Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

  • Tác giả Tác giả admin
  • Ngày gửi Ngày gửi
[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp
Chương 20


Nguyễn Khiết hơi nhếch miệng, không nói. Giọng của Lưu Hạnh Hoa truyền tới từ sau lưng cô: "Là cô sinh, nhưng cũng không phải cô nuôi. Sau này tôi sẽ nuôi Tiểu Khiết, không phải ăn cơm của cô, vậy thì cô đừng sai con bé làm việc."

Đây là lý lẽ gì vậy. Bây giờ thì Tôn Tiểu Tuệ nói: "Nếu là vậy thì con không cho nó ở với mẹ được."

Bây giờ nó cũng được mười ba tuổi rồi, là con gái lớn chuyện gì cũng làm được, mắc gì bà ta phải nhường nó cho Lưu Hạnh Hoa sai bảo. Tuổi này có thể giúp gia đình làm rất nhiều việc, cũng chỉ nhiều hơn một miệng ăn thôi, để nó ăn ít chút là được.

Trước nay Lưu Hạnh Hoa luôn không thích Tôn Tiểu Tuệ. Lần này Tôn Tiểu Tuệ và Nguyễn Trường Quý lại "song ca" đòi ở riêng, bà ấy càng không muốn gặp Tôn Tiểu Tuệ nữa. Bà ấy đã đồng ý sẽ che chở Nguyễn Khiết rồi, vậy bà ấy sẽ không để Tôn Tiểu Tuệ quyết định chuyện này nữa.

Bà ấy kiên định trả lời: "Tiểu Khiết là một tay tôi nuôi lớn, cô có nhường không cũng vô dụng, con bé phải theo tôi. Chỉ cần tôi còn một hơi thở, thì bất kể là trong hay ngoài gia đình, tôi sẽ không để bất kỳ ai ức hiếp con bé, mẹ ruột cũng không được!"

Tôn Tiểu Tuệ sợ khí thế của Lưu Hạnh Hoa, sợ cãi ra mình lại chịu thiệt, bèn nhẫn nhịn, thở ra một hơi, không lên tiếng nữa.

Bà ta căm hận nhét củi vào dưới đáy nồi, trong lòng lại nghĩ: Cứ chờ đó, bà ta không xử lý được bà già kia nhưng không xử lý được con gái mình à? Do bà ta sinh ra thì cả đời phải nghe bà ta, đừng hòng thoát khỏi lòng bàn tay bà ta!

Trước nay Nguyễn Trường Quý luôn thể hiện tính tình vừa nhu nhược vừa sợ gánh chuyện, càng không thích mấy vụ cãi nhau, nhất là khi một bên trong đó là vợ mình, bên kia là mẹ mình. Ông ta đi đến trước mặt Tôn Tiểu Tuệ, nói với bà ta: "Bà đi thái rau, để tôi nhóm."

Tôn Tiểu Tuệ không nói gì, đứng dậy từ sau bếp, tạm nuốt cơn giận này xuống.

Bà ta định làm một đĩa cà tím giã ớt, lại hấp một bát trứng.

Hấp trứng rất đơn giản: Đập trứng gà, thêm nước, đợi lúc cơm sắp nấu xong thì bỏ vào nồi, hấp chung với cơm. Cà giã ớt thì phức tạp hơn chút, chủ yếu là cần giã nát tỏi và ớt.

Sau khi đánh xong trứng gà rồi bỏ vào nồi hấp, Tôn Tiểu Tuệ xoay người tìm hủ tỏi, bắt đầu giã tỏi và ớt.

Ớt hai màu xanh, đỏ, bỏ chung với tỏi vào cối, lấy chày giã liên tục.

Lực tay Tôn Tiểu Tuệ mạnh mẽ, hệt như đang đảo trên đầu Lưu Hạnh Hoa.

Bà ta vừa đảo còn vừa thì thầm trong miệng: "Sau này ngày nào bọn tôi cũng được ăn ngon uống đã, cho các người thèm chết!"

Tất nhiên, ngày nào cũng ăn ngon uống đã là không thể, bà ta chỉ nói ngoài miệng cho sướng mà thôi.

Tuy nhiên, dù sao đi nữa, lấy sức lao động ổn định của hai người Nguyễn Trường Quý, nuôi sống một nhà bốn người cũng khá giả hơn cuộc sống hai người già Nguyễn Chí Cao nuôi năm miệng ăn, chưa kể bọn họ còn phải nhịn ăn nhịn chi để góp tiền cho Nguyễn Trường Sinh cưới vợ.

Đảo xong ớt và tỏi, ngửi được hương cay xè trong cối, tâm trạng Tôn Tiểu Tuệ đã tốt lên.

Đến khi món cà giã ớt thơm ngon và trứng hấp nóng hổi được bưng lên bàn, trên mặt bà ta càng trông vui vẻ hơn, ngay cả tốc độ ăn của Nguyễn Dược Tiến và Nguyễn Dược Hoa cũng dồn dập.

Chúng còn cố ý nói lớn: "Hôm nay chúng ta ăn cà giã ớt, còn trứng hấp nữa!"

Cơm nước xong, Nguyễn Chí Cao và Nguyễn Trường Sinh bèn ai ra tản bộ nấy, Lưu Hạnh Hoa, Nguyễn Khê, Nguyễn Khiết thì ngây người trong phòng. Nghe được giọng Tôn Tiểu Tuệ, Lưu Hạnh Hoa cười khẩy một cái: "Gì thế không biết!"

Nguyễn Khê cũng cười lớn lên, lắc đầu, không có gì để nói.

Nguyễn Trường Quý vẫn cần da trên mặt, bưng bát cơm nói với Tôn Tiểu Tuệ: "Bà không sợ người ta bảo này bảo nọ à!"
 
Chương 21


Tôn Tiểu Tuệ gắp một miếng cà phủ đầy tỏi ớt lên: "Mắng thì mắng đi, cũng không mất miếng thịt nào! Vả lại chúng ta đòi ở riêng đã bị mắng rồi, chửi ít hay nhiều hơn một câu cũng có gì khác đâu?"

Nguyễn Trường Quý cảm thấy bà ta nói vẩn vơ, nhưng hình như lại có chút đạo lý.

Quên đi, dù sao cũng không cần mình hòa giải.

Tất nhiên, loại hòa giải này cũng không thuộc về Nguyễn Khiết.

Lưu Hạnh Hoa quẹt diêm, thắp đèn trong phòng.

Bấc đèn cháy, bà ấy ném diêm đã quẹt xuống, nhìn về phía Nguyễn Khiết hỏi: "Hối hận rồi phải không?"

Nguyễn Khiết lắc đầu: "Không hối hận."

Nguyễn Khê ở bên cạnh mỉm cười: "Không tệ, có nguyên tắc!"

Nguyễn Khiết nhìn về phía cô và Lưu Hạnh Hoa, bảo: "Cháu cũng không phải kẻ ngốc, ai là người thương cháu thật, trong lòng cháu biết cả. Dù bọn họ có ăn ngon uống đã mỗi ngày đi, thì cháu cũng chọn theo ông nội bà nội, cháu không sợ chịu khổ."

Nguyễn Khê vẫn cười bảo: "Yên tâm đi, sẽ không để chị chịu khổ quá dài đâu."

Nghe cô bảo vậy, Lưu Hạnh Hoa đột nhiên nghĩ đến gì đó, quay đầu nhìn Nguyễn Khê hỏi: "Phải rồi, quên mất vụ này của cháu. Tiểu Khê, hôm nay cháu học với ông thợ may thế nào rồi? Ông ấy có dạy cháu đạp máy may không?"

Nguyễn Khê gật đầu: "Không chỉ dạy con đạp máy may, còn dạy con làm dấu thế nào, rồi mấy phương pháp may nữa. Gì mà may thẳng, khâu đột, khâu lạc, còn có một số kỹ xảo thủ công nữa."

Lưu Hạnh Hoa và Nguyễn Khiết chưa từng chạm vào máy may, đều nghe không hiểu may này vá kia, nhưng Lưu Hạnh Hoa nghe xong hai mắt vẫn sáng lên, trong mắt ánh lại ngọn lửa đèn dầu, xác nhận lần nữa: "Thật hay giả vậy cháu?"

Nguyễn Khê nhìn bà ấy: "Giả thì sao cháu biết mấy cái đó? Cháu không bịa ra được mấy từ ngữ kỳ lạ như vậy. Tính cách ông ấy thật sự rất kỳ lạ, nói khó nghe là khó ở chung, nhưng không nói lời khó nghe thì vẫn ổn, cháu không thấy gì cả."

Lưu Hạnh Hoa cười tươi rói, sợi tóc bên tai chợt sáng lên dưới ngọn đèn: "Nếu ông ấy sẵn lòng dạy cháu, vậy cháu hãy học với ông ấy cho tốt. Nếu thật sự có thể học thành tay nghề, cháu chịu chút giận cũng đáng, trái lại không hề thua thiệt.”

Nguyễn Khê gật đầu thật mạnh: "Dạ, nhất định cháu sẽ học thật tốt!"

Ba bà cháu nói chuyện dưới đèn dầu, trên mặt đầy ánh sáng đỏ rực.

Rạng sáng hôm sau, Nguyễn Khê vẫn rời giường rửa mặt như mọi ngày, rửa mặt xong thì cùng Nguyễn Khiết giúp Lưu Hạnh Hoa nấu ăn, lại giặt quần áo dơ đã thay ngày hôm qua. Cơm nước xong, cô đến thôn Kim Quan, tìm ông thợ may, tiếp tục học nghề.

Ăn sáng xong, Nguyễn Chí Cao vác cuốc ra ngoài, đi triệu tập xã viên đội sản xuất, bắt đầu làm việc. Xưa nay chưa từng thấy, Nguyễn Trường Sinh vác xẻng theo sau ông ấy, còn vừa đi vừa huýt sáo, không hề có vẻ gì nghiêm chỉnh.

Nguyễn Chí Cao quay đầu mấy lần, thấy anh ấy vẫn đi theo cuối cùng không kìm được mà hỏi: "Làm gì vậy?"

Nguyễn Trường Sinh trả lời: "Này mà chưa rõ nữa à, đi làm việc ạ."

Nguyễn Chí Cao cười khẩy: "Sao cơ? Hôm nay mặt trời mọc ở đằng Tây à?"

Nguyễn Trường Sinh không để ý đến sự châm chọc khiêu khích của ông ấy, huýt sáo đi lướt qua ông, tiếp tục đi về trước.

Vì sao Nguyễn Trường Quý và Tôn Tiểu Tuệ muốn ở riêng, anh ấy vẫn rõ. Vì là con út trong nhà, anh ấy đã được nuông chiều quá trớn, nhưng vẫn chưa đến mức không có lương tâm. Nếu đã là chuyện của anh ấy, vậy anh ấy sẽ tự gánh vác!

Anh ấy đi được vài bước rồi dừng, quay đầu lại nhìn Nguyễn Chí Cao, bảo: "Đàn ông phải cho ra dáng đàn ông!"

Nguyễn Chí Cao híp híp mắt.

"Đồ ngốc!"

Ánh mặt trời treo cao chiếu sáng từng tảng xanh ngát trên núi, ánh nắng xuyên qua cành lá tạo nên những bóng sáng lốm đốm. Có tia soi chiếu một tảng đá trơn nhẵn, có tia lại loang lỗ trên cỏ lá như bong bóng, còn có cả trên đuôi tóc của các cô gái.
 
Chương 22


Nguyễn Khiết và mấy đứa bạn khác tuổi nhặt củi ở trong rừng, nhặt được một đống củi, còn so xem ai nhặt được nhiều hơn. Sau khi nhặt xong thì bó lại bằng dây thừng, rồi để lên lưng cõng về nhà.

Các cô gái gánh củi vừa đi vừa khẽ ngân nga dân ca với tiếng hát không đồng đều để góp vui.

Sống ở một vùng nhỏ bé thế này, trong lòng các cô chẳng có muộn phiền và lo âu gì cả, cũng không có hy vọng nào khác. Nếu mỗi ngày đều có thể ăn no, thỉnh thoảng nếm được một chút vị ngọt và vị thịt trong dịp lễ tết đã là niềm hạnh phúc lớn lao lắm rồi.

Bởi vì không có quá nhiều ước muốn, thế nên lại càng dễ thỏa mãn và cảm thấy hạnh phúc.

Song niềm hạnh phúc giản đơn này cũng rất dễ bị phá hỏng.

Nguyễn Khiết gánh một bó củi vui vẻ trở về nhà, cô ấy bước đến trước nhà nhưng chưa vào cửa, bởi vì trông thấy người mẹ Tôn Tiểu Tuệ nên chẳng vui nổi.

Từ nhỏ đến lớn, dường như mẹ của cô ấy không muốn thấy cô ấy vui vẻ.

Chỉ cần cô ấy vui, Tôn Tiểu Tuệ sẽ có cách khiến cô ấy không vui ngay lập tức.

Nguyễn Khiết chẳng muốn nhìn thấy Tôn Tiểu Tuệ, nhưng bà ta đã cất tiếng gọi cô ấy.

Nghe thấy tiếng nói, Nguyễn Khiết không thể không dừng bước ngoài cửa nhà, nhưng cô ấy chẳng ngoảnh đầu lại, cũng không cất lời.

Tôn Tiểu Tuệ tiến thẳng đến đằng sau Nguyễn Khiết rồi giơ tay tóm lấy bả vai nhằm xoay người cô ấy lại.

Trong ba đứa con bà ta không thích nhất là Nguyễn Khiết, tối hôm qua bảo nó làm việc nhưng không được, hiện tại bà ta càng vô cùng chán ghét Nguyễn Khiết.

Trong lòng kìm nén một cơn giận, bà ta cất tiếng chửi mắng: "Mày đui hả? Không thấy tao à?"

Nguyễn Khiết cúi đầu cắn môi không lên tiếng.

Thấy nó như vậy, Tôn Tiểu Tuệ rất muốn tát nó hai bạt tay cho hả cơn giận trong lòng. Nhưng bà ta sầm mặt kìm nén sự thôi thúc để không giơ tay tát vào mặt Nguyễn Khiết, mà duỗi tay kéo dây thừng trên vai nó.

Nguyễn Khiết nhận ra bà ta muốn làm gì, vội vàng rụt vai lui về sau.

Cô ấy nhìn Tôn Tiểu Tuệ, nói: "Của con nhặt mà."

Tôn Tiểu Tuệ trợn to mắt: "Thì sao? Của mày nhặt thì sao? Tối hôm qua bảo mày nhóm lửa mà mày không làm, tao còn chưa tính sổ với mày đâu! Mày đừng quên tao là mẹ mày, là tao đẻ ra mày đấy!"

Nói rồi bà ta lại kéo dây thừng trên vai Nguyễn Khiết, giữ bả vai và tháo củi sau lưng cô ấy xuống.

Nguyễn Khiết cố phản kháng nhưng không đủ sức, níu dây thừng lại một cách khó khăn, hốc mắt cũng đỏ theo.

Cô ấy giữ một đầu dây thừng không buông tay, nhìn Tôn Tiểu Tuệ và nói: "Đây là của con nhặt mà."

Tôn Tiểu Tuệ chẳng có chút kiên nhẫn đối với Nguyễn Khiết, bà ta giơ tay đẩy cô ấy ra, suýt chút đẩy cô ấy ngã xuống đất.

Sau khi đẩy Nguyễn Khiết ra, Tôn Tiểu Tuệ xách củi đi vào túp lều tranh nhỏ, vừa đi vừa mắng chửi: "Con nhỏ chết tiệt, lương tâm của mày chắc bị chó ăn rồi, cái thứ ăn cây táo rào cây sung, mang thai mười tháng đẻ ra mày cũng như không!"

Nguyễn Khiết cố đứng vững để không ngã, nhìn Tôn Tiểu Tuệ bỏ đống củi mà cô ấy nhặt được vào bếp lò trong phòng bếp mới xây. Người bị đẩy đau, bàn tay bị dây thừng cọ xát cũng hơi đau, trong lòng cực kỳ ấm ức, cô ấy mếu máo và rồi nước mắt tuôn rơi.

Cô ấy không khóc thành tiếng mà chỉ sụt sịt, sau đó dùng tay áo lau đi nước mắt.

Tôn Tiểu Tuệ vào phòng bếp đốt củi rồi đi về nhà chính, còn nói: "Sau này nhặt củi thì đưa hết cho tao bỏ vào phòng bếp, mày mà còn ăn cây táo rào cây sung nữa là khỏi cho mày ăn bánh kẹo!"

Trong nhà có đủ loại rơm rạ của cây trồng để nhóm lửa, rơm lúa mì này kia, còn có cùi bắp. Nhưng mấy thứ đó không tốt như củi nhặt trong rừng, nấu ra được bữa cơm thơm ngon hơn, vả lại cũng dễ đốt hơn nhiều.
 
Chương 23


Bà ta lại nói: "Với lại đốt cỏ heo, nấu cám lợn và băm cám gà đều phải ưu tiên cho nhà chúng ta trước. Nếu heo trong nhà không mập lên, gà mái không đẻ trứng là mày không xong với tao đâu!"

Nguyễn Khiết không lên tiếng, lau nước mắt toan bỏ đi, nhưng lại nghe thấy Tôn Tiểu Tuệ gọi mình.

Nguyễn Khiết quay đầu lại, chỉ thấy Tôn Tiểu Tuệ trừng mắt ôm một đống đồ bẩn đi đến trước mặt cô ấy từ trong nhà chính, sau đó ném đống đồ lên đầu cô ấy, tiếp tục mắng chửi: "Quần áo mà mày cũng không giặt, mày muốn chết phải không?!"

Nguyễn Khiết kéo đống đồ trên đầu xuống, nhìn Tôn Tiểu Tuệ với đôi mắt đỏ hoe, sự oán hận dần tích tụ trong ánh mắt.

Tôn Tiểu Tuệ chỉ vào cô ấy, mặt mày dữ tợn: "Mày nhìn cái gì mà nhìn?!"

Nguyễn Khiết trợn mắt nhìn bà ta, nỗi căm hận và bực tức ở trong lòng đã không kiềm lại được nữa, cô ấy bất chợt lớn tiếng nói: "Mắc gì kêu con giặt? Anh và em trai suốt ngày ở không, sao mẹ không kêu họ giặt? Đồ của chú Năm chú ấy cũng tự giặt mà!"

Tôn Tiểu Tuệ giận đến nghiến cả răng: "Mày còn biết Dược Tiến và Dược Hòa là anh và em trai của mày à? Tao tưởng mày chẳng thèm nhận cha mẹ mày luôn chứ? Mắc gì phải giặt ư? Vì tao là mẹ mày! Còn cha mày và anh em mày nữa!"

Nguyễn Khiết im lặng nhìn bà ta với đôi mắt đỏ hoe.

Tôn Tiểu Tuệ chỉ thẳng vào mặt Nguyễn Khiết, cáu tiết hỏi: "Rốt cuộc mày có giặt hay không?!"

Nguyễn Khiết mím môi: "Không giặt!"

Được! Hay lắm!

Tôn Tiểu Tuệ nổi cơn thịnh nộ, bà ta xoay người vào phòng bếp kế bên, lúc đi ra lại cầm trong tay một cây móc sắt để cời lửa. Bà ta cầm cây cời lửa chỉ vào Nguyễn Khiết: "Tao hỏi mày một lần nữa, rốt cuộc mày có giặt hay không?"

Nguyễn Khiết không khỏi căng thẳng khi nhìn thấy cây cời lửa đó. Bất kể thứ này đụng vào chỗ nào, chỉ cần đánh trúng thôi là sẽ thành vết đỏ ngay tức khắc. Nếu đánh mạnh thì có thể bị cà nhắc mấy hôm chưa biết chắc được.

Cô ấy trông thấy Tôn Tiểu Tuệ tiến đến trước mặt mình, lần này không đứng sững nữa mà xoay người bỏ chạy.

Nguyễn Khiết nhớ hồi sáng lúc Lưu Hạnh Hoa ra ngoài đã nói là đi tìm bà Triệu mượn giày, thế nên cô ấy chạy thẳng đến nhà bà Triệu, vừa chạy vừa hét lớn: "Bà nội, cứu cháu với!"

Tôn Tiểu Tuệ giận điên cả người, vốn dĩ không kìm lại nổi, bà ta cầm cây cời lửa đuổi theo đằng sau Nguyễn Khiết, còn chửi mắng: "Hôm nay ông trời cũng không cứu được mày đâu, tao phải đánh chết con nhỏ chết tiệt vô lương tâm như mày!"

Lúc Lưu Hạnh Hoa đến nhà bà Triệu mượn giày thì mấy bà bạn khác cũng đang ở đó, thế là bà ấy ngồi xuống thêu thùa may vá cùng với họ chứ không về nhà. Họ vừa làm việc vừa tán gẫu chuyện nhà người ta ở trên núi.

Bà Triệu hỏi Lưu Hạnh Hoa: "Nghe nói thằng hai nhà bà và vợ nó cãi nhau một trận rồi khóc lóc đòi về nhà mẹ đẻ, sau đó bảo muốn ra ở riêng, có chuyện đó thật không?"

Lưu Hạnh Hoa hừ lạnh: "Đã chia theo ý của tụi nó rồi, tối hôm qua còn vui vẻ trở về từ nhà mẹ đẻ kìa."

Bà Lý nói: "Ôi trời, bà và bí thư tốt tính thật đấy, vậy mà cũng đồng ý chia à? Nếu là nhà chúng tôi ấy, không đánh chết thằng hai bất hiếu không được mà. Khổ cực nuôi nó lớn chừng ấy rồi còn gom tiền cưới vợ cho nó, bây giờ trong nhà gặp chút khó khăn, chuẩn bị lấy vợ cho thằng năm, nó đã không gánh giúp một chút mà còn muốn chia tài sản rồi ra ở riêng, đúng là một đứa vong ân bội nghĩa. Trước đây tiền cưới của nó ở đâu ra chứ, chẳng phải của hai ông bà đó sao, hơn nữa hai vợ chồng thằng cả cũng gom giúp nữa kìa."

Lưu Hạnh Hoa cầm kim luồn vào viền trắng trên giày: "Kệ đi, quậy tới quậy lui chỉ để người ta chê cười thôi, tụi nó đã muốn chia, nếu không chia vậy chẳng phải ngày nào cũng khó chịu à? Chia thì chia, mạnh ai nấy sống, chẳng ai cản ai."

Bà Triệu: "Vậy bà và bí thư chia cho tụi nó bao nhiêu thứ?"
 
Chương 24


Lưu Hạnh Hoa bảo: "Thứ có thể chia đều đã chia rồi, hoặc là tính theo đầu người, hoặc là cho tụi nó phân nửa."

Bà Hồ trợn mắt: "Trời ạ, cái đồ vong ân bội nghĩa đó mà bà chia cho nó nhiều thứ thế làm gì? Theo tôi thấy là chẳng cho gì cả, đuổi thẳng cổ cả nhà năm người đó là được rồi, để tụi nó tìm hang núi mà ngủ đi."

Lưu Hạnh Hoa: "Đều là con trai mình, không cho coi sao mà được? Lại chẳng làm ầm lên à? Chúng tôi cũng không muốn người ta bảo mình làm cha mẹ mà bất công, thương lớn thương nhỏ, đuổi cả nhà thằng hai ra đường nhịn đói. Chúng tôi đã làm điều mà người làm cha mẹ nên làm, để người ngoài và cả nhà thằng hai hết đường để nói. Sau này chúng nó có sống tốt hay không thì chúng tôi cũng không quan tâm nữa."

Bà Triệu gật đầu: "Chia hết một cách yên ổn cũng tốt."

Nhưng hai chữ "yên ổn" vừa thốt ra khỏi miệng, cách đó không xa bỗng có tiếng gào lớn: "Bà nội!"

Mấy bà cụ ngẩng đầu nhìn sang, chỉ thấy người kêu bà nội là Nguyễn Khiết. Con bé cứ như bị sói rượt vậy, sau khi trông thấy Lưu Hạnh Hoa thì bước chân càng chạy nhanh hơn. Lại nhìn ra phía sau, Tôn Tiểu Tuệ đang cầm cây cời lửa đuổi theo đằng sau.

Bà Lý híp mắt hỏi: "Làm gì thế nhỉ?"

Lưu Hạnh Hoa cũng không biết có chuyện gì, bà ấy còn chưa lên tiếng thì Nguyễn Khiết đã chạy trốn ra đằng sau bà ấy.

Nguyễn Khiết đặt tay lên vai Lưu Hạnh Hoa, thở hổn hà hổn hển, nói đứt quãng: "Bà nội, mớ củi mà cháu ra ngoài nhặt cả buổi trời đều bị mẹ cháu cướp hết rồi. Bà ấy còn bắt cháu giặt quần áo nữa, không giặt thì muốn đánh chết cháu. Còn bảo cháu phải cho heo gà ăn nữa."

Nói xong, Tôn Tiểu Tuệ đã cầm cây cời lửa chạy đến trước mặt.

Bà ta chống nạnh hung dữ chỉ vào Nguyễn Khiết, hổn hển nói: "Mày còn không mau về cho tao!"

Mấy bà cụ khác khó hiểu, bèn nhìn sang Lưu Hạnh Hoa nhỏ giọng hỏi: "Chuyện gì vậy?"

Lưu Hạnh Hoa chẳng thèm liếc nhìn Tôn Tiểu Tuệ một cái, từ tốn nói: "Tụi nó chê Tiểu Khiết ăn bớt một phần lương thực, lúc ra ở riêng đã cho Tiểu Khiết theo tôi rồi. Thấy Tiểu Khiết là con gái nên không muốn nuôi nhưng lại muốn Tiểu Khiết làm việc cho chúng nó, mấy bà nói xem trên đời này làm gì có chuyện tốt như vậy chứ? Vừa muốn ngựa chạy lại vừa muốn ngựa không ăn cỏ."

Mấy bà cụ nghe xong thì cùng nhìn sang Tôn Tiểu Tuệ, nét mặt để lộ ra vẻ chán ghét.

Bà Lý lên tiếng nói trước: "Tôn Tiểu Tuệ, có ai làm con dâu làm mẹ như cô không?"

Bà Hồ tiếp lời: "Khi cuộc sống tốt đẹp thì làm trò chiếm lợi, mới khó khăn có một tí đã xúi giục người đàn ông của mình chia tài sản rồi ra ở riêng, cô chẳng có chút lương tâm nào à? Không chỉ không có lương tâm mà đến cả mặt mũi cũng chẳng có!"

Bà Triệu còn thẳng thắn hơn: "Đời này tôi đã từng thấy rất nhiều kẻ vô liêm sỉ, nhưng chưa bao giờ thấy đứa trơ trẽn như cô. Cô đã không muốn nuôi Tiểu Khiết, không cho con bé ăn cơm no, cô có mặt mũi nào bắt con bé làm việc chứ?"

Tôn Tiểu Tuệ chẳng quan tâm người ta nói huyên thuyên, nhưng nghe thấy những lời chướng tai này ngay trước mặt thì cũng không khỏi đỏ mặt tía tai giống như bị ai đó tát một phát. Bà ta kìm cơn giận lại, nói: "Tôi đẻ ra nó, tôi là mẹ nó, sao tôi không thể bắt nó làm việc chứ?"

Các bà cụ còn chưa lên tiếng, Nguyễn Khiết bất chợt lớn tiếng nói một câu: "Con cũng đâu bắt mẹ đẻ! Con còn chẳng muốn mẹ làm mẹ con cơ, mẹ dựa vào đâu mà chưa có sự đồng ý của con đã đẻ con ra chứ!?"

Tôn Tiểu Tuệ nghe câu nói ấy mà máu điên lên tới não. Bà ta nắm chặt cây cời lửa trong tay, giơ lên chỉ vào Nguyễn Khiết: "Nguyễn Khiết, mày nói lại coi! Mày xem tao có đánh chết mày không!"

Nguyễn Khiết nấp ở đằng sau Lưu Hành Hoa có rất nhiều sức mạnh và dũng khí, vẻ mặt không còn sợ hãi nữa. Đương nhiên những lời này không phải là do cô ấy nghĩ ra, mà là nghe được hồi lúc tối nói chuyện với Nguyễn Khê, cô ấy cảm thấy rất có đạo lý.
 
Chương 25


Lưu Hạnh Hoa tiếp tục bảo vệ cho Nguyễn Khiết: "Cô nói muốn đánh chết ai hả?"

Tôn Tiểu Tuệ bắt gặp ánh mắt nghiêm nghị của Lưu Hạnh Hoa, áp đảo toàn bộ khí thế của bà ta, lại nhìn sang những ánh mắt chán ghét và gay gắt của mấy bà cụ kia, bà ta kìm lại cơn giận không dám nói nữa.

Mấy bà này đều là người làm mẹ chồng, sống cả đời đều thành tinh cả rồi, không có ai dễ đối phó hết.

Bà ta nghiến răng, sau một hồi đắn đo cũng buông cời lửa, lườm Nguyễn Khiết một cách dữ tợn rồi cầm chặt cây cời lửa xoay người bỏ đi.

Bà ta càng đi càng tức, ngón tay cầm cây cời lửa cũng ngày càng chặt, thực sự không nuốt trôi được cơn tức này, bà ta bèn lao vào bên đường rồi phun nước bọt, rủa xả một câu: "Đám bà già chết tiệt!"

Bà ta vừa mới rủa xong thì chợt giẫm phải đá vụn rồi bỗng trượt chân, cơ thể ngả nghiêng sau đó té phịch xuống đất.

"Ai da!"

Mông chạm đất, eo đụng trúng đá, sau khi đứng dậy thì bị cà nhắc.

Lưu Hạnh Hoa nhìn bóng lưng khập khiễng của bà ta mà hừ lạnh một tiếng: "Đáng đời!"

Ánh nắng rực rỡ chiếu vào cửa, cắt ngang qua khung cửa rồi đổ bóng xuống sàn nhà như lưỡi dao.

Nguyễn Khê ngồi cạnh bóng râm, tay trái cầm một miếng vải cũ màu xám nhỏ, tay phải cầm cây kim, sợi chỉ lên xuống liên tục trên tấm vải cũ bên trái, dưới chân là con mèo vàng lớn đang nằm.

Con mèo vàng lớn ngủ đủ, bèn đứng lên cong lưng rồi duỗi cái eo to. Sau đó đi đến chân ông thợ may, lởn vởn quanh chân ông ấy, thỉnh thoảng còn ngẩng đầu meo với ông ấy. Tín hiệu meo này rõ ràng là đói bụng muốn đồ ăn.

Buổi tối nó sẽ tự bắt chuột, nhưng ban ngày đói thì sẽ tìm ông thợ may.

Ông thợ may nhìn con mèo vàng lớn rồi hừ lạnh một tiếng: "Đồ ăn cây táo, rào cây sung, ăn cái búa ấy!”

Con mèo vàng lớn này tên là Đại Mễ, là người bạn duy nhất trong cuộc sống của ông thợ may, cũng có thể nói là bạn đồng hành tuổi già. Một người một mèo sống trong căn nhà này, nếu không có việc gì thì ông thợ may sẽ ôm nó ngủ dưới giàn nho và nói chuyện với nó.

Nhưng từ khi Nguyễn Khê bắt đầu đến học nghề, Đại Mễ lập tức quay đầu dính lấy Nguyễn Khê. Lúc Nguyễn Khê làm việc, nếu nó không chơi vải vụn bên cạnh Nguyễn Khê thì là nằm bên chân cô ngủ, chỉ khi nào đói mới nhớ tới mà quay lại tìm ông thợ may.

Nghe được lời của ông thợ may, Nguyễn Khê cúi đầu mỉm cười rồi tiếp tục đâm kim.

Sau khi thu chỉ xong, cô buông đầu cắt và kim chỉ xuống, cầm mấy miếng vải vụn đã gia công đi tới trước mặt ông thợ may, cười nói với ông ấy: "Thầy, con làm được khuy áo mà thầy dạy rồi, thầy nhìn xem.”

Nói xong thì nhét một đống vào tay ông ấy: "Cái này là khuy áo phẳng.”

"Cái này là khuy áo đầu tròn."

"Cái này là, là khuy áo viền."

"Còn cái này nữa, miệng lỗ không mở nên là khuy áo trang trí.”

Tuy mỗi lần thấy Nguyễn Khê làm đồ gì đó, ông ấy đều kinh ngạc cảm thán trong lòng, mà số lần cũng không hề ít, nhưng khi thấy cô làm ra thứ gì mới, ông thợ may vẫn không nhịn được mà tiếp tục thán phục.

Ông ấy sống cả đời cũng chưa từng thấy ai có thiên phú như vậy, lại còn không có chút khoe khoang nào. Hơn nữa không chỉ xem một lần là biết, những đồ cô làm ra đều không hề cẩu thả, thật sự rất đẹp.

Nhưng ông ấy cũng không thể hiện ra ngoài. Xem xong, ông ấy chỉ hắng giọng rồi thản nhiên nói: "Cũng không tệ lắm.”

Nguyễn Khê biết trình độ của mình ở đâu, cũng nhìn ra được ông thợ may nghĩ một đằng nói một nẻo, cô mỉm cười thu lại khuy áo mình làm, nói: "Sắp đến trưa rồi, con về nhà ăn cơm trước nhé, buổi chiều con lại tới.”

Ông thợ may dựa vào lưng ghế, nhắm mắt lại: "Chạy đi chạy lại không mệt à, ở lại đây ăn đi.”

Cái gì? Ông già này vừa nói gì cơ?

Nguyễn Khê sững sờ, thậm chí còn có hơi nghi ngờ lỗ tai của mình.
 
Chương 26


Cô nhìn ông thợ may nháy mắt mấy cái, ánh mắt bất giác trợn to: "Thầy nói gì vậy?”

Ông thợ may ra vẻ không kiên nhẫn, tức giận nói: "Không muốn thì về đi!”

Nguyễn Khê chưa bao giờ so đo với tính cách xấu của ông ấy, vội vàng cười rộ lên nói: "Muốn muốn, đương nhiên là muốn rồi.”

Ở lại ăn cơm, cô không chỉ tiết kiệm được lương thực cho gia đình, mà còn có thể ăn được vài thứ tốt, sao lại không muốn cơ chứ? Cuộc sống của ông thợ may trôi qua thoải mái đến mức nào, cô cực kì hiểu rõ.

Đương nhiên, ông thợ may có thể sống thoải mái như vậy, ngoài nguyên nhân do ông ấy là thợ may duy nhất ở núi Phượng Minh này, còn có một nguyên nhân quan trọng khác là nhà ông ấy chỉ có một mình ông ấy nên không cần phải nuôi gia đình.

Trong nhà ít người, ăn không hết được bao nhiêu, cuộc sống cũng thoải mái hơn người khác không ít.

Nguyễn Khê cũng biết, ông thợ may để cô ở lại ăn cơm, đương nhiên không thể tự mình bắc nồi nấu cơm cho cô ăn được, có lẽ ông ấy muốn cô ở lại nấu cơm. Ông ấy được thoải mái, mà cô có thể ăn được một bữa cơm, không ai cảm thấy thiệt thòi hết.

Vì thế Nguyễn Khê không đeo cặp sách màu vàng nữa mà xoay người vào bếp vo gạo.

Cho dù không có trí nhớ của nguyên thân, nhưng việc nấu cơm cũng không làm khó được Nguyễn Khê. Bình thường ngoại trừ công việc, cô rất thích tự mình suy nghĩ món ăn. Nấu ăn được xem là một sở thích của cô, thậm chí cô còn nghiên cứu đủ loại từ điển món ăn.

Có kinh nghiệm sống của nguyên thân mười mấy năm, cộng với vài lần cô tự làm trước đó, Nguyễn Khê coi như là biết cách sử dụng bếp củi. Cô vo gạo xong bèn đốt lửa nấu cơm, Đại Mễ sượt qua khung cửa tiến vào, đi đến bên cạnh cô.

Nguyễn Khê vừa chơi mèo vừa nấu cơm.

Cuối cùng cơm cũng cạn nước, cô đứng dậy ra vườn hái rau.

Hái được bốn trái ớt xanh, một quả mướp, còn thuận tay hái thêm hai cây hành lá.

Quay lại phòng bếp, cô rửa và thái rau, bỏ cuống ớt xanh, gọt vỏ mướp, thái hành lá thành từng miếng nhỏ, lại đập vài tép tỏi rồi băm nhỏ, sau đó dùng nguyên liệu để pha nước sốt, còn cho thêm hai quả trứng gà vào bát.

Tuy sắc mặt của lão thợ may khó chịu quanh năm, nói chuyện vừa thô lỗ vừa chướng tai, không bao giờ chung sống hòa bình được với người khác, nhưng cũng không phải hoàn toàn không hiểu lý lẽ. Trong lúc Nguyễn Khê chuẩn bị đồ ăn, ông ấy đi vào bếp nhóm lửa.

Nguyễn Khê duỗi đầu nhìn ông ấy, nhếch miệng cười một cái nhưng không nói gì.

Cô sợ nói ra ông ấy sẽ không nhịn được mà ném gậy nhóm lửa xuống tại chỗ, không nhóm lửa cho cô nữa.

Đương nhiên tự cô cũng có thể vừa đốt lửa vừa xào rau, nhưng có hơi phiền phức, có người giúp đỡ là tốt nhất.

Chảo sắt nóng, Nguyễn Khê bỏ ớt xanh vào chảo, xào đến khi lớp vỏ bên ngoài của ớt xanh nhăn lại thì cho thêm một ít dầu vào chảo. Sau khi lớp vỏ ớt xanh nhăn hơn, cô lại thêm tỏi vào để xào thơm hơn, sau đó đổ nước sốt pha sẵn vào, thu được nước trong chảo.

Bởi vì không có máy hút khói, mùi thức ăn bay khắp phòng khiến ông thợ may phải nuốt nước miếng.

Nguyễn Khê làm món ớt xanh da hổ xong, lại xào mướp với trứng.

Bản thân cô ngửi thấy mùi cũng có hơi thèm ăn, dù sao sau khi xuyên qua, cô chưa từng ăn được một miếng thức ăn nóng nào. Bây giờ có hai món ăn thơm ngon ở trước mặt, nước miếng không ngừng tiết ra, cô cảm giác mình có thể ăn được hai bát cơm lớn.

Đương nhiên, cũng không có nhiều cơm như vậy cho cô ăn.

Đặt hai món ăn nóng lên bàn, Nguyễn Khê xới cơm, lấy đũa rồi cùng ông thợ may ngồi xuống bàn. Sau khi ông thợ may nếm thử một miếng trứng xào mướp, cô nhìn ông thợ may hỏi: "Thầy, thế nào ạ?"

Ông thợ may nuốt miếng mướp xào trứng, vẫn nói câu kia: "Cũng không tệ lắm.”

Thật ra ánh mắt và biểu cảm nhỏ của ông ấy đã bán đứng ông ấy từ lâu rồi.
 
Chương 27


Nguyễn Khê mỉm cười không vạch trần ông ấy, gắp một miếng ớt xanh da hổ vào bát mình.

Cô có thể ăn cay, chút vị cay của ớt xanh này hoàn toàn không đáng kể.

Ông thợ may lại cắn một miếng ớt xanh da hổ, ánh mắt sáng rỡ lên vì được ăn đồ ngon. Ông ấy không ngờ cô nhóc Nguyễn Khê này không chỉ học nghề nhanh mà nấu ăn cũng ngon như vậy.

Bình thường ông may quần áo cho người ta, đều được mời đến nhà tiếp đãi nên đã nếm qua không ít đồ ăn của người ta, cuối năm còn có thể được ăn thịt lợn. Nhưng món xào nào cũng không ngon được như Nguyễn Khê làm.

Sau khi ăn một miếng mướp xào trứng và một miếng ớt xanh da hổ, đôi mắt của ông thợ may sáng lên. Cũng không làm giá trước mặt Nguyễn Khê nữa, trực tiếp cầm đũa ăn như hổ đói.

Nguyễn Khê không tranh giành với ông ấy mà cầm đũa ăn từ từ, khóe miệng nhếch lên nụ cười thỏa mãn.

Sau khi ăn cơm xong, tâm trạng của ông thợ may rất tốt, lúc nằm dưới giàn nho còn ngâm nga hát.

Nguyễn Khê vừa nghe ông ấy ngâm nga vừa rửa bát đũa, sau đó nằm sấp trên máy may nghỉ ngơi một lúc.

Buổi chiều cô lại học được một ít thứ mới cùng với ông thợ may. Nhưng ông thợ may bỗng có ý kiến, nói là dạy như vậy quá nhanh, còn nói cái gì mà dạy học trò làm chết đói thầy, cuối cùng không chịu dạy cô thêm nữa.

Nguyễn Khê suy nghĩ một lát, nhìn ông ấy hỏi: "Thầy không muốn con học thành nghề sớm, giữ con lại để nấu cơm cho thầy ăn chứ gì?”

Ông thợ may bị chọc trúng tâm tư, mặt già căng lên, thổi râu tức giận nói: "Thầy giống loại người tám đời chưa được ăn à? Nói hôm nay không dạy là không dạy, nếu con không muốn nấu cơm thì trưa mai về nhà mà ăn.”

Nguyễn Khê nhìn ông ấy cười: "Vậy hôm nay con về trước, ngày mai lại nấu cơm cho thầy nhé.”

Ông thợ may vuốt râu hừ một tiếng: "Có tới hay không cũng được.”

Nguyễn Khê cảm thấy mình như đang dỗ trẻ con vậy: "Thầy yên tâm! Chắc chắn con sẽ đến!”

Nói xong, cô đi lấy cặp sách rồi đeo lên người, nhưng lúc chuẩn bị đi, lão thợ may chợt gọi cô lại. Cô khó hiểu quay đầu lại thì thấy lão thợ may đi hái một chùm nho dưới giàn nho.

Ông ấy cầm nho đi tới, đưa đến trước mặt Nguyễn Khê, nói: "Người già không ăn được, chua đến buốt răng, cầm đi.”

Nguyễn Khê có hơi sững sờ vì được cưng chiều: "Cho... Cho con ạ?”

Ông thợ may trực tiếp ném nho vào tay cô rồi quay đi.

Quá ngầu luôn!

Nguyễn Khê nhìn chùm nho trong tay, lại nhìn ông thợ may, giọng nói trong trẻo kêu lên: "Cảm ơn thầy!”

Đi trên con đường núi về nhà, Nguyễn Khê lấy ra một quả nho từ trong cặp xách, lột vỏ rồi bỏ vào miệng. Cô cứ tưởng quả nho này sẽ chua đến buốt răng, nhưng không ngờ trong miệng lại rất ngọt, không hề chua chút nào.

Cô mở to hai mắt, lại nếm thử thêm một quả, vẫn là vị ngọt!

Nguyễn Khê vui mừng hồi tưởng lại vị ngọt trong miệng —— Người thầy này, có thể sống chung được!

Trong lòng cô vừa vui vẻ vừa ngọt ngào, nhưng không tiếp tục ăn nữa. Cô định mang chùm nho về nhà để ăn cùng với Nguyễn Chí Cao, Lưu Hạnh Hoa, Nguyễn Trường Sinh và Nguyễn Khiết, mọi người cùng nhau nếm thử hương vị ngọt ngào này.

Nhưng cô còn chưa về tới nhà, đã nhìn thấy Lăng Hào đang vừa đọc sách vừa chăn lợn trên sườn núi.

Cách Lăng Hào không xa là mấy đứa nhóc Cao Hải Dương. Hôm nay bọn chúng không đánh Lăng Hào, nhưng mỗi người đều cầm một nắm đá trong tay rồi ném vào người Lăng Hào, mở miệng trêu đùa cậu: "Đồ ngốc nói một câu xem nào!”

Lăng Hào chỉ chuyên chú đọc sách của mình, giống như không nghe thấy gì hết.

Nguyễn Khê Bình nín thở, chỉ vào nhóm người Cao Hải Dương quát to: "Làm gì đấy? Muốn chết phải không?”

Nhìn thấy Nguyễn Khê, nhóm người Cao Hải Dương không dám nói nhiều nữa, nhanh chân xoay người bỏ chạy.

Nguyễn Khê nhìn ra được, chắc là Nguyễn Trường Sinh đã cảnh cáo bọn chúng.

Đuổi nhóm người Cao Hải Dương đi, Nguyễn Khê bước tới trước mặt Lăng Hào.

Lăng Hào cầm sách đứng lên từ tảng đá, nói với cô: "Cảm ơn.”
 
Chương 28


Chân mỏi nhừ vì đi đường, Nguyễn Khê ngồi xuống tảng đá, ngửa đầu nhìn cậu: "Nếu sau này bọn chúng lại bắt nạt cậu, cậu cứ nói cho tôi biết, tôi bảo chú năm đi đánh bọn chúng một trận, bảo đảm bọn chúng không dám cười nhạo cậu nữa luôn.”

Lăng Hào nói: "Hôm nay bọn chúng không đánh tôi.”

Nói xong, cậu ngồi xuống bên cạnh Nguyễn Khê, nhìn con lợn cách đó không xa.

Nguyễn Khê tò mò nhìn quyển sách trong tay cậu, mở miệng hỏi: "Cậu đang đọc sách gì vậy?”

Nghe vậy, Lăng Hào quay đầu, đưa sách trong tay vào tay Nguyễn Khê.

Nguyễn Khê mở ra xem một chút, hầu hết các chữ Hán cô đều biết, nhưng cô lại hoàn toàn không hiểu bên trong nói gì.

Cô bất giác cau mày, nghi ngờ híp mắt lại: "Cái này..."

"À." Lăng Hào nghĩ đến cô chưa từng đi học, chỉ nhận biết được một vài chữ, bèn giải thích một câu: "Đây là vật lý.”

Nguyễn Khê cười gượng vài tiếng, đương nhiên cô biết đây là vật lý, cô cũng từng học qua vật lý trung học đấy nhé?

Cô hỏi Lăng Hào: "Cậu bao nhiêu tuổi?”

Lăng Hào nói: "Sinh năm sáu mươi.”

Nguyễn Khê tính toán một chút, vậy bây giờ cậu mười ba tuổi.

Mười ba tuổi mà xem loại sách vật lý y như thiên thư này ư? Mặc dù cô không hiểu, nhưng có thể nhìn ra được nó đã vượt qua kiến thức vật lý bậc trung học.

Nguyễn Khê mỉm cười, cẩn thận thăm dò: "Cậu xem hiểu mấy thứ trong sách à?”

Lăng Hào: "Ừm, rất đơn giản.”

Nguyễn Khê: "..."

Được rồi.

Nguyễn Khê cũng không trò chuyện sâu hơn về môn vật lý với Lăng Hào, cô hít sâu một hơi rồi khép quyển sách trong tay trả lại cho cậu. Sau đó rút một chùm nho nhỏ trong cặp sách ra, đặt lên quyển sách của cậu rồi nói: “Hôm nay mời cậu ăn nho.”

Đây cũng không phải thứ đồ thường gặp, Lăng Hào không chạm vào, chỉ nói: “Cậu ăn đi.”

Nguyễn Khê vươn tay nhặt một quả, cười nói với cậu: “Cùng nhau ăn nhé.”

Lăng Hào bắt gặp ánh mắt sáng lấp lánh của cô, một lúc sau cũng cúi đầu xuống, vươn tay lấy một quả.

Hai người cùng ngồi trên sườn núi, chia nhau một chùm nho nhỏ, ngắm mặt trời khuất dần sau đỉnh núi.

Nguyễn Khê hỏi: “Ngọt không?”

Lăng Hào nói: “Ừm, rất ngọt.”

Bởi vì quen biết cô nên gần đây cậu đã được nếm đồ ngọt hai lần. Lần trước là kẹo sữa, lần này là nho.

Nguyễn Khê nói: “Tôi lớn hơn cậu, sau này cậu gọi tôi là chị đi, tôi nhận cậu làm em trai.”

Lăng Hào cười rất vui vẻ, quay đầu nhìn về phía bầu trời hơi nhuộm đỏ, không trả lời lại.

Nguyễn Khê đeo cặp sách trở về nhà, đi đến trước cửa, đúng lúc gặp Tôn Tiểu Tuệ đang gánh một sọt cỏ cứt lợn vừa về đến nhà.

Một tay Tôn Tiểu Tuệ đang cầm lưỡi liềm dính đầy bùn, tay kia nâng eo, bước đi khập khiễng.

Nguyễn Khê không có gì để nói với Tôn Tiểu Tuệ, chỉ liếc bà ta một cái rồi đi thẳng vào nhà.

Tôn Tiểu Tuệ bị thái độ này của cô chọc giận đến nỗi cười lạnh thành tiếng: “Nhìn thấy người lớn mà không biết chào hả?”

Nguyễn Khê lập tức chào cho có lệ: “Chào mẹ hai.”

Chào xong cô bước vào phòng mình, đặt cặp sách xuống ngồi nghỉ lấy hơi.

Tôn Tiểu Tuệ vào nhà đặt cái sọt trên người xuống, nhìn thấy Nguyễn Khiết đang băm rau dại, bà ta càng tức giận không có chỗ trút, ánh mắt giống như mang theo dao, tàn nhẫn khoét một lỗ trên người Nguyễn Khiết.

Nguyễn Khiết chào Nguyễn Khê một câu, sau đó cúi đầu không nhìn Tôn Tiểu Tuệ, nhanh tay băm thức ăn cho gà trộn với cám gạo, mang đến lồng gà cho gà ăn. Con lợn thịt mà Lưu Hạnh Hoa chia xong để lại, vừa rồi cô cũng đã nấu đồ cho ăn.

Còn lợn và gà mái chia cho Nguyễn Chí Cao và Tôn Tiểu Tuệ, cô cũng không lựa rau dại cho chúng ăn, vậy nên Tôn Tiểu Tuệ mới muốn dùng ánh mắt giết cô.

Tôn Tiểu Tuệ đi theo tập thể làm việc đồng áng, sau đó lại lên sườn đồi bên cạnh hái rau dại về, bây giờ còn phải tự mình trộn thức ăn cho lợn gà ăn. Cho chúng ăn xong, kế đó còn phải nấu cơm, căn bản không có thời gian rảnh rỗi.
 
Chương 29


Lúc chưa chia nhà, những việc trong nhà như giặt giũ, quét tước, nấu cơm rửa chén, cho lợn gà ăn đều là Lưu Hạnh Hoa dẫn dắt Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết cùng làm. Sau khi chia nhà, Tôn Tiểu Tuệ phải một mình đảm đương hết mọi việc.

Nguyễn Trường Quý bắt đầu đi làm những công việc nặng nhọc để kiếm sống, nào là vào mỏ đào đồng, gánh sọt từ trên đồng xuống núi, hoặc là lên núi, xuống núi gánh phân đến vùng ruộng khô cằn. Ngày nào kết thúc cũng mệt muốn chết đi sống lại, sau khi xong việc càng cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn.

Nguyễn Dược Tiến và Nguyễn Dược Hoa đã không còn nhỏ nhỏ tuổi, có thể giúp bà ta san sẻ gánh nặng. Nhưng bà ta đã quen có việc là chỉ tìm Nguyễn Khiết, không tìm hai đứa con trai bảo bối của mình. Hơn nữa hai đứa con trai bảo bối của bà ta cũng sẽ không chịu làm những việc này, cho nên bà ta chỉ có thể tự mình ôm đồm hết thảy.

Bởi thế bà ta vừa băm thức ăn cho lợn vừa tức giận đến nghiến răng nghiến lợi, hận cái đứa con gái sói mắt trắng* mà mình sinh ra, không biết giúp bà ta san sẻ.

(*) Ý chỉ người vong ơn bội nghĩa.

Trong lòng tức giận không có chỗ phát, bà ta cúi đầu băm thức ăn cho lợn một lúc, sau đó chợt lên tiếng hỏi: “Tiểu Khê, hai ngày nay mày ra ngoài làm gì?”

Nguyễn Khê đang ngồi trong phòng nghỉ ngơi, nghe tiếng Tôn Tiểu Tuệ băm thức ăn cho lợn là biết trong bụng bà ta đang tức giận. Cô cũng không muốn nói nhiều với Tôn Tiểu Tuệ, cho nên trả lời qua loa một câu: “Học nghề ạ.”

Tôn Tiểu Tuệ cười khẽ: “Thật hay giả đó? Ông thợ may đồng ý dạy mày à?”

Nguyễn Khê: “Mẹ đi hỏi ông thợ may đi.”

Tôn Tiểu Tuệ: Ồ, nếu ông thợ may chịu dạy cho mày thì có quỷ ấy.

Bà ta nói: “Sợ là mày lười nhác không muốn làm việc nên ném hết việc nhà cho Tiểu Khiết của bọn tao làm. Mày trốn ra ngoài ở không, nó thì bận từ sớm đến tối. Cái con bé Tiểu Khiết ngốc nghếch, bị mày lừa bán mà cũng không biết, còn vội giúp mày kiếm tiền.”

Nguyễn Khê cạn lời cười nhạo bà ta: “Không ngờ mẹ hai còn rất đau lòng cho Tiểu Khiết đấy.”

Tôn Tiểu Tuệ bị nghẹn họng, một lúc sau mới nói: “Nó là tao sinh ra, tao không đau thì ai đau?”

Nguyễn Khê cười lạnh: “Da mặt của mẹ thật sự còn dày hơn tường thành.”

Bị một đứa nhóc không nể mặt mũi làm xấu hổ như vậy, Tôn Tiểu Tuệ lập tức nổi giận. Bà ta dằn mạnh cây dao phay trên tay xuống tấm thớt gỗ, không để cho mình mất mặt, lấy thân phận bề trên nói: “Nguyễn Khê, mày nói chuyện với người lớn kiểu gì đấy?”

Nguyễn Khê: “Nói kiểu gì, không phải mẹ nghe hết rồi sao?”

Cái con nhóc vô lễ chết tiệt này!

Tôn Tiểu Tuệ lập tức giận đến phát run, lồng ngực phập phồng, tức đến mức muốn xông vào phòng xé Nguyễn Khê ra làm ba.

Nhưng Nguyễn Khê không phải bà ta sinh ra, ông già và bà cụ trong nhà đều bao che cho Nguyễn Khê, còn có cha ruột Nguyễn Khê là sĩ quan, bà ta có lòng nhưng cũng không có cái gan đó. Chỉ có thể miễng cưỡng nuốt cục tức này xuống, cầm dao mạnh mẽ băm thức ăn cho lợn.

Nguyễn Khiết đứng bên ngoài lồng cho gà ăn, nghe thấy Nguyễn Khê và Tôn Tiểu Tuệ ở trong nhà giống như đang cãi vã, trong lòng cô ấy vừa sợ hãi vừa hơi lo lắng. Lúc đang cầm cái chậu men cũ định trở vào nhà thì Lưu Hạnh Hoa trở về đúng lúc.

Nhìn thấy Lưu Hạnh Hoa giống như thấy được một cái núi dựa lớn, trong lòng Nguyễn Khiết lập tức thả lỏng. Cô ấy cũng không kịp nói gì, cùng Lưu Hạnh Hoa đi vào nhà. Chỉ thấy Tôn Tiểu Tuệ đang băm cỏ cho lợn ăn trút giận, mỗi lần lưỡi dao hạ xuống đều mang theo cảm xúc dữ dội.

Lưu Hạnh Hoa không thèm quan tâm đến Tôn Tiểu Tuệ, xoay người đi đến phòng Nguyễn Khê.

Nguyễn Khê thấy bà nội tiến vào, dùng khẩu hình miệng cười nói với bà: “Bị cháu chọc giận.”

Lưu Hạnh Hoa cũng cười, dùng khẩu hình miệng nói: “Tức chết cũng đáng đời!”

Nói xong hai người cùng bật cười thành tiếng.
 
Chương 30


Nguyễn Khê không bị Tôn Tiểu Tuệ làm ảnh hưởng đến tâm trạng, cô cùng Lưu Hạnh Hoa và Nguyễn Khiết nói nói cười cười nấu xong bữa tối. Đợi Nguyễn Chí Cao và Nguyễn Trường Sinh xong việc trở về thì dọn cơm đặt lên bàn trong phòng chính, sau đó dùng cơm trong tiếng cười nói vui vẻ.

Nói đến buổi trưa Nguyễn Khê không về nhà ăn cơm, Nguyễn Khiết lên tiếng: “Chị à, em biết buổi trưa chị ăn gì rồi, một món mướp xào xứng, một món ớt xanh da hổ, nấu rất thơm, ở bên ngoài cổng sân cũng có thể ngửi được, đúng không ạ?”

Nguyễn Khê phản ứng rất nhanh: “Em tới tìm chị à?”

Nguyễn Khiết gật đầu với cô: “Bà nội thấy chị không về nên bảo em đến nhà ông thợ may xem thử. Em thấy chị ăn ở nhà ông thợ may nên không vào trong quấy rầy chị. Mọi người đều nói ông thợ may không dễ gần nhưng em thấy ông ấy rất tốt.”

Nguyễn Khê hơi hạ thấp giọng: “Đúng là rất tốt, lúc chạng vạng tối chị trở về còn đưa cho chị một chùm nho.”

Nghe vậy, Nguyễn Trường Sinh đột nhiên phấn chấn, hơi không tin: “Nho hả?”

Nguyễn Khê nhìn anh ấy gật đầu: “Được trồng trong sân của ông ấy ạ.”

Nguyễn Trường Sinh húp một ngụm cháo: “Chú năm của cháu đã lớn đến từng này còn chưa từng được ăn nho đấy, chua không?”

Nguyễn Khê lắc đầu: “Ngọt ạ, ăn cơm xong chúng ta sẽ cùng nhau ăn.”

Một nhà năm người Nguyễn Khê ăn xong cơm tối thì Tôn Tiểu Tuệ cũng vừa nấu bữa tối xong.

Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết thu dọn bát đũa trở về phòng bên cạnh, chờ Nguyễn Chí Cao, Nguyễn Trường Sinh và Lưu Hạnh Hoa bước vào hết, Nguyễn Khê mới vào phòng lấy một chùm nho trong cặp ra, bỏ vào chậu rửa sạch rồi mang đến trước mặt bọn họ.

Nhìn thấy nho, lần này bốn người đều tin ông thợ may đối xử với Nguyễn Khê thật sự không tệ.

Thấy nho đủ chia, Nguyễn Trường Sinh cũng không khách sáo nữa, tiên phong ngắt một quả bỏ vào miệng. Nếm được vị ngọt của nho, cả khuôn mặt anh ấy đều tỏa sáng, gật đầu nói: “Ừm, rất ngọt, ăn ngon lắm.”

Nói xong anh ấy lại ngắt hai quả, một quả cho Nguyễn Chí Cao, một quả cho Lưu Hạnh Hoa.

Nguyễn Chí Cao và Lưu Hạnh Hoa mỗi người nếm thử một quả, đều gật đầu nói rất ngon.

Tôn Tiểu Tuệ và Nguyễn Trường Quý dắt theo Nguyễn Dược Tiến và Nguyễn Dược Hoa vào phòng chính ăn cơm, ăn món rau được thêm dầu muối và tỏi băm nhỏ, trong miệng đầy hương vị tươi ngon. Cơn giận mà Tôn Tiểu Tuệ đã nhịn cả một ngày cuối cùng cũng tan biến.

Bà nói chuyện cũng bình thản, không còn mang theo xúc động, nói với Nguyễn Trường Quý: “Như vậy không được, ông vẫn nên gọi Tiểu Khiết đi theo chúng ta đi. Cứ tiếp tục như vậy thì chẳng phải tôi đã phí công sinh ra một đứa con gái sao? Cả ngày chỉ biết giúp người ngoài làm việc nhà.”

Nguyễn Trường Quý là một người nhu nhược, đang ăn cơm nên trả lời cho có lệ: “Để nói sau.”

Tôn Tiểu Tuệ nhìn ông ta: “Ông cứ như vậy là sợ cha mẹ sao?”

Nguyễn Trường Quý hơi mất kiên nhẫn: “Lúc đang ăn cơm nói những chuyện này làm gì? Lúc không có việc gì thì hãy nói.”

Thấy ông ta như vậy, Tôn Tiểu Tuệ cũng nhẹ nhàng hít sâu một hơi, tạm thời không nói nữa. Tóm lại con gái là bà sinh ra, xương gãy thì vẫn liền gân, dù sao cũng chạy không thoát được, để lần sau lại nói tiếp.

Hai anh em Nguyễn Dược Tiến và Nguyễn Dược Hoa không quan tâm đến những việc trong nhà, cho dù có lộn xộn thế nào thì cũng không ảnh hưởng đến miếng ăn của bọn họ. Bây giờ đã chia nhà, ăn cũng ngon hơn, bọn họ càng không có bất kỳ chuyện gì để phiền não.

Hai anh em ăn rất nhanh, ăn xong lập tức chạy ra ngoài chơi.

Kết quả chơi một lát thì hai người đột nhiên chạy về, tuổi tác của Nguyễn Dược Tiến cũng đã điềm tĩnh hơn chút, nhưng Nguyễn Dược Hoa thì lại trực tiếp chặn trước mặt Tôn Tiểu Tuệ, khoa trương nói: “Mẹ, năm người ông bà nội và chú năm, còn có Nguyễn Khê, Nguyễn Khiết đang ăn nho kìa!”
 
Chương 31


Nghe nói vậy, Tôn Tiểu Tuệ theo bản năng không tin: “Nói hươu nói vượn, bọn họ lấy đâu ra nho ăn?”

Hai mắt Nguyễn Dược Hoa trợn to như quả chuông đồng: “Con và anh cả ghé vào cửa tận mắt nhìn thấy, thật sự là nho.”

Tôn Tiểu Tuệ và Nguyễn Trường Quý nhìn về phía Nguyễn Dược Tiến, Nguyễn Dược Tiến gật đầu nói: “Con nghe nói là ông thợ may cho Nguyễn Khê.”

Ông thợ may cho Nguyễn Khê?

Tôn Tiểu Tuệ sững sờ một lúc, bật thốt: “Không thể nào! Chuyện này sao có thể chứ?”

Tính tình của ông thợ may mọi người ở núi Phượng Minh đều biết, nếu ông ấy có thể cho Nguyễn Khê nho thì mặt trời đã có thể mọc ở đằng tây, còn lập tức mọc thêm mười cái!

Nguyễn Dược Hoa cực kỳ sốt ruột: “Mẹ đi xem thử chẳng phải sẽ biết sao?”

Nói cũng phải, mắt thấy mới là thật. Tôn Tiểu Tuệ đặt đũa xuống, đi theo Nguyễn Dược Hoa ra ngoài, nhẹ nhàng bước đến ngoài của phòng bên cạnh rồi dừng lại, ghé đầu vào xem.

Nhìn thấy nhóm người Nguyễn Khê, Nguyễn Khiết quả nhiên đang ăn nho, ấn đường của bà ta lập tức nhăn lại như quả nho khô.

Bà ta không lên tiếng để làm bản thân xấu hổ, lặng lẽ lui về phòng chính.

Thấy bà ta đi vào, Nguyễn Trường Quý ngẩng đầu lên hỏi: “Thật à?”

Trong mắt Tôn Tiểu Tuệ mang theo vẻ thèm thuồng, bà ta ngồi xuống cầm đũa, nhìn Nguyễn Trường Quý gật đầu: “Là đang ăn nho.”

Nguyễn Dược Hoa ở bên cạnh lên tiếng: “Mẹ, con cũng muốn ăn nho.”

Nguyễn Trường Quý không thèm để ý đến cậu ta, tiếp tục hỏi Tôn Tiểu Tuệ: “Ông thợ may cho Nguyễn Khê à?”

Tôn Tiểu Tuệ cầm đũa suy nghĩ một chút, trong mắt lộ ra nghi ngờ: “Ông nói ông thợ may có thể cho nó sao? Chẳng lẽ là…”

Nói rồi bà ta hạ thấp giọng: “Nó ăn trộm được…”

Nguyễn Dược Hoa không có hứng thú với việc từ đâu mà có nho, thằng bé ngồi vào bên cạnh bàn, đưa tay lay cánh tay Tôn Tiểu Tuệ, một dáng vẻ thèm ăn cả người khó chịu: “Mẹ, con cũng muốn ăn nho.”

Tôn Tiểu Tuệ bị thằng bé lay lắc lư cả người, tốt tính nói: “Ông bà nội kia của các con tối hôm qua nấu cơm cũng không cho các con ăn, các con còn muốn ăn nho của bọn họ? Đó là đồ trộm được, chúng ta không ăn.”

Nguyễn Dược Hoa vẫn là thèm ăn không chịu nổi: “Thế nhưng mà con muốn ăn, anh cả cũng muốn ăn.”

Nói xong thằng bé lại bắt đầu bày ra dáng vẻ rung đùi đắc ý: “Con muốn ăn nho, con muốn ăn nho…”

Tôn Tiểu Tuệ rất có kiên nhẫn với Nguyễn Dược Hoa, tiếp tục dụ dỗ nói: “Con đừng nghe bọn họ nói là ngọt, mẹ nói cho con nghe, nho kia vừa nhìn đã biết là cực kỳ chua, có thể làm răng con chua ê ẩm luôn.”

Nguyễn Dược Hoa nuốt nước miếng một cái, vẫn uốn éo: “Chua con cũng muốn ăn.”

Nguyễn Trường Quý ở trước mặt Nguyễn Dược Hoa và Nguyễn Dược Tiến vẫn có uy nghiêm của người làm cha, ông ta không nhìn nổi dáng vẻ không có tiền đồ này của Nguyễn Dược Hoa, dựng mạnh nắm đũa trong tay lên bàn, mặt sầm lại: “Còn uốn éo nữa có tin cha quất con hay không!”

Nguyễn Dược Hoa bị ông ta dọa đến mức vội vàng buông cánh tay Tôn Tiểu Tuệ ra, tự mình ngồi xuống bên cạnh bàn.

Lúc này Nguyễn Dược Tiến ở bên cạnh lên tiếng: “Đều tách nhà ra rồi, đồ nhà ông ấy con không ăn, con cũng không cần.”

Nguyễn Trường Quý nghe nói như thế thì trong lòng dễ chịu một chút, trừng mắt nhìn Nguyễn Dược Hoa, nói: “Con học anh trai của con một chút đi!”

Nguyễn Dược Hoa cúi đầu xuống bĩu môi, có chỗ nào nghe lọt, trong đầu vẫn toàn là- con muốn ăn nho.

Ban đêm nằm trên giường đi ngủ, trước mắt vẫn là một chùm nho lớn rồi lại một chùm nho lớn.

Tôn Tiểu Tuệ và Nguyễn Trường Quý nằm trên giường, thừa dịp Nguyễn Trường Quý chưa ngủ, Tôn Tiểu Tuệ nói: “Tôi nghĩ tới nghĩ lui, nho kia chắc chắn là Tiểu Khê trộm được, tôi phải đi đến ủy ban cách mạng của lữ đoàn Kim Quan tố giác vạch trần.”

Nguyễn Trường Quý chống đỡ mí mắt: “Chút chuyện như thế này sao lại phải đến ủy ban cách mạng của lữ đoàn để tố giác, trong nhà dạy dỗ một chút là được rồi.”
 
Chương 32


Tôn Tiểu Tuệ nghiêng đầu nhìn ông ấy: “Nó có thể thừa nhận sao? Bây giờ trộm cây kim, lớn lên trộm vàng, đây cũng không phải là chuyện nhỏ. Ba mẹ ông cái gì cũng nuông chiều nó, nếu chúng ta không quản thì con nhóc này lớn lên sớm muốn cũng vào tù.”

Nguyễn Trường Quý nhẹ nhàng hít một hơi: “Nếu báo cáo lên thì không phải là sẽ bị bắt lên văn phòng quần chúng chuyên chính hay sao? Rồi bị treo tên trong đại hội phê bình, nói không chừng còn bị đưa vào trại lao động. Bà cũng đừng quản chuyện này, sau này nó có ngồi tù hay không ngồi tù thì cũng không có liên quan tới chúng ta.”

Tôn Tiểu Tuệ: “Làm sao mà không có liên quan được? Bây giờ đang đề xướng vì việc nước quên tình nhà, không thể bởi vì là người thân của mình mà có tâm tư bảo vệ. Đã phạm sai lầm thì phải nhận lấy sự trừng phạt vốn có, chúng ta không thể bao che cho nó…”

Bà ta nói một hơi thì nghe được tiếng ngáy của Nguyễn Trường Quý, biết ông ấy mệt mỏi ngủ thiếp đi, thế là dừng lại không nói nữa. Sau đó bà ta trở mình ngồi dậy, trong lòng suy nghĩ một trận, chậm chạp cũng không thấy buồn ngủ.

Bà ta nghĩ đến để cho Nguyễn Khê ăn một bài học mới được, để hạ uy phong của nó. Bắt nó đến văn phòng quần chúng chuyên chính đánh một trận, để nó bị phê bình hối lỗi trước quần chúng, tốt nhất là kéo nó đi cải tạo lao động, để nó lên công trường ăn nhiều đau khổ một chút!

Tôn Tiểu Tuệ trở mình mấy lần như vậy mới miễn cưỡng ngủ được mấy tiếng.

Ngày hôm sau, khi gà trống còn chưa gáy, bà ta thừa dịp ban đêm đã dậy. Bà ta lén lút cầm lấy đèn pin trong nhà, mò mẫm đi ra ngoài, đi một đường dọc theo đường núi đi tới thôn Kim Quan, lại tìm tới nhà bí thư lữ đoàn.

Nhìn thấy bí thư Vương của thôn Kim Quan, bà ta trực tiếp nói thẳng ý đồ đến: “Có người trộm nho nhà ông thợ may ở lữ đoàn của các anh, trộm một chùm về nhà. Loại không đứng đắn này nếu không sửa trị thì sẽ làm dao động ý chí cách mạng của mọi người!”

Bà ta nói rồi lấy ra một miếng vỏ nho đưa cho bí thư Vương xem: “Đây chính là tang vật, làm chứng cứ đanh thép!”

Bí thư Vương thấy vỏ nho trong tay bà ta, ánh mắt từ từ trầm xuống.

Sáng sớm Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết nghe được tiếng gà trống gáy mới rời khỏi giường, rửa mặt nấu cơm làm việc nhà như thường ngày, làm xong xuôi chuyện cơm nước trong nhà thì đi ra cửa, ai cũng bận rộn.

Trước khi Nguyễn Khê đi thì chào hỏi Lưu Hạnh Hoa một tiếng, nói giữa trưa cô sẽ không về ăn cơm.

Đến nhà ông thợ may, trước tiên thì cô không tìm ông thợ may học tay nghề, cũng không nói với ông ấy chuyện học nghề, mà là dọn dẹp trong phòng và bên ngoài một chút. Lúc dọn dẹp sạch sẽ đang muốn ngồi xuống nghỉ ngơi thì ngoài cửa có một người phụ nữ mặc áo ca rô.

Bà ta đứng ở bên ngoài cổng sân chứ chưa bước vào, quay đầu nhìn bên ngoài đợi một hồi, chờ trong khung cửa xuất hiện bóng dáng một cô gái trẻ tuổi, bà ta mới nhẹ nhàng vẫy tay một cái, mới đi qua cửa đi về phía sân.

Sau khi đi vào, người phụ nữ mặc áo ca rô chào hỏi với ông thợ may trước, khuôn mặt khách khí, nói là mình tới may quần áo.

Ông thợ may hắng giọng một cái, đứng dậy khỏi xích đu, dẫn người phụ nữ mặc áo ca rô và cô bé kia đi vào nhà.

Tất nhiên là Nguyễn Khê có mắt nhìn, rửa tay giúp đỡ đãi khách, đi vào nhà bếp cầm hai cái bát sứ trắng, rót cho người phụ nữ mặc áo ca rô và cô con gái đi cùng ba ta một chén nước nóng.

Bưng nước nóng lên phòng chính, người phụ nữ mặc áo ca rô uống nửa bát nước rồi nói: “Đây là con dâu của tôi, không phải dự định vài ngày nữa sẽ kết hôn sao, cho nên phải may mấy bộ quần áo mới. Vải tôi đã mua xong, cũng đều mang tới. Phiền ông xem một chút, làm hai bộ quần áo mặc ngày thường, lại làm một bộ mặc ngày kết hôn, đều phải vui mừng một chút, kiểu dáng đẹp mắt một chút.”
 
Chương 33


Ông thợ may không nói chuyện nhiều, nhìn vải người phụ nữ mặc áo ca rô mang tới, lại gọi cô gái kia: “Cô đứng lên.”

Cô gái kia cũng không nói lời nào, trực tiếp đứng lên từ chiếc ghế đẩu, trên mặt mang chút e lệ và ngại ngùng xấu hổ.

Ông thợ may cũng mặc kệ trên mặt cô ấy có thần sắc gì, sau khi dò xét trên dưới cô ấy một phen, trực tiếp quay đầu nói với Nguyễn Khê: “Có thể, trong lòng tôi có chủ ý, con đo kích thước cho cô ấy đi.”

Nguyễn Khê nghe vội vàng đi lấy thước dây.

Nhưng khi cô cầm thước dây tới, trên khuôn mặt đang cười của người phụ nữ mặc áo ca rô không nén được tức giận, hơi không vui lên tiếng: “Sao ông để cô ta đo, cô ta có thể đo sao?”

Người này nhìn qua chỉ là một đứa nhỏ choai choai, dáng vẻ mười bốn mười lăm tuổi. Bà ta may quần áo cho con dâu, là muốn mặc lúc kết hôn cho người khác nhìn, bỏ ra nhiều tiền như vậy cũng không cho phép có sai lầm gì.

Ông thợ may trước giờ nói chuyện vừa trực tiếp vừa khó nghe, lột thẳng mặt mũi của người khác xuống: “Nó là học trò của tôi, tôi nói được là được. Nếu bà cảm thấy không được vậy thì đi tìm nhà khác may đi.”

Người phụ nữ mặc áo ca rô bị ông ấy nói làm cho mặt mũi cứng đờ, suýt chút nữa không ngồi vững.

Nếu không phải trên núi Phượng Minh này có một mình ông ấy may vá, làm sao bà ta lại chịu cơn tức như thế này!

Nguyễn Khê xem như mở mang kiến thức tại sao thợ may khó ở chung, nói với khách như thế luôn. Cô nhìn sắc mặt khó coi của người phụ nữ mặc áo ca rô, lập tức vội vàng cười với bà ta một cái rồi nói: “Cháu học với thầy vô cùng tốt, bác yên tâm đi, chắc chắc không có vấn đề.”

Người phụ nữ mặc áo ca rô tìm về được một chút mặt mũi, cũng không nói gì nữa.

Nguyễn Khê đo kích thước cho cô gái, cầm bút chì ghi nhớ từng cái. Lúc đo kích thước, cô thổi phồng cô gái kia như tiên trên trời, lại nói người phụ nữ mặc áo ca rô là một mẹ chồng tốt, nói cô gái tốt số, làm cho hai người kia cười tít mắt.

Đo kích thước xong, hẹn người phụ nữ áo ca rô thời gian đến may, cô đưa người đi ra ngoài.

Người phụ nữ mặc áo ca rô ôm vải vóc dẫn theo cô gái đi xa, lúc đi vào đường núi thì nói một câu: “Thợ may này nhận học trò từ lúc nào nhỉ? Cũng không biết là con bé nhà ai, lại chịu được lão già thợ may này?”

Cô gái hơi quay đầu lại một chút: “Nếu có thể học thành tài thì chịu tức một chút cũng đáng mà.”

Người phụ nữ mặc áo ca rô nói: “Điều này cũng đúng, mẹ nhìn thấy cô ấy học cũng tốt rồi.”

Thật ra chủ yếu là tính tình tốt biết ăn nói, làm tâm tình của bà ta rất tốt.

Nguyễn Khê đứng ở cửa sân nhìn người phụ nữ mặc áo ca rô và cô gái đi xa, quay người lại ôm lấy Đại Mễ bên chân, trở lại phòng chính nói với ông thợ may: “Lão đồng chí, thầy nói chuyện với người khác cũng quá không khách khí rồi.”

Ông thợ may nghe vậy thì hừ một cái: “Người bán hàng ở hợp tác xã cung tiêu còn không khách khí hơn thầy nhiều.”

Trong nháy mắt Nguyễn Khê hơi sững sờ, ngẫm lại cũng đúng, những năm này không giống với những năm sau. Về sau, phàm là người làm gì liên quan đến dịch vụ đều phải ra vẻ đáng thương trước mặt khách hàng, còn bây giờ rõ ràng họ là ông lớn.

Không nói đến cái này, Nguyễn Khê ôm lấy Đại Mễ ngồi xuống ghế đẩu trước mặt ông thợ may, hơi lệch xuống dưới nhìn ông ấy: “Thầy, hôm hay thầy định dạy con cái gì vậy?”

Ông thợ may nhìn cô còn chưa nói xong, bên ngoài cổng sân bỗng có mấy người đi vào.

Ông thợ may xoay đầu nhìn chỉ thấy người tới là mấy người bí thư Vương ở lữ đoàn, mấy người khác cũng là cán bộ trong thôn. Nhìn vẻ mặt của họ không giống như là tới làm quần áo, cũng không giống như tới để uống nước nói chuyện trời đất.
 
Chương 34


Như phỏng đoán của ông thợ may, bí thư Vương mang theo mấy cán bộ kia đi thẳng đến phòng chính, sau khi vào nhà ngồi xuống, nhìn ông thợ may lập tức nói: “Ông Tống, chúng tôi nhận được báo cáo của người khác, nói có người trộm của nhà ông một chùm nho, cho nên tới tra hỏi một chút.”

Nói xong ông ấy lấy ra một tờ báo ở trong túi, mở ra trước mặt ông thợ may.

Bên trong gói lấy một nửa miếng vỏ nho đã khô.

Ông thợ may già nhìn vỏ nho đã khô một nửa rồi nhìn lên Bí thư Vương, ưỡn người hỏi con dê rừng: "Là con rùa nào ăn trộm nho nhà tao?”

Nho nhà ông trong vườn, không phải lúc nào ông cũng ở ngoài canh chừng, trong nhà lúc nào cũng có khi ăn cơm, làm việc. Nhất là buổi tối giấc ngủ dài như vậy, có người leo tường sân đi vào ông cũng chẳng hay.

Đám nho trên giàn không sai trái nhưng ông cũng không đếm từng chùm, mất một hai chùm nhìn không ra, và ông cũng không thể nào phát hiện.

Bí thư Vương nhìn ông hỏi: "Vậy xem ra...ông không biết chuyện này?"

Ông thợ may già khịt mũi: "Nếu tôi biết thì đâu để cho con rùa chạy thoát?"

Bí thư Vương hắng giọng rồi gói vỏ nho: "Người đưa tin nói rồi, là người của lữ đoàn Mắt Phượng, chính là cô cháu gái của Bí thư Nguyễn Chí Cao, hình như là Nguyễn Khê? Mình phải đến gặp cô bé để hỏi.... "

"Thôi thôi thôi thôi..."

Bí thư Vương chưa nói hết ông thợ may già giơ tay bảo dừng một hơi.

Bí thư Vương nén chữ cuối, ông thợ may già cau mày hỏi: "Ông vừa nói ai kia? Người đã trộm nho nhà tôi?"

Nghe ông nói thế, tưởng mình lớn tuổi lãng tai bèn cất cao giọng và nghiêm nghị lặp lại: "Cháu gái nhà bí thư của lữ đoàn mắt phượng tên là Nguyễn Khê."

"Vớ vẩn!"

Ông thợ may già đập mạnh vào chiếc bàn nhỏ bên cạnh khiến mấy người Bí thư Vương giật nảy mình.

Nguyễn Khê vốn một dạng ‘đứng ngoài cuộc’, nhưng khi nghe được mới biết mình lại nhân vật chính của vụ trộm này, trên mặt chỉ còn vẻ không nói nên lời và cảm giác buồn cười.

Cô hắng giọng, nhìn Bí thư Vương nói: "Bí thư Vương, tôi chính là Nguyễn Khê mà ông nói."

Gì?

Bí thư Vương xoay đầu nhìn cô – Chuyện gì đây?

Kẻ trộm đồ lại ở ngay trong nhà ông thợ may già?

Ông thợ may già tức giận nói: "Cô bé là người học trò tôi mới nhận. Tối hôm qua lúc nó về nhà, tôi đã tự tay hái cho nó một chùm nho, thế quái nào thành ăn trộm rồi? Ông nói rõ ràng cho tôi, là đứa nào tố cáo?”

Bí thư Vương chưa lên tiếng, Nguyễn Khê nói: "Chắc là Tôn Tiểu Tuệ, mẹ hai của tôi."

Chuyện này…

Bí thư Vương hết lời rồi...

Nguyễn Khê nín thở nghiến răng, nắm tay xiết chặt cũng bất ngờ đấm xuống bàn.

Đấm xong, cô đứng dậy, xách cặp đi ra ngoài.

Đi được vài bước, cô quay người lạnh lùng nói với Bí thư Vương: "Ông muốn tra hỏi sự thật mà, vậy cùng tôi đi tìm Tôn Tiểu Huệ. Tôi không có trộm đồ, các người còn phải trả lại sự trong sạch cho tôi, không thể để bà ta vu oan cho tôi.”

Bí thư Vương đã đến đó tra rõ chân tướng rồi, sự việc đã đến hồi kết thúc, ông thật sự không muốn đối chất với Tôn Hiểu Huệ thêm một lần nữa, cứ nghĩ mọi chuyện cứ thế trôi qua. Chỉ là một sự hiểu lầm, không phải chuyện to tát.

Nguyễn Khê nhìn ra Bí thư Vương không muốn dây dưa thêm trên nét mặt ông ta, nên không đợi ông mượn cớ mở lời đã nhanh chóng nói: "Nếu ông không đi, dám chắc bà ta cho rằng ông đang bao che tôi, còn muốn kiện lên trên.”

Bí thư Vương trợn mắt: "Bà ta dám làm chuyện này?"

Ngón tay Nguyễn Khê dùng siết chặt quai balo: "Sao bà ta không dám? Bà ta còn dám dựa suy tưởng của bản thân với suy đoán ác ý mà chẳng có bất cứ bằng chứng đến chỗ của ông tố cáo tôi trộm nho."

Bí thư Vương nhướng mày suy nghĩ một lúc rồi đứng dậy nói: "Đi, cùng đi đi!"
 
Chương 35


Ông ta không sợ Tôn Tiểu Tuệ lại kiện ông lên trên, dẫu sao sự thật chính là sự thật. Chỉ là ông không muốn chút chuyện lòng vòng thêm nữa, nghĩ nói rõ ràng một lúc rồi giải quyết luôn thể tránh phát sinh những rắc rối khác.

Nguyễn Khê đeo balo cùng với mấy người Bí thư Vương đến khu đất của lữ đoàn Mắt Phượng. Mỗi xã viên trong đội được phân công khác nhau, một số đào đất khoét hàng, một số bón phân, một số thì nhổ cỏ.

Và Tôn Tiểu Tuệ, và một nhóm phụ nữ làm cỏ trên cánh đồng ngô.

Tìm thấy đầu bờ đồng ngô, những cây bắp vươn cao rậm lá đến nỗi không thấy có ai trong đó. Nguyễn Khê tiện tay cuộn thành chiếc còi và hét nhiều lần xuống đất: "Tôn Tiểu Tuệ! Ra ngoài cho tôi!"

Sau khi hét lên trong vài phút, Tôn Tiểu Tuệ đội một chiếc nón lá đi ra từ trong bụi ngô.

Trông thấy mấy người Bí thư Vương, cả Nguyễn Khê mặt mũi hầm hập, bà ta vô thức cảm nhận được chẳng phải chuyện gì tốt.

Nhưng bà ta vẫn cởi nón lá và đi đến trước mặt Bí thư Vương và Nhiếp Chính Vương, lấy mũ rơm quạt bên mặt và hỏi: "Chuyện gì?"

Nguyễn Khê cáu ra mặt, vừa nhìn Tôn Tiểu Huệ vừa ném mạnh tờ báo trên tay xuống đất. Xấp báo vừa rơi phịch xuống dưới chân Tôn Tiểu Huyên liền bung ra, một nắm vỏ nho vẩy ra ngoài.

Cô nhìn chằm chằm Tôn Tiểu Huệ: "Bà nói cái gì?"

Nguyễn Khê vừa dứt câu, vài phụ nữ thò ra khỏi đồng ngô. Bọn họ đều nghe thấy động tĩnh và nghe ra Nguyễn Khê đang cãi nhau với Tôn Tiểu Tuệ nên họ luồn vào đồng xem cuộc vui.

Nhìn vỏ nho rải trên đất, Tôn Tiểu Tuệ nói một cách tự tin: "Mày trộm đồ đáng phải dạy một trận!"

Nguyễn Khê vẫn nhìn chằm chằm bà ta: "Ai nói với bà là tôi trộm nho? Đây là thấy của tôi, ông thợ may già của lữ đoàn Mắt Phượng, ông ấy cho tôi ăn. Bà không bằng không chứng, dựa cái thá gì bảo tôi trộm nho?!"

Ngày càng có nhiều phụ nữ chui khỏi đồng ngô, rề rà tụ tập một nhóm bắt đầu thì thầm bàn tán.

Tôn Tiểu Tuệ chế nhạo, đột nhiên xoay người đập tay trước đám nữ đang xem cuộc vui: "Mọi người nói xem, đây có phải trò cười không, vậy mà nó nói ông thợ may già là thầy nó, còn cho nó ăn nho, có chuyện này không? "

Mấy người phụ nữ gần đó đồng loạt lắc đầu: “Đúng là không thể nào.”

Nguyễn Khê nghiêm mặt trừng mắt nhìn Tôn Tiểu Huệ chưa nói gì, Bí thư Vương hắng giọng lên tiếng: "Nói đến chuyện này, tôi phải cho ra bằng chứng, chúng tôi vừa mới từ nhà ông cụ Tống, ông cụ Tống thực sự đã nhận Nguyễn Khê là học trò. Còn chùm nho đêm qua, ông cụ Tống cũng nói là cho Nguyễn Khê. "

Nghe vậy, Tôn Tiểu Huệ trợn to hai mắt: "Này, Bí thư Vương, nó ăn trộm không phạt nó đã đành, sao còn giúp nó nói dối? Tôi là mẹ thứ kế của nó còn không bao che cho nó. Loại chuyện này không thể bao che, sẽ làm hại nó. Ông sẽ không nể mặt ông nội của nó, à giúp che lấp đúng chứ?"

Quả nhiên nếu bạn chỉ đưa ra kết quả tra mà không ba mặt một lời rõ ràng, vẫn không biết phải đưa ra lời lẽ thế nào. Cho dù bây giờ có đi cùng ông ta, Tôn Tiểu Tuệ vẫn chỉ tin những gì bà ta muốn tin.

Chỉ cần mọi thứ không đúng với tưởng tượng của mình liền cảm thấy người khác có vấn đề.

Bí thư Vương xị mặt, nhìn Tôn Tiểu Huệ nói: "Đồng chí, đồng chí sao lại nói thế? Chúng tôi là cán bộ dựa vào lương tâm, dựa vào chứng cứ, dựa vào sự thật! Không phải vì thể diện của ai cả!"

Tôn Tiểu Tuệ không chút nào sợ hãi: "Đừng lớn lối với tôi, quát tôi có gì hay ho? Hỏi mấy người khác ở đây xem có tin lời ông với con nhỏ này không. Ông thợ may già là người thế nào, mọi người đều biết cả!"

Bà ta nói xong, một người phụ nữ bên cạnh lên tiếng: "Các người thật sự nói như vậy thì gọi Ông thợ may già nói một câu chẳng phải được rồi à? Ông thợ may già đích thân lên tiếng, ai mà không tin?"

Nghe vậy, vị cán bộ bên cạnh Bí thư Vương nói: "Ông cụ Tống lớn tuổi, chân đi lại bất tiện, thường lên xuống núi may quần áo cho người ta đều gọi người khiêng đi, quấy rầy ông ấy làm gì?”
 
Chương 36


Tôn Tiểu Tuệ cười giễu: "Vậy thì mấy người đều đang nói nhảm! Dù gì Ông thợ may già không có ở đây, miệng mồm của mấy người muốn nói gì thì nói. Nếu không sợ Ông thợ may già tới đối chất thì khiêng ông ấy đến là được. Tôi thấy mấy người chột dạ không dám gọi đây mà!”

Nguyễn Khê nghiến răng, nín thở nhìn Tôn Tiểu Tuệ: "Vậy bà chờ đấy, bây giờ tôi tìm người khiêng ông cụ đến!”

Dứt lời cô chưa kịp quay người đi thì đã nghe thấy giọng nói của ông thợ may già phía sau. Giọng ông ấy không đầy đặn như mọi khi, vừa yếu vừa gấp gáp. Ông lấy hơi nói: “Không cần khiêng! Tự tôi đến!”

Nghe tiếng nói, mọi người đều quay lại nhìn.

Nguyễn Khê xoay người cái roẹt, chỉ thấy ông thợ may già đang chống cây gậy đầu rắn, bước đi loạng choạng.

Nhiều người trong đám phụ nữ vây xem kinh ngạc ra mặt, có người lên tiếng-

"Nhìn kìa, có phải ông thợ may già đến rồi chăng?"

"Tôi không có hoa mắt, đúng là ông thợ may già!"

"Ông ấy không thường ra ngoài đi dạo, ngoài chuyện làm quần áo cũng chẳng qua lại với người, sao lại đến đây kìa?"

"Lẽ nào ông ấy thật sự đã nhận Tiểu Khê là học trò?”

"Chắc không đâu? Chắc là xác nhận Tiểu Khê ăn trộm nho."

"Xem ông ấy nói gì thì biết."

...

Trong lúc đám phụ nữ vây xem bàn tán, biểu cảm trên mặt Tôn Tiểu Huệ cũng lên xuống bất định, đổi rồi lại đổi. Cuối cùng bà ta cũng cảm thấy ông thợ may già có lẽ đến chỉ mặt Nguyễn Khê nên vẻ mặt thoáng giãn ra một chút.

Nguyễn Khê cóc để tâm đám phụ nữ đang nói gì, cô nhanh chóng bình tĩnh và chạy đến chỗ ông thợ may già, đỡ cánh tay của ông và nói: "Sao ông lại tự mình đến đây?"

Ông thợ may già bước lên vài bước rồi ngừng lại thở dài nhẹ nhõm.

Ông thở nặng nhọc, khàn giọng nói: "Con phải nhận áo y của thầy, thầy không thể để ai bắt nạt con!"

Nói rồi ông quay sang nhìn, hỏi thẳng: "Tôn Hiểu Huyên là ai?"

"!!!"

Đám đông đang vây xem tính cả Tôn Tiểu Tuệ đồng loạt sững sốt, ngạc nhiên đến suýt rơi cả tròng mắt-ông thợ may già không phải đến tố cáo Nguyễn Khê trộm nho, mà cố ý đến trợ giúp cô bé! Ông còn thực sự coi Nguyễn Khê là học trò thân của mình rồi!

Nhìn ông thợ may già nua, vẻ mặt của Tôn Tiểu Tuệ suy sụp không chịu nổi, còn lại vẻ không muốn tin và không dám tin, suýt nữa thốt lên-không thể nào! Sao có thể như thế?!

Nếu loại chuyện này có thể xảy ra, thì mặt trời đã mọc đằng tây còn xuất hiện một trăm mặt trời!

Thấy không ai nói gì, ông thợ may già hỏi lại: "Ai là Tôn Hiểu Huệ là?!"

Lúc này Tôn Tiểu Tuệ bị gọi làm giật mình, cầm chiếc nón lá trên tay im thin thít. Bà ta gục đầu, ước có thể chui vào cánh đồng ngô bên cạnh, cũng hận bản thân đã kêu khiêng ông thợ may già đến để đối chất..

Cảm giác được ai đó trợ giúp này có thể nói là quá tuyệt, Nguyễn Khê bất giác có thêm động lực, đứng bên cạnh ông thợ may già chỉ ngón tay vào Tôn Tiểu Huệ: “Thầy, bà ta chính là Tôn Tiểu Huệ, mẹ thứ kế của con."

“Mẹ thứ kế?” Ông thợ may già phỉ nhổ: “Láo toét!”

Vừa phỉ nhổ vừa nhìn vế phía Tôn Tiểu Tuệ nói: "Hôm nay có thể mắt thấy tai nghe rõ ràng, đây học trò mà tôi chính thức thu nhận, không bao giờ đổi. Số nho đó là tối hôm qua tôi đem cho học trò của tôi mang về nhà, cô còn muốn nói gì nữa?"

Người đã đến trước mặt, cái tát vô hình vả bôm bốp vào mặt, Tôn Tiểu Tuệ còn có thể nói gì nữa?

Bị nhiều người nhìn vào, bà ta thấy mặt nóng bừng, lật đật đội nón lá lên đầu, xoay người bèn lẩn vào bãi ngô, miệng nói: "Không có thời gian ở đây đôi co với mấy người, tôi phải đi làm."

Nhưng ngay khi bà ta định quay lưng đi, vị cán bộ bên cạnh Bí thư Vương đã tóm lại.

Tôn Tiểu Huệ dữ tợn hất tay cán bộ, kéo góc áo xuống và nói: "Làm gì thế?”

Cán bộ nói: "Chưa nói xong, bà vội đi đâu?"
 
Chương 37


Tôn Tiểu Tuệ đưa tay kéo vành mũ xuống: "Chẳng phải đã rõ ràng rồi sao? Tôi hiểu lầm Tiểu Khê nhưng không cố tình vu khống nó. Nếu không phải ông cụ Tống lên tiếng ai mà tin ông cụ Tống cho nó ăn nho?”

Bí thư Vương giữ vững tư thế và thái độ nên có, kêu Tôn Tiểu Tuệ: "Nếu đã xác định đây là sự hiểu lầm, vậy bà xin lỗi Nguyễn Khê, chuyện này coi như kết thúc."

Kêu một trưởng bối như bà ta trước mặt bao nhiêu người xin lỗi kẻ vai dưới? Còn gì là mặt mũi?

Tôn Tiểu Tuệ ngàn lần không chịu, nói: "Tôi đã thừa nhận đã hiểu lầm nó, còn bắt rồi xin lỗi cái gì? Tôi là mẹ thứ kế của nó, đánh nó mắng nó đều là chuyện nên làm, hiểu lầm một lần thì làm sao?”

Bí thư Vương toan lên tiếng nhưng chưa kịp nói thì đã thấy hai người một già một trẻ đột nhiên lao ra khỏi đám đông, trẻ đi trước già theo sau bước chân vội vã, vẻ mặt của người già hung hung tợn tợn.

Bí thư Vương là người ngoài thôn nên không biết, nhưng Nguyễn Khê, đám phụ nữ vây xem cũng như Tôn Tiểu Tuệ thì biết. Cụ già là bà nội của Nguyễn Khê, Lưu Hạnh Hoa, và người trẻ là Nguyễn Khiết, em họ của Nguyễn Khê.

Mọi người quên cả chào hỏi, Lưu Hạnh Hoa mặt tối sầm xông thẳng đến trước mặt Tôn Tiểu Tuệ, trong khi mọi người chưa kịp phản ứng, bà cụ đã nghiến răng vũng bàn tay tát vào mặt Tôn Tiểu Tuệ.

"Bốp-"

Bốn dấu tay ngay lập tức hằn lên trên má trái của Tôn Tiểu Tuệ.

Sau cú tát Tôn Tiểu Tuệ, Lưu Hành Hoa đánh xắn tay áo, chỉ vào chị ta mà mắng: "Đồ tâm địa ác độc, lòng dạ thối nát nhà mày, đến cháu gái mày còn muốn giết! Mày muốn hại nó chết đúng không? Hôm nay tao sẽ liều mạng với mày! "

Bà cụ tát mạnh đến nỗi Tôn Tiểu Tuệ choáng cả mặt. Sau đó bà cụ không cho Tôn Tiểu Tuệ hoàn hồn bèn giơ tay giật mũ ra khỏi đầu Tôn Tiểu Tuệ và giáng thêm một cú tát mạnh.

Đám người bên cạnh mất một lúc mới phản ứng kịp, lật đật giữ Lưu Hành Hoa.

Vài người kéo Lưu Hạnh Hoa và Tôn Tiểu Tuệ ra. Nguyễn Khiết nắm cổ tay của Lưu Hạnh Hoa, tay còn lại vuốt lưng cho cụ nguôi giận, nói với cụ: “Bà nội, nóng giận hại thân, nội đừng tức giận đến thế."

Lưu Hạnh Hoa tức tốc chạy đến khi vừa hay tin, vừa rồi đã dùng hết sức đánh Tôn Tiểu Tuệ, giờ đang thở gấp muốn đứt hơi. Hít thở một lúc mới lên tiếng: "Nó rắp tâm muốn hại cháu, nội không giận thế nào được?”

Hít thở mấy hơi lại nói tiếp: "Giờ đánh xong hết giận rồi."

Nguyễn Khê tiếp tục giúp Lưu Hạnh Hoa vuốt lưng hạ giận cho Lưu Hạnh Hoa, thấy bà nội nguôi giận nên không nói gì nữa.

Cô quay đầu nhìn Tôn Tiểu Tuệ, thấy tóc tai của Tôn Tiểu Tuệ đều bị Lưu Hành Hoa làm cho rối tung, trên mặt còn hằn vết tát.

Sau khi Tôn Tiểu Tuệ phản ứng đã bị người lôi ra không cử động đựơc, sau đó bèn ngồi phịch xuống đất bắt đầu khóc lóc.

Bà ta khóc cho mình một lòng vì chính nghĩa, để sửa chữa sai trái tuyệt đối không có tư lợi, không có ác ý hại người, càng không thể dã tâm hãm hại cháu gái.

Bà ta kể lể rằng mình thực sự không biết ông thợ may già đã nhận Nguyễn Khê làm học trò, còn nói ông thợ may già đối xử người khác thế nào, ai có thể ngờ rằng ông ấy sẽ chính thức truyền tay nghề cho Nguyễn Khê, lại nói bà ta càng không ngờ ông thợ may già cho Nguyễn Khê ăn nho.

Mọi người thấy bà ta khóc lóc rất đáng thương quá, nghe cũng không có vẻ cố tình vu cáo Nguyễn Khê, nên có người đã nói với Bí thư Vương và Lưu Hành Hoa: "Đã đánh thành thế này rồi, mắng cũng mắng rồi, bỏ đi."

Bí thư Vương đúng thật không muốn nhúng tay vào chuyện này nữa, bây giờ thuần túy là việc trong nhà. Ông ta xua tay cho mọi người giải tán mau mau đi làm việc, mấy người phụ nữ đứng coi liền tản đi, có hai người kéo Tôn Tiểu Tuệ đi theo.

Tôn Tiểu Tuệ đứng dậy, khịt khịt mũi cùng mớ tóc rối, cầm lấy chiếc mũ rơm do người phụ nữ đưa cho, đội lên rồi không buồn nhìn Lưu Hành Hoa và Nguyễn Khê, đôi mắt và chóp mũi sưng đỏ vì khóc, oan ức một mặt rồi chui vào bãi ngô.
 
Chương 38


Bí thư Vương lại khuyên Lưu Hành Hoa vài câu, nói rằng chuyện trong nhà nên về nhà giải quyết, tránh gây sự bên ngoài khiến mọi người cười chê. Nói xong, ông và mấy vị cán bộ bên cạnh đi tìm ông thợ may già nhưng không thấy người đâu.

Bí thư Vương bèn nói với Lưu Hành Hoa: "Bà cụ, bọn tôi đi trước nghe. Ông cụ Tống đã lớn tuổi rồi, đi đi lại lại khó khăn, xuống núi nhất định phải có người trông chừng, bọn tôi phải gấp rút theo sau.”

Ông thợ may già lớn tuổi hơn mình, Lưu Hành Hoa tất nhiên hiểu điều đó, biết ông ấy mất bao nhiêu công sức lên đây một bận nên vội vàng gật đầu nói: "Mau đi đi, phiền chú rồi."

Nguyễn Khê thấy Lưu Hành Hoa đã phần nào nguôi giận, cô cũng nghĩ đến ông thợ may già, nên giao Lưu Hành Hoa cho Nguyễn Khiết rồi nói với Lưu Hành Hoa: "Nội à, nội với Tiểu Khiết về nhà trước, cháu sang đó xem thầy cháu."

Lưu Hạnh Hoa biết lần này ông thợ may già đã bán thể diện cho Nguyễn Khê lớn đến mức nào. Từ trước đến nay ông ấy luôn lạnh lùng hờ hững, bất chấp sống chết của người khác, vì tính tình lập dị cũng không thích tiếp xúc với người khác, lần này thật sự là lần đầu tiên.

Bà cụ vỗ vỗ cánh tay của Nguyễn Khê và nói: "Mau đi đi."

Khu đất nông nghiệp này cách nhà bà cụ không xa, bà cùng Nguyễn Khiết đi bộ vài bước là về đến nhà, không cần Nguyễn Khê ở lại cùng.

Nguyễn Khiết đeo túi xoay người đuổi theo ông thợ may già, khi bắt kịp đã có Bí thư Vương và một cán bộ khác dìu ông đi. Cô bé không gây tiếng động, lặng lẽ cùng đến thôn Kim Quan.

Bí thư Vương cùng mấy người đưa ông thợ may già về nhà an toàn, chào một tiếng rồi rời đi.

Không lâu sau khi ra khỏi cổng sân, một cán bộ trong số đố cất giọng: "Chuyện quái gì đây chứ!"

Đi đi về về hết một bạn, ông thợ may già mệt lừ nằm trên chiếc ghế xích đu dưới giàn nho không nhúc nhích.

Nguyễn Khê di chuyển băng ghế nhỏ ngồi xuống trước mặt ông, nhìn ông nói: "Cám ơn thầy ạ."

Vì cô mà lặn lội đường núi xa xôi, đến giằng co một bận.

Ông thợ may già không đáp lời, chỉ nói: "Hôm nay lặn lội oải quá, không còn sức dạy con, con về trước đi."

Nguyễn Khê đứng dậy, cởi túi đặt xuống băng ghế nhỏ phía sau: "Thấy cứ yên tâm nghỉ ngơi, hôm nay con không học thủ công với thấy, con sẽ ở lại giúp thầy làm việc."

Ông thợ may già hời hợt: "Tùy con."

Bận đi bận về cũng đã gần trưa.

Nguyễn Khê dọn những thứ có thể dọn trong ngoài nhà, sau đó ra vườn hái rau và quay lại bắt đầu nấu bữa trưa.

Vẫn là cơm và hai món, khiến ông thợ may già cảm thấy hài lòng.

Ăn trưa xong, cô cũng không nhàn rỗi, đi giúp ông thợ may già dọn dẹp đất riêng của ông. Cô tìm đại một bộ đồ cũ để mặc đi làm, nhổ sạch cỏ dại trên ruộng, chăm chỉ bón phân tưới cây cho rau dưa trái cây trên ruộng, tưới đến suýt nữa hồn thăng thiên.

Bận rộn hoàn thành những việc này thì mặt trời cũng đã ngã về tây.

Nguyễn Khê mệt đến nỗi lưng đau và cánh tay đau nhức, nên không ở lại nhà ông thợ may già nữa. Cô cởi bộ đồ làm ruộng cũ, rửa tay, rửa mặt bằng xà phòng rồi chào ông thợ may già ra nhà.

Bước chân chậm chạp, và sau đó trông thấy Lăng Hào đang chăn lợn trên sườn đồi.

Cả ngày lòng không vui chuyện không vui, khoảnh khắc trông thấy chàng trai trên sườn đồi, lòng chợt tiêu tan đi rất nhiều. Cô nghĩ giống như Lăng Hào cũng tốt mà, vùi đầu vào thế giới nhỏ của riêng mình, và những xáo trộn bên ngoài sẽ không bao giờ dính líu nên cậu ấy.

Cô bước lên bãi cỏ trên sườn đồi, đi đến trước mặt Lăng Hào, tự ý đặt cho cậu một biệt danh rồi chào: "Em Lăng Lăng?"

Lăng Hào nghe thấy giọng nói ngẩng đầu, bị ánh nắng chíu vào nheo mắt, nở một nụ cười chân thành với cô.

Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của cậu ấy, Nguyễn Khê cảm thấy rất an lành và tâm trạng nhẹ nhàng hơn, khom người ngồi xuống bên cạnh cậu ấy thở dài, nhìn khúc gỗ cậu đang cầm, mỉm cười hỏi: "Sao hôm nay không đọc sách nữa?"
 
Chương 39


Lăng Hào ôn tồn nói: "Cũng không phải ngày nào cũng đọc.”

Cậu cầm một con dao và một khúc gỗ trong tay, hôm nay cậu ấy khắc gỗ.

Nguyễn Khê lại hỏi: "Vậy cậu đang khắc cái chi?"

Lăng Hào nhẹ giương khóe miệng: "Làm xong cho chị xem."

Sau đó Nguyễn Khê bèn ngồi bên cạnh và nhìn cậu tập trung cầm dao khắc gỗ. Nhìn miếng gỗ chưa ra hình thù đã biến thành một chiếc máy bay nhỏ hai tầng cánh..

Khắc đường dao cuối cùng, Lăng Hào đưa mô hình cho Nguyễn Khê và nói với: "Máy bay."

Nguyễn Khê mỉm cười nhận máy bay, quan sát một lúc: "Thế mà cậu cũng biết làm, cậu đúng là giỏi..." Nghĩ rồi nói tiếp: “Tôi lớn vậy rồi còn chưa từng nhìn thấy máy bay. "

Lăng Hào nói: "Không đâu, khắc chơi thôi.”

Nguyễn Khê lại nhìn sang chiếc máy bay trong tay: "Cho tôi được không?”

Lăng Hào liền gật đầu: "Được, chị muốn cái gì, em khắc thêm cho chị.”

Nguyễn Khê cầm máy bay trong tay, nhìn bầu trời suy nghĩ, sau đó nhìn sang Lăng Hào: "Hợi, tôi tuổi hợi."

Lăng Hào lại gật đầu đáp: "Được."

Nguyễn Khê rất thoải mái khi ở bên Lăng Hào, nên đã ngồi với cậu ấy cho đến tối. Khi Lăng Hào thấy mặt trời khuất bóng, lùa đàn lợn trở về, cô cũng đứng dậy đeo túi trở về nha.

Đêm nay, nhà họ Nguyễn thế nào cũng không yên.

Trưa nay đội sản xuất có người nấu bữa lớn, và giao bữa trưa đến mỏ đồng. Nguyễn Chí Cao, Nguyễn Trường Quý và Nguyễn Trường Sinh không về nhưng đều đã nghe sự tình hồi sáng từ người khác.

Chập tối tan làm về nhà, ba người đàn ông người nào người nấy hầm hầm, bầu không khí căng thẳng đến mức chỉ một giọt nước bọt cũng có thể dẫn đến khói lửa. Người mang rặc ‘thuốc súng’ cũng chỉ có mình Nguyễn Trường Sinh.

Tuy nhiên, Nguyễn Chí Cao không muốn gọi người ta đến tiếp tục xem trò cười, và biết được Tôn Tiểu Tuệ đã bị Lưu Hạnh Hoa dạy cho dỗ một trận và bị đánh thậm tệ, nên Nguyễn Trường Sinh không được phép làm khó Tôn Tiểu Tuệ thêm nữa.

Ngược lại Nguyễn Trường Quý nhanh trí hơn mấy người họ, gọi Tôn Tiểu Tuệ vào phòng, cau mày hỏi bà ta: "Bà làm cái đách gì vậy? Tối hôm qua tôi đã nói không được xen thì không được xen, bà lại chạy đi tố giác?!”

Tôn Tiểu Tuệ đuối lý, sắp rụt đầu vào cổ rồi.

Bà ta lí nhí trả lời: "Tôi cũng...tôi cũng chướng mắt kẻ vụng trộm.”

Nguyễn Trường Quý nổi nóng đập tay thùng nhãn bên cạnh: "Giờ bà vừa lòng rồi chứ? Tiểu Khê nó không lấy trộm, là chính tay ông thợ may già đưa cho. Ông thợ may già không chỉ nhận con bé làm học trò, mà còn đứng ra nâng đỡ. Hôm này bà hết chuyện gọi cả lữ đoàn xem trò cười, tôi đã nghe nói toàn đội xem như trò đùa, không biết người ta còn bàn tán gì sau lưng nhà mình, vừa lòng bà chưa?”

Nhớ đến cảnh đã xảy ra ở bãi ngô hôm nay, Tôn Tiểu Tuệ nghẹn đến mức không nói nên lời.

Nguyễn Trường Quý cóc quan tâm đến vết thương trên mặt bà ta, nhíu mày nói tiếp: "Lúc trước chỉ là ra riêng mà sống, cũng chẳng có gì. Bây giờ bà gây chuyện, coi như rạn nứt rồi, sau này ăn ở thế nào với ba mẹ tôi, với Tiểu Khê?"

Tôn Tiểu Nhị cúi đầu lẩm bẩm: "Có ích lợi gì..."

Nguyễn Trường Quý sôi máu đập lên thùng lần nữa: "Bà nói xem? Sao tôi lại nhất thời hồ đồ nghe lời xằng bậy của bà, tách nhà ra. Bà bảo thằng năm với Tiểu Khê đều là vô tích sự. Giờ bà nhìn lại xem, công ăn chuyện làm của thằng năm còn suôn sẻ hơn mình. Hì hục làm chuyện như mấy đứa không cần tiền vậy, liều mình làm việc, lương lậu kiếm được nhiều lắm. Còn Tiểu Khê, ông thợ may già không chỉ dạy nghề mà còn nâng đỡ con bé, chính là thợ may tiếp theo của núi Phượng Minh!"

Thợ may tiếp theo có nghĩa là gì, ai cũng biết, đó là một điều khiến người nổ mắt!

Nhưng Tôn Tiểu Tuệ lại không nghĩ vậy, bà ta ngước mặt nhìn Nguyễn Trường Quý và nói: "Thằng năm ra sức làm lụng là để kiếm vợ cho nó, không tách riêng cũng không lợi dụng được mình. Con Tiểu Khê đến thêu thùa may vá còn làm không xong, sinh ra đã chẳng phải kiểu làm thợ may. Cho dù nó nịnh ông thợ may già kiên nhẫn dạy nó cũng trăm phần học không nên."
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top