Cập nhật mới

Dịch Full Phải Chăng Là Cố Nhân Đến

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Phải Chăng Là Cố Nhân Đến

Phải Chăng Là Cố Nhân Đến
Tác giả: Tô Miên Thuyết
Tình trạng: Đã hoàn thành




Tên: Phải chăng là cố nhân đến

Tác giả: Tô Miên Thuyết

Thể loại: Nguyên sang, Ngôn tình, Cổ đại, Nhẹ nhàng, Tình cảm, Đoản văn, SE, Ngược tâm.

Nguồn: Tấn Giang

Độ dài: 3 chương

Editor: Miêu Miêu đi lạc

Giới thiệu:

Gia Hưng Song Kiếm Các, Đỗ Nguyên Kỳ Tử Ước sinh ra vào năm Thành Hoá thứ mười chín. Đỗ Tử Ước, vốn là người Gia Hưng, là con trai dòng chính thứ ba của thương nhân bán muối Đỗ Biện, phong lưu từ nhỏ, không biết mỏi mệt, biết nhìn bảo vật, vung tiền như rác. Toàn bộ trân bảo của hai triều Hoằng Trị, Chính Đức, phân nửa đều ở trong Song Kiếm Các. Tử Ước vẽ tranh rất đẹp, học hỏi những người đương thời để mà luyện được bút ý của người vẽ, truy tìm dấu tích của thời Đường, kiệt tác xuất chúng lúc đương thời. Ấy vậy mà làm người lại bủn xỉn, kết oán với giới quan viên, phải chăng cũng là bản tính của thương nhân. Năm Chính Đức thứ mười một, Song Kiếm Các bị cháy, hơn nửa đồ sưu tập biến thành tro tàn, vào thời điểm đó có thể coi là thảm hoạ với kẻ văn nhã. Tử Ước cũng đã tạ thế, năm bốn mươi ba tuổi. Một đời lẻ bóng, sản nghiệp rơi vào tay huynh đệ, chẳng mấy chốc đã bị chia cắt mổ xẻ, điêu tàn hầu như chẳng còn lại gì.

- ---《Bản ghi chép cũ bị thất lạc》

Vào năm tám tuổi, y dùng một hạt vừng vi điêu, mở ra thế giới cho nàng. Năm đó, y hai mươi lăm tuổi, gia tài phong phú, có mắt nhìn báu vật, sở hữu một toà lầu đầy trân phẩm bảo vật.

Vào năm mươi hai tuổi, y đưa cho nàng một cây bút lông thỏ, truyền dạy nghệ thuật cho nàng. Năm ấy, y hai mươi chín tuổi, tài hoạ tuyệt đỉnh, tuổi trẻ phong nhã, đứng đầu Giang Nam.

Vào năm mười sáu tuổi, y vẽ một bức hoa sơn trà cho nàng, từ đó trở đi không còn gặp nàng nữa. Năm đó, y ba mươi ba tuổi, gia cảnh sa sút, đóng cửa không tiếp khách, ngày ngày chỉ làm bạn với cổ vật.

Trong lòng mỗi người luôn có những mong mỏi thầm kín, khi chưa nói thành lời không thể phân định hình dạng rõ ràng. Nhưng sau khi đã nói ra, thì đã không kịp nữa rồi.

[Hoàn toàn là hư cấu, xin đừng kiểm chứng]

Tag: Chính kịch

Một câu tóm tắt: Phải chăng là cố nhân đến.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1


Edit + Beta: Hayin

1.

Long Khánh năm thứ ba, nơi quê nhà truyền đến tin phụ thân qua đời. Ta từ bỏ chức quan nhàn hạ ở Bắc Kinh, khi trở lại vùng quê Vô Tích, phụ thân quá cố đã đi được hơn mười ngày. Do thời tiết nóng bức, đóng đinh lên quan tài, sau đó chỉ đặt trong từ đường trông về phía xa xa đợi ta trở về. Rồi từ đó ta cần lo liệu toàn bộ tang sự. Vô Tích thuộc một khu vực nhỏ, Chu gia ta lại nhiều chỗ thân thiết. Bằng hữu thân quen trước kia biết việc ta về quê lo liệu tang sự, tất cả đều đến phúng viếng. Nhất thời bận tối mắt tối mũi, nhưng cũng phần nào vơi bớt bi thương.

Chờ đến lúc hạ táng, ta ở trong một ngôi nhà nhỏ cạnh nhà cũ, làm theo quy định chịu tang phụ thân ba năm, lâu dần cũng được nhàn rỗi nhưng lại sinh ra nhàm chán. Thỉnh thoảng mẫu thân có đến thăm ta, kể cho ta nghe về chuyện xưa của phụ thân, mắt còn ngân ngấn lệ. Thế nên ta đành khuyên bà không cần đến nữa. Nhưng những người thân cũ khác họ biết ta ở một mình sẽ thấy buồn chán, thời gian chịu tang lại không được uống rượu mua vui nên đôi khi cũng ghé thăm một lát. Nói chuyện với họ không giống như lúc nói chuyện với mẫu thân, cuối cùng cũng được thả lỏng hơn chút.

Bỗng một hôm ta nhớ tới ở Gia Hưng cách Vô Tích không xa có một khu thắng cảnh phong nhã, có lẽ sẽ đi qua đi lại được, bèn hỏi bọn họ: "Mọi người có biết Song Kiếm Các không?"

Nhưng các bằng hữu chỉ ngơ ngác nhìn nhau: "Huynh đang nói đến Gia Hưng Song Kiếm Các Đỗ tam công tử sao?"

"Đỗ tam công tử nào cơ?" Ta lại không rõ lắm: "Khi còn nhỏ ta đã từng nghe nói về vùng đất trù phú cất giấu vô số bảo vật, không những vậy còn có cả thư tịch thời Tấn cùng những bức hoạ thời Nguyên – thì ra chủ của nơi đó họ Đỗ à? Hay là đưa ta đi xem thử đi?"

Bằng hữu liên tục xua tay: "Nói ngớ ngẩn gì vậy. Song Kiếm Các kia đã sớm bị phá vào năm mươi năm trước rồi. Khi huynh còn nhỏ đã nghe được ở đâu vậy!"

Ta ngớ người: "Vậy, những món đồ được cất giữ kia đâu rồi?"

"Ai mà biết." Vị bằng hữu thở dài: "Năm đó Song Kiếm Các kia danh tiếng vang xa, nghe nói còn nhiều kiệt tác hơn cả kho tàng Tấn Tống. Tiếc là con cháu Đỗ gia bất hiếu, sợ là bảo vật Song Kiếm Các đã bị lưu lạc nhân gian hết rồi."

Nói đến Song Kiếm Các, khi còn nhỏ đúng là đã từng nghe qua vài lời nói thoảng bên tai, hình như là phụ thân từng nói với giọng hâm mộ về các thư pháp và bảo vật trong Song Kiếm Các. Chưa cần kể đến ngói Chu Di Hán, thứ mà phụ thân ngưỡng mộ nhất chính là các bản mẫu thời Tống, Đường ở đó. Ngoài ra còn có những bức tranh của Triệu Mạch Phủ, Hoàng Công Vọng. Có điều bây giờ cẩn thận nghĩ lại, có lẽ giọng của ông không chỉ có hâm mộ, mà mang nhiều tiếc nuối hơn.

Bằng hữu nhìn ta, trong mắt còn mang theo vài tia kỳ quái: "Dư Minh biết nhiều điều về chuyện cũ nơi thanh nhã đó nhất mà cũng không biết chuyện Song Kiếm Các bị phá sao?"

Quả thật ta vẫn luôn tự xưng là kẻ phong lưu, nhiều năm trôi qua cũng có chút thu hoạch. Trước mặt đám bằng hữu này khoe khoang khoác lác nhiều thành quen, lúc này làm sao mà chịu thừa nhận được, bèn pha trò cười nói: "Sao hả, sao hả! Cũng tại cô đơn quá thôi, còn quên cả chuyện lớn thế này. Chê cười, chê cười rồi!"

Thế nên ta đành từ bỏ suy nghĩ đang dâng trào, nhưng trong lòng vẫn không khỏi băn khoăn: Nếu như Song Kiếm Các nổi danh như vậy, sao hiếm khi mình mới được nghe nói về nơi đó nhỉ? Vì thế bèn đi lật lại những lời đề bạt (*) của các tiền nhân đi trước, sau đó mới phát hiện chỗ nào có Song Kiếm Các thì đều kèm theo bóng dáng của Đỗ tam công tử. Nói rằng báu vật của cả hai triều đại Hoằng Trị, Chính Đức phân nửa đều ở trong Song Kiếm Các. Đỗ tam công tử cũng là một bậc thầy hội hoạ, hoạ sĩ kiệt xuất lúc đương thời--- Cái mặt già này của ta không khỏi lúng túng. Một nhân vật thế này, một bảo địa như vậy, hơn nữa nhà cũng cách Gia Hưng không xa, uổng cho ta thân là sĩ tử, thế mà lại nông cạn không biết gì cả!

(*) Đề bạt: là thuật ngữ thư pháp; đề và bạt thường là từ cú của là của bạn bè, thầy học hoặc người đời sau, nội dung là lời bình thuật, ký sự hoặc dùng câu thơ lời văn đã có sẵn từ xưa để so sánh ví von nhằm xưng tụng, tán dương nội dung hoặc hình thức bức thư pháp; có khi là lời văn của người đời sau khảo chứng về nội dung tác phẩm vể sự thật giả của tác phẩm. (Nguồn:thuphapdungpham)

Mấy ngày sau, mẫu thân ta lại tới lần nữa. Lần này, bà bảo ta đi sắp xếp lại di vật của tổ mẫu.

Vị tổ mẫu này là đích tổ mẫu của ta. Cả đời người không có con cái nên bèn coi mấy đứa con của thiếp thất như con ruột của mình, trong đó có cả trưởng tử là phụ thân ta. Mẫu thân nói, bởi vì sau khi tổ mẫu qua đời thì di vật đều do phụ thân trông nom. Bây giờ phụ thân không còn nữa, bà vốn định cất giữ một chút nhưng lại phát hiện có vài bảo vật là của tổ mẫu thường dùng khi còn trẻ. Bà không hiểu biết nhiều lắm, vả lại cũng sợ bản thân tay chân vụng về nên đành đến mời người trí thức trong nhà là ta đến xem thử.

Chuyện thời trẻ của tổ mẫu, thật ra ta chưa nghe qua bao giờ. Hình như từ khi ta bắt đầu có ký ức thì tổ mẫu đã không còn màng đến thế sự, nhiều năm vẫn chỉ luôn ở trong Phật đường niệm kinh. Tất cả những gì đọng lại trong tâm trí ta chỉ là một dáng vẻ già nua ẩn dật trong một Phật đường lượn lờ hương khói. Không lâu sau đó, tổ mẫu đã qua đời. Dù sao cũng chẳng bận việc gì, ta bèn đi theo mẫu thân vào căn phòng mà tổ mẫu từng ở. Đồ đạc bên trong vẫn có thể gọi là ngăn nắp, nhưng đã bị phủ một lớp bụi dày. Đến lúc dọn dẹp lại rồi.

Bên cạnh cửa sổ là một bàn đọc sách. Sách trên bàn đền nguyên vẹn, còn đặt cả một bình sứ men xanh. Bên cạnh bàn đọc là một kệ sách lớn, gần bàn đọc xếp đầy bao đựng thư với đủ mọi kiểu dáng, đoán chừng tổ mẫu hay phụ thân thường mở thư ra đọc, không thể coi là quá hiếm lạ. Nhưng sâu trong kệ sách vẫn còn một vài cuốn thư tịch, ta cẩn thận lấy ra rồi kinh ngạc nhảy dựng lên: Không ngờ đây đều là bản thời Tống!

Với người trí thức mà nói, thư tịch thời Tống không khác gì một báu vật quý hiếm trên đời, trân quý hơn bất kỳ bảo vật nào. Vậy nên ta bắt đầu thấy kính nể với đồ vật ở trong căn phòng này, mỗi khi xem xét xong thì đều nhìn theo một ánh mắt khác. Tiếc là thư tịch thời Tống cũng chỉ có ba bốn cuốn như vậy, không còn hoàn chỉnh nguyên vẹn, phần lớn chỉ để làm đồ trang trí phong nhã.

Có lẽ tổ mẫu cũng là người thích sưu tầm. Một gian phòng đọc nho nhỏ thế này, còn chưa tính đến phòng ngủ bên trong thì đã cất giữ rất nhiều đồ rồi. Có lẽ mẫu thân nói bà không thể giải quyết, chắc là mấy thứ này nhỉ? Nhưng nhìn vẻ bề ngoài, những bình sứ tế lễ cổ đều không thể gọi là đáng giá được, còn không tốt bằng lư hương thời Thành Hoá hay tách trà ngũ sắc thời Tuyên Đức...Ta vừa xem vừa bình phẩm trong lòng. Thật ra ta đang quyến luyến không muốn rời đi, lúc này chân lại vô tình đá phải một chiếc rương, cuốn trục lập tức rơi ào ào ra ngoài.

Trong lòng ta hoảng hốt, vội vàng ngồi xổm xuống dọn lại. Mấy quyển trục bung ra, để lộ nội dung bên trong. Hoá ra đều là tranh thuỷ mặc, màu sắc hơi cũ, trang giấy đã ố vàng. Ta cẩn thận mở từng cái một, lập tức thấy hoàng hôn, núi non, sông dài, lữ nhân, từng bức từng bức hiện ra trước mắt. Bút ý (*) sâu xa, khiến cho tâm trí người khác phải rung động. Lòng ta không khỏi thầm khen một câu tranh đẹp. Thế nhưng lại không thể nhận ra là nét hoạ của vị cố nhân nào, chỉ cảm thấy cách dùng màu sắc giống với Triệu Tùng Tuyết (*). Nhưng so với triều đại nhà Nguyên thì bức hoạ này lại mới hơn chút.

(*) Bút ý: Trong việc viết chữ, vẽ tranh, vận bút theo ý tưởng đã suy nghĩ hoặc ý tưởng nảy sinh bất ngờ, đạt giá trị thẩm mỹ cao, trong không gian chuyển vận của đường bút thể hiện được phong cách gọi là bút ý.

(*) Triệu Tùng Tuyết: còn gọi là Triệu Mạnh Phủ, là một hậu duệ thuộc dòng dõi vua Huy Tông nhà Tống và đồng thời là một học giả, họa sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng Trung Quốc thời nhà Nguyên.

Ta vội vàng chuyển tầm mắt xuống chữ ký phía cuối bức hoạ---

Tháng Năm năm Hoằng Trị thứ mười hai, Gia Hưng Đỗ Nguyên Kỳ đề tặng tài nữ Hoài Băng.

2.

Ta ngẩn người, xem thêm mấy cuốn khác, vẫn đều là chữ ký của người này – Gia Hưng Đỗ Nguyên Kỳ. Về thời gian thì đều nằm trong khoảng năm năm từ Hoằng Trị thứ mười bốn đến Hoàng Trị thứ mười tám. Ta cầm những cuốn trục này đứng lên, ngẩn ngơ một lát mới nhớ tới Đỗ tam công tử - vị chủ nhân của Song Kiếm Các kia, tên huý đúng là Nguyên Kỳ.

Nhưng người đời vẫn luôn lưu truyền lời đề bạt cùng tranh vẽ, chữ ký của Đỗ tam công tử đều là "Đỗ chủ nhân Song Kiếm Các" hay "Gia Hưng Đỗ Tam" vừa đơn giản mà kiêu ngạo. Điều này khiến ta hồi tưởng một lúc lâu, không thể không nghi ngờ rằng những bức tranh này là đồ giả.

Có điều, một cái tên khác được viết chung, ta lại cực kỳ quen thuộc – Lý Hoài Băng, chính là tên huý của tổ mẫu ta.

Nếu không phải là đồ giả, vậy mà Đỗ tam công tử kia lại tự đề tên thật của mình lên bức hoạ tặng đi, đó là một thái độ cực kỳ tôn trọng và lễ độ. Điều này có phần không phù hợp với một Đỗ tam công tử keo kiệt ngạo mạn mà tiền nhân biết đến. Nghĩ đến việc tổ mẫu từng liên lạc với Đỗ tam công tử này, mà Đỗ tam công tử rất coi trọng tổ mẫu nên mới tặng nhiều tranh vẽ như vậy, hơn nữa còn tự hạ mình nhún nhường.

Nhưng mà, ta lại chưa từng được nghe nói rằng tổ mẫu lại tài hoa như vậy, có thể khiến cho một tài nhân như Đỗ tam công tử gọi một tiếng "tài nữ". Huống hồ xét theo tuổi tác, tổ mẫu ta sinh vào Hoằng Trị năm thứ hai, e là nhỏ hơn Đỗ tam công tử hơn mười tuổi đấy nhỉ?

Ta càng ngẫm nghĩ thì lại càng không giải thích được. Nhớ lại bình thường cha mẹ luôn không nói một chữ về chuyện của tổ mẫu, đến cả Đỗ tam công tử có liên quan đến việc này bọn họ cũng chưa từng nhắc tới. Ta mơ hồ cảm thấy mình đã phát hiện ra bí mật của thế hệ trước, nhưng tuyệt đối không thể tìm người trong nhà để dò hỏi.

Song lòng hiếu kỳ lại trỗi dậy, hơn mười ngày liên tiếp ta nhốt mình trong phòng cũ của tổ mẫu để tìm kiếm khắp nơi, ngoài miệng thì nói với mẫu thân rằng muốn yên tĩnh sửa sang lại đồ cũ. May mà trời cao không phụ, cuối cùng ta cũng tìm được một cuốn bút ký kẹp trong ván giường kép.

Chữ viết trong bút ký rất đẹp, hiển nhiên là chữ của nữ tử. Ta cũng thấy rất quen mắt, đây chính xác là nét chữ chép kinh Phật của tổ mẫu mà ta thường thấy khi còn nhỏ. Ta không kìm nén được phấn khích trong lòng, rửa tay dâng hương rồi trải cuốn bút ký bên cửa sổ đầy nắng ấm, trịnh trọng mở trang đầu tiên ra.

"Ngày Nhâm Tý hai mươi hai tháng Tám năm Hoằng Trị thứ chín, gia phụ đến Song Kiếm Các xem bảo vật. Khi ấy ta tám tuổi, nhân lúc vui vẻ đã đi cùng. Năm đó Tử Ước còn trẻ, đã tặng ta một hạt vừng vi điêu (*). Trên đó khắc đình đài lầu gác, nước chảy qua cầu, hai ông lão chơi cờ bên bờ sông. Một bên cau mày trầm tư như không tự đắc, một bên vuốt râu mỉm cười như đã tính trước. Thế giới vô tận, ẩn trong hạt vừng, có thể gọi là kỳ quan. Ta cực kỳ vui sướng, ngắm nghía cả ngày. Khách khứa cười ta ngốc ngếch, Tử Ước cũng cười."

(*) Vi điêu (hay còn là chạm khắc vi mô): bộ môn nghệ thuật chạm khắc sự vật ở tỉ lệ từ nhỏ đến rất nhỏ, là một nghề thủ công tinh xảo kết hợp tinh hoa truyền thống của Trung Quốc và là một nhánh của nghệ thuật chạm khắc vi mô thế giới.

3.

Năm Hoằng Trị thứ chín, Lý Hoài Băng tám tuổi theo chân phụ thân đến Song Kiếm Các lần đầu tiên. Năm đó Đỗ tam công tử mới chỉ hai mươi lăm nhưng đã nổi danh bên ngoài. Gia sản nhà y phong phú, thích thu thập báu vật, vì trân phẩm mà không ngại vung tiền như rác, cả một toà Song Kiếm Các lớp đến vậy mà rất nhanh đã được lấp đầy ắp. Văn nhân Giang Nam muốn vào nội các xem xét thì đều phải vắt óc suy nghĩ tìm cách. Phụ thân của Hoài Băng, Lý Bình Kính từng được ban chiếu nhậm chức ở Hàn Lâm Viện nhưng vẫn phải nhờ cậy nhiều quan hệ, cuối cùng hôm nay mới có thể vào thăm thú Song Kiếm Các.

Hoài Băng hãy còn là một đứa bé tám tuổi, mặc dù đã được hun đúc thư hương từ nhỏ nhưng vẫn là quá sớm để đủ tư cách đi vào nội các. Đỗ tam công tử bèn phân phó hạ nhân dẫn nàng ra sảnh chính chờ. Vì muốn giúp nàng đỡ nhàm chán trong khi chờ đợi, Đỗ tam công tử đã lấy một hạt vừng nho nhỏ ra, lại nhét vào tay nàng một chiếc gương cầu lồi của phương Tây làm bằng thủy tinh bóng loáng.

Nàng cẩn thận nâng niu hạt vừng kia rồi ngẩng đầu ngơ ngác nhìn y.

Y cười nói: "Đây là đồ chơi mà ta thích từ nhỏ, bé con cầm chơi đi."

Y dạy nàng chiếu gương cầu lồi vào hạt vừng, ghé mắt lại gần thấu kính để nhìn kỹ hơn. Nàng thấy rõ những hình được điêu khắc trên hạt vừng, tức khắc hít hà một hơi-

Đình đài lầu gác, hành lang gấp khúc, ở giữa điểm xuyết một vài khe nước quanh co uốn lượn. Trên bàn đá cạnh con nước bày một ván cờ, hai ông lão ngồi đối diện nhau. Một người lâm vào trầm tư, gõ nhịp lên bàn cờ; một người vui vẻ mỉm cười, ngẩng đầu vuốt vuốt râu.

Cỏ cây tươi tốt, gió thoảng nhè nhẹ, như nghe thấy âm thanh, như hoà vào khung cảnh...Mà hết thảy những điều này, chỉ là những hình chạm khắc vô cùng khéo léo trên hạt vừng mà thôi.

Ngày hôm đó Lý Đãi chiếu (*) ở trong Song Kiếm Các quyến luyến quên cả lối về. Đưa mắt nhìn lên, ngoài cửa hoàng hôn đã buông xuống, lại thấy con gái vẫn lưu luyến nâng niu hạt vừng kia nhìn chăm chú. Lý Đãi chiếu vốn đã cực kỳ cưng chiều con gái, đành năn nỉ Đỗ tam công tử ra giá bán lại hạt vừng này cho ông. Đỗ tam công tử cười cười, tặng luôn mà không lấy một đồng.

(*) Đãi chiếu: chức quan trong Hàn Lâm Viện, chuyên giữ việc văn chương, phê đáp, là bề tôi văn học tuỳ tùng, tức là người phục vụ, trợ lý công tác giấy tờ cho vua.

Trước đó Lý Đãi chiếu thường hay nghe những chuyện vặt về Đỗ tam công tử này. Mặc dù y tiền bạc đầy mình, nhìn trúng trân bảo nào cũng thu nạp không chớp mắt, nhưng về phương diện khác thì lại thừa hưởng cái thói tính toán chi li của phụ thân làm thương nhân. Từ xưa tới nay có rất ít sĩ phu được phép lên khu cất giữ đồ của y để xem, thường phải nhiều người ra mặt cầu xin, đó là một thí dụ. Lúc này Lý Đãi chiếu thấy y hào phóng, một bên nghĩ có lẽ hạt vừng vi điêu kia cũng không đáng giá lắm, một bên lại cảm thấy lời đồn đại trên phố cũng không quá chân thật, nên đã nhìn Đỗ tam công tử với con mắt khác.

Sau đó mấy lần Lý Đãi chiếu tới cửa, Đỗ tam công tử cũng đều lấy lễ làm thân, hai nhà dần dần kết giao tình nghĩa. Hoài Băng đang trong độ tuổi ham chơi thích đùa, lần nào phụ thân có hẹn đến Song Kiếm Các thì nàng cũng đòi đi theo. Các đại nhân trò chuyện cầm kỳ thư họa, nàng nghe không hiểu lắm. Nhưng lần nào Đỗ tam công tử cũng đưa cho nàng chút đồ nhỏ xinh để chơi, bởi vậy nên nàng chưa bao giờ cảm thấy nhàm chán.

Y luôn mỉm cười nhìn nàng, đôi khi còn nói chuyện với nàng vài câu, giống như không hề xem nàng là một đứa trẻ còn chưa hiểu chuyện. Nàng dần thân thiết với y hơn, buổi tiệc trà nào cũng phải ngồi cùng bàn bên cạnh y, nhìn cử chỉ phong thái của y, nhìn y tiếp khách hàn thuyên, nhìn y uống trà uống rượu, tựa như nhìn mãi cũng không chán.

4.

Đã đề cập trước đó, phụ thân của Hoài Băng, cũng chính là ông cố ngoại của ta, từng nhậm chức Đãi chiếu ở Hàn Lâm Viện. Mà tuy Gia Hưng Lý thị không được coi là giàu nhất vùng nhưng chung quy gia sản phong phú, hơn nữa mấy đời nối tiếp nhau đều thi khoa cử làm quan, dòng dõi thư hương, hoàn toàn bất đồng với đồng hương Đỗ thị lấy buôn bán muối để lập nghiệp. Kể ra cũng thật xấu hổ, tổ tiên Chu gia ta cũng làm buôn bán ở Giang Tả, tính theo dòng dõi thì xem ra tổ mẫu gả cho tổ phụ cũng là gả thấp rồi. Đây là chuyện ngoài lề thôi.

Sĩ phu kết gia với thương nhân, tuy nhà thương nhân văn nhã cao sang, nhưng chung quy cũng vướng một lớp ngăn cách, khó mà thân mật khăng khít được. Lý Đãi chiếu thấy con gái vui vẻ nên lần nào đến Song Kiếm Các cũng đưa nàng đi theo. Nhưng mà mùa đông năm ấy, Lý Đãi chiếu đến Hồ Quảng chuyển chức thành Đề học (*), đưa theo cả người nhà đi cùng, từ đó đã mất liên lạc với Đỗ tam công tử. Đến khi Hoài Băng gặp lại Đỗ tam công tử thì đã là mùa thu năm Hoằng Trị thứ mười bốn.

(*) Đề học: có nhiệm vụ chung là quản lý giáo dục, phụ trách trường học các cấp và giảng dạy học sinh về các kỳ thi hoàng gia, còn được gọi là sứ thần học thuật. (Theo Baidu)

Khi ấy, tài nghệ vẽ tranh của Đỗ tam công tử đã vang khắp Giang Nam. Trước kia y nổi tiếng với bộ sưu tập của mình, vẫn có rất nhiều sĩ đại phu (*) xem thường y. Đến giờ, ngay cả người đương thời cũng phải khen ngợi tranh thuỷ mặc của y là vô song, lập tức khiến cho giới trí thức phải xấu hổ. Đỗ tam công tử luyện vẽ từ nhỏ, thời trẻ theo thầy học Vô Môn (*), sau đó tự tìm ra con đường riêng. Có lẽ do ngày ngày ở trong Song Kiếm Các đối diện với các dấu tích vĩ đại thời Tống Nguyên, đến cả bút pháp của mình cũng sinh ra cái cảm giác trống trải xa xôi như Triệu Mạch Phủ, đã vượt xa triều đại này, đuổi kịp đến thời Tấn Đường. Tuy nhiên bản tính bủn xỉn keo kiệt của người này vẫn không hề thay đổi chút nào. Nếu có người đến tìm y xin tranh xin chữ hay là xin mua lại đồ sưu tầm thì y sẽ rao giá trên trời, bóc lột kỹ càng, đến một xu cũng không để bị thiệt. Đương nhiên danh tiếng trong giới văn nhân ở Giang Nam không được tốt cho lắm.

(*) Sĩ đại phu: Là danh xưng chung để gọi hàng quan lại bậc trung thời cổ, và cũng thường dùng như một danh xưng phiếm chỉ những người có học thức, danh vọng và địa vị trong xã hội. Sau này, từ sĩ đại phu còn được dùng để nói tới những văn nhân có học thức rộng, tính tình khoan hòa, rộng rãi, được người đời trọng vọng.

(*) Vô Môn (hay còn gọi là trường phái Vô Môn): một trường phái hội họa vào giữa triều đại nhà Minh của Trung Quốc, khởi nguồn từ một nhóm hoạ sĩ ở khu vực Tô Châu và Vô Tích ở phía nam sông Dương Tử lập ra. Vì được hoàng gia đánh giá cao nên trường phái này dần nổi danh và được biết đến rộng rãi.

Hoài Băng vừa đến Hoà Thành (cách gọi khác của Gia Hưng) thì lập tức tìm đến Song Kiếm Các, ngay cả phụ thân nàng cũng không khuyên ngăn được. Năm đó Hoài Băng mười hai tuổi, tính ra cũng đã hiểu chút chuyện đời. Song vì cha mẹ chiều chuộng nên tính tình vẫn giống như một nhóc con, tuy không có dáng vẻ kệch cỡm nhưng cũng thiếu mất nét trang nhã chốn khuê phòng. Trong lòng nàng tràn đầy chờ mong, kéo theo cả phụ thân đi cùng mình đến Song Kiếm Các, nhưng vẫn nhớ kỹ phải biết kiềm chế bản thân. Mặc lên chiếc chân váy nguyệt hoa trắng yêu thích, chiếc áo trắng tinh chỉ thêu vài bông hoa mai ở bên mép. Mà thân váy bên dưới giữa mỗi nếp gấp đều có màu sắc luân chuyển, gió nhẹ thổi qua thì sẽ chuyển động như ánh trăng, dịu dàng như người mặc vậy. Từ khi sinh ra Hoài Băng đã xinh xắn đáng yêu, lúc này đang trong độ tuổi sắp dậy thì, dung nhan như vầng trăng non mới chớm mọc. Chắc chắn bất kỳ ai nhìn thấy cũng sẽ không đành lòng làm phật ý nàng, nên mới có thể dưỡng thành cái tính kiêu căng như vậy nhỉ.

Sau khi thành Lý Học đài (*), Lý Bình Kính còn chưa kịp gửi bái thiếp thì đã bị lôi đến Song Kiếm Các. Nhưng muốn dựa vào giao tình năm đó của mình và Đỗ tam công tử, cùng với thân phận hiện tại của bản thân, dù có thế nào đi nữa thì Đỗ tam công tử cũng không đến mức đóng cửa không gặp đâu. Kết quả gặp thì có gặp được, nhưng vừa hay lại đụng phải Đỗ tam công tử đang mở tiệc đãi khách ngoài sân vườn, các hoạ sĩ nổi danh gần Gia Hưng đều tề tựu trong bữa tiệc. Đỗ tam công tử lại bất giác xấu hổ, đành mỉm cười giới thiệu Lý Học đài với mọi người.

(*) Học đài: Tên gọi chung cho quản lý học thuật.

Hoài Băng gặp phải cảnh này thì không khỏi ngượng ngùng, thậm chí còn không thấy thoải mái để bắt chuyện. Nhưng nàng đã tuân theo gia giáo từ nhỏ, khi giao tiếp với người khác thì sẽ không bộc lộ tâm tính ra ngoài. Dù sao khách khứa cũng đều là nam nhân, một nữ tử như nàng ở trong đó khá bất tiện, Lý Học đài muốn để nàng đến nhà nhỏ gần đó chờ, nhưng lại thấy nàng vẫn luôn đi theo phía sau Đỗ tam công tử. Bất luận là y châm trà, phẩm trà, hay là thưởng hoạ, ký chữ thì nàng đều đi theo kéo lấy góc áo của y.

Có vị khách lấy bức tranh đã vẽ xong của Đỗ tam công tử đến để trêu chọc nàng: "Bức tranh này thế nào, mời Lý tiểu thư bình phẩm."

Nàng ngẩng đầu, thấy Đỗ tam công tử đang giữ ống tay áo uống trà, cúi đầu xuống, nét mặt trầm tĩnh, có vẻ như đang không chú ý đến bên này. Nàng cẩn thận ngắm nghía bức tranh này, là vẽ lại《Thước Hoa thu sắc đồ》của Triệu Mạch Phủ. Trong lòng suy ngẫm một lát, nghiêm túc đáp: "Bút ý rất giống Triệu Tùng Tuyết, có nhiều điểm cứng cáp hơn. Nhưng khi Triệu Tùng Tuyết vẽ《Thước Hoa thu sắc đồ》đã là tuổi tứ tuần, nhân sĩ lâu năm, vì thế bút ý vốn đã mang nặng cảm giác tang thương. Còn nét bút của công tử lại thể hiện được phong thái thiếu niên."

Một cô bé mười hai tuổi như thế từ tốn đáp lại, giọng nói trong trẻo dễ nghe, cách diễn đạt có chừng mực. Những người đang ngồi gần đó đều kinh ngạc, trả lời như vậy là đang khen ngợi Đỗ tam công tử, lại không bị tăng bốc quá đà, đúng là vô cùng chu toàn. Nhưng lúc này đột nhiên có người hỏi lại: "Nói vậy thì, Lý tiểu thư từng nhìn thấy bức tranh gốc của Triệu Tùng Tuyết rồi sao?"

Mọi người ở đây đều biết nguyên hoạ《Thước Hoa thu sắc đồ》của Triệu Mạch Phủ được cất ở trong Song Kiếm Các, Đỗ tam công tử vô cùng quý trọng, chưa từng cho ai xem qua. Giờ phút này có người vừa nhắc đến thì ánh mắt nhìn Hoài Băng lập tức thay đổi.

Hiển nhiên Hoài Băng còn đang ngẩn người. Mấy năm trước nàng thường xuyên ra vào Song Kiếm Các, sớm đã ngắm nhìn hết mấy trân bảo ở trong Các cả rồi, đâu có biết được tầm quan trọng trong đó. Lý Học đài nhíu nhíu mày, đang định lên tiếng thì Đỗ tam công tử lại mỉm cười đáp: "Lý tiểu thư huệ chất tâm lan (*), trước kia từng muốn theo Đỗ tam học vẽ. Đỗ tam sợ sẽ làm chậm trễ cô bé nên cũng chỉ dạy cô ấy học về cổ nhân thôi."

(*) Huệ chất tâm lan: ý chỉ người cao nhã, thanh khiết.

Thì ra là thế. Mọi người tấm tắc ngợi khen, đều nói Đỗ tam công tử khiêm tốn. Hoài Băng nghe hiểu một nửa lời Đỗ tam công tử nói, chỉ biết là y đang nói dối. Mình chưa từng muốn theo y học vẽ. Mà nếu như theo y học vẽ, vậy chẳng phải sẽ phải gọi y là sư phụ sao? Nghĩ đến đó, trong lòng lại càng không vui, suýt nữa đã thể hiện ra mặt.

Lúc này Lý Học đài lại cười nói: "Đỗ tam công tử nào có nói như vậy bao giờ đâu. Nếu được Đỗ tam công tử chỉ dạy vẽ tranh, vậy thì đó là phúc ba đời của khuyển nữ rồi."

Đỗ tam công tử chỉ cười mà không nói, ánh mắt cũng chưa nhìn Hoài Băng lấy một lần. Lý Học đài liếc mắt nhìn con gái một cái, lại nói: "Nếu các vị ủng hộ, không bằng hôm nay lập tức ước định bái sư tại đây luôn đi!"

Mọi người đều ồn ào tán thưởng. Hoài Băng dẩu môi, phong thái đối đáp nghiêm cẩn lúc vừa rồi kia đã biến mất hoàn toàn, chỉ còn lại khuôn mặt phụng phịu phù hợp với độ tuổi. Lý Học đài kéo cánh tay nhỏ bé của nàng, thấp giọng dỗ dành: "Không phải con thích Đỗ tam công tử sao? Để y là sư phụ của con, giúp con học vẽ, không tốt sao?"

Dường như cha nàng vẫn còn đang coi nàng như một cô bé có thể dỗ dành. Nàng cũng biết không thể vứt bỏ mặt mũi của phụ thân, nhưng để nàng phải tiến bước này thì bản thân nàng tuyệt đối không thể làm được. Song vào lúc này, Đỗ tam công tử lại đưa cho nàng một cây bút.

Mọi người lại ồ lên, thì ra là một cây bút tán trác (*) tốt, tộc Gia Cát thị ở Tuyên Châu đã dùng lông thỏ ở Trung Sơn chế thành. Giai, Hành, Thảo, Lệ hay bất kỳ kiểu chữ nào cũng đều có thể tuỳ ý chuyển đổi, cực kỳ thích hợp với người mới bắt đầu học. Đỗ tam công tử đưa cây bút này cho Hoài Băng, dáng vẻ dỗ dành nàng giống như lúc đưa hạt vừng kia cho nàng, cười rất đỗi dịu dàng và thân thiện: "Ước định thì không cần đâu. Nếu Lý tiểu thư muốn học vẽ, Đỗ tam luôn sẵn lòng chờ."

(*) Bút tán trác: Tên một loại bút đời Đường Tống, còn có tên là Chư Cát bút, thuộc loại bút Tuyên. Loại bút này phần đầu bút không có trụ, không phân ra phần tâm và phần chung quanh, mà là dùng 2 loại hoặc 1 loại lông thú cắm so le mà thành, cứng mềm đều thích hợp với người dùng. Lông bút dài khoảng nửa thốn, 1 thốn giấu vào trong thân bút, một cây có thể ngang bằng mấy cây bút loại khác. Loại bút này do họ Chư Cát ở Tuyên Châu sáng chế đầu tiên, rất được người Đường Tống ưa thích. (Nguồn: thuhoavn)

5.

Lý Học đài về quê ở một thời gian, chỉ có mười ngày nghỉ, sau mười ngày phải trở lại tại chức. Mà với khoảng thời gian mười ngày này, Hoài Băng không đến Song Kiếm Các học vẽ tập viết thì cũng là ở nhà tập viết luyện vẽ. Ngày nào cũng rèn luyện trong bút với mực, đến mức mất ăn mất ngủ. Những người khác đều không biết nàng làm gì trong Song Kiếm Các, chỉ biết cuốn viết văn nàng mang về ngày càng nhiều hơn. Tuy vậy, nhưng để một cô bé mười hai tuổi phải học thư pháp và hội hoạ trong vòng mười ngày, cũng không phải là một chuyện dễ dàng.

- -

Bút ký này vốn không miêu tả mười ngày đó nhiều lắm. Tổ mẫu chỉ nói, năm người tám tuổi đã rong chơi trong Song Kiếm Các, chỉ xem những thứ mới lạ. Bây giờ nhìn lại, cảm thấy năm đó thật giống người mù vào chợ quý, kẻ điếc nghe tiếng trời, đúng là phí phạm của trời. Trong Song Kiếm Các không chỉ trưng bày thi hoạ của cổ nhân, mà còn có cả tâm huyết thu thập và bài trí của chủ nhân. Người càng nghiêm cứu sâu thì càng cảm nhận được dụng tâm của Đỗ tam công tử trong đó.

Ví dụ như nói, Đỗ tam công tử thích nhất chính là tranh của Triệu Mạch Phủ, bộ sưu tập hầu như đều là những bức hoạ tốt nhất của ông trong những năm cuối đời. Ngoài ra, các thời Hoàng, Vương, Ngô y cũng từng đọc qua, nhưng đều cho rằng không sánh bằng Tùng Tuyết. Đuổi về phía trước đó, Đỗ tam công tử không thích tranh Tống. Mà được ngắm nhìn nhiều nhất chính là của Ma Cật (*) thời Đường, mấy cuốn độc phẩm trong nước của Thái Bạch (*). Thường nói rằng trong đó có ý vị thời Thịnh Đường, vượt xa người Tống. Nếu bàn đến thư tịch, dĩ nhiên là thiếp thời Tấn đứng đầu. Mỗi lần mở thiếp ra xem, Đỗ tam công tử đều phải chay tịnh trước ba ngày, tắm gội dâng hương, sau đó lấy ra《Khoái tuyết thời tình thiếp》của Vương Hữu Quân (*), hoặc là bản phỏng lại của《Lan Đình Tập Tự》, ngồi thiền định suy ngẫm, để mặc thời gian trôi.

(*) Ma Cật: hay còn gọi là Vương Duy, là một nhà thơ, họa sĩ nổi tiếng thời Đường. Vì có niềm tin mãnh liệt vào Phật giáo nên ông còn được mệnh danh là "Phật Thơ"(Nguồn:gushiwen)

(*) Thái Bạch: tên tự của Lý Bạch, nhà thơ nổi tiếng thời Đường ở Trung Quốc.

(*) Vương Hữu Quân: hay còn họi là Vương Hi Chi, là nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

- -

Mười ngày sau, Lý Học đài phải rời khỏi Gia Hưng, nhưng dù thế nào Hoài Băng cũng không chịu rời đi. Lúc này lão tổ mẫu của Lý Học đài, vị trưởng lão đáng kính nhất ở quê hương của Lý gia đã kéo Lý Học đài đến từ đường nói chuyện suốt một đêm. Khi Lý Học đài trở ra thì đã đồng ý để Hoài Băng ở lại Gia Hưng, tiếp tục theo Đỗ tam công tử học vẽ.

Những gì mà bọn họ nói trong từ đường, tất nhiên Hoài Băng nhỏ tuổi không thể biết được, chỉ hồn nhiên thầm vui mừng vì mình có thể tiếp tục ở cạnh Đỗ tam công tử. Nhưng một thời gian sau, nàng thầm hồi tưởng lại, ước chừng lúc ấy, lão thái thái – tổ mẫu nói với phụ thân, hẳn là chuyện muốn tìm cho nàng một hộ nhà ở quê để xuất giá nhỉ.

Đến cả Đỗ tam công tử, cho dù gia tài bạc triệu, nhưng suy cho cùng vẫn là xuất thân thương nhân, không xứng với một dòng dõi Đề học trên tỉnh. Huống chi hiện giờ cả Gia Hưng ai ai cũng biết Đỗ tam công tử là sư phụ dạy vẽ tranh của Hoài Băng, sẽ không có ai gây rối truyền ra vài lời đồn nhảm. Những lời như vậy, dĩ nhiên là quá đủ để an ủi một Lý Học đài yêu thương con gái.

Dù có thế nào, phụ thân đã đi nhậm chức, Hoài Băng càng chạy đến Song Kiếm Các nhiều hơn, thậm chí đôi lúc nàng còn qua đêm ở đó. Nha hoàn đi theo nàng bẩm báo lại với lão thái thái trong nhà, nói rằng tiểu thư và Đỗ tam công tử ngồi song song trên đệm hương bồ trong hương thất (chỗ thờ Phật) ngắm tranh, ngồi suốt cả một ngày một đêm. Hai người không nói chuyện dù chỉ một câu, khi đói mới gọi đến để dùng bữa, ăn xong thì lại tiếp tục ngồi.

Cho dù như vậy, lão thái thái vẫn luôn không yên tâm. Có một lần lấy cớ có hứng ra cửa, trên đường đi lại đổi hướng đến Song Kiếm Các. Người gác cửa còn chưa kịp báo cáo, lão thái thái đã xông vào trong Các, lại thấy chắt gái nhà mình đang ngồi nghiêm chỉnh trước bàn vẽ, tay cầm bút vẽ nhíu mày suy tư. Mà Đỗ tam công tử lại đang đứng một bên vừa lật sách vừa thấp giọng nói: "Con cũng không cần cưỡng ép bản thân đâu, ý vị của hội hoạ cần phải tốn rất nhiều năm tích luỹ học hỏi. So với ngày ngày luyện vẽ, chi bằng dành thời gian để đọc sách thì hơn."

Lúc y nói lời này thật sự rất giống một lão tiên sinh tài hoa trác tuyệt mà lạnh lùng nghiêm túc. Lão thái thái thấy phong thái đó của y, cuối cùng cũng yên lòng.

Mà kể từ lúc đó, Hoài Băng đã dành phân nửa thời gian vẽ tranh ra để đọc sách. Đỗ tam công tử đưa sách đến cho nàng đọc. Lần đầu tiên đưa đến một cuốn sách thời Tống, bản thân nàng xem không hiểu. Người nhà nhìn thấy thì đều biến sắc, một mực bắt Hoài Băng phải trả lại. Hoài Băng trộm giấu đi ba bốn cuốn, còn lại đều ôm về Song Kiếm Các. Đỗ tam công tử cũng không để ý lắm, phất phất tay bảo nàng để vào chỗ cũ, thậm chí còn không kiểm kê lại lần nào.

Hoài Băng tin rằng, hẳn là y không biết mình đã trộm giấu đi vài quyển. Nếu không với tính cách của y, chắc chắn sẽ không chịu để yên.

- -

Đọc đến đây, ta cũng không kìm được mà bật cười, chỉ cảm thấy vị tổ mẫu này thời trẻ đơn thuần đến đáng yêu. Đỗ tam công tử đã nói rõ là muốn tặng cho người, làm sao có thể nói là không chịu để yên được chứ? Nhưng với một người sưu tầm bảo vật lâu năm, một vị công tử văn nhã trong Các không nhiễm bụi trần mà nói, tuyệt đối không thể kiểm kê những đồ mà người khác gửi trả về. Cho nên chỉ có một cách giải thích, đó chính là trong lòng Đỗ tam công tử đã biết rõ là người đã giấu sách của mình đi, nhưng lại không vạch trần, để mặc cho người làm kẻ trộm.

Dường như mọi tâm tính của y đối với người đều là kiểu thái độ này.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2


Edit + Beta: Hayin

Hoài Băng bắt đầu theo Đỗ tam công tử học vẽ từ năm Hoằng Trị thứ mười bốn, mà những cuộn tranh trong phòng đều đề thời gian sớm nhất cũng là năm Hoằng Trị thứ mười bốn. Bút ký bắt đầu từ thời gian này, sau đó ghi lại rất nhiều việc vặt giữa hai người, lên tới hàng chục trang.

Tỷ như lần đầu Hoài Băng tham gia trà đạo, nhất thời hưng phấn, suýt nữa đã quên luyện vẽ. Nàng chìm đắm trong pha trà, ngày nào người nhà cũng phải uống trà nàng pha nhiều đến nỗi khổ không nói lên lời. Cuối cùng cũng xem như nàng đã luyện được chút bản lĩnh, cực kỳ hào hứng mang dụng cụ pha trà đến Song Kiếm Các, cố ý muốn bộc lộ tài năng trước mặt Đỗ tam công tử. Nàng ở phòng bên chuẩn bị đầy đủ trà bánh, sai nha hoàn đưa đến Nhã Các, còn bản thân thì trốn ở phía sau rèm nhìn. Tính toán nếu Đỗ tam công tử thích thì nàng sẽ nói là do mình đích thân làm, nếu không thích thì sẽ nói là do nha hoàn làm.

Ngày hôm ấy Đỗ tam công tử có thêm một kiệt tác của Nghê Vân Lâm (*), treo lên tường rồi ngắm nhìn một lúc lâu, cảm thấy khát nước, bèn duỗi tay muốn uống trà. Nha hoàn vội vàng dâng chung trà lên, Đỗ công tử nâng tay uống cạn. Ai ngờ nước trà còn rất nóng nên đã ném chung trà đi, thế nhưng lại đổ lên trên bức tranh quý giá kia. Đỗ tam công tử giận dữ, đập vỡ chung trà chất vấn. Nha hoàn sợ tới mức quỳ rạp xuống bật khóc, còn Hoài Băng cũng nơm nớp lo sợ đi ra từ phía sau rèm, nói tất cả chuyện này đều là chủ ý của nàng, không hề liên quan đến nha hoàn.

(*) Nghê Vân Lâm: hay còn gọi là Nghê Toản, quê ở Vô Tích, là một họa sĩ kiêm nhà thơ vào cuối triều đại nhà Nguyên và đầu nhà Minh.

Nàng vừa giải thích vừa khóc. Nàng tốn thời gian học đạo pha trà, thế nhưng cuối cùng lại quên thổi nguội trà. Không những khiến Đỗ tam công tử bị kinh hãi mà còn phá huỷ một kiệt tác thời Nguyên. Hơn nữa còn chưa kể đến Đỗ tam công tử đã phải tốn bao nhiêu công sức, tiêu bao nhiêu tiền bạc, nợ bao nhiêu ân huệ để có được bức tranh này, căn bản là nàng không thể trả được. Bình thường nàng cũng nhìn thấy Đỗ tam công tử nhập đồ tìm bảo vật, biết rõ đây là công việc vất vả. Ngay cả người ra tay hào phóng như Đỗ tam công tử cũng sợ phạm phải sai lầm thất bại. Mỗi lần nhận được một món đồ chính thống đều trân trọng cất đi, tựa như máu thịt đầu quả tim.

Đỗ tam công tử vừa thấy là nàng, dường như không biết phải tiếp tục tức giận như thế nào. Trầm mặc một lúc lâu, y xoay người ra khỏi phòng, đi sang phòng kế bên. Sau khi thấy bộ trà cụ vẫn còn đang bày biện như lúc đầu thì thở dài, ngồi xuống trước bàn trà.

Hoài Băng kìm nước mắt mù mà mù mờ đi theo. Đỗ tam công tử cúi đầu pha trà, động tác nhanh nhẹn mà khéo léo, tác phong uyển chuyển, nhưng không hề liếc mắt nhìn nàng lấy một cái. Cuối cùng y nâng hai tay lên dâng cho nàng một ly trà xanh, ngẩng đầu nhìn nàng nói: "Đừng khóc nữa, nhé?"

Nàng ngơ ngác đón lấy ly trà, nhấm nháp uống từng ngụm. Nước trà ấm áp, hương trà thấm vào tận tâm can, trên ly trà còn sót lại một vòng bọt trà. Nàng thầm nghĩ, thì ra y cũng biết pha trà, thì ra y làm cái gì cũng đều giỏi đến vậy, mà cũng đẹp đến vậy.

Thời gian thấm thoát, từ thu đến hạ, từ hạ sang đông, mối quan hệ thầy trò ôn hoà bình lặng suốt mấy năm liền. Vóc dáng của Hoài Băng ngày càng cao hơn, dần có dáng vẻ của một thiếu nữ. Mái tóc dài búi thành rất nhiều kiểu dáng, cũng học được cách mặc váy dài thướt tha, vòng eo thon mềm mại hiện ra. Vì để tránh hiềm nghi, Đỗ tam công tử quy định cứ ba ngày nàng mới được đến Song Kiếm Các một lần, bất cứ khi nào học vẽ đều phải có nha hoàn đi cùng, hơn nữa tuyệt đối không thể ở lại qua đêm. Hoài Băng theo học danh sư như vậy, hơn nữa còn có tư chất và thông minh, kỹ năng hội hoạ đã tiến bộ cực nhanh. Hoài Băng cực kỳ thích vẽ lại tranh của sư phụ. Bức tranh chép lại, đến cả những người lành nghề có con mắt lão luyện cũng khó mà phán đoán được thật giả. Đỗ tam công tử bảo nàng không thể chỉ học bắt chước theo thầy, cần phải thể hiện tâm tư của mình vào trong bức tranh, nhưng dường như nàng rất khó để có thể tiến bộ ở phương diện này.

Chỉ cần người khác khen nàng một câu: "Bức họa rất có phong cách của Đỗ tam công tử!" thì cũng đủ để nàng đắc chí. Có một lần, một lão hoà thượng nàng chưa gặp bao giờ đến nhà nàng làm khách, lúc nhìn thấy bức hoạ của nàng thì bình phẩm một câu: "Vừa thấy bức tranh này như thấy phong thái của Đỗ tam công tử, đều là tấm lòng của tiểu thư."

Những lời này được nàng trân trọng ghi tạc trong lòng, nhưng lại không kèm theo bất kỳ lời giải thích nào.

7.

Đối với tình cảm này của Hoài Băng, rốt cuộc Đỗ tam công tử cảm nhận được mấy phần? Ta nghĩ đi nghĩ lại, chỉ cảm thấy bất luận y có cảm nhận được hay không, chỉ sợ đều chỉ là chua sót mà thôi. Hoài Băng mỹ mạo xinh đẹp, sáng suốt thông minh, hơn nữa còn có gia thế cao quý thanh liêm, mới mười ba tuổi mà đã có khách khứa đến làm mai cầu hôn liên tục. Có con cháu của những danh sĩ quanh Gia Hưng, cũng có những gia đình giàu có từ nơi khác đến, thậm chí còn có cả học trò cũ của phụ thân của người – Lý Học đài, hiện giờ đang làm quan, ngàn dặm xa xôi, ngưỡng mộ tìm đến. Lúc đầu người Lý gia chiều theo ý của người, chỉ luôn uyển chuyển từ chối. Nhưng khi đã mười sáu tuổi, thì không phải là tuổi độ đẹp để gả đi nữa, lão thái thái Lý gia bèn ép Hoài Băng chọn một người trong số rất nhiều thanh niên ưu tú làm hôn phu, nếu không lão thái thái sẽ tự mình làm chủ.

- -

Cho tới ngày hôm đó, kỳ thực Hoài Băng chưa bao giờ nghĩ đến việc gả chồng. Trong lòng nàng, ngày ngày đọc sách, luyện viết, vẽ tranh là một cuộc sống lý tưởng nhất, không đòi hỏi quá nhiều. Mà vào lúc này, đối mặt với việc bị ép phải kết hôn, nàng mới đột nhiên luống cuống tay chân, tựa như không biết mình cần phải đối mặt với chuyện đời như vậy thế nào.

Thái tổ mẫu cho nàng một quyển danh sách những người xuất chúng của thế gia, cùng với thời gian ba ngày. Nàng đi đến Song Kiếm Các với tâm trạng nặng nề, khi vẽ tranh liên tục mắc lỗi, thậm chí còn dùng bút đỏ chấm vào nghiên mực. Vì nàng đã lớn, Đỗ tam công tử cũng không lạnh lùng nghiêm khắc với nàng nữa, chỉ nói nếu nàng mệt thì có thể nghỉ ngơi một lúc.

Hoài Băng ném bút rồi ôm đầu gối đầy tủi thân, kể lại đầu đuôi ngọn ngành chuyện thái tổ mẫu cho y nghe.

Đỗ tam công tử thấp giọng hỏi nàng: "Con đã xem bản danh sách kia chưa? Có chọn được người nào vừa ý hay không"

Nàng lắc đầu: "Ta không thèm xem đâu. Chắc chắn sẽ chẳng có ai phù hợp."

Đỗ tam công tử nhoẻn miệng cười: "Chuyện chung thân đại sự, không thể mang ra đùa. Nếu con mà không xem, chẳng lẽ muốn lão thái thái xem giúp con sao?"

Hoài băng chu miệng nói: "Không gả chồng cũng chẳng sao cả."

"Sao lại nói thế hả? Con nên gả đi rồi."

"Nhưng không phải công tử vẫn chưa có phu nhân đó sao? Có thể thấy rằng trên đời này, không phải ai cũng cần thành thân với người khác."

Hoài Băng chưa bao giờ gọi Đỗ tam công tử là "sư phụ" mà đều gọi "công tử". Cho đến sau này, ở trong thi hoạ, trong bản ghi chép lại gọi y là "Tử Ước", nhưng chuyện đó để sau hẵng nói.

Đỗ tam công tử thoáng khựng lại, đáp: "Cũng không phải là ta không thành thân, chỉ là thận trọng thôi. Nếu có thể tìm được người kia, đương nhiên sẽ muốn cùng nắm tay bầu bạn. Đây chính là lẽ thường tình."

Hoài Băng nghe được lời này, trong lòng hụt hẫng, nhưng lại không giải thích được loại cảm xúc này đến từ đâu. Rầu rĩ một lúc lâu, chỉ đáp: "Ta cũng chỉ thận trọng mà thôi."

Ba ngày sau, Hoài Băng không đến học vẽ. Nàng trả lại bản danh sách còn nguyên vẹn cho thái tổ mẫu, nghe người kia giảng giải nửa ngày, sau đó chỉ nói: "Cháu không gả cho ai hết."

Lão thái thái Lý gia hỏi nàng: "Cháu xem hết rồi sao?"

"Cháu không cần phải xem." Hoài Băng đáp.

Thái tổ mẫu nói: "Cháu thật sự không gả cho người nào sao?"

Hoài Băng nghẹn lại. Có một cái tên gần như đã muốn buột miệng thốt ra, nhưng cuối cùng nàng vẫn nhịn xuống, đáp: "Nếu không phải người mà cháu thích, tại sao cháu lại phải gả chứ?"

Thái tổ mẫu lại hỏi: "Người cháu thích là ai?"

Hoài Băng ngẩn người. Nếu muốn trả lời là thích Đỗ tam công tử, đương nhiên là rất dễ dàng; nhưng nói muốn gả cho y, làm thê tử của y, sinh hoạt với y cả đời thì nàng lại chưa từng tưởng tượng bao giờ. Nhưng nếu không phải y, nàng thật sự không nghĩ ra mình sẽ nguyện ý ở bên một người nào khác.

Nàng lại bất giác rơi vào cảm giác bối rối, không biết rốt cuộc bản thân mình có thật sự thích Đỗ tam công tử hay không, hay chỉ đơn giản là ở cạnh nhau nhiều năm nên đã hình thành một kiểu thói quen ấm áp như người nhà.

Thái tổ mẫu thấy nàng im lặng một lúc lâu không trả lời được, cuối cùng cũng lên tiếng: "Nếu cháu muốn cưới Đỗ tam, thì quả thật là không thể."

Hoài Băng ngẩng đầu đầy kinh ngạc. Ánh mắt thái tổ mẫu trấn tĩnh, nhưng lại giống như đã nhìn thấu nàng từ lâu.

"Thời trẻ y đã từng hứa hôn với Ngô thị ở nơi này, nhưng đối phương còn chưa qua cửa thì đã chết. Đỗ thị vốn xuất thân thương nhân, nhà chúng ta sẽ phải chịu thiệt. Hai đứa lại là phận thầy trò, mối hôn sự nay không thể chấp nhận được. Hơn nữa trong đó còn có quan hệ mật thiết với Ngô thị, chúng ta càng không thể đánh mất người đồng hương này." Thái tổ mẫu kể ra từng thứ một, liệt kê đầy đủ lý do, xong lại dẫn dắt từng bước: "Ta biết từ nhỏ cháu đã thân thiết với Đỗ tam công tử, nhưng đó chỉ là kiểu thân thiết của trẻ thơ thôi. Đỗ tam công tử này còn có rất nhiều tính cách ăn chơi trác táng mà cháu chưa từng nhìn thấy, trước mắt chuyện buôn bán của Đỗ gia khó có thể lâu dài. Nói tới nói lui, ta chỉ không muốn cháu gả đến Đỗ gia chịu khổ."

Nhất thời bầu không khí trầm xuống, giống như một hòn đá đè nặng lên người, khiến cho người ta không thở nổi. Hoài Băng cúi đầu, đôi tay xoắn lấy đai lưng. Người nhà vẫn luôn bao dung nhưng lúc này nàng lại không xử sự tuỳ hứng, chỉ cắn cắn môi. Cho đến khi bị cắn rách, từng vệt từng vệt máu ứa ra.

"Thái tổ mẫu lo lắng quá rồi." Một lúc lâu sau, nàng mới khẽ đáp: "Cháu chưa từng muốn gả cho y."

Về phương diện nào đó thì lời này của nàng cũng là sự thật.

Thái tổ mẫu thở dài, đáp: "Hôm nay cháu không đi học vẽ, bên Song Kiếm Các gửi đến một thứ."

Nàng bỗng ngẩng đầu lên.

"Ở phòng bên, cháu tự đi xem đi."

Hoài Băng đi đến căn phòng bên cạnh, thấy một cuộn tranh được treo trên tường.

Là một đoá hoa sơn trà đỏ rực, nở trong giá lạnh. Những bông tuyết rơi xuống đoá hoa, xuyên qua màu của bút mực, dường như còn có thể cảm nhận được cơn gió lạnh lẽo kia. Tuy sơn trà nở vào cuối năm, nhưng đoá hoa này lại như nỏ mạnh hết đà. Vài cánh hoa màu đỏ mềm mại trên đài hoa rũ xuống, sắp bị gió cuốn đi.

Một câu thơ thời Tống khắc ở một góc của bức tranh—

"Tằng thức nhân gian vị kiến hoa." (*)

(*) Tạm dịch: Từ khi sống trên đời chưa từng nhìn thấy hoa (sơn trà). Trích trong bài thơ "Hoa sơn trà" của Du Quốc Bửu - một nhà thơ thời Tống.

Phần ký tên ghi "Gia Hưng Đỗ Nguyên Kỳ tặng tài nữ Hoài Băng."

Bức hoạ được treo trước bàn trà đãi khách, lúc này trà đã nguội, từng đợt hơi nước mờ nhạt nhẹ nhàng bay lên. Nàng bước lên phía trước, thấy rõ trên ly trà còn có dấu vết nhấp miệng, trong đầu tựa như bị một tiếng chuông nặng nề đánh mạnh một cái.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3: Hoàn


Edit + Beta: Hayin

Rất nhanh Lý gia đã chọn được một vị hôn phu phù hợp cho Hoài Băng, là đích trưởng tử của đồng hương Trương thị, học trò cũ của Lý Học đài, hiện là tú tài trẻ tuổi đang làm quan ở Bắc Kinh. Như vậy xem ra, lão thái thái có ý muốn nàng gả xa tới kinh thành, tốt nhất là cả đời này đừng trở về Gia Hưng. Điều này hoàn toàn khác với ý định ban đầu lúc bà khuyên nhủ Lý Học đài.

Nhưng chưa đầy nửa tháng trôi qua, trong kinh bất ngờ truyền đến tin dữ Hoàng Đế Hoằng Trị băng hà, trong thời gian quốc tang không thể cử hành hôn sự. Chuyện quan trọng hơn nữa là tân đế lên ngôi, triều cục thay đổi, quan viên trong kinh cả ngày đều nơm nớp lo sợ, vị tú tài Trương gia kia sớm đã mất liên lạc với Gia Hưng bên này. Đọc đến đây, thật ra ta hiểu được rất rõ ràng. Quan viên trong triều xuất thân từ nhiều vùng khác nhau, có rất nhiều việc là bất đắc dĩ.

Sau quốc tang, Lý Học đài cũng bị cách chức, quay trở về quê. Mấy tháng trôi qua, Gia Hưng Trương gia nhờ người đến tìm lý do thoái thác, nó là muốn huỷ bỏ hôn ước.

Trương gia mạo muội bất chấp hiểm nguy kết thù với Lý gia đến huỷ bỏ hôn ước, hoặc là bên Trương công tử ở kinh thành tìm được mối nhân duyên tốt, hoặc là bản thân Lý gia đang mối mặt với nguy hiểm. Lý Học đài thất thế nhàn rỗi, thậm chí những học trò cũ cũng muốn phân rõ giới hạn với ông, xem ra mối nguy này không hề nhỏ.

Nhưng những việc này, Hoài Băng lại không hề để ý tới. Bởi vì từ một hôm nào đó, Song Kiếm Các đã khoá cửa, Đỗ tam công tử, đã biến mất rồi.

Vì đã lập hôn ước, nàng bị thái tổ mẫu nhốt trong nhà hơn mười ngày. Đến lúc được thả ra, lại phải mất tới mấy ngày thì mới lấy được can đảm, mang những bức tranh, mấy cuốn thư tịch thời Tống cùng với trang sức tiền bạc mà mình tích trữ được trong mấy năm qua, tới Song Kiếm Các lần nữa.

Với nàng mà nói, đối mặt với Đỗ tam công tử không khó bằng việc đối mặt với chính mình. Nhưng vất vả lắm nàng mới quyết tâm đối mặt với bản thân mình, cuối cùng nàng lại không thể gặp được Đỗ tam công tử.

Trong bản ghi chép nàng không nói mình đến Song Kiếm Các để làm gì, vì sao phải mang theo nhiều đồ như vậy, thậm chí đến cả xe ngựa cũng không dùng, cũng không thể không làm kinh động đến bên phòng lão thái thái. Mấy chuyện này nàng đều không nói gì cả. Có lẽ nàng sẽ đến giải thích, bộc bạch với Đỗ tam công tử, sau đó để Đỗ tam công tử lựa chọn. Có lẽ cho dù Đỗ tam công tử có lựa chọn thế nào, nàng cũng sẽ đi cùng y.

Nhưng Đỗ tam công tử lại không ở trong Các, y hoàn toàn tránh né cái lựa chọn này. Cửa lớn Song Kiếm Các đóng chặt, chỉ có một lão nô già canh cổng, nói Đỗ tam công tử ra ngoài vân du, còn mang theo cả một thuyền đầy trân bảo trong Các, xuôi theo dòng sông mà đi.

Hoài Băng trở về nhà, không giải thích bất cứ điều gì với người nhà, người nhà cũng tốt bụng chấp thuận nàng. Không lâu sau, Hoàng Đế băng hà, Lý Học đài về quê, Trương gia từ hôn...Mà Hoài Băng chỉ luôn nhốt mình trong khuê phòng, vẽ từng bức từng bức tranh.

Nàng chưa bao giờ vẽ một bức tranh của riêng mình. Những bức vẽ của nàng đều là chép theo tranh của Đỗ tam công tử, giống y như đúc thật giả lẫn lộn, chỉ khác mỗi phần ký chữ.

Đỗ tam công tử ký là "Gia Hưng Đỗ Nguyên Kỳ đề tặng tài nữ Hoài Băng", còn nàng thì ký "Song Kiếm Các Đỗ Tử Ước vẽ, Lý Hoài Băng phỏng lại".

Cứ như vậy, giống như Đỗ Tử Ước và Lý Hoài Băng đã được xếp cùng một chỗ dưới cái tên "Song Kiếm Các", đều trở thành một phần của Song Kiếm Các như các đồ sưu tầm. Ta không biết khi người ký tên có từng nghĩ như vậy hay không, nhưng sau này khi những bức hoạ của người được truyền ra ngoài thì quả thực đã có người nghĩ như vậy.

— Ở Gia Hưng có một kẻ ngốc tên là Lý Hoài Băng, cực kỳ yêu thích tranh của Đỗ tam công tử, vẽ phỏng lại đã đạt đến mức tuyệt hảo...Mọi người đều đồn đại như vậy. Rồi sau đó, thậm chí thế nhân cũng không thể phán đoán được Lý Hoài Băng là nam hay nữ.

Bởi vì tranh của nàng rất đẹp, dần dần đã có người đến mua tranh của nàng, dần dần càng có người muốn nàng làm giả. Phải biết rằng danh tiếng của nàng không thể sánh với Đỗ tam công tử. Nàng chỉ cần hơi sửa chữ ký một chút, giá trị bức tranh sẽ lập tức tăng mạnh. Lúc đầu Hoài Băng không chịu đồng ý, nhưng Chính Đức năm thứ ba, không biết vì sao nàng lại đổi ý, bán ra bức tranh giả đầu tiên với chữ ký của Gia Hưng Đỗ Nguyên Kỳ.

Rất nhanh tung tích của bức tranh này đã biến mất trên thị trường.

9.

Đọc đến đây, trong lòng ta bất giác lộp bộp vài tiếng, quay đầu nhìn những cuộn tranh trên bàn. Bức tranh đó, dù sao cũng không phải tổ mẫu của mình làm giả đâu nhỉ? Thân là một người yêu thích đồ cổ, tự xưng là người đọc sách văn nhã, trời sinh luôn có tính chấp nhất đối với thứ gọi là đồ cổ, đã khiến ta buông bản ghi chép xuống, nhìn những bức tranh kia thêm lần nữa.

Như đã nói trước đó, chữ ký trên bức tranh nằm trong khoảng những năm Hoằng Trị thứ mười bốn đến Hoằng Trị thứ mười tám, đó là khoảng thời gian năm năm từ lúc tổ mẫu học vẽ cùng Đỗ tam công tử cho đến khi Đỗ tam công tử rời Gia Hưng, là những ngày tháng yên bình, năm năm hoà hợp nhất. Có lẽ từ đó về sau cũng là những điều mà họ không thể tìm lại được nữa, cái khoảng thời gian năm năm tốt đẹp nhất ấy. Ta chưa nhìn thấy bút tích thật của Đỗ tam công tử bao giờ, nhìn trong tranh rất khó phân biệt thật giả, chỉ đành nhìn chằm chằm vào chữ ký, chỉ cảm thấy nét bút trên này rất sắc nét, mang theo chút khí khái cao ngạo. Mặc dù chữ của tổ mẫu ta cực kỳ đẹp, nhưng cuối cùng vẫn thua kém một bậc. Vì thế nhìn lại trang giấy, là loại giấy Sinh Tuyên khó phai tốt nhất, màu đen trơn bóng, hơn năm mươi năm rồi mà vẫn giữ được một lớp sáng màu. Hà cớ gì lại dùng tới loại giấy tốt như vậy?

Nhìn chung đã khẳng định được đây là bút tích của Đỗ tam công tử, trong lòng ta đã bình tâm lại một chút, định đóng quyển trục lại thì bỗng nhiên lại phát hiện ánh sáng mặt trời ngoài cửa sổ chiếu xuống, trên bức tranh xuất hiện một có bóng chồng lên.

Ta ngẩn ra, vỗ đầu một cái, thầm mắng bản thân ngu xuẩn. Hoá ra khi bức tranh này được cuộn lại, giữa phiến giấy vẽ và giấy lót có thêm một lớp khác nữa!

Mặc dù giấy vẽ dày hơn, nhưng phiến giấy lót lại mỏng, ánh mặt trời chiếu xuống đã khiến vô số bóng người nhỏ bé giữa những tầng kẹp giấy hiện ra. Bên dòng suối, trên núi đồi, dưới bóng cây, bọn họ không đứng thì ngồi, không nói chuyện thì đứng một mình, không cười đùa thì lại nghiêm trang. Mỗi hình ảnh đều sống động như thật, tựa như trong bức tranh thật sự tồn tại sự sống vậy!

Ta lấy những bức tranh khác ra kiểm tra một lượt, thế mà tất cả trong số đó đều ẩn giấu những thứ huyền diệu như vậy. Ngắm nhìn hàng chục bức tranh thuỷ mặc hàm ý sâu xa của Triệu thị, lại trở nên giống với vẻ náo nhiệt ấm cúng của《Thanh minh thượng hà đồ》.

(*) Thanh Minh thượng hà đồ: nghĩa là "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh" là tên của một số tác phẩm hội họa khổ rộng của Trung Quốc, trong đó bản đầu tiên và nổi tiếng nhất là bức tranh của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ đời nhà Tống. Tác phẩm mô tả cảnh sống, sinh hoạt thường ngày của người dân Trung Quốc đời Tống tại kinh đô Biện Kinh (tức Khai Phong ngày nay).

Xem ra, đây thật sự là bút tích của Đỗ tam công tử.

Vì sao y lại phải làm như vậy? Vì làm tổ mẫu vui vẻ sao? Dùng những bức trang thuỷ mặc nổi tiếng của mình đóng thành đồ chơi cho trẻ nhỏ, giống như năm đó y đưa cho người một hạt vừng vi điêu...

Đỗ tam công tử này...dụng tâm này, tổ mẫu người, liệu có biết hay không?

Ta thẫn thờ ngồi trong phòng, nhìn những bức thi hoạ nằm đầy trên đất, nhất thời không biết làm sao cho phải. Tổ mẫu qua đời từ lâu, người và tổ phụ sống chung như thế nào ta không thể tưởng tượng được. Nhưng xét theo bậc cha chú đối với người, ước chừng vẫn luôn là một đôi phu thê tôn trọng nhau như khách nhỉ. Nhưng khi tổ mẫu còn trẻ, tổ phụ đã từng gặp qua rồi sao? Cô bé có thể ngây người cả ngày để ngắm nhìn một hạt vừng, tổ phụ đã từng gặp rồi sao? Cô bé có thể vui sướng đến mức trong lòng không chút vướng bận nào, tổ phụ biết làm thế nào để lấy lòng người sao?

Mang theo loại cảm giác khó tả này, ta mở bản ghi chép của tổ mẫu thêm lần nữa.

"Năm Chính Đức thứ ba, ta cố tình làm giả, dùng chữ ký và con dấu giống với Tử Ước. Ta rất tự phụ, kỹ xảo trước mắt này, trên thế gian ngoại trừ Đỗ Tử Ước thì không ai có thể nhận ra. Cứ như vậy tự cho mình là đúng, hy vọng có thể ép người kia xuất hiện để gặp mặt. Ai ngờ thấm thoắt đã tám năm, thế nhưng Tử Ước lại phụ sự mong đợi của ta."

10.

Hoài Băng vẽ những bức tranh giả đó, mục đích ban đầu là muốn ép Đỗ tam công tử xuất hiện, nghĩ rằng chung quy y cũng không muốn tất cả những bức tranh giả của mình bị lan truyền trên thế gian đâu nhỉ? Huống chi bức tranh nàng bán ra nhanh chóng biến mất khỏi hậu thế, dựa theo lời nói của người trung gian, tất cả đều đã bị chính Đỗ tam công tử mua hết rồi. Chắc chắn y cũng không thể để yên nhìn bản thân làm loạn như vậy, sớm muộn cũng sẽ phải ra mặt dọn dẹp cái mớ hỗn độn này.

Cuối cùng, Chính Đức năm thứ tư, Đỗ tam công tử đã trở về Gia Hưng. Chiếc thuyền chở đầy trân bảo năm đó đã không thấy đâu, nhưng lại mang về rất nhiều tranh giả do Hoài Băng vẽ. Mà một năm trôi qua, Hoài Băng đã tròn hai mươi, đã là cô nương lỡ thì rồi.

Hoài Băng ở trong nhà đợi nửa tháng, mà bên Song Kiếm Các lại không có động tĩnh gì. Nàng đã hai mươi tuổi, kiên trì từng chút với bản thân của trước kia. Nàng khuê phòng trống vắng, nguỵ tạo làm giả, cuộc sống đã trở thành trò cười nơi quê nhà, nhưng nàng vẫn cứ kiên trì. Có lẽ chỉ cần y nói một lời, nàng sẽ lập tức mang lại tất cả đồ châu báu trang sức của mình cho y. Song y lại chẳng nói gì cả.

Nàng nhờ người truyền tin cho y, hỏi y gần đây có khoẻ không, hỏi y ra ngoài làm gì, mà tất cả đều như kim chìm đáy bể. Nha hoàn chỉ mang về một tin tức xác thực, đó chính là sau này y sẽ không bao giờ gặp lại nàng nữa.

Không lâu sau, phụ thân Lý Bình Kính được khôi phục lại chức quan lúc trước, một lần nữa đến tỉnh khác làm Đề học.

Trong bốn năm này nàng quá chú tâm vào chuyện của mình, không hề để ý đến những thay đổi trong nhà. Khoảng thời gian phụ thân nhàn rỗi, sân nhà Lý gia cũng vắng vẻ, đồ đạc thiếu thốn, có vài lần còn rơi vào cảnh thu không đủ chi. Nàng biết được năm đó Lý Học đài đắc tội đại Thái giám Lưu Cẩn bên cạnh Hoàng Đế, ở Bắc Kinh bị phạt đình trượng (*) rồi đày về quê nhà, đương nhiên sẽ không có ai dám ra mặt giúp ông, thậm chí còn sợ có dính líu chút quan hệ với ông. Lúc trước Trương gia nóng lòng huỷ bỏ hôn ước, cũng là vì nguyên do này.

(*) Đình trượng: Hình phạt mà hoàng đế tại triều đình ra lệnh dùng trượng trách phạt thần hạ.

- -

Trong bản ghi chép ghi lại vốn Lý Học đài có thể Đông Sơn tái khởi, là bởi vì Lưu Cẩn bị người ta tố giác, bị lăng trì mà chết. Thiên tử hồi tâm chuyển ý, nhớ tới đại thần đã can ngăn ngày xưa. Nhưng mà ta bất giác lại thấy hoang mang. Vì cái chết của Lưu Cẩn rơi vào năm Chính Đức thứ năm, đây là điều mà những người trong giới quan viên đều nhớ rõ. Mà Lý Học đài lại được đề bạt vào năm Chính Đức thứ tư, rõ ràng năm đó Lưu Cẩn vẫn còn đang lộng hành.

Đoạn này tổ mẫu ta kể rất mơ hồ. Ta nghĩ người ở Giang Nam xa xôi, đoán chừng là không rõ ràng về triều cục cho lắm, Lưu Cẩn các thứ, chỉ là nghe người ta đồn đại mà thôi. Nếu người nhà đều nói như vậy với người, chắc chắn người sẽ tin. Nhưng hiển nhiên sự thật không phải như vậy.

Con đường làm quan của Lý Học đài, chắc chắn có người trợ giúp.

11.

Đỗ tam công tử nói, sau này sẽ không bao giờ gặp nàng nữa.

Hoài Băng đã không còn là cô bé năm đó nữa. Nàng đã học được cách suy nghĩ, tính toán và thận trọng. Nàng cũng biết mình không thể gả cho Đỗ tam công tử được, chưa kể đến những nguyên do thái tổ mẫu nêu ra, việc kinh doanh của Đỗ gia ngày càng sa sút, mà con đường làm quan của phụ thân mình như đang đi trên băng mỏng. Nàng không thể nào hấp tấp làm ra chuyện hại người hại mình nữa.

Nhưng muốn nói từ bỏ, nào có chuyện dễ dàng như vậy.

Nàng có thể tính rõ đủ chuyện của mọi người, nhưng lại không thể tính ra được người cách đây vài con phố đang ở Song Kiếm Các, rốt cuộc y có thích mình hay không? Rốt cuộc y có từng thích mình hay chưa?

Sau khi phụ thân phục chức, gia cảnh dần chuyển biến tốt đẹp hơn, nàng lại dần chìm đắm trong việc trốn tránh. Nàng nhốt mình trong phòng nhiều hơn cả trước kia, cứ mãi vẽ đi vẽ lại những bức tranh cũ của Đỗ tam công tử. Tranh của y, chữ của y, con dấu của y...không một ai làm phiền đến nàng.

Những bức tranh giả của nàng vẫn luôn lưu truyền trên hậu thế, mà Song Kiếm Các vẫn luôn tìm cách mua về. Lúc đó Đỗ tam công tử cũng đã đóng cửa từ chối tiếp khách, một nửa là bởi vì gia cảnh sa sút, không thể mua bảo vật không chớp mắt như trước kia. Lúc bấy giờ đã không còn mua nổi nữa rồi.

Nhưng những kẻ bán hàng xảo quyệt biết rằng chỉ cần là tranh Lý Hoài Băng làm giả, bất luận có hét giá cao đến đâu, Đỗ tam công tử cũng nhất quyết mua lại hết, thế nên giá đã cao lại càng thêm cao. Những chuyện này, rất nhiều năm sau Hoài Băng mới được nghe nói đến.

Lúc ấy, Đỗ tam công tử đã không còn trên đời, Song Kiếm Các cũng đã tan thành mây khói.

Tháng mười năm Chính Đức thứ tư, Vô Tích Chu thị đến cầu hôn Hoài Băng. Mà lần này, thái tổ mẫu ở Gia Hưng và phụ thân ở tỉnh khác bắt tay nhau, không hề hỏi qua nàng một câu mà trực tiếp đồng ý thay nàng.

Hoá ra đây là đầu đuôi sự việc nàng gả đến Chu gia.

12.

Trước khi Hoài Băng xuất giá, từng đến Song Kiếm Các một lần cuối cùng.

Lão thái thái quản nàng rất nghiêm, những việc như bỏ trốn như lúc trước sẽ không được phép xảy ra nữa. Nàng tốn rất nhiều sức lực mới có thể trà trộn vào đám đông để chạy đến Song Kiếm Các vào ngày mùng một tháng Giêng. Miệng lẩm nhẩm, cảnh tượng người xe như nước đã không còn nữa. Hoài Băng vào sân, đứng dưới gác mái quen thuộc, ngẩng đầu lên nhìn thấy một ô cửa sổ còn đang mở trong đêm. Trước cửa sổ có một bóng người lặng lẽ cô độc, một tay cầm ly, không biết đang uống trà hay uống rượu.

Người nọ đứng quay lưng về phía ánh nến lờ mờ, như là có gì đó đang cháy, thỉnh thoảng ánh lửa lại loé lên. Mà người nọ lại không quay đầu nhìn lại, chỉ ngẩn ngơ nhìn ra ngoài cửa sổ.

Nàng không biết y có nhìn thấy mình không, cố gắng lấy hết can đảm nâng làn váy đi vào trong Các.

Nhưng đúng lúc này có một lão nô già đi xuống, trong tay ông ấy cầm một cái ki hốt rác, trong ki đựng rất nhiều tro tàn, có lẽ là thứ mà Đỗ tam công tử vừa mới đốt khi nãy. Nàng bước lên lầu, đi lướt qua lão nô già kia, vài mẩu tro từ trong ki hốt rác rơi xuống chân nàng.

Nàng dừng chân, luận ra chữ trên mảnh giấy bị đốt trụi kia, đúng là chữ ký nàng tự mình phỏng theo – "Đỗ chủ nhân Song Kiếm Các".

Tro tàn trong cái ki kia, tất cả đều là những bức tranh giả nàng đã vẽ.

Nhất thời, nàng đứng ngơ ngác trên cầu thang, đi lên không được, đi xuống không xong, giống như đi thêm một bước nữa sẽ bị ngã xuống. Trái tim vẫn luôn bồn chồn treo lơ lửng giữa không trung, run rẩy trong bầu không khí vẩn đục.

"Ta..." Nàng suy nghĩ một lục lâu cũng không nghĩ ra rốt cuộc nên đáp lại thế nào, cuối cùng chỉ có thể nghẹn ngào nói: "Ta vẫn sẽ tiếp tục vẽ! Nếu cả đời này ngài không gặp ta, thì ta sẽ vẽ cả đời!"

Tiếng khóc này đã kinh động đến người trong Các, thế nhưng một lúc lâu sau vẫn không có tiếng đáp lại. Cuối cùng một nha hoàn phải đi xuống, khẽ nói với nàng: "Lý tiểu thư, công tử đã nghỉ ngơi rồi. Ngài ấy dặn dò, nếu sau này người muốn giả tên của ngài ấy thì cứ tuỳ ý, cuối cùng ngài ấy cũng sẽ đi báo người lên quan, mong người tự thu xếp ổn thoả đi."

Hoài Băng không hiểu. Tại sao một nha hoàn bình thường, nhưng ngày nào cũng có thể nhìn thấy y, ở cùng với y, nói chuyện với y, mà sao nàng lại không thể chứ? Vì sao nàng là người giống với y nhất, hiểu y nhất, nhưng lại không thể chứ?

Nàng lảo đảo bước lùi ra sau, một chân bỗng nhiên giẫm hụt, ngã mạnh xuống từng bậc từng bậc cầu thang.

13.

Hoài Băng bị thương nặng ở Song Kiếm Các, hôn mê tới hơn nửa tháng. Suy cho cùng Đỗ tam công tử vẫn phải ra mặt, đưa nàng về Lý gia, hơn nữa còn chịu đòn nhận tội, ở trước mặt Lý lão thái thái bồi tội một thời gian khá dài. Đến khi Hoài Băng tỉnh lại thì y đã rời đi rồi.

Dường như lần ngã đau này đã khiến cho Hoài Băng tỉnh ngộ. Chìm đắm trong giấc mộng của quá khứ quá lâu không thể tỉnh, bỗng một ngày lại có thể thoát ra, nàng không khóc cũng không ầm ĩ. Tháng ba năm đó, nàng ngoan ngoãn gả tới Vô Tích Chu gia.

Đỗ tam công tử cũng nhờ người đưa tới một phần quà mừng, là《Khoái tuyết thời tình thiếp》của Vương Hi Chi.

Có phần lễ mừng này, cho dù là nhà chồng mà nàng gả thấp, hay là khách khứa trong tiệc cưới, không một ai dám coi thường nàng.

Nàng ngồi trong hỷ phòng, trong lòng nghĩ đến cuốn thư pháp kia, ý nghĩ cực kỳ xấu xa dâng lên vài lần – Nàng muốn phá huỷ nó. Hoặc là đốt, hoặc là xé bỏ, nàng muốn người kia phải đau khổ, giống như lần trước nàng đã hại y hất đổ ly trà nóng lên bức tranh của Nghê Toản mà y vất vả lắm mới có được. Có lẽ nàng vốn không bình tâm như vẻ ngoài đang gỉả vờ của mình, hoặc cũng có thể bên trong nàng vẫn luôn ẩn giấu một linh hồn độc ác.

Nhưng cuối cùng nàng cũng không làm điều đó.

Sau khi xuất giá, nàng không làm giả nữa – căn bản là nàng không hề vẽ tranh.

Tuy rằng cách nhau không xa, nhưng Vô Tích đã trở thành một thế giới khác. Ở nơi này, không ai biết được quá khứ của nàng, cũng không có ai muốn quan tâm. Ngay cả trượng phu của nàng, cũng không biết rằng tài hội hoạ của nàng đã từng được nhân thế khen ngợi, không biết nguồn gốc của những cuộn tranh đó cùng với những cuốn thư tịch thời Tống trong của hồi môn của nàng, không biết nàng đã từng được cưng chiều quá mức nên đã kiêu căng đến nhường nào.

Chu gia không được gọi là đại phú hào, nhưng điểm tốt của Chu gia này là không có liên quan đến triều đình. Hoài Băng gả thấp, sẽ không gây ra phong ba nào cả.

Đến đây thì bút ký bị bỏ trống sáu năm, đến lần chấp bút tiếp theo thì đã là năm Chính Đức thứ mười một.

Sáng sớm ngày mồng Sáu tháng Mười năm Chính Đức thứ mười một, đó là một buổi sáng mùa đông bình thường. Hoài Băng dậy sớm như thường lệ, đi thỉnh an kính trà cha mẹ chồng, sau đó thì ở trong phòng làm chút nữ công, thỉnh thoảng lại đọc chút sách.

Sau khi nàng gả đến thì trượng phu đã nạp hai tiểu thiếp, đều đã có con nối dõi. Đôi lúc mấy đứa nhỏ sẽ đến tìm nàng chơi đùa, nàng bèn buông việc trong tay xuống rồi cười đáp lại. Đến tối, trượng phu trở về nhà. Khi cả nhà quây quần cùng nhau ăn tối, trượng phu đã nhắc đến một câu chuyện cũ ở Gia Hưng xa xôi.

Kể rằng vào tháng mười một, Song Kiếm Các cất giữ rất nhiều bảo vật kia bị người ta phóng hoả, cháy sạch cả rồi.

Trượng phu làm buôn là một người thô thiển, cũng không hiểu được ý nghĩa của những bảo vật được lưu giữ kia, lúc nhắc đến cũng chỉ như đang nói một chuyện vặt vô tình nhắc tới. Nhưng sau khi Hoài Băng nghe xong thì lại bận tâm, cố ý sai người hỏi thăm, cuối cùng mới biết chuyện gì đã xảy ra.

Thì ra Đỗ tam công tử đắc tội với mấy kẻ sĩ ở Gia Hưng, mà lại tình cờ nghe được chuyện Đỗ tam công tử ở trong kinh từng đút lót cho mấy đại thái giám trong cung, thậm chí còn khom lưng tặng cho Lưu nương nương một đôi Bạch ngọc vũ nữ của thời nhà Hán. Những kẻ ngày thường tự xưng là học sĩ thanh cao, nắm được nhược điểm như thế há lại chịu buông tha một cách dễ dàng như vậy. Ngay lập tức đưa ra một hịch văn hào hùng, kích động đồng hương, cổ xuý người trí thức, vào một ngày trời hanh khô tháng mười một đã ném một mồi lửa vào Song Kiếm Các cùng với hơn mười gian nhà mặt tiền trên phố của Đỗ gia, thiêu rụi toàn bộ. Đồ cổ báu vật trong Song Kiếm Các, một nửa cháy thành tro, số còn lại bị kẻ khác nhân lúc cháy nhà mà đi hôi của trộm mất. Thân thích của Đỗ thị chật vật chạy trốn, nhưng lại bị đám đông đang kích động giận dữ truy đuổi, thậm chí còn có người phải nhảy xuống sông để chạy trốn.

Mặc dù việc kinh doanh Đỗ gia sa sút, nhưng mấy huynh đệ Đỗ gia vẫn muốn đút lót dùng quan hệ để báo cáo đám người làm loạn lên quan, song lại bị Đỗ tam công tử ngăn cản.

Hoài Băng nghĩ một lúc lâu mà vẫn không hiểu.

Nàng không hiểu một con cháu thương nhân cách xa triều thế như y, mỗi ngày chỉ lo thu thập mấy món bảo vật, vẽ vài bức tranh thuỷ mặc, cớ sao lại phải đến kinh thành đút lót chứ? Nàng không hiểu y đã ru rú trong nhà, không màng thế sự, sao lại có thể đắc tội với kẻ sĩ Gia Hưng được đây. Điều nàng không thể hiểu nhất chính là, lúc trước y từ chối gặp nàng, liệu có liên quan đến chuyện này hay không.

Vô Tích và Gia Hưng, hai nơi cũng chỉ cách nhau không quá hai trăm dặm (~100 km), thếnhưng lại giống như cách biệt cả dải ngân hà. Nàng không thể hình dung được cuộc sống của y, không thể hình dung được tâm trạng, vẻ mặt và dung mạo của y lúc này nữa.

Ngày mồng Tám, nàng mở thư phòng, viết cho y một phong thư dài.

14.

Trong thư nàng hỏi thăm sức khoẻ của y mấy năm qua, cũng ân cần hỏi han về vụ cháy mới xảy ra. Gần đây việc buôn bán của Đỗ gia không tốt, lúc này lại gặp phải tổn thất nặng nề. Nàng có đề xuất, chung quy cũng đều là dân làm ăn buôn bán, nếu Đỗ gia cần gì thì bản thân có thể nhờ nhà chồng giúp đỡ một chút. Nếu bản thân y thiếu tiền, nàng vẫn còn chút tiền riêng. Cuối thư, nàng viết: "Khi Hoài Băng còn bé, quân (*) đã từng dạy: Một đời trăm năm, đối với thư pháp cổ vật vạn năm chỉ giống như một vị khách qua đường. Tuy có lưu luyến, nhưng khó nán lại. Một toà Song Kiếm Các trên nhân gian, đều được tạo thành nhờ tâm huyết. Hoài Băng biết quân đương khó khăn, nhưng vạn vật ắt có số định trước, đừng quá đau buồn. Chuyện khác ta không hỏi, chỉ mong quân bình an."

(*) Quân: Cách gọi tôn xưng người khác, thường là cha hoặc thầy.

Nhưng mà khi phong thư này được gửi đi thì lại nhận được hồi âm. Hoài Băng nhận được thư trả lời thì vui mừng khôn siết. Có lẽ cũng giống như ta ngày hôm nay, rửa tay dâng hương, đặt lá thư dưới ánh nắng mặt trời bên cửa sổ -

Nhưng trong thư chỉ ghi tám chữ đơn giản:

"Khoái tuyết thời tình, giai tưởng an thiện."

(Tạm dịch: Tuyết ngừng nắng hạ, cầu người bình an.)

Đây là câu trong bài thơ《Khoái tuyết thời tình thiếp》(ánh nắng sau tuyết) của Vương Hi Chi, nhưng nhiều năm qua Đỗ tam công tử đã không còn giữ《Khoái tuyết thời tình thiếp》nữa. Y hoàn toàn dựa vào trí nhớ của mình để viết ra tám chữ này, từng chữ từng chữ liền mạch, tài hoa ẩn ẩn hiện hiện. Mặc dù có một vài chi tiết vụn vặt không hợp với quân lắm, nhưng ý tứ hoà nhã tiêu dao lại không khác là bao.

Đó là sau khi uổng phí nhiều năm trong vô vọng, cuối cùng cũng quyết định quay đầu thoả hiệp với bản thân của quãng thời gian rất lâu về trước, dáng vẻ trầm lắng và chân thành.

Hoài Băng nâng mắt, nhìn khung cảnh ngoài cửa sổ sau trận tuyết. Ánh nắng nghiêng nghiêng chiếu xuống, từng đốm tuyết đọng trên cây hoa sơn trà, vài nụ hoa đỏ rực e ấp hé nở giữa đốm tuyết tàn.

Hoài Băng lại viết thư gửi qua cho Đỗ tam công tử, một tháng sau, thế nhưng thư hồi âm là người nhà của Đỗ tam công tử viết. Bọn họ nói với nàng rằng, tháng trước Đỗ tam công tử đã ngã bệnh chết rồi.

15.

Gia Hưng Song Kiếm Các, Đỗ Nguyên Kỳ Tử Ước sinh ra vào năm Thành Hoá thứ mười chín. Đỗ Tử Ước, vốn là người Gia Hưng, là con trai dòng chính thứ ba của thương nhân bán muối Đỗ Biện, phong lưu từ nhỏ, không biết mỏi mệt, biết nhìn bảo vật, vung tiền như rác. Toàn bộ trân bảo của hai triều Hoằng Trị, Chính Đức, phân nửa đều ở trong Song Kiếm Các. Tử Ước vẽ tranh rất đẹp, học hỏi những người đương thời để mà luyện được bút ý của người vẽ, truy tìm dấu tích của thời Đường, kiệt tác xuất chúng lúc đương thời. Ấy vậy mà làm người lại bủn xỉn, kết oán với giới quan viên, phải chăng cũng là bản tính của thương nhân. Năm Chính Đức thứ mười một, Song Kiếm Các bị cháy, hơn nửa đồ sưu tập biến thành tro tàn, vào thời điểm đó có thể coi là thảm hoạ với kẻ văn nhã. Tử Ước cũng đã tạ thế, năm bốn mươi ba tuổi. Một đời lẻ bóng, sản nghiệp rơi vào tay huynh đệ, chẳng mấy chốc đã bị chia cắt mổ xẻ, điêu tàn hầu như chẳng còn lại gì.

2

- --《Bản ghi chép cũ bị thất lạc》
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom