Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

  • Tác giả Tác giả admin
  • Ngày gửi Ngày gửi
[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp
Chương 140


Ngày trước khi còn chưa ly hôn, cô ấy thấy mình hơn ba mươi tuổi đã là già lắm rồi, thời gian còn lại của cuộc đời cũng chỉ là nhìn con cái dần dần lớn lên, rồi lại nhìn bọn chúng kết hôn sinh con.

Nhưng bây giờ mỗi ngày ở cùng đám nhóc Nguyễn Khê, cô ấy lại bỗng nhiên thấy mình như mới mười mấy tuổi, mỗi ngày học may quần áo và học thêm những kiến thức mới, vừa phong phú vừa chân thật, giống như là sống lại một lần nữa.

Có đôi lúc thậm chí cô ấy còn cảm thấy ba mươi năm trước đấy đã sống phí công vô ích, cũng không biết mình đã làm những gì nữa.

Nếu như trước kia cô ấy còn thấy lưỡng lự về quyết định của mình, đến bây giờ lại cảm thấy biết ơn.

Biết ơn bản thân còn có thể mở ra một cuộc sống khác, không cần ngày ngày sống trong đau khổ nữa.

Thích cuộc sống thì lại trôi qua rất nhanh, có nhiều chiều tối Nguyễn Thuý Chi cảm thán… Mặt trời lại lặn xuống núi rồi.

Trước kia cô ấy chỉ mong thời gian trôi đi nhanh hơn một chút, muốn các con lớn nhanh hơn. Còn bây giờ cô chỉ mong thời gian trôi chậm lại, cô ấy muốn học thêm nhiều thứ hơn, ở bên cạnh nhiều người hơn.

Mặt trời cứ mọc rồi lại lặn, tay nghề may của cô ấy tiến bộ hơn, cuộc sống cũng viên mãn hơn.

Giữa hè tháng bảy, ánh nắng mặt trời treo trên đỉnh đầu như một quả cầu lửa.

Cuộc sống của Nguyễn Khê ngày nào cũng như ngày nào, không có gì thay đổi nhiều. Đa số thời gian cô ở tiệm may dạy Nguyễn Thuý Chi tay nghề, chăm sóc ông thợ may và học cùng với Nguyễn Khiết và Lăng Hào. Nếu như có thay đổi thì là nhận sửa quần áo.

Bây giờ tay nghề của Nguyễn Thuý Chi đã rất ổn định, trừ việc vẽ vời chưa được tốt ra thì cô ấy vẫn làm tốt một vài việc như đạp lên máy may và may thủ công. Bình thường khi sửa những bộ đồ, cô ấy không có vấn đề gì.

Mà phần nhỏ thời gian còn lại của Nguyễn Khê, cô lại đến may quần áo cho người ta.

Khi cô may quần áo cho người ta, Nguyễn Thuý Chi sẽ ở lại tiệm may, giúp cô chăm sóc ông thợ may.

Mà cũng vì ông thợ may có vấn đề sức khoẻ không thể ra ngoài, danh tiếng cô thợ may nhỏ Nguyễn Khê càng ngày càng nổi tiếng trong núi.

Trừ danh tiếng “cô thợ may nhỏ” càng ngày càng vang xa, tay nghề của Nguyễn Thuý Chi càng ngày càng tiến bộ, Nguyễn Khiết cũng dần dần tích lũy rất nhiều kiến thức, còn một điều thay đổi khá rõ ràng nữa chính là sức khỏe của ông thợ may.

Khi tất cả mọi chuyện dần dần chuyển theo hướng tốt hơn, khi trong lòng người ta ngập tràn hy vọng. Cũng chỉ có sức khỏe của ông ấy là chuyển theo hướng xấu đi, không thể khống chế được, càng ngày càng tồi tệ.

Lăng Hào thường xuyên đưa Châu Tuyết Vân đến thăm ông ấy, nhưng cũng không có tác dụng thực tế gì.

Nhưng ông thợ may lại rất bình tĩnh, giống như từ lâu đã không còn quan tâm mọi thứ.

Mùa hè mưa nhiều, khi thì đến vội khi thì ấp ủ cả ngày.

Hôm nay mây đen bao phủ nửa bầu trời, nhưng trong đêm bỗng nhiên có tiếng sấm rền, từng hạt mưa to nặng trịch rơi xuống.

Nguyễn Khê đang ngủ say thì bị giật mình tỉnh dậy vì tiếng sấm, sau đó không ngủ được nữa.

DTV

Trong căn phòng tối đen, tiếng sấm vang lên không ngừng, tia chớp xẹt qua chiếu lên trần nhà.

Nguyễn Khê không ngủ được nữa bèn không ngủ nữa, ngồi dậy ra khỏi phòng. Cô cầm cái ghế ngồi trước cửa, nhìn từng giọt mưa lớn bên ngoài. Thấy không sao thì đeo giày cỏ đi ra ngoài, đi xuyên qua nước mưa lạnh buốt.

Mưa to dần nhỏ xuống, người thức dậy đầu tiên trong nhà chính là Nguyễn Thuý Chi. Cô ấy ra khỏi phòng nhìn thấy Nguyễn Khê ngồi trước cửa, mái tóc dài đen buông thõng vẫn chưa chải. Cô ấy hà hơi vào tay, hỏi cô: “Sao cháu dậy sớm vậy?”

Nguyễn Khê quay đầu nhìn cô ấy: “Tiếng sấm lớn quá, cháu không ngủ được.”

Nguyễn Thuý Chi lại hà hơi: “Cô cũng bị thức giấc mấy lần, hình như đêm qua mưa to lắm.”

Nguyễn Khê gật đầu: “Bây giờ đã ngớt rồi.”

Nguyễn Thuý Chi múc nước rửa mặt: “Mùa hè mưa nhiều.”

Khi cô ấy rửa mặt, Nguyễn Khê vào phòng chải đầu, thắt b.í.m tóc rồi ra ngoài rửa mặt, đồng thời thu dọn áo mưa và mũ trúc mà cô và Nguyễn Thuý Chi tìm thấy trong nhà, mặc quần áo rồi đi đến nhà ông thợ may.

Mặc dù trời mưa đi không tiện, thậm chí mưa vẫn rơi nhưng không thể không đến nhà ông thợ may.

Khi mặc áo mưa, đội mũ trúc đi trên đường, Nguyễn Khê hít thở sâu.

Nguyễn Thuý Chi thấy cô không được ổn, quan tâm hỏi: “Sao vậy? Cháu không khỏe sao?”

Nguyễn Khê lại thở dài: “Cháu không biết, có cảm giác rất khó nói, trong lòng khó chịu.”

Đêm qua sau khi bị đánh thức bởi tiếng sấm, cô đã có cảm giác này. Trong lòng luôn thấy có chuyện gì đó, trống trải rất khó chịu. Nhưng cô không rõ tại sao, cho nên nửa đêm không ngủ lại được nữa.

Nguyễn Thuý Chi nhìn cô: “Lẽ nào là vì không ngủ được?”

Nguyễn Khê suy nghĩ: “Có thể là vậy?”
 
Chương 141


Nguyễn Thuý Chi: “Vậy lát nữa đến tiệm may thì cháu ngủ trước đi, nghỉ ngơi một chút.”

Nguyễn Khê gật đầu, lại thở dài: “Vâng.”

Vì tránh bị trơn trượt, hai người đi đường rất chậm và cẩn thận. Đến nhà ông thợ may, mở cửa vào sân, Nguyễn Thuý Chi đi thẳng vào trong bếp. Cô ấy tháo bỏ mũ trúc và áo mưa, bắt đầu vo gạo nấu đồ ăn sáng.

Nguyễn Khê thì đi vào phòng khách, đứng trước cửa tháo mũ trúc và áo mưa xuống.

Cô để mũ trúc và áo mưa thấm ướt nước sang một bên, lên tiếng gọi: “Thầy ơi, thầy tỉnh chưa?”

Ông thợ may không lên tiếng, cô quay người đẩy cửa đi vào phòng. Sau đó vừa mới vào trong phòng, cô hoảng hốt, trợn tròn mắt nhìn… Ông thợ may ngã trước giường, đang nằm thoi thóp dưới mặt đất.

Nguyễn Khê hét lên: “Cô ba, mau đến đây!”

Hét xong cô vội vàng đi vào phòng kéo ông thợ may. Nguyễn Thúy Chi nghe thấy tiếng cũng hớt hải chạy vào, hàng lông mày lập tức nhíu chặt lại, vội vàng giúp Nguyễn Khê nhấc ông thợ may lên giường.

Nhìn thấy tình hình này của ông thợ may, Nguyễn Khê vô cùng hốt hoảng, miệng luôn hỏi ông ấy: “Thầy ơi, thầy muốn làm gì, muốn đi vệ sinh sao? Chẳng phải thầy không có thói quen đi tiểu đêm sao? Hay là thầy muốn uống nước? Hay là muốn ăn gì đấy?”

Ông thợ may nhướng mí mắt, nhìn Nguyễn Khê, há miệng nhưng không nói lên lời.

Nguyễn Thúy Chi thấy ông thợ may như vậy, vẻ mặt trở nên vô cùng khó coi.

Nguyễn Khê đọc được tín hiệu tồi tệ trong ánh mắt Nguyễn Thúy Chi, trái tim cô càng không tự chủ được mà đập nhanh hơn, giọng nói cũng run rẩy. Cô ngồi dậy nói: “Cô ba, cô trông thầy cháu. Cháu đi tìm bác sĩ Châu.”

Nhưng cô còn chưa cất bước chân, ông thợ may đã kéo tay cô.

Nguyễn Khê kìm nén sự khó chịu trong lòng, kìm nén cảm xúc và giọng nói run rẩy, kìm nén giọt nước mặt chực trào khóe mắt. Cô nhìn ông thợ may, dịu dàng nói: “Thầy, thầy cố chịu một chút, con đi tìm bác sĩ Châu cho thầy. Bác sĩ sẽ đến đây nhanh thôi.”

Ông thợ may lắc đầu, thốt lên nói: “Sống thêm nửa năm… Đủ rồi…”

Ông ấy luôn thấy số mệnh của mình là cái ngày nên c.h.ế.t đó, sống thêm nửa năm đã là món quà ông trời ban cho. Gần đâu cơ thể ông ấy càng ngày càng đau nhức, mỗi đêm ngủ đều đau đến nỗi rên rỉ đến giữa đêm, ngủ chưa đến một tiếng đã không chịu được nữa.

Thấy ông ấy nói như vậy, trong lòng Nguyễn Khê càng khó chịu hơn, chỉ có thể nhíu chặt mày cắn môi, không để giọt nước mắt rơi xuống.

Sau đó ông thợ may nhìn cô, lại buông một câu: “Đi… Gọi bí thư Vương đến đây… bảo ông ấy đưa vài người đến…”

Nguyễn Khê khịt mũi, không do dự gì nữa mà quay người chạy ra khỏi phòng khách. Cô chạy xuyên qua làn mưa, dẫm lên vũng nước mưa và bùn để chạy đến nhà bí thư Vương.

Đến ngoài cửa, cô cố gắng gõ cửa, giọng nói hòa lẫn trong tiếng mưa: “Bí thư Vương!”

Bí thư Vương nghe thấy tiếng thì ra mở cửa, cô không kịp lau nước mưa dính đầy trên mặt, khịt mũi rồi lập tức nói: “Bí thư Vương, thầy của cháu không xong rồi. Thầy ấy bảo ông mang theo vài người đến, bây giờ qua đó ngay.”

Bí thư Vương nghe thấy thì rùng mình, cũng không để ý gì khác mà vội vàng chạy đi tìm vài cán bộ trong thôn, đi cùng Nguyễn Khê đến nhà ông thợ may. Khi quay về trời đã ngừng mưa, nhưng bầu trời vẫn xám xịt.

Nguyễn Khê dẫn bí thư Vương và vài cán bộ trong thôn đến nhà ông thợ may. Vừa vào trong phòng cô đã nằm nhoài bên giường ông ấy, kề sát mặt, sụt sịt nhìn ông ấy nói: “Thầy ơi, con gọi bí thư Vương đến rồi.”

Ông thợ may chậm rãi mở mắt, nhìn bí thư Vương và mấy người cán bộ nhưng không nói gì.

Ông ấy cử động tay vô cùng khó khăn, giơ tay lên chỉ về cái tủ bằng gỗ nhãn trong phòng: “Chìa khóa…”

Nguyễn Thúy Chi hiểu ý của ông ấy, vội vàng đi mở tủ và lôi một cái chìa khóa ra.

Cô ấy đặt chìa khóa vào trong tay ông ấy, rồi lại đứng một bên không nói gì.

DTV

Ông thợ may nhìn Nguyễn Khê, tay run run để chìa khóa vào trong tay cô. Sau đó ông ấy ngước mắt nhìn bí thư Vương, chậm rãi nói: “Phiền các ông làm chứng cho tôi… Chỉ cần là đồ của tôi… Nhà… Sân… Máy may… Tất cả đều cho học trò của tôi… Cho… Nguyễn Khê…”

Nguyễn Khê nhìn chìa khóa trong tay, giọt nước mắt lăn dài từ khóe mắt, từng giọt từng giọt chảy xuống rửa sạch chiếc giường kẻ vuông màu xanh.

Bí thư Vương đứng phía sau cô nói: “Ông yên tâm.”

Ông thợ may đã yên lòng, nhìn Nguyễn Khê một lần nữa, chậm rãi lên tiếng: “Khê Khê… Cửa tiệm này… Để lại cho con…”

Nguyễn Khê không kìm được nước mắt, không ngừng trào ra, nhanh chóng ướt đẫm mặt.

Cô cầm tay ông thợ may, đầu tựa lên mu bàn tay ông ấy, khóc đến nỗi hai vai run lên bần bật.

Cô khóc không nói thành lời, một lúc sau mới nghẹn ngào gọi: “Thầy ơi…”
 
Chương 142


Bầu trời xám xịt, mưa rơi liên tục ba ngày, cho đến khi ông thợ may hạ huyệt mới dừng.

Nguyễn Khê đội mũ, mặc áo tang và áo mưa, đạp lên vũng bùn quay về tiệm may. Nguyễn Thúy Chi đi bên cạnh nắm tay cô, vô thức xoa nhẹ để an ủi tâm trạng của cô.

Cô ấy chỉ mới quen biết ông thợ may được nửa năm, hơn nữa bình thường cũng rất ít khi nói chuyện nên gần như không có tác động gì về mặt tình cảm. Cô ấy chỉ giúp đỡ hầu hạ ông ấy thôi mà đã cảm thấy rất buồn rồi, huống hồ là Nguyễn Khê.

Nguyễn Khê hai mắt đỏ hoe, đi trên đường không nói gì.

Nhà ông thợ may ba đời con một, ông ấy lại không cưới vợ sinh con nên không còn người thân thích gì.

Đám tang của ông ấy do Nguyễn Thúy Chi, Nguyễn Trường Sinh và Nguyễn Khê tổ chức, những người đến cúng viếng trong lễ tang cũng là mấy người trong thôn làng gần đây. Không có nhiều người thật lòng thương xót, dù sao ông thợ may cũng đã lớn tuổi rồi.

Nguyễn Trường Sinh đuổi theo từ phía sau, đi bên cạnh Nguyễn Thúy Chi và Nguyễn Khê, hỏi: “Đi đến tiệm may hay là về nhà?”

Nguyễn Thúy Chi quay đầu nhìn Nguyễn Trường Sinh, nói: “Chị và Tiểu Khê quay về tiệm may dọn dẹp một chút trước đã, dọn dẹp xong sẽ về nhà.”

Nguyễn Trường Sinh gật đầu: “Được, vậy em đi về trước đây.”

Ba người đi cùng nhau trên con đường nhỏ rồi tách ra, Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi quay về tiệm may.

Nguyễn Khê định dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ trong nhà, một tháng tới sẽ ngừng kinh doanh, không làm nữa.

Trong nhà, cứ những vật dụng cá nhân của ông thợ may thì đều được dọn dẹp từ trước và được chôn cất theo ông ấy. Quay lại cửa tiệm, mở cửa phòng ra, bây giờ nhìn vào trong căn phòng chỉ cảm thấy lạnh lẽo và trống trải.

Nguyễn Thúy Chi và Nguyễn Khê cởi mũ và áo tang, lại dọn dẹp căn phòng một lần nữa.

Khi làm lễ tang, trong nhà rất bừa bộn, nói chung cần phải dọn dẹp một lượt.

Nguyễn Thúy Chi vừa dọn dẹp vừa nói với Nguyễn Khê: “Không biết Đại Mễ đi đâu rồi, mấy ngày nay không thấy nó về.”

Nguyễn Thúy Chi vừa dứt lời, Nguyễn Khê đang cầm moi dưới gầm giường bỗng nhiên khựng lại.

Cô lôi Đại Mễ đang nằm dưới gầm giường ra, phát hiện cơ thể nó đã hoàn toàn cứng đờ.

Nguyễn Thúy Chi đến xem Đại Mễ, đôi mắt tối sầm lại, hít một hơi thật sâu.

Một lúc sau, cô ấy khẽ nói: “Nó đi theo ông cụ Tống rồi.”

Trên người Đại Mễ không có vết thương gì, có lẽ bản thân nó tuyệt thực khiến mình c.h.ế.t đói.

Nguyễn Khê không nói gì, cẩn thận đặt Đại Mễ xuống.

DTV

Sau khi quét dọn phòng xong, cô để Đại Mễ vào trong giỏ tre, cầm xẻng rồi lại đi đến phần mộ của ông thợ may.

Cô đào một cái lỗ nhỏ ở bên cạnh, thả Đại Mễ vào trong đó rồi xúc từng lát xẻng, chất thành một mô đất nhỏ.

Tiệm may tạm ngừng kinh doanh một tháng, sân nhà khóa chặt.

Trong tháng này Nguyễn Thúy Chi không đến tiệm may mà làm việc trong một nhóm sản xuất. Thỉnh thoảng Nguyễn Khê sẽ đến tiệm ngồi một mình ở đó một lúc, đa số thời gian cô ở cùng Lăng Hào, cùng cậu chăn heo, đọc sách.

Cô định để đầu óc mình thư giãn một khoảng thời gian, sau đó lại tiếp tục cuộc sống của mình.

Bởi vì khi ở bên cạnh Lăng Hào mới thấy thoải mái nhất, cho nên mỗi ngày cô đều đến tìm cậu.

Hai người ngồi trên sườn núi xem heo ăn cỏ.

Trong cặp sách của Lăng hào thường để đồ, hôm nay lại đựng hai viên kẹo sữa rất hiếm.

Ngậm kẹo sữa trong miệng, mùi sữa ngọt ngào chảy xuống theo cổ họng. Hai người nằm trên sườn núi, ngẩng đầu nhìn bầu trời.

Mùa hè bầu trời quang đãng xanh vời vợi như vừa được gội rửa, từng áng mây trắng trôi hững hờ, nhẹ tênh như cây kẹo đường.

Nếu như kéo xuống rồi cắn một cái, có lẽ cũng có vị sữa.

Nguyễn Khê nghĩ như vậy.

Vị sữa trong miệng cô vẫn còn chưa tan hết, bỗng nhiên nghe tiếng tiếng hô vội vã.

Nguyễn Khê ngồi dậy nhìn về nơi phát ra âm thanh, chỉ thấy Nguyễn Khiết đang tìm cô.

Nguyễn Khiết chạy đến trước mặt cô, thở hồng hộc nói: “Chị, có người đến tìm chị, nói là người thân của ông thợ may.”

Nghe lời này, Nguyễn Khê hơi sững sờ, vội vàng đứng dậy chào Lăng Hào, sau đó cùng Nguyễn Khiết quay về nhà.

Lăng Hào nhìn cô đi theo Nguyễn Khiết, bản thân cũng vội vàng lùa heo về nhà, nhốt kỹ heo rồi đi đến nhà họ Nguyễn.

Nguyễn Khê đi về nhà cùng Nguyễn Khiết, chỉ nhìn thấy một bà cụ tóc bạc trắng và hai người đàn ông trung niên đang ngồi trong nhà mình.

Gương mặt ba người này rất lạ, cô chưa nhìn thấy lần nào.

Nguyễn Khê không biết nên chào hỏi ra sao, bèn hỏi: “Mọi người đến đây tìm cháu?”

Cô hỏi xong, ba người kia còn chưa kịp trả lời đã thấy Nguyễn Chi Cao và Nguyễn Trường Sinh quay về. Đi theo sau họ còn có Nguyễn Thúy Chi và Tôn Tiểu Tuệ. Tôn Tiểu Tuệ đi thẳng vào phòng bếp, ba người Nguyễn Chi Cao đứng bên cạnh Nguyễn Khê.
 
Chương 143


Lưu Hạnh Hoa ra khỏi phòng, lên tiếng nói: “Họ nói là người thân của ông thợ may, đến tìm Tiểu Khê.”

Có trò vui để xem, Tôn Tiểu Tuệ đứng trong phòng bếp ló đầu ra, tai còn vểnh lên dài hơn cả tai thỏ.

Thái độ của ba người này rất ngạo mạn, bà lão đó nhìn Nguyễn Khê: “Cháu là cô nhóc thợ may đó sao?”

Nguyễn Khê nhìn bà ta, trả lời: “Cháu chính là cô thợ may đó.”

Bà lão nói thẳng vào chủ đề, nói với tốc độ rất chậm nhưng giọng điệu lại cứng rắn: “Vậy phải phiền cháu đưa chìa khóa của nhà ông thợ may ra đây, trả lại cho bọn ta. Dù ông thợ may không con không cái, nhưng dù sao vẫn có người thân là bọn ta, không nên để tài sản rơi vào tay người ngoài. Cô nhóc, cháu nói xem?”

Nguyễn Chí Cao và Nguyễn Trường Sinh nhìn Nguyễn Khê, ánh mắt nghi ngờ.

Nguyễn Thúy Chi là người biết chuyện, gương mặt toát lên vẻ nghi ngờ, lên tiếng hỏi: “Bà là thân thích gì của nhà ông ấy?”

Lúc đầu cô ấy thật lòng muốn hỏi, nhưng khi hỏi lại nhận ra lời nói này nghe hơi giống như dọa người.

Quả nhiên vẻ mặt bà lão rất khó chịu, miễn cưỡng lên tiếng: “Bà nội tôi là cô họ của ông ấy, cô nói tôi là người thân gì của ông ấy ư? Dù sao chúng tôi đều có quan hệ huyết thống, đương nhiên tài sản này là của chúng tôi.”

Nguyễn Thúy Chi tập trung tính toán, cô họ của ông thợ may thì đã là họ hàng xa lắm rồi. Cũng là bà cô đằng nội này có quan hệ thân thích với ông nội ông ấy, nếu như ông thợ may sinh con đẻ cái, đến cháu chắt của ông ấy cũng sắp thành ngũ phục rồi.

Tính xong, Nguyễn Thúy Chi lên cười gằn, nói: “Cô họ? Thế này mà cũng coi là thân thích ư? Cho dù là thân thích thì cũng đâu thấy mấy người đến chăm sóc ông ấy ngày nào. Trong đám tang cũng không thấy ai…”

Người đàn ông trung niên ngồi bên cạnh bà lão bỗng nhiên đứng lên nói: “Xa thì có hơi xa, nhưng dù sao tổ tiên của chúng tôi cũng có quan hệ huyết thống, dù có xa thì cũng gần hơn mấy người nhiều. Cô nhóc này không có quan hệ huyết thống gì với ông thợ may, tài sản không thể là của nó.”

Nguyễn Chí Cao vẫn chưa nói lời nào, nghe thấy lời này thì nhìn Nguyễn Khê và hỏi: “Họ nói lâu như vậy, ông nghe thấy ý là tất cả đồ trong nhà ông thợ may đều cho cháu?”

Nguyễn Khê nhìn Nguyễn Chí Cao, gật đầu: “Vâng.”

Nguyễn Chí Cao nhìn Nguyễn Trường Sinh, rồi lại nhìn Lưu Hạnh Hoa. Hai người đều tỏ vẻ không biết.

Tôn Tiểu Tuệ đứng ở trong bếp nghe thấy những lời này, con ngươi như muốn rớt ra ngoài. Bao nhiêu tài sản của ông thợ may, nồi niêu xoong chảo thì không nói, cả căn nhà sân vườn, máy may và đủ loại dụng cụ đều cho Nguyễn Khê hết sao?

Người trong thôn quê đều nghèo, nếu như so với những nhà khác, ông thợ may đã coi như là nhà to sự nghiệp lớn rồi.

Ông trời ơi, gia sản lớn như vậy mà ông lão đó lại cho Nguyễn Khê?

Bà ta còn tưởng rằng ông ấy cho đội sản xuất.

Cô học trò này cũng có lời quá rồi!

Bỗng nhiên bà ta nhớ trước kia Nguyễn Dược Tiến cũng là học trò của ông thợ may, nếu như năm ngoái anh ta không từ bỏ, kiên trì thêm nửa năm nữa thì bây giờ cũng được chia một phần rồi. Tôn Tiểu Tuệ chợt thấy trong lòng cân cấn, suýt chút nữa thì bức bối đến chết.

Bà ta ôm n.g.ự.c hít thở một lúc, rồi tiếp tục nghe những người đối diện nói chuyện.

Người đàn ông ngồi bên phải bà lão lại đứng lên, nhìn Nguyễn Khê nói: “Chúng tôi cũng không muốn mất công, mẹ tôi có tuổi rồi, đến được đây rất vất vả. Cô đưa chìa khóa cho chúng tôi, chuyện này coi như ổn thỏa.”

Nguyễn Khê hít một hơi sâu, nhìn ba mẹ con trước mặt, cũng có thể nói là ba mẹ con vô liêm sỉ.

Ông lão thợ may để cửa tiệm lại cho cô là bởi vì cô tiếp tục kế thừa tài nghệ của ông ấy, có thể tiếp tục nối tiếp kinh doanh của ông ấy, giải quyết vấn đề khó về may quần áo cho mọi người trên núi. Nếu như giao cửa hàng cho những người này, vậy sẽ không còn gì nữa.

Cô không thèm muốn gì tài sản của ông thợ may, dù sao cô sẽ không ở lại mãi ở trên ngọn núi này. Trong lòng cô chỉ có một mong muốn… Nếu như ông thợ may đã giao những món đồ này cho cô, cô phải bảo vệ cho tốt, không được để người ta lãng phí.

Cho nên cô không hề khách khí mà nói: “Tài sản là của thầy tôi, ông ấy nói giao cho ai là giao cho người ấy. Loại người thân chẳng có liên quan gì như mấy người lấy đâu ra mặt mũi để chạy đến đây đòi tài sản vậy? Thầy tôi đau ốm hơn nửa năm trời, mấy người có ai đến chăm sóc dù chỉ một ngày? Làm lễ tang ai chịu bỏ ra một đồng? Là mấy người mua quan tài hay là làm áo liệm?”

Nguyễn Khê càng nói giọng càng lớn, cuối cùng gần như quát chửi.

DTV

Không ngờ một cô nhóc nhìn thì nhỏ bé như cô mà có thể nói ra những lời này.
 
Chương 144


Bà lão và hai đứa con bị Nguyễn Khê trách mắng đến cuống lên, trợn mắt nói: “Mày nói hỗn láo gì vậy? Từ trước đến nay tài sản luôn đưa cho người có quan hệ huyết thống, người ngoài không lấy được mà cũng không được lấy! Mày không đưa chìa khoá ra, bọn tao chỉ đành đi phá khoá!”

Nguyễn Khê nhìn chằm chằm vào bà già đáng chết: “Mấy người cứ thử phá khoá đi, bây giờ đó là nhà của tôi. Mấy người dám phá, tôi dám bảo bí thư Vương đưa người đến bắt mấy người vào phòng chuyên chính nhân dân. Thầy tôi giao chìa khoá cho tôi trước mặt tất cả cán bộ trong thôn, tôi không tin thế giới này không có chính sách pháp lệnh, để mặc cho mấy người làm bậy.”

Hai người đàn ông trung niên bị cô nói đến nỗi mắt trống rỗng, nhìn về phía bà lão tóc bạc.

Nhưng bà lão cũng không vừa, hừ một tiếng rồi nói: “Nên giao tài sản cho huyết thống kế thừa, đây là ý của ông trời và cũng là đạo lý! Một người ngoài như màu, còn là con gái, mày lấy đâu ra mặt mũi cầm tài sản của người khác.”

Nguyễn Thuý Chi đứng bên cạnh Nguyễn Khê nói giúp: “Bà không phục thì đi tìm bí thư Vương.”

Bà lão bị nghẹn lời, nếu như đi tìm bí thư Vương có tác dụng thì bà ta nào cần tự mình đến đây nữa. Chính bởi vì đầu tiên tìm bí thư Vương không có tác dụng gì, cho nên bọn họ mới tìm đến tận cửa, muốn bảo Nguyễn Khê giao chìa khoá.

Nguyễn Chí Cao và Nguyễn Trường Sinh phải mất một lúc mới phản ứng được, nhưng Nguyễn Chí Cao không nói gì cả. Ông cụ ném cái cuốc trong tay, quay người rời đi, một lúc sau quay lại, trong tay cầm cây s.ú.n.g trường.

Ông cầm s.ú.n.g trường, nhìn bà lão bà hai đứa con trai của bà ta, nói hai từ: “Nằm xuống!”

Bà lão nhìn ông cụ cầm s.ú.n.g hơi đáng sợ, nhưng vẫn tức giận nói: “Ông doạ ai?”

Nguyễn Chí Cao không nói nhiều lời, chĩa xuống đất b.ắ.n một phát.

Lần b.ắ.n này doạ bà lão suýt chút nữa ngất xỉu, hai đứa con trai của bà ta sợ hãi mặt hoảng hốt. Ngay cả Tôn Tiểu Tuệ đứng đối diện cũng sợ hãi giật nảy mình, trái tim suýt chút nữa nhảy ra ngoài.

Bà ta luôn nói hai lão già nhà bà ta và Nguyễn Trường Sinh là thổ phỉ, quả nhiên không sai.

Nguyễn Chí Cao cầm s.ú.n.g rồi lại hỏi: “Có cút đi hay không?”

Bà lão sợ hãi vẫn chưa hoàn hồn lại, hai đứa con trai của bà ta cũng bị doạ mặt mày kinh hãi.

Nguyễn Chí Cao thấy ba người bọn họ không lên tiếng, giớ s.ú.n.g lên rồi lai tức giận gào lên: “Tôi hỏi rốt cuộc mấy người có cút đi hay không?”

Hai người đàn ông trung niên sợ hãi nhảy cẫng lên, nhìn ông cụ rồi lại nhìn cây súng, sơ hãi vội vàng đi đỡ bà cụ và nói: “Ông lão đừng vội, chúng tôi cút, chúng tôi cút, chúng tôi cút ngay đây.”

Nói rồi đưa bà lão lục đục chạy đi.

Ba người họ đi rồi, Nguyễn Chí Cao đi vào trong phòng treo s.ú.n.g lên, ra ngoài ngồi xuống bàn nói: “Một đám nhát gan, vậy mà cũng dám đến đây cướp tài sản. Bà ta tưởng nhà họ Nguyễn chúng ta dễ bắt nạt giống như bản mặt bà ta.”

DTV

Lưu Hạnh Hoa ngồi xuống bên cạnh: “Liệu bọn họ có đi phá khoá thật không?”

Nguyễn Chí Cao nói: “Tôi thấy chỉ là doạ người ta thôi, chắc không dám đâu, doạ một chút là bọn họ sợ rồi. Trong tang lễ của ông thợ may không có một ai, thế thì là họ hàng gì chứ? Chính là lũ nhăm nhe tài sản nên mới đến đây.”

Lỡ như thật sự để bọn họ ỷ vào mối quan hệ m.á.u mủ mà cướp lấy, vậy thì chẳng phải bọn họ kiếm bộn tiền rồi sao?

Nguyễn Trường Sinh đứng bên cạnh Nguyễn Khê, lên tiếng nói: “Thật sự cho cháu sao?”

Nguyễn Khê nhìn anh ta, lại gật đầu đáp lại: “Vâng.”

Nguyễn Trường Sinh hít một hơi sâu, nói: “Không ngờ lão già này lại tình nghĩa như vậy.”

Nguyễn Chí Cao lại lên tiếng: “Ông lão thợ may cho cháu, chắc chắn là tin tưởng cháu. Cháu phải đối xử với nó thật tốt.”

Nguyễn Khê đáp lại: “Ông nội, cháu biết rồi.”

Khi Lăng Hào chạy đến nhà họ Nguyễn, đã có vài người vây xung quanh xem trò vui.

Nhìn thấy Nguyễn Chí Cao đi đến nhà đội trưởng dân quân cầm khẩu s.ú.n.g đến, không nói lời nào mà giải quyết vấn đề một cách đơn giản nhưng thô lỗ, cậu cũng không đi tìm Nguyễn Khê nữa mà tản về nhà cùng với đám người xem trò vui.

Sau khi đám người giải toán được một lúc, Nguyễn Trường Quý, Nguyễn Tiến Dược và Nguyễn Tiến Hoa lần lượt về nhà ăn trưa.

Khi ngồi trên bàn ăn ăn cơm, Tôn Tiểu Tuệ vô cùng hứng thú kể cho Nguyễn Trường Quý về chuyện xảy ra trước khi nấu cơm. Kể xong bà ta nhìn chằm chằm vào Nguyễn Tiến Dược, vẻ mặt hối hận, nghiến răng nói: “Con nói xem, nếu như kiên trì thêm nửa năm nữa thì tốt biết mấy.”

Nguyễn Tiến Dược rất hiểu rõ bản thân, nói ngay: “Nhưng con không biết nịnh nọt, hầu hạ người khác.”

Hầu hạ người khác đâu phải chuyện dễ, phải quan tâm hết cả chuyện ăn uống ngủ nghỉ. Hơn nữa nửa năm lâu như vậy, chẳng phải tra tấn người ta đến phát điên sao?
 
Chương 145


Nhất là ông thợ may rất nghiêm khắc và ăn nói khó nghe, khó hầu hạ hơn những lão già bình thường.

Tôn Tiểu Tuệ vẫn nghiến răng: “Con đúng là không có tiền đồ gì.”

Nguyễn Tiến Dược: “Bây giờ con đang đào mỏ quặng rất tốt mà.”

Nguyễn Trường Quý: “...”

Con mẹ nó, thằng nhóc này đúng là không có tiền đồ!

Ban đầu Nguyễn Khê không muốn cho quá nhiều người biết ông thợ may giao tài sản cho mình, nhưng bởi vì mấy người họ hàng vớ vẩn của ông ấy đến đây làm loạn nên tất cả mọi người trong thôn đều biết hết rồi.

Những người này vô cùng ghen tị và ngưỡng mộ cô, cũng có nói cô còn nhỏ mà mưu tính có mắt nhìn… dụ dỗ vây quanh ông thợ may, không chỉ học kỹ năng của ông ấy mà cuối cùng còn có được tất cả tài sản của ông ấy nữa.

Nếu như đặt chuyện này vào người khác, có nằm mơ cũng không dám làm như vậy.

Mà Nguyễn Khê không mơ, chỉ thực hiện mà thôi.

Sau khi bị Nguyễn Chí Cao cầm s.ú.n.g đuổi đi, đám người thân tự nhận của ông thợ may không dám đến tiệm may phá khoá, sau này cũng không dám đến thôn Kim Quan và thôn Phượng Minh nữa. Bọn họ ở xa, vượt đường núi xa xôi đến đây một chuyến cũng rất khó khăn.

Sau một tháng nghỉ ngơi, Nguyễn Khê và Nguyễn Thuý Chi lại quay về tiệm may, đàng hoàng mở cửa làm ăn.

Bởi vì đóng cửa trong thời gian dài, cho nên vừa mới mở cửa là có rất nhiều người đến.

Ban ngày Nguyễn Khê và Nguyễn Tuý Chi làm việc trong tiệm may, buổi tối vẫn về nhà ăn cơm ngủ nghỉ, không ở lại ngủ trong cửa tiệm. Họ luôn cảm thấy ông thợ may vẫn còn ở đây, vì thế để lại nơi này cho ông ấy.

Làm việc ở tiệm may cả ngày, khi tối đến về nhà ăn cơm, Nguyễn Khê đưa một tờ giấy cho Nguyễn Trường Sinh, nhờ anh ấy làm một chuyện: “Trong cửa tiệm thiếu một thứ. Chú năm à, chú giúp cháu lên thị trấn mua bổ sung thêm nhé? Tiền đây.”

Nguyễn Trường Sinh cầm được tiền là tình nguyện làm, cầm lấy tờ giấy vui vẻ nói: “Cứ giao cho chú.”

Thế là ngày hôm sau anh ấy dậy rất sớm, cầm tiền mà Nguyễn Khê đưa cho mình rồi đi lên thị trấn.

Anh ấy chạy rất nhanh, người bình thường phải mất hai ngày đi đường nhưng anh ấy chỉ mất khoảng một ngày rưỡi đi đường mà thôi.

Nhưng anh ấy cũng không phải người bằng sắt thép, đến đêm khi mệt lả rồi cũng sẽ tìm nơi nhắm mắt nghỉ ngơi một chút.

Đêm nay nghỉ ngơi anh ấy tìm một đống rơm, kéo một đống rơm trải xuống mặt đất, khi nằm ngủ cũng rất êm.

DTV

Nhưng anh ấy vừa mới trải xong đống rơm, chuẩn bị đi ngủ, bỗng nhiên nghe thấy tiếng hắng giọng, sau đó là tiếng huýt sáo.

Thế là anh ấy không nằm xuống nữa, quay đầu nhìn về nơi phát ra âm thanh. Nhìn thấy cách đây không xa có một người ngồi bên cạnh đống thân bắp ngô, dưới ánh trăng sáng có thể nhìn thấy đó là một chàng thanh niên mặc đồ lính, đội mũ quân đội.

Nguyễn Trường Sinh không quan tâm anh ta, tiếp tục nằm xuống.

Nằm được một lúc lại tò mò, thế là vực người dậy nhìn về phía anh thanh niên đó.

Anh thanh niên tay cầm điếu thuốc lá, để ở bên mũi ngửi ngửi với dáng vẻ rất hưởng thụ.

Hình như anh ấy biết Nguyễn Trường Sinh đang nhìn mình, sau khi ngửi xong lên tiếng hỏi: “Có muốn một điếu không?”

Ở trên núi rất ít khi nhìn thấy thuốc lá, nhưng nếu như có ai hút thuốc thì đều hút bằng tẩu thuốc.

Nguyễn Trường Sinh nhìn anh ta: “Anh cứ thấy ai là cho thuốc sao? Phí thế.”

Anh thanh niên mỉm cười: “Một đồng một điếu.”

Nguyễn Trường Sinh nhìn anh ta, nhớ ra: “Anh đang… Bán?”

Anh thanh niên khẽ nói: “Có muốn một điếu không?”

Nguyễn Trường Sinh nhìn lướt qua, rồi lại nhìn cái túi ở bên cạnh anh ta, bên trong túi đựng rất nhiều đồ. Nếu như anh ấy đoán không nhầm, tám mươi phần trăm trong đó là đồ anh ta lấy ở trên núi lén đi bán.

Nhìn xong, Nguyễn Trường Sinh hỏi: “Trong túi của anh còn có gì?”

Anh thanh niên hỏi ngược lại: “Anh muốn gì?”

Nguyễn Trường Sinh ngồi dậy, nhuận họng: “Có diêm không? Nếu không đưa cho tôi điếu thuốc trước.”

Nghe thấy vậy, anh thanh niên rút một hộp diêm ra khỏi túi, cầm lên lắc lắc: “Một đồng.”

Nguyễn Trường Sinh cúi đầu lấy một đồng trong túi ra, đưa về phía tay anh ta.

Sau đó anh thanh niên đưa tay ra, khi chuẩn bị cầm lấy một đồng trong tay Nguyễn Trường Sinh, anh ấy nhanh chóng lật tay, nắm chặt lấy cổ tay anh thanh niên. Sau đó kéo anh ta ngã nhoài về phía sau, thuận thế leo lên trước đè anh ta xuống đất.

Nguyễn Trường Sinh đè anh ta xuống, cười nói: “Lá gan lớn đấy, anh đầu cơ trục lợi à.”

Anh thanh niên bị đè nên không đẩy ra được, tức giận nói: “Liên quan gì đến anh. Anh muốn mua thì mua, không mua thì thôi.”

Nguyễn Trường Sinh vẫn mỉm cười: “Tôi bắt anh đến phòng chuyên chính nhân dân thì cũng được tuyên dương.”

Anh thanh kia không hề hoảng hốt mà ăn nói rất cố chấp: “Anh có bằng chứng nói tôi đầu cơ trục lợi sao? Chỉ cần người đeo huy hiệu đỏ không bắt tôi, anh không có chứng cứ thì cũng chẳng sao cả.”
 
Chương 146


Nói báo cáo là Nguyễn Trường Sinh dọa anh ta thôi, từ trước đến nay anh ấy chưa bao giờ làm những chuyện này. Anh ấy túm chặt cổ áo dân quân của anh thanh niên, kéo anh ta lên rồi lại nói: “Cho tôi xem trong túi anh đựng thứ gì.”

Anh thanh niên nổi giận: “Cho anh xem cái con khỉ!”

Nguyễn Trường Sinh cười hừ, giơ tay ra cướp lấy cái túi treo trên thân ngô.

Anh thanh niên gỡ tay Nguyễn Trường Sinh ra rồi giật lấy, anh ấy nhanh chóng trở tay túm lấy cổ tay của anh ta, rồi lại ghì chặt anh ta xuống. Cảm giác bị đè lần này khác lần trước, anh ấy sững sờ một chút rồi nhanh chóng thả lỏng anh thanh niên.

Sau khi phản ứng lại, Nguyễn Trường Sinh: “Con gái sao?”

Người thanh niên này nhân cơ hội này cầm túi chạy mất.

Cô ấy thầm nghĩ, nếu như biết trước người này phiền phức như vậy, chi bằng không lên tiếng nói chuyện với anh ấy. Cô ấy thường xuyên cải trang, đi vào trong núi bán đồ, lén lút bán một ít đồ tạp nham. Một lần rồi hai lần, chưa bao giờ cô ấy gặp người phiền phức như vậy.

Đồ đạc trên núi rất hiếm, cô ấy làm như vậy cũng là tạo phúc cho người dân trên núi, cho nên người ta rất khách sáo với cô. Muốn đỡ thèm hoặc là cần thì tốn một hai đồng mua đồ từ cô ấy, không muốn mua người ta cũng không nói gì.

Dù sao bình thường mọi người khó ra khỏi núi, cô ấy mang đồ lên núi lén lút bán, để mọi người có thể không cần đi đường núi nhiều mà vẫn có thể giải quyết nhu cầu thường ngày. Đây cũng coi như là chuyện tốt.

Kết quả cái này người đêm nay cũng được lắm, giở trò tóm cô ấy lại, đòi bắt cô ấy đến phòng chuyên chính nhân dân để báo cáo cô ấy.

Đồ xấu xa!

Nguyễn Trường Sinh thấy cô ấy cầm túi chạy, bản thân cũng không để yên mà đứng dậy, phủi m.ô.n.g đuổi theo.

Đuổi đến bên cạnh cô thanh niên, anh ấy đưa tay kéo bả vai của cô ấy rồi lại hỏi lần nữa: “Cô là con gái?”

Cô thanh niên không thể thoát được tay anh ấy, hung dữ đánh tay anh ấy vài cái: “Không cần đồ thì buông tay ra!”

Nguyễn Trường Sinh mượn ánh trăng để nhìn gương mặt cô ấy: “Không giống lắm, làm gì có con gái nào như vậy…”

Trong màn đêm đen tối, gương mặt ấy nhanh chóng hòa vào màn đêm.

Cô thanh niên liếc mắt nhìn anh ấy: “Ai cần anh quan tâm!”

Nguyễn Trường Sinh bật cười: “Tôi không hút thuốc, để tôi xem trong túi cô có gì, tôi chắc chắn sẽ mua.”

Cô thanh niên đề phòng anh ấy một lúc: “Không bắt tôi đến phòng chuyên chính nhân dân chứ?”

Nguyễn Trường Sinh nói: “Tôi dọa cô chơi thôi.”

Cô thanh niên lại nhìn anh ấy một lúc, thấy cũng đáng tin nên đành ngồi xổm xuống, mở miệng túi ra.

Thấy cô ấy như vậy, Nguyễn Trường Sinh cũng ngồi xổm xuống, lôi đèn pin từ trong túi ra, bật ánh đèn chiếu vào trong túi.

Trong túi của cô thanh niên này đúng là có rất nhiều đồ tạp nham, hầu như thứ gì cũng có. Có bao t.h.u.ố.c lá bị bóc một nửa, kẹo hoa quả được gói bằng những tờ giấy sặc sỡ, có cúc áo, gân bò, diêm, còn có cả mũi kim, khoan kim, dập ghim, khóa kéo, đủ món đồ ăn vặt, thậm chí còn có bít tất và thuốc chuột.

Nguyễn Trường Sinh coi như mở mang đầu óc, vừa cầm đèn pin lắc lắc, vừa lẩm bẩm.

Cô thanh niên thấy anh lắc như vậy được một lúc lâu thì hơi mất kiên nhẫn, lên tiếng hỏi: “Rốt cuộc anh muốn gì?”

Nguyễn Trường Sinh không trả lời mà hỏi ngược lại: “Cô lấy những thứ này từ đâu?”

Cô Thanh Niên liếc nhìn anh ấy rồi kéo bao tải: “Anh quan tâm tôi từ đâu đến, rốt cuộc anh có cần không? Không cần thì tôi đi đây.”

Nguyễn Trường Sinh kéo cái túi lại: “Muốn muốn muốn muốn.”

Nói rồi anh ấy lôi hai viên kẹo hoa quả màu sắc khác nhau ra khỏi túi: “Bao nhiêu tiền một viên.”

Cô thanh niên duỗi một ngón tay ra: “Một đồng hai viên.”

Thế là Nguyễn Trường Sinh lại móc một đồng vừa nãy ra, đặt vào trong tay cô ấy.

Cô thanh niên cất tiền, thu dọn cái túi. Sau đó không phí lời với anh ấy nữa mà vác cái túi lên vai, đeo sau lưng rồi rời đi.

Nguyễn Trường Sinh không ngồi yên mà tiếp tục đi theo cô ấy, đi đến bên cạnh nói: “Quen biết nhau chính là duyên phận, cô tên là gì? Ở lữ đoàn nào? Kết bạn đi.”

Cô Thanh niên không thèm quay đầu lại, nói: “Tôi không kết bạn với anh.”

Nguyễn Trường Sinh nói: “Thật ra con người tôi rất tốt, vừa nãy chỉ trêu cô cho vui chút thôi.”

Cô thanh niên quay đầu nhìn anh ấy, thấy anh ấy dáng dấp cũng được bèn hỏi: “Vậy anh ở trong lữ đoàn nào?”

Nguyễn Trường Sinh thành thật nói: “Tôi ở lữ đoàn Mắt Phượng, cách nơi này khá xa.”

DTV

Dù sao anh ấy đi cả ngày mới đến đây, hơn nữa bây giờ đã nửa đêm rồi.

Thấy cô thanh niên không nói gì, anh ấy lại hỏi: “Cô thì sao?”

Cô thanh niên ngẩng đầu lên, tiếp tục đi lên phía trước: “Tôi không nói cho anh biết đâu.”

Nguyễn Trường Sinh: “...”

Không nói thì anh ấy đi theo cô ấy. Cô ấy đi thì anh ấy đi, cô ấy dừng lại nghỉ ngơi, anh ấy cũng dừng lại nghỉ ngơi.
 
Chương 147


Cô thanh niên thấy Nguyễn Trường Sinh có ý định với cái túi của mình, thế là khi mệt quá phải nghỉ ngơi, cô ấy đều đào một cái hang trên đống cỏ, chui vào bên trong ôm cái túi vào lòng, hơn nữa còn giấu bên trong đống cỏ khô.

Mà Nguyễn Trường Sinh cũng đào một cái hang bên cạnh cô ấy để ngủ.

Sáng sớm ngày hôm sau, trong hang có tiếng động, anh ấy lập tức tỉnh dậy.

Anh ấy thấy cô thanh niên bò ra khỏi hang, mặt bám đầy bụi bẩn, không có dáng vẻ nào là con gái. Hơn nữa cô ấy cũng không thắt b.í.m tóc, tất cả tóc đều giấu trong cái mũ quân nhân. Trang phục quân nhân cũng là của con trai, nhìn giống như một thằng con trai.

Hai người bốn mắt nhìn nhau, Nguyễn Trường sinh thẫn thờ một lúc, rủ mí mắt xuống rồi thở dài: “Cô tỉnh rồi à?”

Cô thanh niên không quan tâm anh ấy, tiếp tục bò ra khỏi hang, vác cái túi lên vai rời đi.

Nguyễn Trường Sinh bò dậy, đi theo cô ấy.

Chưa đi được mấy bước, cô thanh niên bỗng nhiên dừng lại hỏi anh ấy: “Rốt cuộc anh muốn làm gì?”

Nguyễn Trường Sinh vẫn nói câu đó: “Kết bạn.”

Cô thanh niên nhìn gương mặt anh ấy, suy nghĩ một lúc rồi lên tiếng nói: “Hay là thế này đi, tôi mệt rồi không muốn đi nữa. Nếu như anh có thể cõng tôi lên thị trấn, tôi sẽ kết bạn với anh. Anh thấy sao?”

Nguyễn Trường Sinh nghe thấy vậy thì nhanh chóng ngồi xổm xuống trước mặt cô ấy, vỗ lên m.ô.n.g nói: “Lên đi.”

Cô thanh niên cũng không khách khí, coi anh ấy như ngựa mà nhảy lên người anh ấy như con khỉ: “Đi thôi.”

Nguyễn Trường Sinh đứng dậy rồi đi về phía trước, rồi lại hỏi: “Rốt cuộc cô là nam hay nữ?” Thật sự nhìn không giống con gái.

DTV

Cô thanh niên khoác túi lên vai anh ấy, còn mình không nằm nhoài lên người anh mà coi anh là ngựa cưỡi, miệng nói: “Anh quan tâm tôi là nam hay nữ. Anh muốn kết bạn với tôi chẳng phải là vì muốn biết tôi lấy những món đồ này ở đâu sao, anh cũng muốn đầu cơ trục lợi ư?”

Nguyễn Trường Sinh “hì” một tiếng: “Cũng không ngốc nhỉ.”

Với sức đi của Nguyễn Trường Sinh, ban đầu chỉ cần mất nửa ngày là có thể đến thị trấn. Nhưng bây giờ bởi vì cõng thêm một người, dù nói khung xương của cô thanh niên này rất nhẹ, nhưng dù sao cũng là người trưởng thành nên mất nửa ngày mới đến nơi.

Khi sắp đến thị trấn, cô thanh niên nhảy xuống người anh ấy, xách cái túi bước đi.

Nguyễn Trường Sinh thở hổn hển đi theo sau cô ấy, còn hỏi: “Bây giờ có thể nói cho tôi biết cô tên là gì, nhà ở đâu chưa? Có thể… làm bạn được không?”

Cô thanh niên quay đầu liếc nhìn anh ấy, lên tiếng nói: “Tôi tên Tiền Xuyến, nhà ở trên thị trấn.”

Nguyễn Trường Sinh thở một hơi: “Tiền Xuyến?”

Cái tên này cũng đủ để hình dung ra, có lẽ cô ấy chính là Tiền Xuyến đầu thai. Ở trên đời này cũng dám đầu cơ trục lợi, bán đồ.

Tiền Xuyến không thèm để ý đến anh ấy, lại hỏi: “Còn anh thì sao? Anh tên là gì? Đến thị trấn làm gì?”

Nguyễn Trường Sinh hít thở đều đặn: “Tôi tên Nguyễn Trường Sinh, ở lữ đoàn Mắt Phượng, đến mua bổ sung hàng cho tiệm may.”

“Bổ sung hàng?”

Tiền Xuyến tỏ vẻ thích thú với ba từ này.

Nguyễn Trường Sinh gật đầu: “Bổ sung hàng.”

Trên gương mặt Tiền Xuyến nở nụ cười: “Vậy tôi đi chơi cùng anh.”

Coi như hai người đã kết bạn. Tiền Xuyến không cố gắng bỏ mặc Nguyễn Trường Sinh nữa, cùng anh ấy đi vào thị trấn. Đến thị trấn, cô ấy cũng không vội về nhà mà đi cùng Nguyễn Trường Sinh đi mua sắm ở cửa hàng kinh doanh.

Nguyễn Trường Sinh cầm danh sách hàng cần bổ sung, cô ấy đứng bên cạnh xem.

Cô ấy hỏi: “Nhà anh mở tiệm may sao?”

Nguyễn Trường Sinh nói: “Là tiệm may của cháu gái tôi, con bé nhờ tôi mua giúp hàng thiếu.”

Tiền Xuyến rất tò mò: “Cháu gái của anh bao nhiêu tuổi mà đã có thể làm thợ may rồi?”

Nguyễn Trường Sinh: “Còn nhỏ tuổi lắm, mười lăm tuổi.”

Tiền Xuyến: “Lớn như vậy mà có thể làm thợ may rồi sao? Được đấy, khi nào rảnh tôi sẽ đến làm quen.”

Nguyễn Trường Sinh quay đầu nhìn cô ấy: “Cô bao nhiêu tuổi?”

Tiền Xuyến nói: “Tôi lớn hơn cháu gái của anh ba tuổi, tôi mười tám.”

Nguyễn Trường Sinh mỉm cười: “Vậy tôi lớn hơn cô hai tuổi, tôi năm nay hai mươi tuổi.”

Ai quan tâm anh bao nhiêu tuổi, Tiền Xuyến cố tình nói: “Ồ, thế mà nhìn anh trông hơi già, giống như ba mươi tuổi rồi.”

Nguyễn Trường Sinh: “...”

Người anh em này muốn ăn đòn sao?

Hai người nói chuyện rồi mua đồ ở cửa hàng kinh doanh.

Nguyễn Trường Sinh không định ở lại trong thị trấn lâu, đi ra ngoài cửa hàng bèn nói với Tiền Xuyến: “Tôi mua đồ xong phải quay về ròi, nếu như cô không có chuyện gì cũng về nhà đi. Mau về tắm rửa rửa mặt đi, cô xem mặt cô bẩn kia kìa, có thấy giống con gái không? Khi nào rảnh tôi sẽ đến tìm cô chơi, cô nói cho tôi biết cô lấy những đồ đó ở đâu.”

Nói rồi anh ấy nhìn cái túi trên vai cô ấy ra hiệu.

Có giống con gái hay không thì liên quan gì đến anh?
 
Chương 148


Tiền Xuyến suy nghĩ, bỗng nhiên vỗ lên vai Nguyễn Trường Sinh rồi kéo anh ấy ra một chỗ kín đáo. Sau khi dừng lại, cô ấy để cái túi xuống và nói: “Cũng không có rảnh, hôm nay tôi sẽ chia cho anh. Anh muốn không?”

Nguyễn Trường Sinh hơi bất ngờ: “Chia cho tôi?”

Tiền Xuyến nheo mắt cười, nhìn anh ấy: “Đương nhiên rồi, phải đưa tiền.”

Nguyễn Trường Sinh không phải kẻ ngốc, biết ý đồ của Tiền Xuyến. Dù sao cô ấy là dân buôn bán, bán cho ai không bán, lại đi lăn lộn vất vả trên núi. Chi bằng cứ bán cho anh ấy, có thể thu hồi được nhiều tiền luôn.

Nguyễn Trường Sinh nhìn cô ấy một lúc: “Vậy cô phải để lại cho tôi rẻ hơn một chút.”

DTV

Tiền Xuyến rất thoải mái: “Đương nhiên rồi.”

May mà trên người Nguyễn Trường Sinh vẫn còn phí đi đường mà Nguyễn Khê cho anh ấy, thế là anh ấy chọn lựa trong túi, chọn ra một vài món mình thấy bán được nhất. Ép giá với Tiền Xuyến mấy lần, cuối cùng anh ấy trả tiền và nhét đồ vào trong cặp sách.

Tiền Xuyến nhận được tiền mặt cười phơi phới, vui vẻ nhét tiền vào trong túi tiền, sau đó xách túi lên nói với Nguyễn Trường Sinh: “Được rồi, tôi phải về rồi, không giữ anh lại nữa.”

Nguyễn Trường Sinh cũng đứng lên: “Hay là bây giờ cô nói cho tôi biết, cô lấy những thứ này từ đâu?”

Tiền Xuyến vẫn nói rất dứt khoát: “Vậy thì không được, nếu như lần sau anh muốn mua thì lên thị trấn tìm tôi, tôi chia tiếp cho anh. Nhà tôi ở bên cạnh trường tiểu học Thiên Phượng, anh đến đấy hỏi tên tôi là được.”

Nguyễn Trường Sinh: “...”

Cô nhóc này đúng là gian trá.

Tiền Xuyên đi rồi, Nguyễn Trường Sinh cũng không ở lại thị trấn lâu nữa.

Anh ấy cầm đống hàng cần bổ sung, còn cả hàng linh tinh mà Tiền Xuyên đưa cho mình, đi học theo con đường khi mình đến đây để về nhà.

Nhưng lần này anh ấy không vội vã về nhà, trên đường đi tìm nơi trong thôn xóm, thường xuyên có người lui đến để đi. Tìm thấy nơi có người, anh ấy lặng lẽ kéo người ta đến hỏi giống như ăn trộm…

“Ông lão, ông có muốn thử nếm điếu thuốc này không?”

“Cô gái, cô có muốn kim châm không?’

“Có muốn kẹo không?”

“Trong nhà cô có chuột ăn vụng lương thực đúng không? Tôi có thuốc chuột nè.”

Bởi vì trước kia anh ấy lăn lộn bên ngoài, tiếp xúc rất nhiều người và cũng hiểu rất rõ ít nhiều thôn xóm trên núi Phượng Minh, hơn nữa rất biết tìm người, xem người. Vì thế anh ấy thật sự có thể nhìn ra người ta thiếu cái gì, thế nên bán đồ rất dễ dàng.

Nhưng dù sao đây là lần đầu anh ấy làm việc này, hơn nữa biết nếu như bị bắt sẽ rất xui xẻo, vì thế rất cẩn thận, cũng không dám làm bừa. Nếu như có biến động gì đó, anh ấy lập tức co giò bỏ chạy.

Anh ấy không có bản lĩnh nào khác, chỉ có sức đánh nhau và chạy nhanh như bay.

Anh ấy cứ như vậy mà vừa lén lút bán đồ, vừa lén lút lên núi. Nhưng mới đi qua nửa thôn trong núi Phượng Minh, tất cả những đồ anh ấy mua từ Tiền Xuyên đã bán hết sạch.

Đương nhiên anh ấy không lấy nhiều, chỉ lấy tổng cộng năm xu tiền hàng, bán hết lời được bảy xu.

Bảy xu không phải là ít đâu nhé, có thể mua được một cân rượu và ăn đủ một cân thịt lợn.

Nếu như anh ấy làm việc vất vả trong đội sản xuất một tháng cũng chỉ có năm sáu đồng, bây giờ anh ấy chỉ múa máy miệng, chạy nhiều hơn đã kiếm được bảy xu, kiếm được số tiền này đúng là thoải mái, nhẹ nhàng và vui vẻ.

Đương nhiên rồi, dù có đắc ý cũng không được để người khác biết. Anh ấy không định nói cho người nhà nghe, tránh để họ lo anh ấy bị bắt. Nhất là lỡ như để cho chị dâu Tôn Tiểu Tuệ biết thì chắc chắn đỏ mắt báo cáo anh ấy.

Khi Nguyễn Trường Sinh về nhà đã là buổi chiều, lúc này Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi vẫn còn ở trong tiệm. Vì thế anh ấy không về nhà mà đi đến thôn Kim Quan trước, vừa vặn thôn Kim Quan gần thôn Mắt Phượng.

Đến tiệm may, anh ấy đưa đồ vừa mua cho Nguyễn Khê.

Nguyễn Khê thấy không có vấn đề gì, cười nói: “Cảm ơn chú năm.”

Nguyễn Trường Sinh rất vui vẻ, cũng cười nói: “Sau này có chuyện tốt như thế cứ gọi chú.”

Nguyễn Khê gật đầu: “Vậy, chú không ngại mệt là được.”

Nguyễn Trường Sinh không thấy mệt chút nào: “Chạy có chút, mệt cái gì? Sao mệt bằng đào mỏ trên núi chứ.”

Anh ấy vốn dĩ thích ra ngoài chạy nhảy, không thích gò bó, ở trên ngọn núi này chưa có chỗ nào là anh ấy chưa đi.

Hơn nữa bây giờ đi đường còn có phí đi đường, anh ấy còn có thể lấy phí đó để lấy hàng ở chỗ Tiền Xuyên, trên đường về lại tiện bán hàng. Làm gì có chuyện tốt nào vừa thoải mái tự do lại vừa kiếm được tiền, anh ấy chỉ mong sao mỗi ngày có thể đi.

Nguyễn Thúy Chi cũng nói: “Đúng là em không mệt, từ nhỏ đã thích chạy nhảy chơi đùa.”

Ba người đang nói chuyện, đúng lúc bắt đầu xôm xa thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng người gọi: “Cô thợ may có ở đây không?”

Nguyễn Khê lập tức lên tiếng đáp: “Có ạ.”
 
Chương 149


Trả lời xong thì ra ngoài cùng với Nguyễn Thúy Chi, nhìn thấy người đến là một người phụ nữ tóc ngắn ngang vai, bên cạnh người ấy là một cậu thanh niên khoảng hai mươi tuổi. Nhìn gương mặt và dáng vóc, có lẽ là con trai của bà ấy.

Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi đón hai người vào nhà, hỏi muốn may quần áo thường ngày hay sửa lại đồ.

Trong đôi mắt và đôi môi của người phụ nữ tóc ngắn ngang vai chất chứa nụ cười, nhìn Nguyễn Khê nói: “Con trai tôi nhận được một công việc tốt trên thị trấn, định may cho nó hai bộ quần áo. Cho nên tôi đến nhờ cô thợ may đến nhà tôi trong hai ngày tới.”

Nguyễn Khê mỉm cười đồng ý, Nguyễn Thuý Chi đã cầm thước đo, đo kích thước cho con trai người phụ nữ ấy.

Người phụ nữ tóc ngắn mua tấm vải tốt, đưa ra cho Nguyễn Khê xem rồi bàn bạc với cô: “Tôi mua vải kaki và nhung tím, định làm hai bộ. Cô nói xem làm kiểu gì nhìn đẹp hơn?”

Nguyễn Khê nhìn tấm vải, không mất quá nhiều thời gian để nghĩ, nói: “May hai bộ kiểu đồng phục thì sao? Mặc đồng phục lên người nhìn vừa mang phong cách Tây, lại rất đẹp. Có rất nhiều người trong thành phố đều mặc như vậy.”

Người trong thôn nào ai đã được nhìn thấy người thành phố, đôi mắt người phụ nữ tóc ngắn sáng bừng: “Vậy sao?”

Nguyễn Khê gật đầu: “Đúng vậy, tôi vẽ nhiều tranh lắm, để tôi mang ra cho bà xem.”

Bây giờ trong thôn ai cũng biết tay nghề của Nguyễn Khê, người phụ nữ tóc ngắn rất an tâm với cô, chỉ cười nói: “Được rồi được rồi, ngày mai tôi nhờ người đến khiêng máy may của cô. Lữ đoàn của chúng tôi hơi xa chỗ này, phải đi ba mươi dặm. Khi tôi đến đây có khá nhiều người trong đội nói chờ cô qua đó sẽ nhờ cô sửa lại quần áo, có thể cô phải ở đấy mấy ngày.”

Chuyện này xảy ra rất thường xuyên, Nguyễn Khê gật đầu: “Được, tôi sắp xếp mấy bộ quần áo mang qua đó.”

Nói rồi cô lại hỏi: “Bà ở lữ đoàn nào?”

Người phụ nữ ấy nói: “Lữ đoàn Xích Vũ.”

Nghe thấy tên lữ đoàn này, Nguyễn Khê và Nguyễn Thuý Chi không có phản ứng gì, chỉ nói biết rồi. Nguyễn Trường Sinh đứng bên cạnh lại sững người lại, nhưng anh ấy cũng chỉ sững lại rồi sau đó lại như bình thường.

Anh ấy bình thường lại, còn lên tiếng nói bâng quơ hai câu, hỏi người phụ nữ ấy: “Tạ Đào trong lữ đoàn của mấy người đã tìm đến người ta chưa?”

Người phụ nữ ấy nghe thấy bèn nhìn Nguyễn Trường Sinh, bỗng nhiên thấy anh ấy hơi quen quen, một lúc sau nói: “Có phải cậu từng đi đến lữ đoàn của chúng tôi không? Cậu chính là… Đối tượng kết hôn trước kia của Đào Tử? Cậu nhóc họ Nguyễn đúng không?”

Trước kia khi còn qua lại với Tạ Đào, đúng là Nguyễn Trường Sinh từng đi đến lữ đoàn Xích Vũ hai lần. Bởi vì hai thôn cách nhau khá xa, Tạ Đào cũng là con gái, nếu như muốn tiếp xúc nhiều với nhau và hiểu nhiều hơn thì đương nhiên anh ấy phải chạy đến lữ đoàn Xích Vũ.

Anh ấy bất lực nói: “Không tính là đối tượng, chuyện không đi đâu đến đâu cả.”

Người phụ nữ ấy nhìn Nguyễn Trường Sinh nói: “Sao vậy? Cậu cũng chưa tìm thấy đối tượng? Sau này Đào Tử có đi xem mắt hai người, nhưng không ưng ai cả. Cô ấy sợ chẳng phải là vì vẫn còn nhớ đến cậu sao, đợi cậu không tìm được đối tượng thì nhượng bộ đi tìm cậu.”

DTV

Nguyễn Thuý Chi đo số đo xong, nghi ngờ hỏi: “Nhượng bộ cái gì?”

Chẳng phải nói vì tính cách hai người không hợp sao, cho nên nói gì?

Nghe thấy Nguyễn Thuý Chi hỏi điều này, Nguyễn Trường Sinh bỗng nhiên nhớ ra gì đó, vội vàng chen vào: “Không có gì, không có gì.”

Vừa nãy anh ấy lơ đãng, nghe thấy người phụ nữ ấy nói mình ở lữ đoàn Xích Vũ thì vô thức lên tiếng nói bâng quơ câu này. Nói đến đây anh ấy mới nhận ra, không thể nói lời này trước mặt chị ba của mình.

Thế là anh ấy nói chen vào, định tiễn người phụ nữ ấy đi. Kết quả người phụ nữ ấy đã được khơi gợi ý muốn tán gẫu, không nói hết thì trong lòng rất khó chịu. Bà ấy sửng sốt đẩy anh ấy ra, nhìn Nguyễn Thuý Chi nói: “Bởi vì nhà họ Tạ có ý kiến với chuyện của chị ba cậu ấy.”

Nguyễn Trường Sinh sốt sắng đến nỗi muốn bịt miệng người phụ nữ ấy lại, kết quả bị con trai bà ấy kéo ra.

Người phụ nữ ấy nói tiếp: “Nhà họ Tạ có ý rằng, nếu như cậu ta đưa chị ba của mình về nhà chồng thì chuyện kết hôn sẽ diễn ra thuận lợi. Nếu như không đưa chị ba của mình về nhà chồng, vậy thì không kết hôn nữa.”

Nghe xong lời này, vẻ mặt Nguyễn Thuý Chi tối sầm lại, nhìn Nguyễn Trường Sinh.

Nguyễn Trường Sinh cắn răng, nhắm mắt, muốn tự vả vào miệng mình.

Trước đó Nguyễn Khê cũng không biết chuyện này, bây giờ nghe xong cũng sững sờ. Cô quay đầu nhìn Nguyễn Trường Sinh, thấy vẻ mặt của anh ấy là biết. Là anh ấy, Nguyễn Chí Cao và Lưu Hạnh Hoa cố tình giấu diếm chuyện này, không để Nguyễn Thuý Chi biết.

Nguyễn Thuý Chi nhìn Nguyễn Trường Sinh hỏi: “Có chuyện này thật sao?”
 
Chương 150


Nguyễn Trường Sinh hít một hơi sâu, lên tiếng nói: “Chị ba, chị đừng nghe bà ta nói linh tinh, không có chuyện đó đâu.”

Người phụ nữ nghe thấy vậy, mắt trừng lên: “Chị ba?”

Nói rồi nhìn về phía Nguyễn Thuý Chi: “Cô là chị ba của cậu ta?”

Sau đó lại hỏi Nguyễn Khê: “Vậy còn cô thợ may này thì sao?”

Nguyễn Khê nói: “Tôi là cháu gái của chú ấy.”

Người phụ nữ ấy nghe thấy vậy thì nhíu mày, dường như đang gỡ gì đó.

Một lúc sau bà ấy mới bình tĩnh lại được, ngẩng đầu nhìn Nguyễn Khê nói: “Trên núi đều bảo cô là cô thợ may, tôi không phải người ở lữ đoàn gần đây nên ai mà biết được cô là con gái nhà nào. Hoá ra cô ở nhà họ Nguyễn trong lữ đoàn Mắt Phượng à? Vậy bây giờ cô ba của cô ở đây cùng cô sao? Làm thợ may cùng cô sao?”

Nguyễn Khê gật đầu: “Tay nghề của cô ba tôi cũng rất tốt, công việc trong cửa tiệm do tôi và cô ấy cùng làm.”

Nghe thấy lời này, người phụ nữ lại nhíu mày suy nghĩ một lúc, sau đó quay người lấy tấm vải của mình, cất đi rồi kéo con trai vội vàng ra ngoài, miệng nói: “Cô thợ may, tôi đi trước đây, ngày mai tôi nhờ người đến đón cô về nhà.”

Nguyễn Khê không kịp tiễn bà ta ra ngoài, chỉ đành nhìn bóng lưng bà ấy và nói: “Bà đi thong thả.”

Mà người phụ nữ ấy kéo con trai vội vàng rời đi, trong phòng chỉ còn lại ba người là Nguyễn Thuý Chi, Nguyễn Khê và Nguyễn Trường Sinh.

Nguyễn Thuý Chi nhìn Nguyễn Trường Sinh, hỏi anh ấy: “Tại sao không nói cho chị biết sớm?”

Nguyễn Trường Sinh lại làm dáng vẻ vô tội: “Người ta không muốn thì thôi, có gì để nói.”

Hơn nửa năm qua Nguyễn Trường Sinh cũng không đi xem mắt đối tượng, Nguyễn Thuý Chi chỉ nhìn anh ấy và hỏi: “Vậy có phải vì em thích cô gái ấy, cho nên mới không chịu đi xem mắt đúng không?”

Nguyễn Trường Sinh mỉm cười: “Cái này có sao đâu, em chỉ tiếp xúc với cô ấy mấy lần, chưa thích gì cả. Em cảm thấy xem mắt không thú vị gì cả, giống như buôn bán kinh doanh cho nên định tự mình đi tìm.”

Nguyễn Thuý Chi vẫn hỏi: “Thật sự không thích sao?”

Nguyễn Trường Sinh nói chắc nịch: “Thật sự không có gì cả. Chị ba, chị đừng nghĩ nhiều, khi ấy cô ấy nhắc đến yêu cầu này thì em không thể ở cùng cô ấy nữa. Cho dù sau này nhà ấy muốn nhượng bộ, em cũng sẽ không cưới cô ấy. Còn nếu như không gả cho em thì sao, muốn bảo em đuổi chị gái của em đi, vậy thì chẳng phải sau này kết hôn rồi sẽ có nhiều chuyện hơn sao?”

Nguyễn Thuý Chi thấy anh ấy thở dài, vội vàng quay người ngồi xuống ghế, không nói gì.

Nguyễn Trường Sinh thấy cô ấy tự trách mình, vội vàng đ.ấ.m lưng cho cô ấy và nói: “Chị ba đừng nghĩ nhiều, chị không có vấn đề gì cả, tất cả là vấn đề của nhà họ. Chị tin em đi, em chắc chắn dẫn theo một cô gái tốt về làm em dâu của chị.”

Nguyễn Thuý Chi quay đầu nhìn anh ấy.

Nguyễn Khê cũng đến nói: “Cô ba, cháu tin chú năm có thể.”

Nguyễn Thuý Chi chậm rãi thở phào nhẹ nhõm, gật đầu nói: “Ừm, em trai của chị tuấn tú lịch sự, phong lưu phóng khoáng, chắc chắn có thể.”

Ở một bên khác, người phụ nữ tóc ngắn đưa đứa con trai vội vàng đi ba mươi dặm về nhà.

Việc đầu tiên khi đến nhà không phải là về nhà, mà là đến thẳng nhà họ Tạ. Vừa đến nhà đã uống nước, ngồi xuống nói với mẹ Tạ: “Ôi chao, Đào Tử nhà bà thiệt thòi quá.”

Mẹ Tạ không hiểu, chỉ hỏi: “Đang yên đang lành, sao bà lại nói lời này?”

Người phụ nữ tóc ngắn lại uống ngụm nước, thở dài rồi nói với mẹ Tạ: “Tôi nói về chuyện kết hôn của Đào Tử và cậu nhóc nhà họ Nguyễn ấy. Lúc đó vì chuyện chị ba của cậu ta mà hai người hoãn chuyện kết hôn này, thiệt thòi quá rồi.”

DTV

Mẹ Tạ không biết tại sao bà ấy lại nhắc đến chuyện này, nó đã qua nửa năm rồi. Hơn nữa nhà bọn họ có gì mà thiệt thòi, nếu như bọn họ gả Tạ Đào sang đó mới là thiệt thòi. Chị ba của Nguyễn Trường Sinh chính là sự dây dưa lớn, mối phiền phức lớn.

Cô ấy làm ầm lên đòi ly hôn, ở mãi nhà mẹ đẻ không chịu đi, khiến nhà họ Nguyễn mất mặt đã đành, lại còn ăn uống ở đấy. Nếu như có thể lấy chồng còn may, nhưng nhà chồng cô ấy không đồng ý ly hôn, cô ấy muốn lấy chồng lần hai cũng không được.

Có người chị ba như vậy, làm gì có cô gái nào muốn gả cho Nguyễn Trường Sinh?

Cho nên bà ta nhìn người phụ nữ nói: “Sao tôi càng nghe càng chẳng hiểu gì cả, bà đi uống rượu ở đâu vậy?”

Người phụ nữ đưa tay lên vỗ đùi: “Đang yên đang lành ai lại mời tôi uống rượu? Không phải tôi uống rượu say rồi chạy đến đây nói linh tinh đâu. Đừng bảo bà không biết, bà có biết ông thợ may ở thôn Kim Quan không?”

Mẹ Tạ nói: “Chẳng phải đã mất một tháng trước rồi sao?”

Người phụ nữ: “Lúc lâm chung, ông ấy đã gọi tất cả cán bộ trong thôn đến, giao cửa tiệm và toàn bộ tài sản trong nhà cho cô thợ may- học trò của mình. Bây giờ cửa tiệm là của cô thợ may, bà có biết không hả?”

Mẹ Tạ gật đầu: “Có nghe qua vài lần.”
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top