Cuộc Sống Làm Nông Của Tống Đàm
Chương 160: Trợ công từ mẹ ruột.
Cô gái vừa lái xe vừa bắt đầu tức giận. Không phải giận ai khác, mà là giận chính bản thân mình không có chí khí.
Bác sĩ được mai mối hôm nay cũng đâu có xuất sắc đến mức nào!
Tuy ngũ quan đoan chính, da dẻ trắng trẻo, nhưng mái tóc thì thưa thớt, ba mươi tuổi mà nhìn cứ như bốn mươi.
Dù anh ta là bác sĩ chính, nhưng lương cũng không cao lắm. Chị Triệu có nói gần đây anh ta rất được lãnh đạo trong bệnh viện trọng dụng, thậm chí còn có cơ hội học hỏi với chuyên gia từ thủ đô đến...
Nhưng điều đó cũng không thay đổi được tính cách anh ta nhìn cứ ngốc ngốc, ngờ nghệch!
Còn mình nữa, sao phải cố gắng vì chút sĩ diện chứ? Chỉ vì hộp sủi cảo mà phải làm sủi cảo trả lại cho người ta!
Cái đồ keo kiệt bủn xỉn, đến tiền mua t.hịt cũng không chịu bỏ ra!
Cô gái tức tối trở về nhà, vừa vào cửa, ngồi xuống ghế sofa thì mẹ cô, đang xem tivi, bật dậy như lò xo, ánh mắt sáng rực hỏi:
“Thế nào? Chị Triệu nói với mẹ rằng bác sĩ Trương này đáng tin lắm, tiền đồ sáng lạn… Có được không?”
Cô gái hừ một tiếng theo phản xạ. Nhưng mặt vừa định biến sắc thì mẹ cô đã chống nạnh, giận dữ quát:
“Mẹ nói cho mà biết, Trần Tĩnh Tĩnh! Nếu con còn kén cá chọn canh nữa thì mẹ đuổi con ra khỏi nhà đấy!”
“Con rốt cuộc muốn tìm kiểu người nào?”
“Con cũng không biết nữa mà…”
Trần Tĩnh lẩm bẩm một câu, sợ làm mẹ nổi giận, bèn nghĩ nhanh, giơ hộp sủi cảo và bịch măng tre lên:
“Cũng được ạ, để xem thêm. Chỉ là bác sĩ này thật thà quá, bảo nhà làm sủi cảo ngon lắm, nhất quyết dúi cho con hộp cuối cùng. Rồi còn bảo mua măng tre tươi ngon, nhờ con mang về làm sủi cảo.”
Được hay không, cứ kéo dài thêm vài ngày đã.
Ai ngờ cô lại đánh giá quá thấp tấm lòng “muốn gả con gái” của mẹ mình. Chỉ thấy bà lập tức móc điện thoại ra:
“Alo, chị Hồng à? Chiều nay em không chơi bài nữa đâu nhé…”
“À, không có gì, con gái em ấy mà. Người ta giới thiệu cho nó đối tượng. Thằng bé thật thà lắm, còn mua cả măng tre hữu cơ nhập khẩu…”
“Không, không, thứ này cũng không đắt lắm, em không hỏi giá đâu, chủ yếu là tấm lòng của nó…”
“Đúng đúng, em định làm sủi cảo ngay, làm xong mời các chị qua ăn. Cái này để lâu không được… Được rồi, hẹn hôm khác nhé!”
Cô gái đứng ở cửa, tay xách đồ, miệng há hốc.
Nhìn lại đống măng tre đầy túi, cô hoàn toàn cạn lời.
Cô thử cứu vãn lần cuối:
“Mẹ, thế này không hay lắm đâu. Mới gặp lần đầu đã nhận đồ của người ta. Con định về làm sủi cảo rồi mang qua trả lại cho anh ấy…”
Mẹ cô, đã vào bếp và đeo tạp dề, cười vui vẻ nói:
“Con biết gì chứ? Đồ độc thân như con! Người ta cho con ăn, mà con còn trả lại, chẳng phải là quá khách sáo sao?”
“Nghe mẹ đi, làm sủi cảo xong, tối nay con mang qua cho cậu ấy mấy cái. Thật ra nên mời người ta đến nhà ăn, nhưng mẹ sợ con thấy nhanh quá thôi.”
“Đúng rồi, đúng rồi.”
Cô gái gật đầu lia lịa, nước mắt sắp trào ra:
“Nhanh quá thật mà.”
“Mẹ biết ngay mà.” Mẹ cô lườm cô một cái rồi nói:
“Mau lên, ra siêu thị mua một túi bột mì, ba cân t.hịt ba chỉ. Mẹ xử lý măng tre trước.”
“Tối nay con mang qua cho người ta nếm thử. Mẹ nói cho con biết, Trần Tĩnh Tĩnh, đừng có mà nhăn mặt. Lần này nếu không thành, mai con tự sinh tự diệt đi nhé!”
Cô gái muốn khóc mà không ra nước mắt.
Cô thật lòng mong được tự sinh tự diệt, nhưng nếu phản đối bây giờ thì rõ ràng là muốn khai chiến trong nhà.
Thế là vừa về nhà chưa kịp ngồi nóng ghế, cô đã thay giày, chạy ra siêu thị mua hành, gừng, tỏi, t.hịt ba chỉ, bột mì tinh.
Toàn tiêu tiền của mình…
Lần này lỗ nặng rồi!
Đến tối, cô chần chừ mãi mới nhắn tin cho bác sĩ Tiểu Trương, bảo anh ra ngoài lấy sủi cảo.
Bác sĩ Trương Nguyên như người bệnh hấp hối bỗng ngồi bật dậy, ngửa mặt lên trời cười lớn rồi chạy ra ngoài. Trong lòng tràn đầy kỳ vọng, anh vươn tay nhận lấy túi bánh.
Một túi bảo quản với sáu cái sủi cảo.
Dù những chiếc bánh này rất to, tròn, thơm ngon, nhưng sáu cái thì vẫn là sáu cái!
Anh không thể tin nổi, nhìn cô gái trước mặt mà nói:
“Dù tôi không biết nấu ăn, tôi cũng hiểu rằng mười cân măng tre thì tuyệt đối không thể chỉ làm ra có sáu cái sủi cảo!”
Cô gái đảo mắt ngó quanh, tay chống hông, bụng hơi ưỡn ra, nhỏ giọng đáp:
“Thì… thì sủi cảo ngon lắm mà, măng cũng hết rồi... Không được thì, không được thì tôi đền cho anh một cô bạn gái nhé?”
Câu này làm cô nhớ tới lời mẹ mình từng nói, rằng dù bác sĩ Trương trông già dặn, nhưng có thể sẵn lòng chia sẻ món ngon như vậy cho cô, chứng tỏ tấm lòng rất chân thành mà.
Hả?
Bác sĩ Tiểu Trương sững sờ tại chỗ, sau đó không nhịn được mà nở nụ cười vui sướng.
Đã bảo mà, cô gái này nhất định đã thích anh từ trước!
Giờ còn cố tình không trả sủi cảo, rõ ràng là kiếm cớ để tỏ tình mà thôi.
Vừa nghĩ, anh vừa không ngừng cười ngốc nghếch. Hai người đứng dưới ánh đèn đường, ánh mắt giao nhau, trông ai cũng ngờ nghệch giống hệt nhau.
---
Còn ở bên này, Tống Đàm hoàn toàn không biết nông sản nhà mình đã làm “ông Tơ, bà Nguyệt” một lần. Chỉ là cô lại một lần nữa đăng thông báo trong nhóm rằng măng tre đã hết.
Nhìn mọi người trong nhóm cứ không ngừng truy hỏi, cô đành chọn cách mặc kệ, không trả lời.
Lẽ nào rừng tre là máy hoạt động vĩnh cửu?
Đã đào hai lần thì hết sạch, tất nhiên không còn nữa. Vậy mà mọi người vẫn cứ hỏi, còn bảo sẵn sàng đợi cây mọc lại... Nhưng mùa không đúng thì sao mọc nổi chứ.
Hết rồi, thật sự hết rồi.
Chỉ có điều, chuyện bên chỗ ân nhân cứu mạng ở Thủ Đô lại hơi rắc rối.
Ban đầu cô gửi đồ đến một địa chỉ, sau đó người ta nhắn tin bảo đã xuất viện, đổi địa chỉ khác.
Giờ lại hỏi cô có bán đồ nhà không, nói là bạn bè giúp dò hỏi... Nhưng nếu cô nói là bán, người ta trực tiếp chuyển tiền thì sao?
Trời đất chứng giám, Tống Đàm tuy muốn kiếm tiền, nhưng không hề có ý định kiếm từ chuyện này. Ân cứu mạng, cô đâu định lấy thân báo đáp, chỉ có thể báo ơn bằng cách tặng nhiều quà vật chất hơn thôi.
Nghĩ lại, cô nhận ra lợi thế của WeChat: Tiền người ta gửi, mình muốn nhận hay không là tùy mình.
Vậy nên không chút do dự, cô trả lời:
“Nhà tôi có bán trà và một số nông sản, nhưng chất lượng tốt, giá khá cao. Trà hái trước Thanh Minh và trước Cốc Vũ đều 10.000 tệ một cân, mật ong là 1.000 tệ một cân. Ngoài ra có măng tre, rau dại... nhưng hiện tại đều đã hết vụ, tạm thời không có.”
“Có thể gửi hàng qua bưu điện, nhưng phí vận chuyển tự chịu nhé.”
Cô muốn để đối phương cảm nhận tấm lòng báo đáp của mình.
Quả thật, Lục Xuyên đã cảm nhận được sự chân thành này.
Theo hiểu biết của anh, cô gái nông thôn với trang phục giản dị, đeo ba lô vải, trông không hề giàu có ấy, mà lại có những sản phẩm chất lượng tốt thế này, e rằng dù giá 10.000 tệ cũng không lời lãi được bao nhiêu.
Vậy mà cô sẵn lòng tặng anh vài cân liền, chưa kể đến những lần trước còn có rau dại, mật ong...
Lục Xuyên ngẩn ngơ nhìn ly trà Mao Tiêm trong trẻo trước mặt, cảm giác trong lòng bỗng ấm áp lạ thường.
Khi cứu người, anh không mong đền đáp, điều đó là thật. Nhưng giờ đây khi nhận được sự báo đáp, cảm giác ấy quả thực rất dễ chịu.