Cập nhật mới

Dịch Full Bướm Trắng

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Bướm Trắng

Bướm Trắng
Tác giả: Walter Mosley
Tình trạng: Đã hoàn thành




Nguyên tác: White Butterfly (Easy Rawlins #3)

Walter Mosley là nhà văn Mỹ da đen, tác giả nhiều tập truyện trinh thám huyền ảo. Ông là một tác giả được tổng thống Bill Clinton ưa chuộng nhất với lối viết trang nhã, lôi cuốn người đọc. Nhân vật chính trong những tập truyện trinh thám của ông là nhà thám tử Easy Rawlins. Ông đã từng được bầu làm Chủ tịch Hội nhà văn trinh thám Mỹ, thành viên Ban giám khảo giải sách hàng năm, sáng lập viên Hội sách Trung tâm văn bút Mỹ.

Hiện ông là nhà văn trinh thám hàng đầu ở Mỹ, tác phẩm của ông được báo New York Times xếp hạng bestseller. Liền sau đó các tác phẩm nổi tiếng ra đời: Cái chết đỏ; Nàng Betty đen; Bướm trắng; Thủ lĩnh Jones v.v...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1


Easy Rawlins!”, có tiếng ai vừa gọi.

Tôi quay lại nhìn thấy Quinten Naylor đưa tay vặn núm cửa trước cổng. Quinten khổ ngườitầm thước,gã có cái nhìn thật quyết liệt. Hai bàn tay chai sần, khoác bên ngoài chiếc áo jacket nhìn thấy cả hai vai gã nổi cộm lên như hai quả dưa. Gã có nước da nâu lấm chấm những vết đỏ nhìn qua tưởng đâu gã là người hay cáu giận. Băng ngang qua bãi cỏ gã giơ tay bốc một nhúm rau thơm tôi trồng đã được bảy năm nay.

Anh chàng vẻ mặt bặm trợn nhếch mép cườinhìn tôi. Gã chìa cái cằm rắn chắc ra chào “Hân hạnh được gặp ông tại nhà”.

“Ờ hơ”, tôi bước tới bên gã chìa tay ra bắt, nhìn vô ánh mắt.

Thấy tôi không nói gì, tay cảnh sát ởLos Angeles này có vẻ khó chịu. Gã trố mắt chờtôi lên tiếng hỏi vì sao gã tới đây. Lúc này tôi chỉ mong gã ra về để tôi vui chơi với vợ con.

“Con ông đấy hả?” gã hỏi.

Quinten quê miền đông nhưng giọng nói nghe như dân miền bắc.

“Ờ”. “Trông xinh đấy chứ?”

“Ờ, con bé xinh lắm”.

“Xinh chứ”, Quinten nhắc lại.

“Chắc hẳn nó giống mẹ lắm?”

“Ông đến có việc gì không?” tôi hỏi.

“Tôi muốn ông đi theo tôi”.

“Ông định bắt giữ tôi à?”.

“Ồ, không đâu, ông Rawlins”.

Nghe gã xưng gọi bằng ông lịchsự tôi biết ngay là Sở MậtThám Los Angeles lại muốn nhờ vảtôi. Cũng có khi Nhà nướccử mấytên da đen đến nhờ tôigiải quyết chút việc ở nhữngnơi khôngthể xâm nhập được.Coi vậy chứ tôi có oai nhưmột ông cò cảnh sát nắm trong tay cả một tiểu đội thám tử khi cần nhào vô khu ghetto.

“Vậy thì sao lại có chuyện tôi phải đi theo ông? Tôi đang ởnhà vui vớivợcon. Tôi không muốn thấy ngày nghỉ Chủ nhật phải đi theo bọn cớm”.

“Chúng tôi nhờ ônggiúp đỡ mà ôngRawlins”. Vẻ mặt Quinten sa sầm dưới lànda màu nâu sậm. Tôi chỉ mong ởnhà với vợcon. Nay nghe Naylor nài nỉ khó mà khước từ cho được. Chừng như gã đang gặp khó khăn nên phải tới cầucạnh. Khó khăn này gặp bọn da đen thì nguy to, bọn chúng tôi đứa nào cũng vậy cả.

“Ta sẽ đi đâu ?”

“Chẳng bao xa đâu. Cách đây khoảng một chục dãy số. Ta đến phố 110th”. Vừa nói xong gã quay đầu nhìn về hướng đó.

Đứng bên ngoài tôi nói to vào trong nhà.

“Tôi có việc cần đi với ngài Naylor. Lát nữa về”.

“Sao?” Regina đang bận tay ủi đồ hỏi vọng ra.

“Tôi đi đây có chút việc”.

Tôi hét to, giơ tay vẫy vẫy nhắm vô chỗ cây lê tàu trước ngõ.

Thằng nhóc Jesus nhô đầu ra khỏi cành cây cười theo.

“Xuống đây!”. Tôi nói.

Thằng nhóc dân Mễ tụt xuống thân cây chạy tới bên tôi lặng lẽ cười một mình. Vẻ mặt nó hệt như

dân Mỹ thời xa xưa, da ngăm ngăm đen, sáng dạ.

“Con không đi đâu xa, nghe Jesus”. Tôi dặn.

“Ở nhà với mẹ và em nhỏ Edna”. Jesus gật đầu.

“Con nhìn đây nè”. Tôi nói một hơi cho nó nghebởi nuôi nó đã tám năm mà chưa hề nghe nónói chuyện.

Jesus liếc nhìn theo tôi.

“Con chỉ ở quanh nhà thôi. Con nghe chưa?” Quinten đang chờ ngoài xe, gã liếc nhìn đồng hồ.

Jesus gật đầu. Nó nhìn vào mắt tôi. “Ngoan nhé”. Tôi xoa lên mái tóc xoăn màu hồng đào rồi bước ra ngoài xe.

• • • Naylor lái xe đưatôi tớibãi đất trống nằm giữakhu nhà 1200 căn thuộc phố 110th Street. Phía trước một chiếc xe cấp cứu đang đậu sẵn, có xe tuần tra bao quanh. Bên dưới mương đặt sẵn một cái máy bơm nước. Hai bên đườngđám đông đứngnhìn xem. Có bảy tên cảnh sát da trắng nắm tay đứngkề nhau trướcngôi nhà, không cho ai ra vô. Đông như ngày hội. Cảnh sát ung dung hút thuốc đùa với bọn Negro đang đứng tò mò nhìn theo. Ngoài bãi trống hai chiếc xe Buick nằm bẹp rúm trên sân cỏ. Cây sồi giàkhô cằn đứng ở phícuối sân.

Tôi đi theo Quinten lách qua đám đông. Già trẻ, lớnbé xúm lại ngửacổ nhìn tớinhìn lui.

Chợt một thằng bé nói:

“Lloyd nhìn thấy trước. Bà ta chết rồi”.

Đang đi tới phía hàng rào cảnh sát, một trên trong bọn níu tôi lại nói.

“Kìa, ông bạn”.

Quinten đưa mắt khó chịu nhìn lại, viên cảnh sát đáp ngay.

“Ồ, ôkê. Các ông có thể đi tiếp”.

Tôi chẳng màng tới tên cớm da trắng đó. Hắn coi khinh bọn tôi từ lâu và điều đó chẳng hề gì. Tôi quay đi ngay không nghĩ tới nữa.

“Đi lối này, ông Rawlins”, Quinten Naylor nói.

Bốn tên cảnh sát sắc phục đứng nhìn từ phía sau thân cây. Không rõ bọn chúng nhìn thấy gì chưa. Tôi thấy một tên cớm to con da trắng, quen mặt.

“Kìa, ông Rawlins”, gã cất tiếng chào, giơ một cánh tay to béo ra.

“Cậu biết ông bạn tôi đây à?” . Quinten nói. “Roland Hobbes”.

Bọn tôi đi vòng nhìn quanh thân cây. Một con bé mặc chiếc áo dài màu hồng, ngựcđể hé một phần trên, ngồi dựagốc cây, hai chân duỗi thẳnghơi banhra. Đầu nghiêng về một phía, hai tay để ngửa trên đùi. Chân trái đặt lên một ống bơm màu trắng, chân phải không mang giầy. Tôi chợt nhớcái vẻ mềm mại và sứcmạnh ẩn trong bàn tay Roland Hobbes, tôi nhìn thấy con sâu đang đục khoét một bên màng tang con bé. Sao nó không lấy tay xua đi.

“Hân hạnh gặp anh”, tôi nói với Hobbes, mắt nhìn rõ hơn thì ra một vệt máu đông cục lại.

Roland buông tay tôi ra, gã nhìn qua Quinten nói,

“Cũng vậy thôi”.

“Cả hai sao?”, Quinten hỏi lại.

Roland gật. Con bé còn trẻ đẹp, khó có thể tin rằng giờđây đã trởthành một xác chết. Tôi tưởngchừngnhư nàng sắp vùng dậy bất cứ lúc nào nhếch mép cười nói cho tôi nghe tên nàng là gì.

Chợt trong đám đông có người nói

“nạn nhân thứ ba”.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2


Sau khi nhiếp ảnh viên – cảnh sát làm xong nhiệm vụ, xác chết được bốc lên cáng mang đi. Thời kỳ đó vào năm 1956, nạn nhân là phụ nữ, da đen không cho đăng lên báo.

Xong rồi Quinten Naylor, Roland Hobbes và tôi cùng lên chiếc Chevrolet của Naylor. Gã còn chuông kiểu xe đời 1948.

“Vào ngành cảnh sát, ông không có xe riêng sao?”, tôi hỏi.

“Tôi đang ở nhà nghe gọi đi thẳng tới đây luôn”.

“Ông không mua nổi một chiếc ôtô à?”

Tôi ngồi ở băng ghế trước, Roland Hobbes ngồi ở băng sau. Cái gã khác người lúc nào cũng tỏ ra lịch sự biết điều, tôi thì chả thèm tin vô cái mã bề ngoài đó.

“Cần gì xe đời mới, có được chiếc này chạy cũng ngon ra phết”, Naylor nói.

Tôi nhìn xuống ghế ngồi, lớp đệm mút lòi ra ngay dưới chỗ đang ngồi.



• •

Bọn tôi chạy xe thẳng ra phố trung tâm – Central Avenue. Thời đó khung cảnh vùng ngoại ô chưa đến hồi xuống cấp. Đường phố sạch bóng ít khi nhìn thấy kẻ say rượu. Đi một chặng từ phố 100 Street qua phố Florence Boulevard có tới mười lăm nhà thờ. Tới cuối góc phố là hãng vỏ xe Goodyear. Đấy là hai tòa nhà cao ngất giữa một vùng đất mênh mông trải dài theo hướng đông bắc với một nhà xưởng Goodyear Blimp nữa. Nhìn về phía bên kia đường là trạm xăng dầu World. Đây là nơi lý tưởng cho mấy tay đua xe mô tô có nước sơn mạ kền bóng loáng từ bên Mễ qua.

Naylor cho xe dừng trước cổng hãng Goodyear chìa tấm thẻ ra. Xe chạy tới bãi đậu xe tráng nhựa phẳng phiu chứa hàng trăm chiếc đậu thẳng hàng như bày bán đấu giá. Bãi lúc nào cũng đông xe ra vô và hãng hoạt động 24/24 suốt cả tuần.

“Ta xuống xe đi bộ đi”. Naylor nói.

Bọn tôi xuống xe. Hobbes ngồi lại trong xe, tay nhặt tờ báo Jet mà Naylor bỏ lại, gã giở ra ngay trang giữa tờ phụ trang quần áo tắm.

Bên ngoài là một vùng đồng cỏ bao la. Trời vừa sẩm tối, xe chạy có vài chiếc đã bật đèn sáng trên xa lộ.

Tôi không muốn hỏi Naylor định đi tới đâu. Thì ra gã muốn cho tôi thấy có thể ngang nhiên đi băng qua bãi cỏ xinh đẹp như thế này.

“Ông có nghe chuyện con bé Juliette Leroi chưa?”, Quinten hỏi tôi.

Tôi đã nghe qua chuyện con bé bị giết chết nhưng giả vờ hỏi lại “Ai nhỉ?”

“Nó là người xứ Guiana thuộc địa Pháp, làm nghề phục vụ khách uống rượu cocktail ở quán bar Champagne Lounge”.

“Vậy hở?”, tôi hỏi xen vô.

“Nó bị giết chết cách đây cả tháng. Xác chết bị hãm hiếp cắt cổ quăng bỏ trong thùng rác ở phố Slauson”.

Tin đăng tải ở trang sau, đài phát thanh, truyền hình không nói gì về vụ này. Đa số dân da đen đã hay tin.

“Kế đến vụ con bé Willa Scott bị trói vô ống nước trong căn hộ bỏ hoang ở phố Hoover, miệng dán băng keo, đầu dập một mảng”.

“Một vụ hiếp nữa?”

“Mặt mũi còn dấu vết tinh dịch đàn ông, chưa thể xác định trước hay sau khi nó bị giết. Trước đó một người có thấy nó ở quán bar Black Irish”.

Tôi cảm thấy ruột gan đau nhói.

“Giờ phải đối phó vụ con bé Bonita Edwards”. Tôi đứng nhìn đồng cỏ với những sinh hoạt nhộn nhịp bên phía vùng Florence vừa nghe Naylor kể. Trời đã nhá nhem tối, xa xa đèn ôtô chiếu sáng lấp lánh.

“Con bé này tên vậy sao?”, tôi hỏi lại.

Đến đây rồi tôi mới cảm thấy ân hận. Tôi không muốn dính vô mấy vụ này. Khu hàng xóm đầy tai tiếng tôi không muốn nghe đến nữa.

“Ờ”, Quinten gật gù. “Nó là diễn viên múa cũng là gái bán bar. Cả bọn ba đứa đều là gái làng chơi thế đấy”.

Bãi cỏ xanh phủ đầy bụi đường xám xịt.

Vừa đi tôi vừa hỏi “vậy ông kể cho tôi nghe làm gì?”

Xác của Juliette LeRoi bị quẳng vào thùng đã hai ngày, bốc mùi thối. Xác chết ngay đơ. Mãi đến khi tin loan đi mới tìm thấy dấu vết để lại trên xác chết”.

Ruột gan tôi muốn lộn tùng phèo.

“Cả Willa Scott và Bonita Edwards cùng mang dấu vết như nhau”.

“Dấu vết ra sao?”

Mặt mũi Quinten tối sầm lại. “Cháy sém”, gã nói. “Dấu vết xì gà dí vô… vô hai bên vú”.

“Vậy là cùng một thủ phạm?”, tôi hỏi. Tôi chợt nghĩ đến Regina và Edna, tôi muốn quay về ngay để coi cửa ra vào đã khóa kỹ chưa.

Gã gật đầu: “Chắc vậy. Tên sát thủ muốn tỏ cho mọi người biết hắn là ai”.

Quinten nhìn vào mắt tôi. Phía sau lưng gã, thành phố Los Angeles đã lên đèn lấp lánh.

“Ông định tìm gì vậy?”, tôi hỏi gặng.

“Chúng tôi phải nhờ đến ông, vụ này gay đấy”.

“Chúng tôi” là thế nào? Là ai vậy. Hay là tôi với ông? Hay ta còn thuê mướn ai nữa?”.

“Ông hiểu ý tôi muốn nói gì rồi, ông Rawlins”.

Trước đây tôi đã từng làm việc với đủ mọi thành phần giáo dân, nhà buôn, dân áp phe với cả bọn cớm nữa. Tôi trở thành một cộng tác viên đáng tin cậy đại diện cho những người cô thế. Vì vậy tôi luôn có việc làm, có lúc bọn cớm phải nhờ đến tôi.

Lần mới đây tôi cộng tác với Naylor chiêu dụ tên sát thủ Lark Reeves ở tận Tijuana. Lark chơi cờ bạc gian lận tổ chức tại Compton, gã lo lót hai mươi lăm đôla cho thằng nhóc Chi-Chi Mac Donald trong khu phố ổ chuột. Đến lúc Chi- Chi đòi tiền với bộ mặt vênh váo, Lark rút súng chĩa vào mặt. Viên đạn sướt qua còn để lại dấu vết, Quinten muốn bắt giam Lark để được tưởng thưởng.

Đúng ra tôi không thể làm chuyện truy bắt một tên da đen nộp cho Nhà nước. Ngay lúc Quinten đến nhờ vả, tôi lại có việc cần. Số là một tuần trước ngày cưới Regina, nàng có người bà con bị bắt vì tội trộm. Robert xô xát với người chủ siêu thị. Gã mua nhầm một lô sữa bị chua, người bán hàng bảo gã nói láo, Robert chộp ngay một bình sữa bốn lít bỏ đi nhưng bị nắm áo gọi bảo vệ tới ngăn chặn.

Bob nói ngay, “Ông có phe phái, tôi có dao, chơi luôn”.

Với một con dao nhỏ Bob bị đi tù vì can tội cướp có hung khí.

Regina bênh vực bà con nên lúc Quinten đến nhờ lo vụ Lark tôi mới nhờ vả lại. Tôi mới cho hay đang tổ chức sòng bài ở khu phố Watts và bắn tiếng nhờ Lark trông coi. Trò chơi này hắn không thể bỏ qua.

Thua bạc Lark phải vô nhà giam San Quentin. Hắn không hay biết vụ tôi dàn cảnh với bọn cớm tại sòng bạc để bắt hắn dẫn về bót cảnh sát nhận dạng.

Qua vụ này Quinten được thăng cấp, do cấp trên tin là gã đã nắm vững từng tên một trong xóm bọn da đen. Nói toạc ra, tất cả công lao nhờ tôi mới được vậy. Mấy tên Nergo như tôi không màng tới chuyện lắm khi phải liều mạng.

Tôi từ giã mấy chuyện đó từ lúc lấy vợ tới nay. Tôi không thèm làm không công cho bọn cớm.

“Tôi có hay biết gì về vụ mấy con bé bị giết chết đâu. Ông tưởng là tôi sẽ báo cáo lại cho ông nghe hết hay sao? Ông tưởng tôi có thể sai khiến bọn chúng thôi đừng chém giết phụ nữ da đen nữa hay sao? Ôi, tôi còn vợ đẹp con ngoan đang mong ở nhà kia mà…”

“Vợ ông bình yên chứ?”

“Ông biết vậy à?”. Tôi cảm thấy máu hai bên màng tang dồn lại.

“Thủ phạm sát hại bọn gái làng chơi. Hắn không động đến những người làm việc ở bệnh viện?”

“Regina vẫn đi làm. Nàng phục vụ trong bệnh viện có khi tối mịt mới về. Lúc đó hắn có thể bám theo”.

“Vậy nên tôi mới nhờ đến ông, Easy”.

Tôi lắc đầu: “Không phải đâu, ông ơi. Tôi làm sao giúp được. Lấy gì mà giúp”.

Nghe vậy Naylor chới với. “Ông giúp chúng tôi một tay”, gã nói muốn hụt hơi.

Gã thất vọng. Gã chờ nghe tôi chỉ vẽ, bởi bọn cớm không thể ra tay chộp một tên sát thủ vốn chẳng hề làm chúng động tâm. Bọn chúng ra tay hành động nhanh một khi đó là kẻ ra tay giết vợ mình hay kẻ cho vay nặng lãi đi đòi nợ. Bọn chúng biết cách hỏi nhân chứng, nếu nhân chứng là người da trắng. Dù là một tên cướp da đen Quinten Naylor cũng không nhận được cảm tình của dân ở khu phố Wats, nơi đây là chốn dung thân của thành phần bất hảo.

“Ông đã làm được gì rồi nào?”, tôi hỏi bởi muốn tỏ lòng cảm thông/

“Chưa được gì sất. Ông sành đời hơn tôi”.

“Ông nhờ đến lực lượng chuyên nghiệp lo giùm cho”

“Làm gì có. Mỗi mình tôi thôi”.

Tiếng ôtô chạy vòng ngoài đường xa kêu vù vù như muỗi vo ve bên tai.

“Đã có ba đứa bị giết chết?”, tôi nói. “Hình như mọi người đang trông nhờ vào ông?”.

“Chỉ có Hobbes đứng về phía tôi”.

Tôi lắc đầu, giá mà tôi có thể làm rung chuyển mặt đất dưới chân mình.

“Tôi không thể giúp ông được”, tôi nói.

“Cũng phải có người giúp chứ, nếu không đố ai biết sẽ còn bao nhiêu đứa nữa sẽ bị giết chết?”.

“Có lẽ các ông đã thấm mệt cả rồi, Quinten”.

“Ông phải giúp chúng tôi một tay, Easy”.

“Không được rồi! Ông đang bị ám ảnh như trong cơn ác mộng, thưa ngài cảnh sát. Làm sao giúp ông được. Giá như tôi biết được tên thủ phạm hoặc một vài manh mối nào đó. Thế mà bao nhiêu chứng cứ đều do cảnh sát nắm giữ trong tay. Một người làm sao làm hết việc”.

Tay chân gã run lên vì tức giận. Thay vì giơ tay ra đấm vào mặt tôi, Quinten Naylor quay lại bước đi vênh váo ra tới chỗ bãi xe. Tôi chậm rãi bước theo không muốn đi gần gã. Quinten nhận lấy gánh nặng căm hờn của đồng loại trên hai vai. Bị bọn da màu căm ghét bởi gã ăn nói như một tên da trắng, được người da trắng bố trí việc làm. Đồng nghiệp thì xa lánh. Tên cuồng sát nào đó đang ra tay sát hại phụ nữ da đen,Quinten cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Chả ai muốn giúp và số nạn nhân nữ lại tăng lên.

“Ông về phe bọn tôi chứ, Easy?”. Roland Hobbes hỏi. Gã đặt tay lên vai tôi, Naylor nhấn ga cho xe chạy tới.

Tôi ngồi lặng thinh, Hobbes bỏ tay xuống. Tôi mong về tới nhà cho kịp. Nghĩ lại tôi cảm thấy áy náy vì không nhận lời. Tôi cảm thấy đau xót khi nghe tin về mấy con bé bị giết chết nhưng tôi chẳng biết làm gì hơn. Tôi còn phải lo cho cuộc sống – có phải vậy không?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3


Tôi dặn Naylor cho tôi xuống xe ở góc phố, tôi định bụng sẽ cuốc bộ về nhà. Nghĩ sao tôi đứng lại nhìn quanh một hồi. Đêm khuya thế này, mọi người phải chạy tìm chỗ núp cho kịp để tránh cơn bão sắp tràn tới.

Không phải ai cũng vội vàng cả đâu.

Giờ này Rafael Gordon đang tổ chức sòng bài ở phố Avalon trong một quán bar nhỏ hẹp cuối dãy phố tôi. Còn gã Zeppo, lai nửa Ý nửa Negro đang đứng ở đầu đường. Người gã hay co giật nói xong một câu không thế mà hắn huýt sáo nghe còn to hơn một tay chơi nhạc kèn đồng.

Tôi vẫy tay gọi Zeppo, hắn co giật người nhìn về phía tôi mặt mũi nhăn rúm, mắt nhấp nháy. Tôi muốn dùng mắt chào Rafael nhưng, hắn đang ra sức đuổi hai tên phá quấy. Rafael là một gã Negro lùn tịt nước da không nâu mà xam xám. Hàm răng chỉ còn mấy chiếc, một con mắt bị hư không nhìn thấy gì. Bọn phá đám biết thế nên muốn qua mắt hắn. Gặp lúc thua chúng cũng không thèm trả tiền; Rafael chẳng làm sao quất cho bọn này một trận đòn.

Nhưng Rafael đã thủ sẵn một con dao nhỏ lận trong tay áo, một dây xích cất trong túi áo.

“Trái banh đỏ chạy tới đâu rồi?”, hắn xướng lên “Trái banh đỏ với hai đôla nằm đâu. Đặt thêm vô tối nay ăn thua lớn nghen? Gã đưa qua đưa lại cái chụp, lâu lâu giở ra cho mọi người thấy bên nào được đặt bên nào chưa.

Bên ngoài một tay chơi cao lớn chỉ tay vô một cái chụp. Tôi quay trở ra bỏ về nhà.

Tôi nhớ lại con bé làng chơi bị giết chết một cách phi lý. Tôi rùng mình nhớ lại con bé nằm trần trụi. Khi một người đàn bà không còn nhận ra mình là một người đẹp thì chẳng khác gì xác chết, con bé nằm lại đây trông như ai đó đang nằm nghỉ.

Cái ý tưởng này khiến tôi nhớ Regina, nàng trông như thế nào nhỉ. Tôi không muốn đem ra đối chiếu hơn kém. Regina không phải con nhà quý phái nhưng nàng chê những mốt thời trang rẻ tiền, đồ tráng sức bóng loáng. Nàng không ra sàn nhảy như bọn con gái nhún nhảy tùm lum. Regina có những bước đi nhẹ nhàng duyên dáng như cá tung tăng mặt nước hay như chim lượn trên trời cao.

Tôi vẫn còn bị cái xác chết của con bé ám ảnh. Tôi đến trước cửa nhà nhìn vào yên tâm là Regina và con bé Edna đang ở phòng khách, thế là lấy xe chạy thẳng ra phố Hooper Street. Thời đó Mofass có mở một văn phòng mua bán bất động sản tại đấy. Văn phòng đặt trên tầng hai, khu nhà tôi đứng tên làm chủ và chỉ mỗi Mofass biết chuyện này. Tầng dưới cho thuê làm nhà sách của dân Negro chuyên bán sách văn học. Chester và Edwina Remy đứng ra thuê. Cũng như mấy chỗ tôi cho thuê khác, nhà Remy trả tiền cho Mofass rồi gã chuyển lại cho tôi.

Giờ này Mofass còn ở đó, thường cho tới khuya trong suốt cả tuần. Gã làm việc không kể giờ giấc miệng lúc nào cũng ngậm điếu xì gà.

Cầu thang lên chỗ Mofass nhô ra bên ngoài, bước đi nghe cọt kẹt như muốn võng xuống.

Chưa tới nơi đã nghe tiếng Mofass ho sù sụ.

Lúc bước vô đã nhìn thấy gã khom người trên mặt bàn, tiếng ho như tiếng máy xe khục khặc.

“Tớ khuyên cậu bỏ hút xì gà đi, Mofass. Hút có ngày hại mình”.

Mofass ngẩng đầu nhìn tôi. Trông mặt mũi gã như con chó bun dữ tợn, nhất là lúc đang bệnh hoạn. Nước mắt ứa ra do những cơn ho hành hạ. Gã nhìn điếu xì gà trên tay với ánh mắt trông thật khiếp. Gã dúi một đầu vô cái gạt tàn rồi ngồi ngay người lại trên chiếc ghế xoay.

Gã dằn được cơn ho, tay nắm chặt lại.

“Sao, khỏe chưa?”, tôi hỏi.

“Khỏe”, giọng gã khề khà như mắc nghẹn.

Tôi kéo ghế ngồi trước mắt chờ nghe gã bàn tính công chuyện làm ăn. Tôi với gã biết nhau từ lâu. Vì vậy mà tôi nhìn Mofass đang đau ốm như thế theo hai cách nghĩ. Một bên là nhìn gã đang khốn đốn thấy mà thương. Nhưng nghĩ lại hắn là một tên vô hại phản bạn. Lý do tôi chưa muốn giết hắn là bởi tôi cũng chẳng xứng đáng là một người bạn tốt.

“Công việc thế nào rồi?”, tôi hỏi.

“Vẫn chỉ là tiền thuê mướn thôi”.

Cả hai chúng tôi cùng cười.

“Chắc là êm xuôi cả”, tôi nói.

Mofass ra dấu để tôi đừng nói nữa, gã với tay chụp lấy chai long não trên bàn, mở nút hít vô một hơi thật sâu. Mùi long não làm tôi cay lỗ mũi.

“Cậu nghe tin tức vụ con bé bị giết mới đây chưa?” Mofass hỏi, giọng nghe như muốn đứt hơi.

“Chưa, có nghe gì đâu?”.

“Xác con bé bị quăng ở phố 110th Street. Gần nhà cậu đấy. Nghe nói có đến

gần hai mươi tên cớm nhìn thấy”.

“Vậy hở?”.

“Bọn gái làng chơi. Tớ không còn rảnh để mà chơi”, gã nói. “Bọn cuồng sát giết mấy con bé. Thật đê tiện”.

Mofass rút túi lấy ra một điếu xì gà. Vừa kê miệng cắn một đầu chợt nhìn thấy tôi. Hắn bỏ xuống mới nói “Vậy là bọn mình gặp rắc rối đấy”.

“Rắc rối gì nào?”.

“Bọn thuê nhà, mấy con bé đó mà, bọn con gái độc thân hoặc là bị bỏ rơi. Chúng có việc làm, có con, cứ mỗi tối thứ Sáu rủ nhau ra phố đón khách”.

“Rồi sao nữa? Cậu cho là mấy tên đó định giết người thuê nhà ta ở sao?”

“Đâu có, tớ đâu có ngu đến vậy. Tớ không được ăn học như cậu, tớ nhìn nhận sự việc ai cũng tốt như nhau”.

“Nghĩa là sao?”

“Georgette Wykers đến đây với Marie Purdue là để chăm sóc mấy đứa con vì thế nên chỉ xin trả nửa tiền thuê nhà”.

“Vậy sao? Cậu tính như thế nào?”

Mofass nhếch mép cười, để lộ chiếc răng cấm bịt vàng. Mofass thích thú như vậy có nghĩa là chuyện tiền nong đã giải quyết xong.

“Ông không cần phải làm gì hết, ông Rawlins. Tôi bảo họ yên tâm không tăng giá thuê nhà. Tôi nói với Georgette nếu cô ta vào ở với Marie thì Marie có quyền đuổi cổ ra bởi hợp đồng thuê nhà đâu phải do Georgette đứng tên?”

Nếu Mofass còn kiếm ra tiền cho đến ngày y chết thì y mới mãn nguyện.

“Cậu chớ lo phần tớ”, tôi nói. “Mấy con bé muốn làm gì cứ để mặc. Mỗi ngày ra vô cả ngàn lượt người. Đưa người cửa trước rước người cửa sau:.

Mofass lắc đầu, mặt buồn xo. Hắn không thể thở dài nhưng cảm thấy thương hại cho tôi. Cớ sao tôi ngu xuẩn đến nỗi không dám bỏ ra một đô la để xoay chuyển tình thế?

“Cậu cần nói gì nữa không, Mofass?”

“Mấy tên da trắng mới gọi hôm qua”.

Một tay đại diện cho công ty gì đó tên là De Campo gọi tới hỏi Mofass hỏi cho ra số tài sản tôi hiện có ở Compton. Ra giá mua lại gấp đôi, rồi mới đây còn trả giá cao hơn nữa.

“Thôi, đừng nói chuyện đó nữa. Nếu bọn chúng cần thì giá còn cao hơn vậy nữa kia”.

Tôi tới bên cửa sổ nhìn ra ngoài không muốn bàn cãi thêm nữa. Mofass muốn tôi bán vì sẽ thu lợi rất lớn. Hắn chỉ biết làm ăn qua ngày mà không nhìn xa trông rộng.

“Bọn chúng ra điều kiện mới”, gã nói. “Cậu từ chối một món tiền cả trăm ngàn đôla hay sao?”.

Nhìn xuống phố tôi thấy một thằng bé đang đẩy xe chở hàng chất đầy chai nước ngọt, sáu bảy chai gì đó băng qua cột đèn. Bán được mười bốn cents chỉ đủ mua ba thỏi kẹo. Thằng bé da nâu, đi chân đất, mặc quần soóc, áo thun ba lỗ. Vừa đẩy xe vừa nghĩ ngợi đâu đâu, chắc là hắn đang ôn lại bài học đánh vần tuần trước, hay là làm sao đánh vần cho đúng chữ kangaroo. Tôi đoán nó đang tính trong đầu làm sao kiếm tiền mua đủ ba thỏi kẹo.

“Một trăm ngàn đô à?”.

“Bọn chúng cần gặp cậu”, Mofass nói the thé.

Hắn vừa đánh diêm quẹt. Tôi quay lại thì thấy hắn đang hít một hơi thuốc.

“Bọn chúng có ý đồ gì đây, William?”. Mofass tên thật là William Wharton.

Mofass đổi giọng nói “Nhà nước muốn nâng cấp khu phố Willougby Place thành quốc lộ bốn làn xe chạy”.

Tôi sở hữu mỗi bên chín mẫu đất. Xem như đây là một phần cuộc mua bán để thấy ra mình chịu thiệt.

“Rồi sao?”, tôi hỏi lại.

“Bọn chúng sẵn sàng cho cậu vay tiền mở rộng khu này. Một trăm ngàn đô với lại cậu được tham gia như một cổ đông”.

“Tôi không thể chờ cho đến lúc nhận được tiền”>

“Ông chỉ cần nói OK là được, ông Rawlins, hội đồng quản trị cùng nhất trí là được”.

Mỗi khi có cơ hội làm ăn tôi đều chuyển cho Mofass lo hết. Gã là người đại diện giao dịch làm ăn của công ty. Hội đồng quản trị chỉ có một người.

Tôi ngồi cười một mình. Tôi là con của một thợ rừng, một thằng nhóc Negro mồ côi đến từ miền nam. Chưa từng được nắm trong tay năm ngàn đô, thế mà nay lại gặp dịp bọn da trắng kinh doanh nhà đất đến gạ gẫm.

“Ta tổ chức cuộc gặp ngay”. Tôi nói: “Tớ cần gặp mặt bọn này, nhưng chớ vội cả tin, Willy, chưa hẳn là vậy đâu”.

Mofass nhếch mép cười, hít dài một hơi xì gà.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4


Tối nay trời ấm áp. Tôi cho xe đổ lại ở cuối dãy phố. Giờ này Zeppo và Rafael đều đi vắng. Chiếc thùng các tông Rafael làm bàn viết quăng bên đường bẹp dúm. Một đốm máu của chiếc răng gãy còn vương lại trên lề đường.

Nhìn vệt máu khô tôi liên tưởng đến cái chết của mấy em làng chơi.

Sau tất cả chuyện vừa xảy ra, tôi muốn được yên thân. Vì thế tôi quyết định phải làm một ly rượu rồi trở về với vợ con.

Bên trong quán bar Avalon chật hẹp, chỉ vừa đủ chỗ kê một quầy bar với sáu chiếc ghế cao. Rita Coe đang phục vụ bia chai, rượu pha sô đa hoặc đá.

Giờ này mới có một khách uống rượu, thân người to béo quay mặt vào tường ngồi chồm hỗm bên chiếc điện thoại cuối góc bar.

“Cậu đến có việc gì đấy, Easy Rawlins?”. Rita có dáng người nhỏ con mang vẻ khắc khổ, mắt tròn vo, môi mỏng dính.

“Tôi đang cần một ly uýtky”.

“Cậu không thích vô uống mấy quán bar gần nhà sao?”.

“Để bữa nay thử coi”.

“Sao lại không”. Có tiếng gã ngồi đằng kia nói vào máy. “Ta đang chờ đây”.

Rita rót rượu ra ly.

“Mẹ con Regina thế nào?”, Rita chợt hỏi.

“Khỏe, hai mẹ con đều khỏe”.

Nàng gật đầu rồi nhìn xuống tay tôi: “Cậu nghe tin mấy con bé bị giết chết chưa?”.

“Không biết, hình như có nghe”.

“Cậu biết không, tới giờ đóng cửa bar tớ ngại ra bãi xe”.

“Giờ đóng cửa chỉ còn mỗi mình cậu sao?”. Tôi hỏi lại. Nàng chưa kịp trả lời thì đằng kia gã to lớn gác máy nghe.

Dupree Bouchard đứng dậy nhìn về phía tôi đang ngồi – hắn cũng cao lớn như gã kia. Hắn nhận ra tôi rồi đưa mắt nhìn quanh như muốn tìm lối cửa sau. Nhưng chỉ có một lối ra vô duy nhất mà lúc nãy tôi bước vào.

Dupree với tôi là bạn từ lúc nhỏ. Một tối nọ hắn uống say bí tỉ - Để mặc tôi với con bồ của hắn Coretta bơ vơ giữa đường.

Có thể hắn còn nghe được tiếng khụt khịt của bọn tôi dù đang say. Hay là hắn sẽ oán trách tôi vì nàng bị giết chết vào ngày hôm sau.

“Kìa, Dupree. Làm ở hãng Champion đủ ăn chứ?”.

Mười năm trước tôi với gã làm ở hãng máy bay Champion Aircraft. Dupree là tổ trưởng tổ máy.

“Bọn chúng chả tốt lành gì đâu, Easy. Cậu làm chỗ mới thì lại có luật khác bó buộc. Nếu cậu là một tên nigger thì luật lệ còn khắt khe hơn”.

“Đúng thế”, tôi nói. “Đúng. Có đi tới đâu cũng vậy thôi”.

“Vậy thì trở về quê khỏe hơn. Dù sao thì cũng là đồng loại ai nỡ hại nhau”. Nói xong hắn nhìn vào mắt tôi. Dupree không nghi ngờ tôi có liên quan tới vụ con bé Coretta. Gã chỉ biết đêm hôm đó có mặt đông đủ sau đó nàng giã từ bè bạn.

“Tớ chưa nói được, Dupree”, tôi nói.

“Ở Los Angeles không chơi theo luật giang hồ như ở đây”.

“Cậu làm một ly, Dupree?”, Rita hỏi.

Gã kéo ghế ngồi cách chỗ tôi hai ghế, gật đầu.

“Vợ con ra sao rồi?”, tôi gợi chuyện cho bớt căng thẳng.

“Khỏe lắm. Tớ xin được việc làm ở bệnh viện Temple”.

“Vậy à? Vợ tôi, Regina cũng đang làm việc tại đó”.

“Bà ta như thế nào?”.

“Da ngăm ngăm. Cũng khá xinh, người mảnh mai. Nhân viên khu hộ sinh”.

“Làm ca mấy?”.

“Từ tám giờ đến năm giờ chiều”.

“Vậy thì tớ không biết mặt. Tớ mới vô làm được hai tháng trong khu nghĩa trang, là thợ giặt ủi dưới tầng hầm”.

“Cậu làm được chứ?”.

“Ờ”, gã chua chát nói. “Được thôi”.

Dupree nâng ly nốc cạn một hơi. Gã trả tiền đặt trên quầy, “Tớ phải đi ngay”.

Hắn lặng lẽ đi ngang qua chỗ tôi, mặt mũi buồn hiu. Tôi sực nhớ lại đêm hôm đó hắn vui cười với tôi và Coretta thật là náo nhiệt. Hắn cười nghe như sấm. Giá mà tôi được sống lại những giây phút đó với bạn bè, để tôi có thể chia sẻ nỗi thất vọng triền miên với gã. Nói vậy thôi chứ làm sao bằng người thân thích ruột thịt được.

“Còn Andre Lavender”, tôi tiếp tục câu chuyện với Rita.

“Cậu nói sao?”.

“Andre ấy mà. Cậu nhớ ra chưa?”.

“Không nhớ”.

“Có giấy viết đó không?”.

Tôi ghi lại tên Andre và số điện thoại, “Gọi cho hắn nói tối nay hắn ghé lại đây gặp cậu ở chỗ bãi xe”.

“Hắn phục vụ cho cậu à?”.

“Tớ làm ơn cho hắn một lần, lúc này hắn sẽ lo cho cậu”.

“Có phải trả tiền công không?”.

“Một ly uýtky là xong ngay”.

Tôi đẩy ly tới trước chờ rót thêm một ly nữa.



• •

Jesus đang làm đồ chơi dưới ánh đèn sáng ngoài cổng. Con bé Edna đứng vịn thành lan can trong cũi. Nó cười, ê a gọi thằng anh miệng câm như hến. Tôi mở cửa bước vào nhặt trái banh nằm khuất trong bụi hoa thược dược. Tôi huýt sáo tay ném tới trước, chợt Jesus vừa quay lại nhìn thấy. Nó đỡ ngay vẫy tay về phía Edna đứng trong cũi đang nhón chân miệng kêu la “Em… chụp được”.

Jesus hất trái banh đi xa đụng vào tấm rào chắn song sắt dội lại kêu keng keng. Một thú vui của bọn trẻ thành phố.

“Chơi trò gì đấy hở?”. Nãy giờ Regina đứng núp sau tấm bình phong nhìn theo bọn trẻ. Nàng bước ra ngoài cửa đứng lại trước mặt con bé sợ nó ngã té. Edna kêu riu ríu vì nó không nhìn thấy Jesus đang chơi ngoài sân.

“Ái dà, lại đây cưng, để con nó chơi chứ?”, vừa nói tôi vừa bước lên mấy bậc thềm.

“Thằng nhóc sém chút nữa đá quả banh vô ngay đầu con bé”.

Edna té nhào xuống đất một cái bịch. Jesus vội leo lên cây lê tàu núp ngoài kia.

“Lần sau anh nhớ cẩn thận đấy, Easy”, nàng nói.

“Eathy”, con bé Edna nhại theo.

Khó mà trả lời cho xuôi, mỗi lần nhìn Regina tôi không nghĩ ra được một lời nào. Nước da nàng đen bóng, đôi mắt lá răm, nằm cách khoảng nửa lông mày. Thân hình dong dóng cao mềm mại, ngoài cái vẻ đẹp trời cho này còn có một vẻ gì đó quyến rũ tôi. Gương mặt nàng không có một nét nào thừa, không một vết nhăn. Không một nốt tàn nhang, trứng cá hay lông măng hai bên hàm. Mắt nàng lâu lắm mới chớp một cái, không nhấp nháy liên hồi như người khác. Regina là một phụ nữ hoàn hảo, đi đứng nghiêm trang. Nàng không bao giờ nao núng trước những lời lẽ tục tằn hoặc bối rối vì nghèo khổ.

Mỗi khi nhìn Regina Riles tình yêu của tôi đối với nàng lại dâng cao. Tình yêu dành cho nàng trước cả những lời tán tỉnh.

“Anh thấy có sao đâu, cưng”, tôi bình thản xích lại gần, nàng lùi ra xa, nàng là diễn viên múa tuyệt vời.

“Nghe này, Easy. Jesus chưa hiểu phải cư xử ra sao với con bé Edna. Anh phải lo chuyện đó”.

“Nó còn hiểu hơn em nữa kìa, cưng ơi. Nó sống gần với trẻ con còn hơn cả người lớn. Dù nó không nói được nhưng nó hiểu hết cả”.

Regina lắc đầu: “Nó có vấn đề nặng đấy, Easy. Anh cho là nó không hề gì, không phải đâu”.

Jesus tụt từ trên cây xuống bước men theo hông nhà vào bên trong.

“Chẳng hiểu em muốn nói gì”, tôi nói. “Mỗi người đều có vấn đề riêng. Biết cách xử lý vấn đề là nói lên được nhân cách của người đó sao”.

“Nó chưa thành người, nó chỉ là một đứa trẻ. Vấn đề của nó ra sao chưa thể nói ra lúc này. Với nó bấy nhiêu chuyện cũng đã quá đủ rồi, cho nên nó không thể thốt ra được một câu nào”.

Tôi bỏ lửng câu chuyện. Chằng khi nào tôi lại đi kể hết mọi chuyện cho nàng nghe. Chuyện tôi cứu sống một đứa trẻ khỏi tay một kẻ buôn người. Làm sao tôi dám kể chuyện kẻ ngược đãi Jesus đã bị giết chết, tôi biết thủ phạm là ai, nhưng tôi vẫn im lặng.

Regina ghì chặt bé Edna vào người. Con bé khóc thét. Tôi muốn ôm chặt cả hai mẹ con cho mọi nỗi phiền muộn nguôi đi.

Nói chuyện với Regina đôi khi tôi cảm thấy khó chịu. Nàng tự mình quyết cái nào đúng, cái nào sai. Tôi cảm thấy muốn sôi gan. Đến nỗi lắm lúc tôi cứ nghĩ không biết tôi yêu nàng hay là căm giận nàng.

Tôi vẫn đứng ngoài ngõ nhìn theo hai mẹ con bước vào trong. Tôi còn chất chứa bao nhiêu bí mật trong đầu, tôi đã từng chia sẻ với những cuộc đời dang dở. Regina và con bé Edna không nằm trong số này, tôi thề với lòng không bao giờ để hai mẹ con rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Cuối cùng tôi cũng vào nhà lặng lẽ như một cái bóng, chập choạng bước đi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5


Anh lại say nữa rồi”, Regina nói ngay vừa lúc tôi bước vô nhà. Tôi đâu ngờ nàng đánh hơi được mùi rượu bởi tôi chưa đến nỗi lê bước lão đảo. Regina hiểu tôi quá rõ. Tôi chịu nàng ở chỗ đó, một cảm giác thăng hoa đang dâng tràn trong người tôi.

Hai mẹ con, Regina và Edna, ngồi trên chiếc ghế dài. Vừa nhác thấy tôi con bé kêu, “Eathy”, nó vùng dậy chạy lại chỗ tôi. Regina đỡ kịp không thì nó rớt xuống sàn.

Edna khóc lóc tưởng như mẹ vừa phát vô mông đít.

“Anh vừa mới tới đồn cảnh sát hả?”.

“Quinten Naylor cần gặp có chút việc”. Nghe tiếng trẻ con khóc tôi thấy khó chịu. Trước tiên phải lo thu xếp cho xong chuyện con cái rồi hãy bàn chuyện. Đằng này Regina vừa bế con vừa nói chuyện tự nhiên.

“Vậy mà về tới nhà đã nghe mùi rượu?”.

“Anh vừa ghé vô quán bar Avalon về đây”.

“Anh uống cả buổi mới vậy chứ”.

“Ờ, ờ. Sau buổi làm việc với ông Naylor phải uống một ly rượu cho đỡ căng”.

Lúc này nàng đã chịu lắng nghe, tuy cái nhìn còn hồ nghi, lạnh nhạt.

“Gã đưa anh tới chỗ bãi đất trống ở phố 110th. Một con bé bị giết chết nằm ở

đó, mấy vết đạn ghim vô đầu. Cũng do bàn tay một hung thủ đã giết chết hai con bé trước đó”.

“Đã biết được thủ phạm là ai chưa?”

Tôi mừng muốn nhảy cẩng lên khi nàng hết giận và quan tâm đến câu chuyện.

“Chưa đâu”. Tôi nói cố giữ giọng tỉnh táo.

“Vậy làm sao họ biết được do một tay sát thủ mà ra?”.

“Hắn là một tên cuồng sát, vậy đó. Hắn đã gí đầu điếu thuốc xì gà vào da thịt nạn nhân”.

“Hay là một vụ hãm hiếp?”, nàng hỏi nhỏ vừa đủ nghe.

“Con bé Edna nín khóc nhìn theo tôi cũng với ánh mắt dò la giống như mẹ nó.

“Vậy đó”, tôi nói. Chợt tôi cảm thấy trách mình lỡ kể ra mọi chuyện. “Còn mấy vụ khác nữa”.

Tôi ôm con bé Edna vô người rồi xích lại gần bên mẹ nó.

“Naylor đang nhờ anh giúp một tay, gã tưởng là anh nghe phong phanh vụ này”.

Regina đặt tay lên gối, tôi thấy vui hẳn lên.

“Ông ta tưởng vậy sao?”.

“Làm sao biết được. Gã tưởng đâu anh hay lui tới dò la mọi chuyện, chắc là đã nghe ngóng được chút đỉnh. Anh nói, khó mà giúp cho được việc, ngay lúc đó anh cần phải uống một ly rượu”.

“Vậy ai là nạn nhân?”.

“Con bé tên Bonita Edwards”.

Nàng sờ tay lên vai tôi.

“Em chưa hiểu ra vì sao một tên cớm lại đi tìm anh nhờ vả. Chỉ trừ khi gã nghi anh có dính dánh vô đó”.

Regina tính hay hồ nghi muốn tìm hiểu mọi việc, sao lại có người nhờ vả tôi? Còn tôi thì hay giúp người khác lúc hoạn nạn.

Làm sao nàng biết được tôi đã cứu một người bà con nàng ra khỏi tù.

“Thôi, em biết cả rồi”, tôi nói. “Gã tưởng anh còn hay lui tới chỗ bọn sống đường phố. Anh đã bảo với hắn hiện anh đang phục vụ cho Mofass suốt ngày, đâu có rảnh rang như lúc trước”.

Trước lúc gặp Regina tôi đã sống chui nhủi một thời gian. Chuyện này chưa ai hay biết. Tài sản hiện có cũng không ai biết, kể cả chuyện tôi hợp tác với bọn cớm. Không ai xâm phạm vô đời tư của tôi, hoàn toàn bí mật, tôi tự biết lấy một mình. Regina là vợ, là một nửa của đời tôi. Tôi cũng có ý định kể cho nàng nghe những việc làm vừa qua cũng như chuyện Mofass là người làm việc dưới quyền của tôi. Tôi có nhiều tiền trong tài khoản ở nhà băng khắp thành phố, nhưng để dành tiêu xài thong thả cả đời.

Tôi không lệ thuộc vào đồng tiền, vì vậy nàng đừng tỏ ra hồ nghi. Tôi có ý định kể cho nàng nghe hết mọi chuyện. Cái ngày mà tôi cho là nàng phải chấp nhận tất cả, chấp nhận chính tôi là ai rồi cũng sẽ đến.

“Gã biết anh hay lui tới khu phố mà xác con bé nằm cách đó mười hai dãy phố”.

“Anh có giúp được gì không?”.

Con bé Edna thò tay vô túi, nó nhỏ nước dãi ướt cả áo.

“Làm sao giúp được. Anh có biết gì đâu, anh hứa là để xem chuyện này nghe lạ quá”.

Regina nhìn tôi chẳng khác nào chủ tiệm cầm đồ đang săm soi chiếc nhẫn hột xoàn. Tôi thọt lét cho con bé Edna cười rồi nhìn qua Regina. Nàng lắc đầu chăm chú nhìn vô tôi. Edna trông vậy mà cũng nặng ký. Tôi đặt nó nằm trên đùi rồi ngã người ra sau.

Regina đặt bàn tay lạnh ngắt lên người tôi, hơi lạnh thấm qua từng đốt ngón tay. Tôi đang nghĩ tới mấy con bé vừa bị giết chết.

Edna đã thiu thiu ngủ, Regina đặt nó vô trong cũi. Tôi bước theo nàng vào trong buồng ngủ, căn phòng nhỏ vừa đủ kê một chiếc giường.

Nàng thay đồ ngủ nhưng chưa kịp mặc xong tôi đã bước tới vòng tay qua ôm nàng. Quần của tôi đã tụt xuống dưới mắt cá. Tôi dìu nàng vô giường, nằm đè lên người tôi. Nàng vùng vẫy yếu ớt, tôi ghì nàng thật chặt và khều vào những chỗ nàng thích. Nàng nằm im để mặc tôi vuốt ve và nàng không thèm hôn lại. Tôi xoay người qua đè nàng xuống, hai tay giữ chặt đầu nàng, để lọt hai chân vô giữa, áp sát môi kề môi. Nàng cũng không thèm hé miệng, mắt cứ nhắm nghiền. Tôi rà lưỡi vô tới trong hàm răng rà vô sâu hơn nữa.

Regina nín lặng để tôi ghì chặt người vô. Nàng úp mặt xuống dưới cổ tôi. Tôi cởi hết quần áo ra. Regina không táo bạo như cách của tôi tuy nàng chịu đáp ứng tất cả ham muốn nồng nàn của tôi lúc này. Nàng nằm đó không phản ứng, chờ đón.

Tôi cảm thấy dục tình đang dâng trào hơn bao giờ hết, hơi men đang còn sôi sục trong dòng máu.

“Thôi, Easy!” nàng kêu lên, tôi quen quá rồi, nàng muốn thúc giục.

Nàng vặn vẹo quằn quại, kẹp chặt hai chân ấn sát vô trong. Tôi nhào tới hăng hơn, nàng với tay níu lấy chiếc bàn ngủ kê đầu giường, giật giật mạnh đến đổ nhào xuống sàn. Đèn vụt tắt, bên trong phòng tối om.

“Ôi, lạy Chúa, thôi đừng nữa!”, nàng rên la, lên tới tột đỉnh, nàng la to hơn nữa vặn vẹo, thúc vô người làm tôi đau điếng.

Lúc buông ra nàng nhích qua một bên, đứng ngay dậy. Lúc đèn vừa bật sáng tôi nhìn thấy hai mắt nàng trừng trừng. Mồ hôi trên khuôn mặt nhễ nhại thấm ướt xuống tới đám lông rậm phía bên dưới. Nàng nhìn tôi với vẻ cảm xúc kỳ lạ, tôi không thể gọi tên nó là gì.

“Anh yêu em”, tôi nói.

Nói xong tôi ngủ vùi một giấc không kịp nghe nàng đáp lại.



• •

Tôi đang mơ thấy giờ này đã xế trưa. Ánh nắng vàng chói chang chỉ có ở miền nam California. Bonita Edwards đang ngồi dựa gốc cây, hai chân duỗi ra trước mặt, còn hai tay để ngửa hai bên hông. Những chú chim xúm xít quanh chỗ nàng rỉa mồi. Gió hiu hiu, trời se lạnh.

“Ai gây ra chuyện này vậy?”, tôi cất tiếng hỏi xác chết.

Nàng quay lại. Dấu lằn đạn xuyên thủng một lỗ giữa đỉnh đầu.

“Sao?” Nàng rụt rè hỏi lại.

“Ai giết em vậy?”.

Chợt nàng khóc thét. Tiếng khóc nghe đến lạ lùng, không phải tiếng khóc của người bình thường.

Regina chống hai tay vào thân cây. Chiếc váy của nàng tốc lên quá mông đít. Một gã đàn ông trần trụi đứng áp sát vô nàng từ đằng sau. Đầu nàng lắc qua lắc lại, đang lên tới cực niềm hoan lạc, nàng tru tréo nghe đến rợn người, như tiếng kêu la của con bé Bonita Edwards hôm nào.

Tôi căm ghét cả hai, nỗi căm hận đang thấm vào trong nội tạng như một hơi thở hít thật sâu. Tôi nắm vạt áo nhấc bổng nàng lên rồi rủ như một cái xác không hồn nhưng mồm còn la hét.

Tiếng kêu la nghe đến lạ lùng, như tiếng rống của lũ mèo, tiếng rên rỉ bên trong đường ống nước và như tiếng khóc trẻ thơ.

Tôi mở choàng mắt ra, cảm giác ớn lạnh lan tỏa khắp người có lẽ do tôi đã tung hết chăn? Tôi nghe tiếng con bé Edna khóc vang lên từng chập. Tôi ngồi dậy, bước loạng choạng ra cửa, quay lại tôi thấy Regina nằm mở mắt trao tráo, nhìn lên trần.

Tôi thấy khiếp sợ vì nàng. Tôi quên hết ngay mọi chuyện vừa trải qua như một cơn mê sảng.

Mọi chuyện trở lại bình thường. Tôi nghĩ trong đầu, tên sát thủ rồi sẽ phải sa lưới. Cơn ác mộng trong tâm trí của tôi rồi cũng sẽ đi qua.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6


Tôi xuống bếp pha sữa cho con bé Edna. Tôi lấy chiếc tả trong túi xách mà Jesus mang từ nhà Lu Ellen Stone về chuẩn bị thay cho nó.

Con bé Edna lại khóc. Tôi đặt nó nằm trong chiếc cũi ở phòng khách rồi. Tôi để đèn mở dọa nó im lặng đi được một lúc. Tôi nghiêng người hôn lên hai bên má nó, con bé cười khúc khích. Tôi bé nó trở xuống, pha một chậu nước ấm rồi tắm và thay tả cho nó.

Nó lại khóc nhưng không gay gắt lắm, chắc là nó còn khó chịu trong người. Tôi phải ở lại với nó. Tôi lấy khăn lau mình và nói chuyện vu vơ bên tai nó. Lâu lâu tôi cúi xuống hôn nó. Mình mẩy khô ráo nó không khóc nữa. Chai sữa đã để sẵn nó chộp ngay bú một hơi ngon lành, tôi với tay véo yêu vô mũi nó một cái.

Tôi quay nhìn ra cửa, Regina đã đứng đó nãy giờ nàng đưa mắt nhìn tôi.

“Anh thương con bé chứ, cưng?”, nàng hỏi.

Thà tôi được nghe nàng thốt ra cái tiếng xưng hô đó còn hơn là tôi ân ái với kẻ khác. Chẳng khác nào nàng mở cửa mới tôi bước vào.

Tôi cười với nàng, mắt nàng chớp chớp như là ánh đèn vụt tắt, như cánh cửa vừa khép lại, mà tôi chưa kịp nghĩ ra đó là ngôi nhà của mình.

“Này cưng!”, tôi gọi.

Edna vùng vẫy trong tay tôi, nó nhìn theo mẹ và xòe tay ra đòi mẹ ẵm.

“Em đang kẹt tiền”, Regina nói.

“Em cần bao nhiêu?”.

“Sáu trăm đô”.

“Được thôi”, tôi gật đầu rồi ngồi xuống.

“Là thế nào?”.

Tôi ngước nhìn nàng, chưa hiểu ra sao.

“Em muốn hỏi nghĩa là thế nào, Easy?”.

“Em muốn biết anh kiếm đâu ra sáu trăm đô phải không?”.

Nàng lắc đầu,mái tóc đong đưa hai bên rồi nằm ngay lại bên trái.

“Không đâu. Em đang cần sáu trăm đô. Em không đòi hỏi gì hơn, anh muốn hỏi vì sao em cần món tiền đó và hiện em còn được bao nhiêu phải không?”

Tôi nhìn qua khung cửa hẹp, ngoài trời đêm tối đang chuyển dần qua một màu trắng nhợt nhạt. Cả bầu trời như rộng mở. Tôi muốn ra ngoài kia xem sao.

“OK, được thôi. Em cần chi cho việc gì?”.

“Em cần may quần áo cho em, cho con bé, trả tiền xe và lo bà dì đang ốm ở Colette, phải nằm viện”.

“Bà đau sao?”.

“Bị sỏi thận, bác sĩ chẩn đoán vậy”.

“Em còn bao nhiêu?”. Tôi sợ mình phải đưa lưng ra gánh chịu hết.

“Không đâu, Easy. Em muốn biết anh lấy đâu ra sáu trăm đô”, nàng búng tay, “chỉ có vậy thôi”.

“Không phải là còn bao nhiêu trong túi đâu cưng. Tiền đó là tiền của em”. Tôi nói: “Không ăn thua gì với anh cả”.

“Anh không cần phải hỏi, Easy Rawlins. Em đang làm y tá tại bệnh viện Temple Hospital. Em phải làm từ tám giờ sáng cho tới năm giờ rưỡi chiều. Vậy là anh biết nguồn tiền của em từ đâu ra chứ gì”.

“Em cũng biết anh phục vụ cho Mofass, tuy không có giờ giấc như bên đó, nhưng ngày nào cũng làm hai buổi”, tôi nói lại.

Nàng búng tay một cái. Nếu tôi mà nói dối chắc là nàng sẽ giận sôi gan. “Không ai bỏ một chỗ làm kiếm ra tiền vậy đâu. Em cho là anh điên sao?”.

Tôi và nàng cũng từ hai bàn tay trắng mà làm nên. Regina là con dâu của một gia đình mười bốn anh em ở Arkansas. Mẹ nàng sinh đứa em út thì mất. Cha nàng lấy rượu giải sầu hóa ra nghiện nặng, để mặc con cái cho Regina lo nuôi dưỡng. Nàng lao động cật lực cho một cửa hiệu bách hóa. Tôi chỉ biết có vậy, nhưng tôi nghĩ là nàng vất vả từ thuở đó.

Có lần nàng kể, phải lo kiếm tiền nuôi bao nhiêu miệng ăn mà nàng không lấy làm tự hào vì những việc đó.

“Anh không phải là một tên tội phạm. Em phải nhớ lấy. Em cần tiền anh lo được, em cần ngay không?”, tôi nói.

Edna vùng vẫy trong tay mẹ. Nó quăng chai sữa xuống sàn, rồi cười tinh nghịch.

Regina vã vô miệng con bé. Với một người mẹ khác thì đó là một cách âu yếm còn với nàng thì đó là một hành động răn đe.

“Anh nói hết cho em biết, Easy?”.

“Anh không giấu giếm gì em, em cần tiền anh lo được. Vì anh thương hai mẹ con em, anh làm được mọi chuyện”.

“Vậy mà anh cũng không chịu nói ra”.

Tôi đứng ngay dậy, Regina có vẻ ngờ ngợ.

“Anh không biết quê em Arkansas ra sao? Không cần biết em phải toan tính thế nào? Nghe em nói bà dì cần tiền anh không hề thắc mắc. Em yêu anh thì hãy coi anh là một người bình thường. Không bao giờ có chuyện anh xô xát với em, có phải vậy không?”.

Regina chỉ biết ngồi nhìn.

“Có phải vậy không?”.

“Không. Anh không đụng chạm đến em. Không phải vậy đâu”.

“Nghĩa là sao?”.

“Anh không đánh đập em. Mà có chăng đi nữa cũng chẳng sao, vì lúc đó em đã nhắm bắn vô người anh rồi bỏ chạy ra ngoài kia. Anh không có ý định hành hung hai mẹ con em”.

Nàng cảm thấy bị trêu tức, đau đớn hơn cả nỗi đau nàng phải chịu.

“Anh không đánh đập em nhưng anh làm chuyện khác, còn đau đớn hơn vậy nữa”.

“Nghĩa là sao?”.

Regina nhìn vô hai tay tôi. Tôi nhìn xuống hai bàn tay đang nắm chặt.

“Mới đêm qua thôi”, nàng nói: Anh cho đó là gì?”.

“Là gì nào?”.

“Chuyện anh hiếp em đó. Em không đòi hỏi, anh cứ tự ý làm”.

“Hiếp thật à?, tôi bật cười: Có ai mà hiếp vợ mình đây”.

Nụ cười vụt tắt trên môi, tôi chợt thấy Regina ứa nước mắt. Edna tròn xoe mắt nhìn mẹ nó, hình như con bé muốn nói sao mẹ kỳ lạ vậy?.

“Chưa hết đâu, Easy. Em muốn đặt tên cho con gái giống tên bà cố của nó là Pontella. Nhưng anh lại đặt tên Edna. Em không thích nó bởi đó tên của con mẹ đàn bà dở hơi, vợ bạn anh”.

Ý nàng muốn nhắc tên Etta Mae.

Nàng nghĩ đúng.

“Anh thì muốn biết là”, tôi nói: “nếu em cần sáu trăm đô, anh sẵn sàng vậy mà em muốn hỏi lại anh?”.

Regina ngước mặt, khuôn mặt nàng xinh xắn, nàng đang nhìn chăm chăm. Nghĩ sao nàng gật đầu; mới đó mà nàng đã vội quên ơn.

Với tôi điều đó vô nghĩa. Nhìn thấy nàng được sung sướng là tôi có thể làm được tất cả, nhưng lần này cái mà nàng đang cần tôi phải chịu bó tay.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7


Mấy đêm kế tiếp tôi thu mình vô một cõi riêng biệt. Tôi tới quán bar uống cho say bí tỉ tới mười một giờ đêm về đến nhà. Giờ đó mọi người đã yên giấc ngủ. Tôi cảm thấy được tự do hít thở, không bị ai quấy rầy hỏi han gì cả.

Cả đời chẳng thấy ai có thể tiếp cận hỏi chuyện đời tư của tôi. Đã có lúc tôi thà nhổ hết hàm răng còn hơn là chịu ngồi cung khai trước mặt một tên cớm. Thế mà giờ đây tôi đang đối mặt với sự im lặng với thói đa nghi của Regina.

Đêm ngủ tôi mơ thấy tàu chìm, đi thang máy bị đứt dây.

Cứ thế mãi qua đến đêm thứ ba không tài nào ngủ được.

Suốt đêm, tôi nằm nghe từng chuyển động trong nhà, tiếng xe chạy lúc tờ mò sáng hướng ra phố Cental Avemie. Sáu giờ rưỡi sáng Regina thức dậy, một lát sau có tiếng Edna khóc, một hồi nó lại cười.

Đến bảy giờ bà giữ trẻ Gabby Lee mới tới, có bà con với Regina. Giọng nói ồn ào vậy mà con bé Edna rất thích, tôi phải ngồi ngay dậy.

“Ối dà dà!” bà cứ la oang oang. “ối dà, ối dà dà!”.

Con bé Edna lại càng thích hơn.

Bảy giờ mười lăm có ai xô cửa cái rầm. Regina bước ra ngoài, chỗ xe Studebaker đang đậu. Tôi nghe tiếng đề máy nổ rồi nhấn ga lao tới trước.

Bà Gabby Lee dắt con bé Edna vào buồng tắm. Bà cho rằng trẻ con nên thay đồ trong buồng tắm. Nhưng tôi lại nghĩ bà đang tập cho nó thói quen sáng sớm vô nhà cầu.

Chờ bà bước ra tôi mới lên tiếng: “Chào bà”.

Bà Gabby Lee thân hình cao lớn. Tuy thân hình bà to như cái thùng tô nô nhưng vẫn còn dịu dàng hơn các bà da trắng khác. Tóc bà màu đỏ nâu nhìn là biết ngay dân Negro chính cống. Bà chỉ thích vui cười với mấy bà phụ nữ và bọn con nít mà thôi.

“Bữa nay ông ở lại?”, bà hỏi, hình như bà không biết tôi là người trả lương hàng tháng cho bà.

“Nhà tôi đây mà, bà không biết sao?”.

“Honeybell, bà đặt tên cho Regina cái biệt danh thật lạ tai. Dặn tôi lo lau nhà. Ông ở đây vướng víu”.

“Nhà tôi đây mà, bà nói gì lạ vậy?”.

Bà Gabby Lee lầm bầm trong miệng.

Tôi đi dạo một vòng rồi vô buồng tắm xả hơi.

Có chiếc tả lót bẩn, còn sót lại trong chậu nước nóng.

Ra tới cửa thấy có tờ báo quấn tròn lại buộc vòng sợi dây thun xanh, tôi cúi xuống nhặt lên rồi đi pha một bình cà phê, cái bình mà tôi mua được ba ngày sau khi bị cho thôi việc vào năm 1945.

Thằng nhóc Jesus chạy tới hôn tôi một cái. Nó đeo chiếc túi đựng đầy sách vở, mang giày thể thao mặc quần jean và áo sơ mi ngắn tay.

Sáng nay con dễ thương lắm, ráng học giỏi nghen con!, tôi nói.

Nó gật đầu lia lịa, miệng cười tươi như một ứng viên đi xin việc. Nó chạy vụt ra cửa rồi dông thẳng ra đường phố.

Thằng bé không làm sao đạt danh hiệu học sinh xuất sắc được. Lên lớp năm, nó bị chuyển qua lớp học đặc biệt dành cho trẻ yếu kém. Bọn học trò chung lớp với nó, đứa thì chơi bời lêu lỏng, đứa thì học chậm. Cô giáo Keesh Jones dạy riêng cho Jesus cách đọc sách. Nó lên giường rất khuya nhưng vẫn còn ngồi học.

Tôi vừa rót cà phê, sửa soạn bữa ăn vừa lo đối phó với Regina. Có ai ngờ được tôi đang ở một xó xỉnh nếu chẳng may được nêu tên trên trang báo Los Angeles Exmaniner.

MỘT VỤ GIẾT NGƯỜI.

NẠN NHÂN NỮ THỨ TƯ.

SÁT THỦ STALKS SOUTHLAND.

Lần cuối người ta còn nhìn thấy, Robin Garnett quanh chỗ hiệu thuốc Thrifty gần quán bar Avalon. Nàng đứng nói chuyện với một gã lạ mặt, mặc áo bờludông, cổ áo kéo ngược lên, đội mũ rộng vành hiệu Steson. Bài báo còn nêu rõ vì sao xác chết được tìm thấy nằm trong ngôi nhà nhỏ tại khu đất trống cách đó bốn dãy nhà. Nàng bị hành hạ đến ngất xỉu rồi có thể bị cưỡng hiếp. Mặt mũi của nàng không còn nhận dạng được. Dù bài báo không nhắc đến chuyện vì sao lại được đưa lên trang nhất nhưng ai cũng hiểu vì trước đó ba vụ là người da đen còn Robin Garnett là người da trắng.

Tôi biết Robin là sinh viên trường UCLA, còn ở chung với cha mẹ. Nàng từng học trung học LA. Báo không nêu rõ lý do vì sao nàng quanh quẩn ở khu đó.

Chín giờ bà Gabby Lee mới lo cho bé Edna xong. Tôi dang tay ra nó mừng rơn reo lên một tiếng, rồi chạy đến chỗ tôi nhưng bà Gabby Lee đã níu lại.

“Cứ để cho con bé bước tới”, tôi nói.

Tôi ôm con bé lại, nó lấy tay khều vào mũi tôi. Tôi đùa chơi với nó một hồi.

“Tôi phải đi thôi”, ngồi lại một lát Gabby Lee nói.

“Bà còn lo rửa nhà kia mà?”.

“Chỉ còn mỗi mình tôi mới quét dọn, bữa nay trời nắng ráo tôi cho con bé đi chơi”, bà nói.

Tôi giao con bé lại cho bà già chanh chua. Nó chạy tới bà Gabby vui lên ngay. Con bé xinh xắn, nụ cười nó có thể tạc thành tượng.

Tôi vừa bước ra, chuông điện thoại reo. Tôi chạy vào người gọi cúp máy. Tôi gác điện thoại, ra ngoài.

Ngồi bên cửa sổ tôi lôi mấy tác phẩm Platon ra đọc “Phaedo”.

Mắt tôi hoa lên khi thấy gã nằm chết trên chiếc ghế ngoài kia. Có phải đó là một người da trắng; một người tự cho mình là đồng loại. Tôi nghĩ trong đầu nếu chẳng may lìa đời bởi tôi yêu quê hương trên hết cả mọi thứ. Không phải cái chết của một chiến sĩ anh hùng giữa trận tiến mà là cái chết của một tên tội phạm.

Lúc mười một giờ bốn mươi bảy phút một chiếc xe đồn đến đậu ngay trước nhà tôi. Bốn người bước xuống, ba tên trang phục dân làm ăn, mỗi tên một vẻ. Người thứ tư là Quinten Naylor. Cả bốn đang đứng lại nhìn quanh không có vẻ ngần ngại khi đi sâu vô khu phố Watts như lúc này. Nhìn họ tôi biết ngay là bọn cớm.

Quinten đi hàng đầu đến ngay trước cửa nhà tôi. Cà bọn đều cao to lực lưỡng. Quinten nổi bật hơn mấy gã kia. Nhớ lại tôi cộng tác với mấy tay sếp đều là da trắng cao lớn to béo; họ tuyệt đối trung thành với nhiệm vụ được giao.

Tôi đang đứng ở cửa phía sau tấm bình phon, bọn chúng bước tới bậc thềm.

“Chào ông, Easy, tôi định cho gọi ông trước. Hôm nay tôi cho người đến bàn chuyện với ông”. Naylor vừa lên tiếng, gã không tươi cười như mọi khi.

“Tôi còn bận việc riêng, khoảng bốn lăm phút”, tôi nói như đinh đóng cột.

“Mở cửa ra đi, Rawlins!”. Gã nói hai hàm răng nghiến lại. Người vùng địa trung hải mặc bộ đồ hai mảnh sáng bạc. Tôi nhớ đã gặp ở đâu một lần, cả bọn đứng đó hai tay nắm chặt lại nhắm vô tôi.

“Quý vị đến nhà tôi thì phải trình giấy tờ chứ?”, tôi hỏi với giọng xẳng.

“Đại úy Violette đây, Easy”, Quinten nói. “Ngài quận trưởng cảnh sát”.

Tôi giả vờ ngạc nhiên, “có phải cái anh chàng đẹp Pep Boys nữa không đấy?”.

Violette đứng cao ngang tôi, cỡ mét tám. Tên đứng sau Naylor, mặc bộ đồ xanh, gã thấp hơn, mặt mũi đần độn, nước da bóng lưỡng úc núc, tai vểnh lên. Tóc tai đen xì,lông mày rậm tịt. Gã xô Naylor qua một bên bước tới chỗ cửa, thô lỗ, cọc cằn.

“Chào ông Rawlins. Tôi là Horace Voss, nhân viên giao tiếp văn phòng Thị Trưởng với bên Sở Cảnh sát.

Không nghĩ được cách tống khứ bọn này đi tôi đành kéo tấm bình phong qua một bên, đưa tay ra bắt tay ông Voss.

“Ồ, mời mấy ông vô nhà, nhìn coi tôi chưa kịp mặc quần áo, tôi còn phải lo đi công chuyện một lát”.

Năm tên đứng chật cả phòng khách, bọn chúng tưởng đây là toilet. Tôi tìm cách chỉ chỗ ngồi cho bọn chúng, còn tôi đứng dựa vô tủ TV.

Tay này tôi chưa hề biết mặt, đứng cao hơn cả đám. Gã mặc bộ đồ hàng hiệu Sears. Ba mươi năm trước đây ông chủ tôi sắm được một bộ y như vậy, hồi còn ở Louisiana.

Gã người dong dỏng cao hơi gầy, ngón tay dài, mắt xanh thẳm. Đầu hói để trần, hai bên tai có một chòm lông đen lưa thưa.

Gã ngồi xếp tréo chân, nhếch mép cười. Hắn làm tôi liên tưởng tời hình nộm bằng sứ hay bán ở phố người Tàu Chinatown.

“Mời quý vị dùng thức uống?”, tôi nói.

“Cám ơn!, Violette đỡ lời thay cho cả đám: “Tôi thấy ông Voss đây phải cần uống một chút gì mới được”.

“Chúng tôi đến đây…” Quinten đang nói bỗng Violette cắt ngang.

“Chúng tôi đến đây truy tìm thủ phạm giết mấy con bé”. Violette nói mà môi trên bám vô hàm răng. Chúng tôi không muốn nhìn thấy tên cuồng sát nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”.

“Xin lỗi quý vị, mời quý vị dùng bia rồi bàn chuyện tiếp”, tôi nói.

Tôi chạy xuống bếp. Tôi làm nghề tự do không lo gì đến chuyện mấy tay này đuổi việc, cũng chẳng phải lo sợ bọn chúng đánh đập, bọn chúng chỉ làm bộ vênh váo ta đây. Lẽ tất nhiên bọn chúng có thể thuê mướn mấy tay xã hội đen giải quyết. Thôi thì tôi cũng phải tỏ ra biết điều một chút. Nhưng nghĩ cảnh tượng bọn chúng xông vô nhà tôi muốn lộn ruột.

Tôi rót đầy một bình bia lớn mang trở lên phòng, nhìn theo lớp bọt trên mặt, ráng mà nhịn thèm không dám thè lưỡi miếm môi.

“Ông bày cái trò gì lạ vậy, Rawlins?” Violette la lên một tiếng.

“Ồ, tôi đang ở nhà, phải không? Tôi đâu có mời quý vị đến đây. Các ông tự tiện kéo nhau vô đây ngồi chật ních, nói chuyện y như thể là đang thủ sẵn cây dùi cui trong túi”. Tôi thấy trong người nóng ran nên nói tiếp: “Rồi mấy ông la toán lên vụ giết người. Tôi nhớ còn thêm ba vụ nữa, mấy ông có thèm ngó ngàng gì tới đâu! Bọn đó là người da đen, còn con bé này là da trắng. Chuyện này nếu được chiếu lên TV thì tất cả đàn ông, đàn bà da đen khắp nước Mỹ đều đồng lòng đứng dậy vỗ tay hoan hô tôi?”.

Violette đứng dậy không một tiếng khen, mặt đỏ bừng. Ngay lúc đó tôi chợt nhớ ra gã. Hắn từng là một tay thám tử tham gia vụ bắt Alvin Lewig tại nhà riêng ở phố Satter Place. Alvin can tội hành hung một con bé trong xóm gần quán bar. Lúc đó Violette đáng ra phải gọi điện báo cho cảnh sát. Nạn nhân Lola Jones không tố cáo, Violette tự quyết định ghép tội. Tôi nhớ lại lúc đó mặt gã đỏ bừng tay giơ dùi cui đánh vô người Alvin. Chứng kiến việc diễn ra trước mắt, tôi cảm thấy thật là khiếp nhược. Trong khi đó ba tên cớm da trắng đứng quanh nhìn, tay ghì lên báng súng vẻ mặt hân hoan. Không thể cho đó là niềm hân hoan của những kẻ ra tay đàn áp người yếu thế. Bọn chúng đang phô trương sức mạnh theo một cách riêng, cả đến phát xít Đức cũng không thể hơn được.

“Bình tĩnh nào, Anthony”, quan thanh tra mật thám Bergman ra lệnh. Xin lỗi ông thông cảm cho, ông Rawlins! Chúng tôi đột ngột đến làm phiền ông, vì đây là một nhiệm vụ khẩn cấp tìm cho ra thủ phạm vụ giết người hàng loạt. Chúng tôi chưa hay biết về các vụ kia, nhưng chúng tôi sẽ bắt tay vô ngay. Dù ông có nghĩ như thế nào, đây là nhiệm vụ chúng tôi phải thi hành”.

“Nhiệm vụ của cảnh sát là vậy sao. Tôi là người dân chỉ biết lo kiếm ăn”.

Ngài Bergman không có lý do gì phải tỏ thái độ, ông gật đầu cười: “Đúng thế. Nhiệm vụ của Anthony là truy tìm thủ phạm. Dĩ nhiên gã còn có thể nhờ vả người ngoài cuộc, hẳn ông phải biết chứ, ông Rawlins?”.

“Tôi làm sao giúp được, tôi không phải là cảnh sát”.

“Vậy mà được đó. Ông biết mặt mọi người trong xóm cả và ông còn biết những nơi mà cảnh sát không thể xâm nhập vô được. Ông có thể tiếp cận với những phần tử rất ngại phải đối mặt với pháp luật. Chúng tôi rất cần ông giúp một tay, ông Rawlins”. Gã dang rộng hai tay, tôi phớt lờ đi.

“Tôi còn công việc dở dang phải giải quyết, tôi không thể giúp gì được lúc này”.

“Được mà”, Violette nói như mắc nghẹn.

Nghĩ lại tôi thấy mình phán đoán sai lầm bọn này. Nếu cảnh sát trưởng Violette để cho tôi yên tôi sẽ tự lo liệu một mình.

“Chúng tôi có danh sách những nghi can trong vụ này, Easy”, Quinten nói.

“Tôi để ý làm gì? Các ông cứ bắt bọn chúng bỏ tù đi”, tôi đáp lại.

Gã chỉ vô danh sách những tên tôi biết mặt.

Tôi hỏi lại: “Nếu đã biết rõ bọn chúng các ông còn nhờ vả tôi làm gì”.

“Chúng tôi đang điều tra thêm tên Raymond Alexander”, gã nói.

Mọi cặp mắt đổ dồn về phía tôi.

“Ông không đùa chứ?, Raymond Alexander là tên thường gọi của Mouse. Hắn là một tay sát thủ cuồng trí và là bạn chí cốt với tôi.

“Không đâu, Easy”. Naylor nghiến răng ken két. Gã cũng đang bối rối như tôi. “Alexander hay lui tới các quán bar có mấy em dân Negro, còn hắn thì thích săn đuổi bọn gái da trắng”.

“Hắn với lại khoảng ba chục ngàn gã da đen tuổi từ tám mươi đổ lui”.

“Ông có cho là kế hoạch của Sở cảnh sát có chỗ thiếu sót, ông Rawlins?”, Horace Voss hỏi.

“Danh sách ông nắm mà, Mouse không giết ai hết”.

“Vậy thì ai?”, Voss cười khô khan không giống kiểu cười của những người văn minh.

“Ông tưởng tôi biết hết à?”.

“Tôi cho là vậy, nếu không thì ông khó mà sống chung với bọn Negroes”, Violette nói.

Tay cớm này có tâm hồn thi sĩ đây. “Vậy thì cũng đáng sợ”.

“Violette nhìn tôi.

“Làm gì có chuyện đó, ông Rawlins. Chả có ma nào hăm dọa ông. Chúng tôi đến đây cùng chung một nhiệm vụ tìm ra thủ phạm giết mấy con bé, buộc hắn phải ra hầu tòa. Nhiệm vụ chúng tôi chỉ có vậy”, Bergman nói.

Quinten đứng nhìn ra ngoài cửa sổ, gã biết giờ này tôi phải lo công việc. Ông Cò Violette sẽ còn nói nhiều nữa nếu tôi chưa rời khỏi nhà. Còn Quinten đã nổi giận bởi tôi khước từ lời đề nghị trong khi nạn nhân trong vụ này đều là dân da đen. Đến khi nạn nhân là một em da trắng gã lại ép buộc tôi phải hợp tác. Tôi đang sống trong một Nhà nước phân biệt chủng tộc.

“Bỏ qua mọi chuyện Raymond Alexander để lúc khác. Hắn không can tội giết người. Nếu ta bắt hắn sẽ làm mất lòng dân”.

“Nếu hắn là thủ phạm, Rawlins, thì phải ngồi ghế điện như những tên khác”, Violette nói lầm bầm trong miệng.

“Không phải tôi bênh vực cho riêng ai, các ông hiểu giùm cho, tôi cần có thời gian suy nghĩ, tôi sẽ tham gia vào mấy vụ này trong vòng vài hôm nữa”, tôi nói.

Bergman đứng ngay dậy, người gã cao khều. “Đến lượt tôi phát biểu. Tôi tin chắc bên Tòa thị chính với Sở cảnh sát sẽ sát cánh bên ông, ông Rawlins”.

Tất cả đồng loạt đứng dậy.

Violette không thèm nhìn mặt tôi, gã bước ra ngoài cửa, Naylor lặng lẽ nhìn theo còn Bergman nhếch mép cười, thân mật chìa tay ra cho tôi bắt.

“Ông cũng đến đây sao, ông Bergman?”, tôi hỏi.

“Công việc thường ngày mà”, gã nói, môi dưới trễ ra cả tấc vừa mỉa mai vừa khiêu khích.

Horace Voss giơ cả hai tay ra bắt.

“Cần gì gọi tôi là số bảy – bảy, tôi còn hợp tác đến khi nào điều tra xong vụ này”, gã nói.

Bọn họ kéo nhau ra về.

Kể từ ngày lấy vợ, tôi không bước ra khỏi nhà. Tôi muốn chôn vùi một quãng đời đầy gian lao, mạo hiểm. Nói thật, đi tìm cho ra bọn thủ phạm chẳng khác nào trở về từ cõi chết.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8


Tôi làm món xúc xích chiên tỏi, hâm nóng nồi súp đậu, nấu nồi cơm chuẩn bị bữa ăn trưa. Ăn xong tôi ra ngoài vườn làm cỏ. Thật ra không cần phải làm lúc này, tôi muốn quên đi việc mới, làm vườn chốc lát cho tinh thần được thư giãn.

Tôi cũng không thể nhớ lại Bonita Edwards mà quên đi được hình ảnh nàng đang khóc lóc. Cái chết đau thương của con bé gợi cho Regina thêm căm tức.

Tôi định bàn tình với Regina một khi đã tìm hiểu kỹ công việc bên Sở cảnh sát đề nghị.

Bỗng tôi tự hỏi vì sao bọn da trắng đổ xô vào nhà tôi một cách khác thường để bắt tôi đi?

Trước đây, tôi đã từng là công chức ở tòa thị chính, lúc đó công việc thường được mời ra ngoài phố. Tôi đến trước, ngồi chỗ ở ghế đá trong khi họ ăn mặc chải chuốt xong mới ra tới. Có khi tôi được mời tới bót cảnh sát hăm họa đủ thứ rồi mới bàn đến công việc. Nhưng chưa bao giờ họ kéo nhau cả đám tới nhà.

Tôi mong gặp được Quinten Naylor hay là một bạn đồng nghiệp da trắng, nào ngờ tôi được gặp gỡ những nhân vật quan trọng, còn hơn cả con bé da trắng bị giết chết. Mà sao lại là nạn nhân nữ nếu không phải là những bà mẹ ngây ngô bị chồng cưỡng hiếp ngay trên giường, thì luật pháp đâu có làm rùm beng cả lên.

Ăn xong một bụng tôi vẫn còn thấy đói. Nốc luôn một hơi ba ly rượu bourbon, tôi mới thấy êm bụng. Có rượu vô người ta quên đi cái nóng nực.



• •

Đúng một giờ rưỡi trưa tôi bắt đầu đi. Tôi mặc trên người bộ quần áo màu xám, ve áo màu đỏ thẳm, mang giày da lật. Tôi lấy làm thích thú vì vừa tậu được chiếc Chryler mới cáu cạnh. Tôi chạy xe rong trên đường phố như một chiếc du thuyền lượn qua những con kênh đào trong nước.

Ở phố Chín – Ba và Hooper có một thư viện, bà Stella Keaton là thủ thư. Tôi quen bà đã lâu, bà là người da trắng quê ở Wisconsin. Chồng bà chết do đau tim lúc ba mươi bốn tuổi, hai đứa con chết trong vụ hỏa hoạn năm sau đó. Một năm sau người em là Horton ốm nặng, ba tháng sau thổ huyết chết trên tay bà. Bà chỉ còn mỗi người thân là ông anh cả làm việc ở SanDiego, một căn cứ hải quân đã hơn mười năm. Mất việc ông trở về ở Los Angeles. Bà Keaton gặp hoạn nạn, ông cho bà ở chung.

Hiện tại bà Keaton chỉ còn nơi ở là chi nhánh sách ở phố Chín – Ba. Bạn đọc đến đây bà coi như con cháu người thân trong nhà. Nếu bạn là người đọc thường xuyên, bà làm bánh tặng ngày sinh nhật, giữ những cuốn sách bạn thích đọc dưới gầm bàn làm việc của bà.

Tôi với Stella cùng vần tên, nàng may mắn hơn có được chỗ làm. Cái không may của tôi là Stella vừa xinh đẹp lại vừa là người da trắng. Nàng kiếm một chỗ làm ưu tiên người da trắng. Là một tín đồ cơ đốc giáo, Stella tôn thờ Shakespeare như một vị thánh. Với tôi điều đó vô nghĩa; nàng thì biết gì về những câu chuyện dân gian được truyền bá mấy thế kỷ nay? Có biết gì về thứ ngôn ngữ thường ngày của chúng tôi.

Tôi thường nghe nàng chỉnh những câu nói của bọn trẻ “đừng nên nói “I is”, nàng hay nhắc “Nên nói là I am”.

Quả nhiên nàng dạy đúng. Bọn trẻ da đen được nghe một cô giáo da trắng chỉ cho cách đọc đúng vần điệu, bây giờ chúng (bọn trẻ) mới tin là phải từ bỏ thứ ngôn ngữ bấy lâu nay, cả những câu chuyện kể để học theo ngôn ngữ mới văn minh hơn. Trước kia, bọn trẻ có thể nhầm lẫn Waller là Mozart, Remus là Puck còn giờ đây bọn chúng được hòa nhập vô thế giới của những người dân da trắng có ngôn ngữ riêng. Cho dù sách của Dickness và Voltaire không có hay cỡ nào bọn trẻ cũng không tìm ra một mô hình như trong ngôi nhà này – chỗ thư viện. Chuyện này tôi và Stella đã đem ra bàn cãi từ trước.

Nàng nhận ra ngay nhưng khi nghe tôi kể những câu chuyện tục tĩu của bọn đầu đường xó chợ như là câu chuyện của nhà thơ Chaucer thì nàng nhăn mũi, lắc đầu ngay. Nàng biết tôn trọng người đi trước. Những người dân da trắng biết điều nhất được chọn để khai hóa bọn dân da màu. Cho dù có tử tế như bà Keaton, thì đó cũng là mẫu người hoàn toàn xa lạ với quan điểm chúng tôi.

“Chào ông Ezekiel”, bà Keaton cất tiếng.

“Stella”.

“Thằng nhóc Jesus ra sao?”.

“Nó khỏe, khỏe lắm”.

“Thứ bảy nào nó cũng tới đây, nó muốn được giúp đỡ hơn là đọc sách, nhưng cũng đã có tiến bộ. Lâu lâu, tôi tới gần bên thấy nó đang gắng đọc một mình”.

Bác sĩ chẩn đoán thanh quản nó không có vấn đề gì đáng lo, vẫn có khả năng nói được như là người bình thường.

“Nó sẽ nói được tốt thôi”, tôi nói. Vậy là yên chí còn hơn là nói nhiều.

Bà cười để lộ cả phần lợi bóng loáng như xà cừ. Bà Keaton nhỏ người, dẻo dai, mái tóc cũng một màu như bà Gabby Lee. Nhưng bà Keaton thì như trong vỏ chai, còn bà Gabby thừa hưởng từ cuộc xung đột do người da trắng phát động đối với phụ nữ da màu từ mấy thế kỷ trước.

“Bà còn giữ báo ra hai tháng trước chứ, Stella?”

“Có đây. Báo Times và Examiner”.

Bà dẫn tôi vào trong căn phòng phía sau có đặt chiếc bàn rộng rãi, bên trong một mùi giấy bảo cũ trên kệ chất đầy các thứ báo tôi cần đọc.

Đây là những tờ báo đăng tải nhiều tin tức mà Naylor đã kể cho tôi nghe trước. Tin tức đăng tải ở trang cuối không có chứng cứ nào liên quan đến tội phạm.

Chưa tìm thấy tung tích hai nạn nhân Willa Scott và Juliette Le Roi ngay sau những ngày xảy ra vụ án. Trước tiên cả hai làm nghề phục vụ quán bar. Nhưng hiện tại Willa thất nghiệp.

Bonita Edwards đang còn phục vụ cho một quán bar ngay trong đêm xảy ra vụ án. Nàng có uống rượu trước đó và còn nói chuyện với khách. Nhân chứng kể lại đã nhìn thấy nàng ra về một mình. Vậy thì chẳng có gì đáng nói, nàng có thể hẹn hò với mấy anh chàng đã có vợ mà không cần nghe lời đồn đại về hành vi của hắn và có thể hẹn hò với một tên sát thủ mà không ai biết mặt.

Tôi gom góp mấy chuyện đồn đãi tin tức đăng trên báo, và những chuyện kể về Robin Garnett.

Chuyện Robin Garnett không có gì đáng nói. Nàng sống chung với cha mẹ ở phố Hauser, tây Los Angeles. Cha nàng là một công tố viên tòa án thành phố, mẹ làm nội trợ. Robin hai mươi mốt tuổi đang học đại học UCLA năm thứ hai. Nàng vừa đi du lịch một chuyến Châu Âu về và còn tiếp tục theo học.

Nàng rất xinh đẹp (Robin là nạn nhân duy nhất đăng ảnh trên báo). Tóc nàng đỏ hoe,miệng cười có duyên mặn mà (theo như nhận xét của cha mẹ nàng). Nàng chải tóc ngược ra sau, thẳng nếp. Nàng mặc chiếc áo bờ lu cài nút vạt trước, không sót một hột. Nhìn tấm ảnh chụp để cha mẹ của nàng lưu trong sổ học bạ, không thấy có một dấu điềm báo hiệu trước chẳng lành.

Báo không nói vì sao nàng lại là nạn nhân thứ tư, tiếp theo sau ba vụ kia nạn nhân là con bé da đen. Cho dù muốn bổ sung thêm một nạn nhân người da trắng trong chuỗi vụ án giết người đi nữa, thì tại sao thủ phạm giết chết ba con bé làng chơi rồi mới tính tới lượt nạn nhân là nữ sinh?

Tôi bước vội ra ngoài đường phố, đầu óc rối mù.

“Ông tìm được bài báo đó chưa, Ezekiel?”.

“Chưa, Ờ, tôi… tôi lắc đầu. Nghe nói vậy bà nhíu mày lại, ý bà muốn sửa lưng phải nói cho đúng “Dạ có”…



• •

Quán bar John Mc Kenzil hoạt động đã mấy năm nay. Gã bày thêm tám quầy, một cái bếp phục vụ ăn tối và thuê một tay bếp trưởng chuyên làm món bít tết xà lách. Trang trí sân khấu chơi nhạc blues và Jazz. Thuê ba anh em phục vụ quầy, chạy bàn sân khấu.

John còn một quán ba Targets nữa giao Odell lo kinh doanh. John không có giấy phép mua bán rượu, nên nhờ một tay khác đứng tên. Odell được giao quản lý quán bar. Tính lão dễ chịu, kém hai tuổi đầy lục tuần, lão hơn tôi tới hai mươi hai tuổi.

Odell đang ngồi ở quầy phía sau dãy bar nhấm nháp ly bia, trên tay là tờ Sentinel – nhật báo lớn nhất của dân Negro ở L.A. Ba năm nay, tôi với lão không hề nói chuyện, tôi cảm thấy xót xa phải bỏ mất một người bạn tốt. Nếu bạn là tay nghèo rớt mồng tơi ở giữa cái xã hội này thì bạn phải cọ xát với bao nhiêu hạng người, khó khăn lắm mới kiếm đủ ăn. Và phải va chạm thường xuyên với bọn con gái nhà nghèo như chính bản thân mình.

Những lúc tùng quẫn tôi thường đến gặp Odell nhờ vả. Làm sao tôi biết trước chuyện ngài mục sư chết? Làm sao tôi có thể trách lão thù ghét tôi?

“Kìa Easy”, John cất tiếng chào.

Nước da hắn ngăm đen đanh lại lạnh lùng.

“John, cho tớ một ly Johnnie Walkie nhỏ!”.

Hắn rót rượu, tôi hỏi: “Cậu nghe tin mấy con bé phục vụ quán bar bị giết chưa?”.

“Tớ biết quá đi chứ, Easy, biết rõ từng đứa một”.

Chợt tôi liên tưởng đến Bonita Edwards. Tôi hớp một hơi, cạn nửa ly rượu.

“Biết cả à?”.

John nhìn tôi, gật đầu.

“Cả con bé Robin Garnett?”.

“Tớ chả biết con bé nào là Robin, chỉ thấy có tấm hình đăng trên báo một con bé da trắng. Chính là Cyndi Starr không thể nào nói tầm bậy được”. Gã liếc nhìn chiếc ghế trần chỗ tôi đang ngồi, có thể bữa đó con bé có vô đây. “Ờ, Cyndi – biệt danh Bướm Trắng”.

“Cái gì?”

“Tên nó trên sân khấu, nó hành nghê thoát y vũ, khiếp lắm”.

“Cậu đặt tên nó là Cyndi Starr à?”.

“Tên thật đấy, nghe mọi người gọi nó vậy. Mấy con bé da trắng làm rùm beng cả lên, bọn chúng đã bàn tán chuyện gì đó rồi con bé mới bị giết”.

“Cậu chắc chứ, John? Báo đăng tin con bé đang học cao đẳng ở phố Tây L.A, còn ở chung với cha mẹ”.

“Tớ có coi báo, nhưng báo thì chắc gì đã nói đúng. Nếu còn đi học, không lẽ nó học cách lột hết quần áo cho bọn đàn ông xem, và nếu còn ở chung với cha mẹ thì nhà ở xung quanh xóm Hollywood Row kia?”.

“Cậu biết nó còn ở tại đấy?”.

“Ơ – hơ, ngay trong xóm Hollywood Row, tớ làm sao biết hết.

“Vậy hả?”.

“Còn con bé Juliette Le Roi, tối hôm đó tôi có thấy nó vô quán bar Aretha rồi sau đó bị giết”.

“Tôi biết chuyện nó đánh nhau với bọn con trai. Con Baxter kể lại, bọn con trai quậy phá dữ quá, gã phải đi cấp cứu bệnh viện Temple Hospital.

“Quán bar Aretha, phải không?”.

John gật đầu.

Tôi hỏi thêm vài câu gã khai ra hết.



• •

Tôi đề máy xe ôtô kêu giật giật và nhấn ga vọt tới ngã ba, tôi bẻ lái cho xe lùi lại nhắm ra hướng đường quốc lộ.

Vừa ra tới nơi gặp một bà đi bộ, bà băng ẩu qua đường, tay đẩy xe em bé.

Tôi đạp thắng gấp đèn sau chớp lên. Nhìn qua phía kia đường nào là cửa hiệu, shop tôi cho xe quay ngoắc lại. Lại gặp phải bà lúc nãy.

“Bố khỉ! Đồ ôn dịch! Đồ chết đâm! Mẹ mày!” bà lầm bầm trong miệng.

Chiếc xe sau thắng rít lên. Cứ thế các xe khác nối đuôi nghe két két. Không xe nào đụng vô xe nào. Bà kia thôi không la lối nữa, bà ẵm đứa bé leo lên xe điện bỏ mặc chiếc xe đẩy nằm giữa đường.

Tim tôi đập loạn xạ, bà đang dỗ cho đứa bé nín khóc.

Tôi đề máy nổ, lùi xe chạy vọt tới, nghĩ lại có lúc tôi không làm chủ được mình.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9


Phố Bone Street là chỗ tập trung quán bar, quán rượu trốn thuế ngay giữa khu phố Watts thời nhạc Jazz còn thịnh hành. Địa điểm nằm phía tây phố Central Arenue giáp phía bắc phố 103rd Street; phố Bonne Street ban ngày nhìn

xơ xác, tiêu điều, chỉ còn vài khu chung cư hai tầng, nhà trọ ọp ẹp. Mọi sinh hoạt đều diễn ra về đêm. Có thể gọi phố Bones là nơi tụ hội của những tay chơi nhạc Blues, uống rượu mạnh càng uống càng tỉnh. Nghe một gã nào đó nói ra phố Bones chơithì biết hắn sắp hòa mình vô dòng âm nhạc và quán bar với mấy em ngoài đó.

Còn cánh đàn bà, những ả ngoài bốn mươi có khi xấp xỉ ngũ tuần trông còn xinh đẹp ra hồn, già trẻ đủ dỡ, thích diện thời trang xa tanh, siu, áo lông chồn. Họ tới quán theo lối đi sau cửa và không có tay chơi nào dám chạm vô đường kẻ nhăn trên môi. Một số tơi đầy từng đêm để nghe Coltrane, Monk, Holiday chơi nhạc, số còn lại ngồi vô bàn cụng ly với cánh đàn ông.

Một thời ăn chơi trác táng đã đi qua! Tối hôm đó không còn tìm đâu ra cái vẻ hào nhoáng chỉ còn thấy trơ lại bộ khung sắt hoen rỉ. Hai bên lề đường nền gạch loang lỗ, cỏ mọc trồi lên giữa đường kẻ rảnh. Lác đác còn vài quán bar vắng hoe không nghe tiếng nhạc. Những nghệ sĩ nhạc Jazz bỏ đi tìm đất sống, một số qua Paris và New York. Dòng nhạc Blues vẫn còn đâu đây, vẫn sống mãi trong lòng chúng tôi, nó sẽ còn sống mãi.

Mấy ban nhạc Sonny Terry, Brownie Mc Gee, Lighting Hopkins, Soupsspoon Wise cùng với hàng trăm vũ công nhập vô khách sạn, quán bar bình dân còn trụ lại ở phố Bone. Thời đó nghệ sĩ nhạc Jazz đi làm bằng xe Cadillac sang trọng. Những tay chơi nhạc Blues đi xe môtô Greyhound hoặc đi nhờ xe.

Cánh đàn bà vẫn còn lui tới, không chưng diện quần áo sang trọng như ngày xưa. Mắt nhìn lừ đừ không còn vẻ tinh anh. Những hứa hẹn sau ngày chấm dứt chiến tranh theo dòng thời gian thế hệ mới trưởng thành tự hỏi mình “ta đi về đâu?”.

Thời kỳ nhạc Rock and Roll làm bá chủ trên các phương tiện truyền thông và trong các sàn nhảy. Phớ Bone Street đã bị lãng quên chỉ còn những tay chơi lạc lõng đi tìm lại chút hương của một thời oanh liệt.

Quán bar Aretha nẳm ở giữa xóm nhà hướng ra dãy nhà 1600 phố Bone. Bảng hiệu thay đổi hằng năm, dời tới nhiều địa điểm dù sao quán bar này có môn bài hẳn hoi. Mấy em phục vụ mặc đồ bó sát người, bọn cớm đã buộc quán Charlen Mars đóng cửa một thời gian. Charlene làm chủ quán Aretha cái tên thường được biết đến thời đó. Quán thay đổi tên hàng loạt Del – Ma rồi The Nines, Swing, Juanita. Nói chung là bình mới rượu cũ. Mấy em phục vụ mang nhiều tên, nhiều vẻ khác nhau, cách phục vụ không thay đổi.

Những năm đó mấy em mặc váy đen cực ngắn khoác bên ngoài bộ áo tắm một mảnh, mang vớ lưới đen. Căn phòng chật hẹp chỉ được chiều dài, và trần cao. Sân khấu khuất đằng xa. Bên phía trái căn phòng dựng một quầy đóng bằng cây để Westley rót rượu.

Lúc khởi nghiệp Westley và Charlene là đôi tình nhân. Nàng gầy nhom, còn gã thích ăn mặc đẹp. Cả hai thích nghe nhạc Jazz cùng với John bên quán bar Target hợp lại là một trong những tay chơi kèn và ca sỹ nổi tiếng. Quán hoạt động nhờ bán được rượu, khách đông. Charlene tậu một căn hộ nhỏ hẹp ở thành phố Compton, để chăm sóc đứa em chậm lớn. Còn Westley người cao lớn bàn tay rắn chắc, ngủ lại quán.

Tròng trắng hai bên mắt của Westley đã ngã màu vàng.

Người hơi khom xuống. Hai cánh tay gân guốc cứng như sắt. Gã nhìn về phía tôi gật đầu ra hiệu chỗ chiếc bàn còn trống chỗ, tôi bước tới quầy bar.

“Ồ, Wess!”.

“Easy!”.

“Johnnke Walker”, tôi nói.

Hắn quay vô lấy rượu.

Bên trong tối om. Chiếc máy hát vừa phát ra một giai điệu dịu dàng vui nhộn bài ca “Lady Blue”. Không cần nói lời giới thiệu, một bà thân hình béo tròn, trạc tuổi năm mươi bước ra sân khấu. Bà ăn mặc hở hang và trình diễn một màn múa khiêu gợi. Trước ngực và trên đùi trang điểm thêm một cọng lông vũ màu vàng. Ả vừa đi vừa ve vẫy.

Quanh quầy bar có đến tám chiếc bàn, một vài chiếc bày trước sân khấu. Nhìn lác đác, khách da đen nam và nữ. Khói thuốn gờn gợn thoát lên từ mấy chiếc gạt tàn bằng nhôm. Một em phục vụ chạy lăng xăng quanh mấy bàn chào khách lặp đi lặp lại câu: “Mấy anh uống thêm nữa đi”. Nàng chào từ bàn này qua bàn kia, để nghe một tiếng “không” khô khốc.

Giờ này hãy còn sớm, tiền bo chưa bao nhiêu. Số khách đàn ông đến trễ thường bo nhiều nhất là lúc đã thấm rượu.

Charlene đang ngồi sát bàn sân khấu, nhấp mội một ly đá chanh. Nàng trách mấy em phục vụ kém, không biết chiều khách. Tôi biết mấy em phục vụ bị đuổi là do khách hàng chê “không chăm sóc”.

Tôi cầm ly rượu tới chỗ sân khấu. Ngồi gần bên một em thoát y vũ, mặt mũi trát phấn như đắp mặt nạ.

Easy Rawlins!”. Charlene la lên một tiếng.

Tôi chìa tay ra bắt rồi hôn lên một bên má ướt át của nàng.

“Charlene”.

Nghệ sĩ thoát y biểu diễn một đoạn bước xuống sân khấu và giựt cọng lông vũ vô phía sau ót chỗ tôi.

“Ngồi đấy, bạn mình”. Charlene kéo ghế bên bàn kia xích lại, bàn chỉ có một lão già ngồi hai tay ôm đầu gục trên bàn.

“Quán coi bộ vắng hả?”.

Nàng chìa bàn tay sơn đỏ chói khều tôi, “còn sớm mà,Easy! Fern lo chuẩn bị sân khấu tối nay có mấy em biểu diễn!”.

Tôi nhếch mép cười, uống cạn ly. Tôi châm điếu thuốc Camel rít một hơi dài gọi thêm một ly nữa.

Tôi không chuẩn bị trước bởi tôi không phải một tên cớm. Không có sổ tay, tôi định hỏi chuyện vu con bé Juliette Le Roi bị giết chết đêm nọ. Có thể tôi chưa nói ra.

“Ông dùng gì ạ?”, một em phục vụ tới chào. Em này thuộc giống lai đen, để tóc dài uống quăng hai bên vành tai trông như kiểu tóc người mẫu. Nước da nâu nhạt lấm tấm tàn nhang, môi trễ ra. Nàng đứng sát tôi.

“Elaine, em nói ông Westley có rượu ngon mang ra đây”. Charlene nói thay. Rồi nàng quay về phía tôi nói tiếp, “Tôi tưởng cậu có vợ rồi chứ, Easy Rawlins”.

Tôi đang nhìn theo Elaine tới chỗ quày bar.

“Nếu cậu có chồng rồi cậu làm ăn sao, Charlene?”, tôi hỏi lại.

“Làm như vậy đó, thế thôi”.

“Ý tôi muốn nói cậu quán xuyến hết thảy. Nếu chồng cậu hai bàn tay trắng thua kém hơn cậu, cậu tính thế nào?”.

Charlene cười híp cả mắt. “Chờ làm giấy tờ xong mới tính chuyện. Cậu đã biết một tên nigger nghèo kiết xác thấy món tiền sù hắn sẽ điên lên mất. Lúc đó, hắn cũng y như cậu thôi”.

“Nghĩa là sao?”, tôi lại hỏi.

Elaine trở lại đặt chiếc ly trên bàn.

Charlene nắm tay em phục vụ kéo sát lại muốn té nhào vô người ả rồi đẩy con bé quay mặt qua để tôi nhìn cho rõ. Elaine nhìn xuống bộ ngực mỉm cười. Tôi thích thú nhìn thấy cặp lông mi giả của nàng. Tôi nghĩ, có nên rít một hơi thuốc hay hớp một ngụm rượu không?

“Nó thích cậu đấy, Easy. Cậu nhìn con bé Elaine, cậu nhìn xem cơ ngơi của tớ, có máy tính tiền là em này đây, cặp đùi…”

Tôi không thể làm lơ nghe Charlene kể lể. Elaine ngước nhìn tôi, môi nàng cười mà ánh mắt lạnh như băng.

Người tôi muốn toát mồ hôi.

Charlene vỗ vô đít con bé, đẩy về phía quầy bar. Elaine đi ngang qua cọ bắp đùi sát vô, giơ tay vỗ vai tôi.

“Mấy anh chẳng biết làm sao cho đủ, Easy.

“Còn mấy bà thì sao?”, tôi hỏi lại, cổ tôi muốn nghẹn.

“Cậu lo nghĩ gì thế?”. Charlene nhìn tôi cười thân mật, “cậu làm gì mà lo lắng dữ vậy”.

“Tớ có nhà, có xe ôtô có việc làm hàng tháng lĩnh lương, đủ nuôi vợ, đúng không?”, tôi nói.

“Chắc vậy, có mấy bà vợ mặc luôn cả đồ lót chưa giặt vừa lấy trong rương ra rồi bỏ đi. Nếu cậu không có gì đáng giá, này Easy, tớ không bận tâm đến làm gì. Cậu còn lo nghĩ thì nên dẹp qua một bên, cho nên cậu mới tìm tới đây hở?”.

“Cậu nói sao?”.

“Cậu còn muốn lui tới đây chứ? Chuyện làm ăn của Charlene bấp bênh. Con bé Elaine chịu cậu rồi đấy”.

“Làm gì có chuyện đó”, tôi lắc đầu cười. “Tớ định hỏi cậu chuyện vừa nói đó”.

“OK. Nếu cần thì cậu biết chỗ rồi. Còn chuyện sắp xếp hẹn hò, nghề của tớ mà”.

Charlene gật đầu, nhìn theo hai ông khách vừa bước vô; đằng kia Westly cũng nhìn thấy, gã vừa rót rượu vừa đưa mắt nhìn theo.

“Tớ biết làm ăn dạo này gay đấy”.

“Sao vậy?”.

“Từ lúc xảy ra vụ giết con bé Julie Le Roi”.

“Cậu nói sao?”.

Tôi chỉ tay lên trần. “Chuyện đó ai cũng bàn tán, làm sao con bé có mặt đêm đó bị giết chết, chắc chắn thủ phạm cũng có mặt tại đây, hắn còn giết thêm mấy mạng nữa”.

“Ai mà biết được?”, nàng nói ra một hơi.

“Ô kìa, tớ đã nói rồi, nghe đồn rùm beng”.

Cô nàng đặt ngón tay lên má tôi nói “Nghe này, bởi con bé Julie Le Roi là một cô gái làng chơi, nó vô đây lo kiếm tiền trả tiền nhà. Giờ ta mới rõ, mỗi đêm nó ghé vô năm quán khác nhau nếu không kiếm chác gì được nó ra đứng ở ngã ba đường”.

“Tôi nghe kể con bé đi theo thằng bồ vô đây”. Tôi búng tay một cái, cố nhớ cho ra.

“Cái thằng Gregory ấy hở?, nó là thằng chơi gái. Còn thằng khác chịu nó to con hơn, thế đây”. Nàng la lên.

Tôi gật đầu, hớp một ly rượu.

“Thế đấy, thì ra là vậy. Thôi, uống vừa thôi, phải không đấy” Chả thấy ai sợ hãi”.

“Đừng để chọc tức”. Charlene vừa nói vừa chỉ tay về phía đi tới phòng chạy dài ra ngoài kia. “Ai chả sợ. Sợ chết. Nhưng biết làm gì khác hơn? Bọn làm gái nghèo khổ, cô đơn muốn có một anh chàng để chèo kéo. Có được mối thuê phòng trọ hoặc khá hơn chút đỉnh, nó phải kiếm chác cho được. Còn mấy anh chàng kia đang thèm khát, thèm rượu, thèm có gái”.

Tôi để mặc cho cô nàng múa môi. Một lát sau tôi nói: “Thôi, tôi phải về”.

Tôi đứng dậy, thấy người chao đảo như đang đứng trên con tàu.

“Hẹn bữa khác”, tôi nói.

“Bữa khác, Easy”. Charlene cười theo. “Khéo cần thận đấy, ông tướng”.

Tôi trả tiền tại quầy, chỗ Westley đang đứng. Tôi vỗ vai Elaine bo cho nó một đô vo tròn lại. Elaine cười, dưới ánh đèn tôi thấy hàm răng dưới của nàng sún mất một chiếc. Thà là như vậy, người thật còn thú vị hơn là câu chuyện kể vớ vẫn của cô nàng Charlene.

Tôi bước đi lảo đảo ra tới ngoài cửa, vừa say rượu vừa say thứ khác.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10


Quanh phố Bone quán bar và hộp đêm mọc lên tùm lum. Trong một đêm dễ gì vô hết mấy chỗ đó. Nhưng cần gì, tôi còn chỗ lui tới độc hơn nữa. Chỗ quán bar của Charlene, điểm hẹn của mấy tay săn gái, hẹn người yêu vá cả mấy bà nữa. Quán này phục vụ thêm món khác ngoài rượu và nhạc Blues. Có cả hàng chục quán phục vụ kiểu này.

Có thể kể ra quán Can – Can do tay Caleb Varley làm chủ. Lúc trước Caleb có tổ chức biểu diễn kịch vui, gã giảm bớt tay chơi đàn piano với hai gái nhảy. Rồi đến quán Pussy’s Den, quán của bọn gái điếm uống nhưng chỉ vài ly rủ nhau mướn phòng trọ, hoặc là vô mấy ngõ hẻm.

Quán De Catur còn để lại một ban nhạc Dixieland. Quán Yello Dog, quán Mike đang xuống dốc. Bọn tội phạm hình sự thường lui tới đây. Bọn găng tơ bọn cờ bạc, bọn tội phạm sừng sỏ vô đây giải trí được cung cấp gái gọi từ nhà đến. Hai quán bar có chỗ kín để bác sĩ tới băng bó do xô xát chém giết nhau. Có luật sư lo giải quyết tại chỗ khỏi cần văn phòng công khai ra mặt. Có mấy em chỉ làm cái việc quỳ xuống năm phút kiếm năm đô, phục vụ mấy anh chàng năm năm chưa thấy gái.

Từ lúc có vợ tôi không bén mảng vô mấy quán bar. Gặp lại bạn bè mừng, kể đủ thứ chuyện cũ mới. Nghe rồi chẳng có ai biết chuyện gì sất.

Bữa đó trong quán bar DeCatur có vụ xô xát. Anh chàng Jasper Filagret muốn lôi cổ con bé Dorthea ra ngoài. Hắn nhào nhào ào vô quán lúc chạy ra mang một đầu máu. Mười phút sau Dorthea trở về, có anh chàng đi kèm. Con bé thò tay vô túi hắn còn hắn xoa mấy lóng ngón tay phải.

Tới quán bar Yellow tôi có gặp một anh chàng tên là Roger Vaughn, người cao mét rưỡi, hai vai nổi hai cục u như võ sĩ hạng nặng. Dạo trước gã thường vào quán bar ở phố Myrtle Street. Gã gọi thêm, người bán rượu không bán nữa, bảo hắn về nhà với vợ Roger nói: “Thế nàng rót rượu nữa đi?” Anh chàng rót rượu to con đến vươn tay lỡ tay chộp áo Roger, gã thoi lại cái đấm anh chàng lăn quay ra nằm chết dưới sàn. Giả sử anh chàng Barman là dân da đỏ thì Roger chịu một nửa án mà thôi.

Easy, Roger Vaughn chào tôi. Gã ngồi khom người trên bàn, hai bàn tay rắn rỏi ôm lấy bình bia đầy tràn.

“Roger, lâu quá mới gặp lại cậu!”.

“Mới đây thôi”, gã gật gật nhớ ra.

“Cậu đã trả hết nợ. Nếu cậu không ăn năn thì khó mà về đấy? Tôi kéo ghế lại ngồi.

“Mẹ nó, cũng phải hao tiền nhiều đấy”.

Roger uống đã nhiều gã nói líu lưỡi. Tôi nghĩ mình chửi cho gã tức mà nói ra hết không chừng lại được việc. Phải ráng để nghe chuyện trái tai, tôi đã uống sương sương trước đó nếu không tôi bỏ đi rồi.

“Quỷ tha ma bắt con vợ tớ. Ngay trong đêm đó, nàng bỏ đi về Soledat và còn cười tớ nữa. Nàng đi theo thằng chó nào đó”.

Roger bóp chặt chiếc ly vỡ vụn; rơi xuống từng mảnh.

Bia lẫn với một chút máu loang ra mặt bàn. Tôi rút miếng khăn giấy chặn lại, đưa chiếc khăn mù soa cho Roger. Gã nhìn biết điều.

“Cám ơn cậu Easy. Cậu là bạn tớ, một người bạn tốt”.

Bạn có thể mua được tình bạn nơi một tay người với một nắm lông vũ – pha lẫn chút muối mặn.

“Cám ơn Roger:, tôi nói.

Tôi với tay qua vỗ lên vai nổi cộm của hắn nói. “Tớ đang đi tìm cho ra việc này”.

“Việc gì vậy?”.

“Cậu biết con bé Bonita Edwards?”.

“Ờ-hơ, biết chứ tớ biết nó. Thật là một điều sỉ nhục cho con bé”.

Roger đập tay xuống bàn, máu chảy thấm ướt cả tấm thảm. Giữ cho thật chặt, Roger, còn ra máu nhiều lắm”.

Gã nhìn bàn tay máu thấm ướt cả tấm khăn mù soa mới hoảng hồn, gã nắm chặt bàn tay co lại, để bớt ra máu.

“Cậu muốn hỏi cho ra con Bonita à?” Con bé là chỗ quen biết bạn bè tớ. Gặp ai quen tớ cũng hỏi có nhìn thấy nó vô đây trước khi bị giết chết?

Gã chậm rãi lắc đầu, mắt đảo qua đảo lại một hồi rồi gã nói. “Nếu có ở đó, tôi sẽ giết hắn ngay, như giết một con kiến.

“Trước đó một tuần cậu thấy con bé làm gì không?”, tôi hỏi, tôi cần biết rõ sự việc nữa để cho gã đỡ đau lòng.

“Tôi không để cậu phiền đâu Easy, tớ còn biết nó đang ở xóm Betheme”.

Tôi cố làm ra vẻ đau khổ. Roger nhắc xóm Betheme tức là nhắc đến xóm chơi bời do tay ma cô da trắng Max Hovard cùng với vợ hắn Estelle cầm đầu.

“Cám ơn cậu, Roger”, tôi trịnh trọng nói.

“Vợ cậu xé xác cậu ra đấy!” Roger lắc đầu.

“Tớ phải lo giải quyết xong tên Charles Warren. Hắn bắt thằng con tớ gọi hắn là Bố già, bắt vợ tớ cũng gọi hắn là Bố già luôn. Nàng coi tớ như là thứ đồ chơi. Nàng phải đi gặp ngay tay đó ngày thứ sáu. Tớ thấy được mảnh giấy ghi ngày cất giấu trong chiếc ví tay của nàng.

Tôi phải đi ngay, phải về thôi. Nghĩ sao tôi nói: “Cậu chả hiểu gì hết”

Roger thong thả ngước nhìn tôi. Toàn thân gã cứng đờ.

Gã cất tiếng. “Sao hả?”.

“Tớ muốn dành cho con bé một dịp may, cậu không nghĩ ra đâu. Có nghĩa là hôm đó con bé về Soledad gặp cậu, phải không?

Roger trố mắt nhìn.

“Mấy con bé đó chờ lâu mấy tháng không tới nó bỏ đi, còn vợ của cậu lúc này cũng ở bên cậu, đúng không?”, tôi nói thêm.

Gã không gật đầu. Tôi với gã không còn bạn bè nữa. Cậu nghĩ thử coi, Roger. Kể lại cho vợ cậu nghe?

Tôi đứng dậy bỏ đi, Roger ngồi nhìn theo. Tôi bỏ luôn chiếc khăn mù soa. Biết đâu nhìn lại lớp giấy thấm ướt máu gã sẽ nhớ đến lời tôi, đành giành cơn giận giết chết Charles Warren.



• •

Nhà Howard sơn màu vàng. Lúc trước là nhà trệt một lầu, sau cơi thêm lên. Ban đầu xây nhà dành để kinh doanh. Dần dần xây thêm một gian nữa, kế bên hông. Tới năm 1952 xây thêm một lầu có sân thượng mái bằng, trồng bông, Estelle tự tay chăm sóc. Khấm khá lên mua luôn một căn bên cạnh chừa lối hành lang dài băng qua sân trước. Căn cũ xây bằng cây, căn mới xây bằng gạch. Đến năm 1955 quy hoạch phân vùng lúc đó đưa mấy em đi ở tạm một nơi, toàn bộ dãy nhà sơn một màu vàng.

Nhân viên nhà đất chịu nhượng bộ, chắc là được đút lót. Bọn em út trở về, khách lại đông như cũ. Không ai than phiền. Max, Estelle ở chung với mười hai anh em – có gia đình riêng, chịu khó làm ăn, chủ nhật còn đi lễ nhà thờ.

Tôi uống đã say. Lý do không gây tai nạn một chặng đường dài về xóm Bethune cũng dễ hiểu bởi tôi không nhớ mình đang lái xe, tôi lái theo phản xạ. Xe dừng lại tôi nhấn nút ngoài cửa, thò tay ra mà cũng không hay. Tai không nghe tiếng chuông tôi nhớ mình có nói nhà to quá.

Người đàn bà mặt mũi khó chịu ra mở cửa. Tôi đoán chừng bà đã ngoài bốn mươi nhưng chưa tới sáu mươi lăm tuổi, bà có nước da đen, da mặt đã có nhiều nếp nhăn. Mắt bà nhìn ươn ướt như màu bùn. Hai bàn tay nhỏ xíu giơ lên đỡ chiếc áo tắm màu hồng, trông nó sù sì cứng cáp.

“Estelle”, tôi nói. Mặt tôi lúc đó trông thật ngờ nghệch, phản chiếu với tấm gương soi khuôn đồng choán một phần tường, phía sau chỗ Estelle đang đứng. Bà nhìn chòng chọc, tôi cứ tưởng đâu có một giấc mơ vừa tàn.

Tôi nhếch mép cười theo.

“Ông đến có việc gì?”, bà hỏi, với giọng không mặn mà chút nào.

“Tôi kiếm chỗ uống rượu, có em út ngồi chơi nói chuyện. Tôi rùng mình! Đứng ngoài trời lạnh thế này?

“Ông vừa mới uống ở đâu tới, có sẵn vợ ở nhà và ôm ấp cho ấm”.

“Có mối sộp bà nỡ làm ngơ sao?”.

Estelle sửa lại lọn tóc trên đầu,nó vẹo qua một bên bà không để ý.

“Ở đây không có cái ông muốn tìm. Tôi không dám tin ông Easy. Tôi nghe nói về ông nhiều quá rồi. Ông cần gì nào? Tôi không hỏi nữa đâu?”.

Tôi ráng giữ một nụ cười thân mật đưa mắt nhìn vô tấm gương soi phía trước.

Như tôi nói ban nãy. Tôi kiếm chỗ uống rượu có em út ngồi nói chuyện, thế thôi?

“Vậy sao ông tới đây?”.

“Tôi nghe nói con bé đó…? Tôi búng tay một cái nữa, nhìn quanh như cố tìm một vật gì đó rồi hỏi: “Bà có biết con bạn của Bonita Edwards không?”.

Mắt Estelle hóa đục ngầu, bà nói: “Bonita Edwards đã chết mất rồi!”.

“Tôi không đến tìm con bé đó, tôi quên mất tên đứa bé của nó là gì?

“Marla có phải không?” Nhìn mặt mũi Estelle Howards lúc này có tê giác cũng không dám tới gần.

“Tôi không biết tên đó?”

Tôi giơ tay lên, một bên má tôi cảm thấy đau nhức. Tôi có nghe Jeckson Blue kể, gã chỉ nhớ chính con bé đó là bạn của Bonita.

Tôi nhếch mép cười còn bà cau mày một hồi lâu mới nói ra: “Ông đã say rồi đấy!?”.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11


Bọn tôi đi dọc theo hành lang hai bên vách dán giấy màu vàng, đỏ cam. Tại đây bày một dãy bàn gỗ mun, bên trên đặt những đĩa gạt tàn sạch bóng, một cái đựng đèn cầy. Đi tới trước là gian phòng rộng bày mấy chiếc ghế sôfa kê sát tường. Đèn thắp sáng cách khoảng, chỗ nào cũng nhìn thấy. Hai mẹ con đang ngồi trên chiếc ghế sofa phía trước tấm màn màu hạt dẻ. Người đàn bà dân Mễ trang điểm phấn son mái tóc đen chải chuốt láng bóng. Đứa trẻ nước da đen người gầy nhom, đôi mắt to màu nâu nhìn thấy lạ giống như màu mắt của người mẹ.

“Ông chờ đây”, Estelle nói và sờ tay lên đầu tóc giả.

Bà đi băng qua cửa phía bên kia.

“Ô kìa này ông”

Người đàn bà lạ mặt mỉm cười, nhìn về phía đứa trẻ. Tôi chợt cảm thấy có một nỗi căm phẫn đang bỗng dâng trào trong đôi mắt xinh đẹp của bà.

“Vâng ạ!”

“Có phải nên nói “Peter và me (tôi) hay là Peter và I (tôi) dùng đi?”. Bà vễnh môi hễnh mũi nói một câu.

Còn đứa trẻ tay giữ tấm bìa kẹp giấy đặt trên đùi.

Nên nói là Peter với I (tôi) đừng nói “Peter với me (tôi) đi ra cửa hàng? Bà hiểu chưa, nếu muốn cắt ngang “Tôi (I) đi ra cửa hàng” đó hơn là khi “Me (tôi) đi ra cửa hàng”.

Người mẹ nhìn ranh mãnh, đứa con bà cũng nhìn như muốn xé xác tôi ra.

“Bà quê ở đây?”, tôi hỏi.

“Dạ!” Nhìn bà cười tôi hoa cả mắt. Bà không đẹp nhưng biết gây cảm tình.

“Kìa, Pedro!”

Tôi ngạc nhiên khi nghe một lão già ốm yếu thế kia lại quát to đến cỡ vậy.

Lão cao nghều lưng khom như anh chàng Westley, còn tệ hơn thế nữa. Nhìn cặp mắt lão giống hệt Pedro. MaxHovard rút một đồng tiền trong túi tung cho thằng nhóc, Pedro chộp được, nhìn kĩ lại. Lão nghiêng cao đầu khiến tôi liên tưởng hình tượng con kên kên lượn lờ cuối chân trời tìm mồi thối rửa. Lão mặc bộ đồ đen cũ rích, áo sơ mi hồ trắng thắt cà vạt sọc xanh trắng. Đôi giày dưới chân lão còn hơn cả tuổi tôi, coi vậy mà còn xài được.

“Chào ông Howard”, tôi cất tiếng.

“Rawlins đấy hả?”.

“Dạ Easy Rawlins đây?”. Tôi không chìa tay ra, còn lão đút tay vô túi.

Lão Max bặm môi lại, nghiêng đầu về phía hai mẹ con. Lẽ ra lão phải gật đầu, hay là lão đang nói gì lằm bằm trong miệng. Người mẹ dắt thằng nhóc Pedro vụt chạy ra cửa.

“Ngồi xuống đây, Easy!” Max Howard nói.

Nước da lão như củ hành lột, trắng ngà xếp nếp, mắt lão chớp chớp. Tôi ngồi tréo chân, tai lắng nghe tiếng xe chạy ngoài phố.

“Anh đến đây có việc gì vậy, Easy?”, lão đi thẳng vô câu chuyện.

“Tôi đi tìm một con bé?”, tôi nói nhỏ.

Miệng lão run run như mấy con giun đất, lão nói: “Làm gì có chuyện đó”.

Lão lại chớp chớp mắt, còn tôi ngồi ngay ngắn lại. Tôi trả tiền, lão chộp lấy liếc nhìn vội. Lão gật gật đi trở ra cửa.

Chỉ lát sau, một ã lùn tịt mặc chiếc áo dài mu xuống tới dưới chân bước vô. Môi nàng dày cộm lớp son và chéo hai bắp đùi tròn vo. Đầu tóc bới từng lọn mềm mại. Đôi mắt tròn xoe muốn nhìn thẳng qua tôi.

“Lại đây!”, ả vừa nói rồi quay lưng bỏ đi.

Tôi bước theo lối đi cầu thang. Mọi thứ phơi bày dưới lớp áo trước mắt tôi.

Tôi men theo lối hành lang giống như trong phòng khách sạn. Hai dãy phòng đều đóng bảng số. Ả mở cửa phòng số bảy đẩy tôi vô trong.

“Anh chọn cỡ nào?”, nàng đứng sau lưng tôi hỏi.

Tôi vừa xoay người lại, ả đã cởi hết đồ ra…

“Anh thích ngồi nói chuyện. Anh đâu có nói cà lăm mà em cười nhạo”.

“Anh thích nói gì nào?”. Em nói hàm răng trên có một chiếc răng vàng. Phía trên vú có một nốt ruồi.

“Em là Marla phải không?”, tôi hỏi một lần nữa.

“Ờ-hơ?”.

“Anh muốn hỏi về Bonita Edwards?”.

“Nó chết mất rồi!”.

Marla cầm lấy tay tôi cọ sát vô đầu núm vú nàng, kéo dài nó ra.

Marla ngồi dựa lưng tôi hai vòng ra sau: “Anh làm cho bọn cớm? Mấy bữa trước bọn cớm cũng tới đây, em không biết gì hết. Bonita được nghỉ một phiên tới giờ không thấy nó về lại”.

“Anh muốn hỏi thăm, sao lại có chuyện đó? Chỉ thế thôi”.

“Lão Max và Estelle dặn em phải coi chừng anh đó. Họ nói xấu anh đủ thứ và dặn em phải chửi cho anh một trận, câm mồm không khai gì hết!”.

“Nhưng anh muốn em làm việc bằng mồm thì sao?”.

Marla cười theo, níu tay tôi. Nàng cười hồn nhiên ẩn chứa nhiều điều chưa thể nói ra.

“Cũng được thôi”. Nàng cứ cười tưởng đâu tôi đang ngồi trên giường với một em trần truồng.

Có tiếng gõ cửa liên tục bên ngoài. “Hết năm phút!” Anh chàng đứng ngoài kia nói vô, không phải Max Howards.

“Ông ta trả thêm bốn chục đó, ông ơi”, Marla nói.

“Thế nào?”.

“Mười phút là hai chục đô, quá năm phút họ kêu cửa nhanh lên. Ông trả thêm thì bốn lăm phút chỉ tính sáu chục đô”.

“Tôi sẽ trả cho em đủ”.

Nàng vụt chạy ra ngoài quên cả mặc quần áo.

Ngồi lại một mình tôi định phóng ra cửa sổ. Biết đâu con bé kể lại câu chuyện vừa rồi, bọn chúng xách súng tới. Tôi đến đây tay không. Rượu cũng đã tan hết, tôi đâu còn có gan liều mạng, tôi đâu có dám cả tin.

Cửa mở Marla trở lại mang theo một chai rượu, hai cái ly, nhìn nàng vẫn còn hấp dẫn.

Nàng cười khúc khích: “Ta ngồi một giờ uống hết chai rượu này. Anh chịu không?”.

Nàng rót đầy hai ly để gắn bên phía tôi rồi giang hai chân ra, lông lá rậm rịt. “Anh muốn biết gì nào?”.

“Chuyện hồi nãy đó. Có một tay nhờ anh hỏi thăm tin tức Bonita. Hắn đang lo sốt vó, hắn muốn gặp mặt tên sát thủ”.

“Sát thủ nào?”.

“Không phải chuyện của em đâu, cưng?”. Tôi nốc cạn một hơi, rót ly khác. Marla uống theo, nàng cười sặc sụa”.

“Bonita có quen biết anh chàng nào đâu? Nó không thích đàn ông, không phải như em đâu. Làm gì có chuyện ai giết nó?”. Nàng nói phỏng chừng.

Tôi làm tiếp một ly: “Có chứ. Không ai đi giết người vô cớ?”.

“Này cưng ơi, anh không rành mấy chuyện này đâu!” Marla nghiêng người về phía tôi lắc đầu, nàng đội tóc giả.

“Em bao nhiêu tuổi?”, tôi hỏi.

“Em mười chín. Em thấy mấy con bé bị giết chết, bọn sát thủ tay cầm gậy chơi dã cầu với lưỡi dao lam. Bọn chúng dắt chó theo lên tận đây đòi mấy em phục vụ chúng. Em vừa là con gái vừa là người lớn. Năm mười một tuổi em đã là người lớn”.

Tôi với nàng uống hết chai rượu. Marla ngửa tay đặt trên đùi tôi.

“Ai muốn biết Bonita vậy anh?”, nàng hỏi.

“Em không biết đâu. Anh đã nhận tiền nên không nói ra?”.

“Anh ngủ với em đi!”.

“Bonita đã hay tin mấy con bé bị giết chết chưa?” Tôi uống một ly nữa.

“Không! Không!”.

“Làm sao em biết?”.

“Nó kể lại chỉ mỗi em biết chuyện Julie Le Roi, em kể cho Bonita nghe,nó hỏi lại “Ai vậy?”, Marla cười nói “Ai vậy?”.

Làm thế nào ôm hôn nàng, vừa suy nghĩ tới đó tôi nằm ngửa ra Marla đè lên người. Say quá tôi không còn nhận biết môi hay lưỡi đang cọ xát. Tôi chỉ còn nhớ ra một cảm giác rất mãnh liệt.

Lúc nàng cởi hết quần áo ra tôi hỏi “Còn mấy con bé kia nữa, Willa Scott và một em thoát y vũ Cyndi Starr?”.

“Anh muốn em bú hay là kể chuyện?”.

“Tôi không nói nữa, nàng làm theo”.

Một lát sau lại có tiếng gõ cửa.

“Anh mặc đồ vô”, Marla nói.

Tôi và nàng vội mặc đồ vào.

Nghĩ tới cũng đáng đồng tiền. Bonita từ bên Dallas nàng mới qua L.A, được ba tháng, tìm ngay tới chỗ Max và Estelle. Nàng có một căn hộ nhưng ít khi về ở. Nàng không biết Willia Scott là ai, còn Marla không nhớ có phải là Cyndi Starr?”.

“Marla ơi!”.

“Sao?”.

“Có lúc nào em đi làm thêm ngoài giờ?, chẳng hạn như là có ai bao em một ngày không?”.

“Có chứ, ngày nghỉ”.

Nàng cười, tôi hiểu ra nàng ghét tôi còn hơn thế nữa.

“Con Bonita cơ?”.

“Anh muốn biết chỉ có vậy”, nàng dập lại tôi một vố. “Vậy sao anh không nhặt xác lên mà chửi nó một trận?”.

Nghe này, Marla, anh được trả tiền chỉ có mỗi việc đó”.

“Em chả biết!”.

“Chả biết gì nào?”.

“Em chả biết gì cả!”. Nàng la lên, hai tay bịt tai, rồi nàng nhảy lên vụt chạy ra ngoài.

Tôi nhanh tay với lấy chiếc áo sơ mi chạy theo kịp.

Ra tới ngoài hành lang nhìn thấy một anh chàng da trắng trông hình thù như rắn, đứng ngay chỗ Marla. Hắn mặc bộ đồ màu xanh lục bó sát người, trên rộng dưới bóp lại, xanh như màu mắt hắn. Hắn nhe răng cười như loài rắn khè lưỡi giả sử rắn có mồm như người.

“Đứng lại đấy, ranh con! Hết giờ”, gã rít qua kẽ răng.

“Sao mày theo con Marla?”, hắn giả bộ lịch sự.

Hắn nhướng một mắt, liếc nhìn một bên vai phải.

Phía sau có tiếng một gã gầm gừ. Bấy nhiêu thôi, phải lo cảnh giác không thì lãnh một dùi cui vô đầu. Tối né qua một bên vừa đủ để liếc nhìn thấy một tên Negro ngồi chồm hổm muốn té nhào ra sau. Tôi để mặc hắn, giơ tay ra đấm vào hàm của thằng mặt rắn, gã té ngửa ra sau đụng tường.

Mấy tên nhỏ con thường lanh lẹ hơn mấy tên to con. Gã Negro nhỏ con vừa lom khom đứng lên, tay phải quơ cây dùi cui. Tôi né một bên tránh đòn vụt xéo ngang qua đầu.

Tình huống lúc đó như một pha kẹt xe thắng rít lại ngồi trong xe lắc lư. Rồi nghe tiếng kính vỡ tất cả đủ màu sắc.

Tôi nhắm mắt tung một quả đấm ngay mục tiêu được ngắm trước đó vô mặt hắn. Một cảm giác mềm mềm, lành lạnh hình như thấm mấy ngón tay.

Tôi quờ quạng bước xuống cầu thang, đụng một em mặc chiếc áo thun đen. Bên trong căn phòng hai mẹ con người Mễ đang tập đọc chữ.

“Ôi giời!” nàng kêu lên một tiếng rồi cười theo. Nhìn thấy tôi nàng quay mặt đi tới. Tôi chạy theo ngay lúc đó; nàng bỏ chiếc áo dài lỡ chạm vô tay tôi nhám sì.

Tôi đi chân không ra ngoài đường. Hai bàn chân lạnh ngắt. Mùi nước hoa nồng nàn trên cơ thể Marla thấm vào cả quần áo của tôi đang mặc. Có phải nàng khoái tôi không? Tôi bật cười, cảm thấy nhức nhối muốn rùng mình. Tôi không muốn về nhà còn mùi hương thế này, nhưng dù sao cũng phải về thôi.

Cố gắng lắm tôi mới nhìn rõ giờ trên chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Gruen “siêu mỏng”. Hai giờ mười lăm, tôi hít vô một hơi dài rồ máy cho xe chạy.

Tôi cho xe chạy chậm lại, về đến nơi đậu xe bên ngoài đề phòng Regina nghe tiếng xe quen tai thức giấc. Tôi chậm rãi mở cổng ngoài cả phút đồng hồ không nghe tiếng kèn kẹt. Tôi vô nhà bên cửa hông phòng ngủ của Jesus.

Jesus nằm ngửa, mồm há to. Trời đất có sụp thì nó cứ ngủ. Tôi thay quần áo quăng dưới gầm giường.

Tôi bước vô buồng tắm nằm ngâm mình trong bồn để vòi nước chảy nhỏ giọt. Mùi hương của Marla thấm đến cả dưới chân, dưới kẻ móng tay, lẫn trong mái tóc và trong cả hơi thở của tôi.

Ngâm mình thật lâu tôi bước ra ngoài, mặc áo xong tới chỗ em bé. Edna ngủ khom người để cánh tay trên bụng ngậm ngón tay. Cứt mũi khô dính một bên lỗ mũi. Tôi đứng gần bên, nó hơi tỏ ra nhăn mặt.

Regina nằm quay mặt vào tường. Nàng đắp chăn tới ngang tai, ngủ thật say. Tôi bước nhẹ tới, leo vô giường rất khẽ khàng không nghe tiếng nệm nhúng. Vết thương trên đầu đau nhức từng chập.

Tôi nhìn lên chiếc đồng hồ ở đầu giường chỉ ba giờ rưỡi.

Từ lúc lấy vợ tới nay, đây là lần đầu tiên tôi mới quan hệ với một cô gái lạ, một con điếm. Tôi đâu có muốn chơi bời. Con bé đó nó lôi kéo tôi vô vòng tội lỗi đen tối.

Tay sát thủ giết chết Bonita Edwards có thể đã từng vô xóm Bethune Street gặp nàng. Tôi nghĩ ra trong đầu mọi cách để tra hỏi Max. Tôi nghĩ đập vô đầu hắn, tỉnh dậy tôi đập thêm nữa, không cho nói năng, hắn không còn hơi sức đâu mà nói.

Mới ba giờ bốn mươi nàng trở mình hỏi. “Anh còn tiền không Easy?”.

“Không, cưng ơi! Anh làm công tác cho tên cớm Naylor cả ngày, chưa hỏi qua chuyện tiền nong”.

Tôi phải nghĩ ra cách, khó khăn lắm mới kiếm ra tiền. Sau chuyến công tác tôi sẽ kể cho Regina nghe chuyện tiền bạc.

Tôi chờ có thời gian nghĩ cách sao nói cho nàng nghe xuôi tai.

Tôi nằm yên trên giường chờ nàng ngủ lại. Tâm trạng tôi rủ sạch hoàn toàn mọi ý tưởng khoái lạc, bạo lực, chết chóc.

Mới đó mà tôi không còn nhớ ra Marla là ai nữa. “Người anh hôi thối như vừa ở xóm đỉ mới về”, nàng nói, lúc đó đồng hồ chỉ bốn giờ năm phút.

Tôi chẳng hề nhúc nhích cục cựa, nàng cũng vậy.

“Em biết là anh yêu em mà, Regina”, tôi nói.

“Em biết anh quá!”.

“Với hai mẹ con em hơn cả mọi thứ trên đời này”.

“Ơ hơ?”.

“Em chỉ nói có bấy nhiêu thôi sao?”.

Tôi nằm chờ trời sáng, không nghe nàng nói thêm một lời nào.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12


Lưỡi tôi cay xè, máu dồn lên đầu. Tôi bước xuống giường đi vòng quanh trong phòng khách.

Tất cả đều có mặt ngoài này.

Jesus ngồi bên cánh cửa sổ sáng sủa đang đọc sách tay trái ôm đầu. Nó làm tôi nhớ lại tư thế ngồi đọc sách của tôi hồi trước.

Regina khoác chiếc áo choàng màu lam ngọc, con bé Edna quấn tả ngồi trên đùi. Hai mẹ con ngồi nhìn nhau. Vừa bước vô, thấy con bé Edna kề sát vô mặt mẹ nó, Regina nghiêng người xuống.

Trông hai mẹ con dễ thương quá, tôi quay trở ra thì nghe có bước chân lên cầu thang.

Regina ngồi dậy nhìn thấy tôi, vẻ mặt nàng bối rối thà đừng thấy tôi thì hơn. Nàng nhíu mày bước ra chỗ cửa.

Bà Gabby đứng đó, nhìn hai mẹ con rồi ôm con bé hôn, chọc cười.

Nhác thấy tôi nụ cười kia vụt tắt, tôi quay lại trở vô buồng ngủ.

Một lát sau Regina trở vô nàng nói: “Anh nên khéo léo với Gabby Lee đấy, Easy”.

“Bà nói gì anh vậy?”.

Tôi liếc nhìn dấu máu trên chiếc gối trắng, dấu ân ái để lại tối hôm qua với con bé Negro. Tay phải còn đau nhức kê lên gối.

“Bà Gabby Lee không thích đàn ông. Bà không biết sao phải ăn ở tử tế với mấy ông nhưng không phải lỗi anh”.

“Bữa nay anh lái xe đưa em đi được chứ?”.

Regina thay áo màu vàng.

“Sao lại không?”.

“Như mọi bữa. Tối đón em về”.

“Sao lại bữa nay?”, nàng hồ nghi.

“Nghe này, cưng?”, tôi nói. Tôi giơ tay kéo dây kéo sau vạt áo giùm nàng. Nàng chưa muốn tôi chạm tay vô. “Anh có lỗi với em, anh biết. Anh muốn nói ra ngay bởi anh phải lo giải quyết công việc cho Quinten Naylor trước”.

Nàng sờ lên chỗ còn dấu vết chiếc dùi cui trên tai tôi hỏi: “Sao thế này?”.

“Anh thương em, Regina”.

Tôi ngồi xuống giường. Đầu còn đau nhức quá mức. Đau nhức bưng bưng như đỉa rúc vô trong óc. Thấy tôi còn đau, Regina ngồi xuống.

“Anh sao vậy, hả?”.

“Anh sẽ đưa em đi làm rồi em phải giúp anh một việc?”.

“Sao?”.

“Anh nhớ bữa mười bốn tháng mười em nhận một bệnh nhân cấp cứu tại bệnh viện Temple Hospital. Một gã có tên là Gregory, không nhớ họ là gì. Phải tìm cho ra địa chỉ của hắn ở đâu.

“Chi vậy?”.

“Hắn biết mặt một cô bé vừa bị giết chết?”.

“Sao anh không hỏi Quinten Naylor thử coi. Ông ta sẽ tìm ra được thôi”.

“Cũng được, nếu mà tìm thấy họ tên địa chỉ, chắc là Quinten phải truy ra được hắn thôi. Bọn cớm thành công vụ nào đó cũng làm rùm beng cả lên. Có thể gã Gregore này, biết mặt một người trong bệnh viện Temple Hospital”.

“Em cần chiếc xe?”, Regina nói.

“Năm giờ anh đón em, chắc chắn”.

“Ờ… em đoán chừng, nàng phải nói ra. Ta đi nhanh cho rồi. Em phải đi làm đúng giờ.



• •

Bệnh viện Temple Hospital là một tòa nhà màu xám nằm trên một ngọn đồi ở phố Temple Street.

Con bé Edna được sinh ra tại đây nhằm vào một ngày mưa tháng giêng. Regina chuyển bụng kêu đau dữ lắm. Nhưng mấy cô đỡ ở tay khéo tay đến nỗi, về sau nàng học làm y tá luôn. Trước kia chưa bao giờ nghe nàng nhắc chuyện học nghề này nhưng bây giờ, dù có mua chuộc vàng bạc nàng cũng không bỏ nghề.

Tôi cho xe rẽ qua trái đi tới cổng chính.

“Anh định làm gì vậy?”, Regina hỏi.

“Tìm chỗ đậu xe. Ta đi uống cà phê rồi hãy vào làm chứ?.

“Em phải vào làm ngay”.

“Mới có tám giờ rưỡi, chín giờ mười lăm em mới vô mà?

Regina lắc đầu nói: “Sáng nay em không rảnh”.

Tôi cho xe rẽ qua giữa đường vào khu vực lên xuống hàng trước cổng chính.

Regina nói ngay, “Anh rảnh rỗi lo công việc riêng cả ngày. Em còn có bệnh nhân trong đó đang trông chờ em chăm sóc”.

Anh là chồng em kia mà.

Nàng vỗ nhẹ lên má tôi, hôn một cái: “Em sẽ tìm cho ra lai lịch anh chàng nhập viện cấp cứu. Tối em sẽ gọi cho anh, OK?”.

“Được thôi”.

Nàng hôn lên môi tôi rồi mở cửa bước xuống xe. Tôi muốn gọi nàng lại nhưng rồi để mặc cho nàng đi. Giờ này nàng đang nghĩ tới công việc trước mắt. Nàng không thèm ngó lại, tôi nhìn theo tới lúc nàng đẩy cánh cửa chính bước vào.



• •

Về tới nhà đầu tôi còn đau nhức. Bà Gabby Lee với con bé Edna đùa giỡn trong phòng khách.

Jesus lo bới cơm trưa mang đi học.

“Đưa tay cho bố xem?”.

Nó quơ tay trước mặt tôi một cái, rồi lo xếp phần cơm vào trong túi xách, tôi vịn vai nó.

“Cho bố nhìn vô với!”, tôi nói.

Ngày hôm qua, nó ăn cái món gì mà đồ ăn còn dính trong kẽ tay.

“Tối đi ngủ con nhớ rửa tay sạch sẽ nhé, Jesus Rawlins. Để tay dơ thế này kiến nó cắn cho, có khi chuột cũng gặm nữa.

Jesus sợ hãi nhìn xuống sàn.

“Con lo đi học, rửa tay sạch sẽ rồi hãy đi”.

Nó bỏ chạy vào buồng tắm.

Tôi đi vào giường nằm đếm từng nhịp thở chầm chậm.

oOo

Nghe tiếng bà Gabby Lee đùa giỡn với con bé Edna tôi quát. “Câm mồm ngay, câm ngay!”.

Con bé Edna khóc thét lên. Tôi muốn vùng dậy ra tới nơi bóp miệng nó lại nhưng thấy mình cũng vô lý. Tối qua tôi uống say mềm và đã đi lại con điếm kia. Tôi tự trách mình điên rồ, ham chơi bời.

“Ông làm cho con bé nó khóc vậy đó!”, bà Gabby Lee đứng ngoài buồng ngủ nói.

Bà nhìn tôi với ánh mắt khó chịu, tôi ngước nhìn qua bà cúi mặt xuống. Bà quay lưng bỏ đi. Tôi bước xuống đất luôn mồm chửi rủa tên Quinten Naylor, tôi căm ghét hắn nếu không vì hắn thì tôi đâu có hề gì, tôi nghĩ không sai. Đã ngoài ba mươi tuổi mà còn ngu.

Tôi qua bên buồng của Jesus xách theo cái túi vải nhặt mấy bộ quần áo dơ, trở lại buồng ngủ thay tấm ra giường.

Bà Gabby Lee lặng lẽ đưa mắt nhìn theo từ chỗ này qua chỗ khác.

Tôi pha một tách cà phê làm mấy miếng bánh nướng, nhưng chỉ hốp được tách cà phê. Tôi tắm rửa, cạo râu sạch sẽ, rồi tôi lại trở vô buồng tắm lần nữa. Vừa thấy người tỉnh lại được tôi tới bên con gái, nó nắm tay đùa giỡn với tôi. Tôi nghĩ mình thật xấu hổ với con trẻ và mong nó bỏ qua cho bố mẹ nó.

Tôi không nói gì với bà Gabby Lee. Bà lầm lì đi vòng quanh nhà. Bà căm ghét tôi như bao nhiêu đàn ông bà từng căm ghét. Tôi không trách bởi vì tôi cảm thấy đó như là một cuộc cãi lộn với mấy bà, những người khác dù thân thiết hay xa lạ cũng chia sẻ với tôi trong hoàn cảnh đó. Với tôi Marla chỉ là một công cụ thỏa mãn dục tình. Tôi không chung thủy với vợ còn la mắng con. Chuyện giết nhau còn đó, bọn cớm không dòm ngó tới cho đến khi một con bé da trắng bị giết chết. Đến lượt rồi thì cũng chưa chắc gì sẽ được cứu xét.



• •

Chuông điện thoại reo nhức cả tai, bà Gabby vẫn không thèm trả lời, bởi bà không phải thư ký riêng của tôi. Nghe tiếng chuông reo tôi liên tưởng lại những tràng súng máy. Cố lê bước tới tôi dằn cơn giận để khỏi văng tục ra ngoài cửa sổ.

“Alô”, tôi nói nhỏ.

“Easy hả, anh đấy hả?”, Regina hỏi.

“Ờ hơ”.

“Anh chàng đó họ là Jewel, địa chỉ ở số Sáu – Tám phố Harpo. Nghe nói hắn bị nện cho một trận tơi bời, gãy tới mấy khúc xương. Ái dà, qua bữa sau con vợ trẻ tới nhận về”.

“Cảm ơn em cưng!”, tôi nói.

Tôi ghi vội ngay lại tên và địa chỉ trên bàn ăn. Bà Gabby Lee mặt mũi hằm hằm nhìn theo, và chẳng nói năng.

“Easy còn đó hả?”, Regina hỏi.

“Ờ hơ”.

“Anh làm ngay phải không?”.

“Làm việc gì?”.

“Việc đó, bắt tay với bọn cơm truy nã những tên như hắn đó”.

“Không đâu cưng, anh thích ở nhà với em hơn. Anh chỉ mong có vậy”.

Bỗng đâu có con mèo hàng xóm đang nhún mình bước ra ngoài bãi cỏ. Tôi ngồi bên cửa sổ nhìn ra chợt nó khựng lại thu mình nhìn tôi trân trân. Đôi mắt của nó có phải là đôi mắt Regina đang nhìn thấu suốt những lời nói dối trong đầu tôi không.

“Anh phải lo liệu lấy đi chứ?”.

“Sao?”.

“Em còn lo cho con, cho công việc của em. Em yêu nghề và còn nhiều việc khác nữa, em phải lo cho Edna. Không có nó em chết mất”.

“Không có em anh cũng chết đó, cưng?”, tôi nói.

“Em đi ngay đây, Easy. Năm giờ anh đến được chứ?”.

“Ồ. Anh tới chứ”.

Tôi trở ra ngoài cổng chính, thành phố L.A. đang chờ đón tôi. Xa xa những rặng núi chạy dài tuyệt đẹp. Tôi cảm thấy mình không xứng đáng được chiêm ngưỡng, dù những cảnh vật đó là một phần cuộc sống của tôi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13


Gregory Jewel sống trong một căn hộ xây dựng theo kiểu kiến trúc Caligornia. Con phố này nằm trên một khu đất biệt lập, những căn hộ khít nhau như nhà Bunfalow hai dãy song song. Cuối con hẻm mười sáu căn nhà, một ngôi biệt lập nhà của Gregory Jewel. Trước cửa gắn tấm bảng đồng cỡ nhỏ, phía trên nút bấm chuông có dòng chữ “trợ lý giám đốc”.

Một người phụ nữ trẻ bước ra mở cửa. Nàng có nước da nâu nhạt, lấm tấm tàn nhang hai bên cánh mũi. Môi nàng hở thấy cả hàm răng tưởng như đang cười, vui buồn gì cũng cười. Đôi mắt nàng ướt át, khuôn mặt nhăn nheo sau những ngày khóc lóc sầu thảm. Nhìn vẻ mặt cứng đờ, nhăn nheo có thể đoán ra được lúc trở về già sẽ như thế nào – Gregory có lẽ tốt số nếu còn chung sống cho tới ngày đó.

“Ông hỏi ai ạ?”, nàng lên tiếng.

“Tôi hỏi thăm Gregory Jewel, tôi nói xẳng, hình như rượu nói chứ không phải tôi nói.

“Không ông ơi, không có Gregory Jewel nào ở đây.

“Này cưng, nhà anh ta đây mà. Anh ta không đi đâu xa, vì mình mẩy anh ta mềm như bún sau một trận đòn chí tử. Nhờ em nhắn lại với anh có Easy Rawlins đang đứng ngoài này nếu không muốn thấy bọn cớm truy nã thì nhanh chóng gặp anh ngay đi!”.

Nàng lắng nghe từng lời, tôi nói hết câu nàng mới đáp”. Xin lỗi ông, không có ai là Gergory Jewel ở nhà này cả.

“Ella! Có tiếng gọi trong nhà vọng ra.

“Gì, đấy?”.

“Ai đấy?”.

“Ông này từ đâu tới kiếm Gregory Jewel, tôi nói không có người ở đây?”.

“Thôi vô nhà đi!”, giọng người kia ra lệnh.

Ella đóng sầm cửa vô mặt tôi, chả sao. Tôi vừa nghĩ trong đầu gạt nàng qua một bên xông vào nhà lên cổ Gregory dù hắn đang trốn ở một xó xỉnh nào, nhưng nghĩ lại tôi đành nuốt giận. Tôi phải để dành sức để chọi với một địch thủ đáng gờm cánh cửa lại mở ra, Ella không còn cười như lúc nãy.

“Mời ông vô nhà”, nàng nói.

Bên trong nhà khung cảnh như một buồng cabin trên tàu. Không còn chỗ trở người qua lại. Đồ đạc bày lộn xộn, tấm thảm lót sàn sờn mép viền cũ kỹ. Trên tường treo ảnh Ella trong vòng tay một gã gầy nhom, hàm răng hô. Bên lối cửa ra vào bày đầy chén bát.

Nhìn quanh có mỗi cái giường chật hẹp, còn đằng kia bên cạnh chiếc tủ là phòng vệ sinh. Tôi không thể nào nhìn cho ra bởi anh chàng răng hô đang nằm lì một chỗ trên chiếc giường chật hẹp.

Một bên tay trái của Gregory đưa thẳng ra băng bột lên tới trên bả vai. Một bên tay phải băng gạc, hai bàn chân bó bột, lớp băng trầy trụa sờn tróc. Trên đầu băng một lớp băng, hai bên mắt còn chảy máu.

“Ông đến có việc gì không?”, gã hỏi.

Bên cạnh giường thì còn đủ chỗ đặt chiếc ghế nệm. Tôi ngồi xuống ghế, Ella ngồi dưới đất dựa lưng vô cửa.

“Cậu là Gregory Jewel?”.

Nghe tôi hỏi giọng quan lớn gã chới với.

“Mà sao cơ?”, gã hỏi lại.

Tôi ngồi nhìn một lát. Tôi không xót thương cho gã, bởi hắn tự chuốc lấy nỗi đau vào thân. Tôi cảm thấy đang đau cùng một nỗi đau như gã. Có thể như tôi đã trải qua một chặng dài lăn xả trong những xóm nhà tồi tàn, người dân nghèo có khi phải đổ máu hay bị hành hạ ngược đãi có khi chịu chết dước ách mà chúng ta gọi là “giải phóng”. Tôi được sinh ra trong một gianh nhà không có gì hơn căn hộ này, ở chung với hai người chị và một anh trai cùng cha khác mẹ. Anh tôi chết vì bệnh lao phổi nằm trên giường như Gregory lúc này đây.

Bỗng chốc cơn say không còn tôi hít vô một hơi thật sâu mới nói: “Tôi muốn biết lí do vì sao cậu bị đánh đập đến cỡ vậy!?”.

“Thế nào? Ông là cảnh sát à?”.

“Bọn cớm sẽ tìm tới đây, nếu cậu không nói ra cho tôi biết?”.

“Tôi có biết gì đâu?”.

“Nghe này, tôi không đùa đâu. Nếu cậu muốn nhìn thấy bọn cớm tôi sẽ gọi đến ngay. Tôi muốn biết vì sao cậu gặp chuyện rắc rối thế này. Bọn cớm cũng muốn hỏi cho ra?”.

Hai vợ chồng nhìn nhau, Gregory chợt hỏi: “Chuyện gì vậy?”.

“Chuyện này không ai hay, Gregory. Gay lắm đấy, cậu không muốn nêu tên tuổi công khai ra. Cứ nghe tôi, tôi không tiết lộ cho ai biết, cậu nghe lời tôi. Đây là lần cuối tôi không muốn hỏi cậu. Tôi bỏ đi rồi mọi người sẽ biết đến tên cậu”.

Gregory gượng cười thành tiếng. “Chả có gì hết, tôi chả biết gì đâu mà nói. Tôi gặp hắn trong quán bar hắn nói chuyện tôi thấy ghét”.

“Còn chuyện con bé Juliette Le Roi? Có phải vì nó mới có cuộc xô xát?”.

Ella mở cửa bỏ đi ra ngoài.

“Ông cần hỏi gì mấy chuyện đó hả? Làm gì có chuyện đó”, Gregory thét to.

“Chuyện con bé Juliette Le Roi đó”, tôi nhắc lại.

Tôi móc túi lấy tờ hai mươi đô đặt xuống chỗ băng bột. Phải cố dằn lại Gregory mới không chợp lấy tờ giấy bạc với hai ngón tay chừa ra ngoài chỗ băng bột.

“Ông muốn biết chuyện gì nào?”.

“Đêm đó có chuyện gì mà cậu bị hành hung nặng nề như vậy”.

Gregory nhìn lên cửa sổ nhỏ sát trên trần nhà. Hình như gã chợt nhớ con bé như con chim non vừa lìa khỏi tổ.

“Tôi biết mặt con bé. Chỉ vì vậy. Tôi rủ nó vô quán bar Aretha uống vài li rượu. Lâu lâu tôi ghé vào đây lai rai, chuyện đó ông thừa biết rồi mà”.

Ngập ngừng một lát Gregory kể tiếp:

“Ngay lúc đó, có một gã để bộ râu xồm muốn kéo con bé đi. Tôi đứng ngay dậy liền bị hắn đánh vào mặt. Tôi né qua một bên. Hắn bỏ đi ra ngoài tay kéo theo con bé Juliette. Nổi khùng tôi chạy đuổi theo, hắn nắm áo xô tôi ngã xuống đường hẻm mặt mũi tôi đầm đìa máu. Hắn xô tôi ngã gãy tay, đạp vô chân, đi đứng không được như trước. Tôi ở lại đây khỏi trả tiền nhà. Trông nom giùm đồ đạc nếu không khi lành bệnh họ đuổi tôi đi”.

“Thế anh chàng kia với con bé Juliette thì sao?” Thật tình tôi không muốn nghe mấy chuyện đó, chẳng đi đến đâu.

“Con bé cũng ra cứu tôi đấy ông ạ. Nó hét vô mặt thằng kia nắm tay giật lại, đúng ra hắn để cho con bé kéo giật lại. Hắn to con, khỏe lắm hắn giáng vào đầu tôi nguyên cả cái thùng rác. Tôi chỉ còn nhớ lúc đó hai người bỏ đi”.

“Con bé có gọi lại?”.

“Có mà tôi quên mất”. Gregory lắc đầu khó chịu trong người còn đau nhức.

“Hắn lôi kéo con bé theo?”.

“Không có. Hắn buông ra con bé mới chịu đi”.

“Chỉ có vậy?”.

“Trông hắn ra làm sao ấy?”.

“Cụ thể như là?”.

“Nghe hắn nói trại “mon” thay vì “man”. Giọng hắn nghe như bọn nigger bên Ăng lê”.

Tôi thấy vậy cũng đầy đủ, định ra về Gregory nói theo: “Thế là thế nào?”.

“Cậu chưa biết gì hết à?”.

“Biết gì đâu? Tôi phải thế nào đây?”.

“Juliette chết rồi. Nó chết ngay sau khi bỏ đi theo tên đã nện vô đầu cậu”.

“Không. Không đâu. Juliette chưa chết”. Gregory còn cười được hắn không tin có chuyện đó.

“Cậu đã kể cho ai nghe chưa?”, tôi hỏi.

“Chỉ kể cho Ella nghe thôi”. Gã nhấc cánh tay bị thương lên được vài phân.

Tôi bỏ đi để mặc cho hắn nằm lại trong gian buồng chật hẹp chỉ có nước chờ chết.

Ella ngồi trên chiếc ghế sô pha nhìn theo tôi đầm đìa nước mắt, tôi không nói gì. Không có cách nào vượt qua được hoàn cảnh nghèo khó, không nói lên lời.



• •

Willa Scott còn sống chung với cha mẹ ở phố Tám – Ba. Hai ông tậu được hai căn nhà khang trang. Willa là đứa con hiếm muộn, nay họ đã nghỉ hưu. Vừa gặp tôi vợ chồng hỏ hỏi han: “Họ đã làm gì hại con gái chúng tôi?”.

“Cô bé có bạn bè thường tới nhà thăm chứ?, bạn trai ấy mà?”, tôi hỏi.

Bà mẹ chỉ biết lắc đầu. Còn người cha ngồi một chỗ từ lúc tôi vào. Ông nói “Con bé nó kín đáo lắm. Nó không cho ai tới nhà, bọn con trai phần đông ít có đứa tốt. Con gái tôi đang xin một chỗ làm trong trường học, nghe nó bảo là vậy đó”.

“Ông thấy cô bé quen biết ai như một tên Negro để bộ râu xồm xoàm?”.

“Dạ không. Ông có muốn xem ảnh đứa con gái tôi đây”, bà Scott đỡ lời.

Bà Scott đi lấy ngay một bộ album tự làm lấy ở nhà. Hai ông bà nhìn nhau cười, tôi đứng đằng sau nhìn tới. Bà quì xuống bên ông. Hai ông bà cười khúc khích.

Tôi chỉ hỏi tới đây thôi rồi cảm ơn họ.

Tôi bước ra đến ngoài cửa hai ông bà vẫn còn ngồi tưởng nhớ đứa con gái Willa.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14


Nằm giữa phố Tam – Sáu và quảng trường Tám – Bảy ở khu phố trung tâm Central Avenue. Không xa chỗ nhà Scott là một chung cư xây hồ giả cẩm thạch có tên là Hollywood Row, gần kinh đô điện ảnh Hollywood với nhiều dãy nhà tráng lệ. Nhà nào cũng xây hai tầng chiếm hết chiều dài một khu đất rộng. Tầng dưới mở một cửa hàng dành cho bậc cha mẹ, hai gian hàng bán rượu, ba quầy bar, một hiệu giặt ủi người Tàu Lin Chow. Tầng trên một dãy Studio của bọn găng tơ, đĩ điếm, nhạc sỹ ngồi nhìn tháng ngày trôi. Bọn nhạc sĩ làm việc ở đây dài hạn. Tôi biết mặt tên Lips McGee từ hồi còn nhỏ ở Houston cách đây mười ba năm.

Tôi phải ra ngay tiệm giặt ủi Lin Chow chờ một cô thợ đang ủi đồ. Vừa nhìn thấy tôi cô ta cười hai hàm răng trống trơn. Tôi giao cái túi vải tận tay cô, cô ta trút hết đồ ra trên bàn ăn, viết vội một mảnh giấy giao lại cho tôi. Chữ viết của cô, tôi đọc không ra.

“Mấy bữa xong?”, tôi hơi cộc lốc.

Người thợ giơ hai ngón tay nói lại, “Hai bữa”.

“Bữa nay chứ?”. Tôi chỉ tay xuống sàn tức là bữa nay.

Cô ta lắc đầu, lại đưa hai ngón tay lên.

Thấy bắt chước được kiểu nói bàn tay tôi ra đến cửa hàng bán rượu mua hai chai Johnnie Walker nhãn đỏ.

Muốn vô xóm nhà Hollywood Row phải băng qua lối con hẻm phía sau. Dãy nhà bên trái chất đầy thùng rác rưới kiến bu đầy. Ngổn ngang nào chén bát, chai rượu ở cầu thang gỗ ộp ẹp, thảm lót lối đi hành lang nay không còn nhìn ra màu xanh như lúc trước, đổi ra màu rong rêu mốc thếch.

Holywood Row không còn là những căn hộ biệt lập như trước. Người đến đây ở như là một ngôi nhà chung. Nhà nào cũng mở toang cửa. Tôi đi ngang qua một căn hộ, nhìn vô thấy anh chàng ăn mặc cầu kỳ như thời tiền sử. Đầu đội cái mũ cao bồi, hắn nhìn thấy tôi ngoài cửa trao đổi với nhau như hai con thằn lằn gật gù trên bãi đá lởm chởm.

Tôi ngửi thấy mùi thức ăn lẫn đủ thứ mùi hơi người xông ra bên ngoài. Rôi một điệu nhạc trỗi lên như từ kèn trompette, âm điệu vang vang lắng dòng xuống khô khốc. Rồi chuyển qua một âm điệu trần tục “oa oa” nghe sầu thảm lan khắp ra bên ngoài hành lang.

Tôi đi lần theo, điệu nhạc phát ra từ căn hộ cuối dãy hành lang. Tôi đến đó nhìn vô thấy đủ thứ hạng người đang trần truồng. Một vài tên còn làm tình tỉnh bơ trước mặt tôi, vài tên khác chờ người qua lại đây ghé mắt vô cứu vớt cho đỡ khổ.

Cửa phòng Lips McGee hé mở. Tôi đứng lại gõ nhẹ vô cái cửa tiếng kèn trompette trả lời thay “ai?”.

“Easy Rawlins đây, Lips”, tôi nói.

“Vô đây Easy!”.

Tôi nhìn qua một lượt phòng không rộng lắm nhưng còn hơn cả căn hộ Gregory Jewel. Giữa phòng bày một chiếc ghế dài, một cái bàn hai chiếc ghế, một bàn rửa mặt gần cửa sổ nhìn ra ngoài đường phố Central Avenue. Trên tường treo đầy ảnh những hoạt động biểu diễn của Lips, ảnh lớn nhất chụp chung với mấy tay bậc thầy nhạc Jazz. Còn những tấm ảnh cũ kĩ ố màu lúc đang chơi Jazz trong mấy club hay diễu hành ngoài đường phố Houston. Trông gã già đi rất nhiều. Vào thời vàng son Lips là thần tượng của dân da đen, bảnh bao kiêu hãnh, ăn nói hoạt bát tiền đầy túi. Quanh gã là gái đẹp, tôi đã từng ao ước được như là một nghệ sĩ chơi nhạc kèn đồng.

Gã đứng thẳng người trên sân khấu sử dụng cây kèn trompette như đang thả hồn theo đường ống loa bạc vụt thoắt hay bổng. Những giọt mồ hôi lóng lánh trên vòm trán rộng với đôi mắt khép hờ. Lips chuyển qua những nốt nhạc cao vút nghe ra như gió rít ở những cánh đồng vắng vẻ.

Khắp gian phòng đầy ắp mùi cần sa. Lips đang đứng bên bồn nước rửa mặt, hay là gã đang nhả những nốt nhạc ra ngoài đường phố. Gã mặc chiếc quần Jeans, áo thun rộng thùng thình, thân người gầy guộc, tóc để dài chải ngược ra sau. Chiếc cằm nước nâu nhạt lún phún chùm râu nửa đen nửa trắng.

“Oa oa”, gã thử kèn, rồi lên tiếng “Cậu đi đâu vậy, Easy Rawlins?”.

Tôi ngồi xuống ghế.

“Tôi đi thăm xã giao bạn bè”, tôi nói.

Lips cười. Gã bưng nguyên cả dĩa thức ăn khỏi bếp đặt trên bàn trước mặt tôi. Ngoài đừơng từ xa tiếng còi xe ô tô hú vang, xe cảnh sát mở đường.

“Đó là dấu hiệu con rắn sắp chui xuống hang thỏ”, Lips nói.

“Vậy là sao?”.

“Tới thăm xã giao? Việc trước mắt là xơi tái con mồi”.

Lips cười thầm.

“Được thôi. Nhưng tôi chưa đói”. Tôi lấy chai rượu trong túi ra, Lips cười rộ lên.

“Tôi biết mà”, gã nói.

Gã bày ra hai ly rót đầy rượu, kề môi hôn một cái rồi mới nâng ly nhấm nháp. Gã ngước nhìn lên trần nhà cười một mình.

Gã kể lể đủ thứ chuyện cũ rích, tôi cũng cố cười cho vui. Ngồi lặng lẽ một lúc. Lips hớp hết một ngụm rượu, nhắm một miếng mồi. Gã lôi kèn ra chơi vài đoạn, mở đầu một khúc nhạc – bản nhạc đồng dao hay một bản jazz đang thịnh hành. Gã quay sang hỏi thăm Mouse với Dupree Bouchard, Jackson Blue.

Khui tới chai thứ hai, Lips hỏi tôi “Cậu tới gặp tôi có chuyện gì?”.

“Ông đã nghe chuyện mấy con bé bị giết chưa?”.

“Hả?”.

“Tôi đang hợp tác với Quinten Naylor tìm cho ra thủ phạm”.

“Ờ- hơ”.

“Nạn nhân mới đây báo đăng tin kèm ảnh tên là Robin Garnett nhưng ở địa phương này con bé lấy tên là Cindy Starr”.

Tôi nhìn gã lúc này có vẻ già hơn lúc trước. Gã mím môi.

“Ờ”, gã nói. “Thỉnh thoảng tôi thấy con bé da trắng về đây, rồi không biết bỏ đi đâu. Cindy Starr em ơi, giờ này em ở đâu? Ta không biết em về đâu?”. Gã cười thấy lạ thường, trông gã thật hiền lành khi chợt nhớ ra con bé.

“Ông nhớ mặt chứ?”.

Lips nhìn theo tôi hiểu ngay, gã không muốn nghe kể tiếp “câu chuyện hoang đường”như cánh bọn tôi thường nói. Gã biểu lộ ngấm ngầm ý tưởng trong đầu, tôi uống một ly nữa cảm thấy khoan khoái được ngồi trên chiếc ghế nệm êm ru.

“Tớ ở đây mười ba lăm không có chuyện gì thay đổi, người này vừa dọn đi người khác dọn vào ở. Chả có gì ầm ĩ. Chẳng khác nào lúc cậu say, rồi có khi lại nghĩ trong đầu, “ta đang làm gì đây?” rồi cậu ngã nhào xuống sàn, có khi cậu chả thèm để ý, bởi sóng vỗ bờ rồi lại rút xuống biển khơi, xóa sạch dấu chân trên cát thế thôi, chả có gì đáng nói”.

“Cậu hỏi tôi có nhớ mặt con bé Cyndi Starr mà quên hỏi qua con bé Wildheart. Cậu không hỏi tới Curtis Mayhew. Cậu đã hay gì chưa?”.

Tôi lắc đầu.

“Cũng mấy chuyện nhảm nhí, nhảm nhí cả thôi. Bọn chúng bỏ đi, đi hết rồi. Bọn này thay cho bọn kia. Mấy đứa con gái đẹp thường có chuyện thầm kín mong gặp được mấy anh chàng hiểu được tâm sự. Ăn diện cho đẹp vô là được. Mấy tay săn gái chạy rong ngoài đường chọc ghẹo om sòm, nhờ vậy nó quên hết chuyện buồn. Vậy có lạ không hả? Có lạ không?”.

Không nghe nói lại.

“Hilda Wildheart, Sonia Juarez, Yakeesha Lewis…”

Gã đếm trên đầu ngón tay rồi kể tiếp. “Tiffany Malowe, cả con bé Lois Chan của cậu cũng tới đây. Đau khổ, thương tích đầy mình. Cậu muốn em nào cũng có. Cậu biết không, có mấy em ra ngoài, mấy em pha trà phục vụ tớ. Ờ thế đấy”, gã rùng mình kể tiếp “mỗi em ở lại thò tay lấy năm đô, không thèm lấy hết. Không, không, bọn gái đứa nào trông cũng đẹp, cậu tới đây hỏi con bé Cyndi Starr cậu mới biết bọn chúng đứa nào cũng nghèo. Mấy anh chàng thanh niên như cậu tới đây chỉ có đi tìm gái rồi bỏ đi”.

Chợt Lips lại rùng mình, tôi rót thêm cho gã một ly uýtky.

“Mỗi lần nó về đây rủ bạn bè hát hò vui lắm, trai gái đủ cả”. Lips lại kể. Ngồi nghe tôi hiểu ngay gã muốn nhắc Cyndi Starr bởi gã muốn kể cho tôi nghe hơn là nói chuyện vu vơ.

“Mỗi lần con bé về đây kể lại cho tớ nghe đủ thứ chuyện cho tới lúc tớ thấy trong người nóng rần rần. Nó thích kể tới đoạn kích thích một lúc hai anh chàng cho bò càng lết bánh mới thôi; nó tạo mồm bạo miệng vậy đã mà có lúc trông nó rất dễ thương”.

“Mới đây con bé có về lại không?”.

“Đầu chừng ba tuần lễ nay. Có thể nó bỏ đi trước đó nữa không chừng”.

“Bỏ đi đâu?”.

“Nó đi đâu cũng về lại thôi, nó còn con nhỏ bạn người da trắng ở lại đây. Con bé tên Sylvia”.

“Con bé bỏ đi bao lâu?”.

“Tớ không nhớ. Ba bốn tháng nay, khoảng đó hay lâu hơn”.

“Con bé Sylvia này thế nào?”

“Tóc đen để dài, mắt đen da trắng bệt nhìn dễ gây ấn tượng”.

“Giờ nó ở đâu?”.

Lips lắc đầu. “Tớ không biết nữa. Nó ở lại chơi mấy bữa với Cyndi rồi bỏ đi, hai tháng nay. Bọn gái này khiếp lắm”.

“Cyndi có chỗ làm mà?”

“Nó làm nghề thoát ý ở quán bar Melodyland”.

“Ở phòng số mấy?”.

“Căn màu tím. Cách đây ba căn dãy bên kia”.

Tôi cảm ơn gã nâng ly chúc sức khỏe.

Trước khi ra về gã nhắn nhủ “Cậu uống như rồng hút nước, nhẹ đô bớt đi!”.

“Tôi nhớ mà, ông ơi”.

“Cậu chơi bời tới cỡ đó thì làm sao nhớ hết”.

Nghe hắn nói tôi bật cười, “Tôi còn trẻ, Lips. Tôi chịu được”.

“Tớ kinh nghiệm chỉ mới sáu tháng nhìn mấy anh chàng như ông lão, qua một năm chết hết”.



• •

Tôi móc dao nhíp ra bật tung ổ khóa.

Bên trong căn phòng Cyndi Starr không thấy lộn xộn. Mọi thứ còn nguyên, tấm đệm xếp ở cuối góc. Ảnh có chữ ký của Little Richard và Elvis Presley treo trên tường. Ba lon đồ hộp ăn còn dư vứt trong chậu nước mỗi lon một cái muỗng. Chiếc hộp các tông làm bàn viết. Bàn ăn lót giấy báo, một cuốn sách dày cộm Industrial Poythology.

“Ông cần gặp ai?”, có giọng nói ngọt ngào êm tai đến từ phía sau lưng tôi.

Tôi quay lại nhìn ra một gã thấp người, ăn mặc lịch sự, nước da trắng dưới để chòm râu dê, hàng lông mi cong vút. Gã mặc bộ quần áo nâu, mang giày da giả da cá sấu.

“Dạ không”, tôi đáp lại.

Gã nghiêng đầu qua một bên nhìn tôi từ đầu xuống chân, thấy tôi nhìn theo gã chớp mắt. “Vậy ông đến đây có việc gì?”.

“Tôi đến tìm Cyndi”.

Gã nhìn quanh một lượt. “Cô ta không còn ở đây. Nếu có sao ông vô đây mà chưa nghe thấy nàng trả lời?”.

Tôi điên tiết vì anh chàng xấc láo này. Gã nhìn tôi chòng chọc rồi cười mỉa mai nồng nặc mùi rượu khiến tôi buồn nôn.

“Anh chưa hay gì sao?”, tôi hỏi.

“Hay gì chứ?”. Gã nhìn có vẻ hồ nghi.

“Con bé chết rồi, cũng một bàn tay thủ phạm đã giết chết mấy con bé trước đó”.

“Đâu có”. Môi hắn run run, tay nắm lại bước tới.

“Con bé bị hiếp, hành hạ, xác bị cắt từng khúc”. Tôi gật đầu, cảm thấy bình tâm bởi gã chịu khó lắng nghe.

Gã bước tới nữa níu lấy tay áo tôi.

“Đâu có”, gã nhắc lại đưa mắt nhìn tôi van lơn.

“Cảnh sát nhờ tôi tới đây…”

Gã không chờ nghe hết câu, bỏ đi một mạch, hai tay buông thỏng xuống, vẻ mặt đanh lại. Vừa ra tới cửa gã phóng như lao, trong nháy mắt.

Tôi nán lại nhìn khắp căn phòng một lượt. Cuốn sổ học bạ trường trung học Los Angeles còn lại đó, lớp học năm 1955, một cuốn tập bìa dày chụp ảnh chuyên môn của Cyndi. Một tấm ảnh khỏa thân chỉ che một mảnh vải giả vờ kinh ngạc. Đèn chiếu trên phòng vải đen hình con bướm. Loài Bướm Trắng. Thùng đựng quần áo cất ở một góc phòng, mọi thứ còn giữ lại đây từ chiếc áo pull thêu chữ đại học UCLA, đến đôi giày cao gót nạm hạt cườm sáng trưng.

Tôi đứng nhìn mấy tấm ảnh một hồi lâu, nàng liếc nhìn qua vai để trần hướng về máy ảnh. Gương mặt đanh lại với nét xinh đẹp, trông nàng không được khỏe. Toàn bộ lô ảnh không gợi cho người xem những nét khêu gợi tình dục của tuổi học trò. Tôi hiểu vì sao John nhìn ra nàng ngay. Bởi Cyndi Starr nhìn không giống ai ở xóm Hollywood Row.

Tôi bước xuống cầu thang y như một đứa trẻ đang đứng trên vai gánh nặng ký ức về nàng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15


Tôi bước vô buồng điện thoại công cộng gọi đến bót cảnh sát. Gumden đang chờ tôi, bữa nay gã đang sung sức.

Vừa bước lên bậc thềm trước bót cảnh sát, năm anh chàng đang đi xuống. Bốn tên cớm vây quanh John Hughen tay chân bị cùm. Gã nhìn qua tôi chợt nhớ lại tiếng còi hụ lúc còn trong xóm Hollywood Row.

Gặp lại Roger hắn giang tay đón tôi, theo phản xạ tự nhiên tôi chìa tay ra, hai tên cớm rút dùi cui ra nện. Gã ngồi ngay xuống bọn cớm kéo lê gã ra xe bít bùng.

Viên trung sĩ trực văn phòng nhận ra tôi là người quen chạy tới đứng lại hỏi: “Sao lại dẫn anh chàng đó đi?”.

“Can tội giết người. Hắn bắt gặp một tên lạ mặt đang ôm vợ hắn trên chính chiếc giường của hắn và hắn đã không kìm chế được”.



• •

Quinten đang ngồi bên trong văn phòng cửa kính mờ bên ngoài gắn bảng tên chức vụ sơn xanh. Tôi nhấc tay chợt gã nhận ra bóng người phản chiếu qua khung kính.

“Vào đây, Ezekiel”, gã nói. Mới vắng có hai bữa tôi nhìn ra gã già đi năm tuổi. Hai vai u bắp thịt sệ xuống, đầu nghiêng một bên, khó nhọc lắm gã mới ngồi ngay ngắn lại. Vừa thấy tôi bước vào, gã thở dốc ra một hơi như con chó chạy đua vừa về tới đích.

“Ông sao như chết rồi chưa chôn vậy, ông Quinten?”, tôi bịa ra cái biệt danh xài suốt đời.

“Còn ông mồm miệng nồng nặc hơi men”, gã đáp lại tôi một câu.

“Chán đời lắm ông bạn. Một chút men vào người để khỏi bị sa lầy”.

“Ông bạn tính sao đây?”.

“Tính tôi phóng khoáng, thưa quan cảnh sát, tôi muốn được san sẻ với ông”. Tôi kéo ghế ngồi gần chỗ cửa ra vào.

“Là sao?”.

“Ba con bé bị giết chết trong vòng hai tuần lễ, đúng không?”.

Quinten gật, hai mắt sụp xuống.

“Còn con bé Ronbin Garnett mới chết hai bữa nay tiếp theo sau vụ con bé Bonita Edwards”.

“Ông bạn nhớ rõ đấy, không chỉ có vậy thôi đâu. Con này người da trắng, đang là sinh viên, không bỏ đi đâu xa khỏi địa phương, không biết tung tích lúc nó về đây. Bởi vậy, cơ quan cảnh sát mới điên đầu vì vụ này. Chỉ có thể đoán chừng có một tên Negro cuồng trí dám chơi trò săn đuổi giết phụ nữ da trắng”. Naylor nói giọng người miền Philadelphia.

“Tôi nhếch mép cười. “Ờ cũng chưa hẳn là vậy. Ông biết đấy, con bé vừa bị giết chết không tốt lành gì như ông tưởng đâu?”.

“Nghĩa là sao?”.

Tôi quăng xuống bàn ảnh chụp Cyndi đang múa thoát y.

Naylor nhìn vô một lát.

“Vậy mà sao tôi không hay biết nhỉ?”.

“Bởi có ai biết chuyện này đâu. Tấm ảnh mà hai tờ báo Times và Exarminer đăng lên coi không giống hình này. Chắc không ai mua báo coi đâu. Nếu mua coi, thế sao họ còn lui tới đây trong lúc ông có quyền bắt giam về tội nói tầm bậy?”.

“Ông lấy đâu ra cái này?” Tôi nghĩ bụng gã định nhốt tôi.

“Ở trong chồng sách đấy. Ông biết xóm Hollywood Row chứ?”.

Nghe này. Bởi có bí quyết, nên ông mới nhờ tôi”, nắm tay lại để cho khâm phục.

Quinten chăm chú nhìn về tôi.

Chợt gã lên tiếng. “Thế được rồi. Tôi sẽ xem xét lại thật chính xác. Chưa biết người ta sẽ nghĩ sao, chuyện này khiến họ điên đầu vì mấy con bé da trắng.

“Vậy sao ta không thể tới đó gặp cha mẹ bọn chúng? Ông thấy chưa, ta chỉ hỏi vài câu là đủ, nhớ đem theo cả tấm hình để coi họ nói thế nào? Tôi chưa muốn cho gã biết tôi còn giữ một cái hộp đựng mấy món đồ của con bé tôi cất ngoài xe.

“Tại sao nhỉ?”.

“Tôi thấy tình hình không ổn, Quinten. Sao lại có chuyện con bé bị giết chết cách hai bữa sau, còn mấy hôm trước đó cách nhau hai tuần có khi hơn. Sao lần này là một em da trắng còn những lần trước mấy em da đen? Và tại sao nạn nhân lần này là một nữ sinh viên đang học đại học còn mấy em trước là gái bán bar?”.

“Ông có bằng chứng em này là cùng một băng với mấy em kia?”.

Gã giơ tấm hình lên để chứng minh.

“Ờ, biết đâu chừng không phải hắn giết con bé này?”, tôi nói.

“Sao?” Quinten quăng tấm hình xuống bàn.

“Tôi muốn nói đó cũng là một hình hài, một con người; nạn nhân lần này là Robin Barnett chớ không phải là Cyndi Starr. Tôi nhắc lại lúc tìm thấy nạn nhân trên người còn mặc đồ nữ sinh, phải vậy không? Nếu nạn nhân là một nữ sinh chứ không phải một em biểu diễn thoát y vũ, ta phải nghi ngay do một động cơ khác hơn, đúng không?”.

“Có thể thủ phạm nhớ mặt con bé biết cả cuộc sống hai mặt của nó”. Quinten không muốn suy diễn nội vụ thêm rối rắm.

“Ồ phải đấy. Thủ phạm còn nhớ cả mặt của Juliette Le Roi đúng quá rồi.”

“Thế là thế nào?”

Tôi kể lại cuộc xô xát tại quán bar Aretha, có Grogone ngay bữa đó. Tôi còn nhắc là Bonita Edwards không biết mặt mấy con bé kia.

“Vậy là ông biết hết nên ông mới ra tới đây?”.

“Ồ kìa, ông bạn, đừng nói vội. Tôi đến đây nhờ ông nhắc lại với ông bạn đồng nghiệp câu chuyện vừa rồi, xong tôi cùng đi với ông tới nhà Garnetts”.

“Tôi không đi đâu. Tôi không quên ơn ông đã nhiệt tình cộng tác, chuyện này chỉ nên nói ra trong nhà. Bọn chúng đã từng đụng độ với một tên cớm Negro, liệu bọn chúng nghĩ sao về ông?”

“Tôi nghe không lọt lỗ tai, ông nghĩ sao về tôi Quinten?”.

Một nụ cười thoáng hiện trên gương mặt Quinten. Gã nghiêng người đặt nắm đấm trên bàn. “Tôi thấy ông đang xuống cấp, ông Rawlins, luôn cả bạn ông, Raymond Alexander đáng tội phải giam, nhưng chưa ai làm nên vụ này chưa xảy ra. Con người ta ai cũng có lúc muốn hoàn lương. Lẽ ra ông phải giúp chúng tôi tóm cổ tên sát thủ, ông giúp được chuyện này, dù hắn là ai, hắn là một tên cuồng sát, không thể kiềm chế. Ông thì làm khác, ông che giấu một tên tội phạm, Ezekiel Rawlins. Tôi sẽ nói rõ hơn cho ông biết, tôi nói là làm ngay. Nhưng ông trót đã nhúng chàm rồi thì hối tiếc cũng không kịp nữa”.

Nếu tôi không say thì có lẽ không có gì xúc phạm. Tôi không thể hiểu, bởi mọi người đứng về phía tôi. Regina với Gabby Lee, cả Quinten Naylor. Chợt tôi thấy thèm một ly rượu, tôi thèm uống như thèm chết. Mấy bữa nay tôi cảm thấy bớt cô đơn nhờ có cuốn danh bạn điện thoại Los Angeles làm bạn. Tôi ra phố Pico Boulevard rẽ hướng tây tới Hauser. Nhà Garnett phải đi qua năm dãy phố nữa về hướng bắc.

Đây là ngôi nhà hai tầng xây theo kiểu Tây Ban Nha, có sân cỏ rộng rãi, hàng cây dương liễu xanh rờn. Bên ngoài là tường rào xây cột xi măng giả gạch, mái lớp ngói âm dương. Vật liệu nhập từ bên Mêhicô hay là Ý. Hai chiếc ôtô hiệu Caddies đậu ngoài, trên bãi cỏ dựng năm chiếc xe đạp của bọn trẻ.

Tôi xếp chiếc áo pull, sổ học bạ, phong bì đựng mấy tấm ảnh vô chiếc túi vải. Bước tới cổng tôi, nhấn chuông, lắng nghe chuông báo hiệu trong nhà. Tôi lấy làm lạ thay vì chuông Tây Ban Nha lại là chùm phong linh réo rắt, loại chuông báo hiệu chỉ thấy ở cửa hàng.

Một thằng nhóc con chạy ra mở cửa, mặt mũi non choẹt nom như là con gái. Thằng bé có nhiều nét giống chị nó chụp trong mấy tấm ảnh. Nó cau mặt một hồi, thì ra nó ngỡ đâu bạn bè nó qua chơi.

“Chào ông”. Thằng bé nhe răng cười có duyên của người Mỹ chính cống.

“Có bố mẹ cháu ở nhà không?”, tôi hỏi thật thân thiện.

“Bố cháu đi vắng có mẹ cháu trong nhà, cháu gọi mẹ ra nhé”.

“Mẹ ơi!” nó vừa chạy trở vào vừa kêu lên. Không hiểu sao nó bỏ cửa vì cả tin hay là không nhớ đóng? Tôi đứng ngoài nhìn vô thấy hết mọi thứ bên trong phòng khách bày bàn ghế sang trọng, tường lót kính hướng ra ngoài sân hồ bơi.

Người phụ nữ da trắng vừa quở mắng thằng nhóc đang chạy trở vô trông nhiều tuổi hơn tôi, mấy bà mẹ thường già trước tuổi.

Bà có dáng người cao lớn, lưng thẳng. Bà mặc một chiếc áo xanh in hình bầy ngựa từ trên xuống dưới, loại hàng đắt tiền may thêu khéo léo, phải do một tay thợ rành nghề.

“Ông hỏi thăm ai ạ?”, bà rụt rè lên tiếng.

“Có phải bà Garnetts?”.

“Mà sao?” Bà giơ tay vặn nắm cửa.

“Tôi là Easy, Easy Rawlins đây”, tôi nói.

“Nếu anh là nhà báo, rất tiếc tôi không thể trả lời. Chúng tôi…” Bà kéo cửa sắt vô rồi bước tới.

“Dạ không, tôi mang theo những thứ tìm thấy được của bà”.

“Dạ đâu có, ông Rawlins tôi có mất mát những thứ gì đâu?”

Bà toan khép cửa, tôi vội nói ngay: “Những món đồ của đứa con gái, thưa bà”.

“Ông nói sao?” Nhìn nét mặt và nghe giọng nói của bà tôi sực nhớ lại đoạn cuối của vở “Thế giới quay cuồng”.

“Con bé ở bên hàng xóm nhà tôi, ngoài phố Central Avenue, quần áo, hình ảnh còn ngoài đó”.

“Ông nhầm rồi, ông ơi. Con gái tôi ở đây mà”.

“Không, thưa bà, con bé có khi ở đây có khi ngoài phố Central kia. Tôi còn cất mấy thứ đồ dùng của nó trong túi xách này đây”.

Tôi lôi chiếc áo pull xanh ra, bà thốt lên một tiếng “Ôi lạy chúa tôi!” rồi bà vụt bỏ chạy vào nhà.

Bà la lên “Milo! Milo!” rồi lại chạy ra ngoài cửa.

“Ông là ai vậy?”

Nhìn bà thật đau khổ, tôi quay qua nhìn xuống mớ rau bạc hà men theo chân tường. Tôi không muốn tới đây và hơn nữa chỉ gặp được những người da đen chớ không là những người da trắng.

Thằng nhóc trở lại kéo thêm bạn bè xúm quanh người mẹ.

“Mẹ”, Milo gọi.

“Con trở vào nhà đi, con”. Bà đỡ hốt hoảng hơn lúc nãy, bà dắt mấy đứa trẻ trở vào rồi, quay ra lại.

“Ông là ai vậy?”

“Tôi Easy Rawlins đây thưa bà, đang hợp tác với Sở cảnh sát điều tra cái chết của đứa con gái”.

“Cảnh sát là ông đây?”. Bà vẫn chưa bình tĩnh.

“Không hẳn… là cảnh sát, thưa bà. Tôi là cộng tác viên. Tôi biết rõ xóm nhà gần nơi mấy con bé Negro bị giết chết. Tôi đến để hỏi thăm bà về mấy món đồ mang theo đây”.

“Xin lỗi anh, ông Rawlins. Tôi đang rối trí, mời ông vô nhà rồi tính sau”, bà gượng cười xã giao.

“Ông cho tôi xin lại được không?”, bà hỏi.

“Không được, tôi chỉ cho bà xem qua”. Tôi quên mất chuyện đang ở trong nhà bà. Bà không còn là một người da trắng đứng ngoài cuộc xung đột chủng tộc. Bà là mẹ một đứa con vừa bị giết chết, còn tôi đến đây để nhìn thấy sự việc đang tới mức căng thẳng cực kỳ.

“Ông uống nước ngọt hay bia? Ai đến thăm cũng bấy nhiêu món đấy!”, bà tỏ ra thân thiện.

“Tôi uống bia”

Bà quay qua bước tới gần chỗ cửa.

“Vậy nhé, tôi mang ra ngay”, bà nói.

Bà nhanh chân bước ra ngoài.

Tôi liếc nhìn đồng hồ, vừa hết sáu phút.

Bà trở lại trên tay bưng khay đựng một ly bia tràn đầy bọt. Bà vui vẻ đặt trên bàn.

“Ông biết mặt con gái tôi à?”, bà hỏi giọng than vãn.

“Dạ không”.

Tôi trút hết mấy món đồ ra bàn, bà ngồi dựa đầu lên ghế để có thể nhìn rõ hơn. Bà là một người mẹ nhân từ, tôi bày tỏ lòng khâm phục.

Bà đang cầm trên tay cuốn sổ học bạ và giữ chặt lấy. Bà liếc nhìn qua nét chữ, tôi đang hồi hộp, bà lật qua chiếc phong bì đựng mấy tấm ảnh. Mới nhìn qua bà không nhịn được cười, bà hỏi: “Con bé Robin này làm cái trò khỉ gì vậy nè?” Bỗng bà lặng thinh, bà quăng tất cả xuống sàn nhà.

Bà thở hổn hển, tôi nghe rõ từng tiếng tim đập. Bà nuốt giận, vòng hai tay ra sau ót. Trước mắt bà là một chuỗi những hình ảnh của đứa con gái, phơi trần bộ ngực điểm một nụ cười mời gọi. Một kiểu ảnh quằn quại khiến bà ngây người ra, hình tượng một loài Bướm Trắng.

“Sao vậy nhỉ?” giọng bà dâng trào cảm xúc, một lúc sau tôi mới hiểu ra hết ý nghĩa trong câu nói.

“Này bà” nghĩ mãi tôi mới nói ra.

Một lúc sau tôi lập lại: “Này bà”.

“Ông hỏi tôi?”

“Có phải là Robin?”

Bà không phủ nhận điều đó.

“Cảnh sát đã nghe bà kể lại những hoạt động ngày cuối tuần của cô bé chưa, thưa bà?”

“Ông uống thêm nữa đi, ông, ông…?” Bà nhích cả bình sát về phía tôi. Nếu bà ngoái nhìn lại, bà sẽ chúi đầu xuống đất ngay.

“Dạ được rồi!”, tôi nói.

Bà thủng thỉnh đứng dậy trở xuống bếp. Ly bia còn để trên bàn, chưa uống được một hớp.

Mười lăm phút sau tôi chạy đi tìm bà. Dưới sành bếp lót thảm màu trắng, sàn làm bằng gỗ phong. Bà ngồi bên bàn hai tay ôm đầu.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16


Tôi phải hỏi cho ra lai lịch con bé Cyndi. Hình như tôi có linh tính chính hắn đã giết chết nàng không ai khác.

Rời khỏi nơi này phủi tay. Sở cảnh sát cùng với Quinten đã nhắm đúng đối tượng tôi đưa ra. Nghi can số một trong vụ này chính là tên Negro để hàm râu xồm xoàm. Còn tôi trở lại cuộc sống của một phó thường dân.

Vừa đặt chân bước lên cầu thang tôi đã nghe tiếng Mofass húng hắn ho. Tôi vào trong căn phòng hắn vẫn còn ôm ngực thở hổn hển.

Hắn ngước lên đưa cặp mắt vàng khè nhìn tôi, môi miệng nhăn nhúm. Hai ngón tay trái đang kẹp điếu xì gà.

“Lại ốm nữa rồi”, gã thều thào.

Mofass ngồi dựa ra sau như con sư tử biển bị trúng thương, môi miệng tái mét không thở ra được chỉ khò khè. Gã đưa mắt nhìn chăm chăm ra bên ngoài.

Tôi đã từng biết qua người ốm sắp chết còn khỏe mạnh.

“Thôi ta đi mời bác sĩ cho xong”, tôi nói và đưa ta nhấc máy điện thoại.

“Gọi làm gì?”

Gã thở được một hơi, mở choàng mắt nhìn trân trân. Gã cố dằn cơn ho, khởi động hai lá phổi một hồi mới mở miệng ra được “đợi một lát nữa, tớ sẽ khỏe lại”.

“Cậu mời bác sĩ tới đi!”.

“Tớ còn lo trả tiền nhà, lo trước cho xong”.

Gã đứng dựa người vô bàn cố sức đứng dậy, một tay vịn ghế một tay chống vô tường. Gã bước vào buồng toilet chật hẹp, tôi nghĩ bụng không chừng gã té chết trong đó luôn.

Con kiến đen gặm nhắm mấy mẩu bánh vụn, tôi chỉ tay chặn lại, nó chui vô kẽ mấy ngón tay. Tôi nhìn theo vì tưởng tượng có một vị thần khổng lồ đang làm công việc như tôi đây. Tôi muốn bóp nát con vật bé nhỏ này, vừa lúc đó Mofass trở ra.

Mặt mũi sạch sẽ hai mắt nhìn có hồn trở lại. Hắn bước đi lảo đảo không thèm vịn vào đâu hết.

“Ta đi đâu đây?”, gã hỏi tôi.



• •

Nơi bọn tôi tìm tới là một tòa nhà cao tầng tên là Dorado cách xa thành phố Culver City. Vách tường trát vôi vữa xây thêm lớp ván gỗ. Lối đi vô cổng chính hai bên dựng lên những chậu gốm sứ trồng dây leo. Bên ngoài đề bảng “Phó giám đốc DeCampo”

Ngay lối cửa ra vô kê chiếc bàn tròn do một người phụ nữ Nhật phụ trách, người mập mạp tươi mát và điềm nhiên, bà đưa mắt nhìn Mofass rồi đến tôi.

“Chào bà Narotaki”, Mofass lên tiếng.

Bà tươi cười nhìn gã như đang dò hỏi.

“Có mặt đông đủ cả chứ?”, Mofass nhìn vô cánh cửa rộng phía sau lưng bà hỏi.

Bà Narotaki nói: “Mời các ông ngồi, tôi báo lại ngay”.

Bên ngoài cửa kê mấy chiếc ghế bọc nhung, tôi kéo Mofass ngồi xuống bàn kế bên.

Trên chiếc bàn nhỏ gần bên bày một bình bông tulip trắng. Trần nhà cao vút trang trí mô phỏng kiểu thời Phục Hưng.

“Cậu phải theo dõi sát mọi hoạt động ở đây, Mofass nói nhỏ vừa đủ nghe.

“Ông khỏi lo, ông Rawlins, tôi sẽ liệu. Ông nên nhớ bọn người ở đây chỉ bàn về chuyện tiền bạc, chả có ai đếm xỉa tới mấy chuyện vặt vãnh.

“Cụ thể là?”.

“Nhà Bontemps”

Nhà Bontemps là hai vợ chồng già hiện đang ở trong khu chung cư do tôi làm chủ, khu Magnolia Street Apartments. Hai ông bà đã ngoài tám mươi có một đứa con trai duy nhất nhưng đã chết. Tôi lấy rất ít tiền, còn lại bao nhiêu họ giúp việc trừ. Với người cao tuổi cuộc sống vậy là ổn định. Lão Henry làm cỏ dọn dẹp trước cửa, bà Crystal theo dõi người ở thuê không trả tiền nhà nửa đêm bỏ trốn đi. Bà ít ngủ, nghe động là bà tụt xuống giường bước ra nhìn.

“Tôi thì chịu thua, Mofass, nếu để cho một tên bỏ đi, đó là ý tôi muốn, tớ làm vì cậu”.

Gã nuốt giận

“Dù sao tớ nhớ cậu nói lại ta đồng ý trên nguyên tắc, OK”.

“Dạ, tôi nghe rõ”.

Nghe nói tới tiền Mofass không còn phân biệt phải trái. Gã coi tiền là tất cả, hơn cả thần thánh.

Bà Naratoki ngước nhìn tươi cười nói “Mời quý vị vào”.

Khung cảnh đập vô mắt tôi, trước tiên là khu vườn rộng rãi. Những khung cửa sổ cao chót vót bên kia bức tường trông ra khu vườn rộng mênh mông giữa là một bể bơi tiêu chuẩn Olympic. Hai con thiên nga quây quần giữa mặt hồ rỉa lông.

Khung kính màu phản chiếu màu trời xanh thẳm. Hàng liễu rũ buông cành xuống nền đất, con thỏ ngẩng đầu, vểnh tai nhìn vô cửa.

Bên trong gian phòng rộng rãi sáng sủa, trên tường treo đầy tranh vẽ, những bức tranh của giới quí tộc Âu Châu phô trương cuộc sống giàu sang. Toàn cảnh một cuộc săn bắt treo ngược gắn trên vách. Bên dưới bầy chim và thỏ rừng là con chó săn chực rình mồi, phía sau là cây súng săn dựa vô vách.

Tranh người hầu kêu gợi, tay bưng một bình sữa miệng cười duyên đặt bên cạnh bức tranh người hầu da trắng đứng trong căn phòng xinh xắn lạ mắt.

Dọc theo tường đặt dãy ghế nệm cùng một kiểu kê ngoài cửa lúc mới bước vô. Chiếc bàn dài gỗ trần bì là vật nổi bật giữa căn phòng xung quanh bày sáu chiếc ghế gỗ, đã có bốn người ngồi trước.

“Ngài Wharton!”, một người ngồi trong bàn vừa lên tiếng. Ông ngồi gần cửa ra vô đứng dậy bắt tay Mofass. Dáng ông thấp, mặc đơn giản chiếc áo jacket màu vàng, màu nâu sậm, bên trong là chiếc áo pull ba nút trước ngực.

Mofass nhếch mép cười, gật đầu. “Thưa ngài Vie. Tôi mong ông sẽ được gặp ông Erekel Rawlins, ông ta là một cộng tác viên. Ông ta có phần hùn khiêm nhường trong cơ sở này”.

Mofass huých tôi gã tự dàn cảnh câu chuyện để ông kia chìa tay ra bắt.

Ông ta có đôi mắt màu xanh xám, ẩn chứa niềm vui, được gặp nhau tại đây và có thể hợp tác làm ăn.

“Rất hân hạnh được gặp ông, ông Rawlins”, ông ta nói.

Tôi được mời ngồi vô chỗ giữa Mofass với ngài Vie, được giới thiệu với những người trong bàn, tôi đứng dậy nghiêng người bắt tay.

Kia là Fargobaer, người to béo trong bộ đồ nâu sang trọng, râu tóc một màu đỏ hoe. Giữa đỉnh đầu tóc hớt ngắn, hai bên vành tai tóc dựng ngược như mấy cọng giá cả trên lưng bàn tay.

Kế bên Fargo là Benard Seavers, người gầy nhom, cặp mắt gian xảo, nước da nâu nhờn nhợt. Mái tóc dày cộm như chụp mũ lên đầu.

Người ngồi đầu bàn là Jack DeCampo, nhân vật chủ chốt, có nước da màu ô liu trơn bóng, còn đôi mắt không thể đoán ra là màu gì.

Gã đặt hai bàn tay chụm lại dựng ngược lên nhìn về phía Mofass một hồi.

Chợt gã liếc nhìn tôi “Rất hân hạnh được gặp ông”. Tôi gật đầu đáp lại một cách dè dặt khiêm tốn. Tôi chợt liên tưởng tới cùng một cung cách khi cần lo lắng chạy chọt cho viên chức người da trắng ở Miền Nam.

“Chúng tôi đại diện cho tập đoàn đầu tư bất động sản”

Tất cả bọn họ và cả Mofass háo hức như loài chim sẻ vừa sà xuống bãi cỏ non mới nảy mầm.

“Ông Rawlins chỉ sở hữu được năm phần trăm toàn bộ tài sản. Kể từ ngày hợp tác với công ty ông sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến đề xuất”. Tôi không ngờ Mofass cũng có thể ăn nói lưu loát như bất kỳ một tên da trắng nào.

DeCampo nhìn qua tôi, gã tươi cười.

“Rất hân hạnh được đón ông về đây”

Tôi cười đáp lại rất hăng hái như mình có thể tưởng tượng ra được.

“Chúng tôi thiết nghĩ có thể hợp tác được, ông Wharton”, Benard Seavers vừa nói.

Tôi cảm thấy không còn có thể tập trung tư tưởng vì mình đâu có giá bằng những người kia. Năm phần trăm thì thấm tháp vào đâu, cho dù Mofass có muốn đưa tay lên chẳng có ai để ý.

Chúng tôi muốn tạo cơ hội để quý vị kiếm ra tiền” Ngài Vie nói nhỏ vừa đủ nghe.

“Ông bỏ lỗi cho nếu tôi không tin vào điều ông vừa phát biểu”, Mofass nói, gã hiểu ý tôi, biết cách nào để moi tiền.

“Tôi lấy làm lạ, ông Wharton. Xét cho cùng quyền lợi chúng ta đều ngang nhau”, DeCampo nói.

“Ông muốn nhắc lại số tài sản của tôi ở Willoughtby”.

“Ông có đất, chúng tôi có vốn”. Gã chập hai tay lại.

“Ông còn thu lợi được những gì?. Thu lợi từ khoản tiền cho vay”.

Gã cười châm chích, “Ồ, có thể lời cao hơn vậy nữa”

“Là bao nhiêu?”

“Chúng tôi sở hữu bảy mươi lăm phần trăm của công ty. Ông cứ ngồi một chỗ tiền sẽ vô như nước”.

“Bảy mươi lăm phần trăm ư?”.

“Đúng thế, ngài Wharton”, ngài Vie nói xen vô.

“Chúng tôi huy động vốn, truy cập thông tin có lợi cho công việc đầu tư”.

Tôi nhìn ra ngoài bầy thiên nga đang vờn nhau trên mặt hồ, tung tóe nước cho mát mẻ ngay giữa trưa hè.

“Thông tin về khoản nào?”

Ngài DeCampo nhếch mép cười “Hội đồng thị xã đang lập kế hoạch mở đường ở Willoughtby cho năm làn xe chạy. Chín mẫu đất của ta không nằm trong quy hoạch sau khi mở đường xong”.

“Vậy là ta sẽ được dịp tăng giá?”, Mofass hỏi.

Hỏi xong gã hiểu ý tôi, vì sao tôi không bán miếng đất đó.

“Để mười năm giá còn tăng cao hơn gấp mấy lần ta ngồi đây tính toán. Ta đang bàn tới kế hoạch xây siêu thị và cửa hàng thương mại đó, ngài Wharton xây cao ốc văn phòng cũng có lời. Có ai biết ta sẽ gì nữa không?”.

“Ta còn phải chờ, tài sản lúc đó được quy ra tiền đem thế chấp”, Mofass nghĩ thật đơn giản.

Mọi người nhốn nháo, tình thế căng thẳng.

“Tôi muốn nói là”, Mofass chưa nói hết ý… “Vì sao chúng ta lao vô cuộc mặc cả này thay vì ai cũng làm chủ phần của mình?”.

“Nói thật ra thì, chúng ta đã cho phổ biến thông tin từ ngày thành lập. Đất đai đã được giải tỏa. Ngay lúc các nhà thiết kế khởi công xây dựng, lúc đó hội đồng sẽ chỉ định việc nào cần làm ngay, tức là ông có thể thúc đẩy công việc tiến triển theo quy định và phải chịu tốn kém”, Rargo Baer phát biểu.

Và, Bernard nói xen vào: “Và phải thông báo với ngân hàng chi tiết những kế hoạch có thể ảnh hưởng tới các dự án đang thi công. Ta đang xây dựng một khu trung tâm thương mại phục vụ cho địa phương mình”.

“Vậy là quý vị không để cho chúng tôi phổ biến nội dung cuộc họp ngày hôm nay?”,Mofass nói.

“Cổ đông không muốn nghe mấy chuyện này”, DeCampo tâm đắc phát biểu.

“Ai nêu ra ý kiến đó?”.

Gã xì ra một tiếng chua chát và nói thêm: “Bất kỳ ai cũng muốn về giá đất đai và phóng đường, không ai muốn thấy mình bị lường gạt”.

Nắm được thông tin này cũng là một thủ đoạn lường gạt để thu lợi cho riêng mình, có phải không? Nhờ tôi đóng góp thuế mới làm được con đường này”.

Trong vòng năm năm cổ phần hai mươi lăm phần trăm sẽ lên tới một triệu đôla”, DeCampo nói.

Mofass lại thở khò khè.

Tôi ngồi liên tưởng tới hình ảnh hai mẹ con Regina đang chạy giữa bãi cỏ chọc ghẹo hai con thiên nga. Tôi lo sợ rủi có một con ngổng cổ chỉa vào người con bé.

“Vậy ông nghĩ là tôi sẽ nhường lại ba phần tư cổ phần, tôi hiện có?”

“Đấy là một cách giải quyết. Thôi thì nói trắng ra chúng tôi chịu tăng giá trị cổ phần ông lên gấp hai mươi lần”, DeCampo rùng mình.

Bầu không khí tĩnh lặng bàng bạc khắp gian phòng. Trong chốc lát chỉ nghe thấy được tiếng Mofass thở khò khè.

Đã có lúc tôi cho là người kinh doanh cũng có một phần nào danh dự hay phẩm chất riêng. Tôi không còn nghĩ đến cái ý tưởng đó trước khi tới gặp DeCampo và những người cộng sự. Có lẽ một vài điều khúc mắc nào đó tôi phải nhờ Mofass đề nghị có một buổi họp để bàn cho ra lẽ. Kế đến dành một thời gian xem xét những ý kiến thắc mắc.

Mofass đằng hắng.

“Vâng, thưa quý vị” tôi với gã cùng đứng dậy “vấn đề này tôi sẽ bàn lại với ban quản trị”.

“Sao?”, ngài Vie hỏi.

“Tôi thay mặt cho công đoàn do tôi sáng lập, thưa ông. Ông Rawlins đây là một thành viên có vốn đóng góp khiêm nhường và một số vị khác, những doanh nhân cùng một cộng đồng”.

“Ông có ý định cho chúng tôi hay hiện đang sở hữu số tài sản đó?” Fargo đặt câu hỏi như một lời cảnh báo.

“Tôi sẽ hối hận nếu là người giả danh. Quý vị hiểu cho các cổ đông không muốn công khai ra đây”.

“Bao lâu nữa ông dành cho chúng tôi câu trả lời, ông Wharton?” DeCampo hỏi, hàm răng khít lại.

“Hai ngày là cùng, có thể đến chiều nay tôi mới biết” Đến đây tôi với Mofass cùng nhau ra về.

DeCampo tiễn chúng tôi, gã tươi cười bắt tay vẫn nhìn tôi với một nụ cười lạ lùng rồi quay sang nắm tay Mofass hồi lâu.

Thông tin này hoàn toàn đáng tin cậy, ông Wharton không được phổ biến cho những ai không liên quan.

Tôi bước ra cửa không thèm nói một câu.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17


Chúng tôi chạy ra khỏi phố Venice Boulevard, trở lại khu phố Watts. Tàu điện hết giờ chạy, mọi ngã đường còn lưu thông ra trung tâm thành phố, không có xe riêng là chịu thua.

Giờ này ở Detroit bọn chúng đang nâng ly champagne.

“Ông định dặn tôi nói với họ thế nào đây, ông Rawlins?”

“Chờ gã gọi tới cậu trả lời ta đồng ý chọn bốn – sáu. Ta được sáu”.

“Còn nếu gã không chịu mua phần đó?”

“Kệ mẹ nó. Ta ra tới Bank of America báo cáo cách thức DeCampo đã giao dịch với ta”.

“Tôi không biết chuyện đó”, Mofass hỏi dò.

“Cậu không biết ra sao?”

“Một triệu đô đâu phải là ít. Tay môi giới đó ăn chín phần trăm cũng khá đấy, sao cậu nhập nhằng chi vào mấy chuyện đó”.

“Nếu bọn chúng cho tớ một triệu đô, sẽ thu lại được gấp ba. Bọn chúng làm được tớ cũng làm được”.

“Được thôi, nhưng không chắc gì gã đồng ý”, Mofass nói.

Từ đây về đó bọn tôi không nói chuyện Mofass lại ho. Tôi đang mơ ước được làm nhà triệu phú da đen trên đất Mỹ. Kể cũng lạ, mỗi khi tôi mơ tưởng thấy một người chủ cửa hàng khu Beverly Hilly nhìn tôi cười, tôi cứ nghĩ hắn giả dối, thật ra hắn căm ghét tôi hơn ai. Ngay đến trong giấc mơ tôi vẫn còn đau đớn vì tệ phân biệt chủng tộc.

Trở lại văn phòng tôi hỏi ngay: “Ta còn cất giữ bao nhiêu dưới sàn?”

“Chín trăm tám mươi bảy”.

“Đưa đây!”.

Như mọi khi Mofass phải hỏi lại tôi khi cần rút món tiền lớn như vậy mà đến lúc tôi rút được món tiền trăm ngàn trở lên hắn tỉnh bơ.

Hắn giở tấm thảm phía trước chiếc bàn giấy, sàn đóng bằng gỗ thông, chỉ cần dùng tuốc nơ vít cạy giữa hai tấm ván là mở ngay được cái bẩy sập. Dưới đó cất giấu một ít tiền mặt, để chi tiêu.

Mofass lôi ra chiếc hộp đựng tiền giao lại cho tôi.

Lúc trở xuống nhà dưới chuông điện thoại bên Mofass reo, tôi đoán Jack DeCampo muốn hỏi thăm Mofass đã tìm ra câu trả lời chưa.

“Cưng đó hả!” tôi đứng ngoài cửa sổ nói vào.

Bữa nay trông Regina gọn gàng trong chiếc áo dài hai màu trắng – vàng cam. Nàng đang ngồi chờ phía trước bệnh viện temple Hospital. Tôi liếc nhìn đồng hồ đúng năm giờ.

Nàng không cười, băng vội qua đường leo lên xe. Vừa gặp nhau tôi ôm hôn nàng vội vã rồi mới chào hỏi sau.

Nàng lính quýnh, nôn nóng.

“Có gì vậy em?”, tôi hỏi.

“Tất bật từ sáng đến chiều em muốn về nhà ngay”.

Tôi phóng xe rẽ qua ngã tư quay đầu lại về nhà.

“Anh tìm ra anh chàng đó chưa?” nàng hỏi tôi.

“Ờ có”.

“Gã biết ai là thủ phạm chứ?”

“Biết đôi chút, ta còn chờ xem”.

“Hắn chỉ nhận ra được một anh chàng để bộ râu xồm xoàm, rồi sau đó là mấy anh chàng thám tử”.

“Anh đã báo cáo cho Quinten Naylor chưa?”

“Có chứ”, tôi nói. “Ồ kìa, cưng anh phải nói cho em nghe này. Sao không giữ bà Gabby Lee ở lại chơi vói con bé Edna và thằng nhóc Jesus?”

“Chi vậy?”.

“Để ta còn đi qua Frisco nữa hai bữa”.

“Ờ không… ngày mai không được, cưng”, nàng nói, nghĩ qua chuyện khác. Bây giờ chưa được”.

“Em đang cần tiền giúp cho bà dì?”.

“Không đâu, không phải chuyện đó. Em mới nhận được thư chú Andrew cho hay chồng bà kiếm được tiền rồi”.

“Vậy là thế nào?”

“Anh còn thương em không, Easy?”

Giữa trưa tôi cảm thấy mặt mũi nóng bừng, như ai vừa tát vô mặt còn rát bỏng cả da.

“Còn chứ… anh nói thiệt, sao em hỏi như vậy?”.

“Biết đâu không còn. Anh chỉ nói ở miệng thôi?”.

“Em đừng nghĩ bậy, Regina. Em đang đùa giỡn với anh sao?”

“Em không dám đùa đâu, em nghĩ sao nói vậy”

“Em nghĩ về anh thế sao?”, tôi còn ngồi đó mà ngỡ đâu mình đang quỳ gối xuống.

“Anh không nói ra cho em biết, nghĩa là anh không còn yêu em”.

“Anh biết nói thế nào bây giờ? Có phải anh đang nói chuyện với em?”

“Dì em tên là gì?”

“Sao?”

“Anh nhớ đây không phải là lần đầu anh yêu cầu em giúp anh một việc, Easy? Còn anh thì không hề nói ra cho em nghe công việc của anh. Em muốn nói là anh đang cộng tác với anh chàng Mofass mà em thì không biết anh đi về đâu suốt thời gian đó”.

“Vậy từ đây anh phải cam kết với em”

“Bữa hôm kia em vừa xem xong một cuốn truyện”, nàng nói không đếm xỉa câu tôi vừa nói.

“Ờ…”

“Em không biết nội dung là gì. Em chưa biết tên mẹ anh, bạn bè của anh, thật sự em chưa biết gì hết?”.

“Em không nên biết làm gì”, tôi nói rồi bỗng dưng tôi cười rồi lắc đầu.

“Em muốn biết lắm. Làm thế nào mà anh kết bạn với một người mà anh không biết bạn bè anh ta là ai?”

“Chưa hẳn là bạn bè đâu, Regina. Phải nói là những người cùng làm ăn. Anh không có ai là bạn bè thật sự. Mẹ anh đã mất vậy là không còn gì để nói”.

Tôi không chờ đợi nàng hưởng ứng câu nói đó. Nàng ngồi xa để tôi không thể với tới, lưng dựa vô cửa xe. Nàng lắc đầu nói, “Em biết anh đang nghĩ gì về em, phải chăng là anh đang nghĩ là còn thương em?”.

“Em nói sao vậy?”

“Bởi có lúc anh ngồi nhìn em như thể là con chó đang rình chộp miếng thịt tươi sống, nói thật em sợ quá, lo sợ anh nhào tới”.

“Như thế là?”

“Như cái đêm hôm trước”.

Tôi không biết nên nói ra thế nào, tôi nhớ lại nàng cho tôi. Không thể cho đó như là chuyện giữa đàn ông và đàn bà xô xát nhau ngoài đường phố, hành hạ nhau. Dù lúc đó nàng không thuận tình tôi đã ép buộc nàng làm theo. Lỗi tại tôi nhưng mà tôi không dám nhận lấy.

Thấy tôi lặng thinh nàng cáu tiết.

“Bộ anh muốn giở trò dê xồm ngay trên xe?”, nàng quát to.

“Đến đây cưng, đừng nói tầm bậy”.

“Ô kìa, em đâu có ý nói ra chuyện đó. Em giả sử cứ câm mồm để mặc ảnh muốn làm gì thì làm?”.

“Anh xin lỗi”.

“Sao?”.

“Anh xin lỗi”.

“Anh xin lỗi à? Anh chỉ nói được vậy thôi sao? Anh cưỡng hiếp em rồi anh xin lỗi em?”.

Tôi nhìn vào mắt nàng rồi ngồi giật lùi lại thúc cùi chỏ lên cửa xe một cảm giác nhức nhối khắp cánh tay vậy mà quên.

“Anh tính sao đây, Easy?”, Regina thét lên, giọng nàng run run.

“Ta nên từ tốn, Regina, dừng lại đây thôi không đi đâu nữa”. Tôi nói nhỏ nhẹ dè chừng.

Tôi đề máy lái xe đi chỗ khác, nàng nhìn về phía trước. Tôi liếc nhìn bên ngoài để dằn bớt cơn giận.

Phía trước là một hàng cây cọ, bóng cây in lên nền trời như hình tượng một cô gái cao gầy, tóc rối bồng bềnh người ngã nghiêng. Tôi không thể nào nghĩ ra đó là gì nữa?.

“Anh nói đi, em muốn phải nghe em nói”. Regina lên tiếng.

“Em muốn nghe anh nói gì?”.

Nàng nhìn ra ngoài cửa xe nhưng mắt nàng có còn nhìn thấy gì đâu.

“Em còn phải nuôi mười ba miệng ăn, lo tiền rượu cho người cha già mỗi ngày”.

“Anh biết việc đó”.

“Anh mà biết quái gì?”, nàng gào lên dữ dội.

Tôi chưa bao giờ nghe nàng quát to hơn lúc này.

“Em muốn nói là anh chẳng biết gì hết”, Regina nhắc lại, hơi thở của nàng xì ra cả đường mũi “Em muốn nói là anh biết việc đó mà anh không biết làm gì lo cho mười bốn miệng ăn đang trông chờ, gào thét, xin xỏ đủ thứ. Xin cho tới đồng xu chót, cả ngày thứ bảy không được nghỉ ngơi. Vậy mà chẳng ai hiểu cả?”.

Tôi cho xe dừng lại trước nhà. Tôi giơ tay trái ra mở cửa xe mấy mảnh kính rơi sột soạt.

“Coi vậy còn hơn anh” Regina nói: “Cả nhà dựa vô em. Em muốn nói là anh cần có một cô bồ nhí. Và anh muốn làm cho em điên đầu em tới bên anh, rồi lại ân ái với nhau, sáng ngày bỏ đi, đi đâu ai biết?”.

“Giờ đó mọi người đi làm, cưng ơi”.

“Anh chưa hiểu, em muốn biết mọi chuyện. Em đâu phải như mấy con bé chỉ biết thè lưỡi mơn trớn làm tình rồi làm nhiệm vụ đẻ con cho anh?”.

Nếu mà câu chuyện vừa rồi được lặp lại từ cửa miệng Marla thì tôi mới thấy đã. Đằng này nghe nàng nói riết tôi muốn vặn cổ cho chết. Tôi dằn lại được, nghĩ ra tôi cũng đáng tội.

Nàng ngồi nhìn trân trân về phía trước tôi lặng lẽ cầm tay lái nhìn xuống mặt đồng hồ xe. Chờ qua hết bốn phút tôi nói: “anh có đủ tiền đây em cần lấy chưa?”.

“Em chưa cần”.

“Anh sẽ đưa em tới những nơi anh làm việc để em biết”.

“Ờ…”. Nàng nói nôn nóng muốn nghe.

Ta làm một bàn tiệc mời đông đủ bạn bè tới.

Nàng đã dễ chịu trở lại. Tôi vừa ngửi thấy mùi mướp chiên xào. Đêm hôm ngồi thức canh chừng mẹ tôi người ta dọn món này ra; lúc đó tôi mới bảy tuổi sao mà tôi thấy ghét ánh mắt của ngài mục sư làm lễ.

Hai mươi chín năm sau tôi không ăn lại món mướp xào; thỉnh thoảng tôi được ngửi thấy mùi. Như mọi lần hễ tôi cảm thấy khoái một em nào đó trong tầm tay nhưng rồi không với tới được.

“Em còn thương anh, Easy?”, nàng đau khổ nói ra câu đó.

Vừa bước xuống xe mảnh kính vỡ rớt theo, phải khều hết mảnh vỡ mới đóng cửa xe.

“Tay anh chảy máu kìa”, Regina nhắc tôi.

Vết máu chảy xuống cánh tay, thấm tới chỗ ngón út.

Bà Gabby nằm trên chiếc ghế dài theo dõi bản tin buổi tối trên TV, con bé Edna tay sờ vào mấy sợi viền tua quanh chiếc gối trên đầu bà.

“Bà giúp tôi một tay, Lee”, Regina vừa nói, vừa dìu tôi vô buồng tắm, thay áo.

“Còn mấy mảnh kính xe nàng sờ vô tôi nhảy dựng lên. “Còn đau không?”, nàng hỏi.

“Chà tay vô thấy đau”, tôi nói như mếu.

Regina rửa sạch vết thương, máu tuôn ra từ từ.

Tôi nhìn vô gương theo dõi Regina băng bó. Vết thương hãy còn đau nàng xoa lên vết thương nhè nhẹ.

Ăn cơm tối xong, tôi vui chơi với bọn trẻ. Jesus khoe điểm bài học ở trường môn tập đọc, môn toán. Con bé Edna chạy tới chạy lui mồm réo ầm ĩ. Người lớn không ai buồn nói chuyện.

Đồng hồ vừa chỉ chín giờ, chuông điện thoại reo.

“Alô”

“Thưa ông Easy Rawlins?”.

“Ở đâu gọi tới vậy?”, tôi hỏi.

“Tôi Vernor Garnett đây. Ông làm vợ tôi muốn đứng tim.”.

“Ai cho số máy vậy ông Garnett?”.

“Tôi ra phố tìm, cần gì thì có ngay”.

“Ok, thưa ông. Đáng lẽ tôi không nặng lời với vợ ông. Tôi đang cộng tác với Sở cảnh sát vào vụ này thấy cần phải làm rõ một số vấn đề”.

“Tôi biết nên Sở cảnh sát định nhờ ông giúp giải quyết một số vụ việc trong khu vực dân da màu. Ông không nên xía vô chuyện gia đình tôi”.

“Con gái ông đã tới xóm này, thưa ông Garnett. Cô bé tới đây tìm việc làm”.

“Ông để yên cho chúng tôi nhờ, ông Rawlins, đừng xía vào đời tư của người khác. Tôi mong ông hiểu giùm cho”.

“Dạ, tôi hiểu ý ông”.

Tôi gác máy trên tay vẫn còn tiếng rung. Tôi lịch sự trả lời ngay.

“Alô”

“Ông làm sao ấy hở, ông Rawlins?”

“Xin lỗi ai đầu dây đấy?”, tôi lặp lại hết mấy phút.

“Andrew Voss đang nói đây. Ông được phép của ai mà đến ngay nhà đó trưng ra bằng chứng?”.

“Tôi thiết nghĩ ông không còn hợp tác với tôi phải không?”.

“Tôi muốn nghe ông kể lại toàn bộ vụ việc”.

Tôi bực bộ gác máy, nghĩ sao tôi nhấc máy bỏ ra ngoài cho tới khuya lúc đi ngủ.



• •

Tôi trở mình lúc một giờ sáng để thay băng, băng buộc chặt làm tay tôi tê cứng, nhưng tôi không muốn nói là do Regina băng nên vậy. Tôi rửa vết thương băng lại bằng băng gạc mềm. Vừa xong tôi nghe chuông điện thoại reo.

Lần này reo một hồi rồi thôi.

Regina đang ngồi ngoài hàng hiên.

“Bồ nhí anh đó”, nàng đã bắt máy trước.

Tôi đi theo nàng trở vô buồng ngủ nhấc máy để dưới gối.

“Alô?”

“May quá gặp được ông, Easy. Bọn chúng nhốt Raymond”.

“Ai đầu dây vậy?”, tôi hỏi đến ba lần.

“Minnie Fry đây”.

Thì ra con bồ nhí thường trực của Raymond.

“OK, Minnie. Yên tâm đi. Ai bắt Mouse vậy?”

“Bọn cớm chứ ai!”.

“Hắn đang bị giam. Anh chàng nhờ tớ gọi cho cậu mà thôi”.

“Cậu đang ở phố Bảy-Bảy phải không?”

“Ờ hơ. Cậu tới ngay đi!”.

“Mới có hai giờ…”

“Cậu đi ngay đi, Easy. Raymond đang chờ cậu đấy”.

Đã hơn một lần Mouse đỡ đạn giùm tôi. Gã là bạn chí cốt từ thuở nhỏ, có nhiều lúc Raymond thích có cuộc xô xát hắn vẫn là người thân thiết với tôi ngoại trừ vợ con ra.

“Được rồi, tớ đi ngay!”, tôi thở ra.

“Đi ngay hở?:, Minnie hỏi lại.

“Tớ đã nói là đi ngay mà, hiểu chưa?”

“OK, đi ngay đi!”.

Tôi gác máy.

Tôi mở tủ quần áo và mặc vào.

“Đồ em may sẵn anh vừa ý chứ?”, Regina hỏi.

“Hơi chật thôi, anh đi thay cái khác”.

“Anh đi đâu giờ này?”

“Ra Sở cảnh sát”.

“Anh đi quán bar chơi bời với mấy em chứ đi đâu?”

“Con bé Minnie Fry vừa gọi cho anh đó. Nó là bồ nhí của Raymond, nó vừa cho hay Mouse đang bị giam”.

“Có dính dáng gì tới anh?”

“Hắn là bạn anh, Regina. Anh sẽ cứu hắn ra khỏi tù”.

“Anh không chờ tới sáng được à?”

“Hắn không thể chờ anh lâu hơn nữa”.

Regina tặc lưỡi bỏ đi vô giường. Tôi nghiêng người xuống hôn nàng rồi mới đi, nhìn nàng tỉnh như sáo.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18


Tay hạ sĩ quan trực đêm không tin tôi là một cộng tác viên của Quinten Naylor. Gã chả cần phải gọi máy báo cáo cho sếp mới tờ mờ sáng. Tôi ngồi chờ đến khi nào gã nối máy.

Đêm ở bót cảnh sát yên lặng.

Lão già ngồi trên ghế dài ngủ gà ngủ gật bên cạnh tôi. Lão là một tay nghiện rượu, da trắng, đâu có xa lạ gì ở xóm tôi. Chiếc áo blue dông ngày trước màu nâu mới toanh nay đã sờn ngả màu xám xịt lốm đốm nhiều chỗ, thấm mùi mồ hôi vậy mà tôi khoái. Bên kia dãy ghế chỉ có một bà đứng tuổi da đen, bà cúi xuống lấy khăn mù soa lau nước mắt; nước da, mặt mũi bà như màu mận chín. Tôi ngạc nhiên vì sao lại gặp gỡ hai con người này tại đây. Trước đây tôi đã từng chứng kiến nhiều cảnh éo le thế này nhưng tôi đều phớt lờ.

“Ông Rawlins!” tay trung sĩ trực đêm gọi.

“Có tôi đây”.

“Trung úy Naylor chấp thuận cho ông gặp mặt người thân. Ông ký vô đây chờ tôi cử người hướng dẫn”. Gã đưa ra kẹp giấy mẫu in roneo.

Tôi ghi tên họ địa chỉ, quan hệ thân thích với người bị giam, ghi rõ số an sinh xã hội, số điện thoại lý do đến đây, ký tên xong giao lại cho hắn.

Gã không cần liếc mắt, gấp tờ giấy bỏ vô thùng phía sau. Gã nhấc máy nhấn nút bấm trên bàn.

“Ra đây ngay, Rivers”, gã nói với người đầu dây bên kia.

Lát sau một tay cớm da trắng, mặc đồng phục áo sơ mi ngắn tay bước tới từ phía sau bàn giấy. Người gã gầy, mặt mũi lấm tấm rỗ, tuổi độ ngoài ba mươi, nhưng trông như ông già sáu chụ.

“Người đến thăm đấy hả?”

Tay trung sĩ gật.

“Tới đây, ta còn lu bu lắm việc”, tay lính già gọi.

Gã đưa tôi đi qua ngoài hàng hiên vách tường trát vữa xám xịt, tới trước căn phòng cửa sơn trắng, gã lấy chìa khóa ra. Phía trước mặt là một cánh cửa sắt tra nhiều lớp then cài kinh dị, chỗ nào gã cũng có chìa khóa riêng. Gã dẫn tôi đi tới nữa dưới sàn xây bằng tấm thép, cả vách tường và trên trần.

Tôi bước vô căn phòng rộng rãi gắn thép và kính, giữa bày một chiếc bàn, hai chiếc ghế hai bên, móc khóa vào dưới sàn.

Tôi nghe một giọng nói cộc lốc, còn một người bệnh đang khóc lóc.

“Ngồi xuống đây, chờ đó”, tay cớm nhỏ con nói. Vừa hết câu gã bước qua cửa buồng bên kia.

“Ta không muốn nhắc lại nữa!” cũng giọng nói cộc lốc ban nãy.

Người kia rên rĩ. Chợt một tiếng va chạm mạnh và một tiếng la thét. Tôi nghe nhắc lại một lần nữa không rõ gì hết.

Tiếng la thét từ cánh cửa đằng sau phía bên phải.

Cánh cửa xịch mở, Mouse lê bước tới tay chân bị còng sau lưng là tên cai tù.

Nhìn thấy Raymond tôi muốn nổi da gà. Tôi không thể ngờ hắn là một tên da đen tự hào không bao giờ đưa tay cho một tên da trắng tra vô còng, xấc xược táo bạo thích là làm như hắn lại ra nông nỗi này. Có thể hắn mất trí, bởi có tên Negro nào dám tin tưởng có được tự do ngay trên đất Mỹ thằng ấy điên mất. Nhìn hắn đang bị giam cầm tôi rùng mình.

Tên Rivers xô đẩy Mouse tới ngồi xuống ghế rồi hắn tháo còng ra. Hắn lùi lại ngồi trong góc nhìn. Hai đứa chúng tôi được thoải mái trong giây lát.

Tai tôi còn nghe văng vẳng tiếng cãi cọ, rên rỉ, đánh nhau thình thịch bên kia cánh cửa sắt nhưng hình như Mouse với tên cai tù không để ý.

“Cậu có mang theo cây súng, Easy?”, gã nói nhỏ.

“Sao?”

“Cậu có súng đó không?”

“Đâu có, vào đây ai mang theo súng?”

“Tớ muốn ra khỏi đây, bọn chúng định đưa qua nhà tù Folsom Prison, không thể có chuyện đó”, Mouse thong thả nói.

“Sao cậu bị bắt vô đây, Raymond?”

“Bọn chúng gán cho tớ tội giết người, phải treo cổ một vài tên”.

“Sao lại cậu?”

“Làm sao biết được? Bọn chúng nghi tớ biết mặt hai con bé bị giết. Tớ nghĩ cũng phải, bởi tớ thích bám theo mấy em đó nhưng mà làm gì có chuyện tớ giết chúng nó”.

“Vậy không phải là cậu giết?”

“Giết ai?”

“Bọn cớm nghi cho cậu giết mấy con bé đó?”

“Đồ mắc toi, cậu cho tớ điên sao?”

Có lẽ vậy tôi nghĩ trong đầu. Hắn vừa điên vừa là một tên sát thủ bừa bãi. Người gã cao gầy chưa tới mét rưỡi, bịt răng vàng để hàm ria mỏng dính. Hắn chưa được phát áo tù, chân còn mang đôi gia da lật, quần xanh đậm, tay áo sơ mi rộng thùng thình. Trước đây hắn từng giết ông bố dượng vì một món của hồi môn. Hắn thề thốt dữ lắm, thề có chúa chứng minh.

“Tớ muốn hỏi vì sao cậu bị bắt vô đây? Tôi nói “Chỉ có vậy”.

“Thôi đừng”, một tiếng kêu từ bên kia cánh cửa sắt.

Tôi nhìn qua tên cai tù, hắn đang coi truyện cao bồi.

“Tớ vào đây chẳng có gì để nói, Easy. Cái đáng nói là cậu phải giúp tớ ra khỏi đây”, Mouse nói.

Bên cánh cửa lại có tiếng đấm đá uỳnh uỵch.

“Để tỉnh lại coi”

Tên cai tù đẩy tôi ra khỏi nơi giam cầm, tôi bước đi muốn cắm cằm xuống đất.

Tôi đang ngồi coi báo thì Quinten Naylor tới lúc đó là bảy giờ mười sáu phút sáng.

Gã ra dấu cho tôi đi theo, một lát sau trở lại văn phòng.

Trên bàn đã bày sẵn cà phê thuốc lá. Quinten ra dấu gật đầu, hỏi tôi “Ông cần việc gì đấy?”

“Sao ông bắt giam Mouse vào đây hả?”.

“Ông Alexander là nghi can vì biết rõ một vụ giết người”.

“Ông có bằng chứng gì không?”

“Vậy ông biết thủ phạm là ai chứ?”

“Còn anh chàng để bộ râu xồm xoàm hôm nọ tôi báo cáo cho ông thì sao? Hắn là thủ phạm đấy”.

“Không đủ chứng cứ. Chủ quán bar Aretha không chịu làm chứng”.

“Còn anh chàng Gregory Jewel?”.

“Hắn không thể nhận diện được thủ phạm vụ hành hung”.

“Ông tin được à?”

“Bữa nay… có thông tin gì mới không, Rawlins? Nếu không tôi còn nhiều việc phải làm”. Gã nghiêng đầu về phía cửa, lấy giấy bút ra ghi.

“Mouse thế nào rồi?”.

“Giam đó chờ tính sau”.

“Hắn bị khép vô tội gì?”.

Naylor đặt bút chì xuống nhìn qua tôi. “Không có tội gì hết. Giam thêm hai bữa nữa, chuyển qua bót cảnh sát Hollywood, hết hạn chuyển về thành phố. Giam một chỗ cả mấy tháng, cảnh sát trưởng cũng không hay”.

“Ông thích chơi bạo hả?”

“Còn ông định tìm cho ra thủ phạm?”

“Anh chàng Voss thì không muốn tôi liên can vào vụ này”.

“Không riêng gì anh chàng đó. Violette đang cần ông, bởi ông ta sẽ giết bạn ông để chứng minh việc đó”.

“Ông thả Mouse ngay!”, tôi nói như ra lệnh.

“Làm gì có chuyện đó”.

“Thả hắn ra tôi với ông phải tìm cho ra thủ phạm. Tôi cần người cộng tác nếu tôi thấy cần làm hết giờ”.

“Hắn là nghi can số một đó, Easy. Hắn bám theo mấy con bé, ngay cả con bé Cyndi Starr của ông nữa đó”.

“Tôi nghĩ không có chuyện đó”.

“Sao ông biết?”

“Raymond không giết mấy con bé cách như vậy. Nếu hắn bắt giam hắn chắc ai cũng phải tin là có. Hắn kể lại không dính dáng vào mấy vụ đó, hắn không hề nói dối với tôi chuyện gì. Cho tôi thời gian một tuần với Raymond rồi ông sẽ thấy được kết quả”.

Quinten Naylor lắc đầu “Tôi không biết”

“Ông gọi qua Violette, hỏi xem, tôi chờ ông ngoài này”, tôi nói.

Tôi ngồi chờ hơn một tiếng đồng hồ, Naylor mới ra tới, có cả Mouse, gã đang gài nút tay áo nhìn thấy tôi hắn nhếch mép cười. Cái cười một tay sát thủ khiến mấy bà liên tưởng như đứa trẻ đáng yêu.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,844
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19


Thuở còn sống chung với Minnie Fry Mouse tậu được một căn hộ một phòng ở Vernon.

Bọn tôi về đến nơi, nàng còn ngủ trên chiếc giường đồng theo kiểu Murphy.

“Kìa Minie, bữa nay ở nhà”, Mouse nói.

Tôi chỉ nhìn thấy cái đầu Minnie thò ra ngoài, trên người nàng đắp chiếc mền bông. Nghe Mouse lên tiếng nàng la lên (tôi nói thiệt) “Ồ kìa” Kéo tấm chăn xuống. Nàng chỉ mặc trên người chiếc quần ngắn ngủn không để ý gì đến tôi. Nàng vội chạy lại chỗ Mouse ôm cchặt tưởng đâu hắn chết đi sống lại.

“Cưng ơi!” nàng la lên, ôm hôn thắm thiết “cưng đấy hả?”

Minnie cao và năng cân hơn Mouse. Nàng xoay người hắn như chong chóng đến lúc gã chịu không nổi la toáng lên nàng mới chịu buông tay ra.

“Thôi đi, Minniem em muốn cho anh vô bệnh viện hay sao?”

Tay nàng cứ lắc lu, tôi chưa thấy ai thương nhớ như nàng thương nhớ hắn. Tôi đi chiến đấu ngoài mặt trận hồi thế chiến thứ hai mấy năm trời lúc trở về ngoài bến cảng có thấy được ai ôm chầm chúc mừng.

“Buông anh ra, em”, Mouse năn nỉ, tôi liếc nhìn thấy hắn cười gượng. “Phải biết lịch sự có ông Easy đây”

Minnie không ngần ngại chường cái mặt đen đúa không ai để ý, nghe nói nàng chắp hai tay trước ngực khẽ nghiêng người vơ lấy quần áo móc trên ghế rón rén bước vô buồng tắm.

Mouse nhìn theo, gã cười: “Coi được chứ, Easy?”

Vài phút sau đã thấy nàng trở ra. Nàng thay chiếc áo xanh may theo kiểu lúc còn đi học. Đường viền sọc xanh chạy trên vai may chưa thẳng. Áo mặc hơi chật, nàng nặng thêm mấy cân sau khi lấy chồng được hai năm.

Chỗ ở dơ dáy, Mouse vễnh môi chê bai. “Mới ở tù một bữa, sao nhà cửa tệ vậy?”

Minnie đang còn say.

Mouse giơ tay ra chiều thất vọng. “Em nói đây là gì?”

“Em chả biết gì hết”

“Em phải nói như thế nào? Nghĩa là anh về nhà thấy như cái chuồng heo, còn em thì khoe ngực trước mặt Easy?”

Tôi thấy xấu hổ cho Minnie nhưng biết làm sao. Mouse có ý muốn ra ngoài bàn chuyện làm ăn với tôi. Nhưng phải nói cách nào đây nên bày ra chuyện cho vui vậy để hắn phải lui ra để nàng lo thu xếp việc nhà.

“Ta lo làm từ đầu ngay đi. Anh còn phải còn đi ăn sáng với Easy…”, Mouse nói.

“Để em dọn ra”, Minnie nói xen vô.

“Thôi, khỏi. Bọn anh ra quán Pie Pan kiếm gì ăn, về tới nơi là em đã lo dọn dẹp xong, phải không em?”

“Ờ hơ. Em dọn nhanh thôi, Raymond”.

Mouse lắc đầu nhăn mặt: “Thôi bọn anh phải đi ngay”

Chúng tôi ra quán Pie Pan. Mouse gọi bánh mì chiên, mứt, sữa sô cô la. Tôi gọi món xúc xích trứng chiên khoai tây củ hành. Bọn tôi lo ăn, tay Mouse run run. Mầy năm trước tôi từng nghĩ chừng nào tay Mouse còn chưa run hắn không từ bỏ một chuyện nhỏ. Lúc lên cơn, hắn thích chơi bạo lực thế nên tôi không muốn có mặt Minnie trong nhà. Tôi sợ hắn sẽ đánh đập nàng và cả tôi nữa nếu nghi ngờ thiện chí của hắn.

Tôi ăn uống hút thuốc thoải mái quên đi chuyện tù tội.

Ăn xong tới phiên uống trà tôi mới nói: “Ta phải tìm cho ra thủ phạm, Raymond”.

“Được thôi. Cậu biết là tớ cần phải giết vài tên cà chớn. Tớ không ngán ở tù”.

“Không phải giết nhau, Raymond. Ta không nên xem thường pháp luật ta cần đưa vài tên lên giá treo cổ”.

“Tớ không muốn giết ai nhưng tớ được quyền bắn trả. Giả sử hắn là một tay cự phách dám coi thường tay súng này thì sao?”

Tôi không bắt bẻ hắn làm gì. Mouse muốn hạ tên nào thì đố ai ngăn cản lại được. Mỗi khi cần hắn mượn bàn tay tàn bạo để giải quyết mọi việc.

Tôi kể lại cho hắn nghe mọi chuyện, chuyện ở quán bar Aretha và chỗ nhà thổ, chuyện anh chàng Gregory Jewel và Cyndi Starr chỉ trong vòng bốn mươi lăm phút hắn được biết hết mọi chuyện.

“Chuyện con bé da trắng ra sao?”

“Thật là một điều không may?”

“Không may cái khỉ khô gì?”

“Cậu nói sao?”.

“Tớ không biết, Easy. Ta phải tìm cho ra. Ta tính chuyện tên nào trước? Cậu cần tìm ra thủ phạm hành hung cậu?”.

“Chưa cần đâu. Bọn chúng cũng như ta. Hay là bọn chúng bám theo bởi Max muốn cho tớ tránh mặt bọn chúng. Chỗ làm ăn không để cho ai lui tới bàn chuyện vụ án”.

“Có phải Gregory Jewel?”.

“Không. Hắn chả biết gì. Không. Ta phải nhắc tên Charlene Mars với Westley. Charlene báo bọn cớm nàng không thấy ai chọi lại Gregory Jewel. Tớ không hiểu sao, có thể nàng báo cáo láo và cũng có biết một phần vụ việc. Bằng không nàng chỉ khai nhỏ giọt”.

“Khá đấy. Cậu cần tới ngay đó chưa?”.

“Không đâu. Chờ tối nay, sau giờ đóng cửa”.

Mặt mũi Mouse sáng rõ. “Tớ sẽ gặp lại cậu lúc hai giờ sáng?”.

Tôi gật đầu bắt tay. Tôi lấy xe đưa hắn tới nhà, Minnie lo hóa trang hết cả buổi chiều.



• •

Jesus đã xô xát với hai thằng nhóc chửi mắng nó. Thầy giáo chưa kịp ngăn chặn, nó đã đấm vô mủi thằng kia.

“Không nên làm cho nó sợ, Easy!. Bọn trẻ bây giờ hay xích mích với nhau”, đọc qua một lượt Regina mới nói.

“Nó phải học cách biết nhịn nhục”, tôi vặn lại.

Tôi yên tâm đã có Regina lo chăm sóc nó. Nàng cũng đã nhận nó làm con như tôi.

Có lúc tôi nặng tiếng với nàng còn Jesus có lỗi tôi không nao núng.

Tôi làm ra vẻ nghiêm khắc đi vào trong buồng. Nhìn thấy nó khom người đứng trên giường tôi hiểu ngay nó biết nhận lỗi, không chờ tôi la mắng.

Tôi ngồi xích lại, nó rùng mình. Tôi vỗ vai cười với nó.

“Đừng buồn con, sáng mai bố sẽ lo cho con”, tôi nói.

Jesus sợ hãi nhìn lại tôi, nó gật đầu như muốn hỏi lại “Thật sao bố?”.

“Ờ, con ngoan lắm, Jesus. Con có muốn đánh nhau đâu? Con nhớ lần sau không được vậy nữa. Nếu có đứa nào đòi đánh con, con hãy báo lại với thầy giáo”.

Ánh mắt nó nhìn tự tin hẳn lên, rồi nó gật đầu cười.

“Con đã có người lớn can ngăn con chuyện đánh nhau”

Jesus lại gật đầu một lần nữa.

Nó sờ tay lên sau ót rồi hôn một bên cánh mũi tôi. Nó áp sát người vào tôi giật mình, gò má nó nóng rần.

“Thôi ta đi kiếm gì ăn đi”, tôi đề nghị.

Trong bữa cơm tôi ngồi tránh, không nói chuyện với Regina.

Chờ Edna và Jesus đi ngủ cả, tôi bỏ chín trăm đôla vào chiếc phong bì đưa cho nàng.

“Tiền em cần có đây, thêm một số nữa”, tôi nói.

Nàng nhìn tôi đăm đăm. Tôi lắng nghe mà nàng không nói gì hết. Gương mặt nàng trông thật dịu dàng. Nàng giang tay kéo tôi lại, đè lên người.

Không phải để bày trò ân ái, tôi nằm đó vuốt ve nhẹ trên lưng nàng. Tôi thay đồ lúc một giờ rồi bỏ đi. Ra tới cửa tôi ngoái nhìn lại, đôi mắt nàng mở to mời gọi. Tôi đặt tay lên môi ra dấu phải đi ngay. Nàng vẫn nằm đó đưa mắt đăm đăm nhìn theo. Chỉ có trời biết nàng đang nghĩ gì trong đầu.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom