Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

Dịch Full Nữ Thần Báo Oán

Dịch Full Nữ Thần Báo Oán

admin

Thánh Ngự Hư Không
Đại Thần
Tham gia
11/6/23
Bài viết
915,577
VNĐ
900,499
[Diendantruyen.Com] Nữ Thần Báo Oán

Nữ Thần Báo Oán
Tác giả: Agatha Christie
Tình trạng: Đã hoàn thành

--- oOo ---


Nữ thần báo oán là tên tiếng Việt của cuốn tiêu thuyết Nemesis được viết bởi tiểu thuyết gia trinh thám nổi tiếng Agatha Christie. Mạch truyện sẽ được dẫn dắt bởi Bà Marple- một thám tử nổi tiếng trong series trinh thám của nữ tác giả.
 
Sửa lần cuối:
Chương 1


Cô Marlhe đọc báo. -

Cô Jane Marple có thói quen đọc tờ báo thứ hai vào buổi chiều. Mỗi sáng, có hai tờ báo được đưa đến tận nhà. Cô vừa ăn điểm tâm vừa đọc lướt cả trang nhất, cùng một số bài khác rải rác trong tờ báo mà cô tạm mệnh danh là tờ Macédoine hàng ngày, ám chỉ một cách mỉa mai tờ Tin tức hàng ngày, gần đây do đổi chủ, chuyển sang đưa nhiều thông tin nhạt nhẽo về thời trang và những chuyện tâm tình vụn vặt của phụ nữ, khiến cô và nhiều bà bạn của cô rất bất bình. Thành ra, trừ trang nhất, nhiều tin đáng chú ý lại bị nhét xuống những chỗ rất khó tìm. Cô Marple, vốn thuộc lớp người của thế hệ cũ, vẫn muốn báo chí phải thật sự là những cơ quan thông tin đứng đắn.

Buổi chiều, sau khi đã ăn trưa và ngủ một giấc chừng hai mươi phút, cô mở tờ Thời Báo, tờ này dù sao cũng còn đứng đắn mặc dù đã bắt đầu chuyển biến theo thời đại. Một phóng sự về du lịch ở Capri kèm nhiều ảnh chiếm hết cả hai trang. Thể thao được thông tin nhiều hơn hẳn trước đây. Các tin tòa án, tai nạn được giữ như cũ. Các thông báo về sinh con, hôn nhân và cáo phó - mục này cô Marple rất quan tâm - nay được chuyển xuống trang cuối.

Trước hết cô Marple đọc những tin tức chính chạy dài trên trang nhất, nhưng không quá coi trọng, vì chúng gần giống những gì đã đọc ở tờ báo thứ nhất. Rồi cô lật sang trang cuối, liếc mắt qua mục sinh nở, hôn nhân và cáo phó.

Cô bỏ qua mục sinh nở. Ở tuổi cô, cô chẳng còn quen ai ở tuổi này. Cũng không quan tâm nhiều mục hôn nhân, phần lớn con trai, con gái các bà đều đã thành gia thất từ lâu. Ngược lại, mục cáo phó được cô chú ý hơn cả.

Alloway, Arden, Barton, Bedshaw, Carpentar, Clegg... Clegg? Cô có quen ai tên ấy không nhỉ? Không? McDonald, Nicholson, Ormerod, Quantril .... Trời! Đó là Elisabeth Quantril, tạ thế ở tuổi tám mươi lăm. Cô cứ tưởng bà ta chết từ lâu. Bà ấy vốn ốm yếu, không ai ngờ thọ đến thế. Race, Radley, Rafie ...Rafiel? Tên này quen quen. Rafiel, cư trú tại Maidstone, Bedfond Park. Miễn hoa viếng .... Jason Rafiel, một cái tên ít có, cô có cảm giác đã nghe ở đâu, Ross, Ryland...Không, không quen ai là Ryland

Cô đặt tờ báo xưống, vừa lơ đãng nhìn sang mục ô chữ, vừa cố nghĩ xem tại sao cái tên Rafiel có vẻ quen quan.

- Rồi sẽ nghĩ ra. Nhất định sẽ nhớ ra - cô lẩn bẩm, vì đã kinh nghiệm về trí nhớ những người cao tuổi.

Cô quay đầu nhìn ra cửa sổ, mở ra ngoài vườn. Nhiều nam nay khu vườn này là niềm vui của cô, cô đã mất nhiều công chăm sóc. Song, ngày nay, do những ông bác sĩ cứ hay lắm chuyện, cô đã bị cấm không được làm vườn. Một lần cô đã thử phớt lờ lệnh cấm đó, song hiểu ngay rằng tốt nhất là nên tuân thủ lời khuyên của thầy thuốc.

Thôi không nhìn ngắm khu vườn nữa, cô thở dài, đưa tay với lấy cái túi đựng đồ đan, rút ra một chiếc áo trẻ con, mặt trước mặt sau đều đã xong, nay phải đan nốt hai tay. Len thuộc loại tốt. Màu hồng. Ồ, nó làm cô nhớ lại điều gì ? Phải rồi ! Cái tên cô vừa đọc trên báo ? Len hồng. Biển xanh : biển Caribê. Một bãi cát mịn. Mặt trời chói chang. Và ông Rafiel ! Cô nhớ lại chuyến du lịch đi đảo Saint Honoré. Chính đứa cháu trai Raymond của cô đã đặt và tặng cô chuyến du lịch này. Trước khi đi, cô còn nhớ con bé Joan - vợ của Raymond - dặn dò cẩn thận :

- Cô Jane ơi, cô không được dính dáng vào một vụ án nào nữa nhé.

Thực ra, nào cô có muốn cố tình dính vào vụ án nào, mà là như có sự run rủi, thế thôi. Đơn giản là tại cái ông thiếu tá già cứ nhất định kể cho cô nghe lắm thứ chuyện chán ngắt. Tội nghiệp, ông thiếu tá ! Tên là gì nhỉ ? Quên rồi. Nhưng còn ông Rafiel thì cô nhớ, ông Rafiel với cô thư ký tên là ... là Walters - phải đúng rồi: Esther Walters, và anh hầu phòng nữa. Dần dà ký ức trở lại. Thế là ông Rafiel đã mất. Ông cũng đã nói với cô là ông không còn sống được bao lâu nữa - Vậy mà ông có vẻ trụ lại lâu hơn dự đoán của bác sĩ. Ông có một ý chí thép. Và một gia sản kếch sù.

Cô Marple tiếp tục đan như máy, nhưng đầu óc ở tận đâu đâu. Cô nghĩ đến ông Rafiel quá cố. Quả là một người không dể gì quên. Tính cách mạnh mẽ, cá tánh khó chịu, đôi khi thô lỗ ra mặt. Tuy nhiên, không ai để tâm, vì ông rất giàu. Tháp tùng ông bao giờ cũng có ba thư ký, ngoài ra còn một ông hầu, thực ra là chuyên gia xoa bóp có bằng cấp. Cô Marple nhớ anh hầu này là một nhân vật khá đáng nghi ngờ, bị ông Rafiel đối xử có khi rất gay gắt. Nhưng hắn chẳng tỏ vẻ quan tâm, cũng chỉ vì ông chủ là người giàu có. Một hôm, ông Rafiel nói:

- Không ai khác chịu trả cho hắn nửa số lương mà tôi vẫn trả, hắn thừa biết điều đó.

Cô Marple tự hỏi liệu Johnson - tên hắn như vậy, hay Jackson?- có ở lại phục vụ ông Rafiel đến ngày cuối cùng - có nghĩa là trong một năm và ba hoặc bốn tháng. Chưa chắc . Nhà tỷ phú Rafiel thích sự thay đổi. Ông chóng chán những kẻ thường quanh quẩn bên ông, chán những thói quen, bộ mặt và giọng nóicủa họ. Cô Marple hiểu khá rõ tâm lý này, vì chính nó từng cảm như thế với người giúp việc cũ của mình.

Trời! Mà cô cũng quên mất tên con bé ấy rồi. Bishop chăng? Không, không phải. Tại sao cô lại chợt nghĩ tên là Bishop? Ý nghĩ cô quay về với ông Rafiel và với ... Không, không phải Johnson, mà là Jackson, Arthur Jackson.

- Trời, ta luôn luôn lẫn lộn các tên người. Tên con bé là Knight, đúng rồi, không phải Bishop. Tại sao mình lại tưởng thế nhỉ?

Cô tự giải đáp lý do: tại cái bàn cờ (1)

- Lần sau không khéo mình lại tưởng nó tên là Castle hoặc Rook! Mình không rõ Esther Walters, bà thư ký dễ thương của ông Rafiel, sau ra sao, bà có được thừa kế chút tài sản nào của chủ hay không?

Vì cô Marple nhớ, có lần ông Rafiel đã nói về khả năng ấy. Hoặc là chính Esther Walters nói ra. Khó mà nhớ lại mọi việc thật chính xác! Người phụ nữ trẻ này đã rất đau khổ về cái vụ ở Caribê ấy. Bà ta hoá ra góa bụa, và cô Marple thành tâm mong bà sẽ đi bước nữa với một chàng trai tử tế, đáng tin cậy. Tuy nhiên, điều đó hơi khó xảy ra, vì ba ta có cái rủi là luôn chọn phải người không thích hợp.

Miễn hoa viếng, ông Rafiel đã ghi chú vậy. Tất nhiên, cô Marple không nghĩ tới việc gửi hoa đến tang lễ. Ông ta có thể, nếu muốn, mua tất cả các vườn hoa trên khắp nước Anh. Vả lại, bà không phải là người quen thân với ông. Hai người chỉ là- nói thế nào nhỉ? - đồng minh với nhau. Phải, đồng minh trong một thời gian rất ngắn. Một thời gian cực kỳ lý thú. Và ông đã là một đồng minh quý giá. Cô đã nhận ngay ra điều ấy khi đến tìm ông trong cái đêm nhiệt đới đó. Tối ấy cô đã quân quanh cổ một chiếc khăn quàng bằng len màu hồng. Và ông cười khi trông thấy cô. Song đến cuối cuộc hội ý, ông không cười nữa, đã làm đúng như lời cô yêu cầu và ...

Cô Marple lại thốt một tiếng thở dài nữa. Cô phải công nhận tất cả chuyện ấy rất lý thú, theo một ý công nhận tất cả chuyện ấy rất lý thú, theo một ý nghĩa nào đó. Nhưng cô không hề kể lại với cậu cháu, nhất là với vợ của nó là Joan, vì cô đã không làm đúng lời dặn dò của nó.

- Ông Rafie tội nghiệp! Mong là ông không phải chịu đau đớn nhiều - cô Marple gật gù, lẩm bẩm.

Hẳn là ông đã được nhiều thầy thuốc giỏi điều trị, họ làm giảm nỗi đau cho ông lúc lâm chung. Song trong mấy tuần lễ ấy ở Caribê, ông cực kỳ đau đớn. Một con người dũng cảm, và cô tiếc là người như thế mà phải chết. Tuy nhiên trong làm ăn, thì cô không rõ ông là người thế nào. Tàn nhẫn , không thương tiếc, chắc vậy. Hung hăng và áp đặt. Nhưng nếu là bạn của ai thì là một người bạn chắc chắn. Và cô tin là trong ông có một sự tốt bụng mà ông cố không để lộ ra. Và bây giờ, ông đã vĩnh viễn ra đi. Cô không biết đến cả là ông có vợ con gì chưa.

Cả buổi chiều hôm ấy, cô Marple cứ ngồi ngẫm nghĩ mãi về ông Rafie. Sau khi trở về Anh, cô không hy vọng gặp lại ông, và thực tế đã không gặp. Tuy nhiên, lạ thay, cô có cảm giác như vẫn có liên hệ với ông. Hình như giữa hai người có mối liên quan gì đó, nẩy sinh từ chỗ cả hai đã cùng nhau cứu sống một người.

Cô Marple bỗng thấy kinh hãi vì một ý nghĩ vừa thoáng qua đầu óc. Cô lẩm bẩm:

- Hay là, mình cũng tàn nhẫn? Phải chăng đó là mối dây liên hệ giữa hai người? Mình chưa bao giờ nghĩ điều đó, nhưng có lẽ mình có thể như thế lắm, trong những hoàn cảnh nào đó.

Cửa mở. Một cái đầu tóc xoăn màu nâu ló vào. Đó là Cherry, cô người ở thế chỗ cô Knight.

- Cô bảo gì ạ?

- Ta nói một mình. Ta tự hỏi có khi nào ta độc ác, tàn nhẫn hay không?

- Cô ấy ạ? Làm gì có. Cô là người tốt nhất đời.

- Ấy vậy mà ta nghĩ cũng có lúc ác độc đấy.

Cô gái cau mày, nghĩ một lát:

- Vâng, trông cô đang đan lát thế này, ai cũng nghĩ cô hiền như cừu. Nhưng khi cần, cô cũng dữ như sư tử, như cái hôm cô bắt gặp cậu Gaby Hopkins đang hành hạ con mèo.

Cũng chiều hôm ấy, trong lúc thong thả đi dạo trong vườn, cô Marple vẫn còn suy nghĩ. Nhìn thấy một cây hoa mõm sói, cô bỗng nhớ là đã nhiều lần nhắc George - anh làm vườn - rằng cô chỉ ưa trồng loại mõm sói màu diêm sinh, chứ không phải loại tím ngắt như thế này.

- Vàng diêm sinh, cô nói to.

Từ ngoài phố bên kia hàng rào, có người quay đầu lại:

- Xin lỗi, bà nói gì cơ ạ?

- À không, tôi nói một mình , cô Marple nhìn ra ngoài hàng rào đáp;

Cô biết hầu hết những người ở Sainte - Marie - Meal này, ít nhất là biết mặt. Nhưng bà khách này thì cô chưa hề gặp bao giờ, một phụ nữ thấp đậm, mặc vảy vải tuýt thô, áo thun màu lá mạ và quàng khăn len.

- Ở tuổi tôi, bây giờ hay lẩm cẩm thế - cô nói thêm:

- Cái vườn của bà đẹp quá - người khách lạ khen.

- Lúc này cũng không đẹp lắm đâu. A! Nếu tôi trực tiếp bắt tay vào thì sẽ khác.

- Tôi rất thông cảm. Tôi đoán bà phải thuê người làm, mà nhiều khi họ có hiểu quái gì về vườn tược.

Cô Marple hơi ngạc nhiên, hỏi:

- Bà mời về đây ở?

- Vâng, tôi ở nhà bà Hasting. Tôi đã nghe bà ấy nói về bà. Bà là người mà người ta gọi là cô Marple, phải không ạ?

- Phải.

- Còn tôi là Bartlett. Cô Bartlett. Tôi ở nhà bà Hasting và cũng chăm lo cái vườn cho bà ấy. nếu cô cần làm vài cây giống, tôi sẵn sàng giúp một , hai tiếng. và tôi tin tôi sẽ làm tốt hơn anh làm vườn của bà đấy.

Điều đó không khó. Tôi thích trồng hoa hơn, không nghĩ đến trồng rau - cô Marple nói:

- Vườn bà Hasting cũng có một ít hoa. Nhưng thôi, xin phép cô, tôi phải đi đây.

Mặt bà khách nhìn chằm chằm cô Marple như muốn ghi nhớ thật kỹ vào trí óc, bà ta ra hiệu chào thân mật rồi bước đi chậm rãi.

Bà Hasting? Cô Marple không thể nhớ bà là ai. Chắc là một trong số những người năm ngoái mới dọn đến ở mấy ngôi nhà mới phố Gibraltar. Cô liếc nhìn mấy cây mõm sói một cách buồn bã, thấy một số nhánh cỏ dại đang lan nhanh. Cô muốn chạy ra nhổ chúng đi, song lại thôi và đi trở vào nhà.

Tâm trí cô lại trở về ông Rafiel. Ông và cô đã từng cùng nhau... Tên cuốn sách người ta hay nói đến hồi cô còn trẻ là gì ấy nhỉ? Những con tầu lướt trong đêm .

.... Cũng trong đêm, cô đã đến yêu cầu ông giúp đỡ, nói rõ là thời gian rất gấp. Ông đã nhận lời và hành động ngay.

Ông Rafiel tội nghiệp! Người ta đã quen với cái thói cộc cằn của ông, nên ông không cần tỏ ra hiền hậu chăng? Cô Marple gật gù. Ôi dào! Có lẻ nên thôi không nghĩ đến nữa.

Cô chỉ xem lại trên tờ Thời báo có đăng thêm chút tiểu sử nào của người chết không, nhưng hình như không có. Ông không phải là nhân vật được nhiều người biết tiếng. Không nổi danh, chỉ giàu có. Ông không thuộc hạng công nghiệp lớn, không là nhà tài chính thiên tài, cũng không là chủ ngân hàng xuất sắc. Cả đời, ông chỉ lo tích cóp tiền bạc thành một gia sản lớn

Chủ thích.

1- Bishop, Knight, Castle, Rook đều là tên những quân cờ trong môn cờ vua.
 
Chương 2


Cô Marlhe Đọc Báo. (2)

Cô Marple cầm phong thư trong tay, nhìn ngắm một cách lạ lẫm. Phong bì đóng dấu bưu điện London, địa chỉ ghi bằng máy chữ? Cô cẩn thận lấy dao rọc phong bì, rút ra một tờ giấy có tiêu đề của Hãng công chứng Broadribb và Schuster, văn phòng đặt tại khu phố Bloomsbury. Bằng lời lẽ lịch sự, thư mời cô vui lòng có mặt tại văn phòng một ngày nào đó trong tuần sau - tốt nhất là ngày 24 để thảo luận một đề nghị có lợi cho ta. Nếu ngày đó klhông hợp, cô co thể hạn lại ngày khác. Broadribb và Schuster nói rõ họ là luật gia của ngài Rafiel đã quá cố, mà họ tin là cô có quen biết.

Cô Marple chau mày nghĩ ngợi, cầm lá thư đi xuống dưới nhà, có Cherry đỡ một bên, phòng cô vấp ngã khi xuống cầu thang.

- Con hy vọng không phải là tin dữ? Cherry hỏi. Con thấy cô hơi ... xúc động.

- Không. Chỉ là một lá thư hơi bất ngờ của một luật gia London.

- Không ai kiện tụng gì cô chứ ạ?

Cherry luôn có ý nghĩ rằng luật gia là những người chỉ mang đến rắc rối.

- Ồ không! Họ yêu cầu cô tuần sau đến London.

- Hay cô được hưởng thừa kế của ai!

- Chuyện ấy chắc không có đâu.

- Ồ, biết đâu đấy- Cherry đáp, giọng đầy hy vọng.

Cô Marple ngồi lại vào ghế bành với bộ đồ đan, đồng thời tính đến khả năng ông Rafiel có thể để lại cho mình cái gì thật. Nhưng giả thiết ấy lập tức tỏ ra quá xa vời. Ông Rafiel không phải người hành độngb như thế.

Cô không thể rời Sainte -Mariê Meal vào ngày đã định, vì hôm đó cô phải dự cuộc họp quan trọng của câu lạc bộ phụ nữ. Vì thế, cô viết thư đề nghị ngày khác, và nhận ngay được hồi âm tỏ sự đồng ý. Thư trả lời ký tên J.R. Broadribb, có vẻ như là cổ động chính.

Cô Maeple nghĩ thầm: có thể ông Rafiel để lại cho mình một vật kỷ niệm nào đó, ví dụ một cuốn sách nói về hoa sẵn có trong tủ sách của ông, mà ông nghĩ có thể làm vui lòng một bà cô già vốn thích trồng hoa. Hoặc là một cái châm có đá chạm nổi vốn là di vật từ thời ông bà để lại. Tuy nhiên, cô cảm thấy những ý nghĩ đó chỉ là tưởng tượng, vì nếu Broadribb và Schuster là những người thực hiện di chúc của ông Rafiel, họ chỉ cần gửi vật đó qua đường bưu điện là đủ. Chả hơi đâu mất công mời cô lên hội kiến!

- Ối dào ! Cô chép miệng , đến thứ ba sau rồi sẽ rõ.

* * *

Ông Broadribb ngước mắt nhìn đồng hồ:

- Không hiểu bà cô này là người như thế nào?

Ông Schuster đáp:

- Còn mười lăm phút nữa đến giờ hẹn. Liệu bà ấy có đúng hẹn không?

- Chắc đúng giờ. Bà này đã nhiều tuổi, hẳn nghiêm túc hơn các cô nhí nhố thời nay.

- Rafiel không nói gì với ông về bà ta à?

- Ông ấy tỏ ra hết sức kín đáo.

- Tôi thấy chuyện này có vẻ lạ. Mà chúng mình chẳng biết gì hơn.

- Có thể bà này có chút liên quan nào với Michael, ông Broadribb trầm ngâm.

- Sao ? Sau ngần ấy năm trời? Không thể thế. Tại sao ông nẩy ra ý nghĩ ấy? Hay Rafiel có nói ...

- Ông Rafiel không nói gì, cũng không cho chỉ dẫn gì thêm. Ông ấy chỉ yêu cầu tôi làm như thế, như thế ...

- Tôi có cảm tưởng ông này càng về già càng kỳ quặt.

- Không có chuyện ấy đâu. Về mặt trí lực, ông ấy vẫn tráng kiện như xưa. Sức khoẻ yếu, nhưng không ảnh hưởng trí óc. Chỉ trong hai tháng cuối cùng, ông ta còn xoay xỏa thu thêm được hai mươi vạn livrơ.

- Ông ta quả có tài - Ông Schuster công nhận một cách thán phục.

- Phải, hiếm có người như ông ta.

Điện thoại nội bộ reo chuông. Ông Schuster nhấc máy.

- Ông Broadribb có thể tiếp cô Jane Marple được không ạ? - Giọng phụ nữ hỏi.

Ông Schuster nháy mắt đồng nghiệp, đáp:

- Cho mời vào.

Thoạt tiên lúc mới bước vào, cô Marple thấy một ông đã đứng tuổi đứng lên tiếp. Ông ta cao và gầy, mặt dài ngoằng. Chắc là ông Broadribb , và cô nghĩ: hình hài không xứng với tên (1). Cạnh ông là một người trẻ hơn và cũng mập mạp hơn, tóc đen, mát sắc, cằm hai ngấn.

- Người cộng sự của tôi,ông Schuster - Broadribb giới thiệu.

- Thưa cô Marple, mong rằng cô không mệt khi phải leo thang gác.

Ông Schuster đoán bà khách ít nhất phải bảy mươi, nếu không là tám mươi tuổi.

- Vâng, lên thang gác là thế nào tôi cũng thở.

- Trụ sở này đã quá cũ, không có thang máy. Ông Broadribb nói như thanh minh. Chúng tôi làm việc ở đây từ nhiều năm rồi, các tiện nghi không được đầy đủ như khách hàng mong muốn.

Cô Marple ngồi vào chiếc ghế ông Brodribb đưa mời, trong khi ông Schuster kín đáo đi ra. Cô mặc bộ đồ bằng vải tuyl, đầu đội mũ len. " Đúng là một bà già tỉnh lẻ. Không hiểu ông Rafiel quen bà ở đâu?". Viên công chứng nghĩ bụng, rồi mỉm cười sắp xếp đống giấy trên bàn, nói:

- Tôi chắc cô muốn biết ngay lý do của cuộc hội kiến này. Chắc cô đã nghe nói ông Rafiel đã mất.

- Vâng, tôi đọc báo.

- Hẳn ông ấy là bạn của cô.

- Tôi quen ông ấy năm ngoái, ở quần đảo Antilles.

- Vâng, tôi nhớ ông Rafiel có ra đó một thời gian để dưỡng bệnh. Thực tình lúc ấy sắc ông đã kém lắm rồi.

- Đúng vậy.

- Cô biết rõ ông ấy?

- Thực ra là không. Chúng tôi cùng ở một khách sạn, nên có lúc cũng chuyện trò đôi chút. Trở về Anh, tôi không gặp ông nữa. Tôi sống ẩn dật ở nông thôn, còn ông ấy thì bận nhiều công việc?

- Vâng, ông ấy làm việc đến ngày cuối cùng. Quả là một người có tài về tài chính.

- Tôi đã nhận ra ông ấy là con người xuất sắc.

- Cô có ý niệm gì về cái việc mà tôi có trách nhiệm sắp trình bày.

- Tôi không thể hình dung được là việc gì.

-Ông ấy đánh giá cao về cô.

- Nói thế thật là quá nhã ý, nhưng chắc không chính xác.

- Như cô đã biết, ông ấy chết đi, để lại tài sản rất lớn. Tuy nhiên, các điểu khoản của di chúc lại quá đơn giản, vì ít lâu trước khi chết, ông đã định đoạt tất cả qua phương thức ủy thác di sản.

- Tôi không thạo các vấn đề tài chính, song cũng biết đó là cách ngày nay nhiều người thường làm .

- Tôi được ủy thác thông báo để cô biết: hiện chúng tôi giữ một số tiền, số tiền đó sẽ thuộc về cô một năm sau, với điều kiện cô chấp nhận đề nghị sắp nói sau đây.

Viên công chứng lấy trên bàn một phong bì dài gắn si, đưa cho cô Marple:

- Tốt nhất là cô hãy trực tiếp đọc văn bản này. Xin mời.

Cô Marple cầm con dao ông Broadribb đưa, rọc phong bì, rút ra một lá thư đánh máy. Cô chăm chú đọc, rồi đọc lại lần nữa, ngước mắt nhìn ông luật gia.

- Thư nói không rõ. Liệu có còn phụ lục nào khác nói cụ thể hơn?

- Phần tôi, tôi chỉ có trách nhiệm trao cô phong bì này và nói giá trị số tiền sẽ tặng. Số tiền sẽ trao cho cô, trừ các khoản thuế thừa kế, sẽ là hai vạn livrơ.

Cô Marple sững người vì ngạc nhiên. Quả là cô không thể ngờ điều này. Cô nói:

- Đây là một số tiền lớn, và tôi thú thực rất lấy làm lạ.

Cô lại dán mắt vào lá thư, đọc lại thứ ba:

- Tôi đoán là ông biết nội dụng văn bản này.

- Vâng. Chính ông Rafiel đã đọc cho tôi viết.

- Ông ấy không giải thích gì thêm?

- Không.

- Ít nhất ông cũng phải nhận xét với ông ấy rắng lời lẽ lấy gì làm sáng sủa?

Ông Broadribb nở một nụ cười:

- Cô đoán không sai. Tôi đã nói là với văn bản này, cô sẽ khó hiểu được ý đồ của ông. Song, dù sao cô không nhất thiết phải trả lời ngay.

- Vâng, tôi cũng muốn có thì giờ để thư thả suy nghĩ việc này. Tôi đã già, và rất có thể không còn sống đủ lâu để mong hưởng số tiền này. Ấy là nói tôi có khả năng để thực hiện tốt nhiệm vụ được trao điều này cũng không chắc.

- Dù tuổi nào, cũng không nên coi thường tiền bạc.

- Tất nhiên, tôi có thể cúng số tiền đó vào những công việc từ thiện mà tôi quan tâm. Vả lại, ai mà chẳng ấp ủ trong lòng những ước muốn chưa thể thỏa mãn. Hẳn ông Rafiel đã nghĩ một người già cả như tôi sẽ rất sung sướng có điều kiện bất ngờ như vậy để thực hiện ước mơ của mình!

- Đúng vậy.

- Thôi , tôi xin mang thư này về để suy nghĩ. Từ hồi chia tay ông Rafiel đến nay đã hơn mười lăm tháng, ông ấy lẽ ra phải hiểu rằng thời gian ấy, với tuổi tác, tôi càng suy kém đi, có thể không còn khả năng như trước. Ông ấy đã dại dột trao cho tôi cái trách nhiệm lạ kỳ này. Thiếu gì người đủ tư cách hơn tôi để tiến hành cuộc điều tra loại này.

- Cô nghĩ vậy. Nhưng ông Rafiel, ông lại cứ chọn cô. Xin lỗi vì sự tò mò, trước đây cô đã tham gia điều tra hình sự bao giờ chưa?

- Đúng ra thì chưa. Có nghĩa là tôi chưa bao giờ cộng tác với cảh sát hay với một hãng thám tử tư nào. Chỉ có thể nói rằng, trong thời gian ở Antilles, ông Rafiel và tôi bỗng dưng dính dáng vào một vụ án mạng. Một vụ án khó tin, đầy bí ẩn.

- Và hai người đã giải được vụ án?

- Không hẳn thế. Ông Rafiel, nhờ tính cách mạnh mẽ, và tôi, nhờ ráp nối một số việc có liên quan, đã ngăn được vụ án mạng thứ hai đúng lúc nó sắp xảy ra. Mình tôi thì không làm được, vì tôi không đủ sức lực, còn ông Rafiel, công cũng không thể can thiệp một mình, vì đang ốm yếu.

- Cô Marple ; tôi xin được hỏi một câu nữa, nếu cô cho phép. Cái tên Némésis với cô ý nghĩa thế nào?

- Némésis , cô nhắc lại với một nụ cười thoáng nở trên môi. Phải, tôi đã nói ra tên đó trước mặt ông Rafiel, và ông rất thú vị nhận xét rằng tôi là hiện thân của Némésis(2).

Lời giải thích đó hoàn toàn rất bất ngờ với ông Broadribb . Ông nhìn bà khách, cũng ngạc nhiên như ông Rafiel đã ngạc nhiên cái tối hôm đó trong văn phòng của ông tại đảo Saint - Honoré. Một bà già rất thông minh, dí dỏm. Nhưng bà ta mà là .... Nữ thần báo oán?

- Cô Marple đứng lên :

- Nếu ông tìm thấy hoặc nhận được những chỉ dẫn khác liên quan đến việc này, xin ông vui lòng báo cho tôi biết. Nhất định phải có những chỉ dẫn nào khác nữa, chứ chỉ một lá thư này, tôi hoàn toàn không hiểu ôngb Rafiel muốn tôi phải làm gì.

- Thế ra cô cũng không biết gì về gia đình , bè bạn của ông.

- Không. Tôi đã nói ông chỉ là người đồng hành với tôi trong một chuyến du lịch. Chúng tôi có quan hệ với nhau qua cái vụ việc bí ẩn ấy ở Antilles, thế thôi.

Cô đã ra đến cửa , bỗng quay trở lại:

- Ông ấy có một bà thư ký, Esther Walters. Nếu không có gì bí mật, xin hỏi bà ấy có được hưởng năm vạn livrơ của ông ấy không?

- Các món quà tặng ông Rafiel để lại sẽ được công bố công khai. Do đó xin trả lời cô là có. Hơn nữa, bà Walters đã tái giá; giờ đây bà ấy là bà Anderson.

- Thế thì mừng cho bà ấy. Bà ấy góa bụa, có một con gái. Người dễ thương. Là thư ký có năng lực nữa. Và rất hợp với ông Rafiel. Tôi mừng là ông ta đã không quên bà ấy.

* * *

Ngay tối đó, thoải mái trong chiếc ghế bành có tựa cao, chân duỗi thẳng về phía lò sưởi tí tách lửa hồng, cô Marple một lần nữa rút lá thư từ trong phong bì:

Gửi cô Marple.

Cư trú tại làng Saint -Marie - Meal

Thư này sẽ được ông James Broadribb, công chứng viên của tôi, chuyển tới tay cô sau khi tôi chết. Ông Boadribb là người có trách nhiệm giải quyết về mặt pháp lý các việc liên quan đến đời tư của tôi. Đó là một luật gia trung thực, đáng tin cậy. Như phần lớn người đời, ông ta cũng có tính tò mò. Song lâu nay tôi không thỏa mãn tính tò mò ấy, muốn giữ việc này chỉ giữa riêng tôi với cô. Mật mã của chúng ta là Némésis. Tôi chắc cô chưa quên lần đầu tiên cô thốt cái tên ấy trước mặt tôi trong trường hợp nào. Qua cả cuộc đời hoạt động, tôi hiểu rằng muốn hoàn thành một sứ mệnh nhất định , phải có thiên bẩm. Chỉ kiến thức và kinh nghiệm không thôi chưa đủ.

Về phần cô, cô có thiên hướng tự nhiên về công lý, nên cô sớm đoán biết chỗ nào có tội ác. Vì vậy tôi muốn cô sẽ tiến hành điều tra giúp về một vụ án. Tôi đã dành riêng một số tiền, số tiền này sẽ thuộc về cô nếu cô đồng ý nhận việc này, làm cho nó sáng tỏ. Cô có cả một năm trời để hoàn thành trách nhiệm này. Cô không còn trẻ, nhưng vẫn chắc nịch - cho phép tôi dùng từ đó - và tôi nghĩ có thể tin vào số mệnh sẽ giữ cô còn sống lâu dài.

Tôi hình dung thấy cô ngồi trong ghế bành, đang đan áo, khăn hay gì đó. Tôi mường tượng thấy cô đúng như tôi nhìn thấy tối hôm đó, đầu quấn khăn len hồng, lúc tôi vừa bị cô đến đánh thức dậy.

Nếu cô thích cứ ngồi đan êm ả như thế hơn, xin tùy. Ngược lại, nếu cô muốn phục vụ công lý, tôi hy vọng cô sẽ lưu ý đề nghị của tôi.

Công lý hỡi, hãy ào lên như sóng biển.

Và Đức hạnh ơi, hãy chảy như dòng thác không ngừng.

AMOS (3)

Chú thích:

(1) Broadribb : sườn to

(2) Trong thần thoại Hy Lạp, Némésis là nữ thần của báo thù và công lý.

(3) AMOS: nhà tiên tri thế kỷ thứ 9 trước công nguyên , lên tiếng chống lại những bất công của người đương thời
 
Chương 3


Cô Marple ra tay -

Đọc xong lần thứ ba, cô Marple đặt sang bên, chau mày.

Ý nghĩ đầu tiên trong óc: văn bản này không có một lời chỉ dẫn nào cụ thể. Rồi ông Boadribb có cho thêm thông tin gì khác nữa không? Cô cảm thấy điều đó sẽ không có. Như vậy không hợp với kế hoạch của ông Rafiel. Tuy nhiên , ông hy vọng cô sẽ làm cái gì, một khi cô không biết gì hết? Thật bí hiểm.

Suy nghĩ mấy phút, cô kết luận ông đã cố tình tạo ra bí ẩn. Cô nhớ lại thời gian ngắn ngủi hai người quen biết nhau. Ông bệnh tật, khó tính, hay nói kháy, đôi khi dí dỏm. Hình như ông thích trêu chọc người khác. Và ông cố tình muốn đánh lạc hướng sự tò mò của ông Boadribb.

Trong thư, không có lời nào nói rõ cô phải điều tra cái gì. Rõ ràng là ông cố tình muốn thế. Tuy nhiên, cô không thể làm như người mù sờ soạng trong đêm. Cứ như ô chữ không có định nghĩa. Ít nhất phải biết cô cần đi đâu, bắt đầu bằng cái gì. Ông Rafiel muốn cô đáp máy bay hay tàu thủy đi Antilles, đi Nam Mỹ hay một nơi xa xôi nào khác? Hay chỉ ngồi yên trong ghế bành, vừa đan vừa giải lời đó? Hay ông cho là cô đủ thông minh khôn khéo để tự giải mã mọi thứ? Không, không thể thế.

- Chắc chắn mình sẽ nhận được thêm thông tin. Nhưng bao giờ?

Chỉ đến lúc này cô mới chợt nhớ ra là mình đã mặc nhiên chấp nhận nhiệm vụ. Cô nói to một mình:

- Tôi tin vào cuộc sống vĩnh cửu. Ông Rafiel không rõ giờ này ông ở đâu, nhưng tôi tin rằng ông lởn vởn đau đây. Và tôi sẽ cố gắng hết sức để làm theo ý muốn của ông

* * *

Ba ngày sau, cô Marple viết thư cho ông Broadribb.

Ông Broadribb thân mến.

Tôi đã nghiên cứu kỹ đề nghị mà ông chuyển cho tôi, và tôi lấy làm vui báo tin là tôi quyết định nhận cái ,hiệm vụ mà ông Rafiel quá cố muốn trao cho tôi. Dù không chắc có thành công hay không, tôi sẽ cố gắng hết sức dể hoàn thành. Nếu ông còn giữ chỉ dẫn nào khác, xin ông vui lòng thông báo, tôi sẽ rất biết ơn. Nhưng vì thấy ông không thông báo gì , tôi nghĩ là ông không còn giữ thông tin nào nữa.

Tôi xin được hỏi liệu ông Rafiel có hoàn toàn minh mẫn lúc thở hơi cuối cùng hay không ? Và cũng xin hỏi ông có biết gần đây có vụ án nào mà ông Refiel tỏ ra quan tâm. Trước mặt ông, ông ấy có tỏ ra tức giận hay bất bình vì một sự sai sót nào trong xử án chẳng hạn? Nếu có, xin ông cho tôi biết . Một người thân hay bạn bè của ông là nạn nhân của một sự bất công nổi bật hay một âm mưu bất chính nào?

Tôi chắc ông thông cảm tại sao tôi hỏi những điều đó, và ông Rafiel hẳn cũng muốn tôi bắt đầu bằng cách đó.

* * *

Ông Broadribb đưa lá thư cho người cộng sự, ông này đang ngả người trên chiếc ghế bành, húyt một tiếng sáo nhỏ.

-Vậy là bà ta sẵn sàng chấp nhận thách thức! Không hiểu bà ấy có biết chút gì về vụ việc này?

- Có vẻ như không.

- Cái ông Rafiel này, quả là một tay kỳ lạ.

- Tất nhiên là thế rồi.

- Tôi không hiểu tí gì về ý đồ của ông ta. Còn ông?

- Cũng không hơn. Và tôi cho là ông ấy cố tình giấu, không cho chúng ta biết.

- Chỉ làm phức tạp thêm vấn đề. Và tôi tin là một bà già từ chốn khỉ ho cò gáy nào chui ra làm sao hiểu đúng được ý nghĩ của người chết, biết được ông ta suy tính gì trong những ngày cuối của cuộc đời. Có khi ông ta định trêu người, cho bà ta một quả lừa cũng nên! Có thể, thâý bà ta hơi quá tự phụ, tự cho mình giải được mọi bài toán hóc búa; nên ông muốn cho bà ta một bài học ...

- Không, tôi không tin. Broadribb dứt khoát. Rafiel không phải người như thế. Không, ông ta nói nghiêm chỉnh, có điều gì làm ông băn khoăn. Chắc chắn là thế.

- Nhưng ông ta không nói gì thêm với ông nữa?

- Không.

- Nếu vậy, thì làm sao ông ta hy vọng...

- Quả thật, không hiểu bà ấy sẽ xoay sở ra sao.

- Tôi vẫn cho đây là chuyện huyền hoặc, ông ấy biết thừa bà ta chả có cách gì đi đến kết quả.

- Không bao giờ ông ta lại chơi ác thế.

- Thế còn ta, chúng ta làm gì?

- Không làm gì. Chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra, vì nhất định sẽ phải có chuyện gì.

- Hay là ông còn giữ ở đâu đó một bức thư mật, niêm phong kỹ?

- Có, ông Schuster ạ. Ông Rafiel tin tuởng tuyệt đối vào sự kín tiếng và lương tâm nghề nghiệp của tôi. Có lá thư đó thật, nhưng nó chỉ được mở ra trong một số điều kiện nhất định, mà đến nay chưa có điều kiện nào như thể xảy ra.

Và sẽ không bao giờ xảy ra.

* * *

Cô Marple vừa đan vừa nghĩ. Đôi khi cô cũng đi bộ dạo chơi, và thế nào cũng bị Cherry trách cứ:

- Cô không nhớ bác sĩ nói gì sao? Không nên vận động nhiều.

- Ta chỉ đi thong thả, có mất sức gì đâu. Chỉ bước chân này tiếp chân kia, và vừa đi vừa suy nghĩ.

- Cô suy nghĩ gì? Cherry tò mò.

- Suy nghĩ gì, đến ta cũng chưa biết. Con hãy vào mang cho ta cái khăn choàng. Gió hơi lạnh.

* *

*

- Em không hiểu cô ấy lo lắng điều gì. Cherry nói . Cô đặt đĩa thức ăn trước mặt chồng, nói tiếp:

- Thấy cô ấy như thế, em hơi lo. Sau khi nhận được thư, cô ấy như nháo nhác. Theo em, cô đang mưu đồ việc gì.

Nói rồi, cô cầm chiếc khay, bưng cà phê lên cho chủ.

- Cherry này, con có biết một bà tên là Hastings, ở trong một ngôi nhà mới ở phố Gibraltar? Và một bà nào là Bartlêt cũng ờ cùng nhà?

- Chắc cô muốn nói cái nhà mới được sửa sang, sơn phết lại ở đầu làng. Họ đều mới đến ở chưa lâu, con không biết tên. Cô cần biết gì thêm?

- Hai bà ấy có họ hàng với nhau không?

- Con đoán chỉ là hai bà bạn .

- Ta tự hỏi ....

Cô Marple nói không hết câu.

- Cô tự hòi gì kia ạ?

- Không. Thôi, dọn bàn đi con. Ta cần viết thư.

- Viết cho ai ạ? - Cherry tò mò , săn đón.

- Cho em gái của linh mục Prescott.

- Là cái ông cha đạo mà cô quen hồi ở Antilles, có phải không ạ? Cô đã chỉ cho con xem ảnh trong an- bom ( album).

- Đúng thế.

Cô Marple ngồi vao bàn và viết.

Cô Prescott thân mến.

Hy vọng là cô chưa quên tôi. Chúng ta đã gặp nhau ở Antilles, cả ông anh của cô nữa. Mong rằng ông anh của cô vẫn khoẻ, mùa đông vừa rồikhông quá khổ sở vì căn bện hen suyển.

Tôi viết thư này để, nếu có thể, cô cho xin địa chỉ của bà Walters Esther . Walters mà chắc cô còn nhớ. Bà ấy là thư ký của ông Rafiel. Địa chỉ đó, tôi đã có, song khốn thay, lại để lạc đâu mất . Hồi đó , bà ấy có hỏi tôi cách trông và chăm sóc một số loại hoa lúc đó tôi chưa trả lời được. Nay muốn viết cho bà ấy về vấn đề này. Tình cờ tôi mới biết là bà ấy vừa tái giá , nhưng người cho tôi biết tin ấy cũng không chắc chắn. Có thể cô biết tin gì hon chăng.

Hy vọng không làm phiền cô quá nhiều. Xin gửi lời hỏi thăm ông anh của cô và chúc cô nhiều may mắn.

Thân ái

Jane MARPLE

Sau khi gửi thư, cô Marple cảm thây thư thái hơn.

- Thế là, mình đã bắt đầu hành động. Không hy vọng gì nhiều ở bức thư này, nhưng biết đâu ...

Cô Prescott trả lời gần như tức thì, kèm địa chỉ yêu cầu.

Kính gửi cô Marple.

Tôi không có tin tức trực tiếp từ Esther Walters. Song cũng như cô, qua một người bạn, tôi biết bà ấy đã tái giá. Bây giờ là bà Andreson, cư trú ở Winslow Lodge, gần Alton, vùng Hampshire.

Anh tôi gửi lời hỏi thăm cô. Tiếc rằng chúng tôi ở miền Bắc, còn cô ở tận miền nam nước Anh. Tuy nhiên, hy vọng sẽ có dịp gặp lại.

Kính chào

Joan PRESCOTT

- Winslow Lodge - cô Marple vừa lẩm bẩm vừa ghi địa chỉ vào sổ. Không xa lắm. Từ đây đến đó , ta nên đi cách nào. Có thể thuê taxi . Như thế hơi lãng phí, nhưng nếu chuyến đạt kết quả , thì sẽ tính vào chi phí cần thiết. Và bây giờ, có nên viết thư cho bà ta để báo trước, hay cứ để mặc cho tự nhiên? Có lẽ không nên nói gì thì hơn. Xem ra bà Esther cũng chẳng thắm thiết với mình lắm.

Một lần nữa, cô lại chìm vào suy nghĩ. Rất có thể hồi ở Antilles, nhờ sự can thiệp của cô mà Esther đã thoát khỏi là nạn nhân của một vụ án mạng, nhưng hình như bà ta không tin là như thế.

- Một phụ nữ dễ thương, cô Marple lẩm bẩm. Thực sự dễ thương. Mình vẫn tin là mình đã cứu mạng bà ta, nhưng bà không cho là như thế. Chắc bà chẳng ưa gì mình, do đó muốn bà cho ít tin tức không phải chuyện dễ. Nhưng mình cứ thử. Còn hơn là ngồi đây chờ

* *

*

- Cô ngủ được không ạ? - Cherry bưng tách trà sáng sớm đặt bên cô Marple, hỏi.

- Ta đã mơ một giấc mơ kỳ lạ.

- Ác mộng ạ?

- Không. Ta nói chuyện với một người, một người không quen lắm. Rồi đến khi ngước mắt lên, mới nhận ra là không phải người ấy, mà là người khác. Thật ... lạ.

- Có gì đâu.

- Làm ta nhớ chuyện khác, đúng hơn, nhớ một người ta đã biết trước kia. Con ra nhà Inch gọi cho ta chiếc xe, được không ? Hẹn khoảng mười một giờ rưỡi.

Inch gần như là một phần quá khứ của cô Marple. Ông ta mất từ lâu, từng là chủ một tắc xi loại xoàng. Con trai ông, lúc đó đã bốn tư, kế thừa nghề của bố, sửa sang ngôi nhà thành ga ra, sắm được hai xe nhỏ. Đến lượt anh ta chét. Gara có chủ mới, nhưng người già trong làng vẫn gọi đây là nhà Inch.

- Cô về London ư?

- Không, dọc đường có lẽ ta nghỉ và ăn ở Haslemere.

- Cô đi đâu và định làm gì? - Cherry hỏi dồn, vẻ ngờ vực.

- Ta đi tìm gặp một người, nhưng muốn cuộc gặp gỡ này có vẻ tình cờ, con hiểu không? Không dễ dàng, nhưng ta hy vọng sẽ làm được.

Mười một giờ ba mươi, tắc xi đã đậu trước cửa , và cô Marple chào Cherry.

- Gọi cho cô số này, hỏi xem bà Arderson có nhà không. Nếu bà ấy đi vắng, hỏi xem bao giờ bà về.

- Nhưng nếu bà ấy có nhà, và trực tiếp trả lời?

- Thì nói rằng ông Boadribb cần gặp bà , bà cho biết ngày nào trong tuần sau có thể lên văn phòng ở London. Bà ấy trả lời thì nào thì ghi lại, rồi đặt máy.

- Tại sao người gọi là con?

- Trí nhớ con người là thế đấy, Cherry ạ. Đôi khi người ta nhớ ra một giọng nói không nghe từ một năm, hay hơn.

- Nhưng, bà ấy chưa bao giờ nghe giọng nói của con.

- Đúng. Vì thế nên con gọi tốt hơn.

Cherry cầm máy và quay số. Đầu dây đằng kia đáp Anderson đi ra phố mua bán, nhưng sẽ trở về trước giờ ăn trưa và sẽ ở nhà suốt buổi chiều.

- Tốt rồi, cô Marple nói. Inch có đây chưa? À! Chào anh Edward.

Đó là anh tài xế của ông Arthur, chủ ga -ra hiện nay. Tên đầy đủ là George Edward.

- Giờ ta đi nơi này nhé, cô Marple nói. Ta chắc chỉ một tiếng là đến.
 
Chương 4


Esther Walters -

Esther Walters ra khỏi siêu thị, đang đi về chỗ đậu xe thì bỗng vấp phải một bà già tập tễnh đi ngược chiều. Bà xin lỗi, thì bà cô reo lên:

- Trời! Tôi không nhầm chứ: bà Walter! Chắc bà chưa quên tôi. Tôi là Jane Marple. Chúng ta đã gặp nhau ở Saint - Honoré. Cũng đã năm rưỡi nay rồi.

- Cô Marple ? Có, có tôi nhớ, nhưng không ngờ cô xuất hiện bất ngờ trước mặt.

- Tôi ăn trưa với một số bạn, ở gần đây. Nhưng trên đường về, tôi sẽ trở qua Alton, chiều nay nếu bà có nhà, tôi sẽ rất vui được đến chơi, trò chuyện. Gặp bà ở đây, thật mừng quá!

- Tất nhiên là được. Mời bà đến chơi lúc ba giờ chiều, tôi có nhà.

* * *

Đúng ba giờ rưỡi, cô Marple bấm chuông biệt thư Winslow Lodge. Chính Esther ra mở cửa, mời cô vào. Cô ngồi xuống chiếc ghế bành do Esther chỉ. Đến lúc này, mọi việc đã diễn ra đúng như cô mong đợi. Cô nói:

- Tôi thực sự vui mừng được ở đây hôm nay. Bà thấy không, sự đời diễn ra thật kỳ lạ. rất mong gặp bạn bè, nhưng thời gian cứ trôi ... Thế rồi đột nhiên ...

- Và thế là người ta nói thế giới này bé nhỏ, có phải không?

- Vâng, và quả đúng là thế. Thế giới có vẻ mênh mông, và Antilles cách xa nước. Anh biết bao nhiêu! Thế mà, tôi sẽ có thể gặp bà ở bất kỳ đâu: ở London. cửa hiệu Harrods, ở sân ga hay trong xe buýt .. Có vô vàn khả năng.

- Vâng, vô vàn. Nhưng tôi không hề nghĩ ta gặp nhau ở đây, vì hình như bà không ở vùng này.

- Vâng, thực ra chỉ cách đây ham nhăm dặm, ở Saint - Marie - Meal. Nhưng ham nhăm ở nông thôn, lại không có xe riêng.

- Trông cô còn rất khoẻ mạnh.

- Tôi cũng định nói như thế về bà. Tôi không biết là bà ở Alton.

- Tôi chỉ mới đến ở. Từ khi lấy nhà tôi.

- Ồ! Thế mà tôi không biết. hay quá nhỉ! Ngày nào tôi cũng đọc tin hôn nhân trên báo, có lẽ tôi đã bỏ sót.

- Tôi lấy chồng được năm tháng. Họ chông là Anderson.

- Ông nhà ta làm gì?

- Nhà tôi là kỹ sư. Anh ấy ...

Bà Esther hơi ngập ngừng:

- .... ít tuổi hơn tôi một chút.

- Càng tốt! - Cô Marple nói. Càng tốt bà ạ. Thời nay, đàn ông chóng già hơn đà bà. Tôi biết , ngày xưa người ta không nói thế, nhưng đó là sự thật. Họ làm việc nhiều, lo lắng quá nhiều. Thế là, nào huyết áp cao, huyết áp thấp, có khi lại mắc bệnh tim. Họ cũng rất hay bị ung thư. Phụ nữ , trái lại, thanh thản hơn. Và tôi cho rằng, chính chúng mình mới là phái mạnh.

- Cũng có thể, bà Esther mỉm cười đáp.

Cô Marple thấy yên tâm . Lần cuối cùng gặp nhau cô có cảm giác bà ta không ưa mình. Mà lúc ấy có lẽ bà ta ghét mình thật. Nhưng sau đó, hẳn bà đã hiểu, nếu không có cô Marple can thiệp, thì giờ đây bà đã nằm dưới mộ chí trong nghĩa trang, đâu được hưởng hạnh phúc như thế này.

- Bà có cái nhà đẹp quá. Cô nhận xét.

- Chúng tôi mới dọn đến đây được bốn tháng.

Cô Marsple liếc mắt nhìn một vòng. Đồ đạc, bàn ghế đẹp và vững chãi, đều thuộc loại đắc tiền. Cô dễ dàng đoán được vì đâu có sự sang trọng này, và trong bụng mừng thầm là ông Rafiel đã không thay đổi ý kiến về khoản tiền để lại cho Esther sau khi chết.

Như đọc được ý nghĩ của khách, bà chủ nhà nói:

- Tôi chắc cô đã biết tin cái chết của ông Rafiel.

- Vâng. Cách đây khoảng một tháng , phải không? Mặc dù biết tình hình sức khoẻ của ông, tin này vẫn làm tôi buồn. Nhiều lần, ông đều ngõ ý là không sống được bao lâu. Ông thật can đảm.

- Rất can đảm và rất tốt. Cô biết không, lúc tôi mới vào giúp việc, ông ấy tuyên bố là sẽ trả lương khá, nhưng tôi phải biết dành dụm, vì ngoài lương ra ông không cho gì khác. Thật vậy, tôi khg hy vọng được hơn tính ông ấy đã nói là làm. Thế mà, ông ấy đã thay đổi ý kiến.

- Tôi mừng cho bà . Tôi nghĩ là chắc ông ấy đã ...

- Không, ông ấy không nói gì với tôi đâu, nhưng cuối cùng ...

- Ông đã để lại cho tôi một số tiền quan trọng, thực ra là sự bất ngờ lớn đối với tôi. Thoạt đầu, tôi không thể tin ...

- Hẳn ông thực sự muốn dành bất ngờ cho bà. Thế còn anh hầu, ông có cho gì không?

- Jakson ấy à? Không. Nhưng hình như suốt một năm cuối cùng, ông đã thưởng hậu hỹ nhiều lần.

- Bà có gặp lại anh ta không?

- Không. Sau khi về Anh, anh ta không làm với ông Rafiel nữa. Nghe đâu giờ anh làm cho cái ông ....gì gì ấy, ở Jersey hoặc Cuernesey.

- Tôi rất muốn gặp lại ôn Rafiel, thế mà ông ta mất, nghĩ thật lạ. Ít lâu sau khi về Anh, tôi mới chợt nhận ra rằng hồi ấy, trong cái lúc khó khăn ấy, hai chúng tôi đã sát cánh bên nhau, rất gần gũi, thế mà tôi chẳng biết mấy gì về ông. Hôm đọc cáo phó trên báo, tôi lại nghĩ điều đó. Muốn biết hơn về ông, ông có con cái không, có họ hàng thân thích không, ví như anh chị em họ, cháu chẳng hạn.

Esther hơi cười, nhìn cô Marple, như có vẽ nghĩ:

" Phải rồi, cô thì gặp ai cũng muốn phải hiểu cho thật rõ về người ta". Nhưng bà chỉ nói:

- Người ngoài chỉ biết về ông ấy có một điều.

- Là ông ấy rất giàu. Đúng thế, phải không nào? Một khi người nào rất giàu, chẳng ai còn nghĩ cật vấn này nọ. Hình như ông ấy không có vợ? Chưa bao giờ tôi thấy ông nói có vợ.

- Vợ ông chết vì ung thư, lâu rồi. Vả lại bà trẻ hơn ông rất nhiều.

- Họ có con không?

- Có . Hai gái, một trai. Một cô con gái mất tích từ bé, cô kia lấy chồng ở Mỹ. Tôi có gặp cô ấy một lần, không giống bố tí nào. Một phụ nữ trẻ rất điềm đạm, đượm vẻ buồn. Còn đứa con trai, ông Rafiel không bao giờ nhắc đến. Hình như anh ta có chuyện gì, tai tiếng lắm.

- Ôi, chuyện sao buồn!

- Phải. Anh ta bỏ ra nước ngoài, không về nữa.

- Ông Rafiel hẳn phải đau khổ lắm.

- Chuyện ấy, chẳng thể biết. Ông ấy thuộc loại người chấp nhận mọi thứ. Nếu con hư, không còn là niềm vui mà trở thành gánh nặng, ông ấy có đủ tính cách mạnh mẽ để gạt vĩnh viễn ra khỏi mọi ý nghĩ.

- Vậy ông ấy không nói ra bao giờ?

- Cô thừa biết ông ấy không có thói quen để lộ tình cảm, tâm sự cuộc sống riêng tư.

- Đúng, nhưng bà làm thư ký cho ông ấy nhiều năm, tưởng có lúc ông nói chứ.

- Không, ông không bao giờ để lộ những lo nghĩ cá nhân. Ông chỉ sống vì công việc. Ngoài ra, không có gì ông coi là quan trọng. Ông chỉ nghĩ đến đầu tư thu lợi nhuận.

- Vậy là trước khi chết, ông không có mối lo nghĩ riêng tư nào?

- Theo tôi biết thì không. Cái gì làm cô cho rằng ông ấy có lo nghĩ? - Esther thực thà lộ vẻ ngạc nhiên.

- Là tôi hỏi thế thôi, vì con người ta tuổi càng cao càng hay cả nghĩ, nhất là lại tàn tật, không sống được như bình thường.

- Tôi hiểu điều cô nói, nhưng với ông Rafiel thì không thể. Song tôi đã không làm với ông nữa vài tháng trước khi ông chết, sau khi tôi quen biết chồng tôi bây giờ.

- Ông Rafiel chắc phiền lòng vì cô không giúp nữa.

- Ồ không, Esther nhẹ nhàng đáp. Ông không có thói quen quan tâm chuyện vặt ấy, và đã mượn ngay một thư ký khác. Và nếu cô mới này không vừa ý ông, tôi chắc ông ấy sẽ mời cô ta thôi ngay, sau khi đã biếu một món tiền hậu hỹ, và tìm người khác. Một con người hết sức linh hoạt, thực dụng. Nhưng cũng trầm tĩnh và mực thước.

- Vâng, tôi cũng nhận thấy thế, tuy có lúc ông ấy cũng hay nổi nóng.

- Ồ, ông ấy thích thế! Lâu lâu, ông lại muốn bi kịch hóa mọi chuyện.

- Bi kịch ... cô Marple lặp lại từ này, suy tư. Bà có nghĩ rằng ông ấy có quan tâm gì đạc biệt với ngành tội phạm học? Có lúc tôi đã nghĩ tới điều này.

- Vì những gì đã xảy ra ở Antilles?

Giọng của Esther bỗng trở nên gay gắt, khiến cô Marple ngập ngừng. Tuy nhiên vẫn cứ phải, bằng cách này hay cách khác, cô thu lượm được những thông tin cần thiết.

- Cũng không hẳn vì thế, cô đáp. Nhưng có thể sau đó ông quan tâm đến khía cạnh tâm lý không được tôn trọng lắm.

- Vì cớ gì ông phải mê say với loại việc ấy? Nhưng ... ta không nói đến cái chuyện kinh khủng ở Saint Honoré ấy nữa.

- Tôi đồng ý . Tôi chỉ nghĩ đến một số ý kiến của ông Rafiel, một số biểu hiện là lạ, do đó muốn tìm hiểu xem ông có lý thuyết gì về ... nguyên nhân vụ án.

- Ông chỉ quan tâm đến vấn đề tài chính, Esther nhắc lại, giọng dứt khoát. Thủ đoạn khôn khéo của một tên tội phạm có thể khiến ông lưu ý, thế thôi.

Bà chủ nhà tiếp tục nhìn bà cô bằng con mắt lạnh.

- Xin lỗi, cô Marple nói, lẽ ra tôi không nên gợi lại câu chuyện buồn năm trước, may sao giờ đã thuộc về quá khứ. Vả lại, đã đến lúc tôi xin cáo từ để kịp ra ga, lên tàu.

Cô Marple cầm lấy túi và ô, đứng lên. Cô sắp đi thì Esther nài cô ở lại ít phút để uống ly trà.

- Thôi, cảm ơn bà. Thật quả không còn thì giờ. Tôi rất vui được gặp bà, và chúc bà nhiều hạnh phúc. À mà chắc rồi bà trở lại làm việc chứ?

- Tôi vẫn biết nhiều phụ nữ vẫn đi làm sau khi lấy chồng, họ sợ ngồi không, không biết làm gì. Nhưng trường hợp tôi thì khác. Nhân có tiền ông Rafiel để lại, tôi muốn chi tiêu nó một cách rất phụ nữ, dù anh ấy có thể cho là hơi ngớ ngẩn. Tôi rất yêu nhà tôi. Yêu, có lẽ chính vì anh ấy khó tính, mà tôi lại thích quản lý anh ấy.

- Quản lý?

- Có thể từ ấy không hoàn toàn chính xác. Nhưng tôi có ảnh hưởng tới anh ấy nhiều hơn anh ấy tưởng.

Cô Marple từ biệt rồi nhanh nhẹn đi ra phố. Cô còn quay lại hiệu chào Esther. Bà này vui vẻ vẫy tay đáp lại.

- Trước đây mình tưởng bà ấy có liên quan đến công việc của mình, hoặc ít nhất cũng biết một điều gì, cô nghĩ bụng. Hóa ra mình nghĩ lầm. Không, bà ta không dính dáng gì. Bây giờ biết làm sao?

Cố gắng hình dung trong trí nhớ khuôn mặt ông Rafiel lúc ông mặc đồ bằng vải téc-gan ngồi trong vườn khách sạn. Trong đầu ông nghĩ gì khi hình thành cái ý đồ kỳ dị này, và tại sao lại chọn chính cô làm người thực hiện!

Ký ức cô trở lại với sự việc đã diễn ra ở Saint Honoré . Hay là vấn đề đang làm bận tâm ông Rafiel ít lâu trước khi chết, đã gợi ông nhớ đến việc xảy ra ở Antilles. Vấn đề ấy có liên quan gì đến một người nào lúc ấy có mặt ở đó? Một người đã tham gia phần tích cực vào vụ việc, hoặc đã là nhân chứng? Có phải vì thế mà ông Rafiel bỗng nhớ tới cô Marple? Nhưng cô thì giúp được gì? Tuổi cao, sức yếu, trí óc lại không còn nhạy bén như xưa. Xem nào, vậy cô có quyền nghĩ rằng ông Rafiel định chơi một trò đùa nào đó chăng?

- Không, vì ông không còn ở trên đời này để hưởng sự thích thú của trò đùa. Nhất định ông ấy đã thấy ở mình một năng khiếu , tài năng nào đó. Mình thì có tài gì nhỉ?

Cô Marple đặt câu hỏi khiêm nhường như vậy. Cô còn tự đặt nhiều câu hỏi khác. Với loại việc này, tốt nhất là nên thuê thám tử tư, chứ sao lại nhờ một bà già bình thường như ta. Ờ, mà có lẽ người như ta lại dễ ngụy trang, không ai biết. Ta là một mụ già hay chuyện trò, xục xạo ...

Một lần nữa cô Marple nhớ lại thời gian ở Caribe, tại khách sạn Cành Cọ Vàng. Khi đến gặp Esther Walters, cô đã thử tìm xem có mối liên quan nào, nhưng không đạt kết quả.

- Trời hỡi! Cô thốt lên. Ông Rafiel, sao ông trớ trên vậy?

Tối hôm đó, lúc lên giướng nằm, một lần nữa cô thở dài và nói to như để thanh minh với người nào đó hiện hữu trong phòng:

- Ta đã làm hết sức.

Cô tưởng như ông Rafiel có thể đang có mặt đâu đây và sắp liên hệ với cô qua đường thần giao cách cảm. Trường hợp ấy, cô sẽ nói thẳng:

- Tôi đã làm hết sức rồi, thôi bây giờ tùy ông đấy.

Cô nằm cuộn tròn trên giường, đưa tay tắt đèn và ngủ thiếp đi.
 
Chương 5


Chỉ thị từ cõi âm -

Ba ngày hôm sau, cô Marple nhận được một thông điệp quan trọng. Cô hoay quay ngược quay xuôi chiếc phong bì trong tay trước khi mở ra. Lại một thư đánh máy.

Cô Marple thân mến,

Lúc cô đọc thư này, tôi đã chết, đã được chôn cất. Chôn, chứ không đốt thành tro, cô chú ý nhé. Tôi không thể tưởng tượng ai có thế chui ra từ một lọ đống đầy tro để hiện lên gặp người nào mình muốn, nhưng đội mồ chui lên thì tôi cho là hoàn toàn có thể. Tôi có định làm thế không? Rất có thể. Thậm chí tôi đang muốn liên lạc với cô đây.

Công chứng viên của tôi chắc đã tiếp xúc với cô và đưa ra đề nghị : đề nghị đó, hy vọng cô đã chấp nhận ... Trường hợp ngược lại cũng không sao, cô không phải áy náy gì, vì cô hoàn toàn có quyền từ chối.

Nếu các luật gia của tôi đã nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, và nếu bưu điện vẫn làm việc tốt như ta chờ đợi, thì thư này đến tay cô vào ngày 11 trong tháng. Hai ngày nữa, cô sẽ nhận được thông báo của một công ty du lịch London. Hy vọng những gì công ty đó đề xuất với cô sẽ không làm cô buồn lòng. Lúc này tôi không nói gì hơn nữa, vì muốn để óc cô tự do. Hãy thận trọng, và cầu mong thần hộ mệnh che chở cô. Điều ấy có thể cần thiết đấy.

Thân ái

J.B. RAFIEL

* * *

Kính gửi cô Jane Marple

Theo chỉ thị của ông Rafiel, chúng tôi hân hạnh gửi tới quý cô chương trình chi tiết một chuyến du lịch mang tên Lau đài và vườn cảnh nổi tiếng Anh Quốc, khởi hành từ London ngày 17, thứ năm sau.

Nếu cô vui lòng đến văn phòng chúng tôi ở phố Berkeley, bà Sanbourne- người phụ trách chuyến đi - sẽ cung cấp thêm những chi tiết khác, và sẵn sàng trả lời những câu hỏi.

Chuyến du lịch này sẽ rất bổ ích với cô, vì sẽ đi thăm một phần nước Anh mà, theo ông Rafiel, cô chưa đặt chân tới bao giờ. Mọi sự sắp xếp đã được tiến hành để khách hưởng tiện nghi sang trọng tối đa.

Xin cô vui lòng cho biết ngày nào cô có thể có mặt tại văn phòng để chúng tôi được hân hạnh nghênh tiếp.

* * *

Cô Marple thuê một phòng khách sạn vừa phải, rồi đến giờ hẹn, tới phố Berkeley. Bà Sanbourne, một phụ nữ khoảng băm nhăm tuổi, dể thương tiếp cô và xác nhận là bà ta trực tiếp phụ trách chuyến đi này. Cô Marple hỏi:

- Trường hợp của tôi, liệu có thể hiểu rằng chuyến du lịch này ...

Cô ngập ngừng, cảm thấy khó nói.

- Lẽ ra chúng tôi phải nói rõ hơn trong thư. Ông Rafiel đã chịu mọi kinh phí.

- Nhưng chắc bà biết là ông ấy đã chết?

- Không. Nhưng mọi việc đã thanh toán trước khi ông chết. Ông ấy nói rõ là sức khoẻ không tốt và muốn tặng chuyến đi này cho một bà bạn thân.

* * *

Hai hôm sau, cô Marple ngồi trên một chiếc xe ca sang trọng, xem kỹ danh sách các hành khách được đính kèm một cuốn sách đẹp giới thiệu chi tiết cuộc hành trình, địa điểm nào sẽ thăm, khách sạn nào sẽ ở. Đồng thời, cô kín đáo liếc nhìn các bạn đồng hành.

Bà Riseley - Porter

Cô Joanna Crawford

Đại tá Walker và vợ

Ông và bà H.T Butler

Cô Elizebett Temple

Giáo sư Wanstead

Ông Richard Jameson

Cô Lumley

Cô Bentham

Ông Caspar

Cô Cooke

Cô Barrow

Ông Emlyn Price

Cô Jane Marple

Có bốn bà cao tuổi, trong đó có hai bà đi cùng với nhau. Hai bà này cũng đến bảy chục tuổi, và một người thuộc cái loại luôn luôn thắc mắc, đòi hỏi, khi được xếp ngồi phía trước xe đòi ngồi phía sau, hoặc ngược lại, khi đi ngoài nắng thì kêu chỉ đi được trong bóng mát, và khi ở chỗ mát thì đòi ra ngoài nắng. Họ mang đủ một lô chăn và khăn len riêng, cùng cả một đóng sách chỉ dẫn du lịch.

Cô Marple tự nhủ: Ông Rafiel đã muốn cô tham gia chuyến du lịch này, tất trong số hành khách phải còn ít nhất một người đáng quan tâm. Đó có thể chỉ là một người có khả năng cung cấp một số thông tin, song cũng có thể là một tên hung thủ từng giết người, và biết đâu lại không sắp tái phạm. Mọi thứ đều có thể. Vậy cô cần chăm chú quan sát tất cả mọi người.

Hai bà cao tuổi còn lại có vẻ đi riêng rẽ. Họ cũng đều vào cỡ lục tuần. Một bà trông còn khá đỏm dáng. Trang phục đẹp, chắc thuộc loại thượng lưu. Giọng bà khoẻ và cương quyết, và có một cô cháu gái mười tám; mười chín tuổi cùng đi, cô này gọi bà là dì Géraldine. Cô Marple nhận thấy cô cháu này, khá xinh đẹp, đã rất quen cưỡng lại uy thế của bà dì.

Trước mặt cô Marple, là một ông dáng bệ vệ, vai vuông, dầu to, hàm bạnh, tóc muối tiêu, lông mày rậm luôn luôn động đậy, khi cất tiếng nói cứ ồm ồm như chó sủa. Cạnh ông ta là một người nước ngoài to lớn luôn hoa chân múa tay và cựa quậy trên ghế. Tiếng Anh của ông ta rất kỳ quặc, pha lẫn từ tiếng Pháp và Đức. Cô Marple nghĩ thầm: đôi lông mày rậm chắc của giáo sư Wead, còn người nước ngoài kia là ông Caspar.

Ngồi đồi diện hai ông là bà cao tuổi còn lại. Tuy phải quá sáu mươi, dáng bộ bà rất đàng hoàng, giọng nói sang sảng. Cô Marple nghĩ bụng bà này có cá tính mạnh mẻ.

Tiếp đó là một cặp vợ chồng người, Mỹ trung niên, bà vợ thì lắm lời, ông chồng thì ngoan ngoãn gật đầu. Cặp thứ hai là người Anh. Chồng thoáng nhìn cũng biết là sĩ quan về hưu, do đó cô Marple kết luận là đại tá Walker và vợ.

Ngồi sau cô, là một người đàn ông cao, gày, chừng ba mươi tuổi, nói chuyện dùng nhiều từ chuyên môn, vẻ như là kiến trúc sư. Xa hơn một chút, là hai bà trung niên đang chỉ trỏ vào cuốn sách hướng dẫn, nói chuyện với nhau. Một bà tóc nâu, người mảnh; một bà tóc vàng, dáng đậm hơn. Cô Marple thấy khuôn mặt bà thứ hai này quen quen, không nhớ đã gặp ở đâu.

Vậy chỉ còn một người cuối cùng nữa, một thanh niên chừng hai mươi tuổi, ăn mặc đúng như một chàng trai thời nay: quần đen bó sát đùi, ao thun tím cổ cao - tóc đen bù xù. Anh ta chăm chú nhìn cô cháu xinh đẹp của bà Géraldine, và cô này chừng như không dửng dưng với cái nhìn thán phục của chàng trai.

Xe dừng lại để ăn trưa trong một nhà hàng bên bờ sông, và buổi chiều, đoàn đi tham quan Blenheim, một lâu đài cổ.

Lúc mọi người trở về khách sạn, nơi sẽ nghỉ qua đêm, ai nấy đã bắt đầu làm quen với nhau. Cô Marple đã có thể đặt tên cho mỗi khuôn mặt. Cô đã không lầm khi nhận ra giáo sư Wanstead cũng như người ngồi cạnh ông ta, đúng là ông Caspar. Bà dì đầy uy quyền là bà Riseley - Porter, cô cháu gái là Joanna Crawford, chàng trai tóc biếng chải là Emlyn Price. Joanna Craword và anh ta có vẻ tìm thấy ở nhau những quan điểm chung về kinh tế, nghệ thuật, chính trị, đồng thời coi khinh toàn bộ thế giới còn lại.

Hai bà cô già là Lurnley và Bentham, thì toàn nói chuyện bệnh tật: thấp khớp, cảm cúm, trao đổi với nhau về chế độ ăn uống, về thầy thuốc, và các chuyến du lịch mà hai bà đã từng đi khắp châu Âu.

Hai phụ nữ khác cùng đi với nhau là cô Barrow và cô Cooke. Cô Marple vẫn có cảm giác cô sau này trông quen quen, nhưng không tài nào nhớ đã gặp ở đâu. Cũng có thể là cô chỉ tưởng tượng thế. Tuy nhiên, nhìn như hai bà này cố tránh gặp cô.

Trong tất cả số người trên, phải có ít nhất một người có liên quan đến việc của cô. Buổi tối, trong lúc trao đổi, chuyện trò, cô cố tình nói ra tên ông Rafiel, nhưng không thấy ai có phản ứng gì đáng kể.

Người đàn ông cao, gầy là một nhà kiến trúc tên Richard Jameson, và người phụ nữ sang trọng mà cô đã để ý, là cô Elizabett Temple, nguyên hiệu trưởng, đã về hưu, của một trường nữ trung học có tiếng. Vậy không ai có thể là tội phạm, có lẽ trừ ông Caspar. Song có khi đó chỉ là thành kiến đối với người nước ngoài.

- Có thể ngày mai ta sẽ đạt được tiến bộ hơn, cô Marple nghĩ thầm, khi lui về phòng ngũ.

* * *

Đi tham quan, thường lý thú, nhưng cũng mệt mỏi. Tuy nhiên, phải lần lượt quan sát mười lăm người để xem ai có khả năng dính líu vào tội ác, là việc đau đầu hơn nhiều. Những con người này dường như không thể nghi ngờ. Tuy nhiên, cô Marple vẫn điểm lại danh sách hành khách và đọc lại một số điều ghi chép trong sổ tay.

Bà Riselay - Porter? Bà này không thể dính chuyện giết người. Rất tự mãn, sành sỏi trong giao thiệp. Cô cháu ? Cũng không. Nhưng cô ta có thể biết thông tin có ích.

Cô Elizabett Temple? Một nhân cách thú vị, nhưng không gợi cho cô Marple hình ảnh mộtb kẻ giết người. Cô nghĩ thực tế, từ cô này toát ra một vẻ trung thực, liêm khiết toàn vẹn. Nhưng, đây có thể là người mà ông Rafiel, vì một lý do nào đó, muốn ta được gặp.

Cô ghi vài nhận xét vào trang sổ bên phải. Rồi cô xem xét vấn đề dưới một góc độ khác. Đến nay, cô toàn nghĩ đến người có thề là thủ phạm. Tại sao không nghĩ người có thể là nạn nhân? Bà Riseley - Porter giàu có, không đưọc quý mến lắm, và cô cháu gái xinh đẹp có thể sẽ là người thừa kế. Cô ta và chàng Emlyn Price vô chính phủ rất có thể đã liên kết với nhau để chống chủ nghĩa tư bản. Ý tưởng này khó chấp nhận, nhưng cô thấy không ai khác có triển vọng là nạn nhân.

- Giáo sư Wanstead? Một con người hiền hậu, dễ mến. Cô không rõ ông ấy là bác học hay thầy thuốc. Song chắc chắn ông chỉ lo chuyện khoa học.

Ông và bà Butler? Hai người Mỹ có cảm tình, và chắc chắn không biết ai ở Antillers. Không, với cô, cặp vợ chồng này không có liên quan.

Richard Jameson? Kiến trúc thì cũng chẳng dính gì vào chuyện này, trừ khi có một xác chết nào giấu trong một lâu đài mà đoàn sẽ đến thăm. Trong trường hợp ấy, với tư cách kiến trúc sư, ông ta có thể giúp tìm ra chỗ giấu.

- Đúng là mình toàn nghĩ những chuyện lẩn thẩn - Cô Marple tự nhủ.

Cô Cooke và cô Barrow? Chắc chắn cô đã gặp một trong hai người này. Nhưng ở đâu?

Đại tá Walker và vợ ? Những con người lịch thiệp, rất dễ bắt chuyện.

Cô Bentham và cô Lumley? Hai cô này không thể là tội phạm. Tuy nhiên, vì là gái già, họ có thể nghe lắm chuyện và có những thông tin đáng giá.

Ông Caspar ? Đây có thể là một nhân vật nguy hiểm. Có vẻ cực kỳ kích động. Tạm phải để tên ông ta trong danh sách tình nghi.

Emlyn Price? Cậu này là sinh viên, và thời buổi này sinh viên hay có thiên hướng bạo lực. Ông Rafiel muốn cô theo dõi cậu này chăng? Điều này còn tùy thuộc vào việc cậu ta đã làm gì hoạc giở trò gì. Có thể cậu này là một tên vô chính phủ chính cống.

- Trời ơi, ta nát óc mất. Thôi, đi ngủ thôi.

Vừa nằm xuống là cô ngủ ngay, một giấc ngủ đầy mơ hoảng. Cô bỗng thấy đôi lông mày giáo sư Wanstead rơi xuống, vì đó là lông mày giả. Cô giật mình tỉnh dậy.

Lông mày giả, thế là đúng rồi. Tội phạm, chính là ông ta. Nhưng cô lại chợt nghĩ: lông mày giả cũng chẳng giải quyết được gì!

Thế là mất ngủ. Cô nhỏm dậy, thù lù trong bộ áo ngủ, ngồi vào ghế, giở sổ ra ghi chép.

" Nhiệm vụ của tôi có liên quan đến một vụ giết người. Ông Rafiel đã nói rõ như thế trong thư gửi cho tôi.Nhưng ông ấy chỉ hiểu về tôi qua những gì ông biết trong thời gian ở Saint - Honoré. Lúc đó chúng tôi đứng trước một vụ án. Tôi không mấy chú ý đến các vụ án thường đang trên báo, cũng chưa bao giờ đọc sách về tội phạm học. Tôi chỉ thường hay được tiếp cận với tội ác hơn một số người khác. Cuộc đời hay có những trường hợp thật lạ lùng. Một bà dì của tôi đã từng bị đắm tàu tới năm lần, một bà bạn khác từng gặp bốn tai nạn tắc xi, ba tại nạn xe con và hai tai nạn xe lửa. Những chuyện như thế xảy ra với một số người, không thể giải thích được lý do. Tôi rất ngại kê như vậy, nhưng dường như cứ tôi ở đâu thì loanh quanh gần đó đều xảy ra án mạng.

" Đến nay, chỉ thị nhận được hầu như không có, tôi như người mò mẫm trong đêm. Ông Rafiel là một nhà doanh nghiệp có đầu óc rất thực tế mà lại làm thế thì thật kỳ lạ. Điều tích cực duy nhất, là chuyến đi này, mà ông đã ra chỉ dẫn cụ thể. Nhưng nhằm mục đích gì? Chỉ có thể lý giải là một thành viên của đoàn du lịch có dính líu đến vụ việc mà tôi được giao làm sáng tỏ. Một người nào đó có tin tức, hoặc có biết nạn nhân. Trừ khi đó chính là hung thủ".

Cô Marple ngừng viết. Cô lộ vẻ hài lòng với bản phân tích tình hình của mình, rồi quyết định trở về giường nằm.
 
Chương 6


Tình yêu --

Hôm sau, đoàn đi thăm một lâu đài nhỏ từ thời Hoàng Hậu Anne, thế kỷ 18. Nơi ở đẹp, có giá trị lịch sự rõ rệt.

Richard Jameson ngắm không chán vẻ đẹp của tòa nhà, qua phòng nào cũng dừng lại chỉ cho mọi người những chi tiết hoa văn đáng chú ý trên trần hay lò sưởi, kể vanh vách những niên đại, những sự kiện lịch sử. Ông này thuộc loại thích khoe khoang hiểu biết của mình. Đoàn viên, lúc đầu có người chăm chú nghe, dần dần bắt đầu sốt ruột, phát ngán vì phải nghe mãi lời độc thoại. Một số lảng ra xa, lùi lại phía sau. Anh hướng dẫn viên địa phương cũng chẳng thích thú gì vì chức trách của mình bị chiếm đoạt, một vài lần định sửa chữa lại tình thế, nhưng

Jameson vẫn thao thao. Anh ta liền cố một lần cuối cùng:

- Thưa quý bà quý ông, chính trong phòng này, mệnh danh phòng trắng, người ta đã khám phá ra xác một chàng trai bị đâm chết. Chuyện xảy ra vào năm 1700. Người ta kể phu nhân Moffat có một người tình, anh này thường đột nhập vào phòng bằng chiếc cửa nhỏ bên ngoài ngụy trang bằng một mảnh ván di động ở phía trái lò sưởi. Chồng bà ta là Ngài Richard Moffat, có việc di Hòa Lan, một buổi tối bất ngờ trở về và bắt gặp đôi trai gái.

Anh hướng dẫn viên ngừng lời, hãnh diện vì cuối cùng đã được mọi người lắng nghe.

- Henry, anh có thấy là lãng mạn cực kỳ chưa? - Bà Butler cất giọng Mỹ lơ lớ. Trong phòng này đúng là có một không khí đặc biệt, em cảm thấy ngay.

- Nhà tôi rất nhạy cảm với các bầu không khí - Ông Butler quay lại giải thích với mọi người. Một lần, chúng tôi ở Louisiane, trong một ngôi nhà rất cổ ...

Mọi người ồn ào bàn tán. Tranh thủ lúc đó, cô Marple và hai hoặc ba vị khách khác lẻn ra khỏi phòng, xuống dưới nhà. Cô nói với hai cô Cooke và Barrow đang đứng bên cạnh:

- Một bà bạn của tôi cách đây mấy năm cũng gặp cảnh tương tự: thấy một xác chết trong phòng sách.

- Là người trong gia đình? Cô Barrwow hỏi. Chắc bị động kinh?

- Không! Án mạng hẳn hoi. Một phụ nữ tóc vàng. Nhưng tóc đã bị phai màu, thực ra là tóc nâu! Ôi ! ....

Cô Marple ngừng bặt, mắt nhìn dán vào bộ tóc cô Cooke. Lời giải loé nhanh như chớp. Cô chợt hiểu ra tại sao mặt cô này quen quen và đã gặp ở đâu. Có điều lúc đó, tóc cô Cooke đen.

Bà Riseley - Porter xuống theo sau, vượt lên trước cô Marple. Bà nói:

- Tôi chịu, không leo lên leo xuống mãi. Với lại, ở lâu trong các phòng ấy ngột ngạt thế nào. Hình như các vườn quanh lâu đài cũng rát nổi tiếng. Ta ra đấy đi. Mây kéo đến rồi này, khéo không mưa tới nơi.

Giọng nói đầy uy quyền của bà Riseley - Porter mang lại ngay hiệu quả : tất cả các khách ở quanh đấy đều theo bà. Riêng cô Marple đến chiếc ghế dài, ngồi xuống thở phào. Cô Temple từ đâu tới, cũng ngồi xuống bên cạnh. Cô này nói:

- Đi tham quan bao giờ cũng mệt. Nhất là cứ mỗi phòng lại phải nghe lên lớp về lịch sử.

- Đúng thế. Nhưng những điều nghe được không phải không bổ ích.

Cô Temple quay đầu lại phía bà bạn. Giữa hai người như có một luồng thông cảm vui vẻ.

- Cô không thấy thế sao? - Cô Marple hỏi:

- Không.

Hai người đã có thể hoàn toàn thông cảm.

- Vườn này là do Homan thiết kế, năm 1798 hoặc 1800 - cô Temple giải thích.

- Thật là buồn, một người tài giỏi như thế lại chết trẻ. Thấy người nào chết trẻ, tôi rất ngao ngán.

- Không hẳn thế đâu, cô ạ - cô Temple đáp, vẻ suy tư.

- Người chết trẻ thiệt bao nhiêu thứ!

- Hay tránh được bao nhiêu thứ? Tôi đã sống gần cả cuộc đời với lớp trẻ, và tôi coi mỗi cuộc đời là một thời kỳ trọn vẹn tự bản thân nó. T.S.Eliot nói:" Đời một bông hồng và đời một cây tùng dài ngang nhau."

- Tôi hiểu nhà thơ muốn nói gì. Đời người dù dài ngắn thế nào, cũng là một kinh nghiệm trọn vẹn. Nhưng nếu một cuộc đời bị phạt ngang, thì có thể nói là trọn vẹn không?

- Vâng, đáng suy nghĩ ...

Cô Marple đưa mắt ngắm những bông hoa:

- Hoa mẫu đơn kia tuyệt đẹp. Mỏng manh, nhưng kiêu hảnh.

- Cô đến đây để xem vườn hay nhà?

- Có lẽ nhà nhiều hơn. Tôi rất thích vườn, nhưng những ngôi nhà cổ ở đây với tôi là điều mới , chúng đa dạng vvói bàn ghế, tranh ảnh gợi lên những kỷ niệm lịch sử. Một ông bạn đã tặng tôi chuyến đi này, tôi rất biết ơn.

- Người bạn ấy đã quan tâm đến cô một cách cảm động.

- Cô có hay đi du lịch thế này không?

- Không. Với tôi, đây không hẳn là du lịch.

Cô Marple nhìn người đồng hành một cách lạ lẫm, mở miệng định nói, nhưng lại thôi, không đặt câu hỏi. Cô Temple mỉm cười, nói:

- Chắc cô muốn biết, vậy tại sao tôi đến đây. Cô thử đoán xem nào? Cũng hay đấy.

Cô Marple lặng yên lúc lâu, đăm đam nhìn người tiếp chuyện, mãi mới nói:

- Tôi biết rồi, cô là người có tiếng tăm, trường của cô cũng có tiếng không kém. Nhưng tôi không căn cứ vào những điều đã biết về cô. Tôi xin đưa ra một giả thuyết, căn cứ vào dáng bộ, thái độ của cô và những gì tôi quan sát. Tôi thấy cô như người ... đang làm một cuộc hành hương.

Lại im lặng một lúc, rồi cô Temple nói:

- Cô đoán đúng. Tôi đang hành hương thật sự.

Một lát, cô Marple nói:

- Người bạn tặng tôi chuyến đi này, giờ đã mất. Ông ấy tên Rafiel. Cô biết ông ấy không?

- Jason Rafiel? Tôi chỉ nghe tên, chưa gặp bao giờ, ông ấy tài trợ số tiền lớn cho một dự án học đường mà tôi tham gia. Tôi đọc báo, biết ông chết, đã mất mấy tuần ... Vậy ra ông ấy là bạn của cô.

- Gọi là bạn, không hẳn đúng. Tôi quen ông từ Antilles, một năm rưỡi trước. Nhưng tôi không biết mấy về ông, ông rất kín đáo. Cô có biết gia đình ông? Nhiều lúc tôi muốn hiểu ông hơn, nhưng không tiện hỏi, sợ mang tiếng tò mò ...

Elizabett Temple giữ im lặng đến một phút.

- Tôi biết một em gái, học trò của tôi ở Fallowfield, một thời đã đính hôn với con trai ông Rafiel.

- Và rồi em đó không lấy?

- Không. Có thể em ấy đã quá sáng suốt. Dù sao, cậu con trai ấy không thuộc loại người mà ta muốn thấy kết hôn với một cô gái mà ta yêu quý. Em gái này rất hiền, rất đáng yêu. Nhưng thực ra, tôi cũng không biết vì sao xảy ra tan vở. Không ai nói. Còn em gái, thì đã chết.

- Chết vì gì? Cô Marple khẽ hỏi.

- Vì tình.

Câu trả lời vắn tắt vang lên như một hồi chuông nguyện. Elizabett Temple lơ đãng nhìn ra vườn hoa.

- Vì tình yêu? - Cô Marple hỏi lại.

- Tình yêu , một trong những từ cay nghiệt nhất trên đời - Cô Temple lặp lại với một giọng đầy ai oán, chua chát. Tình yêu ....
 
Chương 7


Lời mời --

Cô Marple tuyên bố mình hơi mệt nên sẽ không tham gia đi thăm ngôi nhà thờ thến kỷ 14 dự kiến vào buổi chiều. Cô sẽ nghỉ ngơi và chờ mọi người tại phòng trà ở phố lớn, nơi ai nấy sẽ phải tập kết.

Ngồi yên ấm trong chiếc ghế bành, cô suy nghĩ xem mình nên làm gì. Lúc mọi người trở về vào giờ dùng trà, cô kín đáo theo chân cô Cooke và cô Barrow để cùng ngồi vào một bàn bốn chỗ. Ông Caspar đến ngồi cùng, song cô Marple cho rằng trình độ tiếng Anh của ông rất kém nên sẽ không gây trở ngại gì.

Cô ghé vào tai cô Cooke:

- Cô này, rõ ràng là chúng ta đã gặp nhau.

Cô Cooke ngập ngừng quay về phía cô Barrwo, cô này có vẻ không để ý đến vấn đề. Cô Marple nói tiếp:

- Không hiểu cô có cùng ở khu vực với tôi. Tôi sống ở Sainte- Marie - Mead chỉ là làng nhỏ, nhưng nhiều nhà mới xây. Không xa Much Benham, chỉ cách Loomouth mười hai dặm.

- Tôi biết rõ Loomouth. Hay là ...

- Thôi đúng rồi! Cô Marple bỗng reo lên. Nhớ rồi: tôi đang đứng trong vườn thì cô đi qua. Cô chuyện trò với tôi mấy câu, nói là đang ở nhà một bà bạn ...

- Phải rồi! Thế mà sao tôi không nhớ ra ngay. Hôm ấy cô bảo khó tìm được thợ làm vưòn giỏi. Tôi ở nhà ... nhà ...

Cô Cooke ấp úng, như không nhớ được tên.

- Nhà bà Sutherland chăng? Cô Marple gợi.

- Không, không. Nhà ... bà ...

- Hastings, Cô Barrow vừa cầm miếng bánh vừa nhắc.

- À phải! Trong một nhà mới xây ấy.

- Hastings, ông Caspar xen vào, có vẻ không hiểu rõ là chuyện gì. Tôi đã từng tới Hastings, một lần. Eastbourne nữa. Rất đẹp. Bên bờ biển.

- Tình cờ thật -cô Marple tiếp tục, không ngờ lại sớm gặp lại cô. Trái đất quá bé nhỏ.

- Tôi cũng như cô, thích vườn đẹp.

- Hoa, đẹp. Ông Caspar lại xen vào. Tôi cũng thích.

Cô Marple và cô Cooke xoay sang nói chuyện vườn tược, đi sâu vào kỷ thuật. Cô Barrow thỉnh thoảng chêm vào một câu, còn ông Caspar im lặng cười một mình.

Ít lâu sau, trong lúc ngồi nghỉ trước bữa tối, cô Marple lại đắm mình vào suy nghĩ. Thế là cô Cooke công nhận mình đã ở Saint - Marie - Mead. Nhưng đó có phải sự tình cờ? Phải chăng cô ta đến ở đó là có lý do? Ai cử cô ta đến? Nhằm mục đích gì?

- Mọi sự tình cờ - cô nghĩ thầm - phải được xem xét kỹ. Khi nào rõ ràng là tình cờ thì gạt sang bên cũng chưa muộn.

Cô Cooke và cô Barrow rõ ràng là hai người bạn, không thể khác. Họ đã nói là năm nào họ cũng cùng đi du lịch với nhau. Năm ngoái, họ du lịch ở Hy Lạp, năm trước nữa họ đi Hòa Lan. Rõ ràng là những con người vô hại. Tuy nhiên, cô Marple có cảm giác rằng cô Cooke lúc đó đã suýt định chối là chưa từng ở Saint - Marie - Mead. Cô ấy đã quay sang nhìn bạn, như muốn hỏi nên trả lời thế nào.

- Tất nhiên, cũng có thể là mình chỉ tưởng tuợng.

Song, hai tiếng "nguy hiểm" bỗng hiện lên trong óc cô Marple. Ông Rafiel đã dùng từ ấy trong lá thư đầu, rồi lại nói về thần hộ mệnh trong thư thứ hai. Có thực là cô đang gặp nguy hiểm? Và nguy hiểm từ đâu? Chắc không phải từ hai cô Cooke và Barrow. Dù sao, cô Cooke đã tẩy màu tóc, làm lại cái đầu, cứ như là định thay hình đổi dạng. Rồi cô lại nghĩ sang ông Caspar. Nếu là nhân vật nguy hiểm, thì có thể là ông này lắm. Xem ra ông ta hiểu tiếng Anh nhiều hơn, ông ta giả bộ. Cô Marple chưa bao giờ rũ sạch được hết thành kiến với những người nước ngoài, thật là vô lý - cô cũng nhận thấy như thế - vì cô có nhiều bạn ở khắp các nước.

Và Emlyn Price, anh chàng tóc dài, tập tọng làm kẻ vô chính phủ? Và cặp vợ chồng Mỹ. Trông thì đáng yêu nhưng liệu có thật trong trắng?

- Quả thật, không biết đằng nào mà lần - cô thở dài.

Cô liền chuyển chú ý sang xem ngày mai đi đâu. Cuộc tham quan dự định sẽ rất vất vả, ban tổ chức đã nói rõ ai muốn nghỉ có thể ở lại khách sạn, hoặc đi dạo chơi ở một nơi gần, có phong cảnh đẹp. Cô nghĩ thầm sẽ theo phương án thứ hai. Cô không ngờ mọi dự định của cô sắp sớm bị đảo lộn

* * *

Hôm sau, cô vừa từ trên phòng của khách sạn Lợn Lòi Vàng đi xuống, thì một phụ nữ khoác măng tô vải tuýt đến gặp:

- Xin lỗi, cô có phải là cô Marple?

- Ờ ... phải.

- Tôi là Glynne, ở gần đây, cùng với chị và em gái ... được biết cô mới đến đây?

- Bà biết tôi đến đây.

Cô Marple lộ vẻ ngạc nhiên sâu sắc.

- Vâng. Một người bạn lâu năm của gia đình chúng tôi cách đây ba tuần viết thư nói rằng cô có thể sẽ tham gia đoàn du lịch. Đó là ông Rafiel.

- Ồ! Ông Rafiel. Chắc bà biết là ...

- Ông ấy đã chết, vâng. Sau khi nhận thư ít lâu thì biết tin. Nhưng chúng tôi vẫn thi hành những chỉ dẫn của ông. Ông đề nghị là cô có thể đến ở nhà chúng tôi hai ngày, nếu cô đồng ý. Phần tham quan đến đây đã khá mệt, nhất là với người cao tuổi, chị em tôi sẽ rất vui nếu cô nhận lời mời. Từ đây về nhà đi bộ chỉ mất mười phút.

Cô Marple do dự một lát. Trông bà Glynne dễ ưa, dáng người bụ bẫm, thái độ thực thà, thân mật tuy có hơi rụt rè. Với lại, không thể coi nhẹ chỉ dẫn của ông Rafiel. Và không hiểu sao, cô thấy bồn chồntrong lòng.

Cô ngước mắt nhìn bà Glynne đang lo lắng chờ đợi.

- Xin cảm ơn bà. Các bà thật tử tế, tôi vui lòng nhận lời mời.
 
Chương 8


Ba chị em --

Cô Marple đứng trước cửa sổ của căn phòng, nhìn ra một khu vườn tàn tạ chắc từ lâu không được chăm sóc. Bản thân ngôi nhà, mệnh danh Lâu đài Cổ, thì rất chắc chắn và không thiếu vẻ đẹp. Song rõ ràng nó cũng không được bảo dưỡng thường xuyên.

Trong lúc bà Glynne dẫn cô Marple vào phòng, bà đã nói đây là ngôi nhà do ông chú để lại, và bà đến ở với chị và em sau khi chồng bà mất. Nhưng cả ba càng ngày tuổi càng cao, khó tìm được việc làm, thu thập mỗi ngày một giảm sút. Hai người kia - Clotilde và Anthea Bradbury - Scott - đều sống độc thân.

Nhìn khu vườn, cô Marple lại nghĩ đến ông Rafiel. Cô cảm giác giờ đây sắp sắp hiểu rõ hơn công việc mà ông giao phó. Có thể ba chị em bà Glynne có liên quan đến cuộc điều tra. Nhưng liên quan thế nào? Hai ngày, thời gia quá ngắn để đi đến kết quả. Ngày kia, cô đã phải trở về đoàn du lịch, liệu có tìm được dấu hiệu gì chăng? Ba chị em là đồng minh của cô, hay thù địch? Đó là điều đầu tiên cần làm rõ.

Cô đang nghĩ đến đó thì có tiếng gõ cửa, bà Glynne vào:

- Hy vọng cô cảm thấy dễ chịu ở đây. Tôi thu xếp các thứ cho cô nhé? Có một bà giúp việc tên là J. Nhưng bà ấy chỉ đến vào buổi sáng.

- Cảm ơn bà. Nhưng đồ đạc của tôi có nhiều đâu.

- Vậy để tôi chỉ cô lối đi xuống dưới, vì nhà này lắm ngóc ngách. Lại có những hai cầu thang, thành ra lắm lúc không biết nên đi cái nào. Chúng ta sẽ cùng uống một cốc xérès trước bữa ăn.

Cô Marple đi theo bà chủ nhà.

- Các bà có một ngôi nhà rất đẹp, cô nói. Tôi đoán phải xây vào cuối thế kỷ 18.

- Vâng. Khoảng năm 1780, nếu tôi không lầm.

Phòng khách rộng và đẹp, có một số đồ đạc có giá trị, ví như một bàn giấy từ thời Hoàng hậu Anne. Cửa sổ phủ rèm Ba Tư, nhưng đã củ. Tấm thảm trải sàn cũng sờn.

Hai người kia đã có mặt, họ đứng dậy chào cô Marple. Một cô đưa ghế ra mời, một cô đưa cốc. Cô út , Anthea, người gày, bộ tóc vàng trước kia nay ngả màu xám buông xõa xuống vai. Cô Marple có cảm giác cô này như người dứơi âm và nếu đóng vai một Ophélie hơi đứng tuổi thì rất hợp. Đôi mắt màu tro của cô mở to như sợ sệt, luôn nhìn quanh mình với vẻ kỳ lạ, như lo mình bị theo dõi. Cô chị Clotide chắc chắn không thể là Ophélie, nhưng rất có thể thủ vai một Clytmemnestre sẵn sàng đâm chết chồng trong bồn tắm. Tuy nhiên trong nhà này không có Agamemnon (1). Hơn nữa, cô chưa từng lấy chồng.

Cô giải thích một lần nữa rằng Lâu đài Cổ trước đây là của một người ông, sau này về tay ông chú, ông này để lai cho họ sau khi chết.

- Ông chú chỉ có một con trai, cô nói rõ thêm, anh này chết trong chiến tranh. Ngoài ra vài anh em họ xa, chúng tôi là những người còn lại cuối cùng của gia đình.

- Nhà rất đẹp, xây rất cân đối, cô Marple khen.

- Vâng. Nhưng nếu đừng to quá thế này thì tốt.

Sửa chữa tốn kém, chúng tôi đành phải để mặc cho một số khu phụ đổ nát, nhất là cái nhà kính, trước đây rất đẹp.

- Ở đó trước đây có một giàn nho tuyệt vời, và những dây leo bò lên tường. Nhưng trong thời gian chiến tranh, không tìm đâu được thợ và người biết làm vườn, nên tất cả đã suy sụp vì không ai sửa chữa.

Bà Glynne chạy vào bếp một lát, còn lại cô Marple vừa nghe chuyện hai cô, vừa nghĩ: "Trong ngôi nhà cổ này có một không khí đượm màu u hoài, buồn bã đã thấm sâu, khó mà xua đuổi." Bất giác, cô rùng mình.
 
Chương 9


Cây Polygonum Baldschuanicum -

Phòng ăn gồm một tủ lớn và nặng, và một cái bàn rộng có thể mười người cùng ngồi. Trên tường treo những bức tranh từ thời Nữ hoàng Victoria, giá trị nghệ thuật bình thường.

Bữa ăn có món thịt cừu và khoai tây rán, tiếp theo là mứt mận.

Cô Marple kể chuyện về đoàn tham quan, những chuyện vặt xẩy ra trên đường. Clotilde hỏi:

- Ông Rafiel chắc là bạn lâu năm của cô?

- Không hẳn. Tôi gặp ông trong một chuyến đi du lịch ở Antilles, ông ta cũng đến đó dưỡng bệnh.

- Phải, sức khoẻ ông kém sút đã nhiều năm, Anthea nói:

- Tôi rât khâm phục ý chí, lòng can đảm của ông. Hằng ngày, ông vẫn đọc cho thư ký viết thư; gửi điện đi khắp nơi, không hề nản chí.

- Ông ấy không thuộc loại người dễ nản. Anthea công nhận.

- Những năm về sau, chúng tôi không gặp ông, bà Glynne nói, nhưng ông vẫn có thư đều vào dịp Giáng Sinh.

- Cô Marple, cô ở London?

- Không. Tôi sống ở thôn quê, một làng nhỏ giữa Loomouth và Market Basing. Ông Rafiel thì ở London. Eaton Square hay Belgrave, tôi không nhớ rõ. Tôi biết là do đọc địa chỉ trên sổ đăng ký của khách sạn.

- Ở vùng Kent, ông có một nhà nghỉ ở vùng nông thôn, hay tiếp khách ở đó, phần lớn là giới kinh doanh và người nước ngoài, nhưng chúng tôi chưa ai đến đó.

- Ông ấy thật tử tế khi đề nghị bà và hai cô mời tôi ở đây. Ông bận trăm việc, không ngờ lại quan tâm đến cả việc này.

- Nhiều lần chúng tôi đã đón các bà bạn tham gia các chuyến đi như thế này. Họ tổ chức rất tốt, song với người cao tuổi thì khá mệt. Nếu cô đi hôm nay chắc sẽ thắm thía. Ngày mai hình như sẽ thăm mỗt hòn đảo. Mà vùng này, biển đôi khi sóng dữ.

- Tham quan các Lâu đài lịch sử, vào thăm từng phòng cũng rất mệt, lẽ ra tôi không nên đi, nhưng lòng lại cứ muốn xem thật nhiều; nhà cửa, đồ đạc, và những bức họa bậc thầy.

- Và vườn hoa nữa, Anthea nói thêm. Cô rất yêu vườn hoa, có phải không?

- Đúng. Và tôi rất muốn được thăm ngay những vườn hoa kể trong sách hướng dẫn.

Câu chuyện diễn ra hết sức tự nhiên, nhưng cô Marple không hiểu tại sao cứ thấy trong lòng bồn chồn. Ngôi nhà này chứa đựng một cái gì kỳ quặc. Dù cô không muốn, ba chị em vẫn làm cô liên tưởng đến ba mụ phù thủy của Macbeth, dù không có gì để so sánh họ với những nhân vật của Shakespeare. Cô ngước mắt nhìn Anthea. Tại sao cô có vẻ âu sầu như vậy?

- Có thể mình lại tưởng tượng, cô nghĩ thầm. Phải bớt cái cái thói ấy đi mới được.

Sau bữa ăn, Anthea mời cô cùng đi thăm khu vườn. Vườn có dáng dấp của thời Victoria, với lùm cây thấp và một lối đi hai bên trồng trúc đào. Trước đây chắc đã có một bãi cỏ với những luống hoa đẹp, cả vườn rau nữa. Nhưng bây giờ cỏ dại đã chiếm gần hết. Đi dọc một lối đầy cỏ , hai người tới một chỗ như là mo đất, tận cuối vườn, sát tường.

- Đây là nhà kính của chúng tôi đấy. Anthea giới thiệu, vẻ buồn bã.

- Hồi trước ở đây có giàn nho, phải không?

- Phải. Và một cây vòi voi rất đẹp. Nhưng nhà không người ở đã lâu, nhà kính sụp đổ, không có tiền xây lại. Mà dù có tiền để xây lại, cũng không có sức duy trì.

- Cây dây leo trùm khắp kia là cây gì?

- Một thứ cây thông thường, tên bắt đầu bằng chữ P. Poly ... gì đó.

- Tôi biết rồi! Cây polygonum Baldschuanicum. Nó mọc rất nhanh, rất tiện khi cần che một bức tường hoặc cả một ngôi nhà đã cũ.

Mô đất bị cây hoàn toàn che phủ, không cây nào khác có thể sống. Cô Marple tiếp:

- Cái nhà kính này chắc to lắm.

Anthea đáp, đau khổ:

- Vâng; bên trong có đào, có mận....

- Bây giờ vẫn còn đẹp, với hàng ngàn hoa polygonum bé tí.

- Tôi chớ trước đây còn có một bồn hoa rất đẹp. Nhưng cũng rất khó giữ được. Cái gì cũng khó. Cái gì cũng không như xưa.

Anthea đi nhanh vào một lối hẹp, sát mảnh tường bên phải. Nhanh đến mức cô Marple không theo kịp. Dường như cô ta muốn mau đi khỏi khu nhà kính cũ và bắt bà khách đi theo.

- Cứ như là chạy trốn, cô Marple nghĩ bụng.

Rồi cô chú ý đến một cái chuồng lợn, cũng trong cảnh hoang tàn.

- Ông trẻ của tôi nuôi lợn, Anthea giải thích. Bây giờ thì chẳng ai thích làm việc đó nữa. Gần nhà, chúng tôi trồng loại hồng Floribunda. Trồng loại này lợi lắm.

- Đúng thế.

Cô Marple kể thêm tên vài loại hoa hồng mà gần đây người ta đã sáng tạo, nhưng cô có cảm tưởng Anthea chẳng biết chút gì về những loại hoa mới ấy.

- Cô có hay đi du lịch như thế này không?

- Ồ không, vì rất tốn kém. Ngay chuyến đi này, tôi đi được là nhờ lòng tốt của ông Rafiel đấy chứ.

- Nhưng cô đã từng đi Antilles và những nơi khác ...

- Chuyến du lịch Antilles là do thằng cháu tôi chịu tiền. Đôi khi bọn trẻ cũng tỏ ra tử tế, quan tâm người già. Bà Glynne, chị cô, có con cái gì không?

- Không. Chưa từng có. Và như thế, có khi lại hơn.

Và trên suốt đường quay về nhà, cô Marple suy nghĩ mãi về ý nghĩa câu trả lời đó.
 
Chương 10


Những ngày xa xưa -

Tám giờ rưỡi sáng hôm sau, có tiếng gõ cửa phòng cô Marple, và một bà đứng tuổi bưng vào một khay trên có ấm trà, một tách sữa, một chén không, và bánh phết bơ.

- Mời cô dùng trà, bà ta vui vẻ. Hôm nay trời đẹp, tôi thấy cô đã mở rèm. Cô ngủ được không ạ?

- Rất tốt, cảm ơn.

- Đoàn tham quan sáng nay đi thăm núi đá Bonaventure. Cô không đi là phải, mệt lắm.

- Tôi rất thích ở đây. Bà Glynne và các cô Bradbury - Scott mời tôi ở chơi đây thật là tốt.

- Các cô ấy cũng rất vui. Có cô ở đây, họ đỡ buồn, chứ cái nhà này bây giờ buồn như chấu cắn.

Bà ta mở rèm thêm cho rộng, rồi đặt một xô nước nóng lên chậu trong phòng rửa mặt.

- Tầng trên có phòng tắm - bà ta giải thích - nhưng chúng tôi mang nước nóng vào đây, để cô khỏi phải trèo thang.

- Quý hóa quá. Chắc bà làm ở đây đã lâu?

- Từ hồi tôi còn trẻ. dạo đó, nhà này có ba người làm: một cô nấu bếp, hai cô hầu phòng. Còn có cả một anh chăn ngựa. Thời ấy sao mà đẹp, nhưng mọi sự đã thay đổi. Vợ ông đại tá chết trẻ, con trai ông thì chết ngoài trận mạc; con gái lấy chồng là người Niu Di Lân, theo chồng sống tít tắp ở đâu. Cũng không được bao lâu, vì chết khi sinh nở, cả con cũng chết. Ông đại tá sống ở đây thui thủi một mình, bỏ bê trễ tất cả. Khi chết, để lại cả khu biệt thự này cho các cháu gái. Cô Clotilde đến đây ở cùng với cô Anthea, rồi bà Glynne sau khi chồng chết cũng đến ở đây luôn.

Bà vú già lắc đầu, thở dài:

- Họ chẳng làm gì mấy để sửa chữa nhà cửa. Không có tiền. Nhưng mấy chị em đều tốt. Cô Anthea không học cao lắm, nhưng cô Clotilde đã qua đại học, nói ba thứ tiếng. Bà Glynne thì rất dễ chịu. Khi bà ấy đến đây ở, tôi nghĩ có lẽ mọi việc sẽ tốt hơn. Nhưng người ta chẳng bao giờ biết tương lai ra sao, phải không cô? Nhà này cứ như là có bùa ma gì đấy.

Cô Marple ngước nhìn bà vú già như dò hỏi.

- Hết chuyện này, tiếp chuyện khác. Tai nạn khủng khiếp ở Tây Ban Nha, mọi người chết hết. Tàu bay mà làm gì , chỉ dễ chết! Vợ chồng người bạn của cô Clotilde chết cả hai trong tai nạn ấy. May mà đứa con gái ở nhà đi học, nên thoát. Cô Clotilde đem về nuôi, coi như con đẻ. Cô ấy đưa nó đi du lịch cả sang Ý sang Pháp. Thật là một cô gái đáng yêu. Không ai ngờ lại xẩy ra chuyện dã man đến thế.

- Xẩy ra chuyện gì?

- Con bé quen một thanh niên trong vùng, mà hai cô Clotilde và Anthea đều biết ông bố, người rất giàu.

- Rồi hai đứa phải lòng nhau?

- Phải. Con bé mê ngay. Thằng bé đẹp trai, khéo nói ...

- Rồi chuyện không đi đến đâu, cô gái tự vẫn, tôi đóan thế?

- Tự vẫn . Bà vú mở to mắt, ngạc nhiên. Ai nói với cô vậy? Không, cô ấy bị giết. Bị bóp cổ chết. Rồi ... Mặt bị đập vỡ đến biến dạng. Cô Clotilde phải ra nhận diện. Từ hôm đó, cô ấy không còn như trước nữa. Người ta phát hiện xác con bé cách đây khoảng ba mươi dặm, trong bụi rậm của một mỏ đá hoang. Và có lẽ đây không phải vụ giết người đầu tiên mà kẻ nào đó đã phạm. Đã có những cô gái khác nữa. Một cô bị mất tích cách đây sáu tháng. Tên bạn trai là một thằng hư hỏng, một con quỷ. Ngày nay, ngươi ta hay nói rằng bọn chúng hành động một cách bộc phát, rằng chúng không chịu trách nhiệm về hành vi. Tôi, thì tôi không tin. Giết người là giết người. Tôi biết trong các dòng họ lâu đời, thường có sự điên loạn. Họ Derwent chẳng hạn. Hai đời, mỗi đời đều có người chết trong trại tâm thần. lại có mụ Paulett, suốt ngày lang thang, tay cầm chiếc vòng kim cương, réo lên rằng mình là Hoàng Hậu Marie - Antote, đến nỗi người ta phải bắt giam mụ lại. Nhưng mụ chẳng làm hại ai. Còn tên kia là con quỷ, là hung thủ giết người.

- Hắn có bị sao không?

- Hồi đó, có lẽ nhà nước đã bỏ án tử hình. Hay hắn còn vị thành niên sao đó. Hắn được tuyên bố là có tội, rồi tống đi Bostol.

- Hắn tên gì?

- Michael. Không nhớ hắn họ gì, vì cách đây đã mười năm. Nhưng như là một cái tên Ý. Hình như ngày xưa có một ông họa sĩ có họ na ná . Raffle .... hay Raphael, thì phải.

- Michael Rafiel.

- Đúng rồi! Có lúc, có tin là ông bố rất giàu, đã chạy cho hắn được ra tù, nhưng rồi nghĩ đó chỉ là tin đồn.

Vậy là không phải tự tử, mà bị giết. "Vì tình!", Elizabett Temple đã thốt lên như thế khi cô Marple hỏi người học trò của cô chết vì sao? . Và, ở một khía cạnh nào đó, bà hiệu trưởng nói đúng. Con bé đã yêu, do đó đã đón trước một cái chết oan nghiệt.

Cô Marple rùng mình. Hôm trước, khi đi về làng, cô đã nhác đọc những dòng chữ lớn trên một tờ báo:" Vụ án ở Epsom. Phát hiện xác một cô gái thứ hai. Cảnh sát yêu cầu giới trẻ cộng tác".

Vậy ra lịch sử là một sự lặp lại liên tục. Ai sẽ giúp cho lớp trẻ tránh khỏi đau thương, chết chóc đây? Lớp trẻ ngày nay không biết, không bao giờ biết tự bảo vệ mình ... Hay là họ biết quá nhiều, cho là mình làm được mọi thứ?

* * *

Sáng hôm đó, cô Marple xuống dưới nhà sớm hơn mọi người tưởng, nên chưa có ai. Cô liền ra ngoài, đi dạo trong vườn . Không phải vì cô thích nó, mà cô có linh tinh là có một cái gì cô chưa bắt được. Cô chưa vội gặp ba chị em, vì cần có thì giờ suy nghĩ về những thông tin mà bà vú mau miệng đã cho biết.

Một cửa nách vườn để ngỏ. Cô đi ra ngoài làng, dọc các cửa hiệu tới nhà thờ, có nghĩa trang bao quanh. Cô đẩy cửa rào bước vào. Một số mộ có từ lâu, không đáng chú ý. Các tên họ Prince và Broad lặp lại nhiều lần trên các tấm bia.

Cô Marple sắp đi ra thì thấy lão phu mộ đi giữa hàng bia. Lão kính cẩn nghiêng đầu chào.

- Chào ông ... Thời tiết hôm nay đẹp, phải không ạ? - Cô nói.

- Vâng, nhưng chiều nay chắc mưa.

- Tôi đi một vòng. Ở đây nhiều Broad và Prince nhỉ.

- Ở vùng này, những họ ấy là phổ biến.

- Có cả mộ một em bé gái. Nhìn mộ trẻ con, thật buồn.

- Bà muốn nói đến cháu Mélanie Price? Cháu mới lên bốn, bị xe cán chết lúc cháu chạy ngang đường đi mua kẹo. Thời nay, với những tay lái xe như điên, thì tại nạn thế là thường.

- Vâng, nhiều người đã chết đã đành. Già, yếu mà chết đi một nhẽ, nhưng còn những cái chết khủng khiếp, trẻ con bị xe cán, con gái bị ám sát. ...

- Phải, phần lớn là những đứa con gái dại dột. Mẹ chúng bận túi bụi, không có thì giờ dạy dỗ, canh chừng. Bà ở Lâu đài Cổ thì phải? Bà đi trong đoàn du lịch.

- Vâng, nhưng một số buổi tham quan rất mệt cho người già như tôi. Ông Rafiel, một người bạn, đã báo cho các cô Bradbury - Scott là tôi sẽ đi qua, nên các cô có lòng tốt mời tôi về nhà chơi đã hai hôm.

Cái tên Rafiel, cô Marple cố tình gài vào câu chuyện, không có nghĩa lý gì với lão phu mộ. Cô nói tiếp:

- Bà Glynne cùng với cô chị và cô em đối với tôi rất tốt. Họ chắc ở đây đã lâu?

- Không lâu lắm. Khoảng hai chục năm. Ngôi nhà là của đại tá Bradbury - Scott. Ông ấy chết năm bảy mưoi tuổi, vợ, con trai đều chết trước ông. Và ông phải để lại nhà cho các cô cháu, tất nhiên.

Ông lão quay về với công việc của mình, và cô Marple bước vào nhà thờ, vần trán đăm chiêu. Cô đã bắt được vào con đường đúng chăng? Một vài sự việc có vẻ đã khớp lại, nhưng bức tranh chung hãy còn mù mờ. Một cô gái bị ám sát - thực ra là nhiều cô - một số thanh niên - ngày nay người ta thường gọi là "bọn trẻ " - được cảnh sát tạm giữ để "giúp vào công cuộc điều tra". Song vụ việc cô quan tâm xảy ra đã mười hai năm, liệu cô có thể làm sáng tỏ?

Nhất thiết cần phải có những thông tin khác nữa từ Elizabett Temple. Cô nguyên hiệu trưởng này đã kể có một cô gái từng đính hôn với Micheal Rafiel. Thế mà mấy chị em bà Glynne có vẻ như không biết chuyện nay.

Một cảnh tượng quen thuộc hiện lên trong óc cô, một việc vẫn thường xảy ra. Bắt đầu giống nhau: cô gái gặp chàng trai, rồi mối quan hệ tiếp diễn. Cho đến một hôm, cô gái bỗng nhận ra mình có thai. Cô nói với người yêu, yêu cầu kết hôn. Nhưng thường thì chàng trai không tính đến kết cục ấy, hoặc chàng đã chán nàng, hoặc chàng đã có một cô khác. và chàng nghĩ cách giải quyết vần đề bằng bạo lực; chàng bóp cổ nàng, và làm biến dạng khuôn mặt để không ai nhận ra.

Cô Marple đưa mắt nhìn quanh ngôi nhà thờ nhỏ. Nơi đây thiệt yên bình, khó có thể nghĩ rằng cái ác luẩn quẩn đâu đây. Cô bỏ chiếc ghế dài đang ngồi, đứng dậy, đi ra, man mác nhớ lại cái cảm giác bồn chồn của cô lúc đi quan khu vườn của Lâu đài Cổ. Rõ ràng là ba chị em phải biết một điều gì trong đó!

Cô lại nghĩ tới Elizabett Temple. Ngày mai, cô sẽ phải hỏi chuyện cô ta lần nữa. Cô lên đường trở về lâu đài, nghĩ bụng:"Sáng nay không thu lượm được gì cả.

Bà Glynne đứng ở hàng rào, chạy đến đón cô:

- Ồ, cô đây rồi! Nếu biết là cô muốn đi chơi, tôi đã dẫn cô đi xem các nơi trong làng.

- Tôi chỉ đi dạo một chút tới nhà thờ. Tôi hay chú ý đến các nhà thờ: nhiều khi chúng có những tấm bia rất hay. Nhà thờ này chắc mới trùng tu vào thế kỷ trước?

- Phải. Nhưng nó không thuộc loại cổ lắm. Vậy ra cô quan tâm đến kiến trúc tôn giáo?

- Không hẳn. Bà còn lạ gì, trong một làng nhỏ như chỗ tôi ở, mọi sự đều châu tuần quanh nhà thờ. Ít nhất là như thế hồi tôi còn trẻ, bây giờ có thể hơi khác. Bà có lớn lên ở vùng này?

- Trước, chúng tôi ở Little Herdsley, cách đây chừng ba mươi dặm . Cha tôi là thiếu tá pháo binh hưu trí, và thỉnh thoảng đến thăm ông chú tôi. Sau khi ông chú mất, chị Clotilde và em Anthea đến đây ở. Lúc đó tôi còn theo chồng, ở nước ngoài. Chúng tôi sống năm năm ở Ấn Độ, rồi nhà tôi mất ở đó. Trở về Anh, tôi mua một ngôi nhà nhò ở Hampton Court, London. Và tôi hoạt động cho những tổ chức từ thiện.

- Như vậy cũng bận.

- Đúng thế. Song gần đây, tôi nghĩ phải về đây ở nhiều hơn, vì lo cho hai chị em.

- Lo sức khoẻ của hai cô?

- Một phần. Clotilde vẫn tráng kiện, nhưng tôi lo cho Anthea. Em nó đôi khi là lạ thế nào. Ví dụ, hay đi thơ thẩn những đâu đâu, đến mức không còn biết mình đang ở chỗ nào nữa. Có lúc, lại hay băn khoăn nhiều về cái vườn. Cứ bâng khuâng nhớ nhớ lại ngày xưa, muốn sửa sang lại. Chị Clotilde đã nói rồi, không thể sửa được lúc này, em nó cứ luôn mồm nhắc nhà kính, rồi nho, đào có từ ngày xưa.

- Và cây vòi voi nữa, chắc thế.

- Vâng. Em nó cũng muốn có một bồn hoa đẹp nữa, nhưng làm sao mà thực hiện được.

- Tình huống ấy hẳn gây cho bà khó khăn.

- Vâng, nói gì thì nói, nó không chuyển. Ví dụ hôm nọ, lúc mới đến, tôi được biết Anthea đã liên hệ với một hãng lớn nhằm làm lại vườn, xây lại nhà kính. Chị Clotilde không biết gì, nên rất bực tức khi nhìn thấy bản dự toàn trên bàn Anthea. Dĩ nhiên, chị ấy đã tỏ ra rất nghiêm khắc, kiên quyết.

- Đúng là trên đời không có việc gì đơn giản - cô Marple nhận xét. À mà, sáng mai tôi phải đi sớm, nhập lại với đoàn.

- Hy vọng phần còn lại của chuyến đi không đến nổi quá vất vả với cô.

- Không sao đâu. Mai, đoàn đi thăm Stirling - Sainte - Marie hình như không xa lắm. Ở đó có một lâu đài và một nhà thờ đáng xem. Sau hai ngày nghỉ ngơi vừa rồi, tôi chắc sẽ khoẻ.

Hai người đi vào nhà - Bà Glynne loan báo:

- Cô Marple ra thăm nhà thờ.

- Nó chẳng có gì đặc biệt, Clotilde đáp. riêng tôi thấy các kính ghép màu rất xấu. Ông chú cho phần trách nhiệm vào đó, ông thích những màu lòe loẹt như thế.

Sau bữa ăn trưa, cô Marple lên phòng nghỉ, gần bữa ăn chiều mới xuống. Buổi tối mọi người nói chuyện linh tính, cuối cùng cô lên đi ngủ với cảm giác thất bại. Dường như cô vừa tham gia một buổi đi câu, mà cá không chịu cắn câu. Cũng có thể tại không có cá. Hay là tại cô chưa biết chọn mồi nhử thích hợp
 
Chương 11


-Tai nạn -

Sáng hôm sau, bà vú J mang trà lên cho cô Marple lúc bảy giờ rưõi, để cô có thì giờ sắp xếp, chuẩn bị hành lý. Cô vừa đóng chiếc va li nhỏ thì có tiếng gõ cửa, và Clotilde vào, vẻ bối rối:

- Cô Marple ơi, dưới nhà có một thanh niên muốn gặp cô. Tên là Emlyn Price. Nghe đâu đã xảy ra tai nạn.

- Tai nạn? Xe gặp tai nạn giao thông? Có ai bị thương không?

- Không, không. Việc xảy ra trong buổi tham quan hôm qua. Có một lối mòn dẫn lên di tích trên đỉnh vách đá Bonaventure, nhưng có một lối khác đi qua cồn cát cũng tới. Chắc là đoàn đi tản mát thành nhiều nhóm. Đường khá dốc, và đã xảy ra đá lở rơi vào một người đi phía dưới.

- Trời! Người bị thương là ai?

- Một bà tên là Temple.

- Cô Temple? Ôi ! Ngán quá! Tôi đã nói chuyện lâu với cô ấy. Cô nguyên là hiệu trưởng trung học, về hưu.

- Vâng. Tôi biết rõ. Cô ấy phụ trách trường trung học Fallowfiel, trường khá danh tiếng. Nhưng tôi không biết cô ấy tham gia đoàn du lịch.

Cô Marple dẹp va li sang một bên:

- Để tôi xuống gặp cậu Price.

Chàng trai đứng đợi trước cửa. Sáng nay cậu mặc Bludông da, quần xanh ngọc thạch. Tóc bù xù hơn mọi khi. Cậu nói luôn, không rào đón:

- Tai nạn tệ hại. Chắc cô Bradbury - Scott đã kể qua với cô. Đó là cô Temple. Tôi không rõ chuyện xảy ra thế nào, hình như là đá lở lăn xuống dốc lao vào cô, lúc cô đang đi ở lối mòn phía dưới. Cô đã được chở đi bệnh viện tối qua, tình hình có vẻ trầm trọng. Tất nhiên, cuộc tham quan hôm nay phải hủy bỏ, mọi người ở khách sạn cho đến mai. bà Sandbourne đang ra bệnh viện để nắm tin tức mới nhất. Bà ấy hẹn gặp mọi người ở Lợn lòi Vàng lúc mười một giờ, tôi nghĩ cô cũng muốn có mặt ở đó.

- Nhất định rồi. Tôi theo anh.

Cô quay lại để chào từ biệt Clotilde , và cả bà Glynne vừa mới đến.

- Rất cảm ơn bà và hai cô. Tôi rất vui được ở hai ngày tại đây. Nghỉ ngơi rất tốt. Thế mà lại xảy ra cái tai nạn này!

- Nếu cô muốn ở lại một đêm nữa, bà Glynne nói, chắc là ...

Bà đưa mắt nhìn Clotilde. Nhưng cô Marple có cảm tưởng cô này vừa khẻ lắc đầu và trừng mắt với bà em, tỏ vẻ không đồng tình. bà Glynne liền nói chữa:

- Nhưng, chắc là cô muốn trở về với các bạn đồng hành hơn.

- vâng, tôi nghĩ như thế là hơn. Tôi phải hỏi câu chuyện ra sao, mình giúp ích được gì. Biết đâu đấy. Một lần nữa, xin cảm ơn .

Emlyn Price đỡ va li của cô Marple, và hai người ra đi.

- Tội nghiệp cô Temple! Hy vọng thương tích không nặng.

- Tôi sợ là nghiêm trọng đấy. Nhưng ta phải đợi bà Sandbourne về mới biết được. Bệnh viện Carristown cách đây tám dặm.

Về tới khách sạn, họ thấy mọi người đều tập trung ở phòng khách, đang nhấp cà phê với bánh ngọt.

- Ôi ! bà Butle nói, thật là buồn, giữa lúc chúng mình đang vui vẻ. Thế mà tôi cứ tưởng cô Temple chân còn vững lắm! Mọi việc không tài nào đoán trước, có phải không, anh Heny?

- Đúng vậy. Và tôi nghĩ không biết ta có nên tiếp tục chuyến du lịch này nữa không. Nếu tai nạn này có ... hậu quả tai hại, tất người ta sẽ điều tra, và ...

- Henry, anh đứng nói chuyện gở?

Cô Cooke chen vào:

- Tôi nghĩ là ông Butler hơi bi quan đấy. Mọi việc đâu đến nỗi bi thảm đến thế.

Ông Caspar cất giọng lơ lớ:

- Không, nghiêm trọng đấy. Hôm qua, tôi đã nghe hết, lúc bà Sandbourne nói chuyện diện thoại với bác sĩ. Cô Temple bị chấn thương sọ não, và một chuyên gia giỏi sẽ xem xét để có phẩu thuật được không.

- Trời ! Cô Lumley thở dài thường thượt, Mildred ơi, ta phải về nhà thôi. Để tôi đi xem giờ tàu ...

- Không việc gì phải hốt hoảng thế, bà Riseley - Porter lên tiếng, đầy uy quyền, Joanna, cháu vứt ngay mẩu bánh này vào sọt rác. Không ăn nổi, cả chỗ mứt này nữa.

Cô gái cầm lấy mẫu bánh:

- Cháu đi ra ngoài một lát với anh Emlyn, được không? Ngồi đây mà chờ đợi cũng chẳng ích gì.

- Phải, cháu đi ra ngoài thì hơn, cô Cooke nói.

- Đúng thế - Cô barrow phụ họa, trước khi bà Riseley - Porter kịp mở miệng.

Dùng xong cà phê và bánh, ai nấy bắt đầu thấy lúng túng. Khi có tia họa xảy ra, thật khó biết mình phải xử sự thế nào. Cô Cooke và cô Barrow đồng loạt đứng lên, tuyên bố phải ra phốb mua sắm.

- Tôi muốn gửi hai, ba cái bưu thiếp và hỏi xem giá tem gửi đi Trung Quốc là bao nhiêu - cô Barrow nói:

- Còn tôi đi mua len, cô Cooke thêm. Với lại ở đầu chợ bên kia có một tòa nhà đáng xem. Đi ra ngoài thoáng đãng, dễ chịu hơn.

Vợ chồng đại tá Walker cũng đứng lên, mời vợ chồng ông Butler cùng đi một vòng. Tất cả rời phòng khách . Emlyn Price đã lỉnh đi từ lúc nào, chạy theo Joanna. Bà Riseley - Porter cố giữ cháu gái ở lại không được, tuyên bố cứ ngồi ở phòng khách, yên tĩnh, dễ chịu hơn. Ông Carter đi theo các bà. Còn giáo sư Wanstead quay lại với cô Marple:

- Có lẽ tốt nhất là ta lên ngồi sân thượng. Cô nghĩ sao?

Cô Marple cảm ơn và đứng dậy. Đến lúc này, cô chưa nói chuyện mấy với giáo sư, vì phần lớn thời gian - kể cả khi ở trên xe - ông đều cắm đầu đọc sách.

Trên sân thượng không có ai. Hai người ngồi xuống những chiếc ghế mây rộng. Giáo sư mở đầu:

- Nếu tôi không lầm, cô là cô Marple?

- Vâng, chính tôi.

- Thế là đúng, theo những điều mô tả về cô.

- Mô tả tôi?

- Ông Rafiel đã kể với tôi về cô. Giáo sư hạ giọng.

- Ồ ! Ông Rafiel?

- Cô lạ lắm sao?

- Hơi lạ ... Tôi không ngờ ...

Giáo sư im lặng một lúc lâu, rồi mới nói:

- Ông ấy đã thu xếp để cô tham gia chuyến du lịch này.

- Thú thật, tôi rất ngạc nhiên, khi biết ông đã giữ một chỗ trong đoàn cho tôi. Chứ tôi làm sao có tiền để đi như thế này. Thế mà bây giờ chuyến đi lại gặp trục trặc ...

- Theo cô , chuyện này thật bất ngờ?

- Thưa giáo sư, ông định nói gì cơ?

Wanstead mỉm cười:

- Ông Rafiel đã nói khá nhiều về cô. Ông ấy gợi ý tôi cũng nên đi chuyến này và ... quan tâm đến cô, tạm nói như thế.

- Quan tâm đến tôi? Vì lý do gì?

- Để bảo vệ cô, tôi đoán thế. Ông ấy muốn là không có chuyện gì phiền toái xảy đến với cô.

- Nhưng cái gì có thể xảy ra, ông nói được không?

- Có thể giống như cái đã xảy ra với cô Temple.

Đúng lúc ấy Joanna Crawford rẽ lối góc khách sạn, đi qua trước sân thượng, tay cầm rổ thức ăn. Cô ngạc nhiên nhìn hai người, ngoắc đầu ra hiệu rồi đi ra phố. Đợi cô đi khuất, giáo sư nói tiếp:

- Một cô bé nhí nhảnh. Lúc này, cô ta cam chịu là vật đầu sai của bà dì uy thế, nhưng chẳng mấy lâu nữa cô ta sẽ đến tuổi nổi loạn.

Cô Marple lúc này ít quan tâm đến sự nổi loạn của Joanne, hỏi lại:

- Lúc nẫy, ông định nói gì?

- Vấn đề này, ta phải bàn luận dưới ánh sáng những sự việc mới xảy ra.

- Ông muốn nói về tai nạn của cô Temple?

- Phải. Nếu tạm coi đó chỉ là tai nạn.

- Nhưng ông cho không phải là tai nạn?

- Dù sao, có khả năng như vậy.

- Phần tôi, tôi không biết gì hết - cô Marple ngập ngừng đáp.

- Tất nhiên,vì cô không có mặt tại chỗ. Hay là cô đang bận việc nơi khác?

- Tôi không hiểu rõ ông nói gì.

- Cô thận trọng đấy, và như thế là đúng.

- Tôi có thói quen như thế.

- Thói quen thận trọng?

- Không hẳn như vậy. Tôi chỉ định ra quy luật là: cái gì người ta nói, phải xem xét kỹ đã.

- Chỗ này, cô lại đúng. Nói cho cùng, cô không biết gì về tôi. Cô chỉ biết tên, đọc trong danh sách các hành khách thích tham quan. Lâu đài và vườn. Mà có lẽ cô thích vườn hơn.

- Có thể.

- Có những người khác cũng quan tâm đến vườn.

- Hoặc họ nói thế.

- A? Cô đã nhận ra điều ấy? Cô biết đấy, lúc đầu, vai trò của tôi là quan sát cô, nhìn xem cô làm gì và sẵn sàng can thiệp nếu xảy ra chuyện gì ... bất ưng. Nhưng tình hình đã hơi biến chuyển. Nay cô phải quyết xem tôi là đồng minh của cô, hay thù địch.

- Có lẽ ông nói phải. Song ông chưa cho tôi biết gì để tôi có thể đánh giá. Chắc ông phải là bạn thân của ông Rafiel?

- Không hẳn. Tôi chỉ gặp ông hai lần, một lần trong hội đồng quản trị của một bệnh việnn lần nữa trong một cuộc họp nào đó. Nhưng ông đã nghe nói về tôi, tôi cũng biết hoạt động của ông. Nếu nói rằng tôi có chút uy tín trong nghề nghiệp của mình, sợ rằng cô cho rằng tôi là người thiếu khiêm tốn....

- Không đời nào. Tôi nghĩ là ông nói đúng sự thật. Tôi đoán ông theo ngành y , có phải không?

- Không. Tôi có bằng thầy thuốc, song lại chuyên về bệnh lý tâm thần. Tôi nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến pháp chế ngành y. Nói cách khác, tôi quan tâm đến các loại tội phạm khác nhau, về vấn đề này, tôi đã viết một số sách gây tranh luận.

- Nếu vậy, ông có thể giải thích một số chi tiết mà ông Rafiel đã không nói rõ với tôi.

- Tôi biết cô gặp ông Rafiel ở Antilles, hai người đã có lúc cộng tác với nhau.

- Ông ấy cũng nói chuyện đó ?

- Có. Ông ấy khẳng định cô có sự thính nhạy đặc biệt với các vụ án.

- Nói thế thì lạ quá, không đúng đâu.

- Tôi thì không cho là lạ. Vả lại, ông Rafiel là người thông minh, sắc sảo, ông ấy không nhận lầm người. Và ông ấy cho là cô giống ông ở điểm đó.

- Tôi không tin. Một số ngưòi gợi tôi nhớ đến người khác mà tôi biết, do đó đôi khi tôi đoán trước được cách xử sự của họ trong những hoàn cảnh nhất định. Nhưng lúc này, tôi hoàn toàn đi trong tối đen, và không thể tin ông Rafiel cố tình muốn như thế.

- Ông ấy muốn cô tiếp cận với các sự việc mà không hề thiên kiến.

- Vậy ông cũng lại không nói gì nữa sao? Cô Marple đột nhiên kêu lên với vẻ bực tức. Ông không thấy rằng như thế là vượt quá giới hạn cho phép sao?

- Cũng phải - Giáo sư mỉm cười, công nhận. Vậy tôi xin kể một số việc, xem có soi sáng cho cô chút nào không?
 
Chương 12


Tai Nạn (2)

-

Đôi khi tôi giữ vai trò cố vấn trong một số việc của Bộ Nội Vụ, nên có tiếp xúc với nhiều cơ quan, trong đó có những nơi giam giữ một số loại tội phạm. Thường sau khi xảy ra án mạng, họ mời tôi đến để hỏi ý kiến. Nhung cũng có khi , tôi được chính giám đốc những nơi ấy mời đến để tham khảo. Một trong những người đó, đồng thời cũng alé bạn cũ, mới đây đã gọi đến tôi. Ông ta trình bày sự lo lắng do một tù nhân gây ra cho ông. tên này, lúc xảy ra vụ việc cách đây nhiều năm, còn rất trẻ. Và ông kia lúc đó chưa làm giám đốc. Song, thời gian càng trôi, ông càng nghi hoặc. Tay thanh niên thì rõ ràng là không tốt .... gọi hắn là gì cũng được, không thiếu từ tồi tệ, khinh miệt. Là tội phạm, điều ấy thì rõ: hắn đã tham gia băng đảng, đã ăn cắp, biển thủ, lừa đảo, làm giấy tờ giả. Tóm lại, ai là cha một đứa như thế thì vô cùng thất vọng.

- Có lẽ tôi hiểu ông.

- A? Cô hiểu?

- Có phải ông định nói con trai ông Rafiel?

- Cô đoán không sai. Cô biết gì về ông ta?

- Không. Đến hôm qua tôi mới biết ông Rafiel có con trai như thế. Chắc là đứa duy nhất.

- Phải. Nhưng ông còn hai đứa con gái. Cô thứ nhất chết năm mười bốn tuổi, cô thứ hai lấy chồng nhưng không có con. Vợ ông Rafiel mất lúc còn trẻ, hẳn ông rất buồn, tuy không bao giờ để lộ ra. Ông yêu quý các con đến mức nào? Tôi không biết. Nhưng vì chúng, ông ta có thể làm mọi thứ có thể làm . Nhưng đó là một con người khó hiểu, chỉ nghĩ đến kiếm tiền. Dù sao thì với anh con trai, ông đã cố hết sức. Ngay lúc còn học ở trường, anh ta đã được bố can thiệp, thoát khỏi nhiều rắc rối. Sau này, ông bố cũng mấy lần cứu con khỏi bị truy tố. Nhưng cuối cùng, anh ta đã bị bắt và bị kết án tù vì tội cưỡng hiếp. Sau đó, một vụ thứ hai nữa, nghiêm trọng hơn, anh ta lại ra tòa.

- Tôi nghe nói anh ta đã giết một cô gái.

- Anh ta bắt cóc cô, và một thời gian sau, người ta mới tìm thấy xác. Bị bóp cổ, rồi bị đập nát mặt, để không ai nhận ra.

- Kinh khủng . Tôi chúa ghét loại tội phạm này, và nếu ông định kể để tôi thương hại hắn, thì không bao giờ. Tôi không thể chịu được những kẻ hèn hạ đang tâm làm những việc dã man như thế.

- Cô nói vậy, tôi rất đồng tình. Nhưng, trong trường hợp đặc biệt này, ông giám đốc nhà tù - một người có kinh nghiệm - lại đi đến kết luận: hắn không phải kẻ giết người. Ông ấy công nhận hắn là một kẻ xấu lỳ lợm, không thể cứu chữa. Nhưng đống thời, ông cho rằng bản án dành cho hắn là rất sai lầm. Ông không tin hắn đã giết cô gái, và đã xem kỹ lại các báo cáo của cảnh sát. Cậu ta quen biết nạn nhân. Thấy họ đi với nhau nhiều lần, có thể cô ta là người yêu nữa. Xe của cậu ta đậu gần đấy, bản thân cậu ta bị người ta nhận mặt. Vụ việc như thế, xem như đã rõ. Song, bạn tôi không hài lòng, ông muốn nghe không chỉ ý kiến cảnh sát, mà cả của thầy thuốc. Vì thế ông ta khẩn khoản yêu cầu tôi gặp và nói chuyện với cậu ta....

- Và ông đã nhận lời ....

- Vâng. Tôi đã gặp đối tượng, đã nói chuyện, lúc nhẹ lúc sẵng để xem hắn phản ứng thế nào, đã bàn với hắn rằng hiện nay luật pháp có một số thay đổi, có thể nhờ luật sư xem xét lại một số điểm có lợi cho hắn. Cuối cùng, tôi đã bắt hắn làm một số trắc nghiệm như ngày nay chúng tôi thường làm.

- Và đến kết luận ra sao?

- Theo tôi, bạn tôi có lý. Tôi nghĩ Michael Rafiel không giết người.

- Thế còn cái vụ đầu tiên hắn phạm trước đó?

- Đúng là vụ ấy đã làm hại hắn. Đã có tiền sự thì dễ bị tòa thành kiến. Phần tôi, đã có điều tra riêng. Hắn đã tấn công một cô gái, thậm chí cưỡng hiếp, nhưng hắn không định bóp cổ chết. Hơn nữa, qua kinh nghiệm nhiều vụ tương tự, tôi không cho là không có chuyện cưỡng hiếp. Cô lạ gì, con gái thời nay hay dùng từ ấy để chỉ một việc hoàn toàn tự nguyện! Mà cô gái ấy còn đi với nhiều đứa con trai khác, chắc không chỉ trong giới hạn của tình bạn.

- Rồi ông làm gì?

- Tôi liên hệ với ông Rafiel, yêu cầu được gặp để nói về đứa con trai. Tôi nói lại tất cả, song cũng chỉ rõ là hiện nay chúng tôi không có bằng chứng gì, nên không thể đòi tòa xử lại. Nhưng tôi cũng không giấu giếm ý nghĩ của tôi cho rằng đây là một vụ xử oan. Tôi gợi ý ông nên cho tiến hành một cuộc điều tra, tốn tiền đấy, nhưng chỉ có thế mới làm rõ được một số tình tiết mới.

- Và tình cảm của ông ấy đối với con trai thế nào?

- Tôi phải nói rằng ông ấy tỏ ra hết sức thẳng thắn, trung thực, dù rằng ....

- Dù rằng ông ấy tàn nhẫn.

- Vâng, đúng thế. Ông ấy tàn nhẫn, nhưng công bằng, chính trực. Ông ấy nói đại khái như sau: " Từ lâu tôi biết rõ bản chất thằng con tôi, và tôi không cố gắng để nó thay đổi, vì biết là không thể được. Đó là một thằng tồi tệ, xấu xa và bất lương, và không ai có thể uốn nó đi theo đường ngay. Do đó tôi cũng ngán và mặc kệ nó, dù về mặt pháp lý tôi vẫn chú ý. Khi nào có thể được, tôi đều làm hết sức để bênh vực nó. Giờ đây, sức tôi đã yếu, nhưng nếu đúng là nó bị kết án sai, thì nó phải được trả lại tự do. Nếu là một kẻ khác giết cô gái đó, tôi muốn vấn đề phải được làm sáng tỏ, và công lý phải lên tiếng. Nhưng tôi đang yếu, sống chẳng còn bao lâu, có khi chỉ tính bằng tháng, bằng tuần." Tôi liền đề nghị ông nên thuê luật sư, nhưng ông cắt lời, nói ngay: " Ông có nhờ họ thì nhờ, nếu ông muốn, nhưng họ chẳng làm gì được đâu. Có lẽ thời gian ngắn ngủi còn lại, tôi phải dự tính một cái gì vậy. Tôi ủy quyền hoàn toàn cho ông, và để giúp ông, tôi sẽ thử nhờ đến sự cộng tác của một người". Ông ấy đưa tôi một số tiền để chi phí khi cần, và viết tên cô lên tờ giấy. " Tôi không cho ông địa chỉ của cô Marple, ông nói tiếp, vì tôi muốn ông làm quen với cô ấy trong những hoàn cảnh do tôi chọn lựa". Rồi ông nói đến chuyến du lịch này, bảo sẽ giữ cho tôi một suất. Ông nói thêm:" Cô Marple cũng sẽ đi chuyến này, ông sẽ làm quen, coi như gặp gỡ tình cờ". Tôi phải tự chọn lúc nào thích hợp để tự giới thiệu với cô. Nhưng tôi cũng có thể không lộ mặt nếu tôi thấy làm thế có lợi hơn. Tôi liền yêu cầu ông kể nhiều hơn về cô, nhưng ông từ chối. Ông chỉ nói là cô biết đánh giá con người và có năng khiếu nhận biết đâu là cái ác.

Cô Marple ngỡ ngàng một lúc. Giáo sư hỏi:

- Cô có thấy là ông ấy nói đúng?

- Cũng có thể. Giống như một số người có mũi thính, ngửi thấy được mùi khí lạ từ rất xa. Tôi có một bà cô, cô ấy tự cho mình có tài biết ai nói dối, ai không.

Cô Marple kể lại tất cả những gì diễn ra từ lúc cô gặp các luật sư của ông Rafiel, cho đến hôm cô về nghỉ tại Lâu đài Cổ.

- Bà Glynne cùng cô chị và cô em có vẻ là những người rất bình thường - cô nói - không có gì đặc biệt. hình như họ không biết nhiều về ông Rafiel. Tôi đã chuyện trò với họ, nhưng không đạt được điều gì.

- Vậy cô không biết thêm gì trong thời gian ở Lâu đài ?

- Tôi chỉ biết đúng những điều ông vừa nói nói, nhưng là do bà vú già nói. Bà ấy nói đến cô gái bị ám sát, và nói thêm cảnh sát tin chắc là con ông Rafiel là thủ phạm, và còn cho rằng anh ta còn phạm nhiều tội trước nữa.

- Cô có cho rằng ba chị em - hoặc ít nhất một trong ba người - có dính dáng đến vụ đó?

- Không. Clotilde là người đỡ đầu cô gái, cô gái ấy rất yêu nó.

- Có thể họ biết còn có một anh con trai khác.

- Nếu vậy, thì ta phải tỉm ra anh chàng đó.

- Thời gian cô ở đó, không xảy ra chuyện gì bất thường?

- Không hẳn. Cô út tự cho mình là giỏi vườn tược, thực ra không thuộc tên tất cả các loại cây và hoa. Tôi đã thử gài bẫy cô ta, nên biết chắc như vậy. và điều ... Ông có để ý hai cô Cooke và Barrow?

- Hai bà cô già cùng đi với nhau, phải không?

- Phải. Tôi phát hiện một điều lạ ở cô Cooke - nếu đúng đó là tên cô ấy.

- Cô ấy còn có tên khác?

- Có vẻ như thế. Một hôm cô ta đi qua nhà tôi, ở Sainte- Marie - Mead, trong lúc tôi thơ thẩn ngoài vườn, cô ấy chào tôi, nói mấy câu, rằng cô ấy ở nhà bà Hastings - mà tôi chưa nghe tên bao giờ - rằng cô làm vườn cho bà ấy. Nhưng chắc chắn đó là những lời nói dối, vì cô ấy không biết gì về vườn tược.

- Theo cô, tại sao cô ấy đến Sainte - Marie - Mead?

- Tôi không biết. Chỉ biết rằng, cô ta để tóc mỗi lúc mỗi khác, trước đây tóc đen chứ không vàng, và lúc đó tự xưng là Barlett. Lúc tôi gặp lại trong xe, tôi không nhận ra ngay, chỉ thấy khuôn mặt quen quen. Sau đó tôi mới nhớ ra. Cô ta nhận có đến Sainte - Marie - Mead, nhưng chối là không biết tôi. Nhưng tôi thì có thay đổi gì đâu.

- Qua đó cô rút ra kết luận gì?

- Cô ấy đi qua lúc đó cốt để trông thấy tôi, nhằm sau này sẽ nhận được mặt tôi.

- Nhưng để làm gì?

- Nào tôi biết. Tôi chỉ thấy hai khả năng, trong đó một không lấy gì làm vui.

Hai người im lặng một lúc lâu, rồi giáo sư Wanstead cất tiếng:

- Tai nạn xảy ra với cô Temple cũng rất đáng ngờ. Trong khi đi đường, cô đã chuyện trò gì chưa?

- Rồi. Và tôi định phải gặp cô nữa, khi cô ấy khá hơn. Hy vọng cô sẽ cung cấp nhiều chi tiết khác về cô gái bị giết, vì cô này đã từng là học trò của cô Temple.

Trong lúc chăm chú chuyện trò với giáo sư, cô Marple vẫn nhìn ra ngoài phố, dọc khách sạn.

- Kìa, kia là cô Anthea - cái người cầm một bọc to ấy. Chắc cô ra bưu điện.

- Cô ấy trông có vẻ kỳ lạ, với bộ tóc bù xù xõa xuống đầu.

- Đúng. Lúc mới gặp; tôi liên tưởng ngay đến một Ophélie đang về già.
 
Chương 13


-Chiếc áo thun ô vuông -

Bà Sandbourne trở về vào giờ ăn trưa. Những tin tức bà mang về không vui. Cô Temple vẫn chưa hồi tỉnh, và cũng không thể chuyên chở được trong vòng vài ngày.

Sau khi thông báo như thế, bà trở lại côg việc của người phụ trách đoàn, tuyên bố chuyến du lịch tiếp tục như bình thường vào sáng mai, ai muốn trở về London thì bà sẵn sàng cung cấp giờ tàu để tùy định liệu. Còn chiều hôm nay, sẽ chia thành nhiều nhóm đi chơi gần, bà sẽ lo xe cộ.

Ra khỏi phòng ăn, giáo sư Wanstead kéo cô Marple ra chỗ vắng:

- Trừ khi cô muốn nghỉ chiều nay, nếu không, một giờ nữa tôi sẽ đón cô. Quanh đây có một nhà thờ khá đặc biệt, cô xem chắc sẽ thích.

- Xin vui lòng.

* * *

- Cô sẽ đi xem nhà thờ, và một làng nhỏ rất lạ - giáo sư nói.

- Ông tốt quá.

Cô Marple nghĩ là ông quan tâm chu đáo đến mình, chịu khó dẫn mình đi thăm đây đó, hấp dẫn hơn.

Ngồi trong chiếc xe thuê, thỉnh thoảng cô lại liếc mắt nhin người đồng hành. Xe đi qua làng, ra tới một con đường nhỏ, vòng vèo ven các ngọn đồi. Giáo sư quay lại nói:

- Thực ra chúng ta không đi xem nhà thờ.

- Tôi cũng bắt đầu ngờ ngợ. Vậy ta đi đâu?

- Bệnh viện Caristown.

- Cô Temple điều trị ở đó, phải không?

- Phải. bà Sandbourne mang về một bức thư của ông giám đốc, và tôi vừa liên lạc bằng điện thoại với ông ấy.

- Cô ấy thế nào?

- Không tốt lắm, và tôi e là khó khỏi. Cô vẫn chưa tỉnh, nhưng rất có thể có những thoáng chợt tỉnh táo.

- Tại sao ông đưa tôi đến đó? Tôi không quen thân, mới chỉ gặp nhau lần đầu trong chuyến đi này.

- Tôi biết. Nhưng trong một lúc chợt tỉnh, cô ấy đã yêu cầu gặp cô.

- Sao có chuyện ấy nhỉ? Mới quen sơ sơ. Tuy vậy, nếu cô ấy chết thì tôi rất buồn, vì cô ấy có vẻ là một phụ nữ đáng quý. Hình như cô chuyên về toán, nhưng có hiểu biết rất rộng, và là một nhà giáo dục thực sự đúng với ý nghĩa của nó. Tuy đã nghỉ hưu, cô vẫn còn uy tín trong giới giáo. Cái tai nạn chết tiệt ... Nhưng chắc ông chẳng muốn nhắc lại nó nữa ?

- Trái lại, tôi còn thông báo cho cô những tình tiết. Như đã biết, cô Temple bị một tảng đá rơi từ trên đường dốc lao xuống đường mòn phía dưới. Đành rằng việc này thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Tuy nhiên, có người đã nói với tôi rằng trong tai nạn này có một điểm lạ lùng.

- Ai nói?

- Joanna Crawford và Emlyn Price. Cô gái có cảm giác rõ ràng - nếu không nói là chắc chắn - rằng có một người nào đó trên mỏm đá cao. Cô đang cùng Emlyn leo con đường hẹp chạy quanh đồi, đến một chỗ ngoặt chợt trông thấy một bóng người in trên nền trời. Người lạ - cô không phân biệt được rõ là đàn ông hay đàn bà - đang cố đẩy một hòn đá to đã bắt đầu lung lay, rồi rơi hẳn ra và lăn xuống dốc. Cô Temple lúc đó đang đi ở đường dưới, đúng chỗ tảng đá rơi.

- Joanna không thể xác định bóng người đó là đàn ông hay đàn bà?

- Không. Cô ta chỉ khẳng định người đó mặc chiếc áo thun kẻ ô vuông nhỏ và đen. Hơn nữa, người này đã quay lại ngay và biến mất trong rừng đá. Cô ta nghĩ có thể là đàn ông, nhưng không chắc.

- Cô ta có cảm tưởng là một vụ mưu sát cô Temple?

- Càng nghĩ cô ta càng tin như thế. Cậu Price cũng cùng một ý kiến.

- Chắc ông chưa có một ý niệm gì về lai lịch người lạ đó?

- Chưa. Họ cũng không. Có thể là một người trong đoàn, cũng có thể là người nào khác biết là đoàn dừng ở đây và lợi dụng cơ hội để tiến hành mưu sát. Ngày nay bọn sùng tín bạo lực không ít, hoặc là một kẻ thù bí mật;

- Kẻ thù bí mật. Nghe có vẻ ly kỳ.

- Đúng vậy. Ai có thể đang tâm giết một cô hiệu trưởng đang kính? Ta phải tìm lời đáp cho câu hỏi ấy. Có thể cô Temple sẽ chỉ dẫn cho ta tìm đúng đường . Có thể cô ấy đã nhận được mặt cái kẻ đứng trên đầu mình trong lúc cô đang leo dốc. Cô ấy cũng có thể cho biết ai là người muốn hại mình.

- Khó lắm.

- Đành thế. Nhưng nghĩ cho kỹ, hiệu trường là người tiếp xúc với nhiều loại người. Một số đông học sỉnh đã qua tay cô ấy, do đó cô có thể biết nhiều chuyện. Ví dụ, những chuyện tình vụn trộm của các cô gái, mà cha mẹ không biết. Từ hơn chục năm nay, chuyện ấy là thường. Người ta nói con gái ngày nay vào đời sớm hơn xưa. Về mặt sinh lý, điều đó đúng. Nhưng ở một khía cạnh khác, họ lại chậm trưởng thành. Thế nhưng, giống hệt trẻ con, họ lại muốn được coi là người lớn, muốn được tự do làm những điều mà cho là của người trưởng thành. Chính cách xử sự đôi khi dẫn đén bi kịch.

- Ông định nói trường hợp cụ thể nào?

- Không. Tôi chỉ nghĩ, khó lòng cô Temple lại có một kẻ thù riêng, một kẻ thù quyết liệt đến mức phải giết cô. Tôi nghĩ .....

Giáo sư ngừng lời, nhìn côMarple.

- Cô đặt giả thuyết gì không?

- Không. Nhưng tôi hiểu ý kiến của ông rồi. Theo ông, cô Temple có thể là người biết một bí mật gì nguy hại cho người thứ ba...

- Vâng. Đúng như thế.

- Nếu vậy, ta có thể gaỉ thử là một người nào đó trong đoàn đã nhận ra cô ấy. Cô ấy thì không nhận ra "kẻ thù", vì nhiều năm đã trôi qua từ khi gặp nhau lần đầu. Nhưng ... ta hãy trở lại chiếc áo thun ô vuông.

- Cô có ý kiến gì?

- Theo mô tả, đó là một cái áo đặc biệt. Đặc biệt đến mức Joanna chú ý ngay và nhớ ngay.

- Điều ấy gợi cho cô suy nghĩ gì?

- Gợi cho tôi nghĩ đến một lá cờ - cô Marple đáp, vẻ mơ màng. Một cái áo mà người ta không thể không chú ý, phải ghi nhớ, nhận ra ngay ...

- Tôi hiểu cô định nói gì rồi.

- Khi ta mô tả một người nhìn từ xa, điều đầu tiên được chú ý, là quần áo. Ví dụ: mũ bê rê đỏ, áo khoác tím, áo vét da, áo thun ô vuông đỏ và đen. Những cái đó rất dễ nhận và người nào đã mặc nó một lúc nhất định rồi cởi nó ra , đốt nó đi, vứt nó vào sọt rác, hoặc gói vào rồi đem gửi bưu điện, thì hắn lại trở lại quần áo bình thường, không ai nhận ra. Vậy chiếc áo thun ô vuông đã được ai đó cố tình mặc lúc xảy ra tai nạn với cô Temple.

- Lập luận có vẻ đúng, nhất là trường trung học Fallowfiel cách đây không xa, khoảng mười lăm dặm. Vùng này có thể nói là lãnh địa của cô Temple, cô quen biết nhiều người ở đây, và chắc chắn ai cũng biết cô.

- Như vậy phạm vi tìm tòi của chúng ta càng thêm rộng. Tôi cho nhiều khả năng kẻ phạm tội là đàn ông. Tảng đá, nếu đúng là bị cố tình bẩy ra, đã lao xuống rất chính xác, phải là đàn ông mới làm được. Như đã nói lúc nẫy, người nhận ra cô Temple, có thể là người trong đoàn du lịch ngồi trong xe, song cũng có thể bị ai đó bắt gặp ngoài phố. Một cô học trò cũ chẳng hạn, mà cô không nhớ vì qua lâu ngày. Nhưng cô học trò thì phải nhận ra cô hiệu trưởng cũ, và một phụ nữ sáu mươi tuổi thì cũng không khác lắm so với lúc năm mươi hay năm nhăm. Cô học trò đó biết là cô hiệu trưởng nắm được bí mật gì của mình, có thể gây hại, thậm chí là mối nguy nghiêm trọng với mình. Tiếc rằng tôi không thuộc vùng này lắm. Ông có hơn gì tôi về mặt này không?

- Tiếc rằng tôi cũng không. Và nếu không gặp cô, tôi còn mù mờ hơn. Vậy cô không biết chính xác cô đến nơi đây để làm gì. Thế mà ông Rafiel lại thu xếp cô đến đây, và chúng ta gặp nhau. Chúng ta đã dừng chân nhiều nơi, nhưng ông ấy muốn ta gặp nhau ở đây, và để cô qua hai ngày ở Lâu đài Cổ. Điều ấy có lý do gì cụ thể?

- Chắc ông ấy mong tôi nắm được một số sự việc đến nay chưa biết.

- Về những vụ án mạng từng xảy ra ở đây những năm qua? - Giáo sư hỏi với vẻ nghi ngờ. Thực ra ở vùng này các sự việc xảy ra cũng không khác gì các nơi khác ở khắp nước Anh, và thường đã xảy ra là xảy ra hàng loạt. Một cô gái bị tấn công và bóp cổ chết, rồi đến một cô khác cũng bị như thế cách đó không xa, rồi một cô nữa chết trong hoàn cảnh tương tự. Người ta thông báo có hai cô gái bị mất tích, ở Jocelyn - Sainte - Marie. Một là cái cô thường thấy cặp kè với Michael Rafiel, sáu tháng sau mới tìm thấy xác cách đây ba mươi dặm.

- Còn cô thứ hai?

- Là Nora Broad. Cô này luôn bị bọn con trai quấy nhiễu. Xác vẫn chưa tìm ra, nhưng chắc sẽ có ngày. Có trường họp phải hai mươi năm sau mới thấy. Nhưng ta đến Carristown rồi, bệnh viện kia.

Cô Marple đi theo giáo sư Wanstead. Một cô thường trực ngồi sau quầy đứng lên đón họ:

- Ồ! Giáo sư đây rồi. Còn đây chắc là cô Marple? Cô y tá trưởng Barker sẽ đưa các vị đi.

- Cô Temple ra sao?

- Hình như không khả quan. Song để tôi giới thiệu các vị với cô Barker, cô ấy rõ hơn tôi.

Y tá trưởng là một phụ nữ cao, gầy, mắt sắc, giọng nghiêm nghị:

- Tôi cần nói trước vài điều với cô Marple. Bệnh nhân vẫn còn hôn mê, chỉ có vài thoáng hơi tỉnh. Lúc đó, cô ấy nói được vài từ, không thể yêu cầu hơn. Chắc giáo sư đã nói cô biết là trong một lúc hồi tỉnh ấy, bệnh nhân đã gọi tên cô. Và nói tiếp:" Tôi muốn gặp". Sau đó lại rơi vào vô thức. Bây giờ tôi yêu cầu các vị ở lại một thời gian trong phòng bệnh để đón lúc nào cô ấy tỉnh và nói gì. Vì các vị không phải họ hàng gần, tôi xin được nói thẳng: tình hình bệnh nhân tiến triển xấu, ngày càng yếu đi, thậm chí có thể không tỉnh lại lần nào nữa. Tuy nhiên, cứ nên có người trực bên cạnh, phòng có lúc bệnh nhân tỉnh và muốn nói. Không nên có nhiều người. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn bố trí một cô y tá thường xuyên có mặt, nhưng ngồi một chỗ bệnh nhân không nhìn thấy. Nếu bệnh nhận tỉnh dậy, chỉ thấy một người, lại là người quen biết và cô ấy đang chờ đợi, thì sẽ yên tâm hơn. Tôi nói vậy, các vị đã rõ chưa?

- Rõ rồi. Vâng, tai tôi hơi nặng, không nghe rõ như trước, nhưng nếu ngồi sát giường, chắc sẽ nghe được những gỉ cô Temple nói.

- Tốt. Nếu giáo sư Wanstead ở lại trong phòng chờ dưới nhà, chúng tôi sẽ gọi ông khi cần thiết. Nào, bây giờ cô Marple theo tôi ....

Phòng bệnh nhân hẹp, sáng mờ mờ. Elizabeth Temple nằm trên giường như một bức tượng. Tuy nhiên, cô không có vẻ đang ngủ. Cô y tá cúi xuống một lát, rồi ra hiệu cho cô Marple ngồi xuống ghế kê sát đầu giường bệnh nhân. Rồi cô ta lặng lẽ đi thẳng ra cửa, một cô y tá trẻ, ngồi sau bức bình phong, thò đầu ra. Y tá trưởng dặn:

- Cô Edmond, nếu cần thì gọi tôi, còn bây giờ, hãy giúp cô Marple.

Cô Marple ngồi vào ghế, mắt chăm chăm nhìn bệnh nhânlòng băn khoăn không rõ có đạt được gì không.

Mười phát trôi qua, rồi hai mươi phút. Nửa tiếng. Đột nhiên giọng cô Temple thốt lên, khe khẽ và hơi khàn, nhưng rõ:

- Cô Marple?

Elizabeth Temple mở mắt, nhìn người ngồi đầu giường:

- Cô khoẻ .... cô Marple?

- Khoẻ.

- Henry thường nói về cô.

- Henry?

- Henry Clithering, bạn tôi.

- Tôi có quen ông ấy, cô Marple nhẹ nhàng đáp.

- Tôi nhớ ra tên cô ... khi xem danh sách hành khách. Và tôi nghĩ cô có thể giúp chúng tôi tìm ra sự thật. Rất quan trọng, tuy việc xảy đã lâu.

Giọng người bệnh hơi lả đi, mắt nhắm hờ. Cô y tá đi ngang phòng, cầm chiếc cốc trên bàn đặt lên môi người bệnh. Cô Temple nhấp một ngụm, rồi gật đầu ra hiệu đã uống đủ. Cô y tá đặt cốc, trở về chỗ. Cô Marple:

- Nếu tôi giúp được gì, xin sẵn sàng.

- Cảm ơn.

Cô Temple nhắm nghiền mắt đến hai, ba phút, rồi lại mở.

- Ai? Cần phải biết. Cô hiểu tôi định nói ai?

- Tôi đoán. Một cô gái bị giết. Nora Broad?

Cô Temple khẽ chau mày:

- Không, cô khác kia. Verity Hunt.

Rồi im lặng. Rồi:

- Cô Marple, cô nhiều tuổi hơn lúc Henry nói về cô. Nhưng cô vẫn có khả năng tìm ra sự thật chứ?

Cô Temple hơi cao giọng, nói tiếp:

- Cô nói đi ..... tìm được? Tôi không còn bao lâu nữa, tôi biết ..... có thể nguy hiểm cho cô. Nhưng cô sẽ tìm ra, chứ ?

- Với sự giúp đỡ của Chúa, tôi sẽ tìm ra sự thật.

Mắt cô Temple lại nhắm nghiền, trên môi thoáng một nụ cười.

- Tảng đá to, cô lẩm bẩm. Tảng đá của thần chết ...

- Ai đẩy xuống?

- Không biết. Không quan trọng .... Chỉ cần Verity.

Thân hình người bệnh doãi dần ra:

- Vĩnh biệt. Nhờ cô cố gắng ...

Đôi mắt lại nhắm. Cô y tá lại gần, bắt mạch. Rồi ra hiệu cho cô Marple đi theo ra ngoài.

- Cô ấy đã hết sức rồi, và chắc sẽ không hồi tỉnh lại ngay. Có thể không bao giờ nữa .

* * *

- Cô biết được điều gì không? Giáo sư hỏi, khi bước lên xe cùng cô Marple.

- Một cái tên, Verity. Đúng tên cô gái là như thế?

- Phải. Verity Hunt.

* * *

Một giờ rưỡi sau, Elizabeth Temple chết.
 
Chương 14


Ông Broadribb tự hỏi -

- Ông đọc Thời báo sáng nay chưa? - Ông Broadribb hỏi.

Ông Schuster đáp là ông đọc Điện tín, không đọc Thời báo.

- Thế thì tờ ấy chắc cũng đăng tin. Cô Elizabeth Temple, tiến sĩ khoa học, đã chết.

Ông Schuster chợt tỏ vẻ chú ý. Ông Boadribb nói tiếp:

- Là hiệu trưởng trường trung học Fallowfiel. Hẳn ông đã nghe nói về Fallowfiel.

- Tất nhiên. Trường nữ trung học loại sang, cực kỳ đắt tiền. Tôi còn biết cô Temple là hiệu trưởng, nhưng đã nghỉ hưu cách đây sáu tháng. Báo hồi ấy đã đăng. Báo còn nói về người hiệu trưởng mới, một phụ nữ trẻ - băm nhăm, bốn mươi thì phải - có chồng, tư tưởng rất tân tiến. Dạy học sinh cả cách trang điểm, và cho phép chúng mặc quần dài.

- Hừm! Ông Broadribb hầm hừ, vẻ không bằng lòng. Với phương pháp như thế, chắc gì đã gây được tiếng tăm bằng cô Temple. Cô này đúng là người có uy tín, phụ trách nhà trường từ lâu.

- Thế thì sao? Ông Schuster hờ hững. Ông không hiểu tại sao đồng sự lại quan tâm một hiệu trưởng quá cố đến thế.

- Cô ấy đi trong đoàn du lịch bằng xe ca ...

- À, xe ca! Tôi không bao giờ cho người nhà đi loại phương tiện ấy. Tuần trước ở Thụy Sỹ, một chiếc bị nạn, hai mươi người bị thương. Thật không hiểu họ đào tạo lái xe ra sao!

- Đây là xe của công ty Lâu đài và vườn hoa danh tiếng.

- Ơ ... có phải chính là đoàn có cô Marple đi, người mà ông Rafiel bảo trợ?

- Chính thế.

- Cô ấy không làm sao chớ?

- Theo tôi biết thì không. Không phải tai nạn giao thông. Khách tham quan đang trèo một dãy đồi khá dốc thì đá bên trên rơi xuống, làm cô Temple bị thương. Cô được đưa đi bệnh viện và chết ở đó.

- Thật không may.

- Tôi đang tự đặt một số câu hỏi, vì tôi chợt nhớ là cô gái ấy đã học trường Fallowfiel.

- Ông nói cô gái nào vậy?

- Cô gái mà Micheal Rafiel giết. Tôi nhớ lại một số tình tiết có vẻ như có liên quan tới vụ này. Giá ông Rafiel cho mình tin tức cụ thể hơn.

- Ông thấy liên quan ở chỗ nào? Ong Schuster chợt tò mò.

- Cô gái ấy - tên là Verity Hunt, nếu tôi nhớ đúng - là một trong số cô gái bị ám sát thời đó, sáu tháng sau mới tìm thấy thây thể ở một nơi cách làng chừng ba mươi dặm. Con bé bị bóp cổ rồi đập nát mặt, nhưng nhờ quần áo, chiếc túi xách, đồ nữ trang, người ta mới nhận ra.

- Vì vụ ấy mà Michael Rafiel bị kết án?

- Phải. Người ta còn nghi là hắn giết ba cô gái khác trong năm trước, nhưng thiếu chứng cớ, nên chỉ xử hắn về tội giết Verity Hunt. Trước đó hắn đã có tiền sử về tội hãm hiếp. Thực ra thời nay ta hiểu tù ấy nghĩa là gì. Một cô gái rủ con trai về nhà mình trong khi bố mẹ đi làm vắng nhà, rồi khêu gợi cho đến khi điều tất yếu xảy ra. Sau đó, bà mẹ dặn con gái cứ coi đó là cưỡng hiếp. Nhưng thôi ... vấn đề không phải ở đó. Tôi đang băn khoăn không biết cái mà ông Rafiel nhờ cô Marple điều tra có phải là liên quan đến Michael.

- Nhưng hắn ta đã bị coi là thủ phạm và bị tù chung thân rồi?

- Phải. Chuyện lâu rồi ....

- Và Verity Hunt học ở trường mà cô Temple làm hiệu trưởng? Nhưng lúc cô ta bị ám sát, chắc đã thôi học rồi.

- Đúng. Lúc đó cô ta vừa mười tám, mười chín, và ở nhà bố mẹ. Hay ở nhà bạn, tôi không rõ. Một cô gái mà người ta thường nói:" Tính khí nhu mì, nhút nhát, không bao giờ dám đi chơi với người lạ, không có bạn trai". Nhưng thực ra, có bao giờ bố mẹ biết con gái có bạn trai hay không, chúng nó giấu rất kín. Còn thằng Michael, nghe nói, cũng lắm cô gái theo lắm.

- Người ta tin chắc hắn phạm tội?

- Không nghi ngờ một chút nào. Ra tòa, hắn nói lung tung, toàn những điều gian dối, luật sư khuyên hắn im đi thì hơn. Một số bạn của hắn đến khai nhằm để hắn có chứng cớ ngoại phạm, nhưng không lời khai nào có cơ sở, nên cuối cùng hắn bị kết tội.

- Thế ý kiến riêng của ông thế nào?

- Ồ! Tôi không ý kiến gì. Tôi chỉ tự hỏi cái chết của cô hiệu trưởng có dính gì đến vụ ấy không?

- Làm sao mà ông cho có mối liên quan?

- Ông biết không, khi tảng đá rơi từ trên cao xuống trúng một người, không phải luôn luôn là tác phẩm của tạo hóa. Theo tôi biết, đá luôn luôn có xu hướng nằm nguyên tại chỗ.
 
Chương 15


Verity -

- Verity, cô Marple lẩm bẩm.

Elizabeth Margaret Temple đã mất tối hôm trước. Cuộc điều tra sẽ tiến hành vào mười một giờ ngày mai. Người ta cũng đã mời cha xứ đến để làm lễ cầu hồn trong nhà thờ. Các nhân viên công ty lễ tang, trang phục toàn đen, mặt luôn nghiêm trang theo nghề ngiệp, đang cộng tác với cảnh sát địa phương lo liệu mọi việc. Đoàn tham quan nhất trí sẽ dự lễ cầu hồn và cuộc điều tra. Bà Glynne đến tận khách sạn Lợn lòi vàng để mời cô Marple trở về ở Lâu đài Cổ cho đến khi đoàn tiếp tục lên đường.

- Như vậy, cô khỏi bị các phóng viên làm rầy - bà nói.

Cô Marple cảm ơn thịnh tình ấy và nhận lời. Sau lễ cầu hồn, chắc đoàn sẽ tiếp tục đi. Chặng tiếp theo sẽ là South Bedestone, cách ba mươi dặm, ở đó có một khách sạn sang trọng lẽ ra phải tới đó rồi, nếu không bị gián đoạn vì tai nạn. Và từ đó, lộ trình sẽ tiếp tục như cũ.

Cô Marple lại ngồi đan trong Lâu đài Cổ, và lan man nghĩ đến chuyện gì sẽ tiếp theo. Và chính lúc đó, cô vừa gọi tên Verity, như người ném hòn gạch xuống ao để quan sát kết quả. Liệu cái tên đó có ý nghĩa gì với ba chị em? nếu không, cô sẽ thử cách khác, khi trở về khách sạn dùng bữa tối cùng mọi người. Cái tên ấy gần như là từ cuối cùng mà Elizabeth Temple thốt ra, chắc sẽ tạo nên phản ứng. Cô đã không lầm. Dù vẫn giữ vẻ thản nhiên, mắt cô, nấp sau đôi mục kính, chăm chú quan sát ba người phụ nữ.

Bà Glynne để rơi quyển sách đang cầm, nhìn cô với vẻ ngạc nhiên không che giấu. Clotilde ngửng phắt đầu, và đáng lẽ nhìn cô Marple, lại quay mặt nhìn ra cửa sổ. Cô không đụng đậy, chắp hai tay, và những giọt nước mắt lăn xuống má. Cô cũng không buồn lấy khăn lau, và không nói một lời. Sự buồn rầu của cô khiến cô Marple phải xúc động.

Phản ứng của Anthea hoàn toàn khác:

- Verity? Cô vừa nói Verity? Cô biết nó? Tôi không nghĩ ... Có phải cô định nói verity Hunt?

- Một cái tên rất hiếm. Verity.

Cô Marple đáng rơi cuộn len đang đan và nhìn quanh bằng con mắt lúng túng như người nhận ra là mình đã nói hớ câu gì.

- Tôi ... tôi rất tiếc. Lẽ ra tôi không nên nói ra? Chỉ tại ...

- Một cái tên ... cái tên chúng tôi biết, và gợi lên nhiều kỷ niệm, bà Glynne nhẹ nhàng nói.

Cô Marple nói như để thanh minh:

- Tên ấy vừa thoáng qua đầu óc tôi, vì cô Temple đã nói trước mặt tôi, trước khi chết. Bà và hai cô biết là tôi đã đến thăm cô ấy ở bệnh viện. Giáo sư Wanstead cho là tôi đến có thể giúp cô ấy ... tỉnh lại được chăng. Nói như thế không biết có đúng không. Tôi không phải bạn thân, song hai chúng tôi đã chuyện trò nhiều với nhau dọc đường, nên giáo sư bảo tôi nên đến thì tốt hơn. Tiếc thay! Không được như thế. Tôi đã ngồi bên cô ấy và chờ. Cô ấy đã nói vài câu rời rạc. Rồi đột nhiên, tôi sắp ra về thì cô mở mắt nhìn tôi chằm chằm. Hay là cô tưởng tôi là người nào khác chăng. dù sao thì cuối cùng cô cũng nói rất rõ: Verity. Hai giờ sau, cô đã trút hơi thở cuối cùng, do đó bà và hai cô hiểu cho là tôi nhớ như in cái tên đó như thế nào. Song, rất có thể tiếng đó chỉ là một từ chung: sự thật (1). Chắc cô ấy có điều gì thắc mắc.

Cô Marple lần lượt nhìn ba người ngồi trước mặt.

- Đó là tên một đức con gái mà chúng tôi biết - bà Glynne nói. Vì thế nên chúng tôi ngạc nhiên.

- Nhất là vì, nó chết một cách thê thảm, Anthea nói xen.

Clotilde giật mình, nghiêm giọng:

- Thôi, Anthea, đừng đi sâu nữa.

- Nhưng mọi người đều biết cả. Anthea vẫn nói và quay về phía cô Marple. Cô quen ông Rafiel, vậy chắc cô có nghe nói về nó. Tóm lại, tôi muốn nói là ... Trong thư, ông ấy có nói về cô. Vậy tôi nghĩ rằng ông ấy đã kể cô nghe tất cả câu chuyện.

- Xin lỗi, tôi chưa hiểu ...

- Người ta đã tìm thấy thi thể nó trong một cái hố.

Không còn cách nào kìm giữ Anthea được nữa, một khi cô đã bắt đầu. Điều đó làm Clotilde càng đau buồn, bây giờ cô đã lấy mùi soa đưa lên lau mắt. Cô ngồi ngay trên ghế, vẻ nhớn nhác. Cô nói, giọng nghẹn ngào:

- Verity là một đứa con gái tất cả chúng tôi đều yêu quý. Bố mẹ nó là hạn của tôi, bị chết trong một tai nạn máy bay, và nó đã về sống với chúng tôi một thời gian.

- Nó học trường Falowfiel - bà Glynne nói, và chắc cô Temple còn nhớ nó.

- Sau khi bố mẹ chết, Clotilde giải thích, Verity về ở với chúng tôi, trong khi chờ quyết định về tương lai. Con bé mười chín tuổi, rất dễ thương, dịu dàng, hiếu thảo. Có lúc cháu muốn trở thành y tá. Nhưng cháu rất thông minh, cô Temple bảo nên để cháu học lên đại học. Vậy là cháu chuẩn bị và đang theo học các lớp ôn tập, thì .... chuyện khủng khiếp xảy ra.

Clotilde quay mặt đi, lẩm bẩm:

- Hay thôi ... ta không nói chuyện đó nữa, có được không?

- Tất nhiên là được, cô Marple đáp. Tôi rất tiếc đã vô tình đã làm bà và hai cô gợi lại những kỷ niệm đau buồn. Tôi không biết ... không ngờ. Tóm lại, tôi muốn nói ...

Cô làm bộ bối rối, nói vài câu vô nghĩa nữa, rồi im bặt .

* *

*

Tối hôm đó, bà Glynne vào phòng gặp cô Marple trong lúc cô đang thay đồ để trở về khách sạn.

- Tôi thấy cần đến để nói với cô thêm một chút về ... Verity Hunt. tất nhiên, cô không thể biết Clotilde rất gắn bó với cháu, và cái chết thảm thương đó đã giáng một đòn nặng vào chị. Trước mặt chị, chúng tôi vẫn tránh nhắc đến tên cháu, và ....

Bà Glynne ngừng một lát, trước khi trầm trầm nói tiếp :

- Tôi thấy nên trình bày rõ các sự việc xảy ra, như thế cô sẽ thông cảm hơn. Chúng tôi không biết là Verity có quan hệ gắn bó với một thanh niên không tốt lắm - và nguy hiểm nữa - đã từng có chuyện rắc rối với pháp luật. Một lần khi đi qua đây, hắn có lại nhà chơi, vì chúng tôi biết bố hắn. Thôi thì ... xin nói luôn : đó là con trai ông Rafiel : Michael Rafiel.

- Trời ! cô Marple khẽ kêu. Đúng là tôi nghe đồn ông có một cậu con trai thường gây nhiều chuyện phiền lòng.

- Nói thế còn là nhẹ. Hắn đã hai lần bị kết án vì tội quyến rũ phụ nữ, hắn còn là một tên ăn cắp, giả mạo ngân phiếu và nhiều hành động tương tự. Chúng tôi từng là bạn của mẹ hắn, nên thường nói thật may là bà ấy mất sớm. khỏi phải nhìn thấy hành động của đức con mất dạy. Ông Rafiel đã tìm mọi cách giúp nó : tìm cho nó việc làm thích hợp, thuê luật sư bào chữa khi có chuyện, tôi chắc ông ấy rất khổ tâm, dù bề ngoài tỏ ra dửng dưng. Trong vùng này, khoảng ba mươi dặm trở lại, xảy ra hàng loạt tội ác và bạo lực. Một hôm, Verity nói là đến chơi nhà bạn, rồi không thấy về. Chúng tôi báo cảnh sát, họ đã xục xạo khắp nơi, nhưng không ra dấu vết gì. Chúng tôi đưa cả thông báo tìm người mất tích trên báo và đài, cũng vô hiệu. Có lúc tôi đã nghĩ hay là cháu trốn đi với người tình nào. Rồi có người nói đã thấy cháu đi với Michael Rafiel. Cảnh sát theo dõi anh chàng, người ta còn nghi hắn phạm nhiều tội khác nữa. Tuy nhiên không có bằng chứng nào buộc tội cả. Vậy là chỉ biết Verity có đi với một thanh niên nhận dạng giống Michael, nhưng không có chứng cớ thuyết phục nào khác. Cho đến sáu tháng sau, người ta phát hiện thi thể con bé trong một cái hố ở rìa một mỏ đá hoang. Clotilde phải đến nhận diện. Một số đặc điểm như : nốt ruồi, sẹo nhỏ... cho phép khẳng định chính là Verity. Và chị Clotilde không bao giờ nguôi ngoai được khỏi cú sốc nặng nề đó. Cô Temple cũng rất quý Verity. Chắc cô nhớ đến cháu, trước khi qua đời.

- Tôi rất đau lòng, thực sự đau lòng, cô Marple nói. Hãy nói với chị bà rằng, quả là tôi không biết ...
 
Chương 16


Cuộc điều tra -

Cô Marple thong thả đi dọc phố chính của làng để tới nơi mà cảnh sát tư pháp sẽ tiến hành cuộc điều tra. Nhìn đồng hồ và thấy còn sớm tới hơn hai mươi phút, cô dừng lại ở một cửa hàng bán len và vật dụng cho trẻ. Bên trong, một cô bán hàng trẻ đang thử quần áo cho hai đứa trẻ. Ngồi xa hơn, sau quầy, là một phụ nữ đứng tuổi.

Cô Marple đi vào, đến gần bà tà, rút ra trong túi xách một mẩu len màu hồng. Cô nói cần đan tiếp nhưng còn thiếu một cuốn. Bà bán hàng tìm ngay được thứ cô cần. Cô trả tiền, rồi có vẻ say sưa đúng ngắm nhìn một bảng quảng cáo trưng bày đủ loại len các màu, ra chiều thích thú. Tiếp đó, cô khéo léo gài vào cuộc chuyện trò một câu nhắc đến tai nạn của cô Temple. Bà Merrypit - nếu đúng đó là tên bà chủ cửa hàng ghi ở ngoài cửa - liền than phiền không biết đến bao giờ chính quyền địa phương mới áp dụng các biện pháp cần thiết để những tai họa như vậty khỏi xảy ra. Bà nói :

- Bà biết đấy, trời mưa, đất ải đi, và đá rơi xuống. Tôi nhớ có một năm xảy ra tới ba tai nạn. Một lần, đứa bé suýt chết ; sáu tháng sau, một ông bị gẫy tay ; và người thứ ba là bà Well tội nghiệp, vừa mù vừa điếc. bà ta không nghe thấy gỉ, nếu không thì đã lùi lại, tránh được. Bà ta chết ngay tại chỗ.

- Thật đáng buồn, cô Marple thở dài. Tai họa là do thiên nhiên, nhưng ... có khi cũng do những kẻ nghịch ngợm, bất cẩn. Họ hè nhau đẩy hòn đá ...

- À, đúng rồi ! bao giờ cũng có những lũ trẻ chơi trò ngu ngốc. Song, ở Bonaventure, chưa bao giờ có chuyện ấy.

Cô Marple chuyển câu câu chuyện sang đề tài áo thun :

- Không phải cho tôi đâu, mà cho một đứa cháu. Nó thích một áo thun cổ lộ, màu tươi.

- Vâng, bọn trẻ thích các màu sáng, đập vào mắt, trừ quần thì lại dùng màu đen hoạc màu xanh sẫm.

- Cô Marple nói rõ : Muốn mua một áo thun kẻ ô vuông. Đỏ và đen chẳng hạn. Trong cửa hàng, có rất nhiều áo thun đủ màu, nhưng không có đỏ và đen. Và cũng chưa bao giờ có loại áo ấy. Vừa chọn len, cô Marple lái câu chuyện sang các vụ án mà cô nghe nói đã từng xẩy ra trong vùng. Bà Merrypit :

- Người ta đã bắt được thủ phạm. Một thanh niên bảnh trai, thoạt trông không ai nghĩ lại atén ác đến thế. Được nuôi dạy tử tế, học đại học, nghe nói có ông bố rất giàu. Hẳn tâm thần nó rối loạn thế nào, vì có đến năm, sáu đứa con gái khác đã bị giết như thế. Cảnh sát lần lượt thẩm vấn tất cả thanh niên trong vùng, đặc biệt một cậu tên là Geoffroy Grant. Lúc đầu, ai cũng nghĩ cậu ta là thủ phạm, vì thái độ hơi kỳ quặc. Ngay từ thời đi học, hắn đã hay bám theo con gái, cho kẹo rồi rủ chúng đi vào đường vắng. Đúng, người ta nghi ngờ hắn, nhưng hóa ra không phải. Có một kẻ tình nghi khác, là Bert William. Nhưng tên này cũng có bằng chứng ngoại phạm. Rồi đến Michael này. Như tôi đã nói, hắn đẹp trai, những đã có nhiều tiền sự : ăn cắp, dùng ngân phiếu giả, vân ..vân. Không kể hai vụ làm con gái người ta chửa ...

- Cái cô bị giết lúc đó có mang hay không ?

- À ! Khi tìm thấy thi thể, thoạt đầu người ta tưởng đó là Nora Broad, cháu gái ông thợ xay. Cô này cũng hay chạy theo con trai, và đi đâu mấy tích. Nhưng không phải là cô ta, mà là một cô khác.

- Sau có tìm thấy Nora không ?

- Không, người ta cho là xác đã bị vứt xuống sông.

- Cô ấy kia, tìm được xác ấy, hình như sống ở gần đây ?

- Virity Hunt, phải, sống ở Lâu Đài Cổ từ khi bố mẹ mất trong một tai nạn máy bay. Nghe nói bà Glynne là bạn của mẹ cô ấy. Nhưng lúc đó bà chưa về ở Lâu Đài, còn đang sống với chồng ở nước ngoài. Clotilde, chị của bà Glynne, là người chăm nuôi con bé. Cô ấy yêu nó lắm, nên khi nó mất tích, cô ấy đau khổ đến tuyệt vọng. Cô ấy khác hẳn cô Anthea.

- Anthea là cô út trong ba chị em, phải không ạ ?

- Phải. Nghe nói trí óc cô ấy không bình thường. Thỉnh thoảng, thấy cô ấy đi ngoài phố, đầu lắc lư và nói to một mình, trẻ con phải sợ. Ông bố của cô ấy, ngày xưa cũng là một nhân vật hơi kỳ. Ông ta bắn súng loạn xạ trong vườn, khoe là mình bắn giỏi.

- Còn cô Clotilde thì hoàn toàn bình thường chứ.

- Ồ, hoàn toàn bình thường. Cô ấy rất thông minh. Đáng lẽ học lên đại học, nhưng phải ở nhà chăm sóc em ốm. Cô ấy rất yêu con bé Verity, coi nó như con. Thế rồi cái thằng mất dạy kia xuất hiện, và con bé đi biệt, chẳng nói một tiếng với ai. Tôi không biết là Clotilde có biết là con bé có mang hay không.

- Nhưng bà thì biết.

- Ồ! Tôi có kinh nghiệm. Nhìn cô nào có mang, tôi biết ngay. Không chỉ nhìn dáng người đâu, còn cách đi, đứng lên, ngồi xuống và nhiều thứ khác. Tôi nói ngay: " Lại bị rồi.". A! Khổ thân cô Clotlede, nhất là khi phải đi nhận xác. Từ đó, cô thay đổi nhiều.

- Còn cô em, Anthea?

- Thật lạ, tôi lại thấy cô ấy có vẽ mãn nguyện. Cứ như là vui vì đã xảy ra chuyện ấy. Không hay lắm, phải không?.Nhưng ôi, chuyện trong gia đình là như thế đấy.

Cô Marple cáo từ, đi về phía chợ. Còn ít phút nữa mới đến giờ. Cô rẽ vào trạm bưu điện, mua tem, ngắm các bưu ảnh, các sách trưng bày. Một bà trung niên, nét mặt cau có ngồi sau quầy, đưa cho cô cuốn sách cô hỏi xem.

Lúc này trạm bưu điện vắng người. Cô Marple nhăn mặt nhìn bìa sách vẽ một phụ nữ trần truồng, mặt đầy máu, và một hung thủ gớm ghiếc đang cúi xuống, tay cầm dao. Cô nói:

- Quả thật, tôi không ưa những hình ảnh khủng khiếp này.

- Đúng là sách vở bây giờ trình bày quá đáng. Nhiều người không thích. Quá nhiều bạo lực.

- Thời đại ngày nay thật đáng buồn.

- Vâng. Mới hôm qua, đọc trên báo có một vụ bắt cóc trẻ em ngay giữa phố, trước cửa siêu thị. Cảnh sát đã bắt được mụ mẹ mìn, mụ khai không biết mình đang làm gì. Chúng nó đều nói thế ...

- Có thể họ hành động vô ý thức ...

- Làm sao mà tin được!

Cô marple liếc mắt nhìn quanh. Không có ai. Cô lại gần cửa sổ :

- Tôi nhờ bà việc này. Tôi đã làm một chuyện vô tâm. Từ hai, ba năm nay, tôi hay nhầm lẫn như vậy. Đó là một gói quần áo trẻ em tôi định gửi cho một tổ chức từ thiện. Nhưng sáng nay tôi mới chợt nhớ đã ghi lầm địa chỉ. Tôi biết bà không ghi lại địa chỉ các gói hàng, nhưng có khi bà nhớ. Tôi định gửi nó cho Hội từ thiện các xưởng đóng tầu.

Bà nhân viên bưu điện tỏ vẻ thông cảm với bà khách già lẫn :

- Chính bà mang đến đây gửi ?

- Không . Tôi đang ở Lâu Đài Cổ, và bà Glynne hứa sẽ đi gửi hộ ...

- Để tôi nghĩ xem nào. Hôm ấy là thứ ba ... phải không ? Nhưng không phải bà Glynne đến gửi, mà là cô Anthea.

- Vâng, tôi nhớ là thứ ba.

- Giờ tôi nhớ rồi. Một gói to, hình chữ nhật. Bà nói là gửi cho Hội từ thiện các xưởng đóng tầu? Không phải. Tôi nhớ địa chỉ người nhận là cha sứ Matthew, Quỹ cứu trợ phụ nữ East Ham.

Cô Marple chắp hai tay lại như vẻ hiểu ra:

- Thôi đúng rồi. Lễ Giáng Sinh vừa rồi, tôi gửi một bưu kiện cho cha Mattew. Thành ra lần này, lại quen tay ghi địa chỉ ấy. Tôi sẽ viết thư để yêu cầu chuyển tiếp bưu kiện tới địa chỉ đúng. Cảm ơn bà lắm lắm.

Cô Marple lũn cũn đi ra, và bà bưu điện quay sang nói với đồng nghiệp ngồi ở phía xa:

- Khốn khổ ! Già lão là như thế đấy!

Ra khỏi bưu điện, cô Marple gần như đụng đầu với Emlyn Price và Joanna Grawford. Cô gái mặt tái nhợt, vẻ sợ hãi:

- Cháu phải ra làm nhân chứng. Không biết họ sẽ hỏi gì, cháu hơi sợ. Nhìn thấy gì, thì cháu đã nói với cảnh sát rồi.

- Em đừng ngại. Emlyn Price nói. Đây chỉ là điều tra của cảnh sát tư pháp. Họ sẽ hỏi một số câu, em biết gì thì nói.

- Thì anh cũng nhìn thấy thôi.

- Phải. Anh nhìn thấy có người trên mỏm núi. Nào, ta đi.

Cô gái quay lại phía cô Marple:

- Cảnh sát vào khám xét các phòng chúng cháu ở khách sạn. Khám cả hành lý.

- Chắc họ muốn tìm chiếc áo thun ô vuông mà em đã khai. Dù sao, có gì đâu mà lo. Nếu em cũng có một cái áo như thế, chắc em sẽ không nói ra, phải không?

- Cuối cùng họ chẳng tìm thấy gì và em không thấy ai mặc áo thun đỏ và đen. Còn anh?

- Không. Nếu có thì anh cũng chẳng nhìn rõ, vì anh có phân biệt được đỏ và đen đâu

- À phải. Hôm nọ em đã nhận ra là mắt anh mù màu đỏ. Em hỏi anh có trông thấy cái khăn xanh trong phòng ăn. Anh đi lấy nó cho em, vẫn là đỏ, thế mà anh nhìn là xanh.

- Em đừng kể cho mọi người là anh mù màu đỏ nhé. Anh không thích thế.

Joanna giải thích, vẻ thông thạo

- Đàn ông mắc chứng mù màu nhiều hơn đàn bà. Đây là một trong nhiều vấn đề liên quan đến giới tính. bệnh mù màu truyền qua đàn bà, và đàn ông lại thưòng bị.

- Nghe em nói, cứ như nói về bệnh sởi ! A ! Ta đến nơi rồi.

- Anh có vẻ vô tư, không ngại gì ?

- Không. Anh chưa bao giờ tham dự một cuộc điều tra, mà cái gì được chứng kiến lần đầu đều gây thích thú.

* * *

Bác sĩ Stokes, đảm nhiệm chức trách cảnh sát tư pháp, là người tóc đã hoa râm, đeo kính to.

Đầu tiên là nghe lời chứng của cảnh sát, rồi đến thầy thuốc. Bà Sandbourne tiếp đó báo cáo chi tiết về tổ chức của đoàn tham quan nói chung, và chuyến đi ở Bonaventure nói riêng. Bà nói:

- Cô Temple không còn trẻ, nhưng đi chân rất khoẻ. Một nhóm khách đi theo lối đi thường lệ quanh đồi rồi leo dốc thoai thoải dẫn tới nhà thờ cổ Moorland. Ở mỏm núi bên cạnh, có cái gọi là tượng đài Bonaventure. Ở phía ấy, dốc cao hơn, mỗi người leo nhanh chậm khác nhau. Trẻ thường đi trước và leo tới đích sớm hơn nhiều so với người khác.

Bà Sandbourne nói them là bà thường đi ở phía sau, để trông chừng khách, và an ủi, khuyên giải những người bị mệt. Hôm đó, cô Temple đi một lúc cùng với ông bà Butler. Rồi thấy họ đi hơi chậm, cô đã đi vượt lên xa họ, khuất vào một chỗ rẽ. Đúng vài phút sau thì mọi người nghe thấy tiếng kêu. Bà Sandbourne và một số người nữa chạy tới và thấy cô Temple nằm vật trên đường. Một tảng đá từ trên mỏm cao đã rroi và lăn xuống dốc

- Bà có nghĩ cho đây là cái gì khác, không phải tại nạn? Viên cảnh sát hỏi:

- Không. Chỉ là tai nạn, còn gì khác nữa ?

- Bà không trông thấy ai ở trên cao ?

- Không .

Joanna Crawford được gọi tiếp :

- Nghe nói, cô không đi cùng với các khách khác lúc xảy ra tai nạn ?

- Không. Anh Price và tôi không theo đường ấy mà đi vòng mỏm núi.

- Có nghĩa là hai người bị khuất, người khác không nhìn thấy?

- Không phải lúc nào cũng vậy.

- Cô có nhìn thấy cô Temple?

- Có. Cô ấy đi trước mọi người, và tôi trông thấy cô ở chỗ rẽ. Sau đó, lại khuất mắt.

- Còn có ai nữa phía bên trên cô, trên đỉnh ?

- Có. Có một người đứng giữa đống đá trên đỉnh đồi.

- Cô thấy người đó đang làm gì ?

- Tôi có cảm tưởng người đó đang đẩy một tảng đá lớn, và tôi ngạc nhiên không hiểu làm thế để làm gì. Có vẻ như người đó muốn đẩy nó sang bên. Tôi cho là khó làm được, nhưng có lẽ tảng đá ở thế cân bằng bất ổn, nên nó lung lay.

- Người đó là đàn ông hay đàn bà ?

- Hừ, tôi cho là ... là đàn ông, vì mặc quần áo thun đàn ông, cổ cao.

- Áo màu gì ?

- Kẻ ô vuông to, đỏ và đen. Nguời đó đội đội một kiểu bê rê thòi tóc dài ra ngoài. Nhưng ... vẫn có thể là đàn ông.

- Ồ, tất nhiên! Bác sĩ Stokes ngắt lời. Bây giờ mà căn cứ vào tóc dài ngắn để xác định là đàn ông hay đàn bà thì khó đấy. Rồi xẩy ra gì nữa?

- Tảng đá chao đi rồi lăn xuống dốc. Chúng tôi nghe tiếng ầm ầm, rồi hình như có tiếng kêu

- Rồi cô làm gì?

- Anh Price và tôi liền chạy lên một chỗ cao để có thể nhìn thấy con đường phía dưới.

- Và nhìn thấy gì?

- Tảng đá nằm giữa đường, và có người xóng xoài bên cạnh. Mọi người bắt đầu chạy tới.

- Có phải tiếng kêu của cô Temple?

- Có lẽ thế. Nhưng cũng có thể là của người nào khác.

- Thế còn người lạ mà trước đó cô thấy đứng trên đỉnh? Người đó còn ở đấy không?

- Kh ... không. Ít nhất là lúc tôi nhìn lên, không thấy nữa.

- Người đó có thể là một thành viên trong đoàn du lịch ?

- Ồ không ! Chắc chắn là không. Nếu thế tôi đã nhận ra. Vả lại trong đoàn không ai mặc áo thun đỏ và đen.

- Xin cảm ơn cô Crawford.

Emlyn Price cũng được mời ra, nhưng lời khai của anh ta chỉ lặp lại những gì Joanna đã nói, không thêm điều nào mới.

Ông Stokes tuyên bố cuộc điều tra tạm dừng, và vẫn chưa xác định được nên đánh giá cái chết của Elizabett Temple như thế nào, vì chưa đủ bằng chứng
 
Chương 17


Cuộc Điều Tra (2)

Trên đường về, không ai nói gì. Cô Marple đi chậm, nên chẳng bao lâu đã tụt lại đàng sau, cùng giáo sư Wanstead.

- Bây giờ ra sao đây ? - cô hỏi, sau một lát im lặng.

- Cảnh sát chắc sẽ căn cứ vào lời khai của hai cô cầu mà tiếp tục điều tra. Ông Stokes chỉ quyết định tạm hoãn , chưa dám quyết định là tai nạn.

- Tôi cũng hiểu như thế. Ông nghĩ thế nào về lời khai của Joanna và cậu bạn trai ?

Giáo sư liếc nhìn bà bạn :

- Thế cô đã có ý kiến gì chưa ? Những điều họ khai, mình đã biết trước

- Đúng.

- Cho nên tôi chắc cô muốn tôi cho ý kiến về chính họ, về thái độ của họ.

Cô Marple gật đầu :

- Chuyện chiếc áo thun ô vuông đen đỏ là rất đáng chú ý. Rất quan trọng nữa, ông thấy không ?

- Dĩ nhiên rồi, giáo sư vừa đáp, vừa liếc nhìn cô Marple lần nữa. ý cô là thế nào ?

- Tôi thấy đó là một tình tiết không thể bỏ qua.

Hai người về tới khách sạn Lợn lòi vàng. Đã mười hau guiờ rưỡi trưa, bà Sandbourne đề nghị uống chút gì khai vị trước khi ăn.

- Ngày mai, mười một giờ, sẽ làm lễ tang tại nhà thờ. Và ngày kia, chúng ta tiếp tục lên đường. Chương trình sẽ có chút thay đổi, vì ta đã mất ba ngày. Một số người ngõ ý muốn trở về London bằng xe lửa. Tôi rất thông cảm và xin để ai nấy tùy ý. Chuyện vừa rồi thật đáng tiếc, nhưng tôi vẫn tin đó chỉ là tai nạn, những việc như thế đã từng xảy ra. Nhưng phải nhận rằng, trong trường hợp này, tai nạn thật bất ngờ, vì đang lúc trời đẹp, không mưa to gió lớn gì. Tất nhiên, có thể là một người nào đó chỉ vô tình đẩy tảng dá mà không ngờ nó có thể gây nguy hiểm cho người bên dưới. Cho nên ta phải tiếp tục điều tra. Nếu tìm ra người đó, mọi việc sẽ sáng tỏ, chứ không lẽ cô Temple lại có kẻ nào thù đến mức giết hại. Mọi việc cứ để chính quyền địa phương lo, và tôi đề nghị mọi người không bàn tán nữa. Tôi chắc ai cũng sẽ dự lễ cầu hồn ngày mai, sau đó ta tiếp tục cuộc hành trình rồi quên đi chuyện đau buồn này.

Sau đó, mọi người vào bữa ăn, không ai nói gì nữa về chuyện hôm trước. Ấy là không nói công khai. Ăn xong ai nấy ngồi từng nhóm nhỏ, bàn chuyện những ngày sắp tới. Giáo sư Wanstead hỏi cô Marple :

- Cô có định tiếp tục cuộc hành trình nữa không ?

- Không. Sau chuyện vừa rồi, tôi muốn ở lại đây ít lâu.

- Ở khách sạn, hay ở Lâu Đài Cổ ?

- Không biết họ có mời tôi quay về không, tôi không thể ép. vả lại, ở khách sạn có lẽ tốt hơn.

- Cô không vội trở về Sainte - Marie - Mead ?

- Chưa. Tôi đã hoàn thành một việc ở đây, còn một việc nữa phải làm nốt.

Giáo sư nhìn cô Marple, như tò mò muốn hỏi. Cô nói tiếp :

- Nếu ông đi tiếp, tôi sẽ nói tôi đã làm gì, và sẽ đề nghị ông điều tra một việc nhỏ, có thể có ích. Một lý do nữa để tôi muốn ở lại, tôi sẽ nói sau. Trước đó tôi còn phải tìm hiểumột số việc tại chỗ. Nhưng vì chưa chắc đã có kết quả gì, nên tôi chưa muốn nói vội .

- Phần tôi, tôi muốn trở về London, nhưng nếu ở lại mà giúp được cô thì ...

- Không cần. Ông cũng có một số việc phải làm. Tuy nhiên, trước khi ông đi, có một, hai việc cần, có thể đem lại kết quả.

- Vậy cô đã sẵn có ý định gì.

- Tôi nhớ nhất những điều ông kể ...

- Và cô đã có linh tính thấy ngay cái ác ở đâu ...

- Ông thấy đấy, rất khó xác định cái gì là bất bình thường trong một bối cảnh nhất định.

- Nhưng cô đã cảm thấy có cái gì không bình thường . - Và cô tin rằng cái chết của cô Temple không phải do tai nạn, trái với điều và Sandbourne nghĩ.

- Ồ không ! Không phải tai nạn. À mà tôi đã nói với ông chưa, rằng cô Temple đã kể với tôi là không đi du lịch , mà đi hành hương.

- Hay nhỉ. Cô ấy có nói là hành hương vì cái gì không ?

- Không. Nếu còn sống thêm chút nữa, chắc cô ấy sẽ nói. Tiếc thay ...

- Do đó cô không có ý niệm gì về đích cuộc hành hương ?

- Không. Nhưng tôi có cảm giác ai đó đã muốn ngăn cản cô không đi tới đích. Chúng ta chỉ còn trông chờ vào sự may mắn mới làm sáng tỏ được.

- Và chỉ vì thế mà cô định ở lại ?

- Không chỉ vì thế. Tôi sẽ cố để tìm hiểu nhiều hơn về một cô gái tên Nora Broad.

- Nora Board ? Giáo sư nhắc lại có vẻ tò mò.

- Đó là cô gái đã mất tích gần như cùng một lúc với Verity Hunt. Nghe nói con bé có rất nhiều bạn tình. Một con ngốc nghếch, khờ dại, nhưng lại giỏi quyến rũ đàn ông. Tìm hiểu them nữa về cô gái này, tôi nghĩ cũng có thể có ích.

* * *

Sáng hôm sau có buổi lễ ở nhà thờ tưởng nhớ Elizabett Temple. Tất cả mọi người trong đoàn đều dự, ngoài ra còn một số dân làng chắc vì tò mò mà đến. Cô Marple nhận thây sự có mặt của bà Glynne và cô chị Clotilde, nhưng không thấy Anthea. Cô có thấy có một mục sư già, bị thương tật gì đó vì mỗi lần quỳ xuống, đứng lên rất khó khăn. Cô không hiểu mục sư đó là ai. Hẳn là một người bạn của cô Temple.

Ở nhà thờ đi ra, cô Marple chuyện trò dăm câu với các bạn đồng hành. Vợ chồng ông Butler quyết định trở về London.

Bà Butler nói:

- Tôi đã nói với ông Henry nhà tôi rằng không còn bụng dạ nào đi tiếp nữa. Lúc nào cũng ngay ngáy sợ có ai sắp bắn vào mình ở dọc đường.

- Thôi nào, mình ơi, ông Butler gạt đi. Đừng quá tưởng tượng như thế.

- Ai biết đâu đấy. Ngày nay, bọn cướp, bọn lưu manh nhung nhúc, tôi không an tâm tí nào.

Ngược lại, cô Lumley và cô Bentham b vẫn nén sợ hãi, quyết định đi tiếp.

- Chúng mình đã bỏ ra nhiều tiền, tội gì không tranh thủ, chả lẽ phải bỏ phí chỉ vì cái tai nạn ấy.

Bà Riseley- Porter cũng đi nữa. Vợ chồng đại tá Walker tuyên bố không có gì có thể làm họ bỏ không đi thăm những khu vườn nổi tiếng sắp tới. Jameson cũng nhất định phải tham quan hết các lâu đài trong chương trình. Ông Caspar thì muốn quanh về bằng xe lửa. Còn cô Cooke và cô Barrow thì tỏ vẻ phân vân. Cô Cooke nói:

- Quanh đây có nhiều chỗ đi chơi, hay là chúng tôi ở lại Lợn lòi vàng ít hôm nữa. Cô Marple, hình như cô cũng định thế thì phải?

- Có lẽ thế. Tôi không muốn đi tiếp. Sau những gì xảy ra, tôi nghĩ nghỉ lại đây một, hai ngày tốt hơn.

Nhóm người tản ra, và cô Marple cũng lảng đi. Cô rút trong túi xách một mảnh giấy rút từ cuốn sổ tay, trên có ghi hai địa chỉ. Địa chỉ đầu tiên là một bà tên Blackett, ở một ngôi nhà xinh xắn ngay đầu làng.

Một người đàn bà nhỏ bé ra mở cửa . Cô Marple hỏi:

- Cho phép tôi vào nghỉ một lát, có được không ? Tôi vừa dự lễ ở nhà thờ, thấy trong người không được khoẻ ...

- Ồ, xin mời bà ! Mời bà ngồi ghế. Tôi đi lấy nước hay bà muốn dùng trà ?

- Không, cảm ơn bà. Một cốc nước là được rồi.

Bà Blackett đi vào vài giây rồi trở ra, tay cầm cốc nước. Cô Marple uống, rồi nói :

- Khá hơn nhiều rồi.

- Vậy ra bà dự lễ tưởng niệm cái bà bị chết vì tai nạn . Vâng, tôi nghĩ đó là tai nạn. Nhưng rồi điều tra lên, điều tra xuống, không khéo lại thành vụ giết người.

- Vâng. Nhất là trước đây, vùng này đã xảy ra kha khá những vụ mất tích, giết người, phải không bà ? Mới hôm qua đây, tôi đã nghe chuyện một cô gái, tên là Nora ...

- Phải, Nora Broad. Nó chính là con gái một cô em họ tôi. Nhưng chuyện đã lâu rồi. Một hôm, nó đi biệt, không trở về. Con gái bây giờ ấy mà, làm sao mà giữ được chúng ! Tôi thường nói với cô em họ Naney : « Cô làm việc, vắng nhà suốt ngày, trong khi đó thì con Nora làm gì ? Cô thừa biết nó hay chấp chới với bọn con trai, thế nào cũng có ngày mang vạ ». Tôi nói nào có sai.

- Bà muốn nói là ...

- Tất nhiên lại cái chuyện muôn thuở : con bé có mang. mẹ nó có khi không biết. Nhưng tôi, tôi đã sáu lăm tuổi, làm sao lừa được tôi. Tôi còn biết đứa nào gây ra hậu quả này. Song có lẽ không đúng, vì sau đó thằng bé vẫn ở lại làng, nó có vẻ thực sự đau buồn khi Nora mất tích.

- Con bé đi trốn với một đứa khác ?

- Lần cuối cùng trông thấy nó, là nó ngồi xe ô tô với một ngừơi lạ. Đã hai, ba lần người ta bắt gặp nó đi với người đó, lại có tin đồn rằng cái con bé sau này bị ám sát ấy, cũng thỉnh thoảng đi ô tô với thằng cha ấy. Nhưng tôi chắc con Nora không bị như thế. Nếu chết thì suốt từ bấy giờ, phải tìm thấy xác chứ ?

- Vâng, phải như thế.

- Từ năm mười hai tuổi, con bé đã đi chơi với con trai, thế là cuối cùng đi biệt với một thằng nào đó. Chẳng gửi tin tức gì về - một bưu thiếp cũng không - song tôi vẫn tin là ngày nào đó nó sẽ về, sau khi đã tỉnh ra..

- Cô ấy có bà con nào khác ở đây ? hay bạn bè ?

- Ôi, cả làng này tử tế, yêu quý nó, nhất là các cô ở Lâu đài cổ. Hồi đó, bà Glynne chưa về đây ờ, nhưng cô Clotilde rất tốt với cháu. Một lần cô ấy còn cho cả một bộ váy và một khăn choàng : váy mùa hè rất đẹp và khăn choàng lụa. Cô ấy muốn hướng cho nó chăm chú việc học, nhưng con Nora lười, không thiết học. Đôi khi cô Clotilde đã trách mắng nó vì chuyện này. Lẽ ra tôi không nên nói xấu cháu họ tôi, song quả là nó lêu lỏng, nhất là trong quan hệ với con trai. Đàn ông nào cũng có thể rủ nó đi chơi, cho nên tôi vẫn bụng bảo dạ : rồi có ngày con sẽ đứng đường mất thôi. Thật sự tôi không tin là nó có tương lai nào khác. Ôi ! nhưng mà như thế còn hơn là bị giết như cô Hunt, cái cô sống trong Lâu đài cổ ấy ... Chuyện này mới thật thảm. Mới đầu, cũng tưởng cô trốn đi với ai, cảnh sát tìm khắp nơi, hỏi han khắp mọi người, thẩm vấn các thanh niên tình nghi, rồi cuối cùng...

Cô Marple đứng lên, nói mình đã khoẻ, cảm ơn bà Blakett, rồi ra về.

Cuộc viếng thăm thứ hai dành cho một cô gái đang trồng rau trong vườn nhà.

- Nora Broad ? Ồ, cô ấy đi khỏi làng từ lâu. Nghe nói đi với một người đàn ông. Cô ấy luôn di theo con trai, chả biết rồi dẫn đến đâu. Bà muốn gặp cô ấy ư?

- Tôi nhận được thư một bà bạn sống ở nước ngoài - cô Marple bịa chuyện. Gia đình tử tế, bà bạn tôi muốn mượn một cô tên là Nora, nghe nói cô ấy đang gặp khó khăn vì lấy phải người không tốt và bị bỏ rơi, và cô ấy đang tìm việc làm trông trẻ. Bà bạn tôi không biết gì về cô ấy, nhưng tôi nghe nói ở đây có một cô tên như thế, nên muốn gặp người nào có thể cho biết tin tức. Chắc cô cũng học với Nora Broad?

- Vâng, cùng học một lớp, nhưng tôi không tán thành hành động của nó. Tôi vẫn bảo nó là đừng dại dột đi theo bất cứ ai rủ lên ô tô đi chơi, hoặc vào nhậu nhẹt ở các quán rượu, ở đó chắc nó phải khai tăng tuổi (1). Nhưng nó thì dạn dày lắm, và trông lớn hơn tuổi.

- Cô ấy tóc vàng hay nâu?

- Tóc nâu, để xõa xuống vai.

- Khi cô ấy mất tích, cảnh sát có truy tìm không?

- Có, vì nó đi mất mà không báo cho ai. Có người thấy nó lên xe, rồi từ đó mất hút. Hồi đó xảy ra một số vụ giết người, người ta thường tưởng Nora cũng ở trong số đó. Cảnh sát truy tìm, thẩm vấn bọn con trai... Nhưng tôi thì tôi cho giờ này có khi nó ở London hay thành phố khác và kiếm sống bằng đi nhảy thoát y hoặc cái gì tương tự.

- Trời, nếu đúng là cô gái ấy - cô Marple nói - thì không hợp với bà bạn tôi chút nào.

- Tôi cũng nghĩ thế. trừ khi cô ấy thay đổi hoàn toàn

Chú thích:

(1) Ở Anh không được bán rượu cho người vị thành niên , dưới 18 tuổi
 
Chương 18


Phó giám mục Brabazon

Cô Marple bước vào sảnh của khách sạn, thì cô thường trực tiến đến gần:

- Có phó giám mục Brabazon chờ cô. Ngài biết cô đang ở đây nên nhất thiết muốn gặp trước khi cô đi. Ngài đang chờ trong phòng xem truyền hình . Tôi nghĩ ở đó yên tĩnh hơn ngoài phòng khách.

Phó giám mục Brabazon chính là người cô Marple đã gặp ở nhà thờ. Thấy cô vào, ông đứng dậy:

- Cô Marple phải không? Sáng nay tôi đến dụ lễ tưởng niệm cô Elizabett Temple, cô ấy là bạn lâu năm.

- Mời ông ngồi.

- Cảm ơn . Tôi không còn khoẻ như trước.

Cô Marple cũng ngồi xuống ghế . Viên giáo sỹ nói:

- Cô không biết tôi. Nhưng tôi đã ghé qua bệnh viện Carristown gặp cô y tá trưởng trước khi đến dự lễ, và được biết Elizabett Temple đã gặp cô trước khi chết.

- Đúng như thế, tôi cũng ngạc nhiên sao cô ấy lại gọi tôi.

- Hai người không phải là bạn của nhau?

- Không. Tôi mới quen khi đi trong đoàn du lịch. Có chuyện trò đôi chút và thấy thân ngay, dù sao tôi vẫn lấy làm lạ...

- Như tôi đã nói, Elizabett Temple với tôi là chỗ bạn lâu năm. Tôi ở Fillminter, nơi đoàn dlịch sẽ tới vào ngày kia. Cô ấy chuẩn bị đến thăm tôi, đã viết thư báo trước, nói muốn hỏi ý kiến tôi về một vấn đề cô ấy quan tâm.

- Tôi xin phép hỏi một câu, hy vọng là không quá tọc mạch ?

- Cô cứ nói.

- Cô Temple nói với tôi đi chuyến này không phải để thăm thú lâu đài và vườn tược, mà lo đi như hành hương. Đúng là từ cô ấy đã dùng.

- Quả là đáng chú ý. Và rất có ý nghĩa.

- Ông có cho mục đích cuộc « hành hương » ấy, chính là để gặp ông ?

- Cũng có thể.

- Chúng tôi đã nói chuyện về một cô gái tên là Verity Hunt.

- À, Verity Hunt. Cô gái chết cách đây mấy năm. Cô biết ư?

- Có, tôi biết. Cô Temple cho biết cô ta định đính hôn với con trai một ông tên là Rafiel. Ông Rafiel - giờ đã chết rồi - lại là bạn tôi. Chính ông ta trả tiền cho chuyến đi của tôi, và tôi đoán ông ấy muốn tôi làm quen với cô Temple, vì cô ấy biết một số tin tức.

- Tin tức về Verity ?

- Phải.

- Đó cũng là lý do cô Temple đến gặp tôi. Cô ấy muốn biết thêm một số sự việc.

- Muốn biết tại sao Verity lại bãi hôn với Michael Rafiel, chắc thế.

- Verity không bãi hôn, phó giám mục đáp. Tôi biết chắc.

- Vậy, tại sao hôn nhân không thành ? Ông đừng nghĩ tôi hỏi vì tò mò. Tôi không đi hành hương, mà đi có công việc.

Vị giáo sĩ trân trân nhìn bà cô một lúc.

- Tôi thi hành những ý muốn cuối cùng của cha của Michael Rafiel, Cô Marple nói rõ hơn.

- Tôi chẳng có lý do gì để không nói những điều tôi biết. Đôi trai gái này có ý định kết hôn, họ yêu cầu tôi làm lễ, nhưng giữ bí mật. Cháu verity thì tôi biết từ lúc còn nhỏ, tôi đã rửa tội cho cháu. Hồi đó, tôi hay đến Fallowfiel vào các dịp lễ. Cô Temple là một phụ nữ có bản lĩnh và năng lực, biết cách giáo dục, phát huy mọi ưu điểm của học sinh. Còn Verity là một cô bé rất xuất sắc. Hình thức không đẹp lắm, nhưng đạo đức rất tốt. Khổ một nỗi là chưa đến tuổi trưởng thành thì bố mẹ mất, nên phải về ở với cô Clotilde Bradbury - Scott là bạn của mẹ. Cô hết lòng với cháu, cố gắng để cháu có cuộc sống vui vẻ, đưa cháu hai, ba lần đi chơi nước ngoài, và cháu rất quý cô. Từ khi cháu thôi học, tôi không gặp, cho đến một hôm cháu đến thăm tôi tại nhà, cùng với cậu Michael Rafiel. Họ đã yêu nhau và muốn lấy nhau.

- Và ông đã đồng ý cử hành hôn lễ ?

- Vâng. Tại sao tôi phải từ chối ? Họ lén đến gặp, không cho cô Clotilde Bradbury biết, chắc là cô ấy không tán thành cuộc hôn nhân. Đó là quyền của cô ấy, vì thực thà mà nó, Michael Rafiel không phải là người chồng lý tưởng cho Verity. Tôi đã nói thẳng với cháu, nhưng hóa ra cháu đã biết hết về quá khứ của vị hôn phu. Anh ta đã hứa sẽ tu tỉnh. Tôi cũng đã khuyên bảo cháu, nói rằng bản chất một con người không dễ thay đổi như thế. Cháu trả lời là cháu cũng biết, và nói : « Cháu biết anh Michael, biết là anh ấy có thể vẫn thế. Nhưng cháu yêu anh ấy và sẵn sàng chấp nhận. » Trong cuộc đời giáo sỹ, tôi đã biết nhiều cặp trai gái, và phân biệt được đâu là tình yêu thực sự. Cho nên tôi có thể khẳng định là họ yêu nhau. Nên tôi nhận lời, quyết định với nhau về ngày, giờ và địa điểm ....

- Và họ muốn cuộc hôn nhân được giữ kín ?

- Phải. Chắc họ sợ bị cản trở. Và có lẽ Verity cũng có cảm giác tự giải phóng, điều đó dễ hiểu, nếu ta biết rõ hoàn cảnh của cháu. Cháu mồ côi cha mẹ ở cái tuổi con gái dễ ngã theo người khác nhất : chọn một người đồng hành nhiều tuổi hơn, một giáo sư chẳng hạn. Tình hình đó chỉ là lâm thời, rồi cháu muốn tìm thấy anh con trai nào để trao trọn tình yêu. Clotilde rất tốt với Verity, thoạt đầu cháu rất gắn bó với cô. Nhưng dần dà, chắc cháu có ý thức về tự do riêng của mình, muốn thoát ra, bỏ trốn nữa. Trốn rồi đi đâu ? Không biết. Cháu chỉ nhận thức được điều đó từ khi gặp Michael. Và cháu muốn tự bay bằng đôi cánh của mình, tự lập một cuộc sống mới bên người mà cháu yêu thích. Tuy nhiên, cháu biết là không thể làm cho Clotilde hiểu điều đó, chắc chắn Clotilde không bao giờ tin giữa Verity và Michael có tình yêu đích thực. Và bây giờ thì tôi hiểu, Clotilde đã có lý nếu nghĩ thế. Vì vậy trong thâm tâm tôi cảm thấy mình có lỗi trong chuyện này. Ý đồ của tôi thì tốt, song ....

Tôi biết Verity, nhưng tôi không biết Michael. Tôi hiểu tại sao Verity muốn giữ bí mật, vì tôi biết Clotilde có cá tính mạnh mẻ, sẽ tìm mọi cách để gây áp lực để bắt con bé từ bỏ hôn nhân.

- Liệu ông có nghĩ rằng Verity đã nói tất cả với Clotilde, và Clotilde đã thuyết phục được cô bé ?

- Không. Nếu vậy thì Verity đã nói với tôi.

- Đến ngày đã định cho hôn lễ, chuyện gì xảy ra?

- Tôi chờ, nhưng không thấy họ đến. Cũng chẳng có một chữ giải thích hoặc xin lỗi. Tôi không hiểu nổi, đến giờ vẫn không hiểu. Vấn đề không phải là họ đến hay không, mà là họ không để lại một thong tin gì. Không hiểu Elizabett Temple trước khi mất, có giải thích gì với cô không. Có thể Verity không nói gì với Clotilde, nhưng tâm sự với Temple thì được

- Con bé chỉ nói với cô ấy là nó sắp lấy Michael Rafiel.

- Vậy cô Temple cũng không biết gì hơn.

- Ông có đoán được là chuyện gì đã thực xảy ra?

- Không. Nhưng tôi tin là họ sẽ không rời bỏ nhau. Verity và Michael không xóa bỏ lời đính ước.

- Nhưng ít nhất là phải xảy ra chuyện gì chứ!

- Duy nhất có một chuyện có thể làm tan vỡ dự định của họ.

- Cái chết?

Cô Marple nhớ lại từ cô Temple đã thốt. Một từ vang lên như tiếng chuông nguyện.

- Phải, cái chết, phó giám mục nói.

- Tình yêu, cô Marple lẩm bẩm, vẻ trầm ngâm.

- Cô nói gì?

- Tôi chỉ nhắc lại một lời của cô Temple. Khio tôi hỏi Verity chết vì gì, cô ấy đáp: "Vì tình." . Và cô ấy nói thêm: "Tình yêu, một trong những từ cay nghiệt nhất trên đời".

- Tôi hiểu. Hay đúng hơn, tôi nghĩ mình đã hiểu.

- Ông giải thích như thế nào nào?

- Một sự phân đôi tính cách. Cô biết đấy, Jekyll và Hyde là hai nhân vật có thật, không phải là sản phẩm tưởng tượng của Stevenson (1). Michael Rafiel một mặt có thể là chàng trai dễ mến, chỉ mong xây dựng hạnh phúc với người mình yêu, đồng thời mặt khác lại có một tính cách thứ hai thúc đẩy hắn giết chóc. Không phải giết kẻ thù, mà giết người mình yêu quý. Và do đó hắn đã giết Verity, không ý thức được tại sao giết. Hắn phải lên cơn điên thực sự, mới đi đến chỗ bóp cổ vị hôn thê và đập nát mặt như vậy. Có thể nói là ở hắn lúc đó, ông Hude đã thắng thế.

Cô Marple rùng mình.

- Tuy nhiên, giáo sỹ nói tiếp, đôi lúc tôi vẫn hy vọng không phải hắn đã phạm tội ác kinh tởm đó, mà là một kẻ khác, một người lạ mà Verity gặp trên đường ....

- Tất nhiên không nên loại trừ giả thuyết đó.

- Song, phải công nhận là Michael đã gây ấn tượng thật không tốt lắm, cái hôm hắn ra tòa, nói dối một cách ngu xuẩn, dẫn ra những bằng chứng ngoại phạm vô lý không thể tin. Rõ là hắn sợ nên sinh ra cuồng. Hắn không nói gì về dự định kết hôn giữa hắn và Verity, chắc ông luật sư sợ nói thế sẽ bất lợi cho hắn, laà cho thiên hạ tưởng hắn buộc phải lấy cô hái mà thực long không muốn. Chuyện đã lâu, tôi không nhớ hết chi tiết. Nhưng mọi việc đều quay ra chống lại hắn. Hắn thực sự là thủ phạm. Và tòa đã kết hắn là thủ phạm. Tại sao giết Verity? Tại Verity đã mang bầu? Tại hắn đã chạy theo người đàn bà khác? Người ta cũng đặt giả thuyết là Verity đột nhiên nhận ra sai lầm, không muốn lấy hắn nữa, nên hắn tức giận. Thực hư thế nào, khó mà biết.

- Tuy nhiên tôi tin là đôi trẻ yêu nhau đến như ông nói, thì không thể xảy ra tội ác ghê tởm ấy. Có thể trong những hoàn cảnh nhất định, Michael bóp cổ Verity. Nhưng không bao giờ làm biến dạng khuôn mặt mà mình yêu dấu.

Cô Marple đắm mình trong suy nghĩ một lúc lâu, rồi lại lẩm bẩm:

- Tình yêu, tình yêu ....Một từ cay nghiệt.

Chú thích:

(1) Liên hệ với tiểu thuyết nổi tiếng của R.L Stevenson: bác sĩ Jekyll và ông Hude ( N.D)
 
Chương 19


Giờ phút chia tay

Sáng hôm sau, xe ca đã đậu trước khách sạn. Cô Marple từ trong phòng trên gác đi xuống để chia tay các bạn đồng hành, thấy bà Rieley - Porter đang có thái độ hết sức bất bình.

- Quả thật, con gái thời nay chẳng có chút bản lĩnh, nghị lực gì.

Cô Marple nhìn bà, có ý dò hỏi:

- Là tôi nói con Joanna, cháu tôi.

- Trời ! Cô ấy bị ốm à ?

- Nào tôi có thấy triệu chứng gì đâu. Nhưng mà nó bảo nó đau cổ họng, sắp sốt cao đến nơi. Toàn chuyện vớ vẩn !

- Thế à. Để tôi xem sao, có giúp được gì không ...

- Cô khỏi phải làm gì. Tôi xin cứ nói thẳng, đó chỉ là cái cớ, bà Riseley - Porter tuyên bố dứt khoát.

Lần nữa, cô Marple nhìn bà, ra ý hỏ :

- Bọn con gái bây giờ ngốc nghếch quá . Theo trai dễ dàng quá.

- Bà muốn nói Emlyn Price ?

- À, thì ra cô cũng để ý thấy chúng, phải không? Hai đứa bây giờ đã đến mức muốn chuồn đi cùng nhau. Tôi không ưa gì cái bọn sinh viên luôn luôn phản kháng ấy, để tóc dài như cái bờm, lúc nào cũng đưa ra yêu sách này nọ. Với lại, tôi sẽ xoay sở ra làm sao đây, không có ai chăm sóc, sắp xếp hành lý ...Mà tôi trả tiền chuyến đi này đấy chứ.

- Cô cháu xem ra không quan tâm đến bà lắm.

- Ít nhất cũng từ hai ngày nay. Chúng nó có hiểu đâu là ở tuổi tôi cần có người giúp đỡ. Joanna và cậu Price lại định đi chơi đến một nơi nào đó, cách ba bốn dặm.

- Nếu cô ấy thực sự đau cổ họng và sốt ...

- Rồi cô sẽ thấy, xe mà đi rồi là họng hết đau và sốt sẽ hạ. Ôi! Tôi phải lên giữ chỗ đây. Chào cô Marple. rất vui được gặp cô, và tiếc rằng cô không cùng đi với chúng tôi.

- Tôi cũng rất tiếc, song tôi không còn trẻ, khỏe như bà. Sau chuyện mấy ngày vừa rồi, tôi cần hai mươi bốn giờ nghĩ ngơi hoàn toàn.

Bà Riseley- Porter lên xe.

- Chúc lên đường may mắn. Ôi! Thoát nạn! Có tiếng nói sau lưng cô Marple.

Cô quay lại, thấy mình đang đối diện với Emlyn Price, đang nhe răng cười.

- Anh vừa nói với bà Riseley - Porter đấy à?

- Tất nhiên. Thế cô tưởng tôi nói với ai?

- Tôi được biết sáng nay cô Joanna mệt.

Chàng trai lại cười:

- Xe đi khuất, là cô ấy khỏi ngay.

- Thế à? Anh định nói là ....

- Vâng. Nàng đã bắt đầu ngán cái bà cô chuyên đem uy lực ra để dắt mũi người khác rồi.

- Hai người không đi tham quan nữa ?

- Không. Tôi ở lại một hoặc hai ngày. Định đi bộ chơi vài nơi xung quanh.

Ông đại tá và bà Walker lại gần :

- Chúng tôi rất hân hạnh được làm quen với cô, cô Marple ạ. Nói chuyện với cô rất thú vị. Chỉ tiếc là chúng mình phải chứng kiến cái tai nạn của cô Temple thiệt mạng. Vì tôi vẫn cho chỉ là tai nạn, cảnh sát có điều tra theo hướng khác cũng vô ích.

- Nếu có người nào đứng trên đỉnh - như lời chứng của cô Joanna Crawford - thì thật lạ là tại sao người đó không ra mặt bằng cách này hay cách khác.

- Hắn sợ chứ, sợ phải chịu trách nhiệm, nên thà nằm im. Thôi nhé ! Tạm biệt cô Marple. Tôi sẽ gửi cho cô một cây giống mộc lan Nhật mà tôi đã hứa, chỉ sợ nó không hợp thủy thổ chỗ cô mà thôi.

Vợ chồng ông đại tá lần lượt lên xe. Cùng lúc ấy, bà Sandbourne từ khách sạn đi ra, chào từ biệt cô Marple trước khi nhập vào đoàn khách. Cô Marple quay lại nói với giáo sư Wanstead.

- Chúng ta tìm chỗ nào yên tĩnh, tôi muốn nói vài câu chuyện.

- Ta lên sân thượng hôm nọ ?

Có tiếng còi, và xe ca chuyển bánh.

Giáo sư nói :

- Tôi cứ nghĩ, cô nên đi với mọi người thì hơn. Bây giờ tôi cũng ở lại, để bảo vệ cô chứ.

- Không cần thiết đâu. Còn những việc quan trọng hơn, ông cần làm. Những việc đó, tôi không thể tự thân làm, ví dụ tiếp xúc với các nhà chức trách.

- Cô định nói phải gặp Scoland Yard ? cảnh sát trưởng ? Các giám đốc nhà tù ?

- Nếu cần thì cả Bộ trưởng bộ Nội vụ nữa, cô Marple nói.

- A ! Vậy thì cô muốn tôi làm cái gì cụ thể nào?

Cô rút trong túi một mẩu giấy, đưa giáo sư:

- Trước hết, tôi chuyển cho ông địa chỉ này.

- Gì đây? Ồ! Một tổ chức từ thiện. Họ nhận quần áo phụ nữ và trẻ em, áo khoác, áo thun ... từ các nơi gửi đến rồi phân phối cho các gia đình nghèo.

- Và cô muốn tôi quyên góp gì cho tổ chức đó?

- Không phải. Tôi muốn ông điều tra về một gói quần áo từ đây gửi đi hai hôm trước.

- Ai gửi? Cô gửi ư?

- Không nhưng tôi đã đứng ra nhận trách nhiệm.

- Thế là thế nào?

Cô Marple mỉm cười:

- Tôi đã ra bưu điện, nói là đã nhờ người gửi một gói hàng, nhưng lại ghi nhầm địa chỉ. Lúc đó, trông tôi chắc thiểu não lắm, nên bà bưu điện tỏ vẻ động lòng, và cố nhớ ra được địa chỉ ấy. Tôi liền bảo là tôi sẽ viết thư để yêu cầu người ta chuyển tiếp gói hàng . Tất nhiên là tôi chẳng việc gì phải viết. Vậy ông hãy lo việc này cho, cố tìm biết xem gói hàng đó đựng gì.

- Liệu bên trong có tên người gửi không?

- Tôi chắc không có. Sẽ chỉ là đại hoại "Của một người bạn", hoặc một địa chỉ giả. Cũng có thể có câu "Của cô Anthea Bradbury - Scott", nhưng không có lẽ ...

- Ra của cô ấy gửi ...

- Cô ấy đã mang gói hàng ra bưu điện gửi

- Và chính cô đã yêu cầu cô ấy làm việc đó?

- Ồ không! Tôi chả yêu cầu gì với ai. Lần đầu nhìn thấy cái gói ấy, chính là cái hôm tôi ngồi với ông trên sân thượng này.

- Và cô đã hành động như chính cô là người gửi?

- Phải. Vì ta cần biết cái gì trong đó và được gửi đi đâu?

- Cô cho điều ấy thực sự quan trọng?

- Đúng, biết gói ấy chứa đựng gì là việc rất quan trọng?

- Cô thích úp úp mở mở thế hả?

- Không phải tôi muốn giấu. Tôi chỉ dò tìm một số khả năng. Và tôi rất ghét khẳng định điều gì mà mình chưa chắc chắn.

- Được rồi. Còn gì nữa?

- Tôi thấy cũng cần báo cho nhà chức trách biết có thể sắp phát hiện một cái xác thứ hai.

- Một cái xác liên quan đến cái vụ xảy ra từ mười năm trước?

- Phải. Thực ra tôi chắc chắn là chẳng bao lâu nữa sẽ phát hiện.

- Và đó là xác ...của ai ?

- Hiện giờ, đó mới chỉ là giả thuyết.

- Nhưng cô biết là nó ở đâu ?

- Biết. Nhưng phải chờ một thời gian nữa tôi mới nói được.

- Xác đàn ông hay đàn bà ?

- Cùng hồi đó, có một cô gái khác, tên là Nora Broad, cũng mất tích.Tất nhiên xác cô ta phải nằm đâu đó.

- Cô biết không, càng ngày tôi càng thấy không thể để cô ở lại một mình. Do đó, tôi cũng sẽ ở lại.

- Không. Ông phải đi ngay London ; và làm những việc tôi yêu cầu.

- Nếu tôi không lầm, cô đã hiểu khá rõ về vụ này ?

- Cũng có thể, nhưng tôi còn phải kiểm tra lại.

- Cô có nghi đặc biệt cho một người nào ?

- Những sự việc đã tập hợp được có vẻ như đã hướng về một người, nhưng tôi còn xem đã ...Có lần ông hỏi tôi là tôi cảm nhận được không khí tội ác. Đúng vậy đấy. Cái không khí ấy có, nó ở tại đây. Một không khí tội ác, hiểm nguy, thảm họa. và tôi cần phải hành động. Nhưng ... nhỡ giờ tầu rồi đấy, nếu ông không nhanh chân lên.

Cửa vào phòng khách bỗng mở. Cô Cooke và cô Barrrow xuất hiện. Giáo sư nói :

- Tôi tưởng hai cô lên xe rồi.

- Phút cuối cùng, chúng tôi đã thay đổi ý kiến cô Cooke trả lời với giọng phấn khích. Chúng tôi vừa biết quanh vùng có một số nơi rất lý thú. Lại có một nhà thờ nhỏ kiểu xắc - xông rất lạ, chỉ cách đây bốn, năm dặm, có thể đi xe buýt cũng được. Tôi rất quan tâm đến kiến trúc tôn giáo.

- Tôi cũng vậy, cô Barrow nói ; Ở Finley Park cũng có những khu vườn đẹp, rất đáng xem. Vì thế hai chúng tôi quyết định ở lại một, hai ngày.

- Ở khách sạn Lợn lòi vàng ?

- Vâng, May quá thuê được một phòng đẹp, hai giường, tốt hơn nhiều so với phòng trước.

- Giáo sư, mau không nhỡ tầu, cô Marple nhắc ...

- Tôi muốn rằng cô ...

- Cứ đi đi, không lo cho tôi.

Giáo sư chào rồi ra đi. Ông đi khuất, cô Marple gật gù :

- Người rất tốt, lo cho tôi cứ như tôi là họ hàng của ông ấy.

- Những chuyện vừa qua chắc làm cô xao xuyến, cô Cooke nói. Chiều nay, cô có đi cùng chúng tôi thăm cái nhà thờ Saint - Martin ấy ?

Cô Marple cười, đáp :

Cảm ơn hai cô, nhưng tôi thấy người còn mệt, chưa đi được. May ra mai sẽ khá hơn ....
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top