Cập nhật mới

Dịch Full Không Có Ngày Mai

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 40


TÔI KIỂM TRA TẤT CẢ CÁC BỨC ẢNH LƯU NIỆM, rất cẩn thận. Trong tất cả các bức ảnh này đều có gã từng đi tàu điện ngầm. Các góc khác nhau, năm khác nhau, chiến thắng khác nhau, nhưng dứt khoát vẫn là tay đó, gần như ngay bên tay phải Sansom. Rồi một nhân viên phục vụ Quốc hội vội vã đi vào phòng và hai phút sau tôi đã trở lại vỉa hè đại lộ Độc lập. Mười bốn phút tiếp nữa tôi trong nhà ga xe lửa, chờ bắt chuyến tàu tiếp theo trở lại New York. Năm mươi tám phút sau đó tôi đã trên tàu, ngồi thảnh thơi, vừa rời thành phố vừa ngắm những sân ga ảm đạm qua cửa sổ. Xa bên trái tôi, một nhóm đàn ông đội mũ cứng màu đỏ áo khoác màu cam rất bắt mắt đang xử lý một đoạn đường sắt. Trong sương dày, áo của họ ánh lên. Hẳn là chất liệu làm áo phải có những hạt thủy tinh phản quang rất nhỏ pha với nhựa. Đảm bảo an toàn, nhờ hóa học. Các bộ áo còn hơn cả bắt mắt. Chúng thu hút sự chú ý. Chúng thu hút ánh mắt. Tôi xem cánh thợ làm việc cho tới khi họ chỉ còn là những chấm nhỏ màu cam phía xa, và tận tới lúc họ hoàn toàn khuất tầm mắt, khi này tàu chạy thêm hơn một dặm nữa. Đến thời điểm ấy, tôi đã có mọi thứ mình định tìm kiếm. Tôi đã biết mọi điều tôi từng nghĩ sẽ biết. Nhưng tôi lại không biết rằng mình đã biết. Lúc ấy thì chưa.

Tàu chạy vào ga Penn và tôi dùng bữa tối muộn ở đúng chỗ đối diện nơi tôi đã ăn sáng. Rồi tôi đi bộ tới Đồn Cảnh sát Khu vực 14 trên phố 35 Tây. Ca đêm đã bắt đầu. Theresa Lee và đồng sự Docherty của cô đã có mặt ở đó. Phòng họp yên tĩnh, như thể toàn bộ không khí ở đó đã bị hút ra. Như thể đã có tin xấu. Nhưng chẳng có ai chạy quanh. Vì vậy tin xấu đã xảy ra ở một nơi khác.

Nhân viên lễ tân ngồi ở lối vào khu bàn làm việc từng trông thấy tôi. Cô ta quay chiếc ghế xoay và liếc Lee, Lee làm vẻ mặt như thể nói chuyện với tôi lần nữa hay không thì cô cũng chẳng chết được. Thế nên cô tiếp tân quay lại tỏ rõ vẻ mặt mình, như thể lựa chọn ở hay đi hoàn toàn là lựa chọn của tôi. Tôi mở lối vào làm bản lề kêu rít lên, rồi lướt qua những chiếc bàn về phía cuối phòng. Docherty đang gọi điện, chủ yếu là nghe. Lee chỉ ngồi đó, chẳng làm gì. Lúc tôi tới, cô ngước lên nói, “Tôi không có hứng đâu.”

“Về chuyện gì?”

“Susan Mark,” cô nói.

“Có tin gì không?”

“Không gì hết.”

“Không có gì thêm về thằng bé à?”

“Ông đã đúng khi lo ngại về thằng bé đó.”

“Còn cô thì không?”

“Thậm chí một chút cũng không.”

“Hồ sơ vẫn đóng sao?”

“Còn chặt hơn ghim ấy chứ.”

“Được thôi,” tôi nói.

Lee ngừng một chút, thở dài nói, “Ông đã có được gì?”

“Tôi biết hành khách thứ năm là ai.”

“Chỉ có bốn hành khách thôi.”

“Và trái đất phẳng còn mặt trăng làm bằng pho mát.”

“Có phải kẻ bị coi là hành khách thứ năm này đã phạm một tội ở nơi nào đó giữa phố 30 và phố 45 không?”

“Không,” tôi đáp.

“Vậy thì hồ sơ vẫn sẽ đóng.”

Docherty bỏ điện thoại xuống và liếc đồng sự với vẻ mặt hùng hồn. Tôi biết cái nhìn đó có ý nghĩa gì. Tôi đã làm cảnh sát trên dưới mười ba năm và trước đây đã thấy cái nhìn đó nhiều lần. Nghĩa là một người khác đã túm được một vụ lớn, rằng Docherty cơ bản thấy vui vì anh ta không liên quan, nhưng lại cũng hơi nuối tiếc, bởi cho dù việc tham gia vào tâm điểm hành động là vô cùng khó chịu dù chỉ xét về mặt giấy tờ báo cáo không thôi, song có lẽ vẫn tốt hơn rất nhiều so với việc chầu rìa theo dõi.

Tôi hỏi, “Có chuyện gì thế?”

Lee nói, “Án mạng nhiều nạn nhân ở phố 17. Một vụ kinh khủng. Bốn gã dưới đường cao tốc FDR, bị đánh và giết chết.”

“Bằng búa,” Docherty pha thêm.

Tôi nói, “Búa à?”

“Dụng cụ làm mộc. Lấy từ cửa hàng Home Depot trên phố 23. Vừa mới mua. Chúng được phát hiện ở ngay hiện trường. Trên đó vẫn còn nhãn ghi giá, nhuốm đầy máu.”

Tôi hỏi, “Bốn tay kia là ai?”

“Chẳng ai biết,” Docherty nói. “Có lẽ đó là mục đích của việc dùng búa. Mặt họ nát hết, răng rơi cả ra, các đầu ngón tay hỏng sạch.”

“Già hay trẻ, da đen hay da trắng?”

“Da trắng,” Docherty đáp. “Không già. Mặc com lê. Chẳng có gì thêm, ngoài việc trong túi có danh thiếp giả, với tên của một công ty chẳng đăng ký ở nơi nào tại bang New York, và một số điện thoại lúc nào cũng không có kết nối bởi nó thuộc về một công ty làm phim.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 41


ĐIỆN THOẠI BÀN CỦA DOCHERTY ĐỔ CHUÔNG, anh ta cầm lên bắt đầu nghe lần nữa. Một người bạn ở khu vực 17, có lẽ vậy, có thêm tình tiết để chia sẻ. Tôi nhìn Lee mà bảo, “Giờ thì cô sẽ phải mở lại hồ sơ.”

Cô hỏi, “Tại sao?”

“Vì những tay này là đội người địa phương mà Lila Hoth đã thuê.”

Lee nhìn tôi nói, “Anh là ai thế? Là nhà ngoại cảm à?”

“Tôi đã gặp họ hai lần.”

“Anh đã gặp một đội nào đó hai lần. Chẳng có gì nói rằng họ là một.”

“Họ đã đưa cho tôi một trong số danh thiếp giả kia.”

“Tất cả các đội như thế đều dùng danh thiếp giả.”

“Cùng với một kiểu số điện thoại sao?”

“Các công ty làm phim và truyền hình là những nơi duy nhất dùng các số đó.”

“Họ là cựu cảnh sát. Điều đó không có nghĩa gì với cô à?”

“Tôi quan tâm tới các cảnh sát, không quan tâm tới cựu cảnh sát.”

“Họ đã nhắc tới tên Lila Hoth.”

“Không, một đội nào đó nhắc tới tên cô ta. Không có nghĩa là những kẻ đã chết đó nhắc tên cô ta.”

“Cô nghĩ đây là sự trùng hợp hả?”

“Họ có thể là đội của bất kỳ ai.”

“Như là của ai khác?”

“Bất kỳ ai trong thế giới rộng lớn này. Đây là New York. New York đầy những tay đánh thuê. Họ đi thành từng nhóm. Tất thảy họ trông giống nhau và làm những việc như nhau.”

“Họ cũng đã nhắc tên John Sansom.”

“Không, một đội nào đó nhắc tên ông ta.”

“Thực ra họ là những người đầu tiên cho tôi nghe thấy cái tên ấy.”

“Thế thì có thể họ là đội của ông ta, chứ không phải của Lila. Liệu ông ta lo lắng đủ tới mức điều người của mình lên tận khu này không?”

“Ông ta đã điều tay cầm đầu bộ sậu lên tàu. Đó chính là hành khách thứ năm.”

“Thế thì xin mời anh.”

“Cô sẽ không làm gì à?”

“Tôi sẽ thông báo cho khu vực 17, để làm thông tin cơ sở.”

“Cô sẽ không mở lại hồ sơ sao?”

“Không, chừng nào tôi chưa nghe về một vụ phạm tội nằm bên địa phận của tôi bên đại lội Park.”

Tôi nói, “Tôi sẽ tới khách sạn Four Seasons.”

Đã muộn, tôi lại ở quá xa về khu Tây nên phải đi tận tới đại lộ 6 mới tìm được một chiếc taxi. Sau đó là một chuyến đi chóng vánh tới khách sạn. Sảnh yên tĩnh. Tôi bước vào như thể tôi có quyền vào đó, rồi đi thang máy lên tầng của Lila Hoth. Đi bộ theo hành lang yên tĩnh và dừng lại bên ngoài khu phòng của cô ta.

Cửa phòng cô ta hé ra chừng hai phân.

Ngàm khóa an toàn chốt bên trong đã chìa ra ngoài còn bộ phận đóng bằng lò xo đã bập vào rầm cửa. Tôi ngừng lại một giây nữa rồi gõ cửa.

Không thấy gì.

Tôi đẩy cửa và cảm nhận được bộ cửa đẩy trở lại. Tôi dùng các ngón tay xòe ra giữ cho nó mở một góc bốn mươi lăm độ và lắng nghe.

Bên trong chẳng có tiếng động nào.

Tôi mở toang cửa bước vào. Phía trước tôi là phòng khách sáng lờ mờ. Đèn tắt nhưng rèm được kéo ra và có đủ ánh sáng từ phố bên ngoài hắt vào cho tôi thấy phòng trống không. Trống không, nghĩa là không có người. Trống không cũng có nghĩa là kiểu trả phòng và bỏ đó. Không có các túi đựng đồ mua sắm trong góc, không vật dụng cá nhân bị kéo đi một cách cẩn thận hoặc bất cẩn, không áo khoác nào vắt trên ghế, không giày bỏ trên sàn. Không có dấu hiệu nào của sự sống.

Các phòng ngủ cũng thế. Giường đã được chuẩn bị, song trên đó có những vết nhăn và hằn cỡ chiếc cặp. Các tủ quần áo rỗng không. Trong phòng tắm rải rác những khăn tắm đã dùng. Nơi đứng tắm còn khô. Tôi thoáng ngửi thấy mùi nước hoa của Lila Hoth còn vương trong không khí, nhưng tất cả chỉ có thế.

Tôi dạo hết cả ba phòng thêm một lần nữa rồi lui ra hành lang. Cánh cửa khép lại phía sau lưng. Tôi nghe tiếng lò xo của bản lề thực hiện công việc của nó rồi ngàm khóa tì vào rầm cửa, sắt cọ vào gỗ.

Tôi bước trở lại thang máy, bấm nút xuống, cửa thang mở ra ngay lập tức. Thang máy đã đợi tôi. Đó là cơ chế ban đêm. Không cần dịch chuyển thang máy một cách không cần thiết. Không phát ra tiếng động không cần thiết. Tôi trở lại sảnh và bước tới bàn tiếp tân. Có cả một tổ trực đêm. Không nhiều người bằng ban ngày, nhưng quá nhiều để thực hiện thành công trò thỏa thuận bằng năm mươi đô la. Four Seasons không phải khách sạn kiểu đó. Một người đàn ông rời mắt khỏi màn hình máy tính nhìn tôi đoạn hỏi xem có thể giúp gì cho tôi. Tôi hỏi chính xác thời gian mẹ con bà Hoth trả phòng.

“Ai kia, thưa ngài?” anh ta hỏi lại. Anh ta nói với giọng khẽ khàng, chừng mực, hợp với buổi đêm, như thể anh ta ngại sẽ làm thức giấc các vị khách xếp thành tầng phía trên đầu mình.

“Lila Hoth và Svetlana Hoth,” tôi đáp.

Vẻ mặt người đàn ông cứ như thể anh ta không hiểu tôi đang nói gì, rồi lại tập trung vào màn hình máy tính và gõ vài phím. Anh ta rê lên rê xuống và bấm thêm vài phím rồi nói, “Xin lỗi ngài, nhưng tôi không thể tìm thấy dữ liệu của bất kỳ khách nào có cái tên đó.”

Tôi đọc cho anh ta số khu phòng. Anh ta lại bấm thêm vài phím, rồi miệng anh này trễ ra vẻ ngạc nhiên, anh ta nói, “Trong cả tuần nay khu đó chưa từng được sử dụng. Nó rất đắt, khó thuê lắm.”

Tôi kiểm tra lại số khu phòng trong đầu một lần nữa, rồi nói, “Đêm qua tôi đã có mặt ở đó. Khi ấy đang có người sử dụng. Và hôm nay tôi đã gặp những người ở khu ấy, trong phòng dùng trà. Có chữ ký trên hóa đơn đấy.”

Anh chàng thử lần nữa. Anh ta tìm kiếm các hóa đơn của phòng trà được trừ vào tài khoản của khách. Anh ta xoay một nửa màn hình để tôi cũng có thể nhìn, một cử chỉ mang tính chia sẻ mà các nhân viên dùng khi cần thuyết phục ta về điều gì đó. Chúng tôi đã uống hai tách trà và một cà phê. Không có thông tin lưu lại về bất kỳ lần tính tiền nào như thế.

Rồi tôi nghe thấy vài tiếng động nhỏ phía sau lưng. Tiếng kéo chân trên thảm, tiếng không khí hít vào, tiếng quần áo di chuyển trong không khí. Và tiếng lách cách của kim loại. Tôi xoay người lại và thấy mình đang đối diện với bảy người đàn ông tạo thành hình bán nguyệt hoàn hảo. Bốn trong số đó là cảnh sát tuần tra NYPD mặc sắc phục. Ba trong số họ là các nhân viên điều tra liên bang tôi từng gặp trước đó.

Đám cảnh sát mang súng dài.

Đám nhân viên điều tra liên bang có thứ gì đó khác.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 42


BẢY GÃ ĐÀN ÔNG. BẢY MÓN VŨ KHÍ. Những khẩu súng dài của bốn tay cảnh sát là loại Franchi SPAS 12. Của Ý. Chắc chắn không phải chuẩn súng do NYPD trang bị. SPAS 12 là loại súng có vẻ ngoài đáng sợ, như thuộc về tương lai, một khẩu bán tự động, nòng trơn đạn cỡ 12 có tay nắm giống kiểu súng lục và báng gập. Về ưu điểm, có nhiều. Nhược điểm, có hai. Trước hết là chi phí, nhưng rõ ràng một số bộ phận chuyên gia trong lực lượng cảnh sát đã vui vẻ thông qua việc mua loại súng này. Cơ chế hoạt động kiểu bán tự động là nhược điểm thứ hai. Về lý thuyết, cơ chế này bị coi là không đáng tin cậy khi dùng cho súng dài hỏa lực mạnh. Người phải bắn hoặc người phải chết đều lo về chuyện đó. Có thể xảy ra trục trặc cơ khí. Nhưng tôi sẽ không đặt cược cho việc bốn trục trặc cơ khí xảy ra đồng thời, cũng cùng một lý do khiến tôi không mua vé số. Lạc quan là tốt. Tin tưởng một cách mù quáng thì không.

Hai nhân viên điều tra liên bang nắm khẩu Glock 17 trong tay. Súng ngắn tự động cỡ chín milimét của Áo, vuông vức như cái hộp, đáng tin cậy, đã được minh chứng hẳn hoi qua hơn hai mươi năm phục vụ hữu dụng. Cá nhân tôi thì hơi thích loại Beretta M9 hơn, cũng có xuất xứ Ý như Franchi, nhưng cả triệu lần như một, khẩu Glock cũng sẽ hoàn thành công việc của nó tốt như một khẩu Beretta.

Khi ấy công việc của nó là buộc tôi đứng yên, sẵn sàng làm trung tâm chú ý.

Tay chỉ huy nhóm nhân viên điều tra liên bang đứng chính giữa hình bán nguyệt. Ba tay đứng bên trái, ba tay ở bên phải. Ông ta đang cầm một thứ vũ khí mà tôi chỉ từng thấy trên truyền hình. Tôi nhớ nó rất rõ. Một kênh truyền hình cáp, trong một phòng motel ở Florence, Texas. Không phải kênh Quân sự. Mà là kênh National Geographic. Một chương trình về châu Phi. Không có những cuộc nội chiến, hỗn loạn cùng bệnh tật và nạn đói. Mà là một phim tư liệu về đời sống hoang dã. Đười ươi chứ không phải du kích[40]. Một nhóm nhà nghiên cứu động vật đang tìm kiếm một con đực trưởng thành lưng trắng. Họ muốn gắn thiết bị theo dõi bằng sóng điện từ vào tai nó. Con vật kia nặng hai trăm hai lăm ký. Một phần tư tấn. Họ hạ gục nó bằng một khẩu súng bắn tên nạp thuốc an thần dành cho động vật linh trưởng.

Đó là thứ mà tay cầm đầu nhóm nhân viên điều tra liên bang chĩa vào tôi.

Một khẩu súng bắn tên.

Người của kênh National Geographic đã nỗ lực đảm bảo với khán giả rằng quy trình trên là rất nhân đạo. Họ đã trình bày các biểu đồ chi tiết và mô phỏng của máy tính. Mũi tên là một hình nón nhỏ xíu có đuôi gắn lông, cùng một lưỡi dao phẫu thuật bằng thép. Phần đầu của lưỡi dao này là sứ vô trùng hình tổ ong chứa thuốc gây mê. Mũi tên bắn ra với tốc độ cao và thiết bị phẫu thuật sẽ cắm ngập khoảng một phân vào con đười ươi. Và dừng lại. Phần đầu muốn tiếp tục đi vào. Do quán tính. Định luật Newton về chuyển động. Lực va chạm và quán tính làm vỡ phần ma trận bằng gốm, chất gây mê trong hình tổ ong sẽ văng về phía trước chứ không phải nhỏ giọt, không hẳn phun. Giống như một lớp mờ sương dày đặc dưới da, làm các mô ướt sũng như kiểu tờ giấy ăn hút một tách cà phê bị đổ. Khẩu súng là loại bắn phát một. Nó phải nạp chỉ một mũi tên, và một bình khí nén rất nhỏ để tạo lực. Theo như tôi nhớ là khí nitrô. Việc nạp lại rất mất thời gian. Tốt hơn là nên bắn trúng ngay phát đầu tiên.

Trong bộ phim tài liệu, các nhà nghiên cứu đã bắn trúng ngay phát đầu. Con đười ươi choáng sau tám giây, và hôn mê sau hai mươi giây. Rồi sau mười giờ đồng hồ, nó tỉnh dậy với trạng thái sức khỏe hoàn hảo.

Nhưng nó lại nặng gấp đôi tôi.

Phía sau tôi là quầy tiếp tân của khách sạn. Tôi có thể cảm nhận được nó ở sau lưng. Quầy có rìa rộng khoảng ba lăm phân nằm cách mặt sàn chừng hơn một mét. Cao ngang tầm quầy bar. Tiện cho một vị khách bày giấy tờ của mình ra. Tiện để ký mọi thứ. Sau rìa, mặt phẳng sụt xuống thành ngang tầm bàn làm việc thông thường cho nhân viên. Sâu xuống chừng non tám chục phân. Hoặc hơn nữa. Tôi không chắc. Nhưng tất thảy trở ngại là một rào cản cao và rộng không thể vượt qua ở tư thế đứng. Nhất là khi đang quay mặt ở hướng không thích hợp. Và dù sao thì cũng vô ích. Nhảy qua quầy cũng chẳng đưa tôi vào một phòng khác. Tôi sẽ vẫn ở đó, ngay sau quầy thay vì đứng phía trước. Chẳng kết quả gì, mà thậm chí còn tổn hại lớn nếu tôi vụng về rơi đúng một chiếc ghế lăn hay vướng phải dây điện thoại.

Tôi quay đầu liếc phía sau mình. Chẳng có ai ở đó. Đám nhân viên lễ tân đã chuồn ra, cả trái lẫn phải. Họ đã được huấn luyện, có lẽ thậm chí đã tập dượt. Bảy kẻ phía trước tôi có mặt thoáng để khai hỏa.

Không đường tiến, chẳng có đường lui.

Tôi đứng yên.

Tay cầm đầu nhóm nhân viên điều tra liên bang đang ngắm dọc theo nòng khẩu súng phóng tên và chĩa thẳng vào đùi trái tôi. Đùi trái tôi tạo thành một mục tiêu tương đối lớn. Không có mỡ dưới da. Chỉ có thịt cứng, đầy mao mạch và những thứ giúp lưu thông máu nhanh chóng, hiệu quả. Hoàn toàn không được bảo vệ trừ chiếc quần mới màu xanh nước biển may bằng chất vải cô tông mỏng mặc cho mùa hè.

Đừng đến mà ăn mặc như thế, nếu không ông chẳng vào được đâu. Tôi gồng lên, như thể sức căng cơ sẽ khiến thứ khốn kiếp kia nảy ra. Rồi tôi lại thả lỏng. Sức căng cơ còn chẳng giúp gì cho con đười ươi, nên sẽ chẳng giúp gì cho tôi. Xa thật xa sau bảy gã này, tôi có thể trông thấy một nhóm nhân viên cấp cứu trong góc tối. Đồng phục của cơ quan cứu hỏa. Ba đàn ông, một phụ nữ. Họ đang đứng chờ đợi. Họ đã chuẩn bị sẵn sàng một chiếc cáng có bánh xe.

Khi tất cả những cách thức khác đã thất bại, hãy bắt đầu nói chuyện.

Tôi lên tiếng, “Nếu các ông có thêm câu hỏi, tôi rất sẵn lòng ngồi xuống để nói chuyện. Chúng ta có thể uống thêm cà phê, tiến hành mọi việc một cách văn minh. Cà phê không chất cafêin, nếu các ông thích. Vì giờ đã muộn rồi. Họ sẽ pha đồ mới, tôi chắc chắn thế. Gì thì đây cũng là khách sạn Four Seasons.”

Tay cầm đầu nhóm nhân viên điều tra liên bang không trả lời. Thay vào đó hắn bắn tôi. Bằng khẩu súng phóng tên, từ cự ly khoảng hai mét rưỡi, thẳng vào phần thịt ở đùi tôi. Tôi nghe thấy tiếng nổ của khí nén và cảm thấy đau ở chân. Không phải một cú chích. Một cú thọc bằng loại ống tiêm to, cùn, như một vết thương bởi dao gây ra. Rồi chốc lát chẳng thấy gì, như thể không tin. Rồi đến phản ứng mạnh, giận dữ. Tôi nghĩ nếu là đười ươi thì tôi muốn bảo đám nghiên cứu chết tiệt kia ở nhà và để cho đôi tai tôi được yên.

Tay cầm đầu hạ khẩu súng xuống.

Trong một giây, chẳng có chuyện gì xảy ra. Rồi tôi thấy nhịp tim mình tăng dần rồi huyết áp tăng vọt rồi lại hạ rất nhanh. Tôi nghe thấy tiếng rần rật ở hai thái dương, như thức ăn Trung Quốc cách đây hai chục năm[41]. Tôi nhìn xuống. Phần đuôi có lông của mũi tên bám chặt vào quần tôi. Tôi lôi nó ra. Lưỡi dao lấm tấm máu. Nhưng phần đầu đã biến mất. Chất liệu gốm đã rã thành bột và phần chất lỏng nó chứa đã nằm trong cơ thể tôi, đang phát huy tác dụng. Một giọt máu lớn chảy ra từ vết thương, thấm vào vải cô tông của chiếc quần tôi mặc, chạy theo thớ vải như tấm bản đồ mô tả một đại dịch đang lan khắp các con đường trong thành phố. Tim tôi đang đập mạnh. Tôi có thể cảm nhận máu đang rần rần chảy khắp nơi trong cơ thể. Tôi muốn dừng nó lại. Không cách nào làm được việc ấy. Tôi tựa người vào quầy. Chỉ tạm thời thế, tôi nghĩ vậy. Cho bớt phần nào. Dường như bảy gã đàn ông phía trước tôi đột ngột tránh sang bên. Như một chiến thuật phòng thủ khi chơi bóng chày. Tôi không chắc là họ đã di chuyển hay là tôi di chuyển đầu mình. Hoặc có lẽ căn phòng đã chuyển động. Chắc chắn tất cả mọi thứ đều xoay vòng rất nhanh. Một kiểu cảm giác xoay tít. Rìa của quầy lễ tân va vào phía dưới xương vai tôi. Hoặc nó đang nâng lên hoặc tôi đang trượt xuống. Tôi đặt hai bàn tay về sau, ép xuống mặt quầy. Tôi cố gắng giữ nó đứng yên. Có thể là giữ tôi lại. Chẳng ăn nhằm gì. Rìa quầy va vào gáy tôi. Đồng hồ trong đầu tôi hoạt động không chuẩn. Tôi cố đếm từng giây. Tôi muốn đếm tới chín. Tôi muốn trụ lâu hơn con đười ươi lưng trắng. Chút kiêu hãnh cuối cùng còn lại. Tôi không chắc mình có thành công hay không.

Mông tôi chạm xuống sàn. Mắt tôi không còn nhìn thấy gì. Thị lực tôi không mờ hay tối đen đi. Thay vào đó nó lại sáng lên. Đầy những hình thù màu bạc xoay tít, chớp lóa theo chiều ngang từ phải qua trái. Như trò đu quay ở hội chợ chạy nhanh quá ngàn lần mức bình thường. Rồi tôi bắt đầu những giấc mơ điên rồ, gấp gáp, nghẹt thở, sống động. Đầy hoạt động và màu sắc. Sau đó tôi nhận thấy rằng sự khởi đầu của những giấc mơ đánh dấu thời điểm tôi chính thức ngất đi, nằm gục trên sàn sảnh khách sạn Four Seasons.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 43


TÔI KHÔNG BIẾT CHÍNH XÁC mình tỉnh dậy lúc nào. Đồng hồ trong đầu tôi vẫn đang chạy không chuẩn. Nhưng dần dà tôi đã tỉnh. Tôi đang nằm trong một cái cũi. Hai cổ tay và hai mắt cá bị buộc vào song bằng còng nhựa. Quần áo trên người tôi vẫn còn nguyên. Trừ đôi giày. Chúng đã biến mất. Trong tình trạng lơ mơ, đầu tôi nghe tiếng nói của người anh trai đã mất. Một câu hồi còn nhỏ ông thích nói: Trước khi cậu phê phán ai, hãy đi bộ một dặm bằng đôi giày của họ. Rồi khi cậu bắt đầu phê phán người ấy, cậu đã cách xa một dặm và anh ta sẽ phải đuổi theo cậu khi đang đi tất[42]. Tôi nhúc nhắc các ngón chân. Rồi tôi cựa hông. Tôi có thể cảm thấy rằng các túi quần đã rỗng không. Họ đã lấy các thứ đồ của tôi. Có lẽ họ đã liệt kê toàn bộ số đó trong một mẫu biểu và gói chúng lại.

Tôi ngoẹo đầu qua vai và cọ cằm vào áo sơ mi. Râu mọc ít, dài hơn tôi nhớ một chút. Có lẽ bằng mức mọc ra trong vòng tám tiếng. Con đười ươi trên kênh National Geographic đã ngủ mười tiếng. Reacher thắng một bàn, trừ việc có lẽ họ đã dùng liều nhẹ hơn cho tôi. Ít nhất tôi hy vọng rằng họ đã làm thế. Con vật họ linh trưởng kia đã đổ sụp xuống như một thân cây kia mà.

Tôi lại nhấc đầu lên nhìn quanh. Tôi đang ở trong một xà lim, xà lim nằm trong một căn phòng. Không cửa sổ. Đèn điện sáng. Công trình mới xây trong công trình cũ. Một hàng ba chiếc cũi đơn giản làm bằng thép mới sáng bóng được chấm hàn giáp mối, nằm thành một hàng thẳng trong căn phòng to cũ xây bằng gạch. Mỗi cũi có diện tích chừng ba mét vuông và cao hai mét rưỡi. Nóc cũng chắn song sắt giống như bốn thành xung quanh. Sàn làm bằng thép tấm.

Rìa các tấm thép đều được uốn gập mép, tạo thành một cái khay nông sâu chừng hai phân rưỡi. Tôi đoán là để chứa các chất lỏng tràn ra. Có đủ thứ các loại chất lỏng có thể chảy ra trong các xà lim. Chiếc khay được chấm hàn giáp mối phía trong một thanh sắt chạy quanh các song sắt thẳng đứng. Không có đinh vít nào đóng qua sàn. Các xà lim không được vít cố định xuống sàn. Chúng chỉ nằm đó, ba cấu trúc độc lập đặt trong một căn phòng cũ lớn.

Bản thân căn phòng cũ lớn có trần cao giống hình cái thùng. Tất cả gạch đều phủ lớp sơn trắng còn mới, song trông cũ và mềm. Có những người có thể nhìn kích thước gạch và kiểu người ta xếp gạch mà nói được chính xác một tòa nhà nằm ở đâu, xây dựng khi nào. Tôi không phải một trong số đó. Nhưng dù thế, với tôi, nơi này có nét của vùng East Coast. Thế kỷ mười chín, xây bằng tay. Lao động nhập cư, làm nhanh và làm lậu. Có lẽ tôi vẫn đang ở New York. Và chắc chắn tôi đang ở dưới lòng đất. Nơi này có vẻ như một tầng hầm.

Không ẩm, không mát, nhưng về nhiệt độ và độ ẩm thì lại ổn định do bị chôn dưới lòng đất.

Tôi nằm trong chiếc cũi giữa ba chiếc. Tôi có chiếc cũi mình đang bị còng vào, và một toa lét. Tất cả chỉ có thế. Chẳng có gì khác. Toa lét được quây lại bằng một tấm mành ba mặt hình chữ U cao tầm mét tám. Bồn nước trong toa lét có phần trên lõm tạo thành chậu rửa. Tôi có thể trông thấy vòi nước. Chỉ một cái. Chỉ có nước lạnh. Hai chiếc cũi còn lại trông hệt như vậy. Cũi, toa lét, chẳng gì khác nữa. Chạy từ mỗi xà lim ra là những đường mới đào trên sàn phòng. Đường rãnh hẹp, có ba đường cả thảy, hoàn toàn song song với nhau, được đào lên, lấp lại và làm nhẵn bằng bê tông mới. Tôi đoán đó là đường nước thải nối từ toa lét, và đường nước dẫn tới vòi.

Hai cũi còn lại không có người. Tôi chỉ có một mình.

Ở góc xa của phòng, nơi tường giao với trần có một camera theo dõi. Một mắt quan sát bằng kính nhỏ và sáng. Có lẽ các ống kính góc rộng, để đồng thời bao quát cả căn phòng. Để theo dõi được cả ba xà lim. Tôi nghĩ sẽ có các microphone nữa. Có thể nhiều hơn một chiếc, một số đặt gần xà lim. Nghe trộm bằng thiết bị điện tử là điều khó khăn. Độ rõ nét có ý nghĩa quan trọng. Tiếng vang trong phòng có thể làm hỏng mọi thứ.

Chân trái tôi hơi đau. Một vết thương do đâm và một vết bầm, đúng nơi mũi tên cắm vào. Máu trên quần tôi đã khô lại. Không bị chảy nhiều. Tôi thử độ chắc của những chiếc còng ở cổ tay và mắt cá. Không thể phá được. Tôi giật và đạp chúng khoảng nửa phút. Không phải cố gắng để thoát ra. Chỉ để kiểm tra xem tôi có bị ngất khi cố làm thế hay không, và nhằm thu hút sự chú ý của bất kỳ kẻ nào đó đang quan sát qua camera theo dõi và nghe qua các microphone.

Tôi không ngất đi lần nữa. Đầu tôi đau một chút khi tỉnh táo ra, còn sự gắng sức không hề khiến chân tôi bớt chút rần rật. Nhưng ngoài tất cả những triệu chứng vặt vãnh ấy ra thì tôi cảm thấy hoàn toàn ổn. Sự chú ý mà tôi đã lôi kéo bị trì hoãn hơn một phút rồi xuất hiện dưới hình dạng một gã đàn ông tôi chưa từng thấy, bước tới với một chiếc ống tiêm dưới da. Một dạng nhân viên y tế. Trong tay kia của anh ta là một cục bông ướt, sẵn sàng quẹt qua khuỷu tay tôi. Tay này dừng lại phía ngoài cũi nhìn tôi qua các chấn song.

Tôi hỏi, “Đó là liều gây chết người hả?”

Gã đáp, “Không.”

“Anh có thẩm quyền tiêm một liều gây chết người không?”

“Không.”

“Vậy thì nên lùi xa ra. Bởi dù anh có tiêm tôi bao nhiêu lần đi nữa, sau đó tôi sẽ luôn tỉnh lại. Và một trong những lần ấy tôi sẽ lồng lên và túm được anh. Hoặc tôi sẽ bắt anh xơi thứ đó, hoặc tôi sẽ cắm vào đít anh và tiêm nó từ phía trong đấy.”

“Đây là thuốc giảm đau,” gã đàn ông nói. “Một loại có tác dụng giảm bớt cơn đau. Cho chân ông.”

“Chân tôi ổn.”

“Ông chắc không?”

“Lui ra.”

Thế là gã làm theo. Gã đi ra qua một cánh cửa dày làm bằng gỗ sơn trắng hệt như những bức tường. Cánh cửa trông cũ. Nó thoáng kiểu gothic. Tôi từng thấy những cánh cửa tương tự ở các tòa nhà công cộng xưa cũ, các trường học thành phố, và những đồn cảnh sát.

Tôi lại thả đầu xuống cũi. Chẳng có cái gối nào. Tôi chăm chăm nhìn lên trần qua các thanh sắt và chuẩn bị tĩnh trí lại. Nhưng chưa tới một phút sau, hai gã đàn ông mà tôi biết bước vào qua cánh cửa gỗ. Hai nhân viên điều tra liên bang. Hai gã tay sai, không phải tay cầm đầu. Một trong hai tay này mang theo khẩu Franchi 12. Trông có vẻ nó đã được nạp đạn, lên nòng và sẵn sàng. Tay còn lại cầm một dụng cụ gì đó trong tay, trên cánh tay quấn một đoạn dây xích mảnh. Tay cầm súng bước tới sát chấn song cũi tôi, thò nòng súng vào rồi gí mũi súng vào họng tôi và giữ yên ở đó. Tay cầm dây xích mở khóa cửa vào. Không dùng chìa khóa, mà xoay vòng số sang trái và phải. Dạng khóa dùng tổ hợp số. Gã mở cửa, bước vào trong, dừng lại bên cạnh cũi của tôi. Dụng cụ trong tay gã giống như một chiếc kìm, nhưng lại có lưỡi cắt thay vì hàm kẹp. Một dụng cụ dùng để cắt. Trông thấy tôi nhìn nó, tay này mỉm cười. Gã ngả người về trước, phía trên thắt lưng tôi. Nòng khẩu súng dài ấn mạnh hơn vào họng tôi. Biện pháp cảnh cáo khôn ngoan. Ngay cả khi hai tay còn đang bị khóa, tôi vẫn có thể gập người từ phần eo về phía trước và ra một cú húc đầu rất chuẩn. Có thể không phải cú mạnh nhất của tôi, nhưng với rất nhiều lực từ cổ tôi có thể khiến gã này ngủ lâu hơn thời gian tôi đã ngất. Có lẽ còn lâu hơn con đười ươi lưng trắng nữa. Đầu tôi vốn đã đau rồi. Một cú va chạm lớn nữa cũng sẽ chẳng làm nó tệ thêm nhiều được.

Nhưng nòng khẩu Franchi vẫn nằm chắc chắn đúng chỗ và tôi bị hạ xuống vị thế của kẻ chỉ biết quan sát. Gã cầm dây xích gỡ xích rồi trải ra, như thể để dùng thử. Một sợi sẽ cột hai cổ tay tôi vào eo, một sẽ buộc lấy hai mắt cá, sợi thứ ba sẽ nối hai sợi kia với nhau. Cách trói tù nhân theo đúng bài chuẩn. Mỗi lần tôi sẽ có thể di chuyển một bước chân và nhấc hai bàn tay ra tới hông, nhưng tất cả chỉ có thế. Gã này khóa tất cả các xích, căng và thử, rồi gã dùng thứ dụng cụ của mình cắt các còng nhựa. Gã lùi ra khỏi cái lồng, để cửa mở và đồng sự của hắn cất khẩu Franchi đi.

Tôi đoán là tôi phải trượt khỏi cái cũi và đứng dậy. Thế nên tôi đứng yên tại chỗ. Ta phải kìm hãm những thắng lợi của đối thủ. Ta phải nhả chúng ra, một cách chậm chạp và bần tiện. Ta phải làm cho các đối thủ thầm thấy biết ơn cho từng chút phục tùng. Bằng cách đó có lẽ mỗi ngày ta sống sót mà chỉ mất đi mười mất mát nhỏ, thay vì mất đi mười mất mát lớn.

Nhưng hai tay nhân viên điều tra liên bang cũng đã được huấn luyện hệt như tôi. Điều đó thì rõ rồi. Họ không đứng đó để chịu đòn và thất vọng. Hai gã chỉ bước đi, rồi tay buộc dây xích lúc nãy gọi với từ cửa, “Cà phê và bánh ngọt chuyển qua lối này, bất cứ lúc nào ông muốn.” Câu nói này lại trút gánh nặng lên tôi, đúng với mục đích nó được nói ra. Chẳng hay ho gì khi đợi một giờ rồi thì lết lết đến mà ngấu nghiến các thứ như thể tôi tuyệt vọng lắm. Thế đồng nghĩa với việc tôi bị chính cơn đói cơn khát của mình làm nhục giữa nơi công cộng. Chẳng hay ho chút nào. Vậy nên tôi chỉ để một khoảng thời gian chờ mang tính tượng trưng rồi trượt ra khỏi cũi và lê bước ra khỏi lồng.

Cánh cửa gỗ dẫn tới một phòng có cùng kích thước và hình dạng như phòng chứa những chiếc cũi. Cùng kiểu xây, cùng màu sơn. Không có cửa sổ. Ở giữa phòng có một cái bàn gỗ lớn. Hai chiếc ghế bên kia bàn, có sẵn ba tay nhân viên điều tra liên bang. Một chiếc ở phía tôi, để trống. Đợi tôi. Trên bàn, sắp thẳng hàng một cách gọn gàng là những thứ lấy từ các túi quần áo tôi. Cuộn tiền mặt, được dàn phẳng và chèn dưới đống tiền xu sáng bóng. Cuốn hộ chiếu cũ của tôi. Thẻ ATM. Chiếc bàn chải đánh răng gập. Thẻ Metrocard tôi đã mua để đi tàu điện ngầm. Danh thiếp NYPD của Theresa Lee mà cô đưa cho tôi lúc ở căn phòng lát gạch sàn trắng dưới Ga Trung tâm. Tấm danh thiếp giả mà đội người địa phương của Lila Hoth đã trao cho tôi ở góc phố giữa đại lộ Tám và phố 35. Chiếc thẻ nhớ tôi mua ở cửa hiệu Radio Shack, cùng lớp bọc cao su màu hồng. Cộng thêm máy di động nắp gập của Leonid. Chín món đồ khác nhau, từng món đều trần trụi và cô độc dưới những bóng đèn sáng gắn trên trần.

Bên trái bàn là một cánh cửa khác. Cũng kiểu gothic, cùng kiểu đóng gỗ, cùng lớp sơn mới. Tôi nghĩ nó dẫn tiếp tới một phòng khác là phòng thứ ba trong một chuỗi ba phòng tạo hình chữ L. Hoặc là phòng đầu tiên trong số ba phòng, phụ thuộc vào quan điểm người nhìn. Phụ thuộc vào việc người nhìn là kẻ cầm tù hay bị cầm tù. Bên phải bàn là một tủ ngăn kéo thấp trông có vẻ là đồ dùng cho phòng ngủ. Trên đó là một chồng khăn ăn, một đống cốc bằng xốp chồng lên nhau, một cái phích bằng thép và một đĩa giấy đựng hai chiếc bánh việt quất nướng. Chân mang tất, tôi chật vật tiến tới đó rót cho mình một cốc cà phê từ cái phích. Làm việc này dễ hơn một chút so với đáng ra phải thế do tủ ngăn kéo thấp. Hai bàn tay bị xích không cản trở gì mấy. Tôi dùng hai tay giữ thấp chiếc cốc, bưng tới bàn. Ngồi xuống chiếc ghế trống. Cúi đầu nhấp cà phê từ cốc. Việc làm này khiến tôi trông như đang đầu hàng, đúng như mục đích nó được sắp đặt. Hoặc là cúi mình, hoặc là chấp thuận. Cà phê cũng rất tệ, chỉ âm ấm.

Gã cầm đầu khum tay lại để phía sau đống tiền của tôi, như thể gã đang tính cầm nó lên. Rồi gã lắc đầu, cứ như tiền là chủ đề quá tầm thường với gã. Quá sức tầm thường. Gã đưa tay về phía trước và dừng lại phía sau cuốn hộ chiếu của tôi.

Gã hỏi, “Tại sao nó hết hạn rồi?”

Tôi nói, “Bởi không ai có thể khiến thời gian đứng yên.”

“Ý tôi là, tại sao ông không gia hạn?”

“Không có nhu cầu ngay. Kiểu như ông không mang theo bao cao su trong ví ấy.”

Tay này ngừng một lát rồi hỏi, “Lần cuối cùng ông rời Mỹ là khi nào?”

Tôi nói, “Lẽ ra tôi đã ngồi nói chuyện với các ông, các ông biết mà. Ông không cần phải bắn vào tôi một mũi tên như thể tôi là con vật gì đó trốn khỏi vườn thú.”

“Trước đó ông đã được cảnh báo nhiều lần. Và ông đã thiếu hợp tác rành rành ra đó.”

“Ông có thể đã dập tôi te tua.”

“Nhưng tôi đã không làm thế. Không gây hại thì không có lỗi.”

“Tôi vẫn chưa nhìn thấy giấy tờ của các ông. Tôi thậm chí chẳng biết tên các ông nữa.”

Tay này chẳng nói gì.

Tôi nói, “Không giấy tờ, không xưng tên, không đọc lời cảnh báo Miranda[43], không cáo buộc, không luật sư. Thế giới mới can trường, nhỉ?”

“Ông nói đúng rồi đấy.”

“Rồi, chúc may mắn với kiểu đó,” tôi nói. Tôi liếc cuốn hộ chiếu của mình, như đột nhiên nhớ ra điều gì đó. Tôi nâng hai tay lên xa hết mức có thể và ngả người về trước. Tôi đẩy cốc cà phê khỏi hẳn cho khỏi vướng, để nó nằm giữa cuốn hộ chiếu và chiếc thẻ ATM. Tôi nhặt hộ chiếu lên nheo nheo mắt nhìn nó và lật lật những trang ở cuối. Tôi nhún vai, như thể trí nhớ đã lừa dối mình. Tôi lại bỏ hộ chiếu lại chỗ cũ. Nhưng tôi đặt không đúng vào chỗ của nó. Mấy sợi xích hơi cản trở tí. Rìa cứng của cuốn hộ chiếu va vào cốc cà phê làm nó đổ. Cà phê tràn ra, bắn tóe ra mặt bàn và chảy thẳng về cạnh bàn bên kia vào lòng tay cầm đầu. Gã làm điều mà ai cũng làm. Gã nhảy lùi lại, nửa đứng nửa ngồi và vỗ vào không khí như thể mỗi lần vỗ có thể đẩy từng phân tử của dòng chất lỏng đi hướng khác.

“Xin lỗi,” tôi nói.

Quần gã ướt sũng. Thế nên bây giờ gánh nặng nằm ở phía gã. Có hai lựa chọn: hoặc ngắt quãng mạch thẩm vấn bằng việc nghỉ một chút để thay quần, hoặc tiếp tục với chiếc quần ướt. Tôi thấy gã này đang cân nhắc. Gã không được bí hiểm như gã tự nghĩ về mình.

Tay cầm đầu chọn phương án tiếp tục với chiếc quần ướt. Gã vòng về phía tủ ngăn kéo, thấm quần bằng khăn giấy. Rồi gã mang lại mấy tờ để lau bàn. Gã phải cố gắng lắm mới không có phản ứng gì, mà bản thân việc này đã là một phản ứng rồi.

Gã hỏi lần nữa, “Lần cuối cùng ông rời Mỹ là khi nào?”

Tôi nói, “Tôi không nhớ.”

“Ông sinh ở đâu?”

“Tôi không nhớ.”

“Mọi người đều biết mình sinh ra ở đâu.”

“Cách đây đã lâu rồi.”

“Nếu cần thiết, chúng ta sẽ ngồi đây cả ngày.”

“Tôi sinh ở Tây Berlin,” tôi nói.

“Và mẹ ông là người Pháp à?”

“Bà ấy là người Pháp.”

“Giờ bà ấy làm gì?”

“Chết.”

“Xin lỗi.”

“Đó có phải lỗi của ông đâu.”

“Ông có chắc ông là công dân Mỹ không?”

“Câu hỏi này là kiểu gì thế?”

“Câu hỏi thẳng thắn.”

“Bộ Ngoại giao Mỹ đã cấp cho tôi một cuốn hộ chiếu.”

“Việc ông xin cấp hộ chiếu có trung thực không?”

“Tôi có đã ký vào đơn không?”

“Tôi tưởng tượng là ông đã ký.”

“Thế thì tôi tưởng tượng là nó trung thực.”

“Trung thực như thế nào? Ông được nhập tịch à? Ông sinh ra ở nước ngoài và bố mẹ là người nước ngoài mà.”

“Tôi sinh ở một căn cứ quân sự. Nơi đó được coi là lãnh thổ Mỹ. Cha mẹ tôi có quan hệ hôn nhân. Cha tôi là công dân Mỹ. Ông ấy là lính thủy đánh bộ.”

“Ông có thể chứng minh tất cả điều đó chứ?”

“Tôi phải làm thế sao?”

“Đây là việc quan trọng. Việc ông có phải công dân Mỹ hay không có thể ảnh hưởng tới những gì sắp xảy ra với ông.”

“Không, việc tôi kiên nhẫn đến mức nào sẽ ảnh hưởng tới những gì sắp xảy ra với tôi.”

Tay ngồi phía trái đứng dậy. Gã là kẻ đã gí mạnh mũi khẩu Franchi vào họng tôi. Gã bước thẳng từ phía sau bàn sang trái và đi ra ngoài, qua cánh cửa gỗ vào căn phòng thứ ba. Tôi liếc thấy những chiếc bàn làm việc, máy tính, tủ đựng hồ sơ, những hộc tủ ngăn nhỏ có khóa. Không có người nào khác. Cánh cửa nhẹ nhàng khép lại sau lưng gã này và căn phòng chúng tôi ngồi trở nên yên tĩnh.

Gã cầm trịch hỏi, “Mẹ ông là người Algeria à?”

Tôi nói, “Tôi vừa mới bảo ông rằng bà ấy là người Pháp.”

“Một số người Pháp là người Algeria.”

“Không, người Pháp là người Pháp còn người Algeria là người Algeria. Chẳng phải khoa học cao siêu uyên bác gì đâu.”

“Được rồi, một số người Pháp có gốc là người nhập cư từ Algeria. Hoặc từ Morocco, hoặc Tunisia, hoặc một nơi khác ở Bắc Phi.”

“Mẹ tôi không phải thế.”

“Bà ấy là người theo đạo Hồi à?”

“Tại sao ông muốn biết?”

“Tôi đang điều tra.”

Tôi gật đầu. “Có lẽ điều tra về mẹ tôi thì an toàn hơn điều tra về mẹ ông.”

“Ý ông là gì?”

“Mẹ Susan Mark là một gái điếm nghiện ngập vị thành niên. Có khi mẹ ông làm việc cùng bà ta đấy. Có thể họ bắt khách với nhau.”

“Ông đang cố làm tôi nổi điên đấy hả?”

“Không, tôi đang thành công thì có. Mặt ông đỏ bầm hết còn quần thì ướt hết cả. Mà ông thì hoàn toàn chẳng đi tới đâu. Tóm lại tôi không nghĩ phiên thẩm vấn hôm nay sẽ được viết làm tài liệu huấn luyện đâu.”

“Đây không phải trò đùa đâu.”

“Nhưng nó đang ngả về hướng đó.”

Tay này ngừng nói, sắp xếp lại suy nghĩ. Gã dùng ngón trỏ chỉnh lại chín món đồ trước mặt mình cho thẳng thành một hàng. Gã xếp cho chúng thẳng rồi đẩy chiếc USB tiến khoảng hai phân về phía tôi. Gã nói, “Ông đã giấu thứ này lúc chúng tôi khám người ông. Lúc trên tàu Susan Mark đã trao nó cho ông.”

Tôi nói, “Tôi giấu hả? Cô ấy trao cho tôi à?”

Gã gật đầu, “Nhưng nó trống, với lại dù sao nó cũng quá nhỏ. Chiếc kia đâu?”

Tôi hỏi, “Chiếc kia nào?”

“Chiếc này rõ ràng là đồ giả để nhử mồi. Chiếc thật nằm ở đâu?”

“Susan Mark chẳng đưa gì cho tôi. Tôi mua chiếc này ở cửa hiệu Radio Shack.”

“Vì sao?”

“Tôi thích hình thức của nó.”

“Vì lớp bọc màu hồng à? Vớ vẩn.”

Tôi chẳng nói gì.

Gã hỏi, “Ông thích màu hồng hả?”

“Nhưng phải ở đúng chỗ.”

“Chỗ đó là chỗ thế nào?”

“Chỗ mà lâu rồi ông không có ở đó.”

“Ông giấu nó ở đâu?”

Tôi không trả lời.

“Nó nằm ở một chỗ trong cơ thể phải không?”

“Ông nên hy vọng là không. Ông vừa sờ vào nó rồi mà.”

“Ông thích kiểu ấy lắm hả? Ông có phải dân đồng tính không vậy?”

“Loại câu hỏi đó có thể hiệu quả ở Guantanamo, nhưng sẽ không hiệu quả với tôi đâu.”

Gã đàn ông nhún vai, dùng đầu ngón tay kéo chiếc USB trở về hàng, đoạn đẩy đồng thời tấm danh thiếp giả và điện thoại di động của Leonid về phía trước chừng hai phân, như thể chuyển quân trên bàn cờ. Gã nói, “Ông đã làm việc cho Lila Hoth. Tấm danh thiếp chứng tỏ rằng ông đã liên hệ với đội mà cô ta thuê, còn điện thoại của ông cho thấy cô ta đã gọi ông ít nhất sáu cuộc, số điện thoại của khách sạn Four Seasons có trong bộ nhớ của máy.”

“Nó không phải điện thoại của tôi.”

“Chúng tôi tìm thấy nó trong túi ông.”

“Lila Hoth đã không ở khách sạn Four Seasons, người ta bảo vậy.”

“Chỉ do chúng tôi yêu cầu họ hợp tác. Cả hai chúng ta cùng biết rằng cô ta đã ở đó. Ông đã gặp cô ta ở đó hai lần, và cô ta đã bỏ cuộc hẹn thứ ba.”

“Chính xác thì cô ta là ai?”

“Đó là điều ông cần phải hỏi trước khi đồng ý làm việc cho cô ta.”

“Tôi không làm cho cô ta.”

“Chiếc điện thoại chứng minh là có. Không phải khoa học cao siêu uyên bác gì.”

Tôi không nói gì.

Tay này hỏi, “Hiện Lila Hoth ở đâu?”

“Ông không biết à?”

“Chúng tôi biết bằng cách nào?”

“Tôi cho là các ông đã túm cô ta trước tôi, khi cô ta trả phòng. Trước khi ông bắn tên vào tôi.”

Tay cầm đầu không nói gì.

Tôi nói, “Sáng hôm ấy các ông đã có mặt ở đó. Các ông đã lục soát phòng cô ta. Tôi cho là các ông đã theo dõi cô ta.”

Tay này vẫn không nói gì.

Tôi nói, “Các ông đã để sổng mất cô ta, đúng không? Cô ta diễu ngay qua mũi các ông. Thế mới tuyệt. Đám các ông là hình mẫu cho tất cả chúng tôi đấy. Một người nước ngoài có mối quan hệ không bình thường với Lầu Năm Góc, thế mà các ông để cho cô ta đi hay sao?”

“Đó là một thất bại,” gã nói. Gã trông có vẻ hơi bối rối nhưng tôi cho là gã không cần phải thế. Bởi rời khỏi khách sạn trong tình trạng bị theo dõi là một việc tương đối dễ. Ta thực hiện bằng cách không thực hiện. Bằng cách không ra đi ngay lập tức. Ta gửi đồ đạc xuống qua nhân viên khách sạn bằng thang máy chở đồ, đám nhân viên điều tra thì túm tụm ở sảnh, ta rời thang máy dành cho khách ở một tầng khác và chui vào chỗ nào đó chừng hai tiếng cho tới khi các nhân viên điều tra bỏ cuộc và rời khỏi đó. Rồi ta đi ra. Làm thế này căng thẳng nhưng dễ làm, đặc biệt khi ta đã đặt một phòng khác trong khách sạn này bằng một cái tên khác, điều mà chắc chắn Lila Hoth đã làm, ít ra là đặt phòng cho Leonid.

Gã cầm đầu hỏi, “Hiện cô ta ở đâu?”

Tôi nói, “Cô ta là ai?”

“Là người nguy hiểm nhất ông từng gặp.”

“Cô ta trông không có vẻ thế.”

“Đó là lý do cô ta nguy hiểm đấy.”

Tôi nói, “Tôi không biết giờ cô ta ở đâu.”

Có một khoảng lặng dài, rồi gã cầm đầu đưa tấm danh thiếp giả cùng điện thoại của Leonid trở lại hàng và đẩy danh thiếp của Theresa Lee lên. Gã hỏi, “Viên thám tử biết đến mức nào?”

“Chuyện đó có liên quan gì?”

“Trước mặt chúng tôi có chuỗi công việc khá đơn giản. Chúng tôi cần tìm ra mẹ con nhà Hoth, cần lấy lại chiếc USB thật, và trên hết chúng tôi cần bịt lại những thông tin rò rỉ. Thế nên chúng tôi cần biết nó đã lan đến đâu. Thế nên chúng tôi cần biết ai biết được gì.”

“Chẳng ai biết gì. Người biết ít nhất là tôi.”

“Đây chẳng phải cuộc thi đâu. Ông chẳng giành được điểm nhờ chống đối đâu. Ở đây chúng ta đều cùng một phe.”

“Tôi không cảm nhận được như thế.”

“Ông cần xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc.”

“Tin tôi đi, tôi đang thế đấy.”

“Thế thì nói cho chúng tôi biết ai biết những gì.”

“Tôi không phải người đọc được suy nghĩ của người khác. Tôi không biết ai biết gì.”

Tôi nghe tiếng cánh cửa bên trái mở ra lần nữa. Tay cầm đầu quay nhìn và gật đầu ra hiệu đồng ý. Tôi quay người thì thấy gã ngồi trên chiếc ghế bên trái. Tay gã cầm một khẩu súng. Không phải khẩu Franchi 12. Khẩu súng bắn tên. Hắn nâng lên và bóp cò. Tôi né người, nhưng đã quá muộn. Mũi tên cắm trúng vào phần trên cánh tay tôi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 44


TÔI TỈNH DẬY LẦN NỮA, nhưng lần này không mở mắt ngay. Tôi cảm thấy đồng hồ trong óc đã hoạt động trở lại, tôi muốn để nó căn chỉnh và ổn định mà không bị khuấy động giữa chừng. Lúc này nó báo 6 giờ chiều. Nghĩa là tôi đã ngất thêm chừng tám giờ nữa. Tôi rất đói và khát. Cánh tay tôi thấy đau hệt như đã thấy ở chân lúc trước. Một vết bầm nhỏ nóng rát, ngay phía trên cánh tay. Tôi cảm thấy rằng mình vẫn không có giày. Nhưng hai cổ tay và mắt cá tôi không bị cột vào chấn song của cũi sắt. Như thế này thật thoải mái. Tôi lười biếng duỗi người và dùng lòng bàn tay xoa mặt. Thêm ít râu mọc lên. Râu đang mọc thành kiểu như thường lệ rồi.

Tôi mở hai mắt. Nhìn quanh. Phát hiện ra hai điều. Một: Theresa Lee ở trong cũi bên trái tôi. Hai: Jacob Mark trong cũi bên phải tôi.

Cả hai người đều là cảnh sát.

Chẳng ai trong họ đi giày.

Đó là khi tôi bắt đầu lo lắng.

Nếu tôi đúng và lúc này là 6 giờ chiều thì Theresa Lee đã bị lôi từ nhà đi. Còn Jacob Mark bị đưa đi từ nơi làm việc. Cả hai đang nhìn tôi. Lee đứng sau những song sắt của chiếc cũi giam cô, chỉ cách mét rưỡi. Cô mặc quần jean xanh nước biển và áo sơ mi trắng. Cô đi chân trần. Jake đang ngồi trên cũi. Anh ta mặc đồng phục sĩ quan cảnh sát, chỉ trừ việc là thiếu thắt lưng, súng, bộ đàm và giày. Tôi ngồi thẳng dậy trên cũi, xoãi chân ra trên sàn và lùa hai bàn tay vào tóc. Rồi tôi đứng dậy, bước tới bồn rửa, uống nước từ vòi. Chắc chắn là thành phố New York rồi. Tôi nhận ra mùi vị của nước. Tôi nhìn Theresa Lee và hỏi cô, “Cô biết chính xác nơi chúng ta đang ở không?”

Cô đáp, “Ông không biết à?”

Tôi lắc đầu.

Cô nói, “Chúng ta phải giả định rằng nơi này đã được lắp thiết bị nghe lén.”

“Chắc chắn là thế rồi. Nhưng họ đã biết nơi chúng ta đang ở. Thế nên chúng ta sẽ không cho họ thứ gì mà họ không có sẵn.”

“Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên nói gì.”

“Chúng ta có thể bàn về những vấn đề liên quan đến địa lý. Tôi không nghĩ Luật Yêu nước cấm đề cập các tên phố, ít nhất là chưa.”

Lee chẳng nói gì.

Tôi nói, “Gì thế?”

Cô trông không yên tâm.

Tôi nói, “Cô nghĩ là tôi đang chơi đùa với cô hả?”

Cô chẳng nói gì.

Tôi bảo, “Cô nghĩ là tôi có mặt ở đây để đặt bẫy cô nói gì đó và ghi âm hả?”

“Tôi không biết. Tôi không biết gì về ông cả.”

“Trong đầu cô nghĩ gì?”

“Các câu lạc bộ ấy ở Bleecker gần đại lộ Sáu hơn Broadway. Ông có thể lên tàu A ngay ở đó. Hoặc B, C hay D. Vậy tại sao ông lại có mặt trên tàu tuyến 6?”

“Quy luật tự nhiên,” tôi nói. “Chúng ta đã được lập trình sẵn trong não. Giữa đêm, đầy bóng tối, bản năng khiến tất cả các loài có vú hướng về phía Đông.”

“Thật sao?”

“Không, tôi chỉ bịa ra thế thôi. Tôi chẳng có nơi nào để tới. Tôi rời khỏi một quán bar rồi rẽ trái và cuốc bộ. Tôi chẳng thể giải thích thể nào là tốt hơn làm như vậy.”

Lee không nói gì.

Tôi nói, “Còn gì nữa không?”

Cô nói, “Ông không có túi xách. Tôi chưa bao giờ thấy người vô gia cư nào không mang gì. Hầu hết họ đều tha theo mình nhiều đồ đạc hơn mọi thứ đồ tôi có. Họ dùng xe đẩy người ta hay dùng khi mua sắm.”

“Tôi khác,” tôi nói. “Mà tôi không phải người vô gia cư. Không như họ.”

Cô chẳng nói gì.

Tôi hỏi Lee, “Cô bị bịt mắt đưa tới đây à?”

Cô nhìn tôi một lúc lâu rồi lắc đầu và thở dài. Cô nói, “Chúng ta đang ở trong một đồn cứu hỏa đã bỏ đi ở Greenwich Village. Trên phố 3 Tây. Từ ngang mặt đường trở lên không được sử dụng. Ta đang ở trong hầm.”

“Cô biết chính xác những tay này là ai không?”

Lee không nói. Chỉ liếc lên phía camera. Tôi nói, “Cũng cùng một nguyên tắc thôi. Họ biết họ là ai. Ít ra thì tôi hy vọng là thế. Có biết rằng chúng ta biết họ là ai thì cũng chẳng hại gì cho họ.”

“Ông nghĩ thế sao?”

“Vấn đề cơ bản là thế đấy. Họ không thể ngăn ta suy nghĩ. Cô biết họ là ai chứ?”

“Họ không trưng giấy tờ. Hôm nay không, đêm đầu tiên họ đến nói chuyện với ông ở đồn cũng không nốt.”

“Nhưng sao?”

“Không cho xem giấy tờ cũng chẳng khác gì cho xem, nếu như ông thuộc nhóm duy nhất không bao giờ làm việc ấy. Chúng ta đã nghe một số chuyện rồi mà.”

“Vậy họ là ai?”

“Họ làm việc trực tiếp cho Bộ trưởng Quốc phòng.”

“Thế chẳng có gì ngạc nhiên,” tôi nói. “Thường thì Bộ trưởng Quốc phòng là tay ngu độn nhất trong chính phủ.”

Lee liếc lên camera lần nữa, như thể tôi vừa mới lăng mạ nó. Như thể tôi vừa lăng nhục nó. Tôi nói, “Đừng lo. Tôi thấy đám này trông có dáng cựu quân nhân, như vậy họ đã biết Bộ trưởng Quốc phòng ngu thế nào rồi. Nhưng dù có thế thì Bộ trưởng Quốc phòng là một chân trong nội các, nghĩa là xét cho cùng những tay này làm cho Nhà Trắng.”

Lee ngừng một lát rồi hỏi, “Ông biết họ muốn gì không?”

“Vài thứ.”

“Đừng nói cho chúng tôi biết.”

“Tôi sẽ không nói,” tôi bảo.

“Nhưng đủ lớn so với tầm Nhà Trắng không?”

“Tôi cho là có thể.”

“Khỉ thật.”

“Họ đến chỗ cô lúc nào?”

“Chiều nay. Hai giờ. Tôi vẫn còn đang ngủ.”

“Họ đi cùng NYPD chứ?”

Lee gật đầu, chút đau đớn hiện lên trong mắt cô.

Tôi hỏi, “Cô biết các cảnh sát tuần tra chứ?”

Lee lắc đầu. “Đám chống khủng bố cành cao. Họ tự viết lấy các nguyên tắc và tự tách mình ra. Suốt cả ngày họ lượn lờ trên mấy xe hơi đặc biệt. Đôi khi là xe taxi giả. Một gã ngồi trước, hai gã ở ghế sau. Ông có biết điều đó không? Các vòng lớn, trên đại lộ Mười, dưới đại lộ Hai. Giống như máy bay B-52 tuần tra bầu trời vậy.”

“Giờ là mấy giờ rồi? Khoảng 6 giờ 6 phút à?”

Nữ thám tử nhìn xuống đồng hồ đeo tay và có vẻ ngạc nhiên. “Chuẩn luôn,” cô nói.

Tôi quay sang hướng khác.

“Jake này,” tôi nói. “Còn anh thì sao?”

“Họ đến chỗ tôi trước. Tôi đã ở đây từ trưa. Xem anh ngủ.”

“Có tin gì từ Peter không?”

“Chẳng gì cả.”

“Tôi rất tiếc.”

“Anh ngáy đấy, anh biết chứ?”

“Người tôi chứa đầy thuốc an thần dành cho đười ươi. Từ một khẩu súng bắn tên.”

“Anh giỡn chơi hoài.”

Tôi cho Jake xem vệt máu trên quần, rồi tới vệt trên vai.

“Thế quả là điên,” anh ta nói.

“Lúc họ bắt anh đang làm việc hả?”

Anh gật đầu. “Sĩ quan điều phối gọi tôi trở lại trụ sở, họ đang đợi tôi ở đó.”

“Thế là đơn vị biết anh đang ở đâu phải không?”

“Không cụ thể,” anh đáp. “Nhưng họ biết ai đã đưa tôi đi.”

“Tin này hay đây,” tôi nói.

“Không hẳn,” Jake nói. “Đơn vị sẽ chẳng làm gì cho tôi. Những gã như này xuất hiện, đột nhiên anh dính chàm. Tự nhiên bị cho là mắc tội gì đó. Người ta bắt đầu xa lánh tôi rồi.”

Lee nói, “Giống như khi Phòng Điều tra Nội bộ đến gọi hỏi.”

Tôi hỏi cô, “Sao Docherty lại không ở đây?”

“Anh ta biết ít hơn tôi. Thực ra anh ta đã chủ động tránh để biết ít hơn tôi. Ông không nhận thấy điều đó à? Anh ta là tay đầy kinh nghiệm.”

“Anh ta là đồng sự của cô mà.”

“Hôm nay thì thế. Đến tuần tới anh ta sẽ quên hẳn rằng anh ta từng có một đồng sự. Ông biết mọi chuyện kiểu này diễn ra thế nào mà.”

Jake nói, “Ở đây chỉ có ba xà lim. Có thể Docherty ở một nơi khác”

Tôi hỏi, “Những tay này đã nói chuyện với hai người chưa?”

Cả hai cùng lắc đầu.

Tôi hỏi, “Hai người có lo không?”

Cả hai gật đầu. Lee hỏi, “Ông thì sao?”

“Tôi ngủ ngon,” tôi đáp. “Nhưng tôi nghĩ chủ yếu do thuốc an thần thôi.”

Lúc 6 giờ 30 họ mang thức ăn cho chúng tôi. Bánh sandwich thịt nguội, đựng trong hộp nhựa có nắp, họ xoay nghiêng hộp rồi đẩy qua song sắt. Cộng thêm các chai nước. Tôi uống nước trước rồi đổ đầy nước từ vòi vào chai. Sandwich của tôi gồm xúc xích Ý và pho mát.

Bữa ngon lành nhất tôi từng ăn.

Đến 7 giờ họ đưa Jacob Mark đi thẩm vấn. Không còng. Không xích. Theresa Lee và tôi ngồi trên cũi, bị ngăn cách bởi song sắt, cách nhau chừng hai mét rưỡi. Chúng tôi không nói chuyện nhiều. Lee có vẻ phiền muộn, mệt mỏi. Đến một lúc cô lên tiếng, “Khi hai Tòa tháp sụp đổ, tôi đã mất vài người bạn tốt. Không chỉ cảnh sát. Cả lính cứu hỏa nữa, những người tôi đã làm việc cùng. Những người tôi đã quen biết nhiều năm.” Cô nói cứ như những thực tế ấy sẽ ngăn cô khỏi cơn điên cuồng xuất hiện về sau. Tôi không trả lời Lee. Chủ yếu tôi ngồi im, hồi tưởng lại những cuộc hội thoại trong đầu. Tất cả những kiểu người đã nói với tôi. Trong nhiều giờ. John Sansom, Lila Hoth, những gã trong căn phòng kế bên. Tôi rà lại toàn bộ những gì họ đã nói, theo đúng cách một người đóng tủ vuốt lòng bàn tay dọc theo các thanh gỗ đã bào để tìm những nơi còn thô ráp. Có vài chỗ. Có những câu kỳ lạ dạng nửa nhận xét, những sắc thái không bình thường, chút ẩn ý không phù hợp. Tôi không rõ bất kỳ điểm nào trong số này có ý gì. Khi ấy thì không. Nhưng biết được chúng có ở đấy, tự thân việc ấy đã là có giá trị.

Lúc 7 giờ 30 họ đưa Jacob Mark trở lại và đưa Theresa Lee đi thế chỗ anh ta. Không cùm. Không xích. Jake ngồi lên cũi và vắt chân ngồi xoay lưng lại phía camera. Tôi nhìn anh. Dò hỏi. Anh nhún vai cực nhẹ và đảo tròn hai mắt. Rồi đặt hai tay trong lòng, khuất tầm quan sát của camera, anh dùng ngón cái và ngón trỏ tay phải làm thành khẩu súng. Anh vỗ vào đùi mình và nhìn vào đùi tôi. Tôi gật đầu. Khẩu súng bắn tên. Anh đưa hai ngón tay xuống giữa hai đầu gối và chĩa ngón thứ ba ra phía trước, bên trái. Tôi gật đầu lần nữa. Hai gã sau bàn, gã thứ ba bên trái có súng. Có lẽ ở lối cửa dẫn sang căn phòng thứ ba. Cảnh giới. Vì thế nên không còng và không xích. Tôi xoa hai bên thái dương và khi hai bàn tay vẫn đang giơ lên, tôi nói lúng búng trong miệng, “Giày của ta ở đâu?” Jake cũng lúng búng đáp lại, “Tôi không biết.”

Sau đó chúng tôi ngồi im lặng. Tôi không biết Jake đang nghĩ gì. Có lẽ nghĩ về chị mình. Hoặc Peter. Tôi đang xem xét một lựa chọn gồm có hai khả năng. Có hai cách để chống lại thứ gì đó. Từ bên trong, hoặc từ bên ngoài. Tôi là típ người bên ngoài. Từ trước đến giờ đều luôn thế.

Đến 8 giờ họ đưa Theresa Lee trở về và lại đưa tôi đi lần nữa.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 45


KHÔNG CÙM. KHÔNG XÍCH. Rõ ràng họ nghĩ rằng tôi đã sợ khẩu súng bắn tên. Đúng là tôi có sợ, ở mức độ nhất định. Không phải vì tôi sợ những vết thương nhỏ do kim gây ra. Và không phải vì tôi sợ ngủ, sợ những điều xuất hiện từ ngủ hoặc trong giấc ngủ. Tôi cũng thích ngủ như bất kỳ ai khác. Nhưng tôi không muốn lãng phí thêm chút thời gian nào. Tôi cảm thấy mình không thể chấp nhận tiêu mất thêm tám tiếng ở tư thế nằm ngửa.

Người trong phòng sắp xếp đúng như Jacob Mark đã ra ám hiệu cho tôi. Tay cầm đầu ngồi ở ghế giữa. Cái tay đã tròng xích lúc sáng là kẻ đưa tôi vào, hắn để tôi giữa phòng và đi tới chỗ của mình tại bàn, bên phải gã cầm đầu. Gã từng cầm khẩu Franchi giờ đứng chếch về phía trái, hai tay giữ khẩu súng bắn tên. Các món đồ của tôi vẫn nằm trên bàn. Hoặc chúng đã được đưa trở lại bàn. Tôi ngờ rằng chúng không nằm đó khi Jake hay Lee ở trong phòng. Không có mục đích gì. Không lý do gì. Không liên quan gì. Chúng đã được sắp lại một lần nữa, dành riêng cho tôi. Tiền, hộ chiếu, thẻ ATM, bàn chải răng, thẻ đi tàu điện ngầm, danh thiếp của Lee, tấm danh thiếp giả, chiếc USB, điện thoại di động. Chín món. Tất cả đều xuất hiện và chuẩn. Đó là điều tốt, bởi tôi cần lấy ít nhất bảy món trong số đó.

Gã ngồi ở chiếc ghế giữa lên tiếng, “Mời ngồi, ông Reacher.”

Tôi tiến về phía ghế mình và cảm thấy cả ba gã đều thả lỏng. Cả ba đều đã làm việc suốt đêm suốt ngày. Giờ thì họ thực hiện giờ thẩm vấn thứ ba liên tiếp. Mà thẩm vấn là việc vất vả. Nó đòi hỏi tập trung cao độ và tâm lý linh hoạt. Nó làm tiêu hao sức lực của ta. Thế nên ba gã này mệt mỏi. Đủ mệt để mất sự nhạy bén. Ngay khi tôi hướng về phía ghế của mình, cả ba rời khỏi hiện tại và bước vào tương lai. Họ nghĩ các khó khăn của mình đã qua. Họ đã bắt đầu nghĩ về phương pháp thẩm vấn. Về câu hỏi đầu tiên của mình. Họ cho là tôi sẽ tiến tới ghế, ngồi xuống và sẵn sàng lắng nghe câu hỏi đó. Sẵn sàng trả lời nó.

Họ đã lầm.

Khi còn cách đích nửa bước tôi nhấc bàn chân lên mé bàn rồi duỗi thẳng chân và đẩy mạnh. Đẩy, chứ không phải đá, bởi tôi không đi giày. Cái bàn bật về phía sau, mé bàn bên kia trúng vào bụng hai gã ngồi ghế và ép cả hai tay này vào lưng ghế. Đến lúc đó tôi đã di chuyển sang trái. Từ tư thế cúi người xuống, tôi bật lao lên vào gã thứ ba giật khẩu súng phóng tên khỏi tay gã và trong khi người gã còn thẳng đơ và sơ hở tôi thúc mạnh gối vào hạ bộ gã. Gã buông khẩu súng, gập người về trước, thế là tôi nhảy một bước lên không, đổi chân và thúc thêm một gối vào mặt gã. Như một điệu nhảy truyền thống của Ireland. Tôi xoay người, hạ khẩu súng xuống, bóp cò và bắn trúng ngực gã cầm đầu. Rồi tôi nhảy tới bàn, dùng báng khẩu súng bắn tên nện một, hai, ba phát mạnh và dữ dội vào đầu gã còn lại, cho tận tới khi gã im hẳn và ngừng giãy giụa.

Bốn giây ồn ào và bạo lực, từ lúc bắt đầu tới khi kết thúc. Bốn đơn vị thời gian và hành động riêng rẽ, được chuẩn bị riêng và thực hiện riêng. Cái bàn, khẩu súng bắn tên, gã cầm đầu, gã thứ hai. Một, hai, ba, bốn. Trơn tru và dễ dàng. Hai gã bị tôi nện đã ngất và đang chảy máu. Gã nằm trên sàn thì chảy máu từ cái mũi bị giập, gã tại bàn thì từ vết thương sâu trên đầu. Bên cạnh gã là kẻ cầm đầu, đang trên đường tới cõi tiên, có sự hỗ trợ của thuốc, hệt như tôi đã trải qua hai lần. Xem cảnh này thật thú vị. Có xảy ra một dạng liệt cơ. Gã này đang trượt xuôi xuống ghế, bất lực, nhưng hai mắt gã động đậy như thể vẫn ý thức được mọi việc. Tôi nhớ lại những hình xoay tít và tự hỏi liệu gã cũng có đang trông thấy chúng không.

Rồi tôi xoay người quan sát cửa dẫn vào căn phòng thứ ba. Vẫn còn thiếu tay nhân viên y tế. Có thể những kẻ khác nữa. Có thể rất nhiều kẻ khác nữa. Nhưng cánh cửa vẫn đóng im. Căn phòng thứ ba vẫn yên tĩnh. Tôi quỳ xuống kiểm tra bên dưới áo khoác gã thứ ba.

Không có khẩu Glock nào. Gã đeo bao súng quàng qua vai nhưng bao rỗng. Có lẽ đó là quy định chuẩn. Không mang vũ khí ở bất kỳ phòng kín nào khi có mặt tù nhân. Tôi soát người hai gã còn lại. Kết quả hệt như vậy. Các bao súng quàng qua vai làm bằng nylon do cơ quan chính phủ phân phát, cả hai đều rỗng không.

Căn phòng thứ ba vẫn yên lặng.

Tôi kiểm tra các túi. Tất cả đều rỗng. Tất cả được dọn sạch. Chẳng có gì ngoài những thứ vô ích nhưng cũng vô hại như mẩu sợi, những đồng xu mắc ở đường chỉ. Không chìa khóa nhà, không chìa khóa xe, không điện thoại. Chắc chắn không có ví, không có kẹp phù hiệu, không giấy tờ tùy thân.

Tôi nhặt khẩu súng bắn tên lên, cầm một tay, chĩa về phía trước trong tư thế sẵn sàng. Bước về căn phòng thứ ba. Mở toang cửa và nâng súng lên làm bộ như nhắm vào mục tiêu. Súng vẫn là súng, dù nó không có đạn và không đúng chủng loại. Chủ yếu là những ấn tượng đầu tiên và các phản xạ vô thức.

Phòng thứ ba không có người.

Không nhân viên y tế, không nhân viên yểm trợ, không nhân viên hỗ trợ. Chẳng có ai hết. Chẳng có gì ở đó, trừ những thứ đồ nội thất văn phòng xám xịt và bóng đèn huỳnh quang. Căn phòng cũng hệt như hai phòng còn lại, một phòng tầng hầm cũ xây gạch sơn toàn màu trắng. Cùng diện tích, cùng tỷ lệ. Nó có một cánh cửa nữa mà tôi nghĩ là dẫn tới phòng thứ tư hoặc cầu thang. Tôi bước sang đó và khẽ đẩy cửa.

Cầu thang. Không sơn, nằm sau một lớp dán màu xanh lục cũ mèm đang tróc ra. Tôi đóng cửa lại lần nữa và kiểm tra đồ nội thất văn phòng. Ba bàn làm việc, năm tủ hồ sơ, bốn ngăn hộc nhỏ có khóa, tất cả đều màu xám, tất cả đều không sơn và thiết thực, tất cả làm bằng thép, tất cả đều khóa. Bằng khóa số, giống như các xà lim, điều này là hợp lý, bởi trong túi các nhân viên điều tra chẳng có chìa khóa nào. Trên bàn làm việc không có tập tài liệu nào. Chỉ có ba chiếc máy tính đang ở trạng thái chờ và ba giá điện thoại đứng. Tôi bấm phím cách trên bàn phím máy tính và lần lượt bật ba màn hình. Từng chiếc đều hỏi mật khẩu. Tôi nhấc ống nghe rồi bấm nút gọi lại, lần nào cũng kết nối tới tổng đài. Cực kỳ có ý thức về vấn đề an ninh. Kỹ lưỡng và thống nhất. Kết thúc một cuộc gọi, dập lẫy giữ ống nghe, bấm 0, gác máy. Cả ba gã không phải những tay hoàn hảo, song cũng chẳng phải dạng ngu dốt gì.

Tôi đứng yên một lúc. Tôi thấy thất vọng về những chiếc khóa số. Tôi muốn tìm ra kho của họ, nạp lại khẩu súng bắn tên và bắn hai nhân viên điều tra liên bang còn lại bằng khẩu súng ấy. Và tôi muốn lấy lại giày của mình.

Tôi sẽ chẳng được mãn nguyện về việc nào.

Tôi nhẹ nhàng trở lại xà lim. Jacob Mark ngước lên, nhìn đi nơi khác, nhìn lại. Kiểu ngập ngừng phản ứng kinh điển, bởi tôi chỉ có một mình, trong tay lại cầm khẩu súng bắn tên. Tôi nghĩ họ đã nghe thấy những tiếng ồn và cho rằng tôi đang bị nện nhừ tử. Tôi đoán là họ không nghĩ tôi sẽ trở lại sớm thế, thậm chí không nghĩ là tôi trở lại ấy chứ.

Lee hỏi, “Chuyện gì xảy ra thế?”

Tôi đáp, “Họ ngủ rồi.”

“Như thế nào mà ngủ chứ?”

“Tôi đoán câu chuyện của tôi làm họ chán.”

“Thế thì giờ ông gặp rắc rối to rồi.”

“Rắc rối vì cái gì?”

“Trước đây ông vô tội.”

Tôi nói, “Tỉnh dậy đi thôi, Theresa.”

Cô không đáp lời. Tôi kiểm tra những chiếc khóa trên cửa xà lim. Chúng là đồ tốt. Trông có vẻ là loại chất lượng cao và rất chính xác. Chúng có tay nắm nhô hẳn ra với các đường chạm gọn gàng chạy quanh rìa, từ số một tới ba mươi sáu. Các tay nắm xoay theo cả hai chiều. Tôi xoay chúng và chẳng cảm nhận được gì ở các ngón tay trừ tiếng vo vo coi thường của sự kháng cự từ thứ đồ kim khí nhẹ nhàng nhưng chắc chắn. Cảm nhận về trình độ sản xuất rất cao. Chắc chắn tôi không cảm nhận thấy những chiếc lẫy khóa rơi ra.

Tôi hỏi, “Cô muốn tôi đưa ra ngoài không?”

Lee nói, “Ông không thể làm được.”

“Nếu tôi có thể, cô có muốn tôi làm không?”

“Tại sao lại không chứ?”

“Vì khi ấy cô sẽ thực sự gặp rắc rối. Nếu cô ở lại, cô làm theo ý họ.”

Cô không nói gì.

Tôi nói, “Jake này, còn anh thì sao?”

Anh hỏi: “Anh có tìm thấy giày của chúng ta không?”

Tôi lắc đầu. “Nhưng anh có thể mượn giày của họ. Họ đi cũng giày chừng cỡ của anh đấy.”

“Còn anh thì sao?”

“Trên phố Tám có cửa hàng bán giày.”

“Anh sẽ đi chân trần tới đó hả?”

“Đây là Greenwich Village. Nếu tôi không thể đi bộ chân trần ở đây thì còn có thể đi được ở đâu?”

“Làm sao anh có thể đưa chúng tôi ra?”

“Các vấn đề và giải pháp của thế kỷ mười chín, chống lại sự chính xác của thế kỷ hai mốt. Nhưng sẽ khó khăn. Thế nên tôi cần biết bắt đầu từ đâu. Và anh cần phải quyết định thật nhanh. Bởi chúng ta chẳng có nhiều thời gian đâu.”

“Trước khi họ tỉnh dậy hả?”

“Trước khi Home Depot đóng cửa.”

Jake nói, “Được rồi, tôi muốn ra.”

Tôi nhìn Theresa Lee.

Cô nói, “Tôi không biết. Tôi chẳng làm gì sai.”

“Thích nấn ná ở đây mà chứng minh điều ấy hả? Bởi làm được điều đó thì khó. Chứng minh vô tội luôn khó mà.”

Cô chẳng nói gì.

Tôi nói, “Tôi đã nói với Sansom cách chúng ta tìm hiểu về Hồng quân. Cô biết họ sợ nhất gì không? Không phải chúng ta đâu. Họ sợ người của chính họ nhất. Sự tra tấn tàn bạo nhất đối với họ là mất cả đời chứng minh cho sự vô tội của mình, chứng minh hoài mãi.”

Lee gật đầu.

“Tôi muốn ra,” cô nói.

“OK,” tôi nói. Tôi kiểm tra những thứ cần kiểm tra. Ước lượng kích thước và trọng lượng.

“Ngồi yên,” tôi nói. “Không quá một giờ nữa tôi sẽ trở lại.”

Điểm dừng đầu tiên là phòng bên cạnh. Ba tay nhân viên điều tra liên bang vẫn nằm thẳng cẳng. Tay cầm đầu sẽ giữ nguyên trạng thái đó suốt tám tiếng liên tục. Hoặc có thể lâu hơn, bởi trọng lượng cơ thể của gã chưa bằng hai phần ba tôi. Trong một giây đáng sợ, một ý nghĩ xuất hiện trong đầu tôi rằng có thể tôi đã giết gã. Một liều thuốc được tính toán để hạ gục một kẻ tầm vóc như tôi có thể trở nên nguy hiểm với người nhỏ con hơn. Nhưng lúc này gã vẫn thở đều. Mà chính gã là người gây chuyện, nên rủi ro thuộc về gã chứ.

Hai tay còn lại sẽ tỉnh dậy sớm hơn nhiều. Có thể tương đối sớm. Những chấn thương nhỏ thì khó nói trước được. Thế nên tôi lục khắp phòng nối và giật toàn bộ các cáp nối máy tính ra khỏi tường rồi đem trở lại trói hai tay này như trói gà. Cổ tay, khuỷu tay, mắt cá, cổ, tất cả đều bị buộc chặt và nối với nhau. Lõi đồng nhiều sợi, vỏ nhựa, không thể giật ra được. Tôi lột tất ra, buộc hai chiếc tất vào nhau rồi dùng nó nhét vào miệng gã bị thương ở đầu. Khó chịu cho gã, song tôi đoán là hắn sẽ được nhận một khoản bổ sung do thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm, có lẽ hắn xứng đáng với khoản đó. Tôi để yên miệng của gã còn lại. Mũi gã bị giập, nên nhét giẻ vào miệng cũng đồng nghĩa với làm gã ngạt thở mà chết. Tôi hy vọng gã sẽ luôn cảm kích lòng nhân đạo của tôi.

Tôi kiểm tra lại công việc của mình, bỏ các thứ đồ từ trên bàn vào túi rồi rời khỏi tòa nhà.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 46


CẦU THANG DẪN LÊN TẦNG MỘT và dẫn ra ngoài đến phía sau nơi từng là chỗ đậu của xe cứu hỏa. Có khoảng sàn rộng đầy phân chuột và những thứ rác ngẫu nhiên đầy bí ẩn tích lại trong các tòa nhà đã bỏ đi. Những cánh cửa lớn cho xe ra vào đã bị khóa chặt bằng các thanh sắt han gỉ cùng ổ khóa cũ. Nhưng ở tường bên trái có một cửa dành cho nhân viên. Đến được đó chẳng phải chuyện dễ. Có một lối trống một nửa. Hầu hết rác trên sàn đã bị những bước chân qua lại đá đi, song vẫn còn những mảnh vụn vương lại gây khó khăn cho việc đi chân trần. Cuối cùng tôi dùng cạnh bàn chân gạt những thứ đó đi và bước vào khoảng trống mình vừa tạo ra, mỗi lần một bước. Tiến chậm chạp. Nhưng rốt cuộc tôi cũng đến được đó.

Cửa dành cho nhân viên đã được lắp khóa mới, nhưng được bố trí để ngăn người ngoài vào chứ không ngăn người ở trong ra. Ở bên trong chỉ có một cái đòn đơn giản. Phía ngoài là khóa số. Tôi tìm được trên sàn một cái nối vòi cứu hỏa nặng bằng đồng, liền dùng nó để bẩy cho cửa hé ra một khe. Tôi để yên như thế để có lối quay vào, rồi bước ra một con ngõ, và, sau hai bước chân cẩn thận, tôi đã ở trên vỉa hè phố 3 Tây.

Tôi thẳng tiến tới đại lộ Sáu. Chẳng ai nhìn hai bàn chân tôi. Đêm ấy trời nóng, có khối phần da hấp dẫn hơn đang trưng ra. Chính tôi còn nhìn lấy một vài vùng thịt da trong số ấy đấy chứ. Rồi tôi vẫy một chiếc taxi, nó đưa tôi đi hai mươi khối nhà về phía Bắc và nửa khối về phía Đông, tới cửa hàng Home Depot trên phố 23. Docherty đã nhắc đến địa chỉ này. Trước vụ tấn công dưới lối FDR, búa đã được mua ở đó. Cửa hàng sắp đóng cửa nhưng họ vẫn để tôi vào. Ở khu bán dụng cụ, tôi tìm thấy một chiếc xà beng dài mét rưỡi. Thanh thép lạnh, dày và khỏe. Đi trở lại quầy tính tiền thì phải qua khu bán đồ làm vườn, tôi quyết định dùng một mũi tên bắn hai con chim bằng cách lấy một đôi ủng làm vườn. Chúng trông xấu xí, nhưng còn hơn chẳng có gì. Tôi thanh toán bằng thẻ ATM, tôi biết làm thế nghĩa là để lại manh mối lần theo trong máy tính, song chẳng có lý do gì để che giấu sự thật rằng tôi đã ra ngoài mua vài thứ dụng cụ. Dùng kiểu khác thì rồi vụ mua đồ này cũng sẽ lộ rõ.

Những chiếc taxi lượn lờ ở đường phố bên ngoài như thú săn mồi, tìm kiếm những người có đồ quá cồng kềnh không thể mang được. Xét về mặt kinh tế thì điều này thật khó hiểu. Tiết kiệm năm đô ở cửa hàng lớn bán đồ gia dụng rồi lại chi tám đô để lôi nó về nhà. Nhưng lúc này cách làm ấy lại hợp với tôi. Trong một phút tôi đã lại lên đường trở về phía Nam. Tôi xuống xe lên phố 3 ở đoạn gần chứ không sát ngay tòa nhà là đồn cứu hỏa cũ.

Phía trước mặt ba mét, tôi trông thấy tay nhân viên y tế bước vào ngõ.

Gã này trông sạch sẽ, đã được nghỉ ngơi. Gã mặc quần cô tông chéo, áo phông trắng, đi giày bóng rổ. Luân phiên lực lượng, tôi đoán thế. Ba gã nhân viên điều tra liên bang “gác miếu” suốt ngày, tay nhân viên y tế đảm nhiệm cả đêm. Để đảm bảo rằng tới sáng các tù nhân vẫn còn sống. Vì hiệu quả nhiều hơn vì nhân đạo. Tôi tưởng tượng ra rằng luồng thông tin được coi là thứ quan trọng hơn bất kỳ quyền lợi hay phúc lợi của cá nhân nào.

Tôi chuyển xà beng sang tay trái rồi chật vật chạy thật nhanh với đôi ủng cao su rộng đến cửa dành cho nhân viên trước khi gã nhân viên y tế đi hẳn qua đó. Tôi không muốn gã đá bỏ cái nối vòi cứu hỏa và để cánh cửa khép lại sau lưng mình. Việc ấy sẽ gây ra rắc rối mà tôi chẳng cần. Gã nghe thấy tôi liền quay người ở ngay lối vào và giơ hai tay lên phòng thủ, tôi xô mạnh vào tay này khiến gã loạng choạng lao vào trong. Gã trượt phải rác và khuỵu một gối xuống. Tôi túm lấy cổ gã, giữ ở khoảng cách một tầm tay, ngón chân khẽ đẩy cái nối vòi cứu hỏa cho cánh cửa khép lại tới lúc phát ra một tiếng “kịch”. Rồi tôi quay lại định trình bày các giải pháp mà tôi dành cho gã nhân viên y tế, song thấy rằng anh chàng đã hiểu vấn đề rồi. Ngoan ngoãn, hoặc ăn đòn. Tay này chọn cách ngoan ngoãn. Gã phủ phục xuống và giơ hai tay lên, một cử chỉ biểu thị cách nói vắn tắt của đầu hàng. Tôi nhấc xà beng ở tay trái, bắt tay nhân viên y tế giơ thẳng hai tay lên đầu và tiến thẳng về phía cầu thang. Gã im thít trên toàn bộ quãng đường xuống tầng hầm. Gã không làm gì khiến tôi phiền lòng khi đi vào căn phòng dùng làm phòng làm việc. Rồi chúng tôi vào căn phòng thứ hai, tay nhân viên y tế trông thấy ba nhân viên liên bang trên sàn và cảm nhận được điều đang chờ đợi mình. Gã trở nên căng thẳng. Adrenalin sôi lên. Những phản ứng sinh học khi đối mặt với nguy hiểm. Gã một lần nữa nhìn tôi, một tay khổng lồ đầy quyết tâm đi đôi giày dị hợm, tay cầm một thanh kim loại lớn.

Gã im bặt.

Tôi hỏi, “Anh biết mã khóa các xà lim không?”

Gã đáp, “Không.”

“Vậy anh tiêm thuốc giảm đau bằng cách nào?”

“Qua song sắt.”

“Chuyện gì xảy ra nếu ai đó bị sốc và anh không thể vào trong?”

“Tôi sẽ phải gọi.”

“Thiết bị của anh ở đâu?”

“Trong két của tôi.”

“Cho tôi xem,” tôi nói. “Mở ra.”

Chúng tôi trở lại phòng nối, tay nhân viên y tế đưa tôi tới một chiếc két và xoay núm mã. Cửa mở tung. Tôi hỏi anh ta, “Anh có thể mở thêm được tủ nào khác không?”

Gã đáp, ‘“Không, tôi chỉ có thể mở tủ này.”

Trong két gã có một loạt giá, chất chồng nhiều loại dụng cụ y tế. Những ống tiêm còn nằm trong gói, một ống nghe, một số ống đựng chất lỏng có màu, những gói bông gòn, thuốc, băng, gạc, băng dính.

Cộng thêm một lọ nông đựng các viên nhỏ xíu chứa nitrogen.

Và một hộp đựng các mũi tên đựng trong bọc.

Xét về mặt quản lý, điều đó dễ hiểu. Tôi tưởng tượng ra buổi họp quản lý về việc viết chỉ dẫn hoạt động. Lầu Năm Góc. Các sĩ quan tham mưu phụ trách. Một số sĩ quan cấp thấp cũng có mặt. Một chương trình hành động. Một số lời khuyên từ Bộ Quốc phòng nhất quyết rằng đạn của các súng phóng tên phải do một sĩ quan quân y đủ tiêu chuẩn quản lý. Bởi thuốc mê là một loại thuốc gây nghiện. Rồi thế này thế khác. Rồi một tay phục vụ lâu dài nói rằng nitrogen nén không phải thuốc. Tay thứ ba chỉ ra rằng chẳng có lý chút nào khi tách chất phóng khỏi thuốc gây mê. Cứ thế vòng quanh. Tôi tưởng tượng ra các nhân viên điều tra bực bội rốt cuộc đành chịu và chấp nhận. Được rồi thế nào cũng được, chúng ta tiếp tục thôi.

Tôi hỏi, “Chính xác thì trong những mũi tên là gì?”

Gã đàn ông đáp, “Thuốc gây tê cục bộ giúp cho vùng bị tổn thương, cộng thêm nhiều thuốc an thần.”

“Bao nhiêu thuốc an thần?”

“Đủ dùng.”

“Cho một con đười ươi à?”

Tay nhân viên y tế lắc đầu. “Liều thấp hơn. Tính toán đủ cho một người bình thường.”

“Ai là người tính toán?”

“Nhà sản xuất.”

“Biết nó dùng nhằm mục đích gì không?”

“Tất nhiên là có chứ.”

“Cùng các thông số, đơn đặt mua và mọi thứ à?”

“Vâng.”

“Còn thử nghiệm?”

“Ở Guantanamo.”

“Đây thật là một đất nước vĩ đại, nhỉ?”

Gã này không nói gì.

Tôi hỏi, “Có phản ứng phụ không?”

“Không.”

“Anh chắc không? Anh biết tại sao tôi hỏi đấy chứ, phải không?”

Gã đàn ông gật đầu. Gã biết vì sao tôi hỏi. Đã hết dây máy tính nên tôi phải để mắt một chút tới gã trong lúc tìm khẩu súng và nạp đạn cho nó. Nạp đạn cho khẩu súng này là trò đánh đố. Tôi không quen công nghệ. Tôi phải thực hiện chỉ dựa trên kinh nghiệm và logic. Rõ ràng cơ chế hoạt động của cò khiến cho khí thoát ra. Rõ ràng khí đẩy mũi tên. Và, về cơ bản, súng là những cỗ máy đơn giản. Chúng có phần trước và phần sau. Nguyên nhân và kết quả diễn ra theo một trình tự hợp lý. Tôi hoàn thành công việc trong vòng bốn mươi giây.

Tôi nói, “Anh muốn nằm xuống sàn không?”

Tay nhân viên y tế không trả lời.

Tôi nói, “Anh biết đấy, để đầu anh không bị đập xuống đất.”

Gã ta nằm xuống.

Tôi hỏi gã, “Thích bắn vào chỗ nào? Tay hay chân?”

Gã đáp, “Tốt nhất vào chỗ có nhiều cơ.”

“Thế thì lật người đi.”

Gã lật người và tôi bắn vào mông gã.

Tôi nạp đạn cho khẩu súng thêm hai lần nữa và bắn tên vào hai nhân viên điều tra có khả năng tỉnh dậy. Việc này cho tôi khoảng thời gian chừng tám giờ, trừ phi có những cuộc viếng thăm ngoài dự tính. Hoặc trừ phi các tay này có trách nhiệm gọi điện thông báo tình hình từng giờ. Hoặc trừ phi đã có một chiếc xe đang trên đường đưa chúng tôi trở lại Washington. Những suy nghĩ trái ngược nhau khiến tôi thấy nửa thư thả nửa khẩn trương. Tôi mang xà beng đến thẳng chỗ xà lim. Jacob Mark nhìn tôi không nói gì. Theresa Lee nhìn tôi và nói, “Bây giờ ở phố Tám bán giày loại đó à?”

Tôi không trả lời. Chỉ bước vòng về phía sau xà lim của cô và chọc đầu bẹt của xà beng vào đáy cái cấu trúc ấy. Rồi tôi tì toàn bộ trọng lượng cơ thể mình vào thanh thép và cảm thấy cả cái cũi di chuyển, chỉ một chút. Chỉ một chút xíu. Không nhiều hơn mức đàn hồi tự nhiên của thép.

“Làm thế ngốc quá,” Lee nói. “Đây là một khối khép kín độc lập. Ông có thể lật nó nhưng khi ấy tôi vẫn bị nhốt bên trong.”

Tôi nói, “Thực ra không phải nó đứng độc lập.”

“Nó không được chốt xuống sàn đâu.”

“Nhưng nó được đường thoát nước níu xuống. Bên dưới toa lét ấy.”

“Điều đó có ích không?”

“Tôi hy vọng là có. Nếu tôi bẩy nó lên mà đường thoát nước vẫn giữ chặt thì sàn sẽ toạc ra, cô có thể bò ra.”

“Nó sẽ giữ chặt chứ?”

“Đây là trò may rủi. Là một cuộc đấu.”

“Giữa những gì?”

“Luật pháp thế kỷ mười chín và một cửa hiệu hàn sắt vô trách nhiệm của thế kỷ hai mốt ký hợp đồng với cơ quan chính phủ. Có thấy sàn không phải được hàn ở khắp nơi không? Chỉ hàn ở vài nơi thôi?”

“Đó là bản chất của hàn chấm.”

“Nó khỏe tới mức nào?”

“Rất khỏe. Có lẽ khỏe hơn ống nước của toa lét.”

“Có thể không. Thế kỷ mười chín ở New York có dịch tả. Đại dịch. Trận dịch giết chết rất nhiều người. Cuối cùng lãnh đạo thành phố tìm ra nguyên nhân gây ra đại dịch, đó là những chất thải nhà vệ sinh lẫn vào nước uống. Thế nên họ đã xây dựng các đường cống thích hợp. Và họ đã xác định cụ thể mọi tiêu chuẩn đối với ống dẫn và các khớp nối. Sau chừng ấy năm, những tiêu chuẩn ấy vẫn tồn tại trong quy định về xây dựng. Một ống nước như thế này có gờ nổi phủ lên trên mặt sàn. Tôi dám cá là nó được lắp đặt còn chắc chắn hơn cả hàn chấm. Những tay công nhân xây dựng công trình công cộng thế kỷ mười chín này chọn giải pháp an toàn. Còn hơn cả một công ty thời hiện đại muốn lấy tiền của Bộ An ninh quốc gia ấy.”

Lee lặng một chút. Rồi cô thoáng mỉm cười. “Vậy nên hoặc tôi sẽ được đưa ra khỏi một xà lim của chính phủ một cách bất hợp pháp, hoặc ống thoát nước sẽ bật ra khỏi sàn. Kiểu gì thì tôi cũng khốn nạn.”

“Cô nói đúng đấy.”

“Lựa chọn tuyệt quá!”

“Tùy ở cô thôi,” tôi nói.

“Làm đi.”

Tôi nghe tiếng chuông của một máy điện thoại reo cách đây hai căn phòng.

Tôi quỳ xuống lách đầu chiếc xà beng vào chỗ nó cần vào, bên dưới thanh sắt ngang ở đáy xà lim, nhưng không đến mức chạm cả vào đáy chiếc khay đệm dưới. Rồi tôi đẩy nó sang ngang một chút cho đến khi nó nằm ngay dưới một trong mấy vết hàn hình chữ T ngược, nơi lực sẽ được truyền ngược lên trên theo một trong các song sắt thẳng đứng.

Cách đây hai căn phòng, chuông điện thoại đã ngừng đổ.

Tôi nhìn Lee nói, “Hãy đứng lên bồn cầu. Hãy dành cho nó toàn bộ lực ta có thể tạo ra.”

Cô leo lên và đứng chắc. Tôi nắm lấy toàn bộ phần chừa ra của xà beng và tì mạnh xuống rồi thả cho nó bật lên một, hai, ba lần. Lực của trên một trăm mốt cân đang chuyển động, nhân với lực của tay đòn dài mét rưỡi. Ba hiện tượng xảy ra. Trước tiên, chiếc xà beng cày nên một hõm nông trên nền bê tông dưới chiếc cũi, xét về mặt cơ học thì như vậy chưa hiệu quả. Thứ hai là cấu trúc của toàn bộ các song sắt bị biến dạng một chút, như thế cũng chưa đủ. Nhưng thứ ba, một mảnh sắt sáng loáng bị tuột và lăn ra.

“Đó là một mối,” Lee kêu lên. “Như là trong hàn chấm mối ấy.”

Tôi lôi xà beng ra rồi tìm một vị trí tương tự cách về phía trái tầm ba mươi phân. Nêm chặt vào các song sắt, nắm lấy phần chừa ra, bật. Lại ba hiện tượng như cũ. Tiếng ken két của bê tông bị nghiến thành bột, tiếng rít của các song sắt bị uốn cong, tiếng một miếng kim loại khác bật ra.

Cách đây hai căn phòng, máy điện thoại thứ hai bắt đầu đổ. Một âm điệu khác. Khẩn trương hơn.

Tôi đứng thẳng người thở lấy hơi. Lôi xà beng ra một lần nữa, lần này chếch về bên phải sáu mươi phân. Lặp lại quy trình cũ, lần này phần thưởng là một vết hàn nữa bị bẻ gãy. Đã được ba vết, còn thêm nhiều nữa. Nhưng giờ tôi đã có những chỗ bíu tay tương đối ở song sắt nằm dưới đáy, nơi chiếc xà beng đã tạo những chỗ cong hình chữ U cạn trên sắt. Tôi bỏ xà beng xuống, ngồi xổm hướng mặt vào xà lim và ngửa hai bàn tay nắm lấy những chỗ đó. Nắm chặt, hít thở mạnh và sẵn sàng nâng lên. Hồi tôi thôi không xem Olympics nữa thì các lực sĩ nâng được tạ nặng tới hơn trăm mốt ký. Tôi nghĩ khả năng của mình thấp hơn mức ấy nhiều. Nhưng tôi đoán rằng thấp xa mức đó cũng giải quyết được vấn đề.

Cách đây hai căn phòng, điện thoại thứ hai đã ngừng đổ chuông.

Và điện thoại thứ ba bắt đầu.

Tôi nhấc mạnh lên.

Tôi nâng được một cạnh của xà lim lên cách mặt sàn chừng ba mươi phân. Mặt sàn đầm kêu kin kít và cong lên như tờ giấy. Nhưng khối sắt hàn vẫn bám chắc. Hồi chuông điện thoại thứ ba đã ngừng. Tôi ngước nhìn Lee và mấp máy: “Nhảy đi.” Cô hiểu thông điệp của tôi. Cô là người thông minh. Cô nhảy cao lên khỏi toa lét và dập mạnh hai bàn chân trần xuống đúng nơi các vết hàn đang chịu áp lực. Tôi không cảm thấy gì qua hai bàn tay. Không tác động nào. Không giật. Bởi những vết hàn rời ra ngay lập tức và sàn gập lại thành máng hình chữ V. Như một cái miệng. Nó rộng chừng ba mươi phân và sâu ba mươi phân. Tốt, nhưng chưa đủ. Có lẽ một đứa trẻ có thể chui qua đó, nhưng Lee thì không.

Nhưng ít nhất chúng tôi đã chứng minh được nguyên lý. Một bàn ghi cho các nhà lãnh đạo thành phố thế kỷ mười chín.

Cách đây hai phòng, cả ba điện thoại cùng đổ chuông. Các âm điệu ganh đua với nhau, nhanh và khẩn.

Tôi lấy hơi lần nữa và sau đó vấn đề chỉ là lặp đi lặp lại chu trình ba bước kia, mỗi lần hai điểm hàn. Chiếc xà beng, nâng khối nặng, cú nhảy. Lee không phải người có tầm vóc, nhưng dù có thế chúng tôi vẫn cần bẻ gãy hẳn một hàng điểm hàn dài gần mét tám thì sàn mới bị uốn đủ cho cô chui ra. Đó là vấn đề số học đơn thuần. Ria thẳng của sàn trở thành một phần của chu vi bị uốn cong, theo tỷ lệ một phần ba. Chúng tôi mất khá nhiều thời gian mới hoàn thành việc này. Gần tám phút. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã làm được. Lee nằm ngửa và chui người ra, hai chân đi trước, như một vũ công uốn dẻo. Áo cô bị vướng và kéo lên, để lộ phần bụng phẳng rám nắng. Rồi cô lách ra, lắc người cho thoát hẳn, đứng lên và ôm tôi thật chặt. Và lâu hơn mức cô cần làm. Rồi cô bỏ ra, tôi đứng nghỉ một phút và chùi hai tay vào quần.

Sau đó tôi lặp lại toàn bộ chu trình một lần nữa, lần này cho Jacob Mark.

Cách đây hai phòng, các điện thoại đổ chuông rồi lại ngừng, đổ rồi lại ngừng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 47


CHÚNG TÔI NHANH CHÓNG THOÁT RA NGOÀI. Theresa Lee lấy đôi giày của tay cầm đầu đám nhân viên điều tra liên bang. Hơi lớn so với chân cô, nhưng không nhiều lắm. Jacob Mark lấy toàn bộ đồ của tay nhân viên y tế. Anh cho rằng mặc bộ sắc phục không đầy đủ của cảnh sát này thì sẽ dễ gây chú ý khi ra phố, và có lẽ anh đúng. Thay đổi quần áo mất khá nhiều thời gian song cũng đáng. Jake trông bảnh hơn nhiều khi diện quần cô tông chéo, áo phông và giày bóng rổ. Vừa khít. Ở sau quần có một vệt máu cỡ đồng xu, song đó chỉ là nhược điểm duy nhất. Chúng tôi để cho tay nhân viên y tế ngủ với bộ đồ lót trên người.

Rồi ba chúng tôi hướng ra khỏi tòa nhà. Lên cầu thang, qua mặt sàn vương vãi rác, xuyên qua ngõ, tới vỉa hè phố 3. Phố đông người. Trời vẫn nóng. Chúng tôi rẽ trái. Chẳng có lý do thực sự nào. Chỉ là lựa chọn ngẫu nhiên. Nhưng lại là lựa chọn may mắn. Chúng tôi vừa bước đi chừng năm bước thì tôi nghe tiếng còi ngay phía sau và tiếng lốp rít lên, tôi liếc lại thì thấy một chiếc xe hơi đen dừng khựng lại cách phía bên kia trụ sở cứu hỏa chừng ba mét. Một chiếc Crown Vic, mới và bóng loáng. Hai gã đàn ông lao ra. Trước đây tôi đã trông thấy họ. Và tôi biết chắc chắn rằng Theresa Lee cũng đã từng thấy họ. Com lê xanh nước biển, cà vạt xanh nước biển. FBI. Hai người này đã nói chuyện với Lee ở đồn khu vực, họ đã nói chuyện với tôi trên phố 35. Họ đã đặt cho tôi câu hỏi về các số điện thoại của Canada. Giờ thì, ở sau lưng chúng tôi chừng sáu mét, họ chạy vào ngõ và mất hút. Cả hai chẳng hề trông thấy chúng tôi. Nhưng giả sử rẽ phải, chúng tôi đã chạm mặt họ ngay lập tức khi họ rời khỏi xe rồi. Thế nên chúng tôi gặp may. Chúng tôi ăn mừng bằng cách chạy thật nhanh, hướng thẳng về phía đại lộ Sáu. Jacob Mark đến đích đầu tiên. Anh là người duy nhất trong chúng tôi có đôi giày tử tế.

Chúng tôi băng ngang đại lộ Sáu và đi dọc theo phố Bleecker một lúc rồi tìm thấy nơi ẩn nấp trên phố Cornelia, đó là nơi hẹp, tối và tương đối yên tĩnh, trừ vài người ngồi ăn ở những bàn cà phê đặt trên vỉa hè. Chúng tôi tránh thật xa họ, họ chẳng để ý gì tới bọn tôi. Họ quan tâm đến đồ ăn của mình hơn. Tôi chẳng trách móc gì họ. Mùi đồ ăn có vẻ ngon. Tôi vẫn còn rất đói, ngay cả sau khi đã xơi xúc xích Ý và pho mát. Chúng tôi đi tới đoạn cuối phố yên tĩnh rồi kiểm tra đồ của mình. Lee và Jake chẳng có gì. Tất cả đồ của họ đã bị khóa lại ở tầng hầm tòa nhà cứu hỏa. Tôi có những thứ đồ đã giành lại từ chiếc bàn trong phòng thứ hai, trong đó những món quan trọng gồm tiền mặt, thẻ ATM, thẻ đi tàu điện ngầm của tôi, điện thoại di động của Leonid. Số tiền mặt lên tới bốn mươi ba đô cộng thêm tiền xu. Thẻ đi tàu điện ngầm còn cho phép đi được bốn lượt. Điện thoại của Leonid đã gần hết pin. Chúng tôi nhất trí rằng một điều quá chắc chắn là số thẻ ATM của tôi và số điện thoại di động của Leonid đã được đánh dấu chú ý ở rất nhiều hệ thống máy tính. Nếu chúng tôi sử dụng một trong hai món này, trong vài giây sẽ có người biết. Nhưng tôi không quá lo lắng. Thông tin phải hữu ích mới gây hại. Nếu chúng tôi thoát ra từ phố 3 Tây rồi vài ngày sau rút tiền mặt ở thành phố Oklahoma hay New Orleans hoặc San Francisco thì dữ liệu đó sẽ quan trọng. Nếu chúng tôi rút tiền ngay lập tức chỉ cách tòa nhà cứu hỏa vài khối nhà thì dữ liệu đó vô dụng. Nó chẳng cho họ biết điều gì họ chưa biết. Và ở New York có nhiều tháp tiếp sóng di động đến mức thực hiện phép đo đạc tam giác rất khó khăn. Ở nơi xa xôi thì một sân bóng chày cũng giúp tìm ra. Nhưng trong thành phố thì chẳng ăn thua. Một khu vực mục tiêu rộng hai khối nhà và sâu hai khối nữa có thể chứa tới năm mươi ngàn người và phải mất vài ngày tìm kiếm.

Thế nên chúng tôi tiếp tục và tìm được một máy ATM ở sảnh một ngân hàng màu xanh sáng, tôi rút tiền mặt đến hết mức có thể, ba trăm đô. Rõ ràng tôi bị giới hạn mức rút mỗi ngày. Và cái máy thì chậm chạp. Có khi chậm có chủ ý. Các ngân hàng hợp tác với giới thực thi pháp luật mà. Họ bấm nút báo động rồi làm giao dịch chậm lại. Ý tưởng là câu giờ đợi tới lúc cảnh sát có mặt. Ở một điểm nào đó thì có thể. Nhưng ở một thành phố có vấn đề về giao thông thì khó. Chiếc máy đợi, đợi hoài đợi mãi rồi nó khạc ra vài tờ giấy bạc. Tôi cầm lấy và mỉm cười với chiếc máy. Hầu hết đều tích hợp camera quan sát, nối với thiết bị ghi kỹ thuật số.

Chúng tôi lại tiếp tục đi và Lee chi mười đô của tôi cho một suất đồ ăn bán sẵn. Cô mua một chiếc sạc pin điện thoại khẩn cấp. Nó chạy bằng pin của đèn có hình cây bút máy. Cô cắm nó vào điện thoại di động của Leonid rồi gọi cho đồng sự của mình, Docherty. Đã 10 giờ 10, anh ta đã sẵn sàng làm việc rồi. Tay cảnh sát này không nhấc máy, Lee để lại lời nhắn rồi tắt điện thoại. Cô bảo rằng các điện thoại di động có gắn chip GPS. Tôi không biết thứ đó. Lee nói rằng cứ mười lăm giây chip này phát đi tín hiệu một lần, có thể xác định vị trí chính xác của nó trong phạm vi bốn mét rưỡi. Cô bảo vệ tinh định vị toàn cầu chính xác hơn nhiều so với phép đạc tam giác ăng ten. Cô bảo cách sử dụng điện thoại di động tốt nhất khi đang chạy trốn là tắt nó đi, trừ những khoảng thời gian ngắn ngay trước khi rời một địa điểm và di chuyển sang điểm tiếp theo. Làm như thế thì những kẻ theo dõi qua GPS sẽ luôn bị chậm một bước.

Vậy nên chúng tôi tiếp tục. Chúng tôi cảnh giác với tất cả xe cảnh sát trên phố. Chúng tôi trông thấy nhiều xe đó. NYPD là cơ quan lớn. Sở cảnh sát lớn nhất nước Mỹ. Có khi lớn nhất thế giới. Chúng tôi tìm được một quán ăn nhỏ ồn ào ở đúng trung tâm Đại học New York sau khi băng qua phía Bắc công viên quảng trường Washington rồi hướng về phía Đông. Nơi này tối và đầy cứng sinh viên chưa tốt nghiệp. Một vài loại đồ ăn bán ở nơi này có thể nhận diện được. Tôi vẫn đói và khát. Tôi đoán là các hệ thống trong cơ thể tôi đã làm thêm giờ nhằm đào thải hai liều thuốc an thần. Tôi uống trọn một cốc nước máy và gọi một cốc sữa chua trộn hoa quả. Cộng thêm một suất burger và cà phê. Jake và Lee không gọi gì. Họ bảo họ quá lo nên chẳng thể ăn nổi. Lee quay sang tôi bảo, “Anh nên nói cho chúng tôi biết chính xác chuyện gì đang xảy ra.”

Tôi bảo, “Tôi nghĩ là hai người không muốn biết đâu.”

“Chúng tôi đã vượt qua ranh giới đó rồi.”

“Họ không cho xem giấy tờ tùy thân. Các vị có quyền nhận định rằng vụ bắt giam là việc vi phạm pháp luật. Trong trường hợp đó trốn ra không phải tội. Thực ra có lẽ đó là nhiệm vụ của hai bạn mới đúng.”

Lee lắc đầu. “Tôi biết họ là ai, dù có hoặc không cho xem giấy tờ. Tôi không lo ngại về chuyện chạy trốn. Tôi lo về đôi giày kia. Nó sẽ làm tôi khốn nạn. Tôi đã đứng phía trên một nhân viên điều tra liên bang và lấy đi giày của anh ta. Khi ấy tôi nhìn thẳng vào anh ta. Thế là phạm tội có chủ ý. Họ sẽ nói rằng khi ấy tôi đã có thời gian để suy nghĩ và hành xử phù hợp.”

Tôi nhìn Jake, xem liệu anh ta có cùng quan điểm ấy hay vẫn cho rằng vô tội là niềm hạnh phúc hoàn hảo. Anh nhún vai, như thể muốn nói đã phóng lao thì phải theo lao. Vậy nên tôi để cho nhân viên phục vụ bày xong các món tôi đã gọi rồi nói cho họ những gì tôi biết. Tháng Ba năm 1983, Sansom, thung lũng Korengal. Tất cả những chi tiết, và mọi ý nghĩa hàm ẩn.

Lee nói, “Hiện giờ có quân Mỹ ở thung lũng Korengal. Tôi mới đọc về chuyện đó. Qua một cuốn tạp chí. Tôi nghĩ chuyện không bao giờ chấm dứt. Tôi hy vọng họ sẽ làm tốt hơn người Nga từng làm.”

“Họ là người Ukraine,” tôi nói.

“Thế thì có gì khác chứ?”

“Tôi tin chắc người Ukraine nghĩ là có khác đấy. Người Nga đã đưa người thuộc sắc tộc thiểu số ra tiền tuyến, người thuộc sắc tộc thiểu số không thích chuyện ấy.”

Jake nói, “Tôi nghĩ nó liên quan tới Thế chiến thứ Ba. Ý tôi là hồi ấy. Nhưng đã qua một phần tư thế kỷ. Bây giờ Liên Xô thậm chí không còn là một đất nước. Làm thế nào một đất nước lại có thể đau buồn về chuyện gì đó nếu như ngày nay cái đất nước đó thậm chí không tồn tại nữa?”

“Địa chính trị,” Lee nói. “Chuyện liên quan tới tương lai, không phải quá khứ. Có thể chúng ta lại muốn làm điều tương tự, ở Pakistan, Iran hay nơi nào đó. Sẽ có sự khác biệt nếu thế giới biết được trước đây chúng ta đã làm gì. Nó tạo nên những định kiến. Ông biết điều đó. Ông là cảnh sát. Ông có thích nếu như chúng ta không thể nhắc tới tiền án tiền sự nào trước tòa không?”

Jake nói, “Vậy cô nghĩ vụ này có tầm cỡ lớn chừng nào?”

“Cực lớn,” Lee đáp. “Lớn hết mức có thể. Dù sao cũng là đối với chúng ta thôi. Bởi nhìn chung nó vẫn nhỏ. Thật mỉa mai, đúng không? Ông hiểu ý tôi chứ? Nếu ba ngàn người biết, bất kỳ ai cũng chẳng thể làm gì nhiều. Hoặc thậm chí ba trăm. Hay ba mươi. Nó chỉ lộ ra, thế là xong. Nhưng bây giờ chỉ có ba chúng ta biết. Mà ba là số nhỏ. Đủ nhỏ để có thể bịt được. Họ có thể làm ba con người biến mất mà chẳng ai nhận ra.”

“Bằng cách nào?”

“Chuyện đó có xảy ra, tin tôi đi. Mà có ai để tâm chứ? Ông không có gia đình, tôi cũng không.” Lee nhìn tôi hỏi, “Reacher, ông có gia đình không?”

Tôi lắc đầu.

Lee lặng một chút. Cô nói, “Chẳng còn lại người nào để chất vấn.”

Jake nói, “Còn những người ở nơi chúng ta làm việc thì sao?”

“Cơ quan cảnh sát làm những việc họ được lệnh làm.”

“Chuyện này thật điên rồ.”

“Đây là thế giới mới.”

“Họ nghiêm túc thật đấy chứ?”

“Đây là chuyện phân tích lợi ích-chi phí. Ba con người vô tội đối đầu với một kế hoạch địa chính trị lớn lao. Ông sẽ làm thế nào?”

“Chúng ta có quyền.”

“Chúng ta từng có, giờ thì không.”

Jake không nói gì đáp trả. Tôi uống hết cà phê rồi thêm một cốc nước máy khác. Lee gọi thanh toán, đợi tới khi hóa đơn được chuyển đến, tôi trả tiền xong cô mới bật di động của Leonid lên. Nó bật mở cùng một giai điệu nho nhỏ vui vẻ rồi kết nối với mạng, mười giây sau mạng nhận ra số máy và thông báo có một tin nhắn văn bản. Lee bấm nút cần bấm và bắt đầu lướt.

“Tin của Docherty,” cô nói. “Anh ấy vẫn chưa bỏ rơi tôi.”

Rồi cô đọc và lại kéo, đọc rồi lại kéo. Tôi thầm tính các khoảng thời gian dài mười lăm giây, và tưởng tượng cứ một khoảng như vậy con chip GPS gửi đi một chùm dữ liệu nói Chúng tôi ở đây! Chúng tôi ở đây! Tôi đếm tới mười. Một trăm năm mươi giây. Hai phút rưỡi. Một tin nhắn dài. Và vẻ mặt Lee cho thấy tin nhắn đó đầy những tin xấu. Hai môi cô mím lại, mắt nhíu vào. Cô kiểm tra lại vài đoạn rồi tắt máy lần nữa và đưa cho tôi. Tôi đút nó vào túi. Lee nhìn thẳng vào tôi nói, “Ông đúng. Những tay chết dưới FDR là đội của Lila Hoth. Tôi đoán là đồn khu vực 17 đã gọi cho tất cả những tên có trong danh bạ và kiểm tra thấy chỉ có một người duy nhất không bắt máy. Họ vào văn phòng của những tay này và tìm thấy các hóa đơn thanh toán gửi tới Lila Hoth, qua địa chỉ của khách sạn Four Seasons.”

Tôi không trả lời.

Lee nói, “Nhưng vấn đề là ở đây. Các hóa đơn này có từ cách đây ba tháng, không phải ba ngày. Và thêm các dữ liệu khác đây. Cơ quan An ninh Quốc gia không có hồ sơ theo dõi nào cho thấy hai người phụ nữ họ Hoth từng nhập cảnh vào Mỹ. Chắc chắn không phải ba ngày trước, qua hãng British Airways. Và Susan Mark chưa bao giờ gọi đi London, từ nơi làm việc hay nhà riêng.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 48


DÙNG ĐIỆN THOẠI VÀ DI CHUYỂN ngay lập tức, đó là nguyên tắc. Chúng tôi theo đại lộ Broadway đi về phía Bắc. Những chiếc taxi và xe cảnh sát lướt nhanh qua bộ ba chúng tôi. Đèn pha quét khắp người chúng tôi. Chúng tôi đi xa tới tận Astor Place rồi chui xuống lòng đất và sử dụng ba trong số bốn lượt đi tàu điện ngầm còn lại trong thẻ của tôi cho tuyến 6 chạy về hướng Bắc. Noi mọi chuyện bắt đầu. Một toa kiểu R142A mới toanh sáng sủa. Đã 11 giờ đêm, ngoài chúng tôi có mười tám hành khách nữa. Chúng chọn ba chỗ cạnh nhau trên một băng dành cho tám người. Lee ngồi giữa. Bên trái cô, Jake nửa như quay người và cúi đầu xuống sẵn sàng nói chuyện thầm thì. Bên phải cô, tôi làm tương tự. Jake hỏi, “Vậy chuyện là gì? Mẹ con nhà Hoth không có thật hay chính phủ đang che giấu tội lỗi bằng cách xóa thông tin?”

Lee nói, “Có thể là một trong hai.”

Tôi nói, “Mẹ con nhà Hoth là giả.”

“Ông nghĩ thế hay là ông biết thế?”

“Vụ ở ga Penn quá dễ dàng.”

“Dễ thế nào?”

“Họ lừa cho tôi vào tròng. Leonid để cho tôi trông thấy hắn. Lúc ấy hắn mặc chiếc áo khoác dưới ánh đèn có màu cam sáng. Thực tế nó hệt như những chiếc áo bảo hộ trước đó tôi thấy các công nhân đường sắt mặc. Nó thu hút ánh mắt tôi. Người ta tính toán để tôi trông thấy nó. Rồi hắn để cho tôi hạ hắn. Bởi theo tính toán của họ tôi sẽ tước điện thoại của hắn và tìm ra thông tin về khách sạn Four Seasons. Họ đã thao túng được tôi. Chuyện này là âm mưu chồng chất âm mưu. Họ cần tôi nói chuyện với họ nhưng không muốn cho tôi biết mọi chuyện. Họ không muốn lộ hết tẩy của mình. Thế nên họ vẽ ra một con đường cho tôi vào. Họ dụ tôi tới khách sạn và thử một phương pháp dễ dàng, ngọt ngào. Chỉ một gã trong vai kẻ kém năng lực ở nhà ga xe lửa, rồi tới màn kịch nhẹ nhàng. Thậm chí họ còn có kế hoạch dự phòng là đến đồn cảnh sát khu vực trình báo về người mất tích. Bằng cách nào thì rốt cuộc tôi cũng sẽ xuất hiện.”

“Họ muốn gì ở ông?”

“Thông tin của Susan.”

“Là gì chứ?”

“Tôi không biết.”

“Họ là ai?”

“Không phải nhà báo,” tôi nói. “Tôi cho là tôi đã lầm về vấn đề này. Lila vừa diễn chuyện này vừa diễn chuyện khác. Tôi không biết cô ta thực sự là ai.”

“Thế bà già có thật không?”

“Tôi không biết.”

“Bây giờ họ ở đâu? Họ đã ra khỏi khách sạn rồi.”

“Họ luôn có một nơi khác. Họ có hai kênh hoạt động. Hoạt động công khai và hoạt động riêng. Thế nên tôi không biết giờ họ ở đâu. Rõ ràng là ở nơi còn lại rồi. Tôi cho là một nơi an toàn có thể sử dụng lâu dài. Có lẽ trong thành phố này. Có thể là một căn nhà chung sân với nhà khác. Bởi vì họ có một đội đi cùng. Lực lượng riêng của họ. Bọn xấu. Những tay điều tra thuê kia nói đúng, xấu thế nào, họ vừa mới biết được bằng một cách khủng khiếp. Bằng búa.”

Lee nói, “Thế là nhà Hoth cũng đang xóa dấu vết.”

“Dùng động từ không đúng thời,” tôi nói. “Họ đã xóa dấu vết rồi. Họ đang ẩn ở một nơi nào đó và bất kỳ kẻ nào có thể đã biết nơi đó thì lại chết rồi.”

Tàu dừng ở phố 23. Cửa mở. Không ai lên. Chẳng ai xuống. Theresa Lee đăm đăm nhìn xuống sàn. Jacob Mark lướt mắt qua cô sang tôi mà nói, “Nếu Bộ An ninh quốc gia thậm chí không thể nắm được việc Lila Hoth vào Mỹ thì họ cũng không thể biết cô ta đã tới California hay không. Nghĩa là có thể chính cô ta là người đi cùng với Peter.”

“Đúng,” tôi nói. “Có thể thế.”

Cửa khép lại. Con tàu tiếp tục hành trình.

Theresa Lee ngước mắt từ sàn lên, quay sang tôi bảo, “Chuyện xảy ra với bốn người đàn ông kia là lỗi của chúng ta, ông biết đấy. Bằng búa. Cụ thể là lỗi của ông. Ông đã bảo Lila là ông biết về bọn họ. Ông đã biến họ thành đầu mối cần xử lý.”

Tôi nói, “Cảm ơn cô đã chỉ ra.”

Tôi nghĩ ông đã đẩy cô ấy qua miệng vực.

Cụ thể là lỗi của ông.

Tàu lạch xạch chạy vào ga trên phố 28.

Chúng tôi ra khỏi ga ở phố 33. Chẳng ai trong chúng tôi muốn đi tới Ga Trung tâm. Có quá nhiều cảnh sát, và ít nhất đối với Jacob Mark thì có thể quá nhiều những điều liên đới không tốt. Trên phố, đại lộ Park thật bận rộn. Trong phút đầu tiên có hai xe cảnh sát chạy qua. Ở phía Tây là tòa nhà Empire State. Quá nhiều cảnh sát. Chúng tôi theo đường cũ trở lại hướng Nam và đi vào một con phố ngang yên tĩnh dẫn về đại lộ Madison. Lúc này tôi cảm thấy thoải mái. Tôi đã trải qua mười sáu trong tổng số mười bảy giờ để ngủ, trong người tràn đầy thức ăn và chất lỏng. Nhưng Lee và Jake trông rệu rã. Họ chẳng có nơi nào để đi và không quen với điều đó. Rõ ràng họ không thể về nhà rồi. Họ cũng chẳng thể tới chỗ bạn bè. Chúng tôi phải cho rằng tất cả những nơi họ thường lui tới mà cảnh sát biết đều đang bị theo dõi.

Lee nói, “Chúng ta cần có kế hoạch.”

Tôi thích kiểu khu nhà nơi chúng tôi đang đến. New York có vài trăm khu dân cư nhỏ tách biệt. Kiểu cách, dáng vẻ thay đổi qua từng con phố, thậm chí qua từng tòa nhà. Park và Madison ở khu 20 hơi xơ xác. Các con phố ngang hơi nhếch nhác. Có thể một thời chúng đã là nơi cao cấp, và có thể một ngày nào đó sẽ lại như thế, nhưng đúng thời điểm này thì dễ chịu. Chúng tôi náu dưới giàn giáo bên vỉa hè một lát rồi quan sát những kẻ say rượu lảo đảo từ quán bar trở về nhà, những người ở chung cư gần đó dắt chó đi dạo trước khi ngủ. Chúng tôi trông thấy một tay dắt con chó dòng Great Dane to ngang một con ngựa nhỏ, một cô gái dắt con chó sục to bằng đầu con Great Dane. Nhìn chung tôi thích con chó sục. Chó nhỏ, nhân cách lớn. Tay nhỏ bé kia nghĩ hắn là chủ thế giới. Chúng tôi đợi tới khi đồng hồ nhảy qua nửa đêm thì luồn lách khắp nơi cho tới khi tìm được khách sạn phù hợp. Đó là một khách sạn hẹp có tấm biển cổ lỗ được chiếu sáng nhờ các bóng điện hiệu điện thế thấp. Nó trông hơi xuống cấp và đầy bụi bẩn. Nhỏ hơn mức tôi thích. Những nơi rộng lớn hơn có hiệu quả hơn nhiều. Cơ hội lớn hơn để có phòng trống, ẩn danh tính hơn, ít bị theo dõi hơn. Nhưng nhìn chung lại thì nơi chúng tôi đang quan sát cũng khả dĩ.

Đó là mục tiêu hợp lý cho trò chơi năm mươi đô.

Hoặc có lẽ chúng tôi có thể thành công với bốn mươi đô.

Cuối cùng chúng tôi phải trả giá lên đến tận bảy mươi lăm đô, có lẽ do tay khuân đồ ban đêm nghi chúng tôi chơi trò làm tình tay ba. Có lẽ vì cái lối Theresa Lee đang nhìn tôi. Trong mắt cô hiện lên điều gì đó. Tôi không chắc là gì. Nhưng rõ ràng tay khuân đồ ban đêm đã trông thấy cơ hội nâng giá. Căn phòng hắn dành cho bọn tôi thuộc loại nhỏ. Nó nằm ở phần sau khách sạn, có một đôi giường và cửa sổ hẹp trên ống thông gió. Khách sạn này sẽ chẳng bao giờ xuất hiện trong sổ tay hướng dẫn du lịch, nhưng có vẻ an toàn, kín đáo và tôi có thể chắc rằng Lee và Jake cảm thấy ổn khi qua đêm ở đây. Nhưng cũng chắc chắn tương tự như thế, tôi có thể nói rằng chẳng ai trong hai người cảm thấy ổn khi ngủ ở đây hai, năm hoặc mười đêm.

“Chúng ta cần người giúp đỡ,” Lee nói. “Ta không thể sống thế này mãi được.”

“Chúng ta có thể nếu muốn,” tôi nói. “Tôi từng sống thế này trong mười năm đấy!”

“OK, một người bình thường không thể sống thế này mãi mãi. Chúng ta cần giúp đỡ. Vấn đề này sẽ không tự mất đi đâu.”

“Có thể,” Jake nói. “Từ cách cô luận ra nó trước đây. Nếu ba ngàn người biết, nó sẽ không còn là vấn đề nữa. Thế nên tất cả những gì chúng ta phải làm là nói cho ba ngàn người biết.”

“Cho từng người một à?”

“Không, ta nên gọi cho báo chí.”

“Họ sẽ tin ta chứ?”

“Nếu chúng ta nói có sức thuyết phục.”

“Họ sẽ đăng câu chuyện này chứ?”

“Tại sao lại không?”

“Ai biết được bây giờ chuyện gì diễn ra với báo chí chứ? Có thể họ sẽ hỏi ý kiến chính phủ về thông tin cho một việc thế này. Có lẽ chính phủ sẽ lệnh cho họ dập nó đi.”

“Vậy tự do báo chí thì sao?”

Lee nói, “Có, tôi nhớ cái đó.”

“Thế thì ai sẽ giúp chúng ta kia chứ?”

“Sansom,” tôi nói. “Sansom sẽ giúp chúng ta. Trong việc này ông ta có rủi ro tổn hại cao nhất.”

“Sansom là chính phủ. Ông ta có người của riêng mình bám theo Susan.”

“Bởi ông ta có rất nhiều thứ để mất. Ta có thể sử dụng điều ấy.” Tôi lấy điện thoại di động của Leonid ra khỏi túi ném xuống giường cạnh Theresa Lee. “Đến sáng hãy nhắn tin cho Docherty. Lấy số máy của tòa nhà văn phòng Cannon ở Washington. Hãy gọi tới văn phòng của Sansom yêu cầu nói chuyện riêng với ông ta. Nói với ông ta rằng cô là một sĩ quan cảnh sát ở New York và cô đang ở cạnh tôi. Nói với ông ta rằng chúng ta biết người của ông ta đã ở trên tàu. Rồi bảo ông ta rằng chúng ta biết chiếc DSM không phải dành cho khẩu súng trường VAL. Nói với ông ta rằng chúng ta biết còn nhiều chuyện nữa.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 49


THERESA LEE CẦM ĐIỆN THOẠI lên giữ một lúc như thể nó là món nữ trang quý hiếm. Rồi cô đặt nó lên giá đầu giường và hỏi, “Điều gì khiến ông nghĩ là còn nhiều chuyện nữa?”

Tôi đáp, “Nhìn chung còn thêm nhiều. Sansom giành được bốn huy chương, không chỉ một. Ông ta là dạng sĩ quan hành động thực hiện nhiệm vụ thường xuyên. Chắc chắn ông ta đã thực hiện đủ loại việc rồi.”

“Chẳng hạn việc gì?”

“Bất kỳ việc gì cần làm. Cho bất kỳ kẻ nào muốn việc ấy được thực hiện. Không chỉ quân đội đâu. Thi thoảng lực lượng Delta cũng được cho mướn. Đôi khi cho CIA mượn.”

“Để thực hiện việc gì?”

“Các vụ can thiệp bí mật. Đảo chính. Ám sát.”

“Tướng Tito chết năm 1980. Ở Nam Tư. Ông có nghĩ là Sansom đã làm việc đó không?”

“Không, tôi nghĩ là Tito bị bệnh. Nhưng tôi cũng chẳng ngạc nhiên nếu có kế hoạch dự bị, phòng trường hợp ông ta vẫn khỏe.”

“Brezhnev chết năm 1982. Ở Nga. Rồi Andropov, ngay sau đó. Rồi tới Chemenko, thực sự nhanh. Cứ như đại dịch ấy.”

“Cô là người thế nào đây? Sử gia à?”

“Nghiệp dư. Nhưng dù thế nào đi nữa thì tất cả cũng dẫn đến Gorbachev, và sự tiến bộ. Ông nghĩ việc đó là do chúng ta à? Ông nghĩ là do Sansom hả?”

“Có thể,” tôi nói. “Tôi không biết.”

“Nhưng dù là gì đi chăng nữa, chẳng có chuyện nào trong những chuyện kiểu này liên quan tới tháng Ba năm 1983 ở Afghanistan.”

“Nhưng hãy nghĩ mà xem. Chạm trán một đội bắn tỉa của Liên Xô trong đêm tối là một khả năng hoàn toàn ngẫu nhiên. Liệu họ có điều một tay hành động xuất sắc như Sansom đến chỉ để lang thang quanh đồi và cầu gặp vận may không? Đi trăm lẻ một lần thì cả trăm lần ông ta sẽ về tay trắng. Đó là rủi ro rất lớn chỉ để tìm kiếm phần thưởng rất nhỏ. Thế là chẳng có kế hoạch hành động gì sất. Một phi vụ thì phải có mục tiêu có thể đạt được.”

“Rất nhiều kế hoạch đã thất bại.”

“Dĩ nhiên là thế. Nhưng tất cả đều bắt đầu với một mục tiêu thực tế. Thực tế hơn cái chuyện lang thang ở vùng núi không người rộng cả ngàn dặm vuông chỉ để hy vọng ngẫu nhiên chạm mặt đối thủ. Thế nên chắc chắn đã có việc gì đó khác diễn ra.”

“Thế thì mơ hồ lắm.”

“Còn nữa,” tôi nói. “Không mơ hồ đâu. Người ta đã nói chuyện với tôi suốt cả vài ngày. Và tôi đã lắng nghe. Một số trong những điều tôi nghe thấy không dễ hiểu lắm. Mấy tay nhân viên điều tra liên bang ấy khiến tôi thấy rối tung ở Watergate, Washington. Tôi hỏi họ đang có chuyện gì. Phản ứng của họ thật kỳ quặc. Như trời sắp sập ấy. Có vẻ không phù hợp với một vụ dùng biện pháp kỹ thuật thu thập thông tin trái phép cách đây hai mươi lăm năm.”

“Địa chính trị không đơn giản đâu.”

“Nhất trí. Và tôi là người đầu tiên thừa nhận rằng mình chẳng phải chuyên gia. Nhưng ngay cả thế đi nữa, có vẻ chuyện này liên quan đến cấp cao nhất.”

“Thế vẫn mơ hồ.”

“Tôi đã nói chuyện với Sansom ở Washington. Trong văn phòng ông ta. Ông ta có vẻ khó chịu về toàn bộ chuyện này. Sầu muộn, bất ổn.”

“Đang mùa bầu cử mà.”

“Nhưng giành được khẩu súng trường là việc hay đấy chứ, đúng không? Chuyện đó chẳng có gì đáng xấu hổ. Đó là tất cả những gì quân đội gọi là mạnh mẽ và dũng cảm. Thế nên phản ứng của ông ta là không phù hợp.”

“Vẫn mơ hồ.”

“Ông ta biết tên tay súng bắn tỉa. Grigori Hoth. Từ thẻ tên của người này. Tôi nghĩ ông ta đã giữ những chiếc thẻ tên làm vật kỷ niệm. Sansom bảo không, các thẻ tên đã bị khóa kỹ cùng các báo cáo sau hành động và mọi thứ khác. Cứ như thể lỡ lời. Và mọi thứ khác là sao? Điều này nghĩa là gì?”

Lee chẳng nói gì.

Tôi nói, “Chúng tôi đã nói về số phận của tay bắn tỉa và người phát hiện mục tiêu. Sansom bảo ông ta không có vũ khí giảm thanh. Lại nghe như thêm một lần lỡ lời nữa. Delta không bao giờ thực hiện những phi vụ bí mật trong đêm mà không có vũ khí giảm thanh. Họ rất cẩn thận về những chuyện như thế. Vậy nên tôi nghĩ toàn bộ câu chuyện khẩu súng VAL là sản phẩm phụ hoàn toàn ngẫu nhiên của một chuyện hoàn toàn khác. Tôi nghĩ khẩu súng bắn tỉa đúng là một câu chuyện. Nhưng việc này như một tảng băng. Phần lớn của nó vẫn còn đang ẩn đi.”

Lee không nói gì.

Tôi tiếp, “Rồi chúng tôi nói về địa chính trị. Ông ta nhận thấy một mối đe dọa, cái này thì rõ rồi. Ông ta lo về Nga, hay về Liên bang Nga, tùy họ tự gọi mình là gì cũng được. Sansom nghĩ rằng họ bất ổn. Ông ta bảo rằng mọi thứ sẽ vỡ tóe loe ra, nếu cái phần về đồi Korengal trong câu chuyện lọt ra ngoài. Nghe thấy gì không? Phần về đồi Korengal của câu chuyện. Nghe cứ như lần lỡ lời thứ ba. Đó rõ là lời thú nhận trực tiếp rằng còn nhiều nữa. Từ chính miệng kẻ trong cuộc.”

Lee không nói gì. Jacob Mark hỏi, “Còn cái gì nữa?”

“Tôi không biết. Nhưng dù là gì, nó chứa đựng rất nhiều thông tin. Ngay từ đầu Lila Hoth tìm kiếm một chiếc USB. Và cánh nhân viên điều tra liên bang cho rằng có một chiếc như vậy nằm đâu đó. Họ bảo nhiệm vụ của họ là thu hồi chiếc USB thật. Thật, bởi vì họ đã lấy chiếc USB mà tôi mua và cho rằng đó là mồi nhử. Họ bảo, nó không chứa gì và kiểu gì đi nữa thì cũng quá nhỏ. Nghe thấy chứ? Quá nhỏ? Nghĩa là có một số tệp lớn. Rất nhiều thông tin.”

“Nhưng Susan đã không mang gì theo mình.”

“Đúng. Nhưng tất cả đều cho rằng cô ấy đã mang theo nó.”

“Loại thông tin nào?”

“Tôi không biết. Trừ việc Springfield đã nói chuyện với tôi ở đây, tại New York. Tay phụ trách an ninh của Sansom, ở khách sạn Sheraton. Trong một hành lang yên tĩnh. Anh ta rất căng. Anh ta cảnh báo tôi rời cuộc chơi. Anh ta chọn một cách nói ẩn dụ cụ thể. Anh ta bảo: ông không thể lật được tảng đá không vừa với sức ông đâu.”

“Thế thì sao?”

“Nếu cô lật một tảng đá thì sao?”

“Nhiều thứ lộ ra.”

“Chính xác. Nhiều thứ lộ ra. Bây giờ đây chớ chả phải lúc nào. Chuyện này không phải là những thứ nằm trơ đó, đã chết cách đây hai mươi lăm năm. Chuyện này liên quan đến những thứ đang vận động, diễn biến lúc này. Chuyện này liên quan tới những vấn đề đang tồn tại hiện nay.”

Tôi thấy Theresa Lee đang suy nghĩ hết mọi vấn đề. Cô liếc chiếc điện thoại di động trên giá. Hai mắt cô nhíu lại. Tôi đoán nữ thám tử đang thảo trước nội dung cú điện thoại sẽ gọi cho Sansom vào sáng mai. Cô nói, “Ông ta thuộc dạng bất cẩn, phải không? Ông bảo rằng ông ta lỡ miệng ba lần.”

Tôi nói, “Ông ta là sĩ quan Delta ở những thời kỳ rực rỡ nhất trong mười bảy năm quân ngũ.”

“Và gì nữa?”

“Cô không sống nổi mười bảy ngày nếu bất cẩn.”

“Vậy thì sao?”

“Ông ta có vẻ rất chú ý đến tôi. Sansom ý thức về mọi chuyện có liên quan đến chiến dịch tranh cử. Phải trông thế nào, ăn nói ra sao, đi lại kiểu gì. Tất cả những hàm ý nhỏ nhặt đến cùng.”

“Vậy thì sao?”

“Vậy thì tôi không nghĩ rằng ông ta bất cẩn.”

“Ông ta đã lỡ lời ba lần.”

“Vậy sao? Tôi không dám chắc lắm. Tôi tự hỏi có phải chăng là thay vì như vậy, ông ta đang giăng bẫy. Sansom đã đọc hồ sơ của tôi. Ông ta biết tôi là quân cảnh giỏi, lại rất gần với thế hệ ông ta. Tôi nghĩ có thể ông ta đang cần giúp đỡ, bằng bất cứ cách thức xưa cũ nào mà ông ta có thể tìm được.”

“Ông cho là Sansom đang tuyển mộ ông à?”

“Có thể,” tôi nói. “Tôi nghĩ ông ta đã rắc chút vụn bánh mì, và chờ xem liệu tôi có lần theo hay không.”

“Bởi vì cái gì?”

“Bởi ông ta muốn đậy nắp lại, và ông ta không chắc chắn kẻ nào sẽ làm được việc ấy cho mình.”

“Ông ta không tin tưởng đám người của Bộ Quốc phòng à?”

“Cô có tin không?”

“Đó đâu phải thế giới của tôi. Ông tin họ chứ?”

“Tin được mới lạ.”

“Ông ta không tin tưởng Springfield à?”

“Tin cả đời. Nhưng Springfield chỉ là một cá nhân. Mà Sansom có một vấn đề lớn. Thế nên có thể ông ta tính toán rằng nếu một kẻ khác dính vào, có thể ông ta sẽ ổn. Càng đông càng vui.”

“Vậy là ông ta sẽ bắt buộc phải giúp ta.”

“Không phải bắt buộc,” tôi nói. “Thẩm quyền của Sansom rất hạn chế. Nhưng có thể ông ta có khuynh hướng ngả về phe chúng ta. Đó là lý do tôi muốn cô gọi cho ông ta.”

“Tại sao ông không gọi?”

“Bởi tôi sẽ không ở đây khi bắt đầu công việc ngày mai.”

“Ông sẽ không ở đây à?”

“Tôi sẽ gặp hai người lúc 10 giờ, ở công viên quảng trường Madison. Cách đây vài khu nhà về phía Nam. Khi đến đó nhớ cẩn thận nhé.”

“Ông định đi đâu?”

“Ra ngoài.”

“Tới đâu?”

“Tìm mẹ con nhà Hoth.”

“Ông sẽ không tìm thấy cô ta đâu.”

“Có lẽ không. Nhưng cô ta có một đội. Có thể chúng sẽ tìm ra tôi. Tôi chắc chắn là chúng đang ra ngoài tìm tôi. Và chúng có ảnh của tôi rồi.”

“Ông sẽ dùng bản thân làm mồi nhử à?”

“Bất kỳ điều gì có tác dụng.”

“Tôi chắc chắn là cảnh sát cũng đang truy tìm ông. Cả Bộ Quốc phòng, FBI nữa. Có thể là những người mà ta chưa bao giờ nghe tới.”

“Bận rộn suốt cả đêm.”

“Bảo trọng nhé, được không?”

“Lúc nào cũng thế.”

“Bao giờ ông đi?”

“Bây giờ.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 50


THÀNH PHỐ NEW YORK, lúc một giờ sáng. Vừa là nơi tốt nhất vừa là nơi tệ nhất dành cho những kẻ bị săn đuổi. Các con phố vẫn ấm áp. Xe cộ thưa thớt. Cả mười giây trôi qua mà không có chiếc xe nào ở khu Madison. Xung quanh vẫn có người. Trong đó vài người đang ngủ ở các bậu cửa hoặc ghế đá. Vài người đi bộ, hoặc có mục đích hoặc chẳng để làm gì. Tôi chọn cách không mục đích. Tôi đi theo phố 30, cắt ngang tới đại lộ Park và rồi đại lộ Lexington. Tôi chưa bao giờ được huấn luyện nghệ thuật để tàng hình. Người ta chọn những tay nhỏ con hơn cho việc ấy. Những tay có tầm vóc bình thường. Họ nhìn tôi một lần là gạt bỏ ngay từ đầu. Họ cho rằng một tay tầm vóc như tôi dễ bị phát hiện. Nhưng tôi vẫn làm được. Tôi tự dạy mình vài kỹ thuật. Vài kỹ thuật trong số đó là chống lại trực giác. Đêm tốt hơn ngày, do các địa điểm có vẻ đơn độc hơn. Và khi địa điểm có vẻ đơn độc hơn, tôi sẽ lộ mình ít hơn chứ không phải nhiều hơn. Bởi khi người ta tìm kiếm tôi, người ta tìm một kẻ to lớn. Và sẽ dễ đánh giá tầm vóc hơn nếu xung quanh có những kẻ khác tiện để so sánh. Đặt tôi giữa một đám đông năm mươi thường dân, tôi sẽ trội hẳn, gần như cao vượt lên hẳn số còn lại cả hai vai lẫn cả đầu. Nếu chỉ có mình tôi, người ta sẽ ít chắc chắn hơn. Không có chuẩn so sánh nào. Người ta không giỏi đánh giá chiều cao khi đối tượng đứng tách biệt. Chúng tôi biết được điều đó từ những thử nghiệm với nhận xét của nhân chứng trực tiếp. Dàn dựng một sự vụ, rồi hỏi về ấn tượng đầu tiên, thế là cùng một nhân vật ấy song các nhân chứng kẻ thì bảo là cao một mét bảy lăm còn người khác nói là một mét chín ba. Người ta thấy, song họ không quan sát.

Trừ những người được huấn luyện quan sát.

Tôi chú ý nhiều tới xe hơi. Không có cách nào tìm ra một người ở thành phố New York ngoài cách chạy qua các phố. Nơi này quá lớn đối với một phương pháp khác. Các xe hơi màu xanh trắng của NYPD rất dễ phát hiện. Ngay cả khi ở xa, các thanh bảo vệ đèn pha tạo thành những cái bóng rất đặc trưng. Lần nào trông thấy một chiếc xe xuất hiện tôi cũng dừng lại ở ô cửa gần nhất và nằm xuống. Chỉ là một tay vô gia cư như bao kẻ khác. Nếu vào mùa đông thì khó tin, bởi trên người tôi chẳng hề có lấy một mảnh chăn cũ. Nhưng thời tiết vẫn còn nóng. Những người vô gia cư thực sự là vẫn mặc áo phông.

Xe cảnh sát không sơn phù hiệu thì khó phát hiện hơn. Cái bóng tính từ phần đầu tới phần cuối xe của chúng cũng giống như mọi xe khác, vấn đề là ở đó. Nhưng giới chính trị trong nước và ngân sách của cơ quan hành pháp chỉ cho phép lựa chọn trong phạm vi một số hãng và mẫu xe nhất định. Và nét đặc trưng là hầu hết xe cá nhân đều bị bỏ qua. Chúng bẩn, chúng yếu, chúng quá phổ biến.

Trừ các xe của lực lượng điều tra liên bang không sơn phù hiệu. Cùng một nhãn hiệu, cùng đời nhưng thường mới, sạch sẽ, được đánh sáp và lau bóng. Khá dễ phát hiện ra, nhưng không dễ phân biệt với một số xe dịch vụ. Các công ty làm dịch vụ đưa đón dùng xe cùng hãng, cùng đời. Crown Vic, rồi các xe tương đương hiệu Mercury. Rồi những người lái xe cho thuê giữ xe mình sạch sẽ. Tôi dành chút thời gian nằm ở các ô cửa chỉ để thấy các biển số xe taxi và xe đưa đón chạy vọt qua. Ủy ban taxi và xe đưa đón. Điều này khiến tôi bực mình, cho tận tới lúc tôi nhớ ra nhận xét của Theresa Lee về đội chống khủng bố của NYPD lượn lờ bằng xe taxi giả. Sau đó tôi trở nên thận trọng.

Tôi nghĩ rằng đội của Lila Hoth sẽ dùng xe thuê. Hertz, Avis, Enterprise hoặc bất kỳ hãng cho thuê xe nào mới kinh doanh. Một lần nữa, lại là một số khá ít nhãn và đời xe cụ thể, chủ yếu là các loại kém chất lượng sản xuất trong nước nhưng mới, sạch sẽ, được bảo trì tốt. Tôi trông thấy nhiều chiếc phù hợp với mô tả, và nhiều chiếc không thế. Tôi thực hiện tất cả các biện pháp đề phòng hợp lý để tránh vướng phải đường của cơ quan thực thi luật pháp, và tôi thực hiện mọi nỗ lực tốt nhất để người của Lila Hoth phát hiện thấy mình. Đêm khuya thật có ích. Nó đơn giản hóa mọi thứ. Nó phân loại dân cư. Những người xa lạ lai vãng không liên quan hầu hết đã ngủ ở nhà.

Tôi cuốc bộ nửa giờ, nhưng chẳng gì xảy ra.

Cho tận tới 1 giờ 30 sáng.

Tận tới khi tôi vòng lại phố 22 và Broadway.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 51


VÔ TÌNH TÔI LẦN NỮA TRÔNG THẤY cô gái cùng con chó sục. Cô đang đi bộ theo đường Broadway theo hướng Nam, về phía phố 22. Gã người bé nhỏ đang tè vào mấy cái cột và lờ tịt những người khác. Tôi đi qua họ, con chó trông thấy tôi bèn sủa. Tôi ngoái lại để đảm bảo với nó rằng tôi chẳng phải mối đe dọa lớn, qua khóe mắt tôi thấy một chiếc Crown Vic đen chạy qua đèn giao thông của phố 23. Sạch sẽ, sáng bóng, đầu cần ăng ten trên thùng xe được đèn pha của chiếc xe chạy sau ba chục mét chiếu cho sáng rõ.

Nó chạy chậm lại bằng vận tốc người đi bộ.

Ở đoạn này, Broadway rộng gấp đôi. Sáu làn, tất cả chạy về hướng Nam, sau đèn giao thông thì được phần đường ngắn dành cho người đi bộ chia ra ở giữa. Tôi đang trên vỉa hè bên tay trái. Cạnh tôi là một tòa chung cư. Xa nữa là các cửa hàng bán lẻ. Bên phải tôi, cách sáu làn đường là tòa nhà Flatiron. Xa nữa lại các cửa hàng bán lẻ.

Chặn trước mặt là lối xuống ga tàu điện ngầm.

Cô gái cùng con chó sục rẽ trái phía sau lưng tôi rồi đi vào tòa chung cư. Tôi trông thấy người gác cửa ngồi sau một cái bàn. Chiếc Crown Vic dừng ở làn thứ hai trong sáu làn xe. Chiếc xe phía sau nó vượt lên khá nhanh, ánh đèn pha của nó cho tôi thấy bóng hai người đàn ông ở ghế trước chiếc Crown Vic. Họ đang ngồi yên. Có thể đang kiểm tra một tấm ảnh, có thể đang gọi xin lệnh, có thể gọi lực lượng hỗ trợ.

Tôi ngồi xuống một bức tường gạch thấp chạy quanh khu trồng cây ở phía trước chung cư. Lối xuống ga tàu điện ngầm cách tôi ba mét.

Chiếc Crown Vic đứng yên tại chỗ.

Xa về hướng Nam so với chỗ tôi, vỉa hè đường Broadway rộng. Cạnh dãy cửa hàng bán lẻ, đường được đổ bê tông. Phần nửa vỉa hè sát mép phố là một tấm ghi dài của ga tàu điện ngầm. Lối xuống ga tàu cách tôi ba mét là cầu thang hẹp. Góc phía Nam của ga trên phố 23. Các tàu tuyến N, R và W. Sân ga ở mạn trên thành phố.

Tôi cược với bản thân rằng đây là một lối vào HEET. Dạng cửa song sắt xoay ra vào, khá cao. Không phải cược bằng tiền. Mà là thứ gì đó quan trọng hơn nhiều, sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc.

Tôi đợi.

Hai gã trong xe ngồi yên.

Vào lúc 1 giờ 30 sáng, hệ thống tàu điện ngầm đã ở vào hẳn chế độ đêm. Các chuyến tàu chạy cách nhau hai mươi phút. Tôi không nghe tiếng miết hay gầm gào từ bên dưới. Không có luồng không khí chuyển động. Rác trên các tấm ghi ở vỉa hè phía xa vẫn nằm im.

Chiếc Crown Vic xoay hai bánh trước. Tôi nghe tiếng bơm trợ lực tay lái kêu xì xì và tiếng lốp rít trên mặt đường. Nó ngoặt khá gấp qua bốn làn đường và lao thẳng theo hình chữ S hẹp rồi dừng lại ở mép lề đường cạnh tôi.

Hai người đàn ông ở trong xe.

Tôi đợi.

Đó là xe của cơ quan điều tra liên bang, chắc chắn rồi. Một chiếc xe dùng chung. Thông số LX tiêu chuẩn, không phải mẫu xe Cảnh sát Chặn bắt. Sơn đen, bọc vành bằng nhựa. Vỉa hè không đông lắm nhưng cũng không phải không có người. Người ta đang vội vã trở về nhà một mình, hoặc đi dạo chậm rãi thành từng đôi. Trên mấy phố ngang phía Nam có các câu lạc bộ. Tôi biết như vậy nhờ các nhóm nhỏ những người chếnh choáng thi thoảng xuất hiện, nghểnh cổ ra đường, tìm vẫy xe taxi đang lượn lờ bắt khách.

Hai người trong xe cử động. Một người nghiêng về bên phải, một nghiêng sang trái, cách người ta cử động trong xe khi cả hai đồng thời nắm lấy tay nắm cửa phía trong.

Tôi theo dõi những tấm ghi của ga tàu điện ngầm trên vỉa hè, cách tôi bốn mươi mét về phía Nam.

Chẳng có gì. Không khí đứng yên. Không có rác chuyển động.

Hai người đàn ông ra khỏi xe. Cả hai đều mặc com lê tối màu. Áo khoác của họ hơi nhăn ở phần dưới lưng, do lái xe. Người ngồi ở ghế cạnh tay lái vòng sang đứng cùng người lái xe nơi rãnh thoát nước gần đầu chiếc Crown Vic. Họ đứng ngang với tôi, có lẽ cách sáu mét, cách một vỉa hè. Họ có phù hiệu gắn sẵn ở túi ngực. FBI, tôi nghĩ, dù tôi không ở đủ gần để chắc chắn về điều đó. Với tôi, tất cả những phù hiệu dân sự này đều trông như nhau. Người ngồi ghế hành khách nói to. “Nhân viên điều tra liên bang đây.” Cứ như anh ta cần phải nói thế.

Tôi không phản ứng gì.

Họ vẫn đứng ở rãnh thoát nước. Không bước lên rìa phố. Tôi đoán là cơ chế phòng thủ theo phản xạ. Rìa phố như một pháo đài tí hon. Nó không thực sự giúp bảo vệ, nhưng một khi đã xuyên thủng nó, họ phải tiếp tục. Họ sẽ phải hành động, và họ không chắc chắn phải hành động thế nào.

Những tấm ghi của ga tàu điện ngầm đứng yên lặng.

Người ngồi ghế hành khách gọi, “Jack Reacher phải không?”

Tôi không trả lời. Khi tất cả những biện pháp khác thất bại, hãy giả ngu.

Người cầm lái nói, “Ở đâu thì ở yên đấy.”

Đôi giày tôi đang đi làm bằng cao su, không khít và chắc như tôi thường quen. Nhưng dù vậy tôi vẫn cảm nhận được độ rung vang xa xăm đầu tiên của đoàn tàu truyền qua chúng. Một chuyến tàu, hoặc từ phố 28 về mạn dưới thành phố, hoặc đang chạy từ phố 14 lên mạn trên. Cơ hội năm mươi-năm mươi. Chuyến tàu về mạn dưới chẳng có ích gì cho tôi. Tôi đang ở phía không thuận đường Broadway. Chuyến tàu lên mạn trên mới là cái tôi muốn.

Tôi theo dõi những tấm ghi ở vỉa hè phía xa.

Đám rác vẫn nằm yên.

Người ngồi ghế hành khách gọi, “Hãy đặt hai tay ở nơi tôi có thể nhìn thấy.”

Tôi thò một tay vào túi. Một phần để tìm thẻ đi tàu điện ngầm phần để xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tôi biết chương trình đào tạo ở Quantico rất đề cao sự an toàn của dân chúng. Các nhân viên điều tra liên bang được lệnh chỉ rút vũ khí trong tình huống khẩn cấp. Nhiều người chưa bao giờ rút vũ khí, suốt từ khi tốt nghiệp cho đến lúc nghỉ hưu, thậm chí một lần cũng chưa. Xung quanh có những người vô tội. Lối đi của một khu chung cư nằm ngay sau lưng tôi. Tầm triển khai hỏa lực cao, rộng và thuận lợi, đầy những thảm kịch ăn theo đang chờ xảy ra. Những người đi ngang qua, xe cộ, trẻ em ngủ trong phòng ngủ ở tầng thấp.

Hai nhân viên điều tra liên bang rút súng ra.

Hai động tác hệt nhau. Hai thứ vũ khí hệt nhau. Súng ngắn hiệu Glock, rút ra nhanh gọn, nhẹ nhàng và dễ dàng từ bao súng bên vai. Cả hai người đều thuận tay phải.

Người ngồi ghế hành khách nói, “Không được cử động!”

Xa bên tay trái tôi, rác trên các tấm ghi của ga tàu điện ngầm xoay tròn. Một chuyến tàu lên mạn trên thành phố, đang tiến về phía tôi. Làn hơi ẩm trước đầu đoàn tàu đang di chuyển nhanh, tạo thành áp suất, tìm cách thoát ra. Tôi đứng dậy, đi vòng qua rào chắn về phía đầu cầu thang. Không nhanh, không chậm. Tôi tiến mỗi lần một bước. Phía sau, tôi nghe tiếng hai nhân viên điều tra liên bang bám theo mình. Tiếng gót giày cứng trên nền bê tông. Họ đi giày tốt hơn tôi. Tôi xoay chiếc thẻ đi tàu điện ngầm trong túi và lôi nó ra, quay cho đúng mặt khi sử dụng.

Cổng kiểm tra vé khá cao. Song sắt chạy từ sàn lên thấu trần, như một xà lim. Có hai cửa xoay, một bên trái một bên phải. Cả hai đều hẹp và cao hết tầm. Không cần giám sát. Không cần quầy có người điều hành. Tôi đút thẻ vào, số tiền cuối cùng còn lại trong thẻ khiến cho đèn xanh lên và tôi đẩy cửa bước qua. Phía sau tôi, hai nhân viên điều tra liên bang đứng kẹt cứng. Nếu là một cửa xoay bình thường thì họ đã nhảy qua rồi giải thích sau. Nhưng cửa vào kiểu HEET không có người điều khiển lại không cho thực hiện lựa chọn ấy. Và họ lại chẳng mang theo thẻ đi tàu điện ngầm của mình. Có lẽ họ sống ngoài khu Long Island và ngày ngày lái xe đi làm. Cả ngày ngồi bên bàn làm việc hoặc trong xe hơi. Họ bất lực đứng sau các song sắt. Cũng chẳng có cơ hội la lối đe dọa hay đàm phán. Tôi đã tính toán thời gian vừa khít. Làn hơi ẩm đã vào trong ga, làm di chuyển bụi và xoay tít những chiếc cốc rỗng. Ba toa xe đầu tiên đã nằm ngay khúc cua. Con tàu gào lên, rền rĩ rồi dừng lại và tôi bước lên mà chẳng cần phải sải bước dài. Cửa khép lại và con tàu mang tôi đi, hình ảnh cuối cùng tôi thấy là hai nhân viên điều tra liên bang đứng phía bên kia cửa xoay, súng thõng xuống dọc thân người.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 52


TÔI ĐANG Ở TRÊN TÀU TUYẾN R. Tàu R chạy theo Broadway tới quảng trường Thời đại rồi tiếp tục tới phố 57 và đại lộ Bảy, nơi nó ngoặt gấp về bên phải rồi dừng ở phố 59 và đại lộ Năm rồi tới phố 60 và Lexington trước khi chạy tiếp xuyên lòng sông về phía Đông tới khu Queens. Tôi không muốn tới Queens. Khu ngoại ô đó thì ổn, chẳng vấn đề gì nhưng buồn tẻ về đêm, và dù sao trong lòng tôi cũng cảm thấy rằng việc cần làm nằm ở một nơi khác. Chắc chắn là ở Manhattan rồi. Có lẽ ở khu East Side, không cách xa phố 57. Lia Hoth đã dùng khách sạn Four Seasons làm bẫy. Nghĩa là căn cứ thực sự của cô ta ở một nơi gần đó, hầu như có thể chắc chắn thế. Không sát nhưng có thể gần để đi lại được thuận tiện.

Và căn cứ thực sự của cô ta là một căn nhà chung vườn với nhà khác, không phải căn hộ hay một khách sạn khác. Bởi cô ta mang theo một đội, chúng phải có khả năng tới lui mà không bị phát hiện. Ở mạn Đông khu Manhattan có rất nhiều nhà như thế.

Tôi ngồi trên tàu đi hết quảng trường Thời đại. Tại đây có một số người lên. Trong khoảng thời gian một phút chạy tới phố 49, trên toa tôi có hai mươi bảy người. Rồi năm người xuống ở phố 49 và số khách bắt đầu giảm. Tôi xuống ở ga giữa phố 59 và đại lộ Năm. Không ra khỏi ga. Tôi chỉ đứng trên sân ga dõi theo con tàu tiếp tục chạy mà không có mình. Rồi tôi ngồi xuống một ghế băng mà đợi. Tôi đoán các nhân viên điều tra liên bang ở phố 22 đã nhận được thông tin qua hệ thống liên lạc radio. Tôi cho là có thể cảnh sát đang hướng về các ga có tàu tuyến R theo một hàng dài có trình tự. Tôi hình dung cảnh họ ngồi trong xe hơi hay đứng trên vỉa hè, ước lượng thời gian con tàu chạy dưới lòng đất, người căng ra, rồi lại thả lỏng khi họ nhận định rằng tôi đã đi qua phía bên dưới họ và lại tiếp tục tiến xa hơn theo hướng tàu chạy. Tôi hình dung cảnh họ đứng đợi khoảng năm phút rồi bỏ cuộc. Thế nên tôi đợi. Cả chục phút. Rồi tôi rời ga. Tôi đi lên khỏi lòng đất và không thấy ai đang tìm kiếm mình. Tôi chỉ có một mình ở một góc phố không người, khách sạn cổ nổi tiếng Plaza ngay phía trước mặt, được chiếu sáng khắp nơi, và phía sau tôi là công viên, đen ngòm.

Tôi còn cách khách sạn Four Seasons hai dãy nhà về phía Bắc, nửa dãy về phía Tây.

Nếu xét ngay từ lúc mọi chuyện bắt đầu, tôi còn cách nơi Susan Mark lên mặt đất từ tàu điện ngầm tuyến 6 đúng ba dãy nhà về phía Tây.

Và ngay lúc này tôi hiểu rằng Susan Mark đã chẳng đi về phía khách sạn Four Seasons. Không mặc đồ đen và sẵn sàng chiến đấu. Không thể có chuyện chiến đấu ở sảnh khách sạn, trong hành lang hay trong một khu phòng của nó. Mặc đồ đen nơi đầy đèn sáng chẳng có chút lợi thế nào. Vậy nên khi ấy Susan đang hướng về một nơi khác. Có lẽ thẳng tới điểm bí mật, vậy thì nó phải ở một con phố ngang kín đáo và tối. Nhưng nó vẫn phải nằm trong ô vuông ban đầu gồm sáu mươi tám dãy nhà, nằm giữa phố 42 và phố 59, đại lộ Năm và đại lộ Ba. Xét về tính chất của khu vực này thì nhiều khả năng nhất nằm ở một trong hai góc vuông phía trên. Hoặc phía trên bên trái, hoặc phía trên bên phải. Có thể là một trong hai ô vuông nhỏ hình thành từ mười sáu dãy nhà.

Ô đó có thể chứa những gì?

Chừng hai triệu thứ khác nhau.

Như thế là tốt gấp bốn lần so với tám triệu thứ khác nhau, nhưng không tốt hơn nhiều tới mức khiến tôi nhảy cẫng vì vui sướng. Thay vì thế tôi đi về phía Đông qua đại lộ Năm và lại tiếp tục kiểu đi lang thang, quan sát các xe hơi, ở trong bóng tối. Người vô gia cư ít hơn nhiều so với khu 20, tôi cho là nằm ở các ô cửa còn dễ bị chú ý hơn không nằm. Thế nên tôi quan sát xe cộ và sẵn sàng hoặc bỏ chạy hoặc chiến đấu, tùy kẻ nào phát hiện ra tôi đầu tiên.

Tôi băng ngang đại lộ Madison và hướng về đại lộ Park. Giờ thì tôi đã ngay phía sau khách sạn Four Seasons, nằm cách hai dãy nhà về phía Bắc. Con phố yên tĩnh. Hầu hết là các cửa hiệu bán lẻ hàng đầu và cửa hiệu xa hoa, tất cả đều đã đóng cửa. Đến đại lộ Park tôi rẽ về phía Nam rồi tới phố 58 lại ngoặt sang Đông. Không thấy gì nhiều. Vài căn nhà chung vườn, nhưng căn nào cũng giống căn nào. Mặt tiền xây bằng đá cát, cao năm hoặc sáu tầng, phía dưới là cửa sổ có chấn song, trên là cửa sổ lắp cửa chớp, không đèn đóm. Một số căn là lãnh sự quán của một số nước nhỏ. Một số là văn phòng trưng bày chiến tích hay các quỹ từ thiện và công ty nhỏ. Một số dùng làm nơi ở, nhưng được chia làm nhiều căn hộ. Một số chắc chắn là nhà của một gia đình duy nhất, song tất cả các gia đình duy nhất đã say ngủ sau những cánh cửa khóa kín.

Tôi băng ngang đại lộ Park và hướng về đại lộ Lexington. Quảng trường Sutton ở phía trước. Tĩnh lặng, rất điển hình cho khu dân cư. Hầu hết là căn hộ, nhưng có một số nhà riêng. Xưa kia các khu dân cư tập trung nhiều hơn ở phía Nam và Đông, nhưng các tay cò nhà đất đầy lạc quan đã đẩy ranh giới của chúng về phía Bắc, đặc biệt là phía Tây, tới tận đại lộ Ba. Các khu vực vành đai mới phát triển tương đối ít người biết.

Một khu vực lý tưởng để ẩn náu.

Tôi tiếp tục lang thang, Tây và Đông, Bắc và Nam, phố 58, 57,56, đại lộ Lexington, đại lộ Ba, đại lộ Hai. Tôi vòng quanh nhiều dãy nhà. Chẳng có gì nhảy xổ vào tôi. Chẳng kẻ nào nhảy xổ vào tôi. Tôi trông thấy nhiều xe hơi, song tất cả đều chạy một cách vui vẻ từ A đến B. Chẳng chiếc nào thể hiện kiểu chạy chậm đặc trưng khi người cầm lái vừa chạy vừa quét ánh mắt qua các vỉa hè. Tôi nhìn thấy nhiều người, nhưng hầu hết đều ở xa và hoàn toàn không liên quan. Những người khó ngủ dắt chó đi dạo, người của ngành y tế từ bệnh viện ở East Side trở về nhà, công nhân dọn rác, những người gác cửa chung cư ra ngoài hít thở không khí trong lành. Một trong những người dắt chó đi qua khá gần nên có thể bắt chuyện được. Con chó là chó lai màu xám khá già, người dắt là một bà già da trắng chừng tám mươi tuổi. Mái tóc của bà được chải chuốt và bà trang điểm kỹ lưỡng. Bà mặc chiếc váy mùa hè đã lỗi mốt, rất cần thêm một đôi găng tay trắng dài cho đủ bộ. Con chó ngừng lại, đau buồn nhìn tôi và bà già, coi đó là lời giới thiệu xã giao đủ ý rồi. Bà nói, “Chúc buổi tối vui vẻ.”

Đã gần 3 giờ sáng, do đó chính xác ra thì đây là buổi sáng. Nhưng tôi không muốn tỏ ra là người thích tranh cãi. Cho nên tôi chỉ nói, “Hello.”

Bà ta nói, “Ông có biết rằng từ đó được phát minh ra gần đây không?”

Tôi hỏi, “Từ nào cơ?”

“Hello,” bà đáp. “Nó được sinh ra để chào hỏi chỉ sau khi điện thoại được phát minh. Người ta cảm thấy cần nói điều gì đó sau khi nhấc ống nghe. Nó chính là biến thể của từ cổ halloo. Từ này thực ra là cách biểu thị sự ngạc nhiên hay cảm giác sốc tạm thời. Anh gặp một chuyện gì đó bất ngờ, anh sẽ nói halloo! Có lẽ người ta giật mình bởi tiếng réo của chuông điện thoại.”

“Vâng,” tôi nói. “Có lẽ thế.”

“Anh có điện thoại không?”

“Tôi từng sử dụng,” tôi đáp. “Chắc chắn tôi từng nghe chúng đổ chuông rồi.”

“Anh có thấy âm thanh của chúng thật khó chịu không?”

“Tôi luôn cho đấy là mục đích của chuông điện thoại ấy chứ.”

“Vâng, tạm biệt,” bà già nói. “Nói chuyện với anh thật là dễ chịu.”

Chỉ là như vậy ở New York thôi, tôi nghĩ. Bà già tiếp tục đi, con chó già bên cạnh. Tôi dõi theo bà. Bà đi theo hướng Đông rồi hướng Nam bằng đại lộ Hai và khuất tầm mắt. Tôi quay trở lại và chuẩn bị hướng về phía Tây lần nữa. Nhưng phía trước tôi sáu mét, một chiếc Chevy Impala dừng khựng lại ở rãnh nước và Leonid từ băng ghế sau bước ra.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 53


LEONID ĐỨNG TRÊN GỜ VỈA HÈ, chiếc xe lại tiếp tục chạy rồi lại dừng phía sau tôi sáu mét. Tay lái xe bước ra. Di chuyển khéo léo đây. Tôi bị bao vây trên vỉa hè, một gã phía trước tôi, một gã khác phía sau. Leonid trông vẫn như trước nhưng lại có khác, vẫn cao, vẫn gầy, vẫn gần như không có râu ngoại trừ một lớp lún phún hung hung, nhưng giờ hắn mặc loại quần áo thích hợp và đã bỏ hẳn vẻ buồn ngủ. Hắn đi giày đen, quần sợi đan màu đen, áo lạnh có mũ cũng đen. Hắn trông tỉnh táo, cảnh giác và nguy hiểm. Hắn trông giống một tay tội phạm hơn. Hơn là một kẻ thích đánh nhau hoặc gây rối nơi công cộng. Hắn trông có vẻ của một tay chuyên nghiệp. Được đào tạo, và có kinh nghiệm.

Tên này trông như một tay từng là lính.

Tôi lùi lại tường của tòa nhà bên cạnh để có thể quan sát cả hai tên cùng lúc. Leonid bên trái tôi, gã còn lại bên phải. Gã còn lại đậm thấp người, tuổi trên dưới ba mươi. Gã trông giống người Trung Đông hơn là Đông Âu. Tóc sẫm màu, không có cổ. Không to lớn. Giống như Leonid, nhưng bị nén theo chiều thẳng đứng nên phình ra theo chiều ngang. Gã cũng mặc như Leonid, áo rét rẻ tiền màu đen. Tôi nhìn chiếc quần sợi đan và một từ xuất hiện trong óc tôi.

Từ đó là: xài một lần rồi vứt.

Gã này tiến một bước về phía tôi.

Leonid cũng thế.

Hai lựa chọn, như mọi khi: chiến đấu hoặc bỏ chạy. Chúng tôi đang ở trên vỉa hè phía Nam phố 56. Tôi đã có thể chạy băng qua bên kia đường cố gắng bỏ trốn. Nhưng có lẽ Leonid và đồng bọn hắn nhanh nhẹn hơn tôi. Định luật bình quân. Hầu hết mọi con người đều nhanh hơn tôi. Có lẽ bà già mặc chiếc váy mùa hè chạy nhanh hơn tôi. Con chó lai già màu xám của bà chắc chắn là nhanh hơn tôi.

Và bỏ chạy đã là tồi rồi. Bỏ chạy và rồi bị bắt ngay lập tức thì hoàn toàn nhục nhã.

Thế nên tôi ở yên tại chỗ.

Bên trái tôi, Leonid tiến lại gần hơn một bước.

Bên phải tôi, gã lùn cũng làm điều tương tự.

Bất cứ điều gì mà quân đội đã thất bại trong việc dạy tôi việc tránh bị phát hiện, họ đã bù đắp bằng cách dạy cho tôi rất nhiều về chiến đấu. Họ nhìn tôi một lần là đưa thẳng tới phòng tập luôn. Tôi cũng như nhiều đứa con của quân nhân. Chúng tôi có những hoàn cảnh xuất thân kỳ lạ. Chúng tôi đã sống trên khắp thế giới. Một phần đặc điểm của chúng tôi là học từ người dân địa phương. Không phải lịch sử, ngôn ngữ hay các mối quan tâm chính trị. Chúng tôi học ở họ cách chiến đấu. Học những kỹ thuật ưa thích của họ. Võ thuật vùng Viễn Đông, choảng nhau tới bến ở những vùng tồi tệ của châu Âu, dao đá và chai lọ từ những vùng tồi tệ của nước Mỹ. Đến năm mười hai tuổi thì chúng tôi đã trộn hết các thứ lại thành một thứ tàn bạo hỗn hợp không kiềm chế. Cực kỳ không kiềm chế. Chúng tôi đã học được rằng sự kiềm chế có thể gây hại cho người ta nhanh hơn bất kỳ cái gì khác. Cứ làm đi - Just do it là phương châm của chúng tôi, trước khi Nike bắt đầu sản xuất giày từ lâu. Những đứa nào trong đám tụi tôi đăng ký theo nghiệp nhà binh thì được công nhận, được cố vấn và kèm cặp thêm, rồi chúng tôi được tách ra rồi lại nhập lại với nhau. Chúng tôi nghĩ mình đã lì đòn từ khi mười hai tuổi. Đến năm mười tám tuổi, chúng tôi nghĩ chẳng ai đánh nổi mình. Thực tế là không phải thế. Nhưng đến tuổi hai mươi lăm, chúng tôi đã ở rất gần trình độ đó.

Leonid tiến thêm một bước.

Gã còn lại cũng thế.

Tôi quay nhìn Leonid và trông thấy những khớp tay bằng đồng trên tay hắn.

Gã lùn cũng vậy.

Hai tên đã đeo khớp đồng vào, nhanh chóng dễ dàng. Leonid bước sang bên. Tên đồng bọn làm tương tự. Chúng đang chỉnh cho chuẩn góc tấn công. Tôi dựa lưng vào tường của tòa nhà, tạo một góc trống một trăm tám mươi độ phía trước mặt. Mỗi tên đều muốn chiếm lĩnh một góc bốn mươi lăm độ bên trái và một góc bốn mươi lăm độ bên phải mình. Bằng cách đó, nếu tôi bỏ chạy, chúng sẽ bao quát đều mọi hướng. Như cặp đánh đôi trong tennis. Tập luyện từ lâu, hỗ trợ cho nhau, hiểu bằng bản năng.

Cả hai tên đều thuận tay phải.

Nguyên tắc đầu tiên khi ta chống lại quả đấm khớp đồng: đừng để dính đòn. Đặc biệt là ở đầu. Nhưng ngay cả những cú đòn vào cánh tay hay mạng sườn cũng có thể làm gãy xương và liệt cơ.

Cách tốt nhất để không bị đòn là rút súng ra bắn đối thủ từ cự ly khoảng ba mét. Đủ gần để không trượt, đủ xa để không cho địch chạm vào. Thế là xong. Nhưng tôi không có lựa chọn đó. Tôi không có vũ khí. Cách tốt nhất tiếp theo là giữ cho địch ở xa hoặc đè bẹp chúng ở cự ly thật gần. Ở xa, chúng có thể đấm cả đêm mà không chạm nổi vào ta. Thật gần, chúng sẽ không thể đấm được. Cách để giữ chúng xa ra là khai thác tầm tay dài hơn hẳn, nếu ta có, hoặc là dùng chân. Tầm tay tôi rất ấn tượng. Tôi có cánh tay rất dài. So với tôi, con đười ươi lưng trắng trên truyền hình trông ngắn ngủn. Các thầy tôi trong quân đội thường chơi chữ về tầm tay của tôi, dựa trên tên tôi[44]. Nhưng tôi đang đối mặt với hai gã, và tôi không chắc chắn liệu đòn đá có phải là lựa chọn tôi có thể thêm vào hay không. Thứ nhất, vì tôi đang mang một đôi giày lởm. Chúng sẽ tuột ra. Và đá bằng chân không sẽ dẫn tới gãy xương. Bàn chân còn yếu hơn bàn tay. Ngoại trừ trong trường dạy karate, nơi có luật có lệ. Ngoài đường phố thì chẳng có luật lệ nào. Thứ hai là ngay khi một bàn chân nhấc lên khỏi mặt đất, ta sẽ mất cân bằng và có khả năng sơ hở. Tiếp theo thì, ta thấy ta nằm quay đơ trên sàn, và rồi ta chết. Tôi đã từng chứng kiến chuyện ấy xảy ra. Tôi đã làm cho chuyện ấy xảy ra.

Tôi tì gót chân phải vào bức tường phía sau.

Tôi đợi.

Tôi đoán chúng sẽ dồn lại với nhau. Những đòn ra đồng thời, cách nhau chín mươi độ. Lao vào trong, cách chừng một bước chân. Tin tốt là chúng sẽ không gắng giết tôi. Lila Hoth hẳn đã cấm việc ấy. Cô ta muốn có nhiều điều từ tôi, mà xác chết thì chẳng thể mang lại gì.

Tin xấu là nhiều vết thương nghiêm trọng gần đến mức bỏ mạng.

Tôi đợi.

Leonid nói, “Ông không cần phải để bị thương đâu, ông biết đấy. Nếu ông muốn, ông chỉ cần đi theo chúng tôi và nói chuyện với Lila.” Tiếng Anh của Leonid không được đẳng cấp như Lila Hoth. Ngữ điệu của hắn thô. Nhưng hắn biết tất cả những từ cần nói.

Tôi nói, “Theo các anh đi đâu?”

“Ông biết rằng chúng tôi không thể nói cho ông được. Ông sẽ phải đeo băng bịt mắt.”

Tôi nói, “Tôi sẽ bỏ qua băng bịt mắt. Nhưng các anh cũng không buộc phải để bị thương đâu. Các anh có thể đi, về bảo Lila rằng các anh chưa hề trông thấy tôi.”

“Nhưng điều đó không đúng.”

“Đừng làm nô lệ cho sự thật, Leonid. Đôi khi sự thật khiến người ta đau đớn. Đôi khi nó đâm ngay sau mông anh đó.”

Một điểm tích cực của một cuộc tấn công phối hợp của hai đối thủ là chúng phải trao đổi tín hiệu bắt đầu. Có thể chỉ là một cái liếc mắt hay gật đầu, nhưng luôn có. Đó là tín hiệu cảnh báo trong một phần nhỏ giây. Tôi nhận định Leonid là nhân vật chính. Kẻ nói trước tiên thường đảm nhiệm vai trò đó. Hắn sẽ thông báo cuộc tấn công. Tôi quan sát đôi mắt hắn, rất cẩn thận.

Tôi nói, “Anh có nổi điên về chuyện xảy ra ở ga xe lửa không?”

Leonid lắc đầu. “Tôi để cho ông đánh tôi. Đó là việc cần thiết. Lila đã nói thế.”

Tôi quan sát hai mắt hắn.

Tôi nói, “Hãy nói cho tôi nghe về Lila.”

“Ông muốn biết gì?”

“Tôi muốn biết cô ta là ai.”

“Thế thì đi theo chúng tôi rồi hỏi cô ta ấy.”

“Tôi đang hỏi anh mà.”

“Cô ta là một phụ nữ có một việc cần làm.”

“Kiểu công việc gì?”

“Đi theo chúng tôi rồi hỏi cô ta ấy.”

“Tôi đang hỏi anh mà.”

“Một việc quan trọng. Một việc cần thiết.”

“Nó liên quan đến những gì?”

“Đi theo chúng tôi rồi hỏi cô ta ấy.”

“Tôi đang hỏi anh mà.”

Không có câu trả lời nào. Không nói chuyện thêm. Tôi cảm thấy chúng đang căng lên. Tôi quan sát gương mặt Leonid. Thấy hai mắt hắn mở to ra và đầu hạ thấp về trước khẽ gật. Chúng đồng thời xông thẳng vào tôi. Tôi đẩy mạnh và lao người khỏi bức tường sau lưng, tì hai nắm tay vào ngực mình và chĩa hai cùi chỏ ra phía ngoài như hai cánh máy bay rồi lao vào chúng mạnh như chúng lao vào tôi. Chúng tôi gặp nhau ở một điểm duy nhất, như một hình tam giác sụp cả ba góc vào tâm, hai cùi chỏ của tôi đánh trúng mặt cả hai tên. Bên phải, tôi cảm thấy mấy chiếc răng trên của gã lùn văng ra còn bên trái thì hàm dưới của Leonid rời khỏi vị trí. Lực tác động bằng tích số của khối lượng và bình phương tốc độ. Tôi có khối lượng lớn, song đôi ủng lại nhũn và hai chân tôi xỏ không chặt do nóng, thế nên tốc độ của tôi thấp hơn lẽ ra phải có.

Nghĩa là làm giảm lực tác động một chút.

Và giúp cho cả hai tên vẫn còn đứng được.

Tức là tôi cần làm thêm chút việc.

Tôi lập tức xoay người lại nện cho gã lùn một cú đấm móc nặng khủng khiếp vào tai. Chẳng theo thế gì hết. Chẳng theo chiến thuật nào. Chỉ là một cú đấm không đẹp nhưng nặng. Tai gã bị dán bẹt vào đầu và mang đi một chút lực, song phần lực lớn hơn nhiều đi thẳng qua phần sụn dập nát mà vào thẳng hộp sọ. Cổ hắn giật mạnh sang một bên và tai còn lại đập vào bờ vai bên kia. Đến lúc ấy với đôi giày tồi tàn tôi đã trở lại hướng cũ và thúc cùi chỏ sâu vào bụng Leonid. Đúng chỗ tôi đã táng hắn lúc ở ga Penn, nhưng với lực mạnh gấp cả chục lần. Tôi gần như thúc xương sống hắn bật khỏi lưng. Tôi tận dụng lực dội lại để nhảy về phía bên kia, tới bên gã lùn lần nữa. Gã đang cong cả người và loạng choạng, sẵn sàng đợi đếm đến tám như trong quyền Anh. Tôi ra một đòn thấp vào đúng thận gã. Đòn này khiến gã thẳng người lên và xoay tròn về phía tôi. Tôi gập hai gối, lao về phía gã dùng trán phang trúng khoảng giữa hai mắt gã. Nổ tung. Những phần xương nào mà khuỷu tay tôi chưa làm gãy đã gãy nốt, gã đổ xuống như một túm giẻ. Leonid vỗ vào vai tôi bằng nắm đấm đồng. Hắn nghĩ đó là một cú đấm, nhưng trong trạng thái chẳng còn sức lực, một cái vỗ là tất cả những gì hắn có thể làm. Tôi thong thả lấy sức, lấy đích cẩn thận và hạ gục hắn bằng một cú móc vào hàm. Hàm Leonid đã vỡ do cùi chỏ của tôi. Giờ nó bị vỡ thêm một chút. Xương và thịt bắn ra thành một vòng cung đỏ hiện rõ dưới ánh đèn đường. Răng, tôi nghĩ thế, và có lẽ cả một phần lưỡi của hắn nữa.

Tôi hơi run rẩy. Như mọi khi. Lượng adrenalin quá mức đang đốt cháy tôi. Tuyến thượng thận chậm bỏ mẹ. Rồi nó lại đền bù quá mức. Quá nhiều, quá muộn. Tôi dành mười giây ổn định lại nhịp thở. Mười giây nữa để bình tĩnh lại. Rồi tôi kéo cả hai gã ngang vỉa hè và dựng cho ngồi dựa vào chỗ tường tôi đứng lúc nãy. Khi bị tôi túm và kéo, hai chiếc áo lạnh có mũ trùm của chúng giãn ra chừng một mét. Đồ rẻ tiền. Mặc một lần rồi bỏ, phòng trường hợp chúng nhuốm máu tôi mà. Tôi dựng cho cả hai ở tư thế sao cho chúng sẽ không đổ vật xuống và nghẹn thở, rồi tôi giật sái khuỷu tay phải của hai gã. Cả hai tên đều thuận tay phải, mà có khả năng là tôi sẽ gặp lại chúng một lần nữa. Tôi muốn chúng không có khả năng hành động trong tình huống ấy. Không phải thương tật vĩnh viễn. Chỉ cần ba tuần bó bột nhẹ nhàng là khuỷu tay sẽ ngon lành như mới.

Trong túi cả hai có điện thoại di động. Tôi lấy cả hai. Cả hai đều có ảnh của tôi. Phần quản lý các cuộc gọi đều trống trơn. Chẳng có gì khác. Không tiền. Không chìa khóa. Không có bằng chứng cụ thể. Không có manh mối cho biết chúng từ đâu tới. Cũng chẳng có khả năng chúng sẽ có thể nói cho tôi biết sớm. Tôi đã nện chúng quá mạnh tay. Chúng đã bị loại khỏi vòng chiến. Và ngay cả khi tỉnh dậy cũng chẳng có gì đảm bảo rằng chúng sẽ nhớ được gì. Thậm chí tên của mình cũng chẳng nhớ. Tổn thương ở vùng đầu có những ảnh hưởng khó đoán trước. Nhân viên y tế họ đâu có đùa khi hỏi các nạn nhân hôm nay ngày mấy hay Tổng thống là ai.

Về phần tôi thì chẳng có gì ân hận. Chú ý đảm bảo an toàn vẫn tốt hơn. Mấy kẻ khi đang đánh nhau mà nghĩ trước tới hậu quả mình gây ra thì lại thường không đi xa đến mức ấy. Chính họ trở thành hậu quả. Thế nên không có gì ân hận. Nhưng cũng chẳng giành được gì. Đó là điều đáng thất vọng. Thậm chí những nắm đấm bằng đồng cũng chẳng vừa tay tôi. Tôi thử cả hai cặp, quá nhỏ cả. Tôi ném chúng xuống một rãnh nước cách sáu mét.

Xe hơi của hai tên vẫn còn nổ máy bên rìa phố. Nó mang biển New York. Không có hệ thống dẫn đường. Vì thế không có bộ nhớ số về địa điểm căn cứ. Trong ngăn đựng đồ bên cửa, tôi tìm thấy một hợp đồng thuê xe ghi tên người thuê mà tôi chưa bao giờ nghe tới và một địa chỉ ở London mà tôi cho là giả. Trong ngăn đựng găng tay, tôi thấy sách hướng dẫn sử dụng xe và một cuốn sổ nhỏ gáy xoăn, một cây bút bi. Cuốn sổ không viết gì. Tôi lấy cây viết, bước lại chỗ hai gã rồi dùng lòng bàn tay trái tì mạnh đầu Leonid xuống để giữ cho chắc. Rồi tôi dùng bút bi viết vào trán hắn, ấn sâu ngòi bút vào da và miết đi miết lại cho rõ.

Tôi viết, Lila, gọi cho tôi.

Rồi tôi lấy xe của hai gã lái đi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 54


TÔI CHẠY THEO ĐẠI LỘ HAI VỀ PHÍA Nam rồi rẽ sang phố 50 và đi theo hướng Đông cho tới tận cuối phố và bỏ chiếc xe lại ở một họng nước chữa cháy cách cao tốc FDR nửa dãy nhà. Tôi hy vọng cảnh sát khu vực 17 sẽ tìm phát hiện ra nó, thấy nghi ngờ và làm một số xét nghiệm. Quần áo có thể vứt bỏ. Xe thì không dễ thế. Nếu như người của Lila đã dùng chiếc Impala để chạy khỏi hiện trường vụ giết người bằng búa, trong xe sẽ có một số dấu vết. Bằng mắt thường thì tôi không thể thấy chúng, nhưng các Đội Điều tra Hiện trường[45] không chỉ dựa vào quan sát bằng mắt thường.

Tôi dùng vạt áo lau tay lái, cần số và các tay nắm cửa. Rồi tôi ném chìa khóa xuống một tấm ghi, đi bộ trở lại đại lộ Hai và đứng trong bóng tối chờ xe taxi. Có một dòng xe cộ vừa phải chạy về mạn dưới thành phố, mỗi chiếc đều sáng lên bởi những đèn pha phía sau nó. Tôi có thể thấy trong mỗi chiếc có mấy người. Tôi ghi nhớ thông tin của Theresa Lee: xe taxi giả, lượn quanh mạn trên thành phố bằng đại lộ Mười, mạn dưới ở đại lộ Hai, một gã ngồi trước, hai gã phía sau. Tôi đợi một chiếc taxi hoàn toàn không có người trừ lái xe rồi bước ra và vẫy nó. Tài xế là người Sikh từ Ấn Độ tới, đội một chiếc khăn xếp, có bộ râu quai nón rất dày và biết rất ít tiếng Anh. Không phải cảnh sát. Ông ta đưa tôi chạy về phía Nam tới quảng trường Union. Tôi xuống xe ở đó, ngồi trên một chiếc ghế băng trong bóng tối và quan sát lũ chuột. Quảng trường Union là nơi tốt nhất trong thành phố để xem chúng. Ban ngày Cơ quan Quản lý Công viên bón phân làm bằng máu và xương thú cho các luống hoa. Ban đêm lũ chuột mò ra kiếm ăn nơi chỗ phân bón ấy.

Đến 4 giờ tôi ngủ thiếp đi.

Đến 5 giờ, một trong hai chiếc điện thoại thu được rung lên trong túi tôi.

Tôi tỉnh dậy, dành một giây kiểm tra bên trái, bên phải và phía sau rồi lật đật lôi chiếc điện thoại ra khỏi túi quần. Nó không đổ chuông, chỉ có tự rùng rùng. Chế độ im lặng. Màn hình nhỏ đơn sắc ở mặt trước của nó ghi: Cuộc gọi hạn chế. Tôi mở ra và màn hình lớn có màu ở trong cũng ghi nội dung tương tự. Tôi áp chiếc điện thoại vào tai và nói, “Hello.” Một từ mới, được phát minh ra gần đây.

Lila Hoth trả lời tôi. Giọng của cô ta, thanh điệu của cô ta, kiểu nói của cô ta. Cô ta nói: “Vậy đấy, ông đã quyết định tuyên chiến. Rõ ràng không có nguyên tắc can dự nào dành cho ông cả.”

Tôi nói, “Chính xác thì cô là ai?”

“Ông sẽ biết.”

“Tôi muốn biết bây giờ.”

“Tôi là cơn ác mộng tệ hại nhất của ông. Như hai giờ trước đây. Và ông vẫn đang giữ một thứ thuộc về tôi.”

“Thế thì đến mà lấy. Tốt hơn là hãy điều thêm mấy thằng quân của cô. Cho tôi tập thể dục nhẹ nhàng thêm một chút.”

“Đêm nay ông gặp may, thế thôi.”

Tôi đáp, “Tôi luôn may mắn.”

Lila hỏi, “Ông đang ở đâu?”

“Ngay bên ngoài nhà cô.”

Có một khoảng ngừng. “Không, không phải.”

“Chính xác,” tôi nói. “Nhưng cô vừa mới xác nhận rằng cô đang ở trong một căn nhà. Và rằng ngay lúc này cô đang đứng cạnh cửa sổ. Cảm ơn cô về thông tin đó.”

“Thực sự thì ông ở đâu?”

“Tòa nhà liên bang,” tôi đáp. “Cùng người của FBI.”

“Tôi chẳng tin ông đâu.”

“Tùy cô thôi.”

“Hãy cho tôi biết ông đang ở đâu.”

“Gần cô,” tôi đáp, “đại lộ Ba và phố 56.”

Lila mở miệng đáp lời nhưng ngừng ngay lập tức. Cô ta nói không quá một âm th. Một âm bật. Khởi đầu của một câu thể hiện sự mất kiên nhẫn, mang tính cãi vã và hơi tự mãn. Kiểu như, Thế thì chẳng phải gần tôi đâu.

Cô ta chẳng ở chỗ nào gần đại lộ Ba và phố 56.

“Cơ hội cuối cùng,” Lila Hoth nói. “Tôi muốn có tài sản của mình.” Giọng cô ta dịu lại. “Chúng ta có thể thỏa thuận nếu ông muốn. Hãy để nó ở một nơi an toàn rồi cho tôi biết địa điểm. Tôi sẽ cho người đến lấy. Chúng ta không cần gặp nhau. Ông thậm chí có thể được trả tiền.”

“Không phải tôi đang tìm việc đâu.”

“Ông đang tìm cách được sống đấy chứ?”

“Tôi chẳng sợ cô đâu, Lila.”

“Đó là điều Peter Molina đã nói đấy.”

“Nó đang ở đâu?”

“Ngay ở đây, cùng chúng tôi.”

“Còn sống không?”

“Đến mà tìm hiểu.”

“Nó đã để lại lời nhắn cho huấn luyện viên.”

“Hoặc có thể tôi đã mở băng mà cậu ta ghi trước khi chết. Có thể cậu ta đã bảo tôi rằng huấn luyện viên của cậu ta không bao giờ nghe điện thoại trong bữa tối. Có thể cậu ta đã nói cho tôi nhiều điều. Có thể tôi đã buộc cậu ta phải làm thế.”

Tôi hỏi, “Cô đang ở đâu, Lila?”

“Tôi không thể nói cho ông biết,” cô ta nói. “Nhưng tôi có thể cho người đón ông.”

Cách ba chục mét, tôi thấy một chiếc xe cảnh sát chạy trên phố 14. Chạy từ từ. Ánh sáng hồng lóe lên bên ô cửa sổ khi người lái quay đầu sang phải lại sang trái.

Tôi hỏi, “Cô đã quen biết Peter Molina được bao lâu?”

“Kể từ khi tôi đón cậu ta ở quán bar.”

“Nó vẫn còn sống chứ?”

“Đến mà tìm hiểu.”

Tôi nói, “Cô đang trong giai đoạn chỉ mành treo chuông đấy Lila. Cô đã giết bốn người Mỹ ở New York. Sẽ chẳng ai lờ chuyện đó đi cả.”

“Tôi chẳng giết ai hết.”

“Người của cô đã làm việc ấy.”

“Những người đã rời khỏi đất nước này. Chúng tôi vô can.”

“Chúng tôi à?”

“Ông hỏi quá nhiều đấy. Họ đi cả rồi. Ngay cả xe của họ cũng không còn tồn tại.”

“Nếu người của cô hành động theo lệnh cô thì các cô không vô can đâu. Đó là âm mưu.”

“Đây là đất nước của các bộ luật và các phiên tòa. Chẳng có bằng chứng nào hết.”

“Xe hơi thì sao?”

“Không còn tồn tại.”

“Cô sẽ không bao giờ được vô can vì tôi. Tôi sẽ tìm ra cô.”

“Tôi hy vọng thế đấy.”

Cách ba mươi mét, một xe cảnh sát giảm tốc độ xuống như bò.

Tôi nói, “Hãy ra đây mà gặp tôi, Lila. Hoặc trở về đi. Một trong hai con đường ấy. Nhưng kiểu gì cô cũng bị hạ gục ở đây.”

Cô ta nói, “Chúng tôi chưa bao giờ bị hạ cả.”

“Chúng tôi là những ai?”

Nhưng không có câu trả lời. Cuộc gọi đã kết thúc. Chẳng có gì, ngoài sự yên lặng ngu xuẩn của đường dây không còn cuộc hội thoại.

Cách ba mươi mét, chiếc xe cảnh sát dừng lại.

Tôi gập điện thoại đút vào túi.

Hai cảnh sát ra khỏi xe, bước về phía quảng trường.

Tôi ở yên tại chỗ. Đứng dậy bỏ chạy thì quá khả nghi. Tốt hơn nên ngồi yên. Trong công viên không chỉ có một mình tôi. Tại đây có chừng bốn chục người. Trong đó một số người là dân sống tại đây. Những người khác là khách vãng lai. New York là thành phố lớn. Năm quận. Hành trình trở về nhà mất nhiều thời gian. Thường thì nghỉ dọc đường vẫn dễ hơn.

Hai cảnh sát rọi đèn pin vào mặt một người đang ngủ.

Họ tiếp tục. Rọi đèn vào người tiếp theo.

Và người tiếp nữa.

Chẳng hay.

Chẳng hay chút nào cả.

Nhưng tôi không phải người duy nhất có kết luận như vậy. Quanh quảng trường, tôi thấy nhiều bóng người từ các băng ghế đứng dậy tản đi theo các hướng khác nhau. Có lẽ là những kẻ bị lệnh truy nã đặc biệt, những kẻ buôn bán ma túy có hàng đút trong ba lô, những người hoàn toàn đơn độc không muốn gặp ai, những kẻ hoang tưởng bất lực cảnh giác với hệ thống chính quyền.

Hai cảnh sát, khu vực rộng khoảng một mẫu, chừng ba mươi người vẫn nằm trên ghế, khoảng mười người mới di chuyển.

Tôi quan sát.

Hai cảnh sát tiếp tục di chuyển. Ánh đèn pin của họ lấp loáng trong bóng đêm. Những cái bóng dài đổ xuống. Họ kiểm tra người thứ tư, rồi người thứ năm. Rồi người thứ sáu. Thêm nhiều người đứng dậy. Một vài người rời hẳn, một số chỉ chuyển từ ghế này sang ghế khác. Quảng trường đầy những dáng người, một số đứng yên, một số di chuyển. Mọi thứ đều di chuyển chậm chạp. Một điệu nhảy lười biếng, mệt mỏi.

Tôi quan sát.

Sự thiếu quyết đoán mới xuất hiện trong ngôn ngữ cơ thể của hai viên cảnh sát. Giống như hai con mèo chăn gia súc. Họ tiến đến những người vẫn còn trên ghế. Họ quay đi soi đèn vào những người bỏ đi. Họ tiếp tục bước, cúi người, quay người. Chẳng theo kiểu nào cụ thể. Chỉ là những cử động ngẫu nhiên. Họ tiếp tục đi tới. Họ đến cách tôi chừng mười mét.

Rồi hai viên cảnh sát bỏ đi.

Họ thực hiện trò chơi với những chiếc đèn pin vòng cuối cùng để lấy lệ rồi đi về xe mình. Tôi quan sát họ đánh xe đi. Tôi ngồi trên ghế, thở ra và bắt đầu nghĩ về những con chip GPS gắn trong hai chiếc điện thoại di động mà tôi đã thu được đang nằm trong túi. Một phần trong tôi nghĩ rằng Lila Hoth sẽ không thể tiếp cận được các vệ tinh theo dõi. Nhưng một phần khác trong tôi tập trung vào câu nói của cô ta. Chúng tôi chưa bao giờ bị hạ cả. Chúng tôi là một từ lớn. Chỉ hai âm tiết nhưng có hàm ý lớn. Có lẽ những kẻ xấu từ Đông Âu đã giành được nhiều hơn chứ không chỉ những hợp đồng cho thuê giếng dầu và quyền khai thác khí đốt. Có lẽ chúng mang hình thức những hạ tầng cơ sở khác. Bộ máy tình báo của Liên Xô cũ hẳn đã biến đi đâu đó. Tôi nghĩ về các máy tính xách tay, đường truyền băng thông rộng và tất cả những loại công nghệ mà tôi không hiểu lắm.

Giữ hai chiếc điện thoại trong túi, nhưng tôi đứng khỏi ghế băng và hướng về phía tàu điện ngầm.

Đó là một sai lầm nghiêm trọng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 55


GA TÀU ĐIỆN NGẦM Ở QUẢNG TRƯỜNG Union là ga lớn. Nơi đây có sảnh lên tàu to như cả một trung tâm thương mại ngầm dưới đất. Nhiều lối vào, nhiều lối ra, nhiều tuyến, nhiều đường, cầu thang, quầy, các dãy cửa xoay. Cộng thêm các chuỗi dài những máy nạp tiền cho thẻ đi tàu điện ngầm hoặc mua thẻ mới. Tôi dùng tiền mặt mua một thẻ mới. Tôi nhét tờ hai mươi đô theo chiều nằm ngang vào khe và nhận được hai mươi lượt đi tàu cộng thêm ba lượt khuyến mãi. Tôi lấy thẻ, quay người bước đi. Đã gần 6 giờ sáng. Ga đang đầy dần người. Ngày làm việc đang bắt đầu. Tôi bước qua một quầy báo. Chỗ này có cả ngàn loại tạp chí. Và các chồng báo mới dày cộp sẵn sàng để bán. Hai tít báo khác nhau. Cả hai đều rất lớn. Một tít có bốn từ, chữ lớn, sử dụng nhiều mực in đen: FBI TÌM BA NGƯỜI. Dòng còn lại cũng có bốn từ FBI SĂN BA NGƯỜI. Rõ ràng là có sự thống nhất. So ra thì tôi thích từ tìm hơn săn. Thụ động hơn, ít quyết tâm hơn. Gần như ôn hòa. Tôi cho là bất kỳ ai cũng thích được tìm kiếm hơn bị săn đuổi.

Tôi quay đi.

Và trông thấy hai cảnh sát đang cẩn thận quan sát mình.

Hai sai lầm đồng thời. Trước tiên là sai lầm của họ, rồi cộng thêm sai lầm của tôi. Sai lầm của họ thì bình thường. Các nhân viên điều tra liên bang ở phố 22 và Broadway đã thông báo rằng tôi tẩu thoát bằng tàu điện ngầm. Dựa vào đó, nhìn chung các nhân viên thực thi pháp luật nhận định rằng tôi sẽ một lần nữa trốn thoát bằng tàu điện ngầm. Bởi, khi được lựa chọn, lực lượng thực thi pháp luật luôn tham gia trận chiến lần trước thêm một lần nữa.

Sai lầm của tôi là bước thẳng vào cái bẫy lười biếng của họ.

Bởi có ô giám sát thì có người giám sát. Vì có người giám sát nên không có các cửa ra vào chấn song cao dạng xoay. Chỉ là các thanh chắn thông thường cao ngang đùi. Tôi quẹt thẻ và đi qua. Trung tâm thương mại thay đổi hình dạng thành một lối đi dài và rộng. Các mũi tên chỉ sang trái, sang phải, lên trên, xuống dưới, theo các tuyến và hướng khác nhau. Tôi đi qua một người đang chơi vĩ cầm. Anh ta chọn cho mình vị trí nơi tiếng vọng sẽ có ích cho mình. Anh ta thật giỏi. Cây đàn có âm chắc chắn, đầy khí phách. Anh đang chơi một bản nhạc bi ai thời xa xưa mà tôi nhận ra là đã xuất hiện trong một bộ phim về chiến tranh Việt Nam. Có lẽ đây không phải một lựa chọn giúp mang lại cảm hứng cho những người đi làm sớm. Hộp đàn vĩ cầm của nhạc công mở ra đặt dưới chân anh và không có nhiều tiền lắm. Tôi xoay người ra vẻ tự nhiên, tuồng như đang nhìn người chơi đàn, và tôi trông thấy hai viên cảnh sát bước qua cửa xoay phía sau tôi.

Tôi ngoặt vào một góc ngẫu nhiên rồi theo hành lang hẹp hơn và thấy nó dẫn lên ga cho tàu chạy lên mạn trên thành phố. Nơi này đầy những người. Và là một phần của hai ga đối xứng nhau. Phía trước tôi là rìa sân ga rồi tới đường ray, và rồi một hàng cột sắt chống đỡ đường phố phía trên, và rồi đường ray chạy về mạn dưới thành phố, rồi tới sân ga cho tàu về mạn dưới. Thứ gì cũng một cặp, kể cả hai dòng hành khách. Những con người mệt mỏi, lặng thinh quay mặt vào nhau, chờ đợi đi ra theo hướng ngược nhau.

Các đường ray đang hoạt động quay lưng vào nhau, ở hai bên dãy cột sắt trung tâm. Chúng được chắn lại, như những đường ray hoạt động ở trong ga. Các tấm chắn là những chiếc hộp kín ba mặt, mặt để mở nằm ở phía quay ra đường tàu.

Phía sau, khá xa bên trái, hai cảnh sát chen qua dòng người tiến về sân tàu. Tôi kiểm tra hướng còn lại. Bên phải tôi. Hai cảnh sát nữa chen vào đám đông. Họ to bè, cồng kềnh những trang cùng bị. Họ nhẹ nhàng đẩy hành khách ra khỏi đường tiến, đặt tay lên vai họ, vẫy ngược bàn tay, nhịp nhàng, như thể đang bơi.

Tôi dịch đến giữa ga. Tôi lách về trước đến tận khi hai chân đặt trên vạch cảnh báo màu vàng. Tôi dịch sang bên cho tới khi một cột sắt nằm ngay phía sau lưng. Tôi ngó sang trái. Nhìn sang phải. Chẳng có tàu nào đang chạy tới.

Đám cảnh sát tiếp tục di chuyển. Phía sau họ có thêm bốn người nữa xuất hiện. Hai ở bên sườn tôi, hai bên phía còn lại, đang lách qua đám đông một cách chậm rãi và chắc chắn.

Tôi nghển cổ về trước.

Chẳng thấy ánh đèn nào trong đường hầm.

Đám đông dịch chuyển và dồn lại bên tôi, bị xô đẩy bởi những người mới đến, bị phá ngang bởi bước tiến liên tục của các viên cảnh sát, bị kéo về phía trước bởi cái trực cảm mà bất cứ người đi tàu điện ngầm nào cũng có rằng chắc chắn tàu sắp đến tới nơi.

Tôi ngó qua hai vai kiểm tra lần nữa, cả bên trái và bên phải.

Cảnh sát trên sân ga tôi đang đứng.

Tám người cả thảy.

Chẳng có cảnh sát nào trên sân ga đối diện.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 56


NGƯỜI TA SỢ ĐƯỜNG RAY THỨ BA. Chẳng có gì phải thế, trừ phi ta định chạm vào nó. Vài trăm vôn, nhưng nó có nhảy vào ta đâu. Phải chủ động chạm vào nó thì mới gặp rắc rối.

Bước qua không khó mấy, ngay cả khi đi đôi giày tồi tàn. Tôi nghĩ là tuy đôi giày cao su của mình làm giảm độ chính xác trong hành động đến mức nào, song bù lại nó có khả năng cách điện. Nhưng dù có thế đi nữa, tôi tính toán hành động của mình hết sức cẩn thận, như thể dàn dựng múa trên sân khấu vậy. Nhảy xuống, đặt hai chân ở giữa đường ray chạy lên mạn trên thành phố, chân phải trên đường ray thứ hai, chân trái xoãi qua đường ray thứ ba, lách qua khoảng trống giữa hai cây cột, chân phải đưa qua đường ray thứ ba tiếp theo, chân trái đặt trên đường ray chạy về mạn dưới thành phố, các bước chân nhỏ cẩn thận, rồi tiếng thở phào nhẹ nhõm, leo lên sân ga của tàu chạy về mạn dưới thành phố, biến mất.

Thực hiện không khó mấy.

Không khó mấy cho đám cảnh sát theo ngay sau lưng tôi.

Có lẽ trước đây họ đã làm việc này.

Tôi thì chưa.

Tôi chờ đợi. Nhìn phía sau, ngó bên trái rồi bên phải. Đám cảnh sát đã ở gần. Đủ gần để tiến chậm lại, xây dựng đội hình và quyết định chính xác sẽ thực hiện thế nào việc cần làm tiếp theo. Tôi không biết phương pháp của họ sẽ ra sao. Nhưng dù là gì họ cũng sẽ thực hiện chậm rãi. Họ không muốn người ta chạy giẫm đạp tán loạn. Sân ga chật cứng người, bất kỳ hoạt động bất ngờ nào cũng khiến người ta hoảng loạn. Điều đó sẽ dẫn tới các đơn kiện.

Tôi kiểm tra bên trái. Nhìn bên phải. Chẳng có tàu nào chạy tới. Tôi tự hỏi liệu cảnh sát đã dừng tàu lại chăng. Có thể đó là một quy trình đã được tập dượt thật kỹ. Tôi tiến nửa bước. Người ta dồn lại ở phía sau tôi, giữa tôi và cây cột. Họ bắt đầu thúc vào lưng tôi. Tôi lách theo hướng khác họ. Vạch cảnh báo ở rìa sân ga là những vạch vàng sơn lên các khối hình tròn u lên. Để không xảy ra nguy hiểm do bước hụt hoặc trượt chân.

Đám cảnh sát đã dàn thành nửa đường tròn nông. Họ cách tôi chừng hơn hai mét. Họ đã di chuyển vào phía trong, đẩy hành khách ra phía ngoài, rút ngắn bán kính của đường tròn, một cách chậm rãi và thận trọng. Người ta đang theo dõi từ sân ga đối diện dành cho tàu chạy về mạn dưới thành phố. Người ta chen nhau, chỉ trỏ tôi và nhón chân nhìn.

Tôi đợi.

Tôi nghe thấy tiếng tàu. Ở bên trái tôi. Một luồng sáng di động trong đường hầm. Nó đang tiến tới với vận tốc cao. Tàu của chúng tôi. Lên mạn trên thành phố. Đằng sau tôi, đám đông náo động. Tôi nghe tiếng luồng không khí ùa đến và tiếng rít của các khớp nối bù dưới các rìa sắt. Trông thấy toa xe sáng đèn lắc lư và bật nảy lên qua chỗ ngoặt. Tôi nghĩ nó đang chạy với tốc độ chừng ba mươi dặm một giờ. Khoảng mười ba mét rưỡi một giây. Tôi cần hai giây. Tôi nghĩ chừng đó là đủ. Thế nên tôi phải hành động khi con tàu còn cách hai bảy mét. Đám cảnh sát sẽ không bám theo. Thời gian để phản ứng sẽ tước đi của họ thời gian tối thiểu cần thiết để đạt kết quả. Và trước là họ phải đứng cách rìa sân ga hai mét rưỡi. Với lại họ có những ưu tiên khác với tôi. Họ có vợ, có gia đình, có những tham vọng, những khoản lương hưu. Họ có nhà, sân, những bãi cỏ cần xén, những bóng đèn cần mắc.

Tôi tiến một bước nhỏ xíu nữa.

Ánh đèn pha đang chiếu thẳng vào tôi. Trực diện. Rung và lắc. Nó khiến tôi khó ước lượng khoảng cách.

Rồi tôi nghe tiếng một đoàn tàu ở bên phải.

Một chuyến tàu về mạn dưới thành phố, đang từ hướng đối diện lao lại rất nhanh. Đối xứng, song không đồng bộ với nhau một cách hoàn hảo. Giống như hai tấm rèm đang khép lại, tấm bên trái vào trước tấm bên phải.

Nhưng trước bao nhiêu?

Tôi cần độ trễ ba giây trong tổng số năm giây, bởi leo lên sân ga cho tàu chạy về mạn dưới thành phố sẽ khiến tôi mất thời gian nhiều hơn so với nhảy xuống ga cho tàu chạy về mạn trên thành phố.

Tôi dừng lại cả giây, suy tính, đánh giá, cảm nhận, cố gắng phán đoán.

Hai đoàn tàu gào lên lao vào trong, một từ phía trái, rồi một từ phía phải.

Năm trăm tấn, và năm trăm tấn.

Tốc độ trước khi dừng, chừng sáu mươi dặm một giờ.

Đám cảnh sát nhích lại gần hơn.

Thời điểm quyết định.

Tôi hành động.

Tôi nhảy xuống, khi con tàu lên mạn trên thành phố còn cách ba mươi mét. Tôi đáp hai bàn chân xuống giữa các đường ray và giữ chắc rồi nhích đúng theo đã tính toán trước. Như biểu đồ điệu nhảy trong sách. Chân phải, chân trái cao hẳn lên trên đường ray động, hai tay đặt trên cột. Tôi ngừng lại một tích tắc và ngó bên phải. Con tàu về mạn dưới thành phố đã ở rất gần. Phía sau tôi, con tàu lên mạn trên đang sầm sập lao qua. Phanh của nó đang nghiến xuống rít lên. Một cơn gió dữ giật mạnh áo tôi. Những ô cửa sáng đèn lướt qua khóe mắt tôi.

Tôi chằm chằm nhìn sang phải.

Con tàu về mạn dưới thành phố trông thật khổng lồ.

Thời điểm quyết định.

Tôi hành động.

Chân phải nâng cao lên trên đường ray động, chân trái đặt dưới nền đặt ray. Con tàu gần như lao vào tôi. Chỉ còn cách vài mét. Nó đang lắc lư và xóc lên. Phanh của nó đang hãm rất mạnh. Tôi có thể trông thấy người lái tàu. Miệng ông ta há hốc. Tôi có thể cảm thấy luồng không khí xô mạnh phía trước toa ông ta ngồi.

Tôi bỏ điệu múa đã dàn dựng trước. Chỉ lao người về phía sân ga bên kia. Cách chưa tới mét rưỡi nhưng có vẻ xa vô cùng. Như chân trời sau những đồng bằng. Nhưng tôi đã tới được đó. Tôi nhìn sang phải và thấy mọi chiếc đinh ri vê và bù loong trên đầu con tàu chạy về mạn dưới thành phố. Nó đang lao thẳng vào tôi. Tôi tì hai lòng bàn tay xuống nền ga và bật người lên. Tôi tưởng như đám người chật cứng đang dồn ép kia sẽ khiến tôi bật ngay xuống như cũ. Song những bàn tay liền túm lấy tôi kéo lên. Con tàu sầm sầm lao sát qua vai tôi và luồng không khí mạnh khiến tôi chao người. Những ô cửa sổ lướt qua nhanh. Những hành khách không hay biết gì đang đọc sách, đọc báo hay đang đứng lắc lư. Những bàn tay lôi tôi lên kéo tôi vào đám đông. Người xung quanh tôi rú lên. Thấy miệng họ há hốc vì hoảng sợ nhưng tôi chẳng nghe thấy gì. Tiếng rít từ phanh của con tàu át hết tiếng họ. Tôi cúi đầu đi xuyên qua đám đông. Người ta bước sang trái rồi lại sang phải để nhường đường cho tôi. Vài người còn vỗ vào lưng khi tôi bước qua. Tiếng chúc mừng đứt quãng còn theo tôi ra tận ngoài.

Chỉ có ở New York.

Tôi đi qua một cửa xoay và hướng lên phố.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 57


CÔNG VIÊN QUẢNG TRƯỜNG Madison cách bảy dãy nhà về phía Bắc. Tôi còn những bốn tiếng giết thời gian. Tôi dành thời gian mua sắm và ăn uống ở đại lộ Park khu Nam. Không phải vì tôi có những thứ cần mua. Không phải vì tôi rất đói. Mà bởi vì dành cho những kẻ săn đuổi những gì họ không mong đợi luôn luôn là cách tốt nhất. Người ta cho là bọn tội phạm thường cao chạy xa bay. Người ta không cho rằng chúng lởn vởn ở khu dân cư ngay đó, ra vào quán ăn hay cửa hiệu.

Mới hơn sáu giờ sáng một chút. Cửa hàng thực phẩm, siêu thị, quán ăn, tiệm cà phê đều đã mở cửa. Tôi bắt đầu ở một cửa hàng Food Emporium có lối vào ở phố 14 và lối ra ở phố 15. Tôi dành bốn mươi lăm phút ở đó. Tôi lấy một cái giỏ, lang thang giữa các lối đi vờ như đang chọn đồ. Đỡ gây chú ý hơn là chỉ đi lang thang. Đỡ gây chú ý hơn lang thang giữa các lối đi mà không mang theo giỏ. Tôi chẳng muốn một tay quản lý sẵn tính cảnh giác gọi cho bất kỳ lực lượng nào đó. Tôi tưởng tượng ra tình huống mình có một căn hộ gần đây. Tôi nhét vào căn bếp tưởng tượng đủ đồ cho cả hai ngày trời. Cà phê, tất nhiên rồi. Cộng thêm đồ trộn làm bánh kếp, trứng, thịt muối, một ổ bánh mì, bơ, một ít mứt, một gói xúc xích Ý, hơn một lạng pho mát. Khi tôi thấy chán và chiếc giỏ đã nặng, tôi bỏ nó ở một lối đi không người và chuồn ra qua cửa sau của cửa hàng.

Điểm dừng tiếp theo là một tiệm ăn cách xa bốn dãy nhà về phía Bắc. Tôi đi trên vỉa hè bên tay phải, lưng quay ra đường. Trong tiệm, tôi ăn bánh kếp và thịt muối mà ai đó đã mua và chế biến. Đúng kiểu của tôi hơn. Tôi dành thêm bốn mươi phút nữa ở đó. Rồi tôi đi nửa dãy nhà tới một quán bia Pháp. Thêm cà phê và một chiếc bánh sừng bò. Ai đó đã để lại một tờ New York Times trên chiếc ghế đối diện. Tôi đọc tờ báo từ đầu chí cuối. Không thấy nhắc tới vụ săn người trong thành phố. Không thấy nhắc tới cuộc đua vào Thượng viện của Sansom ở phần tin tức quốc nội.

Tôi chia hai giờ còn lại cho bốn hướng khác nhau. Tôi từ một siêu thị ở góc giao giữa đại lộ Park và phố 22 đi sang hiệu thuốc Duane Reade đối diện rồi tới một cửa hàng dược phẩm CVS trên góc giữa đại lộ Park và phố 23. Những bằng chứng nhìn thấy được chứng tỏ rằng đất nước này đang chi tiêu cho việc chăm sóc tóc hơn là cho thực phẩm. Rồi lúc 10 giờ kém 25 tôi ngừng mua sắm mà bước ra bầu trời buổi sáng rực nắng rồi vòng lại. Từ đầu phố 24 tôi cẩn thận quan sát đích đến, một hẻm không tên râm mát nằm giữa hai tòa nhà khổng lồ. Tôi chẳng trông thấy gì khiến mình phải lo lắng. Không chiếc xe hơi bí hiểm nào, không xe tải nào đỗ đó, không có cặp đôi hay nhóm ba người nào cố tình ăn mặc tầm thường đeo tai nghe.

Thế nên, vào đúng 10 giờ, tôi bước vào công viên quảng trường Madison.

Tôi trông thấy Theresa Lee và Jacob Mark ngồi cạnh nhau trên một ghế băng gần chỗ cho chó đi vệ sinh. Trông họ có vẻ đã được nghỉ ngơi nhưng lo lắng, căng thẳng, mỗi người theo một cách riêng. Có lẽ là mỗi người có những lý do riêng. Họ là hai trong số một trăm người ngồi trong nắng một cách yên bình. Công viên là một ô chữ nhật đầy cây cối, bãi cỏ, lối đi. Đây là một ốc đảo nhỏ, rộng bằng một dãy nhà và cao bằng ba dãy, được quây hàng rào, bao quanh bởi bốn vỉa hè tất bật người đi lại. Công viên là địa điểm tốt cho những cuộc hẹn bí mật. Hầu hết những kẻ đi săn bị thu hút bởi những mục tiêu di động. Hầu hết tin rằng đám tội phạm thường xuyên di chuyển. Ba trong số một trăm người ngồi yên trong khi thành phố xoay tít xung quanh họ thì sẽ ít gây chú ý hơn ba trong số một trăm người vội vã đi trên phố.

Không hoàn hảo, song là rủi ro có thể chấp nhận được.

Tôi kiểm tra xung quanh lần cuối cùng rồi ngồi xuống cạnh Lee. Cô đưa tôi một tờ báo. Một trong những tờ tôi đã đọc. Tờ có tít SĂN. Cô nói, “Báo nói rằng chúng ta đã bắn ba nhân viên điều tra liên bang.”

“Chúng ta đã bắn bốn người,” tôi nói. “Đừng quên tay nhân viên y tế.”

“Nhưng họ làm cho nghe như thể chúng ta đã dùng súng thật. Họ làm cho nghe có vẻ như những tay ấy đã chết vậy.”

“Họ muốn bán được báo.”

“Chúng ta gặp rắc rối rồi.”

“Điều đó chúng ta biết rồi. Ta đâu cần một tay nhà báo bảo cho thì mới biết.”

Lee nói, “Docherty đã nói lại lần nữa. Anh ấy đã nhắn tin cho tôi suốt cả đêm, trong khi điện thoại tắt.”

Cô nhấc người khỏi ghế, rút trong túi sau ra một tập giấy. Ba mảnh giấy vàng của khách sạn, gập làm tư.

Tôi hỏi, “Cô đã ghi lại à?”

Lee đáp, “Đó là các tin nhắn dài. Tôi không muốn để điện thoại mở nếu như có những điều cần phải xem lại.”

“Vậy chúng ta biết được gì?”

“Đồn cảnh sát khu vực 17 đã kiểm tra các cửa ngõ giao thông. Thủ tục quy chuẩn sau khi xảy ra một vụ phạm tội lớn. Bốn người đàn ông đã rời đất Mỹ khoảng ba giờ sau thời điểm có khả năng xảy ra vụ giết người. Qua sân bay JFK. Đồn khu vực 17 gọi họ là đối tượng có khả năng là nghi phạm. Đó là chuyện có thể xảy ra.”

Tôi gật đầu.

“Đồn khu vực 17 đúng đấy,” tôi nói. “Lila Hoth đã bảo tôi như vậy.”

“Ông đã gặp cô ta sao?”

“Cô ta gọi cho tôi.”

“Bằng máy nào?”

“Bằng một chiếc điện thoại khác tôi lấy từ Leonid. Hắn và một tên tìm thấy tôi. Không được chính xác như tôi muốn, nhưng tôi đã liên hệ được ở mức hạn chế.”

“Cô ta thú nhận à?”

“Ít nhiều như thế.”

“Vậy giờ cô ta ở đâu?”

“Tôi không biết chính xác. Tôi đoán là ở nơi nào đó phía Đông đại lộ Năm, phía Nam phố 59.”

“Tại sao?”

“Cô ta dùng khách sạn Four Seasons làm bình phong. Tại sao lại phải di chuyển chứ?”

Lee nói, “Có một chiếc xe thuê bị đốt cháy ở quận Queens. Đồn khu vực 17 nghĩ rằng bốn gã kia đã dùng nó để thoát khỏi Manhattan. Rồi chúng bỏ chiếc xe và đi tàu tới sân bay.”

Tôi gật đầu lần nữa. “Lila bảo rằng chiếc xe bọn chúng sử dụng không còn tồn tại nữa.”

“Nhưng vấn đề là ở đây,” Lee nói. “Bốn gã này không trở lại London, Ukraine hay Nga. Chúng được đưa thẳng tới Tajikistan.”

“Nơi đó là đâu?”

“Ông không biết hả?”

“Những địa điểm mới đó làm tôi lẫn lộn hết.”

“Tajikistan nằm sát với Afghanistan. Hai nước có chung đường biên giới. Cả với Pakistan nữa.”

“Cô có thể bay thẳng tới Pakistan.”

“Chính xác. Vì vậy hoặc những gã này từ Tajikistan tới, hoặc từ chính Afghanistan. Tajikistan là nơi ông tới để vào đất Afghanistan mà không quá lộ. Ông băng qua biên giới bằng một chiếc xe bán tải. Đường sá xấu nhưng Kabul không cách quá xa.”

“OK.”

“Và đây là một vấn đề khác. Bộ An ninh Quốc gia có một quy trình. Một dạng thuật toán do máy tính thực hiện. Họ có thể theo dõi các nhóm người thông qua các hành trình giống nhau hoặc những lượt đặt vé liên quan tới nhau. Hóa ra bốn gã đó đã từ Tajikistan nhập cảnh vào Mỹ cách đây ba tháng cùng với vài kẻ khác, trong đó có hai phụ nữ mang hộ chiếu Turkmenistan. Một người sáu mươi, người kia hai mươi sáu tuổi. Họ cùng làm thủ tục nhập cảnh và nhận là mẹ con. Và Bộ An ninh quốc gia sẵn sàng thề rằng hộ chiếu của họ là hộ chiếu thật.”

“Vậy mẹ con nhà Hoth không phải người Ukraine. Mọi điều chúng nói với chúng ta đều là giả dối.”

Chúng tôi cùng im lặng suy nghĩ về chuyện đó trong hai chục giây. Tôi lướt lại tất cả những điều Lila đã nói cho chúng tôi và xóa bỏ chúng, tùng điều từng điều một. Cứ như lôi các hồ sơ từ ngăn kéo ra, lật qua rồi ném hết vào thùng rác.

Tôi nói, “Ta đã xem hộ chiếu của họ ở khách sạn Four Seasons. Tôi trông chúng có vẻ là hộ chiếu Ukraine.”

Lee nói, “Là đồ giả. Nếu không họ đã sử dụng chúng khi nhập cảnh.”

Tôi nói, “Lila có mắt xanh.”

Lee nói, “Tôi cũng nhận thấy thế.”

“Chính xác thì Turkmenistan ở đâu?”

“Cũng sát với Afghanistan. Biên giới dài. Afghanistan bị bao bọc bởi Iran, Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan và Pakistan, xuôi chiều kim đồng hồ tính từ vùng Vịnh.”

“Nếu tất cả là là Liên bang Xô viết thì dễ hơn.”

“Trừ phi ông đã sống ở đó.”

“Turkmenistan và Afghanistan có tương đồng về sắc tộc không?”

“Có lẽ có. Tất cả những đường biên giới ấy đều hoàn toàn tùy tiện. Đều do những sự cố lịch sử. Vấn đề là sự phân chia giữa các bộ tộc. Các đường vẽ trên bản đồ không liên quan gì đến chuyện đó.”

“Cô là chuyên gia đấy à?”

“NYPD biết về khu vực này nhiều hơn cả CIA. Chúng tôi phải biết. Chúng tôi có nhiều người ở đó. Chúng tôi có thông tin tình báo tốt hơn bất kỳ ai khác.”

“Một người từ Afghanistan có thể xin được hộ chiếu của Turkmenistan không?”

“Bằng cách chuyển nơi ở hả?”

“Bằng cách nhờ giúp đỡ và lấy nó.”

“Từ một người thông cảm do cùng sắc tộc hả?”

Tôi gật đầu. “Có thể bằng cách bất hợp pháp.”

“Sao ông lại hỏi thế?”

“Một số người Afghanistan có mắt màu xanh sáng. Đặc biệt là phụ nữ. Một dòng gien lạ trong dân nơi đó.”

“Ông nghĩ mẹ con nhà Hoth từ Afghanistan tới à?”

“Họ biết nhiều kinh khủng về cuộc xung đột với Liên Xô. Hơi tô vẽ thêm, nhưng họ nói đúng gần hết các chi tiết.”

“Có thể họ đã đọc sách.”

“Không, họ có những cảm xúc thật sự. Và bầu không khí nữa. Như những chiếc áo choàng cũ chẳng hạn. Các chi tiết có vẻ như không phổ biến lắm. Đó là thông tin mà chỉ kẻ trong cuộc mới có. Trước công chúng, Hồng quân tỏ ra rằng họ được trang bị rất tốt, vì những lý do gì thì rõ ràng rồi. Nội dung tuyên truyền của chúng ta cũng nói điều tương tự về họ, vì những lý do cũng rõ như vậy. Nhưng không phải vậy. Hồng quân hồi đó đang tan rã. Tôi cảm thấy nhiều thứ trong những điều mẹ con Hoth nói nghe có vẻ như chỉ người trong cuộc mới biết mà thôi.”

“Thế thì sao?”

“Có thể Svetlana thực sự đã chiến đấu ở đó. Nhưng ở phía bên kia.”

Lee ngừng một chút. “Ông nghĩ mẹ con nhà Hoth là phụ nữ người bộ tộc sao?”

“Nếu Svetlana đã chiến đấu ở đó nhưng không phải chiến đấu cho Liên Xô thì chắc chắn họ phải là người của bộ tộc.”

Lee ngừng lần nữa. “Trong trường hợp ấy thì Svetlana đã kể toàn bộ câu chuyện từ phía bên kia. Mọi thứ được xoay ngược lại. Kể cả sự tàn bạo.”

“Đúng,” tôi đáp. “Bà ta đã không phải chịu đựng. Bà ta đã gây ra chúng.”

Chúng tôi lại im lặng, thêm hai mươi giây nữa. Tôi liên tục đảo mắt khắp công viên. Hãy quan sát, đừng chỉ nhìn, hãy lắng nghe, đừng chỉ là nghe thấy. Càng tập trung bao nhiêu, anh sẽ sống sót lâu hơn bấy nhiêu. Nhưng chẳng có gì nhảy bổ vào tôi. Chẳng có gì bất ngờ xảy ra. Người ta đến và đi, người ta dắt chó tới đi vệ sinh, một hàng người đang hình thành ở quầy bán bánh hamburger. Còn sớm nhưng giờ nào cũng là giờ ăn trưa của người nào đó. Còn tùy ở chuyện ngày bắt đầu vào thời điểm nào. Lee đang xem lại hết những gì cô đã ghi chép. Jacob Mark đang đăm đăm nhìn mặt đất, nhưng ánh mắt anh tập trung vào nơi nào đó sâu dưới mặt đất. Cuối cùng anh cúi người về trước, xoay đầu nhìn tôi. Tôi nghĩ: Tới rồi đây. Câu hỏi lớn. Cú xóc trên đường.

Anh hỏi, “Lúc Lila Hoth gọi cho anh, cô ta có nhắc tới Peter không?”

Tôi gật đầu. “Cô ta đã đón nó ở quán bar.”

“Tại sao phải mất tới bốn giờ để làm việc đó?”

“Là thủ thuật. Để cho vui vẻ điệu đàng. Vì cô ta có thể.”

“Giờ thằng bé ở đâu?”

“Cô ta nói rằng nó ở đây, trong thành phố.”

“Nó ổn không?”

“Cô ta không nói cho tôi biết.”

“Anh nghĩ nó sẽ ổn chứ?”

Tôi không trả lời.

Anh bảo, “Nói cho tôi đi, Reacher.”

Tôi đáp, “Không.”

“Không là anh không nói với tôi à?”

“Không, tôi không nghĩ là thằng bé ổn.”

“Nhưng có thể nó ổn.”

“Tôi có thể lầm đấy.”

“Cô ta đã nói gì với anh?”

“Tôi nói rằng tôi không sợ cô ta, Lila bảo rằng đó cũng là điều Peter Molina đã nói với cô ta. Tôi hỏi liệu nó ổn không, cô ta bảo là tôi nên tự đến mà tìm hiểu.”

“Thế là có thể thằng bé ổn.”

“Có thể. Nhưng tôi nghĩ anh nên thực tế.”

“Về chuyện gì? Tại sao hai người phụ nữ bộ tộc của Afghanistan muốn gây chuyện với Peter chứ?”

“Tất nhiên là để tiếp cận Susan.”

“Vì cái gì? Lầu Năm Góc có trách nhiệm giúp Afghanistan mà.”

Tôi nói, “Nếu Svetlana là một phụ nữ bộ tộc tham gia chiến đấu, bà ta là một trong các du kích quân Hồi giáo. Và khi người Nga trở về quê hương, quân du kích Hồi giáo không trở về chăn dê. Họ tiếp tục. Một số trở thành Taliban, số còn lại trở thành al-Qaeda.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 58


JACOB MARK NÓI, “Tôi phải đi gặp cảnh sát về chuyện của Peter.” Anh ta vừa nhổm nửa người khỏi ghế thì tôi khom người qua Lee đặt một bàn tay lên cánh tay anh.

“Hãy suy nghĩ thật kỹ,” tôi nói.

“Có gì để nghĩ chứ? Cháu tôi là nạn nhân bị bắt cóc. Nó là con tin. Cô ta đã thú nhận rồi.”

“Hãy nghĩ xem cảnh sát sẽ làm gì. Họ sẽ gọi điều tra liên bang ngay lập tức. Đám điều tra liên bang sẽ xích cổ anh lại lần nữa và dùng Peter để cản đường, vì họ có con cá to hơn cần tóm lấy.”

“Tôi phải cố.”

“Peter chết rồi, Jake. Tôi rất tiếc, nhưng đó là sự thật anh phải đối mặt.”

“Vẫn còn cơ hội.”

“Vậy thì cách nhanh nhất để tìm ra nó là tìm Lila. Và chúng ta có thể làm việc ấy tốt hơn cánh nhân viên điều tra liên bang kia.”

“Anh nghĩ thế hả?”

“Hãy xem lại chiến tích của họ ấy. Họ đã để sổng mất Lila một lần, rồi lại để cho chúng ta thoát khỏi nơi giam giữ. Có cần người tìm hộ sách trong thư viện tôi cũng chẳng đời nào cử họ đi.”

“Làm thế quái nào mà chúng ta tự tìm được cô ta?”

Tôi nhìn Theresa Lee. “Cô đã nói chuyện với Sansom chứ?”

Lee nhún vai, như thể cô có cả tin tốt lẫn tin xấu. Cô nói, “Tôi đã nói chuyện với ông ta một lát. Sansom bảo có lẽ ông ta muốn đích thân đến đây. Ông ta bảo sẽ gọi lại cho tôi để thống nhất địa điểm và thời gian. Tôi nói rằng ông ta không gọi được đâu vì tôi tắt điện thoại. Thế là Sansom bảo thay vì gọi tôi ông ta sẽ gọi vào di động của Docherty, và tôi sẽ gọi cho Docherty để nhận lời nhắn. Tôi đã làm như vậy. Docherty không nghe máy. Tôi thử gọi vào tổng đài của đồn. Nhân viên điều phối nói rằng Docherty không có ở đó.”

“Thế nghĩa là sao?”

“Tôi nghĩ nghĩa là anh ấy vừa bị bắt.”

Điều đó làm thay đổi mọi thứ. Tôi hiểu như vậy ngay cả trước khi Lee nói nó ra. Cô đưa cho tôi mấy mảnh giấy gập lại. Tôi cầm lấy, như cầm gậy chạy tiếp sức. Tôi sẽ phải chạy tiếp, nhanh hết khả năng có thể. Cô đã ra khỏi đường chạy, cuộc đua của cô đã chấm dứt. Lee nói, “Ông đã hiểu, phải không? Giờ tôi phải trình diện. Anh ấy là đồng sự của tôi. Tôi không thể để anh ấy một mình đối mặt với trò điên rồ này.”

Tôi nói, “Cô đã nghĩ rằng anh ta sẽ bỏ rơi cô ngay lập tức mà.”

“Nhưng anh ấy đã không thế. Vả lại dù sao tôi cũng có những tiêu chuẩn riêng.”

“Làm thế chẳng có ích gì đâu.”

“Có thể không. Nhưng tôi sẽ không quay lưng lại đồng sự của mình.”

“Cô đang tự đẩy mình xuống vực đấy. Nếu ở trong tù thì cô chẳng giúp đỡ được ai cả đâu. Bên ngoài luôn tốt hơn bên trong.”

“Với ông thì khác. Ngày mai ông có thể ra đi. Tôi thì không thể. Tôi sống ở đây.”

“Vậy còn Sansom thì sao? Tôi cần thời gian và địa điểm.”

“Tôi không có thông tin đó. Và dù sao ông cũng nên cẩn thận với Sansom. Qua điện thoại nghe giọng ông ta rất lạ. Tôi không biết liệu ông ta thực sự nổi điên hay thực sự lo lắng. Thật khó mà nói ông ta đứng về phía nào, liệu sẽ tới đây không và khi nào sẽ tới.”

Rồi Lee trao cho tôi chiếc điện thoại đầu tiên của Leonid và chiếc sạc khẩn cấp. Cô đặt một bàn tay lên cánh tay tôi bóp lại, rất nhanh, dù chỉ một chút. Thay cho một cái ôm và một cử chỉ chúc may mắn. Và ngay sau đó, quan hệ hợp tác tạm thời giữa ba chúng tôi tan vỡ hoàn toàn. Jacob Mark đã đứng sẵn trước khi Lee kịp nhổm dậy. Anh nói, “Tôi mắc nợ Peter. Được thôi, có thể họ sẽ lại tống tôi vào tù, nhưng ít ra họ cũng sẽ đi tìm thằng bé.”

“Chúng ta có thể đi tìm nó,” tôi nói.

“Ta chẳng có nguồn lực nào cả,” Jake đáp.

Tôi nhìn cả Jake và Lee rồi hỏi, “Cả hai cùng chắc chứ?”

Họ chắc. Hai người bước xa dần tôi, ra khỏi công viên, ra vỉa hè đại lộ Năm, đứng đấy nghển cổ ra tìm một xe cảnh sát giống như người ta vẫy taxi. Tôi ngồi một mình khoảng một phút rồi đứng dậy bước theo hướng khác.

Điểm dừng tiếp theo, một nơi nằm ở phía Đông đại lộ Năm và phía Nam phố 59.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 59


CÔNG VIÊN QUẢNG TRƯỜNG Madison nép mình ở đầu phía Nam đại lộ Madison, nơi nó bắt đầu ở phố 23. Đại lộ Madison chạy thẳng qua một trăm mười lăm khối nhà tới cầu Đại lộ Madison, cây cầu dẫn sang quận Bronx. Ta có thể tới sân vận động Yankee bằng đường này, dù những tuyến khác tốt hơn. Tôi dự định đi hết một phần ba tuyến này, đến phố 59, dừng lại chếch về phía Bắc và phía Tây một chút so với nơi Lila Hoth nói là cô ta không ở, giữa đại lộ Ba và phố 56.

Đấy là nơi tốt để bắt đầu, cũng như bất cứ nơi nào khác.

Tôi bắt xe buýt, một chiếc chạy chậm và lộn xộn, là lựa chọn mà trực giác của một tay tội phạm sẽ không chọn, song là nơi trốn tránh hoàn hảo cho tôi. Xe cộ đông đúc, chúng tôi đi qua nhiều cảnh sát, cả đi bộ lẫn đi xe. Tôi nhìn họ qua cửa sổ. Chẳng ai ngó lại tôi. Một người trên xe buýt cũng gần như là tàng hình.

Tôi chấm dứt tàng hình khi xuống xe ở phố 59. Vùng đất lý tưởng cho mua sắm bán lẻ, vì vậy là nơi tuyệt vời cho khách du lịch, thế nên mọi góc phố đều có các cặp cảnh sát để đảm bảo an ninh. Tôi theo một phố ngang tới đại lộ Năm, tìm một chuỗi người bán hàng rong ở rìa công viên Trung tâm và mua một chiếc áo phông đen in chữ New York City, một đôi kính mát hàng nhái, một chiếc mũ chơi bóng chày màu đen in hình quả táo đỏ. Tôi thay đồ trong phòng vệ sinh ở sảnh một khách sạn rồi trở lại đại lộ Madison với vẻ ngoài khác một chút. Đã bốn giờ trôi qua kể từ khi bất kỳ cảnh sát trực ca nào báo cáo với chỉ huy của họ. Và trong bốn giờ thì người ta quên nhiều lắm. Tôi cho rằng ai thì cũng chỉ có thể nhớ cao và áo sơ mi ka ki là cùng. Về phần chiều cao thì tôi chịu chẳng làm gì được, nhưng về chuyện ăn mặc thì với món đồ mới màu đen này may ra tôi có thể vuột qua mắt họ. Cộng thêm dòng chữ ghi trên áo phông, cặp kính, cái mũ nữa, tất cả khiến tôi trông như một gã thộn mới ở quê lên phố vậy.

Mà cơ bản thì tôi thế thật. Tôi thật chẳng biết mình đang làm gì. Tìm ra bất kỳ nơi ẩn náu nào được ngụy trang đều thật khó khăn. Tìm ra nó ở một thành phố lớn đông dân gần như là điều không thể. Tôi chỉ loanh quanh mấy dãy nhà chọn ngẫu nhiên, bám theo linh cảm về địa lý, đấy có thể là một khởi đầu hoàn toàn sai lầm, cố gắng tìm ra những lý do để thu hẹp diện tìm kiếm. Khách sạn Four Seasons. Không sát nhưng đủ gần để đi lại thuận tiện. Điều đó nghĩa là sao? Cách hai phút chạy xe? Năm phút đi bộ? Ở hướng nào? Không phải hướng Nam, tôi nghĩ. Không nằm trên phố 57, vốn là một con đường lớn chạy ngang thành phố. Hai chiều, sáu làn đường. Luôn luôn tấp nập. Ở tiểu khu Manhattan, phố 57 giống như sông Mississippi. Một trở ngại. Một đường ranh giới. Lẩn về hướng Bắc, về phía các dãy nhà yên tĩnh hơn, tối tăm hơn thì vẫn hấp dẫn hơn.

Tôi theo dõi luồng xe cộ mà nghĩ: không phải cách hai phút chạy xe. Lái xe đồng nghĩa với việc thiếu khả năng kiểm soát, thiếu tính cơ động, chậm trễ, các đại lộ và đường phố một chiều, những khó khăn khi đỗ xe, có khả năng có những phương tiện dễ nhận ra đỗ trong khu bốc dỡ hàng, biển số có thể bị theo dõi và xác minh.

Trong thành phố, dù ta là ai, đi bộ vẫn tốt hơn lái xe.

Tôi theo phố 58 và đi bộ tới lối vào từ phía sau khách sạn. Nó cũng hoành tráng như lối vào ở mặt trước. Nơi này cũng đầy những đồng, những đá và những lá cờ bay phấp phới, những người khuân đồ mặc đồng phục và người gác cửa đội mũ chóp. Có một hàng dài xe hơi sang trọng đợi bên rìa phố. Lincoln, Mercedes, Maybach, Rolls-Royce. Mỗi chiếc trị giá hơn cả triệu đô, tất cả đều nhét vào một khoảng chừng ba chục mét vuông. Có một khu bốc dỡ hàng với cửa cuốn màu xám đang đóng lại.

Tôi đứng cạnh một cậu trực cửa khách sạn, lưng tôi quay vào cửa khách sạn. Tôi sẽ đi đâu? Bên kia phố chẳng có gì ngoài một dãy nhà cao tầng khô cứng. Hầu hết là chung cư, tầng trệt cho các khách hàng danh tiếng thuê. Đối diện là một phòng trưng bày nghệ thuật. Tôi lách người qua cái giảm xóc mạ crôm của hai chiếc xe, băng ngang phố và liếc vài bức tranh của phòng trưng bày. Tôi xoay người và nhìn ngược lại từ vỉa hè bên kia.

Bên trái khách sạn, ở phần gần với đại lộ Park hơn, chẳng có gì đáng chú ý lắm.

Rồi tôi nhìn sang phải, dọc theo dãy nhà chạy về phía đại lộ Madison, và nảy ra một ý tưởng mới.

Bản thân khách sạn là công trình mới xây dựng bằng khoản ngân sách kinh khủng. Các tòa nhà gần đó đều yên tĩnh, giàu có và chắc chắn, một số mới, một số cũ. Nhưng ở rìa phía Tây của dãy này là ba căn nhà cũ liên tiếp. Hẹp, một mặt tiền, năm tầng xây bằng gạch, dãi dầu nắng gió, bong tróc, rơi rụng, ố bẩn, có gì đó hoang tàn. Những ô cửa sổ bẩn thỉu, rầm cửa võng xuống, mái ngang, cỏ dại mọc theo các mái đua, các thang sắt thoát hiểm chạy dích dắc từ tầng bốn xuống. Ba căn nhà này trông như ba cái răng sâu trong một nụ cười rộng mở. Một căn có nhà hàng không còn hoạt động thuộc sở hữu của người thuê tầng trệt. Một căn có cửa hàng bán dụng cụ. Căn thứ ba từng là một công ty đã dừng hoạt động lâu đến mức tôi chẳng thể biết trước đây nó là gì. Song song với hoạt động làm ăn, mỗi căn có một cánh cửa hẹp kín đáo. Hai trong số các ô cửa có nhiều nút bấm chuông, cho thấy có nhiều căn hộ. Ô cửa cạnh nhà hàng cũ có một nút bấm, chứng tỏ bốn tầng phía trên chỉ có một chủ.

Lila Hoth không phải một tỷ phú Ukraine từ London tới. Đó chỉ là điều dối trá. Thế nên dù có là ai, cô ta cũng chi tiêu trong khuôn khổ. Chắc chắn ngân sách khá hậu, cho phép thuê vài lô ở khách sạn Four Seasons khi cần. Nhưng khả năng là không phải ngân sách vô hạn. Mà muốn mua nhà riêng ở Manhattan thì phải có ít nhất hai mươi triệu đô la. Còn thuê thì mỗi tháng phải vài chục ngàn đô.

Có thể mua được sự riêng tư một cách ít tốn kém hơn bằng cách chọn những căn xuống cấp sử dụng nhiều mục đích như ba căn tôi đang quan sát. Và có lẽ có các lợi ích khác. Không có người gác cửa ở gần, ít những cặp mắt nhòm ngó. Có lẽ còn một nhận định nữa: một nơi như nhà hàng hay cửa hàng bán dụng cụ thì có thể chuyển hàng vào mọi giờ, đêm cũng như ngày. Mọi hình thức bất kỳ đến và đi có thể diễn ra mà không thu hút bất kỳ sự chú ý nào.

Tôi bước xuống phố, đứng ở rìa phố đối diện với ba căn nhà kia và chăm chăm nhìn chúng. Trên vỉa hè, dòng người kéo dài không dứt chen qua tôi. Tôi bước xuống rãnh thoát nước để tránh. Ở góc phố phía xa giao giữa đại lộ Madison và phố 57 có hai viên cảnh sát. Chéo với tôi và cách mười lăm mét. Họ không nhìn về hướng tôi. Tôi nhìn lại những căn nhà, đầu xem xét lại những nhận định của mình. Tàu tuyến 6 chạy qua phố 59 và đại lộ Lexington cũng gần đây. Khách sạn Four Seasons ở gần đây. Đại lộ Ba và phố 56 không gần. Thế chẳng phải gần tôi đâu. Sự bí mật được đảm bảo. Chi phí không nhiều. Chính xác rồi. Hoàn hảo. Thế nên tôi cho là mình đang tìm một địa điểm giống như một trong ba căn nhà tôi đang quan sát, nằm trong hình nan quạt có bán kính năm phút đi bộ về phía Đông hoặc Tây kể từ cửa sau khách sạn Four Seasons. Không ở phía Bắc, nếu không thì Susan đã đậu xe ở mạn giữa thành phố và xuống tàu điện ngầm ở phố 68. Không ở phía Nam, do rào cản tâm lý của phố 57. Không phải một nơi hoàn toàn khác, bởi chúng đã sử dụng khách sạn Four Seasons làm bình phong. Nếu là một nơi hoàn toàn khác, bọn chúng đã chọn khách sạn khác. Thành phố New York không thiếu những tòa nhà hoành tráng.

Logic thuyết phục. Có thể quá thuyết phục. Khép kín, chắc chắn như vậy. Bởi nếu tôi bám vào giả định rằng Susan Mark xuống tàu điện ngầm ở phố 59 và dự định tiếp cận mục tiêu từ hướng Bắc còn phố 57 là một rào cản tâm lý ở phía Nam thì phố 58 là sân chơi chính, phải thế. Và cuốc bộ qua các dãy nhà ngang khu Manhattan mất chừng năm phút. Do đó đi bộ trong phạm vi năm phút về bên trái hay bên phải từ cửa sau khách sạn Four Seasons thì sẽ dừng lại hoặc ở đúng dãy nhà tôi đang lảng vảng, hoặc dãy kế tiếp ở phía Đông, nằm giữa đại lộ Park và đại lộ Lexington. Những căn xuống cấp sử dụng đan xen nhiều mục đích hiếm khi xuất hiện ở những dãy nhà thế này. Những kẻ lắm tiền đã đuổi chúng đi từ lâu rồi. Hoàn toàn có khả năng tôi đang nhìn vào ba căn duy nhất như vậy còn sót lại của cả một vùng.

Vì vậy hoàn toàn có khả năng tôi đang nhìn vào nơi ẩn náu của Lila Hoth.

Hoàn toàn có thể, nhưng hầu như không có khả năng xảy ra. Tôi cũng tin vào may mắn như bất kỳ người nào khác. Song tôi không tin một cách điên cuồng.

Nhưng tôi cũng tin vào logic nữa, mà còn tin hơn người khác, và chính logic đã đưa tôi đến đây. Tôi rà soát lại toàn bộ một lượt nữa rồi tin tưởng vào bản thân mình.

Vì một yếu tố khác nữa.

Đó là cùng một kiểu logic đã đưa một kẻ khác nữa tới đây.

Springfield bước xuống rãnh nước gần tôi và nói, “Ông nghĩ thế hả?”
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom