Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

Viện Điều Dưỡng Đồng Xanh - Lan Đạo Tiên Sinh

  • Tác giả Tác giả admin
  • Ngày gửi Ngày gửi
Viện Điều Dưỡng Đồng Xanh - Lan Đạo Tiên Sinh
Chương 18


Truyện: Viện điều dưỡng Đồng Xanh – Bệnh nhân London.

Tác giả: Lan Đạo Tiên Sinh.

Editor: Aminta.

Chương 18

***

Chúng tôi rúc vào nhau cách lưới sắt, bờ vai cậu ấy rất ấm, đầu của tôi kề sát cậu ấy giống như mỗi một buổi tối mười lăm năm trước, tiếng tim đập của Carl là khúc hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, tôi nhắm mắt lại.

Mãi đến khi Alexei vội vã chạy tới từ sau doanh trại gọi tôi trở về, tôi mới quyến luyến rời khỏi Carl. Cậu ấy đứng bên kia lưới sắt nhẹ nhàng vẫy tay với tôi, nụ cười mỉm xuất hiện trên mặt, nhưng ánh mắt lại ướt đẫm.

"Tay của cậu lạnh quá." Alexei nói, kéo tôi vào doanh trại: "Mùa thu đã tới rồi."

Anh ta cũng chỉ mặc một cái áo sơ mi mỏng, trên người còn mang mùi thuốc lá, nhưng tay anh ta rất ấm áp.

"Lần sau ra ngoài tôi cho cậu mượn áo khoác." Anh ta khẽ nói rồi đóng cửa doanh trại.

"Anh tới đây bao lâu rồi?" Tôi hỏi anh ta.

"Lâu đến mức tôi cũng không nhớ rõ."

"Evan..."

"Cậu ấy rất giống cậu." Alexei ngồi bên giường, đôi mày càng nhíu càng chặt dưới ánh trăng: "Tôi đối xử rất tốt với những người tóc vàng ở đây, nhưng chỉ mình cậu... Cậu là người giống cậu ấy nhất."

Anh ta kể chuyện của Evan cho tôi nghe. Tôi có thể tưởng tượng ra một thanh niên xinh đẹp ở đây hai tháng và mắc bệnh nặng rồi chết, sau cùng thân xác cũng chẳng còn. Alexei thì thào gọi tên Evan và ngủ thiếp đi khi trời tờ mờ sáng. Tôi sờ khuôn mặt mình, cảm ơn cha mẹ mà tôi chưa từng gặp, cảm ơn họ đã cho tôi một khuôn mặt như vậy để tôi có thể bán thân thể để sống sót trong trại tập trung, nhưng đồng thời tôi cũng hận họ, nếu như họ chưa bao giờ vứt bỏ tôi, vậy bây giờ tôi đang làm gì? Nhưng như vậy tôi chắc chắn không thể gặp Carl.

Hiện thực mách bảo tôi đừng nhớ lại chuyện cũ, hãy nhìn về phía trước, hi vọng sẽ không bị bỏ lại phía sau, nó luôn luôn ở đằng trước chỉ dẫn anh.

Tháng chín cứ trôi qua nhẹ nhàng như thế, Alexei cho tôi một cái áo len anh ta không mặc, không sạch sẽ mấy nhưng rất ấm áp, quần áo sản xuất tại Liên Xô luôn giữ ấm tốt hơn bất cứ nơi khác.

Tháng mười vừa đến, tôi không còn thường xuyên gặp Mikhail nữa, thỉnh thoảng tôi nhìn thấy cậu ta trong nhà kho, hầu như cậu ta toàn cúi đầu không nói lời nào, hình như sức sống trước đó đã biến mất, trong ánh mắt cậu ta luôn toát ra nỗi buồn. Tôi rất lo lắng cho cậu ta, nhưng tôi không hỏi cái gì cả.

Vào ngày bảy tháng mười, từ sáng sớm trái tim của tôi đã rất khó chịu. Không khí trong doanh trại vừa bẩn vừa nặng nề, tiếng hít thở liên tục của đám tù nhân tràn ngập tai tôi. Tôi bò xuống giường, đi ra bên ngoài xếp hàng với mọi người, chờ đợi điểm danh. Tất cả mọi thứ trông không khác gì trước đây. Đến nhà kho linh kiện, tôi phát hiện Mikhail ngồi dưới đất, cậu ta không hề làm việc, nhưng tổ trưởng người Hà Lan cũng không trách, trái lại còn ngồi bên cạnh an ủi cậu ta.

Mikhail lo lắng đan hai tay vào nhau.

Giữa trưa chúng tôi ăn xong thì nghe thấy tiếng hỗn loạn ở bên ngoài. Tôi nhìn ra ngoài từ cửa sổ nhà kho, mấy tên tù nhân đang dùng búa hành hung tên giám ngục quân SS. Mọi người kêu to, có lẽ họ đã mất hết lý trí. Tiếng kêu khiến nhiều người đến cửa sổ để xem hơn, họ chen chúc ép tôi ra khỏi chỗ cửa sổ, tôi không thể xem chuyện kế tiếp.

Một lát sau, hình như tôi nghe tiếng nổ của lựu đạn cỡ nhỏ, những người bên cửa sổ phát ra một tiếng kêu sợ hãi thán phục, có người còn vỗ tay khen hay. Tôi cũng muốn đi xem rốt cuộc bên ngoài đã xảy ra chuyện gì, nhưng Mikhail kéo tôi lại. Đôi mắt xanh lam nhạt của cậu ta vừa kiên định vừa quả quyết: "Anh đừng đi."

Tiếng súng vang lên. Đó là tiếng súng tôi không thể nào quen thuộc hơn, là tiếng súng quân SS thường dùng trên tháp canh. Điều này những tù nhân vừa rồi đã bị khống chế. Trong lòng tôi không có nhiều cảm xúc, họ phản kháng nhưng đã thất bại, họ tay không tấc sắt lại phải đối mặt với nhóm Nazi vũ trang đầy đủ. Nhưng tôi vẫn khâm phục can đảm của họ, bọn dũng cảm hơn tôi, dù hi vọng mờ mịt nhưng họ cũng muốn phán vỡ lồng giam, mà tôi thì chỉ nghĩ làm thế nào để tạm sống sót.


"Thất bại rồi!" Một tù nhân lùi khỏi cửa sổ: "Một số người chạy thoát, Nazi lái xe đi bắt họ rồi."

Tôi lặng lẽ trở về chỗ cũ tiếp tục đếm linh kiện.

"Benoît." Mikhail gọi tôi, cậu ta không gọi số hiệu của tôi mà gọi tên tôi: "Anh có nghĩ ra là vì sao không?"

"Vì sao cái gì?"

"Người Do Thái phạm tội gì mà phải bị đối xử như thế?"

"Có lẽ phải đi hỏi chúa của họ."

"Chúa ở đâu?" Cậu ta hỏi lại.

"Chúa đã chết." Tôi nói.

Câu trả lời này quá tàn nhẫn, tôi thậm chí không hỏi Mikhail có tin vào tôn giáo hay không thì đã nói ra. Tôi cúi đầu không nhìn cậu ta nữa, tôi sợ phải đối mặt với cặp mắt xanh trong veo ấy, bên trong chứa đựng hi vọng, đêm tối còn chưa nhuộm lấy đôi mắt kia.

Mikhail bỗng nhiên khẽ bật khóc, người Hà Lan đi tới an ủi cậu ta: "Em đã cố hết sức rồi, Misha."

Sau đó họ bắt đầu dùng một ngôn ngữ lạ để nói chuyện, có lẽ là chuyện gì bí mật không muốn để người bên cạnh biết.

Cuộc bạo động phản kháng kết thúc vô ích như thế, những tù nhân phản kháng bỏ trốn bị tóm gọn vào hôm sau, thi thể đặt ở quảng trường trại tập trung, mười hai người xếp thành một hàng nằm trên mặt đất, trên thân là những lỗ đạn, máu đã chảy khô từ lâu.

Tất cả tù nhân bị ép ra xem thi thể. Mikhail và người Hà Lan chưa từng xuất hiện. Tôi tìm bóng dáng họ trong đám người, trong số những mái tóc màu sắc đậm nhạt khác nhau, chỉ có màu mật óc của cậu ta là không có. Trái tim của tôi lại khó chịu.

"Mau nhìn kìa!" Có người chỉ vào giữa quảng trưởng và nói. Tôi nhìn theo tay người đó và thấy ba giá treo cổ được dựng lên giữa quảng trường trống trải, chúng giống như một bộ xương khô nhìn xuống chúng tôi.

Một cô gái trẻ tuổi bị đẩy vào quảng trường.

"Nghe nói cô ta liều chết trộm thuốc nổ từ công xưởng liên hợp." Có người xì xào bàn tán.

"Con nhỏ Do Thái này to gan thật."

Tôi không tiếp tục nghe nữa, bởi vì theo sát sau lưng cô gái Do Thái là tổ trưởng người Hà Lan cao to và... Mikhail.

Cậu ta mặc rất ít, trên mặt và cánh tay đều có vết máu bầm, Nazi chắc chắn đã tra khảo cậu ta rất dữ.

"Người Hà Lan đó vạch kế hoạch bạo động lần này, cậu nhóc sau lưng anh ta là người vẽ bản đồ và là người liên lạc bằng mật mã." Chẳng biết từ lúc nào Alexei đã đứng đằng sau ta. Nét mặt của anh ta rất bình tĩnh.

"Vì sao anh cũng biết?" Tôi nhỏ giọng hỏi anh ta.

"Họ cũng tới tìm tôi, nhưng tôi từ chối."

Tôi không có ý trách Alexei, anh ta cũng là người bình thường, chỉ muốn tiếp tục sống mà thôi, chúng ta ca ngợi người dũng cảm, nhưng cũng không nên chỉ trích những người không muốn mạo hiểm.

Tôi chỉ thấy đau buồn vì Mikhail. Cậu ta còn rất trẻ, cuộc đời của cậu ta là một con đường rất dài, cậu ta thông minh lạc quan, không nên để mạng sống chấm dứt trong trại tập trung. Nhưng tôi có thể nói gì đây? Cậu ta dũng cảm lựa chọn con đường này, dù sao tôi cũng nên vỗ tay ủng hộ cậu ta.

Nhưng bây giờ tôi chỉ muốn khóc.

Quân SS tuyên bố tội của họ. Sau đó cầm dây thừng tròng lên cổ họ và chậm rãi treo cơ thể họ lên. Trên mặt mỗi người đều không có vẻ sợ hãi, nhất là cô gái Do Thái kia, cô ấy cứ mở to mắt nhìn quân SS, không dao động.

Ba cơ thể chậm rãi được treo lên cao, phía sau họ là mặt trời đang lặn, ánh sáng màu vỏ quýt tỏa ra phía sau Mikhail, tôi như thấy được đôi cánh mọc ra sau lưng cậu ta, đôi mắt xanh nhạt của cậu ta không khép lại, giống như một thiên sứ quan sát trần gian, trong ánh mắt tràn đầy từ bi và thương hại.

Người Hà Lan nhanh chóng chết đi, tiếp theo là cô gái Do Thái. Cơ thể Mikhail quá nhẹ, mãi mà không chết, cậu ta vẫn đang chịu tra tấn. Vương miện gai vẫn đang nằm trên đầu cậu ta cho đến khi máu tươi chảy xuống trán. (Theo Tân Ước, một chiếc vương miện dệt bằng gai đã được đặt trên đầu của Chúa Giê-su trong các sự kiện dẫn đến việc ngài bị đóng đinh. Đó là một trong những công cụ của cuộc Khổ nạn, được sử dụng bởi những kẻ bắt giữ Chúa Giê-su vừa để khiến ngài đau đớn vừa để chế nhạo sự đòi hỏi quyền bính của ngài.)

"Benoît, chúa ở đâu?" Mikhail hỏi tôi.

Chúa đã chết. Không thể nghe thấy lời cầu nguyện và tiếng kêu. Nếu không thì sao chúa nỡ nhẫn tâm thờ ơ nhìn mọi người giết chết thiên sứ của ngài?

Đám tù nhân mặt không cảm xúc, chỉ có tôi lặng lẽ khóc vì Mikhail. Vì sao tôi không có được một trái tim sắt đá, vô cảm với những chuyện này? Có lẽ là do tôi chưa trải qua nhiều đau khổ, có lẽ là do tôi không hợp sống sót trong cái cảnh này... Người có linh hồn nào lại hờ hững đi ngang qua ác quỷ và những cái xác chết như thế?

Đêm đó tôi không ăn, chỉ cần cúi đầu nhìn bát súp là tôi lại thấy hình bóng của Mikhail và Lukasz chồng lên nhau.

Những người mang hi vọng cho tôi lần lượt rời đi, tôi chính là hi vọng cuối cùng của mình, nghĩ đến đây tôi vô cùng tuyệt vọng.

Nếu như chúa thật sự tồn tại, chí ít hãy để Carl đi đến cuối cùng với tôi, tôi sẵn sàng trả bất cứ giá nào.
 
Chương 19


Truyện: Viện điều dưỡng Đồng Xanh – Bệnh nhân London.

Tác giả: Lan Đạo Tiên Sinh. truyện teen hay

Editor: Aminta.

Chương 19

***

Sau khi người Hà Lan chết, tổ trưởng tổ lao động của tôi đổi rất nhiều người, mới nhất là một người Ba Lan tuy lùn nhưng rất cường tráng. Tôi vẫn làm công việc đếm linh kiện điện tử, đã một tháng trôi qua kể từ cuộc bạo động phản kháng, phiền phức rốt cuộc tìm đến tôi.

Lúc đó tôi đang ngồi trên một cái rương, định nhặt lên một cái điện trở nhỏ tôi bất cẩn làm rơi xuống đất. Một đôi giày da giẫm trên tay tôi. Tôi không la lên mà lễ phép ngẩng đầu, nói với hắn: "Thưa ngài, ngài giẫm lên tay tôi rồi."

Tên Ba Lan đó không nhấc chân lên, trái lại còn nghiến mạnh: "Tao ghét nhất là lũ đĩ đực lười biếng như tụi bây!"

Chuyện tôi là người đồng tính không phải là bí mật trong tổ lao động, tôi cũng đã nghe thấy nhiều cách gọi khó nghe hơn, cho nên tôi cũng không để trong lòng.

"Tôi sẽ làm việc thật tốt." Tôi cúi đầu nhìn đôi giày da của hắn, chỉ hi vọng hắn nhanh chóng buông tha tay của tôi.

Sau cùng hắn đạp mạnh một cái cho hả giận, tôi nghe thấy tiếng "rắc" nhỏ vang lên, sau đó hắn mới hài lòng rời đi. Mồ hôi lạnh làm ướt áo sơ mi, tôi giơ bàn tay trái bị hắn giẫm, nó đã hoàn toàn sưng lên, hơn nữa chẳng cử động được. Tôi nhìn xung quanh, không ai để ý đến tôi cả, cơn giận của tên Ba Lan đó vô lý vô cớ, đương nhiên tôi cũng không thể trông mong sự quan tâm của các tù nhân chung tổ. Tôi đứng dậy định đi đến phòng y tế tìm Behaim, nếu như mất sức lao động của cái tay, tôi sẽ chết nhanh hơn.

"Mày định đi đâu?" Giọng tên Ba Lan vang lên sau lưng tôi: "Quay lại làm việc cho tao!"

"Hình như tay trái của tôi không thể động đậy nữa, tôi muốn đi tìm bác sĩ." Tôi kiên nhẫn giải thích, "Nếu không có tay trái, hiệu suất làm việc của tôi sẽ giảm."

"Lũ đĩ đực lười biếng tụi bây không biết báo cáo với tổ trưởng à?"

Tôi cúi đầu nhìn hắn, hắn thực sự không cao lớn lắm, chỉ cao đến ngực tôi thôi, hơn nữa còn xấu xí.

"Xin lỗi, tay của tôi đau quá."

Một giây sau, cây gậy trong tay hắn lập tức đánh vào bụng tôi. Tôi ôm bụng ngã xuống, hắn lại đánh một gậy lên đầu tôi, lần này đầu óc tôi xây xẩm, tôi nheo mắt lại nhìn xung quanh nhà kho, vẫn không ai nói chuyện giúp tôi, Alexei cũng không ở nhà kho này.

Từng gậy trút xuống lưng và thân trước của tôi như mưa, tôi chỉ có thể lấy tay bảo vệ đầu, mặc cho tên Ba Lan lùn hành hung.

Hắn nhanh chóng đánh mệt mỏi, sau cùng hắn đạp tôi một cái rồi thả tôi ra ngoài tìm bác sĩ. Rất nhiều người ở đây dù bị bệnh cũng sẽ không đến phòng y tế, bởi vì đến chỗ bác sĩ thì chỉ chết nhanh hơn thôi. Nhưng tôi quen Behaim, gã sẽ bố thí giúp đỡ cho tôi, không để tôi chết.

Tôi lảo đảo chạy tới phòng y tế, nhẹ nhàng gõ cửa một cái.

"Vào đi."

Tôi mở cửa ra, trong phòng y tế không có những người khác, Behaim ngẩng đầu: "Cậu sao vậy? Vết bầm trên mặt là sao?"

"Gặp chút chuyện thôi." Tôi nói với gã và định nở nụ cười, nhưng mặt tôi vừa nóng vừa đau: "Bị tổ trưởng đánh một trận. Mà hình như tay tôi bị đạp gãy rồi."

Gã bảo tôi đặt tay lên bản và kiểm tra một chút: "Là nứt xương. Tôi chỉ có thể nẹp cố định cho cậu thôi."

Nẹp xong, tay trái của tôi đã được băng lại như người máy.

"Cảm ơn." Tôi cảm ơn gã, đột nhiên tôi để ý thấy máy điện tín trên bàn, thế là tôi hỏi: "Có tin của tiền tuyến không?"

"Cậu quan tâm việc này à?" Gã hỏi.

"Tôi chỉ hỏi một chút thôi." Tôi nói: "Đến bây giờ số phận của tôi cũng không nằm trong tay tôi, phe thắng chiến tranh là ai tôi cũng không quan tâm."


Tôi chỉ muốn biết tin tức liên quan tới Rehau, dù chỉ là một chút xíu thôi cũng được.

"Tình hình không tốt lắm." Behaim nói thẳng, "Nhất là mặt trận phía Đông, thương vong rất nặng, các bác sĩ của trại tập trung cũng khẩn cấp bị điều đến đó."

Rehau có khỏe không? Liệu anh ấy có nằm trong số thương binh không?

"Tháng sau tôi cũng sẽ đến tiền tuyến để trợ giúp."

Một cơn rùng mình bất chợt chạy dọc sống lưng tôi, Behaim phải đi rồi, tôi phải một mình đối mặt với cuộc kiểm tra sức khỏe của bác sĩ Mengele ư? Tôi sẽ bị đưa đến lò đốt xác hoặc phòng hơi ngạt chăng?

"Benoît, cậu vẫn luôn cố gắng." Có lẽ là phát hiện sắc mặt tôi cực kỳ tái nhợt, gã lại nói: "Đừng để bao nhiêu công sức đổ sông đổ biển."

"Thật là kỳ lạ, thế mà tôi lại mãnh liệt hi vọng một người sống sót đến như thế."

Tôi rời khỏi phòng y tế.

"Chiến tranh sắp kết thúc rồi." Ngay khi tôi mở cửa, Behaim nói: "Chúng tôi sẽ thất bại thảm hại."

Chiến tranh sắp kết thúc rồi sao? Vì sao tôi hoàn toàn không cảm thấy điều đó ở đây? Ngoại trừ hoàn cảnh sinh hoạt dơ bẩn tuyệt vọng ra, tôi chẳng còn cảm nhận được gì khác, mùi khói lửa chiến tranh dường như cách tôi rất xa.

Tôi lê bước chân mệt mỏi trở lại nhà kho, tổ trưởng người Ba Lan đã không còn ở đây. Tôi thở phào nhẹ nhõm, dùng tay phải hoàn thành công việc còn lại.

Vào buổi tối thứ hai, đúng giờ tôi và Carl đã hẹn gặp mặt. Alexei và giám ngục đi hút thuốc, tôi và Carl nói chuyện cách lưới sắt.

Carl phát hiện vết thương trên mặt và tay trái bị nẹp của tôi ngay lập tức.

"Chuyện này là sao, Ella?" Ngón tay của cậu ấy luồn qua lưới sắt, vuốt ve vết bầm khóe miệng của tôi. Tôi nhếch miệng "A" một tiếng, cậu ấy nhanh chóng rút tay lại: "Hôm nay em... đến nhà kho linh kiện điện tử tìm anh, họ nói anh tới phòng y tế, em rất lo lắng cho anh."


"Anh vấp phải linh kiện nên bị ngã thôi." Tôi nói dối.

"Họ nói đốc công đánh anh." Giọng Carl bỗng nhiên trở nên trầm: "Hắn tên gì?"

"Đừng gây phiền phức, Carl." Tôi nói: "Tuy em được quân đội bảo vệ, nhưng không tuân thủ quy tắc của nơi này thì cũng sẽ không khá hơn đâu."

"Ella, anh..."

"Anh không sao." Tôi dùng ngón tay xoa nhẹ vết thương ở khóe miệng: "Em nói hôm nay em tới tìm anh, có chuyện gì vậy?"

"Đồ tiếp tế của Hội Chữ Thập Đỏ đến rồi, em được phát một cái lạp xưởng và bánh mì, em muốn mang cho anh ăn." Carl lấy ra một ổ bánh mì từ trong ngực: "Nhưng anh không ở nên em đưa lạp xưởng cho một anh chàng Do Thái."

"Em làm rất đúng, Carl, họ rất đáng thương..."

"Anh ta yếu đến mức gần như đứng không vững, sắp đói đến bất tỉnh, em đưa lạp xưởng cho anh ta, anh ta lảo đảo liên tục cám ơn em, anh ta nói tên anh ta là Simon, đã bốn ngày không được ăn. Sau đó anh ta cho em cái này." Carl đưa tay qua lưới sắt, tôi nhìn thấy một cái nhẫn bạc trên ngón giữa tay trái của cậu ấy: "Em nói em không nhận, nhưng anh ta khăng khăng đưa cho em. Simon nói nếu em không lấy thì cũng bị Nazi tịch thu trong lần lục soát sau thôi."

Cậu ấy tháo nhẫn ra và nắm tay phải của tôi: "Cho anh đó."

"Anh không cần." Tôi rút tay lại: "Đây là của em. Em giữ đi, đây là niềm tin của Simon đáng thương dành cho em."

Cậu ấy đành phải rút tay lại.

Chúng tôi vừa trò chuyện vừa ăn bánh mì, đột nhiên Carl nói với tôi: "Ella, em muốn trở về London."

Trái tim tôi hẫng một nhịp: "Anh cũng muốn trở về."

"Chúng ta hãy về chung với nhau." Carl trở nên hơi kích động: "Chiến tranh sắp kết thúc rồi, chẳng mấy chốc Hồng quân Liên Xô sẽ đánh tới đây..."

"Ngày đó quá xa với anh..." Tôi nói, có lẽ tôi sẽ không chịu được đến lần kiểm tra sức khoẻ sau, Behaim rời đi khiến tôi rơi vào vực thẳm bất an cảnh giác lần nữa: "Mỗi một ngày đều dài đằng đẵng."

"Đừng sợ, Ella." Ngón út tay trái của cậu ấy móc lấy ngón út tay phải của tôi: "Em sẽ bảo vệ anh."

Carl của tôi trưởng thành quá nhanh khiến tôi không kịp chuẩn bị. Tôi móc chặt ngón tay cậu ấy, "Ừ."

Một tháng dài dằng dặc kèm với nhiệt độ giảm dần trôi qua. Tháng mười hai vừa đến, sự lạnh lẽo xâm nhập vào trại tập trung và làm mọi thứ tệ hơn, thời tiết ở Pháp lạnh hơn ở đây, nhưng thiếu quần áo mới là chuyện trí mạng nhất ở nơi này.

Bữa sáng của tôi vẫn là một cốc cà phê đen và ổ bánh mì Alexei lén nhét cho tôi. Đồ ăn rất dễ bảo quản vào mùa đông, đây là điều đáng mừng, tuy bánh mì vừa lạnh vừa chát, nhưng có còn hơn không. Hôm qua Behaim đã rời khỏi trại tập trung Auschwitz, vết thương trên tay trái của tôi gần như khỏi hẳn, tên Ba Lan thỉnh thoảng sẽ đánh tôi và những người đồng tính khác, sau khi đã quen thì hình như không khó chịu lắm.

Chúng tôi đứng trước doanh trại chờ điểm danh. Đúng lúc này, tiếng báo động đột nhiên vang lên.

Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng báo động.

"Là tập kích đường không!" Alexei phản ứng đầu tiên, anh ta ra lệnh tất cả mọi người vào doanh trại để tránh nạn. Doanh trại tù binh Anh cách lưới sắt thì rỗng tuếch.

"Họ có chiến hào!" Alexei định kéo tôi vào doanh trại. Tôi lại tránh khỏi tay anh ta, chạy về phía lưới sắt. Carl, Carl của tôi, cậu ấy mắc hội chứng sợ không gian hẹp, chắc chắn cậu ấy không muốn ở trong chiến hào.

Khi còn bé, bởi vì ăn vụng bánh quy trong tủ mà cậu ấy bị bà vú nhốt vào một căn phòng tối, từ đó cậu ấy mắc hội chứng tâm lý này. Về sau mỗi lần cậu ấy hô đói, toàn là tôi lén đi lấy đồ ăn, tôi không sợ tối.

Tôi nhanh chóng băng qua lưới sắt. Tất cả nhóm giám ngục của quân SS đều trốn vào trong chiến hào, không ai để ý đến tôi. Tôi nhanh chóng tìm thấy bóng dáng Carl, cậu ấy đứng cách chiến hào một khoảng, bất an đi tới đi lui, mà phía trên là tiếng máy bay càng ngày càng to, tôi hô to: "Carl!"

Cậu ấy nghe thấy tiếng tôi, nhưng cơ thể lại cứng đờ đến mức không thể cử động. Tôi biết chứng bệnh của cậu ấy lại phát tác, tôi vừa vẫy tay vừa chạy tới chỗ cậu ấy, đúng lúc này một trái bom rơi cách chỗ Carl không xa, tôi nhào qua ôm cậu ấy vào lòng, chúng tôi lăn mười mấy mét cách chỗ bom rơi xuống, một tiếng nổ thật lớn vang lên, đất cát ở khắp nơi, tôi chỉ cảm thấy hơi nóng như lửa đốt phía sau lưng, mùi khói khiến tôi không nhịn được ho khan vài tiếng.

Trên người chúng tôi dính đầy bụi, trên mặt cũng vậy. Carl bị tôi đè bên dưới, hình như cậu ấy không bị thương. Tôi thở phào một hơi, khi chuẩn bị đứng lên tôi mới phát hiện đùi phải đã mất cảm giác.

Máu tươi tràn khắp bắp chân tôi, nhuộm đỏ quần áo Carl.
 
Chương 20


Truyện: Viện điều dưỡng Đồng Xanh – Bệnh nhân London.

Tác giả: Lan Đạo Tiên Sinh.

Editor: Aminta.

Chương 20

***

Sắc mặt Carl trắng bệch, cậu ấy nhìn bản thân rồi lại nhìn tôi, có vẻ không biết làm thế nào.

"Carl! Hai người mau tới đây!" Đột nhiên một người nhô đầu ra khỏi chiến hào, tiếp theo người đó leo ra khỏi chiến hào và chạy đến chỗ chúng tôi, lúc này Carl mới lấy lại tinh thần, cậu ấy đặt tay tôi lên vai và ôm ngang tôi lên, chạy đến chỗ người đó.

"Paul! Mau để Ella vào trước!" Đến ngoài chiến hào, Carl giao tôi cho thanh niên tên Paul còn cậu ấy thì ở bên ngoài, tiếng nổ mạnh bên ngoài liên tiếp vang lên, tôi cố nén đau đớn, vươn tay với Carl: "Mau vào đây, Carl, em sẽ bị nổ..."

Tôi dang hai tay ra giống như vô số lần đã làm khi còn bé.

Cậu ấy còn đang do dự, siết chặt hai tay.

"Anh xin em, Carl!" Tôi nghẹn ngào hô.

Sau đó Carl nhắm mắt lại, nhảy vào chiến hào. Cả người cậu ấy đều đang run rẩy, chúng tôi kề sát một chỗ, tôi ôm cậu ấy, hai tay vòng qua cổ Carl, đặt đầu cậu ấy lên vai tôi.

Tôi dùng tay vuốt ve mái tóc quăn màu nâu mềm mại của cậu ấy: "Không sao, Carl, không sao cả, chúng ta sẽ ở bên nhau... Em không cần sợ hãi."

Cậu ấy tựa lên vai tôi, hít mạnh một hơi: "Xin lỗi, Ella... Em lại khiến anh bị thương rồi."

"Anh hết đau rồi, thật đó." Tôi dùng ngón tay cũng đang run rẩy xoa trán cậu ấy, cùng là một lời nói dối nhưng tôi có thể nói với cậu ấy hai lần thậm chí là còn nhiều hơn nữa.

Qua khoảng một tiếng sau, cuộc oanh tạc mới kết thúc. Carl và Paul cùng khiêng tôi ra khỏi chiến hào, tôi nhìn tất cả trước mắt, mấy doanh trại ở xa xa đã bị phá hủy hoàn toàn, trên mặt đất toàn là ván gỗ vụn vỡ và đất đá. Tấm lưới ngăn tôi và Carl cũng đã bị san bằng.

Trong luồng khói đen nghịt khiến người ta sặc, một bóng hình cao lớn cường tráng chạy tới, đó là Alexei: "Hóa ra cậu ở đây! May mà không bị..." Anh ta ngưng nói, bởi vì đùi phải của tôi còn đang liên tục chảy máu.

"Chúng ta cần bác sĩ." Paul nói, tuổi cậu ta và Carl xấp xỉ nhau, cậu ta có một mái tóc ngắn màu nâu sẫm.

"Bây giờ Nazi còn chưa lo xong cái thân, chúng ta đi đâu tìm bác sĩ?" Alexei nói.

"Đúng vậy, chúng ta không có bác sĩ..." Tôi lẩm bẩm. Behaim đã đi, làm gì có bác sĩ Nazi nào quan tâm đến sống chết của chúng tôi?

Một tiếng "rẹt" vang lên, Carl xé áo sơ mi của cậu ấy và ngồi xuống, dùng áo sơ mi băng bắp chân của tôi: "Cầm máu trước đã."

Máu tươi không ngừng chảy ra từ áo sơ mi, nó hoàn toàn không có tác dụng, nhưng Carl vẫn quấn chặt từng vòng.


"Đúng rồi, tôi nghe nói bên người Do Thái có bác sĩ, chúng ta có thể đi tìm họ." Paul như là đột nhiên nghĩ đến gì đó, cậu ta nói: "Họ cũng làm việc ở phòng y tế!"

"E là phải đợi mọi chuyện ổn định mới đi được." Alexei suy tư: "Tôi sẽ để ý bên phòng y tế."

Lúc này đã là cuối tháng mười hai, thời tiết lạnh lẽo, Carl để trần thân trên đứng trong gió, gương mặt cậu ấy cũng cóng đến ửng đỏ, trái tim tôi đau đớn.

"Anh không sao, Ella. Chúng ta sẽ tìm được bác sĩ nhanh thôi."

Rất nhanh, khẩu lệnh tập hợp đã vang lên trong loa, Alexei dìu tôi về doanh trại. Không may thay, tôi là người duy nhất trong doanh trại bị thương trong cuộc tập kích trên không lần này. Alexei đặt tôi nằm trên giường anh ta, bởi vì tôi không bò lên giường mình nổi.

Sau đó cơ thể tôi giống như là một con búp bê cũ nát cả người toàn vấn đề, vết thương có khả năng nhiễm trùng, lại chảy mủ, tôi bắt đầu sốt, mất nước, không ăn nổi, thậm chí tôi còn cảm thấy má mình hóp lại, da cách xương ngày gần, sự sống của tôi đang dần trôi đi. Có lẽ tôi thật sự không thể chịu đựng đến lúc Hồng quân Liên Xô tới nơi này giải phóng rồi, họ sẽ ném tôi vào lò đốt xác trước ngày đó.

Nhân lực ở phòng y tế vẫn luôn thiếu thốn, Alexei liên hệ với rất nhiều người, chờ đến lúc anh ta tìm được một bác sĩ chịu giải phẫu cho tôi thì đã gần trung tuần tháng giêng, cơn ốm đau tra tấn kéo dài gần hai tuần khiến tôi hầu như không thể xuống giường, muốn làm gì cũng phải nhờ Alexei nâng đỡ.

Anh ta mang tôi đến phòng y tế. Bên trong còn có không ít bệnh nhân kiết lỵ đang nằm trên giường rên rỉ. Bác sĩ Do Thái là một người trung niên, trông rất hòa ái. Nhưng quầng thâm dưới mắt ông ấy rất đậm, đôi mắt đo đỏ, xem ra trong hai tuần nay ông ấy cũng không nghỉ ngơi tốt.

Ông ấy bảo tôi nằm trên giường bệnh và mở áo sơ mi băng trên đùi, kiểm tra vết thương của tôi. Tuy tôi có thay áo sơ mi khác để băng bó, nhưng vết thương vẫn thối rữa rất thê thảm, da thịt hầu như dính vào áo, khi ông ấy tháo lớp băng cuối cùng, tôi hít vào một hơi lạnh, mùi thuốc sát trùng trong không khí lại khiến tôi cảm thấy yên tâm.

"Tình hình không tốt lắm, cần phải phẫu thuật ngay lập tức." Bác sĩ nói với tôi: "Thuốc tê hết rồi, cậu nhịn được không?"

Tôi gật đầu, hỏi ông ấy: "Tôi... còn đi lại được không?"


"Đừng lo, chỉ là tiểu phẫu thôi. Nhưng cậu nhiễm trùng quá nghiêm trọng, còn nứt da nữa, khôi phục khá là phiền phức."

"Tôi thật sự còn đi lại được sao?" Tôi hỏi một lần nữa.

"Đúng vậy, cậu còn trẻ..." Bác sĩ an ủi tôi: "Chúng ta bắt đầu phẫu thuật thôi."

Toàn bộ quá trình phẫu thuật tôi hoàn toàn không có thuốc tê nên chỉ có thể cắn chặt áo mình, tưởng tượng cái chân kia không phải là của tôi, cơn đau như dao cắt cũng không phải của tôi, đầu của tôi đổ đầy mồ hôi lạnh. Tôi đã quên cuộc phẫu thuật kéo dài bao lâu mới xong, Alexei nói tôi ngất xỉu một lần giữa chừng.

Chờ khi tỉnh lại, tôi đang nằm trên giường. Trên đùi của có quấn băng vải, cơn đau có vẻ đã dịu, nhưng tôi vẫn không thể khống chế đùi phải. Một ông lão bị kiết lỵ nằm bên cạnh tôi, ông ấy nằm nghiêng và nhìn tôi chằm chằm.

"Chàng trai đáng thương." Ông ấy nói.

Môi tôi hơi khô, cổ họng cũng hơi nghẹn nên không thể trả lời ông ấy.

"Cậu còn trẻ như vậy mà phải chết ở chỗ này rồi." Ông ấy nói với giọng khàn khàn, đôi mắt đục ngầu tràn ngập thương hại: "Cậu rất đẹp trai, thật sự là đáng tiếc..."

"Ông đang nói gì vậy...?"

"Mấy ngày nữa Hồng quân Liên Xô sẽ ập đến nơi này, ngày mai Nazi sẽ tiến hành tuyển chọn lần cuối, người nào chuyển đi được thì chuyển đi, người ốm yếu ở lại đây chờ đưa vào lò thiêu xác lần cuối, hoặc là phòng hơi ngạt."

"Đừng khóc... Có thể sống tới bây giờ thì cậu đã rất may mắn. Cầu mong chúa phù hộ cậu."

Nước mắt của tôi không kìm được mà chảy xuống, rơi trên gối đầu. Tôi kiên trì lâu như vậy, cuối cùng vẫn không được, không thể thoát khỏi nơi này, không thể về London cùng Carl, không thể đưa bản nhạc của Schulz cho Feit, không thể... nhận được tin tức sau cùng của Rehau. Tôi chưa bao giờ tuyệt vọng như vậy, tôi đã mất đi quá nhiều, nhưng chẳng đạt được gì cả. Những câu hỏi của tôi cuối cùng cũng không được trả lời.

Tôi sắp phải chết, chết tại Auschwitz.

Ngày hôm sau, bệnh nhân trong phòng y tế là những người bị tuyển chọn đầu tiên. Vẫn là do bác sĩ Mengele tuyển chọn, hắn mang kính một mắt ngồi phía sau bàn làm việc. Từng người lần lượt cởi quần áo đi tới trước mặt hắn.

Tôi vừa định cởi áo, hắn đã ngăn tôi lại và xua tay. Bởi vì chân tôi đi khập khiễng.

"A-9516." Hắn đọc mã số của tôi. Mengele vẫn nhớ tôi.

Tôi tuyệt vọng nhắm mắt lại, lê đôi chân tật về doanh trại. Alexei đứng chờ tôi ở cửa.

"Đừng sợ." Anh ta nói và dùng bàn tay to xoa lưng an ủi tôi như trước đây.

"Ừ." Tôi gật đầu: "Tất cả đều đã chấm dứt. Tất cả khó khăn, tất cả hi vọng."

Anh ta ôm chặt tôi.

"Lúc nào?" Tôi hỏi.

"Buổi sáng ngày mai bắt đầu rút lui." Anh ta trả lời tôi.
 
Chương 21


Truyện: Viện điều dưỡng Đồng Xanh – Bệnh nhân London.

Tác giả: Lan Đạo Tiên Sinh.

Editor: Aminta.

Chương 21

***

Đây sẽ là đêm cuối cùng tôi ở trong trại tập trung. Thứ chờ đợi tôi không phải tự do mà là cái chết, có lẽ đó là một kiểu tự do khác, rốt cuộc tôi không cần lo lắng nữa, cuộc đời của tôi đã qua hết rồi. Đến thế giới này với thân phận trẻ mồ côi, lớn lên ở cô nhi viện, được người ta nhận nuôi, đuổi ra khỏi nhà, lang thang, bán thân, bị nhốt trong trại tập trung và chết. Sơ yếu lý lịch của tôi vừa đơn giản vừa bất đắc dĩ, từ lúc ban đầu tôi đã không có quyền lựa chọn cuộc sống, chúa bỏ xó tôi ở một góc nào đó, chờ đến khi chúa nhớ ra tôi thì gọi tôi trở về.

Buổi tối Alexei vẫn nhường giường của mình cho tôi, đồng thời ngồi bên giường trông coi tôi.

"Cảm ơn anh vì mọi thứ từ trước đến giờ." Tôi nằm trên giường nói với anh ta: "Dù cho anh coi tôi là cái bóng của Evan, tôi cũng rất cảm ơn anh, nếu như không có anh, tôi không thể sống tới hôm nay..."

"Cậu phải cảm ơn bản thân mình, cậu là người kiên cường nhất tôi từng thấy." Alexei nói, bàn tay to xoa tóc tôi: "Cậu còn nhớ rõ hôm nay là thứ mấy không?"

Câu hỏi của anh ta khiến tôi tỉnh táo lại.

"Thứ hai." Tôi thở dài: "Nhưng tôi không thể qua bên đó nữa rồi."

Alexei đứng lên, mở cửa doanh trại. Gió lạnh bên ngoài lập tức lùa vào, vài bông tuyết bị thổi vào doanh trại. Tôi không nhịn được co người lại, dùng chăn bông của Alexei che cơ thể kỹ hơn.

Một đôi tay lạnh như băng cầm tay tôi. Tôi ngẩng đầu, trông thấy Carl ngồi xổm ở bên giường tôi. Hai gò má của cậu ấy hóp lại, dưới mắt là quầng thâm, cái cằm trơn bóng đã mọc râu. Môi của cậu ấy khô nứt, có máu chảy ra từ vết nứt.

"Ella, em tới rồi." Tôi đặt tay mình lên khuôn mặt cậu ấy, những sợi râu lún phún đâm bàn tay tôi, Carl quá tiều tụy. Tôi biết hai tuần nay cậu ấy cũng không hề nghỉ ngơi, vì giúp tôi tìm bác sĩ, cậu ấy gần như đã chạy hết trại tập trung. Đáng tiếc cuối cùng không ai trong chúng tôi chạy đua thắng thời gian.

Alexei lặng lẽ rời đi.

Carl đứng dậy rót một cốc nước nóng cho tôi, cậu ấy đỡ tôi ngồi dậy, sau đó bò lên giường, ngồi sóng vai với tôi. Chúng ta cùng đắp một tấm chăn, nhiệt độ cơ thể của Carl truyền sang tôi cách lớp quần áo khiến tôi cảm thấy ấm áp trong nháy mắt.

Tất cả lại quay về điểm khởi đầu. Chúng tôi như chưa từng lớn lên, tôi mười tuổi, cậu ấy sáu tuổi, chúng tôi rúc vào nhau trải qua mùa đông khó khăn, trong cô nhi viện không có lò sưởi, chúng tôi sưởi ấm bằng nhiệt độ của nhau.

"Anh còn đi được không, Ella?" Cậu ấy đột nhiên hỏi tôi.

Hai tay tôi cầm cốc nước nóng, nhẹ nhàng hớp một miếng: "Anh có thể tự đi đến lò đốt xác..."

"Ella, hứa với em, anh nhất định phải đi được, cố gắng bắt kịp..."

"Anh biết, Carl. Đừng lo lắng cho anh. Mấy ngày nay, anh thật sự rất hạnh phúc." Hơi nước nóng làm mờ mắt tôi, hốc mắt tôi chua xót, tôi đặt cốc nước xuống và quay đầu sang chỗ khác không nhìn cậu ấy: "Em phải sống thật tốt, chứng kiến thắng lợi của chiến tranh."


Đột nhiên bả vai tôi bị giữ chặt, Carl vòng tay quanh người tôi, ôm tôi vào lòng. Cằm cậu ấy đặt trên vai tôi, mái tóc quăn mềm mại cọ lỗ tai tôi.

"Em yêu anh, Ella, yêu anh như khi còn bé. Anh là người thân duy nhất của em, em mãi mãi yêu anh."

Nước mắt của tôi đột ngột trào ra như bờ đê vỡ.

"Anh cũng yêu em, Carl. Mãi yêu em như trước đây."

Mí mắt tôi bắt đầu trở nên nặng nề, nhưng vòng tay của Carl quá ấm áp, có lẽ những lời của cậu ấy cuối cùng khiến lòng tôi bình tĩnh lại, tôi cảm thấy rất mệt mỏi, ôm cậu ấy mơ màng thiếp đi.

"Hãy sống sót, Ella."

Trong lúc mơ hồ, tôi nghe thấy có người nói nhỏ bên tai tôi, vuốt ve gương mặt tôi.

Đêm ấy tôi ngủ rất say, sáng sớm tôi bị tiếng còi tập hợp đánh thức. Tôi giật mình ngồi dậy, phát hiện mình không phải ngủ trên giường Alexei, giường ở đây là kiểu giường gỗ được chia hai tầng hẳn hoi. Tôi dụi mắt, nhìn mọi thứ trước mặt một cách khó tin. Những thanh niên xung quanh tôi cũng bắt đầu đứng dậy mặc quần áo, là quân phục thống nhất.

Lúc này, một người nhảy xuống bên trái tôi, tôi nhận ra anh ta, là chiến hữu Paul của Carl trong cuộc tập kích ngày hôm đó.

"Anh tỉnh rồi à? Mau mặc quần áo đi, doanh trại E-175 của chúng ta chắc sắp rút lui rồi." Cậu ta nhanh nhẹn thay xong quần áo.

Tôi nhìn mép giường, ở đó có một bộ quân phục.

"Tôi đang nằm mơ sao?" Tôi túm tay cậu ta và hỏi: "Carl đâu?"

"Cậu ấy đi ra ngoài rồi, Carl tới ngay thôi. Bộ quân phục này là quân phục dự bị đó." Paul nhanh chóng trả lời tôi: "Anh mặc mau đi, chúng ta sắp lên đường rồi."

Tôi bán tín bán nghi mặc quần áo tử tế, tay áo và ống quần hơi dài nhưng coi như vừa người. Chúng tôi được lệnh ra ngoài xếp hàng điểm danh. Paul đỡ tôi ra ngoài, nhưng tôi khăng khăng muốn tự đi. Tôi lo lắng tìm kiếm bóng hình Carl trong đám người, nhưng cậu ấy chưa từng xuất hiện. Một linh cảm không lành dâng trào trong lòng tôi.

"Carl đâu?!" Tôi chất vấn Paul: "Cậu gạt tôi đúng không? Carl ở đâu?"

"Cậu ấy tới ngay thôi." Paul chỉ lặp đi lặp lại câu nói trước đó.

Tôi ngừng nói chuyện với Paul, khập khiễng quay trở về, doanh trại chúng tôi rút lui sau doanh trại tù binh Anh, tôi tốn sức gạt đám người ra và tìm thấy Alexei, anh ta đang điểm danh.

"Carl đâu?" Tôi hỏi anh ta.

"Lát nữa cậu ta sẽ bắt kịp các cậu."

"Anh gạt tôi. Cậu ấy đâu? Những bệnh nhân khác đâu?" Giọng tôi đột nhiên trở nên sắc bén và run rẩy: "Cậu ấy đi đâu?!"

"Benoît." Alexei giữ chặt vai tôi: "Các bệnh nhân đã bị mang đi rồi. Nazi đã điểm danh xong từ lâu."

Đúng lúc này, một bàn tay khác mang bao tay da túm vai tôi.

"Carl Bain của doanh trại E-175, mau chóng quay về đội ngũ của anh!"

Tôi kinh ngạc quay đầu nhìn người kia, đó là Albrecht. Cậu ta ăn mặc chỉnh tề, mũ quân đội che khuất ánh mắt của cậu ta, cậu ta kéo tôi rời khỏi doanh trại ban đầu của tôi.

Tất cả đều sáng tỏ. Carl thay thế tôi làm bệnh nhân đi đến lò đốt xác. Trong khoảnh khắc hiểu rõ, tôi ngã quỵ hoàn toàn, gần như là Albrecht kéo tôi về doanh trại tù binh Anh.

Hãy sống sót, Ella. Em mãi mãi yêu anh.

Tôi chỉ không ngờ cuộc gặp gỡ cuối cùng của chúng tôi lại kết thúc như thế. Tôi không ngờ cậu ấy sẽ dùng cách ấy để bảo vệ đoạn đường sau cùng của tôi. Trái tim tôi bị khoét rỗng, cuối cùng tôi đã không còn cảm nhận gì nữa. Carl đã rời khỏi tôi vĩnh viễn.

Nếu như Carl đi đến cuối cùng với tôi, tôi sẵn sàng trả bất cứ giá nào. Thế nhưng ngay cả cơ hội để trả giá của tôi cũng đã bị tước đoạt.

"Tỉnh táo lại đi." Paul lôi tôi, cố gắng khiến tôi đứng dậy, hốc mắt cậu ta đỏ bừng đôi mắt cũng ướt: "Cậu ấy hi vọng anh sống sót! Tỉnh táo lại chút đi, Ella!"

Tôi đứng dậy, lau khô nước mắt nơi khóe mắt. Cổ họng khô khan đến đau buốt. Một bông tuyết rơi trên bờ vai tôi, tiếp theo là nhiều bông tuyết hơn nữa, thời tiết càng ngày càng tệ, chúng tôi phải đi con đường rất xa để rời khỏi nơi này.

Tôi nhất định phải sống sót, để ghi nhớ về Carl, để sống thay Schulz, Lukasz và Mikhail, trở thành nhân chứng của họ. Vào thời khắc này, tôi như tràn đầy sức sống một lần nữa, họ vẫn mãi còn sống trong lòng tôi, những khuôn mặt trẻ trung giống như một tấm ảnh không bao giờ phai màu sẽ được cất giữ trong album ký ức của tôi.
 
Chương 22


Truyện: Viện điều dưỡng Đồng Xanh – Bệnh nhân London.

Tác giả: Lan Đạo Tiên Sinh.

Editor: Aminta.

Chương 22

***

Tạm biệt, Carl yêu dấu. Tuy em không nói lời từ biệt với anh, nhưng anh nghe em nói yêu anh, anh cũng vậy. Anh phải rời khỏi nơi này, sống thay mọi người, xin hãy phù hộ anh.

Tuyết rơi dữ dội hơn nữa. Những bông tuyết như lông ngỗng rơi ào ào trên mặt đất, rất nhiều người híp mắt lại, rụt cổ chờ điểm danh. Những người được gọi số nhận được nhiều bánh mì đen hơn bình thường, đây chính là tất cả thức ăn trên đường rút lui của chúng tôi.

Tôi nhét bánh mì vào trong túi, bây giờ tôi vẫn chưa đói lắm, thức ăn để sinh tồn phải chừa lại đến khi không chịu nổi nữa. Tôi quan sát phía trước, đằng trước là dòng người đen nghịt, phía trước chúng tôi còn mười mấy doanh trại phải rút lui, chúng tôi không biết phải đứng trong tuyết bao lâu. Mà chân của tôi đã hơi chết lặng, tôi không cảm thấy đau, cơn đau đã biến mất khỏi người tôi.

Đứng khoảng hai tiếng, cuối cùng Albrecht bắt đầu chỉ huy chúng tôi tiến lên. Trên người cậu ta cũng đầy tuyết, chàng trai trẻ tràn đầy sức sống như vậy lại đứng nghiêm trong tuyết lớn.

Đùi phải của tôi cực kỳ nặng nề, lúc này tôi mới cảm thấy nó đã quay về cơ thể của mình. Tôi lê nó đi về phía trước một cách khó khăn, Paul ở bên cạnh túm tay tôi đặt lên vai cậu ta, kéo tôi tiến lên.

Cánh cửa đang ở ngay trước mắt. Mãi đến khi bỏ lại tất cả các cánh cửa sắt ở đằng sau, tôi mới cảm thấy mình được tái sinh. Nhưng con đường phía trước vẫn mênh mông.

Ban đầu tốc độ rất chậm, tôi có thể miễn cưỡng bắt kịp, sau đó khi đi đến con đường nhỏ ở nông thôn, đội ngũ càng đi càng nhanh gần như là chạy. Tôi cố gắng không dùng đùi phải, chân trái chịu hết trọng lượng cơ thể, tôi chạy cùng mọi người bằng một tư thế buồn cười, nhưng không ai chế giễu tư thế của tôi, tất cả mọi người còn chưa lo xong thân mình, chỉ liên tục đi về phía trước.

Không biết đã đi mấy tiếng, chúng tôi được cho phép nghỉ ngơi ven đường nhưng không thể ngồi xuống. Paul đứng rất nghiêm, mà tôi đã sắp không đứng nổi nữa.

"Anh có thể tựa trên người tôi." Paul nhỏ giọng nói.

Lúc này Albrecht đi tới nhìn tôi một cái, rồi lại nhìn giám ngục trước và sau hàng, sau đó nói với tôi: "Ngồi một lát đi."

Những người khác vây quanh tôi, tôi ngồi trên mặt đất. Chân trái đau nhức, tôi chỉ có thể dùng tay xoa bóp nó. Tôi nhìn xung quanh, tất cả mọi người đứng trong đống tuyết như cái cây khô, ánh mắt vừa mờ mịt vừa mỏi mệt, tuy tù binh Anh được đối xử tốt hơn chúng tôi, nhưng cũng không thể nói rằng tình trạng của họ vẫn khỏe mạnh như lúc mới đến.

Ngồi trong tuyết khoảng nửa tiếng, chúng tôi lại bắt đầu đi tiếp.

Hành trình tra tấn lần này kéo dài dằng dặc đến tối. Tôi vừa lạnh vừa đói, đầu óc cũng hơi xây xẩm, chỉ có thể tiếp tục chạy sau những người khác bằng cảm giác. Đến khi trời tối, cuối cùng chúng tôi thấy một nhà kho bỏ hoang. Sau khi giám ngục quân SS cho mọi người nghỉ ngơi, có người trực tiếp ngã xuống nền tuyết trước cửa nhà kho.

Lúc này tuyết đã dày cỡ ba thước Anh (xấp xỉ một mét), mỗi bước đi đều rất khó khăn, mà những người mệt mỏi, thân thể gầy còm này đã lún sâu trên nền tuyết, nếu như lồng ngực của họ không còn phập phồng thì nhìn chẳng khác gì xác chết.

Tôi cũng muốn nằm xuống nghỉ ngơi, nhưng Paul giữ tay tôi, cứ thế lôi tôi vào nhà kho. Có rất nhiều người nằm ngổn ngang trước cửa nhà kho, chúng tôi nhất định phải vô cùng cẩn thận mới không giẫm lên cơ thể họ, không ai biết người nào còn sống, người nào đã chết.

Paul dẫn tôi đi vào trong nhà kho, trên mặt đất còn có cỏ khô, tôi nằm lên đó. Paul nằm kế bên tôi.

"Carl..." Tôi không thể thốt ra cái tên này một cách dễ dàng nữa rồi, nó giống một con dao còn dính máu được rút ra từ trái tim tôi: "Có nói gì với cậu không?"

"Cậu ấy bảo tôi hãy chăm sóc anh, người thân duy nhất của cậu ấy." Paul nói.

Rất nhiều lời xuất hiện trong đầu tôi, nhưng khi mở miệng tôi chỉ nói một câu: "Cảm ơn cậu."

"Nghỉ ngơi đi, chúng ta còn phải đi rất xa."

"Đi nơi nào?"

"Không rõ. Nhưng rất xa."

Rất xa. Có lẽ tôi không đi nổi. Tôi thật sự muốn cố gắng, nhưng tôi không biết phải may mắn cỡ nào mới có thể đi hết quãng đường dài như vậy.

Tôi co người lại, mệt mỏi chìm vào giấc ngủ.

Ngày hôm sau, tôi bị Paul đánh thức.

"Xuất phát." Cậu ta nói.

Tôi đứng lên, cảm thấy mọi thứ trước mắt xoay vòng. Đã một ngày tôi chưa ăn gì, bởi vì tôi nghe nói không cung cấp đồ ăn dọc đường, chỉ có thể sống sót nhờ vào những ổ bánh mì được phát hôm qua. Tôi thò tay vào túi, xé một mẩu bánh mì nhỏ nhét vào trong miệng, chậm rãi nhai nuốt giống như ăn mãi không hết, nước bọt mang vị chua của bánh mì sau khi ăn vẫn luôn quanh quẩn trong miệng tôi.

Tôi khát nước. Thế là tôi cho tuyết dưới đất vào trong miệng, Paul cũng làm theo.

Người ở cửa không nhúc nhích, tôi thử đánh thức họ, nhưng Paul nói họ đã chết.

Ngày đầu tiên đã có một nhóm người chết, xác của họ bị để lại trên nền tuyết và cửa nhà kho, còn chúng tôi thì tiếp tục đi về phía trước.


Chân của tôi càng ngày càng khó điều khiển, sau một tuần giày của tôi đã bị mòn nghiêm trọng không thể mang được nữa. Không có giày có nghĩa chết càng nhanh. Paul mang ủng chiến đấu, cậu ta cởi ủng ra để so với chân tôi, nó lớn hơn tôi một chút.

"Mang của tôi đi." Cậu ta quả quyết nói.

"Không được. Vậy còn cậu thì sao?"

Cậu ta lấy một cái bao tải bẩn thỉu từ trong đống tuyết và dùng nó bao lấy chân: "Tôi không sao cả."

Tôi thiếu nợ cậu ta rất nhiều, cả đời này cũng trả không nổi.

"Carl từng cứu mạng tôi trên chiến trường, chuyện cậu ấy giao phó, tôi nhất định sẽ làm được." Paul dùng một sợi dây cột chắc bao tải trên chân và tiếp tục dìu tôi tiến lên.

Nếu như chúng tôi thật sự đang ở thời kỳ lịch sử đen tối nhất của con người, nhưng tôi cũng đã nhìn thấy ánh sáng quý giá nhất ở con người và sự tốt đẹp chưa từng biết mất.

Bởi vì Albrecht có quan hệ rất tốt với nhóm tù binh, cậu ta luôn chia sẻ bánh mì cậu ta được phân phát cho chúng tôi, trong mấy tuần lễ đầu, thức ăn không phải vấn đề của chúng tôi. Nhưng những gì cậu ấy có thể chia sẻ là hữu hạn, đa số mọi lúc chúng tôi phải tự tìm đồ ăn ven đường.

Tuyết bắt đầu tan, chúng tôi đi ngang qua một cánh đồng ruộng, mấy con gà đang mổ cỏ trên đồng. Paul và mấy chiến hữu chạy tới bắt chúng, nhưng trong hoàn cảnh không có nồi niêu xoong chảo, chúng tôi đành ăn gà sống. Ăn sạch cả máu và thịt gà chưa làm sạch lông. Khi đó chúng tôi quả thật rất giống dã thú, cơn đói khiến chúng tôi quên mất văn minh của con người và ăn uống như một người nguyên thủy. Chỉ cần nhét đầy bao tử, vậy là được rồi.

Chúng tôi cũng hái cỏ dại ven đường để ăn.

Râu đã mọc trên cằm của tôi. Sau một cơn mưa, tôi nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong vũng nước trên mặt đất, tôi không nhận ra con người trong vũngn ước, nhìn như là một hồn ma, tôi chỉ nhìn thoáng qua rồi dời mắt.

Về cái chân tôi, không thể nói là nó đã lành lặn, nhưng hình như nó cũng không chuyển biến xấu, chỉ là thường xuyên không nghe theo sự khống chế của tôi, chuyện nứt da thì bắt đầu lặp đi lặp lại, mãi đến mùa xuân mới khá hơn một chút. Tôi cứ sốt nhẹ suốt, aspirin mà Paul mang theo đã bị tôi uống sạch, nửa bình thuốc của Albrecht cũng bị tôi giữ lại chuẩn bị cho bất cứ tình huống nào. Paul đưa cho tôi mấy ống chích trộm từ phòng y tế và còn có kháng sinh chống nhiễm trùng. Nhờ những món đồ y tế đơn sơ thế này, cuối cùng tôi không chết vì nhiễm trùng. Nhưng tôi biết đùi phải đã bị hành trình liên tục hơn tuần lễ hành hạ đến mức không thể nào hồi phục như trước đây.

Nhưng vậy thì sao chứ? Tôi vẫn sống đến hôm nay.

Cuối cùng chúng tôi thành công băng qua Tiệp Khắc, đi tới một nơi tên là Regensburg ở phía nam nước Đức. Về sau tôi mới biết nơi này cách Auschwitz năm trăm dặm (xấp xỉ 800km). Chúng tôi đã đi ròng rã 17 tuần, vô số người chết, từ mùa đông lạnh lẽo đến màu xuân ấm áp, cuối cùng chúng tôi vẫn có thể sống sót, giống như cây cỏ mạnh mẽ xé toạc mặt đất để nảy mầm.

Nazi nhốt chúng tôi trong một chiếc xe vận tải. Khóa cửa lại và rời đi. Chúng tôi ở trong đó chờ một ngày, rồi họ sẽ mở cửa mang chúng tôi đến nơi cần đến như trước đây.

Nhưng hôm sau không có ai mở cửa.

Ngày tiếp theo vẫn như thế.

Chúng tôi đều rất kinh ngạc, cảm xúc ấy thậm chí vượt qua nỗi sợ.

Ngày thứ tư, chúng tôi nghe tiếng xe tăng từ bên ngoài, tiếp theo là một tiếng va đập dữ dội, cửa xe bị phá một cách bạo lực.

Ánh mặt trời chói mắt tràn vào, lúc ấy tôi không thể mở mắt, chờ đến khi tôi nheo mắt lại thích ứng ánh sáng, tôi nhìn thấy một xe tăng của Mỹ dừng ở bên ngoài xe tải.

Một anh chàng reo hò một tiếng và nhảy xuống xe tải, rồi lại leo lên xe tăng, ôm chặt binh sĩ lái xe, hôn lên gương mặt người đó. Tất cả mọi người hoan hô, ánh sáng mặt trời chiếu lên cơ thể tiều tụy của mỗi người khiến chúng tôi cảm thấy ấm áp.

Chúng tôi đã được cứu.

Một số người quỳ xuống cảm ơn chúa, mà tôi thì chán nản ngã quỵ xuống đất, nghẹn ngào khóc rống lên. Ngày hôm nay đến quá muộn với những nạn nhân trong trại tập trung.
 
Chương 23


Truyện: Viện điều dưỡng Đồng Xanh – Bệnh nhân London.

Tác giả: Lan Đạo Tiên Sinh.

Editor: Aminta.

Chương 23

***

Cuối cùng Alexei cũng hội tụ với chúng tôi. Sau khi bàn bạc, tôi quyết định trở lại London với Paul.

Sau khi cậu ta trở lại London, người nhà cậu ta điên cuồng ôm nhau khóc lóc. Vợ cậu ta hỏi thân phận của tôi, sau khi biết được tôi là "chiến hữu" của Paul, gia đình họ mời tôi ở lại nhà cậu ta. Paul tìm bác sĩ giúp tôi, nhưng kết quả khám bệnh không như mong muốn.

Bác sĩ nói nửa đời sau tôi chỉ có thể sống nhờ xe lăn và gậy chống. Paul trả tiền chữa trị cho tôi và cũng để tôi ở lại nhà cậu ta nghỉ ngơi một thời gian ngắn. Nhà cậu ta rất đẹp, cậu ta có một đứa con trai tên là Abel Donovan, năm tuổi, nghe nói lúc thằng nhóc ra đời thì cha nó đã tham gia chiến tranh. Tôi rất thích chơi với nó, dạy nó tiếng Pháp, đọc cho nó nghe tập thơ Rehau tặng cho tôi.

Rehau.

Bây giờ anh ấy có khỏe không? Chiến tranh đã sắp kết thúc, liệu anh ấy có bị bắt làm tù binh hay không? Hay anh vẫn sống sót trở về quê? Anh ấy còn nhớ rõ người đã ở bên anh ấy hai tháng trong trại tập trung Schirmeck hay không?

Tôi viết một lá thư cho Alexei, hi vọng có cơ hội đến Liên Xô để thăm anh ta. Alexei nhanh chóng trả lời tôi, nói rằng anh ta đợi tôi đến bất cứ lúc nào.

Ngày một tháng năm, Paul hưng phấn xông vào phòng tôi và nói nhóm bệnh nhân trong trại tập trung Auschwitz cũng không hề bị đưa vào lò đốt xác. Sau chín ngày chúng tôi rời đi, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng trại tập trung.

Lúc đó tôi đang phiên dịch một tiểu thuyết tiếng Pháp, bút máy khựng lại tạo ra một vết mực đen to trên giấy, tiếp theo tôi vẽ một nét bút run rẩy, sách rơi trên mặt đất.

Tôi gần như ngã xuống ghế.

"Cậu nói là... Carl còn sống?!"

"Đúng thế." Paul kích động nhặt quyển sách dưới đất đặt lên bàn: "Bây giờ hội Chữ Thập Đỏ đang thống kê, tôi đi báo danh ngay."

Đây là tin tức tốt nhất tôi nghe thấy trong một tháng qua.

Chúng tôi lại đợi một tháng.

Không có bất cứ tin tức gì nói cho chúng tôi biết Carl còn sống. Đầu tháng sáu, Paul uể oải trở về từ bên ngoài, sắc mặt của cậu ta không tốt lắm, lòng tôi trĩu nặng.

"Carl... không nằm trong danh sách những người được cứu." Cậu ta nói một cách đắn đo, sợ kích thích đến tôi.

"Không thể nào... Nhiều người được cứu vậy mà, sao chỉ có cậu ấy..."

"Một người sống sót nói cho tôi biết, khi Hồng quân Liên Xô giải phóng trại tập trung, lò đốt xác còn đang làm việc, trong lúc rối loạn đã gây ra vụ nổ khiến một số người chết."

"Vì sao lại là Carl chứ..."

"Ella, chúng ta đều rất đau khổ..."

Cho tới bây giờ chúa chưa từng công bằng. Thứ chúa đã cướp của anh, chúa sẽ không bao giờ trả lại cho anh.

"Tôi thà rằng chưa từng có hi vọng." Tôi nói.

Ngày hôm sau tôi thu dọn hành lý, chuẩn bị rời London để đến Alsace, sức khỏe của tôi đã gần như lành lặn, đến lúc rời đi rồi.

Paul đưa tôi đến nhà ga. Sau đó tôi tự ngồi thuyền về đến Pháp.

Tôi không để lại bất cứ phương thức liên lạc nào.

Tôi đi tới nhà người bạn duy nhất của tôi tại Alsace, nhà của một gái điếm tên là Pamela. Cô ấy quả thực không tin nổi tôi còn sống, cô ấy thét chói tai và giao một cái hộp cho tôi.

"Là thư gửi cho anh đó!" Cô ấy khoa trương dùng móng tay đỏ tươi chỉ cái hộp: "Tôi chưa từng nghe anh nhắc đến người này bao giờ."

Tôi mở hộp ra, bên trong là mấy bức thư rất bẩn. Khi mắt tôi nhìn thấy chữ ký, trái tim tôi bỗng nhiên co thắt lại, kế tiếp nước mắt tôi không kìm được mà chảy ra.

"Anh sao vậy, Benoît?"

"Không có gì." Tôi dùng mu bàn tay lau sạch nước mắt: "Thư của một người bạn mà thôi."

"Người đó là ai?"

"Một nửa trái tim tôi đã mất."

Tôi run rẩy mở ra mỗi một lá thư, trên giấy có dính vệt màu nâu, đó là vết máu đã khô, nó làm mờ ngày tháng dưới chữ ký.

"Benoît thân mến,

Tôi đã đến chiến trường, tất cả vẫn giống như trước kia.

Yêu em,

Rehau"

"Mùa đông Liên Xô tới rồi, bên em thế nào? Tay tôi cứng hơn trước kia, có lẽ là do thời tiết quá lạnh."

"Nơi này rất lạnh, tôi rất nhớ em."


"Tôi yêu em, Benoît."

Tôi không biết mình đã đọc hết những dòng thư ngắn ngủi này như thế này, sau cùng tôi đã không nhìn thấy rõ chữ viết nữa, mỗi một từ đơn tiếng Đức giống như được Rehau đọc lên bên tai tôi. Khi đó chúng tôi mới quen nhau không lâu, trong lúc vô tình tôi đã tiết lộ địa chỉ nhà của người bạn ở Alsace. Những lá thư anh ấy gửi cho tôi không chắc rằng tôi có thể nhận được. Nỗi nhớ của anh cứ thế phiêu bạt trong sự vô định ấy, cuối cùng nó đã đến tay tôi.

Anh ấy vẫn luôn nhớ.

Anh nhớ kỹ từng lời tôi nói, anh ấy nói anh ấy yêu tôi.

Tôi đã mất đi người thân của mình, tôi không muốn tiếp tục mất đi người yêu.

Quá muộn, mãi đến tận khi cầm trong tay những bức thư dính đầy bụi bặm và vết máu ấy, tôi mới biết sự thật rằng tôi yêu anh ấy tha thiết.

Tôi xếp lại những lá thư, đặt nó ở nơi an toàn nhất trong hành lý, sau khi từ biệt Pamela, tôi chống gậy rời khỏi Pháp, tiến về Liên Xô.

Alexei đón tôi ở nhà ga, thậm chí còn chuẩn bị cho tôi một chiếc xe lăn. Tôi đặt va li trên đầu gối. Gió nhẹ thổi qua cơ thể tôi, không hề mang theo cái nắng bỏng cháy của mùa hè. Mọi người bận rộn qua lại trong nhà ga, phía sau là những tòa nhà bị nổ nát còn chưa xây dựng lại xong. Dấu vết của chiến tranh như một vết sẹo chướng mặt lồ lộ dưới ánh mặt trời.

"Cậu già rồi, Benoît." Alexei đẩy xe lăn của tôi ra khỏi nhà ga, sau khi quan sát tôi thật kỹ, anh ta nói.

"Anh cũng thế." Tôi mỉm cười.

"Tôi là vì không tìm được việc làm. Nghe nói cậu đang làm phiên dịch à?"

"Phiên dịch một số tiểu thuyết tiếng Pháp không nổi mấy mà thôi."

"Vậy cũng tốt rồi." Bàn tay to của anh ta vỗ nhẹ vai tôi. Sau đó dường như anh ta sực nhớ ra chuyện gì đó, Alexei móc ra một món đồ nhỏ lấp lánh và đưa cho tôi: "Cái này tặng cho cậu."

Nó là một cái ghim cài áo mang họa tiết hoa bách hợp tinh xảo, hoa văn truyền thống giống như là được tác phẩm thủ công làm từ thời Trung Cổ. Tôi giơ tay nhận nó và ghim nó ở cổ áo sơ mi.

"Nhìn rất đẹp, cám ơn anh."

"Cậu thích là được, tôi không biết nên tặng cậu cái gì, cái này là Lilia đưa cho tôi đó."

"Lilia?"

"Em gái của Evan."

Chúng tôi im lặng. Evan là một cái tên vừa cấm kỵ vừa ấm áp, nếu như không có anh ta, không có Alexei, dù thế nào đi chăng nữa tôi cũng không thể sống đến ngày hôm nay.

"Cô ấy biết tin Lilia đã qua đời chưa?" Tôi hỏi.

"Vẫn chưa. Con bé... có chút vấn đề về mặt nhận thức." Alexei không tiếp tục nói nữa, tôi cũng không hỏi tiếp.

Không hiểu, không nhớ có lẽ là cách an ủi vết thương tốt nhất, mãi mãi tỉnh táo là cách đau khổ nhất.

"Chuyện cậu nói lúc trước, tôi đã nhờ bạn làm xong rồi. Nhưng chỉ có một buổi sáng thôi." Alexei đẩy tôi đến bãi đậu xe.

Chuyện anh ta nói là chuyện tôi muốn đến trại tù binh Liên Xô thử vận may một chút. Tôi mang hi vọng nhỏ bé trong lòng, cầu nguyện tìm thấy Rehau ở đó, hoặc là biết tin về anh ấy.

Chúng tôi đi xe tới trại tù binh. Thời tiết ngày đó rất đẹp, bầu trời rất xanh, ánh nắng rực rỡ. Hoa dại nở rộ ngoài doanh trại, còn có bóng xa cúc lam tô điểm trong đó.

Tôi xem bảng danh sách mà chiến hữu của đã Alexei sửa sang cho tôi, tôi tìm kiếm tên Rehau trong từng hàng, từng cột. Trong danh sách có vài người trùng tên, tôi hỏi đặc điểm ngoại hình của họ và gặp mặt từng người và phát hiện không có ai là người tôi muốn tìm.

Khi lật đến trang cuối cùng của bảng danh sách, trang này viết tên những người dùng để trao đổi tù binh Liên Xô. Tôi nhìn thấy một cái tên quen thuộc:

Feit.

Là Feit của Schulz sao? Tôi xin chiến hữu của Alexei cho tôi gặp người này một lần.

Anh ta đồng ý. Tôi đẩy xe lăn đi vào nơi giam giữ tù binh trao đổi. Tôi gần như có thể khẳng định người đó là Feit, cậu ta y như đúc những gì Schulz miêu tả, vô cùng trẻ trung đẹp trai, tóc vàng, như một bức tượng Hy Lạp.

Tôi nói rõ mục đích của mình. Khi cậu ta nghe thấy tên Schulz thì sững sờ một lát, sau đó hỏi tôi cậu ấy thế nào rồi.

"Cậu ấy chết rồi, ở trại tập trung Schirmeck." Tôi đã tàn nhẫn trả lời vô số câu hỏi, sự tàn nhẫn này không phải do tôi tạo ra, nhưng tôi phải gánh trọng trách không thuộc về mình.

Feit im lặng.

Tôi đưa bản nhạc ố vàng trong tay cho cậu ta. Cậu ta nhận lấy, cẩn thận mở nó ra từng li từng tí giống như là đang vuốt ve khuôn mặt ngủ say của người yêu. Cậu ta lẳng lặng xem nó vài phút, sau đó mở miệng khẽ ngân nga khúc nhạc.

Giọng Feit hòa với giọng của Schulz trong ngục giam u ám trong ký ức tôi.

"Xin lỗi." Cậu ta nói, tay nắm thật chặt bản nhạc, cúi đầu khóc.

Tôi lại không thể trả lời "Không sao" thay người kia.

"Cậu biết Rehau chứ, tay súng bắn tỉa tốt nhất?" Khi sắp rời đi, tôi hỏi một câu hầu như chẳng có một chút hi vọng.

"Anh ta là chiến hữu của tôi." Feit nói.

Câu trả lời này khiến tôi bất ngờ và mừng như điên trong lòng.

"Anh ấy... cũng ở đây à?"

"Anh ta đã hi sinh trên chiến trường."

Ghim cài áo trên cổ áo lặng lẽ rơi xuống. Tôi xoay người nhặt nó lên, nước mắt không kìm được mà chảy ra, đầu óc tôi trống rỗng, tôi đã quên mình đang ở đâu, đang làm cái gì.

"Benoît?" Alexei giúp tôi nhặt ghim cài áo lên và đặt nó trong lòng bàn tay tôi.

Tôi biết tất cả đã hoàn toàn kết thúc. Cuối cùng tôi không còn ôm hi vọng nữa, trái tim tôi đã chết lặng.

Sau cùng, tôi cảm ơn Alexei, rời khỏi Liên Xô và đến Mỹ.

Cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ tôi, họ đã trao cho tôi sinh mệnh thứ hai.

Đến Mỹ, tôi sửa lại tên, làm một người phiên dịch. Hơn nữa tôi còn không biết mình mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chiến tranh. Tôi không thể ngủ ngon trong một thời gian dài, khi đi cầu thang tôi luôn chạy theo thói quen, tôi cứ cảm thấy có người bám theo tôi, có một người biên tập giới thiệu một viện điều dưỡng cho tôi.

Tôi lề mề mãi không tới viện điều dưỡng, tôi đang đợi kết quả xét xử của phiên tòa Nürnberg. (Phiên tòa Nürnberg là các phiên xét xử quân sự quân Đồng Minh mở ở Nürnberg, Đức theo luật quốc tế và luật chiến tranh sau Thế chiến thứ hai, nổi tiếng vì truy tố các lãnh đạo chính trị, quân sự, tư pháp và kinh tế của Đức Quốc xã đã kế hoạch, tiến hành hoặc tham gia cuộc Đại tàn sát và những tội chiến tranh khác; những phán quyết này đánh dấu bước ngoặt giữa luật quốc tế cổ điển và đương đại.)

Rất nhiều hành vi phạm tội của Nazi được liệt kê ra, nhưng chỉ những hành vi phạm tội của chúng đối với những người đồng tính chúng tôi là không được xét xử.

Ác quỷ thực hiện những hành vi tội ác với chúng tôi, phe chính nghĩa lại loại trừ chúng tôi ra khỏi những người bị hại. Con người bị giết hai lần như thế nào? Lần một là khi bị chia cắt khỏi gia đình bạn bè, lần hai là khi bị xóa sổ khỏi lịch sử.

Không ai trả lời tôi những câu hỏi này.

Đây là toàn bộ câu chuyện của tôi, tôi là ai, tôi đến từ đâu, tôi đã trải qua những gì, vì sao tôi lại ở đây.

***

Tôi gần như chấn động khi nghe anh ta kể xong câu chuyện, đôi mắt như tro tàn của anh ta vô cùng bình tĩnh. Tôi chỉnh sửa bản ghi chép thành một quyển sách, hi vọng một ngày nó nó có thể được công bố.

Bệnh nhân sửa tên rồi, nhưng tôi đã quen gọi anh ta là Benoît hoặc là Ella, đây là hai cái tên quan trọng nhất trong cuộc đời anh ta.

Anh ta ngồi trên xe lăn, hỏi tôi: "Bác sĩ Yates, anh cảm thấy ai là người sai? Tại sao chúng tôi phải bị giết chết hai lần? Chuyện này thật sự không công bằng. Tôi đã mất đi tất cả, nhưng thậm chí còn không đợi được một kết quả xét xử công bằng."

Tôi không biết nên an ủi anh ta thế nào.

"Thời gian sẽ chứng minh mọi thứ, trả lại công bằng vốn có cho những người như anh." Sau cùng tôi nói như vậy.

Anh ta mỉm cười với tôi, trong ánh mắt chứa sự tuyệt vọng.

"Cảm ơn bác sĩ. Cảm ơn anh đã chịu lắng nghe câu chuyện của tôi, để tôi cảm thấy mình đã từng sống, từng tồn tại giống những nạn nhân ấy."

Sau đó anh ta rời khỏi viện điều dưỡng, không để lại bất cứ phương thức liên lạc nào cho tôi, biến mất tăm như một hồn ma.

Tôi liên hệ rất nhiều nhà xuất bản, hi vọng có thể công bố bản ghi chép hồi ức này, nhưng toàn bị từ chối. Tôi cất nó đi, sau đó lại lấy ra, xem lại nhiều lần.

Nỗi đau của lịch sử sẽ mãi mãi không bị xóa nhòa, khi mọi người cố gắng muốn quên nó, nó sẽ nặng nề nhắc nhở chúng ta rằng vết sẹo xấu xí này vẫn luôn còn đó và sẽ không bao giờ biến mất.
 
Chương 24


Truyện: Viện điều dưỡng Đồng Xanh – Bệnh nhân London.

Tác giả: Lan Đạo Tiên Sinh.

Editor: Aminta.

Chương 24

***

Glenn và Elton ngồi chung với nhau xem hết bản ghi chép hồi ức này. Là hồi ức của Oliver Yates, cũng là hồi ức của Benoît Maule. Trang cuối cùng của nhật ký có kẹp một tấm hình, người thanh niên bên trong vô cùng đẹp, dù trông tái nhợt suy yếu, nhưng anh ta đúng là một người đàn ông rất đẹp.

Họ im lặng ngồi, đột nhiên Elton run rẩy.

"Trước khi đọc đến phần cuối thì đáng lẽ em phải nhận ra rồi chứ..."

"Nhận ra cái gì?"

"Carl không chết." Elton nhanh chóng tìm những từ quan trọng trong quyển nhật ký, cậu ta chỉ vào một hàng và nói, "Cha em tên là Abel Donovan, ông nội em tên là Paul Donovan, là cựu chiến binh may mắn sống sót trong thế chiến hai."

Glenn giật mình há hốc miệng.

"Lúc em còn rất nhỏ, trong nhà em có một người lạ, ông nội gọi ông ấy là Carl. Em không thích ông ấy lắm bởi vì ông ấy là một người mù, hơn nữa phần lớn thời gian đầu óc ông ấy không tỉnh táo, vui buồn thất thường... Em không ngờ ông ấy sẽ có quá khứ như thế..."

"Nói cách khác, đến lúc chết Benoît vẫn không gặp lại Carl ư?" Glenn thổn thức nói.

"Có lẽ là vậy." Elton khép lại quyển nhật ký: "Họ đều không thể chờ được nhau... Trong chuyện này chắc chắn có chân tướng chúng ta chưa biết."

"Ông nội em có để lại manh mối gì hay không?" Glenn câu vai người ký giả và hỏi.

"Nhật ký của ông nội." Elton đột nhiên đứng dậy: "Ông nội có thói quen ghi nhật ký, có lẽ em có thể tìm quyển nhật ký của ông."

"Em dự định quay về London à?"

"Kỳ thực tập hè cũng sắp kết thúc rồi, mẹ em gọi em quay về một chuyến, vừa khéo có cơ hội tìm nhật ký của ông nội."

"Anh và em..."

"Bệnh viện bận rộn lắm, bác sĩ thực tập Glenn Yates." Người ký giả chớp mắt với bác sĩ, thân mật hôn má đối phương: "Đừng nhớ em quá nhiều, anh yêu."

Một tuần sau, Glenn Yates nhận được một bản fax, là nhật ký viết tay, chữ viết hoa tao nhã tràn đầy cả trang giấy.

***

Tôi đã tìm được Carl.

Cậu ấy còn sống, chẳng còn gì tốt hơn nữa, nhưng Ella đã rời đi.

Sau bốn tháng Ella rời đi, tôi nhận được một cuộc gọi, một người tên Simon muốn gặp tôi, cậu ta hỏi tôi có phải là binh sĩ của trại E-715 hay không. Tôi trả lời đúng, sau đó đến điểm hẹn.

Một thanh niên nhỏ con gầy còm đẩy theo xe lăn chờ tôi ở công viên, mà người đang ngồi trên xe lăn là người chiến hữu tôi không thể nào quen hơn – Carl.

Carl mang kính râm, khóe môi nhếch lên tạo thành một nụ cười có vẻ ngốc nghếch. Người thanh niên dẫn Carl tới nói cho tôi biết cậu ta tên Simon, Carl là ân nhân cứu mạng của cậu ta, bởi vì vào lúc cậu ta đói bụng nhất Carl đã cho cậu ta một cái lạp xưởng, Simon đưa nhẫn của mình cho Carl, nhờ vào chiếc nhẫn này mà cậu ta mới nhận ra Carl trong vụ nổ.

"Vụ nổ ngày đó tới quá đột nhiên, chúng tôi vốn bị bắt ở lại quét dọn, kết quả pháo của Hồng quân rơi ngay bên cạnh lò đốt xác còn tàn lửa, Carl bị vụ nổ làm tổn thương đôi mắt và đầu. Tôi lôi anh ấy ra khỏi biển lửa, nhưng anh ấy đã mất đi ý thức, Hồng quân giúp chúng tôi tìm bác sĩ, Carl hồi phục rất tốt nhưng có một chút tổn thương não, quên rất nhiều chuyện, đôi mắt cũng vì vậy mà mù. Lúc ấy tôi không biết anh ấy ở doanh trại nào, còn ai để liên lạc, thế là mang anh ấy về Hà Lan. Tình trạng của Carl lúc tốt lúc xấu, lúc anh ấy tỉnh táo tôi lập tức hỏi tên anh ấy, anh ấy nhớ được ai, nhà ở đâu... Anh ấy chỉ nói mấy câu 'Ella', 'Chờ em với', khoảng một tháng sau, tôi mới biết anh ấy tên Carl. Tôi và người nhà rất biết ơn anh ấy nên chăm sóc anh ấy thật tốt, hi vọng anh ấy có thể nhớ ra thân phận của mình, trong cuộc nói chuyện gần đây nhất, tôi mới biết được doanh trại của anh ấy và nhanh chóng liên lạc với anh. Tôi hi vọng anh ấy có thể tìm thấy người nhà."

"Carl là trẻ mồ côi." Sau một lúc im lặng thật lâu, tôi đốt điếu thuốc và nói với chàng trai trẻ này.

"Đáng tiếc thật..." Cậu ta cảm thán, "Tôi có thể tiếp tục chăm sóc..."

"Không, tiếp theo tôi sẽ chăm sóc Carl, tôi biết cậu ấy còn một người thân trên thế giới này, tôi sẽ giúp Carl tìm được."

Simon gật đầu: "Mong chúa phù hộ hai người."

***

Tôi thường xuyên nhớ lại mọi chuyện trong đêm trước ngày rút lui. Cậu ấy gọi tôi xuống giường, Albrecht đi đến gia nhập với chúng tôi. Carl trịnh trọng cầu xin chúng tôi giúp đỡ bạn cậu ấy trốn thoát một kiếp.

Tôi không hiểu ý cậu ấy, cho đến khi cậu ấy nói cậu ấy muốn thay Ella đến lò đốt xác. Sao tôi có thể đồng ý? Cậu ấy đã từng cứu tôi một mạng, tôi đương nhiên càng hi vọng Carl có thể sống sót.

"Ella đã cứu tôi vô số lần." Cậu ấy nói: "Một lần năm tôi 5 tuổi, một lần nữa vào năm 22 tuổi. Bất kể thế nào tôi cũng mong anh ấy sống tiếp, anh ấy đã chịu quá nhiều khổ đau, cuộc sống của anh ấy không nên là vậy."

"Nhưng mà..."

"Cuộc sống của cậu cũng không nên như thế." Albrecht thay tôi nói hết lời còn lại.

"Cuộc sống của mỗi người ở đây đều không nên như thế, tôi, cậu, Albrecht và những tù nhân khác. Họ không hề sai. Tôi chỉ muốn người bạn tốt nhất, người thân duy nhất của tôi trốn thoát mà thôi. Nếu như có thể thay đổi kết cục cái chết, tôi lựa chọn để anh ấy sống sót."

"Cậu đã nghĩ kỹ chưa?" Albrecht hỏi.

Carl gật đầu.

Ba người chúng tôi im lặng một hồi.

"Cậu có thuốc ngủ không?" Carl đột nhiên hỏi.

Albrecht lấy ra một bình thuốc từ trong túi, tôi biết cậu ta cũng thường xuyên mất ngủ trong trại tập trung. Carl cầm lấy bình thuốc.


"Cám ơn hai cậu, hãy giúp tôi chăm sóc Ella." Đó là câu nói sau cùng của cậu ta với tôi.

***

Tìm kiếm Ella cũng không phải là một chuyện dễ dàng. Lần cuối cùng tôi gặp anh ta là lúc anh ta sắp về Pháp. Thế là tôi đến Alsace, nghe ngóng tin tức của anh ta xung quanh. Một người tự xưng là bạn của anh ta nói cho tôi biết anh ta đã đến Liên Xô, tôi lại đi đến Liên Xô, tôi bắt đầu tìm kiếm Alexei bằng trí nhớ của mình nhưng tôi trắng tay quay về, nghe nói Ella đã đến Mỹ.

Mà lúc này đã ba năm trôi qua kể từ khi tôi tìm thấy Carl. Ba năm qua, tôi đi tới đi lui các thành phố ở Anh, Pháp và Liên Xô, quyết tâm tìm thấy người thân duy nhất của Carl.

Tôi về tới Anh, bệnh của Carl vẫn lúc tốt lúc xấu. Nhưng cũng may là thân thể cậu ta xem như khỏe mạnh. Cậu ta nhớ được tôi là ai, cũng chịu nói chuyện với các con của tôi, kể chuyện cho chúng nghe.

Khuôn mặt của cậu ta đã bị hủy hoại, đôi mắt cũng mù, mỗi ngày Carl chỉ có thể ngồi phơi nắng, nghe radio trong vườn.

"Cảm ơn tất cả những gì cậu đã làm cho tôi, Paul." Một ngày nọ, cậu ta nói vậy với tôi khi đang tưới hoa trong vườn.

"Nhưng tôi không tìm được Ella."

"Biết anh ấy còn sống, còn tồn tại ở một góc nào đó trên thế này, tôi đã cảm thấy rất an ủi." Carl nói, trong giọng nói là nỗi tiếc nuối khó nén.

Tôi cảm thấy đau lòng vì cậu ta, nhưng chỉ có thể kiên nhẫn tiếp tục tìm kiếm Ella.

***

Tôi đi tới Mỹ, dùng hết tất cả quan hệ, nghe ngóng tin tức của Ella, nhưng không thu hoạch được gì.

Có lẽ anh ta đã sửa tên. Có lẽ anh ta quá đau khổ nên đã rũ bỏ tất cả, sống một cuộc sống mới rồi.

***

Đứa cháu ngoại đầu tiên tên Mike của tôi đã 5 tuổi, Carl đã ở nhà tôi 25 năm. Hình như Mike rất sợ Carl, bởi vì Carl không bao giờ mỉm cười, trên mặt còn mang theo vết sẹo xấu xí.

"Hồi ông Carl còn trẻ thì tuấn tú lắm." Tôi nói với Mike.

"Còn ông thì sao?" Mike vừa ôm album ảnh khi tôi mới tham gia quân đội vừa hỏi.

"Ông không đẹp bằng ông Carl đâu." Tôi nói: "Ông Carl còn có một người bạn tên là Ella, cũng cực kì đẹp."

Mike xoay đầu lại nhìn tôi, bán tín bán nghi với lời tôi nói.

"Nhưng họ đã chia cách 25 năm, đến nay vẫn chưa gặp lại." Tôi xoa đầu nó: "Nếu một ngày nào đó họ có thể gặp lại, ông sẵn sàng làm bất cứ điều gì."

***

Đó là buổi tối Carl qua đời.

Ông ấy ngồi trong vườn, đưa lưng về phía chiều hoàng hôn, nụ cười ngây thơ xuất hiện trên khóe môi, đột nhiên ông ấy vươn tay ra với bầu trời, thì thào trong cơn mê sảng: "Ella, Ella, chờ em với... Chờ em với... Anh đi nhanh quá... Ella!"

Tôi chạy tới nắm lấy tay ông ấy, Carl tựa đầu vào ngực tôi và khóc: "Ella... Chờ em với..."

"Ella sẽ chờ ông. Hai người chắc chắn sẽ gặp lại."

Chắc chắn sẽ.

Tôi ôm chặt Carl.

"Hai người chắc chắn sẽ gặp lại." Glenn xếp lại bản fax, kéo ngăn tủ và mở quyển nhật ký của ông nội ra, kẹp bản fax vào, tấm hình Benoît trẻ tuổi và cái tên Carl dính chặt vào nhau.

– The End –
 
Chương 25: Phụ lục Bệnh nhân London - Thư của Benoît


*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Truyện: Viện điều dưỡng Đồng Xanh – Bệnh nhân London.

Tác giả: Lan Đạo Tiên Sinh.

Editor: Aminta.

Thư của Benoît.

***

Ngày 10 tháng 12 năm 1946

Rehau thân mến.

Hôm nay em rời khỏi viện điều dưỡng, chuẩn bị trở về nhà ở New York. Anh nên đến đây xem thử, nơi này hoàn toàn khác London và Paris, những tòa nhà chọc trời sừng sững như những cái cây, giống như bàn tay của chúa vươn lên từ mặt đất. Em đã nhận được thư của anh, em định viết từng bức hồi âm cho anh. Nhưng khi em định viết thì lại phát hiện hầu như em không biết viết gì. Vậy anh có thể cho phép em viết một vài lời em muốn nói cho anh mà không phải thư hồi âm được không?

Em chỉ ở viện điều dưỡng một tuần, bác sĩ nói em mắc căn bệnh thường gặp sau chiến tranh, em kể cho anh ta những gì mình đã trải qua. Nhưng nỗi đau không phải chiếc bánh kem, chia cho người khác thì sẽ giảm bớt. Em trải qua rất nhiều việc trong một năm nay, em mất liên lạc với anh, mất Carl – người thân của em, em không biết mình đã rời khỏi Châu Âu như thế nào, em đã không gì lưu luyến với nó.

Đến Mỹ, em làm một phiên dịch viên theo đề nghị của anh. Ngài biên tập Charles của em là một người tốt, ông ấy tìm một căn hộ cách xa trung tâm thành phố cho em ở đây.

Mùa đông New York không lạnh như Liên Xô, em sống rất tốt ở đây.

Ngày 24 tháng 12 năm 1946

Trong căn hộ chỉ có mình em và cả cái chân tật bầu bạn với em. Mỗi khi trời lạnh nó sẽ đau vô cùng. Lễ Giáng Sinh sắp tới rồi, nơi này tràn đầy bầu không khí ngày lễ. Em mua một cây thông Nô-en nhỏ và đặt nó giữa phòng khách, nó trụi lủi không có gì trang trí, nhưng nghe em nói đã, nó còn đẹp hơn lễ Giáng Sinh mà chúng ta cùng trôi qua nữa đó.

Em còn nhớ kỹ lễ Giáng Sinh hai năm trước, anh thần thần bí bí gọi em đến phòng anh. Đốt một ngọn nến, chia sẻ một miếng bánh kem với em.

Em đang ngồi bên cửa sổ viết thư cho anh, đèn đuốc bên dưới nối thành một dải ngân hà. Em phải thừa dịp lễ Giáng Sinh còn chưa tới để đặt nó vào hòm thư em chuẩn bị cho anh. Cha mẹ nuôi của của em rất tin vào chúa, nếu được, tối nay em sẽ làm một tín đồ. Hi vọng lá thư có thể đến chỗ anh.

Nhưng nói thật, em thích lễ Giáng Sinh bên anh hơn.

Ngày 1 tháng 1 năm 1947

Chúc mừng năm mới.

Xin lỗi, em không biết nói gì. Nhưng em rất muốn viết thư cho anh.

Ngày 12 tháng 1 năm 1947

Trước đó em quên nói, trước khi rời khỏi Liên Xô em nhận được một ghim cài áo rất đẹp, không biết vì sao trông nó rất quen thuộc. Có lẽ đó là ảo giác của em, nhưng em thật sự rất thích nó.

Ngày 7 tháng 5 năm 1947

Hôm nay là sinh nhật anh, đáng tiếc chúng ta chưa từng ăn mừng với nhau lần nào. Hiếm khi em đi ra ngoài một chuyến, đặt một cái bánh kem theo yêu cầu, bên ngoài lớp vỏ sô cô la được tô điểm bằng mấy quả anh đào đỏ. Nhưng em gặp chút vấn đề trên đường nên về trễ, chân của em giở chứng, thế là em nghỉ một lát ở ven đường. Anh sẽ không để bụng, đúng không? Ngày hôm nay sẽ kéo dài rất lâu, trước khi đến mười hai giờ khuya, chúng ta đều có thể ăn mừng.

Em đã chuẩn bị quà cho anh, nó được đặt trên bàn. Đó là sách em dịch, đã xuất bản rồi, bất ngờ thay nó được mọi người ưa thích. Mọi người luôn luôn chờ mong tình yêu, và đồng thời cũng nghiện những sản phẩm ảo tưởng về nó.

Cho tới hôm nay em vẫn còn gặp ảo giác cho rằng sẽ nhận được thư của anh, hoặc là một chút tin tức của anh. Tất cả mọi chuyện rất không chân thật. Hôm nay là sinh nhật của anh, nếu như anh có thể tặng em một món quà, em thề em sẽ vui thật lâu.

Yêu anh, Benoît.

Bây giờ cái tên này chỉ thuộc về anh, em đã sửa họ tên ở đây.

Ngày 19 tháng 8 năm 1948

Mùa hè New York cuối cùng cũng nóng lên. Qua hôm nay em sẽ ba mươi tuổi, nhưng em cảm thấy em già hơn bây giờ nhiều. Ngài Charles cổ vũ em đến trung tâm thành phố để dạo chơi, nhưng nhịp độ cuộc sống ở nơi này khiến em không quen, em không theo kịp nó.

Ngày mai có một nhà văn Paris sẽ đến đây tổ chức bán sách và ký tên, em sẽ đi cùng ông ấy cả buổi. Em cũng sẽ gửi cho anh sách của ông ấy, em sẽ để trong hòm thư, em nghĩ anh sẽ thích.

Ngày 23 tháng 10 năm 1949

Hôm nay em kiểm tra hòm thư, em cũng không nhớ rõ đây là lần thứ mấy em sửa sang lại nó. Ngày nào em cũng viết thư cho anh, những lá thư này sẽ được xếp gọn gàng và bỏ vào một cái rương chống ẩm, em tin anh đã xem thư rồi. Cái rương bị em kéo về phòng ngủ và đặt dưới gầm giường chất đầy thư, cảnh tượng lúc mở rương hùng vĩ lắm.

Sách em sẽ để thêm mấy ngày, cần nhiều thời gian để đọc chúng hơn.

Ngày 14 tháng 2 năm 1950

Hôm nay là lễ tình nhân thứ năm. Thời tiết vẫn rất lạnh, em bắt đầu hơi thích New York, nó luôn chuẩn bị sớm cho các ngày lễ khiến người ta cảm nhận sớm bầu không khí ngày lễ. Khi ra ngoài, em thường ghé tiệm bánh mua một cái bánh Black Forest cho thêm rất nhiều quả anh đào. (Black Forest cake là một chiếc bánh xốp sô cô la với nhân anh đào phong phú dựa trên món tráng miệng của Đức Schwarzwälder Kirschtorte, nghĩa đen là "Black Forest Cherry-torte". Thông thường, Black Forest gateau bao gồm một vài lớp bánh xốp sô cô la được kẹp với kem và anh đào.)

Em vẫn không có bạn bè gì ở đây, ngoại trừ ngài biên tập Charles của em. Em nuôi một con chó Golden Retriever, em gọi nó là Hop Hop, nó thật sự là một con chó hoạt bát. Hiện tại nó còn rất nhỏ, nhưng người bán nói nó có thể lớn rất nhanh. (Hop Hop = nhảy nhót)

Có người nói chó không thể ăn sô cô la, cho nên phần bánh kem này em sẽ hưởng trọn.

Ngày 8 tháng 4 năm 1951

Hôm nay em có một hình phạt nhỏ cho Hop Hop (em lén giảm nửa cái lạp xưởng trong bữa tối của nó). Bởi vì nó liếm ướt bản thảo rơi trên mặt đất của em, hại em phải chép lại lần nữa. Thời tiết rất đẹp, khi Charles tới nhà lấy bản thảo em có mời ông ấy uống cà phê, hình như em và ông ấy đã nói rất nhiều nhưng lại như chưa nói gì cả, sau đó ông ấy rời đi.

Hôm nay em soi gương và phát hiện bên thái dương em có rất nhiều tóc bạc, em mới 33 tuổi nhưng nhìn như một ông lão. Em dự định cứ giữ chúng lại, trông cũng không tệ lắm.

Ngày 30 tháng 9 năm 1952

Đây là ngày cuối cùng của tháng 9. New York có mưa, nhưng hôm nay em đi ra ngoài, không khí rất tốt.

Hop Hop biết làm rất nhiều chuyện, khiến em giống một người tàn tật hơn. Nó quá thông minh, hành động nhanh nhẹn hơn em nhiều. Khi trời mưa chân của em sẽ đau, em kể anh nghe một chuyện khó tin, Hop Hop đã biết giẫm lên chân em để xoa bóp.

Ngày 19 tháng 7 năm 1953

Bởi vì mỗi ngày đều phải dẫn Hop Hop đi tản bộ, em quen rất nhiều người ở gần đấy. Bà White ở lầu dưới dạy em nướng bánh. Thế là hôm nay em nếm thử bánh kem tự làm, chỉ nướng mỗi một cái bánh kem thôi mà đã mệt vô cùng. Em quết sô cô la đã nấu chảy lên bánh kem, sau khi làm lạnh nó thì đặt anh đào lên. Mùi vị cũng không tệ lắm, Hop Hop một mực bám theo em tới lui, vẫy cái đuôi to của nó, trông rất hưng phấn. Nhưng đáng tiếc là nó không thể ăn sô cô la. Em dùng thịt bò hộp để đền bù cho nó. Thời tiết đang nóng dần, đầu lưỡi của nó luôn thè ra ngoài, nhìn như một nụ cười.

Tất cả mọi người ở đây rất thân thiện, thỉnh thoảng em viết thư cho anh chỉ muốn nói em sống rất ổn. Xin đừng nhớ mong.

Ngày 25 tháng 12 năm 1954

Lại là lễ Giáng Sinh. Thời gian trôi qua nhanh thật, chớp mắt đã là năm thứ mười. Em chụp một bức ảnh thú vị, bà White làm một cái mũ Nô-en cho Hop Hop, nó mang mũ trông rất buồn cười vì vậy em chụp ảnh lại. Ảnh cũng được cho vào trong thư. Năm nay em mua đèn màu trang trí cây thông Nô-en. Bà White tổ chức một bữa tiệc nhỏ trong nhà, em và mọi người uống rất nhiều rượu.

Anh chàng Elden ở lầu trên em sẽ kết hôn với bạn gái vào năm mới.

Bỗng nhiên em cảm thấy một chút cô đơn, chỉ một chút vào lúc này thôi. Em đoán anh đang cười em, bởi vì em chưa từng biểu lộ rõ ràng với anh, em rất hối hận, thường xuyên nghĩ rằng liệu lúc ấy có phải em đã khiến anh hiểu lầm hay không. Em chỉ là không quen biểu đạt, không muốn mang phiền phức đến cho anh.

Nếu như em dũng cảm hơn một chút... Không, kết quả cũng sẽ không thay đổi, đúng không?

Đêm nay Hop Hop ăn rất nhiều thịt gà nướng. Hai giờ sáng em với nó mới trở về nhà, bây giờ đã sang ngày 26 rồi. Em sẽ viết một lá thư mới.

Nô-en vui vẻ.

Ngày 12 tháng 8 năm 1955

Em có một tin không vui, Thomas Mann đã qua đời. Em nhớ anh rất thích ông ấy, em cũng từng đọc quyển "Núi thần" của ông ấy ở đây. Mùa hè này thật buồn, bà White đã dọn đến California, họ dự định dưỡng lão ở đó. Bà ấy ghi chép kinh nghiệm làm đồ sấy khô nhiều năm của mình và đưa cho em, còn nướng tặng em một cái bánh kem cuối cùng, một tuần nữa là đến sinh nhật em rồi, anh có chuẩn bị quà cho em không? Thật là không công bằng, hàng năm em đều chúc mừng anh, anh lại chẳng chúc mừng em lần nào.

Người hàng xóm mới dọn vào nhà bà White mang họ Pain, là một vận động viên trẻ tuổi đã giải nghệ, có một lần em mua rất nhiều thứ ở siêu thị, là cậu ta giúp em mang đồ lên nhà đó. Tất cả mọi người đối xử rất tốt với em.

Em đính kèm một quyển sách của Thomas với thư, hãy để chúng ta cùng hoài niệm về ông ấy.

Ngày 10 tháng 5 năm 1956

Viết thư cho anh đã trở thành một thói quen. Những ngày bình thường em cũng muốn chia sẻ với anh, đáng lẽ chúng ta phải ngắm nhìn những thứ này chung với nhau, anh có quyền biết tất cả.

Hôm nay cũng là một ngày bình thường. Em đang viết kế hoạch chuyến đi của mình, em dự định đi một chuyến đến Berlin, nơi anh ra đời. Thứ lỗi cho em vì đến bây giờ em mới muốn đến đó, em thường xuyên thiếu can đảm.

Những nơi anh đề cử em cũng xếp vào kế hoạch.

Ngày 2 tháng 6 năm 1956

Em đã đến Berlin. Em giao Hop Hop cho cậu Pain chăm sóc. Nơi này vừa giống lời anh nói, vừa không giống. Vết thương chiến tranh chưa biến mất hoàn toàn. Không ai sống tốt cả, bất kể là quốc gia chiến thắng hay quốc gia thua trận.

Cây bồ đề trông rất đẹp, anh nói rất đúng. Em có mang theo tập thơ của anh và đứng đọc dưới tàng cây. Anh còn nhớ rõ bài thơ "Mùa xuân mới" này chứ? Mặc dù bây giờ đã sắp đến mùa hè.

Đứng trên đất Đức, em hoàn toàn không kinh ngạc khi Heine có thể viết ra bài thơ đẹp như vậy.

Em muốn tặng cho anh một bài thơ, là bài "Trở về" của ông ấy, nếu như anh có lựa chọn, anh sẽ trở về quê hương lần nữa.

Und morgen verlasse ich wieder das Städtchen,

(Quê hương ơi ngày mai tôi ly biệt)

Und eile fort im alten Lauf;

(Đường mòn dài nỗi sầu mới miên man)

Dann lauert am Fenster mein blondes Mädchen,

(Mái tóc vàng dùng dằng bên cửa sổ)


Und freundliche Grüße werf ich hinauf.

(Đáp lại nàng chỉ một cái vẫy tay)

...

Jene Flammen sind erloschen,

(Những ngọn lửa bùng kia tắt ngấm)

Und mein Herz ist kalt und trübe,

(Và tim tôi lạnh, tối tăm thôi)

Und dies Büchlein ist die Urne

(Và cuốn sách nhỏ là sành tiểu)

Mit der Asche meiner Liebe.

(Đựng tro tàn của mối tình tôi.)

Ngày 15 tháng 8 năm 1961

Một tin xấu, nước của anh bị chia cắt rồi.

Một bức tường chia nó thành hai nửa.

(Bức tường Berlin từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" và bị người dân Cộng hoà Liên bang Đức gọi là "Bức tường ô nhục" là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin của Tây Đức với phần phía Đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức.)

Ngày 19 tháng 8 năm 1961

Hôm nay là sinh nhật 43 tuổi của em. Em thật sự không ngờ mình đã già như vậy, Hop Hop cũng già rồi. Bây giờ nó càng ngày càng không muốn vận động, trong phòng lúc nào cũng rất yên tĩnh. Không có tiếng nó chạy tới chạy lui.

Hôm nay em mang Hop Hop đến tiệm chụp hình, em và nó chụp một tấm hình. Hai bên tóc mai của em đã trắng xóa, em không biết vì sao chúng lại trắng nhanh như vậy. Nhưng em vẫn muốn gửi ảnh cho anh xem.

Chuyện này thật sự không công bằng, chỉ có một mình em già đi, còn anh thì cứ trẻ mãi.

Ngày 29 tháng 9 năm 1962.

Mấy ngày nay em cứ nhớ đến Carl, nhớ tới Schulz, nhớ tới những người bạn trong trại tập trung. Em sống thế quá nhiều người, nhưng không đủ dũng khí để đi con đường của riêng mình. Em mãi mãi không quên Carl, người thân của em, là cậu ấy đã thay em đi đến lò đốt xác, ngọn lửa nuốt chửng thân xác cậu ấy, cơn ác mộng này quấy nhiễu em nhiều năm, luôn nhìn chằm chằm em từ địa ngục.

Em mệt mỏi quá.

Nhưng em cũng thường xuyên nhớ tới những ngày trong trại tập trung Schirmeck, ánh nến ấm áp và ga giường ngập mùi xà phòng của anh. Còn nhớ bức chân dung anh vẽ cho em chứ? Anh nói anh sẽ luôn mang nó bên người, nếu như anh có thể trở về thì sẽ tặng nó cho em. Em sẽ nhớ món quà ấy, sớm muộn gì em cũng sẽ tìm anh để lấy.

Hop Hop đã không thể tự đi xuống lầu được nữa, bác sĩ nói xương sống của nó lão hóa quá nghiêm trọng, em thậm chí không thể tự mang nó xuống lầu tản bộ. Bây giờ em chỉ có thể xin nhờ cậu Pain ở lầu dưới giúp em ôm nó xuống lầu, còn em chống gậy, em và nó giống như hai ông lão gần đất xa trời, chờ đợi cái chết chẳng biết sẽ ập đến lúc nào.

Ngày 8 tháng 4 năm 1963

Hop Hop chết rồi.

Em lại trở nên lẻ loi. Có lẽ ngay từ đầu em không nên nuôi chó, tuổi thọ của chúng ngắn hơn con người, đây là một cuộc chia ly đã được đoán trước. Có vài cuộc gặp gỡ là để sau này từ biệt.

Chúng ta cũng như vậy đúng không? Vận mệnh tặng cho chúng ta một món quà màu đen, nếu như không có chiến tranh, chúng ta sẽ không gặp nhau; nhưng bởi vì chiến tranh, chúng ta mãi mãi chia xa.

Mỗi lần đến lúc này, em sẽ rất nhớ anh.

Trái tim em lại bị khoét rỗng lần nữa, mà hình như nó chưa bao giờ được lấp đầy.

Ngày 17 tháng 4 năm 1965

Em không thể tin vào mắt mình.

Em gặp cháu của anh. Đây thật sự là duyên phận khó tin! Còn nhớ bức ảnh anh cho em xem trước đây không? Anh nói anh từng sống ở nhà anh họ ở Paris một quãng thời gian, anh họ anh có một người con trai tên Louis. Sau khi chiến tranh kết thúc, cậu ta trở thành trẻ mồ côi... Bây giờ cậu ta đã sửa tên, hơn nữa còn trở thành một nhà văn. Sách của cậu ta được nhập vào Mỹ, còn em là người phiên dịch nó.

Đến bây giờ em vẫn chưa thể bình tĩnh lại. Cảm ơn chúa cuối cùng cũng ưu ái em một lần.

Sau đó em nhận được tin tức cuối cùng của anh, tấm hình cuối cùng trong đời anh. Cậu ta gửi một nửa ảnh chụp liên quan tới anh cho em, em trân trọng bỏ nó vào album ảnh của em, thỉnh thoảng em sẽ lấy ra xem.

Anh vẫn trẻ trung đầy sức sống như thế. Dáng vẻ mặc quân phục của anh thật đẹp.

Anh nói người nhà anh gọi anh là sư tử con, Rehau. Em cũng có thể gọi anh như vậy chứ?

Em cũng muốn làm người nhà của anh.

Người nhà duy nhất còn sống của anh.

Ngày 27 tháng 6 năm 1965

Chỉ chớp mắt chiến tranh đã kết thúc hai mươi năm. Sư tử con yêu dấu của em, thế giới này đã thay đổi quá nhiều. Nhưng em hi vọng nó có thể trở nên tốt đẹp hơn nữa, một ngày nào đó câu chuyện của những người như chúng ta sẽ được công bố, chúng ta cũng sẽ được hưởng quyền lợi như những người bình thường. Không có thành kiến, không có kỳ thị, dù sao yêu cũng đâu có gì sai.

Mùa hè của New York đã đến từ lâu, nhưng em vẫn làm việc bên khung cửa sổ, em cảm thấy trời vẫn rất là mát mẻ.

Cuộc sống rất bình yên, em sống một mình cũng rất ổn.

Ngoại trừ không có anh ra, mọi thứ đều rất ổn.

Em rất nhớ anh, em yêu anh, Rehau.

- HẾT -

[Diendantruyen.Com] Viện Điều Dưỡng Đồng Xanh - Lan Đạo Tiên Sinh



"Vận mệnh tặng cho chúng ta một món quà màu đen, nếu như không có chiến tranh, chúng ta sẽ không gặp nhau; nhưng bởi vì chiến tranh, chúng ta mãi mãi chia xa."
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top