Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

  • Tác giả Tác giả admin
  • Ngày gửi Ngày gửi
[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

admin

Thánh Ngự Hư Không
Đại Thần
Tham gia
11/6/23
Bài viết
915,343
VNĐ
900,499
[Diendantruyen.Com] [Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp
Tác giả: Thư Thư Thư
Tình trạng: Đang cập nhật




Tên khác: Xuyên Về Thế Giới Niên Đại Văn Làm Nữ Phụ Xinh Đẹp

Thể loại: Ngôn tình, Hiện đại, HE, Tình cảm, Xuyên thư, Sảng văn, Nhẹ nhàng, 1v1, Bình dân sinh hoạt, Niên đại văn.

===

Nguyễn Khê là một nhà thiết kế thời trang ưu tú, không nghĩ tỉnh dậy, lại trở thành một nữ phụ cùng tên trong một quyển niên đại văn.

Nguyên thân từ nhỏ bị cha mẹ bất đắc dĩ để lại trong thôn, sinh sống và lớn lên bên cạnh ông bà nội, mà vai chính lại là đứa trẻ mồ côi của bạn cha cô, ở quân khu được cha mẹ cô chăm sóc, lớn lên.

Lúc mười sáu tuổi, nguyên thân được cha mẹ đưa đến quân khu, với một người lớn lên ở vùng núi như cô trước mặt vai chính là một con vịt xấu xí, một mực bị người khác chê cười.

Tâm tính bắt đầu thay đổi vặn vẹo, sau đó liền tìm mọi cách hãm hại vai chính, một lòng muốn cướp đoạt mọi thứ của vai chính, bao gồm cả nam chính, cuối cùng trở thành một nữ phụ độc ác, kết quả thê thảm.

Sau khi xuyên vào sách, Nguyễn Khê nhìn nhà tranh, phòng đất chớp mắt mấy cái ---

Con mẹ nó nam chính và nữ chính, trước hết cô phải dùng tiền mua một máy may của riêng mình...

Vai chính: Nguyễn Khê ┃ vai phụ: Lăng Hào

Một câu tóm tắt: Từ một thỏ may nhỏ ở nông thôn đến nhà thiết kế quốc tế.
 
Chương 1


Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Hoàng hôn ngự trên đỉnh núi.

Có một con đường nhỏ hẹp nền đá lởm chởm nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi đá xanh, quanh co khúc khủy, nằm ẩn mình giữa những hàng cây trên đỉnh núi.

Ánh nắng chiều nhuộm đỏ gò má của những người phụ nữ đang leo núi.

Trên lưng đều đeo những chiếc gùi, trong miệng luôn đang hát những bài hát về bình minh và hoàng hôn...

Sáng sớm thức dậy cùng đi chăn trâu, cùng đi chăn trâu, những bờ ruộng bậc thang.

Phía trước núi mưa rơi, sau núi trời lại trong, sau núi trời lại trong, trông Hồng quân.

Một cán cờ đỏ ai lại đỏ ơ ờ, đỏ ai lại đỏ ơ ờ, đánh ngã bọn thổ hào

Một cán cờ ai lung lay trong gió ơ, ai lung lay trong gió ơ ờ, ta theo Hồng Quân.

...

Tiếng hát truyền theo từng dãy núi, du dương bay vào trong khe núi, rơi đến bên tai một cô gái.

Cô gái nhỏ ước chừng mười bốn mười lăm tuổi, gương mặt trái xoan tinh xảo, đôi mắt to tròn, hàng mi dày, mũi cao môi diễm.

Cô gái như nằm bất động trong thung lũng, tay áo và ống quần đều bị lủng một lỗ, trên trán cũng bị trầy da.

Vạt áo bị cơn gió nhẹ thổi lất phất qua.

***

Nguyễn Khê lại lần nữa có lại ý thức, cảm giác đầu tiên chính là cả cơ thể giống như muốn đứt ra từng mảng, cảm giác đau đớn lan rộng khắp tứ chi, giống như gân cốt lại bị gãy một lần nữa vậy.

Cô nghe được bên tai có tiếng gió nhẹ nhàng, có tiếng hát lanh lảnh ở phía xa, giai điệu giống như một bài sơn ca, mà cơ thể cô lại giống như bị một cục đá lớn đè nặng.

Cô cho là mình đã chết khi rơi xuống núi, không nghĩ tới vẫn còn sống.

Ý thức từ từ tỉnh táo, cơ thể tạm thời không còn bị khống chế, Nguyễn Khê muốn mở mắt ra. Nhưng mà mở mắt cũng tốn sức, cố gắng thật lâu mới có mới có thể tạo ra một khe hở.

Từ trong khe hở, cô nhìn thấy một bầu trời xanh biếc, góc bên trái bị ánh nắng chiều chiếu vào chỉ thấy một màu đỏ, không nhìn thấy những màu khác.

Cô nhẹ nhàng hít một hơi, hô hấp một cách khó khăn từ từ mở mắt, trong tầm mắt bỗng xuất hiện một người.

Nói chính xác, là một nam sinh.

Nam sinh dáng vẻ nhìn khoảng mười ba mười bốn tuổi, cả khuôn mặt ngược sáng.

Nguyễn Khê không nhìn rõ biểu tình trên mặt cậu, nhưng có thể nhìn rõ được lông tơ trên gò má cậu.

Cô thấy cậu mở miệng nói chuyện, nhưng không nghe được là cậu đang nói gì, trong tai chỉ nghe được tiếng vo ve.

Đầu choáng váng, mở mắt cũng tốn sức, cô quyết định nhắm mắt lại.

Ý thức đang lúc nửa tỉnh nửa mê, cô cảm giác phía dưới mình được kéo lên từ dưới đất, lại đặt lên trên lưng, sau đó từ từ đi về phía trước. Người cõng cô dường như cũng rất yếu ớt, mỗi bước đi giống như dùng toàn bộ sức lực.

Không biết đi bao lâu, tiếng nổ trong tai từ từ nhỏ lại, Nguyễn Khê lại nghe được tiếng gió, nhưng đã không còn là âm thanh sơn ca. Cô cố gắng mở mí mắt, thấy bầu trời đã tối, cách đó không xa có một căn nhà lầu xây dọc theo núi.

Căn nhà nhìn rất cũ nát, hơn nữa cũng chỉ có một tầng.

Cô không có sức lực để suy nghĩ chuyện khác, cũng không có sức lực nhìn lâu, lần nữa lại nhắm mắt lại.

Không biết qua bao lâu, cô nghe được một giọng nữ trầm ổn hỏi: "Đây là ai?"

Nguyễn Khê bị người ta thả xuống, nằm trên một tấm ván.

Cô nghe được giọng nam sinh hít một hơi, nói: "Không biết, bị thương hôn mê."
 
Chương 2


Giọng nói người phụ nữ rõ ràng không vui: "Không phải đã nói con đừng xen vào việc của người khác sao?"

Nam sinh nói: "Đây là... Lôi Phong làm việc tốt."

Giọng nữ: "Con cũng không biết người này là ai, làm sao em biết cô ta sẽ không ỷ lại vào chúng ta?"

Trả lời người phụ nữ là bầu không khí yên lặng.

Nguyễn Khê nằm trên tấm ván, cái cảm giác đau đớn khó chịu đó dường như biến mất, một chút xíu cũng không còn, chỉ còn dư lại chút đau chỗ cùi chõ cùng với đầu gối bị va quẹt trầy da.

Mí mắt khó khăn mở ra bỗng nhiên cũng trở nên nhẹ nhàng, cô mở mắt ra, lúc này cũng không cần quá nhiều sức lực, trực tiếp ngồi dậy.

Mới vừa ngồi ổn xuống, vừa vặn đụng phải hai ánh mắt phía trước.

Một người trong đó là một nam sinh mười ba mười bốn tuổi, dáng vẻ không thấp, nhưng mặt non choẹt, ngũ quan hài hòa, nét mặt tuấn tú. Một người khác là một người phụ nữ trung niên, vẻ mặt đầy phiền lòng và mệt mỏi, ánh mắt lại như có ý vị khác.

Hai người đều mặc trên người chiếc áo choàng ngắn tối màu, và một chiếc quần ống đứng, trên phần áo và quần đều có những vết khâu vá chi chít, trên chân cũng không mang giày một cách nghiêm chỉnh, Nguyễn Khê cũng chỉ mới thấy qua giày cỏ ở trong phòng triển lãm.

Nhìn cách ăn mặc của hai người trước mặt, trong đầu của Nguyễn Khê chỉ có một chữ ---- nghèo.

Tiếp đó, có chút  sợ hãi không dám tin tưởng - ở xã hội hiện đại, còn có một nơi nghèo như vậy sao?

Không đợi cô lên tiếng chào hỏi cùng kiểm chứng, đầu óc cô dường như nổ một tiếng. Không có chút chuẩn bị, vô số những ký ức không thuộc về cô lại xuất hiện trong đầu cô, chiếm toàn bộ tâm trí cô.

Mấy giây ngăn ngủi, cô không chỉ có trải qua những ký ức của một đời người, mà còn biết được một tin tức vô cùng kinh hãi - cô leo núi bị rơi xuống, bỏ mạng, linh hồn xuyên vào trong một quyển truyện niên đại!

Tiểu thuyết đều có nhân vật chính, nhân vật phụ, vận khí của cô không tốt, liền rơi vào nhân vật phụ trong truyện, nguyên thân cũng tên là Nguyễn Khê.

Cha của nguyên thân là một sĩ quan, bởi vì một vài nguyên nhân bất đắc dĩ, từ nhỏ đã cho cô ở nông thôn, cô lớn lên cùng với ông bà nội. Mà nhân vật chính là một đứa bé mồ côi, con của bạn cha cô, ở quân khu được cha mẹ cô nuôi dưỡng lớn lên.

Mười sáu tuổi, nguyên thân bị cha mẹ bắt đến quân khu, ở trước mặt nhân vật chính, một người lớn lên ở một vùng đất hoang vu nghèo nàn như cô, cô giống như một con vịt xấu xí, bị người khác chê cười, cũng thường bị những người xung quanh so sánh với nhân vật chính.

Ở trong hoàn cảnh như vậy, nguyên thân từ một cô gái ngay thẳng, tâm tính từ từ trở nên vặn vẹo, sau liền muốn hãm hại nhân vật chính, một lòng muốn cướp đoạt vai chính, cả nam chính trong truyện, cuối cùng trở thành một nữ phụ chuẩn mực, cực phẩm độc ác, kết quả thê thảm.

Sau khi biết được tin tức đó, Nguyễn Khê hai mắt tối sầm, "Ầm", một chút lại té xuống.

Người phụ nữ đứng trước giường bị dọa sợ, co rút cổ lại nói: "Thế này là thế nào? Nói con đừng xen vào việc của người khác, nhưng con lại không nghe, xen vào việc của người khác gây ra nhiều chuyện, thật sự có những chuyện chúng ta không kham nổi."

Nguyễn Khê sớm đã hiểu, người phụ nữ này đối với chuyện cậu thiếu niên giúp "cô" này, rất không hài lòng, sợ gây phiền toái. Cô tự nhiên không muốn khiến cho cậu thiếu niên này thêm nhiều phiền toái, bàn tay chống cạnh giường ngồi dậy, quả quyết đứng dậy.
 
Chương 3


Linh hồn cô cùng với thân thể cũng dung hợp xong hết rồi, không còn phản ứng choáng váng đầu óc cùng với ù tai. Mới vừa rồi còn là một dáng vẻ không ngừng mệt mỏi, bây giờ thì đã hoàn toàn hồi phục giống người bình thường.

Cô nhìn cậu thiếu niên cười cười, "Bây giờ tôi không sao, cảm ơn cậu."

Nói xong, nhìn về phía người phụ nữ trung niên, vẫn đang cau mày, "Cảm ơn cô, làm phiền cô rồi."

Lúc người phụ nữ trung niên và cậu nam sinh vẫn còn đang ngẩn ra, cô đeo túi quân dụng đi ra khỏi nhà. Đi ra liền lấy trong túi ra một cái đèn pin, một bên đi về phía trước, dùng ngón tay xoa xoa huyệt thái dương.

Cô không nhịn được sắp xếp lại những thông tin trong đầu, bây giờ là năm 1973, nơi đây là núi Minh Phượng, nguyên thân vừa qua năm tuổi (năm tuổi theo 12 con giáp), là cùng một lứa với cậu nam sinh tuấn tú lúc nãy.

Cô lấy đèn pin soi trên người mình, tóc "cô" dài đến thắt lưng, đen nhánh mượt mà, thắt thành hai bính, đầu thắt một chiếc băng đô màu đỏ. Mặc trên người chiếc áo choàng hoa, vải vóc không mới không cũ, nhưng không có khâu vá chi chít.

Trong trí nhớ của nguyên thân, cũng có tin tức liên quan đến hai mẹ con vừa rồi. Cậu nam sinh tên là Lăng Hào, người phụ nữ kia là mẹ cậu, tên là Chu Tuyết Vân, còn có cha cậu tên là Lăng Trí Viễn, đều là người lớn lên ở thành phố.

Mấy năm trước, cả nước trên dưới bắt đầu cách mạng ồn ào, Lăng Trí Viễn phạm sai lầm, sau khi bị đưa đến núi Minh Phượng để cải tạo, liền được sắp xếp ở chỗ đại đội của nguyên thân - đại đội Phượng Nhãn.

Nghe nói Chu Tuyết Vân không bị phạt, nhưng cô đưa con trai Lăng Hào, cùng với Lăng Trí Viễn đến núi Minh Phượng.

Đại khái là phạm sai lầm, sau khi rút kinh nghiệm, một nhà ba người này sau làm chuyện gì vẫn luôn rất cẩn thận, cơ bản cũng không qua lại với người trong thôn. Bình thường làm việc kiếm công phân, thời điểm khác rất ít xuất hiện trong tầm mắt của người trong thôn.

Cho nên Lăng Hào thấy cô té, choáng váng ngất ở thung lung, đưa cô về, Chu Tuyết Vân mới nói những lời đó.

Nguyễn Khê sắp xếp những tin tức này, bật đèn pin, cẩn thận đi theo đường núi gập ghềnh về "Nhà."

Nghĩ đến hoàn cảnh sinh hoạt của ngôi nhà trong trí nhớ, Nguyễn Khê không nhịn được cảm giác nhức đầu.

Thường là nhắc tới vùng núi, thì không thoát được chữ "Nghèo", vùng núi những năm bảy mươi, càng không cần phải nói. Không chỉ là nghèo, mà mỗi nhà thành viên cũng nghèo, mà có thể có miếng ăn cơm, không đói bụng chết chính là phúc trời.

Chỉ là cha của nguyên thân là bộ đội, định kì sẽ gửi tiền về nhà, ông nội nguyên thân là thư ký của đại đội Phượng Nhãn, lớn nhỏ cũng coi là một cán bộ, cho nên cuộc sống vẫn tương đối tốt hơn một chút.

***

Nguyễn Gia, trong phòng thắp một ngọn đèn dầu.

Ông nội là Nguyễn Chí Cao ngồi bên cạnh bàn, cầm đũa gắp lên một miếng bánh ngô, thấy lão Ngũ Nguyễn Trường Sinh sống mũi và khóe mắt bị thương, tức giận nói: "Một ngày không chơi bời lông bông thì là đánh nhau, cũng mau cưới vợ đi chứ."

Nguyễn Trường Sinh tai trái nghe, tai phải bay mất, ăn su hào không lên tiếng.

Con dâu thứ hai cầm một ly nước trên tay, đi tới cạnh bàn hỏi: "Tiểu Khê sao lại chưa về?"

Vừa dứt lời, ngoài cửa xuất hiện một luồn ánh sáng, chỉ thấy Nguyễn Khê cầm đèn pin trở lại.

Nguyễn Khê mới vừa vào cửa hai bước, Nguyễn Chí Cao giơ đũa lên gọi cô: "Đứng đó, cháu đứng ở đó cho ông."
 
Chương 4


Nguyễn Khê dừng bước lại, nhanh chóng cất đèn pin vào túi, thuận thế nhìn mọi người đang ngồi trong phòng, dùng mấy giây nhanh chóng thích ứng với ngôi nhà này, còn có những người thân này.

Nguyễn Gia già trẻ tám miệng ăn, tất cả đều nhìn Nguyễn Khê, chỉ thấy trán cô trầy da, quần áo cũng bị rách.

Nguyễn Chí Cao hỏi: "Cháu lại làm gì?"

Nguyễn Khê nhìn mình, "Vô tình rơi xuống thung lũng."

Nguyễn Chí Cao tâm tư cũng không quản nhiều, thấy cô không sao, giơ đũa lên, "Ăn cơm!"

Nguyễn Khê nhẹ nhàng bình giọng, đặt túi xách trên người qua một bên, đi đến chỗ chậu nước rửa mặt mở nước rửa tay, chân. Quần áo tạm thời vẫn chưa thay, cô rửa mặt xong sửa sang tóc lại một chút, đi đến bếp múc một chén cơm, đến góc bàn ngồi xuống, cầm đũa lên ăn cơm.

Ăn cơm với củ su hào muối, cũng không khó ăn như tưởng tượng, ngược lại là rất hợp.

Nguyễn Khê không nói lời nào, mới vừa ăn hai đũa cô, em gái họ của nguyên thân ngồi bên cạnh dùng cánh tay khều cô hai cái, cười nói với cô: "Chị Thu Văn lại gửi quần áo cho chúng ta, là những món đồ vải rất tốt, là cả một bọc lớn."

Nghe nói như vậy, Nguyễn Khê động tác ăn cơm dừng một chút.

Thu Văn là Diệp Thu Văn, chính là nữ chính của tiểu thuyết, cũng chính là người ở quân khu được cha mẹ nguyên thân nuôi dưỡng mà lớn lên. Cô ấy dĩ nhiên biết sự tồn tại của Nguyễn Khê, cho nên thỉnh thoảng sẽ gửi một ít quần áo cũ đến.

Nhai hai cái, Nguyễn Khê nhàn nhạt đáp một tiếng: "A."

Em gái họ Nguyễn Khiết nhìn cô nghi ngờ, "Chị không thích sao?"

Trước kia mỗi lần Diệp Thu Văn gửi quần áo tới, cô đều rất vui nha, muốn cùng em gái thử quần áo cả nửa ngày.

Nguyễn Khê gắp một miếng su hào, "Không lạ gì."

Nhìn Nguyễn Khê nói như vậy, thím Hai của nguyên thân Tôn Tiểu Tuệ cười nói: "Nếu con không lạ gì, thì cũng cho Tiểu Khiết của chúng ta mặc chung với."

Nguyễn Khê nhìn về phía người thím Hai này, còn chưa mở miệng nói chuyện, liền nghe bà nội Lưu Hạnh Hoa ngồi bên cạnh không khách khí nói: "Lời này cũng chỉ có thể để con nói ra, quần áo là gửi cho Tiểu Khê, cũng cho Tiểu Khiết mặc chung? Một ngày nó mặc mấy bộ?"

Tôn Tiểu Tuệ bị nghẹn, chỉ cười trừ, cúi đầu ăn không nói nữa.

Lưu Hạnh Hoa cắt lời Tôn Tiểu Tuệ như thế, Nguyễn Khê tự nhiên cũng không lên tiếng nữa. Dựa vào trí nhớ của nguyên thân, cô biết, người thím Hai này có một chút thuận lợi liền muốn chiếm tiện nghi của người khác, mối quan hệ với bà nội cô cũng không tốt, nhất là gần đây càng căng thẳng.

Nhưng với địa vị của Lưu Hạnh Hoa ở chỗ này, có quát mắng Tôn Tiểu Tuệ, Tôn Tiểu Tuệ cũng không dám lên tiếng.

Nguyễn Khê yên lặng ăn cơm, trong hoàn cảnh mới như thế này cũng không nói nhiều, bỗng nghe được em họ Nguyễn Dược Hoa lên tiếng: "Bà nội, gần đây sao nhà chúng ta đều ăn dưa muối, một ngày ba buổi ăn dưa muối, con cũng sắp mặn chát."

Lưu Hạnh Hoa ăn dưa muối nói: "Sao mỗi ngày đều có thể ăn thịt, mỏ đồng trên núi cũng không phải của nhà con."

Còn nguyên nhân của việc một ngày ba bữa đều ăn dưa muối, Nguyễn Khê cũng là biết. Bởi vì chú năm của nguyên thân, Nguyễn Trường Sinh để mau chóng cưới vợ, Lưu Hạnh Hoa cách đây không lâu bắt đầu nhịn ăn nhịn xài, chuẩn bị cho khi Nguyễn Trường Sinh khi cưới vợ, dùng làm lễ vật đám hỏi.

Em họ nhỏ tuổi Nguyễn Dược Hoa không biết gì, nhưng những người khác hẳn đều hiểu.

Đối với chuyện này, Tôn Tiểu Tuệ trong lòng cũng có ý kiến, hơn nữa đã để trong lòng một khoảng thời gian.

Trong lòng cô hừ lạnh, nhưng trên mặt cũng không lộ vẻ gì.

Sau bữa cơm chiều, đi vào phòng chuẩn bị ngủ, cô liền không nhịn được, nói với chồng là Nguyễn Trường Quý, than phiền: "Là Tiểu Khê tự mình nói không lạ gì, em nói một câu cho Tiểu Khiết mặc thì sao chứ? Con bé không lạ gì, còn Tiểu Khiết của chúng ta thì rất ít."

"Em bình thường chỉ nghe là được."

Nguyễn Trường Quý ở trên núi đào một ngày rất mệt mỏi, qua loa lấy lệ nói một câu, nằm xuống liền bắt đầu ngủ.

Tôn Tiểu Tuệ không còn gì nói, nhìn Nguyễn Trường Quý như vậy, trong lòng càng lúc càng bực mình.

Vốn là cô còn muốn nói gần đây nhà ăn cơm càng ngày càng kém, còn có chuyện tách ra, cũng chỉ có thể đè nén xuống.
 
Chương 5


Nguyễn Khê ở trong phòng cùng với Nguyễn Khiết.

Nguyễn Khiết dưới ánh đèn, táy máy những món quần áo Diệp Thu Văn gửi tới, có váy hoa, còn có một bộ quân trang kiểu nữ. Quân trang này là mốt quần áo đầu năm nay, mặc lên đi ra ngoài nhất định sẽ nổi tiếng.

Nguyễn Khê đối với những bộ quần áo này không có hứng thú, thân là một nhà thiết kế thời trang, có bộ quần áo tốt nào mà cô chưa thấy qua. ở niên đại này, cả nước nghèo khó, vật liệu thiếu thốn, ấm no là cả một vấn đề, còn quần áo tự nhiên không có bao nhiêu thủ đoạn bịp bợm.

Cô mượn đèn dầu nhìn những vết trầy trên da mình, ngón tay đụng một chút liền hơi tê. Trong thôn ngay cả một người bác sĩ cũng không có, những thứ thuốc sát khuẩn giống như ở xã hội hiện đại thì càng không có, bây giờ thì chỉ có thể tùy vết thương mà tự lành.

Nguyễn Khiết mặc xong ba bộ áo đầm, đi tới trước mặt Nguyễn Khê, hỏi cô, "Chị, nhìn có được không?"

Nguyễn Khê buông cánh tay trầy da xuống, nhìn về phía Nguyễn Khiết, nói qua loa lấy lệ: "Đẹp."

Nguyễn Khiết sự vui mừng cũng không giấu được, "Lần này không thấy chị chọn nha? Cái quần này cho em được không?"

Trước kia, Diệp Thu Văn gửi quần áo tới, đều là nguyên thân chọn trước, cô chọn đi những bộ xinh đẹp, còn dư lại là cho Nguyễn Khiết. Mà những bộ quần áo đẹp đó, chờ nguyên thân mặc xong, rồi mới cho Nguyễn Khiết mặc.

Nguyễn Khê không có vấn đề, "Thích thì lấy đi."

Nguyễn Khiết cao hứng cười lên, nhìn thấy sao đều đang bay. Cô không nhịn được xách váy quay một vòng, giống như một hoa hồ điệp.

Bên ngoài tấm màn hoa ngoài cửa phòng chợt truyền đến một giọng nói, cô vội vàng đứng lại.

Giọng nói là của Nguyễn Trường Sinh, anh chào hỏi ngoài cái màn hoa, người không hề đi vào, chỉ ném lên giường vài thứ.

Nguyễn Khê cùng Nguyễn Khiết quay đầu nhìn nhau xem, chỉ thấy là vài viên kẹo.

Thấy những viên kẹo quý giá, Nguyễn Khiết ánh mắt liền sáng lên, nhìn về phía Nguyễn Trường Sinh hỏi: "Chú Năm, ở đâu mà chú có?"

Nguyễn Trường Sinh bày ra dáng vẻ lông bông: "Cho thì ăn đi, hỏi nhiều như vậy làm gì?"

Trước khi đi không quên dặn dò: "Mỗi đứa hai viên, đừng có đánh nhau."

Nguyễn Khiết bị những viên kẹo hấp dẫn, nhìn Nguyễn Trường Sinh buông rèm rời đi, cô vội xoay người ngồi xuống mép giường, đưa tay nhặt lên bốn viên kẹp, đi đến đưa cho Nguyễn Khê hai viên, nhỏ giọng nói: "Chắc chắn chừa cho anh lớn với em trai."

Trong nhà, cùng lứa với Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết còn có hai người, Nguyễn Dược Tiến và Nguyễn Dược Hoa, là anh trai ruột và em trai ruột của Nguyễn Khiết.

Nguyễn Trường Sinh cũng rất thích Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết, nhưng lại không thích Nguyễn Dược Tiến và Nguyễn Dược Hoa, cho nên bình thường nếu là ở bên ngoài có món gì ngon, cũng đều âm thầm lặng lẽ đưa cho Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết, không cho hai người kia.

Nguyễn Khê lấy hai viên kẹo mà Nguyễn Khiết đưa tới, trong lòng không nhịn được cảm khái - trước khi chuyển kiếp, đều là không thích những món ăn vặt, nhưng bây giờ thành một năm không thấy được những món này mấy lần.

***

Tắt đèn nằm trên giường, Nguyễn Khê không có chút buồn ngủ.

Nguyễn Khiết nằm bên cạnh cô ngủ say, hơi thở đều đều, thỉnh thoảng lại lật mình một cái.

Nguyễn Khê nhìn tấm màn màu trắng trên đỉnh đầu, nghe bên ngoài có âm thanh vo ve của con muỗi, suy tính những ý định tiếp theo.

Trở lại xã hội hiện đại chắc chắn là không thể nào, cô phải sống cùng với cơ thể này và thân phận này. Tuy nói bây giờ cuộc sống nghèo khổ rất khó chịu, nhưng cũng may cô biết, sau này thời đại cải cách, càng lúc sẽ càng tốt hơn.

Cô không muốn viết đơn gửi đến quân khu, để cho cha mẹ đến đón cô để về sống chung. Cả đời cô mạnh mẽ, từ trước đến giờ đều không thích cầu xin người khác.

Dĩ nhiên, nếu như cha mẹ chủ động lên tiếng trước, cô cũng sẽ không từ chối, dù sao đây là những thứ "cô" nên nhận được. Ở quân khu so với vùng núi nghèo khó, phương tiện đầy đủ, cuộc sống tự nhiên cũng thoải mái hơn, cũng mang đến cho cô nhiều cơ hội cùng với tài nguyên.
 
Chương 6


Nhưng theo nguyên văn trong sách thì, bọn họ bây giờ còn chưa tiếp nhận được quá khứ của cô. Cộng thêm ở những năm bảy mươi này, chính phủ đối với những người di tản chống đối quản chế cực kỳ nghiêm khắc, khắp nơi đều có quân đội vác súng đi tuần, cho nên mấy năm nay, cô không có đi ra khỏi ngọn núi này.

Không thể đi ra khỏi ngọn núi, thì việc đi học cũng có vấn đề.

Nguyên thân bây giờ mới mười bốn tuổi, chính là tuổi đi học, nhưng bởi vì trong núi Minh Phượng không có giáo viên, cho nên cô hai năm qua cũng không được đi học. Đi học phải đi lên trấn trên, đi đường núi phải hai ngày, không có cách nào.

Nói đến thời đại này, đi học được xem như việc vô dụng, cả nước trên dưới cũng không có bao nhiêu người nghiêm túc đi học. Trước khi cách mạng, ở thôn Minh Phượng này cũng có giáo viên, dạy bọn nhỏ nhận biết chữ, mọi việc còn chưa ổn, mọi người cũng chỉ đều không đi học.

Nguyễn Khê người muốn bay lên - tóm lại cũng không có chuyện làm, nếu không thì nghiên cứu máy may, cũng rất tốt.

Từ trong trí nhớ của nguyên thân, cô biết, ở thời đại này, thợ may hết sức được mọi người coi trọng, cuộc sống cũng tương đối thoải mái. Phàm là nhà ai mà muốn may áo quần, đều mời thợ may đến nhà, được chiêu đãi ăn uống rất tốt.

Nhưng chuyện này không phải là nghĩ xong liền có thể làm, niên đại này những thứ như máy may, cùng với máy ghi âm, xe đạp, đồng hồ đeo tay đều là những xa xỉ phẩm, lại đắt mà phải có phiếu, nhất là ở một vùng núi nghèo khó, toàn bộ núi Phượng Minh cũng không có những thứ này.

Nguyễn Khê lần nữa, người lại muốn bay lên.

Coi như là có máy may đi, nguyên thân cũng không có phương diện cùng với kỹ năng, nếu như cô đột nhiên có thể cắt may y phục, cũng không thích hợp, đại khái sẽ khiến người khác hoài nghi, cảm thấy cô có vấn đề.

Nếu như có thể để mọi chuyện hợp lý hợp tình, trước hết cần phải... tìm thầy trước?

Nguyễn Khê xoay người - đúng, tìm thầy!

***

Cho dù là mùa hè, nhưng trong núi sáng sớm vẫn se se lạnh.

Nguyễn Khê rửa mặt xong đứng trong phòng thắt bính tóc, cô thắt xong bính tóc, ngẩng đầu lên suy nghĩ.

Bởi vì bị thương nhẹ, cũng không có chuyện gì quan trọng, buổi sáng cô ngủ nhiều một chút vẫn không có ai gọi dậy.

Thắt xong bính tóc, cô lại nhìn "mình" trong gương, trong gương là một cô gái dáng vẻ xinh đẹp, bất kể là khuôn mặt hay là thân hình, đều mang một khí chất tự nhiên, ánh mắt linh động, giống như là nai con.

Cô vuốt hai bính tóc ra trước mặt, đi ra ngoài đến phòng chính ăn cơm.

Mọi người cũng đều đã đi ra ngoài, chỉ còn bà nội Lưu Hạnh Hoa ở nhà.

Trong lúc ăn cơm, Nguyễn Khê hỏi Lưu Hạnh Hoa: "Bà, nhà còn có trứng gà sao?"

Nguyễn Khê cắn một miếng bánh ngô, "Ngày hôm qua con rơi xuống thung lũng bị ngất đi, là có người cứu lên. Cậu ấy cõng con đi trên một đường thật xa, con muốn cảm ơn người ta, cho nên muốn nấu cho cậu ấy hai quả trứng gà."

Lưu Hạnh Hoa nhìn Nguyễn Khê, "Đó là phải cảm ơn, để bà đi nấu cho con."

Nguyễn Khê cầm chén cơm còn dư lại một miếng, bưng chén lên nói: "Để con đi nấu là được."

Cô bưng chén đi đến phòng bếp, rửa chén rồi tìm trứng gà, sau đó đem hai quả trứng thả vào trong nồi sắt, rồi thêm nước.

Tuy nói kinh nghiệm cuộc sống và kỹ năng của nguyên thân đều ở trong đầu cô, nhưng lúc ngồi sau bếp lửa, Nguyễn Khê sặc bên trái, rồi sặc bên phải. Vất vả mới có thể đốt lửa, mặt cũng bôi đầy nhọ.

Cô một bên ho khan, một bên đốt lửa, Lưu Hạnh Hoa bên ngoài đưa đầu vào hỏi cô: "Tiểu Khê, có được không?"

Nguyễn Khê bình tĩnh nói, "Được, không thành vấn đề."

Lưu Hạnh Hoa lấy châm cài đầu, "Không được thì gọi bà."

***

Nguyễn Khê bằng năng lực của mình, dùng bếp đất nấu xong hai quả trứng gà, trong đó một quả còn bị bể.

Cô để trứng gà nguội một chút, bỏ vào trong túi của mình, đeo túi ra cửa.
 
Chương 7


Dọc theo đường núi tìm được nhà của Lăng gia, Nguyễn Khê đến gõ cửa, phát hiện trong nhà không có ai. Vì vậy, cô xoay người rời đi, đang tìm xung quanh một chút, cuối cùng ở một bên sườn núi thấy được nam sinh Lăng Hào.

Lăng Hào đang thả heo, heo một bên vùi đầu ăn, cậu ngồi bên sườn núi đọc sách.

Nguyễn Khê đi tới trước mặt cậu, cười nói: "Nhàn hạ quá."

Lăng Hào ngẩng đầu lên nhìn cô, nhận ra cô, lộ ra nụ cười lịch sự nói: "Chào cậu."

Nguyễn Khê ngồi xuống bên cạnh cậu, lấy trong túi ra hai viên kẹo cùng hai quả trứng gà, đưa đến trước mặt cậu, "Cảm ơn cậu hôm qua giúp đỡ tôi, đây là quà cảm ơn, hy vọng cậu không chê."

Kẹo và trứng gà, Lăng Hào nào dám chê.

Từ khi theo ba mẹ lên núi Minh Phương, cậu không còn được nếm qua mùi vị kẹo nữa. Trứng gà thì có ăn rồi, nhưng là một năm cũng không ăn được mấy lầ. Có lúc bị bệnh quá khó khăn, mẹ mới có thể cho cậu một quả.

Cậu nhìn Nguyễn Khê lắc đầu, "Cũng không giúp được gì, không cần."

Nguyễn Khê nhớ cậu cõng cô đi đường núi rất xa, nhìn thấy thân thể cậu yếu ớt, đi như thế cũng không phải dễ. Cô trực tiếp nhét kẹo và trứng gà vào tay cậu, "Phải nhận lấy."

Lăng Hào nhìn kẹo và trứng gà trong tay, lại nhìn về phía Nguyễn Khê. Chạm phải ánh mắt sáng ngời của cô, cậu biết mình không tranh lại cô, liền lấy một viên kẹo và một quả trứng gà đưa cho Nguyễn Khê, "Ăn chung đi."

Nguyễn Khê cười cười, nhận lấy viên kẹp, cùng trứng gà vẫn kín đáo đưa cho cậu, "Tôi không thích trứng gà, nghẹn."

Lăng Hào vậy thì cũng không đẩy cho nữa, nhận một viên kẹo đường và hai quả trứng gà luộc.

Đại khái bởi vì Lăng Hào là người đầu tiên mà khi cô tỉnh dậy nhìn thấy, cũng có thể vì dáng vẻ của Lăng Hào, tính cách hướng nội lại ngoan ngoãn khiến người khác thương xót, Nguyễn Khê đối với cậu tự nhiên có cảm giác thân thiết.

Cô nhớ tới tối hôm qua, cậu cùng mẹ nói chuyện, nhìn cậu hỏi: "Cậu không biết tôi sao?"

Lăng Hào khẽ nhấp miệng, thấp mi gật đầu, "Ừ."

"Vậy cậu biết thư ký của đại đội Nguyễn Chí Cao không?"

Lăng Hào gật đầu, "Biết."

"Tôi là cháu gái ruột của ông, tên là Nguyễn Khê."

"A, tôi là Lăng Hào."

Nguyễn Khê ánh mắt lộ vẻ cười, "Tôi biết cậu, lúc gia đình cậu mới tới, tôi còn tới nhà xem náo nhiệt. Nghe nói gia đình cậu là đến từ thành phố lớn, người trong thôn đều thấy mới lạ, toàn ở ngoài nhìn vào."

Lăng Hào cũng nhớ ngày đầu tiên mình tới thôn Phượng Nhãn, từ trấn theo đường núi tới, đi suốt hai ngày. Cậu cùng mẹ chân rỉ máu dính vào đế giày, mẹ hai mắt đỏ không nhịn được nửa ngày, nhịn đến nửa đêm vẫn là không nhịn được nữa mà khóc.

Cha cậu quả thực không đành lòng, để cho mẹ đưa cậu trở về thành phố, tốt nhất là phải ly hôn đoạn tuyệt quan hệ, nhưng mẹ cậu lại không đồng ý, khó nữa cũng phải đi cùng với cha cậu, sau một nhà ba người cứ như vậy ở lại.

Lăng Hào vốn là tính tình không thích nói chuyện, sau khi đến thôn Phượng Nhãn càng ít nói hơn, mỗi ngày từ đi thả heo thả trâu cho đội sản xuất, thời gian còn lại chính là đọc sách học tập, không chơi với ai.

Cậu không đề cập đến những chuyện này, hơi cười một chút, "Đều là một mũi hai mắt, không có gì lạ."

Nguyễn Khê cũng không có ý định trò chuyện với cậu, đưa đồ đến cảm ơn là được. Cô bên cạnh Lăng Hào đứng dậy, chỉnh lại túi xách, nói: "Được rồi, tôi không quấy rầy cậu xem sách."

Lăng Hào nhìn bóng người biến mất khỏi rừng rậm, cúi đầu nhìn trứng gà cùng kẹo trong tay mình.
 
Chương 8


Thấy mặt trời đã nhô ra khỏi ngọn cây, Lăng Hào thu dọn đồ đạc chuẩn bị về nhà.

Kẹo sữa, trứng luộc và sách vở đều được để cẩn thận vào chiếc cặp sách màu vàng đầy mảnh vá, tay trái cầm một cọng hành dại xanh ngát vừa hái bên sườn núi hồi sáng, tay phải cầm một cành cây dài để đuổi lợn.

Cậu lùa đàn lợn về nhà sàn, rồi nhốt chúng vào chuồng lợn.

Chuồng lợn ở ngay dưới nhà sàn, ở chính giữa có một cái cột trụ.

Khi mới vừa đến núi Phượng Minh này ở, cả nhà ba người bọn họ vẫn chưa quen lắm, môi trường sống ở đây thực sự vừa bẩn vừa hôi, nhà ai cũng ngủ trên chuồng lợn sao? Nhưng sau khi đã ở đây được vài năm, thì bây giờ họ đã quen được với tất cả rồi.

Nghĩ ra thì có người sau khi được phân bổ còn phải ở chuồng trâu, ở đây cũng coi như là vẫn còn rất tốt.

Nhà sàn này là một ngôi nhà trong làng, nhưng ban đầu nó không dùng để cho người ở, mà dùng để cất trữ thức ăn chăn nuôi và một số dụng cụ làm nông. Lúc đó cả nhà ba người bọn họ tới đây, đội trưởng cũng chỉ lấy ra một gian nhà trống cho bọn họ ở.

Một gian nhà, ba người cùng nhau ăn ở, làm mọi thứ ở bên trong.

Lăng Hào đóng kín cửa chuồng lợn lại, rồi bước lên bậc thang gỗ đi vào nhà sàn. Cậu đi vào nhà đặt cặp sách xuống, đi đến chỗ đấu gỗ đong một bát gạo như thường lệ. Gạo đổ vào gầu hất lên mấy cái, còn cám rơi ra sẽ được quét lại giữ cho gà ăn.

Cậu cho gạo vào chậu vo sạch, sau đó lại cho vào nồi nấu cơm.

Khi ở trong thành phố, Lăng Hào không biết làm mấy chuyện này. Nhưng sau khi đến núi Phượng Minh, cậu vì muốn chia sẻ gánh nặng với ba mẹ mà bắt đầu học làm đủ loại công việc nhà. Giặt đồ, nấu ăn, chăn lợn, nuôi gà việc gì cậu cũng có thể làm tốt.

Sau khi cơm đã được nấu chín, cậu lại cẩn thận rửa sách mấy củ hành dại mà mình nhặt được, đến rễ hành cậu cũng không bỏ đi, rễ hành phải được rửa thật sạch không được để dính chút bùn đất nào, dùng dao cắt nó thành từng đoạn dài nửa tấc, rồi lại rưới chút nước tương dưa chua lên trên.

Sau khi trộn hành dại với nước tương, thì ba Lăng Trí Viễn và mẹ Châu Tuyết Vân cũng vừa đi làm về.

Lăng Hào dọn cơm lên, Lăng Trí Viễn và Châu Tuyết Vân rửa sạch tay rồi ngồi xuống ăn cơm.

Lăng Hào cầm đũa lên chưa ăn gì, thì đột nhiên thò tay trái ra đặt ên bàn hai quả trứng gà và một cái kẹo sữa.

Vừa trông thấy trứng gà và kẹo sữa, thì Châu Tuyết Vân hơi sững sờ, mà nhìn về phía Lăng Hào hỏi: “Ở đâu đây?”

Lăng Hào nói: “Cô gái hôm qua con cứu đã tặng cho con.”

Châu Tuyết Vân quay đầu nhìn Lăng Trí Viễn, một lúc sau mới đáp lời: “Ồ.”

Có vẻ như bà ấy đang không biết phải nói gì, một lúc sau mới nói: “Vậy con ăn đi.”

Lăng Hào lần lượt đưa trứng gà đến trước mặt Lăng Trí Viễn và Châu Tuyết Vân: “Hai người vất vả rồi, hai người ăn đi.”

Lăng Trí Viễn không muốn ăn mà đặt nó xuống trước mặt Lăng Hào: “Con và mẹ ăn đi.”

Hai quả trứng gà một cái kẹo sữa, cả một gia đình ai cũng không ăn nhường qua nhường lại một lúc lâu, cuối cùng quyết định Lăng Trí Viễn và Châu Tuyết Vân ăn trứng gà luộc, Lăng Hào ăn kẹo sữa, rồi không được bàn cãi gì nữa.

Châu Tuyết Vân ngồi trên bàn đập quả trứng, nó nứt ra thì bóc vỏ, rồi đột nhiên trầm giọng nói: “Địa vị gia đình ta không tốt, đi tới đâu cũng đều bị người khác coi thường. Tốt nhất là cứ hạn chế tiếp xúc với mọi người, càng lắm lời càng nhiều thị phi.”

Lăng Hào biết, ba mẹ cậu vì rào cản khi tiếp xúc với mọi người nên mới chuyển tới đây ở.

Khi mới chuyển đến đâu ba của cậu vẫn còn rất tuấn tú, sau một vài năm lại cứ như thể đã già đi tận mười mấy tuổi, ông ấy bắt đầu đen sạm đi chẳng khác gì mấy người ở dưới quên cả. Trước đây ông ấy thích bàn luận về mấy thứ viển vong, nhưng bây giờ không thích nói chuyện nữa, có những lúc lại giống hệt như một khúc gỗ.

Lăng Hào ghì chặt đôi đũa, nuốt miếng cơm trong miệng xuống: “Vâng.”
 
Chương 9


Trên bàn ăn nhà họ Nguyễn có chín người ba thế hệ chen chúc ngồi ăn với nhau.

Sau một đêm nửa ngày, có vẻ như Nguyễn Khê đã hơi thích ứng được với ngôi nhà mới này rồi. Nhưng chuyện khác cô không lo lắng được hết, trong lòng thầm nghĩ, trước hết tìm thầy cái đã, thế là cô vừa ăn cơm vừa hỏi bà nội Lưu Hạnh Hoa: “Bà ơi, trên núi Phượng Minh chỉ có một thợ may thôi sao?”

Lưu Hạnh Hoa đáp: “Đúng vậy, là một thợ may già, người đó ở ngay dưới thôn Kim Quan.”

Thím hai Tôn Tiểu Tuệ vô cùng nhạy cảm, vội hỏi: “Tiểu Khê, mày hỏi chuyện này làm gì? mày muốn may quần sao sao? Nhà ta không có tiền để cắt vải, mấy bộ quần áo được gửi đến đều mang phong cách phương tây, thợ may già chỗ chúng ta không làm được kiểu dáng đó đâu.”

Nguyễn Khê để tâm đến bà ta, vừa ăn cơm vừa lắc đầu: “Con không muốn may quần áo, con muốn học may quần áo.”

Nghe thấy vậy, mấy người ngồi trên bàn đều vô cùng sửng sốt nhìn về phía Nguyễn Khê.

Ông nội Nguyễn Chí Cao nghi hoặc lên tiếng: “Muốn học may quần áo sao?”

Nếu như ông nhớ không nhầm, thì đứa cháu gái này của mình đến cả việc thêu thùa cũng chẳng làm được tử tế.

Nguyễn Khê gật đầu: “Cháu phải học để có chút tay nghề trong tay.”

Nguyễn Chí Cao nói: “Học ông ta làm gì? Con gái thì cần gì tay nghề chứ? Nhà này đâu cần đến tiền cháu kiếm ta, cái thời gian cháu đi học may vá thì cứ ở nhà thêm mấy năm, tìm một gia đình nào đó rồi gả đi là được, đừng có vẽ chuyện ra như vậy.”

Nguyễn Khê nghe vậy thì cũng thấy không thoải mái, nhưng cô không cãi lại Nguyễn Chí Cao, dù sao thì ông ấy cũng là ông nội của cô.

Cô ăn miếng cơm trên đầu đũa, dùng giọng điệu nho nhỏ có chút buông thả nói: “Cháu thà đi vẽ chuyện còn hơn.”

Nguyễn Chí Cao nhìn Nguyễn Khê nói: “Cháu còn cứng miệng với ông sao?”

Nguyễn Khê vẫn dùng giọng điệu cũ, nói: “Ông không quản nổi cháu đâu, cháu muốn học thì học.”

Nguyễn Chí Cao rõ ràng là đã nổi giận rồi, nhưng ông cũng không nói quá nặng nề, sắc mặt và giọng điệu của ông đột nhiên thay đổi, rồi lại nói: “Cháu muốn tìm ông thợ may để học nghề sao? Ông không ngăn cản cháu, cháu cứ đi đi, chỉ cần xem xem người ta có nhận cháu không thôi.”

Nói tới ông thợ may thì lại có rất nhiều chuyện để nói, thím hai Tôn Tiểu Tuệ bình tĩnh trở lại, sau đó nói: “Tiểu Khê mày không biết à? Ông thợ may không phải người bình thường, cả đời này ông ấy chưa từng lấy vợ, mày biết tại sao không?”

Nguyễn Khê lục tìm những đoạn ký ức trong đầu mình, nhưng không tìm được thứ gì liên quan, đành hỏi: “Tại sao...”

Tôn Tiểu Tuệ nói: “Khi còn trẻ ông ấy là một người tài, lại còn có tay nghề, thực sự là chẳng cần lo đến chuyện không lấy được vợ, rất nhiều cô gái thích ông ấy. Nhưng tính tình ông ấy lại rất kỳ lạ, chẳng thân thiết được với ai cả, nên cứ thế mà sống một mình. Mày tới tìm ông ấy học nghề, thì chẳng khác gì tự mình làm khổ mình.”

Lưu Hạnh Hoa ở bên cạnh nói chêm vào: “Ông ấy muốn tìm một người xinh đẹp, không tìm thấy sẽ không lấy vợ.”

Nghe xong những lời này, Nguyễn Khê nói: “Ông ấy rất có nguyên tắc, không tìm được thứ làm mình yêu thích hài lòng thì cố gắng chắp vá làm gì chứ, chẳng thà là không có. Nếu cháu không tìm được người đàn ông mình thích, làm mình hài lòng, thì cháu cũng không kết hôn.”

Lưu Hạnh Hoa trừng mắt nhìn cô một cái: “Đồ quỷ sứ.”

Chú hai Nguyễn Trường Quý buông bát xuống, lên tiếng: “Ở chỗ chúng ta nghề thợ may rất được ưa chuộng, người đến tìm ông thợ may học nghề cũng không ít, nhưng chẳng ai học được cả. Tiểu Khê, cháu không sinh ra để làm nghề này, đừng nghĩ về nó nữa.”

Nguyễn Khê nhìn Nguyễn Trường Quý: “Càng khen ông ấy giỏi, càng nói cháu không làm được, thì cháu càng phải tới học hỏi ông ấy.”

Nguyễn Chí Cao khịt mũi một cái: “Đúng là không đi vào ngõ cụt thì không biết quay đầu.”

Nguyễn Trường Sinh không chút khoan nhượng, đột nhiên đập bàn nói: “Không thấy quan tài không đổ lệ!”

Nguyễn Chí Cao giơ tay lên đánh vào đầu ông ta: “Trẻ con!”
 
Chương 10


Nguyễn Dược Tiến, Nguyễn Dược Hoa và Nguyễn Khiết thấy Nguyễn Trường Sinh bị đánh thì ở bên cạnh cười ồ lên.

Sau khi ăn cơm xong, Nguyễn Khê chủ động đi rửa bát, rửa bát xong rồi cô mới đi đến bên cạnh Lưu Hạnh Hoa, cười khúc khích nói với bà: “Bà ơi, có thể cho cháu mượn dùng nửa rổ trứng gà trong nhà mình không? Đợi đến khi cháu học được nghề rồi kiếm được tiền, cháu sẽ trả cho bà.”

Cô muốn tìm ông thợ may để nhận làm thầy, nên nhất định phải mang theo quà nhận thầy. Hai thôn trên núi Phượng Minh có một hợp tác xã cung tiêu, nhưng ở đây cơ bản là không có thứ gì để bán cả, ngay đến cả việc mua chút kẹo sữa cũng rất khó khăn, nên chỉ có thể mang trứng của con gà mái già trong nhà tới tặng.

Lưu Hạnh Hoa nhìn cô một cái: “Cháu thực sự muốn học sao?”

Bà vẫn cảm thấy Nguyễn Khê chỉ là đang nhất thời nổi hứng lên thôi, dù sao thì ngay cả việc may vá đồ dùng hàng ngày, Nguyễn Khê còn không biết, mà cô cũng là người không thích may vá nhất. Bây giờ đột nhiên lại nói muốn học may quần áo, không phải là đang nói đùa thì là cái gì?

Hơn nữa tính tình của ông thợ may kia thực sự vô cùng kỳ quặc, rất khó làm thân, những người khác không thể theo học ông ấy thì Nguyễn Khê lại càng không thế. Học nghề không được thì thôi đi, lại còn bị ông ấy làm khó mang tặng không ít đồ, thực sự là rất không đáng.

Nguyễn Khê đã sớm hạ quyết tâm rồi, cô gật đầu nói: “Vâng!”

Lưu Hạnh Hoa nhìn vào mắt Nguyễn Khê, một lúc sau nói: “Nếu cháu nghiêm túc, thì bà nội cũng sẽ không ngăn cản cháu.”

Nguyễn Khê giơ tay lên thề: “Chắc nhất định sẽ học hành ra trò!”

Lưu Hạnh Hoa lại do dự một chút, nhưng vẫn thở phào một tiếng: “Vậy cháu mang đi đi.”

Nguyễn Khê hôn một cái thật mạnh lên má Lưu Hạnh Hoa: “Cảm ơn bà nội.”

Lưu Hạnh Hoa được cô hôn thì bật cười, vui vẻ nói một câu: “Nghịch quá.”

Bà đồng ý như vậy không phải là vì cho rằng Nguyễn Khê sẽ học được, mà là vì cô không có ba mẹ ở bên cạnh, nên bà rất thương và chiều chuộng Nguyên Khê.

Nguyễn Khê thì vui rồi, nhưng người khác lại chẳng vui vẻ gì.

Tôn Tiểu Tuệ ở trong góc nghe thấy vậy thì về phòng, cau mày nói với Nguyễn Trường Quý: “Tiểu Khê tự nhiên nói một câu muốn đi học may quần áo, chúng ta ai cũng tưởng là nó nói đùa, ai mà ngờ mẹ ông lại thực sự đem trứng gà mà nhà chúng ta cực khổ tích góp ra cho nó hết, bảo nó đi tìm ông thợ may nhận thầy, đây không phải là đem bánh bao thịt đi đánh chó sao? Sao lại nuông chiều nó như vậy chứ? Nó cũng chỉ là một đứa con gái vô dụng thôi!”

Nguyễn Trường Quý ngồi xuống mép giường, ông ta không thích bận tâm mấy chuyện trong nhà, chỉ nói: “Cho thì cho thôi.”

Tôn Tiểu Tuệ trong lòng không vui chút nào, trong mười mấy năm kết hôn bà ta đã bị mẹ chồng gây áp lực rất nhiều, gần đây bà ta không muốn chịu áp bức nữa, bà ta cũng muốn là chủ trong nhà, dựa vào cái gì mà tất cả mọi chuyện trong nhà đều do một mình Lưu Hạnh Hoa quản lý chứ, chuyện gì cũng đều do bà ấy làm chủ sao?

Cục tức trong lòng bà ta từ đêm qua vẫn còn chưa tiêu tán hết, bây giờ lại thêm một cục nữa, càng khiến cho bà ta cảm thấy càng thêm ngột ngạt.

Suy nghĩ ra riêng lại bắt đầu điên cuồng hiện lên trong đầu bà ta, nó mạnh mẽ đến nỗi có thể làm nổ tung bộ não của bà ta.

Bà ta lấy lại bình tĩnh, đến ngồi xuống bên cạnh Nguyễn Trường Qúy, cố gắng dùng giọng điệu thật bình tĩnh để nói với ông ta: “Ông không nhận ra, gần đây đồ ăn thức uống trong nhà càng ngày càng tệ sao, chúng ta sắp phải uống gió tây bắc sống qua ngày rồi. Trước đây trên bàn ăn vẫn còn có đồ ăn nóng hổi, bây giờ ngay đến cả chút dầu cũng chẳng thấy đâu. Khó khăn lắm mới để dành được một ít trứng gà, thế mà một miếng cũng không được ăn, nói đem tặng là đem tặng ngay được.”
 
Chương 11


Trần Trường Quý nghe đến đây liền xoa bụng: “Cũng đúng, gần đây chi tiêu hạn hẹp quá.”

Tôn Tiểu Tuệ cố ý thở dài một tiếng: “Tôi thấy cứ thế này thì chúng ta không sống nổi mất.”

Nguyễn Trường Quý quay lại nhìn bà ta: “Sao thế?”

Tôn Tiểu Tuệ nói: “Ông không nhìn ra sao, số tiền mà mẹ ông thu lại ấy, sắp tới sẽ được dùng cho Tiểu Ngũ và Tiểu Khê. Ba mẹ ông thật bất công, cơ hội đi lính năm đó cũng đem cho anh của ông, bắt ông ở nhà nuôi cả một nhà từ lớn đến bé. Bây giờ thì sao, lại yêu thương Tiểu Ngũ và Tiểu Khê, nhưng hai đứa này chẳng ra sao cả, một đứa thì suốt ngày đi khắp nơi gây chuyện, một đứa thì được chiều hư thành thói, muốn gì được nấy. Đến việc may vá còn không biết, thế mà lại đòi học may quần áo, mẹ ông lại còn mang trứng gà ra đưa cho nó thật.”

Nói đến chuyện bất công, Nguyễn Trường Sinh khẽ thở dài một tiếng, nhưng vẫn không nói gì.

Tôn Tiểu Tuệ nói tiếp: “Nó thì có thể học được cái gì chứ, lại mang đồ cho người ta để rồi mất trắng. Việc ông thợ may kia làm giỏi nhất chính là làm khó người khác, những người trước đây đến đó học nghề đều mất không ít đồ cho ông ta rồi, nhưng cuối cùng lại chẳng học được gì.”

Bà ta nói rồi khua tay múa chân: “Mẹ ông bây giờ định đem tiền của cái nhà này cho hai đứa phá hoại, bà ấy đâu có nghĩ cho chúng ta, ông không thấy chúng ta cũng nên tự tính toán cho mình sao? Dược Tiến cũng đã mười lăm tuổi rồi, mấy năm nữa lấy vợ thì không cần tiền sao?”

Nguyễn Trường Quý khẽ động lỗ tai, nghe Tôn Tiểu Tuệ nói hết thì lập tức bị lay động.

Tôn Tiểu Tuệ đã tính toán rất kỹ trong lòng, trước đây tiền mà anh cả Nguyễn Trường Phúc gửi về đều dùng cho nhà này, cả nhà bọn họ cũng coi như là cũng ăn theo một chút, được ăn mặc tử tế, cuộc sống cũng rất thoải mái nên bà ta cũng không nói gì, cứ thế để mẹ chồng mình là Lưu Hạnh Hoa đàn áp.

Bây giờ Lưu Hạnh Hoa lại muốn tích kiệm tiền để cho Nguyễn Trường Sinh kết hôn, nên hàng ngày sẽ ăn uống ít đi một chút, bọn họ không những không ăn theo được, lại còn phải phụ giúp gia đình. Cả đời bà ta không thể để mình chịu thiệt được, nếu không sẽ rất khó chịu.

Bà ta thầm nghĩ, tên phá hoại đi khắp nơi gây chuyện không nên lấy vợ, còn chuyện Nguyễn Khê muốn học may quần áo lại là một chuyện vô cùng nực cười. Cả hai đều là những kẻ phá hoại, thế mà Lưu Hạnh Hoa lại muốn tiêu tiền cho họ, bà ta không muốn mình phải gom góp để cho họ hưởng lợi.

Đợi đến khi Nguyễn Trường Sinh cưới được vợ, vợ của anh lại sinh con, trong nhà lại có thêm một người, bọn họ chắc chắn sẽ phải tiếp tục gom góp nuôi sống cả nhà này.

Cho nên đối với bọn họ mà nói, càng ra riêng sớm thì càng tốt. dứt bỏ mối quan hệ với hai kẻ chỉ biết phá hoại là Nguyễn Trường Sinh và Nguyễn Khê, dựa vào sức kiếm tiền của bọn họ thì một nhà năm người sẽ được sống thoải mái hơn, ít nhất là được ăn ngon hơn hiện tại.

Nguyễn Trường Quý hiểu ý Tôn Tiểu Tuệ, trước đây bọn họ cũng đã từng nhắc đến chuyện ra riêng mấy lần. Ông ta mím môi, ngẫm nghĩ một lát rồi lên tiếng: “Anh cả không có ở đây, tôi là con cả, Tiểu Ngũ còn chưa lấy vợ, tôi nên phụ giúp gia đình, chia sẻ cực khổ và gánh nặng với ba mẹ, anh cả cũng gửi tiền về mà. Bây giờ mà ra riêng thì sẽ bị người khác chỉ chỏ đặt điều, không phải sao?”

Tôn Tiểu Tuệ lặng lời nói: “Tôi không chịu nổi nữa, hôm nay nhất định phải kết thúc chuyện này, tôi không sợ bị người ta mắng chửi, cứ để tôi làm người xấu đi.”

Ba ta tức giận cắn răng cắn lợi đưa ra quyết định, nhưng Nguyễn Trường Quý vẫn không hiểu được ý của bà ta.

Ngay khi bốn mắt của hai vợ chồng bọn họ chạm nhau, ánh mắt tràn đầy oán hận của Tôn Tiểu Huệ lại càng thêm đỏ, hơi thở của bà ta cũng càng thêm gấp gáp, sau đó bà ta đột nhiên bật dậy cứ như là đang vô cùng uất hận mà hét vào mặt Nguyễn Trường Quý: “Cút thì cút! Tôi sẽ về nhà mẹ tôi, Nguyễn Trường Quý, ông có bản lĩnh thì đừng cầu xin tôi quay lại! Tại sao tôi lại làm vậy? Không phải vì cái nhà này sao! Là vì hai đứa con trai của ông đấy!”

Nói rồi bà ta nước mắt lưng tròng, đỏ mặt xông ra khỏi cửa.
 
Chương 12


Nguyễn Trường Quý bị bà ta dọa sợ mà giật mình, ông sững người vài giây, những sau đó cũng lập tức có phản ứng trở lại, mau chóng hiểu ra ý đồ của Tôn Tiểu Tuệ.

Lưu Hạnh Hoa nghe thấy tiếng nói, bà thấy Nguyễn Khê ra khỏi phòng, thì chỉ thấy Tôn Tiểu Tuệ đang chạy ra ngoài với đôi mắt đỏ bừng.

Rồi lại thấy Nguyễn Trường Quý từ trong phòng đi ra, bà quan tâm hỏi: “Có chuyện gì thế?”

Nguyễn Trường Quý cố ý thở hổn hển, hai tay giữ eo, dùng diễn xuất vụng về nói: “Đột nhiên bà ấy làm loạn đòi ra riêng ở, kệ bà ấy đi, ông đây... ông đây không thể nuông chiều bà ấy như vậy được!”

Lưu Hạnh Hoa chỉ nhìn Nguyễn Trường Quý chứ không nói gì nữa, sau đó bà ấy xoay người đi vào phòng.

Nguyễn Khê chỉ là con cháu trong nhà nên cũng không lên tiếng mà chỉ đi vào phòng với Lưu Hạnh Hoa.

Vừa nãy Nguyễn Chí Cao ra ngoài không gấp lắm, nhìn thấy hai người vén rèm vào trong thì hỏi: “Sao vậy?”

Lưu Hạnh Hoa cầm kim chỉ ngồi lên giường, bà không hề bối rối chút nào, vẫn bình tĩnh nói: “Thằng hai muốn chia nhà, nên đi cùng mẹ vợ tới đây để nói.”

Nguyễn Chí Cao hút một ngụm thuốc lá, một lát sau ông cụ nói: “Vợ của thằng hai tinh ranh như con khỉ vậy. Nếu có lợi lộc thì xông lên đầu tiên, chỉ sợ không lấy được nhiều. Mà lúc có việc cần tới nó thì trốn nhanh như thỏ vậy.”

Lưu Hạnh Hoa: “Ông nói xem phải làm gì đây?”

Nguyễn Chí Cao nói: “Còn có thể làm gì nữa? Muốn chia thì chia thôi.”

Lưu Hạnh Hoa và Nguyễn Chí Cao đã có quyết định nên Nguyễn Khê cũng không lên tiếng để làm rối thêm chi nữa, cô chỉ cần lo làm tốt việc của mình.

Buổi chiều, Nguyên Khê nhìn thấy mặt trời đã lên cao thì xách nửa rổ trứng gà đi ra ngoài.

Vị trí thôn Kim Quan mà ông thợ may ở thấp hơn so với thôn Mắt Phượng, nên cô cần đi xuống dốc núi để tới được đó.

Tìm được thôn Kim Quan rồi, cô lại hỏi đường khắp nơi mới tìm được nhà của ông thợ may.

Tuy ông ấy chỉ ở một mình nhưng nhà không nhỏ chút nào, còn có tường rào xây xung quanh chiếc sân nhỏ. Ở bên cạnh cửa có một tấm gỗ, trên đó có viết bốn chữ ‘Tiệm may quốc doanh" xiêu xiêu vẹo vẹo.

Tiệm may này là tiệm may duy nhất ở núi Phượng Minh, vì vậy cũng có thể tưởng tượng được ông thợ may này sống thoải mái như thế nào. Người khác thì ăn cỏ ăn trấu, ông ấy thì ăn sung mặc sướng.

Hôm nay ông thợ may không ra ngoài may đồ nên cửa tiệm may được mở rộng sang hai bên.

Nguyễn Khê xách rổ trúc duỗi đầu vào trong nhìn, chỉ nhìn thấy giàn nhỏ ở trong sân, dây leo xanh mướt tạo thành một khoảng râm mát, ông thợ may đang nằm nhắm mắt nghỉ ngơi trên chiếc ghế bập bênh dưới giàn nho, trên đùi còn có một con mèo béo màu vàng.

Nguyễn Khê giơ tay gõ cửa, sau đó nghe được tiếng ông lão nói: “Vào đi.”

Nguyên Khê xách rổ trứng gà đi tới trước mặt ông thợ may, cô phát hiện hai mắt ông ấy chỉ hơi hé ra. Ông ấy vuốt ve con mèo béo màu vàng đang nằm trên người mình, sau đó nhắm mắt lại hỏi: “Đến may đồ à?”

Ông thợ may đã hơn bảy mươi tuổi, tóc và râu đã trắng như đỉnh Quang Minh. Lúc nói chuyện, chòm râu trên cằm còn chuyển động theo.

Nguyễn Khê cầm chiếc rổ, nhìn ông ấy rồi nói: “Chào ông Tống, cháu là cháu gái của Nguyễn Chí Cao, bí thư của thôn Mắt Phượng, cháu tên là Nguyễn Khê. Cháu mang trứng gà đến cho ông, cháu không biết may đồ nên muốn đến học may, ông có nhận học trò không ạ?”

Ông thợ may không thèm mở mắt nhìn cô mà nói thẳng: “Nhận cái con khỉ!”

Nguyễn Khê sững sờ… Trời! Cái ông già này!

Tuy bị từ chối nhưng Nguyễn Khê không rời đi ngay. Hai tay cầm rổ trứng của cô đưa lên trước, cô đứng bất động trước mặt ông thợ may, khoé miệng cho cong lên một chút.

Con mèo béo màu vàng lười biếng duỗi eo rồi nhảy xuống mắt đất, lúc này ông thợ may mới mở to mắt ra nhìn.
 
Chương 13


Ông ấy nằm trên chiếc ghế bập bênh bằng gỗ, thuận tiện quan sát đánh giá Nguyễn Khê một phen.

Sau khi đánh giá xong, ông ấy nhìn vào mắt Nguyễn Khê, giọng điệu đã thay đổi: “Cháu muốn… học may đồ?”

Nguyễn Khê khẽ gật đầu: “Cháu muốn làm thợ may.”

“Không phải ai cũng làm thợ may được đâu.”

Nếu dễ làm như vậy thì e là trên núi sẽ không phải chỉ có một tiệm may của ông ấy, cuộc sống cũng không thoải mái như bây giờ.

Nguyễn Khê vừa định nói vài câu để chứng minh sự quyết tâm của mình, nói chắc chắn mình sẽ học thật giỏi. Nhưng còn chưa kịp nói câu nào thì ông thợ may đã chặn miệng cô: “Đặt trứng gà xuống đi, vào trong quét nhà.”

Nghe thấy vậy, Nguyễn Khê nuốt những câu mình định nói lại, cũng không định hỏi nhiều. Cô tự cho rằng ông thợ may đang cho mình một cơ hội nên lập tức cô đặt rổ trứng xuống, xoay người đi tới góc tường cầm chổi chuẩn bị quét tước.

Quét xong, cô lại giặt sạch giẻ lau rồi lau tất cả các món đồ trong nhà.

So sánh với các hộ gia đình bình thường ở núi Phượng Minh thì có thể nói ông thợ may có một cuộc sống như trên thiên đường. Ông ấy có một cái máy may secondhand của thương hiệu Thân Hải, một cái ngăn tủ đầy bánh mật ong hạch đào và các loại thực phẩm khác.

Sảnh chính là cửa hàng, ngoại trừ máy may, bàn ủi và các dụng cụ máy móc thi bên trong còn giăng một sợi dây thừng, các món đồ đã được may xong được treo ở đó. Trong một góc nhà có cất vải được sắp xếp không ngăn nắp, bên trên còn có trang phục đã được gấp gọn.

Nguyễn Khê sắp xếp các món đồ đang được để lung tung lại cho thật ngăn nắp rồi lại đổi một chiếc giẻ lau khác để lau sàn. Vì không có cây lau nhà nên cô chỉ có thể cúi xuống lau bằng tay.

Sau khi dọn nhà sạch sẽ, eo cô cũng trở nên đau nhức, mặt trời bên ngoài cũng được lặn xuống khỏi đỉnh núi.

Ông thợ may vẫn còn nằm thảnh thơi trên chiếc ghế bập bênh, gương mặt tỏ vẻ hài lòng lắm. Ông ấy không đứng lên mà chỉ nhìn Nguyễn Khê đang thở hổn hển rồi nói: “Hôm nay đến đây thôi, ngày mai cháu quay lại đây, ông dạy cách đạp máy may trước.”

Nghe vậy, chỉ trong nháy mắt Nguyễn Khê đã không còn thấy mệt mỏi nữa, cơ thể cũng trở nên vô cùng nhẹ nhàng.

Con mèo béo màu vàng cọ đầu lên chân cô, còn kêu ‘meo meo" hai tiếng.

Nguyễn Khê khom lưng xoa đầu con mèo, mỉm cười rồi đi về nhà.

Cô từ từ bước lên đường núi, tay thì phe phẩy cái rổ không, lúc vui vẻ còn ngân nga một bài hát dân ca.

Cô về nhà kịp bữa cơm tối, vì Tôn Tiểu Tuệ đã về nhà mẹ đẻ nên bàn ăn thiếu mất một người.

Không ai nhắc đến chuyện không vui là chuyện chia nhà cả, bà nội Lưu Hạnh Hoa hỏi Nguyễn Khê: “Ông ấy nhận trứng gà của con rồi, vậy có dạy nghề cho con chưa?”

Nguyễn Khê uống một hơi hết hơn nửa ly nước sôi để nguội, sau khi hết khát mới nói: “Chưa ạ, con dọn nhà cho ông ấy hết nửa ngày trời. Ông ấy nói còn ngày mai tới đó rồi sẽ dạy con đạp máy may.”

Nguyễn Trường Quý vừa ăn bánh bao vừa nói: “Dạy cháu? Ông ấy sẽ không dạy cháu đâu, chỉ muốn giữ cháu lại dọn dẹp nhà cửa rồi đưa trứng gà cho ông ấy thôi. Ngày mai cháu mà tới là sẽ có việc khác cho cháu làm thôi, có thể là bón phân tưới rau không chừng.”

Nguyên Khê nhìn ông ta rồi nói: “Có vẻ ông ấy cũng muốn dạy cháu đấy.”

Nguyễn Trường Quý: “Chỉ là ‘có vẻ" thôi.”

Ý của ông ta là tặng nhiều trứng gà như vậy thì chỉ được hai chữ ‘có vẻ" đó thôi?

Ông ta lại nói: “Tiểu Khê à, cháu sinh ra không phải để làm việc đó, nghe chú nói này, đừng nghĩ về nó nữa. Trăm phần trăm là cháu theo không được nghề này đâu, không biết còn phải tặng bao nhiêu món nữa đây, trên bàn ăn chả còn nổi một món ăn nóng nào nữa rồi.”

Nghe thấy vậy, Lưu Hạnh Hoa không nhịn nổi nữa, bà ấy nhìn Nguyễn Trường Quý rồi nói: “Cháu gái học nghề thôi mà con nói nhiều như vậy làm gì? Không có đồ ăn nóng chẳng liên quan gì tới Tiểu Khê cả, là vì Tiểu Ngũ muốn đi gặp mẹ vợ, mẹ phải để dành tiền cưới hỏi cho nó.”
 
Chương 14


Nhắc tới chuyện này, Nguyễn Chí Cao ngồi cạnh lại hỏi: “Vợ của con ra ngoài cũng vì việc này, sao con còn chưa đón về đi?”

Nguyễn Trường Quý muốn nói rất nhiều nhưng cuối cùng chỉ nói: “Tiểu Tuệ nói nếu không chia nhà thì cô ấy sẽ không về, con còn cách nào khác đâu?”

Lưu Hạnh Hoa hỏi ông ta: “Vậy con có ý kiến gì không?”

Nguyễn Trường Quý không nói gì, sau một lúc mới lên tiếng: “Con thì làm gì có ý kiến gì, nghe cha mẹ hết.”

Buổi tối, Nguyễn Chí Cao vừa hút thuốc trong phòng vừa nói chuyện này với Lưu Hạnh Hoa.

Nguyễn Chí Cao nói: “Cứ theo ý của bọn nó đi, ngày mai tôi sẽ đi tìm Cao Võ, cậu ta rất giỏi xây bếp sửa nhà. Tạm thời chưa chia nhà được thì chia ăn trước đã. Chúng ta xây nhà bếp cho tụi nó, rồi mua nồi chảo, bàn ghế, sau đó là chia chén đũa muỗng, lu nước, gà vịt, cả phần trăm đấy nữa, cái gì chia được thì chia hết đi. Chia cho tụi nó để cả nhà năm người qua đó mà sống sung sướng.

Là mẹ của Nguyễn Trường Quý, Lưu Hạnh Hoa vẫn cảm thấy lạnh lòng. Lúc gặp thời thì là người một nhà yêu thương lẫn nhau, lúc không còn gì thì cha mẹ con cái cũng có thể trở mặt, chỉ chăm chăm lo cho cuộc sống của mình.

Chưa nói đến việc cả nhà bọn họ đã lấy được không ít thứ tốt, mà dù cứ cho là không được gì đi nữa, giúp đỡ cha mẹ không phải cũng là nghĩa vụ của con cái sao? Vất vả nuôi nó lớn như vậy, dành dụm tiền bạc cho nó cưới vợ, cho ăn ngon mặc ấm nhiều năm, thế mà không chịu chia sẻ gánh nặng với cha mẹ gì cả.

Từ nhỏ đến lớn chỉ biết nhận chứ không chịu cho đi, mấy tên khốn cũng chỉ là như vậy thôi.

Nuôi chó chó cũng biết giữ nhà vẫy đuôi mà.

Lưu Hạnh Hoa không buồn mắng chửi nữa, bà ấy hít một hơi rồi nói: “Chia thì chia, sau này đừng cho nó hối hận.”

Nguyễn Chí Cao nói: “Nó sẽ không hối hận đâu, đúng thật là Tiểu Ngũ không nên thân, về sau có thể sẽ là gánh nặng, đều là do bà chiều hư đấy. Còn nữa, Tiểu Khê cũng không nên học may làm gì, thế mà bà lại cho nó đi học, lãng phí đồ trong nhà quá.”

Lưu Hạnh Hoa nghe vậy thì không vui, cao giọng nói: “Dù không nên thân nhưng cũng là em ruột cùng cha cùng mẹ với nó, còn nữa, trên cái núi này có người ngoan ngoãn thì cũng nằm dưới đất hết rồi, lúc thằng hai bằng tuổi thằng năm thì cũng có tốt lành gì đâu? Hai thằng giống nhau hết, chúng ta lúc nào cũng phải lo lắng giải quyết cho tụi nó. Bây giờ Tiểu Ngũ còn nhỏ, tới khi cưới vợ lập thất rồi thì sẽ biết điều hơn thôi. Ông thợ may là một tên xảo trá, có khi ông ấy thích Tiểu Khê nhà chúng ta rồi đấy. Nếu sau này con bé thành thợ may thật thì ông chỉ có thể đỏ mắt mà nhìn thôi!”

Nguyễn Chí Cao cười rộ lên: “Tôi đỏ mắt mong chờ, Tiểu Khê được tôi đích thân nuôi nấng, sau này nếu con bé thành thợ may thì ông nội tôi đây sẽ là người đầu tiên được hưởng phúc.”

Lưu Hạnh Hoa trừng mắt nhìn ông: “Ông hưởng cái con khỉ!”

Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết nằm ngủ trong phòng.

Nguyễn Khiết hỏi Nguyễn Khê: "Chị ơi, chúng ta thật phải chia nhà ạ?”

Rõ ràng hôm qua vẫn là người một nhà, bây giờ lại nghiêm túc đề xuất chuyện chia nhà, đột nhiên cảm thấy rất nhanh sẽ không còn là người một nhà nữa. Cả nhà ở bên nhau mười mấy năm, đột nhiên lại tách ra, cô ấy còn chưa thể chấp nhận được.

Nguyễn Khê không coi trọng việc này lắm, là người của thế kỷ 21, cô thích những gia đình nhỏ ít người, chứ không phải là gia đình lớn mười mấy người. Nhiều người thì chuyện nhiều, mâu thuẫn nhiều, miệng cũng nhiều, có quan hệ huyết thống hay không cũng đều giống nhau.

Giống như Nguyễn Trường Quý và Tôn Tiểu Tuệ chỉ muốn chiếm lợi mà không muốn chịu một chút thiệt thòi nào, bụng đầy mưu kế, tách ra càng sớm càng tốt. Nếu không đến khi cô học thành thạo tay nghề, không biết bọn họ sẽ nghĩ cách nào để chiếm được lợi trên người cô nữa.

Chia nhà rồi mỗi người một cuộc sống, đến lúc đó bọn họ muốn chiếm lợi cũng không chiếm được.

Cô nói: "Chắc là vậy."

Nguyễn Khiết nằm trên giường thở dài: "Nhưng em không muốn đi theo cha mẹ. ”
 
Chương 15


Nguyễn Trường Quý và Tôn Tiểu Tuệ không đối xử tốt với đứa con gái này của mình, có thể nói là bà nội Lưu Hạnh Hoa một tay nuôi cô ấy lớn. Ngoài đi làm, tâm tư của Nguyễn Trường Quý và Tôn Tiểu Tuệ đều đặt trên người Nguyễn Dược Tiến và Nguyễn Dược Hoa.

Khi nào mà mở miệng gọi cô ấy, vậy chắc chắn là có chuyện tìm cô ấy làm.

Nguyễn Khê thẳng thắn nói: "Vậy em nói thẳng đi.”

Nguyễn Khiết do dự: "Có thể nói sao?”

Nguyễn Khê nói: "Tại sao không thể nói? Nhưng nếu em đi theo ông bà nội, thì sau này cũng đừng ăn cây táo, rào cây sung. Em phải nhớ kỹ em được ông bà nội nuôi lớn, sau này phải đối xử tốt với ông bà, cha mẹ cũng xếp sau.”

Nguyễn Khiết suy nghĩ một chút: "Vậy ngày mai em lén hỏi bà nội.”

Nguyễn Khê không xoắn xuýt việc này nữa, nghiêng người nhắm mắt lại, cơn buồn ngủ ập đến, rất nhanh đã tiến vào mộng đẹp.

Ngủ sớm nên ngày hôm sau dậy sớm, cô ngồi dậy rửa mặt, buộc tóc, sau đó giúp Lưu Hạnh Hoa làm bữa sáng, rồi lại cùng giặt quần áo bẩn với Nguyễn Khiết. Ăn sáng xong, cô không ở nhà lâu mà trực tiếp đeo cặp sách đi về phía thôn Kim Quan.

Chờ mọi người trong nhà đi ra ngoài hết, Nguyễn Khiết hỏi Lưu Hạnh Hoa: "Bà nội, nếu như chia nhà, cháu có thể đi theo bà và ông nội không ạ? Cháu không muốn đi theo cha mẹ, trong mắt bọn họ chỉ có anh cả và em trai, hoàn toàn không có cháu.”

Lưu Hạnh Hoa nói: "Chia nhà cũng vẫn ở cùng một chỗ mà, theo ai cũng như nhau cả, theo cha mẹ thì cháu có thể ăn ngon hơn một chút.”

Nguyễn Khiết quyết đoán lắc đầu: "Không giống, bọn họ có đồ ăn ngon cũng không cho cháu ăn, đều là của anh cả cùng em trai.”

Lưu Hạnh Hoa quay đầu nhìn cô ấy, cháu gái mình thì mình yêu thương, bèn nói: "Vậy xem ý của cha mẹ cháu thế nào, nếu bọn nó đồng ý thì cháu ở lại ăn cơm trong nồi với bà. Nhưng bà nội muốn để dành tiền cho chú năm cưới vợ, bình thường sẽ tiết kiệm một chút. ”

Nguyễn Khiết cười rộ lên: "Cháu không kén chọn ạ.”

Lưu Hạnh Hoa giống như một chỗ dựa vững chắc che mưa che gió: "Vậy cháu cứ đi theo bà nội đi.”

Lúc Nguyễn Khê đầy hăng hái đeo cặp sách đến tiệm may, ông thợ may vẫn đang ăn sáng.

Nguyễn Khê chào hỏi ông ấy một tiếng rồi thả cặp sách xuống, cầm chổi vào trong phòng quét dọn.

Ông thợ may vừa thổi cháo nóng hổi vừa tự mình nói: "Tốt lắm.”

Ông ấy ăn sáng vô cùng nhàn nhã, đến khi Nguyễn Khê quét dọn sơ gian nhà xong, đúng lúc ông ấy cũng vừa ăn sáng xong.

Nguyễn Khê vẫn vô cùng hiểu chuyện mà vội đi tới giúp ông ấy thu dọn bát đũa, sau đó mang đi rửa sạch.

Ông thợ may có gian xảo đến đâu, thì lần này cũng không nói được lời soi mói nào.

Nguyễn Khê nhìn hiểu biểu cảm trên mặt ông ấy, nhìn ra ông ấy vẫn rất hài lòng với cô, vậy nên lau khô hai tay rồi đứng trước mặt ông ấy, cười hỏi: "Thế nào? Thầy, bây giờ thầy có thể dạy con đạp máy may không?”

Ông thợ may hắng giọng mấy cái, chắp tay sau lưng rồi đi về phía sảnh chính: "Đi theo thầy.”

Nguyễn Khê theo ông ấy đến bên cạnh máy may, nhìn ông ấy kéo tấm vải vuông màu xanh phủ trên máy may ra, khom lưng ngồi xuống trước máy may. Cô lập tức bày ra dáng vẻ khiêm tốn học tập, giống như thật sự dốt đặc cán mai vậy.

Ông thợ may lại hắng giọng một cái: "Thầy chỉ dạy một lần, học không được thì cũng không dạy lại lần thứ hai đâu.”

Nguyễn Khê đồng ý vô cùng dứt khoát: "Vâng.”

Nghe vậy, ông thợ may có hơi ngạc nhiên ngẩng đầu nhìn cô, sau đó trong miệng phun ra hai chữ: "Báu vật.”

Nguyễn Khê hơi trợn mắt—— này! Tại sao trong miệng ông già này không có lời nào tốt hết vậy!

Cô nhếch miệng nuốt lại cơn giận, nhìn ông thợ may nói: "Thầy đừng khinh thường con, thật ra con vừa sinh ra đã vô cùng thông minh, nhìn qua là không sẽ quên. Con học một lần thôi, thầy muốn dạy con lần thứ hai con cũng không học đâu.”

Từ trước đến nay lão thợ may đều không thích giữ thể diện cho người khác: "Khoác lác.”

Nguyễn Khê cắn răng, nhếch cằm về phía lão thợ may: "Không nói nhiều nữa, chúng ta bắt đầu đi.”
 
Chương 16


Ông thợ may cũng lười nói nhiều, ông bắt đầu giảng từ cách xuyên kim, cũng không ngừng nghỉ giữa chừng để người ta có thời gian tiêu hóa và ghi nhớ. Trên tay vừa thao tác vừa giải thích đơn giản, nói nhiều thêm một chữ cũng không chịu.

"Luồn chỉ như thế này, dùng sợi chỉ bên trên để dẫn sợi bên dưới ra khỏi lỗ kim, xếp thẳng lại hai sợi chỉ trên dưới rồi đưa vải muốn may vào, sau đó hạ tấm ép xuống. Xoay bánh xe bên phải, đồng thời dùng chân đạp bàn đạp, máy may sẽ bắt đầu xoay. Lúc quay bánh xe thì chỉ có thể đẩy lên, không thể lùi ngược lại, nếu không sẽ bị đứt đường chỉ.”

Dạy xong, ông ấy cũng không hỏi Nguyễn Khê có nghe hiểu không, có nhớ không. Ông ấy trực tiếp rút hết chỉ trên máy may ra, đứng sang một bên nói: "Tới nào, vua trâu bò thông minh tuyệt đỉnh.”

Nguyễn Khê: "..."

Cô thành vua trâu bò rồi?

Cô khẽ nín thở, không so đo nhiều với lão thợ may, trực tiếp đi tới ngồi trước máy may, nắm đầu sợi chỉ rồi luồn qua, sau khi luồn qua thì dễ dàng rút ra được sợi bên dưới, lại đặt một miếng vải vụn lên rồi buông tấm ép xuống, giẫm ra một đường may thẳng tắp.

Ban đầu vẻ mặt của ông thợ may cũng không bằng lòng lắm, ông ấy đoán Nguyễn Khê sẽ không học được. Nhưng nhìn thấy Nguyễn Khê rút ra được sợi chỉ bên dưới rồi giẫm ra được đường may, biểu cảm trên mặt ông ấy chậm rãi cứng đờ, thậm chí còn nheo mắt lại.

Ông ấy đã dùng phương thức như vậy để dạy không ít học trò, trong mười học trò thì có ba người không nhớ được cách luồn chỉ, có năm người không rút ra được sợi bên dưới, có chín người vừa giẫm lên bàn đạp đã đứt chỉ, còn lại một người thì không giẫm ra được một đường may ngay ngắn ổn thỏa.

Ông ấy là một người thiếu kiên nhẫn, tính cách lại xấu, vì vậy chưa dạy ra được một học trò nào.

Ông ấy không chịu nổi sự lóng ngóng của bọn họ, cũng không có kiên nhẫn cầm tay chỉ bảo, những người đó thì không chịu được cái miệng cay nghiệt và tính cách kì lạ vô cớ của ông ấy. Dạy học không tốt thì thôi, trong miệng còn không nói được một câu dễ nghe.

Ông ấy nghĩ Nguyễn Khê cũng giống như những người đến bái thầy lúc trước, nhưng không ngờ cô thật sự xem một lần là học được.

Ánh mắt ông ấy toát lên vẻ nghi ngờ: "Có phải con nhóc nhà con đã học qua rồi không?”

Nguyễn Khê thẳng lưng nhìn ông ấy, ánh mắt lộ ra ý cười: "Đương nhiên là chưa ạ, núi Phượng Minh chỉ có một tiệm may này, chỉ có mình thầy là thợ may, và cũng chỉ có một cái máy may này, con học với ai chứ?”

Nói cũng đúng, tuy nói núi Phượng Minh có mười mấy thôn, nhưng chỉ có một mình ông ấy làm thợ may.

Tay nghề may của ông ấy là do tổ tiên truyền lại, trước khi cải cách đã dựa vào nghề này để kiếm cơm, nhưng không có ai nghiêm túc mở cửa tiệm. Sau khi cải cách, ông ấy thương lượng với công xã để chính thức mở một tiệm may. Cửa tiệm này xem như là của Nhà nước, nhưng do một mình ông ấy quản lý, dù sao người khác cũng không hiểu.

Thấy ông ấy không nói lời nào, Nguyễn Khê cười hỏi: "Thế nào? Con thông minh đúng không?”

Ông thợ may hừ cười một tiếng: "Còn không phải nhờ thầy dạy tốt à.”

Nguyễn Khê mỉm cười không nói gì.

Mặt trời lặn về phía tây, ngọn núi ngược chiều ánh sáng.

Bóng người bị kéo dài dưới nắng chiều trên con đường nhỏ chật hẹp.

Đạt được mục đích, Nguyễn Trường Quý đón Tôn Tiểu Tuệ về nhà, vừa leo núi vừa nói với bà ta: "Cha mẹ đồng ý cho chúng ta chia nhà rồi, hôm nay đã tìm Cao Võ tới xây bếp. Khi nào bếp xây xong thì đặt nồi, bát, bàn ghế vào, rồi lại chia những thứ khác cho chúng ta một nửa, chia nồi ăn cơm.”

Trong lòng Tôn Tiểu Tuệ vô cùng vui vẻ, ngoài miệng thì nói: "Tôi đã trở thành tội nhân nhà ông rồi, không biết cha mẹ ông nói sau lưng tôi thế nào nữa. Nhưng để mẹ ông bắt được nhược điểm, trước kia đã không muốn gặp tôi, sau này sẽ lại càng không có sắc mặt hòa nhã cho tôi nhìn.”

Nguyễn Trường Quý không để ý: "Bà cứ xem như không thấy là được rồi.”
 
Chương 17


Nói xong, ông ta nghĩ đến chuyện khác, bèn vội vàng nói: "Đúng rồi, Tiểu Khiết nói nó không muốn đi theo chúng ta mà muốn theo ông bà nội. Cha mẹ bên kia đồng ý rồi, còn bà thế nào?”

Nghe vậy, hai mắt Tôn Tiểu Tuệ sáng ngời: "Ôi, đúng như ước nguyện rồi còn gì? Không phải Tiểu Khiết đi theo bọn họ thì sẽ ăn ít cơm của chúng ta lại à? Giúp chúng ta nuôi con gái miễn phí, ai mà không muốn chứ?”

Nguyễn Trường Quý nói: "Bà đồng ý thì để nó theo ông bà nội là được.”

Tôn Tiểu Tuệ cười nói: "Đương nhiên đồng ý, đứa trẻ Tiểu Khiết này đúng là hiểu chuyện, biết tiết kiệm lương thực cho chúng ta. Nó ăn của ông bà nội, nhưng bình thường vẫn làm việc cho chúng ta, đúng là chuyện tốt. Vài năm nữa lập gia đình, chúng lại dễ dàng nhận được một phần sính lễ.”

Nói xong, bà ta nghĩ đến Nguyễn Khê, lại nói: "Nghe nói anh cả ông bên kia muốn đón tiểu Khê qua, nhưng nó lớn như vậy rồi, đón qua làm gì chứ? Ở nhà tùy tiện nói chuyện cưới xin rồi gả ra ngoài không tốt à? Ôi, chẳng lẽ muốn nó qua đó để giới thiệu cho con trai nhà cán bộ ư? Con nhóc quê mùa tiểu Khê này lớn lên ở nông thôn, người ta có để ý không?”

Nguyễn Trường Quý hiểu được ý của bà ta, tiếp lời: "Cho dù không đi qua, e là sính lễ cưới hỏi của tiểu Khê cũng không đến được tay chúng ta đâu. Nó được mẹ nuôi lớn, việc này bà không làm chủ được.”

Tôn Tiểu Tuệ nói: "Mọi chuyện đều do người. Từ nhỏ nó đã lớn lên trong nhà, cha mẹ nó không có ở đây, chúng ta làm chú thím, thì cũng là một nửa cha mẹ của nó, dựa vào đâu mà không thể làm chủ cho nó? Nhưng nó muốn đi quân khu, đây chỉ là lời nói suông.”

Nói xong, bà ta kéo lại chủ đề: "Tôi làm chủ cho Tiểu Khiết là được.”

Nguyễn Khê học tay nghề với ông thợ may một ngày, cuối cùng bản lĩnh vừa nhìn đã biết vẫn khiến ông thợ may mở to mắt. Đến gần tối, trước khi đi, xưng hô của ông ấy với Nguyễn Khê đã chuyển từ "vua trâu bò" thành "thông minh tuyệt đỉnh".

Thông Minh Tuyệt Đỉnh đeo cặp sách lên người, nói với ông thợ may: "Thầy, con đã học và ghi nhớ tất cả những gì thầy dạy hôm nay, cái cần sửa cũng sửa rồi. Vậy con về trước ạ, mai con lại đến."

Nói xong, cô ôm con mèo vàng lớn bên chân lên, lùa vào ngực vuốt mấy cái.

Ông thợ may không tiễn cô, chỉ bảo: "Đi đi."

Nguyễn Khê vuốt mèo xong thấy thỏa mãn, đeo cặp sách xoay người rời khỏi tiệm may.

Cô đi dọc theo đường núi về nhà. Lúc đi được hơn nửa lộ trình, chợt cô thấy một đám trẻ nam đang đánh nhau trên sườn núi cách đó không xa. Tại vùng núi hoang vu, nghèo khổ này, không có cơ sở học hành gì, đám con trai kết bạn đánh nhau cũng không phải chuyện hiếm lạ.

Hôm nay cậu đánh tôi, mai tôi đánh lại cậu, hoặc là hẹn kéo bè kéo phái đánh cùng. Tất cả đều là chuyện thường xảy ra.

Nguyễn Khê không định để ý nhiều hơn, nhưng cô đột nhiên cảm thấy một đứa bé trai đang bị đánh trong đó có hơi quen mắt. Để xác nhận, cô dừng bước, nhìn kỹ một hồi, sau đó vội vã lớn tiếng la một câu: "Này, mấy đứa đang làm gì đấy!"

Nghe thấy tiếng la, vài đứa bé trai đánh người quay đầu lại nhìn, không hề lên tiếng trả lời cô, rồi chúng quay lại tiếp tục động tay động chân. Nào là đập một cái lên đầu đứa kia, rồi lấy chân đạp mạnh lên người đứa đó, ra tay không hề nể tình.

Nguyễn Khê nhìn mà cạn lời không can được, bèn hít một hơi, xông lên lôi một đứa bé trai trong đó ra ngoài.

Họ đều ở chung một đại đội, tất nhiên đều quen biết lẫn nhau.

Mấy đứa bé đều biết Nguyễn Khê là cháu gái bí thư đại đội, hơn nữa chú năm Nguyễn Trường Sinh của cô lại là một người đánh nhau cực kỳ giỏi, chuyên lăn lộn ở núi Phượng Minh, nên chúng cũng không dám làm gì cô, càng không ra tay với cô.

Nguyễn Khê kéo hết mấy đứa bé trai đánh người ta, hơi nhíu mày lại, hỏi: "Mấy đứa làm gì vậy?"
 
Chương 18


Không ra tay không có nghĩa là thái độ sẽ tốt. Một đứa bé trai trong đó trả lời không hề khách sáo: "Ba nó là hạng năm phần tử xấu, nó là con trai năm phần tử xấu. Chúng tôi đang dạy dỗ con trai của năm phần tử xấu, liên quan chó gì đến chị?"

Nguyễn Khê nín thở nhìn về phía bé trai bị đánh. Quả là Lăng Hào. Cậu vẫn luôn lấy tay che mặt, bây giờ vẫn duy trì tư thế đó không ngẩng lên. Tóc cậu bị nắm đến lộn xộn, trên người có rất nhiều vết chân từ bùn đất.

Nguyễn Khê không kìm được siết chặt nắm tay.

Cô vẫn chưa nói gì thêm, Lăng Hào đã cong người, lấy tay đỡ mặt, bảo: "Chị không cần lo cho tôi, tôi không sao."

Cậu vừa nói, thằng nhóc bên cạnh đã cười phá lên: "Ôi chà, thì ra mày không bị câm điếc à? Tụi tao còn tưởng là mày câm điếc chứ, không câm điếc thì chắc cũng là thằng ngốc. Đồ thiểu năng!"

Nguyễn Khê nín thở nhìn về phía thằng nhóc vừa nói, sầm mặt bảo: "Nhóc câm miệng cho chị!"

Thằng bé nói chuyện thu nụ cười trên mặt lại: "Tôi cứ không câm đấy, chị làm được gì tôi nào? Chị ra mặt thay con trai phần tử xấu, lập trường giai cấp của chị có vấn đề. Chị đừng tưởng ông nội mình là bí thư đại đội thì chúng tôi không đánh chị được!"

Tay Nguyễn Khê siết lấy quai cặp, nhìn nó chòng chọc: "Nhóc đánh một cái chị xem."

Thằng bé còn muốn mở miệng nói tiếp, đứa bạn cạnh nó đã kéo nó một cái, nhỏ giọng bảo: "Mày dám đánh bả, Nguyễn Trường Sinh sẽ không tha cho mày, ổng có thể đập chết mày đó! Chúng ta thèm so đo với đồ ngốc làm gì, đi nhanh thôi."

Thằng bé dịu mặt lại, không hề phân cao thấp với Nguyễn Khê.

Nó và mấy đứa nhóc khác đánh mắt lẫn nhau, xoay người đi mất.

Thấy chúng đi xa rồi, Nguyễn Khê dời tầm mắt, nhìn về phía Lăng Hào, bảo: "Sao em không đánh lại hả? Nếu em cứ để bọn nó đánh thế, chúng sẽ thấy em dễ ức hiếp, chắc chắn sẽ ăn hiếp em nữa đó!"

Lúc này Lăng Hào thả tay che mặt xuống, nhỏ giọng bảo: "Chị không cần để ý em, sẽ gây phiền phức cho chị đấy."

Nguyễn Khê thấy cậu như vậy thì không kìm được mà thấy hơi đau lòng. Cô đưa tay lên vuốt lại mớ tóc rối bù cho cậu: "Chú năm của chị là giang hồ trên núi Phượng Minh ấy, chúng không dám làm gì chị đâu, em yên tâm đi."

Lăng Hào không né đi, như đã nhận sự quan tâm của Nguyễn Khê. Cậu im lặng một lát rồi hỏi: "Em... trên mặt em có bị thương không?"

Nguyễn Khê nhìn kỹ mặt cậu: "Không có."

Lăng Hào thở phào: "Không có thì tốt."

Nguyễn Khê đoán thử: "Sợ về bị ba mẹ thấy à?"

Lăng Hào nhìn cô gật đầu: "Dạ."

Nguyễn Khê đã hiểu. Cậu thấy nhịn chút là qua được, dù sao cũng sẽ không bị đánh chết. Thành viên trong gia đình cậu bị kỳ thị, bình thường ba mẹ cậu sống rất cẩn thận, dè dặt, không dám gây ra nửa chuyện gì, tất nhiên cậu không muốn gây phiền phức cho họ, mà cách ít gây phiền phức nhất chính là nhẫn nhịn.

Nguyễn Khê không nói thêm nữa, vươn tay giúp cậu phủi dấu chân dính đất trên người, phủi xong lại lùa heo với cậu, tiện đường đi cùng cậu một đoạn.

Về nhà rồi, lòng Nguyễn Khê vẫn còn nghĩ đến chuyện này. Cô không bỏ cả túi sách, tóm thẳng Nguyễn Trường Sinh ra ngoài, nói với anh ấy: "Chú năm, chú giúp cháu đi cảnh cáo đám Cao Hải Dương một chút, để chúng nó sau này không được ăn hiếp Lăng Hào nữa."

"Lăng Hào?"

Nguyễn Trường Sinh nghĩ một chút: "Đồ ngốc trong nhà sàn kia đấy à?"

Nguyễn Khê giơ tay lên đánh anh ấy một cái: "Sao chú cũng bảo người ta là đồ ngốc vậy?"

Nguyễn Trường Sinh cười phá lên, bảo: "Không phải chú bảo, mà những người khác trong thôn cũng gọi thế. Đến lời cậu ta cũng không nói với người ta, cả ngày ôm sách ra ngoài thả heo, chăn dê, cứ bẩn bẩn, hệ như một kẻ ngốc có vấn đề ở chỗ này vậy!"

Ngón tay anh ấy trỏ vào đầu mình, ý bảo chỉ số IQ của Lăng Hào có vấn đề.

Nguyễn Khê trừng anh ấy: "Đọc được sách mà vẫn là kẻ ngốc à?"

Nguyễn Trường Sinh vẫn cười: "Đồ mọt sách."

Nguyễn Khê không thèm so đo với anh ấy nữa: "Chú chỉ cần nói chú có giúp hay không thôi!"
 
Chương 19


Nguyễn Trường Sinh trả lời: "Giúp! Tất nhiên là giúp! Chuyện cháu gái lớn đã căn dặn, sao chú dám không đồng ý? Mai chú sẽ đi nói, sau này mọt sách sẽ do chú bảo kê, không còn ai dám ức hiếp nó đâu."

Nguyễn Khê hài lòng, cười ngọt ngào: "Cảm ơn chú năm!"

Nguyễn Trường Sinh vỗ lên đầu cô một cái: "Đi, đi ăn cơm."

Nguyễn Khê đưa tay lên mò chỗ đã bị anh ấy vỗ, theo sau anh ấy vào nhà.

Lúc Nguyễn Trường Quý và Tôn Tiểu Tuệ về đến nhà, hai anh em Nguyễn Dược Tiến và Nguyễn Dược Hoa đang quay con quay chơi ngoài nhà, mà Nguyễn Chí Cao, Lưu Hạnh Hoa, rồi Nguyễn Trường Sinh, Nguyễn Khê, Nguyễn Khiết đang ngồi ăn trong phòng khách.

Nguyễn Trường Quý liếc nhìn vào nhà, hỏi Nguyễn Dược Tiến và Nguyễn Dược Hoa: "Mấy đứa ăn rồi à?"

Nguyễn Dược Tiến bỏ sợi thừng trong tay vào tay Nguyễn Dược Hoa, thở hổn hển bảo: "Ông nội bà nội nói chúng con đã ở riêng rồi, sau này sẽ ăn riêng. Bọn họ không làm cơm cho chúng con, chỉ làm phần cho năm người."

Nguyễn Trường Quý quay đầu bèn đi vào trong nhà bếp. Thấy trong hai cái nồi sắt sạch sẽ chẳng còn lấy một hạt gạo, lòng ông ta đầy khó chịu, nuốt nghẹn bảo: "Hay lắm, thật sự có người làm ông bà nội như vậy..."

Tôn Tiểu Tuệ đi theo cạnh ông ta, trái lại không hề có gì, nhỏ giọng bảo: "Thôi đi, dù sao cũng chia lương thực cho chúng ta rồi, chúng ta tự làm là được, ông còn muốn làm biếng đấy à?"

Nguyễn Trưởng Quý suy nghĩ rồi cũng thấy vậy. Ăn thì sẽ mắc nợ ăn chùa, chi bằng tự làm.

Đói bụng rồi, Tôn Tiểu Tuệ không do dự thêm nữa, xoay người lập tức múc gạo đi.

Bếp rơm mới dựng ở trong căn nhà tranh nhỏ đối diện, phải mấy ngày nữa khô rồi mới sử dụng được. Bây giờ bọn họ chỉ có thể dùng tạm bếp bên nhà này, nấu đến khi bếp mới dùng được mới thôi.

Bây giờ Nguyễn Chí Cao và Lưu Hạnh Hoa vẫn đang ăn cơm với đám con trong phòng khách. Sau khi chia bếp, được đưa bàn, ghế mới rồi, bọn họ bèn ăn thẳng trong phòng ăn, không đến phòng khách.

Tôn Tiểu Tuệ bỏ gạo đã được vo xong vào trong nồi, ra khỏi nhà bếp, gọi với trong phòng khách: "Tiểu Khiết, qua giúp mẹ nhóm lửa."

Nguyễn Khiết còn chưa ăn xong cơm trong bát, cắn môi nhìn thoáng qua bên ngoài.

Chưa đợi cô ấy nói gì, Lưu Hạnh Hoa đã lên tiếng bảo: "Tiểu Khiết đang ăn cơm, không rảnh nhóm lửa cho cô."

Tôn Tiểu Tuệ vẫn còn có phần e sợ Lưu Hạnh Hoa, hẳn là bị bà ấy làm khó dễ mấy chục năm nên sinh ra áp lực tâm lý. Dù bây giờ đã ở riêng rồi, bà ta vẫn hơi không dám mở miệng nói lại Lưu Hạnh Hoa.

Vậy là bà ta kìm cơn giận lại, bảo: "Vậy con ăn nhanh đi."

Thấy Nguyễn Khiết định mở miệng nói đồng ý, Nguyễn Khê vội vàng gặp một miếng cà rốt muối lên bỏ vào miệng cô ấy, khiến cô ấy không trả lời được.

Nguyễn Chí Cao thấy thế lại mở miệng: "Ai ăn thì người ấy nhóm."

Đầu mày của Tôn Tiểu Tuệ đứng ngoài dựng lên. Ơ hay, con gái mình mà mình còn không nhờ được, chõ mỏ vào việc của người khác cái rắm!

Tuy nhiên, bà ta không phát tác, nén giận xoay người vào bếp nhóm lửa. Bà ta nói với Nguyễn Trường Quý: "Ông vào phần đất được chia chúng ta hái mấy quả cà và một nắm ớt, rồi vào chuồng gà nhặt một bận. Tối nay chúng ta ăn ngon chút."

Trong nhà có tổng cộng mười con gà mái, bọn họ đưa chia cho năm, chuồng cũng được tách rồi.

Nguyễn Trường Quý nghe vậy đi ra ngoài, ra vườn hái cà và ớt, về lại rửa rồi bỏ lên thớt, xong xuôi vào chuồng gà nhặt trứng. Năm con gà mái đẻ ba quả trứng, trong đó có hai con không đẻ.

Nhặt hết trứng, Nguyễn Khiết cũng vừa ăn cơm xong.

Tôn Tiểu Tuệ ở sau bếp lại ló đầu ra gọi cô: "Con nhỏ chết tiệt kia, mày còn chưa qua đây giúp nữa?"

Nguyễn Khiết ôm một chồng bát trong tay, không dám lớn tiếng với Tôn Tiểu Tuệ: "Nhưng con còn phải rửa chén nữa."

Tôn Tiểu Tuệ nổi giận, nói với giọng có phần cáu kỉnh: "Rốt cuộc mày do ai sinh ra?"
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top