Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm

Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm
Tác giả: 阮 怀 春
Tình trạng: Đã hoàn thành




Tên truyện: Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm

Người Viết: 阮 怀 春

Thể loại: bí ẩn, khám phá, kinh dị, lịch sử, tâm linh...

Giới thiệu:

Bí mật sau Tử Cấm Thành...
 
Sửa lần cuối:

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1: C1: Chương 1


#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ NHẤT

Bạn đã từng nghe nói đến 6 chuyện kinh dị có thật ở Tử Cấm Thành chưa? Nếu chưa thì nghe tôi kể này....

Thứ nhất: "Chuột".

Nghe nói hồi mới giải phóng, đêm đêm, khi nhân viên bảo vệ đi tuần tra thường trông thấy một loài động vật rất kỳ lạ, nếu nói nó là chuột thì có vẻ quá lớn, còn bảo là heo thì nó lại chạy quá nhanh. Người ta nói đây là loài thú do hoàng tộc nuôi để "trấn cung". Có rất nhiều người muốn bắt thử một hai con xem thế nào nhưng đã mấy chục năm ròng trôi qua, người trông thấy chúng ngày một nhiều nhưng thật sự bắt được chúng lại chẳng có ai.

Thứ hai: Người gác cửa.
5 giờ chiều là thời điểm Cố Cung đóng cửa. Nghe nói ấy là lúc âm khí nặng nhất. Có rất nhiều du khách cảm giác được rằng dù đương trong mùa hè oi bức thì từ 5 giờ trở đi, Cố Cung cũng sẽ toát ra sự lạnh lẽo lạ lùng. Đó là do bởi khi đã qua 5 giờ, dương khí của con người sẽ giảm và là lúc âm khí trỗi dậy. Ngày trước Cố Cung cũng từng có người gác cửa nhưng nghe những người lớn tuổi kể rằng, những người làm nghề này đều nhiễm âm khí rất nặng và lây sang cả con cháu đời sau nên nghề này dần chẳng còn ai làm nữa, đến tận bây giờ thì Cố Cung hoàn toàn không có một ai giữ cửa.

Thứ ba: Cái giếng cổ quái.
Trong Cố Cung có rất nhiều giếng, bình thường ban ngày nhìn xuống thì chỉ thấy có đá và cỏ mà thôi, thế nhưng cứ đến 12 giờ khuya, khi nhìn xuống dưới, chỉ cần trên trời có ánh trăng thì thứ hiện dưới giếng không phải đá, cũng chả phải cỏ, mà là nước... và mặt nước ấy sẽ phản chiếu gương mặt của chính bạn...

Thứ tư: Bóng ma cung nữ.
Một đêm khuya năm 1983, có người đi ngang qua khu vực gần Côi Bảo Quán (nơi cất giữ châu báu) thì bỗng phát hiện ở phía xa có một người cầm đèn lồng, anh ta nhớ là thời đại này người nào cũng dùng đèn pin hết cả rồi, ai lại dùng đèn lồng cơ chứ, chẵng nhẽ... Nhưng lại tự trấn tĩnh trên đời tuyệt không có quỷ thần, chắc chắn là anh ta hoa mắt hoặc có lẽ là hiện tượng tự nhiên gì đó mà thôi, vì vậy bèn vững dạ tiến tới xem thử, nhưng đi mãi mà anh ta vẫn không đuổi kịp được người cầm đèn lồng đó. Thế là anh ta bèn căng mắt chăm chú nhìn hồi lâu, đích thật là một cô cung nữ mặc sườn xám đời Thanh, trên tay cầm một chiếc đèn lồng dẹt theo chuẩn quy tắc cung đình. Phát hiện này khiến anh ta sợ hãi ngã thụp xuống đất và không dám đuổi theo nữa, mãi đến khi không nhìn thấy ánh đèn lồng nữa mới lê bước về nhà theo con đường khác.

Thứ năm: Ai đã báo động?
Ở Cố Cung đã từng xảy ra một án trộm châu báu, kẻ tình nghi đã trốn ở khe hở giữa hai nhà vệ sinh tại Côi Bảo Quán, khi nhân viên tan làm thì bước ra ngoài hành sự, trước khi chui vào Côi Bảo Quán thì hắn ta đã thó không ít thứ quý giá ở Chung Bảo Quán, song đi chưa được bao xa thì đã bị nhân viên tuần tra phát hiện. Quá trình phát hiện cũng rất kỳ lạ, vốn nhân viên tuần tra kia không định ngẩng đầu nhìn nhưng một âm thanh nào đó đã vang lên báo cho anh ta biết một cách rất trùng hợp: "Có người lấy đồ của ta, hắn ở ngay trên tường...", cảm giác đó rất rõ rệt và dai dẳng, vì thế anh ta đã chiếu đèn pin lên tường và thực sự phát hiện ra kẻ hiềm nghi kia. Nhưng giữa đêm giữa hôm mà trên tường lại bất thình lình xuất hiện một bóng người nên anh ta cũng sợ hãi vì vậy mà anh ta đã kêu toáng lên, bóng người kia cũng hoảng hốt nhảy xuống tường. Sau đó nghe nói phía cảnh sát đã điều người tới phong tỏa Cố Cung tầng tầng lớp lớp. Còn kẻ hiềm nghi kia tất nhiên không bị ngã chết nhưng lại bị thương ở chân, thế là bị tóm!


Thứ sáu: Chuyện lạ ở Trữ Tú cung.
Vào những năm 80, cứ đến đêm là Tử Cấm Thành sẽ luôn có một đội tuần tra, cũng có hẳn cả đội cứu hỏa túc trực. Mùa hè nọ, sau khi những nhân viên đội cứu hỏa diễn tập cứu hỏa ở Trữ Tú cung thì ngủ tại đây. Bởi khá nóng nên không ai dùng chăn, chỉ trải chiếu rồi ngủ thôi. Hai giờ sáng, có một đội viên bị gió lay tỉnh, khi anh ta mơ màng mở mắt thì bỗng ồ lên: "Sao tui lại ngủ ngoài hành lang thế này? Rõ ràng tui nằm ở bên trong cơ mà?". Dù sợ nhưng nói cho cùng thì anh ta cũng là lính, thế nên cũng mắt nhắm mắt mở làm lơ ôm chiếu vô lại trong điện. Sáng tỉnh dậy cũng thấy mình bị đá ra ngoài hành lang nên anh ta đã thở than với những đội viên khác rằng: "Đừng quậy nữa, mấy cậu không làm khổ tui là không được hả? Tập luyện đã mệt rồi, mấy người còn rảnh đi hành tui nữa!". Những đội viên khác nói: "Bọn này không có đá cậu ra ngoài, sáng ngủ dậy đã thấy cậu ngủ ngoài rồi. Có phải cậu bị mộng du không đấy, nhưng cậu đâu có cái tật này đâu, lạ nhỉ". Thế là họ quyết định làm rõ chuyện này, sau khi tuần tra xong đều ngủ lại ở đó, nhưng lần nào anh lính đó cũng bị "mang" ra ngoài hành lang. Họ thật sự sợ hãi, từ đó không dám ngủ lại Trữ Tú cung nữa. Nhưng tại sao chỉ có mình anh lính đó bị "mang" ra? Có lẽ là do dương khí của anh lính kia khá yếu, sau khi tuần tra xong lại mệt mỏi nên càng yếu hơn, thế là bị "trêu đùa" như vậy.

.....

Song, chuyện lạ xoay quanh Tử Cấm Thành vẫn còn rất nhiều....



Dưới đây là hình ảnh một gian phòng thuộc gian Tây của phòng Bắc Trữ Tú Cung, là phòng ngủ kiêm phòng trang điểm của Từ Hi thái hậu với đủ thứ đồ xa xỉ và hiếm lạ. Thường ngày thái hậu hay nói rằng: "Một người phụ nữ mà không có cái tâm trang điểm cho chính mình thì sống có gì vui thú!"

Nhìn thôi đã sợ nói chi là ngủ ...




 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2: C2: Chương 2


#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ HAI


1. Có người từng giữ nhiệm vụ canh cửa cho Cố Cung ngày trước đã kể lại rằng mỗi tối đều nghe thấy tiếng ai đó tấu nhạc, thậm chí đôi khi còn thấy có cả một hàng dài cung nữ thái giám xếp hàng đi lướt qua....

2. Tử Cấm Thành là nơi chôn thây vùi xác của rất nhiều người, có người chết minh bạch nhưng cũng có lắm kẻ phải rời cõi trần một cách oan khiên, mà những người biến mất một cách "vô cớ" như thế này tuy không tra ra được nguyên nhân tử vong song luôn có một điểm giống nhau: sau khi người đó chết, nếu tìm thấy được thi thể thì thi thể đó cũng không có da mặt.

3. Hồi tôi còn học cấp 2, hình như là năm 93 thì phải, tầm tháng 11. Hôm nọ nghe bạn bè nói Tử Cấm Thành có nhiều chuyện ma quái lắm thế là tôi bèn quyết định cuối tuần ghé qua xem thử. Cuối tuần đó tôi làm xong bài tập, đợi đến 8 giờ thì tạt qua nhà cậu tôi, em họ tôi nói hôm nay ông ấy có ca trực ở Tử Cấm Thành. Tôi cực kỳ hứng khởi bởi có thể ở lại đó lâu hơn một chút. Tôi mò tới Tử Cấm Thành tìm cậu tôi tám nhảm: "Con nghe nói Cố Cung có ma hả cậu, là thật à?". Sau khi nghe tôi nói, cậu ngẩn người một hồi mới bảo: "Không có ma, người ta nói bậy bạ thôi", nhưng cậu tôi chỉ nói có thế, không đề cập đến bất kỳ câu nào nữa.

Tầm 9 rưỡi ông ấy đuổi tôi về nhà. Bởi mục đích của tôi tới đây là muốn kiểm chứng xem có ma hay không nên cứ lần lữa không chịu đi. Rất nhanh đã tới 11 giờ, tôi lấy cớ muốn đi WC để chuồn khỏi phòng trực. Nói ra cũng lạ, hôm ấy thời tiết khá tốt nhưng khi tôi vừa mới ra ngoài thì trời liền nổi gió.


Lúc đó tôi sợ điếng người, ngây ngốc một phút đồng hồ mới định thần lại được. Tôi ngẫm nghĩ một hồi, trông phục sức thì có vẻ như người đó là cung nữ. Tôi vội men theo đường cũ quay trở về phòng trực của cậu, khi bước vào phòng tôi đã nói với cậu rằng tôi đã thật sự nhìn thấy ma và kể lại câu chuyện mới xảy ra. Ông ấy chăm chú nghe tôi nói hết, khóe môi ông giật giật mấy cái và hỏi: "Con tới đại điện à?". Tôi nói tôi vẫn chưa vào, ông ấy thở phào nhẹ nhõm và bảo rằng nơi ấy không được tùy tiện bước vào khi trời về đêm.

Tuy tôi rất sợ nhưng lại rất muốn đi xem thử nên đã nài nỉ cậu cùng đi tới đó. Cuối cùng ông ấy đành bó tay và đi theo tôi một cách rất không tình nguyện. Lúc chúng tôi bước tới trước cửa đại điện thì sững cả người, tôi thấy không chỉ có một cung nữ mà rất nhiều cung nữ đang đi về phía đại điện. Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao cậu tôi lại nói tối đến không được tùy tiện bước vào đây rồi...

4. Nghe nói một đêm nọ có một tên trộm muốn đến Tử Cấm Thành thó trân châu trong giếng. Vì ông nội của hắn ta là thái giám tiền triều nên ông ấy đã sống trong cung từ rất lâu, biết được rất nhiều chuyện, mãi đến khi Đại Thanh diệt vong. Năm đó, bởi trong cung xảy ra đại loạn nên có một hoàng phi đã nhảy xuống giếng tự vẫn, trong miệng vẫn còn ngậm ngọc. Chuyện này khiến hắn ta trăn trở mãi thôi, do muốn phát tài nên đã tìm cơ hội lẻn vào Tử Cấm Thành.


Hôm đó hắn ta đến bên miệng giếng, đêm ấy vừa khéo trời nổi gió to sấm lớn, bỗng chớp lóe lên, một cô gái mặc đồ trắng bước ra từ vách tường đối diện, hắn ta sợ tới mức... chết ngay tại chỗ! Sau đó cảnh sát có đến điều tra nhưng không biết nguyên nhân gây nên cái chết, vì vậy đã phái người đến canh phòng nghiêm ngặt Tử Cấm Thành. Một tháng sau, cũng vào một đêm mưa to gió lớn như vậy, chuyện tương tự xảy ra ngay trước mặt đội cảnh vệ, song cũng may là nhiều người ở đó nên không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng sau đêm đó không ít cảnh vệ bị ám ảnh và nhiễm bệnh nặng, chuyện này hiện vẫn chẳng có ai có thể lý giải

Đây chính là đại điện mà thớt thứ 3 đề cập đến, cứ tưởng tượng giữa đêm trăng thanh gió mát một dàn cung nữ thái giám xếp hàng đi vô trong đó... =.= Nếu mấy đoàn làm phim mà không có phim trường mà phải vô tận đó quay, ban ngày thì không nói, đến đêm chắc...

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3: C3: Chương 3


ĐÊM THỨ BA: 13 "nơi bí ẩn" Tử Cấm Thành

Là dân Bắc Kinh chính cống, số lần tôi đến thăm Cố Cung chỉ "nhỉnh" hơn quý vị có "tí xíu" thôi - 24 lần. Mỗi khi bạn bè đến Bắc Kinh chơi, tôi đều dẫn họ tới đây đầu tiên. Hồi Olympic năm 2008 tôi có tham gia làm tình nguyện, hằng ngày đều tiếp đón rất nhiều bạn bè quốc tế, trạm đầu tiên trong lộ trình tham quan cũng là ở đây. Bây giờ thì tôi rất ít đi vì không đủ kiên nhẫn đợi xếp hàng nổi nữa.

Có lẽ khi đến Cố Cung hẳn ai cũng sẽ đi theo trình tự như thế này: tiến vào từ Ngọ Môn, quần tới quần lui tìm đến cửa Thái Hòa, sau đó rồi bước vào điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa, cung Càn Thanh, cung Khôn Ninh,... và ra cửa thành! Nếu chỉ cưỡi ngựa xem hoa như thế thì tầm một buổi sáng là đã tham quan xong. Tuy nhiên, sức hấp dẫn thật sự của Cố Cung chỉ có những người thực sự hiểu rõ về tòa thành này mới biết được. Có rất nhiều phong cảnh, vật báu, tranh chữ,... mà nếu không nói với bạn thì dù bạn có đi bao nhiêu lần cũng sẽ không biết được. Rất may mắn là cách đây không lâu, anh Lý Vỹ đã đích thân dẫn tôi đi dạo Cố Cung một chuyến, đi xong rồi tôi chợt cảm thấy 23 lần tham quan trước của mình quả rất uổng phí.

Tôi xin giới thiệu sơ lược về anh Lý Vỹ, anh ấy là hướng dẫn viên thâm niên của viện bảo tàng quốc gia, là khách quý của nhiều chương trình về lịch sử được phát sóng trên CCTV. Kênh Youku và Weixin của anh ấy là AU炜, những bài đăng và video của anh ấy được rất nhiều bạn đọc hoan nghênh. Điều khiến tôi ngạc nhiên tột độ và khắc sâu nhất trong chuyến đi này chính là 13 nơi thần bí của Cố Cung, hôm nay tôi xin phép được chia sẻ với quý vị, mong lần tới khi quý vị đến Cố Cung sẽ tìm hiểu nhé.

1. "Chiếc hộp bí ẩn" trước cửa Thái Hòa:

Người đến Cố Cung thì bao la nhưng dường như có rất ít người chú ý đến nó, hai bên trái phải đều có một "hộp" như vậy. Trong tòa thành mang tên Tử Cấm này không có bất kỳ một vật nào tự dưng lại được đặt ở một vị trí nào đó. Chiếc "hộp" này cũng tương tự. Nó đã xuất hiện ở đây từ thời Minh, rất nặng, không thể mở ra chỉ bằng sức của một người mà cần vài người hợp sức lại mới có thể mở được. Có ghi chép kể lại rằng, hoàng đế Càn Long cũng từng tò mò bên trong tảng đá lớn này là thứ gì nên đã sai người mở ra xem. Hóa ra bên trong là ngũ cốc tượng trưng cho đất đai và giang sơn xã tắc.


2. "Đình đá" trước cửa Thái Hòa:

Cũng như cái "hộp đá" kia, có rất ít người chú ý đến cái "đình đá" này. Ở giữa cái "đình" được khoét một lỗ vuông, được dùng để đặt "nguyệt phân bài". Nguyệt phân bài là một kiểu lịch thịnh hành những năm cuối đời Thanh và những năm đầu Dân Quốc.

3. Hoằng Nghĩa các nằm ở phía tây của khoảnh sân lớn thuộc điện Thái Hòa:

Hoằng Nghĩa các chính là "kim khố" (kho tiền) của Đại Thanh. Ngày xưa vàng bạc đều được để hết ở đây. Lúc thái giám "vận chuyển" tiền sẽ phải cởi sạch quần áo để tránh tình trạng lén lút trộm thêm. Hiện tại không có nhiều người để ý đến Hoằng Nghĩa các bởi điện Thái Hòa đằng trước quá thu hút, song chỉ cần bạn chạy thêm mấy bước nữa thì sẽ có một góc chụp rất đẹp đấy.

4. Hành lang ở hai bên hông của "Tam Đại điện" gồm điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa:


Đây là nơi chụp ảnh lý tưởng nhất vì rất ít người qua lại, rất dễ tìm được góc chụp đẹp.

5. Những "khối vuông trắng" trong sân lớn của điện Thái Hòa:
Đây là những khối vuông không hề tầm thường mà mang ý nghĩa lịch sử rất lớn. Những khối vuông này không chỉ đơn giản để "trưng" như vậy mà là dấu hiệu cho biết phẩm cấp của quan viên. Vào thời Thanh, trước sân có đặt những khối vuông như khối sắt vậy đó, tục gọi là "phẩm cấp sơn". Căn cứ vào những khối vuông này, các vị quan sẽ tùy theo phẩm cấp của mình rồi đứng theo từng hàng ngay ngắn.

6. Phần nền của Cố Cung chỉ sâu 7 - 8 mét, để phòng ngừa có người đào địa đạo lẻn vào.

7. Hệ thống thoát nước của Cố Cung rất tốt, chưa từng có lũ:
Một ví dụ cụ thể là vào năm 2012, Bắc Kinh có một trận mưa rất to, non nửa Bắc Kinh chìm trong biển nước, chỉ duy nhất Cố Cung không hề bị ngập. Ở Cố Cung có rất nhiều rãnh thoát nước, bạn có thể mở nắp rãnh ra đấy.


8. Từ điện Bảo Hòa đi thẳng về phía Tây sẽ đến cửa Long Tôn, trên bức hoành có cắm một đầu mũi tên từ năm 1813:

Xuất xứ của mũi tên này cũng khá huy hoàng. Năm ấy, lúc Thiên Lý giáo tấn công hoàng cung, quân khởi nghĩa đã đánh thẳng vào Tử Cấm Thành, mũi tên này được lưu lại từ cuộc chiến ấy. Năm Gia Khánh thứ 18, khởi nghĩa nông dân Thiên Lý giáo nổ ra, quân khởi nghĩa cải trang, kết hợp với thái giám trong cung nội ứng ngoại hợp tấn công Tử Cấm Thành. Đương quân phản loạn vừa đánh tới cửa Long Tông thì bị cấm vệ hoàng cung vây bắt, toàn bộ quân của Thiên Lý giáo bỏ mạng dưới cơn mưa loạn tiễn. Trong đó có một mũi tên còn lưu lại ngay trên tấm hoành.

Hoàng đế Gia Khánh hạ lệnh lưu lại đầu mũi tên đó để tự nhắc nhở chính bản thân mình rằng nếu không thống trị quốc gia đàng hoàng thì quân khởi nghĩa vẫn sẽ mọc lên và đánh vào hoàng cung lần nữa, mà chỉ cần quân địch vượt được cửa Long Tông là sẽ nguy hại trực tiếp đến hậu cung và những nơi bí mật quân sự khác.

9. Nếu bạn không đến Trân Bảo Quán thì chẳng khác nào chưa từng tới Cố Cung:
Đi qua cửa Tích Khánh chính là Trân Bảo Quán. Hậu hoa viên bên trong cung Ninh Thọ là nơi hoàng đế Càn Long định an hưởng lúc tuổi già, nhưng vẫn chưa kịp hưởng thụ thì đã về trời. Sau này nơi đó trở thành hậu hoa viên của thái hậu Từ Hy.

10. Bậc cửa của Cửu Long Bích (bên trong Trân Bảo Quán) đối diện cửa Hoàng Cực là bậc cửa bằng đá duy nhất của cả Cố Cung.


11. Hoa viên của cung Ninh Thọ (hay còn gọi là hoa viên Càn Long) là nơi cách âm tốt nhất Cố Cung và cũng là nơi có phong cảnh tao nhã nhất. Chỉ cần bước vào cửa thì cả thế giới đều bất chợt yên lặng theo. Hoàng đế Càn Long rất thích cảnh tượng trong bài "Lan Đình tập tự" của Vương Hy Chi nên kiến trúc bên trong đều được bài trí theo kiểu "lưu thương khúc thủy"(đây là một phong tục có từ đời nhà Chu, tầm vào thượng tuần tháng 3, mọi người ngồi hai bên bờ dòng nước và thả những chén rượu xuống, chén trôi tới ai thì người đó uống hoặc đối thơ), "mậu lâm tu trúc" (rừng xanh tốt, trúc vút cao). Chỉ là "mậu lâm tu trúc" này được điêu khắc trên những thành lan can bằng đá

12. Hòa Thân và Kỷ Hiểu Lam... "xuyên không":

Đi qua hoa viên cung Ninh Thọ là cửa Nguyệt Lượng của hiên Di Hòa, mọi người sẽ thấy một bức họa, và bạn thấy gì không? Kia chính là bức tranh có vẽ Kỷ Hiểu Lam và Hòa Thân bản truyền hình mà chúng ta từng xem đấy. Bức tranh này tên là "Vạn Pháp Quy Nhất" vẽ lại cảnh tượng hoàng đế Càn Long nghe cao tăng giảng Phật tại một sơn trang nghỉ mát ở Thừa Đức. Nhưng đây không phải là bản gốc.

13. Chúng ta thường hay nghe thấy những cái tên như "Văn Uyên các", "Văn Uyên các Đại học sĩ",... những cái tên này quả thật tồn tại ở Cố Cung, chỉ là có rất ít người biết nó ở đâu. Bước ra cửa trái ngoài sân lớn của điện Thái Hòa, đi thẳng, bạn sẽ thấy một ngọn cờ đề ba chữ "Đào Từ Quán" (đào từ có nghĩa là đồ gốm). Sau khi tiến vào điện Văn Hoa, bạn lại vòng tiếp ra đằng sau là sẽ thấy Uyên Văn các hàng thật giá thật. Thoạt trông có hơi cũ nát và tràn ngập mùi vị của lịch sử. Hầu như không ai đến đây, chủ yếu là do hiếm người biết, cũng hiếm người đến dọn dẹp khu vực này.

Nếu các bạn có cơ hội đến Cố Cung, hãy đến tìm kiếm và thăm thú thử những gì tôi kể ở trên nhé. Song những thứ trên chỉ là lớp vỏ ngoài mà thôi, thứ thật sự tinh túy của Cố Cung là những bức thi họa. Tham quan Cố Cung, chỉ một ngày một đêm thôi chưa đủ.



 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4: C4: Chương 4


ĐÊM THỨ TƯ

1. Chuyện cái giếng:

Theo lời kể của 1 thái giám tiền triều thì trong Tử Cấm Thành có gần 100 cái giếng nhưng trải qua biết bao triều đại và hàng thế kỷ, người trong cả hoàng cung không ai dám uống thứ nước dưới những cái giếng này, thậm chí cả Hoàng Thượng cũng không dám uống mà lấy từ một nơi tên là "Ngọc Tuyền viên" sau đó chuyển đến chỗ các cung nhân ở Di Hòa Viên. Sau khi được kiểm tra xong xuôi, phần nước này mới được đem đi đến các cung khác. Kể từ thời Minh đã bắt đầu "tục" này rồi. Bởi giếng là công cụ dùng để trả thù rất phổ biến, bạn sẽ không thể biết được dưới những miệng giếng ấy là bao nhiêu mạng người đã vùi thây, ngay cả đệ nhất ái phi của hoàng đế Quang Tự là Trân phi cũng đã bị mẹ chồng Từ Hy đẩy thẳng xuống giếng. Ngoài những cái xác đã phân hủy sau sự mài mòi của năm tháng, nước ở dưới giếng cũng có rất nhiều "thứ" khác và là nguyên nhân gây đau bụng, ngộ độc thậm chí là xảy thai.


2. Chuyện Trân Phi:

Trân Phi là vị phi tần được Quang Tự sủng ái nhất. Sở hữu nhan sắc ổn nhất dàn hậu cung, kết hợp với tư tưởng phóng khoáng trong cách sống và lối suy nghĩ mới lạ về chuyện triều cương, vua Quang Tự và Trân Phi dần hợp nhau trong cách nghĩ, vì vậy Trân Phi luôn được Quang Tự yêu thích và xem như điểm tựa tinh thần. Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại để miêu tả thì Trân Phi quả là một "nữ hán tử", bà không sợ cường quyền, không sợ Từ Hy và sẵn sàng lên án những hành động bất công. Điều này khiến Từ Hy chán ghét và nuôi chí "thanh trừng" cô con dâu này. Năm 1900, trước sự mạnh mẽ của quân ngoại xâm và phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nên hoàng thất buộc phải lui về Tây An lánh nạn, trước khi đi 1 ngày, Từ Hy lấy cớ muốn "tuẫn tiết" để "giảm gánh nặng cho hoàng thượng" nên đã "rủ" Trân Phi cùng "tự tử". Sau đó Trân Phi bị đám thái giám Lý Liên Anh cưỡng ép đẩy xuống giếng. Trước khi chết Trân Phi có khí khái nói rằng: "Hoàng Thượng sẽ không để ta chết. Bà thích trốn thì cứ trốn đi. Nhưng Hoàng Thượng thì không nên trốn". Quả đúng vậy, thân làm đế vương - không thể trốn!


Một năm sau, Hoàng Thượng về lại Tử Cấm Thành, thương tiếc nàng ái phi, ngài đã hạ lệnh vớt thi hài Trân Phi lên nhưng sau đó đã bị Từ Hy ra lệnh đem chôn ở khu vực mộ phần dành cho cung nữ ngoài Tử Cấm Thành, sau đó "phong" cho nàng làm Trân Quý Phi. Đến khi Phổ Nghi lên ngôi mới bố cáo thiên hạ là Trân Phi "tự vẫn" và truy phong thành Khác Thuận Hoàng quý phi. Mãi đến năm 1915, Cẩn Phi (chị ruột của Trân Phi cùng tiến cung với Trân Phi) mới có thể mang hài cốt em gái mình về Sùng Lăng.


3. Chuyện hoàng cung tắm máu:

Câu "hậu cung ba ngàn giai lệ" là nỗi đau của biết bao phi tần chốn hậu cung. Có người cả đời phải chôn vùi cuộc đời trong bốn bức tường âm lạnh bởi không phải ai cũng được Hoàng Thượng để mắt đến và sủng hạnh. Vì vậy nhiều phi tần không chịu được cảnh phòng không gối chiếc nên đã lén lút tư thông với thái giám trong cung. Song đây là con dao hai lưỡi bởi có thể bị phát giác bất cứ lúc nào và hậu quả mang lại quả không thể dùng một chữ "thảm" để hình dung. Một ví dụ điển hình mà mỗi khi nhắc lại ai nấy cũng rùng mình đó là vào năm 1420, hoàng đế Chu Đệ nhà Minh phát hiện hai phi tần Giả Lữ và Ngư Thị của mình thông dâm với thái giám. Chu Đệ ngay lập tức hạ lệnh treo cổ và quyết định "tắm máu" Tử Cấm Thành bằng cách xử tử hết mọi cung tần, nô tì và thái giám trong hậu cung. Tổng cộng có gần 2.800 người đã phơi mạng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5: C5: Chương 5


ĐÊM THỨ NĂM

Một netizen xứ Trung đã kể lại câu chuyện về một anh lính có nickname là Phó Mập tham gia nghĩa vụ quân sự từ năm 1993. Sau khi hoàn thành xong khóa huấn luyện dành cho tân binh thì Phó Mập được điều đến trung đội Cố Cung, trung đội này chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực Tử Cấm Thành hoành tráng này:


Vào một buổi tối tháng Mười năm 95, tầm 9 giờ tối, lúc Phó Mập và chiến hữu đang xem ti vi trong phòng trực thì bỗng có hai anh bảo vệ thuộc đội bảo vệ xông vào phòng trực, mặt mũi tái nhợt, vừa thở dốc vừa nói với hai người họ rằng: "Vừa nãy khi chúng tôi đi tuần tra đêm, lúc đến Trân Bảo Quán thì phát hiện thấy có người đứng ngoài đại môn ngay trướcTrân Bảo Quán, chúng tôi cứ nghĩ là người bên đội các anh nên đã gọi hỏi là ai, nhưng người đó không trả lời, thế là chúng tôi đi về phía người đó, lúc cách người này còn tầm hơn ba mươi mét nữa thì thấy người ấy mặc nguyên một cái áo choàng đen, song người đó quay lưng nên chúng tôi chỉ biết là người đó có mái tóc rất dài chứ không thấy được khuôn mặt. Nên chúng tôi lại hỏi tiếp: "Cô là ai?". Vừa mới hỏi xong thì người đó chạy một mạch về phía hành lang ở hướng Bắc. Hai chúng tôi bỗng chắc chắn rằng người này không phải người trong Cố Cung nên bèn bật đèn pin lên đuổi theo người đó, song chạy mãi đến sân khấu diễn hí mà vẫn cách người nọ ba mươi mét. Cơ mà do cửa còn lại của viện tử đã bị khóa nên cuối cùng cũng đã đuổi kịp người nọ, hai chúng tôi người bên trái kẻ bên phải chặn người đó ngay cổng, thế nhưng người đó vẫn cứ quay lưng, nhưng mà chúng tôi cũng đã biết người đó chắc chắn là phụ nữ. Thông qua chiếc trường bào màu đen có thể thấy được dáng người nhỏ nhắn của cô ta, mái tóc dài của cô ta xõa sau lưng. Chúng tôi quát lớn bảo xoay lại, người phụ nữ đó chầm chậm quay người lại, nhưng sau khi cô ta quay người, chúng tôi thấy... cô ta không có mặt! Đầu của cô ta không có mặt... đằng trước cũng chỉ có tóc... chúng tôi sợ điếng người, đèn pin rơi xuống đất cũng không thèm nhặt vội chạy về chỗ hai cậu, cũng chẳng biết là cô ta có đuổi theo hay không vì chúng tôi không dám quay lại nhìn."

Sau khi Phó Mập và chiến hữu của mình nghe xong thì cầm súng lên, gọi thêm chục người nữa cùng đi chung với hai bảo vệ vừa nãy đến đó kiểm tra. Chúng tôi đi thẳng đến viện tử có sân khấu diễn hí, phát hiện đèn pin của hai cán bộ bảo vệ vẫn nằm dưới đất, đèn vẫn còn chưa tắt nhưng không tìm thấy bất kỳ tung tích nào của ma nữ đó.

Hẳn các bạn nghĩ chắc tới đây là hết chuyện rồi phỏng? Tôi nói cho quý vị biết, vẫn chưa đâu! Chừng năm ngày sau, vào lúc tan tầm, ngay tại cửa Đông của Cố Cung, một cán bộ bảo vệ trong hai bảo vệ hôm nọ gặp ma đã bị một chiết xe Toyota việt dã tông chết, lại thêm năm ngày nữa trôi qua, cán bộ bảo vệ còn lại cũng đột ngột qua đời vì lên cơn đau tim, nghe nói anh ta chết với gương mặt rất sợ hãi.


Mùa hè năm 96, trong ban của Phó Mập có một chiến sĩ nam, tối đó cậu ta có lịch trực. Do buồn ngủ nên cậu ta ôm chăn mền đi tới chỗ trực luôn, trực ngay tại viện tử có sân khấu diễn hí. Cậu ta trải chăn dưới bậc thang sân khấu rồi nằm xuống ngủ, chiếc chăn đó được gấp lại làm hai, song đến năm giờ sáng thì cậu ta bỗng tỉnh dậy và phát hiện bản thân đang nằm trên bậc thang, mà quả chăn đắp hồi đêm lại "được" xếp gọn ghẽ đặt ngay giữa sân khấu. Cậu ta sợ tới mức vừa chạy về trung đội vừa hét toáng lên, từ đó trở về sau mỗi lần trực đêm là trung đội của Phó Mập lại điều hai người một ca.

"Đúng thế, trong Cố Cung có rất nhiều chuyện không thể giải thích được, tớ có cậu chiến hữu được phân ở lại Cố Cung. Đại đội trưởng của cậu ta dặn rằng tối đến không nên đi lung tung, thậm chí ngay cả đứng trực cũng là hai người đứng trực song song với nhau."

Đây là một căn phòng nằm trong khu vực hoa viên của cung Ninh Thọ được xây dựng phỏng theo Kính Thắng trai của cung Kiến Phúc. Cung Ninh Thọ tọa ở phía Đông Nam của Hậu cung do chính hoàng đế Càn Long xây dựng vào năm Càn Long thứ ba bảy (1772) với mục đích dùng để ở sau khi thoái vị, là một mô hình thu nhỏ của Tử Cấm Thành với đầy đủ tiền triều, hậu cung và các đền điện. Cửa vào được trang trí bằng hình chín con rồng (Cửu Long Bích).


--------------------------------------

Trong hoàng cung Mãn Thanh, cụ thể là thường trong viện tử của các phi tần, hoàng hậu,.. thường hay có một khu vực có xây (hoặc dựng khi cần thiết) sân khấu để các đoàn kịch tới diễn. Cái sân khấu đó có thể được dựng ngoài sân, cũng có thể được dựng trong phòng lớn. Cái sân khấu của chủ thớt là cái sân khấu ngoài trời nhưng mình không tìm được nên lấy quả sân khấu này.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6: C6: Chương 6


ĐÊM THỨ SÁU

1. Bạn thời đại học của một netizen nọ là người Bắc Kinh, cậu ta có một người bạn cấp ba, mẹ của bạn cậu ta là nhân viên công tác tại viện bảo tàng Cố Cung. Mẹ cậu ta kể lại rằng một hôm nọ, lúc viện bảo tàng đóng cửa thôi tiếp khách, có một bác nhân viên cũng khá lớn tuổi đảm nhiệm việc đi tuần. Đi một hồi bỗng bác ấy thấy có một người phụ nữ trung niên mặc sườn xám đứng trước một cái hồ, tóc trên đầu được búi gọn bởi một cây trâm. Bác ấy có hơi bực mình, sao giờ này vẫn còn có người ở đây? Thế là bác ấy tiến tới muốn hỏi cho ra nhẽ. Nhưng người phụ nữ đó lại cười với bác ấy rồi bỗng quay người đi thẳng "vào" bức tường sau lưng. Xin quý vị hãy chú ý, là bên trong tường chứ không phải là đi qua cánh cửa. Bác ấy sợ tới mức xoay người bỏ chạy tới chỗ đồng nghiệp sau đó kể lại chuyện mới rồi. Không ngờ chỉ mấy ngày sau, bác ấy lại về cõi tiên. Có lẽ khi thật sự đã sắp đi đến hồi kết của cuộc đời, dương khí thấp nên mới nhìn thấy được điều không nên thấy.


2. Đây là chuyện thật, quý vị không thể không tin! Năm nọ Cố Cung phải trùng tu nên lượng du khách vào thăm quan được kiểm soát rất chặt chẽ, người có thể vào được Cố Cung không nhiều. Tầm bảy giờ tối, lúc tôi tới khu vực điện Thái Hòa thì thấy ngoài cửa điện Thái Hòa đứng rất nhiều người, chừng bốn - năm chục người. Bởi khi ấy tôi đứng cách đó khá xa nên chỉ nhìn thấy những người đó mặc quần áo đậm màu, tôi vốn tưởng họ đều là nhân viên trùng tu nên cứ thong thả đi về phía họ. Chính mắt tôi trông thấy những người đó đều đi vào đại điện nhưng sao khi tôi bước tới cửa thì lại không thấy ai ở bên trong? Ngay cả một âm thanh rất nhỏ cũng không có, cực kỳ yên tĩnh, yên tĩnh đến mức đáng sợ. Tôi cảm thấy rất kỳ lạ, nếu họ muốn rời đi thì cũng không thể chạy nhanh thế được, với cả tôi còn cẩn thận nhìn một vòng chung quanh mà cũng đâu thấy có ai. Lúc đó tôi cũng không nghĩ gì nhiều, xoay người quay trở về. Tôi đi ra từ cửa Đông, đi tầm năm phút thì bỗng linh cảm được điều gì đó, thế là tôi liền quay đầu lại nhìn... Ôi mẹ ơi, mấy người kia vừa mới biến mất sao giờ đã xuất hiện lại rồi? Tất cả đều đứng trước cửa điện Thái Hòa. Qúy vị nói tôi phải giải thích như nào đây? Ai từng đến thăm Cố Cung đều biết, muốn giấu một con mèo ở điện Thái Hòa cũng khó nữa huống chi là cả bốn - năm chục người! Giờ nghĩ lại... Mọi người có hiểu được tâm trạng tôi lúc đó hay không


3. Những người cao tuổi ở Bắc Kinh đều biết Tử Cấm Thành có phần tà khí, vậy nên tối đến chẳng ai đến đó cả. Ở sau Cố Cung có một sân bãi rất lớn, cứ tới tối là có rất nhiều người đến quảng trường và công viên dạo chơi, tập thể dục, múa ương ca,... nhưng chỉ riêng cái sân bãi đó là không ai dám lui tới. Nó cứ yên tĩnh như vậy đã rất lâu rồi. Chuyện về Cố Cung nhiều lắm, nhưng dù sao thì tôi là tôi không dám đi ngang qua đó rồi đấy. Có một số việc quả thực không thể giải thích bằng khoa học được, cẩn thận một chút vẫn hơn.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7: C7: Chương 7


_____

ĐÊM THỨ BẢY

Trên thế giới này, tòa nhà xa hoa nhất, uy nghiêm nhất, khổng lồ nhất chính là công trình kiến trúc được xây dựng từ năm Vĩnh Lạc (vị hoàng đế thứ 3 của triều Minh) thứ 4 - Tử Cấm Thành. Suốt 600 năm sau đó, Tử Cấm Thành trở thành nơi ở của hai gia tộc lớn - nhà họ Chu và nhà họ Ái Tân Giác La. Hai gia tộc này luân phiên sở hữu, tự xưng là "con trời" (thiên tử). Song trước kia Tử Cấm Thành không được gọi là Tử Cấm Thành. Trong sách "Quảng nhã - Thích thiên" có viết: "Thiên cung vị chi tử cung" (thiên cung được gọi là "Tử Cung", Tử có nghĩa là màu tím, cung trong cung điện). Bởi vậy, tòa "lâu đài" này mới có tên gọi là Tử Cấm Thành. Nguyên tòa Tử Cấm Thành, không phải viện tử nào cũng được mở cửa để khách đến tham quan. Chỉ 45% viện tử trên tổng số viện tử được mở.


Tử Cấm Thành là một ký hiệu, được xây ở ngay giữa thành phố Bắc Kinh tráng lệ, đến tận nay, về mặt ý nghĩa, Tử Cấm Thành vẫn là tòa thành tượng trưng cao nhất cho quyền lực, dục vọng, và thậm chí là cái chết. 600 năm ròng rã, không một ai có thể tự do ra vào tòa thành này, chẳng thể nào nhìn thấu, cũng không cách nào lý giải. Sự kết hợp giữa gia tộc hoàng gia thần bí và sự sợ hãi tột cùng, kể từ xa xưa, những người từng đi ngang qua, ngoại trừ cúi đầu thì thứ duy nhất có thể nghĩ đến đó chính là - quỷ thần.

Nghe nói bên trong Tử Cấm Thành có hai lực lượng bộ đội đóng quân gồm đội bảo vệ Cố Cung (tính luôn cả đội phòng cháy chữa cháy) và đội bảo vệ gần Trung Nam Hải (nằm ở phía Tây Cố Cung, là đơn vị bảo vệ văn vật trọng điểm quốc gia, trước giải phóng, khu vực này là hành cung của các đời đế vương và là nơi tổ chức tiệc rượu, gồm điện Cần Chính, Tiêu viên, Thủy Vân tạ,...), song về phần địa điểm đóng quân thì người ngoài không một ai biết.

Vì bố tôi công tác ở Cố Cung nên thi thoảng ông ấy cũng phải trực ca đêm, vì vậy sau khi trời tối tôi cũng khá thường xuyên đến Cố Cung chơi. Chỉ là nhiệt độ ban đêm ở Cố Cung thấp hơn so với ở ngoài cung (thấp hơn rất nhiều), một năm bốn mùa đều thấp như vậy, bạn chỉ có thể cảm thấy "lạnh hơn" chứ không bao giờ thấy "nóng hơn". Hơn nữa đêm đến luôn có gió nhẹ thong thả thôi, nếu bạn không tự hù dọa mình cho rằng là ma là quỷ thì thật sự rất thoải mái.


Bên cạnh đó trong Cố Cung có rất nhiều cây và con hẻm, vì vậy khi gió thổi sẽ tạo ra tiếng khí lưu, đôi khi còn kết hợp thêm cả tiếng mèo và quạ kêu nữa, nếu đi dạo vào những lúc như thế này (cộng thêm cả trí tưởng tượng phong phú), nói theo mê tín thì sẽ cảm thấy có chút âm trầm.

Nghe bạn bè kể lại rằng, trước kia, hồi tầm năm một chín tám mấy ấy, có một đoàn làm phim đến Cố Cung quay cảnh đêm, tới tận 12 giờ mà vẫn chưa quay xong. Diễn viên ai nấy đều sợ hãi muốn bỏ về nhưng đạo diễn không cho phép. Mọi người bó tay, chỉ có thể tiếp tục quay phim, nhưng đúng lúc đó, "trên" tường xuất hiện một loạt bóng dáng


 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8: C8: Chương 8


ĐÊM THỨ TÁM

1. Chắc quý vị vẫn còn nhớ đến Cẩn Phi - chị gái cùng tiến cung với Trân Phi - người từng được đề cập ở đêm thứ tư chứ? Khác với người em "thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt" của mình, cuộc đời của Cẩn Phi tuy dung dị nhưng lại là một chuỗi bất hạnh. Năm 15 tuổi tiến cung, năm 27 tuổi mất em gái, năm 34 tuổi mất chồng. Những gì còn đọng lại về bà chỉ là một người phụ nữ giỏi cầm kỳ thi họa nhưng lại mờ nhạt và không được sủng ái. Vã mãi đến tận lúc chết vẫn không được yên thây. Năm 1938, có một toán cướp đã mò vào Sùng Lăng đào mồ, chúng cố ý muốn đào mồ của Trân Phi nhưng không ngờ lại đào trúng mồ của Cẩn Phi. Điều đáng ngạc nhiên là mười bốn năm sau khi qua đời, da thịt tóc tai của Cẩn Phi vẫn còn vẹn nguyên, ngũ quan vẫn lành lặn.

2. Thực ra chữ "Trân" trong Trân Phi là một phong hàm dành cho hậu phi đời Thanh. Ngoại trừ Khác Thuận Hoàng quý phi - ái phi của vua Quang Tự - thì có một vị phi khác của vua Đạo Quang cũng được phong hàm này. Khi phong hàm cho phi tần phải kèm theo con ấn. Vì Quang Tự quá sủng ái người vợ này nên đã sai người đúc ấn Trân Phi của Khác Thuận Hoàng quý phi bằng vàng - điều mà tiền lệ trước chưa từng có.


Bởi con ấn này quá giá trị nên kể từ khi viện bảo tàng Cố Cung mở cửa đã "thu hút" biết bao lượt trộm đến "thăm", song không một ai trộm thành. Tầm 5 rưỡi chiều ngày 1 tháng 2 năm 1980, ấn vàng Trân Phi đã bị một tên trộm đột nhập đập kính lấy cắp. Ngay lập tức, Cố Cung bị phong tỏa nghiêm ngặt và huy động một lực lượng cực lớn để truy tìm và vây bắt tội phạm. Chỉ vẻn vẹn 3 tiếng đồng hồ ngắn ngủi, tên trộm đã bị bắt ngay tại khu vực Cửu Long Bích. Thủ phạm tên Trần Ngân Hoa (25 tuổi), là một tên trộm lành nghề, từng vượt ngục và từng có tiền án tiền sự. Sau đó tòa án đã kết hắn án tù chung thân với tội danh vượt ngục và trộm chuyên nghiệp.

3. Trong dòng chảy lịch sử của Trung Quốc, tục tuẫn táng đã có từ rất lâu song mãi đến thời Minh, tục này mới được "nâng lên một nấc thang mới" - tuẫn táng cung phi. Tục này bắt đầu từ thời thái tổ Chu Nguyên Chương và diễn ra liên tiếp ba đời vua sau đó. Song do quá tàn khốc nên quá trình tuẫn táng không được ghi chép rõ. Theo một số ghi chép lại thì sau khi vua chết, vào ngày tuẫn táng, những cung phi được lựa chọn sẽ được hoàng gia thiết tiệc, sau khi tiệc xong thì sẽ được dẫn vào linh đường ngay trong mộ phần của vua rồi bị bắt đứng lên một chiếc giường gỗ nhỏ và ép thò đầu vào dây lụa đã được treo sẵn. Xong xuôi đâu đấy sẽ có người kéo những chiếc giường đó đi, tất cả mọi cung phi đều chết treo. Mãi đến thời vua Minh Anh Tông, ông mới lệnh bỏ tục này ngay trong di chiếu.

4. Mỗi ngày, Tử Cấm Thành chỉ tiếp tối đa 80 nghìn lượt khách tham quan. Ở hậu cung có 3 điện lớn: cung Càn Thanh (nơi vua ở), cung Giao Thái (nơi cất giữ ấn ký triều đình), cung Khôn Ninh (nơi ở của hoàng hậu). Ngoài ra cung Cảnh Nhân cũng khá nổi tiếng, trước năm Gia Tĩn thứ 14 (1535), cung Cảnh Nhân có tên là cung Trường An, đây là nơi Khang Hy chào đời và là nơi ở của Trân Phi - ái phi vua Quang Tự. Còn nơi gọi là "lãnh cung" mà mọi người thường thấy xuất hiện trên phim ảnh thực ra không tồn tại, "lãnh cung" chỉ là một cái "danh hiệu" của cung nào đó có giam cầm phi tần mà thôi. Ví như "lãnh cung phổ biến" nhất thời Minh là cung Càn Tây bởi từng giam rất nhiều đời phi tần. Hoặc như Bắc Tam Sở ở phía bắc của các Bắc Cảnh Kỳ cũng được xem là "lãnh cung" vì Từ Hy từng lệnh giam Trân Phi tại đây trước khi xử tử.

Cẩn Phi - Phi tần của Hoàng Đế Quang Tự

Thục phi Văn Tú

Một cô cách cách xinh đẹp của Thanh Triều - Uẩn Anh

Bà là con gái của Thuần thân vương Tải Phong - em trai vua Quang Tự cha đẻ của vua Phổ Nghi

Hai cô con gái của bối lặc Dục Trưởng - phụ thân của hoàng hậu Uyển Dung

Cẩn phi năm 1924 lúc chuyển từ Kim Quang tự của cung Thừa Ninh sang Quảng Hóa tự



Hàng trên từ trái sang
Cẩn phi, Từ Hy Thái Hậu, Long Dụ Hoàng Hậu đều là người phụ nữ thời hoàng Đế Quang Tự Triều Thanh




 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9: C9: Chương 9


ĐÊM THỨ CHÍN

1. Nơi Trân Phi từng ở:

Hồi bố tôi đi học ở Bắc Kinh có học một môn nghiên cứu về kiến trúc cổ đại, bố tôi từng được nghe bố của bạn mình kể lại rằng có một lão thái giám từng sống trong Cố Cung những năm cuối của triều Thanh (hồi đó ông ấy tầm 50,60 tuổi và hiện vẫn còn sống, bây giờ đang làm nhân viên quản lý tại Cố Cung) đã nói cho ông ấy biết trong cung có một số nơi không ai dám đi lúc đêm - đặc biệt là nơi Trân Phi từng ở.

Nghe bảo hồi mới giải phóng, vị thái giám đó cùng một vị thái giám khác đi tuần ngang qua chỗ ở của Trân Phi lúc 6 giờ tối (hồi ấy vì để phòng ngừa đạo tặc các kiểu nên mỗi ngày sáng chiều họ đều phải đi tuần một lần), vị thái giám kia lúc đó đang ở bên ngoài một căn phòng, bỗng ông ta nghe thấy có tiếng nam nữ cười đùa nên ghé mắt qua cửa sổ xem thử có chuyện gì xảy ra. Kết quả, ông ấy nhìn thấy một người phụ nữ trông rất giống Trân Phi đang đùa giỡn với một người đàn ông tết tóc đuôi sam, vị thái giám ấy sợ điếng người. Ngay sau đó những thái giám khác chạy đến, họ cùng bước vào trong phòng nhưng không thấy ai cả. Điều đáng nói là lúc họ tuần tra xong và quay trở về, họ vẫn nghe thấy trong căn phòng ấy truyền ra tiếng cười. Cơ mà lần này không một ai dám đi xem.


Chuyện này bố tôi kể đi kể lại rất nhiều lần, lúc cùng bạn bè gặp gỡ cũng có nói, nhưng cá nhân tôi lại chẳng có cách nào xác nhận là thật hay giả.

2. "Mơ" hay "không mơ"?:

Hồi bé, không nhớ rõ lúc ấy mấy tuổi nữa, tầm 4 tuổi hay sao đó, mẹ tôi dẫn tôi đến chơi một nơi. Có một người phụ nữ mặc quần áo triều Thanh nói chuyện với tôi, kể khổ rất nhiều chuyện quái lại, tôi nghe chỗ hiểu chỗ không, chỉ nhớ giọng của cô ấy rất nhỏ và luôn miệng gọi tôi là "tiểu chủ nhân", với cả nhiệt độ rất thấp, rất lạnh. Tôi không nhớ rõ dung nhan của cô ấy, chỉ nhớ người phụ nữ ấy rất trắng và mặt rất to.

Tôi nghe mẹ tôi nói rằng sau hôm đó tôi đã hôn mê nguyên một ngày trời. Tôi kể lại chuyện này với mẹ tôi, bà ấy lắc đầu bảo tôi chỉ đang mơ mà thôi rồi dặn rằng ngày mai sẽ đưa tôi về nhà ông bà. Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra và bố mẹ tôi cũng không nhắc tới nữa.

Đến khi chính thức đi học rồi tôi mới biết, à nói đúng hơn là tôi nhìn thấy căn phòng tôi từng gặp trong mơ ngay trên ti vi, căn phòng ấy hình như ở Cố Cung thì phải, tôi còn thấy cả trang phục thời Thanh nữa. Sau này mẹ tôi đã thừa nhận rằng nơi bà ấy đưa tôi đi chính là Cố Cung, bà dặn dò tôi không được kể linh tinh cho ai nghe. Cơ mà lúc tôi tới trường kể cho bạn bè nghe thì cũng chẳng có ai tin.

Song điều tôi nhìn thấy là thật, không phải mơ. Bởi tôi nhớ rất rõ hồi ấy tôi đòi mẹ tôi mua nước cho uống, mẹ tôi bảo không được thế là tôi liền chạy vào một căn phòng có dán hai đoạn dây màu trắng bắt chéo trước cửa (chắc là đánh dấu không cho vào), bên trong căn phòng đó có thêm mấy căn phòng nữa, còn có cả kháng. Tôi còn trông thấy rõ rành rành người phụ nữ ấy đứng bên cạnh cái kháng cơ mà.


Bây giờ nhớ lại tôi càng chắc chắc đó không phải mơ, tôi cũng chắc chắn cô ấy không phải là nhân viên công tác bởi nhìn người phụ nữ ấy không giống nhân viên cho lắm, vả lại lúc tôi bước vào thì cô ấy đang nói chuyện.

3. Chuyện bàn tay ở Di Hòa Viên:

Tôi từng nghe kể về một chuyện ở Di Hòa Viên, nghe bảo ban đêm có người từng trông thấy một đôi bàn tay bấu vào bờ hồ Côn Minh, nghe nói đó là tay của những cung nữ bị Từ Hy sát hại rồi ném vào trong hồ. Không biết là có việc này hay không.

4. "Của ta":


Lần đầu tiên đến thăm Cố Cung tôi đã đi một vòng những nơi được phép tham quan. Khu vực hậu cung rất u ám, đặc biệt là có khá ít người đến thăm các viện tử, tôi trông thấy rất nhiều hàng đèn lồng và lu nước lớn. Tôi cũng đến thăm những viện tử không được phép tham quan, đứng ở ngoài cửa nhìn vào trong chỉ thấy có hoang mọc thành chùm, thoạt trông rất thê lương.

Về sau tôi ở lại Bắc Kinh công tác một khoảng thời gian, lúc trò chuyện cùng đồng nghiệp và thảo luận về Cố Cung, mọi người bắt đầu kể về những câu chuyện ma quái ở đó, trong đó có một chuyện như này, trong Cố Cung có nơi chuyên trưng bày những đồ dùng và trang sức của các phi tần đời Thanh, đến đêm người ta thường hay nghe thấy có tiếng móng tay cào lên lớp hộp kiếng và dây kẽm, đồng thời còn nghe được cả tiếng ai đó nói: "Của ta... của ta...".

---------------

Một số hình của Ái Tân Giác La Tái Bác
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10: C10: Chương 10


ĐÊM THỨ MƯỜI: Chuyện về vị vương tử đẹp trai nhất triều Thanh

Khánh Thân vương Dịch Khuông là cháu nội của Khánh Hy Thân vương Ái Tân Giác La Vĩnh Lân - con trai (thứ 17) út vua Càn Long, em trai ruột hoàng đế Gia Khánh. Đồng thời Khánh Thân vương Dịch Khuông cũng là một trong 12 thiết mạo tử vương của nhà Thanh (vào thời Thanh, khi các vương gia truyền tước lại cho con trai mình thường sẽ bị giáng xuống một cấp, chỉ riêng các Thiết mạo tử vương là được giữ nguyên tước vị khi truyền lại cho con và triều Thanh chỉ có vỏn vẹn 12 vị Thiết mạo tử vương). Dịch Khuông có sáu người con trai nhưng con trai thứ ba, thứ tư và thứ sáu đều chết yểu, chỉ còn lại ba vị công tử gồm trưởng tử Tái Chấn, thứ tử Tái Bác và ngũ tử Tái Luân. ngoài ra ông còn có 12 cô con gái là cách cách, trong đó Tứ cách cách rất được thái hậu Từ Hy yêu mến.

Sau khi nhà Thanh sụp đổ năm 1912, Dịch Khuông và ba con trai lần lượt chạy đến Thiên Tân lánh nạn và ngụ tại một tô giới ở Thiên Tân. Trên cơ bản thì cả bốn cha con ông cũng không làm được chuyện gì rạng danh, cuối cùng đều dùng sạch hết gia sản và qua đời tại Thiên Tân. Rốt cuộc vương phủ giàu sang nhất triều Thanh chẳng qua cũng chỉ là hoa trong gương, trăng dưới nước mà thôi... Sau đó ít lâu, báo chí đã công bố tài sản cá nhân của Khánh vương phủ, số tiền gửi tại các ngân hàng nhiều không kể xiết, đấy là chưa nói đến nhà cửa, châu báu, trang sức, tranh chữ quý giá,... từng được định giá một trăm triệu lượng bạc trắng!


Rời khỏi Bắc Kinh, Tái Chấn mua một căn nhà ở Thiên Tân và đổi tên thành Thiên Tân Khánh vương phủ, cả gia đình Dịch Khuông cùng sinh sống tại đây. Trong ba anh em, Tái Chấn là người quản lý tài sản, ông là một người rất có đầu óc kinh tế, ngoại trừ lấy lãi từ phía ngân hàng thì ông còn mạnh tay đầu tư 300 nghìn đồng xây dựng nên khu mua sắm Quanye Baraaz bậc nhất Thiên Tân và thu về lợi nhuận kếch sù.Trong hoàng tộc Mãn Thanh, Tái Chấn là người lưu lại nhiều dấu ấn ở Thiên Tân nhất, đến tận ngày nay, Quanye Baraaz vẫn là trung tâm thương mại tiêu biểu của Thiên Tân và Khánh vương phủ vẫn là "dấu hiệu" quan trọng ngay giữa Ngũ Đại Đạo (khu vực giao thoa của 5 con đường lớn ở Thiên Tân).

Nhưng trọng điểm lần này của chúng ta không phải là CEO Tái Chấn mà là "hoa mỹ nam" Tái Bác. Ái Tân Giác La Tái Bác là một người rất đẹp trai, dáng vẻ đường hoàng, phong độ ngời ngời, hậu nhân đều đánh giá rằng ông là mỹ nam số một của đại gia tộc Ái Tân Giác La, tuy ảnh còn lưu lại cũng chỉ là những bức hình trắng đen nhưng phong thái vương giả và ngũ quan sắc sảo này tuyệt không thua Ngũ A Ca Tô Hữu Bằng năm nào. Với ngoại hình "nghịch thiên" như vậy nên ông nổi tiếng là sát thủ tình trường, đồng thời cũng là khách quen của những sòng bạc lớn.

Khi còn sống, ông được phong chức Phụ quốc công và Trấn Quốc tướng quân của triều Thanh, từng sang Mỹ và chụp ảnh kỷ niệm ở đó, những bức ảnh mà hiện tại các bạn đang xem là những bức ảnh ông chụp tại Mỹ và được lưu giữ tại thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Tuy ông giữ chức vụ rất cao nhưng so với hai người anh em còn lại thì số phận của ông lại khá long đong.

Vì huynh trưởng Tái Chấn do phúc tấn nguyên phối với Khánh Thân vương Dịch Khuông sinh ra nên được kế tục tước vị của phụ thân một cách rất hiển nhiên. Còn Tái Bác và ngũ đệ là do Tứ trắc phúc tấn sinh hạ nhưng bởi Nhị trắc phúc tấn không có con nên Khánh Thân vương đã đưa Tái Luân qua làm con nuôi của Nhị trắc phúc tấn. Năm 1917, Khánh Thân vương qua đời, lúc phân chia gia sản, Tái Luân chiếm hết mọi món hời rồi phân di sản cho mẹ ruột là Tứ Trắc phúc tấn trước, sau đó phân toàn bộ phần còn lại cho Nhị trắc phúc tấn. Nếu đem so với đại ca và ngũ đệ của mình thì Tái Bác vừa không có thế lực vừa chẳng có tài lực, chỉ có một chức danh và một phần ba Khánh Thân vương phủ xa hoa.

Hồi Khánh Thân vương tạ thế, Khánh Thân vương phủ bị chia làm ba phần: Tái Chấn ở Đông viện, Tái Bác ở Trung viện, Tái Luân ở Tây viện. Nhưng chỉ mấy năm sau, Khánh Thân vương phủ bỗng gặp hỏa hoạn, kỳ lạ nhất là nguyên một tòa vương phủ to lớn như vậy song chỉ có Trung viện của Tái Bác là bị thiêu hủy toàn bộ. Bởi thế nên đã dẫn đến rất nhiều lời đồn đại.


Bình sinh Tái Bác lại là một dân chơi chính hiệu, ông thích gần gũi nữ sắc và đánh bạc, Tái Bác từng vung tiền xây phủ đệ riêng cho một kỹ nữ nổi tiếng thời đó, thậm chí còn ném ra một số tiền lớn chuộc thân cho cô nàng rồi cưới về nhà. Nhưng vận may của ông không lớn, vì đánh bạc mà thua hết cả gia sản, cuối cùng phu nhân của ông cũng bỏ ông. Năm Dân quốc thứ 24, Tái Bác qua đời vì bạo bệnh, vị "vương tử quý tộc đẹp trai nhất" này cũng không làm được nghiệp lớn nào lúc còn sống. Cuộc đời của một con người cứ thế mà lặng lẽ chấm dứt.

Tái Bác có hai người con trai tên là Phổ Quân và Phổ Minh. Sau khi Tái Bác qua đời, của cải trong nhà chẳng còn gì nên cuối cùng Phổ Minh cũng chỉ có thể sống nhờ nhặt nhạnh những gì còn sót lại. Hồi ấy báo chí Trung Quốc thường có những bài báo kiểu như "vương tôn công tử ngã ở cổng thành, quận chúa mệnh phụ ngã vào trăng hoa". Sau khi Thanh triều sụp đổ, đa phần hậu nhân đời Thanh đều sống rất khốn khó.

--------------------------------------------

Khánh thân vương gia Dịch Khuông


Một vị Trắc Phúc Tấn của gia Dịch Khuông

Thế Tự phi tiểu thiếp của Khánh Thân vương

Khánh Thân vương phủ
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11: C11: Chương 11


#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ MƯỜI MỘT


1. Cô bạn tôi đi cùng một vài người bạn đến Thiên Đàn (là nơi vua chúa đời Minh - Thanh thực hiện các nghi lễ tế trời) chơi, họ dạo một vòng trước cửa điện Kỳ Niên rồi chụp ảnh cho nhau. Khi ấy tầm ba bốn giờ chiều, trời vẫn còn rất nắng. Bỗng nó phát hiện tất cả mọi người đều có bóng, chỉ riêng một ông cụ đứng cách đó không xa là không có bóng. Nghe nói hình như ma không có bóng, nhưng ma sao lại xuất hiện lù lù giữa ban ngày ban mặt cơ chứ. Vì vậy sau khi chụp hình xong, nó kéo tay bạn nó rồi thấp giọng nói: "Lúc chụp, cậu chú ý nhìn sang ông cụ đằng kia, hình như ông ấy không có bóng".

Sau đó cô bạn kia giơ máy lên rồi chụp. Chụp xong, cô gái đó có hơi căng thẳng bước lại nói với nó rằng: "Không phải là không có, tớ trông thấy người khác chỉ có một cái bóng, nhưng hình như ông ấy có tận ba cái, chỉ là không quá rõ mà thôi, tớ có chụp lại được đây này". Rồi họ cùng mở ảnh ra xem, mở tấm ảnh mới vừa chụp được, thế nhưng... không có một ông cụ nào trong đó cả.

2. Tôi từng đi qua Ngọ Môn lúc trời tối, thấy có rất nhiều binh lính đứng gác, vì vậy tôi nghĩ chắc cũng không có gì đáng sợ, cơ mà nghe ai cũng nói Cố Cung rất âm u. Lần nọ, vào một buổi đêm tuyết rời đầy trời, tôi lái xe đến Ngọ Môn. Rất yên tĩnh. Tôi nằm trong xe ngắm cảnh sắc Ngọ Môn, nghe tiếng tuyết rơi đầy u buồn và cảm khái phong cảnh đẹp đẽ trước mắt.


Tôi đi đến Ngọ Môn rất nhiều lần, lúc mưa to sấm chớp cũng đi, thế nhưng chưa từng trông thấy "cái gì" cả. Lại nghe nói có rất nhiều người đến Bắc Hải (nằm ở phía Tây của Tử Cấm Thành là một trong những công viên lâu đời, rộng lớn và đẹp nhất ở Trung Quốc, là lâm viên hoàng gia của các triều đại như Liêu, Kim, Nguyên, Minh, Thanh) câu cá. Một lần nọ, có mấy người đến đó câu, mắt thấy trời sắp mưa nên mọi người vội dọn dẹp đồ nghề vừa mặc áo mưa vào. Xong xuôi thì trời cũng đổ mưa, họ chạy đến một quán ăn ven đường trú mưa. Có một người tay chân hơi chậm, khi những người chạy trước đã tới được quán ăn và quay đầu lại tìm kiếm thì thấy anh ta vẫn còn đang thu dọn đồ nghề, nhưng điều đáng nói ở đây là... đằng sau anh ta bỗng xuất hiện một người phụ nữ! Đáng nói hơn là... dường như người phụ nữ đó đang nói chuyện với anh ta! Nhưng vừa mới chớp mắt thì không thấy đâu nữa. Đợi anh ta bước vào quán ăn, mọi người mới hỏi anh ta rằng có phải sau lưng anh ta có một người phụ nữ hay không? Anh ta đáp lời: "Đúng thế, tớ cảm thấy đằng sau có ai đó đang nói, nhưng tớ không nghe rõ, vừa quay đầu thì phát hiện không có ai cả".

Bởi cô ta vốn không phải là người...


3. Hồi giờ tôi luôn nghe đồn rằng tuyến xe buýt 333 vườn Viên Minh (là một tổ hợp các cung điện và vườn nằm cách thành Bắc Kinh 8 km về phía tây bắc được xây vào thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, là khu nghỉ dưỡng của hoàng thất) đến Hương Sơn có xảy ra những chuyện rất quái lạ, hiện tại thì tuyến 333 ấy đã không còn tồn tại. Đây là chuyện tôi nghe được từ một người anh em, hồi mà còn tuyến 333 ấy, lần đó cậu ta đứng đợi xe ở Hương Sơn, do trạm dừng đó vừa mới mở nên có không ít người cũng đứng đợi xe như tôi, còn có cả những bác gái bác trai lên núi tập thể dục nữa. Có một chiếc xe dừng ở đó, không có nhiều người lên, chiếc xe vẫn còn đang đứng chờ. Cậu ta bước lên chiếc xe đó, nhưng cậu ta vừa mới bước một chân lên thì có một ông cụ kéo cậu ta xuống. Song chẳng hiểu sao cậu ta lại bước lên và ngồi xuống ở vị trí gần cửa trước, ngồi trước cậu ta là một người cùng lên một lượt với cậu ta, song cậu ta bỗng thấy gáy của người ngồi phía trước chảy đầy mồ hôi, hình như còn có hơi run rẩy. Cậu ta nhìn người nọ, người nọ len lén chỉ tay về phía tài xế và thấp giọng nói rằng: "Tài xế đó... không có chân...". Cậu ta nghĩ chắc người đó giỡn chơi thôi, không chân thì lái xe thế quái nào được. Song khi nhướng mắt nhìn thử thì quả thật cậu ta cũng trông thấy người tài xế đó không có chân. Cậu ta có hơi hoảng hốt nhưng sau đó đã bình tĩnh bước xuống xe cùng người nọ trước khi xe nổ máy. Hồi sau, chiếc xe đó rời đi, trên xe có tầm ba, bốn "người". Ông cụ đứng cạnh nói: "Thằng nhóc này, may mà mày xuống xe đấy". Sau đó cậu ta đợi một chiếc xe buýt khác, lúc chiếc xe buýt cậu ta ngồi đi ngang qua một nơi - hình như là nghĩa địa Vạn An, cậu ta nhìn thấy chiếc xe lúc nãy dừng ngay tại đó, và không một bóng người.

---------------------------------------------
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12: C12: Chương 12


#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ MƯỜI HAI

1. CHUYỆN KINH DỊ TRÊN TUYẾN XE BUÝT SỐ 375:

Đây là một câu chuyện rất nổi tiếng, từng xuất hiện trên rất nhiều các mặt báo với tiêu đề "Chuyện kinh dị trên tuyến xe buýt số 375". Song đã trải qua hơn hai mươi năm nên đã biến thể thành khá nhiều dị bản, thậm chí có phiên bản còn thay đổi nơi chốn thành Nam Kinh, Thanh Đảo,.. song phiên bản được lưu truyền rộng rãi nhất vẫn là phiên bản này:

Câu chuyện xảy ra vào một đêm khuya ngày 14 tháng 11 năm 1995 trên chuyến xe buýt số 375 (có phiên bản bảo rằng là tuyến 330, 331, 333), đêm rất lạnh, gió cũng rất lớn.

Một chiếc xe buýt chầm chậm ghé lại trạm dừng xe buýt trước Viên Minh Viên, đó là chuyến xe buýt cuối cùng của ngày. Trên xe có một bác tài xế khá lớn tuổi và một cô soát vé trẻ trung. Cửa xe mở ra, bốn hành khách lên xe gồm một cặp vợ chồng trẻ, một bà lão và một thanh niên. Sau khi lên xe, cặp vợ chồng ngồi ở hàng ghế đôi sau vị trí của tài xế, cậu thanh niên và bà lão lần lượt một trước một sau ngồi ở hàng ghế đơn bên phải.

Xe chạy về phía trạm cuối Hương Sơn...


Đêm càng thêm tĩnh lặng, bên tai chỉ có thể nghe thấy tiếng động cơ, trên đường gần như chẳng có ai, cũng không có chiếc xe nào qua lại, bởi đêm tháng 11 ở Bắc Kinh rất lạnh, huống chi là một đoạn đường hẻo lánh như thế này (hồi ấy đoạn đường đó cực kỳ hoang vu)

Xe tiếp tục đi tới, qua tầm hai trạm, lúc tới trạm cửa Bắc Cung là đã đi được hơn 300 mét, mọi người bỗng nghe thấy tài xế lớn tiếng mắng mỏ: "Mẹ nó, bình thường giờ này ngay cả một bóng ma cũng đ** thấy, hôm nay thật sự gặp ma cmnr, đm! Còn đ** thèm đứng chờ ở trạm chờ nữa chứ!". Lúc này mọi người mới trông thấy ở một nơi cách họ tầm 100 mét có hai bóng đen đang vẫy xe. Cô gái soát vé cất tiếng nói: "Thôi ngừng lại đi ạ, bên ngoài trời lạnh như thế, với cả tuyến này đã là tuyến cuối cùng rồi". (Mọi người nên biết khi đó tuyến đường từ Viên Minh Viên đến Hương Sơn quả thực có tuyến xe buýt này, với cả đã muộn như thế rồi, tài xế sẽ không chạy vào con đường hẻo lánh như vậy)

Xe dừng, có hai người bước tới, không, chính xác là ba người, bởi giữa hai người đó còn có một người nữa. Sau khi lên xe, họ chẳng nói gì cả, gồm một người tóc tai rối bời và luôn cúi thấp đầu, còn hai người còn lại mặc trường bào theo kiểu quan phục thời Thanh, mặt mũi cả hai đều trắng bệch. Mọi người ai nấy đều sợ hãi và hoang mang, duy chỉ có tài xế bình tĩnh tiếp tục lái xe tiến về phía trước.

Lúc này cô gái soát vé mở miệng nói: "Quý khách đừng sợ, có lẽ là gần đây có đoàn phim cổ trang, họ uống hơi nhiều nên không kịp thay quần áo mà thôi", mọi người nghe cô gái nói thế thì đều bình tĩnh trở lại. Chỉ có bà cụ kia là thường xuyên quay đầu nhìn ba người đằng sau với nét mặt cực kỳ nghiêm túc.

Xe vẫn tiếp tục đi...

Qua tầm ba bốn trạm nữa, đường xá vẫn rất yên tĩnh, gió vẫn lớn... Cặp vợ chồng trẻ kia đã xuống xe, tài xế và cô soát vé đang vui vẻ trò chuyện với nhau. Đúng lúc này thì bà cụ bỗng đứng dậy nhào tới trước mặt cậu thanh niên rồi tát bôm bốp lên mặt cậu ta như đang phát điên vậy, luôn miệng mắng rằng cậu thanh niên lúc lên xe đã lén trộm tiền của mình. Cậu thanh niên bực mình đứng dậy mắng lại bà cụ: "Bà đã lớn thế rồi mà sao lại ngậm máu phun người thế?". Bà cụ không nói gì, chỉ nhìn cậu thanh niên bằng cặp mắt giận dữ, vươn tay trái gắng sức níu lấy cổ áo cậu không chịu buông. Cậu thanh niên mặt đỏ phừng phừng không thốt nên lời. Bà cụ lại tiếp tục nói: "Đằng trước là đồn công an, chúng ta xuống đó để công an họ xử lý!". Cậu thanh niên sừng sộ đáp trả: "Đi thì đi, ai sợ ai!".

Xe ngừng, bà cụ kéo cậu thanh niên bước xuống xe. Nhìn theo chiếc xe buýt đã đi xa, bà cụ thở dài một hơi nhẹ nhõm. Cậu thanh niên vội hỏi: "Đồn cảnh sát ở đâu?", bà cụ nói: "Đồn cảnh sát gì chứ! Bà già này vừa mới cứu mạng cậu đấy!"


Cậu thanh niên vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra: "Bà cứu mạng tôi gì chứ. Tôi thì sao, không phải tôi vẫn đang sống sờ sờ à?"

Bà cụ: "Ba người vừa lên xe lúc nãy không phải là người, mà là ma!"

Cậu thanh niên: "Bà bị điên à!", nói xong liền xoay người muốn đi.

Bà cụ: "Cậu không tin cũng không sao, nhưng để tôi nói hết đã!". Cậu thanh niên dừng lại, bà lão nói tiếp, "Lúc họ vừa mới lên xe là tôi đã nghi ngờ rồi, vì thế tôi mới không ngừng quay ra sau nhìn họ. Nói ra cũng thật trùng hợp, nhờ gió từ cửa sổ thổi vào nên tôi mới thấy được tất cả. Gió thổi tốc lên bộ trường bào của hai người kia, tôi thấy họ không có chân."

Cậu thanh niên mở to mắt nhìn bà cụ, mặt mũi đổ đầy mồ hôi, không thốt lên được lời nào. Bà cụ nói: "Ngây người làm gì, còn không mau báo cảnh sát đi!"

Ngày hôm sau, trạm điều hành xe buýt báo án: đêm qua, tài xế và nhân viên soát vé của một chuyến xe buýt cuối mất tích. Cảnh sát cấp tốc điều tra và liên lạc ngay với cậu thanh niên đêm qua đã báo án và bị cảnh sát nghi là "bị tâm thần". Hai tiếng sau, họ đã tìm được cậu thanh niên và bà cụ kia. Ngay đêm đó, các báo của Bắc Kinh nhanh chóng đưa tin về vụ việc này và tiến hành phỏng vấn bà cụ và cậu thanh niên nọ.

Ngày thứ ba, cảnh sát phát hiện chiếc xe buýt mất tích ngay tại khu vực gần đập nước Mật Vân, cách Hương Sơn hơn 100 km. Trong xe có ba xác chết đã thối rữa nghiêm trọng, đồng thời cũng tồn tại rất nhiều điểm đáng ngờ:


Thứ nhất: Xe buýt không thể chạy hơn 100 km sau khi đã chạy suốt cả ngày trời được (vì mỗi một ngày, một chiếc xe buýt chỉ có một lượng xăng cố định để di chuyển đủ chuyến đã quy định mà thôi), và cảnh sát phát hiện bên trong bình xăng không phải là xăng mà là máu tươi.

Thứ hai: Càng khó hiểu hơn là những thi thể được phát hiện chưa tới hai ngày mà đã thối rữa nghiêm trọng, thậm chí ngay cả mùa hè thì cũng không thể xảy ra hiện tượng này, sau khi kiểm chứng thì cũng xác định chắc chắn không có sự nhúng tay từ phía con người.

Thứ ba: Cảnh sát đã kiểm tra chặt chẽ các camera theo dõi trên các tuyến đường đến Mật Vân nhưng không hề phát hiện được manh mối nào.

Chuyện này đã gây rúng động toàn bộ giới y học và ngành cảnh sát ở Bắc Kinh. Nếu không tin mọi người có thể đi hỏi những người lớn tuổi ở Bắc Kinh là sẽ biết ngay thôi.

2. CƯ DÂN MẠNG ĐÍNH CHÍNH VỀ THÔNG TIN MA QUÁI TỪNG XẢY RA NÀY:

NGƯỜI QUA ĐƯỜNG A: Vì câu chuyện này đã được đăng đi đăng lại rất nhiều lần nên đã sớm không tìm thấy được bản gốc. Vì câu chuyện này được báo chiều Bắc Kinh đưa tin, họ đã phỏng vấn cậu thanh niên và bà cụ đó nên tài liệu khá có căn cứ, cho nên những gì mà người viết ghi chép là hoàn toàn sát với thực tế. Song các netizen đã tìm ra được khá nhiều sơ hở trong câu chuyện này ví như: Nếu thời điểm diễn ra sự việc là tháng 11 rất lạnh lẽo thì tại sao lại mở cửa sổ? Nếu cửa không mở nhiều thì sao gió thổi lọt vào đủ để thổi phốc trường bào của hai con "ma" đó lên? Vì vậy chỉ riêng việc gặp ma và gió to đã rất mâu thuẫn với nhau rồi.

Netizen còn moi ra được khá nhiều điểm đáng ngờ nữa. Đầu tiên là số lượng xác chết được phát hiện thấy, tổng cộng có ba người, nếu tính luôn cả tài xế và cô gái soát vé thì vẫn còn dư lại 1 thi thể là người có "tóc tai rối bời" ấy, còn hai người mặc sườn xám là ma nên đã biến mất rồi, thế nhưng bà cụ lại đinh ninh rằng cả ba đều là ma. Bất kể phải là ma hay không thì lời khai của bà cụ chắc chắn có chỗ sai, chứng cứ của bà ấy lại càng không thể tin, chí ít là thật sự có xác chết nhưng ma quỷ thì chưa chắc có. Với cả thời trước không có máy quẹt thẻ xe buýt nên ai lên xe cũng phải mua vé, thế nhưng nhân viên bán vé lúc đối diện trực tiếp với họ lại không hề nói gì, tài xế cũng không nốt, và việc họ có thể nhìn thấy "hai người" có thể di chuyển và cử động không có gì kỳ lạ, nên không thể chứng minh được đó là ma.

NGƯỜI QUA ĐƯỜNG B: Mỗi khi kể lại chuyện này thì ai nấy cũng sợ mất mật, có nhiều phiên bản lắm và những tuyến thường hay được nhắc tới là 330/331/346/375, với cả phiên bản nào cũng kể rằng gặp ma lúc đi ngang qua trạm dừng ngay trước cửa Bắc Cung. Nhưng thật ra chuyện này không đúng.

Tuyến 375 đầu tiên được mở có lộ trình bắt đầu từ cửa Tây Trực đến cửa Bắc Cung của Di Hòa Viên, sau đó người ta còn mở thêm một chuyến 375 tăng cường nữa từ cửa Tây Trực đến đại học quốc phòng. Về sau lại tiếp tục mở rộng tuyến đường ra, kể từ đó tuyến 375 chính thì đi từ cửa Tây Trực đến Hàn Gia Xuyên (một thôn quê nhỏ cách rất xa Bắc Kinh), còn tuyến tăng cường thì đi từ cửa Tây Trực đến cửa Bắc của trường trung ương Đảng. Chuyến tăng cường sẽ không đi ngang qua cửa Bắc Môn mà đi về phía Tây Viên Minh Viên, sau này thì kéo dài thêm đến tận trạm Vĩnh Phong.


330 là tuyến cũ đi đến khu Hải Điến, trước kia tuyến này đi từ Di Hòa Viên đến Tây Tiểu Doanh, cùng đường với tuyến 346 đi từ Di Hòa Viên đến nông trường Tây Sơn. Đầu năm 2005 thì tuyến 330 mở rộng lộ trình về hướng Bắc. Sau đó trạm cuối của tuyến 346 chính thức được đổi tên và dùng đến tận nay, tuyến 330 đi từ Di Hòa Viên đến Hậu Sa Giản, tuyến 346 xuất phát từ Di Hòa Viên đến Phượng Hoàng Lĩnh. Các tuyến 330/346/375 đã từng được điều chỉnh tuyến đường và tên trạm nhưng trước nay trạm cuối chưa từng nằm ở khu vực Hương Sơn, với cả lộ trình của những tuyến này cũng chưa bao giờ đi ngang qua Hương Sơn.

Năm 1995, 331 là tuyến đường đến cửa Nam của Viên Minh Viên, thuộc tuyến vào thành phố. Năm ấy tuyến đến Hương Sơn là tuyến 333, là từ cửa Nam của Viên Minh Viên đến Hương Sơn và có đi ngang qua cửa Bắc Cung. Đây là tuyến cũ đi từ phía đông đến Hương Sơn, tuyến xe nhắc đến trong câu chuyện chính là tuyến xe này.

Đến năm 2000, 333 hợp nhất thành một tuyến với 331, 331 chính thức trở thành tuyến chung. Các tuyến đường cũng bị thay đổi, song Viên Minh Viên không còn là trạm cuối nữa, về sau trạm bên Viên Minh Viên trở thành nơi giữ xe. Nhưng do nhà nước trùng tu lại Viên Minh Viên và sửa chữa lại tuyến đường sắt số 4 nên bãi xe đó đã bị phá dỡ. Tuyến 333 cũng bị dẹp bỏ.

Lúc xóa bỏ tuyến xe này, tuyến 355 tăng cường đã được đổi tên thành tuyến 333 và điều chỉnh luôn cả tuyến đường vòng. Tuyến 333 mà hiện giờ chúng ta nhìn thấy không hề liên quan gì đến tuyến 333 từng đến Hương Sơn. Về sau báo chí moi lại chuyện này và nhắc đến tuyến 331, song trên thực tế là do bởi đoạn đường phía Bắc của tuyến 331 đã đã thay thế tuyến 333 cũ nên chuyện năm đó cũng không hề liên quan gì đến tuyến 331 bây giờ.

Đại thể là như thế. Những tuyến xe như 330/ 375 hay 346 được đề cập bên trên đều sai cả, ít ra nói 331 nghe còn đáng tin hơn, nhưng tuyến 331 hồi ấy không hề nối đến Hương Sơn. Nên tuyến cuối cùng đó vốn không chạy đến đập Mật Vân, mà người ta cũng không hề phát hiện thấy thi thể nào thối rữa cả... Là do truyền thông thêm mắm dặm muối mà thôi. Hồi ấy TV báo đài cũng không đưa tin cặn kẽ về vụ việc này mà là đứng ra bác bỏ tin đồn và kêu gọi mọi người đừng tin!

-----------------------------------------

Hình bên dưới là chiếc xe buýt của tuyến 375 trong truyền thuyết...

Đây là bài báo sứ Trung đưa tin không lấy ảnh ghép đâu nha
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13: C13: Chương 13


#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ MƯỜI BA: CÓ LẼ TÔI ĐÃ TỪNG Ở ĐÂY

Hồi bé, tôi từng cùng người thân đến Bắc Kinh chơi. Tôi không nhớ được thời gian cụ thể, chỉ nhớ lúc ấy tôi đang vui chơi rất hào hứng thì bỗng đi lạc vào một lối đi rất dài rất dài, hai bên là hai bức tường màu đỏ rất cao và cũng rất dài. Ở đó, ngoại trừ tôi thì chẳng có ai cả, có cảm giác như toàn bộ Cố Cung rộng lớn này chỉ có mỗi mình tôi. Song chẳng hiểu sao tôi lại không cảm thấy sợ hãi.

Đi một hồi, tôi chợt thấy một cánh cửa lớn ngay giữa một bức tường, bên trên có viết ba chữ gì đó bằng tiếng Mãn, tôi đọc không hiểu. Tôi nhòm vào trong qua khe cửa, đó là một tứ hợp viện nhỏ (là một kiểu nhà truyền thống của Bắc Kinh, xây bốn mặt đông tây nam bắc trông như một chiếc hộp lớn vậy) khá hoang vu, có nơi cỏ dại mọc cao đến tận thắt lưng.


Tôi đẩy mở cánh cửa, tuy cửa đã được khóa bằng xích sắt nhưng vẫn có thể đẩy hé ra được một cái khe đủ để chui vào. Khi đó tôi chẳng hề nghĩ ngợi gì, cứ chui người vào thôi. Bình thường tôi khá nhát gan, không bao giờ đến những nơi không người, nhưng hôm ấy tôi lại thay đổi, bỗng chốc trở nên can đảm, đến giờ tôi cũng chẳng hiểu tại sao.

Sau khi bước vào, tôi mới phát hiện ra bên trong viện tử đó còn tồn tại một cái giếng nhưng miệng giếng đã bị che khuất bởi rất nhiều cỏ dại. Lòng tôi bỗng sinh ra cảm giác như đã từng quen, như đã từng ở đây rồi. Tôi bước lên bậc tam cấp, đẩy cửa chính căn phòng ra như một thói quen, tùy ý như đang ở nhà của chính mình, nhưng căn phòng ấy đã bị khóa lại bằng xích. Tôi ghé mắt nhìn vào bên trong qua khe cửa. Bên trong rất tối, song tôi lại có thể trông thấy rất rõ đại thể. Căn phòng rất bừa bộn, đồ đạc phủ đầy bụi song lạ là dường như tôi có thể nhìn thấy rất rõ dáng vẻ trước kia của chúng.

Tôi đi về hướng phòng phía Đông, càng đi càng có cảm giác muốn bật khóc, chẳng hiểu sao trong lòng lại tha thiết muốn gặp một người phụ nữ, nhưng tôi lại không nhớ nổi dáng hình của người phụ nữ ấy. Có lẽ khi tôi nói điều này mọi người sẽ cảm thấy rất quái lại, thậm chí còn mắng tôi điên, nhưng lúc đó, tôi đã suy nghĩ như thế này:

Tôi muốn gặp người đó...

Dường như người đó rất quan trọng với tôi...

Dường như người đó đang đợi tôi đến tìm...


Nhưng... đáng tiếc... tôi không nhớ người ấy là ai, người ấy trông như thế nào...

Tôi bước tới trước cửa căn phòng phía Đông rồi đứng im như phỗng, cũng không dám bước tới đẩy cửa ra, càng không dám lùi về phía sau, tôi chỉ đứng đó và khóc, khóc rất đau đớn, khóc rất thương tâm... Kiểu khóc này rất khác với kiểu khóc lúc bị bố đánh vì điểm kém, đó là kiểu khóc của sự sợ hãi... Mà khi ấy, lòng tôi cũng dấy lên một cảm giác rất quái lạ. Sau này tôi cũng từng yêu, lúc tôi cãi nhau với bạn gái và ôm đầu khóc nức nở, tôi lại gặp lại cảm giác này, đây là cảm giác rất khó diễn tả, giống như nghe thấy tiếng trái tim mình đang khóc.

Chẳng biết tôi khóc bao lâu, loáng thoáng còn nghe thấy được có tiếng ai đấy khóc hòa cùng với tiếng khóc của tôi. Tôi muốn đáp lời nhưng sau khi cẩn trọng lắng nghe thì lại phát hiện tiếng khóc ấy không giống với tiếng khóc của tôi, đó là tiếng của một người phụ nữ, rất giống với tiếng nghẹn ngào mỗi khi lớp phó văn nghệ Tiểu Lệ của lớp tôi khóc lóc. Lúc bấy giờ tôi mới thấy sợ.

Tôi xoay người chạy ra ngoài, lúc ra đến cửa, tôi cạy cửa tới mức tay rỉ máu. Tôi liều mạng chạy dọc lối đi dài, nhưng vẫn nghe rất rõ tiếng thở dài ai oán từ phía sau.


Tôi không nhớ mình đã chạy thoát bằng cách nào, chỉ nhớ càng lúc càng có nhiều người hơn, và cuối cùng trông thấy được bố mẹ đang lo lắng kiếm tìm tôi. Tôi vừa chạy đến chỗ họ thì liền có cảm giác như đã chạy về được thế giới của mình. Tôi kể lại chuyện này cho bố mẹ nghe, ánh mắt của họ rất lạ, chỉ dặn dò tôi không được nói lung tung cho ai nghe.

Trưởng thành rồi, tôi từng đến Bắc Kinh thêm mấy lần nữa, lần nào cũng đến Cố Cung tìm kiếm viện tử nọ, cũng nhiều lần đi tìm những nhân viên công tác lão thành trong Cố Cung thăm hỏi, tra cứu rất nhiều bản đồ, rảo bước khắp ngõ ngách của Cố Cung, thế nhưng vẫn không tìm thấy, giống như vốn không tồn tại nơi đó vậy.

Bây giờ thì tôi đã kết hôn rồi, cũng đã có con, lúc này bố mẹ tôi mới nói cho tôi hay. Lúc tôi đầy tháng, gia đình từng thỉnh một đại sư rất nổi tiếng đến xem tướng số cho tôi, nhưng khi bà ta vừa thấy tôi thì mặt mũi liền tái nhợt, hai chân mềm nhũn quỳ lạy tôi, sau đó bỏ đi mà chẳng nói chẳng rằng. Hôm sau, mắt của bà ấy bị mù.

---------------------------
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14: C14: Chương 14


#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ MƯỜI BỐN


1. Từng có một du khách đến Cố Cung chơi, đúng năm giờ rồi mà du khách đó vẫn chưa ra khỏi Cố Cung, nhân viên công tác cũng không biết còn có một người chưa ra về. Hôm sau, nhân viên mới phát hiện ra du khách đó ở trong một tòa điện lớn, song người nọ giờ đã không còn nhịp thở, chỉ là một khối thi thể lạnh như băng, chết bất đắc kỳ tử ngay trong đêm đó. Sau khi kiểm tra thi thể thì bên pháp y đưa ra kết luận chết do nhồi máu cơ tim. Người đó tuổi còn rất trẻ, trước kia cũng không có tiền sử bị bệnh tim, nhưng lượng Adrenaline (là một hoocmon có tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm, được sản xuất bởi cơ thể khi bạn sợ hãi, tức giận hay hưng phấn khiến nhịp tim của bạn đập nhanh hơn, co mạch, tăng huyết áp, giãn khí quản,... và đây cũng là một chất thường dùng trong y học song chất này chỉ được sử dụng bởi cán bộ y tế vì liều điều trị rất gần với liều gây tử vong) lại cao hơn người bình thường gấp 5 lần, biểu cảm lúc chết của người này ngập tràn sự đau khổ và sợ hãi, nói chính xác hơn là bị... dọa chết. Có lẽ người đó đã không may nhìn thấy= được điều gì đó kinh khủng.

2. Nghe đâu khi mở cửa đại điện, có nhân viên công tác còn sợ hãi đến mức đã gào to lên rằng: "Mở cửa đây! Xin lỗi vì đã quấy rầy chư vị".

3. Hồi tôi tầm năm tuổi, lúc ấy nhà cũ của gia đình tôi còn ở khu Hoàng Thành, cụ thể là ở khu Cảnh Sơn (là một ngọn đồi nhân tạo ở thành phố Bắc Kinh, tọa lạc ở quận Tây Thành, phía Tây Thiên An Môn, nằm ở hía chính bắc của Tử Cấm Thành, trục trung tâm của Bắc Kinh, ban đầu nó là một vườn của hoàng gia, hiện là một công viên với tên gọi Công viên Cảnh Sơn, vị vua cuối cùng của nhà Minh là Minh Tư Tông Sùng Trinh đã tự vẫn tại đây bằng cách treo cổ vào năm 1644) tại một đại tạp viện - nơi ở dành cho hạ nhân trong cung thời trước. Thời ấy những căn đại tạp viện này vẫn chưa bị dỡ bỏ.


Hôm nọ bố tôi về muộn nên mẹ dỗ tôi ngủ trước. Trẻ con năm tuổi thường ngủ rất sâu, nhưng hôm ấy tôi lại tỉnh giấc bởi tiếng chong đèn của bố, thế là tôi bèn dụi mắt trở người ngồi dậy. Cái giường tôi ngủ đối diện với cửa chính, chong đèn xong, bố tôi đến bên giường rồi đứng nói gì đó, song tôi lại thấy có một người khác đang đứng ngay tại bậc cửa, người đó rất thấp, cao tầm tôi, trên mặt bôi vẽ gì đó trông như lối trang điểm trong kinh kịch (là một thể loại kịch của Trung Quốc) vậy, nhưng mặt mũi thế nào thì tôi lại không nhớ được, ngược lại còn cảm thấy xấu xí.

Ban đầu tôi dụi mắt hỏi bố rằng: "Người đứng ngoài cửa là ai thế bố ơi?", nhưng không ai trả lời tôi. Tôi kiên trì hỏi thêm ba bốn lần nữa nhưng bố mẹ vẫn không quay đầu để ý đến tôi. Chuyện sau đó thì tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ rất rõ rằng bố tôi cầm gối ném ra cửa, hình như còn ném mấy thứ khác nữa, có vẻ như đang đánh đuổi người đó đi. Sau đó thì đèn dần tắt, trời tối mù, tôi chẳng thấy gì nữa cả rồi chìm dần vào giấc ngủ say. Chuyện này vẫn luôn tồn tại trong trí nhớ của tôi nhưng tôi vẫn luôn rất nghi ngờ không biết đó liệu có phải là mơ hay không, vì thế tôi chẳng bao giờ đề cập chuyện này với bố mẹ. Mãi đến ba năm trước, trong một lần trò chuyện phiếm với mẹ, tôi có vô tình nói rằng: "Đời này con chưa bao giờ gặp ma cả". Mẹ bỗng trả lời: "Tào lao, hồi xưa còn ở Cảnh Sơn chẳng phải mày từng thấy còn gì?". Tôi ngẩn người hỏi lại mẹ: "Không phải đêm đó con nằm mơ à?". Mẹ nói: "Mơ thế nào được? Đó không phải ma thì là gì?".


-----------------------------------------------------

Hình ảnh bên dưới là Văn Uyên Các của Tử Cấm Thành vào năm 1901, đây cũng là một trong những hình ảnh nằm trong series ảnh hiếm "Hoàng cung triều Thanh" do một nhiếp ảnh gia người Nhật đã có cơ may chụp lại được mà sắp tới mình sẽ giới thiệu với các bạn. Đó sẽ là một album riêng với những thước ảnh về một Tử Cấm Thành rất khác, một Tử Cấm Thành hoang tàn và mục nát đến cùng cực như hòa cùng sự hấp hối của một vương triều Đại Thanh từng rất huy hoàng...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15: C15: Chương 15


#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#Yên_dịch_và_viết

ĐÊM ĐẶC BIỆT


Năm 1900-1901, lúc liên quân tám nước tiến công Bắc Kinh, một nhiếp ảnh gia tên là Ogawa Kazuma đã theo chân quân Nhật đi vào bên trong tòa Tử Cấm Thành cao quý và thần bí nhất thời bấy giờ, đồng thời chụp lại những thước ảnh hiếm về một Tử Cấm Thành rất khác, một Tử Cấm Thành hoang tàn và mục nát đến cùng cực như hòa cùng sự hấp hối của một vương triều Đại Thanh từng rất huy hoàng...

Đây cũng là khoảng thời gian vua Quang Tự và thái hậu Từ Hy chạy trốn khỏi Bắc Kinh, để lại cảnh tượng Tử Cấm Thành tan hoang không ai săn sóc, cỏ mọc thành bụi, tường thành loang lổ,...





 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16: C16: Chương 16


#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ MƯỜI LĂM


Ở phía Tây của Tử Cấm Thành có một "quần thể" các cung được mệnh danh là Tây Lục Cung, là nơi ở dành cho các phi tần hậu cung đời Thanh. Tây Lục Cung gồm cung Trữ Tú, cung Dực Khôn, cung Vĩnh Thọ, cung Hàm Phúc, cung Trường Xuân và điện Thái Cực. Hơn non nửa sinh hoạt thường ngày của thái hậu Từ Hy đều ở Tây Lục Cung. Đó là những nơi có âm khí nặng nề nhất và không bao giờ thiếu những chuyện kỳ quái. Diện tích chung của Tử Cấm Thành là hơn 720 nghìn mét vuông, song hiện nay mở cửa cho du khách tham quan chỉ tầm 400 nghìn mét vuông.

Bởi Tử Cấm Thành có quá nhiều bí ẩn nên biết bao lời đồn đại đã nổi lên, ví như 5 giờ chiều là khoảng thời gian Tử Cấm Thành đóng cửa không cho khách vào tham quan nữa. Nghe nói đó là lúc âm khí nặng nhất, thậm chí ngay cả đi tuần người ta cũng phải dùng chó săn. Nghe đồn oan hồn thường "ra" ngoài "dạo chơi" lúc nửa đêm, nơi thường gặp nhất là ở các con đường quanh Tây Lục Cung. Có người kể lại rằng hồi mới giải phóng, những người vào Tử Cấm Thành lúc nửa đêm thường biến mất, lại có lời đồn rằng lúc trời mưa gió nổi sấm nổi chớp từng có người thấy trên tường xuất hiện một cái bóng, đó là bóng của một người phụ nữ, cô ta đang xoay người cầm lấy thứ gì đó. Còn có chuyện tầm hai ba giờ sáng sẽ hay nghe thấy tiếng phụ nữ khóc, vân vân... Song tất cả cũng chỉ dừng lại ở mức "lời đồn", tuy vậy, như một luật bất thành văn, mặt trời vừa lặn là Tử Cấm Thành đóng cửa.

Ở Tử Cấm Thành có một con đường tên là "đường âm dương". Đó là những con hẻm dài hun hút với những bức tường cao màu đỏ. Sở dĩ gọi là đường âm dương là vì vào đêm trăng sáng, trên mặt đất của những con hẻm ấy sẽ bị chia thành hai phần sáng tối, nghe nói ma sẽ đi trên những con đường này, song những con ma này cũng rất có "lề lối quy củ", nó sẽ tránh con người và sẽ không đi vào phần đường của con người. Hoặc là bạn đi bên sáng, hoặc là bạn đi bên tối, chứ nếu bạn đi một bước sáng (dương) một bước tối (âm) hay đi giữa lằn ranh sáng tối thì ma sẽ không có chỗ đi, nó sẽ nổi giận.


Chuyện kể rằng vào một ngày đầu thập niên tám mươi, có một người ở trong khu vực nhà ở dành cho người lao động ngay tại trong cung, đó là một chàng trai khỏe mạnh hơn ba mươi tuổi, trong lúc tán gẫu cùng những người khác thì có đề cập đến con đường âm dương này, anh ta cực kỳ không tin về ma quỷ, tuy không cao ráo nhưng được cái rất tráng kiện, anh ta có nước da ngăm ngăm, nghe đâu một bữa cơm có thể ăn được tám cái bánh bao và một tô cơm cùng lúc. Để chứng minh bản thân không tin vào ma quỷ, anh ta bèn vỗ ngực nói rằng tối đó sẽ đi tới đường âm dương, dù ai khuyên thế nào cũng không nghe. Sớm hôm sau mọi người tò mò hỏi han xem thế nào. Anh ta vốn là người thích hay nói đùa nhưng không ngờ hôm ấy lại nói rằng: "Mọi người đừng nhắc tới chuyện này nữa, đừng nói gì hết cả, tôi sau này ngay cả nhắc cũng không dám nhắc ấy!. Lúc thốt ra những lời này thì mặt mũi anh ta trắng bệch, cả người run rẩy. Mọi người thoạt trông là biết ngay có chuyện chẳng lành liền vội hỏi đầu cua tai nheo.

Hóa ra lúc sẩm tối ngày hôm qua, khi anh ta đang nấu cơm thì nghe có tiếng ai đó thủ thỉ bên tai: "Nghe nói ngươi muốn đi đường âm dương?". Anh ta xoay đầu. Không có ai cả. Tưởng bản thân nghe nhầm nên anh ta lại tiếp tục cúi người vo gạo, song tiếng nói kia lại vang lên lần nữa: "Có phải ngươi muốn đi đường âm dương không?". Đến lúc này thì anh ta sợ tới mức kêu ré lên, ngay cả nồi gạo cũng hất đổ rồi chạy vội vào phòng. Mẹ anh ta thấy thế bèn gào to gọi hàng xóm, không ai thấy tận mắt chuyện xảy ra, cũng chẳng biết thật hay giả nên chỉ đành cùng nhau chung tay dọn dẹp rồi mạnh ai về nhà nấy.


Mọi người nghe xong tưởng là anh ta sợ không dám đi nên cố ý tới hỏi những nhà hàng xóm chung quanh, kết quả ai nấy cũng đều kể rằng khi đó anh ta nằm trên giường, ngay cả nói cũng nói không ra lời. Từ đó trở về sau, sức khỏe của anh ta càng ngày càng yếu, sức ăn cũng giảm, bệnh tật liên miên.

--------------------------------------
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17: C17: Chương 17


#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ MƯỜI SÁU


Tôi mãi nhớ cái đêm tháng Bảy năm 1999 đó, bởi khi ấy chỉ còn cách ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng đúng hai tháng nên nhà nước đã tiến hành một đợt trùng tu không nhỏ lại Cố Cung. Ngay cả viện bảo tàng Cố Cung cũng hạn chế lượng khách tham quan nên khoảng thời gian đó Cố Cung khá vắng vẻ.

Tôi có một người bạn là một kiến trúc sư nổi tiếng cũng tham gia công tác trùng tu, lúc đó tôi cũng đúng lúc đến Bắc Kinh chơi nên đã ghé nhà cậu ấy ở tạm mấy hôm. Một ngày nọ cậu ấy gọi điện cho tôi bảo cậu ấy bỏ quên một tấm bản vẽ ở nhà và nhờ tôi mang hộ đến Cố Cung chứ cậu ấy hiện không thể về nhà được. Bạn bè với nhau cả, chút chuyện nhỏ này lại chẳng to tát gì (chủ yếu là khi ấy tôi vẫn chưa tới Cố Cung lần nào nên cũng muốn đến xem thử), thế là bèn cầm bản vẽ mang đến Cố Cung. Chắc mọi người cũng biết giao thông ở Bắc Kinh như nào rồi đấy, quả là rất... tràn trề cảm xúc, mãi đến tầm bảy giờ tối tôi mới lết được tới nơi.

Xe dừng lại trước cửa Đông Hoa, tôi cầm bản vẽ đến khu vực đang trùng tu, các căn phòng ở Cố Cung khá giống nhau, căn phòng tôi đến cũng không khác mấy, tôi cũng không biết tên căn phòng đó là gì, chỉ thấy trước cửa có đặt một tấm biển báo đang sửa chữa.

Sau khi bước vào phòng, tôi đưa bản vẽ cho cậu bạn. Cậu ấy nói rằng cậu ấy làm chút xíu nữa là có thể đi được rồi, dù sao thì tôi cũng chưa từng đến Cố Cung lần nào hay là tranh thủ cơ hội lần này đi dạo một lát, xong rồi tí cùng nhau ăn cơm. Nói đoạn cậu ấy đưa thẻ công tác của cậu ấy cho tôi, bảo là chỉ cần đeo lên là sẽ không ai hỏi gì cả, rất tiện lợi, nhưng tuyệt đối đừng cởi ra. Tôi vui vẻ cầm thẻ đi ra ngoài, lòng phấn khởi nghĩ rằng quá tuyệt.

Tôi đi lòng vòng tầm 20 phút thì đi đến gần khu vực sân gần cửa Thái Hòa. Lúc tôi đang ngắm nghía phong cảnh ở cửa Thái Hòa thì chợt trông thấy có rất nhiều người đang đứng trước điện Thái Hòa, ước chừng cũng khoảng 50 người. Vì vị trí tôi đứng cách điện Thái Hòa quá xa nên chỉ thấy những người đó mặc đồ đen chứ cũng chẳng biết họ đang làm gì. Lúc đầu tôi còn tưởng họ là nhân viên thi công nên cũng tò mò muốn đến xem họ tu sửa ra sao, vì vậy đã đi về phía họ. Song đương lúc tôi cảm thấy sắp đến nơi rồi thì những người đó bèn bước vào bên trong đại điện, tốc độ rất nhanh khiến tôi không theo kịp. Với cả trời cũng đã tối mà những người đó cũng không đốt đèn (khi ấy tôi còn ngỡ là đại điện của Cố Cung không được kéo điện là vì nhà nước muốn giữ gìn bản sắc vốn có của nơi này).


Lúc tôi bước lên bậc đá ngoài điện, không một ai nhận ra, ngay cả một chút âm thanh cũng không, cực kỳ yên lặng. Tôi bước vào đại điện, bên trong tối mù không một bóng người. Vẻ tối tăm ấy cực kỳ bí ẩn, thậm chí là kinh khủng, sự âm u bao trùm này thật khiến người ta khó bề tưởng tượng sự bề thế và huy hoàng từng có trăm năm trước.

Lạ nhỉ? Người đi đâu hết rồi? Dù có đi cũng không thể đi nhanh thế chứ. Tôi lại vòng ra sau đại điện, ngoại trừ một mảnh sân rộng thì ngay cả một bóng người cũng không. Khi đó tôi cũng không suy nghĩ gì nhiều, bởi đây là lần đầu tiên tôi đến Cố Cung chơi, chắc có lẽ ở đây có con đường nào khác mà tôi không biết. Tiếp đó tôi lần theo đường cũ đi về, nghĩ chắc cậu bạn kia cũng đã xong việc rồi. Nhưng sau khi bước xuống bậc đá, đi thêm hai phút nữa, tôi bỗng quay đầu lại... Ôi mẹ ơi! Những người đó đang làm gì thế kia? Họ xuất hiện từ đâu thế? Vẫn là 50 người mặc bộ áo dài đen thẫm ấy. Khi đó đầu óc tôi có hơi choáng váng, tôi đi từ trên xuống cao lắm cũng chỉ 3 hay 4 phút là cùng, mấy người này đều rơi từ trên trời xuống à? Đương lúc tôi đang phát bực thì đầu óc bỗng tỉnh táo lạ thường, tôi nhận ra tất cả họ đều quay lưng về phía tôi, không quay đầu lại, cũng chẳng nói năng gì, lúc tôi đi vào cũng chẳng ai bước ra hỏi tôi tới đây làm gì.

Khi ấy tôi chẳng hề tin mấy chuyện ma quái song vẫn luôn cảm thấy có gì đó là lạ. Trở về, tôi mang chuyện này ra kể cho cậu bạn của mình nghe. Cậu ấy nhìn tôi hồi lâu rồi dặn đừng nói với ai cả, tự bản thân mình biết là được rồi, dù có nói cũng chẳng ai tin đâu, chưa biết chừng là duyên phận cũng nên vì trước đó cũng có một vài nhân viên công tác từng thấy qua một vài "thứ" tương tự. Mà sau chuyện đó bản thân tôi cũng không có thay đổi gì, có lẽ thật sự là do duyên. Chẳng là tôi quả không thể giải thích được việc này, chẳng nhẽ là ảo giác? Nhưng giờ đây nghĩ lại, thật quá chân thực, ngay trước mắt cơ mà. Dù trôi qua đã lâu nhưng mỗi khi hồi tưởng tôi vẫn có cảm giác rợn cả tóc gáy.


--------------------------------------

Dưới đây là hình ảnh điện Thái Hòa nhìn từ cửa Thái Hòa được chụp vào năm 1946.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18: C18: Chương 18


#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ MƯỜI BẢY: VĂN TÚ

Chắc hẳn quý vị đều biết, Phổ Nghi là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh nói riêng và chế độ phong kiến Trung Quốc nói chung, ngoài hoàng hậu Uyển Dung, ông còn có một người vợ khác tên là Văn Tú.


Ngạc Nhĩ Đức Đặc Văn Tú có biểu tự* là Huệ Tâm, tự hiệu là Ái Liên, là người dân tộc Mông Cổ, xuất thân từ gia tộc Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị của Mãn Châu Tương Hoàng kỳ thuộc Thượng Tam kỳ. Ông nội của Văn Tú là Ngạc Nhĩ Đức Đặc Tích Trân - một vị quan giàu có và danh vọng, song đến đời của cha Văn Tú là Ngạc Nhĩ Đức Đặc Đoan Cung, gia đình dần dần sa sút, Đoan Cung cũng qua sớm qua đời, một mình mẹ Văn Tú là Tưởng Thị (vợ kế) phải nuôi ba đứa con (Văn Tú và hai con gái của vợ cả). Năm 1916, Tưởng Thị gửi Văn Tú lúc bấy giờ 8 tuổi đến học tại trường tiểu học Hoa Thị, đồng thời đổi tên thành Phó Ngọc Phương. Văn Tú thiên tư thông minh, bà học rất giỏi, lại rất chăm chỉ và hiếu thảo.

Năm 1921, Phổ Nghi tròn 16 tuổi và đã đến tuổi lập hậu. Nhân cơ hội này, Ngạc Nhĩ Đức Đặc Hoa Kham (chú của Văn Tú) đã lấy ảnh của bà đem gửi vào phủ nội vụ với tham vọng muốn khôi phục lại phong quang cho dòng họ mình. May mắn (hay chẳng biết là không may), Văn Tú bấy giờ mới chỉ 14 tuổi đã được Phổ Nghi chọn lựa bên cạnh một cô gái 16 tuổi khác - Uyển Dung. Năm 1922, Phổ Nghi cử hành đại hôn cưới một hậu một phi theo lễ nghi hoàng gia. Văn Tú được nghênh đón vào cung và trở thành phi tử của Phổ Nghi, còn chính thất là hoàng hậu Uyển Dung.

Uyển Dung rất ghét Văn Tú và thường xuyên khinh khi Văn Tú ra mặt. Lúc mới tiến cung, Phổ Nghi đối xử với Văn Tú cũng khá tốt, ông còn đặc biệt mời giáo viên tiếng Anh và tiếng Hán đến dạy cho Văn Tú. Văn Tú dành phần lớn thời gian đắm chìm trong thú vui đọc sách, đồng thời sống tích cực bất kể Uyển Dung có ghét bà đến mức nào.

Song chỉ mới thành thân được hai năm, Phổ Nghi bị đuổi ra khỏi cung, ông dẫn theo Uyển Dung và Văn Tú chạy đến Trương Viên ở Thiên Tân. Tuy đã không còn là hoàng đế nhưng khi ở Trương Viên, ông vẫn xem bản thân vẫn còn là hoàng đế, tiếp tục chế độ phong kiến của riêng mình ngay tại "tiểu hoàng cung". Nuôi vọng tưởng muốn khôi phục lại Thanh triều, không ít lần Phổ Nghi dựa hơi người Nhật, Văn Tú là một người có tầm nhìn, bà luôn nhắc nhở Phổ Nghi rằng không thể phụ thuộc vào người Nhật bởi chưa chắc gì người Nhật đã có ý tốt. Kể từ đó thái độ của Phổ Nghi với Văn Tú thay đổi, ngài ghét bỏ ra mặt thậm chí là ngược đãi người vợ này và yêu chiều Uyển Dung nhiều hơn.

Năm 1929, Phổ Nghi lại dời từ Trương Viên đến Tịnh Viên, cuộc sống của Văn Tú càng ngày càng khó khăn vì sự lấn lướt ngày một thái quá của Uyển Dung. Văn Tú một mình vò võ còn Phổ Nghi lại bạc tình bạc nghĩa không thèm đoái hoài đến bà mặc cho Uyển Dung ngày càng ngang ngược. May mắn thay, nhờ sự giúp đỡ của một luật sư, Văn Tú đưa ra yêu cầu ly hôn với Phổ Nghi theo pháp luật của thời đại mới. Khi đó đã là thời dân quốc, theo pháp luật hiện hành, dù là hoàng hậu hay hoàng phi, chỉ cần lý do ly hôn hợp pháp thì đều có thể ly hôn. Văn Tú bỏ trốn khỏi nhà, rất nhanh, việc này đã trở thành tiêu đề trên các mặt báo lớn, Phổ Nghi tức giận ra lệnh tìm kiếm, đồng thời gặp mặt luật sư đại diện của Văn Tú. Trước câu nói "không ly hôn với Văn Tú" của "hoàng thượng", vị luật sư của Văn Tú đã đáp trả gay gắt: "Chuyện đã đến nước này, chắc chắn Văn Tú sẽ không quay về nữa. Phổ Nghi tiên sinh tốt nhất là nên đồng ý với yêu cầu của Văn Tú, bằng không ngoại trừ khởi tố trước tòa thì không còn cách nào khác". Đương lúc Phổ Nghi và luật sư đại diện của Văn Tú xảy ra tranh cãi thì các tờ báo lớn thời bấy giờ đều đăng thông tin về chuyện đòi khởi tố ly hôn của nàng "phi tử" này. Chỉ trong phút chốc, việc này đã khiến cả nước rúng động.


Tất nhiên rất nhiều người mang tư tưởng phong kiến vẫn ủng hộ Phổ Nghi và công kích Văn Tú. Đối diện với sự công kích đó, Văn Tú thừa nhận bà cảm thấy rất nặng nề nhưng sẽ tuyệt không khuất phục. Văn Tú đã đích thân đến tận nơi và tham dự cuộc đàm phán tiếp theo. Luật sư của Phổ Nghi cực lực khuyên can Văn Tú không nên ly hôn với Phổ Nghi nhưng Văn Tú lại rơi nước mắt nói rằng: "Tới tận nay tôi vẫn chưa từng được hưởng sự ấm áp nên có của sống vợ chồng, bình thường lại còn phải chịu biết bao ngược đãi, hiện tại chỉ có thể trông cậy vào luật sư Trương bảo vệ nhân quyền mà tôi đáng được hưởng theo pháp luật mà thôi."

Những lời Văn Tú vừa thốt ra chứng tỏ đến tận giờ nàng vẫn còn là "xử nữ". Thể diện của Phổ Nghi ngay lập tức bay biến sạch sẽ, không ngờ vị hoàng đế từng đứng trên vạn người lại có "vấn đề" lớn đến vậy.

Cuối cùng, Văn Tú thành công ly hôn với Phổ Nghi. Sau khi ly hôn, Văn Tú quay trở về Bắc Bình (hiện nay là Bắc Kinh) và đổi lại tên Phó Ngọc Phương rồi xin vào giảng dạy ở một trường tiểu học tư nhân, mang kiến thức và tinh thần của mình truyền lại cho những đứa trẻ đáng yêu và thuần khiết. Không chỉ vậy, sau khi chuyển sang làm nhân viên soát lỗi tại Nhật Báo Hoa Bắc năm 1945, nhờ vào sự chăm chỉ và học thức, bà được tổng biên tập báo Trương Minh Vỹ quý mến và giới thiệu với một vị thiếu tá trong quân đội Quốc dân đảng tên là Lưu Chấn Đông. Bà kết hôn với Lưu Chấn Đông và cùng ông sống một cuộc đời hạnh phúc hơn trước kia rất rất nhiều.

Ngạch Nhĩ Đức Đặc Văn Tú qua đời năm 1953 - hưởng dương 45 tuổi. Các phi tử của Phổ Nghi sau khi qua đời đều được phong hiệu nhưng riêng Văn Tú thì không vì bà đã ly hôn với Phổ Nghi nên đã bị ông "biếm thành thứ nhân".


Ngoại trừ Văn Tú, Lý Ngọc Cầm (Phúc Qúy Nhân) - vợ thứ tư của Phổ Nghi cũng đã ly dị với Phổ Nghi vào năm 1958 và mất vào năm 2001 vì bệnh xơ gan.

*Biểu tự: ngoài danh xưng, đến khi tròn 20 tuổi thì mỗi người được đặt thêm một tên mới gọi là biểu tự, lúc này, danh xưng chỉ có bản thân hoặc người thân lớn tuổi gọi; giữa bạn bè đồng lứa, xã giao, cần sự tôn trọng thì phải xử dụng biểu tự, việc gọi thẳng danh xưng bị coi là bất nhã. Biểu tự thường có hai chữ và liên hệ về mặt ý nghĩa với danh xưng, có thể là đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.

-----------------------------
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19: C19: Chương 19


#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ MƯỜI TÁM


Một cảnh tượng mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy khi đến Tử Cấm Thành đó là sớm nào cũng vậy, mỗi khi mở một cánh cửa của Tử Cấm Thành (từ ngoài vào trong phải mở 7 cánh cửa lớn), nhân viên sẽ gào to lên mấy tiếng. Có rất nhiều giả thuyết nói về việc "xin phép này", có người bảo là vì Tử Cấm Thành quá sức uy nghiêm nên khi mở cửa phải hét lên để thể hiện sự kính trọng, dần dà trở thành mootj “truyền thống”. Cũng có người nói là vì muốn tưởng niệm những con người đã từng ở đây, như một kiểu hỏi thăm ân cần. Song theo như cách nói của nhân viên công tác thì là do muốn đuổi những chú mèo chú chồn hoang đến đây "chơi" hằng đêm, phải hét để dọa đuổi chúng đi nếu không chúng sẽ "nổi điên" cắn người. Nghe nói những chú mèo chú chồn hoang ấy là hậu duệ của những mèo con chồn từng được nuôi trong cung.

Đối với người hiện đại như chúng ta mà nói, khi đi ngang qua một tòa kiến trúc cổ khó thể nào tưởng tượng ra được phong thái sinh hoạt nhộn nhịp và sầm uất đã từng, chỉ có thể thông qua tiếng hét mỗi sớm mai mới có thể tăng thêm sự tiếp xúc với tiền nhân...

Song có một nơi trước khi bước vào, bạn nhất định phải cất tiếng xin phép...

Nếu các bạn đã đọc đêm thứ mười bốn và đọc hết cả bảng màu hôm trước mình làm thì chắc sẽ thấy dòng chữ mình giải thích cho nội dung từng viết ở đêm thứ mười bốn, nội dung ấy như sau: "Nghe đâu khi mở cửa đại điện, có nhân viên công tác còn sợ hãi đến mức đã gào to lên rằng: "Mở cửa đây! Xin lỗi vì đã quấy rầy chư vị!". Thực ra đây không chỉ đơn thuần là "nghe nói" mà là sự thật đã được ghi nhận, cụ thể câu nói này được phát trong tập thứ 91 thuộc series phim tài liệu "Cố Cung 100" rất nổi tiếng bên Trung. Là mình cố tình ghi như vậy để đề phòng việc báo chí hoặc các trang mạng khác mang về xào nấu lại. Hôm nay, mình xin giới thiệu đến tất cả các bạn toàn bộ nội dung của câu chuyện "xin phép mở cửa" này. Bên dưới là đoạn video được cắt từ series "Cố Cung 100" mà mình muốn đề cập với các bạn, rất cảm ơn một người chị đã giúp mình dịch và giải thích cho mình hiểu một đoạn về tư liệu liên quan, cảm ơn bạn partner đã timing và em gái mình đã encode hộ.

Ngay từ đầu đoạn video, các bạn đã nghe thấy tiếng bác nhân viên lớn giọng nói rằng (hay nói đúng hơn là xin phép): "Mở cửa đây! Xin lỗi vì đã quấy rầy chư vị!". Và như một luật bất thành văn, đây cũng là những lời "không thể không nói" trước khi bước vào tòa kiến trúc ngay giữa lòng Tử Cấm Thành này - Phạn Hoa Lâu.


Phạn Hoa Lâu được xây vào năm Càn Long thứ ba mươi bảy (1772), nằm ở phía Bắc cung Ninh Thọ, mặt hướng về phía Nam, gồm 7 gian 2 tầng. Dưới lầu là bức tượng Phật bằng đồng được đúc từ thời Minh, cao 210 xăng ti mét. Tầng hai được rào chắn bởi lan can làm bằng gỗ tử đàn, đây là nơi đặt bức tượng gỗ đại sư Tông Khách Ba sơn vàng được điêu khắc từ thời Minh, ngoài ra còn có 6 gian được ngăn bởi 6 căn phòng khác gồm: Bàn Nhược Phẩm (Hiển Tông Bộ), Vô Thượng Dương Thể Căn Bản Phẩm (Vô Thượng Du Già Bộ Phụ Tục), Vô Thượng Âm Thể Căn Bản Phẩm (Vô Thượng Du Già Bộ Mẫu Tục), Du Già Căn Bản Phẩm (Du Già Bộ), Đức Hành Căn Bản Phẩm (Hành Bộ) Công Hành Căn Bản Phẩm (Sự Bộ). Mỗi phòng đều có tượng đồng của tổ sư hai phái Mật Tông và Hiển Tông, mỗi các gồm 9 vị, ở bức tường phía Bắc đặt trường án, tường phía Đông và Tây đặt am thờ Phật được làm bằng gỗ tử đàn, chỉ bên trong cung thôi đã gồm 122 bức tượng đồng, 6 phòng cộng lại tầm 786 bức.

Phạn Hoa Lâu được xây dựng dựa trên Phật giáo Hiển Tông, Mật Tông của Tây Tạng. Bên trong tòa lầu này bao hàm rất nhiều hình tượng về Phật pháp, là nguồn tư liệu rất quý giá để nghiên cứu. Kiến trúc của Phạn Hoa Lâu được bày trí theo kiểu mẫu trọng yếu về Phật đường trong cung đình nhà Thanh, trong các tài liệu được ghi nhận từ thời Thanh thì Phạm Hoa Lâu được xưng tụng là "Lục Phẩm Phật lâu".

Vì vậy, một lời xin phép trước khi mở cửa không chỉ đơn thuần chỉ là "truyền thống" mà đó còn là sự tôn trọng của hậu nhân dành cho các bậc tiền nhân, đồng thời cũng là sự kính trọng đối với Phật giáo bao ngàn năm qua.


Bổ sung thêm một số thông tin cho các bạn dễ hình dung, Lục Phẩm Phật Lâu là một tổ hợp kiến trúc Phật giáo rất trọng yếu đời Thanh, song tên chính thức của tổ hợp này là "Đại Bảo Lâu Diệu Cát Tường", Phật Lâu chỉ là một cách gọi. Ngoại trừ Phạn Hoa Lâu thì trong Tử Cấm Thành còn 3 tòa nữa gồm: Tuệ Diệu Lâu trong cung Kiến Phúc, Đạm Viễn Lâu sau điện Trung Chính, Bảo Tương Lâu trong hoa viên của cung Từ Ninh; một tòa Phạm Hương Lâu nằm ở phía tây Hàm Kinh Đường thuộc Trường Xuân Viên; trong sơn trang nghỉ dưỡng Thừa Đức có ba tòa: Chúng Hương Lâu trong Châu Nguyên Tự, Tây Quần Lâu ở đài Đại Hồng thuộc Phổ Đà Tông Thừa Tự, Nghiêm Tây Quần Lâu ở Diệu Cao Trang thuộc Tu Di Phúc Thọ Tự. Hiện tại chỉ có mỗi Phạn Hoa Lâu là bảo tồn gần như toàn bộ từ tượng Phật đến pháp khí, còn bảy tòa khác trên cơ bản đều đã trở thành những tòa lầu trống thậm chí là đã thành phế tích.
-------------------------------------

Đêm 18 có 1 đoạn video của Phạn Hoa Lâu do Qing An quay lại nên là bản quyền không sao chép được mong quý vị thông cảm :((
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom