Cập nhật mới

Dịch Full Tên Của Đóa Hồng

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 20


Và chúng tôi đã tìm thấy nó. Phải nói ngay rằng chính tôi là người tìm ra. Xin Thượng đế chớ để con mắc tật kiêu hãnh, chính tôi đã khám phá ra một vật ở khoảng giữa vại máu và Đại dinh: đó là những dấu chân người, khá sâu, trong khu đất chưa có ai đi qua. Như thầy tôi đã nhận xét ngay tức khắc, những dấu chân này có vẻ mờ hơn các dấu chân của các tu sĩ và những người giúp việc, một dấu hiệu chứng tỏ tuyết đã rơi xuống đó rất nhiều lớp. Như thế, những dấu chân này đã xuất hiện trước tiên, nhưng đối với chúng tôi, có lẽ điều đáng ghi nhận hơn cả là có một vệt dài, chạy liên tục lẫn trong những dấu chân người này kéo lê đi. Tóm lại, đó là các dấu chân chạy từ vại đến nhà ăn, sang mạn hông của Đại dinh, đến giữa ngọn tháp phía Nam, rồi sang ngọn tháp phía Đông.

Thầy William nói: - Nhà ăn, phòng thư tịch, thư viện. Lại một lần nữa. Thư viện. Venantius chết trong Đại dinh và có lẽ là trong thư viện.

- Tại sao lại chính là trong thư viện?

- Ta đang tự đặt mình vào hoàn cảnh của kẻ sát nhân. Nếu Venantius chết hay bị giết trong nhà ăn, nhà bếp hoặc phòng thư tịch, tại sao không để xác chết lại đó? Nhưng nếu Huynh ấy chết trong Thư viện thì phải vác xác đến nơi khác, vì cả hai lý do: Một là, trong Thư viện sẽ chẳng bao giờ có ai tìm thấy xác chết cả, và có lẽ kẻ sát nhân đặc biệt quan tâm đến việc tất cả mọi người đều trông thấy xác chết - Hai là: kẻ sát nhân không muốn mọi người tập trung vào Thư viện.

- Tại sao kẻ sát nhân muốn ai cũng trông thấy xác chết?

- Thầy không biết. Thầy có thể đưa ra vài giả thiết. Làm sao chúng ta biết kẻ sát nhân đã giết Venantius vì thù oán? Hắn có thể giết Huynh ấy, chớ không phải ai khác, hòng để lại một dấu hiệu, hoặc ám chỉ một ý gì khác.

- Dấu hiệu đó là gì?

- Đấy chính là điều thầy không biết, nhưng chúng ta chớ quên rằng có những dấu hiệu như thế, nhưng thật ra vô nghĩa.

- Giết người như thế thật là gớm ghiếc!

- Giết một người để nói: “Tôi tin Chúa” thì còn gớm ghiếc hơn.

Lúc ấy, Severinus tiến đến. Thi hài đã được rửa sạch và xét nghiệm kỹ lưỡng, không có thương tích, không một vết trầy trên đầu.

Khi chúng tôi trở về bệnh xá, thầy William hỏi:

- Trong phòng thí nghiệm của Huynh có độc dược không?

- Lẫn cùng với những thứ khác. Nhưng còn tùy Huynh cho thế nào là độc dược, vì những dược chất khi dùng liều ít sẽ rất bổ dưỡng, nhưng dùng quá liều sẽ gây tử vong. Cũng như các dược thảo sư khác, tôi bảo quản các dược chất này và dùng chúng rất thận trọng. Chẳng hạn, tôi có trồng trong vườn loại cây Nữ Lang: vài giọt thuốc từ cây này trong hỗn hợp các loại dược thảo khác sẽ trợ tim, nếu tim đập không đều, nhưng nếu dùng quá liều sẽ gây choáng váng hoặc chết người.

- Huynh không nhận thấy xác chết có một dấu hiệu gì chứng tỏ bị nhiễm một loại độc dược nào sao?

- Không. Có nhiều loại độc dược chẳng để lại dấu tích gì.

Chúng tôi đến bệnh xá. Sau khi được rửa sạch tại nhà tắm, xác Venantius đã được đưa đến đây, đặt trên chiếc bàn lớn trong phòng thí nghiệm của Severinus. Các nồi chưng và các dụng cụ thủy tinh hoặc bằng đất khiến tôi nghĩ đến phòng làm việc của một nhà giả kim. Trên vài chiếc kệ dài kê sát tường, gần cửa ra vào, bày vô số chai, lọ, ống, nồi, đựng đầy các chất đủ màu.

- Một bộ sưu tập cây thuốc rất hay. Tất cả đều là sản phẩm từ vườn của Huynh đấy chứ?

- Không, nhiều loại hiếm hoặc không thể trồng được trong khí hậu này đã được các tu sĩ từ khắp thế giới mang đến cho tôi trong bao năm nay, cùng với các loại rất dễ trích ra từ hoa ở địa phương, tôi có nhiều dược thảo rất quý và hiếm. Huynh xem… đây là mumia, rất hiếm, được sản xuất từ sự phân hủy các xác chết khô; nó được dùng để chế ra nhiều loại thuốc hiệu nghiệm gần như thần dược. Madragora officinalis, giúp ngủ ngon…

- Và giúp khơi dậy dục vọng - thầy tôi nhận xét.

- Người ta nói thế, nhưng như Huynh thấy, ở đây không dùng nó vào mục đích đó - Severinus mỉm cười - Và nhìn đây, Tutty, thuốc mắt thần kỳ - ông nói và với lấy một ống thuốc.

- Còn thứ gì đây? – Thầy William hỏi và sờ vào một thỏi đá nằm trên kệ.

- Cục đá đó à? Người ta cho tôi đã lâu rồi. Chắc nó có khả năng trị bệnh, nhưng tôi chưa khám phá ra khả năng đó là gì. Huynh có biết loại đá đó không?

- Biết. Nhưng không rõ hết dược năng của nó - Thầy William nói và lôi trong áo ra một con dao nhỏ, và từ từ đưa về phía cục đá. Tay thầy cầm dao hết sức nhẹ nhàng. Khi lưỡi dao dí sát vào cục đá, tôi bỗng thấy lưỡi dao bật vút lên, như thể thầy William đã lắc lư cổ tay nhưng thật ra tay thầy hoàn toàn bất động. Rồi lưỡi dao hít chặt vào cục đá, tạo ra một tiếng cách nhỏ. Thầy William bảo tôi:

- Con thấy không, nó hút sắt.

- Thế, nó dùng để làm gì?

- Nó có nhiều công dụng khác nhau, thầy sẽ cho con biết sau. Và bây giờ, thưa Sư huynh Severinus, tôi muốn biết tại đây có loại thuốc gì có khả năng giết người không?

Severinus nghĩ ngợi một lúc, có thể là một lúc lâu, để cân nhắc câu trả lời - Có nhiều loại. Như tôi đã trình bày, ranh giới giữa thuốc bổ và thuốc độc rất ngắn, người Hy Lạp đã dùng từ pharmacon cho cả hai loại.

- Dạo gần đây không có loại nào bị lấy đi chứ?

Severinus lại ngẫm nghĩ, dường như cân nhắc từng chữ: - Gần đây thì không.

- Thế còn trước đây?

- Ai mà biết được? Tôi chẳng nhớ. Tôi ở tu viện này ba mươi năm mà hết hai mươi lăm năm ở bệnh xá.

- Thật quá lâu với ký ức một con người - Thầy William nhìn nhận và đột nhiên nói - Hôm qua chúng ta đang nói đến các loại cây có khả năng gây ảo giác. Chúng là những cây gì thế?

Cử chỉ và vẻ mặt của Severinus chứng tỏ rằng ông vô cùng mong muốn lẩn tránh đề tài này;

- Tôi phải suy nghĩ kỹ đã. Tôi có nhiều loại thuốc thần kỳ ở đây. Nhưng chúng ta hãy nói về cái chết của Venantius thì hơn. Huynh nghĩ thế nào về việc đó.

- Tôi cũng phải suy nghĩ kỹ đã.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 21


Benno thổ lộ một số điều,

Berengar thổ lộ một số điều khác

và Adso học được ý nghĩa

của việc thực sự sám hối.

Sự kiện rùng rợn vừa rồi làm chấn động cuộc sống của dòng tu. Cảnh hỗn loạn khi phát hiện xác chết làm gián đoạn buổi thánh lễ. Tu viện trưởng lập tức điều động các tu sĩ về khu hát kinh để nguyện cầu cho linh hồn người tu sĩ anh em xấu số. Giọng của các tu sĩ nghẹn ngào. Thầy trò tôi chọn một chỗ ngồi để có thể quan sát được tất cả gương mặt mọi người khi nghi thức không đòi hỏi phải sụp mũ xuống. Tức thì, chúng tôi trông thấy gương mặt Berengar. Nó tái xanh, cau có và đẫm mồ hôi.

Sát bên y, chúng tôi để ý đến Malachi. Gương mặt ông u tối, suy tư, trầm tĩnh. Kế Malachi, cũng trầm tư như thế là gương mặt của tu sĩ mù Jorge. Mặt khác, chúng tôi quan sát thấy Benno - học giả hùng biện mà chúng tôi đã gặp hôm trước tại phòng thư tịch - Huynh ấy có vẻ bồn chồn, liếc vội về phía Malachi. Thầy William nói: - Benno thì bồn chồn, Berengar thì sợ hãi, phải thẩm vấn họ ngay.

- Tại sao?

- Việc của chúng ta rất khó khăn. Đó là việc gian nan của một phán quan phải đánh vào kẻ yếu đuối nhất và vào chính lúc họ cảm thấy yếu đuối nhất.

Ngay khi vừa tan lễ, chúng tôi đuổi theo Benno, lúc y đang trực chỉ thư viện. Người tu sĩ trẻ này dường như bực mình khi nghe thầy William gọi, nên lẩm bẩm thoái thác xin cáo phải đi làm việc ngay. Dường như Huynh ấy đang vội đi đến phòng thư tịch. Thầy tôi lưu ý Huynh ấy rằng, thầy đang tiến hành điều tra theo mệnh lệnh của Tu viện trưởng, rồi đưa Benno vào nhà dòng. Chúng tôi ngồi lên bức tường giữa hai cây cột nhìn về phía Đại dinh. Benno đợi thầy tôi nói trước.

- Này nhé, thế vào ngày Huynh thảo luận các tranh minh họa bên lề Thánh thư của Adelmo với Berengar, Venantius, Malachi và Jorge, mọi người đã nói gì?

- Hôm qua, Huynh đã nghe rồi đó, Jorge bảo rằng sử dụng các hình ảnh lố bịch để trang trí những quyển sách chứa đựng sự thực là không đúng đắn. Venantius nhận xét rằng, chính Aristotle đã nói về những lối nói dí dỏm và những cách chơi chữ như những công cụ có khả năng bộc lộ sự thực hay hơn; do đó, tiếng cười không thể là một điều xấu, nếu nó có thể trở thành một phương tiện diễn đạt sự thực. Jorge bảo rằng Huynh ấy nhớ rằng Aristotle đã viết về điều này trong tác phẩm “Thi ca”[22] khi bàn luận về phép ẩn dụ. Và chính trong những điều này, có hai sự kiện rắc rối: thứ nhất, vì tác phẩm “Thi ca” từ lâu vốn đã không được lưu truyền trong xứ đạo, đã được người Maroc vô thần mang đến cho chúng ta…

- Nhưng sách đó đã được một người bạn của bác sĩ thánh thiện Aquino dịch ra tiếng La tinh.

- Đó là điều tôi đã nói với Huynh ấy - Benno phấn khởi thốt lên - Tôi đọc tiếng Hy Lạp rất tệ, nên chỉ có thể nghiên cứu quyển sách đó qua bản dịch của William xứ Moerbeke. Vâng chính tôi đã nói thế. Nhưng Jorge nói thêm rằng, nguyên nhân gây rắc rối thứ hai là do trong quyển sách đó, con người xứ Stragira[23] đã viết về thi ca, một giáo điều thấp hèn và tồn tại trong những lời bịa đặt. Venantius bảo các bài thánh ca cũng là những bài thơ sử dụng phép ẩn dụ, và Jorge bèn nổi giận vì Huynh ấy cho rằng thánh ca là các công trình của Thánh ý, và phép ẩn dụ được sử dụng để miêu tả sự thực. Trong khi đó, các bài thơ của các thi sĩ đa thần lại sử dụng phép này để diễn đạt sự giả dối, nhằm mục đích giải trí thuần túy, một nhận xét hết sức xúc phạm đến tôi…

- Tại sao?

- Vì tôi đang nghiên cứu tu từ học, tôi đã đọc nhiều nhà thơ đa thần, và tôi biết… hay tin rằng lời lẽ của họ cũng miêu tả các sự thật hiển nhiên còn hơn là người Thiên Chúa. Nói tóm lại, lúc đó, nếu tôi vẫn còn nhớ rõ, Venantius nói về những quyến sách khác, và Jorge nổi giận đùng đùng.

- Những quyển sách nào?

Benno lưỡng lự - Tôi không nhớ rõ. Sách nào thì có quan trọng gì?

- Rất quan trọng, vì tại nơi đây, chúng tôi đang cố tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra trong những con người sống giữa sách vở, với sách vở và từ sách vở; do đó, nhận định của họ về sách vở nhất thiết phải quan trọng.

Lần đầu tiên Benno mỉm cười, khuôn mặt gần như rạng ngời lên - Đúng đấy, chúng tôi chỉ sống về sách vở. Một nhiệm vụ đẹp đẽ trong thế giới hỗn loạn và hư đốn này. Như thế, có thể Huynh sẽ hiểu được những điều đã xảy ra vì lẽ đó. Venantius, người rất giỏi tiếng Hy Lạp, nói rằng Aristotle đã dành riêng tập thứ hai của tác phẩm “Thi ca” để viết về tiếng cười. Nếu một triết gia vĩ đại như thế đã viết cả một quyền sách về tiếng cười, thì tiếng cười hẳn phải quan trọng chứ. Jorge bảo rằng, nhiều Cha đã dành trọn những quyển sách viết về tội lỗi, điều đó quan trọng nhưng xấu xa. Venantius bảo, theo Huynh ấy còn nhớ, Aristotle đã nói về tiếng cười như một điều thiện, một công cụ của sự thật. Thế rồi, Jorge khinh miệt hỏi xem Huynh ấy từng đọc quyển sách đó của Aristotle chưa, Venantius đáp rằng chẳng có ai đọc được quyển sách đó cả, vì không ai tìm ra nó, và có lẽ nó đã thất lạc mất tiêu rồi. Thật vậy, William xứ Moerbeke cũng chưa hề cầm đến nó. Đoạn Jorge bảo, nếu chưa ai tìm ra quyển sách đó, thì chính vì nó chưa hề được viết ra, và vì Đức Chúa trời không muốn làm vinh quang những chuyện phù phiếm. Tôi muốn xoa dịu mọi người, vì tính Jorge rất nóng, còn Venantius thì cố tình chọc giận Huynh ấy. Tôi bèn nói rằng, trong những đoạn của tác phẩm “Thi ca” mà chúng tôi có biết, cũng như trong quyển “Tu từ học”[24], có rất nhiều lời nhận xét khôn ngoan về các câu đố. Venantius nhất trí với tôi. Bây giờ, Pacificus cũng về phe chúng tôi, Huynh ấy biết rất rõ những nhà thơ đa thần và bảo rằng, nói về các câu thơ dí dỏm thì không ai có thể giỏi hơn các thi sĩ Phi Châu. Huynh ấy có dẫn ra một câu đố về cá của Symphosius:

Nhà ở trên trái đất, lời đã bộc lộ rõ ràng

Chính nhà ấy đã ngân vang, nhưng khách yên lặng không lên tiếng

Cả hai cùng chạy, khách cùng lúc với nhà.

Đến lúc này, Jorge bèn bảo Chúa Kitô đã mong chúng ta chỉ nói hoặc là “có”, hoặc là “không”, và bất kỳ kiểu nói nào khác đều xuất phát từ Quỷ dữ, muốn chỉ “cá” thì chỉ cần nói “cá” là đủ rồi, chớ không cần che dấu khái niệm đó dưới âm thanh lừa lọc. Đoạn Huynh ấy tiếp rằng Huynh không nghĩ rằng, việc lấy các nhà thơ Châu Phi làm mẫu mực là khôn ngoan đâu… Và rồi thì…

- Rồi thì sao?

- Rồi có một việc xảy ra mà tôi không hiểu, Berengar phá lên cười. Jorge mắng Berengar, và Berengar bảo mình cười vì theo Huynh, nếu người ta tìm kiếm kỹ lưỡng trong số các nhà thơ Châu Phi, thì sẽ tìm thấy các câu đố hoàn toàn khác nhau, không dễ dàng như câu đố về cá ban nãy đâu. Malachi có mặt lúc đó, bèn nổi giận nắm lấy mũ của Berengar và tống Huynh ấy về nơi làm việc của mình… Berengar, Huynh biết đấy, là phụ tá của Malachi…

- Và sau đó?

Sau đó, Jorge chấm dứt cuộc tranh luận bằng cách bỏ đi. Tất cả chúng tôi bèn quay về công việc của mình nhưng trong khi tôi đang làm việc, tôi trông thấy, đầu tiên là Venantius, rồi đến Adelmo, tiến đến chỗ Berengar và hỏi Huynh ấy điều chi đó. Từ đằng xa, tôi thấy Berengar đang lảng tránh các câu hỏi của họ, nhưng nội trong ngày đó, cả hai quay lại tìm hắn. Và rồi buổi tối hôm đó, tôi thấy Berengar và Adelmo nói chuyện với nhau trong nhà dòng, trước khi vào phòng ăn. Thế đấy, đó là tất cả những gì tôi biết.

Thầy William nói: - Như thế, Huynh có biết rằng hai người vừa chết một cách bí ẩn đều đã hỏi Berengar một điều chi đó.

Benno bối rối đáp: - Tôi không nói như thế! Tôi kể Huynh nghe những gì đã xảy ra hôm đó, vì Huynh yêu cầu tôi… - Huynh ấy suy nghĩ một lát và vội tiếp - Nhưng nếu Huynh muốn biết ý kiến của tôi thì nó như thế này, Berengar nói với họ về một vật gì đó trong thư viện, và đó là nơi Huynh cần tìm kiếm.

- Tại sao Huynh lại nghĩ đến thư viện? Berengar có ý muốn nói gì về việc tìm kiếm trong số những nhà thơ Châu Phi? Có phải Huynh ấy muốn nói rằng cần đọc họ rộng rãi hơn chăng?

- Có thể. Dường như là như vậy. Thế nhưng tại sao Malachi lại nổi giận chứ? Dẫu sao, chính Huynh ấy là người quyết định xem có nên đưa một tập thơ của các thi sĩ Châu Phi cho chúng tôi đọc hay không? Nhưng tôi biết một điều: Bất kỳ ai giở qua tập danh mục sách sẽ thường thấy, trong số các ký hiệu mà duy chỉ Quản thư viện mới hiểu được, một ký hiệu đề “Châu Phi". Tôi thậm chí đã tìm thấy một ký hiệu đề “Tận cùng Châu Phi” (finis Africae). Có một lần tôi hỏi mượn quyển sách mang ký hiệu đó, tôi không nhớ quyển nào, dù tựa sách rất khêu gợi óc hiếu kỳ của tôi. Và Malachi bảo các sách mang ký hiệu đó đã bị mất! Đó là điều tôi biết. Vì thế nên tôi bảo Huynh đúng, hãy để ý đến Berengar và kiểm tra khi nào Huynh ấy lên thư viện, không ai có thể ngờ được đâu.

- Không ai có thể ngờ được - Thầy William kết luận và cho phép Huynh ấy lui. Đoạn thầy bắt đầu đi dạo với tôi trong nhà dòng và nhận xét: trước tiên, Berengar là đề tài cho các tu sĩ anh em xầm xì; kế đến; Benno có vẻ nôn nóng muốn hướng chúng tôi về phía thư viện. Tôi thấy rằng có lẽ Huynh ấy muốn chúng tôi khám phá những điều mà Huynh ấy cũng muốn biết. Thầy tôi bảo có thể là như vậy, nhưng cũng có thể trong khi hướng chúng tôi về phía thư viện, Huynh ấy muốn chúng tôi đừng để ý đến một nơi nào khác. Tôi hỏi nơi nào, Thầy bảo không biết, có lẽ là trong phòng thư tịch, có lẽ là nhà bếp, khu hát kinh, nhà nghỉ hay bệnh xá. Tôi thưa rằng, hôm trước, chính thầy đã bị thư viện quyến rũ, và thầy nói rằng thầy muốn được quyến rũ bởi những nơi thầy đã chọn, chớ không phải bởi những nơi mà các người khác đã khuyên thầy. Nhưng cần phải quan sát thư viện, và ngay lúc này, việc đột nhập vào đó cũng là một ý hay. Hoàn cảnh hiện tại đã cho phép thầy tò mò, trong khuôn khổ tôn trọng các tập tục và luật lệ của tu viện. Chúng tôi rời nhà dòng. Các tu sinh và những người giúp việc đang từ nhà thờ đi ra sau khi tan lễ. Khi chúng tôi men theo mạn Tây của nhà thờ, chúng tôi chợt thấy Berengar đang từ trong cánh cửa ngang bước ra, rồi băng qua nghĩa trang. Thầy William gọi. Huynh ấy dừng lại, nên chúng tôi bắt kịp. Thậm chí Huynh ấy trông còn thê thảm hơn khi chúng tôi thấy trong khu hát kinh, và thầy William hiển nhiên quyết khai thác tình trạng tinh thần này như thầy đã từng làm với Benno. Thầy nói:

- Dường như Huynh là người cuối cùng gặp Adelmo còn sống.

Berengar lảo đảo, dường như muốn ngất đi:

-Tôi ư? - Huynh ấy yếu ớt hỏi, vì thầy tôi đặt câu hỏi đó như thể tình cờ, có lẽ vì Benno đã kể thầy nghe việc hai người nói chuyện với nhau trong nhà dòng sau Kinh chiều. Câu hỏi hẳn đã bắn trúng đích, và Berengar rõ ràng đang nghĩ đến một buổi gặp gỡ khác, chắc là buổi gặp gỡ cuối cùng, vì thế Huynh ngập ngừng cất giọng;

- Sao Huynh lại nói thế? Tôi không hề trông thấy Huynh ấy trước khi đi ngủ, cũng như tất cả mọi người khác.

Thầy William bèn gây sức ép ngay, quyết không buông tha - Không. Huynh còn gặp Huynh ấy sau đó nữa và Huynh biết rõ nhiều điều mà không muốn thú nhận. Ở đây đã xảy ra hai cái chết rồi, nên Huynh không thể yên lặng được nữa. Huynh thừa hiểu rằng, có nhiều cách để buộc người ta nói chứ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 22


Thầy William thường bảo tôi rằng, ngay khi thầy còn là phán quan, thầy đều tránh sử dụng hình thức tra tấn: nhưng Berengar đã hiểu nhầm ý thầy. Dẫu sao, đó là một phương thức hữu hiệu. Berengar nói, rồi bật khóc thổn thức - Vâng, vâng, tôi đã gặp Adelmo đêm đó, nhưng tôi đã thấy khi Huynh ấy đã chết rồi…

- Thế nào? Tại chân đồi à?

- Không, không. Tôi gặp Huynh ấy tại nghĩa trang này. Huynh ấy đang đi giữa những nấm mồ, một hồn ma giữa những hồn ma. Tôi nhận ra Huynh ấy và biết ngay rằng, trước mắt tôi không phải là một người sống nữa; Huynh ấy mang bộ mặt của một xác chết, đôi mắt lắng đọng một sự trừng phạt vĩnh cửu. Dĩ nhiên, mãi đến sáng hôm sau, khi hay tin Huynh ấy đã chết, tôi mới hiểu ra rằng tôi đã gặp một hồn ma; nhưng ngay lúc ấy, tôi biết tôi đang trông thấy ảo ảnh và trước mắt tôi là một linh hồn bị đọa đầy. Chúa ơi, giọng Huynh ấy nói với tôi lạnh lẽo, âm u làm sao!

- Và Huynh ấy đã nói gì?

- “Tôi bị đọa đày”. Huynh ấy đã nói với tôi như thế, “như Huynh thấy đây, tôi là một kẻ trở về từ địa ngục, rồi tôi sẽ phải trở lại địa ngục." Huynh ấy nói với tôi như thế, và tôi la lên: “Adelmo, Huynh thực trở về từ địa ngục sao? Nỗi thống khổ ở địa ngục như thế nào?” Tôi run bần bật, vì vừa tan Kinh Tối, trong buổi lễ đó tôi vừa nghe những trang kinh khủng khiếp về cơn thịnh nộ của Thượng đế, thế rồi Huynh ấy lại nói với tôi: “Nỗi thống khổ muôn vàn to tát hơn chúng ta có thể diễn tả. Huynh có thấy bộ lốt giả dối mà tôi vẫn mặc cho đến nay chứ? Nó siết chặt tôi, đè nặng trĩu trên người tôi, như thể ngọn tháp cao nhất ở Paris hay ngọn núi cao nhất thế giới đang đè trên lưng tôi, mà tôi không bao giờ có thể đặt nó xuống được nữa. Công lý thiêng liêng biết tôi đang chịu nỗi khổ này để trừng phạt tính kiêu hãnh của tôi, vì tôi tin thân thể mình là nơi đón nhận lạc thú, vì tôi nghĩ mình biết nhiều hơn người khác, vì tôi đã khoái trá những thứ quái đản, đó là những thứ bấy lâu được ấp ủ trong trí tưởng tượng của tôi, làm sinh ra trong tâm hồn tôi nhiều thứ còn quái đản hơn nữa. Thế nhưng, giờ đây tôi phải cùng sống với chúng nơi vĩnh cửu. Huynh nhìn thấy lớp vải lót của chiếc áo dòng này chứ? Nó như thể toàn bằng than hồng và lửa đỏ rực, và chính lửa này đang đốt cháy thân thể tôi, và tôi phải chịu sự trừng phạt này, bởi tội lỗi xấu xa của xác thịt tôi hằng nuôi dưỡng. Ngọn lửa này không ngừng thiêu đốt tôi! Xin đưa tay cho tôi, hỡi người thầy đẹp trai” . Huynh ấy lại còn nói thêm: “Cuộc gặp gỡ này có thể là một bài học hữu ích để đổi lại nhiều bài học mà thầy dạy tôi. Hãy đưa tay đây, hỡi người thầy đẹp trai của tôi” . Huynh ấy lắc lư ngón tay trong bàn tay nóng bỏng của mình và giọt mồ hôi nhỏ bé của Huynh ấy rơi xuống bàn tay tôi, như thể đâm suốt qua tay tôi. Tôi mang dấu vết đó nhiều ngày, nhưng có điều tôi giấu hết thảy mọi người. Rồi Huynh ấy biến mất vào các nấm mồ. Sáng hôm sau, tôi được biết rằng con người đêm trước đã khiến tôi vô cùng kinh hãi, giờ đây đã chết ở chân vực đá.

Berengar nghẹn ngào khóc. Thầy William hỏi:

- Thế tại sao Huynh ấy lại gọi Huynh là “người thầy đẹp trai của tôi” ? Cả hai Huynh đều đồng tuổi nhau, Huynh đã dạy Huynh ấy điều gì vậy?

Berengar cúi đầu, kéo mũ trùm mặt và quỳ xuống ôm lấy chân thầy William… - Tôi không biết tại sao Huynh ấy lại gọi tôi như thế? Tôi chẳng hề dạy Huynh ấy điều chi cả - Rồi Berengar thổn thức – Con sợ quá, Cha ơi! Con muốn xưng tội với Cha. Xin Cha hãy khoan dung, quỷ đang nuốt sống lòng ruột con!

Thầy William đẩy Berengar ra, đưa tay kéo Huynh ấy đứng dậy và bảo: - Không, Berengar ạ! Chớ yêu cầu tôi nghe lời xưng tội. Đừng mở miệng Huynh để khóa miệng tôi. Điều tôi muốn nghe, Huynh sẽ kể cho tôi nghe bằng cách khác, chớ không phải qua lời xưng tội. Nếu Huynh không kể, tôi sẽ tự tìm hiểu lấy. Yêu cầu tôi khoan dung, nếu Huynh thích, nhưng chớ yêu cầu tôi im lặng. Vì trong tu viện này có quá nhiều người im lặng rồi. Tốt hơn, hãy nói cho tôi biết bằng cách nào Huynh thấy được gương mặt xanh xao của Huynh ấy, nếu đó là một đêm tối như mực? Làm thế nào Huynh ấy đốt cháy tay Huynh, nếu đó làm một đêm tuyết rơi? Và lúc đó Huynh đang làm gì trong nghĩa trang? Nói đi! Ít nhất Huynh hãy nói cho tôi biết điều này! – Thầy William nắm vai Berengar lắc một cách tàn nhẫn.

Toàn thân Berengar run lẩy bẩy – Tôi không biết lúc ấy tôi đang làm gì ở trong nghĩa trang. Tôi không nhớ, tôi không biết tôi trông thấy gương mặt Huynh ấy bằng cách nào? Có lẽ tôi có một ngọn đèn. Không…đúng hơn, Huynh ấy có một ngọn đèn và có lẽ tôi trông thấy bộ mặt nhờ ánh lửa…

- Làm thế nào Huynh ấy có thể mang đèn được nếu lúc ấy tuyết đang rơi?

- Lúc ấy là sau Kinh Tối. Ngay sau Kinh Tối, trời chưa đổ tuyết, mãi về sau tuyết mới rơi… Tôi nhớ những bông tuyết đầu tiên rơi xuống, khi tôi chạy về phía nhà nghỉ. Tôi chạy về phía nhà nghỉ thì bóng ma chạy ngược lại… và sau đó tôi không biết gì thêm nữa. Xin đừng hỏi tôi nữa, nếu Huynh không cho tôi xưng tội.

- Rất tốt, đi đi, vào khu hát kinh đi. Hãy xưng tội với Thượng đế, vì Huynh sẽ không nói với người phàm tục hay đi tìm một tu sĩ chịu nghe Huynh xưng tội. Nếu từ lúc đó đến nay Huynh chưa xưng tội thì Huynh đã phạm thánh rồi đó. Đi đi, sẽ gặp lại nhau sau.

Berengar chạy mất dạng. Thầy William chà xát hai bàn tay vào nhau – một cử chỉ tôi thường thấy trong những dịp thầy hài lòng điều gì.

- Tốt! Bây giờ nhiều điều đã bắt đầu sáng tỏ.

- Sáng tỏ ư, thưa thầy? Sáng tỏ vì giờ đây chúng ta lại có thêm hồn ma Adelmo chăng?

- Adso thân yêu của thầy. Hồn ma đối với thầy chẳng có gì ma quái lắm. Dẫu sao đi nữa, Huynh ấy đã đọc một trang sách mà ta từng đọc trong một quyển sách nào đó, viết cho các nhà thuyết giáo sử dụng. Có lẽ những tu sĩ đó đọc quá nhiều nên khi đầu óc họ bị kích động, các hình ảnh họ đã đọc được trong sách vở hiện ra. Thầy không biết Adelmo có thực sự nói những lời đó không, hay Berengar đã nghe thấy những lời đó, vì Huynh ấy muốn nghe chúng. Điều cốt yếu là câu chuyện này đã khẳng định một loạt các giả thuyết của thầy. Chẳng hạn, Adelmo tự tử chết, và câu chuyện Berengar cho thầy biết rằng trước khi chết, Huynh ấy đã đi lòng vòng, loanh quanh vì hoảng loạn, và vì ăn năn đã trót phạm một tội lỗi nào đó. Huynh ấy hoảng loạn về một tội lỗi của mình, vì có ai đó đã đe dọa Huynh, và có lẽ đã kể cho Huynh ấy nghe chính câu chuyện về những bóng ma quỷ quái mà Huynh ấy đã đọc cho Berengar nghe với giọng sành sỏi, đầy ảo giác như vậy. Và Huynh ấy đi qua nghĩa trang khi vừa rời khu hát kinh, nơi mà Huynh ấy đã xưng tội với một người nào đó; người đó đã khiến Huynh ấy tràn đầy kinh sợ và ăn năn. Từ nghĩa trang, Huynh ấy trực chỉ về hướng đối diện nhà nghỉ, đúng như Berengar đã báo cho chúng ta biết. Thế thì về hướng Đại dinh nhưng cũng có thể về phía bức tường, ngoài dãy chuồng ngựa, nơi thầy đã suy đoán rằng Huynh ấy lao mình xuống vực. Huynh ấy đã lao mình xuống trước khi cơn bão nổi lên, rồi chết dưới chân tường, và sau đó đất mới bị lở, cuốn theo xác Huynh ấy đến khoảng giữa ngọn tháp phía Bắc và ngọn tháp phía Tây.

- Nhưng còn giọt mồ hôi nóng bỏng thì sao?

- Đó là một phần câu chuyện Berengar đã nghe lặp lại, hay Huynh ấy đã tưởng tượng ra điều đó trong cơn hoảng loạn. Vì, như một điệp khúc lặp lại, sự ăn năn của Adelmo là sự ăn năn của Berengar, con đã nghe rồi đấy. Nếu Adelmo từ khu hát kinh đến, Huynh ấy có thể mang theo một ngọn nến nhỏ, và giọt mồ hôi trên bàn tay Huynh ấy chỉ là một giọt sáp. Nhưng Berengar cảm thấy giọt sáp cháy sâu hơn vì Adelmo đã gọi Huynh ấy là thầy. Đó là một dấu hiệu cho thấy Adelmo đang trách móc Berengar, đã dạy cho Huynh ấy một điều gì đó, đẩy Huynh ấy đến chỗ tuyệt vọng muốn chết. Và Berengar biết điều đó, nên Huynh ấy đau khổ vì biết đã đẩy Adelmo đến cái chết, bằng cách khiến Adelmo làm một việc gì đó đáng lý ra không được làm… và tưởng tượng ra điều đó, cũng không khó khăn gì Adso ơi, sau khi chúng ta đã nghe những điều về viên phụ tá quản thư viện của chúng ta.

- Con tin mình đã hiểu điều đã xảy ra giữa hai người – tôi nói, bối rối vì chính điều mình biết – Nhưng chẳng lẽ tất cả chúng ta lại không tin vào Chúa khoan dung sao? Thầy bảo có lẽ Adelmo đã xưng tội, tại sao Huynh ấy lại tìm cách trừng phạt tội lỗi của mình bằng một tội nặng hơn, hay ít ra cũng nghiêm trọng tương đương?

- Vì có ai đó đã nói với Huynh ấy những lời tuyệt vọng. Như thầy đã nói, một trang sách của một nhà thuyết giáo hiện đại nào đó hẳn đã thúc đẩy ai đó lặp lại những lời đã khiến Adelmo kinh sợ và Adelmo lại dùng những lời đó để khiến Berengar kinh sợ theo. Trong vài năm gần đây, khác hẳn trước kia, để khơi dậy lòng kính đạo, nhiệt tâm và sự kinh hoàng, sự tuân thủ luật đạo và luật đời trong quần chúng, các nhà thuyết giáo đã dùng những lời buồn thảm và đe dọa khủng khiếp.

- Có lẽ đó là điều cần thiết cho sự ăn năn.

- Adso ạ, xưa nay thầy chưa hề nghe nhiều lời kêu gọi ăn năn như hiện giờ. Trong một thời đại mà các nhà thuyết giáo, lẫn giám mục, thậm chí các tu sĩ dòng Thánh thần anh em của ta, đều không có khả năng khơi dậy sự ăn năn chân thực nữa…

- Nhưng còn thời đại thứ ba, Đức Thánh Cha và Đại hội xứ Perugia … - tôi hoang mang nói.

- Lại hoài niệm. Thời hoàng kim của sự ăn năn đã qua rồi. Đừng tin vào công cuộc đổi mới của nhân loại khi bọn lãnh đạo Giáo hội và triều đình nói về sự đổi mới đó.

Tôi đánh bạo nói, tò mò muốn biết thêm về cái tên hôm qua tôi nghe nhắc đến nhiều lần – Thế còn Fra Dolcino…

- Ông ta chết, và chết thảm thương như khi còn sinh thời, vì ông ta cũng đã đến quá trễ. Thế con biết gì về ông ấy?

- Con chả biết gì cả nên con mới hỏi thầy…

- Thầy chả bao giờ muốn nói về ông ấy. Đó là một câu chuyện buồn về một kẻ làm những điều điên rồ, vì đã thực hành những gì mà rất nhiều vị thánh đã thuyết giảng. Điều thầy thật sự muốn nói đến là: Khi thời đại của sự ăn năn đã qua, đối với người ăn năn, nỗi tha thiết hối lỗi trở thành nỗi tha thiết được chết. Những kẻ giết người, ăn năn điên loạn, lấy mạng đổi mạng, nhằm đánh bại sự ăn năn chân thực mà hậu quả sẽ sản sinh thêm chết chóc, thay thế sự ăn năn tâm hồn bằng sự ăn năn tưởng tượng, cùng những lời lẽ gợi lên ảo ảnh siêu nhiên đầy máu me thống khổ.

Họ gọi chúng là “tấm gương” của sự ăn năn chân thật, một tấm gương mà đối với trí tưởng tượng của người thường, và thậm chí đôi khi của các bậc học giả nữa, mang đến cho cuộc sống nỗi đau của địa ngục. Do đó, người ta nói, sẽ không có ai phạm tội nữa. Họ hy vọng dùng nỗi sợ hãi để giữ linh hồn khỏi phạm tội và tin rằng sẽ dùng nỗi sợ hãi để thay thế sự nổi loạn.

- Thế nhưng, họ thực sự sẽ không phạm tội à?

- Điều đó tùy thuộc quan niệm của con về sự phạm tội, Adso ạ. Thầy không muốn có định kiến đối với những người dân xứ này, cái xứ mà thầy đã trải qua vài năm sinh sống. Nhưng theo thầy, đạo đức khiêm tốn của dân Ý có đặc tính tiêu biểu là kiêng phạm tội vì sợ hãi một thần tượng nào đó, mặc dầu họ có thể đặt cho thần tượng đó một tên thánh. Họ sợ Thánh Sebastian hay Thánh Antoine hơn Chúa.

Tôi nêu rõ: - Nhưng Berengar không phải người Ý!

- Thì có khác gì đâu? Thầy đang nói đến cái bầu không khí mà Giáo hội và các luật lệ thuyết giảng đã tỏa tràn trên bán đảo này, và từ đây tràn đến khắp nơi. Thậm chí nó đã tràn đến một tu viện đáng kính của các tu sĩ thông thái như ở dây.

Tôi nhấn mạnh, vì duy nhất điều này mới thỏa mãn được tôi – Giá như họ đừng phạm tội nhỉ! - Giả sử tu viện này là một thế giới đặc biệt, hẳn con đã có câu trả lời.

- Nhưng phải chăng nó là một thế giới đặc biệt?

- Để có một tấm gương cho thế gian, thế gian cần có một hình thể - thầy William kết luận.

Thầy là một người quá triết lý đối với tâm trí còn non trẻ của tôi.

Chú thích:

(22) “Poetics”

(23) Quê hương của Aristotle, ám chỉ ông.

(24) “Rhetoric”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 23


Khách chứng kiến một trận cãi vã

giữa những người phàm tục,

Aymaro nói vài lời bóng gió,

Adso suy tư về sự thánh thiện và về phần của Ác quỉ.

Sau đó, William và Adso trở lại phòng thư tịch.

William nhìn thấy một điều thú vị

đối thoại lần thứ ba

về sự hợp lý của tiếng cười,

nhưng cuối cùng vẫn không đến xem được nơi ông mong muốn

Trước khi leo lên phòng thư tịch, chúng tôi ghé lại nhà bếp để ăn lấy sức, vì từ khi thức dậy đến giờ chưa có miếng gì vào bụng. Tôi uống một bát sữa nóng và thấy tỉnh hẳn người ngay. Lò sưởi phía Nam cháy rừng rực như một lò rèn, trong khi bánh mì để ăn trong ngày đang được nướng trong lò bánh. Hai người chăn gia súc đang đặt xuống một con cừu vừa mới mổ. Trong đám các đầu bếp, tôi trông thấy Salvatore, lão nhe chiếc miệng sói ra cười với tôi. Lão lấy một miếng thịt gà còn sót lại trên bàn từ đêm trước và lặng lẽ chuyền tay cho hai người chăn gia súc. Họ giấu miếng thịt vào trong chiếc áo chẽn bằng da cừu và mỉm cười khoái chí. Nhưng bác đầu bếp chính đã để ý thấy và cự Salvatore. Bác nói:

- Quản hầm, Huynh phải trông nom tài sản của tu viện, không được phí phạm như thế.

Salvatore nói: - Họ là con của Chúa. Chúa Ki-tô đã nói, việc mình làm cho người nghèo là việc mình làm cho Chúa.

- Đồ Fraticello hôi thối, rắm của bọn Anh em nghèo khó. Mày không còn ở trong đám những tên thầy tu nghèo khó đầy chí rận của mày nữa đâu! Lòng từ thiện của Tu viện trưởng chỉ chăm lo miếng ăn cho các con chiên của Chúa thôi.

Mặt Salvatore đanh lại, rồi lão quay phắt người, giận điên lên – Ta không phải là một thầy tu nghèo khó! Ta là một tu sĩ dòng thánh Benedict. Đồ khốn kiếp! Đồ chết dịch!

- Hãy gọi con đĩ mày ngủ hồi hôm là chết dịch! Đồ heo nọc Bogomil phản giáo!

Salvatore tống mấy người chăn gia súc ra cửa. Khi đi đến gần chỗ chúng tôi đứng, lão nhìn chúng tôi một cách lo lắng rồi nói với thầy tôi: - Thưa Sư Huynh, xin Sư huynh hãy bảo vệ dòng tu, dù không phải là dòng của tôi, xin hãy bảo hắn rằng các tu sĩ dòng Francisco không phải là dị giáo! – Rồi lão thì thầm nói vào tai thầy tôi – Chúng nó láo toét! - Đoạn nhổ nước bọt xuống đất.

Người đầu bếp tiến đến và xô lão ra, đóng sầm cửa lại. Bác kính cẩn nói với thầy William:

- Tôi không nói xấu dòng tu của Sư Huynh, hay nói xấu những người thánh thiện thuộc dòng này. Tôi chỉ nói đến những thầy tu giả hiệu dòng Anh em nghèo khó và dòng Benedict, bọn chúng chẳng ra người, chẳng ra ngợm.

Thầy William hòa hoãn: - Tôi biết xuất xứ của Huynh ấy. Nhưng bây giờ Huynh ấy cũng là một tu sĩ như Huynh, do đó, Huynh nên đối xử với Huynh ấy bằng sự kính nể trong tình huynh đệ.

- Nhưng lão chỗ mũi vào việc của người khác chỉ vì lão được Sư Huynh quản hầm che chở, và tự cho mình cũng là Quản hầm. Lão sử dụng tu viện như thể là của riêng lão cả ngày lẫn đêm.

Thầy tôi hỏi: - Về đêm thì sao?

Bác đầu bếp ra hiệu như thể không muốn nói đến những việc phi đạo đức. Thầy William không hỏi thêm bác ta điều gì nữa, bèn uống hết sữa của mình.

Lòng hiếu kỳ của tôi ngày càng tăng: Cuộc gặp gỡ Ubetino, những lời thầm thì về quá khứ của Salvatore và Huynh quản hầm, những lời nhắc nhở về dòng Fraticelli và những tu sĩ dị giáo Anh em nghèo khó mà tôi nghe quá nhiều trong mấy ngày vừa qua. Thầy tôi miễn cưỡng không muốn nói tôi nghe về Fra Dolcino… Một loạt hình ảnh lại hiện ra trong tâm trí tôi. Thí dụ, trong cuộc hành trình của chúng tôi, chúng tôi đã bắt gặp ít nhất hai lần các đám người tự dùng roi hành xác. Lần đầu, dân địa phương chiêm ngưỡng họ như những vị thánh; lần khác, dân chúng thầm thì bảo đó là những kẻ dị giáo. Nhưng họ vẫn chỉ là cùng những con người đó. Đám người đi hàng hai qua các con đường trong thành phố, chỉ có chỗ kín được che đậy, vì họ đã vượt qua các cảm giác xấu hổ. Mỗi người mang trong tay một ngọn roi da tự quất lên vai mình cho đến khi rướm máu, mặt họ ràn rụa nước mắt như thể chính mắt họ trông thấy niềm đam mê của sự cứu rỗi. Bằng một khúc ca đau khổ thê lương, họ van cầu Chúa khoan dung và Đức Mẹ can thiệp. Không chỉ ban ngày mà cả ban đêm, giữa mùa đông rét buốt, với những ngọn nến cháy sáng, họ đi thành từng đám đông, từ nhà này sang nhà khác, phủ phục trước các bàn thờ, dẫn đầu bởi các linh mục cầm nến và cờ. Họ không chỉ là những người đàn ông, đàn bà thường dân mà còn có cả các mệnh phụ và thương gia… Người ta chứng kiến những tấn tuồng ăn năn vĩ đại: những kẻ trộm cắp trả lại của lấy được, những kẻ khác thú nhận các tội ác đã phạm… Nhưng thầy William lạnh lùng nhìn họ và bảo tôi, đây không phải là sự ăn năn chân thực. Lúc đó, thầy nói như thầy vừa bảo tôi sáng hôm nay. Thời đại của sự sám hối cao quý đã cáo chung. Và đây là những cách các nhà thuyết giảng tổ chức các đám đông kính đạo, chính là để họ khỏi sa vào khát vọng ăn năn – mà trong trường hợp này – quả thực là phản giáo và đe dọa tất cả. Nhưng tôi không thể hiểu được sự khác biệt giữa hai cách ăn năn thật và giả. Dường như sự khác biệt không nằm trong hành động của cách này hay cách kia, mà trong thái độ của Giáo hội khi phán xét chúng.

Khi tôi đang miên man suy nghĩ và thầy William đang cạn bát sữa, thì bỗng nghe có tiếng ai chào hỏi chúng tôi. Đó là Aymaro xứ Alessandria, người chúng tôi đã gặp trong phòng thư tịch. Huynh ấy có diện mạo khiến tôi chú ý, vẻ mặt khinh khỉnh như thể Huynh không bao giờ hòa nhập vào cảnh phù phiếm của loài người, và lâu nay vẫn xem thường cái bi hài của cõi đời này.

- Chà, Huynh William, Huynh đã quen với cái động của những người điên này chưa?

Thầy William dè dặt nói: - Tôi cho đây là nơi của những người đáng kinh trong việc tu hành và học hỏi.

- Trước đây là thế. Thời mà Tu viện trưởng ra Tu viện trưởng và quản thư viện ra quản thư viện. Còn bây giờ, như Huynh đã thấy trên kia – Aymoro hất hàm về phía lầu trên, - cái tên người Đức dở sống dở chết, có mắt như mù, mê mẩn nghe lời tên Tây Ban Nha mù, cơ hồ như là tên Phản giáo sẽ đến đây mỗi buổi sáng. Chúng cạo giấy sột soạt, nhưng ít hoàn thành sách mới… Chúng tôi ở tít trên này, còn họ thì giở trò dưới phố. Đã có thời các tu viện của chúng tôi thống trị thế giới. Còn tình huống ngày nay thì như Huynh thấy đấy: Hoàng đế lợi dụng chúng tôi, phái thân hữu của người tới đây để gặp kẻ thù, nhưng nếu Người muốn nắm việc nước này thì lại ở trong thành. Chúng tôi nhọc nhằn gom thóc lúa, nuôi gia cầm, còn ở dưới kia, họ đổi hàng cây lụa, lấy từng mảnh vải, đổi từng mảnh vải lấy bao gia vị, và buôn gia vị để làm giàu. Chúng tôi bảo quản của cải của mình, còn dưới kia của cải của họ cứ chồng chất mãi lên. Cả sách nữa. Sách của họ cũng đẹp hơn sách của chúng tôi.

- Đời này chắc chắn có nhiều chuyện lạ. Nhưng tại sao Huynh nghĩ rằng lỗi là do ở Tu viện trưởng?

- Vì ông đã giao phó thư viện cho những tên ngoại bang và điều khiển tu viện như một thành trì dựng lên để bảo vệ thư viện. Một tu viện của dòng Benedict tại địa phương của nước Ý phải là một nơi mà người Ý quyết định các vấn đề của họ. Thời này dân Ý làm gì đây, khi họ thậm chí không còn một Giáo hoàng nữa? Họ đổi chác, sản xuất, và còn giàu hơn vua Pháp. Thế thì hãy để chúng tôi làm như vậy, vì chúng tôi biết cách làm sách đẹp, chúng tôi cần làm sách cho các trường đại học và quan tâm đến những vấn đề đang xảy ra trong thung lũng – tôi không quan tâm đến Hoàng đế, mà quan tâm đến việc những người dân Bologne và Florence đang làm gì. Từ đây, chúng tôi có thể kiểm soát lộ trình của những người hành hương và thương nhân ngược xuôi từ Ý đến Provence. Chúng tôi phải mở cửa thư viện đón nhận các tác phẩm văn học dân gian và những ai không còn viết được tiếng Latinh cũng có thể đến đấy. Nhưng chúng tôi lại bị chi phối bởi một nhóm ngoại bang tiếp tục cai quản thư viện như thể Cha Odo xứ Cluny còn làm Tu viện trưởng…

- Nhưng Tu viện trưởng của các Huynh là người Ý mà.

Aymaro vẫn khinh khỉnh nói – Tu viện trưởng ở đây chẳng đáng kể. Một kệ sách bị mối mọt gặm nhấm đã thế chỗ cho bộ óc của ông. Ông đã để bọn tu sĩ Anh em nghèo khó tràn chiếm tu viện để chọc tức Giáo hoàng… Thưa Huynh, ý tôi muốn nói đến bọn tu sĩ nghèo khó phản giáo, những tên đã chối bỏ dòng tu linh thiêng nhất của Huynh… và để làm vừa lòng Hoàng đế, Tu viện trưởng mời các tu sĩ từ tất cả các chủng viện phía Bắc, như thể trong xứ tôi không có những nhà sao chép giỏi, những người biết tiếng Hy Lạp và Ả rập, như thể trong xứ Florence hay Pisa không có con cái của những thương nhân giàu có và hào phóng sẽ hân hoan nhập dòng, nếu dòng tạo điều kiện nâng cao uy tín và quyền lực cho cha ông họ. Nhưng ở đây, người ta chỉ thấy sự dễ dãi khi thâu nhận vào dòng lúc người Đức được phép… Lạy Chúa, hãy cắt lưỡi con, vì con sắp sửa nói những điều xằng bậy!

- Những điều xằng bậy có xảy ra trong tu viện này không? – thầy William lơ đãng hỏi, rót cho mình thêm ít sữa nữa.

- Tu sĩ cũng là người thôi, nhưng ở đây họ còn kém nhân tính hơn những nơi khác. Xin nhớ giùm: tôi không nói những điều tôi nói nhé.

- Thú vị lắm, đây có phải là ý kiến riêng của Huynh không, hay có nhiều vị khác cũng nghĩ như Huynh?

- Nhiều, nhiều lắm. Nhiều người đang thương tiếc Adelmo xấu số, nhưng nếu là một kẻ khác, kẻ vẫn đi lại trong Thư viện ngoài phận sự của mình, thì họ chẳng tiếc thương như thế đâu.

- Huynh định ám chỉ gì?

- Tôi đã nói quá nhiều. Như Huynh hẳn đã nhận thấy, ở đây chúng tôi nói nhiều quá. Một mặt, ở đây không ai tôn trọng sự yên lặng nữa. Mặt khác, sự yên lặng lại được tôn trọng quá. Ở đây, thay vì nói hoặc câm lặng, chúng tôi cần hành động. Trong thời đại hoàng kim của dòng tu chúng tôi, nếu Tu viện trưởng không ra Tu viện trưởng, một ly rượu độc sẽ dọn đường cho người kế vị. Sư huynh William, tôi đã nói những điều này với Huynh, hiển nhiên không phải vì lẻo mép về Tu viện trưởng hay những Huynh khác. Xin Chúa phù hộ con, tôi không có thói ngồi lê đôi mách. Tôi sẽ bực mình nếu Tu viện trưởng yêu cầu Huynh điều tra tôi hay những người khác, như Pacificus hay Peter xứ Sant' Albano. Chúng tôi không có quyền có ý kiến về việc của thư viện. Nhưng chúng tôi mong muốn được nói đôi điều. Do đó, Huynh hãy vạch trần ổ rắn độc này đi, chính Huynh đã thiêu rất nhiều tên phản giáo mà.

Thầy William đốp lại: - Tôi chưa bao giờ thiêu ai cả.

- Đó chỉ là một lối nói bóng gió – Aymaro cười toe toét thú nhận – Chúc Huynh đi săn thành công, nhưng ban đêm cẩn thận nhé.

- Ban ngày tại sao không?

- Vì ở đây ban ngày, phần xác được nuôi dưỡng nhờ cây lành, còn ban đêm thì phần hồn trở nên sa đọa bởi lá độc. Chớ tin rằng bàn tay ai đó đã đẩy Adelmo xuống vực thẳm, hay ném Venantius vào máu. Ở đây có người không muốn các tu sĩ tự định đoạt việc đi đâu, làm gì, và đọc sách báo nào. Tất cả ma lực, quyền lực phù thủy, bọn đầu trâu mặt ngựa, đều được sử dụng để lung lạc tâm trí kẻ hiếu kỳ…

- Huynh đang nói đến dược thảo sư à?

- Severinus là một người tốt. Dĩ nhiên Huynh ấy cũng là người Đức như Malachi vậy…- và một lần nữa để chứng tỏ mình không bép xép, Aymaro bỏ đi làm việc.

Tôi hỏi: - Huynh ấy muốn bảo chúng ta điều gì?

- Mọi điều, nhưng không có điều gì cả. Tu viện luôn luôn là nơi các tu sĩ chống đối lẫn nhau để nắm quyền cai quản cộng đồng. Ở Melk cũng thế. Nhưng có lẽ vì còn là một tu sinh nên con không nhận thấy điều đó. Nhưng tại xứ con, nắm được quyền cai quản một tu viện có nghĩa là chiếm được địa vị, nhờ đó người ta có thể giao thiệp trực tiếp với Hoàng đế. Ngược lại, trong xứ này, tình huống khác; Hoàng đế thì ở xa, ngay cả khi Người vi hành xuống La Mã. Không có Tòa án, thậm chí ngày nay cũng không có tòa án của Đức Giáo Hoàng. Chỉ có những thành phố tự trị, như con thấy đấy.

- Dĩ nhiên rồi, và con khâm phục các thành phố. Một thành phố Ý có cái gì khác biệt với thành phố ở quê hương con. Nó không chỉ là một nơi sinh sống, mà còn nơi để quyết định; dân chúng lúc nào cũng ở ngoài quảng trường, thị trưởng còn quan trọng hơn nhà vua hay Giáo hoàng. Các thành phố cũng giống như … các vương quốc…

- Và các vị vua là những thương nhân, có vũ khí là tiền. Ở Ý, tiền có một chức năng khác với tiền ở nước con và nước thầy. Tuy tiền luân lưu khắp nơi, nhưng phần lớn cuộc sống ở nơi khác vẫn bị chi phối bởi sự đổi chác hàng hóa, gà vịt, đấu lúa, liềm hái, cỗ xe, và tiền chỉ phục vụ việc mua những hàng hóa này. Ngược lại, trong một thành phố Ý, con hẳn nhận thấy rằng hàng hóa phục vụ việc gom tiền. Ngay cả các linh mục, giám mục và các dòng tu cũng xem tiền là quan trọng. Thế nên hiển nhiên là sự nổi loạn chống lại quyền lực dùng chiêu bài kêu gọi kẻ nghèo khó. Những người chống lại quyền lực là những kẻ đã phủ nhận mình có tiền, do đó mỗi lời kêu gọi kẻ nghèo khó dấy lên sự căng thẳng và tranh luận trầm trọng, và toàn thành phố, từ giám mục cho đến thị trưởng, xem người thuyết giảng quá nhiều về cái nghèo là kẻ thù riêng của mình. Các phán quan ngửi thấy mùi tanh của ác quỉ nơi có kẻ đã phản ứng lại mùi hôi tanh của đống phân quỉ. Bây giờ con cũng có thể hiểu Aymaro đang nghĩ gì. Một tu viện dòng Benedict, trong thời hoàng kim của dòng này, là nơi những người chăn chiên nắm được đàn chiên ngoan đạo. Aymaro muốn quay về truyền thống đó. Thế nhưng cuộc đời của đàn chiên đã thay đổi, và tu viện chỉ có thể quay trở lại truyền thống đó nếu nó chấp nhận những đường lối mới của đàn chiên mà tự nó đã trở nên khác hẳn. Do ngày nay đàn chiên ở đây bị áp bức, không phải bằng vũ khí hoặc lễ nghi hào nhoáng, mà bằng sự chi phối của đồng tiền, nên Aymaro mong muốn toàn thể cơ chế của tu viện, và cả thư viện nữa, trở thành một xưởng chế tạo, một nhà máy làm ra tiền.

- Thế điều này có liên quan gì đến các án mạng?

- Thầy chưa biết. Bây giờ thầy muốn đi lên lầu. Đi thôi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 24


Các tu sĩ đã bắt tay vào việc. Yên lặng bao trùm phòng thư tịch, nhưng đó không phải là sự yên lặng xuất phát từ sự thanh thản cần cù của mọi tâm hồn. Berengar, vừa đến trước thầy trò tôi một chốc, lúng túng tiếp chúng tôi. Các tu sĩ khác nghỉ tay, nhìn lên. Họ biết chúng tôi lên đây để khám phá điều gì đó về Venantius, và chính hướng nhìn của họ khiến chúng tôi lưu ý đến chiếc bàn trống ở dưới cửa sổ trông vào gian trong, tháp bát giác ở trung tâm.

Nhiệt độ trong phòng thư tịch khá ôn hòa, dù hôm nay trời rất lạnh lẽo. Góc lạnh nhất là góc ở tháp phía Đông, và tôi nhận thấy dù còn ít chỗ trống vì số tu sĩ đến làm việc đông, tất cả bọn họ đều có khuynh hướng tránh các bàn làm việc đặt tại góc đó. Về sau, tôi nhận thấy cầu thang trôn ốc ở tháp phía Đông là cầu thang duy nhất vừa dẫn xuống nhà ăn,vừa dẫn lên thư viện. Tôi tự hỏi phải chăng đã có một sự tính toán khéo léo, sắp xếp hệ thống sưởi của căn phòng, nhằm làm nản lòng các tu sĩ muốn thám sát khu vực này, và nhằm để Quản thư viện có thể dễ dàng kiểm soát lối đi lên thư viện.

Bàn giấy Venantius xấu số quay lưng về phía lò sưởi lớn, và có lẽ đó là chiếc bàn được ưa chuộng nhất. Chiếc bàn khá nhỏ, giống như các bàn khác đặt quanh sân bát giác, vì đây là những bàn đóng cho các học giả. Các bàn lớn hơn được đặt dưới các cửa sổ của bức tường ngoài được đóng cho những người minh họa và sao chép. Venantius cũng dùng cái bục giảng để làm việc, có lẽ huynh phải tham khảo và sao chép các bản thảo người ta cho thư viện mượn. Dưới bàn là một dãy kệ thấp, chồng chất những mảnh giấy rời. Vì tất cả đều bằng tiếng Latinh nên tôi suy diễn chúng là những bản dịch mới nhất của Huynh. Chúng được ghi vội vã và không đánh số trang, vì chúng còn phải được giao cho một người sao chép hay một nhà minh họa, do đó chúng rất khó đọc. Giữa những đống giấy là vài quyển sách tiếng Hy Lạp. Một quyển sách Hy Lạp khác nằm mở trên bục, cuốn sách mà trong những ngày qua, Venantius đã trổ tài dịch thuật khéo léo của mình. Thuở đó, tôi không biết tiếng Hy Lạp, nhưng thầy tôi đọc tựa sách và bảo tác giả là một tu sĩ dòng Lucy nào đó, chuyện kể về một người hóa lừa. Tôi nhớ lại một chuyện ngụ ngôn tương tự của Apuleius mà thông thường, các tu sinh bị tuyệt đối cấm đọc.

Thầy William hỏi Berengar, lúc ấy đang đứng bên cạnh chúng tôi: - Tại sao Venantius dịch quyển sách này?

- Lãnh chúa Milan yêu cầu tu viện dịch quyển sách này, nhờ đó tu viện sẽ được đặc quyền sản xuất rượu nho ở vài nông trại phía Đông của vùng này, - Berengar chỉ tay về hướng xa xa, rồi tiếp ngay – tuy không phải vì tu viện làm những công việc tầm thường cho người ngoại đạo. Nhưng lãnh chúa, người đã giao chúng tôi nhiệm vụ này, đã nhọc công can thiệp với Thị trưởng Venice cho chúng tôi mượn bản thảo Hy Lạp quý này. Ông thị trưởng đã nhận bản thảo từ Hoàng đế xứ Byzantium. Khi Venantius hoàn thành bản dịch, chúng tôi sẽ chép thành hai bản, một cho lãnh chúa Milan và một cho thư viện chúng tôi.

- Như thế, thư viện không ngại thu thập thêm những ngụ ngôn đa thần vào bộ sưu tập của mình.

- Thư viện là sự minh chứng cho thực và giả, - một giọng nói vang lên từ phía sau chúng tôi. Đó là Jorge. Cách lão già đột nhiên xuất hiện làm tôi thêm một lần nữa kinh ngạc, cứ như là chúng tôi chẳng bao giờ thấy lão mà lão lại thấy chúng tôi. Tôi cũng thắc mắc tại sao lão mù này lại ở trong phòng thư tịch, về sau tôi biết được Jorge có mặt ở tất cả mọi ngóc ngách của tu viện. Lão thường ngồi trong phòng thư tịch, trên một cái ghế đẩu cạnh lò sưởi, dường như để theo dõi mọi diễn biến trong phòng. Có lần tôi nghe lão hỏi lớn từ chỗ ngồi của mình: “Ai đang lên lầu thế?” và quay về phía Malachi, lúc ấy đang nhẹ bước trên thảm rơm về phía thư viện. Các tu sĩ đều kính trọng lão, thường nhờ cậy lão, đọc cho lão nghe những đoạn khó hiểu, nhờ lão trau chuốt câu văn, hay bày cho cách tả con thú hay vị thánh. Lão thường ngước đôi mắt vào cõi hư vô, như thể đang nhìn vào những trang giấy vẫn còn in rõ trong trí nhớ. Có lần tôi nghe lão khuyên một học giả đang hoang mang không biết nên tìm sách nào trong danh mục thư viện, hay tìm ký hiệu đó trong trang nào; lão đoan chắc với học giả nọ rằng quản thư viện chắc chắn sẽ đưa sách cho Huynh ấy vì đó là một tác phẩm bắt nguồn cảm hứng từ Thượng đế. Một lần khác, tôi nghe lão nói quyển sách này, nọ, mặc dầu có trong thư mục, sẽ không thể hỏi mượn được nữa vì bị chuột gặm nhấm năm mươi năm trước, và bây giờ nếu ai động đến thì nó sẽ rã ra thành bột. Nói cách khác, lão là bộ nhớ của thư viện và linh hồn của phòng thư tịch. Đôi khi, lão trách các tu sĩ đang tán gẫu với nhau – Lẹ lên, hãy để lại các lời chứng cho sự thật, vì thời điểm đã đến! – Lão muốn ám chỉ sự xuất hiện của tên Phản giáo.

Huynh Jorge nói: Thư viện là minh chứng cho thật và giả. - Thầy William nói: - Apuleius và Lucian hiển nhiên là những tên phù thủy có tiếng tăm. Nhưng ngụ ngôn này dưới cái mạng che giả tưởng của nó, chứa đựng một bài học luân lý hay; nó dạy chúng ta cách hối lỗi. Lại nữa, tôi tin rằng truyện người hóa lừa muốn nhắc đến sự hóa xác của một tâm hồn rơi vào tội lỗi.

- Có lẽ vậy.

- Nhưng giờ đây, tôi hiểu vì sao trong cuộc đối thoại mà người ta đã kể cho tôi nghe ngày hôm qua, Venantius rất quan tâm đến hài kịch; thật vậy, ngụ ngôn loại này có thể được xem như có liên hệ với các hài kịch cổ đại. Không như các bi kịch, cả hai loại này đều không nói đến con người hiện hữu thực sự.

Thoạt tiên, tôi không hiểu tại sao thầy William lại nhắm cuộc tranh luận bác học này với một người không thích thú các đề tài như thế, nhưng câu trả lời của Huynh Jorge cho tôi thấy thầy tôi đã tế nhị biết bao.

Huynh Jorge chua chát nói: - Hôm đó chúng tôi không tranh cãi về hài kịch, mà bàn xem tiếng cười có phải phép không.

Tôi nhớ rất rõ rằng chỉ mới một ngày trước đây, khi Venantius đề cập đến cuộc tranh luận đó, Huynh Jorge đã bảo ông không nhớ.

Thầy William thản nhiên nói: - À, tôi tưởng Huynh đã nói đến những lời dối trá của các thí sĩ và những câu đố hiểm hóc…

Jorge đốp ngay: - Chúng tôi đã nói về tiếng cười. Các kịch tác gia vô thần viết hài kịch để chọc cười khán giả, và người ta đã diễn xuất bậy bạ. Chúa Ki-tô không bao giờ kể hài kịch hay ngụ ngôn cả, mà chỉ ban các ẩn dụ hiển nhiên, dạy cho chúng ta cách lên thiên đàng và được toại nguyện.

- Tôi không hiểu tại sao Huynh lại chống đối cái ý tưởng rằng Chúa Ki-tô có thể cười. Tôi tin tiếng cười là liều thuốc bổ, cũng như việc tắm rửa, để chữa trị tính khí con người và các chứng bệnh khác của cơ thể, đặc biệt là bệnh u buồn.

- Tắm rửa là việc tốt và chính Aquinas khuyên dùng nó để xua đuổi sầu muộn. Tắm rửa làm hồi phục sự cân bằng của tính khí. Nhưng cười làm cho thân hình lắc lư, bóp méo diện mạo, làm người trông giống khỉ.

- Giống khỉ không cười, chỉ có riêng con người mới cười, đó là dấu hiệu chứng tỏ con người có lý trí.

- Ngôn ngữ cũng là dấu hiệu biểu hiện lý trí con người, và con người có thể dùng ngôn ngữ để báng bổ Chúa. Không phải bất cứ cái gì hợp với người nhất thiết phải tốt. Ai hay cười thường không tin điều mà hắn cười, nhưng hắn cũng không ghét điều ấy! Do đó, cười nhạo cái ác không có nghĩa là sẽ chuẩn bị chống lại nó, và cười nhạo điều thiện có nghĩa là phủ nhận sức mạnh phát sinh điều thiện.

Thầy William ngắt lời: - Quintilian (1) nói rằng vì phẩm giá, ta phải kiềm chế cái cười khi được tán tụng, nhưng cái cười được khuyến khích trong các tính huống khác. Chính khách kiêm nhà văn Pliny cháu đã viết: “Đôi khi tôi cười, tôi giễu cợt, tôi nô đùa, vì tôi là con người”.

- Họ là những kẻ đa thần – Jorge đáp lại.

- Hildebertus đã nói “Cho phép anh được đùa giỡn sau khi chứng tỏ đã biết sống nghiêm túc và xứng đáng”. John xứ Salisbury cho phép được hồ hởi kín đáo. Cuối cùng vị giáo sĩ Ecclesiastes, tối thiểu cũng cho phép cười lặng lẽ trong tinh thần thanh thản.

- Tinh thần chỉ thanh thản khi nó chiêm ngưỡng sự thật và hồ hởi đạt được điều thiện, và sự thật và điều thiện không thể bị cười nhạo. Thế nên, Chúa Ki-tô không cười. Nụ cười làm manh nha sự hoài nghi.

- Nhưng đôi khi hoài nghi cũng là điều đúng.

- Tôi không hiểu vì sao nó đúng. Khi ta nghi ngờ, ta phải trông cậy vào một người có thẩm quyền, vào lời nói của một linh mục hay một y sĩ; thế rồi mọi lý do làm ta nghi ngờ không tồn tại nữa. Hẳn nhiên là khi chấp nhận những ý tưởng nguy hiểm, ta cũng có thể thưởng thức sự bông đùa của một tên dốt nát đang cười cợt chân lý duy nhất mà ta cần biết, chân lý ấy đã được nói ra một lần mà thôi. Bằng nụ cười, thằng ngốc nhủ thầm: "Chúa không hiện hữu!”.

- Tôi không đồng ý, thưa Huynh Jorge đáng kính. Chúa đòi chúng ta phải dùng lý trí để soi sáng những điều tăm tối mà Thánh kinh để ta tự hiểu. Để phá vỡ sức mạnh giả trá của một luận cứ ngu xuẩn chống đối lại lý trí, nụ cười đôi khi cũng là một công cụ thích hợp. Tiếng cười dùng để lung lạc bọn nham hiểm và vạch trần sự điên rồ của chúng.

Jorge bực bội khua tay – Chế giễu về tiếng cười, huynh đã kéo tôi vào một cuộc tranh luận nhảm nhí! Nhưng Huynh thừa biết Chúa không cười.

- Điều này tôi không chắc. Khi Ngài thách bọn đạo đức giả ném đá trước, khi người hỏi trên đồng tiền phải nộp thuế có khắc mặt của ai, khi Ngài chơi chữ nói rằng “Tu es petrus”(2) tôi tin rằng Ngài đã dí dỏm làm hoang mang những kẻ có tội, để cổ vũ tinh thần các tông đồ của Ngài. Ngài cũng khôn ngoan nói với Caiaphas, viên quan tòa chủ trì việc xử Ngài, “Người đã nói vậy”. Huynh cũng biết rõ rằng trong lúc các tu sĩ dòng Cluniac và dòng Cistercian đang mâu thuẫn kịch liệt nhất, để bêu rếu dòng Cistercian dòng Cluniac đã tố tu sĩ dòng này không mặc quần dài. Trong quyển sách “Tấm gương của kẻ phàm tục ”(3) có kể lại chuyện con lừa Brunellus mà Chúa thắc mắc không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu ban đêm gió thổi tung mền và các tu sĩ trông thấy chính chỗ kín của mình…

Các tu sĩ chung quanh phá lên cười, và Jorge giận điên lên: - Huynh đang lôi kéo các sư huynh của tôi vào một trò hề. Tôi biết các tu sĩ dòng Francisco có thói quen lấy lòng đám đông bằng những trò nhảm nhí như thế này.

Lời trách móc khá gay gắt. Thầy William quả có hơi xấc nhưng bây giờ Huynh Jorge lại bảo thầy tôi là ăn nói xằng bậy. Tôi không biết lời đối đáp khe khắt của tu sĩ cao niên này có ngầm ý đuổi khéo thầy ra khỏi phòng thư tịch hay không. Thầy William mới mấy phút trước đầy khí thế, giờ dịu hẳn xuống. Thầy nói:

- Xin lỗi Huynh Jorge đáng kính. Miệng tôi nói vậy nhưng bụng không nghĩ vậy. Tôi không muốn tỏ ra vô lễ với Huynh. Có lẽ điều Huynh nói là đúng, và tôi sai.

Trước cử chỉ tế nhị và khiêm tốn này, Jorge đằng hắng ra vẻ vừa hài lòng vừa khoan dung, và đành phải quay về chỗ của mình. Trong khi đó, các tu sĩ nãy giờ vây quanh hai người để nghe tranh luận đang giải tán về chỗ cũ. Thầy William lại quỳ xuống bên cạnh bàn giấy của Venantius và tiếp tục lục lọi đống giấy tờ. Bằng câu trả lời nhã nhặn của mình, thầy đã lấy được vài giây yên tĩnh. Điều thầy thấy được trong vài giây này đã khiến thầy nẩy ra cái ý điều tra vào đêm hôm ấy.

Nhưng quả thật đó chỉ là vài giây ngắn ngủi. Benno lập tức tiến đến, giả vờ đã để quên cây bút trên bàn khi đến nghe Jorge nói chuyện; Huynh ấy thì thầm với thầy William, bảo có chuyện muốn nói ngay, hẹn gặp sau nhà tắm. Huynh bảo thầy tôi đi trước, Huynh sẽ theo ngay.

Thầy William ngần ngừ một lúc, rồi gọi Malachi, ông ta đang ngồi tại bàn quản thư viện, cạnh sổ thư mục, đã theo dõi tất cả mọi diễn biến. Theo chỉ thị của Tu viện trưởng, thầy yêu cầu Huynh ấy cho người canh chừng bàn giấy của Venantius đừng để ai đến gần nó suốt ngày hôm nay cho đến khi thầy quay lại vì thầy xem nó rất quan trọng trong cuộc điều tra. Thầy nói lớn yêu cầu này, không những nhằm buộc Malachi trông chừng các tu sĩ khác, mà còn buộc chính các tu sĩ khác trông chừng Malachi nữa. Quản thư viện buộc phải bằng lòng và thầy trò tôi rời khỏi căn phòng.

Khi chúng tôi băng ngang qua khu vườn đi đến phòng tắm cạnh bệnh xá, thầy William nhận xét: - Dường như nhiều người e sợ thầy sẽ tìm thấy cái gì đó trên hay dưới bàn làm việc của Venantius.

- Cái đó có thể là cái gì?

- Thầy linh cảm rằng, ngay cả những người đang e ngại việc này cũng chẳng biết.

- Thì ra Benno cũng chẳng có gì để nói với chúng ta mà chỉ nhằm kéo chúng ta ra khỏi phòng thư tịch ư?

- Chúng ta sẽ biết ngay thôi.

Quả vậy, chỉ một lát sau, Benno đã đến gặp chúng tôi.

Chú thích :

1 Quintilian : Nhà hùng biện và phê bình gia La Mã, thế kỷ I trước công nguyên

2 Petrus (Latinh) vừa có nghĩa là đá, vừa có nghĩa là ông Thánh.

3 “Speculum stultorum ”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 25


Benno kể một câu chuyện lạ lùng

giúp chúng tôi hiểu được

những việc vô luân

trong đời sống tu viện.

Điều Benno kể cho chúng tôi nghe rất mơ hồ. Dường như Huynh kéo chúng tôi tới đó để dụ chúng tôi ra khỏi phòng thư tịch. Nhưng dường như cũng vì không thể nêu lên một cái cớ chính đáng, Huynh ấy đã kể ra những mảnh vụn của sự thật có tầm vóc lớn hơn sức mình hiểu.

Huynh thú nhận rằng sáng hôm nọ mình đã dè dặt, nhưng bây giờ, suy nghĩ chín chắn hơn, Huynh cảm thấy thầy William nên biết toàn bộ sự thật. Trong suốt cuộc đối thoại nổi tiếng về tiếng cười, Berengar đã nhắc đến từ “finis Africae” (1). Đó là cái gì? Thư viện đầy rẫy bí ẩn, đặc biệt là các bí ẩn về những quyển sách không bao giờ được đưa cho tu sĩ đọc. Benno rất cảm kích về lời nói của thầy William về việc nên xem xét hợp lý các đề nghị nêu ra. Huynh cho rằng một tu sĩ kiêm học giả có quyền biết tất cả mọi thứ thư viện chứa đựng. Trong khi Huynh ấy nói, chúng tôi nhận thấy tu sĩ này còn trẻ, thích sử dụng tài hùng biện, khao khát tự do, nên khó lòng chấp nhận những kỷ luật của tu viện nhằm giới hạn óc hiếu kỳ muốn mở mang trí tuệ của mình. Tôi vẫn hằng ngờ vực óc hiếu kỳ này, nhưng tôi biết thái độ của Benno không làm phật lòng thầy tôi, tôi nhận thấy thầy có cảm tình và tin cẩn Huynh ấy. Tóm lại, Benno bảo Huynh không biết Adelmo, Venantius và Berengar đã thảo luận những bí mật nào, nhưng Huynh sẽ hài lòng nếu câu chuyện buồn này giúp soi sáng thêm cách điều hành Thư viện. Tuy nhiên, Huynh hy vọng thầy tôi sẽ tháo gỡ khúc mắc trong cuộc điều tra, và nhờ đó thuyết phục được Tu viện trưởng nới lỏng kỷ luật hằng áp đặt lên sự mở mang trí tuệ của các tu sĩ – một số người, như Huynh ấy, từ xa đến, nhằm mục đích thu thập các điều huyền diệu ẩn náu trong lòng thư viện để nuôi dưỡng trí tuệ.

Tôi tin Benno đã thành khẩn mong cuộc điều tra đem lại được điều Huynh nói. Tuy nhiên, có lẽ như thầy William đã tiên đoán, Huynh ấy cũng muốn chính mình có cơ hội lục lọi bàn làm việc của Venanatius trước, vì bị óc tò mò thôi thúc. Để chúng tôi khỏi đến gần chiếc bàn, Huynh sẵn lòng đổi chác vài tin tức như sau:

Như nhiều tu sĩ đã biết, Berengar ấp ủ một mối cuồng si đối với Adelmo, một thứ cuồng si xấu xa đã bị Chúa trừng phạt tại hai thành phố Sodom và Gomorrah. Có lẽ vì quan tâm đến tuổi thiếu niên non dại của tôi nên Benno nói như thể để ngăn ngừa. Nhưng bất kỳ ai đã trải qua tuổi niên thiếu ở chủng viện, dù có giữ mình trong trắng đi nữa, cũng thường nghe nói đến những mối si mê như thế; và đôi khi phải giữ mình khỏi rơi vào cạm bẫy của những kẻ nô lệ cho mối cuồng si ấy. Mặc dù tôi chỉ là một tu sinh bé bỏng, chẳng phải tôi đã được một tu sĩ già ở Melk giao cho một cuốn thơ trong đó có nói rằng một người phàm tục thường bị lụy vì một người đàn bà sao? Lời nguyện khi nhập dòng tu đã giữ chúng tôi tránh khỏi hố sâu sa đọa là thân thể đàn bà, nhưng lại đưa chúng tôi đến gần những lỗi lầm khác. Sau cùng, tôi có thể che dấu sự thật dù ngay cả giờ đây, ở tuổi cao niên này, tôi vẫn rạo rực vì lòng tà dâm khi mắt tôi vô tình đậu lại trên gương mặt nhẵn nhụi của một tu sinh trong ca đoàn, tinh khiết và tươi mát trong gương mặt một trinh nữ?

Tôi nói những điều này không phải để gieo nghi ngờ việc lựa chọn con đường tu hành của tôi, nhưng để biện minh cho lầm lỗi của nhiều người mà đối với họ, gánh nặng thiêng liêng này đã trở nên nặng nề. Có lẽ để biện minh cho tội lỗi khủng khiếp của Berengar. Nhưng theo Benno, tu sĩ này rõ ràng theo đuổi con đường sa đọa của mình bằng những cách thức còn đê hèn hơn, đó là cưỡng bức những tu sĩ khác cho mình cái mà đức hạnh và thanh danh ngăn cản họ không nên cho.

Do đó, có một dạo, các tu sĩ đã chua chát giễu cợt cái cách Berengar trìu mến nhìn Adelmo, một tu sĩ rất duyên dáng, dễ thương. Trong khi đó, Adelmo chỉ say sưa công việc của mình, xem đó là thú vui duy nhất, nên chẳng để ý mấy đến sự cuồng si của Berengar. Nhưng ai mà biết được. Có lẽ sâu xa trong tiềm thức Adelmo cũng nuôi dưỡng một dục vọng đê hèn tương tự? Quả thật, Benno đã tình cờ nghe được cuộc đối thoại giữa Adelmo và Berengar: Berengar, khi Adelmo yêu cầu hắn tiết lộ một bí mật, đã đề nghị một sự đổi chác ghê tởm mà ngay cả độc giả ngây thơ nhất cũng có thể tưởng tượng ra được. Chính Benno đã nghe từ miệng Adelmo thốt lên những lời ưng thuận khoan khoái, như thể tận đáy lòng mình Adelmo chẳng còn ao ước điều gì khác, và chỉ cần một cái cớ nào đó, không phải là ham muốn nhục dục, là Huynh ấy sẽ đồng ý ngay. Benno còn lý luận rằng, sự bí mật của Berengar phải liên hệ đến các bí quyết của sự học hỏi, do đó Adelmo có thể nuôi ảo tưởng rằng nếu hiến thân xác mình thì khát vọng về trí thức sẽ được thỏa mãn. Benno mỉm cười nói thêm: có rất nhiều lần Adelmo chẳng hề bị thôi thúc bởi một khát vọng học hành mãnh liệt nào cả mà vẫn ưng thuận thỏa mãn nhục dục của những người khác, thậm chí ngược với ý hướng cao cả của mình.

Benno hỏi thầy William – có bao giờ Huynh nghĩ rằng mình sẽ làm những điều tồi bại để được đặt tay lên quyển sách mà mình hằng tìm kiếm bao nhiêu năm nay?

- Cách đây nhiều thế kỷ, Sylvester đệ nhị, người khôn ngoan và đầy phẩm hạnh nhất, đã tặng cả một lồng cầu kim loại quý giá nhất để đổi lấy một quyển sách của Statius hay Lucan chi đó – thầy William dè dặt nói thêm – nhưng ông đã đổi một lồng cầu chứ không phải đạo đức của mình.

Benno thú nhận đã cao hứng nói quá xa đề, bèn quay trở lại câu chuyện cũ. Đêm trước khi Adelmo chết, Benno vì tò mò đã theo dõi cả hai và trông thấy họ rủ nhau đi đến nhà nghỉ sau Kinh Tối. Huynh mở hé phòng của mình, cách phòng họ không xa, đợi một lúc lâu, rồi yên lặng bao trùm giấc ngủ của các tu sĩ, Huynh thấy rõ ràng Adelmo lẻn vào phòng Berengar. Benno không thể chợp mắt được, Huynh nghe tiếng cửa phòng Berengar mở, rồi Adelmo chạy thoát ra như bay, trong khi người bạn kia cố ôm Huynh lại. Berengar đuổi theo Adelmo xuống lầu dưới. Benno thận trọng bám theo họ, và khi đến đầu hành lang bên dưới, Benno trông thấy Berengar run rẩy nép vào một góc, chằm chặp nhìn vào cửa phòng của Sư huynh Jorge. Benno đoán là Adelmo đã phủ phục xuống chân vị Sư huynh đáng kính này để xưng tội, Berengar run sợ vì biết bí mật của mình đã bị tiết lộ, mặc dù được thánh bí che chở đi nữa.

Thế rồi Adelmo bước ra, mặt xanh như tàu lá, xua đuổi Berengar đi; còn Berengar thì cố tìm cách biện bạch. Adelmo chạy ra khỏi nhà nghỉ, men theo phía sau nhà nguyện của giáo đường và theo cửa Bắc đi vào khu hát kinh, nơi thường mở ngỏ ban đêm. Có lẽ Huynh muốn cầu nguyện. Berengar bám theo, mà không theo vào nhà thờ; Huynh ấy chỉ đi len lỏi giữa những nấm mồ trong nghĩa trang, hai tay xoắn vặn vào nhau.

Benno còn đang hoang mang chưa biết nên làm gì thì nhận ra có một người thứ tư đang đảo qua đảo lại trong khu vực đó. Người này cũng đã theo dõi cặp Adelmo- Berengar, nhưng chắc chắn không biết có Benno đang ép sát mình vào thân cây sồi mọc ở bìa trang trại. Người thứ tư này là Venantius. Khi thấy Venantius, Berengar bèn khom mình bò đi giữa các nấm mồ, còn Venantius cũng đi vào khu hát kinh. Lúc này, vì sợ bị phát hiện, Benno quay về nhà nghỉ. Sáng hôm sau, người ta tìm thấy xác Adelmo ở chân vực đá, Benno chỉ biết đến đấy.

Đã sắp đến giờ ăn tối, Benno chia tay chúng tôi, và thầy tôi không hỏi Huynh ấy thêm điều chi nữa. Chúng tôi nán lại chốc lát sau nhà tắm, rồi lững thững một lát trong vườn, ngẫm nghĩ về những điều kỳ lạ mới phát hiện.

Thầy William đột nhiên khom mình xuống quan sát một thứ cây mọc trong một bụi trụi lá và nói: - Hỗn hợp Frangula được chế tạo từ vỏ cây này, để chữa bệnh trĩ.

Tôi nói: - Thầy còn giỏi hơn cả Severinus, nhưng thầy nghĩ gì về những điều chúng ta vừa nghe được?

- Adso này, con phải tập sử dụng lý trí để suy luận. Có lẽ Benno đã kể chúng ta biết sự thật. Câu chuyện của Huynh ấy khớp với những gì Berengar kể sáng sớm nay, mặc dù chuyện của Berengar có vẻ đầy ảo tưởng đi chăng nữa. Berengar và Adelmo đã cùng làm một điều gì đó rất xấu xa với nhau, như chúng ta đã đoán trước. Berengar đã tiết lộ cho Adelmo một điều bí mật mà than ôi, đến nay vẫn còn là một điều bí mật. Sau khi phạm tội dâm đãng, trái với thiên nhiên, Adelmo chỉ nghĩ đến chuyện phó thác cho người nào có thể giải tội cho mình, y bèn chạy ùa đến Jorge. Như chúng ta đã biết, tu sĩ này tính khí rất khắc nghiệt, nên chắc hẳn Huynh đó đã phủ lên đầu Adelmo những lời trách mắng thậm tệ. Có thể Huynh ấy từ chối không giải tội, có thể Huynh ấy áp đặt một sự ăn năn quá sức Adelmo: chúng ta chả biết, còn Jorge thì chẳng đời nào nói với chúng ta. Chỉ biết Adelmo chạy vội vào nhà thờ, nằm rạp mình trước bàn thờ, nhưng không dập tắt được nỗi ăn năn dày vò. Ngay lúc đó Venantius đến gần Huynh. Chúng ta không biết họ nói với nhau những gì. Có thể Adelmo đã truyền lại cho Venantius cái bí mật mà Berengar đã tặng hay trả cho mình, cái bí mật mà giờ đây chẳng còn quan trọng nữa, vì Huynh đã có một bí mật khác khủng khiếp hơn, cháy bỏng hơn. Chuyện gì đã xảy đến với Venantius? Có lẽ vì bị lòng hiếu kỳ cuồng nhiệt như của Benno thôi thúc, và khoái chí với những điều vừa biết được, nên Venantius đã để Adelmo ăn năn một mình. Adelmo thấy mình bơ vơ bèn quyết định tự tử, tuyệt vọng đi ra nghĩa trang và tại đây đụng độ với Berengar. Adelmo nói với Berengar những lời khủng khiếp, đổ trách nhiệm lên đầu Berengar và hạ mình xuống gọi người này là thày. Thầy thực sự tin rằng câu chuyện của Berengar chính xác nếu lược bỏ các chi tiết ảo tưởng. Adelmo lập lại cho Berengar nghe những lời thóa mạ mà Jorge hẳn đã nói. Berengar bàng hoàng bỏ đi một đàng, còn Adelmo bỏ đi một nẻo để tự tử. Chúng ta suýt được chứng kiến phần còn lại của câu chuyện đó. Mọi người đều tin Adelmo bị giết chết, do đó Venantius tưởng rằng bí mật của thư viện quan trọng hơn mình nghĩ, nên tự tìm tòi, cho đến khi ai đó ngăn cản Huynh ấy, có thể trước hay sau khi Huynh ấy tìm ra điều Huynh ấy muốn.

- Ai giết Venantius? Berengar ư?

- Có thể. Hay cũng có thể là Malachi, người canh giữ Đại dinh. Hoặc có thể là một người khác. Berengar bị nghi ngờ vì Huynh ấy hoảng sợ, biết rằng lúc ấy Venantius đã nắm được bí mật của mình. Malachi bị tình nghi, vì là người canh giữ không cho ai đột nhập thư viện, giờ lại khám phá có người vi phạm điều ấy, nên giết đi. Jorge thì biết hết về mọi người, nắm bí mật của Adelmo và không muốn thầy khám phá ra điều Venantius đã tìm thấy… Có nhiều dữ kiện nhắm vào Huynh ấy. Nhưng làm sao một người mù có thể giết một người sung sức khác? Và làm thế nào một ông già, dù có tráng kiện đi nữa, lại có thể mang cái xác chết đến chiếc vại được? Cuối cùng, tại sao Benno không phải là kẻ sát nhân chứ? Huynh ấy có thể nói láo với chúng ta vì những lý do không tiện nói. Và tại sao chúng ta chỉ khép vòng tình nghi quanh những người dự phần vào cuộc tranh luận về tiếng cười? Có thể án mạng có những động cơ khác, không dính líu gì đến thư viện. Dầu sao, chúng ta cần hai thứ: tìm cách vào thư viện ban đêm và một ngọn đèn. Con kiếm đèn. Lảng vảng trong nhà bếp vào giờ ăn tối, lấy một cái…

- Ăn cắp ư?

- Mượn thôi, nhân danh Thượng đế vinh quang.

- Nếu thế thì cứ tin cậy con.

- Tốt, còn việc vào Đại dinh, tối hôm qua chúng ta đã thấy Malachi từ đâu vào. Tối nay, thầy sẽ viếng nhà thờ, và đặc biệt là nhà nguyện. Một giờ nữa chúng ta sẽ đi ăn. Sau đó, chúng ta sẽ hội kiến Tu viện trưởng. Con sẽ được theo vào, vì thầy đã yêu cầu mang theo một thư ký để ghi chép những điều Cha ấy và thầy nói.

Chú thích:

(1) Tận cùng châu Phi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 26


Tu viện trưởng bộc lộ niềm tự hào

về sự giàu có của tu viện

và nỗi sợ hãi bọn phản giáo.

Cuối cùng, Adso thắc mắc

không hiểu mình có sai lầm

khi dấn thân vào đời chăng?

Chúng tôi gặp Tu viện trưởng tại bàn thờ chính trong giáo đường. Người đang theo dõi công việc của tu sinh, từ một nơi bí mật nào đó, họ mang ra một số bình, ly rượu lễ, lọ bánh thánh, và một thánh giá mà tôi đã không thấy trong buổi hành lễ sáng nay. Tôi không kiềm nổi một tiếng kêu thán phục khi nhìn thấy vẻ đẹp huy hoàng của các thánh vật này. Khi ấy là giữa ngọ, ánh nắng ùa qua các cửa sổ khu hát kinh, chảy tràn qua các cửa sổ ở tiền sảnh, tạo nên những dòng thác bạc, tựa như những con suối huyền ảo chảy nước thiêng, rọi sáng đây đó trong giáo đường và chan hòa khắp bàn thờ.

Tu viện trưởng thấy tôi thán phục bèn mỉm cười. Người nói với thầy trò tôi. – Những báu vật các con đang thấy và các báu vật khác, các con sẽ thấy sau này, là di sản của hàng nhiều thế kỷ tận tụy hiến dâng cho Chúa, là minh chứng cho quyền lực và sự thiêng liêng của tu viện này. Mặc dầu hôm nay một biến cố buồn bã đã làm u ám tu viện, nhưng khi nghĩ đến sự yếu đuối của chúng tôi, chúng tôi vẫn không quên quyền lực và sức mạnh của Đấng Toàn Năng. Giáng sinh sắp đến, chúng tôi khởi sự đánh bóng các thánh vật, để ngày sinh của Chúa Cứu Thế được cử hành một cách trọng thể và huy hoàng. Mọi thứ phải hiện ra hoàn toàn rực rỡ.

Trong khi nói, Tu viện trưởng quay mặt về gian giữa của nhà thờ. Dưới ánh thái dương bao dung, một vạt nắng từ phía trên chiếu rạng khuôn mặt Cha và đôi tay Người, nãy giờ giang rộng thành hình Thánh giá, nay vung lên cao khi Cha hăng say nói.

– Mọi tạo vật, dù vô hình hay hữu hình, đều là ánh sáng phát sinh ra từ ánh sáng. Vật bằng ngà này, thanh mã não này, và cả đá xung quanh chúng ta nữa, đều là ánh sáng, vì Cha thấy chúng tốt lành và đẹp đẽ, chúng hiện hữu theo luật tự cân đối và tự phân biệt mình với các loại, giống khác, tự xác lập mình bằng kích thước riêng, tự tìm ra một thứ tự và vị trí riêng tùy theo trọng lượng của chúng…

Thầy William nhã nhặn đằng hắng. – Hà… hừm! – Thầy thường làm thế mỗi khi muốn chuyển sang đề tài mới. Thầy chuyển đề tài rất khéo, vì theo thói quen của dân xứ thầy, trước khi phát biểu một nhận định nào đó, thầy đều đằng hắng rất lâu, như thể thầy phải động não ghê gớm mới có thể trình bày đầy đủ một ý tưởng. Tôi thì tin rằng trước khi phát biểu, thầy càng đằng hắng nhiều bao nhiêu thì càng tự tin vào điều mình sắp nói bấy nhiêu.

Thầy William tiếp tục: - Hừm… ừm… Chúng ta nên bàn về cuộc gặp gỡ để tranh luận về cái nghèo của Chúa.

- Cái nghèo… - Tu viện trưởng mơ màng nói, như thể khó khăn lắm mới rứt được khỏi cõi diễm lệ lấp lánh những viên ngọc đã du hồn ông - Ừ nhỉ, cuộc gặp gỡ.

Rồi họ bắt đầu bàn luận hăng say một số điểm tôi đã biết, một số điểm khác tôi cố nắm khi nghe họ nói.

Như tôi đã nói trong lời MỞ ĐẦU quyển Hồi ký trung thực này, cuộc gặp gỡ này liên quan đến cuộc tranh cãi song đôi, một mặt giữa Nhà Vua với Giáo Hoàng, mặt khác giữa giáo hoàng với dòng Francisco; các tu sĩ này, qua nhiều năm tại Đại hội Perugia đã tiếp nhận các lý thuyết của dòng Thánh thần về sự cơ nghèo của Chúa. Buổi gặp gỡ này cũng liên quan đến một cuộc xào xáo xảy ra vì dòng Francisco về phe với Nhà vua tạo ra một tam giác kẻ thù và đồng minh mà nay đã biến thành một tứ giác, nhờ sự can thiệp của các tu viện trưởng dòng Benedict.

Cha bề trên hiện đang sẵn sàng hợp tác với sứ giả của Hoàng đế là thầy William, và đóng vai trò trung gian giữa dòng Francisco và Giáo hoàng. Thực ra, trong cuộc tranh cãi khốc liệt đe dọa đến sự thống nhất của Giáo hội, Cha trưởng dòng Francisco là Michael xứ Cèsena đã nhiều lần bị Giáo hoàng John triệu hồi về Avignon. Cuối cùng, Cha đành chấp nhận lời mời đến dự buổi gặp gỡ này, vì ông không muốn đặt chính dòng mình vào mối mâu thuẫn không hàn gắn được với đức Giáo hoàng. Cha muốn thấy ngay sự thắng thế của mình và đạt được sự thỏa thuận của Giáo hoàng, hoàn toàn không phải vì Cha phỏng đoán mình sẽ không còn giữ được chức Trưởng dòng nếu không được Giáo hoàng nhất trí.

Có nhiều người đã cam đoan với Cha rằng Giáo hoàng sẽ giăng bẫy đợi Cha tại Pháp, buộc Cha tội phản giáo và đem ra xử. Do đó, họ khuyên Cha Michael nên cố thương thuyết, trước khi xuất hiện tại Avignon. Marsilius còn có ý hay hơn: phái theo Cha Michael một sứ giả của triều đình để trình lên Giáo hoàng quan điểm của những người ủng hộ Hoàng đế, không chỉ để thuyết phục lão Giáo hoàng Cahors mà còn để củng cố địa vị của Cha Michael, một thành viên trong phái đoàn của triều đình, để ông khỏi biến thành mồi ngon cho Giáo hoàng trả thù.

Tuy nhiên, ý kiến này có nhiều điểm bất lợi và không thể được thực hiện ngay. Từ đó, nảy sinh đề nghị nên có một buổi hội kiến trước, giữa phái đoàn nhà vua và vài sứ giả của Giáo hoàng, để thăm dò quan điểm lẫn nhau và soạn thảo một hiệp nghị gặp gỡ sau này, trong đó phải đảm bảo an ninh cho các đại biểu người Ý. William xứ Baskerville đã được chỉ định để tổ chức buổi gặp gỡ đầu tiên. Sau đó, thầy sẽ trình bày quan điểm của các nhà thần học triều đình tại Avignon, nếu thầy cho hành trình đến đấy là không nguy hiểm. Đây là một dự định không đơn giản, vì người ta cho rằng Giáo hoàng muốn Cha Michael đến đó một mình để có thể bắt Cha tuân phục; Giáo hoàng sẽ cử một phái đoàn đi Ý và chỉ thị cho họ phải phá hoại cuộc hành trình của các sứ giả triều đình. Cho đến nay, thầy William đã hoạt động rất có hiệu quả. Sau những cuộc bàn bạc lâu dài với nhiều Tu viện trưởng dòng Benedict, thầy đã chọn Tu viện này, chính vì Tu viện trưởng nổi tiếng trung thành với Hoàng đế, nhưng nhờ tài ngoại giao khéo léo nên cũng được phần nào cảm tình của Giáo hoàng. Là địa phận trung lập, nên tu viện sẽ là nơi hai nhóm gặp gỡ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 27


Giờ đây, sau những biến cố vừa xảy ra ở tu viện, Tu viện trưởng cảm thấy bồn chồn bất an, bèn bộc lộ nỗi hoài nghi với thầy William. Nếu Phái đoàn đến Tu viện khi chưa tìm ra thủ phạm gây ra hai vụ án mạng, họ sẽ nghĩ rằng trong những bức tường kín đáo này có ai đó có khả năng dùng những hành động bạo lực tác oai tác quái để gây ảnh hưởng đến quyết định của các sứ giả của Giáo hoàng.

Cố che đậy các án mạng đã xảy ra cũng chẳng ích gì, vì nếu có chuyện gì xảy ra nữa, các sứ giả sẽ nghi ngờ có âm mưu chống đối họ. Do đó, chỉ có hai cách giải quyết: hoặc là thầy William phải phát hiện ra hung thủ trước khi phái đoàn đến (đến đây, Tu viện trưởng hằn học nhìn thầy tôi, như thể trách thầm thầy chưa giải quyết được vấn đề gì cả), hoặc là phải thành thật báo hết với Trưởng phái đoàn và yêu cầu ông cộng tác giúp đỡ và đặt tu viện dưới sự giám sát chặt chẽ trong suốt thời gian xảy ra cuộc tranh luận. Tu viện trưởng không thích phương án thứ hai, vì như vậy có nghĩa là nhượng bộ một phần uy quyền của ông, và đặt chính các tu sĩ của ông dưới sự kiểm soát của người Pháp. Nhưng ông không thể liều lĩnh mãi được. Cả thầy William lẫn Tu viện trưởng đều bực bội vì diễn tiến của tình hình; tuy nhiên, họ không có sự lựa chọn nào hơn. Do vậy, họ đề nghị để sang ngày hôm sau mới có quyết định tối hậu. Trong khi đó, họ chỉ còn biết phó thác cho ơn trên và trông cậy vào tài năng của thầy William.

Thầy William nói: - Thưa Đức Cha, con sẽ làm hết sức mình, nhưng mặt khác, con không hiểu tại sao vấn đề này lại có thể làm phương hại đến cuộc họp bàn. Ngay cả sứ giả của Giáo hoàng cũng sẽ thông cảm rằng có sự khác biệt giữa hành động của một kẻ điên, hoặc một tên khát máu, hay có lẽ là một gã đã mất linh hồn, với những vấn đề nghiêm trọng mà các người chính trực cần bàn bạc với nhau.

Tu viện trưởng chằm chặp nhìn thầy William, hỏi: - Con nghĩ thế sao? Nên nhớ rằng: những người từ Avignon biết họ sẽ phải gặp các tu sĩ dòng Khất thực, nghĩa là những người rất nguy hiểm đối với họ, những người rất gần gũi với Dòng Anh em nghèo khó và những kẻ còn sa đọa hơn, đó là những tên phản giáo tay đã nhuốm máu. – Nói đến đây, Tu viện trưởng hạ giọng – Và nếu so với các tội ác của chúng thì các biến cố khủng khiếp xảy ra ở đây chỉ như làn sương dưới nắng.

Thầy William gào lên – Không thể so sánh như vậy! Cha không thể đặt các tu sĩ dòng Khất thực ở Đại hội xứ Perugia ngang hàng với lũ phản giáo đã hiểu sai lời dạy của Phúc Âm, biến cuộc chiến đấu chống lại kẻ giàu thành một loạt các cuộc trả thù cá nhân hay những cơn cuồng điên đẫm máu…

Tu viện trưởng cộc cằn nói – Cách đây không lâu và cách đây không xa, lũ ấy, theo cách con gọi, đã tàn sát và đốt phá dinh cơ của Giám mục xứ Vercelli và những ngọn núi bên kia Novara.

- Cha muốn nói đến Fra Dolcino và các tông đồ?

- Bọn tông đồ giả hiệu – Tu viện trưởng chỉnh thầy. Thế là một lần nữa tôi nghe nhắc đến Fra Dolcino và các tông đồ giả hiệu, một lần nữa, nói một cách bóng gió pha chút kinh hoàng.

Thầy William nhất trí ngay – Vâng, bọn tông đồ giả hiệu, nhưng chúng không liên hệ gì đến các Huynh dòng Khất thực.

Tu viện trưởng nhấn mạnh – …Cả hai bọn đều tôn thờ Joachim xứ Calebria, kẻ tự cho mình đáng sùng kính, không tin con cứ hỏi Ubertino xem.

- Con phải thưa cùng Đức Cha rằng hiện nay Huynh ấy đang ở trong dòng của Cha, - thầy William mỉm cười và cúi đầu nói, như thể ngợi khen Cha Tu viện trưởng đã thu phục được một người tiếng tăm như thế.

- Cha biết, Cha biết. Con phải hiểu rằng dòng tu của Cha đã mở rộng vòng tay huynh đệ biết bao đón các tu sĩ dòng Thánh thần, khi họ phải chịu đựng cơn thịnh nộ của Giáo hoàng. Cha không chỉ nói đến Ubertino mà còn ám chỉ nhiều Sư huynh khác, khiêm nhường hơn, ít ai biết đến; nhưng có lẽ chúng ta cần tìm hiểu họ thêm. Bởi vì, đã có lần Tu viện đón nhận những kẻ đào tẩu đến đây trong bộ quần áo dòng Khất thực, và sau đó Cha được biết các thói xấu đốn mạt của đời họ, đẩy họ gần kề với tu sĩ dòng Dolcino…

- Ở đây cũng thế ư?

- Ở đây cũng thế. Thành thật mà nói, điều Cha biết cũng còn ít ỏi và không đủ để buộc tội. Nhưng do con đang điều tra cuộc sống trong Tu viện này, nên tốt hơn cũng cần nên biết. Căn cứ trên những gì Cha đã nghe và phỏng đoán, Cha ngờ rằng – nên nhớ, Cha chỉ ngờ thôi nhé – rằng trong đời viên quản hầm của chúng ta đã có một thời kỳ mờ ám. Huynh ấy đến đây hai năm trước, theo đoàn tu sĩ dòng Khất thực lũ lượt kéo tới.

- Viên quản hầm ư? Remigio là tu sĩ dòng Dolcino à? Trông Huynh ấy như thể một người hòa nhã nhất, ít chú ý đến cái nghèo nhất.

- Cha không có gì phàn nàn Huynh ấy và đã tận dụng khả năng phục vụ tốt của Huynh ấy. Và cả cộng đồng đều biết ơn Huynh. Cha lưu ý con điều này để con thấy rất dễ tìm thấy mối liên hệ giữa một thầy tu dòng chúng ta và một tu sĩ Anh em nghèo khó.

Thầy William cắt ngang: - lại một lần nữa, xin lỗi Cha, Cha lại bị lung lạc nữa rồi. Chúng ta đang nói về dòng Dolcino chớ không phải dòng Anh em nghèo khó. Và, khi nói về dòng Dolcino thì không phải đang nói đến một ai, vì thực ra họ có rất nhiều. Thế nhưng, không nên gọi họ là khát máu. Quá lắm ta có thể trách họ đã áp dụng một cách thiếu cân nhắc những điều mà các tu sĩ dòng Thánh thần đã thuyết giảng một cách ôn hòa hơn, nhờ lòng kính Chúa chân thực. Ở đây, con công nhận rằng sự phân biệt phái này với phái kia là rất mơ hồ….

- William này, con biết nhiều về bọn phản giáo như thể con cùng phường với chúng, con có thể nói cho Cha biết sự thật nằm ở đâu không?

Thầy William buồn bã đáp – Có khi sự thật chẳng nằm ở đâu cả.

- Thấy chưa? Chính con cũng không thể phân biệt tên phản giáo này với tên phản giáo kia. Ít nhất, Cha cũng có một nguyên tắc. Cha biết bọn phản giáo là những kẻ đe dọa đến dòng tu bảo vệ thần dân của Chúa. Cha bênh vực triều đình, vì nó đã bảo đảm dòng tu cho ta. Cha chống lại Giáo hoàng, vì ông đã giao thần quyền lại cho các giám mục của các đô thị, các giám mục này liên minh với các thương nhân và phường hội và do đó sẽ không có khả năng duy trì dòng tu. Chúng ta đã duy trì được dòng tu hằng nhiều thế kỷ. Với bọn phản giáo, Cha cũng có một nguyên tắc được tóm tắt trong câu trả lời mà Giám mục Côteaux, Arnal Amalaricus đã đáp lại những người hỏi ông nên làm gì với dân thành Béziers: “Giết hết bọn chúng đi, Chúa sẽ nhận ra con cái của Ngài”.

Thầy William yên lặng nhìn xuống một lát đoạn nói – Thành Béziers bị chiếm và lực lượng của chúng ta đã tàn sát gần hai mươi ngàn người, không phân biệt nam phụ lão ấu. Khi cuộc tàn sát chấm dứt, thành phố bị cướp sạch và thiêu rụi.

- Một cuộc thánh chiến chẳng qua cũng chỉ là một cuộc chiến tranh thôi.

- Do đó, có lẽ không nên có Thánh chiến. Nhưng con đang nói gì nhỉ? Con đến đây để bênh vực quyền lợi của vua Louis, người cũng đang tàn sát nước Ý. Chính con cũng đang bị kẹt trong thế đồng minh kỳ lạ giữa những tu sĩ dòng Thánh thần và triều đinh, giữa triều đình với Marsillius, người tranh thủ vương quyền của nhân dân. Và thế đồng minh kỳ lạ giữa Đức Cha và Con, chúng ta khác biệt nhau cả về lý tưởng lẫn truyền thống. Nhưng chúng ta có hai sứ mệnh chung: phải dàn xếp cho buổi họp bàn sắp tới thành công, và phải tìm cho ra kẻ sát nhân. Chúng ta hãy cố tiến hành công việc trong không khí hòa thuận.

Tu viện trưởng giang tay ra – Sư huynh William, hãy đến hôn Cha để chứng tỏ sự hòa thuận. Với một người có kiến thức như con, Cha có thể tranh luận không biết chán về những điểm tinh tế trong Thần học và Đức học. Tuy nhiên, ta cũng không nên mải mê tranh luận như các giáo sư ở Paris. Con có lý: chúng ta có một sứ mệnh quan trọng trước mắt, cần tiến hành một cách ăn ý. Nhưng Cha đã nói đến những điều trên vì tin rằng chúng có liên hệ với nhau. Con hiểu không? Có thể có một mối liên hệ - hay đúng hơn là mối liên hệ mà những người khác có thể tìm ra – giữa các án mạng xảy ra tại đây và các luận thuyết do các Sư huynh của con đề ra. Chính vì thế mà Cha cảnh giác con, và chính vì thế, con phải gạt đi mọi nghi ngờ và những lời bóng gió về những người ở Avignon.

- Phải chăng Đức Cha đang vạch cho con một phương hướng điều tra? Cha có tin rằng nguyên nhân của các biến cố vừa mới xảy ra có thể tìm thấy trong quá khứ tăm tối có liên quan đến bọn phản giáo của một trong các tu sĩ ở đây không?

Tu viện trưởng yên lặng một lúc nhìn thầy William, nhưng mặt không biểu lộ một cảm xúc nào, đoạn nói:

- Trong biến cố tang thương này, con là người điều tra. Nhiệm vụ của con là phải đa nghi, thậm chi phải đa nghi thái quá nữa. Ở đây, Cha chỉ là một linh mục thường. Cha cũng nói thêm rằng, nếu Cha biết quá khứ của một trong các tu sĩ của Cha là cơ sở cho sự nghi ngờ chính đáng, chính ta sẽ sẵn sàng nhổ đi cái cây xấu xa đó. Điều Cha biết, con cũng biết. Điều Cha không biết, cần được trí khôn của con soi rọi.

Tu viện trưởng gật đầu cáo biệt và rời giáo đường.

*

* *

Thầy William nhíu mày nói: - Chuyện này càng lúc càng rắc rối, Adso ạ. Chúng ta theo đuổi một bản thảo; chúng ta chú ý đến các cuộc đấu khẩu giữa các tu sĩ quá hiếu kỳ và những hành động của các tu sĩ dâm đãng khác; và bây giờ, một dấu vết hoàn toàn khác biệt lại nổi lên, ngày càng đậm nét hơn. Viên quản hầm, rồi… Con thú kỳ lạ Salvatore cũng đã cùng viên quản hầm đến đây… Nhưng chúng ta phải đi nghỉ thôi, vì chúng ta định thức suốt đêm nay mà.

- Thế, thầy vẫn định đột nhập Thư viện tối nay ư? Thầy không định từ bỏ dấu vết thứ nhất chứ?

- Không đâu. Dẫu sao, ai bảo hai dấu vết này tách biệt nhau? Còn việc của viên quản hầm có thể chỉ là một sự nghi ngờ của Tu viện trưởng mà thôi.

Thầy đi về hướng khu nhà trọ của những người hành hương. Đến ngưỡng cửa, thầy ngưng lại và nói, như thể tiếp tục các nhận xét ban nãy:

- Dẫu sao, Tu viện trưởng đã yêu cầu thầy điều tra về cái chết của Adelmo, vì Cha nghĩ có một cái gì đó không lành mạnh diễn ra giữa các thầy tu trẻ của mình. Nhưng vì cái chết của Venantius dấy lên các mối nghi ngờ khác, có lẽ Tu viện trưởng cảm thấy mấu chốt của sự bí ẩn nằm trong Thư viện, và Cha không muốn có một cuộc điều tra nào xảy ra ở đó cả. Do đó, Cha đã gợi ý cho thầy về viên quản hầm, để đánh lạc hướng chú ý của thầy khỏi Đại dinh…

- Nhưng tại sao Cha ấy lại không muốn…

- Đừng hỏi quá nhiều. Ngay từ đầu, Tu viện trưởng đã bảo thầy chớ động đến Thư viện. Cha ấy hẳn có lý do riêng. Có lẽ Cha có dính líu đến một chuyện gì đó mà Cha cho rằng không có liên hệ tới cái chết của Adelmo, nhưng bây giờ Cha nhận thấy chuyện tai tiếng đang lan tràn có thể động chạm đến mình. Cha không muốn sự thật được phơi bày, hay ít ra không muốn chính thầy phơi bày nó…

Tôi nản lòng nói: - Thì ra chúng ta đang ở một nơi bị Chúa ruồng bỏ.

- Con có bao giờ tìm thấy nơi nào mà Chúa cảm thấy thoải mái không?

Sau đó, thầy cho tôi đi nghỉ. Tôi nằm trên sạp, tự kết luận rằng cha tôi lẽ ra không nên đẩy tôi vào đời, đời sao phức tạp hơn tôi tưởng. Tôi đã học được quá nhiều điều.

Tôi cầu nguyện khi thiếp dần: “Xin hãy cứu con khỏi miệng sư tử” (1)

Chú thích:

(1) Salva me ab ore leonis
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 28


Đột nhập Đại dinh, phát hiện một vị khách bí ẩn,

tìm ra một thông điệp bí mật

chứa những dấu hiệu đồng cốt,

còn tìm ra một quyển sách, nhưng sách biến mất ngay

và phải săn lùng nó suốt trong nhiều chương kế tiếp,

cặp kính quý của William bị đánh cắp,

nhưng như thế chưa phải là hết nỗi thăng trầm.

Bữa ăn tối tẻ nhạt và trầm lặng. Từ khi phát hiện xác Venantius đến giờ mới có hơn nửa ngày. Ai cũng liếc trộm về phía chiếc ghế trống trải của Huynh ấy. Khi đến giờ Kinh Tối, đoàn người đi vào khu hát kinh như đi đưa đám. Chúng tôi đứng giữa giáo đường theo dõi cuộc hành lễ, mắt không rời nhà nguyện thứ ba. Ánh sáng yếu ớt, nên khi chúng tôi thấy Malachi từ trong bóng tối hiện ra để đi về chỗ của mình, chúng tôi không biết chắc Huynh ấy từ xó nào chui ra. Chúng tôi lần mò trong bóng tối, nép mình vào gian giữa để khỏi ai nhìn thấy khi buổi hành lễ chấm dứt. Dưới lớp áo dòng, tôi giấu chiếc đèn đã “chôm” được lúc ăn tối trong nhà bếp. Chúng tôi sẽ lấy lửa từ ngọn đèn đồng lớn ba chân thắp suốt đêm trong nhà thờ. Chúng tôi đã tìm được một chiếc bấc mới và rất nhiều dầu, như thế đèn sẽ thắp được lâu.

Tôi quá nôn nao nghĩ về cuộc thám hiểm sắp tới, nên buổi thánh lễ chấm dứt lúc nào chẳng hay. Các tu sĩ sụp mũ xuống mặt và chậm chạp xếp hàng đi về phòng. Nhà thờ trở nên hoang vắng, chập chờn trong ánh sáng từ ngọn đèn ba chân.

Thầy William bảo: - Bây giờ, bắt tay vào việc.

Chúng tôi tiến vào nhà nguyện thứ ba. Bệ của bàn thờ quả giống như một lò thiêu xương, một loạt đầu lâu với những hốc mắt sâu hoắm chồng chất lên nhau theo một hình chạm nổi, trông như những khúc xương chày, khiến ai nhìn cũng khiếp hãi. Thầy William thầm thì lập lại lời Alinardo đã nói “Nhấn đôi mắt sọ thứ tư bên phải”. Thầy thọc ngón tay vào hốc mắt của chiếc đầu lâu đó, tức thì chúng tôi nghe một tiếng kèn kẹt khô khốc. Bàn thờ chuyển động, xoay vòng trên một trục bí mật, hé ra một khoảng trống tối tăm. Tôi giơ đèn lên soi đường, thấy hiện ra những bậc thang ẩm ướt. Chúng tôi quyết định đi xuống, sau khi bàn có nên đóng lối đi sau lưng mình không. Thầy William bảo không nên, vì không biết sau này có thể mở ra được không. Có sợ bị khám phá cũng bằng thừa vì nếu có kẻ nào nắm được kỹ xảo mở cửa mà mò vào đây giờ này, thì lối đi có đóng cũng chẳng cản trở được hắn.

Chúng tôi xuống khoảng mười hai bậc thang và lọt vào một hành lang, hai bên chạy dài những loại hốc giống như trong những nhà mồ tôi gặp sau này. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi vào một lò thiêu xương nên thật kinh hãi. Xương của các tu sĩ chết được gom lại đây hàng nhiều thế kỷ; chúng được đào từ dưới đất lên và chất đống trong hốc, chẳng xếp thành bộ gì cả. Hốc thì chứa xương vụn, hốc chỉ chứa sọ, xếp gọn gàng theo hình tháp để chúng khỏi lăn lóc lên nhau. Đó là một cảnh tượng thật khủng khiếp, đặc biệt dưới ánh sáng chập chờn của ngọn đèn soi đường cho chúng tôi. Trong một hốc, tôi thấy toàn là tay, nhiều bàn tay ngón đan xiết vào nhau. Tôi đột nhiên cảm thấy có cái gì đó ở phía trên, có tiếng chin chít, có con gì đó chạy rất nhanh trong bóng tối. Tôi bèn hét lên, một tiếng trong cõi chết chóc này.

- Chuột đấy, - thầy William nói để trấn an tôi.

- Chuột làm gì ở đây?

- Đi qua thôi, như chúng ta vậy. Vì lò thiêu xương dẫn đến Đại dinh, rồi đến nhà bếp. Và đến những quyển sách ngon lành trong Thư viện. Bây giờ con hiểu tại sao mặt Malachi hắc ám như vậy. Bổn phận buộc Huynh ấy phải đi qua đây hai lần mỗi ngày: sáng và chiều. Quả thật Huynh ấy chẳng có gì để cười.

Tôi vô cớ hỏi: - Tại sao thánh kinh không bao giờ nói Chúa Ki-tô đã cười. Huynh Jorge nói có đúng không?

- Không biết bao nhiêu học giả đã thắc mắc không biết Chúa có cười hay không? Thầy không quan tâm đến vấn đề này lắm. Thầy tin Chúa không bao giờ cười, vì là con của Chúa trời, Ngài phải vạn năng, nên Ngài biết các con chiên sẽ hành động như thế nào. Nhưng chúng ta đã đến nơi rồi.

Quả thế, nhờ Chúa, chúng tôi đã đến cuối hành lang, bắt đầu những bậc thang mới. Leo hết các bậc này, chúng tôi sẽ phải đẩy một cánh cửa gỗ bọc sắt, rồi đến phía sau lò lửa trong bếp, ngay dưới chân cầu thang trôn ốc đến phòng thư tịch. Khi đi lên chúng tôi nghe như có tiếng động phía trên.

Chúng tôi đứng lặng một lát, rồi tôi nói: - Vô lý. Không có ai vào đây trước thầy trò mình…

- Nếu con giả sử, đây là con đường duy nhất vào Đại dinh. Nhưng trong những thế kỷ trước, đây là một pháo đài, và nó hẳn có nhiều lối vào bí mật mà ta không biết đến. Chúng ta sẽ lên từ từ. Nhưng ta không có cách nào khác. Nếu tắt đèn, ta sẽ không thấy đường. Nếu để đèn sáng, ai đó ở trên kia sẽ biết. Hy vọng duy nhất của chúng ta là, nếu có người trên kia, kẻ đó sẽ sợ chúng ta.

Chúng tôi đi từ tháp phía Nam đến phòng thư tịch. Bàn viết của Venantius ở ngay trước mặt. Gian phòng rộng bao la đến nỗi chúng tôi đi đến đâu ánh sáng chỉ soi rọi được vài thước tường. Chúng tôi hy vọng sẽ không có ai ngoài sân trong thấy ánh đèn hắt qua cửa sổ. Chiếc bàn có vẻ ngăn nắp, nhưng thầy William cúi ngay xuống để xem những trang giấy trên kệ dưới và thầy thất vọng la lên.

Tôi hỏi: - Có gì mất mát chăng?

- Sáng nay, thầy thấy ở đây có hai quyển sách, một bằng tiếng Hy Lạp. Đó là quyển sách bị mất. Có ai đã vội vã lấy nó, vì có một trang rơi trên nền nhà đây này.

- Nhưng bàn đã được canh giữ mà…

- Dĩ nhiên. Có lẽ ai đó đã tóm lấy nó mới đây thôi. Người ấy có thể vẫn ở đây - Thầy quay về phía bóng tối và, giọng thầy vang lên giữa những hàng cột: “Nếu người còn ở đây, hãy coi chừng!”. Theo tôi, đó là một ý hay: như thầy William đã nói, tốt nhất là làm cho người doạ chúng ta cũng sợ chúng ta.

Thầy William đặt tờ giấy vừa mới nhặt được xuống và cúi nhìn nó. Thầy bảo tôi đem đèn lại gần hơn. Tôi đưa sát đèn vào và trông thấy tờ giấy. Nửa trang trên thì trống, nửa trang dưới đầy những chữ li ti, tôi khó khắn lắm mới nhận ra xuất xứ. Tôi hỏi:

- Tiếng Hy Lạp phải không?

- Đúng, nhưng thầy không hiểu rõ - thầy lôi trong áo dòng ra cặp kính và gắn chặt chúng ngang mũi, rồi lại cúi xuống.

- Tiếng Hy Lạp, chữ viết đẹp nhưng lộn xộn lung tung. Thầy đeo kính mà còn thấy khó đọc. Thầy cần ánh sáng hơn nữa. Đến gần đây...

Thầy cầm bản da lên dí sát nó gần mặt. Thay vì bước ra sau lưng và giơ đèn lên cao khỏi đầu thầy, tôi lại ngớ ngẩn đứng ngay trước mặt thầy. Thầy bảo tôi bước qua một bên và khi tôi làm thế, ngọn lửa đèn táp vào mặt sau tờ giấy. Thầy đẩy tôi ra, hỏi tôi định đốt tờ giấy à. Chợt thầy la lên. Tôi thấy rõ vài dấu hiệu mơ hồ màu nâu nhạt hiện ra ở phần trên của tờ giấy. Thầy giằng lấy đèn và rà nó phía sau tờ giấy, giữ ngọn lửa khá sát bản da để hơ nóng mà không làm cháy. Khi thầy William rà ngọn đèn và khói toả ra từ đầu ngọn lửa làm ám đen mặt giấy bên phải, tôi thấy vài dấu hiệu lần lượt hiện ra trên mặt trắng của bản da, như thể có một bàn tay vô hình nào đó đang chậm rãi viết: “Mane, Tekel, Peres”. Những dấu này không giống mẫu tự A, B, C mà giống mẫu tự của thầy pháp. Thầy William nói:

- Tuyệt quá! Càng ngày càng thú vị! - thầy nhìn quanh – nhưng tốt hơn, chớ để lộ sự khám phá này cho anh bạn bí ẩn láu lỉnh của chúng ta biết, nếu hắn có ở đây. - Thầy gỡ mắt kính ra đặt trên bàn, rồi cẩn thận cuốn bản da lại và giấu nó vào áo dòng. Vẫn còn bàng hoàng bởi diễn tiến của sự việc, tôi toan xin thầy giải thích thêm thì bỗng dưng, một tiếng động khô khan làm chúng tôi giật mình. Nó phát xuất từ chân cầu thang phía đông, dẫn lên thư viện.

- Hắn đấy! Đuổi theo! - Thầy William hét lên. Chúng tôi lao về phía đó. Thầy chạy nhanh hơn tôi, vì tôi phải cầm đèn. Tôi nghe tiếng “bịch” ai đó vừa vấp ngã. Tôi cứ chạy và gặp thầy William ở chân cầu thang đang quan sát một quyển sách dày, bìa đóng đinh kim loại. Ngay lúc đó, chúng tôi nghe một tiếng động khác, phát ra từ hướng chúng tôi đứng ban nãy. Thầy William la lên: - Mình ngu quá! Lẹ lên! Chạy đến bàn Venantinus.

Tôi hiểu ngay: kẻ nào đó từ trong bóng tối sau lưng chúng tôi đã ném quyển sách, để đánh lạc hướng.

Một lần nữa, thầy William lại chạy đến bàn giấy nhanh hơn tôi. Vừa chạy theo thầy, tôi nhác thấy giữa những hàng cột có một bóng người đang chạy xuống cầu thang phía tây.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 29


Hăng tiết lên, tôi giúi cây đèn vào tay thầy và phóng như điên về phía cầu thang, nơi kẻ tẩu thoát vừa chạy xuống. Tôi cảm thấy mình như một chiến sĩ của Chúa đang chiến đấu với một đạo quân của quỷ, lòng sôi sục muốn tóm được kẻ lạ để giao nộp hắn cho thầy. Tôi té bổ nhào xuống gần cuối cầu thang vì vấp lên gấu áo dòng. Tôi xin thề, đó là lần duy nhất trong đời tôi hối tiếc đã đi tu. Nhưng chính ngay lúc ấy và đó cũng chỉ là ý nghĩ nhất thời thôi – tôi tự an ủi mình rằng địch thủ cũng chịu cùng cảnh ngộ. Lại nữa, nếu hắn đang cầm quyển sách thì tay sẽ bị vướng víu. Từ sau chiếc lò, tôi chạy như bay vào nhà bếp, và nhờ ánh sáng lờ mờ chiếu từ cổng vào, tôi thấy bóng đen mà tôi đang săn đuổi lướt qua cửa phòng ăn và đóng sầm nó lại. Tôi chạy ào đến cánh cửa, vất vả vài giây mới mở được, đoạn bước vào, nhìn quanh và chẳng thấy ai cả. Cánh cửa phía ngoài vẫn còn cài then. Tôi quay lại. Bóng tối và yên lặng. Thấy một ánh đèn từ nhà bếp tiến tới, tôi nép sát vào tường. Tại ngưỡng cửa của hành lang giữa hai gian phòng hiện lên một bóng người dưới ánh đèn. Tôi la lên. Chính là thầy William.

- Không ai ở đây cả. Thầy đã đoán trước mà. Hắn đã không chạy ra ngoài bằng cửa lớn ư? Hắn không đi qua hành lang xuyên lò thiêu xương phải không?

- Thưa không, hắn đã ra ngoài theo lối này, nhưng con không biết ở đâu!

- Thầy đã bảo con mà: có nhiều lối đi khác, tìm kiếm chúng chỉ hoài công. Có lẽ anh bạn của chúng ta đang thoát ra tại một vị trí xa xôi nào đó. Hắn đã đánh cắp cặp kính của thầy.

- Cặp kính ư?

- Phải. Anh bạn của chúng ta không thể giật tờ giấy trên tay thầy, nhưng hắn vẫn đủ tỉnh trí chớp lấy cặp kính trên bàn khi chạy ngang qua.

- Vì sao?

- Vì hắn không phải là thằng ngốc. Hắn đã nghe thầy nói về những chú thích và biết chúng rất quan trọng. Hắn nghĩ rằng, nếu không có kính thì thầy sẽ không giải mã được và chắc rằng thầy sẽ không giao cho ai việc này. Quả nhiên, bây giờ ta có những chú thích này cũng bằng không.

- Nhưng sao hắn biết thầy có kính?

- Chà, chà. Không những ngày hôm qua chúng ta đã bàn về cặp kính với Sư huynh ngành kính, mà sáng nay, trong phòng thư tịch, thầy còn đeo kính vào để lục soát giấy tờ của Venantius. Thế nên có rất nhiều người biết thầy quí vật ấy như thế nào. Thực ra, thầy vẫn có thể đọc một bản thảo thường, nhưng còn bản này thì không - Thầy lại mở bản da huyền bí ra - Phần chữ Hy Lạp thì viết quá mảnh, còn phần trên thì quá mờ…

Thầy chỉ cho tôi xem các dấu hiệu bí ẩn đã hiện ra dưới ánh lửa như thể do phép lạ - Venantius muốn che giấu một bí mật quan trọng, nên đã dùng một thứ mực khi viết không để lại dấu, nhưng khi hơ nóng sẽ hiện ra. Nếu không, Huynh ấy đã dùng nước chanh. Do thầy không biết Huynh ấy sử dụng chất gì và những dấu hiệu này lại có thể biến mất, nên con phải chép chúng ra ngay cho thật đúng vì mắt con tinh, có lẽ con nên chép cho lớn hơn một tí.

Tôi sao lại các dấu hiệu này, nhưng không biết tôi đang chép cái gì. Đó là một loạt bốn hay năm câu gì đó, trông thật quái đản, nay tôi chỉ ghi lại hàng đầu tiên để độc giả có khái niệm về câu đố rắc rối hiện lên trước mắt tôi:

Khi tôi chép xong, thầy William, vì không có kính nên phải đưa bản chép của tôi cách đôi mắt một quãng để xem xét, đoạn nói: - Chắc chắn đây là một loại mẫu tự bí mật cần phải được giải mã. Những dấu hiệu được vẽ rất xấu, có lẽ con sao lại còn xấu hơn, nhưng hẳn nhiên đây là các mẫu tự hoàng đạo. Con thấy không? Trong hàng đầu tiên chúng ta có, - thầy William đưa mảnh giấy ra xa và nheo mắt, cố gắng tập trung, - Nhân mã, Mặt trời, Thuỷ tinh, Hổ Cáp…

- Thế chúng có ý nghĩa gì?

- Nếu Venantius thật thà thì Huynh ấy sẽ sử dụng các mẫu tự hoàng đạo thông thường nhất: A tương đương với Mặt trời, B tương đương với Mộc tinh… Thế thì ta sẽ đọc dòng đầu như thế này… Con cứ ghi lại nhá: R A I Q A S V L… - Thầy ngưng ngay, - … không, chẳng có nghĩa gì hết. Venantius đâu có thật thà. Huynh ấy sắp đặt các mẫu tự theo một mật mã khác. Thầy sẽ phải tìm ra nó.

- Có thể được không thầy? – Tôi thán phục hỏi.

- Được, nếu có ít kiến thức về tiếng Ả rập. Các luận thuyết hay nhất về khoa Chiết tự học là công trình của các học giả vô thần. Và hồi còn ở Oxford, thầy đã có dịp nghe vài vị đọc cho thầy nghe. Giáo sư Bacon đã nói đúng: Kiến thức về ngôn ngữ giúp chinh phục được học vấn. Nhưng nguyên tắc đầu tiên để giải mã một thông điệp là đoán ý nghĩa của nó.

Tôi cười, nói - Thế thì cần chi giải mã nữa.

- Không hẳn. Ta có thể đưa ra vài giả thuyết dựa trên những từ đầu tiên của thông điệp, rồi xem thử cái nguyên tắc ta vừa suy diễn có thể đem áp dụng cho phần còn lại của bản văn không. Thí dụ trong mảnh giấy này, Venantius chắc hẳn đã ghi lại mật mã chỉ cách xâm nhập “Tận cùng Châu Phi”. Nếu thầy cố tình nghĩ rằng thông điệp này viết về việc xâm nhập đó, thì đột nhiên một vần điệu soi sáng trí tuệ thày… Thử nhìn ba từ đầu tiên, không đếm mẫu tự mà chỉ đếm số của các dấu hiệu… Ta có: … IIIIIIII IIIII IIIIII … Giờ thử phân chúng thành âm tiết, mỗi âm tiết có ít nhất hai dấu hiệu, rồi đọc lớn lên: ta - ta – ta, ta – ta, ta – ta – ta… Con có nghĩ ra được gì không?

- Thưa không!

- Với thầy, thì có. Đó là “Secretum Finis Africae ” (1) Nếu đúng thế thì từ cuối sẽ có mẫu tự đầu tiên và mẫu tự thứ sáu giống nhau, và đối chiếu với các dấu hiệu thì quả đúng như vậy: dấu hiệu của Quả đất hiện ra hai lần. Mẫu tự đầu tiên của từ thứ nhất, chữ S, sẽ giống mẫu tự cuối cùng của từ thứ hai: so lại, quả dấu hiệu Xử Nữ được lập lại hai lần. Có lẽ đây là cách suy giải đúng. Nhưng cũng có thể chỉ là một loạt ngẫu nhiên. Phải tìm ra một nguyên tắc của sự tương ứng…

- Tìm ở đâu?

- Trong đầu chúng ta, tưởng tượng nó ra. Rồi xem nó có đúng hay không. Nhưng thử cách này, cách kia thì trò này cũng mất của thầy cả ngày. Không lâu hơn thế đâu vì nên nhớ rằng, cần một ít kiên nhẫn là có thể giải mã tất cả cách viết bí ẩn. Giờ phải gác việc này vì chúng ta cần viếng thư viện, nhất là vì không có kính nên thầy không thể đọc phần hai của thông điệp, còn con thì không thể thấy được, vì những dấu hiệu này đối với mắt con thì…

- … Con hoàn toàn mù tịt, - tôi xấu hổ tiếp lời.

- Quả thế. Con thấy giáo sư Bacon nói đúng chứ? Phải học? Nhưng chúng ta không được nản lòng. Cất bản da và ghi chú của con vào đi, rồi ta lên Thư viện. Đêm nay dù có hàng ngàn đạo quân quỉ sứ cũng không thể cầm chân chúng ta được.

Tôi làm dấu thánh giá. - Người chạy trước chúng ta ban nãy là ai thế? Benno phải không?

- Benno nóng lòng muốn biết trong đám giấy tờ của Venantius có cái gì. Nhưng thầy nghĩ Huynh ấy không đủ can đảm đột nhập Đại dinh ban đêm.

- Thế thì Berengar hay Malachi?

- Theo thầy thì Berengar có đủ can đảm để làm những việc như vậy. Dầu sao chăng nữa, Huynh ấy cũng chịu một phần trách nhiệm về Thư viện. Huynh ấy đã bị dày vò và hối hận vì đã để lộ bí mật nào đó của nó. Nghĩ rằng Venantius đã lấy quyển sách, có lẽ Berengar muốn đem trả sách lại chỗ cũ. Huynh ấy không lên lầu được, nên đã giấu quyển sách ở đâu đó.

- Nhưng cũng có thể là Malachi, vì cùng một động cơ như vậy.

- Thầy cho là không. Malachi tha hồ có thời gian lục soát chiếc bàn của Venantius khi ở lại một mình để đóng cửa Đại dinh. Thầy biết điều đó lắm, nhưng không có cách nào để ngăn ngừa. Bây giờ ta biết Malachi đã không lấy quyển sách. Nếu con nghĩ kỹ, không có lý do gì Malachi biết Venantius đã vào thư viện để lấy cái gì. Berengar và Benno biết, thầy trò ta biết. Sau khi Adelmo thú tội, có lẽ Jorge cũng biết, nhưng Huynh ấy mù loà không thể phóng xuống cầu thang trôn ốc điên cuồng như thế được…

- Thế thì hoặc là Berengar hay Benno…

- Tại sao không phải là Pacificus xứ Tivoli hay một tu sĩ khác mà chúng ta đã gặp hôm nay? Hay Nicholas ngành kính, người biết về cặp kính của thầy? Hay anh chàng kỳ quái Salvatore mà người ta kể là thường đi lang thang thất thểu về đêm? Chúng ta nên cẩn thận chớ giới hạn danh sách những kẻ tình nghi, chỉ vì những tiết lộ của Benno đã lôi chúng ta đến một hướng duy nhất; có lẽ Benno muốn đánh lạc hướng chúng ta.

- Nhưng đối với thầy, Huynh ấy có vẻ thành thật.

- Dĩ nhiên rồi. Hãy nhớ rằng nhiệm vụ đầu tiên của một phán quan giỏi là phải đặc biệt nghi ngờ những ai tỏ vẻ thành thật đối với mình.

- Làm phán quan quả bực mình!

- Thế nên thầy đã từ nhiệm. Và như con nói, thầy bị buộc phải tái nhiệm. Nhưng giờ ta lên Thư viện thôi.

Chú thích :

(1) Bí mật của Tận cùng Phi Châu
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 30


ĐÊM

Tác giả: Umberto Eco

Cuối cùng lọt vào Mê Cung.

Những người xâm nhập thấy ảo giác lạ lùng

và cũng như trong các Mê cung,

họ lạc đường.

Lần này, thầy trò tôi leo trở lên phòng thư tịch theo lối cầu thang phía đông dẫn đến lầu cấm. Giơ cao ngọn đèn lên soi trước mặt, tôi nghĩ đến lời của cụ Alinardo về Mê Cung, và đón chờ những điều kinh khủng xảy ra.

Bước lên cấm địa, tôi ngạc nhiên thấy mình lọt vào một gian phòng không lớn lắm, có bảy bức tường không cửa sổ, nồng nặc mùi ẩm mốc, thứ mùi ấy lan tràn khắp tầng lầu. Chưa có gì đáng sợ cả.

Căn phòng có bảy bức tường, nhưng chỉ có bốn bức có cửa dẫn ra lối đi, kê giữa hai hàng cột nhỏ sát tường. Lối ra khá rộng, có vòm trên đầu. Kê sát ba bức tường không cửa sổ là những chiếc kệ khổng lồ, chất đầy sách, được sắp xếp rất gọn gàng. Mỗi kệ, mỗi ngăn, đều có gắn một bảng đánh số hình cuộn, các số này hẳn nhiên trùng với các số tôi đã thấy trong thư mục. Ở giữa phòng là một chiếc bàn cũng chất đầy sách. Tất cả sách đều phủ một lớp bụi mỏng, chứng tỏ ít khi được phủi sạch. Sàn nhà cũng phủ đầy bụi. Trên một vòm cửa là một bảng hình cuộn, vẽ lên tường mang dòng chữ “Apocalypsis Iesu Christi ” (1). Hàng chữ tuy cũ nhưng không phai mờ. Sau đó, chúng tôi nhận thấy trong các phòng khác, các bảng hình cuộn này đều được khắc khá sâu vào trong đá, rồi được tô màu theo kiểu các hoạ sĩ vẽ bích hoạ trong giáo đường.

Chúng tôi bước qua một cánh cửa và lọt vào một gian phòng khác. Phòng này có một cửa sổ không gắn khung kính mà gắn những phiến thạch cao mỏng, hai bức tường không cửa sổ và một cánh cửa hình dáng giống như cửa chúng tôi vừa bước qua. Cửa này dẫn vào một căn phòng khác, cũng có hai bức tường không cửa sổ, một bức tường nữa có đục một cửa sổ, và một lối đi mở ra đối diện chúng tôi. Tại hai phòng này cũng có hai bảng hình cuộn, hình dáng tương tự như bảng chúng tôi đã nhìn thấy ban nãy, nhưng mang dòng chữ khác. Bảng ở phòng thứ nhất ghi: “Super thronos viginti quatuor ” (2) ở phòng thứ hai ghi: “Nomen illi mors ” (3). So kích thước thì hai phòng tứ giác này nhỏ hơn phòng bảy cạnh mà thầy trò tôi vào đầu tiên, còn phần đồ đạc, kệ tủ thì cũng giống như nhau.

Chúng tôi bước vào phòng thứ ba. Phòng này không có sách và cũng không có bảng hình cuộn. Dưới cửa sổ có một bàn thờ bằng đá. Phòng có ba cửa ra vào: cửa thứ nhất là cửa chúng tôi vừa mới vào, cửa thứ nhì dẫn vào phòng bảy cạnh mà chúng tôi đã đi qua, và cửa thứ ba dẫn vào một phòng khác. Phòng này cũng giống các phòng kia, ngoại trừ bảng hình cuộn mang dòng chữ “Obscuratus est sol et aer ” (4), báo hiệu trời và đất trở nên tối sầm lại. Từ đây, người ta đi vào một phòng mới, bảng khắc mang chữ “Facta est grando et ignis ” (5), đe doạ sẽ có lửa loạn. Phòng này không có lối ra vào nào khác: đã vào thì không tiến thêm được nữa mà phải quay lại.

Thầy William nói: - Thử nghĩ xem nào. Năm phòng tứ giác gần như hình thang, mỗi phòng có một cửa sổ. Những phòng này xếp chung quanh một phòng bảy cạnh không cửa sổ, có cầu thang dẫn lên. Thầy thấy có vẻ ấu trĩ quá. Chúng ta đang ở trong ngọn tháp phía đông. Từ ngoài nhìn vào, thế là đúng. Phòng trống quay mặt về hướng đông, cùng một hướng với khu hát kinh của giáo đường, ánh bình minh sẽ soi rạng bàn thờ, thầy thấy như thế là phải cách và tôn nghiêm. Theo thầy, ở đây chỉ có duy nhất một ý hay, đó là việc dùng những phiến thạch cao mỏng thay cho những khung kính. Ban ngày, nó nhận ánh sáng dịu, còn ban đêm thì ngay một ánh trăng cũng không lọt vào được. Giờ xem thử hai cửa ra vào của phòng bảy cạnh dẫn đến đâu.

Thầy tôi đã lầm. Những người xây Thư viện đã tinh khôn hơn chúng tôi tưởng. Tôi không thể giải thích rõ chuyện gì đã xảy ra, vì khi chúng tôi rời phòng trong tháp thì trật tự của các phòng trở nên hỗn loạn. Có phòng có hai cửa sổ, có phòng có ba. Mỗi một phòng đều có một cửa sổ, cho nên từ phòng có cửa sổ đi vào, chúng tôi cứ ngỡ tiến vào bên trong của Đại dinh. Phòng nào cũng có cùng một loại bàn, loại kệ, sách được sắp xếp gọn gàng trông giống nhau như đúc, cho nên thoạt nhìn không thể biết được mình đang ở đâu. Chúng tôi cố gắng đọc những bảng hình cuộn để định hướng. Một lần, chúng tôi băng qua một phòng mang bảng “In diebus illis ”(6), và sau khi đi lang thang một lát, chúng tôi ngỡ mình đã quay trở lại phòng đó. Nhưng chúng tôi nhớ cánh cửa đối diện cửa sổ dẫn vào một phòng có bảng ghi: “Primogenitus mortuorum ” (7) nào ngờ chúng tôi chợt lọt vào một phòng khác cũng mang bảng ghi: “Apocalypsis Iesu Christi ” (8), nhưng đó lại không phải là phòng bảy cạnh, nơi chúng tôi khởi hành. Sự kiện này cho thấy đôi khi có vài phòng mang bảng khắc chữ giống nhau. Chúng tôi đã gặp hai phòng mang bảng “Apocalypsis ” kế liền nhau, và ngay sau chúng là một phòng với bảng chữ “Cecidit de coelo stella magna ”(9).

Nguồn gốc của các dòng chữ khắc trên bảng thật quá hiển nhiên, đó là những câu thơ trong sách Khải huyền của Thánh John, nhưng quả thực chúng tôi mù tịt không biết tại sao lại vẽ chúng lên tường và đằng sau cách sắp xếp chúng có ẩn giấu một lôgíc nào chăng. Chúng tôi càng hoang mang khi phát hiện có vài bảng được sơn màu đỏ chớ không phải màu đen.

Có lúc chúng tôi lại đi lạc lại vào phòng bảy cạnh đầu tiên, điều này dễ nhận ra vì cầu thang dẫn lên phòng này. Chúng tôi tôi tiếp tục đi về hướng phải, cố tình đi xuyên thẳng từ phòng này sang phòng khác. Đi được ba phòng thì bị một bức tường trống chặn lại. Lối ra duy nhất dẫn vào một phòng khác cũng chỉ có độc một lối ra. Chúng tôi đi ra bằng lối này và qua được bốn phòng nữa thì bị một bức tường khác chặn lại. Chúng tôi ngược trở về phòng trước – phòng này có hai cửa – theo cánh cửa ban nãy chưa đi để sang một phòng khác và lại một lần nữa lọt vào chính cái phòng bảy cạnh của điểm xuất phát.

Thầy William hỏi: - Phòng mới nãy chúng ta đi ngược lại tên là gì?

Tôi vắt óc nhớ lại và trong đầu hiện lên hình ảnh một con ngựa trắng, bèn đáp: - “Equus albus ” (10)

- Tốt. Ta hãy quay lại tìm phòng đó.

Thật là dễ. Từ đây, nếu chúng tôi không muốn đi ngược lại như nãy, chúng tôi có thể xuyên qua căn phòng mang tên: “Gratia vobis et pax ” (11). Từ phòng này, phía bên phải, chúng tôi tìm ra một lối đi mới, không dẫn về chỗ cũ. Nhưng nào ngờ chúng tôi đột nhiên quay lại phòng “In diebus illis ” và phòng “Primogenitus mortuorum ”. Phải chăng đây là phòng chúng tôi vừa mới tới cách đây vài phút hay phòng nào khác? Cuối cùng chúng tôi đến một phòng hình như chưa đặt chân đến bao giờ, mang tên “Tertia pars terae combusta est ” (12). Nhưng cho dù có biết phần thứ ba của trái đất đã bị cháy rụi, chúng tôi vẫn mù tịt không biết mình đang ở đâu so với ngọn tháp phía đông.

Giơ cao đèn lên, tôi mạnh dạn bước vào những phòng kế. Một hình hài khổng lồ khủng khiếp, lắc lư run rẩy đi về phía tôi như một hồn ma.

- Quỷ sứ! – Tôi hét lên và suýt đánh rơi ngọn đèn khi quay phắt lại, chạy trốn vào vòng tay của thầy William. Thầy giằng lấy cây đèn trong tay tôi, gạt tôi sang một bên rồi kiên quyết bước tới khiến tôi vô cùng thán phục. Thầy cũng trông thấy một cái gì đó, vì thầy giật bắn người lùi lại. Đoạn thầy chồm tới và giơ cao đèn lên. Thầy phá lên cười.

- Tinh vi thật. Chẳng qua chỉ là một tấm gương!

- Tấm gương à?

- Đúng thế, chiến sĩ hiên ngang của ta. Mấy phút trước đây trong phòng thư tịch, con đã can đảm phóng theo một kẻ thù bằng xương bằng thịt, mà nay lại sợ chính bóng mình. Đó chỉ là một tấm gương phản ánh, phóng lớn và bóp méo hình bóng con.

Thầy nắm tay tôi dắt đến bức tường đối diện cửa vào phòng. Trên một tấm gương gợn sóng, dưới ánh đèn gần hơn, tôi thấy hiện lên hai hình thể thô kệch và méo mó của thầy trò tôi, chúng thay hình đổi dạng mỗi khi chúng tôi tiến gần hoặc lùi xa.

Thầy William thích thú nói: - Con nên đọc vài bài khảo cứu về quang học. Những người xây dựng thư viện hẳn đã nghiên cứu nó. Những nhà quang học giỏi nhất là những người Ả rập, Alhazen đã viết bài khảo luận “Luận về những hình bóng ” (13), trong đó, dùng những chứng minh hình học rất chính xác, ông đã nói đến mãnh lực của những tấm gương. Tuỳ thuộc vào cách chế tạo mặt gương, vài loại có thể phóng to những vật li ti nhất. Thí dụ như loại kính của thầy. Những loại khác làm đảo ngược hoặc làm xiên xẹo hình ảnh, soi một vật thành hai, hai vật thành bốn. Còn những loại khác, chẳng hạn như tấm gương này, biến tên lùn thành người khổng lồ hay ngược lại.

- Lạy Chúa tôi! Như thế có phải đây là những hình ảnh mà vài người bảo đã gặp trong Thư viện không?

- Có thể. Quả là một ý rất hay, - Thầy đọc bản khắc trên tường, phía trên kính: “Super thronos viginti quatuor ” (14). Chúng ta đã gặp bảng khắc chữ này rồi, nhưng trong một cái phòng không có gương. Còn phòng này lại không có cửa sổ và không phải hình bảy cạnh. Chúng ta đang ở đâu nhỉ? - Thầy nhìn quanh và đến một kệ sách – Adso ơi, không có cặp mắt kỳ diệu đó, thầy không thể hình dung được những sách này viết gì. Con đọc cho thầy nghe vài tựa sách đi.

Tôi vớ lấy một quyển sách – Thưa thầy, sách này không có chữ!

- Con nói gì vậy? - Thầy thấy chữ mà - Vậy con đọc cái gì?

- Con không đọc. Những cái này không phải là mẫu tự, cũng không phải tiếng Hy Lạp để con có thể nhận ra. Chúng trông giống như sâu bọ, rắn rít, ruồi, muỗi, phẩn…

- À, đó là chữ Ả rập. Có những cuốn sách khác như thế không?

- Thưa, có vài (cuốn?). Tạ ơn trên, cuốn này bằng tiếng La tinh đây. Al… Al – Kuwarizmi, “Tabulae ”.

- Những bản thiên văn của Al – Kuwarizmi do Adelard xứ Bath dịch. Một tác phẩm cực hiếm! Tiếp đi con.

- Isa Ibn – Ali “Luận về mắt ” (15). Alkindi, “Luận về những tinh tú sáng ngời ” (16)

- Bây giờ nhìn trên bàn xem.

Tôi giở một quyển sách lớn ở trên bàn ra. “Luận về muôn thú ” (17), tình cờ lật ra một trang sách vẽ một con kỳ lân đẹp mắt bằng những màu sắc rạng rỡ ngoạn mục.

- Đẹp quá, - thầy William nhận xét vì vẫn còn thấy rõ hình ảnh minh hoạ - Còn quyển sách kia?

Tôi đọc: “Cuốn sách về đủ loại quái vậ t”. Sách này cũng có hình ảnh đẹp, nhưng con thấy cũ hơn.

Thầy William cúi sát mặt xuống quyển sách - Quyển này do các tu sĩ Ái Nhĩ Lan minh hoạ cách đây ít nhất năm thế kỷ. Còn quyển sách có kỳ lân thì gần đây hơn, dường như làm theo kiểu Pháp - Lại một lần nữa, tôi thán phục tài uyên thâm của thầy tôi.

Chúng tôi vào phòng kế và xuyên suốt bốn phòng nữa, phòng nào cũng có cửa sổ, chất đầy sách viết bằng ngôn ngữ lạ lùng, kể cả những sách viết về khoa học huyền bí. Rồi chúng tôi đụng đầu một bức tường, nên buộc phải quay lại, vì năm phòng cuối này thông suốt với nhau và không có lối ra nào khác.

Thầy William nói:- Căn cứ vào góc cạnh của bức tường, thầy nghĩ chúng ta đang ở trong khối ngũ giác của một ngọn tháp khác, nhưng lại không có phòng bảy cạnh ở trung tâm. Có lẽ chúng ta đã nhầm.

- Thế còn cửa sổ thì sao? Sao có nhiều cửa sổ thể? Mọi căn phòng không thể đều nhìn ra ngoài được.

- Con quên cái lồng cầu thang ở trung tâm, từ trên nhìn xuống như cái giếng. Nhiều cửa sổ chúng ta đã thấy hướng vào lồng cầu thang hình bát giác này. Ban ngày, nhờ ánh sáng, chúng ta sẽ phân biệt được cửa sổ nào hướng ra ngoài, cửa sổ nào quay vào trong, nhờ đó chúng ta có thể biết vị trí của mỗi phòng theo hướng mặt trời. Nhưng khi hoàng hôn xuống thì không phân biệt được. Thôi ta trở lại.

Chúng tôi trở về phòng có tấm gương và trực chỉ cửa thứ ba. Chúng tôi nghĩ trước đây mình chưa qua lối này. Trước mắt chúng tôi hiện lên một dãy ba hay bốn phòng, và hướng về phía phòng cuối có ánh đèn.

- Có người đàng đó! – Tôi nghẹn giọng nói.

- Nếu thế, hắn đã trông thấy ánh đèn của chúng ta – Thầy William nói, nhưng vẫn lấy tay che đèn. Chúng tôi ngần ngừ một lát. Ánh đèn kia vẫn tiếp tục lung linh, không tỏ hơn cũng không mờ hơn.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 31


ĐÊM

Tác giả: Umberto Eco

Thầy William bảo: - Có lẽ chỉ là một ngọn đèn được đặt ở đó để các tu sĩ tin rằng Thư viện bị ma ám. Nhưng ta phải tìm ra. Con đứng đây, cứ che đèn. Thầy sẽ cẩn thận đi tới.

Vẫn còn xấu hổ vì sự việc xảy ra trước tấm gương ban nãy, tôi muốn phục hồi danh dự bèn bảo: - Không, để con đi. Thầy ở đây. Con sẽ thận trọng tiến đến. Con nhỏ người và nhẹ hơn. Khi nào con thấy không có gì nguy hiểm, con sẽ gọi thầy.

Thế rồi tôi bước tới. Ép mình sát tường, đi rón rén nhẹ như mèo, tôi đi xuyên suốt ba phòng và đến ngưỡng căn phòng le lói ánh đèn. Tôi trườn theo bức tường đến cột dọc rầm cửa bên mặt và ghé mắt nhìn vào phòng. Không một bóng người. Có một ngọn đèn đặt trên bàn đang chập chờn bốc khói. Nó có vẻ giống một lư hương không nắp. Nó không có lửa ngọn, nhưng có một thứ ánh sáng tro âm ỉ đốt một thứ gì đó. Tôi thu hết can đảm bước vào. Trên bàn bên cạnh lư hương có một quyển sách màu sắc sặc sỡ mở sẵn. Tôi đến gần và thấy trên trang giấy có bốn sọc màu khác nhau: vàng, son, ngọc lam, đất nung và một con quái vật khủng khiếp. Đó là một con rồng khổng lồ mười đầu, kéo theo sau nó sao trời và dùng đuôi đập chúng xuống đất. Đột nhiên, tôi thấy con rồng lớn lên bội phần, vảy bên hông nó hóa thành một khu rừng, lấp lánh bọn cánh cam ào ạt bay ra khỏi trang giấy, lượn vòng quanh đầu tôi. Tôi hất đầu ngẩng lên thì nhìn thấy trần nhà ép sát xuống thân tôi, rồi nghe thấy tiếng rít của hàng nghìn con rắn, không khủng khiếp mà lại quyến rũ. Rồi một phụ nữ hiện ra, tắm mình trong ánh sáng, kề mặt nàng sát mặt tôi, hơi thở nhè nhẹ. Tôi thẳng tay đẩy nàng ra, và tay tôi dường như chạm vào những quyển sách trên kệ đối diện vì nó mọc dài ra quá khổ. Tôi không còn biết trời đất gì nữa. Ở giữa phòng, tôi thấy Berengar trừng trừng mắt nhìn tôi và nhếch mép cười căm phẫn, đầy nhục dục. Tôi lấy tay che mặt và tay tôi giống như móng có màng nhầy nhụa của chân cóc. Tôi nghĩ mình đã khóc to vì trong miệng có vị chua. Tôi lao mình vào vực đen thăm thẳm, dường như đang há rộng mãi đưới chân tôi, và tôi không biết gì nữa.

Tôi tỉnh dậy, tưởng chừng như mình đã trải qua nhiều thế kỷ, nghe có ai vỗ vào đầu. Tôi nằm dài trên sàn nhà, còn thầy William đang vả vào má tôi. Mở mắt ra, tôi thấy mình đang ở trong một phòng khác có treo bảng tên “Requiescant a laborius suis ” (18) ;

Thầy William thì thầm vào tai tôi - Tỉnh dậy, tỉnh dậy nào, Adso, không có gì…

Tôi nói trong mê sảng- Có đủ thứ… Con quái vật đằng kia…

- Không có quái vật nào hết. Thầy thấy con lảm nhảm ở dưới chiếc bàn đặt quyển sách Mặc khải của nhóm Mozarab (19). Nhưng thầy ngửi mùi, biết ngay con đã hít một chất gì đó nguy hiểm nên phải bồng con đi ngay. Đầu thầy hãy còn choáng váng.

- Nhưng con đã thấy gì?

- Không thấy gì cả. Quả thật ai đó đã đốt một chất gì đó có khả năng gây ảo giác. Thầy nghe mùi quen quen: đó là một chất của người Ả Rập. Vậy là chúng ta đã giải thích được sự bí ẩn của ảo giác. Ai đó ban đêm đã bỏ các loại dược thảo huyền ảo vào đấy để dọa khách không mời rằng có những hồn ma canh gác thư viện. Thế con cảm thấy thế nào?

Tuy vẫn còn hoang mang, tôi cố hết sức hồi tưởng ảo giác của mình và kể cho thầy William nghe. Thầy cười bảo: - Phân nửa điều con kể xuất phát từ trí tưởng tượng dựa trên những gì con thoáng thấy trong quyển sách, phần còn lại nói lên ước vọng và nỗi sợ hãi của con. Đây là tác dụng do một số cây thuốc tạo ra. Mai chúng ta sẽ nói chuyện này với Severinus. Thầy nghĩ Huynh ấy biết nhiều hơn chúng ta tưởng. Chúng thuần túy chỉ là dược thảo, không cần đến sự pha chế quỉ quái như Sư huynh ngành kính đã bảo ta. Dược thảo, gương soi… Nơi tàng trữ những kiến thức cấm kỵ này được canh giữ bởi vô số công cụ xảo quyệt nhất. Người ta dùng kiến thức để che đậy, chớ không phải để quảng bá. Thầy không thích thế. Một tâm trí bệnh hoạn đã chế ngự việc canh giữ thư viện. Nhưng đêm nay vất vả quá rồi, chúng ta phải đi thôi. Con đã bị thất thần, cần có nước và khí trời. Cố mở các cửa sổ này cũng hoài công, vì chúng quá cao, và có lẽ đã đóng kín mấy chục năm nay rồi. Sao người ta lại có thể nghĩ rằng Adelmo đã từ đây lao mình xuống vực nhỉ?

Thầy William bảo “Đi”. Nghe thì dễ. Chúng tôi biết chỉ có thể lên Thư viện bằng tháp phía đông. Nhưng bây giờ chúng tôi đang ở đâu? Chúng tôi đã hoàn toàn lạc hướng. Chúng tôi lang thang, sợ rằng sẽ chẳng bao giờ thoát ra nơi này. Tôi vẫn lảo đảo và buồn nôn. Thầy William hơi lo cho tôi và bực mình vì kiến thức của mình còn hạn chế. Nhưng việc đi lang thang này giúp cho thầy nảy lên một sáng kiến cho ngày hôm sau: chúng tôi sẽ trở lại thư viện - cứ cho rằng sẽ không bao giờ ra được - dùng một thanh củi cháy dở hoặc vật gì đó có thể lưu lại dấu vết trên tường.

Thầy William ngâm nga: - Muốn tìm đường ra khỏi Mê Cung chỉ có một cách duy nhất. Tại mỗi giao điểm chưa hề qua, ta sẽ vạch đường đi bằng ba dấu hiệu. Nếu thấy con đường dẫn đến giao điểm đã đánh dấu rồi, mình phải hiểu rằng mình đã đi qua đó rồi, vậy mình chỉ vạch một dấu lên con đường vừa đi qua. Nếu tất cả cửa đều được đánh dấu thì mình phải lùi bước. Nhưng, nếu một trong hai lối ra của giao điểm chưa được đánh dấu, mình sẽ chọn một và vạch hai dấu lên đó. Khi qua lối chỉ có một dấu, mình phải vạch thêm hai dấu nữa để tạo thành ba. Khi đến một giao điểm mà không bao giờ dùng lối đi có ba dấu, trừ khi tất cả các lối đi khác đều đã có đánh dấu, thì biết rằng mình đã đi khắp Mê Cung.

- Làm sao thầy biết thế? Thầy là chuyên gia về các Mê Cung à?

- Không, thầy ngâm lại một đoạn sách xưa mà thầy đã đọc.

- Và nhờ áp dụng nguyên tắc này, thầy sẽ ra được à?

- Theo thầy thì hầu như không bao giờ. Dầu sao chúng ta phải cố. Vả lại, trong vòng mai hoặc mốt, thầy sẽ có mắt kính và thời gian để nghiền ngẫm thêm sách. Nếu thứ tự các bảng hình cuộn còn mơ hồ thì cách sắp xếp sách sẽ giúp chúng ta rút ra một nguyên tắc.

- Thầy sẽ có kính à? Làm sao thầy tìm ra chúng?

- Thầy sẽ đặt làm kính mới. Thầy biết Sư huynh ngành kính rất háo hức đợi một dịp thế này để thử một cái gì mới. Miễn là Huynh ấy có đồ nghề thích hợp để mài những mảnh kính. Còn nói về kính thì trong xưởng làm việc đó có rất nhiều.

Khi chúng tôi đi lang thang tìm đường ra thì bỗng nhiên ngay chính giữa một căn phòng, tôi cảm thấy một bàn tay vô hình vuốt lên má tôi, trong khi đó, một tiếng rên rỉ nửa người nửa thú, vang lên trong phòng đó và phòng bên, như thể một hồn ma đang bay vất vưởng từ phòng này sang phòng khác. Lẽ ra, tôi phải chuẩn bị đón nhận những điều kỳ quái trong Thư viện, nhưng một lần nữa, tôi khiếp sợ và nhảy lùi lại. Thầy William chắc hẳn đã gặp cùng cảnh ngộ như tôi, vì thầy cũng sờ lên má khi giơ đèn lên cao nhìn quanh quất.

Thầy giơ một tay và xem xét ngọn lửa, bây giờ có vẻ sáng hơn, rồi liếm một ngón tay đưa thẳng ra trước mặt.

- Rõ rồi! – Thầy nói và chỉ cho tôi hai điểm ngang đầu trên hai bức tường đối diện, có hai kẽ nhỏ, và nếu người ta để tay gần đó, sẽ cảm thấy khí lạnh từ ngoài luồn vào. Khi kề tai gần chúng, ta nghe tiếng xào xạc như tiếng gió thổi bên ngoài.

- Dĩ nhiên, Thư viện phải có hệ thống thông gió. Bằng không, bầu không khí sẽ ngột ngạt, nhất là vào mùa hè. Ngoài ra, các kẽ hở đó cung cấp đủ độ ẩm, thế nên các bản da sẽ không bị khô. Nhưng sự khôn ngoan của các nhà sáng lập Thư viện không chỉ có thế. Họ biết chắc rằng đục những kẽ hở theo một tọa độ nhất định nào đó thì vào những đêm có gió, các luồng gió thổi qua những kẽ này sẽ gặp những luồng khác rồi xoay vần suốt tất cả các phòng bên trong, tạo ra âm thanh ma quái ban nãy chúng ta đã nghe. Cùng với gương và thuốc mê, điều này sẽ khiến cho những kẻ liều lĩnh đột nhập vào đây thêm sợ hãi. Thế nên, chính chúng ta đã có lúc tưởng ma thổi vào mặt. Giờ đây, nhờ gió mạnh nên chúng ta mới vỡ lẽ ra. Vậy điều bí ẩn này giờ đây cũng đã sáng tỏ. Còn chúng ta thì vẫn không biết lối nào ra!

Vừa nói chuyện, chúng tôi vừa hoang mang đi lung tung, không buồn đọc những tấm bảng hình cuộn, cái nào cũng giống cái nấy. Chúng tôi đến một căn phòng bảy cạnh khác, rồi xuyên qua các phòng kế cận, nhưng vẫn không thấy lối ra. Chúng tôi lùi lại, đi gần một giờ đồng hồ, không chủ tâm định vị trí mình đang ở đâu. Có lúc thầy William cho rằng chúng tôi đã thất bại, và chỉ có việc vào phòng nào đó ngủ tạm rồi hi vọng sáng mai, Malachi sẽ tìm thấy chúng tôi. Đang còn than thân trách phận đã dấn thân vào cuộc phiêu lưu mạo hiểm này thì chúng tôi đột nhiên thấy lại căn phòng có cầu thang dẫn lối lên. Chúng tôi thành tâm tạ ơn trên và hớn hở đi xuống.

Khi vừa đến nhà bếp, chúng tôi chạy ào đến cửa lò và chui vào hành lang trong lò thiêu xương. Tôi thề rằng, bây giờ các đầu lâu đang nhe răng trông cũng dễ thương như những nụ cười của các bạn thân. Chúng tôi vào lại giáo đường và ra ngoài theo cửa bắc, rồi cuối cùng vui mừng ngồi lên những mộ bia. Không khí trong lành ban đêm ngát hương thiêng. Sao trên trời chiếu sáng, và các hư ảnh tôi nhìn thấy trong Thư viện lùi xa mãi.

Tôi nhẹ nhõm nói: - Thế giới sao huy hoàng quá, còn Mê Cung sao u ám lạ.

- Thế giới sẽ huy hoàng biết bao nếu mình biết cách đi lại trong Mê Cung.

Chúng tôi men theo cánh trái của nhà thờ, đi qua một cửa lớn, băng ngang nhà nguyện để đến nhà nghỉ của những người hành hương. Tu viện trưởng đã đợi sẵn tại cửa, nghiêm khắc nhìn chúng tôi chằm chặp, và nói với thầy William:

- Cha đã kiếm con suốt đêm, không thấy con ở trong phòng, cũng không thấy trong nhà thờ…

- Chúng con đuổi theo một dấu vết… - Thầy William nói một cách mơ hồ, lộ vẻ bối rối.

Tu viện trưởng nhìn thầy một hồi lâu rồi chậm rãi và nghiêm nghị nói: - Cha đã tìm con ngay sau Kinh Tối. Berengar không có trong khu hát kinh.

- Cha muốn nói chi? – Thầy William vui mừng hỏi. Giờ thầy đã biết rõ ai đã phục kích chúng tôi trong phòng thư tịch.

Tu viện trưởng nhắc lại: - Huynh ấy không có trong khu hát kinh vào giờ Kinh Tối, và giờ cũng chưa về phòng mình. Kinh Sớm sắp điểm, chúng ta sẽ thử xem Huynh ấy có dự lễ không. Nếu không, Cha nghĩ sẽ có một tai ương mới.

Vào giờ Kinh Sớm, Berengar vẫn vắng mặt.

Chú thích:

(1) (La Tinh): Sách Khải huyền của Chúa Kitô.

(2) Hai mươi bốn vị niên trưởng ngồi trên ngai.

(2) Tên nó là sự chết.

(3) Trời đất tối tăm.

(4) Lửa loạn xảy ra.

(5) Trong những ngày ấy.

(6) Con đầu lòng của người chết.

(7) Sách Khải huyền của Chúa Kitô

(8) Một tinh tú từ trời rơi xuống.

(9) Bạch mã.

(10) Cầu chúc ơn huệ và bình an.

(11) Phần thứ ba của trái đất bị cháy rụi.

(12) “De Aspectibus”

(13) Hai mươi bốn vị niên trưởng ngồi trên ngai.

(14) “De Oculis”

(15) “De Radiis Stellatis”

(16) “De Bestiis”

(17) “Laber Montrorum de Diversis Generibus ”

(18) Cầu mong họ yên nghỉ sau khi lao động nhọc nhằn.

(19) Nhóm Mozarab : Nhóm Thiên chúa giáo Tây Ban Nha đã cải cách đạo Thiên chúa trong người Moors đô hộ nước họ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 32


NGÀY THỨ BA

Tác giả: Umberto Eco

Berengar biến mất,

tìm thấy một mảnh vải vấy máu trong phòng,

và chỉ có thế.

Khi viết những dòng này, tôi cảm thấy mệt mỏi, giống như cảm giác trong đêm hôm đó, hay đúng hơn, trong buổi sáng đó. Biết kể gì đây? Sau Kinh Sớm, Tu viện trưởng phái hầu hết tu sĩ đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không có kết quả. Ai nấy đều hoảng hốt.

Gần Kinh Ngợi Khen, trong khi đang lục lạo trong phòng Berengar, một tu sĩ tìm thấy dưới tấm đệm một mảnh vải trắng vấy máu. Huynh trình cho Tu viện trưởng và Cha cho đó là một điềm gớm ghiếc nhất. Jorge cũng có đó, và khi người ta kể lại, bèn hỏi: - Máu à? – như thể việc đó hoàn toàn phi lý. Còn Alinardo thì lắc đầu, nói:

- Không, không, hồi kèn thứ ba báo hiệu cái chết trong nước…

Thầy William xem xét mảnh vải và nói: - Giờ thì mọi việc đã sáng tỏ.

Họ hỏi thầy: - Berengar đâu?

Thầy đáp: - Tôi không biết – Aymaro nghe thầy nói bèn ngước mắt lên trời, thầm thì vào tai Peter xứ Sant’ Albano: - Đúng là dân Anh.

Gần Kinh Đầu, khi mặt trời đã lên cao, Tu viện trưởng phái tôi tớ đi tìm kiếm ở chân vực đá và quanh vòng tường ngoài. Đến giờ Kinh Xế Sáng, họ đi về mà không tìm thấy gì cả.

Thầy William bảo chúng tôi cũng chẳng có thể làm gì hơn nên phải chờ dịp. Đoạn thầy đi đến lò rèn, và nói chuyện thật lâu với Nicholas, thợ cả ngành kính.

Tôi ngồi trong nhà thờ trong giờ Kinh lễ, gần bên cửa giữa. Tôi thấy buồn ngủ kinh khủng và đánh một giấc dài, vì người trẻ dường như cần ngủ nhiều hơn người già. Những người già đã ngủ quá nhiều và đang chuẩn bị giấc ngủ nghìn thu.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 33


KINH XẾ SÁNG

Tác giả: Umberto Eco

Trong phòng thư tịch,

Adso suy ngẫm về lịch sử dòng tu của mình,

và số phận của sách vở.

Ra khỏi nhà thờ, tôi thấy đỡ mệt hơn nhưng đầu óc thì rối mù, chỉ vào ban đêm thân xác mới hưởng được sự nghỉ ngơi thanh thản thực sự. Tôi lên phòng thư tịch và khi được Malachi cho phép, tôi bắt đầu giở xem quyển Thư mục. Tôi vừa mở, vừa lơ đãng liếc nhìn các trang sách, nhưng thực tình tôi đang quan sát các tu sĩ.

Thái độ điềm tĩnh, nghiêm trang của họ khiến tôi cảm phục. Chăm chú vào công việc của mình, họ như quên rằng một người anh em của họ đang được tích cực lùng kiếm khắp nơi, và hai người khác đã mất đi trong cảnh hãi hùng. Tôi tự nhủ, đây chính là sự cao cả của dòng tu chúng tôi: hàng bao thế kỷ nay những con người như họ đã chứng kiến những bọn dã man tràn vào vơ vét tu viện, ném vương quốc vào vực thẳm của lửa thiêu, thế mà họ vẫn ấp ủ bản da, màu mực, vẫn mấp máy đôi môi đọc những hàng chữ đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ và sẽ được lưu truyền qua nhiều thế kỷ và sẽ được lưu truyền lại nhiều thế kỷ tiếp nữa. Họ đã mải đọc và chép vào thời hoàng kim đến; thế sao nay họ lại không tiếp tục nữa?

Mới hôm trước đây, Benno đã nói sẽ sẵn sàng phạm tội để lấy một quyển sách quý. Huynh ấy không nói dối và cũng chẳng đùa. Một tu sĩ ắt hẳn yêu sách với lòng khiêm cung, khao khát muốn học được điều hay, lẽ phải trong sách, chớ không nhằm thỏa mãn lòng hiếu kỳ của mình. Đối với người phàm tục, ngoại tình là điều quyến rũ; đối với giới tăng lữ, của cải là điều họ khao khát, thì đối với các thầy dòng, kiến thức mới chính là điều mê hoặc họ.

Tôi giở qua những trang Thư mục, và một rừng tựa sách bí ẩn nhảy múa trước mắt tôi: “Quinti Sereni luận về y học ”, “Hiện tượng ”, “Sổ tay của Q. Iulii Hilarionis về nguồn gốc thế gian ”, “Sách của Aesopi luận về động vật tự nhiên ”,… (1). Thảo nào các án mạng bí ẩn lại liên quan đến Thư viện. Đối với những con người tận tụy sách đèn này, Thư viện vừa là thiên đàng Jerusalem vừa là địa giới nằm trên biên cương giữa Terra incognita (2) và nấm mồ Hades (3). Họ bị chế ngự bởi những lời hứa hẹn và cấm đoán của Thư viện. Đời họ gắn với nó, vì nó và có lẽ chống lại nó, âm thầm hy vọng một ngày nào đó sẽ phá vỡ được các bí mật của nó. Chẳng lạ gì nếu họ đã liều mạng để thỏa mãn óc hiếu kỳ, hay đã sát nhân để ngăn không cho ai chiếm được điều tuyệt mật của chính họ.

Sự cám dỗ ắt hẳn phải phát sinh từ lòng kiêu hãnh của giới trí thức. Chính những kiến thức mà các tu viện đã tích lũy này được sử dụng như một thứ hàng hóa để trao đổi, là lý do phát sinh lòng kiêu hãnh, là cái cớ để khoe khoang và gây uy tín. Các hiệp sĩ thì phô trương binh giáp cờ xí, còn các Tu viện trưởng thì phô trương các bản viết ngời sáng. Giờ đây, khi các chủng viện đã mất đi cái thế lãnh đạo trong ngành học thì tình trạng còn điên rồ hơn thế nữa. Các trường dòng, phường hội, thành thị, đại học sao chép sách còn giỏi hơn chúng tôi, họ còn làm ra sách mới, và đây có lẽ là nguyên nhân của nhiều nỗi bất hạnh.

Tu viện này có lẽ không bao giờ huênh hoang về sự ưu việt trong việc tạo ra các nền học thuật. Nhưng có lẽ vì lý do đó mà các tu sĩ không còn hài lòng với việc sao chép thiêng liêng nữa. Bị thôi thúc bởi khát vọng về điều tân kỳ, họ cũng muốn viết lên những lời ngợi khen mới lạ về tạo hóa. Nhưng họ không nhận thức rằng, làm như vậy, họ đang khuyến khích sự hủy diệt tính ưu việt của mình vì nếu nền học thuật mới mà họ muốn gây dựng được luân lưu tự do bên ngoài những vòng tường này, thì khi đó sẽ chẳng còn sự phân biệt giữa nơi thiêng liêng này với một trường dòng hay một đại học ở đô thị. Ngược lại, nếu vẫn cô lập thì tu viện sẽ duy trì được uy tín và uy lực toàn vẹn của nó, nó sẽ không bị đồi bại hóa bởi các cuộc tranh cãi và lòng kiêu ngạo - lòng kiêu ngạo này sẽ khiến thói đời soi mói mọi điều huyền bí và cao cả của tu viện. Tôi tự nhủ nguyên nhân của sự yên lặng và bóng tối bao trùm Thư viện chính là việc gìn giữ nền học thuật này. Nền học thuật này chỉ có thể được duy trì không hề suy suyển, nếu người ta ngăn không cho mọi người tiếp cận nó, ngay cả các tu sĩ. Học vấn không phải là đồng bạc cứ mãi nguyên vẹn dù qua bao cuộc bán buôn ô trọc, thực ra nó giống như một cái áo đẹp, khi mặc hay phô diễn sẽ mòn dần. Một quyển sách không tương tự như thế sao? Nếu qua nhiều bàn tay, các trang giấy sẽ nhầu nát, mực nhũ sẽ phai mờ. Tôi thấy Pacificus xứ Tivoli giở một quyển sách xưa, có những trang dính cứng với nhau vì ẩm ướt. Huynh ấy liếm ngón tay để lật trang, mỗi khi trang giấy thấm nước bọt, nó trở nên mềm nhũn. Mở sách ra có nghĩa là xếp sách lại: để cho khí và bụi tha hồ bào mòn các nếp nhuyễn trong bản da và làm mốc meo những góc trang đã thấm nước miếng. Cũng như sự ngọt ngào thái quá khiến chiến sĩ yếu mềm và bất lực, óc hiếu kỳ và sự thích thú chiếm hữu sẽ mở đường cho bệnh tật tấn công và tiêu diệt cuốn sách.

Thế thì phải làm gì? Thôi đọc sách và chỉ bảo quản nó? Tôi e ngại có đúng không? Thầy tôi sẽ nói gì?

Cạnh bên, tôi trông thấy Sư huynh viết đề mục, Magnus xứ Iona, vừa mới dùng đá mài cạo xong một mảnh da bê và đang lấy phấn nhồi nó cho mềm, để rồi sẽ dùng thước vuốt thẳng nó. Bên cạnh Huynh ấy là Rabano xứ Toledo, sau khi gắn bản da lên bàn, giờ đang đục những lỗ li ti hai bên lề để dùng bút sắt kẻ những đường ngang mảnh da. Tôi thầm nghĩ: hai Sư huynh đang trải qua những giờ phút trên thiên đàng hạ giới, họ làm ra những quyển sách mới giống như những quyển sách khác mà nhiên hậu sẽ bị thời gian tàn phá... Do đó, Thư viện không thể bị một thế lực trần gian nào đe dọa nó, vì nó là một sinh linh. Nhưng nếu nó đang sống, tại sao người ta không rộng mở nó để mạo hiểm đón nhận kiến thức? Có phải đó là điều Benno muốn và có lẽ Venantius cũng đã muốn?

Tôi cảm thấy hoang mang và sợ hãi chính suy nghĩ của mình. Có lẽ tư duy này không thích hợp với một tu sinh, một người phải mãi mãi nghiêm túc và khiêm tốn theo Giáo Luật. Về sau, tôi thực hiện điều đó trong khi quanh tôi thế gian chìm đắm ngày càng sâu hơn vào cơn bão máu và cuồng loạn.

Đã đến giờ ăn trưa. Tôi vào bếp và được cho những miếng ngon nhất, vì bây giờ tôi đã trở thành bạn của những người nấu nướng.

Chú thích:

(1) “Quiniti Serini de medicaments”, “Phaenomena”, “Libellus Q. Iulii Hilarionis de origine mundi”, “Liber Aesopi de natura animalium”;

(2) Vùng đất hoang hay lãnh vực chưa được nghiên cứu.

(3) Theo Thánh kinh, đây là nơi an nghỉ của người chết.h
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 34


KINH TRƯA

Tác giả: Umberto Eco

Lời Salvatore tâm sự với Adso,

không thể tóm tắt được trong vài chữ,

nhưng khiến tu sinh này trầm tư nghĩ ngợi.

Khi đang ăn, tôi thấy Salvatore ngồi trong một góc đang hí hửng ngấu nghiến một miếng thịt cừu, rõ ràng là đã làm hòa với đầu bếp. Huynh ấy ăn như thể suốt đời chưa bao giờ được ăn, không để rơi một vụn thịt, dường như tạ ơn trên đã ban cho mình một dịp khác thường này.

Huynh ấy nháy mắt với tôi và nói bằng ngôn ngữ kỳ lạ của Huynh rằng mình ăn bù những năm ăn chay. Tôi hỏi Huynh kể tôi nghe về thời thơ ấu đau thương của mình trong một ngôi làng, nơi khí hậu khắc nghiệt, mưa gió thường xuyên, nơi đồng ruộng thối rữa, bầu trời bị ô nhiễm bởi tử khí. Năm nào cũng có lụt, đồng ruộng không có luống cày, gieo một đấu lúa chỉ gặt được một lon, rồi chẳng còn gặt được gì cả. Ngay cả lãnh chúa mặt cũng trắng dã như dân nghèo, mặc dù bần cố nông chết nhiều hơn địa chủ, có lẽ vì họ đông hơn… Một lon thóc giá mười lăm xu, một đấu sáu mươi xu, các thầy giảng bảo đã tận thế, nhưng ông bà cha mẹ Salvatore nhớ thời xưa cũng lâm vào tình cảnh như vậy, nên bèn kết luận rằng thế giới luôn luôn sắp tận. Sau khi họ ăn tất cả các xác chim và thú vật dơ bẩn tìm thấy được, người ta đồn rằng trong làng có người sắp sửa đào xác chết lên. Salvatore diễn tả hùng hồn như một kịch sĩ về hành động của những “Homeni malissimi ” (1) đó. Sau một đám ma nào đó, họ lấy tay đào mồ - Bụp! – Huynh nói và cắn một miếng thịt cừu, nhưng tôi thấy mặt Huynh nhăn nhó như một kẻ tuyệt vọng đang ăn xác chết. Thế rồi chưa thỏa mãn với chuyện đào bới đất thiêng, có kẻ còn tệ hơn, phục trong rừng để vồ lấy khách lữ hành như bọn thảo khấu, - Phạch: - Salvatore nói và đưa dao lên cổ - Phụp! – Và bọn xấu xa đê hèn nhất là bọn bám theo mấy đứa bé, cho tụi nó quả trứng hay trái táo, rồi ăn thịt chúng, thế nhưng lúc nào cũng có nấu nướng hẳn hoi. Huynh kể chuyện, có một người về làng bán thịt nấu chín giá vài xu, không ai hiểu sao lại có dịp may hiếm có như thế, rồi một linh mục bảo đó là thịt người, kẻ đó liền bị đám đông phẫn uất xé tan thành từng mảnh. Thế nhưng, cũng chính đêm đó, có một người đi đào mồ của nạn nhân bị giết, rồi ăn thịt kẻ ăn thịt người. Dân làng phát giác tại chỗ và giết gã luôn.

Salvatore không chỉ kể một chuyện này. Bằng giọng nhát gừng, dùng thổ ngữ miền Provence và nước Ý, Huynh kể cho tôi nghe chuyện mình bỏ làng đi chu du thiên hạ. Thật thà nhưng không đần độn, Huynh khao khát một thế giới mới, một thế giới phồn hoa tưởng tượng, có phô-mai to như bánh xe, dồi thơm phức mọc trên cây tươm mật.

Thôi thúc bởi khát vọng đó, Salvatore lang thang qua nhiều vùng đất khác nhau, từ quê hương Montfrerrat đến Liguria, rồi xuyên qua Provence đến dải đất của Hoàng đế Pháp. Salvatore lang thang thất thểu khắp nơi, ăn xin, ăn trộm, giả bệnh, làm tôi tớ cho lãnh chúa rồi lại vào rừng, ra lộ, chung chạ với những bọn đầu đường xó chợ, du thủ du thực khắp Âu châu.

Theo chỗ tôi còn nhớ, cách đây khoảng ba mươi năm, Huynh nhập dòng Khất thực ở Tuscany và tại đó, Huynh đã khoác chiếc áo tu của dòng Thánh Francis mà không thụ giới. Tôi nghĩ Huynh đã học bập bẹ tiếng La-tinh ở đó, trộn lẫn nó với tất cả những ngôn ngữ của những xứ Huynh đã đi qua khi còn là một kẻ lang thang nghèo đói, với tiếng nói học được từ bọn bạn đường du thủ du thực, từ bọn làm thuê ở quê tôi đến bọn Bogomil ở Palmatia. Tại tu viện, Huynh tự nguyện sống một đời sám hối, nhưng các tu sĩ sống chung với Huynh có những ý tưởng hoang mang. Phẫn nộ vì một giáo sĩ ở nhà thờ kế bên bị buộc tội ăn cắp đê hèn, họ tấn công nhà ông ta, rượt đuổi ông chạy nà xuống cầu thang và kẻ phạm tội ngã chết, đoạn họ vơ vét của cải. Vì thế giám mục phái vệ binh đến để giải tán các tu sĩ. Rốt cuộc, Salvatore lại đi lang thang ở miền Bắc nước Ý, nhập bọn với tu sĩ Anh em nghèo khó hay dòng Khất thực, lúc đó chưa có kỷ cương hay giáo luật chi cả.

Từ đó, Huynh lánh thân trong vùng Toulouse rồi dấn thân vào một cuộc phiêu lưu lạ lùng, lòng sục sôi khi nghe câu chuyện về những sự nghiệp vĩ đại của Thập tự quân. Một đoàn người chăn cừu và đám đông quần chúng một hôm tụ tập lại để vượt biển và chống lại kẻ thù của Chúa. Thật ra họ muốn thoát khỏi vùng đất khốn khổ của mình. Có hai người lãnh đạo nhồi nhét vào đầu họ những luận thuyết giả trá. Hai kẻ này kích động những người dân chất phác đến nổi điên lên, đến nỗi họ lũ lượt theo chúng, không đem tiền bạc, chỉ có bị gậy, bỏ ruộng đồng, ngoan ngoãn đi theo chúng như đàn cừu, tạo nên một đám đông vĩ đại. Lúc này họ chẳng màng gì đến công lý, lẽ phải gì nữa, mà chỉ theo sức mạnh và tính bốc đồng của mình. Với hy vọng mong manh về miền đất hứa, họ như một lũ say, ào ạt tràn vào các làng mạc, thành thị, vơ vét mọi thứ, nếu ai bị tống giam thì họ sẽ phá ngục giải thoát kẻ ấy. Họ giết và lột sạch của cải của người Do thái khắp nơi.

Thế rồi vua Pháp cảnh báo họ đã đi quá xa và ra lệnh cho dân các thành phố họ đi qua phải chống lại họ. Ngài tuyên bố rằng, ngay cả dân Do thái cũng phải được bảo vệ như là thần dân của Ngài vậy. Vua ra lệnh xử tử những ai giúp đỡ nhóm Chăn chiên, và chiêu mộ một đạo quân hùng hậu để đánh lại họ. Nhiều người bị giết, những người khác bôn tẩu, vào rừng ẩn náu, rồi cũng chết vì cực khổ. Chẳng bao lâu, họ bị tiêu diệt. Tướng của nhà vua bắt treo cổ mỗi lần hai mươi hay ba mươi người lên những cành cây cao nhất để làm gương cho những ai dám gây bạo loạn trong vương quốc.

Điều bất thường là Salvatore đã miêu tả cho tôi về cuộc bạo loạn của nhóm Chăn Chiên như một sự nghiệp cao cả nhất, vì Huynh ấy vẫn cứ tin rằng cái gọi là nhóm Chăn Chiên đã chủ tâm chinh phục lại thánh địa của Chúa, để giải phóng nó khỏi bọn vô thần. Dầu sao, Salvatore vẫn chưa gặp được bọn vô thần, vì đã vội vã rời đất Pháp. Huynh ấy đến vùng Novara, nhưng chỉ biết lờ mờ về những biến cố ở đấy. Cuối cùng, Huynh đến Casale, được nhận vào dòng Khất thực (tôi nghĩ Huynh gặp Remigio ở đây). Lúc đó, nhiều người bị Giáo hoàng khủng bố đến nỗi phải thay áo dòng, ẩn náu trong các chủng viện của các dòng tu khác, để tránh không bị đưa lên dàn hỏa. Ubertino cũng đã kể cho chúng tôi nghe như thế. Nhờ sành nhiều thủ thuật nên Salvatore được viên quản hầm thâu nhận ngay làm người trợ lý riêng. Thế nên huynh đã nhiều năm lưu lại đây, không quan tâm mấy đến sự long trọng của dòng, nhưng để tâm nhiều đến sự quản trị của nhà hầm và kho thực phẩm, nơi Huynh được ăn tha hồ và được cầu Chúa mà không phải lên dàn hỏa.

Tôi tò mò nhìn Huynh, không phải vì những điều kỳ quái Huynh đã trải qua, mà vì những điều đã xảy ra đối với Huynh, theo tôi, là một bản tóm tắt tuyệt vời các biến cố và các phong trào đã biến nước Ý lúc bấy giờ thành một nơi quyến rũ và bí ẩn.

Có thể rút tỉa gì từ những câu chuyện đó? Hình ảnh một người sống đời phiêu bạt, có thể giết người mà không nhận thức được tội ác của mình. Mặc dầu lúc bấy giờ tôi quan niệm mọi vi phạm Luật Chúa đều giống nhau, tôi bắt đầu hiểu được vài hiện tượng người ta bàn đến. Một đám đông, trong cơn hưng phấn cuồng loạn lẫn lộn luật Quỷ với luật Chúa, phạm tội thảm sát thì hoàn toàn khác với một cá nhân giết người có tính toán lạnh lùng, không gớm tay. Tôi nghĩ, linh hồn Salvatore có thể đã bị hoen ố vì một tội ác như thế.

Mặt khác, tôi cũng muốn tìm hiểu về những lời bóng gió của Tu viện trưởng; tôi còn bị ám ảnh bởi Fra Dolcino, người mà tôi hầu như mù tịt không biết gì cả, dù hồn ma của ông dường như bay lởn vởn trên những câu chuyện tôi nghe được mấy ngày vừa qua.

Thế nên tôi bèn hỏi thẳng Salvatore: - Trong những ngày phiêu bạt, có bao giờ Huynh gặp Fra Dolcino không?

Phản ứng thật lạ thường: Salvatore trợn trừng đôi mắt lên, liên tục làm dấu Thánh giá, lẩm bẩm những câu đứt đoạn bằng một thứ tiếng mà lần này tôi hoàn toàn không hiểu gì cả. Những câu nghe như phủ nhận. Từ nãy giờ, Huynh vẫn nhìn tôi một cách tin cậy, có thể nói là thân thiện: nhưng ngay lúc này, Huynh nhìn tôi đầy giận dữ, rồi viện cớ bỏ đi.

Bây giờ thì tôi không thể nén lòng được nữa. Người tu sĩ ấy là ai mà khiến mọi người khi nghe nhắc đến tên đều kinh sợ? Sôi sục muốn tìm hiểu, tôi quyết định không chần chừ thêm nữa. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi. Ubertino! Chính Huynh ấy đã thốt lên cái tên này ngay đêm đầu tiên gặp chúng tôi, Huynh tường tận mọi nỗi thăng trầm, công khai cũng như bí mật của các tu sĩ, thầy dòng, và các giới hành đạo khác trong những năm vừa qua. Giờ này, tôi có thể tìm Huynh ấy ở đâu? Chắc chắn trong nhà thờ, chìm đắm trong kinh cầu. Vì đang rảnh rỗi, tôi bèn đến đấy.

Tôi không gặp Huynh ấy! Thật ra, mãi đến tối, tôi mới gặp. Sự tò mò của tôi chưa được giải tỏa thì biến cố khác đã xảy ra, và tôi phải kể đấy.

Chú thích:

(1) Kẻ ác
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 35


KINH XẾ TRƯA

Tác giả: Umberto Eco

William nói với Adso về chức năng

của quần chúng trong Giáo hội,

nỗi hoài nghi của mình

về khả năng hiểu biết luật trời đất.

Và nói thêm cách ông đã giải mã

các dấu hiệu đồng cốt do Venantius để lại.

Tôi thấy thầy William nơi lò rèn đang say sưa bàn việc với Nicholas. Trên bàn có bày một số tròng kính nhỏ. Thầy William đưa chúng lên xem thử. Còn Nicholas thì chỉ vẽ cho thợ rèn làm một chiếc gọng để ráp tròng kính vào.

Thầy William đang càu nhàu bực bội vì cặp kính được nhất tự nãy giờ có màu xanh lục, mà thầy thì không muốn bản da hiện ra như cánh đồng trước mắt mình. Nicolas đi ra và giám sát các thợ rèn. Trong khi thầy thử mắt kính, tôi kể thầy nghe câu chuyện của Salvatore.

Thầy nói: - Người ấy có nhiều kinh nghiệm. Có lẽ Huynh ấy đã ở với dòng Dolcino. Tu viện quả thực là một thế giới thu hẹp, khi nào sứ giả Giáo hoàng John và Sư huynh Michael đến đây thì đúng là đầy đủ các giới.

Thầy William yên lặng một lúc, đưa cặp kính lên đèn quan sát. Rồi thầy đặt kính xuống bàn và bảo tôi nhìn xuyên qua mắt kính để xem xét dụng cụ - Xem này, con thấy gì đây?

- Dụng cụ trông lớn hơn một chút

- Đấy, giỏi lắm (thế?) là chúng ta có thể nhìn sát hơn

- Nhưng dụng cụ trông vẫn như vậy mà!

- Nhưng bản chép của Venantius cũng vẫn nguyên trạng thôi, nhưng nhờ có kính, thầy mới đọc nó được. Có lẽ khi đọc nó xong, thầy sẽ biết rõ hơn một phần sự thật. Và có lẽ ta sẽ làm đời sống ở tu viện này tốt hơn.

- Nhưng như thế cũng chưa đủ!

- Adso ạ, thầy đã nói hơi nhiều. Đây không phải là lần đầu tiên thầy nói với con về Roger Bacon. Có lẽ ông ấy không phải là người khôn ngoan nhất ở đời, nhưng thầy luôn luôn bị mê hoặc bởi nguồn hi vọng đã làm khơi dậy niềm say mê học hỏi của ông ta. Bacon tin vào sức mạnh, vào nhu cầu và tinh thần sáng tạo của quần chúng. Nếu ông không nghĩ rằng những người nghèo, những người bị ruồng bỏ, những người dốt nát và thất học thường kính Chúa tại tâm, thì ông đã không thể là một tu sĩ Francisco tốt được. Quần chúng có một cái gì đó hay hơn các học giả uyên thâm, những người hay lạc lối trong công cuộc tìm kiếm những quy luật tổng quát, bao la. Quần chúng nắm vững một chân lý của chính họ, có lẽ còn chân chính hơn chân lý của các học giả trong Giáo hội, nhưng rồi họ lại tiêu diệt nó một cách vô thức. Thế phải làm gì? Giáo dục quần chúng ư? Dễ quá hay khó quá đây. Những thầy dòng Franciso đã suy ngẫm về vấn đề này. Bonaventura vĩ đại (1) đã nói rằng, người khôn phải làm nổi bật các quan niệm trong sáng bằng chân lý tiềm ẩn trong hành động của quần chúng…

Bacon nghĩ rằng nền khoa học tự nhiên mới phải là một công trình vĩ đại mới, đầy táo bạo của giới trí thức, để kết hợp với các nhu cầu căn bản tượng trưng cho hàng loạt kỳ vọng, tuy hỗn độn nhưng chân chính, của quần chúng, bằng một con đường hiểu biết khác về các quy trình tự nhiên. Nền khoa học mới sẽ là một phép lạ tự nhiên mới. Theo Bacon, sự nghiệp này phải do Giáo hội lãnh đạo, Nhưng thầy tin rằng ông nói thế vì thời ấy cộng đồng tăng lữ được đồng hóa với cộng đồng giới trí thức. Ngày nay thì không phải như vậy nữa: giới trí thức trưởng thành bên ngoài các chủng viện và giáo đường, thậm chí bên ngoài đại học nữa. Vì thầy và bằng hữu của thầy ngày nay tin rằng Giáo hội không nên ban luật quản lý việc đời, mà nên để đa số quần chúng quyết định. Rồi trong tương lai, cộng đồng của giới trí thức sẽ phải đề xướng một nền thần học mới đầy tính nhân đạo, đó sẽ là một triết lý tự nhiên và một phép lạ tích cực.

- Quả là một sự nghiệp tuyệt vời, nhưng có thể thực hiện được không?

- Bacon nghĩ được.

- Còn thầy?

- Thầy cũng nghĩ thế. Nhưng nếu tin như vậy, chúng ta phải chắc chắn răng quần chúng có quyền sở hữu ý thức cá nhân, vốn là điều thiện duy nhất. Tuy nhiên, nếu ý thức cá nhân là điều thiện duy nhất thì làm thế nào khoa học có thể thành công trong việc sắp xếp lại các luật trời đất, mà nhờ chúng, phép lành mới thực hiện được chức năng của mình.

- Vâng, làm thế nào nhỉ?

- Thầy cũng chẳng biết. Tại Oxford, thầy đã tranh luận với bạn thầy là William xứ Occam, hiện đang ở Avignon. Người ấy đã gieo vào tâm trí thầy nhiều mối hoài nghi. Nhưng, nếu chỉ có ý thức cá nhân là chính đáng thì rất khó chứng mình giả thuyết các nguyên nhân tương tự sẽ phát sinh hậu quả tương tự. Một cá nhân có thể khi thì lạnh lùng, khi nóng bỏng, khi ngọt ngào, khi cay đắng, khi ướt át, khi khô cằn, ở nơi này – chứ không phải ở nơi kia. Làm sao thầy có thể khám phá mối liên hệ trong vũ trụ đang chi phối mọi vật thể, nếu thầy không nhắc ngón tay mà không tạo ra vô tận những thực thể mới. Vì với một động tác như thế, tất cả sự tương quan giữa vị trí ngón tay thầy với tất cả các vật thể khác sẽ thay đổi. Mối tương quan này là cách mà tâm trí thầy nhận thức được sự liên hệ giữa các thực thể đơn lẻ, nhưng cái gì bảo đảm rằng điều này có tính ổn định và chung nhất?

- Nhưng thầy biết kính có độ dày nào đó sẽ tương ứng với một độ mắt nào đó, và vì thầy biết được như thế nên thầy có thể làm bất kỳ cặp kính nào giống như cặp kính thầy đã mất.

- Adsom con đối đáp rất sắc sảo. Thực ra, thầy đã luận ra giả thuyết này: độ dày của kính nhất thiết phải tương ứng với độ mắt. Mọi tròng mắt làm theo nguyên tắc này đều tăng thị lực theo một mức độ như nhau. Nền khoa học mà Bacon nói đến, chắc hẳn phải dựa trên cơ sở của những giả thuyết này. Con biết không, Adso, thầy phải tin rằng giả thuyết của thầy đúng, vì thầy đã rút tỉa được nó từ kinh nghiệm; nhưng để tin nó, thầy phải cho rằng có luật trong vũ trụ. Thế nhưng thầy không thể lên tiếng về những luật này vì chính quan niệm về sự hiện hữu của quy luật trong vũ trụ và một trật tự sẵn có sẽ hàm ý nói rằng Thượng đế là tù nhân của chúng, trong khi đó Chúa là một cái gì đó tuyệt đối tự do, và nếu Ngài muốn, chỉ cần nhấc một ngón tay là có thể biến đổi cả thế giới.

- Và như thế, nếu con không lầm, thầy hành động và hiểu tại sao mình lại hành động, nhưng thầy không biết tại sao mình biết rằng mình biết việc mình làm?

Tôi phải tự hào nói rằng thầy William thán phục nhìn tôi:

- Có lẽ như thế đấy. Dầu sao, nó cho con thấy tại sao thầy vẫn thấy hoài nghi chính cái chân lý thầy tin tưởng.

- Thầy còn bí hiểm hơn cả Ubertino!

- Có thể. Như con biết, thầy nghiên cứu sự vật trong tự nhiên.. Trong cuộc điều tra chúng ta đang tiến hành, thầy không muốn biết ai thiện, ai ác, nhưng muốn biết đêm qua ai ở trong phòng thư tịch, ai trộm cặp kính của thầy, ai để lại dấu vết một người kéo một người khác trên tuyết, và Berengar ở đâu. Đấy là những dữ kiện. Sau đó, nếu có thể thầy sẽ cố liên kết chúng lại với nhau. Một sự can thiệp siêu nhiên cũng đủ làm thay đổi mọi thứ và dù mình luôn cố gắng như bây giờ đi nữa thì chẳng lạ gì nếu không thể chứng minh việc này là nguyên nhân của một việc kia.

- Đời thầy vất vả quá.

- Nhưng thầy đã tìm ra Brunellus, - thầy William la lên, hồi tưởng lại chuyện con ngựa cách đây hai ngày.

Tôi đắc thắng reo lên: - Như thế có nghĩa là có một trật tự trong thế giới!

- Như thế có một ít trật tự trong cái đầu đáng thương của thầy.

Đến đây, Nicholas trở lại, tay cầm một chiếc gọng làm gần xong, giơ nó lên cao với vẻ đắc thắng – Thầy William bảo:

- Khi chiếc gọng này nằm trên chiếc mũi đáng thương của tôi, có lẽ cái đầu của tôi cũng trở nên trật tự hơn.

Một tu sinh đến, bảo Tu viện trưởng mong gặp thầy và đang đợi trong vườn. Khi chúng tôi dời gót, thầy William vỗ trán như thể chợt nhớ ra một điều gì đó. Thầy nói:

- À, thầy đã giải mã được các dấu hiệu thần bí của Venantius.

- Giải hết tất cả à? Khi nào thế?

- Khi con đang ngủ. Cũng còn tùy con hiểu chữ “tất cả” như thế nào. Thầy đã giải mã các dấu hiệu hiện lên nhờ ngọn lửa mà con sao lại. Còn các ghi chú bằng tiếng Hy Lạp thì phải đợi đến khi thầy có kính mới.

- Sao? Có phải đó là bí mật của “Tận cùng Phi Châu” không?

- Phải, và cách giải cũng khá dễ. Venantius đã dùng mười hai dấu hiệu hoàng đạo và tám dấu hiệu khác: gồm năm hành tinh, hai thể sáng và quả đất. Tất cả có hai mươi dấu hiệu. Đủ để liên hệ với các mẫu tự La tinh, vì mình có thể dùng một mẫu tự để diễn tả âm thanh của hai chữ đầu của “unum” và “velut”. Chúng ta biết trật tự của các mẫu tự. Thế thì trật tự của những dấu hiệu thì sao? Thầy đã nghĩ đến trật tự của trời đất, nên đặt một phần tư vòng hoàng đạo ở cạnh xa nhất. Vậy ta có: Quả đất, Mặt trăng, Sao Thủy, Sao Kim, Mặt trời, v.v…và sau đó, đặt những dấu hiệu hoàng đạo theo thứ tự thông thường, như Isidore xứ Seville đã sắp xếp chúng. Bắt đầu bằng Dương Cưu và Xuân Phân, chấm dứt với Song Ngư. Bây giờ, nếu con thử cách giải này thì thông điệp của Venantius sẽ có nghĩa.

Thầy đưa tôi xem bản da, trên đó thầy đã dùng mẫu tự La tinh để phiên nghĩa: “Secretum finis africae manus supra idolum age primum et septimum de quatuor ” (2). Thầy hỏi:

- Có rõ chưa?

- Đặt tay lên thần thứ nhất và thứ bảy của thứ tư - tôi lập lại, lắc đầu – Chẳng rõ chút nào cả!

- Thầy biết. Điều đầu tiên chúng ta phải biết là Venantius muốn nói gì với từ “Idolum ”. Một hình ảnh, một hồn ma, hay một nhân dạng? Và “cái thứ tư” là cái gì mà có “cái thứ nhất” và “cái thứ bảy”? Chúng ta phải làm gì với chúng? Di chuyển chúng, đẩy chúng hay kéo chúng?

Tôi nản lòng nói: - Như thế chúng ta vẫn chưa biết gì, cứ như lúc mới khởi sự.

Thầy William dừng bước và nhìn tôi với vẻ hơi khe khắt và nói: - Con này, trước mặt con là một tu sĩ Francisco đáng thương, với sức học khiêm tốn và chút tài mọn được sức mạnh bao la của Thượng đế ban cho, trong vài giờ đồng hồ đã giải được một mật mã mà người viết đoán chắc trừ mình ra sẽ không ai đọc được… Còn con, anh chàng phàm phu dốt nát tồi tệ, lại dám nói chúng ta vẫn còn như lúc mới khởi sự ư?

Tôi vụng về xin lỗi thầy. Tôi đã làm tổn thương tính tự cao của thầy, thế nhưng tôi biết thầy tự hào biết bao về tài suy diễn nhanh chóng và chính xác của mình. Thầy quả thật đã hoàn thành một việc đáng nể. Và nếu anh chàng Venantius xảo quyệt không những đã che dấu những phát hiện của mình bằng những mẫu tự hoàng đạo mờ ảo, mà còn chế thêm một câu đố không giải đáp, thì đó không phải là khuyết điểm của thầy.

Thầy William cắt lời: - Không sao, không sao, chớ xin lỗi. Dẫu sao, con cũng có lý. Chúng ta vẫn còn biết quá ít. Đi thôi.

Chú thích:

(1) Bonaventura (1221- 1274): Hồng Y người Ý, một học giả, một nhà văn.

(2) “Bí mật của tận cùng Châu Phi. Đặt tay lên thần thứ nhất và thứ bảy của thứ tư ”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 36


KINH CHIỀU

Tác giả: Umberto Eco

Tu viện trưởng một lần nữa

bàn luận với hai vị khách,

thầy William nảy ra ý tưởng độc đáo

về cách giải mã sự bí hiểm trong Mê Cung,

rồi thành công bằng một phương pháp duy lý nhất,

Rồi William và Adso ăn phô-mai nhồi.

Tu viện trưởng, cầm một mẩu giấy trên tay, đợi chúng tôi với vẻ nghiêm nghị, lo âu và nói:

- Cha vừa nhận được một bức thơ từ Tu viện trưởng xứ Conques, trong đó tiết lộ tên của người mà Giáo hoàng John ủy nhiệm cầm đầu toán lính Pháp chịu trách nhiệm về sự an ninh cho đoàn thương thuyết. Hắn không phải là quân nhân, không phải là người của triều đình, nhưng sẽ là một thành viên của phái đoàn.

Thầy William bồn chồn hỏi: - Một sự kết hợp hiếm hoi các nhiệm vụ khác nhau. Ai thế?

- Bernard Gui, hay Bernardo Guidoni, con gọi tên nào cũng được.

Thầy William buột miệng thốt ra một từ bằng ngôn ngữ của thầy, mà cả tôi lẫn Cha bề trên đều không hiểu, nhưng có lẽ thế lại hay; vì cái từ mà thầy William phát ra đó mang một âm rít rất tục tằn.

Thầy tiếp ngay: - Con không thích việc này. Đã nhiều năm nay Bernard là kẻ đi ruồng bắt những tên phản giáo ở miền Toulouse. Hắn đã viết “Sách thực hành những thủ tục tra vấn bọn phản giáo ” (1) cho những người có bổn phận đàn áp và tiêu diệt dòng Waldenses (2), Beghard (3), Dolcino và Anh em nghèo khó.

- Cha biết. Cha rõ quyển sách này lắm, vô cùng thông thái.

Thầy William công nhận: - Quyển sách vô cùng thông thái. Bernard rất trung thành với John vì trong những năm gần đây John đã giao cho hắn nhiều sứ mạng ở vùng Flanders và ở miền Bắc nước Ý này. Ngay cả khi được phong Giám mục xứ Galicia, hắn cũng không bao giờ ở trong địa phận của mình và tiếp tục hành chức phán quan. Con tưởng hắn đã về hưu để làm giám mục ở Lodève, nhưng rõ ràng, John đã triệu hồi hắn về làm nhiệm vụ ở miền Bắc nước Ý này. Bộ hết người rồi sao lại chọn Bernard, còn cho hắn cầm đầu binh sĩ nữa…

Tu viện trưởng nói: - Có một câu giải đáp khẳng định tất cả những nỗi sợ hãi Cha đã tỏ với con ngày hôm qua. Dù không thừa nhận, con cũng dư biết rằng quan điểm về sự Cơ nghèo của Chúa Ki-tô và Giáo hội do Đại hội Perugia xướng lên và được rất nhiều luận cứ thần học ủng hộ, cũng đồng thời là những quan điểm do các phong trào phản giáo xướng lên một cách vô cùng phóng túng và không chính thống giáo tí nào. Không cần phải nhấn mạnh rằng quan điểm của Cha Michael xứ Cesena được triều đình công nhận, cũng là quan điểm của Ubertino và Angelus Clarenus. Hai phái đoàn sẽ hội lại để tranh luận về quan điểm này. Nhưng Gui còn có thể làm hơn thế nữa vì hắn khôn khéo: hắn sẽ nhấn mạnh rằng các luận điểm của Đại hội Perugia cũng là luận điểm của dòng Anh em nghèo khó, hay của các tông đồ giả trá.

- Người ta đã tiên đoán điều này. Con muốn nói chúng ta đã biết sự việc sẽ dẫn đến như thế này, dù không có sự hiện diện của Bernard đi nữa. Cùng lắm thì Bernard sẽ hành động đắc lực hơn những người bất lực trong hàng giáo phẩm La Mã, do đó tranh luận với hắn nhất thiết phải dè dặt hơn.

- Đúng. Nhưng đến đây chúng ta lại phải đương đầu với vấn đề nêu lên hôm qua. Nếu cho đến ngày mai, chúng ta vẫn chưa tìm ra người đã phạm hai, hay có lẽ ba, tội ác, thì Cha buộc phải để Bernard hành xử quyền cai quản tu viện. Đối với một người đi điều tra có quyền hành như Bernard, Cha không thể giấu rằng trong tu viện này đã xảy ra, và đang xảy ra, những sự kiện không giải thích được. Bằng không, khi hắn phát giác một bí ẩn mới xảy ra thì hắn có quyền la toáng lên là chúng ta phản bội…

Thầy William lo lắng lẩm bẩm: - Đúng vậy. Nhưng không làm gì được. Có lẽ đó cũng là điều hay; nếu Bernard bận tâm lùng kiếm kẻ sát nhân thì hắn sẽ ít có thời gian tham gia cuộc tranh luận.

- Nên nhớ rằng: việc Bernard đi tìm hung thủ sẽ là một cái gai nhọn đâm vào uy quyền của Cha. Những án mạng gớm ghiếc này buộc Cha lần đầu tiên phải nhượng bộ quyền lực của mình trong tu viện này. Đây là một khúc quanh mới trong lịch sử của tu viện này, lẫn dòng Benedict. Cha sẵn sàng làm bất cứ điều gì để tránh việc này. Berengar đâu? Chuyện gì đã xảy ra cho Huynh ấy? Con đang làm gì?

- Con chỉ là một tu sĩ xưa kia đã thực hiện thành công những cuộc điều tra. Cha biết rằng trong hai ngày không thể tìm ra sự thật. Dẫu sao, Cha đã trao cho con quyền gì? Con có được phép vào Thư viện không? Có được hỏi những câu con muốn? Có luôn được Cha ủng hộ không?

Tu viện trưởng giận dữ đáp: - Cha không thấy có gì liên hệ giữa các án mạng và Thư viện.

Thầy William kiên nhẫn giải thích:- Adelmo là người minh họa, Venantius là một dịch giả, Berengar là phụ tá quản thư viện…

- Nói thế thì tất cả sáu mươi tu sĩ đều có liên hệ với Thư viện, cũng như với nhà thờ vậy. Vậy sao không điều tra nhà thờ? Sư huynh William, con đang nhân danh Cha tiến hành cuộc điều tra trong giới hạn Cha đã đặt ra. Phần còn lại trong giới hạn của những bức tường này, Cha là người tối cao sau Thượng đế, và thọ ơn Ngài. Điều này cũng áp dụng cho cả Bernard nữa. – Bằng một giọng ôn tồn hơn, Tu viện trưởng nói - Dẫu sao, Bernard không nhất thiết phải đến đây để dự họp. Tu viện trưởng xứ Conques viết rằng Giáo hoàng đã yêu cầu Hồng y Bertrand xứ Poggetto từ Bologna đến đây để dẫn đầu phái đoàn Giáo hội. Có lẽ Bernard đến đây để gặp Hồng y.

- Suy rộng ra thì điều này có thể tệ hơn. Bertrand là người ruồng bắt bọn phản giáo ở Trung Ý. Sự đụng độ của hai nhà vô địch diệt phản giáo sẽ báo hiệu một cuộc chống đối sâu rộng trong nước, nhiên hậu sẽ chống lại cả phong trào dòng Francisco…

- Chúng ta sẽ lập tức báo cho Hoàng đế biết việc này. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, chưa có gì nguy hiểm lắm. Chúng ta sẽ đề cao cảnh giác. Tạm biệt.

Khi Tu viện trưởng bỏ đi, thầy William đứng lặng người một lúc, đoạn bảo tôi:

- Adso, trước hết con nên nhớ “dục tốc bất đạt”. Sự việc không thể giải quyết nhanh được, vì có nhiều diễn biến vụn vặt, riêng lẻ phải được sắp xếp với nhau. Thầy phải trở lại phòng thí nghiệm, vì nếu không có kính thì không những thầy không đọc được bản viết, mà có trở lại Thư viện tối nay thì cũng vô ích.

Lúc đó, Nicholas chạy ùa đến chúng tôi, báo tin gở. Trong khi cố mài tròng kính cho đẹp hơn, Huynh ấy đã đánh vỡ nó. Còn một tròng khác có thể thay thế được thì bị nứt khi Huynh cố gắn nó vào gọng. Nicholas ngao ngán chỉ tay lên trời. Gần đến giờ Kinh Chiều, và màn đêm đang buông xuống. Không thể làm gì thêm trong ngày hôm nay được nữa. Thầy William cay đắng công nhận đã mất thêm một ngày nữa, và cố đè nén ý muốn bóp cổ Huynh thợ cả ngành kính, dù Nicholas đã thấy nhục nhã lắm rồi.

Chúng tôi bỏ mặc Huynh ấy để đi điều tra về Berengar. Đương nhiên là không ai gặp Berengar cả.

Chúng tôi có cảm tưởng mình đi cùng đường, bèn đi lang thang trong nhà nguyện, chẳng biết nên làm gì nữa. Bỗng nhiên tôi thấy thầy William đắm chìm trong suy nghĩ, mắt trừng trừng nhìn lên trời. Trước đó, thầy rút từ trong áo dòng ra một nhánh cây thuốc thầy đã hái cách đây mấy tuần, và thầy đang nhai nó như thể nó gây cho thầy một cơn hưng phấn dìu dịu. Thầy trông có vẻ mơ màng, nhưng chốc chốc đôi mắt lại bừng sáng, dường như trong khoảng chân không của đầu óc thầy đã lóe lên một ý mới. Rồi một lần nữa thầy lại đắm chìm vào trạng thái ngầy ngật kỳ quặc, tuy vẫn động não. Đột nhiên thầy nói:

- Đương nhiên, ta có thể…

- Cái gì?

- Thầy đang nghĩ cách để định vị trí của chúng ta trong Mê Cung. Không đơn giản nhưng hữu hiệu… Rốt cuộc, chúng ta biết lối ra ở tháp phía Đông. Giả sử ta có một cái máy chỉ cho ta hướng Bắc thì sẽ thế nào?

- Dĩ nhiên, ta chỉ cần quay về bên phải là hướng về phía Đông. Hay là chỉ cần đi ngược chiều lại là ta biết đang hướng về ngọn tháp phía Nam. Nhưng giả sử có phép màu đó đi nữa thì Mê Cung cũng vẫn là Mê Cung, ngay trong khi chúng ta trực chỉ hướng Đông thì sẽ va phải một bức tường không cho ta tiến thằng tới, và chúng ta sẽ lạc đường nữa.

- Phải, nhưng cái máy mà thầy nói luôn luôn chỉ hướng Bắc, ngay cả khi chúng ta thay đổi lộ trình và ở mọi điểm, nó sẽ chỉ cho chúng ta nên quay hướng nào.

- Thế thì tuyệt quá. Nhưng chúng ta phải có máy đó và nó sẽ chỉ ta hướng bắc vào ban đêm hay khi ở trong nhà, không cần có mặt trời, mặt trăng gì cả… Và con tin rằng ngay cả thầy Bacon cũng không có một cái máy như thế - tôi cười nói.

- Con đã lầm, người ta đã làm một cái máy như thế rồi, và vài nhà hàng hải đã sử dụng nó. Máy này không cần trời trăng vì nó khai thác sức mạnh của một loại đá kỳ diệu, như viên đá ta đã thấy trong bệnh xá của Severinus, nó hút sắt. Bacon và một nhà ảo thuật xứ Picardy, Pierre de Marricourt, đã nghiên cứu và miêu tả nhiều cách sử dụng của nó.

- Nhưng thầy có làm được nó không?

- Công việc tự nó không khó. Loại đá đó có thể sử dụng để tạo ra nhiều điều kỳ diệu, kể cả làm một cái máy chuyển động vĩnh viễn mà không cần lực bên ngoài. Nhưng Baylek al-Quabayaki, một người Ả Rập, đã miêu tả một phát hiện đơn giản nhất. Lấy một cái chậu nước rồi thả nổi một nút chai có gắn cái kim sắt. Đoạn rà cục đá nam châm trên mặt nước, cho đến khi cây kim đạt được cùng một tính chất như đá. Đến lúc này, cây kim sẽ quay chỉ hướng bắc và nếu người ta có dời cái chậu đi đâu nữa thì cây kim vẫn luôn quay về phía gió bắc. Rõ ràng, nếu đầu con luôn luôn nhớ hướng bắc và có đánh dấu trên thành chậu vị trí của các hướng đông, nam, tây, con sẽ luôn luôn biết nên rẽ hướng nào trong thư viện để đến tháp đông.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 37


KINH CHIỀU (tt và hết)

Tác giả: Umberto Eco

Tôi thốt lên: - Thật là kỳ diệu! Tại sao kim luôn luôn chỉ về phương Bắc. Con thấy cục đá hút sắt và con tưởng rằng một lượng sắt lớn hút cục đá. Như thế… ở hướng sao Bắc đẩu, là hướng tận cùng của mặt đất (4), hẳn phải có một mỏ sắt vĩ đại!

- Thực ra đã có người nêu lên lời giải thích như thế.

Tôi phấn khởi nói: - Vậy bây giờ ta lấy viên đá của Severinus, một cái chậu, một ít nước và một nút chai đi.

- Khoan đã. Thầy không hiểu sao, chứ thầy chưa bao giờ thấy một cái máy vận hành kỹ thuật một cách hoàn hảo, mặc dầu các triết gia đã miêu tả nó như vậy. Trong khi đó một cái lưỡi hái của người nông dân, tuy chưa hề được một triết gia nào mô tả, vẫn luôn luôn hoạt động tốt. Thầy e rằng đi lòng vòng trong Thư viện, một tay cầm đèn, một tay bưng chậu nước, thì… Khoan! Thầy có một ý. Cái máy sẽ chỉ hướng bắc dù ta ở ngoài Mê Cung, phải không?

- Vâng, nhưng ở ngoài thì ta đâu có cần nó, vì đã có mặt trời và sao rồi.

- Thầy biết, thầy biết. Nhưng nếu máy móc có thể hoạt động cả trong nhà lẫn ngoài trời, thì sao đầu óc ta không hoạt động được như thế?

- Đầu óc chúng ta à? Dĩ nhiên, chúng có thể hoạt động ngoài trời, và thực ra từ bên ngoài chúng ta biết rất rõ vị trí của Đại dinh! Nhưng khi vào trong thì chúng ta bị lạc hướng.

- Chính vậy. Nhưng bây giờ hãy tạm quên cái máy ấy! Suy nghĩ về cái máy đã dẫn thầy nghĩ đến luật thiên nhiên và luật tư tưởng. Vấn đề là thế này: từ bên ngoài, chúng ta phải tìm cách miêu tả được bên trong của Đại dinh…

- Nhưng làm thế nào?

- Chúng ta sẽ sử dụng toán học. Như Averroes (5) đã nói, chỉ có trong toán học, những điều ta biết mới đồng dạng với những điều tuyệt đối đúng.

- À, như thế thầy cũng phải công nhận có vũ trụ quan.

- Khái niệm toán học là những luận điểm được các học giả đặt ra theo một cách khiến chúng luôn luôn trở thành chân lý, vì những khái niệm này đã sẵn có, hay vì toán học đã được nghĩ ra trước các khoa học khác. Thư viện được xây dựng bởi đầu óc con người nghĩ theo kiểu toán học, vì nếu không có toán học, người ta sẽ không thể xây Mê Cung được. Thế nên chúng ta phải so sánh luận điểm toán học của chúng ta với luận điểm của nhà xây dựng đó và từ sự so sánh đó có thể sản sinh ra khoa học, vì đó là khoa học của điều kiện dựa trên điều kiện. Dầu sao, thôi đừng có kéo thầy vào những cuộc thảo luận về Siêu hình học nữa. Hôm nay, con bị quỷ gì ám vậy? Thôi được, mắt con còn tinh, hãy đi lấy cho thầy một bản da, một bảng nhỏ, một vật có thể đánh dấu vào và một cây bút… Tốt, con có hả? Con giỏi lắm, Adso ạ. Bây giờ còn chút ánh sáng trời, chúng ta hãy đi bách bộ quanh Đại dinh.

Thế là chúng tôi đi vòng quanh hết Đại dinh. Từ đằng xa, chúng tôi quan sát các tháp đông, nam, tây và những bức tường nối liền với nhau. Tháp còn lại mọc trên vực đá, nhưng theo luật cân xứng, nó không thể cao hơn các tháp khác nhiều.

Thầy William quan sát và bảo tôi ghi chú chính xác lên tấm bảng. Chúng tôi thấy mỗi bức tường có hai cửa sổ, mỗi tháp có năm. Thầy tôi bảo:

- Này, suy nghĩ kỹ nhá. Mỗi phòng chúng ta đã thấy đều có một cửa sổ….

- Trừ những phòng có bảy bức tường.

- Dĩ nhiên, đó là những phòng ở giữa ngọn tháp.

- Và, trừ những phòng khác mà chúng ta thấy không có cửa sổ, nhưng không phải hình bảy cạnh như những phòng ở giữa tháp.

- Quên những phòng đó đi. Đầu tiên chúng ta hãy tìm ra một qui luật, rồi sẽ cố giải thích các qui luật sau. Như thế: bên ngoài, mỗi tháp có năm phòng, mỗi bức tường thẳng có hai phòng, mỗi phòng một cửa sổ. Từ một phòng có cửa sổ, chúng ta tiến thẳng vào bên trong của Đại dinh, ta sẽ gặp một phòng có cửa sổ khác. Đó là dấu hiệu có cửa sổ ở phía trong. Bây giờ, nếu nhìn từ nhà bếp và phòng thư tịch thì lồng cầu thang phía trong có hình dáng gì?

- Hình bát giác.

- Hay lắm. Trong phòng thư tịch, mỗi cạnh của hình bát giác có hai cửa sổ. Điều này có nghĩa là có hai phòng bên trong, trên mỗi cạnh của hình bát giác. Đúng không?

- Đúng, nhưng còn những phòng không có cửa sổ thì sao?

- Cả thảy có tám phòng như thế. Phòng bảy cạnh phía trong ngọn tháp có năm bức tường có cửa mở ra năm phòng trong ngọn tháp. Còn đằng sau hai bức tường kia là cái gì? Không phải là những phòng dọc theo bức tường ngoài vì chúng phải có cửa sổ. Cũng không phải là phòng quanh lồng cầu thang hình bát giác, vì không có cửa sổ. Và như thế, chúng sẽ quá dài. Hãy cố vẽ sơ đồ của Thư viện từ trên nhìn xuống. Con sẽ thấy rằng, trong mỗi ngọn tháp phải có hai phòng tiếp giáp với phòng bảy cạnh và có cửa mở ra hai phòng tiếp giáp với lồng cầu thang bát giác ở phía trong.

Tôi thử vẽ một sơ đồ như thầy gợi ý, và đắc thằng reo lên:

- Giờ chúng ta biết hết rồi! để con đếm… Thư viện có năm mươi sáu phòng gồm bốn phòng hình bảy cạnh, và năm mươi hai phòng vuông, chữ nhật, hay hình thang. Trong số này, có tám phòng không có cửa sổ, hai mươi tám phòng có cửa sổ nhìn ra ngoài, và mười sáu cái có cửa sổ nhìn vào trong.

- Mỗi ngọn tháp có năm phòng tứ giác và một phòng bảy cạnh… Thư viện được cấu trúc theo sự hài hòa của thiên đàng, từ đó có thể rút ra nhiều ý nghĩa nhiệm màu khác nhau.

- Quả là một phát hiện tuyệt vời. Nhưng sao khó định vị trí của chúng ta thế?

- Vì sự xếp đặt cửa ra vào không tương ứng với định luật toán học. Vài phòng cho phép chúng ta đi sang các phòng khác, vài cái chỉ vào được một phòng và chúng ta tự hỏi: không biết có những phòng chẳng có lối thoát nào ra phòng khác chăng? Điều bí hiểm này, cộng thêm sự thiếu ánh sáng, thiếu định hướng của mặt trời, các ảo giác và gương ma, khiến Mê Cung gây hoang mang cho bất kỳ ai đi len lỏi trong nó, nhất là người mang mặc cảm phạm tội. Hãy nhớ xem, đêm qua chúng ta tuyệt vọng biết bao khi không tìm được lối ra. Cấu trúc càng phức tạp thì sự hoang mang càng lớn, quả là một sự tính toán tối ưu. Những người xây cất Thư viện này đúng là những bậc thầy vĩ đại.

- Thế chúng ta làm sao định hướng được?

- Bây giờ thì không còn khó nữa. Sơ đồ con vừa vẽ gần như tương ứng với đồ án của Thư viện. Khi chúng ta lọt vào phòng bảy cạnh đầu tiên, chúng ta sẽ đi ngay đến một căn phòng không có cửa sổ. Luôn luôn rẽ về tay mặt, sau khi qua hai hay ba phòng, chúng ta sẽ lọt vào tháp phía Bắc, cho đến khi chúng ta đi đến một phòng nữa không có cửa sổ, phía trái, tiếp giáp với phòng bảy cạnh. Về phía phải, phòng đó cho phép chúng ta khám phá lại lộ trình tương tự với lộ trình thầy vừa mô tả, cho đến khi chúng ta đến tháp phía tây.

- Thưa phải, nếu tất cả các phòng đều có cửa mở sang phòng khác.

- Quả vậy. Thế nên chúng ta sẽ cần sơ đồ của con để đánh dấu lên đó các bức tường không cửa sổ, do vậy chúng ta sẽ biết mình nên rẽ khúc nào. Điều đó sẽ không khó đâu.

Tôi sững sờ hỏi, vì tất cả dường như quá đơn giản:

- Có chắc rằng sơ đồ này áp dụng được không?

- Sẽ được. Nhưng tiếc thay chúng ta chưa biết hết. Chúng ta mới biết được cách khỏi bị lạc. Bây giờ chúng ta phải tìm hiểu xem có nguyên lý gì chi phối việc sắp xếp sách trong các phòng đó không? Các câu thơ trong Mặc Khải nói lên quá ít, hơn thế nữa, nhiều câu lại được lặp lại giống hệt nhau trong nhiều phòng…

- Thế nhưng trong quyển sách của tông đồ, ta có thể tìm được nhiều hơn năm mươi sáu câu thơ!

- Đúng thế. Nhưng chỉ có một số câu hay. Lạ thật. Hình như có ít hơn năm mươi: ba mươi hay hai mươi câu gì đó… Ồ, đồ con quỉ Merlin!

- Ai vậy?

- Đừng để ý. Đó là một gã phù thủy ở xứ thầy… Người ta dùng số câu thơ tương đương với số mẫu tự! À ra thế! Nội dung câu thơ không đáng kể, chỉ có những mẫu tự đầu là quan trọng. Mỗi phòng được đánh dấu bởi một mẫu tự, và tất cả hợp lại thành một nội dung mà chúng ta phải khám phá.

- Giống như một bài thơ bằng hình ảnh, dưới dạng chữ thập hay con cá!

- Gần như thế, và có lẽ trong thời gian người ta xây Thư viện, loại thơ như thế rất thịnh hành.

- Nhưng bản văn bắt đầu ở đâu?

- Bắt đầu từ bảng hình cuộn lớn hơn các bảng khác, trong phòng bảy cạnh ở lối vào tháp… nếu không… À, đương nhiên từ những câu màu đỏ!

- Nhưng có rất nhiều câu như thế!

- Như thế phải có nhiều bản văn hay nhiều từ. Bây giờ sao lại sơ đồ của con cho lớn và rõ ràng hơn. Khi chúng ta vào Thư viện, con sẽ lấy bút đánh dấu những phòng đã đi qua, vị trí cửa và tường cùng với cửa sổ, cũng như các mẫu tự đầu của các câu thơ ở đó. Như một nhà minh họa giỏi, con sẽ ghi các mẫu tự màu đỏ lớn hơn.

Tôi thán phục nói: - Tại sao nhìn từ bên ngoài thầy lại giải được bí ẩn của Thư viện, còn khi ở bên trong thì lại không?

- Cũng giống như Thượng đế thông thạo thế giới vì trong đầu Ngài đã nghĩ ra nó, như thể Ngài đứng từ bên ngoài nhìn vào trước khi tạo ra nó. Còn chúng ta không biết nguyên lý của thế giới vì chúng ta sống ở bên trong và thấy nó đã được làm sẵn.

- Như thế, người ta chỉ có thể hiểu được sự việc bằng cách đứng từ ngoài nhìn vào ư?

- Chỉ hiểu được sự sáng tạo của nghệ thuật, nhờ chúng ta vạch lại trong óc việc làm của nghệ nhân. Không thể hiểu được sáng tạo của thiên nhiên, vì những sự sáng tạo ấy không phải là tác phẩm của đầu óc chúng ta.

- Như thể cũng đủ hiểu Thư viện phải không?

- Đủ, nhưng chỉ áp dụng cho Thư viện mà thôi. Chúng ta hãy đi nghỉ đi. Mãi đến sáng mai, khi có kính mới có thể làm cái gì được. Thà ngủ cho ngon rồi mai dậy sớm. Thầy sẽ cố động não.

- Còn ăn tối?

- À, dĩ nhiên là ăn tối. Đã qua giờ ăn rồi. Các tu sĩ đang dự Kinh Tối. Nhưng có lẽ nhà bếp vẫn mở cửa. Hãy đi tìm cái gì ăn chứ..

- Và lấy trộm nó ư?

- Xin. Xin Salvatore, nay là bạn của con.

- Nhưng Huynh ấy sẽ ăn cắp!

- Thế con là người canh chừng cho Huynh ấy à? – Thầy William mỉa mai hỏi. Nhưng tôi biết thầy đùa và muốn nói rằng Thượng đế vĩ đại và khoan dung. Thế nên, tôi đi tìm Salvatore và thấy Huynh ấy trong chuồng ngựa.

- Một con ngựa đẹp, - tôi nói, gật đầu về phía Brunellus, để bắt đầu câu chuyện – Tôi muốn cỡi nó.

- Không thể được. Nhìn con ngựa kia. Bạn không cần cỡi con ngựa “chiến” như thế - Huynh chỉ một con ngựa mạnh khỏe nhưng bị ghét bỏ - Con ngựa kia cũng đủ rồi… Con ngựa thứ ba ấy: Tertius equi.

Huynh ấy muốn chỉ cho tôi con ngựa thứ ba. Tôi bật cười vì cách nói La tinh khôi hài của Huynh, và Huynh bảo sẽ dùng phép biến nó thành một con ngựa khỏe và nhanh như con Brunellus. Tôi ngưng ngang câu chuyện và bảo tối nay, thầy tôi muốn đọc một số sách trong phòng nên cần dùng bữa tối tại đó.

Salvatore nói: - Tôi sẽ làm. Tôi sẽ làm phô-mai nhồi.

- Phô-mai làm thế nào?

- Dễ thôi. Dùng một phô mai đừng quá cũ, đừng cho quá nhiều muối, cắt thành cục hoặc lát tùy thích. Bỏ một ít bơ hoặc mỡ vào chảo, rồi đun nóng trên than hồng. Bỏ vào đó hai miếng phô-mai, khi nó chảy ra, thêm quế và đường. Rồi dọn ra bàn ngay, ăn nó nóng, nóng.

- Vậy thì phô-mai nhồi nhá.

Huynh ấy biến vào nhà bếp và bảo tôi đợi. Nửa giờ sau, Huynh trở ra, mang theo một cái đĩa có đậy vải. Mùi thơm tỏa ra ngào ngạt.

- Đây, - Huynh bảo, và đưa thêm một cây đèn lớn đầy dầu.

- Để làm gì vậy?

Hắn ranh mãnh nói: - Ta mà không biết ư? Có lẽ đêm nay, thầy bạn muốn đi đến một chỗ tối tăm.

Rõ ràng Salvatore biết nhiều việc hơn tôi tưởng. Tôi không chất vấn gì hơn mà đem thức ăn về cho thầy. Sau khi ăn xong, tôi rút về phòng riêng. Tôi có nói bóng gió như thế. Thật sự tôi muốn đi tìm Ubertino lần nữa, nên len lén trở lại nhà thờ

Chú thích:

(1) “Pratica officii inquisitionis heretice pravitatis ”.

(2) Waldenses: dòng Thanh giáo chống Giáo hội La mã, do Peter Walde thành lập tại miền Nam nước Pháp năm 1170, bị tước phép thông công và đàn áp năm 1184, nhưng vẫn còn tồn tại trong dãy núi Alpes (biên giới Pháp - Ý), người Pháp còn gọi là dòng Vaudois.

(3) Beghard: một Hiệp hội huynh đệ, thành lập từ thế kỷ 13 ở Bỉ và Hòa Lan.

(4) Thời đó vẫn chưa biết rằng quả đất tròn.

(5) Triết gia kiêm nhà vật lý đạo Hồi (1126-1198)
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 38


SAU KINH TỐI

Tác giả: Umberto Eco

Ubertino kể Adso nghe câu chuyện

về Fra Dolcino,

sau đó cậu gặp một trinh nữ xinh đẹp

và đáng sợ như một đoàn hùng binh.

Tôi gặp Ubertino trước tượng Đức Mẹ đồng trinh. Lẳng lặng, tôi đến bên Cha và quỳ xuống vờ cầu nguyện. Rồi tôi đánh bạo cất tiếng:

- Thưa đức cha, xin cha soi sáng và chỉ dạy cho con.

Cha Ubertino nhìn tôi, kéo tôi đứng dậy và dẫn đến ngồi trên một chiếc ghế dài. Cha ôm ghì lấy tôi, khiến tôi cảm thấy hơi thở của người trên mặt. Cha nói:

- Con thân yêu, con người tội lỗi này sẽ hân hoan làm bất cứ điều gì cho linh hồn con. Việc gì đang khiến con ưu phiền? Khao khát ư? – Cha hỏi, như chính Cha đang khao khát vậy, - Khao khát của xác thịt ư?

Tôi đỏ mặt đáp: - Không. Có chăng chỉ là khao khát về trí tuệ, con muốn biết quá nhiều…

- Thế là không tốt. Chúa biết tất cả, chúng ta chỉ được phép chiêm ngưỡng kiến thức của Ngài.

- Nhưng chúng ta cũng phải biết phân biệt thiện ác và thông cảm với những nỗi đam mê của con người. Con nay là tu sinh, nhưng rồi sẽ lên tu sĩ, thành linh mục, nên con phải biết cái ác ở đâu, như thế nào, để có thể một ngày nào đó nhận ra nó và dạy những người khác cách nhận ra nó.

- Đúng đấy, con ạ. Vậy con muốn biết điều chi?

- Thưa Cha, mầm độc của bọn phản giáo, - tôi khẳng định và nói một mạch, - con đã nghe kể về một kẻ ác đã khiến bao người lầm lạc: Fra Dolcino.

Ubertino lặng người, rồi đáp – Đúng đấy, con đã nghe Sư huynh William và Cha nói về hắn tối hôm nọ. Nhưng đó là một câu chuyện ghê tởm, khiến ta đau lòng phải nhắc lại, vì từ đó có thể rút ra một bài học rằng, lòng khao khát muốn sám hối và thanh lọc thế giới có thể gây ra cuộc tương tàn đẫm máu – Cha nhón mình, nới lỏng vòng ôm, nhưng vẫn còn đặt một tay lên cổ tôi, như muốn truyền đạt sự hiểu biết và nhiệt tình của Cha với tôi. Cha kể:

- Câu chuyện bắt đầu từ trước thời Fra Dolcino, hơn sáu mươi năm về trước, ở Parma, khi Cha còn bé. Một người tên Gherardo Segarelli đi giảng đạo, kêu gào tất cả mọi người sống đời ăn năn. Gã thường đi đây đó rao giảng: “Penitenziagite! Hãy sám hối!” Gã buộc các đệ tử phải bắt chước thánh Tông đồ, tự nhận giáo phái của mình là dòng của các Tông đồ và các tín hữu phải đi khắp thế gian như những hành khất nghèo nàn, sống nhờ của bố thí. Gã và các tín đồ đã bị buộc tội là những bọn du thủ du thực, đã phủ nhận quyền hành của các linh mục, không hành lễ Mi-sa và không làm phép xưng tội.

- Nhưng các tu sĩ Francisco dòng Thánh thần cũng bị buộc tội như vậy. Và chẳng phải các tu sĩ Khất thực ngày nay đã nói rằng, không nên công nhận quyền lực của Giáo hoàng sao?

- Đúng, nhưng phải công nhận quyền lực của các linh mục. Các Cha cũng chính là những linh mục dòng Khất thực. Con ạ, thật khó mà phân biệt những vấn đề này. Lằn ranh giữa thiện và ác rất mỏng manh... Trên một mặt nào đó, Gherardo đã sai lầm và phạm tội phản giáo. Gã xin nhập dòng Khất thực, nhưng các Sư huynh của Cha không chấp nhận. Gã sống một thời gian trong nhà thờ của dòng Cha, thấy trong các bức họa các Tông đồ mang xăng-đan, và quấn áo ngang vai. Thế là gã để râu tóc, mang xăng-đan, mặc áo dòng Khất thực, vì bất kỳ ai muốn thành lập một giáo phái mới đều bắt chước một cái gì đó của dòng Francisco thiêng liêng.

- Thế thì ông ấy thuộc phe chính…

- Nhưng gã có sai trái ít nhiều… khoác một chiếc áo trắng bên ngoài lớp áo dòng trắng, tóc xõa dài, gã nổi danh trong bàn dân thiên hạ như một vị thánh. Gã bán căn nhà nhỏ của mình, gom được ít tiền. Sau đó, gã đứng trên một tảng đá, nơi xa xưa giới chức sắc vẫn thường đến để diễn thuyết. Tay cầm một bọc tiền vàng, gã không gieo hay phân phát cho người nghèo, lại gọi bọn vô lại đang đánh súc-sắc gần đó đến, ném tiền vào chúng và nói: “Ai nhặt được thì lấy”. Bọn này nhặt tiền và đem nướng sạch hết, lại còn báng bổ Chúa, gã nghe nhưng chẳng xấu hổ gì.

- Nhưng Thánh Francisco cũng từ bỏ tất cả mọi thứ, và hôm nay, con có nghe thầy William nói rằng Người đã giảng đạo cho quạ, diều hâu và cả những người cùi, nghĩa là những thành phần cặn bã đã bị những kẻ tự nhận là đạo đức ruồng bỏ..

- Đúng, nhưng Gherardo có phần nào sai. Thánh Francisco không bao giờ mâu thuẫn với Giáo hội, và Thánh kinh dạy phải cho người nghèo, chớ không cho bọn vô lại. Gherardo cho và chẳng nhận được gì đáp lại vì đã cho những bọn xấu. Gã đã khởi sự sai, tiến hành sai và kết cục sai vì Giáo hoàng Gregory X phản đối giáo phái của gã.

Cuối cùng, thiên hạ kể rằng, để thử sức mạnh của ý chí và sự tiết dục của mình, gã ngủ với đàn bà mà không giao cấu. Nhưng khi bọn đệ tử của gã bắt chước thì hậu quả hoàn toàn ngược lại. Ôi, đây là những điều mà một cậu bé không nên biết: đàn bà là cội nguồn của Quỷ sứ. Rồi chúng xâu xé nhau giành quyền lãnh đạo giáo phái, nhiều điều ác xảy ra. Thế nhưng có nhiều người tìm đến Gherardo, không chỉ là nông dân mà cả các thị dân, thành viên trong phường hội. Gherardo bắt họ lột hết quần áo ra để theo Chúa Ki-tô trần trụi rồi phái họ ra đời giảng đạo. Còn gã thì mặc một áo dài trắng sát nách bằng vải thô, trông như một thằng hề chứ không giống người tu hành! Chúng sống ngoài trời, đôi khi leo lên bục giảng nhà thờ, quấy phá những con chiên ngoan đạo đang dự lễ và xua đuổi các thầy giảng. Có lần chúng còn đặt một đứa bé lên ghế của giám mục ở nhà thờ thánh Orso tại Ravenna. Chúng tự xưng là người kế tục học thuyết của Joachim xứ Floris…

Tóm lại, để con khỏi đau đầu vì những câu chuyện đau buồn rối ren mà con không thể hiểu rõ, Giám mục Obizzo xứ Parma, cuối cùng đã phải tống giam Gherardo. Đến đây, lại có một chuyện lạ xảy ra, nói lên sự yếu mềm của bản chất loài người và mầm mống của bọn phản giáo xảo quyệt như thế nào. Vì rốt cuộc, giám mục lại phóng thích Gherardo, cùng hắn ăn uống, cười đùa, giỡn hớt!

- Nhưng tại sao vậy?

- Cha chẳng hiểu. Nhưng sau đó, Giáo hoàng can thiệp và giám mục trở lại nghiêm trang, đúng mực, còn Gherardo thì chết trên giàn hỏa như một tên phản giáo hỗn xược. Chuyện xảy ra vào đầu thế kỷ mười bốn này.

- Nhưng chuyện này có liên quan gì đến Fra Dolcino?

- Có liên quan chứ, điều này chứng tỏ mầm phản giáo vẫn tồn tại cho dù bọn phản giáo đã bị tiêu diệt. Tên Dolcino là con hoang của một linh mục, sống ở giáo phận Novara, thuộc miền này của nước Ý, nhưng xa hơn về phía Bắc. Hắn là một thanh niên đầu óc sắc sảo, học văn chương. Hắn trộm của linh mục nuôi dưỡng hắn và trốn về thành phố Trent ở phía đông. Tại đó, hắn phục hồi lối giảng đạo của Gherardo, nhưng còn sặc mùi phản giáo hơn, tuyên bố mình là tông đồ chân chính duy nhất của Chúa, và trong tình yêu không có gì là riêng rẽ, người ta được phép ăn nằm chung chạ với mọi phụ nữ mà không bị buộc tội đa thê, cho dù ngủ cả với vợ và con gái…

- Ông ấy quả thực có giảng những điều như thế không, hay chỉ bị buộc tội đó thôi? Con có nghe các tu sĩ dòng Thánh thần, cũng như các tu sĩ xứ Montefalco, đều bị buộc tội tương tự…

- Đủ rồi, - Ubertino gắt gỏng, ngắt lời – Chúng không còn là tu sĩ nữa. Chúng là bọn phản giáo bị Fra Dolcino làm thối nát. Ngoài ra, hãy nghe đây: chỉ cần biết những việc hắn làm sau này cũng đủ để gọi hắn là kẻ ác độc. Chắc chắn rằng hắn bắt đầu giảng đạo tại Trent. Tại đó, hắn quyến rũ một trinh nữ tuyệt sắc, con nhà quý tộc, tên Margaret, cũng có thể là nàng đã quyến rũ hắn, như cô học trò Héloise dụ dỗ thầy giáo Abelardo thế kỷ XII, vì, đừng quên nhé, chính nhờ qua đàn bà mà Quỷ sứ thâm nhập vào trái tim đàn ông. Lúc đó, Giám mục Trent đuổi hắn ra khỏi giáo phận, nhưng khi ấy hắn đã tập hợp được hơn một nghìn tín hữu để bắt đầu một cuộc trường chinh trở lại nơi chôn nhau cắt rốn của hắn. Dọc đường, một số dân chúng nghe giảng đạo bùi tai nên lạc lòng đi theo. Có lẽ cũng có nhiều tên phản giáo dòng Waldenses ở đất Bắc này. Khi đến vùng Novara, Dolcino tìm thấy một thời cơ thuận tiện để dấy loạn, vì các vương hầu cai trị thành phố Gattinara nhân danh Giám mục ở Vercelli đã bị dân chúng đuổi đi để đón tiếp Dolcino và bọn phạm pháp như những đồng minh đáng trọng.

- Câu chuyện thật rắc rối. Dolcino về phe nào?

- Cha không biết. Hắn tự mâu thuẫn với chính mình. Hắn tham gia mọi cuộc xung đột, xem chúng như những cơ hội để thuyết giảng việc chống lại quyền tư hữu nhân danh cái nghèo. Dolcino và hơn ba ngàn tín hữu, đứng trên một ngọn đồi gần Novara, tên là đồi Núi Trọc, dựng chòi và xây công sự chiến đấu… Dolcino cai quản cả đám đàn ông đàn bà đông đúc ấy, lúc ấy sống trong cảnh hoang dâm đê hèn nhất. Từ nơi ấy, hắn gửi thơ cho các tín hữu, tán dương học thuyết dị giáo. Hắn miệng nói, tay viết rằng lý tưởng của chúng là cái nghèo, chúng không bị ràng buộc bởi một lời tuyên thề trung thành bên ngoài nào, và chính hắn, Dolcino, đã được Chúa phái xuống để tiết lộ những lời tiên tri và thông hiểu thánh thư Cựu và Tân Ước. Hắn còn gọi giới tăng lữ thế tục (các thầy giảng và tu sĩ dòng Khất thực) là những nhà thuyết giảng của Quỷ sứ, bảo không ai có bổn phận phải nghe lời họ. Hắn tuyên bố Giáo hội La Mã là một con điếm, rêu rao rằng sống không thề nguyện sẽ tốt đẹp hơn, rằng nhà thờ được Giáo hội công nhận thì không khác hơn một chuồng ngựa và chẳng đáng để tới cầu nguyện, rằng người ta có thể thờ phượng Chúa trong rừng hay trong nhà thờ đều được.

- Mọi người đều chống hắn chứ?

- Cha không biết. Có lẽ hắn nhận được sự ủng hộ của một số người. Trong khi đó mùa đông đến, mùa đông năm 1305, một nạn đói lan tràn khắp nơi. Trên đồi Núi Trọc, đời sống trở nên quá kham khổ. Chúng đói đến nỗi phải ăn thịt ngựa và các súc vật khác, kể cả rơm luộc. Rất nhiều người chết.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 39


SAU KINH TỐI (tt và hết)

Tác giả: Umberto Eco

Đến cuối năm 1305, tên thủ lãnh dị giáo buộc phải rời đồi Núi Trọc, bỏ lại những người bệnh tật chết chóc để dời xuống lãnh thổ Trivero, sống cheo leo trên ngọn núi Zubello, sau được gọi là núi Rebello, vì đó là thành trì của bọn phản loạn chống lại Giáo hội. Dầu sao chăng nữa, Cha không thể kể cho con hết tất cả mọi chuyện. Đã xảy ra nhiều cuộc thảm sát kinh hoàng, nhưng cuối cùng bọn phản loạn buộc phải đầu hàng. Dolcino và đồng bọn bị bắt và đền tội trên giàn hỏa.

- Kể cả người đẹp Margaret?

Cha Ubertino nhìn tôi: - Thế con cũng nhớ rằng nàng đẹp à? Người ta bảo rằng nàng thật đẹp, và nhiều lãnh chúa địa phương đã cố xin cưới nàng để cứu nàng khỏi bị hỏa thiêu. Nhưng nàng từ chối và ngoan cố chịu chết bên người yêu. Con hãy lấy đó làm bài học: hãy coi chừng con điếm thành Babylon, ngay cả khi nó mang nhan sắc kiều diễm nhất.

- Thưa cha, con có nghe nói rằng quản hầm của tu viện và có lẽ cả Salvatore nữa đã gặp và theo Dolcino thế nào đó…

- Câm ngay! Chớ ăn nói hàm hồ. Cha đã gặp quản hầm trong tu viện dòng Khất thực. Cha không biết trước đó Huynh ấy ở đâu, nhưng Cha biết Remigio luôn là một tu sĩ tốt, ít ra là, theo quan điểm của chính thống giáo. Còn cái gì xảy ra sau đó, than ôi… thân xác thì yếu mềm…

- Cha có ý nói gì?

- Đây là những điều con không nên biết – Cha lại ôm sát tôi vào lòng và chỉ tượng Đức Mẹ đồng trinh – Con phải được hướng dẫn đến một tình yêu vô nhiễm. Đức Mẹ có nữ tính thiêng liêng, vì thế, con có thể gọi Mẹ là đẹp – Gương mặt Cha đờ đẫn, ngây ngất, như gương mặt Tu viện trưởng khi nói về vàng, ngọc trong những bình thánh – Ngay cả vẻ yêu kiều trên thân thể Mẹ cũng là nét đẹp của thiên đàng, vì thế, nhà điêu khắc đã tạc tượng Mẹ với tất cả nét thanh nhã của một phụ nữ - Cha chỉ lên bộ ngực thon của Mẹ Đồng trinh – Con thấy chưa? Như các nhà thông thái đã nói: Bộ ngực của Mẹ cũng đẹp, nó hơi nhô cao, hơi căng tròn, nhưng không lồ lộ khêu gợi, ngực nén nhưng không xẹp… Thế, con cảm thấy gì trong hình ảnh ngọt dịu nhất này?

Mặt tôi đỏ như gấc, lòng bừng lên như có lửa đốt. Cha Ubertino hẳn đã nhận ra điều đó, hay có lẽ đã liếc nhìn đôi má ửng hồng của tôi, bèn nói thêm ngay… - Nhưng con phải biết phân biệt ngọn lửa của tình yêu siêu nhiên với những rạo rực của xác thịt. Ngay cả đối với bậc thánh cũng vẫn khó nữa.

Tôi run rẩy hỏi: - Làm thế nào để nhận ra được tình yêu chân chính?

- Tình yêu là gì? Trên cõi đời này, Cha ngờ vực tình yêu hơn cả người hay Quỷ, hay bất kỳ thứ gì, vì nó thấm vào tâm hồn hơn mọi thứ. Không một thứ gì hiện hữu lại có sức mạnh chiếm hữu và ràng buộc con tim bằng tình yêu. Do đó, nếu con không có vũ khí chế ngự được nó thì linh hồn say đắm yêu đương của con sẽ lao xuống một vực thẳm bao la. Cha tin rằng nếu không vì Margaret quyến rũ thì Dolcino đã không bị đọa đầy, và sẽ có ít kẻ bị cuộc dấy loạn cám dỗ hơn, nếu không có cảnh sống phóng túng và lang chạ trên đồi Núi Trọc. Nhớ đấy, Cha nói những điều này với con không chỉ về loại tình yêu xấu xa mà ai cũng phải xa lánh như Ác quỷ. Cha cũng rất dè dặt nói về tình yêu thánh thiện giữa Chúa và người, giữa người và người. Đời vẫn thường gặp một số người, nam hay nữ, thành tâm yêu nhau, hai bên ấp ủ một tình cảm trìu mến đặc biệt, mong ước mãi mãi sống bên nhau, và cùng có chung những khát vọng. Cha thú thật cũng có những tình cảm tương tự như thế đối với những phụ nữ tiết hạnh nhất như Angela và Clare. Dầu sao, điều đó cũng đáng trách, mặc dầu nó thiêng liêng và hướng về Chúa… Ngay cả một tình yêu phát xuất từ tâm hồn, nếu không được trang bị trước và quá nồng nhiệt, thì sẽ sụp đổ hay rối loạn. Ôi, tình yêu có nhiều tính chất: thoạt tiên, lòng bồi hồi xao xuyến, rồi đau khổ… nồng ấm lửa yêu thánh thiện, rồi thổn thức, rên rỉ, như đá ném vào lò để hóa vôi, nó rạn nứt, nóng bỏng.

- Và đó là tình yêu chân chính?

Ubertino vuốt đầu tôi, tôi thấy mắt Cha đẫm lệ.

- Phải, cuối cùng đó mới là tình yêu chân chính.

Cha không quàng vai tôi nữa, tiếp:

- Phân loại tình yêu mới khó khăn, khó khăn biết bao! Và đôi khi Quỷ sứ cám dỗ tâm hồn con, khiến con cảm thấy mình như bị treo cổ, tay trói ngoặt sau lưng, mắt bịt kín, đong đưa trong không trung, nhưng vẫn sống mà không ai giúp đỡ, hỗ trợ, không ai cứu chữa…

Mặt Cha đầm đìa nước mắt và mồ hôi. Cha nói nhanh – Con đi đi. Cha đã kể điều con muốn biết. Bên này là thiên thần ca hát, bên kia là hố sâu của Địa Ngục. Đi đi. Tạ ơn Chúa.

Cha lại nằm soải người trước tượng Mẹ Đồng trinh, rấm rức khóc. Cha đang cầu nguyện.

o0o

Tôi không rời khỏi nhà thờ. Cuộc nói chuyện với Cha Ubertino đã nhen lên trong hồn xác tôi một ngọn lửa lạ thường và cả một sự bồn chồn khôn tả. Có lẽ vì lý do này nên tôi bỗng nổi hứng muốn phá luật và quyết định một mình quay lại Thư viện. Bản thân tôi cũng chẳng biết mình tìm gì. Tôi muốn tự mình khám phá một nơi chưa ai biết đến. Tôi khoái trá nghĩ mình có thể tự định hướng mà không cần sự giúp đỡ của thầy. Tôi leo cầu thang như Dolcino đã leo lên núi Rebello.

Tay cầm đèn, mắt hầu như nhắm nghiền, tôi lọt vào lò thiêu xương và chẳng bao lâu đã lên đến phòng thư tịch.

Tôi cho đó là một đêm định mệnh, vì khi đang lang thang giữa những dãy bàn, tôi chợt thấy một bản thảo mở ngỏ do một tu sĩ đang chép dở: “Lịch sử của thủ lãnh dị giáo Fra Dolcino ” (1). Tôi nghĩ, đó là bản của Peter xứ Sant' Albano, người đang viết một thiên sử về bọn dị giáo. Do đó, bản thảo đó có nằm trên bàn của Huynh ấy cũng là việc bình thường; thế nhưng tôi lại thấy nó như một dấu hiệu siêu nhiên, dù do trời hay do quỷ tôi cũng chẳng biết, nên liền hăm hở cúi xuống đọc. Bản viết không dài và ở đó ta đọc được những điều Ubertino không kể, những điều rõ ràng được một người chứng kiến toàn bộ thuật lại. Tôi đọc thấy rằng, vào ngày thứ bảy lễ thánh tháng 3 năm 1307, Dolcino, Margaret và Longinus cuối cùng đã bị bắt và đem về thành phố Biella, nộp cho giám mục để chờ quyết định của Giáo hoàng. Giáo hoàng thẳng tay ra lệnh cho giám mục đem xử tử các phạm nhân. Thế rồi, ngày đầu tháng 7 năm đó, bọn dị giáo được giao cho quân đội thế tục. Khi hồi chuông trong thành phố reo vang thì bọn dị giáo được đặt lên một cỗ xe, chung quanh là những người hành quyết, có dân quân theo sau. Chúng bị chở đi khắp thành phố và cứ đến mỗi góc đường lại bị người ta dùng kẹp rực lửa rứt từng mảnh thịt. Margaret bị thiêu trước tiên. Mặt Dolcino không hề biến sắc, hắn cũng không hề run rẩy khi bị rứt thịt. Cỗ xe tiếp tục lăn bánh. Còn bọn hành quyết thì nung những thanh sắt trong các lò rực than hồng. Dolcino trải qua nhiều nhục hình, nhưng vẫn lặng câm. Khi người ta cắt mũi, hắn hơi nhún vai và khi họ chặt đứt dương v*t, hắn buông ra một tiếng thở dài như rên rỉ. Những lời cuối cùng hắn nói, nghe rất xấc xược vì hắn cảnh cáo rằng hắn sẽ sống dậy ba ngày sau. Rồi hắn bị thiêu và người ta đem thả tro bay theo gió.

Tôi run rẩy xếp bản viết lại. Dolcino đã phạm nhiều tội ác nhưng hắn đã bị thiêu quá khủng khiếp. Và tại giàn hỏa, hắn đã xử sự… như thế nào? Với kẻ hiên ngang như một người tử vì đạo, hay vẻ cao ngạo của kẻ bị đọa đày?...

Tôi nhớ lại lời Cha Ubertino nói về tình yêu. Hình ảnh của Dolcino lẫn lộn với người đẹp Margaret. Tôi lại cảm thấy nỗi bồn chồn ban nãy đã xâm chiếm tôi trong nhà thờ.

o0o

Tôi cố không nghĩ nữa và trực chỉ Mê cung.

Đây là lần đầu tiên tôi vào một mình. Những cái bóng do ánh đèn hắt dài xuống nền nhà khiến tôi kinh hãi chẳng kém gì những hư ảnh đêm nọ. Lúc nào tôi cũng ngay ngáy sợ sẽ đụng đầu một tấm gương khác; những tấm gương có một phép kỳ lạ đến nỗi dù biết chúng chỉ là gương thôi, mình cũng đâm hoảng.

Mặt khác, tôi không cố định hướng hay xa lánh cái phòng xông khói gây ảo giác gì cả. Tôi như người lên cơn mê sảng, chẳng biết mình muốn đi đâu nữa. Thực ra, tôi cũng chẳng đi xa khởi điểm mấy, vì chỉ một chốc sau, tôi lại thấy mình lọt trở lại phòng bảy cạnh đã vào ban nãy. Ở đây, trên chiếc bàn có đặt vài quyển sách, hình như hôm nọ tôi không trông thấy. Tôi đoán có lẽ đó là sách Malachi đem từ phòng thư tịch lên, nhưng chưa kịp xếp vào ngăn tương ứng. Tôi không biết mình cách căn phòng xông khói bao xa, vì tôi cảm thấy ngầy ngật. Đó có thể là do ám khí bay đến chỗ tôi đứng, hay vì óc tôi bị ám ảnh vì những suy nghĩ ban nãy. Tôi mở ra một quyển sách đầy những minh họa đẹp, và căn cứ theo kiểu cách của nó, thì có lẽ nó từ các chủng viện xứ Ultima Thule.

Trên trang giấy mở đầu phúc âm của Tông đồ Mark, đập vào mắt tôi hình ảnh một con sư tử, nó gợi lên cho tôi đồng thời hai hình ảnh: vừa của Kẻ thù vừa của Chúa, tôi cũng không biết nên hiểu nó theo biểu tượng nào. Toàn thân tôi run lẩy bẩy, vừa vì sợ, vừa vì gió lạnh luồn qua các khe trên tường.

Con sư tử đã làm tôi sợ quá, tôi bèn giở sang các trang khác và mắt tôi dừng lại ở trang mở đầu phúc âm của thánh Mathew, có vẽ một người đàn ông. Tôi không biết sao hình ảnh này còn làm tôi sợ hơn con sư tử. Gương mặt thì của người nhưng lại mặc một áo lễ cứng đờ phủ đến chân, trông như áo giáp, có đính đá quý màu đỏ và vàng. Cái đầu, nhô lên một cách kỳ quặc từ khối áo giáp đầy hồng ngọc và hoàng ngọc, trông giống như bộ mặt của tên sát nhân huyền bí với những dấu vết vô hình mà chúng tôi đang cố tìm kiếm. Rồi tôi hiểu được tại sao mình lại liên hệ hình ảnh con sư tử và người áo giáp này với Mê Cung chặt chẽ như vậy: cả hai minh họa, cũng như tất cả minh họa khác trong quyển sách, đều xuất phát từ cấu trúc của những Mê Cung chằng chịt; chúng thảy đều có liên hệ đến cái mê hồn trận những phòng, những hành lang nơi tôi đang đứng. Mắt tôi lạc thần trên những trang giấy theo những đường nét sáng ngời, cũng như chân tôi lạc hướng trong những dãy phòng rối mù của Thư viện. Lòng tôi đầy nỗi bồn chồn khi thấy các bản viết này mô tả con đường lang thang của chính tôi. Tôi tin mỗi cuốn sách, bằng những chuỗi cười bí hiểm, đang kể lại câu chuyện hiện nay của tôi. Tôi tự nhủ đó là “Câu chuyện ngụ ngôn kể về chính mình ” (2) và không biết những quyển sách đó có chứa sẵn các biến cố tương lai dành cho tôi chưa?

Tôi mở một quyển sách khác. Màu sắc táo bạo, những mảng đỏ trông tựa máu lửa. Trong quyển sách này, họa sĩ đã nhấn mạnh những đường cong trên thân thể phụ nữ. Tôi so sánh gương mặt, bộ ngực, cặp đùi thon của người phụ nữ với tượng Mẹ Đồng Trinh mà tôi đã ngắm với Ubetino. Đường nét có khác biệt, nhưng tôi thấy hình nhân này cũng rất đẹp. Tôi nghĩ, mình không nên chú tâm vào những khái niệm này nữa, nên lật thêm vài trang. Lại gặp hình đàn bà khác, lần này là con điếm thành Babylon. Thân hình ả không làm tôi ngạc nhiên, mà tôi ngạc nhiên vì thấy ả cũng giống như những người đàn bà khác, thế mà lại là hố sâu của mọi tội lỗi, còn người phụ nữ kia lại là nguồn cội của mọi phẩm hạnh. Cả hai đều mang thân hình đàn bà, và đôi khi tôi chẳng biết cách nào để phân biệt họ cả. Lòng tôi lại rạo rực. Hình ảnh Mẹ Đồng trinh trong nhà thờ nhập vào hình ảnh người đẹp Margaret. Tôi tự nhủ: “Ta bị đọa rồi! Ta điên rồi”. Và quyết định phải rời Thư viện ngay.

May thay, lúc ấy tôi ở gần cầu thang. Tôi phóng như bay xuống, bất chấp có bị té hay đổ đèn. Tôi lọt trở lại phòng thư tịch, nhưng không dám nấn ná ở đấy thêm, mà lao xuống cầu thang dẫn vào nhà ăn.

*

* *

Xuống đến đây, tôi ngừng lại, thở hổn hển. Ánh trăng rực rỡ chiếu qua cửa sổ, nên chẳng cần dùng đèn như khi qua các phòng và lối đi tối tăm trong Thư viện. Tuy vậy, tôi vẫn giữ đèn cháy cho yên tâm. Nhưng tôi vẫn thấy khó thở, nên định uống ít nước để lấy lại bình tĩnh. Vì bếp gần đấy nên tôi đi băng qua nhà ăn rồi nhẹ nhàng mở một cánh cửa dẫn vào gian thứ hai của tầng trệt trong Đại dinh.

Đến đây, thay vì bớt sợ, tôi lại thấy khiếp hãi hơn, vì tôi cảm nhận ngay có ai đó đang ở trong nhà bếp, gần lò bánh – hay ít ra cũng có một ánh đèn sáng trong góc đó. Hoảng sợ, tôi thổi tắt đèn của mình đi. Tôi sợ, nhưng đằng ấy cũng sợ, vì người kia cũng thổi đèn ngay. Nhưng vô ích, ánh trăng chiếu vào nhà bếp đủ sáng để soi lên nền nhà trước mặt tôi một vài hình bóng chập chờn.

Tôi sợ điếng người, tiến thoái lưỡng nan. Tôi nghe có tiếng lắp bắp và dường như có tiếng phụ nữ khe khẽ. Rồi từ trong cái đống hỗn độn gần miệng lò, lờ mờ hiện ra một bóng đen cục mịch. Hắn phóng ra, chạy ào về phía cánh cửa đang hé mở, rồi đóng sầm nó lại.

Tôi đứng lặng trên ngưỡng cửa giữa nhà ăn và nhà bếp, và còn một vật gì lờ mờ gần lò bánh cũng bất động. Một vật lờ mờ và nói thế nào nhỉ? – đang rên rỉ. Từ trong bóng tối vọng ra tiếng khóc than, nghe như nghẹn ngào, rấm rứt sợ hãi.

Cái sợ của người khác khiến kẻ đang sợ can đảm hơn bất kỳ thứ gì khác, nhưng không phải tôi tiến đến cái bóng ấy vì sợ hãi. Đúng hơn, đầu tôi tràn ngập một cảm giác ngây ngất như khi bị ảo giác trong Thư viện. Trong bếp tỏa ra một mùi gì giống giống cái mùi tôi đã hít phải trong Thư viện đêm hôm trước. Có lẽ không phải cùng một mùi, nhưng vì tôi quá căng thẳng nên nó cũng có tác dụng tương tự. Tôi ngửi thấy mùi hăng hắc của đủ loại gia vị làm nhiễm độc màng mũi lẫn cả đầu óc tôi nữa.

Trong khi lý trí tôi hét lên “quay lui", bảo phải tháo chạy khỏi cái bóng rên rỉ kia, con yêu tinh mà Quỷ đã gọi đến cho tôi; thì trong tiềm thức tôi có một cái gì đó thúc tới, như thể muốn dự phần vào một điều nhiệm mầu.

Thế là tôi đến gần bóng đen và nhờ ánh trăng từ cửa sổ cao, tôi nhận ra đó là một phụ nữ đang run rẩy, một tay ghì chặt cái bọc vào ngực, vừa khóc vừa nhích dần về phía miệng lò.

Cầu Chúa, cầu Mẹ Đồng trinh, và tất cả các thánh thần trên trời phù hộ con thuật lại điều xảy ra khi ấy! Tôi chỉ muốn nói rằng một điều xấu đã xảy ra và đáng lẽ chẳng nên kể lại, để khỏi làm bàng hoàng cả tôi lẫn bạn đọc. Nhưng tôi đã quyết định phải kể lại toàn bộ sự thật của câu chuyện xa xưa kia. Vậy xin kể hầu các bạn một thanh niên đã rơi vào bẫy của Quỷ sứ như thế nào, để người đời sau nếu có gặp cảnh ấy có thể vượt qua được.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom