừng lại rồi nói tiếp, “Bọn họ cũng chẳng thèm đợi cho đến khi lễ tang được tổ chức xong”.

“Tôi đã cố liên lạc, nhưng họ từ chối không cho tôi xin số điện thoại của lâu đài. Nếu tôi liên lạc được”, Anna lầm bầm mấy câu không rõ, rồi nói thêm, “Và bây giờ thì quá muộn rồi”.

“Quá muộn cho chuyện gì?” Arabella hỏi.

“Tôi gửi cho Victoria một bản sao báo cáo của tôi, trong đó tôi đề nghị-”

“Đúng, tôi đã đọc bản báo cáo đó”, Arabella nói, “nhưng cô nói đúng, bây giờ đã quá muộn để làm chuyện đó. Luật sư mới của tôi đã cảnh báo tôi rằng phải mất nhiều năm mới có thể bán được tòa lâu đài, và đến khi đó, chúng tôi đã mất hết chẳng còn gì”.

“Chắc chắn đó là lý do khiến ông ta không muốn tôi sang Anh quốc để trực tiếp nói chuyện với Victoria”, Anna nói mà không giải thích.

“Tôi không dám chắc là tôi hiểu ý cô”, Arabella vừa nói vừa nhìn cô chăm chú.

“Tôi đã bị Fenston sa thải vào hôm thứ Ba”, Anna nói, “vì đã gửi một bản sao báo cáo của tôi cho Victoria”.

“Victoria đã đọc bản báo cáo đó”, Arabella nói nhỏ. “Tôi có một bức thư khẳng định chị ấy đang định làm theo lời khuyên của cô, nhưng đó là trước khi xảy ra cái chết thương tâm của chị ấy”.

“Bà ấy đã chết như thế nào?” Anna hỏi.

“Chị ấy đã bị giết, bằng một cách hèn nhát và tàn nhẫn”, Arabella nói. Bà dừng lại và nhìn thẳng vào Anna rồi nói thêm, “Và tôi chắc chắn rằng Fenston có thể kể rõ chi tiết cho cô nghe”. Anna cúi đầu, không nghĩ ra được một lời nào để nói; kế hoạch sáu điểm của cô đã tan thành mây khói. Fenston đã hủy hoại tất cả. “Chị Victoria quá tin người, quá ngây thơ”, Arabella nói tiếp, “không ai đáng bị đối xử như vậy, huống hồ là một người tốt tính như chị ấy”.

“Tôi xin thành thật chia buồn”, Anna nói, “bây giờ tôi mới biết chuyện. Bà phải tin tôi. Tôi thực sự bị bất ngờ”. Arabella nhìn ra bãi cỏ bên ngoài cửa sổ và im lặng hồi lâu. Bà quay lại nhìn Anna.

“Tôi tin cô”, cuối cùng Arabella nói. “Ban đầu tôi nghĩ cô chính là kẻ phải chịu trách nhiệm về chuyện này”. Bà dừng lại. “Bây giờ thì tôi biết là mình đã lầm. Nhưng tiếc thay, mọi chuyện đã quá muộn. Bây giờ chúng ta chẳng còn làm được gì”.

“Chưa hẳn là như thế”, Anna vừa nói vừa nhìn Arabella với một đôi mắt đầy quyết tâm. “Nhưng nếu để tôi có thể làm được chuyện gì đó, tôi cần phải có sự tin tưởng của bà, cũng giống như Victoria đã tuyệt đối tin tưởng tôi”.

“Ý cô là gì. Tin tưởng cô?” Arabella hỏi lại.

“Hãy cho tôi một cơ hội”, Anna nói, “để chứng tỏ rằng tôi không có liên quan gì tới cái chết của Victoria”.

“Nhưng cô có thể làm gì?” Arabella hỏi.

“Lấy lại bức Van Gogh”.

“Nhưng như tôi đã nói, bọn họ đã đưa bức tranh ấy đi”.

“Tôi biết”, Anna nói, “nhưng chắc chắn nó vẫn còn ở nước Anh, bởi vì Fenston đã sai một người tên là Leapman sang đây để nhận”. Anna nhìn đồng hồ. “Ông ta sẽ hạ cánh xuống Heathrow trong vòng vài giờ nữa”.

“Nhưng cho dù cô giữ lại được bức tranh đi nữa, làm sao chuyện đó của thể giải quyết được mọi vấn đề?” Anna nói qua về kế hoạch sáu điểm của cô, và hài lòng khi thấy Arabella thi thoảng lại gật đầu. Khi trình bày xong kế hoạch, cô nói thêm, “Tôi cần có sự ủng hộ của bà, nếu không những gì tôi đang nghĩ trong đầu cũng đủ để khiến tôi bị bắt giam”. Arabella yên lặng một lát, trước khi nói, “Cô là một cô gái dũng cảm và có lẽ bản thân cô chưa đánh giá hết lòng dũng cảm của mình. Nhưng nếu cô đã sẵn lòng chấp nhận một sự rủi ro lớn đến như vậy, thì chẳng có lý gì mà tôi lại không hết sức ủng hộ cô tới cùng”.

Anna mỉm cười với khuôn mặt lạnh lùng trước mặt mình, và nói, “Bà có thể kiểm tra lại xem ai là người đã tới lấy bức Van Gogh không?”

Arabella đứng dậy và đi tới bàn làm việc; con chó đã thức dậy và chạy theo bà. Bà cầm một tấm danh thiếp lên. “Một người tên là Ruth Parish”, bà nói, “của công ty Art Locations”.

“Đúng như tôi đã dự đoán”, Anna nói. “Vậy thì tôi phải đi ngay, bởi vì tôi chỉ còn vài giờ trước khi Leapman hạ cánh”.

Anna bước tới trước và chìa tay ra, nhưng Arabella không đáp lại. Bà nắm lấy cánh tay của Anna và nói, “Nếu tôi có thể làm gì đó để cùng cô báo thù cho người chị thân yêu của tôi...”

“Bất cứ chuyện gì chứ?”

“Bất cứ chuyện gì”, Arabella nói.

“Khi tòa Tháp Bắc sụp đổ, tất cả các hồ sơ liên quan tới khoản vay của Victoria đều không còn”, Anna nói, “kể cả hợp đồng gốc. Bản sao duy nhất đang do bà giữ. Nếu-”

“Cô không cần phải nói thêm”, Arabella nói.

Anna mỉm cười. Người đang nói chuyện với cô không phải là Victoria. Cô quay người bước đi và ra tới đại sảnh trước cả khi viên quản gia kịp mở cửa.

Arabella đứng bên cửa sổ nhìn theo cho đến khi chiếc xe của Anna đã khuất bóng. Bà tự hỏi không biết liệu bà có còn được gặp lại cô gái ấy không.

***

“Petrescu”, một giọng nói cất lên, “vừa rời khỏi Lâu đài Wentworth. Cô ta đang chạy theo hướng vào trung tâm London. Tôi đang bám theo cô ta và sẽ báo cáo tình hình cho sếp”.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 23


Anna lái xe ra khỏi Lâu đài Wentworth, quay lên đường M25, và tìm kiếm biển chỉ đường tới sân bay Heathrow. Lúc này đã gần hai giờ chiều, vì vậy cô không còn cơ hội gọi điện cho Tina nữa, bởi vì chắc chắn Tina đang ngồi bên bàn làm việc của mình tại Phố Wall. Nhưng cô thực sự cần phải thực hiện một cuộc gọi khác nếu cô muốn có cơ hội thành công trong kế hoạch của mình.

Vừa lái xe qua làng Wentworth, Anna vừa cố nhớ lại quán ăn mà Victoria đã từng đưa cô tới để ăn tối. Rồi cô nhìn thấy một lá cờ của dòng họ Wentworth đang bay trong gió, ngang thân cột cờ.

Anna đỗ xe ngay cạnh lối ra vào quán ăn mang tên Wentworth Arms. Cô bước qua quầy tiếp tân và tiến thẳng tới quầy bar.

“Cô có thể đổi cho tôi 5 đôla được không?” cô hỏi cô gái phục vụ quầy.

“Tôi cần thực hiện một cuộc gọi điện thoại”.

“Tất nhiên, cưng”, cô ta trả lời ngay, rồi mở ngăn kéo đựng tiền và đưa cho Anna hai đồng tiền xu mệnh giá một bảng Anh. Đúng là đồ cướp ngày, Anna muốn nói với cô ta như vậy, nhưng cô không có thời gian để cãi cọ.

“Điện thoại ở ngay sau nhà ăn, phía bên phải”.

Anna quay số điện thoại mà cô đã thuộc lòng trong đầu. Chỉ sau hai tiếng chuông và một giọng nói cất lên, “Xin chào, Sotheby xin nghe”. Anna cho một đồng xu vào khe, và nói, “Làm ơn cho tôi nói chuyện với Mark Poltimore”.

“Cô chờ một chút, tôi sẽ nối máy ngay”.

“Mark Poltimore xin nghe”.

“Mark, Anna đây, Anna Petrescu”.

“Anna, một bất ngờ thật tuyệt vời. Tất cả bọn tôi đều lo cho cô. Thế cô đã ở đâu vào hôm thứ Ba?”

“Amsterdam”, cô đáp.

“Cảm ơn Chúa vì điều đó”, Mark nói. “Khủng khiếp quá. Còn Fenston?”

“Lúc đó không có mặt trong tòa nhà”, Anna nói, “và đó là lý do tại sao tôi lại gọi cho anh. Ông ấy muốn biết quan điểm của anh về bức Van Gogh”.

“Về tính xác thực hay về giá cả?” Mark hỏi. “Bởi vì nếu nói đến chuyện nguồn gốc của các bức tranh, tôi chỉ là đàn em của cô”.

“Không có gì phải nói về nguồn gốc của bức tranh này”, Anna nói, “nhưng tôi cần tham khảo thêm ý kiến của anh về giá trị của nó”.

“Tôi có biết bức này không?”

“Chân dung người cụt tai”, Anna nói.

“Bức chân dung của Lâu đài Wentworth à?” Mark hỏi lại. “Tôi đã biết gia đình này từ lâu và không nghĩ rằng họ sẽ bán bức tranh đó”.

“Tôi đâu có nói là họ sẽ bán”, Anna nói mà không giải thích gì thêm.

“Cô có thể đưa bức tranh tới đây để tôi xem kỹ hơn được không?”

“Tôi rất muốn thế, nhưng tôi không có phương tiện vận chuyển đủ độ an toàn. Tôi hy vọng anh có thể giúp cho chuyện đó”.

“Bây giờ bức tranh ở đâu?” Mark hỏi. “Trong một nhà kho an toàn ở Heathrow”.

“Thế thì tốt rồi”, Mark nói. “Hàng ngày chúng tôi đều có một chuyến hàng gửi đi từ Heathrow. Chiều mai có được không?”

“Hôm nay thì tốt hơn”, Anna nói, “anh biết ông chủ của tôi rồi đấy”.

“Cứ giữ máy nhé, tôi cần phải kiểm tra xem họ đã bay chưa”. Đường dây rơi vào yên lặng và Anna có thể nghe rõ tiếng đập thình thịch của tim mình. Cô đút đồng xu còn lại vào khe. Mark đã quay trở lại. “Cô may mắn nhé. Người phụ trách của chúng tôi sẽ nhận một vài thứ cho hãng vào lúc khoảng 4 giờ chiều. Thế nào, có ổn khong?”

“Tốt, nhưng anh có thể làm ơn giúp tôi một chuyện nữa không? Nhờ anh yêu cầu họ gọi cho Ruth Parish của công ty Art Locations, ngay trước khi xe tới?”

“Không có vấn đề gì. Và bao lâu nữa chúng ta sẽ phải định giá bức tranh ấy?”

“Bốn mươi tám giờ nữa”.

“Cô sẽ chọn Sotheby nếu cô có ý định bán bức tranh ấy chứ, Anna?”

“Tất nhiên”.

“Tôi nóng lòng muốn được thấy bức tranh ấy quá rồi đấy”, Mark nói.

Anna gác ống nghe, và cảm thấy kinh sợ khi thấy mình nói dối một cách dễ dàng như vậy. Cô bắt đầu nhận ra rằng đối với Fenston, việc đánh lừa cô là một chuyện hết sức đơn giản.

Cô lái xe ra khỏi Wentworth Arms, và hiểu rằng mọi chuyện bây giờ tuỳ thuộc vào việc lúc này Ruth Parish có mặt ở văn phòng hay không. Khi ra đến đường lớn, Anna cho xe chạy trên làn tốc độ thấp và vừa điều khiển xe vừa suy nghĩ về những tình huống xấu có thể xảy ra. Liệu Ruth có biết về việc cô đã bị sa thải hay không? Biết đâu Fenston đã nói với bà ta rằng cô đã chết? Liệu Ruth có chấp nhận tư cách của cô trong một việc quan trọng như vậy? Anna biết mình chỉ có một cách duy nhất để tìm hiểu về tất cả những chuyện này. Cô thậm chí còn định gọi điện cho Ruth, nhưng rồi cô hiểu rằng bất kỳ sự cảnh báo trước nào đều giúp cho bà ta có thêm thời gian để kiểm tra lại. Nếu muốn có cơ hội, cô phải làm cho Ruth không kịp trở tay.

Anna chìm sâu vào những suy nghĩ của mình tới mức cô suýt đi qua lối rẽ vào sân bay Heathrow. Sau khi rời khỏi đường M25, cô cho xe chạy qua các biển chỉ đường tới cổng số một, số hai, số ba, số bốn và hướng thẳng tới khu nhà kho này ngay sát đường Southern Perimeter.

Cô đánh xe vào khu vực đỗ xe dành riêng cho khách ngay bên ngoài văn phòng của công ty Art Locations. Cô ngồi trong xe một lúc để lấy lại bình tĩnh. Tại sao cô không bỏ mặc mọi chuyện và chỉ việc đánh xe đi khỏi nơi này? Cô đâu có cần phải dính líu vào chuyện này, đâu có cần phải mạo hiểm như vậy. Rồi cô nghĩ tới Victoria, và vai trò vô tình của cô trong cái chết của người phụ nữ hiền lành ấy. “Xông lên đi, cô em”, Anna nói to với chính mình. “Hoặc là họ chưa biết gì, hoặc là họ đã biết tất cả, và cho dù họ đã được cảnh báo, cô em vẫn có thể thoát ra và leo lên xe chỉ trong vòng hai phút. Anna nhìn vào gương. Có nét gì khác thường khiến họ phát hiện ra không? “Tiến lên”, cô lại tiếp tục khích lệ mình và cuối cùng cô mở cửa xe ra. Cô hít một hơi thở thật sâu và bước qua đường nhựa về phía lối vào tòa nhà. Cô đẩy cửa ra và bước tới chỗ người nhân viên tiếp tân mà cô chưa từng gặp. Một sự khởi đầu không thuận lợi.

“Ruth có ở đây không?” Anna hỏi một cách vui vẻ, như thể ngày nào cô cũng ghé qua văn phòng này.

“Không, bà ấy đang ăn trưa ở Học viện Hoàng gia để thảo luận về cuộc triển lãm tranh Rembrandt sắp tới”. Anna hết sức thất vọng.

“Nhưng có lẽ bà ấy sắp về”.

“Vậy thì tôi sẽ đợi”, Anna nói và cố nở một nụ cười.

Cô ngồi xuống một chiếc ghế trong phòng đợi, cầm lên một tờ báo Newsweek cũ có in hình AI Gore ở trang bìa và giở qua các trang báo. Cô liên tục nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường trong quầy tiếp tân; kim đồng hồ chầm chậm quay: 3.10, 3.15, 3.20.

Cuối cùng, Ruth bước qua cửa vào lúc 3.22 phút. “Có tin nhắn không?” bà hỏi cô nhân viên tiếp tân.

“Không”, cô gái đáp, “nhưng có một người phụ nữ đang chờ bà”.

Anna nín thở khi Ruth tiến lại chỗ cô.

“Anna”, bà reo lên. “Thật tuyệt vời khi được gặp lại cô”. Vậy là đã vượt qua rào cản đầu tiên. “Tôi đang băn khoăn không biết cô có còn theo đuổi công việc này sau thảm kịch ở New York hay không”. Rào cản thứ hai đã được dỡ bỏ. “Đặc biệt là khi ông chủ của cô nói với tôi rằng một ông Leapman nào đó sẽ đích thân tới lấy bức tranh”. Qua rào cản thứ ba. Không ai nói với Ruth rằng Anna bị liệt vào danh sách mất tích và có nhiều khả năng là đã chết.

“Trông cô có vẻ hơi mệt”, Ruth nói. “Cô không sao chứ?”

“Tôi khoẻ mà”, Ann vừa nói vừa loạng choạng bước qua rào cản thứ tư, nhưng ít nhất thì cô vẫn còn đứng trên đôi chân của mình, cho dù còn đến sáu rào cản nữa mới tới đích thì cô vẫn tiến lên.

“Cô ở đâu vào hôm thứ Ba ấy?” Ruth hỏi bằng một giọng đầy quan tâm. “Chúng tôi sợ xảy ra tình huống xấu nhất. Tôi thực sự muốn hỏi ông Fenston, nhưng cô biết đấy, chẳng ai có cơ hội hỏi han ông ấy điều gì”.

“Đang giải quyết công việc của công ty ở Amsterdam”, Anna đáp, “nhưng Karl Leapman gọi điện cho tôi tối hôm qua và yêu cầu tôi bay qua đây để kiểm tra xem mọi thứ đã sẵn sàng chưa, để khi ông ta hạ cánh thì chỉ việc đưa bức tranh lên máy bay”.

“Chúng tôi đã sẵn sàng hơn cả mức mà ông ấy mong muốn”, Ruth nói, “nhưng tôi sẽ lấy xe đưa cô tới nhà kho và cô sẽ được thấy tận mắt. Chờ một phút nhé. Tôi cần kiểm tra xem có ai gọi điện không và báo cho thư ký biết tôi sắp đi đâu”.

Anna đi đi lại lại một cách lo âu, băn khoăn không biết Ruth có gọi tới New York để kiểm tra câu chuyện của cô không. Nhưng bà ta gọi để làm gì? Chưa bao giờ bà ta làm chuyện đó. Vài phút sau, Ruth đã quay trở lại. “Cái này vừa được chuyển tới bàn làm việc của tôi”, Ruth vừa nói vừa đưa cho Anna một bức thư điện tử. Tim Anna như ngừng đập. “Khẳng định lại rằng ông Leapman sẽ hạ cánh vào lúc khoảng 7 giờ tối nay. Ông ta muốn chúng ta đợi trên đường băng, chuẩn bị sẵn sàng để chuyển bức tranh lên máy bay, vì ông ta định sẽ cho máy bay đỗ lại trên đường băng chỉ khoảng một giờ”.

“Đúng là Leapman”, Anna nói.

“Vậy thì chúng ta nên đi ngay bây giờ”, Ruth vừa nói vừa bước ra phía cửa.

Anna gật đầu, đi theo Ruth ra khỏi tòa nhà và nhảy lên ghế ngồi dành cho hành khách trên chiếc xe Range Rover của Ruth.

“Khủng khiếp thật, chuyện xảy ra với Phu nhân Victoria ấy”, Ruth vừa nói vừa đánh xe hướng về phía Nam của cổng hàng hoá. “Báo chí đang làm ầm lên về một vụ giết người - kẻ sát nhân bí hiểm, cắt cổ họng bằng dao làm bếp - nhưng cảnh sát vẫn chưa bắt được ai”.

Anna không nói gì, những từ “cắt cổ” và “kẻ sát nhân bí hiểm” vang trong đầu cô. Phải chăng đó chính là lý do khiến Arabella gọi cô là một phụ nữ dũng cảm?

Ruth cho xe dừng lại bên ngoài một tòa nhà bê tông không có nét gì đặc biệt. Trước kia Anna cũng đã từng tới chỗ này vài lần. Cô nhìn đồng hồ: 3 giờ 40 phút chiều.

Ruth đưa cho người nhân viên bảo vệ xem thẻ ra vào của mình. Anh ta ngay lập tức mở khoá chiếc cửa bằng thép dầy. Anh ta đi theo hai người dọc theo hành lang dài màu xám bằng bê tông. Anna có cảm giác như đang ở trong một boong ke. Người nhân viên bảo vệ dừng lại ở chiếc cánh cửa thứ hai. Trên chiếc cánh cửa này có một bảng mã. Chờ cho đến khi nhân viên bảo vệ đã lùi ra xa, Ruth bấm mật mã gồm sáu con số của mình lên bảng mã. Bà kéo mạnh chiếc cánh cửa nặng nề và hai người bước vào một căn phòng bê tông hình vuông. Một chiếc nhiệt kế trên tường cho biết nhiệt độ trong phòng là 20 độ C.

Bao quanh phòng là những giá gỗ, trên đó xếp đầy những bức tranh sắp được chuyển tới khắp nơi trên thế giới, tất cả đều được đóng gói trong những chiếc thùng màu đỏ đặc trưng của công ty Art Locations. Ruth kiểm tra kho hàng của mình, trước khi bước qua căn phòng tới một chiếc giá xếp đầy tranh. Bà gõ nhẹ lên chiếc thùng có ghi con số 47 ở cả bốn góc.

Anna bước theo Ruth và cố câu giờ. Cô cũng xem xét cả kho hàng, rồi xem đến thùng số 47, Vincent Van Gogh, Chân dung người cụt tai, 24x18 inch.

“Mọi thứ đều có vẻ ổn”, Anna nói vừa khi người nhân viên bảo vệ xuất hiện ở cửa.

“Xin lỗi đã ngắt lời bà, thưa bà Parish, nhưng có hai nhân viên của Sotheby đang chờ ở ngoài, nói rằng họ được lệnh nhận bức Van Gogh để đem đi thẩm định”.

“Cô có biết gì về chuyện này không?” Ruth quay sang hỏi Anna.

“Ồ, tất nhiên”, Anna nói, không để lỡ một nhịp nào, “chủ tịch yêu cầu tôi đem bức Van Gogh đi định giá để làm bảo hiểm trước khi đưa về New York. Họ chỉ cần bức tranh trong vòng một giờ, và sau đó họ sẽ trả lại ngay”.

“Ông Leapman không đề cập gì đến chuyện này”, Ruth nói. “Không thấy nói đến trong thư điện tử của ông ta”.

“Thành thật mà nói”, Anna nói, “Leapman là một người hoàn toàn mù tịt, ông ta không phân biệt nổi một bức Van Gogh với một bức Van Morrison”. Anna dừng lại. Thường thì cô chẳng bao giờ làm liều, nhưng cô không thể để Ruth gọi điện cho Fenston để kiểm tra lại. “Nếu bà còn nghi ngờ chuyện gì, tại sao không gọi điện cho Fenston để kiểm tra xem?” cô nói. “Như thế mọi chuyện sẽ rõ ràng hơn”.

Anna chờ đợi một cách lo âu trong khi Ruth cân nhắc đề nghị của cô. “Làm thế để ông ta đập vỡ đầu tôi à”, cuối cùng Ruth nói. “Không, cảm ơn, tôi nghĩ tôi sẽ nghe theo lời cô. Nhưng cô phải ký vào lệnh xuất kho?”

“Tất nhiên”, Anna nói, “Cũng chỉ là công việc bình thường của một nhân viên ngân hàng”. Cô hy vọng giọng mình nghe vẫn bình thường.

“Và cô sẽ giải thích sự thay đổi này với Leapman chứ?”

“Không cần thiết”, Anna nói, “bức tranh sẽ được trả lại từ rất lâu trước khi Leapman hạ cánh”.

Ruth trông có vẻ yên tâm, bà quay sang nói với người nhân viên bảo vệ, Số 47 .

Cả hai người cùng đi theo anh ta và theo dõi anh ta lấy chiếc thùng bọc giấy đỏ trên giá xuống rồi đưa ra chiếc xe tải chống cướp của hãng Sotheby.

“Ký vào đây”, người tài xế nói.

Anna bước lên và ký vào giấy xuất kho.

“Khi nào thì anh sẽ đưa trả lại bức tranh?” Ruth hỏi người lái xe.

“Tôi không biết gì về-”

“Tôi đã yêu cầu Mark Poltimore gửi trả lại bức tranh trong vòng vài giờ”, Anna nói chen vào.

“Tốt nhất là bức tranh phải được trả lại trước khi Leapman tới”, Ruth nói, “tôi không muốn có rắc rối với ông ta”.

“Có lẽ bà sẽ yên tâm hơn nếu tôi cùng đi với họ tới hãng Sotheby?” Anna hỏi một cách ngây thơ. “Như thế tôi có thể giục họ làm nhanh hơn một chút”.

“Không quá phiền đến cô chứ?” Ruth hỏi.

“Trong hoàn cảnh này, như thế là tốt nhất”, Anna nói rồi trèo lên chiếc xe tải và ngồi giữa hai nhân viên bảo vệ của Sotheby.

Ruth vẫy tay theo cho đến khi chiếc xe tải khuất sau chiếc cổng và hoà vào dòng xe chạy về hướng trung tâm London.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 24


Chiếc máy bay Gulfstream V của Fenston hạ cánh xuống sân bay Heathrow vào lúc 7.22, và Ruth đã đứng chờ sẵn trên đường băng để đón chào khách hàng của mình. Bà đã làm việc kỹ lưỡng với bên Hải quan và cung cấp cho họ đầy đủ mọi chi tiết liên quan để các giấy tờ cần thiết sẽ được chuẩn bị xong ngay khi Anna trở về.

Trong suốt một giờ qua, Ruth càng lúc càng hay nhìn về phía cổng. Bà sốt ruột mong cho chiếc xe tải kia mau trở lại. Bà đã gọi cho hãng Sotheby, và được một cô gái làm trong phòng Ấn tượng của họ cho biết là bức tranh đã được đưa về đó. Nhưng đã hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua. Có lẽ nhẽ ra bà nên gọi sang Mỹ để kiểm tra lại, nhưng tại sao lại phải nghi ngờ một trong những khách hàng đáng tin cậy nhất của mình.

Ruth hướng sự chú ý của mình sang chiếc máy bay và quyết định chưa nói gì. Suy cho cùng, Anna chắc chắn sẽ trở lại trong vòng vài phút nữa.

Chiếc cánh cửa trên thân máy bay mở ra và những bậc cầu thang được hạ xuống. Cô chiêu đãi viên bước sang một bên để nhường lối đi cho vị hành khách duy nhất của mình. Karl Leapman bước xuống đường băng và bắt tay Ruth, trước khi cùng với bà bước lên một chiếc limousine của sân bay để tới đại sảnh dành riêng cho chủ nhân của những chiếc máy bay tư nhân cách đó không xa. Ông ta chẳng thèm giới thiệu về bản thân mình, Ruth phải tự biết ông ta là ai. “Có vấn đề gì không?” Leapman hỏi. “Chẳng có gì theo như tôi biết”, Ruth trả lời một cách tự tin. Lúc đó chiếc limousine vừa đỗ lại bên ngoài tòa nhà điều hành. “Chúng tôi đã làm theo mọi chỉ thị trong thư của ông, dù đã xảy ra cái chết thương tâm của Phu nhân Victoria”.

“Được”, Leapman vừa nói vừa bước ra khỏi xe. “Công ty chúng tôi sẽ gửi một vòng hoa tới viếng bà ta” và không dừng lại, ông ta nói thêm, “mọi thứ đều đã sẵn sàng để máy bay có thể cất cánh bay trở về Mỹ trong vòng một giờ nữa?”

“Vâng”, Ruth nói. “Chúng tôi sẽ đưa bức tranh lên máy bay khi phi công tiếp xong nhiên liệu - có lẽ không đến một giờ. Sau đó ông có thể lên đường”.

“Rất tốt”, Leapman vừa nói vừa đưa tay đẩy cánh cửa xoay. “Chúng tôi đã đặt giờ bay vào lúc 8:30 và tôi không muốn bị muộn giờ”.

“Thế thì có lẽ tôi nên để ông ngồi lại đây, còn tôi sẽ đi xem xét mọi chuyện”, Ruth nói, “nhưng tôi sẽ thông báo cho ông biết ngay khi bức tranh được đưa lên máy bay một cách an toàn”.

Leapman gật đầu và lại ngồi xuống chiếc ghế da to. Ruth quay mình bước đi.

“Ngài có uống gì không?” người nhân viên quầy Bar hỏi.

“Rượu Scotch pha đá”, Leapman nhìn lướt qua thực đơn rồi nói.

Khi ra đến cửa, Ruth quay đầu lại nói, “Khi Anna quay trở lại, nhờ ông nói với cô ấy rằng tôi đang ở chỗ Hải quan, chờ hoàn thiện thủ tục giấy tờ”.

“Anna?” Leapman la lên và đứng bật dậy.

“Vâng, cô ấy đã đến đây từ đầu giờ chiều”.

“Làm gì?” Leapman vừa hỏi vừa lao lại chỗ Ruth.

“Chỉ là để kiểm tra lại bức tranh, và để đảm bảo rằng chỉ thị của ông Fenston được thực hiện chính xác”, Ruth nói và cố tỏ ra như không có chuyện gì quan trọng.

“Chỉ thị gì?” Leapman hét lên.

“Đưa bức Van Gogh tới nhà đấu giá Sotheby để định giá cho việc làm bảo hiểm”.

“Chủ tịch đâu có yêu cầu thế”, Leapman nói.

“Nhưng Sotheby đã cho xe đến, và Tiến sỹ Petrescu đã khẳng định việc này”.

“Petrescu đã bị sa thải từ ba hôm trước. Liên lạc với Sotheby ngay”. Ruth chạy vội tới chỗ để máy điện thoại và quay số tổng.

“Cô ta giao dịch với ai ở Sotheby?”

“Mark Poltimore”, Ruth vừa nói vừa đưa ống nghe cho Leapman. “Poltimore”, ông ta hét lên ngay khi vừa nghe thấy lời chào trong máy, rồi nhận ra rằng mình đang nói chuyện với một chiếc máy trả lời tự động. Ông ta dập mạnh chiếc ống nghe xuống. “Bà có số máy nhà riêng của anh ta không?”

“Không”, Ruth nói, “nhưng tôi có số máy di động của anh ta”.

“Vậy thì gọi đi”.

Ruth nhanh chóng tìm số điện thoại trong máy của mình và lại quay số. “Mark?” bà hỏi to.

Leapman giật lấy chiếc ống nghe. “Poltimore?”

“Xin nghe”.

“Tôi là Leapman. Tôi là-”

“Tôi biết ông, ông Leapman ạ”, Mark nói.

“Tốt, bởi vì theo tôi biết thì anh đang giữ bức Van Gogh của chúng tôi”.

“Đã từng giữ, nói thế thì chính xác hơn”, Mark trả lời, “cho đến khi Tiến sỹ Petrescu, giám đốc nghệ thuật của các ông, thông báo với chúng tôi rằng ông đã đổi ý và yêu cầu đưa bức tranh trở lại phi trường Heathrow ngay lập tức để ông đưa nó sang New York”.

“Và anh đã nghe theo?” Leapman hỏi bằng một giọng cao dần theo mỗi từ thoát ra từ miệng ông ta.

“Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác, ông Leapman ạ. Suy cho cùng, cô ấy là người được ủy thác”.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 25


“Chào, Vincent đây”.

“Chào. Có đúng như những gì mình vừa nghe không?”

“Cậu nghe thấy gì?”

“Rằng cậu đã đánh cắp bức Van Gogh”.

“Đã báo cho cảnh sát chưa?”

“Chưa, ông ta không dám liều như vậy đâu, ít nhất bởi vì giá cổ phiếu của công ty đang giảm mạnh và vì bức tranh chưa được bảo hiểm”.

“Vậy ông ta định làm gì?”

“Ông ta sẽ cử một người tới London để truy tìm cậu, nhưng không biết đó là ai”

“Có thể khi họ tới London, mình đã rời khỏi đó”.

“Cậu đi đâu?”

“Ve nhà”.

“Và bức tranh đã an toàn rồi chứ?”

“An toàn tuyệt đối”.

“Hay lắm, nhưng còn một chuyện nữa mà cậu cần phải biết”.

“Chuyện gì vậy?”

“Fenston sẽ dự đám tang của cậu vào chiều nay”.

Điện thoại ngắt. Bốn mươi hai giây. Anna gác ống nghe và cảm thấy lo lắng cho Tina. Cô đã đặt bạn mình vào một hoàn cảnh quá nguy hiểm. Fenston sẽ làm gì nếu ông ta phát hiện ra lý do tại sao cô luôn đi trước ông ta một bước?

Cô bước lại bàn làm thủ tục.

“Cô có đem theo hành lý gì không?” người phụ nữ ngồi sau quầy hỏi. Anna lấy chiếc thùng màu đỏ ra khỏi xe đẩy và đặt lên cân. Sau đó cô đặt chiếc vali cạnh chiếc thùng.

“Hơi quá cân một chút, thưa bà”, người phụ nữ nói. “Tôi e là bà phải trả thêm tiền, 32 bảng”. Anna rút ví ra và lấy tiền đưa cho người phụ nữ.

Cô ta dán một chiếc nhãn lên vali của cô và đính một chiếc nhãn khác có dòng chữ “Dễ vỡ” lên chiếc thùng màu đỏ. “Cổng 43”, cô ta vừa nói vừa đưa vé cho Anna. “Ba mươi phút nữa sẽ mở cửa. Chúc một chuyến bay bình an”.

Anna bước về phía phòng chờ khởi hành.

Dù Fenston phái ai tới London để tìm cô, kẻ đó chắc chắn sẽ chỉ có mặt ở thành phố này sau khi cô đã cất cánh. Nhưng Anna hiểu rằng chỉ cần bọn họ đọc kỹ bản báo cáo của cô, họ sẽ biết bức tranh cuối cùng sẽ được đưa tới đâu. Anna chỉ cần đảm bảo rằng cô sẽ tới đó trước họ. Nhưng trước tiên cô phải gọi điện thoại cho một người mà đã mười năm nay cô không hề liên lạc, để báo trước cho người đó biết rằng cô đang trên đường đi. Anna đi thang máy lên tầng hai và đứng vào hàng người đang chờ để qua cửa kiểm tra. “Cô ta đang đi về phía cổng 43”, một giọng nói cất lên, “và sẽ lên chuyến bay BA 272 tới Bucharest khởi hành lúc 7:44 phút...”

***

Fenston cố len vào một hàng người gồm toàn những nhân vật tai to mặt lớn khi Tổng thống Bush và Thị trưởng Giuliana bắt tay với các nhân vật đại diện cho những người tham dự buổi lễ tại Bãi Trống.

Ông ta quanh quẩn ở đó cho đến khi chiếc trực thăng của Tổng thống đã cất cánh rồi mới tìm chỗ đứng lẫn vào đám đông những người đang tham dự lễ tang, ông ta đứng ở cuối đám đông và lắng nghe những cái tên được đọc to lên. Mỗi cái tên đi kèm với một tiếng chuông.

Greg Abbot

Ông ta nhìn quanh đám đông.

Kelly Gullickson

Ông ta nhìn kỹ khuôn mặt những người thân của các nạn nhân đang tập trung để tưởng nhớ những người thân yêu của họ.

Anna Petrescu

Fenston biết mẹ của Petrescu sống ở Bucharest và không có mặt trong buổi lễ này. Ông ta chăm chú quan sát những con người xa lạ đang đứng quanh mình, và băn khoăn không hiểu ai trong số họ là Bác George, đến từ Danville, Illinois.

Rebecca Rangere

Ông ta liếc nhìn Tina. Nước mắt đang chảy ròng ròng trên khuôn mặt chị, chắc chắn không phải là dành cho Anna Petrescu.

Brulio Real Polanco

Vị tu sỹ cúi đầu. Ông đọc lời cầu nguyện, rồi gấp cuốn Kinh Thánh lại và làm dấu chữ thập. “Nhân danh Cha, Con và Thánh thần”, ông nói to.

“Amen”, đám đông đồng thanh đáp lại.

***

Tina nhìn sang chỗ Fenston, không một giọt nước mắt, chỉ có kiểu đổi chân quen thuộc cho thấy ông ta đang buồn chán. Trong khi những người khác đứng tụm lại thành từng nhóm nhỏ để tưởng nhớ những nạn nhân của vụ khủng bố, Fenston bỏ đi mà không nói với ai một lời nào. Ông ta một mình bước ra chỗ chiếc xe đang chờ mình ở bên ngoài.

Tina đứng giữa mấy người đang than khóc, nhưng mắt chị không rời Fenston. Tài xế đang giữ cánh cửa xe cho ông ta. Fenston bước lên xe và ngồi cạnh một người phụ nữ mà Tina chưa từng gặp bao giờ. Không ai nói một lời nào cho đến khi người tài xế đã ngồi vào sau vô lăng, bấm một chiếc nút trên bảng điều khiển và tấm kính màu khói nâng lên ngăn cách anh ta với hai người ngồi sau. Rồi chỉ trong tích tắc, chiếc xe đã hoà vào dòng xe cộ trên đường. Tina nhìn theo cho đến khi nó khuất hẳn. Chị hy vọng Anna sắp gọi cho mình - có quá nhiều điều cần báo cho Anna biết và giờ đây chị còn phải tìm hiểu xem người phụ nữ ngồi trong xe với Fenston là ai. Bọn họ có nói chuyện về Anna không? Phải chăng Tina đã đưa bạn mình vào một tình huống nguy hiểm không đáng có? Bức Van Gogh hiện đang ở đâu?

Người phụ nữ ngồi cạnh Fenston mặc một bộ đồ màu xám. Bình thường như bao nhiêu người bình thường khác là thứ mà cô ta cần. Cô ta chưa bao giờ đặt chân đến phòng làm việc hay phòng ở của Fenston, cho dù cô ta đã quen biết Fenston gần hai chục năm nay. Cô ta gặp Fenston lần đầu khi ông ta còn là tay chân của Tổng thống Nicolae Ceausescu.

Nhiệm vụ chủ yếu của Fenston trong triều đình Ceausescu là chuyển những khoản tiền khổng lồ vào vô số các tài khoản ở khắp nơi trên thế giới - những khoản tiền thưởng dành cho đám tay sai trung thành của kẻ độc tài. Khi một kẻ nào đó trong đám tay sai ấy không còn trung thành nữa, người phụ nữ ngồi cạnh Fenston trừ khử kẻ đó, và Fenston phân phối lại những tài sản của kẻ xấu số. Tài năng đặc biệt của Fenston là rửa tiền, tại những nơi xa xôi như Cook Islands và tại những nơi ngay sát hông nhà như Thụy Sỹ. Còn chuyên môn của cô ta là giết người - công cụ của cô ta là dao làm bếp, có sẵn ở khắp nơi, và không cần đến ống giảm thanh.

Cả hai đều biết, theo nghĩa đen, những cái xác kia được chôn ở đâu. Vào năm 1985, Ceausescu quyết định cử người của mình tới New York để mở một chi nhánh ngân hàng riêng ở hải ngoại cho ông ta. Trong khoảng thời gian bốn năm sau đó, Fenston mất liên lạc với người phụ nữ hiện giờ đang ngồi bên cạnh ông ta, cho mãi đến năm 1989, khi Ceausescu bị bắt, bị đưa ra xét xử và bị tử hình vào ngày Giáng sinh. Trong số những kẻ thoát được số phận này có Olga Krantz. Cô ta đã vượt qua biên giới của bảy quốc gia trước khi tới Mêhicô, rồi từ đó vượt biên sang Mỹ để trở thành một trong vô số những kẻ nhập cư trái phép không có bảo hiểm thất nghiệp và được một ông chủ vô lương tâm thu nạp. Ông chủ ấy đang ngồi cạnh cô ta Fenston là một trong số ít những người biết được lý lịch nhân thân thực sự của Krantz. Lần đầu tiên ông ta trông thấy Krantz là khi cô ta xuất hiện trên truyền hình lúc mới 14 tuổi với tư cách là một vận động viên thể dục dụng cụ của Romania trong cuộc đua tài với Liên Xô.

Krantz được xếp thứ hai, sau đồng đội của mình là Mara Moldoveanu, và báo chí lúc bấy giờ đã bắt đầu nói đến huy chương vàng và huy chương bạc dành cho họ tại kỳ Olimpic tiếp theo. Đáng tiếc là cả hai người này đều không có cơ hội sang Moscow. Moldoveanu chết trong một tai nạn thương tâm khi bị ngã gẫy cổ lúc đang luyện tập. Lúc đó trong phòng tập chỉ có hai người là Moldoveanu và Krantz. Krantz thề sẽ giành huy chương vàng để tưởng nhớ bạn mình.

Những gì xảy ra với Krantz không đáng sợ như tai nạn đã xảy ra với Moldoveanu. Cô ta bị bong gân khi đang khởi động để luyện tập chỉ vài ngày trước khi thế vận hội Olimpic được khai mạc. Cô ta biết mình chẳng còn cơ hội thứ hai. Giống như những vận động viên chưa có một thành tích thực sự xuất sắc nào, tên tuổi của cô ta nhanh chóng biến mất trên mặt báo. Fenston tưởng sẽ không bao giờ nghe nói đến tên cô ta nữa, cho đến một buổi sáng nọ khi ông ta nghĩ mình đã trông thấy Krantz bước ra khỏi văn phòng của Ceausescu. Cô gái kia trông có vẻ già hơn đôi chút, nhưng vẫn cái dáng đi thoăn thoắt ấy và không ai có thể quên được đôi mắt lạnh ánh thép kia. Chỉ cần vài câu hỏi đúng chỗ và Fenston đã biết rằng Krantz lúc này đã là đội trưởng đội cận vệ của Ceausescu. Công việc chính của cô ta là bẻ gãy xương những ai dám cản đường kẻ độc tài và vợ ông ta. Giống như mọi vận động viên khác, Krantz muốn trở thành cao thủ số một trong nghề của mình. Sau khi đã đạt đến mức siêu hạng trong ngón bẻ tay, bẻ chân, bẻ cổ, Krantz chuyển sang ngón “cắt họng”, một ngón nghề mà không ai có thể tranh cướp huy chương vàng với cô ta. Những giờ luyện tập miệt mài đã dẫn đến sự điêu luyện. Trong khi những người khác đi xem bóng đá hay xem phim vào tối thứ Bẩy, cô ta lại chui vào một lò sát sinh ở ngoại ô Bucharest. Cô ta dành kỳ nghỉ cuối tuần để luyện tập kỹ năng “cắt họng” trên cừu và bê. Kỷ lục Olimpic của cô ta là 42 cái họng trong một giờ.

Không một ai trong cái lò sát sinh ấy có thể bì với cô ta.

Ceausescu trả công cho cô ta rất hậu. Fenston trả cho cô ta còn hậu hơn. Điều khoản hợp đồng lao động của Krantz rất đơn giản. Cô ta phải có mặt 24/24 giờ, và không được làm việc cho bất kỳ một ai khác. Trong vòng 12 năm, khoản tiền công của cô ta đã tăng từ 250 nghìn bảng lên một triệu bảng. Cảnh chạy ăn từng bữa của dân nhập cư bất hợp pháp hoàn toàn xa lạ đối với Krantz. Fenston rút một tập hồ sơ trong cặp ra rồi đưa cho Krantz mà không nói một lời nào. Cô ta lật trang bìa ra và nhìn kỹ năm tấm ảnh mới chụp của Anna Petrescu.

“Hiện nay cô ta đang ở đâu?” Krantz hỏi bằng một giọng Trung Âu đặc sệt.

“London”, Fenston trả lời, trước khi ông ta đưa cho Krantz một tập hồ sơ nữa.

Cô ta lại mở tập hồ sơ ra và lần này chỉ có một tấm ảnh duy nhất. “Ai vậy”, cô ta hỏi.

“Ông ta còn quan trọng hơn cả Anna Petrescu”, Fenston trả lời.

“Sao lại có thể như thế?” Krantz vừa hỏi vừa xem kỹ tấm ảnh.

“Bởi vì ông ta là kẻ không thể thay thế”, Fenston nói, “không giống như Petrescu. Nhưng làm gì thì làm, không được giết cô ta trước khi cô ta đưa cô tới chỗ bức tranh”.

“Nếu cô ta không làm điều đó thì sao?”

“Cô ta sẽ làm điều đó”, Fenston nói. “Còn khoản tiền công của tôi cho việc bắt cóc một gã đã cụt sẵn một tai là bao nhiêu?” Krantz hỏi.

“Một triệu đôla. Trả trước một nửa, nửa kia sẽ được trả nốt khi cô giao ông ta cho tôi, còn nguyên vẹn”.

“Thế còn cô gái kia?”

“Cũng thế, nhưng cô chỉ được nhận tiền sau khi tôi đã tham dự đám tang thứ hai của cô ta”. Fenston gõ nhẹ lên tấm kính trước mặt và tài xế cho xe dừng lại bên lề đường. “Tiện đây xin nói thêm”, Fenston nói, “tôi đã chỉ đạo cho Leapman gửi tiền vào chỗ cũ, như mọi khi”. Krantz gật đầu, mở cửa xe, bước ra ngoài và biến mất trong đám đông.



15/9
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 26


“Tạm biệt Sam”, Jack nói, vừa lúc chiếc điện thoại cầm tay của anh bắt đầu chơi bản “Danny Boy”. Anh cứ để mặc chuông điện thoại rung cho đến khi anh đã quay trở ra phố East 54 bởi vì anh không muốn Sam nghe được nội dung cuộc nói chuyện của mình. Vừa bước về phía đại lộ Số Năm, anh vừa bấm cái nút màu xanh trên điện thoại. “Anh có gì cho tôi vậy, Joe?”

“Petrescu hạ cánh xuống sân bay Gatwick”, Joe nói. “Cô ta thuê một chiếc xe và lái thẳng đến Lâu đài Wentworth”.

“Cô ta ở đó bao lâu?”

“Ba mươi phút, không hơn. Khi ra khỏi lâu đài, cô ta rẽ vào một quán rượu gần đấy để gọi điện thoại trước khi lái xe tới Heathrow, tại đó cô ta đã tìm gặp Ruth Parish tại văn phòng của bà ta ở công ty Art Locations”. Jack không ngắt lời anh ta. “Vào lúc khoảng bốn giờ, một chiếc xe tải của hãng Sotheby xuất hiện, nhận một chiếc thùng màu đỏ-”

“Kích thước?”

“Một chiều ba bộ, một chiều hai bộ, khoảng thế".

“Chẳng cần phải nghĩ cũng biết trong đó là cái gì”, Jack nói. “Chiếc xe tải đi tới đâu?”

“Họ đưa bức tranh tới văn phòng Cánh Tây của hãng Sotheby”.

“Còn Petrescu?”

“Cô ta cùng đi với họ. Khi chiếc xe tải đến phố Bond, hai nhân viên bốc vác đưa chiếc thùng xuống và cô ta theo họ vào trong”.

“Bao lâu sau thì cô ta quay ra?”

“Hai mươi phút, và lần này cô ta đi một mình, vác theo chiếc thùng màu đỏ. Cô ta vẫy một chiếc tắc xi, cho chiếc thùng lên xe và biến mất”.

“Biến mất?” Jack hỏi giật giọng. “Anh nói gì, biến đi đâu?”

“Chúng tôi không có nhiều nhân viên”, Joe nói. “Phần lớn người của chúng tôi lúc này đang phải làm việc suốt ngày đêm để xác định các nhóm khủng bố có liên quan đến vụ khủng bố hôm thứ Ba”.

“Đã hiểu”, Jack dịu giọng nói.

“Nhưng vài giờ sau đó, chúng tôi đã phát hiện ra cô ta đang ở đâu”.

“Ở đâu?” Jack hỏi.

“Sân bay Gatwick. Anh đừng quên”, Joe nói, “là một phụ nữ trẻ đẹp mang theo một chiếc thùng màu đỏ thì không thể lẫn vào đâu được trong đám đông”.

“Nhưng ai chứ đặc vụ Roberts thì vẫn có thể không phát hiện ra”, Jack vừa nói vừa vẫy một chiếc tắc xi. “Đặc vụ Roberts à?” Joe hỏi.

“Để khi khác đi”, Jack vừa nói vừa trèo lên ghế sau xe tắc xi. “Vậy lần này cô ta đi đâu?”

“Bucharest”.

“Tại sao cô ta lại đưa bức tranh vô giá ấy đến Bucharest?” Jack hỏi. “Theo lệnh của Fenston, tôi cá đấy”, Joe nói. “Suy cho cùng, đó là thành phố quê hương của ông ta và cả của cô ta nữa, theo tôi thì không có chỗ nào tốt hơn để giấu bức tranh”.

“Vậy thì phái Leapman đến London để làm gì nếu không phải là để lấy bức tranh?”

“Nghi binh thôi”, Joe nói, “và điều đó cũng giải thích tại sao Fenston lại tham dự lễ tang của Anna Petrescu khi ông ta biết rõ cô ta vẫn còn sống và đang làm việc cho mình”.

“Còn một cách giải thích khác mà chúng ta phải cân nhắc”, Jack nói.

“Gì vậy, sếp?”

“Có thể cô ta không làm việc cho Fenston nữa và cố ý ăn cắp bức tranh”.

“Tại sao cô ta lại liều như vậy”, Joe nói, “trong khi cô ta biết là Fenston sẽ truy tìm cô ta bằng được?”

“Tôi không biết, nhưng chỉ có một cách để khám phá chuyện này”. Jack bấm nút màu đỏ trên điện thoại, và đưa cho tài xế tắc xi một địa chỉ ở West Side.

Fenston tắt chiếc máy ghi âm và cau mày. Cả hai người bọn họ đều đã nghe cuộn băng này đến lần thứ ba. “Khi nào thì ngài đuổi cổ con chó cái ấy đi?” Leapman hỏi.

“Chưa, khi mà cô ta là người duy nhất có thể dẫn chúng ta đến chỗ bức tranh”, Fenston đáp.

Leapman nhăn mặt. “Và ngài có nghe thấy từ quan trọng nhất trong cuộc nói chuyện của chúng không?” ông ta hỏi. Fenston nhướng mày. “Đi”, Leapman nói. Fenston vẫn không nói gì. “Nếu cô ta dùng từ về, “tôi đang về”, thì chắc chắn đích đến của cô ta là New York”.

“Nhưng cô ta lại dùng từ đi”, Fenston nói, “vậy thì cô ta đi Bucharest”.

***

Jack ngồi ngả người trên ghế tắc xi và cố phán đoán xem bước đi tiếp theo của Petrescu sẽ là gì. Anh vẫn chưa biết nên xếp Anna vào hàng tội phạm chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Và Tina Forster đóng vai trò gì trong phương trình này? Liệu có khả năng cả Fenston, Leapman, Petrescu và Forster đều làm việc cùng nhau? Nếu thế, tại sao Leapman chỉ ở lại London vài giờ rồi vội vàng trở lại New York? Bởi vì chắc chắn ông ta không gặp Petrescu và không đưa được bức tranh sang New York. Nhưng nếu Petrescu hành động một mình, cô ta chắc chắn phải biết rằng việc Fenston bắt được mình chỉ là vấn đề thời gian. Dù rằng Jack phải thừa nhận là Petrescu hiện giờ đang sống trên đất của mình, và có vẻ như cô ta không đánh giá hết những mối nguy hiểm đang chờ cô ta.

Nhưng Jack vẫn băn khoăn không hiểu tại sao Petrescu lại đi đánh cắp một bức tranh trị giá hàng chục triệu đôla, trong khi hơn ai hết cô ta phải biết rằng cô ta sẽ không thể bán được bức tranh ấy mà không bị phát hiện. Thế giới nghệ thuật quá bé nhỏ và số người có đủ tiền để mua bức tranh đó còn bé nhỏ hơn. Và cho dù cô ta có thành công đi chăng nữa, cô ta sẽ làm gì với khoản tiền khổng lồ thu được? FBI sẽ lần ra nguồn gốc của những khoản tiền lớn như vậy chỉ trong vài giờ, cho dù cô ta gửi ở đâu, đặc biệt là sau những gì xảy ra vào hôm thứ Ba. Hoàn toàn vô lý. Trong khi chiếc tắc xi đang chạy vào công viên Central Park, Jack cố tìm ra một lô gíc hợp lý cho tất cả những gì vừa diễn ra trong mấy ngày qua. Sau vụ 11/9, anh tưởng mình sẽ được rút ra khỏi vụ này, nhưng Macy nói rằng không nhất thiết phải tung mọi nhân viên vào việc truy lùng bọn khủng bố và nương tay với các tội ác khác.

Việc xin trát khám nhà Anna trong khi cô ta vẫn còn trong danh sách những người mất tích không có gì khó khăn đối với Jack. Suy cho cùng, người thân và bạn bè cần phải được liên lạc để xem họ có biết tin gì về cô ta không. Và rồi còn một khả năng nữa, Jack lập luận với bên tòa án, là cô ta đã nhốt mình trong nhà vì bị sốc. Tòa đã ký lệnh khám nhà cô ta mà không vặn vẹo gì thêm.

Sam bật khóc ngay khi vừa nghe nhắc đến tên Anna. Ông già nói với Jack rằng ông ta sẽ làm bất cứ chuyện gì nếu cần để giúp đỡ anh. Ông già đưa anh lên phòng Anna và thậm chí còn mở cửa cho anh.

Jack bước quanh căn hộ nhỏ và gọn gàng của Anna trong khi ông già chờ ngoài hành lang. Anh chẳng biết được gì thêm ngoài những gì anh đã biết. Một cuốn sổ ghi chép cho anh biết số điện thoại của bác cô ta tại Danville, Illinois, và một chiếc phong bì cho anh biết địa chỉ của mẹ cô ta tại Bucharest. Có lẽ điều ngạc nhiên duy nhất là một bức tranh của Picasso, có chữ ký bằng bút chì của chính hoạ sỹ, treo ngoài phòng khách. Anh nhìn kỹ hình đấu sỹ và con bò tót trong tranh, rõ ràng là tranh vẽ. Anh không nghĩ là cô ta đã ăn cắp bức tranh để treo nó trong phòng khách cho mọi người chiêm ngưỡng. Hay đây là phần thưởng mà Fenston dành cho cô ta vì đã giúp ông ta đoạt được bức Van Gogh? Nếu đúng là như vậy thì chuyện này có thể phần nào giải thích việc cô ta đang làm. Rồi anh bước vào phòng ngủ và tìm thấy chứng cứ khẳng định việc Tina đã có mặt trong căn phòng này vào buổi tối hôm 11/9. Bên cạnh giường ngủ của Anna có một chiếc đồng hồ. Jack kiểm tra kim đồng hồ: 8.46.

Jack trở ra phòng khách và nhìn qua tấm ảnh đặt ở góc bàn làm việc.

Chắc hẳn đó là cha mẹ của cô ta.

Anh mở ngăn kéo ra, và tìm thấy một tệp thư mà anh chẳng thể đọc. Phần lớn các bức thư đều được ký “Mama”, cho dù có một vài bức được ký bởi do ai đó có tên là Anton. Jack băn khoăn không hiểu người này là bà con hay là bạn bè. Anh nhìn lại tấm ảnh và bỗng nghĩ rằng nếu mẹ anh trông thấy tấm ảnh này, chắc hẳn bà sẽ mời Anna tới để nếm thử món hầm kiểu Ailen của bà.

“Chết tiệt”, Jack nói to đến nỗi người tài xế tắc xi hỏi anh, “Có chuyện gì vậy?”

“Tôi quên không gọi điện cho mẹ tôi”.

“Thế thì anh gặp rắc rối to rồi”, người lái xe nói, “tôi hiểu điều đó, vì tôi cũng là người Ailen”.

Cha của Jack luôn muốn anh trở thành một luật sư và cả cha lẫn mẹ anh đều hy sinh tất cả để cố biến mơ ước ấy thành hiện thực. Sau 26 năm làm việc cho NYPD, cha của Jack đi đến kết luận là chỉ có luật sư và tội phạm là những người có thể kiếm lời từ tội ác, vì vậy ông cụ nghĩ rằng con trai của mình cần phải có sự lựa chọn khôn ngoan hơn mình.

Phớt lờ lời khuyên của cha, Jack đầu quân cho FBI chỉ vài ngày sau khi anh tốt nghiệp đại học Colombia với tấm bằng cử nhân luật. Cha anh vẫn không ngớt phàn nàn về việc anh đã không nghe lời ông, còn mẹ anh thì lúc nào cũng hỏi khi nào anh cho bà được bế cháu.

Jack rất yêu thích công việc của mình, từ những giây phút đầu tiên khi anh được đưa tới Quantico để huấn luyện, tới khi được điều đến chi nhánh ở New York, rồi được đề bạt làm Sỹ quan Điều tra Cao cấp.

Dường như anh là người duy nhất cảm thấy ngạc nhiên khi mình được đề bạt nhanh hơn những người cùng trang lứa. Thậm chí cha anh cũng chúc mừng anh, trước khi ông nói thêm, “Điều này chứng minh rằng nếu con theo nghề luật sư thì sẽ thành công tới cỡ nào”.

Macy cũng đã tỏ ý là ông ta hy vọng rằng Jack sẽ ngồi vào vị trí của ông ta khi ông ta được điều trở lại Washington. Nhưng trước khi điều đó có thể xảy ra, Jack phải đưa được tên tội phạm nguy hiểm này vào tù đã. Và cho tới lúc này, Jack phải thừa nhận rằng anh hầu như chưa chạm được vào Bryce Fenston, và đang phải dựa vào một đấu sỹ nghiệp dư với hy vọng sẽ giáng cho ông ta một quả nốc ao.

Anh dừng dòng suy nghĩ miên man lại, và bấm điện thoại gọi cho thư ký của mình.

“Sally, đặt cho tôi một chỗ trên chuyến bay đầu tiên tới London, và tiếp theo là từ London đi Bucharest. Tôi đang trên đường về nhà để chuẩn bị mọi thứ”.

“Tôi phải báo cho anh biết là”, cô thư ký của Jack nói, “JFK đã chật cứng chỗ cho đến hết tuần tới”.

“Sally, hãy bằng cách nào đó hãy kiếm cho tôi một chỗ, dù ngồi cạnh phi công cũng được”.

Luật lệ rất đơn giản. Mỗi ngày Krantz lại ăn cắp một chiếc điện thoại cầm tay. Cô ta chỉ gọi cho Fenston một lần, và sau đó vứt điện thoại đi. Như thế thì không ai có thể dò ra cô ta. Fenston đang ngồi bên bàn làm việc của mình thì tín hiệu màu đỏ bật sáng trên đường dây điện thoại riêng của ông ta. Chỉ một người duy nhất biết số điện thoại này. Ông ta cầm ống nghe lên.

“Cô ta ở đâu?”

“Bucharest”, câu trả lời chỉ có thế và Fenston gác máy.

Krantz vứt chiếc điện thoại cầm tay xuống sông Thames và vẫy một chiếc tắc xi.

“Gatwick”.

Khi Jack bước xuống cầu thang máy bay, anh không ngạc nhiên khi thấy Tom Crasanti đang đứng chờ mình trên đường băng. Một chiếc xe đỗ phía sau người bạn cũ của anh, máy vẫn đang nổ và cửa sau xe đã được một đặc vụ khác mở sẵn.

Không ai nói gì cho đến khi cửa xe đã được đóng lại và chiếc xe đã lăn bánh trên đường.

“Petrescu ở đâu?” là câu hỏi đầu tiên của Jack.

“Cô ta đã hạ cánh xuống Bucharest”.

“Còn bức tranh?”

“Cô ta đưa qua cửa Hải quan trong một chiếc xe đẩy”, Tom nói.

“Cô ta có phong cách độc đáo đấy”.

“Đúng thế”, Tom nói, “nhưng hình như cô ta không biết điều gì đang chờ mình”.

“Tôi nghĩ là cô ta sẽ hiểu ra”, Jack nói, “bởi vì có một điều chắc chắn là nếu cô ta đánh cắp bức tranh, tôi sẽ không phải là người duy nhất truy lùng cô ta”.

“Vậy thì anh cũng phải theo dõi cả những kẻ đang truy lùng cô ta nữa”, Tom nói.

“Cậu nói đúng”, Jack nói, “và vì thế tôi phải tới được Bucharest trước khi cô ta đi tới cái đích tiếp theo của mình”.

“Vậy thì không còn thời gian để lãng phí nữa”, Tom nói, “chúng tôi đã cho một máy bay chờ sẵn để đưa anh tới Gatwick và họ sẽ hoãn chuyến bay tới Bucharest trong ba mươi phút”.

“Làm thế nào mà anh xoay xở được như thế?” Jack hỏi.

“Chiếc máy bay là của chúng ta, còn việc hoãn giờ bay thì phải nhờ họ. Ngài đại sứ đã gọi điện cho Bộ Ngoại giao. Tôi không biết ông ấy nói gì”, Tom thừa nhận, cùng lúc đó họ dừng lại cạnh chiếc máy bay trực thăng, “nhưng anh chỉ có ba mươi phút”.

“Cám ơn vì tất cả”, Jack vừa nói vừa xuống xe và bắt đầu bước về phía chiếc máy bay trực thăng.

“Và đừng có quên là”, Tom nói to trong tiếng quay vù vù của cánh quạt, “chúng ta không có cơ quan đại diện chính thức ở Bucharest, vì vậy anh phải tự mình xoay xở mọi chuyện”.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 27


Anna bước vào phòng đợi của sân bay Otopeni, sân bay quốc tế của Bucharest. Cô đẩy một chiếc xe chất đầy một thùng gỗ, một chiếc vali lớn và một chiếc laptop. Cô dừng lại khi trông thấy một người đàn ông đang lao về phía mình.

Anna nhìn ông ta một cách ngờ vực. Ông ta khoảng sáu mươi tuổi, tóc đã bắt đầu hói, nước da tươi tắn và mang một bộ ria mép đen và dầy. Ông ta mặc một bộ complê có vẻ hơi chật, và điều đó cho thấy trước kia hẳn là ông ta trông thon thả hơn.

Ông ta dừng lại trước mặt Anna.

“Tôi là Sergei”, ông ta nói bằng tiếng mẹ đẻ. “Anton nói cho tôi biết cô đã gọi điện và yêu cầu được đón ở sân bay. Ông ấy cũng đã đặt phòng cho cô tại một khách sạn nhỏ trong thành phố”. Sergei cầm lấy chiếc xe đẩy của Anna và đẩy về phía chiếc tắc xi đang chờ sẵn của mình, ông ta mở cửa sau chiếc xe Mercedes màu vàng đã đi được ba trăm nghìn dặm theo con số ghi trên đồng hồ và chờ cho đến khi Anna đã ngồi vào trong xe ông ta mới cho hành lý vào cốp sau và ngồi vào sau vô lăng.

Anna nhìn qua cửa sổ xe và quan sát sự thay đổi của thành phố - nó gần như đã hoàn toàn thay đổi, và giờ đây đã trở thành một thủ đô đầy sức sống đang khẳng định vị thế của mình ở châu Âu. Những tòa nhà văn phòng hiện đại và trung tâm mua bán đã thế chỗ cho những tòa nhà xám xịt dưới chế độ Cộng sản mà mới chỉ một thập niên trước còn thống trị nơi này.

Sergei dừng lại bên ngoài một khách sạn nhỏ náu mình cuối một con phố nhỏ. Ông ta vác chiếc thùng màu đỏ ra khỏi cốp xe trong khi Anna lấy hành lý và bước vào trong khách sạn.

“Việc đầu tiên tôi muốn làm là đi thăm mẹ tôi”, Anna nói sau khi đã làm thủ tục đăng ký vào khách sạn. Sergei nhìn đồng hồ. “Tôi sẽ đón cô vào lúc 9 giờ. Như thế cô sẽ được chợp mắt vài tiếng”.

“Cảm ơn”, Anna nói.

Ông ta nhìn theo cho đến khi cô bước vào trong thang máy cùng với chiếc thùng màu đỏ.

***

Jack đã nhận ra Anna khi anh đang đứng xếp hàng để lên máy bay. Chỉ là kỹ năng quan sát cơ bản: lùi lại phía sau, trong trường hợp người bị anh theo dõi lại đang ở phía sau anh. Vấn đề là đừng để cho người bị theo dõi nhận ra rằng anh đang bám theo họ. Phải hành động một cách tự nhiên, đừng bao giờ ngoái nhìn lại. Không phải là chuyện dễ.

Thầy giáo của anh tại Quantico tối nào cũng bắt anh phải luyện kỹ năng theo dõi sau khi tan lớp. Nhiệm vụ của anh là phải bám theo một lính mới trên đường về nhà. Nếu anh mất dấu anh ta, anh sẽ bị phạt. Jack đã một lần bị mất dấu anh ta và để bù lại, anh đã bám theo chính thầy giáo của mình trên đường về nhà mà không bị phát hiện.

Jack bước lên bậc cầu thang máy bay. Anh không ngoảnh nhìn lại.

***

Khi Anna bước ra khỏi khách sạn lúc vừa hơn chín giờ, cô thấy Sergei đang đứng bên cạnh chiếc xe Mercedes cũ của ông ta.

“Chào ông Sergei”, Anna nói khi ông ta mở cửa sau xe cho cô.

“Chào cô. Cô vẫn muốn đi thăm mẹ mình chứ?”

“Có chứ”, Anna nói. “Mẹ tôi sống ở-”

Sergei xua tay để thể hiện rằng ông ta đã biết cần phải đưa cô tới đâu. Anna mỉm cười hài lòng khi ông ta đánh xe qua trung tâm thành phố, ngang qua một đài phun nước khổng lồ. Nhưng khi xe ra đến ngoại ô thành phố bức tranh ngay lập tức chuyển sang màu đen trắng. Khi xe đi đến khu Berceni, Anna nhận ra rằng chế độ mới vẫn còn phải vượt qua một chặng đường dài nếu họ muốn thành công trong chương trình THỊNH VƯỢNG CHO TẤT CẢ mà họ đã hứa hẹn với cử tri sau khi chế độ Ceausescu sụp đổ. Anna nhận ra những hình ảnh quen thuộc của thời thơ ấu. Cô thấy người dân ở đây trông có vẻ già hơn độ tuổi của họ. Chỉ có bọn trẻ đang chơi bóng đá trên đường phố là dường như không nhận thấy sự xuống cấp quanh mình. Anna ngạc nhiên khi thấy mẹ mình vẫn khăng khăng ở lại nơi này sau khi cha cô đã bị sát hại trong cuộc nổi dậy. Đã bao lần cô cố thuyết phục bà sang Mỹ với họ, nhưng bà là một người không thể lay chuyển.

Vào năm 1987, Anna được một người bác mà cô chưa từng gặp mời tới Illinois. Ông bác thậm chí còn gửi cho cô hai trăm đôla để thêm tiền lộ phí cho cô. Cha cô đã yêu cầu cô lên đường và lên đường ngay, nhưng chính mẹ cô là người đã tiên đoán rằng cô sẽ không bao giờ quay trở lại. Cô mua một chiếc vé một chiều, và ông bác của cô đã hứa sẽ trả tiền cho chuyến trở về của cô bất kỳ khi nào cô muốn trở lại Bucharest.

Lúc đó Anna mới 17 tuổi và cô đã phải lòng nước Mỹ thậm chí từ trước khi tàu cập bến. Vài tuần sau đó Ceausescu bắt đầu đàn áp những ai dám chống lại chế độ độc tài tàn bạo của ông ta. Cha cô đã viết thư để cảnh báo Anna rằng cô không nên trở về nước vì tình hình rất nguy hiểm.

Đó là bức thư cuối cùng của ông. Ba tuần sau đó, ông tham gia vào cuộc nổi dậy và từ đó chẳng ai gặp lại ông nữa.

Anna rất nhớ mẹ và liên tục giục bà sang Mỹ. Nhưng câu trả lời của bà không bao giờ thay đổi. “Đây là quê hương, nơi mẹ đã sinh ra và cũng là nơi mẹ sẽ nằm xuống. Mẹ đã quá già để có thể bắt đầu một cuộc đời mới”. Quá già ư? Mẹ mới 51 tuổi, nhưng đó là 51 năm đã làm nên sự cứng đầu kiểu Romania, vì vậy Anna buộc phải chấp nhận thực tế là không ai có thể lay chuyển nổi mẹ mình. Một tháng sau đó, bác George của cô xin cho Anna vào học tại một trường ở địa phương. Trong khi sự bất ổn xã hội ở Romania vẫn tiếp diễn, Anna tốt nghiệp đại học và sau đó kiếm được học bổng làm nghiên cứu sinh tiến sỹ tại đại học Penn, trong một lĩnh vực không có rào cản ngôn ngữ. Tiến sỹ Petrescu vẫn đều đặn hàng tháng viết thư cho mẹ, dù cô biết phần lớn thư từ của cô không đến được tay bà, vì những bức thư hiếm hoi của bà mà cô nhận được bao giờ cũng chứa đựng những câu hỏi mà cô đã trả lời.

Quyết định đầu tiên mà cô đưa ra sau khi tốt nghiệp đại học và đầu quân cho hãng Sotheby là mở một tài khoản riêng cho mẹ mình ở Bucharest và cứ đến ngày mồng một hàng tháng cô lại chuyển vào tài khoản đó 400 đôla. Cho dù cô muốn...

“Tôi sẽ chờ cô”, Sergei nói khi chiếc tắc xi đỗ lại bên ngoài một tòa nhà chung cư đổ nát tại khu Piazza Resitei.

“Cảm ơn”, Anna nói rồi ngước nhìn tòa nhà có từ thời trước chiến tranh nơi cô đã sinh ra và cũng là nơi mẹ cô hiện giờ đang sinh sống. Anna băn khoăn không hiểu mẹ tiêu tiền vào những việc gì. Cô bước đi trên lối đi phủ đầy cỏ dại mà ngày xưa cô đã từng cho là rất rộng vì cô không thể nhảy qua.

Bọn trẻ đang chơi bóng đá trên đường tò mò nhìn người phụ nữ lạ mặc quần bò mài, áo khoác mỏng, đi một đôi giày thể thao sành điệu đang bước đi trên con đường đầy ổ gà.

Thang máy phớt lờ việc cô bấm nút - chẳng có gì thay đổi - và đó là lý do tại sao, Anna nhớ lại, những căn phòng đắt giá nhất bao giờ cũng ở những tầng dưới. Cô không hiểu tại sao mẹ cô không chịu chuyển đi nơi khác. Số tiền mà cô gửi thừa đủ để bà có thể thuê một căn hộ sang trọng tại một khu vực khác trong thành phố. Anna cảm thấy như mình có tội và cảm giác ấy gia tăng theo mỗi bậc cầu thang mà cô bước lên. Cô đã quên mất sự tồi tệ của cuộc sống nơi này, nhưng giống như những đứa trẻ đang chơi dưới phố kia, cuộc sống ấy đã từng là một phần của đời cô. Khi cuối cùng Anna tới được tầng mười sáu, cô dừng lại để thở. Hèn gì mẹ cô chẳng mấy khi rời khỏi căn hộ. Những tầng trên cao nữa là nơi sinh sống của các cụ già trên 60 tuổi, những con người cũng hiếm khi ra khỏi nhà giống như mẹ cô. Anna lưỡng lự một chút rồi gõ lên chiếc cánh cửa chưa từng được sơn lại kể từ khi cô rời đi.

Cô chờ một lát trước khi một bà già ốm yếu, tóc bạc trắng, mặc quần áo màu đen mở hé cánh cửa. Mẹ và con nhìn nhau chằm chằm, cho đến khi Elsa Petrescu mở toang cánh cửa, vòng tay ôm lấy cô con gái và kêu lên bằng một giọng già nua như chính vẻ ngoài của bà, “Anna, Anna, Anna”. Cả hai mẹ con cùng oà khóc. Bà già cứ bám chặt lấy tay Anna trong khi cô đưa bà vào căn hộ nơi cô đã sinh ra. Mọi thứ đều sạch sẽ và Anna vẫn có thể nhớ mọi thứ, bởi vì chẳng có gì thay đổi. Bộ bàn ghế mà bà nội đã để lại cho họ, những bức ảnh đen trắng của gia đình, một chiếc thùng đựng than không có than, một tấm thảm cũ mòn tới mức không ai biết ban đầu nó có màu gì. Thứ đồ vật mới duy nhất trong căn phòng này là một bức tranh lớn treo trên tường. Anna ngắm nhìn bức chân dung của cha mình và càng hiểu rõ hơn tình yêu nghệ thuật của cô bắt đầu từ đâu.

“Anna, Anna, có quá nhiều chuyện mẹ muốn hỏi con”, mẹ cô nói. “Mẹ nên bắt đầu từ đâu?” bà già vừa hỏi vừa nắm chặt tay cô con gái.

Mặt trời đã sắp lặn mà Anna vẫn chưa trả lời hết các câu hỏi của mẹ mình. Cô lại nài nỉ, “mẹ ơi sang Mỹ sống với con đi”.

“Không”, mẹ cô trả lời một cách cương quyết, “tất cả bạn bè và những kỷ niệm của mẹ đều ở đây. Mẹ đã quá già để có thể bắt đầu một cuộc sống mới”.

“Thế tại sao mẹ không chuyển tới một căn hộ khác? Con có thể tìm cho mẹ một phòng đẹp hơn ở một tầng thấp hơn”

“Đây là nơi bố mẹ đã cưới nhau”, mẹ cô nói nhỏ, “đây là nơi mẹ đã sinh ra con, là nơi mẹ đã sống suốt ba mươi năm với bố con và cũng là nơi mẹ sẽ nằm xuống”. Bà già nhìn lên và mỉm cười với con gái “ai sẽ chăm lo cho mồ mả của cha con?” bà hỏi như thể bà chưa bao giờ hỏi câu hỏi đó. Bà nhìn vào mắt cô con gái. “Con biết là cha rất vui khi thấy con được sống yên ổn ở Mỹ với bác con” - bà dừng lại - “và bây giờ mẹ hiểu là cha con đã tính đúng”.

Anna nhìn quanh căn phòng. “Thế tại sao mẹ không tiêu một ít tiền mà con vẫn gửi về cho mẹ hàng tháng?”

“Mẹ có tiêu đấy chứ”, mẹ cô nói, “nhưng mẹ không tiêu cho mình”, bà thừa nhận, “bởi vì mẹ chẳng cần gì”.

“Thế thì mẹ tiêu vào việc gì?” Anna hỏi.

“Anton”.

“Anton?”Anna hỏi lại.

“Đúng thế, Anton”, mẹ cô nói. “Con biết là cậu ta đã được ra khỏi tù rồi chứ?”

“À vâng”, Anna nói, “Anh ấy viết cho con ngay sau khi Ceausescu bị bắt và hỏi xem con có giữ một tấm ảnh nào của cha không để cho anh ấy mượn”. Anna nhìn lên bức chân dung của cha mình và mỉm cười.

“Giống như là người thật”, mẹ cô nói.

“Đúng là giống thật”, Anna nói.

“Họ đã trả lại cho Anton công việc cũ của cậu ấy tại học viện. Cậu ấy bây giờ là giáo sư rồi đấy. Nếu con lấy cậu ấy thì bây giờ con đã là vợ của một giáo sư rồi”.

“Anh ấy vẫn còn vẽ chứ ạ?” cô hỏi để tránh câu hỏi tiếp theo của mẹ mình mà cô đã đoán biết trước.

“Vẫn vẽ”, mẹ cô đáp, “nhưng công việc chính của cậu ấy bây giờ là dạy học ở trường Đại học Nghệ thuật. Ở đất nước Romania này có ai sống được bằng nghề vẽ tranh đâu”, mẹ cô nói bằng một giọng buồn bã.

“Người tài như cậu ấy nhẽ ra cũng nên sang Mỹ mà sống”.

Anna lại nhìn lên bức chân dung khổ lớn của cha mình do Anton vẽ. Mẹ cô nói đúng; với một tài năng như thế, anh có thể gặt hái được nhiều thành công ở New York. “Nhưng anh ấy làm gì với khoản tiền mẹ cho?” cô hỏi.

“Cậu ấy mua giấy, sơn, bút vẽ và tất cả những thứ khác mà sinh viên của cậu ấy không đủ tiền mua và con thấy đấy, khoản tiền con gửi đã được dùng đúng chỗ và đã giúp ích được cho rất nhiều người”. Bà cụ dừng lại. “Anton là mối tình đầu của con, đúng không Anna?”

Anna không tin nổi là mẹ cô vẫn còn có thể làm cho cô phải đỏ mặt. “Vâng ạ”, cô thú nhận, “và có lẽ con cũng là mối tình đầu của anh ấy”.

“Bây giờ cậu ấy có vợ rồi và đã có một cậu con trai tên là Peter”. Bà cụ lại dừng lại. “Con có người yêu chưa?”

“Chưa mẹ ạ”.

“Có phải đó là lý do khiến con trở về nước không? Hay con đang phải chạy trốn ai?”

“Điều gì khiến mẹ hỏi con như thế?” Anna hỏi.

“Nhìn vào mắt con là mẹ biết, vừa có vẻ buồn bã, vừa có vẻ sợ sệt”, bà cụ vừa nói vừa nhìn cô con gái, “cũng như hồi còn bé, con đâu có dấu nổi mẹ điều gì”.

“Đúng là con có một vài chuyện”, Anna thừa nhận, “nhưng chẳng có chuyện gì mà không thể giải quyết”. Cô mỉm cười. “Thực tế thì con nghĩ là Anton có thể giúp con giải quyết một trong những chuyện đó và có lẽ con sẽ tới học viện để tìm gặp anh ấy và mời anh ấy đi uống nước. Mẹ có gì muốn nhắn cho anh ấy không?”

Mẹ cô không trả lời. Bà cụ đã ngủ thiếp đi. Anna đắp lại tấm chăn mỏng cho mẹ và hôn lên trán bà. “Con sẽ trở lại vào sáng ngày mai”, cô thì thầm.

Cô nhẹ nhàng ra khỏi phòng. Khi xuống đến chân chiếc cầu thang đầy rác bẩn, cô hài lòng khi thấy chiếc xe Mercedes cũ màu vàng vẫn đang đỗ bên vệ đường.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 28


Anna quay trở lại khách sạn, rồi sau khi lau qua mình và thay quần áo, người tài xế tắc xi đưa cô tới Học viện Nghệ thuật.

Tòa nhà này vẫn không hề mất đi vẻ tao nhã và quyến rũ của nó và khi Anna bước lên những bậc thềm về phía những chiếc cánh cửa khổng lỗ được trạm trổ tinh xảo, những ký ức ập về đầy ắp trong cô và cô nhớ tới những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại treo trong các phòng trưng bày mà cô tưởng chẳng bao giờ còn được nhìn thấy. Anna bước tới quầy tiếp tân để hỏi xem giáo sư Teodorescu sẽ giảng bài ở phòng nào.

“Ở hội trường tầng ba”, cô gái ngồi sau quầy tiếp tân nói, “nhưng bài giảng đã bắt đầu rồi”.

Anna cảm ơn cô sinh viên và không cần hỏi đường, cô bước lên những bậc cầu thang rộng bằng đá hoa cương lên tầng ba. Cô dừng lại nhìn vào tờ thông báo dán bên ngoài hội trường:

ẢNH HƯỞNG CỦA PICASSO ĐỐI VỚI NỀN NGHỆ THUẬT THẾ KỶ HAI MƯƠI.

Giáo sư Anton Teodorescu

Bảy giờ tối nay

Bên cạnh đó là một mũi tên chỉ đường. Chẳng cần có mũi tên ấy cô cũng biết mình phải đi theo lối nào. Cô đẩy nhẹ cánh cửa và hài lòng khi thấy bên trong rất tối. Cô bước lên những bậc thềm sát bên tường và chọn một chỗ ngồi ở phía sau.

Trên màn chiếu là hình ảnh bức tranh Gurernica. Anton đang giải thích với các sinh viên rằng bức tranh khổng lồ này được vẽ vào năm 1937 trong thời kỳ nội chiến ở Tây Ban Nha, khi Picasso đang ở đỉnh cao phong độ. Anh nói tiếp rằng Picasso đã mất ba tuần để phác hoạ lại hình ảnh những trận đánh bom và sự chết chóc này, và rõ ràng thái độ căm ghét của nhà hoạ sỹ đối với Franco, kẻ độc tài của Tây Ban Nha thời bấy giờ được thể hiện rõ trong tranh. Các sinh viên đang chăm chú lắng nghe và ghi chép sự giảng bài say sưa và hấp dẫn của Anton khiến Anna nhớ lại lý do mà ngày xưa cô đã phải lòng anh, để rồi không chỉ mất đi sự trinh trắng của mình cho một nhà hoạ sỹ mà còn bắt đầu một cuộc tình không bao giờ phai đối với nghệ thuật.

Khi buổi thuyết trình của Anton kết thúc, tiếng vỗ tay không ngớt cho thấy các sinh viên rất hứng thú với bài giảng của anh. vẫn như ngày nào, anh luôn biết cách khuyến khích mọi người nuôi dưỡng lòng nhiệt tình đối với đề tài mà mình đã chọn.

Anna ngắm nhìn mối tình đầu của mình trong khi Anton nhặt các tài liệu và cho vào chiếc cặp cũ của mình. Cao lớn, gầy gò, tóc xoăn, áo khoác nhung cũ sờn và sơ mi hở cổ khiến anh trông giống như một chàng sinh viên chẳng bao giờ già. Cô nhận thấy anh có béo hơn một chút nhưng trông lại càng quyến rũ hơn.

Khi những sinh viên cuối cùng đã ra khỏi lớp. Anna đi lên phía bục giảng.

Anton liếc nhìn lên sau cặp kính, với dáng vẻ như anh đang chờ để đón nhận một câu hỏi từ một cô cậu sinh viên nào đó. Khi thấy người đó là Anna, anh không nói gì, chỉ nhìn cô chằm chằm.

“Anna”, cuối cùng anh reo lên. “ơn Chúa là anh đã không nhận ra em đang ngồi ở dưới kia vì chắc chắn là em biết về Picasso nhiều hơn anh”.

Anna hôn lên hai bên má Anton và vừa cười vừa nói, “Anh vẫn quyến rũ như ngày nào và tán vẫn rất hay”. Anton nắm tay lại như thể đang phòng thủ và nhe răng ra cười. “Sergei có tới sân bay đón em không?”

“Có ạ, cảm ơn anh”, Anna nói. “Anh gặp ông ấy ở đâu?”

“Trong tù”, Anton nói. “Ông ấy đã may mắn không bị chế độ Ceausescu thủ tiêu. Và em đã đi thăm mẹ chưa?”

“Rồi ạ”, Anna đáp, “và mẹ em vẫn sống trong những điều kiện chẳng khác nhà tù là mấy”.

“Đúng thế đấy và anh cũng đã thử hết cách rồi. Nhưng tiền của em và sự hảo tâm của bà cụ đã giúp những sinh viên giỏi của anh-”

“Em biết”, Anna nói, “mẹ đã nói với em”.

“Em không thể hình dung hết đâu”, Anton nói tiếp. “Để anh dẫn em đi xem kết quả đầu tư của em nhé”. Anton cầm tay Anna như thể họ còn là sinh viên và dẫn cô tới chiếc hành lang dài ở tầng một, nơi mà các bức tường được treo đầy những bức tranh đủ loại.

“Tranh của các sinh viên đoạt giải thưởng của năm”, Anton nói và nắm chặt tay Anna như một người thầy đầy tự hào về học trò của mình. “Và tiền mua những thứ cần thiết để vẽ các bức tranh này đều là tiền em gửi. Thực tế là có cả một giải thưởng mang tên em đấy, giải Petrescu”.

Anh dừng lại. “Nếu có em đứng ra lựa chọn người đoạt giải thì không chỉ vinh dự cho anh mà còn vinh dự cho tất cả những sinh viên nào được em trao giải”.

“Mũi em sắp nổ rồi đây này”, Anna vừa nói vừa mỉm cười, rồi cô bước về phía một dãy tranh dài. Cô chầm chậm đi tới đi lui dọc theo hành lang, thi thoảng lại dừng lại để xem xét kỹ một bức tranh nào đó. Rõ ràng Anton đã dạy cho sinh viên của mình biết về tầm quan trọng của việc vẽ tranh bằng các chất liệu đơn giản trước khi cho phép họ sử dụng các phương tiện khác. Đừng sờ vào bút lông trước khi sử dụng thành thạo bút chì là câu anh thường nói. Nhưng những đề tài đa dạng và các cách tiếp cận táo bạo cho thấy anh luôn khuyến khích sinh viên tự bộc lộ chính bản thân mình. Nhiều bức tranh ở đây thể hiện một tài năng đáng nể. Cuối cùng Anna dừng lại bên một bức sơn dầu có tựa đề Tự do, vẽ cảnh mặt trời đang mọc trên bầu trời Bucharest.

“Em biết có một người sẽ rất thích bức tranh này”, cô nói.

“Em tinh lắm”, Anton vừa nói vừa mỉm cười. “Danuta Sekalska là sinh viên xuất sắc nhất của năm học này, và cô bé đã được trường stale ở London nhận vào học. vấn đề bây giờ là lấy đâu ra tiền”. Anh nhìn đồng hồ. “Em có thời gian không, chúng mình đi uống chút gì nhé?”

“Vâng”, Anna đáp, “vì thú thật là em cũng muốn nhờ anh giúp một việc”, cô dừng lại, “chính xác là hai việc”.

Anton lại nắm tay Anna và đưa cô đi dọc hành lang tới căng tin của học viện. Khi họ bước vào căn phòng lớn, Anna được đón tiếp bằng những tiếng cười đùa vui vẻ của từng nhóm giảng viên đang vừa tán chuyện vừa uống cà phê. Họ dường như không nhận thấy rằng mọi thứ đồ đạc, từ bàn ghế, cốc chén, thậm chí cả bánh quy ở đây đều sẽ bị bất kỳ ai tìm đến Đội quân Cứu tế ở Bronx từ chối. Anton rót hai cốc cà phê. “Đen, nếu anh nhớ không nhầm. Không được như Starbucks”, anh nói đùa, “nhưng cứ từ từ rồi chúng mình cũng sẽ tới đó”. Mọi người ngoái đầu nhìn khi Anton dẫn cô học trò cũ của mình tới gần lò sưởi. Anh ngồi đối diện với cô. “Nào, anh có thể giúp gì em, Anna?” anh hỏi. “Bởi vì rõ ràng anh là người mắc nợ em”.

“Chuyện về mẹ em”, cô nói nhỏ. “Em cần anh giúp. Cụ không chịu tiêu đồng nào cho bản thân. Thảm không, bàn ghế không, tivi không, điện thoại không”.

“Em nghĩ là anh không thử à?” Anton nói. “Thế theo em thì cái tính ngang bướng của em từ đâu mà có? Anh thậm chí còn mời cụ đến sống với gia đình anh. Không phải là cung điện, nhưng vẫn gấp hàng vạn lần cái căn hộ tồi tàn ấy”. Anton uống một hơi cà phê. “Nhưng anh hứa là sẽ tiếp tục thử xem” - anh dừng lại - “thử nài ép nữa xem sao”.

“Cảm ơn anh”, Anna nói rồi im lặng nhìn Anton châm thuốc. “Và em thấy là mình đã thất bại trong việc thuyết phục anh bỏ thuốc lá”.

“Thì ở đây có phải là New York đâu. Làm gì có những ánh đèn rực rỡ để anh quên được thuốc lá”, anh vừa cười vừa nói. “Việc thứ hai là gì?”

“Anh sẽ phải suy nghĩ kỹ về việc này”, Anna nói bằng một giọng đều đều.

Anton đặt cốc cà phê xuống, rít một hơi thuốc và chăm chú lắng nghe Anna giải thích từng chi tiết.

“Em đã nói với mẹ chưa?”

“Chưa”, Anna thừa nhận. “Em nghĩ có lẽ tốt nhất là không nên nói với mẹ lý do tại sao em lại về Bucharest”.

“Anh có bao nhiêu thời gian?”

“Ba, có thể là bốn. Tuỳ thuộc vào mức độ thành công của em”, Anna nói mà không giải thích gì thêm.

“Còn nếu anh bị bắt thì sao?” Anton hỏi rồi lại rít một hơi thuốc.

“Thì anh lại quay trở lại nhà tù”, Anna thừa nhận.

“Còn em?”

“Bức tranh có thể được gửi sang New York để làm bằng chứng chống lại em. Nếu anh cần thêm tiền để-”

“Không, anh vẫn đang còn cầm 8.000 đôla tiền của mẹ em, vì vậy-”

“Tám nghìn đôla?”

“Ở Romania, đôla tiêu lâu hết lắm”.

“Em có thể hối lộ anh không?”

“Hối lộ anh à?”

“Nếu anh nhận lời giúp em, em sẽ chu cấp tiền cho cô bé sinh viên của anh, Danuta Sekalska, sang London học”.

Anton suy nghĩ một lát. “Và em sẽ trở lại sau ba ngày?” anh vừa hỏi vừa dụi tắt mẩu thuốc lá.

“Cùng lắm là bốn ngày”, Anna nói. “Vậy thì hy vọng anh sẽ không làm em thất vọng”.

***

“Vincent đây”.

“Cậu ở đâu?”

“Đi thăm mẹ mình”.

“Vậy thì đừng ở đó lâu”.

“Tại sao?”

“Kẻ truy đuổi đã biết cậu ở đâu”.

“Vậy thì mình e là gã sẽ lại vồ hụt mình”.

“Chưa chắc đã là đàn ông”.

“Điều gì khiến cậu nghĩ như vậy?”

“Mình thấy Fenston nói chuyện với một người phụ nữ mặc đồ đen trong chiếc xe của ông ta khi mình tham dự đám tang của cậu”.

“Như thế không có nghĩa là-”

“Mình đồng ý, nhưng mình chưa từng trông thấy cô ta bao giờ”.

“Có thể đó là một trong số những bạn gái của Fenston”.

“Kiểu đàn bà như cô ta không thể là bạn gái của bất kỳ ai”.

“Cô ta trông thế nào?”

“Cao năm bộ, tóc đen, dáng thể thao”.

“Chỗ mình sắp tới có rất nhiều người như thế”.

“Và cậu có đem theo bức tranh đi cùng không?”

“Không, mình đã để nó ở một chỗ không ai có thể nhìn thấy”.

Cuộc nói chuyện kết thúc ở đó.

Leapman ấn chiếc nút tắt. “Một chỗ không ai có thể nhìn thấy”, ông ta nhắc lại.

“Có thể, không phải là sẽ?” Fenston nói. “Chắc chắn vẫn còn đựng trong thùng”.

“Đúng thế, nhưng tiếp theo cô ta sẽ đi đâu?”

“Tới một nơi có nhiều người cao năm bộ, tóc đen”.

“Nhật Bản”, Leapman nói.

“Sao ông biết?” Fenston hỏi.

“Báo cáo của cô ta cũng đã nói lên điều đó. Cô ta sẽ tìm cách bán bức tranh cho một người sẵn sàng mất cả gia tài để có nó”.

“Nakamura”, Fenston nói.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 29


Jack làm thủ tục vào một khách sạn có cái tên rất kêu trên tấm biển nê ông là Bucharest! International. Suốt cả buổi tối, anh hết bật máy sưởi lên vì trời quá lạnh, rồi lại tắt máy sưởi đi vì không chịu được tiếng ồn. Anh thức dậy lúc 6 giờ, bỏ ăn sáng vì sợ bữa sáng cũng bất ổn như chiếc máy sưởi.

Từ lúc bước lên máy bay, anh đã bị mất dấu cô gái kia, như thế có nghĩa rằng hoặc là anh đã mắc sai lầm, hoặc là cô ta quá cao tay. Nhưng anh đã giải toả được một mối nghi ngờ của mình. Chắc chắn Anna hoạt động độc lập và điều đó có nghĩa là Fenston sắp phái người tới đây để săn lùng cô ta. Nhưng Petrescu đang có mưu đồ gì và cô ta có nhận thức được những nguy hiểm đang chờ mình không? Jack nhận định rằng chỗ thích hợp nhất để phục kích Anna là tại nhà mẹ của cô ta. Lần này anh sẽ không bám theo mà ngồi chờ đối tượng. Anh băn khoăn không hiểu người phụ nữ mà anh đã phát hiện ra khi đang đứng xếp hàng chờ lên máy bay có nghĩ giống anh không, nếu thế cô ta có phải là tay chân của Fenston không, hay cô ta làm việc cho một ai khác?

Người khuân vác hành lý ở khách sạn đưa cho anh mượn một tấm bản đồ, nhưng chỉ có khu trung tâm là được mô tả chi tiết, còn khu ngoại ô thì hầu như chỉ là vài đường phác qua, vì vậy anh bước tới ki ốt bên kia đường và mua một cuốn sách hướng dẫn du lịch có tựa đề Những điều cằn biết về Bucharest Không có một dòng nào nói về quận Berceni nơi mẹ Anna sinh sống, cho dù khu Piazza Resitei cũng được đưa vào một tấm bản đồ khổ lớn được gấp lại đính kèm trong cuốn sách. Với sự trợ giúp của một que diêm và tỉ lệ xích ghi ở góc dưới bên trái tấm bản đồ, Jack đi đến kết luận là nơi đó cách chỗ anh đang ở khoảng 6 dặm về phía Bắc. Anh quyết định là sẽ đi bộ trong ba dặm đầu, không chỉ vì anh cần tập thể dục, mà còn vì anh muốn biết mình có bị kẻ nào theo dõi hay không.

Jack rời khách sạn International vào lúc 7:30, và bắt đầu sải những bước dài trên phố.

Anna cũng trải qua một đêm thao thức, bởi vì cô khó có thể ngủ được khi dưới gầm giường là một chiếc thùng màu đỏ. Cô bắt đầu nghi ngờ về việc Anton sẽ chấp nhận một sự mạo hiểm không cần thiết đối với anh để giúp đỡ cô thực hiện kế hoạch của mình. Hai người đã hẹn gặp nhau vào lúc 6 giờ sáng tại Học viện, một cái giờ mà không một sinh viên tự trọng nào có thể đưa ra.

Khi bước ra khỏi khách sạn, người đầu tiên Anna trông thấy là Sergei. Ông ta đang đứng bên chiếc xe Mercedes già nua của mình đỗ ở lối vào. Cô băn khoăn không biết ông ta đã đứng ở đó từ khi nào.

“Chào cô”, ông ta nói rồi đỡ lấy chiếc thùng màu đỏ và cho vào cốp sau xe. “Chào bác Sergei”, Anna đáp. “Cháu muốn quay trở lại Học viện, nơi cháu sẽ để chiếc thùng này lại”. Sergei gật đầu và mở cửa sau xe cho cô.

Trên đường tới Piata Universitatii, Anna được biết rằng Sergei có một bà vợ, rằng họ đã sống với nhau được ba mươi năm và có một người con trai đang phục vụ trong quân đội.

Anna vừa định hỏi xem ông ta đã bao giờ gặp mẹ mình chưa thì cô trông thấy Anton đang đứng ở bậc thềm dưới cùng của Học viện. Trông anh có vẻ lo lắng và bồn chồn.

Sergei cho xe dừng lại, xuống xe và lấy chiếc thùng ra khỏi cốp.

“Nó đấy hả”, Anton hỏi rồi nhìn chiếc thùng đầy vẻ ngờ vực. Anna gật đầu. Anton đi theo Sergei khi ông ta bê chiếc thùng và bước lên các bậc thềm. Anton mở cửa trước cho ông ta rồi cả hai cùng biến vào trong. Anna chốc chốc lại ngó đồng hồ và sốt ruột nhìn về phía cổng ra vào. Họ chỉ đi có vài phút, nhưng cô cảm thấy hình như mình đang bị những con mắt theo dõi. Phải chăng tay chân của Fenston ngay lúc này đây đang bám theo cô? Phải chăng ông ta đã đoán được chỗ cô cất dấu bức tranh? Rồi cuối cùng Anton với Sergei cũng hiện ra trên bậc thềm, cả hai cùng khiêng một chiếc thùng gỗ khác. Dù kích thước vẫn thế, trên chiếc thùng này không có kí hiệu gì. Sergei cho chiếc thùng mới vào cốp sau xe, đóng nắp cốp lại rồi lên xe và ngồi vào sau vô lăng.

“Cảm ơn”, Anna nói rồi hôn vào hai bên má Anton.

“Khi em đi vắng, chắc anh cũng mất ăn mất ngủ”, Anton nói khẽ.

“Em sẽ trở về, sau ba hoặc bốn ngày là cùng”, Anna hứa, “và em sẽ lấy bức tranh đi, lúc ấy anh sẽ không phải lo gì nữa”. Cô trèo lên ghế sau xe.

Chiếc xe bắt đầu lăn bánh, và Anna nhìn qua kính hậu. Anton vẫn đứng đó, một bóng hình lẻ loi. Trông anh có vẻ lo lắng. Liệu anh có đáng phải mạo hiểm không? Anna tự hỏi.

Jack không ngoái nhìn lại, nhưng khi đi hết dặm đường đầu tiên, anh rẽ vào một siêu thị và nấp sau một chiếc cột lớn. Anh chờ cho người phụ nữ kia bước qua. Không thấy cô ta đâu. Một kẻ nghiệp dư sẽ bước qua và sẽ không cưỡng lại được mong muốn liếc nhìn vào chỗ khuất sau chiếc cột, thậm chí là rẽ vào siêu thị theo con mồi. Anh không đứng ở đó lâu, vì biết rằng làm thế sẽ khiến cô ta nghi ngờ. Anh mua một ít thịt muối với bánh mỳ và bước trở ra đường. Vừa nhai bữa sáng của mình, anh vừa cố nghĩ xem tại sao mình lại bị theo dõi. Cô ta làm việc cho ai? Mục đích của cô ta là gì?

Phải chăng cô ta hy vọng rằng anh sẽ dẫn cô ta tới chỗ Anna? Phải chăng anh là đối tượng của một chiến dịch phản gián? Hay chỉ là hoang tưởng?

Sau khi ra khỏi trung tâm thành phố, anh dừng lại để nhìn bản đồ. Anh quyết định vẫy một chiếc tắc xi, bởi vì anh sợ là sẽ khó kiếm tắc xi ở khu Berceni, khi anh cần phải cơ động. Một chiếc tắc xi cũng sẽ giúp anh cắt đuôi dễ dàng hơn, bởi vì nếu có một chiếc tắc xi nào đó đuổi theo anh, nó phải có màu vàng, và sẽ không thể lẫn vào đâu được một khi ra đến vùng ngoại ô. Anh xem kỹ bản đồ một lần nữa, rẽ trái ở góc phố tiếp theo, không ngoảnh nhìn lại, thậm chí cũng chẳng liếc nhìn vào các cửa hiệu hai bên đường. Nếu cô ta là một kẻ chuyên nghiệp, việc anh ngoảnh nhìn lại phía sau sẽ là một sai lầm nghiêm trọng, bởi vì nó báo cho cô ta biết rằng anh đã đề phòng. Anh vẫy một chiếc tắc xi.

Anna yêu cầu người tài xế của mình - bây giờ cô đã xem ông ta là tài xế riêng của cô - đưa cô trở lại tòa nhà mà họ đã tới hôm trước. Tất nhiên là Anna muốn gọi điện cho mẹ mình để báo cho bà biết trước khi nào thì cô tới, nhưng mẹ cô là người không chấp nhận điện thoại. Mẹ cô đã nói với cô rằng điện thoại cũng giống như thang máy, nếu đã hỏng thì chẳng bao giờ có ai đến sửa, mà lại vẫn phải mất tiền phí. Anna biết mẹ mình chắc chắn đã dậy từ lúc sáu giờ sáng để đảm bảo rằng mọi thứ trong căn hộ sạch đến mức không có một hạt bụi nào của bà, đã được lau chùi đến lần thứ ba trước khi Anna tới.

Khi Sergei cho xe dừng lại ở đầu lối đi đầy cỏ dại dẫn vào tòa nhà Piazza Resitei, Anna nói với ông ta rằng cô sẽ trở lại trong vòng một giờ, và sau đó sẽ tới sân bay Otopeni. Sergei gật đầu.

***

Một chiếc tắc xi dừng lại bên cạnh anh. Jack bước vòng qua phía người tài xế, và ra hiệu cho anh ta hạ cánh cửa sổ xuống.

“Anh có biết tiếng Anh không?”.

“Một chút”, người tài xế ngập ngừng nói.

Jack mở tấm bản đồ ra và chỉ tay vào địa chỉ Piazza Resitei, trước khi anh ngồi vào chiếc ghế sau lưng tài xế. Người lái xe tắc xi nhăn mặt, và ngoái nhìn Jack như muốn đảm bảo rằng anh không lầm. Jack gật đầu. Anh ta nhún vai rồi cho xe chạy tới cái địa chỉ mà chưa một du khách nào yêu cầu anh ta đưa tới đó.

Chiếc tắc xi len vào làn đường giữa và cả hai cùng nhìn vào gương chiếu hậu. Một chiếc tắc xi khác đang bám theo họ. Không thấy có khách ngồi trên xe, nhưng rất có thể cô ta ngồi lọt ở ghế sau. Anh đã mất dấu cô ta, hay cô ta đang ngồi trên một trong ba chiếc tắc xi mà anh thấy trong gương chiếu hậu? Cô ta là một kẻ chuyên nghiệp, cô ta đang ngồi trên một trong những chiếc tắc xi kia và Jack có cảm giác là cô ta biết anh đang tới đâu.

Jack biết thành phố nào cũng có những khu đổ nát, những tòa nhà xuống cấp, nhưng anh chưa từng trông thấy một cái gì đó giống như khu Berrceni, một khu vực chỉ gồm toàn những khối bê tông ghớm ghiếc mọc lên giữa một bãi đất hoang tàn. Thậm chí gọi khu này là ổ chuột cũng không xứng.

Khi chiếc tắc xi bắt đầu chạy chậm lại, Jack phát hiện thấy một chiếc Mercedes cũ đang đỗ bên vệ đường cách họ chừng 200 thước, trên một con phố chắc chưa từng in dấu bánh xe tắc xi.

“Đi tiếp đi”, anh giục, nhưng người tài xế vẫn cho xe chạy chậm dần. Jack đập mạnh vào vai anh ta và ra hiệu để anh ta cho xe chạy tiếp.

“Nhưng đây là địa chỉ ông muốn tới”, người tài xế tắc xi khăng khăng nói. “Đi tiếp đi”, Jack gắt.

Người lái xe có vẻ ngạc nhiên, anh ta nhún vai và tăng tốc cho xe chạy qua chỗ chiếc Mercedes đang đỗ.

“Quặt vào lối rẽ tiếp theo”, Jack vừa nói vừa chỉ về chỗ rẽ phía trước bên trái. Người tài xế gật đầu, và trông anh ta lại càng có vẻ bối rối. Anh ta chờ chỉ dẫn tiếp theo. “Quay vòng trở lại”, Jack nói một cách chậm rãi, “và dừng lại ở cuối đường”.

Người tài xế làm theo chỉ dẫn mới của anh, và liên tục ngoái nhìn ra sau lưng với một khuôn mặt đầy vẻ hoang mang.

Ngay khi chiếc xe vừa đỗ lại, Jack bước ra khỏi xe và chầm chậm đi về phía góc đường, vừa đi vừa tự nguyền rủa mình về sai lầm ngớ ngẩn này của anh. Anh băn khoăn không hiểu người phụ nữ kia đang ở đâu, bởi vì rõ ràng là cô ta đã không mắc phải sai lầm như anh. Nhẽ ra anh phải nghĩ đến chuyện Anna có thể đã tới đó trước mình, và phương tiện mà cô ta sử dụng chắc chắn phải là một chiếc tắc xi.

Jack nhìn lên khối bê tông màu xám, và thề rằng từ giờ trở đi, anh sẽ không bao giờ phàn nàn về căn hộ một phòng ngủ của mình ở West Side nữa. Anh phải đợi 40 phút trước khi Anna ra khỏi tòa nhà đó. Anh đứng yên không động đậy trong khi Anna bước về phía chiếc Mercedes màu vàng kia.

Jack nhảy vào chiếc tắc xi của mình và vừa chỉ về phía trước vừa nói nhanh, “Đuổi theo họ, nhưng đừng tiến lại gần, đợi cho đến khi lên đường lớn đã”. Anh cũng không biết chắc người tài xế tắc xi có hiểu mình nói gì hay không. Anh ta đánh xe khỏi vệ đường, và dù Jack liên tục vỗ vào vai anh ta và nhắc, “Đi chậm lại”, hai chiếc tắc xi vẫn bám sát nhau giống như hai con lạc đà giữa sa mạc khi họ chạy qua những con đường vắng. Jack lại chửi thề, anh biết là mình đã bị lột da. Bây giờ thì một kẻ nghiệp dư cũng có thể phát hiện ra anh.

“Cô có nhận ra là có người đang theo dõi cô không?” Sergei hỏi sau khi xe đã lăn bánh.

“Không, nhưng cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu có ai đó theo dõi cháu”, Anna đáp và thấy ớn lạnh vì Sergei đã nhắc đến nỗi sợ hãi lớn nhất của cô. “Bác có nhìn thấy họ không?” cô hỏi.

“Chỉ thoáng qua thôi”, Sergei đáp. “Một người đàn ông, khoảng trên ba mươi tuổi, dáng thể thao, tóc đen, e là tôi chỉ nhìn thấy có ngần ấy”. Vậy là Tina đã sai khi nghĩ rằng kẻ đang săn lùng cô là một phụ nữ, đó là ý nghĩ đầu tiên của Anna. “Và đó là một kẻ chuyên nghiệp”, Sergei nói thêm.

“Sao bác biết”, Anna hỏi bằng một giọng lo lắng.

“Khi chiếc tắc xi chạy qua chỗ tôi, anh ta không nhìn lại”, Sergei nói. “Tôi cũng không dám chắc anh ta ở về phía nào của luật pháp”.

Anna rùng mình, còn Sergei thì liếc nhìn vào gương chiếu hậu. “Và tôi khẳng định rằng anh ta đang bám theo chúng ta, nhưng đừng có ngoái lại làm gì”, Sergei nói nhanh, “bởi vì nếu cô làm thế, anh ta sẽ biết là cô đã phát hiện ra anh ta”.

“Cảm ơn bác”, Anna nói.

“Cô vẫn muốn tôi đưa cô ra sân bay chứ?”

“Cháu không còn lựa chọn nào khác”, Anna đáp.

“Tôi có thể cắt đuôi anh ta”, Sergei nói, “nhưng như thế thì anh ta sẽ biết rằng cô đã phát hiện ra anh ta”.

“Cũng chẳng giúp ích được gì”. Anna nói. “Anh ta đã biết cháu sẽ đi đâu”.

Jack lúc nào cũng mang theo hộ chiếu, ví và thẻ tín dụng trong mình, để đề phòng trường hợp khẩn cấp. “Chết tiệt thật”, anh nói khi trông thấy tấm biển chỉ đường tới sân bay và chợt nhớ tới chiếc vali của anh trong phòng khách sạn.

Có ba hay bốn chiếc tắc xi khác cũng đang chạy về hướng sân bay Otopeni, và Jack băn khoăn không hiểu người phụ nữ kia đang ngồi trong chiếc xe nào, liệu cô ta có mua vé lên cùng chuyến bay với Anna Petrescu hay không.

Anna đưa cho Sergei một tờ 20 đôla, từ rất lâu trước khi xe tới sân bay, và nói cho ông ta biết cô đã đặt chỗ trên chuyến bay nào khi trở về.

“Bác có thể đón cháu được không?” cô hỏi.

“Tất nhiên là được”, Sergei nói và cho xe dừng lại bên ngoài cổng Quốc tế.

“Anh ta có còn bám theo chúng ta không?” Anna hỏi.

“Còn”, Sergei nói và nhảy ra khỏi xe. Một nhân viên khuân vác xuất hiện, giúp cô cho chiếc thùng và chiếc vali lên xe đẩy.

“Tôi sẽ có mặt ở đây để đón cô khi cô trở về”, Sergei hứa với Anna trước khi cô biến vào trong đám đông.

Chiếc xe tắc xi của Jack phanh két lại phía sau chiếc Mercedes màu vàng. Anh nhảy xuống và chạy lại chỗ người tài xế, rồi nhìn qua cửa sổ và vẫy vẫy một tờ 10 đôla. Sergei hạ cửa kính xuống rồi đưa tay cầm lấy tờ tiền. Jack mỉm cười.

“Người phụ nữ trong xe của ông, ông có biết cô ta đi đâu không?”

“Có chứ”, Sergei vừa nói vừa vân vê ria mép.

Jack lại rút ra một tờ mười đôla nữa, và Sergei vui vẻ đón nhận món quà trời cho ấy.

“Này, thế cô ta đi đâu?” Jack hỏi.

“Đi nước ngoài”, Sergei trả lời rồi gài số và phóng xe đi.

Jack chửi thề, và chạy vội về chỗ chiếc tắc xi của mình, trả tiền phí - ba đôla - rồi bước nhanh vào sân bay. Anh đứng yên một chỗ và nhìn quanh. It giây sau, anh đã phát hiện thấy Anna đang rời khỏi quầy làm thủ tục và đi về phía cầu thang cuốn.

Anh chờ cho đến khi Anna đã đi khuất mới bước theo. Khi anh đến đỉnh của chiếc cầu thang cuốn, Anna đã ở trong quán cà phê. Cô chọn một chỗ ngồi ở góc phía xa, nơi cô có thể quan sát được mọi chuyện và quan trọng hơn nữa là quan sát được mọi người. Ngoài việc anh đang là mục tiêu theo dõi của một người phụ nữ, người phụ nữ mà anh theo dõi cũng đã phát hiện ra anh và đã đề phòng. Jack sợ rằng chuyện này sẽ kết thúc giống như một bài thảo luận trong lớp ở Quantico về những sai lầm dẫn đến thất bại trong việc theo dõi kẻ tình nghi.

Anh quay trở xuống tầng một và nhìn lên bảng điện tử thông báo các chuyến bay. Chỉ có năm chuyến bay quốc tế khởi hành từ Bucharest trong ngày hôm đó: Moscow, Hồng Kông, New Delhi, London và Berlin.

Jack loại bỏ Moscow, bởi vì 40 phút nữa máy bay sẽ cất cánh, mà Anna vẫn còn ngồi trong quán cà phê. Máy bay đi New Delhi và Berlin thì đến chiều tối mới cất cánh. Ít có khả năng là Hồng Kông, dù máy bay tới đó sẽ cất cánh sau hai giờ nữa. 20 phút sau chuyến bay tới Hồng Kông sẽ là chuyến bay tới London. Chắc chắn là London, anh suy luận, nhưng anh không thể liều. Anh sẽ mua hai vé, một vé đi Hồng Kông và một vé đi London. Nếu cô ta không xuất hiện ở cổng khởi hành đi Hồng Kông, anh sẽ lên chiếc máy bay đi London. Anh băn khoăn không biết người phụ nữ đang theo dõi Anna có tính toán giống anh không, cho dù anh có cảm giác là cô ta đã biết Anna sẽ đi đâu. Sau khi mua hai vé, và giải thích hai lần rằng anh không mang theo hành lý gì, Jack đi về phía cửa 33 để thực hiện việc quan sát. Anh chọn một chỗ ngồi giữa những hành khách đang chờ ở cửa 31 để lên chuyến bay đi Moscow. Jack thậm chí còn nghĩ đến chuyện quay trở về khách sạn để lấy chiếc vali, thanh toán tiền rồi trở lại sân bay, nhưng ý nghĩ ấy chỉ thoáng qua, bởi vì nếu phải lựa chọn giữa việc mất hành lý và mất dấu đối tượng, anh sẽ không có nhiều thời gian để tính toán.

Jack gọi điện cho viên quản lý ở khách sạn Bucharest! International bằng điện thoại di động của mình, và không giải thích gì, anh yêu cầu ông ta cho người thu dọn phòng và cho tất cả đồ đạc của anh vào chiếc vali rồi mang xuống dưới phòng tiếp tân, Anh có thể hình dung ra khuôn mặt đầy vẻ ngạc nhiên của ông ta. Tuy nhiên, khi anh đề nghị ông ta cộng thêm 20 đôla vào hoá đơn khách sạn, anh nhận được ngay câu trả lời, “Tôi sẽ đích thân làm điều đó, thưa ngài”.

Jack bắt đầu băn khoăn rằng biết đâu Anna đang tìm cách đánh lạc hướng kẻ theo dõi mình. Cô ta vờ như sắp bay ra nước ngoài, nhưng thực tế thì cô ta sẽ quay trở về Bucharest và lấy bức tranh. Không có gì nghiệp dư hơn cái cách mà anh bám theo xe cô ta. Nhưng nếu cô ta đã biết rằng có người đang theo dõi mình, giống như mọi kẻ nghiệp dư khác, cô ta sẽ cố tìm cách cắt đuôi càng nhanh càng tốt. Chỉ có những cao thủ trong nghề mới có thể nghĩ ra được cái kế hoạch quái quỷ kia để rũ bỏ kẻ đang đeo bám mình. Liệu có khả năng Anna là một kẻ chuyên nghiệp và vẫn đang làm việc cho Fenston? Lý do gì khiến anh bị theo dõi?

Chuyến bay 3211 đi Moscow đã bắt đầu nhận hành khách lên máy bay khi Anna bước qua chỗ Jack. Trông cô có vẻ bình thản. Cô ngồi xuống giữa những hành khách đang chờ để lên chuyến bay 017 của hãng Cathay Pacific đi Hồng Kông. Jack đi xuống đại sảnh, tránh xa tầm quan sát của Anna và chờ thông báo mở cửa đón khách cho chuyến bay 017. Bốn mươi phút sau, anh lại đi lên thang cuốn, lần này là lần thứ ba.

Cả ba người cùng lên chiếc Boing 747 đi Hồng Kông, vào ba thời điểm khác nhau. Một người ngồi ghế hạng sang, một người ngồi ghế hạng thương gia và người còn lại ngồi hàng ghế tiết kiệm.



17/9
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 30


“Tôi xin lỗi vì đã làm phiền Phu nhân, nhưng hãng Simpson & Simpson vừa chuyển tới một thùng lớn đựng tài liệu, và tôi không biết để chiếc thùng đó ở đâu”.

Arabella đặt cây bút xuống và ngước nhìn lên. “Andrews, ông có còn nhớ hồi tôi còn bé và ông còn là người hầu không?”

“Có, thưa Phu nhân”, Andrews trả lời bằng một giọng bối rối.

“Và mỗi kỳ Giáng sinh chúng ta đều chơi trò Săn tìm Gói quà?”

“Đúng thế, thưa Phu nhân”.

“Và có một lần, ông đã dấu một hộp sôcôla. Victoria và tôi đã tìm suốt cả một buổi chiều, nhưng vẫn không tìm thấy”.

“Vâng, thưa Phu nhân. Phu nhân Victoria cho rằng tôi đã ăn mất hộp sôcôla đó và đã oà khóc”.

“Nhưng ông vẫn không chịu nói cho chị ấy biết ông đã dấu chiếc hộp ở đấu”.

“Đúng thế, thưa Phu nhân, nhưng tôi phải thú thực là cha của Phu nhân đã hứa sẽ cho tôi sáu xu nếu tôi không nói ra chỗ dấu”.

“Tại sao cha tôi lại làm thế?” Arabella hỏi.

“Bởi vì ngài hy vọng sẽ có được một buổi chiều Giáng sinh yên ả, để uống một ly poóctô, hút một điếu xì gà, trong khi cả hai cô con gái của ngài đều đang bận rộn”.

“Nhưng chúng tôi chẳng bao giờ tìm thấy chiếc hộp đó”, Arabella nói.

“Và tôi cũng chẳng bao giờ nhận được món tiền thưởng ấy”, Andrews nói.

“Ông có còn nhớ là mình đã dấu nó ở đâu không?”

Andrews suy nghĩ một lát, rồi một nụ cười xuất hiện trên khuôn mặt ông ta.

“Có, thưa Phu nhân”, ông ta nói, “và tôi tin chắc rằng nó vẫn còn ở đó”. “Tốt, bởi vì tôi muốn ông để chiếc thùng mà Simpson & Simpson vừa chuyển đến vào đúng chỗ đó”.

“Vâng, thưa Phu nhân”, Andrews nói bằng một giọng cố tỏ ra là mình hiểu ý của chủ.

“Và kỳ Giáng sinh tiếp theo, Andrews ạ, nếu tôi muốn tìm lại nó, ông phải nhớ là không bao giờ được chỉ chỗ cho tôi”.

“Và lần này tôi có được nhận sáu xu không, thưa Phu nhân?”

“Sáu xilinh, với điều kiện là không ai khác ngoài ông biết được chỗ đó”.

***

Anna cựa quậy trên chiếc ghế hạng tiết kiệm ở sát bên cửa sổ máy bay. Nếu người đàn ông mà Fenston phái đi để truy lùng cô có mặt trên chuyến bay này, mà gần như chắc chắn là như vậy, thì ít nhất Anna cũng biết bây giờ cô đang phải đối mặt với những chuyện gì. Cô bắt đầu nghĩ về anh ta, và bằng cách nào mà anh biết cô đang ở Bucharest. Bằng cách nào mà anh ta biết địa chỉ của mẹ cô và liệu anh ta đã biết đích đến tiếp theo của cô là Tokyo hay chưa?” Người đã chạy đến bên chiếc tắc xi của Sergei và đập đập vào cửa kính khi cô đang quan sát anh ta từ phía quầy làm thủ tục có vẻ như không ngờ rằng mình sẽ phải lên máy bay. Anna băn khoăn không hiểu có phải những cú điện thoại của cô gọi cho Tina đã khiến cô bị lộ hay không. Anna hoàn toàn tin tưởng ở sự trung thành của bạn mình, vì vậy nếu cô bị lộ vì những cú điện thoại ấy thì cũng là ngoài ý muốn của Tina. Leapman là một kẻ xảo quyệt, ông ta chẳng ngại gì mà không đặt máy nghe trộm điện thoại của Tina, và làm những chuyện tồi tệ hơn thế.

Trong hai cuộc nói chuyện vừa qua với Tina, Anna đã cố tình tung ra một vài thông tin để kiểm tra xem các cuộc nói chuyện của họ có bị nghe trộm hay không. Rõ ràng những thông tin đó đã có người khác biết được: Đi, và Chỗ mình sắp tới có rất nhiều người như thế. Lần sau, cô sẽ tung ra những tin tức khiến cho kẻ đang theo dõi cô kia hoàn toàn lạc lối.

***

Jack ngồi trên một chiếc ghế hạng thương gia, vừa uống Coke vừa cố gắng xâu chuỗi các sự việc diễn ra trong hai ngày qua. Nếu chỉ có một mình tác chiến, hãy đón chờ những kịch bản tồi tệ nhất, thầy giáo huấn luyện của anh nhắc đi nhắc lại câu nói đó với tất cả các lính mới.

Anh cố gắng để tìm ra sợi chỉ xuyên suốt tất cả các sự việc. Anh đang bám theo một người phụ nữ có ý định đánh cắp một bức tranh trị giá 60 triệu đôla, nhưng cô ta đã để bức tranh lại Bucharest, hay cô ta đã chuyển nó sang một chiếc thùng khác và sẽ bán cho ai đó ở Hồng Kông? Rồi anh lại nghĩ tới người phụ nữ cũng đang bám theo Anna. Chuyện này thì dễ giải thích hơn.

Nếu Petrescu đã đánh cắp bức tranh, thì người phụ nữ kia rõ ràng là người được Fenston thuê để theo dõi cô ta cho đến khi tìm ra nơi cất dấu bức tranh. Nhưng tại sao cô ta luôn biết trước những bước đi tiếp theo của Anna, và liệu cô ta đã phát hiện ra rằng anh cũng đang theo dõi Anna hay chưa? Và cô ta sẽ làm gì khi đã tìm được bức Van Gogh? Jack nghĩ chỉ có một cách duy nhất để giải thoát cho chính mình là đi trước hai người kia một bước và phải tìm cách để lái họ theo mình. Anh thấy mình đã rơi vào một chiếc bẫy mà anh luôn căn dặn người của mình phải đề phòng. Đừng bao giờ nghĩ rằng kẻ tình nghi là một người vô tội. Chuyện đó là việc của bồi thẩm đoàn. Còn anh thì luôn luôn phải nghĩ rằng họ là những kẻ có tội, và đừng bao giờ ngạc nhiên trước bất cứ điều gì. Anh nhớ là các thầy giáo của mình chưa bao giờ nhắc đến chuyện anh phải làm gì nếu kẻ tình nghi là một phụ nữ hấp dẫn, dù trong tài liệu đào tạo của FBI có một chỉ dẫn về trường hợp này: ‘Trong bất kỳ trường hợp nào, đặc vụ viên không được phép có quan hệ riêng tư với bất kỳ một đối tượng điều tra nào”. Vào năm 1999, cuốn tài liệu này đã được cập nhật theo sự chỉ đạo của Quốc hội và cụm từ “dù là nam hay nữ” đã được bổ sung sau cụm từ “bất kỳ đối tượng điều tra nào”.

Nhưng Jack vẫn băn khoăn không hiểu Anna định làm gì với bức Van Gogh. Nếu cô ta tìm cách bán bức tranh ở Hồng Kông, cô ta sẽ gửi khoản tiền khổng lồ thu được ở đâu, và cô ta sẽ tiêu khoản tiền đó bằng cách nào? Jack không nghĩ rằng cô ta định sống ở Bucharest trong suốt phần đời còn lại của mình.

Và rồi anh nhớ ra rằng cô ta đã tới Lâu đài Wentworth.

Krantz ngồi một mình trên một chiếc ghế hạng sang. Cô ta bao giờ cũng mua vé hạng sang, bởi vì nó cho phép cô ta lên máy bay sau cùng, và rời khỏi máy bay đầu tiên, trong bất kỳ chuyến bay nào, đặc biệt là khi cô ta biết chính xác nạn nhân của mình đang đi tới đâu.

Nhưng lúc này cô ta đã nhận ra rằng còn một người khác nữa cũng đang theo dõi Petrescu, và cô ta phải thận trọng hơn. Suy cho cùng, cô ta không thể giết Petrescu trước con mắt chứng kiến của bất kỳ ai đó.

Krantz băn khoăn không hiểu người đàn ông tóc đen cao ráo kia là ai, và anh ta sẽ báo cáo với ai. Phải chăng Fenston đã phái anh ta đi để kiểm tra cô ta, hay là anh ta làm việc cho một chính phủ nước ngoài? Nếu thế thì là chính phủ nào? Chắc chắn phải là chính phủ Mỹ hoặc là chính phủ Romania. Hẳn anh ta là một người chuyên nghiệp bởi vì trước đó cô ta chưa từng phát hiện ra anh ta. Cô ta đoán rằng anh ta là người Mỹ. Cô ta hy vọng mình đoán đúng, bởi vì nếu cô ta phải giết anh ta, thì đó sẽ là một phần thưởng.

Krantz không hề nghỉ ngơi trên chuyến bay dài tới Hồng Kông. Huấn luyện viên của cô ta ở Mosscow luôn nhắc đi nhắc lại rằng việc tập trung thường bị mất đi vào ngày thứ tư. Ngày mai.

18/9
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 31


“Những hành khách đi tiếp...”

“Đó là tất cả những gì mình cần”, Jack nói một mình.

“Ngài cần gì, thưa ngài”, cô chiêu đãi viên hỏi.

“Quá cảnh”.

“Đích đến cuối cùng của ngài là nơi nào, thưa ngài?”

“Tôi cũng không biết nữa”, Jack nói. “Tôi có bao nhiêu lựa chọn?”

Cô chiêu đãi viên cười. “Ngài vẫn muốn đi tiếp về phương đông chứ ạ?”

“Có vẻ hay đấy”.

“Vậy thì có thể là Tokyo, Manila, Sydney hoặc Auckland”.

“Cảm ơn”, Jack vừa nói vừa nghĩ rằng thế thì có gì mà phải cảm ơn, rồi anh nói thêm, “Nếu tôi quyết định ngủ qua đêm ở Hồng Kông, tôi sẽ phải qua cửa kiểm tra hộ chiếu, trong khi nếu tôi muốn quá cảnh...”

Cô chiêu đãi viên tiếp tục trêu anh, “Khi xuống khỏi máy bay, thưa ngài, sẽ có những biển báo rất rõ ràng chỉ đường cho ngài tới nơi lấy hành lý hoặc phòng làm thủ tục quá cảnh. Ngài đã gửi hành lý đi thẳng tới đích, hay ngài phải đi lấy hành lý?”

“Tôi không có hành lý gì”, Jack thừa nhận.

Cô chiêu đãi viên gật đầu, mỉm cười và quay sang giúp đỡ một vài hành khách khác tỉnh táo hơn cái ông khách ngớ ngẩn này.

Jack hiểu rõ rằng khi xuống khỏi máy bay, anh phải ngay lập tức tìm được một chỗ kín đáo và thuận tiện để quan sát Anna mà không để cho người phụ nữ kia quan sát được mình.

***

Anna lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ trong lúc máy bay từ từ hạ cánh xuống sân bay Chek Lap Kok.

Cô chẳng thể nào quên được lần đầu tiên mình bay tới Hồng Kông cách đây vài năm. Đầu tiên, mọi chuyện có vẻ như bình thường, rồi đến phút cuối, không hề cảnh báo trước, viên phi công cho máy bay nhào xuống và lao thẳng về phía mấy quả đồi. Rồi ông ta cho máy bay hạ cánh giữa những tòa nhà chọc trời, làm cho những vị khách lần đầu tiên đi máy bay tới Hồng Kông phải há miệng vì sợ hãi, trước khi chiếc máy bay chạm xuống đường băng ngắn lao thẳng tới khu Kowloon, như thể anh ta đang đóng một cảnh trong một bộ phim về cuộc chiến năm 1944. Khi chiếc máy bay dừng lại, một vài hành khách vỗ tay. Anna vui mừng khi biết rằng Hồng Kông đã có một sân bay mới, và điều đó có nghĩa là cô không phải chứng kiến cảnh hạ cánh rợn tóc gáy kia.

Cô nhìn đồng hồ. Cho dù máy bay chậm 20 phút, phải hơn hai giờ nữa cô mới bay tới đích tiếp theo. Trong khoảng thời gian đó, cô sẽ kiếm một cuốn sách hướng dẫn du lịch ở Tokyo, một thành phố mà cô chưa từng đặt chân tới.

Khi máy bay dừng lại, Anna chầm chậm bước dọc theo lối đi, và chờ cho những hành khách khác lấy hành lý từ các ô để hành lý trên đầu. Cô nhìn quanh, băn khoăn không hiểu người đàn ông mà Fenston phái đi có đang quan sát mình hay không. Cô cố giữ bình tĩnh, dù cho mỗi khi có một người đàn ông nào đó nhìn về phía cô, tim cô lại thót lại. Cô tin chắc rằng anh ta đã xuống máy bay và lúc này đang ngồi rình cô ở đâu đó. Thậm chí anh ta đã biết đích đến cuối cùng của cô. Anna đã quyết định cần phải tung tin như thế nào trong cuộc nói chuyện điện thoại sắp tới của cô với Tina để đánh lạc hướng hoàn toàn kẻ được Fenston phái đi.

Anna bước xuống khỏi máy bay và nhìn quanh để tìm biển báo. Ở phía cuối một hành lang dài, một mũi tên hướng dẫn các hành khách quá cảnh đi về phía tay trái. Cô bước đi cùng với một nhóm hành khách khác trong khi phần đông các hành khách đều rẽ phải.

Khi cô bước vào phòng chờ quá cảnh, cô được đón chào bởi một khu vực rực sáng ánh đèn neon như đang rình rập để moi ngoại tệ của các vị khách bị cầm tù. Anna đi từ cửa hiệu này sang cửa hiệu khác, ngắm nghía những mốt thời trang mới nhất, những thiết bị điện tử, điện thoại di động và đồ nữ trang. Cho dù cô trông thấy một vài món mà trong những hoàn cảnh bình thường chắc chắn là cô đã cầm lên xem, điểm duy nhất mà cô bước vào là một cửa hàng bán sách với đủ các loại báo và tạp chí bằng đủ thứ tiếng cùng một số cuốn sách đang bán chạy. Cô bước tới khu sách hướng dẫn du lịch, nơi có đủ các loại sách cung cấp thông tin về tất cả các quốc gia, kể cả những quốc gia xa xôi như Azerbaijan và Zanzibar.

Mắt cô dừng lại ở quầy sách về Nhật Bản, trong đó có một số cuốn về Tokyo. Cô cầm lấy cuốn sách hướng dẫn du lịch Nhật Bản mang tên Lonely Planet, cùng với một cuốn sách hướng dẫn du lịch bỏ túi về Tokyo mang tên Berlitz. Cô bắt đầu đọc lướt qua vài trang trong hai cuốn sách đó.

Jack tạt vào một cửa hàng bán đồ điện tử ở phía bên kia của khu mua sắm, nơi anh có thể nhìn rõ đối tượng của mình. Tất cả những gì anh có thể thấy là cô ta đang đứng dưới một tấm biển lớn nhiều màu sắc có đề dòng chữ Du lịch. Giá mà Jack có thể tiến lại đủ gần để nhìn rõ tựa đề của cuốn sách mà cô ta đang đọc, nhưng anh biết mình không được phép liều. Anh bắt đầu đếm các giá sách với hy vọng có thể xác định được quốc gia nào đã thu hút được sự chú ý của Anna.

“Tôi có thể giúp gì không, thưa ngài?”, một cô gái trẻ sau quầy hỏi. “Không, trừ phi cô có một chiếc ống nhòm”, Jack nói, mắt anh vẫn không rời Anna.

“Rất nhiều, thưa ngài”, cô bán hàng trả lời, “và ngài thấy mô đen này thế nào? Đây là mô đen có giảm giá đặc biệt trong tuần này. Giá cũ là 90 đôla, giá mới là 60 đôla”.

Jack nhìn quanh trong khi cô gái lấy một chiếc ống nhòm từ trên giá xuống và đặt lên mặt quầy.

“Cảm ơn”, Jack nói. Anh cầm chiếc ống nhòm lên và chĩa về phía Anna. Cô ta vẫn đang lật giở các trang sách của cuốn sách kia, nhưng Jack không nhìn rõ tựa đề của nó.

“Tôi muốn lấy mô đen mới nhất”, anh vừa nói vừa đặt trả chiếc ống nhòm có giảm giá đặc biệt lên mặt quầy. “Loại ống nhòm có thể nhìn rõ biển chỉ đường cách 100 mét”.

Cô gái bán hàng cúi xuống, mở một ngăn tủ rồi lấy ra một chiếc ống nhòm khác.

“Đây là ống nhòm hiệu Leica, tầm xa nhất, cỡ 12x50”, cô ta nói. “Ngài có thể nhìn thấy rõ nhãn hiệu trên những gói cà phê ở quầy cà phê góc kia”.

Jack chỉnh tiêu cự ống nhòm. Anna đang đặt cuốn sách mà cô vừa đọc lên giá, và cầm một cuốn sách cạnh đó lên. Jack phải đồng ý với cô bán hàng, đây đúng là loại ống nhòm rất tốt. Anh có thể nhìn thấy dòng chữ Nhật Bản và thậm chí cả dòng chữ Tokyo ở hàng sách phía trên đó. Anna gập cuốn sách lại, mỉm cười và đi về phía quầy thu ngân. Cô cầm một tờ Herald Tribune lên và đứng vào hàng chờ.

“Có tốt không, thưa ngài?”, cô bán hàng hỏi.

“Rất tốt”, Jack vừa nói vừa đặt trả chiếc ống nhòm lên mặt quầy, “nhưng tôi e là tôi không đủ tiền mua. Cảm ơn cô”, anh nói thêm trước khi bước ra khỏi cửa hiệu.

“Lạ thật”, cô bán hàng nói với bạn mình phía sau quầy. “Tớ đã nói giá với ông ta đâu”.

Anna đã đi tới đầu hàng chờ và đang trả tiền cho hai cuốn sách, cùng lúc đó Jack đang đi nhanh về phía đối diện. Anh đứng vào một hàng chờ khác ở phía cuối của đại sảnh.

Khi lên đến đầu hàng, anh hỏi mua một chiếc vé đi Tokyo.

“Vâng, thưa ngài, chuyến bay nào - Cathay Pacific hay Hàng không Nhật Bản?”.

“Khi nào máy bay cất cánh?”, Jack hỏi.

“Hàng không Nhật Bản chuẩn bị mở cửa đón khách, bởi vì máy bay sẽ cất cánh sau bốn mươi phút nữa. Chuyến bay 301 của hãng Cathay phải một tiếng rưỡi nữa mới cất cánh”.

“Cho một vé hạng thương gia”, Jack nói, “của hãng Hàng không Nhật Bản.

“Ngài có hành lý gì không?”.

“Chỉ có hành lý xách tay thôi”.

Cô gái bán vé đưa vé cho anh, kiểm tra hộ chiếu của anh và nói: “Mời ngài đi về phía cửa 71, máy bay sắp mở cửa đón khách ngay bây giờ”. Jack bước trở lại về phía quán cà phê. Anna đang ngồi ở gần quầy thu ngân, chăm chú vào cuốn sách mà cô vừa mua. Anh cẩn thận tìm chỗ khuất để tránh ánh mắt của cô bởi vì anh biết chắc rằng cô đã nhận ra là mình đang bị theo dõi. Những phút sau đó, Jack đi loanh quanh mua những món đồ tại vài cửa hiệu mà trong những hoàn cảnh bình thường chắc anh chẳng bao giờ đặt chân vào, chỉ là để vừa theo dõi được người phụ nữ đang ngồi trong quán cà phê kia, vừa không để cô theo dõi lại. Cuối cùng anh mua một chiếc túi ngủ mà người ta cho phép mang lên máy bay trong hành lý xách tay, một chiếc quần bò, bốn chiếc áo sơ mi, bốn đôi tất, bốn chiếc quần lót, hai chiếc caravát (loại giảm giá đặc biệt), một gói dao lam, kem cạo râu, xà bông dưỡng da, kem đánh răng và bàn chải đánh răng. Anh cứ đứng mãi trong quầy dược phẩm để chờ xem Anna sắp đứng lên chưa.

“Thông báo cuối cùng cho những hành khách trên chuyến bay 416 của hãng Hàng không Nhật Bản đi Tokyo. Xin mời quý khách tới ngay cổng 71 để làm thủ tục lên máy bay”.

Anna lật một trang sách nữa trong cuốn sách của cô, và điều đó khiến Jack hiểu rằng cô sẽ đi chuyến bay của hãng Cathay Pacific khởi hành một giờ sau đó. Lần này anh sẽ chờ cô. Anh xách gói hành lý của mình và đi về phía cửa 71. Anh là một trong những hành khách cuối cùng lên máy bay.

***

Anna nhìn đồng hồ, rồi cô gọi thêm một cốc cà phê và lại chăm chú đọc tờ Herald Tribute. Các trang báo đầy những câu chuyện về hậu quả của vụ 11/9, cùng một bài viết về lễ tưởng niệm được tổ chức tại Washington DC với sự có mặt của Tổng thống. Gia đình và bạn bè của cô tin rằng cô đã chết, hoặc vẫn còn mất tích? Đã có người nhìn thấy cô tại London, và liệu cái tin ấy đã được truyền tới New York hay chưa? Chắc chắn Fenston muốn mọi người tin rằng cô đã chết, ít nhất là cho tới khi ông ta đã lấy được bức Van Gogh. Tất cả điều đó sẽ thay đổi tại Tokyo, nếu - một cái gì đó đã khiến Anna ngẩng lên và cô phát hiện thấy một anh chàng có mái tóc đen, dầy đang nhìn mình chằm chằm. Anh ta vội quay mặt đi. Cô đứng lên khỏi ghế và bước lại phía anh ta.

“Anh đang theo dõi tôi à?”, cô hỏi.

Anh chàng kia nhìn Anna một cách bối rối. “Non, non, mademoiselle, mais peut-être voulez vous prendre un verre avec mois?”[2]

[2] Tiếng Pháp, có nghĩa là: Không, không, thưa cô, nhưng liệu tôi có thể mời cô cùng uống một ly không? (ND).

“Đây là thông báo đầu tiên cho các hành khách...”.

Có một cặp mắt dõi theo Anna khi cô xin lỗi anh chàng người Pháp kia, thanh toán tiền, và chầm chậm đi về phía cửa 69.

Krantz chỉ rời mắt khỏi Anna khi cô đã lên máy bay.

Krantz là một trong những hành khách cuối cùng lên chuyến bay CX 301. Sau khi bước vào trong máy bay, cô ta rẽ trái và ngồi vào chiếc ghế bên cửa sổ ở hàng ghế đầu như thường lệ. Cô ta biết rằng Anna đang ngồi ở đâu đó cuối các dãy ghế ở hạng tiết kiệm, nhưng cô ta không biết anh chàng người Mỹ kia đã biến đi đâu. Anh ta đã nhỡ chuyến bay, hay anh ta vẫn đang lùng sục ở Hồng Kông để tìm Petrescu?

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 32


Chuyến bay của Jack hạ cánh xuống sân bay quốc tế Narita của Tokyo chậm 40 phút, nhưng anh không lo, vì anh đến trước cả hai người phụ nữ kia gần một tiếng đồng hồ. Sau khi qua cửa Hải quan, nơi dừng chân đầu tiên của anh là bàn hỏi đáp. Bốn mươi phút nữa thì chuyến bay của hãng Cathay Pacific sẽ hạ cánh.

Anh nhìn khắp một lượt các cửa ra, và cố suy đoán xem Anna sẽ đi theo hướng nào sau khi qua cửa Hải quan. Cô sẽ lựa chọn phương tiện gì để vào thành phố: tắc xi, tàu điện, hay xe buýt? Nếu cô vẫn còn giữ chiếc thùng, chắc chắn cô sẽ chọn tắc xi. Sau khi đã nhìn kỹ các cửa mà Anna có nhiều khả năng lựa chọn nhất, Jack bước tới một quầy của Ngân hàng Tokyo để đổi 500 đôla lấy 53.868 yên. Anh cất những tờ tiền có mệnh giá lớn vào ví rồi quay lại đại sảnh. Anh quan sát những hành khách vừa xuống máy bay. Anh nhìn lên. Trên đầu anh, về phía bên trái, là một gác lửng nhìn xuống đại sảnh. Anh bước lên cầu thang và kiểm tra vị trí đó. Cho dù khu gác lửng ấy đã chật cứng người, nó là một nơi thật lý tưởng. Có hai buồng điện thoại công cộng được gắn chặt vào tường, và nếu anh đứng sau buồng thứ hai, anh có thể quan sát thấy tất cả những ai vừa từ cửa Hải quan bước ra. Jack nhìn lại bảng thông báo. 20 phút nữa, chuyến bay CX 301 sẽ hạ cánh. Có đủ thời gian để anh thực hiện nhiệm vụ cuối cùng của mình. Anh ra khỏi sân bay và đứng vào hàng chờ xe tắc xi. Tổ chức thu xếp tắc xi cho khách là một người mặc complê màu xanh nhạt; anh ta không chỉ kiểm soát xe tắc xi mà còn hướng dẫn cho khách. Khi Jack lên đến đầu hàng đợi, anh leo lên một chiếc Toyota màu xanh và yêu cầu người tài xế đỗ sang bên kia đường. Người lái xe ngạc nhiên nhìn Jack rồi làm theo chỉ dẫn của anh.

“Đợi đây cho đến khi tôi quay lại”, anh nói thêm và để chiếc túi mới của mình lên ghế sau tắc xi. “Tôi sẽ quay trở lại trong vòng ba mươi phút, bốn mươi phút là cùng”. Anh lấy từ ví ra một tờ 5000 yên. “Và anh có thể để cho đồng hồ chạy”. Người tài xế gật đầu, nhưng có vẻ càng ngạc nhiên hơn.

Jack quay trở lại sân bay vừa lúc chuyến bay CX 301 mới hạ cánh.

Anh bước lên gác lửng và đứng nấp vào sau buồng điện thoại thứ hai.

Anh chờ để quan sát xem ai là người đầu tiên bước qua cửa với một tấm nhãn màu xanh trắng quen thuộc của hãng hàng không Cathay Pacific đính trên hành lý. Đã lâu lắm rồi anh không phải chờ một người phụ nữ nào ở sân bay, đừng nói đến là phải chờ hai người phụ nữ cùng một lúc. Và liệu anh có thể nhận ra họ không? Chỉ dẫn trên bảng báo lại nhảy một lần nữa. Các hành khách đi chuyến bay CX 301 đang trong sảnh chờ hành lý. Jack bắt đầu tập trung. Anh không phải đợi lâu. Krantz là người đầu tiên bước ra - cô ta cần phải thế, cô ta có việc phải làm. Cô ta đi về phía đám đông những người đang đứng chờ, những người không cao hơn cô ta là mấy. Cô ta lẩn vào giữa đám đông trước khi mạo hiểm nhìn quanh. Chốc chốc, đám đông kiên nhẫn ấy lại dịch chuyển như một làn sóng, khi có một số người rời đi và một số người khác mới tới. Krantz dịch chuyển theo làn sóng ấy để không ai phát hiện ra cô ta. Nhưng một mái tóc vàng lẫn giữa những mái tóc đen đã làm cho công việc của Jack trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu cô ta theo sát Anna, Jack sẽ biết chính xác mình đang gặp phải đối tượng nào.

Trong khi vừa phải để mắt đến người phụ nữ gầy, lùn, gân guốc, có mái tóc vàng kia, anh vừa phải liên tục ngoảnh lại nhìn dòng người vừa bước ra, trong đó có một số mang theo những hành lý có đính tấm nhãn xanh trắng của Cathay. Jack bước lên một bước, và cầu nguyện để cô ta đừng ngước nhìn lên, nhưng cô ta đang dán mắt vào dòng người vừa bước ra.

Chắc chắn cô ta đã phán đoán rằng Anna chỉ có thể bước ra từ một trong ba cửa, bởi vì cô ta đã chọn một vị trí rất thích hợp để có thể quan sát được cả ba cửa đó.

Jack cho tay vào túi áo trong, rút ra một chiếc điện thoại cầm tay mới hiệu Samsung, mở chiếc điện thoại ra và chĩa thẳng về phía đám đông. Cô ta biến mất trong vài giây, rồi một người đàn ông đứng tuổi bước về phía trước để đón người mà ông ta đang đợi, cô ta lại hiện ra trong tích tắc. Bấm nút, và cô ta lại biến mất. Jack vẫn tiếp tục vừa để mắt đến cô ta, vừa không rời hàng người vẫn đang tuôn ra đại sảnh. Khi anh quay lại, một người phụ nữ cúi xuống để bế con lên, và cô ta lại hiện ra. Bấm nút. Cô ta lại biến mất. Jack quay lại và thấy Anna đang sải những bước dài qua cửa xoay. Anh đóng nắp điện thoại lại, và hy vọng rằng hai ảnh chụp kia đủ để các nhân viên công nghệ xác định nhân thân của cô ta. Jack không phải là người duy nhất quay đầu lại và chăm chú theo dõi khi Anna bước ra đại sảnh, với một chiếc xe đẩy trên đó có một chiếc vali và một chiếc thùng gỗ. Anh lùi vào chỗ nấp khi Anna dừng lại và ngước nhìn lên. Cô kiểm tra lại xem có thể ra theo lối nào. Cô rẽ phải. Tắc xi. Jack biết cô còn phải đứng vào một hàng chờ dài trước khi có được tắc xi, vì vậy anh để cho cả hai người phụ nữ rời khỏi sân bay trước khi anh bước xuống khỏi gác lửng. Khi đã xuống đến sảnh, anh chọn lối đi vòng ra chỗ chiếc tắc xi của mình. Anh đi về phía cuối sảnh và bước ra vỉa hè. Anh giấu mình sau một chiếc xe buýt đang chờ khách trên đường tới bãi đỗ xe ngầm, rồi tiếp tục đi dọc theo một hàng xe dài nữa và bước ra từ đầu kia của gara. Anh cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy chiếc tắc xi màu xanh vẫn đang đỗ ở đó, máy đang nổ, và đồng hồ đo đường đang chạy. Anh trèo lên ghế sau và nói với tài xế: “Có thấy người phụ nữ tóc vàng kia không, người thứ bảy trong hàng chờ tắc xi? Tôi muốn anh bám theo cô ta, nhưng đừng để cô ta phát hiện”.

Jack hướng sự chú ý sang Anna, người thứ năm trong hàng chờ tắc xi.

Khi lên đến đầu hàng, cô không leo lên tắc xi ngay mà đi vòng lại phía cuối hàng. Cô quá khôn ngoan, Jack nghĩ và quan sát phản ứng của người phụ nữ kia. Anh vỗ nhẹ vào vai người tài xế và nói: “Ngồi yên”, khi cô ta leo lên một chiếc tắc xi. Chiếc tắc xi chở cô chạy đi và biến mất sau một góc tường. Jack biết chắc cô ta sẽ đỗ lại cách chỗ rẽ vài mét và chờ cho Anna xuất hiện. Cuối cùng, Anna lại lên đến đầu hàng chờ tắc xi một lần nữa. Jack vỗ nhẹ lên vai người tài xế và nói: “Bám theo người phụ nữ kia, giữ khoảng cách vừa phải, nhưng đừng để mất dấu cô ta”.

“Nhưng có phải người phụ nữ ấy đâu?”, người tài xế hỏi lại.

“Tôi biết”, Jack nói. “Thay đổi kế hoạch”.

Người tài xế trông có vẻ bối rối. Người Nhật không hiểu cụm từ “Thay đổi kế hoạch”.

Khi chiếc tắc xi của Petrescu chạy qua chỗ anh và rẽ vào đường lớn, Jack thấy một chiếc tắc xi giống hệt như thế rời khỏi đường rẽ và bám theo sau. Cuối cùng thì cũng đến lượt anh là người đuổi theo chứ không phải là người bị theo đuổi.

Lần đầu tiên Jack cảm thấy biết ơn những điểm tắc nghẽn giao thông không bao giờ hết mà những ai thường qua lại trên tuyến đường từ sân bay Narita vào trung tâm thành phố Tokyo đều xem là chuyện bình thường. Anh có thể giữ khoảng cách mà không bao giờ mất dấu đối tượng.

Một giờ sau đó, chiếc xe tắc xi chở Anna dừng lại bên ngoài khách sạn Seiyo ở quận Ginza. Một người trực tầng khách sạn bước tới để giúp cô mang hành lý lên phòng, nhưng khi trông thấy chiếc thùng, anh ta liền vẫy tay gọi thêm một người nữa để giúp mình. Sau khi Petrescu và chiếc thùng đã biến vào trong khách sạn được một lúc, Jack mới tính đến chuyện bước vào trong đó. Rồi anh phát hiện thấy Người Lùn đã ẩn mình ở góc xa của đại sảnh, nơi cô có thể quan sát toàn bộ cầu thang bộ và thang máy mà không bị ai sau quầy tiếp tân để ý.

Ngay khi phát hiện thấy cô ta ngồi đó, Jack lùi lại qua cửa xoay và quay ra sân. Một người trực tầng chạy tới. “Ngài có cần tắc xi không ạ?”.

“Không, cảm ơn”, anh nói rồi chỉ tay về phía một chiếc cánh cửa bằng kính ở phía bên kia sân và hỏi, “Đó là gì thế? .

“Phòng tập thể dục của khách sạn, thưa ngài”, người trực tầng trả lời. Jack gật đầu, đi vòng qua sân rồi bước vào tòa nhà. Anh bước tới quầy tiếp tân.

“Số phòng, thưa ngài?”, một anh chàng mặc đồng phục của khách sạn hỏi anh.

“Tôi không nhớ”, Jack nói.

“Tên?”.

“Petrescu”.

“A, Tiến sỹ Petrescu”, anh ta nói và nhìn vào màn hình trước mặt mình, “phòng 118. Ngài có cần tủ đựng đồ không?”.

“Để sau đi”, Jack nói. “Đợi vợ tôi đã”. Anh ngồi xuống một chiếc ghế bên cửa sổ trông ra sân và chờ Anna xuất hiện. Anh nhận thấy lúc nào cũng có hai hay ba chiếc tắc xi xếp hàng chờ, vì vậy việc bám theo cô có vẻ sẽ không thành vấn đề. Nhưng nếu cô xuất hiện mà không có chiếc thùng, anh tin chắc rằng Người Lùn sẽ nghĩ cách để tước đoạt nó khỏi tay “vợ” anh.

Trong khi Jack kiên nhẫn ngồi chờ bên cửa sổ, anh mở nắp máy điện thoại di động và gọi cho Tom ở London. Anh cố không nghĩ đến sự khác biệt về múi giờ.

“Cậu ở đâu?”, Tom hỏi khi trông thấy dòng chữ “Cớm xịn” hiện lên trên màn hình điện thoại.

“Tokyo”.

“Petrescu đang làm gì ở đó?”.

“Tớ không biết chắc, nhưng tớ sẽ không ngạc nhiên nếu thấy cô ta đang tìm cách bán bức tranh quý hiếm ấy cho một nhà sưu tầm nổi tiếng nào đó”.

“Cậu đã biết người phụ nữ đang bám theo cô ta là ai chưa?”

“Chưa”, Jack nói, “nhưng tớ có chụp được hình của cô ta hai lần tại sân bay”.

“Hay lắm”, Tom nói.

“Tớ sẽ gửi hai bức ảnh ấy cho cậu ngay bây giờ”, Jack nói. Anh bấm mã số vào điện thoại của mình và chỉ tích tắc sau đó, hai hình ảnh kia đã xuất hiện trên màn hình điện thoại của Tom.

“Hơi mờ”, Tom nói ngay, “nhưng tớ tin là nhân viên công nghệ sẽ có thể cải thiện chất lượng ảnh đủ để chúng ta nhận diện rõ cô ta. Còn thông tin gì không?”.

“Cô ta cao khoảng năm bộ, gầy, tóc vàng cắt ngắn và có đôi vai của một vận động viên bơi lội”.

“Còn gì nữa không?”.

Tom vừa hỏi vừa ghi chép.

“Còn, sau khi kết thúc vụ bắn nhau của băng nhóm ở Mỹ ấy, cậu hãy tới Đông Âu ngay. Tớ có cảm giác cô ta là người Nga, hoặc có thể là người Ukraina”.

“Thậm chí có thể là người Romania?”, Tom hỏi.

“Ừ nhỉ, tớ đần quá”, Jack nói.

“Cũng đủ thông minh để chụp hai bức ảnh. Chưa có ai làm được chuyện đó, và có thể đây sẽ là bước đột phá lớn nhất của chúng ta trong vụ này”.

“Kể ra được khen thì cũng thích, nhưng tớ phải thú nhận là cả hai người bọn họ bây giờ đã biết về sự có mặt của tớ”, Jack nói.

“Vậy thì tớ phải khẩn trương tìm hiểu xem cô ta là ai. Tớ sẽ liên lạc với cậu ngay sau khi những nhân viên dưới tầng trệt có sản phẩm”.

***

Tina bật chiếc nút dưới bàn làm việc của chị. Chiếc màn hình nhỏ trên góc bàn sáng lên. Fenston đang nói chuyện điện thoại. Chị bật nút chuyển mạch nối với máy riêng của ông ta, và chăm chú lắng nghe. “Ông nói đúng”, một giọng nói cất lên, “cô ta đang ở Nhật Bản”.

“Vậy thì có thể cô ta có hẹn với Nakamura. Mọi thông tin về ông ta đều có trong tập hồ sơ mà cô đang cầm. Đừng quên rằng lấy lại bức tranh quan trọng hơn là loại bỏ Petrescu”.

Fenston đặt máy xuống.

Tina tin chắc rằng giọng nói kia là của người phụ nữ mà chị đã trông thấy trong xe của Fenston. Chị cần phải báo cho Anna biết.

Leapman bước vào phòng chị.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 33


Anna bước ra khỏi vòi tắm hoa sen, với tay lấy một chiếc khăn tắm và lau khô người. Cô liếc nhìn chiếc đồng hồ điện tử ở góc màn hình tivi. Mới 12 giờ trưa, giờ mà phần lớn các thương gia người Nhật tới câu lạc bộ của họ để ăn trưa. Không phải là lúc có thể quấy rầy Nakamura.

Sau khi lau khô người, Anna lấy một chiếc áo choàng mỏng treo sau cửa nhà tắm. Cô ngồi xuống cuối giường và bật máy tính xách tay lên. Cô gõ mật khẩu của mình, MIDAS, và truy cập vào tệp lưu trữ thông tin về những nhà sưu tầm giàu có nhất trên thế giới: Gates, Cohen, Lauder, Magnier, Nakamura, Rales, Wynn.

Cô rê con trỏ tới cái tên của ông ta. Nakamura, nhà tư bản công nghiệp.

Đại học Tokyo 1966-1970, Kỹ sư xây dựng. UCLA 1971-1973, Thạc sỹ Kinh tế. Bắt đầu làm việc cho công ty Maruha từ năm 1974, Thành viên ban Giám đốc năm 1989, Tổng giám đốc năm 1997, Chủ tịch năm 2001. Anna lướt xuống phần thông tin về công ty thép Maruha. Bản cân đối thường niên năm trước cho thấy doanh thu của công ty là gần 3 tỷ đôla, lợi nhuận ròng là 400 triệu. Ông Nakamura nắm giữ 22 % cổ phần của công ty này, và theo xếp hạng của Forbes, ông ta là người giàu thứ chín trên thứ giới. Một vợ, ba con, hai gái một trai. Sở thích: gôn và nghệ thuật. Không có thông tin chi tiết về những tật nguyền của ông ta theo tin đồn, cũng không có thông tin chi tiết về bộ sưu tập ấn tượng của ông ta, một bộ sưu tập được nhiều người đánh giá là toàn mỹ nhất trong số các bộ sưu tập cá nhân.

Nakamura đã một vài lần nói về bộ sưu tập này và khẳng định đó là tài sản của công ty. Cho dù hãng Christie luôn giấu kín thông tin về khách mua trong các vụ đấu giá tranh, những ai làm trong lĩnh vực nghệ thuật đều biết rằng Nakamura chính là người tranh mua sau cùng trong cuộc bán đấu giá bức Hoa Hướng Dương của Van Gogh vào năm 1987, khi ông ta bị một người bạn cũ và cũng là đối thủ của mình là Yasuo Goto, chủ tịch công ty bảo hiểm Yasuda Fire & Marine Insurance, người đã trả 39.921.750 bảng Anh để có được bức tranh ấy. Kể từ khi rời khỏi Sotheby, Anna hầu như không cập nhật được thông tin gì về Nakamura. Bức tranh Lớp khiêu vũ của quỷ bà Minette của Degas mà cô đã mua cho ông ta tỏ ra là một vụ đầu tư khôn ngoan, và Anna hy vọng ông ta nhớ rõ điều đó. Cô hoàn toàn tin chắc rằng cô đã chọn đúng người có thể giúp mình thoát ra khỏi tình cảnh khó khăn này. Cô mở vali ra và chọn một bộ vét màu xanh dương cùng một chiếc áo sơ mi màu kem, một chiếc váy ngắn, một đôi giày da có đế thấp; không trang điểm, không trang sức. Vừa là quần áo, Anna vừa nghĩ tới người đàn ông mà cô chỉ mới gặp một lần, và băn khoăn không hiểu cô có để lại ấn tượng gì đối với ông ta không. Sau khi thay quần áo, Anna nhìn lại mình trong gương. Đúng cách ăn mặc mà một thương gia Nhật Bản kỳ vọng ở một thành viên ban giám đốc của hãng Sotheby.

Anna kiểm tra số điện thoại riêng của ông ta trong máy tính. Cô ngồi xuống đuôi giường, cầm điện thoại lên, hít một hơi thật sâu và quay số.

“Hai, Shacho-Shitso desu”, một giọng nói cất lên trong máy.

“Xin chào, tên tôi là Anna Petrescu. Ông Nakamura có thể còn nhớ tôi là người của nhà đấu giá Sotheby”.

“Cô muốn được phỏng vấn à?”.

“Ờ, không, tôi chỉ muốn nói chuyện với ông Nakamura”.

“Xin chờ một lát, để tôi xem ông ấy có thể nói chuyện với cô không”.

Làm sao ông ta có thể nhớ nổi cô chỉ sau một lần gặp?

“Tiến sỹ Petrescu, rất vui khi được nói chuyện với cô. Hy vọng cô lâu nay vẫn khoẻ?”.

“Vâng, cảm ơn ông, Nakamura San”.

“Cô đang ở Tokyo à? Bởi vì nếu tôi không nhầm thì giờ này đang là nửa đêm ở New York”.

“Vâng, tôi đang ở Tokyo, và không biết ông có thể bố trí cho tôi được gặp một lát không?”.

“Cô không đăng ký phỏng vấn, nhưng bây giờ đã có tên trong danh sách rồi. Tôi có ba mươi phút rảnh vào lúc 4 giờ chiều nay. Có tiện cho cô không?”.

“Thế thì hay quá”, Anna nói.

“Cô có biết văn phòng của tôi không?”.

“Tôi có địa chỉ”.

“Cô ở khách sạn nào vậy?”.

“Khách sạn Seiyo”.

“Nếu tôi nhớ không nhầm thì người của Sotheby thường ở tại khách sạn Imperial”. Anna thấy miệng mình khô lại. “Văn phòng của tôi cách khách sạn đó khoảng 20 phút xe chạy. Tôi mong được đón tiếp cô vào lúc 4 giờ chiều nay. Tạm biệt, Tiến sỹ Petrescu”.

Anna đặt ống nghe xuống và ngồi yên tại chỗ một lúc. Cô cố nhớ lại chính xác những lời ông ta nói. Cô thư ký của ông ta muốn nói gì khi hỏi cô. “Cô muốn được phỏng vấn à?” và tại sao ông Nakamura lại nói, “Cô không đăng ký phỏng vấn, nhưng bây giờ đã có tên trong danh sách rồi”? Hay ông ta đã biết rằng cô sẽ gọi?

***

Jack cúi người về phía trước để nhìn cho rõ hơn. Hai người trực tầng đang bước ra khỏi khách sạn, vác theo chiếc thùng gỗ mà Anna đã đổi cho Anton Teodorescu trên bậc thềm của Học viện tại Bucharest. Một trong hai người trực tầng nói gì đó với người tài xế trên chiếc tắc xi đỗ ở đầu hàng, và người tài xế ra khỏi xe rồi cẩn thận đặt chiếc thùng gỗ vào cốp sau. Jack đứng dậy và bước về phía cửa sổ, cẩn thận đề phòng để không ai nhìn thấy anh. Anh chờ và nghĩ rằng có thể lại là một báo động giả. Anh nhìn lại hàng tắc xi đang chờ, có tất cả bốn chiếc. Anh nhìn về phía cửa ra vào phòng tập thể dục và tính rằng mình có thể ra đến chiếc tắc xi thứ hai trong vòng 20 giây.

Anh nhìn về phía những cánh cửa trượt của khách sạn và băn khoăn không hiểu Petrescu bao giờ thì xuất hiện. Nhưng người tiếp theo làm cho các cánh cửa trượt mở ra lại là Người Lùn. Cô ta đi qua chỗ người gác cửa rồi bước nhanh ra đường. Jack biết cô ta không bao giờ bắt tắc xi của khách sạn để có nguy cơ bị nhớ mặt; với những người như cô ta, anh không bao giờ có được cơ hội ấy.

Jack hướng sự chú ý của mình tới cửa khách sạn, bởi vì anh biết rằng Người Lùn lúc này đang ngồi trên một chiếc tắc xi ở một chỗ khuất nào đó để chờ cả Anna và anh.

Vài giây sau, Petrescu xuất hiện. Cô ăn mặc như thể sắp tham dự một cuộc họp của ban giám đốc. Người gác cửa hộ tống cô ra tới chiếc tắc xi ở đầu hàng chờ và mở cửa sau ra cho cô. Chiếc tắc xi từ từ lăn bánh rồi hoà vào dòng xe cộ trên đường.

Jack đã ngồi vào ghế sau của chiếc tắc xi thứ hai trước khi người gác cửa có cơ hội mở cửa cho anh.

“Đuổi theo chiếc tắc xi kia”, Jack vừa nói vừa chỉ tay về phía trước, “và nếu anh không để mất dấu, anh sẽ được thưởng gấp đôi tiền”. Người tắc xi tăng tốc. “Nhưng”, Jack nói thêm, “đừng lộ liễu quá”. Anh biết Người Lùn đang ngồi trên một chiếc tắc xi màu xanh nào đó trước mặt họ.

Chiếc tắc xi chở Anna rẽ trái tại Ginza rồi chạy theo hướng Bắc, rời xa khu mua sắm nhộn nhịp, hướng về quận Marunouchi, khu văn phòng nổi tiếng của thành phố. Jack băn khoăn không hiểu có phải cô đang đi gặp khách hàng tiềm năng hay không.

Chiếc tắc xi màu xanh kia rẽ trái ở ngã tư tiếp theo, và Jack lại nhắc người tài xế của mình: “Đừng để mất dấu cô ta”. Người lái xe chuyển làn đường, rồi vượt lên và bám theo chiếc xe kia, giữ một khoảng cách bằng ba thân xe. Cả hai chiếc tắc xi dừng lại tại điểm đèn đỏ tiếp theo. Chiếc tắc xi của Petrescu bật xi nhan báo rẽ phải, và khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh, một vài chiếc xe khác chạy theo. Jack biết Người Lùn đang ngồi trên một trong những chiếc xe ấy. Khi họ chạy vào con đường cao tốc ba làn, Jack có thể nhìn thấy một dãy đèn tín hiệu giao thông trên đầu, tất cả đều có màu xanh. Anh chửi thầm. Anh thích đèn đỏ; dừng lại rồi chạy tiếp bao giờ cũng tốt hơn nếu anh đang bám theo một đối tượng.

Tất cả đều chạy an toàn qua tín hiệu đèn xanh thứ nhát và thứ hai, nhưng khi tín hiệu thứ ba chuyển sang màu hổ phách, chiếc tắc xi của anh là chiếc cuối cùng vượt qua ngã tư. Khi chạy qua Cung điện Hoàng gia, anh vỗ vai người lái xe để động viên anh ta. Anh cúi người về phía trước, và hy vọng tín hiệu đèn giao thông tiếp theo vẫn giữ màu xanh. Nó chuyển sang màu hổ phách ngay khi chiếc tắc xi chở Anna vượt qua ngã tư.

“Vượt đi, vượt đi”, Jack giục người lái xe khi thấy hai chiếc tắc xi trước mặt bám theo Anna. Nhưng thay vì tăng tốc và vượt đèn đỏ, anh ta cho xe chạy chậm lại rồi dừng hẳn. Jack vừa định quát lên thì thấy một chiếc xe cảnh sát dừng lại bên cạnh họ. Anh nhìn chằm chằm về phía trước. Chiếc Toyota màu xanh đã dừng lại ở tín hiệu đèn đỏ tiếp theo. Anh vẫn còn cơ hội. Anh hy vọng chiếc xe tuần tra của cảnh sát sẽ rẽ phải, để anh có thể lấy lại thời gian đã mất, nhưng chiếc xe ấy vẫn như cố tình bám chặt lấy xe anh. Anh nhìn theo chiếc tắc xi kia rẽ vào đại lộ Eitai- dori. Anh nín thở, và lại hy vọng đèn tín hiệu đừng chuyển màu, nhưng rồi nó vẫn chuyển sang màu hổ phách và chiếc xe trước mặt họ dừng lại, rõ ràng là nó đã phát hiện ra chiếc xe cảnh sát phía sau. Khi cuối cùng đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh, sau 60 giây dài dằng dặc, chiếc tắc xi của anh quặt trái, và trước mặt họ là một biển đèn xanh. Để mất dấu Petrescu đã là quá tệ, nhưng ý nghĩ về việc Người Lùn vẫn đang bám theo cô ta khiến Jack quay lại và nguyền rủa chiếc xe tuần tra của cảnh sát, vừa lúc đó thì nó rẽ phải và mất hút.

Krantz chú ý theo dõi khi chiếc tắc xi màu xanh lách sang làn đường bên trong và dừng lại bên ngoài một tòa nhà hiện đại xây bằng đá hoa cương trắng ở otemachi. Tấm biển trên cổng ra vào, Công ty Thép Maruha, được viết bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh, giống như phần lớn các công ty quốc tế khác tại Tokyo.

Krantz để cho chiếc tắc xi của mình chạy qua trước cổng tòa nhà rồi mới yêu cầu tài xế cho xe dừng lại sát vỉa hè. Cô ta quan sát qua gương chiếu hậu khi Anna xuống xe. Tài xế chiếc tắc xi của Anna lấy chiếc thùng từ trong cốp sau ra. Anna giúp anh ta, và người gác cửa cũng chạy xuống. Krantz tiếp tục theo dõi khi hai người đàn ông bê chiếc thùng lên các bậc thềm và bước vào trong tòa nhà. Ngay khi họ vừa khuất khỏi tầm quan sát, Krantz trả tiền tắc xi, bước xuống và đi nhanh qua vỉa hè. Cô ta không bao giờ yêu cầu tắc xi đợi mình nếu không thật cần thiết. Cô ta làm thế để tránh khả năng có ai đó nhớ mặt mình. Cô ta cần phải suy tính nhanh, đề phòng Anna bất ngờ quay ra. Nhiệm vụ hàng đầu của cô ta là lấy lại bức tranh. Sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ ấy, cô ta được tự do thủ tiêu Petrescu, nhưng vì mới xuống máy bay, cô ta chưa kiếm được vũ khí phù hợp. Cô ta hài lòng khi thấy anh chàng người Mỹ kia không còn là mối đe doạ đối với mình nữa, và băn khoăn không hiểu có phải giờ này anh ta vẫn đang lùng sục khắp Hồng Kông để tìm Anna và bức tranh hay không.

Có vẻ như bức tranh đã được đưa tới đích. Có cả một trang đầy đủ chi tiết về Nakamura trong hồ sơ mà Fenston đưa cho cô ta. Nếu Anna xuất hiện cùng với chiếc thùng, thì chắc chắn là Anna đã thất bại, và cô ta có thể thực hiện cả hai nhiệm vụ của mình một cách dễ dàng hơn nhiều. Nếu Anna bước ra chỉ với một chiếc cặp trên tay, Krantz sẽ phải đưa ra một quyết định nhanh chóng. Cô ta lại nhìn quanh để đảm bảo rằng lúc nào cũng có đầy xe tắc xi chạy trên đường. Chỉ trong vài phút mà có hàng chục chiếc chạy qua, một nửa trong số đó không có khách. Người tiếp theo bước qua cửa là người tài xế chiếc xe tắc xi chở Anna. Anh ta ngồi vào sau vô lăng chiếc xe Toyota của mình. Cô ta chờ Petrescu xuất hiện, nhưng chiếc tắc xi kia lướt ra giữa đường và chạy chầm chậm để bắt khách. Krantz có cảm giác cô ta còn phải chờ lâu.

Cô ta đứng cạnh tường một tòa nhà bách hoá tổng hợp phía bên kia đường và chờ đợi. Cô ta nhìn dọc con phố đầy những cửa hàng đủ loại, cho đến khi đôi mắt cô ta dừng lại ở một cửa hàng mà cô ta mới chỉ được đọc thấy trước kia và luôn muốn được bước chân vào đó: không phải là Gucci, không phải là Burberry, không phải là Klein, mà là Cửa hàng Dao Kéo Nozaki.

Krantz bị hút về phía cửa hàng ấy như một chiếc ghim bị nam châm hút. Khi băng qua đường, mắt cô ta vẫn không rời cửa trước của Công ty Thép Maruha, vì cô ta sợ rằng Petrescu có thể bất ngờ xuất hiện.

Cô ta phán đoán rằng cuộc gặp giữa Petrescu và Nakamura có thể sẽ kéo dài. Thậm chí nếu ông ta không đủ tiền để mua bức tranh, ông ta vẫn muốn biết nhiều điều liên quan đến nó.

Sau khi sang bên kia đường, Krantz nhìn chằm chằm vào cửa hàng Dao Kéo như một đứa trẻ nhìn món quà Giáng sinh đến sớm. Nhíp, bấm móng tay, kéo dành cho người thuận tay trái, dao nhíp, kéo thợ may, dao rựa, kiếm Nhật cổ. Krantz cảm thấy mình đã sinh nhầm thế kỷ. Cô ta bước vào trong và được đón chào bằng những hàng dao đủ loại dành cho công việc bếp núc, những loại dao đã làm nên sự nổi tiếng của ông Takai, hậu duệ của một kiếm sỹ Samurai. Cô ta nhìn thấy ngay chủ nhân của cửa hiệu đang mài dao cho khách hàng trong góc. Krantz muốn được bắt tay với ông, một người mà cô ta đánh giá là một nghệ nhân đại tài, nhưng cô ta biết mình không có thời gian để làm điều đó.

Vừa để mắt theo dõi cánh cửa ở mặt tiền của công ty Maruha, cô ta vừa bắt đầu xem xét kỹ những dụng cụ được làm bằng tay, sắc và nhẹ, với cái tên NOZAKI được khắc chìm ở cả hai mặt lưỡi.

Từ lâu Krantz đã áp dụng nguyên tắc không bao giờ mang vũ khí giết người mà cô ta ưa thích lên máy bay, vì vậy cô ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua một sản phẩm của địa phương ở bất kỳ nơi nào mà Fenston phái cô ta tới để giúp ông ta khoá tài khoản của một khách hàng bất hạnh nào đó.

Krantz bắt đầu cẩn thận lựa chọn trong những âm thanh khích lệ của các loại dụng cụ nhỏ treo trên trần. Cô ta nhìn qua đường, chưa thấy bóng dáng Petrescu đâu. Cô ta quay trở lại với công việc lựa chọn của mình, bắt đầu bằng những loại dao nhỏ - gọt hoa quả, thái rau, cắt bánh mỳ, thái thịt. Cô ta xem xét kỹ trọng lượng, độ cân đối và kích thước của lưỡi dao. Không quá 8 inch, không dưới 4 inch.

Vài phút sau, cô ta đã có ba ứng viên tiềm năng. Cuối cùng, cô ta quyết định chọn loại dao dài 14cm, đã từng giành được giải thưởng mang tên Global GS5, loại dao được cho là có thể thái bít tết dễ dàng như cắt dưa hấu.

Cô ta đưa con dao cho một cô gái bán hàng. Cô gái mỉm cười - cổ bé quá - và gói con dao lại rồi đưa cho Krantz. Cô ta trả bằng tiền yên. Đôla có thể gây sự chú ý, và cô ta không có thẻ tín dụng. Một cái nhìn cuối cùng về phía ông Takai trước khi cô ta miễn cưỡng rời khỏi cửa hàng, đi sang bên kia đường và đứng vào một chỗ khuất.

***

Trong khi chờ Petrescu xuất hiện, Krantz bóc lớp giấy gói ra và cố cưỡng lại ý muốn được thử món đồ mới của mình. Cô ta đút con dao vào lớp lót đặc biệt trong chiếc quần bò của mình. Rất vừa, giống như đút một khẩu súng vào bao.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 34


Cô nhân viên tiếp tân không giấu được vẻ ngạc nhiên khi người gác cửa xuất hiện với một chiếc thùng gỗ. Cô ta đưa hai tay lên che miệng, một phản ứng ít thấy ở người Nhật. Anna không giải thích gì, chỉ nói tên mình. Cô nhân viên tiếp tân kiểm tra danh sách những người sẽ được chủ tịch công ty phỏng ván vào chiều hôm đó, và đánh một dấu tích cạnh cái tên “Tiến sỹ Petrescu”.

“Ngài Nakamura lúc này đang phỏng vấn một ứng viên khác”, cô ta nói, “nhưng sẽ xong ngay bây giờ”.

“Phỏng vấn họ để làm gì?”, Anna hỏi.

“Tôi không biết”, cô nhân viên tiếp tân trả lời và tỏ vẻ ngạc nhiên khi một người đến xin được phỏng vấn lại đưa ra một câu hỏi như vậy.

Anna ngồi ở phòng chờ và thi thoảng lại liếc nhìn chiếc thùng được đặt dựa vào tường. Cô mỉm cười trước ý nghĩ về cái cách mà cô sẽ áp dụng để thuyết phục một người bỏ ra đến 60 triệu đôla.

Sự đúng giờ luôn là nỗi ám ảnh của người Nhật Bản, vì vậy Anna không ngạc nhiên khi một người phụ nữ ăn mặc lịch sự xuất hiện vào lúc 4 giờ kém 2 phút, cúi chào và mời Anna đi theo mình. Cô ta cũng nhìn chiếc thùng gỗ, nhưng không thể hiện phản ứng của mình mà chỉ hỏi: “Cô có cần đem chiếc thùng kia lên văn phòng chủ tịch không?”.

“Có, làm ơn giúp tôi”, Anna nói và không giải thích gì thêm.

Cô thư ký dẫn Anna đi dọc theo một hành lang dài, ngang qua nhiều cánh cửa không ghi tên và chức vị trên đó. Khi tới cánh cửa cuối cùng, cô thư ký gõ nhẹ, rồi mở cánh cửa ra và nói: “Tiến sỹ Petrescu”.

Ông Nakamura đứng dậy từ sau bàn làm việc của mình và bước lại để đón Anna, lúc này đang há hốc miệng. Một phản ứng không do người đàn ông thấp lùn, tóc đen, mặc complê hàng hiệu gây ra. Chính căn phòng làm việc của ông Nakamura đã khiến Anna bị ngộp thở. Căn phòng có hình vuông, và một trong các bức tường là một tấm kính liền. Anna nhìn qua tấm kính ra khu vườn tĩnh lặng bên ngoài, một dòng suối uốn lượn quanh co, luồn qua một cây cầu gỗ. Hai bên bờ suối là những hàng liễu, với những cành nhánh mềm mại rủ bên ban công. Trên bức tường phía sau bàn làm việc của ông Nakamura là một bức tranh lớn vẽ khung cảnh mà cô đang nhìn thấy. Anna quay sang nhìn vị chủ nhân của căn phòng.

Ông Nakamura mỉm cười, rõ ràng ông ta rất vui khi thấy vị khách của mình ngạc nhiên đến như vậy trước bức tranh của Monet, nhưng câu hỏi đầu tiên của ông ta cũng làm Anna bị sốc không kém. “Làm sao cô có thể sống sót qua vụ 11/9, khi mà, nếu tôi nhớ không nhầm, văn phòng làm việc của cô đặt ở Tháp Bắc?”

“Tôi đã gặp may”, Anna trầm giọng nói, “mặc dù tôi sợ rằng một số đồng nghiệp của mình...”.

Ông Nakamura giơ một bàn tay lên. “Tôi xin lỗi”, ông ta nói, “tôi vô tâm quá. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách kiểm tra trí nhớ đồ hoạ của cô nhé, và trước tiên là lịch sử của ba bức tranh trong căn phòng này? Đầu tiên là bức của Monet”.

“Rặng liễu ở Vetheuil”, Anna nói. “Chủ nhân trước kia của nó là ông Clark ở Sangton, bang Ohio. Khi ông ta quyết định chia tay bà Ckark, bà vợ thứ ba của mình, bức tranh này đã thuộc về bà ta. Đây cũng là bức Monet thứ ba mà ông ta phải chia tay. Christie đã bán đấu giá bức tranh sơn dầu này được 26 triệu đôla, nhưng tôi không biết người mua chính là ngài”.

Ông Nakamura lại mỉm cười hài lòng.

Anna nhìn sang bức tường đối diện và dừng lời. “Đôi khi tôi vẫn băn khoăn tự hỏi không biết bức tranh đặc biệt kia hiện giờ đang ở đâu”, cô nói. “Đó là một bức của Renoir, tất nhiên. Quý bà Duprez và Các con, còn được gọi là Bài tập đọc. Roger Duprez đã bán bức tranh này tại Paris, một bức tranh mà cha ông ta đã mua của nhà hoạ sỹ vào năm 1868. Vì vậy tôi không thể biết ngài đã trả bao nhiêu tiền để có được nó”, Anna nói thêm rồi quay sang bức tranh còn lại. “Rất dễ”, cô vừa nói vừa mỉm cười. “Đó là một trong những tác phẩm cuối cùng của Manet, có lẽ được vẽ vào năm 1871”, cô dừng lại, “có tên là Bữa ăn tối trong quán cà phê Guerbois. Ngài sẽ thấy vợ của nhà hoạ sỹ ngồi ở góc bên phải và đang nhìn thẳng vào ông ta”.

“Và chủ nhân trước kia của nó?”.

“Phu nhân Charrlotte Churchill. Sau cái chết của chồng mình, bà ta đã buộc phải bán nó”.

Nakamura cúi đầu. “Vị trí ấy là của cô”.

“Vị trí gì, ngài Nakamura?”, Anna hỏi bằng một giọng ngạc nhiên.

“Cô không tới đây để ứng tuyển vào vị trí giám đốc quỹ của tôi à?”.

“Không”, Anna nói và bây giờ cô mới hiểu những gì mà cô nhân viên tiếp tân muốn ám chỉ khi cô ta nói rằng vị chủ tịch đang phỏng vấn một ứng viên khác. “Mặc dù tôi rất hân hạnh khi được ngài cân nhắc, ngài Nakamura ạ, tôi thật sự đến gặp ngài vì một chuyện hoàn toàn khác”.

Vị chủ tịch gật đầu. Ông ta có vẻ thất vọng, rồi ông ta đưa mắt nhìn chiếc thùng gỗ.

“Một món quà tặng nho nhỏ”, Anna vừa nói vừa mỉm cười.

“Nếu thế, và nếu cô thứ lỗi, tôi không thể mở món quà tặng của cô trước khi cô ra về, vì nếu không tôi e là sẽ xúc phạm cô”. Anna gật đầu; cô đã biết rõ phong tục đó. “Xin mời cô ngồi”.

Anna mỉm cười.

“Nào, mục đích thực sự của cô là gì khi cô tới thăm tôi?”, ông ta vừa hỏi vừa ngả người ra sau ghế rồi nhìn cô chăm chú.

“Tôi nghĩ là tôi đang có một bức tranh mà ngài sẽ không thể cưỡng nổi.”

“Tầm cỡ Degas à?”, Nakamura hỏi bằng một giọng quan tâm.

“Ồ vâng”, cô trả lời bằng một giọng hơi quá phấn khích.

“Hoạ sỹ?”.

“Van Gogh”.

Nakamura mỉm cười nhưng nụ cười ấy không cho biết ông ta có quan tâm hay không.

“Tên?”.

“Chân dung người cụt tai”.

“Với một bức tranh nổi tiếng của Nhật Bản được vẽ lại ở sau lưng bức tranh ấy, nếu tôi nhớ không nhầm”, Nakamura nói.

“Nàng Geishas ngắm cảnh” Anna nói, “thể hiện mối quan tâm đặc biệt của Van Gogh đối với nền nghệ thuật Nhật Bản”.

“Cô đúng là một bậc thầy”, Nakamura nói. “Nhưng bây giờ đến lượt tôi”.

Trông Anna có vẻ ngạc nhiên, nhưng cô không nói gì. “Tôi cho rằng đó phải là bức Chân dung của Lâu đài Wentworth, do vị hầu tước đệ ngũ mua?”.

“Bá tước”.

“Bá tước. A, liệu tôi có bao giờ hiểu được những tước hiệu của người Anh không nhỉ? Tôi cứ tưởng từ này trong tiếng Anh là một cái tên cơ đấy”.

“Chủ nhân đầu tiên của nó?”, Anna hỏi.

“Tiến sỹ Gachet, bạn thân của Van Gogh và cũng là một người rất ngưỡng mộ ông ấy”.

“Thế còn ngày tháng?”.

“1889”, Nakamura trả lời, “khi Van Gogh sống tại Arles, ngay sau khi Gauguin trở lại Paris”.

“Và Tiến sỹ Gachet đã trả bao nhiêu tiền cho bức tranh đó?”, Anna hỏi, và hiểu rõ rằng chẳng có mấy ai trên trái đất này dám đùa cợt người đàn ông trước mặt cô.

“Người ta thường nghĩ rằng Van Gogh chỉ bán duy nhất một bức tranh trong cuộc đời mình, bức Vườn nho đỏ. Tuy nhiên, Tiến sỹ Gachet không chỉ là một người bạn thân, mà còn rõ ràng là một nhà bảo trợ của Van Gogh. Trong bức thư mà ông ta gửi cho Van Gogh sau khi nhận được bức tranh, ông ta đã bỏ vào đó một tấm séc trị giá 600 phờ răng”.

“800”, Anna vừa nói vừa mở chiếc cặp của mình và đưa một bản sao bức thư ấy cho Nakamura. “Khách hàng của tôi đang giữ bản gốc”, cô nói thêm.

Nakamura đọc bức thư được viết bằng tiếng Pháp mà không cần nhờ dịch. Ông ta ngẩng lên và mỉm cười. “Cô đang nghĩ đến con số nào trong đầu?”, ông ta hỏi.

“60 triệu đôla”, Anna nói mà không hề lưỡng lự.

Nakamura tỏ vẻ ngạc nhiên, nhưng ông ta không nói gì trong một lúc.

“Tại sao một kiệt tác được mọi người công nhận lại rẻ đến như vậy?” cuối cùng ông ta hỏi. “Chắc chắn phải kèm theo một vài điều kiện”.

“Vụ mua bán phải được giữ kín”, Anna trả lời.

“Đó luôn là lựa chọn của tôi, như cô biết rõ đấy”, Nakamura nói.

“Ngài sẽ không được bán lại tác phẩm này sau ít nhất mười năm nữa”.

“Tôi mua tranh”, Nakamura nói. “Tôi bán thép”.

“Trong thời gian đó, bức tranh này không được phép trưng bày ở bất kỳ phòng tranh công cộng nào”.

“Cô đang bảo vệ ai vậy?”, Nakamura bất ngờ hỏi. “Bryce Fenston, hay Victoria Wentworth?”.

Anna không trả lời, và bây giờ cô đã hiểu tại sao vị chủ tịch công ty Sotheby đã từng nhận xét rằng đừng bao giờ đánh giá thấp con người này.

“Đáng ra tôi không nên hỏi cô những câu hỏi như vậy”, Nakamura nói. “Tôi xin lỗi”, ông ta nói thêm rồi đứng lên.

“Có lẽ cô cho phép tôi suy nghĩ về đề nghị này trong tối nay”, ông ta cúi thấp mình, rõ ràng muốn nói rằng cuộc gặp đã kết thúc.

“Tất nhiên, Nakamura San”, cô nói và cũng cúi đầu để đáp trả.

“Hãy bỏ cái từ San ấy đi, Tiến sỹ Petrescu. Trong lĩnh vực chuyên môn của cô, tôi còn lâu mới có thể theo nổi cô”.

Cô muốn nói, hãy gọi tôi là Anna, trong lĩnh vực chuyên môn của ông, tôi hoàn toàn không biết gì, nhưng không hiểu sao cô lại không nói được.

Nakamura bước lại phía cô, và liếc nhìn chiếc thùng gỗ. “Tôi rất muốn biết trong đó đựng món quà gì. Có lẽ chúng ta sẽ gặp lại nhau vào ngày mai, Tiến sỹ Petrescu nhé, sau khi tôi đã có chút ít thời gian để cân nhắc đề nghị của cô”.

“Cảm ơn, ngài Nakamura”.

“10 giờ có được không? Tôi sẽ bảo tài xế đến đón cô vào lúc 9 giờ 40 phút”. Anna cúi chào và ông Nakamura đáp trả. Ông ta bước tới mở cánh cửa ra và nói thêm, “giá mà cô về đây làm giám đốc cho quỹ của tôi thì tốt biết mấy!”.

***

Krantz vẫn đang đứng ở một chỗ khuất để theo dõi khi Petrescu bước ra khỏi tòa nhà. Cuộc gặp gỡ chắc chắn đã có kết quả tốt đẹp bởi vì một chiếc limousine đã chờ sẵn và người tài xế mở cửa sau cho Anna, và quan trọng hơn nữa là không thấy chiếc thùng gỗ kia đâu. Krantz có hai lựa chọn. Cô ta tin chắc rằng Petrescu sẽ trở lại khách sạn để ngủ qua đêm, trong khi bức tranh chắc chắn đã được để lại trong tòa nhà kia. Cô ta nhanh chóng đưa ra quyết định.

***

Anna ngồi ngả người ra sau ghế trên chiếc xe của Nakamura, và lần đầu tiên trong suốt bao ngày qua cô được thư giãn một lát. Cô hoàn toàn tin rằng thậm chí nếu ông Nakamura không đồng ý trả 60 triệu đôla, ông ta chắc chắn vẫn trả một cái giá hợp lý. Nếu không thì tại sao ông ta lại cho xe đưa đón cô và mời cô quay trở lại vào ngày hôm sau.

Khi xe đưa Anna tới khách sạn Seiyo, cô đi thẳng tới bàn tiếp tân để lấy chìa khoá rồi bước tới cầu thang máy. Nếu cô rẽ phải thay vì rẽ trái, thì cô sẽ đi ngang qua chỗ một người Mỹ có khuôn mặt bối rối đang ngồi đó.

Đôi mắt của Jack không rời khỏi Anna khi cô bước vào trong buồng thang máy không có một ai. Anna chỉ có một mình. Không thấy chiếc thùng đâu, và cũng không thấy Người Lùn đâu. Chắc chắn cô ta đã quyết định bám theo bức tranh thay vì bám theo người bán tranh. Jack phải nhanh chóng quyết định sẽ làm gì nếu Petrescu lại xuất hiện cùng với hành lý của mình và lên đường tới sân bay. Ít nhất thì lần này hành lý của anh đã sẵn sàng.

Krantz đã đứng ở những chỗ khuất khác nhau trong suốt gần một giờ đồng hồ, và chỉ di chuyển khi các bóng râm thay đổi dưới ánh nắng mặt trời. Cuối cùng thì chiếc xe hơi của Nakamura cũng quay trở lại và đỗ bên ngoài lối vào công ty thép Maruha. Một lát sau, các cánh cửa trước mở ra và cô thư ký của Nakamura xuất hiện cùng với một người đàn ông mặc đồng phục màu đỏ bê theo chiếc thùng gỗ. Người tài xế mở cốp xe, trong khi người gác cửa đặt chiếc thùng vào trong đó. Người tài xế lắng nghe cô thư ký truyền đạt lại những yêu cầu của vị chủ tịch. Vị chủ tịch cần phải thực hiện vài cuộc gọi điện thoại sang Mỹ và sang Anh trong đêm, và vì thế sẽ ở lại trong công ty. Vị chủ tịch đã xem bức tranh và muốn nó được đưa tới nhà của mình tại vùng thôn quê.

Krantz nhìn qua dòng xe cộ. Cô ta biết mình sẽ có một cơ hội, và chỉ cần tín hiệu đèn đỏ. Cô ta cảm thấy biết ơn khi thấy đó là đường một chiều. Cô ta đã biết rằng những ngọn đèn tín hiệu giao thông ở đầu kia của phố sẽ có màu xanh trong bốn mươi lăm giây. Trong thời gian đó, Krantz đếm được khoảng mười ba chiếc xe chạy qua ngã tư. Cô ta bước ra khỏi chỗ khuất và thận trọng đi dọc theo vỉa hè, giống như một con mèo, vì cô ta hiểu rằng cô ta sắp đánh liều với mạng sống của mình.

Chiếc limousine màu đen của Nakamura xuất hiện trên phố và hòa vào dòng xe cộ buổi chiều muộn.

Đèn giao thông đang có màu xanh, nhưng trước chiếc limousine còn có mười lăm chiếc xe hơi khác. Krantz đứng đối diện với chỗ mà cô ta nghĩ là chiếc limousine sẽ dừng lại. Khi đèn chuyển màu đỏ, cô ta chầm chậm bước về phía chiếc limousine; suy cho cùng cô ta còn những bốn mươi lăm giây nữa. Khi chỉ còn cách chiếc xe một bước, Krantz ngã về phía vai phải và lăn dưới chiếc xe. Cô ta nắm chặt lấy hai bên khung ngoài, và đu mình lên. Đó là một trong những thế lợi của một người chỉ cao có bốn bộ 12 inch và nặng dưới 100 pao. Khi đèn chuyển sang màu xanh và chiếc limousine lao đi, không còn thấy cô ta đâu nữa.

Có một lần, trên các ngọn đồi ở Romania, trong lúc đang chạy trốn những người nổi dậy, Krantz đã bám sát vào gầm một chiếc xe tải hai tấn giống như một thỏi nam châm và để nó đưa mình qua hàng chục dặm đường trên những con đường gồ ghề. Cô ta bám chặt vào gầm xe trong suốt bốn mươi mốt phút, và khi mặt trời lặn, cô ta thả mình rơi xuống đất, hoàn toàn kiệt sức. Sau đó cô ta đi bộ nốt quãng đường mười bốn dặm còn lại và vượt biên một cách an toàn.

Chiếc limousine chạy với tốc độ lúc nhanh lúc chậm qua thành phố, và 20 phút sau, người tài xế cho xe rời khỏi đường cao tốc và bắt đầu chạy vào một vùng toàn đồi núi. Vài phút sau, chiếc xe lại rẽ tiếp, và lần này là một con đường nhỏ hơn, đồng thời ít xe cộ hơn. Krantz muốn thả mình xuống đất, nhưng cô ta biết rằng mỗi một phút mà cô ta có thể bám chặt vào gầm xe đều đem lại lợi thế cho cô ta. Chiếc xe dừng lại ở một giao lộ, ngoặt trái và tiếp tục chạy trên một con đường rộng gồ ghề. Khi họ dừng lại tại giao lộ tiếp theo, Krantz chăm chú lắng nghe. Một chiếc xe tải đang chạy qua trước mặt họ khiến chiếc limousine phải dừng lại.

Cô ta từ từ duỗi tay phải, lúc này đã gần như tê dại, rồi rút con dao trong ống quần bò ra, xoay mình sang một bên và đâm lưỡi dao vào lốp sau bên phải. Cô ta đâm liên tiếp cho đến khi nghe thấy một tiếng xì mạnh. Khi chiếc xe lại lăn bánh, cô ta thả mình xuống đất và không cử động cho đến khi không còn nghe thấy tiếng động Cơ xe nữa. Cô ta lăn mình sang bên vệ đường và nhìn theo chiếc limousine chạy lên con đường dốc. Mãi đến khi chiếc xe đã khuất cô ta mới ngồi dậy.

Khi chiếc limousine đã khuất sau ngọn đồi, cô ta đứng thẳng lên rồi bắt đầu một loạt các bài tập khởi động. Chẳng việc gì phải vội. Suy cho cùng, nó sẽ phải chờ ở sườn đồi bên kia. Sau khi đã lấy lại được sức lực, Krantz bắt đầu chầm chậm trèo lên đỉnh đồi. Cô ta có thể trông thấy một khu nhà xinh đẹp ẩn mình dưới những chân đồi cách đó vài dặm.

Khi Krantz lên đến đỉnh đồi, cô ta nhìn thấy người tài xế từ xa, đang quỳ một bên gối để kiểm tra chiếc lốp xì hơi. Cô ta nhìn dọc con đường trước mặt, một con đường rõ ràng là của tư nhân và có thể sẽ dẫn đến khu dinh thự của Nakamura. Khi thấy cô ta bước lại gần, người tài xế nhìn lên và mỉm cười. Krantz cũng cười đáp lại, và bước tới sát bên anh ta. Anh ta vừa chuẩn bị mở miệng nói thì bằng một động tác rất nhanh Krantz đã đá mạnh vào cổ, rồi sau đó là vào hạ bộ của anh ta bằng chân trái. Cô ta nhìn người tài xế đổ xuống mặt đường, giống như một con rối vừa bị cắt hết dây. Trong một lát thoáng qua, cô ta đã tính đến chuyện cắt đứt cổ họng người tài xế, nhưng bây giờ cô ta phải quan tâm đến bức tranh trước tiên, vì vậy chẳng việc gì phải phiền lòng vì chuyện đó, một khi mà tối nay cô ta vẫn còn có nạn nhân để cắt họng. Và dù gì đi nữa, cô ta đâu có được trả tiền để cắt họng người này.

Một lần nữa Krantz lại nhìn dọc con đường, vẫn không có ai. Cô ta chạy về phía trước chiếc limousine và rút chùm chìa khoá ra, rồi quay trở lại mở cốp xe. Nắp cốp mở ra và cô ta nhìn thấy chiếc thùng gỗ. Nhẽ ra cô ta phải mỉm cười, nhưng cô ta chỉ có thể cười sau khi đã biết chắc rằng mình đã kiếm được 1 triệu đôla đầu tiên.

Krantz cầm lấy một chiếc tuốc nơ vít to từ bộ đồ sửa xe trong cốp và chọc vào một vết nứt ở góc trên bên phải của chiếc thùng. Cô ta phải cố hết sức mới có thể mở được nắp thùng ra. Phần thưởng của cô ta được bọc trong giấy bóng. Cô ta lấy tay xé lớp bọc ra, rồi nhìn chằm chằm vào bức tranh trước mặt. Đó là bức tranh đã giành được giải thưởng của Danuta Sekalska, có tựa đề Tự do.

***

Jack ngồi chờ suốt một giờ đồng hồ nữa, một mắt nhìn ra cửa để chờ Người Lùn, còn một mắt thì nhìn về phía thang máy để chờ Petrescu, nhưng không ai trong hai người đó xuất hiện. Rồi lại một giờ nữa trôi qua, và đến lúc đó Jack đã tin rằng Anna chắc chắn sẽ ở lại qua đêm. Anh mệt mỏi bước về phía quầy tiếp tân và hỏi xem họ có còn phòng trống hay không.

“Tên, thưa ngài”, cô nhân viên ghi sổ hỏi.

“Fitzgerald”, Jack trả lời.

“Hộ chiếu, thưa ngài?”.

“Tất nhiên”, Jack vừa nói vừa lấy một tấm hộ chiếu ra khỏi túi áo trong đưa cho cô nhân viên.

“Ngài sẽ ở đây trong bao lâu, thưa ngài Fitzgerald?”.

Giá mà Jack có thể trả lời được câu hỏi đó.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 35


Sáng hôm sau, khi Anna thức dậy, việc đầu tiên cô làm là gọi điện tới Lâu đài Wentworth.

“Giống như một cuộc chạy đua sát nút, phải nhanh lên mới kịp”, Arabella cảnh báo, sau khi Anna đã nói hết mọi chuyện với bà.

“Phu nhân muốn nói gì?”, Anna hỏi. “Fenston đã ra lệnh tuyên bố phá sản đối với Lâu đài Wentworth, ông ta chỉ cho tôi hai tuần để thanh toán hết nợ nần, nếu không ông ta sẽ rao bán tài sản của Lâu đài Wentworth trên thị trường. Vì vậy hy vọng là Nakamura không biết chuyện đó, bởi vì nếu ông ta biết, cô sẽ bị yếu thế khi đàm phán giá cả và thậm chí có thể khiến ông ta nghĩ lại”.

“Tôi sẽ gặp ông ta vào lúc 10 giờ sáng nay”, Anna nói. “Tôi sẽ gọi lại cho Phu nhân ngay sau khi biết quyết định của ông ta, nhưng lúc đó sẽ là nửa đêm ở Anh quốc”.

“Nửa đêm thì có sao”, Arabella nói, “tôi sẽ chờ”.

Sau khi đặt máy điện thoại xuống, Anna bắt đầu điểm lại những chiến thuật mà cô sẽ đưa ra trong cuộc gặp với Nakamura. Thực tế là trong mười hai giờ qua, cô hầu như chẳng nghĩ đến chuyện gì khác ngoài chuyện đó.

Cô biết là Arabella sẽ hài lòng với bất kỳ một giá nào nếu khoản tiền thu được có thể giúp bà ta thanh toán nợ nần cho Fenston và đảm bảo rằng tòa Lâu đài sẽ thoát khỏi sự rình rập của các chủ nợ. Anna tính rằng chỉ cần 50 triệu đôla là đủ. Cô đã quyết định là sẽ chấp nhận bán bức tranh với mức giá đó, để còn nhanh chóng quay trở về New York và xoá dòng chữ “mất tích” bên cạnh cái tên của mình cũng như để làm quen trở lại với những đường chạy trong công viên Central. Thậm chí cô có thể sẽ hỏi Nakamura về những chi tiết liên quan tới cái chức giám đốc kia.

Anna nán lại trong buồng tắm một lúc - một sự nuông chiều mà cô chỉ dám dành cho bản thân vào những kỳ nghỉ cuối tuần - trong khi vẫn tiếp tục suy nghĩ về cuộc gặp sắp tới với Nakamura. Cô mỉm cười khi hình dung ra cảnh Nakamura mở gói quà mà cô tặng ông ta. Với bất kỳ một nhà sưu tầm nghiêm túc nào, việc phát hiện ra những hoạ sỹ bậc thầy tương lai cũng đem lại niềm vui sướng giống như khi trả một khoản tiền lớn để có được một tác phẩm của một hoạ sỹ đã thành danh. Khi Nakamura trông thấy bức tranh Tự do, và nếu ông ta có thể đánh giá được tài năng ẩn chứa trong đó, chắc chắn ông ta sẽ treo nó trong bộ sưu tập cá nhân của mình.

Anna suy nghĩ rất lâu về việc cần phải mặc gì cho cuộc gặp gỡ lần thứ hai của họ. Cuối cùng cô chọn một chiếc váy màu be có một viền đăng ten khiêm tốn, một chiếc thắt lưng da to bản màu nâu và một chiếc dây chuyền đeo cổ giản dị bằng vàng - một cách ăn mặc có thể bị xem là quá kín đáo ở New York, nhưng gần như là hơi khiêu gợi ở Tokyo. Hôm qua cô đã chọn cách ăn mặc cho buổi mở đầu, bây giờ cô phải chọn một cách ăn mặc khác cho buổi kết thúc.

Lần thứ ba trong buổi sáng ngày hôm đó, cô lại mở chiếc túi của mình ra để kiểm tra xem cô có đem theo bản sao bức thư của Tiến sỹ Gachet gửi Van Gogh, cùng với một hợp đồng đơn giản chỉ dài một trang mà các nhà buôn chuyên nghiệp thường xem là khuôn mẫu hay không. Anna cảm thấy tin tưởng rằng một khi Nakamura đã nhìn thấy bức tranh... Cô nhìn đồng hồ. Cuộc gặp với Nakamura được ấn định vào lúc 10 giờ, và ông ta đã hứa cho xe tới đón cô vào lúc 9 giờ 40 phút. Cô sẽ xuống chờ ở dưới đại sảnh. Người Nhật Bản rất nhanh mất kiên nhẫn với những người không đúng hẹn. Anna đi thang máy xuống đại sảnh và bước tới quầy tiếp tân. “Tôi sẽ làm thủ tục ra khỏi khách sạn vào chiều nay”, cô nói, “hãy chuẩn bị sẵn hoá đơn cho tôi”.

“Tất nhiên, thưa Tiến sỹ Petrescu”, cô nhân viên tiếp tân nói. “Tôi có thể hỏi là trong tủ rượu nhỏ trên phòng của bà còn lại những gì không ạ?”. Anna suy nghĩ một lát. “Hai chai nước khoáng Evian”.

“Cảm ơn bà”, cô nhân viên tiếp tân nói và bắt đầu gõ những thông tin vào chiếc máy tính trước mặt mình trong khi một người trực tầng chạy lại phía cô.

“Tài xế riêng đã tới đón bà”, anh ta nói rồi đưa Anna tới chỗ chiếc xe limousine đang chờ.

Jack đang ngồi sẵn trong một chiếc tắc xi khi Anna xuất hiện ở cổng ra vào khách sạn. Anh đã quyết tâm không để mát dấu Anna lần thứ hai. Suy cho cùng, Người Lùn chắc cũng đang chờ Anna, và thậm chí có thể cô ta đã biết rõ Anna sẽ đi đâu.

***

Krantz cũng ngủ qua đêm ở trung tâm Tokyo, nhưng không giống Petrescu, cô ta không ngủ trong khách sạn mà là trong cabin của một chiếc cần cẩu, ở độ cao khoảng 100 năm mươi bộ trên không. Cô ta hoàn toàn tin rằng chẳng có ai đến tìm mình ở một chỗ như thế. Cô ta nhìn xuống thành phố Tokyo bên dưới khi mặt trời bắt đầu mọc trên Cung điện Hoàng gia. Cô ta nhìn đồng hồ. 5 giờ 56 phút. Đã đến lúc phải xuống, nếu cô ta muốn không bị ai nhìn thấy.

Sau khi đã xuống mặt đất, Krantz hoà vào dòng người đi làm theo vé tháng và biến xuống ga điện ngầm. Sau bảy chặng tàu điện ngầm, Krantz hiện lên mặt đất ở ga Ginza và nhanh chóng đi về phía khách sạn Seiyo. Cô ta lẩn nhanh vào khách sạn, giống một vị khách thường xuyên, không làm thủ tục, không ở qua đêm. Krantz tìm một chỗ ngồi ở góc sảnh, nơi cô ta có thể quan sát rõ cả hai thang máy, trong khi chỉ có những người hầu bàn tận tình nhất mới có thể trông thấy cô ta. Đó là một sự chờ đợi rất lâu, nhưng sự kiên nhẫn là một khả năng được phát triển nhờ tập luyện - giống như bất kỳ một khả năng nào khác.

Người tài xế đóng cửa sau xe lại. Không phải là anh chàng tối qua, Anna chưa bao giờ quên mặt một ai mà cô đã từng gặp. Anh ta đánh xe đi mà không nói lấy một lời nào.

Anna cảm thấy tự tin hơn khi mà cô đã vượt qua được những cột mốc quan trọng.

Khi người tài xế lại mở cửa sau xe cho cô, Anna có thể trông thấy cô thư ký của Nakamura đang đứng chờ cô trong sảnh. 60 triệu đôla, Anna thì thầm với chính mình khi cô bước lên cầu thang, và không bớt một xu nào. Các cánh cửa kính trượt ra, và cô thư ký cúi thấp mình để chào Anna.

“Xin chào bà, Tiến sỹ Petrescu. Ngài Nakamura San đang chờ gặp bà”. Anna mỉm cười và đi theo cô ta dọc theo cái hành lang với những căn phòng không có biển đề ở bên ngoài. Một cái gõ nhẹ lên cánh cửa, rồi cô thư ký mở cửa văn phòng của Nakamura ra và nêu tên khách, Tiến sỹ Petrescu. Một lần nữa, căn phòng này lại làm cô choáng váng, nhưng cô cố không há miệng ra như lần trước. Nakamura đứng dậy từ sau bàn làm việc và cúi chào. Anna cúi chào đáp trả trước khi ông ta mời cô ngồi xuống chiếc ghế đối diện với mình qua bàn làm việc. Nụ cười của ngày hôm qua đã bị thay thế bằng một bộ mặt cau có. Anna cho rằng đó chỉ là chiến thuật đàm phán giá cả. “Tiến sỹ Petrescu”, ông ta vừa bắt đầu nói vừa mở một tập hồ sơ trước mặt mình, “có vẻ như trong cuộc gặp mặt của chúng ta ngày hôm qua, cô đã không thành thật cho lắm đối với tôi”.

Anna thấy miệng mình khô lại khi Nakamura liếc nhìn một số giấy tờ trên bàn. Ông ta bỏ kính ra rồi nhìn thẳng vào Anna. Cô cố để không bị mất bình tĩnh.

“Chẳng hạn như cô đã không cho tôi biết rằng cô không còn làm việc cho Fenston Finance nữa, cô cũng không đề cập gì đến chuyện cô đã bị sa thải khỏi ban giám đốc vì những việc làm không phù hợp với tư cách của một cán bộ ngân hàng”. Anna cố giữ đều hơi thở. “Cô cũng không cho tôi biết gì về việc Phu nhân Victoria đã bị sát hại, vào thời điểm khi bà ta sắp phải thanh toán nợ nần cho ngân hàng Fenston Finance” - ông ta lại đeo kính lên - “một khoản tiền trị giá 30 triệu đôla. Cô cũng quên không đả động gì đến chuyện hiện nay cảnh sát New York đã đưa cô vào danh sách những người mất tích, có thể là đã chết. Nhưng điều tệ hại nhất mà cô đã quên không nói với tôi là bức tranh mà cô đang muốn bán cho tôi, theo cách gọi của cảnh sát, là đồ ăn cắp”. Nakamura khép tập hồ sơ lại, bỏ kính ra và lại nhìn cô chằm chằm. “Có lẽ có một câu trả lời đơn giản cho chứng hay quên ấy?”.

Anna muốn đứng bật dậy và lao ra khỏi căn phòng, nhưng cô không thể nhúc chích chân tay. Cha cô đã luôn dặn cô rằng khi bị phát hiện, hãy thú nhận. Cô thú nhận tất cả. Thực tế là cô còn cho ông ta biết hiện giờ bức tranh đang được giấu ở đâu. Sau khi cô kết thúc, Nakamura yên lặng một lát. Anna ngồi chờ với sự lo lắng rằng cô sẽ bị tống ra khỏi tòa nhà này, không kèn không trống.

“Bây giờ thì tôi hiểu tại sao cô không muốn bức tranh ấy bị đem ra bán trong vòng mười năm, và tất nhiên là cũng không muốn nó được đem ra trưng bày. Nhưng tôi muốn hỏi cô định làm gì để đối phó với ông chủ cũ của mình. Rõ ràng ông Fenston muốn có bức tranh hơn là thu hồi nợ.”

“Nhưng mấu chốt là ở chỗ đó”, Anna nói. “Một khi khoản thấu chi kia đã được thanh toán, Lâu đài Wentworth có thể bán bức tranh cho bất kỳ ai nếu họ muốn”.

Nakamura gật đầu. “Giả sử tôi tin cô, và nếu tôi vẫn muốn mua bức Chân dung, tôi cũng muốn đưa ra vài điều kiện”.

Anna gật đầu.

“Thứ nhất là, bức tranh phải do Phu nhân Arabella trực tiếp bán, sau khi các thủ tục pháp lý đã được thể hiện rõ”.

“Tôi thấy không có lý do gì để phản đối chuyện đó”, Anna nói.

“Thứ hai là, tôi muốn bức tranh tranh ấy phải có giấy chứng thực của Bảo tàng Van Gogh tại Amsterdam”.

“Chuyện đó chẳng khó khăn gì đối với tôi”, Anna nói.

“Vậy thì điều kiện thứ ba của tôi sẽ gây khó khăn cho cô”, Nakamura nói, “đó là cái giá mà tôi sẽ trả cho bức tranh, bởi vì tôi tin rằng mình đang ở một vị thế mà theo cách nói của người Mỹ, một cách nói mà thực tình tôi không thích, là tôi đang cầm lái”. Anna miễn cưỡng gật đầu.

“Nếu, và xin nhắc lại, nếu cô có thể đáp ứng những điều kiện khác của tôi, tôi sẽ sẵn sàng mua bức tranh đó với giá 50 triệu đôla, một cái giá mà tôi đã tính là đủ để Phu nhân Arabella trả nợ và các khoản thuế”.

“Nhưng nếu đem đấu giá thì bức tranh ấy phải đem về 70, thậm chí là 80 triệu”, Anna phản đối.

“Với điều kiện là có thể đem nó ra đấu giá ngay bây giờ”, Nakamura trả lời. “Tôi xin lỗi”, ông ta nói thêm. “Cô đã biết là tôi rất vụng ăn nói”. Lần đầu tiên ông ta mỉm cười. “Dù vậy, tôi được biết là ông Fenston đã ra yêu cầu tuyên bố phá sản đối với khách hàng của cô, và với những gì mà tôi biết về người Mỹ, chắc chắn phải còn lâu mới xong thủ tục pháp lý, và luật sư của tôi tại London cho biết Phu nhân Arabella sẽ không thể gánh nổi những chi phí pháp lý mà những thủ tục rườm rà mất thời gian đó làm phát sinh”.

Anna hít sâu một hơi.

“Nếu, và tôi xin nhắc lại, nếu” - Nakamura mỉm cười - “tôi chấp nhận các điều kiện của ngài, để đổi lại ngài cũng nên tỏ thiện chí”.

“Và cô đang nghĩ gì trong đầu?”. “Ngài sẽ đặt trước 10%, 5 triệu đôla, làm giao kèo với các luật sư của Arabella tại London, và khoản tiền đó sẽ được hoàn lại nếu ngài không muốn mua nữa”.

Nakamura lắc đầu. “Không. Tiến sỹ Petrescu, tôi không thể chấp nhận kiểu thiện chí đó”.

Anna cảm thấy thất vọng.

“Tuy nhiên, tôi sẵn sàng đặt năm triệu đôla làm giao kèo với các luật sư của tôi tại London, phần còn lại sẽ được trả khi thanh toán hợp đồng”.

“Cảm ơn”, Anna nói và không giấu nổi một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Nhưng Nakamura tiếp tục. “Sau khi đã chấp nhận các điều kiện của cô, tôi muốn cô nên tỏ thiện chí”, ông ta vừa nói vừa đứng dậy. Anna cũng lo lắng đứng dậy theo. “Nếu vụ giao dịch này thành công, cô hãy cân nhắc chức vụ giám đốc quỹ của tôi một cách nghiêm túc”.

Anna mỉm cười, nhưng không cúi mình. Cô chìa tay ra và nói: “Nói theo cách nói của người Mỹ, một cách nói đáng ghét nhưng rất phù hợp trong trường hợp này, chúng ta đã thoả thuận xong”. Cô quay mình bước đi. “Và còn một chuyện nữa trước khi cô ra về”, Nakamura vừa nói vừa cầm một chiếc phong bì ở bàn làm việc lên. Anna quay đầu lại, hy vọng trông mình không quá bối rối. “Nhờ cô làm ơn chuyển bức thư này cho cô Danuta Sekalska, một tài năng vĩ đại mà tôi tin là sẽ sớm chín muồi”. Anna mỉm cười khi vị chủ tịch đi cùng với cô dọc theo hành lang và ra chỗ chiếc limousine đang chờ. Họ nói chuyện về những sự kiện khủng khiếp vừa qua ở New York, và những hậu quả lâu dài đối với nước Mỹ. Tuy nhiên, Nakamura không đả động gì tới lý do tại sao người tài xế hàng ngày của ông ta lại phải vào viện vì những chấn thương nghiêm trọng.

Nhưng suy cho cùng thì người Nhật Bản luôn cho rằng cần phải giữ lại một vài bí mật cho gia đình.

Cứ mỗi khi Jack đặt chân tới một thành phố lạ, ít khi anh thông báo cho đại sứ quán biết về sự có mặt của mình. Họ thường đặt ra quá nhiều câu hỏi mà anh không muốn trả lời. Tokyo cũng không phải là ngoại lệ, nhưng anh lại muốn có câu trả lời cho một vài câu hỏi của chính anh, và anh biết cần phải gặp ai.

Một kẻ phạm tội lừa đảo từng bị Jack tống giam đã có lần nói cho anh biết rằng mỗi khi anh ra nước ngoài và cần thông tin, hãy chọn một khách sạn hạng sang để ở. Nhưng đừng làm phiền người quản lý, cũng đừng trông đợi gì ở tiếp tân, mà hãy hỏi người gác cửa. Hãy hỏi xem anh ta kiếm sống bằng cách nào, tiền lương là bao nhiêu.

Với 50 đôla, Jack đã biết mọi thứ cần biết về ông Nakamura, thậm chí cả sự tật nguyền của ông ta do sở thích chơi gôn gây ra khi ông ta 14 tuổi.

***

Krantz theo dõi khi Petrescu bước ra khỏi tòa nhà và lên chiếc xe limousine của Nakamura. Cô ta ngay lập tức vẫy một chiếc tắc xi và yêu cầu tài xế cho cô ta xuống cách khách sạn Seiyo 100 thước. Nếu Petrescu sắp lên đường, chắc chắn cô vẫn còn phải lấy hành lý và thanh toán hoá đơn.

***

Sau khi người tài xế tạm thời của Nakamura cho Anna xuống khách sạn Seiyo, cô vội lấy chìa khoá ở quầy tiếp tân rồi chạy lên phòng mình ở tầng hai. Cô ngồi ở đuôi giường và gọi điện cho Arabella. Arabella vẫn còn thức.

“Một Portia đích thực”, là câu nhận xét cuối cùng của Arabella khi Anna đã kể hết mọi chuyện cho bà. Portia nào, Anna băn khoăn tự hỏi. Kẻ báo ứng của Shylock, hay là vợ của Brutus? Cô cởi chiếc dây chuyền vàng, tháo chiếc thắt lưng ra, cởi bỏ đôi giày và cuối cùng cởi bỏ váy. Rồi cô mặc một chiếc áo phông, một chiếc quần bò và đi một đôi giày thể thao. Cho dù cô sẽ làm thủ tục ra khỏi khách sạn vào lúc giữa trưa, cô vẫn có đủ thời gian để thực hiện một cuộc gọi điện thoại nữa. Anna cần phải gieo đầu mối.

Tiếng chuông điện thoại đổ một lúc trước khi cô nghe thấy một giọng ngái ngủ cất lên.

“Ai đấy?”.

“Vincent đây”.

“Chúa ơi, mấy giờ rồi? Mình đang ngủ say”.

“Cậu có thể ngủ tiếp sau khi đã nghe tin của mình”.

“Cậu đã bán bức tranh rồi à?”.

“Sao cậu biết?”.

“Được bao nhiêu?”.

“Cũng đủ”.

“Chúc mừng cậu. Vậy bây giờ cậu định đi đâu?”.

“Đi lấy bức tranh”.

“Ở đâu thế?”.

“Vẫn ở chỗ cũ. Cậu lại đi ngủ đi nhé”. Tín hiệu điện thoại tắt.

***

Tina mỉm cười và quay trở lại giường ngủ. Fenston sẽ bị đánh bại trong trò chơi của chính mình.

“Ôi chúa ơi”, chị nói to, và tỉnh ngủ hẳn. “Mình đã quên không nói với cậu ấy rằng kẻ truy đuổi là một phụ nữ, và kẻ ấy đã biết cậu ấy đang ở Tokyo”.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 36


Fenston vươn một cánh tay qua giường và rờ tìm máy điện thoại, mắt ông ta vẫn nhắm nghiền.

“Mẹ kiếp, ai lại gọi vào giờ này thế?”

“Vincent vừa gọi điện”.

“Và lần này cô ta gọi về từ đâu?”, Fenston hỏi, mắt ông ta thình lình mở to.

“Tokyo”.

“Vậy là cô ta đã gặp Nakamura”.

“Chắc chắn là như thế”, Leapman nói, “và tuyên bố là cô ta đã bán được bức tranh”.

“Anh không thể bán thứ mà anh không có”, Fenston vừa nói vừa bật chiếc bóng đèn ở cạnh giường lên. “Cô ta có nói mình sắp đi đâu không?”.

“Đi lấy bức tranh”.

“Cô ta có nói bức tranh để ở đâu không?”.

“Vẫn ở chỗ cũ”, Leapman trả lời. “Vậy thì chắc chắn là ở London”, Fenston nói.

“Sao ngài biết chắc điều đó?”, Leapman hỏi.

“Bởi vì nếu cô ta đã đưa bức tranh tới Bucharest, tại sao lại không đưa nó tới Tokyo? Không, chắc chắn cô ta đã để nó lại London”, Fenston nói, “vẫn ở chỗ cũ”.

“Tôi không dám chắc như thế”, Leapman nói.

“Vậy ông nghĩ nó đang ở đâu?”.

“Ở Bucharest, vẫn ở chỗ cũ, trong chiếc thùng màu đỏ”.

“Không, chiếc thùng chỉ là mồi nhử thôi”.

“Vậy thì làm sao chúng ta có thể tìm được bức tranh?”, Leapman hỏi. “Quá đơn giản”, Fenston nói. “Bây giờ khi Petrescu nghĩ rằng cô ta đã bán được bức tranh cho Nakamura, việc tiếp theo của cô ta sẽ là đi lấy nó. Và lần này Krantz sẽ chờ cô ta, và sau đó cô ta sẽ có một kết cục có một cái gì đó giống Van Gogh. Nhưng trước hết, tôi cần phải gọi một cú điện thoại đã”, ông ta dập máy xuống trước khi Leapman có cơ hội hỏi xem ông ta định gọi cho ai.

***

Anna làm thủ tục ra khỏi khách sạn lúc vừa sau 12 giờ trưa. Cô đi tàu điện để ra sân bay, vì không còn đủ tiền để đi tắc xi. Cô nghĩ rằng một khi cô đã lên tàu điện, người đàn ông kia sẽ bám theo cô, và cô muốn tạo điều kiện dễ dàng cho anh ta. Suy cho cùng, chắc anh ta đã được thông báo về điểm dừng chân tiếp theo của cô.

Điều mà cô không biết là người bám theo cô đang ngồi phía sau cô tám hàng ghế.

Krantz mở tờ báo Shin bui ra, sẵn sàng để đưa nó lên che mặt nếu Petrescu nhìn quanh. Petrescu vẫn ngồi yên.

Đã đến lúc phải gọi điện. Krantz bấm số và chờ cho đến tiếng chuông thứ mười. Khi đầu dây bên kia đã nhấc máy, cô ta vẫn không nói gì. “London”, là từ duy nhất mà Fenston nói trước khi tín hiệu điện thoại tắt. Krantz ném chiếc điện thoại cầm tay ra ngoài cửa sổ, và nhìn theo cho đến khi nó rơi xuống trước một chiếc tàu khác đang chạy tới.

Khi tàu điện dừng lại tại cổng vào sân bay, Anna nhảy xuống và đi thẳng tới quầy bán vé của hãng Hàng không Anh quốc. Cô hỏi giá vé hạng tiết kiệm tới London, cho dù thực ra cô không hề có ý muốn mua vé. Suy cho cùng lúc này cô chỉ còn lại 35 đôla. Nhưng Fenston không thể biết điều đó. Cô kiểm tra bảng báo giờ bay. Có 90 phút giữa hai chuyến bay. Anna chầm chậm đi về phía cửa 91B, và cố gắng để sao cho bất kỳ ai đang bám theo cô sẽ không thể mất dấu cô. Cô ghé vào tất cả các cửa hàng trên lối đi tới cửa khởi hành và tới đó vừa khi mọi người bắt đầu lên máy bay. Cô cẩn thận chọn một chỗ ngồi ở phòng đợi, cạnh một cậu bé. “Những hành khách từ hàng ghế...”, cậu bé kêu toáng lên và bỏ chạy, và bà mẹ cậu ta vội đuổi theo.

Jack chỉ sao nhãng trong một tích tắc, và cô đã biến mất. Cô đã lên máy bay hay đã quay trở lại? Có lẽ cô đã biết rằng có tới hai người đang bám theo mình. Jack nhìn khắp lượt đại sảnh bên dưới anh. Họ đang đón các hành khách hạng thương gia lên máy bay, và chẳng thấy tăm hơi cô đâu. Anh điểm mặt những hành khách còn lại đang ngồi trong sảnh, và chắc chắn anh đã không thể nhận ra người phụ nữ kia nếu cô không sờ lên mái tóc mình. Không còn là một mái tóc vàng cắt ngắn nữa, mà là một mái tóc giả màu đen. Cô trông cũng có vẻ bối rối.

Krantz lưỡng lự khi loa thông báo mời các hành khách hạng nhất lên máy bay. Cô ta bước về phòng vệ sinh dành cho phụ nữ, ngay sau chỗ Anna vừa ngồi. Một lát sau, cô ta trở lại chỗ ngồi. Khi họ thông báo lần cuối để mời tất cả các hành khách còn lại lên máy bay, cô ta là người cuối cùng chìa vé ra.

Jack nhìn theo khi cô ta khuất dần trong lối lên máy bay. Làm sao cô ta có thể biết chắc rằng Anna sẽ bay đi London? Phải chăng anh đã bị cả hai người bọn họ bỏ rơi một lần nữa? Jack đợi cho đến khi cánh cửa đã đóng lại, và cảm thấy buồn bực trước ý nghĩ rằng cả hai người phụ nữ kia đang sắp bay đi London. Nhưng anh vẫn băn khoăn: có một cái gì đó khác lạ ở Anna kể từ khi cô rời khách sạn; có vẻ như cô muốn tạo điều kiện dễ dàng cho những ai muốn theo dõi mình.

Jack đợi cho đến khi nhân viên cuối cùng của hãng Hàng không Anh quốc rời đi. Anh vừa chuẩn bị đi xuống tầng trệt để mua vé chuyến bay tiếp theo tới London thì cánh cửa phòng vệ sinh nam mở ra.

Anna bước ra ngoài.

“Cho tôi nói chuyện với ông Nakamura”.

“Xin phép hỏi tên ngài là gì?”.

“Bryce Fenston, chủ tịch công ty Fenston Finance”.

“Tôi sẽ kiểm tra xem ngài Nakamura có thể nghe máy không, thưa ông Fenston”.

“Ông ấy phải nghe máy”, Fenston nói.

Tín hiệu đường dây yên lặng. Một lát sau, một giọng nói cất lên, “Xin chào, ông Fenston, tôi là Takashi Nakamura, tôi có thể giúp được gì cho ông?”.

“Tôi gọi điện để cảnh báo cho ông biết”.

“Cảnh báo ư?”, Nakamura hỏi.

“Tôi được biết là Petrescu đang tìm cách bán cho ông một bức Van Gogh”.

“Đúng vậy”, Nakamura nói.

“Và cô ta đòi bao nhiêu?”, Fenston hỏi.

“Tôi nghĩ, theo cách nói của người Mỹ, một tay và một chân”.

“Nếu ông ngu ngốc đến mức đồng ý mua bức tranh đó, ông Nakamura ạ, đó sẽ là tay và chân của ông đấy”, Fenston nói, “vì bức tranh ấy là của tôi”.

“Tôi không nghĩ nó là của ông. Tôi nghĩ...”

“Vậy thì ông đã nghĩ sai. Có lẽ ông cũng không biết rằng Petrescu không làm việc cho ngân hàng này nữa”.

“Tiến sỹ Petrescu đã giải thích rất rõ điều đó, thực tế là...”

“Và cô ta có nói với ông rằng mình đã bị đuổi việc không?”.

“Có, cô ta đã nói”.

“Nhưng cô ta có nói rõ nguyên nhân không?”.

“Từng chi tiết”.

“Và ông vẫn cảm thấy có thể làm ăn với cô ta à?”.

“Đúng thế. Thực tế là tôi đang thuyết phục cô ấy tham gia vào ban giám đốc của tôi, với tư cách là giám đốc quỹ của công ty”.

“Bất chấp thực tế là tôi đã sa thải cô ta vì những hành vi không xứng đáng với tư cách cán bộ của một ngân hàng?”

“Không phải là một ngân hàng, mà là ngân hàng của ông”.

“Đừng chơi chữ với tôi”, Fenston nói. “Thế đấy”, Nakamura nói, “vậy thì để tôi nói rõ hơn nhé, nếu Tiến sỹ Petrescu về làm cho công ty này, cô ấy sẽ nhanh chóng thấy rằng chúng tôi không chấp nhận chính sách lừa đảo khách hàng để chiếm đoạt gia sản của họ, đặc biệt khi đó là những quý bà cao tuổi”.

“Vậy ông nghĩ gì về những thành viên ban giám đốc dám ăn cắp những tài sản trị giá hàng trăm triệu đôla của công ty?”.

“Tôi thấy vui khi ông đánh giá bức tranh cao như thế, bởi vì chủ nhân của nó...”

“Tôi là chủ nhân của nó”, Fenston hét lên, “theo luật pháp bang New York”. “Một thứ luật pháp không có giá trị ở Tokyo”.

“Nhưng không phải là công ty của ông cũng có các văn phòng ở New York hay sao?”.

“Cuối cùng thì chúng ta cũng đã tìm được một điểm để nhất trí với nhau”, Nakamura nói.

“Vậy thì chẳng có lý do gì tôi không cho ông xem một trát tòa ở New York, nếu ông ngu ngốc đến mức cố mua bức tranh của tôi”.

“Và trát tòa ấy sẽ triệu ai?”, Nakamura hỏi.

“Ông muốn nói gì?”, Fenston hét lên trong ống nghe.

“À, tức là các luật sư của tôi sẽ phải tìm hiểu xem họ đang đối mặt với ai. Đó sẽ là Bryce Fenston, chủ tịch công ty Fenston Finance, hay sẽ là Nicu Munteanu, kẻ rửa tiền cho Ceausescu, nhà độc tài quá cố của Romania?”

“Đừng doạ tôi, Nakamura, nếu không tôi sẽ...”

“Bẻ gãy cổ tài xế của tôi?”

“Lần sau sẽ không phải là tài xế của ông nữa đâu”.

Yên lặng một lúc, rồi Nakamura nói: “Vậy thì có thể tôi nên xem lại có nhất thiết phải trả cái giá cao như thế cho bức Van Gogh không”.

“Một quyết định đúng đắn đấy”, Fenston nói.

“Cảm ơn, ông Fenston. Ông đã thuyết phục tôi tin rằng suy cho cùng thì kế hoạch ban đầu của tôi chưa hẳn là những gì hay nhất”.

“Tôi biết cuối cùng ông cũng sẽ tỉnh ra”, Fenston nói và dập máy điện thoại.

***

Khi Anna lên chuyến bay tới Bucharest một giờ sau đó, cô tin rằng mình đã rũ bỏ được người của Fenston. Sau cú điện thoại của cô cho Tina, bọn họ sẽ tin rằng cô đang trên đường tới London để lấy bức tranh, nơi nó vẫn được cất ở chỗ cũ. Đó là một đầu mối mà chắc chắn Fenston và Leapman sẽ không tranh cãi.

Có lẽ cô đã quá cầu kỳ khi bỏ ra nhiều thời gian như vậy tại bàn của hãng Hàng không Anh quốc, rồi sau đó lại đi tới cửa 91B trong khi cô không hề mua vé. Cậu bé kia hoá ra là một phần thưởng dành cho cô, nhưng chính cô cũng ngạc nhiên vì sự ầm ĩ mà cậu ta gây ra khi cô tóm được cậu ta.

Mối lo lắng duy nhất của cô chính là Tina. Vào giờ này ngày mai, Fenston và Leapman chắc chắn sẽ phát hiện ra rằng cô đã lừa bọn họ, và biết rằng cô đã phát hiện ra việc bọn họ nghe trộm các cuộc nói chuyện của cô với Tina. Anna sợ rằng mất việc chỉ là chuyện nhỏ nhất trong những gì sẽ xảy đến với Tina.

Khi máy bay cất cánh rời khỏi đất nước Nhật Bản, đầu óc của Anna lại hướng tới Anton. Cô hy vọng khoảng thời gian ba ngày không phải là quá dài.

Gã sát thủ của Fenston đuổi theo cô dọc theo một con đường rợp bóng cây. Ở cuối con đường là một bức tường đá cao với những hàng rào dây thép gai. Anna biết cô không còn lối thoát. Cô quay lại để đương đầu với kẻ thù của mình, lúc này đã dừng lại và đứng cách cô chỉ vài bộ. Gã người lùn xấu xí rút khẩu súng lục ra khỏi bao, mở khoá an toàn, cười nhăn nhở và chĩa thẳng họng súng vào ngực cô. Cô quay đi và cảm thấy viên đạn đang xuyên qua vai mình... “Bà nên chỉnh đồng hồ, lúc này ở Bucharest là 3 giờ 20 phút chiều”.

Cô giật mình tỉnh dậy. “Hôm nay là ngày bao nhiêu?”, Anna hỏi cô chiêu đãi viên hàng không.

“Thứ Ba, ngày 20, thưa bà”.

20/9
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 37


Anna dụi mắt và chỉnh lại đồng hồ. Cô đã giữ đúng hẹn với Anton là sẽ trở về trong vòng bốn ngày. Bây giờ vấn đề lớn nhất của cô là đưa bức tranh tới London, đồng thời... “Kính thưa các quý ông và các quý bà, trưởng phi hành đoàn đã bật tín hiệu báo thắt dây an toàn. Chúng ta sẽ hạ cánh xuống Bucharest trong vòng 20 phút nữa”.

Cô mỉm cười trước ý nghĩ rằng vào giờ này, người của Fenston chắc đã hạ cánh xuống Hồng Kông, và chắc đang băn khoăn không hiểu tại sao cô chưa xuất hiện ở khu bán hàng miễn phí hải quan. Anh ta sẽ tiếp tục bay tới London, hay anh ta sẽ đánh liều chuyển sang một chuyến bay đi Bucharest? Có lẽ anh ta sẽ hạ cánh xuống Bucharest vừa lúc cô lên đường đi London.

Khi Anna bước ra ngoài, cô vui mừng khi thấy Sergei đang đứng bên cạnh chiếc Mercedes màu vàng của ông ta và đón cô bằng một nụ cười. Ông ta mở cửa sau cho cô. Vấn đề của Anna lúc này là cô chỉ còn vừa đủ tiền để trả tiền tắc xi.

“Tới đâu?”, ông ta hỏi.

“Trước tiên, cháu muốn tới Học viện”, cô nói với ông ta.

Anna rất muốn chia sẻ với Sergei tất cả những gì mà cô vừa trải qua, nhưng cô cảm thấy ông ta chưa đủ thân thiết với mình để cô có thể làm điều đó. Không tin tưởng mọi người là một kinh nghiệm mà cô chẳng thấy dễ chịu chút nào. Sergei đỗ xe lại dưới chân bậc thềm, nơi cô đã chia tay Anton trước khi ra sân bay. Cô không cần phải yêu cầu anh đợi nữa. Cô sinh viên ở bàn tiếp tân nói với Anna rằng bài giảng của Giáo sư Teodorescu về “Tác giả” vừa mới bắt đầu.

Anna lên thính đường trên tầng hai. Cô bước theo hai người sinh viên vào trong và tìm một chỗ ngồi ở cuối hàng ghế số hai. Cô hy vọng sẽ có được vài phút cách ly khỏi thế giới hiện thực. “Tác giả và nguồn gốc”, Anton bắt đầu, và đưa tay vuốt tóc theo cái cách quen thuộc mà các sinh viên thường nhại lại sau lưng anh, “là nguồn gốc của những bàn cãi và bất đồng giữa các học giả trong giới nghệ thuật hơn bất kỳ đề tài nào khác. Tại sao? Bởi vì nó là một đề tài mở, quyến rũ và không có hồi kết. Không nghi ngờ gì nữa, một vài phòng tranh nổi tiếng nhất trên thế giới gần đây đã trưng bày những tác phẩm không phải do những hoạ sỹ được ghi tên trên khung tranh vẽ nên. Tất nhiên là cũng có trường hợp khi nhà hoạ sỹ vẽ những nét chính, chẳng hạn như với bức Đồng trinh hay bức Kitô, rồi để cho người trợ giúp hoàn thành nốt tác phẩm. Vì vậy, chúng ta cần phải xem một số bức tranh nào đó, cùng vẽ một đề tài, là do một hoạ sỹ bậc thầy vẽ nên, hay một vài bức trong số đó là tác phẩm của những sinh viên ngôi sao của hoạ sỹ ấy, mà vài trăm năm sau người ta tưởng lầm là những tác phẩm của chính người hoạ sỹ bậc thầy ấy”. Anna mỉm cười khi nghe anh dùng cụm từ “sinh viên ngôi sao”, và nhớ tới bức thư mà cô phải chuyển cho Danuta Sekalska.

“Chúng ta hãy cùng xem xét một vài ví dụ”, Anton tiếp tục, “và thử xem các bạn có thể phát hiện bàn tay của một người non nớt hơn hay không. Đầu tiên là một bức tranh hiện đang được trưng bày ở bảo tàng Frick tại New York”. Một hình chiếu được đưa lên màn hình phía sau Anton. “Rembrandt, tôi đã nghe các bạn đồng thanh nói thế, nhưng dự án nghiên cứu Rembrandt, được thực hiện vào năm 1974, đã cho một câu trả lời khác. Người ta tin rằng có ít nhất là hai người đã góp tay làm nên tác phẩm Kỵ sỹ Ba Lan. Một người trong số đó có thể là Rembrandt. Bảo tàng Metropolitan, chỉ cách bảo tàng Frick vài tòa nhà ở phía bên kia của đại lộ số Năm, đã không giấu nổi sự lo lắng khi cũng chính các nhà học giả danh tiếng này khẳng định rằng hai bức chân dung của Gia đình Beresteyn, được bảo tàng này mua vào năm 1929, không phải là tác phẩm của hoạ sỹ bậc thầy người Hà Lan này”.

“Đừng mất ngủ thái quá vì những chuyện mà hai bảo tàng này gặp phải, bởi vì trong số 12 bức tranh mà người ta cho là của Rembrandt trong bộ sưu tập Wallace của London, chỉ có bức Titus, Con trai Hoạ sỹ, đã được chứng minh là do chính hoạ sỹ này vẽ”. Anna bắt đầu quan tâm tới mức cô lấy giấy bút ra ghi chép. “Hoạ sỹ thứ hai mà tôi muốn các bạn quan tâm là Goya, nhà hoạ sỹ vĩ đại người Tây Ban Nha. Bảo tàng Prado ở Madrid đã mất ăn mất ngủ khi Juan Jose Junquera, một chuyên gia hàng đầu về Goya, cho rằng “những bức tranh đen”, trong đó có những hình ảnh đầy ám ảnh như Sa tăng ăn thịt con, không thể là tác phẩm của Goya, và ông chỉ ra rằng căn phòng mà các bức tranh này được vẽ lên tường chỉ được hoàn thành sau khi nhà hoạ sỹ đã qua đời. Nhà phê bình nghệ thuật xuất sắc người úc là Robert Hughes, trong cuốn sách của mình về Goya, cho rằng đó là các tác phẩm của con trai nhà hoạ sỹ”.

“Và bây giờ tôi sẽ nói về các hoạ sỹ ấn tượng. Nhiều bức tranh của Manet, Monet, Matisse và Van Gogh hiện đang được trưng bày tại các phòng tranh hàng đầu trên thế giới chưa được các học giả xác nhận tính chân thực. Chẳng hạn bức Hoa Hướng Dương, được nhà đấu giá Christie bán ra với cái giá chưa đến 40 triệu đôla vào năm 1987, vẫn còn cần phải được Louis van Tilborgh của bảo tàng Van Gogh công nhận tính xác thực”.

Khi Anton chuẩn bị đưa một hình ảnh khác lên màn chiếu, ánh mắt anh dừng lại chỗ Anna đang ngồi. Cô mỉm cười, và anh chiếu lên màn ảnh một bức tranh của Raphael thay vì một bức tranh của Van Gogh khiến các sinh viên cười khúc khích. “Như các bạn thấy đấy, tôi cũng nhầm lẫn, không phân biệt được bức tranh nào là của hoạ sỹ nào”. Tiếng cười biến thành tiếng vỗ tay. Rồi Anna ngạc nhiên khi thấy anh quay mặt lại và nhìn thẳng vào chỗ cô. “Thành phố vĩ đại này”, anh nói mà không nhìn vào những ghi chú của mình, “đã sinh ra một học giả bậc thầy cho chính mình trong lĩnh vực này. Người đó hiện nay đang làm việc tại New York. Thời chúng tôi còn là sinh viên, chúng tôi đã có những buổi thảo luận thâu đêm về bức tranh đặc biệt này”. Bức tranh của Raphael lại xuất hiện trên màn hình. “Sau các buổi học, chúng tôi thường gặp nhau tại điểm hẹn ưa thích”, anh lại nhìn về phía Anna, “Koskies, nơi mà tôi biết nhiều bạn vẫn chọn làm điểm hẹn. Chúng tôi thường gặp nhau vào lúc 9 giờ, sau buổi học tối”. Anh hướng sự chú ý lên bức tranh trên màn hình. “Đây là một bức chân dung có tên gọi là Madonna mặc áo hồng, mới được Phòng tranh Quốc gia London mua về gần đây. Các chuyên gia về Raphael không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau, nhưng nhiều người trong số họ lo ngại khi có quá nhiều những bức tranh vẽ cùng một đề tài và được cho là của cùng một tác giả. Một số cho rằng bức tranh này là tác phẩm của “trường phái Raphael”, hoặc “hậu Raphael”". Anton lại nhìn xuống thính đường: chiếc ghế cuối cùng ở hàng ghế thứ hai đã không còn người ngồi.

***

Anna tới Koskies vài phút trước giờ hẹn. Chỉ có duy nhất một cô sinh viên trong thính đường nhận ra việc người thầy trên bục giảng đã đi lạc đề một lúc để ám chỉ cho cô biết họ sẽ gặp nhau ở đâu sau giờ học. Cô không thể không nhận ra cái nhìn đầy lo lắng trong đôi mắt Anton, một cái nhìn chỉ có ở những ai đã sống sót qua một chế độ độc tài.

Anna nhìn quanh căn phòng. Cô nhớ lại cái thời sinh viên của mình, vẫn những chiếc bàn nhựa và ghế nhựa đó. Không phải là một nơi gặp gỡ thích hợp của một giáo sư nghệ thuật và một nhà buôn bán các tác phẩm nghệ thuật. Cô gọi hai ly rượu vang đỏ. Anna vẫn nhớ cái thời khi đối với cô một buổi tối ở Koskies, nơi cô có thể thảo luận với bạn bè về Constantin và U2, Tom Cruise và John Lennon, và mút kẹo bạc hà trên đường về nhà để mẹ cô không phát hiện ra rằng cô đã hút thuốc và uống rượu, là một cái gì đó rất quyến rũ. Cha cô luôn đồng loã với cô - ông sẽ nháy mắt và chỉ cho cô biết mẹ cô đang ở trong phòng nào.

Anna nhớ lại cái lần đầu tiên khi cô và Anton làm tình với nhau. Trời lạnh đến mức cả hai vẫn mặc áo khoác trên mình, và khi xong chuyện ấy, Anna thậm chí còn băn khoăn không hiểu sau này mình có muốn làm lại một lần nữa hay không. Dường như hồi ấy chưa có ai giải thích với Anton rằng phụ nữ cần nhiều thời gian hơn để đạt cảm giác cực khoái.

Anna nhìn lên khi có một người đàn ông cao gầy bước về phía mình. Cô gần như không dám chắc rằng đó là Anton. Người đàn ông ấy mặc một chiếc áo khoác nhà binh quá cỡ, với một chiếc khăn len to xù quấn quanh cổ. Trên đầu anh ta là một chiếc mũ lông trùm lấy cả hai tai. Một lối ăn mặc thích hợp với mùa đông New York, là ý nghĩ đầu tiên của cô.

Anton ngồi xuống chiếc ghế đối diện với cô và bỏ mũ ra, những vẫn giữ nguyên những gì khoác trên người. Anh biết chiếc lò sưởi duy nhất hoạt động trong căn phòng này nằm ở góc phía xa.

“Anh vẫn còn giữ được bức tranh đấy chứ?”, Anna hỏi. Cô không thể chờ lâu hơn.

“Vẫn còn nguyên”, Anton nói. “Bức tranh ấy chưa phút nào rời khỏi phòng vẽ của anh trong thời gian em đi xa, và thậm chí ngay cả những sinh viên vô tâm nhất của anh cũng có thể thấy đó không phải là phong cách quen thuộc của anh”, anh nói thêm trước khi nháp một ngụm rượu. “Dù thú thật là anh sẽ rất vui nếu rũ bỏ được cái kẻ cụt tai ấy. Anh không sợ đi tù, nhưng đúng là bốn ngày qua anh mất ăn mất ngủ vì nó. Thậm chí vợ anh cũng bắt đầu nghi ngờ có cái gì đó không ổn ở anh”.

“Em xin lỗi”, Anna nói khi Anton bắt đầu vê một điếu thuốc. “Nhẽ ra em không nên đặt anh vào một hoàn cảnh nguy hiểm như vậy, và điều tệ hơn là em lại phải nhờ anh giúp một chuyện nữa”. Anton tỏ vẻ thông cảm, và chờ để xem thỉnh cầu cuối cùng của cô là gì. “Anh nói là anh còn giấu 8.000 đôla của mẹ em ở nhà anh”.

“Đúng thế, phần lớn người Romania thường giấu tiền dưới đệm, đề phòng có sự thay đổi chính quyền vào lúc nửa đêm”, Anton nói rồi châm điếu thuốc.

“Em cần mượn một ít trong số đó”, Anna nói. “Em sẽ trả lại đầy đủ ngay khi về tới New York”.

“Đó là tiền của em, Anna, em có thể lấy hết mà dùng”.

“Không, đó là tiền của mẹ em, nhưng đừng để cho bà biết đấy nhé, nếu không bà lại lo là em đang gặp khó khăn về chuyện tiền nong và đang bắt đầu bán hết đồ đạc”.

Anton không cười. “Nhưng đúng là em đang gặp khó khăn, phải không? .

“Sẽ qua ngay, khi em lấy lại bức tranh”.

“Em có muốn anh giữ hộ nó cho em một ngày nữa không?”, anh vừa hỏi vừa nhấp một ngụm rượu.

“Không, cảm ơn anh”, Anna nói, “nhưng điều đó chỉ có nghĩa là cả anh và em, không ai có thể ngủ ngon. Em nghĩ đã đến lúc giải thoát cho anh khỏi bức tranh ấy”.

Anna đứng lên mà không nói thêm lời nào. Cô không hề đụng đến ly rượu.

Anton uống cạn ly của mình, dụi tắt điếu thuốc lá và để lại vài đồng xu trên mặt bàn. Anh đội mũ lên và bước theo Anna. Anna nhớ lại lần cuối cùng mà cả hai người cùng nhau bước ra khỏi quán rượu này. Anna nhìn dọc con phố trước khi nắm lấy tay Anton, lúc này đang thì thầm vào tai Sergei.

“Em có thời gian để thăm mẹ không?” Anton hỏi khi Sergei đang mở cửa sau ra cho Anna.

“Không, khi mà mỗi bước chân em đều đang bị theo dõi”.

“Anh có thấy ai đâu”, Anton nói.

“Anh không thể nhìn thấy”, Anna nói. “Anh chỉ có thể cảm thấy”. Cô dừng lại. “Và em đã nhầm khi nghĩ rằng mình đã rũ bỏ được anh ta”.

“Cô nói đúng”, Sergei nói và cho xe chạy.

Không ai nói gì trên chặng đường ngắn tới nhà Anton. Khi Sergei cho xe dừng lại, Anna nhảy ra ngoài rồi bước theo Anton vào nhà. Anh vội dẫn cô tới một căn gác xép trên tầng thượng. Cho dù cô có thể nghe thấy tiếng Sibelius vọng lên từ một căn phòng ở tầng dưới, rõ ràng Anton không muốn cô gặp vợ anh.

Anna bước vào một căn phòng toàn tranh. Đôi mắt cô ngay lập tức dừng lại trên Chân dung người cụt tai trong bức tranh của Van Gogh. Cô mỉm cười. Bức tranh vẫn nằm trong chiếc khung quen thuộc, trong một chiếc thùng màu đỏ được mở nắp.

“Không thể tốt hơn”, Anna nói. “Bây giờ tất cả những gì em cần làm là chuyển nó đến tay người cần chuyển”.

Anton không bình luận gì, và khi Anna quay lại, cô thấy anh đang quỳ ở một góc phòng để nhấc một tấm ván lên. Anh thò tay vào trong và lấy ra một chiếc phong bì dày, rồi đút vào túi áo trong. Sau đó anh quay lại chỗ chiếc thùng đỏ, đậy nắp lại và bắt đầu đóng chặt đinh vào chỗ cũ. Điều đó chỉ càng chứng tỏ rằng anh muốn rũ bỏ Người cụt tai càng sớm càng tốt. Sau khi đã đóng chặt chiếc đinh cuối cùng, không nói một lời, anh nâng chiếc thùng lên và dẫn Anna ra khỏi phòng rồi đi xuống cầu thang.

Anna mở cửa trước để Anton bước ra phố. Cô cảm thấy mừng khi thấy Sergei đang đứng chờ ở đuôi xe với cốp xe đã được mở sẵn. Anton đặt chiếc thùng màu đỏ vào cốp xe rồi xoa hai tay vào nhau. Cứ chỉ đó thể hiện sự vui sướng của anh khi được thoát khỏi bức tranh. Sergei dập mạnh nắp cốp rồi quay trở lại chỗ ngồi của mình sau vô lăng.

Anton rút chiếc phong bì dày từ trong túi áo ra rồi đưa cho Anna.

“Cảm ơn anh”, cô nói, và đưa cho anh một chiếc phong bì khác, nhưng không phải là thư gửi cho anh.

Anton nhìn tên người nhận trên phong bì, mỉm cười và nói, “Anh sẽ đưa tận tay cô bé. Cho dù kế hoạch của em là gì”, anh nói thêm, “anh mong là em sẽ thành công”.

Anh hôn vào cả hai bên má cô trước khi biến vào trong nhà.

“Tối nay cô sẽ ở đâu?”, Sergei hỏi khi cô ngồi lên chiếc ghế cạnh ông ta. Anna nói với ông ta địa chỉ cần tới.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 38


Khi Anna thức dậy, Sergei đang ngồi hút thuốc trên nắp cốp xe. Anna vươn vai và dụi mắt. Đây là lần đầu tiên cô ngủ trên ghế sau của một chiếc xe hơi, nhưng rõ ràng là vẫn tốt hơn nhiều so với ghế sau của xe tải. Cô chui ra khỏi xe và duỗi chân.

Chiếc thùng gỗ vẫn còn ở nguyên chỗ cũ.

“Chào cô”, Sergei nói. “Cô ngủ có ngon không?”.

Cô cười. “Có vẻ ngon hơn giấc ngủ của bác”.

“Sau 20 năm trong quân đội, giấc ngủ trở thành một thứ xa xỉ”, Sergei nói. “Nhưng xin mời cô ăn sáng với tôi”. Ông ta quay lại xe và lấy ra một chiếc hộp thiếc nhỏ từ dưới ghế lái. Ông ta mở nắp hộp ra: hai ổ bánh mỳ, một quả trứng luộc, một lát pho mát, hai củ khoai tây, một quả cam và một bình cà phê.

“Bác lấy đâu ra tất cả những thứ này vậy?”, Anna vừa bóc cam vừa hỏi. “Bữa tối của hôm qua”, Sergei giải thích, “do bà vợ chu đáo của tôi chuẩn bị đấy”.

“Bác giải thích việc tối qua bác không về nhà với bác gái như thế nào?”, Anna hỏi.

“Tôi nói thật mọi chuyện với bà ấy”, Sergei nói. “Tôi đã ở bên một người con gái xinh đẹp suốt đêm”, Anna đỏ mặt. “Nhưng tôi sợ mình đã quá già để có thể làm cho bà ấy tin chuyện đó”, ông ta nói thêm. “Vậy tiếp theo chúng ta sẽ làm gì? Cướp ngân hàng à? .

“Nếu bác biết có ngân hàng nào có đủ 50 triệu đôla tiền lẻ”, Anna vừa cười vừa nói. “Nếu không cháu sẽ phải đưa nó lên chuyến bay tiếp theo tới London, vì vậy cháu cần phải tìm hiểu xem khi nào thì người ta mở cửa nhận hàng”.

“Khi người đầu tiên xuất hiện”, Sergei vừa nói vừa bóc vỏ quả trứng. “Thường là vào lúc 7 giờ”, ông ta nói thêm trước khi đưa quả trứng cho Anna.

Anna cắn một miếng. “Vậy thì cháu cần phải có mặt ở đó trước 7 giờ, để đảm bảo rằng chiếc thùng này sẽ được đưa lên máy bay”. Cô nhìn đồng hồ. “Vậy có lẽ ta nên đi thôi bác ạ!”.

“Tôi không nghĩ thế?”.

“Ý bác là gì ạ?”, Anna hỏi bằng một giọng lo lắng.

“Khi một người phụ nữ như cô phải ngủ qua đêm trong một chiếc xe, ắt hẳn phải có lý do. Và tôi nghĩ lý do đang nằm kia”, Sergei vừa nói vừa chỉ vào chiếc thùng. “Vì vậy nếu cô làm thủ tục lên máy bay cùng với một chiếc thùng màu đỏ, đó sẽ là một việc làm thiếu thận trọng”. Anna tiếp tục nhìn ông ta chằm chằm, nhưng cô không nói gì. “Phải chăng trong chiếc thùng đó có đựng một thứ mà cô không muốn chính quyền quan tâm?”. Ông ta dừng lại, nhưng Anna vẫn không nói gì. “Theo tôi thì”, Sergei nói. “Cô biết đấy, khi tôi còn là một đại tá trong quân đội, mỗi khi tôi cần làm một việc gì đó mà không muốn cho ai biết, tôi bao giờ cũng chọn một anh chàng hạ sỹ nào đó dưới quyền để giao nhiệm vụ. Như thế, theo kinh nghiệm của tôi, chẳng bao giờ khiến ai để ý. Tôi nghĩ hôm nay tôi có thể làm một hạ sỹ dưới quyền của cô”.

“Nhưng nếu bác bị bắt thì sao?”.

“Vậy thì tức là tôi đã làm được một việc có ích. Cô có nghĩ nghề lái tắc xi là một nghề rất hợp với một đại tá quân đội, một người đã từng chỉ huy cả một trung đoàn như tôi không? Đừng lo lắng, thưa cô. Một vài nhân viên cũ của tôi làm việc ở hải quan sân bay, và nếu giá cả hợp lý, họ sẽ không đưa ra nhiều câu hỏi”.

Anna mở chiếc cặp, lấy chiếc phong bì mà Anton đã đưa cho cô ra rồi đưa cho Sergei năm tờ 20 đôla. “Không, thưa cô”, ông ta xua tay, “chúng ta không hối lộ cảnh sát trưởng, chỉ là vài nhân viên địa phương thôi”, ông ta nói thêm rồi cầm lấy một tờ. “Và hơn nữa, sau này có thể tôi vẫn còn cần nhờ họ giúp vài chuyện, vì vậy ta không nên phá giá”.

Anna cười. “Và khi ký biên nhận, bác Sergei, bác phải ký làm sao để không ai có thể đọc được nhé”.

Sergei nhìn cô chằm chằm. “Tôi hiểu”, ông ta nói rồi dừng lại. “Cô cứ ở đây, và đừng để cho người ta nhìn thấy. Tất cả những gì tôi cần là vé máy bay của cô”.

Anna lại mở cặp ra, cất bốn tờ tiền còn lại vào chiếc phong bì rồi lấy vé đưa cho Sergei, ông ta lên xe, khởi động máy và vẫy tay chào tạm biệt cô.

Anna nhìn theo chiếc xe cho đến khi nó khuất sau góc phố, mang theo bức tranh, hành lý, vé máy bay, cùng 20 đôla của cô. Tài sản bảo lãnh mà cô có cho tất cả những thứ đó là một miếng pho mát, một ổ bánh mỳ và một bình cà phê.

Fenston cầm ống nghe lên sau hồi chuông thứ mười.

“Tôi vừa hạ cánh xuống Bucharest”, cô ta nói. “Chiếc thùng màu đỏ mà ông đang truy tìm đã được đưa lên một chuyến bay tới London, sẽ hạ cánh xuống sân bay Heathrow vào khoảng 4 giờ chiều nay”.

“Thế còn cô ta?”.

“Tôi không biết kế hoạch của cô ta là gì, như khi tôi...”.

“Hãy đảm bảo rằng cô đã vứt cái xác ấy lại Bucharest”.

Tín hiệu tắt.

Krantz bước ra khỏi sân bay, đặt chiếc điện thoại cầm tay xuống dưới bánh một chiếc xe tải và chờ cho nó chuyển bánh rồi mới quay trở lại Cổng vào. Cô ta nhìn lại bảng báo giờ bay và các chuyến bay, nhưng lần này cô ta không nghĩ Anna sẽ bay tới London; buổi sáng hôm ấy cũng có một chuyến bay tới New York.

Nếu Anna đi trên chuyến bay đó, cô ta sẽ phải giết Anna ngay tại sân bay này. Đây không phải là lần đầu tiên, tại nơi này.

Krantz đứng nép vào một chiếc máy bán đồ uống tự động và chờ đợi. Cô ta quan sát để không bỏ qua một chiếc tắc xi nào thả khách xuống sân bay. Cô ta chỉ quan tâm tới một chiếc tắc xi đặc biệt, và một vị khách đặc biệt. Petrescu sẽ không thể lừa cô ta lần nữa, bởi vì lần này, cô ta đã được đảm bảo.

Sau ba mươi phút, Anna bắt đầu cảm thấy bồn chồn. Sau bốn mươi phút, cảm giác bồn chồn biến thành lo lắng. Sau năm mươi phút, cảm giác của cô đã gần với sự kinh hãi. Một giờ sau khi Sergei rời đi, cô bắt đầu có ý nghĩ rằng biết đâu Sergei đang làm việc cho Fenston. Vài phút sau đó, một chiếc Mercedes cũ màu vàng hiện ra ở góc cua.

Sergei mỉm cười. “Trông cô có vẻ như vừa trút được nỗi ngờ vực”, ông ta vừa nói vừa mở cửa xe cho cô và đưa trả cô tấm vé.

“Không, không”, Anna nói và cảm thấy như mình có tội.

Sergei lại mỉm cười. “Chiếc thùng đã được đưa lên cùng chuyến bay đi London với cô”, ông ta nói khi đã ngồi vào sau vô lăng.

“Tốt quá”, Anna nói, “vậy có lẽ bây giờ cháu cũng nên đi ngay là vừa”.

“Đồng ý”, Sergei nói rồi khởi động máy. “Nhưng cô phải cẩn thận, bởi vì gã người Mỹ đã ở sẵn đó để chờ cô”.

“Anh ta không quan tâm tới cháu”, Anna nói, “anh ta chỉ quan tâm tới chiếc thùng thôi”.

“Nhưng gã đã trông thấy tôi đưa nó vào chỗ gửi hàng, và chỉ cần 20 đôla, gã sẽ biết chiếc thùng được chuyển đi đâu”.

“Cháu không cần quan tâm đến chuyện đó nữa”, Anna nói mà không giải thích gì thêm.

Sergei có vẻ ngạc nhiên, nhưng không hỏi gì thêm, ông ta cho xe chầm chậm chạy lên xa lộ và hướng về phía sân bay.

“Cháu nợ bác quá nhiều”, Anna nói. “4 đô”, Sergei nói, “cộng thêm một bữa tối. Tổng cộng là 5 đô”.

Anna mở cặp, lấy chiếc phong bì, rồi cất hết tiền trong đó vào cặp. Sau đó cô cho năm tờ mệnh giá 100 đôla vào lại phong bì rồi dán lại như cũ.

Cô đưa chiếc phong bì cho Sergei.

“5 đôla”, cô nói.

“Cảm ơn cô”, ông già trả lời.

“Anna”, cô nói rồi hôn lên hai bên má ông già. Nếu Anna ngoảnh nhìn lại, cô sẽ trông thấy cảnh một người lính già đang khóc. Cô không biết rằng Đại tá Sergei Slatinarus là người đã ở bên cạnh cha cô khi ông bị thủ tiêu.

Khi Tina bước ra khỏi thang máy, chị thấy Leapman bước ra khỏi phòng mình. Chị lánh vào phòng vệ sinh.

Tim chị đập thình thịch khi chị nghĩ đến những hậu quả mà mình có thể sẽ phải gánh chịu. Liệu ông ta đã biết chuyện chị có thể nghe lỏm mọi cuộc điện thoại của chủ tịch và có thể quan sát tất cả những ai vào ra phòng làm việc của Fenston? Nhưng điều tệ hại hơn là, liệu ông ta có biết chuyện trong suốt một năm qua, chị đã gửi tất cả các tài liệu mật vào hòm thư điện tử của mình? Tina cố giữ nét mặt bình thường khi chị bước trở ra hành lang và chầm chậm đi về phía phòng làm việc của mình. Có một điều mà chị biết chắc, đó là Leapman sẽ không để lại một dấu vết nào cho thấy ông ta đã vào phòng chị.

Chị ngồi xuống bàn làm việc và bật màn hình theo dõi lên. Chị cảm thấy như phát sốt. Leapman đang trong phòng chủ tịch và đang nói gì đó với Fenston, còn Fenston thì đang chú ý nghe.

Khi Anna hôn lên má Sergei, Jack nhận ra đó chính là ông già đã cuỗm 20 đôla của anh hôm trước - một món tiền mà anh không thể đưa vào hoá đơn thanh toán. Anh nghĩ tới chuyện cả hai người phải thức thâu đêm, trong khi Anna có thể ngủ đẫy. Nếu ông già kia chỉ cần chợp mắt một lúc, Jack nghĩ Người Lùn sẽ không bỏ qua cơ hội và sẽ cuỗm chiếc thùng đi, cho dù kể từ khi cô ta lên máy bay đi London, anh không nhìn thấy cô ta đâu nữa. Anh băn khoăn không biết bây giờ cô ta đang ở đâu. Chắc là không xa nơi này. Mỗi giờ trôi qua, Jack càng nhận ra rằng ông già kia không chỉ đơn thuần là một tài xế tắc xi, mà là một người rất trung thành với Anna. Chắc hẳn phải có lý do.

Jack biết không nên lãng phí thời gian vào việc tìm cách hối lộ ông già. Nhưng người quản lý việc tiếp nhận hàng gửi đã ra hiệu cho anh vào văn phòng của mình, và thậm chí còn in cả tờ biên nhận cho anh xem. Chiếc thùng được gửi theo chuyến bay sắp cất cánh. Đích đến là London. Đã được đưa lên máy bay, ông ta khẳng định với anh. Không phải là một khoản đầu tư tồi với năm mươi đôla, dù anh không thể luận ra chữ ký.

Nhưng cô ta có lên cùng chuyến bay đó không? Jack vẫn cảm thấy băn khoăn. Nếu bức Van Gogh vẫn còn trong chiếc thùng kia, vậy thì chiếc thùng mà Anna đưa tới Nhật Bản cho Nakamura đựng gì trong đó? Anh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi để xem cô ta có lên cùng chuyến bay đó hay không.

Sergei nhìn theo Anna khi cô bước về phía cổng ra vào sân bay, tay kéo theo chiếc vali. Ông sẽ gọi cho Anton ngay, để báo cho Anton biết rằng ông đã đưa Anna đến sân bay một cách an toàn. Anna quay lại vẫy tay chào, và ông không để ý thấy một người khách đang ngồi lên ghế sau xe, cho đến khi ông nghe thấy tiếng sập cửa.

Ông nhìn vào gương chiếu hậu.

“Đi đâu, thưa cô?”, ông hỏi.

“Sân bay cũ”, cô ta nói.

“Tôi nghĩ là sân bay đó không còn được sử dụng nữa”, ông nói, nhưng cô ta im lặng. Một số khách đi xe rất ít lời.

Khi xe đến chỗ rẽ vào sân bay cũ, Sergei lại liếc nhìn vào gương chiếu hậu. Khuôn mặt cô ta trông quen quen. Phải chăng ông đã từng chở cô ta? Ông cho xe chạy nhanh hơn. Chiếc sân bay cũ đúng là đã bị bỏ hoang như ông nói. Không có một chiếc máy bay nào còn đậu ở đó kể từ khi Ceausescu tìm cách tẩu thoát từ sân bay này vào năm 1989. Ông lại nhìn vào gương chiếu hậu, trong khi vẫn giữ đều tốc độ, và thình lình Ông nhớ ra. Bây giờ thì Sergei đã nhớ rõ ông gặp cô ta khi nào. Trước kia tóc dài hơn, có màu vàng, và cho dù đã một thập kỷ trôi qua, đôi mắt kia vẫn không hề thay đổi - một đôi mắt không để lộ bất kỳ cảm xúc nào khi giết người, một đôi mắt mà nạn nhân không thể quên cả khi đã chết. Đại đội của ông bị bao vây tại biên giới với Bulgaria. Họ nhanh chóng bị bắt và bị dồn tới trại tù binh gần nhất. Ông có thể nghe thấy tiếng kêu của những thanh niên tình nguyện trẻ tuổi trong đội quân của mình. Nhiều người trong số họ chỉ vừa mới rời ghế nhà trường. Và rồi, một khi họ đã khai hết với cô ta, hoặc không khai gì, cô ta cắt cổ họ trong khi nhìn chằm chằm vào mắt họ. Khi biết chắc là họ đã chết, bằng một động tác rất nhanh, cô ta cắt đứt đầu họ rồi vứt vào đống đầu lâu trong xà lim. Kể cả những tay đao phủ chai lì nhất cũng phải tránh ánh mắt của các nạn nhân, nhưng cô ta thì không.

Trước khi rời đi, cô ta sẽ bỏ ra chút thời gian để nhìn qua những người chưa bị giết. Đêm nào cô ta cũng nói lời chia tay bằng một câu: “Tao vẫn chưa quyết định ngày mai sẽ đến lượt đứa nào”. Chỉ có ba người của ông sống sót, vì có một đợt tù nhân mới, với những thông tin mới. Nhưng trong suốt 37 đêm không ngủ, Đại tá Sergei Slatinaru không biết bao giờ thì đến lượt mình. Nạn nhân cuối cùng của cô ta chính là cha của Anna, một trong những người dũng cảm nhất mà ông từng gặp.

Khi cuối cùng họ được giải thoát, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông là báo cho mẹ Anna về cái chết của Đại uý Petrescu. Ông đã nói dối, và nói với mẹ Anna rằng chồng của bà đã hy sinh một cách anh dũng trên chiến trường. Tại sao lại phải đẩy những cơn ác mộng của ông cho một người phụ nữ vô tội? Và rồi Anton gọi điện nói rằng mình vừa nhận được điện thoại của con gái Đại uý Petrescu; cô đang trên đường tới Bucharest, và liệu ông có thể...

Khi đất nước thay đổi và tình hình lắng xuống, những tội ác của Krantz bị phơi bày. Cô ta bị bắt giam, cô ta trốn thoát sang Mỹ. Cũng có tin đồn cô ta đã bị giết. Sergei cầu nguyện cho cô ta còn sống để ông có được cơ hội tự tay giết chết cô ta. Nhưng ông sợ rằng cô ta sẽ chẳng bao giờ còn xuất hiện ở đất nước Romania này nữa, bởi vì quá nhiều người có thể nhận ra cô ta và sẽ đứng xếp hàng để chờ được báo thù. Nhưng tại sao cô ta lại quay trở lại? Cái gì trong chiếc thùng kia có thể khiến cô ta hành động liều lĩnh như vậy? Sergei cho xe chạy chậm lại khi tới dải đất hoang, nơi trước kia từng là đường băng nhưng bây giờ chỉ toàn cỏ dại. Ông giữ một tay trên vô lăng, còn tay kia từ từ luồn xuống ghế để tìm khẩu súng mà ông đã không sử dụng kể từ khi Ceausescu bị tử hình. “Cô muốn tôi dừng lại ở đâu, thưa cô?”, ông hỏi như thể họ đang ở giữa một con phố đông đúc. Ông nắm chặt lấy báng súng. Cô ta không trả lời. Ông liếc nhìn vào gương chiếu hậu, và hiểu rằng mọi cử động bất thường nào của ông cũng sẽ khiến cô ta cảnh giác. Không những cô ta có lợi thế ngồi sau lưng ông, mà giờ đây cô ta còn theo dõi mọi cử động của ông. Ông biết một trong hai người sẽ phải chết trong vòng một phút nữa.

Sergei luồn ngón tay trỏ vào cò súng, chầm chậm lấy khẩu súng ra khỏi ghế và từ từ giơ tay lên, từng li một. Ông vừa chuẩn bị thắng phanh thì một bàn tay túm lấy tóc ông và giật mạnh đầu ông ra đằng sau. Chân ông trượt ra khỏi chân ga và chiếc xe từ từ dừng lại giữa đường băng.

Ông giơ khẩu súng lên 1 inch nữa. “Cô ta đi đâu?”, Krantz vừa hỏi vừa kéo mạnh đầu ông ra đằng sau và nhìn vào mắt ông.

“Cô gái nào?”, ông cố nói, và có thể cảm thấy một lưỡi dao chạm vào da mình ngay bên dưới mang tai.

“Đừng giở trò với tôi, ông già. Cô gái mà ông đã thả xuống sân bay ấy”.

“Cô ta không nói”. Thêm 1 inch nữa. “Cô ta không nói, dù ông đã chở cô ta đi khắp nơi? Đi đâu?” cô ta hét lên, và lưỡi dao ấn mạnh hơn vào da ông.

Thêm 1 inch nữa.

“Tôi cho ông một cơ hội cuối cùng”, cô ta rít lên và ấn sâu lưỡi dao vào cổ ông. Máu đã bắt đầu chảy. “Cô - ta - đi - đâu?”, Krantz gằn từng tiếng. “Tôi không biết”, Sergei la to, đồng thời giơ súng lên, chĩa về phía đầu cô ta và bóp cò.

Viên đạn xuyên qua vai Krantz và làm cô ta bật về phía sau, nhưng cô ta vẫn không buông tóc Sergei ra. Sergei kéo cò lần nữa, nhưng giữa hai lần bắn là cả một giây đồng hồ. Vừa đủ để cô ta cắt đứt cổ họng ông chỉ bằng một động tác.

Thứ mà Sergei nhìn thấy trước khi chết là đôi mắt lạnh lùng kia.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
611,673
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 39


Leapman vẫn chưa ngủ khi chuông điện thoại của ông ta đổ. Nhưng dù sao thì ông ta cũng chẳng mấy khi ngủ, dù ông ta biết rằng chỉ có một người có thể gọi cho ông ta vào cái giờ ấy.

Ông ta cầm điện thoại lên, và nói: “Xin chào ngài chủ tịch”, như thể ông ta đang ngồi ở bàn làm việc trong văn phòng của mình.

“Krantz đã biết bức tranh đang ở đâu”

“Ở đâu vậy?”, Leapman hỏi.

“Ở Bucharest, nhưng đang trên đường tới Heathrow”.

Leapman muốn nói Tôi đã nói rồi mà, nhưng ông ta cưỡng lại được, “Khi nào thì máy bay hạ cánh?”.

“Ngay sau 4 giờ, giờ London”.

“Tôi sẽ cử người chờ sẵn để lấy bức tranh”.

“Và phải đưa lên chuyến bay đầu tiên tới New York”.

“Vậy Petrescu đâu?”, Leapman hỏi.

“Không biết”, Fenston nói, “nhưng Krantz đang chờ cô ta ở sân bay. Vì vậy đừng hy vọng cô ta sẽ đi trên cùng chuyến bay đó”.

Leapman nghe thấy tiếng dập máy. Fenston không bao giờ nói lời tạm biệt. Ông ta ra khỏi giường, cầm cuốn sổ ghi số điện thoại lên và rê ngón tay cho đến khi ông ta nhìn thấy cái tên viết tắt Ps. Ông ta nhìn đồng hồ và quay số văn phòng của bà ta. “Ruth Parish đây”.

“Xin chào bà Parish. Karl Leapman đây”.

“Xin chào ông Leapman”, Ruth đáp lại bằng một giọng dè chừng.

“Chúng tôi đã tìm thấy bức tranh”.

“Các ông đã lấy lại được bức Van Gogh rồi à?”, Ruth hỏi.

“Không, chưa, nhưng đó là lý do tôi gọi cho bà.

“Tôi có thể giúp được gì?”

“Nó đang trên đường từ Bucharest tới, sẽ hạ cánh ngay trước cửa văn phòng của bà vào lúc sau bốn giờ chiều nay”, ông ta dừng lại. “Bà hãy có mặt ở đó để lấy bức tranh”.

“Tôi sẽ có mặt. Nhưng ai là người ký nhận?”.

“Việc chó gì phải quan tâm tới chuyện ấy? Đó là bức tranh của chúng tôi và được đựng trong thùng của bà. Chỉ cần đảm bảo là lần này bà sẽ không để lạc nó nữa”. Leapman gác máy trước khi Ruth có cơ hội để phản đối.

***

Ruth Parish và bốn nhân viên của bà đã chờ sẵn trên đường băng khi chuyến bay 019 từ Bucharest hạ cánh xuống sân bay Heathrow. Khi hàng hoá chuẩn bị được đưa ra khỏi khoang hàng, chiếc xe Range Rover của Ruth cùng một chiếc xe tải chống cướp và một chiếc xe chở hàng của hải quan đã đỗ sẵn cách khoang hàng chỉ 20 m.

Nếu Ruth nhìn lên, bà sẽ thấy khuôn mặt đang mỉm cười của Anna sau chiếc cửa sổ ở gần đuôi máy bay. Nhưng bà không nhìn lên.

Ruth bước ra khỏi chiếc xe của mình và đứng cạnh người nhân viên hải quan. Trước đó bà đã báo cho anh ta biết rằng bà muốn chuyển một bức tranh trên chuyến bay sắp hạ cánh sang một chuyến bay tới một cái đích khác. Người nhân viên hải quan trông có vẻ ngần ngại, và băn khoăn không hiểu tại sao Ruth lại chọn một nhân viên cao cấp như mình đi làm một công việc tẻ nhạt như thế.

Nhưng khi được biết về giá trị của bức tranh, anh ta đã thay đổi thái độ. Khi khoang hàng mở ra, cả hai người bọn họ cùng bước về phía trước, nhưng chỉ có người nhân viên hải quan nói chuyện với người phụ trách việc dỡ hàng. “Có một chiếc thùng gỗ trong khoang hàng” - anh ta nhìn sổ ghi chép “kích thước ba bộ nhân hai bộ, cao 2 hoặc 3 inch. Trên đó có đóng dấu in lôgô của hãng Art Locations ở cả hai mặt, và có con số 47 ở bốn góc. Tôi muốn anh đưa nó xuống trước tiên”.

Người phụ trách dỡ hàng truyền đạt mệnh lệnh đó cho hai nhân viên của mình trong khoang hàng. Khi hai nhân viên dỡ hàng xuất hiện trở lại cũng là lúc Anna đang đi về phía cửa kiểm tra hộ chiếu. “Đúng là nó rồi”, Ruth nói khi thấy hai người đó vác một chiếc thùng màu đỏ ra mép khoang. Người nhân viên hải quan gật đầu. Một chiếc xe nâng chạy tới, khéo léo đón lấy chiếc thùng từ trên khoang và hạ xuống đất. Người nhân viên hải quan kiểm tra giấy ký nhận, tiếp theo là lôgô và con số 47 ở bốn góc.

“Mọi thứ có vẻ ổn, bà Parish ạ. Nhờ bà làm ơn ký vào đây”.

Ruth ký vào tờ biên nhận, nhưng không thể luận ra chữ ký của người gửi. Đôi mắt của người nhân viên hải quan không rời chiếc xe nâng khi nó đưa kiện hàng tới chỗ chiếc xe tải của Art Locations. Hai nhân viên của Ruth đưa kiện hàng lên thùng xe.

“Tôi sẽ cùng đi với bà tới chỗ chiếc máy bay sắp cất cánh, thưa bà Parish, để tôi có thể đảm bảo rằng kiện hàng đã được đưa đưa lên máy bay và sẽ được chuyển đến đúng đích cần đến. Đến lúc đó tôi mới có thể ký giấy bàn giao”.

“Tốt quá”, Ruth nói, mặc dù mỗi ngày bà phải làm thủ tục này vài ba lần. Anna đã ra tới khu vực nhận hành lý khi chiếc xe tải của Art Locations bắt đầu lượn từ cổng số 3 sang cổng số 4. Người tài xế cho xe đỗ lại cạnh một chiếc máy bay của hãng United Airlines đang chuẩn bị cất cánh đi New York.

Chiếc xe tải chờ trên đường băng hơn một giờ đồng hồ. Cuối cùng thì khoang hàng cũng mở ra. Trong khoảng thời gian đó, Ruth đã kịp biết về tiểu sử của người nhân viên hải quan, và thậm chí còn biết cả việc anh ta định cho đứa con thứ ba của mình theo học trường nào nếu anh ta được thăng chức trong dịp này. Sau đó Ruth theo dõi việc đưa hàng lên máy bay, một quá trình ngược lại với những gì vừa diễn ra trước đó hơn một giờ đồng hồ. Cửa sau của chiếc xe tải được mở ra, bức tranh được đặt lên xe nâng, được chở tới sát mép khoang hàng, được nâng lên và được hai nhân viên đưa vào trong khoang.

Người nhân viên hải quan ký vào cả ba hoá đơn gửi hàng và chào tạm biệt Ruth trước khi trở về phòng làm việc của mình. Bình thường thì Ruth cũng sẽ trở về văn phòng của bà, điền vào các giấy tờ có liên quan, kiểm tra các tin nhắn và kết thúc ngày làm việc. Nhưng đây không phải là một công việc bình thường. Bà ngồi trong xe và đợi cho đến khi tất cả hành lý của các hành khách đã được đưa lên máy bay và khoang hàng đã được khoá lại. Bà vẫn chưa cho xe chuyển bánh, thậm chí cả khi chiếc máy bay đã bắt đầu chạy trên đường băng. Bà đợi cho đến khi chiếc máy bay đã rời khỏi mặt đất rồi mới gọi điện tới New York cho Leapman. Thông điệp của bà rất ngắn gọn. “Kiện hàng đang trên đường tới đích”.

***

Jack cảm thấy ngạc nhiên. Anh đã theo dõi Anna khi cô bước ra sảnh, đổi tiền ở quầy của Travelex và đứng vào hàng chờ tắc xi. Xe của Jack đã đỗ ở bên kia đường với hai kiện hành lý, máy nổ sẵn. Anh chờ chiếc tắc xi của Anna chạy qua.

“Đi đâu vậy, anh bạn”, người tài xế hỏi.

“Tôi cũng chưa biết”, Jack thú nhận, “nhưng tôi cá là sẽ tới kho gửi hàng”. Jack nghĩ là Anna sẽ cho xe chạy thẳng tới kho gửi hàng để lấy kiện hàng mà người tài xế tắc xi của cô đã gửi đi từ Bucharest.

Nhưng Jack đã lầm. Thay vì rẽ phải, khi tấm biển lớn màu xanh chỉ đường tới kho hàng hiện ra trước mắt họ, chiếc tắc xi của Anna ngoặt trái và tiếp tục chạy về phía Tây theo đường M25.

“Cô ta không tới kho hàng, anh bạn ạ, bây giờ anh cá là cô ta đi đâu, Gatwick chăng?”.

“Thế chiếc thùng ấy đựng gì?”, Jack hỏi.

“Tôi biết thế nào được, anh bạn”.

“Ôi, tôi ngu quá đi mất”, Jack nói.

“Tôi không có nhận xét gì về điều đó, anh bạn ạ, nhưng sẽ tốt hơn nếu tôi biết chúng ta đang đi tới đâu”.

Jack cười. “Tôi nghĩ đó sẽ là Lâu đài Wentworth”.

“Đúng thế, anh bạn”.

Jack cố gắng thư giãn, nhưng cứ mỗi khi anh liếc nhìn vào gương chiếu hậu, anh lại càng tin chắc rằng có một chiếc tắc xi nữa cũng đang bám theo Anna. Có một hình người mờ mờ ngồi ở hàng ghế sau trên chiếc tắc xi kia. Tại sao cô ta vẫn không buông tha Anna, dù chắc chắn là bức tranh đã được gửi lại tại kho hàng?

Khi chiếc tắc xi chở anh rẽ khỏi đường M25 và chạy vào con đường dẫn tới Wentworth, chiếc tắc xi kia tiếp tục chạy thẳng về hướng Gatwick.

“Suy cho cùng thì anh cũng không đến nỗi ngốc như anh tưởng đâu, anh bạn ạ. Có vẻ như đúng là Wentworth”.

“Ừ, nhưng tôi bị hoang tưởng”, Jack thú nhận.

“Quyết định đi, anh bạn”, người lái xe nói khi chiếc tắc xi của Anna rẽ vào cổng Lâu đài Wentworth và mất hút sau khúc cua. “Anh bạn có muốn tôi tiếp tục bám theo không?”.

“Không”, Jack nói. “Nhưng tôi cần tìm một chỗ để ngủ qua đêm. Anh có biết khách sạn nào quanh đây không?”.

“Khi giải gôn khai mạc, tôi đưa rất nhiều khách đến Wentworth Arms. Vào mùa này trong năm, chắc họ có thể thu xếp cho anh bạn một phòng”.

“Vậy thì đi tới đó”, Jack nói.

“Ok, anh bạn”.

Jack ngả người ra ghế và bấm một số điện thoại.

“Đại sứ quán Mỹ”.

“Xin cho gặp Tom Crasanti”.

 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom