Thập Niên 70: Sống Lại Làm Giàu
Chương 360: Đến miền Nam buôn bán
Triệu Văn Thao nhìn anh Triệu và nói với mẹ rằng: “Mẹ, chị tư đâu còn là con nít nữa. Lời mẹ nói chị ta chắc chắn hiểu, mẹ đừng nóng giận nữa. Vấn đề này cứ thế đi. À, mẹ quay về trang trại thỏ hay sao?”
Mẹ Triệu đứng dậy là đi liền: “Mẹ quay về trang trại thỏ, nán lại ở đây làm gì! Mẹ sợ bị tức chết!”
Hắn nói: “Anh tư, chúng ta đi thôi. Anh và chị tư đừng đánh nhau nữa, có gì thì từ từ nói.”
Triệu Văn Thao nói xong cũng đi ra, ở ngoài phòng hô lên với phòng Đông: "Chị tư, bọn em đi đây!"
Chị tư chỉ khóc, không lên tiếng.
Triệu Văn Thao lắc đầu, đi ra theo mẹ Triệu, nói: “Mẹ, không sao chứ?”
Mẹ Triệu thở dài: "Ai biết được!"
Triệu Văn Thao nói: “Vậy phải làm sao? Hay là gọi chị ba sang đây trông chừng nhé?”
Mẹ Triệu cũng bất đắc dĩ, nhưng nghĩ mãi cũng không có cách nào, đành phải nói: "Được, bảo chị ba con sang đây trông chừng đi.”
Sau khi bọn họ rời đi, anh tư và chị tư một người ở phòng Tây, một người ở phòng Đông, một người khóc, một người lặng im, mãi đến khi chị ba bế Ngũ Nha đến đây.
Chị ba đưa Ngũ Nha cho chị tư: “Tam Nha và Tứ Nha được mẹ dẫn đến trang trại thỏ vài hôm rồi, Ngũ Nha còn bú mẹ nên không dẫn qua. Thím tư à, cho con thím uống sữa đi.”
Tâm trạng chị tư đã đỡ hơn rất nhiều, cho con bú, nói: “Chị ba, làm phiền chị rồi.”
Chị ba nói: “Không có gì, đều đã qua rồi, thím đừng khóc nữa. Hơn nữa con còn đang bú mẹ, thím không nghĩ cho mình thì cũng phải vì con mà nghĩ chứ.”
Chị ba nói xong chợt nhớ tới gì đó, vội bổ sung một câu: “Cho dù thím không nghĩ cho Ngũ Nha thì cũng phải vì tương lai có con trai mà suy nghĩ. Lỡ như khóc bị gì, không sinh được con trai thì phải làm sao chứ?”
Nói trăm nói ngàn tác dụng không bằng một lời này, chị tư nghe xong tinh thần lập tức phấn chấn lên.
Vẻ mặt chị tư kiên định, nói: “Chị ba nói cũng đúng, em nhất định phải sinh con trai!"
Người này đúng là không bình thường nữa rồi! Chị ba thầm lắc đầu, thấy chị tư đã tốt hơn bèn mau chóng đi thăm anh tư.
Anh tư đang giữ một cái chậu và giặt đồ.
Chị ba lấy làm lạ, nói: “Chú tư, sao chú giặt đồ thế?”
Anh tư nói: “Đồ dơ rồi, em phải giặt. Chị ba, không sao đâu, chị đi về đi. Đậu hũ đã hai ngày em chưa làm rồi, em mệt mỏi, cần nghỉ ngơi một chút. Chị nói một tiếng với anh ba giùm em.”
Chị ba sửng sốt, bảo: “Mệt mỏi hả? Vậy nên nghỉ ngơi một chút, để nào về chị sẽ nói một tiếng với anh ba. Chừng nào khỏe rồi em hẳn tới làm.”
Anh tư ừ rồi nghiêm túc giặt quần áo.
Chị tư có chút lo lắng, nói: “Chú tư à, có đôi vợ chồng nào mà không đánh nhau đâu, đánh xong rồi thì thôi, chú đừng để trong lòng nữa.”
Anh tư trả lời rất thoải mái, nói: “Tôi biết rồi, chị về đi, trong nhà chị cũng rất nhiều việc.”
Chị ba dặn dò vài câu rồi trở về, buổi tối lo lắng nên lại sang đó xem thử, thấy anh tư đang nấu cơm, chị tư đang ôm con chơi. Tuy bầu không khí có hơi kỳ quái nhưng trông cũng coi như bình thường, nói vài câu rồi đi về.
Chị hai cũng đi tới thăm một chuyến, sau đó anh hai, anh ba cũng tới trò chuyện cùng anh tư.
Anh tư vừa ăn cơm chiều và rửa bát đĩa xong. Sau khi thu dọn xong thì nằm xuống giường ngủ.
Chị tư không biết nói sao, lựa lời mà nói: “Vừa cơm nước xong mà đi nằm ngủ, anh không sợ đồ ăn “làm ổ” trong đó luôn à?”
“Làm ổ” chính là tiêu hóa kém.
Anh tư nằm xuống ngủ: “Không sao đâu.”
Chị tư không xác định được anh tư có ý gì, cũng không dám nhắc lại những chuyện khác, ngủ theo.
Hai ngày sau, anh tư thu dọn sân nhỏ, sân lớn một lần, còn nấu cơm giặt giũ. Chị tư nói chuyện cũng đáp lại, dường như đã trở về dáng vẻ khi xưa.
Cuối cùng chị tư không nén nổi nữa, hỏi tới chuyện buôn bán gạo
Anh tư nói: “Để trong ngân hàng rồi.”
Giọng điệu chị tư có hơi không tốt: “Buôn bán lời bao nhiêu, em phải biết rõ mới được.”
Mẹ anh bảo anh giữ là giữ, sao anh nghe lời mẹ anh dữ vậy? Dẫu chị tư không phản đối ý mẹ Triệu nhưng thấy anh tư thật sự làm vậy thì trong lòng vẫn không thoải mái.
Anh tư nói: “Trừ tiền vốn thì cũng gần một trăm đồng.”
Mắt chị tư sáng rực lên: “Gần trăm đồng, vậy cũng được! Vậy anh cũng đâu thể giữ hết được? Cho em một phần, trong nhà còn cần dùng tiền nữa. Nào là dầu, muối, tương, dấm chua, có cái nào mà không dùng tiền đâu!”
Anh tư nói: “Tiền bán thỏ em giữ hết đi.”
Chị tư tức giận nói: “Bán thỏ? Bán hồi nào? Anh thật sự không muốn sống cùng em nữa? Thật sự muốn ly hôn? Anh có người khác rồi đúng không?”
Anh tư cắt ngang lời của chị ta, nói: “Anh đã nói chuyện với sáu rồi, bán cho nó, đến lúc đó em cầm tiền là được rồi, cái khác không cần phải xen vào."
Anh tư nói xong trở về phòng đổi quần áo và giày vừa giặt, cầm thêm cái túi, đi ra ngoài.
Chị tư hỏi: “Anh đi đâu vậy?”
Anh tư nói: “Đi vào thôn. Em đừng quên cho gia súc ăn.”
Chị tư hô: “Anh vào thôn làm chi?”
Anh tư đáp: “Nhìn thử xem.”
Anh tư nói xong cũng đi mất.
Đợi đến khi người đi xa rồi chị tư mới mắng vài câu, thầm nghĩ đợi anh tư tiêu tan cơn tức sẽ tính sổ. Mẹ chị ta không đúng thì cũng là trưởng bối, nào có con rể nào đối xử như thế với mẹ vợ già chứ!
Nhưng đợi đến tối,thôn trưởng đến nhà mang theo một tin tức khiếp sợ. Anh tư đến miền nam buôn bán rồi, trong thời gian ngắn sẽ không trở lại!
Chị tư suýt nữa ngất đi, mãi đến khi anh ba đến đây mới khóc trời khóc đất nói: “Sao anh ta thiếu đạo đức tới vậy chứ! Nói đi là đi! Ném đàn bà con gái bọn em ở nhà, còn anh ta thì tiêu dao, em phải sống thế nào đây!”
Anh hai và chị hai cũng sợ ngây người, anh tư đến miền nam để buôn bán rồi? Lá gan của anh ta lớn như vậy từ bao giờ thế!
Trưởng thôn thở dài, nói: “Anh ta cũng đã lên xe đi rồi, tôi cũng níu kéo dữ lắm!”
Anh hai biết cái này không thể oán trách trưởng thôn được, anh tư cũng đâu còn là con nít mà túm lấy không cho đi. Còn nữa, thôn trưởng người ta cũng đâu phải cha, túm lấy anh ta làm gì chứ!
Anh hai vội nói: “Thôn trưởng, bọn tôi không trách ông. Ông biết nó ngồi xe gì đi không?”
Trưởng thôn đáp: “Xe vận tải! Tôi cũng không biết đi đâu nữa, hình như anh ta đã nói trước với người ta rồi, trực tiếp lên xe đi.”
“Là xe ben hả?”
“Không phải xe ben, nhỏ hơn xe ben một chút.”
Chị hai ở kia an ủi chị tư, nói: “Em đừng khóc nữa, khóc cũng vô dụng. Không chừng anh ta chỉ nói vậy thôi, dọa em một chút, đợi ngày mai sẽ trở lại thôi.”
Chị tư nói: “Chị hai ơi, anh ta không nói gì với em hết, chỉ nói vào thôn, sao anh ta lại vậy chứ! Anh ta cố ý không sống cùng em! Em nói này, anh ta giặt quần áo, dọn dẹp sân nhỏ là vì muốn đi đó, còn bảo em cho gia súc ăn, cho ăn cái quần què! Ôi trời ơi! Số em là số gì thế nào, sao lại khổ như vậy chứ!”
Chị hai nghe chán hẳn, cũng âm thầm oán trách chị tư. Đã lớn đầu vậy rồi, sao còn không bớt lo được đây!
Chị hai hỏi anh hai: “Sao đây, tìm chú tư thử xem sao?”
Anh hai tức giận vô cùng, nói: “Đi đâu tìm đây! Nó nói nó tới miền nam, mà miền nam lớn vô cùng, tìm thế nào đây!”