Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Thủy Triều Đen

Thủy Triều Đen
Tác giả: Andrew Gross
Tình trạng: Đã hoàn thành




Andrew Gross đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết hình sự trinh thám hấp dẫn kể về một người phụ nữ phải tìm ra những bí mật về quá khứ của người chồng đã chết.

Một vụ đánh bom ở ga xe lửa trung tâm thành phố New York vào buổi sáng đã giết hại người chồng của Karen là Charles Friedman, một nhà quản lý tài chính thành đạt. Vài ngày sau, nghe tin nhiều thi thể không tìm thấy được, Karen đã phải chấp nhận một sự thật đau buồn là người chồng đã sống với cô 18 năm nay đã mất.

Cũng vào ngày hôm đó, một vụ tai nạn ô tô đã làm thiệt mạng một thanh niên cùng quê với Karen ở Greenwich, Connecticut. Ty Hauck, một nhà thám tử đã nhận điều tra vụ này và tìm được manh mối cho thấy mối liên hệ bất ngờ giữa hai sự kiện tưởng như không hề liên quan.

Vài tháng sau, hai người đàn ông xuất hiện ở nhà Karen để đào bới tìm hiểu về việc kinh doanh của Charles. Hàng trăm triệu đô đã bị mất - và dấu vết cho thấy có liên quan trực tiếp đến Charles. Cảm thấy nghi ngờ về mọi điều trước đây cô từng biết, Karen cùng với Hauck đã lao vào vòng xoáy tìm hiểu những quỹ đầu tư khổng lồ đã bị mất, những âm mưu quy mô quốc tế, và một vụ án mạng. Cả Karen và Hauck vô tình mở ra cánh cửa dẫn đến âm mưu phức tạp. Và kẻ mang những nỗi đau cho gia đình cô là một người cô sẽ không bao giờ ngờ tới.
 
Sửa lần cuối:

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1


Sáu giờ mười sáng.

Khi ánh nắng ban mai xuyên qua lớp kính cửa sổ phòng ngủ, Charles Friedman mới thả chiếc gậy gỗ truyền tay chạy tiếp sức xuống.

Đã nhiều năm rồi Charles không hề gặp lại giấc mơ đó, ấy vậy mà giờ đây anh thấy mình đang đứng đó, cao lớn ở cái tuổi mười hai, chạy tiếp sức vòng ba trong cuộc thi cắm trại hè, cuộc đua đấu loại trực tiếp giữa đội Xanh và đội Xám. Bầu trời xanh đến tận cùng, đám đông ngoài kia đang nhấp nhô như những làn sóng - làn sóng những đầu đinh, những cái má đỏ hồng mà cậu sẽ chẳng bao giờ được thấy ở một nơi nào khác ngoại trừ nơi này. Đồng đội của cậu là Kyle Bergman đang chạy về phía Charles, dẫn trước đội bạn ở khoảng cách không nhiều, hai má phập phồng theo từng nhịp thở.

Tới rồi...

Charles chuẩn bị tinh thần, sẵn sàng đón lấy chiếc gậy tiếp sức. Những ngón tay cậu giật nhẹ, chờ đón chiếc gậy đập vào lòng bàn tay.

Và đây rồi! Đã đến lúc! Charles đón lấy chiếc gậy.

Bỗng nhiên một tiếng rên lớn vang lên.

Charles ngừng lại, nhìn xuống hoảng sợ. Chiếc gậy nằm chỏng chơ dưới đường chạy. Đội Xám đã hoàn tất cung tiếp sức, vụt qua trước mặt Charles để tiến tới một chiến thắng mà trước đây không chắc sẽ xảy đến với họ. Đám cổ động viên cho đội Xám rồ lên vui sướng, tiếng hoan hô mừng vui hoà lẫn trong những lời chế giễu đầy thất vọng cứ vọng mãi trong đầu Charles.

Đó cũng chính là lúc Charles bừng tỉnh. Bao giờ cũng vậy. Tỉnh dậy, thở nặng nhọc, ga trải giường ướt đẫm mồ hôi. Charles đưa mắt nhìn hai bàn tay trống không. Anh đập xuống tấm ga trải giường như thể chiếc gậy tiếp sức vẫn còn ở đó, sau ba mươi năm đã qua.

Nhưng ở đó chỉ có Tobey, chú chó tha mồi Cao nguyên miền Tây màu trắng, đang nằm, hai chân xoài dưới ngực, chăm chăm nhìn anh chờ đợi.

Charles thở dài, thả người xuống gối.

Anh liếc nhìn đồng hồ. Sáu giờ mười. Mười phút trước chuông báo thức. Vợ anh, Karen, đang nằm úp thìa bên cạnh. Anh

ngủ chẳng được bao nhiêu. Anh đã thức trắng từ ba giờ đến bốn giờ sáng, chăm chú theo dõi Giải vô địch Nữ lực sĩ trên kênh ESPN2, không bật tiếng vì không muốn làm ảnh hưởng tới vợ. Có điều gì đó đang đè nặng tâm trí Charles.

Có lẽ đó là cái vị trí lớn lao mà anh đã chiếm được trên thị trường cát dầu ở Canada hôm thứ năm vừa qua và đã nắm giữ vị trí đó suốt mấy ngày cuối tuần đầy rủi ro, khi giá dầu đã bị rò rỉ ra ngoài bằng một cách nào đó. Hoặc có thể là cái cách anh dồn thêm vốn cho các hợp đồng khí đốt có thời hạn sáu tháng, trong khi lại rút bớt đi đối với những hợp đồng một năm. Hôm thứ sáu, chỉ số chứng khoán đối với các mặt hàng nhiên liệu tiếp tục giảm. Anh thực sự sợ hãi mỗi khi bước ra khỏi giường ngủ, bởi sợ không dám nhìn vào màn hình sáng nay để xem những gì đang diễn ra ở đó.

Hay đó là Sasha?

Trong mười năm qua, Charles điều hành quỹ đầu tư hợp tác năng lượng tại Manhattan, có năng lực tài chính thực sự trên mức đi vay lên đến một phần tám. Nhìn bên ngoài, với mái tóc hung hung nâu, cặp kính gọng sừng cùng dáng vẻ bình thản, trông anh giống nhà đầu tư bất động sản hay một nhà tư vấn hơn là một người sống nội tâm (trong cả những giấc mơ) luôn nghĩ về một thực tế là đã và đang phải sống trong địa ngục, mà thậm chí là địa ngục tầng hai.

Charles, trong chiếc quần hộp, chống khuỷu tay đẩy người lên, và ngừng lại. Tobey nhảy ra khỏi giường, cuống quýt cào lên cánh cửa.

“Cho nó ra đi anh.” Karen cựa quậy, cuộn người lăn sang bên, giật mạnh chăn phía trên đầu.

“Có chắc là mày muốn ra ngoài không?” - Charles hỏi lại chú chó, lúc này hai tai đang vểnh lại phía sau, đuôi ngoáy tít, nhảy trên hai chân sau chờ đợi, như thể nó có thể sắp xoay nắm đấm cửa với hai hàm răng của mình đến nơi. - "Mày biết chuyện gì sẽ xảy ra mà.”

“Thôi nào, Charles, sáng nay đến lượt anh đấy. Cho nó ra ngoài đi.”

"Những từ cuối cùng mới thật hay...”

Charles ra khỏi giường, mở cánh cửa dẫn ra khoảnh sân rộng chừng nửa yard (1) có hàng rào bao quanh, một khu nhà gần eo biển ở Old Greenwich. Tobey lao vụt ra khoảnh sân, đuổi theo mùi một con thỏ hay sóc nào đó vừa để lại.

Rồi ngay lập tức, con chó bắt đầu rít lên cái thứ tiếng bản năng có thanh vực cao của nó.

Karen vò chiếc gối trên đầu và cũng thốt ra những tiếng gầm gừ. "Ggggừừ....."

Vậy đấy, mỗi ngày đều bắt đầu như vậy, Charles chậm chạp bước vào bếp, bật kênh CNN và cắm điện bình cà phê, nghe tiếng chó sủa vọng vào từ bên ngoài. Sau đó, anh vào phòng làm việc kiểm tra lượng hàng bán qua mạng ở châu Âu trước khi đi tắm.

Sáng hôm đó, hàng bán không được tốt lắm, chỉ đạt giá 72.10 đô. Lại tiếp tục giảm. Charles làm nhanh một phép tính trong đầu. Anh lại buộc phải bán ra thêm ba hợp đồng nữa. Vài triệu đô đã không cánh mà bay. Charles ngâm mình trong bồn tắm, lúc đó mới chỉ hơn sáu giờ sáng một chút.

Bên ngoài, Tobey đang sủa tới tấp, tới ba phút không nghỉ. Trong phòng tắm, Charles điểm lại hoạt động trong ngày. Anh sẽ phải thay đổi vị trí liên tục. Giải quyết các hợp đồng dầu phi truyền thống, sau đó là họp với một trong những nhà đầu tư vốn. Liệu đã đến lúc anh gột rửa sạch sẽ? Anh đã chuyển tiền vào tài khoản của cô con gái, Sam, để dành cho nó học đại học; mùa thu tới con gái anh sẽ bước vào năm cuối trung học.

Khi đó cũng chính là lúc mọi việc đổ ụp lên anh. Chết tiệt thật!

Anh sẽ phải đi lấy chiếc xe khốn kiếp đó vào sáng nay.

Để bảo dưỡng cho xe Mercedes đã chạy được mười lăm ngàn dặm, tuần trước Karen đã kỳ kèo buộc anh phải làm chuyện này. Thế có nghĩa là anh sẽ phải đi tàu đến nơi làm việc. Anh sẽ bị muộn một chút. Trong khi anh muốn có mặt tại bàn làm việc của mình vào lúc bảy giờ ba mươi để thực hiện những công việc trong ngày như dự kiến. Sau đó Karen sẽ đón anh tại nhà ga vào buổi chiều.

Quần áo chỉnh tề, thường thì giờ này Charles đã sẵn sàng cho giờ cao điểm. Đúng sáu giờ ba mươi, việc cần làm là đánh thức Karen dậy, gõ cửa phòng hai đứa con Alex và Samatha cho chúng kịp đến trường. Và còn một việc nữa là lướt qua tiêu đề các bài viết trên tờ Tạp chí Phố Wall (2) được đưa tới ở cửa trước.

Sáng nay, cũng nhờ chiếc Mercedes của Karen mà anh có thêm chút thời gian nhấm nháp một tách cà phê.

Gia đình Charles sống trong căn nhà trên một đường phố sầm uất với kiến trúc cổ từ thời thuộc địa đã được sửa sang lại, với hai hàng cây, chạy dọc hai bên đường. Khu phố thuộc thị trấn Old Greenwich, yên tĩnh. Charles đã phải chi ra một khoản tiền để mua căn nhà này, khoản tiền có lẽ còn lớn hơn nhiều so với tất cả những gì bố anh, một doanh nhân chuyên buôn bán cà-vạt từ Scranton, kiếm được cả đời. Có thể anh chẳng dám so với một vài người bạn trong giới thượng lưu đang ở trong những căn nhà siêu lớn ở khu phố phía Bắc, nhưng anh đã hoàn thành xuất sắc được nhiều việc. Charles đã thực sự trải qua cả một cuộc chiến để được chấp nhận vào học tại trường đại học Pennsylvania trong số bảy trăm bạn học cùng phổ thông, trở thành nhân vật xuất sắc nhất trong công việc kinh doanh năng lượng của tập đoàn tài chính Morgan Stanley, lôi kéo được một số khách hàng tư nhân theo mình khi anh mở công ty riêng, Công ty tài chính Harbor (Harbor Capital). Gia đình anh sở hữu một căn nhà nghỉ đông ở Vermont, phí tổn cho con vào đại học cũng đã được chi trả, và còn đem lại cho vợ con những kỳ nghỉ kỳ thú.

Vậy thì anh đã sai lầm điều quái quỷ gì chứ?

Ngoài kia, Tobey đang đưa chân cào cào lên cánh cửa nhà bếp, cố tìm cách để quay vào. Được rồi, ổn thôi. Charles thở dài.

Tuần trước, con chó tha mồi Sasha của họ đã bị cán chết. Ngay tại khu phố yên tĩnh này, ngay trước cửa nhà họ. Chính Charles lại là người nhìn thấy nó, máu me loang lổ, không còn đủ sức để lê về. Mọi người còn đang buồn rầu thì lại anh nhận được một tin nhắn, mẩu giấy nhắn tin được gài vào giỏ hoa gửi đến văn phòng của anh chỉ ngay sau đó một ngày. Nó khiến anh toát mồ hôi lạnh và còn vào cả những giấc mơ kia nữa.

Charles, rất xin lỗi về con chó. Có lẽ tiếp theo sẽ là lũ trẻ nhà anh chăng?

Làm sao câu chuyện lại diễn ra đến thế này kia chứ?

Charles đứng dậy nhìn đồng hồ trên bếp, đã sáu giờ bốn lăm. May mắn thì anh có thể thoát khỏi cái khu bảo dưỡng ô tô ấy vào lúc bảy giờ ba mươi, tới bến tàu vào lúc bảy giờ năm mươi mốt, tới nơi làm việc tại đường Bốn chín, đại lộ Ba sau đó năm mươi phút. Đã rõ những việc phải làm, Charles mở cửa, con chó lập tức phi vụt qua anh băng qua phòng khách, vọt ra khỏi cửa trước, vừa chạy vừa tru lên ăng ẳng. Cánh cửa Charles đã quên không đóng lại, và giờ thì anh đã đánh thức cả khu phố.

Tobey còn ồn ào hơn cả lũ trẻ!

“Karen, anh đi đây!” - Charles kêu to, tay với lấy chiếc cặp, kẹp tờ Tạp chí dưới nách.

“Hôn anh.” - Karen vẫn còn quấn quanh tấm khăn tắm chạy vội từ phòng tắm ra đáp lại.

Trông cô vẫn còn hấp dẫn với mái tóc rối màu nâu nhạt còn ướt nước. Karen vẫn rất đẹp, dáng người đẹp và hấp dẫn là kết quả của nhiều năm tập yoga, nước da của cô cũng vẫn còn mượt mà, còn đôi mắt màu hạt dẻ mơ màng nhìn như bám lấy, xoắn lấy người khác. Charles thoáng chút hối hận đã không nằm rốn thêm một chút với Karen và để cơ hội ngẫu nhiên kéo hai người đi khi Tobey vụt chạy ra ngoài. Nhưng anh lại nói với Karen điều gì đó về chiếc xe anh sắp mang đi bảo dưỡng tại Metro-North, và rằng có thể anh sẽ gọi lại cho cô sau và cô sẽ đón khi anh về lấy xe.

"Yêu anh!” - Karen đáp lại qua tiếng ù ù của chiếc máy sấy tóc.

“Yêu em!”

“Mình sẽ đi chơi sau khi Alex thi đấu...”

Thật tuyệt, đúng không nhỉ, Alex sẽ chơi trận bóng vợt đầu tiên của mùa giải. Charles quay vào nhà, nguệch ngoạc vài chữ trên quầy bar của nhà bếp.

Gửi nhà vô địch, sát thủ số một của bố! Hãy cho đối thủ nếm mùi bại trận! CHÚC MAY MẮN!!!

Charles ký tắt chữ cái đầu, rồi lại xóa đi mà viết vào đó chỉ một chữ Bố. Anh nhìn dòng chữ chăm chăm. Anh phải chặn điều này lại. Dầu có xảy ra điều gì thì anh cũng không bao giờ cho phép bất cứ chuyện gì xảy đến với lũ trẻ.

Charles đi về phía ga-ra, lẫn trong tiếng cánh cửa ga-ra đang tự động mở và tiếng chó sủa ngoài sân, anh vẫn nghe tiếng vợ kêu to từ phía sau chiếc máy sấy tóc “Charles, nhốt ngay con chó đáng ghét ấy lại cho em!”

Chú Thích:

1. Yard: đơn vị đo độ dài thường được dùng ở Anh, Mỹ, Úc, tương đương 0.9144 mét.

2. Phố Wall: khu diễn ra các hoạt động kinh doanh, thị trường chứng khoán lớn nhất nước Mỹ và toàn thế giới, tại New York, Mỹ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2


Tám giờ ba mươi.

Karen đang ở phòng tập yoga.

Cô đã đánh thức Alex và Samantha dậy, chuẩn bị bữa sáng cho lũ trẻ với bột ngũ cốc và bánh mì nướng, rồi tìm thấy chiếc áo quây trong ngăn kéo quần áo, mà cô con gái kêu với mẹ là đã “biến mất tiêu” và làm trọng tài cho hai cuộc cãi vã: ai sẽ là người lái xe chở người kia đi học sáng nay và rằng con rận trong bồn tắm chung của hai đứa là của đứa nào.

Con chó tha mồi cũng đã được ăn. Karen kiểm tra lại cho chắc chắn là bộ đồng phục bóng vợt của Alex đã được ủi, và khi cuộc cãi vã về việc ai là người gây chuyện trước sắp bùng lên thì cũng là lúc cô đẩy hai đứa ra khỏi cửa, vào chiếc Acura của Sam, hôn rồi vẫy tay tạm biệt lũ trẻ. Sau đó, cô tìm một trích dẫn trong cuốn Cứu lấy rừng cây cho một trong những cây đu cần chặt hạ của gia đình và gửi nhanh hai bức thư điện tử tới thành viên ban quản trị chiến dịch tài chính sắp tới của trường.

Một khởi đầu... Karen thở dài, gật gật đầu chào đáp lễ một vài người quen tại phòng ghi âm Sportplex tại Stamford.

Chiều nay sẽ là một buổi chiều đáng ghét.

Karen năm nay đã bốn mươi hai tuổi; cô biết rằng trông mình ít nhất cũng trẻ hơn năm năm so với tuổi thực. Với đôi mắt nâu sắc, tàn nhang đã thoáng điểm trên hai gò má, Karen thường được so sánh với Sela Ward (1). Mái tóc nâu nhạt được kẹp cao về phía sau gáy, trong bộ đồ bó sát để tập yoga. Karen ngắm nhìn mình trong gương, tự hào về thân hình của mình dù đã làm mẹ của hai đứa con. Trước đây cô đã từng là người gây quỹ hàng đầu cho Hội Ba- lê của thành phố.

Đó cũng là nơi cô và Charlie (2) lần đầu gặp nhau, tại bữa tiệc tối chiêu đãi của các nhà tài trợ lớn. Tất nhiên là anh đến đó với tư cách đại diện của công ty chứ cũng chẳng thể phân biệt được các động tác vũ ba-lê. Cô vẫn đùa anh rằng đến tận bây giờ anh vẫn chưa thể phân biệt được các động tác đó. Lúc đó trông anh có vẻ ngượng ngập và hơi bối rối. Mắt đeo cặp kính gọng sừng, chiếc quần có dây treo, mái tóc hung đỏ, trông anh giống một vị giáo sư khoa học chính trị hơn là một nhân vật mới nổi thuộc phòng kinh doanh năng lượng của tập đoàn Morgan Stanley. Có vẻ như Charlie rất thích thú khi biết rằng cô là người ở nơi khác tới - bằng chứng là giọng nói của cô thường kéo dài hơn so với cách nói của người vùng này. Chiếc găng tay nhung bó lấy bàn tay cứng rắn của cô, anh vẫn thường thán phục gọi bàn tay cô như vậy, bởi anh chưa bao giờ gặp người nào có thể làm được những việc như cô có thể làm.

Giờ thì giọng nói kéo dài theo cách phát âm địa phương không còn nữa, cả hai bờ hông thon thả của cô cũng vậy. Đấy là chưa nói đến cái cảm giác rằng: liệu cô còn có chút nào đó tính chủ động trong cuộc sống của mình.

Cô đã mất đi điều đó khi sinh lũ trẻ.

Karen, tập trung hít thở trong khi ngả người về phía trước trong tư thế toàn thân làm thành một đường thẳng, một tư thế rất khó với cô, vì phải tập trung vào kéo căng cánh tay hết cỡ và giữ cho cột sống thẳng đứng.

"Thẳng ra phía sau." - Cheryl, giáo viên hướng dẫn cao giọng, - "Donna, hai tay áp sát vào tai. Karen, tư thế chưa được. Xem lại vị trí hai đùi."

"Hai xương đùi tôi sắp rời ra rồi.” - Karen rên lên, loạng choạng. Vài tiếng cười vang lên. Nhưng rồi Karen lấy lại được thăng bằng và đứng thẳng.

"Đuợc lắm ” - Cheryl vỗ tay. - "Rất tốt."

Karen lớn lên ở Atlanta. Bố cô có một chuỗi cửa hàng chuyên sơn và tu sửa các công trình. Cô học trường nghệ thuật Emory. Hai mươi ba tuổi, cô và một người bạn gái tới New York và tìm được công việc đầu tiên ở phòng quảng cáo của Sotheby, và rồi mọi thứ dường như bắt đầu từ đó. Mọi việc không hề dễ dàng vào thời gian đầu khi cô và Charlie mới kết hôn. Cô nghỉ việc, về ở vùng quê này và bắt đầu cuộc sống gia đình. Charlie thì làm việc liên tục -hoặc đi vắng- mà ngay cả khi có mặt ở nhà thì anh cũng chẳng mấy khi rời được chiếc điện thoại.

Công việc ban đầu có chút mạo hiểm. Charlie đã có những bước đi chưa được đúng khi anh bắt đầu mở công ty nên suýt chút nữa là phá sản. Nhưng thật may là có một người thầy có kinh nghiệm ở Morgan Stanley đã giang tay giúp anh, rồi kể từ đó, mọi việc lại trở nên suông sẻ.

Nhưng đó cũng chẳng phải là một cuộc sống của giới thượng lưu bề thế - như một vài người họ quen biết đang sống điền viên trong những pháo đài kiểu Noócmăngđi khổng lồ ở Palm Beach và con cái của bọn họ thì chẳng bao giờ đi máy bay hạng bình dân. Nhưng có ai muốn được như vậy chứ? Gia đình Karen có khu nghỉ ở Vermont, một chiếc thuyền trong câu lạc bộ du thuyền ở Greenwich. Karen vẫn đi mua các loại rau quả và lái xe ra khỏi nhà. Cô cũng gây được quỹ quà tặng cho Trung tâm Thiếu niên, trong khi vẫn quản lý các hóa đơn chi tiêu trong gia đình. Sắc hồng nơi hai gò má như muốn nói rằng cô đang rất hạnh phúc. Cô yêu gia đình mình hơn bất cứ điều gì trên thế giới này.

Vẫn thở mạnh, cô chuyển sang tư thế ngồi. Thật thoải mái khi ít nhất là trong khoảng một giờ đồng hồ nữa cô không phải quanh quẩn với lũ trẻ, đàn chó và đống hóa đơn chất cao trên bàn làm việc ở nhà.

Qua gương, Karen bỗng để ý thấy có điều gì đó. Mọi người đang tập trung lại tại quầy lễ tân, mắt dán vào chiếc ti-vi treo trên đầu.

"Hãy nghĩ đến một nơi nào đó thật đẹp...” - Cheryl hướng dẫn. "Hít sâu. Hãy để hơi thở đưa mình đến đó...."

Karen như thấy mình đang phiêu diêu đến cái nơi cô luôn nghĩ tới, mội khu vịnh nhỏ ngoài đảo Tortola, vùng biển Ca-ri-bê. Cô, Charlie, và lũ trẻ đã tình cờ đến nơi này khi cả gia đình đang du ngoạn gần đó. Họ đã rẽ vào đây và dành trọn một ngày trên khu vịnh ngập tràn màu xanh lam tuyệt đẹp đó. Đó là một thế giới không điện thoại di động cũng chẳng có Nhà hát Hài kịch trung tâm. Karen chưa bao giờ thấy chồng mình thanh thản và thoải mái đến vậy. Anh luôn nói rằng khi lũ trẻ không còn sống chung với hai người nữa, khi anh có thể sắp xếp được công việc của mình, thì hai vợ chồng sẽ tới đó. Đúng thế, trong lòng Karen luôn khấp khởi một niềm vui. Charlie như một kẻ bị kết án chung thân trong công việc: Anh yêu thích nghề kinh doanh chứng khoán, yêu thích sự mạo hiểm. Vì vậy, khu vịnh này có thể sẽ tạo ra cho họ một khoảng cách, nếu có thể. Trong lòng ngập tràn hạnh phúc, cô mỉm cười khi thấy bóng mình trong gương.

Chợt Karen thấy đám đông phía quầy lễ tân bỗng trở nên đông hơn. Vài người đang tập chạy trên băng chuyền cũng bỏ ra xem, mắt họ dán vào chiếc ti-vi. Ngay cả một số huấn luyện viên cũng có mặt ở đó.

Có chuyện rồi!

Cheryl đang cố vỗ tay lôi kéo sự chú ý của mọi người. - “Thôi nào, mọi người, tập trung vào!” - Nhung chẳng ích gì.

Cứ lần lượt từng người một rời bỏ tư thế đang tập mà nhìn chăm chăm ra ngoài.

Một phụ nữ trong câu lạc bộ chạy tới, mở toang cửa. "Có chuyện xảy ra rồi!” - Người phụ nữ mặt trắng bệch thảng thốt. - “Cháy nhà ga trung tâm Grand Central rồi! Hình như có vụ đánh bom sao đó?"

Chú Thích:

1 Sela Ward: nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ.

2 Charlie: Tên gọi thân mật trong gia đình của Charles
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3


Karen chạy vội qua cửa, chen vào trước màn hình ti-vi.

Tất cả mọi người đều chạy theo.

Trên màn hình là một phóng viên đang thu hình tại một con phố trong khu Manhattan đối diện nhà ga, ngập ngừng khẳng định lại thông tin rằng đã có một vụ nổ bên trong nhà ga. "Có thể đã xảy ra nhiều vụ nổ liên tiếp trong nhà ga..." Ngay sau đó, màn hình ti-vi chuyển sang cảnh quay từ trên trực thăng. Từng đám khói lớn cuộn lên từ phía trong nhà ga.

“Ôi, lạy Chúa.” - Karen thì thầm, mắt dán chặt màn hình sợ hãi. - "Chuyện gì đã xảy ra kia chứ...?”

“Đám cháy ở ngay trên đường rầy.” - Một phụ nữ trong bộ đồ tập đứng cạnh Karen nói. - “Họ cho rằng đã có một quả bom nào đó phát nổ trên một trong những đoàn tàu tới nhà ga.”

“Trời ơi, sáng nay con trai tôi đi làm bằng tàu.” - Một người phụ nữ thở hổn hển kêu lên, một tay đưa lên bịt chặt miệng.

Người khác với chiếc khăn bông quàng quanh cổ cố kìm nước mắt nói: “Chồng tôi cũng vậy.”

Trước khi Karen kịp suy nghĩ thì một loạt tin mới tiếp tục được đưa ra: Một vụ nổ, vài vụ nổ, nổ ngay trên đường rầy, ngay khi chuyến tàu tới Metro-North vào ga. Một đám cháy đang cuộn lên ở đó. Khói tràn cả lên đường phố. Hàng chục, thậm chí hàng trăm người đang mắc kẹt dưới ga điện ngầm. Tình hình thật tồi tệ!

"Kẻ nào đã làm chuyện này?” - Mọi người bàn tán xôn xao. "Họ cho rằng đó là do bọn khủng bố.” - Một trong những nhân viên huấn luyện lắc lắc cái đầu. - “Họ cũng không biết...”

Trước đây họ đều đã phải trải qua những giây phút kinh hoàng như vậy. Karen và Charlie đều có người quen, những người đã không bao giờ trở lại sau vụ 11 tháng 9. Ban đầu Karen còn xem tin với nỗi lo lắng cảm thông của một người mà cuộc sống của mình không bị ảnh hưởng bởi tấn thảm kịch đang diễn ra trước mắt. Những con người không tên, không hình dạng, mà có lẽ cô đã gặp hàng trăm lần - đối mặt nhau trên tàu, hay đọc những trang báo thể thao ấy, hoặc vội vã trên đường để đón được chuyến tàu... Những con mắt đang dán lên màn hình ti-vi, giờ đây rất nhiều người trong câu lạc bộ đang nắm chặt lấy tay nhau.

Rồi bỗng nhiên, có điều gì đó đổ ụp lên Karen.

Không quá đột ngột - mà là cảm giác chết lặng đi, tê tái trong lồng ngực, rồi cảm giác đó ngày càng mạnh hơn, cùng với đó là nỗi kinh hoàng treo lơ lửng trước mắt.

Charlie đã gọi với vào nói với cô điều gì đó - về việc anh sẽ đi tàu sáng nay, lẫn trong tiếng máy sấy tóc.....Về việc anh phải mang xe đi bảo trì và cô sẽ phải đón anh chiều hôm đó.

Ôi, Chúa ơi...

Có cảm giác như vật gì đang xiết chặt lấy ngực cô. Karen liếc nhanh nhìn đồng hồ. Cô cuống cuồng sắp xếp lại lịch trình. Charlie, anh rời nhà lúc mấy giờ, bây giờ là mấy giờ... Cô bắt đầu cảm thấy hoảng sợ. Tim đập nhanh dần như tiếng trống gõ nhịp tốc độ cao.

Bản tin mới nhất lại được phát. Karen căng cứng cả người. "Có lẽ là chúng ta đang chứng kiến một vụ nổ bom.” - người phóng viên thông báo, - "trên chuyến tàu tới Metro-North ngay khi nó đang vào ga Trung tâm Grand Central. Thông tin này đã được kiểm chứng. Vụ nổ xảy ra ở nhánh Stamford."

Nhiều tiếng thở hắt ra vang lên từ phòng thu. Hầu hết những người trong số họ đều ở quanh khu vực đó. Tất cả mọi người đều biết đến những ai thường xuyên di chuyển bằng tàu điện ngầm, đó là người thân, bạn bè của họ. Những khuôn mặt đỏ bừng vì sốc. Mọi người quay ra nhìn nhau mà thậm chí không còn biết mình đang đứng cạnh ai nữa, điều duy nhất họ cần lúc đó là tìm kiếm sự chia sẻ, cảm thông trong ánh mắt nhau.

“Thật đáng sợ.” - Người phụ nữ đứng cạnh Karen lắc lắc đầu.

Karen thậm chí không thể đáp lại nổi câu nói của người phụ nữ đó. Cơn ớn lạnh đã kiểm soát toàn bộ cơ thể cô, nó lần chạy chậm chạp như từng nhát dao cứa vào xương thịt cô.

Chuyến tàu nhánh Stamford chạy qua Greenwich.

Cô chỉ còn biết nhìn lên đồng hồ và hoảng sợ - tám giờ năm mươi tư phút. Ngực nhói lên bóp nghẹt nhịp thở cô.

Người phụ nữ nhìn cô chăm chăm: “Này, cô có sao không thế?”

“Tôi cũng không biết...” - Ánh mắt Karen tràn ngập nỗi sợ hãi. - “Có lẽ chồng tôi trên chuyến tàu đó.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4


Tám giờ bốn mươi lăm sáng.

Ty Hauck đang trên đường tới nơi làm việc.

Anh giảm động cơ còn năm dặm một giờ để đưa chiếc thuyền đánh cá loại nhỏ Merrily dài cỡ hai mươi tư foot (1) vào cảng Greenwich.

Hauck vẫn thường đi thuyền như vậy mỗi khi thời tiết đẹp. Sáng nay, bầu trời trong sáng, làn gió tháng tư khô và hơi lạnh, anh nhìn lên từ bàn làm việc và lẩm bẩm: Những ngày hè đã chính thức bắt đầu rồi! Hai mươi lăm phút tới eo Long Island từ chỗ ở của anh gần đảo Cove, Stamford cũng chẳng dài hơn việc phải đi như rùa tới đường 1-95 vào giờ này buổi sáng. Và cơn gió lộng thổi tung mái tóc khiến anh nhanh chóng tỉnh ngủ hơn bất cứ loại cà phê tốt nhất nào ở Starbucks (2). Anh bật chiếc máy nghe nhạc. Giọng ca của Fleetwood Mac vang lên một giai điệu yêu thích của Hauck:

Rhinannon cất tiếng vang như chuông chiều muộn

Anh lại chẳng thích được yêu cô ấy hay sao.

Đó là lý do tại sao anh chuyển đến đây bốn năm trước sau cái tai nạn đó, sau khi hôn nhân của anh tan vỡ. Có người cho rằng đó chỉ là một sự chạy trốn. Có lẽ cũng là thế thật, nhưng chỉ một chút thôi, nhưng nếu đúng thế thì đã sao?

Hauck là chỉ huy Cơ quan Điều tra tội phạm bạo lực thuộc Phòng Cảnh sát Greenwich. Mọi người đặt niềm tin lên anh. Liệu điều đó có phải là trốn chạy hay không? Đôi khi anh lấy thuyền chạy lòng vòng khoảng một tiếng trước khi đến nơi làm việc trong cái bình lặng đỏ hồng của mỗi buổi sáng trước bình minh, câu loại cá ngạnh màu xanh và loại có sọc. Liệu có phải đó là trốn chạy?

Anh đã lớn lên ở đây, trong gia đình trung lưu Byram, gần cảng Chester, ngay biên giới với bang New York, về địa lý thì chỉ cách cái khu bất động sản kếch sù vài dặm đường, nhưng đó lại là khoảng cách cả một đời người. Đó là cái khu bất động sản nằm dọc theo con đường về miền quê, đó là những cánh cổng giờ đây anh đã chạy qua để theo kịp đứa trẻ ranh đã lật ngược chiếc xe Hummer trị giá sáu mươi ngàn đô la của anh.

Nhưng giờ thì mọi việc đã khác. Những gia đình thôn dã đã sinh ra và lớn lên ở đó trong suốt tuổi thanh niên của anh đã phải nhường chỗ cho những gã nhà giàu kếch sù với những khoản quỹ đầu tư hợp tác lên tới con số trên ba mươi triệu. Đó là những kẻ đã kéo sập những khu nhà cũ rồi thay thế vào đó những pháo đài nằm phía sau cổng sắt với những chiếc bể bơi có kích thước của cả một chiếc hồ và cả nhà hát trong đó nữa. Bất cứ ai có tiền đều sẽ bước vào đó. Giờ thì những gã lắm tiền người Nga -có trời mới biết được bọn chúng lấy tiền ở đâu ra- đang mua sạch những khu bất động sản vùng quê nuôi ngựa ở trang trại Conyers, và xây trên đó cả những sân bay cho trực thăng hạ cánh.

Những gã tỷ phú đang làm hỏng mọi thứ chỉ dành cho triệu phú. Hauck lắc đầu.

Hai mươi năm trước, anh đã tham gia một cuộc phá án ở đồi Greenwich. Sau đó anh tiếp tục chuyển sang Colby, đơn vị số 3. Chẳng phải là vị trí cao hẳn nằm trong tốp ten, nhưng sự nổi tiếng cũng khiến anh thăng tiến nhanh trong chương trình đào tạo thanh tra của Sở cảnh sát New York. Điều này khiến bố anh, người đã dành cả đời mình cho chính quyền thành phố Greenwich Water, rất tự hào. Anh đã phá được một vài vụ án quan trọng và thăng tiến. Sau đó, anh chuyển sang làm ở Phòng thông tin của Sở khi xảy ra vụ tòa Tháp đôi bị tấn công.

Giờ anh lại quay trở lại.

Khi anh đưa thuyền vào cảng, phía bên trái là bãi cỏ có tên Bến cảng xinh đẹp được cắt tỉa gọn gàng, một vài chiếc thuyền nhỏ chạy ngang qua anh -chủ nhân những chiếc thuyền ấy cũng giống anh, vượt qua eo biển đến nơi làm việc ở Long Island trong thời gian chưa đến nửa giờ đồng hồ.

Hauck vẫy tay.

Anh thích nơi này, dẫu rằng đã có rất nhiều nỗi đau đã để lại dấu ấn của nó ở đây.

Kể từ khi hôn nhân với Beth tan vỡ, anh thấy mình thật lẻ loi. Anh cũng có hẹn hò đôi chút: với một cô thư ký xinh đẹp cho Tổng giám đốc điều hành của tập đoàn Tái bảo hiểm General, cô đã làm công việc tiếp thị ở Altria một thời gian. Ngoài ra anh còn hẹn hò với vài cô cùng làm trong ngành nữa, nhưng anh cũng chẳng tìm được ai có thể chia sẻ quãng đời còn lại. Thế mà Beth lại làm được điều đó.

Thi thoảng anh có tụ tập cùng vài người bạn cũ ở cùng thị trấn, một vài người đã kiếm được bộn tiền từ công việc xây dựng nhà ở, vài người khác lại chỉ là thợ sửa chữa đường ống hay môi giới chứng khoán hoặc sở hữu cả một công ty xây dựng vườn hoa. "Đôi chân huyền thoại," đó là cái cách mà mọi người thường gọi anh, với âm cuối đọc nhỏ đi, như ở trong từ “huyền thoại.” Những người nhiều tuổi hơn vẫn thường khen ngợi rằng đó là một trận thi đấu hay nhất mà họ từng được xem kể từ thời Steve Young và còn đãi bia anh nữa. Họ vẫn nhớ anh đã ào tới khu vực về đích, đánh bại Stamford West để dành lấy vương miện của hạt Lower Fairfield.

Nhưng điều lớn nhất đơn giản chỉ là anh cảm thấy tự do. Rằng quá khứ không còn đeo đẳng nữa. Anh đã cố gắng làm một điều gì đó tốt trong ngày, tạo ra những khoảng thời gian nghỉ ngơi cho mọi người. Đảm bảo công bằng, anh còn có Jessica bên cạnh nữa, con bé đã lên mười tuổi. Cuối tuần họ thường đi câu cá và đi đá bóng ở Tod’s Point rồi nấu ăn ngoài trời ở đó nữa. Các chiều chủ nhật, anh lại đưa con bé về Brooklyn, nơi nó đang sống, trên chiếc Bronco anh đã dùng tám năm nay. Những buổi tối thứ sáu mùa đông, anh thường chơi khúc côn cầu ở câu lạc bộ của những người trên bốn mươi tuổi của địa phương.

Cơ bản mà nói, mỗi ngày anh lại đẩy lùi điều đó về phía sau một chút - cố gắng tìm kiếm, đưa bản thân trở lại với cái thời điểm mà mọi thứ chưa đổ sập xuống anh. Cái thời điểm trước tai nạn đó, trước khi hôn nhân tan vỡ, trước cả khi anh đầu hàng.

Vậy thì tại sao lại quay lại đó, Ty?

Dầu có cố gắng đến đâu thì người ta cũng không thể đẩy mọi thứ về phía sau được. Cuộc sống không cho phép người ta làm điều đó.

Hauck đã nhìn thấy bến đỗ du thuyền của Câu lạc bộ du thuyền Indian Habour. Trên bến là người phụ trách bến, Hank Gordon, một người bạn cũ của Hauck, người vẫn thường cho anh đậu thuyền trong ngày, Hauck nhấc máy bộ đàm.

“Gordon, tôi đang vào bến...”

Nhưng Gordon vẫn đứng đợi anh ở cầu cảng.

“Anh làm cái quái gì ở đây vậy, Ty?"

“Mùa hè đã đến, anh bạn ạ!” - Hauck nói to. Anh quay đầu đưa chiếc Merrily vào bến.

Gordon tung sợi dây buộc chiếc thuyền lại. Hauck tắt máy. Anh bước tới phía đuôi thuyền khi con thuyền chạm chiếc phao lót, đáp vào cầu cảng.

“Ngoài kia chẳng khác nào một giấc mơ cả.”

“Ác mộng thì có,” - Hank nói. - “Cứ để tôi giữ nó ở đây, Ty. Tốt hơn hết là cậu nên lên phía trên đồi kia mà xem.”

Có điều gì đó trong ánh mắt Hank khiến Hauck khó hiểu. Anh liếc nhìn đồng hồ - tám giờ năm mươi hai phút. Anh và Gordon vẫn thường tán gẫu vài câu về đội Rangers hay những gì cảnh sát đã phát hiện ra vào tối hôm trước.

Cũng chính lúc đó tiếng chuông di động của Hauck vang lên. Điện thoại từ cơ quan. Hai-ba-bảy.

Hai-ba-bảy là số khẩn cấp của sở cảnh sát.

“Cậu không bật đài đúng không?” - Gordon hỏi, tay vẫn đang siết chặt lại sợi dây.

Hauck ngây ra lắc đầu.

“Vậy thì chắc chắn là cậu chưa hề biết rằng chuyện gì đang xảy ra ở đó cả, phải vậy không, trung úy?”

Chú Thích:

1 (foot) đơn vị đo lường Anh - Mỹ = 0,3048m

2 Starbucks: chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng của Mỹ
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5


Lúc đầu Karen cũng rất bình tĩnh. Làm rối mọi chuyện lên không phải là tính cách của cô. Cô phải luôn tự nhủ không biết bao nhiêu lần rằng mình phải bình tĩnh, thật bình tĩnh. Charlie có thể ở một nơi nào đó, bất cứ nơi nào khác.

Karen, mày còn chưa biết chắc rằng Charlie có đi chuyến tàu đó hay không kia mà.

Cách đây vài năm, đã có chuyện tương tự xảy ra với họ. Lúc đó Samantha mới chỉ bốn hoặc năm tuổi. Hai vợ chồng Karen tưởng đã mất con bé ở siêu thị Bloomie. Sau khi tìm kiếm hoảng loạn, lần cả lại những nơi cả gia đình đã đi qua, gọi cho người quản lý, và bắt đầu có ý nghĩ là phải chấp nhận một thực tế là một chuyện khủng khiếp đã xảy ra - rằng đây chẳng phải là sự ngẫu nhiên hay một báo động giả nào đó! - thì cả hai bỗng thấy con bé đang đứng đó bình thản như thể đang đứng trên sân khấu trường học của mình, tay giơ lên vẫy bố mẹ, tay đang lần giở mấy trang của một trong những cuốn sách yêu thích trên đống thảm phương Đông.

Bây giờ mọi chuyện có thể cũng giống vậy, Karen tự trấn tĩnh. Cần phải bình tĩnh, Karen. Khốn thật, phải thật bình tĩnh!

Cô chạy vào phòng tập yoga, tìm chiếc túi, lục tìm điện thoại di động. Tim đập rộn từng hồi, cô ấn mạnh phím tắt gọi cho Charlie. Nào, thôi nào... Ngón tay cô run lên bần bật.

Trong khi đợi điện thoại kết nối, Karen cố gắng nhớ lịch trình buổi sáng hôm đó của Charlie. Anh rời nhà khoảng lúc bảy giờ. Lúc đó cô đang sắp sấy tóc xong. Mất mười phút để vào phố, mười phút nữa để tới nơi bảo dưỡng để xe ở đó để họ kiểm tra kỹ lưỡng những gì cần phải bảo dưỡng. Vậy thì lúc đó sẽ là bảy giờ hai mươi, phải không nhỉ? Cũng sẽ mất khoảng mười phút nữa để tới nhà ga. Bản tin có nói rằng vụ nổ xảy ra lúc tám giờ bốn mươi mốt phút. Có thể anh đi chuyến sớm hơn. Hay cũng có thể gặp một doanh nhân vay vốn nào đó và đi ô tô tới nơi làm việc. Trong giây lát, Karen cảm thấy nhẹ hẳn người. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra... Charlie là người có tài xoay xở nhất mà cô từng biết.

Bắt đầu có tiếng chuông điện thoại. Karen bỗng thấy tay mình run lên. Nào, nhấc máy đi, trả lời điện thoại đi Charlie...

Giọng nói Charlie vang lên, nhưng chỉ là trong hộp thư thoại, khiến Karen mất hết bình tĩnh. "Đây là số điện thoại của Charlie Friedman..."

“Charlie, em đây. ” - Karen bật lên. - “Em thật sự lo lắng. Em biết anh đi tàu. Anh phải gọi cho em ngay sau khi anh nhận được tin này nhé. Em không quan tâm anh đang làm gì, Charlie, chỉ cần anh gọi, anh...”

Cô ấn nút tắt điện thoại trong tâm trạng hoàn toàn vô vọng. Rồi cô nhận ra rằng có một tin nhắn thoại tới điện thoại mình! Máu chạy rần rật trong huyết quản, cô nhanh chóng lần tới phần nhật ký các cuộc gọi tới gần nhất.

Chính là số của Charlie! Lạy Chúa! Tim cô như muốn vỡ tung ra vì hạnh phúc.

Tâm trạng bồn chồn, Karen nhập mã số, đưa điện thoại lên tai nghe. Giọng nói quen thuộc của Charlie vang lên, bình thản. “Nghe này, em yêu, anh nghĩ là khi nào tới nhà ga trung tâm Grand Central, anh sẽ mua một ít bít-tết ướp mà em ưa thích ở cửa hàng Ottomanelli trên đường về nhà, chúng mình sẽ nướng chứ không đi ăn hàng nữa... Nghe có vẻ cũng hay đấy chứ? Báo cho anh biết xem có được không nhé. Anh sẽ tới cơ quan vào lúc chín giờ. Anh cúp máy đây. Ở chỗ bảo dưỡng thật ồn ào và náo loạn. Thế nhé. "

Karen nhìn tin nhắn thoại, lúc đó là tám giờ ba mươi tư phút. Anh ấy đang trên đường tới ga Grand Central khi gọi cho mình. Lúc đó vẫn đang trên tàu. Mồ hôi bắt đầu túa ra. Cô nhìn lại màn hình ti-vi, nhìn lại cái màn khói đen đang phủ kín nhà ga Grand Central, một sự hỗn loạn và lộn xộn đang hiện ra trên màn hình.

Bỗng nhiên cô chợt hiểu ra, từ trong sâu thẳm trái tim. Cô chẳng thể phủ nhận được điều đó nữa.

Charlie đã đi trên chuyến tàu đó. Chồng cô đã đi trên chuyến tàu đó.

Không thể kiềm chế hơn được nữa, Karen vội vàng nhấn số điện thoại cơ quan Charlie. Thôi nào, nào, cô cứ lặp đi lặp lại câu nói đó trong suốt những giây đồng hồ kéo dài đầy đau đớn chờ đợi kết nối với điện thoại cơ quan Charlie. Cuối cùng thì Heather, trợ lý của Charlie, cũng nhấc ống nghe.

“Văn phòng Charles Friedman xin nghe.”

“Heather à, Karen đây.” - Karen cố giữ bình tĩnh. "Cô đã thấy chồng tôi đến cơ quan chưa?”

“Chưa, thưa bà Friedman. Nhưng trước đó ông nhà đã gửi cho tôi một email từ điện thoại di động nói rằng sáng nay ông phải mang xe đi bảo dưỡng hay gì đó. Chắc chắn tôi sẽ gặp ông nhà sớm thôi.”

“Tôi biết anh ấy đem xe đi bảo dưỡng. Đó chính là điều tôi đang lo lắng. Cô có xem tin không? Anh ấy đi tàu đến cơ quan."

"Ôi lạy Chúa tôi! ” - Cô trợ lý hoảng sợ, thực tế ập dến. Tất nhiên là cô ta đã xem thời sự. Tất cả mọi người đều đã xem tin ấy. Cả văn phòng đang xem.

“Cô Friedman, để tôi thử gọi lại cho ông nhà xem sao. Tôi chắc là hiện tại ở nhà ga Grand Central đang lộn xộn lắm. Có thể ông nhà đang tìm đường lên khỏi nhà ga tàu điện và ở đó điện thoại không có sóng. Có thể ông nhà đi chuyến tàu muộn hơn. - ”

“Anh ấy có gọi cho tôi! Lúc tám giờ ba mươi tư phút. Anh ấy nói rằng chỉ vài phút nữa là tàu vào nhà ga Grand Central...” - Giọng Karen trở nên run rẩy. - “Tám giờ ba mươi tư phút, Heather à! Anh ấy đã đi chuyến tàu ấy. Nếu không anh ấy đã gọi cho tôi rồi. Tôi nghĩ anh ấy đã đi chuyến tàu ấy... "

Heather khuyên Karen hãy bình tĩnh và nói rằng cô sẽ gửi thư điện tử cho Charlie, rằng cô chắc chắn sẽ sớm biết tin tức của Charlie. Karen đồng ý, nhưng khi cô bỏ điện thoại xuống, tim cô muốn nhảy vọt ra khỏi lồng ngực, máu chạy trong huyết quản dường như không còn nằm trong tầm kiểm soát của cô nữa. Karen không biết sẽ phải làm gì. Cô úp chặt chiếc điện thoại vào ngực, gọi cho Charlie một lần nữa.

Thôi nào, Charlie... Charlie, em xin anh đấy...

Phía ngoài nhà ga trung tâm Grand Central, viên phóng viên thời sự đang khẳng định lại thông tin rằng có ít nhất một quả bom đã phát nổ. Một vài người thoát nạn đang lên khỏi nhà ga. Họ túm lại phía trên đường, mặt mũi còn đầy hoảng hốt cùng những vệt máu ám khói. Họ đang nói điều gì đó về đường rầy số 109, đã có ít nhất hai vụ nổ lớn và một đám cháy đã bùng lên ở đó, rất nhiều người còn đang bị kẹt lại. Có vật nào đó phát nổ ở phía hai toa xe đầu tiên.

Karen chết điếng. Cuối cùng nước mắt cũng bắt đầu tràn xuống hai má.

Đó chính là nơi Charlie vẫn thường ngồi. Ngồi ở đó giống như một nghi lễ đối với anh vậy. Anh luôn ngồi ở toa đầu tiên!

Thôi nào, Charlie... Karen thầm cầu xin, mắt vẫn hướng lên màn hình phía bên ngoài. Người ta đang điều tra nguyên nhân. Hãy nhìn xem, người ta đang phỏng vấn những người thoát nạn.

Karen quay số Charlie một lần nữa, phó mặc toàn thân cho nỗi sợ hãi đến tận cùng.

“Charlie, trả lời điện thoại đi chứ, Charlie!"
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6


Karen bỗng nhớ đến Samantha và Alex. Cô nhận ra rằng mình phải về nhà. Cô sẽ phải nói gì với lũ trẻ đây? Charlie vẫn luôn lái xe đi làm. Anh có nơi để xe riêng ở tòa nhà nơi làm việc. Thói quen đó đã kéo dài nhiều năm nay.

Vậy mà cái buổi sáng chết tiệt ấy anh lại đi tàu đến nơi làm việc!

Karen nhét chiếc áo đẫm mồ hôi vào túi xách và chạy vội ra ngoài, qua quầy lễ tân và cửa kính phía ngoài. Cô vội vã tới bên

chiếc Lexus của mình, chiếc xe sử dụng công nghệ hybrid (1) Charlie đã mua cho cô cách đây chưa đầy một tháng. Mùi khoang để đồ vẫn còn mới. Cô nhấn nút mở khóa tự động và nhảy vội vào xe.

Từ nơi tập về đến nhà mất mười phút. Chạy ra khỏi bãi đỗ xe, Karen bật điện thoại Bluetooth (2) về chế độ tự động gọi tới số máy của Charlie. Charlie, xin anh đấy, trả lời điện thoại đi Charlie!

Tim cô như sụi xuống. “Đây là số máy của Charlie Friedman..."

Nước mắt vẫn chảy dài trên má dẫu cô có cố kìm lại những dòng nước mắt tồi tệ nhất. Chuyện này không thể xảy ra!

Karen đột ngột ngoặt phải ra khỏi bãi đỗ xe của Sportsplex, ngay tại Prospect, vượt qua đèn giao thông ngay góc cua, và tăng tốc khi chạy vào đường 1-95. Các phương tiện giao thông đang di chuyển ngược trở lại, làm chậm tất cả những gì hướng tới trung tâm Greenwich.

Tất cả các loại bản tin mới nhất, mâu thuẫn nhau nhất cũng đang được truyền đi. Đài phát thanh cho rằng đã có nhiều tiếng nổ phát ra từ nhà ga. Rằng một đám cháy đã bùng lên giữa các đường rầy, người ta đang không thể kiếm soát được đám cháy. Rằng sức nóng tăng mạnh và khói độc khiến lính cứu hỏa không thể tiếp cận gần hơn chút nào với mục tiêu. Rằng con số thương vong là rất lớn.

Tất cả những thứ đó đang khiến Karen hoảng loạn thực sự.

Rất có thể Charlie đang bị mắc kẹt ở dưới đó. Hay ở bất cứ chỗ nào. Anh có thể đã bị bỏng hay bị thương mà không thể thoát ra khỏi chỗ đó. Hay cũng có thể anh đang trên đường tới bệnh viện. Có đến hàng tỷ kịch bản có thể xảy ra. Karen tiếp tục quay số Charlie.

“Charlie, anh đang ở đâu, chúa ơi? Thôi nào, Charlie... "

Karen lại nghĩ đến Samantha và Alex. Lũ trẻ chưa biết đã có chuyện gì xảy ra. Ngay cả khi chúng biết tin về vụ nổ thì chúng cũng không nghĩ đến điều gì vì Charlie luôn đi làm bằng ô tô.

Karen rẽ vào đường nhánh số 5, Old Greenwich, chạy vào đường Post Road. Đột nhiên điện thoại cô vang lên. Ơn Chúa! Tim cô như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.

Nhưng đó là Paula, bạn thân của Karen, nhà ở khu ven hồ, chỉ cách nhà cô vài phút đi đường.

"Cậu có nghe chuyện gì đang xảy ra không?” - Tiếng ti-vi loáng thoáng trong điện thoại.

"Tớ biết rồi, Paula à. Tớ.."

"Người ta nói rằng chuyến tàu tới từ ga Greenwich. Có thể có những người chúng ta - "

“Paula," - Karen ngắt lời, khó nhọc nói từng từ. -"Tớ nghĩ là Charlie đã đi chuyến tàu đó."

“Cái gì?"

Karen kể cho Paula về chuyện chiếc xe và rằng cô không thể liên lạc được với Charlie. Cô cũng nói cô đang trên đường về nhà và không muốn có cuộc điện thoại gọi đến phòng trường hợp Charlie hoặc văn phòng anh gọi điện tới.

“Chắc chắn rồi, bạn à. Tớ hiểu, Karen. Charlie sẽ ổn thôi. Anh ấy luôn biết cách thoát ra khỏi mọi trường hợp khó khăn. Cậu biết điều đó, phải không nào, Karen?”

"Tớ biết,” - Karen nói, dẫu rằng tự cô cũng biết rằng mình đang tự huyễn hoặc bản thân. - “Tớ biết mà.”

Karen chạy xe qua phố, tim đập dồn dập. Cô rẽ vào đường Shore Road gần eo biển, rồi tới Sea Wall. Cô đưa chiếc Lexus vào đường chạy xe vào khu nhà của mình. Chiếc Mustang cũ của Charlic đậu trong khoang thứ ba của ga-ra, vẫn vậy, như cách đây một giờ đồng hồ. Cô chạy thẳng từ ga-ra vào nhà bếp. Hy vọng trào lên trong cô khi thấy tin nhắn đang nhấp nháy trên máy gây âm cuộc gọi. Lạy Chúa... , cô thầm cầu nguyện và ấn nút play, máu chạy rần rật, sợ hãi.

"Xin chào bà Friedman...” - Một giọng nói u ám vang lên. Là Mal, thợ làm ống nước của họ, luôn than phiền về hệ thống làm nóng nước cô muốn sửa trước đó, về một cái van chết tiệt nào đó mà hắn đã phải bỏ công tìm kiếm. Nước mắt tràn xuống hai má, hai chân không còn đứng vững, cô dựa người vào tường, từ từ sụp xuống một cách vô vọng. Tobey ve vẩy đuôi, đưa mũi hít hít người Karen. Cô đưa hai lòng bàn tay lau nước mắt. " Thôi nào, Tobey, không phải bây giờ...”

Karen sờ soạng tìm kiếm chiếc điều khiển. Cô bật ti-vi. Tình hình đã trở nên xấu hơn. Matt Lauer đang xuất hiện trên màn hình ti-vi cùng Brian Williams -các bản tin đều đưa rằng con số thương vong ở dưới đường tàu điện ngầm đã lên tới hàng chục người, đám cháy đang lan rộng và chưa thể kiểm soát. Một phần phía dưới ga tàu điện đã bị sập, và trong khi người ta chuyển cảnh quay tới một chuyên gia về Al Qaeda thì một khung nhỏ màn hình đang hiện lên cảnh từng đám khói đen đang bốc lên bầu trời Manhattan.

Chắc anh ấy đã gọi điện cho họ, Karen biết, ít nhất là gọi cho Heather ở văn phòng -nếu không có chuyện gì xảy ra với anh. Thậm chí có thể còn trước khi gọi cho cô. Đó chính là điều khiến cô sợ nhất. Cô nhắm mắt.

Chỉ cần anh bình an là được, Charlie, dẫu anh có ở nơi nào. Chi cần không có chuyện gì xảy ra.

Có tiếng cửa ô tô đóng mạnh phía ngoài. Chuông cửa vang lên. Có ai đó vừa gọi tên cô vừa chạy thẳng vào nhà.

Là Paula. Paula nhìn chằm chằm vào Karen đang nằm rúm ró trên sàn nhà với ánh mắt cô chưa từng bao giờ nhìn thấy. Paula vội ngồi sụp xuống bên cạnh, hai người ôm lấy nhau, nước mắt tràn ra trên má hai người.

“Sẽ ổn thôi mà.” - Paula vuốt tóc Karen. - “Tớ biết là sẽ ổn cả thôi mà. Ở dưới ấy có tới hàng trăm người ấy chứ. Có thể dưới đó không có sóng điện thoại. Có lẽ anh ấy đang được nhân viên y tế chăm sóc. Anh ấy có thể là một trong những người thoát nạn. Nếu có ai đó thoát ra khỏi được nơi ấy thì đó phải là Charlie. Karen à, rồi cậu sẽ thấy. Sẽ ổn cả thôi mà.”

Karen gật đầu liên tục, miệng lặp đi lặp lại "Tớ biết, tớ biết..." và đưa ống tay áo lên lau mắt.

Cả hai thay nhau quay số Charlie. Biết làm sao được? Hết số điện thoại cùa Charlie lại đến số điện thoại cơ quan. Có lẽ phải đến ba mươi hay bốn mươi lần gì đó.

Đôi lúc Karen còn sụt sịt mỉm cười nói “Cậu biết không, Charlie sẽ phát điên lên mất nếu biết tớ kiểm soát anh ấy ở văn phòng như thế này.”

Chín giờ bốn mươi lăm phút, cả hai ra ngồi trên đi-văng trong phòng khách. Cũng chính lúc đó, cả hai nghe tiếng xe chạy tới và tiếng cửa ô tô sập mở. Alex và Samantha chạy ào vào bếp la lên "Được nghỉ học! ”

Lũ trẻ thò đầu vào phòng ti-vi. - “Mẹ biết đã xảy ra chuyện gì chưa?” Alex hỏi.

Karen không cất được lời. Sự xuất hiện của lũ trẻ khiến nỗi sợ hãi trào lên trong cô. Cô bảo lũ trẻ ngồi xuống. Giờ thì cả hai đều nhận ra nỗi sợ hãi và buồn rầu đang hiện lên trên mặt mẹ, nhận ra rằng có điều gì đó rất tồi tệ đã xảy ra.

Samantha ngồi xuống trước mặt cô.

“Mẹ, có chuyện gì sao?”

“Sáng nay bố con mang xe đi bảo dưỡng,” - Karen nói.

“Vậy thì sao chứ?”

Karen nuốt tiếng nấc nghẹn - nếu không, chắc hẳn cô đã bật lên tiếng khóc.

“Sau đó,” - cô ngừng lại. - “Mẹ nghĩ là bố con vào thành phố bằng tàu điện ngầm.”

Hai đứa trợn tròn mắt và cũng giống như Karen, bốn con mắt vội hướng về phía màn hình ti-vi.

“Bố đang ở đó sao? Ở nhà ga Trung tâm Grand Central? - Thằng con trai hỏi.

"Mẹ không biết, con à. Chúng ta chưa có tin tức gì của bố. Đó chính là điều đáng lo nhất. Bố đã gọi cho mẹ trước đó báo rằng bố đang ở trên tàu. Lúc đó là tám giờ ba mươi tư phút. Mà vụ này bắt đầu xảy ra lúc tám giờ bốn mươi mốt phút. Mẹ không biết...."

Karen cố gắng hết sức để tỏ ra lạc quan và mạnh mẽ, cố gắng bằng cả con tim mình để không làm lũ trẻ lo lắng, bởi cô biết rằng với cùng một điều chắc chắn không hề thay đổi ấy là bất cứ khi nào Charlie cũng sẽ gọi điện báo với họ rằng anh không hề gì. Vì vậy cô thậm chí còn không cảm nhận được những vệt nước mắt đang chảy dài hai bên má, rơi xuống đùi. Samantha đang nhìn mẹ chăm chăm, miệng mếu đi và cũng đang sắp khóc, còn Alex khốn khổ của cô thì mặt trắng như tờ giấy, mắt nhìn như bị thôi miên vào cột khói đang cuộn lên trên bầu trời Manhattan.

Một lúc lâu không ai nói một lời. Họ chỉ nhìn, tất cả đều chìm đắm vào cái thế giới của hy vọng và không tin vào những gì đang xảy ra trước mắt. Sam vòng tay lỏng ôm cổ Alex, gục đầu lo lắng trên vai anh trai, còn Alex thì lần đầu tiên trong năm, cậu nắm chặt tay mẹ, nhìn màn hình chăm chú, chờ đợi sự xuất hiện của bố. Paula đang chống khuỷu tay trên gối bỗng chỉ tay vào màn hình mà kêu lên: Nhìn kìa, Charlie đấy! và nhảy dựng lên sung sướng, chờ đợi với niềm tin chắc chắn rằng cô sẽ được nghe tiếng chuông điện thoại sẽ reo lên.

Alex quay qua Karen: - “Bố sẽ tìm được cách xoay xỏa mà. Phải vậy không mẹ?”

“Chắc chắn rồi con à.” - Karen xiết chặt tay cậu con trai. - “Con biết bố con mà. Nếu có ai đó xoay xở được thì đó chính là bố con.”

Cũng chính lúc đó, họ bỗng nghe một tiếng vang trầm đục. Màn hình camera rung lắc mạnh trong một tiếng nổ bị bóp nghẹt lại. Những người đứng xem thét lên khi một cột khói đen đặc nữa lại bốc lên từ nhà ga.

Samantha rền rĩ: "Không, Chúa ơi... ”

Karen thấy chân tay như rụng rời. Cô nắm chặt tay Alex, xiết mạnh: “ Ôi không, Charlie, Charlie, Charlie...”

“Lại có nhiều vụ nổ tiếp theo...” - Chỉ huy lực lượng cứu hỏa thì thào khi bước lên khỏi nhà ga, lắc đầu kết luận - “Có rất nhiều người đang mắc kẹt dưới đó. Chúng tôi thậm chí không thể tiếp cận được với họ.”

Chú Thích:

1 Công nghệ hybrid: công nghệ ô tô cho phép chạy được bằng hai loại nhiên liệu khác nhau (thường là gas và xăng)

2 Bluetooth: công nghệ truyền thông không dây tầm gần, thường tích hợp với điện thoại, máy tính và các thiết bị cầm tay khác.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7


Chiều

Hauck đang gọi điện cho phòng Xử lý tình trạng khẩn cấp thuộc Sở cảnh sát New York thì có điện thoại.

Có thể là ở 634. Hiện đang rời hiện trường vụ tai nạn. Phố West Street và Post Road.

Đã cả sáng nay Hauck không rời mắt khỏi vụ rối loạn đang diễn ra trong thành phố. Không liên lạc được với người thân của mình, không biết làm gì hơn, cả ngày hôm nay nhiều người hoảng loạn đã gọi đến Sở cảnh sát. Khi Tòa tháp đôi bị tấn công, anh đang làm việc ở phòng thông tin của Sở, và công việc của anh trong nhiều tuần sau đó là tìm kiếm số phận của những người đang mất tích - ở bệnh viện, trong đống đổ nát, trong mạng phản ứng nhanh. Hauck cũng có bạn bè ở dưới đó. Anh nhìn danh sách tên những người anh đã đưa xuống: Pomery. Bashtar. Grace. O'Connor.

Lần đầu, trong số hàng trăm người chưa rõ số mạng ra sao, người ta mới chỉ tìm thấy hai người.

“Có thể là 634 Ty à!” - viên trung sỹ trực ban lại một lần nữa thông báo. Chạy thôi. Về hướng đường Post Road, sát bên phố West Street, gần đại lý đồ ăn nhanh và điểm bán và bảo dưỡng ô tô.

“Không được,” - Hauck đáp lời trung sỹ. - “Gọi Munoz đi. Tôi đang bận việc khác.”

“Munoz đang ở hiện trường rồi, thưa trung úy. Đây là một vụ giết người. Có vẻ như đang có một xác người ở đó.”

Chỉ mất vài phút Hauck đã đưa chiếc Grand Corona ra khỏi bãi xe bên ngoài, chạy thẳng đến Mason, chiếc mũ bay phần phật trên đầu, chạy thẳng về đầu đại lộ gần công viên Greenwich Office, xuống đường Post Road đến phố West Street, đối diện điểm bán và bảo dưỡng ô tô Acura.

Chính vì anh là người đứng đầu đội điều tra tội phạm bạo lực nên cuộc gọi này là dành cho anh. Thường thì đội của anh hay phá những vụ lẻ tẻ ở trường trung học, đôi khi là vài vụ đột nhập nhà riêng và ẩu đả giữa các cặp vợ chồng. Những vụ ẩu đả dẫn đến án mạng ít khi xảy ra ở Greenwich.

Lừa đảo chứng khoán là loại tội phạm thường thấy ở đây hơn. Cuối đại lộ là bốn viên cảnh sát địa phương đang chặn con đường lớn, đèn cảnh sát lấp lóe. Các phương tiện giao thông được hướng vào một làn đường. Hauck chạy chậm lại, gật đầu chào một vài viên cảnh sát tuần tra anh quen. Freddy Munoz, một trong những thanh tra thuộc quyền Hauck bước tới khi anh ra khỏi xe.

"Cậu đang đùa đấy chứ, Freddy.” - Hauck lắc đầu vẻ không tin. - "Ngày hôm nay của tất cả mọi ngày...”

Viên thanh tra phác một cử chỉ dứt khoát về phía một đụn nhỏ đã được trùm vải che đi giữa đường West Street, nơi giao cắt với đường Post Road và cắt tới đại lộ Railroad và 1-95.

"Trông có giống chúng tôi đang đùa không, trung úy?”

Mấy chiếc xe tuần tra đã được sắp thành vòng tròn bảo vệ quanh cái xác. Một chiếc xe cứu thương đã tới, nhưng các nhân viên y tế đang đứng quanh xe chờ đợi đội y tế địa phương ở Farmington. Hauck quỳ gối kéo tấm nilon.

Chúa ơi! Anh kêu lên khó nhọc.

Nạn nhân mới chỉ ở độ tuổi khoảng hai mươi hai đến hai mươi ba tuổi, da hơi trắng, mặc bộ đồng phục lao động màu nâu, tóc tết thành từng túm nhỏ màu đỏ sát da đầu giống người thổ dân Jamaica. Cái xác bị biến dạng, hai bên hông vặn đi, hơi vắt lên vỉa hè trong khi lưng nằm thẳng dưới lòng đường, mặt ngửa lên trời. Hai mẳt nạn nhân mở to, trong hai con ngươi còn hằn lên nỗi hoảng sợ. Một dòng máu chảy từ khóe miệng nạn nhân lên phía vỉa hè.

"Đã biết tên nạn nhân chưa?”

"Họ Raymond. Tên Abel. Đệm John. Thường viết AJ, thông tin do ông chủ của nạn nhân ở cửa hàng sửa chữa ô-tô đàng kia cung cấp. Đó cũng chính là nơi làm việc của nạn nhân."

Một viên sỹ quan trẻ đứng bên cạnh với cuốn sổ ghi chép. Biển tên STASIO. Hauck đoán chắc đây là lần đầu tiên cậu ta có mặt tại hiện trường.

“Cậu ấy vừa mới thay ca," - Munoz nói - “nói là đi ra ngoài mua thuốc lá và gọi điện.” - Munoz chỉ sang phía bên kia đường.

- "Có vẻ như cậu ta va vào toa xe đằng kia.”

Hauck liếc mắt nhìn về phía mà anh biết ở đó là toa xe bán đồ ăn tối Fairfield, nơi thỉnh thoảng cánh cảnh sát vẫn thường đến. Anh cũng đã tới ăn tối ở đó một vài lần.

“Các anh đã tìm được những gì về toa xe đó rồi?”

Munoz gọi viên sỹ quan Stasio, trông có vẻ như mới hết khóa huấn luyện cách đây một tháng, đang giở đọc chiếc sổ gáy xoắn, trên mặt hiện lên chút lo lắng. “Có vẻ như chiếc xe gây tai nạn là một chiếc xe thể thao, thưa Trung úy. Chiếc xe này chạy tới từ phía đường Post Road và rẽ đột ngột vào đường West Street này... và đâm vào nạn nhân khi cậu ta đang sang đường. Chúng tôi đã tìm được hai người chứng kiến toàn bộ sự việc.”

Stasio chỉ về phía hai người đàn ông, một có thân hình to bè mặc áo khoác thể thao, để ria mép, ngồi trên ghế trước của chiếc xe tuần tra, đang đưa tay vuốt tóc. Người còn lại mặc chiếc áo bông xốp màu xanh đang nói chuyện với một viên sỹ quan, chiếc đầu ủ rũ lắc lắc. “Chúng tôi tìm được một người ở bãi đỗ xe Arby đằng kia. Hóa ra ông ta cũng đã từng là cảnh sát. Người thứ hai ở ngân hàng phía bên kia đường.”

Viên sỹ quan trẻ tổng hợp thông tin khá tốt.

“Tốt lắm, Stasio.”

“Cảm ơn trung úy.”

Hauck chầm chậm đứng dậy, hai đầu gối kêu lục khục, hậu quả của những ngày tập bóng đá. Anh quay lại nhìn vệt bánh xe xám xịt trên đường West Street - hai vệt cao su rộng khoảng hai mươi foot cán qua điện thoại di động và cặp kính của nạn nhân. Vệt phanh xe chỉ xuất hiện sau điểm va chạm với nạn nhân. Hauck hít một hơi nặng nhọc, bụng cuồn lên.

Thằng chó chết đó thậm chí đã chẳng thèm phanh lại.

Anh nhìn qua Stasio. “Có ổn không con trai?” Lần đầu tiên nỗi hoảng sợ hiện lên rõ ràng trên khuôn mặt viên sỹ quan trẻ. Stasio gật đầu. - “ Ổn thưa sếp.”

“Không dễ chút nào, phải không.” - Hauck vỗ vai viên sỹ quan. - “Điều này đúng với tất cả chúng ta.”

“Cảm ơn trung úy.”

Hauck kéo Munoz sang một bên, đưa mắt lướt dọc đường Post Road chạy về phía nam, hướng chiếc xe gây án chạy, rồi nhìn theo hướng của hai vệt bánh xe trên vỉa hè.

“Freddy, thấy không?”

Viên thanh tra gật đầu dứt khoát: - “Thằng khốn không thèm phanh lại."

"Đúng vậy.” - Hauck lôi đôi găng tay cao su từ túi áo khoác lồng vào tay.

“Được.” - Anh quỳ xuống bên cạnh cái xác. - “Để xem cái này cho ta biết những gì...”

Hauck nâng phần cơ thể phía trên của Abel Raymond, đủ để kéo chiếc ví của nạn nhân ra khỏi túi quần. Trong đó là một bằng lái xe mang tên Abel John Raymond, do bang Florida cấp, một thẻ sinh viên ép plastic của trường Cao đẳng Seminole, cấp cách đây hai năm. Vẫn là nụ cười với đôi mắt sáng bừng trên tấm bằng lái xe, tóc có ngắn hơn một chút. Có lẽ nạn nhân đã bỏ học giữa chừng.

Trong ví còn có một thẻ MasterCard mang tên nạn nhân, một chiếc của Sears, vài chiếc khác của các hãng Costco, ExxonMobil, một thẻ an sinh xã hội, bốn mươi hai đô-la tiền mặt, một chiếc cuống vé xem bóng đá trận Orange Bowl 1996, Notre Dame, bang Florida. Hauck vẫn nhớ trận đấu ngày hôm ấy. Ngăn ngoài chiếc ví gài tấm hình một phụ nữ tóc đen hấp dẫn quãng ngoài hai mươi tuổi bế một bé trai trên tay. Hauck đưa chiếc ví cho Munoz.

"Trông không giống em gái.” - Viên thanh tra nhún vai. Nạn nhân không đeo nhẫn cưới. - “Có thể là bạn gái.”

Họ sẽ phải tìm hiểu xem nhân vật này là ai.

“Sẽ có người chẳng mấy hạnh phúc đêm nay.” - Freddy Munoz thở dài.

Hauck nhét tấm ảnh lại vào chiếc ví và thở hắt ra. - “ Tôi e là sẽ có cả một danh sách dài dằng dặc, Freddy à.”

"Thật điên rồ phải không, thưa trung úy?” - Munoz lẳc lắc đầu. Anh không còn nói về vụ tai nạn nữa. - “Trung úy biết không, anh vợ tôi đi chuyến tàu 7:57 sáng nay. Ra khỏi ga tàu ngay trước khi chuyện này xảy ra. Cô vợ anh ta như hóa điên. Cô ấy không làm sao liên lạc được với anh ta cho tới tận khi anh ta đến văn phòng. Anh biết không, anh ta ngủ rốn thêm một chút, rồi lại bị tắc đường ở một cột đèn giao thông, lỡ chuyến tàu... Anh ta thật là may mắn, phải không?”

Hauck nghĩ đến danh sách những cái tên sẽ chờ anh trên bàn làm việc, những giọng nói đầy hoảng sợ, đầy hy vọng của những người đã gọi đến để biết thông tin về họ. Anh liếc nhìn về phía những người làm chứng của Stasio.

“Nào Freddy, chúng ta đi tìm chiếc xe đó thôi.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8


Hauck hỏi người mặc áo jacket, Freddy chọn nhân chứng mặc áo bông xù North Face.

Nhân chứng Hauck lấy lời khai hóa ra lại là một viên cảnh sát đã nghỉ hưu của bang South Jersey, tên Phil Dietz. Ông ta cho biết mục đích đến đây là để tiếp thị cho các hệ thống an ninh hiện đại - “Anh biết đấy, đó là các kiểu ‘nhà thông minh,’ nhận dạng dấu vân tay, nhận dạng danh tính, các hệ thống kiểu như vậy.” - Đó là những hệ thống ông ta đã vận hành, sử dụng từ khi ông nghỉ hưu cách đây ba năm. Khi Dietz mới chỉ tấp vào bên đường Arby để mua một chiếc bánh kẹp thì phải chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra.

“Hắn phóng xe tương đối nhanh,” - Dietz người mập và thấp với mái tóc hoa râm hơi mỏng phía trên đỉnh đầu, có bộ ria rậm. Dietz nói, hai tay cánh tay mập mạp khua mạnh: - "Tôi nghe tiếng máy rú lên. Hắn tăng tốc khi chạy dọc con đường này rồi ngoặt rẽ ở chỗ đó.” - Dietz đưa tay chỉ về phía giao cắt giữa đường West Street và Post Road. - ‘‘Thằng khốn đó thậm chí còn không thèm nhấn phanh khi đâm phải thằng bé. Khi tôi nhận ra thì đã quá muộn rồi.”

"Ông có nhớ được chiếc xe đó hiệu gì không?” - Hauck hỏi.

Dietz gật đầu. - “Đó là một chiếc xe thể thao đời mới màu trắng. Tôi nghĩ là Honda hay Acura gì đó. Tôi có thể nhận đuợc

qua ảnh. Biển số xe cũng nền trắng, chữ xanh lục hoặc xanh dương." - Dietz lắc lắc đầu. - “Xa quá. Mắt tôi lại không được tốt như lúc tôi còn làm việc.” - Ông ta đưa tay lắc lắc cặp kính đọc sách gài trên túi áo ngực nói. - “Bây giờ tôi phải dùng đến cái này nếu muốn đọc địa chỉ hộp thư.”

Hauck mỉm cười viết mẩu chú thích trong sổ ghi chép. - "Không phải biển số ở vùng này chứ?”

Dietz lắc đầu. '"Không. Có lẽ là ở New Hampshire hoặc Massachussetts. Xin lỗi tôi không đọc rõ được chữ nào. Thằng khốn đó ngừng lại một giây - sau đó. Tôi kêu lên: “Này, anh kia!" và bắt đầu chạy về phía vụ tai nạn thì hắn rồ máy vọt đi. Tôi cố gắng chụp một tấm hình bằng điện thoại di động nhưng không kịp, mọi việc xảy ra nhanh quá. Lúc đó thì hắn đã biến mất rồi.”

Dietz chỉ lên phía trên đồi, chỗ đỉnh cao nhất của đại lộ Railroad. Đường West Street chạy thành một khúc quanh khi đi qua một khoảng đất trống và một tòa nhà văn phòng. Khi tới đó, chạy tới đường cao tốc 1-95 chỉ mất khoảng một đến hai phút. Hauck biết rằng chỉ có điều cực kỳ may mắn xảy ra với anh nếu như có ai đó nhìn thấy hắn chạy qua đó.

Hauck bước gần tới phía Dietz: - " Ông nói ông nghe tiếng động cơ tăng tốc?"

"Đúng thế. Lúc đó tôi đang bước ra khỏi xe và nghĩ rằng mình sẽ phải đợi một chút trước khi đến với cuộc hẹn sắp tới.” - Dietz vòng hai bàn tay với những ngón tay đan vào nhau ra phía sau đầu. - "Cố gắng lên... Đừng bỏ cuộc.”

"Tôi sẽ cố không bỏ cuộc.” - Hauck cười, chỉ về phía nam. - "Chiếc xe chạy từ phía đó phải không? Ông đã phát hiện và theo dõi trước khi nó đến đoạn rẽ?”

“Đúng vậy. Tôi phát hiện ra khi nó bắt đầu tăng tốc.” - Dietz gật đầu.

"Lái xe là đàn ông phải không?”

"Chính xác.”

“Ông có thể mô tả qua được không?”

Dietz lắc đầu: “Sau khi chiếc xe dừng lại, thằng khốn đó nhìn lại phía sau qua gương chiếu hậu một thoáng rất nhanh. Có lẽ lúc đó hắn đang nghĩ cách khác cho việc hắn đã làm. Không thể phát hiện ra mặt hắn. Cửa sổ ô tô làm bằng kính tối màu. Tin tôi đi, tôi cũng mong mình có thể nhìn thấy hắn.”

Hauck quay lại nhìn lên đồi, tâm trí trôi theo dòng tưởng tượng về đường đi của nạn nhân xấu số. Nếu làm việc ở xưởng sơn sửa ô-tô J&D thì cậu ta sẽ phải băng qua đường West Street, sau đó lại qua bên kia đường ở đường Post Road ngay tại chỗ đèn giao thông rồi mới đến được chỗ toa xe bán đồ ăn.

" Ông nói ông đã từng phục vụ trong ngành cảnh sát?”

“Cảnh sát Tiểu hạt Freehold ” - Ánh mắt Dietz bừng sáng. - "Bang South Jersey. Gần Atlantic City. Tôi đã phục vụ trong ngành hai mươi ba năm.”

“Rất tốt. Vậy thì ông có thể hiểu những gì tôi sắp hỏi ông. Ông có nhận thấy chiếc xe đã chạy với tốc độ cao liên tục trước khi rẽ không? Hay chiếc xe chỉ bắt đầu tăng tốc khi thấy nạn nhân bước xuống đường?”

“Anh đang xác định xem đây là một vụ tai nạn hay là giết người có chủ định?” — Viên cảnh sát nghỉ hưu gật gật đầu.

“Tôi chỉ tìm cách dựng lại toàn bộ khung cảnh của sự việc.” - Hauck đáp lời.

“Tôi nghe tiếng động cơ từ phía đằng kia.” - Dietz chỉ về phía tòa nhà hướng đại lộ Arby. - "Hắn phi xuống dốc, sau đó quặt vào chỗ rẽ, không làm chủ được tốc độ. Tôi nghĩ có vẻ như hắn đã uống rất nhiều. Tôi cũng không rõ. Tôi chỉ kịp nhìn lên khi nghe tiếng va chạm. Chiếc xe kéo lê nạn nhân như kéo một chiếc bao tải bột mì. Anh vẫn còn thấy hai vết xe đấy. Sau đó hắn dừng xe. Tôi nghĩ nạn nhân nằm dưới gầm xe vào thời điểm đó, trước khi hắn rú ga phóng đi."

Dietz nói ông ta sẽ rất vui nếu được nhìn qua vài mẫu xe thể thao màu trắng để cố hạn chế lại nhãn hiệu và đời xe. - ‘'Nếu bắt được thằng khốn đó, trung úy à, hãy cho tôi biết tôi có thể giúp gì. Tôi sẽ là người đóng đinh lên chiếc quan tài cho hắn."

Hauck cám ơn Dietz. Không có gì nhiều để tiếp tục lấy lời khai như anh đã muốn trước đó. Munoz bước tới. Nhân chứng mà cậu ta lấy lời khai đã chứng kiến tai nạn từ phía bên kia đường. Một hướng dẫn viên lái máy cày ở Wilton, cách đó hai mươi dặm, đúng tuýp nông dân điển hình - anh ta cũng xác định cùng một kiểu xe màu trắng, biển số của bang khác. - “Có vẻ như biển số là AD hay cái gì đó như vậy, có thể là số 8 nữa...” - Anh ta vừa mới bước ra vỉa hè sau khi rút tiền ở máy ATM ngân hàng. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh nên anh ta cũng không kịp nhìn thấy gì. Lời khai cũng chỉ là một bức tranh mờ nhạt về những gì đã xảy ra.

Munoz nhún vai thất vọng. - "Chẳng có gì nhiều để tiếp tục điều tra cả, phải vậy không, trung úy?”

Hauck mím môi thất vọng: - "Phải."

Anh đi về phía xe mình, gọi một cuộc điện thoại khẩn cấp tìm kiếm một chiếc xe thể thao đời mới màu trắng, lái xe là người da trắng, - "có thể là một chiếc Honda hoặc Acura, biển kiểm soát có thể là của bang Massachussetts hoặc New Hampshire, có khả năng bắt đầu bằng các ký tự AD8, có thể có vết va chạm ở phần đầu xe.” - Mẩu tin này sẽ được gửi đến cho các trạm cảnh sát và các cửa hàng sửa chữa ô tô trên toàn bộ vùng đông bắc. Họ sẽ tìm kiếm thông tin từ mọi người dọc theo đường West Street xem liệu có ai phát hiện ra thủ phạm chạy qua hay không. Có thể có một số camera kiểm soát tốc độ dọc theo đường cao tốc nữa. Đây chính là hy vọng lớn nhất của họ.

Tất nhiên là trừ trường hợp có người đến nhận trách nhiệm về vụ Abel Raymond.

Một người đàn ông đội mũ lưỡi trai miền Bắc đứng gần đó, tay khoanh lại trước ngực vì lạnh. Stasio đưa anh ta tới. Đó là Dave Corso, chủ cửa hàng sơn sửa ô tô nơi AJ Raymond làm việc.

“Cậu ấy rất ngoan.” - Corso lắc lắc đầu, tỏ vẻ đau buồn. - "Cậu ấy làm việc cho tôi được khoảng một năm nay. Abel rất có khiếu. Cậu ấy đã tự mình dựng lại các mẫu xe cổ. Cậu ấy tới từ Florida.”

Hauck nhớ tới chiếc bằng lái xe của Abel và hỏi. - “Ông có biết chính xác là ở đâu không?”

Người chủ cửa hàng nhún vai, - “Tôi không biết, có thể là Tallahassee, Pensacola hay đâu đó... Cậu ấy bao giờ cũng mặc những chiếc áo phông đỏ, kiểu của người Seminole (1) ở bang Florida. Tôi nghĩ cậu ấy đã đãi tất cả mọi người một chầu bia khi bang này giành chiến thắng trong giải bóng đá giữa các trường đại học năm ngoái. Tôi cho rằng bố cậu ấy là một thủy thủ hoặc làm nghề gì đó ở dưới tàu.

“Ý ông là hải quân?”

"Không. Tàu kéo hay gì đó. Cậu ấy luôn treo hình ông ấy trên bảng. Tấm hình vẫn còn ở đó.”

Hauck gật đầu. - “Raymond ở chỗ nào?”

“ Ở trên Bridgeport, tôi chắc chắn đấy. Tôi biết vì chúng tôi có lưu hồ sơ, nhưng anh biết rồi đấy - mọi thứ đều có thể thay đổi. Nhưng tôi biết cậu ấy gửi tiền ở ngân hàng First City...” - Người chủ cửa hàng khai thêm rằng AJ nhận một cuộc điện thoại, khoảng hai mươi phút trước khi cậu ấy đi. Lúc đó Abel đang sơn dở. Sau đó cậu ấy tới nói với ông ta rằng cậu muốn nghỉ giải lao sớm một chút. - “Hình như có ai đó tên là Marty gọi cho cậu ấy. Abel nói cậu ấy sẽ qua bên kia đường mua vài điếu thuốc. Tôi nghĩ là cậu ấy đến chỗ quầy bán đồ ăn. Ở đó có một chiếc máy bán hàng.” - Corso liếc nhìn về phía có ụ đất nhỏ bị che khuất bên đường. - "Thế rồi... Không thể hiểu nổi.”

Hauck rút chiếc ví của nạn nhân ra khỏi túi ni-lon, đưa cho Corso xem tấm hình cô gái và đứa con trai. - “Ông có biết người này không? "

Người chủ cửa hàng ô tô nhún vai tiếp. - “Tôi nghĩ là cậu ấy có một người bạn gái nào đó ở chỗ ở... hoặc có thể là ở Stamford. Cô ấy đã đến đón cậu ấy một, hai lần gì đó. Để tôi xem nào... Đúng, chắc chắn là cô ấy. Abel đam mê làm việc với các loại xe cổ và tân trang lại chúng, ông biết rồi đấy. Các loại xe như Corvettes, LeSabres, Mustangs. Có lẽ cậu ấy mới đến một cuộc triển lãm xe cổ vào tuần trước, Chúa ơi...."

“ Ông Corso.” - Hauck kéo người đàn ông sang một bên. - “Ông có nghĩ là có ai đó muốn làm hại Raymond không? Cậu ấy có nợ nần ai không? Có đánh bạc, sử dụng ma túy không? Hay ông có thông tin gì có thể có ích cho chúng tôi không.”

“Ông cho rằng đây không phải là một vụ tai nạn giao thông?" - Ông chủ của nạn nhân trợn mắt kinh ngạc.

“Chỉ là thủ tục công việc thôi mà.” - Munoz nói.

" Ờ, tôi không biết. Với tôi thì cậu ấy chỉ là một thằng bé lớn xác. Cậu ấy đến và làm việc ở đây. Mọi người đều quý cậu ấy nhưng nếu ông đã nói vậy thì cô bạn gái của cậu ấy... tôi nghĩ là đã có chồng hoặc vừa mới ly dị. Tôi nhớ là đã có lúc Abel nói rằng cậu ấy gặp rắc rối với chồng cũ của cô ta. Có thể Jackie sẽ biết nội tình. Jackie gần gũi với cậu ấy hơn mọi người.”

Hauck gật đầu. Anh ra hiệu cho Munoz tiến hành việc đó.

"Ông Corso ạ, trong khi chúng tôi đang ở đây, chúng tôi có thể kiểm tra xem cuộc gọi Abel tới từ đâu được không?” - Có điều gì đó gợn lên trong Hauck, có điều gì đó không ổn lắm.

Anh bước ra ngoài, đi về phía mé đường, nhìn vào hiện trường xảy ra tai nạn. Rất rõ ràng. Ngay điểm rẽ từ đường West Street, không có vật gì che khuất tầm nhìn. Chiếc xe gây tai nạn đã không hề giảm tốc độ, chẳng hề có động thái nào dừng xe lại hay tránh nạn nhân. Nếu kẻ gây tai nạn đã ở trong tình trạng say xỉn thì chắc sẽ không tránh khỏi bị lao ra khỏi xe, vì đã mất khả năng kiểm soát, vào một buổi trưa ngày thứ hai như thế này khi đâm thẳng đầu xe vào nạn nhân.

Đội pháp y từ phía bắc của bang cuối cùng cũng đã tới. Hauck quay xuống dưới đồi, lấy chiếc điện thoại di động của nạn nhân, kiểm tra các số đã gọi gần đây nhất. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu số điện thoại gọi đến số máy của nạn nhân có thể truy được tới hung thủ.

Những chuyện thế này vẫn thường cho kết quả tốt theo cách đó.

Hauck quỳ xuống bên xác Abel Raymond một lần cuối, nhìn kỹ khuôn mặt cậu thanh niên. Ta sẽ tìm bằng được hung thủ, con trai à, Hauck tự hứa. Và bỗng tâm trí anh đột nhiên nhớ đến vụ đánh bom tàu điện ngầm. Sẽ có rất nhiều người trong thành phố không về nhà đêm nay. Ở đây thì chỉ có một. Nhưng một người này chính là người anh có thể làm được điều gì đó. Cậu thanh niên này - Hauck nhìn chằm chằm vào lọn tóc đỏ, một nỗi đau dâng lên trong anh, đau đớn tột cùng - đã từng có một khuôn mặt của riêng mình.

Trước khi đứng dậy, Hauck kiểm tra túi quần, áo nạn nhân lần cuối. Trong túi quần Abel, Hauck thấy một hóa đơn thanh toán xăng và một ít tiền lẻ. Sau đó anh tìm túi áo ngực, ngay phía dưới hai chữ cái AJ được thêu nổi. Hauck đưa một ngón tay tìm kiếm quanh túi áo và phát hiện một mẩu giấy màu vàng, loại nhắc việc, trên đó có viết một cái tên và số điện thoại, số của tổng đài điện thoại địa phương.

Rất có thể đó là người AJ Raymond đang trên đường đi gặp. Cũng có thể mẩu giấy đã nằm trong túi áo nạn nhân nhiều tuần rồi. Hauck nhét mẩu giấy vào túi cùng những vật chứng khác anh thu thập được. Một đầu mối nữa để kiểm tra.

Charles Friedman.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9


Tôi không bao giờ còn gặp chồng mình nữa. Tôi chưa bao giờ biết chuyện gì đã xảy ra.

Ngọn lửa đã bùng lên và cháy dữ dội tại nhà ga trung tâm Grand Central hầu như cả ngày hôm đó. Đã có một phản ứng hóa học rất mạnh xảy ra. Bốn tiếng nổ cả thảy. Hai tiếng nổ phát ra từ toa xe đầu tiên của chuyến tàu chạy lúc 7 giờ 51 từ Greenwich, ngay khi chúng vừa đến điểm đỗ. Hai tiếng nổ còn lại là từ các thùng rác đặt dọc theo sân ga. Đã có hàng trăm kí thuốc nổ hexagen được nhồi trong đó, đủ để phá sập cả một tòa nhà cỡ lớn vỡ vụn thành từng mảnh nhỏ như người ta nói. Như ở Irắc. Không thể tưởng tượng nổi. Charlie căm thù cuộc chiến ở Irắc. Người ta đã tìm thấy những cái tên, những tấm hình của nhà ga, dấu vết của hóa chất nơi những quả bom được tạo ra. Đám lửa đã cháy trong nhà ga gần hai ngày, nhiệt độ trong đó đã lên gần tới hai nghìn ba trăm độ.

Chúng tôi đã chờ đợi. Chúng tôi chờ đợi cả ngày hôm đó mong nghe được thông tin nào đó. Bất cứ thông tin nào. Giọng nói của Charlie. Hay tin nhắn của một bệnh viện rằng anh đang ở đó. Gần như chúng tôi đã gọi điện thoại cho cả thế giới này để tìm kiếm: Sở Cảnh sát New York, đường dây nóng mới được thành lập sau vụ đánh bom. Đại biểu nghị viện của chúng tôi ở địa phương có quen biết với Charlie.

Chúng tôi đã chẳng còn nhận được một thông tin gì nữa.

Một trăm mười một người đã chết, trong đó có ba thủ phạm đánh bom mà người ta cho rằng đã ngồi ở hai toa xe đầu tiên. Ở chính toa xe Charlie vẫn thường ngồi. Rất nhiều nạn nhân trong số đó không xác định được danh tính. Không còn một chút thi hài nào sót lại có thể nhận dạng được. Những con người đó như thể đã đi làm vào một buổi sáng và rồi biến mất hoàn toàn trên thế gian này. Đó là Charlie. Người chồng mười tám năm của tôi. Anh đã chào tạm biệt tôi qua tiếng máy sấy tóc rồi đi lấy xe bảo dưỡng.

Và rồi không còn trở về nữa.

Thứ duy nhất người ta tìm được là chiếc quai cặp da lũ trẻ tặng anh năm ngoái - miếng da đính bên trên vẫn còn dính lại, hằn lên ở chỗ cháy, đó là chữ lồng chạm nổi, CMF, ba chữ cái này lần đầu tiên đã kết thúc sự chờ đợi của chúng tôi và khiến chúng tôi bật khóc.

Đó chính là ba chữ viết tắt của Charles Michael Friedman.

Trong những ngày đầu tiên tôi cứ ngỡ anh sắp lết ra khỏi được đống hỗn độn đó. Charlie có thể thoát khỏi mọi tình huống.

Anh có thể ngã lộn nhào từ mái nhà trong khi sửa ăng-ten, nhưng lại nhẹ nhàng tiếp đất bằng hai chân. Người ta có thể tin tưởng rất nhiều vào một người như Charlie.

Nhưng anh đã không về. Chẳng có cú điện thoại nào, không có một mảnh quần áo nào của anh còn sót lại, thậm chí chẳng còn một chút tro tàn.

Và tôi sẽ không bao giờ biết được. Tôi sẽ không bao giờ biết được rằng anh đã không còn trên cõi đời này nữa ngay từ khi bom phát nổ hay trong đám cháy. Không biết rằng anh còn tỉnh táo vào lúc đó hay có cảm thấy đau đớn hay không. Liệu anh có kịp nghĩ, ý nghĩ cuối cùng, về chúng tôi không. Không biết liệu anh có gọi tên chúng tôi vào lúc đó hay không.

Một phần trong tôi muốn có một cơ hội cuối cùng là được ôm lấy vai anh mà hét lên: “Làm sao anh có thể cho phép mình ra đi ở nơi đó chứ, Charlie? Tại sao?”

Giờ thì tôi cho rằng mình phải chấp nhận sự thật là anh đã ra đi. Rằng anh sẽ không bao giờ trở lại. Dẫu rằng chấp nhận sự thật khốn kiếp đó thật khó khăn... Rằng anh sẽ chẳng bao giờ đưa Samantha tới trường ngày đầu tiên nó vào đại học; hay được xem Alex ghi bàn thắng; hay có thể thấy được lũ trẻ lớn lên thành những con người ra sao. Tất cả những điều đã khiến anh thực sự tự hào.

Và chúng tôi sẽ cùng về già. Sẽ tới cái vịnh ở vùng biển Caribê đó. Giờ thì anh đã chẳng còn nữa. Anh ra đi chỉ trong một tích tắc.

Mười tám năm chung sống trong cuộc đời.

Mười tám năm...

Tôi đã thậm chí chẳng còn kịp hôn từ biệt anh.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10


Vài ngày sau - thứ sáu, thứ bảy, Karen đã không còn nhớ gì nữa - một viên thanh tra cảnh sát lại tới.

Ông không phải là cảnh sát thành phố hay là người của Sở cảnh sát New York và FBI đã vài lần tìm cách lần ra những hoạt động của Charlie trong ngày hôm đó. Đây là viên cảnh sát địa phương. Anh ta gọi trước khi tới và hỏi xem liệu có thể nói chuyện với Karen đôi chút về một vấn đề không liên quan tới vụ đánh bom. Karen đồng ý. Bất cứ điều gì có thể giúp cô không nghĩ tới những chuyện đó nữa giờ đều là điều mong đợi của cô.

Cô đang trong nhà bếp, cắm mấy bông hoa, đuợc gửi tới từ một trong những cửa hàng Charlie đã trang trải hết nợ nần, thì viên cảnh sát tới.

Karen biết trông cô giờ hơi nhếch nhác. Giờ cô không chăm chút cho vẻ bề ngoài mấy nữa. Bố cô, ông Sid, người luôn lo lắng bảo vệ cho cô, vừa mới tới từ Alanta, đưa viên cảnh sát vào.

“Tôi là trung úy Hauck.” - Viên cảnh sát nói. Với vai trò một viên cảnh sát, anh ăn mặc rất hợp mắt với chiếc áo khoác thể thao vải tuýt, chiếc quần ống rộng, và một chiếc cà vạt trang nhã. - “Tôi đã gặp cô trong buổi gặp mặt ở thành phố vào buổi tối hôm thứ hai. Tôi chỉ xin cô vài phút thôi. Tôi rất lấy làm tiếc với những mất mát của gia đình cô.”

"Cảm ơn anh.” - Karen gật đầu, đưa tay hất mớ tóc ra sau khi cả hai cùng ngồi xuống trong phòng khách có nhiều cửa sổ, cố gắng thay đổi tâm trạng bằng một nụ cười biết ơn.

“Con gái tôi không được khỏe lắm.” - Bố cô cắt ngang. - “Vì vậy, bất cứ đó là việc gì thì cũng xin anh...”

“Bố, con ổn mà.” - Karen mỉm cười. Cô đưa mắt nhìn bố trìu mến, sau đó quay ra và bắt gặp ánh mắt viên trung úy. - "Không sao đâu. Để con nói chuyện với anh ấy.”

"Thôi được, thôi được...” - Bố Karen nói. - “Bố sẽ đợi ở ngoài kia. Nếu cần thì..." - Ông đi vào phòng xem ti-vi và đóng cửa lại.

"Bố tôi chẳng biết phải làm sao.” - Karen thở dài. - "Không ai biết phải làm gì. Giờ đây mọi việc đều thật sự khó khăn với tất cả mọi người.”

"Rất cám ơn cô đã đồng ý gặp tôi.” - Hauck nói. - “Sẽ không lâu đâu." - Hauck ngồi xuống, đối diện Karen và lấy từ trong túi ra một vật. - "Tôi không biết liệu cô có biết rằng vào ngày thứ hai hôm đó, cũng xảy ra một sự việc khác hay không. Đó là một vụ tai nạn giao thông mà thủ phạm đã bỏ trốn, xảy ra ở đường Post Road. Một thanh niên đã thiệt mạng.”

"Không, tôi không rõ.” - Karen ngạc nhiên nói.

"Tên nạn nhân là Raymond. Abel John Raymond." - Viên trung uý đưa Karen tấm hình một thanh niên thân hình cân đối đang mỉm cười với mái tóc tết thành lọn màu đỏ, đứng bên chiếc ván lướt sóng trên bãi biển. - '"Cậu ấy còn được gọi là AJ, làm việc tại một cửa hàng tân trang ô tô trong thành phố. Trong khi băng qua đường West Street, cậu đã bị một chiếc xe thể thao chạy với tốc độ cao cán phải trong khi quẹo. Kẻ gây tai nạn đó thậm chí đã không thèm dừng lại. Hắn kéo nạn nhân đi khoảng năm mươi foot trước khi bỏ chạy luôn."

“Thật kinh khủng.” - Karen nói, chăm chú nhìn lại khuôn mặt trong ảnh, cảm giác như có mũi dao đầy đau đớn xuyên qua người. Dầu có điều gì đã xảy ra với cô thì ở đây vẫn chỉ là một thành phố nhỏ. Điều đó có thể xảy ra với bất cứ ai. Hay với bất cứ con trai của người nào. Cùng vào cái ngày cô mất Charlie.

Karen ngẩng lên nhìn viên trung úy. - “Nhưng chuyện này thì có liên quan gì đến tôi?”

'‘Cô đã gặp người trong ảnh bao giờ chưa?”

Karen lại ngắm nhìn tấm hình. Một khuôn mặt ưa nhìn, đầy sức sống. Những lọn tóc đỏ chắc sẽ là ấn tượng khó quên với những ai đã từng gặp. - “Không. Tôi không nghĩ là mình quen cậu ấy.”

“Cô cũng chưa bao giờ nghe thấy ai nhắc tới cái tên Abel Raymond hay có thể là AJ Raymond sao?”

Karen nhìn tấm hình một lần nữa, lắc đầu. - “Tôi không nghĩ là vậy, thưa trung úy. Nhưng vì sao chứ?”

Viên thanh tra cảnh sát tỏ vẻ thất vọng. Anh lại đưa tay vào túi, lần này là một mẩu giấy vàng, loại giấy nhắc việc đã nhàu nát đựng trong túi ni-lon. - “Chúng tôi tìm thấy cái này trong bộ quần áo lao động của nạn nhân tại hiện trường.”

Karen nhìn tờ giấy, người cô như căng ra, hai mắt trợn tròn kinh ngạc.

“Đây là tên chồng cô phải không? Charles Friedman. Và cả số di động của ông nhà nữa?”

Karen bối rối ngẩng lên nhìn, gật đầu. - “Đúng vậy.”

“Có chắc cô chưa bao giờ nghe thấy chồng mình nhắc đến tên của nạn nhân? Raymond? Cậu ấy chuyên sơn và vẽ hình trên ô-tô tại một cửa hàng tân trang ô tô trong thành phố.”

“Sơn ô tô?" - Karen lắc đầu, mắt ánh lên nụ cười. - "Trừ khi Charlie đã sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên nào đó mà anh ấy không cho tôi biết.”

Hauck mỉm cười đáp lại, nhưng Karen có thể nhìn rõ sự thất vọng của viên trung úy.

‘‘Tôi cũng muốn giúp được điều gì đó, thưa trung úy. Có phải anh cho rằng đây là một vụ tai nạn có chủ ý?”

"Chỉ là xem xét sự việc kỹ lưỡng hơn thôi mà.” - Hauck lấy lại tấm hình và mẩu giấy có tên Charlie. Quả thật là một viên cảnh sát hấp dẫn, Karen nghĩ, hấp dẫn theo kiểu xù xì và thô nhám với đôi mắt xanh nghiêm nghị. Nhưng trong đó lấp lánh ánh nhìn đầy quan tâm, chu đáo. Chắc hẳn đã rất khó khăn Hauck mới có thể đưa ra quyết định tới đây ngày hôm nay. Rõ ràng anh muốn đem lại công bằng cho nạn nhân.

Karen nhún vai. - “Có đôi chút trùng hợp phải không trung úy? Tên của chồng tôi trên mảnh giấy đó ấy mà. Nó ở trong túi áo của nạn nhân. Và cũng trong cùng một ngày hôm đó... và anh phải đến đây thế này?”

“Một ngày tồi tệ.” - Hauck gật đầu, chật vật mỉm cười. - "Vâng. Tôi sẽ không làm phiền cô nữa.” - Cả hai cùng đứng dậy. - "Nếu cô nhớ ra điều gì thì hãy báo cho tôi. Đây là danh thiếp của tôi.”

"Tất nhiên rồi.” - Karen nhận danh thiếp, trên đó ghi dòng chữ:

Ty Hauck

ĐỘI TRƯỞNG THANH TRA TỘI PHẠM BẠO LỰC.

CẢNH SÁT GREEWICH.

”Tôi rất tiếc về việc của ông nhà.” - Viên cảnh sát nhắc lại. Đôi mắt Hauck hướng về phía tấm hình Karen để trên giá. Đó là hình chụp cô và Charlie trong trang phục trang trọng tại lễ cưới em họ Meredith của cô. Karen vẫn rất thích mỗi khi hai người cùng ngắm nhìn tấm hình đó.

Cô mỉm cười buồn bã. - “Mười tám năm chung sống. Vậy mà tôi cũng chẳng kịp hôn từ biệt anh ấy.”

Trong một thoáng, cả hai cùng đứng lại trước tấm hình. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ. Karen ước gì mình đã không nói câu đó; còn Hauck, anh đổi chân, dường như đang suy nghĩ điều gì đó và có đôi chút gắng gượng, không tự nhiên. Sau cùng anh lên tiếng, - "Ngày 11 tháng 9, khi đó tôi đang làm việc ở phòng Thông tin, Sở cảnh sát thành phố New York. Việc của tôi là tìm kiếm người mất tích. Cô biết đấy, những người được cho là ở trong tòa tháp đôi, và đã biến mất. Đó là công việc đầy khó khăn. Tôi đã gặp rất nhiều gia đình.." Hauck liếm môi - ''Trong cùng một hoàn cảnh như thế này. Tôi cho rằng tất cả những gì tôi muốn nói là tôi cũng hiểu được đôi chút những gì cô đang phải trải qua.....”

Có cái gì đó nhói lên ở đuôi mắt Karen. Cô ngẩng lên nhìn, cố nở một nụ cười nhưng chẳng biết nói thêm điều gì nữa.

"Hãy cho tôi biết nếu tôi có thể giúp cô được điều gì.” — Hauck bước ra cửa. “Một vài đồng nghiệp của tôi vẫn đang tiếp tục công việc điều tra ở dưới ga tàu điện ngầm đó.”

“Cám ơn trung úy.” - Cô đưa viên cảnh sát qua nhà bếp tới cửa sau để tránh đám đông phía cửa trước. - “Thật khủng khiếp, tôi mong anh may mắn trong việc truy tìm hung thủ. Tôi ước gì có thể giúp được anh nhiều hơn.”

“Cô cũng có điều bận tâm riêng của mình mà.” - Hauck nói và đưa tay mở cửa.

Karen nhìn viên cảnh sát. Hy vọng bỗng dâng lên trong giọng nói: “Vậy, khi anh làm công việc tìm kiếm đó, đã có ai trở lại chưa?”

"Hai người.” - Hauck nhún vai. - “Một ở bệnh viện thánh Vincent, bị chấn thương do mảnh vỡ của tòa nhà đổ vào người. Người còn lại thì không đến được nơi làm việc vào ngày hôm đó. Anh ta đã chứng kiến tất cả sự việc xảy ra và lại không thể về nhà trong vài ngày liền."

“Cũng chắng phải là điều ngớ ngẩn tuyệt vời nhất.” - Karen mỉm cười, nhìn viên cảnh sát như thể cô hiểu điều anh có thể nghĩ tới. — “Sẽ là thật tốt, anh biết đấy, nếu có điều gì đó..."

"Chúc cô cùng gia đình điều tốt đẹp nhất, thưa cô Friedman." - Hauck mở cửa. - “Rất tiếc về những mất mát của gia đình."

Bước ra ngoài, Hauck đứng một lúc lâu trên đường ra.

Anh đã hy vọng cái tên và số điện thoại lấy được từ túi áo AJ Raymond hứa hẹn nhiều hơn. Đó cũng gần như là tất cả những gì anh có. Việc kiểm tra danh mục các cuộc gọi tới nơi nạn nhân làm việc đã không mang lại kết quả gì. Cuộc gọi tới nạn nhân, mà theo mô tả của người chủ cửa hàng, là của ai đó tên Marty, được gọi tới từ một số điện thoại ẩn số, từ điện thoại di động, và giờ thì hoàn toàn không thể truy tìm được tung tích.

Cà người chồng cũ của bạn gái nạn nhân cũng vậy, gã này hóa ra đã từng phạm tội, có lẽ là tội đánh vợ, nhưng chứng cớ ngoại phạm của hắn đã được kiểm chứng. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, hắn đang có mặt tại trường học của con, và dù sao thì hắn cũng đang chạy một chiếc Toyota Corolla màu xanh nước biển, chứ không phải xe thể thao. Hauck đã kiểm tra manh mối này nhiều lần. Giờ thì tất cả những gì anh có là hai lời khai trái ngược nhau của hai nhân chứng và thông báo về chiếc xe thể thao màu trẳng.

Thế cũng có nghĩa là gần như chẳng có gì.

Vụ này cứ như lửa đốt trong lòng Hauck. Ngọn lửa chẳng khác nào những lọn tóc đỏ của AJ Raymond vậy. Có kẻ nhởn nhơ sau khi gây án mạng, còn anh thì lại không thể chứng minh được điều đó.

Karen Friedman là một người phụ nữ hấp dẫn và dễ chịu. Anh ước gì mình có thể giúp đỡ cô chút nào đó. Quả thật khi nhìn nỗi đau và sự vô định trong mắt cô anh cũng thấy đau, nhất là khi anh biết rõ điều cô đang phải trải qua, điều gì cô sẽ phải đối mặt. Có điều gì đó đè nặng trái tim anh, anh biết nỗi đau đó không dữ dội như nỗi đau của những nạn nhân ngày 11 tháng 9 như anh đã nói, nhưng nỗi đau đó như sâu hơn, và lại không hề xa lạ.

Norah. Nếu còn, con bé mới lên tám, phải vậy không?

Ý nghĩ về con bé như một mũi dao găm vào tim anh, như nó vẫn thường vậy. Con bé trong chiếc áo ngắn tay và quần có dây đeo màu xanh lơ, đang chơi cùng chị gái trên vỉa hè. Đồ chơi là chiếc tàu kéo Annie.

Anh vẫn còn nhớ giọng con bé âm vang ngọt ngào. Merily, Merily, Merily, Merily...

Anh vẫn thấy ẩn hiện bím tóc đỏ của con bé.

Một chiếc xe xịch đỗ bên đường, kéo anh trở lại thực tại. Hauck ngẩng nhìn lên, thấy một đôi nam nữ ăn mặc ưa nhìn, ôm bó hoa bước vào cửa trước nhà Karen.

Một vật đập vào mắt Hauck.

Một cánh cửa ga-ra vẫn mở từ lúc anh đến. Người giúp việc đang kéo lê túi rác. Trong ga-ra là một chiếc Mustang màu đồng, Hauck đoán là đời '65' hay '66’ gì đó thuộc loại có thể tháo mui trần. Một miếng đề-can hình trái tim màu đỏ dán trên chắn sốc phía sau, và một vệt trắng chạy dọc bên thân xe.

Biển kiểm soát là CHRLYS BABY. Hauck bước tới, quỳ xuống, đưa tay lần dọc theo đường viền vàng mịn mượt, tinh tế.

Khốn kiếp...

Đó chính là tác phẩm của AJ Raymond! Trong thoáng chốc, điều đó suýt khiến Hauck bật cười to. Anh cũng chẳng chắc lắm rằng điều này khiến anh cảm thấy thế nào, là thất vọng hay thoải mái khi trút được gánh nặng, đầu mối truy tìm cuối cùng của anh thế là cũng không còn nữa.

Vẫn đi cắt ngang đường về nơi đỗ xe, anh nghĩ ít nhất thì anh cũng biết được vì sao nạn nhân lại có số điện thoại của Charles Friedman.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11


Pensacola, Florida

Con tàu chở dầu khổng lồ màu xám dần hiện ra trong đám sương mù và tắt máy ngay khi tiến vào cảng.

Khu công nghiệp nặng hiện lên: tất cả những bộ khung thép xám đen, nhũng bể lọc dầu với hệ thống bơm thủy lực khổng lồ đang chờ đợi khí đốt và dầu thô, tất cả nằm lặng lẽ trên đường vào cảng của con tàu.

Một chiếc tàu kéo chạy thẳng ra phía tàu chở dầu. Trên bánh lái, người hoa tiêu có tên là Pappy đã áp sát con tàu chở dầu. Với vị trí trợ lý quản lý cầu cảng, Đội quản lý cảng Pensacola, việc của ông là hoa tiêu cho các loại tàu cỡ lớn qua những nơi nước cạn đáy nhiều cát và đá vôi quanh khu vực Singleton rồi sau đó dẫn đường vào các làn thuộc cầu cảng phía trong mà lúc nào cũng bận rộn với giao thông thương mại mỗi khi ngày ngả về chiều. Ông đã làm công việc đưa dẫn tàu cỡ lớn từ khi mới hai mươi hai tuổi, một công việc mang nặng nét truyền thống được truyền lại từ đời bố ông, người cũng bắt đầu công việc từ lúc mới hai mươi hai tuổi. Gần ba mươi năm, Pappy đã làm công việc này rất nhiều lần đến mức có thể làm được việc ngay cả khi đang ngủ, trong cái yên bình của đêm tối trước khi ánh bình minh hé rạng - nếu đó cũng là một buổi sáng như tất cả những buổi sáng bình thường khác và cũng là những con tàu chở dầu như thế - thì đây cũng chính là lúc ông chuẩn bị bước vào làm việc.

Con tàu đã chờ đợi ở đó, cao lớn và hùng vĩ, Pappy ghi nhận khi nhìn vào vỏ tàu.

Con tàu quả thật là quá lớn. Vạch mớm nước hiện ra rõ nét. Ông chăm chú nhìn biểu tượng nơi mũi tàu. Trước đây ông cũng đã từng gặp loại tàu như thế này.

Thường thì kỹ năng thực sự nằm ở việc đo chuẩn đường viền ngoài của con tàu đang kéo và dẫn con tàu qua những dải cát phía rìa ngoài cảng. Sau đó đơn giản chỉ cần đi theo các làn dẫn, mà vào lúc mười giờ sáng sẽ nguy hiểm hơn so với đường vòng đi vào thành phố, rồi quay một góc rộng vào cầu cảng số 12, nơi con tàu Persephone, theo biên bản đã ghi là chở đầy dầu từ Venezuela, được xếp vào đổ dầu.

Nhưng điều đó không diễn ra sáng hôm nay.

Chiếc tàu kéo của Pappy tiếp cận chiếc tàu chở dầu từ mé bên của cảng. Khi tới gần, ông nhìn kỹ cái biểu tượng con cá heo đang nhảy trên vỏ tàu Persephone.

Công ty dầu lửa Dolphin (Cá heo).

Pappy đưa cánh tay dãi dầu sương gió gãi gãi ria mép đoạn lướt qua tập giấy nhập dầu của Cục quản lý Hàng hải: 2,3 triệu tấn dầu thô hiện đang đợi trên tàu, con tàu này chỉ mất chưa đến mười bốn tiếng để đi từ Trinidad tới đây. Nhanh, Pappy nhận xét, đặc biệt là với loại tàu lớp ULCC 1970 cũ kỹ và chở nặng hết công suất thế này.

Quả là rất nhanh.

Dầu lửa Dolphin.

Lần đầu tiên ông cảm thấy ngạc nhiên là khi chuyến tầu tới từ Jakarta. Ông cứ băn khoăn mãi làm sao một con tàu chở đầy thứ chất lỏng thế này lại có thể đi với vận tốc nhanh đến vậy. Lần thứ hai cũng chỉ mới cách đây vài tuần thôi, thực ra ông đã lẻn chui xuống dưới hầm tầu sau khi vào cảng, lẻn qua đám thủy thủ không để ý, và kiểm tra mấy bể dầu phía trước.

Trống trơn, thật chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Ít nhất là đối với ông.

Sạch như chùi vậy.

Ông đã đem chuyện này nói lại với quản lý cảng, không chỉ một mà đến hai lần. Nhưng ông ta chỉ vỗ vỗ vào lưng Pappy như thể ông là một lão già ngu xuẩn và hỏi ông về kế hoạch sắp tới khi ông nghỉ hưu. Lần này, mặc dầu vậy, sẽ không có nhân viên bàn giấy nào dấu nó xuống dưới đống giấy tờ được nữa. Pappy biết nhiều người. Những người làm việc ở chỗ ấy. Những người quan tâm tới những vấn đề như thế này. Lần này, khi ông cho tầu vào nơi quy định, ông sẽ chứng tỏ được điều đó.

2.3 triệu thùng...

2.3 triệu thùng cái con khỉ.

Pappy kéo còi và chạy dọc theo mũi con tầu. Bạn ông, Al, đứng cầm bánh lái. Một chiếc cầu di động được được hạ xuống từ boong chính. Ông chuẩn bị lên tầu.

Chính khi đó thì điện thoại di động của ông rung lên. Ông với lấy điện thoại, bây giờ là năm giờ ba mươi sáng. Bất cứ một người bình thường nào cũng đều đang ngủ vào giờ này. Trên màn hình hiện lên chữ SỐ MÁY CÁ NHÂN. Một tin nhắn.

Có vẻ như đó là một bức hình gì đó.

Pappy gọi to về phía Al để dừng tàu lại và lùi lại từ chiếc cầu nối lên chiếc Persephone. Trong cái ánh sáng mờ mờ khi bình minh sắp đến, ông ghé mắt nhìn tấm hình trong điện thoại.

Và ông bỗng chết đứng.

Một xác chết. Nằm lăn lóc và biến dạng trên đường phố. Pappy nhận ra một vũng máu đã thâm lại dưới đầu cái xác.

Ông ghé sát mẳt hơn vào màn hình điện thoại để có thêm ánh sáng.

Và "Ôi, Chúa ơi, không...”

Ông trừng trừng nhìn những búi tóc dài và đỏ của nạn nhân trong ảnh. Tim ông ngập tràn đau đớn như có ai đó đã đâm vào đó bằng một con dao nhọn. Ông ngã vật ra sau, như có một chiếc ngoàm sắt đang bóp nát từng rẻ xương sườn.

“Pappy!” - Al cất tiếng gọi từ phía cầu tầu. - “Anh không sao chứ?”

Không. Ông không hề ổn chút nào.

“Là Abel,” - ông thở gấp, khí quản như bít chặt lại. - "Con trai tôi!"

Đột nhiên, điện thoại lại rung lên, một tin nhắn nữa lại đến. Vẫn là tin nhắn từ cái điện thoại ẩn số đó.

Lần này chỉ có ba từ nhảy múa trên màn hình.

Pappy giật toang cổ áo, cố thở. Nhưng nỗi đau như càng cứa sâu hơn vào tim ông, hơn cả một cơn đau tim. Và cơn thịnh nộ nổi lên - từ lòng kiêu hãnh.

Ông sụp xuống sàn boong tàu, ba con chữ cứ nhảy múa trong đầu.

XEM ĐÃ CHƯA?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12


Một tháng sau - chỉ vài ngày sau khi cuối cùng cũng tổ chức một buổi tưởng niệm cho Charlie, còn Karen thì đang gắng hết sức để sống lạc quan hơn, nhưng quả thật là không hề dễ dàng chút nào, vì quả là thật khó - nhân viên chuyển phát nhanh gửi một gói bưu phẩm trước nhà Karen.

Lúc đó là khoảng giữa ngày, lũ trẻ đều đã tới trường. Karen cũng đang chuẩn bị đi. Cô có cuộc họp với ban lãnh đạo ở trường của lũ trẻ. Cô đang cố gắng hết sức để có thể trở lại với những hoạt động thường ngày của mình.

Đúng lúc đó thì Rita, người giúp việc gia đình, mang gói bưu phẩm, gõ cửa phòng ngủ Karen.

Đó là một chiếc phong bì cỡ lớn, rất dày. Karen kiểm tra địa chỉ người nhận thì thấy ghi được gửi từ một đại lý của công ty vận chuyển Shipping Plus tại Brooklyn. Không có tên và địa chỉ hoàn lại. Karen không nghĩ mình có quen ai ở Brooklyn.

Cô đi vào nhà bếp, lấy dao mở chiếc phong bì. Nội dung bên trong được bọc một lớp giấy bóng bọt. Cô cẩn thận mở túi giấy bóng, nhấc nội dung của chiếc phong bì ra.

Đó là một chiếc khung hình chữ nhật, có lẽ là kích thước mười nhân mười hai inch. Người đóng gói chắc cũng rất vất vả với cái này. Bên trong là một cái gì đó giống tờ giấy xé từ sổ ghi chép, cháy xém, có nhiều vết ố bẩn, mé trên bên phải đã bị rách. Một loạt những con số ngẫu nhiên nguệch ngoạc trên tờ giấy, và cả một cái tên nữa.

Karen cảm thấy nghẹt thở vì trên đó là dòng chữ Từ bàn làm việc của Charles Friedman. Những con số và cái tên nguệch ngoạc trên đó là của Charlie.

“Quà tặng phải không ạ?” - Rita hỏi trong khi đưa tay vơ đám giấy gói.

Karen gật đầu, cố gắng cất tiếng - "Đúng vậy. "

Cô mang chiếc khung về phòng khách, ngồi xuống bên cửa sổ, bên ngoài trời đang mưa tầm tã. Đó là mẩu ghi chép của chồng cô. Tập giấy văn phòng phẩm tự tay Karen đã mua cho anh vài năm trước. Tờ giấy này đã bị xé ra từ đó. Những con số trên đó chẳng có ý nghĩa gì với cô, cả cái tên ngoằn ngoèo trên đó cũng chẳng quen thuộc gì với Karen. Megan Walsh. Một góc mảnh giấy đã bị cháy xém. Trông tờ giấy có vẻ như đã phải nằm dưới đất rất lâu rồi.

Nhưng đó chính là Charlie - là chữ viết của Charlie. Karen thấy toàn thân nóng bừng. Một mảnh giấy đính kèm vào chiếc khung, nội dung: Tôi tìm thấy cái này ba ngày sau khi xảy ra vụ đánh bom nhà ga trung tâm Grand Central. Chắc cái này đã bay ra khỏi đó. Tôi đã giữ nó bởi tôi không biết nó sẽ làm cho nỗi đau lớn hơn hay giúp ích được điều gì đó. Tôi mong là nó sẽ có ích.

Không có chữ ký của người viết.

Karen không tin vào mắt mình nữa. Ti-vi đưa tin đã có hàng nghìn mảnh giấy bay ra từ nhà ga sau vụ đánh bom. Chúng rơi vãi khắp nơi, chẳng khác nào những bông hoa giấy sau một cuộc diễu hành.

Karen chăm chú nhìn những nét chữ của Charlie. Chỉ là một loạt những con số và cái tên vô nghĩa mà cô chẳng thể nhận ra, được viết ở những góc viết rất lạ. Nó được viết vào ngày 22/3, nhiều tuần trước khi Charlie không còn nữa. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là những tin nhắn ngẫu nhiên.

Nhưng đó là của Charlie. Là chữ viết của Charlie, là một phần của anh trước cái ngày định mệnh ấy.

Họ cũng chẳng đem trả lại cho cô mảnh da còn sót lại từ chiếc cặp của anh mà người ta đã tìm thấy. Và đây là tất cả những gì cô còn lại. Áp mảnh giấy vào lòng, trong một thoáng, Karen như cảm thấy anh đang ở cạnh bên cô.

Mắt cô lại ngấn nước. “Ôi, Charlie của em.."

Như thể anh đang nói lời từ biệt với cô.

Tôi không biết nó sẽ làm cho nỗi đau lớn hơn hay giúp ích được điều gì đó, người gửi đã viết vậy.

Có chứ, giúp ích nhiều lắm chứ. Và còn hơn cả thế nữa... Karen ấp chặt hơn mảnh giấy. Hơn thế ngàn lần.

Đó chỉ là những con số ngu xuẩn, không trật tự và một cái tên do Charlie viết ra, nhưng đó là tất cả những gì cô còn lại.

Cô đã không thể khóc tại buổi tưởng niệm vì có quá nhiều nguời tới dự. Bức hình phóng to của Charlie dập dờn quanh họ, và họ muốn buổi tưởng niệm phải đem lại sự lạc quan chứ không phải nỗi buồn, và cô đã cố gắng tỏ ra cứng rắn.

Nhưng giờ đây, tại đây, ngay bên khung cửa sổ này, cô cảm thấy mọi việc đều ổn khi ôm chặt những nét chữ của chồng mình vào tim. Cô thầm nhủ: Charlie, em đang ở đây, bên anh, và cuối cùng cô cũng thực sự cho phép mình được khóc.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13


Dưới đường, một người đàn ông đang cúi người trong chiếc xe tối màu, dòng nước mưa đang chảy dài theo kính xe. Người đàn ông châm thuốc hút trong khi vẫn đưa mắt canh chừng ngôi nhà, kéo cửa kính xuống đôi chút, vẩy tàn thuốc xuống đường.

Chiếc xe của hãng chuyển phát nhanh cũng chỉ vừa mới rời khỏi. Người đàn ông biết rằng thứ mà hãng mang tới cho ngôi nhà này sẽ khiến mọi việc xoay chuyển. Không lâu sau, Karen Friedman che áo mưa trên đầu, chạy vội ra khỏi nhà, nhảy lên chiếc Lexus.

Hứa hẹn sẽ có những điều thú vị xảy ra.

Karen lui xe ra khỏi đường vào nhà, vào đường chính, quay đầu xe chạy thẳng về hướng chiếc xe người đàn ông đang ngồi. Người đàn ông hụp thấp đầu hơn nữa trong xe, đèn pha chiếc Lexus rọi thẳng vào kính xe của người đàn ông, lấp lánh dưới mưa khi chạy ngang qua.

Loại xe hai tính năng. Người đàn ông tỏ vẻ thán phục khi quan sát qua gương chiếu hậu khi chiếc xe chạy qua. Ông ta nhấc điện thoại đặt bên cạnh ghế lái, cạnh chiếc Walther P38, nhập số máy cá nhân, mắt nhìn xuống đôi bàn tay xù xì, thô ráp của một người quen với công việc nặng nhọc.

Lại phải nhúng chàm một lần nữa, người đàn ông thở dài.

“Kế hoạch A có vẻ như không ổn.” - Người đàn ông nói khi đầu dây bên kia trả lời điện thoại.

“Chúng ta không phải làm như vậy mãi.” — Giọng nói phía bên kia đầu dây đáp lại.

"Tôi đang rất hào hứng.” - Người đàn ông thở ra một hơi thuốc, khởi động xe, búng tàn thuốc qua cửa sổ và tăng tốc chầm chậm chạy theo chiếc Lexus. - "Tôi đã sẵn sàng tiến hành kế hoạch B."
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14


Một trong những việc Karen đang phải giải quyết vài tuần sau đó là việc giải thể công ty của Charlie.

Cô chưa từng bao giờ có liên quan sâu vào công việc kinh doanh của chồng. Harbor là công ty “cổ đông trách nhiệm hữu hạn chung." Thỏa thuận về cổ phần, trong trường hợp đối tác chính qua đời hay không thể tiếp tục cộng tác, là phần tài sản của công ty sẽ được chia lại cho các đối tác khác. Charlie nắm giữ một khoản tương đối nhỏ, với giá trị tài sản vào khoảng 250 triệu đô la. Người nắm giữ cổ phần lớn nhất là Goldman Sachs, nơi Charlie bắt đầu làm việc nhiều năm trước đây, và một vài gia đình giàu có mà anh lôi kéo được những năm sau đó.

Saul Lennick, sếp đầu tiên của Charlie tại công ty Goldman Sachs, người đã giúp anh bắt đầu công việc kinh doanh, là ủy viên quản trị. Thật khó để Karen vượt qua giai đoạn này. Một giai đoạn có vị ngọt cay đắng. Charlie chỉ có bảy người giúp việc cho mình: một nhân viên giao dịch thuộc quyền, Sally -nhân viên trông coi sổ sách, cũng là người quản lý phần bảo mật thông tin văn phòng và đã bắt đầu làm việc cho Charlie kể từ ngày đầu tiên anh bắt đầu công việc kinh doanh. Một thư ký, Heather, người xử lý rất nhiều vấn đề cá nhân của họ. Karen gần như hiểu rõ tất cả những nhân viên này.

Lennick bảo cô rằng sẽ phải mất vài tháng để mọi việc đi vào ổn định. Và điều này cũng tốt với cô. Charlie chắc hẳn cũng muốn mọi thứ đều phải được chăm nom cẩn thận. “Chúa ạ, ông biết đấy, những năm vừa qua Charlie dành nhiều thời gian cho những thứ này hơn là thời gian dành cho mình,” cô mỉm cười nói với Saul. Dù sao thì tiền cũng chẳng phải là vấn đề cần quan tâm lúc này.

Về tài chính thì cô và lũ trẻ vẫn ổn. Cô vẫn có ngôi nhà, sở hữu khu trượt tuyết ở Vermont. Thêm nữa là Charlie cũng đã kịp rút ra một khoản tiền sau những năm kinh doanh. Nhưng khó có thể chịu đựng được việc phải chứng kiến những gì Charlie từng yêu quý lần lượt bị dỡ bỏ. Nhiều vị trí đã bị bán đi, văn phòng tại đại lộ Park đã phải rao giá cho thuê. Nhân viên của anh cũng lần lượt phải đi tìm việc khác và bắt đầu rời khỏi công ty.

Chẳng khác nào những dấu ấn nhỏ nhoi của anh, những dấu ấn cuối cùng của anh đã biến mất.

Trong khoảng thời gian đó, nhân viên giao dịch của Charlie, Jonathan Lauer, mới chỉ tới công ty vài tháng trước đây, gọi điện về nhà cho cô. Lúc đó Karen không có nhà. Anh ta đã để lại mẩu tin nhắn qua điện thoại: “Bà Friedman, tôi muốn nói chuyện với bà. Vào lúc nào bà thấy thuận tiện. Có một vài chuyện bà cần phải biết.”

Một vài điều... Bất cứ đó là điều gì thì cô cũng chưa đủ khả năng để giải quyết ngay vào thời điểm đó được. Jonathan là nhân viên mới, anh ta mới chỉ bắt đầu làm việc cho Charlie từ năm ngoái. Charlie đã lôi kéo được anh ta sang làm việc cho mình từ tập đoàn Morgan. Cô đã gửi tin nhắn đó cho Saul.

"Đừng lo. Tôi sẽ xử lý vụ này." - Saul bảo cô. - “Với tất cả những công việc khó khăn như đóng cửa một công ty thế này. Người ta đang tìm kiếm thỏa thuận cho riêng mình. Có thể đã có một thỏa thuận về tiền thưởng được tính tới trước đó. Charlie không phải là người lưu trữ tốt lắm những vấn đề như thế này. Cô không cần phải giải quyết bất cứ vấn đề nào như vậy ngay vào thời điểm này.”

Ông ấy nói đúng, cô không thể giải quyết được vấn đề vào lúc này được. Vào tháng bảy, cô sẽ rất cần có một tuần nghỉ ngơi tại nhà Paula và Rick tại Sag Habour. Cô lại tiếp tục tham gia vào nhóm đã đăng ký, bắt đầu tập lại yoga. Chúa ơi, cô rất cần phải có tuần nghỉ ngơi đó. Cơ thể cô đã bắt đầu quay trở lại với chính nó, và cảm thấy tràn đầy sức sống. Dần dần tinh thần cô cũng phải vậy.

Tháng tám đã tới. Samantha đã kiếm được việc làm ở một câu lạc bộ ở bãi biển địa phương. Alex đang đi dã ngoại đánh bóng vợt. Karen đang cân nhắc có lẽ cô nên xem xét việc xin đăng ký bất động sản.

Jonathan Lauer lại tiếp tục gọi cho cô.

Lần này cô ở nhà, nhưng vẫn không nhấc máy. Cô vẫn nghe cái tin nhắn đầy bí ẩn qua máy ghi âm: “Cô Friedman, tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta nên nói chuyện...”

Nhưng Karen vẫn để cho mẩu tin nhắn tiếp tục chạy cho đến hết, cô không muốn né tránh anh ta. Charlie đã luôn đánh giá rất cao nhân vật này. Người ta đang tìm kiếm thỏa thuận cho riêng mình...

Cô không thể trả lời điện thoại. Nghe giọng nói của anh ta trôi qua mà cô cảm thấy buồn.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15


Một ngày tháng chín, khi lũ trẻ đã trở lại trường học, thì Karen ngẫu nhiên gặp lại trung úy Hauck, viên thanh tra cảnh sát Greenwich.

Khi đó là giờ giải lao giữa trận bóng đá cấp ba tại sân Greenwich, tranh giải Stamford West. Karen đã tình nguyện bán vé đặt cược đua xe Teen Center của phòng thể dục thể thao. Tất cả những chỗ đứng đều đã chật kín. Đó là một buổi sáng thứ bảy đầu thu khô lạnh. Ban nhạc Huskies đang chơi dưới sân bóng. Karen đi về phía quầy bán đồ uống mua một tách cà phê cho đỡ lạnh.

Ban đầu cô gần như không nhận ra viên cảnh sát. Anh mặc quần jeans và áo len chui đầu bông xù. Một cô bé xinh xắn khoảng chín, mười tuổi đang ngồi trên vai anh. Cả hai gần như đã đâm sầm vào nhau trong đám đông.

"Trung úy...?”

“Hauck." - Anh quay đầu và dừng lại, mắt ánh lên nét mừng rỡ.

“Tôi, Karen Friedman đây.” - Cô gật đầu chào, đưa tay che ánh nắng mặt trời đang rọi vào mắt.

"Tất nhiên tôi nhớ chứ." - Anh thả cô bé xuống. - “Jess, chào cô Friedman đi con.”

“Chào cô ạ.” - Cô bé xinh xắn đưa tay vẫy, hơi ngượng nghịu. - “Rất vui được gặp cô.”

“Cô cũng rất vui được gặp cháu, cưng ạ." - Karen mỉm cười, - "Con gái anh phải không?"

Hauck gật đầu. - "Đúng vậy.” - Viên cảnh sát rên rỉ, tay giữ lấy thắt lưng. - "con bé đã quá lớn để tôi kiệu trên vai lâu như thế này. Đúng không, con? Con đi trước tìm các bạn nhé. Lát nữa bố sẽ tới đón.”

“Vâng ạ.” - Con bé chạy đi, lẫn vào đám đông, về phía đường biên bên kia.

“Tôi đoán nhé, con bé lên chín?” - Karen nói, cặp lông mày hơi nhướng lên tò mò.

"Mười tuổi rồi. Vậy mà đôi lúc con bé vẫn đòi tôi phải kiệu. Tôi đoán mình cũng chỉ làm vậy được một hai năm nữa trước khi con bé bắt đầu phát ngượng lên mỗi khi tôi bảo con bé ngồi lên vai cho tôi kiệu.”

"Không phải giữa con gái và bố.” - Karen lắc đầu cười. - "Dẫu sao thì vịệc đó cũng chẳng khác nào cái miệng chuông cả.

Một lúc nào đó sẽ lặp lại thôi. Mọi người nói với tôi như vậy. Tôi cũng đang chờ đợi điều đó xảy ra đây.

Hai người đứng đó vài phút, giữa đám đông. Mộc nguời đàn ông cao to chắc nịch trong chiếc áo lạnh ngắn tay Greenwich vỗ mạnh vào vai Hauck khi bước ngang qua: “Này, anh bạn..."

“ Ô, Rollie.” - Hauck vẫy tay đáp lại.

“Tôi đến cửa hàng đồ uống mua một tách cà phê.” - Karen nói.

“Để tôi.” - Hauck đề nghị. - “Tin tôi đi, cô không lấy được đâu.”

Cả hai cùng bước tới dãy bán đồ uống. Người phụ nữ đang bán hàng tại quầy cà phê nhận ra Hauck. - “ Chào Ty! Dạo này thế nào, trung úy? Có vẻ như hôm nay chúng tôi có thể trông đợi vào anh được đấy nhỉ.”

“Đúng thế, chỉ cần cho tôi hai mươi tách này cộng thêm một mũi tiêm chống viêm vào cả hai đầu gối là được.” - Hauck rút trong túi ra vài tờ một đô.

"Đãi anh luôn, trung úy à.” - Người phụ nữ vẫy tay. - "Chương trình ủng hộ mà."

“Cám ơn Mary.” - Hauck nháy mắt, đưa một tách cà phê cho Karen. Anh chỉ về phía một chiếc bàn còn trống, mỗi người cầm một chiếc ghế sắt.

“Thấy không?” - Hauck nhấp một ngụm cà phê. - “Một trong những cái lợi về mặt pháp lý mà tôi có đấy.”

“Chức vụ có đặc quyền đặc lợi riêng của nó.” - Karen nháy mắt, giả vờ như rất ấn tượng.

"Đâu có.” - Hauck nhún vai. - “Là do vị trí phòng thủ của tôi trong đội Greenwich High năm 1975. Chúng tôi đã vào tận đến vòng chung kết năm đó. Họ không bao giờ quên.”

Karen mỉm cười. Cô hất mái tóc ra sau chiếc áo rét có mũ trùm đầu của đội Greenwich High, rồi đưa tay ôm lấy tách cà phê nóng.

"Vậy, dạo này tình hình cô thế nào?” - Hauck hỏi. - "Thực sự tôi đã muốn gọi cho cô một vài lần. Lần cuối cùng tôi gặp cô, mọi thứ vẫn còn tương đối khó khăn."

“Tôi biết."' - Karen lại nhún vai. - "Đúng vậy. Giờ tôi đã khá hơn rồi. Thời gian.. - Cô thở dài, nghiêng nghiêng tách cà phê.

"Vâng, như người ta vẫn nói..." - Viên trung úy cũng nhún vai mỉm cười. - "Vậy, hai cháu đang học trung học?”

“Hai đứa. Samatha năm nay tốt nghiệp. Alex đang học đại học năm thứ hai. Thằng bé chơi bóng vợt. Hiện thằng bé đang rất cố gắng và bận bịu.”

“Chắc chắn rồi." - Viên trung úy nói. Có người chạm nhẹ vào lưng anh khi đi ngang qua. Anh gật đầu, môi mím lại, còn nói được gì nữa?

"Lúc đó anh đang điều tra vụ tai nạn giao thông.” - Karen chuyển chủ đề. - “Nạn nhân là một cậu bé nào đó ở Florida. Anh đã tìm thấy hung thủ chưa?"

''Không. Nhưng tôi phát hiện ra lý do tại sao tên chồng cô lại nằm trong túi nạn nhân.”

Hauck kể cho Karen về chiếc Mustang.

"Chiếc xe Charlie yêu thích. ” - Karen gật đầu mỉm cười. - “Cũng dễ hiểu. Tôi vẫn giữ chiếc xe đó. Charlic đã viết trong di chúc là không được bán. Còn về chiếc xe thì sao, Trung úy? anh muốn có biểu tượng của nước Mỹ không, chỉ có năm đó sản xuất mầu Emberglow. Và mất khoảng tám nghìn đô một năm để đem đi báo dưỡng một vài lần.”

“Xin lỗi. Tôi cũng có biểu tượng nước Mỹ của riêng mình rồi. Đó là tài khoản đại học.” - Hauck cười.

Loa phóng thanh thông báo hai đội đang bắt đầu quay lại sân thi đấu. Ban nhạc Huskies rời sân trong hành khúc: “Ai nói em không thể về nhà?” của Bon Jovi. Con gái Hauck chạy ra khỏi đám đông, kêu lên: “Bố ơi, đi thôi! Con muốn ngồi với Elyse!”

“Hiệp hai bắt đầu rồi.” - Hauck lên tiếng.

“Con bé xinh quá.” - Karen nhận xét. - “Cháu là con út phải không?”

“Tôi chỉ có mình cháu. ” - Hauck đáp lời sau một chút im lặng. - “Cảm ơn cô, Karen.”

Trong giây lát, bốn mắt gặp nhau. Karen cảm thấy có điều gì đó ẩn chứa sau đôi mắt sâu thẳm kia.

“Vậy còn chuyện vé đặt cược xem đua xe này thì sao?” - Karen hỏi. - “Vé bán với mục đích tốt mà. Chương trình ủng hộ.” - Cô cười lục khục. - “Mua đi nào, tôi bán hơi chậm đây này.”

"Tôi e là tôi đã đóng thuế rồi kia mà.” - Hauck thở dài cam chịu, tay vỗ vỗ vào hai đầu gối.

Karen xé một chiếc vé, ghi tên Hauck vào chỗ trống.

"Tặng anh làm kỷ niệm nhé. Anh biết đấy, hôm ấy anh đã nói với tôi những điều thật tốt. Rằng anh hiểu những gì tôi đang phải trải qua lúc đó. Tôi cho rằng lúc đó tôi rất cần có một điều gì như vậy và tôi rất biết ơn anh vì hôm ấy.”

“Chúa ơi...” - Hauck lắc lắc đầu, đưa tay nhận chiếc vé từ tay Karen, những ngón tay họ vô tình chạm nhau, rất nhanh. - “Những món quà chẳng chịu bỏ tôi ngày hôm nay.”

“'Xứng đáng với việc tốt anh đã làm mà, trung úy.”

Cả hai đứng dậy. Con gái Hauck gọi to nôn nóng. - “Bố ơi, đi thôi!"

"Chúc cô bán được nhiều vé.” - Hauck nói. - “Cô biết đấy, có lẽ sẽ tốt hơn nếu cô bán được vài chiếc ngày hôm nay.”

Karen cười lớn. - “Rất vui được gặp anh hôm nay.” - Cô lắc lắc hai nắm tay như đang nắm hai quả cầu tua của đội cổ vũ: "Tiến lên, Huskies!”

Hauck vẫy tay, lẫn vào trong đám đông. - “Hẹn gặp lại cô.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16


Một điều bất ngờ đã đến với Hauck đêm hôm đó. Hauck đã quyết định khi anh chấm lên bức tranh sơn dầu trong căn nhà hai phòng ngủ anh thuê tại đại lộclid ở Stamford. Căn nhà nhìn ra vịnh Holly.

Vẫn một bức tranh bến du thuyền. Một chiếc tàu tuần tra nhỏ, đang chạy chậm dần lại. Rất giống với cảnh anh nhìn thấy từ ban-công. Đó là tất cả những gì anh từng vẽ. Những con tầu...

Jessie (1) đang ở trong phòng, xem ti-vi và nhắn tin qua điện thoại di động. Hai bố con đã ăn bánh pizza trước đó tại nhà hàng Mona Lisa trong phố và đi xem phim hoạt hình mới phát hành. Jessie vờ tỏ ra chán, Hauck thì rất thích bộ phim.

"Bộ phim này dành cho trẻ lên ba mà bố.” - Jessie nheo nheo mắt.

“ Ồ.” - Hauck ngừng quảng cáo. - “Những chú chim cánh cụt tuyệt đấy chứ.”

Hauck thích nơi này, căn nhà hai tầng kiểu thập niên sáu mươi, trên dải đất nhô ra vịnh. Chỉ cách vịnh có một khu nhà. Chủ nhà đã gia công sửa lại trước đó. Từ trên ban-công tầng hai, nơi bố trí phòng khách, có thể nhìn thấy eo Long Island. Láng giềng là một cặp vợ chồng người Pháp, Richard và Jacqueline, làm nghề sửa chữa nội thất trong nhà - xưởng làm việc của họ được đặt trong ga-ra. Họ vẫn thường mời anh tới dự tiệc bên nhà, có rất nhiều người tới dự với đủ loại tiếng Anh của các vùng, và rượu vang thì cũng không đến nỗi tồi lắm.

Đúng vậy, điều đó khiến anh bất ngờ. Điều anh đang cảm nhận được. Anh đã cảm nhận đôi mắt của cô ra sao - xanh và to hấp dẫn. Ánh mắt chết người như một nét phù hợp thật tự nhiên. Giọng nói của cô mới nhẹ nhàng và du dương như thể không phải là cô đang đứng đó. Mái tóc nâu vàng của cô buộc gọn đuôi gà trẻ trung phía sau gáy.

Cảm nhận cả cái cách cô nhét chiếc vé đặt cược vào túi anh và cố tìm cách khiến anh mỉm cười.

Không giống Beth. Khi thế giới của cô tan vỡ.

Hauck đưa bút vẽ dọc một đường nhỏ theo cột buồm của chiếc thuyền và hòa lẫn nó với màu xanh của nước biển. Xong, anh nhìn chăm chú. Trông thật chẳng ra sao. Không ai có thể nhầm lẫn anh với Picasso được.

Cô đã hỏi anh rằng Jess có phải là con út hay không, và anh đã trả lời, sau một chút ngập ngừng mà tưởng chừng như vô tận - Tôi chỉ có mình cháu. Lẽ ra anh đã có thể nói với cô điều đó. Cô có thể đã hiểu. Cô cũng đã phải trải qua nỗi đau đó.

Thôi nào, Ty, lại sao lại cứ phải quay lại với điều đó?

Lúc đó, cả hai đã có tất cả. Anh cùng Beth. Thật khó có thể nhớ được rằng họ đã từng rất yêu nhau. Beth đã từng cho rằng anh là người đàn ông hấp dẫn nhất trên thế giới này, và anh cũng nghĩ về cô như vậy.

Chỉ có mình cháu...

Anh đã quên điều gì tại cái cửa hàng đã khiến anh chạy vội trở lại? Đó là món snack pudding... .

Vội vàng đỗ xe vào bãi, đã bao nhiêu lần anh làm việc đó và nó vẫn sẽ còn nguyên như vậy? Một nghìn lần chăng? Hay một vạn lần?

"Cẩn thận nào. Bố sẽ lùi xe vào ga-ra...”

Khi anh quay trở lại ga-ra, trên tay là tấm hóa đơn và ví tiền, họ đã nghe thấy tiếng kêu. Đó là Jessie. Beth tròn mắt kinh sợ - "Ôi, Chúa ơi, Ty, không! ” - qua cửa sổ nhà bếp, họ thấy chiếc xe tải đang lùi lại.

Norah đã không còn kịp kêu lên một tiếng nào.

Hauck đặt cây cọ xuống. Anh đưa tay ôm trán. Điều đó đã lấy đi cuộc hôn nhân của anh. Nó đã khiến anh không còn có thể nhìn vào trong gương mà không phải bật lên tiếng khóc. Và trong một thời gian rất lâu sau đó, anh không thể đưa tay ôm Jess vào lòng.

Và tất cả mọi thứ.

Tâm trí anh quay lại với buổi sáng hôm đó. Những vệt nắng như nhảy múa trên má cô, khiến anh phải mỉm cười.

Thực tế vào, Ty... Có lẽ cô ấy đang sở hữu chiếc xe còn đắt hơn cả tổng số lương hưu của anh ấy chứ. Chồng cô ấy vừa mới mất. Có thể sẽ là một cuộc sống khác.

Một thời điểm khác.

Nhưng anh vẫn ngạc nhiên khi lại cầm đến cây cọ. Ngạc nhiên về điều nó khiến anh phải nghĩ tới... điều anh cảm nhận được.

Một sự thức tỉnh.

Và điều đó thật lạ lùng, bởi không còn điều gì có thể khiến anh ngạc nhiên hơn được nữa.

Chú Thích:

1 Jessie: Tên gọi trang trọng của Jess.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17


Tháng mười hai

Cuộc sống của họ đã bắt đầu có chút trở lại với cái bình yên thường nhật. Sam đang làm thủ tục xét tuyển vào đại học, hai lựa chọn đầu bảng của con bé là trường đại học Tufts và Bucknell. Karen đã cùng với con bé đến thăm hai trường theo quy định bắt buộc.

Cũng chính vào thời điểm đó thì có hai nguời đàn ông tới từ Archer gõ cửa nhà cô.

"Bà Friedman phải không ạ?” - Người thấp hơn đứng trước cửa cất tiếng hỏi. Đó là người có bộ mặt như chiếc đục thợ mộc với mái tóc húi cua cắt rất sát. Người này mặc bộ vét doanh nhân màu xám bên trong chiếc áo đi mưa. Người còn lại gầy guộc và cao hơn, đeo một cặp kính gọng sừng, mang một chiếc cặp da luật sư.

"Bà Friedman, chúng tôi từ công ty kiểm toán tư nhân. Chúng tôi có làm phiền bà không?”

Ban đầu Karen có một ý nghĩ thoáng qua rằng họ tới từ một quỹ nào đó của chính phủ đã được thành lập cho các gia đình nạn nhân, cô đã nghe được điều này từ nhóm bạn vận động ủng hộ rằng những người này có thể trông rất lạnh lùng và không chuyên nghiệp. Cô mở cửa.

“Cảm ơn bà.” - Người tóc ngắn có giọng nói pha trộn của người châu Âu đưa cô tấm danh thiếp. Hiệp hội Archer và Bey. Johannesburg, Nam Mỹ. - “Tên tôi là Paul Roos, còn đây là Alan Gillespie. Chúng tôi sẽ không làm mất nhiều thì giờ của bà. Chúng tôi có thể ngồi được chứ?”

“Tất nhiên...” - Karen hơi ngập ngừng. Có điều gì đó lạnh lùng và vô cảm ở hai con người này. Cô nhìn kỹ hơn tấm danh thiếp. — “Nếu là điều gì đó liên quan tới chồng tôi thì các ông biết đấy, Saul Lennick, nhân viên Tập đoàn Tài chính Whiteacre, hiện đang phụ trách việc sắp xếp các quỹ.”

“Chúng tôi đã liên hệ với ông Lennick rồi.” - Người tên Roos đáp lời, giọng nói có chút thực tế. Người này tiến thêm một bước về phía phòng khách. - “Nếu không phiền...."

Karen đưa cả hai tới bên đi-văng.

“Bà có một căn nhà rất đẹp.” - Roos nói, mắt nhìn quanh căn nhà chăm chú.

“Cám ơn ông. Ông nói các ông là nhân viên kiểm toán.” - Karen đáp lời. - “Tôi nghĩ chồng tôi đuợc quản lý bởi một người không nằm trong khu vực thành phố, Ross và Weiner. Tôi không nhớ có tên công ty của các ông.”

“Thực ra chúng tôi không đến đây đại diện cho chồng bà." Người đàn ông Nam Phi gác chân lên nhau. - “Chúng tôi đại diện cho một số nhà đầu tư của ông ấy.”

“Các nhà đầu tư?”

Karen chỉ biết Morgan Stanley là nhà đầu tư lớn nhất của Charlie cho đến thời điểm này. Sau đó là O'Flynns và Hazens, đó là những nhà đầu tư đã theo anh suốt từ những ngày đầu kinh doanh.

“Nhà đầu tư nào vậy?” - Karen nhìn người đàn ông, khó hiểu.

Roos nhìn Karen, mỉm cười do dự. - "chỉ là... những nhà đầu tư thôi." - Nụ cười khiến Karen cảm thấy bất an.

Người đồng hành tên Gillespie mở cặp. - “Bà Friedman, bà đã nhận được tiền thu được từ việc giải thể tài sản công ty của chồng bà chưa?"

"Nghe có vẻ như là một cuộc kiểm toán vậy.” - Karen dè dặt. - “Rồi. Có điều gì không ổn sao?” - Thủ tục với các quỹ đã hoàn tất. Cổ phần của Charlie, trừ đi một vài chi trả cuối cùng cho việc đóng cửa công ty, vào khoảng dưới bốn triệu đô một chút. - "Có lẽ ông có thể nói cho tôi biết rằng chuyện này liên quan tới cái gì được chứ.”

“Chúng tôi đang kiểm tra lại một số hoạt động giao dịch.” - Gillespie đặt một tập báo cáo dày lên mặt bàn trước mặt.

“Các ông nghe này, tôi vốn không quan tâm nhiều đến công việc kinh doanh của chồng tôi.” - Karen lên tiếng. Điều này bắt đầu khiến cô cảm thấy lo lắng. — “Tôi chắc rằng nếu các ông làm việc với ông Lennick...”

"Đúng ra là thâm hụt tài chính.'’ - Người nhân viên kiểm toán tự sửa lại, mắt hấp háy.

Karen không thích loại người như vậy. Cô không hiểu tại sao họ lại có thể có mặt ở đây. Cô lại ghé nhìn tấm danh thiếp. - “Các ông là kiểm toán viên?”

“Chúng tôi là kiểm toán viên, và điều tra viên pháp lý, thưa bà Friedman.” - Paul Roos đáp lời.

"Điều tra viên...?”

"Chúng tôi đang chắp nối lại một vài lĩnh vực nhất định của công ty chồng bà.” - Gillespie giải thích. - “Sổ sách của công ty cho thấy có đôi chút... có thể nói là mập mờ. Chúng tôi nhận thấy với tư cách là một quỹ đầu tư hợp tác, chồng bà chịu sự ràng buộc của một số thủ tục."

"Nghe này, tôi nghĩ tốt hơn hết là các ông nên đi. Tốt hơn hết là các ông nên dừng lại nếu các ông đưa chuyện này đến chỗ..."

"Nhưng rõ ràng là không thể tránh khỏi việc đã có một luợng tiền lớn bị thất thoát.” - Người đàn ông tiếp tục.

“Thất thoát... ” Karen nhìn thẳng vào mắt người đàn ông, giận dữ. Saul không bao giờ nhắc tới bất cứ điều gì liên quan tới thất thoát tài chính. - “Đó chính là lý do các ông có mặt tại đây sao? Ô, chuyện này có phải là tồi tệ lắm không, ông Gillespie? Chồng tôi đã không còn nữa, có vẻ như các ông cũng biết điều đó. Anh ấy đi làm vào một buổi sáng cách đây tám tháng và không còn bao giờ có thể về nhà được nữa. Vậy thì làm ơn hãy nói cho tôi biết.” - Ánh mắt Karen cháy lên, thiêu đốt Gillespie như tia quang tuyến X. Rồi cô đứng dậy. - “Hãy nói đi xem khoản tiền các ông đang nói đến là bao nhiêu, thưa ông Gillespie. Tôi sẽ đi lấy ví ngay đây.”

"Số tiền đó là hai trăm năm mươi triệu đô la, thưa bà Friedman. Bà có giữ số tiền lớn như vậy bằng tiền mặt hay không?”

Karen muốn xỉu. Cô ngồi phịch xuống, những con số như từng viên đạn găm vào người cô. Hai người đàn ông không hề thay đổi thái độ.

"Các ông nói cái quái quỷ gì thế?”

Roos hơi nhoài người về phía trước, nhắc lại. “Điều chúng tôi muốn nói là đã có rất nhiều tiền không được kiểm toán cho công ty của chồng bà, bà Friedman ạ. Và khách hàng của chúng tôi muốn điều tra xem số tiền đó biến đi đâu.”

Hai trăm năm mươi triệu đô. Karen quá choáng váng đến nỗi không còn cười được nữa. Số tiền thu lại từ việc giải thể công ty đã được hoàn tất không chút bất ngờ nào. Toàn bộ giá trị kinh doanh của Charlie cũng khó có thể vượt qua được con số đó.

Cô quay ra nhìn lại vào những đôi mắt vô tri, vô cảm của hai người đàn ông. Cô biết họ đang ẩn ý điều gì đó về chồng mình. Charlie đã mất. Anh không thể tự bào chữa cho bản thân.

"Tôi không chắc là chúng ta còn có điều gì để bàn nữa, thưa ông Gillespie và ông Roos.” - Karen lại đứng dậy. Cô muốn những người này biến khỏi nhà mình. Biến khỏi nhà cô, ngay bây giờ. - “Tôi đã nói với hai ông rằng tôi không bao giờ quan tâm tới công việc kinh doanh của chồng tôi. Các ông sẽ phải nói chuyện với Lennick. Giờ thì tôi muốn hai ông đi cho.”

Hai người đàn ông nhìn nhau. Gillespie gấp tập hồ sơ, nhét lại vào cặp, đóng sập lại. Cả hai cùng đứng dậy.

"Chúng tôi không có ý xúc phạm gì ở đây, thưa bà Friedman.” - Roos nói, giọng hòa hoãn. - “Nhưng dẫu sao thì điều tôi muốn nói là sẽ có một cuộc điều tra. Tôi sẽ không đụng đến một chút nào trong số tiền giải thể mà bà vừa mới nhận.” - Người đàn ông mỉm cười vẻ trong sáng và đưa mắt nhìn quanh.

“Như tôi đã nói, bà có một căn nhà rất đẹp... Nhưng sẽ là công bằng hơn khi cảnh báo trước cho bà.” - Roos quay ra cửa. - "Các tài khoản cá nhân cũng sẽ bị kiểm tra.”

Nghe vậy, Karen bỗng dựng tóc gáy.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18


Chỉ mất vài phút để Karen đang hoảng loạn, gọi điện thoại cho Saul Lennick.

Văn phòng của ông ta cũng khó có thể tìm được Saul. Ông đang đi công tác ở nước ngoài. Nhưng thư ký của Saul đã nhận ra sự lo lắng trong giọng nói của Karen. Và cuối cùng thì người ta cũng tìm được ông.

“Karen à...?”

“Saul, tôi xin lỗi đã làm phiền.” - Bằng giọng muốn khóc, cô kể cho Saul nghe về chuyến viếng thăm của hai người từ hãng Archer.

"Ai?"

“Họ tới từ một Tập đoàn nào đó có tên là Archer & Bey. Là những nhân viên điều tra pháp lý và là kiếm toán viên, từ Nam Phi và nói rằng đã nói chuyện với ông trước khi đến gặp tôi."

Saul bảo Karen kể lại toàn bộ chi tiết sự việc, đôi lúc chen vào vài câu hỏi về tên tuổi và đặc biệt là những nội dung họ nói.

“Nghe này, Karen. Trước tiên tôi muốn nói rằng cô không phải lo lắng điều gì cả. Việc giải thể của công ty hợp doanh Habour đang diễn ra suông sẻ, và tôi đảm bảo với cô một trăm phần trăm về sổ sách. Còn về ghi chép tài chính thì đúng, Charlie đã bị thua lỗ chút ít trong thời gian cuối. Charlie đã đầu tư rất nhiều vào các hợp đồng dầu lửa Canada có tăng trưởng."

“Những người đó là ai vậy, Saul?”

“Tôi cũng không biết. Tôi nghi đó là một tập đoàn kiểm toán nước ngoài, nhưng tôi sẽ tìm ra thôi. Có thể họ được một trong những nhà đầu tư của Charlie ở nước ngoài thuê với hy vọng ngăn chặn quy trình giải thể.”

“Họ nói về khoản tiền hàng trăm triệu đô la, Saul à! Ông biết là Charlie không quản lý tài chính kiểu như vậy mà. Họ bóng gió và cảnh báo tôi không nên sử dụng chút nào trong số tiền thu được từ việc giải thể công ty. Đó là tiền của Charlie mà Paul! Thật đáng sợ. Họ nói rằng kể cả các tài khoản cá nhân của tôi cũng sẽ bị kiểm tra.”

"Sẽ không có chuyện đó xảy ra, Karen. Xem này, có một vài chi tiết đang bị treo mà người khác có thể đưa thêm thông tin vào nếu muốn.”

“Chi tiết gì thế, Paul?” - Cô chưa từng bao giờ nghe thấy bất cứ điều gì về chuyện này cả.

“Có thể là một vài chi tiết mà người ta có thể đặt nghi vấn. Một vài chi tiết không được tốt trong hợp đồng cho vay của Charlie. Nhưng tôi không muốn đi trước một bước. Chưa đến lúc.”

"Charlie đã không còn nữa, Saul à! Anh ấy sẽ không thể tự bảo vệ mình được nữa. Tôi muốn nói là đã bao nhiều lần tôi nghe thấy anh ấy than phiền về những khoản tiền chết tiệt dành cho khách hàng của anh ấy chứ. Chỉ là một phần của một con số nào đó. Và những kẻ đó, với những lời ám chỉ bóng gió như vậy... Họ không có quyền đến đây, Saul à.”

“Karen, tôi đảm bảo rằng không có chút căn cứ nào về những gì họ nói cả. Dầu họ có là ai, họ cũng chỉ đang tìm cách quấy rối mà thôi. Nhưng họ cũng đã đi sai đường.”

“Đúng, đúng vậy.” - Nỗi bực tức trong cô bắt đầu giảm xuống. - “Đúng là họ đã đi lầm đường. Tôi không muốn họ quay lại nhà tôi nữa. Thật may mắn là Samantha và Alex không có mặt ở nhà lúc đó.”

"Nghe này Karen, tôi muốn cô fax cho tôi cái danh thiếp đó. Tôi sẽ xem qua. Tôi hứa sẽ đảm bảo điều đó không xảy ra nữa.”

“Charlie là người đáng tin cậy, Saul à. Ông biết điều đó rõ hơn ai hết.”

“Tôi hiểu, Karen. Tôi coi Charlie như đứa con thứ hai của tôi. Cô biết là tôi thực sự luôn quan tâm đến lợi ích của cô mà.”

Karen đưa tay vuốt tóc cho bớt cơn tức giận. - “Tôi hiểu mà..."

"Karen, gửi cho tôi tấm danh thiếp. Tôi muốn là người đầu tiên được thông tin xem họ có quay lại hay không.”

“Cám ơn ông, Saul.”

Bỗng nhiên có điều gì đó thật lạ ùa đến bên Karen, những dòng nước mắt trào dâng đột ngột không thể lý giải được. Có những lúc điều đó thường xảy ra. Không vì sao cả. Là ý nghĩ phải bảo vệ người chồng quá cố. Cô im lặng một quãng trước khi lấy lại bình tĩnh.

“Thật sự, Saul à... Thật sự cám ơn ông.”

Giọng người thầy già dặn của chồng cô vang lên nhỏ nhẹ: "Cô không cần phải nói điều đó, Karen.”

oOo

Hiện tại, ông chẳng có đủ can đảm để nói với cô. Hay cũng có thể là không đủ ý chí. Lennick gác ống nghe tại hành lang Thế giới cổ của Khách sạn Vier Jahreszeiten ở Munich.

Một tuần trước, đối tác của ông tại Ngân hàng Hoàng gia Scotland đã gọi tới, đó là một trong những nhà cho vay tài chính ông đã sắp xếp cho Charlie, người đã giúp đỡ cho các quỹ của công ty. Nghe có vẻ hình thức, người chủ nhà hăng này hơi tỏ ra lo ngại vì một đợt kiểm tra ngẫu nhiên của nhân viên hải quan trên một tàu chở dầu tại Jarkarta làm họ phải chú ý.

Tim Lennick như ngừng đập. Ông đẩy chiếc ghế quay lưng vào bàn làm việc hỏi: “Tại sao?”

“Đã có sự khác biệt giữa thực tế và số hàng khai báo.” - Người chủ nhà băng giải thích. Theo đó thì trên tàu phải chở 1,4 triệu thùng dầu. Nhưng theo người chủ ngân hàng thì chiếc tầu chở dầu đó hoàn toàn rỗng không.

Lennick tái mặt.

"Tôi chắc là đã có một sự nhầm lẫn nào đó.” - Người chủ ngân hàng Scotland nói. Có vẻ như 1,4 triệu thùng dầu với giá 66 đô/thùng đã được ký trong hợp đồng với Charles Friedman truớc đó dưới dạng ký gửi cho số tiền vay.

Người chủ ngân hàng hắng giọng. - “Có nguyên nhân nào đáng báo động không?”

Lennick cảm thấy một luồng lo lắng ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Ông nói với người chủ ngân hàng rằng ông sẽ xem xét vấn đề này, và như vậy cũng đủ để người ở đầu dây bên kia yên tâm. Nhưng ngay khi đặt ống nghe xuống, Lennick đã phải nhắm nghiền hai mắt.

Ông nghĩ tới những khoản lỗ gần đây của Charlie, nghĩ tới áp lực ông đang phải gánh chịu. Áp lực mà tất cả mọi người trong số họ đã phải gánh chịu. Nghĩ tới việc ông đã phải chịu một gánh nặng tài chính lớn thế vào cho Charlie.

Charlie, cậu thật là một thằng ngu xuẩn khốn kiếp. Lennick thở dài. Ông đưa tay với ống nghe và quay số. Sao cậu có thể liều lĩnh như vậy, đúng là đồ xuẩn ngốc, làm sao có thể bất cẩn đến như vậy chứ? Cậu không biết một chút cóc khô rằng những người này là ai hay sao ?

Những người không muốn người khác xía vào việc của mình, hay người khác kiểm tra việc làm ăn của mình. Giờ thì tất cả mọi thứ đều phải bắt đầu lại từ đầu. Mọi thứ, Charlie ạ.

Và hiện tại, đã nhiều tuần trôi qua, tại hành lang của khách sạn Vier Jahreszeiten, câu hỏi quá tế nhị của người chủ ngân hàng vẫn khiến Lennick cảm thấy miệng mình đắng ngắt.

Có nguyên nhân nào đáng báo động không?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
610,867
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19


Đã sang ngày tập thứ hai của khúc côn cầu trên cỏ vào gần cuối tháng hai. Sam Friedman quẳng chiếc gậy vào đáy tủ đựng đồ.

Cô đang chơi ở vị trí tiền đạo cánh phải cho đội nữ. Năm ngoái đội đã bị mất một vài vị trí tấn công giỏi nhất, vì vậy mùa giải này chắc chắn sẽ rất khó khăn. Sam với lấy chiếc áo có mũ trùm đầu ra khỏi mắc áo, đưa mắt lướt qua một vài cuốn sách. Ngày mai cô sẽ phải làm một bài kiểm tra về một cuốn truyện của tác giả Tobias Wolfe, một chương về Việt Nam. Kể từ khi được nhận vào trường đại học Tufts, quyết định sớm thứ hai vào hồi tháng một, Sam đã trượt dốc tương đối nhiều. Tối nay một nhóm bạn sẽ tụ tập trong phố tại Thataways với đồ ăn sẵn mua về và có thể còn lén uống một chút bia nữa.

Khu sinh viên khóa trên sẽ chơi tới bến đêm nay.

Ra ngoài, Sam bước tới bên chiếc xe thể thao Acura màu xanh cô để ở bãi xe phía tây sau khi xong bữa trưa. Sam bước vào, vứt túi lên ghế xe và nổ máy. Sam đặt chiếc iPod vào giá và bật giai điệu ưa thích.

"Anh nói với em rằng anh sẽ không rời bỏ... ” Sam hát theo, cố gắng bắt chước thật giống Jennifer Hudson trong album Dreamgirls, rồi nhả côn cho chiếc Acura vụt đi.

Ngay lúc đó, một bàn tay bịt chặt lấy miệng cô và giật mạnh đầu cô về phía sau.

Samantha đảo mắt nhìn ra phía sau và cố bật lên một tiếng kêu. Nhưng một giọng nói vang lên từ phía sau: “Không được kêu, Samantha.”

Ôi, Chúa ơi! Samantha càng cảm thấy sợ hãi hơn khi người đó biết cả tên cô. Nỗi sợ hãi bủn rủn chạy dọc sống lưng. Sam đảo mắt cố tìm cách nhìn mặt kẻ phía sau qua gương chiếc hậu.

“Á chà, Samantha.” - Kẻ tấn công vặn đầu Sam trở lại phía trước. - “Đừng có tìm cách nhìn tao. Tốt hơn hết là đừng làm như vậy.”

Làm sao hắn có thể biết được tên cô?

Chuyện này thật tệ. Cô đã đọc qua cả tỷ thứ cô vẫn nghe nói trong trường hợp như thế này xảy ra. Đừng tìm cách chống cự. Hãy cứ để hắn làm điều hắn muốn. Đưa tiền, trang sức cho hắn, thậm chí ngay cả thứ gì quan trọng nữa thì cũng cứ để hắn được vừa ý.

Bất cứ thứ gì.

“Sợ hãi, phải không Samantha?” - Gã đàn ông hạ thấp giọng hỏi. Bàn tay hắn vẫn bịt chặt miệng Samantha, hai mắt cô căng lên muốn rách.

Sam gật đầu.

“Đừng tự trách mình. Tao cũng sợ.”

Samantha liếc mắt nhìn ra ngoài, hy vọng có ai đó đi ngang qua. Nhưng lúc đó đã muộn, bên ngoài trời đã rất tối. Bãi đỗ xe thì trống không. Cô cảm nhận được hơi thở của hắn, nóng hổi phía sau gáy. Samantha nhắm mắt. Ôi, Chúa ơi, hắn sắp hãm hiếp mình rồi. Mà có thể còn tệ hơn...

“Nhưng hôm nay vẫn là ngày may mắn của mày đấy. Tao sẽ không làm gì mày cả. Tao chỉ muốn mày gửi tin đến cho một người. Có được không?”

Được, Samantha gật đầu, được. Bình tĩnh nào, bình tĩnh. Cô tự nhủ. Hắn sẽ tha cho mình.

“Gửi tin đến cho mẹ mày.”

Mẹ mình... Mẹ mình có liên quan gì đến chuyện này chứ?

“Tao muốn mày nói với mẹ mày, Sam ạ, rằng cuộc điều tra sẽ sớm bắt đầu. Và nó sẽ rất riêng tư đấy. Mẹ mày sẽ hiểu. Và rằng chúng tao không phải là loại người mãi kiên nhẫn được đâu. Tao nghĩ là mày nhớ chứ, phải không? Hiểu không, Samantha?”

Sam nhắm mắt. Toàn thân run lên. Cô gật đầu.

“Tốt. Nhớ nói với mẹ mày là đồng hồ thời gian đã bắt đầu chạy. Và mẹ mày chắc không muốn để cho nó chạy qua thời hạn của mình. Có nghe không, Sam?” - Gã nới lỏng tay bịt miệng.

“Có. ” - Sam run rẩy thì thào.

“Giờ thì đừng có quay lại. Tao sẽ ra khỏi xe từ phía sau.” - Kẻ tấn công mặc chiếc áo có mũ trùm đầu che kín mặt. - “Tin tao đi, càng nhìn thấy ít càng tốt cho mày đấy.”

Samantha ngồi chết cứng. Đầu gật lên gật xuống. “Tôi hiểu.”

"Tốt." - Kẻ tấn công mở cửa xe và nhảy ra. Cô không nhìn lên, cũng không quay lại nhìn. Cô chỉ ngồi đó chăm chăm nhìn về phía trước, đúng như mệnh lệnh.

"Mày là con gái nhỏ bé của Charlie phải vậy không, Sam?”

Samantha tròn mẳt.

“Nhớ lấy con số. Hai trăm năm mươi triệu đô-la. Nói với mẹ mày là chúng tao không đợi lâu đâu."
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom