Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

Niềm Vui Đến Muôn Nhà - Đồng An An

Niềm Vui Đến Muôn Nhà - Đồng An An

admin

Thánh Ngự Hư Không
Đại Thần
Tham gia
11/6/23
Bài viết
919,300
VNĐ
900,499
[Diendantruyen.Com] Niềm Vui Đến Muôn Nhà - Đồng An An

Niềm Vui Đến Muôn Nhà - Đồng An An
Tác giả: Đồng An An
Tình trạng: Đã hoàn thành




Năm ta mười sáu tuổi, bị chủ mẫu độc ác bán đến nhà họ Triệu ở thôn Đào Thủy.

Nghe đồn nhà họ Triệu có 3 huynh đệ chưa vợ, đều là những kẻ sung sức nóng nảy.

Một người là gã nhà quê thô lỗ, một người là tên mọt sách, một người là kẻ lông bông.

Hơn nữa, hai cậu em chồng của ta còn có sở thích nửa đêm nghe lén chị dâu.

Nhưng sau khi ta gả đến mới biết, thì ra gia đình có tiếng xấu nhất này, lại thật sự tốt đẹp.
 
Chương 1


Năm Long Khánh thứ 16, đất Yên Châu đại hạn.

 

Cha ta vì miếng cơm manh áo, đành lòng bán ta - một đứa trẻ năm tuổi - cho nhà họ Tiền ở trấn Đào Nguyên làm a hoàn với giá tám trăm đồng tiền.

 

Lão gia nhà họ Tiền là một tên háo sắc, a hoàn nào trong nhà cũng bị lão ta giở trò đồi bại.

 

Đến khi ta mười sáu tuổi, lão ta bắt đầu nhắm vào ta. Mỗi lần bắt gặp ta ở một mình trong bếp nhỏ, lão ta liền dùng cái miệng hôi hám của mình sàm sỡ ta.

 

Ta tính tình cương liệt, quyết không khuất phục, bèn chạy đến khóc lóc kể lể với chủ mẫu.

 

Nào ngờ chủ mẫu không những không thương xót, ngược lại còn ra lệnh cho người đánh đập ta một trận thừa sống thiếu c h ế t.

 

"Hay thật đấy, cho ăn ngon mặc đẹp bao nhiêu năm, vậy mà lại nuôi ra một con tiện tỳ dâm loàn ngay dưới mí mắt! Đánh! Đánh c h ế t nó cho ta!"

 

Ta bị đánh đến thân thể đầy thương tích, bị vứt trong nhà kho, suýt nữa thì mất mạng.

 

Chủ mẫu sợ hãi, liền gọi bà mối Vương đến, "Không giữ tiểu yêu tinh Phan Hỉ Nhi kia được nữa rồi, bà mau tìm cho nó một nhà chồng đi, dù là thằng mù, thằng què, thằng câm, thằng điếc ta cũng không cần sính lễ, còn cho thêm một lượng bạc làm của hồi môn!"

 

Bà mối Vương nghe xong vỗ tay cười lớn:

 

"Thật là trùng hợp làm sao! Thôn Đào Thủy có nhà họ Triệu, bốn miệng ăn, mẹ góa chồng nuôi ba đứa con trai! Bà mẹ thì nửa mù, con trai cả là kẻ ngốc, con trai thứ là tên thư sinh ngốc, con trai út là tên du thủ du thực, trước đây thằng con cả nhà họ có cưới một cô vợ xinh đẹp như hoa, nhưng cô vợ đó bỏ trốn ngay trong đêm tân hôn, nghe nói là vì hai đứa em chồng nửa đêm nghe lén, haiz, thanh niên trai tráng, huyết khí phương cương mà——"

 



Chủ mẫu bị cơn ghen tuông làm cho mờ mắt, nghe xong mừng rỡ đến nỗi răng va vào nhau lập cập, "Quả là một nhà tốt!"

 

Cứ như vậy, nửa tháng sau, ta bị một chiếc xe bò chở đến thôn Đào Thủy, trở thành con dâu nhà họ Triệu ở đầu làng.

 

Hôm đó, bà mẹ chồng mù lòa Vương Lan Hoa ngồi trên tảng đá lớn trong sân, vừa khóc lóc vừa mắng nhiếc, nước bọt văng tứ tung.

 

"Bà mối Vương c h ế t tiệt kia thật là hại c h ế t nhà họ Triệu chúng ta rồi! A hoàn nhà họ Tiền thì còn trong sạch gì nữa? Tội nghiệp con trai ta, vừa mới thành thân đã phải đội nón xanh!"

 

Ta ôm theo bọc quần áo nhỏ bé của mình, tập tễnh đi một vòng quanh căn nhà xiêu vẹo đổ nát này.

 

"Mẹ nói vậy thật là khó nghe, chẳng lẽ nhà mẹ cưới con về không phải là vì một lượng bạc hồi môn kia sao?"

 

"Hồi môn cái gì mà hồi môn?"

 

"Nhà họ Tiền không cần sính lễ, còn cho thêm một lượng bạc làm của hồi môn, mẹ đừng có giả vờ không biết."

 

"Cái gì? Bà mối Vương kia đòi nhà họ Tiền một lượng bạc sính lễ rồi, còn của hồi môn gì nữa!"

 

Bà mẹ chồng nghe xong tức giận, "bịch" một tiếng đứng phắt dậy, "C h ế t tiệt, bà mối Vương kia dám ăn chặn hai đầu!"

 

Vì mất toi hai lượng bạc, bà mẹ chồng tức giận đến nỗi tối đó không ăn cơm, nằm trên giường rên hừ hừ kêu "đau tim".



 

Nhưng cho dù bà ấy có ăn nổi thì trong nhà dường như cũng không còn lương thực.

 

Bởi vì ta đã lục tung cả nhà bếp, cũng chỉ tìm được nửa túi kê, nửa túi bột mì và một túi đậu.

 

Trong tiếng mắng chửi không ngớt của mẹ chồng, ta vừa húp bát cháo loãng đến mức có thể soi gương được, vừa nghe bà kể về nhà họ Triệu. Hóa ra những gì bà mối Vương nói chỉ đúng ba phần.

 

Mẹ chồng ta thật ra có bốn người con trai, nhưng người con cả Triệu Đắc Tài đã c h ế t đuối từ nhiều năm trước khi sông Thanh Phong dâng nước, còn ta gả cho người con thứ Triệu Đắc Thiên.

 

Triệu Đắc Thiên mấy hôm trước đi sửa cầu ở trấn trên, từ lúc ta về nhà chồng cũng chưa thấy mặt;

 

Người con thứ ba Triệu Đắc Vạn đang học ở trường tư thục Trúc Lâm trên trấn, thường ngày đều ở nội trú;

 

Còn người con út Triệu Đắc Quán năm nay mới mười ba tuổi, nhưng đã là một tên ham chơi lười biếng, suốt ngày rong chơi ngoài đường, chẳng ai biết nó đang làm gì.

 

"Haiz, thôi vậy, con đã gả vào nhà họ Triệu rồi, sau này hãy an phận thủ thường mà sống, đừng có mơ tưởng đến những chuyện bẩn thỉu trước kia nữa!"

 

Mẹ chồng mắng mệt rồi, lật người sang một cái, chưa đầy một lúc sau, trong phòng đã vang lên tiếng ngáy như sấm.

 

Tháng sáu vùng quê, trăng sao vằng vặc, cây ngải cứu đuổi muỗi bay tỏa ra mùi khói hăng hắc, ta nhìn chằm chằm vào tấm nệm rách nát, vá víu loang lổ trên giường, không khỏi cau mày thở dài.

 

Ông trời ơi, rốt cuộc ai mới là người bẩn thỉu đây?
 
Chương 2


Nghe nói nhà họ Triệu có con dâu mới, người dân thôn Đào Thủy tấp nập đến xem.

 

"Chậc chậc, con dâu thứ hai nhà họ Triệu xinh đẹp thật, còn đẹp hơn cả con bé Đại Linh nhà lão Trần hồi còn con gái." Một bà thím hàng xóm nhanh mồm nhanh miệng cười nói với mẹ chồng ta.

 

Mẹ chồng ta bĩu môi, "Đại Linh tốt biết bao, còn con dâu nhà ta, hừ, nhìn là biết không phải người an phận rồi."

 

"Ôi chao, bà già mắt mờ cả rồi, làm sao mà bà nhìn ra được?"

 

"Ta ngửi thấy đấy! Con dâu nhà ai mà chồng chưa về đã xức phấn thơm, không phải hồ ly tinh thì là gì?"

 

Bà thím hàng xóm nghe xong cười lớn, giơ tay chỉ vào mũi mẹ chồng ta mắng: "Bà cũng muốn xức phấn lắm chứ gì, nhưng cái bản mặt già nua của bà cho dù có xức tám cân phấn cũng chẳng khác gì cục phân trâu hay da cóc ghẻ đâu!"

 

Mới chân ướt chân ráo đến đây, ta biết mẹ chồng vẫn còn thành kiến với ta vì chuyện ta từng là a hoàn nhà họ Tiền, nên ta cũng không giận, còn múc một bát cháo đưa cho bà ấy, "Mẹ yên tâm đi, con là người đàng hoàng."

 

Mẹ chồng ta mặt mày ấp úng, bưng bát cháo lên uống, "Ai mà biết được—— cứ từ từ xem sao."

 

Nhà họ Triệu nghèo thật, cả nhà vì nuôi một đứa con trai đi học mà suýt nữa thì phải bán nhà cửa.

 

Nhưng nghe nói cậu ba Triệu Đắc Vạn rất có chí tiến thủ, không những thi đậu kỳ thi tú tài từ sớm, mà sang năm còn muốn tham gia kỳ thi hương nữa.

 

Buổi trưa ngày thứ hai sau khi ta về nhà chồng, cậu út Triệu Đắc Quán vui vẻ trở về với hai bó củi liễu trên lưng.

 

Cậu bé này quần áo rách rưới, giày dép thì hở cả ngón chân, mặt mũi lấm lem bụi bẩn, nhìn là biết là một đứa trẻ không an phận.

 

Mắt mẹ chồng ta chỉ nhìn thấy lờ mờ bóng người, bà ấy vừa thấy Triệu Đắc Quán vào cửa, liền vội vàng lấy trong tủ ra mấy quả mơ trắng muốt.

 

"Cục cưng của mẹ, mấy ngày nay con lại đi chơi bời ở đâu vậy? Không c h ế t đói chứ? Đây là nhị tẩu của con, mau chào tẩu tẩu đi!"



 

Triệu Đắc Quán vui vẻ nhận lấy quả mơ, ngốn ngấu ăn hết veo trong chớp mắt.

 

Ăn xong, cậu bé lau miệng, nhe hàm răng trắng tinh cười toe toét với ta, "Chào nhị tẩu!"

 

Ta đáp lại một tiếng, đổ cho cậu bé một chậu nước rửa mặt. Cậu bé rửa mặt qua loa một cái, rồi nhe răng chạy ra bóng cây trong sân nghịch ngợm bó củi liễu.

 

Mẹ chồng ta có thói quen ngủ trưa, sau khi hầu hạ bà ấy đi ngủ, ta liền cầm chổi và giẻ lau, kéo lê cái thân thể vẫn chưa khỏe hẳn của mình, dọn dẹp ngôi nhà nghèo nàn lụp xụp này sạch sẽ tươm tất.

 

Nhà họ Triệu có ba gian nhà chính, hai bên là phòng ngủ, gian giữa là nhà bếp, trong sân còn có một gian nhà ngang mới hơn một chút, ta đoán đó chắc là nơi ở của Triệu Đắc Thiên và cô vợ bị dọa chạy mất của hắn.

 

Bị dọa chạy mất——

 

Trong đầu ta bất chợt hiện lên lời đồn đại về việc hai cậu em chồng nghe lén đêm tân hôn của ca ca mà ta nghe được ở nhà họ Tiền.

 

Triệu Đắc Vạn ta chưa từng gặp, không dám nói bừa, nhưng Triệu Đắc Quán đang đổ mồ hôi hột miệt mài dùng cành liễu đan giỏ ngay trong sân kia, với đôi mắt ngây thơ kia, nhìn thế nào cũng không giống kẻ vô liêm sỉ như vậy.

 

Triệu Đắc Quán tay chân khéo léo, chỉ trong vòng một canh giờ, đã đan xong hai chiếc giỏ nhỏ xinh, phải nói là màu xanh nhìn rất đẹp mắt.

 

Ta chợt nảy ra một ý, bưng bát nước ra bóng cây, "Đắc Quán, đệ có biết đan giỏ bắt cá không?"

 

Triệu Đắc Quán "ực ực" uống cạn bát nước, tự hào đáp, "Biết chứ!"

 

"Vậy giúp tẩu tẩu đan một chiếc giỏ bắt cá được không? Tẩu tẩu muốn ra bờ sông bắt vài con cá."

 

Lần này cậu bé trả lời còn dứt khoát hơn, "Không được!"

 



Ta ngạc nhiên, "Tại sao?"

 

"Mẹ không cho!"

 

"Sao mẹ lại không cho?"

 

"Vì đại ca bị nước cuốn trôi, mẹ nói dưới nước có thủy quái, ai đến gần là nó bắt đi."

 

Ta chớp mắt, nghĩ ra một kế, "Không sao, tẩu tẩu không sợ. Đệ lén đan một chiếc cho tẩu, tẩu lén đi bắt cá, bắt được tẩu sẽ nói là cá tự nhảy lên bờ, dù sao mẹ cũng ít ra ngoài, có ra ngoài cũng không đến bờ sông. Hơn nữa, cá tẩu làm ngon lắm, đệ có thèm không?"

 

"Sao lại không thèm!"

 

"Vậy được, đệ mau đan đi!"

 

Nghe thấy có cá ăn, Đắc Quán vui mừng hớn hở, nhanh chóng đan xong một chiếc giỏ bắt cá đưa cho ta, "Nhị tẩu, tẩu không sợ thủy quái thật sao?"

 

"Không sợ! Tẩu là tổ tông của thủy quái!"

 

Tính tình ta nóng nảy, nghĩ gì làm nấy, nhân lúc mẹ chồng vẫn đang ngủ say, ta xách giỏ đi thẳng ra bờ sông.

 

Nước sông trong vắt, cá tung tăng bơi lội, chẳng mấy chốc ta đã bắt được hơn chục con cá nhỏ và cá kèo.

 

Tối hôm đó trên bàn ăn, ta bưng ra một đĩa cá kho thơm phức, mẹ chồng mũi thính, ngửi thấy mùi cá liền nổi giận.

 

"Ai xuống sông bắt cá, bị ma xui quỷ khiến sao!"

 

Một tiếng quát lớn khiến Đắc Quán đang ngon lành gặm xương cá suýt nữa thì té ghế, "Mẹ, không phải con."
 
Chương 3


Ta thấy tình hình không ổn, vội vàng nói:

 

"Mẹ, không ai xuống sông cả, hôm nay không biết sao, cá trong sông cứ nháo nhào nhảy lên bờ, giống như dưới sông thật sự có thủy quái vậy. Chiều nay lúc mẹ ngủ con có ra chân núi đào rau, thấy nhiều người đứng bên bờ nhặt cá, con cũng nhặt một ít về."

 

Đắc Quán nhìn ta nói dối mà mặt không đỏ, tim không đập, lén lút lè lưỡi với ta, còn mẹ chồng nghe nói cá là nhặt được, sắc mặt cũng dịu đi.

 

"Thật là nhặt được sao? Sao lại nhặt được ít thế này?"

 

Ta: "... Dạ vâng ạ, mai con sẽ đi nhặt nhiều hơn."

 

Mẹ chồng gật đầu, đôi mắt đục ngầu hiện lên vài phần lo lắng, "Có cá thì cứ ăn nhiều vào đi—— sợ là không phải điềm tốt. Nghe các cụ trong làng nói, năm xưa cá trong sông cũng tự nhiên nhảy lên bờ như vậy, kết quả mấy ngày sau động đất, haiz."

 

Mẹ chồng ta Vương Lan Hoa là người "c h ế t cũng phải no bụng", tối hôm đó không những ăn hết hai bát cơm đậu, mà còn l.i.ế.m sạch cả đĩa cá kho.

 

Đắc Quán cũng ăn no căng bụng, "Cá tẩu tẩu làm ngon quá, mai đệ đi nhặt cá với tẩu luôn."

 

Ta dĩ nhiên là không từ chối, thế là mấy ngày liền ta lại đi "nhặt" rất nhiều cá và tôm về, cho nhà họ Triệu được mấy bữa đổi món.

 

Đến ngày thứ bảy, Đắc Quán chán không chịu đi nữa, nên ta chỉ đành tự mình xách giỏ ra bờ sông.

 

Hôm đó thật xui xẻo, khi ta đang cõng nửa giỏ cá và tôm trên đường về nhà, đi ngang qua một cánh đồng.

 



Giữa ban ngày ban mặt, tự dưng từ trong ruộng lao ra một tên mặt chuột mắt mèo.

 

Tên đó mắt đỏ ngầu, không nói không rằng liền như điên như dại kéo ta vào ruộng.

 

Hắn vừa kéo, khiến ta nhớ đến cái miệng hôi hám của lão gia nhà họ Tiền, ta liền nổi trận lôi đình, dồn hết sức lực, giáng một cú đá trúng vào "chỗ hiểm" của hắn.

 

Tên đó bị đá đến mức hít hà vì đau, giơ tay tát ta một cái nảy cả máu.

 

"Á!"

 

Mẹ kiếp, hắn khỏe thật, một bạt tai khiến ta khóe miệng chảy máu, mắt hoa lên, ta đau đớn kêu thành tiếng, chính tiếng kêu này đã cứu ta.

 

Một nam nhân cao lớn, toàn thân lấm lem bụi bẩn, tay cầm chiếc xẻng, như vị thần từ trên trời giáng xuống, hắn một tay nhấc bổng ta lên như bắt gà con, sau đó xoay người, tung một cú đ.ấ.m trúng vào hốc mắt của tên vô lại kia.

 

Màn ẩu đả tiếp theo ta không dám nhìn, bởi vì thật sự quá dã man.

 

Tên đó bị đánh thảm thật!

 

Đánh xong, nam nhân cứu ta dùng chân dẫm lên tên vô lại đang nằm bất động, quay sang hỏi ta bằng giọng trầm lặng: "Chuyện này cô muốn giải quyết như thế nào?"

 

Ta cắn răng, "Báo quan!"



 

Tên vô lại vừa nghe thấy hai chữ "báo quan", cuối cùng cũng sợ hãi, cái mặt như vừa dính phải bát màu của hắn dán chặt vào mặt đất, miệng lẩm bẩm xin tha ta: "Đừng... đừng... chuyện này làm lớn, danh tiếng... danh tiếng của cô cũng hỏng mất, ta... ta sẽ bồi thường bằng bạc!"

 

Nghe xong lời này, ta càng tức hơn.

 

Ta giơ chân đá hắn một cái thật mạnh, mắng: "Kẻ làm chuyện ác là ngươi, kẻ mất mặt cũng là ngươi, ta sống ngay thẳng sợ gì chứ! Nhìn ngươi không giống lần đầu tiên kéo con gái nhà lành vào ruộng, đợi đến quan phủ thì ngươi biết tay!"

 

Nghe ta nói xong, nam nhân bên cạnh lộ ra vẻ khen ngợi trên khuôn mặt đen nhẻm của mình.

 

Thế là, hắn kéo lê tên vô lại đã bị dọa sợ đến mức tiểu ra quần đi về làng tìm lý chính.

 

Lý chính đang chơi cờ với một ông béo dưới gốc cây đa đầu làng, nghe ta kể xong sự việc, ông ấy cúi người ấn đầu tên vô lại kia lại, "Đây không phải là Hầu Tam ở thôn Hạ Hà hay sao? Sao ngươi dám chạy sang thôn Đào Thủy của chúng ta làm càn, chán sống rồi phải không?"

 

Ông béo đang bực mình, liền nói: "Loại vô lại này, cứ đem thẳng lên quan phủ cho đánh tám mươi đại bản cho c h ế t đi! Nhanh lên, đến lượt ngươi đi này!"

 

Lời vừa dứt, vài thanh niên vạm vỡ liền bước ra từ trong đám người đang xem cờ, họ nhanh chóng kéo lê tên Hầu Tam kia đi mất.

 

Trời nóng nực, lý chính nhìn theo bóng dáng đám người đi xa, vừa lau mồ hôi vừa ôn tồn nói với nam nhân cao lớn bên cạnh ta: "Đắc Thiên, sửa cầu xong rồi à? Hôm nay vợ cậu bị dọa sợ rồi, mau đưa vợ về nhà đi."

 

Nam nhân đen nhẻm kia ngẩn người, "Vợ ai cơ?"

 

Lý chính cũng ngẩn người, dùng tay chỉ vào Triệu Đắc Thiên, rồi lại chỉ vào Phan Hỉ Nhi là ta, "Sao vậy? Ngốc rồi à? Vợ cậu đấy!"
 
Chương 4


Chờ khi về đến nhà, Triệu Đắc Thiên vội vàng vào nhà, cố tình hạ thấp giọng hỏi mẹ: "Mẹ, chuyện gì vậy?"

 

Mẹ chồng khó hiểu: "Chuyện gì là chuyện gì?"

 

"Nữ tử này là chuyện gì vậy?"

 

"Hầy, đây là vợ mà mẹ cưới cho con đấy, con quên rồi à? Hôm đó con rời nhà đi tu sửa cầu, lúc ra khỏi nhà mẹ có hỏi con 'có muốn lấy vợ không' mà, lúc đó con còn cười nói 'muốn', đó, vợ cưới về rồi đấy! Tốn những một lượng bạc cơ! Con nghe mẹ nói này, lần này không thể để vợ chạy mất nữa đâu, cô con dâu mới này, người thì xinh đẹp, lại còn biết nấu ăn ngon nữa..."

 

"Nhà ta lấy đâu ra bạc?"

 

"Mượn nhà lão Trần ấy."

 

"..."

 

Lời nói của hai mẹ con trong nhà theo khe hở của cửa sổ giấy bay ra ngoài, ta coi như không nghe thấy, sau khi rửa mặt liền bắt đầu chuẩn bị bữa tối.

 

Bị tên Hầu Tam kia quấy rầy, cá ta bắt được buổi chiều bị hỏng mất một nửa, may mà hôm nay đàn gà mái đẻ nhiều hơn hai quả trứng, nếu không thì đúng là "bà khéo lo liệu cũng không khéo bằng trời".

 

Lúc khói bếp nhà nhà bốc lên, cậu út Đắc Quán ngửi thấy mùi thức ăn liền chạy về: "Nhị tẩu, có phải hôm nay thấy nhị ca về nên tẩu mới làm nhiều món ngon như vậy không?"

 

Nhìn thấy trên bàn bày biện cá kho, rau xào trứng, dưa muối trộn đậu, canh trứng cà chua và một chồng bánh bột ngô, nước miếng của Đắc Quán sắp chảy xuống tận chân.

 

Ta đỏ mặt, trừng mắt nhìn cậu bé một cái: "Đừng có nói bậy, ăn nhanh đi."

 

Mẹ chồng thương con trai, mò mẫm đặt hai chiếc bánh bột ngô vào bát của Triệu Đắc Thiên: "Con trai ăn nhiều vào, mấy hôm nay sửa cầu chắc là mệt lắm."

 



"Mệt gì đâu, chút việc cỏn con ấy mà."

 

"Không mệt là tốt rồi, vợ lão nhị lát nữa dọn chăn đệm từ phòng mẹ sang phòng con nhé."

 

"Khụ khụ khụ..."

 

Triệu Đắc Thiên bị xương cá mắc cổ họng, ho một hồi lâu mới dịu lại: "Mẹ, mẹ nói gì cơ?"

 

Mẹ chồng bĩu môi: "Mẹ nói toàn lời hay ý đẹp, con cũng đã hai mươi mốt tuổi rồi, đến một đứa con cũng chưa có!"

 

Mặt Triệu Đắc Thiên đỏ bừng, như buổi chiều tà mây đen kéo đến nhưng không che nổi ánh hoàng hôn, hắn liếc mắt nhìn ta, rồi lại nhìn Đắc Quán, bất đắc dĩ nói: "Trước mặt thằng bé, mẹ nói mấy chuyện này làm gì."

 

Đắc Quán đang mải mê gặm cá nhỏ: "Đệ điếc rồi, không nghe thấy gì hết!"

 

Ta: "..."

 

Người nhà họ Triệu đúng là dễ gần, đây là thật sự không coi ta là người ngoài rồi!

 

Trăng khuyết treo trên cành cây, đẩy cửa sổ ra, hương thơm ngọt ngào của lúa chín khiến người ta say sưa. Sau khi ta trải chăn đệm xong, Triệu Đắc Thiên tắm rửa xong bước vào phòng, tay cầm một chiếc khăn mặt ướt.

 

"Lau mặt đi."

 

Hắn quay đầu đưa chiếc khăn mặt được ngâm nước giếng mát lạnh cho ta, ta nhận lấy, vừa lau mặt vừa nhăn nhó.

 

Ôi chao, đau quá, tên Hầu Tam c h ế t tiệt kia, đáng đời bị đánh cho ra bã!

 



Ta biết mình có nhan sắc, nhưng dù có xinh đẹp đến đâu mà nửa bên mặt sưng vù thì cũng chẳng đẹp mắt gì.

 

Nhưng Triệu Đắc Thiên trước mặt lại rất đẹp trai, không phải kiểu thư sinh nho nhã, mà là kiểu vóc người cao lớn, cơ bắp cuồn cuộn, ngũ quan rắn rỏi.

 

Nếu không thì cũng chẳng thể một quyền hạ gục tên Hầu Tam kia.

 

Lau mặt xong, hai người nam nữ mới gặp mặt lần đầu tiên ngồi đối diện nhau trên giường, chìm vào im lặng đến mức khiến tim người ta đập thình thịch.

 

Im lặng hồi lâu, Triệu Đắc Thiên đột nhiên thổi tắt nến.

 

Ta giật mình: "Chàng thổi nến làm gì vậy?"

 

Trong bóng tối, hắn chậm rãi nói: "Tiền mua nến đắt quá, tiết kiệm một chút."

 

"Ừ nhỉ, đúng là nên tiết kiệm, nói ra thì, chúng ta là vợ chồng đã ký vào hôn thư, nhưng..."

 

"Xin lỗi, thật ra lúc sửa cầu ta bị thương, sau này e là..."

 

Đầu óc nhất thời chưa hiểu chuyện gì xảy ra, ta kinh ngạc kêu lên: "Hả? Chàng bị thương sao?"

 

Triệu Đắc Thiên lại im lặng: "... Ngủ đi."

 

Hắn cởi giày lên giường, kéo chăn nằm xuống phía cuối giường, không nói thêm gì nữa.

 

Ta ngượng ngùng nằm xuống đầu giường, cảm thấy mặt nóng ran, nhưng hôm nay bị dọa sợ, đúng là tinh thần không được tốt, suy nghĩ lung tung một hồi rồi cũng ngủ thiếp đi.

 
 
Chương 5


Sáng sớm hôm sau, Triệu Đắc Thiên đã ra đồng gặt lúa.

 

Bữa sáng của nhà nông rất đơn giản, cháo đậu xanh ăn kèm dưa muối là đã ngon miệng lắm rồi. Sau khi dọn dẹp xong, ta hâm nóng mấy chiếc bánh bột ngô còn lại từ tối qua, đội nón lá ra đồng đưa cơm.

 

Nhà họ Triệu có ba mẫu ruộng lúa mì, chút việc này không đủ cho một mình Triệu Đắc Thiên làm, khi ta đến ruộng, hắn đã gặt gần xong một mẫu rồi.

 

"Nhị ca, ăn cơm thôi!"

 

Nghĩ đi nghĩ lại cũng không biết nên xưng hô với hắn thế nào, chi bằng cứ gọi là "nhị ca", như vậy vừa không xa lạ mà cũng không quá thân thiết, quan trọng là ta có thể gọi được.

 

Triệu Đắc Thiên nghe thấy tiếng gọi, liền dừng tay đứng thẳng dậy từ cánh đồng lúa mì, tay cầm một thứ gì đó đi về phía ta.

 

"Cho nàng."

 

Hắn một tay nhận lấy bánh bột ngô, một tay đưa một cái tổ chim cho ta.

 

Ta vui mừng: "Trứng chim sao? Lấy đâu ra vậy?"

 

"Lúc gặt lúa thấy đấy."

 

Ta vui vẻ nhận lấy cái tổ chim có bốn năm quả trứng chim: "Trong ruộng lúa mì cũng có cái này sao?"

 

Triệu Đắc Thiên ngồi xuống bờ ruộng, vừa ăn bánh vừa gật đầu: "Có chứ. Còn có sâu xanh, thỏ rừng, đôi khi còn có rắn nữa."

 



Vui vẻ đặt tổ chim sang một bên, ta mở bọc lấy chiếc ấm đổ một bát cháo đậu xanh cho hắn, cháo đậu xanh là ta nấu từ sáng sớm, để nguội uống rất ngọt ngào, uống lúc trưa thì tuyệt vời.

 

"Chàng ăn đi, để ta gặt giúp cho."

 

Ở nhà họ Tiền, ta làm a hoàn trong nhà bếp, chưa từng gặt lúa bao giờ, nhìn cánh đồng lúa mì vàng óng, bát ngát, ta thấy thú vị, liền cầm liềm lên định gặt.

 

Hắn lại nắm lấy tay ta: "Nàng nghỉ đi, để ta làm cho."

 

Tay hắn thật khỏe, chỉ một cái nắm nhẹ, cổ tay trắng nõn của ta đã đỏ ửng, ta không nhịn được kêu lên một tiếng, tay hắn liền buông lỏng, trên mặt hiện lên vẻ hối lỗi.

 

"Nếu nàng không muốn ngồi không thì nhặt bông lúa đi."

 

Lúa gặt xong đều được hắn bó thành bó chắc nịch, nhưng vẫn còn một số bông lúa rơi lả tả trên ruộng thật đáng tiếc, thế là ta liền cầm giỏ đi nhặt bông lúa.

 

Đến trưa, hắn đẩy một xe lúa về, ta cầm giỏ và một con thỏ bị choáng ngất, vui vẻ trở về nhà.

 

Ở nhà, một thanh niên khôi ngô tuấn tú đang nấu cơm, vừa nhìn thấy ta, y lịch sự cúi đầu chào: "Chào nhị tẩu."

 

Ta cười: "Đệ là Đắc Vạn phải không? Hôm nay sao đệ lại về nhà?"

 

"Trường học được nghỉ hai ngày gặt hái ạ."

 

"Vậy là đệ may mắn rồi, hôm nay nhị ca bắt được mấy quả trứng chim và một con thỏ đấy." Ta vui vẻ giơ con thỏ lên cho y xem.

 



"Nhị tẩu vất vả rồi."

 

Ta hơi ngại ngùng với sự lịch sự của cậu em chồng này, vội vàng bước vào nhà bếp: "Là nhị ca vất vả mới đúng."

 

Nước trong nồi đang sôi sùng sục, Triệu Đắc Thiên thoăn thoắt làm thịt thỏ, ta nấu một nồi thịt thỏ kho thơm lừng và bánh rán bột ngô.

 

Trên bàn ăn, nhà họ Triệu lại một màn "gió cuốn", sau khi ăn uống no nê, mẹ chồng hỏi Đắc Vạn: "Vạn Nhi, tháng sau có phải đến hạn nộp tiền học của phu tử rồi không?"

 

Đắc Vạn gật đầu: "Mẹ yên tâm, hôm nọ huyện có hỗ trợ một ít, con chép thêm vài cuốn sách nữa là đủ rồi."

 

"Làm sao mà được, chẳng phải chép đến mù mắt sao? Ngày mai mẹ lại sang nhà lão Trần mượn thêm vậy."

 

Ta thắc mắc: "Nhà lão Trần giàu lắm sao?"

 

Triệu Đắc Thiên gật đầu: "Nhà họ Trần là nhà giàu nhất thôn Đào Thủy chúng ta, trước kia nhà họ còn nghèo hơn nhà chúng ta, nhưng mấy năm nay nhờ bán bánh mè đen và mở quán bán hoành thánh mà phất lên, còn xây cả một căn nhà ba gian, căn nhà đó còn hoành tráng hơn cả nhà giàu trên thị trấn."

 

Ta nghe đến hai chữ "nhà giàu" là lại thấy ngứa ngáy toàn thân: "Nhà giàu toàn là lòng lang đá thối, mượn tiền họ, chẳng phải lãi suất năm phần sao?"

 

Mẹ chồng liếc ta một cái: "Vợ lão nhị đừng có nói bậy, nhà lão Trần đều là người tốt. Năm đó dịch bệnh hoành hành, nếu không có nhà họ Trần, thì mẹ già này đã về với ông bà tổ tiên rồi, còn chồng con nữa chứ, là do con bé nhị nha đầu nhà họ dùng kim châm cứu mới khỏi đấy. Hơn nữa, họ tốt bụng lắm, cho mượn tiền chưa bao giờ lấy lãi."

 

Ta cười: "Trên đời này lại có người tốt như vậy sao? Nhưng mẹ ơi, tục ngữ có câu "Giúp lúc khó khăn chứ không giúp lúc nghèo", nhà mình cũng không thể lúc nào cũng dựa dẫm vào việc mượn tiền được."

 

"Nói cũng đúng", mẹ chồng cũng lo lắng, "Ai mà lại không muốn có cuộc sống khấm khá chứ? Nhưng mà không biết làm ăn gì bây giờ."

 
 
Chương 6


Ban đêm, dưới ánh trăng lờ mờ, ta và Triệu Đắc Thiên nói chuyện phiếm.

 

Thực ra trước kia nhà họ Triệu cũng không đến nỗi nghèo khó, gia đình có năm mẫu ruộng, cha chồng từng là người đọc sách, lúc bận việc đồng áng thì ra đồng, lúc nhàn rỗi thì dạy học cho bọn trẻ trong làng, tết nhất thì viết câu đối, cuộc sống cũng khá ổn định.

 

Nhưng mấy năm trước cha chồng bị bệnh, để chữa bệnh cho ông, gia đình không những tiêu hết tiền tiết kiệm, bán đi hai mẫu ruộng, mà còn nợ nần chồng chất.

 

Để trả nợ, mẹ chồng phải ngày đêm đi đan đế giày cho người ta, đan đến nỗi mắt mờ đi.

 

Sau khi cha chồng qua đời, Đắc Vạn lại đi học, cuộc sống gia đình càng thêm khó khăn, tuy rằng y là tú tài, hàng tháng huyện có hỗ trợ một chút, nhưng chi tiêu của người đọc sách cũng nhiều, bút mực giấy nghiên đều đắt đỏ, đi học giao lưu càng tốn kém, thêm vào đó là sức khỏe của mẹ chồng cũng không được tốt, thỉnh thoảng phải uống thuốc, cho nên bây giờ gia đình hoàn toàn dựa vào ba mẫu ruộng và việc làm thuê của phu quân trên thị trấn.

 

Nhưng làm lụng vất vả thì kiếm được bao nhiêu tiền?

 

Lo trước không xong lại lo sau, làm sao đủ chi tiêu?

 

Hàng tháng Đắc Vạn phải nộp một lượng bạc tiền học, tuy rằng y cũng tranh thủ lúc rảnh rỗi đi chép sách thuê kiếm thêm, nhưng nếu vì thế mà ảnh hưởng đến việc thi cử thì lại là "được cá bỏ rổ".

 

"Nhà họ Trần có thể làm ăn phát đạt, thì nhà mình cũng có thể thử."

 

Nằm cách nhau hai mét, ta nằm ở đầu giường, nói với Triệu Đắc Thiên đang nằm cuối giường.

 



"Ta cũng thường nghĩ đến chuyện đó, nhưng đại nha đầu Xuân Muội nhà họ Trần biết làm bánh mè, còn ta thì chỉ biết bán sức lao động."

 

Ta "vụt" một cái ngồi dậy, mắt sáng rực nhìn hắn: "Chàng không biết làm nhưng ta biết!"

 

"Nàng biết làm sao?"

 

"Vâng, ta biết làm đậu phụ."

 

Dưới ánh trăng, Triệu Đắc Thiên cũng ngồi dậy, trong giọng nói không giấu nổi vẻ háo hức: "Làm đậu phụ cần nhiều vốn liếng lắm không?"

 

"Bây giờ trên thị trấn một đấu đậu nành là hai mươi đồng, mua của nhà nông thì có thể rẻ hơn một chút, một đấu đậu nành có thể làm ra năm mươi cân đậu phụ, mỗi cân mình bán hai đồng, cũng có thể đổi lấy đậu nành, ta nghĩ trong vòng một năm, không nói đến chuyện ăn sơn hào hải vị, ít nhất cũng đủ để cho Đắc Vạn yên tâm học hành. Vốn liếng không nhiều, ta có một chiếc vòng bạc, ngày mai chàng mang lên thị trấn cầm đồ, có lẽ đủ."

 

"Làm sao được? Vòng bạc của nàng thì nàng cứ giữ lấy mà dùng." Hắn kiên quyết từ chối.

 

Ta lại thẳng thắn nói: "Không sao đâu, coi như ta báo đáp ân cứu mạng của chàng."

 

Ngoài cửa sổ, tiếng dế kêu râm ran, dưới ánh trăng mờ ảo, Triệu Đắc Thiên lại nằm xuống, im lặng một lúc lâu.

 

Đúng lúc ta nghĩ hắn đã ngủ thì hắn lại lên tiếng.

 

"Chuyện vốn liếng cứ để ta lo."



 

Ta không ngờ rằng, cách của Triệu Đắc Thiên lại là đi mượn tiền nhà lão Trần.

 

"Nhị tẩu, nhà nông chúng ta là vậy đấy, quan hệ chằng chịt với nhau, hôm trước nhị ca còn giúp nhà cậu hai Trần làm ruộng và xây nhà, hôm Xuân Muội tỷ tỷ lấy chồng, ta còn sang đó giúp đốt lò nữa mà."

 

Thấy ta có vẻ ngạc nhiên, Đắc Quán ngồi bệt xuống đất vừa đan lồng dế vừa nói.

 

"Vậy được rồi, nhị ca đợi ta một lát, ta đi cùng."

 

Sau bữa sáng, Triệu Đắc Thiên ăn mặc gọn gàng, tay cầm một gói nấm khô chuẩn bị sang nhà lão Trần, lúc ra cửa ta liền đuổi theo.

 

Hắn mỉm cười gật đầu: "Đi cùng thì tốt quá."

 

Nhà lão Trần ở đầu làng bên kia, nhà ngói mái xanh, cửa cao rộng, nhìn rất khang trang.

 

Nhưng khi bước vào sân, điều đập vào mắt ta lại là những luống hành xanh mướt và giàn dưa leo đang nở hoa vàng.

 

Một lão thái thái mặc áo vải thô màu xám đang ngồi nhổ cỏ dưới giàn dưa leo, nghe thấy Triệu Đắc Thiên gọi "Cửu lão", lão thái thái liền đứng dậy cười toe toét.

 

"Đắc Thiên đến đấy à? Ôi chao, đây là hiền thê của con sao? Ôi trời ơi, xinh đẹp quá, chắc là tiên nữ xuống trần rồi."
 
Chương 7


Ta có ấn tượng rất tốt về lão thái thái hòa đồng này, liền mỉm cười chào: "Chào Cửu lão, con là Phan Hỉ Nhi, bà cứ gọi con là Hỉ Nhi cho dễ xưng hô ạ."

 

"Tốt quá, tốt quá, nói năng lại dễ nghe nữa, mau vào nhà ngồi đi."

 

Cửu lão nhà họ Trần nhiệt tình mời chúng ta vào nhà, còn mang ra một đĩa hoa quả lớn để chiêu đãi. Triệu Đắc Thiên cũng không giấu giếm, nhanh chóng nói rõ chuyện muốn mượn tiền làm đậu phụ.

 

Nghe xong, Cửu lão vỗ đùi cười ha hả: "Phải làm thế từ lâu rồi chứ! Nếu mấy năm trước mà nghĩ đến chuyện làm ăn thì làm sao mẹ con phải đan giày đến nỗi mắt mờ như vậy?"

 

"Đúng là lại phải làm phiền đến bà rồi."

 

"Nói cái gì thế! Mẹ con trước kia cũng thường giúp nhà bà sửa quần áo, cha con còn sống thì cứ tết đến lại viết câu đối cho nhà bà. Đáng tiếc là Xuân Muội không có ở đây, nếu không nó có thể chỉ bảo cho hai đứa làm ăn đấy."

 

"Xuân Muội lại lên kinh thành rồi sao ạ?"

 

"Ừ, đại cô tỷ của nó muốn có cháu trai đích tôn, ai ngờ nó vừa lên kinh thành thì lại có thai, đại cô tỷ nó sợ nó vất vả nên không cho nó về quê."

 

Vừa nói, Cửu lão vừa lấy từ trong tủ ra năm xâu tiền và một miếng vải hoa mới cứng.

 

"Số tiền này hai đứa cầm lấy dùng trước đi, không đủ thì lại sang bà mượn thêm, miếng vải này cho Hỉ Nhi, may áo khoác hay áo choàng đều đẹp, coi như là quà ra mắt của bà vậy."

 

Ta làm sao có thể nhận cho được, liền đứng dậy từ chối.

 

Nhưng không ngờ Cửu lão nhà họ Trần còn nhanh tay hơn, bà nhét đồ vào tay ta, giữ chặt lấy tay ta.



 

"Người trong làng xóm láng giềng với nhau, sau này đâu đâu cũng gặp nhau, đừng khách sáo với bà làm gì."

 

Triệu Đắc Thiên làm việc đồng áng rất giỏi, chưa đầy hai ngày đã gặt xong hết lúa.

 

Trong sân nhà họ Triệu chất những đống rơm cao ngất, Đắc Quán nghịch ngợm, chiều chiều lại leo lên đống rơm nằm.

 

Ta cười đệ ấy: “Đệ không sợ ngứa à?” Rơm rạ đ.â.m vào người ngứa lắm.

 

Tên nhóc lắc đầu nguầy nguậy: “Da đệ dày lắm, không sợ đâu.”

 

Sau mấy ngày phơi lúa, xay lúa, gieo hạt, vụ hè cũng sắp kết thúc, ta bắt đầu làm đậu phụ.

 

Nhờ năm xâu tiền Cửu lão nhà họ Trần cho mượn, ta nhanh chóng mua sắm đầy đủ cối xay, khuôn ép đậu, vải màn, thạch cao...

 

Đậu nành năm ngoái nhà thu hoạch được mấy đấu, để dành sẵn trong chum sành ở hầm.

 

Chuẩn bị xong xuôi, ta và Triệu Đắc Thiên ngâm đậu từ sớm, nửa đêm thức dậy xay đậu.

 

Chủ mẫu nhà họ Tiền khẩu vị rất kén chọn, đặc biệt thích ăn đậu phụ tươi mới, hơn nữa bà ta còn cho rằng đậu phụ mua ngoài đường không sạch sẽ, nhất quyết phải ăn đồ làm tại nhà.

 

Vì thế tay nghề làm đậu phụ của ta rất thành thạo.

 

Nghiền đậu, lọc bã, nấu sữa đậu, pha thạch cao, đổ vào khuôn ép, đến khi mặt trời lên cao, hai khay đậu phụ trắng nõn đã hoàn thành.



 

Nhìn thấy luống hành xanh mướt trong vườn, ta nhổ hai nhánh làm món đậu phụ trộn hành, miếng đầu tiên mời mẹ chồng nếm thử.

 

Mẹ chồng run run gắp một miếng cho vào miệng, nếp nhăn trên trán dường như cũng dày thêm vì vui mừng.

 

“Mềm, ngọt, thơm quá, vợ lão nhị, đậu phụ con làm ngon quá!”

 

Ta cũng vui vẻ không ngậm miệng được: “Mẹ, vậy mẹ thấy có thể làm ăn được không?”

 

“Được chứ. Đúng rồi, hôm qua lão gia nhà họ Lưu quy tiên rồi, hôm nay làm lễ tang, con trai mang ít đậu phụ sang đó cho họ, nếu thiếu người thì ở lại giúp đỡ, coi như là tình làng nghĩa xóm.”

 

Ta tò mò: “Mẹ, sao không thấy nhà họ Lưu đến báo tang vậy ạ?”

 

Mẹ chồng nghiêm mặt nói: "Hỉ sự không mời chẳng đến, tang sự chẳng mời tự tới, đó là quy củ từ xưa của nhà nông chúng ta."

 

Ta từ nhỏ đã vào nhà họ Tiền làm a hoàn, đương nhiên không biết những quy củ này, nay nghe thấy vậy, ta bất giác cảm động, thấy nhà nông thật tình cảm.

 

Thế là ta nhanh nhẹn lấy hơn chục miếng đậu phụ từ trong khay ra, gói cẩn thận vào vải màn rồi đưa cho Triệu Đắc Thiên: “Nhà mình tuy nghèo, nhưng cũng đừng keo kiệt, mang thêm mấy miếng nữa đi.”

 

Triệu Đắc Thiên nhìn ta đầy ẩn ý, mỉm cười xách gói đậu phụ rời đi, chưa đầy một tuần trà đã quay lại.

 

“Mẹ, nhà họ Lưu nhận đậu rồi, cho con một dải khăn tang, con thấy họ cũng không thiếu người nên về luôn. Hôm nay trời nóng, con tranh thủ vào thị trấn bán đậu phụ.”

 
 
Chương 8


Từ thôn Đào Thủy đến trấn Đào Nguyên phải mười mấy dặm đường, Triệu Đắc Thiên gánh hai khay đậu phụ đi rồi, ta liền tranh thủ lúc nắng ráo, giặt giũ chăn màn trong nhà.

 

Mắt mẹ chồng nhìn không rõ, làm việc nhà rất khó khăn, trước khi ta về nhà họ Triệu, bà chỉ có thể mò mẫm nấu cơm, nuôi gà mà thôi.

 

Nhà họ Tiền giặt giũ đều dùng bột xà phòng, nhưng nhà họ Triệu quá nghèo, không dùng nổi, ta bèn dùng nước tro bếp để giặt, nói cũng lạ, giặt cũng rất sạch sẽ.

 

Sắp đến tháng bảy, trời càng lúc càng nóng, chăn màn phơi trên dây chưa đầy hai canh giờ đã khô cong, ta tranh thủ dùng lược chải tóc cho mẹ chồng, rồi nấu một nồi cháo đậu xanh.

 

Lúc chải đầu, mẹ chồng cứ né tránh, có chút ngại ngùng.

 

“Mẹ, mẹ né gì vậy ạ?”

 

“Để ta tự chải.”

 

“Để con làm cho ạ.”

 

“Mẹ... trước kia mẹ đối xử không tốt với con.”

 

Ta bật cười trước vẻ ngượng ngùng của mẹ chồng: “Hahaha, mẹ đối xử với con tốt lắm, Cửu lão nhà họ Trần nói mẹ chỉ nói năng khó nghe chứ lòng tốt lắm.”

 

“Hề hề...” mẹ chồng cũng cười ngượng nghịu, “Không dám nhận, nhưng mẹ sống cũng tạm được.”

 

Đắc Quán lại xuất quỷ nhập thần, không biết từ đâu chui ra, tay còn cầm một chiếc lồng dế rất đẹp.

 

“Mua ở đâu vậy? Nhìn đẹp thế?”

 

Đắc Quán tự hào: “Đệ tự đan bằng rơm đấy.”

 

Ta há hốc mồm: “Thật là đệ đan sao?”

 

“Thì chứ còn gì nữa? Quạt mo, giỏ, rổ, rá, lồng gì đệ cũng đan được hết.”



 

Vừa dứt lời, Triệu Đắc Thiên gánh quang gánh bước vào nhà, nhìn sắc mặt hắn là biết buôn bán đắt hàng, quả nhiên, hỏi ra mới biết hắn đã bán hết sạch đậu phụ.

 

“Hôm nay bán được năm mươi sáu đồng, lại được một túi đậu nành nữa. Ai mua cũng khen đậu phụ nhà mình tươi ngon, có người đến muộn còn không mua được đấy.”

 

“Thật sao?” mẹ chồng ngồi trên giường hỏi, mặt rạng rỡ.

 

Triệu Đắc Thiên đưa túi đồng cho mẹ chồng: “Mẹ sờ xem.”

 

Mẹ chồng sờ mãi không đủ, lấy đồng ra cho vào miệng: “Để mẹ cắn thử xem.”

 

“Ôi, mẹ, bẩn lắm đấy!”

 

Ta vội vàng nắm lấy tay bà: “Mẹ!” mẹ chồng vừa muốn khóc vừa muốn cười, cuối cùng lại rơi nước mắt.

 

“Haizz... Giá mà mấy năm trước cũng nghĩ đến chuyện buôn bán nhỏ nhặt này, có lẽ phu quân đã không...”

 

Nhắc đến người cha đã khuất, người đàn ông lực lưỡng như Triệu Đắc Thiên cũng rưng rưng nước mắt: “Mẹ, chờ kiếm được nhiều tiền, con sẽ vào thị trấn bốc thuốc chữa mắt cho mẹ.”

 

“Mẹ yên tâm đi, sau này cuộc sống của nhà mình sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. À, con nghe nói trong làng có ông lão họ Điền biết châm cứu, hay là ngày mai con đến đó hỏi thăm xem sao?” Ta thường ngày rất sợ người già khóc, vì thế vội vàng an ủi bà.

 

Ai ngờ mẹ chồng lau nước mắt, lắc đầu nguầy nguậy: “Không được, không được, lão đó còn mù hơn cả mẹ đấy!”

 

Câu nói ấy khiến bầu không khí u ám trong nhà tan biến hết. Thấy Triệu Đắc Thiên mồ hôi nhễ nhại, ta lại vào bếp làm món nộm bì đậu trộn rau dại.

 

Bì đậu là lúc nãy làm đậu phụ còn thừa, ta đã cho vào hầm làm nguội, rau dại là ta tranh thủ lúc ra ngoài hái ở chân núi. Cho muối, giấm, nhỏ thêm vài giọt dầu mè, một đĩa nộm giòn tan, tươi mát đã hoàn thành.

 

Món ăn tuy không thể so sánh với đồ ăn của nhà giàu, nhưng giữa mùa hè nóng nực thì món nộm kích thích vị giác, giải nhiệt này là tuyệt vời nhất.

 

Cả nhà họ Triệu đều thích ăn món ta nấu, từ ngày ta về làm dâu, má của Đắc Quán tròn xoe, nhìn cậu nhóc cao lớn hẳn ra.



 

Người ta vẫn nói “Trẻ con lớn nhanh như thổi”, Đắc Quán đang tuổi ăn tuổi lớn nên ăn rất nhiều.

 

Một bữa có thể ăn hết năm sáu chiếc bánh tráng bột ngô, một bát cháo đậu xanh chỉ húp vài hớp là hết, ta nhìn mà choáng ngợp.

 

Không phải ta tiếc đồ ăn, mà là sợ cậu nhóc ăn no quá lại đau bụng.

 

Nếm được vị ngọt của việc bán đậu phụ, Triệu Đắc Thiên rất hăng hái, liền quyết định ngâm thêm một đấu đậu nành nữa.

 

Ta đương nhiên là đồng ý, vì thế chuẩn bị ngâm đậu từ sớm, thổi nến đi ngủ sớm, hôm sau chưa đến giờ dậu, hai vợ chồng đã thức dậy làm đậu phụ.

 

Lúc gà gáy, mẹ chồng cũng thức dậy.

 

Bà mò mẫm đi vào nhà bếp đang nhộn nhịp, đưa cho ta một quả mơ thơm lừng: "Vợ lão nhị, ăn quả mơ đi, vất vả rồi.”

 

Trong ánh bình minh, ta dùng tay lau vội giọt mồ hôi trên thái dương, cười hí hửng nhận lấy quả mơ cho vào miệng: “Mẹ, hôm nay mẹ lại cho con ăn mơ sao?”

 

Trên giường của mẹ chồng có một chiếc tủ được khóa cẩn thận, bên trong không biết cất giấu bảo bối gì.

 

Trước kia ta từng thấy bà cất những quả mơ mình không nỡ ăn vào trong tủ, lén lút lấy cho Đắc Quán ăn khi không có ai để ý.

 

“Nhà nghèo nuôi con cưng”, mẹ nào mà chẳng thương con út, mẹ chồng rất chiều chuộng cậu con trai út Đắc Quán.

 

Chỉ là không ngờ hôm nay bà lại “chiều” cả ta.

 

Nghe ta nói vậy, mẹ chồng lại mím môi ngượng ngùng, nhưng bà vốn nói năng thẳng thắn, rõ ràng là lời hay ý đẹp, nhưng nói ra lại cứng như đá.

 

“Ăn đi, ăn xong còn cái khác... Không phải sợ con c h ế t đói sao.”

 

“Mẹ, mẹ nói gì vậy?” Triệu Đắc Thiên cười lắc đầu, bất đắc dĩ với người mẹ không biết nói lời đường mật của mình.

 
 
Chương 9


Mẹ chồng hậm hực quay người rời đi, nhìn theo bóng dáng bà, Triệu Đắc Thiên hối lỗi nhìn ta: “Mẹ ta nói chuyện thẳng thắn quá, ta thay mặt bà ấy xin lỗi nàng.”

 

Ta đang lọc bã đậu, nghe thấy vậy liền sững người, sau đó cười lớn.

 

"Chàng nói gì thế, ta không để bụng đâu. Trước kia mẹ có thành kiến với ta thật, nhưng giờ bà ấy đã cố gắng đối xử tốt với ta, ta biết mà.”

 

Triệu Đắc Thiên vẫn không yên tâm: “Nàng thật sự không để bụng chứ?”

 

Ta nhìn hắn, nghiêm mặt nói: “Ta về nhà họ Triệu, là để sống một cuộc sống bình yên, chứ không phải để mà gây sự. Nếu cứ gây chuyện, thì chỉ khiến cho gia đình tan nát, vợ chồng ly tán. Sống với nhau thì phải biết thông cảm cho nhau, mẹ không biết nói lời đường mật, nhưng ta cũng có lúc làm chuyện không đúng, ai mà chẳng có lúc sai lầm. Hơn nữa, chàng đừng chỉ nghe người ta nói gì, mà phải xem người ta làm gì. Lúc trước ở nhà họ Tiền, chủ mẫu kia miệng lưỡi ngọt xớt, nhưng bà ta lại rất độc ác.”

 

Nếu không phải lúc đó ta còn trẻ người non dạ, thì cũng không bị bà ta lừa rồi.

 

May mà nhà họ Triệu tuy danh tiếng không tốt, nhưng ai cũng đều tốt bụng, nếu không thì cuộc đời này của ta coi như hết.

 

Nghĩ đến những chuyện không vui trong quá khứ, ta không khỏi chạnh lòng, vừa làm đậu phụ vừa cảm thán.

 

Thấy ánh mắt ta thoáng buồn, Triệu Đắc Thiên lúc này lại lúng túng, dưới ánh bình minh, hắn nhìn ta hồi lâu, muốn nói lại thôi, cuối cùng chỉ kiên định nói một câu: “Nàng yên tâm.”

 

Hả?

 

Ta còn tưởng hắn suy nghĩ nửa ngày sẽ nói ra được đạo lý gì lắm, ai ngờ chỉ là một câu “nàng yên tâm”.

 



Haizz, quả nhiên không thể đặt kỳ vọng quá cao vào người thẳng tính như hắn.

 

Lúc làm xong đậu phụ, mặt trời cũng đã lên cao, mẹ chồng đã nấu xong cháo đậu xanh.

 

Ăn uống xong, ta mệt mỏi, toàn thân ướt đẫm mồ hôi, Đắc Quán như muốn khoe báu vật của mình, từ trong phòng chạy ra đưa cho ta một chiếc quạt mo màu vàng óng.

 

“Nhị tẩu, đệ đan tặng tẩu đấy, đẹp không?”

 

Ta bất ngờ nhận lấy, liền vội vàng quạt mấy cái, ôi chao, thật là mát mẻ.

 

Phải công nhận rằng, Đắc Quán tuy là con trai, nhưng tay chân lại khéo léo hơn cả con gái.

 

Như chiếc quạt này, cạnh mép trơn tròn, góc cạnh tinh xảo, còn thoang thoảng mùi hương lúa mì, không chút tỳ vết. Nếu mang lên thị trấn bán, chắc chắn các cô các nàng sẽ thích mê.

 

“Đắc Quán này, ta thấy đệ không thích học hành cũng không thích làm ruộng, vậy sau này đệ muốn làm gì?”

 

Đắc Quán gãi đầu, ngượng ngùng nói: “Đệ chỉ thích đi chơi và nghịch ngợm thôi.”

 

“Đi chơi ở đâu? Nghịch ngợm gì?”

 

“Thì cứ đi khắp nơi, thấy cái gì mới lạ là muốn tự tay làm thử.”

 



“Vậy thì hay quá, nhà mình sắp hết dầu ăn rồi, hay là đệ làm giúp nhị ca một chiếc nĩa để hắn lên núi săn bắt thú rừng lấy mỡ luôn đi. Nói trước nhé, nhà mình nghèo lắm, đệ phải tự lo nguyên liệu đấy.”

 

Đắc Quán vui vẻ nói: “Chuyện nhỏ! Nhị tẩu cứ đợi mà xem!”

 

Tiểu tử này, ngày thường lười biếng bao nhiêu, giờ lại hăng hái bấy nhiêu, cuối cùng cũng có ích rồi!

 

Hôm nay làm được bốn khay đậu phụ, ăn cơm xong, Triệu Đắc Thiên lại gánh hàng vào thị trấn, còn ta dọn dẹp nhà bếp xong liền lên núi.

 

Xung quanh thôn Đào Thủy đều là núi, trên sườn núi có nhiều vườn cây ăn quả, quả mơ đã thu hoạch từ nửa tháng trước, trên cây chỉ còn lại những quả lê, quả đào, quả óc chó, quả hồng... non xanh đung đưa trên cành.

 

Dưới chân núi mọc rất nhiều rau dại như bồ công anh, rau sam... Chẳng mấy chốc, ta đã hái đầy hai giỏ lớn, vượt qua một ngọn núi nhỏ, ta lại thấy một vùng địa hoàng nở hoa hồng và cây cỏ xước nở hoa vàng, quả nhiên núi rừng là kho báu, đến mùa thu hái thêm thuốc nữa chắc cũng đủ cho gia đình thêm vài đấu gạo.

 

Lúc ta mang rau dại về nhà, Triệu Đắc Thiên vẫn chưa về, thế là ta lại mang giỏ ra bờ sông bắt cá tôm.

 

Lúc sáng làm đậu phụ còn thừa một ít bã đậu, ta trộn bã đậu, bột ngô và rau sam băm nhỏ lại với nhau, nặn thành những chiếc bánh hấp.

 

Lúc bánh hấp bã đậu, cá kho và cháo đậu xanh được bày biện trên bàn, Triệu Đắc Thiên cũng gánh quang gánh về nhà.

 

“Hôm nay bán được hơn một trăm đồng, lại được hơn hai mươi cân đậu nành, đậu phụ còn thừa bốn năm miếng, lúc về ta ghé qua nhà Cửu lão, cho bà ấy số đậu phụ còn lại, bà ấy cứ nằng nặc muốn trả tiền, ta không nhận, thế là bà ấy nhét cho ta một miếng thịt muối.”

 

Nhìn miếng thịt muối to dài trong quang gánh, ta vừa tức vừa buồn cười: “Bà ấy nhét là chàng nhận liền à?”

 
 
Chương 10


Triệu Đắc Thiên cũng bất đắc dĩ: “Bà ấy nói nếu ta không nhận, lần sau không cho ta đến nhà nữa.”

 

Ôi chao, đến thôn Đào Thủy gần một tháng rồi, ta mới nhận ra mười mấy năm ở nhà họ Tiền coi như sống uổng phí.

 

Hóa ra, so với giàu sang, tình làng nghĩa xóm, sự giúp đỡ nhiệt tình và tinh thần lạc quan vượt qua khó khăn mới là cuộc sống đích thực.

 

Đêm khuya, sau khi tắm rửa xong, Triệu Đắc Thiên trở về phòng, mặt đỏ bừng, lấy ra một chiếc trâm gỗ đưa cho ta.

 

"Hôm nay ta ra thị trấn thấy có người bán cái này, nên mua tặng nàng."

 

"Trâm cài tóc á? Bao nhiêu tiền vậy? Sao lại tiêu hoang thế?"

 

"Sáu đồng thôi. Mua cho nàng mà, có đáng là bao."

 

Dưới ánh nến, ta mân mê bông hoa đào mộc mạc trên chiếc trâm, càng ngắm càng thích.

 

Cô gái nào mà không thích trang sức đẹp đẽ? Lúc ở nhà họ Tiền, ta đã âm thầm dành dụm mấy năm trời để mua một chiếc vòng bạc, nhưng lại không dám đeo hàng ngày, sợ rước họa vào thân.

 

Vậy mà giờ đây, lại có nam nhân tự nguyện tặng trâm cài tóc cho ta, tuy không đáng giá bao nhiêu, nhưng đủ khiến ta vui vẻ, xua tan mọi mệt mỏi.

 

Ta mỉm cười cài chiếc trâm lên tóc, trong nhà không có gương, ta bèn ra bên chum nước, soi bóng mình ngắm nghía.

 

"Đẹp lắm."

 



Triệu Đắc Thiên đứng bên cạnh cầm nến, quay mặt đi không dám nhìn ta, tuy hắn cố tỏ vẻ bình tĩnh, nhưng giọng nói không giấu nổi vẻ vui mừng.

 

Ta giả vờ trừng mắt nhìn hắn: “Chàng còn chưa nhìn mà, sao đã biết đẹp rồi?"

 

"Thật mà. Cửu lão cho nàng miếng vải hoa đấy, lúc nào rảnh thì may bộ đồ mới mặc nhé, chắc chắn còn đẹp hơn."

 

Ta lắc đầu: “Miếng vải đó ta định may áo gối cho mẹ, cái áo gối của mẹ rách nát hết rồi, nhìn xấu quá.”

 

"Hay là nàng may cho mình bộ đồ mới đi, yên tâm, sau này ta sẽ làm nhiều đậu phụ hơn, không để nàng phải lo chuyện tiền bạc đâu."

 

Triệu Đắc Thiên nói là làm, từ hôm đó, hắn chăm chỉ làm việc, mỗi ngày đều bán được năm sáu khay đậu phụ.

 

Bán không hết ở thị trấn, hắn lại gánh đi bán ở mấy làng xóm lân cận, trừ chi phí, đến cuối tháng tám, mỗi ngày cũng kiếm được gần trăm đồng.

 

Chỉ là vất vả quá, ta thấy mới có mùa hè mà hắn gầy đi hẳn.

 

Ta thương hắn, nên càng chú trọng đến chuyện ăn uống, những món ngon bổ dưỡng đều nhường cho hắn ăn hết, sợ hắn làm lụng vất vả mà ốm.

 

Nhưng mỗi lần như vậy, hắn lại gắp thịt muối, cá tôm cho ta.

 

"Thân thể muội yếu, ăn nhiều vào cho khỏe, ta không sao đâu."

 

Ngoài hắn ra, Đắc Quán cũng khiến ta rất bất ngờ.

 

Ta nhờ cậu nhóc làm cho một chiếc nĩa để đi săn, cậu nhóc lại làm cho ta cả một bộ đồ nghề: “Đây là nĩa sừng trâu, đây là nĩa ba răng, đây là búa lớn, đây là ná cao su.”



 

Ngay cả Triệu Đắc Thiên thường ngày nghiêm khắc với đệ đệ cũng phải trợn mắt ngạc nhiên: “Sao đệ lại nghĩ ra được những thứ này vậy?”

 

Đắc Quán ưỡn n.g.ự.c tự hào: “Hồi trước đi chơi đệ từng thấy rồi, nên về làm thử đấy. Nhị ca, chúng ta lên núi thử xem sao?”

 

Thử thì thử.

 

Triệu Đắc Thiên cũng là người quyết đoán, không nói nhiều liền dẫn Đắc Quán lên núi, hai tiếng sau, hai huynh đệ khiêng một bao chiến lợi phẩm trở về.

 

Ta mở bao ra xem, ôi chao, bốn con thỏ rừng, sáu con gà rừng, bảy tám con chim béo múp không biết tên gì, thu hoạch thật phong phú.

 

Thịt thỏ ít mỡ, ta định làm thịt khô, gà rừng nhiều mỡ, dùng để luộc lấy mỡ là tuyệt vời nhất, còn lại mấy con chim kia thì để hai huynh đệ họ tự xử lý, muốn nướng hay rang gì thì tùy, chắc cũng chẳng đủ cho Đắc Quán nhét kẽ răng.

 

Đắc Vạn được nghỉ học về nhà, nhìn thấy sự thay đổi của gia đình, trên khuôn mặt hiền lành hiện lên vẻ ngạc nhiên.

 

"Tất cả là nhờ có nhị tẩu cả đấy!"

 

Mẹ chồng vui vẻ ngồi trên giường vuốt ve chiếc gối mới mà ta may tặng.

 

"Đa tạ nhị tẩu!"

 

Đắc Vạn thì không có gì phải chê trách, chỉ là cái tật cứ thấy ai là lại cúi đầu chào khiến ta thấy ngại ngùng, không thích hợp cho lắm.

 

Vì thế ta liền xua tay: "Gia đình với nhau, không cần khách sáo như vậy. Tiền học tháng sau đã dư rồi, sau này đệ cứ yên tâm học hành, đừng nhận chép sách nữa, lỡ ảnh hưởng đến việc học thì sao."
 
Chương 11


Đắc Vạn ngớ người, quay sang nhìn mẹ chồng, bà đang bận ngắm nghía chiếc gối mới, không để ý tới y; y lại nhìn huynh trưởng, huynh trưởng đang bận làm đậu phụ, càng không rảnh để ý đến y; bất đắc dĩ, y chỉ còn cách dùng ánh mắt nhìn đệ đệ để hỏi chuyện.

 

Đắc Quán cười hí hửng, giơ tay đ.ấ.m vào vai ca ca.

 

"Thật đấy! Nhị tẩu còn muốn đưa đệ lên thị trấn học nghề mộc với Lý đại thúc nữa kia, sau này đệ cũng lên thị trấn sống giống huynh luôn!"

 

"Tiền học nghề đủ không?"

 

"Lý đại thúc bao ăn ở, nhưng sau khi học xong, đệ phải làm việc cho lão ba năm không công."

 

Đắc Vạn gật gù, khuôn mặt trắng nõn đỏ bừng vì xúc động, y lấy từ trong người ra một thỏi bạc đặt vào tay ta: "Sau này nhị tẩu không phải lo chuyện tiền học cho đệ nữa, hôm trước đệ thi đứng đầu, trường không những miễn học phí cho đệ một năm, mà còn thưởng năm lạng bạc nữa. Số bạc này nhị tẩu cứ giữ lấy mà dùng."

 

"Cái gì?"

 

Cả nhà đều ngạc nhiên.

 

Năm lạng bạc?

 

Trường học này cũng quá hào phóng rồi đấy, ra tay thật là “chẳng ngại ngần”.

 

"Trường học mới có tiền thưởng từ mấy năm nay, nghe nói là do nhà giàu ở kinh thành hỗ trợ. Con nuôi của cậu hai Trần là người đầu tiên trong trường nhận được tiền thưởng đấy."

 

"À, ta biết hắn, Đỗ Chi An công tử phải không?" Đắc Quán chen ngang, "Hồi bé ta có lỡ lời nói xấu sau lưng hắn, bị muội muội nóng tính của hắn cầm gậy đuổi đánh cho một trận. Không phải hắn đỗ cử nhân về kinh thành rồi sao?"

 

Đắc Vạn gật đầu: "Ừm, hắn là học sinh xuất sắc nhất trường Trúc Lâm."



 

"Con cũng giỏi lắm, trong vòng mấy làng xung quanh, có mấy ai đỗ đạt sớm như con đâu chứ."

 

Mẹ chồng vui mừng vỗ đùi: "Béo trước không bằng béo sau, con trai của mẹ giỏi lắm đấy. Cha con lúc còn sống cũng thường khen con thông minh, lanh lợi, yên tâm, con nhất định sẽ thành công."

 

Ta cười đưa thỏi bạc cho mẹ chồng: "Tất cả là nhờ công mẹ cả đấy, mẹ là trụ cột gia đình, mẹ cất đi."

 

"Hừ, ai thì chẳng muốn nhàn hạ, ai làm chủ gia đình thì người đó phải lo lắng, sau này mẹ không thèm nhúng tay vào nữa đâu."

 

Rõ ràng là rất vui mừng, vậy mà mẹ chồng lại giả vờ hờn dỗi đẩy thỏi bạc về phía ta.

 

Ta hơi do dự.

 

Mới về làm dâu được hơn hai tháng mà đã nắm quyền quản lý gia đình, miệng lưỡi thiên hạ đáng sợ, nhỡ lại rước tai họa vào thân thì sao?

 

Nhưng khi bắt gặp ánh mắt tràn đầy kỳ vọng của mọi người, sự do dự trong ta tan biến hết.

 

Gia đình mình tự lo chuyện của mình, ai nói được gì chứ!

 

Người nhà họ Triệu đều rất thông minh, tuy rằng Triệu Đắc Thiên ít học, nhưng lại chăm chỉ, thật thà, là chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Hiện tại việc bán đậu phụ đã có hắn lo liệu rất tốt.

 

Vì thế ta định mua thêm mấy mẫu đất trồng cây mơ.

 

Ai ngờ ta vừa mới đề cập đến chuyện mua đất, Triệu Đắc Thiên đã nói: "Nhà mình còn hai mẫu vườn mơ trên sườn núi kia mà, nhưng mà mơ không no bụng, lại dễ hỏng, trồng cũng chẳng được bao nhiêu."

 



"Thì mình làm mơ khô, mơ ngâm, không phải là để được lâu sao? Hạt mơ có thể nấu chè, trên thị trấn một bát chè hạt mơ bán mấy đồng đấy. Hơn nữa, ta thấy mơ thôn Đào Thủy chúng ta ngon hơn mơ bán ở ngoài kia nhiều."

 

Nhắc đến chuyện này, mẹ chồng rất tự hào.

 

"Thôn Đào Thủy chúng ta trước kia có rất nhiều lò nung vôi, nghe nói trong đất có lẫn vôi, nên mơ trồng ở đây mới ngon như vậy. Chỉ là đường núi đi lại khó khăn, mơ lại không để được lâu, nên hàng năm chỉ ăn được một mùa."

 

Càng nghe ta càng hứng thú: "Mẹ, hay là chúng ta mua thêm hai mẫu nữa thử xem."

 

Mẹ chồng có vẻ do dự: "Mua đất thì mẹ không phản đối, nhưng hay là con mua ruộng đi."

 

"Mẹ cứ tin con đi, mua đất trên sườn núi đi."

 

Mẹ chồng cắn răng: "Thôi được rồi, con đã nói vậy thì cứ làm đi."

 

Đất trồng mơ trên sườn núi ở thôn Đào Thủy quả nhiên rẻ hơn ruộng nhiều, ba lạng bạc có thể mua được hai mẫu, đã được mẹ chồng đồng ý, ta liền quyết tâm mua luôn.

 

Ngày mua được đất, Triệu Đắc Thiên cũng mang tin vui từ thị trấn về.

 

"Lưu đại thúc bán thịt trên thị trấn dẫn ta đi giới thiệu với mấy nhà hàng quán, ai cũng khen đậu phụ nhà mình ngon, giờ đã có ba nhà đặt hàng rồi, mỗi ngày kiếm thêm được sáu bảy chục đồng đấy."

 

"Lưu đại thúc nào vậy?"

 

"Nói ra thì nhà lão cũng có họ hàng xa với nhà mình đấy, con gái lão ấy lấy cháu ngoại của Cửu lão nhà họ Trần."

 

Nghe vậy ta vui mừng khôn xiết: "Quả nhiên là tình làng nghĩa xóm có khác, hôm nay nhà mình có hỷ sự, phải ăn mừng mới được."
 
Chương 12


Nhìn thấy ta vui vẻ, Triệu Đắc Thiên không nhịn được mỉm cười, hắn lấy từ trong gánh hàng ra một miếng lòng lợn lắc lắc trước mặt ta: "Tối nay cải thiện bữa ăn."

 

Ta: "..."

 

Có lẽ nào ta hoa mắt, hay là ta nghĩ nhiều quá, sao ta lại nhìn thấy vẻ nuông chiều trong mắt người đàn ông thật thà ấy chứ?

 

Tối hôm đó, ta ở liền trong bếp, nấu một bàn cơm còn thịnh soạn hơn cả ngày Tết.

 

Nộm dưa chuột tai lợn, lòng lợn xào chua ngọt, lòng non xào hành gừng, tim lợn luộc, nấm xào, mướp xào tôm khô và canh trứng cà chua, mẹ chồng còn vui vẻ sai Đắc Quán sang làng bên mua hai bình rượu nếp.

 

Đắc Vạn đã về trường, Đắc Quán hai hôm nữa cũng phải lên thị trấn học nghề, coi như bữa cơm hôm nay là tiễn cậu nhóc ấy.

 

Trong nhà nóng bức, ta bèn bày bàn ăn ra sân, dưới giàn dưa leo, chờ khi cơm canh ngon, rượu ấm, cả nhà quây quần bên mâm cơm, chuẩn bị thưởng thức bữa cơm gia đình ấm cúng.

 

Ai ngờ, mọi người còn chưa kịp động đũa, thì đã thấy một chiếc xe ngựa dừng lại trước cửa nhà.

 

Một lúc sau, một ông lão gầy gò, mặc áo choàng màu đỏ thẫm, bước xuống xe, nheo mắt nhìn vào trong sân.

 

Triệu Đắc Thiên đứng dậy, hỏi: "Vị nào đấy?"

 

Dưới ánh trăng lờ mờ, ông lão kia nhìn thấy ta.

 

Vừa nhìn thấy ta, lão đã mếu máo khóc nức nở, khiến mọi người đều giật mình.

 

Không những thế, lão còn vừa khóc vừa chạy lại phía ta, mặt mũi lem nhem nước mắt: "Có phải Hỉ Nhi không? Hỉ Nhi? Con gái của ta đây mà..."

 

Cha???

 

Thấy ông lão kia sắp ôm lấy ta, Triệu Đắc Thiên nhanh tay lôi ta ra sau lưng, sau đó giơ tay túm lấy cổ áo lão.



 

Ông lão tức giận, dùng chân đá Triệu Đắc Thiên: "Ngươi làm cái gì thế? Ta đến nhận con gái đấy!"

 

"Ta không quen biết lão. Lão gia là ai thế?"

 

Ta núp sau lưng Triệu Đắc Thiên, nhìn ông lão tự xưng là "cha" ta, cảm thấy lão rất giả trân.

 

Ta có đôi lông mày lá liễu, lão thì lông mày rậm như chổi; ta có đôi mắt phượng, lão thì mắt trợn như cá c h ế t; ta miệng anh đào, lão thì miệng há hốc, dù có nói thế nào thì lão cũng không thể nào là cha ta được.

 

Thấy ta nhìn mình với ánh mắt như nhìn người lạ, ông lão tức tối điên người: "Ta! Phan Phú Quý! Là cha của Phan Hỉ Nhi đây! Sao thế, con không nhớ ta nữa à?"

 

Ta lắc đầu nguầy nguậy, ta đã bị bán từ năm năm tuổi, giờ đã mười một năm trôi qua, cho dù lão có thật sự là cha ta, thì ta cũng không thể nào nhớ được.

 

Hơn nữa, nhìn cách ăn mặc của lão có vẻ không đứng đắn cho lắm, giống như là kẻ lừa đảo hơn.

 

Nhưng mà... tên cha ta đúng thật là Phan Phú Quý.

 

Thấy ta vẫn không tin, ông lão tức tối lấy từ trong người ra một mảnh vải nhăn nhúm: "Đây là giấy tờ lúc trước ta lập với nhà họ Tiền, không thể giả được chứ."

 

Trong sân này, ngoại trừ Triệu Đắc Thiên biết đọc mấy chữ, thì những người còn lại đều mù chữ.

 

Triệu Đắc Thiên buông tay ông lão ra, nghi ngờ nhận lấy mảnh vải xem xét kỹ lưỡng, một lúc sau, hắn quay lại gật đầu với ta.

 

Ta chóng mặt.

 

Chẳng lẽ lão thật sự là người cha đã bán ta lấy tám trăm đồng sao?

 

"Ôi chao, thì ra là thân gia đến đây, con trai còn đứng đó làm gì, mau mời nhạc phụ vào nhà ngồi đi."

 

Phải nói mẹ chồng là linh hồn của nhà họ Triệu, lúc ta và Triệu Đắc Thiên còn đang ngẩn người, bà ấy đã nhanh chóng thay đổi thái độ, nhiệt tình chào đón khách.



 

Triệu Đắc Thiên giật mình, lập tức nhớ ra chuyện gì đang xảy ra: "Mời nhạc phụ vào nhà ngồi."

 

Ông lão kia hừ lạnh một tiếng, liếc hắn một cái rồi nói: "Gọi ai là nhạc phụ thế? Ê, buông tay ra, uống rượu gì chứ, ta không uống... Ể, rượu này thơm thế... Thôi được rồi, nể mặt các người vậy."

 

Đắc Quán là cậu nhóc tinh ranh, biết huynh trưởng thường ngày nghiêm túc, không biết nịnh nọt, nên liền nắm chặt lấy tay áo ông lão, ấn lão ngồi xuống bàn.

 

Ông lão kia nhìn là biết dân nghiện rượu, ngửi thấy mùi rượu liền không muốn đi, thế là cũng ngồi xuống luôn.

 

Triệu Đắc Thiên tuy không giỏi ăn nói, nhưng lại uống rượu rất cừ, mấy bát rượu nếp vào bụng, lưỡi ông lão kia đã bắt đầu líu lo, tuôn ra một tràng dài.

 

"Haizz, nếu không phải vì cuộc sống khó khăn, thì ai lại nỡ lòng bán con gái bảo bối chứ, nhưng mà năm đó hạn hán khủng khiếp, ta một mình gà trống nuôi con, bán con bé đi, ít nhất nó còn có cơm ăn áo mặc phải không?"

 

"Cái gì? Hỏi ta làm sao lại giàu có à? Hahaha... Chuyện này nói ra thì xấu hổ lắm, có một lần ta đi... ngủ với một quả phụ, ai ngờ bị ca ca nàng ta bắt gặp, đánh cho ta gãy mấy cái xương sườn. Đánh ta chứ có phải đánh chó đâu? Thế là ta liền đòi... à không, nhà họ phải bồi thường cho ta mười lạng bạc, ta dùng số bạc đó mua một mảnh đất hoang, ai ngờ được dưới đó lại có mỏ."

 

"Hỉ Nhi từ nhỏ đã mồ côi mẹ, phải đi làm a hoàn cho người ta mười mấy năm trời, suýt nữa thì bị tên lão già họ Tiền kia hại đời, số con ta khổ quá! Hỉ Nhi yên tâm, giờ có cha ở đây rồi, cha sẽ cho con ăn sung mặc sướng, tìm cho con một người chồng tốt."

 

Ta ngồi đối diện Phan Phú Quý, nghe lão vừa khóc vừa cười nói linh tinh, xấu hổ muốn độn thổ xuống đất.

 

"Cha nói gì thế... con đã lấy chồng rồi mà."

 

"Hả? À ừ nhỉ." Phan Phú Quý vỗ trán, quay sang vỗ vai Triệu Đắc Thiên, "Con gái ta gả cho ngươi rồi phải không? Được! Thấy ngươi uống rượu cũng được, không tồi! Sau này chúng ta là người một nhà rồi."

 

Mẹ con nhà họ Triệu: "..."

 

Ta: "..."

 

Ông trời ơi, tha cho con đi, đây là ông cha trời đánh nào đây không biết!

 
 
Chương 13


Phan Phú Quý say mèm, tối hôm đó ở lại nhà họ Triệu, ngủ chung với Đắc Quán.

 

Trong phòng tân hôn, sau khi thổi tắt nến, Triệu Đắc Thiên chần chừ không nằm xuống, mấy lần muốn nói lại thôi.

 

Mặt ta nóng bừng, trong lòng cũng lo lắng, nhưng ta là người thẳng thắn, cuối cùng cũng lên tiếng.

 

"Lão gia nhà họ Tiền đúng là có ý đồ xấu với ta, nhưng mà ta..."

 

"Ta tin nàng." Bên ngoài gió nổi lên, trong đêm khuya se lạnh, hắn dứt khoát cắt ngang lời ta, khiến cho tâm trạng loạn xạ của ta như được gỡ rối, bình tĩnh trở lại.

 

"Từ lúc nàng nhất quyết đưa tên Hầu Tam kia lên quan phủ, ta đã biết nàng là cô nương tốt."

 

Mặt ta càng lúc càng nóng, cả người như bốc hỏa: “Cũng không đến mức đó... Sao hôm nay chàng lại ép Phan Phú Quý uống rượu nhiều thế?"

 

Triệu Đắc Thiên nhướng mày: "Không ép lão say mèm thì làm sao moi được sự thật? Nhỡ đâu giấy bán thân kia là giả thì sao?"

 

"Không ngờ chàng lại tính toán như vậy."

 

"Cẩn thận vẫn hơn. Nhưng mà nghe lão nói thì chắc là cha nàng thật đấy. Nàng có giận lão không? Sau này định làm gì?"

 

Ta nhìn ra cửa sổ hé mở, thở dài: "Haizz, cũng không biết nên giận hay thương, dù sao ta cũng không có ấn tượng gì về lão, sau này cứ coi như người thân bình thường thôi."

 

Tuy rằng lão đã bán ta trong năm đại hạn, nhưng lão nói cũng không sai, năm đó lão một mình nuôi con, nếu không bán ta đi, có lẽ ta cũng c h ế t đói rồi.

 

Dù sao thì năm đó cũng có không ít người c h ế t đói.

 

Có những chuyện trên đời này không thể soi mói, cứ sống cho qua ngày được rồi.

 

Sáng hôm sau, sau khi tỉnh rượu, Phan Phú Quý lén lút kéo ta dưới giàn dưa leo ra.

 



"Hỉ Nhi này, đây là năm mươi lạng bạc, con cất đi, đừng để chồng con biết. Tuy rằng tối qua cha giả vờ say rượu, nghe thấy nhà họ Triệu đối xử với con cũng tốt, nhưng lòng người khó đoán, con phải cẩn thận."

 

Ta: "... Hôm qua lão giả vờ say sao?"

 

"Cha không giả vờ say nói linh tinh thì làm sao họ mất cảnh giác được?"

 

Ta: "..."

 

Ta thật sự bó tay, trên đời này sao toàn là người khôn khéo vậy không biết?

 

Chỉ có mình ta ngốc nghếch như con ngỗng.

 

Phan Phú Quý hôm qua nói phét, mảnh đất lão mua đúng là có mỏ, nhưng không có giá trị lắm, giờ lão bán mỏ đi được hai trăm lạng, định ở lại trấn Đào Nguyên tìm việc làm ăn.

 

Tiền của lão, ta đương nhiên không muốn nhận, nhưng đang lúc từ chối, ta bỗng nhớ ra chuyện hồi bé.

 

Đương nhiên, chỉ nhớ mang máng thôi, hình như lão rất thích cờ bạc.

 

Hai trăm lạng, đủ để lão sống an nhàn suốt quãng đời còn lại, nhưng nhỡ lão đem đi đánh bạc thua hết...

 

Nghĩ đến đây, ta lập tức thay đổi chủ ý, nhanh chóng nhét tiền vào người, hạ giọng hỏi: "Số tiền còn lại đâu? Lão giấu ở đâu?"

 

Phan Phú Quý ngớ người, lại sờ vào trong ngực: "Đương nhiên là mang theo người rồi, sợ mất mà."

 

Ta nhanh tay lẹ mắt, cướp hết số tiền trong người lão: "Lão nợ ta đấy, biết chưa? Lão cũng thấy rồi, nhà phu quân ta nghèo lắm, phu quân ta bán đậu phụ kiếm được bao nhiêu tiền chứ? Thôi thì số tiền này ta giữ lại hết, dùng không hết sẽ trả lại cho lão được không?"

 

Nghe thấy vậy, ông lão mặt méo xệch: "Hỉ Nhi, con... con sao lại như thế?"

 

"Ta hỏi này, lão lấy vợ khác chưa?"



 

"Chưa, chỉ có duyên nợ với quả phụ họ Thôi kia thôi."

 

"Vậy có nghĩa là sau này lão phải dựa dẫm vào ta để dưỡng già."

 

"Nhưng mà con chưa nhận cha mà."

 

"Cha, chuyện này cứ quyết định như vậy đi."

 

Nghe thấy tiếng gọi "cha", Phan Phú Quý vui mừng khôn xiết: "Được! Được! Nhưng mà Hỉ Nhi, con phải cho cha hai mươi lạng trước đã, cha phải mua nhà để ở."

 

Ta hất cằm: "Chuyện nhỏ! Phu quân con hàng ngày đều ra thị trấn bán đậu phụ, con bảo hắn giúp cha tìm nhà luôn."

 

Ông lão thở dài quay người rời đi, vừa đi vừa lẩm bẩm: "Cả đời ta sống tiểu nhân, sao lại sinh ra đứa con gái còn “ác” hơn cả ta chứ?"

 

Sáng sớm, Triệu Đắc Thiên làm năm khay đậu phụ, Phan Phú Quý ăn sáng xong, rảnh rỗi sinh nông nổi liền bắt đầu chê bai con rể.

 

"Nhìn ngươi là biết người cứng nhắc, chút đậu phụ này mấy nhà hàng chia nhau là hết, cần gì phải vất vả đi bán dạo chứ?"

 

"Nhạc phụ nói đúng."

 

"Ngươi phải xây một xưởng làm đậu phụ, thuê người làm những việc nặng nhọc như xay đậu, nấu sữa đậu đi chứ, không thể bắt con gái ta làm việc nặng nhọc được."

 

"Con nhớ rồi ạ."

 

"Làm ăn buôn bán, ngươi còn non lắm."

 

"Mong nhạc phụ chỉ bảo thêm."

 

Phan Phú Quý cắn một miếng dưa chuột, bực bội từ sáng đến giờ cuối cùng cũng được xả giận vào người con rể hiền lành.
 
Chương 14


Quê ta ở thị trấn Thanh Thủy, huyện Yên Châu, cách trấn Đào Nguyên bốn mươi dặm.

 

Cha ta, Phan Phú Quý, là kẻ lêu lổng nổi tiếng trong làng, nhưng kẻ lêu lổng này lại có tài ăn nói, năm đó đã lừa được cô gái xinh đẹp nhất vùng lấy lão làm chồng.

 

Nhưng mẹ ta bạc mệnh, lấy chồng được bốn năm thì qua đời, chỉ để lại hai cha con ta nương tựa lẫn nhau.

 

Vì ở quê không còn họ hàng gần, họ hàng xa thì cũng ghét lão như ghét cơm nguội, nên lần này Phan Phú Quý quyết tâm lập nghiệp ở trấn Đào Nguyên.

 

Triệu Đắc Thiên làm việc rất chắc chắn, chưa đầy hai ngày đã dùng mười lăm lạng bạc mua được một căn nhà đẹp cho lão. Căn nhà không lớn, nằm ở ngoại ô thị trấn, đi xe ngựa chỉ mất hai tuần trà là đến thôn Đào Thủy.

 

Cha ta cũng không vừa, chỉ dạo quanh thị trấn một ngày, đã tìm được thêm ba nhà đặt hàng đậu phụ cho nhà họ Triệu.

 

"Không ngờ nhạc phụ lại giỏi như vậy."

 

Sau bữa tối, bên giếng nước, Triệu Đắc Thiên múc nước, ta rửa bát, hắn cười nói với ta.

 

Ta cũng vui: "Đây gọi là mèo có đường mèo, chó có đường chó."

 

"Sao nàng lại nói cha mình như vậy? À phải rồi, hôm nay nhà họ Tiền bị cháy, cháy hơn chục gian nhà, nghe nói còn có người bị thương nữa."

 

Ta giật mình: "Ý huynh là..."

 

Là do Phan Phú Quý làm sao?



 

Ngày hôm sau, Phan Phú Quý lại lái xe ngựa đến nhà họ Triệu, lão vui vẻ hớn hở, nhìn là biết vừa làm chuyện gì đắc ý.

 

Ta lén lút kéo lão sang một bên: "Nhà họ Tiền bị cháy là do cha làm phải không?"

 

Phan Phú Quý ưỡn ngực: "Là ta."

 

"Sao cha lại làm vậy? Không sợ quan phủ bắt sao?"

 

"Hừ, bắt ta làm gì? Ta chỉ cho tên ăn mày trên đường mấy cái bánh bao, nhờ nó gây chuyện cho nhà họ Tiền thôi. Nếu có bắt thì cũng bắt tên ăn mày chứ liên quan gì đến ta."

 

"Cha không sợ tên ăn mày kia tố cáo cha sao?"

 

"Hahaha, ta đã trá hình rồi, nó biết ta là ai chứ? Yên tâm đi con gái, cha không có bản lĩnh gì khác, nhưng mấy trò tiểu nhân thì nhiều lắm. Dám ức h.i.ế.p con gái ta, hừ! C h ế t với ta!"

 

Ta hít sâu một hơi, xoa xoa thái dương, thật sự rất đau đầu.

 

Quả nhiên là người không đáng tin cậy, đến c h ế t cũng không thay đổi.

 

Lần này Phan Phú Quý đến là để xin tiền, lão đã nhìn trúng một căn nhà mặt phố, muốn mua lại để mở quán ăn.

 

"Không chỉ là quán ăn, sau này hai đứa chỉ cần lo làm đậu phụ thôi, ta sẽ cho người chở đến các nhà hàng và nhà giàu có, bận rộn lắm đấy."

 



Phải công nhận rằng, cha ta rất nhanh nhạy, hơn nữa lại có tài ăn nói, mới đến trấn Đào Nguyên chưa bao lâu đã kết giao được với không ít bằng hữu.

 

Giữa tháng chín, quán ăn "Quý Khách Lai Hỉ" chính thức khai trương, ngày khai trương khách khứa nườm nượp, lão mặc áo choàng màu đỏ thẫm, đội mũ gấm, đi lại vui vẻ trong quán, gặp ai cũng cúi đầu chào, miệng luôn nói những lời may mắn, khiến ai nấy đều vui vẻ.

 

Hôm đó có một bàn khách tò mò, gọi món đậu phụ thập cẩm, khi chiếc hộp gỗ trạm khắc được bưng lên, mùi thơm tỏa ra khiến khách khứa choáng ngợp.

 

Trong hộp gỗ bày biện tám món đậu phụ đẹp mắt: đậu phụ lạnh trộn ớt, đậu phụ trộn hành, đậu phụ sốt rau củ, đậu phụ chiên thịt băm, đậu phụ nhồi mướp đắng, đậu phụ viên thập cẩm, đậu phụ rim tương, canh đậu phụ nấm.

 

"Ngon, mềm, mịn như ngọc! Ông chủ, mua đậu phụ ở đâu vậy?"

 

"Thưa quý khách, đậu phụ này là do quán chúng tôi tự làm, nếu quý khách thích, ngày mai tôi sẽ cho người mang đến tận nhà cho quý khách."

 

"Được."

 

"Ông chủ, cho chúng tôi một phần đậu phụ thập cẩm."

 

"Vâng, quý khách chờ một lát ạ."

 

"Ông chủ, bàn này cũng muốn một phần."

 

"..."

 

Không ngờ rằng, nhờ vào tài ăn nói của cha ta và tay nghề điêu luyện của đầu bếp, ngày đầu tiên khai trương, quán ăn đã kiếm được ba lạng bạc, bán hết ba khay đậu phụ.
 
Chương 15


Lúc đóng cửa, Triệu Đắc Thiên đến giúp nhìn thấy sổ sách liền trợn mắt ngạc nhiên: "Nhạc phụ làm ăn giỏi quá, con thua xa."

 

Nhìn thấy ánh mắt ngưỡng mộ của hắn, ta bật cười, an ủi: "Chàng cũng có ưu điểm của chàng mà."

 

"Ưu điểm gì?"

 

"Chàng khỏe mạnh, chăm chỉ, nắm đ.ấ.m cứng."

 

Triệu Đắc Thiên tức tối hắt xì: "Chỉ có thế thôi sao?"

 

Ta thắc mắc: "Chẳng lẽ thế là không đủ sao?"

 

Một cú đ.ấ.m có thể hạ gục kẻ xấu, nam nhân như vậy chẳng phải rất nam tính sao, sao hắn lại không hài lòng?

 

Hình như ta đã khiến Triệu Đắc Thiên phật lòng, bởi vì cả buổi tối hắn đều không nói chuyện với ta, ta đưa khăn mặt cho hắn lau mặt, hắn cũng chỉ "hừ" một tiếng, lau xong liền lật người đi ngủ.

 

Trăng sao lấp lánh, chỉ có hai người trong phòng, tiếng dế kêu, tiếng chuột kêu vang lên không ngớt.

 

Bỗng nhiên gió nổi lên, "ầm" một tiếng, hình như có thứ gì đó trong sân bị gió thổi đổ, Triệu Đắc Thiên "vụt" một cái ngồi dậy, xuống giường đi ra ngoài xem, một lúc sau, hắn trở về phòng, cởi giày, lên giường, nằm xuống bên cạnh ta.

 

"Vô tâm, cho nàng này."

 

Hắn châm nến, đưa cho ta một mảnh vải trắng không biết gói gì bên trong.

 

Ta mơ màng nhận lấy, mở ra xem, thì ra là một đôi hoa tai bằng bạc.



 

"Mua cho ta sao?" Dưới ánh nến, ta ngây người cười, đeo hoa tai lên, vui vẻ lắc lư đôi tai, vừa trách hắn: "Sao lại tiêu hoang thế?"

 

Triệu Đắc Thiên bĩu môi: "Nàng nhớ kỹ cho ta, ta còn một ưu điểm nữa, đó là chiều vợ."

 

Một câu "chiều vợ" thoát ra khỏi miệng, khiến cả người nói và người nghe đều đỏ mặt.

 

Đặc biệt là ta, khuôn mặt như hoa của ta như bị lửa đốt, cảm giác như sắp nhỏ ra mật hoa hồng.

 

Nhưng mà sao ta lại ngốc nghếch thế không biết?

 

Vào khoảnh khắc lãng mạn ấy, ta lại hỏi một câu ngu ngốc: "Trước kia chàng cũng chiều vợ như vậy sao?"

 

Mặt Triệu Đắc Thiên đang đỏ bừng lập tức tối sầm: "... Không."

 

"Tại sao?"

 

"Không tại sao cả."

 

Ta không buông tha: "Ta đã kể cho chàng nghe hết mọi chuyện của ta ở nhà họ Tiền rồi, chàng cũng nên thành thật với ta chứ? Sao nguyên phối của chàng lại bỏ đi? Ta nghe người ta nói là do Đắc Vạn và Đắc Quán nghe lén đêm tân hôn?"

 

"Nói bậy! Nàng thấy Đắc Vạn và Đắc Quán là loại người đó sao?"

 

"Vậy rốt cuộc là vì sao?"

 



Triệu Đắc Thiên hình như không muốn nhắc đến người phụ nữ kia, nhưng thấy ta nằng nặc muốn biết, hắn chỉ biết thở dài nói:

 

"Nhà ta đã trả ba lạng bạc sính lễ để cưới nàng ta về, vậy mà tối hôm đó nàng ta lại đòi thêm mười lạng bạc, nói là sợ sau này tiền bạc trong nhà đều dành cho Đắc Vạn. Ta không đồng ý, nàng ta liền làm um lên, còn cào cấu mặt ta, mẹ, Đắc Vạn và Đắc Quán nghe thấy tiếng động đến can ngăn, nàng ta liền ngã lăn ra đất, nói cả nhà ta ức h.i.ế.p nàng ta."

 

"Sau đó thì sao?"

 

"Sau đó nàng ta liền xách đồ bỏ đi, sau này ta nghe người ta nói, nàng ta đã làm như vậy với bốn năm nhà rồi."

 

Ta chán nản: "... Chắc là chuyên đi lừa tiền sính lễ rồi."

 

Ở thị trấn ta từng nghe một vở kịch, kể về một gã sở khanh chuyên đi lừa gạt những bà góa phụ giàu có, trong vòng ba năm đã lừa được hai trăm lạng bạc, sau khi sự việc bại lộ, gã ta bị phán trả lại toàn bộ tiền bạc, lại bị đánh bốn mươi trượng, ngồi tù mấy năm.

 

Là người bình thường có tay có chân, không chăm chỉ làm ăn, lại muốn dùng thủ đoạn để lừa gạt người khác, theo ta thấy, đánh c h ế t cũng không tiếc.

 

Nhà họ Triệu đã nghèo như vậy rồi, nàng ta còn nhẫn tâm lừa gạt ba lạng bạc, lừa gạt tiền cũng đành, đằng này nàng ta còn vu khống hai cậu em chồng, thật là đểu cáng.

 

Đặc biệt là Đắc Vạn, y là người đọc sách, sau này còn phải ra làm quan.

 

Nếu không có danh tiếng tốt thì làm sao được?

 

Nhưng mà, nhờ vậy mà ta lại gặp may.

 

Người nhà họ Triệu, mẹ chồng tốt bụng, nhị ca chăm chỉ, Đắc Vạn học giỏi, Đắc Quán khéo tay, tuy rằng hiện tại cuộc sống còn khó khăn, nhưng ngày càng có hy vọng.

 

Người xưa có câu "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời", chỉ cần chăm chỉ, đoàn kết, thì không có cửa ải nào là không vượt qua được.
 
Chương 16


Việc kinh doanh của quán ăn "Quý Khách Lai Hỉ" ngày càng phát đạt.

 

Tuy cha ta nhìn láu cá, nhưng lại khéo ăn nói, bất kể là quan lớn hay thường dân, tiểu thư hay bà lão, hễ bước vào quán, không ai là không khen ngợi ông chủ Phan nhiệt tình.

 

Điều buồn cười là, ngay cả lão gia nhà họ Tiền cũng trở thành khách quen của quán.

 

Cha ta nhe hàm răng to, hễ thấy lão gia nhà họ Tiền là lại vỗ vai kết nghĩa huynh đệ, giả vờ quan tâm: "Lão Tiền, căn nhà mới xây xong chưa? Chân lão bị bỏng lâu thế mà vẫn chưa khỏi à? Sao lại đi tập tễnh thế kia?"

 

Mặt lão gia nhà họ Tiền lúc xanh lúc trắng: "Thầy lang nói sắp khỏi rồi."

 

"Vậy thì tốt quá! Hôm nay có món cá sông xào cay tươi ngon lắm, gọi một phần nếm thử xem?"

 

"Thầy lang dặn phải kiêng khem..."

 

"Hầy, sống c.h.ế.t có số, cứ ăn uống thỏa thích đi, có những lang trung không giỏi, lại đổ lỗi cho người bệnh không biết kiêng khem, hôm nào ta giới thiệu cho lão một thần y!"

 

"Vậy được, cho ta một phần, lại thêm một bình rượu ngon nữa!"

 

Cha ta vui vẻ: "Rượu trúc diệp bí truyền từ kinh thành, cả trấn Đào Nguyên này chỉ có ở quán ta thôi, giá hơi chát, mười lạng bạc một bình, hôm nay lão may mắn đến đúng lúc rồi, uống cho say đi!"

 

Thực ra cha ta nào có rượu trúc diệp bí truyền gì, đó là lão tự pha chế từ rượu nếp, nước giếng và một số thảo dược bí ẩn để dành riêng cho lão gia nhà họ Tiền.

 

Rượu này rất thơm, nhưng uống nhiều sẽ hại thận.

 

Ta thấy thủ đoạn của cha ta quá tiểu nhân, nhưng lão lại không cho là vậy, còn nói: "Xem lão già háo sắc kia còn dám ức h.i.ế.p con gái nhà lành nữa không!"

 

"Cha không sợ lão ta tìm cha gây sự sao?"



 

Cha ta hừ lạnh: "Lão già đó mà không muốn trở thành trò cười cho cả thị trấn thì cứ việc đến tìm ta. Nhưng mà lão ta biết là ta làm sao, giờ chúng ta là bằng hữu chí cốt của nhau đấy."

 

Ta: "..."

 

Thật lòng mà nói, ta rất hận lão gia nhà họ Tiền, hận đến nỗi nghiến răng ken két.

 

Hồi trước lúc ở nhà họ Tiền, ta có hai tỷ muội thân thiết, một người bị lão ta làm nhục rồi nhảy giếng tự vẫn, một người cứng cỏi không khuất phục thì bị lão ta bán cho một lão già xấu xí, lùn tịt trong thị trấn.

 

A hoàn cũng là người, cũng có cha có mẹ, sao lão ta lại nhẫn tâm đối xử với chúng ta như vậy?

 

Năm đó cha ta bán ta là ký hợp đồng với quản gia nhà họ Tiền, nên lão gia nhà họ Tiền không biết bộ mặt thật của cha ta, thôi thì cứ coi như "ác giả ác báo" đi.

 

Từ khi quán ăn khai trương, đậu phụ nhà ta không cần Triệu Đắc Thiên vất vả gánh đi bán nữa.

 

Cha ta thuê người hàng ngày lái xe ngựa đến thôn Đào Thủy chở hơn chục khay đậu phụ đi, ba bốn khay dành cho quán ăn dùng, số còn lại đưa đến các cửa hàng và nhà giàu có.

Vì bếp trong nhà quá nhỏ, Triệu Đắc Thiên liền dựng một cái lều trong sân để làm đậu phụ.

 

Lúc đầu chỉ có một mình hắn làm, nhưng đến cuối tháng mười, hắn dần dần không kham nổi, liền thuê mấy thẩm thẩm hàng xóm đến giúp.

 

"Sao lại phải thuê người? Ta làm được mà."

 

Tháng mười ở quê trời đã lạnh, cuối giường cũng hơi lạnh, ta kéo chăn của Triệu Đắc Thiên lên trên, đến nơi ta có thể chạm vào hắn.

 

Triệu Đắc Thiên nằm dưới tấm chăn mới mà ta may cho, vừa hài lòng vừa không hài lòng nhìn ta một cái: "Nàng nghỉ ngơi đi, dưỡng sức cho khỏe."

 



Từ khi biết ta từng bị đánh đập dã man ở nhà họ Tiền, hắn không cho ta làm việc nặng nữa, thực ra chuyện đó đã qua mấy tháng rồi, ta thấy sức khỏe của mình đã khỏi hẳn.

 

Nhưng hắn không tin: "Phụ nữ phải giữ gìn sức khỏe, hơn nữa giờ trời lạnh rồi, phải cẩn thận."

 

Phải nói sao nhỉ, ta lại phát hiện ra một "ưu điểm" nữa của Triệu Đắc Thiên, đó là "miệng quạ đen".

 

Bởi vì mấy ngày sau, ta thật sự bị cảm lạnh.

 

Nằm trên giường ấm áp, ta đắp hai tấm chăn dày nhưng vẫn thấy lạnh sống lưng, Triệu Đắc Thiên lo lắng, quay người định đi mời thầy lang, nhưng mẹ chồng kéo hắn lại.

 

"Sao tự dưng lại bị ốm thế này? Chắc là bị "trúng gió" rồi."

 

Nói xong, bà mò mẫm đi vào bếp, lấy ra một bát nước và ba chiếc đũa.

 

Đặt một chiếc đũa nằm ngang trên miệng bát, mẹ chồng cầm hai chiếc đũa kia vẽ vài vòng trên đầu ta, miệng lẩm bẩm: "Nhị bát quỷ lai, tam lục quỷ khứ, vong hồn dã quỷ, tòng thử khứ..."

 

Sau đó, bà thử dựng hai chiếc đũa kia trong nước, một lần, hai lần, ba lần, hai chiếc đũa kia thật sự đứng vững!

 

"Hầy, chắc là bị "trúng gió" rồi, giống hệt bà nội con hồi trước. Không sao, đuổi "gió" đi rồi, ngủ một giấc là khỏi thôi."

 

Triệu Đắc Thiên sờ trán ta, bán tín bán nghi: "Mẹ, hay là mời lão Điền đến xem cho chắc đi."

 

Mẹ chồng cười ha hả: "Hồi nhỏ mấy đứa bị ốm, đều là do mẹ đuổi "gió" cho khỏi đấy!"

 

Thấy mẹ chồng khẳng định như vậy, ta cũng yên tâm phần nào, nhưng đến nửa đêm, ta lại run lẩy bẩy, cắn chặt răng, sốt cao hơn.

 

Lần này Triệu Đắc Thiên thật sự lo lắng, vội vàng mặc quần áo, mò mẫm ra khỏi nhà.
 
Chương 17


Trong làng có lão họ Điền rất giỏi y thuật, nghe nói năm đó dịch bệnh hoành hành, lão đã cứu sống rất nhiều người.

 

Lão là người góa vợ, không con, nhưng sau này lão nhận cháu gái của Cửu lão nhà họ Trần là Thu Muội làm đồ đệ, nhà họ Trần tốt bụng, lúc xây nhà mới còn để dành cho lão một gian phòng để dưỡng già.

 

Mẹ chồng sờ người ta, lúc này cũng hoang mang: "Sao không thấy khỏi nhỉ? Rõ ràng đã đuổi "gió" đi rồi mà! Haizz, lão Điền già rồi, giờ này không biết có đến không nữa."

 

Lão Điền quả nhiên không đến, người đến là đồ đệ của lão, Trần Thu Muội.

 

Thu Muội trạc tuổi ta, là cô nương cao ráo, xinh đẹp.

 

Dưới ánh nến, nàng ấy cau mày bắt mạch, kê đơn thuốc cho ta, sau đó lấy ra một túi kim bạc bày trên bàn.

 

Những chiếc kim bạc kia lạnh lẽo, chiếc nào chiếc nấy còn dài hơn cả ngón tay, khiến ta hồn vía lên mây.

 

"Lúc nãy không phải nói uống thuốc là khỏi sao?" Ta run rẩy hỏi.

 

Thu Muội thản nhiên gật đầu: "Ừ, chỉ là muốn nhắc nhở tỷ tỷ, sau này phải giữ gìn sức khỏe, nếu không thì những chiếc kim này sẽ không nằm trên bàn mà là đ.â.m vào người tỷ tỷ đấy."

 

Triệu Đắc Thiên từng bị nàng ấy châm cứu rồi, nên vừa nhìn thấy những chiếc kim bạc kia, hắn liền hít sâu một hơi, nổi da gà.

 

"Thu Muội, hay là muội cất kim đi đi, nhìn ghê quá."

 

Thu Muội bĩu môi cười khẩy: "Ghê sao? Tẩu tử ốm nặng, không lo đi mời lang trung lại còn đi đuổi "gió", còn có chuyện gì ghê gớm hơn nữa sao? Nếu mà đuổi "gió" có tác dụng thì cần gì lang trung nữa?"

 

Mẹ chồng ngồi bên cạnh hậm hực nói: "Nhà nông chúng ta, đời nào cũng làm như vậy."

 

"Đến đời này phải thay đổi rồi! Bác ngồi im đấy, con xem mắt cho bác."



 

"Hả? Thật sao? Chữa được sao?"

 

"Thử xem sao ạ."

 

Nghe nói còn có thể chữa được, mẹ chồng xúc động đến nỗi miệng méo xệch.

 

Thu Muội cúi người xuống, mở mắt mẹ chồng ra xem xét kỹ lưỡng, sau đó lấy ra vài chiếc kim bạc, nhanh chóng châm vào vài huyệt vị trên đầu và quanh mắt bà.

 

Mẹ chồng ngồi trên giường, đau đến nỗi giật nảy người: "Ôi..."

 

Ta nằm trên giường, cũng giật mình: "Ôi trời ơi, sau này con nhất định sẽ giữ gìn sức khỏe."

 

Triệu Đắc Thiên không dám nhìn mẹ chồng đang bị châm kim, quay sang nắm c.h.ặ.t t.a.y ta: "Giờ thì biết nghe lời chưa?"

 

Thu Muội nói mắt của mẹ chồng không thể khỏi hoàn toàn được, dù sao bị thương rồi thì vẫn là bị thương, nhưng có thể khỏi được sáu bảy phần.

 

Ca ca nàng ấy ở kinh thành có một tiệm thuốc, mấy năm nay nàng ấy luôn nghiên cứu y thuật ở đó, còn được học hỏi từ vài thần y, vì thế tuy rằng chỉ là một cô nương quê mùa, nhưng hiện tại nàng ấy ở kinh thành cũng nổi danh là "thần y".

 

Chỉ là vị "thần y" này luôn toát ra vẻ lạnh lùng, khiến người ta nhìn thấy là sợ.

 

Nhưng mà như vậy cũng tốt, sợ thì sẽ biết nghe lời.

 

Như mẹ chồng ấy, thường ngày hung dữ bao nhiêu, giờ đối diện với kim bạc của Thu Muội lại ngoan ngoãn như con mèo con.

 

Nghe tin ta bị ốm, ngày hôm sau cha ta liền lái xe ngựa vội vã đến thăm.

 



"Con gái ngốc ơi, nhà họ Triệu nhờ có xưởng đậu phụ mà giờ mỗi tháng kiếm được mấy lạng bạc, con phải giữ gìn sức khỏe, nếu không mà lỡ c h ế t thì họ lại cưới vợ khác, lúc đó thì "người khác hưởng thành quả" rồi! Nhà họ Phan chúng ta không thèm thiệt thòi như vậy đâu!"

 

Ta nằm trên giường, tức tối ho: "Cha nói cái gì thế?"

 

"Nói cái gì? Toàn lời hay ý đẹp thôi! Chỉ có cha mẹ ruột thì mới thật lòng với con cái!"

 

"Con không sao đâu, chỉ là bị cảm lạnh, uống thuốc là khỏi rồi."

 

Cha ta ngồi bên giường, nghi ngờ nhìn ta: "Vậy sao mặt mũi con vẫn xanh xao thế này?"

 

Nhưng lão nhìn một lúc, không hiểu sao mắt lại đỏ hoe.

 

Sau đó lão thay đổi sắc mặt, chửi rủa: "Nhà họ Tiền c h ế t tiệt!"

 

Cha ta là người không thể ngồi yên một chỗ, mỗi lần đến thôn Đào Thủy là lão lại đi lang thang khắp nơi, lão thích náo nhiệt, thích tán gẫu, càng thích trêu chọc bọn trẻ con.

 

Vì thế lão luôn mang theo một túi kẹo, gặp trẻ con trong làng là lại trêu chọc vài câu, rồi cho kẹo, khiến bọn trẻ trong làng luôn đuổi theo lão.

 

Lúc đầu, vì hành động của lão quá kỳ quặc, lý chính còn tưởng lão là kẻ bắt cóc trẻ con, suýt nữa đánh lão một trận.

 

Nhưng mà giờ lão và lý chính cũng như các lão gia trong làng đã trở thành bằng hữu thân thiết.

 

Ngay cả những thẩm thẩm thường ngày hay buôn chuyện phiếm ở đầu làng, nhìn thấy lão cũng nhiệt tình chào hỏi: "Ôi chao, nhạc phụ của nhà họ Triệu lại đến đấy à?"

 

Lần này cũng vậy, lão mang theo lỉnh kỉnh đồ đạc đến thăm ta, lại còn mua quà cho mấy ông bạn của mình.

 

"Đây là bánh nếp cho Điền lão gia, đây là chè bánh cho lý chính, đây là rượu trúc diệp cho lão béo."
 
Chương 18


Ta ngạc nhiên: "Rượu trúc diệp?"

 

Cha ta dậm chân: "Hầy, không phải rượu trúc diệp cho tên họ Tiền kia, mà là rượu trúc diệp thật đấy."

 

"Ồ, vậy chắc đắt lắm nhỉ?"

 

"Đắt? Đắt cũng đáng." Cha ta nháy mắt với ta, "Thôn Đào Thủy này ẩn chứa rất nhiều nhân tài, như lão béo hay chơi cờ với lý chính kia, ta thấy lão không phải người bình thường, loại người này cả đời này chúng ta cũng chưa chắc gặp được lần thứ hai, đã gặp thì phải kết giao. Lão tinh ý lắm, nhưng cũng không phải người khó gần, ta định thành tâm kết bạn với lão."

 

Ta cười phì: "Cha cũng biết nhìn người ghê."

 

Cha ta cũng cười: "Nữ nhi ngốc, nhân sinh khổ đoản, nguy nan trùng trùng. Chúng ta phải kết giao nhiều bằng hữu để phòng hoạn nạn chứ."

 

Phòng hoạn nạn?

 

Ban đêm, ta suy nghĩ về lời nói của cha ta, trằn trọc không ngủ được.

 

Giờ nhà họ Triệu nhờ làm đậu phụ mà cuộc sống khá giả rồi, nhưng mà ở trấn Đào Nguyên này có rất nhiều nhà bán đậu phụ, ta phải nghĩ cách kiếm tiền khác mới được.

 

Thu Muội châm cứu cho mẹ chồng hơn nửa tháng thì quay về kinh thành.

 

Trước khi đi, nàng ấy dặn dò mẹ chồng: "Hàng ngày bác nên dùng nước hoa cúc rửa mắt, cũng có thể ăn nhiều đậu xanh."

 

Bà đã có thể nhìn thấy mờ mờ, vui mừng không biết nói gì, mẹ chồng nắm c.h.ặ.t t.a.y Thu Muội, rưng rưng nước mắt: "Con gái, bác phải báo đáp con thế nào đây?"

 



Thu Muội lại cười ha hả.

 

"Mẹ cháu nói lúc mới sinh cháu ra, bà ấy không có sữa, suýt nữa cháu c h ế t đói, lúc đó bác đang cho Đắc Vạn bú, nghe nói vậy liền vội vàng sang nhà cháu cho cháu bú sữa đầu tiên, bác nói xem, cháu phải báo đáp bác thế nào đây?"

 

"Hả? Đó là chuyện xa xưa rồi, chỉ là chút sữa thôi, bác quên hết rồi."

 

"Bác quên nhưng cháu vẫn nhớ."

 

Trên núi thôn Đào Thủy mọc rất nhiều hoa cúc dại, mùa thu ta hái được rất nhiều.

 

Sau khi Thu Muội đi rồi, ta lấy hoa cúc khô ra pha nước cho mẹ chồng rửa mắt hàng ngày, còn dùng đậu xanh làm nhiều món ăn khác nhau.

 

Trong đó có món bánh đậu xanh chiên giòn, ai ăn cũng khen ngon.

 

"Vợ lão nhị, món này làm thế nào thế, mềm, mịn, dai, lại thơm mùi đậu xanh nữa, ngon quá."

 

"Mẹ, mấy hôm nữa con sẽ chỉ cho mẹ."

 

Ta cố tình giấu bí quyết, mấy ngày tiếp theo liên tục dùng bánh đậu xanh làm hơn chục món ăn khác nhau.

 

Bánh đậu xanh xào chua ngọt, bánh đậu xanh cuốn thịt, bánh đậu xanh xào rau, bánh đậu xanh hầm đậu phụ, canh bánh đậu xanh, bánh đậu xanh sốt chua ngọt, bánh đậu xanh chiên giòn, bánh đậu xanh hầm...

 

Mẹ chồng thấy vậy liền thán phục, giơ ngón cái khen ngợi ta.

 

"Hỉ Nhi này, cưới được con về nhà là phúc phận của nhà họ Triệu đấy."



 

Được mẹ chồng khen ngợi, ta ngượng ngùng nói:

 

"Mẹ, con chỉ là thích nấu nướng chiên chiên thôi ạ. Món này là do con cải tiến từ cách làm đậu phụ, ngâm đậu xanh, bóc vỏ, xay nhuyễn, lọc bã, lấy bột, sau đó trộn bột với nước tráng thành bánh tráng là xong. Bánh đậu xanh này vừa dai vừa mịn, có thể chiên, xào, nấu, hầm, ăn kiểu gì cũng được."

 

Triệu Đắc Thiên liền nhìn thấu ý đồ của ta.

 

"Nàng muốn mang đến quán ăn của nhạc phụ bán sao?"

 

Ta tự hào ưỡn ngực: "Bánh đậu xanh độc quyền, chàng thấy khách có thích không?"

 

Triệu Đắc Thiên nhìn chằm chằm vào n.g.ự.c ta, nuốt nước bọt: "Chắc chắn là thích."

 

Ngày hôm sau, ta cùng với Triệu Đắc Thiên theo xe ngựa chở đậu hũ vào trấn Đào Nguyên.

 

Giữa trưa hôm đó, quán ăn nhỏ đã treo thực đơn mới lên tường.

 

Có thực khách muốn thử món mới, gọi một đĩa bánh đậu xanh chiên giòn, cắn một miếng, ôi chao, món ăn vặt này lại giòn tan trong miệng, còn có mùi thơm nồng của đậu xanh.

 

Mấu chốt là, giá cả lại rất phải chăng, sáu văn tiền một đĩa.

 

Trên đời này thứ không thiếu nhất chính là những người sành ăn, con người lấy thức ăn làm đầu mà.

 

Có người dẫn đầu, những vị khách khác liền hiếu kỳ.



 

Trong chốc lát, người thì gọi bánh đậu xanh cuốn thịt; người thì gọi bánh đậu xanh chua ngọt; lại có người hào phóng, trực tiếp gọi tiểu nhị bưng lên một bàn tiệc bánh đậu xanh tám món.

 

Cha nhìn dòng người tấp nập trong quán, nhịn không được vui mừng lắc đầu nguầy nguậy, "Quả nhiên hổ phụ sinh hổ tử."

 

Ta: "... Được rồi, ai lớn tuổi hơn người đó nói đúng."

 

Giờ Đắc Vạn và Đắc Quán đều ở trong trấn, ta và Triệu Đắc Thiên sau khi ra khỏi quán ăn nhỏ, liền đến thư viện Trúc Tử và nhà thợ mộc Lý một chuyến.

 

Đã làm ra món ăn mới, thì không thể keo kiệt, phải biếu phu tử ở thư viện và Lý đại thúc cùng phu nhân nếm thử.

 

Thư viện có quy củ, chúng ta không gặp được Đắc Vạn, chỉ có thể nhờ lão bá gác cổng đưa vào.

 

Còn nhà họ Lý ở trấn Đào Nguyên, thợ mộc Lý đang ở trong một gian nhà gỗ dạy Đắc Quán làm Khóa Lỗ Ban.

 

"Lý thúc, Đắc Quán nhà ta không gây phiền phức gì cho thúc chứ?"

 

Triệu Đắc Thiên đưa một lồng nhỏ bánh đậu xanh đến tay Lý Mộc Tượng, cung kính hỏi như một vãn bối.

 

Thợ mộc Lý cũng là người thật thà, "Thằng này rất lanh lợi, chỉ là đôi khi hơi lười biếng."

 

"Lười biếng thì thúc cứ đánh đòn nó thật mạnh, tuyệt đối đừng nương tay."

 

"Hahaha, chỉ sợ hiền thê nhà ngươi đau lòng thằng nhóc kia thôi."
 
Chương 19


Hơn một tháng không gặp, Đắc Quán dường như lại cao hơn, có thể thấy cuộc sống của hắn ở nhà thợ mộc Lý rất tốt, vì vợ chồng Lý Mộc Tượng không con cái, ngày thường đều dành những thứ ngon bổ cho Đắc Quán, xem ra đã coi Đắc Quán như con trai ruột.

 

Triệu Đắc Thiên cũng từng nói riêng, nếu sau này chung sống tốt, sẽ để Đắc Quán phụng dưỡng sư phụ sư mẫu đến hết đời.

 

Tất nhiên, đó đều là chuyện sau này.

 

Từ nhà thợ mộc Lý trở về, Triệu Đắc Thiên dặn ta về quán ăn nhỏ nghỉ ngơi trước, còn bản thân thì thần thần bí bí không biết đi đâu.

 

Đến lúc hoàng hôn buông xuống, hắn mới trở về, trên tay còn xách theo mấy bọc lớn mới tinh.

 

Trên đường về nhà, trong sắc mặt của hắn không giấu được vẻ hân hoan, ngay cả bước chân cũng nhanh nhẹn hơn hẳn ngày thường.

 

Ta kỳ quái, "Có chuyện gì vui sao?"

 

Hắn quay đầu nhìn ta cười, "Có nàng ở bên, ngày nào cũng là ngày vui."

 

Ta: "..."

 

Người này uống nhầm thuốc rồi sao, sao lại đột nhiên nói những lời âu yếm khiến người ta đỏ mặt tim đập thế này?

 

Nhưng đợi đến tối, khi nhìn thấy tấm màn lụa đỏ thắm và nến long phụng trong phòng tân hôn thì ta mới hiểu ra tất cả.

 

Triệu Đắc Thiên đây là muốn –

 

Muốn động phòng?

 

Má ta bỗng chốc nóng bừng, đứng dưới đất bẽn lẽn không biết nên để tay chân vào đâu.

 



"Ngày thành thân ta không có ở đây, nàng thiệt thòi rồi."

 

Mặt Triệu Đắc Thiên lúc này cũng đỏ bừng, nhưng dù sao hắn cũng là một hán tử thô kệch, không thể để tân nương tử e lệ như ta chủ động, nên hắn tiến lên một bước ôm lấy eo ta, bế thốc ta lên giường.

 

Giường đất nóng hổi, thân thể hai chúng ta cũng nóng hổi.

 

Ta ở trong lòng hắn xoay trái xoay phải, nửa đẩy nửa níu kéo, "Trước đây chàng không phải nói là bị thương sao? Sao, khỏi rồi?"

 

Triệu Đắc Thiên thổi tắt cây nến long phụng đỏ thắm đang chảy dòng sáp màu bạc, khẽ cười bên tai ta, "Khỏi hay chưa, nàng thử một chút là biết ngay."

 

Ta: "..."

 

Thử thì thử!

 

Đã thành thân bốn, năm tháng rồi, còn không thử, e rằng đến cả ông trời cũng sốt ruột!

 

Ta lại phát hiện ra một ưu điểm của Triệu Đắc Thiên.

 

Đó chính là, hắn dường như có sức lực vô hạn.

 

Hàng ngày hắn cùng các thẩm thẩm làm mười mấy thùng bánh đậu xanh, lại làm mấy chục tấm bánh đậu xanh, đến tối lại không hề mệt mỏi, ngày nào cũng có thể quấn quýt ta đến tận khuya.

 

Ôi, thật là khiến người ta phiền lòng mà.

 

Cuối cùng ta cũng hiểu thế nào là nỗi buồn ngọt ngào.

 

Thôn Đào Thủy dần dần vào đông, bước vào tháng chạp, khách đến quán ăn nhỏ ăn bánh đậu xanh ngày càng đông, mắt của mẹ chồng cũng ngày càng sáng.

 

Một hôm, trên núi bỗng nhiên đổ tuyết lớn, Triệu Đắc Thiên dậy sớm ra sân xúc tuyết, còn ta thì ở trong bếp nấu một nồi canh bánh đậu xanh thịt hun khói nóng hổi.



 

Tháng chạp ở thôn Đào Thủy nhà nhà đều có tục lệ mời khách, bởi vì trong một năm, bà con trong thôn luôn giúp đỡ lẫn nhau, hôm nay ngươi giúp ta, ngày mai ta giúp ngươi, ngày kia ngươi lại giúp ta, hơn nữa người nông dân thật thà chất phác, đa phần đều sẽ không mặt dày đòi tiền công.

 

Vì vậy đến tháng chạp, dù là nhà nghèo đến mấy, cũng sẽ nhiệt tình mời nam nhân nhà khác ăn một bữa cơm.

 

Hôm đó Triệu Đắc Thiên xúc tuyết xong, làm bánh đậu xanh, bánh đậu xanh xong, liền đến nhà Vương thúc trong thôn ăn cơm, ta và mẹ chồng thì quây quần bên giường đất may vá chăn bông.

 

Ngoài cửa sổ tuyết trắng như ngọc, trong nhà bếp lửa hồng ấm áp, vốn là một bức tranh phong cảnh nông thôn đẹp đẽ hiếm có.

 

Nhưng nào ngờ, bỗng nhiên từ trong sân truyền đến một trận tiếng bước chân dồn dập, sau đó có một nữ tử vui mừng hô lên ngoài tấm rèm: "Mẹ, mẹ, con về rồi!"

 

Mẹ chồng sững người, ta cũng sững người, chốc lát sau, một nữ tử đầu quấn khăn hoa vội vàng bước vào nhà.

 

"Ngươi là?"

 

Mẹ chồng cau mày nhìn kỹ nàng ta, nữ tử kia bị đông lạnh đến mức má đỏ bừng, hít hít mũi, đột nhiên nhào tới đẩy ta ra, sau đó cười toe toét ôm lấy eo mẹ chồng.

 

"Mẹ, là con, A Liên đây, nhị tức phụ của người đây. Mắt của người khỏi rồi sao? Ôi chao, nhất định là do con ngày ngày lễ Phật đã cảm động trời xanh, trời xanh mới giáng phúc phận này. Mẹ, lần này con sẽ không đi nữa, chúng ta sống một cuộc sống vui vẻ hòa thuận."

 

Ta: "..."

 

Nhị tức phụ?

 

Nhị tức phụ từ đâu ra?

 

Chẳng lẽ là vợ trước của Triệu Đắc Thiên đã bỏ đi sao?

 

Nhưng nếu nàng ta là vợ của Triệu Đắc Thiên, vậy ta, Phan Hỉ Nhi là ai?
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top