Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Điều Lệnh Thứ 11

Điều Lệnh Thứ 11
Tác giả: Jeffrey Archer
Tình trạng: Đã hoàn thành




Nếu Maffia bảo vệ vương quốc của mình bằng luật Omerta (im lặng) thì CIA (Cục tình báo Trung ương Mỹ) biết che giấu những bí mật của mình bởi Điều lệnh thứ 11.

Tiểu thuyết kể về cuộc đời của Connor Fitzgeralid, một sát thủ bí mật của CIA. Suốt 28 năm trời, con người này sống cuộc đời hai mặt, vừa tỏ ra là một công dân đứng đắn, tôn trọng pháp luật, vừa bí mật thực hiện những vụ ám sát theo đơn đặt hàng của CIA. Gã đã từng là kẻ săn đuổi, nhưng cuối cùng lại trở thành kẻ bị săn đuổi bởi đã biết quá nhiều điều bí mật của chủ nhân. Mọi thứ đều có giới hạn, vậy giới hạn của Điều lệnh thứ 11 ở đâu?...
 
Sửa lần cuối:

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1


Gã vừa mở cửa thì tiếng chuông báo động vang lên.

Đó là thứ sai lầm chỉ có thể tin là của một tay không chuyên nghiệp, vì thế thật đáng ngạc nhiên bởi vì Connor Fitzgerald được các đồng nghiệp đánh giá là chuyên gia của các chuyên gia.

Fitzgerald nghĩ rằng phải mất nhiều phút sau cảnh sát địa phương mới có những phản ứng với một tay trộm đêm ở quận San Victorina.

Vẫn còn hai giờ nữa mới đến giờ bắt đầu trận đấu hàng năm với Brazil nhưng một nửa số TV ở Colombia đã được bật sẵn. Nếu như Fitzgerald đột nhập vào tiệm cầm đồ đó sau khi trận đấu bắt đầu thì có thể phải chờ đến khi trọng tài thổi còi chấm dứt cảnh sát mới bắt đầu động đậy. Ai chẳng biết rằng cơ quan hình sự địa phương dán mắt vào trận đấu trong suốt chín mươi phút tuần tra. Nhưng các kế hoạch của gã cho chín mươi phút đó sẽ khiến cho cảnh sát phải truy đuổi trong nhiều ngày. Và sẽ có thể là hàng tuần, hàng tháng trước khi ai đó tìm ra được những dấu ấn đặc biệt trong cuộc đột nhập vào buổi chiều chủ nhật hôm đó.

Chuông báo động vẫn tiếp tục kêu trong khi Fitzgerald đóng của sau và đi nhanh qua căn buồng kho nhỏ để đến gian phía trước cửa hàng. Gã bỏ qua những dãy đồng hồ để trên kệ, những viên đá quý đựng trong túi giấy và những vật màu vàng đủ kích cỡ và hình dạng bày sau một cái lưới rất đẹp. Tất cả đều được dán nhãn cẩn thận, ghi rõ tên và ngày tháng để cho sáu tháng sau các chủ nhân nghèo kiết của chúng quay lại xin chuộc. Có rất ít người trở lại.

Fitzgerald gạt tấm rèm chia đôi gain phòng để ngăn cách gian kho với cửa hiệu và dừng lại trước bàn tính tiền. Mắt gã dừng lại ở một cái vali da được đặt trên bục chính giữa quầy hàng. Trên lắp va li có in mấy chữ viết tắt bằng vàng “D.V.R”. Gã vẫn đứng im phăng phắc, cho đến khi chắc chắn là không có ai nhòm vào.

Sáng hôm nay khi Fitzgerald bán tuyệt tác thủ công đó cho người chủ hiệu gã đã giải thích là gã không có ý định trở lại Bogotá, cho nên cần phải bán ngay. Fitzgerald không ngạc nhiên khi thấy cái va li đã được bày trên cửa sổ. Ở Colombia không hề có cái thứ hai như vậy.

Hắn định trèo qua cửa hàng thì có một thanh niên đi ngang qua cửa sổ. Fitzgerald cứng người nhưng tâm trí của người này hoàn toàn bị hút vào một trước radio nhỏ đang áp sát vào tai. Hắn nhìn vào Fitzgerald chẳng khác gì nhìn vào một hình mẫu trong cửa hiệu may đo. Sau khi hắn đi khuất Fitzgerald bèn trèo qua quầy và đi về phía cửa sổ. Gã nhìn ngược nhìn xuôi khắp phố để kiểm tra xem có ai đang nhìn không, nhưng chẳng có ai hết. Chỉ trong một giây gã đã lấy chiếc vali da xuống khỏi giá và bước nhanh về phía sau. Gã nhảy qua quầy và quay lại nhìn ra ngoài cửa sổ một lần nữa để tin chắc rằng không có con mắt tò mò nào chứng kiến vụ trộm đêm.

Fitzgerald quay phắt lại, kéo tấm rèm sang bên và đi về phía cửa đóng. Gã nhìn đồng hồ. Chuông báo động đã kêu được chín mươi giây. Gã bước ra con đường nhỏ giữa hai nhà và nghe ngóng. Nếu nghe thấy tiếng còi của xe cảnh sát gã sẽ rẽ trái và biến mất vào mê cung những con phố phía sau cửa hiệu cầm đồ. Nhưng ngoài tiếng chuông báo động, tất cả vẫn im ắng. Gã rẽ sang phải và đi một cách bình thường về phía Carrere Septima. Khi Connor Fitzgerald bước lên vỉa hè gã liếc sang trái rồi sang phải, len lỏi qua dòng xe cộ rồi đột nhiên không hề nhìn lại, gã bước sang vỉa hè cuối phố bên kia. Gã mất hút vào một tiệm ăn đông đúc, nơi có một nhóm người hâm mộ cuồng nhiệt đang ngồi quanh một chiếc TV màn ảnh rộng.

Không ai nhìn về phía gã. họ đang thích thú theo dõi hình ảnh chiếu đi chiếu lại của một trong ba quả do Colombia đá vào trong năm qua. Gã ngòi xuống một cái bàn trong góc phòng. Mặc dầu không nhìn thấy màn hình TV rõ lắm nhưng từ đây gã có thể quan sát phía bên kia đường rất rõ. Bên trên cánh cửa của cửa hiệu cầm đồ, một tấm biển đèn đung đưa trong làn gió nhẹ ban chiều, trên có dòng chữ J. Escobar. Monte de Piedad. Xây dựng năm 1946.

Lâu lắm mới thấy một chiếc xe cảnh sát phóng đến và đỗ trước cửa hiệu. Vừa nhìn thấy hai bóng mặc đồng phục cảnh sát, Fitzgerald rời khỏi bàn và hờ hững đi ra cửa sau để đi ra một con phố khác cũng yên tĩnh trong buổi chiều thứ bẩy hôm ấy. Gã vẫy chiếc taxi trống đầu tiên và nói bằng giọng Nam Phi rất nặng:

El Belvedere ở Plaza de Bolívar, por favor

Người lái xe gật mạnh đầu tựa như muốn nói rõ là anh ta không hề muốn nói chuyện dài dòng làm gì. Fitzgerald vừa ngồi xuống ghế sau anh ta đã bât radio.

Fitzgerald nhìn đồng hồ lần nữa. Một giờ mười bảy phút. Gã bị chậm hơn kế hoạch hai phút. Chắc hẳn bài diễn văn đã bắt đầu, nhưng bao giờ nó cũng sẽ kéo dài bốn mươi phút cho nên gã vẫn còn nhiều thời gian hơn cần thiết để tiến hành những điều thực ra khiến gã có mặt ở Botogá này. Gã hơi ngồi nhích sang bên phải một chút để người lái xe có thể nhìn rõ mặt gã qua gương chiếu hậu.

Một khi cảnh sát bắt đầu điều tra thì Fitzgerald cần để bất cứ ai nhìn thấy gã vào ngày hôm ấy có thể mô tả giống nhau: Đàn ông, người Caucasian, khoảng năm mươi tuổi, cao hơn một mét tám, nặng khoảng tám mươi lăm cân, nói giọng nưới ngoài nhưng không phải là người Mỹ. Gã hy vọng có ít nhất một người sẽ nhận ra là gã nói giọng mũi kiểu Nam Phi. Fitzgerald bao giờ cũng bắt chước giọng rất giống. Hồi học trường trung học gã thường hay bị rầy rà vì chuyện bắt chước các thầy giáo.

Radio của taxi tiếp tục phát ra các ý kiến của hết chuyên gia này đến chuyên gia khác về khả năng kết quả trận đấu hàng năm này. Tâm trí Fitzgerald đã tự động ngắt khỏi thứ ngôn ngữ mà gã không thích lắm này, mặc dầu gã đã kịp thêm vào vốn từ vựng ít ỏi của mình mấy từ falta, fuera và gol.

Mười bảy phút sau, chiếc Fiat nhỏ đỗ lại bên ngoài El Belvedere. fit đưa cho người lái xe tờ mười ngàn peso và chui ra khỏi xe trước khi ngưòi lái xe kịp cảm ơn vì món tiền thưởng hậu hĩnh. Không phải vì các lái xe ở Botogá vốn nổi tiếng về sự lạm dụng từ muchas gracias.

Fitzgerald chạy lên bậc thềm khách sạn, đi qua những người giữ cửa mặc chế phục và cánh cửa quay. Vào đến tiền sảnh gã đi thẳng về phía dãy buồng thang máy đối diện với bàn làm thủ tục. gã chỉ phải đợi vài phút, một trong bốn chiếc thang máy đã quay xuống tầng trệt. Cửa mở ra, gã bước vào và ấn ngay nút tầng tám rồi ấn nút đóng cửa, không để ai kịp bước vào thêm. Khi cửa mở ra ở tầng tám, Fitzgerald bước đi dọc hành lang trải thảm mỏng để đi về phòng 807. Gã ấn chiếc thẻ nhựa vào khe và chờ cho đèn xanh bật lên rồi mới xoay tay nắm. Cửa vừa mở ra gã đã treo ngay tấm biển Favor de no Molestar ( Không làm phiền ) ra ngoài, đóng cửa rồi chốt lại.

Gã nhìn đồng hồ một lần nữa: hai giờ kém hai bốn phút. Lúc này hắn tính toán rằng cảnh sát đã rời khỏi cửa hiệu cầm đồ với kết luận là chuông báo động sai. Bọn họ sẽ gọi điện cho ngài Escobar ở nhà riêng ở ngoại ô để thông báo rằng mọi việc có vẻ ổn cả và đề nghị rằng nếu có bị mất vật gì sáng thứ hai ông ta sẽ đến gặp và cho họ biết. Nhưng trước đó rất lâu thì Fitzgerald đã kịp trả chiếc vali da về chỗ cũ. Sáng thứ hai Escobar sẽ chỉ báo là mất nhiều gói kim cương chưa cắt - chính cảnh sát đã lấy đi trước khi ra về. Phải bao lâu nữa người ta mới phát hiện ra một vật nữa cũng bị mất? Một ngày? Một tuần? Hay một tháng? Fitzgerald đã quyết định để lại một dấu vết đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ.

Fitzgerald cởi áo khoác treo lên lưng chiếc ghế gần nhất rồi cầm chiếc điều khiển từ xa để trên bàn đầu giường rồi gã bấm nút On và ngồi xuống chiếc ghế sofa đối diện với TV. Khuôn mặt của Ricardo Guzman choán hết màn ảnh TV.

Fitzgerald biết rằng tháng Tư tới Guzman sẽ tròn năm mươi tuổi, nhưng với chiều cao một mét tám ba, mái tóc còn đen nhánh và không hề béo phị, ông ta hoàn toàn có thể nói với đám đông ngưỡng mộ là chưa đến bốn mươi, và họ sẽ tin. Rốt cuộc, chẳng mấy người Columbia mong chờ các chính sách của họ nói thật về bất cứ điều gì, đặc biệt là về tuổi tác của họ.

Ricardo Guzman, người được ưa thích nhất trong cuộc bầu cử tổng thống sắp đến là chủ tịch của cartel Cali, cái công ty kiểm soát hơn tám mươi phần trăm việc buôn bán cocain ở New york và kiếm được hàng tỷ đô la mỗi năm. Thông tin này Fitzgerald không thu thập được từ bất cứ tờ báo lớn ở Columbia, bởi vì hầu hết báo chí ở trong nước đều do Guzman kiểm soát.

-Hành động đầu tiên của tôi sẽ làm sau khi trở thành tổng thống của các bạn là quốc hữu hoá mọi công ty mà Mỹ chiếm cổ phần đa số.

Đám đông vây quanh bậc thềm toà nhà Quốc hội ở Plaza de Bolívar ồ lên tán thành. Các cố vấn của Ricardo Guzman đã nói đi nói lại với ông ta là sẽ phí thời gian đi diễn thuyết trong ngày có trận đá bóng này. Nhưng ông ta bỏ qua lời khuyên đó, bởi vì ông tính rằng hàng triệu người ngồi trước màn hình TV chờ xem trận đấu sẽ mở thử các kênh để tìm kênh bóng đá và sẽ bắt gặp ông ta trên màn ảnh, dù chỉ là một giây. Cũng những người đó sẽ ngạc nhiên khi thấy chỉ một giờ sau ông đã bước ra sân vận động. Guzman chán ngấy bóng đá nhưng biết rõ rằng việc ông ta bước vào sân vận động ngay trước khi đội nhà đến giờ chiếm lĩnh sân bóng sẽ khiến sự chú ý của công chúng sao nhãng khỏi Antonio Herrera, viên Phó tổng thống Columbia và là đối thủ chính của ông ta trong cuộc bầu cử. Herrera sẽ ngồi ở trên hàng ghế dành cho VIP nhưng Guzman sẽ ở giữa đám đông ngồi sau khung thành. Ông ta muốn phô bày hình ảnh một con người của công chúng.

Fitzgerald ước tính bài diễn thuyết còn sáu phút nữa. Gã đã nghe Guzman nói hàng chục lần: Giữa hội trường đông đúc, trong quán rượu thưa thớt, trên góc phố, thậm chí ở một chỗ đỗ xe nơi vị ứng cử diễn thuyết với người nghe từ phía sau một chiếc xe buýt. Gã kéo chiếc vali ra khỏi giường và đặt lên bàn.

- … Antonio không phải là một ứng cử viên của đảng Tự do- Guzman rít lên- mà là ứng cử viên của Mỹ. Ông ta chỉ là một thứ bù nhìn lặp đi lặp lại từng lời do một kẻ ngồi trong phòng bầu dục mớm cho.

Đám đông lại hò reo hưởng ứng.

Còn năm phút nữa, Fitzgerald tính. Gã mở chiếc vali và nhìn khẩu Remington 700 mới chỉ rời khỏi tay gã mấy giờ trước đó.

-Làm sao bọn Mỹ dám tưởng rằng chúng ta sẽ làm bất cứ thứ gì khiến chúng cảm thấy tiện lợi? - Guzman gầm lên - Và đơn giản chỉ vì sức mạnh của đồng đô la toàn năng như chúa trời. Quẳng những đồng đô la toàn năng đó xuống địa ngục!

Đám đông reo hò to hơn khi vị ứng cử viên lấy ra một đồng đô la và xé vụn hình George Washinton thành từng mảnh nhỏ. Guzman tung những mảnh giấy màu xanh vào đám đông như rắc confetti và nói tiếp:

-Tôi có thể cam đoan với các bạn một điều…

-Chúa không phải là một người Mỹ… - Fitzgerald thì thầm.

-Chúa không phải là một người Mỹ- Guzman gào lên.

Fitzgerald nhẹ nhang lấy báng súng bằng sợi thuỷ tinh ra khỏi chiếc vali da.

-Hai tuần nữa, các công dân Columbia sẽ có cơ hội để làm cho thế giới biết được quan diểm của mình- Guzman gào lên.

Bốn phút nữa - Fitzgerald lẩm bẩm trong khi nhìn lên màn hình và bắt chước nụ cười của ứng cử viên. Gã lấy chiếc nòng Hart bằng thép không gỉ khỏi chỗ để của nó và lắp chặt vào báng súng. Vừa khít như đi găng tay vậy.

-Mỗi khi có một hội nghị thượng đỉnh nhóm họp trên thế giới, một lần nữa Colombia sẽ ngồi trên bàn hội nghị chứ không phải chỉ đến ngày hôm sau mới được đọc tin tức trên báo. Chỉ trong một năm tôi sẽ khiến cho nước Mỹ đối xử với chúng ta không phải như với một nước trong Thế giới thứ ba, mà như với một nước ngang hàng với họ.

Đám đông gào lên trong khi Fitzgerald nâng chiếc kính ngắm bắn tỉa Leupold 10 khỏi chỗ để của nó và lắp vào hai cái khe nhỏ trên nòng súng.

-Trong vòng một trăm ngày các bạn sẽ được thấy các thay đổi trên đất nước chúng ta, điều mà Herrera không dám tin sẽ nhìn thấy trong một trăm năm. Bởi vì khi tôi trở thành tổng thống của các bạn…

Fitzgerald chậm rãi dặt báng khẩu Remington lên vai. Cảm giác nó như một người bạn cũ. Nhưng bởi thế đấy: Từng bộ phận của khẩu súng đã được gia công tỉ mỉ bằng tay cho vừa với chính gã.

Gã nâng kính ngắm chĩa vào hình ảnh trên màn hình và nâng dần cho đến khi nó nhắm vào điểm ở trên trái tim vị ứng cử viên chỉ một insơ.

-… chế ngự lạm phát…

Còn ba phút nữa.

-… chế ngự nạn thất nghiệp…

Fitzgerald thở ra.

-…và do đó chế ngự đói nghèo.

Fitzgerald đếm ba… hai… một rồi nhẹ nhang kéo cò. Gã nghe thấy cả tiếng cách nổi lên trên tiếng ồn ào của đám đông.

Fitzgerald hạ cây súng xuống, đứng dậy và bỏ cái vali không xuống. Vẫn còn chín mươi giây nữa mới đến đoạn chỉ trích Tổng thống Lawrence.

Gã lấy một viên đạn từ chiếc túi da khâu dưới lắp vali ra. Gã bẻ gập báng súng và nhét viên đạn vào ổ rồi gập nòng lên bằng một động tác mạnh và dứt khoát.

-Đây sẽ là cơ hội cuối cùng để cho các công dân Columbia có thể sửa chữa những sai lầm trong quá khứ - Guzman kêu lên, giọng ông ta cao dần lên. Vì vậy chúng ta phải chắc chắn một điều là…

Một phút - Fitzgerald lẩm bẩm. Gã có thể nhắc lại từng lời của bài diễn thuyết của Guzman trong sáu mươi giây cuối cùng. Gã thôi không nhìn màn hình TV nữa mà quay đi chậm rãi bước về phía cửa sổ.

-… Rằng chúng ta sẽ không để uổng phí có hội bằng vàng này…

Fitzgerald kéo tấm rèm để ngăn cách gian phòng với thế giới bên ngoài sang bên và nhìn qua toà nhà Plaza de Bolívir sang quảng trường phía bên kia, nơi vị ứng cử viên Tổng thông đang đứng trên bậc thềm trên cùng của toà nhà Quốc hội và nhìn xuống đám đông.

Fitzgerald kiên nhẫn chờ đợi. không bao giờ được để lộ mình lâu hơn mức cần thiết.

-Viva la Columbia! - Guzman hét lên.

-Viva la Columbia! - Đám đông gào lên đáp lại một cách cuồng nhiệt, mặc dầu nhiều người trong số họ chỉ là những kẻ được trả tiền để kích động đám đông.

-Tôi yêu Columbia - vị ứng cử viên tuyên bố.

Chỉ còn ba mươi giây nữa là bài nói sẽ kết thúc. Fitzgerald gạt bức rèm chi khuôn cửa sổ kiểu Pháp sang bên và đón nhận toàn bộ âm lượng của đám đông cuồng nhiệt nhắc lại từng lời của Guzman.

Vị ứng cử viên hạ giọng như thì thầm:

-Và cho tôi nói rõ một điều: tình yêu đối với đất nước là lí do duy nhất khiến tôi muốn trở thành tổng thống của các bạn.

Một lần nữa Fitzgerald nâng báng khẩu Remington lên vai. Mọi con mắt đổ dồn vào vị ứng cử viên khi ông hùng hồn hô vang Dios guarde a la Columbia ( Chúa sẽ phù hộ cho Columbia ). Tiếng ồn trở lên đinh tai nhức óc khi ông ta đưa cả hai tay lên trời để đáp lại tiếng gào thét hưởng ứng của quần chúng Dios guarde a la Columbia. Hai bàn tay Guzman vẫn tiếp tục giơ lên trên không vẻ đầy chiến thắng thêm mấy giây nữa, hệt như mọi lần diễn thuyến khác. Và bao giờ cũng thế, ông ta đứng tuyệt đối im lặng trong vài giây.

Fitzgerald rê thước ngắm cho đến khi nó nằm chác một insow trên tim vị ứng cử viên và thở ra, bàn tay trái nắm chặt báng súng. “Ba… hai… một”, gã lẩm bẩm và kéo nhẹ cò.

Guzman vẫn còn đang mỉm cười lúc viên đạn hình thoi xé vào ngực ông ta. Một giây sau ông ta khuỵu xuống đất như một con rối bị đứt lò xo, những mảnh xương thịt và da bắn tung toé khắp bốn phía. Hình ảnh cuối cùng của vị ứng cử viên mà Fitzgerald nhìn thấy là ông ta giơ hai tay ra như ôm chặt lấy một kẻ thù vô hình.

Fitzgerald hạ súng, bẻ gập báng và nhanh chóng đóng cửa sổ. Nhiệm vụ của gã đã hoàn thành.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2


Nguồn: vnthuquan

- Liệu tôi có nên gửi điện chia buồn cho vợ con ông ta không nhỉ?

Thu ký nhà nước đáp:

- Không nên thưa Tổng thống. Tôi nghĩ ngài nên để việc đó cho Trợ lý Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Mỹ lo. Giờ đây có vẻ rõ ràng là Antonio Herrera sẽ là Tổng thống tiếp theo của Colombia, vì thế đó mới là người mà ngài sẽ giao thiệp.

- Ông sẽ thay tôi đến dự lễ tang chứ? Hay là nên cử Phó Tổng thống đi?

Thư ký Nhà nước đáp:

- Tôi nghĩ cả hai chúng tôi đều không nên di. Ðại sứ của chúng ta ở Bogotá thay mặt ngài là hoàn toàn thích hợp. Và bởi vì lễ tang sẽ cử hành vào cuối tuần này nên hiển nhiên là với việc thông báo trước ngắn nhu vậy thì chúng ta khó có thể bố trí được.

Tổng thống gật đầu. Ông đã quen với cách tiếp cận các vấn đề thực tế của Larry Harrington trong mọi thứ, kể cả cái chết. ông chỉ không hiểu Larry sẽ bố trí mọi việc ra sao nếu đây là chính bản thân ông bị ám sát.

- Ngài Tổng thống, nếu ngài có chút thì gìơ thì có lẽ tôi nên báo cáo tóm tắt cho ngài một chút chi tiết hơn về các chính sách hiện nay của chúng ta ở Columbia. Giới báo chí có thể sẽ đặt câu hỏi về khả năng chúng ta tham dự trong...

Tổng thống định cắt lời Thu ký Nhà nước thì vừa lúc đó có tiếng gõ cửa, Andy Lloyd bước vào.

Chắc hẳn bây giờ là mườii một giờ, Lawrence nghĩ. Kể từ khi chỉ định Andy Lloyd làm Tổng Tham mưu trưởng thì ông không cần đến đồng hồnữa.

Tổng thống nói:

- Larry, lát nữa nhé. Tôi đang chuẩn bị họp báo về vấn đề Chương trình cắt giảm các vũ khí Nguyên tử, Sinh học và Hoá học, và tôi không thể hình dung có bao nhiêu nhà báo sẽ quan tâm đến cái chết của một ứng cử viên tổng thống ở một nước mà chắc là rất ít người Mỹ có thể tìm ra nó trên bản đồ thế giới- cũng phải thừa nhận sự thật đó thôi.

Harrington không nói gì. Ông ta nghi mình không có phận sự phải nói rõ với Tống thống rằng đa số người Mỹ cũng không thể tìm nổi vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Nhưng một khi Andy Lloyd đã bước vào phòng thì Harrington biết rõ là chỉ có lời tuyên bố nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ ba mới được ưu tiên hơn mà thôi. Ông ta gật đầu nhanh với Lloyd và rời khỏi Phòng Bầu dục.-Tại sao trước kia tôi lại bổ nhiệm ông ta kia chứ?- Lawrence hỏi, mắt vẫn nhìn dán vào cánh cửa đã đóng lại.

- Thua ngài Tổng thống, Larry có khả năng giải thoát cho Texas, vào thời điểm mà cuộc điều tra nội bộ cho thấy đa số người miền Nam cho rằng ngài là một tên ma cô miền Bắc có thể vui lòng chỉ định một gã đồng tính luyến ái vào chức vụ Chủ tịch Bộ Tổng tham mưu.

Lawrence nói:

- Tôi có thể làm như vậy, nếu như anh nói rằng đó là người thích hợp cho chức vụ đó.

Một trong những lý do khiến Lawrence mời người bạn học cũ giữ chức Tổng Tham mưu trưởng của Nhà Trắng là sau ba mươi năm giữa họ không có gì là bí mật nữa. Andy gọi thẳng tên sự vật mà không hề che đậy hoặc ác tâm. Phẩm chất đáng quý đó đảm bảo rằng ông ta sẽ không bao giờ hy vọng mình được bầu, do đó không bao giờ là một đối thủ.

Tổng thống lật mở tập tài liệu màu xanh dán nhãn "Ngay lập tức" mà Andy đưa cho ông hồi sáng. Ông đoán rằng Tổng Tham mưu trưởng đã phải thức gần suốt đêm để chuẩn bị nó. Ông bắt đầu lần lượt đọc những câu hỏi mà Andy cho là có nhiều khả năng sẽ bị đặt ra.

Ngài hi vọng sẽ tiệt kiệm được bao nhiêu tiền của người đóng thuế nhờ biện pháp này?

Lawrence ngươcs nhìn lên, nói:

- Tôi cho rằng Bacbara Evans sẽ hỏi câu đầu tiên, như thường lệ. Anh có nghĩ đó sẽ là câu gì không?

Lloyd dáp:

-Thưa ngài không. Nhưng vì bà ta là người đã ủng hộ Chương trình cắt giảm vũ khí từ hồi ngài đánh bại Gore ở vòng New Hampshire cho nên bà ta khó có thể là người phàn nàn khi ngài định tiến hành nó.

- Ðúng vậy. Nhưng như vậy sẽ không cần ngăn bà ta đừng hỏi những câu không có lợi nữa.

Andy gật đầu đồng tình trong khi Tổng thống nhìn sang câu hỏi thứ hai.

Có bao nhiêu người Mỹ sẽ mất việc làm vì việc thực hiện chương trình này?

Lawrence ngước lên:

- Anh có muốn tôi đặc biệt tránh người nào không?

Lloyd cười đáp:

-Cả bọn. Nhưng nếu có thể thì hãy trả lời Phil Ansanch.

-Tại sao lại là Ansanch?

-Ông này ủng hộ chương trình này ở tất cả các bang, và hôm nay ông ta sẽ là một trong những người khách ăn tối của ngài.

Tổng thống mỉm cười gật đầu và tiếp tục đưa ngón tay dò trên danh sách những câu hỏi có khả năng sẽ bị đặt ra. Ông dừng ở câu số bảy.

Phải chăng đây là một ví dụ nữa về việc nước Mỹ đã đi lạc đường.

Ông nhìn lên Tổng Tham mưu trưởng:

-Ðôi khi tôi cảm thấy chúng ta vẫn đang sống trong một Phương Tây hoang dã, với cái cách mà một số thành viên Quốc hội phản ứng với chương trình này như vậy.

-Tôi đồng ý vơi ngài như vậy. Nhưng ngài biết đấy, hơn bốn mươi phần trăm dân Mỹ vẫn tin rằng người Nga là mối đe doạ lớn nhất của chúng ta, và gần ba mươi phần trăm tin rằng chúng ta sẽ có chiến tranh vơi Nga trong thời của họ.

Lawrence chửi thề và lùa tay vào mái tóc dày màu muối tiêu trước khi đọc tiếp danh sách câu hỏi, đến câu mười chín ông ta lại dừng lại một lần nữa:

- Tôi sẽ bị hỏi bao nhiêu lâu nữa?

Andy đáp:

-Khi nào ngài còn là Tổng Tư lệnh, tôi đoán vậy.

Tổng thống lầm bầm câu gì đó trong miệng và chuyển sang câu khác. Ông lại nhìn lên:

-Chắc chắn không có cơ may Victor Zerimski trở thành tổng thống tiếp theo của Nga chứ?

Andy đáp:

-Cũng có thể là không. Nhưng ông ta đã leo lên vị trí thứ ba trong lần điều tra ý kiến dân chúng mới đây và mặc dầu vẫn còn kém xa Thủ tướng Chernopov và Ðại tướng Borodin, nhưng lập trường chống tội phạm của ông ta đã làm vị trí dẫn đầu của họ bị lung lay. Có thể bởi vì hầu hết người Nga tin rằng Chernopov dưaj vào sự ủng hộ tài chính của bọn Mafya Nga.

- Thế còn Ðại tướng thì sao?

-Ông ta đang mất chỗ đứng.

-Tạ ơn chúa là còn hai năm nữa mới đến kì bầu cử lại. Có vẻ như nếu Zerimski có tí khả năng nào trở thành tổng thống tiếp theo của Nga thì Chương trình cắt giảm vũ khí sẽ chẳng được cả hai Viện thông qua đâu.

Lloyd gật đầu tán thành trong khi Tổng thống lật tiếp sang trang khác. Ông dừng lại ở câu thứ hai mươi chín.

-Có bao nhiêu đại biểu Quốc hội có các cơ sở sản xuất vũ khí và các căn cứ quân sự trong quận của họ?- Ông nhìn Lloyd và hỏi.

Không cần nhìn đến tập hồ sơ chưa mở, Lloyd dáp:

-Bảy mươi hai thượng nghị sĩ và hai trăm mười một hạ nghị sĩ. Ngài sẽ phải thuyết phục hơn sáu mươi phần trăm trong số đó để đảm bảo đạt được đa số trong hai viện. Và đó là với giả thiết có thể tính cả phiếu của thượng nghị sĩ Bedell.

Tổng thống nói:

-Frank Bedell đã yêu cầu một chương trình cắt giảm vũ khí từ hồi tôi còn học trung học ở Wisconsin. Ông ta không còn cách nào khác là phải ủng hộ chúng ta.

-Có thể ông ta vẫn thích chương trình cắt giảm vũ khí, nhưng ông ta cảm thấy ngài đi chưa đủ xa. Ông ta vừa đề nghị ngài cắt chi phí dành cho quốc phòng tơi năm mươi phần trăm kia mà.

-Ông ta nghĩ chúng ta làm thế nào để cắt được chừng ấy kia chứ?

-Bằng cách rút khỏi NATO và để cho các nước Châu Âu tự lo lấy công việc phòng thủ của họ.

Lawrence nói:

- Nhưng như vậy là hoàn toàn không thực tế. Ngay cả những người Mỹ dân chủ cũng sẽ phản đối điều đó.

-Ngài biết điều đó. Tôi cũng biết điều đó, và tôi cho là các thượng nghị sĩ tốt khác cũng biết điều đó. Nhưng cái đó cũng không ngăn cản ông ta xuất hiện trên tất cả các đài truyền hình từ Boston cho đến Los Angeles để tuyên bố rằng việc cắt giảm năm mươi phần trăm chi phí quốc phòng có thể sau một đêm giải quyết được vấn đề? chăm sóc sức khoẻ cho người dân Mỹ và những vấn đề lương hưu.

Lawrence nói:

-Tôi chỉ mong Bedell dành thời gian lo lắng đến vấn đề bảo vệ nhân dân bằng với thời gian lo lắng cho việc chăm sóc sức khỏe mà thôi. Vậy tôi sẽ trả lời ra sao đây?

-Hãy tán dương ông ta thật nhiều về những cố gắng không mệt mỏi và những thành tích đáng kể trong việc bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi. Nhưng sau đó tiếp tục chỉ ra rằng một khi ngài còn là Tổng tư lệnh thì Hoa kì sẽ không bao giờ hạ thấp quốc phòng. Ðiều ưu tiên thứ nhất của ngài sẽ luôn luôn đảm bảo rằng dân tộc Mỹ vẫn là dân tộc hùng mạnh nhất trên thế giới, vân vân và vân vân. Như vậy chúng ta sẽ vẫn giữ được lá phiếu của Bedell, và có lẽ giành thêm được cảm tình của một vài người nữa.

Tổng thống nhìn đồng hồ rồi lật sang trang thứ ba. Ông thở ra một hơi thật dài khi đọc đến câu hỏi thứ ba mốt.

Làm thế nào ngài hy vọng có thể thi hành được chương trình này, trong khi phe Dân chủ không chiếm đa số trong cả hai Viện?

- Ok, Andy. Câu này trả lời thế nào đây?

-Ngài hãy giải thích rằng những người Mỹ có quan tâm đang tỏ ra cho các đại diện đã được họ bầu ra rằng chương trình đã bị chậm trễ quá lâu rồi, và đó là cảm giác chung của mọi người.

-Lần trước tôi đã dùng ý đó rồi, Andy. Cho chương trình chống ma tuý, nhớ không?

-Vâng, tôi nhớ, thưa ngài Tổng thống. Và người Mỹ? đã luôn ủng hộ ngài.

Lawrence thở dài một lần nữa rồi nói:

-Ôi, lãnh đạo một đất nước không có bầu cử bốn năm một lần và không bị bọn báo chí săn đuổi hẳn phải là một việc dễ dàng hơn nhiều.

Lloyd đáp:

-Ngay cả người Nga bây giờ cũng phải đương đầu với hiện tượng báo chí rồi.

Lawrence vừa đọc câu hỏi cuối cùng vừa nói:

-Ai có thể tin được rằng chúng ta được chứng kiến điều đó. Tôi cảm thấy một cách trực giác là nếu như Chernopov hứa hẹn với cử tri Nga rằng ông ta sẽ là vị Tổng thống Nga đầu tiên dành chi phí cho chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn chi phí quốc phòng thì ông ta đã phải về vườn rồi.

Lloyd nói:

-Có thể ngài nói đúng. Nhưng ngài cung có thể tin rằng nếu Zerimski được bầu thì ông ta sẽ bắt đầu xây dựng lại các căn cứ nguyên tử trước khi nghĩ đến việc xây các bệnh viện mới.

-Chắc chắn là nhu vậy- Tổng thống nói- Nhưng bởi vì sẽ chẳng có cơ may nào để cho ông ta trúng cử...

Andy Lloyd im lặng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3


Nguồn: vnthuquan

Fitzgerald biết rằng hai mươi phút tiếp theo sẽ quyết định số phận của gã.

Gã bước nhanh đến cuối phòng và nhìn vào màn hình TV. Đám đông đang chạy tán loạn khỏi quảng trường. Tiếng ồn ào giờ đây đã biến thành hoảng loạn. Hai trong số các cố vấn của Ricardo Guzman đang cúi xuống những gì còn lại của thân thể ông ta.

Fitzgerald tháo băng đạn đã dùng và đặt nó lại vào chỗ cũ trong chiếc vali da. Liệu người chủ cửa hiệu cầm đồ có để ý thấy một trong những viên đạn đã bị dùng mất?

Từ phía kia của quảng trường tiếng còi rú không thể lầm lẫn được của cảnh sát nổi lên trong tiếng ồn ào của đám đông đang gào thét. Lần này cảnh sát đáp ứng nhanh hơn nhiều.

Fitzgerald rút chiếc kính ngắm ra và đặt lại vào chỗ cũ. Gã tháo nòng súng, đặt vào chỗ của nó, rồi cuối cùng cất nốt báng súng.

Gã nhìn màn hình TV lần cuối cùng rồi nhìn cảnh sát ùa vào quảng trường. Gã chộp lấy chiếc vali da, lấy mấy que diêm trong chiếc gạt tàn trên đầu TV mở cửa.

Gã nhìn ngược nhìn xuôi khắp dãy hành lang vắng tay rồi bước nhanh về phía thang máy. Gã bấm cái nút trắng trên tường rất nhiều lần. Trước khi đến cái cửa hàng cầm đồ ấy gã đã mở sẵn chốt cửa dẫn ra lối thoat hiểm, nhưng gã biết rằng nếu không thực hiện được cái kế hoạch rất chặt chẽ của mình thì sẽ có một đội cành sát chờ sẵn dưới chân chiếc thang này. Sẽ chẳng có đâu những chiếc trực thăng kiểu Rambo, những lưỡi dao hoa lên và dành cho gã một lối thoát đầy hào quang trong khi đạn veo véo bên tai, chíu chíu xuyên vào mọi thứ trừ gã. Đây là một thế giới thật.

Khi cánh cửa nặng nề của thang máy chậm chạp tách ra, Fitzgerald nhìn thấy một hầu bàn trẻ mặc dồng phục đỏ tay bưng một khay ăn trưa nặng trĩu. Rõ ràng lf cậu ta đang phải làm việc quá sức và không được nghỉ buổi chiều để xem trận bóng đá.

Cậu bồi bàn không dấu nổi ngạc nhiên khi thấy một ông khách đứng ngoài cửa thang máy vận chuyển vật liệu. “No, senor, perdone, no puede entra,” (không, thưa ngài, xin lỗi, không thể vào được) - cậu ta cố giải thích trong khi Fitzgerald bước vụt qua mặt cậu. Nhưng ông khách đã bấm nút có chữ Planta Baja (tầng dưới) và cánh cửa đã đóng lại trước khi cậu bồi bàn trẻ kịp nói là chiếc thang này sẽ dẫn xuống bếp.

Xuống đến tầng trệt Fitzgerald im lặng di chuyển qua những chiếc bàn làm bằng thép không gỉ chất đầy những chai champagne sẽ chỉ được bật khi đội nhà thắng trận. Gã đi đến cuối bếp, lách qua hai cánh cửa ra vào và mất hút ra ngoài không để cho một nhân viên khoác áo choàng trắng nào kịp phản đối. Gã chạy dọc dãy hành lang chỉ được chiếu sáng lờ mờ - đêm qua gã đã tháo gần hết các bóng đèn - và đi về phía cánh cửa nặng nề dẫn ra khu đỗ xe của khách sạn.

Gã lấy trong túi áo vét ra một chiếc chìa khoá lớn, đóng cán cửa sau lưng và khoá trái nó lại. Gã đi thẳng tới một chiếc Volkswagen nhỏ màu đen đậu trong góc tối nhất của khu đỗ xe. Gã lấy trong túi quần ra một chiếc chìa khoá thứ hai nhỏ hơn, mở cửa xe và chui vào ngồi sau tay lái, chiếc vali da đặt dưới đệm ghế bên cạnh, rồi mở khoá điện. Động cơ xe lập tức nổ giòn, mặc dù đã ba ngày nay nó không hề được động đến. Gã nhấn ga vài lần rồi đạp sang số một.

Fitzgerald không hề vội vã lái chiếc xe đi giữa các dãy xe đỗ san sát và lên dốc để ra phố. Lên đến đỉnh dốc gã dừng lại một lát. Cảnh sát đã ùa vào một chiếc xe đang đậu, nhưng thậm chí chẳng ai nhìn về phía gã. Gã rẽ trái và chậm rãi chạy ra khỏi khu vực Plaza de Bolívar.

Rồi gã nghe thấy tiếng còi hú sau lưng. Gã nhìn vào gương chiếu hậu và nhìn thấy hai chiếc xe hộ tống của cảnh sát đang chạy phía sau, đèn hiệu bật hết cỡ. Fitzgerald dạt vào một bên nhường đường cho hai chiếc xe cảnh sát hộ tống chiếc xe cấp cứu chở cái xác bất động của Guzman lướt qua.

Gã lại rẽ sang trái để vào một phố ngang và bắt đầu quãng đường dại, ngoắt ngoéo để đến cửa hiệu cầm đồ. Hai mươi tư phút sau gã lái xe vào một cái ngõ cụt và đỗ lại sau một chiếc xe tải. Gã lấy chiếc vali da đặt dưới đệm ghế bên cạnh và để chiếc xe lại đó, cửa vẫn mở. Theo kế hoạch, gã sẽ quay lại trong vòng chưa đầy hai phút.

Gã nhanh chóng kiểm tra từ đầu đến cuối cái ngõ cụt. Không hề có một bóng người.

Một lần nữa Fitzgerald bước vào toà nhà, chuông báo động lại reo vang. Nhưng lần này gã không lo xe cảnh sát sẽ đổ đến rất nhanh - hầu hết cảnh sát lúc này đang bận bịu tại sân vận động nơi trận đá bóng sẽ bắt đầu trong vòng nửa giờ nữa, hoặc đang bắt bất cứ kẻ nào lảng vảng trong vòng một dặm quanh Plaza de Bolívar.

Fitzgerald đóng cánh cửa của cửa hiệu cầm đồ lại sau lưng. Lần thứ hai trong ngày hôm nay gã lại di chuyển rất nhanh qua văn phòng nằm phí sau và gạt rèm sang bên để đứng sau quầy hàng. Gã nghe ngóng xem có ai đi ngang qua không rồi mới để chiếc vali da vào chỗ của nó trong tủ kính.

Sáng thứ hai tới, khi Escobar trở lại làm việc, liệu ông ta có phát hiện ra rằng viên đạn đuôi thoi thứ sáu đã bị bắn đi và chỉ còn lại vỏ đạn nằm trong bao hay không? Và thậm chí nếu có phát hiện ra điều đó thì ông ta có buồn chuyển thông tin đó cho cảnh sát không kia chứ?

Chưa đầy chín mươi giây sau Fitzgerald đã ngồi vào sau tay lái chiếc Volkswagen. Trong khi lái chiếc xe chạy ra phố chính gãvẫn nghe thấy tiếng chuông báo động kêu rền rĩ. Gã cho xe chạy theo biển chỉ đường để ra sân bay Aeropuerto El Dorada. Không hề có người nào chú ý đến gã. Dù sao đi nữa thì trận đấu cũng sắp sửa bắt đầu. Và trong bất cứ trường hợp nào giữa việc chuông báo động réo trong một cửa hiệu cầm đồ ở quận San Victoria với vụ ám sát ứng cử viên Tổng thống ở Plaza de Bolívar kia chứ?

Khi Fitzgerald ra đến đường cao tốc gã bèn chạy ở làn giữa và không hề có lần nào vượt quá tốc độ quy định. Rất nhiều xe cảnh sát lao vụt qua mặt gã và chạy về phía thành phố. Dẫu cho nếu có ai đó chặn gã lại để kiểm tra giấy tờ thì họ sẽ thấy là mọi thứ đều đâu vào đó cả. Trong chiếc vali đặt ở ghế sau họ sẽ chẳng tìm thấy gì ngoài những đồ vật của một thương gia đang đến Columbia để bán các thiết bị mỏ.

Tới đường rẽ vào sân bay Fitzgerald rẽ khỏi đường cao tốc. Sau khoảng một phần tư dặm bất thình lình gã rẽ phải và lái xe vào bãi đỗ của Khách sạn San Sebastian. Gã mở ngăn đựng găng tay và lấy ra một tấm hộ chiếu đã đóng dấu chi chít. Bằng hộp diêm lấy ở El Belvedere, gã châm lửa vào tấm hộ chiếu của Dirk van Rensberg. Chờ tới khi tay gần bị bỏng gã mới mở cửa xe, thả tấm hộ chiếu cháy dở xuống đất và dập lửa, cẩn thận sao cho người ta vẫn có thể nhận ra dấu chữ thập của Nam Phi.

Gã bỏ bao diêm trên ghế cạnh tay lái, cầm lấy chiếc vali để ở ghế sau và đóng sập cửa xe, chìa khoá điện vẫn cắm trong ổ. Gã bước về phía cửa trước của khách sạn và bỏ mẩu căn cước còn lại của Dirk van Rensberg cùng với chiếc chìa khoá to tướng vào thùng rác ở chân cầu thang.

Fitzgerald đi sau một nhóm thương gia Nhật bản để qua chiếc cửa quay, gã vẫn tiếp tục đi trong tốp người này để lên thang máy. Gã là người duy nhất đi ra ở tầng ba. Gã đi thẳng đến phòng 347, ở đây gã lấy ra một tấm thẻ nhựa khác để mở một căn phòng, đặt dưới một cái tên khác. Gã quẳng vali lên giường và nhìn đồng hồ. Còn một giờ mười bảy phút nữa mới đến giờ cất cánh.

gã cởi áo vét và vứt lên chiếc ghế tựa duy nhất trong phòng, sau đó mở vali và lấy ra một chiếc túi đựng đồ giặt rồi biến vào buồng tắm. Một lúc sau nước mới đủ ấm, hắn giật nút bồn tắm. Trong khi chờ đợi hắn cắt móng tay và cẩn thận giũa lại, hệt như một phẫu thuật viên chuẩn bị vào mổ.

Fitzgerald mất gần hai mươi phút để cạo sạch bộ râu rậm rì đã một tuần không cạo, và chà xát không biết bao nhiêu xà phòng dưới vòi nước nóng, gã mới gội được sạch để mái tóc trở lại cái màu bình thường vốn có của nó là màu vàng cát.

Fitzgerald cố gắng lau khô người bằng chiếc khăn mỏng dính duy nhất mà khách sạn cung cấp rồi quay vào phòng ngủ và mặc một chiếc quần soóc vào. Gã đi tới chiếc tủ đựng quần áo kê ở cuối phòng, kéo chiếc ngăn kéo thứ ba và lúi húi cho đến khi tìm thấy cái gói đã được buộc và ngăn kéo phía trên. Mặc dầu đã nhiều ngày nay không về phòng này nhưng gã rất tin rằng không ai tìm được chỗ gã đã dấu nó.

Fitzgerald xé chiếc phong bì màu nâu và nhanh nhẹn kiểm tra các thứ bên trong. Một tấm hộ chiếu khác cho một cái tên khác. Năm trăm đô la tiền mặt và một vé hạng nhất đi Cape town. Những kẻ ám sát đang chạy trốn sẽ chẳng bao giờ đi bằng vé hạng nhất. Năm phút sau gã rời khỏi phòng 347, quần áo cũ quăng tung toé khắp sàn nhà và treo tấm biển Favor de no Molestar ngoài cửa.

Fitzgerald đi thang máy xuống tầng trệt, tin chắc là chẳng ai buồn chú ý đến một người đàn ông năm mươi mốt tuổi, mặc áo sơ mi vải bông thô màu xanh lơ, cà vạt kẻ sọc, áo vét thể thao và quần len màu xám. Gã bước ra khỏi buồng thang máy và đi về phía tiền sảnh, không hề tỏ ra có ý định trả phòng. Tám ngày trước đây khi đến gã đã trả tiền phòng trước bằng tiền mặt. Gã không hề đụng đến quầy rượu nhỏ trong phòng và không bao giờ rung chuông gọi phục vụ, hoặc gọi điện ra ngoài hoặc yêu cầu được thuê một bộ phim nào. Không hề có một tài khoản trội nào trong tài khoản vãng lai của gã.

Gã chỉ phải chờ có mấy phút thì chiếc xe buýt kín mít đã xịch đến. Gã nhìn đồng hồ. Còn bốn mươi ba phút nữa thì đến giờ cất cánh. Gã chẳng hề mảy may lo lắng chuyện nhỡ chuyến bay Aeropueto Flight đi Lima. Gã cảm thấy ngày hôm nay tất cả mọi chuyện sẽ diễn ra rất bình thường.

Đến sân bay gã xuống xe buýt và chậm rãi đi về phía bàn làm thủ tục, ở đó gã không ngạc nhiên khi thấy bàn làm thủ tục cho chuyến bay đi Lima đã bắt đầu làm việc được hơn một giờ rồi. Rất nhiều cảnh sát trong phòng chờ đông đúc nhốn nháo đang nghi ngờ theo dõi mọi hành khách, và mặc dầu gã bị chặn lại và hỏi rất nhiều lần, bị khám vali hai lần ngưng cuối cùng gã cũng được phép đi ra cửa 47.

Gã đi chậm lại khi nhìn thấy có hai người đeo balô đang bị các nhân viên an ninh kéo ra khỏi sân bay. Gã lười biếng tự hỏi không biết có bao nhiêu người đàn ông Caucasian vô tội chỉ vì lười cạo râu sẽ bị nhốt và hỏi cung suốt bởi những hành vi hồi chiều của gã.

Khi Fitzgerald đứng xếp hàng để tới bàn kiểm tra hộ chiếu, gã nhẩm đi nhẩm lại tên họ mới của mình. Đó là cái tên thứ ba gã sử dụng trong ngày hôm đó. Viên sĩ quan mặc đồng phục màu nước biển đứng sau chiếc bàn nhỏ lật tấm hộ chiếu New Zealand và xem xét rất kỹ tấm ảnh dán trong đó, rõ ràng là giống hệt người đàn ông ăn mặc lịch sự đang đứng trước mặt mình. Anh ta đưa trả lại hộ chiếu và cho phép Alistair Douglas, kỹ sư xây dựng người Christchurch đi ra khu cách ly. Sau một thời gian chậm trễ nữa, cuối cùng người ta cũng gọi đến chuyến bay của gã. Một tiếp viên hàng không hướng dẫn ngài Douglas ngồi vào ghế của mình ở khoang hạng nhất.

-Thưa ngài, ngài có dùng một li champange không ạ?

Fitzgerald lắc đầu:

-Cám ơn cô. Có lẽ cho tôi xin một cốc nước suối thì hơn - gã đáp, nhấn rõ giọng New Zealand của mình.

Gã thắt dây an toàn, ngồi dựa vào phía sau và giả vờ đọc các cuốn tạp chí được cung cấp trong chuyến bay trong khi chiếc máy bay chậm chạp chạy trên đường băng. Do có nhiều máy bay chờ cất cánh còn xếp hàng phía trước nên Fitzgerald có đủ thì giờ chọn món ăn và một bộ phim trước khi chiếc 727 bắt đầu tăng tốc độ để chuẩn bị cất cánh. Cuối cùng khi các bánh xe tách khỏi mặt đất, lần đầu tiên trong ngày Fitzgerald mới cảm thấy thư thái.

Khi chiếc máy bay đã đạt độ cao chóng mặt, gã bắt đầu bỏ mấy quyển tạp chí sang bên cạnh, nhắm mắt và nghĩ đến những việc cần làm khi đáp xuống Cape Town.

Một giọng nghiêm nghị cất lên:

-Đây là cơ trưởng chuyến bay của các vị. Tôi có một thông báo cần chuyển đến các quý vị có thê khiến các quý vị cảm thấy phiền lòng - Fitzgerald ngồi thẳng dậy. Đây là một tình huống mà gã chưa hề tính đến : phải trở lại Botogá.

-Tôi rất đau buồn thông báo với các quý vị về một bi kịch có tầm cỡ quốc gia đã xảy ra ở Columbia hôm nay.

Fitzgerald hơi nắm chặt hai tay ghế và cố thở thật bình thường.

Viên cơ trưởng ngần ngừ hồi lâu, cuối cùng ông ta nói vẻ rất đau buồn:

-Thưa các bạn, Columbia đã phải chịu một tổn thất kinh khủng - ông ta ngừng lại một chút - Đội tuyển quốc gia của chúng ta đã thua Brazil với tỉ số hai một.

Những tiếng rên rỉ lan ra khắp cabin, tựa như dù có bị một cú đâm vào ngọn núi gần nhất còn hơn. Fitzgerald mỉm cười.

Cô tiếpviên hàng không lại đến bên gã:

-Ngài Douglas, lúc này chúng ta đã trên đường bay, tôi có thể mang cho ngài chút gì uống không ạ?

Fitzgerald đáp:

-Cám ơn. Tôi nghĩ cuối cùng cũng nên uống một ly champange.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4


Nguồn: vnthuquan

Khi Tom Laurence bước vào căn phòng chật cứng, toàn thể các nhà báo đứng dậy.

-Tổng thống Hoa Kỳ! - Thư ký báo chí tuyên bố, tựa như nói với những người ngoài hành tinh.

Lawrence bước lên bục diễn thuyết và đặt chiếc cặp tại liệu màu xanh của Andy Lloyd lên bàn diễn giả. ông vẫy về phía các nhà báo, một cử chỉ đã trở thành quen thuộc để cho các nhà báo biết họ có thể ngồi xuống.

Tổng thống nói vẻ rất thoải mái:

-Tôi rất vui mừng được thôgn báo rằng tôi sẽ chuyển tới Quốc hội Chương trình mà tôi đã hứa hẹn với nhân dân Mỹ trong thời gian vận động tranh cử.

Chỉ có một vài nhà báo kỳ cựu chuyên viết về Nhà Trắng ngồi trước mặt ông lúi húi ghi chép, bởi vì hầu hết bọn họ đều biết rằng nếu có gì đáng đưa lên mặt báo thì sẽ là lúc trả lời các câu hỏi chứ không phải những lời mào đầu. Trong bất cứ trường hợp nào thì lời mở đầu của Tổng thống sẽ đựơc chuyển đến cho họ trướckhi họ rời khỏi phòng họp báo. Các báo sẽ chỉ trở lại bài mở đầu của Tổng thống trong trường hợp họ cần bổ sung thêm vài centimet cho một cộ báo nào đó.

Nhưng điều đó không ngăn được Tổng thống nhắc họ nhớ rằng việc thực hiện Chương trình Cắt giảm Vũ khĩ sẽ cho phép ông có thêm ngân sách dành cho chương trình chăm sóc sức khỏe lâu dài, như vậy những người Mỹ cao tuổi có thể ky vọng có được điều kiện sống tốt hơn trong những năm nghỉ hưu.

-Chương trình này sẽ được mọi công dân ở đủ các giới chào đón, và tôi rất tự hào được là Tổng thống đã trình bày nó ở Quốc hội - Lawrence nhìn lên và mỉm cười đầy hy vọng, ông cảm thấy yên tâm rằng ít nhất bài mở đầu cũng trôi chảy.

Những tiếng kêu “Ngài Tổng thống” vang lên từ bốn phía căn phòng trong khi Lawrence mở chiếc cặp tài liệu màu xanh lơ và liếc xuống ba mươi mốt câu hỏi có thể được đặt ra. Ông ngước lên và mỉm cười với một khuôn mặt quen thuộc ngồi hàng đầu.

-Bacbara! - Ông nói và chỉ vào nhà báo kỳ cựu của UPI, người với tư cách là nhà báo cao tuổi nhất trong cuộc họp báo sẽ có quyền hỏi câu đâu tiên.

Bacbara Evens chậm rãi đứng lên.

-Thưa ngài Tổng thống, tôi xin cảm ơn. - Bà ta dừng lại một lúc rồi nói tiếp - Ngài có khẳng định là CIA không dính líu tới vụ ám sát ứng cử viên Tổng thống Columbia, ông Ricardo Guzman, ở Botogá hôm thứ bảy vừa rồi không?

Những tiếng rì rầm thích thú loang khắp phòng. Lawrence nhìn xuống ba mươi mốt câu trả lời đã chuẩn bị, ước gì ông đã không gạt đi không cho Larry Harrington trình bày kỹ hơn về vụ việc.

Ông đáp, không bị lỡ một đòn:

-Tôi rất mừng vì bà đã hỏi câu này, Bacbara. Bởi vì tôi muốn bà biết rằng một khi tôi còn là Tổng thống thì một chuyện như vậy là không thể xảy ra. Bởi vì dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào chính quyền của chúgn ta cũng sẽ không can thiệp vào quá trình dân chủ của một nước có chủ quyền. Thực tế là mới sáng nay tôi đã yêu cầu Thư ký Nhà nước gọi điện cho vợ goá của ngài Guzman để chuyển lời chia buồn của cá nhân tôi.

Lawrence thấy mừng là Bacbara đã nhắc đến tên người bị ám sát, bởi vì nếu không thì ông sẽ không thể nào nhớ ra nổi.

-Bacbara, cũng có thể bà sẽ hài lòng khi biết rằng tôi đã yêu cầu phó Tổng thống thay mặt tôi đến dự lễ tang mà tôi biểt rằng sẽ được cử hành vào cuối tuần này ở Botogá.

Pete Dowd, một nhân viên lực lượng bảo vệ bí mật phụ trách Ban bảo vệ Tổng thống vội chạy ngay đi tìm Phó Tổng thống để báo cho ông ta biết việc đó, trước khi báo chí mò đến ông ta.

Bacbara Evens có vẻ không tin, nhưng trước khi bà ta kịp hỏi tiếp câu thứ hai thì Tổng thống đã quay sang chú ý tới một người đàn ông đứng ở hàng sau cùng mà ông hy vọng sẽ là người không quan tâm đến cuộc bầu cử ở Columbia. Nhưng khi anh ta vừa đưa ra câu hỏi thì Lawrence lại ước gì anh ta quan tâm đến Colombia thì hơn:

-Nếu như Victor Zerimski có khả năng trở thành Tổng thống tiếp theo của Nga thì Chương trình Cắt giảm vũ khí sắp được đưa ra sẽ có những thay đổi gì?

Trong bốn mươi phút tiếp theo Lawrence phải trả lời rất nhiều câu hỏi về Chương trình cắt giảm vũ khí Nguyên tử, Sinh học, Hoá học và Xuyên lục địa. nhưng đây đó vẫn rải rác có những câu hỏi quan tâm đến vai trò hiện nay của CIA ở Nam Mỹ, và ông sẽ giải quyết ra sao với Victor Zerimski nếu như ông này trở thành Tổng thống tiếp theo của Nga. Và bởi vì điều khá rõ ràng là Lawrence chẳng biết gì một cách chi tiết hơn họ về cả hai vấn đề trên nên họ chuyển sang truy đuổi ông về những vấn đề khác, kể cả về Chương trình Cắt giảm vũ khí.

Cuối cùng khi Lawrence nhận được câu hỏi khá thông minh của Phil Ansanch về đề tài Chương trình cắt giảm, ông trả lời rất dài, rất logic vàbất ngờ không hề báo trước kết thúc cuộc họp báo bằng một nụ cười và nói:

-Thưa các quý ông quý bà, tôi xin cám ơn. Đây là một cuộc họp rất vui vẻ như mọi khi.

Không nói một lời nào nữa ông quay lại, nhanh chóng rời khỏi căn phòng và đi thẳng về phía Phòng Bầu dục.

Lúc Andy Lloyd đuổi kịp ông, Tổng thống càu nhàu:

-Tôi phải nói chuyện với Larry Harrington ngay lập tức. Bao giờ ông thấy ông ta đi xuống thì gọi cho Langley. Tôi muốn trong vòng một giờ nữa Giám đốc CIA có mặt trong phòng tôi.

Tổng tham mưu trưởng nói:

-Thưa Tổng thống, tôi nghĩ có lẽ khôn ngoan hơn chúng ta nên…

-Andy, trong vòng một giờ đấy- Tổng thống nói, thậm chí không buồn nhìn sang ông ta- Nếu tôi phát hiện ra CIA có dính líu chút nào tới vụ ám sát ở Columbia đó thì tôi sẽ phơi sống Dester ngay.

-Tôi sẽ yêu cầu Thư ký Nhà nước đến gặp ngài ngay, thưa Tổng thống - Lloyd đáp và biến mất vào một văn phòng ở bên cạnh, nhấc chiếc máy điện thoại ở gần nhất và quay số của Larry Harrington ở văn phòng Nhà nước. Ngay cả qua điện thoại, giọng của tay người Texas đó cũng không giấu nổi vui mừng vì đã chứng tỏ được là mình có lý.Sau khi Lloyd đặt ống nghe xuống, ông quay về văn phòng riêng của mình, đóng cửa lại và ngồi im lặng trước bàn hồi lâu. Sau khi đã nghĩ cẩn thận cần phải nói những gì, ông quay một số điện thoại mà người nghe chỉ có thể là người đó.

-Giám đốc đây - Helen Dester chỉ nói có thế.

Connor Fitzgerald đưa hộ chiếu cho viên sĩ quan Hải quan Autralia. Thật nực cười nếu như tấm hộ chiếu này có gì đáng nghi ngờ, bởi vì suốt ba tuần nay đây là lần đầu tiên gã sử dụng tên họ thật của mình. Viên sĩ quan mặc đồng phục gõ các chi tiết lên bàn phím, nhìn lên màn hình rồi ấn thêm mấy cái nút nữa.

Không thấy có gì hiện lên, anh ta bèn đóng dấu Visa du lịch và nói:

-Chúc ngài đi thăm Australia được vui vẻ, thưa ngài Fitzgerald.

Connor cám ơn anh ta và đi về phía phòng chờ để lấy hành lý. Gã ngồi xuống một chiếc ghế đối diện với băng tải và chờ hành lý của mình xuất hiện. Không bao giờ gã để cho mình là người đầu tiên bước ra khỏi cửa hải quan, ngay cả khi gã chẳng có hành lý nào để chờ.

Hôm trước khi gã hạ cánh xuống Cape Town, Connor được một người bạn cũ và là đồng nghiệp tên là Carl Koeter đón. Carl đã báo cáo tình hình cho gã trong hai giờ, sau đó họ đi ăn trưa với nhau và nói chuyện về việc li hôn của Carl và chuyện Maggie và Tara sẽ ra sao. Chính vì chai Rustenberg Cabe Sauvignon 1982 thứ hai đã khiến gã suýt lỡ mất chuyến bay đi Sydney. Tại cửa hàng miễn thuế gã vội vã chọn quà cho vợ con sao cho mọi thứ có đóng dấu Làm tại Nam phi thật rõ ràng. Ngay cả hộ chiếu cũng không hề có một dấu vết cho thấy gã đã từ Botogá qua Lima, Buenos Aires để đến Cape Town.

Trong khi ngồi chờ ở khu vực trả hành lý, gã bắt đầu nghĩ về cuộc đời của gã trong hai mươi tám năm qua.

Connor Fitzgerald lớn lên trong một gia đình hiến dâng cho luật pháp và trật tự.

Ông nội của gã là Oscar - được đặt theo tên của nhà thơ người Irish đã từ Kilkenny di cư sang Mỹ hồi đầu thế kỉ. Chỉ vài giờ sau khi cập bến lên đảo Ellis Island ông đã đi thẳng tới Chicago để gia nhập lực lượng cảnh sát cùng với người anh họ.

Trong thời gian thực hiện đạo luật cấm rượu, Oscar Fitzgerald nằm trong nhóm cảnh sát ít ỏi biết từ chối những món hối lộ của bọn vô lại. Kết quả là ông không thể nào được lên quá cấp bậc thượng sĩ. Nhưng Oscar lại là cha của năm đứa con trai biết kính Chúa, và chỉ thôi không đẻ thêm nữa khi vị cha xứ địa phương nói với ông rằng Chúa không muốn ban phúc để Mary và ông đẻ con gái. Vợ ông rất vui mừng vì lời khuyên khôn ngoan của cha O’Reilly - nuôi nấng năm thằng con trai vạm vỡ bằng đồng lương thượng sĩ quả là đã vô cùng khó khăn rồi. Nhưng, xin nhắc để các bạn nhớ là nếu như có bao giờ Oscar đưa cho vợ nhiều hơn số tiền lương ông được nhận dù chỉ một xu thôi thì bà cũng tra hỏi thật cặn kẽ là nó ở đâu ra.

Sau khi rời trường trung học, ba trong số năm con trai của Oscar đã gia nhập lực lượng cảnh sát Chicago, và họ đều nhanh chóng được thăng lên những cấp bậc mà cha họ chẳng bao giờ được nhận. Một người khác được nhận Thánh chức, điều làm Mary rất vui lòng. Còn người con út - cha của Connor thì theo học về ngành tội phạm ở De Paul. Sau khi tốt nghiệp ông gia nhập FBI. Năm 1949 ông cưới Katherine O’Keefe, con gái một nhà hàng xóm chỉ cách nhà ông hai nhà, trên phố South Lowe. Họ chỉ có một con trai và đặt tên là Connor.

Connor sinh ở bệnh viện Trung ương Chicago vào ngày 8 tháng hai năm 1951 và khi chưa đủ tuổi theo học trường Catholic địa phương cậu bé đã tỏ ra là một cầu thủ bóng đá thiên bẩm. Cha của Connor rất vui mừng khi con trai ông trở thành thủ quân đội bóng trường trung học Mount Carmel, nhưng mẹ cậu vẫn bắt cậu học đến tận khuya để hoàn thành các bài tập ở nhà. Bà liên tục bảo cậu:

-Con đâu thể chơi bóng đá suốt đời được.

Sự kết hợp giữa một người cha bao giờ cũng đứng lên mỗi khi có một phụ nữ bước vào phòng và một người mẹ phảng phất có những nét của một vị thánh đã khiến Connor luôn bẽn lẽn mỗi khi có sự hiện diện của nữ giới, mặc dù cậu rất dũng cảm về mặt thể chất. Rất nhiều cô gái ở trường trung học Mount Carmel tỏ ý khá rõ ràng về những tình cảm của họ đối với cậu nhưng cậu vẫn không hề bị mất sự trong trắng, cho đến khi gặp Nancy. Ngay sau khi cậu dẫn đội Mount Carmel đi tới một chiến thắng huy hoàng nữa trong một buổi chiều mùa thu, sau một hàng ghế ở khu vực khán đài không có mái chie Nancy đã ôm lấy cậu quyến rũ khiến cậu mê đắm. Đó sẽ là lần đầu tiên cậu nhìn thấy một phụ nữ để khoả thân, nếu như cô ta chịu cởi hêt quần áo.

Khoảng một tháng sau Nancy hỏi cậu có muốn thử hai cô gái cùng một lúc không.

Cậu nói:

-Anh chưa bao giờ có được hai cô gái, chứ đừng nói đến chuyện hai cô cùng một lúc.

Nancy tỏ vẻ không ngạc nhiên lắm, nhưng cô ta vẫn tiếp tục.

Khi Connor đoạt được học bổng để học ở Notre Dame, cậu không hề nhận một trong vô số những đề nghị đối với tất cả các thành viên trong đội bóng đá. Các bạn trong đội của cậu có vẻ rất tự hào về việc vạch tên các cô gái mà họ đã từng quyến rũ vào sau cánh cửa tủ riêng của mình ở trường. Vào cuối học kỳ thứ nhất Brett Coleman, trung phong của đội vạch được mười bảy cái tên lên cánh cửa tủ. Cậu ta cho Connor biết là “cửa tủ không đủ to để kể tất cả những cuộc tán tỉnh suông”. Cuối năm thứ nhất, trên cánh cửa tủ của cậu vẫn chỉ có một cái tên Nancy. Một buổi tối cậu tò mò thử xem tất cả các cánh cửa tủ, thì phát hiện ra là tên Nancy có trên hầu hết các cánh cửa, thình thoảng lại được đóng ngoặc cùng với tên một cô gái khác. Cả đội có lẽ sẽ dìm cậu xuống địa ngục vì ghi được ít bàn thắng, nếu như cậu không là sinh viên năm thứ nhất giỏi nhất của Notre Dame trong một thập kỉ qua.

Thế nhưng vừa lên năm thứ hai được vài ngày, mọi sự đã thay đổi.

Khi Connor đến dự buổi vũ hội hàng tuần của Câu lạc bộ khiêu vũ Ailen thì nàng đang cúi xuống đi giày. Anh không nhìn thấy mặt nàng, nhưng điều đó cũng chẳng thành vấn đề lắm, bởi vì anh không thể rời mắt khỏi đôi chân thon dài. Là một anh hùng bóng đá anh đã quen với việc các cô gái nhìn anh, nhưng giờ đây cô gái mà anh muốn gây ấn tượng lại dường như không nhận thấy sự tồn tại của anh. Và dường như để cho mọi sự còn tồi tệ hơn, khi nàng bước ra sàn nhảy thì hoá ra bạn nhảy của nàng là Declan O’Casey, kẻ vốn không có đối thủ trên sàn nhảy. cả hai ưỡn thẳng lưng một cách kỳ dị và bước những bước nhẹ như bay mà Connor chẳng bao giờ mơ mình có thể bước nổi.

Cho đến cuôc buổi khiêu vũ Connor vẫn chưa biết được tên nàng. Tệ hơn nữa nàng và Declan ra về trước khi anh tìm được cách đến làm quen. Tuyệt vọng, anh quyết định đi theo họ đến tận ký túc xá nữ, lúc nào cũng đi cách họ khoảng năm mươi mét và luôn ẩn mình trong bóng tối như cha đã dạy. Anh nhăn mặt khi thấy họ cầm tay nhau và chuyện trò vui vẻ. Về đến Le Mans Hall nàng hôn lên má Declan và biến mất vào bên trong. Anh tự hỏi không hiểu tại sao từ xưa đến nay anh lại không quan tâm đến khiêu vũ nhiêu hơn một chút và bớt tập trung cho bóng đá một ít?

Sau khi Declan đã đi về phía ký túc xá của nam, Connor bắt đầu đi lại vẻ bình thản bên dưới các cửa sổ phòng ngủ nữ, băn khoăn không biết mình có thể làm được gì không. Cuối cùng anh thoáng thấy bóng nàng mặc chiếc áo dài cúi xuống kéo rèm. Anh còn lảng vảng quanh đó hồi lâu nữa mới miễn cưỡng quay vê phòng. Anh ngồi ở cuối giừơng và bắt đầu viết thư cho mẹ, nói với mẹ rằng anh đã nhìn thấy cô gái mà anh muốn cưới làm vợ, mặc dầu thực tế anh vẫn chưa nói với nàng được một câu nào - thậm chí còn chưa biêt tên nàng nữa kia. Trong khi liếm phong bì để dán lại, Connor tự thuyết phục mình rằng đối với nàng, Declan O’Casey chẳng là cái gì khác ngoài một anh bạn nhảy vớ vẩn.

Suốt tuần đó Connor cố gắng tìm hiểu về nàng, nhưng anh chỉ biết được đôi điều rất ít ỏi, rẳng nàng tên là Maggie Burke, nàng đã giành được học bổng của trường St.Mary và hiện là sinh viên năm thứ nhất ngành Lịch sử Hội hoạ. Anh nguyền rủa cái thực tế là cả đươid anh chưa bao giờ đặt chân đến phòng tranh nào cả, và việc gần gũi nhất với nghề vẽ mà anh từng làm theo lời yêu cầu của cha là sơn lại cái hàng rào của sân sau nhà anh ở South Lowe Street. Còn Declan thì hoá ra là người đã hẹn hò với Maggie từ hồi nàng còn học năm cuối cùng ở trung học. Anh ta không chỉ được đáng giá là tay khiêu vũ giỏi nhất câu lạc bộ mà còn được coi là sinh viên giỏi toán nhất trường đại học. Một số trường đại học khác đã dành cho anh những học bổng nghiên cứu sinh, thậm chí ngay từ lúc kết quả kì thi cuối cùng còn chưa được công bố. Connor chỉ còn hy vọng là Declan sẽ được bổ nhiệm một chỗ làm hấp dẫn ở càng xa South Beth càng sớm càng tốt.

Thứ sáu sau đó Connor là người đầu tiên đến câu lạc bộ khiêu vũ, và khi Maggie từ phòng thay quần áo xuất hiện trong chiếc áo vải bông màu kem và chiếc váy đen, điều khiến anh băn khoăn duy nhất là nên nhìn lên đôi mắt xanh thẳm trước hay nhìn xuống để ngắm đôi chân dài trước. Một lần nữa nàng lại nhảy cùng Declan suốt buổi tối, trong khi đó Connor ngồi xa tít tận một cái ghế dài và cố giả vờ tỏ ra không nhận thấy sự hiện diện của nàng. Sau vòng nhảy cuối cùng cả hai người bọn họ lại biến mất. Một lần nữa Connor lại đi theo họ đến tận Le Mans Hall, nhưng lần này anh nhận thấy nàng không nắm tay Declan.

Sau một hồi trò chuyện rất lâu và một cái hôn trên má, Declan mất hút vè phía ký túc xá của nam. Connor ngồi thụp xuống chiếc ghế dài nhìn lên cửa sổ phòng nàng và nhìn chăm chắm lên ban công của phòng ký túc xá nữ. Anh quyết định sẽ đợi đến lúc nàng ra kéo rèm cửa sổ. Nhưng vào lúc nàng ra kéo rèm thì anh lại đã lơ mơ ngủ mất.

Điều đầu tiên anh nhớ lại là vừa tỉnh khỏi một giấc mơ, trong đó anh mơ thấy nàng đứng trứơc mặt mình, mặc áo pijama và một chiếc áo choàng.

Anh choàng tỉnh dậy, trố mắt nhìn nàng không tin rồi nhảy phắt dậy, đưa tay ra:

-Xin chào. Tôi là Connor Fitzgerald.

-Tôi biết - Nàng vừa đáp vừa bắt tay anh - Tôi là Maggie Burke.

Anh nói:

-Tôi biết.

Nàng hỏi:

-Anh có ở phòng nào không hay chỉ ở trên chiếc ghế dài đó?

Kể từ lúc ấy Connor không bao giờ nhìn đến một người đàn bà nào khác nữa.

Thứ bảy sau đó, lần đầu tiên trong đời Maggie đến sân vận động và nhìn anh chơi bao nhiêu quả kỳ diệu ở trước khán đài mà với anh chỉ có một người duy nhất đang ngồi.

Thứ sáu tiếp theo nàng và Connor nhảy bên nhau suốt buổi tối, trong khi Declan ngồi lạnh nhạt ở tận cuối phòng. Trông cậu ra còn chán nản hơn khi hai người bọn họ cùng nhau ra về, tay nắm tay. Về đến Le Mans Hall, Connor hôn nàng lần đầu tiên, rồi quỳ xuống và cầu hôn. Maggie phá lên cười, đỏ mặt và chạy vào nhà. Trên đường trở về ký túc xá nam, Connor cũng phá lên cười, nhưng đó là khi anh phát hiện thấy Declan nấp sau một cái cây.

Từ đó, hễ bất cứ lúc nào rỗi rãi là Connor và Maggie lại ở bên nhau. Nàng học về cách làm bàn, về các khu vực và các quả ném biên. Anh thì học về Bellini, Bernini và Luini. Trong suốt ba năm sau đó tối thứ sáu nào anh cũng quỳ xuống cầu hôn. Cứ mỗi khi các bạn cùng đội bóng hỏi tại sao anh không vạch tên nàng lên cánh cửa tủ thì anh chỉ trả lời rất đơn giản:

-Tại vì tôi sẽ cưới nàng.

Cuối năm học cuối cùng của Connor, Maggie cuối cùng cũng đồng ý làm vợ anh - nhưng phải chờ đến khi nàng thi xong. Anh nói vẻ chiến thắng:

-Như vậy anh chỉ còn phải cầu hôn em 141 lần nữa để khiến em nhìn thấy ánh sáng.

-Ôi, đừng ngốc thế, Connor Fitzgerald - Nàng nói - ngay từ khi gặp anh ở cái ghế băng ấy em đã biết em sẽ sống nốt cuộc đời với anh rồi.

Hai tuần sau khi Maggie tốt nghiệp Summa cum Laude họ cưới nhau. Mười tháng sau Tara ra đời
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5


Nguồn: vnthuquan

-Có phải bà nghĩ rằng tôi sẽ tin là CIA thậm chí không biết đến một âm mưu ám sát không?

Giám đốc CIA điềm tĩnh nói:

-Đúng vậy, thưa ngài. Lúc chúng tôi biết được việc ám sát đó thì nó vừa xảy ra được vài giây. Tôi đã tiếp xúc với Cố vấn an ninh Quốc gia và tôi nghĩ là ông ta đã trực tiếp báo cáo ngay lên ngài ở trại David.

Tổng thống bắt đầu đi đi lại lại trong Phòng Bầu dục, điều đó không chỉ cho phép ông có thêm thời giờ để suy nghĩ, mà còn thường khiến người tiếp chuyện cảm thấy khó chịu. Hầu hết mọi người khi bước vào Phòng Bầu dục thường đã mất bình tĩnh. Đã có lần thư ký riêng của ông nói với ông rằng cứ năm người khách thì có bốn người phải vào phòng nghỉ trước khi đến giờ hẹn gặp Tổng thống. Nhưng ông không tin rằng người đàn bà đang ngồi trước mặt ông kia thậm chí muốn biết rằng phòng nghỉ gần nhất là ở chỗ nào. nếu như có một quả bom nổ trong Vườn hồng đi chăng nữa thì có lẽ Helen Dexter cũng sẽ chỉ đến nhướng đôi lông mày rậm lên là cùng. Cương vị của bà ta đã kéo dài ba đời Tổng thống, và người ta đồn là cả ba vị Tổng thống đó đều có lần đề nghị bà ta từ chức.

Dexter nói:

-Và khi Lloyd gọi điện cho tôi nói rằng ngài muốn biết chi tiết hơn thì tôi đã yêu cầu Phó của tôi là Nick Gutenberg liên lạc với người của chúng ta ở Botogá và yêu cầu họ điều tra xem chính xác những gì đã xảy ra vào chiều hôm thứ Bảy vừa rồi. Hôm qua Gutenberg đã hoàn thành bản báo cáo của ông ta.

Bà ta vỗ lên tập tài liệu để bên cạnh.

Lawrence thôi không đi đi lại lại nữa mà dừng lại dưới bức chân dung Abraham Lincoln treo bên trên lò sưởi. Ông nhìn xuống bóng chiếc cổ của Helen Dexter. Bà ta vẫn nhìn thẳng về phía trước.

Giám đốc CIA mặc một bộ vét ngắn sẫm màu cắt rất đẹp và chiếc áo sơ mi màu kem giản dị. Hiếm khi bà ta đeo đồ trang sức, thậm chí ngay cả trong những dịp long trọng của nhà nước. Bà ta được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc CIA ở tuổi ba mươi hai, với ý định của Tổng thống thời đó là xoa dịu cuộc vận động hành lang đòi bình đẳng vài tuần trước khi tiến hành cuộc bầu cử năm 1976. Và như đã xảy ra, hoá ra chính ông Tổng thống ấy mới là người lấp chỗ trống. Sau một loạt đời giám đốc ngắn ngủi, người thì từ chức, người thì nghỉ hưu, cuối cùng Dexter đã leo lên chức cao nhất trong cơ quan. Trong bầu không khí nóng bỏng ở Washington có nhiều lời đồn thổi về quan điểm cực hữu của bà ta và những phương pháp bà ta đã sử dụng trong việc vận động, nhưng không một thượng nghị sĩ nào dám chất vấn về việc bổ nhiệm bà ta. Bà ta đã tốt nghiệp Summa cum Laude ở Bryn Mawr, sau đó tốt nghiệp Đại học Luật ở Pennsylvania trước khi tham gia một hãng luật hàng đầu ở New York. Sau một loạt các chức vụ cùng với thời gian cần có để một phụ nữ trở thành người hùn vốn - kết thúc của một vụ kiện trước toà - cuối cùng bà ta nhận lời mời tham gia CIA.

Bà ta bắt đầu sự nghiệp bằng một chân Đại diện trong văn phòng một Cục tác chiến, và cuối cùng trở thành Cục phó. Vào lúc được bổ nhiệm thì bà ta đã có nhiều thù hơn là bạn. Nhưng rồi năm tháng qua đi, họ lần lượt hoặc là mất tích, hoặc là về hưu non, hoặc là bị sa thải. Khi được bổ nhiệm làm giám đốc CIA bà ta mới bước sang tuổi bốn mươi. Tờ Washington Post mô tả bà ta đã từng bị ăn một phát đạn qua trần nhà bằng kính, nhưng điều đó cũng không ngăn được người ta tiên đoán là bà ta sẽ chỉ sống thêm được bao nhiêu ngày nữa. Rồi họ lại tiên đoán là bao nhiêu tuần, rồi bao nhiêu tháng. Bây giờ thì người ta đánh cuộc liệu bà ta có tồn tại với cương vị Giám đốc CIA lâu như J.Edgar Hoover với cương vị giám đốc FBI hay không.

Chỉ cần vài ngày kể từ khi dọn đến ở trong Nhà Trắng, Tom Lawrence đã biết được Dextẻ có thể làm những gì để ngăn cản nếu ông muốn chen vào lĩnh vực của bà ta. Nếu ông hỏi điều gì về một lĩnh vực nhạy cảm nào đó thì phải mất hàng tuần bản báo cáo mới được đặt lên bàn ông, và khi đó bản báo cáo thường là dài dòng, không mạch lạc, tẻ ngắt và nhất là đã rất lạc hậu. Nếu như ông gọi bà ta đến Phòng Bầu dục để giải thích về những câu hỏi chưa được trả lời thì bà ta sẽ giả điếc. Nếu như ông thúc ép thì bà ta sẽ chơi trò cầm giờ và rõ ràng nghĩ rằng bà ta sẽ ngồi ở ghế đó sau khi các cử tri hất ông ra khỏi ghế của mình.

Nhưng chỉ đến khi ông đề cử một người vào ghế Chánh án toà Thượng thẩm còn trốngthì ông mới hiểu hết Helen Dexter với sự hiểm độc của bà ta. Chỉ vài ngày sau bà ta đã đặt lên bàn ông những tập hồ sơ dày cộp chỉ rõ vì sao không thể chấp nhận được người đề cử đó.

Lawrence đã kiên quyết giới thiệu ứng cử viên của mình - đó là một trong những người bạn lâu năm nhất của ông. Nhưng chỉ vài ngày trước ngày ông này đến nhận nhiệm sở thì người ta tìm thấy ông ta treo cổ trong gara. Sau đó Lawrence biết được là tập hồ sơ mật đó đã được gửi đến tay từng Thượng nghị sĩ trong Uỷ ban lựa chọn, nhưng ông chẳng bao giờ chứng minh được ai là người phải chịu trách nhiệm về việc đó.

Đã nhiều lần Andy Lloyd đã cảnh báo là nếu có bao giờ ông định làm cho Dexter rời khỏi chức vụ đó thì tốt nhất là phải có được những bằng chứng có thể thuyết phục được công chúng tin rằng Mẹ Teresa đang có những tài khoản gửi ở ngân hàng Thuỵ sĩ và thường xuyên được các tập đoàn tội phạm bổ sung thêm dư nợ.

Lawrence đã nghe theo lời khuyên của Tổng tham mưu trưởng. Nhưng lúc này ông cảm thấy nếu có thể chứng minh được việc CIA dính líu đến vụ ám sát Ricardo Guzman mà thậm chí chẳng buồn thông báo cho ông biết thì ông sẽ có thể khiến Dexter cuốn gói khỏi bàn làm việc trong vòng một tuần.

Ông quay về chỗ ngồi và bấm một cái nút gắng dưới mặt bàn để Andy có thể theo dõi được cuộc hội thoại hoặc tối nay lấy cuộn băng để nghe lại. Lawrence hiểu rằng Dexter biết rõ ông đang định làm gì, và ông cũng đoán rằng trong chiếc xắc tay huyền thoại mà Dexter kè kè bên mình kia sẽ chẳng có son phấn gương lược - những phụ tùng của giới nữ - mà đã ghi lại đầy đủ những âm thanh trao đổi giữa họ. Tuy vậy ông vẫn cần bản ghi âm của ông, ghi lại đầy đủ các sự kiện.

Tổng thống ngồi xuống và nói:

-Vì bà cóvẻ như có được thông tin rất tốt như vậy, có lẽ xin bà hãy báo cáo cho tôi một cách chi tiết hơn về những gì mà thực tế đã xảy ra ở Botogá.

Helen Dexter phớt lờ giọng châm biếm của Tổng thống, bà ta cầm tập hồ sơ để trên vạt váy lên. Ngoài bài tập hồ sơ có hình lô gô của CIA in trên nền trắng và dòng chữ: “Dành riêng cho Tổng thống đọc”. Lawrence tự hỏi không biết có bao nhiêu tập hồ sơ ghi ngoài bìa dòng chữ “Dành riêng cho Giám đốc đọc”.

Bà ta mở tập hồ sơ ra, đọc:

-Có nhiều nguồn tin khẳng định rằng việc ám sát là do một tay súng đơn độc thực hiện.

Tổng thống gằn giọng:

-Hãy nói rõ tên của một nguồn tin.

Giám đốc CIA đáp:

-Tuỳ viên văn hoá của chúng ta ở Botogá.

Lawrence nhướng một bên lông mày. Có tới một nửa số tuỳ viên văn hoá trong các sứ quán Mỹ trên khắp thế giới là người của CIA cài vào chỉ với mục đích sẽ báo cáo trực tiếp về Langley cho Dexter mà không cần xin ý kiến Đại sứ tại nước đó, chứ đừng nói đến Văn phòng nhà nước. Hầu hết bọn họ nghĩ rằng Bộ đồ kẹp hồ đào là một món gì đó có thể tìm thấy trong thực đơn của một tiệm ăn dành riêng nào đó.

Tổng thống thở dài:

-Và họ nghĩ rằng ai là người phải chịu trách nhiệm về việc ám sát này?

Dexter lại lật qua mấy trang lấy ra một tấm ảnh và đẩy sang bên kia chiếc bàn trong Phòng Bầu dục. Tổng thống nhìn bức ảnh chụp một người đàn ông trung niên mặc bộ vét cắt rất đẹp, trông có vẻ phương phi.

-Vậy đấy là ai?

-Carlos Velez. Hắn ta điều hành tập đoàn buôn ma tuý lớn thứ hai ở Colombia. Còn Guzman dĩ nhiên là kiểm soát tập đoàn lớn nhất.

-Vậy Carlos đã bị bắt chưa?

-Không may, hắn đã bị giết vài giờ trước khi cảnh sát xin được lệnh bắt hắn.

-Tiện thật.

Giám đốc CIA không hề đỏ mặt. Bà ta thì không thể đỏ mặt được- Lawrence nghĩ - Dù sao thì cũng phải có máu mới đỏ mặt được.

-Vậy tên ám sát đó có một cái tên không? Hay là hắn cũng đã chết chỉ vài giờ sau khi lệnh toà…

-Không, thưa ngài, hắn vẫn còn sống nhăn - Giám đốc CIA quả quyết đáp - Tên hắn là Dirk van Rensberg.

Lawrence hỏi:

-Những gì người ta biết được về hắn?

-Hắn là người Nam Phi. Gần đây nhất hắn sốngở Durban.

-Gần đây nhất?

-Vâng. Ngay sau vụ ám sát hắn như đã độn thổ ngay lập tức.

-Điều đó là hoàn toàn dễ dàng nếu như chưa bao giờ hắn ở trên mặt đất cả - Tổng thống đáp. Ông chờ xem phản ứng của bà giám đốc CIA, nhưng bà ta vẫn thản nhiên. Cuối cùng ông nói - Vậy chính phủ Colombia có biết những điều đó không, hay Tuỳ viên văn hoá của bà là nguồn tin duy nhất?

-Không, thưa ngài Tổng thống. Rất nhiều thông tin chúng ta nhận được là từ Cảnh sát trưởng Botogá. Thực tế ông ta đã bắt giữ được một kẻ đồng loã với van Rensberg, đó là một bồi bàn ở khách sạn El Belvedere mà từ đó tên giết người đã bắn phát súng ra. Hắn bị bắt trong hành lang, chỉ vài phút sau khi đã giúp tên giết người trốn thoát trong thang máy vận chuyển hàng hoá.

-Vậy chúng ta có biết tí gì về các hành vi của van Rensberg sau vụ ám sát không?

-Dường như hắn đã đáp máy bay đi Lima dưới cái tên Alistair Douglas, sau đó đi tiếp đến Buenos Aires cũng bằng cái tên đó. Từ đó chúng ta bị mất hút hắn.

-Và tôi ngờ rằng bà sẽ chẳng bao giờ tìm được hắn nữa.

-Ồ,tôi không bi quan như vậy đâu, thưa ngài Tổng thống - Dexter nói, phớt lờ giọng châm biếm của Lawrence - Thường thường bọn ám sát thuê đơn độc đó sẽ biến mất trong nhiều tháng sau một vụ quan trọng. Hắn sẽ chỉ lại xuất hiện khi tình hình đã nguội đi.

Tổng thống nói:

-Vậy tôi xin cam đoan với bà là tôi có ý định giữ cho tình hình tiếp tục nóng.Lần sau khi chúng ta gặp nhau có thể tôi sẽ có một bản báo cáo của mình để bà xem xét.

-Tôi sẽ chờ để được đọc nó - Dexter nói, hệt như một đứa học sinh đầu bò chẳng hề biết sợ thầy hiệu trưởng.

Tổng thống bấm một cái nút dưới bàn Một giây sau có tiếng gõ cửa và Andy Lloyd bước vào phòng. Không cần để ý đến sự có mặt của Dexter, ông ta nói:

-Thưa ngài Tổng thống, mấy phút nữa ngài có cuộc hội kiến với thượng nghị sĩ Bedell.

-Vậy thì tôi xin phép được đi, thưa ngài Tổng thống.

Dexter nói và đứng dậy. Bà ta đặt tập hồ sơ lên bàn Tổng thống, cầm cái xắc lên và ra khỏi phòng không nói thêm một lời nào nữa.

Tổng thống không nói năng gì cho đến khi giám đốc CIA khép cửa lại. Rồi ông quay sang Tổng Tham mưu trưởng.

-Tôi chẳng tin lấy một lời ở đó - Ông lầm bầm và vứt tập tài liệu vào khay chuyển đi. Lloyd ghi nhớ là ngay sau khi ông chủ rời khỏi phòng cần phải đến để lấy nó đi.

-Tôi cho là điều tốt nhất chúng ta có thể làm được là khiến cho bà ta biết sợ Chúa một chút để cho bà ta không tính đến một vụ khác kiểu này trong khi tôi còn ngồi trong Nhà Trắng.

-Ngài Tổng thống, hãy nhớ đến cái cách bà ta đã đối xử với ngài khi ngài còn lf một Thượng nghị sĩ. Tôi sẽ chẳng đặt nhiều tiền lên điều đó đâu.

-Bởi vì tôi làm sao có thể thuê được một tên giết người để ám sát bà ta, vậy thì anh nghĩ là tôi có thể làm được gì bây giờ?

-Theo tôi thì bà ta để cho ngài lựa chọn một trong hai điều, thưa ngài Tổng thống. Hoặc là ngài sẽ cách chức bà ta và hiển nhiên là sẽ phải điều trần trước Thượng nghị viện. Hoặc là ngài hãy chấp nhận thất bại và đồng ý với cách giải thích của bà ta về những điều đã xảy ra ở Botogá, và hy vọng lần sau bà ta sẽ hợp tác tốt hơn.

Tổng thống khẽ nói:

-Còn có một cách thứ ba nữa.

Lloyd chăm chú lắng nghe không hề xen lời. Rõ ràng là Tổng thống đã cân nhắc rất nhiều về việc làm thế nào để có thể cất chức Helen Dexter ra khỏi cái ghế giám đốc CIA.

Connor nghĩ ngợi trong khi nhìn lên băng chuyền. Băng chuyền đã bắt đầu hất ra những vali hành lý của chuyến bay của gã, một số hành khách đã bước lên để nhặt những vali đầu tiên.

Gã vẫn cảm thấy buồn vì không có mặt vào lúc con gái được sinh ra. Mặc dù vẫn nghi ngờ về sự khôn ngoan của các chính sách của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng Connor vẫn thừa hưởng được lòng yêu nước của gia đình gã. Gã xung phong vào phục vụ trong quân đội và tốt nghiệp khoá sĩ quan dự bị trong khi chờ Maggie học xong. Cuối cùng họ chỉ được nghỉ để làm lễ cưới và hưởng bốn ngày trăng mật trước khi Thượng uý Fitzgerald lên đường sang Việt Nam vào tháng bảy năm 1972.

Hai năm ấy ở Việt Nam giờ đây chỉ còn là những ký ức xa xăm. Được thăng cấp lên đại uý, bị Việt cộng bắt, rồi trốn thoát trong khi cứu mạng một người khác - tất cả dường như đã xa lắc đến nỗi gã hầu như có thể thuyết phục được mình rằng những chuyện đó chưa từng xảy ra. Năm tháng sau khi gã trở về nhà, Tổng thống đã trao tặng gã huân chương cao quý nhất - Huân chương Danh dự, nhưng sau mười tám tháng là tù binh ở Việt Nam gã chỉ cảm thấy sung sướng vì còn sống và được đoàn tụ với người đàn bà mình yêu. Và lúc nhìn thấy Tara, gã lại một lần nữa rơi vào tình yêu si mê.

Chỉ trong vòng môt tuần sau khi trở về Mỹ Connor bắt đầu tìm một việc làm. Gã đã được phỏng vấn để vào làm việc cho văn phòng CIA ở Chicago, vừa lúc đó Đại uý Jackson - chỉ huy đơn vị cũ của gã bất ngờ đến chơi. Ông ta mời gã tham gia một bộ phận vừa được thành lập ở Washington. Người ta báo trước với Connor rằng nếu gã đồng ý làm việc trong bộ phận của Jackson thì phải tuân theo một điều : đó là không bao giờ được nói chuyện về công việc với bất cứ ai, kể cả với vợ. Khi biết được điều đó, gã đã nói với Jackson là cần phải suy nghĩ thêm chút nữa trước khi quyết định. Gã đã thảo luận với mục sư của gia đình là cha Graham về vấn đề này. Cha chỉ khuyên gã một cách rất đơn giản:

-Đừng bao giờ làm một việc mà con thấy là không chính đáng, dẫu cho đó nhân danh tổ quốc đi chăng nữa.

Khi Maggie được mời làm việc cho khoa Nhân van của Trườgn Đại học Tổng hợp Georgetown, Connor mới hiểu rằng Jackson đã quyết tuyển mộ gã. Ngày hôm sau gã viết thư cho chỉ huy đơn vị cũ và nói rằng gã rất vui mừng được làm việc cho công ty bảo hiểm Maryland với chức danh tập sự.

Sự dối trá bắt đầu từ đó.

Mấy tuần sau Connor, Maggie và Tara chuyển đến Georgetown. Họ tìm được một ngôi nhà nhỏ ở Avon Place. Tiền đặt cọc được trả bằng những tấm séc quân đội mà Maggie đã gửi vào tài khoản mang tên Connor, nàng nhất định không chịu tin rằng gã đã chết.

Trong những năm đầu họ sống ở Washington, điều duy nhất khiến họ buồn rầu là Maggie bị sẩy hai lần, rồi bác sĩ phụ khoa của nàng khuyên là nàng nên dừng ở một con. Phải đến lần sẩy thứ ba Maggie mới chịu chấp nhận lời khuyên của bác sĩ.

Mặc dầu đến giờ họ lấy nhau đã được ba mươi năm Maggie vẫn có thể khơi dậy ở Connor nỗi ham muốn chỉ bằng một nụ cười và đưa tay vuốt dọc lưng gã. Gã biết rằng khi bước ra khỏi cửa phòng hải quan và nhìn thấy nàng đang chờ gã trong phòng đợi thì mọi sự lại y nguyên như thuở ban đầu. Gã mỉm cười với ý nghĩ nàng đã đứng chờ ơ sân bay ít nhất một giờ trước khi máy bay hạ cánh.

Vali của gã hiện đến trước mặt. Gã nhặt lấy nó và đi về phía cửa ra.

Connor đi qua hàng lan can sắt, tin rằng thậm chí nếu người ta có khám vali của gã thì cũng chẳng có gì đáng chú ý hơn ngoài con linh dương gỗ trên chân có khắc hàng chữ Sản xuất tại Nam Phi.

Vừa bước vào phòng chờ gã đã nhìn thấy ngay vợ và con gái đang đứng giữa đám đông. Gã đi nhanh và mỉm cười với người phụ nữ gã ngưỡng mộ. Làm thế nào mà nàng lại để ý đến gã chứ đừng nói đến việc nàng đã đồng ý làm vợ gã? Nụ cười nở rộng trên môi khi gã ôm choàng lấy nàng. Gã hỏi:

-Em thế nào, em yêu?

Nàng thì thầm:

-Em chỉ sống lại khi biết rằng anh vừa làm nhiệm vụ an toàn trở về.

Gã cố tỏ ra không để ý đến từ “an toàn” và buông nàng ra để quay sang với người phụ nữ thứ hai của đời mình. Hơi cao hơn nguyên bản một tí, cũng với mái tóc dài đỏ rực mà đôi mắt xanh sáng ngời, nhưng điềm tĩnh hơn. Cô con gái độc nhất ôm chặt lấy bố và hôn lên má gã khiến gã cảm thấy mình trẻ lại đến mười tuổi.

Vào ngày lễ đặt tên thánh cho Tara, Cha Graham đã cầu xin đức Chúa trời ban cho đứa bé sắc đẹp của Maggie và trí tuệ cũng của Maggie. Tara lớn lên, thứ hạng của cô ở trường học và những cái đầu ngoái lại trên phố chứng tỏ cha Graham không chỉ là một mục sư mà còn là nhà tiên tri. Connor đã chán không còn muốn chiến đấu với dòng người ngưỡng mộ đến gõ cửa ngôi nhà nhỏ của họ ở Georgetown, thậm chí chán không buồn trả lời mỗi khi chuông điện thoại reo nữa. Bởi vì hầu hết toàn là những anh chàng lúng búng hy vọng con gái gã nhận lời một cuộc hẹn.

Maggie khoác tay chồng và hỏi:

-Nam Phi thế nào ?

-Ngày càng thở nên bấp bênh hơn - Connor đáp. Gã đã được thông báo đầy đủ về các vấn đề ở Nam Phi trong bữa ăn trưa với Carl Koeter ơ Cape Town, thêm vào nữa là cả một tập báo mà gã đã đọc trên đường đến Sydney - Tỷ lệ tội phạm tăng lên ở tất cả các thành phố lớn, nghĩa là lái xe vượt đèn đỏ sau khi trời tối không còn là phạm luật nữa. Mbeki đã hết sức cố gắng, nhưng anh e rằng vẫn phải khuyến cáo với công ty giảm bớt các khoản đầu tư vào khu vực đó của thế giới, ít nhất cho tới khi tin rằng người ta có thể kiểm soát được cuộc nội chiến.

Maggie nói:

-Khi tất cả sụp đổ - Khu trung tâm không còn - Chỉ còn lại sự hỗn loạn bao trùm lên thế giới.

Connor nói:

-Anh nghĩ là Yeast chưa bao giờ đến thăm Nam Phi.

Hầu như lúc nào gã cũng muốn nói với Maggie tất cả sự thật và giải thích vì sao trong bao năm nay gã phải sống một cuộc sống dối trá. Nhưng điều đó chẳng dễ dàng chút nào. Nàng có thể là bà chủ của gã, nhưng họ cũng là chủ, và gã đã luôn luôn tuân thủ điều luật hoàn toàn im lặng. Suốt bao nhiêu năm gã đã cố gắng tự thuyết phục mình rằng hoàn toàn không biết gì về sự thật là tốt nhất cho nàng. Nhưng khi nang nói đến chữ “nhiệm vụ” và “an toàn” một cách không suy nghĩ như vậy gã nhận ra rằng nàng biết nhiều hơn gã tưởng. Không hiểu trong lúc ngủ gã có nói mơ không? Nhưng thôi, hãy nghĩ rằng chẳng bao lâu nữa đâu, gã sẽ không phải lừa dối nàng nữa. Maggie vẫn chưa biết rằng Botogá là nhiệm vụ cuối cùng của gã. Trong kỳ nghỉ này gã sẽ nói bóng gió về môt sự thăng tiến cho phép gã không phải đi xa nhiều như trước nữa.

Maggie hỏi:

-Thế còn công việc thế nào? Chúng ta có thể thu xếp được không?

-Công việc ư? À,có chứ, nói chung là khá tốt so với kế hoạch - Connor nói. Đó là điều gần nhất với sự thật mà gã dám nói với vợ.

Connor bắt đầu nghĩ đến hai tuần tới được phơi mình dưới ánh nắng mặt trời. Trong khi họ đi qua một cột báo, gã thoáng nhìn thấy một dòng tít nhỏ trên cột báo bên trái của tờ Sydney Morning Herald.

Phó Tổng thống Mỹ sẽ đi dự lễ tang ở Colombia.

Maggie buông tay chồng ra, họ ra khỏi nhà thờ để đi ra ngoài khoảng không ngập tràn không khí ấm áp, và đi về phía bãi đỗ xe. Tara hỏi:

-Lúc Cape Town bị ném bom thì bố đang ở đâu?

Koeter chẳng hề nói năng gì đến việc Cape Town bị ném bom cả. Liệu có lúc nào gã có thể cảm thấy thư thái được không?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6


Nguồn: vnthuquan

Ông bảo lái xe đưa đến phòng tranh Quốc gia.

Khi chiếc xe mới ra tới cổng Nhà trắng một sĩ quan thuộc Lực lượng bảo vệ mật đứng ở chòi gác chạy ra mở cánh cổng sắt và giơ tay chào ông. Lái xe rẽ sang Quảng trường Nhà nước và đi qua cục thương mại.

Bốn phút sau chiếc xe dừng lại trước cổng phía đông của phòng tranh Quốc gia. Ông bước nhanh trên con đường dải đá cuội để lên bậc thềm bằng đá. Lên đến bậc trên cùng ông ngoái lại để chiêm ngưỡng bức tượng Henry Moor vĩ đại đứng sừng sững ở cuối quảng trường, đồng thời kiểm tra xem có bị ai theo dõi không. Ông không chắc lắm, nhưng dẫu sao ông có phải nhà nghề đâu.

Ông đi vào toà nhà và rẽ trái để đi lên cầu thang bằng đá cẩm thạch dẫn lên phòng tranh ở tầng hai nơi ông từng trải qua không biết bao nhiêu giờ hồi còn trẻ. Những gian phòng rộng lớn đông đặc học sinh, điều hơi là trong một buổi sáng ngày thường. Ông bước vào phòng 71, nhìn lên những bức tranh quen thuộc của Homer, Bellow, Hopper và bắt đầu cảm giác như đang ở nhà - một cảm giác mà ông không bao giờ có được khi ở trong Nhà trắng. Ông chuyển sang phòng 66 để được một lần nữa ngắm nhìn bức August Saint - Gauden Tưởng nhớ Shaw và Quân đoàn thứ 54 Massachusetts. Lần đầu tiên khi thấy bức tranh đồ sộ, sống động và dữ dội này ông đã đứng sững sờ trước nó hơn một tiếng đồng hồ. Lần này ông chỉ có thể ngắm nó vài phút.

Bởi vì ông cứ luôn luôn dừng lại cho nên phải mười lăm phút sau ông mới tới được gian nhà vòm ở giữa toà nhà. Ông đi nhanh qua bức tượng Mercury và đi xuống cầu thang, len lỏi qua kho sách, chạy xuống một cái cầu thang nữa và qua gian phòng lớn ở tầng trệt, cuối cùng bước vào cánh phía đông. Ông đi dưới bức Calder lớn treo suốt từ trần nhà xuống, xuyên qua các cánh cửa quay để ra khỏi toà nhà và bước lại ra con đường rải đá cuội. Đến lúc này thì ông đã yên tâm là không có ai đi theo mình. Ông nhảy vào chiếc taxi xếp đầu tiên trong hàng, nhìn qua cửa sổ ông thấy xe mình và lái xe đang chờ ở phía bên kia quảng trường.

-Đến A.V ở Đại lộ New York.

Người lái xe rẽ trái sang đại lộ Pennsylvania rồi chạy về phía North Street. Ông cố gắng sắp xếp những ý nghĩ thành một trật tự dễ hiểu nào đó và lấy làm vui mừng vì người lái xe không muốn chuyện gẫu trên đường bằng cách phát biểu các quan điểm của mình về các vấn đề hành chính, hoặc biết đâu về Tổng thống nữa cũng nên.

Họ rẽ sang đại lộ New York và ngay lập tức chạy chậm lại. Xe chưa kịp dừng hẳn ông đã đưa cho người lái xe tờ giấy mười đô la rồi bước ra đóng sập cửa lại không chờ trả lại tiền.

Ông bước qua mái hiên sọc trắng, đỏ và xanh lá cây với dáng vẻ rõ là chủ nhân của nơi đây và đẩy cửa. Mất một hồi lâu mắt ông mới quen được với ánh sáng lờ mờ bên trong. Khi đã quen mắt ông mới yên tâm khi thấy gian phòng trống không, chỉ có một bóng người ngồi đang nghịch nghịch chiếc cốc đựng nước cà chua uống dở. Bộ quần áo lịch sự cắt rất đẹp chứng tỏ anh ta không phải là một kẻ thất nghiệp. Mặc dầu có thân hình của một vận động viên điền kinh nhưng cái trán hói sớm khiến anh ta có cáivẻ già hơn cái tuổi ghi trong hồ sơ. Mắt họ gặp nhau, anh ta gật đầu chào. Ông bước tới và ngồi xuống trước mặt anh ta.

-Tôi là Andy… - ông bắt đầu nói.

-Ngài Andy, điều bí ẩn không phải ở chỗ ông là ai, mà ở chỗ tại sao thư ký nhà nước lại muốn gặp tôi? - Chris Jackson nói.

Stuart Mc Kenzie hỏi:

-Vậy bác làm chuyên môn gì?

Maggie liếc nhìn chồng: thường thì chồng chị không thích một câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp như vậy.

Connor nhận ra Tara chưa báo trước để anh chàng mới tinh này đừng vi phạm lời hứa của cô là sẽ không nói chuyện về công việc của cha.

Chưa bao giờ gã có một bữa ăn trưa vui vẻ như vậy. Cá tươi rói, chắc vừa được đánh trước khi họ ngồi vào cái bàn ăn nhỏ ở góc bãi biển Cronulla này. Hoa quả thì không hề có thuốc bảo quản hoặc đóng hộp, còn bia thì gã chỉ hy vọng người ta sẽ xuất khẩu sang Mỹ thứ bia này. Connor uống một ngụm cà phê rồi ngồi thả người dựa trên lưng ghế, nhìn người ta lướt ván chỉ cách đó một trăm mét - một môn thể thao mà gã ước gì mình được biết cách đây hai mươi năm. Stuart rất ngạc nhiên khi thấy tuy mới thử lần đầu nhưng cha Tara trông có vẻ rất cường tráng. Connor cười cười nói rằng gã vẫn rèn luyện cơ thể hai ba lần một tuần. Thật ra hai ba lần một ngày mới gần đúng với sự thật.

Mặc dầu gã sẽ chẳng bao giờ thừa nhận có ai xứng đáng với con gái mình, nhưng Connor phải thừa nhận rằng trong mấy ngày qua gã đã thấy thích thú khi có chàng luật sư trẻ ở bên cạnh.

-Tôi làm trong ngành bảo hiểm - Gã nói với Stuart, biết chắc rằng con gái cũng nói với anh ta như vậy.

-Vâng, Tara nói bác là chuyên viên cao cấp, nhưng cô ấy không kể thêm chi tiết nào về bác cả.

Connor mỉm cười:

-Đó là vì bác chuyên làm các vụ bắt cóc và đòi tiền chuộc, vì thế bác cũng coi trọng các bí mật của khách hàng như cháu vẫn thường đảm bảo trong nghề của cháu vậy - Connor tự hỏi trả lời như vậy có khiến cho chàng trai thôi không theo đuổi đề tài này nữa không. Nhưng không hề.

-Nghe có vẻ thú vị hơn những vụ liên quan đến điều hành các mỏ như cháu vẫn thường phải tư vấn - Stuart nói, cố gợi chuyện.

-Bác có thể nói chín mươi phần trăm các vụ là giống nhau và chán ngắt - Connor nói - Bác cho là thực tế có lẽ bác còn phải giải quyết các công việc giấy tờ còn nhiều hơn cháu nữa kia.

-Nhưng cháu có bao giờ được sang Nam Phi đâu.

Tara lo lắng liếc về phía cha, biết rằng Connor sẽ không hài lòng khi thấy thông tin này đến tai một người xa lạ. Nhưng Connor không tỏ ra bực mình tí nào.

-Phải, bác phải thừa nhận là nghề nghiệp đó cũng có đôi điểm bù lại.

-Nếu bác kể cho cháu nghe một vụ điển hình thì có hại gì đối với các bí mật của khách hàng không?

Maggie định chen vào bằng một câu mà chị đã dùng nhiều lần trước đây thì chính Connor lại hăng hái:

-Cái công ty mà bác đang làm việc này đại diện cho nhiều khách hàng có những quyền lợi ở nhiều nước.

-Vậy tại sao các khách hàng không muốn thuê những công ty ở các nước sở tại? Nhất định là họ có cảm giác tốt hơn về bối cảnh ở địa phương chứ?

Maggie chen vào:

-Connor,em nghĩ là anh bị cháy nắng rồi đấy. Có lẽ chúng ta nên trở về khách sạn nếu không thì trông anh sẽ giống như một con tôm hùm mất.

Connor thấy bối rối vì sự chen ngang không mấy tự nhiên của vợ, nhất là vì gã vẫn đội mũ suốt một giờ nay. Gã nói tíêp với chàng luật sư trẻ:

-Không bao giờ hoàn toàn dễ dàng như vậy đâu. Thử lấy một công ty như Coca Cola làm ví dụ. Bác phải nói rõ là bác không đại diện cho công ty đó. Họ có văn phòng ở khắp các nước trên thế giới, sử dụng hàng chục ngàn lao động. Ở mỗi nước họ đều có những người điều hành cao cấp.

Maggie không thể tin nổi rằng Connor lại cho phép câu chuyện đi xa đến thế. Họ đã đi rất nhanh đến gần câu hỏi sẽ khiến mọi sự tò mò muốn đi sâu thêm đều bị ngăn lại.

Stuart cúi xuống để rót thêm cho Connor một ít cà phê và hỏi:

-Nhưng ở đây cũng có những người đủ khả năng tiến hành những công việc như vậy ở Sydney này. Dù sao đi nữa thì việc bắt cóc và đòi tiền chuộc cũng không phải là việc chưa từng xảy ra ở Australia.

-Cám ơn cháu - Connor nói và uống một ngụm cà phê nữa trong khi cân nhắc câu nói này. Stuart vẫn quan sát rất tỉ mỉ - đúng như một luật sư bên nguyên giỏi anh kiên nhẫn chờ với hy vọng là đến một lúc nào đó nhân chứng sẽ có một câu trả lời không hợp ly.

-Thực ra là bác không bao giờ bị gọi tới nếu không phải là trường hợp đặc biệt phức tạp.

-Phức tạp ư?

-Ví dụ, thử nói rằng một công ty rất lớn có mặt ở một nước mà tội phạm là rất phổ biến, bắt cóc và đòi tiền chuộc là chuyện thông thường. Chủ tịch của công ty đó bị bắt cóc - nhưng thường là vợ ông ta, bởi vì bà ta không phải lúc nào cũng được bảo vệ kỹ càng.

-Vậy là lúc đó bác phải đến ư?

-Không, không cần thiết. Dù sao đi chăng nữa thì cảnh sát địa phương có thể có đủ kinh nghiệm để đối phó với những vấn đề như vậy, và không có nhiều hãng thích sự can thiệp từ bên ngoài, nhất là những kẻ từ Mỹ sang. Thường thường thì bác chỉ bay đến các thành phố lớn và bắt đầu tiến hành những điều tra riêng. Nếu như trước đó bác đã có dịp đến các thành phố đó và có các quan hệ thân thiết với cảnh sát địa phương thì bác cũng sẽ chỉ làm cho họ biết rằng bác đang có mặt, nhưng ngay cả khi đó bác cũng sẽ chờ họ yêu cầu hợp tác.

-Thế nếu họ không yêu cầu thì sao? - Tara hỏi. Stuart ngạc nhiên khi thấy rõ ràng là trước đây cô chưa bao giờ hỏi cha câu đó.

Connor nói:

-Vậy thì bố sẽ phải làm việc một mình. Như vậy sẽ làm cho quá trình bấp bênh hơn nhiều.

Stuart nói:

-Nhưng nếu cảnh sát không có được tiến triển nào thì tại sao họ lại không muốn nhờ đến sự giúp đỡ của bác kia chứ? Nhất định họ phải biết trình độ chuyên môn của bác.

-Bởi vì cũng có khi chính cảnh sát cũng tham gia ở một mức độ nào đó.

Tara nói:

-Hình như con chẳng hiểu gì cả.

Stuart nói:

-Cảnh sát địa phương cũng có thể nhận được một phần trong số tiền chuộc, vì thế họ sẽ không hoan nghênh sự can thiệp từ bên ngoài. Dù sao đi nữa, họ có thể nghĩ là một công ty nước ngoài thừa sức trả tiền chuộc ấy.

Connor gật đầu. Thật dễ hiểu vì sao Stuart lại được làm việc với một trong những văn phòng chống tội phạm nổi tiếng nhất Sydney.

Stuart hỏi:

-Vậy bác sẽ làm gì nếu bác nghĩ rằng cảnh sát địa phương cũng được chia phần?

Tara bắt đầu nghĩ giá như mình báo trước để Stuart đừng lạm dụng sự may mắn của anh để đi quá xa như vậy, mặc dầu cô đã nhanh chóng đi đến kết luận là người Australia chẳng hề biết khái niệm “quá xa” nghĩa là thế nào.

-Khi xảy ra điều đó thì anh sẽ phải nghĩ đến việc tự mình thương lượng, bởi vì nếu khách hàng của anh bị giết thì anh có thể tin chắc rằng những điều tra sau đó sẽ không còn hoàn toàn chính xác nữa, và bọn bắt cóc sẽ chẳng bao giờ bị bắt cả.

-Vậy một khi bác đã đồng ý thương lượng thì bác sẽ bắt đầu thế nào?

-À, giả sử như bọn bắt cóc yêu cầu một triệu đô la - Bọn bắt cóc bao giờ cũng đòi một con số tròn trĩnh, thường thường là bằng đô la Mỹ. Giống như mọi nhà đàm phán chuyên nghiệp khác, trách nhiệm đầu tiên của bác là phải đạt được kết quả đàm phán tốt nhất trong phạm vi có thể. Và yếu tố quan trọng nhất là phải đảm bảo cho người của công ty đó không bị phương hại gì. Nhưng bác sẽ không bao giờ để cho mọi việc tới mức phải thương lượng nếu như bác cảm thấy khách hàng có thể được thả mà công ty không phải đưa cho bọn chúng xu nào. Anh càng trả nhiều, thì khả năng chỉ mấy tháng sau là tội ác lặp lại càng lớn, đôi khi bọn bắt cóc lại bắt cóc đúng người đó.

-Bác có hay phải thương lượng không?

-Khoảng năm mươi phần trăm số lần. Đó chính là điểm cho người ta thấy có phải là họ đang làm việc với một tay chuyên gia hay không. Anh càng kéo dài thời gian thương lượng thì kẻ không chuyên nghiệp sẽ càng lo sợ bị lộ. Và sau vài ngày thường thường chúng bắt đầu thấy thích nạn nhân, do đó hầu như không thể tiến hành được kế hoạch ban đầu của chúng. Ví dụ, trong trường hợp bắt cóc Đại sứ Peru, cuối cùng chúng ta đưa ra việc đấu một ván cờ vua. Và tên khủng bố đã thắng.

Cả ba người cười ầm lên, khiến cho Maggie cảm thấy đỡ căng thẳng hơn một chút. Stuart hỏi với nụ cười nhăn nhó:

-Vậy cái tên đã gửi tai người qua đường bưu điện đó là tay chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp?

-Bác rất sung sướng nói rằng bác không đại diện cho cái công ty đã thay mặt cho cháu trai của ngài Getty. Nhưng ngay cả khi thương lượng với một tay chuyên nghiệp bác cũng vẫn nắm một số con bài tốt nhất.

Connor không để ý thấy vợ và con gái đã để cho cà phê của họ nguội ngắt.

Stuart nói:

-Bác nói tiếp đi.

-Phải, phần lớn các vụ bắt cóc là một việc chỉ làm một lần, và mặc dầu gần như bao giờ cũng do một tay tội phạm chuyên nghiệp thi hành, tên này có thể có rất ít hoặc không có tí kinh nghiệm nào trong việc thương lượng trong tình huống như vậy. Một tên tội phạm chuyên nghiệp hầu như bao giờ cũng quá tự tin. Chúng tưởng là chúng có thể làm được tất cả mọi việc. Không khác gì một luật sư nghĩ rằng anh ta có thể mở tiệm ăn chỉ vì anh ta ăn ba bữa mỗi ngày.

Stuart mỉm cười:

-Vậy nếu chúng nhận ra là khó có thể đòi được con số hàng triệu khó tin thì liệu chúng có chịu thoả thuận không?

Connor nói:

-Bác chỉ có thể phát biếu dựa trên những kinh nghiệm của chính bản thân mình mà thôi. Thường thường là cuối cùng bác chịu trả một phần tư con số chúng đòi - và trả bằng những đồng tiền đã được đánh dấu. Chỉ có một lần duy nhất bác phải trả đúng theo con số chúng đưa ra ban đầu. Nhưng trường hợp đó bác đã phải bảo vệ trước hội đồng là ngay cả Thủ tướng quốc đảo đó cũng dự phần.

-Có bao nhiêu trường hợp bọn chúng tẩu thoát được?

-Trong số những vụ mà bác thực hiện trong mười bảy năm qua thì chỉ có ba trường hợp chúng nuốt trôi, tính ra là tám phần trăm.

-Không tồi lắm. Và có bao nhiêu khách hàng không cứu được?

Lúc này họ đã đặt chân lên một lĩnh vực mà từ trước đến nay Maggie chưa bao giờ dám mạo hiểm hỏi đến, chị bắt đầu nhấp nhổm không yên trên ghế.

-Nếu như anh không cứu được khách hàng thì công ty sẽ bảo vệ anh đến cùng - Gã ngừng lại một lúc - Nhưng không một ai được phép làm hỏng việc đến lần thứ hai.

Maggie đứng lên, quay lại nói với Connor:

-Em đi bơi đây. Có ai muốn đi cùng tôi không nào?

-Con không muốn bơi, nhưng con sẽ lướt ván thêm một lần nữa - Tara đứng lên và hăng hái góp sức với mẹ để chấm dứt cuộc dò hỏi.

-Sáng nay con đã ngã mấy lần rồi? - Connor hỏi, tỏ vẻ khẳng định là gã cũng thấy câu chuyện đi xa đến thế đã là hoàn toàn đủ.

Tara nói:

-Khoảng một chục lần. và đây là vết đau nhất - Cô tự hào chỉ vào một vết thâm tím trên đùi phải.

Maggie ngồi xuống để nhìn kỹ vết thâm tím:

-Stuart sao cháu để nó mạo hiểm như thế này?

-Tại vì như vậy cháu sẽ có dịp để cứu cô ấy và tỏ ra rất anh hùng.

Connor cười phá lên:

-Cẩn thận đấy, Stuart. Cuối tuần này nó sẽ là bậc thầy lướt ván, và lại quay ra cứu cháu đấy.

Stuart mỉm cười:

-Cháu biết thế chứ. Nhưng bao giờ xảy ra chuyện đó thì cháu lại giới thiệu cho cô ấy môn nhảy tử thần.

Maggie trắng bệch mặt, vội vã quay sang nhìn về phía Connor.

Stuart vội vã nói thêm:

-Bác Fitzgerald, bác đừng lo. Đến lúc đó thì mọi người đã về Mỹ lâu rồi.

Không một ai muốn nhớ đến chuyện phải trở về Mỹ.

Tara nắm lấy cánh tay Stuart;

-Đi thôi, siêu nhân. Đã đến lúc để tìm một con sóng nữa cho anh cứu em rồi đấy.

Stuart nhảy bật dậy. Anh quay sang phía Connor, nói:

-Nếu có bao giờ bác thấy con gái bác bị bắt cóc thì cháu sẽ không đòi tiền chuộc đâu - và cháu cũng sẽ không chiụ thương lượng, dù bằng tiền Mỹ hay bất cứ tiền gì.

Tara đỏ mặt:

-Đi nào.

Họ chạy ra bãi biển.

Connor vươn vai và nói với Maggie:

-Và cũng sẽ là lần đầu tiên anh nghĩ là anh không cố gắng thương lượng.

Maggie nói và cầm lấy tay chồng:

-Quả là một chàng trai đáng yêu. Chỉ tiếc là cậu ta không phải là người Irish.

Connor đứng dậy, nói:

-Vẫn còn khả năng tệ hơn thế nữa kia. Nó có thể là người Anh thì sao?

Maggie mỉm cười trong khi hai người cùng bước về bãi lướt ván.

-Anh biết không, tận năm giờ sáng nay nó mới về đấy.

Connor cười:

-Chớ có nói với anh là em nằm thức đến tận sáng mỗi khi con gái hẹn ai đi chơi đấy nhé.

-Nói khẽ thôi, Connor Fitzgerald, và hãy nhớ rằng đó là đứa con độc nhất của chúng mình.

Gã nói:

-Maggie, nó không còn là một đứa trẻ nữa. Nó là một phụ nữ đã trưởng thành, và chưa đầy một năm nữa nó sẽ là tiến sĩ Fitzgerald.

-Và dĩ nhiên là anh có lo lắng gì về nó đâu.

Connor ôm lấy vợ:

-Em biết rõ là anh lo lắng cho nó. Nhưng nếu nó yêu Stuart - đó không phải là việc của anh - thì nó có thể làm những chuyện tồi tệ hơn.

-Trước khi chúng mình cưới nhau em không hề ngủ với anh, và ngay cả khi người ta nói là anh đã mất tích ở Việt Nam em cũng không hề nhìn đến một người đàn ông nào khác. Và không phải là thiếu những lời mời mọc.

Connor nói:

-Anh biết, em yêu. Nhưng lúc đó em đã hiểu rằng không thể có ai thay thế anh được.

Connor buông vợ ra và chạy về phía những ngọn sóng và cố giữ để chỉ chạy trước vợ một bước. Cuối cùng Maggie cũng đuổi kịp gã, miệng thở hổn hển:

-Declan O’Casey đã cầu hôn em trước khi…

Gã nhìn vào đôi mắt xanh thẳm, lấy tay vuốt một lọn tóc xoà xuống mặt nàng, đáp:

-Em yêu, anh biết. Và không một ngày nào trôi qua mà anh không lấy làm cảm tạ rằng em đã chờ anh. Đó là điều duy nhất giữ cho anh còn sống. Điều đó và ý nghĩ sẽ được nhìn thấy Tara…

Những lời nói của Connor khiến Maggie nhớ đến nỗi buồn trong những lần bị sảy thai và biết rằng mình sẽ không thể có thêm được một đứa con nữa. Lớn lên trong một gia đình đông đúc, bản thân chị cũng mong rằng mình sẽ đẻ thật nhiều con. Chị vẫn không chấp nhận được lý luận của mẹ: Đó là do ý chúa.

Trong thời gian Connor sang Việt Nam, chị đã có bao nhiêu giờ phút hạnh phúc cùng Tara. Nhưng kể từ khi Connor được đoàn tụ với hai mẹ con thì cô con gái dường như đột nhiên thay đổi sự chú ý của nó, và cho đến giờ mặc dù hai mẹ con vẫn rất thân nhau nhưng Maggie biết rằng mình chẳng bao giờ có nổi mối quan hệ như Connor đối với con gái.

Khi Connor quyết định làm việc cho Công ty bảo hiểm Maryland với chức danh Điều phối viên tập sự Maggie đã cảm thấy rất khó hiểu. Chị luôn nghĩ rằng giống như người cha, gã sẽ làm việc gì đó trong ngành hành pháp. Đó là trước khi gã giải thích cho chị hiểu thực sự gã đang làm việc cho ai. Mặc dầu gã không nói rõ một cách chi tiết, nhưng cho chị biết ai là người trả lương cho gã và nhiệm vụ đặc biệt của một sĩ quan không chíng thức hay còn gọi là NOC. Chị đã giữ bí mật cho gã suốt bao nhiêu năm, mặc dầu đôi khi việc không thể nói chuyện với bạn bè hay đồng nghiệp về nghề nghiệp của chồng mình có chút gì đó hơi kỳ quặc. Nhưng chị thấy rằng điều đó chỉ là thứ yếu so với những cái mà các bà vợ khác bị các ông chồng buộc phải ngắt điện thoại vì nói những chi tiết lê thê về công việc mà họ muốn giữ bí mật.

Và chị thật sự hi vọng là một ngày kia con gái chị cũng sẽ tìm được một ai đó có thể ngồi suốt đêm trên ghế đá chỉ để nhìn thấy nó ra kéo rèm cửa sổ
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7


Nguồn: vnthuquan

Jackson châm một điếu thuốc và lắng nghe thật cẩn thận từng chữ do người của Nhà Trắng nói ra, không hề chen lời ông ta lần nào.

Cuối cùng khi Lloyd nói xong ông mới uống một hớp trong chai nước suối acqua minerale để trước mặt và chờ nghe xem câu hỏi đầu tiên của viên cựu phó giám đốc CIA sẽ là gì.

Jackson dụi điếu thuốc:

-Cho phép tôi hỏi vì sao ngài lại nghĩ rằng tôi là người thích hợp để thi hành nhiệm vụ này?

Lloyd không ngạc nhiên. Ông đã quyết định rằng nếu Jackson hỏi câu đó thì ông sẽ nói đúng sự thật.

-Chúng tôi biết rằng anh từ chức khỏi CIA bởi vì một sự bất đồng quan điểm với Helen Dexter - Ông cố tình nhấn mạnh từng chữ mặc dầu các thành tích của anh là rất mẫu mực, và cho đến tận lúc đó anh vãn được đánh giá là người kế tục đương nhiên của bà ta. Nhưng từ khi anh từ chức với những lý do mà bề ngoài có vẻ kỳ quặc, tôi tin rằng anh vẫn chưa tìm được một chỗ làm xứng đáng với khả năng của mình. Chúng tôi cho rằng Dexter cũng có làm đôi động tác về chuyện đó.

Jackson nói:

-Chỉ cần gọi một cú điện, dĩ nhiên là không ghi âm lại - thế là đột nhiên người ta thấy mình bị loại khỏi bất cứ danh sách sơ tuyển nào. Tôi vốn luôn luôn thận trọng khi nói một điều gì không hay về cuộc sống, nhưng trong trường hợp Helen Dexter thì tôi lấy làm sung sướng có một ngoại lệ.

Anh ta châm một điếu thuốc khác, nói:

-Ngài thấy đấy, Dexter tin rằng Tom Lawrence chỉ giữ vị trí quan trọng thứ hai ở Mỹ. Bà ta mới là người bảo vệ đức tin chân chính, là pháo đài cuối cùng của dân tộc và đối với bà ta các chính khách thắng cử chẳng qua chỉ là một sự bất tiện tạm thời và sớm hay muộn cũng bị các cử tri hất khỏi ghế.

Lloyd nói một cách ý nhị:

-Tổng thống đã có nhiều dip nhận biết điều đó.

-Ngài Lloyd, Tổng thống đến rồi đi. Tôi cuộc rằng cũng như tất cả chúng ta, Tổng thống cũng là con người và vì thế ngài có thể tin chắc là Dexter cũng có một tập hồ sơ dành riêng cho ông ta, trong đó chứa đầy những lý do khiến cho ông ta không đủ khả năng làm tiếp một nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai. Tiện thể cũng nên nói rằng bà ta cũng dành cho ngài một tập hồ sơ dày chẳng kém.

-Vậy thì chúng ta cũng hãy bắt đầu tập hồ sơ của mình. Anh Jackson, tôi không nghĩ ra một ai khác có đủ khả năng làm việc này hơn anh.

-Chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu?

Lloyd nói:

-Bằng việc điều tra xem ai là kẻ đứng đàng sau vụ ám sát Ricardo Guzman ở Botogá tuần trước. Chúng tôi có lý do để tin rằng CIA tham dự vào đó, trực tiếp hoặc gián tiếp.

Jackson ngỡ ngàng hỏi:

-Mà Tổng thống không được biết sao?

Lloyd gật đầu và lấy từ trong cặp ra một tập hồ sơ và đẩy nó sang bên kia bàn. Jackson lật mở nó ra. Lloyd nói:

-Cứ đọc đi. Bởi vì anh sẽ phải ghi nhớ mọi thứ.

Jackson bắt đầu đọc, và mặc dầu chưa đọc hết trang đầu tiên anh ta đã có vẻ hiểu ra.

-Nếu chúng ta giả thiết rằng đó là một tay bắn tỉa đơn độc thì việc cố gắng tìm kiếm những thông tin đáng tin cậy là hầu như không thể được. Loại người đó sẽ chẳng để lại điạ chỉ đâu - Jackson dừng lại một chút - Nhưng nếu chúgn ta đang có chuyện với CIA thì Dexter đã đi trước chúng ta cả mười ngày nay rồi. Có thể bà ta đã biến tất cả những đại lộ có thể dẫn tới tên giết người biến thành những ngõ cụt - trừ khi…

-Trừ khi…? - Lloyd lặp lại.

-Tôi không phải là kẻ duy nhất mà bà ta chống lại trong nhiều năm qua. Chỉ có thể là còn có một người nữa ở Botogá đã. - Anh ta ngừng lại một lát - Tôi có bao nhiêu thời gian?

-Ba tuần nữa Tổng thống mới của Colombia sẽ sang thăm chính thức Washington. Nếu lúc đó chúng ta có được cái gì thì rất có ích.

Jackson lại dụi điếu thuốc và nói:

-Nghe có vẻ giống như những ngày xưa rồi đấy. Ngoại trừ việc lần này có thêm được niềm vui là Dexter chính thức ở phía đối phương - Anh ta lại châm một điếu thuốc khác - Tôi sẽ làm việc cho ai đây?

-Một cách chính thức thì anh làm việc tự do. Nhưng không chính thức thì anh làm việc cho tôi. Anh sẽ được trả lương tương đương với mức lương anh được hưởng hồi ở CIA, được gửi hàng tháng vào tài khoản của anh, mặc dầu hiển nhiên là tên anh không có ở bất cứ loại sổ sách nào. Tôi sẽ liên lạc với anh bất cứ khi nào…

-Không, ngài sẽ không liên lạc với tôi, ngài Lloyd. Tôi sẽ liên lạc với ngài mỗi khi có được điều gì đó đáng phải báo cáo. Liên lạc hai chiều sẽ chỉ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị nghe trộm mà thôi. Tôi chỉ cần một số máy không có nguồn gốc mà thôi.

Lloyd viết bảy chữ số lên một tờ giấy ăn:

-Số máy này sẽ chuyển thẳng đến bàn làm việc của tôi, ngay cả thư ký riêng của tôi cũng bỏ qua. Sau nửa đêm nó sẽ được tự động chuyển tới máy điện thoại đặt ở đầu giường tôi. Anh có thể gọi cho tôi bất cứ ban ngày hay ban đêm. Anh không cần phải áy náy về việc giờ giấc khác biệt với nơi anh đang có mặt, bởi vì tôi sẽ không phiền lòng chút nào nếu có bị gọi dậy vào lúc nửa đêm.

-Biết được điều đó là rất tốt, bởi vì tôi không nghĩ là có bao giờ Helen Dexter ngủ.

Lloyd mỉm cười:

-Chúng ta còn việc gì chưa bàn không?

Jackson nói:

-Chưa hết đâu. Khi ra khỏi đây ngài hãy rẽ phải, rồi lại rẽ trái. Đừng nhìn lại phía sau và đừng gọi taxi nếu ngài chưa đi bộ hết bốn đoạn phố. Từ giờ trở đi ngài cần phải suy nghĩ như Dexter và xin báo trước cho ngài rằng bà ta đã ở trong nghề ít nhất ba mươi năm. Tôi chỉ biết một người duy nhất có thể vượt mặt bà ta.

Lloyd nói:

-Hy vọng người đó là anh.

Jackson nói:

-Rất tiếc người đó không phải là tôi.

-Đừng nói với tôi rằng anh ta đã làm việc cho Dexter.

Jackson gật đầu:

-Ngay cả dẫu cho anh ta là bạn thân nhất của tôi, nhưng nếu Dexter ra lệnh cho anh ta giết tôi thì sẽ chẳng có một công ty bảo hiểm nào trong thành phố dám bảo hiểm tính mạng cho tôi cả. Nếu ngài hy vọng tôi đánh bại cả hai người đó thì tốt hơn hết là ngài hãy hy vọng là giá tôi mục rữa từ tám tháng qua còn hơn.

Hai người đứng dậy. Jackson nói trong lúc họ bắt tay nhau:

-Tạm biệt, ngài Lloyd. Rất tiếc đây là lần gặp gỡ đầu tiên và cũng là lần gặp cuối cùng của chúng ta.

Lloyd lo lắng nhìn người mới được tuyển dụng:

-Nhưng tôi nghĩ là chúng ta đã đồng ý…

-Làm việc với nhau, chứ không phải là tiếp tục gặp gỡ nhau. Ngài thấy đấy, Dexter sẽ không thể coi việc gặp nhau đến lần thứ hai là tình cờ nữa.

Lloyd gật đầu:

-Tôi chờ để nghe tin tức từ phía anh.

Jackson nói:

-Ngài Lloyd, còn một điều nữa. Đừng đến thăm Phòng tranh Quốc gia nữa, nếu không phải chỉ để xem tranh.

Lloyd nhăn mặt hỏi:

-Tại sao lại không?

-Bởi vì người bảo vệ lúc nào cũng ngủ gà ngủ gật ở phòng số 71 bao giờ cũng được bố trí ở đó mỗi khi ngài đến thăm. Tất cả những cái đó có trong tập hồ sơ về ngài. Tuần nào ngài cũng tới đó một lần. Có phải Hopper vẫn là hoạ sĩ ngài yêu thích nhất không?

Môi Lloyd khô khốc:

-Vậy có nghĩa là Dexter cũng biết cuộc gặp gỡ này rồi?

Jackson nói:

-Không, lần này ngài gặp may. Hôm nay là ngày nghỉ của tên bảo vệ đó.

Mặc dầu Connor đã nhiều lần nhìn thấy con gái khóc hồi nó còn bé, những khi nó bị đứt tay, bị thâm tím trên người, thậm chí những khi không được làm theo ý mình nhưng lần này thì hoàn toàn khác. Trong lúc nó bám lấy Stuart, gã giả vờ như đang chăm chú vào cái giá để những cuốn sách bán chạy nhất và nhớ lại những ngày nghỉ thú vị nhất mà gã chưa bao giờ được hưởng. Gã đã lên được vài cân và gần như đã trở thành bậc thầy trong môn lướt ván, mặc dầu trước đó đã phải nếm mùi không biết bao nhiêu cú ngã lộn. Trong hai tuần qua, đầu tiên gã thấy thích Stuart, sau đó cũng bắt đầu đánh giá anh khá cao. Ngay cả Maggie cũng thôi không nhắc gã là đêm qua Tara lại không về phòng. Gã coi đó là sự chấp nhận miễn cưỡng của vợ.

Connor nhặt tờ Sydney Morning Herald đặt trên quầy báo. Gã lật qua các trang và chỉ để ý đến các đầu đề bài báo khi giở đến trang quốc tế. Gã liếc nhìn Maggie lúc này đang trả tiền mua mấy thứ quà lưu niệm, những thứ mà hiển nhiên là họ chẳng bao giờ bày hoặc đem tặng ai và cuối cùng chắc chắn sẽ nằm trong đống quà giáng sinh của cha Graham.

Gã lại cúi xuống tờ báo. Dòng tít: “Herrera giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử ở Colombia” chạy ngang hai cột báo ở cuối trang. Gã đọc bài báo viết về chiến thắng dễ dàng của vị tân Tổng thống nhờ sự thay thế vào phút chót của Đảng Nhân dân, thay cho Ricardo Guzman. Bài báo viết tiếp: Herrera dự định sẽ sang thăm Mỹ trong thời gian sắp tới để thảo luận với Tổng thống Lawrence về những vấn đề mà hiện nay Colombia đang phải đối mặt. Trong các vấn đề đó nổi lên…

-Anh xem mua cái này cho Joan có được không?

Connor nhìn lên thấy vợ đang giơ một cái đồ chơi in hình cảng Sydney.

-Hơi quá mốt so với chị ấy.

-Vậy bao giờ lên máy bay chúng ta sẽ mua cái gì trong cửa hàng miễn thuế vậy.

Một giọng nói vang khắp sân bay:

-Đây là lần thông báo cuối cùng mời lên chuyến bay của Hàng không Mỹ chuyến bay số 816 đi Los Angeles. Xin mời những hành khách chưa lên máy bay ra ngay cổng số 27.

Connor và Maggie bắt đầu đi về phía cửa, cố chậm lại vài bước trước con gái và Stuart, họ đang ôm cứng lấy nhau như đang trong cuộc chạy thi chạy ba chân. Sau khi hai người đã đi qua cửa kiểm tra hộ chiếu Connor quay lại trong khi Maggie đi tiếp tới để nói với người kiểm tra ở cổng ra là còn có hai hành khách cuối cùng sắp đến ngay bây giờ.

Một lúc sau Tara miễn cưỡng xuất hiện, Connor nhẹ nhàng ôm lấy vai con gái:

-Bố biết là khó có thể an ủi được con, nhưng bố nghĩ cậu ta…- Connor lưỡng lự.

-Con biết - Tara vừa nói vừa thổn thức - Bao giờ về đến Stanford con sẽ hỏi xem người ta có cho phép con làm nốt luận văn ở Đại học Tổng hợp Sydney hay không.

Connor nhìn thấy vợ đang đứng bên cạnh cô chiêu đãi viên bên cửa ra máy bay. Nhìn thấy cô gái đang khóc thút thít, cô khẽ hỏi Maggie:

-Cô ấy sợ bay à?

-Không, chỉ có điều nó phải để lại sân bay một thứ mà hải quan không cho đem ra.

Hầu như suốt chuyến bay mười bốn giờ từ Sydney đi Los Angeles Maggie toàn ngủ. Tara cứ thắc mắc mãi không hiểu sao mẹ lại có thể ngủ được như vậy. Cô uống bao nhiêu viên thuốc ngủ mà chỉ có thể lơ mơ chợp đi chút ít. Cô nắm chặt tay bố, nhưng Connor chỉ mỉm cười mà không nói gì.

Tara mỉm cười lại với bố. Từ khi còn bé tí bố vẫn là trung tâm trong cuộc sống của cô. Không bao giờ cô lo lắng đến chuyện sẽ không gặp được một người đàn ông khác có thể thay thế chỗ của bố, và đến lúc ấy bố có thể chấp nhận được chuyện đó. Giờ đây chuyện đó đã xảy ra, cô sung sướng thấy bố ủng hộ cô biết bao. Nếu có vấn đề gì thì lại là ở phía mẹ.

Tara biết rẳng nếu cứ để mặc mẹ mình thì có thể cô vẫn còn là trinh nữ, và có thể vẫn cứ ở nhà mãi với cha mẹ. Đến tận lớp mười một cô mới thôi tin rằng nếu như hôn một đứa con trai thì sẽ có thai. Đó là khi bọn bạn trong lớp truyền cho cô một bản coppy của quyển “Niềm vui tình dục”. Đêm đến Tara cuộn tròn mình trong mền cùng với ngọn đèn pin và lật từng trang.

Nhưng chỉ đến khi học xong trường Stone Ridge cô mới bị mất trinh - và nếu như tất cả mọi người trong lớp đều nói thật thì ắt hẳn cô là người mất trinh cuối cùng. Tara được cùng bố mẹ về thăm quê, chuyến đi mà bố cô đã hứa từ lâu. Cô yêu đất Irish lên và những con người ở đó ngay từ phút đầu đặt chân lên Dublin. Trong bữa ăn tối ở khách sạn ngay hôm đầu tiên, Tara đã nói với bố là cô không hiểu tại sao người Irish lại không bằng lòng ở lại quê hương mà cứ phải di cư.

Người phục vụ trẻ đứng ở bàn họ đã nhìn cô và đọc:

Đất Irish không có nghĩa gì đâu.

Bạn nói thế sao? Bạn điên rồi.

Đất Irish vô cùng ý nghĩa.

Một khi tất cả đều biết dùng súng và dùng ngòi bút.

Maggie nói:

-Walter Savage Landor. Nhưng cậu có biết câu tiếp không?

Người phục vụ cúi đầu:

Và khi Tara đứng dậy cao lồng lộng…

Tara đỏ bừng mặt, còn Connor thì cười phá lên. Người phục vụ có vẻ bối rối.

-Đấy là tên tôi - Tara giải thích.

Cậu ta lại cúi đầu rồi dọn dao đĩa. Trong khi bố thanh toán tiền bữa ăn còn mẹ đang đi lấy áo, người phục vụ hỏi khi nào cậu hết ca Tara có vui lòng đi uống cà phể ở Gallagher không. Tara vui sướng nhận lời.

Mấy giờ sau đó Tara ngồi trong phòng mình xem một cuốn phim cũ, quá nửa đêm một chút cô rón rén bước xuống tầng dưới. Cái tiệm cà phê mà Liam giới thiệu ở ngay cuối đường, chỉ cách đó có vài trăm mét và khi Tara bước vào cô đã thấy cậu đứng chờ nơi quầy rượu. Liam không hề lãng phí thì giờ với việc giới thiệu với cô những thú vui ở Guinness. Cô không hề ngạc nhiên khi biết rằng cậu làm công việc bồi bàn trong kỳ nghỉ hè, trước khi cậu học xong năm cuối ở trường đại học Trinity, cậu nghiên cứu về các nhà thơ Irish. Tuy vậy Liam rất ngạc nhiên khi thấy cô trích dẫn rất hay những câu thơ của Yeast, Joyce, Wilde và Synge. Hai giờ sau khi đưa cô về phòng cậu hôn nhẹ lên môi cô và hỏi:

-Em ở lại Dublin có lâu không?

-Hai ngày nữa - Cô nói.

-Vậy chúng ta đừng để phí một giây nào.

Sau ba đêm không ngủ, Tara rời Dublin đi tới thăm quê hương của Oscar ở Kilkenny, cô cảm thấy mình có đủ trình độ để thêm vào một hai dòng trong cuốn Niềm vui tình dục.

Khi Liam mang đồ đạc của họ ra chiếc xe thuê, Connor đã cho anh một khoản tiền thưởng hậu hĩnh và thì thầm nói:

-Cám ơn cậu.

Tara đỏ bừng mặt.

Trong năm đầu tiên ở Stanford Tara cũng có một chuyện có thể gọi là chuyện tình ái với một sinh viên y khoa. Nhưng chỉ đến khi nhận được lời cầu hôn cô mới hiểu rằng mình không hề muốn sống nốt cuộc đời với anh ta. Vậy mà Stuart không cần mất đến một năm cô đã có được một kết luận khác hẳn.

Họ gặp nhau lần đầu tiên khi đâm sầm phải nhau. Đó là lỗi của cô - Cô đã không hề nhìn trước khi cắt ngang đường trượt của anh trong khi anh phóng xuống một con sóng lớn. Cả hai người chao đi. Khi anh nâng cô lên khỏi mặt nước, Tara chờ nghe một tràng trách mắng. Thay vì thế anh ta chỉ mỉm cười và nói:

-Lần sau cô nhớ tránh những làn lướt nhanh.

Chiều hôm đó cô lại lặp lại lỗi cũ, nhưng lần này là cố ý. Và anh biết là cô cố ý.

Anh phá lên cười và nói:

-Cô chỉ cho tôi có hai con đường để lựa chọn. Hoặc là tôi sẽ bắt đầu dạy cô lướt sóng, hoặc chúng ta hãy đi uống cà phê. Nếu không thì có lẽ lần gặp gỡ sau đây của chúngta sẽ là ở trong bệnh viện. Cô chọn đàng nào?

-Hãy bắt đầu bằng cà phê vậy.

Đêm đó Tara đã muốn ngủ cùng với Stuart. Mười ngày sau, đến lúc phải về cô chỉ ước mình đừng có bắt anh phải chờ đến tận ba ngày sau hôm gặp gỡ đầu tiên đó. Và lúc cuối tuần…

-Đây là cơ trưởng chuyến bay của các vị. Hiện nay chúng ta bắt đầu hạ độ cao để hạ cánh xuống Los Angeles…

Maggie choàng dậy, dụi mắt và mỉm cười với con gái, hỏi:

-Mẹ ngủ thiếp đi à?

Tara đáp:

-Không, mãi đến khi máy bay cất cánh mẹ mới ngủ mà.

Sau khi lấy hành lý Tara chào tạm biệt bố mẹ rồi quay đi để lên chuyến máy bay tiếp đi San Francisco. Trong khi cô mất hút vào đám đông người vừa đến và sắp đi của sân bay, Connor thì thầm vào tai Maggie:

-Anh sẽ không ngạc nhiên nếu nó quay lại bay chuyến bay sắp tới đến Sydney.

Maggie gật đầu.

Họ đi về phía nhà ga nội địa và leo lên chiếc “Con mắt đỏ”. Lần này Maggie thấy buồn ngủ ngay khi video chiếu lại những động tác thoát hiểm vừa xong. Trong khi bay qua các bang, Connor cố xua đuổi ý nghĩ về Tara và Stuart và tầp trung để nghĩ đến những việc cần phải làm khi về đến Washington. Chỉ ba tháng nữa thôi là gã sẽ không ở trong danh sách những nhân viên tác chiến nữa, nhưng gã vẫn chưa biết được người ta dự định chuyển gã về phòng nào. Gã ghê sợ cái ý nghĩ sẽ phải làm một công việc bàn giấy từ chín giờ sáng đến năm giờ chiều ở tổng hành dinh và những bài giảng cho các nhân viên NOC trẻ về những kinh nghiệm trên mặt trận. Gã đã báo trước cho Joan là có thể gã sẽ thôi việc nếu như không được người ta dành cho một việc thú vị hơn. Gã chẳng hề được sinh ra để làm giáo viên.

Trong những năm qua có nhiều lời bóng gío về một vài vị trí hàng đầu mà người ta cân nhắc dành cho gã, nhưng đó là trước khi sếp của gã thôi việc không một lời giải thích. Mặc dầu gã đã có hai mươi tám năm phục vụ và được rất nhiều lời khen, Connor được biết rằng giờ đây khi Chris Jackson không còn ở trong công ty thì tương lai của gã không được hoàn toàn đảm bảo như gã vẫn hình dung nữa.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8


Nguồn: vnthuquan

-Anh có chắc rằng Jackson có thể tin cậy được không?

-Không, thưa Tổng thống. Nhưng tôi chắc chắn một điều: Jackson cũng chán ghét - tôi xin nhắc lại là chán ghét - Helen Dexter chẳng kém gì ngài.

Tổng thống nói:

-Được cái đó cũng tốt chẳng kém gì một thư giới thiệu. Còn lý do gì nữa khiến anh chọn anh ta? Bởi vì nếu chỉ chán ghét Dexter là đủ yêu cầu để làm việc này thì có vô khối ứng cử viên khác.

-Anh ta còn có một số nét khác mà tôi cần tìm kiếm. Anh ta đã từng là một sĩ quan hồi ở Việt Nam, từng ở cương vị đứng đầu cơ quan tình báo địa phương, chưa kể đến danh tiếng là Phó giám đốc CIA.

-Vậy tại sao anh ta lại từ chức trong khi trước mắt còn có cả một sự nghiệp hứa hẹn như vậy?

-Tôi ngờ rằng Dexter cảm thấy anh ta quá hứa hẹn, và có vẻ như bắt đầu trở thành người cạnh tranh nghiêm túc với bà ta.

-Nếu như anh ta có thể chứng minh được rằng bà ta đã ra lệnh ám sát Ricardo Guzman, thì anh ta vẫn có thể hy vọng như vậy. Andy, có vẻ như anh đã chọn được người thích hợp nhất cho công việc rồi đấy.

-Jackson nói với tôi rằng còn có một người nữa tốt hơn.

Tổng thống nói:

-Vậy thì hãy lấy cả anh ta nữa.

-Tôi cũng đã nghĩ thế. Nhưng hoá ra anh ta đã đang làm việc cho Dexter.

-Vậy thì ít nhất anh ta cũng không được biết rằng Jackson làm việc cho chúng ta. Anh ta còn nói gì nữa không?

Lloyd mở tập hồ sơ và bắt đầu nói lại cho Tổng thống nghe nội dung cuộc nói chuyện giữa ông với Cựu Phó giám đốc CIA

-Nghe Lloyd kể xong, Lawrence chỉ nói:

-Có phải anh nghĩ rằng tôi cũng sẽ chịu ngồi không trong khi chờ Jackson đem đến cái gì đó chăng?

-Thưa Tổng thống, đó là điều kiện của anh ta, nếu như chúng ta muốn anh ta thực hiện nhiệm vụ ấy. Nhưng tôi có cảm giác rằng Jackson không phải loại người chịu ngồi không.

-Tốt hơn cho anh ta là không nên ngồi không, bởi vì Dexter còn ngồi thêm ngày nào ở Langley thì đối vơi tôi ngày ấy là quá nhiều. Hãy hy vọng là Jackson sẽ cung cấp cho chúng ta sợi dây đủ dài để treo cổ mụ ta trước công chúng. Và khi đó thì hãy tổ chức hành hình ở Vườn hồng.

Thư ký nhà nước cười phá lên:

-Điều đó có lẽ sẽ là hay cho cả hai việc của chúng ta: có thêm được một vài người Cộng hoà bỏ phiếu cho chúng toa ở Safe Street và Chương trình giảm tội phạm.

Tổng thống mỉm cười, hỏi:-Sau đây là ai?

Lloyd nhìn đồng hồ nói:

-Thượng nghị sĩ Bedell đã phải chờ một lúc ngoài kia rồi.

-Ông ta muốn gì bây giờ?

-Ông ta hy vọng sẽ được báo cáo tóm tắt cho ngài về các sửa đổi mới nhất của Dự luật cắt giảm chi phí quốc phòng.

Tổng thống nhăn mặt:

-Ông có biết Zerimski đã kiếm được thêm bao nhiêu điểm trong cuộc thăm dò ý kiến mới không?Vừa tra chìa khoá để mở cửa ngôi nhà nhỏ của họ ở Georgetown xong Maggie đã quay số 650. Connor bắt đầu dỡ đồ đạc và lắng nghe một phía câu chuyện giữa vợ và con gái.

-Mẹ chỉ gọi để cho con biết bố mẹ đã về đến nhà an toàn rồi thôi.

Connor mỉm cười trước màn kịch vụng về của vợ. Tara có thừa thông minh để không bị lừa nhưng gã biết con gái sẽ giả vờ như không biết.

-Mẹ, cám ơn mẹ đã gọi. Chỉ được nghe thấy tiếng mẹ là hay rồi.

Maggie hỏi:

-Ở chỗ con mọi việc ổn cả chứ?

-Vâng, mẹ ạ - Tara nói và tiếp theo là một hồi lâu cô cố thuyết phục để mẹ tin là cô sẽ không làm điều gì kỳ quặc. Khi tin chắc là mẹ đã tin lời mình, cô hỏi:

-Bố đâu hả mẹ?

-Bố đây này - Maggie đưa điện thoại cho Connor.

-Bố, bố có thể cho con một ân huệ không?

-Con nói đi.

-Bố hãy nói để mẹ hiểu là con sẽ không làm điều gì ngốc nghếch. Từ khi con về đến nhà đến giờ Stuart đã gọi điện hai lần, và vì anh ấy đã dự định - Cô hơi lưỡng lự - sang Mỹ trong dịp Giáng sinh, cho nên con tin là con có thể kiềm chế được cho đến lúc đó. Với lại bố này, con nghĩ là tốt hơn hết nên báo trước cho bố biết là con thích quà Giáng sinh là gì.

-Vậy đó là cái gì, con gái yêu của bố?

-Bố sẽ trả tiền điện thoại gọi ra nước ngoài cho con trong tám tháng tới. Con có cảm giác là nó sẽ đắt hơn là mua chiếc xe cũ mà bố hứa sẽ cho con nếu con đậu Ph.D.

Connor phá lên cười.

-Vậy tốt hơn hết là bố hãy được thăng chức như bố đã nói hồi chúng ta ở Australia.

-Tạm biệt, con yêu bố.

Connor gác máy và mỉm cười với Maggie. Gã toan nói với vợ đến lần thứ mười là đừng có lo lắng thì chuông điện thoại lại réo vang. Gã cầm máy, nghĩ rằng đó là Tara gọi lại. Nhưng không phải, Joan nói:

-Tôi xin lỗi là gọi đến mặc dù ôngvừa mới về đến nơi. Nhưng Sếp vừa nói với tôi, và có vẻ khẩn cấp lắm. Khi nào ông có thể đến nơi được?

Connor nhìn đồng hồ:

-Hai mươi phút nữa tôi sẽ có mặt - gã nói và đặt điện thoại xuống.

Maggie vừa tiếp tục dỡ đồ đạc, vừa hỏi:

-Ai đấy?

-Joan. Chị ấy muốn anh đến để ký mấy hợp đồng treo đã lâu. Chắc không mất thì giờ lắm đâu?

Maggie nói:

-Quái quỷ. Ởmáy bay em quên không mua gì cho chị ấy rồi.

-Trên đường đến văn phòng anh sẽ tìm mua một thứ gì đó.

Connor nhanh chóng chạy xuống tầng dưới và ra khỏi nhà trước khi Maggie có thể hỏi thêm câu nào. Gã leo lên chiếc Toyota cũ kỹ, nhưng mất một hồi lâu gã mới nổ máy được. Cuối cùng gã cũng đánh được “cái xe tăng già nua” - như lời Maggie tả - ra được phố Hai mươi mốt. Mười lăm phút sau gã rẽ trái sang đường M rồi rẽ tiếp, sau đó mất hút trong một khu đỗ xe dưới tầng hầm không có biển báo gì.

Khi Connor bước vào toà nhà , người lính gác chạm tay lên vành mũ chào và nói:

-Chào ngài Fitzgerald, chúc mừng ngài đã trở về. Tôi nghĩ là phải thư hai ngài mới về kia.

-Thế nên hai chúng ta mới gặp nhau thế này - Connor nói, giơ tay choà đùa lại rồi đi về phía dãy thang máy. Gã vào một buồng và đi lên tầng bảy. Bước ra hành lang, gã nhận được nụ cười chào của cô gái ngồi ở bàn lễ tân kê bên dưới tấm biển in đậm Công ty bảo hiểm Maryland. Trên tấm bảng dưới tầng trệt có ghi rằng công ty này đóng ở các tầng bảy, tám, chín và mười. Cô nhân viên lễ tân nói:

-Rất vui mừng được gặp ngài, ngài Fitzgerald. Có người đến gặp ngài đấy.

Connor gật đầu mỉm cười rồi đi tiếp dọc hành lang. Vừa rẽ trái gã đã nhìn thấy Joan đứng trước cửa phòng gã. Nhìn vẻ mặt chị gã đóan rằng chị đã chờ ở đây khá lâu. Rồi gã nhớ ra những lời của Maggie trước khi gã rời khỏi nhà, mặc dầu vẻ mặt của Joan không có vẻ như đang chờ được tặng quà. Chị nói và mở cửa cho gã.

-Sếp đến được mấy phút rồi.

Connor đi vào văn phòng. Người đang ngồi trước bàn gã kia có lẽ không bao giờ có một ngày nghỉ thì phải.

-Thưa giám đốc, tôi xin lỗi đã để bà phải chờ - gã nói - Tôi chỉ mới…

-Chúng ta gặp một số rắc rối - Helen Dexter chỉ nói có vậy và đẩy một cặp hồ sơ qua bàn.

Jackson nói:

-Hãy cho tôi một cái vỏ bọc, còn các việc khác để tôi lo.

Cảnh sát trưởng Botogá nói:

-Tôi rất muốn làm điều đó, Chris. Nhưng một vài đồng nghiệp của anh đã nói rất rõ ràng với tôi là hiện nay anh là một persona non grata (Một người không đảm bảo).

Jackson rót cho Cảnh sát trưởng một ly wisky nữa và nói:

-Tôi không bao giờ nghĩ rằng anh lại là một người thích chính xác kiểu ấy đấy.

-Chris, anh phải hiểu rằng khi anh còn là một người đại diện cho chính phủ anh thì bao giờ mọi việc cũng rõ ràng.

-Kể cả những khoản lót tay, nếu tôi nhớ chính xác.

Cảnh sát trưởng vẫn nói rất thản nhiên:

-Nhưng dĩ nhiên anh vẫn là người thứ nhất biết đánh giá rằng vẫn có những chi phí có thể thoả thuận được. - Ông ta uống một ngum wisky trong chiếc cốc pha lê - Với lại anh cũng thừa biết rằng hiện nay chỉ số lạm phát ở Colombia rất cao. Lương tôi có đủ cho mọi chi tiêu đâu.

Jackson nói:

-Từ bài thuyết lý nho nhỏ ấy tôi hiểu rằng tỷ giá vẫn như cũ, ngay cả đối với persona non grata, đúng không?

Cảnh sát trường uống nốt ly wisky, chùi ria mép và nói:

-Chris, ở cả hai nước chúng ta Tổng thống đều đến rồi đi - nhưng những người bạn cũ thì không.

Chris mỉm cười rồi lấy trong ví ra một chiếc phong bì và luồn qua gầm bàn đưa cho ông ta. Cảnh sát trưởng liếc nhìn vào trong phong bì rồi mở cúc áo chẽn và nhét chiếc phong bì vào.

-Tôi thấy rằng ông chủ mới của anh - lạy thánh Ala - không cho anh tự do như trước, khi động đến chuyện chi phí.

Jackson đáp:

-Một cái vỏ bọc, tôi chỉ cần có thế thôi.

Cảnh sát trưởng giơ cái ly không và chờ cho đến khi người bồi rót thêm đầy đến miệng. Ông ta uống một ngụm lớn nữa và nói:

-Chris, tôi vẫn luôn tin rằng nếu như anh muốn tìm kiếm một chỗ để mặc cả, thì không nơi nào tốt hơn là một cửa hiệu cầm đồ. - Ông ta mỉm cười rồi uống cạn ly rượu - Và ông bạn cũ ơi, xin nhớ rằng cái chuyện rắc rối mà hiện nay anh đang phải đối diện ấy mà, tôi sẽ bắt đầu từ quận San Francisco, và tôi sẽ chẳng phải làm gì nhiều hơn là một quầy hàng đâu.

Sau khi đọc xong từng chi tiết của bản ghi nhớ mật, Conor đưa trả cặp hồ sơ cho giám đốc.

Câu hỏi đầu tiên của bà ta khiến gã ngạc nhiên:

-Bao nhiêu lâu nữa thì anh đến hạn nghỉ hưu?

-Đến tháng giêng sang năm thì tôi đến hạn được loại khỏi danh sách tác chiến. Nhưng dĩ nhiên là tôi vẫn muốn được ở lại phục vụ công ty.

Dexter nói một cách thực tế:

-Hiện nay việc giải quyết một cách hài hoà đối với tài năng của anh quả là hoàn toàn không dễ dàng chút nào. Tuy nhiên có một vị trí còn trống mà tôi cảm thấy nếu đề cử anh thì sẽ thích hợp - Bà ta ngừng lại một lát - Đó là vị trí giám đốc văn phòng ở Cleveland.

-Cleveland ư?

-Phải.

Connor nói:

-Sau hai mươi tám năm làm việc cho công ty, tôi hy vọng bà có thể tìm cho tôi một việc gì đó ở Washington. Tôi tin rằng bà biết rõ là vợ tôi hiện là Chủ nhiệm khoa Nhân văn ở trường Đại học Tổng hợp Georgetown. Hầu như cô ấy sẽ không thể tìm được một vị trí tương đương ở Ohio.

Một hồi lâu im lặng.

Dexter nói với giọng như lúc đầu:

-Tôi mong được giúp đỡ anh, nhưng bởi vì lúc này ở Langley không có việc gì thích hợp với anh. Nếu như anh cảm thấy có thể nhận công việc ở Cleveland, thì có thể sau một vài năm nưã tôi sẽ đưa được anh về đây.

Connor nhìn thẳng vào người mà gã phục vụ suốt hai mươi sáu năm nay, đau đớn nhận ra bà ta đang hạ lưỡi dao hiểm độc lên mình, lưỡi dao mà trước đây bà ta đã từng sử dụng với bao nhiêu đồng nghiệp của gã. Nhưng tại sao lại như vậy, trong khi gã vẫn thực hiện những mệnh lệnh của bà ta chính xác đến từng chữ? Gã liếc nhìn cặp hồ sơ. Phải chăng Tổng thống đòi hỏi phải có một vật hy sinh một khi ông ta đã bị chất vấn sát sạt như vậy về những hoạt động của CIA ở Colombia. Phải chăng Cleveland là phần thưởng dành cho gã sau chừng ấy năm phục vụ?

Gã hỏi:

-Có còn cách nào khác không?

Giám đốc không hề lưỡng lự:

-Anh có thể chọn cách nghỉ hưu sớm.

Bà ta nói cứ như đang nói đến chuỵên thay một người gác cổng căn hộ của mình khi ông ta đến sáu mươi tuổi.

Connor ngồi im lặng, không thể tin nổi những điều đang nghe thấy. Gã đã cống hiến cả cuộc đời mình cho Công ty, và cũng như nhiều nhân viên khác đã bao lần gã đặt cuộc sống của mình chênh vênh trên bờ vực.

Helen Dexter đứng lên:

-Có lẽ khi nào quyết định được anh sẽ thông báo cho tôi sau nhé.

Bà ta đi ra, không nói thêm một lời nào.

Connor ngồi một mình im lặng hồi lâu, cố thấm hết những lời giám đốc vừa nói. Gã nhớ lại Chris Jackson đã kể lại cho gã một cuộc nói chuyện giống như thế này tám tháng trước đây. Nhưng với anh ta Giám đốc đề nghị một ghế ở Milwaukee. Gã nhớ hồi đó gã đã nói với Jackson:

-Chắc điều đó sẽ không bao giờ xảy ra đối với tôi. Dù sao đi nữa tôi cũng ở trong các nhóm tác chiến, và chẳng ai có thể nghi ngờ rằng tôi có thể đe doạ cái ghế của bà ta cả.

Nhưng Connor đã phạm phải một tội còn nguy hiểm hơn. Bằng cách thi hành mệnh lệnh của Dexter, gã đã vô tình trở nên nguyên nhân khiến bà ta có khả năng ngã ngựa. Nếu gã không còn ở đó để khiến bà ta vướng chân thì có thể bà ta lại sống sót. Gã tự hỏi trong bao nhiêu năm qua đã có biết bao nhiêu sĩ quan chân chính đã bị đem ra làm vật hy sinh cho tham vọng của bà ta?

Joan bước vào làm gián đoạn những ý nghĩ của gã. Không cần hỏi chị cũng biết là cuộc gặp không có gì tốt đẹp. Chị khẽ hỏi:

-Tôi có thể giúp gì được không ạ?

-Không, không có gì cả.

Sau một lúc im lặng gã nói thêm:

-Chị cũng biết rằng chẳng bao lâu nữa tôi sẽ được ra khỏi danh sách nhân viên tác chiến chứ?

Joan đáp:

-Vâng, ngày mồng một tháng giêng sang năm. Nhưng với thành tích của ông thì tôi nghĩ rằng công ty nhất định sẽ dành cho ông một cái bàn rộng và giờ làm việc của một người bình thường, và có lẽ có cả môt cô thư ký chân dài nữa chứ.

Connor nói:

-Dường như không đâu. Công việc duy nhất mà Giám đốc dành cho tôi là chuyển đến văn phòng của công ty ở Cleveland, và vì thế hiển nhiên không thấy nhắc gì đến một cô thư ký chân dài nào cả.

Joan ngỡ ngàng hỏi:

-Cleveland ư?

Connor gật đầu.

-!@#$%^&*

Connor ngước nhìn người thư ký lâu năm của mình, không dấu nổi ngạc nhiên. Đó là ngôn ngữ mạnh nhất mà mười chín năm nay gã chưa từng thấy chị sử dụng về bất cứ ai, chứ đừng nói là về giám đốc.

Joan nhìn thẳng vào mắt gã nói:

-Ông sẽ nói với Maggie thế nào?

-Tôi cũng không biết nữa, nhưng bởi vì tôi đã lừa dối cô ấy trong hai mươi tám năm qua cho nên tôi tin rằng tôi sẽ phải nhận một cái gì đó.

Khi Chris Jackson mở cửa trước, một hồi chuông vang lên báo rằng có người đã bước qua cửa.

Botogá có tới hơn một trăm cửa hiệu cầm đồ, hầu hết là nằm ở quận San Francisco. Từ hồi thôi không còn là một điệp viên bình thường nữa Jackson không mấy khi làm công việc theo dõi cụ thể. Anh ta bắt đầu tự hỏi không hiểu ông bạn cũ cảnh sát trưởng có xui mình đuổi theo vịt trời hay không. Nhưng anh ta vẫn tiếp tục bởi vì biết rằng gã cảnh sát này bao giờ cũng có cách để đảm bảo sau này còn nhận được tiếp những phong bì đầy tiền.

Escobar ngước lên khỏi tờ báo buổi tối. Ông lão bao giờ cũng có thể phân biệt được ngừơi khách vừa bước vào là người mua hay người bán, thậm chí chỉ trước khi người đó kịp bước tới trước quầy. Cái kiểu nhìn của họ, bộ quần áo cắt đẹp hay xấu, thậm chí cả cái cách họ bước về phía ông. Chỉ cần liếc qua ông khách mới vào ông cũng đã lấy làm mừng là mình đã không đóng cửa sớm.

Escobar đứng dậy, nói:

-Xin chào ngài - Bao giờ ông cũng dùng đại từ "ngài" khi đó là một người định mua hàng - Tôi có thể giúp gì cho ngài được ạ?

-Cái khẩu súng bày ngoài kia...

-À vâng, tôi thấy ngài thật tinh đời. Đó thật sự là một vật đáng sưu tầm.

Escobar nâng cửa quầy lên và bước về phía cửa sổ. Ông lấy cái vali da và đặt nó lên bàn quầy để cho ông khách có thể nhìn kỹ hơn vật đựng trong đó.

Jackson chỉ cần liếc qua khẩu súng được làm bằng tay là biết ngay lai lịch của nó. Anh đã không hề ngạc nhiên khi thấy trong ổ đạn có một viên đã bị bắn đi.

-Ông đòi bao nhiêu cho cái này?

Nhận ra giọng Mỹ, Escobar nói:

-Mười ngàn đô la. Tôi không thể bớt chút nào đâu. Rất người hỏi tôi rồi.

Sau ba ngày lần mò khắp thành phố dưới cái nóng nồng nực, Jackson không còn hơi sức nào để mà mặc cả nữa. Nhưng anh ta không có đủ số tiền mặt trong tay, vả lại cũng không thể viết một cái séc hoặc giơ tấm thẻ du lịch ra.

Anh ta hỏi:

-Tôi có thể đặt trước một ít, và sáng sớm mai sẽ đến lấy được không?

Escobar nói:

-Tất nhiên là được ạ, thưa ngài. Có điều đối với vật đặc biệt này ngài sẽ phải đặt trước mười phần trăm.

Jackson gật đầu và lấy chiếc ví từ túi trong ra. Anh ta lấy ra mấy tờ bạc cũ và đưa cho người bán hàng.

Người bán hàng chậm rãi đếm mười tờ một trăm đô la rồi bỏ vào két và viết thêm giấy biên nhận.

Jackson nhìn xuống chiếc vali để ngỏ, mỉm cười và lấy chiếc vỏ đạn trong hộp đạn bỏ vào túi.

Ông lão vô cùng bối rối, không phải vì hành động của Jackson mà bởi vì ông có thể thề là khi ông mua khẩu súng này thì có đủ cả mười hai viên đạn.

Cô nói:

-Nếu không vì bố mẹ thì em sẽ thu xếp mọi sự và sang đấy với anh ngay ngày mai.

Stuart nói:

-Anh tin là hai bác sẽ hiểu.

Tara nói:

-Có thể. Nhưng như vậy cũng không làm em hết cảm thấy tội lỗi với những gì mà bố mẹ em đã hy sinh để em có thể làm xong Luận án Tiến sĩ. Chưa kể đến mẹ em. Mẹ có thể bị đau tim mất.

-Nhưng em nói là em có thể hỏi Trưởng khoa xem có cho phép em làm nốt luận án ở Sydney không kia mà.

Tara nói:

-Trưởng khoa của em thì không có vấn đề gì. Vấn đề là ở hiệu trưởng kia.

-Hiệu trưởng ư?

-Vâng. Hôm qua trưởng khoa của em đã nói chuyện với ông ta, ông ta đã trả lời là không thể đặt vấn đề ấy ra.

Im lặng một hồi lâu, Tara hỏi:

-Anh có còn ở đó không đấy?

-Anh còn ở đây chứ. - Sau đó là một tiếng thở dài, chẳng kém gì một chàng tình nhân của Shakespeare.

Tara nhắc:

-Chỉ còn có tám tháng thôi mà. Thực tế em có thể nói cho anh biết là còn bao nhiêu ngày. Và đừng có quên là anh đã hứa sang đây với em vào dịp Giáng sinh.

Stuart nói:

-Anh đang mong đến khi đó. Anh chỉ hi vọng là bố mẹ em sẽ không cảm thấy anh quấy rầy họ. Dù sao đi chăng nữa thì cũng khá lâu họ mới được gặp em.

-Đừng có ngốc nghếch thế. Bố mẹ em rất vui mừng khi em báo là anh sẽ đến nghỉ Giáng sinh với em. Mẹ rất ngưỡng mộ anh, và anh biết thừa anh là người đầu tiên được bố khen ngợi đấy.

-Bố em là một người rất đặc biệt.

-Anh nói thế nghĩa là thế nào?

-Em quá biết anh định nói gì rồi mà.

-Tốt nhất là em nên bỏ máy đây, nếu không bố em sẽ phải thăng chức chỉ để đủ tiền trả tiền điện thoại cho em mà thôi.

Stuart làm như không nhận thấy Tara đã thay đổi đề tài đột ngột đến thế nào.

Cô nói tiếp:

-Lúc nào em cũng thấy thật là lùng là anh vẫn còn làm việc trong khi em đã đi ngủ rồi.

Stuart đáp:

-Ồ, anh có thể nghĩ ra cách để thay đổi điều đó màKhi gã mở cửa thì chuông báo động réo vang. Chiếc đồng hồ quả lắc ở văn phòng phía bên ngoài điểm hai tiếng đúng lúc gã gạt tấm rèm sang bên để bước vào cửa hiệu. Gã nhìn vào ô cửa bày hàng. Khẩu súng không còn nằm ở đó nữa.

Phải nhiều phút sau gã mới tìm ra nó được giấu dưới quầy tính tiền.

Gã kiểm tra từng thứ, chú ý rằng có một viên đạn đã bị lấy đi. Gã cắp chiếc vali trong tay và lẻn ra nhang như lúc vào. Gã không hề lo lắng về chuyện có thể bị bắt. Cảnh sát trưởng đã cam đoan với gã rằng ít nhất phải ba mươi phút sau người ta mới có thể báo là cửa hiệu bị đột nhập. Trước khi đóng cửa gã liếc nhìn chiếc đồng hồ quả lắc. Lúc đó là hai giờ mười hai phút.

Khó mà lên án cảnh sát trưởng về chuyện ông bạn cũ của ông ta không đủ tiền mặt để mua khẩu súng. Và trong bất cứ trường hợp nào thì ông ta chỉ có rất thích khi được nhận tiền hai lần cho một mẩu thông tin duy nhất. Nhất là khi tiền trả lại là đồng đô la.Chị rót cho gã tách cà phê thứ hai.

-Maggie, anh đang nghĩ đến chuyện thôi việc khỏi công ty và tìm một chỗ làm khá hơn, nghĩa là sao cho anh không phải đi đây đi đó mãi nữa.

Gã liếc về phía bàn bếp và chờ xem phản ứng của chị ra sao.

Maggie lại đặt ấm cà phê lên bếp hâm, uống một ngụm cà phê trong cốc của mình rồi mới lên tiếng:

-Tại sao lại là bây giờ? - Chị hỏi một cách đơn giản.

-Giám đốc nói rằng anh được rút ra khỏi những vụ bắt cóc tống tiền để thay bằng một nhân viên mới trẻ hơn. Đó là chính sách của công ty đối với lứa tuổi như anh.

-Thế nhưng còn thiếu gì việc trong công ty dành cho một người có kinh nghiệm như anh?

Connor nói:

-Giám đốc có đưa ra một đề nghị. Bà ta dành cho anh vị trí lãnh đạo một văn phòng của công ty ở Cleveland.

Maggie không tin ở tai mình:

-Cleveland ư?

Chị im lặng hồi lâu rồi khẽ nói:

-Tại sao giám đốc công ty lại nôn nóng muốn xua đuổi anh đi như vậy?

Connor không trả lời câu hỏi của chị:

-Ồ, không đến nỗi tệ như vậy đâu. Dù sao đi nữa, nếu như anh không nhận lời đề nghị ấy thì anh vẫn có thể về hưu và hưởng đầy đủ trợ cấp kia mà. Với lại Joan an ủi anh là có rất nhiều công ty bảo hiểm ở Washing ton này sẽ rất vui mừng nhận những người có kinh nghiệm như anh vào làm việc.

-Nhưng không phải cái công ty hiện nay anh đang làm cho nó - Maggie nói, vẫn nhìn thẳng vào mắt chồng. Connor bắt gặp ánh mắt của chị nhưng không sao nghĩ ra một câu trả lời thích đáng.

Tiếp theo là một sự im lặng bất thường.

Cuối cùng Maggie nói:

-Anh có nghĩ là đã đến lúc anh cần nói cho em nghe tất cả sự thật hay không? Hay anh nghĩ là em chỉ nên tiếp tục tin mọi lời anh nói, đúng như một người vợ tận tuỵ.

Connor cúi đầu vẫn im lặng.

-Anh không hề giấu em rằng Công ty bảo hiểm Maryland chỉ là một đơn vị của CIA. Và em cũng không bao giờ hỏi gặng anh về điều đó. Nhưng cuối cùng những chuyến đi lạ lùng của anh cũng để lại một chút bùn trên mũi giày đấy.

Connor ngây ngô hỏi:

-Anh không hiểu?

-Hôm qua em đến lấy quần áo của anh ở hiệu giặt là, người ta nói là tìm thấy trong túi áo anh cái này - Maggie đặt một đồng xu kẽm lên bàn - Người ta bảo là nó chỉ có giá trị ở trong nước Colombia.

Connor trố mắt nhìn đồng mười peso, vừa đủ để gọi một cuộc gọi nội hạt trong Botogá.Maggie nói tiếp:

-Connor Fitzgerald, nhiều bà vợ khác sẽ ngay lập tức rút ra một kết luận. Nhưng anh đừng quên rằng em đã biết anh hơn ba mươi năm nay, và em biết rằng anh không thể lừa dối em như vậy.

-Maggie, anh hứa với em là...

-Connor, em biết. Bao giờ em cũng chấp nhận việc anh có lý do chính đáng để không hoàn toàn thẳng thắn với em trong bao nhiêu năm qua - Chị cúi tới cầm lấy tay chồng và nói - Nhưng nếu giờ đây anh bị quẳng đi như một cái vỏ chanh mà chẳng hề có lý do gì thì anh có cảm thấy là anh có quyền biết rõ những gì anh đã làm trong hai mươi tám năm qua không?Jackson bảo người lái xe taxi chờ ở bên ngoài cửa hiệu cầm đồ. Gã nói mấy phút nữa gã sẽ ra ngay và sau đó cần anh ta đưa ra sân bay.

Gã vừa bước vào cửa hiệu cầm đồ Escobar đã vội vã đi ngay từ văn phòng phía ngoài vào. Trông ông ta có vẻ xúc động. Khi nhận ra người khách là ai ông ta liền cúi đầu chào, và không nói gì ông rút chìa khoá két đựng tiền rút ngăn kéo ra. Ông chậm rãi đếm mười tờ một trăm đô la và đưa cho ông khách. Ông ngước nhìn người Mỹ cao lớn nói:

-Tôi phải xin lỗi ngài, bởi vì khẩu súng đêm qua đã bị lấy trộm.

Jackson không nói gì.

Escobar nói tiếp:

-Điều lạ lùng là bất cứ kẻ trộm là ai thì hắn cũng không hề động đến một xu nào.

Jackson vẫn không nói gì. Sau khi gã đi khỏi ông lão Escobar không thể không nghĩ rằng tại sao ông ta có vẻ không hề ngạc nhiên.

Trong khi chiếc Taxi phóng về phía sân bay Jackson đặt tay vào túi áo vét để sờ cái vỏ đạn. Có thể gã vẫn chưa chứng minh được ai là ngưòi kéo cò, nhưng giờ đây gã không hề nghi ngờ gì về việc ai là người đã ra lệnh ám sát Ricardo Guzman
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9


Nguồn: vnthuquan

Chiếc máy bay trực thăng nhẹ nhàng đậu xuống bãi cỏ bên cạnh Hồ gương nằm giữa đài tưởng niệm Washington và đài tưởng niệm Lincoln. Khi cánh quạt ngừng quay, một chiếc thang ngắn được hạ xuống. Cánh cửa của chiếc Con ó số chín bật mở và Tổng thống Herrera xuất hiện, bộ lễ phục khiến ông ta trông giống một nhân vật phụ trong phim. Ông ta đứng nghiêm giơ tay chào đáp lại hàng lính thuỷ đang đứng chờ rồi bước về phía chiếc limousin trang bị đầy đủ vũ khí của mình. Đoàn mô tô hộ tống tiến lên Đại lộ Mười bảy ngập những rừng cờ đủ màu sắc: cờ Colombia, cờ Mỹ, cờ các quận của Colombia.

Tom Lawrence, Lary Harrington và Andy Lloyd đang đứng chờ ông ta ở cổng phía nam của Nhà trắng. “Thùng rỗng kêu to” - Lawrence nghĩ trong lúc bước xuống để đón vị khách đến thăm.

-Ôi Antonio, ông bạn cũ của tôi - Lawrence nói trong khi Herrera ôm choàng lấy mình, mặc dầu trước đây họ mới chỉ gặp nhau có mỗi một lần. Cuối cùng khi Herrera buông vị chủ nhà ra Lawrence mới quay lại để giới thiệu ông ta với Harington và Lloyd. Ống kính máy ảnh loé liên tục, máy quay phim lia lịa trong khi hai vị Tổng thống bước vào Nhà trắng. Trong lúc họ đi dọc hành lang, đi dưới bức chân dung vĩ đại của George Washington, người ta còn chụp thêm được vô số những bức ảnh họ đang cười cởi mở.

Sau ba phút chụp ảnh cần thiết, Tổng thống mời khách vào phòng Bầu dục. Trong khi người ta bưng cà phê Colombia lên, cùng với vô số những bức ảnh khác được chớp thêm họ chỉ nói những chuyện xã giao. Cuối cùng khi còn lại với nhau trong phòng, Thư ký nhà nước bắt đầu hướng câu chuyện về quan hệ giữa hai nước hiện nay. Lawrence thấy mừng vì sáng nay Larry đã tóm tắt cho ông những vấn đề chính. Ông cảm thấy có thể nói chuyện một cách kẻ cả về những thoả thuận trước đây, về việc vụ thu hoạch cà phê năm nay, về vấn đề ma tuý, thậm chí về cả tuyến xe điện ngầm đang được một công ty Mỹ xây dựng ở Botogá theo một khoản trợ giúp ODA đã thoả thuận.

Trong khi thư ký nhà nước khéo léo đưa câu chuyện chuyển sang vấn đề trả các khoản nợ và sự chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu giữa hai nước, Lawrence lại vẫn lan man nghĩ về những vấn đề sau đây trong ngày hôm nay ông sẽ phải đối diện.Chương trình cắt giảm vũ khí đang bị sa lầy trước uỷ ban, và Andy đã báo trước rằng số phiếu bầu có thể sẽ không tập trung. Có thể ông sẽ phải gặp riêng nhiều Đại biểu Quốc hội, nếu như muốn đẩy cho vấn đề được thông qua. Ông biết rằng những cuộc viếng thăm Nhà trắng đầy hình thức đó thường chẳng gì khác ngoài việc mơn trớn về cái tôi của họ, khiến cho họ có thể trở về quận của mình và nói với các cử tri - nếu như họ là những người Dân chủ - rằng Tổng thống phải dựa trên sự ủng hộ của họ để có thể thông qua bất cứ một đạo luật nào. Trong khi chỉ còn chưa đầy một năm nữa là tới những cuộc bầu cử giữa kỳ, Lawrence hiểu rằng trong những tuần tới ông sẽ không có nhiều những cuộc họp bất thường.

Ông giật mình và trở lại hiện tại khi Herrera nói:

-…Và vì thế tôi phải đặc biệt cảm ơn ngài, thưa Tổng thống - nụ cười mở rộng trên mặt người lãnh đạo Colombia trong khi ba người Mỹ đầy quyền lực trố mắt nhìn ông ta không tin nổi.

-Antonio, ngài làm ơn nhắc lại đi- Tổng thống nói và không dám tin là mình nghe rõ vị khách nói gì.

-Bởi vì chúng ta đang ngồi riêng với nhau trong phòng bầu dục, tôi chỉ muốn nói rằng tôi rất trân trọng vai trò cá nhân ngài trong cuộc bầu cử của tôi.Chủ tịch ban Giám đốc hỏi:

-Ông Fitzgerald, ông đã làm việc cho Bảo hiểm nhân thọ Maryland trong bao lâu rồi?

Đó là câu hỏi đầu tiên của ông ta trong cuộc phỏng vấn kéo dài hơn một giờ này.

Connor nhìn thẳng vào người đàn ông ngồi ở giữa bàn đối diện với gã, đáp:

-Đến tháng Năm này thì được hai tám năm, thưa ngài Thompson.

Người đàn bà ngồi bên cạnh Chủ tịch nói:

-Thành tích của ông rất đáng chú ý, và đáng tin cậy. Tôi xin được hỏi tại sao ông lại không muốn làm công việc hiện tại. Và có lẽ quan trọng hơn là tại sao dường như Maryland lại muốn ông thôi việc?

Tối hôm trước trong khi ăn tối, Connor đã bàn với Maggie là sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào. Chị đã nói:

-Cứ nói sự thật thôi. Và đừng nghĩ đến chuyện nói dối làm gì, anh chẳng bao giờ là người nói dối giỏi đâu.

Gã không hề chờ đợi ở vợ một lời khuyên nào khác.

Gã đáp:

-Cơ hội thăng tiến duy nhất của tôi là rời đi Cleveland. Nhưng tôi cảm thấy không thể yêu cầu vợ tôi bỏ công việc hiện giờ của cô ấy ở Trường đại học Georgetown. Cô ấy sẽ không thể tìm được một vị trí tương đương như thế ở Ohio.

Vị thứ ba trong hội đồng phỏng vấn gật đầu. Maggie đã nói với gã rằng một trong các thành viên ban Giám đốc vốn có theo học năm cuối cùng ở Georgetown.

Chủ tịch nói:

-Có lẽ chúng tôi không cần hỏi thêm ông nữa làm gì. Ông Fitzgerald, tôi chỉ muốn được cám ơn vì chiều nay ông đã đến đây gặp chúng tôi.

Connor đứng dậy:

-Tôi rất hân hạnh.

Gã ngạc nhiên thấy Chủ tịch đứng dậy vòng qua chiếc bàn dài để đến cạnh gã:

-Tôi muốn mời ông và vợ ông đến ăn tối với chúng tôi vào một hôm nào đó tuần sau?- Ông ta vừa hỏi vừa tiễn gã qua cửa.

Connor đáp:

-Chúng tôi rất vui mừng nhận lời mời của ngài.

Chủ tịch nói:

-Hãy gọi tôi là Ben. Tất cả mọi người ở Washington Provident không ai gọi tôi là ngài cả, và dĩ nhiên là một chuyên viên cao cấp của tôi cũng vậy chứ - Ông ta mỉm cười và bắt tay Connor một cách ấm áp. - Tôi sẽ nói thư ký gị điện đến văn phòng ông và hẹn ngày chính xác. Tôi rất mong được gặp vợ ông - Maggie, đúng không nhỉ?

Connor đáp:

-Vâng, thưa ngài - Gã dừng lại một chút - và tôi cũng mong được gặp bà Thompson, Ben ạ.

Tham mưu trưỏng Nhà trắng cầm chiếc điện thoại màu đỏ lên nhưng chưa nhận ngay ra người gọi là ai.

-Tôi có vài thông tin mà có thể là ngài thấy có ích. Xin lỗi vì lâu tôi mới gọi tới.

Lloyd vội vớ lấy một mẩu giấy màu vàng và bật bút bi. Ông không cần ấn cái nút nào cả bởi vì mọi cuộc nói chuyện trên chiếc điện thoại này đều được tự động ghi lại.

-Tôi vừa từ Botogá về, tôi đã ở đó mười ngày, và có người đã đảm bảo rằng mọi cánh cửa đều không chỉ đóng sập vào mặt tôi mà còn bị khoá và chốt kỹ.

Lloyd đáp:

-Như vậy hẳn là Dexter đã biết anh định làm gì rồi.

-Tôi cuộc là ngay sau khi tôi nói chuyện với Cảnh sát trưởng địa phương.

-Nhưng như vậy có nghĩa là bà ta cũng biết cả việc anh hiện đang làm việc cho ai không?

-Không, về mặt đó thì tôi bọc rất kín, chính vì thế mà lâu như vậy tôi mới liên lạc với ngài. Và tôi có thể đảm bảo với ngài rằng sau khi để cho một nhân viên quèn của bà ta theo dấu, bây giờ bà ta không thể nào dò ra tôi báo cáo cho ai được. Tuỳ viên văn hoá của chúng ta ở Botogá hiện nay đang theo dõi một tay trùm ma tuý có tên tuổi, tất cả các sĩ quan cấp dưới ở Phòng chống các chất gây nghiện và tới một nửa lực lượng cảnh sát địa phương. Báo cáo của ông ta sẽ đầy kín nhiều trang và bọn họ phải mất hàng tháng để đọc hết nó, chứ đừng nói đến chuyện dò ra hiện nay tôi đang làm cái quái gì ở đây.

Lloyd hỏi:

-Anh đã tìm ra điều gì khiến chúng ta có thể đóng đinh lên Dexter chưa?

-Mọi sự đều tan biến khiến bà ta vẫn có thể biện bạch như mọi khi. Nhưng mọi chứng cứ cho thấy có bàn tay CIA đằng sau vụ ám sát này.

Lloyd đáp:

-Chúng tôi cũng đã biết điều đó. Nhưng mặc dầu các thông tin của chúng tôi rất đáng tin cậy, nhưng vấn đề của Tổng thống là ở chỗ không thể làm chứng trước toà được, bởi vì ông ta chính là người có lợi trực tiếp từ vụ ám sát. Anh có chứng cứ nào để có thể đưa ra trước toà được không?

-Duy nhất chỉ có Cảnh sát trưởng của Botogá. Nhưng hiển nhiên là độ tin cậy không chắc chắn. Nếu như hắn ra ra toà làm chứng thì ngài sẽ không thể biết chắc là hắn ta sẽ đứng về bên nào.

-Vậy thì làm thế nào anh biết chắc là CIA có tham dự vào đó?

-Tôi đã nhìn thấy khẩu súng mà tôi tin đã được sử dụng để bắn Guzman. Thậm chí tôi còn có vỏ viên đạn đã bắn ông ta. Thêm nữa, tôi hoàn toàn tin rằng tôi biết người đã làm ra khẩu súng. Đó là một người làm súng giỏi nhất, và ông ta có hợp đồng làm súng cho một số ít các NOC.

-NOC là cai quái gì?

-Đó là các sĩ quan không chính thức và không làm việc cho cơ quan chính phủ nào. Theo cách đó CIA bao giờ cũng có thể chối cãi được mọi hoạt động của họ, nếu có gì không hay xảy ra.

Lloyd nói:

-Vậy thì tên ám sát đó là một sĩ quan đang làm việc cho CIA?

-Có vẻ là như vậy. Trừ khi đó là người mới bị Dexter cho về nghỉ hưu cách đây mấy ngày.

-Vậy thì chúng ta nên trả lương cho một người nào đó chăng?

Jackson im lặng hồi lâu rồi mới trả lời:

-Ngài Lloyd, có lẽ đó là cách ở Nhà trắng các ngài thường làm, nhưng đó là một người sẽ không bao giờ phản lại chủ cũ của mình dù có được hối lộ bao nhiêu tiền đi chăng nữa. Đối với anh ta thì đe doạ cũng chẳng có nghĩa lý gì, dù ngài có dí súng vào đầu anh ta cũng vậy.

-Sao anh có thể tin chắc như vậy?

-Anh ta là người dưới quyền tôi hồi ở Việt Nam. Nếu thật sự ngài muốn biết thì tôi có thể nói rằng chỉ nhờ có anh ta mà tôi còn sống cho đến bây giờ. Và trong mọi trường hợp, chắc chắn Dexter đã phải thuyết phục được anh ta tin rằng mệnh lệnh là do Nhà trắng trực tiếp đưa ra.

Lloyd nói:

-Chúng tôi có thể nói với anh ta là Dexter nói dối.

-Như vậy chỉ khiến tính mạng anh ta bị nguy hiểm hơn mà thôi. Không, tôi có thể chứng minh sự dính líu của Dexter mà không để cho anh ta biết được chúng ta đang nhắm tới cái gì. Và điều đó không hề dễ dàng gì.

-Vậy anh định làm thế nào?

-Bằng cách đến với người sẽ phải về vườn cùng với anh ta.

-Anh có nghiêm túc không đấy?

-Vâng, bởi vì có một người yêu anh ta còn hơn cả yêu tổ quốc. Và có thể cô ta sẽ nói. Tôi sẽ liên lạc lại.

Điện thoại tắt ngấm.Khi Nick Gutenburg, Phó Giám đốc CIA bước vào phòng khách của gia đình Fitzgerald, kẻ đầu tiến hắn nhìn thấy là Chris Jackson, người tiền nhiệm của hắn đang nói chuyện chăm chú với Joan Bet. Không hiểu có phải anh ta đang nói ở Botogá anh ta làm việc cho ai không? Gutenburg rất muốn nghe lỏm xem họ đang nói gì, nhưng trước hết hắn phải tới chào vợ chồng chủ nhà đã.

Joan đang nói:

-Tôi sẽ làm việc với công ty chín tháng nữa. Lúc đó tôi mới có thể được nhận trợ cấp hưu trí toàn phần. Sau đó tôi mới hi vọng sẽ được làm việc với Connor ở chỗ làm mới của anh ấy.

Jackson nói:

-Tôi chỉ mới vừa nghe thấy chuyện đó. Nghe có vẻ lý tưởng đấy. Theo như Maggie nói với tôi thì anh ấy sẽ không phải đi nhiều nữa.

Joan nói:

-Đúng vậy, nhưng việc bổ nhiệm ông ấy vẫn chưa chính thức. Và ông cũng biết Connor cảm thấy thế nào khi bị gạt ra. Nhưng vì Giám đốc Washington Provident đã mời ông ấy và Maggie tới ăn tối nên tôi nghĩ là ông ấy sẽ được nhận vào chỗ đó thôi. Dĩ nhiên là trừ khi ngài Thompson chỉ muốn có đủ bốn chân chơi bài Bridge.-Nick, anh đến thật hay quá - Connor thân mật nói và đưa cho Phó giám đốc một cốc Perrier. Không cần nhắc gã cũng nhớ rằng Gutenburg không bao giờ để cho giọt rượu nào trôi qua môi.

Gutenburg đáp:

-Có đánh đổi cả thế giới tớ cũng chẳng để nhỡ đâu.

Connor quay sang vợ nói:

-Maggie, đây là Nick Gutenburg đồng nghiệp của anh. Anh ấy làm ở…

Gutenburg vội vã chen vào:

-…Phòng đánh giá tổn thất. Chị Fitzgerald, tất cả chúng tôi ở Maryland sẽ nhớ anh ấy lắm đấy.

Maggie nói:

-Vâng, nhưng tôi tin rằng các anh sẽ lại gặp nhau trong công việc thôi, bởi vì giờ đây Connor lại sắp tới làm ở một công ty khác cùng nghề mà.

Connor nói:

-Vẫn chưa chắc đâu. Nhưng đến lúc đó anh sẽ là người đầu tiên tôi báo tin đấy, Nick.

Gutenburg vẫn nhìn về phía Jackson, khi anh ta vừa tách khỏi Joan Bet hắn vội lách về phía cuối phòng để đến bên chị.

-Joan, tôi rất mừng được biết chị vẫn tiếp tục ở lại với Công ty - Hắn mào đầu - Tôi nghĩ có thể chị cũng chuyển sang làm cùng chỗ với Connor ở công ty mới của anh ấy.

-Không, tôi vẫn ở lại công ty chúng ta - Joan nói và băn khoăn không biết hắn biết đến đâu.

-Tôi chỉ nghĩ rằng vì Connor cũng sẽ làm nghề này…

Lại trò câu cá đây mà , Joan nghĩ và quả quyết đáp:

-Tôi cũng không biết nữa.

Gutenburg hỏi:

-Jackson đang nói chuyện với ai đấy?

Joan nhìn về phía cuối phòng. Giá như chị có thể nói rằng chị không biết, nhưng chị biết mình sẽ không nói dối được:

-Đấy là Cha Graham, Mục sư của gia đình Fitzgerald ở Chicago và Tara, con gái của Connor.

Gutenburg hỏi:

-Cô ta làm nghề gì?

-Hiện nay cô ấy đang làm luận án Tiến sĩ ở Stanford.

Gutenburg nhận thấy hắn sẽ phí thời gian nếu cứ cố moi những thông tin thật từ miệng người thư ký của Connor. Dẫu sao chị ta cũng đã làm việc cho Fitzgerald gần hai mươi năm nay, vì thế chẳng có gì đáng nghi ngờ về việc chị ta trung thành với ai. - Mặc dầu trong hồ sơ về chị cho thấy quan hệ giữa họ không có gì khác ngoài quan hệ công việc. Nhìn Bet hắn nghĩ rằng có lẽ chị là cô gai đồng trinh ở tuổi bốn lăm duy nhất còn lại ở Washington này. Khi con gái Connor đi lại bàn rượu để rót thêm vào cốc mình, Gutenburg rời khỏi chỗ Joan không nói thêm lời nào nữa.

Hắn đưa tay ra và nói với Tara:

-Chú là Nick Gutenburg. Chú là bạn đồng nghiệp của cha cháu.

Cô nói:

-Cháu là Tara. Chú làm ở văn phòng trung tâm thành phố à?

Gutenburg đáp:

-Không, chú làm ở ngoại ô. Cháu vẫn ở West Coast để học nốt chứ?

-Vâng ạ - Tara đáp, có vẻ hơi ngạc nhiên - Thế còn chú? Chú làm việc ở chi nhánh nào của Công ty?

-Chú làm ở bộ phận đánh giá tổn thất. Việc đó đáng chán hơn việc của cha cháu nhiều, nhưng cũng phải có ai đó ngồi nhà và làm công việc giấy tờ chứ. - Hắn nói và khẽ cười - Với lại chú rất mừng khi được nghe về việc cha cháu sắp được bổ nhiệm vào chức vụ mới.

Vâng, mẹ cháu rất mừng vì cái công ty rất có uy tín đó chớp lấy cha cháu nhanh như vậy. Mặc dầu vẫn chưa chính thức.

Gutenburg nhấp một ngụm Perrier, nói:

-Cha cháu sẽ làm việc ở Washington chứ?

-Vâng, công ty đó chỉ cách văn phòng cũ của cha cháu có vài khối nhà… - Tara dừng lại khi nghe thấy một tiếng động mạnh. Cô quay lại và thấy Chris Jackson đang vỗ bàn để yêu cầu các vị khách trật tự. Tara thì thầm:

-Cháu xin lỗi. Đấy là chú ấy nhắc cháu quay lại với nhiệm vụ chính của cháu tối nay.

Cô quay nhanh đi, còn Gutenburg quay sang lắng nghe lời người tiền nhiệm của mình ở Langley.

Chris bắt đầu:

-Thưa các qúy ông quý bà - Anh ta chờ cho mọi ngưòi im lặng rồi mới nói tiếp - Tôi có đặc ân được nâng cốc chúc mừng hai người bạn lâu năm nhất của mình, Connor và Maggie. Trong bao nhiêu năm qua, Connor bao giờ cũng chứng tỏ là ngưòi luôn đẩy tôi vào những tình huống rắc rối.

Khách khứa cười rộ lên. Một người kêu to:

-Quá đúng.

Một người khác đế thêm:

-Tôi biết vấn đề là ở đâu rồi.

-Nhưng một khi bạn đã rơi vào tình huống rắc rối thì tôi không biết có ai tốt hơn anh ấy có thể kéo bạn ra khỏi đó - Mọi người vỗ tay nồng nhiệt - Chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên…

Gutenburg cảm thấy máy nhắn tin rung lên, hắn vội vã lấy ra. “TROY ASAP” - tin nhắn như vậy. Hắn tắt máy, lặng lẽ ra khỏi phòng và ra sảnh. Hắn nhấc chiếc điện thoại gần nhất cứ như đang ở trong nhà mình và quay một số điện thoại không có trong danh bạ. Một giọng nói cất lên ngay:

-Giám đốc đây.

-Tôi có nhận được tin nhắn của bà, nhưng hiện nay tôi đang ở trên một đường dây không an toàn - hắn không cần xưng danh.

-Điều tôi nói với anh thì chỉ vài giờ nữa cả thế giới sẽ biết.

Gutenburg không nói. Không cần lãng phí thời gian.

-Tổng thống Nga đã chết cách đây mười bảy phút - Helen Dexter nói - Báo cho văn phòng tôi biết ngay lập tức, và huỷ tất cả những việc định làm trong bốn mươi tám giờ tới.

Điện thoại tắt ngấm. Tất cả những cuộc gọi từ những đường dây không an toàn không bao giờ kéo dài quá bốn lăm giây. Helen có một chiếc đồng hồ hẹn giờ đặt sẵn trên bàn.

Gutenburg đặt lại điện thoại và chuồn ra theo cổng trước, không buồn chào tạm biệt bà chủ nhà. Gã ngồi trên xe trở về Langley đúng lúc Chris nâng cốc và nói:

-Chúc mừng Connor và Maggie, và tất cả những gì tương lai dành cho hai bạn.

Tất cả khách khứa nâng cốc:

-Chúc mừng Connor và Maggie
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10


Nguồn: vnthuquan

Tom Lawrence nói:

-Tôi sẽ nói cho bà biết chính xác thông tin của tôi từ đâu ra. Đó là từ chính bản thân Tổng thống Colombia mà ra. Ông ta đã cám ơn cá nhân tôi về cái “vai trò mà tôi đã tham gia trong cuộc bầu cử của ông ta”.

Helen nói không mảy may xúc động:

-Điều đó khó có thể gọi là bằng chứng được.

Tổng thống không hề giấu sự bực tức:

-Bà nghi ngờ lời tôi ư?

Dexter lạnh lùng nói:

-Dĩ nhiên là không phải thế, thưa Tổng thống. Nhưng nếu như ngài buộc tội CIA đã tiến hành một việc mà không báo cáovới ngài thì tôi hi vọng đó không chỉ đươn giản là dựa trên lời nói của một chính sách Nam Mỹ.

Tổng thống dướn người về phía trước:

-Tôi đề nghị bà hãy lắng nghe thật cẩn thận cuộn băng ghi âm một cuộc nói chuyện rất gần đây ở ngay văn phòng này. Bởi vì những điều mà bà nghe thấy dã khiến tôi bất ngờ nhận ra những sự thật mà tôi ngờ là những năm gần đây bà không hề bộc lộ.

Mụ Giám đốc vẫn trơ trơ, trong khi Nick Gutenburg ngồi bên phải mụ đã nhấp nha nhấp nhổm không yên trên ghế. Tổng thống gật đầu với Andy Lloyd, ông ta với tay bấm một cái nút trên chiếc máy ghi âm đặt ở góc bàn Tổng thống.

“Ngài có thể nói chi tiết hơn được không?”

“Dĩ nhiên là được ạ, mặc dầu tôi nghĩ là sẽ chẳng cung cấp được gì hơn ngoài những điều các ngài đã biết. Đối thủ duy nhất của tôi, Ricardo Guzman ngẫu nhiên đã bị loại một cách thuận tiện trước ngày bầu cử chỉ hai tuần.”

“Chắc không phải ngài định nói là…” - Đó là giọng Lawrence .

“Vâng, nếu đó không phải là do người của các ngài, thì cũng nhất định không phải là người của tôi”. - Herrera cắt ngang trước khi Lawrence kịp nói hết câu.

Tiêp theo là một hồi lâu im lặng khiến Gutenburg bắt đầu tự hỏi không hiểu có phải cuộc nói chuyện đã kết thúc không, nhưng vì Lawrence vàLloyd vẫn ngồi im nên hắn nghĩ chắc phải còn gì tiếp theo.

Cuối cùng Lloyd nói:

-Ngài có bằng chứng gì để nói CIA dính vào vụ ám sát này không?

-Người ta biết rằng viên đạn bắn trúng ông ta đã được bắn đi từ một khẩu súng, mà khẩu súng này mới được bán cho một cửa hiệu cầm hồ trước khi tên giết người trốn thoát khỏi nước tôi. Nhưng sau đó một điệp viên của các ngài đã lấy khẩu súng đó đi và gửi về Mỹ trong một chiếc cặp ngoại giao.

-Sao ngài có thể đoan chắc điều đó?

-Cảnh sát trưởng của tôi bao giờ cũng sẵn sàng với tôi hơn là CIA đối với ngài.

Andy Lloyd tắt máy ghi âm. Helen Dexter nhìn lên và thấy Tổng thống đang nhìn chằm chằm vào mình.

Lawrence hỏi:

-Thế nào, lần này bà có thể đưa ra một lời giải thích đơn giản nào không?

Bà ta thản nhiên nói:

-Từ cuộc đối thoại đó tuyệt nhiên không có môt bằng chứng nào chứng tỏ CIA có tham dự vào vụ ám sát Guzman. Tất cả những cái đó chỉ gợi cho tôi cảm thấy Herrera đang cố gắng che giấu kẻ đã thi hành mệnh lệnh của ông ta.

Tổng thống châm biếm nói:

-Tôi đoán là bà định nói đến cái tên “giết ngưòi đơn độc” mà từ đó đến giờ đã biến mất vào đâu đó ở Nam Phi thật đúng lúc.

-Thưa ngài Tổng thống, khi nào hắn ló mặt ra thì chúng tôi sẽ tìm ra hắn, và lúc đó tôi sẽ có thể đệ trình lên ngài những chứng cứ mà ngài yêu cầu.

Lawrence nói:

-Một người vô tội bị bắn vào lưng trên đường phố Johannesburg sẽ không là bằng chứng đầy đủ đối với tôi.

Dexter nói:

-Với tôi cũng vậy. Khi tôi đưa ra được kẻ phải chịu trách nhiệm về vụ ám sát đó thì sẽ không còn nghi ngờ gì về việc hắn làm việc cho ai - Giọng mụ hơi sắc lạnh.

Tổng thống nói:

-Nếu bà không làm được điều đó thì tôi sẽ không nghi ngờ gì về việc cuộn băng này sẽ được chuyển đến tay một phóng viên của tờ Washington Post, mà tình yêu của anh ta đối với CIA thì vốn ai cũng biết là nó ở mức độ nào. Chúng ta sẽ biết rằng Herrera đang tìm cách che đậy hay chỉ nói lên sự thật. Bà sẽ phải trả lời vô số câu hỏi khó chịu đấy.

Dexter không chùn bước:

-Nếu sự việc xảy ra như vậy thì chính ngài sẽ phải trả lời một hai câu gì đó, thưa Tổng thống.

Lawrence giận dữ đứng lên và nhìn thẳng vào mặt mụ ta:

-Tôi nói rõ là tôi vẫn đòi hỏi những chứng cứ đáng tin cậy về sự tồn tại của cái anh chàng Nam Phi đang mất tích đó. Trong vòng hai mươi tám ngày nếu như bà không đưa được anh ta ra thì tôi muốn được thấy đơn từ chức của cả hai người đặt trên bàn tôi đây. Bây giờ bà hãy đi ra khỏi phòng tôi đi.Mụ giám đốc và viên phó của minh đứng dậy đi ra không nói thêm một lời nào. Cả hai không nói năng gì cho đến khi họ ngồi vào ghế sau của xe Dexter. Khi chiếc xe ra khỏi quảng trường Nhà trắng mụ bèn bấm một chiếc nút trên tay ghế, một tấm kính mờ bèn hạ xuống khiến cho người lái xe - cũng là một điệp viên lâu năm - không thể nghe thấy cuộc nói chuyện đang diễn ra sau lưng anh ta.

-Anh đã tìm ra công ty nào đã phỏng vấn Fitzgerald chưa?

Gutenburg nói:

-Đã.

-Vậy thì anh sẽ phải gọi một cú điện thoại cho Chủ tịch công ty đó.Tên tôi là Nick Gutenburg, tôi là Phó giám đốc CIA. Có thể ông sẽ muốn gọi lại cho tôi. Điện thoại của tôi ở Cục là 703 482 1100, nếu ngài nói với nhân viên tổng đài tên ngài thì cô ta sẽ chuyển máy đến văn phòng tôi - Nói xong hắn đặt ngay điện thoại xuống.

Qua nhiều năm Gutenburg đã nhận thấy một điều là những cú điện thoại như thế thường cũng được gọi lại ngay, và thường là không đến một phút, nhưng kiểu lẩn tránh như vậy thường cho phép hắn hơi tay trên một chút.

Hắn ngồi ở bàn, chờ đợi. Hai phút đã qua, nhưng hắn không quan tâm. Hắn biết rằng người kia có thể muốn kiểm tra lại số điện thoại. Khi nào ông ta xác định được đó chính là số điện thoại của CIA thì hắn sẽ ở một thế thậm chí còn mạnh hơn.

Ba phút sau chuông reo, Gutenburg để cho nó reo thêm một lúc nữa mới nhấc máy trả lời. Không chờ người kia xưng tên hắn đã nói ngay:

-Xin chào ngài Thompson, tôi rất mừng là ngài đã kịp thời gọi lại.

Chủ tịch công ty Washington Provident đáp:

-Ngài Gutenburg, tôi vô cùng hân hạnh.

-Ngài Thompson, tôi e rằng có một vấn đề tế nhị cần phải nói với ngài. Nếu không biết chắc đó là vì lợi ích tốt nhất của ngài thì tôi đã chẳng gọi điện cho ngài đâu.

Thompson nói:

-Tôi rất trân trọng điều đó. Vậy tôi có thể giúp gì cho ngài không ạ?

-Ngài vừa phỏng vấn một ngưòi cho vị trí trưởng bộ phận phụ trách các vụ bắt cóc và tống tiền, một vị trí đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao, đúng không ạ?

Thompson nói:

-Đúng vậy, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã tìm được một người lý tưởng thích hợp cho vị trí đó.

-Tôi không hề biết ngài đã chọn ai, nhưng tôi cần phải cho ngài biết gần đây chúng tôi đã thẩm tra một trong những người nộp đơn xin vào chân ấy, và nếu như trường hợp này bị đưa ra toà thì công ty ngài sẽ bị tiếng tăm không tốt. Tuy nhiên, ngài Thompson, nếu như ngài tin rằng đã chọn được đúng ngưòi thì chắc chắn CIA không muốn cản đường anh ta làm gì.

-Xin chờ một chút, ngài Gutenburg. Nếu như ngài biết được một điều gì mà chúng tôi nên biết thì tôi rất mong được ngài thông báo.

Gutenburg ngừng một lúc mới nói:

-Một cách rất riêng tư, cho phép tôi hỏi tên người mà các ngài định nhận có được không?

-Dĩ nhiên là có thể được. Tôi không hề nghi ngờ gì về thanh danh của ngài, cả về địa vị lẫn sự đúng đắn. Chúng tôi định ký hợp đồng với ông Connor Fitzgerald - Một hồi lâu im lặng, Thompson nói tiếp - Ngài Gutenburg, ngài vẫn nghe đấy chứ?

-Tôi vẫn nghe đây, ngài Thompson. Không hiểu ngài có thể dành chút thì giờ ghé qua Langley gặp tôi không nhỉ? Có lẽ tôi nên nói sơ qua cho ngài nghe về cuộc thẩm tra mà chúng tôi vừa mới tiến hành. Có thê ngài muốn xem một vài tài liệu mật mà chúng tôi có chăng.

Đến lượt Thompson im lặng:

-Tôi rất tiếc khi được biết điều đó. Tôi nghĩ có lẽ cũng không cần thiết phải tới đó nữa - Chủ tịch công ty khẽ nói - Anh ta có vẻ là một người rất tốt.

-Tôi cũng rất buồn vì đã phải gọi cho ngài. Nhưng nếu tôi không gọi có lẽ ngài còn giận tôi hơn, khi mà toàn bộ câu chuyện được phơi trên trang nhất tờ Washington Post.

Thompson nói:

-Vâng, nhất định rồi.

Phó giám đốc CIA nói thêm:

-Mặc dầu nó chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc thẩm tra mà chúng tôi vừa tiến hành, nhưng có lẽ tôi cũng nên nói thêm rằng từ khi bắt đầu làm việc cho CIA đến giờ, tôi vẫn là một khách hàng của Washington Provident đấy.

-Ngài Gutenburg, tôi rất vui mừng được biết điều đó. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi đánh giá rất cao cách ngưòi của các ngài làm việc.

-Ngài Thompson, tôi chỉ hy vọng là phục vụ được ngài chút gì đó. Xin chào ngài.

Gutenburg đặt ống nghe xuống rồi bấm ngay số “1” trên chiếc máy điện thoại bên cạnh.

-Tôi nghe - một giọng cất lên.

-Tôi nghĩ là rốt cuộc Washington Provident sẽ không nhận Fitzgerald nữa đâu.

-Tốt, vậy chúng ta hãy chờ ba ngày, sau đó anh có thể nói với hắn ta về nhiệm vụ mới.

-Tại sao phải chờ ba ngày?

-Rõ ràng là anh chưa bao giờ đọc các tài liệu của Frued viết về khả năng chịu đựng tối đa của con người.

Chúng tôi rất tiếc phải thông báo…

Connor đang đọc bức thư đến lần thứ ba thì chiếc điện thoại trên bàn đổ chuông. Gã cảm thấy mù mịt không sao tin nổi. Có thể có điều gì không ổn nhỉ? Bữa ăn tối ở nhà Thompson không thể nào ăn ý hơn được nữa. Khi gã và Maggie ra về - lúc đó đã gần nửa đêm - Ben đã đề nghị kỳ nghỉ cuối tuần tới họ sẽ chơi một vòng golf ở sân Burning tree, còn Elidabeth Thompson thì mời Maggie đến uống cà phê trong khi các ông chồng chơi với mấy quả bóng trắng bé xíu. Ngày hôm sau luật sư của gã đã gọi điện lại và nói rằng bản hợp đồng mà Washington Provident gửi đến để ông đọc và chấp thuận không có vấn đề gì ngoài mấy lỗi nho nhỏ phải sửa.

Connor cầm ống nghe lên.

-Joan, tôi nghe đây.

-Phó giám đốc đang chờ trên đường dây.

Gã uể oải nói:

-Nối máy cho ông ta.

Một giọng nói mà chưa bao giờ gã tin cậy vang lên:

-Connor phải không? Có một số vấn đề quan trọng và Giám đốc yêu cầu tôi thông báo cho cậu ngay lập tức.

-Dĩ nhiên là được rồi - Connor nói, hầu như chẳng để lời Gutenburg lọt vào tai.

-Hẹn gặp vào lúc ba giờ, ở chỗ mọi khi được không?

-Dĩ nhiên là được rồi - Connor nhắc lại. Gã còn giữ ống nghe hồi lâu sau khi đã nghe tiếng bên kia đặt máy. Gã đọc bức thư đến lần thứ tư, và quyết định sẽ chỉ cho Maggie biết về bức thư này một khi gã đã được lọt vào danh sách sơ tuyển cho một chỗ làm khác.

Connor đến quảng trường Lafayette trước. Gã ngồi xuống một chiếc ghế dài đối diện với Nhà trắng. Mấy phút sau Nick Gutenburg ngồi xuống đầu kia chiếc ghế đó. Connor cố tình ra vẻ không hề liếc về phía hắn ta.

-Tổng thống đã đích thân yêu cầu cậu nhận nhiệm vụ này - Gutenburg lầm bầm, mắt vẫn nhìn thẳng về phía Nhà trắng - Tổng thống đòi người giỏi nhất của chúng ta.

Connor đáp:

-Nhưng chỉ còn mười ngày nữa là đến thời hạn tôi rời khỏi công ty.

-Đúng vậy, Giám đốc cũng đã nói với ông ta như vậy. Nhưng Tổng thống nhất định đòi chúng tôi phải làm mọi việc trong phạm vi quyền lực của mình để đảm bảo cậu ở lại cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ này.

Connor vẫn im lặng.

-Connor, kết quả cuộc bầu cử ở Nga có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế giới tự do. Nếu Zerimski được bầu thì có nghĩa là chỉ qua một đêm Chiến tranh lạnh sẽ trở lại. Tổng thống có thể sẽ phải quên cái Chương trình cắt giảm vũ khí đi, và Quốc hội có thể sẽ đòi phải tăng ngân sách quốc phòng đến mức làm chúng ta phá sản.

Connor nói:

-Nhưng kết quả thăm dò cho thấy Zerimski vẫn tụt hậu. Chẳng phải là người ta vẫn mong Chernopov thắng cử một cách dễ dàng sao?

Gutenburg nói:

-Hiện nay mọi việc có vẻ là như vậy. Nhưng vẫn còn ba tuần nữa, và Tổng thống cảm thấy rằng với một cuộc bầu cử chông chênh thì mọi chuyện đều có thể xảy ra - Hắn nhấn mạnh từng lời trong khi mắt vẫn nhìn thẳng về phía Nhà trắng - Tổng thống sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu cậu có mặt ở bên đó, chỉ là để đề phòng trường hợp cần đến trình độ chuyên môn của cậu mà thôi.

Connor không đáp.

-Nếu như cậu có lo lắng về chỗ làm mới - Gutenburg nói tiếp - thì tôi sẽ rất vui lòng gọi điện cho Chủ tịch của cái công ty mà cậu sẽ tham gia đó và giải thích cho ông ta hiểu đây chỉ là một nhiệm vụ ngắn ngày thôi.

Connor đáp:

-Không cần thiết điều đó. Nhưng tôi cần suy nghĩ một chút.

Gutenburg nói:

-Dĩ nhiên rồi. Bao giờ nghĩ xong cậu hãy gọi điện cho Giám đốc và cho bà ta biết quyết định của cậu.

Hắn đứng dậy và đi về phía Quảng trường Farragut.

Ba phút sau Connor cũng đứng dậy và đi về hướng ngược lạiAndy Lloyd nhấc chiếc điện thoại màu đỏ lên. Lần này ông nhận ngay ra giọng nói.

Jackson nói:

-Hầu như tôi đã khẳng định được rằng tôi biết ai là kẻ tiến hành vụ ám sát ở Botogá.

Lloyd hỏi:

-Hắn ta có làm việc cho CIA không?

-Phải, hắn làm việc cho CIA.

-Anh có đủ chứng cứ để thuyết phục được Uỷ ban đặc biệt của Quốc hội về tình báo không?

-Không, tôi chưa có đủ. Hầu như tất cả những chứng cứ tôi có trong tay đều có thể bị quẳng đi trong những điều kiện nhất định. Nhưng khi ghép tất cả chúng lại với nhau thì có quá nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên khiến tôi có thể nối chúng lại với nhau.

-Ví dụ?

-Tay điệp viên mà tôi cho là đã kéo cò súng trong vụ đó đã bị sa thải gần như ngay sau khi Tổng thống gặp Dexter tại Phòng bầu dục và yêu cầu bà ta cho biết ai là người chịu trách nhiệm ám sát Guzman.

-Thậm chí chưa thể thừa nhận điều đó là chứng cứ được.

-Có lẽ là chưa. Nhưng cũng chính điệp viên ấy đã gần như được nhận vào làm trưởng phòng điều tra về bắt cóc và tống tiền ở Công ty bảo hiểm Washington Provident, nhưng rồi đột nhiên bị từ chối không một lời giải thích.

-Một sự ngẫu nhiên thứ hai.

-Còn một cái thứ ba nữa. Ba ngày sau, Gutenburg đã gặp điệp viên đó một cách đáng ngờ ở Quảng trường Lafayette.

-Tại sao bọn họ lại muốn gọi hắn ta lại?

-Để tiến hành một nhiệm vụ mới.

-Chúng ta có biết nhiệm vụ lần này là gì không?

-Không, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu đó là ở xa Washington.

-Anh có biết đó là ở đâu không?

-Lúc này thì chưa. Thậm chí cả vợ anh ta cũng chưa biêt.

Lloyd nói:

-Được, vậy hãy thử nhìn lên quan điểm của bọn họ xem sao. Anh nghĩ là ngay lúc này Dexter đang làm gì để đảm bảo sự vụ của bà ta được bưng bít kín?Jackson nói:

-Trước khi trả lời câu hỏi đó tôi cần phải biết kết quả cuộc gặp gỡ của bà ta với Tổng thống vừa rồi?

-Tổng thống ra hạn cho bà ta và Gutenburg là trong vòng hai mươi tám ngày phải chứng minh được rằng cục không can dự vào vụ ám sát Guzman, và phải đưa ra được bằng chứng là ai đã giết ông ta. Tổng thống cũng nói thẳng với họ rằng nếu họ không làm được những điều đó thì ngài sẽ đòi họ phải từ chức và chuyển tất cả những bằng chứng mà ngài có trong tay cho tờ Washington Post.

Im lặng hồi lâu, cuối cùng Jackson nói:

-Như vậy có nghĩa là điệp viên đó chỉ còn được sống chưa đầy một tháng nữa.

Lloyd ngỡ ngàng:

-Bà ta không thể khử người của mình được!

-Chớ quên rằng anh ta là một NOC. Thậm chí cái bộ phận mà anh ta làm việc đó không hề tồn tại một cách chính thức nữa đi, thưa ngài Lloyd.

Lloyd hỏi:

-Người đó là bạn của anh phải không?

-Vâng - Jackson khẽ trả lời.

-Vậy thì tốt hơn hết là anh hãy đảm bảo để anh ta còn sống.-Xin chào Giám đốc. Tôi là Connor Fitzgerald.

-Chào anh, Connor. Rất vui được nói chuyện với anh - Dexter nói bằng giọng nồng nhiệt hơn nhiều so với lần gặp gỡ trước giữa họ.

-Phó giám đốc có yêu cầu tôi gọi điện cho bà sau khi tôi suy nghĩ và quyết định vấn đề mà tôi và ông ta thảo luận hôm thứ hai vừa rồi.

Giám đốc hỏi:

-Vậy nó làm việc như thế nào?

Mụ không nhớ lần cuối cùng đến thăm OTS - phòng thí nghiệm ở Langley là khi nào nữa.

Giáo sư Ziegler, giám đốc trung tâm dịch vụ kỹ thuật của CIA đáp:

-Điều đó rất đơn giản.

Ông ta quay về phía một dãy máy tính và bấm mấy phím. Khuôn mặt Tom Lawrence xuất hiện trên màn hình.

Sau khi Dexter và Nick Gutenburg lắng nghe những lời nói của Tổng thống vài giây, mụ nói:

-Cái đó có gì đáng ngạc nhiên? Tất cả chúng ta ai chẳng đã từng nghe Lawrence diễn thuyết.

Ziegler nói:

-Có thể đúng vậy, nhưng các vị chưa bao giờ được nghe ông ta nói chính bài nói này.

Gutenburg hỏi:

-Ông nói thế nghĩa là thế nào?

Một nụ cười hầu như mãn nguyện một cách trẻ con nở rộng trên khuôn mặt lão giáo sư:

-Tôi đã lưu trữ trong máy tính hàng ngàn bài nói, bài trả lời phỏng vấn trên TV cũng như trên radio, cũng như các cuộc nói chuyện điện thoại của Lawrence trong suốt hai năm qua, trong một thư mục tên là Tommy. Từng chữ từng câu mà ông ta đã dùng trong thời gian đó đều được lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính. Điều đó có nghĩa là tôi có thể khiến ông ta nói về bất cứ chủ đề nào do bà chọn. Thậm chí tôi còn có thể quyết định là ông ta có quan điểm thế nào trong vấn đề được đưa ra.

Dexter bắt đầu cân nhắc các khả năng. Mụ hỏi:

-Nếu hỏi Tommy một câu nào đó thì liệu ông ta có đưa ra được câu trả lời thích đáng không?

Ziegler thừa nhận:

-Dĩ nhiên là không thể tự nhiên mà có được. Nhưng nếu bà biết câu hỏi mà ông ta sẽ phải trả lời thì tôi tin là tôi có thể lừa được ngay cả mẹ đẻ ông ta.

Gutenburg:

-Vậy chúng ta chỉ còn phải làm một việc là đoán xem phía bên kia có thể nói câu gì.

Ziegler nói:

-Cũng không khó như ngài nghĩ đâu. Nếu như anh được Tổng thống gọi điện đến thì chắc là anh không hỏi Tổng thống những câu hỏi đại loại như sức mạnh của đồng đô la, hay Tổng thống ăn gì trong bữa điểm tâm, đúng không nào? Tôi không hề biết vì sao các ngài có thể cần đến Tommy, nhưng nếu các ngài chuẩn bị được lời mở đầu và lời kết thúc, và khoảng năm mươi câu hỏi mà có lẽ ông ta sẽ phải trả lời thì tôi cam đoan có thể tạo ra được một cuộc nói chuyện tự nhiên.

Gutenburg nói:

-Tôi tin là chúng ta có thể làm được điều đó.

Giám đốc gật đầu đồng ý, rồi hỏi Ziegler:

-Tại sao chúng ta lại cần đến cái thiết bị này?

-Chỉ để đề phòng trường hợp Tổng thống bị chết trong khi Mỹ đang có chiến tranh, có thể chúng ta sẽ cần phải làm cho kẻ thù tin rằng Tổng thống vẫn còn sống. Nhưng thưa giám đốc, Tommy còn có nhiều công dụng khác nữa, ví dụ như…

Dexter cắt lời:

-Tôi tin như vậy.

Ziegler trông có vẻ thất vọng khi thấy giám đốc sắp kết thúc cuộc đi thăm. Gutenburg hỏi:

-Ông cần bao nhiêu thời gian để chuẩn bị một chương trình cụ thể?

-Vậy các ngài cần bao nhiêu thời gian để xác định Tổng thống cần phải nói những gì? - Ziegler nói, nụ cười như trẻ con lại trở lại trên gương mặt ông ta.-Vâng. - Dexter nói, trở lại giọng ngắn gọn thường khi.

-Tôi muốn thực hiện nhiệm vụ đó.

-Tôi rất hài lòng khi nghe là như vậy.

-Với một điều kiện:

-Điều kiện đó là gì?

-Tôi cần được chứng minh là đích thân Tổng thống yêu cầu điệp vụ này.

Im lặng hồi lâu, cuối cùng Dexter nói:

-Tôi sẽ thông báo để Tổng thống biết yêu cầu của anh.

Joan giữ phím điện thoại cho đến khi Connor nhấc máy:

-Joan, có vấn đề gì thế? Tôi có điếc đâu!

-Có Ruth Preston, thư ký riêng của Tổng thống gọi đến.

Tiếp theo Connor nghe thấy giọng một phụ nữ:

-Ông Connor Fitzgerald phải không ạ?

Connor đáp:

-Tôi nghe đây.

Gã cảm thấy mồ hôi túa ra trên bàn tay cầm ống nghe. Điều đó chưa từng xảy ra những khi gã sắp kéo cò.

-Tổng thống muốn nói chuyện với ông.

Gã nghe một tiếng cạch. Một giọng quen thuộc cất lên.

-Xin chào.

-Xin chào ngài Tổng thống.

-Tôi nghĩ ông biết vì sao tôi gọi đến.

-Vâng, thưa ngài, tôi biết.

Giáo sư Ziegler bấm nút “Lời mở đầu”. Mụ giám đốc và lão phó giám đốc nín thở.

-Tôi thấy cần phải gọi đến và nói để ông hiểu nhiệm vụ này quan trọng đến thế nào. Ngừng. Bởi vì tôi tin rằng ông là người tốt nhất để thi hành nhiệm vụ đó. Ngừng. Vì thế tôi hi vọng rằng ông sẽ lĩnh trách nhiêm.

Ziegler bấm nút “chờ”.

Connor nói:

-Thưa Tổng thống, tôi rất vinh dự được ngài tin tưởng, và tôi rất mừng vì ngài đã bớt chút thì giờ để gọi điện cho tôi…

“Số 11”, Ziegler nói, ông ta thuộc lòng các câu trả lời.

-Tôi nghĩ rằng ít nhất mình cũng làm được điều đó. Ngừng.

-Thưa Tổng thống, xin cám ơn ngài. Mặc dầu ông Gutenburg đảm bảo với tôi rằng chính ngài có tham dự vào việc này, và chiều hôm ấy chính Giám đốc CIA đã gọi tôi để khẳng định điều đó. Nhưng ngài biết đấy, tôi vẫn cảm thấy không thể thực hiện nhiệm vụ đó trừ khi chắc chắn rằng mệnh lệnh là do chính ngài đưa ra.

“Số 17”

-Tôi hiểu lỗi lo lắng của ông. Ngừng.

“Số 19”.

-Khi nào mọi chuyện ổn cả, sao ông không đưa bà nhà đến thăm tôi tại Nhà trắng - nghĩa là nếu bà Giám đốc cho phép. Ngừng.

“Số 3”- Ziegler nói sẵng. Một tràng cười ha hả rộ lên.

Connor hơi đưa ống nghe ra xa tai một tý. Sau khi tiếng cười lắng xuống, gã nói:

-Thưa ngài, chúng tôi rất hân hạnh.

“Lời kết thúc” Ziegler nói:

-Tốt lắm. Tôi mong được gặp ông ngay sau khi ông trở về. Ngừng. Tôi vẫn thường nghĩ rằng nước Mỹ không thường xuyên trân trọng những anh hùng vô danh của mình. Ngừng. Rất vui được nói chuyện với ông. Tạm biêt.

-Xin chào ngài, thưa Tổng thống.

Khi Joan bước vào phòng Connor vẫn còn cầm ống nghe trong tay.

-Vậy là lại một chuyện bí ẩn nữa ư? - Chị nói trong khi Connor đặt ống nghe xuống.

Gã nhìn lên và nhướng một bên lông mày:

-Tổng thống bao giờ cũng gọi người khác bằng tên riêng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11


Nguồn: vnthuquan

Gutenburg đưa cho Connor một chiếc phong bì to màu nâu trong đựng bốn tấm hộ chiếu, ba chiếc vé máy bay và một tập tiền nhiều loại.

Connor hỏi:

- Tôi có phải ký nhận những cái này không?

- Không cần. Bởi vì công việc rất khẩn cấp, nên bao giờ cậu về thì chúng ta sẽ lo đến các công việc giấy tờ.

Khi đến Moscow cậu hãy đến trụ sở vận động bầu cử của Zerimski và đăng ký là một ký giả từ Nam Phi đến.

Người ta sẽ đưa cho cậu chương trình hoạt động của ông ta trong khi vận động bầu cử.

- Tôi có đầu mối nào ở Moscow không?

- Có Ashley Mitchell. - Gutenburg lưỡng lự - Đây là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của anh ta, và anh ta đã được thông báo đầy đủ phạm vi những gì cần biết. Anh ta cũng được lệnh chỉ được tiếp xúc với cậu nếu có tín hiệu an toàn. Khi đó anh ta sẽ cung cấp vũ khí cho cậu.

- Vũ khí loại nào?

Gutenburg nói:

- Một khẩu Remington 700 thông thường. Nhưng nếu vẫn là Chernopov dẫn đầu trong kết quả điều tra thì tôi nghĩ là không cần cậu phải ra tay, trong trường hợp đó thì sau ngày bầu cử cậu sẽ trở về Washington. Tôi e rằng nhiệm vụ này có thể sẽ không cần phải là một sự kiện nữa đâu.

Hy vọng như vậy - Connor nói và quay đi, không buồn bắt tay lão Phó Giám đốc.

***

- Anh sợ là đã bị trói chặt tay mà không thể từ chối được Connor nói và nhét thêm một chiếc sơ mi nữa vào vali.

Maggie nói:

- Anh có thể từ chối chứ. Ví dụ như xin lỗi vì tháng sau đã bắt đầu phải nhận việc rồi - Chị ngừng một lúc - Ben Thompson nói thế nào?

Connor đáp:

ông ta rất thông cảm. Nếu anh bắt đầu làm việc muộn hơn một tháng thì ông ta cũng thấy không có khó khăn gì lắm. Dường như tháng Mười hai không mấy khi bận rộn quá.

Connor ấn chặt quần áo xuống và băn khoăn không biết làm sao có thể nhét được thêm cái túi xốp vào. Gã chỉ ước gì mình có thể để cho Maggie xếp đồ đạc cho mình, nhưng lại không muốn vợ bắt gặp quá nhiều chi tiết không ăn khớp với những câu chuyện gã tạo ra. Gã ngồi phịch xuống nắp vali. Maggie chốt cửa buồng ngủ lại và họ ngã lên giường, cười phá lên. Gã ôm chặt lấy vợ và giữ trong tay hơi lâu một chút.

Chị khẽ hỏi:

- Connor, mọi chuyện có ổn không?

- Em yêu, mọi chuyện đều tốt cả - Gã buông chị ra và nói.

Connor cầm vali lên và đi xuống tầng dưới:

Anh xin lỗi là không có mặt ở nhà vào dịp lễ Tạ ơn.

Em nhớ nói với Tara là anh mong gặp nó vào dịp Giáng sinh - Gã nói trong khi Maggie đi theo ra cửa trước. Gã dừng lại bên cạnh một chiếc xe mà chị chưa bao giờ nhìn thấy. Chị nhắc gã:

- Cả Stuart nữa chứ.

- ừ, nhất định rồi. - Gã vừa nói vừa bỏ chiếc vali vào hòm xe - Rất vui nếu được gặp lại nó - Gã lại ôm vợ vào tay. Lần này gã chú ý để không ôm lâu quá.

Đột nhiên Maggie nói:

Trời ạ. Chúng mình sẽ tặng Tara cái gì làm quà Giáng sinh bây giờ? Thậm chí em chưa nghĩ đến nữa.

Connor chui vào ngồi trước tay lái và nói:

- Nếu em nhìn thấy hóa đơn điện thoại của nó thì em sẽ chẳng phải nghĩ đến quà Giáng sinh nữa đâu.

Maggie nói:

- Sao em không nhớ cái xe này nhỉ.

Gã vừa mở khóa điện vừa nói:

- Đây là xe của công ty. Tiện thể, em nói để Cha Graham tìm ai đó chơi bài bridge với cha tối thứ Bảy này nhé. Tạm biệt, em yêu.

Không nói thêm câu nào gã cho xe chạy lên lối xe và lái ra đường cái. Gã rất ghét phải chào tạm biệt Maggie và bao giờ cũng khiến cho cuộc chia tay càng nhanh càng tốt. Gã nhìn qua gương chiếu hậu: chị đang đứng ở cửa trước giơ tay vẫy. Vì thế gã rẽ sang đường đến Cambridge Place và chạy về phía sân bay.

Đến đầu đường vào Dulles gã chẳng cần nhìn mà rẽ ngay vào bãi đỗ xe lâu ngày. Gã lấy trong máy một chiếc vé gửi xe rồi đánh xe xuống tận góc xa nhất. Gã khóa cửa xe rồi đi về phía cổng vào nhà ga, lên thang cuốn để tới bàn làm thủ tục của hãng Hàng không Mỹ.

Người nhân viên mặc đồng phục kiểm tra vé của gã và nói:

- Xin cám ơn ngài Perry . Máy bay số 918 sắp đến giờ đón khách. Xin mời ngài đi ra cổng C7.

Sau khi làm thủ tục kiểm tra an ninh Connor đi tới nhà ga giữa. Gã ngồi trong phòng chờ, tít tận góc phòng và khi hành khách được mời lên máy bay gã bèn chọn một chỗ ngồi như thường lệ - gần cửa sổ và ở cuối máy bay. Hai mươi phút sau gã nghe thấy viên cơ trưởng thông báo rằng mặc dầu không thể cất cánh đúng giờ nhưng họ sẽ cố gắng để tới đích theo đúng chương trình đã định.

Trong sân bay, một người đàn ông trẻ mặc bộ đồ thẫm màu bấm một số trên máy điện thoại cầm tay của hắn:

- Tôi nghe - Một giọng vang lên.

- Điệp viên Sullivan gọi từ "Coach House" đây. Con chim đã bay đi.

- Tốt. Hãy báo cáo lại ngay sau khi anh thực hiện xong phần còn lại của nhiệm vụ của anh.

Điện thoại tắt ngấm.

Người đàn ông trẻ tắt máy và lên thang cuốn để xuống tầng trệt. Gã đi tới bãi để xe gửi lâu ngày, tới bên chiếc xe đậu trong góc trong cùng, mở cửa xe lái ra cửa, trả tiền đỗ xe rồi chạy về phía đông.

Ba mươi phút sau gã trả chìa khóa xe cho hãng xe và ký hành trình. Mọi việc chứng tỏ chiếc xe được thuê dưới tên gã, và được trả lại cũng với tên gã.

***

Mụ Giám đốc hỏi:

- Anh có chắc chắn tuyệt đối là không hề có một dấu vết gì về hắn không?

Gutenburg nói:

Không có bất cứ một dấu vết nào. Chớ quên rằng hắn là một NOC, cho nên không hề có tên trên sổ sách của Công ty.

Nhưng còn vợ hắn?

Tại sao cô ta lại nghi ngờ điều gì kia chứ? Lương tháng của hắn được trả đều đặn vào tài khoản chung của hai người. CÔ ta sẽ chẳng nghĩ gì đâu. CÔ ta chỉ biết một điều là hắn đã thôi việc ở công ty cũ và sẽ làm việc cho Washingtown proridelt từ ngày mồng một tháng Giêng tới

- Vẫn còn thư ký cũ của hắn nữa.

Tôi đã chuyển cô ta về Langley để có thể để mắt đến cô ta.

- BỘ phận nào?

- Trung Đông.

- Tại sao lại là Trung Đông?

- Bởi vì cô ta sẽ phải ở cơ quan trong giờ làm việc của họ: từ sáu giờ chiều đến ba giờ sáng. Và trong tám tháng tới tôi sẽ để cho cô ta làm việc thật nặng nhọc khiến cho cô ta không thể nghĩ đến một điều gì khác ngoài chuyện sẽ làm gì sau khi nghỉ hưu.

- Tốt. Lúc này Fitzgerald đang ở đâu?

Gutenburg nhìn đồng hồ:

Nửa đường vượt Đại Tây dương. Khoảng bốn tiếng nữa hắn sẽ hạ cánh xuống sân bay Heathrow Lon don.

Thế còn cái xe?

- Đã được trả lại cho hãng. Nó đã được sơn lại và gắn biển số mới.

- Còn văn phòng của hắn ở Phố M?

Sẽ được dọn đi và sáng thứ Hai sẽ được đặt vào tay một điệp viên chính thức.

Mụ Giám đốc nói:

Có vẻ như anh đã lường trước mọi chuyện, trừ một việc: đó là nếu hắn trở lại Washington thì sao?

Gutenburg nói:

- Hắn sẽ không quay lại Washington đâu.

***

Connor xếp hàng chờ trước cửa kiểm tra hộ chiếu.

Cuối cùng đến lượt gã. Viên sĩ quan kiểm tra hộ chiếu của gã và nói:

Mong ông có hai tuần vui vẻ ở nước Anh chúng tôi, ông Perry.

Trong mục trả lời câu hỏi: !Bạn định ở lại Anh bao nhiêu lâu?" ông Perry đã viết "mười bốn ngày". Nhưng sáng mai sẽ có một ông Lilystrand quay lại sân bay.

Khi gã ra khỏi sân bay và lên xe buýt để đi tới ga Victoria, có hai người đàn ông theo dõi gã. Bốn mươi hai phút sau, cũng hai tên đó nhìn thấy gã xếp hàng chờ taxi.

Chúng chia nhau hai ngả bám theo chiếc taxi màu đen đến tận khách sạn Kensington, ở đó một trong hai tên đã gửi sẵn cho gã một cái gói.

Connor ký vào bản đăng ký với khách sạn và hỏi:

Có ai nhắn gì cho tôi không?

- Thưa ngài Lilystrand, có ạ. Sáng nay có người gửi cho ngài cái này - Anh ta đưa cho Connor một phong bì to màu nâu - Phòng của ngài số 211 . Nhân viên khuân vác sẽ đưa đồ đạc của ngài lên ngay ạ.

Gã nói:

- Cám ơn, tôi tự đem lên được.

Vừa bước vào phòng Connor đã xé phong bì. Trong đó có một chiếc vé máy bay đi Geneva cho người tên là Theodore Lilystrand và một trăm francs Thụy sĩ. Gã cởi áo ngoài ra và nằm vật xuống giường, nhưng quá kiệt sức gã không thể nào chợp mắt nổi. Gã mở TV và lướt qua vô số kênh - cái mà Tara gọi là lướt kênh - nhưng cũng chẳng hơn gì.

Gã luôn ghét trò chơi chờ đợi. Đó là lúc duy nhất gã cảm thấy không chắc chắn. Gã luôn tự nhủ mình đây sẽ là nhiệm vụ cuối cùng. Gã bắt đầu nghĩ về lễ Giáng sinh cùng với Maggie và Tara - và cả Stuart nữa, phải. Gã rất ghét việc không được mang theo ảnh của vợ con, và luôn chỉ được tưởng tượng ra hình ảnh của họ trong đầu. Hơn tất cả gã căm ghét việc không được phép nhấc điện thoại lên và gọi cho vợ con bất cứ lúc nào gã thích.

connor nằm im trong giường cho đến khi trời tối mịt.

Rồi gã cũng ra khỏi cái nhà tù một đêm dành cho gã để kiếm cái gì ăn. Gã mua một tờ Eveling Stanldard tại quầy báo ở góc phố và đi tới một tiệm ăn Italia không đông lắm ở High Street, Kensington.

Người bồi bàn đưa gã đến một chiếc bàn yên tĩnh trong góc phòng, ánh sáng gay gắt đủ cho gã đọc được báo. Gã gọi một lon Co ke với thật nhiều đá. Người Anh chẳng bao giờ hiểu nổi từ "thật nhiều đá" nghĩa là như thế nào, và gã chẳng ngạc nhiên khi thấy mấy phút sau người bồi trở lại mang theo một cái cốc dài thượt với ba viên đá bé xíu ở trong, cùng với một lát chanh mỏng dính.

Gã gọi món cannelloni và si de salad. Thật buồn cười, mỗi khi ra nước ngoài gã thường gọi những món Maggie ưa thích. Bất cứ cái gì có thể gợi cho gã nhớ về nàng.

Trong cuộc nói chuyện gần đây nhất Tara đã bảo gã:

- Việc duy nhất bố phải làm trước khi nhận công việc mới là tìm lấy một thợ may tốt. Và con muốn đi cùng với bố để chọn sơ mi và cà vạt cho bố.

"Công việc mới của bố". Một lần nữa gã nghĩ về bức thư đó. Tôi rất tiếc phải thông báo với ngài rằng... Đã bao nhiêu lần gã nhẩm lại câu đó, và vẫn không thể nào nghĩ ra nguyên nhân gì khiến Thompson đổi ý. Lần này nữa cũng vậy.

Gã bắt đầu đọc trang nhất của tờ báo: Có chín ứng cử viên tranh cử để trở thành Thị trưởng đầu tiên của Lon don. Thật kỳ dị. Connor nghĩ, chẳng phải là xưa nay họ vẫn luôn có Thị trưởng đó sao - Dick Whittington thì sao? Gã nhìn những bức ảnh của các ứng cử viên cùng tên tuổi họ, nhưng chẳng thấy có ý nghĩa gì. Chỉ vài tuần nữa thôi một trong những người này sẽ điều hành thủ đô của Anh. Gã tự hỏi không biết đến lúc đó thì gã đang ở đâu .

Gã thanh toán bằng tiền mặt và cho người bồi một khoản tiền thưởng sao cho anh ta chẳng có lý do gì để nhớ đến gã. Trở về phòng mình ở khách sạn gã bật TV xem một vở hài kịch một lúc, chẳng thấy cái gì buồn cười cả Sau khi thử xem vài bộ phim gã ngủ thiếp đi chập chờn. Nhưng gã cảm thấy dễ chịu với ý nghĩ như thế này ít nhất cũng còn hơn hai thằng cha đứng rình ngoài phố, chúng chẳng được nghỉ chút nào. Chỉ vài giây sau khi xuống sân bay Heathrow gã đã nhận ra chúng ngay.

Gã nhìn đồng hồ. Hơn nửa đêm một tí - ở Washington là hơn bảy giờ. Gã tự hỏi không biết tối nay Maggie đang làm gì.

***

Maggie hỏi:

- Thế còn Stuart thì sao?

Tara đáp:

- Vẫn ở đấy . Mười lăm ngày nữa anh ấy sẽ có mặt ở Los Angeies. Con không thể nào chờ được nữa.

Cả hai đứa sẽ bay thẳng về đây chứ?

- Không đâu, mẹ - Tara cố không tỏ ra bực tức - Con đã nói với mẹ bao nhiều lần rồi, chúng con sẽ thuê một cái xe và lái lên bờ Tây. Stuart chưa bao giờ sang Mỹ và anh ấy muốn nhìn thấy Los Angeles và San Francisco.

- Lái xe cẩn thận đấy, nghe không con.

- Mẹ, con lái xe đã chín năm chưa bị phạt bao giờ, thậm chí mẹ và bố cũng còn chưa được như vậy kia mà.

Vậy xin mẹ đừng có lo lắng, mà hãy nói cho con biết tối nay mẹ đang làm gì đi.

Mẹ sắp nghe Placido Domingo trong vở La Bohème. Mẹ định chờ cho cha đi vắng mới đi nghe vở đó vì biết rằng cha sẽ ngủ tít thò lò trước khi xem xong hồi một.

- Vậy mẹ đi một mình à?

- Vậy mẹ hãy cẩn thận đấy .và nhớ đừng ngồi gần hơn hàng thứ sáu.

- Tại sao lại thế?

- Bởi vì biết đâu một anh chàng đẹp trai giàu có nào đấy sẽ nhảy khỏi lô ghế của ơnnh để tán tỉnh mẹ.

Maggie cười phá lên:

Coi như mẹ đã bị trừng phạt.

Tại sao mẹ không rủ Joan đi cùng. Như thế cả hai có thể nói chuyện về bố suốt buổi tối.

Mẹ có gọi cô ấy ở văn phòng, nhưng hình như máy hỏng. Mẹ sẽ thử gọi đến nhà cho cô ấy.

- Mẹ, tạm biệt mẹ nhé, ngày mai con lại nói chuyện với mẹ. - Tara nói. CÔ biết trong khi Connor đi vắng thì ngày nào mẹ cũng sẽ gọi cho cô.

Cứ mỗi khi Connor đi ra nước ngoài hay đến chơi bài với Cha Graham ở câu lạc bộ thì Maggie lại bận bịu với một việc gì đấy ở Trường Đại học. Có thể là bất cứ việc gì ở GULP - Khoa Nhân văn Trường Đại học Tổng hợp Georgetown mà chị là một trong những người sáng lập, hay Hiệp hội các nhà thơ đương đại và lớp khiêu vũ Irish, nơi chị có giờ giảng. Dáng những sinh viên trẻ đang khiêu vũ, những cái lưng thẳng tắp, những bước chân đập nhẹ gợi cho chị nhớ đến Declan O casey. Giờ đây anh đã là một giáo sư nổi tiếng, có một chân trong trường Đại học Tổng hợp Chicago. Anh vẫn chưa lập gia đình và mỗi dịp Giáng sinh vẫn gửi cho chị một tấm thiệp, và một tấm thiệp khác không ký tên vào mỗi ngày lễ Valentine. Chiếc máy chữ cổ lỗ và cái chữ e thiếu một dấu móc bao giờ cũng để lộ tung tích anh.

Chị lại cầm ống nghe lên và quay số nhà Joan, nhưng không có ai trả lời. Chị trộn cho mình một đĩa salad và ăn một mình trong bếp. Sau khi bỏ đĩa vào máy rửa bát chị lại gọi cho Joan. Vẫn không có ai trả lời, vì thế chị lên đường đến Kennedy Center. Mua một vé lẻ bao giờ cũng dễ.

Maggie ngồi như bị hút vào hồi một của vở La Bohèrne và chỉ ước có ai ngồi bên để chia sẻ niềm say mê. Màn vừa hạ, chị hòa vào dòng người đi ra khu tiền sảnh. Gần đến quầy ba đông đúc chị thoáng nhìn thấy Elizabeth Thompson. Chị nhớ bà ta đã mời chị đến uống cà phê, nhưng rồi không hề nhắc lại. Chị cảm thấy hơi ngạc nhiên vì lúc đó nghe bà ta mời thật là nhiệt tình.

Khi Ben Thompson quay lại và gặp ánh mắt chị, chị mỉm cười và bước về phía họ. Chị nói:

- Ben, thật hay vì được gặp ông ở đây.

- Tôi cũng vậy, chị Fitzgerald - ông ta đáp, nhưng không còn cái giọng ấm áp trong bữa ăn tối hôm trước.

Và tại sao ông ta không gọi chị là Maggie?

VÔ tình, chị nói tiếp:

- Domingo thật tuyệt vời, đúng không - Vâng, và chúng ta thật may mắn kéo được Leonard Siatkin từ Si. Louis về - Ben Thompson đáp.

Maggie ngạc nhiên thấy ông ta không mời chị một cốc gì đó, và cuối cùng khi chị gọi một cốc nước cam thì chị thậm chí còn ngạc nhiên hơn khi ông ta không hề có ý định trả tiền cho cốc nước cam của chị.

Chị nhấp một ngụm nước cam, nói:

- Connor rất mong được làm việc cho Washington provident.

Elizabeth Thompson có vẻ ngạc nhiên nhưng không nói gì.

- Ben, anh ấy rất mừng vì ông cho phép anh ấy nghỉ một tháng để thực hiện nốt hợp đồng với công ty cũ của anh ấy .

Elizabeth toan nói gì, vùa lúc đó chuông báo còn ba phút vang lên.

ồ, có lẽ chúng ta nên về chỗ thôi - Ben Thompson nói mặc dầu vợ ông ta mới kịp uống nửa cốc nước của mình - Chị Fitzgerald, rất vui vì được gặp lại chị. Hy vọng chị sẽ thích màn hai - ông ta nắm mạnh tay vợ dẫn về chỗ.

Maggie không thưởng thức màn hai. Chị không thể tập trung để nghe được, bởi vì câu chuyện ngoài tiền sảnh cứ diễn đi diễn lại trong óc chị. Nhưng mặc dù nhẩm đi nhẩm lại bao nhiêu lần chị vẫn không thể nhận ra thái độ của ông ta có chút gì giống với những gì đã diễn ra cách đây hai tuần. Nếu biết làm thế nào để liên lạc với Connor chị sẽ vi phạm quy ước và sẽ gọi điện cho chồng. Vì thế chị thử làm cách thứ hai mà chị cho là tốt nhất. Vừa về đến nhà chị gọi ngay cho Joan Bet.

Điện thoại reo mãi không thôi.

***

Sáng hôm sau Connor dậy sớm. Gã thanh toán bằng tiền mặt, gọi một chiếc taxi và đi ra sân bay Heathrow trước khi người trực tầng biết là gã đã đi khỏi. Bảy giờ bốn mươi phút gã lên chiếc máy bay số 839 của Hàng không Thụy sĩ. Chuyến bay chỉ hết không đầy hai tiếng, và khi bánh máy bay chạm đất gã chỉnh đồng hồ thành mười giờ ba mươi.

Trong lúc chờ chuyển máy bay gã lợi dụng sự ưu việt của hãng Hàng không Thụy sĩ để tắm một cái. Gã bước vào " hệ thống thiết bị thượng hạng " - theo lời mô tả của cuốn tạp chí của hãng cung cấp trong chuyến bay - với tên Theodore Lilystrand, một nhà đầu tư ngân hàng người Stockholm. Mấy phút sau gã bước ra với cái tên Piet de Villiers, phóng viên tờ >ohannesburg Merculi .

Mặc dầu vẫn còn hơn một giờ nữa, Connor không hề liếc qua cửa hàng miễn thuế mà chỉ mua một chiếc bánh sừng bò và một tách cà phê của một tiệm ăn có lẽ đắt nhất thế giới.

Cuối cùng gã bước qua cửa số 23. Số người xếp hàng để bay chuyến bay của Aeroflot đi St. Petersburg không nhiều lắm. Mấy phút sau người ta gọi mời hành khách lên máy bay gã rảo bước đi về phía cuối chiếc máy bay.

Gã bắt đầu nghĩ đến sẽ phải làm việc gì vào lúc tàu hỏa tiến vào sân ga Raveltay sáng hôm sau. Gã nhẩm lại những lời dặn của Phó Giám đốc một lần nữa, băn khoăn không hiểu tại sao Gutenburg cứ nhắc đi nhắc lại mãi cái câu:" đừng để bị bắt. Nhung nếu bị bắt, hãy chối hết không nhận có liên quan gì đến công ti. Đừng lo, Công ti sẽ luôn luôn chăm lo cho anh".

chỉ có với những người mới được tuyển dụng mới phải nhắc đến Điều lệnh thứ Mười một.

***

Máy bay đi St. Petersburg vừa cất cánh, hành lý của chúng ta đã chất lên khoang.

Gutenburg nói:

Tốt. Còn điều gì nữa không?

Gã điệp viên CIA trẻ nói:

- Tôi nghĩ không có gì nữa - Anh ta hơi lưỡng lự

- Trừ việc Trừ việc gì? Trừ việc gì? Nói ra.

- Chỉ là tôi nghĩ rằng hình như tôi nhận ra một người khác cũng lên máy bay.

Gutenburg gầm lên:

Ai vậy - Tôi không nhớ ra tên. Tôi cũng không chắc lắm đã trông thấy người đó. Với lại tôi không dám liều rời mắt khỏi Fitzgerald quá một giây.

- Nếu nhớ ra tên người đó thì phải gọi điện cho tôi ngay.

Vâng, thưa ngài - Gã thanh niên tắt điện thoại và đi về phía cửa số 9. Chỉ vài giờ nữa gã sẽ lại ngồi sau bàn làm việc của mình ở Berne và trở về với vai trò Tùy viên Văn hóa của Đại sứ quán Mỹ.

***

- Chào ông. Helen Dexter đây.

Tham mưu trưởng Nhà Trắng đáp:

- Chào bà Giám đốc.

- Tôi nghĩ Tổng thống muốn được thông báo ngay lập tức rằng người mà chúng tôi theo dõi ở Nam Phi đã bắt đầu hoạt động trở lại.

Lloyd nói:

- Hình như tôi chưa hiểu bà.

- Người phụ trách văn phòng của chúng tôi ở Johannesburg vừa thông báo rằng tên ám sát Guzman vừa đáp máy bay của hãng Hàng không Nam Phi đi London cách đây hai ngày. Hắn sử dụng hộ chiếu mang tên Peny. Hắn chỉ ở lại London có một đêm. Sáng hôm sau hắn bay sang Geneva bằng máy bay của hãng Hàng không Thụy sĩ, sử dụng hộ chiếu mang tên Theodore Lilystrand.

Lần này Lloyd không hề cắt lời mụ ta. Sau này ông có thể quay lại băng ghi âm nếu như Tổng thống muốn nghe chính xác mụ ta nói những gì.

- Tại Geneva hắn đáp máy bay Aeroflot đi St. Petersburg. Lần này hắn sử dụng hộ chiếu Nam Phi mang tên Piet de Vilhers. Từ St. Petersburg hắn đáp tàu đêm đi Moscow.

Lloyd hỏi:

Tại sao lại là Moscow?

Dexter nói:

- Nếu như tôi không lầm thì ở Nga sắp có một cuộc bầu cử.

***

Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay St. Petersburg, đồng hồ tay của Connor chỉ năm giờ năm mươi. Gã ngáp dài, vươn vai và chờ cho máy bay dừng hẳn lại mới chỉnh kim đồng hồ theo giờ địa phương. Gã nhìn ra ngoài cửa sổ, sân bay lúc này tranh tối tranh sáng bởi vì có đến quá nửa số bóng đèn chiếu sáng sân bay đã bị mất cắp. Tuyết rơi nhẹ nhưng không ngừng. Hơn một trăm hành khách phải chờ thêm hơn hai mươi phút nữa mới có một chiếc xe buýt chạy đến để đưa họ vào nhà ga. Những điều đơn giản vẫn chẳng có gì thay đổi, dù cho mọi sự do KGB hay các tổ chức tội phạm chịu trách nhiệm thì cũng vậy. Người Mỹ đã bắt đầu gọi các tổ chức tội phạm Nga là Mafia, để tránh lầm lẫn với các tổ chức tội phạm ltalia. (Bọn tội phạm Italia được gọi là Mafia).

Connor là người cuối cùng ra khỏi máy bay, và cũng là người cuối cùng rời xe buýt.

Một hành khách ngồi ở khoang hạng nhất chạy bổ đến xếp trên cùng trong hàng người để có thể là người đầu tiên ra khỏi chỗ kiểm tra nhập cư. Anh ta thấy mừng là Connor xếp hàng theo thứ tự thông thường. Khi ra khỏi xe buýt người đó đã không hề ngoái lại. Anh ta biết rằng mắt Connor không ngừng đảo khắp phía.

Ba mươi phút sau Connor bước ra khỏi nhà ga, gã vẫy chiếc xe taxi đầu tiên và bảo lái xe đưa đến ga Prosky.

Người hành khách đi vé hạng nhất đi theo Connor vào phòng bán vé trông giống một nhà hát opera hơn là ga xe lửa. Anh ta nhìn gần để biết Connor lên tàu nào. Nhưng còn một người nữa đứng trong bóng tối nhưng biết rõ thậm chí cả số buồng Connor sẽ nằm.

Tối hôm ấy Tùy viên Văn hóa của Sứ quán Mỹ ở St. Petersburg đã chuyển một giấy mời đến nhà hát Kirov Ballet để có thể thông báo cho Gutenburg rằng Connor đã lên chuyến tàu đêm để về Moscow. Không cần phải đi theo anh ta suốt chuyến đi bởi vì Ashley Michell, đồng nghiệp của hắn ở thủ đô sáng hôm sau sẽ chờ sẵn ở đường sắt số 4 để khẳng định là Fitzgerald đã đến đích.

Người ta đã nói rõ với Tuỳ viên rằng đó là việc của Michell.

Connor nói bằng tiếng Anh với người bán vé:

- Một giường hạng nhất đi Moscow.

Người đàn ông đẩy tấm vé qua cửa sổ bằng gỗ và thất vọng khi thấy người khách đưa ra một tờ mười ngàn rúp.

ông ta đã mong ông khách sẽ khiến cho ông ta có dịp đổi tiền để kiếm một khoản lời nho nhỏ - đêm nay ông đã có một dịp rồi.

Gã đã nhìn thấy khuôn mặt non choẹt đứng ở cửa sân bay Geneva, và tự hỏi không biết bọn họ đã tuyển ở đâu ra anh chàng này. Gã không buồn nhìn tới tên điệp viên ở St Petersburg bởi vì thừa biết phải có một ai đó đến để kiểm tra xem gã đã tới nơi chưa, và một ai đó nữa sẽ đứng đợi ở sân ga ở Moscow. Gutenburg đã nói kỹ cho gã về Michell - tên này mới được tuyển và không hề biết về vị trí NOC của Fitzgerald.

Đúng nửa đêm - kém một phút - đoàn tàu rời St. Petersburg và âm thanh đều đều, khe khẽ của bánh tàu đập lên đường ray khiến Connor ngủ thiếp đi. Gã giật mình tỉnh dậy và nhìn đồng hồ: Bốn giờ ba bảy phút.

Suốt ba đêm nay gã mới có một giấc ngủ ngon như vậy.

Rồi gã nhớ lại giấc mơ. Gã đang ngồi trên một chiếc ghế băng trên Quảng trường Lafeyette, đối diện với Nhà Trắng và nói chuyện với một người nào đó không hề nhìn về phía gã. Cuộc gặp gỡ với Phó Giám đốc Cục mấy tuần trước như hiện lại mồn một từng từ nhưng gã không thể nhớ ra có một điều gì đó trong cuộc đối thoại vẫn chuội đi. Đúng đến lúc Gutenburg nói đến câu đó thì gã giật mình tỉnh dậy.

Tận đến tám giờ ba mươi ba phút khi đoàn tàu vào ga Raveltay gã vẫn không nhớ nổi đó là cái gì.

***

Andy Lloyd hỏi:

- Anh đang ở đâu?

Jackson đáp:

- Trong một buồng điện thoại ở Moscow. Qua Lon don, Geneva và St. Petersburg. Vừa xuống khỏi tàu hỏa anh ta đã cho chúng tôi leo cây hết lượt. Anh ta đã đánh lạc hướng một người của chúng tôi ở Moscow trong vòng chưa đầy mười phút. Nếu không phải trước kia tôi là người đã từng dạy anh ta kỹ thuật đảo người thì chác cũng bị anh ta cho rớt rồi.

Lloyd hỏi:

- Cuối cùng anh ta đến đâu.

- Anh ta vào một khách sạn nhỏ ở phía bắc thành phố.

- Anh ta có còn ở đó không?

- Không khoảng một giờ sau anh ta ra khỏi đó, nhưng hóa trang giỏi đến nỗi suýt nữa tôi cũng lầm. Nếu không phải là đi bộ thì chắc tôi đã để tuột mất anh ta.

Lloyd hỏi:

Anh ta đi đâu?

Anh ta đi quanh thành phố theo một đường khác và cuối cùng tới trụ sở chiến dịch vận động bầu cử của Zerimski.

- Tại sao lại là Zerimski?

Tôi chưa biết, nhưng khi đi ra khỏi đó anh ta mang theo toàn bộ chương trình chiến dịch vận động của Zerimski. Sau đó anh ta mua một tấm bản đồ ở quầy bán báo và ăn trưa ở một quán ăn gần đó. Buổi chiều anh ta thuê một chiếc xe và trở về khách sạn. Từ lúc đó đến giờ anh ta vẫn chưa rời khỏi đó.

Lloyd đột nhiên kêu lên:

- ôi, lạy Chúa? Lần này là Zerimski.

Đầu dây đàng kia lặng đi hồi lâu, rồi Jackson nói:

- Không, thưa ngài Lloyd, không thể như thế được.

- Tại sao lại không?

- Anh ta sẽ không bao giờ chịu thi hành một vụ ám sát nhạy cảm như vậy trừ khi mệnh lệnh là do chính Nhà Trắng đưa ra. Tôi biết anh ta đã lâu và có thể đảm bảo điều đó.

- Chớ quên rằng bạn anh đã thi hành một vụ ám sát cũng nhạy cảm đúng như vậy ở Colombia. Chẳng có gì nghi ngờ về việc Dexter có thể thuyết phục để anh ta tin rằng vụ này cũng do chính Tổng thống yêu cầu.

Jackson khẽ nói:

- Còn có một khả nàng khác nữa.

- Là gì?

- Đó là không phải họ dự định giết Zerimski, mà là Connor.

Lloyd viết cái tên đó vào một tờ giấy nhắn màu vàng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12


Nguồn: vnthuquan

- Người Mỹ à?

- Vâng - Jackson nói và nhìn xuống xem giọng nói phát ra từ đâu.

Chú có cần gì không?

- Không - Jackson nói, mắt vẫn không rời khách sạn.

- Nhất định là chú phải cần một thứ gì đó chứ. Người Mỹ bao giờ cũng cần gì đấy.

Jackson dằn giọng:

- Tôi không cần thứ gì cả. Bây giờ thì đi đi.

- Trứng cá? Búp bê Nga- Quân phục đại tướng? Mũ lông? Đàn bà?

Lần đầu tiên Jackson nhìn xuống thằng bé. NÓ quấn kín mít người từ đầu đến chân trong một chiếc áo khoác lông cừu to gấp ba người nó. Trên đầu nó đội một chiếc mũ da thỏ rừng mà Jackson cũng cảm thấy cần phải có một cái- Thằng bé cười để lộ hai chiếc răng khuyết.

- Một ả đàn bà nhé? Vào lúc năm giờ sáng?

- Thời gian thích hợp đấy. Hay là chú thích con trai hơn?

- Cháu tính tiền dịch vụ thế nào .

- Loại dịch vụ gì? - Thằng bé hỏi, vẻ nghi ngờ.

- Làm chân chạy vặt.

- Chạy vặt?

- Vậy thì người giúp việc vậy.

- Giúp việc?

- Trợ lý ấy mà.

- à, chú định nói là đối tác, như trong các phim Mỹ.

- OK, vậy là đã thỏa thuận về mô tả công việc của cháu, cậu bé thông thái ạ. Thế cháu tính bao nhiêu?

Theo ngày? Theo tuần? Hay theo tháng?

- Theo giờ.

- Chú định trả bao nhiêu?

Chúng ta là một hãng nhỏ, đúng không nào?

Thằng bé cười rộng ngoác đến mang tai:

- Đấy là bọn cháu học của người Mỹ đấy.

Jackson nói?

- Một đô la.

Thằng bé bắt đầu cười to?

Cháu là một thằng bé thông thái, nhưng chú thì là một nhà soạn hài kịch. Mười đô la.

Như thế chẳng khác gì một sự bóc lột.

Lần đầu tiên thằng bé tỏ ra bối rối.

- Chú trả cháu hai đô la.

- Sáu.

- Bốn.

- Năm.

Jackson nói:

Đồng ý.

Thằng bé giơ một bàn tay phải lên cao, điều mà nó nhìn thấy trong các phim Mỹ. Jackson đập tay vào tay nó - Hợp đồng đã được thỏa thuận - Ngay lập tức thằng bé nhìn giờ trên chiếc đồng hồ Rolex đeo trên tay.

Jackson hỏi.

- Vậy cháu tên là gì?

Thằng bé đáp.

- Sergei. Còn chú?

- Jackson. Sergei, cháu bao nhiêu tuổi?

Thế chú muốn cháu bao nhiêu tuổi?

- Thôi, dẹp trò công kích đi và nói cho chú biết cháu bao nhiêu tuổi.

Mười bốn .

Cháu lên chín thôi, không hơn một ngày.

- Mười ba.

- Mười.

- Mười một.

Jackson nói:

- OK. Chú thỏa thuận là mười một.

Thằng bé hỏi:

Còn chú bao nhiêu tuổi?

- Năm mươi tư.

Sergei nói:

- Cháu thỏa thuận là năm mươi tư.

Lần đầu tiên sau nhiều ngày Jackson phá lên cười- Gã hỏi, mắt vẫn nhìn lên cửa khách sạn:

Làm thế nào cháu giỏi tiếng Anh như thế?

Mẹ cháu sống với một người Mỹ khá lâu. Năm ngoái ông ta trở về Mỹ nhưng không mang mẹ con cháu theo.

Lần này Jackson tin rằng nó nói thực.

Sergei hỏi:

- Vậy công việc ra sao hả đối tác?

- Chúng ta đang để mắt đến một người ở trong khách sạn kia.

- Bạn hay thù?

- Bạn.

Mafya à?

Không, ông ấy làm việc cho những người tốt.

Sergei nói, giọng hơi sắc:

- Đừng đối xử với nhau như với trẻ con. Hãy nhớ chúng ta là đối tác của nhau.

Jackson nói:

- OK, Sergei - Vừa lúc đó Connor bước ra cửa.

Jackson đặt tay lên vai thằng bé.

- Đừng động đậy.

Sergei hỏi:

- ông ấy đấy à?

- Phải, ông ấy đấy.

Mặt ông ấy có vẻ tốt bụng. CÓ lẽ cháu nên làm việc cho ông ấy thì hơn. . .

***

Ngày hôm nay đối với Victor Zerimski đã bắt đầu không mấy tốt đẹp, mà bây giờ mới chỉ hơn tám giờ một tý ông ta đang chủ trì một cuộc họp quan trọng và Dimitrov Titov - Tham mưu trưởng của ông đang báo cáo.

Tìtov đang nói:

- Một tổ chức quan sát quốc tế đã đến Moscow để quan sát tiến trình bầu cử. HỌ chờ đợi sẽ phát hiện được những dấu hiệu bỏ phiếu gian lận, nhưng Chủ tịch uỷ ban đó đã phải thừa nhận rằng họ chưa nhận thấy một điều gì bất hợp pháp.

Titov kết thúc bản báo cáo bằng việc thông báo rằng Zerimski đã lên được vị trí thứ hai trong kết quả thăm dò ý kiến và Mafya thậm chí đang rót thêm nhiều tiền nữa cho chiến dịch vận động bầu cử của Chemopov.

zerlmski đứng dậy. ông ta vuốt chùm ria mép rậm rì, lần lượt nhìn từng người ngồi quanh bàn và nói:

- Bao giờ trở thành Tổng thống tôi sẽ quẳng hết lũ chó đẻ ấy vào tù lần lượt từng thằng một. Để rồi chúng chỉ còn đá để mà ngồi đếm cho đến chết mà thôi.

Các ủy viên Trung ương đã nhiều lần nghe vị lãnh đạo của họ lên án bọn Mafya, mặc dù trước mặt công chúng ông không bao giờ nhắc đến chúng.

Người đàn ông lùn tịt, vai u thịt bắp đấm tay xuống bàn:

- Nước Nga cần phải trở lại với những giá trị cũ của ngày xưa kia đã khiến cả thế giới phải kính trọng chúng ta.

Hai mươi mốt người ngồi đối diện với ông ta gật đầu tán thành, mặc dầu trong mấy tháng qua họ đã nghe ông ta nhắc đi nhắc lại những lời ấy không biết bao nhiêu lần.

- Suốt mười năm qua chúng ta chẳng làm được điều gì ngoài việc nhập khẩu những thứ tồi tệ nhất mà bọn Mỹ đưa cho.

HỌ tiếp tục gật đầu và dán mắt vào ông ta.

Zenmski lùa tay vào mái tóc rậm, thở dài và ngồi thụp xuống ghế. ông ta nhìn sang Tham mưu trưởng - Sáng nay chương trình của tôi thế nào?

Titov nói:

- Ngài sẽ đi thăm viện bảo tàng Puskin. Mọi người sẽ chờ ngài đến vào lúc mười giờ.

Hủy đi. Hoàn toàn phí thì giờ về việc đó, trong khi chỉ còn có tám ngày nữa là đến ngày bầu cử rồi - ông ta lại đập bàn - Tôi cần phải ở trên đường phố, nơi nhân dân có thể gặp gỡ tôi.

Titov nói:

Nhưng Giám đốc Viện Bảo tàng đã xin chính phủ cam kết để có thể bảo tồn được những tác phẩm của một nghệ sĩ Nga vĩ đại.

Zerimski nói:

- Một sự lãng phí tiền của của nhân dân.

Tham mưu trưởng nói tiếp:

- Và Chemopov đang tiếp tục bị chỉ trích vì cắt giảm sự bảo trợ nghệ thuật.

- Được rồi, tôi sẽ giành cho họ mười lăm phút.

Mỗi tuần có hai mươi ngàn người Nga đến thăm Bảo tàng Puskin - Titov nói thêm, mắt liếc xuống tờ giấy đánh máy trước mặt.

- Vậy thì ba mươi phút.

- Tuần trước Chemopov bôi nhọ rằng ngài chỉ là một tên đầu trộm đuôi cướp vô học.

Zenmski rống lên.

- Còn hắn thì là cái thá gì? Lúc hắn còn là công nhân nông trường thì tôi đã là sinh viên Luật ở Đại học Tổng hợp Moscow.

Titov nói:

- Thưa Chủ tịch, đó quả là thực tế. Nhưng các cuộc điều tra quốc tế của chúng ta cho thấy quần chúng không nhận thức được điều đó mà họ chỉ nghe lời của Chemopov mà thôi.

Điều tra quốc tế. ĐÓ là thứ khiến chúng ta phải cảm ơn bọn Mỹ.

- Chính điều đó đã giữ được cho Tom Lawrence ngồi vững trong văn phòng.

Một khi tôi đã được bầu thì chẳng cần đến các cuộc điều tra mới có thể ngồi vững chỗ được.

***

Tình yêu đối với hội họa của Connor bắt đầu từ khi Maggie lôi gã đi khắp các phòng tranh, hồi họ còn là sinh viên. Thoạt tiên gã đi chỉ vì muốn được có thêm nhiều thời gian ở bên nàng, nhưng chỉ vài tuần sau gã đã thay đổi. Mỗi lần cùng nhau ra khỏi thành phố gã rất vui sướng được đi cùng đến bất cứ phòng tranh nào nàng chọn.

Trong khi Giám đốc Bảo tàng Puskin đưa Zerimski đi quanh bảo tàng thì Connor phải chú ý để không bị các tuyệt tác kỳ diệu này hút hồn mà phải tập trung quan sát vị ứng cử viên Tổng thống.

Vào những năm 1980, khi lần đầu tiên Connor được cử sang Nga thì người ta chỉ có thể nhìn thấy những chính khách cấp cao gần nhất là khi họ ngồi trên khán đài trong lễ duyệt binh ngày Quốc tế Lao động. Nhưng giờ đây khi đông đảo quần chúng có thể được phát biểu ý kiến lựa chọn trên các phiếu điều tra thì đột nhiên những ai muốn được bầu lại phải đi lại trong đám quần chúng, thậm chí phải lắng nghe các ý kiến của họ.

Bảo tàng đông chẳng kém gì sân vận động Cooke và mỗi khi Zerimski xuất hiện thì đám đông lại tách ra cứ như ông ta là thánh Moses đang đi tới Biển Đỏ. Vị ứng cử viên chậm rãi đi trong đám đông dân Moscow đang chẳng để ý gì đến các bức tranh và các bức tượng vì mải giơ tay đón chào ông ta.

Trông bên ngoài Zerimski lùn hơn trong các bức ảnh, vây quanh ông ta là một đám thân cận còn bé nhỏ hơn để có thể bớt nổi bật sự thực. Connor nhớ lại lời nhận xét của Tổng thống Truman về khổ người. CÓ lần ông đã nói với một sinh viên Missouri như sau:

- " Cậu bé ơi, nếu như phải tính đến từng phân thì hãy xét đến cái trán. Thêm vài phân ở khoảng cách từ chân tóc đến sống mũi còn hơn là cố lấy vài phân từ mát cá đến đầu gối".

Zerimski mặc một bộ quần áo cắt xấu tệ. Sơ mi nhàu nhĩ từ cổ áo đến măng sét. Connor tự hỏi không hiểu Giám đốc Bảo tàng Puskin có khôn ngoan không khi mặc một bộ vét may đo rõ ràng là không được may ở Moscow.

Mặc dầu Connor biết Zenmski rất sắc bén và là người có học, nhưng chẳng mấy chốc đã rõ ràng rằng trong những năm qua chẳng mấy khi ông ta đi thăm các bảo tàng nghệ thuật. Trong khi lăng xăng đi qua các đám đông thỉnh thoảng ông ta lại chỉ một ngón tay vào một bức vẽ nào đó và nói rất to với người xem tên họa sĩ. Rất nhiều lần ông ta nói sai, nhưng đám đông vẫn gật đầu tán thành. ông ta bỏ qua những tuyệt tác của Rubens mà tỏ ra quan tâm đến một bà mẹ đứng giữa một đám đông đang như lấy tay đứa con của mình hơn là những nét vẽ tài tình miêu tả một cảnh tương tự như vậy trên bức tranh sau lưng chị ta. Khi ông ta bế lấy đứa trẻ và yêu cầu chụp chung với chị ta một tấm ảnh, Titov gợi ý ông ta nên bước sang bên phải một bước. Như vậy họ có thể lấy được cả hình Đức Mẹ Đồng trinh Ma ria. Sẽ không một tờ báo nào không in tấm ảnh đó lên trang nhất.

Sau khi ông ta đi qua khoảng hơn một chục phòng tranh và tin chắc là tất cả những người đến tham quan bảo tàng Puskin hôm đó đều đã biết sự có mặt của mình, Zenrtlski bắt đầu thấy chán và quay sang với đám phóng viên đang theo sát phía sau. Lên đến tầng hai ông ta bắt đầu nhóm một cuộc họp báo tại chỗ.

ông ta nói với đám đông.

Cứ đến đây và hỏi bất cứ đề tài nào các vị thích.

Một phóng viên tờ The Times hỏi.

- Thưa ngài Zenmski, ngài có phản ứng thế nào đối với kết quả điều tra mới nhất .

- Tiến lên theo một định hướng đúng đắn.

Một phóng viên khác kêu lên:

Hiện giờ ngài đã lên tới vì trí thứ hai, và do đó là đối thủ duy nhất của ông Chernopov.

Zenmski nói.

Đến ngày bầu cử thì ông ta sẽ là đối thủ duy nhất của tôi.

Đám tùy tùng phá lên cưới rất mẫn cán.

- Ngài Zerimski, theo ngài thì nước Nga có nên trở lại là một nhà nước Cộng sản nữa hay không? - Câu hỏi không thể tránh khỏi này cuối cùng được một người nói giọng Mỹ đặt ra.

Nhà chính khách quỷ quyệt quá tỉnh táo chẳng thể nào bị mắc phải cái bẫy đó:

Nếu như ông muốn nói như thế có nghĩa là chúng ta trở lại với một xã hội có nhiều việc làm hơn, lạm phát thấp hơn và mức sống cao hơn thì câu trả lời ắt phải là có - ông ta cố nói cho khác đi so với một ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa đã nói trong kỳ vận động bầu cử vòng đầu.

- Nhưng đó cũng chính là những điều mà Chemopov đã tuyên bố trong chính sách hiện nay của ông ta.

Zenmski nói:

- Chính sách của chính phủ hiện nay là làm sao bảo đảm cho Thủ tướng giữ cho tài khoản của ông ta ở các ngân hàng Thụy sĩ đầy ắp đô la. Tiền đó là của nhân dân Nga, chính vì thế mà ông ta không xứng đáng là Tổng thống tiếp theo của chúng ta. Tôi được biết là sắp tới khi tạp chí Fortune xuất bản danh sách mười người giàu nhất thế giới thì Chemopov sẽ đứng ở vị trí thứ bảy. Nếu bầu Chernopov làm Tổng thống thì chỉ trong vòng năm năm ông ta sẽ hất BinGate khỏi vị trí đứng đầu - ông ta nói thêm - Không, các bạn của tôi ơi, các bạn sẽ thấy rằng nhân dân Nga sẽ bầu cử thành công cho một sự trở về của những năm tháng mà dân tộc chúng tôi là một dân tộc được kính trọng nhất trên trái đất.

Đứng ở cuối phòng, Sergei hỏi:

-Tại sao bạn chú lại quan tâm đến Victor Zerimski thế? Jackson nói:

- Cháu hỏi nhiều quá đấy.

Zerimski bắt đầu đi về phía cửa ra, viên Giám đốc Bảo tàng và đám tuỳ tùng cố đuổi kịp ông ta. Vị ứng cử viên đứng ở bậc thềm cuối cùng để cho người ta chụp ảnh, đối diện với bức tranh hoành tráng "Chris được hạ xuống khỏi giá Thập tự " của Goya. Connor bị bức tranh làm cho xúc động đến nỗi gã gần như bị đám đông đè bẹp. Sergei thì thầm:

Chú Jackson, chú có thích Goya không?

Jackson thừa nhận.

Chú chưa được nhìn thấy tranh của ông ta nhiều lắm. Nhưng quả thực là kỳ diệu.

Sergei nói.

- Dưới tầng hầm còn nhiều lắm. Lúc nào cũng có thể thu xếp được... - nó giơ ngón tay cái ra.

Suýt nữa Jackson đã tạt tai thằng bé nếu không sợ như vậy sẽ khiến mọi người chú ý. Đột nhiên Sergei nói:

- Bạn chú lại di chuyển kìa.

Jackson nhìn lên và thấy Connor mất hút về phía cửa ra, Ashley Michell đuổi theo ở đàng sau.

***

Connor ngồi một mình trong một tiệm ăn Hy lạp nằm ở Prechinstenka và cân nhắc lại những gì gã đã nhìn thấy sáng nay. Mặc dầu quanh Zerimski luôn luôn có đám tay chân luôn nhìn chòng chọc tứ phía nhưng ông ta vẫn không được bảo vệ kỹ như hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây khác. CÓ thể nhiều người trong số những người được vũ trang đầy đủ của ông ta rất dũng cảm và cơ trí nhưng chỉ có ba người trong số đó tỏ ra có kinh nghiệm trong việc bảo vệ một lãnh tụ có tầm cỡ thế giới.

Và họ không thể luôn luôn có mặt. Gã cố gắng ngồi xem xét kỹ chương trình còn lại của Zerimski, cho đến tận ngày bầu cử. Trong tám ngày tới vị ứng cử viên sẽ có hai mươi bảy lần xuất hiện trước công chúng trong nhiều dịp khác nhau. Cho đến lúc người phục vụ đặt tách cà phê đen xuống trước mặt gã thì Connor đã chọn ra được ba vị trí có thể xét tới nếu như cần loại bỏ tên của Zerimski ra khỏi bảng bầu cử.

Gã nhìn đồng hồ. Tối nay vị ứng cử viên sẽ nói chuyện với một cuộc họp ở Moscow- Sáng hôm sau ông ta sẽ đi tàu hỏa đến Yaroslavi, ở đó ông ta sẽ khai trương một nhà máy rồi trở về thủ đô để dự một buổi biểu diễn ở Nhà hát Bolshoi Ballet. Từ nhà hát ra ông ta sẽ đáp chuyến tàu đêm đi St. Petersburg. Connor quyết định sẽ rình Zerimski ở Yaroslavi. Gã cũng đã đặt cả vé đi xem ba lê và một chỗ trên chuyến tàu đêm đi St. Petersburg.

Gã nhấm nháp tách cà phê và nghĩ đến Ashley Michell, lúc ở bảo tàng Puskin cứ mỗi lần Connor nhìn về phía hắn thì hắn lại lủi vào trốn sau chiếc cột gần nhất, gã cố để không cười phá lên. Gã đã quyết định ngày hôm nay sẽ để cho Michell lẽo đẽo đi theo - đôi lúc có thể hắn cũng có ích - nhưng khi nào tới chỗ gã định sẽ ngủ đêm thì sẽ cho hắn rớt. Gã liếc nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy Tuỳ viên Văn hóa đang ngồi trên một chiếc ghế dài và đọc tờ Pravda. Gã mỉm cười. Một kẻ chuyên nghiệp bao giờ cũng có thể quan sát được con mồi của mình mà không hề lộ diện.

***

Jackson rút một chiếc ví từ trong túi áo ngoài, lấy ra một tờ một trăm rúp và đưa cho thằng bé. Gã gật đầu về phía bên kia đường và nói:

- Kiếm cái gì để hai chúng ta ăn, nhưng đừng có tới gần cái tiệm ăn kia.

- Cháu chưa bao giờ vào một tiệm ăn nào cả. Chú muốn ăn gì?

- Giống cháu.

Chú Jackson, chú hiểu nhanh lắm - Sergei nói và biến đi.

Jackson nhìn ngược nhìn xuôi khắp phố. Người ngồi ở ghế dài đọc tờ Pravda kia không mặc áo khoác. RÕ ràng là cậu chàng tưởng rằng cuộc theo dõi sẽ diễn ra ở một chỗ ấm áp và tiện nghi. Nhưng vì hôm qua đã để lọt mất Fitzgerald nên lúc này không dám động đậy đi đâu. Hai tai cậu chàng đỏ lựng, mặt đỏ ửng vì lạnh, và chẳng có ai để mà đi mua thức ăn đem đến cho cả- Jackson ngờ rằng ngày mai sẽ không nhìn thấy cậu chàng nữa.

Mấy phút sau Sergei trở lại mang theo hai cái túi giấy.

NÓ đưa cho Jackson một túi:

- Một cái bánh khổng lồ cùng với khoai tây rán kiểu Pháp và tương cà chua đấy.

Không hiểu sao chú có cảm giác nếu Zerimski thắng cử thì ông ta sẽ đóng cửa các tiệm Mcdonald - Jackson cắn một miếng thật to bánh mì kẹp thịt và nói.

Sergei đưa cho Jackson một chiếc mũ sĩ quan làm bằng da thỏ rừng và nói.

Còn cháu thì nghĩ rằng chú cần cái này.

Jackson hỏi:

- Một trăm đô la có đủ cho tất cả những thứ này không?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13


Nguồn: vnthuquan

Connor là một trong những người cuối cùng đến phòng họp. Gã kiếm một chỗ ở cuối phòng, nơi dành cho giới báo chí và cố không để ai chú ý đến mình.

Connor liếc quanh phòng họp. Mặc dầu còn mười lăm phút nữa vị ứng cử viên mới đến nhưng các ghế đã kín hết, ngay cả lối đi ở giữa cũng đầy người. Phía trên phòng họp, có mấy sĩ quan đứng quanh diễn đàn để kiểm tra xem mọi việc có đúng ý của nhà lãnh đạo hay chưa. Một người đàn ông có tuổi đã đặt một chiếc ghế đồ sộ và tráng lệ phía sau diễn đàn.

Connor cúi đầu và bắt đầu viết nguệch ngoạc vào sổ.

Gã không hề muốn bắt chuyện với cô phóng viên ngồi bên trái mình. Cô ta vừa nói với ký giả ngồi phía bên kia rằng cô ta là phóng viên cho tờ lstanbul News, tờ báo viết tiếng Anh duy nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ và cho biết Tổng biên tập của mình sẽ rất thất vọng nếu như Zerimski trở thành Tổng thống. Tuy nhiên vừa rồi cô đã phải viết rằng có thể Zerimskì sẽ thành công. Nếu như cô ta hỏi ý kiến gã thì chắc Connor cũng phải tán thành với nhận xét trên. Xác suất người ta yêu cầu gã thi hành nhiệm vụ cứ mỗi giờ lại lớn thêm lên.

Mấy phút sau cô phóng viên Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu ký họa chân dung Zerimski. RÕ ràng tờ giấy của cô ta rất bình thường và vốn dành cho việc đánh điện tín hoặc bất cứ cái gì cô muốn. Gã phải thừa nhận rằng đó là một bức ký họa khá giống.

Connor kiểm tra lại phòng họp một lần nữa. Liệu có thể ám sát nổi một kẻ nào đó trong một phòng họp đông đúc như thế này không? Không thể - nếu như sau đó còn muốn thoát thân. Còn một phương án khác là ám sát Zerimski trong khi ông ta đang ngồi trong xe, mặc dù lúc đó chắc chắn là ông ta được bảo vệ kỹ càng hơn.

Không một chuyên gia nào muốn sử dụng bom bởi vì thường thường kết quả sẽ là bao nhiêu người vô tội bị giết chết trong khi mục tiêu lại thoát. Nếu muốn có cơ hội thoát thân thì gã chỉ có thể trông cậy ở một khẩu súng bắn tỉa và phải ở một chỗ trống. Nick Gutenburg đã cam đoan là một khẩu Remington 700 thửa riêng sẽ nằm an toàn ở sứ quán Mỹ trước khi gã tới Moscow - một sự lạm dụng những chiếc cặp ngoại giao. Nếu như Lawrence ra lệnh thì người ta sẽ để cho gã toàn quyền lựa chọn thời gian và địa điểm.

Đến giờ gã đã nghiên cứu rất tỉ mỉ lộ trình của Zerimski, Connor quyết định rằng địa điểm đầu tiên gã chọn sẽ là Severodvinsk, nơi mà hai ngày trước hôm bầu cử ông ta sẽ nói chuyện với công nhân một nhà máy đóng tàu . Connor đã bắt đầu khảo sát kỹ những chiếc cần cẩu đủ loại đang hoạt động trên các đốc tàu của nước Nga, và thấy rằng có khả năng trốn được khá lâu trong một cái cần cẩu.

Người ta bắt đầu ngoái nhìn về phía sau phòng họp, Connor nhìn quanh. Một toán người ăn mặc xấu xí với những cánh tay áo căng phồng đang ùa vào phía cuối nhòm ngó khắp phòng trước khi vị lãnh đạo của họ bước vào .

Connor thấy rằng các phương pháp của họ thô sơ và kém hiệu quả, nhưng như mọi lực lượng an ninh khác họ vẫn tin rằng sự có mặt của một số đông bảo vệ như vậy sẽ khiến bất cứ kẻ nào cũng phải nghĩ lại nếu có ý đồ gì.

Gã nhìn kỹ mặt từng người - cả ba tên có vẻ lành nghề đều đang có mặt.

Đột nhiên tiếng vỗ tay ran lên từ phía cuối phòng, sau đó là tiếng hoan hô đón mừng. Khi Zerimski bước vào, tất cả các đảng viên đều đứng dậy đồng loạt chào vị lãnh tụ của mình. Ngay cả các nhà báo cũng buộc phải đứng dậy mới nhìn thấy ông ta. Trong khi tiến về phía diễn đàn Zerimski liên tục phải dừng lại để nắm lấy những bàn tay đưa ra cho ông ta. Khi cuối cùng ông ta lên được đến diễn đàn thì tiếng ồn đã trở nên đinh tai.

Người đàn ông đứng tuổi từ nãy đến giờ vẫn sốt ruột chờ ở phía trên phòng họp dẫn Zerimski lên sân khấu và mời ông ta ngồi vào chiếc ghế bành lớn. Sau khi zerimski đã ngồi rồi ông ta bèn chậm rãi bước về phía micro. Khán giả ai nấy ngồi vào chỗ của mình và trở lại im lặng.

ông ta chẳng hề làm tốt được việc giới thiệu "vị Tổng thống tiếp theo của nước Nga", và ông ta càng nói dài thì khán giả càng bắt đầu trở nên huyên náo trở lại. Đám tuỳ tùng của Zerimski đứng phía sau ông ta bắt đầu lo lắng sốt ruột và trông có vẻ bồn chồn. Những lời hoa mỹ cuối cùng của người đàn ông đứng tuổi miêu tả diễn giả như "người thừa kế đương nhiên của các bậc tiền bối". ông ta đứng sang một bên để nhường đường cho vị lãnh tụ mà hiển nhiên chẳng có gì giống với một kẻ thừa kế đương nhiên và bậc tiền bối tài ba của đảng sẽ chọn.

Khi Zerimski đứng dậy và từ cuối sân khấu tiến lên phía trước, đám đông khán giả lại bắt đầu trở nên sinh động. ông ta giơ cao hai tay lên không trung, khán giả hò reo to hơn bao giờ hết.

Connor không rời mắt khỏi Zenmski. Gã cẩn thận chú ý từng động tác của ông ta, từng bước chân, từng tư thế.

Giống như những người sôi nổi khác, ông ta không hề đứng im lấy một giây.

Sau khi Zenmski cảm thấy tiếng hò reo kéo đã đủ dài ông ta bèn ra hiệu cho khán giả ngồi lại xuống ghế.

Connor để ý thấy tất cả quá trình đó từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc diễn ra trong hơn ba phút một tý.

ông ta bắt đầu nói bằng một giọng rất vững vàng:

- Thưa các bạn. Tôi rất lấy làm vinh dự được đứng trước mặt các bạn với tư cách là ứng cử viên của các bạn.

Mỗi ngày qua đi tôi càng thêm nhận thức được rằng nhân dân Nga muốn có một sự công bằng hơn trong việc phân phối những của cải được tạo nên bởi tài năng và lao động cần cù của mình.

Khán giả bắt đầu vỗ tay.

Zerimski nói tiếp:

- Không bao giờ được quên rằng nước Nga có thể một lần nữa lại trở thành quốc gia được kính trọng nhất trên trái đất.

Các phóng viên ghi chép như điên, còn khán giả hò reo to hơn. Phải gần hai mươi giây sau Zerimski mới có thể nói tiếp.

- Các bạn, hãy nhìn ra các phố xá Moscow. Vâng, các bạn sẽ thấy những chiếc Mercedes, BMW, cả Jaguar nữa. Nhưng ai đang lái chúng? Chỉ có một số ít ỏi có đặc quyền đặc lợi. Và nếu cái số ít ỏi đó mong cho Chemopov thắng cử để cho họ có thể tiếp tục được hưởng lối sống mà không một ai trong chúng ta, những người ngồi trong phòng họp này dám hy vọng sẽ được hưởng. Các bạn của tôi, đã đến lúc cần phải chia những của cải đó - những của cải của các bạn - cho mọi người, chứ không phải chỉ cho một số ít người. Tôi chỉ mong đến một ngày kia nước Nga không còn có nhiều những chiếc xe limousine sang trọng hơn số xe gia đình, không còn nhiều du thuyền hơn thuyền câu cá, và không còn nhiều tài khoản trong các ngân hàng Thụy sĩ hơn bệnh viện.

Một lần nữa khán giả hoan nghênh những lời của ông ta bằng một tràng vỗ tay dài.

Cuối cùng khi tiếng ồn lắng xuống, Zerimski hạ giọng nhưng từng lời vẫn vang đến tận cuối phòng:

- Khi tôi trở thành Tổng thống của các bạn tôi sẽ không mở các tài khoản trong ngân hàng Thụy sĩ, mà sẽ xây dựng thật nhiều nhà máy trên khắp đất nước Nga.

Tôi sẽ không phí phạm thời gian để nghỉ ngơi thư giãn trong những nhà nghỉ xa hoa mà sẽ làm việc ngày đêm trong văn phòng. Tôi sẽ hiến dâng mình để phục vụ các bạn và sẽ hài lòng với mức lương Tổng thống hơn là nhận hối lộ từ những thương gia thiếu danh dự, những người chỉ muốn cướp bóc trên của cải của nhân dân.

Lần này tiếng vỗ tay nhiệt tình đến nỗi hơn một phút sau Zerimski mới có thể nói tiếp. ông ta chỉ một ngón tay chuối mắn về đám ký giả:

- ở cuối phòng kia là các đại diện cho giới báo chí trên thế giới - ông ta ngừng lại một chút, nhếch môi lên rồi nói tiếp - Cho phép tôi được nói rằng tôi rất hoan nghênh họ đã đến đây.

Lần này sau nhận xét của ông ta không có tiếng vỗ tay ào ào .

- Tuy nhiên, tôi xin lưu ý họ rằng khi tôi làm Tổng thống thì họ cần phải có mặt ở Moscow không chỉ trong thời gian tranh cử mà phải thường trú ở đây. BỞI vì khi đó nước Nga sẽ không cần phải chờ đợi người ta đưa tay ra cho mình mỗi khi nhóm G7 họp, mà một lần nữa chúng ta sẽ lại là một thành phần quan trọng trong các hoạt động của thế giới. Trong tương lai, Tổng thống Lawrence sẽ phải lắng nghe xem các bạn nói gì chứ không phải chỉ cần dịu dàng nói với báo chí thế giới là ông ta có thích Tổng thống Nga hay không?

Connor biết rằng giới truyền thông Mỹ sẽ nhắc lại những lời đó và từng lời của bài diễn thuyết sẽ vang tới Phòng Bầu dục.

Zerimski nói tiếp:

Các bạn thân mến của tôi, chỉ còn tám ngày nữa thôi là nhân dân chúng ta sẽ phải quyết định. Chúng ta hãy dành từng giây trong tám ngày đó để đảm bảo rằng ngày bầu cử của chúng ta sẽ là một chiến thắng vĩ đại. Một chiến thắng sẽ là thông điệp gởi ra cho toàn thế giới, rằng nước Nga sẽ trở lại là một thế lực đáng kính nể với mức độ toàn cầu. Nhưng đừng làm điều đó cho tôi. Cũng đừng làm điều đó vì tổ chức của chúng ta. Hãy làm điều đó cho thế hệ sau của dân tộc Nga, những người có thể đóng vai trò công dân của một quốc gia vĩ đại nhất thế giới. Vì thế khí bỏ lá phiếu của mình hãy cẩn trọng để biết chắc rằng một lần nữa nhân dân chúng ta lại là sức mạnh đứng sau quốc gia - ông ta ngừng lại một lát và nhìn xuống khán giả - Tôi chỉ xin một điều duy nhất: đó là đặc ân cho phép tôi lãnh đạo khối quần chúng nhân dân ấy. - Rồi hạ giọng xuống gần như thì thầm ông ta kết thúc bài nói - Tôi xin dâng mình để làm người đầy tớ cho các bạn.

Zerimski bước lui về phía sau một bước và giơ hai tay lên không trung. Khán giả đồng loạt đứng dậy. Phần kết thúc bài diễn văn hết bốn mươi bảy giây nhưng ông ta không hề đứng im một giây nào. Đầu tiên ông ta bước sang bên phải, sau đó sang bên trái, mỗi lần lại vung tay lên nhưng không lần nào đứng yên quá vài giây. Sau đó ông ta cúi gập người, và sau mười hai giây không động đậy đột nhiên ông ta đứng thẳng dậy và vỗ tay cùng với mọi người.

ông ta còn tiếp tục đứng giữa sân khấu thêm mười một phút nữa, lặp lại động tác chào rất nhiều lần. Đến khi cảm thấy đã gạn chắt được tất cả những tiếng hoan hô của khán giả ông ta mới đi xuống bậc sân khấu, theo sau là đám tuỳ tùng thân cận. Trong khi ông ta đi dọc lối đi giữa hai hàng ghế thì tiếng ồn ào trở nên ầm ĩ, thêm rất nhiều cánh tay đưa ra. Zenmski bắt tất cả mọi bàn tay mà ông ta có thể bắt được trong suốt quãng đường chậm chạp đi về phía cuối phòng. Connor không hề rời mắt khỏi ông ta một giây nào. Ngay cả sau khi Zerimski đâ rời khỏi căn phòng tiếng hò reo vẫn còn tiếp tục. Mãi đến khi khán giả bắt đầu đứng dậy để ra về tiếng hò reo mới tắt hẳn.

Connor đã chú ý rất nhiều đặc điểm trong các chuyển động của cái đầu và cái tay, có vài động tác hay lặp lại tựa như thói quen. Gã đã thấy có nhưng cử chỉ thường được làm khi nói đến một đoạn nào đó và gã biết rằng chẳng mấy chốc gã sẽ có thể đoán trước được các cử chỉ.

Sergei nói:

- Bạn của chú vừa đi ra. Cháu có phải đi theo ông ấy không?

Jackson nói:

Không cần đâu. Chúng ta đã biết chú ấy ngủ ở đâu.

Lưu ý cháu nhé, cái thằng con hoang đi sau chú ấy vài bước kia kìa, trong một tiếng sắp tới sẽ bị xỏ mũi dắt đi cho mà xem.

Sergei hỏi:

- Bây giờ chúng ta sẽ làm gì?

- Cháu chợp mắt đi lấy một lúc. Chú nghĩ rằng ngày mai sẽ là một ngày rất dài đấy.

Sergei đưa tay ra, nói:

Hai hôm rồi chú chưa trả tiền cho cháu đấy. Chín giờ, mỗi giờ sáu đô la, vị chi là năm tư đô la.

Jackson nói:

- Chú nghĩ là tám giờ, và mỗi giờ có năm đô la thôi.

Nhưng cháu thử giỏi đấy - Anh ta đưa cho Sergei bốn mươi đô la.

Đếm xong tiền và bỏ vào túi xong, đối tác tí hon của anh ta hỏi:

Còn ngày mai? Mấy giờ chú cần cháu?

- Năm giờ đến gặp chú ở ngoài khách sạn mà bạn chú nghỉ, đừng có đến muộn. Chú đoán là chúng ta sẽ đi theo Zerimski đi Yaroslavi sau đó quay về Moscow trước khi đi tiếp St Petersburg.

Chú Jackson, chú may đấy. Cháu đẻ ở St. Petersburg, do đó cháu biết mọi thứ ở đó. Nhưng chú phải nhớ là ngoài địa phận Moscow cháu sẽ tính tiền gấp đôi.

Sergei, cháu biết không, nếu cứ tiếp tục thế này thì có lẽ cháu sẽ yết cả giá của mình ngoài chợ mất.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14


Nguồn: vnthuquan

Một giờ hơn Maggie mới lái xe ra khỏi bãi đỗ xe của trường đại học. Chị rẽ trái sang phố Prospect và chỉ phải dừng lại ở chỗ dừng đầu tiên một tý rồi lại tăng ga đi tiếp. Chị chỉ có một giờ để ăn trưa và nếu không tìm được chỗ đỗ xe gần cái tiệm ăn đã hẹn thì sẽ lại tốn thêm một ít thời gian nữa. Vậy mà hôm nay chị phải tận dụng từng phút trong một giờ Không phải vì nếu như chị nghỉ buổi chiều thì sẽ có ai trong Khoa Hành chính của trường kêu ca gì. Sau hai mươi tám năm làm việc trong trường đại học - sáu năm sau cùng là Khoa Nhân văn - thì dù cho chị có đưa ra một tờ phiếu làm ngoài giờ ghi lùi ngày về trước thì cũng được thôi.

ít nhất hôm nay trời cũng chiều lòng chị. Một phụ nữ vừa đánh xe rời khỏi chỗ đỗ cách tiệm ăn nơi họ đã hẹn nhau chỉ vài mét.

Maggie bước vào tiệm Café Milano và nói tên mình cho người quản lý tiệm ăn. ông ta nói:

- À vâng, thưa bà Fitzgerald, có ạ:

ông ta đưa chị đến một chiếc bàn cạnh cửa sổ, đến chỗ một người vốn nồi tiếng là chưa bao giờ biết muộn giờ là gì.

Maggie hôn lên má người phụ nữ đã là thư ký của Connor suốt mười chín năm nay rồi ngồi xuống chiếc ghế đối diện. CÓ lẽ Joan cũng yêu Connor chẳng kém gì chị, để đền đáp lại tình yêu đó chị chẳng được nhận gì hơn ngoài đôi khi được hôn lên má và những món quà Giáng sinh mà thường là do Maggie mua sẵn. Mặc dầu Joan chưa đến năm mươi tuổi nhưng bộ đồ giản dị, đôi dày thấp và mái tóc chải hất ngược lên cho thấy từ lâu chị đã không còn ý định quyến rũ bất cứ ai nữa.

Joan nói:

- Tôi đã quyết định.

Maggie nói:

- Tôi cũng biết rằng rồi mình sẽ phải thế thôi mà.

Joan đóng quyển thực đơn lại, hỏi:

- Tina thế nào?

- NÓ vẫn ở đằng ấy thồi. Tôi chỉ mong nó làm xong luận văn, mặc dầu Connor không nói gì với nó về chuyện ấy, nhưng tôi biết rằng anh ấy sẽ rất thất vọng nếu nó không làm xong luận án tiến sĩ.

- Anh ấy kể về Stuart nghe có vẻ rất ấm áp - Joan nói, vừa lúc một người phục vụ tới bên cạnh chị.

Maggie nói vẻ hơi buồn:

- vâng. CÓ vẻ như tôi sẽ phải làm quen với ý nghĩ rằng đứa con duy nhất sẽ sống cách xa mình mười ba ngàn dặm. - Chị nhìn tờ thực đơn - Cho tôi Cannelloni và một salad.

Joan nói:

- Còn cho tôi mì Tóc thiên thần.

- Các bà có uống chút gì không ạ. - Người phục vụ hỏi vẻ hy vọng.

Không, cảm ơn anh - Maggie nói dứt khoát - Chỉ cần một cốc nước.

Joan gật đầu tán thành. Người phục vụ quay đi, Maggie nói:

- Vâng, Connor và Stuart có vẻ hợp. Kỳ nghỉ Giáng sinh này Stuart sẽ đến nghỉ với chúng tôi, vì thế chị sẽ có dịp gặp nó.

Joan nói:

- Tôi rất mong đấy.

Maggie cảm thấy Joan còn muốn nói thêm gì đó, nhưng sau bao nhiêu năm quen biết chị đã nhận thấy rằng có gạn hỏi Joan cũng chẳng được ích gì. Nếu điều đó quan trọng thì Joan sẽ nói cho chị biết vào lúc chị ấy thấy cần thiết.

- Mấy ngày qua tôi đã gọi điện cho chị rất nhiều lần.

Tôi đã mong chị sẽ cùng đi xem một vở opera hoặc ăn tối với tôi, nhưng toàn không gặp chị.

Joan nói:

- Bây giờ Connor đã rời khỏi công ty nên người ta đã đóng cửa văn phòng ở phố M và chuyển tôi về trụ sở chính rồi.

Maggie thấy khâm phục cái cách Joan lựa chọn từng từ rất cẩn thận. Không hề ám chỉ rằng hiện nay chị làm việc ở đâu không hề biết là cho ai, cũng không một dấu vết cho thấy hiện chị đang nhận trách nhiệm gì mới, bởi vì giờ đây chị không còn làm việc với Connor nữa.

Maggie nói:

- Anh ấy vẫn nói là rất muốn sau này chị cũng cùng làm việc với anh ấy ở Washington Provident.

- Tôi cũng rất muốn được như vậy, nhưng nếu chưa biết rồi chuyện gì sẽ xảy ra nên chúng ta có vạch ra kế hoạch nào cũng chẳng có ích gì.

Maggie hỏi:

- Chị nói "sẽ xảy ra" nghĩa là thế nào? Connor đã nhận lời với Ben Thompson. Anh ấy phải trở về trước Giáng sinh để có thể bắt đầu công việc mới vào đầu tháng Giêng năm sau.

Một hồi lâu im lặng, rồi Maggie khẽ nói:

- Vậy cuối cùng anh ấy sẽ không xin được việc ở Washington Providen à?

Người phục vụ lại tới, mang theo đồ ăn cho họ, anh ta vừa đặt lên bàn vừa hỏi:

- Bà có dùng một ít pho mátparmesan không ạ?

Joan đăm đăm nhìn đĩa mì, nói:

- cám ơn.

- Vậy thì tại sao hôm thứ Sáu vừa rồi Ben Thompson lạnh nhạt với tôi lúc gặp ở rạp Opera như vậy? Thậm chí ông ta không thèm mua một cốc nước cho tôi nữa kia.

Sau khi người phục vụ đi khỏi Joan mới nói:

Tôi xin lỗi. Tôi cứ tưởng chị biết rồi.

- Đừng lo. Connor sẽ cho tôi biết sau khi anh ấy có một cuộc phỏng vấn mới, và sẽ nói rằng anh ấy kiếm được một việc tốt hơn nhiều so với ở Washington Provident.

Joan nói:

- Chị thật là hiểu anh ấy.

Maggie nói:

- Đôi khi tôi cứ băn khoăn không hiểu mình có hiểu anh ấy tí gì không, ngay lúc này đây tôi cũng không hề biết anh ấy đang ở đâu và đang làm gì.

Joan nói:

- Tôi cũng chẳng biết gì nhiều hơn chị. Suốt mười chín năm nay, đây là lần đầu tiên trước khi đi anh ấy không cho tôi biết công việc.

Maggie nhìn thẳng vào mặt Joan, hỏi:

- Lần này khác, phải không Joan?

- Tại sao chị lại nói như vậy?

- Anh ấy nói với tôi là đi ra nước ngoài, nhưng lại đi mà không mang theo hộ chiếu. Tôi đoán là anh ấy vẫn còn ở lại trong nước Mỹ. Nhưng tại sao...

Joan nói:

- Không mang theo hộ chiếu không chứng tỏ là anh ấy không đi ra nước ngoài.

Maggie nói:

- Cũng có thể là như vậy. Nhưng đây là lần đầu tiên anh ấy giấu ở một chỗ mà anh ấy biết là tôi sẽ tìm thấy.

Mấy phút sau người phục vụ trở lại và dọn đĩa của họ.

Anh ta hỏi:

Các vị có dùng đồ tráng miệng không ạ?

- Tôi không cần. Chỉ cần một cốc cà phê - Joan nói.

Maggie nói:

- Tôi cũng vậy. Cà phê đen không đường.

Maggie nhìn đồng hồ: chị chỉ còn mười sáu phút nữa.

Chị cắn môi:

- Joan, tôi chưa bao giờ xin chị để lộ bí mật, nhưng tôi cần biết một điều.

Joan nhìn ra ngoài cửa sổ và liếc mắt nhìn gã thanh niên đẹp trai đang đứng dựa vào tường ở phía cuối phố suốt bốn mươi phút qua. Chị nghĩ là mình đã nhìn thấy anh ta ở đâu đó.

Hai giờ kém bảy phút Maggie ra khỏi tiệm ăn. Chị không để ý thấy gã thanh niên đó lấy ra một chiếc điện thoại di động và bấm một số máy không đăng ký.

- Tôi nghe - Nìck Gutenburg nói.

- Bà Fitzgerald vừa ăn trưa xong với Joan Bet ở tiệm Café Mtlallo trên phố Prospect. Hai người ngồi với nhau bốn mươi bảy phút. Tôi đã ghi âm toàn bộ cuộc nói chuyện.

- Tốt, mang cuộn băng cho tôi.

Khi Maggie chạy lên bậc thang để đến văn phòng khoa, đồng hồ trên hành lang trường đại học chỉ hai giờ kém hai phút.

***

Lúc đó là mười giờ kém một phút ở Moscow. Connor đang ngồi xem màn cuối vở Giselle do Nhà hát Bolshoi Ballet trình diễn. Nhưng không giống với hầu hết các khán giả khác, gã không hướng ống nhòm dõi theo những bước nhảy điêu luyện của nữ diễn viên chính trên sân khấu. Thỉnh thoảng gã lại liếc nhìn xuống bên phải để biết là Zerimski vẫn còn ngồi trong lô của ông ta.

Connor biết Maggie sẽ rất sung sướng nếu được thưởng thức điệu múa của Wilis, vẻ đẹp của ba mươi sáu cô dâu trẻ trung trong những chiếc áo cưới, xoay tròn trong ánh trăng Gã cố không để mình bị mê hoặc bởi những động tác gập người và nhón chân xoay của họ mà tập trung chú ý vào những gì đang diễn ra trong lô của Zerimski.

Những khi gã đi vắng, Maggie thường đi xem ba lê, chắc hẳn nàng sẽ rất buồn cười khi thấy Zerimskì chỉ trong 1 một buổi tối đã đạt được điều mà nàng ao ước ba mươi năm nay chưa được.

Connor nghiên cứu những người ngồi trong lô. Phía bên phải Zerimski là Dmitri Titov, tham mưu trưởng của ông ta. Bên trái là người đàn ông đứng tuổi đã giới thiệu Zerimski trong buổi diễn thuyết tối hôm trước. Phía sau ông ta có ba người vệ sĩ đứng trong bóng tối. Connor đoán rằng có ít nhất mười người nữa canh gác dọc hành lang.

Nhà hát rộng mênh mông với những lô ban công đẹp đẽ những chiếc ghế mạ vàng bọc nhung đỏ, vé bao giờ cũng bán hết trước cả tuần. Nhưng ngay cả ở Moscow này lý thuyết của Maggie cũng có thể áp dụng được: bao giờ bạn cũng có thể mua một vé lẻ, thậm chí vào phút chót.

Mấy phút trước khì các nhạc công đến giờ ngồi vào khoang dành cho dàn nhạc đã thấy một bộ phận khán giả vỗ tay. Connor phải ngước khỏi tờ chương trình và thấy một vài người chỉ tay về phía lô ghế trên tầng hai bên phải. Zerimski đã chọn thời điểm bước vào rất đúng lúc.

ông ta đứng trước lô ghế, vẫy tay và mỉm cười. Khoảng gần nửa số khán giả đứng lên và vỗ tay reo hò rất lớn, trong khi nửa kia vẫn ngồi, một số lịch sự vỗ tay, những người khác vẫn tiếp tục trò chuyện như Zenmski không hề có mặt. Dường như điều này khẳng định kết quả điều tra - đó là hiện nay Chemopov dẫn trước đối thủ chỉ vài điểm .

Màn kéo lên và Connor nhận thấy sự thích thú của Zerimski đối với ba lê chẳng hơn gì đối với hội họa. ĐÓ là một ngày đã khá dài đối với vị ứng cử viên rồi, và Connor không ngạc nhiên khi thấy ông ta thỉnh thoảng lại ngáp. Chuyến tàu của ông ta đã đi từ Yaroslavi từ sáng sớm hôm nay. - Sau đó ông ta bắt đầu ngay chương trình làm việc bằng việc đến thàm một nhà máy quần áo ở ngoại ô. Một giờ sau, khi rời khỏi một đơn vị bộ đội ông ta ăn vội được một miếng sandwich trước khi rẽ vào một chợ bán hoa quả, sau đó đến một trường học, một đồn cảnh sát và một bệnh viện. Rồi đến một cuộc đi bộ ngoài kế hoạch trên quảng trường thành phố. Cuối cùng ông ta được đưa về ga và nhảy lên một chuyến tàu đã được bố trí sẵn cho mình.

Những tuyên bố võ đoán của Zerimski với những ai lắng nghe mình chẳng hề thay đổi nhiều so với bài diễn thuyết hôm trước, trừ việc "Moscow" được thay bằng "Yaroslavi". Những người bảo vệ trong lúc ông ta dạo quanh nhà máy thậm chí còn có vẻ nghiệp dư hơn cả những vệ sĩ bảo vệ hôm qua khi ông ta diễn thuyết trong phòng họp ở Moscow. RÕ ràng là những người ở địa phương này không cho phép dân Moscow đặt chân lên lãnh địa của họ. Connor kết luận rằng việc lấy mạng sống của Zerìmski có nhiều khả năng thành công hơn nếu được tiến hành ở ngoài thủ đô. Chỉ cần ở trong một thành phố đủ rộng để có thể mất tăm và thành phố đó phải đủ tự hào để không cho phép ba tay chuyên nghiệp kia đặt chân đến.

CÓ vẻ như cuộc đến thăm nhà máy đóng tàu trong vài ngày tới sẽ là dịp tốt nhất.

Thậm chí trên chuyến tàu trở về Moscow, Zerimski cũng không nghỉ ngơi. ông ta gọi các phóng viên nước ngoài đến toa mình, tổ chức một cuộc họp báo nữa.

Nhưng chưa ai kịp hỏi câu nào ông ta đã nói:

- Các vị đã thấy kết quả điều tra mới nhất chưa? NÓ cho thấy hiện nay tôi đã vượt lên Tướng Borodin và bây giờ chỉ còn kém Chemopov có một điểm thôi.

Một trong các nhà báo nói:

- Nhưng từ trước đến nay ngài vẫn luôn nói với chúng tôi rằng đừng chú ý đến các cuộc điều tra làm gì kia mà.

Zerimski nhăn mặt.

Connor vẫn tiếp tục quan sát vị "Tổng thống tương lai". Gã biết cần phải đoán trước được từng vẻ mặt, từng động tác, từng thói quen, cũng như khả năng có thể diễn thuyết đúng từng chữ như cũ của ông ta.

Bốn giờ sau khi đoàn tàu kéo vào ga Protsky Connor cảm thấy có ai đó trên tàu đang nhìn mình, và đó không phải là Michell. Sau hai mươi tám năm, gã khó mà lầm lẫn được trước những điều như vậy. Gã bắt đầu tự hỏi không hiểu Michell nhìn có quá lộ liễu hay không, hay có thể có một ai đó rất lành nghề đang ở quanh đây. Nếu có thì họ muốn gì? Hồi sáng gã đã có cảm giác như có ai đó hay một vật gì đó lướt qua đường mình mà trước đây gã không để ý thấy. Gã không chấp nhận cảm giác đó, nhưng là một chuyên gia, gã không tin những chuyện ngẫu nhiên.

Gã rời nhà ga và đi rất ngoắt ngoéo để trở về khách sạn, tin rằng không có ai theo dõi mình. Nhưng như thế có nghĩa là người kia không cần biết gã nghỉ lại ở đâu.

Gã cố xua đuổi những ý nghĩ này trong khi đóng gói đồ đạc Đêm nay gã sẽ cho rớt kẻ đang theo dõi mình, dẫu cho đó là ai đi chăng nữa - dĩ nhiên là trừ phi kẻ đó biết rõ là gã định đi đến đâu. Rốt cuộc, nếu như kẻ đó biết lý do khiến gã có mặt ở Nga này thì chỉ cần theo sát Zerimski là được. Mấy phút sau gã trả phòng khách sạn, thanh toán bằng tiền mặt.

Gã đổi taxi tới năm lần, chiếc cuối cùng thả hắn xuống nhà hát. Gã gửi túi cho một bà già ngồi sau chiếc bàn ở tầng trệt, thuê một chiếc ống nhòm xem hát. Gửi túi lại sẽ khiến cho người quản lý tin rằng gã sẽ trở lại để trả ống nhòm.

Cuối buổi biểu diễn, khi màn đã hạ xuống Zerimski đứng dậy và một lần nữa vẫy khán giả. Sự đáp lại không được nồng nhiệt như lúc đầu, nhưng Connor nghĩ rằng ông ta có cảm giác cuộc đến thăm Nhà hát Lớn cũng đáng giá. Trong khi đì dọc hành lang ông ta lớn tiếng nói với mọi người rằng ông ta rất thích diễn xuất của Ekaterina Maximova. Một đoàn xe đã chờ sẵn ông ta cùng đám thuộc hạ, ông ta chui vào chiếc xe thứ ba.

Đoàn xe cùng đoàn mô tô hộ tống tới một ga khác để lên một đoàn tàu khác đang chờ ông ta. Connor nhận thấy số mô tô đã tăng từ hai lên bốn chiếc.

RÕ ràng là người ta bắt đầu nghĩ rằng ông ta sẽ trở thành Tổng thống.

Connor đến ga muộn hơn Zerimski mấy phút. Gã chìa cho một nhân viên an nình tấm thẻ nhà báo và mua một vé đi St Petersburg bằng chuyến tàu mười một giờ ba mươi.

Vào đến khoang của mình gã bèn khóa trái cửa lại, bật đèn và bắt đầu nghiên cứu lịch trình của Zerimski ở St Petersburg.

Trong một toa khác ở cuối đoàn tàu Zerimski cũng đang xem lại lịch trình đó cùng với Tham mưu trưởng của mình.

ông ta lầm bầm:

- Lại một - điều - đầu - tiên - của - buổi - sáng - cho - đến - điều - cuối - cùng - của - buổi - tối - của - một - ngày.

Titov đã bổ sung vào lịch trình chuyến đi thăm Hermitage.

- Tại sao lại phải đi thăm Hermitage làm gì, tôi chỉ ở St Petersburg có vài giờ thôi mà.

- Bởi vì ngài đã đi thăm bảo tàng Puskin mà lại không đến thăm bảo tàng lớn nhất nước Nga thì sẽ khiến dân St. Petersburg thắc mắc.

- Hãy tạ ơn Chúa nếu như chúng ta có thể rời khỏi đây trước khi màn diễn này kéo đến tận Kirov.

Zerimski biết rõ rằng cuộc gặp gỡ quan trọng nhất trong ngày là với Đại tướng Borodin và các tướng lĩnh cao cấp ở Kelskow Barracks. Nếu có thể thuyết phục được rút khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng thống và ủng hộ ông ta thì quân đội - nghĩa là hầu hết hai triệu rưỡi binh lính và sĩ quan sẽ ngả theo mình, và phần thắng sẽ thuộc về ông ta. ông ta đã dự định sẽ mời Borodin chân BỘ trưởng Quốc phòng, nhưng rồi lại phát hiện ra Chemopov cũng đã hứa hẹn đúng như vậy. ông ta biết thứ Hai tuần trước Chemopov đã gặp Đại tướng và đã ra về tay trắng. Zerimski coi đó là tín hiệu tốt. ông ta định sẽ hứa hẹn với Borodin một chức vụ mà ông này không thể cưỡng nổi.

Connor cũng nhận ra rằng cuộc gặp gỡ với các tướng lệnh quân sự ngày mai sẽ quyết định số phận Zerimski.

Hơn hai giờ gã mới tắt đèn trong khoang và ngủ thiếp đi.

***

Sergei không giấu nổi nỗi vui sướng vì được đi trên chuyến tàu tốc hành Protsky. NÓ đi theo đối tác của mình vào khoang của họ giống như một con rối ngoan ngoãn. Khì Jackson kéo cửa mở ra, nó kêu lên:

- Còn rộng hơn cả căn hộ của cháu.

NÓ nhảy thóc lên một cái giường, đá văng giày đi và kéo mền lên đắp, chẳng buồn cởi quần áo.

- Cháu tiết kiệm việc thay quần áo và rửa ráy - NÓ nói khi thấy Jackson treo áo khoác và quần lên cái giá áo kín đáo mà nó không nhìn thấy.

Trong khi Jackson chuẩn bị giường Sergei lấy cùi tay chùi một khoảng trên cửa sổ hơi đọng mờ mờ để làm thành một vòng tròn có thể nhìn qua được. NÓ không nói thêm tiếng nào cho đến khi đoàn tàu từ từ rời ga.

Jackson chui lên giường và tắt đèn. Sergei hỏi:

- Chú Jackson, bao nhiêu cây số nữa thì đến St.Petersburg?

- Sáu trăm ba mươi cây.

- Và mất mấy tiếng thì chúng ta tới được đó?

- Tám giờ rưỡi. Ngày mai chúng ta sẽ có một ngày dài lắm đấy, vì thế cố ngủ đi một ít.

Sergei tắt đèn, nhưng Jackson vẫn nằm thức. GIỜ đây gã đã biết chắc vì sao người ta cử bạn mình sang Nga.

RÕ ràng là Helen Dexter muốn gạt Connor ra khỏi đường đi của mụ, nhưng Jackson vẫn chưa biết mụ dám làm những gì để tự bảo vệ mình.

Chiều hôm đó gã đã định gọi điện cho Andy Lloyd bằng chiếc điện thoại mật nhưng không bắt được sóng.

Gã không dám liều gọi đi từ khách sạn, vì thế quyết định sẽ chờ đến khi Zerimski diễn thuyết xong ở Quảng trường Tự do ngày mai đã, bởi vì vào giờ đó thì mọi người ở Washington mới thức dậy. Nếu Lloyd biết được điều gì đang xảy ra thì chắc chắn gã sẽ được trao đủ quyền hạn để hủy bỏ nhiệm vụ của Connor trước khi quá muộn. Gã nhắm mắt.

- Chú Jackson, chú có gia đình không.

Không, ly dị rồi.

- Bây giờ ở Nga có nhiều người li dị hơn ở Mỹ kia, chú có biết điều đó không. Chú Jackson, chú có biết thế không.

- Không, nhưng mấy ngày qua chú đã biết rằng trong đầu cháu chỉ có toàn những thông tin vô bổ ấy thôi.

- Thế còn con, chú có đứa nào không?

Jackson nói:

Không, chú bị mất...

- Thế thì sao chú không nhận cháu làm con nuôi, như vậy cháu sẽ về Mỹ với chú.

- chú nghĩ rằng đến Ted Turner cũng không dám nhận cháu làm con nuôi nữa kia. Thôi, ngủ đi, Sergei.

Môi hồi im lặng nữa.

Chú Jackson, cháu hỏi một câu nữa thôi.

Hãy bảo chú cách để chú làm cho cháu im đi được không.

- Tại sao người đó lại quan trọng như thế đối với chú?

Jackson im lặng một lúc mới trả lời:

Hai mươi chín năm trước chú ấy đã cứu sống chú ở Việt Nam, vì thế chú đoán là cháu có thể hiểu được là chú đã nợ người ấy chừng nấy năm. Như thế có nghĩa gì không?

Lẽ ra Sergei đã trả lời, nhưng nó đã ngủ thiếp đi rất nhanh
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15


Nguồn: vnthuquan

Wladimir Bolchenkov, Chỉ huy trưởng Cảnh sát St. Petersburg đã đủ thứ phải suy nghĩ lắm rồi, chẳng cần thêm bốn cú điện thoại bí ẩn đó gọi đến nữa. Thứ Hai vừa rồi Chemopov đã đến thăm thành phố, ông ta đã làm cho giao thông thành phố bị đình trệ một lúc vì đòi cho đoàn xe hộ tống ông ta phải có tầm cỡ như của Tổng thống trước đây.

Borodin đã từ chối không cho người của mình ra khỏi trại lính nếu họ chưa được trả lương, và giờ đây xem ra ông ta đã bị loại khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng thống.

- Chẳng khó khăn gì mới tính ra là Borodin sẽ chiếm thành phố nào trước - Bolchenkov đã cảnh cáo trước với Thị trưởng như vậy. ông ta đã thành lập hẳn một phòng để giải quyết sự đe dọa của bọn khủng bố trong suốt chiến dịch vận động bầu cử. Nếu có ứng cử viên nào bì ám sát, thì ắt sẽ là ở trong thành phố của ông. Chỉ trong tuần này thôi phòng này đã nhận được hai mươi bảy tin về sự đe dọa tính mạng của Zerimski. ông đã xua đì, coi chúng ngang với những lời tiên tri nhảm nhí của những bọn điên rồ, cho đến sáng nay, khì một trung uý trẻ nhảy xổ vào văn phòng ông, mặt trắng bệch và nói líu cả lưỡi.

Chỉ huy trưởng Cảnh sát ngồi và lắng nghe băng tua lại lời báo cáo của viên Trung uý mấy phút trước. Cú điện thoại đầu tiên gọi đến là lúc chín giờ hai tư phút, tức là năm mươi mốt phút sau khi Zerimski đến thành phố.

"Có một âm mưu tấn công đe dọa tính mạng Zerimski vào buổi chiều nay". Người nói là một người đàn ông nói giọng mà Bolchenkov không nhận ra. Hình như là giọng Trung âu, hình như thế, nhưng chắc chắn không phải giọng Nga. "Trong khí Zerimski diễn thuyết tại quảng trường Tự do, một kẻ ám sát do Mafya thuê sẽ ra tay.

Mấy phút nữa nếu có thêm chi tiết nào tôi sẽ gọi lại, nhưng tôi sẽ chỉ nói trực tiếp với chính Bolchenkov mà thôi". Đường dây bị cắt. Cú gọi rất ngắn nên không thể có khả năng truy tìm người gọi. Ngay lập tức Bolchenkov hiểu rằng ông đang gặp một tay chuyên nghiệp.

Mười một phút sau cú điện thứ hai gọi tới. Viên trung uý cố kéo dài thời gian bằng cách nói rằng cần phải đi tìm Chỉ huy trưởng, nhưng người gọi chỉ nói "Mấy phút nữa tôi sẽ gọi lại, có điều các ông phải đảm bảo là Bolchekov ở bên máy. Chỉ phí thì giờ của các ông thôi chứ không phải của tôi".

Chính đó là lúc viên trung uý đã chạy xổ vào phòng Chỉ huy trưởng. Bolchenkov đang giải thích với một trong những người trong phe của Zerimski là tại sao ông không thể bố trí cho đoàn xe của ông ta có được đủ số cảnh sát bảo vệ như đối với Chemopov. ông vội dập ngay điếu thuốc và đi tới phòng chống khủng bố. Chín phút nữa trôi qua mới có cú điện mới.

- CÓ ông Bolchenkov ở đó chưa?

Bolchenkov đang nghe đây.

- Người mà các ông đang tìm kiếm sẽ giả danh phóng viên nước ngoài, đại diện cho một tờ báo không hề tồn tại ở Nam Phi. Sáng nay hắn vừa đến St. Petersburg bằng chuyến tàu tốc hành từ Moscow. Hắn hoạt động một mình. Ba phút nữa tôi sẽ gọi lại.

Ba phút sau toàn phòng đã tập hợp để nghe.

- Tôi tin chắc rằng lúc này toàn bộ bộ phận chống khủng bố của St. Petersburg đang nghe từng lời tôi nói. .

ĐÓ là câu đầu tiên của người kia. - Vì thế cho phép tôi giúp các bạn một tay. Tên ám sát cao một mét chín, mắt xanh, tóc màu vàng thẫm. Nhưng có thể hắn sẽ cải trang.

Tôi không biết hắn sẽ mặc gì, nhưng các bạn cũng phải làm gì đó để xứng đáng nhận lương chứ - Điện thoại tắt ngấm.

Suốt nửa giờ sau đó cả phòng lắng nghe đoạn băng tua đi tua lại. Đột nhiên Chỉ huy trưởng dụi một điếu thuốc khác và nói:

- Tua lại băng thứ ba.

Viên Trung uý bấm nút, tự hỏi không hiểu sếp mình đã bắt được điều gì mà bọn họ đã bỏ qua. Mấy giây sau Chỉ huy trưởng nói:

Dừng lại. Tôi nghĩ vậy. Dừng lại và đếm đi.

Đếm cái gì ạ? Viên trung uý muốn hỏi nhưng anh vẫn ấn nút. Lần này anh nghe thấy tiếng đồng hồ điểm vẳng đến.

Anh tua lại băng và họ lại lắng nghe lần nữa. Viên trung uý nói:

Hai tiếng. Nếu đó là hai giờ chiều thì người cung cấp thông tin cho chúng ta gọi đến từ Viễn Đông.

Chỉ huy trưởng mỉm cười, nói:

- Tôi cho là không phải như vậy. CÓ vẻ là cú điện thoại gọi lúc hai giờ sáng từ miền đông nước Mỹ thì đúng hơn.

***

Maggie nhấc điện thoại bên giường và quay một số bắt đầu bằng 650. Một giây sau đã có người nhấc máy.

- Tara Fitzgerald đây - Một giọng nhanh nhẹn cất lên.

Không "Hello" "Xin chào" hay bất cứ một lời khẳng định nào là người gọi đã quay đúng số. Chỉ xưng tên mình, như vậy người gọi sẽ không phí chút thì giờ nào.

NÓ giống cha nó làm sao. Maggie nghĩ.

- Mẹ đây, con yêu.

- A, mẹ. Xe lại hỏng hả mẹ, hay có chuyện gì nghiêm trọng?

- Không có gì đâu, con yêu. Mẹ chỉ nhớ cha con quá .

chị nhắc lại và cười thành tiếng - Con có thì giờ nói chuyện không?

Tara nói, cố dịu giọng xuống:

- Vâng, ít nhất mẹ chỉ nhớ có một người. Con thì nhớ những hai kia.

- CÓ thể, nhưng ít nhất con biết Stuart đang ở đâu và có thể gọi cho nó bất cứ lúc nào con muốn, còn mẹ chẳng hề biết tăm hơi cha con đang ở đâu cả.

- Mẹ, điều đó có gì mới đâu, mẹ con mình biết rõ những quy định khi bố đi xa. Những người đàn bà thì phải ngồi nhà và tận tụy chờ đợi ông chủ trở về. Một người Insh điển hình...

Maggie nói:

Phải, mẹ biết. Nhưng mẹ với chuyến đi này mẹ cảm thấy có gì đó không bình thường.

- Mẹ ơi, con cam đoan là chẳng có gì đáng lo âu đâu.

Rốt cuộc thì bố chỉ mới đi có một tuần thôi mà. Mẹ không nhớ là đã bao nhiêu lần bố trở về đúng vào lúc mẹ không ngờ nhất à? Con vẫn ngờ rằng đó là kế hoạch của bố để kiểm tra xem mẹ có nhân tình không đấy.

Maggie cười một cách không tin tưởng mấy.

Tara khẽ hỏi:

- Mẹ còn lo lắng gì nữa không? Mẹ có muốn nói với con không?

- Mẹ tìm thấy một chiếc phong bì gửi cho mẹ giấu trong ngăn kéo của bố.

Tara nói :

- Chuyện tình lãng mạn cũ ấy mà. Vậy bố muốn nói gì?

- Mẹ không biết. Mẹ chưa mở nó ra.

- Tại sao kia chứ, trời ạ?

- Bởi vì trên phong bì bố ghi rất rõ ràng: Không mở ra trước ngày 17 tháng Mười hai.

Tara nhẹ nhàng nói:

- Mẹ, chắc đấy là một tấm thiếp chúc mừng Giáng sinh đấy thôi.

Maggie nói:

- Mẹ không tin như vậy. Mẹ biết ít có ông chồng nào gửi thiệp mừng Giáng sinh cho vợ, và chắc chắn là không gửi thiếp Giáng sinh trong một chiếc phong bì màu nâu giấu trong ngăn kéo.

- Mẹ, nếu mẹ lo lắng vì thế thì con tin rằng bố sẽ muốn mẹ mở nó ra, như vậy mẹ sẽ thấy ngay là chẳng có gì đáng lo lắng cả.

Maggie khẽ nói:

Mẹ sẽ không mở trước ngày 17 tháng Mười hai. Nếu Connor về nhà trước ngày đó và thấy rằng mẹ đã mở nó ra thì...

- Mẹ tìm thấy nó bao giờ?

Sáng nay. NÓ được để trong chồng quần áo thể thao của bố, trong một cái ngăn kéo mà mẹ rất ít khi mở ra.

Tara nói :

- Nếu là gửi cho con thì con sẽ mở phăng nó ra.

Maggie nói:

- Mẹ biết là con sẽ làm như vậy. Nhưng mẹ nghĩ rằng tốt hơn hết là mẹ cứ để nó đấy vài ngày đã. Mẹ đã bỏ lại nó vào ngăn kéo phòng khi bố về bất thình lình. Như" thế bố sẽ không bao giờ biết là mẹ đã nhìn thấy nó.

- CÓ lẽ con phải bay về Washington mới được.

Maggie hỏi:

- Để làm gì?

- Để giúp mẹ mở nó ra.

Tara, đừng có ngốc nghếch thế.

- Mẹ, nếu mẹ không tin thì sao mẹ không gọi cho Joan và hỏi xem cô ấy khuyên như thế nào?

- Mẹ đã gọi rồi.

Thế cô ấy nói thế nào?

- Mở ra.

***

Bolchenkov ngồi ở bàn, nhìn vào hai mươi mốt người đã được lựa chọn cẩn thận. ông đánh diêm và châm điếu thuốc thứ bảy trong buồi sáng hôm nay. ông hỏi:

- Chiều nay sẽ có khoảng bao nhiêu người đến Quảng trường?

Một sĩ quan cao cấp nhất mặc đồng phục nói:

- Thưa Chỉ huy trưởng, đây chỉ là con số ước đoán thôi, sẽ có khoảng một trăm ngàn người.

Tiếng rì rầm bàn tán nổi lên. Chỉ huy trưởng sẵng giọng:

- Im lặng. Đại uý, tại sao lại nhiều như vậy? Hôm Chemopov đến chỉ có bảy ngàn.

- Zenmski có sức lôi cuốn hơn nhiều, và hiện nay kết quả điều tra đang nghiêng về phía ông ta, tôi dự đoán rằng ông ta sẽ kéo được nhiều người đến hơn.

- Anh để cho tôi bao nhiêu sĩ quan dự trữ?

- Thưa Chỉ huy trưởng, tất cả những người có thể huy động được sẽ có mặt ở quảng trường, và tôi đã ra lệnh hủy tất cả các cuộc nghỉ phép. Tôi đã gửi bản miêu tả nhận dạng tên đó và hy vọng là chúng ta có thể tóm được hắn trước khi hắn đến quảng trường. Nhưng chẳng ai có nhiều kình nghiệm về chuyện này lắm.

Bolchenkov nói:

- Nếu như con số người đến quảng trường lên tới một trăm ngàn thì đối với tôi cũng là lần đầu tiên. Tất cả các sĩ quan đã nhận được bản mô tả chưa?

Đã Nhưng có thể hắn cải trang. Dù sao đi nữa thì cũng có rất nhiều phóng viên nước ngoài cao và mắt xanh, tóc vàng thẫm. Và chớ nên quên rằng các sĩ quan không được thông báo vì sao cần phải bắt giữ kẻ đó để thẩm vấn. Chúng ta không muốn bị vấy mực vào tay.

- Nhất trí. Nhưng bây giờ tôi chưa muốn đánh động hắn, như vậy sẽ chỉ khiến cho hắn đợi một dịp khác tốt hơn. CÓ ai có thông tin gì khác nữa không?

Một thanh niên đứng dựa vào tường đáp:

- CÓ thưa Chỉ huy trưởng.

Viên Chỉ huy trưởng gật đầu, dụi điếu thuốc đi.

- CÓ ba phóng viên Nam Phi đến để tường thuật cuộc bầu cử. Từ những mô tả nhận dạng do người kia cung cấp thì tôi có thể khẳng định đó là một người tên là Piet de Villiers.

- Trong máy tính có thông tin gì về hắn không?

Viên sĩ quan trẻ nói:

- Không, nhưng cảnh sát Johannesburg rất hợp tác.

Trong hồ sơ của họ có ba người tên như vậy, phạm tội từ ăn cắp tiền cho đến giấy hai vợ, nhưng không có ai phù hợp với nhận dạng, và hai trong số đó đang ngồi tù. HỌ không biết người thứ ba hiện đang ở đâu. HỌ cũng nhắc tới một mối liên quan đến người Colombia.

- Liên quan gì đến Colombia?

- Mấy tuần trước CIA có gửi đi một thông báo mật các chì tiết về tên giết người đã ám sát ứng cử viên tổng thống ở Bogotá. Hình như họ đã lần theo được dấu vết tên giết người đến Nam Phi, sau đó mất hút. Tôi đã gọi đầu mối của mình ở CIA, nhưng anh ta chỉ có thể nói rằng họ đã biết tên giết người lại bắt đầu hoạt động, gần đây nhất họ thấy hắn lên máy bay đi Geneva.

Chỉ huy trưởng nói:

- Chính là điều tôi cần. Tôi cho rằng không có dấu hiệu gì của de Villiers trong lúc Zerimskì đi thăm Hermintage sáng nay.

Một giọng khác lên tiếng:

Không, thưa Chỉ huy trưởng, nếu như hắn đi trong đám các phóng viên báo chí. CÓ tất cả hai mươi ba phóng viên nước ngoài ở đó, và chỉ có hai người trong đó giống với nhận dạng. Một người là Clifford Symond, một phóng viên của CNN, còn người kia thì tôi quen biết đã lâu năm, bởi vì tôi hay chơi cờ vua với anh ta.

Mọi người trong phòng đều cười ầm lên, khiến cho không khí bớt căng thẳng.

Chỉ huy trưởng nói:

Thế còn các mái nhà và các tòa nhà cao tầng thì sao?

Trưởng toán có vũ trang nói:

Tôi có hơn một chục người đã phong tỏa các mái nhà và các tòa nhà cao tầng rồi. Hầu hết các tòa nhà cao tầng đều là các công sở, vì thế tôi sẽ bố trí các sĩ quan mặc thường phục đứng ở tất cả các cửa vào và cửa ra.

Nếu có ai giống với mô tả nhận dạng mà có ý định vào quảng trường hoặc các tòa nhà nhìn xuống quảng trường sẽ bì bắt ngay.

- cẩn thận kẻo bắt phải một anh chàng nước ngoài lớ ngớ nào đấy và lôi chúng ta vào những chuyện còn phiền toái hơn. CÓ ai hỏi gì nữa không?

- CÓ thưa Chỉ huy trưởng. Ngài có nghĩ đến chuyện yêu cầu hủy cuộc mít tinh không?

- CÓ tôi đã nghĩ đến nhưng sau đó quyết định sẽ không làm như vậy. Nếu như cứ mỗi lần nhận được sự đe dọa tấn công một nhân vật nào đó mà tôi lại đòi huỷ các cuộc mít tinh thì điện thoại của chúng ta sẽ bị ùn lại vì những người quá khích hấp tấp gọi đến, và sẽ chẳng làm nổi cái gì ngoài việc khiến cho mọi sự càng lộn xộn hơn.

Dù sao đi nữa đó cũng vẫn có thể là báo động giả. Và thậm chí nếu như Villiers dạo quanh thành phố, nhìn thấy sự hiện diện của chúng ta có thể hắn sẽ nghĩ lại.

Còn câu hỏi nào nữa không?

Không ai động đậy.

- Nếu có ai trong các anh thu thập được điều gì - tôi nói là bất cứ điều gì, thì tôi muốn là mình sẽ được biết ngay lập tức. Cứ liệu hồn nếu có ai sau đó mời đến nói với tôi: "Thưa sếp, tôi không nói vì tôi nghĩ điều đó không quan trọng".

***

Trong khi cạo râu, Connor vẫn để TV mở. Hillary Bowker đang tóm tắt những tình hình mới nhất ở Mỹ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16


Sergei hỏi:

Chú nghĩ là lúc này chú ấy đang Ở đâu?

Jackson nói:

- Ở đâu đấy thôi, nhưng có biết thì cũng gần như không thể tìm ra chú ấy Ở giữa đám đông này, việc đó chẳng khác gì mò kim đáy biển cả.

- CÓ ai đánh rơi kim xuống đáy biển à?

Jackson nói:

- Cháu thôi đi đừng có đưa ra những nhận xét ra vẻ khôn ngoan như vậy nữa mà hãy tập trung làm những việc mà chú thuê cháu đi . Chú sẽ thưởng cho cháu mười đô la nữa nếu như cháu nhìn thấy chú ấy Ở đâu. Hãy nhớ là chú ấy hóa trang rất giỏi đấy.

Sergei đột nhiên trở nên rất chăm chú vào đám đông hỗn độn trên quảng trường. NÓ nói:

- Chú nhìn người đang đứng trên bậc trên cùng phía bắc kia kìa. Ðang nói chuyện với một cảnh sát.

Jackson đáp: -Ừ!

- ÐÓ là vladimir Bolchenkov, Chỉ huy trưởng Cảnh sát Một người công bằng, mặc dầu ông ta là người có thế lực thứ hai Ở St. Petersburg.

Jackson hỏi:

Ai là người mạnh nhất? Thị trưởng à?

Không, anh trai ông ta là Joseph kia. ông ta là trùm Mafya Ở thành phố này.

- Như thế không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của nhau à?

- Không, Ở St. Petersburg anh chỉ có thể bị bắt nếu anh không phải là Mafya.

Jackson hỏi:

Cháu nhặt được những thông tin ấy Ở đâu?

- Mẹ cháu. Mẹ cháu ngủ với cả hai người.

Jackson cười phá lên và tiếp tục quan sát Chỉ huy trưởng Cảnh sát nói chuyện với viên sĩ quan mặc đồng phục kia. Giá như nghe lỏm được câu chuyện của họ thì hay biết mấy. Nếu như họ đang Ở Washington thì người ta thừa sức ghi được từng lời trong câu chuyện của họ.

Viên cảnh sát cao cấp đứng cạnh Bolchenkov nói:

- Ngài có nhìn thấy những thanh mến đang sục sạo quanh những bức tượng kia không?

Chỉ huy trưởng hỏi:

HỌ có chuyện gì vậy?

Chỉ đề phòng trường hợp ngài hỏi tại sao tôi không cho bắt giữ họ, tất cả bọn họ là người của tôi, và như vậy để có thể quan sát đám đông tốt hơn tất cả những người khác mà thôi. Ngài nhìn lại đàng sau mà xem: hai người bán bánh mì kẹp thịt, hai người bán hoa và bốn đại lý báo kia đều là người của tôi. Tôi còn có mười hai toán cảnh sát mặc đồng phục tập kết chỉ cách đây không đầy một đoạn phố và chỉ trong nháy mắt có thể tới đây ngay.

Còn có khoảng một trăm người mặc thường phục lượn quanh quảng trường trong suốt một giờ tới. Tất cả các lối ra đều đã có người bố trí rồi, và tất cả những ai có hành động quan sát quảng trường đều có người của tôi đứng sát bên cạnh.

Chỉ huy trưởng nói:

- Nếu hắn giỏi như tôi hình dung thì hắn sẽ tìm ra một chỗ nào đó mà các anh chưa nghĩ đến.

***

Connor gọi một tách cà phê và tiếp tục quan sát các hoạt động diễn ra trên quảng trường bên dưới. Mặc dầu còn ba mươi phút nữa vị ứng cử viên mới đến, nhưng quảng trường đã chật cứng người, từ những kẻ sùng bái Zerimski cho đến những người chỉ tò mò mà đến. Gã ngạc nhiên khi thấy mấy người bán bánh mì kẹp thịt phải rất khó khăn mới giấu nổi việc thực ra họ là những cảnh Sát. Anh chàng tội nghiệp vừa bị nghe một tràng kêu ca chỉ vì quên không rưới tương cà chua. Connor quay sang tập trung chú ý về phía cuối quảng trườ?Cái sàn nhỏ vừa được dựng vội cho các nhà báo bây giờ là nơi duy nhất còn lại chưa có người chiếm. Gã tự hỏi không hiểu sao lại có rất nhiều các trinh sát mặc thường phục lảng vảng quanh đấy như vậy, nhiều hơn nhiều so với số lượng cần thiết đủ để ngăn cản người ta khỏi tràn vào khu vực dành riêng đó. CÓ một cái gì đó chưa rõ. Một người phục vụ bê một cốc cà phê tới đặt trước mặt khiến gã hơi lãng đi. Gã nhìn đồng hồ. Chắc lúc này Zerimski đã xong cuộc gặp gỡ với Ðại tướng Borodin. Kết quả cuộc gặp đó sẽ là tin tức hàng đầu trong bản tin tối nay của các hãng truyền thông. Connor tự hỏi không hiểu gã có thể đoán được kết quả cuộc gặp đó qua các cử chỉ và thái độ của Zerimski không.

Gã gọi tính tiền, trong khi chờ đợi gã chú ý quan sát quang cảnh bên dưới một lần cuối. Sẽ chẳng có một chuyên gia nào đánh giá quảng trường Tự do này là nơi thích hợp để thi hành nhiệm vụ cả. Bên cạnh tất cả những vấn đề mà gã đã nhận thấy, sự hiện diện của Chỉ huy trưởng Cảnh sát là một bằng chứng rõ ràng mà ai cũng có thể thấy. Mặc dù tất cả những cái đó, Connor vẫn thấy rằng đám đông điên cuồng này là một cơ hội tốt nhất để gã có thể quan sát Zerimski thật kỹ, chính đó là lý do khiến gã quyết định lần này sẽ không ngồi trong đám nhà báo.

Gã thanh toán bằng tiền mặt rồi chậm rãi bước về phía cô gái ngồi trong căn phòng nhỏ đưa cho cô ta tấm vé.

CÔ ta đưa trả gã mũ và áo khoác, gã đưa cho cô tờ năm rúp. Không hiểu gã đọc được Ở đâu đó rằng những người già thường chỉ cho một khoản tiền nước rất nhỏ.

Gã nhập vào đám đông công nhân đang ùa ra khỏi tầng một, rõ ràng họ được nghỉ để tham gia cuộc mít tinh. Mọi giám đốc trong phạm vi một dặm quanh quảng trường này đều chấp nhận việc tạm nghỉ trong buổi chiều này. Hai cảnh sát mặc thường phục đứng cách cửa mấy mét nhìn chằm chằm vào từng nhóm công nhân, nhưng khí trời lạnh giá khiến ai cũng co ro cố hết sức cuộn mình lại. Connor thấy mình bị cuốn đi theo đám đông đang chảy ra hè phố.

Quảng trường Tự do đã đông đặc, Connor cố chen lấn để tiến về phía diễn đàn, ít nhất phải có hơn bảy mươi ngàn người Ở đây. Connor nghĩ chắc hẳn Chỉ huy trưởng Cảnh sát chỉ cầu có một cơn giông kéo đến, nhưng hôm nay lại là một ngày điển hình của mùa đông Ở Si.Petersburg: lạnh, tuyết và trong trẻo. Gã nhìn về khu vực được chăng dây dành cho các nhà báo, quanh đó vẫn diễn ra rất nhiều những hoạt động rộn rịp. Gã mỉm cười khi nhìn thấy Michell đứng Ở chỗ thường lệ, cách chỗ gã thường ngồi khoảng mười mét. Hôm nay thì không đâu, anh bạn ơi, ít nhất thì lần này Michell cũng mặc một chiếc áo khoác ấm áp và đội một chiếc mũ nặng trịch.

***

Sergei quan sát đám đông và nói:

- Hôm nay là một ngày tuyệt vời cho bọn móc túi.

Jackson hỏi:

Chẳng lẽ bọn chúng dám liều mạng trước mặt hàng đống cảnh sát thế kia à?

Sergei nói:

- Lúc nào mà chẳng có cảnh sát. Cháu đã nhìn thấy nhiều thằng cha nhón được ví đem đi, nhưng hình như cảnh sát chẳng thèm quan tâm.

- CÓ lẽ họ đủ chuyện để lo rồi. Một đám đông một trăm ngàn người như thế này và Zerimski thì sắp đến.

Mắt Sergei dừng lại Ở Chỉ huy trưởng Cảnh sát.

Bolchenkov đang dùng bộ đàm hỏi một thượng sĩ.

- ông ấy đang Ở đâu?

- ông ta rời khỏi chỗ hội đàm với Borodin được mười tám phút rồi. Khoảng bảy phút nữa sẽ đến chỗ chúng ta.

- Vậy thì bảy phút nữa chúng ta sẽ bắt đầu mọi chuyện - Chỉ huy trưởng nói và nhìn đồng hồ.

- Ngài có nghĩ rằng tên đó sẽ liều lĩnh bắn lúc Zerimski đang ngồi trong xe không?

Chỉ huy trưởng nói:

- Không có khả năng. Chúng ta đang đối mặt với một chuyên gia. Hắn sẽ không tính đến chuyện nhằm bắn một mục tiêu di động, nhất là người đó lại đang ngồi trong xe chống đạn. Dù sao đi nữa thì hắn cũng không thể biết chắc Zerimski ngồi trong xe nào. Không, anh chàng của chúng ta đang Ở đâu đó trong đám đông kia.

Tôi cảm thấy như vậy. Chớ quên rằng lần trước khi thực hiện ý đồ hắn đã nhằm vào lúc mục tiêu đứng Ở một chỗ lộ liễu Như vậy hầu như sẽ không thể bắn nhầm phải người khác, và với một đám rất đông thì hắn sẽ có cơ hội tốt hơn để có thể thoát thân.

***

Connor vẫn chậm chạp tiến đến gần diễn đàn và nhận ra nhiều cảnh sát mặc thường phục nữa. Zenmski sẽ chẳng để ý đến điều đó vì họ chỉ bổ sung thêm vào một đám đã rất đông mà thôi. CÓ lẽ Chỉ huy trưởng còn quan tâm đến số người còn hơn cả Zerimski.

Connor nhìn lên các mái nhà. Khoảng hơn một chục người đeo mặt nạ đang dõi xuống quảng trường bằng ống nhòm. Nếu họ mặc quần áo thể thao màu vàng thì có lẽ trông đỡ lộ liễu hơn. Ngoài ra còn có ít nhất hai trăm cảnh sát mặc đồng phục đứng quanh quảng trường.

RÕ ràng Chỉ huy trưởng Cảnh sát tin Ở số đông.

Cửa sổ của tất cả các tòa nhà quanh quảng trường đều có các sĩ quan cố chiếm lấy vị trí tốt nhất có thể quan sát những gì đang diễn ra phía dưới họ. Một lần nữa Connor nhìn về phía khu vực chăng dây dành cho các nhà báo, lúc này Ở đó đã có người. Cảnh sát kiểm tra căn cước từng người rất kỹ càng - điều đó chẳng có gì khác thường, trừ việc một số phóng viên được yêu cầu bỏ mũ ra. Connor theo dõi một lúc Tất cả những người bị chặn lại đều có hai điểm chung: đều là đàn ông và đều cao.

Ðiều đó khiến gã thôi không theo dõi nữa. Rồi gã liếc thấy Michell đang đứng cách gã chỉ vài mét. Gã nhăn mặt, không hiểu thằng nhãi điệp viên này làm sao nhận ra gã?

Ðột nhiên không hề báo trước, một tiếng reo ồ lên phía sau gã, cứ như một ngôi sao nhạc rốc vừa bước ra sân khấu. Gã quay lại và thấy đoàn xe của Zerimski đang chậm chạp chạy vòng quanh ba mặt của quảng trường rồi dừng lại Ở góc phía bắc. Ðám đông vỗ tay cuồng nhiệt mặc dầu họ không thể nào nhìn thấy vị ứng cử viên, bởi vì cửa sổ của tất cả các xe đều bằng kính đen. Rồi cửa chiếc Zil mở ra, nhưng không thể nào nhận ra ai là Zerimski bởi vì ông ta được bao bọc bởi rất nhiều vệ sĩ lực lưỡng.

Mấy phút sau khi cuối cùng vị ứng cử viên bước lên bậc, đám đông bắt đầu hò reo to hơn và tiếng hò reo lên đến cực điểm khi ông ta bước lên trước sân khấu. ông ta dừng lại và lần lượt vẫy tay hai bên. Ðến lúc này thì Connor đã có thể nói được là ông ta đi bao nhiêu bước trước khi quay lại để vây nữa.

Mọi người nhảy hết cả lên để nhìn cho rõ hơn, nhưng Connor không để ý đến cảnh hỗn loạn xung quanh. Gã vẫn nhìn đám cảnh sát, hầu hết bọn họ đều không nhìn lên sân khấu. HỌ đang tìm một cái gì đó, hay một cái gì đó cụ thể. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu gã nhưng gã xua nó đi ngay. Không, không thể thế được. Thật là hoang tưởng. Ðã có lần một cựu binh nói với gã rằng điều tồi tệ nhất xảy đến bao giờ cũng là khi thực hiện nhiệm vụ cuối cùng.

Nhưng nếu thấy nghi ngờ thì nguyên tắc bao giờ cũng là: hãy thoát ngay ra khỏi khu vực nguy hiểm. Gã nhìn quanh quảng trường nhanh chóng đánh giá xem nên thoát ra theo đường nào. Ðám đông bắt đầu lắng xuống để chờ nghe Zenmski bắt đầu nói. Connor quyết định sẽ bắt đầu dịch chuyển về phía bắc quảng trường ngay khi tràng vỗ tay nổi lên. Như vậy người ta sẽ khó nhận thấy gã đang ra lách qua đám đông. Gã liếc nhìn và gần như cảm thấy nhẹ người khi thấy Michell. Hắn vẫn đứng bên phải, cách gã vài mét, nếu có khác gì thì chỉ là hơi nhích đến gần hơn lúc nãy một tí.

Zerimski bước đến gần micro, hai tay giơ lên cao để ra hiệu với đám đông là ông ta sắp bắt đầu nói.

***

Sergei nói:

- Cháu nhìn thấy cái kim rồi.

Jackson hỏi:

- Ðâu?

- Kia, cách sân khấu khoảng hai mươi mét. Chú ấy có màu tóc khác trước và bước đi như một ông già. Chú nợ cháu mười đô la đấy.

Jackson hỏi :

- Làm sao cháu nhận ra chú ấy từ xa như thế?

- chú ấy là người duy nhất đang rời xa khỏi sân khấu.

Jackson đưa cho nó tờ mười đô la trong lúc Zerimski đứng lại trước micro. Người đàn ông đứng tuổi đã giới thiệu chương trình trước kia ngồi một mình phía sau sân khấu. Zerimski không thể để cho sai lầm kiểu ấy lặp lại một lần thứ hai.

ông ta nói vang vang:

- Thưa các bạn, thật là một vinh dự to lớn cho tôi được đứng trước các bạn với tư thế là ứng cử viên của các bạn.

Mỗi ngày qua đi tôi càng hiểu rằng . . .

***

Trong khi Connor nhìn khắp đám đông, một lần nữa gã lại nhìn thấy Michell. Hắn đã bước thêm một bước nữa lại gần gã hơn.

Mặc dầu có một số ít công dân muốn trở lại chế độ chuyên chế cực quyền trước đây, nhưng số đông vĩ đại...

Chỉ có vài từ đây đó là thay đổi, Connor nghĩ. Gã để ý thấy Michell bước đến gần gã thêm một bước nữa.

***

- chúng ta muốn có một sự phân phối công bằng hơn đối với những của cải được tạo nên bởi tài năng và sự cần cù lao động của mình.

***

Ðám đông vừa bắt đầu hò reo Connor đã nhanh chóng nhích vài bước sang bên phải. Tiếng hoan hô vừa lắng xuống gã lại đứng im, không dám động đậy.

***

Sergei hỏi:

Tại sao cái người ngồi trên ghế đá lại theo dõi bạn chú?

Jackson nói:

Bởi vì hắn chỉ là một tay nghiệp dư.

Sergei nói:

- Hay là một chuyên gia biết chính xác mình đang 1àm gì .

Jackson nói:

- Lạy Chúa, đừng có dạy chú nữa.

- Cứ như thế hắn ta có thể làm đủ thứ, chỉ trừ việc ôm hôn chú ấy thôi.

***

- Hãy thử nhìn lên đường phố Si. Petersburg mà xem - Zerimski nói tiếp - Phải, chúng ta sẽ thấy những chiếc Mercedes, BMW, cả jaguars nữa, nhưng ai đang lái chúng? Chỉ có một số ít những người có đặc quyền đặc lợi...

Khi đám đông la Ó lên hoan hô, Connor bước thêm mấy bước nữa về góc phía bắc quảng trường.

- Tôi mong đến ngày đất nước này không phải là nơi duy nhất trên thế giới có nhiều xe con sang trọng hơn xe con dành cho gia đình...

Connor liếc lại và thấy Michell chỉ còn cách mình có hai ba bước nữa. Hắn chơi trò gì thế này?

- và là nơi có nhiều tài khoản Ở các ngân hàng Thụy sĩ hơn số bệnh viện.

Ðến tràng vỗ tay mới gã phải rũ cho được hắn đi. Gã tập trung nghe từng lời của Zerimski để đoán trước chính xác được lúc nào có thể cử động.

Một cảnh sát mặc thường phục đang lia ống nhòm khắp quảng trường nói:

- Tôi nghĩ là đã nhìn thấy hắn ta.

Bolchenkov vồ lấy ống nhòm. hỏi:

- Ðâu, đâu?

Chính giữa, cách sân khấu khoảng năm mươi mét, không hề động đậy. Hắn đứng trước người đàn bà quấn chiếc khăn màu đỏ. Trông không giống như trong ảnh nhưng cứ mỗi lần nổ ra tràng vỗ tay thì hắn lại di chuyển quá nhanh so với tuổi tác.

Bolchenkov bắt đầu nhìn qua ống nhòm, nói:

- Bắt lấy hắn - Một lúc sau ông ta nói thêm - Phải, chắc chắn là hắn. Yêu cầu những người đứng gần đó tiến vào và bắt giữ hắn, bảo hai người đứng trước hắn hai mươi mét kia che cho họ. Làm càng nhanh càng tốt.

Người trẻ tuổi trông có vẻ lo âu. Chỉ huy trưởng nói:

- Nếu chúng ta bắt lầm thì tôi sẽ chịu trách nhiệm.

Zerimski nói tiếp:

- Chúng ta không bao giờ được quên rằng một lần nữa nước Nga lại có thể là quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất...

Lúc này Michell chỉ còn cách Connor có một bước, gã vẫn phớt tỉnh không để ý đến hắn. Chỉ còn mấy giây nữa là đến chỗ Zerimski nói ông ta định sẽ làm gì khi trở thành Tổng thống. Sẽ không có những tài khoán ngân hàng được bổ sung nhờ những khoản tiền hối lộ của các nhà kinh doanh không có danh dự - điều đó luôn khiến cho những tràng hoan hô nổ ra. Lúc đó gã sẽ biến mất và đảm bảo rằng Michell sẽ được chuyển về cạo giấy trong một văn phòng đầy muỗi.

- Tôi sẽ được hiến dâng mình để phục vụ các bạn, và sẽ thỏa mãn với mức lương của Tổng thống hơn là nhận những món hối lộ của những nhà kinh doanh thiếu danh dự, những kẻ mà mối quan tâm duy nhất của họ chỉ là việc ăn cắp của cải của quốc gia.

Ðám đông nổ tung ra trong tiếng hò reo hoan hô.

Connor bất ngờ quay lại và dịch chuyển về bên phải. Gã đi được ba bước thì bị viên cảnh sát thứ nhất nắm lấy cánh tay trái. Một giây sau người thứ hai hiện ra bên phải gã. Gã bị quật xuống đất, nhưng không hề kháng cự lại Nguyên tắc một: Nếu không có gì phải giấu giếm thì đừng kháng cự khi bị bắt. Hai tay gã bị vặn ra sau và một chiếc còng số tám cụp ngay lên hai cổ tay. Ðám đông bắt đầu quây thành hình tròn quanh ba người. HỌ chú ý cảnh này hơn những lời của Zerimski. Michell hơi lùi lại một tí. CÓ người hỏi:

- Ai thế?

- Mafya khủng bố - Gã thì thầm vào tai người đứng gần nhất. Gã lùi dần về phía khu vực dành cho báo chí, vừa đi vừa lẩm bẩm "Mafya khủng bố - Cho phép tôi nói rõ với tất cá những công dân tốt của đất nước rằng nếu tôi được bầu làm Tổng thống thì các bạn có thể chắc chắn một điều rằng...

***

- Anh đã bị bắt. - Một cảnh sát thứ ba nói, Connor không thể nhìn thấy người này bởi vì mũi gã bị ấn chặt xuống đất.

- Ðưa hắn đi - Một giọng đầy uy quyền nói, rồi Connor bị đẩy về phía bắc quảng trường.

Zenmski đã nhìn thấy sự kiện trong đám đông, nhưng là một nhà chính trị lão luyện ông ta tỉnh khô như không nhìn thấy. ông ta nói tiếp như không có chuyện gì xảy ra.

Jackson không rời mắt khỏi Connor trong khi đám đông nhanh chóng tách ra để cho cảnh sát đi qua.

- Các bạn thân mến, chỉ còn sáu ngày nữa thôi nhân dân sẽ quyết định...

Michell nhanh chóng tránh xa đám rối loạn và đi về phía các nhà báo.

- Ðừng làm điều đó cho tôi. Hãy làm điều đó vì thế hệ sau của dân tộc Nga...

Chiếc xe cảnh sát bắt đầu rời khỏi quảng trường, xung quanh có bốn chiếc mô tô hộ tống.

- . những người sẽ có khả năng đóng vai trò công dân của một quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất. Tôi chỉ xin được một điều duy nhất - đó là đặc ân được phép lãnh đạo nhân dân này.

Lần này ông ta im lặng cho đến khi tin chắc tất cả mọi người trên quảng trường đã tập trung chú ý vào mình mới nhỏ nhẹ kết thúc:

- Các bạn, tôi xin hiến dâng mình làm người đầy tớ cho nhân dân.

ông ta bước lùi lại, rồi đột nhiên tiếng còi của cảnh sát bị xóa sạch bởi tiếng gầm dữ dội của một trăm ngàn con người.

***

Jackson nhìn về phía đám nhà báo, gã thấy các nhà báo chú ý đến chiếc xe cảnh sát đang mất dạng hơn là những lời đã lặp đi lặp lại nhiều lần của Zerimski.

- Tên khủng bố của Mafya đấy - CÔ nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ nói với một đồng nghiệp - đó là điều mà cô lượm lặt được từ ai đó trong đám đông và sau này cô sẽ trích dẫn là của " một nguồn tin không chính thức".

Michell nhìn lên hàng phóng viên truyền hình đang dõi theo chiếc xe cảnh sát trong khi nó mất hút khỏi tầm nhìn. Gã vẫy tay ra hiệu cho một người mà gã đang cần nói chuyện. Anh chàng phóng viên CNN chạy ngay đến chỗ Tùy viên Văn hóa của Sứ quán Mỹ. Zerimski vẫn đứng giữa sân khấu, tận hưởng sự tâng bốc của đám đông. ông ta không hề có ý định đi xuống trong lúc người ta vẫn còn đang chấp nhận.

Symond lắng nghe thật cẩn thận những lời Michell nói.

Hai mươi phút nữa anh ta sẽ lên máy bay. Càng nghe nụ cười trên môi anh ta càng nở rộng. Michell vừa nói xong anh ta hỏi ngay:

- Anh có tuyệt đối chắc chắn không?

Michell cố tỏ ra tự ái, hắn hỏi:

Từ xưa đến nay đã bao giờ tôi cho anh tin tức sai chưa?

Symond đáp:

- Chưa bao giờ.

- Nhưng anh không được nói rằng tin này là do tòa Ðại sứ cung cấp.

- Dĩ nhiên, nhưng tôi có thể nói là nguồn tin từ đâu được?

- Từ cảnh sát. Rằng Chỉ huy trưởng Cảnh sát sẽ không chối bỏ điều đó.

Symond cười to:

- Tốt hơn hết là tôi về tòa soạn, nếu muốn đưa tin nà lên bảng tin sáng.

Michell nói:

- OK. Chỉ nhớ rằng hãy đảm bảo để người ta đừng có lần ra tôi.

Symond vặn lại:

- Từ xưa đến nay đã bao giờ tôi làm khó cho anh chưa?- Anh ta quay đi và chạy về phía đám nhà báo.

Michell lách đi theo hướng ngược lại. Hắn còn phải rót câu chuyện vào tai một người khác nữa, và phải làm trước khi Zerimski rời khỏi sân khấu.

Một hàng rào vệ sĩ đứng chắn để ngăn không cho những người ủng hộ quá cuồng nhiệt đến gần vị ứng cử viên. Michell nhận thấy thư kí báo chí của Zenmski chỉ cách đó vài mét.

Michell nói cho một trong các vệ sĩ bằng tiếng Nga rất chuẩn biết hắn đang cần gặp ai. Tay vệ sĩ quay đi và gọi thư ký báo chí. Michell nghĩ thầm nếu như Zerimski được bầu chắc sẽ không còn cảnh vụng về như thế này.

Ngay lập tức thư ký báo chí ra hiệu để cho người Mỹ tới, hắn bèn bước vào khu vực cấm và đến gặp người bạn thường chơi cờ vua với mình. Hắn nói nhanh cho anh này biết câu chuyện, nói rằng de Villier đã cải trang thành một ông già và đã rời khách sạn nào để bước vào tiệm ăn.

Tới cuối ngày hôm đó, có lẽ cả Fitzgerald lẫn Jackson mới sáng ra là họ đang đối mặt với một chuyên gia thực sự.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17


Nguồn: vnthuquan

Tổng thống và Tham mưu trưởng đang ngồi trong Phòng Bầu dục xem bản tin sáng. Trong khi Clifford Symond bình luận, cả hai không ai nói câu nào.

"Sáng nay, trong lúc Zerimski diễn thuyết tại quảng trường Tự do, người ta đã bắt được một tên khủng bố quốc tế. Tên này - cho đến nay vẫn chưa biết được tên - đã được đưa ngay đến nhà tù nổi tiếng Crucifflx Ở trung tâm Si. Petersburg. Cảnh sát địa phương không bác bỏ khả năng tên này có thể chính là kẻ đã ám sát Ricardo Guzman, ứng cử viên Tổng thống của Colombia. Người ta biết rằng kẻ bị cảnh sát bắt giữ đó đã theo dõi Zerimski trong nhiều ngày nay trong khi ông này vận động bầu cử khắp nước. Vừa tuần trước, tạp chí Ti"les đã gọi hắn là tay bắn thuê đắt giá nhất phương Tây. CÓ tin là hắn đã được Mafya thuê với giá một triệu đô la để loại Zerimski khỏi cuộc chạy đua vào ghế Tổng thống. Khi cảnh sát bắt giữ hắn, phải có đến bốn người mới quật nổi hắn xuống đất". .

Tiếp theo là vài hình ảnh quan cảnh môﴠngười bị bắt giữ trong đám đông và đưa đi, nhưng chỉ có thể nhìn thấy một cái đầu đội mũ lông dày . Khuôn mặt Symond lại xuất hiện trên màn hình.

Zerimski vẫn tiếp tục bài nói của mình, mặc dầu cuộc bắt giữ diễn ra ngay trước mặt ông ta chỉ cách vài mét. Sau đó Zerimski đã khen ngợi cảnh sát St.Petersburg do sự mẫn cán và tinh thông nghề nghiệp của họ và thề rằng mặc dầu có rất nhiều âm mưu ám sát mình nhưng ông ta vẫn quyết tâm chống lại các tổ chức tội phạm. Hiện nay người ta đánh giá là Zerimski và Thủ tướng Chernopov đang chạy đua ngang hàng với nhau, nhưng nhiều người quan sát cảm thấy sự việc ngày hôm nay sẽ khiến cho ông ta càng có lợi hơn trong cuộc chạy đua cuối cùng.

"Vài giờ trước khi nói chuyện với đám đông, Zerimski đã có một cuộc gặp riêng với Ðại tướng Borodin tại tổng hành dinh của ông này Ở phía bắc thành phố. Chưa một ai biết kết quả của cuộc gặp gỡ này, nhưng người phát ngôn của Ðại tưởng không bác bỏ việc sẽ tuyên bố việc Ðại tướng có ý định tiếp tục chiến dịch vận động bầu cử Tổng thống, hoặc có lẽ quan trọng hơn là ông ta sẽ ủng hộ ai trong hai ứng cử viên còn lại nếu ông ta rút khỏi cuộc chạy đua. Như vậy kết quả cuộc bầu cử sẽ gần như bộc lộ. Ðây là Clifford Symond, phóng viên chương trình truyền hình quốc tế CNN gửi đi từ quảng trường Tự do, St. Petersburg "vào ngày thứ Hai tới, Thượng viện sẽ tiếp tục tranh luận về Hiệp định Cắt giảm các vũ khí hạt nhân. Hóa học, Sinh học..." Tổng thống bấm nút trên chiếc điều khiển từ xa. màn hình tắt ngấm.

- Và anh đang nói với tôi là người bị bắt đó chẳng hề có liên hệ gì với Mafya Nga mà là điệp viên của CIA?

- Vâng. Tôi đang chờ Jackson gọi lại để khẳng định rằng chính người đó đã ám sát Guzman.

- Tôi sẽ trả lời báo chí ra sao nếu bị chất vấn về vấn đề này?

- Ngài sẽ phải lấp lửng thôi. bởi vì chẳng cần để ai biết rằng người đang bị bắt giữ đó là người của chúng ta.

- Nhưng điều đó sẽ xóa sạch cho Dexter và cái đồ rác rưởi là Phó của mụ ta, một lần và mãi mãi!

- Nếu ngài nói rằng ngài không hề biết gì về việc đó thì một nửa công chúng sẽ gạt bỏ ngài vì một trò lừa bịp của CIA. Nhưng nếu ngài thừa nhận có biết thì nửa kia sẽ buộc tội ngài. Vì thế tạm thời tôi đề nghị ngài nên hạn chế bằng cách nói rằng đang thích thú chờ đợi kết quả bầu cử Ở Nga.

Lawrence nói:

- Anh biết thừa là tôi sẽ nói thếrồi.

- Tôi nghĩ Thượng viện chần chừ trước Chương trình Cắt giảm Vũ khí của ngài. HỌ không muốn đưa ra quyết định trước khi biết kết quả của cuộc bầu cử đó.

Lawrence gật đầu nói:

- Nếu như đúng là có một người của chúng ta đang bị bọn họ cầm giữ trong nhà lao thì chúng ta sẽ phải làm gì đó, và làm thật nhanh. Bởi vì nếu như Zerimski trở thành Tổng thống thì chỉ có trời mới cứu được anh ta. Dĩ nhiên là lúc đó tôi cũng không thể làm gì được nữa. ***

Connor không nói năng gì, gã đang nằm Ở đàng sau xe và bị ghì chặt giữa hai cảnh sát. Gã biết hai người này chỉ là cấp thấp không có quyền thẩm vấn gã. Sau này kia, và phải trước mặt một người có nhiều dải trên ve áo hơn.

Khi họ lái xe qua chiếc cổng gỗ đồ sộ của nhà tù Crucifflx và chạy vào sân trong rải sỏi, lần đầu tiên Connor được biết thế nào là sự đón tiếp của nhà tù. Ba người to lớn mặc quần áo tù bước tới, gần như giật tung cánh cửa sau của xe ra và lôi gã ra. Viên cảnh sát trẻ ngồi bên phải gã trông có vẻ khiếp sợ.

Ba người này lôi xềnh xệch người tù mới qua sân và đi vào một hành lang dài dằng dặc và trống trải. Ðến cuối hành lang, một trong ba người đẩy một cánh cửa sắt, hai người kia quẳng gã vào trong một xà lim. Gã không hề chống cự khi họ bắt đầu cởi giày của gã, rồi đến đồng hồ, ví và nhẫn - họ sẽ chẳng biết gì thêm từ những thứ đó. Sau đó họ đi ra, đập cửa đánh sầm một cái.

Connor từ từ đứng dậy. Gã nhìn quanh xà lim, nó không thể rộng hơn khoang tàu mà gã đã ngủ đêm qua khi đi từ Moscow xuống. Những bức tường xanh lè có vẻ như chưa bao giờ được hưởng một nhát sơn nào từ hồi đầu thế kỷ đến giờ.

Connor đã từng bị giam mười tám tháng trong một nơi khắc nghiệt hơn thế này nhiều. Nhưng hồi ấy mệnh lệnh đối với gã rất rõ ràng: Chỉ được khai báo tên họ, cấp bậc và số lính. Nhưng những mệnh lệnh đó không thể đem áp dụng với những ai bị ràng buộc bởi Ðiều lệnh thứ Mười một.

" Không được để bị bắt. Nhưng nếu bị bắt, hãy tuyệt đối bác bỏ việc có bất cứ quan hệ nào với CIA- Ðừng lo, Công ty sẽ luôn luôn chăm lo cho anh .

Connor hiểu rằng trong trường hợp này gã nên quên cái chuyện sử dụng " các kênh ngoại giao thường lệ " đi, mặc dầu Gutenburg đã cam kết với gã. Nằm trên chiếc giường nhỏ tí của xà lim chật hẹp, mọi thứ có vẻ như đã được xếp vào đúng chỗ.

Gã không hề phải ký nhận vào chỗ nào để nhận tiền mặt, hoặc để lấy cái xe đó. Và lúc này gã đã nhớ ra cái câu mà trước đây gã không thể moi ra nổi. Gã nhẩm lại từng từ.

Nếu cậu lo lắng gì về chỗ làm mới , tôi sẽ rất vui lòng gọi điện nói với Chủ tịch cái công ty mà cậu sẽ tham gia ấy một tiếng và giải thích rằng đây chỉ là một nhiệm vụ ngắn ngày thôi".

Tại sao Gutenburg lại biết được gã đã phỏng vấn để xin vào một chỗ mới, và tại sao lại biết gã đã trực tiếp thảo luận với Chủ tịch công ty? Hắn biết bởi vì hắn đã nói chuyện với Ben Thompson, và đó chính là lý do khiến ông ta rút lời. " Tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo tới ngài..." Còn với Michell, lẽ ra gã phải nhìn thấu được khuôn mặt thư sinh đó mới phải. Nhưng gã vẫn bối rối trước cú điện thoại của Tổng thống gọi đến. Tại sao Lawrence lại không hề gọi gã bằng tên riêng? Và các câu hỏi không được ăn nhập với nhau lắm? Và tiếng cười có vẻ hơi to quá?

Cho đến bây giờ gã vẫn chưa dám tin những điều Helen Dexter dám làm để rửa sạch tay mình. Gã nhìn trừng trừng lên trần nhà. Nếu như quả là Tổng thống không hề gọi cú điện đó thì gã chẳng còn hy vọng gì để thoát ra khỏi nhà tù Crucifflx này nữa. Dexter đã thành công trong việc loại bỏ một chướng ngại vật trên đường đi của mụ, còn Lawrence thì không hề hay biết gì hết.

Sự chấp nhận ngoan ngoãn các điều luật hoạt động của CIA đã khiến gã trở thành con tốt đen trong kế hoạch thoát thân của mụ. Sẽ chẳng có Ðại sứ nào đại diện cho gã dể gửi một bức thư ngoại giao phản kháng nào cả. Sẽ chẳng có một giỏ đồ ăn tiếp tế nào sất. Gã sẽ phải tự lo cho mình. Và một sĩ quan trẻ đã nói với gã rồi:

Tám mươi tư năm qua, chưa từng có một ai trốn thoát khỏi Crucifflx này.

Ðột nhiên cánh cửa xà lim bật mở tung, một người mặc đồng phục màu xanh lơ bước vào. ông ta dừng lại để châm một điếu thuốc. Ðiếu thứ mười lăm trong ngày hôm đó.

***

Jackson vẫn đứng lại trên quảng trường cho đến khi chiếc xe cảnh sát mất hút. Gã tức giận mình đến điên cuồng. Cuối cùng gã quay lại bỏ đi, bước nhanh đến nỗi Sergei phải chạy mới theo kịp. Thằng bé người Nga biết rằng đây không phải là lúc để hỏi. Từ mafya" lan truyền trên miệng mọi người trên phố. Sergei nhẹ người khi Jackson nhìn thấy một chiếc taxi và vẫy lại.

Jackson chỉ có thể khen ngợi Michell đã thực hiện toàn bộ công việc thật giỏi - tất nhiên là dưới sự chỉ đạo của Dexter và Gutenburg. ÐÓ là một ngón cổ điển của CIA, chỉ có khác một điều là lần này chúng sử dụng để quẳng người của chính mình vào một nhà tù Ở nước ngoài.

Gã cố không nghĩ đến những gì mà chúng đẩy Connor vào. Thay vào đó gã tập trung nghĩ đến những gì sẽ phải báo cáo cho Andy Lloyd. Giá như đêm qua liên lạc được với ông ta thì gã đã có thể đi trước một bước để kéo Connor ra xa khỏi nguy hiểm. Chiếc điện thoại tí hon của gã vẫn không làm việc được, vì thế gã sẽ liều gọi bằng điện thoại trong phòng khách sạn. Sau hai mươi chín năm trời gã mới có dịp để trả món nợ cũ.

chiếc taxi dừng lại trước khách sạn của Jackson. Gã trả tiền rồi chạy vào khách sạn. Không buồn chờ thang máy gã chạy bộ lên cầu thang lên tới tầng một rồi nhảy bổ vào phòng 132. Tận đến lúc gã đã tra chìa khóa và mở xong cửa Sergei mới đuổi kịp.

Thằng bé người Nga ngồi bệt xuống góc phòng lắng nghe một bên cuộc hội thoại giữa Jackson với một người nào đó tên là Lloyd. Cuối cùng khi Jackson đặt máy nói xuống, Sergei thấy mặt gã trắng bệch và run bần bật vì tức giận.

Lần đầu tiên từ khi họ rời quảng trường đến giờ Sergei mới lên tiếng:

- CÓ lẽ đã đến lúc cháu phải gọi cho một trong những khách hàng của mẹ cháu chăng?

***

Gutenburg vừa bước vào, Dexter đã nói ngay:

-Xin chúc mừng.

Viên Phó Giám đốc mỉm cười, ngồi xuống chiếc ghế đối diện với Dexter và đặt trước mặt chủ một tập hồ sơ.

Mụ nói:

-Tôi vừa đọc qua các tin chính trên ABC và CBS. Cả hai đều đưa tin của Symond về những gì đã xảy ra trên quảng trường Tự do. CÓ thể dự đoán được ngày mai hai hãng thông tin khổng lồ này sẽ đưa tin gì không?

- HỌ đã mất hứng. Chẳng có phát súng nào cả. Thậm chí không hề kháng cự, người bị tình nghi thì hóa ra không có vũ khí. Không một ai đoán được người bị bắt đó là một người Mỹ. Vào giờ này ngày mai câu chuyện sẽ chỉ được đưa lên trang nhất của các báo chí trong nước Nga mà thôi.

Chúng ta đang trả lời các câu hỏi của báo chí thế nào?

- Chúng ta đang nói rằng đó là một vấn đề nội bộ của Nga. Và Ở Si- Petersburg thì thuê một kẻ giết thuê còn rẻ hơn mua một chiếc đồng hồ hợp thời trang. Tôi bảo họ chỉ cần liếc qua bài báo viết về các BỐ già Nga đăng trên tờ Times tháng trước là biết họ đang vướng phải vấn đề gì. Nếu họ ép quá thì tôi sẽ hướng cho họ quay sang Colombia, nếu họ ép nữa thì lại chỉ sang Nam Phi. Chỉ như vậy cũng đủ cho họ có thêm bao nhiêu cột để cung cấp cho các tổng biên tập tham ăn kia rồi.

- CÓ hãng thông tin nào quay được cảnh Fitzgerald bị bắt không?

- Chỉ quay được phía sau cái đầu hắn, vả lại hắn bị cảnh sát vây kín rồi. Nếu không thì bà có thể tin chắc là họ đã chiếu đi chiếu lại trên màn ảnh rồi.

- Liệu có khả năng hắn sẽ xuất hiện trước công chúng và tuyên bố những điều có thể làm phương hại khiến cho báo chí có thể lần ra chúng ta.

- Tuyệt đối không. Nếu người ta có mở một phiên tòa đi chăng nữa thì chắc chắn các phóng viên nước ngoài sẽ không được bén máng đến. Và nếu Zerimski trúng cử thì Fitzgerald đừng hòng được đặt chân ra khỏi nhà tù Crucifflx.

Dexter hỏi:

Anh đã chuẩn bị báo cáo cho Lawrence chưa? Bởi vì anh có thể tin chắc là ông ta sẽ cố chứng minh hai với hai là sáu.

Gutenburg nhoài người đến và đầy tập hồ sơ về phía bàn Dexter.

Mụ lật ra và bắt đầu đọc, giở từng trang mà không tỏ ý gì Ðọc xong trang cuối cùng mụ đóng tập hồ sơ lại và hơi thoáng mỉm cười trong khi đưa trả nó cho Gutenburg.

Mụ nói:

- Hãy ký tên anh và gửi ngay cho Nhà Trắng, bởi vì nếu Tổng thống có nghi ngờ gì đi nữa thì chính là vào lúc này. Nếu Zenmski thắng cử thì ông ta sẽ chẳng bao giờ muốn trở lại đề tài này nữa.

Gutenburg gật đầu tán thành.

Helen Dexter nhìn thẳng vào viên phó của mình. Mụ nói:

- Thật đáng thương là chúng ta đã phải hy sinh Fitzgerald. Nhưng nếu điều đó giúp cho Zenmski thắng cử thì chúng ta sẽ đạt được hai mục đích: Chương trình Cắt giảm vũ khí của Lawrence sẽ bị Quốc hội phế bỏ và cia sẽ đỡ bị Nhà Trắng can thiệp vào công việc của mình.

***

Connor đặt hai chân trần xuống nền đá và nhìn lên người khách đến thăm mình. Chỉ huy trưởng rít một hơi thuốc dài và phả khói lên không trung.

Một thói quen xấu - ông ta nói bằng một thứ tiếng Anh ngắc ngứ. - Vợ tôi cứ luôn luôn bắt tôi phải bỏ thuốc.

Connor không tỏ ý gì.

- Tên tôi là Vladimir Bolchenkov. Tôi là Chỉ huy trưởng Cảnh sát của thành phố này và tôi nghĩ là chúng ta phải nói chuyện với nhau một chút trước khi nghĩ đến chuyện phải ghi vào biên bản điều gì.

- Tôi là Piet de Villier, tôi là công dân Nam Phi làm việc cho tờ Johannesburg Joumal, và tôi muốn được gặp Ðại sứ của tôi.

Bolchenkov nói, điếu thuốc vắt vẻo Ở góc môi:

- Bây giờ đến lượt tôi. Tôi không tin tên ông là Piet de Villier, tôi cũng rất tin rằng ông không phải là công dân Nam Phi, và tôi biết chắc rằng ông không làm việc cho tờ Johannesburg Journal, bởi vì không có tờ báo đó. Và để chúng ta không phí thời gian của nhau, tôi muốn nói rõ rằng không phải Mafya thuê ông. Bây giờ tôi phải thừa nhận rằng tôi không biết ông là ai, thậm chí ông là người nước nào. Nhưng dù cho ai là người cử ông tới đây đi nữa thì - cứ tạm dùng một từ thông tục đi - họ cũng đã quẳng ông vào những khó khăn nghiêm trọng. Tôi có thể nói là rất nghiêm trọng đấy.

Connor không hề chớp mắt.

- Nhưng tôi có thể cam đoan với ông một điều là những người đó sẽ không thể nào làm như vậy đối với tôi đâu Vì vậy nếu ông cảm thấy không thể giúp cho các yêu cầu đó của tôi thì tôi sẽ chẳng thể làm gì được cho ông ngoài việc để mặc cho ông chết mục Ở đây và quay về với những vinh quang mà lúc này người ta đang khoác cho tôi.

Connor vẫn không có phản ứng gì. Viên Chỉ huy trưởng nói:

Tôi thấy ông vẫn chưa hiểu tôi. Tôi nghĩ rằng mình có nhiệm vụ phải nói rõ cho ông biết rằng đây không phải là Colombia, và tôi sẽ không thay đổi mình tùy thuộc vào cấp trên hay ai là kẻ hứa hẹn xấp đô la dày nhất đâu.

ông ta dừng lại và rít một hơi thuốc nữa trước khi nói tiếp:

- Tôi nghĩ rằng đó là một điểm chung giữa chúng ta.

ông ta quay lại và bắt đầu bước về phía cửa xà lim, rồi đột ngột dừng lại:

- Tôi để cho ông nghĩ kỹ đi đã. Nhưng nếu Ở địa vị ông thì tôi sẽ không chờ lâu quá đâu.

ông ta gõ gõ lên cửa:

Tôi có thể cam đoan với ông một điều là, dù cho ông có là ai đi chăng nữa thì trong khi tôi còn là Chỉ huy trưởng Cảnh sát Si. Petersburg thì sẽ chẳng có những cái kẹp ngón tay, giá treo hoặc các dụng cụ tra tấn đại loại như vậy đâu. Tôi không tin Ở việc tra tấn, đó không phải kiểu của tôi. Nhưng tôi không thể hứa với ông một tình bạn êm ả, nếu như tuần sau Victor Zerimski thắng cử.

Viên Chỉ huy trưởng Cảnh sát đập cửa đánh sầm một phát, và Connor nghe có tiếng chìa khóa xoay trong ổ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18


Nguồn: vnthuquan

Ba chiếc BMW trắng xịch tới bên ngoài khách sạn. Mấy người ngồi cạnh ghế lái xe của tất cả các xe nhảy ra, kiểm tra xuôi ngược dọc phố. Sau khi họ đã yên tâm, cửa chiếc xe đi giữa bật mở, Alexei Romanov chui ra. Gã thanh niên cao lớn này mặc một chiếc áo khoác dài đen bằng len casmere. Không hề nhìn sang hai bên, gã đi nhanh vào khách sạn. Ba người kia đi theo, làm thành một vòng tròn xung quanh gã.

Theo như lời mô tả qua điện thoại, Romanov nhận ngay ra người Mỹ cao lớn đứng Ở giữa phòng vẻ như đang chờ ai.

- ông Jackson? - Gã hỏi bằng giọng cổ.

- Phải - Jackson đáp. Chắc gã đã tiến tới bắt tay nếu như Romanov không quay đi và bước thẳng ra cửa.

Ba chiếc xe đã nổ máy và cửa xe đã mở sẵn khi Jackson bước ra phố. Gã được mời ngồi vào ghế sau của chiếc xe đi giữa, bên cạnh người không thèm bắt tay với gã cùng với một người nữa cũng ít nói không kém nhưng to con hơn nhiều.

Ba chiếc xe chạy vào làn đường Ở giữa, cứ như có phép lạ, tất cả những xe khác đang chạy trên đường đều tránh sang bên để nhường đường cho họ. Dường như chỉ có những ngọn đèn giao thông là biết bọn họ đang đi qua.

Trong khi đoàn xe nhỏ lướt qua thành phố, Jackson lại tự chửi rủa mình lần nữa. Sẽ chẳng cần đến những thứ này, nếu như tối hôm qua gã liên lạc được với Lloyd.

Nhưng đó cũng là một sự nhận thức muộn màng - gã nghĩ - điều bao giờ cũng gắn với một nhà chính trị.

***

Sergei đã nói:

Chú cần phải gặp Nicolai Romanov.

NÓ đã quay số điện thoại của mẹ nó và khi có tiếng trả lời nó đã nói chuyện cứ như không hề có Jackson hiện diện bên cạnh. Gã đã rất tôn trọng lắng nghe chăm chú mà không hề chen vào lần nào. Hai mươi phút sau thằng bé mới đặt ống nghe xuống, nói:

- Cháu nghĩ mẹ cháu sẽ gọi điện. Vấn đề là cháu không thể trở thành thành viên của băng "Những tên trộm trong vòng pháp luật" - tức là Mafya như các chú vẫn gọi - được, nếu như chưa đủ mười bốn tuổi. Ngay cả đối với Alexei, con trai duy nhất của Sa hoàng (tên lóng gọi trùm Mafya Nga ) cũng thế thôi.

Sergei giải thích tiếp là nó đã yêu cầu để Jackson được phép gặp Sa hoàng, lãnh tụ của băng "Những tên trộm trong vòng pháp luật". TỔ chức này được thành lập từ thời nước Nga còn bị cai trị bởi Sa hoàng thật sự và nó vẫn tồn tại để trở thành tổ chức tội phạm đáng sợ và được kính nể nhất thế giới.

- Mẹ cháu là một trong số rất ít những người mà Sa hoàng thèm nói chuyện với. Mẹ cháu sẽ xin để Sa hoàng thử nghe chuyện chú xem sao - Sergei nói.

Chuông điện thoại réo, tháng bé nhanh nhẹn nhấc lên ngay. Trong khi lắng nghe những gì mẹ nó nói, mặt thằng bé tái nhợt và nó run lên bần bật. NÓ lưỡng lự hồi lâu, rồi cuối cùng đồng ý với bất cứ điều gì mẹ nó yêu cầu Tận đến khi đặt ống nghe xuống, tay nó vẫn còn run rẩy .

Jackson hỏi:

- ông ta có đồng ý gặp chú không?

Sergei khẽ nói:

- CÓ Sáng mai sẽ có hai người đến đón chú. Một là Alexei Romanov, con trai của Sa hoàng, người sẽ kế vị khi ông ta chết. Người kia là Stefan Ivanitsky, anh họ của Alexei và là nhân vật quyền lực thứ ba.

- Vậy có gì khó khăn?

- Bởi vì họ không biết chú là ai cho nên đưa ra một điều kiện.

- Ðiều kiện đó là gì?

- Nếu Sa hoàng nghĩ là chú làm phí thì giờ của ông ấy thì hai người ấy sẽ trở lại và bẻ gãy một chân cháu, để cho về sau cháu đừng có quấy rẩy họ nữa.

- Vậy thì tốt hơn hết là bao giờ chú về thì cháu chớ có Ở đây.

- Nếu cháu không Ở đây thì họ sẽ gọi điện để người ta bẻ gãy một chân mẹ cháu. Và khi nào bắt được cháu thì họ sẽ bẻ gãy cả hai chân. ÐÓ là điều luật bất thành văn của Mafya.

Jackson tự hỏi không hiểu mình có nên yêu cầu hủy cuộc gặp gỡ không. Gã không muốn chịu trách nhiệm về việc Sergei bị trừng phạt. Nhưng thằng bé nói là đã quá muộn rồi, nó đã nhận các điều kiện của người ta.

***

Vừa thoáng nhìn thấy Stefan Ivanitsky, cháu trai của Sa hoàng ngồi bên cạnh, Jackson đã tin rằng gã chỉ cần một tích tắc là bẻ gãy được chân Sergei, và sẽ quên việc mình vừa làm còn nhanh hơn.

Khi mấy chiếc BMW đi qua ranh giới thành phố đoàn xe nhỏ liền tăng tốc độ lên tới sáu mươi dặm một giờ.

Trong khi chạy lên con đường nhỏ ngoằn ngoèo dẫn lên vùng đồi núi họ gặp rất ít xe cộ. HỌ lướt qua những người nông dân bên đường, ai cũng cúi đầu, vẻ mặt dửng dưng bất cần đời. Jackson bắt đầu hiểu vì sao những lời lẽ của Zerimski có thể khích động được chút hy vọng mong manh nào còn sót lại trong họ.

Không hề báo trước chiếc xe đi đầu đột ngột ngoặt sang bên trái và dừng lại trước một cánh cổng sắt đồ sộ, trên có hình con chim ưng dang rộng hai cánh. Hai người cầm súng Kalashmkov bước tới, người lái xe hạ cửa sổ kính màu khói để anh ta nhìn vào. Ðiều đó khiến Jackson nhớ đến những lần vào trụ sở của CIA - có khác chăng là Ở Langley thì lính gác chỉ đeo súng bên cạnh mình.

Sau khi cả ba xe đã được kiểm tra xong. một trong hai người lính gác gật đầu và hai cánh của con chim ưng liền tách ra. Ðoàn xe chạy tiếp với tốc độ như cũ trên con đường rải sỏi uốn lượn trong dải rừng rậm. Năm phút sau Jackson mới nhìn thấy bóng ngôi nhà đầu tiên- mặc dầu đó không chỉ là một ngôi nhà. Một thế kỷ trước đây nó đã từng là cung điện dành cho hoàng đế. Bây giờ một người con cháu xa xôi thừa hưởng nó.

Sergei đã dặn trước với gã:

- Ðừng nói năng gì với Sa hoàng trước khi ông ấy cất tiếng. Và nhất thiết bao giờ cũng phải cư xử với ông ấy như với hoàng đế tổ tiên của ông ấy.

Jackson không muốn nói với Sergei là gã chẳng hề có khái niệm là phải cư xử với thành viên của Hoàng gia Nga như thế nào.

Ba chiếc xe dừng lại trước một cánh cửa nữa. Một người đàn ông trẻ cao lớn mặc chiếc áo đuôi tôm dài màu đen, sơ mi trắng thắt nơ đang đứng chờ sẵn trên bậc thềm trên cùng. Anh ta cúi rạp chào Jackson, gã cố tỏ ra cũng biết đáp lễ với cung cách đó. Dù sao đi chăng nữa gã cũng đã từng có một lần gặp Richard Nixon.

Viên quản gia nói:

- Chào mừng ngài đã đến, ngài Jackson. Ngài Romanov đang chờ ngài Ở Phòng Xanh.

Alexei Romanov và Stefan Ivanitsky đưa Jackson đi qua cánh cổng mở. Sau đó Jackson và con trai Romanov theo người quản gia đi dợc hành lang bằng đá cẩm thạch, còn Stefan đứng lại bên ngoài. CÓ lẽ Jackson sẽ rất thích được dừng lại để chiêm ngưỡng những bức tranh hoặc pho tượng có thể khiến cho bất cứ bảo tàng nào trên thế giới cảm thấy tự hào, nhưng người quản gia đi rất nhanh khiến gã không thể dừng lại được. Ðến cuối hàng lang người quản gia dừng lại trước hai cánh cửa màu trắng cao đến gần trần nhà. Anh ta gõ cửa rồi mở một cánh và đứng sang bên để Jackson bước vàn.

- CÓ ngài Jackson đến ạ - Anh ta thông báo rồi khẽ kháng đóng cửa lại.

Jackson bước vào một gian phòng rộng mênh mông, đồ đạc bày biện rất xa hoa. Sàn nhà trải một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ mà có lẽ cả đời gã cũng chẳng mua nổi. Một ông già mặc bộ vét kẻ sọc xanh hồng ngồi trên chiếc ghế tay ngai kiểu Lui XIV, nước da xanh xao cho thấy ông ốm đã lâu ngày. ông ta đứng dậy, thân hình gầy guộc hơi run run khi ông ta bước tới một bước để bắt tay Jackson. ông ta nói:

- Ngài Jackson, thật quý hóa là ngài đã chịu lặn lội đường xá xa xôi để đến thăm tôi thế này. Ngài phải tha lỗi cho tôi, bởi vì tôi đã quên gần hết tiếng Anh rồi. Từ

Jackson không biết phản ứng ra sao.

ông trùm giơ tay về phía chiếc ghế kia:

- Ngồi xuống đi, ngài Jackson.

Jackson nói:

- Cám ơn ngài - Từ lúc rời khỏi khách sạn đến giờ lần đầu tiên gã mới lên tiếng.

Romanov chậm rãi hạ mình ngồi xuống ghế, đổi giọng nói:

- ông Jackson, bây giờ nếu tôi hỏi câu gì thì hãy đảm bảo trả lời thật chính xác. Nếu có gì nghi ngại thì hãy cân nhắc cẩn thận trước khi trả lởi. Bởi vì nếu như ông định nói dối tôi thì sẽ thấy ngay rằng không phải chỉ có cuộc gặp này là bị chấm dứt ngay lập tức thôi đâu.

Jackson có thể ra khỏi đây, nhưng gã biết rằng đây có lẽ là người duy nhất trên thế giới có thể cứu toàn tính mạng Connor ra khỏi Crucifflx. Gã gật đầu tỏ vẻ đã hiểu.

Romanov nói:

- Tốt. Bây giờ tôi muốn được biết ít nhiều về ông, ông Jackson. Chỉ nhìn qua tôi cũng biết ông làm việc cho một cơ quan hành pháp. Và vì hiện nay ông đang có mặt trên đất nước của tôi - ông ta nhấn mạnh hai chữ của tôi, cho nên tôi đoán đó là CIA thì đúng hơn là FBI? Tôi nói có đúng không?

- Tôi làm việc cho CIA hai mươi tám năm, và đến tận gần đây mới thôi, khi người ta lấy người khác thay tôi. - Jackson chọn từng từ rất kỹ càng.

- BỔ nhiệm một người đàn bà làm giám đốc là ngược với quy luật tự nhiên - Romanov nhận xét, không hề mỉm cười - Cái tổ chức mà tôi đang điều hành đây sẽ không bao giờ phạm phải sự ngu ngốc như vậy.

ông trùm quay sang chiếc bàn bên cạnh, cầm lên một cái cốc nhỏ đựng một thứ chất lỏng không màu mà từ lúc vào Jackson không để ý thấy. ông ta nhấp một ngụm và đặt lại chiếc cốc lên bàn rồi mới hỏi câu tiếp theo:

- Hiện nay ông có đang làm cho một cơ quan hành pháp nào khác không?

Jackson quả quyết đáp:

- Không.

ông trùm hỏi:

- Vậy hiện giờ ông làm việc một cách tự do ư?

Jackson không đáp.

Tôi hiểu rồi. Bằng vào sự im lặng của ông tôi biết rằng ông không phải là người duy nhất không tin tưởng Helen Dexter.

Một lần nữa Jackson không nói gì. Nhưng gã đã nhanh chóng hiểu ra rằng mình sẽ phải trả giá như thế nào nếu định nói dối Romanov.

- ông Jackson, tại sao ông lại muốn gặp tôi?

Jackson đoán rằng ông trùm đã biết rõ vì sao gã đến nhưng vẫn chơi trò đố chữ.

- Tôi đến đây, thay mặt một người bạn của tôi, người đã bị bắt và bị giam Ở nhà tù Crucifflx do sự ngu ngốc của chính tôi.

- Một nơi không mấy nổi tiếng về sự nhân từ, nhất là khi phải xem xét một đơn xin ân xá.

Jackson gật đầu tán thành.

- Tôi biết rằng bạn của ông không phải là người đã thông báo với giới báo chí rằng tổ chức của tôi đã trả ông ta một triệu đô la để loại Zerimski khỏi cuộc chạy đua vào ghế tổng thống. Nếu đúng như vậy thì lúc này anh ta đã bị treo cổ lủng lẳng trên tường xà lim từ lâu rồi.

Không, tôi cho rằng kẻ đã đưa ra một thông tin sai lạc như vậy chính là một trong những người của Helen Dexter. ông Jackson, giá như ông đến đây sớm một chút thì tôi đã có thể cảnh báo ông đôi chút về Michell - ông ta uống một ngụm nữa trong cái cốc của mình rồi nói thêm - ÐÓ là một trong những người tôi có thể cân nhắc tuyển dụng vào tổ chức của mình. Tôi thấy ông ngạc nhiên về những hiểu biết của tôi rồi đấy.

Jackson cứ nghĩ mình không hề động đậy một thớ thịt nao.

- ông Jackson, chắc hẳn ông sẽ không giật mình khi biết rằng tôi cũng có những người của mình đặt Ở những vị trí cao của cả CLA lẫn FBI? - Nụ cười mong manh trở lại trên khuôn mặt ông ta- Và nếu tôi thấy là cần thiết thì cũng có thể có cả người của tôi được gài vào Nhà Trắng nữa. Nhưng bởi vì Tổng thống Lawrence có vẻ như đã bày tỏ mọi điều trong các cuộc họp báo hàng tuần rồi thì có lẽ điều đó chẳng cần thiết nữa. Vậy thì đây là câu hỏi tiếp theo của tôi: Bạn ông làm việc cho CIA phải không?

Jackson không đáp.

- A, tôi thấy rồi. Ðúng như tôi nghĩ. Ðược lắm, tôi nghĩ rằng anh ta có thể tin tưởng rằng Helen Dexter sẽ chẳng lên ngựa giải cứu cho anh ta trong trường hợp này đâu.

Jackson vẫn không nói gì.

Tốt lắm - ông trùm nói - Như vậy bây giờ tôi đã biết rõ ông mong đợi gì Ở tôi - ông ta ngừng lại một lát - Nhưng tôi vẫn thiệt thòi vì chưa được biết ông định sẽ trả lại tôi cái gì?

Jackson nói:

- Tôi không hề có khái niệm là giá cả như thế nào.

ông trùm bắt đầu cười phá lên:

- Jackson, ông không tin là tôi lôi ông đến đây để bàn về chuyện tiền nong chứ, phải không? Cứ thử nhìn xung quanh đi và sẽ thấy là ông có định trả giá đến bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể đủ được. Tờ Timme hoàn toàn sai lầm khi đưa ra đánh giá mới nhất về tài sản và thế lực của tôi. Năm ngoái, chỉ riêng tổ chức của tôi cũng đã có doanh thu 187 tỷ đô la, nhiều hơn toàn bộ nền kinh tế Bỉ và Thụy điển. Hiện nay chúng tôi có chi nhánh Ở 142 nước trên thế giới. Cứ mỗi tháng lại mở thêm một chi nhánh mới, để theo kịp khẩu hiệu của Mc Donald mà. Không đâu, ông Jackson, tôi chẳng còn nhiều ngày tháng sống trên đời nữa để mà lãng phí một ngày nào vào chuyện tính toán tiền nong với một người chẳng có xu nào dính túi.

Jackson hỏi:

- Vậy thì tại sao ngài lại đồng ý gặp tôi?

Romanov sẵng giọng nói:

- ông Jackson, ông sẽ không đặt ra các câu hỏi. ông hãy chỉ trả lời mà thôi. Tôi thấy ngạc nhiên là ông không tỏ ra đã được căn dặn đầy đủ.

ông trùm nhấp một ngụm nữa thứ chất lỏng không màu rồi chậm rãi nói rõ ông ta chờ đợi cái gì nếu muốn ông ta giúp Connor trốn thoát. Jackson biết gã không có quyền thay mặt Connor để nhận các điều kiện của Romanov, nhưng bởi vì đã được lệnh không được hỏi, cho nên gã im lặng.

ông trùm nói tiếp:

- ông Jackson, có thể ông cần thêm thời gian để cân nhắc các điều kiện của tôi- Nhưng nếu bạn ông đã chấp nhận các điều kiện của tôi mà sau đó không thực hiện phần việc của mình thì anh ta sẽ phải hiểu rõ thật đầy đủ những hậu quả sau đó do hành động của anh ta. - ông ta dừng lại để hít một hơi dài - ông Jackson, tôi hy vọng rằng anh ta không phải loại người đã đặt bút ký vào một thỏa thuận để rồi sau đó lại trông cậy vào một luật sư thông minh nào đó để tìm ra một lỗ hổng khiến anh ta có thể chạy tội. ông thấy đấy, trong phiên tòa này tôi vừa là chánh án vừa là hội thẩm, và tôi sẽ chỉ định Alexei con trai tôi làm luật sư buộc tội. Tôi đã giao cho nó trách nhiệm cá nhân về việc trông nom sao cho hợp đồng này được thực hiện chính xác đến từng chữ. Tôi đã ra lệnh là nó sẽ đưa cả hai người các ông về Mỹ, và nó sẽ không được trở về cho đến khi nào thỏa thuận đã được thực hiện xong. ông Jackson, tôi nghĩ là về phần mình tôi đã nói rõ.

***

Văn phòng của Zerimski không thể nào tương phản với văn phòng của Sa hoàng hơn nữa. ông ta làm việc Ở tầng ba một ngôi nhà điêu tàn Ở khu vực ngoại Ô phía bắc Moscow- mặc dù nếu có ai được mời đến thăm nhà nghỉ của ông ta Ở bên sông Volga sẽ thấy ngay là ông ta chẳng hề lạ lẫm gì với những tiện nghi xa hoa.

Lá phiếu cuối cùng đã được bỏ vào lúc mười giờ tối hôm qua. Bây giờ tất cả những điều Zenmski có thể làm được chỉ là ngồi và chờ các nhân viên từ Baltic đến Pacific đếm các phiếu bầu. ông ta biết thừa là Ở một số quận người ta sẽ đi bầu nhiều lần. Còn Ở một số quận khác thì đơn giản là hòm phiếu sẽ chẳng bao giờ đến được tòa thị chính thành phố. Nhưng ông ta rất tự tin vì một khi đã có những thỏa thuận giữa ông ta với Borodin và Ðại tướng đã rút lui khỏi cuộc bầu cử thì ông ta thực sự có cơ may thắng lợi. Nhưng ông ta cũng đủ thực tế để hiểu rằng trong khi Chemopov được Mafya ủng hộ thì ông sẽ phải có đủ hơn một nửa số phiếu để đạt được đa số nhỉnh hơn một chút mới có thể tuyên bố là người chiến thắng được. Vì lý do đó ông ta quyết định sẽ thiết lập một mối quan hệ với đại bản doanh của Sa hoàng.

Kết quả bầu cử vẫn chưa thể có được trong một hai ngày tới, và hiện giờ trên hầu khắp đất nước người ta vẫn đang ngồi đếm từng lá phiếu bằng tay. ông ta chẳng cần ai phải nhắc mới nhớ đến lời trích dẫn của Stalin rằng việc có bao nhiêu người đi bầu thì chẳng thành vấn đề, mà vấn đề là Ở chỗ ai sẽ đếm phiếu.

Người của Zenmski đang làm việc liên tục trên các máy điện thoại tựa như họ đang theo dõi tất cả những gì đang xảy ra trên quốc gia rộng mênh mông này. Nhưng tất cả mọi chủ tịch các bang đều chỉ nói rằng chưa thể gọi lại cho họ được. Zerimski đấm bàn nhiều hơn tất cả các ngày trong tuần trước cộng lại và vẫn đóng chặt cửa văn phòng để gọi điện riêng đi đâu đó.

- Tin tốt đấy, Stefan- Zenmski đang nói - Chỉ cần anh để mắt được đến ông em họ của anh là được.

Zerimski đang lắng nghe câu trả lời của lvamtsky thì chợt có tiếng gõ cửa. ông ta đặt ống nghe xuống đúng lúc Tham mưu trưởng bước vào bởi vì không hề muốn Titov biết được ông ta vừa gọi điện cho ai.

- Các nhà báo băn khoăn không hiểu ngài có muốn nói chuyện với họ không?- Titov nói, hy vọng điều đó có thể thu hút sự chú ý của chủ vài phút. Lần cuối cùng Zerimski gặp bọn kên kên đó - ông ta thường gọi các nhà báo bằng cái tên này - là buổi sáng hôm qua khi tất cả mọi người nhìn thấy ông đi bỏ phiếu Ở Koski, một quận Ở Moscow nơi ông sinh ra. Ðiều đó cũng sẽ chẳng khác đi nếu như ông tranh cử Tổng thống Ở Mỹ.

Zerimski miễn cưỡng gật đầu và theo Titov đi xuống cầu thang và bước ra phố. ông ta đã ra lệnh cho các nhân viên của mình không cho phép một ai trong các nhà báo bước vào tòa nhà này vì sợ họ phát hiện ra tổ chức của mình lộn xộn và không hiệu quả đến thế nào.

Khi Zerimski bước ra hè phố, ông ta gặp ngay một đám đông các nhà báo đã quen mặt từ khi bắt đầu chiến dịch vận động bầu cử.

- Ngài Zerimski, ngài có tự tin vào kết quả bầu cử không?- Một ai đó hét lên trong khi Zerimski chưa kịp chào mọi người.

- Nếu kẻ thắng là người mà hầu hết mọi người đã bỏ phiếu bầu, thì tôi sẽ là Tổng thống tiếp theo của Nga.

- Nhưng Chủ lịch của ủy ban quan sát quốc tế đã nói rằng đây là cuộc bầu cử dân chủ nhất Ở Nga từ trước đến nay. Ngài không chấp nhận lời phán xử ấy ư?

Zerimski đáp:

Tôi sẽ đồng ý với ông ta, nếu như người ta tuyên bố là tôi thắng cử.

Ðám nhà báo cười lịch sự trước trò đùa nho nhỏ đó của ông ta.

Nếu được bầu thì bao giờ ông sẽ đi thăm Tổng thống Lawrence Ở Washington?

Zerimski trả lời ngay lập tức:

- Ngay sau khi ông ta sang Moscow thăm tôi.

- Nếu ngài trở thành Tổng thống thì điều gì sẽ xảy ra với người bị bắt Ở quảng trường Tự do và bị buộc tội mưu sát ngài?

- Tòa sẽ quyết định chuyện đó. Nhưng các ông có thể yên tâm là anh ta sẽ nhận được một bản án công bằng.

Tự nhiên Zerimski cảm thấy chán ngấy. Không hề báo trước ông ta quay ngoắt đi và biến mất vào tòa nhà, không thèm để ý đến những câu phỏng vấn đang được hét lên Ở đàng sau.

- CÓ phải ngài đã hứa cho Borodin một chân trong nội các của ngài không?

- Ngài định làm gì đối với Chesnya?

- Mục tiêu đầu tiên của ngài có phải là Mafya không?

Trong khi uể oải bước lên những bậc đá mòn vẹt để đi lên tầng ba, ông ta quyết định dù thắng hay thua thì đây cũng là cuộc gặp gỡ cuối cùng với báo chí. ông ta sẽ chẳng ganh đua với Lawrence để cố gắng điều hành một đất nước mà trong đó các nhà báo được đối xử ngang bằng. Về đến văn phòng ông ta ngồi thụp xuống chiếc ghế bành tiện nghi duy nhất trong phòng, và lần đầu tiên sau bao nhiêu ngày ông ngủ thiếp đi.

***

CÓ tiếng chìa khóa xoay trong ổ, rồi cánh cửa xà lim bật mở. Bolchenkov bước vào, tay xách một chiếc túi to bằng vải thô và một chiếc cặp tài liệu bằng da.

Chỉ huy trưởng Cảnh sát St. Petersburg ngồi xuống đối diện với Connor và nói:

- ông thấy đấy, tôi đã quay lại. Từ đấy ông có thể hiểu là tôi muốn có thêm một cuộc nói chuyện ngoài biên bản với ông. Tuy nhiên tôi buộc phải nói rằng tôi hy vọng nó sẽ có kết quả hơn cuộc gặp trước một chút.

Viên Chỉ huy trưởng nhìn chằm chằm vào người đang ngồi trên giường. CÓ vẻ như trong năm ngày qua Connor đã sụt đi khá nhiều cân.

- Tôi thấy hình như ông vẫn chưa quen với đầu bếp của chúng tôi- Bolchenkov châm một điếu thuốc và nói - Tôi buộc phải thú nhận rằng ngay những người nghèo khổ Ở St. Petersburg cũng phải mất vài ngày mới thích nghi được với thực đơn Crucifflx. Nhưng rồi cuối cùng họ cũng phải quen khi hiểu rằng họ sẽ phải Ở đây cho đến hết đời, và chẳng có một sự lựa chọn nào khác.

Connor mỉm cười. Chỉ huy trưởng cười nói:

- à, tôi nhận thấy là ông vẫn còn sống đấy chứ. Bây giờ tôi phải nói để ông biết là từ sau cuộc gặp gỡ lần trước của chúng ta đến giờ đã có một số tiến triển thú vị mà tôi cảm thấy có lẽ ông cũng muốn biết.

ông ta đặt chiếc túi vải thô và chiếc cặp lên bàn.

- Hai cái này là do anh tổ trưởng tổ bốc xếp của khách sạn National báo cáo là không có người nhận.

Connor nhường một bên lông mày.

Chỉ huy trưởng nói:

- Ðúng như tôi nghĩ. Và để cho công bằng thì khi chúng tôi đưa ảnh của ông ra anh ta đã khẳng định là có một người giống như thế gửi lại cái túi này, nhưng anh ta không nhớ có cái cặp. Tuy nhiên tôi cho rằng không phải mô tả, ông cũng biết trong đó đựng gì rồi.

Chỉ huy trưởng cảnh sát bật nắp chiếc cặp ra, để lộ ra bên trong là một khẩu Remington 700. Connor vẫn nhìn thẳng về phía trước coi như không nhìn thấy gì cả.

- Mặc dầu chắc chắn trước kia ông từng sử dụng loại súng này, nhưng tôi cũng tin chắc là ông chưa bao giờ nhìn thấy khẩu này, mặc dầu mấy chữ viết tắt P.D.V (mấy chữ đầu tên Piet de Villier) được in một cách tiện lợi trên chiếc cặp. Ngay cả một nhân viên tập sự cũng có thể biết được là người ta đã sắp đặt trước cả cho ông rồi.

Bolchenkov rít một hơi thuốc lá.

- Chắc hẳn CIA nghĩ rằng chúng tôi là lực lượng cảnh sát đần độn nhất thế giới. Không hiểu có phải họ nghĩ rằng chúng tôi không biết thực ra Michell làm nghề ngỗng gì không? Tùy viên Văn hóa ư? - ông ta xì một tiếng - CÓ lẽ ông ta nghĩ rằng Hermintage chỉ là một cái kho chứa đồ. Trước khi ông nói một câu gì đó, tôi muốn đưa lại một thông tin nưa có thể có ích cho ông - ông ta lại rít một hơi thuốc lá nữa và để cho chất nicotin thấm tận vào phổi mới nói tiếp - Victor Zerimski đã thắng cử, và thứ Hai tới sẽ nhậm chức Tổng thống.

Connor mỉm cười yếu ớt.

- Và tôi không thể hình dung rằng ông ta sẽ mời ông ngồi hàng ghế đầu trong lễ nhậm chức của mình.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19


Nguồn: vnthuquan

Tổng thống Zerimski đi vào phòng. Tất cả mọi người trong phòng đang ngồi quanh chiếc bàn bằng gỗ sồi đều đứng dậy cho đến khi Zerimski vào chỗ mình bên dưới bức chân dung Stalin vừa được đem lên từ tầng hầm của bảo tàng Puskin.

Zerimski mặc một bộ vét màu xanh thẫm, sơ mi trắng và cà vạt lụa đỏ. Trông ông ta hoàn toàn khác hẳn với những người khác đang ngồi quanh bàn vẫn mặc những bộ đồ rúm ró mà họ đã mặc từ hồi bắt đầu chiến dịch bầu cử. Tín hiệu thật rõ ràng: họ cần phải đến tiệm may càng sớm càng tốt.

Zerimski để mặc cho tràng vỗ tay chào mừng kéo dài thêm một lúc nữa mới vẫy tay cho phép mọi người ngồi xuống, cứ như đây cũng là một đám đông ngưỡng mộ nào đó.

ông ta bắt đầu:

- Mặc dầu phải đến thứ Hai tới tôi mới tiếp nhận văn phòng, nhưng có một số khu vực tôi muốn có những thay đổi ngay lập tức - Tổng thống nhìn những người đã sát cánh bên ông ta từ những năm gian khổ và sắp được hưởng phần thưởng xứng đáng với lòng trung thành của họ. Nhiều người Ở đây đã chờ đợi đến nửa đời người để tới giây phút này.

Zerimski quay sang chú ý đến người đàn ông lùn và mập mạp ngồi trước mặt ông đang nhìn đăm đăm về phía trước. Joseph Pleskov đã được thăng chức từ cận vệ của Zerimski lên làm ủy viên BỘ chính trị ngay sau ngày bắn chết ba tên đang cố ám sát sệp của mình trong lúc ông đang đi thăm Odessa. Pleskov có một đức tính tốt đẹp mà Zerimski yêu cầu bất cứ một thành viên nào của nội các đều phải có: đó là một khi đã hiểu rõ mệnh lệnh ông ta sẽ thi hành nó một cách chính xác.

Zerimski nói:

- Joseph, bạn thân mến, anh sẽ là BỘ trưởng BỘ Nội vụ.

Rất nhiều khuôn mặt đang ngồi quanh bàn phải cố gắng để che giấu nỗi thất vọng, hầu hết bọn họ đều biết mình có thừa khả năng để đảm đương chức vụ đó tốt hơn người cựu công nhân bến tàu Ở Ukraine kia, thậm chí có vài người còn ngờ là ông ta không thể đánh vần nổi chữ , Nội vụ . Người đàn ông lùn và béo trố mắt nhìn vào vị lãnh đạo của mình, cứ như một đứa bé bị người ta cho một thứ đồ chơi không ưng ý.

Joseph, nhiệm vụ đầu tiên của anh sẽ là giải quyết các tổ chức tội phạm. Tôi nghĩ cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là bắt giữ Nicolai Romanov, kẻ vẫn được mệnh danh là (Sa hoàng. Bởi vì trong khi tôi là Tổng thống thì sẽ chẳng có một căn phòng hay một đế chế nào dành cho Sa hoàng cả.

Một vài khuôn mặt đang ủ rũ bỗng tươi lên ngay.

Chẳng có mấy ai trong họ thích lãnh trách nhiệm về Nicolai Romanov, và cũng chẳng ai tin là Pleskov sẽ làm được điều đó Pleskov ngây thơ hỏi:

- Chúng ta sẽ buộc hắn vào tội gì?

Zerimski nói:

- Bất cứ tội gì anh thích, từ điên cho đến giết người, gì cũng được. Chỉ cần đảm bảo là được việc.

Pleskov có vẻ đã hơi hiểu một tý. Sẽ dễ dàng cho ông ta hơn nhiều nếu như sếp chỉ cần ra lệnh giết kẻ đó.

Zerimski đảo mắt nhìn khắp bàn, ông ta quay sang một người thứ hai vẫn tỏ ra trung thành một cách mù quáng với mình, nói:

- Lev, tôi sẽ trao cho anh chịu trách nhiệm về nửa còn lại trong chương trình lập lại trật tự và luật pháp của tôi.

Lev Shulov có vẻ hoảng hốt, không chắc lắm là mình có vui mừng trước những gì sẽ được nhận hay không.

- Anh sẽ là BỘ trưởng BỘ Tư pháp của tôi.

Shulov mỉm cười.

- Tôi phải nói rõ là hiện nay trong ngành tòa án có quá nhiều sự bế tắc. Cần chỉ định khoảng mười chánh án hoặc hơn nữa. Cần đảm bảo họ phải là những người trung thành với chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc giải thích với họ là đối với việc thi hành pháp luật tôi chỉ có hai chính sách: các phiên tòa cần phải ngắn gọn hơn còn các bản án thì phải dài hơn. Và tôi rất nôn nóng muốn có những ví dụ đáng giá trong những ngày đầu tiên tôi làm Tổng thống, để cho không một ai có thể nghi ngờ gì về số phận những kẻ dám cản đường tôi.

- Thưa ngài Tổng thống, ngài có nghĩ đến ai chưa ạ?

Zerimski đáp:

- Ðã, các anh sẽ nhớ... CÓ tiếng gõ cửa khe khẽ. Tất cả mọi người quay lại để nhìn xem ai là kẻ dám cắt ngang cuộc họp nội các đầu tiên của Tổng thống. Dimitrov Titov ầm ĩ bước vào trông có vẻ tự tin là Tổng thống sẽ không bực mình vì bị quấy rầy. Tổng thống gõ gõ ngón tay trên bàn trong khi Titov đi hết chiều dài căn phòng rồi cúi xuống thì thầm vào tai ông ta.

Lập tức Zerimski cười phá lên. Những người khác cũng rất muốn cười theo nhưng không ai dám mở miệng trước khi biết được trò đùa đó là gì. Zerimski ngẩng lên nhìn đám cận thần của mình:

- Tổng thống Mỹ Tom Lawrence đang chờ Ở đầu dây.

CÓ vẻ như ông ta muốn chúc mừng tôi.

Bây giờ tất cả đều cảm thấy đã có thể cười to lên.

- Bây giờ quyết định thứ hai của tôi với tư cách là Tổng thống của các anh sẽ là - có nên cứ mặc ông ta chờ thêm ba năm nữa... - mọi người cười to hơn trừ Titov vẫn im lặng - hay là nhận điện.

Không ai đưa ra ý kiến gì.

Zerimski hỏi:

- Chúng ta thử xem ông ta muốn gì chứ?

Tất cả gật đầu. Titov nhấc chiếc điện thoại bên cạnh và đưa cho chủ. Zerimski nói:

- Thưa ngài Tổng thống.

- Không ạ, thưa ngài - CÓ tiếng đáp ngay lập tức - Tên tôi là Andy Lloyd. Tôi là Tham mưu trưởng của Nhà Trắng. Tôi xin được nối máy cho Tổng thống Lawrence.

Tiếng người hỏi:

- Tôi có thể nói chuyện với Tổng thống Victor Zerimski được không?

Tổng thống Zerimski đây. Tôi đang nói chuyện với ai đây ạ?

- Tom Lawrence - Tổng thống Mỹ nói và nhường mày về phía Thư ký Nhà nước và Tham mưu trưởng của Nhà Trắng, hai ông này đang chăm chú lắng nghe.

Chào ngài. Tôi có thể làm gì được cho ngài ạ?

- Tôi chỉ gọi điện để chúc mừng ông sau thắng lợi vĩ đại - Lawrence đã định nói thêm tính từ "bất ngờ nhưng người ta đã khuyên là không nên - Một thắng lợi sát nút. Nhưng ai trong đời chính trị của mình chẳng trải qua những điều như vậy.

Zerimski nói:

Nhưng đối với tôi thì vấn đề đó sẽ không lặp lại lần thứ hai đâu.

Lawrence phá lên cười, coi như đó là một câu nói đáng buồn cười lắm.

Lloyd thì thầm:

- Ngài cứ tiếp tục đi.

- Victor, việc đầu tiên tôi muốn làm là làm quen với ông một chút.

Vậy thì ngài sẽ phải bắt đầu bằng việc hiểu rằng chỉ có mẹ tôi mới gọi tôi bằng tên riêng thôi.

Lawrence nhìn xuống tờ giấy để trước mặt. Mắt ông ta dừng lại Ở tên họ đầy đủ của Zerimski. Victor Leonidovich. ông gạch dưới chữ Leonidovich nhưng Lloyd lắc đầu. Lawrence nói:

- Xin lỗi, vậy ngài muốn tôi gọi như thế nào?

- Như ngài nghĩ là một người chưa quen cần phải xưng hô thế nào với ngài.

Mặc dầu chỉ nghe được một phía nhưng những người ngồi quanh chiếc bàn Ở Moscow rất thích thú lắng nghe cuộc đối thoại đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo. Nhưng những người ngồi trong Phòng Bầu dục thì không thế.

Thư ký Nhà nước khum tay che ống nghe, nói:

- Tổng thống, thử lựa chiều khác xem.

Tom Lawrence liếc nhìn những câu hỏi mà Andy Lloyd đã chuẩn bị trước, ông bỏ qua một trang và nói:

Tôi hy vọng là chúng ta sẽ sớm có dịp gặp gỡ nhau.

Lẽ ra chúng ta phải gặp nhau rồi mới phải - ông ta nói thêm.

Zerimski nói:

- Ðiều đó chẳng có gì ngạc nhiên cả. Hồi tháng Sáu vừa rồi khi ngài đến thăm Moscow, Ðại sứ của ngài đã không gửi giấy mời cho tôi hoặc bất cứ người nào của tôi đến dự bữa tiệc của ngài. - CÓ tiếng rì rầm ủng hộ nổi lên quanh bàn.

- ồ, tôi tin là ngài rất hiểu là trong một chuyến đi ra nước ngoài thì bao giờ người ta cũng phụ thuộc rất nhiều vào các nhân viên Ở địa phương đó...

- Tôi sẽ rất thích thú nếu biết được ngài cảm thấy cần phải thay thế ai trong những nhân viên Ở địa phương ấy sau những sai lầm cơ bản như vậy - Zerimski dừng lại một chút - CÓ lẽ bắt đầu bằng Ðại sứ chăng?

Tiếp đó là một quãng im lặng khá lâu, ba người ngồi trong Phòng Bầu dục lướt qua những câu hỏi họ đã cần cù chuẩn bị. HỌ đã không hề lường đến câu trả lời kiểu này của Zerimski.

Zerimski nói thêm:

- Tôi có thể đoan chắc với ngài là tôi sẽ không cho phép bất cứ một nhân viên nào vượt qua ý muốn của mình đâu.

Lawrence nói , không buồn tìm trong các câu trả lời chuẩn bị sẵn nữa:

- Ngài thật là may mắn. Zerimski đáp: - May mắn không phải là yếu tố tôi thấy cần cân nhắc đến, nhất là khi giải quyết các vấn đề liên quan đến đối thủ của mình.

Larry Harrington bắt đầu có vẻ tuyệt vọng, nhưng Andy Lloyd nguệch ngoạc một câu hỏi ra giấy và đẩy xuống trước mũi Tổng thống. Lawrence gật đầu.

CÓ lẽ chúng ta nên thu xếp một cuộc gặp sớm để có thể hiểu nhau hơn chăng?

Những người ngồi trong Nhà Trắng chờ để nghe một câu từ chối thăng thừng. Nhưng trước sự ngạc nhiên Ở cả hai phía, Zerimski nói:

- Tôi sẽ nghiêm túc cân nhắc việc này. Sao ngài không nói với ông Andy Lloyd liên lạc với ông Titov của chúng tôi, ông ấy chịu trách nhiệm tổ chức mọi cuộc gặp gỡ của tôi với các nhà lãnh đạo nước ngoài.

- Nhất định rồi - Lawrence đáp, cảm thấy dễ chịu hơn một chút - Tôi sẽ bảo Andy gọi điện cho ngài Titov trong một hai ngài tới .

Lloyd nguệch ngoạc mấy chữ nữa. Lawrence đọc:

và dĩ nhiên là tôi rất vui mừng được đi thăm Moscow.

Zerimski nói:

- Tạm biệt, ngài Tổng thống.

Lawrence đáp:

- Tạm biệt, ngài Tổng thống.

Khi Zerimski đặt ống nghe xuống, ông ta dập tắt tràng vỗ tay hoan nghênh bằng cách quay sang nói với Tham mưu trưởng:

- Khi Lloyd gọi đến thế nào cũng mời tôi sang thăm Washington. Hãy nhận lời.

Tham mưu trưởng của ông ta có vẻ ngạc nhiên.

- Trước tiên chúng ta cần phải trở lại các vấn đề trong nước hiện nay đang vô cùng cấp bách đã. - Zerimski quay lại nhìn Tân bộ trưởng Tư pháp - Tên khủng bố Mafya định ám sát tôi hiện đang Ở đâu?

Shulov nói:

Hắn đang bị giam Ở Crucifflx, tôi nghĩ là ngài định nhốt hắn Ở đó đến hết đời.

Zerimski nói:

Dĩ nhiên là không rồi. Tù chung thân là một bản án quá nhẹ so với tội ác man rợ của hắn. Ðây là kẻ lý tưởng để bị đưa ra tòa.

Tân bộ trưởng Tư pháp hỏi:

Thế còn bản án?

- Tử hình, dĩ nhiên rồi.

Bao giờ sẽ thi hành án? - Tân bộ trưởng Tư pháp vừa hỏi vừa ghi tất cả những lời Zenmski nói.

Tổng thống lật lật mấy tờ trong cuốn lịch làm việc để tìm lấy một quãng mười lăm phút còn trống.

Tám giờ sáng thứ Sáu tới. Bây giờ chuyển sang một vấn đề quan trọng hơn - đó là kế hoạch của tôi đối với lực lượng vũ trang.

ông ta mỉm cười với Ðại tướng Borodin đang ngồi bên cạnh mình và từ đầu đến giờ chưa hé môi lần nào.

- Còn với ông, Phó Tổng thống, phần thưởng cao quý nhất...
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom