Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

Dịch Quan Cư Nhất Phẩm

  • Tác giả Tác giả admin
  • Ngày gửi Ngày gửi
Dịch Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 100: Đỗ đầu thi huyện (1)


Nghĩa cũng như tên, thi huyện là khảo thí tổ chức ở huyện, với khả năng một huyện cung cấp trường thi cho mấy trăm thậm chí là mấy nghìn khảo sinh thì điệu kiện của nó ra sao khỏi nói cũng biết. Thường là khi gần tới khi khảo thí dựng tạm lều thi.

Đối với những những huyện tương đối nghèo, cho dù là dựng lều thi cũng rất khó khăn, không thể nói gì tới trang trí và cái đẹp, ngay cả mặt đất cũng bốc mùi bùn. Khi trời tạnh ráo bụi đất bay lên, khi trời đổ mưa thì bùn đất dính nhớp. Vì không có tiền lợp mái.

Nhưng vẫn chưa phải thảm nhất, thảm nhất là những châu huyện biên thùy xa xôi, tới ngay cả thứ tối thiểu là bàn cũng chẳng có, phải cần khảo sinh chuẩn bị. Nhưng tham gia khảo thí còn có rất nhiều khảo sinh tới từ hương thôn, thời đó chưa có đường xá thông suốt bốn phương, rất nhiều người phải trèo đèo lội suối đi tới huyện thành khảo thí, vác một cái ghế cũng được đi, chứ vác cái bàn là tuyệt đối không thể.

Cho nên sau khi bọn họ tới huyện thành, thế nào cũng phải thi triển thần thông, nghĩ mọi biện pháp mượn một bộ. Nhưng trong huyện thành nhỏ thì lấy đâu ra nhiều bàn như thế? Mượn không được thì thôi lùi một bước cầu thứ kém hơn, mượn cánh cửa hoặc là bàn thái rau, thậm chí là quan tài, rồi lại mang theo mấy viên gạch hoàn chỉnh nữa vào trường thi là được.

Tới khi đó chia gạch làm hai phần, một phần làm chân bàn, một phần đề kê mông, sau đó ngồi xuống làm bài thi. Nếu như không may mà gặp đúng phải hôm vừa mưa, chân lún cả vào trong bùn thì... Đúng là một trải nghiệm rất đặc biệt.

Nhưng với vùng Giang Nam giàu có nhất thiên hạ mà nói thì là một cảnh tượng khác, nơi này cơ bản có học viện chuyên môn, thường ngày để huyện học sử dụng lên lớp, khi thi thuyện có thể chứa hơn nghìn người có thể đồng thời khảo thí, điều kiện cũng tốt hơn nơi khác nhiều. Ví dụ huyện học của Hội Kê này, dùng cả sân được lát đá xanh, bên trên đặt bàn toàn bộ đều dùng gỗ lê, thậm chí bên trên bàn có dựng lều cỏ, như vậy cho dù trời có mưa cũng không phải bỏ ngang cuộc thi.

Hai người Thẩm Mặc theo đám đông đi vào con đường phía trước huyện học, hiện giờ khảo sinh phải trái trước sau y, không phân biệt già trẻ, đều có một cách xưng hô đáng yêu là đồng sinh. Y nhìn thấy một ông già lưng còng tóc trắng bạc phơ, dáng vẻ này phải tới bảy tám mươi tuổi, cũng mặc bạch sam cầm giỏ đi vào bên trong. Kỳ thực ở bên ngoài Thẩm Mặc thấy ông ta rồi, có điều khi đó y nghĩ là ông già đưa con cháu đi thi.

Đợi các học sinh đều tụ tập ở trước cửa huyện học, liền được quan sai mặc đồng phục màu đỏ phân thành năm đội, xếp hàng đứng trước cửa.

Chỉ thấy Lý huyện lệnh đội mũ quan, người mặc áo đỏ viền xanh, hông mang đai lưng, trên đai lưng treo ngọc bội, bên trên có hai dây lụa màu trắng đỏ. Áo phủ tới gối, chân đi dày quan màu đen, uy nghiêm đứng ở trên bậc thềm. Triều phục của quan viên toàn triều đại khái là như thế, chỉ khác số cầu trên mũ, giây lụa ở đai lưng, cùng với ngọc bội. Ví như Lý huyện lệnh đội mũ hai cầu, ngọc bội lưu ly, cùng với hoa văn ba màu, đều nói lên rõ ràng thân phận quan viên thất phẩm của ông ta.

Sau khi đợi khảo sinh tới, Lý huyện lệnh bắt đầu phát biểu, chẳng qua là trước giảng giải một chút về Khổng Mạnh, rồi tán tụng hoàng thượng vài câu, sau đó tuyên bố cuộc thi lần mấy, kỷ luật cuộc thi mà thôi ... Trừ thời gian diễn ra cuộc thi và số trường ra thì cơ bản tất cả toàn là lời nói nhảm.

Độ tự do của thi huyện khá lớn, do huyện lệnh quyết định mở bốn hay năm cuộc thi, lần này Lý huyện lệnh chọn bốn trường thi. Cuộc thứ nhất gọi là chính trường, cuộc thứ hai tên sơ phục, cuộc thứ ba là tái phục, cuộc thứ tư là diện phục. Mỗi trường thi một ngày, mỗi ngày thi một cuộc.

Có điều khảo sinh chỉ cần thi trúng chính trường rồi thì không cần tham gia sơ phục và tái phục nữa, chỉ cần đợi năm ngày sau thi lần thứ thư là được. Những người thi chính trường không trúng thì chỉ đành ngoan ngoãn tham gia sơ phục, nếu vẫn còn không trúng thì chỉ đành đợi thi huyện lần sau thôi.

Đợi huyện tôn đại nhân lảm nhảm xong, thư lại ngũ phòng liền bắt đầu đọc tên, đọc tới tên ai, người đó đi tới nghiệm chứng thân phận, rồi qua kiểm tra toàn thân đơn giản liền cho vào, mức độ nghiêm ngặt so với thi hương không phải chỉ là kém một chút.

Chính dù thế thì không một hai canh giờ thì đừng mong gọi hết hơn một nghìn khảo sinh cho vào thi được.

Là người lọt vào mắt xanh của huyện lệnh đại nhân, Thẩm Mặc tất nhiên không cần đợi quá lâu, đại khái sau bảy tám đồng sinh, liền tới lượt y rồi. Thư lại kiểm tra cũng chỉ cười với y và đưa cho y giấy thi nói:
- Đi vào thi đi.

Thẩm Mặc cười cảm tạ, liền cầm giấy thi đi vào trường thi, mặc dù trên bài thi có đánh số, nhưng trên bàn thi không có, lúc này đi vào cái lợi được thể hiện ra ngay, có thể chọn lấy một chỗ ngồi tốt.

Thẩm Mặc nhìn thấy từng hàng bàn ghế chỉnh tế mà băn khoăn, y không biết ngồi đâu thì tốt. Ngồi hàng đầu tiên sao? Không được, mặc dù ở đó nhìn thấy đề thi rõ ràng, nhưng quá gần bên rìa lều cỏ, tới trưa mặt trời rất gắt, chẳng may gặp phải mưa thì càng phiền.

Vậy ngồi vào bên trong? Cũng không được, lều thi hơi thấp, ánh sáng không tốt lắm, thi huyện lại không có thắp đèn, e rằng sẽ có chút ảnh hưởng. Cân nhắc nhiều lần, cuối cùng y ngồi chỗ thứ tám hàng thứ hai, tám hai mười sáu, con số may mắn, nhìn rõ, ánh sáng tốt, nắng không tới, mưa không đến, không khí còn trong mắt, đúng là vị trí tốt.

*** 16, mình đoán là vì nó phát âm gần giống thuận lợi.

Thẩm Mặc ngồi xuống rồi, khảo sinh còn chưa vào được một phần mười, tất nhiên là chưa công bố đề. Nhất thời y cảm thấy buồn tẻ, chỉ đành nhìn giấy thì. Ở một số châu huyện nghèo, tới ngay cái này cũng phải tự chuẩn bị, nhưng bất kể là nha môn phát cũng được, bản thân tự chuẩn bị cũng được, cách thức đều như nhau.

Tổng cộng có mười một trang giấy, trang đầu tiên là bìa ngoài, thi huyện không nghiêm khắc lắm, thông tin về thí sinh ghi ngay bên ngoài, chẳng hề có số báo danh, cho nên trước kia Lý huyện lệnh mới vỗ ngực đảm bảo cho y đỗ đầu. Thẩm Mặc nhìn bên trên có một hàng chữ nhỏ: Thẩm Mặc, mười sáu tuổi, gầy gò dong dỏng cao, mặt trắng không râu, dung mạo rất tốt. Tằng tổ Duyên Niên, tổ Lục, phụ Hạ. Người đảm bảo Ngô Đoái.

Mở bìa dầy ra, mười trang còn lại là chỗ làm bài thi, mỗi trang có mười bốn hàng, mỗi hàng có mười ô đỏ, cách một ô viết một chữ, ngoài ra còn có mấy trang giấy nháp.

Đợi tất cả các thí sinh đều ngồi xong thì trời sáng hẳn rồi, vừa vặn để thi.

Lý huyện lệnh không lải nhải nữa, đợi đám nha dịch đóng cửa xong, liền viết đề mục lên một trục giấy trắng -- Làm một bài văn bát cổ và một bài thơ Thí Thiếp.

*** Thí thiếp một loại thơ dùng để thi cử thời xưa, còn gọi là Phú Đắc, bắt nguồn thời Đường, năm câu sáu chữ hoặc năm câu tám chữ ...
 
Chương 101: Đỗ đầu thi huyện (2)


Đề văn bát cổ là: nhân nhi khả dĩ bất như điểu hồ? Mục mục văn vương. Đề thơ là năm câu tám vần, ngũ quan tiên đáo. Đáng lý ra Đại Minh trọng văn bát cổ, tiêu chuẩn đều là làm hai bài văn bát cổ, nhưng cuộc thi ở huyện phủ mức độ tự do lớn, huyện lệnh có thể lấy một bài thơ Thí Thiếp ra thay cho văn bát cổ.

***Vua Văn Vương hùng tráng cao đẹp - Thi Kinh
***Khổng Tử nói rằng: Con chim kia đậu, còn biết chọn chỗ mà đậu, há lẽ người ta lại không bằng con chim sao! - Đại Học.

Đề thi vừa mới đưa ra, trường thi vốn lặng ngắt như tờ phát ra tiếng hít hơi không thể ức chế được, Lý huyện lệnh nhìn thấy rất nhiều học sinh sắc mặt trắng bệnh, như chết cha chết mẹ, hiển nhiên là do đề mình ra gây nên, không khỏi cười đắc ý.

Thi huyện là cuộc thi cấp thấp nhất của Đại Minh, nhưng vì do tri huyện ra đề, hơn nữa tính tự chủ lớn, cho nên là cuộc thi không đáng tin cậy nhất. Có huyện lệnh rất lười, tùy tiện tìm lời trong kinh thư ứng phó, thậm chí hoàn toàn tương đồng với văn mẫu mà khảo sinh vẫn đọc. Bời vì luật pháp không quy định là không cho phép đạo văn, cho nên những khảo sinh đọc qua bài viết kia chỉ cần đem chữ trong bụng chép ra là được, chẳng khảo quan nào không dám cho đậu. Phải biết rằng không phải văn của ai làm ra cũng được coi là văn mẫu, đó đều là đại gia bát cổ, hàn lâm các triều sáng tác, ngươi dám nói là văn tồi à?

Đậu thì đậu rồi, chẳng có gì phạm pháp, nhưng đối với người ra đề mà nói thì hết sức mất mặt, quốc gia vì chọn nhân tài kế thực, tốn bao nhiêu nhân lực vật lực cử hành khảo thi, ngươi ra một cái đề mà văn mẫu tràn khắp thiên hạ, thì còn tuyển được cái quái gì nữa?

Thực tế điều này cũng khó mà tránh được, kho đề Tứ Thư Ngũ Kinh cũng chỉ có mấy vạn chữ, từng cấp trên toàn quốc có biết bao nhiêu cuộc thi, đều phải lấy đề từ trong đó, trừ những lời phạm húy ra, có câu nào là chưa dùng qua?

Thời đầu lập nước còn dễ, dù sao mới bắt đầu, đề mục không nhiều, chỉ cần tới hiệu sách mua một bộ văn mẫu về, lật xem mục lục là có thể ra đề không trùng lặp. Nhưng tới năm Chính Đức đời trước thì ra đề bắt đầu khó khăn rồi. Vì văn mẫu các đời tích lại quá nhiều, bọn họ mua không nổi, thực tế dù có không thiếu tiền cũng chẳng thể mua hết.

Nhưng người sống không thể nhịn tiểu mà chết được, các lão huynh bị dồn ép, liền lấy hai vế đề đầu một nơi thân một nẻo kết hợp lại, tạo thành câu mới ra đề, lấy danh nghĩa mỹ miều là tiệt đáp đề. Phải biết sắp xếp tổ hợp là vô cùng vô tận, cho nên sáng tạo ra đề tài mới.

Tới năm Gia Tĩnh, triều đình thừa nhận luôn cái cách làm này, ban bố pháp lệnh: Chính khảo phải ra đại đề, dự khảo có thể ra tiểu đề. Thi Hương trở lên gọi là chính khảo, trở xuống gọi là dự khảo. Đại đề là một câu văn ý hoàn chỉnh, tiểu đề là tiệt đáp đề.

Cho dù người không làm văn bát cổ cũng nhìn ra, tiểu đề vì chia cắt kinh văn, đầu trâu thân dê, trong mắt sĩ tử thường thường đề bài không rõ, khi phá đề thì cách nhau có sợi tóc, nhưng văn chương viết ra thì cách xa ngàn dặm, cho nên ai ai cũng cho rằng tiểu đề khó hơn đại đề.

Hiện giờ Lý huyện lệnh ra một cái tiệt đáp đề, hơn nữa còn biến thái trộn cả kinh, thư. Chẳng trách đại bộ phận khảo sinh nhìn đề là muốn về nhà.

Nhưng cũng có vài người ngoại lệ, ví như Đào Đại Lâm ngồi ở hàng thứ tư, chỉ trầm ngâm một chút rồi khẽ mỉm cười, bắt đầu chấm mực viết như bay, hiển nhiên là đã phá đề. Ví như Thẩm Tương ngồi ở hàng thứ ba, qua một phen suy nghĩ cân nhăc, cũng đã bắt đầu nghiêm túc chấm mực viết bài.

Còn có mấy đồng sinh lớn tuổi cũng lục tục giải đề xong, bắt đầu lựa chọn văn chương.

Thế như luận tới mức độ thoải mái, chẳng ai bằng nổi vị ngồi ở hàng hai số tám, cho dù là Đào Đại Lâm cũng phải thua y một bậc.

Lại nói tới Thẩm Mặc vừa nhìn thấy cái tiệt đáp đề kia, trong lòng lập tức định vị xuất xứ của mỗi câu. Câu đầu: nhân nhi khả dĩ bất như điểu hồ? Xuất nguồn từ Đại Học, câu sau : Mục Mục Văn Vương là từ trong Thi Kinh, nhìn qua thực sự không giống thể loại gì.

Nhưng y chỉ trầm ngâm một chút liền cầm bút viết: phu nhân bất như điểu, tắc chân khả sỉ hĩ ; sỉ chi, sỉ chi, mạc nhược sư văn vương. Liền đem hai câu không hề liên quan gì ghép lại thành một, hợp tình hợp lý, không có kẽ hở nào.

Kỳ thực cái loại tiệt đáp đề này nhìn qua chừng như vô lý, nhưng lại là thứ thực sự có thể kiểm tra tình độ của khảo sinh. Không chỉ ngấu nghiến hết thư kinh là có thể nhìn rõ ý tứ hai đoạn khác nhau, mà còn phải động não, đưa nó khéo léo liên hệ làm một, ít nhất thì phải vo tròn cho kín kẽ. Điều này rõ ràng là kiểm tra năng lực tùy cơ ứng biến của khảo sinh, điều này chính là nguyên nhân đại đa số khảo sinh sợ như hổ..

Phải biết rằng đại đa số người học sách khi học hết tứ thư ngũ kinh cùng chú giải liên quan, liền đem toàn bộ tinh lực đặt vào văn chương bát cổ, suốt ngày đọc văn mẫu của cấp trên mà không đi xem kinh sử, không biết Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế là ai, đầu óc sớm đã cứng hơn đá hoa cương, bảo bọn họ tùy cơ ứng biến thì bảo lợn nái lên lớp giảng bài còn hiện thực hơn.

Thẩm Mặc sở dĩ ứng phó tự nhiên là vì đầu óc của y không bị sơ cứng, không câu nệ, dễ dàng đem hai câu không dính dáng gì kéo lại với nhau. Năng lực liên tưởng này thực ra cũng chẳng có gì là đặc biệt, nhưng ở trong đám mọt sách cố chấp không giáo hóa nổi thì lại trở nên rất đặc biệt.

Thẩm Mặc cuối cùng hiểu ra Thẩm tiên sinh vì sao lại làm trái lẽ thường, mãi không chịu dạy bát cổ văn chương rồi, là bởi vì tiên sinh nhìn thấy năng lực sáng tạo khác người của y, một năng lực tư duy không chịu ràng buộc. Mà thiên địch của tố chất đặc biệt này, chính là bát cổ văn chương khô cứng giao điều, nếu như quá chìm đắm vào văn chương ứng thí, lâu dần sẽ giống như đại đa số thư sinh, cổ hủ bảo thủ, hoàn toàn vô dụng.

Mà Thẩm tiên sinh mặc dù bản thân cổ hủ, nhưng kinh nghiệm phong phú, biết con mọt sách có đọc sách nhiều tới đâu đi chăng nữa thì cũng vô dụng, thực sự làm được việt, là người thiên tư thông minh, đầu óc linh hoạt như Thẩm Mặc. Cho nên ông chọn cách dạy dỗ người theo tài năng, một mặt dùng bài vở nặng nề để rèn rũa tâm tính của Thẩm Mặc, đem khiếm khuyết nóng vội và mánh lới trong tính cách của y trừ bỏ đi; một mặt đem bài học mở rộng ra tới bách gia chu tử, kinh sử từ tập, để tâm đắc và trí tuệ của các đời tăng cường tâm trí của Thẩm Mặc.

Trui rèn tâm tính và tâm trí, mới thực sự khiến cho nội tâm trở nên mạnh mẽ. Mà tâm linh mạnh mẽ thực sự, sẽ không bị bất kỳ thứ bên ngoài nào quấy nhiễu. Tới khi đó có học bát cổ văn chương nhiều đến đâu cũng không thay đổi tính cách của y. Hơn nữa cùng với nội tâm của y ngày một mạnh mẽ, cho dù đối biến cố lớn đến đâu, cám dỗ nhiều thế nào, khó khăn bao nhiêu y cũng có thể ung dung dối diện, thản nhiên ứng phó.

Sư phụ trên đời đâu chỉ có ngàn vạn? Nhưng người dạy học như Thẩm tiên sinh lại chẳng có mấy..

Ân sư không nói, phải tới khi gặp chuyện mới cảm nhận được.

+++

Người xưa thâm lắm đâu phải đùa, nên mình rất ghét truyện đem chút kiến thức hiện đại về mà làm như bố đời ...
 
Chương 102: Đỗ đầu thi huyện (3)


Sau khi phá đề, chuyện trở nên rất đơn giản rồi, thừa đề, khởi giảng, cuối cùng thành một bài dài. Không cần tới nửa canh giờ một bài văn rực rỡ gấm hoa, lưu loát thông thuận đã xuất hiện trên giấy.

Viết xong, kiểm tra qua xem đã chỉnh tề với vế sau hay chưa, rồi tiền hành điều chỉnh kết cấu, lại đem những câu chữ đẹp mà vô nghĩa xóa đi, làm bài văn càng thêm gọn gàng, câu từ chặt chẽ.

Cuối cùng là đọc thầm lại một lần, cho tới khi xác định là âm điệu hài hòa, vang vọng lưu loát, vui tai thích mắt, lúc này mới miên cưỡng hài lòng. Y thở phào một hơi, ngồi thẳng lưng dậy, thầm nhủ :" Mặc dù ý tưởng có trong lòng, nhưng viết ra lại có chút chênh lệch, xem ra phải tăng cường luyện tập!" Y thuần túy là vạch lá tìm sâu, dù là y có nền tảng hùng hậu, dù là tiên sinh giảng giải thấu triệt, nhưng y học bát cổ chẳng qua có hơn một tháng mà thôi, viết được ra như thế này đã là bất ngờ lắm rồi.

Kỳ thực Thẩm tiên sinh căn bản cũng không hi vọng y lần đầu đi thi đã làm được văn hay, dù sao có thiên tài tới đâu cũng phải trài qua luyện lập nhiều lần mới được. Nhưng Thẩm tiên sinh không lo thi huyện, dù sao ở tầng cấp này cao thủ rất ít, thường chỉ cần phá đề chính xác, rồi đem văn chương viết cho xuôi, thì qua thi huyện là chắc như đinh đóng cột.

Theo suy nghĩ của ông, thi đồng sinh là nơi luyện binh của Thẩm Mặc, trải qua năm tháng ba lượt mười lăm cuộc thi, văn chương của Thẩm Mặc cũng có tiểu thành rồi, dù sao học thức của y đã hơn xa học sinh cùng trang lứa, thiếu sót chỉ là thành thạo cách thức biểu đạt loại văn bát cổ này thôi.

Nhưng bất kể như thế nào, thi trúng huyện học hoặc phủ học là không vấn đề gì, sau đó lại dốc lòng nghiền ngẫm nửa năm, tổng kết bài học kinh nghiêm, trình độ văn chương sẽ đón nhận một bước nhảy vọt. Tới khi ấy đủ tư cách thi hương, rồi nửa năm nữa, trình độ bát cổ hẳn tới đỉnh cao, vừa vặn tham gia thi hội.

Phải nói rằng Thẩm tiên sinh sắp đặt từng tầng thi cử như thế, đã là hết sức đề cao Thẩm Mặc rồi. Nhưng bất kể như thế nào ông cũng không ngờ tới Thẩm Mặc có hai kiếp làm người, ở kiếp trước đã qua mười mấy năm thi cử giáo dục, mặc dù chẳng có gì đáng để khoe khoang, nhưng ở phương diện hấp thu tri thức, tổng kết quy luật, thăm dò mấu chốt thì đã có kinh nghiệm của cấp chuyên gia rồi.

Khi Thẩm Mặc cảm nhận được văn chương bát cổ không phải là loại tác phẩm nghệ thuật có tính ngẫu hứng cao như Đường Thi, Tống Từ, mà là loại văn nghị luận quốc gia dùng chọn kẻ có tài thì y liền dám chắc chắn, giống như văn khi thi vào trường đại học, có tính kỹ xảo rất cao ở trong đó. Về sau thông qua đọc văn mẫu của vô số đại gia, y mày mò ra được mấy quy luật, những văn chương này cách thức đại khái tương đồng, phá đề có tính liên kết tốt, nội dung phong phú, hơn nữa phù hợp với âm vận, nhưng loại văn chương như thế sẽ được đánh giá cao.

Y lại trọng điểm nghiên cứu văn chương của mấy vị đại gia văn bát cổ, nhất là văn mẫu của Vương Hi Chi, tổng kết ra một phương pháp làm văn, ví dụ ử cách thức dùng chính cách mà không dùng biến cách, cầu lấy mỗi một một câu có tương phản giữa hư thực nông sâu, đạt được sự rõ ràng trật tự v..v..v..

Chi tiết nhỏ quyết định thành bại, đó là chân lỳ bất kỳ thời nào.

Một phen giết gà dùng dao mổ trâu, hiệu quả đúng là không tệ, đọc đi đọc lại mấy lượt, Thẩm Mặc dám khẳng định bài văn này có thể được vị trí tốt trong tay bất kỳ một khảo quan nào, lúc này mới kiểm tra lần cuối có phạm đế húy, thánh húy gì không. Xác nhận hoàn toàn không có sai sót gì, sau đó sao chép lại.

Chi tiết nhỏ quyết định thành bại, câu nói này tuyệt đối không phải là nói cho có mà thôi, tới ngay cả kiểu chữ mà y viết cũng chính là kiểu chữ của hàn lâm quán, quả nhiên là ngay ngắn chỉnh tề, tỉ mỉ cẩn thận.

Kỳ thực với thi huyện đối thủ thưa thớt thì hoàng toàn chẳng cần phải nghiêm túc như thế, nhưng Thẩm Mặc hôm nay đã trầm ổn lão luyện hơn hai năm trước nhiều. Y biết rằng muốn vươn mình lên trong thiên tài tinh anh của toàn quốc, chí ít tên phải xếp hàng trên của nhị giáp, phải không ngừng đề cao trình độ của mình. Mà phương pháp tốt nhất là mỗi lần thi cử đều coi như lần quan trọng nhất, phải tận lực hoàn thành vượt qua bản thân.

Khi làm tất cả những điều đó, Thẩm Mặc hoàn toàn quên đi thứ bên ngoài, phảng phất như đất trời chỉ còn lại một mình y vậy.

Tến lúc viết tới nét cuối cùng của bài văn năm trăm chữ, vừa khéo tới giờ Mùi, chỉ nghe một tiếng mõ vang lên, đã tới lúc phóng bài rồi.

*** phóng bài: Trường thi thời cổ treo nhiều tấm biển, ghi các chú ý có liên quan, gọi là phóng bài. Khi phóng bài chỉ cho sĩ tử ra không cho vào.

Chỉ thấy cửa trường thi chậm rãi mở ra, một số khảo sinh đã nộp bài liền dọn đồ đạc đi ra, không bao lâu sau, cửa lại đóng vào, lần phóng bài tiếp theo phải tới một canh giờ rồi. Hiện giờ là tháng hai, ngày rất ngắn, thường tới giờ Dậu thì trời đã tối đen, mà trường thi huyện lại không cho thắp đèn, cho nên thực tế thời gian thi chỉ còn lại một canh giờ nữa.

Có điều với Thẩm Mặc mà nói, thế là đủ để làm một bài thơ Thí Thiếp rồi, tư duy của y mẫn tiệp, tài ngâm thơ làm đối rất cao, hơn nữa thơ Thí Thiếp chỉ xuất hiện ở thi huyện thi phủ, cuộc thi cấp cao hơn không có, cho nên không cần phải tỉa tót thái quá, hợp âm hợp vần, phù hợp cách thức là được.

Vừa nhìn đề mục: thu quang tiên đáo dã nhân gia, liền biết là biết câu cuối của bài Thu Hoài một trong số ít bài thơ hay của Lục Phóng Ông (Lục Du) rồi. Cả bài thơ là:
Viên đinh bàng giá trích hoàng qua.
Thôn nữ duyên ly thải bích hoa.
Thành thị thượng dư tam phục nhiệt.
Thu quang tiên đáo dã nhân gia.

Chỉ cần theo ý cảnh làm một bài năm câu tám chữ là được, không có chút ý làm khó dễ nào.

Xem ra Lý huyện lệnh cũng lo lắng nếu như ngay cả thơ Thí Thiếp cũng quá khó sẽ bị khảo sinh chửi sau lưng cả đời.

Nhăm mắt lại hồi tưởng cảnh Đào Uyên Minh: "Thái cúc đông ly hạ, Du nhiên kiến nam sơn." trong lòng Thẩm Mặc đã thành thơ, lần này không viết nháp, trực tiếp viết mười sáu câu thơ.

Ẩm tửu
Uống rượu
Kết lư tại nhân cảnh,
Nhi vô xa mã huyên.
Vấn quân hà năng nhĩ?
Tâm viễn địa tự thiên.
Thái cúc đông ly hạ,
Du nhiên kiến nam sơn.
Sơn khí nhật tịch giai,
Phi điểu tương dữ hoàn...
Thử trung hữu chân ý,
Dục biện dĩ vong ngôn.
+++
Uống rượu
Nhà cỏ giữa nhân cảnh,
Không thấy ồn ngựa xe.
Hỏi ông: “Sao được vậy ?”
Lòng xa, đất tự xa.
Hái cúc dưới giậu đông,
Thơ thới nhìn núi Nam.
Khí núi ánh chiều đẹp,
Chim bay về từng đàn.
Trong cảnh có thâm vị,
Muốn tả đã quên lời.

"Thu quang tiên bất giác, tầm đáo dã ly đông, thiên khí tam tiêu tịnh, nhân gia nhất kính thông.

Cách lân qua mạn nguyệt, xuất quách đậu hoa phong, nhạn tín liên thôn cấp, lư tư cố lý đồng.

Lương viên trì tống yến, mao ốc thảo minh trùng, ấp sảng nghi giao ngoại, chiêu lương nhâm thị trung.

Lộ thôi gia ngạn bạch, sương bức liệu đinh hồng, thịnh thế tây thành tụng, ngâm thi ký phóng ông."

Viết xong bỏ bút xuống, toàn bộ bài thi đã xong.

Lại xem thời gian, vừa khéo tới giờ Dậu một khắc, không khỏi ngây ra :"Gần một canh giờ qua mình làm cái gì vậy?"

Y thì chẳng sao cả, nhưng Lý huyện lệnh ngồi trên bàn cao thì luôn nhìn y chằm chằm. Vì sao? Bởi vì có hơn một trăm khảo sinh đã nộp bài rồi, Lý huyện lệnh thẩm nghĩ :" Thi huyện cũng phí nhiều công sức như thế, đợi thi phủ thi viện thì phải làm sao?" Nhìn lại Đào Ngu Thần, chưa nói là người đầu tiên nộp bài, văn chương cũng vô cùng cao minh, trình độ hơn xa người cùng trang lứa.

Lý huyện lệnh liền hoài nghi có phải bình bồi dưỡng một kẻ chỉ đẹp mã mà vô dụng hay không? Trong lòng không khỏi có chút bực bội, nên cứ nhìn Thẩm Mặc chằm chằm, trong lòng tính toán muốn băm vằm y ra thành mười tám mảnh cho hả giận.

Khi làm bài Thẩm Mặc không cảm thấy gì, nhưng hiện giờ cảm giác sắp bị ánh mắt u oán của huyện lệnh đại nhân nung chảy rồi, chỉ đành vội đi tới nộp bài.

Tức giận tiếp nhận bài thi của y, Lý huyện lệnh hừ một tiếng, nói:
- Nếu không thành cái rắm chó gì thì xem ta thu thập ngươi ra sao.
Nói rồi mở ra xem văn bát cổ, chỉ mới độc hai dòng đã không nhịn được vỗ bàn khen hay, đợi đọc hết cả bài không cần biết ở trường hợp nào, không nhịn được cao giọng nói:
- Văn này không đỗ đầu, đạo trời khó dung.
 
Chương 103: Họa bình


Lời vừa phát ra, toàn trường thi cả kinh, mọi người ào ào ngẩng đầu lên, cho dù cắt đứt dòng suy nghĩ cũng muốn chiêm ngưỡng người đứng đầu thi thuyện lần này.

Ngay cả Thẩm Mặc cũng cả kinh, thầm nghĩ :" Ông làm thế mà không sợ đốc học đại nhân à?"

Lý huyện lệnh biết suy nghĩ của y, nghiêm mặt nói:
- Văn chương của ngươi bất kể nhìn từ phương diện nào đều chắc chắn hơn Ngu Thần một bậc, bản quan phán ngươi đứng đầu là cây ngay không sợ chết đứng.

Huyện lệnh mặc dù phẩm cấp thấp hơn đề học, nhưng một người chấp chính một phương, một người là đốc học, không có quan hệ cấp trên cấp dưới trực tiếp, ông ta dứt khoát muốn điểm danh ai đứng đầu, đề học đại nhân cũng không thể làm gì.

Thẩm Mặc cứ im lặng gật đầu, người thì không nhúc nhích gì, làm thư lại lễ phòng bên cạnh nóng lên, nói:
- Còn không mau tạ ơn đại nhân.

Thẩm Mặc lúc này mới khẽ nói:
- Học sinh tạ ơn đại nhân.
Nói rồi muốn dùng đại lễ quỳ lạy.

Nhưng nghe Lý huyện lệnh vuốt râu cười:
- Theo thông lệ, người đứng đầu thi huyện sẽ thành sinh viên, cho nên ngươi không cần phải quỳ, vái là được.

Thẩm Mặc thuận theo khom người xuống, đợi y đứng thẳng dậy, Lý huyện lệnh cười nói:
- Trước tiên lui xuống đi, mấy ngày này nghỉ ngơi ở nhà, đợi cuộc thi thư tư hãy tới.
Vì thi huyện tổ chức không nghiêm ngặt, cho nên sau ba cuộc thi thêm một cuộc thi thứ tư, do huyện lệnh đại nhân kiểm tra học sinh đã trúng ngay trước mặt, mục đích chủ yếu không phải là xếp hạng, mà là xem xem có thật giả lẫn lộn trong đó không. Nếu không khảo thí cấp trên bị lôi ra thì huyện mất mặt.

- Học sinh tuân lệnh.
Thẩm Mặc thi lễ lần nữa, rồi lại hành lễ với Cẩu thư lại bên cạnh, lùi này mời lui về chỗ chờ mở cửa.

Đợi y đi xa, Cẩu thư lại khẽ hỏi:
- Đại nhân không phải có kế hoạch cấp thể diện cho đề học đại nhân sao? Chẳng lẽ hai người họ chênh lệnh nhau lớn như vậy?

Lý huyện lệnh lắc đầu, đem bài thi của Thẩm Mặc và Lý huyện lệnh bày ra trên bàn, cùng xem nói:
- Kỳ thực luận văn tài và thiên phú mà nói, hai người không có chênh lệch lớn, nhưng từ hai bài thi này và biểu hiện của hai người mà xét, ta rõ ràng nhìn thấy một kẻ không biết thế sự, chỉ biết kinh thư, là một thanh niên thiên tài có tài hoa phóng khoáng; một là người có tài hoa hơn người tương tự, nhưng lại giữ nghiêm bản thân, không kiêu ngạo không nóng nảy, là bậc có tài rường cột đã gần như thành thục rồi.

- Kẻ trước hiện giờ cần nhất là một gáo nước lạnh.
Nói tới đó tỏ ra thản nhiên:
- Nếu như ta vì lấy lòng đề học đại nhân thì chính là hủy Ngu Thần.

- Vậy Thẩm Mặc thì sao?
Cẩu kinh thừa hỏi tới.

- Y đã tới kỳ thu hoạch rồi, tất cả đều do y đáng được hưởng.
Lý huyện lệnh cười khà khà:
- Cho dù ta không có y đỗ đầu, tương lai cũng đề danh bảng vảng, bay vọt lên trời ... Ta chỉ thuận thế tặng ân tình mà thôi.
Lại lắc đầu nói:
- Cho nên ta làm như thế được hưởng lợi nhiều nhất không phải là y, mà là Ngu Thần.

- Đại nhân vì sao đánh giá Thẩm Chuyết Ngôn cao như thế?
Cẩu kinh thừa cả kinh.

- Vì y luôn luôn nhìn về phía trước, nhưng chân lại bước kiên định.
Lý huyện lệnh không khỏi cảm khái:
- Hiện nay người đời quá vội, người có thể làm được điểm này cực ít, thiên tài như thế càng là sừng lân lông phượng.

....

Đợi tới giờ Dậu, Thẩm Mặc liền thu dọn đồ ra ngoài, vừa mới rời huyện học, Thẩm Kinh đã đuổi tới, tặc lưỡi nói:
- Ngươi lợi hại thật đấy, có thể làm huyện tôn đại nhân nói ra loại lời đó.

- Lời nào?

- Lẽ trời khó dung.
Thẩm Kinh học theo bộ dạng của Lý huyện lệnh, hai mắt trợn lên cho tròn xoe nói.

Thẩm Mặc trừng mắt nhìn hắn, nói lảng đi:
- Ngươi thi thế nào.

- Tàm tạm, phát huy được tình độ.
Thẩm Kinh cười hăng hắc:
- Nửa câu sau khó quá ta không làm được, ít nhất nửa câu đầu đáp không tệ.

- Ồ, ngươi phá đề ra sao?
Thẩm Mặc hứng thú hỏi.

- Ta nhớ không kỹ lắm... Đọc cho ngươi nghe nhé.
Thẩm Kinh gãi đầu suy nghĩ một lúc, vỗ tay nói:
- Phu, nhân giả bất như điểu giả, tại hồ mao chi đa quả. Nhân vô mao, điểu hữu mao, cố bất như dã. Nhược nhân chi mao thắng vu điểu, tắc khả phi vu cửu thiên chi thượng, vị chi vi... Điểu nhân dã.
Nói xong cười ha hả:
- Thế nào?

*** Khổng phu tử nói: Người không bằng chim, là tại vì ít lông hơn, người không lông, chim có lông, nên không bằng. Nếu lông người nhiều hơn lông chim, thì có thể bay lên trời, thế gọi là .... Người chim đó.
Vãi lĩnh hồn.

Thẩm Mặc lau mồ hôi, vỗ vai Thẩm Kinh:
- Huynh đệ, chúng ta cứ nộp tiền làm giám sinh thôi.

Thẩm Kinh thát vọng nói:
- Ta vốn còn có chút hi vọng, ngươi nói như thế, làm nản chí rồi.

- Không cẩn phải nản chí.
Thẩm Mặc nghiêm mặt nói:
- Đây gọi là người quân tử cũng có điều không nên làm.

Chính lúc đang nói chuyện, liền nghe thấy bên cạnh có khảo sinh than vắn thở dài, không ít người nói đề ra quá khó, thi hỏng rồi, làm Thẩm Kinh thấy nhẹ nhõm:
- Té ra là đề thi khó quá, ta cũng đâu phải là quá tệ phải không?
Nói xông liền trở lại vui vẻ, làm om lên bắt Thẩm Mặc phải chúc mừng đỗ đầu, đồng thời an ủi trái tim nhỏ bị tổn thương của hắn.

Hắn đã nói tới thế rồi, Thẩm Mặc chỉ đành đồng ý, hơn nữa ban ngày chỉ ăn chút điểm tâm sớm đã đói sôi bụng rồi.

Hai người liền nhờ đồng môn báo tin về nhà, rồi tìm một quán cơm không tệ gần đó ăn no một trận.

Ăn uống xong ai về nhà nấy, hai người chia tay ở hiệu cơm.

Bấy giờ đã là lúc lên đèn, trên đường yên tĩnh hơn ban ngày nhiều, dưới bầu trời đầy ánh trăng và muôn sao lấp lánh, y phục Thẩm Mặc như được dát thêm một lớp bạc mỏng, mọi thứ trước mắt đều thật đáng yêu, tựa hồ ngay cả phiến đá dưới chân cũng đầy tình thơ ý họa.

Vất vả dùi mài kinh thư bên song cửa, cuối cùng kết được trái quả đầu tiên. Hiện giờ bên cạnh không còn ai, Thẩm Mặc mà vẫn trầm ổn được, thì đúng là làm bộ làm tịch rồi.

Khóe miệng của y mang nụ cười, hai tay luân phiên xách giỏ, bước chân nhún nhảy, miệng còn khẽ ngâm nga, cứ vậy vừa đi vừa hát, bất tri bất giác đã về tới chỗ ở hiện thời trên đường Bảo Hữu Kiều.

Cửa hàng sớm đã nghĩ, Thẩm Mặc vòng qua cửa sau, chuẩn bị về nhà ngủ.

Đi tới trước cửa y vẫn còn ngâm nga hát, chính đang hát tới đoạn không thể thành hiện thực, liền nghe thấy đằng sau có giọng nữ run run thảm thiết gọi:
- Thẩm công tử.

Thẩm Mặc đang chìm trong vui sướng, nghe tiếng gọi liền quay đầu lại, vẫn cứ hát:
- Ngay trong chớp mắt quay đầu lại, thấy khuôn mặt em...
Chỉ thấy một nữ tử áo trắng sắc mặt trắng bệnh, cầm cái đèn lồng, lặng lặng đứng trong ngõ tối âm u.

- Á, ma...
Một tiếng thét chói tai phát ra từ miệng vị đồng sinh mới đỗ đầu thi huyện.

Ai ngờ y hét như thế, ma nữ kia cũng hoảng sợ vứt đèn lồng đi, ôm đầu thét lên, âm điệu còn cao hơn của Thẩm Mặc.

Ngõ nhỏ yên tĩnh bị hai tiếng thét làm kinh động, tức thì chó sửa nhặc lên, hàng xóm cầm gậy gộc ùn ùn kéo nhau ra cửa, xem xem đã xảy ra chuyện gì.

+++

Gian phu dâm phụ, phen này chết cả đôi rồi

Mấy chương hôm nay làm mọi người hài lòng chứ?
 
Chương 104: Họa bình (2)


Trong ngõ vang lên kiếng mở cửa kén két, từng luồng sáng từ trong khe cửa chiếu ra.

Những người hàng sớm tay cầm đèn, tay sách đao chạy ra ngõ, nhìn bốn xung quanh, không hề thấy có gì khác thường, bất giác đưa mặt nhìn nhau, có người run giọng hỏi:
- Chẳng lẽ có ma thật?
Lời vừa mới dứt, một trận gió thồi qua ngõ, phát ra tiếng ù ù.

Cả đám đại lão gia bất giác rùng mình, răng va vào nhau lập cập:
- Ma .. ma?

Ngược lại một bà nương không tin, vỗ tay cười:
- Ma thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy một đám quỷ nhát gan sợ són phân mười trượng.

Đám hán tử xấu hổ mặt đỏ bừng, có người cãi cố:
- Có quỷ thần thật đấy, các cụ già thường nói: Ai không tin, sẽ gặp ma, Bã Đậu, mụ cứ đợi đêm nay gặp ma đi nhé!

Mọi người nhao nhao phụ họa, đều nói trên đời có ma. Bà nương biệt hiệu Bã Đậu kia cứng cổ nói:
- Lão nương không tin có ma đấy, nếu đêm nay có ma, lão nương sẽ ôm ma ngủ một giấc.

- Ma ngủ với ma, đúng là xứng đôi.
Đám đông cười phát lên trêu ghẹo, những người đường phố thích nhất là những câu tục tĩu không ngọt không nhạt, sau đó ai về nhà nấy, đóng cửa nghỉ ngơi.

Bã Đậu cũng về nhà, nhưng hết sức bất bình vì lý luận vô thần của mình bị gạt bỏ, liền đóng cửa lại, từ sau khe cửa nhìn ra, nhỏ giọng hậm hực nói:
- Không có ma là không có ma! Chẳng nhẽ có ma trong chum vại chui ra?

Qua một lúc sau, cửa đã đóng, chó cũng ngừng sủa, trong ngõ quay trở lại yên tĩnh, chỉ có tiếng gió vẫn nức nở, nhìn qua mọi thứ có vẻ như bình thường. Bã Đậu không khỏi như trút được gánh nặng, thẩm nhủ: "Quả nhiên trên đời này không có ma quỷ.."

Mụ ta chuẩn bị nhìn một lúc nữa rồi về phòng ngủ, ai ngờ cái liếc mắt cuối cùng đó làm mụ cứng đờ người, chỉ thấy một cái chum nước vỡ của một nhà hàng xóm không ngờ lại khẽ nhúc nhích, sau đó có một nữ tử áo trắng tóc đen từ bên trong chum chui ra.

Dưới ánh trắng chiếu rọi, khuôn mặt mỹ lệ đó trắng bệch, tay còn cầm một cái đèn lòng.

Đầu Bã Đậu muốn nổ tung, mụ muốn thét lên, nhưng cổ họng như bị bóp lấy, muốn bỏ chạy, nhưng chân chẳng có cảm giác gì. Khi nhìn thấy ma nữ kia bò ra rồi, lại có một ma nam cũng mặc áo trắng, mặt trắng bệch từ bên trong chum bò ra ngoài, tay còn cầm một cái giỏ.

Bã Đậu xón ra quần, hít một hơi khí lạnh, rồi nhũn người ngã ra đất, không ngờ sợ tới mức ngất xỉu rồi.

"Thì ra đó là đường thông tới âm phủ!" Đó là suy nghĩ cuối cùng của mụ, nhưng nếu mụ ta kiên trì nhìn thêm một lúc nữa, nhất định sẽ nhìn thấy hai cái bóng dài đằng sau, là có thể tiếp tục lý luận vô thần của mụ rồi.

Hai kẻ người không phải người, ma chẳng phải ma kia chuyện đầu tiên sau khi bò ra khỏi chum là bỏ chạy trối chết.

Chạy ra khỏi ngõ, cả hai cũng không đi đường lớn, mà lại mem theo bậc đá xuống bên sông, chạy thẳng tới tận nơi không có người, mới dừng chân lại, khom lưng thở hồng hộc.

Ma nam lau mồ hôi, nhìn ma nữ cúi đầu, hỏi nhỏ:
- Xảy ra chuyện gì rồi?
Đó chính là nghệ thuật nói chuyện, nếu như ngươi hỏi "sao ngươi tới muộn như thế này?" Hoặc là " ngươi tới làm cái gì?" Đối phương không tránh khỏi xấu hổ, chẳng bằng đi thẳng vào chính đề, tránh cho đối phương một phen khó xử.

Ma nữ kia lúc này mới ngẩng đầu lên, khuôn mặt mỹ lễ không ngờ chan chứa nước mắt, thêm vào y phục trắng trên người, thực sự là ta thấy mà thương. Thì ra là Họa Bình cô nương đã lâu không gặp.

Bất ngờ là nàng không ngờ vẫn đề kiểu tóc của các cô gái chưa chồng, bất ngờ hơn nữa là hai người một năm rưỡi qua không gặp nhau lấy một lần.

Không phải là Thẩm Mặc trốn không gặp, y còn chưa khốn nạn như thế, mà là nàng không tìm y nữa. Vì chuyện này mà Thẩm Mặc còn mất mác một hồi. Khi người ta tới liên tục, y còn muốn nói chuyện khuyên nhủ người ta sớm lập gia đình v..v..v...; người ta không tới tìm y nữa thì lại thấy trống vắng, còn có chút cảm giác thất bại...

Nam nhân là thế đấy.

Không gặp thì thôi vậy, nhưng Thẩm Mặc còn nợ người ta một ân tình lớn chưa trả! Món nợ này luôn nằm trong lòng y, thi thoảng lại khiến y cồn cào, cho nên khi muộn như vậy mà thấy Họa Bình, nói thực lòng y hận không thể ôm chặt lấy nàng hôn một cái, hét lớn :" Tiểu tổ tông ơi, cô đúng là Hỏa Diệm Sơn không qua nổi."

Thế nhưng vì hai tiếng thét kích động, làm hàng xóm bốn bề bất an, nếu như muộn như thế bị người ta vây quanh... Thử nghĩ đi, một cô gái trẻ xinh đẹp mặc đồ tang, một thanh niên sĩ tử đi thi về, trong bóng đêm dưới ánh trăng mông lung, trong một con ngõ nhỏ vắng lặng... Chậc chậc, tuy không nhìn thấy gì hết, nhưng mà có thể liên tưởng.

Ai mà chẳng biết, trên đời này truyền bá nhanh nhất không phải là cảm cúm, mà là tin đồn, nhất là tin đồn nam nữ, tuyệt đối trong vòng một ngày có thể truyền khắp thành Thiệu Hưng, đồng thời trong quá trìn truyền bá, xảy thêm rất nhiều phiên bản, thỏa mãn khẩu vị khác nhau của đám đông.

Xui xẻo thay một thư sinh, một cô gái là hai người sợ đồn đại nhất trên đời, dù cho có mạnh mẽ như Thẩm Mặc cũng không chịu nổi. Trong lúc luống cuống, liền chui vào một cái chum vỡ, vừa mới đậy nắp thì hàng xóm xung quanh đổ ra...

Hai người chen nhau trong chum, không dám nhúc nhích, không dám thở, may là ông trời không định chơi đùa họ, không bao lâu sau đám đông giải tán.

Chốn này không tiện ở lâu, đợi bên ngoài hoàn toàn không có động tĩnh, Thẩm Mặc nói nhỏ với Họa Bình đang nằm úp trên lưng mình:
- Sau khi ra ngoài chạy ngay tới bên sông, nếu có người đuổi theo thì nhảy xuống nước.
Họa Bình khe khẽ di chuyển nắp chum, chỉ sợ có chút âm thanh nào, sau đó xuất hiện cảnh ở trên...


Thoát khỏi hiểm cảnh, Thẩm Mặc cuối cùng cũng thở phào, lại nhìn Họa Bình vóc dáng ngày càng yểu điệu, y ngửi thấy mùi thơm thiếu nữ thoang thoảng, liền nhớ lại cảnh vừa nãy, đúng là ngực kề sát lưng, êm ái dễ chịu, nghĩ tới đó, trong lòng không ngờ lặng lẽ sinh ra cảm giác xao xuyến.

Thế nhưng Họa Bình lại hoa dung ảm đạm, nước mắt lã chã, làm Thẩm Mặc cảm thấy suy nghĩ của mình thật là cầm thú .... Không bằng cầm thú.

Thẩm Mặc cho rằng cô nương người ta xấu hổ vì chuyện vừa rồi, nhưng không tiện lên tiếng an ủi, đang lúc hết cách, liền nghe Họa Bình thê thảm nói:
- Công tử, xin công tử cứu cha muội.

Hả, té ra là nghĩ nhầm rồi.
 
Chương 105: Họa bình (3)


Thẩm Mặc bảo Họa Bình đừng khóc, trước tiên đem chuyện nói ra rõ ràng đã. Họa Bình khóc như mưa bắt đầu kể.

Thì ra Họa Bình họ Lãnh, cả nhà từ thời cụ tổ đã làm công cho Ân gia, cha nàng cũng không ngoại lệ, mười mấy tuổi liền vào hiệu cầm đồ Nghĩ Hợp Nguyên của Ân gia làm học việc. Hai mươi năm qua, cần cù chăm chỉ, chu đáo nghiêm túc, hiểu rõ đường ngang ngõ dọc trong nghề, còn luyện được đôi mắt lửa ngươi vàng, bất kể vàng bạc châu báu, tranh vẽ đồ cổ gì chỉ cần lướt qua trước mắt là biết ngay thật giả.

Địa vị tất nhiên cũng nước lên theo thuyền, năm năm trước liền trở thành chưởng quầy đại triêu phụng cửa hiệu lớn nhất của Ân gia trong Thiệu Hưng, còn là loại triêu phụng có địa vị cao nhất. Nơi đó chỉ khi món đồ cổ đồ quý nào giá trị cao quá con số nhất định mới ra tay, không chỉ công việc nhẹ nhàng, thu nhập cũng rất cao, chỉ có điều thanh danh không tốt lắm. Chẳng trách được, chỉ riêng vào cái thói xấu ra sức ép giá khách hàng, có triêu phụng nào thanh danh tốt cho được?

*** Triêu phụng là người quản sự của hiệu cầm đồ.

Nhưng sau khi Ân tiểu thư tiếp nhận gia nghiệp, nàng tập trung tất cả triêu phụng lại nói:
- Năm xưa tăng nhân của Nam Bắc triều mở cửa hiệu chính là vì cứu người trong lúc dầu sôi lửa bỏng. Nhưng tới hiện giờ, thì lại thành muốn giàu có mở cửa hiệu, ăn thịt người không nhả xương. Người ta mang đồ đi đặt, rõ ràng giá mười lạng bạc, cửa hiệu chỉ trả chín lạng, khi khách tới lúc chuộc đồ, rõ ràng không sai hẹn, thì ép người ta phải nộp lợi tức ba tháng, tổng cộng mười ba lượng, hám lợi bóc lột người ta!
Giọng điệu của nàng không cao, nhưng uy nghĩ ẩn trong giọng nói, lại làm các triêu phụng cúi gục mặt xuống.

Con người vì nghèo khó thúc ép, hoặc là cần gấp tiền trung chuyển, tuy biết là lò lửa cũng chỉ đành xả thân nhảy vào, là chuyện bất đắc dĩ. Song lại đem những lời nguyền rủa ác độc nhất đổ hết lê đầu cửa hiệu và triêu phụng, khiến cho cái nghành nghề này thanh danh tồi tề, thậm chí không phân cao thấp với thanh lâu đổ trưởng, xa thuyền nha hành.

Ân tiểu thư lại nói:
- Ân gia ta sản nghiệp nhiều, cầm đồ chỉ là một nghề trong đó, tuy thu lợi cực cao, nhưng lại làm hỏng thanh danh của nghề chính, thực sự là được không bằng mất, cho nên giờ ta có ý nhượng lại các cửa hiệu.

Đám triêu phụng sợ hãi, dựa vào bản lĩnh của bọn họ, kiếm một công việc khác không khó, khó là tìm đâu ra chủ rộng rãi khảng khái như Ân gia. Liền ào ào khẩn cầu tiểu thư, nói bọn họ sẽ thay đổi.

Ân tiểu thư chỉ đợi lời này thôi, nếu không tốn nước bọt nhiều như thế làm gì? Liền ước định với các triêu phụng, không cho phép hạ thấp giá vật phẩm thái quá. Chỉ cần trả lại đúng kỳ hạn lợi tức chỉ có một phần mười, kỳ thực cửa hiệu vẫn lãi, nhưng không lãi lớn mà thôi.

Các triêu phụng có tiền lương cố định, không bị ảnh hưởng chút nào, tất nhiên không có ý kiến. Thoạt nhịt tựa hồ chỉ chủ là kiếm ít hơn thôi.

Nhưng cách này vừa chấp hành, Nghĩa Hợp Nguyên lập tức thành chợ trước cửa, chen chúc xô đẩy nhau, khiến cho khách ở huyện ngoài cũng tới cầm đồ. Lợi ít nhưng số lượng lại nhiều lên, lợi nhuận không ngờ hơn xa trước kia, khiến cho tiền lương của các triêu phụng cũng cao lên, phục tiểu thư sát đất.

Kỳ thực thu hoạch không chỉ như thế, thông qua miệng khách hàng truyền nhau, thanh danh Ân gia nhân nghĩa ngày càng vang vọng, cả sĩ nông công thương đều sẵn lòng làm ăn với họ, vì thế lợi nhuận tăng lên không thể đo lường được.

Chính lúc thuận lợi như thế thì cha Họa Bình ngã một cái không dậy nổi, trúng phải kế của người ta.

Đại khái là trước năm mới, có khách tới cửa hiệu, hết sức thần bí yêu cầu vào gian trong nói chuyện, triêu phụng biết đó là do có đồ quý muốn cầm, lại thấy người này trắng trẻo, ăn mạng sang trọng, liền theo lời dẫn vào gian trong.

Triêu phụng mặc dù có chuẩn bị tâm lý sẵn, nhưng vẫn bị đồ người kia lấy ra là sững sờ. Đó là một một bức thư rất xưa, bên trên chỉ viết hai mươi tám chữ ngắn ngủn: Hi chi đốn thủ. Khoái tuyết thì tình, giai tưởng an thiện. Vị quả vi kết. Lực bất thứ. Vương hi chi đốn thủ. Sơn Âm Trương Hầu. Hoàn thêm vào có con dấu của Vương Hữu Quân cũng đều đầy vết cổ xưa.

- Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp?
Triêu phụng thất thanh la lên, cảm giác như tim muốn vọt ra ngoài, đối với bản xưng là thiên hạ đệ nhị hành thư, mỗi một triêu phụng đều như sấm nổ bên tai, không biết xem qua bao nhiêu bản rồi.

*** Hành thư (một kiểu viết chữ Hán gần giống chữ Thảo)
*** Thiên hạ đệ nhất hành thư là Lan Đình Tự, cũng của Vương Hi Chi.

Người kia cho triêu phụng xem một cái liền vội thu lại, hỏi:
- Thế nào, có thể trả bao nhiêu tiền.

Chữ của Vương Hi Chi có thể nói mỗi chữ đều là vàng, huống chi là Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp chỉ kém mỗi Lan Đình Tự.

Một chuyện lớn như thế triêu phụng đó làm sao dám quyết? Vội vàng gọi đại triêu phụng ra, Lãnh chưởng quầy tới, nói rõ thân phận rồi bảo với người kia:
- Nếu đúng là bản gốc nguyên vẹn, ít nhất trên vạn lượng bạc.. Nhưng cụ thể bao nhiêu thì phải kiểm nghiệm trước mới nói.

Người kia mới không tình nguyện đưa Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp ra, dặn đi dặn lại ngàn vạn lần không thể làm hỏng! Lãnh chưởng quầy là cao thủ trong nghề rồi, liền tập trung tứ đại triêu phụng trong hiệu lại, đồng thời rửa tay thay y phục, kiểm nghiệm ngay tại chỗ.

Dùng đúng nửa canh giờ, đem niên đại chất giấy, độ đậm sắc mực, kết cấu của thư pháp, dấu ấn v..v..v.. Toàn bộ kiểm nghiệm qua, cuối cùng mọi người nhất trí kết luận, đúng là bản gốc của Vương Hi Chi! Đồng thời đưa ra giá, một vạn năm ngàn lượng bạc.

Người kia chê ít, hai bên cò kè mặc cả, cuối cùng xác định trên hai vạn. Món làm ăn lớn như thế, tất nhiên phải xin chỉ thị của chủ nhân, vừa khéo ngày hôm đó tiểu thư rời tỉnh thành tuần thị, chỉ có mỗi Ân lão gia ở nhà. Lão chủ nhân nghe nói có Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp thì lòng mừng hơn hở, lại thấy thư giám định do bốn vị đại triêu phụng liên danh ký tên, liền vỗ bàn quyết định, sai người lấy tiền đưa tới cho hiệu cầm đồ.

Hai bên hẹn nhau kỳ hạn ba tháng, thế là hoàn thành một cuộc mua bán lớn.

Mặc dù Lãnh chưởng quầy đã dặn dò cửa hiệu từ trên xuống dưới phải giữ kín miệng nhưng tin tức Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp xuất hiện vẫn cứ lọt ra ngoài, liền có rất nhiều bằng hữu chí giao này, quan thân danh nhân này, tới Ân gia cầu khẩn, bất kể trả giá cao bao nhiêu cũng muốn một lần tận mắt thấy thiên hạ đệ nhị hành thư...

Ân lão gia bực mình, với ai từ chối được thì từ chối, còn ai không từ chối được thì chỉ đành dẫn tới kho bảo quản của cửa hiệu thưởng thức một phen, nhìn thấy dáng vẻ mê mẫn của những người kia, kỳ thực ông ta cũng rất khoái.

Nhưng hôm nay có một quý khách chỉ ra, đó nhất định là đồ giả.

Nếu người khác nói như thế, Ân lão gia sẽ cười khẩy một tiếng, nói: Ghen tỵ! Thế nhưng người nói câu này là Từ Văn Thanh, thái sơn bắc đầu trong đạo thư họa.

Ân lão gia hỏi lý do, Từ Vị chỉ hỏi ông ta một cầu, liền phá tan chút ảo tưởng cuối cùng của ông ta.

- Nếu như ngài viết thư cho vị Trương Hầu kia, sẽ viết bốn chữ Sơn Âm Trương Hầu ở đâu?

Viết ở đâu? Tất nhiên trên phong thư rồi, nó như địa chỉ người nhận, chẳng ai lại viết kiểu xưng hô như thế trên lá thư cả.

Chỉ có thứ bản chép mới đem cả bốn chữ đó viết trên cùng một tờ giấy.
 
Chương 106: Từ vị (1)


Ân lão gia mất mặt lớn, nhưng ngại thể diện không phát tác ngay khi đó. Đợi tới khi về tới nhà thì nổi giận lôi đình, muốn trói Lãnh triêu phụng tới hỏi cho ra nhẽ. Ông ta tính khí không tốt, nóng lên là chuyện gì cũng làm ra được, nếu không đã chẳng mới năm mươi đã trúng gió.

Ân tiểu thư nghe nói, một mặt vội vàng ổn định cha già, một mặt vội bảo Họa Bình đi báo cho cha nàng, bảo ông ta trước tiên trốn đi, đợi khi nào lão gia hết giận rồi mới nói.

Ai ngờ Lãnh triêu phụng không muốn trốn đi, ông ta nói giám định do ta viết, ta phải chịu trách nhiệm vì việc này, liền muốn tìm Ân lão gia thỉnh tội, sẵn sàng chịu phạt.

Họa Bình biết lần này cha mình đi, nhẹ nhất cũng bị đuổi khỏi nhà và bồi thường. Chưa nói số tiền lớn như thế bồi thường ra sao, riêng một khi khai trừ, cha nàng còn chẳng uất ức mà chết.

Cầu khẩn luôn miệng, quỳ xuống dập đầu, cuối cùng mới làm Lãnh triêu phụng đồng ý ngày mai mới đi thỉnh tội. Họa Bình vội đi tìm tiểu thư cầu cứu, Ân tiểu thư liền đem tất cả trang sức và số bạc tích góp được mấy năm qua, muốn vá cái lổ thủng lớn cho Lãnh triêu phụng.

Nhưng Họa Bình vẫn quỳ mãi không đứng dậy, hai mắt đầy khẩn cầu nhìn tiểu thư.

Ân tiểu thư là ai cơ chứ? Tất nhiên là hiểu ý nàng, im lặng hồi lâu, cuối cùng khẽ thở dài:
- Được rồi, ta không đuổi Lãnh thúc đi, nhưng thúc ấy không thể làm việc ở cửa hiệu nữa.
Cái nghề triêu phụng này mặc dù thu nhập cao, sống nhàn hạ, nhưng chỉ cần một lần nhìn nhầm là không thể làm tiếp được nữa. Quy định này không khó hiểu, vì không ai tin vào con mắt và đán giá của ông ta nữa.

Họa Bình biết đó đã là kết quả tốt nhất rồi, dập đầu mạnh với tiểu thư, nói:
- Ân tình của tiểu thư, Họa Bình trả cả đời không hết, chỉ có thể cả đời hầu hạ tiểu thư, cả đời không rời khỏi tiểu thư nữa.

Ân tiểu thư không kìm được nước mắt nói:
- Muội muội đừng nói những điều này, hay mau quay về xem Lãnh thúc đi, ta sợ thúc ấy xảy ra chuyện.

Họa Bình vội vội vàng vàng trở về cửa hiệu, không ngờ Lãnh triêu phụng đã treo cổ ... Cũng may là phát hiện sớm, còn chưa chết.

Nhìn cha nằm trên giường chỉ còn hít vào không thở ra, nàng biết lòng cha tàn rồi, đại phu mời tới cũng nói, cha nàng không muốn sống nữa. Nếu như không mau chóng cởi bở khúc mắc, chỉ vài ngày sẽ về Tây Thiên.

Ba triêu phụng khác ký tên trên thư giám định như tang cha mẹ, nói: Thanh danh bốn chúng ta trong nghề này coi như hủy hết rồi, đời này coi như đã xong...

Mẫu thân của Họa Bình mất sớm, cha con nương tựa vào nhau mà sống, làm sao có thể để cha chết như thế được? Nhưng nàng không sao cởi bỏ được nút thắt này. Cho dù bắt được tên lừa đảo kia, cho dù đền bù được tiền, thậm chí vẫn để ông làm đại triêu phụng, song thanh danh thì làm sao mà lấy về được nữa?

Nàng chỉ đành nhờ người chiếu cố cho cha, lại lần nữa đi tìm tiểu thư nhà mình, nhưng Ân tiểu thư cũng không có cách nào, trong lúc vô kế khả thi. Trong đầu Ân tiểu thư hiển lên cảnh tên tiểu tử lao mình ra khỏi dòng nước, mặc dù đã qua một năm rưỡi rồi, cảnh đó vẫn sống động như cũ.

- Y chắc là có cách...
Ân tiểu thư đề nghị:
- Hay là ngày mai muội đi hỏi Thẩm công tử đi.
Khi Họa Bình nói nàng không ôm ảo tưởng với Thẩm Mặc nữa, tên tiểu tử kia tự động thăng cấp thành Thẩm công tử.

- Đúng rồi, sao muội lại quên mất y chứ?
Họa Bình không đợi được tới ngày mai, bất chấp trời đã tối liền mang đèn lồng đi tìm y. Mặc dù không mơ tưởng tới y nữa, nhưng nàng chưa bao giờ ngừng quan tâm tới Thẩm Mặc, tất nhiên biết hiện giờ y ở đâu... Đương nhiên lời này sẽ không nói với Thẩm Mặc.

Nghe Họa Bình kể lại xong, Thẩm Mặc đã hiểu ra đầu đuôi câu chuyện rồi:
- Ý của cô nương là muốn ta giúp cha cô nương khôi phục danh dự.

Họa Bình buồn bã nói:
- Chỉ cần công tử có thể cứu được cha nô tỳ, Họa Bình nguyện đời đời kiếp kiếp làm trâu làm ngựa cho công tử.
Nói xong lại rụt rè bổ sung:
- Có điều phải từ kiếp sau, vì kiếp này nô tỳ đã thuộc về tiểu thư rồi.

Thời buổi đó, dạng vô thần như Bã Đậu dù sao chỉ là sổ ít, đại đa số mọi người tin vào kiếp sau.

Họa Bình thực sự không còn gì để mang ra nữa, chỉ đem bản thân đời đời kiếp kiếp hứa với y...

Nói xong nàng quỳ gối, muốn lạy Thẩm Mặc, cả đời nàng chưa bao giờ quỳ liên tục như hôm nay.

Thẩm Mặc vội lách người đi, không nhận đại lễ của nàng, gấp giọng giục:
- Mau mau đứng dậy đi.

- Công tử giúp nô tỳ nghĩ cách thì nô tỳ mới đứng dậy.
Họa Bình tuyệt vọng rồi làm bừa, chơi cùn với y.

- Ta đồng ý với cô nương.
Thẩm Mặc cười khổ:
- Thế đã có thể đứng dậy được chưa?

Họa Bình lại không tin, ngây ngốc hỏi:
- Thật sao?

- Đương nhiên là thật, cô nương cứ đứng dậy đã rồi hãy nói.
Đợi Họa Bình đứng dậy, Thẩm Mặc nói:
- Kỳ thực cách giải quyết rất đơn giản, đó là phải lật đồ đánh giá của Từ Vị, hoặc là phải để Từ Vị rút lại lời của mình.

- Có gì khác nhau chứ?

- Chủ động và bị động.
Thẩm Mặc cười nói:
- Yên tâm đi chuyện này cứ đặt hết lên người ta, ngày mai ta sẽ tới hiệu cầm đồ xem qua rồi sau đó mới định đoạt.

Thấy dáng vẻ bình tĩnh của y, Họa Bình bất tri bất giác tin theo, trái tim cứ siết chặt cuối cùng được thả lỏng một chút, liền cảm thấy toàn thân vô cùng mệt mỏi.

- Ta đưa cô nương về nhé.
Thẩm Mặc mỉm cười nói.

- Nô tỳ tự về là được.
Họa Bình lắc đầu, nói nhỏ:
- Công tử thi suốt một ngày đã mệt lắm rồi.

- Muộn thế này rồi ta không yên tâm.
Thẩm Mặc vẫn cười, nụ cười của y như có sức mạnh làm người ta không thể từ chối.

Hai người liền một trước một sau, cách nhau mấy trượng đi về phía Ân phủ, nhìn qua không giống hộ tống mà lại như theo đuôi...

Cho tới khi thấy Họa Bình đi tới cửa, Thẩm Mặc mới từ trong góc tường tối lén đi, cẩn thận biến mất trong bóng đêm.

.... ....

Mặc dù vật lộn suốt một ngày hết sức mệt mỏi, nhưng ngày hôm sau Thẩm Mặc vẫn gượng bò dậy, rửa mặt qua loa rồi ra ngoài.

Khi xuống lầu gặp phải Trường Tử mồ hôi mô kê đầm đìa, tên này gần đây mê rèn luyện, mỗi ngày trời chưa sáng đều ra sân nâng tạ đá.

Nhìn thấy Thẩm Mặc đi ra, Trường Tử đặt tạ đá xuống, nói:
- Tối hôm qua...

- Tối hôm qua ta về trước khi trời tối.
Thẩm Mặc trừng mắt nhìn hắn.

Trường Tử cũng không ngốc, chỉ là phản ứng hơi chậm, một lúc sau hiểu ra, vỡ lẽ nói:
- Thì ra là ngươi...
Nhưng bị Thẩm Mặc bịt lấy miệng, nói nhỏ:
- Ai hỏi ngươi cũng phải nói hôm qua ta về trước khi trời tối.

Trường Tử à một tiếng:
- Hiểu rồi, đợi lát nữa ta nói với cha mẹ, để họ không lộ ra.

- Nhờ ngươi đó.
Nhe răng cười với hắn, Thẩm Mặc liền đi ra cửa sau.

- Không ăn sáng à?

- Kiếm cái gì ăn bừa trên đường vậy .
Nói rồi Thẩm Mặc liền mở cửa, vừa nhìn ra ngòai liền sửng sốt...

Chỉ thấy trong ngõ hương khói mù mịt, tiếng mõ vang lên từng hồi, làm y tưởng mình vào miếu hòa thượng.

Tập trung nhìn lại chỉ thấy ở cái chum nước lớn kia dán vố số bùa, trước chum còn có một lư hương, không ngờ còn có hai hòa thượng đang cúng bái. Lại nhìn thấy Bã Đậu cũng cung kính quỳ ở phía trước, miệng lẩm bẩm:
- Đại tiên ơi, tôi chỉ nói đùa thôi, ngàn vạn lần đừng tới tìm tôi ngủ...
 
Chương 107: Từ vị (2)


Hiệu cầm đồ Nghĩa Hợp Nguyên nằm ở tây bắc sân miếu Thành Hoàng, biển cửa hiệu hết sức bắt mắt, đi tìm không khó chút nào.

Nhưng khi Thẩm Mặc đi tới gần thì thấy ở cửa trên biển gỗ hôm nay nghỉ làm, trước cửa còn có rất nhiều khách đang xôn xao nghị luận, y giỏng tai nghe một chút, chẳng qua chỉ là nói Tứ đại triêu phụng của Nghĩa Hợp Nguyên bị thua hết rồi, có thể gượng được hay không cũng là vấn đề, khẳng định là mấy nhà bên Sơn Âm ngáng chân v..v..v..

Thẩm Mặc không khỏi cười khổ, chiêu thả con săn sắt bắt con cá rô của Ân tiểu thư, vốn đem thanh danh hiệu cầm đồ không tốt thành quảng cáo sống cho thanh danh của Ân gia, tiến tới tăng cường việc làm ăn chỉnh thể của Ân gia, thủ đoạn có thể nói là cao siêu.

Thế nhưng vị tiểu thư này vãn còn non một chút, Nghĩa Hợp Nguyên lợi nhuận thấp dù là chuyện của Ân gia, nhưng lại ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh của các nhà khác, Hội Kê là do nhà nàng nhất thống thiên hạ thì chẳng sao, nhưng bên phía mấy nhà bên phía Sơn Âm vắng như chùa bà đanh, còn bị bách tính rỉa rói sau lưng, có thể không hận tới ngứa răng ngứa lợi sao?

Thẩm Mặc nghe Họa Bình nói, mấy ông chủ bên phía Sơn Âm từng mang lễ vật với Ân gia cầu kiến, mong Ân tiểu thư khôi phục quy củ cũ. Nhưng Ân tiểu thư kinh doanh sau màn, chưa từng lộ diện, tất nhiên sẽ không gặp bọn họ, chỉ sai người chuyển lời ra: Các ngươi chỉ cần cũng hạ giá lợi tức xuống, làm ăn tất nhiên sẽ tốt lên.

Hiệu cầm đồ tăng giá thì được chứ bảo nó giảm giá thì làm sao chịu? Mấy ông chủ kia cầu khẩn mấy lần, Ân tiểu thư cực kỳ tức giận bọn họ lòng tham vô đáy, nên dứt khoát không thèm để ý nữa.

Từ đó hai bên kết oán với nhau, chiêu số đường đường chính chính thì Ân tiểu thư không sợ, binh tới tướng ngăn, nước lên đê chắn. Nhưng chiêu ngầm thì khó phòng, đối phương không đối phó với Nghĩa Hợp Nguyên mà quay sang đối phó với Tứ đại triêu phụng. Nhãn quan của triêu phụng chính là căn bản sự tồn tại của một hiệu cầm đồ, không có triêu phụng lợi hại trấn giữ, hiệu cầm đồ sẽ bị người ta lấy giả lừa thật, rất là nguy hiểm, bao nhiêu tiền cũng sẽ phải đền sạch.

Thế nhưng bồi dưỡng một triêu phụng hợp cách gian nan nhường nào? Ít nhất phải có mười mấy năm lăn lộn trong nghề, còn được chủ nhân không tiếc tiền bồi dưỡng mới được. Cho dù là Nghĩa Hợp Nguyên cũng chỉ có bốn vị triêu phụng có thể ra mặt, hiện giờ mất cả bốn cái trụ làm sao còn dám làm ăn.

- Chiêu rút củi dưới đáy nồi...
Thẩm Mặc vừa thở dài cảm thản, vừa vòng ra phía sau gõ cửa.

Một người làm thuê từ khe cửa thò đầu ra, hỏi đầy cảnh giác:
- Ngươi tìm ai.

Thẩm Mặc tự báo danh, người làm đó mới thở phào, mở cừa cho y vào, nói:
- Họa Bình tỷ nói công tử sẽ tới, bảo tiểu nhân chờ ở đây.

Thẩm Mặc hơi lấy làm lạ:
- Lãnh cô nương cũng ở đây sao?

Người làm liền hạ thấp giọng nói:
- Tảng sáng đã cùng tiểu thư tới rồi.
Nói rồi đánh miệng:
- Nhìn kìa, xe còn ở bên trong đó.
Thuận theo phương hướng hắn chỉ, Thẩm Mặc nhìn thấy một chiếc xe Du Bích xinh đẹp đứng ở sân, gật đầu nói:
- Vậy ngươi đi vào trước thông báo một tiếng đi.

** Xe Du Bích: Một loại xe ngựa cổ, vì vách dùng sơn quét lên nên có cái tên này.

Người làm nghe theo vào thông báo, không bao lâu sau cùng ba ông già ăn mặc kiểu triêu phụng đi ra, đón y vào nhà phía tây.

Sau khi đi vào, y liền nhìn thấy Họa Bình đỡ một bệnh nhân chừng bốn năm chực tuổi ngồi đó, hai bên làm lễ xong ngồi xuống theo thứ tự, Thẩm Mặc đi thẳng vào vấn đề:
- Bản các vị giám định và bản đang ở trong kho là một chứ?
Điều đầu tiên y nghĩ tới là kế đánh tráo.

- Đúng thế!
Các triêu phụng đồng thanh nói:
- Vừa rồi chúng tôi còn kiểm nghiệm lại một lần, niên đại chất giấy, độ đậm sắc mực, con dấu đều không có gì nhầm lẫn, đúng là mặc bảo thời Tấn.

Qua giới thiệu của mấy vị triêu phụng, Thẩm Mặc mới biết thư họa là vật do lưu truyền trong nhà đời trước cho đời sau, việc giám định rất khó khăn, chỉ có thông qua niên đại và trình độ nghệ thuật để giám định. Bọn họ phán đoán từ hai phương diện đó.

- Vì sao khẳng định được là của Vương Hữu Quân?
Thẩm Mặc không thông hiểu về thư họa lắm, sở dĩ y dám nhận lời việc này là không thể từ chối được thỉnh cầu của Họa Bình. Ngoài ra vì y tin bản thân mình có bản lĩnh đổi trắng thay đen, lập lờ phải trái ... Đó là một trong tố chất cơ bản của người làm quan.

*** Vương Hi Chi, tự Hữu Quân, người cùng quê Gia Cát Võ Hầu, sau chuyển tới Sơn Âm sống.

Dân chuyên nghiệp không chơi nổi quan, Thẩm Mặc kiên định niềm tin này, mặc dù hiện giờ y chưa phải là quan.

- Bởi vì chữ của thư thánh gia gia quá nổi tiếng, từ thời lão nhân gia còn sống, người trong thiên hạ đã hâm mộ chữ của người. Tới nay hơn một nghìn năm, có ai biết viết chữ không bắt chước theo chữ việt của người.
Lãnh triêu phụng lên tiếng:
- Nhất là bản mô phỏng của đại gia thư pháp, căn bản là không thể phân biệt được thật giả. Còn hạng như Phùng Thừa Tố, Trình Tu, là chuyên gia lấy làm loạn thật giả làm trò vui, khiến cho một số tranh chữ lưu truyền lâu đời đã không thể phân biệt được nữa.

- Vậy sao các vị còn giám định là đồ thật?
Thẩm Mặc cau mày hỏi.

- Công tử có điều chưa biết rồi.
Tam triêu phụng tiếp lời:
- Bởi vì bản sao chép tốt từ năm trăm năm trở lên có giá trị khá cao, bản Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp này, đúng là mặc bảo thời Tấn, hơn nữa thư pháp còn có tinh túy của thánh thư.
Nói rồi thở dài:
- Cho nên theo quy định trong nghề, dưới tình huống không có chứng cứ xác thực đều coi là đồ thật.

Thẩm Mặc vỡ lẽ:
- Tức là khi ấy các vị cũng không khẳng định?

- Nhưng cũng không phủ định.
Tam triêu phụng khẽ nói:
- Khi ấy mấy người chúng tôi bàn tính, cho dù là bản chép, chỉ cần bản thật không xuất hiện thì nó cũng đáng giá hai vạn lượng ...hơn nữa chữa viết hơn một nghìn năm rồi, ai có thể nói rõ được là thật hay giả? Dù đem ra so chúng tôi cũng không sợ.

Thẩm Mặc đã cầm xem bản sao thư giám định và Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp, nhìn hai chữ đồ thật, khẽ lắc đầu nói:
- Vậy thì cũng không nên viết hai chữ này.

Lần này bốn vị triêu phụng cùng cười khổ:
- Tệ hiệu là hiệu cầm đồ, không phải làm nghề thư họa, chỉ cần nó đáng giá hai vạn lượng, thì với chúng tôi nó là đồ thật rồi.
Nói xong Tam triêu phục buồn bực nói:
- Từ khi là học đồ cho tới nay đã hơn hai mươi năm, Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp xem qua không có năm trăm cũng tới ba trăm bản, cái nào cũng giống như cái này. Sớm đã tin đồ thật cũng viết hai mươi tám chữ đó, nào biết còn có sơ hở lớn như thế?

Những người khác cũng thở ngắn than dài nói:
- Đúng thế, nếu trước ngày hôm qua cho dù là thiếu một chữ chúng tôi cũng phán thẳng là đồ giả.

Thẩm Mặc không nói nữa, bốn vị triêu phụng thấy y nhìn chằm chằm tấm thiếp, biết y đang suy nghĩ, liền ngừng thở, chỉ sợ làm loạn suy nghĩ của y. Trong phòng đột nhiên trở nên yên tĩnh, ở khe hở rèm cửa gian trong, có một đôi mắt đẹp vô ngần đang lặng lẽ nhìn Thẩm Mặc đang trầm tư..

Không bao lâu sau, Thẩm Mặc ngẩng đầu lên, vừa khéo bốn mắt chạm nhau, bị đôi mắt sáng ngời của y chiếu tới, người sau rèm cửa kia bối rối, khe hở lập tức khép lại, chỉ có tấm rèm khẽ lay động nói cho Thẩm Mặc biết bên trong là người không phải ma.

- Công tử có biện pháp rồi sao?
Họa Bình không nhịn được hỏi, bốn người còn lại cũng nôn nóng nhìn y.

Thẩm Mặc khôi phục lại tinh thần, mỉm cười nói:
- Các vị nhìn đi , bốn chữ Sơn Âm Trương Hầu là kiểu chữ Khải, các chữ còn lại là kiểu chữ Thảo, hoàn toàn có thể xem là chia ra hai lần viết ... Vì sao lý giải thành viết cùng khi đó? Hoàn toàn có thể lý giải là vị Trương Hầu kia thấy thư viết quá hay, có thể đem nó thành gia bảo, lại đi tìm Vương Hữu Quân, xin ông ta viết thêm vào thì sao? Hoặc là người nhà bọn họ thấy nếu trên thư viết tên người nhận thư, cho thấy bọn họ có quan hệ với thư thánh, càng có thể diện hơn, liền mời cao thủ thêm vào thì sao?

- Cho nên chỉ riêng bằng bốn chữ này mà có ai dám nói nó là đồ giả là cẩu thả, là cực đoan thiếu trách nhiệm.
Năm người há mồm nhìn Thẩm Mặc, thấy y nói với vẻ nghiêm trang:
- Hiện giờ ta đi tìm Từ Vị, trịnh trọng đưa ra cảnh cáo với hắn ta, yêu cầu hắn ta thừa nhận sai lầm, khôi phục danh dự cho các vị.
 
Chương 108: Từ vị (2)


Thấy Thẩm Mặc nói muốn đi, mọi người vội đứng dậy tiễn chân, ai ngờ y chẳng thèm nhìn ra cửa, mà đi thẳng vào gian trong.

Mấy vị triêu phụng tái mặt, vội đuổi theo gọi:
- Không được đâu...
Bọn họ tay chân già cả, nào đuổi kịp Thẩm Mặc, thấy y đã đứng trước rèm cửa rồi.

May là y đứng lại không đi vào, trái tim vọt lên cổ của mọi người mới hơi hạ xuống, chỉ thấy Thẩm Mặc hướng vào bên trong rèm cửa chắp tay nói:
- Năm đó may nhờ ân nghĩa của tiểu thư, Thẩm Mặc mãi không có gì báo đáp, chuyện này hôm nay tại hạ đảm nhận. Nhưng có vài câu xin tiểu thư cân nhắc .. Mặc dù có câu thương trường như chiến trường, nhưng chung quy vẫn phải chú trọng hòa khí, để lại đường lùi. Tiểu thư không ngại thì bình tâm lại cùng mấy nhà kia trao đổi, định ra quy củ, mọi người cùng phát tài mới là chính đạo. Nếu chọc giận bọn họ thực sự, tiểu thư cũng được chẳng bằng mất.

Nói xong cũng không đợi bên trong có phản ứng gì, chắp tay nói mạo muội, rồi sải bước rời đi.

Các triêu phụng đưa mặt nhìn nhau, không biết tiểu thư có tức giận không, cũng không để ý tới việc ra ngoài đưa tiễn.

Chỉ thấy rèm cửa khẽ lay động, nghe Ân tiểu thư thở dài nói:
- Phái xe cho Thẩm công tử.

Nhìn thấy xe ngựa của Ân gia tiểu thư dừng ở bên cạnh, Thẩm Mặc có chút bất ngờ, trong suy nghĩ của y, vị đại tiểu thư nắm giữ gia nghiệp trăm vạn kia, nhất định là vô cùng kiêu ngạo, không nghe được nửa câu trái tai, không ngờ lại phái xe cho mình.

Có xe thì ngồi, dù sao cũng hơn đi bộ, y ung dung lên xe, ngồi trong khoang xe hơi lắc lư, đi tới phương hướng Sơn Âm.

Trên đường đi y có chút cảm khái, vì người y sắp được gặp y đã được nghe thấy từ kiếp trước, tình huống này y gặp phải lần đầu.

Nhưng bất kể cố gắng ra sao, y cũng không thể tìm được cái cảm giác của fan hân mộ, không thỏi thấy xấu hổ vì tâm thái già cả của mình.

Đang suy nghĩ miên man thì xe ngựa dừng lại, đánh xe ở bên ngoài khẽ nói:
- Thưa công tử, đã tới nơi rồi.

Được xa phu đỡ xuống xe, Thẩm Mặc từ trên xe xuống, lục trong ống tay áo một miếng bạc vụn, thuận tay ném cho hắn nói:
- Sắp trưa rồi, tới cửa hiệu phía trước ăn cơm đi, thong thả chờ ta.

Xa phu không ngờ y sẽ nói như thế, mặt đầy cảm kích nói:
- Đa tạ công tử, hay là công tử cũng ăn trước đã rồi hẵng đi...
Nói rồi gãi đầu, đỏ mặt giải thích:
- Nghe nói họ Từ kia tính tình cổ quái, còn nhỏ nhen khắc bạc...

Thẩm Mặc nhìn vào ngõ hẹp sâu hun hút, nhìn thấy cánh cửa lớn khép hờ sâu bên trong, liền cười nói:
- Ta tới để thị uy, nếu như ăn no rồi mới tới, không phải là tỏ ra yếu thế sao?
Rồi rồi vỗ vai xa phu cười ha hả nói:
- Ta tới nhà ông ta ăn đây.
Nói rồi phất ống tay áo, sải bước đi tới.

Từ ngõ hẹp rẽ vào con hẻm càng hẹp hơn, khoảng không bên trên mảnh như một cái đàn cầm, dẫm lên con đường nhỏ rải đá râm, nhìn dây leo khắp tường xung quanh, mang màu xanh nhàn nhạt. Khẽ hít mùi vị đầu xuân, lòng bị những việc phức tạp cuốn lấy bất giác bình tĩnh trở lại.

Y không ngờ rằng vị Từ thiên tài mấy năm gần đây có danh quái đản, lại ở trong một nơi thanh nhã như thế.

Đi được chừng mấy chục trượng, liền thấy tường bao biến thành mầu xanh thẩm, đại môn vuông vức ở trên tường kiểu cách hết sức đặc biệt. Chẳng cần ai nói cho biết, Thẩm Mặc cũng hiểu đây là nhà Từ Vị rồi.

Y khẽ gõ cánh cửa hơi sập xệ, trừ chó sửa thì không có ai đáp lại, gõ thêm một lần nữa vẫn không có lời đáp, liền biến gõ thành đập, ra sức đập cửa ra.

Lúc này mới nghe thấy động tĩnh bên trong viện tử, cùng với tiếng chửi mang khẩu âm địa phương rất nặng và tiếng bước chân từ xa tới. Cuối cùng cửa mở ra, một nam tử vừa cao vừa trắng, y phục luộm thuộng, mắt còn ngái ngủ, râu ria xồm xoàm.

Thẩm Mặc mỉm cười, vừa mới lên tiếng thì nam tử kia đã nói trước:
- Gần đây ta có tiền, không viết chữ.

Khóe miệng Thẩm Mặc giật một cái nói:
- Tại hạ không tới để viết chữ.

- Cũng không vẽ tranh.
Nam tử kia không thèm nhìn y, vừa ngoẹo đầu ngoáy tai, vừa muốn đóng cửa.

Thẩm Mặc đưa tay ra không cho hắn đóng cửa, nam tử kia bực mình:
- Không viết chữ không vẽ tranh thì ngươi tìm ta làm cái gì?

- Tới ăn cơm.
Thẩm Mặc khẽ mỉm cười:
- Còn chưa mời tại hạ vào sao?

Nam tử kia nghe thế thiếu chút nữa ngã lăn ra đất, mắt trợn trừng trừng nhìn Thẩm Mặc, đột nhiên cười khằng khặc:
- Thú vị thú vị, không ngờ Từ Văn Thanh ta chuyên ăn chực cũng có một ngày bị người ta mò tới cửa ăn chực.

- Ra ngoài ăn thế nào cũng phải trả lại.
Thẩm Mặc liền muốn đi vào bên trong.

Nhưng Từ Vị vươn tay ra chặn đường, trừng mắt nói:
- Chủ tuy hiếu khách, tiếc rằng không phải ngày mời khách.
Tức là muốn đuổi người rồi.

Thẩm Mặc chẳng may may lay động, tươi cười nói:
- Khách đã đói bụng, có lòng liền thành ngày làm chủ. ( mời khách)

Từ Vị không khỏi bật cười:
- Cuối cùng cũng gặp phải kẻ mặt dầy hơn ta rồi.
Liền tránh người sang để y vào viện tử.

Sau khi đi vào trong Thẩm Mặc nhìn thấy một cây thanh đằng to bằng cổ tay, leo đầy một mặt tường, xem ra là xuất xứ cho cái tên hiệu Thanh Đằng của Từ Vị. Lại nhìn viện tử này nằm theo hướng bắc nam, ba gian nhà một tầng,

Viện tử không lớn, nhưng rất tinh xảo, nhưng trên mặt đất cỏ dại um tùm, trên song cửa phủ đầy bụi đất, đang u oán nói với chủ nhân, ngài đã rất lâu không quan tâm tới ta rồi.

Từ Vị nói trong phòng lộn xộn bảo Thẩm Mặc chờ ở cửa một lát, một mình đi vào dọn dẹp, một lúc sau mới mở cửa ra nói:
- Vào đi.

Thẩm Mặc đi vào, thấy trừ một cái bàn được dọn dẹp ra thì những chỗ khác vẫn cứ bừa bộn, y ngửi thấy mùi thịt kho tàu, nhưng trên bàn trống không, không khỏi rủa thầm :" Té ra tên gia hỏa này đi vào trước để giấu thịt đi." Y thản nhiên ngồi xuống, đợi Từ Vị chiêu đãi.

Ai ngờ Từ Vị cũng ngồi xuống đối diện, cũng mở to mắt ra nhìn y, chẳng có chút ý tứ nhúc nhích nào.

Thẩm Mặc thẩm nhủ :" Mặt ngươi dầy thật đấy." Liền nhìn mặt bàn trống trơn nói:
- Lão huynh thật là sạch sẽ, đây là cái bàn sạch sẽ nhất mà ta thấy đấy.
Đây rõ ràng là trợn mắt nói láo, cái bàn này vết mỡ loang lổ, đen bóng đen nhẫy, ruồi mà rơi xuống sẽ không bay. Ruồi mà có linh sẽ nói :" Chẳng phải không muốn, mà là không thể."

Từ Vị không khỏi bật cười:
- Vì sao nói câu này.

- Phật nói: "vô nhất vật, hà xử nhạ trần ai".
Thẩm Mặc nghiêm túc:
- Chính là nói tới cái bàn này của lão huynh đấy.

"Vòng vo chửi ta không chiêu đãi à?" Từ Vị hiếm có đỏ mặt lên, chỉ đành đứng dậy đi rửa bát, mức nước lạnh đặt trước mặt Thẩm Mặc:
- Chỉ có nửa bát nước.

+++
Nguyên bản.
Bồ đề bổn vô thọ:
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai?

Bồ đề vốn không cây
Gương sáng cũng chẳng đài,
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào dính bụi trần?

Bồ đề là tánh giác ngộ, không hình, trống không, chẳng có chi gọi là thọ (cội cây). Minh cảnh là tâm viên minh, thông triệt, phổ biến, cũng trống không, có gì mà gọi là đài? Bổn lai tự tánh của ta tức là Bổn lai Diệu giác chân tâm, từ vô thỉ vốn trong sạch, trống không, không có một vật gì tìm được trong đó. Thế thì có chi gọi là vướng bụi?

Hiểu chứ các bác
 
Chương 109: Thuận chi tâm ẩn


- Thế này sao mà đủ?
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Xin đưa lên một bữa cơm ngon.

Từ Vị cuối cùng gặp phải người mặt dầy hơn mình thật rồi, biết rằng bữa cơm này không thoát được, chỉ đành mang một đĩa rau dại lên, nói:
- Vô giai hào chích bị sơn thượng tề thái, nhất thái nhị đản tam ngư tứ nhục, duy kỳ tối vi dưỡng nhân!
Ý tứ là ta cũng chẳng có gì ngon, chỉ có thứ đan xen giữa cỏ và rau này thôi, ngươi không ngại nhạt thì ta sẽ điều chỉnh cho ngươi.

Thẩm Mặc cười ha hả:
- Lao thịnh tình khả phanh viện nội hắc cẩu, nhất hắc nhị hoàng tam hoa tứ bạch, sổ tha đính tiêm tư bổ!

*** Không có món ngon chỉ có rau dại trên núi, nhất rau nhì trứng ba cá bốn thịt, chỉ nó nuôi người hàng đầu.

Làm phiền thịnh tình nhưng có chó đen trong vườn, một đen hai vàng ba hoa bốn trắng, tính nó bổ người số một.

Thấy Thẩm Mặc muốn ăn con chó của mình, Từ Vị lắc đầu cười khổ:
- Sau khi vong thê đi rồi, chỉ có Đại Hắc làm bạn với ta, không thể mang ra chiêu đãi được.

Thẩm Mặc thông cảm, cười nói:
- Lão huynh cũng đối của ta một câu, đối được thì ta không ăn.

Từ Vị bị khơi lên ngạo khí, cười ha hả:
- Không phải là ta khoác lác, nhưng người làm đối khó được ta thì không có đâu.

- Cũng chưa chắc.
Thẩm Mặc cười nhạt:
- Nghe thượng liên của tại hạ đây: Nhãn tiền vô lộ tưởng hồi đầu.

- Có gì mà khó.
Từ Vị vọt miệng nói:
- Thân hậu hữu du vong súc thủ.

*** Trước mặt hết đường muốn quay đầu.
Sau lưng có dư quên rụt tay.

Thẩm Mặc tức thì cười phá lên:
- Nếu như đã quên rụt tay thì mang thịt kho tàu sau lưng ra đây đi.

Từ Vị mới biết là mắc lừa rồi, nhưng mà không giận chút nào, vỗ bàn cười lớn một hồi nói:
- Thống khoái, thật thống khoái, lâu lắm rồi không được thoải mái như thế.
Rồi cao hứng xoay người lấy thịt kho trong nồi ra, mời Thẩm Mặc ăn cùng.

Lần này hắn không nhỏ nhen nữa, mò dưới gần giường lấy một vò rượu ra, lấy sau cửa một khúc ruột, lại trên nóc tủ ra một gói gà xấy khô, lại tìm trong góc tường ra mấy món nhắm rượu đậu phụng, lạc rang. Cứ như làm ảo thuật xếp đầy một mâm.

Nhìn thấy cảnh này, mồm Thẩm Mặc cứ há hốc ra, y thầm nghĩ :" Cái kiểu người gì thế này? Ta đã bảo cất thịt kho thôi đâu cần lâu thế, té ra hắn đem tất cả những thứ ăn được giấu đi."

Thấy y ngây ra như gà gỗ, Từ Vị vừa rót rượu cho y, vừa cười thản nhiên:
- Con người ta có cái tính lạ, nhìn ai vừa mắt thì thế nào cũng được, còn nhìn ngứa mắt thì một giọt rượu cũng chẳng cho.

Thẩm Mặc cười:
- Xem ra tại hạ có vinh hạnh lọt vào mắt lão huynh rồi.

Từ Vị đặt chén rượu trước mặt y, mình cầm một cái chạm vào chén của Thẩm Mặc nói:
- Ha ha ha, thú vị lắm, thói đời hiện nay người ta thật nhạt nhẽo, ta chỉ thích uống rượu với người thú vị.

Thẩm Mặc ngửa cổ uống cạn, lau mép nói:
- Biết không, lão huynh là người đầu tiên nói ta thú vị, người khác đều nói ta rất chán chết.

Từ Vị nhếch mép, lắc đầu:
- Ánh mắt bọn chúng chẳng ra gì, nhìn không thấu sự rối loạn sâu trong nội tâm của ngươi.
Nói rồi lại rót đầy cho Thẩm Mặc:
- Kỳ thực hai ta không phải là lần đầu gặp mặt đâu, năm đó ta còn được hưởng sái của lão đệ, thắng được một khoản tiền lớn đấy.
Hắn đắc ý cười không ngớt.

Thẩm Mặc vỡ lẽ:
- Thì ra người đặt cược bên Sơn Âm kia là lão huynh.

Từ Vị gật đầu cười:
- Năm đó ta đã thấy lão đệ là người thú vị rồi.

- Vậy vì sao còn muốn làm khó ta?
Thẩm Mặc tròn mắt.

- Bởi vì hai năm không gặp, ta sợ lão đệ giống như vị đường tỷ phủ kia của ta, cũng chán chết giống như vậy.
Từ Vị cười khà khà:
- Huynh ấy là người duy nhất chán chết lại có thể uống rượu với ta.

- Đường tỷ phu của lão huynh là?
Thẩm Mặc có chút ngạc nhiên hỏi.

- Thẩm Thanh Hà ấy!
Từ Vị cũng ngạc nhiên:
- Sư mẫu của ngươi là đường tỷ của ta, chẳng lẽ ngươi không biết à?

Thẩm Mặc không khỏi lắc đầu cười khổ:
- Nước lũ đổ vào miếu Long Vương, tốn công nửa ngày trời té ra là người nhà.

Từ Vị cười khà khà:
- Nghiêm khắc mà nói ta là trưởng bối của ngươi đó.

- Chớ mơ chiếm lợi.
Thẩm Mặc trừng mắt lên:
- Quan hệ mắc xào mò không tới, gọi một tiếng đại ca đã là khá lắm rồi.

- Thế cũng được.
Từ Vị lại chạm chén với y, nói:
- Nếu như gọi ta là đại ca, vậy ta phải hỏi rồi. Lão đệ, ngươi tới làm gì thế.

- Khoái tuyết thì tình thiếp.
Thẩm Mặc khẽ nói.

Từ Vị à một tiếng, cúi đầu suy nghĩ một lúc mới ngẩng đầu lên:
- Hôm qua sau khi về nhà càng nghĩ càng thấy việc này không ổn, hình như ca ca bị người ta chơi một vố rồi.

Thẩm Mặc không xen lời vào, nghe hắn kể lại:
- Chuyện phải nói từ năm ngoái, mấy tháng trước, Hồ lão bản của Sơn Âm phái người tới, nói với ca ca là có được một món bảo bối, nhờ ca ca tới giám định. Nhất thời ngứa ngáy, ta liền tới xem, trong mật thất nhìn thấy tấm Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp ấy, khi đó có mấy người trong nghề có mặt, đều khen không ngớt, nói là đồ thật trăm phần trăm.
Hắn nhìn Thẩm Mặc có chút xấu hổ:
- Ta có một cái tật xấu là không chịu nổi đám tiểu nhân đắc trí, vừa nhìn thấy Hồ lão bản dương dương đắc ý, liền nhịn không được bới lỗi của tấm thiếp kia.

- Sơn Âm Trương Hầu.
Thẩm Mặc khẽ nói.

- Đúng thế, khi ấy ca ca có chút xốc nổi, liền đem nghi vấn trước kia phát hiện được nói ra.
Từ Vị ấm ức nói:
- Còn nói chữ của Vương Hữu Quân đều bị mấy vị hoàng đế đương triều mang theo vào quan tài rồi, hiện giờ truyền trên đời toàn là đồ giả! Khi ấy ta làm Hồ tài chủ mất hết mặt mũi, mọi người đều không vui tan cuộc.

- Sau đó vài ngày trước hắn ta lại tìm đại ca?
Thẩm Mặc hỏi:

- Lão đệ nói đúng rồi.
Từ Vị gật đầu:
- Hắn đúng là tìm ca ca, nói Nghĩa Hợp Nguyên của Hội Kê có một bản Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp thật, bảo ta thu hồi lời khi xưa. Ta tất nhiên không tin, liền đi tìm Ân tài chủ, bảo ông ta dẫn đi xem tấm thiếp kia, vừa nhìn qua lại là hai mươi tám chữ kia, lại đem những lời kia nói với Ân tài chủ một lượt.

- Khi ấy ta không nghĩ nhiều.
Từ Vị hết sức ảo não:
- Nhưng ngày hôm sau nghe nói Nghĩa Hợp Nguyên nghỉ kinh doanh, liền biết tám phần là bị đám Hồ tài chủ lợi dụng rồi.

- Không phải tám phần mà là mười phần.
Thẩm Mặc gật đầu:
- Đệ tới tìm lão ca, một là để xem đại tài tử vang danh xa gần trông ra sao; hai là cầu lão ca giúp Nghĩa Hợp Nguyên và bốn vị triêu phụng kia; ba là nhắc lão ca đừng để kẻ xấu lợi dụng. .. Có điều hiện giờ xem ra, điều này xem như dư thừa rồi.

- Nhìn thấy trông ra sao rồi chứ?
Từ Vị chỉ vào mặt mình:
- Mày mặt suy kém.

- Đó gọi là tang thương.
Thẩm Mặc cười:
- Sức hút của nam nhân chính nằm ở đó.

Nghe y mở miệng nói càn, Từ Vị không nhịn được cười lớn:
- Vì câu này của lão đệ đấy, nói đi, muốn ca ca làm gì nào? Có thể làm được ca ca sẽ nghe đệ.

- Rất đơn giản.
Thẩm Mặc nói nhỏ:
- Rất đơn giản, nói với ông ấy kỳ thực là lão ca nói đùa với ông ấy thôi, tấm thiếp đó, thật giả ra sao lão ca cũng phông phán đoán được.
Nói xong, đem những lý lẽ méo mó của y nói cho Từ Vị nghe.

Từ Vị nghe mà không ngừng gật đầu:
- Luận tới công phu bịa chuyện nói bừa, ca ca không bằng lão đệ.

Thẩm Mặc vừa muốn khiêm tốn vài câu, thì nghe thấy đại môn bị người ta đẩy ra, còn chưa nhìn thấy người, đã nghe một giọng sang sảng vang lên:
- Là thần tiên nơi nào có thể làm Từ Văn Thanh cam bái hạ phong?

Thẩm Mặc ngây ra tại chỗ, nhưng lại nghe Từ Vị vui mừng reo lên:
- Nghĩa Tu ca phải không?

Nhất Hưu ca? Thẩm Mặc cả kinh quay đầu lại.

*** Nhất Hưu - Ikkyū - Nhân vật truyện tranh trong truyện Nhất Hưu thông minh, chú Thẩm Mặc hay nghe lãng tai lắm.
 
Chương 110: Thuận chi tâm ẩn (2)


Thẩm Mặc đứng dậy nhìn lại, liền thấy ở cửa có hai nam nhân lớn tuổi đứng sóng vai với nhau, một mặt mày trắng trẻo, tướng mạo thanh tú, thêm vào ba chòm râu chỏm dưới cằm, áo bào rộng tay trên người, giống y hệt nhân vật phong lưu thời Ngụy Tấn. Cùng với hắn là một vị khác tướng mạo không đẹp lắm, mặc áo vải màu dạt dẻ, lưng mang nón lá, còn có bao vải dài ba xích, trông có vẻ giống như người hầu.

Nhưng hắn đứng ngang vai với nam nhân tuấn tú kia mà vẻ ung dung bình thản, liền biết ngay hai người bình đẳng. Nhìn kỹ lại liền thấy người đó mắt sáng quắc có thần, khuôn mặt gầy gò má cao, thoáng có chút khí chất kiêu ngạo bất thuần.

Thẩm Mặc thấy Từ Vị đi tới đón, không ngừng hỏi han Nhất Hưu ca của hắn, chẳng thèm lý tới nam nhân đội nón. Thẩm Mặc tính thiện lương, sợ Đội Nón xấu hổ, liền cười với hắn. Bất ngờ là Đội Nón cũng mỉm cười đáp lại y, hết sức lễ độ.

Từ Vị biểu đạt sự kích động trong lòng, liền kéo vị Nhật Hưu ca kia vào nhà, rồi lại cung kính mời hắn ngồi xuống, lúc này mới nhớ ra trong phòng còn một vị nữa, cười xấu hổ nói:
- Nghĩa Tu ca, giới thiệu cho huynh một vị tiểu bằng hữu.
Nói rồi chỉ vào Thẩm Mặc:
- Môn sinh đắc ý của Thanh Hà tiên sinh, chắn chắn là người đỗ đầu thi huyện của huyện Hội Kê lần này, Thẩm Mặc, Thẩm Chuyết Ngôn.

Thẩm Mặc trong lòng toát mồ hôi, nhưng trong này trẻ nhất là Từ Vị cũng trên ba mươi rồi, người ta lại không biết y hai kiếp làm người, gọi y là tiểu bằng hữu đúng là không sai. Mặc dù trong lòng không vui, nhưng y biết có thể làm tên gia hỏa mắt cao hơn trời như Từ Vị đối đãi như thế phải là kỳ nhân thiên phú dị bẩm.

Liền cung kính nói:
- Vãn bối Thẩm Mặc bái kiến tiền bối, xin hỏi tôn tính đại danh của tiền bối?

Nghĩa Tu ca tựa hồ rất hứng thú với y, nhìn Thẩm Mặc từ trên xuống dưới hồi lâu mới cười khà khà:
- Lão phu họ Đường, tên là Nghĩa Tu, biệt hiệu Kinh Xuyên.

Nghe tới cái tên Kinh Xuyên, Thẩm Mặc bất giác hít một hơi khí lạnh, vội vàng thi lễ lại lần nữa:
- Đại danh của tiên sinh như sấm nổ bên tai, học sinh bình thường nghiên cứu nhiều nhất là đại tác của tiên sinh và Thủ Khê tiên sinh.

Đường Thuận Chi, tự Nghĩa Tu, hiệu Kinh Xuyên. Năm Gia Tĩnh thứ tám đứng đầu thi hội, cùng Vương Ngao Vương Thủ Khê cùng mang danh Đường Vương, chính là thái sơn bắc đầu trong văn giới.

Đường Kinh Xuyên sắc mặt cổ quái nói:
- Hi vọng Đường mỗ không làm hỏng con cháu nhà người chứ.

Từ Vị ở bên cạnh cười hăng hắc:
- Nghĩa Tu ca học thức uyên bác, thiên văn địa lý, số học lịch pháp, binh thư nhạc luật, không gì không biết, không gì không tinh, văn bát cổ mà lão đệ nói chẳng qua chỉ là chút thủ đoạn nhỏ của huynh ấy thôi.

Đường Thuận Chi lắc đầu cười:
- Với Chuyết Ngôn tiểu lão đệ mà nói, văn bát cổ là quan trọng nhất.
Nói xong nhìn Từ Vị có chút trách cứ:
- Mấy năm trước ta cấp cho đệ những văn tự Can Lộc kia, đệ không dốc lòng nghiên cứu à?

Từ Vị thần sắc ảm đạm nói:
- Mấy năm qua gặp phải biến cố, trước tiên là Nhị huynh ở Quý Châu đổ bệnh qua đời, sau đó tới Đại huynh, thê tử kết tóc nối nhau bỏ đi, tâm cảnh thủy chung không bình thản được, chỉ đọc tạp thư cởi bỏ u uất, thực sự không có tâm tình đi đọc thứ văn bát cổ khô cứng đó.

- Tạo họa trêu người mà.
Đường Thuận Chi lắc đầu thở dài, lúc này mới phát hiện ra niềm vui sau bao ngày gặp lại, bị câu nói này của mình phá tan nát thê thảm, vội thay đổi đề tài, nói với hán tử áo vải đi cùng với mình:
- Trụ Càn lão đệ, đây chính là Từ Vị Từ Văn Thanh mà lão đệ luôn tôn sùng.

Lại giới thiệu cho Từ Vị:
- Văn Thanh lão đệ, đây chính là Phu Sơn tiên sinh mà đệ luôn sùng bái đấy.

Từ Vị ái dà một tiếng, mắt mở to nhìn Đội Nón tướng mạo rất kém:
- Lão huynh chính là Hà Tâm Ẩn danh tiếng lấy lừng ... Đúng là, đúng là ...
Hắn phát hiện ra lời phía sau không được hay lắm, liền dừng lại.

Nhưng Hà Tâm Ẩn cười lạnh:
- Đúng là gặp mặt không bằng nghe tên.

Từ Vị không khỏi cười ngượng:
- Làm sao mà lão huynh biết?

- Bởi vì ta cũng muốn nói với ngươi như thế.
Hà Tâm Ẩn vẫn nghiêm mặt, giọng hơi dài ra:
- Chẳng ngờ rằng Từ đại tài tử thi họa song tuyệt trong truyền thuyết lại ... Lôi thôi lếch thếch như thế.

- Như nhau như nhau.
Từ Vị cười phá lên, nói:
- Tiểu đệ cũng không ngờ Cuồng Hiệp Hà Tâm Ẩn chủ trương người là trung tâm đất trời, lại như một lão nông thế này.

Đường Thuận Chi đưa tay kéo tay hai người ngồi xuống:
- Có thể nói câu nhìn người không thể nhìn tướng mạo đúng là chân lý mà.

Hà Tâm Ẩn lại cười khẩy:
- Đường Kinh Xuyên ngươi thì có thể nhìn từ tướng mạo, có thể thấy câu này cũng chẳng đúng hẳn.

Bốn người ngồi vào chỗ, Đường Thuận Chi ngồi chủ tọa, Thẩm Mặc ngồi cuối, Từ Vị và Hà Tâm Ẩn ngồi đối diện, cứ trợn mắt nhìn nhau.

Hà Tâm Ẩn lúc này mới bỏ bao vải và nón lá xuống, khi đặt lên bàn, Thẩm Mặc nghe thấy rõ ràng tiếng kim loại va chạm nhau, lúc này mới biết trong bảo vải kia chứa đao kiếm.

Có thể gặp Nhất Hưu ca và Hà Tâm Ẩn trong truyền thuyết, Từ Vị hết sức cao hứng, vừa mời rượu vừa nói luôn mồm. Thẩm Mặc cũng không xen vào, liền im lặng ngồi bồi tiếp. Ban đầu bọn họ còn nói chuyện sau khi từ biệt, Từ Vị tất nhiên là có sao đáp vậy, Đường Thuận Chi thì trả lời không rõ ràng, dường như có chút cố kỵ.

Thẩm Mặc chỉ nghe rõ ràng, hai người từ phương bắc tới, gần đây thiên hạ không thái bình, liền kết bạn với nhau, thêm nữa vị Kinh Xuyên tiên sinh này hình như còn là quan lại, những thứ khác không nghe ra.

Từ Vị không phải đồ ngốc, tất nhiên nghe ra Nhất Hưu ca có điều khó nói, liền thay đổi đề tài, bắt đầu lãnh giáo học vấn của Đường Thuận Chi, trước tiên bắt đầu từ văn chương bát cổ, dần dần mở rộng ra thi từ ca phú, bách gia chư tử, thậm chí tới nhân văn địa lý, binh pháp nông học. Hai người hoặc người hỏi người đáp, hoặc là hỏi đáp lẫn nhau, chẳng những dẫn chứng phong phú, còn liên quan tới quan điểm tiền nhân, làm người ta nghe say sưa.

Đề tài bọn họ nói chuyện nhảy cóc vô cùng, câu trước còn nghe nói tới Trúc Lâm Thất Hiền gì gì đó, câu sau đã chạy tới Sao Hỏa, rồi tiếp câu nữa lại nói về Liệt Tử, như ba hoa thiên địa, nhưng câu nào câu nấy lời ít ý nhiều, làm người tỉnh ngộ.

Làm người ta ngạc nhiên là Hà Tâm Ẩn trông như lão nông mặc dù không hay nói, nhưng mỗi câu nói ra là làm hai người kia phải vỗ bàn khen hay. Hiển nhiên cho thấy học thức ba người cùng đẳng cấp.

Duy nhất không thể xen lời vào là anh bạn Thẩm Mặc Thẩm Chuyết Ngôn của chúng ta, y phải tập trung 120% tinh thần mới nghe hiểu được sáu bảy phần. Nhưng dù chỉ sáu bảy phần đó thôi đủ cho y thu hoạch cực lớn, rất nhiều chỗ trước kia nghĩ không ra đều theo đó mà có lời giải.

Ngoài học tập như đói như khát, y không khỏi thầm tự giễu mình :" Hai kiếp làm người cộng lại, đọc sách hơn hai mươi năm, vốn cho rằng học vấn của mình đã cao lắm rồi, hiện giờ mới biết bản thân là ếch ngồi đáy giếng." Lúc này y mới hiểu ra biển học vô bờ, chút tự mãn nho nhỏ khi đoạt được vị trí đứng đầu thi huyện đã hoàn toàn biến mất.

Kỳ thực Thẩm Mặc không cần phải xem nhẹ bản thân như thế, nói về học thức, ba người ngồi đây có thể xếp mười vị trí đầu thiên hạ, nhất là Đường Kinh Xuyên, được rất nhiều người tôn sùng là đại học vấn gia đệ nhất đương thời.

+++

Khủng khiếp, không hiểu cái thời này là thời gì nữa, Đường Thuận Chi chưa nói, ai đọc kiếm hiệp thủa xưa lại không biết Hà Tâm Ẩn cho được, lại thêm Ngu Đại Lâm, Từ Vị, Thích Kế Quang, Du Đại Du, Hồ Tôn Hiến, Nghiêm Tung, Từ Hải …

Thời đại này thế quái nào lại tập trung nhiều danh nhân như thế.

Đáng tiếc hình như chẳng có danh kỹ nào cả…
 
Chương 111: Thuận chi tâm ẩn (3)


Tán gẫu là tốn thời gian nhất, bất tri bất giác hai canh giờ đã đi qua.

Đang hứng trí thì đột nhiên phát hiện ra hết rượu rồi, Từ Vị lắc từng vò rượu một, chẳng có cái nào có chút tiếng động, liền loạng choạng đứng dậy, há mồm ra nói:
- Chuyết ... Chuyết Ngôn, đi, theo ca ca mua.. Rượu nào.
Khi ngồi nói năng còn lưu loát, đứng lên một cái là rượu bốc lên đầu rồi.

Thẩm Mặc gật đầu, nhưng bị Đường Thuận Chi ngăn lại nói:
- Ngày tháng uống rượu còn dài, không nhất thiết uống trong một ngày, hôm nay tới đây thôi.

Từ Vị lắc đầu:
- Vậy sao được, chúng ta còn phải trò chuyện chuyện qua đêm, làm sao có thể thiếu rượu.

Đường Thuận Chi vỗ lên cánh tay hắn nói:
- Lão đệ, sau này ta thường trú ở Thiệu Hưng rồi, chúng ta ngày dài tháng rộng, có nhiều cơ hội nói chuyện. Nói thật với lão đệ, hôm nay ta tranh thủ rảnh rỗi qua thăm đệ thôi, trước khi trời tối ta phải rời thành nữa.

Nghe thấy ông ta nói sẽ thường trú ở Thiệu Hưng, Từ Vị hết sức cao hứng, lập tức không kiên trì thức đêm nữa, cười nói:
- Đệ đoán là việc công rồi, nếu không với tính cách của lão ca, cũng sẽ không kiếm cớ lảng tránh.

Đường Thuận Chi gật đầu cười:
- Không sai, đúng là có chuyện không thể nói.
Rồi quay sang phía Thẩm Mặc cười:
- Hai đệ hôm nay không gặp ta, hiểu không?

Thấy Thẩm Mặc gật đầu không chút do dự, Đường Thuận Chi cười áy náy:
- Hôm nay gặp lại bạn cũ, quá vui không kìm được, làm Chuyết Ngôn tiểu huynh đệ bị lãnh đạm rồi.

Thẩm Mặc cười:
- Được nghe cao luận của các vị đại gia, học sinh được rất nhiều lợi ích, nghe tiên sinh nói phải đi, trong lòng còn thấy tiếc nuối đây.
Lời này của y làm người ta nghe mà thoải mái, tới ngay cả Hà Tâm Ẩn cũng cười :
- Vậy sau này huynh đệ phải mời bọn ta uống rượu nhiều vào.

- Tiểu đệ rất muốn được lãnh giáo thường xuyên.
Thẩm Mặc cười:
- Chỉ sợ mấy vị lão ca không nể mặt.

- Không đâu, không đâu.
Mấy người cười vang đi ra ngoài, tới cửa thấy hai người họ cưỡi ngựa đi tới.

Đợi tiễn tới cửa ngõ, Đường Thuận Chi và Hà Tâm Ẩn tung mình lên ngựa, chắp tay với hai người:
- Hẹn ngày gặp lại.

Hai người cũng đáp lễ:
- Hẹn ngày gặp lại.
Rồi đưa mắt tiễn hai người kia giục ngựa phóng đi.

Xa phu của Ân gia luôn theo dõi trong ngõ, thấy Thẩm Mặc đi ra liền đánh xe tới đón.

Nhìn thấy xe sắp tới, Thẩm Mặc nói với Từ Vị:
- Ngày mai lão ca tới Ân gia một chuyến nhé.

Từ Vị gật đầ cười:
- Đệ yên tâm đi.
Nói xong cũng chẳng quan tâm ở chốn đông người, trêu ghẹo:
- Sao đệ lại có quan hệ với Ân tài chủ vậy? Không phải là cũng nhìn trúng Ân tiểu thư chứ?
Thẩm Mặc mặt đò bừng, nói:
- Hủy danh dự của người khác không phải là việc làm của đấng quân tử.

- Đệ không nói hả.
Từ Vị cười đểu:
- Ta tự đi hỏi Ân tài chủ.

Thẩm Mặc vỡ lẽ : "Tên gia hỏa này đang báo thù bữa trưa mình khiến hắn nếm trái đắng đây mà." Chỉ đành chắp tay nói:
- Từ đại ca của đệ ơi, lần này ngàn vạn lần không nên ăn chực của huynh mà. Hôm khác tiểu đệ mới khách bồi tội với huynh được chưa?

- Từ Vị ta há có thể mua chuộc bằng một bữa cơm hay sao?
Từ Vị nói rất đường hoàng:
- Ít nhất phải ba bữa.

- Bao nhiêu bữa cũng được.
Thẩm Mặc cười khổ:
- Đệ ở trong hiệu buôn Tam Nhân đường Bảo Hữu Kiều, khi nào thèm ăn ngon thì cứ tới tìm đệ.

- Quả nhiên là huynh đệ tốt.
Từ Vị vỗ ngực bình bịch:
- Ta cũng không ăn không của đệ đâu, yên tâm đi, chuyện của đệ và Ân tiểu thư cứ đặt hết lên người ca ca.

Thẩm Mặc hoảng sợ:
- Ngàn vạn lần đừng, nếu không đệ không nhận huynh là đại ca đâu.

- Huynh đệ, Ân gia của chất đầy nhà, đều thuộc về Ân tiểu thư hết, ai lấy được nàng ta là bằng với rước tài thần về nhà, nửa đời sau có phá cũng chẳng hết.
Từ Vị cười đê tiện:
- Qua thôn này sẽ không thấy được khách điếm ấy, đệ đừng có vì thể diện mà đánh mất cơ hội.

Lúc này xe ngựa cuối cùng cũng tới, Thẩm Mặc nhảy lên xe nói với xa phu:
- Đi mau đi mau, đừng để bị bệnh điên của người này lây sang người.

Thấy y chạy trối chết, Từ Vị ở đằng sau cười lớn nói:
- Cơ hội chạy qua đừng để lỡ, phải tóm lấy nó.

Xa phu chân thật hỏi:
- Công tử, kẻ điên kia bào công tử tóm lấy ai vậy.

Thẩm Mặc bực mình:
- Đánh xe đi.

- Công tử gia ở đâu, tiểu nhân đưa công tử về trước chứ?
Xa phu rụt cổ lại cười lấy lòng.

- Đường Bảo Hữu Kiều.
Thẩm Mặc không khách sáo với hắn.

- Vậy phải quay đầu.

Xe ngựa quay đầu lại, ở cửa ngõ kia Thẩm Mặc liền nhìn thấy Từ Vị, thấy hắn cúi đầu đi về phía trước, tựa hồ hầm hầm muốn gây sự, Thẩm Mặc bảo xe ngựa theo đằng sau, xem xem hắn muốn làm gì.

Đi theo một lúc, liền thấy Từ Vị dừng ở phía trước một hiệu cầm đồ, không đi vào, lấy bút họa trong lòng ra. Trên vách tường trắng đối diện, xoạt xoạt xoạt đứng vẽ. Người làm trong hiệu đi ra, thấy đại tài tử Từ Vị, vội mời ông chủ ra ngoài.

Người chủ bung phệ kia chính là Hồ lão bản mà Từ Vị nói, đợi lão ta được người làm dìu đỡ, run run rẩy rẩy ra ngoài, trên tường đã xuất hiện bức Đan Phượng Triều Dương đồ cực kỳ đẹp cực kỳ. Hồ lão bản mừng rỡ, thầm nhủ :" Trước kia có cầu khẩn hắn cũng không vẽ cho một bức, sao hôm nay không mời lại chạy tới trước cửa hiệu của ta vẽ tranh chứ?" Nhưng bất kể ra sao thì đây là chuyện tốt, lão ta liền sai người làm mang ghế tới, ngồi đó thong thả thưởng thức.

Dần dần người xem náo nhiệt ngày càng đông, vây kín vòng trong vòng ngoài, ai ai cũng lấy làm ạ, Từ Vị hôm nay uống lộn thuốc hay sao lại đi vẽ tranh cho Hồ Lột Da mà hắn ghét nhất?

Khi mặt trời và phượng hoàng đều xuất hiện, mọi người nghĩ rằng Từ Vị sắp thu bút rồi, ai ngờ hắn lại vung bút xoạt xoạt, dưới con phượng hoàng vẽ một con lợn vừa béo vừa bẩn thỉu... Cái mặt lợn kia có thần thái tương tự với Hồ lão bản béo múp đang ngửa mặt nhìn.

Đợi vẽ xong Từ Vị nhét bút vào trong lòng, chẳng thèm nhìn Hồ lão bản, sải bước đi ra ngoài.

Hồ lão bản nhìn bức tranh song chẳng hiểu ra sao, gọi Từ Vị lại:
- Thanh Đằng lão đệ, bức tranh này có ý gì?

- Chính cái ý đó, chẳng có ý gì khác.
Từ Vị dừng chân, cười nhạt nói.

Hồ lão bản gãi cái cằm béo núc, không hiểu:
- Bức tranh Đan Phượng Triều Dương thì ta thấy qua rồi, có điều người ta chỉ vẽ một con chim phượng hoàng hướng về phía mặt trời. Nhưng lão đệ lại vẽ thêm một con chim ngẩng đầu lên phía dưới con phượng hoàng, thấy này chẳng phải là ... Ừm, vẽ rắn thêm chân sao?
Vận dụng chính xác thành ngữ, trong lòng lão ta hơi đắc ý.

Từ Vị lắc đầu cười:
- Hồ lão bản nhìn thấy gọi là Đơn Triều, ta vẽ cái gọi là Song Triều. Ông xem bên trên phượng hoàng nhìn mặt trời, chính là Đan Phượng Triều Dương. Phía dưới, con lợn nhìn phượng hoàng. Gọi là Trư La Triều Phượng. Trư! La! Triêu! Phụng! Giờ ông đã hiểu chưa?

Quần chúng vây quanh cười rộ lên, người Sơn Âm đều biết Hồ lão bản làm triêu phụng phất lên, chẳng phải là chửi con lợn triêu phụng sao? Đám con lợn triêu phụng lòng dạ độc ác, thích nhất là lợi dụng cái nguy của người khác, ép giá vô lương tâm. Phàm là thứ tới nhà lão ta, dù có là vàng bạc châu báu cũng bị nói là đồng nát sắt vụn, tới một phần ba giá cũng không được. Bách tích đều hận lão thấu xương, giờ có cơ hội, sao không cười nhạo cho thỏa?

Hồ lão bản ban đầu không hiểu, nghĩ kỹ rồi mới biết là đang chửi mình, nhìn con lợn béo giống mình y hệt, nghe người xung quanh cười nhạo, lão ta xấu hổ mặt đỏ bừng, chỉ đành che mặt chạy vào trong hiệu.

Không may chân lại vấp vào ngưỡng cửa, rầm một cái, ngã lăn ra đất, khiến tiếng cười càng to hơn.

Từ xa nhìn thấy cảnh này, Thẩm Mặc lại cười không nổi, y tựa hồ đã nhìn ra nguyên nhân căn bản khiến Từ Vị thất bại trong cuộc đời này rồi.
 
Chương 112: Thi phủ (1)


Ngày hôm sau không có việc gì, Thẩm Mặc liền ở nhà ngủ nướng, tới chiều mới mò dậy ăn cơm, Trường Tử nới cho y biết, Họa Bình cô nương có qua, nói Từ tiên sinh đã tới Ân gia, xí xóa chuyện kia rồi, cha nàng và ba vị triêu phụng tất nhiên cũng không sao nữa.

Thẩm Mặc khoác áo ngồi trước bàn nhỏ, cầm bát cháo khẽ thổi hơi nóng, nói:
- Không biết Ân tiểu thư có chịu nhượng bộ hay không.

Trường Tử không biết Thẩm Mặc đang nói cái gì, nhưng hắn có một thói quen rất tốt, cho dù hoàn toàn không hiểu cũng nghe chăm chú, hơn nữa không bao giờ nói ra ngoài, vì thế Thẩm Mặc thích nhất là nói chuyện với hắn, nhất là những lời bình thường không tiện nói ra ngoài.

Chỉ nghe Thẩm Mặc khẽ thở dài, hai tay cầm bát cháo nói:
- Vốn ban đầu ta còn nghĩ một tiểu thư thế nào mới có thể dạy được nha hoàn như Họa Bình. Hiện giờ ta biết rồi, Ân tiểu thư đúng là có tài năng lớn, nếu là nam nhi ắt sẽ làm nên sự nghiệp.

- Sự nghiệp của người ta hiện giờ cũng đâu có nhỏ.
Trường Tử cười nói:
- Ban đầu Ân gia chỉ có thể tính là thương nhân lớn của Thiệu Hưng, hiện giờ dưới sự kinh doanh của Ân tiểu thư, còn có hạng ở Chiết Giang nữa đó.
Trường Tử thường ngày rất ít nói, càng rất ít khen người khác, nhưng với Ân tiểu thư thì khen không ngớt miệng. Trước kia một gia nghiệp như thế đặt lên tay Ân tiểu thư, rất nhiều người đều đợi nàng làm trò cười. Ai ngờ người ta không những thụt lùi mà lại còn hừng hực tiến lên, khiến người khác không thể không bội phục.

- Vậy cũng có tác dụng gì.
Y vừa nghe tới ba chữ Ân tiểu thư, tâm tình không ngờ lại có chút khác lạ, vội cúi đầu xuống, gắp một miếng dưa chuột che giấu, nói:
- Còn chẳng phải đều là của người khác.
Nói xong thầm cả kinh :" Sao mình lại phong kiến như thế?"

Trường Tử cảm khái:
- Đúng vậy, đáng tiếc là nữ tử.
Rồi cười hì hì:
- Nghe người ta nói Ân lão gia muốn tuyển con rể dưỡng lão, nếu có thể tìm được người hợp ý thì vấn đề được giải quyết rồi.

- Đúng là ý tưởng thối.
Thẩm Mặc lắc đầu nói, cũng không biết y thấy thối ở chỗ nào.

Ngay cả Trường Tử cũng phát hiện ra y có chút khác thường, còn cho rằng giữa Thẩm Mặc và Ân tiểu thư có mâu thuẫn gì. Liền cười không nói thêm nữa.

Nhưng lại có kẻ không chịu yên, cười quải đản nói:
- Ý tưởng đó thối ở chỗ nào?
Lời còn chưa dứt, Thẩm tứ thiếu gia không chỗ nào không có mặt đẩy cửa tiến vào, vừa rồi hắn nghe lén ở ngoài cửa, hai người trong phòng nói cái gì hắn nghe không sót một chữ. Mặt cười rất dâm tiện:
- Ta biết các ngươi nói Ân tiểu thư đấy nhé! Đó là tiên nữ lạc phàm trần, không chỉ xinh đẹp vô song, tâm địa thiện lương, còn rất có bản lĩnh ... Ai vào được cửa nhà nàng, cả đời sẽ không khác gì rơi vào hũ vàng ... Đúng là vừa được vợ vừa được của, có gì ngon một mình chiếm hết.

Vừa nói vừa ngồi xuống bên Thẩm Mặc, cầm lấy một quả táo trên bàn gặm sồn sột, miệng nói hàm hồ không rõ:
- Từ khi nàng tới tuổi cập kê, đội ngũ tới nhà sắp hàng cầu hôn đủ một vòng quanh thành Thiệu Hưng. Chỉ là khi đó mẫu thân nàng qua đời cho nên mới gác lại tới hiện giờ. Có điều còn có nửa năm nữa, người ta sẽ mãn tang, tới lúc đó đội ngũ xếp hàng càng dài hơn.

- Vì sao lại càng dài chứ?
Trường Tử lấy làm lạ hỏi.

- Hô hô, thế mà ngươi còn làm ăn nữa, ngay cả việc này mà không hiểu.
Thẩm Kinh cười dâm:
- Sau khi mãn tang, Ân tiểu thư đã mười tám, Ân lão gia nhất định phải vội thu xếp hôn sự, để chậm liền thành của người khác mất; Hơn nữa tám phần là sẽ chọn như hai năm trước, rất nhiều người có cơ hội thừa nước đục thả câu rồi.

Nếu là bình thường, Thẩm Mặc nhất định sẽ trêu ghẹo: "Chớ nói là ngươi cũng chuẩn bị xuống sông mò cá đấy chứ?" Nhưng hiện giờ y lại chỉ cắm mặt ăn cơm, ngồi im không nói một câu. Ngược lại Trường Tử hứng thú hỏi:
- Ngươi sẽ đi chứ.

Thẩm Mặc thầm nhủ :" Tên khốn này nhất định sẽ đi." Nào ngờ Thẩm Kinh lại lắc đầu:
- Ta không đi đâu.

- Vì sao?
Thẩm Mặc cuối cùng cũng lên tiếng, trọng giọng nói không ngờ mang theo chút vui sướng.

Nhìn y một cái đầy ám muội, Thẩm Kinh bĩu môi nói:
- Lấy vợ quan trọng nhất là để hưởng thụ cuộc sống; sống quan trọng nhất là phải thư thái; muốn thư thái phải lấy một cô vợ ngoan ngoãn nghe lời ... Loại nữ nhân giỏi giang như Ân tiểu thư, ta khẳng định không hàng phục nổi, thi thoảng lại làm ngươi tự ti một hồi, vậy đâu ra lạc thú của đại trượng phu nữa.
Nói tới đó mặt đầy tiếc nuối than:
- Ân tiểu thư ơi, kiếp này vô duyên rồi, ta chỉ đành đứng trong gió, thầm nhớ nàng mà thôi.

Cái vẻ mặt phiền muộn tức cười của hắn khiến cho hai người Thẩm Mặc cười ha hả, điều này làm Thẩm tứ thiếu gia vốn tưởng được đồng tình hết sức bực bội, cáu kỉnh phất tay:
- Không nói chuyện này nữa, nói cho các ngươi một tin tức lớn.. Phủ tôn đại nhân của chúng ta sắp rời nhiệm rồi, tân nhiệm tri phủ đã tới ngoài thành, chính đang đợi ngày lành vào thành đấy.

Thẩm Mặc thất kinh:
- Không thể được, lần trước Lý huyện lệnh còn dương dương đắc ý nói với ta phủ tôn đại nhân đã đem tên ông ấy báo lên triều đình rồi.

- Chẳng lẽ bị hộ quan hệ đẩy sang rồi?
Thẩm Kinh gãi cằm tự khẳng định:
- Rất có khả năng, cái thói đời này xảy ra chuyện gì cũng chẳng lạ.

Thẩm Mặc thở dài:
- Huyện tôn đại nhân đối đãi với ta không tệ, ta mong ông ấy nghĩ thông được.

- Còn có chuyện nữa.
Thẩm Kinh hạ thấp giọng nói:
- Hôm qua người nhà chúng ta ra khỏi thành thu nợ, tới cửa thành bị chặn lại, tới bến tàu đi đường sông cũng không thông.

- Vì sao?
So với việc ai làm tri phủ, Trường Tử càng quan tâm tới vấn đề giao thông xung quanh hơn. Ngày mai còn có một thuyền muối cập bến nữa.

- Nghe bọn họ trở về nói, bởi vì ngoài thành tụ tập rất nhiều nạn dân muốn vào, nhưng phủ tôn đại nhân lại tuyên bố đóng của thành thủy lục, không cho bất kỳ ai ra vào.
Thẩm Kinh trầm giọng nói.

Thẩm Mặc nghe thế thì không muốn ăn nữa, đặt chén cơm xuống:
- Là nạn dân Oa hoạn sao?

Thẩm Kinh gật đầu:
- Chắc chắn, nếu không còn chưa tới kỳ lũ lấy đâu ra nạn dân.
Một tháng qua, tin tức giặc Oa trở lại đã bắt đầu truyền bá trong thành Thiệu Hưng, quan phủ đã nhiều lần ra mặt bác bỏ tin đồn, bảo bách tính giữ bình tĩnh.

Trường Tử phẫn hận nói:
- Quan phủ lúc nào cũng muốn giấu! Giấu ! Giấu! Hiện giờ thì hay rồi, nạn dân đã chạy tới cửa, xem bọn họ giấu thế nào nữa.
Nói xong vỗ đánh rầm một cái xuống mặt bàn, làm chén bát rung cả lên.

Thẩm Mặc bị cơm canh tung tóe làm bẩn ống tay áo, nhưng y không có tâm tư nào để ý đến, cau mày lại:
- Tháng này là thời kỳ giáp vụ, nếu không xử lý thỏa đáng, nhất định có người chết đói.

- Chắc chắn.
Thẩm Kinh gật đầu, vẻ mặt cũng hết sức buồn bã.

Trường Tử trầm giọng nói:
- Kho lương Thiệu Hưng chúng ta đầy ăm ắp, vì sao không mở kho thí cháo.

- Trước khi tân quan thượng nhiệm thì đừng nghĩ tới.
Thẩm Kinh lắc đầu than:
- Tri phủ hiện tại đã từ nhiệm, sẽ không tự chuốc lấy rắc rồi đâu.
Từ xưa chuyện quan địa phương không muốn làm nhất là lấy lương thực của mình cứu tế cho nạn dân, vừa lỗ vốn vừa rắc rối chưa nói, còn dễ khiến càng nhiều nạn dân kéo tới, đúng là cực kỳ lợi bất cập hại.
 
Chương 113: Thi phủ (2)


Phải nói rằng mẫn cảm với sự thay đổi của thời cuộc thì thương nhân dứt khoát là một trong số đó, mà loại mẫn cảm này lại nhanh chóng thể hiện ra ở mặt giá cả, trong hai ngày ngắn ngủi, giá gạo trong thành Thiệu Hưng tăng lên gấp đôi, giá muội càng tăng vọt, từ ba tiền lên tới tám tiền.

Vật giá tăng cao lập tức khiến cho bách tính khủng hoảng, tất cả cửa hiệu muối hiệu lương thực đều có đám đông đông nghịn chen lấn tranh nhau mua, thương nhân thì lần lượt lấy ly do thiếu hàng đóng chặt cửa, ý đồ đầu cơ tích trữ cực kỳ rõ ràng.

Mãi không thể mua được hàng, tâm tình của bách tính liền trở nên kích động, có một số kẻ lưu manh vô lại thừa cơ xô đổ cửa lớn một cửa hiệu lương thực, tiến vào thẳng tay cướp bóc. Bách tính thấy có người dẫn đàu, liền ùn ùn kéo tới cướp sạch lương thực.

Thế là mặc kệ tri phủ đại nhân sợ phiền phức thế nào, huyện này đại nhân buồn bực ra sao, đều không thể lơ là được nữa, nếu không một khi chuyện cá biệt kia lan ra trở thành đại loạn quy mô lớn, mấy vị đại nhân không chỉ đơn giản là bãi quan về nhà nữa. May là thành Thiệu Hưng có ba ban, nha dịch quan sai cũng nhiều hơn hẳn nơi khác. Tri phủ đại nhân hạ lệnh một tiệng, nha dịch ba ban liền ầm ầm kéo ra, nhanh chóng trấn áp thế cục.

Hai huyện lại mở cửa kho lương, bình ổn giá lương thực, Ân gia cũng lấy danh nghĩa hội trưởng thương hội Hội Kê, hiệu triệu các cửa hiệu mở cửa kinh doanh, chặn đứng đầu cơ tích trữ, để tránh dân chúng dồn vào thế đối lập. Đám thương gia bị hoảng sợ đua nhau hưởng ức, cuối cùng cũng kiềm chế được giá cả tăng vọt, khiến khủng hoảng tạm thời được ngăn lại.

Trong bối cảnh trong lo ngoài loạn đó đợt thi cuối của cuộc thi huyện Hội Kê đã bắt đầu, đợt thi này gọi là Đề Đường, chủ yếu là vì thi huyện không nghiêm ngặt lắm, cho nên huyện lệnh đại nhân phải tiến hành một cuộc kiểm tra đối diện trừ bỏ những kẻ lập lờ đánh lận con đen, để tuyển tiến cử thi phủ mà thôi.

Đối với đồng sinh dựa vào chân tài thực học tiến vào Đề Đường mà nói, bảo đây là cuộc thi, chẳng bằng nói là làm cho có, sau đó cùng huyện lệnh đại nhân ăn một bữa ngon, coi như sự chúc mừng nho nhỏ, cho nên đại đa số đều rất thoải mái. Có điều cũng có ngoại lệ, ví dụ như nói anh bạn Đào Ngu Thần, hắn đang ức chế lắm đấy.

Nghĩ coi anh bạn Đào Ngu Thần, ba tuổi đọc thi thư, sáu tuổi học Đại Học, ngày đọc hơn ngàn câu, chín tuổi viết ra văn chương, đã có thể phân chương tiết câu cú, mang chí quân tử tiến thân, được coi là bảo thụ linh châu, được đem so với Lưu Yến Dương Tu, chẳng phải là tự khoe khoang khoác lạc. Cho tới mười ba tuổi liền được tri phủ đại nhân tiến cử tới Nhạc Lộc thư viện, đi theo danh sư trạng nguyên La Hồng Tiên, trèo tóc lên xà nhà lấy dùi đâm gối miệt mài đọc sách năm năm, tuy không dám nói mình có tài Quản Trọng Nhạc Nghị, nhưng so với Hoàng Quan Thương Lộ cũng chẳng kém gì.

*** Hoàng Quan, Thương Lộ hai vị tam nguyên thời Minh, Hoàng Quan bị Chu Lệ trừ danh, nguyên nhân không biết, Thương Lộ là tam nguyên duy nhất.
*** Dương Tu: Dương chủ bạ, người thời tam quốc, nồi danh thông minh, có điều thích khoe khoảng, cuối cùng bị Tháo ngứa mặt giết.
*** Lưu Yến: Không rõ.

Hoàng Quan Thương Lộ là ai? Được người ta gọi là Hoàng lục thủ và Thương tam nguyên, là hai vị duy nhất trong triều Đại Minh trúng cả đại tam nguyên Giải Nguyên, Hội Nguyên, Trạng Nguyên. Hoàng Quan thì càng trúng luôn cả tiểu tam nguyên. Anh bạn Đào Đại Lâm lấy họ so với mình, hùng tâm tráng chí ra sao khỏi nói cũng biết.

Mộng tưởng là tươi đẹp, nhưng hiện thực lại tàn khốc, anh bạn Đại Lâm hùng tâm bừng bừng muốn làm được lục thủ, thế nào cũng không ngờ rằng trận đầu tiên sau khi xuất sơn bị Thẩm Mặc đè dưới đít, bảo anh bạn Đào làm sao chịu nổi.

Mấy ngày qua hắn không thiết cơm nước, chỉ đợi ngày hôm nay, phải thể hiện xuất sắc nhất để huyện tôn đại nhân điểm danh mình đỗ đầu, không tranh lại cái này không được.

Cho nên khi gặp Thẩm Mặc truước cửa nha huyện, mắt hắn có thể tóe được ra lửa, làm Thẩm Mặc chẳng hiểu ra sao, thầm nhủ :" Không phải là tên đồng tính chứ?"

Khi một trăm mười đồng sinh vượt qua kỳ thi huyện xếp hàng tiến vào huyện nha, lập tức cảm thụ được không khí căng thẳng khác với trước kia, bọn họ phát hiện ra những tiểu lại suốt ngày ung dung nhàn tàn đang ôm chững chồng văn thư dày cúi đầu chạy; những quan sai vốn nhởn nhơ lấc cấc thì toàn bộ mặc giáp cầm đao, sắc mặt nghiêm trọng đứng trong huyện nha. Tất cả những điều đó nói cho mọi người biết, cuộc sống yên ả thanh bình đã không quay trở lại nữa.

Là hai người đỗ đầu, Thẩm Mặc và Đào Ngu Thần đi ở trên cùng, cả hai đều mặt mày nghiêm túc, nhưng suy nghĩ trong lòng thì lại khác nhau. Đào Ngu Thần suy nghĩ làm sao đánh bại kẻ địch, Thẩm Mặc hoàn toàn không bận tâm tới cuộc thi này, hôm qua y chuyên môn tới thăm Thẩm lão gia, thỉnh giáo ông về thế cục trước mắt.

Thẩm lão gia trầm ngâm hồi lâu, mới lấy ra một bức thư, đưa cho Thẩm Mặc:
- Cái này do sư phụ cháu tận dụng chức vụ thuận lợi, sao chép cho ta đó.
Thẩm Luyện nắm giữ tất cả văn thư ra vào Cẩm Y Vệ, sao chép tấu chương các phủ nha đưa lên tất nhiên không phải chuyện khó gì.

Thẩm Mặc nhận lấy bản sao bằng giấy tốt xem, đó là tấu chương do đám Cấp sự trung Vương Quốc Trinh, ngự sử Chu Thủy Đăng, lấy lý do giặc Oa ngông cuồng, tới gần Nam Kinh, dâng sớ mời tổng đốc đại thần, đốc lý sáu tỉnh Nam Trực Đãi, Chiết Giang, Sơn Đông, Lưỡng Quảng, Phúc Kiến, điều bình tích lương, để tiện hành sự.

Xem hết từng câu từng chữ bản sao tấu chương này, sắc mặt Thẩm Mặc hơi trắng bệch, y đặt tờ giấy nặng tựa nghìn cân xuống, nói với vẻ khó tin:
- Thế cục đã tới mức này rồi sao?

Thẩm lão gia nặng nề gật đầu:
- Mấy năm trước im hơi lặng tiếng, quan lớn trong triều đều cho rằng giặc Oa đã tan đàn sẻ nghé rồi, ai ngờ tới khi bọn chúng phất cờ trở lại, nhân số đã hơn vạn người.
Râu tóc dựng đứng vỗ bàn nói:
- Càng đáng hận hơn nữa còn có lưu manh hải tặc, sĩ tử thi rớt, tù phạm vượt ngục nước ta, mặc y phục Oa, treo cờ Oa, thẳng tay chém giết, ngông cuồng ngang ngược, con số lại hơn giặc Oa thật ba bốn lần.

Nói xong lại thờ dài bất lực nói:
- Vốn giặc Oa chỉ cướp bóc ven biển, nhưng khi va chạm với vệ sở ven biển, phát hiện ra tướng Đại Minh không trị quân, quân buông lỏng; quan binh tham sống sợ chết, sức chiến đấu chẳng đỡ nổi một đòn, chúng càng không kiêng nể gì, như đi vào chỗ không người, thậm chí ngay cả Nam Kinh cũng dám quấy nhiễu.

Ngày hôm đó một già mộ trẻ ngồi rất lâu, nói rất nhiều, nhưng không lấy ra được chút biện pháp nào giải quyết vấn đề, cuối cùng Thẩm lão gia chỉ đành an ủi y:
- Chuyết Ngôn à, chuyên tâm thi đỗ tiến sĩ đi, chỉ có làm quan cháu mới có thể làm chút chuyện cho bách tính, cho Đại Minh.
Nói rồi cười:
- Đại Minh ta xưa nay luôn lấy văn trị võ, nói không chừng tương lai cháu còn có cơ hội chỉ huy những tổng binh tham tướng, thống khoái giết giặc Oa đó.

Thẩm Mặc khi ấy không nói gì, nhưng trong lòng biết không thể, vì y phát hiện mình có chứng sợ máu nhẹ. Đó là bệnh kiếp này mới có, y đã nghiệm chứng nhiều lần rồi, chỉ cần nhìn thấy một vũng máu, không cần biết là máu người hay máu gà, đều sẽ chân tay mềm nhũn, phải lâu lắm mới khôi phục lại bình thường.

Vì khắc phục cái bệnh này, y từng cưỡng ép bản thân liên tục đi xem giết heo một tháng, kết quả học hết quá trình giết heo, nhưng sợ máu thì vẫn sợ máu, ngươi nói phải làm sao chứ?
 
Chương 114: Thi phủ (3)


Các đồng sinh ứng thí đã đợi trong đại đường, nhưng huyện tôn đại nhân thì vẫn chưa tới.

Thẩm Mặc cúi đầu, lo lắng vì nguy cơ đông nam, y rất muốn làm chút gì đó cho quốc gia, nhưng không sao nghĩ ra được, rốt cuộc là nên làm gì.

Thấy Thẩm Mặc hồn vía để đâu đâu, Đào Ngu Thần mừng thầm, tự nhủ :" Là do ngươi không có trạng thái đốt, đứng trách ta thắng không đẹp!"

Lúc mọi người đều có tâm tư riêng, thư lại lễ phòng dẫn bọn họ đi vào quay trở lại nói:
- Huyện tôn đại nhân đợi ở ở hậu hoa viên, mời chư vị theo ta.
Liền dẫn mọi người tới hậu viện của huyện nha.

Phía bắc còn trong băng tuyết, Giang Nam đã xuân nở khắp nơi, liễu trong hậu hoa viên đã có lá dài xanh mơn mởn, gió nhẹ thổi qua, cành liễu khẽ phất lên mặt hồ, làm ao xuân gợn sóng.

Lý huyện lệnh vẫn ngồi trong cái chòi nghỉ mát kia, trên người khoác áo bông dày, không hề cảm thấy hơi thở mùa xuân, nhìn thần sắc mỏi mệt của ông ta, tựa hồ bị bệnh rồi.

Đám đồng sinh xếp thành mấy hàng, hành lễ ân sư, đợi lễ xong, mới nghe huyện tôn đại nhân khàn giọng nói:
- Vì tình hình gần đây của Thiệu Hưng, đề học đại nhân không thể đến như đã hẹn, có điều đại nhân sai người mang lời tới, nói sẽ đợi ở lần thi viện, tới lúc đó mới thử khả năng của các vị .. Khụ khụ khụ...
Nói tới đó thì ho sù sụ, lâu lắm mới lấy lại hơi:
- Các ngươi cũng thấy rồi đó, bản quan bị cảm phong hàn, tinh lực không cho phép, nên hôm nay khảo thí không dựa theo quy định bình thường, các ngươi làm một bài thơ lấy tám chữ xuân hạ thu đông, bi hoan ly hợp làm đề rồi đưa ta xem.

Các khảo sinh đưa mặt nhìn nhau, thẩm nhủ :" Các tiền bối đều nói Lý huyện lệnh coi trọng sĩ tử, mỗi lần Đề Đường đều nhiệt tình chu đáo, làm người ta cảm thấy như đón năm mới, sao lần này ngay cả chỗ ngồi cũng không có?" Nhưng oán thán thì cứ oán thán, chỗ ngồi vẫn phải có.

Chuẩn bị viết thơ lại phát hiện ra không có giấy, mọi người chỉ đành hết sức đáng thương nhìn thư lễ đại nhân, Cẩu thư lại lúc này mới về phòng lấy một xấp giấy trắng, chia cho mỗi người hai tờ giấy.

Có khảo sinh lại hỏi:
- Kinh thừa đại nhân, có bàn không?

Cẩu thư lại cười áy náy:
- Trong nha môn mọi người đều bận cả, không chuẩn bị được cho các vị, mọi người tạm vậy nhé.

Các khảo sinh muốn tự đi tìm, nhưng bị cho biết không được phép rời khỏi chỗ này. Chẳng còn cách nào, bọn họ chỉ đành rải giấy lên mặt đất, nằm chổng mông lên, bắt đầu cắn bút suy nghĩ.

Thẩm Mặc như phật ngồi thiền, khoanh chân ngồi trên mặt đát, cầm bút nhưng mãi không mài mực, hiển nhiên tâm tư không biết đã bay tới đẩu đâu rồi.

Đào Ngu Thần nhìn thấy cảnh này, lòng tin càng tăng vọt, thế là văn chương chảy lai láng, múa bút hoa nở, viết xong một bài thơ rực rỡ gấm hoa. Mặc dù huyện lệnh đại nhân không quy định niêm luật, nhưng anh bạn Đào được trải qua huấn luyện ứng thí nghiêm ngặt, vẫn chọn thể thơ tiêu chuẩn nhất.

Nhưng lần này hắn lại không vội nộp bài, bởi vì tống kết bài học lần trước, hắn cho rằng vị Lý huyện lệnh này tựa hồ thích loại hình chững chạc lão thành, nên cũng học thao bộ dạng của Thẩm Mặc, ngồi khoanh chân kiên nhẫn đợi thời gian trôi qua.

Đợi đợi đợi, đợi nữa, đợi mãi, đợi tới khi mông tê buốt, bụng sôi sùng sục, lại nhìn sang phía Thẩm Mặc, thấy y vẫn cứ ngồi ung dung thư thái, chẳng hề có chút cảm giác khó chịu nào, Đào Ngu Thần liền cắn răng kiên trì, thầm nhủ :" Nhất định không được thua y."

Lúc này khảo sinh khác đã bắt đầu lần lượt nộp bài, Lý huyện lệnh cầm lấy xem, cũng chẳng cần âm vận luật điệu, chỉ cần câu cú thuận miệng là thông qua, hoàn toàn trái ngược lại tôn chỉ học vấn vô tiểu sự, từng chữ là đại sự của bản thân.

Những khảo sinh sau khi được thông qua còn lề mà lượn lờ trước mắt ông ta, Lý huyện lệnh điên tiết nói:
- Làm gì thì đi làm đi, còn đợi mời cơm à?

Rất nhiều người choáng váng, bọn họ có không ít người xuất thân nghèo khó, vì đợi bữa chiêu đãi hôm nay mà từ tối qua đã nhịn đói, nhưng cũng không biết với ai, chỉ đành ôm cái bụng rỗng, mặt ỉu xìu quay về.

Lại qua nửa canh giờ nữa, khảo sinh đã đi bảy tám phần, tới lúc này Đào Ngu Thần không nhịn nổi nữa, thầm nhủ :" Nếu ta còn tiếp tục đợi nữa thế nào cũng són ra quần, vậy chẳng thành trò cười cả đời?"

Liền hết sức dè dặt đứng dậy, khom lưng, đi nhẹ như mèo tới trước mặt Lý huyện lệnh. Lý đại nhân vừa thấy hắn đi tới, phá lệ ngẩng đầu lên nhìn, không khỏi cả kinh:
- Ngu Thần, ngươi làm sao thế? Chẳng lẽ tối qua ngươi cũng không ăn cơm?

Đào Ngu Thần là con cháu nhà sung túc, thầm nghĩ :" Ta mà tới mức ấy à?" Nhưng không tiện nói thật, chỉ đành gật đầu, cười gượng :
- Học sinh sắp ... đói tới xỉu rồi, tiên sinh có thể cho về nhanh một chút để ... ăn cơm không?

Lý huyện lệnh vội phất tay:
- Đi đi, đi đi, trình độ của ngươi ta biết rồi, khỏi kiểm tra nữa.
Trong lòng thì không khỏi thầm lẩm bẩm :" Cái thằng nhỏ này sao lại kém cỏi tới mức đó."

Đào Ngu Thần cười hết sức khó coi với Lý huyện lệnh, liền đi ra ngoài, hai tờ giấy viết thơ không nộp luôn, không phải là quên, mà là hắn có tính toán khác.

Lúc này Thẩm Mặc cuối cùng cũng ung dung đứng dậy, anh bạn Đào mới nhìn thấy, thì ra người ta kê túi sách ở dưới mông. Anh bạn Đào đúng là khóc không ra nước mắt, chỉ đành ôm bụng chạy đi, tìm một chỗ yên tĩnh cây cối um tùm, thống khoái trút bỏ ức chế trong bụng.

Thẩm Mặc ù ù cạc cạc nhìn anh bạn họ Đào, thẩm nhủ :" Chắc là ăn phải cái gì bị đau bụng." Liền lấy bút viết thơ giao cho huyện lệnh đại nhân.

Lý huyện lệnh nhận lấy, ban đầu chẳng có chút hứng thú nào, nhưng khi nhìn thấy "phú bi thi" bất giác đọc:
Lục hà phù hạ xuất, nộn lập như anh nhi.
Xuân phong dục xá khứ, tẫn nhật bão chi xuy.
Đối thử thương ngã tâm, lệ hạ như cảnh mi.
Thiên khởi dục ngã cùng? Thiên khởi dục ngã suy?
Nhật nguyệt tự kiến đa, đại hóa thùy năng trì.
Lan biên ngốc vĩ tước, tồi lão khán chúng hi.
Vi vật diệc hữu nhiên, liêu phục tửu nhất chi.

***
Lá sen nổi lên trên, mềm như da trẻ nhỏ.
Gió xuân muốn đi đâu, cứ tận tình mà thôi.
Ngược lại lòng ta đau, lệ tuôn như thác đổ.
Trời há muốn ta cùng? Trời há muốn ta suy?
Ngày tháng đã thấy nhiều, đại biến cố ai lo.
Ngồi lặng bên lan can, nhìn đám đông hỉ hả.
Phận nhỏ biết thế nào, đành chuốc một be rượu.

Nhắc lại lần nữa là thơ mình dịch không ra sao cả, chỉ đại khái được thôi, cấm chê

Đọc đi đọc lại câu " lan biên ngốc vĩ tước, tồi lão khán chúng hi. Vi vật diệc hữu nhiên, liêu phục tửu nhất chi." Hai hàng lệ già bất giác chạy ra, đột nhiên nhận ra mình thất thố, Lý huyện lệnh vội lau nước mắt nói:
- Bài thơ này ngươi làm rất hay, hay là để lão phu mời một be rượu.

Thẩm Mặc chắp tay mỉm cười:
- Cung kính không bằng tuân lệnh.

Giờ Mùi một khắc, trên bức tường chắn ngoài nha huyện cuối cùng cũng dán bảng thành tích của cuộc thi lần này. Đám đông chen lên trước bức tường, chỉ thấy ở vị trí đầu bảng viết mỗi hai chữ lớn Thẩm Mặc, dưới y mới là mười chín người đệ nhất. Trong đó số một là Đào Đại Lâm, số hai là Thẩm Tương. Ngoài ra bậc hai có bảy mươi người, bậc ba có bốn mươi người, bậc bốn có ba trăm người, bậc năm có hai trăm người, còn lại không được xếp hạng.

Người đứng đầu cùng bậc một, bậc hai cùng hai mươi khảo sinh đứng đầu bậc ba cùng tham dự thi phủ Thiệu Hưng tổ chức vào hai tháng sau.
 
Chương 115: Tân tri phủ (1)


Trong hậu đường huyện nha, trên bàn nhỏ đầu giường, mấy món ăn vặt, một bầu rượu, Thẩm Mặc ngồi xếp bằng đối diện với Lý huyện lệnh, nghe ông ta vừa dùng đũa gõ nhịp, vừa khẽ ngâm:
Dạ lai phong vũ thông thông, cố viên định thị hoa vô kỷ.
Sầu đa oán cực, đẳng nhàn cô phụ, nhất niên phương ý.
Liễu khốn hoa thung, hạnh thanh mai tiểu, đối nhân dung dịch.
Toán hảo sự trường tại, hảo hoa trường kiến, nguyên chích thị, nhân tiều tụy.

Thẩm Mặc biết ông ta đang ngâm bài từ của Trình Cai đời Tống, bài từ này tên gọi Thủy Long Ngâm, khi hát ngồi ở bên ao nhớ chuyện cũ, nhìn thấy mình đã già, trong lòng đau xót. Có thể nói là lòng tàn ý lạnh chỉ muốn quay về, được xem như là khắc họa tập thể về những người gặp thất bại trên sĩ đồ các triều đại.

Lý huyện lệnh hát xong cả bài từ, cầm chén rượu lên uống cạn, đưa tay lau rượu dính trên râu mép, mới vô cùng thất vọng nói:
- Lão phu đã viết xong đơn từ chức, ngày mai sẽ dâng lên.

- Đại nhân cách tuổi nghỉ hưu còn xa, vì sao lại nảy ra ý nghĩ này?
Thẩm Mặc biết rõ vấn cố hỏi.

- Ngươi có biết tri phủ đại nhân mấy ngày nữa sẽ rời nhiệm không?
Lý huyện lệnh không phát giác ra.

Thẩm Mặc gật đầu.

Lý huyện lệnh lại nói:
- Ngươi có biết tân tri phủ ở ngay ngoài thành, chỉ đợi ngày lành hoàng đạo là vào thành hay không?
Thẩm Mặc lại gật đầu.

Chỉ thấy Lý tri huyện mặt đầy lạc lõng:
- Lão phu năm nay đã năm mươi một, bỏ lỡ cơ hội này, kiếp này đừng mong tiến bộ nữa.

Thẩm Mặc lắc đầu cười nói:
- Cũng chưa chắc.

- Ồ? Chuyết Ngôn có cao kiến gì?
Lý huyện lệnh hơi nhướng mắt lên.

- Có câu tái ông thất mã, sao biết chẳng phải phúc. Trong mắt học sinh, lần này tiên sinh không thăng chức lại là một chuyện tốt.
Thẩm Mặc mỉm cười nói.

- Chớ trêu đùa ta.
Lý huyện lệnh trừng mắt nhìn y:
- Ngày trước lão phu đối đãi với ngươi không tệ.

- Tiên sinh chớ nóng, nghe học sinh giải thích cho tiên sinh nghe.
Thẩm Mặc cười khẽ:
- Học sinh nghe nói triều đình muốn đặc biệt thiết lập tổng đốc lục tỉnh đông nam, thống nhất chỉnh thế kháng giặc Oa, xin hỏi tiên sinh có chuyện này chăng?

Lý huyện lệnh hơi chút bất ngờ nhìn y một cái, không ngờ rằng tên tểu tử này tin tức linh thông như thế, khẽ gật đầu đáp:
- Nghe nói có chuyện này, nhưng bệ hạ không tỏ thái độ, vì thế có lập hay không cũng chưa nói được.

- Tám phần là sẽ lập.
Thẩm Mặc nói chắc chắn:
- Trước tiên là xét từ thế cục đông nam đã vượt xa dự liệu của triều đình, học sinh quan sát các cuộc chiến cả năm ngoái, không ngờ có tám phần là phát sinh ra ở giao giới hai tỉnh. Điều này nói rõ giặc Oa đã nắm được cái tật các vệ sở của chúng ta mạnh ai nấy đánh, chuyên môn đổ bộ lên giao giới hai tỉnh, một khi gặp phải chủ lực của quan binh liền chạy sang tỉnh bên, quân ta chỉ có thể nhìn theo mà thở dài, không thể truy kích, cho nên thiết lập tổng đốc, điều binh thống nhất đã là cung đã lên giây rồi.

Lý huyện lệnh khẽ gật đầu, nghe Thẩm Mặc tiếp tục nói:
- Lại nhìn một loạt các lệnh bổ nhiệm gần đây của triều đình... Cuối năm ngoái, Phúc Kiến đô chỉ huy Lô Thăng bị phát tử tội đã rời khỏi ngục, vẫn ở đô ti Phúc Kiến chuẩn bị kháng Oa. Lý Hiển bị luận tội cùng với ông ta cũng đã được trở lại, làm quan tổng binh, kháng Oa ở Quảng Đông; trong tháng chạp, Quảng Đông đô chỉ huy thiêm sự Du Đại Du phụng lệnh đem quân bắc thượng, tham tướng của Ninh Đài, phụ trách bình Oa ở Chiết Đông, Tô Nam. Trong tháng riêng, Nam Kinh binh bộ lang trung Đàm Luân nổi danh dùng binh, bổ nhiệm làm tri phủ Đài Châu, còn có Nhâm Hoàn, Thang Khắc Khoan kiêu dũng thiện chiến cũng được từ các nơi điều tới đông nam... Xin hỏi tiên sinh, điều này nói lên cái gì?

Lý huyện lệnh ngồi thẳng dậy, nghiêm túc nói:
- Triều đình đã đem kháng Oa coi là đại sự hàng đầu, muốn tập trung tinh binh mãnh tướng, toàn lực đối phó với thế cục của đông nam.
Bất tri bất giác, Lý huyện lệnh dùng tới ngữ khí lãnh giáo:
- Nói như thế tri phủ Thiệu Hưng tân nhiệm cũng phải tinh thông đạo dùng binh rồi?

- Đúng thế, phủ Thiệu Hưng ở gần biển lớn, nằm ở vùng trọng yếu nam bắc, một khi toàn diện kháng Oa, tất nhiên là trọng trấn chiến lược.
Thẩm Mặc chậm rãi gật đầu, cười nói:
- Học sinh muốn hỏi một câu, tiên sinh có hiểu binh pháp, có biết đánh trận không?

Lời này vừa phát ra, uất kết trong lòng Lý huyện lệnh tức thì băng tan thành tuyệt, vỗ mạnh trán nói:
- Có lý có lý, hiện giờ không thể so với lúc bình thường, một khi giặc Oa tới đánh, tri phủ phải có trách nhiệm ứng phó, lão phu không gánh vác được trách nhiệm này.
Nói tới đó cười hăng hắc:
- Chỉ nghĩ tới cái ghế quan ngũ phẩm mà quên mất hiện giờ là lúc nào. Chuyết Ngôn, ta không bằng ngươi.

Thẩm Mặc lắc đầu:
- Tiên sinh là người trong cuộc tối, học sinh là người ngoài cục sáng, có đáng là gì đâu.
 
Chương 116: Tân tri phủ (2)


Lời này làm Lý huyện lệnh thấy rất thoải mái, nghĩ một lúc rồi trịnh trọng nói:
- Nếu Đại Minh đã có chuyện, Lý Vân Cử ta ăn lộc của vua, phải trung quân, chỉ cần kháng Oa chưa thành công, sẽ vẫn làm tiếp cái chức huyện lệnh.
Trừ tinh thần trung quân ái quốc của sĩ phu ra, lời này của ông ta cũng bao hàm sự bất đắc dĩ. Một khi phải toàn diện kháng Oa thật, Thiệu Hưng sẽ nằm ở tiền tuyến chiến trường, đệ đơn từ chức bằng với lâm trận bỏ chạy, sẽ bị đưa vào đại lao hình bộ, thâm bại danh liệt, chê cười ngàn đời.

- Tiên sinh đại nghĩa! Quả thực là tấm gương của hậu sinh vãn bối.
Thẩm Mặc tất nhiên có thể hiểu được tâm tình của ông ta, trước tiên mặt tỏ ra khâm phục, vỗ mông xong thì an ủi:
- Đại nhân, quốc gia có chuyện, chính là lúc đại nhân gây dựng sự nghiệp, chỉ cần một lòng tận chức ba năm năm, đứng nói là tri phủ, dù là bố chính sứ cũng không phải là nói chơi.
Chiến tranh là bậc thang cho quan viên thăng tiến mau chóng, đối với thuần quan văn mà nói cũng như thế, đương nhiên tiền đề là không phạm sai lầm, làm tốt đại sư bên trên giao cho.

Lý huyện lệnh lại lắc đầu cười:
- Lão phu không cầu thăng tiến, chỉ cầu có thể góp chức sức lực cho sự nghiệp kháng Oa mà thôi.
Nói là thế song lại không nhịn được hỏi:
- Bước tiếp theo ta nên làm sao đây?

- Cấp cho tri phủ đại nhân tân nhiệm một ấn tượng đầu tiên tốt đẹp.
Thẩm Mặc khẽ nói:
- Từ sau đó trở đi hai vị gắn bó như môi với răng, cùng hưởng vinh quang ... Hơn nữa, ông ấy mang trọng trách mà tới, quyền hànhtất nhiên lớn hơn tri phủ thông thường, đại nhân nên điều chỉnh tốt tâm thái trước.

Lý huyện lệnh gật đầu:
- Không tệ, cụ thế như thế nào?
Con người là thế, một khi tin phục rồi, liền dễ sinh ra tâm lý ỷ lại, lười tự động não.

Thẩm Mặc thẩm nhủ :" Vòng vo mãi cũng tới rồi." Liền bình tĩnh nói:
- Nếu như cùng tồn vong với phủ tôn đại nhân, vậy rắc rối của ông ấy đại nhân không thể không quản.

- Ông ta thì có rắc rối gì chứ?
Lý huyện lệnh nói xong liền vỡ lẽ:
- À, nạn dân ngoài thành!

- Đại nhân anh minh.
Thẩm Mặc trước tiên khen ngợi, sau đó trầm giọng nói:
- Phủ tôn đại nhân mang kỳ vọng trên người, tất nhiên là trung ương chú ý, một khi xử lý nạn dân không thỏa đáng, khó tránh khỏi ảnh hưởng tới hình tượng của ông ấy trong lòng các quan lớn trong triều.
Nói tới đó khẽ siết nắm đấm lại nói:
- Ngược lại nếu như tiên sinh xử lý tốt chuyện này, để phủ tôn đại nhân được thiếp vàng lên mặt, hẳn là ông ấy nhất định sẽ có qua có lại.

Lý huyện lệnh sắc mặt biến đổi không ngừng, suy nghĩ chốc lát, cuối cùng trầm giọng nói:
- Được rồi, mở kho phát lương.
Nói xong từ chỗ ngồi đứng dậy nói:
- Chuyết Ngôn, ngươi ăn thong thả, bản quan hiện giờ sẽ rời thành diện kiến phủ tôn đại nhân.

- Chẳng phải không hợp quy củ sao?
Thẩm Mặc vẻ mặt ngạc nhiên.

- Ngươi đã nói là chuyện đặc thù rồi đấy thôi, chẳng bận tâm được nhiều đến thế.
Lý huyện lệnh phất tay, rảo bước ra khỏi hậu đường, vừa đi vừa cao giọng hạ lệnh:
- Gõ trống thăng đường, bản quan có chuyện muốn bố trí.

Nhìn theo bóng lưng vội vã của ông ta, Thẩm Mặc thầm thở phào một tiếng, lần này y khổ công khuyên nhủ, kỳ thực không phải là để báo đáp ơn tri ngộ của Lý huyện lệnh, mà là giúp nạn dân ngoài thành... Mỗi người đều có phương pháp của mình, vĩ như Ân tiểu thư từ vùng bên ngoài điều tới mấy thuyền lương thực, phân phát cho nạn dân; ví như Trường Tử mỗi ngày đều từ trên thành ròng cơm nắm xuống cho nạn dân. Còn Thẩm Mặc cho rằng, phương pháp của y mới là hữu hiệu nhất.

Gắp một miếng thịt bỏ, ngồi nhâm nhi, y thỏa mãn nhắm mắt lại.

Giám Hồ nằm ở phía nam thành Thiệu Hưng, mặc dù rộng mênh mông bát ngát, nhưng mặt hồ phẳng lặng như gương, vì thế mà có cái tên ấy. Trên hồ cầu đê nối liền, thuyền cá ẩn hiện, núi xanh mơ hồ, nước bước xa xăm.

Nếu như ở một ngày trời trong mây tạnh, chèo thuyền trên mặt hồ, nhìn tới chỉ thấy ở gần sóng biếc chiếu rõi, xa xa núi xanh trùng trùng, làm cho người thô tục nhất cũng sẽ rời thuyền leo lên, cảm khái nói đang sống trong bức tranh.

Thẩm Mặc thì chẳng có lấy chút xíu cảm khái nào, ngược lại trong lòng đầy bất an. Y theo Từ vị tới bên hồ, khó khăn lắm mới kiếm được một chiếc thuyền cá, nói muốn ra giữa bồ, người thuyền phu râu quai nói rất nhiệt tình, không nói tới tiền thuê, không hỏi đi làm gì, liền kéo hai thư sinh lên thuyền, nói lớn một tiếng:
- Hai vị công tử đứng vững.
Rồi chèo đi như mũi tên.

Nhìn mặt nước mênh mang xung quanh, lại nhìn thuyền phu cơ bắp cuồn cuộn, y đột nhiên nhớ tới cha Đường Tăng, chỉ sợ thuyền đi tới giữa hồ, đại hán râu quai nón kia đột nhiên trở mặt, rút búa ra hỏi "khách quan muốn ăn mì nước hay dao phay?"

Kỳ thực nếu dựa theo ý của y, thì y nguyện thà tự chèo thuyền chứ chẳng muốn có loại thuyền phu tướng tá hung dữ như thế, nhưng thuyền là do Từ Vị tìm, người ta còn không sợ, y là một chàng thanh niên trẻ trung mạnh khỏe thì càng không nên sợ, chỉ đành một mặt làm ra vẻ thản nhiên như không, một mặt thầm cầu khẩn bình an.

Khí trời hôm nay kỳ thực rất được, nếu là vào năm ngoái, người rời thành chơi hồ khẳng định là không ít. Nhưng nhờ ân điển của giặc Oa, mặt hồ vắng vẻ, trừ mấy chiếc thuyền cá ra, thì chỉ có một chiếc thuyền hoa như cô hồn dã quỷ bơi giữa lòng hồ.
 
Chương 117: Tân tri phủ (3)


Chiếc thuyền nhỏ dừng ở bên thuyền hoa, bên trên thả một cái thang xuống, thuyền phu quanh đầu lại, nhe răng cười với hai người:
- Từ tướng công và vị Thẩm tướng công này, xin mời.
Thẩm Mặc không khỏi choáng váng, mới biết rằng thuyền phu không ngờ quen biết Từ Vị.

Từ Vị quy đầu lại, mặt lộ ra nụ cười trò đùa ác thành công, nhưng miệng lại nói nghiêm chỉnh:
- Sau khi đi lên không cần câu nệ, ở nơi này không chuộng mấy thứ quy củ đó.
Nói xong liền trèo thang mà lên.

Sự tò mò của Thẩm Mặc lấn át mọi thứ, không nói một lời, cũng trèo lên theo. Lên thuyền rồi liền phát hiện bên trên có mười mấy người ngồi thành một vòng, trong đó Đường Thuận Chi và Hà Tâm Ẩn, còn có lẫm sinh Chư Đại Thụ Sơn Âm mà y đã thấy một lần. Già trẻ còn lại thì đều không nhận ra.

Nhưng nhìn khí độ tướng mạo của họ, cùng với tuổi tác, Thẩm Mặc có thể nhận ra trong đó có hương thân nghỉ hưu, có quan viên chịu tang, có ẩn sĩ sơn lâm, cũng có thanh niên anh tài giống Chư Đại Thụ, đương nhiên những người này đều là người đọc sách.

Lên thuyền rồi, thái độ của Từ Vị chở nên nghiêm chỉnh hơn rất nhiều, trước tiên cung kính hành lễ với hai vị lão giả ngồi ở trên cùng:
- Trường Sa công, Long Khê công, học sinh đưa anh bạn nhỏ Thẩm Mặc tới rồi.
Hắn bảo Thẩm Mặc đừng câu nệ mà bản thân hắn lại câu nệ trước rồi.

Hai vị lão giả nhìn dáng vẻ chừng sáu bảy chục tuổi, một béo một gầy. Ông già béo là Trường Sa công, ông già gầy tất nhiên là Long Khê công rồi, hai người họ cười tủm tỉm nhìn Thẩm Mặc, Long Khê công cười hỏi:
- Ngươi là đệ tử của Thuần Phủ hả?
Thẩm Luyện tên chữ là Thuần Phủ.

Một bầy giả trẻ nhìn vào, Thẩm Mặc cảm thấy hết sức xấu hổ, còn may da mặt y dầy, không nhìn ra được, y khom người thi thễ với ông già gầy:
- Bẩm Long Khê công, gia sư chính là Thanh Hà tiên sinh.
Tên để trưởng bối xưng hô, chữ để đồng cấp xưng hô, hiệu để vãn bội xưng xô, cho nên Thẩm Mặc không thể nói là Thuần Phủ, mà phải gọi là Thanh Hà tiên sinh.

- Quý huynh thấy đứa nhỏ này thế nào?
Long Khê công cười khà khà hỏi.

- Không tệ không tệ.
Quý Trường Sa gật gù:
- Nhãn lực của Thuần Phủ sẽ không tiến cử nhầm người đâu.

- Chỉ là không nhầm thôi sao?
Long Khê công vặn vẹo.

- Rất tốt, lần này thì đã được chưa hả?
Quý Trường Sa cười mắng một tiếng, quay sang Thẩm Mặc nói:
- Tiểu tử, có phải là thấy mơ hồ không?

Thẩm Mặc cười ngượng ngập:
- Đi trong sương mù, không hiểu gì cả.

- Ha ha ha, được rồi.
Quý Trường Sa béo mập cười:
- Lão phu giới thiệu cho ngươi một chút là không hồ đồ nữa.
Trước tiên chỉ bản thân:
- Lão phu tuổi cao nhất, tự giới thiệu mình trước vậy ... Ta họ Quý, tên Bản, chữ Minh Đức, bởi vì nghỉ hưu ở vị trí thái thú Trường Sa, cho nên bọn họ gọi ta là Trường Sa công.
Nói xong hướng sang Long Khê công gầy gò nói:
- Lão đệ, tới lượt đệ rồi.

Nghe thấy hai chữ Quý Bản, đầu Thẩm Mặc kêu ù ù, liền liên hệ ngay với một tên tuổi vĩ đại.

Long Khê công liền cười với Thẩm Mặc:
- Chuyết Ngôn, lão phu Vương Kỷ, kỳ thực chúng ta có liên quan tới nhau, vì tên của ngươi là do lão phu cấp cho đấy, sao hả? Hài lòng chứ?

Thẩm Mặc lúc này mới từ trong kinh ngạc tỉnh lại, hơi ngẩn ra hỏi:
- Hả...sao lại như thế?

- Bởi vì ta là sư phụ của sư phụ ngươi.
Long Khê công cuối cùng cũng giải câu đó, mặt cười vì trò ác thành công không ngờ năm phần giống như Từ Vị.

Nghe thấy cái tên Vương Kỳ, Thẩm Mặc cuối cùng xác định chắc chắc, nhóm người này là vì tên tuổi vĩ đại kia mà đi tới với nhau. Câu đố được giải, y trở nên trầm tĩnh, khom người thi lễ nói:
- Long Khê công thứ tội, không phải tiểu tử vô lễ, mà là ân sư chưa từng giảng giải sư thừa với học sinh, cho nên học sinh không dám nhận sằng.

Vương Kỳ cười ha hả:
- Tiểu tử cẩn thận đấy.
Nói rồi vẫy tay:
- Thuận Chi, ngươi qua đây.

Đường Thuận Chi cười dài đứng dậy, hỏi:
- Ân sư có gì sai bảo.

- Đem thư của Thuần Phủ giao cho tiểu sư chất của ngươi xem đi.
Vương Kỳ cười.

- Vâng.
Đường Thuận Chi lấy ra từ trong lòng một phong thư, cười với Thẩm Mặc rồi đưa cho y, nói:
- Bệnh đa nghi nặng quá đấy.

Thẩm Mặc cười:
- Học sinh xem qua đã rồi hẵng nói.

Liền mở phong thư ra, nét chữ quen thuộc của Thẩm Luyện hiện ra trước mắt, là một phong thư viết cho Đường Thuận Chi, đầu tiên là tình cảm sau khi từ biệt, nói mấy câu như nhớ sư huynh. Sau đó bày tỏ rõ tâm chí, nói Thẩm Luyện đệ tới Bắc Kinh là sờ mông hổ, sớm đã đặt sinh tử vinh nhục ra bên ngoài, chỉ có hai chuyện chưa yên tâm, xin sư huynh giúp đỡ.

Một là lo hương hỏa nhà mình không nối tiếp được, mong sư huynh thu xếp cho. Hai là lo liên lụy tới Thẩm Mặc, làm hủy tiền đồ của y. Biết sư huynh danh tiếng lẫy lừng khắp thiên hạ, lại giao du rộng, cho nên xin sư huynh bảo vệ thay, đừng để Nghiêm đảng liệt y vào đảng Thẩm Lyện, để giữ lại một rường cột cho quốc gia.

Thẩm Mặc cuối cùng cũng biết sư thừa của mình, cũng biết vì sao Thẩm tiên sinh giữ kín như bưng.

Tất cả đều vì bốn chữ môn nhân Vương Học.

++

Chú Thẩm bị lọt vào ổ phỉ rồi.
 
Chương 118: Tiểu tam nguyên (1)


Hai mươi tám năm trước, một vị thánh hiền an nghỉ trong sơn mạch Hội Kê phía tây thành Thiệu Hưng, trường sinh cùng tùng bách, bất hủ với núi xanh. Ông là thánh vương thiên cổ Dương Minh, một truyền kỳ tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ, sau khi chết tư tưởng vẫn chiếu rọi khắp thiên cổ.

Học thuyết của ông ta y thoát thai từ Khổng Mạnh, nhưng trò giỏi hơn thầy, càng có ý nghĩ hiện thực và tinh thần hơn.

Học thuyết của Dương Minh công được học thuyết của lương tri, thế nào là lương tri? Lương tri là bản tâm, cho nên Vương Học được gọi là tâm học. Trong con mắt Dương Minh tiên sinh, tâm là cái gốc, tâm là tất cả, là trung tâm của vạn vật trong thiên hạ. Truyện Tập Lục ghi chép, tiên sinh tới Nam Trấn, một người bạn chỉ vào hoa cỏ trong đá hỏi:
- Tiên sinh nói thiên hạ không vật nào không có tâm, hoa cỏ này trong thâm sơn tự nảy mầm đâm lá, có liên quan gì tới tâm của ta.
Tiên sinh đáp:
- Khi ông chưa nhìn hoa này, hoa và tâm của ông cùng thuộc về cô tịch. Khi ông tới xem hoa này, màu hoa liền trở nên sáng rõ, liền biết hoa này không ngoài tâm của ông.

Tư tưởng của ông ta đúng là như ngựa thần lướt gió, chói lọi như đêm sao mùa hạ, nhưng tuyệt đối không khoe khoang, không làm ra vẻ thần bí. Bởi vì ông ta từng hưởng thụ vinh hoa phú quý thế gian, lại từng trong núi cao rừng thẳm, bị dày vò và thân thể tinh thần không chịu đựng nổi, cho nên ông ta mới hiểu cuộc sống thế gian, biết ấm lạnh đời người, có thể thoát khỏi mọi cảm dỗ của thế gian, lòng như nước đọng, phá xong rồi lập, cuối cùng tham ngộ được thiên địa, thông được chí lý.

Nếu chỉ có như thế thì ông ta cũng chỉ được tính là một vị đại nho như Chu Hi Trình Di thôi, chứ tuyệt không thể coi là một bậc thánh hiền. Dương Minh công sở dĩ được xưng là thành hiền, vì ông biết chỉ hiểu triết học, thì suốt ngày ngoài bàn chuyện cao xa, phí hoài thời gian ra thì chẳng được cái tích sự gì.

Ông phát hiện ra cần một thứ có thể làm cho trí tuệ cao thâm nhất của mình chuyển hóa thành tề gia trị quốc bình thiên hạ thực sự, có thể tâm học mới chẳng phải là nói xuông, lý luận của mình mới có tác dụng thực sự.

Vì đạt được mục đích này, sau khi thấu triệt đại ngộ rồi, Dương Minh công quyết đoán một lần nữa hòa nhập vào trần thế, trên miếu đường, giữa sa trường, trong thư viện, ở đất trời, cần cù tìm thực tiễn chứng minh, cuối cùng mấy năm sau ông tìm được thứ thần binh đó.

Khi ông nắm vững vận dụng thành thạo nó thì thiên hạ không ai địch nổi! Bằng vào thứ thần binh đó, ông tung hoành thiên hạ, chưa bảo giờ thất bại, dùng sức lực một mình giữ bình an cho nửa giang sơn, trong lúc nói cười tiêu diệt thập vạn đại quân, võ công thành tựu huy hoàng, làm hậu nhân kính ngưỡng.

Cũng bằng vào món thần binh này, ông vượt xa vô số tiền bối đại nho, tiến vào cảnh giới thánh hiền. Mà đạt được cảnh giới này, sau Không Tử chỉ có Dương Minh.

Tên món thần binh bình là Tri Hành Hợp Nhất.

Tri là hiểu rõ đạo lý, Hành là hành động thực tế. Nghìn năm qua, có người không có đạo lý thì khó hành động, có người nói đạo lý thì dễ làm mới khó. Tóm lại là mỗi người nói một kiểu, không biết đâu mà lần. Ví như nói thánh nhân Chu Hi của lý học, liền cho rằng hiểu được đạo lý là khó khăn nhất, còn biến thành hành động thì quá đơn giản. Vì kể người đọc sách đều vùi đầu vào quyển sách, trừ tìm đạo lý ra thì chẳng mó tay vào một việc gì. Lý do bọn họ rất đầy đủ, thánh nhất nói biết lý dễ làm, đợi ta đây ngộ được đạo lý rồi chẳng phải làm gì cũng như trở bàn tay sao?
*** Lý học : phái triết học duy tâm đời nhà Tống và nhà Minh.

Nhưng Vương Dương Minh nói: Không đúng! Tri thức và hành động là một, cả hai đều quan trọng. Vì thế âm vang rải khắp thiên hạ, Dương Minh công trở thành thánh.

Ý của ông là, lương tri và hành vi đều quan trọng như nhau, phải dùng lương tri để chỉ huy hành vi, lấy hành vi để chứng minh lương tri. Biết rằng như thế là đúng thì phải làm, biết rằng như thế là sai thì đừng làm. Ban đầu cho rằng là đúng, về sau phát hiện là sai thì phải dừng lại sửa đổi ngay lập tức, không thể làm hành vi đi ngược lương tri, mà phải Tri Hành Hợp Nhất từ đầu tới cuối.

Tiên sinh từng xuất khẩu thành thơ tâm học tứ quyết, nói hết chân lý tinh túy của Vương Học.

"Vô thiện vô ác tâm chi thể, hữu thiện hữu ác ý chi động. Tri thiện tri ác thị lương tri, vi thiện khứ ác thị cách vật."

Ý tứ là tất cả vạn vật trên thế gian đều từ tâm phát ra, có tâm có thế giới, không tâm không có bất kỳ thứ gì. Ai ai sinh ra cũng có một trái tim đỏ, ban đầu không hề có ý niệm thiện ác đúng sai nào cả; khi trái tim trẻ thơ đó tiến vào cuộc sống bụi bặm, bị thế sự quấy nhiễu, liền có thiện và ác, liền phân rõ được thiện là gì, ác là gì; liền biết lương tri; có thể làm hành động thủy chung kiên trì lương tri, là chân lý, là đạo của thánh hiền.

Dương Minh tâm học thẳng thắn sinh động, chân lý thực dụng, phảng phất như ánh thái dương chói lòa chiếu sáng làm cho cái xã hội bị bóng đen lý học bao phủ mỗi ngày trở nên sống động, làm người ta hưng phấn, làm vô số sĩ tử tinh anh vứt bỏ lý học Chu Hi giả dối cổ hủ, bái làm môn hạ của ông, cam nguyện tiếp thụ tâm học gột rửa.

Thế là thư viện trong thiên hạ không đâu không lấy việc truyền dạy tâm học Dương Minh làm vinh, Kê Sơn thư viện mà Dương Minh công sáng lập ra, cùng tứ đại thư viện Bạch Lộc thư viện và Nhạc Lộc thư viện cũng đại giảng đường truyền bá tâm học.

Thấy phong trào tâm học dần dần nổi lên, quan quyền sùng bái lý học Chu Hi cuối cùng không chấp nhận nữa, trong mắt bọn họ Vương Thủ Nhân là tà giáo dị đoan là ác thú, sẽ làm phá vỡ mọi trật tự và quy định, sẽ đem sự kiêu ngạo và địa vị của bọn họ quét sạch xuống nhà xí.

Ví thế vào đầu những năm Gia Tĩnh, đám đại học sĩ nắm đại quyền quốc gia như Dương Nhất Thanh, Quế Ngạc bắt đầu lên kế hoạch công kích Vương Dương Minh. Không ngờ rằng, vừa mới nói động được hoàng đế, tin tức Dương Minh công chết ở xứ người truyền về. Đáng lẽ hai vị kia phải ngừng lại chứ?

Đó là chuyện không thể, vì tâm học vẫn còn, môn nhân Vương Học vẫn còn cháy bóng trên triều đình, còn rình cơ hội thao túng bệ hạ, không trừ bọn họ, phái lý học ăn ngủ không yên. Qu Ngạc nói: Cho dù ông ta chết rồi, ta cũng phải tham tấu ông ta tự ý rời bỏ chức vụ, quân công Giang Tây giả mạo. Ông ta muốn phủi hết toàn bộ chiến công của Dương Minh.

Dương Nhất Thanh thì muốn từ mặt tư tưởng hoàn toàn phủ định Dương Minh tâm học, ông ta nói: Cho dù ông ta chết rồi, ta cũng phải thuyết phục thánh thượng cấm tân học của ông ta. Nếu không cấm, giang sơn Đại Minh ta rồi thế nào cũng mất bởi cái thứ tà giáo dị đoan này. Bọn họ đề nghị khai hội thanh trừng.

Môn nhân Vương Học tất nhiên là ra sức phản kháng, thế nhưng học thuyết của họ vốn không được đế vương thích như lý học Chu Hi, vì thế hoàng đế Gia Tĩnh quan sát nhiều lần, cuối cùng chọn lý học có lợi cho sự thống trị của nhà họ Chu ông ta, vì thế môn nhân Vương Học bị về vườn, chi sĩ lý học giành được thắng lợi đầu tiên. Năm gia tĩnh thứ mười sáu, hoàng đế lấy cớ thư viện dạy tà học, hạ lệnh cấm thiên hạ tự lập thư viện.

Năm Gia Tĩnh thứ mười bảy, khi ấy lễ bộ thượng thư Nghiêm Tung suy đoán thánh ý, phản đối tự do dạy học, lấy cớ thư viện hao tiền nhiễu dân, vì thể hủy hết thư viện thiên hạ.

Thế nhưng hiện giờ đã khác trước kia, cùng với thời đại phát triển, Đại Minh chẳng phải chỉ có quan trường triều đình, còn có phố chợ dân gian, những nhân sĩ về vườn kia cũng có sức ảnh hưởng tương đối lớn. Vương Học nhất thời bị áp đảo, bọn họ âm thầm giảng học, ngầm tích lũy lực lượng, đợi tới thời cơ chín muồi, lại cùng lý học phân thắng bại.

Trên chiếc hoa thuyền ở Giám Hộ này, chính là lớp học di dộng mà hai vị đệ tử của Dương Minh lập ra sau khi thư viện Kê Sơn bị phá hủy.

***
Đây là chương quan trọng quán xuyến câu chuyện, nhưng câu chuyện này không phải là sách triết học, nên không đi sâu, cứ coi như một tập đoàn chính trị lớn đương thời là được.
Ký tên: Ngộ.
 
Chương 119: Tiểu tam nguyên (2)


Bị ù ù cạc cạc kéo lên thuyền giặc làm trong lòng Thẩm Mặc hết sức khó chịu, nhưng vì sư phụ là cốt cán của môn nhân Vương Học, cho nên dù y có muốn hay không trên người cũng đã bị đóng dấu Vương Học, không rửa sạch được.

Trong lòng y thậm chí còn bắt đầu oán trách Từ Vị, đang yên đang lành lôi mình vào cái hội phi pháp này làm gì? Nhưng lại không nghĩ xem, nếu chẳng có quan hệ với Thẩm Luyện, những vị như Đường Thuận Chi, Vương Kỳ, Từ Vị thèm vào quan tâm tới tiểu đồng sinh chưa mọc đủ lông như y làm gì.

Trong vô tri vô giác, Thẩm Mặc kết thúc bài học đầu tiên của mình trong sư môn, nói thực tình, trừ nghe được Vương Kỳ là biểu ca của Từ Vị ra thì y chẳng bỏ vào tai câu nào.

Đợi sau khi trở về, Thẩm Mặc liên tiếp gặp ác mộng mấy đêm liền, toàn là mơ mình đang làm bài thi thì bị mấy tên quan sai hung thần ác sát xông vào, đeo gông lên cổ y, sau đó trói lôi y đi, làm Thẩm Mặc hoảng sợ vùng vẫy, vừa kêu oang oang :
- Ta chỉ đi có một lần, lần sau không dám nữa.

Lúc này thân thế của y đột nhiên bị ấn mạnh xuống, người lập tức tỉnh lại, Thẩm Mặc mở mắt nhìn thấy Trường Tử mặt đầy lo lắng gọi mình:
- Chuyết Ngôn mau dậy đi nếu không thì muộn mất.

Thẩm Mặc vẫn chưa hết sợ, thở hồng hộc hỏi:
- Muộn cái gì?

- Hôm nay thi phủ mà.
Trường Tử nói lớn:
- Chỉ còn nửa canh giờ nữa thôi.
Thường ngày Thẩm Mặc có giờ giấc rất chuẩn xác, căn bản không cần ai gọi dậy cả. Mẹ Trường Tử đã làm sẵn cơm sáng đợi rồi, ai ngờ hôm nay là ngày quan trọng như thế y lại ngủ quá giấc.

"Á!" Thẩm Mặc tức thì tỉnh lại, bật mình xuống đất, đánh răng rửa mặt thay y phục, nhanh tới làm người ta hoa cả mắt. Trường Tử còn chưa phản ứng lại thì y đã xách giỏ, ba chân bốn cẳng chạy xuống lầu.

Bên ngoài trời vẫn đầy sao, cha Trường Tử sớm đã chuẩn bị xe chờ sẵn, vừa thấy Thẩm Mặc đi ra liền nói:
- Cơm sáng ở trên xe, công tử lên xe ăn đi.

Thẩm Mặc chui lên xe, còn không quên dặn:
- Đại thúc, mau đi nhanh.

Bị Diêu đại thúc ra sức thúc giục, xe ngựa chạy như bay, Thẩm Mặc muốn ăn chút gì trong xe, thế nhưng xe xóc nảy quá mức, y sợ cắn phải lưỡi, cho nên chỉ đành nhịn.

Đại khái đi được một khắc, xe ngựa liền dừng lại, Thẩm Mặc thẩm nhủ :" Thần tốc thật!" Liền thỏ đầu ra hỏi:
- Đại thúc, tới rồi sao?

Nhưng nghe cha Trường Tử bất lực nói:
- Tắc rồi ...
Thẩm Mặc nghe thế thò đầu nhìn về phía trước, liền thấy đằng trước đèn lồng đuốc lửa hội tụ thành một con rồng dài. Phản ứng đầu tiên của y là :" Thật tráng lệ." Tiếp đó ý thức được không ngờ gặp phải hiện tượng kẹt xe cực kỳ hiếm thấy trong thời đó.

Nếu như mắt có thể nhìn xuyên bóng đêm, ngươi sẽ thấy con đường bên hồ nằm ở đầu nam Thiệu Hưng chật ních những cổ kiệu, xe ngựa, thậm chí là còn có xe lừa, xe trâu có cả người cưỡi ngựa.. Tới ngay cả trong dòng sông cũng nhồi nhét đầy thuyền lớn thuyền nhỏ.

Kỳ thực cũng không có gì lạ cả, phía dưới Thiệu Hưng có tới tám cái huyện, trừ Sơn Âm và Hội Kê ra còn có Dư Diêu, Tiêu Sơn, Tân Xương, Chư Kỵ, Thượng Ngu. Những khảo sinh từ bốn phương tám hướng đổ tới, tụ hội lại vì cùng một mục đích, nhân số gấp năm lần thi huyện Hội Kê, không tắc đường mới là lạ.

Thời gian eo hẹp, y cũng không kịp nghĩ nhiều, xách giỏ nhảy xuống xe nói:
- Đại thúc, cháu đi đây, thúc về trước đi.
Diêu đại thúc lấy từ trong lòng ra một đĩnh bạc đưa cho y:
- Hôm qua ta đã nghe ngóng rồi, bên trong đồ ăn gì cũng bán, công tử vào rồi mua một chút mà ăn.

Thẩm Mặc nửa tin nửa ngờ nhận lấy bạc, không kịp nói nhiều, liền như cá luồn vào trong dòng người xe nườm nượp, cắm đầu chạy tới phủ học.

Nhìn thấy y xuống xe chạy vào trong, rất nhiều khảo sinh cũng chạy theo, mọi người đuổi nhau, không ai nhường ai, cuối cùng tại khắc điểm danh cuối cùng, tới được tuyến cảnh giới.

Chạy một quãng đường xa như vậy, Thẩm Mặc mệt tới mức không đứng thẳng lên nổi, y đột nhiên cảm thấy chân trái lành lạnh, không ngờ giày đã mất từ lúc nào.

Thẩm Mặc không khỏi choáng váng, thầm nhủ :"Sao ta lại đen đủi như thế?" Nhưng lúc này khảo sinh đã đi vào trong, ỵ bị dòng người đẩy vào, thiếu chút nữa mất nốt chiếc giày còn lại.

Giống như thi huyện, những người đưa khảo sinh đi thi đều bị quan sai ngăn ở bên ngoài, chỉ có đồng sinh ứng thí mới được đi vào con đường trước phủ học.

Nhưng số khảo sinh thực sự quá nhiều, vì không chỉ có người đỗ thi huyện năm nay, còn có người đỗ thi huyện nhưng không đỗ thi phủ các năm trước. Dựa theo quy củ, những người này có thể không cần tham gia thi huyện nữa, mà trực tiếp tham gia thi phủ. Những người này còn nhiều gấp bốn lần những người thi đỗ năm nay, cho nên tổng số khảo sinh chừng năm nghìn người.

Trong bóng đêm nhập nhằng trước bình minh, năm nghìn khảo sinh ồn ào chen vào trường thi, nhưng không thể lập tức tiến vào. Vì thi phủ điểm danh theo đơn vị huyện, khảo sinh của huyện này điểm danh xong, huyện tiếp theo mới được vào.

Nhưng cho dù là có lập đội trước thì cũng nhất định bị xô trong dòng người nghìn nghịt, huống chi có rất nhiều khảo sinh tới một mình, làm sao mà tìm được giáo dụ đại nhân, người dẫn đầu huyện mình? Vì giải quyết vấn đề này các huyện trước khi thi đều dày công chế tạo ra thứ đèn lồng hình thù quái dị, đủ loại máu sắc, nói trước với khảo sinh, nhìn thấy đèn lồng như thế thì tập trung tới.

Ví dụ như giáo dụ Hội Kê nói trước với khảo sinh trong huyện, nhìn thấy đèn lồng đầu trâu thì tập trung tới.

Cái đèn lồng đó được trúc dài treo lên cao, trong bóng đêm đen mù trông hết sức bắt mắt. Thẩm Mặc tìm một lúc liền nhìn thấy cái đầu trâu giữa không trung, liền sách giỏ chen tới, cuối cùng cũng nhìn thấy khảo sinh quen mặt, câu đầu tiên y hỏi là:
- Có ai thừa giày không?

Mọi người nhìn thấy là người đỗ đầu bản huyện, bất kế là già trẻ đều đồng loạt hành lễ với y, miệng gọi "sư huynh", đây coi như là chút lợi nho nhỏ của người đứng đầu. Đợi nghe rõ lời của Thẩm Mặc, mọi người cười thông cảm:
- Sư huynh cũng bị dẫm rơi giày rồi.
Có không ít người nhao nhao lên.
- Vừa rồi ta cũng thế.
- Mũ của ta bị chen lấn mất rồi.
- Bút của ta bị hỏng rồi.

- Vậy mọi người làm sao bây giờ.

Có người nói: "Đi mua." Đó là người đi thi phủ lần đầu.

Có người nói "còn có đồ dự bị." Đó là người có kinh nghiệm.

Thẩm Mặc ngạc nhiên:
- Nơi này còn bán hàng à?

Có đồng sinh thi qua vài khóa rồi nói:
- Sư huynh có điều còn chưa biết, mỗi năm thi phủ đều đông như thế, bị chen lấn mất giày mất mũ hỏng bút mức không biết bao nhiêu mà kể. Trường thi lại cứ ra quy định, y phục không chỉnh tề không được vào thi, sai dịch thấy có chỗ kiếm lợi, liền mua vào một mớ, bán giá cao.
Liền có người tự xung phong đi tìm mua đồ cho y, không bao lâu sau liền dẫn tới một người mặc đồng phục gánh hàng đi tới.

Đón lấy đèn lồng trong tay người kia, Thẩm Mặc quả nhiên nhìn thấy đồ ăn đồ thi cử, mũ giày đều có cả. Hỏi ra một đôi giày giá một lượng bạc, giá gấp năm lần giày thượng hảo hạng ở bên ngoài. Nhưng y biết khan hiếm là vốn liếng, cho nên đành ngoan ngoãn bị bóp.

Nhìn thấy người kia bán bánh nướng thịt, y lại hỏi giá tiền, một lượng năm cái, Thẩm Mặc chẳng thấy lạ nữa. Y lấy luôn hai lượng bạc Diêu đại thúc ném cho mua một đôi giày và năm cái bánh.

Người khác bảo y không nên mua bánh nướng, khảo sinh có kinh nghiệm bảo cho y biết, mọi năm quan sai của trường thi sẽ mua cơm từ bên ngoài bán vào trong trường thi, mặc dù giá vẫn cao, nhưng tốt xấu gì cũng còn nóng hổi.

Thẩm Mặc lắc đầu nói:
- Tuy nói như thế, nhưng quan mới quy củ mới, ai mà biết phủ tôn đại nhân quy củ gì khác hay không chứ?

Đám khảo sinh không khỏi toát mồ hôi lạnh, lập tức giành giật mua sạch đồ ăn của người kia.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top