Cập nhật mới

Dịch Full Không Có Ngày Mai

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 60


SPRINGFIELD MẶC BỘ COM LÊ lần trước tôi đã gặp. Chất vải len nhẹ mùa hè, dệt kiểu giống lụa và hơi óng. Nó có vết nhăn và dúm, kiểu như anh ta cứ mặc thế mà đi ngủ. Có khi anh ta đã làm thế thật.

Springfield nói, “Ông nghĩ đây là nơi ấy hả?”

Tôi không trả lời. Tôi đang bận kiểm tra xung quanh. Tôi nhìn vài trăm người và vài chục chiếc xe hơi. Nhưng không thấy gì đáng lo ngại. Springfield chỉ có một mình.

Tôi quay lại.

Springfield lặp lại câu hỏi, “Ông nghĩ đây là nơi ấy hả?”

Tôi hỏi, “Sansom đâu?”

“Ông ấy ở nhà.”

“Tại sao?”

“Vì kiểu công việc này khó khăn, tôi làm tốt hơn ông ấy.”

Tôi gật đầu. Mình giỏi hơn sĩ quan là một tín điều của các hạ sĩ quan. Và thường thì họ đúng. Chắc chắn tôi hài lòng với các hạ sĩ quan của mình. Họ đã làm rất nhiều việc tốt cho tôi.

Tôi hỏi: “Vậy thỏa thuận là gì?”

“Thỏa thuận nào?”

“Giữa ông và tôi ấy.”

“Chúng ta chẳng có thỏa thuận nào,” anh ta nói. “Vẫn chưa có.”

“Chúng ta sẽ có thỏa thuận chứ?”

“Có lẽ ta nên nói chuyện với nhau.”

“Ở đâu?”

“Tùy ông,” anh ta nói. Đó là dấu hiệu tốt. Nghĩa là trước mắt nếu có cái bẫy nào hay vụ phục kích nào chờ đợi tôi, nó sẽ diễn ra theo kiểu tùy cơ ứng biến, do đó sẽ không đạt hiệu quả tối ưu. Thậm chí đến mức còn chẳng triển khai được.

Tôi hỏi, “Ông biết về thành phố rõ đến mức nào?”

“Cũng ở mức chấp nhận được.”

“Hãy rẽ trái hai lần và đến số 57 phố 57 Đông. Tôi sẽ đến sau ông mười phút. Ta sẽ gặp nhau bên trong.”

“Đó là địa điểm kiểu gì thế?”

“Ta có thể uống cà phê ở đó.”

“OK,” anh ta nói. Rồi Springfield nhìn một lần nữa căn nhà có nhà hàng ở tầng trệt rồi cắt chéo phố qua làn xe cộ và rẽ trái sang đại lộ Madison. Tôi đi theo đường khác, đến ngang cửa sau khách sạn Four Seasons. Cửa sau của khách sạn Four Seasons nằm ngay đây, trên phố 58. Đây là một tòa nhà thông hết cả dãy. Nghĩa là cửa trước nằm trên phố 57. Chính xác là số 57 phố 57 Đông. Tôi sẽ vào trong trước Springfield chừng bốn phút. Tôi sẽ biết liệu anh ta có đi cùng một đội nào hay không. Tôi sẽ biết liệu có kẻ nào vào trước, đi cùng hoặc bám theo anh ta không. Tôi từ phía sau đi qua sảnh, bỏ mũ và kính rồi đứng trong một góc yên tĩnh, chờ đợi.

Springfield bước vào một mình, đúng giờ, nghĩa là sau bốn phút. Không có thời gian để triển khai vội vàng trên phố. Không có thời gian để bàn bạc. Có lẽ thậm chí chẳng đủ thời gian để gọi một cú bằng máy di động. Phần lớn người ta đều đi chậm lại một chút khi vừa bấm số vừa nói chuyện.

Có một người đàn ông mặc lễ phục buổi sáng ở gần cửa. Áo đuôi tôm đen, nơ bạc. Không phải nhân viên trực cổng, cũng chẳng phải trưởng đội trực khuân vác. Một kiểu nhân viên chào đón khách, dù có thể chức danh của anh ta lớn hơn. Người này bắt đầu bằng việc hướng về phía Springfield, Springfield liếc người này một cái, anh ta né ngay về hướng khác như thể bị tát. Springfield là người có kiểu mặt đó.

Anh ta dừng lại một chút, lấy lại tác phong và hướng về phía phòng trà, nơi tôi đã gặp mẹ con nhà Hoth một lần. Tôi vẫn đứng trong góc quan sát cửa thông ra phố. Không lực lượng hỗ trợ. Không có chiếc xe hơi mui kín thông thường nào dừng lại phía ngoài. Tôi đợi cho mười phút trôi qua, rồi thêm hai phút nữa, chỉ để đề phòng. Chẳng gì xảy ra, chỉ có những âm thanh thường thấy của một khách sạn sang trọng. Người giàu đến, người giàu đi. Người nghèo lăng xăng xung quanh làm việc này việc kia cho họ.

Tôi bước vào phòng trà thấy Springfield ngồi đúng chiếc ghế Lila Hoth đã ngồi. Cũng người phục vụ già tôn quý đang trực, ông bước tới. Springfield gọi nước khoáng. Tôi gọi cà phê. Người phục vụ gật đầu mà chẳng ai nhận thấy, rồi ông lại đi ra.

Springfield nói: “Ông đã gặp nhà Hoth ở đây, hai lần.”

Tôi nói, “Một lần ở đúng bàn này.”

“Thực chất thì đó là rắc rối. Liên quan tới họ bằng bất kỳ hình thức nào cũng bị quy là trọng tội.”

“Vì cái gì?”

“Vì Luật Yêu nước.”

“Chính xác thì mẹ con nhà Hoth là ai?”

“Và băng ngang đường tàu điện ngầm cũng là một tội nghiêm trọng. Cụ thể ông có thể ngồi tù liên bang tới năm năm vì chuyện ấy. Họ đã nói với tôi như thế.”

“Và tôi đã bắn bốn nhân viên điều tra liên bang bằng tên.”

“Chẳng ai quan tâm tới họ cả.”

“Mẹ con nhà Hoth là ai?”

“Tôi không tình nguyện trao thông tin được.”

“Thế tại sao chúng ta lại ở đây?”

“Ông giúp chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp ông.”

“Các ông có thể giúp tôi thế nào?”

“Chúng tôi có thể khiến mọi trọng tội của ông biến mất.”

“Còn tôi có thể giúp các ông thế nào?”

“Ông giúp chúng tôi tìm thứ chúng tôi đã đánh mất.”

“Chiếc thẻ nhớ hả?”

Springfield gật đầu. Người phục vụ đã trở lại cùng một cái khay. Nước khoáng và cà phê. Ông sắp xếp các thứ trên bàn cẩn thận rồi lùi ra.

Tôi nói, “Tôi không biết chiếc USB đang ở đâu.”

“Tôi chắc chắn là ông không biết. Nhưng ông đã tới gần Susan Mark hơn bất kỳ ai khác. Cô ấy đã rời khỏi Lầu Năm Góc cùng với nó, nó không có trong nhà, trong xe hay ở bất kỳ nơi nào cô ấy đã tới. Thế nên chúng tôi hy vọng ông đã trông thấy gì đó. Có thể nó không có ý nghĩa gì với ông, nhưng lại có ý nghĩa với chúng tôi.”

“Tôi đã trông thấy cô ấy tự sát. Tất cả chỉ có thế.”

“Chắc chắn phải có nhiều hơn thế.”

“Các ông đã cử người đứng đầu đội tham mưu lên tàu. Ông ta đã thấy gì?”

“Chẳng gì cả.”

“Trong chiếc thẻ nhớ có gì?”

“Tôi không tình nguyện trao thông tin được.”

“Vậy thì tôi không thể giúp các ông được.”

“Tại sao ông cần phải biết?”

Tôi nói, “Tôi muốn biết ít nhất là hình thù cơ bản của cái rắc rối tôi sắp dấn thân vào.”

“Vậy thì ông nên tự dành cho mình một câu hỏi.”

“Câu hỏi nào?”

“Câu hỏi ông chưa từng đặt ra, câu hỏi lẽ ra ông nên hỏi ngay từ khi mọi chuyện bắt đầu. Câu hỏi mấu chốt, đồ ngốc ạ.”

“Chuyện này là sao đây? Một cuộc thi à? Hạ sĩ quan thi với sĩ quan hả?”

“Trận đánh ấy qua lâu rồi.”

Thế là tôi lộn lại từ đầu, để tìm câu hỏi mà tôi chưa bao giờ đặt ra. Bắt đầu là chuyến tàu số 6, với hành khách số bốn, ở mé phải toa, một mình trên băng ghế dành cho tám người, da trắng, trạc bốn mươi, không trang điểm, tóc đen, quần áo đen, túi đen. Susan Mark, một công dân, từng là vợ, người mẹ, người chị, con nuôi, người sống ở Annadale, Virginia.

Susan Mark, nhân viên dân sự làm việc ở Lầu Năm Góc.

Tôi hỏi, “Công việc chính xác của cô ấy là gì?”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 61


SPRINGFIELD UỐNG NƯỚC MẤT một lúc lâu rồi thoáng nở nụ cười mà bảo, “Chậm, nhưng rốt cuộc ông cũng nghĩ ra rồi đấy.”

“Vậy công việc của cô ấy là gì?”

“Cô ấy là nhân viên quản trị hệ thống, chịu trách nhiệm về một phần công nghệ thông tin.”

“Tôi không biết thế nghĩa là gì.”

“Nghĩa là cô ấy biết một số mật khẩu chủ của các máy tính.”

“Những máy tính nào?”

“Không phải các máy quan trọng. Cô ấy không thể phóng tên lửa hay những thứ gì khác. Nhưng rõ ràng cô ấy được phép truy cập các hồ sơ của HRC. Và một số tài liệu lưu trữ.”

“Nhưng không phải tài liệu lưu trữ của Delta, phải không? Chúng nằm ở Bắc Carolina. Ở Fort Bragg. Không ở Lầu Năm Góc.”

“Các máy tính được nối mạng với nhau. Bây giờ mọi thứ ở mọi nơi và chẳng ở nơi nào cả.”

“Và cô ấy có quyền truy cập hả?”

“Lỗi của con người.”

“Cái gì?”

“Có phần nào đó lỗi của con người.”

“Một phần nào đó?”

“Có nhiều nhân viên quản trị hệ thống. Họ chia sẻ các vấn đề chung. Họ giúp đỡ nhau. Họ có phòng chat riêng, họ có bảng tin riêng. Hình như có một dòng mã bị lỗi khiến các mật khẩu cá nhân không đảm bảo bí mật như người ta muốn. Vậy nên có sự rò rỉ. Chúng tôi nghĩ là trên thực tế tất cả họ biết điều ấy, nhưng họ thích như vậy. Một người có thể vào hệ thống đặng giúp đỡ người khác khi có những rắc rối nhỏ nhặt. Ngay cả khi dòng mã có đúng đi nữa, có khi họ cũng xóa nó đi.”

Tôi nhớ lại lời Jacob Mark đã nói, Chị ấy giỏi máy tính.

Tôi nói, “Vậy là cô ấy có quyền truy nhập các hồ sơ lưu trữ của Delta?”

Springfield chỉ gật đầu.

Tôi nói, “Nhưng ông và Sansom đã xuất ngũ trước tôi năm năm. Hồi ấy chẳng có gì được đưa vào máy tính. Hồ sơ lưu trữ thì chắc chắn lại càng không rồi.”

“Thời cuộc thay đổi,” Springfield nói. “Quân đội Hoa Kỳ như tôi và ông biết nay đã chín mươi tuổi rồi. Chúng ta đã có những thứ rác rưởi tích tụ chừng chín mươi năm. Những thứ vũ khí cổ han gỉ mà ông của ai đó mang về làm kỷ niệm, những lá cờ và quân phục thu được đang mốc meo lên, đủ thứ. Cộng thêm vài ngàn, vài chục ngàn tấn tài liệu. Có khi vài triệu tấn. Một rắc rối thực tiễn. Nguy cơ hỏa hoạn, chuột bọ, thay đổi nhà cửa.”

“Thế thì sao?”

“Thế nên trong vòng mười năm qua họ dọn dẹp nhà cửa. Các mẫu vật hoặc được gửi cho viện bảo tàng hoặc được tống vào thùng rác. Còn hồ sơ thì được quét và lưu trữ vào máy tính.”

Tôi gật đầu. “Và Susan truy cập và sao chép một hồ sơ.”

“Hơn cả sao chép một hồ sơ,” Springfield nói. “Cô ấy đã trích lấy một bộ. Chuyển nó sang một ổ lưu trữ bên ngoài rồi xóa hồ sơ gốc.”

“Ổ lưu trữ ngoài là chiếc USB phải không?”

Springfield gật đầu. “Và chúng tôi không biết hiện nó đang ở đâu.”

“Tại sao lại là cô ấy?”

“Bởi cô ấy thích hợp cho việc đó. Phần hồ sơ liên quan được lần ra qua việc tặng thưởng huy chương. Người của HRC lưu giữ hồ sơ về huân huy chương. Như ông nói đấy. Và cô ấy là quản trị hệ thống. Và cô ấy có thể bị tấn công thông qua con trai mình.”

“Tại sao cô ấy xóa hồ sơ gốc?”

“Tôi không biết.”

“Chắc chắn nó đã làm tăng nguy cơ lên.”

“Rất nhiều.”

“Hồ sơ ấy là gì?”

“Tôi không tình nguyện trao thông tin được.”

“Nó được đưa ra khỏi phòng lưu trữ và sao quét khi nào?”

“Hơn ba tháng trước một chút. Công việc ấy chậm chạp lắm. Chương trình thực hiện đã mười năm rồi mà người ta chỉ mới giải quyết đến đầu thập kỷ 1980 thôi.”

“Những ai làm?”

“Có đội ngũ chuyên môn.”

“Cùng một kẽ hở. Mẹ con nhà Hoth có mặt ở đây gần như là ngay lập tức.”

“Rõ ràng thế.”

“Ông có biết đó là ai không?”

“Các bước đang được thực hiện.”

“Hồ sơ ấy là gì?”

“Tôi không tình nguyện trao thông tin được.”

“Nhưng đó là hồ sơ lớn.”

“Khá lớn.”

“Và mẹ con nhà Hoth muốn có nó.”

“Tôi nghĩ chuyện đó thì rõ rồi.”

“Tại sao chúng muốn có nó?”

“Tôi không tình nguyện trao thông tin được.”

“Ông nói câu ấy lắm lần quá.”

“Tôi muốn nói ý đó lắm.”

“Mẹ con nhà Hoth là ai?”

Springfield cười và dùng tay làm cử chỉ hàm ý Một lần nữa. Nghĩa là Tôi không tình nguyện trao thông tin được. Câu trả lời tuyệt vời của một hạ sĩ quan. Tám từ, có lẽ từ “tình nguyện” quan trọng nhất.

Tôi nói, “Ông có thể đặt nhiều câu hỏi cho tôi. Tôi có thể tình nguyện đưa ra phỏng đoán. Ông có thể nhận xét về chúng.”

Anh ta nói, “Ông nghĩ mẹ con nhà Hoth là ai?”

“Tôi nghĩ bọn đó là người Afghanistan bản xứ.”

Springfield nói, “Tiếp đi.”

“Đó không đúng là lời nhận xét lắm.”

“Tiếp đi.”

“Có lẽ là những kẻ có tư tưởng ủng hộ Taliban hay al-Qaeda, hoặc mật vụ, hoặc bọn tay sai.”

Chẳng có phản ứng nào.

“Al-Qaeda,” tôi nói. “Chủ yếu cánh Taliban ở trong nước.”

“Tiếp đi.”

“Mật vụ,” tôi nói.

Không có phản ứng nào.

“Lãnh đạo?”

“Tiếp đi.”

“Al-Qaeda có sử dụng phụ nữ làm lãnh đạo không?”

“Chúng sử dụng bất kỳ thứ gì mang lại hiệu quả.”

“Nghe không hợp lý lắm.”

“Đó là điều chúng muốn ta nghĩ. Chúng muốn ta tìm kiếm những gã đàn ông không tồn tại.”

Tôi không nói gì.

“Tiếp đi,” Springfield nói.

“OK, kẻ tự xưng là Svetlana Hoth đã chiến đấu cùng lực lượng du kích Hồi giáo và biết rằng các ông đã thu được khẩu súng trường VAL từ Grigori Hoth. Chúng đã sử dụng tên và câu chuyện của Hoth để tìm kiếm sự thông cảm ở đây.”

“Vì cái gì?”

“Vì bây giờ al-Qaeda muốn có bằng chứng thành văn về bất cứ việc gì khác mà đám các ông đã làm vào đêm hôm ấy.”

“Tiếp đi.”

“Việc đã giúp Sansom được tặng một huy chương lớn. Thế nên việc đó phải trông ngon lành lắm, khi xửa khi xưa, mãi tận hồi ấy. Nhưng bây giờ các ông lo lắng về chuyện nó lộ ra. Thế nên tôi cho rằng việc đó không có vẻ hay ho gì nữa.”

“Tiếp đi.”

“Sansom thì khổ sở, nhưng chính phủ cũng chẳng yên tâm chút nào vì một chuyện con con. Thế nên chuyện này vừa ảnh hưởng tới cá nhân vừa có ảnh hưởng về chính trị.”

“Tiếp đi.”

“Đêm đó có giúp ông giành được huy chương không?”

“Huy chương Thành tích Xuất sắc.”

“Nhận thẳng từ Bộ trưởng Quốc phòng.”

Springfield gật đầu. “Món đồ trang sức rẻ tiền nho nhỏ và đẹp, dành cho một trung sĩ hèn mọn.”

“Thế nên chuyến đi ấy liên quan tới chính trị hơn là quân sự.”

“Rõ ràng thế. Hồi ấy chúng ta không chính thức có chiến tranh với ai hết.”

“Các ông biết rằng mẹ con Hoth đã giết bốn người, có khi cả con trai của Susan nữa, đúng không?”

“Chúng tôi không biết nhưng nghĩ là thế.”

“Tại sao ông không ngăn chặn chúng?”

“Tôi đảm bảo an ninh cho một nghị sĩ. Tôi không thể ngăn chặn ai.”

“Những tay nhân viên điều tra liên bang kia có thể làm.”

“Đám nhân viên điều tra ấy làm việc theo kiểu cách bí hiểm. Rõ ràng họ coi hai mẹ con Hoth là những chiến binh hàng đầu của kẻ thù, là mục tiêu rất quan trọng, cực kỳ nguy hiểm, nhưng hiện không có khả năng gây hại.”

“Thế nghĩa là sao?”

“Nghĩa là ngay lúc này để yên cho chúng thì vẫn lợi nhiều hơn.”

“Thực tế điều đó có nghĩa là họ không thể tìm ra chúng.”

“Tất nhiên rồi.”

“Ông vui vì điều đó à?”

“Mẹ con nhà Hoth không giữ chiếc USB, nếu không sẽ chẳng có chuyện chúng vẫn đang tìm kiếm nó. Thế nên kiểu gì tôi cũng chẳng thực sự quan tâm.”

“Tôi nghĩ là ông nên quan tâm đấy,” tôi nói.

“Ông nghĩ đây là nơi của chúng à? Nơi ông đã có mặt à?”

“Dãy nhà này hoặc dãy bên cạnh.”

“Tôi nghĩ là dãy này,” Springfield nói. “Đám nhân viên điều tra liên bang ấy đã lục soát phòng khách sạn. Lúc bọn chúng ra ngoài.”

“Lila đã nói với tôi.”

“Chúng có các túi đựng đồ mua sắm. Như đồ trưng bày. Để tạo vỏ bọc hợp lý cho chỗ đó.”

“Tôi đã trông thấy chúng.”

“Hai chiếc từ cửa hiệu Bergdorf Goodman, hai chiếc từ Tiffany. Hai cửa hiệu đó ở gần nhau, cách những tòa nhà cổ đó chừng một dãy nhà. Nếu như căn cứ của chúng cách đại lộ Park một dãy nhà về phía Đông, chúng sẽ tới cửa hiệu của Bloomingdales thay vì hai cửa hiệu trên. Vì chúng không mua sắm thực sự. Chúng chỉ cần có các thứ phụ kiện trong phòng khách sạn của mình, để đánh lừa người khác.”

“Ý kiến hay đấy,” tôi nói.

“Đừng đi tìm mẹ con Hoth,” Springfield nói.

“Giờ ông lo lắng về tôi sao?”

“Cả hai cách ông đều có thể thất bại. Chúng sẽ tư duy hệt như chúng tôi, rằng thậm chí dù ông không giữ chiếc USB, bằng cách nào đó ông cũng biết nó đã biến đi đâu. Và thậm chí chúng có thể có sức thuyết phục hơn và xấu xa hơn chúng tôi nữa.”

“Và gì nữa?”

“Có thể chúng sẽ nói cho ông trong đó có gì. Trong trường hợp ấy, theo quan điểm của chúng tôi, ông sẽ trở thành một đầu mối sơ hở.”

“Như thế tệ hại đến mức nào?”

“Tôi không thấy xấu hổ. Nhưng thiếu tá Sansom sẽ thấy bối rối.”

“Và nước Mỹ nữa.”

“Đúng thế.”

Người phục vụ trở lại hỏi xem chúng tôi cần thêm gì khác hay không. Springfield bảo có. Anh ta gọi đồ cho cả hai chúng tôi. Nghĩa là người này còn có thêm chuyện để nói. Anh ta nói, “Hãy thuật lại chính xác những gì đã diễn ra trên tàu.”

“Tại sao ông không có mặt ở đó thay vì tay tham mưu trưởng? Có vẻ đó là việc của ông hơn là việc của ông ta.”

“Chuyện xảy ra với chúng tôi thật nhanh. Khi ấy tôi đang ở Texas, cùng Sansom. Gây quỹ. Chúng tôi không có thời gian để triển khai một cách hợp lý.”

“Tại sao cơ quan liên bang không có người trên tàu?”

“Có. Họ có hai người trên tàu. Hai phụ nữ. Giả trang, mượn từ FBI. Đặc vụ Rodriguez và đặc vụ Mbele. Ông đã lạng quạng lên nhầm toa và đi cùng họ suốt cả chặng đường.”

“Họ giỏi,” tôi nói. Và đúng là họ giỏi thật. Người phụ nữ gốc Tây Ban Nha nhỏ bé, nóng bức, mệt mỏi, chiếc túi siêu thị cũ rích quấn quanh cổ tay. Người phụ nữ Tây Phi mặc chiếc váy bằng vải nhuộm tay. “Họ rất giỏi. Nhưng làm thế nào mà tất cả các ông biết rằng cô ấy sẽ lên chuyến tàu đó?”

“Chúng tôi không biết,” Springfield đáp. “Đó là một chiến dịch rất lớn. Một vụ tranh giành lớn. Chúng tôi biết cô ấy lái xe đi. Thế nên chúng tôi có người đợi sẵn ở các đường hầm. Ý tưởng là bám theo cô ấy từ đó, tới bất kỳ nơi nào cô ấy sẽ tới.”

“Tại sao cô ấy không bị bắt ngay ở bậc thềm của Lầu Năm Góc?”

“Có một cuộc tranh cãi ngắn. Đám nhân viên điều tra liên bang đã thắng. Họ muốn chỉ một lần là lật tẩy cả đường dây. Và lẽ ra họ đã làm được.”

“Nếu như tôi không phá hỏng.”

“Đấy là ông nói nhé.”

“Cô ấy không cầm chiếc USB. Thế nên kiểu gì cũng sẽ chẳng có đường dây nào để mà lộ cả.”

“Cô ấy đã rời Lầu Năm Góc cùng với nó, mà nó lại không có trong nhà hay xe của cô ấy.”

“Ông chắc chắn chứ?”

“Nhà cô ấy đã bị đập ra đến từng mảnh, tôi có thể ăn được phần còn lại lớn nhất của chiếc xe cô ấy.”

“Họ đã lục soát đoàn tàu điện ngầm kỹ mức nào?”

“Toa số 7622 vẫn còn nằm ở sân ga trên phố 207. Người ta nói rằng để lắp ráp lại nó phải mất một tháng hoặc hơn.”

“Trong cái USB đó có cái quái quỷ gì vậy?”

Springfield không trả lời.

Một trong những chiếc điện thoại tôi thu được nằm trong túi bắt đầu rung.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 62


TÔI RÚT CẢ BA ĐIỆN THOẠI RA KHỎI TÚI đặt lên bàn. Một chiếc đang xê dịch, mỗi lần chừng ba milimét. Rung mạnh. Trên màn hình của nó hiện dòng chữ Cuộc gọi hạn chế. Tôi mở nắp máy, đặt lên tai và nói: “Alô?”

Lila Hoth hỏi, “Ông vẫn còn ở New York à?”

Tôi đáp: “Đúng.”

“Ông ở gần khách sạn Four Seasons không?”

Tôi đáp, “Không gần lắm.”

“Đến đó bây giờ đi. Tôi gửi một cái gói cho ông ở quầy lễ tân.”

“Khi nào?”

Nhưng cuộc gọi đã kết thúc.

Tôi liếc Springfield bảo: “Đợi ở đây nhé.” Rồi tôi vội vã chạy ra sảnh. Không thấy ai lui ra phía cửa. Nơi này yên tĩnh. Nhân viên chào đón khách mặc áo đuôi tôm đang đứng im. Tôi bước về quầy lễ tân, xưng tên và hỏi xem họ có giữ gì gửi cho tôi không. Một phút sau trong tay tôi có một phong bì. Mặt trước của nó ghi tên tôi bằng chữ viết tay đen đậm. Tên của Lila Hoth ghi ở góc trên bên trái, nơi ghi địa chỉ người gửi. Tôi hỏi nhân viên lễ tân chiếc phong bì được chuyển tới khi nào. Anh ta bảo nó được chuyển tới hơn một giờ trước.

Tôi hỏi, “Anh có trông thấy người mang nó tới không?”

“Một ông người nước ngoài.”

“Anh có nhận ra ông ta không?”

“Không, thưa ngài.”

Chiếc phong bì có đồ độn, dài hai mươi ba phân rộng mười lăm phân. Nhẹ. Bên trong có thứ gì đó cứng. Tròn, đường kính có lẽ khoảng mười hai phân. Tôi mang nó trở lại phòng trà và lại ngồi cùng Springfield. Anh ta hỏi, “Từ nhà Hoth đấy à?”

Tôi gật đầu.

Anh ta bảo, “Nó có thể đầy bột chứa vi khuẩn bệnh than đấy.”

“Có vẻ là đĩa CD hơn,” tôi nói.

“Chứa cái gì?”

“Có thể là dân ca Afghanistan.”

“Tôi hy vọng là không phải,” Springfield nói. “Tôi đã từng nghe dân ca Afghanistan, cả từ xa và ở cự ly gần.”

“Ông muốn tôi đợi rồi mới mở nó chứ?”

“Cho đến khi nào?”

“Đến khi ông đã tránh xa.”

“Tôi sẽ chấp nhận rủi ro.”

Thế là tôi xé phong bì rồi lắc. Một chiếc đĩa duy nhất trượt ra, nhựa va vào bàn gỗ gây ra một tiếng động nhẹ.

“Đĩa CD,” tôi nói.

“Thật ra là đĩa DVD,” Springfield bảo.

Đây là đĩa tự ghi. Nó là một chiếc đĩa trắng do Memorex sản xuất. Dòng chữ Hãy xem đĩa này được ghi bằng bút dạ đen ở mặt ghi nhãn đĩa. Cùng loại chữ viết trên phong bì. Cùng một cây bút. Chắc là chữ viết tay và bút của Lila Hoth.

Tôi nói, “Tôi không có đầu chạy DVD.”

“Thế thì đừng xem.”

“Tôi nghĩ là tôi phải xem.”

“Chuyện gì đã xảy ra trên tàu?”

“Tôi không biết.”

“Ông có thể xem đĩa DVD trên máy tính. Như người ta xem phim bằng máy tính xách tay khi đi máy bay ấy.”

“Tôi không có máy tính.”

“Khách sạn nào cũng có máy tính.”

“Tôi không muốn ở lại đây.”

“Trong thành phố có nhiều khách sạn.”

“Ông đang ở chỗ nào?”

“Khách sạn Sheraton. Nơi trước đây chúng ta đã tới.”

Rồi Springfield thanh toán hóa đơn của phòng trà bằng thẻ tín dụng hạng titan, và chúng tôi đi bộ từ khách sạn Four Seasons tới khách sạn Sheraton. Đây là lần thứ hai tôi thực hiện hành trình này. Cũng mất chừng đó thời gian. Các vỉa hè chật người, người ta đi lại chậm chạp trong cái nóng. Đã 1 giờ chiều, trời rất ấm. Trên suốt chặng đường tôi trông chừng các cảnh sát, việc này chẳng giúp chúng tôi đi được nhanh hơn. Nhưng rốt cuộc chúng tôi cũng tới nơi. Màn hình plasma ngoài sảnh liệt kê cả loạt sự kiện. Phòng khiêu vũ chính đã được một tổ chức đại diện thương mại đặt. Liên quan tới truyền hình cáp. Điều này khiến tôi nghĩ tới kênh National Geographic và con đười ươi lưng trắng.

Springfield dùng thẻ từ của mình mở cửa dẫn vào trung tâm văn phòng. Anh ta không vào cùng tôi. Anh ta bảo sẽ đợi tôi ngoài sảnh, rồi bước đi. Ba trong bốn ô làm việc đã có người. Hai phụ nữ, một nam giới, tất cả đều mặc com lê sẫm màu, tất cả đều có cặp da bật mở, giấy tờ khắp nơi. Tôi lấy một chiếc ghế và bắt đầu cố gắng tìm hiểu cách mở đĩa DVD bằng máy tính. Tôi tìm thấy một cái khe trên cục CPU trông thích hợp với mục đích ấy. Tôi đút chiếc đĩa vào, thấy máy tạm thời cưỡng lại, rồi thì động cơ kêu vo vo, CPU nuốt cái đĩa và kéo khỏi tay tôi.

Trong năm giây chẳng có gì xảy ra. Chỉ có nhiều tiếng dừng, chạy và tiếng vo vo. Rồi một cửa sổ lớn mở ra trên màn hình. Nó trống trơn. Nhưng ở góc dưới cùng có các biểu tượng. Như ảnh vẽ các nút điều khiển của một đầu DVD. Chạy, tạm dừng, tua xuôi, tua ngược, bỏ qua. Tôi di chuột, con trỏ hình mũi tên biến thành hình bàn tay mũm mĩm khi lướt qua các nút điều khiển.

Điện thoại trong túi tôi bắt đầu rung.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 63


TÔI LẤY ĐIỆN THOẠI RA KHỎI TÚI, mở ra. Liếc quanh phòng. Ba đồng nghiệp tạm thời của tôi đang rất tập trung vào việc. Trên màn hình của một phụ nữ có biểu đồ dạng cột. Các cột đậm màu sáng, một số cao, một số thấp. Người đàn ông đang đọc thư điện tử. Người phụ nữ còn lại đang đánh máy nhanh.

Tôi áp điện thoại vào tai và nói, “Alô?”

Lila Hoth hỏi, “Ông đã nhận được chưa?”

Tôi đáp, “Rồi.”

“Ông đã xem chưa?”

“Chưa.”

“Tôi nghĩ là ông nên xem.”

“Tại sao?”

“Ông sẽ thấy rằng nó có tính giáo dục.”

Tôi liếc những người trong phòng một lần nữa rồi hỏi, “Băng có tiếng động không?”

“Không. Đó là phim câm. Thật không may. Nếu có âm thanh thì sẽ hay hơn.”

Tôi không nói gì.

Cô ta hỏi, “Ông đang ở đâu?”

“Ở trung tâm văn phòng của một khách sạn.”

“Khách sạn Four Seasons à?”

“Không.”

“Trong trung tâm văn phòng có máy tính không?”

“Có.”

“Ông có thể chạy đĩa DVD trên máy tính, ông biết mà.”

“Người ta đã bảo tôi như vậy.”

“Có ai khác có thể nhìn thấy màn hình không?”

Tôi không trả lời.

“Chạy đi,” Lila nói. “Tôi sẽ giữ máy. Tôi sẽ làm công việc bình luận. Kiểu như một bản đặc biệt.”

Tôi không trả lời.

“Như bộ phim có lời của đạo diễn,” cô ta nói và khẽ cười.

Tôi di chuột và đưa bàn tay mũm mĩm lên phía trên nút Chạy. Nó chờ ở đó, kiên nhẫn.

Tôi bấm chuột.

Bộ xử lý trung tâm kêu vo vo thêm nữa rồi cửa sổ trống trên màn hình sáng lên và hai đường ngang vặn vẹo hiện ra. Chúng nháy sáng hai lần rồi hình ảnh liền ổn định, đó là một nơi ngoài trời được quay với góc rộng. Vào ban đêm. Máy quay giữ yên. Tôi đoán là đặt trên một giá ba chân. Nơi quay được chiếu sáng rực bởi các bóng đèn halogen nằm ngoài khung hình. Màu còn thô. Nơi quay có vẻ ở nước ngoài. Đất nện. Màu ka ki sẫm. Những viên đá nhỏ và một tảng đá lớn. Tảng đá phẳng, rộng hơn một chiếc giường cỡ lớn. Nó được khoan và lắp bốn sợi xích sắt. Mỗi góc một sợi.

Có một người đàn ông trần truồng bị cột vào xích. Anh ta thấp, gầy và dẻo dai. Anh ta có nước da màu ô liu và bộ râu đen. Người đàn ông chừng ba mươi tuổi. Anh ta nằm ngửa, bị kéo căng người thành hình chữ X lớn. Máy quay đặt cách bàn chân anh này có lẽ chừng một mét. Ở góc trên khung hình, đầu người đàn ông lắc từ bên nọ sang bên kia. Hai mắt anh ta nhắm lại. Miệng há ra. Các gân ở cổ người này nổi lên như những sợi dây.

Anh ta đang la hét, nhưng tôi không nghe được tiếng.

Đây là bộ phim câm.

Lila Hoth nói vào tai tôi.

Cô ta hỏi, “Ông đang xem đấy chứ?”

“Một người đàn ông trên một phiến đá.”

“Cứ xem tiếp đi.”

“Anh ta là ai?”

“Anh ta đã là một lái xe taxi làm việc vặt cho các nhà báo Mỹ.”

Tôi đoán là góc quay ở khoảng bốn mươi lăm độ. Nó khiến hai bàn chân của anh lái xe taxi trông to và đầu trông nhỏ. Anh ta quẫy đạp cả phút liền. Anh nhấc đầu lên rồi lại đập đầu xuống tảng đá. Cố gắng khiến cho mình ngất đi. Có khi cố tự kết liễu đời mình. Chẳng ăn nhằm gì. Một dáng người mảnh mai chen vào phía trên khung hình, đặt một miếng vải vuông gập lại xuống dưới đầu người lái xe taxi. Cái dáng đó là Lila Hoth. Chẳng nghi ngờ gì. Độ nét của đĩa không được cao, nhưng không thể lẫn được cô ta. Mái tóc, đôi mắt, kiểu cô ta di chuyển.

Miếng vải vuông có lẽ là một chiếc khăn tắm.

Tôi nói, “Tôi vừa trông thấy cô.”

“Với chiếc khăn hả? Nó là thứ cần thiết tránh những chấn thương do bản thân gây ra. Và tạo góc cho cái đầu của người ta. Làm cho người ta rất muốn nhìn.”

“Nhìn gì?”

“Cứ xem tiếp đi.”

Tôi liếc quanh phòng. Cả ba đồng nghiệp tạm thời của tôi vẫn đang làm việc. Tất cả họ đều tập trung cao độ cho công việc của mình.

Trên màn hình của tôi, trong hai mươi giây chẳng có gì xảy ra. Người lái xe rền rĩ, trong câm lặng. Rồi từ phía bên, Svetlana Hoth bước vào khung hình. Cũng không thể nhầm được mụ già. Thân hình mập như trụ nước cứu hỏa, mái tóc màu xám ánh thép cắt kiểu chân phương.

Tay người đàn bà này cầm một con dao.

Mụ già leo lên tảng đá rồi ngồi xổm bên cạnh người đàn ông. Bà ta nhìn vào máy quay cả một giây dài. Không phải vì tự phụ. Bà ta chỉ tính toán góc sao cho mình không chắn mất ống kính. Svetlana điều chỉnh tư thế cho tới khi cúi người trong góc tạo bởi cánh tay trái của người đàn ông và một bên ngực của anh ta mà không chắn tầm nhìn.

Người đàn ông trừng trừng nhìn con dao.

Svetlana cúi người về trước, sang phải, kê đầu mũi dao vào điểm giữa hạ bộ và rốn người đàn ông. Bà ta nhấn xuống. Người đàn ông giãy đành đạch không thể kiểm soát nổi. Một dòng máu lớn từ chỗ rách phọt ra. Dưới ánh đèn, máu có màu đen. Người lái xe taxi cứ thế la hét. Tôi có thể thấy miệng anh ta đang hét lên từ này từ kia. Không! và Làm ơn! là những từ dù tiếng nào cũng hiểu.

“Nơi này là đâu?” tôi hỏi.

“Cách Kabul không xa,” Lila Hoth đáp.

Svetlana Hoth kéo lưỡi dao lên phía rốn người lái xe taxi. Di chuyển tới đâu máu đuổi theo đó. Bà ta vẫn tiếp tục nhích. Như bác sĩ phẫu thuật hay tay thợ mổ heo, thản nhiên, rất thành thạo, quen tay vì đã làm nhiều. Trước đó bà ta đã có nhiều lần mổ tương tự. Lưỡi dao tiếp tục di chuyển. Nó dừng lại phía trên xương ức người đàn ông.

Svetlana bỏ con dao xuống.

Bà ta dùng ngón tay trỏ lần theo đường rạch. Máu bôi trơn giúp nó di chuyển tốt hơn. Bà ta thọc thẳng ngón tay xuống chỗ rạch, cho ngập tới đốt đầu tiên. Bà ta kéo xuống rồi lại kéo lên. Có những lúc đột nhiên ngừng lại.

Lila Hoth nói, “Bà ấy đang kiểm tra xem đã rạch hết phần thành cơ bụng chưa.”

Tôi hỏi, “Làm sao cô biết? Cô có xem những hình ảnh này đâu.”

“Tôi có thể nghe thấy hơi thở của ông.”

Rồi Svetlana lại nhặt dao lên và trở lại những chỗ ngón tay bà ta đã ngừng lại. Bà ta sử dụng mũi dao rất nhẹ nhàng, cắt đứt những thứ có vẻ là cản trở nho nhỏ.

Rồi bà ta lùi lại.

Khoang bụng của người lái xe taxi đã mở, như một chiếc khóa kéo được kéo xuống, vết rạch dài tách ra một chút. Thành cơ bụng đã bị cắt đứt, không còn khả năng giữ lại áp suất phía bên trong.

Svetlana cúi người về phía trước lần nữa. Bà ta dùng cả hai bàn tay. Bà ta đặt tay vào vết rạch, cẩn thận tách những mảng da ra rồi thọc cả hai bàn tay vào trong. Ngập đến tận cổ tay. Svetlana Hoth căng người và ưỡn hai vai ngang bằng nhau.

Bà ta nhấc ruột của người lái xe taxi lên.

Chúng tạo thành một khối hồng sáng lấp lánh có kích thước như một quả bóng đá mềm. Xoắn, lỏng, ướt át, rung rinh và bốc hơi.

Bà ta đặt đám ruột ấy lên ngực người đàn ông, một cách nhẹ nhàng.

Rồi Svetlana trượt xuống tảng đá và bước ra khỏi khung hình.

Con mắt không hề chớp của máy quay vẫn chăm chăm nhìn.

Người lái xe taxi kinh hoàng nhìn xuống.

Lila Hoth nói, “Bây giờ chỉ là vấn đề thời gian, vết rạch không làm họ chết. Chúng tôi không cắt đứt bất kỳ mạch máu quan trọng nào. Máu sẽ ngừng chảy khá nhanh. Chỉ là đau đớn, sốc và nhiễm trùng. Những người khỏe chống chọi được cả ba điều ấy. Chúng tôi nghĩ rằng họ chết vì giảm thân nhiệt. Rõ ràng nhiệt độ trong cơ thể của họ bị đảo lộn. Nó phụ thuộc vào thời tiết. Kỷ lục chúng tôi ghi nhận được là mười tám tiếng. Người ta nói họ từng chứng kiến những trường hợp sống trọn hai ngày. Nhưng tôi không tin.”

“Cô là loại điên, cô biết điều đó chứ?”

“Peter Molina cũng nói thế.”

“Nó đã xem cảnh này sao?”

“Cậu ta có trong phim đấy. Cứ tiếp tục xem đi. Nếu thích thì cứ tua nhanh. Dù gì thì không có âm thanh nên không được hay lắm.”

Tôi ngó toàn bộ căn phòng lần nữa. Cả ba người đều đang làm việc chăm chú. Tôi đặt bàn tay mũm mĩm lên nút Tua và bấm. Các hình ảnh bật lên chạy nhanh chóng. Đầu của người lái xe taxi bật về trước rồi về sau theo một vòng cung nhỏ.

Lila Hoth nói, “Thông thường chúng tôi không thực hiện việc này mỗi lần một người. Làm theo thứ tự vẫn hay hơn. Người thứ hai theo dõi cho tận tới khi người thứ nhất chết, cứ thế tiếp diễn. Điều đó làm tăng nỗi sợ hãi. Ông nên xem họ, trong lòng chỉ ước người trước mình sống lâu hơn một phút. Nhưng cuối cùng họ chết, và cuộc trình diễn tiếp tục. Đó là lúc họ bị đau tim. Không biết liệu mình có bị thế không. Liệu mình có bị thế không. Nhưng không phải lúc nào chúng tôi cũng bố trí được cảnh diễn trực tiếp. Vì vậy bây giờ chúng tôi dùng đĩa video, hiệu quả cũng gần như vậy.”

Tôi muốn nói với cô ta thêm một lần nữa rằng cô ta là kẻ điên, nhưng tôi không nói, bởi cô ta sẽ lại nói với tôi về Peter Molina.

“Xem tiếp đi,” Hoth nói.

Hình ảnh chạy nhanh về phía trước. Hai tay hai chân của người lái xe taxi giật giật. Những cử động cứng lạ lùng, tốc độ tăng gấp đôi.

Đầu anh ta ngật sang phải rồi lại sang trái.

Lila Hoth nói, “Peter Molina đã xem toàn bộ cảnh này. Cậu ta cầu cho người đàn ông tiếp tục sống. Đó là điều lạ, bởi người đàn ông đã chết cách đây vài tháng. Nhưng tác động là vậy. Như tôi đã nói với ông, đĩa video có giá trị tương đương với cảnh thực tế.”

“Cô là đồ bệnh hoạn,” tôi nói. “Cô cũng chết rồi. Cô biết điều đó chứ? Như thể cô vừa mới bước ra đường. Xe tải chưa cán cô, nhưng nó sắp cán.”

“Ông là chiếc xe tải à?”

“Mẹ kiếp, cứ đặt cược thế đi.”

“Tôi thấy vinh hạnh đấy. Cứ xem tiếp đi.”

Tôi bấm nút Tua liên tục, tốc độ hình tăng lên gấp bốn lần bình thường, rồi tám, mười sáu, rồi ba mươi hai lần. Thời gian trôi vùn vụt. Một giờ. Chín mươi phút. Rồi hình ảnh dừng lại một cách hoàn hảo. Người lái xe taxi ngừng cử động. Anh ta nằm im một lúc lâu rồi thì Lila Hoth vội vã bước vào. Lila quỳ gối gần đầu người đàn ông và bắt mạch. Rồi cô ta ngẩng đầu nở một nụ cười hạnh phúc.

Thẳng về phía máy quay.

Thẳng vào tôi.

Bên kia đầu dây cô ta hỏi, “Phim hết rồi chứ?”

Tôi đáp, “Rồi.”

“Thật thất vọng. Anh chàng này không chịu được lâu. Anh ta ốm yếu. Trên người anh ta có động vật ký sinh. Sâu bọ. Chúng tôi có thể thấy lúc nào chúng cũng vặn vẹo bò trong ruột anh ta. Trông phát gớm. Tôi đoán là chúng cũng đã chết. Vật chủ chết thì các loại ký sinh cũng chết.”

“Giống như cô sẽ chết.”

“Tất cả chúng ta sẽ chết, Reacher. Câu hỏi duy nhất là khi nào và chết như thế nào.”

Sau lưng tôi, một trong các doanh nhân đứng dậy đi ra cửa. Tôi xoay người trên ghế cố giữ cho thân mình chắn giữa ông ta và màn hình máy tính. Tôi không nghĩ mình đã thành công. Ông ta nhìn tôi rất lạ và bước ra khỏi phòng.

Hoặc có khi ông ta đã nghe được đoạn cuối của cuộc nói chuyện qua điện thoại.

“Xem tiếp đi,” Lila nói vào tai tôi.

Tôi lại bấm nút Tua. Người lái taxi nằm chết gần Kabul một lát và rồi những hình ảnh tắt phụt và bị thay thế bởi một chuỗi tiếng ồn do băng. Rồi mở ra một cảnh mới. Tôi bấm nút chạy. Tốc độ bình thường. Cảnh trong nhà. Cùng bóng đèn sáng chói. Không thể nói là đêm hay ngày. Có thể là tầng hầm. Dựờng như sàn và tường sơn trắng. Có một phiến đá rộng như cái bàn. Nhỏ hơn tảng đá ở Afghanistan. Hình chữ nhật, làm ra để phục vụ một mục đích nhất định. Có thể là một phần của một căn bếp cũ.

Một thanh niên trẻ to lớn bị cột vào phiến đá.

Cậu ta trạc nửa tuổi tôi và to lớn hơn hai mươi phần trăm.

Nó là khối cơ bắp nặng tới một trăm ba lăm ký, Jacob Mark đã bảo thế. Nó sẽ tham gia giải bóng bầu dục quốc gia.

Lila Hoth hỏi, “Ông đã thấy cậu ta chưa?”

“Tôi thấy nó rồi.”

Peter trần truồng. Rất trắng dưới ánh đèn. Khác mọi mặt so với người lái xe taxi ở Kabul. Làn da tái, mái tóc rối sáng màu. Không có râu. Nhưng nó đang cử động cùng một kiểu. Đầu nó ngật về trước rồi lại ra sau và nó đang hét lên những từ Không! và Làm ơn! mà bằng tiếng gì cũng hiểu. Và đây là tiếng Anh. Tôi có thể đọc âm môi dễ dàng. Thậm chí tôi còn cảm nhận được giọng điệu. Chủ yếu là cảm giác không thể tin nổi. Kiểu giọng điệu người ta sử dụng khi một điều gì vốn được cho là đe dọa vô hại hay thậm chí một trò đùa ác lại hóa ra là nghiêm trọng chết người.

Tôi nói, “Tôi sẽ không xem đoạn này.”

Lila Hoth nói, “Ông nên xem đấy. Nếu không ông sẽ chẳng bao giờ biết chắc chắn. Có thể chúng tôi đã thả cậu ta.”

“Chuyện này diễn ra khi nào?”

“Chúng tôi đã đặt ra thời hạn và chúng tôi đã giữ đúng thời hạn.”

Tôi không nói gì.

“Xem đi.”

“Không.”

Cô ta nói, “Nhưng tôi muốn ông xem. Tôi cần ông xem. Chỉ là để duy trì trình tự. Bởi tôi nghĩ ông sẽ là người tiếp theo.”

“Nghĩ lại đi.”

“Xem đi.”

Tôi xem. Có thể chúng tôi đã thả cậu ta. Nếu không ông sẽ chẳng bao giờ biết chắc chắn.

Chúng đã không thả thằng bé.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 64


SAU ĐÓ TÔI GÁC MÁY, BỎ ĐĨA DVD vào túi, cố gắng bước vào nhà vệ sinh ở sảnh và nôn vào bồn tiểu. Không hẳn vì hình ảnh trong đó. Tôi từng chứng kiến những cảnh tệ hơn thế. Mà vì cơn giận dữ, thịnh nộ và thất vọng. Tất cả những cảm xúc có tính ăn mòn ấy tích tụ bên trong tôi và phải tìm chỗ xả ra. Tôi súc miệng, rửa mặt và uống chút nước từ vòi rồi đứng một lúc trước gương.

Rồi tôi dốc hết các thứ đồ trong túi ra. Tôi giữ lại tiền mặt, cuốn hộ chiếu, thẻ ATM, thẻ đi tàu điện ngầm và danh thiếp NYPD của Theresa Lee. Tôi giữ lại chiếc bàn chải đánh răng. Tôi giữ lại chiếc di động đã nhận cuộc gọi. Tôi ném hai chiếc kia vào thùng rác, cùng cái sạc khẩn cấp, cả tấm danh thiếp giả của bốn gã đàn ông đã chết và những tờ Theresa Lee dùng để ghi lại tin nhắn từ đồng sự của mình.

Tôi cũng ném cả chiếc đĩa DVD.

Và chiếc USB mua ở cửa hàng Radio Shack, cùng lớp vỏ màu hồng.

Tôi chẳng cần mồi nhử nữa.

Rồi, sạch sẽ gọn gàng, tôi ra ngoài xem Springfield còn quanh đây không.

Vẫn còn. Anh ta đang ngồi trên ghế ở quán bar ngoài sảnh, lưng tựa vào một góc vuông trong tường. Trên bàn trước mặt Springfield có một cốc nước. Trông anh ta thoải mái song vẫn đang quan sát hết mọi thứ. Ta có thể đưa người này ra khỏi Lực lượng Đặc biệt, vân vân và vân vân. Springfield trông thấy tôi tới. Tôi ngồi xuống cạnh anh ta. Anh ta hỏi, “Đó có phải dân ca không?”

“Đúng,” tôi nói. “Là dân ca.”

“Trong một đĩa DVD à?”

“Còn có một chút nhảy nhót nữa.”

“Tôi không tin ông đâu. Trông mặt ông tái xám hết cả. Nhảy dân tộc kiểu Afghanistan tệ cực, tôi biết chứ, nhưng chẳng tệ đến mức khiến ông phải thế đâu.”

“Có hai người đàn ông,” tôi nói. “Cả hai đều bị rạch bụng và lôi hết ruột ra ngoài.”

“Họ sống lúc ghi hình à?”

“Rồi họ chết lúc đang ghi hình.”

“Có âm thanh không?”

“Phim câm.”

“Hai người đó là ai?”

“Một người là lái xe taxi từ Kabul và người còn lại là con trai của Susan Mark.”

“Tôi không đi taxi ở Kabul. Tôi thích dùng phương tiện của mình hơn. Nhưng với USC thì tệ quá. Họ mất một vị trí phòng thủ rồi. Khó tìm đấy. Tôi đã kiểm tra thông tin về thằng bé. Họ bảo là nó có đôi chân tuyệt vời.”

“Giờ thì không còn nữa.”

“Mẹ con Hoth có xuất hiện trong đĩa không?”

Tôi gật đầu. “Như một lời thú tội.”

“Chẳng quan trọng. Chúng biết rằng kiểu gì ta cũng giết chúng. Chúng ta giết chúng vì lý do gì đâu thành vấn đề.”

“Với tôi thì có.”

“Tỉnh lên đi, Reacher. Đó là toàn bộ mục đích của việc gửi cho ông chiếc phong bì. Chúng muốn làm cho ông nổi điên và cuốn ông vào. Chúng không thể tìm ra ông. Thế nên chúng muốn ông tới tìm chúng.”

“Đó là điều tôi sẽ làm.”

“Kế hoạch cho tương lai của ông là chuyện riêng của ông. Nhưng ông cần cẩn trọng. Ông cần hiểu. Bởi đây đã là chiến thuật của chúng trong suốt hai trăm năm qua. Đó là lý do những vụ hành hạ của chúng luôn diễn ra trong phạm vi có thể nghe thấy được rất gần chiến tuyến. Chúng muốn thu hút các lực lượng giải cứu. Hoặc kích động người ta tấn công trả thù. Chúng muốn nguồn cung cấp tù nhân không bao giờ cạn. Cứ hỏi người Anh ấy. Hoặc người Nga cũng được.”

“Tôi sẽ rất thận trọng.”

“Tôi chắc chắn là ông sẽ gắng thế. Nhưng ông sẽ không đi đâu cả chừng nào chúng tôi chưa xong việc với ông, về chuyến tàu.”

“Người của các ông đã thấy những gì tôi thấy.”

“Giúp chúng tôi thì có lợi cho ông đấy.”

“Cho tới giờ thì không. Tất cả những gì tôi có là những lời hứa.”

“Tất cả các cáo buộc sẽ được bãi hết khi chúng tôi có trong tay chiếc USB.”

“Chưa đủ.”

“Ông cần cam kết bằng văn bản à?”

“Không, tôi muốn các cáo buộc được bãi bỏ ngay bây giờ. Tôi cần chút tự do hành động ở đây. Tôi không thể lúc nào cũng phải canh chừng cảnh sát.”

“Tự do hành động để làm gì?”

“Ông biết là gì rồi.”

“Được rồi, tôi sẽ làm điều tôi có thể làm.”

“Chưa đủ.”

“Tôi không thể đảm bảo với ông. Tất cả những gì tôi có thể làm là cố gắng.”

“Cơ hội thành công của ông là bao nhiêu?”

“Không hề có. Nhưng Sansom có thể.”

“Ông được quyền phát ngôn thay ông ta không?”

“Tôi sẽ phải gọi cho ông ấy.”

“Bảo ông ta rằng không bày chuyện vớ vẩn nữa, được chứ? Giờ chúng ta qua giai đoạn ấy rồi.”

“OK.”

“Và cũng nói cho ông ta nghe về Theresa Lee và Jacob Mark nữa. Cả Docherty. Tôi muốn tất cả họ được sạch sẽ mọi tội.”

“OK.”

“Và Jacob Mark sẽ cần được tư vấn tâm lý. Đặc biệt nếu anh ấy xem một đĩa DVD như thế.”

“Anh ta sẽ không xem.”

“Nhưng tôi muốn anh ấy được quan tâm. Cũng như người chồng cũ, ông Molina.”

“OK.”

“Thêm hai việc nữa,” tôi nói.

“Ông ngã giá quá nhiều, đối với một tay chẳng có gì để trao.”

“Bộ An ninh Quốc gia đã lần ra rằng mẹ con nhà Hoth đã cùng đội của chúng từ Tajikistan tới. Cách đây ba tháng. Một loại thuật toán do máy tính thực hiện. Tôi muốn biết chúng có bao nhiêu người.”

“Để đánh giá lực lượng địch hả?”

“Chính xác.”

“Và gì nữa?”

“Tôi muốn gặp Sansom một lần nữa.”

“Vì sao?”

“Tôi muốn ông ta nói cho tôi nghe trong chiếc USB đó có gì.”

“Sẽ không có chuyện đó.”

“Thế thì ông ta sẽ không lấy lại được nó. Tôi sẽ giữ nó và tự xem.”

“Gì cơ?”

“Ông nghe thấy tôi nói rồi đấy.”

“Thực sự ông đã có chiếc USB rồi hả?”

“Không,” tôi nói. “Nhưng tôi biết nó đang ở đâu.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 65


SPRINGFIELD HỎI: “NÓ Ở ĐÂU?”

Tôi đáp, “Tôi không tình nguyện trao thông tin được.”

“Ông láo toét.”

Tôi lắc đầu. “Lần này thì không.”

“Ông chắc chắn chứ? Ông có thể đưa chúng tôi đến đó chứ?”

“Tôi có thể đưa các ông tới trong bán kính năm mét. Phần việc còn lại thuộc về các ông.”

“Tại sao? Nó bị chôn à? Hay trong két ngân hàng? Trong một ngôi nhà?”

“Chẳng nơi nào trong số đó.”

“Vậy thì nó ở đâu?”

“Gọi cho Sansom đi,” tôi nói. “Bố trí một cuộc gặp.”

Springfield uống chỗ nước còn lại của mình và một nhân viên phục vụ xuất hiện cùng hóa đơn. Springfield thanh toán bằng thẻ tín dụng hạng titan, hệt với cách thanh toán cho cả hai chúng tôi ở khách sạn Four Seasons. Điều tôi cho là tín hiệu tốt. Nó thể hiện một động thái tích cực. Thế nên tôi chọn đẩy vận may của mình đi xa hơn.

“Muốn thuê cho tôi một phòng chứ?” tôi hỏi.

“Tại sao?”

“Bởi sẽ cần thời gian cho Sansom đưa tôi ra khỏi danh sách những kẻ bị truy nã gắt gao nhất. Vả lại tôi mệt. Tôi đã thức cả đêm. Giờ muốn ngả lưng một chút.”

Mười phút sau chúng tôi đã có mặt ở một tầng cao, trong một căn phòng có giường cỡ lớn. Không gian đẹp, song xét về mặt chiến thuật thì không được ưng ý. Như mọi phòng khách sạn trên tầng cao, nó có một cửa sổ chẳng hề thuận lợi cho tôi, do vậy chỉ có một đường ra. Tôi có thể thấy rằng Springfield cũng đang nghĩ hệt như mình. Anh ta đang nghĩ rằng tôi là gã điên tự đưa mình vào chốn này.

Tôi hỏi anh ta, “Tôi có thể tin tưởng ông chứ?”

Anh ta đáp, “Có.”

“Chứng minh đi.”

“Bằng cách nào?”

“Đưa súng của ông cho tôi.”

“Tôi không có vũ khí.”

“Những câu trả lời như vậy không giúp ích cho sự tin tưởng đâu.”

“Tại sao ông muốn lấy nó?”

“Ông biết vì sao mà. Để nếu ông đưa không đúng người tới cửa phòng tôi, tôi có thể tự vệ.”

“Tôi sẽ không làm thế.”

“Đảm bảo cho tôi đi.”

Springfield đứng yên một lúc. Tôi biết rằng anh ta thà cắm kim vào mắt còn hơn bỏ vũ khí. Nhưng rồi đầu anh ta tính toán, và rồi tay đưa xuống dưới áo khoác sau lưng, rút ra một khẩu súng ngắn Steyr GB cỡ chín ly. Súng ngắn Steyr GB là loại vũ khí đeo bên sườn được các Lực lượng Đặc biệt của Mỹ thời những năm 1980 ưa thích. Lực lượng Đặc biệt. Springfield xoay súng và đưa cho tôi phần báng. Đây là một món vũ khí cũ đẹp, đã dùng nhiều song được bảo dưỡng tốt. Trong ổ đạn có mười tám viên, một viên đã lên nòng.

“Cảm ơn,” tôi nói.

Springfield không nói gì. Chỉ bước ra khỏi phòng. Tôi bấm chốt, xoay chìa khóa cửa ngay sau khi anh ta ra, đặt dây xích vào rồi đẩy một chiếc ghế vào phía dưới tay nắm. Tôi dốc hết mọi thứ trong túi ra cái giá đầu giường. Tôi bỏ quần áo xuống dưới nệm cho phẳng. Rồi tôi tắm nước nóng một lúc lâu.

Và tôi nằm ngủ, khẩu súng của Springfield nhét dưới gối.

Bốn tiếng sau, tôi thức dậy vì tiếng gõ cửa. Tôi không thích nhìn qua lỗ quan sát ở các cửa phòng khách sạn. Quá nguy hiểm. Tất cả những gì một kẻ tấn công ngoài hành lang phải làm là đợi cho tới khi thấu kính tối lại rồi bắn một phát súng xuyên qua đó. Thậm chí một khẩu.22 giảm thanh cũng hoàn toàn có thể gây chết người. Chẳng có gì quan trọng lắm nằm giữa giác mạc và thân não. Nhưng trên bức tường trong cửa có một chiếc gương soi toàn thân. Tôi đoán là để kiểm tra lại quần áo lần cuối cùng trước khi rời khỏi phòng. Tôi lấy một chiếc khăn tắm từ phòng tắm ra, quấn quanh eo rồi lấy khẩu súng từ dưới gối ra. Tôi dịch chiếc ghế và mở cửa mà vẫn để dây xích. Lùi về phía bản lề và theo dõi qua tấm gương.

Springfield và Sansom.

Chỉ có một khe hẹp, hình ảnh trong gương bị đảo ngược và ánh sáng ngoài hành lang lờ mờ song tôi vẫn nhận ra họ khá dễ. Tôi có thể khẳng định là chỉ có hai người. Và họ sẽ vẫn chỉ có hai, trừ phi họ đã mang thêm hơn mười chín người. Khẩu Steyr không có lẫy an toàn. Chỉ nặng tay khi kéo cò ở phát bắn đầu tiên, rồi thêm mười tám phát. Tôi bỏ ngón tay khỏi cò súng và gỡ dây xích ra khỏi cửa.

Họ chỉ có hai người.

Cả hai bước vào, Sansom trước, Springfield sau. Sansom trông vẫn như trong buổi sáng tôi gặp lần đầu tiên. Rám nắng, giàu có, quyền lực, đầy sức sống và oai vệ. Ông ta mặc bộ com lê màu xanh hải quân, sơ mi trắng cà vạt đỏ, trông ông nghị sĩ tươi tỉnh như mới được lột xác. Sansom lấy chiếc ghế tôi đặt bên dưới tay nắm cửa, mang đến đặt bên bàn gần cửa sổ và ngồi xuống. Springfield đóng cửa và cài lại dây xích. Tôi vẫn giữ khẩu súng. Tôi lấy đầu gối nâng nệm lên khỏi lò xo giường và dùng một tay lôi quần áo ra.

“Hai phút,” tôi nói. “Các ông hãy nói chuyện riêng với nhau.”

Tôi mặc quần áo trong phòng tắm rồi trở ra, Sansom hỏi, “Anh thực sự biết chiếc USB đang ở đâu chứ?”

“Có,” tôi nói. “Tôi biết thực sự.”

“Tại sao anh muốn biết trong đó có gì?”

“Bởi tôi muốn biết nó khiến người ta mất mặt đến đâu.”

“Anh không muốn cho tôi vào Thượng viện à?”

“Tôi không quan tâm xem ông sử dụng thời gian thế nào. Tôi chỉ tò mò, thế thôi.”

Sansom hỏi, “Tại sao anh sẽ không nói cho tôi biết ngay bây giờ nó ở đâu?”

“Vì tôi có một việc khác cần làm trước. Và tôi cần ông giữ sao cho cánh cảnh sát đừng động vào lông chân tôi khi tôi đang làm việc ấy. Thế nên tôi cần một cách khiến ông để tâm tới việc ấy.”

“Có thể anh đã lừa tôi.”

“Tôi từng có thể, nhưng giờ thì không.”

Sansom không nói lại gì.

Tôi hỏi, “Mà sao ông lại muốn vào Thượng viện?”

“Tại sao tôi lại không muốn chứ?”

“Ông từng là một người lính giỏi và giờ thì ông còn giàu hơn Chúa. Tại sao không đi ra bờ biển mà sống?”

“Những việc này là một cách liên tục ghi thành tích. Tôi chắc chắn là anh cũng có cách liên tục ghi thành tích của riêng mình.”

Tôi gật đầu. “Tôi so sánh số câu trả lời tôi nhận được với số câu hỏi tôi đặt ra.”

“Và việc anh làm tiến triển thế nào rồi?”

“Tính trung bình cả đời gần được một trăm phần trăm.”

“Tại sao lại hỏi? Nếu như anh biết chiếc USB ở đâu, hãy đi mà lấy nó.”

“Tôi không thể.”

“Sao lại không?”

“Việc đó đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn mức tôi có thể huy động.”

“Nó ở đâu?”

Tôi không đáp.

“Nó ở New York này hả?”

Tôi không trả lời.

Sansom hỏi, “Nó được an toàn không?”

Tôi đáp: “Đủ an toàn.”

“Tôi có thể tin tưởng anh không?”

“Nhiều người đã từng tin.”

“Và sao?”

“Tôi nghĩ hầu hết sẽ sẵn sàng làm chứng điều ấy cho tôi.”

“Còn những người khác?”

“Không mấy người không được hài lòng.”

Sansom nói, “Tôi đã đọc hồ sơ quân nhân của anh.”

Tôi nói, “Ông đã nói với tôi điều đó rồi.”

“Nó có sự thăng trầm.”

“Tôi đã cố gắng hết sức. Nhưng tôi có quan điểm riêng.”

“Tại sao anh xuất ngũ?”

“Tôi thấy chán. Ông thì sao?”

“Tôi thấy già.”

“Trong cái USB đó có gì?”

Sansom không trả lời. Springfield đứng im lặng ở góc khuất của tủ đặt ti vi, gần cửa ra vào hơn cửa sổ. Tôi đoán đó thuần túy do thói quen. Phản xạ tự nhiên. Anh ta là kẻ tàng hình đối với một tay bắn tỉa tiềm tàng ngoài cửa và đủ gần hành lang để khống chế một kẻ đột nhập ngay ở giây cánh cửa bật mở. Những gì được đào tạo cứ tồn tại mãi cùng con người. Đặc biệt là đào tạo của lực lượng Delta. Tôi bước tới trả lại anh ta khẩu súng. Không nói một lời, Springfield cầm lấy giắt vào thắt lưng.

Sansom nói, “Hãy cho tôi biết những gì anh biết cho tới thời điểm này.”

Tôi nói, “Các ông được máy bay đưa từ Bragg tới Thổ Nhĩ Kỳ, rồi tới Oman. Sau đó có thể là Ấn Độ. Rồi Pakistan, và Mặt trận Tây Bắc.”

Ông ta gật đầu, không nói gì. Trong mắt Sansom hiện lên cái nhìn xa xăm. Tôi đoán đầu ông ta đang hồi tưởng lại chuyến đi. Máy bay vận tải, trực thăng, xe tải, nhiều dặm đường cuốc bộ.

Tất cả diễn ra đã lâu.

“Rồi tới Afghanistan,” tôi nói.

“Tiếp đi,” ông ta bảo.

“Có thể các ông đã lưu lại ở rìa dãy Abas Ghar và hướng về phía Nam và Tây, theo rìa thung lũng Korengal, có thể cách đáy thung lũng chừng ba trăm mét.”

“Tiếp đi.”

“Ông đã vô tình chạm mặt Grigori Hoth, tước khẩu súng trường của ông ta rồi bỏ cho người đó đi lang thang.”

“Tiếp đi.”

“Rồi các ông tiếp tục đi bộ, đến nơi nào đó các ông được lệnh tới.”

Sansom gật đầu.

Tôi nói, “Đó là tất cả những gì tôi biết cho đến nay.”

Ông ta hỏi, “Tháng Ba năm 1983 ông ở đâu?”

“West Point.”

“Có sự kiện gì lớn?”

“Hồng quân đang cố gắng ngăn chặn tình trạng đổ máu.”

Sansom gật đầu lần nữa. “Đó là một chiến dịch điên rồ. Chưa ai từng đánh bại được các bộ tộc ở Mặt trận Tây Bắc. Suốt cả lịch sử chưa hề có. Và họ có kinh nghiệm ở Việt Nam của người Mỹ để nghiên cứu. Một số việc đơn giản là không thể làm được. Đó là cái cối xay thịt tốc độ chậm. Kiểu như bị chim rỉa thịt cho tới chết. Chúng ta rất vui về chuyện đó, cái này thì rõ rồi.”

“Chúng ta đã góp phần vào điều đó,” tôi nói.

“Chắc chắn là thế rồi. Chúng ta trao cho cánh du kích Hồi giáo mọi thứ họ muốn. Miễn phí.”

“Kiểu như Lend-Lease.”

“Tệ hơn thế,” Sansom nói. “Lend-Lease liên quan đến việc giúp đỡ các nước bạn bè bị phá sản vào thời điểm ấy. Cánh du kích Hồi giáo không phá sản. Ngược lại hẳn. Có đủ mọi loại liên minh kỳ quái theo hình thức bộ lạc kéo tới tận Arập Saudi. Trên thực tế thì cánh du kích Hồi giáo có nhiều tiền hơn cả chúng ta.”

“Và sao?”

“Khi ta đã có thói quen cho người ta mọi thứ họ cần, rất khó dừng lại.”

“Họ muốn thêm gì?”

“Sự công nhận,” Sansom đáp. “Cống nạp. Sự thừa nhận. Sự biết điều. Giáp mặt thời gian. Thật khó biết chính xác làm cách nào khái quát được nó.”

“Vậy phi vụ đó là gì?”

“Chúng tôi có thể tin tưởng anh không?”

“Ông có muốn lấy hồ sơ lại không?”

“Có.”

“Vậy phi vụ đó là gì?”

“Chúng tôi đến gặp tay cầm đầu cánh du kích Hồi giáo. Mang quà. Tất cả những loại quà linh tinh mang tính phô trương, từ chính Ronald Reagan. Chúng tôi là phái viên riêng của ông ta. Chúng tôi đã có một buổi họp phổ biến nhiệm vụ ở Nhà Trắng. Người ta bảo chúng tôi xun xoe nịnh bợ bất kỳ khi nào có cơ hội.”

“Và các ông đã làm thế?”

“Chứ sao nữa.”

“Chuyện cách đây hai mươi lăm năm rồi.”

“Thế thì sao?”

“Vậy thì có ai quan tâm nữa chứ? Nó là một tình tiết lịch sử. Và dù sao đã thành công. Đó là sự chấm dứt của chiến tranh lạnh.”

“Nhưng không phải sự cáo chung của đám du kích Hồi giáo. Chúng vẫn hoạt động.”

“Tôi biết,” tôi nói. “Chúng trở thành lực lượng Taliban và al-Qaeda. Nhưng đó cũng là một tình tiết. Cử tri ở North Carolina sẽ không nhớ về lịch sử. Hầu hết cử tri thậm chí còn chẳng nhớ nổi họ đã ăn gì trong bữa sáng.”

“Còn tùy,” Sansom nói.

“Vào cái gì?”

“Việc nhận ra tên người.”

“Tên nào?”

“Korengal là nơi diễn ra việc ấy. Chỉ là một góc nhô ra, nhưng là nơi Hồng quân đã bị tiêu diệt. Cánh du kích Hồi giáo ở đó đã thực hiện công việc thật tốt. Thế nên tay lãnh đạo du kích Hồi giáo bản địa là một nhân vật thực sự quan trọng. Khi ấy hắn là một ngôi sao đang lên. Hắn là người chúng tôi được cử đến gặp. Và chúng tôi đã thực hiện. Chúng tôi đã gặp hắn.”

“Và các ông đã liếm đít hắn?”

“Bằng mọi cách chúng tôi có thể.”

“Hắn là ai?”

“Ban đầu hắn là một gã khá ấn tượng. Trẻ, cao ráo, đẹp trai, rất thông minh, rất nhiệt huyết. Mà này, lại rất giàu nữa. Có rất nhiều quan hệ. Hắn xuất thân từ một gia đình tỷ phú ở Arập Saudi. Cha hắn là một người bạn của Phó tổng thống thời Reagan. Nhưng bản thân tay này là một tay cách mạng. Vì lý do ấy hắn đã từ bỏ cuộc sống thuận lợi.”

“Hắn là ai?”

“Osama bin Laden.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 66


CĂN PHÒNG YÊN LẶNG một lúc khá lâu. Chỉ có những âm thanh của thành phố bị cửa sổ chặn lại cùng tiếng rì rì của không khí từ máy điều hòa chạy qua ống phía trên phòng tắm. Springfield bước ra khỏi chỗ cạnh tủ đặt ti vi, ngồi xuống giường.

Tôi nói, “Việc nhận ra tên người.”

Sansom nói, “Đó là điều khốn nạn.”

“Ông nói đúng đấy.”

“Chứ còn gì nữa.”

“Nhưng đó là một tệp lớn,” tôi nói.

“Thế thì sao?”

“Thế nên nó là một bản báo cáo dài. Và tất cả chúng ta từng đọc các báo cáo của quân đội.”

“Và gì nữa?”

“Chúng rất khô khan.” Và đúng thật. Lấy khẩu Steyr GB của Springfield làm ví dụ. Quân đội đã thử nó. Nó là một phép thần kỳ của kỹ thuật hiện đại. Không chỉ hoạt động đúng như nó nên thế, khẩu súng còn hoạt động đúng như cách nó không nên. Loại này có hệ thống nạp đạn tự động phức tạp sử dụng khí đẩy về phía sau, nghĩa là súng có thể nạp cả đạn kém chất lượng, đạn cũ hay được lắp ráp không chuẩn mà vẫn bắn được. Hầu hết các súng đều gặp vấn đề với nhiều kiểu áp suất khí khác nhau. Nhưng khẩu Steyr có thể xử lý được bất kỳ trường hợp nào. Đó là lý do Lực lượng Đặc biệt thích loại súng này. Họ thường ở xa căn cứ nên không được hỗ trợ nhiều, buộc phải dựa vào bất kỳ thứ gì có thể xoay xở được ở nơi họ đang dừng chân. Khẩu Steyr GB quả là một kỳ quan bằng kim loại.

Báo cáo của quân đội gọi nó là về mặt kỹ thuật có thể chấp nhận được.

Tôi nói, “Có thể chúng không đề cập tên ông. Có thể chúng không đề cập tên hắn. Có thể tất cả là chữ viết tắt tên lãnh đạo Delta và chỉ huy tại địa phương, tất cả chôn vùi trong ba trăm trang chú giải bản đồ.”

Sansom chẳng nói gì.

Springfield nhìn đi nơi khác.

Tôi hỏi, “Hắn ta thế nào?”

Sansom nói: “Thấy không? Đây chính là điều tôi đang nói tới. Giờ đây cả đời tôi chẳng là gì hết trừ một điều tôi là cái kẻ đã liếm đít Osama bin Laden. Có nhớ chăng thì người ta nhớ độc một điều đó thôi.”

“Nhưng hắn ta như thế nào?”

“Hắn là kẻ đáng sợ. Hắn thể hiện rõ sự hết mình đối với việc giết người Nga, đó là điều ban đầu chúng ta thấy vui, nhưng rất mau chóng chúng ta nhận ra rằng hắn hết mình với việc giết chết bất cứ kẻ nào không đúng hệt như hắn. Hắn thật kỳ quặc. Hắn là một kẻ tâm thần. Người hắn có mùi khó chịu. Đó là một kỳ cuối tuần thật kinh khủng. Lúc nào tôi cũng sởn da gà.”

“Các ông đã ở đó cả hai ngày cuối tuần à?”

“Khách quý mà. Chỉ có điều không thực sự như vậy. Hắn là tay ngạo mạn chó chết. Lúc nào hắn cũng lên mặt ông chủ với chúng tôi. Hắn rao giảng cho chúng tôi về chiến thuật và chiến lược. Hắn dạy cho chúng tôi cách giành thắng lợi cuộc chiến ở Việt Nam nếu hắn là ta. Chúng tôi phải vờ ra vẻ thấy ấn tượng lắm.”

“Các ông đã trao những quà gì cho hắn?”

“Tôi chẳng biết quà là những gì. Chúng được bọc kín. Hắn không mở ra. Chỉ quẳng vào một góc. Hắn chẳng thèm để tâm. Kiểu như người ta nói ở đám cưới ấy, sự có mặt của chúng ta đã là quà rồi. Hắn nghĩ hắn đang chứng minh điều gì đó cho thế giới thấy. Quỷ Satan khổng lồ đang quỳ gối trước mặt hắn. Có tới mấy chục lần tôi suýt nôn mửa. Và không chỉ vì đồ ăn đâu.”

“Các ông ăn cùng hắn à?”

“Chúng tôi ở trong lều của hắn.”

“Trong báo cáo, nó sẽ được gọi là tổng hành dinh của họ. Ngôn ngữ sẽ rất chung chung. Chuyện liếm đít hắn sẽ không được đề cập. Nó sẽ là ba trăm trang tài liệu nhàm chán về nỗ lực sắp xếp một cuộc hẹn và một cuộc hẹn đã được thực hiện. Người ta sẽ chết vì buồn chán trước khi ông mới đi qua Đại Tây Dương được nửa đường. Sao ông lại lo lắng thế chứ?”

“Chính trị đáng sợ lắm. Chuyện về Lend-Lease ấy. Tuồng như không phải bin Laden sử dụng khối gia sản của riêng hắn mà là chúng ta đã cung cấp cho hắn. Gần như là trả tiền cho hắn.”

“Đâu phải lỗi của ông. Đó là việc của Nhà Trắng. Trong suốt Thế chiến thứ hai có thuyền trưởng nào bị trừng phạt vì chuyển những thứ theo chương trình Lend-Lease cho Liên Xô chưa? Họ cũng chẳng tiếp tục là bạn bè của ta đấy thôi.”

Sansom không nói gì.

Tôi nói, “Đó chỉ là từ ngữ trên giấy. Chúng không có gì quen thuộc. Người ta không đọc đâu.”

Sansom nói, “Đó là một tệp lớn.”

“Càng lớn càng tốt. Nó càng lớn thì những phần tệ hại càng bị chôn kỹ. Và nó sẽ rất cũ. Tôi nghĩ hồi ấy chúng ta thường đọc tên hắn theo kiểu khác. Có chữ U. Là Usama. Hoặc UBL. Có thể thậm chí người ta chẳng nhận ra. Hoặc ông có thể nói rằng đó là một người hoàn toàn khác.”

“Anh có chắc chắn là anh biết chiếc USB ở đâu không?”

“Chắc chắn.”

“Bởi nghe giọng anh có vẻ không được chắc. Nghe giọng anh có vẻ như anh đang cố an ủi tôi, bởi anh biết nó đang nằm sờ sờ ra cho thế giới thấy.”

“Tôi biết nó đang ở đâu. Tôi chỉ cố hiểu tại sao ông lại căng thẳng đến vậy. Người ta từng vượt qua những tình huống tệ hơn thế.”

“Anh đã bao giờ sử dụng máy tính chưa?”

“Hôm nay tôi đã dùng.”

“Những gì tạo nên những tệp lớn nhất?”

“Tôi không biết.”

“Thử đoán xem.”

“Các văn bản dài?”

“Sai rồi. Độ phân giải lớn tạo nên các tệp lớn nhất.”

“Độ phân giải à?” tôi hỏi.

Sansom không nói gì.

“OK,” tôi nói. “Tôi hiểu rồi. Đó không phải một bản báo cáo. Nó là một tấm ảnh.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 67


CĂN PHÒNG MỘT LẦN NỮA trở nên yên lặng. Những âm thanh của thành phố, tiếng của máy điều hòa. Sansom đứng dậy đi vệ sinh, Springfield trở lại vị trí cũ bên tủ ti vi. Trên tủ đặt các chai nước, trên cổ chai gắn những mảnh giấy ghi rằng nếu uống nước sẽ bị tính phí tám đô la.

Sansom ra khỏi phòng tắm.

“Reagan muốn có tấm ảnh,” ông ta nói. “Phần vì ông ta là lão già đa cảm lập dị, phần vì ông ta là ông già đa nghi. Ông ta muốn kiểm tra xem chúng tôi có tuân thủ mệnh lệnh của mình không. Theo như tôi nhớ, tôi đứng cạnh bin Laden, trên mặt tôi là nụ cười khốn nạn nhất trong các kiểu khốn nạn.”

Springfield nói, “Cùng với tôi phía bên kia.”

Sansom nói, “Bin Laden đã hạ gục Tháp Đôi. Hắn đã tấn công Lầu Năm Góc. Hắn là tay khủng bố ghê gớm nhất thế giới. Tên này là nhân vật dễ nhận ra, rất dễ nhận ra. Hắn thuộc loại hoàn toàn không thể nhầm lẫn được. Tấm ảnh đó sẽ giết chết sự nghiệp chính trị của tôi. Tắt lịm luôn. Vĩnh viễn.”

Tôi hỏi, “Đó là lý do mẹ con nhà Hoth muốn có nó hả?”

Ông ta gật đầu. “Để al-Qaeda có thể làm mất mặt tôi, và mất mặt nước Mỹ cùng với tôi. Hoặc ngược lại.”

Tôi bước tới tủ ti vi lấy một chai nước. Xoáy nắp chai ra và uống một ngụm dài. Tiền phòng được thanh toán bằng thẻ của Springfield, nghĩa là Sansom trả. Và Sansom có thể chịu được khoản chi tám đô.

Rồi tôi mỉm cười, rất nhanh.

“Vì vậy mới có bức ảnh trong cuốn sách của ông,” tôi nói. “Và trên tường trong văn phòng ông. Donald Rumsfeld cùng Saddam Hussein, ở Baghdad.”

“Đúng,” Sansom nói.

“Chỉ để đề phòng. Để cho thấy rằng có một người khác cũng đã làm chuyện tương tự. Như con bài chủ, chỉ nằm lẫn kín đáo trong bụi rậm. Không ai biết nó là bài chủ. Thậm chí không ai biết nó là một quân bài.”

“Đó không phải bài chủ,” Sansom nói “Thậm chí không hề. Nó như con bài bích kém giá trị. Bởi bin Laden còn tệ hơn Saddam. Và sau đó Rumsfeld không tìm cách được bầu vào vị trí gì. Ông ta được bổ nhiệm vào mọi vị trí ông ta đảm nhiệm sau đó là nhờ bạn bè. Ông ta phải chịu thế. Chẳng có kẻ điên nào đi bỏ phiếu cho ông ta cả.”

“Ông có bạn bè chứ?”

“Không nhiều lắm.”

“Chưa ai từng nói nhiều về bức ảnh của Rumsfeld.”

“Bởi ông ta không tranh cử. Nếu ông ta từng tham gia một chiến dịch tranh cử nào, nó sẽ là bức ảnh nổi tiếng nhất thế giới.”

“Ông là người tử tế hơn Rumsfeld.”

“Anh không biết tôi đâu.”

“Phán đoán có cơ sở đấy.”

“Được rồi, có thể. Nhưng bin Laden tồi tệ hơn Saddam. Và hình ảnh đó là thuốc độc. Thậm chí nó chẳng cần lời chú thích. Tôi đứng đấy, cười như chó con với gã đàn ông tàn bạo nhất thế giới. Người ta đã làm giả những bức ảnh như vậy để quảng bá cho cuộc tấn công. Còn bức này là đồ thật.”

“Ông sẽ lấy lại được nó.”

“Khi nào?”

“Ông đang xử lý ra sao với các cáo buộc trọng tội?”

“Chậm.”

“Nhưng chắc?”

“Không chắc chắn lắm. Có cả tin tốt và tin xấu.”

“Hãy cho tôi biết tin xấu trước.”

“Rất ít khả năng FBI sẽ muốn hợp tác. Và chắc chắn Bộ Quốc phòng sẽ không như thế.”

“Ba gã đó à?”

“Họ đã thôi vụ này. Rõ ràng họ đã bị thương. Một người bị rách mũi, một bị thương ở đầu. Nhưng họ đã bị thay thế. Bộ Quốc phòng vẫn nóng lòng muốn theo.”

“Họ nên thấy biết ơn. Họ cần tất cả mọi sự hỗ trợ mà họ có thể nhận được.”

“Không phải như thế. Có những cuộc chiến giành lãnh địa buộc phải thắng.”

“Vậy tin tốt là gì?”

“Chúng tôi nghĩ rằng NYPD đã sẵn sàng tỏ ra thoải mái về vụ tàu điện ngầm.”

“Tuyệt,” tôi nói. “Như thế giống như bỏ một vé phạt đỗ xe sai cho Charles Manson.”

Sansom không nói gì.

Tôi hỏi ông ta, “Còn về Theresa Lee và Jacob Mark? Cả Docherty nữa thì thế nào?”

“Họ đã trở lại làm việc. Với văn bản của cơ quan liên bang tuyên dương họ đã hỗ trợ Bộ An ninh Quốc gia thực hiện một vụ điều tra nhạy cảm.”

“Vậy là họ ổn còn tôi thì không?”

“Họ không tấn công ai cả. Họ không làm bất kỳ ai bị thương.”

“Ông sẽ làm gì với chiếc USB khi lấy lại được nó?”

“Tôi sẽ xem có đúng là nó không, rồi tôi đập nát nó ra, rồi đốt các mảnh, nghiền tro thành bụi và cho vào tám toa lét khác nhau rồi xả nước.”

“Giả sử tôi yêu cầu ông không làm thế thì sao?”

“Tại sao ông làm như vậy?”

“Tôi sẽ nói với ông sau.”

Tùy theo quan điểm mỗi người, bây giờ là đầu buổi tối hoặc cuối buổi chiều. Do vừa ngủ dậy nên tôi coi đây là thời gian ăn sáng. Tôi gọi xuống bộ phận phục vụ tại phòng yêu cầu mang lên một khay lớn. Chừng năm mươi đô tính theo giá khách sạn Sheraton New York, cộng với thuế, tiền boa, các loại phí. Sansom chẳng ngại chút nào. Ông ta ngồi trên ghế, người hướng về phía trước, nhấp nhổm vì thất vọng và sốt ruột. Springfield thì thư thái hơn nhiều. Cách đây một phần tư thế kỷ anh ta đã cùng chia sẻ chuyến hành trình qua núi, cùng chia sẻ mối ô nhục. Đôi khi bạn bè của chúng ta trở thành kẻ thù, và đôi khi kẻ thù trở thành bạn bè của chúng ta. Song Springfield chẳng có gì phụ thuộc vào nó. Chẳng mục đích, chẳng kế hoạch, chẳng tham vọng nào. Và điều đó bộc lộ ra. Anh ta vẫn đúng như con người của mình hồi ấy, chỉ là một người thực hiện công việc của mình.

Tôi hỏi, “Lẽ ra các ông đã có thể giết hắn chứ?”

“Hắn có cận vệ,” Sansom đáp. “Như một vòng tròn bên trong. Sự trung thành ở đó còn hơn cả sự cuồng tín. Hãy nghĩ về lính thủy quân lục chiến hay người trong công đoàn xe tải Teamster rồi nhân lên một ngàn lần. Chúng tôi bị tước vũ khí khi còn cách lều vài trăm mét. Chúng tôi không bao giờ được có mặt bên hắn khi không có kẻ khác. Luôn luôn có người lảng vảng xung quanh. Cộng thêm bọn trẻ con và vật nuôi. Chúng sống như ở kỳ Đồ đá.”

“Hắn là thằng khốn cao gầy,” Springfield nói. “Hồi ấy tôi đã có thể vươn người ra bẻ gãy cái cổ nhẳng của hắn bất kỳ lúc nào tôi muốn.”

“Hồi ấy ông muốn thế chứ?”

“Ông có thể cá là có. Bởi tôi biết. Ngay từ lúc đầu. Có lẽ đúng ra tôi đã nên làm ngay khi đèn flash nháy. Như bẻ một thanh bánh mì trong nhà hàng Ý. Thế thì ảnh chụp sẽ đẹp hơn.”

Tôi nói, “Việc làm tự sát.”

“Nhưng sau này sẽ cứu được nhiều mạng người.”

Tôi gật đầu. “Cũng như thế nếu Rumsfeld đã thọc một con dao vào người Saddam.”

Tay nhân viên phục vụ mang bữa ăn của tôi lên, tôi bảo Sansom rời khỏi ghế và tôi ăn tại bàn. Sansom lấy điện thoại di động gọi một cú và xác nhận rằng từ thời điểm đó tôi được thoát khỏi các cáo buộc liên quan tới những việc làm ở ga tàu điện ngầm. Đối với NYPD, tôi không còn là người đáng quan tâm. Nhưng rồi ông ta thực hiện cuộc gọi thứ hai và bảo tôi rằng ban hội thẩm vẫn ngả về bên FBI và những dấu hiệu có vẻ chẳng ổn chút nào. Rồi Sansom gọi cú thứ ba và khẳng định rằng cánh bên Bộ Quốc phòng chắc chắn sẽ không cho qua. Họ như con chó đang giữ xương. Tôi đang gặp rắc rối đủ loại ở tầm liên bang. Cản trở công lý, tấn công và ra đòn, làm người khác bị thương bằng một thứ vũ khí có thể gây chết người.

“Hết chuyện,” Sansom nói. “Tôi sẽ phải trực tiếp đi gặp Bộ trưởng.”

“Hoặc Tổng thống,” tôi chêm vào.

“Tôi chẳng thể làm việc nào cả. Xét về bề nổi, Bộ Quốc phòng đang ráo riết săn đuổi một nhóm al-Qaeda đang hoạt động. Trong bối cảnh hiện nay, không thể lập luận bác bỏ việc ấy.”

Chính trị là một bãi mìn. Làm cũng chết, không làm cũng tiêu.

“Được rồi,” tôi nói. “Miễn là tôi biết hình thù của chiến trường.”

“Nói đúng ra thì đây không phải trận đánh của anh.”

“Jacob Mark sẽ thấy ổn hơn khi có một chút kết cục.”

“Anh làm việc này cho Jacob Mark à? Cánh nhân viên điều tra liên bang có thể dành cho ông ấy tất cả những kết cục ông ấy cần.”

“Ông nghĩ thế hả? Cánh điều tra liên bang chẳng đi tới đâu. Ông muốn chuyện này kéo dài bao lâu?”

“Vậy ông làm việc này cho Jacob Mark hay cho tôi?”

“Tôi làm cho bản thân tôi.”

“Ông chẳng có liên quan gì.”

“Tôi thích các thách thức.”

“Trên thế giới có đầy thách thức khác.”

“Chúng đã làm cho nó thành thách thức đối với cá nhân. Chúng đã gửi cho tôi đĩa DVD đó.”

“Đó là chiến thuật. Nếu anh phản ứng, chúng sẽ thắng.”

“Không, nếu tôi phản ứng, chúng sẽ thua.”

“Đây không phải Miền Tây hoang dã đâu.”

“Ông nói đúng. Đây là phương Tây hèn nhát. Chúng ta cần quay đồng hồ ngược lại.”

“Anh thậm chí biết bọn chúng đang ở đâu chứ?”

Springfield liếc nhìn tôi.

Tôi nói, “Tôi đang xem xét vài ý tưởng.”

“Anh vẫn có kênh liên lạc để mở chứ?”

“Từ lúc xem đĩa DVD tới giờ cô ta chưa gọi cho tôi.”

“Từ lúc cô ta cho anh vào bẫy, ý anh là thế đấy.”

“Nhưng tôi nghĩ cô ta sẽ gọi cho tôi lần nữa.”

“Tại sao?”

“Bởi cô ta muốn thế.”

“Có thể cô ta thắng. Chỉ đi một bước sai lầm, anh sẽ trở thành tù nhân của cô ta. Rồi rốt cuộc anh sẽ phải nói cho cô ta điều cô ta muốn biết.”

Tôi hỏi: “Từ vụ mười một tháng Chín tới giờ ông đã bay bằng máy bay thương mại bao nhiêu lần?”

Ông ta đáp, “Vài trăm lần.”

“Và tôi cá rằng trong mọi lần, một phần nhỏ tâm trí ông đều hy vọng rằng trên máy bay có bọn không tặc. Để ông có thể trông thấy chúng diễu hành trên lối đi, để ông có thể bật dậy đánh cho chúng vãi ra quần. Hoặc để ông chết trong lúc đang cố gắng làm việc ấy.”

Sansom cúi đầu, miệng trễ xuống hé một nụ cười ảo não. Điều đầu tiên tôi thấy ở ông ta trong suốt một thời gian dài.

“Anh nói đúng,” ông ta nói. “Lần nào cũng thế.”

“Tại sao vậy?”

“Tôi muốn bảo vệ máy bay.”

“Và ông muốn trút những cơn giận dữ của mình. Và trút bỏ sự căm hận của mình. Tôi biết tôi cũng sẽ thế. Tôi thích tòa Tháp Đôi. Tôi thích kiểu của thế giới trước kia. Ông biết đấy, là trước đây ấy. Tôi không có kỹ năng chính trị. Tôi không phải nhà ngoại giao hay chiến lược gia. Tôi biết những nhược điểm của mình, và tôi cũng biết những ưu điểm của mình. Thế nên tóm lại thì với một kẻ như tôi, cơ hội gặp một nhóm al-Qaeda đang hoạt động rất giống như tất cả các ngày sinh nhật và lễ Giáng sinh được gom vào một.”

“Anh thật điên. Đây không phải việc để làm một mình.”

“Còn cách nào khác nữa chứ?”

“Rốt cuộc Bộ An ninh Quốc gia sẽ tìm ra chúng. Rồi họ sẽ tập hợp lại thành gì đó. NYPD, FBI, các đội SWAT, thiết bị, vài trăm người.”

“Một chiến dịch khổng lồ với vô số thành phần riêng rẽ.”

“Nhưng được lên kế hoạch cẩn thận.”

“Trước đây ông đã tham gia các chiến dịch như thế chứ?”

“Vài lần.”

“Với ông thì kết quả như thế nào?”

Sansom không trả lời.

Tôi nói, “Một mình luôn tốt hơn.”

“Có thể không,” Springfield nói. “Chúng tôi đã kiểm tra thuật toán máy tính của Bộ An ninh Quốc gia. Mẹ con nhà Hoth mang theo cả một lũ đông.”

“Bao nhiêu?”

“Mười chín gã đàn ông.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 68


TÔI ĂN NỐT BỮA SÁNG. Ấm cà phê đã hết sạch. Thế nên tôi uống nốt chai nước giá tám đô rồi quẳng về phía thùng rác, phần đáy chai đi trước. Nó va vào thành thùng rác, tạo nên một âm thanh nhựa rỗng rồi bật lăn ra thảm. Nếu tôi mê tín thì đó là điềm không tốt. Nhưng tôi lại không mê tín.

“Tất thảy mười chín tên,” tôi nói. “Bốn gã đã rời Mỹ và hai gã đang cuốc bộ trong tình trạng bị thương, bị vỡ hàm và sái khuỷu tay. Như vậy còn mười ba tên có khả năng chiến đấu.”

Sansom nói, “Vỡ hàm và sái khuỷu tay à? Chuyện đó xảy ra thế nào?”

“Chúng ra ngoài tìm tôi. Chúng có thể là những thằng chó ác chiến với súng phóng lựu ở mấy vùng đồi quê chúng, nhưng có vẻ là tẩn nhau trên phố không phải thế mạnh của chúng.”

“Anh đã viết lên trán chúng đấy à?”

“Trán một tên. Tại sao ông biết?”

“FBI nhận được điện thoại từ phòng cấp cứu Bellevue. Hai người nước ngoài không rõ danh tính bị bỏ lại đấy sau khi bị đánh. Một trong hai người có chữ viết trên trán.”

“Hình phạt,” tôi nói. “Chắc chắn mẹ con Hoth không hài lòng với màn trình diễn của chúng. Thế nên họ bỏ chúng đi, để khích lệ những tên khác.”

“Bọn nhẫn tâm.”

“Giờ chúng ở đâu?”

“Trong phòng được canh gác ở bệnh viện. Bởi trước đây một trong số chúng đã ở đó. Một phòng cấp cứu nào đó ở ga Penn. Hắn không nói gì cả. FBI đang cố gắng xác minh hắn là thằng quái nào.”

“Làm gì họ phải mất thời gian thế nhỉ? Tôi đã viết tên của Lila lên trán hắn. Tôi viết Lila, hãy gọi cho tôi. Ngay bây giờ có bao nhiêu người tên Lila mà Cục Điều tra Liên bang quan tâm?”

Sansom lắc đầu. “Tin tưởng họ chút đi. Phần da ghi tên đã bị gọt đi bằng dao.”

Tôi bước qua mở chai nước thứ hai giá tám đô. Nhấp một ngụm. Vị ngon. Nhưng không ngon hơn nước giá hai đô. Hoặc nước miễn phí uống từ vòi.

“Mười ba người,” tôi nói.

“Cộng thêm mẹ con nhà Hoth nữa,” Springfield nói.

“OK, mười lăm.”

“Phi vụ tự sát.”

“Tất cả chúng ta sẽ chết,” tôi nói. “Câu hỏi duy nhất là khi nào và chết như thế nào.”

“Chúng tôi không thể chủ động giúp anh,” Sansom nói. “Anh hiểu điều đó, phải không? Chuyện này sẽ kết thúc với ít nhất là một và nhiều nhất là mười lăm trường hợp người chết trên đường phố New York. Chúng tôi không thể là một phần trong đó. Chúng tôi không thể mon men tới gần dù cách cả triệu dặm.”

“Vì chính trị à?”

“Vì rất nhiều lý do.”

“Tôi không đề nghị giúp đỡ đâu.”

“Anh là kẻ điên cuồng.”

“Chúng sẽ nghĩ như thế.”

“Trong đầu anh có chương trình chứ?”

“Sớm có. Chẳng phải chờ đợi lâu đâu.”

“Tất nhiên trường hợp tối thiểu một người chết chính là anh đấy. Trong trường hợp đó tôi sẽ không biết làm thế nào để tìm ra bức ảnh của mình.”

“Thế thì cầu mong may mắn cho tôi đi.”

“Điều có trách nhiệm là anh nói cho tôi biết bây giờ.”

“Không, điều có trách nhiệm là tôi nhận công việc làm lái xe buýt cho trường học.”

“Tôi có thể tin tưởng anh không?”

“Về việc sống sót à?”

“Về việc giữ lời ấy.”

“Ông đã học điều gì ở trường dự bị sĩ quan?”

“Rằng anh em sĩ quan cần tin tưởng nhau. Đặc biệt là anh em sĩ quan cùng cấp.”

“Vậy thì nó đấy.”

“Nhưng chúng ta không phải anh em thực sự. Chúng ta nằm ở các bộ phận rất khác nhau.”

“Ông nói đúng. Tôi đã làm việc rất vất vả trong lúc ông bay qua hết cả thế giới đặng mà hôn đít gã khủng bố thế giới. Ông thậm chí còn chẳng giành được lấy một Huy chương Trái tim Tía.”

Sansom không nói gì.

“Đùa thôi,” tôi nói. “Nhưng ông nên hy vọng rằng tôi không phải trường hợp bỏ mạng đầu tiên, nếu không thì có thể lúc nào ông cũng nghe những điều như vậy.”

“Vậy thì hãy nói cho tôi bây giờ.”

“Tôi muốn ông yểm trợ cho tôi.”

Sansom nói, “Tôi đã đọc hồ sơ của anh.”

“Ông nói tôi nghe điều đó rồi.”

“Anh đã được tặng Huy chương Trái tim Tía do bị xe bom ở Beirut thổi bay. Trại lính thủy quân lục chiến.”

“Tôi nhớ rõ chuyện đó.”

“Anh có một vết sẹo làm ảnh hưởng tới diện mạo.”

“Muốn xem không?”

“Không. Nhưng anh cần nhớ rằng lũ ấy không phải mẹ con nhà Hoth.”

“Ông là ai đây, chuyên gia trị liệu của tôi à?”

“Không. Nhưng điều đó không khiến cho nhận xét của tôi bớt đúng chút nào đâu.”

“Tôi không biết thủ phạm ở Beirut là ai. Chắc chắn chẳng ai biết. Nhưng dù có là ai đi nữa, chúng cũng là anh em sĩ quan của nhà Hoth.”

“Anh có động cơ trả thù. Và anh vẫn cảm thấy tội lỗi về chuyện Susan Mark.”

“Thế thì sao?”

“Thế thì có thể anh không hoạt động với mức hiệu quả tối đa.”

“Lo lắng cho tôi à?”

“Chủ yếu cho bản thân tôi. Tôi muốn lấy lại bức ảnh của mình.”

“Ông sẽ có nó.”

“Ít nhất hãy cho tôi manh mối về nơi nó đang tồn tại.”

“Ông biết những gì tôi biết. Tôi đã luận ra. Thế nên ông sẽ luận ra.”

“Anh là cảnh sát. Kỹ năng của anh khác của tôi.”

“Thế nên ông sẽ chậm hơn. Nhưng đây không phải trò cao siêu gì đâu.”

“Thế là trò gì?”

“Hãy một lần tư duy như người bình thường. Không giống như một người lính hay chính trị gia.”

Sansom thử. Ông ta thất bại. Ông ta nói, “Ít nhất hãy nói cho tôi biết vì sao tôi không nên phá hủy nó.”

“Ông biết những gì tôi biết.”

“Nghĩa là sao?”

“Hoặc có thể ông không biết những gì tôi biết. Bởi ông quá khép kín. Còn tôi chỉ là một thành viên của công chúng.”

“Thế thì sao?”

“Tôi chắc chắn ông là một tay ác chiến đấy, Sansom. Tôi chắc chắn ông sẽ là một thượng nghị sĩ tuyệt vời. Nhưng nói cho cùng thì bất kỳ thượng nghị sĩ nào cũng chỉ là một trong một trăm nghị sĩ. Gần như tất cả họ có thể đổi chỗ cho nhau. Ông có thể cho tôi một cái tên chứ? Tên của một cá nhân thượng nghị sĩ nào đã thực sự tạo được khác biệt cho bất cứ chuyện gì ấy?”

Sansom chẳng nói gì.

“Ông có thể nói cho tôi nghe cá nhân ông sẽ tiêu diệt bọn al-Qaeda thế nào không?”

Sansom bắt đầu nói về Ủy ban Quân lực, Ủy ban Đối ngoại, Tình báo, ngân sách, sự giám sát. Như một bài phát biểu theo công thức. Như ông ta đang diễn thuyết. Tôi hỏi, “Phần việc nào trong đó sẽ không được ai khác thực hiện nếu như ông không được giao thực hiện?”

Sansom không trả lời. Tôi hỏi, “Hãy tưởng tượng là có một cái hang ở Đông Bắc Pakistan. Tưởng tượng là ngay bây giờ bọn chỉ huy cao cấp của al-Qaeda đang ngồi đó. Liệu chúng có vò đầu bứt tai nói rằng khốn thật, ta không nên để cho John Sansom vào Thượng viện Mỹ không? Ông có đứng đầu danh sách trong chương trình nghị sự của chúng không?”

Ông ta đáp, “Có lẽ không.”

“Thế tại sao chúng muốn có bức ảnh?”

“Những thắng lợi nhỏ,” Sansom nói. “Vẫn hơn là chẳng có gì.”

“Ông không nghĩ rằng như thế là hơi quá nhiều việc để chỉ giành một thắng lợi nhỏ à? Hai nhân viên cộng thêm mười chín gã đàn ông cộng với ba tháng?”

“Nước Mỹ sẽ mất mặt.”

“Nhưng không đến nỗi mất mặt lắm. Hãy xem bức ảnh của Rumsfeld. Chẳng ai quan tâm. Thời thế thay đổi, mọi việc tiếp diễn. Người ta hiểu điều ấy, ngay cả khi có nhận ra đi nữa. Người Mỹ hoặc rất trưởng thành và nhạy cảm, hoặc rất dễ quên. Tôi chưa bao giờ chắc chắn là khả năng nào. Nhưng dù gì đi nữa, bức ảnh đó cũng sẽ là thứ không quan trọng. Nó có thể hủy diệt cá nhân ông, song hủy diệt mỗi lần một người Mỹ không phải kiểu hoạt động của al-Qaeda.”

“Nó sẽ làm tổn thương những kỷ niệm về Reagan.”

“Ai quan tâm chứ? Hầu hết người Mỹ thậm chí còn chẳng nhớ ông ta. Hầu hết người Mỹ nghĩ Reagan là một sân bay ở Washington.”

“Tôi nghĩ anh đang đánh giá quá thấp đấy.”

“Còn tôi nghĩ ông đang đánh giá quá cao. Ông quá gần với việc ấy.”

“Nhưng tôi nghĩ bức ảnh đó sẽ gây hại.”

“Nhưng nó sẽ gây tổn thương cho ai? Chính phủ nghĩ gì?”

“Anh biết rằng Bộ Quốc phòng đang cố gắng như điên để lấy nó lại.”

“Thật hả? Vậy tại sao họ lại giao nhiệm vụ cho một đội hạng B của mình?”

“Anh nghĩ mấy tay đó là đội B của họ à?”

“Tôi thực lòng hy vọng thế. Nếu đó là đội hạng A của họ, tất cả chúng ta nên chuyển sang Canada mà ở cho lành.”

Sansom không nói gì.

Tôi nói, “Bức ảnh có thể gây một chút tác hại cho ông ở địa phương, tại Bắc Carolina. Nhưng rõ ràng tất cả chỉ thế. Chúng ta đang không thấy bất kỳ kiểu nỗ lực tối đa nào từ Bộ Quốc phòng. Bởi không thực sự có ảnh hưởng tiêu cực nào ở cấp quốc gia.”

“Đó không phải cách hiểu chính xác.”

“Được rồi, bức ảnh tệ là tệ cho ta. Đó là bằng chứng của một lỗi chiến lược. Nó thật khó chịu, thật đáng xấu hổ, nó sẽ bôi tro trát trấu vào mặt chúng ta. Nhưng chỉ có thế. Sẽ không phải là ngày tàn của thế giới. Chúng ta sẽ không sụp đổ.”

“Vậy là những kỳ vọng của al-Qaeda quá cao sao? Anh nói rằng chúng cũng lầm à? Chúng không hiểu người Mỹ như cách anh hiểu à?”

“Không, tôi đang nói rằng toàn bộ chuyện này hơi mất cân bằng. Hơi thiếu cân xứng. Al-Qaeda đã điều một đội hạng A còn chúng ta điều một đội hạng B. Vì vậy mong muốn của chúng đối với việc giành bức ảnh đó mạnh hơn một chút so với mong muốn của ta trong việc giữ lấy nó.”

Sansom chẳng nói gì.

“Và chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao Susan Mark không được lệnh chỉ sao chép nó? Nếu mục đích của chúng là làm mất mặt ta thì sao chép nó là ý tưởng hay hơn. Bởi nếu chuyện lộ ra và những người hoài nghi cho rằng nó bị làm giả, mà họ sẽ cho là thế thật, thì bản gốc vẫn còn nằm trong tệp, và ta sẽ không thể phủ nhận nó một cách bình thản được.”

“OK.”

“Nhưng Susan Mark đã không được lệnh sao chép nó. Thực tế là cô ấy được lệnh đánh cắp nó. Để lấy nó khỏi tay chúng ta. Mà không để lại dấu vết gì. Điều đó làm tăng đáng kể nguy cơ và khả năng bị phát hiện.”

“Nghĩa là thế nào?”

“Nghĩa là chúng muốn có nó, cũng như chúng muốn ta không có nó.”

“Tôi không hiểu.”

“Ông cần hồi tưởng lại. Ông cần suy luận chính xác như chiếc máy ảnh đó đã thấy. Bởi al-Qaeda không muốn công khai bức ảnh ấy. Chúng đánh cắp nó bởi chúng muốn dìm nó đi.”

“Tại sao chúng muốn thế?”

“Bởi dù nó có tệ cho ông đến thế nào đi nữa, trong ấy có gì đó còn tệ hại hơn cho Osama bin Laden.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 69


SANSOM VÀ SPRINGFIELD trở nên im lặng, tôi biết họ sẽ thế mà. Trí não họ đang quay ngược lại một phần tư thế kỷ trước, tới một căn lều có ánh sáng lờ mờ nằm trên nền thung lũng Korengal. Họ cứng người rồi lại thẳng ra, vô thức lặp lại những tư thế trang trọng. Một ở bên trái, một ở bên phải, tay chủ nhà ở giữa hai người. Các ống kính máy ảnh chĩa vào họ, lấy hình, thu gần lại, điều chỉnh, lấy nét. Nhấp nháy, nạp điện, rồi tiếng tách, trùm ánh sáng lên khung cảnh xung quanh.

Chính xác thì máy ảnh đã thấy gì?

Sansom nói, “Tôi không nhớ.”

“Có lẽ là chúng tôi,” Springfield nói. “Đơn giản thế. Có thể bây giờ những cuộc gặp với người Mỹ có vẻ giống như nghiệp chướng vậy.”

“Không,” tôi nói. “Đó là cách đánh bóng tên tuổi tốt. Nó khiến bin Laden có vẻ đầy quyền lực và đắc thắng, đồng thời khiến chúng ta trông như những thằng khờ. Nó phải là điều gì đó khác.”

“Trong đó là một vườn thú. Lung tung lộn xộn.”

“Nó phải là thứ gì đó không phù hợp đến mức nguy hiểm chết người. Các bé trai, bé gái, thú vật.”

Sansom nói, “Tôi không biết những thứ nào bị chúng coi là không phù hợp. Ở đó chúng có cả ngàn luật lệ. Thậm chí có thể là thứ gì đó hắn đang ăn khi ấy.”

“Hoặc hút.”

“Hoặc uống.”

“Ở đó không có rượu,” Springfield nói. “Tôi nhớ điều đó.”

“Phụ nữ?” tôi hỏi.

“Cũng không có phụ nữ.”

“Phải là gì đó. Ở đó có vị khách khác không?”

“Chỉ có người của bộ tộc.”

“Không có người nước ngoài à?”

“Chỉ chúng tôi thôi.”

“Phải là gì đó khiến hắn trông có vẻ nhún nhường, hay yếu đuối, hay lạc lối. Hắn khỏe mạnh không?”

“Có vẻ khỏe.”

“Vậy còn gì khác nữa?”

“Lầm đường lạc lối so với các luật lệ của chúng hay lầm đường lạc lối theo ý ta muốn nói?”

“Đại bản doanh al-Qaeda,” tôi nói. “Nơi đàn ông là con người còn đám dê hoảng sợ.”

“Tôi không nhớ. Đã lâu rồi. Chúng tôi mệt mỏi. Khi ấy chúng tôi vừa cuốc bộ một trăm dặm xuyên qua chiến tuyến.”

Sansom trở nên im lặng. Như tôi biết ông ta sẽ im lặng. Cuối cùng ông ta nói, “Chuyện này thực là khốn nạn.”

Tôi nói, “Tôi biết nó là thế.”

“Tôi sẽ phải đưa ra một quyết định lớn.”

“Tôi biết ông sẽ như thế.”

“Nếu bức ảnh đó gây tổn hại cho hắn nhiều hơn cho tôi, tôi sẽ phải công bố nó.”

“Không, nếu nó có gây tổn hại cho hắn, dù chỉ chút ít thôi, ông sẽ phải công bố nó. Và ông sẽ phải chấp nhận và đối mặt với hậu quả.”

“Nó đang ở đâu?”

Tôi không trả lời.

“Được rồi,” ông ta nói. “Tôi sẽ yểm trợ anh. Nhung tôi biết những gì anh biết. Và anh đã luận ra. Nghĩa là tôi có thể luận ra. Nhưng chậm hơn. Bởi vì nó chẳng phải khoa học cao siêu gì. Nghĩa là mẹ con nhà Hoth cũng có thể luận ra. Chúng sẽ chậm hơn chứ? Có thể không. Có thể ngay bây giờ chúng đang cầm nó lên.”

“Đúng,” tôi nói. “Có thể chúng đang cầm nó lên.”

“Và nếu chúng sắp dìm nó đi, có thể tôi nên cứ tự nhiên và để mặc chúng làm thế.”

“Nếu chúng sắp dìm nó đi, thế nghĩa là nó là một vũ khí quý giá có thể sử dụng chống lại chúng.”

Sansom không nói gì.

Tôi nói, “Nhớ trường dự bị sĩ quan không? Điều gì đó về tất cả mọi kẻ thù, dù trong hay ngoài nước chăng?”

“Chúng ta đã có những lời thề như nhau ở Quốc hội.”

“Vậy thì ông có nên để cho nhà Hoth dìm bức ảnh đi không?”

Sansom im lặng một lúc lâu.

Rồi ông ta lên tiếng.

“Đi đi,” ông ta bảo. “Đi tìm mẹ con nhà Hoth trước khi chúng lấy được bức ảnh.”

Tôi không đi. Ngay lúc ấy thì không. Không phải ngay lập tức. Tôi có những điều cần nghĩ, những kế hoạch cần vạch ra. Và những thiếu sót cần khắc phục. Tôi không được trang bị. Tôi đang đi đôi ủng làm vườn bằng cao su và mặc quần xanh. Tôi không có vũ khí. Chẳng có gì là hay ho cả. Tôi muốn đi vào giữa đêm, mặc đồ đen thích hợp. Với đôi giày phù hợp. Và vũ khí. Càng nhiều càng tốt.

Quần áo thì dễ.

Vũ khí thì không dễ lắm. Thành phố New York không phải nơi tốt nhất trên hành tinh này có thể dễ dàng mua một món vũ khí cá nhân. Có lẽ ở vùng ngoại vi có những nơi lén bán vũ khí cũ với giá đắt, nhưng ở vùng ngoại vi cũng có những nơi bán xe đã sử dụng, và các tài xế khó tính được khuyến cáo tránh thật xa những nơi đó.

Rắc rối.

Tôi nhìn Sansom nói, “Ông không thể chủ động giúp tôi, đúng không?”

Ông ta nói, “Đúng.”

Tôi nhìn Springfield mà bảo, “Giờ tôi sẽ đến một cửa hiệu bán quần áo. Tôi tính mua quần đen, áo phông đen và giày đen. Cùng một chiếc áo gió đen, có lẽ cỡ XXXL, loại lùng thùng ấy. Ông nghĩ sao?”

Springfield nói, “Chúng tôi chẳng quan tâm. Lúc ông trở lại thì chúng tôi sẽ đi khỏi rồi.”

Tôi đến cửa hiệu ở Broadway, nơi tôi đã mua chiếc sơ mi ka ki trước hôm diễn ra bữa trưa gây quỹ của Sansom. Nơi này làm ăn khá, có sẵn rất nhiều đồ. Tôi tìm thấy mọi thứ mình cần ngoài giày và vớ. Quần jean đen, áo phông trơn màu đen, một chiếc áo gió màu đen bằng cô tông kéo khóa may cho một gã to con hơn tôi nhiều. Tôi thử chiếc áo gió và đúng như mong muốn, nó vừa hai cánh tay và phần vai, phần trước phồng lên như áo bà bầu.

Hoàn hảo, nếu như Springfield đã hiểu mách nước của tôi.

Tôi mặc các thứ trong ô thay đồ, ném bỏ các thứ cũ và trả cho nhân viên bán hàng năm mươi chín đô la. Rồi tôi theo chỉ dẫn của cô ta, đi thêm ba dãy nhà tới cửa hàng giày. Tôi mua một đôi giày chắc khỏe màu đen buộc dây, một đôi tất đen. Mất gần một trăm đô. Đầu tôi vang lên giọng nói của mẹ tôi, từ lâu lắm rồi: Với cái giá như thế, nên dùng cho lâu. Đừng có giậm mạnh. Tôi bước khỏi cửa hiệu, giậm chân xuống vỉa hè vài lần cho chắc chân. Tôi dừng ở một cửa hàng bán thuốc mua chiếc quần đùi lót màu trắng. Tôi nghĩ rằng, do mọi thứ khác đều mới, tôi nên làm thế cho đồng bộ.

Rồi tôi bắt đầu trở lại khách sạn.

Được ba bước, điện thoại trong túi tôi bắt đầu rung.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 70


TÔI LÙI LẠI DỰA VÀO MỘT TÒA NHÀ trên góc phố 55 và rút điện thoại khỏi túi. Cuộc gọi hạn chế. Tôi mở nắp máy và đưa lên áp vào tai.

Lila Hoth nói, “Reacher phải không?”

Tôi nói, “Phải.”

“Tôi vẫn đang đứng ngoài đường. Tôi vẫn đang chờ xe tải cán tôi đây.”

“Nó đang tới đấy.”

“Nhưng khi nào nó tới?”

“Cô có thể toát mồ hôi một lúc. Tôi sẽ ở cạnh cô trong vài ngày nữa.”

“Tôi không thể đợi được.”

“Tôi biết cô đang ở đâu.”

“Tốt. Điều đó sẽ đơn giản hóa mọi việc.”

“Và tôi cũng biết cái USB đang ở đâu nữa.”

“Một lần nữa, tốt. Chúng tôi sẽ giữ cho ông sống đủ lâu để có thể nói cho chúng tôi. Và có thể thêm vài giờ, chỉ để vui thôi.”

“Cô là con bé giữa rừng già đấy, Lila. Lẽ ra cô nên ở nhà chăn dê mới phải. Cô sắp chết và bức ảnh ấy sẽ lan truyền khắp thế giới.”

“Chúng tôi có một cái đĩa DVD trắng,” cô ta nói. “Máy quay đã nạp điện, sẵn sàng chờ vai diễn của ông.”

“Cô nói nhiều quá, Lila.”

Cô ta không trả lời.

Tôi gập điện thoại và quay trở lại qua bóng tối đang sụp xuống để về khách sạn. Tôi lên thang máy, mở cửa phòng, ngồi xuống giường chờ đợi. Tôi đợi một lúc lâu. Gần bốn tiếng. Tôi nghĩ tôi đang đợi Springfield. Nhưng cuối cùng Theresa Lee mới là người xuất hiện.

Cô gõ cửa phòng tôi khi còn tám phút nữa là đúng nửa đêm. Tôi thực hiện động tác với xích cửa và tấm gương thêm lần nữa rồi cho cô vào. Nữ thám tử ăn mặc theo kiểu tôi đã gặp lần đầu tiên. Quần, áo sơ mi ngắn tay bằng lụa. Không đóng thùng. Màu xám sẫm, không phải xám vừa phải. Ít ánh bạc hơn. Nghiêm trang hơn.

Cô mang một chiếc túi thể dục màu đen. Túi nylon đựng đạn. Dựa vào kiểu nó trĩu xuống ở tay Lee, tôi đoán chiếc túi chứa những đồ nặng. Dựa vào kiểu những vật nặng dịch chuyển và va lanh canh vào nhau, tôi đoán chúng làm bằng kim loại. Lee bỏ túi xuống sàn gần nhà tắm rồi hỏi, “Ông ổn chứ?”

“Cô thì sao?”

Cô gật đầu. “Như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Tất cả chúng tôi đều trở lại công việc cũ.”

“Trong túi có gì thế?”

“Tôi không biết. Một người đàn ông tôi chưa bao giờ biết mặt chuyển nó tới đồn.”

“Springfield à?”

“Không, ông ta xưng tên là Browning. Ông ta đưa cho tôi chiếc túi và bảo rằng vì lợi ích ngăn ngừa tội phạm, tôi nên bảo đảm sao cho ông không bao giờ chạm tay vào nó.”

“Nhưng dù sao cô vẫn mang nó tới?”

“Cá nhân tôi bảo vệ nó. An toàn hơn là để nó bừa ra đó.”

“OK.”

“Ông sẽ phải khống chế tôi. Và tấn công sĩ quan cảnh sát là vi phạm pháp luật.”

“Đúng.”

Cô ngồi xuống giường. Cách tôi một mét. Có khi sát hơn.

Cô nói, “Chúng tôi đã đột kích vào ba tòa nhà cũ ở phố 58.”

“Springfield đã nói với các cô về chúng à?”

“Ông ta bảo ông ta tên là Browning. Lực lượng chống khủng bố của chúng tôi đã vào đó cách đây hai giờ. Mẹ con nhà Hoth không ở đó.”

“Tôi biết.”

“Chúng từng ở đó, nhưng giờ thì không còn nữa.”

“Tôi biết.”

“Làm thế nào ông biết?”

“Chúng đã bỏ Leonid và bạn của hắn. Vì vậy chúng đã di chuyển tới nơi nào đó mà Leonid và bạn của hắn không biết. Âm mưu chồng chất âm mưu.”

“Tại sao chúng lại tố giác Leonid và bạn hắn?”

“Để khích lệ tinh thần mười ba tên khác. Và để nạp năng lượng cho cỗ máy. Chúng ta đánh chúng một chút, cánh truyền thông Arập sẽ gọi đó là tra tấn, chúng sẽ có thêm chục tên mới gia nhập. Con số tăng là tám. Mà Leonid và bạn của hắn dù sao cũng chẳng phải mất mát lớn. Hai tên ấy vô dụng.”

“Liệu mười ba tên khác giỏi hơn không?”

“Định luật trung bình trả lời là có.”

“Mười ba là con số điên rồ.”

“Mười lăm, kể cả mẹ con nhà Hoth.”

“Ông không nên làm việc ấy.”

“Nhất là khi không có vũ khí.”

Theresa Lee liếc chiếc túi. Rồi cô nhìn lại tôi. “Ông có thể tìm ra chúng không?”

“Chúng làm gì để có tiền?”

“Chúng ta không thể lần ra chúng bằng cách đó. Chúng đã ngừng sử dụng thẻ tín dụng và ATM từ cách đây sáu ngày.”

“Đó là điều có thể hiểu.”

“Và làm chúng trở nên khó tìm.”

Tôi hỏi, “Jacob Mark ở Jersey an toàn chứ?”

“Ông nghĩ rằng ông ấy không nên dính vào à?”

“Không.”

“Còn tôi thì nên sao?”

“Cô đang dính vào rồi,” tôi nói. “Cô đã mang cho tôi chiếc túi.”

“Tôi đang bảo vệ nó.”

“Lực lượng chống khủng bố của các cô còn đang làm gì khác?”

“Lục soát,” Lee đáp. “Cùng với FBI và Bộ Quốc phòng. Bây giờ trên phố có sáu trăm người.”

“Họ tìm kiếm gì?”

“Bất kỳ địa điểm nào được mua hay thuê trong vòng ba tháng qua. Thành phố đang hợp tác. Cộng thêm việc họ đang điều tra bảng theo dõi khách của các khách sạn, các hợp đồng thuê căn hộ và hoạt động của các nhà kho, trong cả năm quận.”

“OK.”

“Thông tin người ta đang đồn đại là vụ này liên quan tới một tệp tin của Lầu Năm Góc chứa trong chiếc USB.”

“Gần đúng rồi đấy.”

“Ông biết nó nằm ở đâu chứ?”

“Khá gần.”

“Nó ở đâu?”

“Chẳng nơi nào giữa đại lộ Chín, đại lộ Park, phố 30 và phố 45.”

“Tôi cho là tôi đáng được cho biết.”

“Cô sẽ suy luận ra.”

“Ông thực sự biết chứ? Docherty cho là ông không biết. Anh ấy cho là ông đang cố gắng giở trò để thoát khỏi rắc rối.”

“Rõ ràng Docherty là một kẻ rất hoài nghi.”

“Hoài nghi hay đúng?”

“Tôi biết nó đang ở đâu.”

“Thế thì đi lấy đi. Hãy để mẹ con Hoth cho người khác.”

Tôi không trả lời câu này. Thay vào đó tôi nói, “Cô có dành nhiều thời gian cho phòng tập thể dục không?”

“Không nhiều lắm,” Lee đáp. “Sao thế?”

“Tôi đang băn khoăn không hiểu khống chế cô khó đến mức nào.”

“Không khó lắm,” cô đáp.

Tôi không nói gì.

Cô hỏi, “Ông dự định lên đường khi nào?”

“Hai tiếng nữa,” tôi đáp. “Và thêm hai giờ để tìm kiếm chúng, rồi tấn công vào lúc 4 giờ sáng. Thời điểm tôi ưa thích. Một điều chúng ta học được từ cánh Xô viết. Họ đã cho bác sĩ nghiên cứu về điều đó. Người ta ít tỉnh táo vào lúc 4 giờ sáng. Đó là sự thật của toàn nhân loại.”

“Ông bịa ra thôi.”

“Không phải đâu.”

“Ông sẽ không tìm ra chúng trong vòng hai giờ.”

“Tôi nghĩ là có.”

“Tệp đang bị mất liên quan tới Sansom, phải không?”

“Một phần.”

“Ông ta biết rằng ông có nó chứ?”

“Tôi không có nó. Nhưng tôi biết nó ở đâu.”

“Ông ta biết điều đó chứ?”

Tôi gật đầu.

Lee nói, “Vậy là ông đã mặc cả với ông ta. Cho tôi, Docherty và Jacob Mark khỏi rắc rối, rồi ông sẽ dẫn ông ta tới chỗ nó.”

“Trước tiên và quan trọng nhất, mặc cả là nhằm đưa bản thân tôi ra khỏi rắc rối.”

“Không có hiệu quả với ông. Ông vẫn đang nằm trong danh sách truy bắt của cơ quan điều tra liên bang.”

“Xét tới liên quan đến NYPD thì nó có hiệu quả với tôi.”

“Và nó hiệu quả cho tất cả những người còn lại trong chúng ta. Cảm ơn ông về điều đó.”

“Không có gì đâu.”

Lee hỏi, “Nhà Hoth đang tính cách thoát khỏi Mỹ bằng cách nào?”

“Tôi không nghĩ chúng đang tính thế. Tôi nghĩ lựa chọn đó đã biến mất cách đây vài ngày. Tôi nghĩ chúng đã trông chờ mọi việc diễn ra thuận lợi, nhưng hóa ra không thế. Giờ thì chúng phải hoàn thành công việc, làm hoặc chết.”

“Như một nhiệm vụ cảm tử à?”

“Đó là việc chúng giỏi làm.”

“Là việc khiến tình hình với ông tồi tệ hơn.”

“Nếu chúng thích tự sát, tôi rất vui lòng giúp đỡ.”

Lee nhúc nhích trên giường, đuôi áo lụa mắc phía dưới người cô và căng ra phía trên hình thù một khẩu súng ở hông. Tôi đoán là một khẩu Glock 17, trong bao súng mỏng.

Tôi hỏi Lee, “Ai biết cô đang ở đây?”

“Docherty,” cô đáp.

“Anh ta nghĩ khi nào cô sẽ về?”

“Ngày mai,” Lee đáp.

Tôi chẳng nói gì.

Lee hỏi, “Bây giờ ông muốn làm gì?”

“Muốn trả lời thành thực hả?”

“Làm ơn đi.”

“Tôi muốn cởi khuy áo của cô.”

“Ông nói điều đó với nhiều sĩ quan cảnh sát hả?”

“Trước đây thường thế. Sĩ quan cảnh sát là tất cả những người tôi biết.”

“Hiểm nguy khiến ông nổi hứng sao?”

“Phụ nữ khiến tôi nổi hứng.”

“Tất cả phụ nữ à?”

“Không,” tôi nói. “Không phải tất cả phụ nữ.”

Lee im lặng một lúc khá lâu rồi nói, “Không phải ý hay.”

Tôi nói, “OK.”

“Ông coi đó là câu trả lời không đấy hả?”

“Tôi không phải coi thế hay sao?”

Lee im lặng một lúc khá lâu nữa rồi nói, “Tôi đã đổi ý.”

“Về chuyện gì?”

“Về chuyện đó không phải ý hay.”

“Tuyệt vời.”

“Nhưng tôi đã từng tham gia đội phòng chống tội phạm đạo đức trong một năm. Đặt bẫy bắt tại trận. Chúng tôi cần bằng chứng rằng gã nọ có mong đợi khá cao về cái hắn nghĩ mình sẽ được. Thế nên trước tiên chúng tôi buộc hắn cởi áo ra. Như là bằng chứng về ý định.”

“Tôi có thể làm việc ấy,” tôi nói.

“Tôi nghĩ ông nên làm.”

“Cô sẽ bắt tôi chứ?”

“Không.”

Tôi cởi chiếc áo phông mới khỏi đầu. Ném về một bên phòng. Nó rơi xuống bàn. Lee mất một lúc chằm chằm nhìn vết sẹo của tôi, đúng như Susan Mark đã nhìn khi trên tàu. Những đường chỉ nổi khủng khiếp từ vết thương do vụ đánh bom xe vào doanh trại ở Beirut. Tôi để cho cô nhìn một phút rồi nói, “Đến lượt cô. Với chiếc sơ mi.”

Cô nói, “Tôi là kiểu phụ nữ truyền thống.”

“Thế nghĩa là sao?”

“Ông sẽ phải hôn tôi trước.”

“Tôi có thể làm việc ấy,” tôi nói. Và tôi làm. Từ từ, nhẹ nhàng, ban đầu hơi ngập ngừng, theo kiểu thăm dò, và theo kiểu cho tôi thời gian thưởng thức cái miệng mới, vị mới, hàm răng mới, cái lưỡi mới. Tất cả đều tuyệt. Rồi chúng tôi đi qua giai đoạn khởi động và thực hiện việc ấy mạnh mẽ hơn. Một phút sau chúng tôi hoàn toàn mất kiểm soát.

Sau đó Lee tắm rửa, rồi đến tôi. Cô mặc quần áo, rồi tới tôi. Cô hôn tôi thêm một lần, và bảo tôi hãy gọi nếu cần cô, chúc tôi may mắn rồi bước ra khỏi cửa. Cô để lại chiếc túi đen trên sàn gần phòng tắm.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 71


TÔI NHẤC CHIẾC TÚI LÊN GIƯỜNG. KHOẢNG GẦN BỐN KÝ, tôi đoán vậy. Nó chạm xuống lớp ga dày làm phát ra âm thanh kim loại thật dễ chịu. Tôi kéo khóa, tách hai mép túi cho rộng ra như cái miệng rồi nhìn vào bên trong.

Thứ đầu tiên tôi trông thấy là một bìa kẹp hồ sơ.

Nó có kích thước bằng loại đựng hồ sơ luật, có màu ka ki, làm bằng giấy dày hoặc bìa mỏng, tùy theo quan điểm người nhìn. Trong đó có hai mươi mốt trang in. Thông tin nhập cảnh, của hai mươi mốt người riêng biệt. Hai phụ nữ, mười chín nam giới. Công dân Turkmenistan. Chúng đã từ Tajikistan nhập cảnh vào Mỹ cách đây ba tháng. Các hành trình có liên quan tới nhau. Có những tấm ảnh kỹ thuật số và vân tay kỹ thuật số, gửi từ các bàn làm thủ tục nhập cảnh ở sân bay JFK. Các bức ảnh hơi bị méo mó một chút do hiệu ứng mắt cá. Chúng đều là ảnh màu. Tôi dễ dàng nhận ra Lila và Svetlana. Cùng Leonid và tay bạn hắn. Tôi không biết mười bảy gã kia. Bốn trong số đó có dấu đã xuất cảnh. Chúng là bốn tên đã rời khỏi Mỹ. Tôi ném những trang thông tin của bốn tên này vào thùng rác và rải lên giường các trang về mười ba tên tôi chưa biết để xem rõ hơn.

Cả mười ba gương mặt đều trông buồn chán mệt mỏi. Các chuyến bay ở nước chúng ra đi, móc nối, một chuyến bay dài băng ngang đại dương, lệch múi giờ, khoảng thời gian chờ đợi dài ở khu làm thủ tục xuất nhập cảnh của sân bay JFK. Mắt sưng sỉa ngó máy ảnh, mặt giữ thẳng, hai mắt ngước lên phía ống kính. Điều đó cho tôi biết rằng cả mười ba tên đều tương đối thấp. Tôi xác minh điều này bằng trang thông tin về Leonid. Ánh mắt của hắn cũng chán chường mệt mỏi hệt như những tên khác, song ở tầm ngang. Hắn là tên cao nhất trong đám đó. Tôi xem trang của Svetlana. Bà ta là người lùn nhất. Những kẻ khác đều cao lưng chừng giữa hai người này, là những gã đàn ông Trung Đông nhỏ, dẻo dai, từ xương cốt đến cơ bắp và gân đều quắt queo do khí hậu, chế độ ăn uống và văn hóa của nơi đó. Tôi nhìn chúng thật kỹ, từ tên một đến tên mười ba, nhìn tới nhìn lui, cho tới khi đầu tôi ghi nhớ rõ những hình ảnh của chúng.

Rồi tôi trở lại với chiếc túi.

Ít nhất là tôi hy vọng có một khẩu súng tốt. Nhiều nhất là tôi hy vọng có một khẩu tiểu liên. Mục đích của tôi khi nói với Springfield về chiếc áo khoác lùng thùng là cho anh ta hiểu rằng tôi sẽ có chỗ mang thứ gì đó dưới lớp áo, treo cao bên trên ngực tôi bằng một cái đai rút ngắn, và được che kín bởi lớp sợi vải thừa được kéo khóa phía ngoài. Tôi đã hy vọng anh ta sẽ hiểu được ý ấy.

Springfield đã hiểu. Anh ta đã nhận được thông điệp. Anh ta đã hiểu hết một cách tinh tế.

Tốt hơn mức tối thiểu.

Thậm chí tốt hơn khả năng tốt nhất.

Anh ta đã mang cho tôi một khẩu tiểu liên giảm thanh. Một khẩu Heckler & Koch MP5SD. Phiên bản giảm thanh của dòng MP5 cơ bản. Không thân không báng. Chỉ có một tay nắm, một vòng cò, một chỗ chứa băng đạn cong gồm ba mươi viên, rồi tới nòng dài mười lăm phân bị làm cho bẹt hẳn ra bởi một lớp vỏ giảm thanh hai lớp. Đạn cỡ chín ly, nhanh, chính xác, yên lặng. Một món vũ khí tốt. Nó có quai đeo bằng nylon đen. Quai đeo đã được thắt vào và cắt cho tới mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo sử dụng tiện lợi. Cứ như Springfield đang nói: Tôi hiểu rồi, ông bạn.

Tôi đặt khẩu súng lên giường.

Anh ta cũng đã cung cấp đạn. Chúng nằm ngay trong túi. Một hộp đạn cong duy nhất. Ba mươi viên. Ngắn, to, vỏ đạn đồng sáng loáng lấp lánh dưới ánh đèn, các đầu đạn chì được đánh gần như sáng rực. Đạn Parabellum cỡ chín ly. Theo câu phương châm bằng tiếng La tinh Si vis pacem para bellum. Nếu anh ước có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh. Một câu nói khôn ngoan. Nhưng ba mươi viên đạn không phải nhiều. Không phải để chống lại mười lăm người. Nhưng thành phố New York không dễ dàng. Không dễ với tôi, không dễ với Springfield.

Tôi xếp hộp đạn bên cạnh khẩu súng.

Kiểu tra chiếc túi thêm một lần, đề phòng còn đạn nữa.

Không có.

Nhưng có một món kiểu như thưởng thêm vào.

Một con dao.

Một con dao kiểu Benchmade 3300. Loại cán bấm màu đen. Cơ chế tự mở. Bị cấm sử dụng ở tất cả năm mươi bang, trừ phi ta là người của cơ quan thực thi pháp luật hoặc quân nhân tại ngũ, mà tôi lại không phải thế. Tôi dùng ngón tay bấm nút, lưỡi dao bật ra nhanh và mạnh. Một con dao găm hai lưỡi có đầu nhọn. Dài mười phân. Tôi chẳng phải kẻ cuồng dao. Tôi không thích riêng loại món vũ khí nào. Tôi không thực sự thích loại nào. Nhưng nếu bảo tôi dựa vào một thứ để chiến đấu, tôi sẽ chọn một món gần với những thứ Springfield đã cung cấp. Loại có cơ chế tự động, lưỡi hai mặt, mũi nhọn. Cho người thuận bất kỳ tay nào, tốt cho việc đâm, tốt cho việc rạch dù ở tư thế móc vào hay vung ra.

Tôi gập dao lại để trên giường, cạnh khẩu H & K.

Có hai món đồ cuối cùng trong túi. Một găng tay bằng da, màu đen, có kích thước và dáng hợp với bàn tay trái to lớn của một người đàn ông. Một cuộn băng keo đen. Tôi đặt cả lên giường, thẳng hàng với khẩu súng, băng đạn và con dao.

Ba mươi phút sau tôi đã ăn mặc chỉnh tề, trang bị đầy đủ và đi về phía Nam trên chuyến tàu tuyến R.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 72


TÀU TUYẾN R DÙNG TOA CŨ HƠN với vài ghế đơn ở hai đầu trước sau quay mặt vào nhau. Nhưng tôi lại ngồi ở băng ghế dài bên thành toa, hoàn toàn một mình. Lúc này là hai giờ sáng. Có ba hành khách khác. Tôi tì hai khuỷu tay lên đầu gối, chăm chăm nhìn vào hình ảnh của chính mình trên tấm kính đối diện.

Tôi đang điểm các gạch đầu dòng.

Ăn mặc không thích hợp: duyệt. Chiếc áo gió được kéo khóa lên tới tận cằm tôi, trông quá nóng và quá to so với tôi. Dưới lớp áo, quai của khẩu MP5 quấn quanh cổ tôi và khẩu súng vắt chéo người tôi, tay cầm phía trên, nòng chúc xuống, không lộ chút nào.

Đi như robot: không áp dụng được ngay với một nghi phạm ngồi trên phương tiện giao thông công cộng.

Các điểm từ ba tới sáu: sự khó chịu, đổ mồ hôi, tật giật cơ, hành vi lo lắng. Tôi đang đổ mồ hôi, rõ là thế, có lẽ ra mồ hôi còn nhiều hơn so với nhiệt độ và chiếc áo khoác gây ra. Tôi cũng đang cảm thấy khó chịu, có lẽ nhiều hơn một chút so với thông thường. Nhưng tôi nhìn kỹ mình trong tấm kính mà không thấy biểu hiện giật cơ nào. Hai mắt tôi vẫn giữ yên còn gương mặt bình thản. Tôi cũng không thấy hành vi lo lắng.

Nhưng hành vi là biểu hiện bên ngoài. Tôi hơi lo lắng bên trong. Điều này chắc quá rồi.

Điểm thứ bảy: hơi thở. Tôi không thở gấp. Nhưng tôi sẵn sàng chấp nhận rằng tôi đang thở mạnh hơn một chút và ổn định hơn so với thông thường. Hầu hết thời gian tôi không hề ý thức về hơi thở chút nào. Cứ là thở, tự động thôi. Một phản xạ vô điều kiện, nằm sâu trong não bộ. Nhưng bây giờ tôi có thể cảm nhận được nhịp điệu hít qua mũi và thở ra đằng miệng không ngừng. Vào, ra, vào, ra. Như cái máy. Như một người đang sử dụng thiết bị, ở dưới nước. Tôi không thể làm chậm nhịp lại. Tôi không cảm nhận được nhiều ôxy trong không khí. Nó đi vào và đi ra như khí trơ. Như khí hiếm argon hay xenon. Nó chẳng tốt cho tôi chút nào.

Điểm thứ tám: nhìn chằm chằm về phía trước. Duyệt, song tôi tự bào chữa cho mình bởi tôi dùng nó để đánh giá tất cả những điểm khác. Hoặc bởi nó là biểu tượng của sự chú ý thuần túy. Hoặc sự tập trung. Thông thường tôi nhìn quanh chứ không chằm chằm.

Điểm thứ chín: lầm rầm cầu nguyện. Không có. Tôi vẫn ngồi yên và im lặng. Miệng tôi khép, không mấp máy chút nào. Thực ra miệng tôi ngậm chặt đến mức răng phía trong đau còn cơ ở góc hàm lồi lên như quả bóng đánh gôn.

Điểm thứ mười: một cái túi to. Không có.

Điểm thứ mười một: hai tay để trong túi. Không thấy.

Điểm thứ mười hai: râu mới cạo. Không xảy ra. Vài ngày rồi tôi chưa cạo râu.

Vậy là sáu trên mười hai. Tôi có thể là kẻ đánh bom tự sát hoặc có thể là không.

Và tôi có thể là kẻ tự sát hoặc có thể là không. Tôi đăm đăm nhìn vào hình ảnh của mình trên tấm kính mà hồi tưởng lại những hình ảnh đầu tiên tôi thấy về Susan Mark: một phụ nữ đang hướng đến đoạn cuối của cuộc đời, cũng chắc chắn và quyết tâm như con tàu đang hướng đến cuối tuyến.

Tôi nhấc hai khuỷu tay khỏi đầu gối và ngồi thẳng lại. Tôi nhìn những hành khách cùng toa. Hai đàn ông, một phụ nữ. Bất kỳ ai trong họ cũng chẳng có gì đặc biệt. Con tàu lao về hướng Nam, cùng tất cả những âm thanh nó có. Luồng không khí rần rật, tiếng va đập của các khớp nối bù dưới bánh xe sắt, tiếng cọ giữa bộ gom dòng với đường ray, tiếng rên xiết của động cơ, tiếng rít lên khi các toa xe tròng trành từng toa từng toa một nối đuôi nhau qua các khúc cua dài. Tôi nhìn lại hình ảnh của mình trên ô cửa sổ tối đối diện và mỉm cười.

Tôi chống lại chúng.

Không phải lần đầu tiên.

Và cũng không phải lần cuối cùng.

Tôi xuống tàu ở phố 34 và ở trong ga. Chỉ ngồi trong cái nóng trên băng ghế gỗ mà dượt lại tất cả mọi giả thiết một lần nữa. Tôi nhớ lại bài học lịch sử của Lila Hoth về thời Đế chế Anh: khi tính toán một cuộc tấn công, điều trước tiên ta phải dự kiến là cuộc thoái lui không thể tránh. Liệu đám chỉ huy của cô ta ở quê nhà có làm theo lời khuyên thông thái ấy? Tôi cá là không. Vì hai lý do. Thứ nhất, sự cuồng tín. Các tổ chức hoạt động vì ý thức hệ không thể cân nhắc lý lẽ. Bắt đầu tư duy hợp lý là mọi thứ tan vỡ ngay. Và các tổ chức hoạt động vì ý thức hệ thích đẩy các chiến binh chân đất của chúng vào những chiến dịch không có đường ra. Để thúc đẩy sự kiên cường. Chính vì thế mà các đai thuốc nổ được khâu lại với nhau ở phía sau, chứ không phải dùng khóa kéo hay cúc bấm.

Và thứ hai, một kế hoạch thoái lui mang theo mầm mống của sự tự hủy diệt. Không thể tránh khỏi. Nơi ẩn náu thứ ba, thứ tư hay thứ năm được mua hay thuê cách đây ba tháng sẽ xuất hiện trong hồ sơ theo dõi của thành phố. Những lần đặt chỗ khách sạn chỉ để đề phòng cũng sẽ xuất hiện trong ấy. Những lượt đặt chỗ trong cùng một ngày cũng thế. Sáu trăm nhân viên điều tra liên bang đang càn quét đường phố. Tôi cho là họ sẽ chẳng tìm được gì, bởi những tay vạch kế hoạch sống ở vùng đồi núi xa xôi kia đã dự đoán trước động thái của họ. Chúng sẽ biết rằng ngay khi mùi bị phát hiện ra thì mọi dấu vết đều sẽ bị đào xới tới cùng. Chúng biết rằng về lý thuyết điểm đến an toàn duy nhất là điểm đến không nằm trong kế hoạch.

Thế nên mẹ con nhà Hoth giờ này đang lang thang ngoài đường. Cùng với toàn bộ đội của chúng. Hai nữ, mười ba nam. Chúng đã bỏ nơi ẩn náu trên phố 58 và đang chiến đấu, đang ứng phó với tình hình, đang bò dưới tầm ra đa.

Đó chính xác là nơi tôi đã sống. Chúng đang trong thế giới của tôi.

Một mất một còn.

Tôi từ dưới mặt đất đi lên quảng trường Herald, là nơi đại lộ Sáu, Broadway và phố 34 gặp nhau.

Ban ngày nơi đây lộn xộn như vườn thú. Cửa hiệu bách hóa Macy ở đây. Ban đêm nơi này không vắng vẻ, nhưng yên tĩnh. Tôi theo đại lộ Sáu đi về phía Nam rồi theo phố 33 về phía Tây và bước dọc những đường lát gạch cũ đã bạc màu nơi tôi đã trả tiền để có được một đêm duy nhất trong tuần không bị quấy rối. Khẩu MP5 nặng, cứng tì vào ngực tôi. Nhà Hoth chỉ có hai lựa chọn, ngủ ngoài phố hoặc trả tiền mua chuộc một nhân viên khuân vác hành lý trực đêm. Manhattan có vài trăm khách sạn, song có thể dễ dàng phân loại chúng thành nhiều nhóm. Hầu hết là khách sạn hạng trung trở lên, những nơi này đông nhân viên và cái trò ma kia không thể phát huy được. Hầu hết các khách sạn rẻ tiền có quy mô nhỏ. Mà đám nhà Hoth có tới mười lăm người cần nghỉ. Ít nhất năm phòng. Để tìm năm phòng trống mà không gây chú ý, phải tìm một nơi lớn. Có nhân viên bốc hành lý biến chất trực đêm một mình. Tôi biết khá rõ về New York. Tôi có thể thấu hiểu thành phố, đặc biệt từ các góc độ mà hầu hết người bình thường không xét tới. Và tôi có thể biết số các khách sạn cũ rộng lớn ở Manhattan có nhân viên bốc hành lý biến chất làm đêm một mình chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Một khách sạn nằm mãi tận phía Tây trên phố 23. Xa điểm hành động, là lợi thế nhưng cũng là một bất lợi. Nhìn chung là bất lợi nhiều hơn.

Lựa chọn thứ hai, tôi cho là thế.

Tôi đang đứng ngay cạnh lựa chọn khác duy nhất.

Đồng hồ trong đầu tôi đã nhảy sang hơn hai rưỡi sáng. Tôi đứng trong góc khuất, đợi. Tôi không muốn sớm hay muộn. Tôi muốn xác định thời điểm chính xác. Tôi có thể thấy bên trái lẫn phải xe cộ chạy về mạn trên theo đại lộ Sáu và về mạn dưới theo đại lộ Bảy. Taxi, xe tải, một số là xe dân sự, một số là xe cảnh sát, một số là xe sedan tối màu. Bản thân con phố ngang thì lại yên tĩnh.

Đến 3 giờ kém 15 tôi đẩy lưng khỏi bức tường, quành qua góc phố và tới cửa khách sạn.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 73


CŨNG TAY BỐC HÀNH LÝ ẤY ĐANG TRỰC. Một mình. Anh ta đang ngồi ườn trên ghế sau quầy mà lờ đờ nhìn vào khoảng không. Nơi sảnh có mấy tấm gương cũ mờ đục. Chiếc áo khoác của tôi phồng lên phía trước. Tôi thấy như mình có thể nhìn rõ hình thù tay nắm khẩu MP5, đường cong của băng đạn và đầu nòng. Nhưng tôi biết mình đang nhìn gì. Tôi cho là tay bốc hành lý thì không.

Tôi bước tới chỗ anh ta mà hỏi, “Nhớ tôi chứ?”

Anh ta không trả lời có. Chẳng bảo là không. Chỉ làm điệu bộ nhún vai có thể hiểu kiểu gì cũng được, mà tôi cho là lời mời đàm phán để ngỏ.

“Tôi không cần phòng,” tôi nói.

“Thế ông cần gì?”

Tôi lấy ra khỏi túi năm tờ hai mươi đô. Một trăm đô. Gần như toàn bộ số tiền tôi còn lại. Tôi phẩy phẩy mấy tờ giấy bạc để anh ta có thể thấy cả năm con số gồm hai chữ số rồi đặt lên quầy.

Tôi nói, “Tôi cần biết các số phòng anh đã cho người ta vào trú lúc khoảng nửa đêm.”

“Người nào?”

“Hai phụ nữ, mười ba đàn ông.”

“Lúc khoảng nửa đêm chẳng có ai đến.”

“Một trong hai người phụ nữ là một con nhỏ ngon lành. Trẻ. Mắt xanh sáng. Không dễ quên.”

“Chẳng ai đến hết.”

“Anh chắc chắn chứ?”

“Chẳng ai đến hết.”

Tôi đẩy năm tờ giấy bạc về phía anh ta. “Anh hoàn toàn chắc chứ?”

Anh ta đẩy trả mấy tờ giấy bạc ngay lại.

Tay bốc hành lý nói, “Tôi thích lấy tiền của ông, tin tôi đi. Nhưng tối nay không có ai tới cả.”

Tôi không đi tàu điện ngầm. Thay vào đó tôi đi bộ. Một rủi ro có tính toán. Đi bộ thì tôi đâm ra dễ lộ mặt hơn trước đám nhân viên điều tra liên bang vô tình có mặt quanh đó, nhưng tôi muốn chiếc điện thoại di động của mình hoạt động. Tôi đã kết luận rằng điện thoại di động không hoạt động trên tàu điện ngầm. Tôi chưa từng thấy ai dùng di động dưới đó bao giờ. Chắc không phải do lịch sự duyên dáng. Chắc do không có tín hiệu. Thế nên tôi cuốc bộ. Tôi theo phố 32 để đến Broadway, rồi theo Broadway đi về phía Nam, qua các đại lý bán hành lý, các cửa hàng bán đồ nữ trang rẻ tiền, cửa hàng bán sỉ nước hoa rởm, tất cả đã đóng kín và kéo cửa sập khi đêm xuống. Ở khu này tất cả đều tối tăm lộn xộn. Một khu dân cư nhỏ. Chả khác nào tôi đang có mặt ở Lagos hoặc Sài Gòn.

Tôi dừng lại một chút ở góc phố 28 cho một chiếc taxi lướt qua.

Điện thoại trong túi tôi bắt đầu rung.

Tôi lùi lại phố 28, ngồi xuống một mái hiên khuất bóng và mở nắp điện thoại.

Lila Hoth nói, “Thế nào?”

Tôi nói, “Tôi không tìm được cô.”

“Tôi biết chứ.”

“Thế nên tôi sẽ thỏa thuận.”

“Ông sẽ thỏa thuận hả?”

“Cô có bao nhiêu tiền mặt?”

“Ông muốn bao nhiêu?”

“Toàn bộ.”

“Ông có chiếc USB chứ?”

“Tôi có thể nói cho cô biết chính xác nó đang ở đâu.”

“Nhưng thực tế là ông không giữ nó à?”

“Không.”

“Vậy thứ ông đã cho chúng tôi xem khi ở khách sạn là gì?”

“Là đồ nhử.”

“Năm mươi ngàn đô.”

“Một trăm ngàn.”

“Tôi không có một trăm ngàn.”

Tôi nói, “Các cô không thể lên xe buýt, lên tàu hay máy bay. Các cô không thể ra đi. Các cô rơi vào bẫy rồi, Lila. Cô sẽ chết ở đây. Cô chẳng muốn chết mà vẫn thành công hay sao? Cô chẳng muốn mình có thể gửi cái thư điện tử mã hóa đó về nhà sao? Nhiệm vụ hoàn thành, cô không muốn à?”

“Bảy mươi lăm ngàn.”

“Một trăm ngàn.”

“Được rồi, nhưng đêm nay chỉ một nửa.”

“Tôi không tin cô.”

“Ông sẽ phải tin.”

Tôi nói, “Bảy mươi lăm ngàn, toàn bộ trong đêm nay.”

“Sáu mươi.”

“Đồng ý.”

“Ông đang ở đâu?”

“Mạn trên thành phố,” tôi nói dối. “Nhưng tôi đang di chuyển. Tôi sẽ gặp cô ở quảng trường Union trong bốn mươi phút nữa.”

“Đó là chỗ nào?”

“Broadway, giữa phố 14 và phố 17.”

“An toàn không vậy?”

“Đủ an toàn.”

“Tôi sẽ ở đó,” cô ta nói.

“Chỉ cô thôi đấy,” tôi nói. “Một mình.”

Lila bỏ máy.

Tôi đi qua hai dãy nhà tới góc phía Bắc của công viên quảng trường Madison và ngồi xuống một ghế băng, cách chừng một mét là một phụ nữ vô gia cư có chiếc xe đẩy mua hàng chất đồ cao ngất ngưởng như xe tải chở đất. Tôi lần túi lấy tấm danh thiếp NYPD của Theresa Lee. Tôi đọc nó dưới ánh đèn đường lờ mờ. Tôi bấm số di động của cô. Sau năm hồi chuông, Lee bắt máy.

“Reacher đây,” tôi nói. “Em đã bảo anh là hãy gọi nếu anh cần em.”

“Em có thể làm được gì cho anh?”

“Anh vẫn không bị rắc rối với NYPD chứ?”

“Tuyệt đối không.”

“Vậy thì hãy thông báo cho lực lượng chống khủng bố của bọn em rằng trong bốn mươi phút nữa anh sẽ có mặt ở quảng trường Union, anh sẽ bị ít nhất là hai và có lẽ tối đa là sáu tên trong đội của Lila tiếp cận. Nói với người của em rằng bắt chúng là quyền của họ. Nhưng hãy bảo họ để cho anh yên.”

“Mô tả cụ thể?”

“Em đã nhìn vào cái túi, phải không? Trước khi em chuyển ấy?”

“Tất nhiên rồi.”

“Thế thì em đã thấy ảnh của chúng.”

“Chỗ nào ở quảng trường?”

“Anh sẽ chọn góc Tây Bắc.”

“Vậy là anh đã tìm thấy cô ta à?”

“Ngay nơi đầu tiên anh tìm. Cô ta ở trong một khách sạn. Cô ta đã trả tiền cho tay bốc hành lý làm đêm. Và làm anh ta sợ chết khiếp. Anh ta phủ nhận mọi điều và đã dùng điện thoại ở quầy lễ tân gọi lên phòng cô ta ngay sau khi anh ra khỏi sảnh.”

“Làm thế nào anh biết?”

“Bởi chưa tới một phút sau đó cô ta gọi cho anh. Anh cũng thích sự trùng hợp như bất kỳ ai khác, nhưng canh thời gian như thế thì giỏi đến mức không thể có thật được.”

“Tại sao anh lại gặp người trong đội của cô ta?”

“Anh đã thỏa thuận với cô ta. Anh bảo cô ta tới một mình. Nhưng cô ta sẽ lừa anh, thay vào đó sẽ điều đến vài gã của cô ta. Nếu người của em tóm chúng thì sẽ có ích cho anh. Anh không muốn bắn toàn bộ bọn chúng.”

“Có lương tâm kia à?”

“Không, anh chỉ có ba mươi viên đạn. Như thế không thực sự đủ. Anh muốn phân chia đạn.”

Sau chín dãy nhà, tôi đi vào quảng trường Union. Tôi vòng quanh hết một lượt và đi theo cả hai đường chéo. Chẳng thấy gì khiến tôi lo ngại. Chỉ vài hình thù đang ngủ trên ghế băng. Một trong những khách sạn giá không đô la của thành phố New York. Tôi ngồi xuống gần tượng Gandhi đợi lũ chuột mò ra.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 74


ĐÃ HẾT HAI MƯƠI PHÚT trong bốn mươi phút đợi, tôi trông thấy đội chống khủng bố của NYPD bắt đầu tập hợp. Hành động tốt. Họ đến bằng những chiếc sedan tồi tàn và những chiếc xe tải nhỏ tịch thu được đầy vết móp và xây xát. Tôi thấy một chiếc taxi hết ca đậu bên ngoài một quán cà phê trên phố 16. Tôi thấy hai người đàn ông từ băng ghế sau bước ra và băng ngang phố. Đếm được tất thảy mười sáu người, và tôi sẵn sàng chấp nhận rằng mình đếm thiếu bốn hoặc năm người. Giá không biết trước, chắc tôi đã ngờ rằng có một buổi học võ thuật muộn kéo dài ở trung tâm thể dục vừa kết thúc. Tất cả những người này đều trẻ, gọn gàng, cơ bắp, di chuyển như vận động viên được đào tạo bài bản. Tất cả đều cầm túi xách tập thể dục. Tất cả đều ăn mặc không phù hợp. Họ mang áo khoác khởi động dành cho vận động viên của đội Yankee hoặc áo gió sẫm màu giống tôi, hoặc áo parka bông mỏng cứ như đã là tháng 11 vậy. Tôi đoán là để che áo giáp chống đạn Kevlar, có lẽ là che cả phù hiệu gắn vào dây đeo quanh cổ.

Chẳng ai trong số họ nhìn thẳng vào tôi song tôi có thể nói rằng họ đã phát hiện và nhận dạng được tôi. Họ hình thành nhóm hai ba người hoặc một người, tất cả đều bao quanh tôi, rồi lùi lại trong bóng tối và biến mất. Họ cứ thế tan vào khung cảnh xung quanh. Một số ngồi trên ghế băng, một số nằm ở các ô cửa gần đấy, một số di chuyển tới những nơi tôi không trông thấy.

Hành động tốt.

Hết ba mươi trong số bốn mươi phút đợi, tôi cảm thấy rất lạc quan.

Năm phút sau, tôi không như thế.

Bởi các nhân viên điều tra liên bang xuất hiện.

Thêm hai chiếc xe hơi dừng lại, ngay ở phía tây quảng trường Union. Những chiếc Crown Vic được đánh dầu sáng bóng. Tám người đàn ông bước ra. Tôi cảm nhận được rằng các tay bên NYPD xôn xao. Cảm nhận được họ chăm chăm nhìn qua bóng tối, cảm nhận được họ đang liếc nhau, cảm nhận được họ đang hỏi: Làm sao mà mấy thằng ấy lại đến đây chứ?

Tôi có quan hệ tốt với cánh NYPD. Với FBI và Bộ Quốc phòng thì không được thế.

Tôi liếc Gandhi. Ông ta chẳng nói với tôi điều gì.

Tôi lại rút điện thoại ra bấm phím xanh cho hiện số của Theresa Lee. Số máy của cô là số gần nhất tôi gọi. Tôi bấm phím xanh lần nữa để gọi. Lee bắt máy ngay.

Tôi nói, “Cánh nhân viên điều tra liên bang đang ở đây. Làm sao lại xảy ra như thế?”

“Khốn nạn,” cô nói. “Hoặc là bọn họ đang theo dõi sĩ quan điều hành của bọn em hoặc một trong mấy gã của bọn em đang tìm công việc ngon hơn.”

“Đêm nay ai được ưu tiên?”

“Họ. Luôn thế. Anh nên chuồn khỏi đó thôi.”

Tôi gập điện thoại đút trở lại túi. Tám gã từ hai chiếc Crown Vic bước vào bóng tối. Quảng trường trở nên yên tĩnh. Ở tấm biển sáng đèn bên tay trái tôi có một chữ đèn bị lỗi. Nó bật tắt ngẫu nhiên theo những khoảng thời gian ngẫu nhiên. Tôi nghe tiếng lũ chuột ở lớp bổi phía sau.

Tôi đợi.

Hai phút. Ba phút.

Rồi khi đã hết ba mươi chín trong số bốn mươi phút, tôi cảm thấy phía xa bên phải tôi có cử động của con người. Tiếng giẫm chân, không khí xáo động, những khoảng trống trong bóng tối. Tôi quan sát và trông thấy những bóng người đang di chuyển qua những bóng khuất và ánh sáng lờ mờ.

Bảy người.

Đó là tin tốt. Bây giờ càng nhiều thì sau càng ít.

Và thật đáng hãnh diện làm sao. Lila đang mạo hiểm với hơn nửa lực lượng của mình, bởi cô ta nghĩ tôi là tay khó hạ.

Cả bảy gã đàn ông đều nhỏ con, gọn gàng, đầy cảnh giác. Tất cả đều ăn mặc giống tôi, những bộ quần áo sẫm màu đủ lùng thùng để che vũ khí. Nhưng chúng sẽ không bắn tôi. Yêu cầu của Lila là phải được biết tin, nó chẳng khác nào áo giáp chống đạn cho tôi. Chúng trông thấy tôi và dừng lại cách ba mươi mét.

Tôi ngồi yên.

Về lý thuyết, đây phải là phần dễ dàng. Chúng tiếp cận tôi, người của NYPD tiến vào, tôi bỏ đi làm công việc của mình.

Nhưng lại không dễ dàng khi đám nhân viên điều tra liên bang có mặt tại hiện trường. Trong trường hợp tốt nhất, họ muốn tóm toàn bộ lũ chúng tôi. Tệ nhất thì họ muốn tóm tôi hơn tóm những kẻ khác. Tôi biết chiếc USB đang ở đâu. Người của Lila thì không.

Tôi ngồi yên.

Cách ba mươi mét, bảy gã đàn ông tách ra. Hai tên đứng yên, chốt ở nửa giữa mé phải tôi. Hai tên tản sang trái và đi vòng, hướng sang sườn bên kia tôi. Ba tên bước tiếp để bọc phía sau tôi.

Tôi đứng dậy. Hai tên bên phải tôi bắt đầu tiến vào. Hai tên bên trái mới thực hiện được nửa công việc áp sườn tôi. Ba tên sau lưng đã khuất tầm mắt. Tôi đoán mấy tay của NYPD đã sẵn sàng. Tôi cho là cánh điều tra liên bang cũng đang di chuyển.

Một tình huống dao động.

Tôi chạy.

Thẳng về phía trước, về phía mái ga tàu điện ngầm cách tôi sáu mét. Xuống cầu thang. Tôi nghe thấy tiếng bước chân dồn dập đuổi theo. Những tiếng vọng ồn ã. Một đám đông lớn. Có lẽ gần tới bốn chục người, tất cả bung ra trong một cuộc săn đuổi điên rồ.

Tôi tiến vào một hành lang lát gạch và trở lại ga dưới mặt đất. Lần này không có nhạc công vĩ cầm, chỉ có mùi không khí hôi hám, rác rến và một ông già đẩy cây chổi có đầu chổi chà rộng một mét đã xơ hết cả. Tôi chạy vụt qua ông ta, ngừng lại kin kít trên đôi giày mới, đổi hướng mà quay về phía ga cho tàu tuyến R chạy lên mạn trên thành phố. Tôi nhảy qua cổng xoay soát vé, lên sân ga, chạy cho đến tận cuối ga.

Rồi dừng lại.

Và xoay người.

Phía sau lưng, ba nhóm riêng rẽ chạy theo tôi, nhóm này sau nhóm kia. Đầu tiên là nhóm bảy tên của Lila Hoth. Chúng chạy rất nhanh về phía tôi. Chúng đã thấy rằng tôi chẳng có nơi nào để tiến. Chúng dừng lại. Tôi thấy vẻ mãn nguyện của đám sói trên khuôn mặt chúng. Rồi tôi thấy cái kết luận không thể tránh của chúng: thế này thì tốt đến mức không thể là thật được. Một số ý nghĩ chúng ta có thể hiểu rõ dù bằng bất kỳ thứ tiếng nào. Đột nhiên chúng quay lại và trông thấy đội chống khủng bố của NYPD rầm rập chạy ngay sau lưng.

Và ngay sau phía người của NYPD là bốn trong số tám nhân viên điều tra liên bang.

Chẳng có ai khác trên sân ga. Chẳng có thường dân nào. Trên sân ga đối diện cho tàu về mạn dưới thành phố là một tay cô độc trên ghế băng. Trẻ. Có lẽ đang xỉn. Có thể còn tệ hơn. Anh ta đang chằm chằm nhìn sang vụ náo loạn bất ngờ. Bây giờ là 4 giờ kém 20 sáng. Người đàn ông trông bối rối. Như thể anh ta không hiểu được gì mấy từ những gì mình đang chứng kiến.

Trông như một cuộc chiến giữa các băng đảng. Nhưng điều anh ta đang thực sự thấy là sự khống chế nhanh chóng và hiệu quả của đám người NYPD. Chẳng ai trong họ ngừng chạy. Tất thảy họ đều dồn tới quát tháo, với vũ khí và phù hiệu trưng rõ, và họ khai thác thể hình to lớn cùng lợi thế ba-chọi-một để tức thì áp đảo bảy gã kia. Không phản kháng. Không phản kháng chút nào. Họ dúi cả bảy gã xuống đất, đẩy chúng chúi lên phía trước và bập còng vào cổ tay chúng lôi đi. Không ngừng lại. Chẳng có sự trì hoãn nào. Không có lời cảnh báo Miranda, chỉ có tốc độ và sự tàn nhẫn ở mức tối đa. Chiến thuật hoàn hảo. Chỉ vài giây sau họ đã biến mất. Những tiếng vọng vang lên rồi tắt hẳn. Ga trở nên yên tĩnh. Gã đàn ông phía đối diện vẫn chằm chằm nhìn nhưng đột nhiên anh ta nhận ra rằng anh ta chẳng trông thấy gì ngoài một sân ga yên lặng, một đầu có tôi đứng trơ một mình, và bốn nhân viên điều tra liên bang cách tôi mươi mét. Chẳng có gì nằm giữa chúng tôi. Chẳng gì cả. Chỉ có ánh đèn sáng chói và không gian trống hoác.

Trong cả một phút không có gì xảy ra. Rồi phía bên kia những đường ray, tôi trông thấy bốn nhân viên điều tra liên bang khác xuất hiện trên sân ga cho tàu chạy về mạn dưới thành phố. Họ chiếm lĩnh vị trí đối diện trực tiếp với tôi và đứng yên. Tất cả đều mỉm cười, như thể họ vừa đi một nước thông minh trong ván cờ. Mà đúng thế. Vận dụng ngón băng ngang đường ray chẳng có ích gì. Bốn nhân viên điều tra bên phía tôi chắn giữa tôi và lối ra. Sau lưng tôi là một bức tường trắng trơn và miệng của đường hầm.

Chiếu tướng.

Tôi đứng yên. Hít vào bầu không khí hôi hám dưới mặt đất và lắng nghe tiếng rầm rì của quạt thông gió cùng tiếng ùng ục của những con tàu xa xa ở nơi khác trong hệ thống.

Tay nhân viên đứng gần tôi nhất rút ra một khẩu súng ẩn sau áo khoác.

Anh ta tiến một bước về phía tôi.

Anh ta nói, “Giơ tay lên.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 75


LỊCH HOẠT ĐỘNG VỀ ĐÊM. Các chuyến tàu cách nhau hai mươi phút. Chắc chúng tôi đã ở dưới này bốn phút. Vì vậy theo tính toán thông thường thì khoảng thời gian trống tối đa trước khi có chuyến tàu tiếp theo là mười sáu phút. Tối thiểu thì không có thời gian trống nào.

Nhưng điều tối thiểu đó không xảy ra. Đường hầm vẫn tối và yên tĩnh.

“Giơ tay lên,” tay nhân viên điều tra cầm đầu hô lần nữa. Anh ta là người da trắng, chừng bốn mươi tuổi. Chắc chắn từng qua quân đội. Bộ Quốc phòng, không phải FBI. Kiểu tương tự như ba tay tôi đã gặp. Nhưng có lẽ già hơn một chút. Có thể khôn ngoan hơn chút. Có thể giỏi hơn một chút. Có thể đây là đội hạng A, không phải đội hạng B.

“Tôi bắn đấy,” tay cầm đầu gọi to. Nhưng anh ta sẽ không bắn. Chỉ đe dọa suông thôi. Họ muốn có chiếc thẻ nhớ. Tôi biết nó ở đâu. Họ thì không.

Khoảng thời gian trống trung bình trước khi có chuyến tàu tiếp theo là tám phút. Khả năng là nhiều hoặc ít hơn mức đó. Tay cầm khẩu súng tiến thêm một bước. Ba đồng sự của anh ta theo sau. Phía bên kia đường ray, bốn người còn lại đứng yên. Cậu thanh niên trên ghế băng đang quan sát, vẻ lơ đãng.

Đường hầm vẫn tối và yên lặng.

Tay nhân viên điều tra cầm đầu nói, “Tất cả những rắc rối này có thể qua đi trong một phút nữa. Chỉ cần cho chúng tôi biết nó đang ở đâu.”

Tôi nói, “Cái gì ở đâu?”

“Ông biết là gì rồi.”

“Rắc rối nào?”

“Chúng tôi đang mất dần kiên nhẫn đấy. Và ông đang bỏ qua một yếu tố quan trọng.”

“Là gì?”

“Cho dù ông có năng khiếu tư duy nào đi nữa, chẳng có gì bảo đảm đấy là năng khiếu độc nhất vô nhị cả. Thực ra có lẽ nó tương đối bình thường là khác. Nghĩa là nếu ông luận ra, chúng tôi cũng có thể luận ra. Nghĩa là sự tồn tại tiếp tục của ông trở nên thừa đối với nhu cầu của chúng tôi.”

“Vậy thì làm đi,” tôi nói. “Suy luận ra đi.”

Anh ta nâng súng lên cao hơn, thẳng hơn. Đó là khẩu Glock 17. Có lẽ khi nạp đủ đạn nó nặng hơn bốn trăm gam. Cho đến nay đây là loại súng ngắn nhẹ nhất trên thị trường. Một phần làm bằng nhựa. Tay này có hai cánh tay mập, ngắn. Có lẽ anh ta có thể mãi mãi đứng ở tư thế đó được.

“Cơ hội cuối cùng đấy,” anh ta nói.

Phía bên kia đường ray, tay thanh niên đứng lên khỏi ghế bỏ đi. Những sải chân dài không đều, không hoàn toàn theo một đường thẳng. Anh ta sẵn sàng phí một lượt quẹt thẻ mất hai đô để đổi lấy một cuộc đời tĩnh lặng. Anh ta đến lối ra và biến mất khỏi tầm nhìn.

Không có nhân chứng nào.

Khoảng thời gian trống trung bình trước khi có chuyến tàu tiếp theo, có lẽ là sáu phút.

Tôi nói, “Tôi không biết các ông là ai.”

Tay cầm đầu nói: “Nhân viên điều tra liên bang.”

“Chứng minh đi.”

Anh ta vẫn giữ cho khẩu súng nhắm vào giữa ngực tôi nhưng gật đầu làm hiệu với tay đứng sau mình, người này bước ra, tiến lên vành đai trắng giữa hai chúng tôi. Người này dừng ở đó, thò một tay vào túi trong áo khoác lấy ra một ví da đựng phù hiệu. Anh ta nâng lên ngang tầm mắt trước tôi và thả cho nó mở ra. Trong đó có hai loại giấy tờ riêng. Tôi chẳng thể đọc nổi loại nào trong số đó. Quá xa, và cả hai lại đều nằm sau những ô nhựa đã trầy xước.

Tôi tiến lên.

Anh ta tiến lên.

Tôi lên cách anh ta hơn một mét và thấy một loại chứng minh thư tiêu chuẩn của Tình báo Quân sự ở ô trên của chiếc ví. Nó trông có vẻ là đồ thật, còn hạn sử dụng. Ở ô dưới là lệnh hay giấy ủy nhiệm tuyên bố rằng người giữ nó được phép nhận mọi hỗ trợ do anh ta đang làm việc trực tiếp cho Tổng thống Mỹ.

“Rất hay,” tôi nói. “Thú làm việc kiếm ăn.”

Tôi lùi lại.

Anh ta lùi lại.

Tay nhân viên điều tra cầm đầu nói, “Không khác gì việc ông làm hồi còn tại ngũ.”

“Hồi còn thời tiền sử,” tôi nói.

“Gì thế, vấn đề liên quan tới cái tôi à?”

Khoảng thời gian trống trung bình trước khi có chuyến tàu tiếp theo, năm phút.

“Đó là điều thực tế,” tôi nói. “Nếu ông muốn thực hiện việc gì đó cho chỉn chu, hãy tự làm.”

Tay cầm đầu hạ cánh tay xuống dưới phương ngang. Giờ thì anh ta đang nhằm vào hai đầu gối tôi.

“Tôi sẽ bắn,” anh ta nói. “Ông không sử dụng đôi chân của mình để tư duy, nói hay ghi nhớ.”

Chẳng có nhân chứng nào.

Khi tất cả những cách thức khác đã thất bại, hãy bắt đầu nói chuyện.

Tôi hỏi, “Tại sao các ông muốn có nó?”

“Muốn cái gì?”

“Ông biết là gì rồi.”

“An ninh quốc gia.”

“Tấn công hay phòng thủ?”

“Tất nhiên là phòng thủ rồi. Nó sẽ hủy hoại uy tín của chúng ta. Nó sẽ kéo ta lùi lại nhiều năm.”

“Ông nghĩ thế hả?”

“Chúng tôi biết là thế.”

Tôi nói, “Hãy tiếp tục làm việc bằng các năng khiếu tư duy đó.”

Anh ta nhắm súng cho chuẩn hơn. Vào cẳng chân trái tôi.

Anh ta nói, “Tôi sẽ đếm tới ba.”

Tôi nói, “Chúc may mắn. Nếu giữa chừng các ông nghĩ không ra thì bảo tôi.”

Anh ta nói, “Một.”

Rồi: những thanh ray kêu lịch xịch ở đường ray bên cạnh tôi. Những âm thanh kim loại du dương chạy đến rất lâu trước cả con tàu lúc này còn đang trong đường hầm. Những âm thanh đó bị đuổi theo suốt cả quãng đường bởi luồng không khí nóng dồn lại và tiếng rít sâu hơn. Một đoạn cong ở tường đường hầm sáng lên vì ánh đèn pha. Chẳng gì xảy ra suốt một giây dài. Rồi con tàu sầm sập hiện ra, chạy rất nhanh, nghiêng đi vì độ cong của đoạn cua. Nó lúc lắc rồi thẳng lại, lấy lại tốc độ và rồi những má phanh ngoạm xuống, rên rỉ và rít lên, con tàu chậm dần lại và ghé dừng ngay cạnh chúng tôi, cùng với tất cả khối thép không gỉ sáng ngời và ánh sáng nóng, tiếng xuỳn xuỵt, ken két và rền rĩ.

Một chuyến tàu tuyến R chạy về mạn trên thành phố.

Có lẽ mười lăm toa, mỗi toa lác đác vài hành khách.

Các nhân chứng.

Tôi liếc trở lại tay cầm đầu toán nhân viên điều tra. Khẩu Glock của anh ta đã được nhét lại vào dưới áo khoác.

Chúng tôi đang ở mũi phía Bắc của sân ga. Tàu tuyến R dùng toa kiểu cũ. Mỗi toa có bốn cửa. Toa đầu tiên dừng lại ngay bên cạnh chúng tôi. Tôi ít nhiều đứng thẳng hàng với dãy cửa đầu tiên. Đám người của Bộ Quốc phòng gần với hàng cửa thứ ba và thứ tư hơn.

Những hàng cửa mở ra dọc theo toàn bộ chiều dài con tàu.

Ở phía cuối đoàn tàu, hai người bước ra. Họ bước đi và biến mất.

Những hàng cửa vẫn mở.

Tôi quay người xoay mặt về phía đoàn tàu.

Đám người của Bộ Quốc phòng xoay mặt về phía đoàn tàu.

Tôi bước về phía trước.

Họ bước về phía trước.

Tôi dừng lại.

Họ dừng lại.

Các lựa chọn: Tôi có thể lên tàu qua cửa thứ nhất, họ sẽ lên qua cửa thứ ba và thứ tư. Vào cùng một toa. Chúng tôi có thể cùng nhau đi tàu hết cả đêm. Hoặc tôi có thể để con tàu chạy đi mà không có tôi và trải qua tối thiểu thêm hai mươi phút nữa kẹt cứng với họ trên sân ga như lúc trước.

Những cánh cửa vẫn mở.

Tôi bước về phía trước.

Họ bước về phía trước.

Tôi bước vào trong toa.

Họ bước vào trong toa.

Tôi ngừng lại một chút rồi lại lùi khỏi toa. Trở lại sân ga.

Họ lùi ra.

Tất cả chúng tôi cùng đứng yên.

Những cánh cửa đóng lại trước mặt tôi. Như tấm rèm cuối cùng. Những miếng đệm cao su chống xóc chạm vào nhau.

Tôi cảm nhận được luồng điện trong không khí. Vôn và ampe. Nhu cầu rất lớn. Các động cơ quay tít và rên rỉ. Năm trăm tấn thép bắt đầu dịch chuyển.

Tàu tuyến R dùng toa kiểu cũ. Chúng có những ván đỡ chân và các rãnh thoát nước mưa. Tôi nhoài người về trước móc các ngón tay vào rãnh thoát nước mưa và dúi các ngón chân phải vào ván đỡ. Rồi tới bên trái. Tôi ép cả người vào khối kim loại và kính. Tôi ôm chặt lấy phần cong phía ngoài toa tàu như con sao biển. Khẩu MP5 dúi vào ngực tôi. Tôi bám chặt, bằng các ngón chân và ngón tay. Con tàu chuyển động. Gió tạt vào tôi. Rìa cứng của đường hầm lao thẳng vào tôi. Tôi nín thở, dang hai bàn tay và hai bàn chân ra rộng hơn và chúi đầu, áp má vào lớp kính. Con tàu hút chặt lấy tôi từ phía bên và lao vào đường hầm khi khoảng cách giữa tôi và tường hầm chỉ có khoảng mười lăm phân. Tôi liếc về phía sau qua khuỷu tay và thấy tay nhân viên điều tra cầm đầu đang đứng sững trên sân ga, một tay vò tóc, tay kia nâng khẩu Glock lên rồi lại hạ xuống.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 76


ĐÚNG LÀ MỘT CHUYẾN ĐI TÀU KINH HOÀNG. Tốc độ kinh hoàng, bóng đen gầm rít, tiếng ồn liên tiếp, những vật cản không nhìn ra nổi cứ lao thẳng vào tôi, sự dữ dội lên đỉnh điểm. Cả con tàu chao đảo, bật lên hạ xuống, rung, lắc bên dưới tôi. Mọi khớp nối đều đe dọa kéo tuột tôi ra. Tôi bám cả tám ngón tay vào đường thoát nước nông, đẩy mạnh đầu hai ngón tay cái lên trên và các ngón chân xuống dưới, giữ chặt một cách tuyệt vọng. Gió quất vào quần áo tôi. Những ô cửa lắc lư và rung dữ dội. Đầu tôi va nảy vào chúng như búa khoan.

Tôi đã đi tàu hết chín khối nhà trong tình trạng như thế. Rồi chúng tôi tới phố 23, tàu phanh gấp. Tôi chúi về phía trước, ngược với lực nắm chặt của tay trái và lực giữ của chân phải. Tôi bám thật chặt và với tình trạng lệch sang một bên ấy, tôi được con tàu đưa thẳng vào ánh sáng chói lóa của ga với tốc độ ba mươi dặm một giờ. Sân ga lướt qua rất nhanh. Tôi bám chặt vào toa đầu như đỉa bám. Nó dừng ngay ở đầu phía Bắc ga. Tôi cong người, những cánh cửa tách ra phía dưới. Tôi bước vào bên trong và ngồi thụp xuống ghế ở gần nhất.

Chín khối nhà. Có lẽ một phút. Đủ để chữa cho tôi khỏi bệnh lướt tàu điện ngầm đến hết đời.

Trong toa tôi có ba hành khách khác. Chẳng ai trong họ thậm chí để mắt tới tôi. Những cánh cửa khép chặt lại. Tàu tiếp tục hành trình.

Tôi xuống tàu ở quảng trường Herald. Nơi phố 34 gặp Broadway và đại lộ Sáu. 4 giờ kém 10 sáng, vẫn đúng kế hoạch. Tính từ phía Bắc điểm tôi lên tàu ở quảng trường Union, tôi đã đi được hai mươi dãy nhà và khoảng bốn phút. Quá xa và quá nhanh đối với sự chống chọi có tổ chức của Bộ Quốc phòng. Tôi đi từ dưới đất lên và cuốc bộ từ Đông sang Tây dọc theo phía sườn hoành tráng của cửa hiệu Macy. Rồi tôi đi hết đại lộ Bảy theo hướng Nam tới cửa khách sạn Lila Hoth đã chọn.

Tay nhân viên bốc hành lý ban đêm đang ngồi sau quầy. Tôi không kéo khóa áo khoác cho anh ta xem. Tôi nghĩ việc ấy không cần thiết. Tôi chỉ bước tới chỗ anh ta, khom người tới vả vào tai anh ta. Tay này rơi khỏi chiếc ghế cao. Tôi nhảy qua quầy, túm lấy cổ gã dựng thẳng dậy.

Tôi nói, “Cho tôi biết số các phòng.”

Anh ta làm theo yêu cầu. Năm phòng riêng rẽ, không sát nhau, tất cả đều trên tầng tám. Anh ta cho tôi biết phòng có hai người phụ nữ. Các gã đàn ông chia nhau ở bốn phòng còn lại. Ban đầu có mười ba gã, có tám giường. Năm gã không gặp may.

Hoặc năm gã làm nhiệm vụ canh gác.

Tôi lấy cuộn băng keo đen khỏi túi và dùng chừng tám mét để buộc chân tay của gã bốc hành lý. Chỉ là món đồ giá một đô rưỡi ở cửa hàng bán đồ gia dụng song cũng là một trong các dụng cụ theo chuẩn của Lực lượng Đặc biệt, giá trị tương đương thiết bị liên lạc vệ tinh, hệ thống định vị hay súng trường giá cả ngàn đô. Tôi dính phần cuối cùng dài mười lăm phân qua miệng gã đàn ông. Tôi lấy thẻ từ mở khóa của anh ta. Chỉ giật phăng nó khỏi phần dây xoăn. Rồi tôi giấu anh ta khuất tầm mắt trên sàn phía sau quầy và hướng về phía thang máy. Vào trong, bấm chọn tầng cao nhất có trong ô số, số mười một. Hai cánh cửa khép lại và xe thang đưa tôi đi lên trên.

Lúc ấy thì tôi kéo khóa áo xuống.

Tôi chỉnh cho khẩu súng có góc đeo phù hợp với người mình rồi lấy găng tay da từ túi kia ra đeo vào tay trái. Khẩu MP5SD không có tay cầm phía trước. Khác với dòng K to và ngắn có tay nắm bè bên dưới đầu nòng. Với dòng SD, ta đặt tay phải trên tay nắm và tay trái đỡ giá đặt nòng. Nòng súng phía trong có ba mươi lỗ khoan. Thuốc súng trong đạn không cháy cũng chẳng nổ. Nó vừa cháy vừa nổ. Nó bùng cháy. Nó tạo ra một bong bóng khí cực nóng. Một phần khí thoát ra qua ba mươi lỗ, làm giảm bớt tiếng ồn và khiến viên đạn bay chậm lại ở mức gần bằng tốc độ âm thanh. Giảm thanh cho một khẩu súng chẳng có ý nghĩa gì nếu viên đạn bắn ra với tốc độ siêu thanh. Đạn bay chậm là đạn không tiếng động. Cũng như súng trường bắn tỉa VAL. Khí thoát ra đi qua ba mươi lỗ, lan ra và xoáy tròn ở khoang giảm thanh phía trong. Rồi nó đi sang khoang thứ hai, lan thêm ra và xoáy tròn chút nữa. Lan ra làm khí mát đi. Nguyên tắc vật lý cơ bản. Nhưng không đáng kể. Có lẽ nó giảm từ mức siêu nóng xuống cực nóng. Và phần giá đỡ nòng phía ngoài bằng kim loại. Thế nên mới dùng găng tay. Không ai dùng khẩu MP5SD mà không có găng tay. Springfield là kiểu người biết nghĩ về mọi điều.

Cạnh bên trái khẩu súng là công tắc kết hợp khóa an toàn và lẫy chọn chế độ bắn. Tôi nhớ là dòng SD đời cũ có lẫy ba nấc. S, E và F. S là an toàn. E là bắn phát một, F là bắn tự động. Có lẽ là viết tắt theo chữ tiếng Đức. E là ein, đại loại thế, dù Heckler & Koch đã thuộc sở hữu của một công ty Anh từ lâu rồi. Tôi cho là họ đã quyết định rằng theo truyền thống vẫn hay. Nhưng Springfield đã mang cho tôi một khẩu đời mới. Dòng SD4. Nó có lẫy chọn bốn chế độ. Không có chữ viết tắt. Chỉ có hình vẽ minh họa. Để tiện cho người nước ngoài hoặc người sử dụng súng không biết chữ. Một vạch trắng là an toàn, hình một viên đạn nhỏ màu trắng là bắn phát một, hình ba viên là bắn loạt ba phát một, hình cả một chuỗi đạn dài là tự động bắn liên tục.

Tôi chọn bắn ba phát một. Kiểu tôi thích. Kéo cò một lần, xoay ba viên cỡ chín ly trong vòng một phần tư giây. Điều không thể tránh được là mũi súng chếch lên theo một góc, được giảm thiểu nhờ sự kiểm soát cẩn thận và sức nặng của thiết bị giảm thanh, dẫn đến chuỗi ba vết thương chết người khá gọn theo một đường thẳng đứng dài chừng gần bốn phân.

Tốt cho tôi.

Ba mươi viên. Mười loạt. Tám mục tiêu. Mỗi mục tiêu một loạt, cộng thêm hai loạt dành cho trường hợp khẩn cấp.

Cửa thang máy mở ra ở tầng mười một, trong đầu tôi nghe thấy tiếng Lila Hoth nói về những chiến dịch từ rất lâu ở Korengal: ta phải dành viên đạn cuối cùng cho bản thân, bởi ta không muốn bị bắt sống, nhất là bởi tay những phụ nữ bộ tộc.

Tôi rời thang máy bước vào hành lang yên tĩnh.

Nguyên tắc chiến thuật tiêu chuẩn đối với bất kỳ cuộc tấn công nào: tấn công từ vị trí cao. Tầng tám ở dưới tôi ba tầng. Có hai lối xuống: cầu thang bộ hoặc thang máy. Tôi thích dùng cầu thang bộ hơn, đặc biệt khi sử dụng vũ khí giảm thanh. Chiến thuật phòng thủ khôn ngoan là bố trí một người ở cầu thang. Cảnh báo sớm cho bọn chúng. Xử lý đơn giản đối với tôi. Hắn có thể bị xử lý một cách yên lặng và dễ dàng.

Cầu thang có một cánh cửa xập xệ bên cạnh ô thang máy. Tôi khẽ mở cửa và bắt đầu tiến xuống. Các bậc cầu thang bằng bê tông đầy bụi. Mỗi tầng được đánh dấu bằng một con số lớn sơn bằng tay màu xanh. Tôi tiến êm ru xuống tới tầng chín. Sau đó là cực kỳ im lặng. Tôi ngừng lại ngó qua tay vịn bằng kim loại.

Không có người gác ngoài cầu thang.

Chiếu nghỉ đầu cầu thang tầng tám chẳng có ai. Quả là đáng thất vọng. Nó khiến công việc phía bên kia cánh cửa khó khăn hơn hai mươi lăm phần trăm. Năm gã ngoài hành lang chứ không phải bốn gã. Và cách phân bố phòng chứng tỏ rằng một số gã ở bên trái tôi, một số bên phải. Đội hình ba và hai, hoặc hai và ba. Một giây dài quay về hướng không thích hợp, rồi một cú ngoắt cực kỳ quan trọng.

Không dễ.

Nhưng đã là 4 giờ sáng. Ở mức tỉnh táo thấp nhất. Một sự thật chung cho cả nhân loại. Liên Xô đã nghiên cứu điều đó, qua các bác sĩ.

Tôi dừng ở phần cửa sát cầu thang và hít một hơi sâu. Rồi một hơi nữa. Tôi đặt bàn tay đeo găng lên tay nắm của súng. Tôi bỏ ngón tay khỏi vòng cò khẩu MP5.

Tôi kéo cửa.

Tôi giữ cánh cửa ở điểm tạo góc bốn mươi lăm độ với bàn chân tôi. Nhúc nhắc nòng khẩu MP5 trong bàn tay đeo găng. Quan sát và lắng nghe. Không có âm thanh nào. Không trông thấy gì. Tôi bước vào hành lang. Ngoắt về một phía. Rồi ngoắt về phía còn lại.

Không có ai ở đó.

Không có canh gác, không có gã cảnh giới nào, không gì cả. Chỉ có một dải thảm bện bẩn thỉu, ánh sáng vàng lờ mờ và hai hàng cửa đóng chặt. Chẳng nghe thấy gì ngoài tiếng rầm rì, rung rinh của thành phố và tiếng còi hụ xa xa.

Tôi khép lại cánh cửa cạnh cầu thang phía sau lưng.

Tôi xem số phòng và bước nhanh tới phòng của Lila Hoth. Áp tai vào khe cửa nghe thật kỹ.

Tôi chẳng nghe thấy gì.

Tôi đợi. Tới cả năm phút. Mười phút. Không có tiếng động nào. Chẳng ai có thể đứng yên và im lặng lâu hơn tôi.

Tôi nhét thẻ mở cửa của gã bốc hành lý vào khe. Một ánh sáng đỏ nhỏ xíu. Rồi xanh. Rồi tiếng tạch. Tôi ấn mạnh tay nắm cửa xuống và có mặt trong phòng sau một phần tích tắc.

Căn phòng trống không.

Phòng tắm trống không.

Có những dấu hiệu cho thấy mới có người ở. Cuộn giấy vệ sinh đã lỏng ra và có vết xé rách. Bồn rửa ướt. Một khăn tắm đã được sử dụng. Giường có vết nhăn. Những chiếc ghế đã xê dịch.

Tôi kiểm tra bốn phòng còn lại. Tất cả đều trống không. Tất cả đều bị bỏ trống. Không bỏ lại gì. Không có bằng chứng nào cho thấy sẽ có sự trở lại ngay lập tức.

Lila Hoth, tiến trước một bước.

Jack Reacher, sau một bước.

Tôi bỏ găng tay, kéo khóa áo lên lần nữa và đi xuống sảnh. Tôi kéo gã bốc hành lý ban đêm cho ngồi dậy dựa lưng vào quầy, giật miếng băng keo khỏi miệng gã.

Gã nói, “Đừng có đánh tôi lần nữa.”

Tôi bảo, “Tại sao không?”

“Không phải lỗi của tôi,” gã nói. “Tôi đã nói sự thật. Ông hỏi tôi đã cho họ vào những phòng nào. Thì quá khứ.”

“Chúng đi lúc nào?”

“Khoảng mười phút sau lần đầu tiên ông tới.”

“Anh gọi cho chúng hả?”

“Tôi phải làm thế mà, ông anh.”

“Bọn chúng đã đi đâu?”

“Tôi không biết.”

“Bọn chúng đã trả gì cho anh?”

“Một ngàn đô,” gã nói.

“Không tệ.”

“Cho một phòng.”

“Điên rồ,” tôi nói. Đúng thế thật. Với số tiền ấy chúng đã có thể trở lại khách sạn Four Seasons. Trừ phi chúng không thể làm thế. Đó là vấn đề.

Tôi dừng lại trong góc tối trên vỉa hè đại lộ Bảy. Bọn chúng đã đi đâu? Nhưng trước tiên, bọn chúng đi bằng cách nào? Không bằng xe hơi. Trên đường tới đây, chúng có mười lăm người. Nếu như vậy chúng sẽ phải cần ít nhất ba chiếc xe. Mà các khách sạn cũ hoen ố chỉ có một nhân viên bốc hành lý đêm làm việc một mình, không có dịch vụ đậu và lấy xe cho khách.

Taxi? Có thể, trên đường tới đây, từ mạn giữa thành phố tới lúc đêm hôm khuya khoắt. Và lại đi ra, lúc 3 giờ sáng trên đại lộ Bảy? Tám người, đòi hỏi đồng thời ít nhất hai xe taxi không khách.

Không có khả năng.

Tàu điện ngầm? Có thể. Có thể lắm. Có ba tuyến trong phạm vi một dãy nhà. Lịch hoạt động ban đêm, chờ tối đa hai mươi phút trên sân ga, nhưng rồi tẩu thoát về mạn trên hoặc mạn dưới thành phố. Nhưng đi đâu? Chẳng phải là nơi cần đi bộ một cuốc dài khi xuống tàu đầu kia tuyến. Một nhóm tám người vội vã bước trên hè phố rất dễ bị chú ý. Có sáu trăm nhân viên điều tra trên phố. Khách sạn khác duy nhất mà tôi nhắm chúng có thể đến nằm mãi ở tận phía Tây tuyến tàu điện ngầm chạy qua đại lộ Tám. Đi bộ mười lăm phút, có khi hơn. Nguy cơ bị lộ quá lớn.

Vậy, là tàu điện ngầm, nhưng tới đâu?

Thành phố New York. Ba trăm hai mươi dặm vuông. Hai trăm lẻ năm ngàn héc ta. Tám triệu địa chỉ khác nhau. Tôi đứng tại chỗ mà phân loại các khả năng như một cái máy.

Tôi đầu hàng.

Rồi tôi mỉm cười.

Cô nói nhiều quá, Lila.

Một lần nữa đầu tôi nghe thấy giọng nói của cô ta. Ở phòng trà khách sạn Four Seasons. Cô ta nói về những chiến binh Afghanistan thời xưa. Than phiền về họ, từ quan điểm vờ vịt của mình. Trên thực tế khi ấy cô ta đang huênh hoang về người của chính cô ta, và những cuộc giao tranh qua lại không có hiệu quả của Hồng quân. Cô ta đã nói: Du kích Hồi giáo thật thông minh. Họ có thói quen rút về những vị trí mà trước đó chúng tôi đã gạch bỏ, coi như các vị trí đã bị bỏ.

Tôi trở lại quảng trường Herald. Về tàu tuyến R. Tôi có thể xuống tàu ở góc giao giữa đại lộ Năm và phố 59. Từ đó đến những căn nhà cũ ở phố 58 chỉ phải đi bộ một quãng ngắn.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 77


NHỮNG CĂN NHÀ CŨ TRÊN PHỐ 58 đều tối đen và yên ắng. 4 giờ 30 sáng, ở một khu dân cư rất ít hoạt động trước 10 giờ. Tôi quan sát từ cự ly năm mươi mét. Từ một ô cửa bị che khuất trên vỉa hè phía bên kia đại lộ Madison. Ngang cánh cửa duy nhất có nút bấm chuông có chăng sợi băng bảo vệ hiện trường của cảnh sát. Nhà bên trái trong tổng số ba căn. Căn mà tầng trệt có nhà hàng đã bỏ không.

Không đèn đóm ở cửa sổ.

Không có dấu hiệu nào là có người.

Băng bảo vệ hiện trường trông vẫn còn nguyên. Và điều không thể thiếu là nó được dán niêm phong chính thức của NYPD. Một tờ giấy hình chữ nhật dán bằng hồ ngang khe giữa cánh và khung cửa, cao ngang tầm lỗ khóa. Có lẽ nó vẫn nằm đó, không bị xé rách.

Nghĩa là có một cửa hậu.

Đó là điều có thể xảy ra, khi trong căn này có nhà hàng. Các nhà hàng tạo ra mọi loại rác khó chịu. Suốt cả ngày. Nó bốc mùi và thu hút đám chuột. Không được phép chất đống rác trên vỉa hè. Nên bỏ rác trong các hộp đóng kín bên ngoài cửa bếp rồi thì lăn các hộp ra rìa đường để người ta đi thu gom vào ban đêm.

Tôi di chuyển về phía Nam hai mươi mét để mở rộng góc quan sát. Không trông thấy lối vào để mở nào. Các căn nhà đều sát nhau dọc hết cả dãy. Cạnh cửa có băng bảo vệ hiện trường là cửa sổ của nhà hàng cũ. Nhưng cạnh đó là một cánh cửa khác. Xét về mặt kiến trúc, nó là một phần của nhà hàng xóm với căn nhà có nhà hàng. Nó được dùng để mở ra tầng một của tòa nhà kế tiếp. Song nó trơ trụi, màu đen, không có bảng hiệu, hơi sứt sẹo, không có bậc dẫn lên, lại rộng hơn nhiều so với một cánh cửa thông thường. Phía ngoài không có tay nắm. Chỉ có lỗ khóa. Nếu không có chìa thì chỉ có thể mở từ phía trong. Tôi dám cá rằng nó dẫn tới một lối vào được che đi. Tôi cho rằng láng giềng của nhà hàng có chiều rộng đủ cho hai phòng ở tầng trệt và ba phòng ở các tầng trên. Ở tầng hai, căn nhà liền khối. Nhưng phía dưới, ở ngang mặt đường thì có những lối đi dẫn đến các cửa vào phía sau, tất cả đều được quây lại và xây chồng phía trên. Ở Manhattan, quyền sử dụng không gian đáng cả gia tài. Thành phố tự bán mình cả ở phía dưới và bên trên, cũng như cạnh này lẫn cạnh khác.

Tôi trở lại ô cửa bị che khuất. Đầu tôi đang đếm thời gian. Đã bốn mươi tư phút kể từ thời điểm đám quân của Lila phải bắt tôi. Có lẽ là ba mươi tư phút kể từ thời điểm Lila trông chờ cuộc gọi thông báo nhiệm vụ hoàn thành. Có thể hai mươi tư phút từ lúc rốt cuộc cô ta chấp nhận rằng mọi thứ đã không diễn ra êm đẹp. Có thể mười bốn phút tính từ lúc lần đầu tiên cô ta cảm thấy rất muốn gọi cho tôi.

Lila, cô nói nhiều quá.

Tôi lui vào bóng tối, chờ đợi. Khu vực phía trước tôi trống trơn tuyệt đối. Thi thoảng có xe hơi hoặc taxi chạy trên đại lộ Madison. Chẳng hề có xe cộ gì trên phố 58. Chẳng chỗ nào thấy khách bộ hành. Không có người dắt chó, không vị khách dự tiệc nào chệnh choạng trở về nhà. Giờ thu rác đã hết. Giờ chuyển bánh mì vẫn chưa bắt đầu.

Sự chết chóc của đêm.

Thành phố không ngủ ít nhất đang nghỉ ngơi một cách thoải mái.

Tôi đợi.

Ba phút sau điện thoại trong túi tôi bắt đầu rung.

Tôi vẫn dõi mắt vào tòa nhà có nhà hàng và mở máy điện thoại. Đưa lên tai nói, “Gì đây?”

Cô ta hỏi, “Chuyện gì xảy ra thế?”

“Cô đã không xuất hiện.”

“Ông đã chờ tôi xuất hiện à?”

“Tôi không nghĩ nhiều đến chuyện đó.”

“Chuyện gì đã xảy ra với người của tôi?”

“Họ đang trong hệ thống.”

“Chúng ta vẫn có thể thỏa thuận.”

“Như thế nào? Cô không thể nào mất thêm người nào nữa.”

“Chúng ta có thể dàn xếp gì đó.”

“Được rồi. Nhưng giá chỉ có tăng.”

“Bao nhiêu?”

“Bảy mươi lăm.”

“Giờ ông đang ở đâu?”

“Ngay bên ngoài nhà cô.”

Có một khoảng ngập ngừng.

Có sự di chuyển ở cửa sổ. Tầng bốn, cửa sổ bên trái trong số hai ô. Một phòng tối. Lờ mờ như ma, gần như không thể nhận ra ở cự ly năm mươi mét.

Có thể là rèm dịch chuyển.

Có thể là một chiếc sơ mi trắng.

Có thể chỉ là tưởng tượng.

Cô ta nói, “Không, ông không ở ngoài nhà tôi.”

Nhưng nghe giọng cô ta không chắc chắn.

Cô ta nói, “Ông muốn gặp nhau ở đâu?”

Tôi nói: “Chuyện đó đâu thành vấn đề. Cô sẽ không xuất hiện mà.”

“Tôi sẽ cử ai đó.”

“Cô không thể làm thế. Cô chỉ còn sáu gã cuối cùng thôi.”

Cô ta dợm nói gì đó nhưng ngừng bặt.

Tôi nói, “Quảng trường Times.”

“OK.”

“10 giờ sáng mai.”

“Tại sao thế?”

“Tôi muốn có người ở xung quanh.”

“Tầm đó muộn quá.”

“Muộn đối với việc gì?”

“Tôi muốn có nó bây giờ.”

“10 giờ sáng mai. Chấp nhận hoặc thôi.”

Lila nói, “Cứ giữ máy đã.”

“Tại sao?”

“Tôi phải đếm tiền. Để chắc chắn rằng tôi có bảy mươi lăm ngàn.”

Tôi mở khóa áo khoác.

Tôi đeo găng tay vào.

Tôi nghe thấy tiếng Lila Hoth, đang thở.

Cách năm mươi mét, cánh cửa đen mở ra. Lối vào bị che kín. Một người đàn ông bước ra. Nhỏ, da sẫm, rắn chắc. Và cảnh giác. Hắn ngó vỉa hè, bên trái rồi bên phải. Hắn nhìn ngang phố.

Tôi bỏ điện thoại vào trong túi. Vẫn mở. Vẫn đang kết nối.

Tôi nâng khẩu MP5 lên.

Súng tiểu liên được thiết kế dành cho cận chiến, nhưng ở cự ly trung bình nhiều loại cũng chính xác như súng trường. Chắc chắn súng của hãng H & K đủ độ tin cậy ở cự ly tối thiểu một trăm mét. Khẩu của tôi có đầu ngắm thép. Tôi bấm lẫy chọn xuống chế độ bắn phát một rồi hướng hình vuông của đầu ngắm vào giữa người gã đàn ông.

Cách năm mươi mét, hắn bước ra rìa phố. Lia mắt sang phải, lia mắt sang trái, lia khoảng trước mặt. Hắn cũng chẳng nhìn thấy gì, giống tôi. Chỉ có bầu không khí mát mẻ và màn sương mỏng của đêm.

Hắn quay trở lại cửa.

Một chiếc taxi chạy ngang trước mặt tôi.

Cách năm mươi mét, gã đàn ông đẩy cửa.

Tôi đợi tới tận khi tôi cho rằng toàn bộ đà của gã đã dồn về phía trước. Rồi tôi kéo cò nã một viên đạn vào lưng gã. Ngay tâm. Một viên đạn tốc độ thấp. Với độ trễ có thể nhận thấy. Bóp cò, trúng đích. Dòng SD được quảng cáo là hoạt động êm ru. Không phải thế. Nó có phát ra âm thanh. Lớn hơn tiếng nhổ bọt lịch sự thường thấy trong phim ảnh. Nhưng không tệ hơn tiếng “thịch” khi ta đánh rơi cuốn danh bạ điện thoại từ trên bàn có độ cao chừng một mét. Có thể nhận ra trong bất kỳ môi trường nào, nhưng trong một thành phố thì không đáng kể.

Cách năm mươi mét, gã đàn ông chúi về phía trước và đổ xuống, phần thân trên nằm trong lối vào còn hai chân vẫn ở ngoài vỉa hè. Tôi găm vào gã viên thứ hai để đảm bảo an toàn, thả cho khẩu súng tự do trong mức quai đeo cho phép rồi lấy điện thoại ra khỏi túi.

Tôi nói, “Cô vẫn ở đó chứ?”

Cô ta nói, “Chúng tôi vẫn đang đếm.”

Cô đếm thiếu một rồi, tôi nghĩ.

Tôi kéo khóa áo khoác lên. Bắt đầu bước. Tôi tiến nhưng vẫn bám song song với phía bên kia đại lộ Madison và nhanh chóng cắt vào phố 58 vài mét. Tôi băng ngang đại lộ và tiến vào góc phố, vai tì mạnh vào mặt tiền mấy căn nhà. Tôi cần ẩn ngoài tầm quan sát của cô ta. Tôi băng qua căn thứ nhất. Qua căn thứ hai.

Tôi nói khi đang ở phía dưới cô ta mười hai mét, “Tôi phải đi đây. Tôi mệt mỏi rồi. Quảng trường Times, 10 giờ sáng mai, được chưa?”

Cô ta trả lời từ độ cao mười hai mét phía trên tôi. Cô ta nói, “OK, tôi sẽ cử ai đó tới.”

Tôi ngắt máy, bỏ điện thoại vào túi và lôi gã đàn ông đã chết vào hẳn trong hẻm. Tôi khép cửa lại phía sau, từ từ và yên lặng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 78


NGÕ HẺM CÓ MỘT BÓNG ĐIỆN. Chỉ một bóng lờ mờ, trong cái chóa đèn bẩn thỉu trên vách. Tôi nhận ra gã đàn ông đã chết có mặt trong mấy tấm ảnh trong tập hồ sơ của Bộ An ninh Quốc gia mà Springfield gửi tới. Gã là số bảy trong mười chín tên ban đầu. Tôi không nhớ tên gã. Tôi kéo gã suốt dọc lối vào. Sàn bằng bê tông đã cũ, mòn đến bóng cả lên. Tôi lục soát người gã. Trong túi không có gì. Không giấy tờ tùy thân. Không vũ khí. Tôi bỏ gã lại cạnh một thùng chứa rác có bánh xe phủ một lớp cáu bẩn lâu đến mức không còn bốc mùi nữa.

Rồi tôi tìm thấy cửa phía trong dẫn lên nhà, mở khóa áo khoác, đợi. Tôi tự hỏi phải bao lâu thì bọn chúng mới bắt đầu thấy lo lắng về tên đồng bọn mất tích. Tôi cho là không đến năm phút. Tôi tự hỏi nhóm tìm kiếm có mấy tên. Có lẽ chỉ một, nhưng tôi hy vọng là nhiều hơn.

Chúng đợi bảy phút và cử xuống hai tên. Cánh cửa phía trong mở và tên đầu tiên bước ra. Số mười bốn trong danh sách của Springfield. Hắn tiến một bước về cánh cửa lối vào và tên thứ hai bước ra, theo sau hắn. Số tám trong danh sách của Springfield.

Rồi ba điều xảy ra.

Đầu tiên, tên thứ nhất dừng lại. Hắn thấy rằng cửa lối vào đã đóng lại. Là điều vô lý. Cửa không thể mở từ bên ngoài nếu không có chìa khóa. Vì vậy tay thám sát ban đầu đã để cho cửa mở trong lúc gã lảng vảng ngoài vỉa hè. Nhưng cửa đã đóng lại. Thế tức là tay thám sát ban đầu đã vào lại bên trong.

Tên thứ nhất quay lại.

Điều thứ hai, tên thứ hai cũng quay lại. Để khép cánh cửa phía trong một cách im lặng và chính xác. Tôi để cho hắn làm xong việc đó.

Rồi hắn ngước mắt lên và trông thấy tôi.

Tên thứ nhất trông thấy tôi.

Điều thứ ba, tôi bắn cả hai tên. Hai loại đạn ba viên, những loạt nổ trầm, mỗi loạt diễn ra trong một phần tư giây. Tôi nhắm vào dưới yết hầu chúng và để cho đầu nòng di chuyển lên tới cằm. Chúng là những tay nhỏ con. Cổ chúng hẹp, gần như đầy mạch máu và dây thần kinh. Mục tiêu lý tưởng. Trong lối đi có mái che, tiếng nổ của súng ồn hơn nhiều so với bên ngoài. Đủ ồn khiến tôi lo lắng. Nhưng cánh cửa phía trong đã đóng lại. Và nó là phiến gỗ dày. Một thời nó đã là cửa bên ngoài song một chủ nhà trước đây đã bán quyền sử dụng không gian của mình.

Hai gã đàn ông đổ gục.

Các vỏ đạn của tôi lạch cạch lăn theo sàn bê tông.

Tôi đợi.

Không có phản ứng tức thì nào.

Đã hết tám viên. Còn hai mươi hai. Bảy tên bị bắt, ba tên nữa bị hạ, vẫn còn ba tên có thể đi lại và nói năng.

Cộng thêm mẹ con Hoth.

Tôi lục soát người hai gã mới chết. Không giấy tờ tùy thân. Không vũ khí. Không chìa khóa, nghĩa là cửa bên trong không khóa.

Tôi bỏ hai xác chết mới cạnh cái xác đầu tiên, trong bóng cái thùng rác.

Rồi tôi đợi. Tôi không trông chờ bất kỳ kẻ nào khác ra qua cửa. Chắc người Anh trước kia ở mặt trận Tây Bắc rốt cuộc cũng trở nên khôn ngoan trong chuyện phái các đội đi giải cứu. Chắc Hồng quân cũng vậy. Chắc mẹ con nhà Hoth đã biết về lịch sử của họ. Chắc chắn họ biết. Svetlana đã viết một phần của nó.

Tôi đợi.

Điện thoại trong túi tôi rung lên.

Tôi lôi nó ra nhìn màn hình ở mặt trước. Cuộc gọi hạn chế. Lila. Tôi không thèm để tâm tới cô ta. Đã xong phần nói chuyện rồi. Tôi bỏ điện thoại vào túi. Nó ngừng rung.

Tôi đặt mấy ngón tay đeo găng lên tay nắm cánh cửa phía trong. Tôi nhẹ nhàng kéo nó xuống. Tôi cảm thấy lẫy khóa nhả ra. Tôi tương đối thoải mái. Ba gã đàn ông đã bước ra. Có thể hiểu rằng bất kỳ tay nào trong số chúng cũng có thể trở lại. Hoặc cả ba tên. Nếu có ai đó bên trong đang quan sát và chờ đợi, sẽ có độ trễ nguy hiểm chết người trong một phần tích tắc hầu nhận biết và quyết định bạn hay thù. Như một tay đánh bóng chày thi đấu giải lớn phân biệt một cú ném thẳng tốc độ tối đa với một cú ném vòng. Một phần năm giây, có thể hơn.

Nhưng với tôi thì không có độ trễ. Bất cứ kẻ nào tôi trông thấy đều là kẻ thù của tôi.

Bất cứ kẻ nào.

Tôi mở cửa.

Chẳng có ai.

Tôi đang nhìn vào một căn phòng trống. Bếp của nhà hàng bỏ hoang. Phòng tối om, đồ đạc đã dỡ đi hết. Có những giá để bát đĩa cũ và những khoảng trống trên các mặt quầy nơi người ta đã lôi thiết bị ra đặng đem tới mấy cửa hiệu đồ cũ ở Bowery. Trên tường có các đường ống cũ. Trên trần có các móc ngày xưa dùng treo chảo. Giữa phòng có một bàn đá lớn. Mát, nhẵn, hơi lõm một chút do sử dụng nhiều năm. Có lẽ trên đó từng là nơi nhào bột.

Gần đây hơn, Peter Molina đã bị giết trên đó.

Tư duy của tôi chẳng hề nghi ngờ rằng đó là cái bàn tôi đã thấy trong đĩa DVD. Chẳng nghi ngờ gì hết. Tôi còn có thể thấy chắc chắn máy quay đã đặt ở đâu. Tôi có thể biết các bóng đèn đã được đặt chỗ nào. Tôi có thể thấy những nút dây sờn ở các chân bàn, nơi cổ tay cổ chân Peter đã bị buộc vào.

Điện thoại trong túi tôi rung lên.

Tôi lờ nó đi.

Tôi đi tiếp.

Có hai cửa xoay dẫn vào phòng ăn. Một để vào, một để ra. Kiểu tiêu chuẩn ở các nhà hàng. Không xảy ra va chạm. Trên hai cánh cửa có ô cửa sổ kiểu trên tàu thủy ở ngang tầm mắt một người trung bình cách đây năm mươi năm. Tôi cúi xuống nhìn qua. Một phòng trống rộng hình chữ nhật. Chẳng có gì ngoài một chiếc ghế đơn độc. Trên sàn có bụi và phân chuột. Ánh sáng vàng từ ngoài phố lọt vào qua ô cửa sổ lớn bẩn thỉu.

Tôi dùng bàn chân đẩy cánh cửa dẫn ra. Bản lề rít lên một chút nhưng cũng mở. Tôi bước vào phòng ăn. Sang trái rồi sang trái lần nữa. Thấy một hành lang trong nhà có các buồng vệ sinh. Hai cánh cửa, gắn biển Quý ông và Quý bà. Biển đồng, chữ đúng kiểu. Không có hình vẽ nào. Không có hình cứng queo vẽ người mặc quần hoặc váy.

Cộng thêm hai cánh cửa nữa, mỗi cửa một bên tường ở mé phòng. Các tấm biển đồng: Khu riêng. Một cánh dẫn trở lại bếp. Một cánh dẫn tới cầu thang, lên các tầng trên.

Điện thoại rung lên trong túi tôi.

Tôi lờ nó đi.

Quy tắc chiến thuật tiêu chuẩn đối với bất kỳ cuộc tấn công nào: tấn công từ vị trí cao. Không thể làm được. Không có lựa chọn nào sẵn có. Hồi danh sách của Israel được hình thành, lực lượng SAS ở Anh đang xây dựng chiến thuật thả dây từ mái nhà xuống các tầng trên, hoặc phá trần để xuống, hoặc đột nhập trực tiếp từ một gác mái lân cận sang một gác mái khác. Nhanh, bất ngờ, thường thành công. Là việc tốt nếu ta có thể đến được vị trí ấy. Tôi thì không. Tôi chỉ có mỗi cách tiếp cận bằng đi bộ.

Ít nhất là như vậy ở thời điểm này.

Tôi mở cánh cửa ở cầu thang. Nó mở ra một hành lang nhỏ xíu dưới tầng trệt, kích thước mỗi chiều chỉ có tám mươi phân. Thẳng phía đối diện tôi, đủ gần để có thể chạm vào, là cánh cửa dẫn tới lối vào khu người ở. Tới cánh cửa ngoài mặt phố có nút bấm chuông duy nhất và dải băng bảo vệ hiện trường.

Ngay cuối hành lang nhỏ xíu đó một cầu thang hẹp vươn lên. Lên đến nửa chừng nó vòng trở lại rồi vươn lên dẫn tới tầng hai khuất tầm mắt.

Điện thoại rung lên trong túi tôi.

Tôi lôi nó ra nhìn. Cuộc gọi hạn chế. Tôi lại bỏ vào túi. Nó ngừng rung.

Tôi bắt đầu theo cầu thang đi lên.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 79


CÁCH AN TOÀN NHẤT ĐỂ ĐI HẾT nửa đầu phần cầu thang kiểu chân chó là đi giật lùi, mắt nhìn lên trên, hai chân dang rộng. Đi lùi và nhìn lên, bởi nếu có sự kháng cự từ bên trên nhằm vào ta, ta cần đối mặt với nó. Hai bàn chân dang rộng, bởi nếu cầu thang phát ra tiếng động, nó sẽ phát ra nhiều nhất ở phần giữa và ít nhất ở hai bên.

Tôi theo cách đó đi lên đến khoảng tạm dừng nửa cầu thang rồi thì xoay người đi lên hết nửa phần thang còn lại. Tôi bước ra hành lang ở tầng hai có kích thước gấp đôi hành lang tầng trệt nhưng vẫn rất nhỏ. Một chiều tám mươi phân một chiều mét rưỡi. Một phòng bên trái, một phòng bên phải, hai phòng chắn phía trước. Mọi cánh cửa đều đóng.

Tôi đứng yên. Nếu là Lila, tôi sẽ bố trí mỗi tên ở một phòng trong hai phòng chắn phía trước. Tôi sẽ bảo chúng lắng nghe thật cẩn thận, vũ khí sẵn sàng. Tôi sẽ bảo chúng sẵn sàng bật cửa và triển khai hai làn hỏa lực song song. Chúng sẽ hạ được tôi khi đang đi xuống hoặc đi lên. Nhưng tôi không phải Lila và cô ta chẳng phải tôi. Tôi không biết cô ta có thể triển khai lực lượng kiểu gì. Trừ một điều do số quân của cô ta đã giảm, tôi cảm thấy rằng cô ta muốn giữ những tên còn lại ở gần một cách hợp lý. Tức là bố trí chúng ở tầng ba chứ không phải tầng hai. Bởi những cử động tôi trông thấy là ở cửa sổ tầng bốn.

Chính xác thì nếu nhìn từ phía ngoài căn nhà, cửa sổ tầng bốn nằm ở bên trái. Nghĩa là nhìn từ bên trong thì phòng của Lila bên tay phải. Tôi đồ rằng cách bố trí các phòng chẳng có sự khác biệt đáng kể nào khi tôi lên tầng trên. Đây là công trình rẻ tiền, thiết thực. Không có nhu cầu thay đổi nọ kia theo ý khách hàng. Vì vậy bước ngang qua một phòng bên phải ở tầng hai cũng như bước ngang qua phòng của Lila trên đó hai tầng. Việc này cho tôi biết về không gian của nó.

Tôi bỏ ngón tay ra khỏi vòng cò khẩu MP5 rồi đặt các ngón đeo găng lên tay nắm cửa. Ấn xuống. Thấy lẫy khóa cửa nhả ra.

Tôi mở cửa.

Một căn phòng trống.

Thực tế là một căn hộ một phòng đa chức năng đã bị phá hủy một phần. Nó sâu nhưng rộng bằng chừng một nửa phòng ăn của nhà hàng tầng dưới. Một khoảng không gian dài và hẹp. Phía sau có tủ chứa đồ, một không gian nhỏ làm bếp, một nhà tắm, một khu tiếp khách. Chỉ cần liếc qua một cái là tôi đã biết được cách bố trí ấy bởi các bức tường ngăn đã bị vạt đến tận chân. Các thiết bị trong phòng tắm vẫn còn đó, cũ và trần trụi sau một cái giá thẳng đứng làm bằng những thanh gỗ cỡ 5x5 phân trông như mấy dẻ xương sườn, như các song của một chiếc lồng. Đồ dùng trong bếp còn nguyên vẹn. Sàn làm bằng ván gỗ thông, trừ sàn phòng tắm lát gạch men màu lỗi thời bị tưa hết mép và sàn bếp lót gạch. Cả không gian này bốc mùi những loài ký sinh và vữa mục. Ô cửa sổ trông ra phố đen nhẻm vì bụi bẩn. Nó bị cắt chéo làm đôi bởi chân cầu thang của lối thoát hiểm.

Tôi im lặng bước tới cửa sổ. Lối thoát hiểm thiết kế theo kiểu tiêu chuẩn. Đó là một cái thang sắt hẹp thả từ tầng trên xuống và nối vào một lối đi hẹp bằng sắt ngay bên dưới các cửa sổ. Hết lối đi này thì đến một phần đối trọng được sắp xếp để sẵn sàng ngả xuống phía vỉa hè dưới sức nặng của một người đang tìm cách thoát khỏi nơi này.

Cửa sổ thiết kế theo kiểu khung kính trượt. Ô phía dưới được thiết kế cho trượt lên trên vào trong khung của ô phía trên. Nơi hai ô gặp nhau, chúng được khóa lại bởi một cái lẫy đơn giản bằng đồng nằm trong rãnh. Ô bên dưới có tay nắm bằng đồng, giống những tay nắm ta hay thấy ở các tủ hồ sơ kiểu cũ. Các tay nắm đã được sơn lại nhiều lần. Các khung cửa sổ cũng vậy.

Tôi mở khóa, đặt ba ngón tay vào mỗi tay nắm và đẩy mạnh. Khung cửa xê dịch hai phân rưỡi rồi kẹt lại. Tôi tăng thêm lực. Tôi sử dụng lực gần bằng lực đã dồn vào chiếc cũi hàn song sắt ở tầng hầm tòa nhà cứu hỏa. Khung cửa sổ đẩy lên trên mỗi lần hai phân, lệch sang trái, chếch sang phải, lúc nào cũng chống lại lực của tôi. Tôi tì vai vào thanh ngang ở dưới mà đẩy thẳng hai chân ra. Khung cửa sổ dịch lên mười phân nữa rồi kẹt cứng. Tôi lùi lại. Không khí ban đêm lùa vào tôi. Khoảng trống tổng cộng chừng năm chục phân.

Thừa đủ.

Tôi thò một chân ra, gập người ngang eo, chui ra ngoài, đưa nốt chân còn lại ra.

Điện thoại rung trong túi tôi.

Tôi lờ nó đi.

Tôi leo lên chiếc thang sắt, từng bước chậm khẽ khàng. Được nửa đường, khi đầu tôi ngang với bậu cửa tầng ba, tôi có thể trông thấy cửa sổ của hai phòng ở mặt tiền.

Cửa sổ cả hai phòng đều kéo rèm. Chất cô tông nhuốm màu bụi đen phía sau lớp kính bám đầy bụi. Phía trong không có ánh sáng nào rõ ràng. Không có tiếng động nào. Không có bằng chứng gì là có người đang hoạt động. Tôi xoay người nhìn xuống phố. Không có khách bộ hành nào. Không có người qua đường nào. Chẳng xe cộ gì hết.

Tôi chuyển lên trên. Tới tầng bốn. Cùng một kết quả. Cửa kính bẩn thỉu, rèm kéo lại. Tôi ngừng lại một lúc lâu dưới ô cửa sổ nơi ban nãy tôi đã thấy có người cử động. Hoặc cử động do tôi tưởng tượng ra. Tôi không nghe thấy hay cảm nhận thấy gì.

Tôi chuyển lên tầng năm. Tầng năm thì khác. Không có rèm. Các phòng trống. Sàn nhà loang lổ, trần võng xuống. Các vết dột nước mưa.

Các ô cửa sổ tầng năm bị khóa. Cũng theo cơ chế đơn giản bằng ngàm đồng mà tôi đã thấy ở phía dưới, nhưng tôi chẳng thể làm gì được với chúng nếu không phá kính. Việc này sẽ gây ra tiếng động. Là việc tôi sẵn sàng làm, nhưng không phải lúc này. Tôi muốn chọn thời điểm thích hợp.

Tôi xoay vai đeo súng cho tới khi khẩu MP5 nằm trên lưng, rồi đặt một bàn chân lên bậu cửa sổ. Tôi bước lên và túm lấy mái đua sắp rụng xuống ở phía trên đầu mình. Tôi ẩy cả người lên đó. Không phải việc dễ dàng. Tôi không thuộc dạng vận động viên khéo léo. Tôi hoàn thành việc này trong tình trạng thở hổn hển, bò sấp trên mái nhà bám đầy cỏ dại. Tôi nằm một giây để lấy lại hơi rồi quỳ dậy ngó quanh tìm cửa sập dẫn lên mái. Tôi thấy nó ở phía sau chừng mười hai mét, ngay phía trên chỗ tôi cho là vị trí của hành lang chỗ cầu thang đi lên. Nó là một cái thùng gỗ nông đơn giản lật ngược, bọc chì, một bên gắn bản lề. Có khả năng là khóa từ phía dưới, bằng bản lề móc khóa và ổ khóa. Ổ khóa khỏe nhưng bản lề móc khóa hẳn được bắt vít vào khung cửa, mà khung thì sẽ yếu đi theo thời gian, do mục nát và hủy hoại vì ngấm nước.

Không có sự kháng cự nào.

Nguyên tắc chiến thuật tiêu chuẩn đối với bất kỳ cuộc tấn công nào: tấn công từ vị trí cao.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom