Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện!

Diễn Đàn Truyện là diễn đàn chuyên về truyện, văn, thơ và giải trí. Để có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn vui lòng bạn đăng ký thành viên, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí và dễ dàng!

Đăng ký!

Dịch Những Vụ Án Trên Thế Giới

Chương 100: Cái chết bí ẩn của Edgar Allan Poe


Edgar Allan Poe nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết trinh thám huyền bí. Ông qua đời năm 1849. Cái chết của nhà văn đến nay vẫn còn là một bí mật lớn, khiến không ít học giả và bạn đọc phải “đoán già đoán non”. Dưới đây là những kiến giải của Matthew Pearl về một trong những nghi án gây tò mò nhất trong lịch sử văn chương này.

Matthew Pearl:

Đám tang của Edgar Allan Poe tại Baltimore chỉ có 4 người tham dự, nếu không kể thêm một vị linh mục, một người đào mộ và một người trông coi nghĩa địa. Vị linh mục - vốn là người có họ hàng xa với nhà văn - cũng không buồn đọc lời ai điếu trước sự kiện “cỏn con” này. Khu mộ phần của nhà văn chẳng có dòng chữ nào để khắc dấu ghi tên. Tạo hóa cũng khéo đùa, khiến cho chuyến hành trình về ga cuối của nhà văn đầy lạnh lùng, trống vắng như chính cái chết của ông.

15 năm sau, một chuyến tàu bị trật đường ray, xô vỡ mộ chí. Nhờ đó, về sau, một bia mộ bằng đá được dựng lại, trên đó khắc dòng chữ: “Hic Tandem Felicis Conduntur, Edgar Allan Poe, Obiit Oct. VII 1849” (Nơi đây, cuối cùng ông đã được yên nghỉ, Edgar Allan Poe qua đời 7/10/1849”.

Edgar Poe đã trải qua một những năm tháng đầy cực nhọc, khó khăn trước khi qua đời ở tuổi 40. Khi còn là một chàng trai mới lớn, ông đã có nhiều mâu thuẫn với cha nuôi, bị đuổi ra đường, sống vất vưởng và bắt đầu dấn thân vào thế giới văn chương. Ông viết khoảng 70 tác phẩm văn xuôi đủ các thể loại, khoảng chừng ấy bài thơ, một cuốn tiểu thuyết không mấy nổi tiếng, một vở kịch còn dang dở… và thách thức văn đàn rộng lớn bằng những bài phê bình có giọng điệu gay gắt, khó chịu và đầy khiêu khích. Poe bị không ít người khinh ghét và gặp nhiều khó khăn về vật chất nhưng bù lại, ông được đánh giá là một nhân cách đáng trọng.

Poe không phải là một thần tượng, một nhân vật quan trọng ở thời điểm ông qua đời. Nhà văn hoàn toàn có thể biến mất một cách vô nguyên cớ. Và sự thật đã diễn ra như vậy. Vào cuối tháng 9/1849, nhà văn có chuyến đi tour giảng bài và nói chuyện tại Richmond, Virginia nhằm kiếm tiền để ra mắt tờ tạp chí văn học của chính mình - The Stylus. Từ Richmond, ông dự định sẽ đến Philadelphia và sau đó trở về nhà ở New York - từ đây, ông sẽ đi du lịch về phía Nam cùng với người cô của mình là Maria Clemm. Nhưng rồi, các quan chức ở Baltimore cho biết, sau 5 ngày mất liên lạc với nhà văn, cuối cùng, họ phát hiện thấy ông bất tỉnh trong một nhà trọ có tên là Ryan's.

Đến đây, chúng ta có thêm một số thông tin đã biết. Theo Neilson Poe, một người họ hàng của nhà văn ở Baltimore thì khi Edgar được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân đã quá yếu và được phát hiện quá muộn. Ngay sau khi Edgar qua đời, Neilson đã kiểm tra tỉ mỉ khu vực nhà văn đã ở và than khóc, ông không tìm thấy câu trả lời cho cái chết bí ẩn của nhà văn.

Tuy nhiên, một vài tuần sau, Neilson viết một bức thư cho người viết tiểu sử của Edgar Poe và thông báo, ông sở hữu tất cả thông tin về cái chết của nhà văn và sẽ viết một cuốn sách về vấn đề này. Nhưng Neilson đã không bao giờ hiện thực hóa dự định của mình.

Ngày nay, câu chuyện về cái chết của Edgar Poe đã trở thành chủ đề hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu và những người quan tâm. Baltimore đã xây dựng một số bảng chỉ dẫn đến khu mộ của nhà văn. Du khách có thể đặt hoa tại đài tưởng niệm Edgar Poe được xây dựng năm 1875. Nơi đây, bây giờ không chỉ có 1 mà đến 2 mộ chí. Một là mộ chí chỉ rõ phần mộ ban đầu của nhà văn, còn cái kia chính là nơi thi thể của ông được dịch chuyển đến sau này. Hằng năm, đến sinh nhật nhà văn, người ta lại tụ tập trước mộ phần của ông, trong số đó có không ít phóng viên báo chí. Trong khi đó, ngược lại, rất ít người biết rằng, Poe được sinh ra tại Boston. Hay nói cách khác, tiểu sử của nhà văn thường bắt đầu từ nơi ông qua đời chứ không phải từ nơi ông được sinh ra.

Trong tuyển tập thơ và truyện ngắn của Poe mà tôi đọc từ thời còn nhỏ, người ta nói rằng, Poe được tìm thấy tại một máng nước trong tình trạng rất tồi tệ. Dù sự thực chẳng có cái máng nước nào dính líu đến cái chết của Poe nhưng giai thoại này đã tồn tại ít nhất từ năm 1850. Những câu hỏi xoay quanh cái chết của nhà văn đã khiến cho trang viết của ông càng thêm hấp dẫn, bí ẩn. Khi tôi bắt tay vào tìm hiểu về tác giả của Con quạ, một số người đã hỏi tôi, liệu có phải Poe đã dàn xếp cái chết của mình để độc giả phải đau đầu suy đoán.

Giả thuyết này đã được đưa ra từ cách đây khá lâu. Baudelaire từng coi cái chết của Edgar Poe - nhà thơ Mỹ được ông yêu thích nhất là “gần như một vụ tự sát”. Cách giải thích này vẫn lưu hành tại Mỹ cho đến tận cuối thế kỷ 19. George Eveleth - một bác sĩ trẻ từng giao du với nhà văn đã đặt ra nghi vấn, phải chăng Poe giả vờ chết nhằm đánh lừa độc giả của mình. Từ khi vừa bước chân vào làng văn, Poe vốn là một con người yếu ớt nhưng luôn có thái độ báng bổ thần linh hoặc ít nhất cũng là coi thường cái chết […].

Sau khi nhà văn qua đời, tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng. Vào đầu thế kỷ 20, một hãng thuốc lá đã lấy tên ông để đặt tên cho một loại cigarette với dòng chữ in trên bao bì: “Quẳng gánh lo đi bằng một điếu cigarette thơm phức hiệu Poe”.

Bóng đen vây quanh cái chết của nhà văn ngày càng dày đặc thêm bởi những giai thoại của người đời sau. Năm 1899, một người phụ nữ theo thuyết duy linh cho biết, bóng ma của Poe đã hiện về đọc cho bà một bài thơ, tiết lộ sự thật cái chết của ông.

Các học giả đã dựa vào hiện trạng “thiếu thốn tư liệu” về cái chết của nhà văn để đưa ra những giả thuyết cho rằng, Poe có thể là một nạn nhân - của một vụ cướp, một âm mưu chính trị, hay thậm chí là sự trả thù của một người phụ nữ nào đó từng bị ông tán tỉnh.

Mỗi giả thuyết đều có những dẫn chứng và lý lẽ riêng. Trong một triển lãm tại bảo tàng Poe tại Richmond có một khối lập phương bằng nhựa xoay tròn, trên đó ghi lại khá nhiều cách giải thích về cái chết của nhà văn. Khối lập phương tại bảo tàng Poe đã trở thành một biểu tượng điển hình cho sự phong phú của các giai thoại về cái chết của Poe. Ngày nay, các giả thuyết này có vị trí khá ngang ngửa với nhau. Đó là nguyên nhân khiến tôi muốn viết một cuốn tiểu thuyết về cái chết của nhà văn, để tìm hiểu tại sao, những cách giải thích khác nhau này lại có thể cùng tồn tại như vậy được. Nhưng khi bắt tay vào công việc, tôi đối mặt với một câu hỏi lớn: Câu chuyện về cái chết của Poe có gốc tích từ trong lịch sử hay xuất phát từ tiểu thuyết của ông?

Sự bí ẩn quanh cái chết của Edgar Poe xem ra thích hợp với ông hơn bất cứ nhà văn nào khác. Ví như, lịch trình những ngày cuối trong cuộc đời ông đã cho thấy nhà văn hầu như sống cuộc đời trôi nổi từ nơi này đến nơi khác. Ông từng sống ở Boston, Richmond, Baltimore, Philadelphia và New York. Chặng cuối của Poe đã phản ánh đúng thói quen xê dịch không thể làm chủ được của nhà văn.

Khi được phát hiện tại nhà trọ Ryan trong tình trạng rất tồi tệ, Poe đã cầu khẩn những người xung quanh mình nhờ đến sự giúp đỡ của tiến sĩ Joseph Snodgrass. Snodgrass, người sống ngay cạnh đã nhanh chóng có mặt và quyết định cùng với những người khác đưa nhà văn đến bệnh viện. Tuy nhiên, một số tài liệu lại cho rằng, Poe tìm gặp Snodgrass để bàn bạc về việc xuất bản tờ tạp chí mới của mình. Thực tế, một người khác mà Poe cũng muốn tìm gặp tại Baltimore là Nathan C Brooks - làm nghề biên tập. Điều thú vị là Snodgrass cũng từng là chủ bút của một tạp chí chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn.

Tại Philadelphia, có một phi vụ béo bở đang chờ đợi Poe. Một nhà sản xuất đàn dương cầm tên là John Loud muốn bỏ ra 100 USD để nhờ Poe tuốt chỉnh lại những bài thơ của bà vợ. Poe chắc không cưỡng nổi lời đề nghị hấp dẫn đó. Thử tượng xem, so với tổng thu nhập năm 1849 của Poe là 275 USD thì 100 USD là số tiền vô cùng lớn. Không có chứng cớ nào rõ ràng khẳng định Poe có đến Philadelphia trong những ngày cuối đời hay không, nhưng một người quen biết nhà văn là Thomas Lane tiết lộ, Poe đã có mặt tại Philadelphia vài ngày trước khi người ta tìm thấy ông tại Baltimore (thông tin này cũng không thể kiểm chứng).

Một nhân vật đáng quan tâm nữa là Neilson Poe. Dù không có tài liệu nào của Neilson về cái chết của Poe được tìm thấy ngày nay, nhưng như thế không có nghĩa là ông không kể câu chuyện mà mình biết cho một ai đó. Ban đầu, tôi cho rằng, Neilson sẽ kể cho cháu gái của mình là Amelia Poe. Nhưng thực tế, Neilson đã kể nó cho một người bạn tên là Coale khi anh này đang thu thập tài liệu để viết một bài báo về Edgar cho tạp chí của Harper vào năm 1871. Ông đã chia sẻ một số thông tin để bạn mình sử dụng một cách thận trọng và hợp lý.

Trong số các mẩu tin của Coale, có một chi tiết nói rằng, theo Neilson, Edgar đã đi Philadelphia hoặc ít nhất là đã thử đi. Poe đã lên đường đến Philadelphia nhưng vì uống phải vài cốc rượu, ông mất tự chủ và lại bị tống lên tàu trở về Baltimore. Cách giải thích này nghe ra có vẻ mơ hồ nhưng đã bổ sung cho một số thông tin khác. Poe có vẻ như đã định đến Philadelphia nhưng không thành chứ không phải là ông không định đến thành phố này.

Một trong những điều thú vị nhất tôi vừa khám phá ra đã củng cố cho thông tin của Neilson rằng Poe chưa từng đến Philadelphia, đồng thời phủ nhận giả định của Lane về việc nhà văn từng ở Philadelphia. Poe, vốn mất mẹ từ nhỏ, nên ông sống gắn kết với người dì của mình là Maria Clemm - bà đồng thời cũng từng là nhạc mẫu của nhà thơ. (Poe có một người vợ đầu 13 tuổi là em họ của ông).

Trong quá trình đi du lịch đây đó, Poe thường viết thư về cho dì và ông cũng yêu cầu bà viết lại cho mình. Poe đã đề nghị Clemm gửi trước cho mình một lá thư đến Philadelphia. Ông sẽ nhận được nó khi ông đến thành phố này. Poe hướng dẫn Clemm gửi thư đến cho mình qua bút danh “EST Grey, Esquire” và không ký tên thật ở cuối thư.

Vào khoảng nửa đầu thế kỷ 19 tại Mỹ, người dân thường đến bưu điện nhận thư chứ không có bưu tá mang đến tận nhà. Nếu bức thư nào đó không có người nhận, báo chí sẽ đăng tin. Vào 3/10/1849 - đúng ngày Poe được phát hiện nằm bất tỉnh tại nhà trọ Ryan's, trên tờ Philadelphia Public Ledger có liệt kê một bức thư không người nhận gửi cho "Grey, ESF". Rõ ràng là Maria Clemm đã gửi thư cho Poe (nhưng có thể chữ "T" đã bị nhầm lẫn như thế nào đó thành chữ "F" trong từ “EST”). Như vậy là Poe đã không tới được Philadelphia. Đây có thể là lá thư cuối cùng được gửi đến cho Poe trong cuộc đời ông.

Cùng với cái chết của Christopher Marlowe, cái chết của Edgar Poe là những bí ẩn lớn nhất trong đời sống văn học nhân loại. Nhưng Marlowe vốn là một mật vụ, còn Poe chỉ là một con người bình thường, rất bình thường dù đây đó có những gia thoại rằng ông sống có phần kín đáo và khá lãng mạn.
 
Chương 101: Vụ án Nicole Brown và Ron Goldman


Ngày 17.6.1994, sau một cuộc chạy trốn đầy kịch tính, được hàng triệu khán giả hồi hộp theo dõi trên sóng truyền hình trực tiếp, cựu ngôi sao bóng bầu dục Mỹ O.J. Simpson đã đầu hàng cảnh sát Los Angeles. Simpson bị truy tố vì nghi án giết vợ cũ - Nicole Brown và tình địch 5 ngày trước đó.

Phiên tòa xét xử O.J. Simpson gây rúng động dư luận Mỹ, biến cựu ngôi sao bóng bầu dục trở thành bị cáo hình sự nổi tiếng nhất trong lịch sử nước này. Vụ án thu hút chú ý của đông đảo công chúng đến mức, người dẫn chương trình lừng danh Larry King từng tuyên bố trên kênh CNN: “Nếu chúng tôi có lịch phỏng vấn Chúa, nhưng O.J rỗi thì chúng tôi đành thất hẹn với Chúa vậy!”.

Rắc rối bắt đầu khi Nicole Brown và người tình Ronald Goldan được phát hiện đã chết với rất nhiều nhát đâm trên người ngày 12.6.1994. Cảnh sát tình nghi Simpson, 47 tuổi là thủ phạm sát hại vợ cũ và tình nhân của cô.

Sáng sớm ngày 17.6.1994, sau khi hay tin nhà chức trách chuẩn bị đưa ra cáo buộc chính thức chống lại mình, cựu ngôi sao bóng bầu dục đã tìm mọi cách chạy trốn khỏi Los Angeles. Tuy nhiên, cảnh sát đã xác định được Simpson đang có mặt trên một chiếc xe Ford Bronco màu trắng, do bạn của anh ta, cựu tuyển thủ bóng bầu dục nhà nghề Al Cowlings lái.

Khi trao đổi với đại diện cảnh sát qua điện thoại di động, Simpson giải thích anh ta đang có trong tay một khẩu súng và sẵn sàng tự sát. Nhà chức trách buộc phải đồng ý không dùng vũ lực chặn chiếc xe.

Một số hãng tin đã cử trực thăng bám sát và cập nhật mọi diễn biến của vụ việc. Toàn bộ quá trình cảnh sát truy đuổi Simpson đầy gay cấn đã được phát trực tiếp trên truyền hình, thu hút hàng triệu khán giả theo dõi.

Theo các nhân chứng, một đoàn xe cảnh sát không ngừng bám theo chiếc xe trắng do Cowlings cầm lái, trên nhiều tuyến đường của Los Angeles, trong lúc Simpson ngồi co ro ở ghế sau xe với khẩu súng tự dí vào đầu.

Cuối cùng, sau gần 9 tiếng đồng hồ chơi trò "mèo đuổi chuột", xe chở Simpson quay trở lại tư dinh của anh ta ở Rockingham. Lực lượng cảnh sát phải mất thêm 90 phút đối đầu căng thẳng nữa trước khi anh ta chịu đầu hàng. Khi khám xe và người, nhà chức trách thu được một khẩu súng, một bộ râu, ria ngụy trang và hộ chiếu của Simpson.

Phiên tòa hình sự đầu tiên xét xử Simpson vào ngày 24.1.1995 được xem là phiên tòa đông nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong gần 9 tháng sau đó, cứ mỗi lần diễn ra phiên xử cựu sao bóng bầu dục là hơn 1/2 dân số Mỹ lại hướng nhìn lên màn hình.

Đây cũng là vụ xét xử dài nhất trong lịch sử bang California, với án phí lên đến 20 triệu USD. Các thống kê chính thức cho thấy, tới 91% khán giả truyền hình Mỹ theo dõi vụ xét xử; 142 triệu người nghe tuyên án qua đài cũng như truyền hình. Thậm chí, có nghiên cứu còn nhận định, Mỹ mất hơn 25 tỷ USD vì công nhân lơ là công việc để theo dõi vụ án này.

Ngoài việc là tâm điểm chú ý của truyền thông, phiên tòa xử Simpson còn gây chia rẽ sâu sắc trong dư luận Mỹ cũng như đặt ra nhiều hoài nghi về hệ thống tư pháp nước này. Trong các cuộc thăm dò dư luận, phần lớn người Mỹ gốc Phi tin cựu ngôi sao bóng bầu dục, một người da màu, hoàn toàn vô tội. Trong khi đó, đại đa số người da trắng cho rằng anh ta chính là hung thủ.

Do không có chứng cứ thuyết phục để kết tội Simpson, ngày 3.10.1995, bồi thẩm đoàn gồm 9 người Mỹ gốc Phi, hai người da trắng và một người gốc Mỹ Latinh đã tuyên Simpson trắng án.

Phiên tòa hình sự kết thúc, nhưng luật pháp chưa buông tha Simpson. Một năm sau, ngày 23.10.1996, anh ta lại trở thành bị cáo trong một phiên tòa dân sự, xử vụ giết Nicole Brown và Ronald Goldman ở Santa Monica, bang California. Lần này, mục đích của phiên tòa chỉ là quyết định xem các khả năng bị cáo gây án hay không gây án nhiều hơn.

Cuối cùng, ngày 4.2.1997, bồi thẩm đoàn gồm một người da đen, một người Mỹ Latinh, một người châu Á và 9 người da trắng kết luận, Simpson phải chịu trách nhiệm về một số tội danh liên quan đến vụ sát hại vợ cũ và tình địch. Tòa ra phán quyết buộc Simpson phải bồi thường 33,5 triệu USD cho gia đình các nạn nhân.

Song, thực tế, gia đình của các nạn nhân hầu như không nhận được bồi thường từ cựu sao bóng rổ do anh ta bị phá sản, nợ tiền luật sư và phải cầm cố cả dinh thự ở Rockingham để trả án phí khổng lồ nhưng vẫn không đủ.

Về sau, Simpson sống bằng quỹ lương hưu 4 triệu USD do anh ta lập ra từ hồi còn chơi bóng bầu dục. Mỗi tháng, anh ta sẽ có hơn 20.000 USD từ quỹ và số tiền này tòa án không thể động tới. Simpson cũng chuyển tới sống ở bang Florida để tránh bị tịch thu tiền dành cho hoạt động bồi thường theo phán quyết của phiên tòa dân sự ở bang California.

Năm 2006, Simpson viết cuốn sách “If I did it” (tạm dịch "Nếu tôi làm việc đó"). Cuốn sách có một số đoạn miêu tả tỉ mỉ về những hành động “tưởng tượng” Simpson có thể làm, nếu muốn sát hại vợ cũ và tình địch. Sách đã được ấn định ngày xuất bản, nhưng bị hủy sau đó vì lo ngại sẽ gây phẫn nộ trong công luận.

Tháng 9.2007, cái tên Simpson lại được nhắc đến nhiều một lần nữa khi ông ta cùng 8 người khác tham gia một vụ cướp có vũ trang tại khách sạn Palace ở Las Vegas. Với nhiều tì vết trong quá khứ, Simpson, lúc này 60 tuổi, không được bảo lãnh tại ngoại và bị truy tố đến 12 tội danh từ bắt cóc, hành hung, cướp tài sản cho đến sử dụng vũ khí giết người. Tháng 12.2008, cựu sao bóng rổ bị kết án 33 năm tù giam.

Tuy nhiên, sau tối thiểu 9 năm thụ án tại nhà tù ở thành phố Lovelock, bang Nevada, ngày 1.10.2017, Simpson, 70 tuổi đã được ân xá, phóng thích trước thời hạn do cải tạo tốt.
 
Chương 102: Vụ thảm sát chấn động - Lizzie Borden


Lizzie Borden sinh ngày 19 tháng 7 năm 1860 tại Fall River, Massachusetts. Mẹ ruột của cô - bà Sarah đã qua đời khi Lizzie còn rất nhỏ. Cha cô Andrew tái hôn với một người phụ nữ tên là Abby Durfee Gray sau ba năm kể từ khi mẹ cô mất. Lizzie và chị gái Emma có mối quan hệ khá căng thẳng với người mẹ kế và họ chỉ chịu gọi bà là “bà Borden”.

Các cô con gái luôn luôn nghĩ rằng bà Abby đang âm mưu để chiếm toàn bộ tài sản của ông Borden. Điều này tạo nên một mối quan hệ vô cùng khó xử giữa ba người phụ nữ. Cha Lizzie may mắn có một công việc tốt trong sản xuất cũng như phát triển bất động sản nên gia đình ông không phải đau đầu về vấn đề tiền bạc. Họ thậm chí còn thuê nhiều người hầu phục vụ tại nhà riêng.

Lizzie và chị gái Emma sống với ông Andrew và mẹ kế Abby cho đến khi họ tới tuổi trưởng thành. Và tất nhiên, không lâu sau đó, một vụ án khủng khiếp đã xảy ra.

Kẻ giết người

Vụ giết người kinh hoàng này diễn ra vào sáng ngày 4 tháng 8 năm 1892. Ông Andrew bị phát hiện đã chết khi đang ngủ trên ghế sofa và bà Abby bị giết trong phòng ngủ ở tầng trên. Theo như khám nghiệm tử thi, cả hai đều bị giết bởi một cái rìu. Lizzie là người đầu tiên nói với người giúp việc Bridget về việc phát hiện ra thi thể của cha cô. Cảnh sát ngay sau đó có mặt tại hiện trường. Mặc dù lúc đó cô là kẻ bị tình nghi số một nhưng họ vẫn không thể bắt giữ cô. Khi vụ án xảy ra, chị gái Emma đã đi ra khỏi thị trấn vì vậy cô được loại trừ khỏi danh sách nghi phạm.

Khi vụ án trở nên nổi tiếng, có rất nhiều người nghi ngờ rằng Lizzie chính là kẻ đã sát hại cha mẹ mình. Hành động của cô trong những ngày tiếp theo khiến người ta càng nghi ngờ về sự “vô tội” của cô. Trước hết, Lizzie đã thay đổi lời khai về hành động của mình trong khoảng thời gian vụ án diễn ra rất nhiều lần. Theo như cảnh sát và hàng xóm nói lại thì khi cha cô chết, cô không hề tỏ vẻ buồn bã hay đau đớn gì. Vụ giết người này lại không có dấu hiệu gì cho thấy kẻ giết người đột nhập từ ngoài vào. Rốt cuộc, ai là thủ phạm?

Một hành động khác thường khác của Lizzie khiến ai ai cũng đặt ra nghi vấn. Lizzie khai báo với cảnh sát rằng cô đã đốt một chiếc váy có vết bẩn của mình. Tuy nhiên, điều đáng ngờ ở đây là thời gian đốt chiếc váy diễn ra chỉ trong vài ngày sau khi vụ giết người xảy ra. Đây là lý do tại sao các công tố viên lập luận rằng chiếc váy bị dính máu và đó là lý do Lizzie đã đốt cháy nó: cô muốn phá hủy bằng chứng.

Việc xét xử

Lizzie bị truy tố vào ngày 2 tháng 12 năm 1892. Phiên tòa của cô diễn ra vào tháng 6 năm sau. Vụ án được công bố rộng rãi, có rất nhiều người bị choáng ngợp bởi số tài sản khổng lồ mà cha Lizzie để lại và thủ phạm trong vụ giết người vô cùng bạo lực này. Người đại diện của cô là Andrew Jennings, cũng là luật sư của cha cô. Và nếu bị kết án, cô sẽ phải đối mặt với cái chết.

Bản thân Lizzie đã quyết định không đứng lên trong phiên tòa. Không có bằng chứng nào cho thấy cô có liên quan đến vụ giết người mặc dù cảnh sát đã tìm thấy một cái rìu ở dưới tầng hầm. Tuy nhiên, lưỡi dao đã được xử lí sạch sẽ và tay cầm của rìu bị hỏng. Thêm vào đó, quá trình lấy vân tay đã không được thực hiện vì vậy không có gì có thể buộc tội cô. Do đó, vào ngày 20 tháng 6 năm 1893, cô trắng án và vụ án vẫn chưa tìm ra được thủ phạm.

Một giả thuyết đáng nói đến là Andrew và Abby Borden có lẽ đã bị giết bởi một trong số rất nhiều kẻ thù của mình. Ông là một trong những người giàu nhất của thị trấn và điều đó khiến ông gặp nhiều bất lợi. Sau một vài cuộc giao dịch tham nhũng thành công, ông đã rước về cho mình kha khá kẻ thù. Vì vậy, một số người cho rằng lý do ông và vợ chết là do gặp quả báo.

Tình ruột thịt và sự cạnh tranh

Sau cái chết của mẹ, Emma trở nên vô cùng bảo bọc cô em gái Lizzie. Khi đi ra ngoài, khi bạn bè của Lizzie thường xuyên cười nhạo cô và gọi cô là “dị hợm” thì Emma luôn có mặt để giải vây cho em gái. Emma cũng bao che cho tính ăn cắp vặt của Lizzie. Theo thói quen, chỉ năm năm sau vụ giết người, Lizzie bị buộc tội ăn cắp.

Mặc dù yêu quý nhau là thế nhưng cũng có vài người nói rằng Lizzie là cô con gái được cưng chiều nhất trong nhà vì vậy đã gây nên một vài xích mích nhỏ trong gia đình. Rõ ràng Andrew Borden đã thiên vị con gái út hơn, chú ý tới Lizzie và đối xử với cô tốt hơn so với Emma - người được mong đợi lớn lên nhanh hơn và xứng đáng nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn em gái.

Mặc dù Lizzie không thông minh như Emma ​​nhưng cha họ vẫn bắt cô chị gái thôi học trong khi cho phép đứa con gái nhỏ học thêm. Khi Lizzie 30 tuổi, cô đã đi một tour du lịch lớn quanh châu Âu. Lizzie cũng có phòng ngủ lớn hơn và đẹp hơn.

Sau khi Lizzie được tha bổng vào năm 1893, cô và chị gái đã bán ngôi nhà của gia đình và mua một căn biệt thự trong The Hill - một khu vực giàu có của thị trấn. Mặc dù cả hai đều đã có phòng ngủ riêng nhưng có vẻ Lizzie vẫn muốn được sở hữu căn phòng lớn hơn.

Lizzie bắt đầu sống một cách ngông cuồng, tiệc tùng suốt ngày khiến cho Emma cảm thấy khó chịu. Giọt nước tràn ly, Emma quyết định chuyển ra khỏi nhà và từ đó hai người cũng ít khi gặp mặt và nói chuyện với nhau.

Khi Lizzie qua đời vì bệnh viêm phổi vào ngày 1 tháng 6 năm 1927 ở Fall River, chị gái Emma cũng qua đời chỉ vài ngày sau đó ở Newmarket, New Hampshire.

Có thể nói rằng, mặc dù đã 125 năm trôi qua kể từ khi vụ án được khép lại nhưng nó vẫn có sức hút cao. Lizzie đã bị vu oan hay đã thoát khỏi việc bị buộc tội giết người? Đã hơn một thế kỷ nhưng mọi người vẫn rất hoang mang vì không thể biết được liệu cô có phải kẻ đã sát hạ cha và mẹ kế hay không. Ngay cả những người bạn đã từng rất tin tưởng và ủng hộ Lizzie cuối cùng cũng rời bỏ cô. Thời gian trôi qua, càng có nhiều người tin rằng cô chính là kẻ giết người tàn nhẫn năm nào nhưng đã may mắn thoát án.

Đây là câu chuyện buồn về sự phản bội trong gia đình, tiền bạc, sự tham lam và kẻ giết người. Nhiều người vẫn còn bị ám ảnh bởi bí ẩn này, ai cũng đều có ý kiến ​​của riêng mình về việc liệu Lizzie Borden có phải là một kẻ giết người máu lạnh đã thoát án, hay cô ấy là người hoàn toàn vô tội đã tìm thấy xác của cha mình trong một hoàn cảnh hết sức bi thảm. Sự thật về câu chuyện này có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được đáp án chính xác.
 
Chương 103: Cái chết bi thảm của cô gái điếm


Mọi thứ bắt đầu từ cuộc hôn nhân giữa Emily Dimmock và Bertram Shaw. Khi lấy Emily, Bertram Shaw không biết rằng mình vừa lấy một ả gái điếm “ẩn mình”. Là một người lái xe lửa, công việc của Bert chỉ diễn ra vào các buổi tối và đêm. Và khi người chồng khốn khổ ấy bước chân ra khỏi nhà, thì cũng là lúc Emily dấn thân vào cái nghề mà cô biết là đầy bất trắc - nghề làm điếm.

Buổi sáng ngày 12/9/1907, như bao ngày khác, Bertram Shaw tan ca và trở về nhà. Nhưng ngôi nhà có dấu hiệu bất thường. Cánh cửa phòng trọ bị khóa, còn Emily thì không ra mở cửa như mọi khi. Cầm chiếc chìa khóa sơ cua từ bà chủ xóm trọ, linh tính mách bảo Shaw có chuyện chẳng lành. Cánh cửa mở ra, một cảnh tương kinh hoàng hiển hiện trước mắt Bertram Shaw. Vợ anh - Emily Dimmock nằm lõa thể trên giường, cô chết dưới chiếc ga với những vết thương khủng khiếp trên cơ thể.

Vụ trọng án gây chấn động cả thị trấn Camden, lan ra khắp thủ đô London của Vương quốc Anh. Cảnh sát gần như không lấy gì được từ hiện trường, bởi hung thủ đã có cả một đêm để xóa đi mọi dấu vết của mình. Nó khiến cả thành London trở nên hoang mang và phẫn nộ, bởi cái cách kẻ thù ác ra tay là vô cùng tàn độc.

Bertram Shaw trở thành kẻ tình nghi đầu tiên. Dù vậy, rất nhanh chóng và rõ ràng, cảnh sát tìm thấy bằng chứng ngoại phạm của người chồng. Đêm hôm ấy anh ta trải qua một hành trình dài và đầy kham khổ, không có cách gì để về nhà và giết vợ, cho dù động cơ thì hoàn toàn có thể.

Lục tung cả thành London vẫn không tìm được hung thủ

Cũng bởi nỗi hoang mang mà vụ án mạng gây ra, cảnh sát dốc sức lần theo manh mối để truy tìm thủ phạm. Thế nhưng, đây là một nhiệm vụ chẳng hề dễ dàng. Với đặc thù là gái bán dâm, các mối quan hệ xung quanh Emily Dimmock quá ư phức tạp, bởi lượng “khách hàng” của cô là không ít.

Cuộc điều tra do Thanh tra Neil chỉ huy được tiến hành với quy mô lớn. Rất nhiều nghi phạm bị đưa vào tầm ngắm, và sau một khoảng thời gian khoanh vùng, cái tên Robert Wood trở thành kẻ tình nghi số 1 của vụ trọng án nổi danh cả thành London. Robert Wood là một nghệ sỹ địa phương. Anh ra có mối quan hệ với Ruby Young - và chính cô gái này đã nhận ra nét chữ viết tay của Wood trên một tấm bưu thiếp tìm thấy trong căn phòng của Emily Dimmock.

Ngay lập tức Robert Wood bị đưa ra xét xử. Tuy nhiên, tại Hội trường Marshall, Wood đã thành công trong việc biện minh sự vô tội của mình. Anh ta thừa nhận có “vui vẻ” với Emily vào cái đêm xảy ra vụ án, nhưng đã minh chứng được mình đến quán rượu Eagle lúc 23h, khoảng thời gian mà cảnh sát khẳng định Emily vẫn còn sống. Vì thế, Tòa án tin rằng đã có sai lầm trong quá trình điều tra của cảnh sát. Thẩm phán Grantham khẳng định Robert Wood vô tội.

Sau đó, cảnh sát lại tiếp tục hành trình truy tìm thủ phạm. Thế nhưng giữa một biển người ở London, kẻ thủ ác vẫn cứ nhởn nhơ. Từ năm 1907 đến hôm nay đã là 112 năm, và vụ trọng án Thị trấn Camden mãi mãi trở thành một câu hỏi không có lời đáp, rằng kẻ nào đã ra tay tàn độc đến vậy với cô gái điếm Emily Dimmock.
 
Chương 104: Cuộc mất tích bí ẩn của Nora


Eleanor Parline - vẫn được thế giới biết đến với cái tên Nora Fuller, sinh năm 1886 ở Trung Quốc. Vào năm 1990, cha của cô gái ấy, ông Parline là một kỹ sư đang làm việc cho hãng tàu Steamer Tai Wo. Vào một đêm nọ, ông Parline ngồi trên chiếc ghế trên boong tàu, khi hành trình của đoàn tàu vẫn đang lênh đênh trên biển. Rồi bỗng trong thoáng chốc, ông Parline bỗng nhiên mất tích. Và đó là lần cuối cùng người ta nhìn thấy người đàn ông đáng kính ấy.

Một năm sau, bà Parline tái hôn với một người đàn ông tên W. W. Fuller, sống ở San Francisco. Dù vậy, 7 năm sau thì họ cũng ai đi đường nấy. Tần tảo vì nuôi nấng 4 đứa con nhỏ, bà Fuller sống một cuộc đời khắc khổ. Và sự khắc khổ còn in hằn trong cuộc đời những đứa trẻ thơ vốn đã mất đi chỗ dựa là người cha giàu lòng nhân hậu. Năm 1902, vì hoàn cảnh gia đình quá khốn khó, Nora khi đó mới 15 tuổi, đã quyết định nghỉ học để phụ mẹ nuôi các em thơ.

Vào ngày 6/1, Nora viết thư cho một công ty tổ chức sân khấu, nói rằng cô có một giọng cao và sáng, đang cần một công việc. Rồi 2 ngày sau, trên 2 tờ báo Chronicle và Examiner có đăng mẩu tin quảng cáo, rằng một gia đình cần tuyển một cô gái trẻ da trắng để chăm sóc em bé, được đảm bảo là một gia đình tử tế và tiền lương tốt. Dưới chân mẩu tin là địa chỉ để các ứng viên liên lạc.

Nora Fuller quyết định viết thư phản hồi. Và đến thứ Bảy, ngày 11/1/1902, Nora nhận được cuộc hẹn vào lúc 6 giờ tối, tại địa chỉ 55 phố Geary. Không ngần ngại, Nora ra khỏi nhà lúc 5 giờ chiều, sớm 1 tiếng để chuẩn bị cho cuộc hẹn phỏng vấn. Người được cho là sẽ phỏng vấn Nora có tên John Bennett, nhưng sau này người ta mới biết đây chỉ là một cái tên “trong truyền thuyết”.

Vài giờ sau, cô gọi về nhà nói với đứa em trai 12 tuổi bằng một giọng nói gấp gáp, rằng ông chủ yêu cầu cô đi làm ngay lập tức. Mặc dù bà mẹ Parline yêu cầu đứa con gái nhỏ trở về nhà và chỉ đi làm vào sáng thứ Hai, nhưng Nora đã gác máy trước khi đứa em trai truyền đạt thông điệp của mẹ. Cũng giống như người cha, Nora không bao giờ trở về nữa.

Ai đã giết Nora?

5 ngày sau khi Nora Fuller ra khỏi nhà và không quay về, bà Parline trình báo sự mất tích của đứa con gái với cảnh sát. Giới chức lần theo địa chỉ 55 phố Geary thì tất cả tá hỏa, đó là một bãi đất trống. 3 tuần sau, bằng sự tình cờ một nhân viên của công ty địa ốc trong quá trình kiểm kê một căn nhà mà họ đang cố gắng cho thuê, phát hiện một thi thể trên giường. Và điều mà tất cả lo sợ đã xảy ra, thi thể đó chính là Nora Fuller. Cô gái nhỏ ấy bị bóp cổ đến chết, cơ thể có dấu hiệu của việc bị xâm hại.

Một cuộc điều tra trên khắp địa bàn San Francisco được tiến hành, với quy mô lớn chưa từng thấy. Thống đốc của San Francisco ra thông báo treo thưởng 5.000 đô-la cho bất cứ ai cung cấp được bằng chứng để truy tìm ra kẻ thủ ác - một khoản tiền kỷ lục ở thời điểm năm 1902. Dù làm tất cả những gì có thể, huy động một lực lượng trinh thám đông đảo để truy tìm tên tội phạm man rợ ấy, cảnh sát không bao giờ tìm được manh mối đủ sức thuyết phục để kết án cho một kẻ có tội.

Sau đó, cuộc điều tra càng rơi vào bế tắc sau khi có thêm lời khai từ Madge Graham - 17 tuổi, một người bạn của Nora. Theo đó, Nora có kể rằng mình đang thân thiết với một người có tên Bennett, và đã có lần Nora nhờ Madge gọi điện cho bà Parline, nói rằng hai cô gái này sẽ tới rạp hát với nhau. Trên thực tế, Nora đi với một người đàn ông lạ mặt.

Đồng thời, Madge Graham tin rằng đoạn tin đăng trên báo chí thực chất chỉ là trò lừa đảo của Bennett và Nora Fuller hòng qua mặt bà Paline, chứ không hề có công việc nào như vậy. Và thế là cuộc điều tra rơi vào ngõ cụt, dù rằng có những cái tên tình nghi như Marion CB Hawkins hay Cameron CB Hadley. Dù vậy, nghi vấn mãi mãi chỉ là nghi vấn.
 
Chương 105: Nghi án giết vợ của thiếu tướng Charles Luard


Cái chết bất thường của bà Caroline

Khoảng 2 giờ 30 phút chiều ngày 24/8/1908, bà Caroline Luard và chồng - Thiếu tướng Charles Luard ra khỏi nhà để đi dạo. Tướng Luard dự định đến câu lạc bộ golf nơi ông là một thành viên ưu tú, còn bà Caroline thì lên kế hoạch tám chuyện với những phu nhân khác. Hai vợ chồng vị tướng sống cùng nhau ở Kent - một hạt lớn tiếp giáp với London.

Khi hai vợ chồng nhà tướng đến Crown Point, họ rẽ lối. Bà Caroline đi về ngôi nhà chung Mùa hè, nơi các bà vẫn thường tụ họp. Trong khi đó, ông Charles hướng về phía câu lạc bộ golf. Và đó là lần cuối cùng Tướng Luard nhìn thấy vợ mình lúc bà Caroline còn sống.

Chừng 4 giờ 30 phut chiều, Tướng Luard về nhà. Theo lẽ thường thì vào tầm giờ ấy, bà Caroline đã về nhà và bắt đầu chuẩn bị bữa tối. Hơn nữa, tối ngày hôm đó họ có mời bà Stuart đến nhà dùng bữa tối và bàn về một chút công việc. Vì thế, việc bà Caroline bê trễ một cách bất thường khiến ông Charles lo lắng. Linh tính ông mách bảo rằng có thể đã có chuyện chẳng lành xảy ra. Ông vội vã đi về phía ngôi nhà Mùa hè. Một cảnh tượng đau lòng đến tột cùng: Bà Caroline nằm gục bên vũng máu, với hai vết đạn vào đầu.

Những kết quả điều tra ban đầu của cảnh sát cho thấy, bà Caroline bị bắn vào khoảng 3 giờ 15 phút chiều ngày 24/8/1908, trong một vụ cướp có vũ trang. Annie Wickham - một người nội trợ sống gần đó và Daniel Kettle - người công nhân ở nông trại, cùng nói với cảnh sát rằng họ nghe thấy 2 tiếng súng rất lớn ở thời điểm như kết luận của cảnh sát.

Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, nạn nhân lại là bà Caroline Luard - vợ của Thiếu tướng Charles Luard, nên cảnh sát dốc sức truy tìm hung thủ. Lạ lùng thay, sàng lọc những tên tội phạm nguy hiểm nhất tại London, cảnh sát không tìm thấy bất cứ kẻ tình nghi nào. Những mối hồ nghi, những thuyết âm mưu bắt đầu hiện hữu...

Sức ép ngàn cân bóp nghẹt ông tướng

Vào thời điểm bà Caroline bị bắn, Thiếu tướng Charles chứng minh được bằng chứng ngoại phạm. Khi ấy ông vẫn đang trong CLB golf. Do vậy, tướng Luard được loại trừ khả năng giết vợ. Thế nhưng, công chúng thì không tin vào điều đó. Người dân ở Kent coi ông là nghi phạm số 1 trong cái chết của bà Caroline, bởi nếu không phải ông ta thì chắc hẳn cảnh sát đã tìm ra hung thủ.

Những ánh mắt đầy căm hờn hướng về phía vị Thiếu tướng trong ngày lễ tang bà Caroline, người ta xì xào bàn tán rằng ông Luard giết vợ để chạy theo nhân tình trẻ. Những kẻ ác khẩu hơn còn đồn rằng ông Charles giết bà Caroline để che giấu một bí mật đáng sợ khác trong con đường binh nghiệp của mình.

Vốn là một người giàu lòng tự trọng, Thiếu tướng Charles Luard bị sốc chồng lên sốc. Ông vừa mất đi người vợ, giờ đây thậm chí còn trở thành kẻ sát nhân. Những lá thư nặc danh dọa giết tới tấp bay về nhà ông, khiến tướng Luard thực sự bị khủng hoảng về tinh thần.

Sau này, ông Charles Luard không còn có thể ở trong ngôi nhà của mình nữa. Ông dọn đến ở cùng người bạn thân là Đại tá Ward. Vị Thiếu tướng tâm sự với người bạn thân rằng áp lực đè lên vai ông là không thể chịu đựng nổi. Sau đó không lâu, tướng Luard đi đến ngã ba West Farleigh, ném mình xuống đường ray xe lửa, kết thúc mọi khổ đau mà mình phải trải qua.
 
Chương 106: Nữ sinh 12 tuổi lĩnh trọn 25 cú đâm chí mạng


Tội ác man rợ ở rừng Kluxen

Ngày 6/10/1921, người dân quận Morris, tiểu bang New Jersey của Hoa Kỳ rúng động với một vụ án mạng. Nạn nhân là cô gái nhỏ Janette Lawrence, mới 12 tuổi, là con gái của Rosetta và John Lawrence. Janette sinh năm 1910, được mô tả là một cô bé xinh xắn, tinh nghịch và đáng yêu.

Thi thể của Janette được tìm thấy ở khu rừng Kluxen, nơi cô bé thường đi dạo sau những giờ học tập căng thẳng. Janette chết khi cơ thể bị trói chặt bằng dây gai, cổ bị quấn bằng khăn. Đáng sợ nhất là kẻ thủ ác ra tay vô cùng tàn độc với cô nữ sinh 12 tuổi, với 25 vết đâm chém khắp cơ thể, cổ họng cũng bị cắt đứt.

Gần như không tìm được bất cứ lý do gì để lý giải tại sao kẻ thủ ác lại ra tay tàn độc với Janette Lawrence đến vậy. Cô gái nhỏ tội nghiệp ấy đâu có khả năng làm hại đến ai? Một cuộc điều tra được tiến hành trên diện rộng. Cảnh sát sau đó lần lượt bắt giữ tới 4 người, nhưng đều không kết tội được ai vì thiếu bằng chứng.

Người bị bắt đầu tiên là Francis Kluxen. Vào cái ngày Janette bị sát hại, người ta thấy Francis ở trong khu rừng. Dù vậy, quần áo của Francis không có máu và không ai chứng minh được là cậu ta có mặt tại khu vực xảy ra vụ án hay không. Sau đó, cảnh sát bắt giữ một người đàn ông vô gia cư có tên Frank Felice. Có người nhìn thấy một gã ăn mặc bặm trợn trong khu vực xảy ra vụ án mạng. Tuy nhiên, sau đó cảnh sát cũng chẳng thể kết tội được Frank Felice và anh ta được trả tự do ngay sau đó.

Tiếp theo, Frank Ruke bị bắt. Tuy nhiên, anh ta từ chối trả lời thẩm vấn của các điều tra viên. Cảnh sát đưa Frank Ruke đến hiện trường để đối chất bằng hành động. Nhưng Ruke kiên quyết không nhìn vào hiện trường vụ án nơi Janette bị sát hại. Và mặc dù trải qua một cuộc đấu tranh với các thám tử, Frank sau đó cũng được trả tự do.

Sự bất lực của công lý

Cho đến nay, giả thiết lớn nhất vẫn thuộc về Francis Kluxen. Vào tháng 10/1921 - thời điểm vụ án mạng Janette Lawrence xảy ra, Francis 14 tuổi. Cậu ta bị bắt gặp từng tranh cãi kịch liệt với Janette. Và sau vụ giết người ngày 6/10, người ta thấy mẹ của Francis đang giặt quần áo với một cái xô ở sân sau nhà mình. Tuy vậy, ở tòa án, mẹ của Francis Kluxen khẳng định khi đó bà ta đang lấy rượu nho làm màu để ngâm và nhuộm quần áo cho gia đình. Ngoài ra, cậu ta cũng có một cây bút Boy Scout - loại bút có thể gây ra tầm sát thương tương ứng với những vết thương như với cơ thể Janette.

Francis Kluxen xuất thân từ một gia đình nổi tiếng tại New Jersey. Và đây có thể là lý do để các công tố viên từ chối kết tội anh ta. Một năm sau, khi không thể tìm thấy hung thủ, cảnh sát một lần nữa bắt giữ Francis để thẩm vấn. Tuy nhiên, cũng giống như lần trước, nhà chức trách chẳng tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào từ cậu con trai nhà Kluxen.

Sau này, Francis Kluxen có thêm một lần bị bắt năm 1934 vì tội trộm cắp. Dù vậy, cậu ta hoàn toàn không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì, và cảnh sát thì cũng bất lực trong việc chứng minh Kluxen có tội. Kluxen qua đời ngày 15/4/1971 tại San Francisco dưới cái tên Francis Sayre. Ông ta kết hôn với Thelma và hạ sinh cô con gái có tên Evelyn Cavasovich. Và cũng bởi thế, vụ trọng án Janette Lawrence cho đến nay vẫn chưa thể tìm ra hung thủ thực sự.

Có thể thấy, sự bất lực của cảnh sát đã dẫn đến một cái chết thương tâm đầy oan khuất của cô bé này...
 
Chương 107: Thần bài New York và cái chết trong phòng kín


Joseph Bowne Elwell là một tay chơi thứ thiệt, nức tiếng cả New York. Sở hữu khối tài sản khổng lồ, ông ta “thả ga” trác táng trong cờ bạc và những cuộc tình bất tận. Nhưng rồi cuộc đời của Elwell kết thúc trong bi kịch, với một viên đạn bắn thẳng vào đầu mà sau 1 thế kỷ, người ta vẫn chưa tìm thấy hung thủ.

“Thần bài New York” Joseph Elwell

Có thể nói Joseph Bowne Elwell là một người sinh ra đã ở vạch đích. Ông là con trai của Joseph E. Elwell, một thương gia có hạng ở New York (Mỹ) những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Bản thân Joseph Bowne Elwell cũng là người có tài, với nhiều nghề tài hoa như nhà văn, tay bán bảo hiểm cỡ bự và đặc biệt từng được mệnh danh là “Thần bài New York” với khả năng chơi trò đỏ đen một cách siêu hạng.

Ở thời điểm những năm đầu thế kỷ 20, Joseph Bowne Elwell sở hữu nguồn tài sản kếch xù ở Palm Beach, với 20 con ngựa, 5 xe hơi, nhiều mảnh đất lớn và thậm chí là 1 du thuyền - thú chơi vô cùng xa xỉ trên toàn thế giới thời điểm đó. Ông ta kết hôn với Helen Derby - một phụ nữ xinh đẹp và được biết đến như một người có khả năng kết nối và có khả năng tác động tốt lên dư luận New York ngày ấy.

Cuộc sống của Joseph Bowne Elwell lẽ ra sẽ là một màu hồng tươi đẹp. Ông ta giàu có, vợ đẹp và con khôn, bản thân lại là người thông minh và có nhiều tài lẻ. Vậy nhưng, Elwell lại tự phá hủy đi tất cả.

Sau khi đã trở nên vô cùng giàu có, ông lao mình vào những cuộc vui tưởng chừng bất tận, ham mê bài bạc và đặc biệt là thích phiêu lưu với những cuộc tình chóng vánh cùng các cô gái trẻ đẹp.

Năm 1916, bà Helen Derby đệ đơn ly hôn, cùng với con trai Richard rời khỏi căn nhà mà mình hết lòng vun vén.

Đến năm 1920, cuộc ly hôn của họ vẫn chưa hoàn thành, thì bỗng một sự kiện chấn động New York diễn ra.

Sáng sớm ngày 11/6/1920, Joseph Bowne Elwell bị sát hại, thi thể của “tay chơi New York” được tìm thấy trong một căn phòng bị khóa chặt từ bên trong. Theo báo cáo pháp y, Elwell bị bắn bằng một khẩu súng tự động, và không có dấu hiệu của một cuộc tấn công hay vật lộn.

Bí ẩn cái chết trong căn phòng bị khóa kín

Cái chết của Joseph Bowne Elwell khiến cả New York bàng hoàng. Cảnh sát thực sự bị rơi vào một ma trận, rằng liệu Elwell bị sát hại hay ông đã tự sát? Sau đó, tất cả đều nghiêng về giả thiết là bị sát hại. Vấn đề ở chỗ, cánh cửa bên trong bị khóa, còn các cửa sổ không hề có dấu tích của một cuộc trốn chạy.

Người quản gia Marie Larsen phát hiện ra sự bất thường của ông chủ vào buổi sáng ngày 11/6/1920, sau khi không thấy ông chủ của mình thức giấc như thường lệ. Marie Larsen báo cho người thợ làm vườn phá cánh cửa phòng, và phát hiện thấy Joseph Elwell bị bắn gục, trên khuôn mặt còn hiện lên vẻ sợ hãi tột độ. Người quản gia quả quyết không có chuyện ông chủ tự sát, bởi bà ta hiểu rất rõ về Elwell.

Rất nhiều tờ báo của New York đưa tin về vụ án này, thêu dệt nên nhiều câu chuyện ly kỳ. Thời báo New York đều đặn đưa tin về vụ án mạng cho đến cuối tháng 7/1920, Chicago Tribune xuất bản 18 bài báo về vụ án mạng của Elwell, với tờ Thời báo New York là 12 bài viết. Thậm chí vụ án mạng này còn là ý tưởng cho Van Dine sáng tác và cho ra đời cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Vụ giết người Benson”.

Cảnh sát New York chịu áp lực nặng nề. Công chúng và truyền thông yêu cầu phải tìm thấy kẻ thủ ác. Một trong những đối tượng tình nghi, đó chính là người vợ đang trong giai đoạn làm thủ tục ly hôn của Elwell - bà Helen Derby. Tuy nhiên, cảnh sát không tìm được các bằng chứng để kết tội bà Helen.

Vụ việc nặng nề trôi qua với nhà chức trách. Và đã 1 thế kỷ rồi, cảnh sát New York vẫn chưa thể tìm được lời giải cho câu hỏi: Joseph Elwell thực sự bị bắn hay tự sát? Nếu bị sát hại, thì kẻ thủ ác nào đã ra tay? Và đây trở thành một trong những vụ án bí ẩn nhất lịch sử ngành điều tra tội phạm Hoa Kỳ.
 
Chương 108: Thi thể cháy đen và sự thật về người mẹ giả vờ tuyệt vời(p1)


Vụ án man rợ

Vào buổi sáng ngày 17/7/1984, Maybel Harrison, 45 tuổi, vừa thong thả lái xe trên đường quốc lộ thuộc địa phận Sacramento, bang California vừa thư giãn bằng những bản nhạc yêu thích. Bỗng từ xa, cô nhìn thấy một đám cháy ngay bên bìa rừng ven đường.

Lo ngại nó sẽ gây nên một trận cháy rừng, Maybel quyết định dừng xe và một mình đi bộ xuống dốc để kiểm tra. Tuy nhiên, từ đám cháy, một mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến cô không dám tới gần. Maybel vội chạy lên đường để tìm sự trợ giúp.

Đúng lúc đó, Robert Eden, một lái xe tải vừa đi tới đã dừng lại giúp cô. Hai người mang theo một bình chữa cháy mini rồi cùng xuống khu vực đang xảy ra đám cháy. Nhưng khi lửa được dập tắt, cả hai bàng hoàng nhận ra dưới lớp khói tàn là một thi thể cháy đen thành than.

Sau khi nhìn qua cảnh tượng khủng khiếp, cảnh sát cho biết họ rất khó nhận dạng vì gần như toàn bộ thi thể nạn nhân bị cháy đen. Duy chỉ có một bên mặt trái của nạn nhân chưa bị cháy hết giúp nhóm điều tra xác định được nạn nhân là nữ. Xung quanh hiện trường, các nhà điều tra đã thu thập được hơn 30 vật dụng như chiếc bàn chải màu xanh lá cây, quần jeans, khăn, áo lót, vòng tay, hoa tai…

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân có độ tuổi từ 18 đến 22, cao khoảng 1,6m, nặng 52 kg. 2 vết thủng sâu ở lưng cùng khối u buồng trứng cho thấy trước khi chết nạn nhân bị đánh đập. Nhiều dấu hiệu cho thấy nạn nhân còn hấp hối trước khi bị thiêu chết. Ngón tay và bộ hàm của nạn nhân được tiếp tục gửi đi để xác định dấu vân tay và ADN.

Cuộc gọi định mệnh

Tuy nhiên, những ngày sau đó, danh tính nạn nhân vẫn chưa thể xác định nên cảnh sát tạm gọi thi thể này là Jane Doe # 4873/84. Cảnh sát địa phương khẳng định đây là một vụ giết người man rợ.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, họ vẫn không thể tìm thêm manh mối hay bằng chứng nào liên quan đến xác chết cháy đen ấy khiến vụ án rơi vào bế tắc. Những câu chuyện xoay quanh cái chết của Jane Doe # 4873/84 vẫn là những ẩn số chưa có lời giải.

Cứ như vậy, hồ sơ của Jane Doe # 4873/84 rơi vào quên lãng cho tới tám năm sau, khi một trung sỹ cảnh sát tên là Ron Perea đang trực tại đồn cảnh sát Nevada, California thì bất ngờ nhận được một cuộc gọi từ một cô gái. Phải rất lâu sau đầu dây bên kia mới có thể cất lời. Cô cho biết mình là em gái cùng mẹ khác cha với nạn nhân bị thiêu chết năm 1984. Hiện cô đã có gia đình riêng nhưng những ám ảnh, day dứt về tuổi thơ đen tối đã khiến cô quyết định nói ra tất cả.

Cô chậm rãi kể một câu chuyện tưởng chừng chỉ có trong các bộ phim kinh dị về cuộc đời và hành vi của một người phụ nữ tàn độc có liên quan tới cái chết man rợ của Jane Doe # 4873/84.

Từ đó, một loạt sự thật dần được đưa ra ánh sáng và hung thủ là người mà không một ai, kể cả cảnh sát có thể ngờ tới.

Người mẹ hai mặt

Cô gái gọi điện đến sở cảnh sát tên là Theresa Marie Knorr, là em gái cùng mẹ khác cha với nạn nhân bị thiêu cháy - Suesan Marlene Knorr, lúc đó 17 tuổi.

Theo Marie Knorr, tuổi thơ của họ là những chuỗi ngày sống trong bạo lực và sợ hãi. Mẹ của họ - bà Theresa Jimmie Cross là người đàn bà luôn say xỉn và độc ác. Nhưng trớ trêu thay, trong mắt người ngoài, bà Theresa Jimmie Cross lại là một người mẹ tuyệt vời, luôn hết lòng yêu thương và chăm chỉ làm việc để nuôi nấng 6 đứa con (3 trai 3 gái) của 5 cuộc hôn nhân khác nhau. Chỉ khi cánh cửa ngôi nhà khép lại, con người thật của người đàn bà này mới bắt đầu lộ rõ.

Người chồng đầu tiên bị chính tay bà bắn chết khi cãi vã. Những người đàn ông khác cũng bỏ đi vì không chịu nổi tính ích kỷ và điên rồ của bà. Cũng từ đó, bà tìm tới rượu và hành hạ các con.

6 đứa trẻ như sống trong địa ngục. Hầu hết chúng không được học qua lớp 8. Chúng bị cấm giao du, quan hệ với bất cứ ai bên ngoài. Điện thoại và mọi phương tiện liên lạc trong nhà cũng đều bị cắt. Một người bạn thời thơ ấu của nạn nhân Suesan sau này tiết lộ rằng từng chứng kiến người bạn của mình hoảng loạn khi xe buýt của trường chạy chậm vài phút vì cô bé sẽ bị đánh do về muộn.

Nhưng người khác chỉ nhìn thấy mặt nổi của tảng băng chìm. Những bí mật đen tối nhất của gia đình này vẫn được giấu kín. Trong nhiều năm, bà Theresa đã lạm dụng và tra tấn con mình bằng nhiều cách khác nhau, thậm chí thường xuyên dí đầu thuốc lá đang cháy lên người bọn trẻ rồi đánh đập chúng.

Trong nhà toàn trẻ con nhưng không có tiếng cười mà chỉ thấy khóc lóc, sợ hãi. Đặc biệt, bà Theresa luôn có một khẩu súng trong người và sẵn sàng dí vào đầu đe dọa bất cứ đứa trẻ nào dám cãi lời mẹ.

Đứa con “đáng nguyền rủa”

Không ai trong số những đứa con tránh được sự lạm dụng của mẹ nhưng trong số 6 đứa trẻ, bà Theresa đặc biệt căm ghét hai cô con gái Suesan và Sheila. Thậm chí, người mẹ này còn huấn luyện các con trai của mình đánh đập người chị em của chúng.

Theo lời Theresa Marie Knorr, mẹ của họ luôn ghen tị với hai chị của mình vì cả hai đều đang ở độ tuổi thiếu nữ và rất xinh đẹp trong khi bà Theresa phải đối mặt với viễn cảnh già nua và mất đi vẻ bên ngoài.

Ngoài ra, riêng Suesan rất gần gũi và thân thiết với Chester Harris, người chồng cuối cùng của bà và người mẹ này cho rằng Suesan bị người đàn ông này nhồi nhét những ý nghĩ để chống lại mình. Bà thường xuyên đay nghiến, đánh đập và tra tấn Suesan bất kể cô bé làm đúng hay sai.

Không chịu nổi người mẹ, Suesan bỏ trốn khỏi nhà. Nhưng chẳng được bao lâu thì cô bị bắt lại và gửi cho trung tâm điều trị tâm thần. Suesan cố kể với nhân viên trung tâm về cuộc sống gia đình đen tối của mình, về những trận bạo hành mà bà mẹ dành cho lũ trẻ. Tuy nhiên, bà Theresa phủ nhận toàn bộ điều cô bé nói. Cộng với việc ai cũng nghĩ rằng bà Theresa rất yêu thương các con nên đã đồng ý cho đưa Suesan về nhà điều trị.

Kể từ đó, những ngày cực kỳ tối tăm của thiếu nữ 17 tuổi bắt đầu. Tự mình tra tấn chưa đủ, người đàn bà bắt những đứa con khác trong nhà phải cùng tham gia, đấm liên tiếp vào mặt, vào bụng của Suesan cho tới khi cô bé ngất đi. Bất cứ đứa trẻ nào không làm theo sẽ bị đối xử tương tự khiến chúng buộc phải làm theo.

Ban ngày đánh đập, ban đêm, bà còng tay Suesan vào đầu giường ép “đứa con đáng nguyền rủa” phải ngoan ngoãn phục tùng. Và khi điều đó không hiệu quả, người mẹ độc ác tìm cách giết chính con mình.
 
Chương 109: Thi thể cháy đen và sự thật về người mẹ giả vờ tuyệt vời(p2)


Cuộc sống mong manh

Càng ngày càng “ngứa mắt” với cô con gái đang tuổi lớn, năm 1982, bà Theresa lại ép Suesan phải tăng cân để trở nên béo phì và xấu xí. Chịu đựng quá nhiều sự hà khắc và giờ là một mệnh lệnh hết sức vô lý, Suesan cương quyết phản đối và còn nói ra hết những bức xúc trong lòng. Trận cãi vã lên đến đỉnh điểm và trước khi những đứa trẻ khác hiểu chuyện gì đang xảy, chúng nghe thấy tiếng súng nổ vang lên.

Khi bọn trẻ vội vã chạy vào thì thấy Suesan đang nằm quằn quại dưới sàn nhà, máu từ ngực chảy ra lênh láng. Bà Theresa đã bắn con gái mình bằng chính khẩu súng vẫn thường mang theo bên cạnh để dọa bọn trẻ.

Sợ hãi, những đứa trẻ trở nên hoảng loạn và nghĩ đến việc gọi cấp cứu hoặc cảnh sát đến trợ giúp. Tuy nhiên, người mẹ độc ác cấm chúng làm điều này nếu không muốn là kẻ tiếp theo như Suesan. Sau đó, Theresa ra lệnh bế Suesan vào phòng tắm và đặt cô trong bồn tắm.

May mắn viên đạn chỉ nằm ở phần mềm nên không thể giết chết được cô bé nhưng lại nằm quá sâu. Theresa quyết định để viên đạn nằm nguyên trong người Suesan, chỉ băng bó bằng gạc và băng. Các chị em khác được cắt cử chăm sóc Suesan. Vài tháng sau, cô gái trẻ dần bình phục.

Tháng 11/1983, bắt đầu bị hàng xóm nghi ngờ, Theresa và các con chuyển đến một căn hộ ở thành phố Sacramento, California. Tưởng rằng sau những biến cố xảy ra, cuộc sống của gia đình sẽ bớt ngột ngạt đi phần nào. Tuy nhiên, chưa đầy 1 năm sau, vào tháng 7/1984, Suesan lại tiếp tục cãi nhau gay gắt với mẹ. Hành động chống đối của Suesan khiến người mẹ nổi trận lôi đình và cầm kéo nhọn đâm thẳng vào lưng cô. Một lần nữa, vết thương dù khá nghiêm trọng nhưng may mắn không đe dọa đến tính mạng. Suesan dần bình phục nhưng lần này nhất quyết tự cứu lấy cuộc sống của mình.

Vài tuần sau, Suesan thẳng thắn đề nghị được ra ở riêng. Điều đáng ngạc nhiên là bà Theresa dễ dàng đồng ý với quyết định của Suesan. Nhưng bà ra điều kiện Suesan phải để bà lấy viên đạn ra khỏi người trước khi ra đi bởi không muốn gặp rắc rối sau này. Suesan buộc phải đồng ý.

Ca phẫu thuật kinh hoàng

Không có bác sỹ, không có thuốc men và các dụng cụ chuyên dụng, tự bà Theresa và những đứa trẻ sẽ là người mổ để lấy viên đạn. Ca phẫu thuật diễn ra ngay trên sàn nhà bếp.

Suesan được gây mê bằng Mellaril và rượu mạnh. Bà Theresa lệnh cho cậu con trai Robert (15 tuổi) dùng dao rạch phần lưng có viên đạn. Cậu bé lúc này đang run lên vì sợ hãi và vô cùng lúng túng nhưng vẫn phải thực hiện. Cuối cùng viên đạn cũng được nhặt ra nhưng Suesan bị nhiễm trùng nặng. Vài ngày sau, cô yếu dần, hơi thở đứt quãng, mắt đờ đẫn chuyển sang màu vàng và khó lòng qua khỏi.

Lúc này, Theresa nói với những đứa trẻ khác rằng căn bệnh của Suesan là do con quỷ chiếm hữu và cách duy nhất để loại bỏ con quỷ ấy là lửa. Bà đã ép hai cậu con trai Robert và Bill giúp mình chở xác con gái đi. Tới quốc lộ, họ vác Suesan xuống bìa rừng rồi tưới xăng, châm lửa để kết liễu người con gái đáng thương của mình. Thi thể Suesan cháy như một ngọn đuốc. Cả 3 vội vã bước ra xe, phóng về nhà. Thi thể người con gái tội nghiệp ấy được phát hiện khi cháy rụi thành than.

Cuộc sống trong căn nhà những ngày sau đó càng trở nên ảm đạm. Những đứa trẻ còn lại sống vật vờ như cái xác không hồn trong nỗi sợ hãi lúc nào cũng thường trực. Thế nhưng, câu chuyện về tội ác của bà mẹ độc ác này vẫn chưa kết thúc ở đó.

Kế hoạch ghê tởm

Năm 1985, những đứa trẻ ngày càng lớn lên, chi tiêu cũng tăng hơn trong khi người mẹ ngày càng sa vào nghiện rượu khiến kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, số tiền hỗ trợ của chính phủ tuy không nhỏ nhưng không đủ để duy trì cuộc sống.

Lúc này, nhìn vào những đứa con lúc nào cũng nem nép vì sợ hãi, bà mẹ bỗng chú ý đến cô con gái lớn là Sheila Gail Sanders. 20 tuổi, Sheila đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người nhưng luôn bị nhốt trong nhà. Trong đầu người mẹ bỗng nảy lên một kế hoạch mà bà cho là tuyệt vời.

Tối hôm đó, sau bữa tối, bà Theresa gọi con gái vào phòng và tuyên bố từ mai, Sheila sẽ được ra ngoài đường. Còn chưa kịp vui mừng thì cô gái được thông báo mình phải đi bán dâm. Quá ghê tởm trước yêu cầu này của mẹ, Sheila kiên quyết từ chối nhưng nhìn tấm gương chết thảm của em gái Suesan, cô đành phải chấp nhận.

Trẻ trung và xinh đẹp, Sheila khá “đắt khách”. Cô kiếm được hàng trăm USD cho mẹ mỗi ngày. Mỗi lần nhận tiền, bà Theresa rất vui mừng và tỏ ra dễ dãi với Sheila hơn. Cô gái ít bị đánh đập và cũng không bị cấm đoán chuyện đi lại như trước nữa.

Nhưng rồi những ngày tháng tươi đẹp chưa được bao lâu thì Sheila chẳng may để có thai. Không những thế, cô còn mắc bệnh hoa liễu. Mất nguồn thu, Theresa nổi trận lôi đình đánh đập cô con gái từng mang lại cho mình rất nhiều tiền. Chưa hết, Sheila liên tục van xin, bà vẫn bắt những đứa trẻ còn lại trói và treo cô lên tủ quần áo và khóa chặt cửa tủ. Không một đứa trẻ nào được phép bén mảng tới. Nếu bị bà phát hiện mang thức ăn hay nước uống cho Sheila, đứa trẻ đó sẽ phải chịu chung số phận.

Cái chết tức tưởi

Vài ngày đầu, thỉnh thoảng tiếng kêu yếu ớt của cô gái đáng thương còn vang lên đằng sau cánh tủ nhưng rồi sang ngày thứ sáu, những âm thanh hoàn toàn im bặt. Lúc này, bà mẹ độc ác mới cho phép mở chiếc tủ ra. Trước sự sững sờ của những đứa trẻ, thi thể Sheila đang bắt đầu phân hủy.

Một lần nữa gây nên cái chết cho con đẻ mình nhưng Theresa vẫn tỏ ra dửng dưng. Bà mẹ lạnh lùng kiếm một chiếc hộp lớn để xác Sheila vào đó rồi yêu cầu 2 cậu con trai tiếp tục cùng mình mang đi phi tang. Lần này, Theresa không chọn cách thiêu cháy thi thể mà vứt thi thể Sheila giữa một cánh đồng hoang ít người qua lại.

Vài giờ sau, một người đàn ông tình cờ đi tìm con bò của mình bị thất lạc thì phát hiện ra cái hộp lạ. Khi chiếc hộp được mở ra, ông đã vô cùng hoảng sợ khi thấy xác cô gái nằm co quắp đang phân hủy. Cảnh sát ngay lập tức có mặt nhưng những manh mối quá ít không đủ để họ mở rộng điều tra để truy tìm danh tính nạn nhân và hung thủ. Vụ án rơi vào bế tắc.

Sau cái chết của Sheila, bà Theresa không còn bình tĩnh được như lần đầu mà thường xuyên lo sợ bị phát hiện. Ngày 29/9/1986, bà thu dọn hành lý, đồ đạc rồi đốt cháy căn nhà, xóa đi mọi dấu vết. Những người xung quanh đều nghĩ đây là một vụ tai nạn.

Chuyển tới nơi ở mới, số phận của những đứa trẻ còn lại cũng không khá hơn xưa, vẫn sợ hãi và lặng lẽ thậm chí còn hơn trước. Trong khi đó, căn nhà lúc nào cũng sặc mùi rượu còn người mẹ vẫn luôn kè kè khẩu súng bên cạnh.

Theo các chuyên gia tâm lý, những gì trải qua trong tuổi thơ của một đứa trẻ có thể ảnh hưởng nhiều đến tính cách của chúng khi lớn lên. Điều này có lẽ đúng với Theresa. Người đàn bà này không chỉ có tuổi thơ nhiều sóng gió mà còn gặp phải số phận hẩm hiu khi trưởng thành khiến Theresa trở nên nhẫn tâm và điên dại.
 
Chương 110: Thi thể cháy đen và sự thật về người mẹ giả vờ tuyệt vời(p3)


Tuổi thơ sóng gió

Theresa Jimmie Cross sinh ngày 12/3/1946 ở Sacramento, California, Mỹ. Người cha, Jim Cross, là quản lý một xưởng sản xuất phô mai còn người mẹ, Swannie Gay Cross, làm việc tại công ty gỗ.

Điều kiện kinh tế gia đình khá giả, lại là em út trong số 4 anh chị em, Theresa được bố mẹ hết mực chiều chuộng. Tuy nhiên, theo những người quen biết với gia đình Cross, Theresa là một cô bé khó gần, kiêu căng và đặc biệt hay ghen tị với người chị gái Rosemary của mình. Nếu không “chiến đấu” với lũ trẻ con hàng xóm thì Theresa cũng sẽ bắt nạt chị gái Rosemary và giành sự chú ý từ mẹ. Theresa đặc biệt rất yêu mẹ mình.

Nhưng cuộc sống gia đình Cross không yên ả được bao lâu. Đến đầu những năm 1950, nhiều biến cố bất ngờ đổ sập xuống nhà Theresa. Ông Jim Cross đang khỏe mạnh bỗng nhiên bị đột quỵ. Căn bệnh parkinson đã cướp đi khả năng lao động của người đàn ông trụ cột gia đình.

Từ một người đàn ông “thét ra lửa”, giờ đây ông Jim Cross phải nằm ở nhà, sống phụ thuộc vào khoản thu nhập nhỏ của vợ đã khiến ông biến thành con người khác hẳn. Jim Cross thường xuyên cáu bẳn, quát tháo vợ con. Gánh nặng kinh tế dồn vào vai bà Swannie Gay Cross.

Ngày 2/3/1961 là ngày thay đổi toàn bộ cuộc đời cô bé Theresa. Khi hai mẹ con đang cùng đi đến một cửa hàng tạp hóa thì bà Swannie đột nhiên ngã quỵ và chết trong tay Theresa. Nguyên nhân cái chết sau đó được xác định là suy tim sung huyết.

Sau cái chết của mẹ, Theresa gần như rơi vào trạng thái trầm cảm và hoảng loạn. Bố cô không còn khả năng tài chính, ngôi nhà và nhiều tài sản khác dần dần đều bị bán đi. Tận mắt chứng kiến mẹ chết trên tay mình cùng với cuộc sống bị đảo lộn sau đó đã khiến Theresa suy sụp và mắc chứng bệnh tự kỷ. Theresa bắt đầu chìm đắm trong men rượu ngày này qua ngày khác.

Những biến cố liên tiếp

Khi Theresa đang loay hoay mất phương hướng thì người đàn ông đầu tiên bước vào cuộc đời cô. Clifford Clyde Sanders lớn hơn Theresa 5 tuổi khi hai người lần đầu gặp nhau tại nhà của một người bạn chung.

16 tuổi, Theresa bỏ học để kết hôn, bất chấp sự khuyên bảo của thầy cô. Tuy nhiên, không lâu sau, cuộc hôn nhân bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt bắt nguồn từ tính chiếm hữu của Theresa. Cô kiểm soát, cấm đoán chồng làm mọi thứ.

Ngày 16/7/1963, Theresa hạ sinh đứa con đầu lòng của họ. Những mâu thuẫn lắng xuống một thời gian nhưng rồi lại tiếp tục bùng phát. Sanders không bao giờ được thoải mái trong chính căn nhà của mình và nếu không có việc Theresa mang thai lần thứ hai vào mùa xuân năm 1964 thì có lẽ anh đã bỏ nhà đi.

Nhưng rồi đỉnh điểm của cuộc xô xát giữa 2 người xảy ra vào đúng ngày sinh nhật của Sanders vào ngày 5/7/1964. Sanders quyết định rằng mình đã chịu đựng đủ. Ngày hôm sau, Sanders đóng gói túi của mình và nói với Theresa rằng hai người nên chia tay. Tuy nhiên, Sanders chưa bao giờ bước được qua cánh cửa, bởi Theresa đã chụp lấy khẩu súng và kết liễu chồng mình. Khi ấy, thai phụ mới chỉ 18 tuổi.

Tại phiên tòa xét xử người đàn bà dã man bắn chết chồng, Theresa dựng lên một tấn bi kịch gia đình để tự bào chữa cho bản thân. Cô khẳng định hành động bắn chồng chỉ là tự vệ và bảo vệ đứa con trong bụng vì chồng cô là một người đàn ông tệ bạc, rượu chè, bồ bịch, vũ phu.

Và trong sự phản đối của nhiều người, Tòa tuyên án Theresa vô tội.

Sau vụ án đầu đời, bà mẹ trẻ buồn chán và tuyệt vọng và tiếp tục làm bạn với rượu. Sau đó không lâu, Theresa đã gặp Estelle Lee Thornsberry và nhanh chóng nên duyên. Nhưng rồi mọi chuyện cũng kết thúc chỉ vài tháng sau khi Thornsberry phát hiện ra Theresa ngoại tình với người bạn thân nhất của mình.

Bản tính đa tình, Theresa lại gặp gỡ những người đàn ông khác nhưng họ đều lần lượt ra đi, không ai có thể chịu được người đàn bà này. Cuối cùng, chỉ còn lại một mình Theresa và 6 đứa con trong căn nhà bẩn thỉu và tối tăm.

Tội ác bị phơi bày

Nhiều năm sau trôi qua, những đứa con của bà Theresa dần trưởng thành và nhận thức đầy đủ tội ác mà mẹ mình đã gây ra.

Người con trai lớn Howard, 26 tuổi chán ghét ngôi nhà và gia đình quyết định ra ở riêng. William, 24 tuổi chuyển đến ở cùng bạn gái. Cô con gái duy nhất còn sống sót là Terry tuy mới 16 tuổi nhưng cũng nhân cơ hội này nhất quyết theo các anh rời khỏi nơi địa ngục mà mình đã phải chịu đựng nhiều năm trời. Tất cả lần lượt bỏ đi trước sự bất lực của người mẹ vì giờ đây chúng đều đã lớn, chỉ có Robert Wallace Knorr, 19 tuổi còn ở lại sống cùng bà mẹ đã bắt đầu già yếu.

Sau khi chuyển ra ngoài, Terry cũng phải lăn lộn mọi nghề để kiếm sống. Tuy nhiên, cô gái trẻ cho biết dù có vất vả cực khổ như thế nào cũng cảm thấy sung sướng hơn cuộc sống trước đây.

Vài năm sau, cô kết hôn. May mắn có được một cuộc sống hạnh phúc bên chồng con, Terry càng cảm thấy ghê tởm và ám ảnh mỗi khi nhớ lại tuổi thơ nghiệt ngã và cái chết oan uổng của 2 chị mình. Cô quyết định nói ra tất cả bí mật mà không ai có thể tin rằng nó là sự thật. Ngay cả chồng Terry lúc này cũng mới được biết và tỏ ra đau đớn trước quá khứ mà vợ mình từng phải trải qua.

Được sự động viên của gia đình, cô đã gọi điện tới đồn cảnh sát tố cáo tội giết người của mẹ và 2 anh trai mình. Sau khi điều tra, xác minh, cơ quan điều tra xác định lời khai của Terry hoàn toàn trùng khớp với hồ sơ của hai vụ án bí ẩn và ra lệnh truy nã đối với bà mẹ độc ác cùng hai con trai, những người đã giúp phi tang xác chết.

Cái giá phải trả

Robert, một trong 2 người anh em trai có liên quan tới cái chết của 2 nạn nhân bí ẩn được tìm thấy trong nhà tù quận Nevada. Ngày 7/11/1991 do say xỉn, Robert nổ súng bắn chết một chủ quán bar ở Las Vegas và bị kết án 16 năm tù. William, đồng phạm còn lại bị cảnh sát bắt khi đang sinh sống và làm việc ở một khu ngoại ô Sacramento.

Trước cơ quan điều tra, cả 2 đều nhanh chóng khai nhận mọi chuyện đã diễn ra trong quá khứ vì cũng phải sống trong cảm giác tội lỗi nhiều năm trời.

Về phía bà Theresa, sau khi Robert bị bắt, bà vội vã chuyển tới thành phố khác để tránh sự chú ý của cảnh sát. Cơ quan điều tra phải mất khá nhiều thời gian mới lùng ra được tung tích của người đàn bà xảo quyệt này nhờ vào giấy phép lái xe bị tạm giữ trong một lần lái xe khi đang say rượu.

Khi cảnh sát ập đến, bà Theresa đã sắp xếp xong hành lý để chuẩn bị tẩu thoát sau khi nghe ngóng được thông tin về việc cảnh sát đang lật lại hồ sơ hai vụ án mạng.

Phiên tòa xét xử người đàn bà tự tay giết chết 2 con gái ruột của mình diễn ra ngày 15/11/1993 nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Ban đầu, Theresa một mực phủ nhận tội ác nhưng khi cả ba đứa con cùng chấp nhận ra làm chứng chống lại mình, bà mới cúi đầu nhận tội để xin được giảm án.

Cuối cùng, người mẹ độc ác phải chịu 2 án tù chung thân. Robert tiếp tục chịu án giết người và phải nhận thêm bản án 3 năm tù nữa. William do không đóng vai trò nghiêm trọng trong 2 vụ giết người nên được cho hưởng án treo. Vụ án khép lại nhưng cái chết oan uổng của hai thiếu nữ do chính mẹ mình gây ra vẫn gây ám ảnh với nhiều người.
 
Chương 111: Mất tích 19 năm, thi thể được tìm thấy trong tủ lạnh nhà chị gái


Hoang mang và kinh hãi đang bao trùm thị trấn nhỏ Palovec tại Croatia sau khi cảnh sát phát hiện thi thể của một phụ nữ mất tích trong tủ lạnh của chính chị gái của cô.

Jasmina Dominic biến mất vào năm 2000 khi cô còn là một sinh viên 23 tuổi. Ngày 16/2/2019, người ta tìm thấy thi thể cô gái này bên trong một chiếc tủ lạnh đặt tại tầng 1 của ngôi nhà nơi chị gái cô, Smiljana Srnec, đang sinh sống.

Phát hiện chấn động đã phá vỡ sự bình yên cố hữu của cộng đồng 900 người dân tại làng Palovec, một ngôi làng nhỏ nhưng khá giả tại miền Bắc Croatia, nơi phần lớn người dân làm nông nghiệp hoặc làm việc trong một xưởng sản xuất giày lân cận.

Không chỉ ngôi làng Palovec, những tình tiết của một kỳ án vô tiền khoáng hậu cũng đang khuấy động dư luận khắp toàn quốc. “Smiljana Srnec là ai?”, một trong những tờ báo lớn nhất của Croatia, tờ Vecernji List, vội vàng giật tít lớn cho số báo sáng 19/2, đăng kèm bức chân dung cỡ lớn của nạn nhân, một cô gái tóc ngắn, đeo kính đang tươi cười.

“Smiljana Srnec là ai?”

Cảnh sát trong khi đó đã ngay lập tức ra lệnh bắt giữ người chị gái, Smiljana Srnec (45 tuổi) và yêu cầu tiến hành xét nghiệm tử thi. Truyền thông Croatia đưa tin kết quả ban đầu cho thấy Jasmina Dominic đã chịu ít nhất hai cú đánh vào đầu, một bằng chứng cho thấy nhiều khả năng cô đã bị sát hại.

Tại căn nhà hai tầng sơn trắng của Srnec, toàn bộ rèm cửa đã được kéo xuống, che kín khung cảnh bên trong. Theo thông tin từ truyền thông địa phương, chính con rể của Srnec là người đã tìm thấy thi thể của người phụ nữ xấu số và thông báo cho cảnh sát vào ngày 16/2, sau khi một vụ mất điện kéo dài khiến thi thể gói trong lớp màng bọc thực phẩm bắt đầu bốc mùi.

“Không một ai trong làng ngủ được. Tất cả chúng tôi đều chấn động,” một người hàng xóm yêu cầu giấu tên thổ lộ. Người đàn ông 62 tuổi cho biết cảnh sát đã yêu cầu ông làm nhân chứng trong vụ lục soát nhà diễn ra vào cuối tuần.

“Trong khoảng 2 giây tôi đã nhìn thấy cô ấy, thi thể nằm trong tư thế gập người, cánh tay đặt xuôi bên cạnh cơ thể”, người đàn ông miêu tả, trước khi hồi tưởng lại những ký ức cũ kỹ về hai chị em.

“Hai người họ rất khác nhau… Cô em Jasmina rất tốt tính và sống khá tĩnh lặng. Nó đi học ở thủ đô và là một đứa rất chăm chỉ. Trong khi Smiljana, con bé không được yêu thích lắm, và cũng không phải dạng học sinh tốt ở trường”, ông cho biết.

“Một vụ việc bí ẩn,” một người hàng xóm khác chen vào, lắc đầu trước những diễn biến quá khó tin.

Theo tin tức địa phương, trước khi biến mất, Jasmina Dominic sống cùng chị gái tại ngôi nhà gia đình trong khi bố mẹ họ làm việc ở nước ngoài.

Tầng tầng bí ẩn

Một trang web lưu giữ thông tin của các vụ mất tích có ảnh của Dominic. Trong ảnh là cô gái với khuôn mặt nhỏ nhắn với mái tóc ngắn. Thông tin ghi lại cô gái này mất tích vào tháng 8/2000, khi nhiều người bắt đầu nhận thấy sự vắng mặt của cô cả tại trường học ở Zagreb và nơi cô làm thêm.

Tuy nhiên, gia đình của Dominic không chính thức báo cảnh sát về vụ mất tích cho tới tận năm 2005. Người phát ngôn của cảnh sát địa phương cho biết gia đình nạn nhân đã “bịt mắt” các điều tra viên thời điểm đó bằng những thông tin sai lệch.

Người bố vào năm 2011 đã khai với cảnh sát rằng con gái ông vào năm 2000 đã thông báo với gia đình về việc đi làm trên một chiếc tàu thuỷ và sau đó đã sinh sống tại Paris.

“Họ chuyển cuộc điều tra của chúng tôi sang một hướng khác”, người phát ngôn nói. “Tôi chưa từng gặp vụ việc nào thế này”.

Cảnh sát cho biết họ đã lục soát căn nhà vào thời điểm đó nhưng không tìm thấy dấu vết đáng ngờ nào. Các thành viên trong gia đình cũng được kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối.

Hàng xóm cho biết người cha của gia đình này đã qua đời vài năm sau đó, còn người mẹ đang làm việc tại Đức.

“Giống như là thời gian đã dừng lại tại đây”, trưởng làng Valentino Skvorc trả lời phỏng vấn của AFP về phản ứng của người dân trong làng sau vụ việc, nơi phần lớn mọi người những ngày này lựa chọn ở yên trong nhà và không muốn nói chuyện.

“Những vụ án giật gân kiểu này thường thấy trong các bộ phim truyền hình nước ngoài, nhưng khi chúng trở thành sự thật tại ngay ngôi nhà hàng xóm của bạn, không ai có thể bình tĩnh”.

Tại một quán bar địa phương, Stjepan, một thợ máy đã nghỉ hưu, có những suy đoán của riêng mình. “Có thể đây chỉ là một vụ tai nạn, và hai ông bố bà mẹ biết chuyện này”, người đàn ông 60 tuổi tâm sự bên cốc bia. “Nhưng dù thế đi nữa, nếu Smiljana biết về sự tồn tại của thi thể ấy, thì đây thực sự là một vụ việc bệnh hoạn. Cô ấy chắc chắn đi qua cái tủ lạnh ấy hàng ngày”.
 
Chương 112: Vụ chặt xác 9 người ở Nhật


Những ngày qua, các tổ chức phòng chống tự tử đã bày tỏ sự bàng hoàng về vụ việc tại thành phố Zama sau khi một thanh niên 27 tuổi tên Takahiro Shiraishi thừa nhận đã giết 9 người kể từ cuối tháng 8. Cảnh sát nói nghi phạm quen 9 nạn nhân qua Twitter và ra tay sát hại sau khi đưa họ về căn hộ của anh ta với lời đề nghị giúp họ tự tử.

Trong lúc nhiều tổ chức phi lợi nhuận tại Nhật Bản đang kêu gọi tăng cường các nỗ lực để ngăn chặn tự tử, vụ 9 thi thể cùng được phát hiện tại một căn hộ một lần nữa cho thấy thông tin về việc chấm dứt cuộc sống của một người có thể dễ dàng lan truyền trên mạng và gây ra những hiểm họa như thế nào.

12.000 cuộc gọi mỗi năm

Một trung tâm phòng chống tự tử ở Tokyo, nơi có đường dây nóng vào ban đêm, cho biết họ liên tục nhận được các cú điện thoại từ 8 giờ tối khi đường dây bắt đầu hoạt động. Mỗi năm, họ nhận khoảng 12.000 cuộc gọi.

Toru Igawa, người đứng đầu ban thư ký của trung tâm, nói rằng họ cố gắng luôn sẵn sàng trong những khoảng thời gian mà người gọi có nhiều khả năng gặp rắc rối nhất, với hy vọng người gọi sẽ "suy nghĩ lại" trước khi tự tử.

Một trong những người mà Shiraishi được cho là đã ra tay sát hại từng viết trên Twitter hồi tháng 9 rằng cô muốn chết nhưng "sợ chết một mình".

Trong nhiều trường hợp, những người muốn tự tử sẽ dừng lại vì họ không thể vượt qua nỗi sợ chết chóc.

Igawa bày tỏ lo ngại rằng Internet có thể làm mọi thứ tồi tệ hơn. "Bây giờ người ta có thể dễ dàng vượt qua rào cản trên (sợ chết) sau khi tìm thấy bạn đồng hành (để tự tử) trên mạng", anh nói.

Eiichi Shinohara, giám đốc một nhóm phòng chống tự tử hoạt động tại tỉnh Chiba, nói rằng anh lo lắng về nguy cơ xảy ra sự việc như vụ giết người ở Zama.

Shinohara từng nói về giá trị của cuộc sống trong một bài thuyết trình gần đây trước các học sinh cấp hai và cấp ba. "Tôi cảm thấy gần đây, cách nhìn cuộc sống của người ta ngày càng thiếu nghiêm túc hơn", anh nói.

Shinohara nói ngày càng có nhiều người trở nên đơn độc trong môi trường đô thị, các mối quan hệ của họ cũng ít hơn. Theo anh, các nạn nhân nữ của Shiraishi có thể đã tự tách mình ra khỏi đời sống xã hội.

"Không có ai xung quanh (các nạn nhân) mà lẽ ra đã có thể ngăn cản họ sao?" Shinohara nói. Anh cho rằng vấn đề này không phải là thứ có thể vứt sang một bên như chuyện của ai đó.

Tìm 'bạn đồng hành'

Những người gặp khó khăn nghiêm trọng có thể dễ bị tổn thương trước hiểm họa từ việc kết nối với những người lạ mặt trên mạng, giống như vụ việc ở Zama.

Twitter và các mạng xã hội khác, cũng như các website đăng tin trực tuyến, đều tràn ngập những dòng như "Van xin mọi người hãy chết", và "Nếu chúng ta tập hợp, việc đốt than là cần thiết" - ám chỉ một cách tự tử. Một số trang web đăng hình ảnh cho thấy những viên thuốc (để tự sát) với số lượng lớn.

Takae Moriyama, đại diện của một tổ chức phi lợi nhuận có tên là 3keys, cung cấp hỗ trợ trong các vấn đề của người trẻ, đã cảnh báo về sự dễ dàng của việc tìm kiếm thông tin liên quan đến tự sát trên mạng.

"Người ta có thể dễ dàng truy cập các trang web về tự sát bằng cách gõ 'tôi muốn chết' trên công cụ tìm kiếm", Moriyama nói.

Trung tâm Đường dây nóng Trực tuyến Nhật Bản đã nhận 257 báo cáo về các bài viết trực tuyến nhằm kích động tự sát hoặc cảnh báo về những nỗ lực tự sát trong năm 2016. Đối với những trường hợp được coi là cấp bách, cảnh sát cố gắng xác định những người đăng tải thông tin và thuyết phục họ không tự kết liễu đời mình.

Trong 257 báo cáo, 242 trường hợp liên quan đến các website trong nước, trung tâm cho biết. Trung tâm này được Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản (NPA) ủy quyền thu thập báo cáo từ người dùng Internet về thông tin bất hợp pháp.

Theo NPA, năm ngoái cảnh sát đã nhận được thông tin về 156 người sau khi thẩm vấn những người điều hành website và những người khác về các cảnh báo tự tử khẩn cấp trên mạng. Trong số những trường hợp đó, ba người đã chết và năm người được giải cứu sau khi nỗ lực tự tử. Cảnh sát đã ngăn cản người tự tử, trong khi 79 người không có nguy cơ tự sát. 26 trường hợp còn lại không được nêu chi tiết.

Nobuo Komiya, giáo sư về tội phạm học của Đại học Rissho, cho biết nhiều trường hợp trong số những người muốn tự kết thúc cuộc sống của mình thường trải qua căng thẳng có gốc rễ sâu xa, và tin nhắn từ một người lạ mặt trên mạng có thể "được xem như là có người hiểu mình".

Cảm giác này thôi thúc họ sắp xếp một cuộc hẹn, Komiya nói.

Trò chơi mèo vờn chuột

Mặc dù có những mối nguy như đã đề cập, thực tế là rất khó để quản lý các trang web như vậy.

"Thật khó để đánh giá mức độ nguy hiểm (của các website như vậy), và việc tăng cường trấn áp sẽ gây ra tranh cãi lớn vì sẽ phải giải quyết vấn đề về tự do ngôn luận", một quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp cho biết.

Các quan chức nói đến nay, "cảnh sát sẽ phải tiếp tục trò chơi mèo vờn chuột, ban hành cảnh báo mỗi lần họ tiến hành các cuộc kiểm tra trực tuyến".

Theo thống kê của chính phủ hồi tháng 5 với số liệu năm 2016, tỷ lệ tự sát tại Nhật Bản cao thứ sáu trên thế giới và đứng thứ hai trong số 8 nước công nghiệp phát triển (G8).

Sách trắng của chính phủ cho thấy số người tự tử đã giảm xuống còn 21.897 người vào năm 2016, mức thấp nhất trong 22 năm. Tuy nhiên con số này cũng cho thấy tự sát là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số 5 nhóm tuổi từ 15 đến 39, một xu hướng nổi bật giữa sự giảm tỷ lệ tự sát ở các thế hệ khác.
 
Chương 113: Vụ án 8 cô gái bị sát hại dã man trong nhà trọ ở Trung Quốc


Năm 1999, một vụ án kinh thiên động địa đã xảy ra tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Chỉ trong vòng 20 phút, hung thủ đã đâm chết 8 cô gái với 120 nhát dao.

Khoảng 4h ngày 30/5/1999, cảnh sát 110 (Trung Quốc) nhận được 2 cuộc điện thoại, cuộc đầu tiên là giọng nói run rẩy sợ hãi của một cô gái: “Có người muốn giết chúng tôi, mau đến cứu giúp...”.

Sau câu nói được lặp đi lặp lại nhiều lần đó là tiếng hét thất thanh, kể từ đó không nghe thấy gì từ đầu dây bên kia nữa. Cảnh sát lập tức tra ra số điện thoại vừa gọi đến từ quận Thạch Cảnh Sơn.

Không lâu sau, cuộc gọi thứ hai được gọi đến, lần này là giọng nói của một phụ nữ trung tuổi gọi đến báo cho cảnh sát biết có án mạng xảy ra trong khu nhà cô ở. Địa điểm xảy ra án mạng không đâu khác, chính là khu tập thể Hồng Đạt thuộc quận Thạch Cảnh Sơn.

Khi cảnh sát đến hiện trường thì phát hiện xác một cô gái nằm dưới tầng 1 của khu tập thể, họ lần theo vết máu lên một căn hộ trên tầng 2. Cảnh tượng hãi hùng trong nhà khiến cảnh sát không khỏi bàng hoàng. Căn hộ nhuốm đầy máu và mùi hôi tanh, trên tường, dưới đất, trên giường... máu đổ khắp nơi.

Vốn dĩ không chỉ có một nạn nhân tử vong ở tầng 1, tại căn hộ 202 có 7 nạn nhân nữa đã bị đâm chết một cách dã man. Tổng cộng 8 cô gái tuổi đời còn rất trẻ và xinh đẹp, người lớn nhất mới 24 tuổi, nhỏ nhất là 17 tuổi.

Qua khám nghiệm tử thi phát hiện, mỗi cô gái đã phải chịu hơn 10 nhát dao. Tổng cộng 120 nhát dao chí mạng đã được tên hung thủ máu lạnh sử dụng để sát hại 8 cô gái.

Nhưng điều kỳ lạ là đồ đạc, tiền bạc trong căn nhà trọ nơi 8 cô gái sinh sống lại không hề bị mất đi, các nạn nhân cũng không có dấu hiệu bị xâm hại tình dục. Phải chăng hung thủ có mối thù sâu nặng với 8 cô gái trẻ xấu số?

Người hàng xóm khả nghi

Trên sàn nhà lưu lại những vết máu lạ, vết máu này từ một đôi tất chân lưu lại và không phải của 8 nạn nhân. Vậy vết máu này của ai?

Cảnh sát điều tra các hộ dân đang sống trong tập thể Hồng Đạt và phát hiện một kẻ khả nghi, đó là một người đàn ông 37 tuổi có tên Triệu Liên Vinh. Triệu là hàng xóm của 8 cô gái, sống ở phòng 203 bên cạnh căn hộ xảy ra án mạng.

Lúc bấy giờ, Triệu đang là công nhân của một nhà máy, đã có vợ con. Đồng nghiệp của Triệu nói ở cơ quan anh ta làm việc khá tốt, chưa hề có tiền án tiền sự. Nhưng tính cách Triệu là người ít nói và sống khép kín.

8 cô gái đều là nhân viên của một công ty bán hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Phúc Kiến. Họ đến Bắc Kinh làm nhân viên bán hàng ở trung tâm thương mại.

Mùa thu năm 1998, các cô gái bắt đầu đến trọ ở căn hộ 202, 8 cô gái trẻ xinh đẹp hàng ngày ra vào căn hộ kế bên, gặp Triệu còn lễ phép cúi đầu chào hỏi. Triệu thấy vậy bèn hỏi thăm mới biết các cô làm nhân viên bán đồ trang sức, vàng bạc đá quý ở một trung tâm thương mại lớn.

Nhà Triệu có một cửa sổ nhìn thẳng sang ban công bên căn hộ các cô ở trọ nên anh ta dễ dàng quan sát động tĩnh của nhà bên cạnh. Triệu phát hiện cửa sổ và cửa ra vào của ban công bên nhà các cô gái lúc nào cũng mở, ngay cả ban đêm.

Rạng sáng ngày xảy ra án mạng, người dân sống ở các hộ trong toà nhà đều nghe thấy tiếng ồn ào, lịch kịch, duy chỉ có Triệu khai không nghe thấy tiếng gì.

Trong quá trình giám định dấu chân, người dân trong khu đều hợp tác với cảnh sát, có mình Triệu là trốn tránh, không chịu tiến hành giám định ngay. Tuy nhiên, sau khi giám định được dấu chân của Triệu, quả thực hoàn toàn trùng khớp.

Cảnh sát còn phát hiện thêm mẫu máu không phải của 8 nạn nhân, sau khi giám định ADN, kết quả cho thấy mẫu máu chính là của Triệu Liên Vinh. Triệu bị cảnh sát bắt giam, anh ta đã nhận tội và khai báo toàn bộ sự việc.

20 phút định mệnh

Theo lời khai của Triệu, khoảng 3h sáng 30/5/1999, anh ta đeo găng tay, cầm theo dao nhọn, chân đi tất trèo từ cửa sổ nhà mình sang ban công căn hộ kế bên. Sau khi trèo vào nhà của 8 cô gái, Triệu điên cuồng dùng dao đâm vào ngực, vào cổ họ khiến họ mất nhiều máu và tử vong ngay tại hiện trường.

Lý Mỹ Kỳ (24 tuổi) và Giang Tuyết Kim (22 tuổi) bị Triệu đâm chết ngay trong lúc đang ngủ. Sau đó Ngô Thịnh Đan (20 tuổi) tỉnh ngủ và phát hiện ra hung thủ liền lao ra khỏi giường, vừa chạy vừa kêu to. Không để cho Ngô chạy được mấy bước, Triệu vội đâm cô vài nhát, Ngô lập tức tử vong ngay tại hiện trường.

Lúc bấy giờ, cô gái nhỏ tuổi nhất là Vương Mã Ngọc (17 tuổi) vì quá sợ hãi nên chỉ ngồi yên trên giường run rẩy. Triệu trông thấy Vương liền túm lấy tóc cô lôi ra giữa giường rồi đâm chết cô.

Tiết Châu Anh (24 tuổi) là chị cả của 8 cô gái, cũng là người phụ trách quản lý nhóm nhân viên bán hàng của công ty. Khi nghe thấy phòng bên cạnh có tiếng ồn, cô liền chạy sang xem xảy ra chuyện gì, trông thấy người hàng xóm quen mặt, cô Tiết chưa kịp định thần đã bị Triệu đâm.

Tiếp tục là Từ Tuệ Quyên (20 tuổi), Trần Thụy Hoa (21 tuổi) và Tiêu Mai Phương (22 tuổi) cũng bị Triệu truy sát. Trong lúc Triệu đuổi theo Tiêu, Trần Thụy Hoa đã bấm số điện thoại khẩn cấp 110 báo cảnh sát. Cú điện thoại đầu tiên mà hôm đấy cảnh sát 110 nhận được lúc 4h sáng cũng chính là của Trần gọi đến cầu cứu. Tuy nhiên, Trần chưa nói được mấy câu thì Triệu đã kịp quay lại đâm cô tử vong.

Sau khi đâm liên hoàn 8 cô gái, Triệu sợ họ chưa chết hẳn, còn đâm thêm mỗi người vài nhát dao. Lúc này, sinh mạng của 8 cô gái chính thức bị tước đoạt. Tên hung thủ máu lạnh sợ bị phát hiện nên cũng vội bỏ đi, vô tình để lại nhiều chứng cứ để luận tội.

Động cơ giết người và bản án cuối cùng

Vụ án mạng 8 cô gái bị sát hại ở quận Thạch Cảnh Sơn được coi là một trong những vụ án lớn nhất từng xảy ra ở Bắc Kinh. Nhiều người đặt ra nghi vấn về động cơ giết người của hung thủ. Theo lời khai của Triệu Liên Vinh, anh ta giết người vì muốn tước đoạt tài sản. Tuy nhiên, Triệu vì sợ bị phát hiện nên đã vội chạy thoát khỏi hiện trường mà không hề lấy đi thứ gì.

8 nạn nhân bị sát hại chỉ là những nhân viên bán hàng, họ là những cô gái trẻ tuổi ở nơi xa đến Bắc Kinh lập nghiệp, chứ không phải là những người giàu có. Như vậy, động cơ giết người của Triệu có thực sự chỉ là để cướp tài sản?

Theo điều tra, cảnh sát không thể tìm ra nguyên nhân Triệu có thù hằn gì với 8 cô gái hàng xóm. Hơn nữa, họ đều là những người lễ phép, ôn hòa, không lý nào lại gây thù chuốc oán với ai. Cho đến nay, vẫn không ai có thể hiểu được vì sao Triệu Liên Vinh lại ra tay dã man đến như vậy.

Triệu Liên Vinh bị kết án tội Chiếm đoạt tài sản, Cố ý giết người. Ngày 21/7/1999, toà án ở Bắc Kinh tiến hành mệnh lệnh tử hình (bắn chết) đối với Triệu.

Một thời gian sau khi vụ án kết thúc, một tập phim mang tên “Án mạng 8 cô gái ở khu Liên Hoa” thuộc một phim truyền hình Trung Quốc, được xây dựng dựa vụ án năm xưa.
 
Chương 114: Bí ẩn những xác chết không có mắt(p1)


Những phát hiện kinh hoàng

Đêm 13/12/1990 ở khu vực Oak Cliff thuộc thành phố Dallas Texas (Mỹ), người dân phát hiện xác một cô gái không mặc quần. Nạn nhân là một phụ nữ cao ráo, tóc đen, chỉ mặc chiếc áo sơ mi. Các bác sĩ khám nghiệm tử thi cho biết nạn nhân chết vì một phát đạn từ khẩu súng cỡ nòng 44 phía sau đầu, và đặc biệt là không có mắt.

Nạn nhân nhanh chóng được xác định là Mary Lou Pratt, 33 tuổi, một gái mại dâm quen mặt tại đây. Các chuyên gia điều tra tội phạm cho rằng hung thủ ra tay với nạn nhân theo một kế hoạch đã lên từ trước. Tuy nhiên, ngoài những thông tin này ra thì họ không tìm thấy chút dấu vết nào của hung thủ tại hiện trường. Danh sách nghi phạm cũng được đưa ra sau đó nhưng đều không có đủ bằng chứng để buộc tội bất kỳ ai.

Giữa lúc vụ án rơi vào bế tắc thì tháng 2/1991, Susan Peterson, 27 tuổi, một trong những gái mại dâm nổi tiếng xinh đẹp tại vùng Oak Cliff bị giết hại theo cách giống như Mary Lou Pratt trong tình trạng khỏa thân và bị ném ở giữa đường. Tương tự như lần trước, mắt của nạn nhân cũng bị lấy đi., bác sĩ giám định cũng không tìm thấy dịch của hung thủ để lại trên thi thể.

Đáng chú ý, hai ngày trước khi bị giết, Peterson từng nói với cảnh sát rằng cô có thông tin liên quan đến việc giết hại Mary Lou Pratt. Theo Peterson, hung thủ là một người đàn ông sống trong khu vực.

Giữa tháng 12/1990, Veronica, một gái mại dâm khác cũng thông báo với cảnh sát rằng có kẻ lạ đã cố gắng tấn công cô nhưng cô may mắn trốn thoát và chạy đi tìm sự hỗ trợ. Veronica có một vết thương trên đầu sau khi xung đột với kẻ lạ.

Từ đây, cảnh sát biết rằng họ đang phải đối mặt với một kẻ giết người hàng loạt. Họ liên tục đưa tin để cảnh báo người dân. Cảnh sát thắt chặt an ninh ở những nơi hoạt động của gái mại dâm bởi họ nghĩ đây là đối tượng mà hung thủ sẽ hướng tới.

Tội ác chưa dừng lại

Thế rồi, nỗ lực của họ dường như không mang lại kết quả khi ngày 18/3, một nạn nhân nữa lại được phát hiện. Nạn nhân là Shirley Williams, 41 tuổi, cũng là gái mại dâm. Giống như hai lần trước, hung thủ đã lấy đi đôi mắt của nạn nhân. Không tìm thấy dấu vân tay và dấu tinh dịch mặc dù nạn nhân bị lạm dụng trước khi bị giết. Điều này chứng tỏ hung thủ đã chuẩn bị kế hoạch rất cẩn thận.

Sau khi vụ việc được công bố, một gái mại dâm khác tên là Brenda đã liên hệ với cảnh sát cho biết cách đó vài ngày, một gã đàn ông da trắng đã cố gắng giết cô. Đó là một gã to lớn, để ria mép, lái chiếc xe Wagon màu xanh lá cây hay màu nâu, do trời tối nên nạn nhân không nhìn rõ màu xe.

Nạn nhân cho biết, cô đã lên xe của kẻ lạ mặt này và hai người trao đổi với nhau. Khi cô không đồng ý đi đến một khu vực khác, kẻ này tỏ ra rất tức giận nhưng vẫn lái xe đi. Brenda liền liều mình mở cửa nhảy xuống bất chấp gã đàn ông đang điều khiển xe với tốc độ cao.

Biết rằng nếu không nhanh chóng tìm ra hung thủ thì chắc chắn sẽ có thêm nhiều nạn nhân khác, cảnh sát đã tập trung mọi lực lượng của mình quyết tâm làm rõ sự việc.

Nhân chứng quan trọng

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ án, cảnh sát nhanh chóng tập trung điều tra nhằm tìm ra hung thủ trước khi hắn ra tay với nạn nhân tiếp theo. Họ đã tăng cường lực lượng bí mật theo dõi hoạt động của các khu mại dâm trong khu vực. Họ cũng cử các nữ cảnh sát đóng giả làm gái mại dâm để nhử hung thủ. Tuy nhiên những nỗ lực này đã không đem lại kết quả đáng kể.

Dựa trên những nghiên cứu tâm lý học tội phạm, cảnh sát đã đưa ra những phỏng đoán ban đầu về nhân dạng và tính cách của hung thủ. Đó là kẻ bị ám ảnh bởi vấn đề tình dục, có xu hướng ghét phụ nữ đặc biệt là gái mại dâm, có thể do những người phụ nữ thân thiết của hắn hành nghề này. Hung thủ có thể là người da trắng, tầm 30 tuổi, là cư dân lâu năm của khu vực Oak Cliff. Hắn có công việc được tôn trọng trong xã hội và có thể sở hữu một chiếc xe dạng bán tải.

Tin tức về kẻ giết người hàng loạt được lan truyền rộng rãi. Lúc này, cảnh sát bất ngờ nhận được thông tin từ cô gái hành nghề gái mại dâm có tên Veronica Rodriguez. Veronica cho biết đã đi cùng Mary Patt vào đêm xảy ra án mạng, chứng kiến cái chết của nạn nhân này.

Theo lời khai của Veronica, tối hôm đó, một người đàn ông đã thuê cả Veronica và Mary đến một bãi cỏ rộng. Theo yêu cầu của vị khách kỳ lạ này, Mary sẽ tiếp khách trước sau đó mới đến Veronica. Khi Veronica đang ở phía xa thì bất ngờ nghe loáng thoáng thấy có tiếng tranh cãi. Về sau cô nhận ra dường như Mary có xảy ra xung đột với vị khách. Bất ngờ, hung thủ rút súng và bắn một phát vào sau đầu Mary. Quá hoảng sợ, Veronica vội chạy trốn và xông vào một ngôi nhà gần đó xin tá túc.

Manh mối đầu tiên

Theo mô tả của Veronica, thủ phạm là người đàn ông da trắng, tuổi trung niên với mái tóc hoa tiêu, lái xe bán tải màu trắng. Tuy nhiên, Veronica nổi tiếng là người nghiện rượu, có sử dụng thuốc phiện. Theo người thân, hầu hết thời gian Veronica ở trong trạng thái không tỉnh táo. Hơn thế nữa, khi cảnh sát đến xác thực thông tin về người đã cho Veronica trú nhờ vào đêm đó, người này đã phủ nhận. Vì vậy, họ đã không tin vào câu chuyện đó.

Vụ án rơi vào bế tắc trong khi người dân, nhất là những cô gái hành nghề mại dâm luôn sống trong trạng thái lo sợ. Không còn phương án nào khác, cảnh sát quyết định phân tích những chi tiết rất nhỏ trong hồ sơ vụ án với niềm tin rằng chắc chắn hung thủ phải để lại sơ hở gì đó. Cuối cùng, trời không phụ lòng người, họ phát hiện ra một chi tiết trùng hợp. Theo đó, mô tả của Brenda trước đó về hung thủ rất giống với mô tả của Veronica. Vị khách kỳ lạ của Brenda cũng là người đàn ông trung niên, có thân hình khá lực lưỡng, tóc muối tiêu, lái xe bán tải màu trắng.

Đến lúc này, cảnh sát mới quay về xác minh lời khai của Veronica. Chủ nhân của căn hộ mà Veronica khai rằng cô ta đã trú chân tên là Axton Schindler – tài xế lái xe tải. Khi điều tra thân thế của Schindler này, cảnh sát phát hiện ra một sự thật bất ngờ. Schindler tuy chưa hề có tiền án tiền sự, nhưng địa chỉ ghi trên bằng lái xe của người này không giống với địa chỉ thực đang sinh sống.

Schindler chỉ đang thuê ngôi nhà đó để ở trọ. Tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu, cảnh sát phát hiện chủ nhân của ngôi nhà anh ta đang thuê trọ là hai anh em Charles Albright và Fred Albright. Trong hai người này, Charles Albright lại có ngoại hình khá giống mô tả của hai nhân chứng.

Cảnh sát bắt đầu tin rằng họ đã có những manh mối đầu tiên.
 
Chương 115: Bí ẩn những xác chết không có mắt(p2)


Những bằng chứng rõ ràng

Nhận thấy sự trùng hợp trong lời khai của hai nhân chứng là Brenda và Veronica, cảnh sát liền đưa một bức ảnh của Charles Albright cho hai cô gái nhận dạng cùng với một vài nghi phạm khác. Không bảo nhau, Brenda và Veronica đều ngay lâp tức chỉ vào Charles Albright.

Cảnh sát lập tức bắt giữ và khám xét nhà Charles Albright. Họ đã tìm được nhiều tài liệu, báo chí nói về những kẻ giết người hàng loạt và đăc biệt hơn là rất nhiều bức ảnh búp bê không có mắt.

Ban đầu, Charles khai rằng mình không cất giấu vũ khí trong nhà, nhưng cảnh sát lại tìm thấy một khẩu súng Smith & Wesson 44. Khi so sánh, họ nhận thấy đây chính là vũ khí được sử dụng trong các vụ giết người. Một con dao với lưỡi rất sắc cũng được tìm thấy.

Với những gì tìm thấy tại nhà nghi phạm, cảnh sát gần như chắc chắn đây là kẻ ho cần tìm. Tuy nhiên, Charles lại đưa ra được bằng chứng ngoại phạm của mình. Trong suốt quá trình điều tra, cảnh sát có được thông tin Charles rất ghét gái mại dâm và đã từng thừa nhận muốn họ biến mất hoàn toàn. Ngoài ra, nhiều gái mại dâm cho biết Charles từng có quan hệ với mình nhiều năm nay và một hồ sơ liên quan đến các vụ trộm cắp, lừa đảo.

Trước những cáo buộc, Charles kiên quyết không nhận mình có liên quan đến ba vụ giết người đó hay bất cứ gái mại dâm nào. Hắn chỉ ra rằng những việc phạm tội trước đây đã là quá khứ, đó là hành vi lừa đảo, chiếm dụng tài sản, không liên quan đến tấn công tình dục và giết người.

Người đàn ông tốt bụng

Khi cảnh sát tới nhà đọc lệnh bắt giữ Charles vì là nghi phạm của vụ án nổi tiếng này, người vợ là Dixie đã vô cùng kinh ngạc. Cô cho biết đây là điều không thể bởi chồng mình rất hiền lành và tất cả những buổi tối Charles đều ở nhà cùng với cô.

Không chỉ Dixie, những người hàng xóm cũng khẳng định cảnh sát đã bắt nhầm người. Charles là người đàn ông tốt tính, hào phóng, thân thiện và luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Không chỉ có vậy, ở tuổi 57, Charles có vẻ không giống với một tên sát nhân hàng loạt trẻ tuổi man rợ và cuồng dâm. Không chỉ có vậy, theo hiểu biết của cảnh sát về hầu hết những tên giết người hàng loạt, hầu hết bọn chúng đều là những kẻ thất bại và cô độc, làm những công việc chân tay và không có bất kì mối quan hệ nào dài hạn. Albright hoàn toàn không như thế. Người đàn ông này làm công việc nghiên cứu và khá thông minh.

Trước những thông tin này, ban đầu nhóm thám tử cũng có vẻ dè chừng. Việc sai sót trong điều tra không phải là không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, từ nhiều nguồn tin thu thập được, cảnh sát biết được Charles có một người cha giàu có và để lại nhiều gia sản, song thực tế do thói quen tiêu pha hoang phí, vô độ, Charles lại phụ thuộc kinh tế vào vợ. Ngoài ra, ông ta còn nói dối nhiều lần trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát.

Khi cảnh sát đưa ra hồ sơ tội phạm trước đây của Charles, Dixie hoàn toàn không biết về điều đó. Dixie cũng không biết số tiền lớn mà Charles được thừa kế. Tương tự vậy, việc quan hệ với gái mại dâm nhiều năm của chồng mình cũng khiến Dixie vô cùng sốc.

Mặc dù vậy, cảnh sát vẫn có chút lo lắng nếu chẳng may bắt giữ và truy tố nhầm người khi mà dư luận đang rất quan tâm đến vụ án. Đó là chưa kể, một sai lầm như vậy có thể giúp kẻ giết người thực sự có cơ hội tiếp tục gây án.

Lúc này, việc tìm ra sự thật có phải Charles đang cố lừa dối mọi người hay không là điều cảnh sát đặc biệt quan tâm.

Quá khứ bất hảo

Charles Albright sinh ngày 10/8/1933 nhưng bị bỏ rơi ngay từ khi mới ra đời. Sống ở trại trẻ mồ côi được vài năm, Charles đã được hai vợ chồng Fred Albright và Belle Albright nhận về nuôi. Tuy nhiên, kinh tế gia đình Albright cũng không mấy khá giả nên những món đồ chơi là điều xa xỉ với cậu bé Charles. Trong khi đó, Charles lại rất thích những con thú nhồi bông được trưng bày trong các cửa hàng nhưng chỉ dám đứng nhìn từ xa.

Thương con, Belle thường lấy da của những con vật may thành thú nhồi bông. Vì là người khéo tay nên những món đồ cô làm ra đều khá đẹp ngoại trừ đôi mắt. Charles thường phải phải dùng khuy áo để thay thế bởi không có tiền để mua những đôi mắt đồ chơi long lanh ngoài cửa hàng.

Ở trường, tuy là một học sinh xuất sắc nhưng Charles hay dính đến những vụ trộm cắp vặt. 13 tuổi, Charles đã bị cảnh sát bắt vì tội hành hung người khác. 16 tuổi, Charles phải ngồi tù 1 năm vì lấy cắp tiền từ một máy tính tiền tự động, mua một khẩu súng ngắn và một khẩu súng trường.

Sau khi ra tù, được bố mẹ động viên, Charles liền tu chí, chăm chỉ học lại và biết nhiều thứ tiếng. Ở trường phổ thông, Charles có một cô bạn gái xinh xắn với đôi mắt rất đẹp nhưng chuyện tình học sinh này không kéo dài được bao lâu và người bạn gái chủ động chia tay. Charles liền lấy những bức ảnh của cô và cắt lấy phần mắt rồi dán khắp trần nhà, thậm chí trong cả nhà tắm. Người ta cho rằng dường như Charles bị ám ảnh bởi đôi mắt đó.

Những bằng chứng khó buộc tội

Vào thời điểm sắp tốt nghiệp, Charles bị đuổi học vì tội trộm cắp nhưng mấy năm sau lại có tới hai tấm bằng cử nhân và thạc sĩ. Sau này, người ta mới biết hắn đã làm giả chúng. Với hai tấm bằng giả, Charles đã xin làm giáo viên tại một trường trung học và kết hôn nhưng cuộc hôn nhân ấy cũng sớm kết thúc. Năm 1974, Charles và vợ ly hôn. Sau thời điểm đó, Charles phạm tội thường xuyên hơn.

Cuối năm 1981, Charles đã lạm dụng tình dục cô bé 9 tuổi, con gái một người bạn. Charles bị bắt và bị truy tố. Sau lần đó, Charles qua lại với nhiều gái mại dâm hơn và số tiền cha mẹ để lại sau nhiều năm chắt bóp bị hắn chi hết cho việc này.

Năm 1986, Charles gặp Dixie và hai người kết hôn. Dixie gần như phải chi trả tất cả những hóa đơn cho sinh hoạt chung và chăm sóc Charles rất chu đáo, cô không hề biết Charles có một quá khứ bất hảo như vậy.

Dù cảnh sát gần như chắc chắn Charles là hung thủ giết hại ba cô gái mại dâm nhưng họ lại không tìm thấy bằng chứng thuyết phục có thể buộc tội Charles. Tất cả quần áo của Charles đã được ngâm trong dung dịch đặc biệt để phát hiện dấu máu nhưng đều không có kết quả. Bằng chứng khả thi nhất là khẩu súng được cho là hung khí giết người thì lại được Charles đưa ra hóa đơn chứng minh mua sau thời điểm xảy ra vụ án.

Trong chiếc chăn trên xe Charles có một số mẫu tóc lạ. Cảnh sát đã tiến hành đối chiếu và kết luận những mẫu tóc đó phù hợp với nạn nhân. Tuy nhiên, đây cũng không được coi là bằng chứng thuyết phục để buộc tội Charles.
 
Chương 116: Bí ẩn những xác chết không có mắt(p3)


Phút đối đầu kinh hoàng

Rất nhiều bằng chứng giết người được đưa ra cùng với những nghi vấn về cuộc đời của Charles Albright nhưng ở thời điểm đó, chúng đều không đủ thuyết phục để có thể buộc tội nghi can này.

Mặc dù vậy, phía công tố vẫn nhất quyết truy tố bị cáo Charles Albright phải chịu trách nhiệm về cái chết của Mary Pratt, Shirley Williams và Susan Peterson với mức hình phạt đề nghị là tử hình. Để có thể thực thi công lý, cảnh sát hiểu rằng họ sẽ phải cố gắng hơn nữa trong việc tìm thêm nhân chứng, vật chứng chống lại Charles.

Và rồi, họ nhận được lời khai từ một cô gái mại dâm đang ở trong tù tên là Mary Beth. Cô khai với cảnh sát rằng có quen biết Albright và vào đêm mà nạn nhân Mary Pratt bị giết, Mary Beth đang đứng bên ngoài một nhà nghỉ thì bỗng nhiên một người đàn ông túm lấy cô và dí dao vào cổ, buộc cô phải lên xe.

Dù đã chống trả quyết liệt, song Mary Beth không thể thoát được. Kẻ tấn công đưa cô đến một cánh đồng, ném cô lên một cái chăn và liên tục đánh đấm cô. Sau đó, hắn mở một cái hộp và Beth nhìn thấy rất nhiều con dao X-Acto với lưỡi cạo rất sắc. Albright chọn một chiếc và dùng nó để cắt áo nạn nhân. Quá hoảng sợ, Mary Beth ngất đi và chỉ kịp nghe thấy loáng thoáng có tiếng người. Khi tỉnh lại, kẻ tấn công đã đi đâu không rõ. Thì ra, Mary Beth đã may mắn vì có người tình cờ đi ngang qua lúc đó.

Dường như, khi bị vuột mất một con mồi, Albright lập tức đi tìm một con mồi khác và Mary Pratt đã trở thành nạn nhân của hắn. Thời điểm đó Mary Beth không dám trình báo cảnh sát vì lo sợ sẽ bị trục xuất.

Từ lời khai này, các thám tử nhận ra có thể dựa vào đó để tìm ra những manh mối mới. Họ quyết định thẩm vấn các cô gái hành nghề mại dâm khác trong vùng.

Chiếc áo dính máu

Tina, một gái mại dâm có đôi mắt khá đẹp đã cung cấp thêm cho cảnh sát những thông tin liên quan đến Charles. Cô cho biết đã từng cặp kè với Albright, hắn rất tử tế và lịch sự cho tới khi hai người đi chơi với nhau lần cuối. Lần đó, hắn và Tina ngồi trong chiếc xe tải nhỏ của Albright và hắn đã đối xử với cô thô bạo hơn thường lệ. Kể từ đó Tina tránh mặt người đàn ông này.

Tina biết nạn nhân Shirley vì hai người đã có thời gian từng ở cùng nhau. Có lần ngồi trên xe của Charles, Tina nhìn thấy một chiếc chăn cũ màu xanh, một số bao cao su và chiếc áo khoác nhàu nát màu vàng nhạt của Shirley. Trên chiếc áo có dính máu. Điều đáng nói là Shirley đã mặc chiếc đó vào hôm cô biến mất.

Một số gái mại dâm cũng xuất hiện tại đồn cảnh sát sau đó để tố cáo những hành vi của Charles. Theo lời khai của họ, Charles đã qua lại với gái mại dâm từ rất lâu, hắn là một kẻ bạo lực, sẵn sàng ra tay với bất cứ ai khiến hắn không hài lòng.

Cũng đúng lúc này, Willie Upshaw, nhân viên bán hàng tại cửa hàng vũ khí địa phương cho biết thực chất Charles còn sở hữu một khẩu súng cỡ 0.44 khác. Khẩu súng được mua với tên của cha Charles. Trong quá trình điều tra và khám xét nhà của nghi can, cảnh sát đã không tìm thấy nó.

Cuối cùng, phiên tòa xét xử Albright được ấn định vào ngày 2/12/1991. Charles bị cáo buộc liên quan trực tiếp đến ba vụ giết người. Nếu những bằng chứng cảnh sát có được có thể buộc tội Charles thì hắn sẽ khó tránh khỏi án tử hình.

Phiên tòa gây chú ý

Phiên tòa xét xử Charles Albright diễn ra ngày 2/12/1991 thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Dixie, vợ của Charles vẫn một mực cho rằng chồng mình không thể là kẻ giết người man rợ. Glenda Dunham, một người bán báo cũng khai rằng Charles hằng ngày đều đến mua báo rất đúng giờ vào sáng sớm, vì vậy, hắn không thể nào có đủ thời gian để đi đón, giết chết và móc mắt một cô gái mại dâm vào tối hôm trước.

Luật sư bào chữa của Charles, Brad Lollar lập luận rằng chính SpeeDee, kẻ vừa rời khỏi thành phố này mới chính là thủ phạm của các vụ giết người trên. Một hộp đựng đạn 44 ly được tìm thấy đằng sau nhà của SpeeDee, trùng hợp với loại đạn đã giết chết hai trong số các nạn nhân. Tuy nhiên, các nhân chứng là gái mại dâm lại khẳng định, họ không hề biết SpeeDee và cũng không nhìn thấy SpeeDee đi cùng một cô gái mại dâm nào.

Theo lời khai của những cô gái này, Charles là một kẻ bạo lực, sẵn sàng ra tay với bất cứ ai khiến hắn không hài lòng. Rất nhiều người trong số họ đều lập tức từ chối khi biết vị khách chính là Charles.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất của vụ án nằm ở kết quả pháp y. Các chuyên gia pháp y đã đưa ra được những bằng chứng chống lại Charles. Trên chiếc chăn màu xanh trong xe của Charles, cảnh sát tìm thấy 6 sợi tóc của William và 3 sợi lông bộ phận sinh dục là của Charles. Ngoài ra, chiếc áo màu vàng cũng được tìm thấy ở xe của nghi phạm này, tóc của Charles cũng ở gần một vết thương trên mặt của Shirley Williams.

Bản án gây phẫn nộ

Tuy nhiên, sau rất nhiều những tranh cãi, văn phòng công tố viên quyết định chỉ truy tố Charles liên quan đến vụ giết hại Shirley Williams do vụ giết hại hai nạn nhân khác là Mary Pratt và Susan Peterson không đủ bằng chứng thuyết phục.

Sau nhiều ngày xét xử, ngày 18/12, tòa án đã đưa ra phán quyết cuối cùng của mình, Charles Albright bị kết tội gây ra cái chết của Shirley Williams và nhận bản án chung thân. Bản án này đã vấp phải không ít sự phẫn nộ từ người dân và đặc biệt là gia đình nạn nhân. Những người có mặt tại phiên tòa liên tục hét lên và yêu cầu bản án tử hình cho hung thủ.

Dù vậy, luật sư của Charles vẫn muốn giúp thân chủ của mình kháng cáo đến cùng và giúp hắn sớm được ra tù. Luật sư của Charles cho rằng việc kết tội như vậy là thiếu bằng chứng. Tòa án đã sai lầm khi không thực hiện một buổi điều trần riêng trước phiên tòa. Năm 1994, tòa án Texas đã mở phiên phúc thẩm và tuyên y bản án cũ đối với Charles.

Từ đó, câu chuyện về Charles Albright, một kẻ giết người man rợ bị ám ảnh bởi những đôi mắt với vỏ bọc của một kẻ có học cùng tấm bằng thạc sĩ đã không ít lần xuất hiện trong những cuốn sách nói về những vụ giết người hàng loạt. Và kể từ khi Charles Albright bị giam giữ, thành phố Dallas không bao giờ còn xảy ra những vụ án kinh khủng tương tự như vậy.
 
Chương 117: Tên sát nhân có mùi cơ thể kinh dị(p1)


Người đàn ông cùng đứa con trai bí ẩn

Sáng ngày 8/1/1975, một người đàn ông cùng đứa con trai 13 tuổi của mình bắt xe buýt đến New York. Từ đó, họ đi đến Fort Lee, New Jersey, lang thang một lúc rồi tới thị trấn Leonia gần đó.

Leonia là một thị trấn nhỏ nên hầu như tất cả người dân đều quen biết nhau. Vì vậy, bất kỳ ai là người lạ tới đây, họ đều lập tức sẽ nhận ra. Salvatore Tufo, một nhân viên đưa thư khi đang làm công việc của mình đã nhìn thấy người đàn ông dắt theo một cậu bé vừa đi bộ dọc theo tuyến đường chính của thị trấn vào lúc 11h. Lucy Bevacqua, một người dân địa phương khác, đã thấy hai người này vào lúc 12h05 từ cửa sổ nhà mình ở đại lộ Glenwood, trong khi nói chuyện điện thoại.

Mười phút sau, Lucy rời khỏi nhà. Người đàn ông và cậu bé vẫn đang đi quanh khu vực đó. 15h20, Lucy trở về nhà. Ngay sau đó, cô đi ra ngoài kiểm tra hộp thư ngay trước cửa. Khi nhìn sang bên kia đường, cô bỗng giật mình khi người hàng xóm của mình, Edwina Romaine, đang hốt hoảng chạy ra khỏi nhà, miệng la hét không ngừng.

Khi Lucy đến gần, cô nghe thấy Edwina bập bẹ điều gì đó về một vụ giết người và nhắc hai từ “súng”, “tầng hầm”. Nói rồi, Romaine ngã gục xuống đường ngất đi, chân vẫn còn bị trói. Lucy vội chạy về nhà và gọi cảnh sát.

Trung sĩ Robert MacDougall cùng đồng nghiệp có mặt khi Romaine vẫn nằm gục trên đường, chân bị trói. MacDougall liền tiến lại gần hơn. Romaine từ từ mở mắt và khóc nức nở. Theo Romaine, những kẻ đột nhập vào nhà cô có mang súng và dao. Romaine nghĩ chắc chắn đã có ai đó bị giết thậm chí có khi cả gia đình cô đã bị chết.

Hiện trường lộn xộn

MacDougall tháo sợi dây buộc ở chân Romaine, sau đó tìm cách tiếp cận vào ngôi nhà qua lối cửa sau. Cửa đã được mở sẵn, MacDougall dễ dàng vào được bên trong. Anh đi dọc theo hành lang dẫn đến bếp, rồi đến phòng khách. Điện trong nhà đã bị tắt hết nhưng MacDougall vẫn nhận thấy sự lộn xộn của các đồ vật. Trên sàn nhà, có vài sợi dây giống như loại dây hung thủ buộc chân Romaine.

Ngay khi bước chân lên cầu thang, MacDougall nhìn thấy phía sau chiếc ghế dài trong phòng khách, một người phụ nữ khác chân bị trói. Cô đang hoảng loạn và không thể nói thành tiếng. Khi MacDougall gặng hỏi, người này chỉ tay lên phía tầng trên. MacDougall hiểu được có điều gì đó rất khủng khiếp đã xảy ra phía trên. Anh cởi trói cho người ấy và đưa cô ấy ra ngoài trước khi bước lên cầu thang.

Bước vào phòng ngủ lớn, MacDougall phát hiện có ba người, hai người phụ nữ và một cậu bé trong phòng, cả ba không mảnh vải che thân. Một người phụ nữ nằm trên sàn, hai tay bị trói, băng dính trên miệng. Người phụ nữ còn lại và một cậu bé bị trói cùng nhau trên giường, miệng cũng dính băng dính. Cả ba người còn sống.

MacDougall rời khỏi phòng, theo lời họ anh cùng đồng nghiệp men theo cầu thang tối tới căn phòng phía bên dưới. Khi đèn tầng hầm được bật lên, họ thấy một người phụ nữ luống tuổi mặc váy trắng, tay chân bị trói nằm gục bên tường. Người này đã chết, trên quần áo nhiều vết máu, một vết rạch dài trên cổ.

Phía gần lò sưởi, một người đàn ông bị trói nằm sấp và cũng vẫn còn sống. Khi được tháo băng dính trên miệng, người này cho biết mình là Frank Welby, khách của gia đình.

Khi các nạn nhân đã được đưa ra khỏi ngôi nhà, cảnh sát bắt đầu thu thập lời khai. Họ cho biết hung thủ chính là gã đàn ông đi cùng một cậu bé và họ hoàn toàn không biết đó là ai. Tuy nhiên, cảnh sát không thể hiểu đươc bằng cách nào mà bảy người trong một gia đình lại có thể bị khống chế bởi một gã đàn ông cùng đứa con trai nhỏ.

Gã bán hàng đáng ngờ

Bốn giờ trước khi cuộc tấc công kinh hoàng xảy ra, Didi Romaine Wiseman 28 tuổi cùng Robert - cậu con trai 4 tuổi tới thăm cha mẹ mình là ông bà Edwinna và DeWitt Romaine. Didi là con cả trong ba người con của gia đình Romaine. Hai em gái của cô là cặp song sinh 21 tuổi - Randi và Retta, vẫn sống cùng cha mẹ.

Cha cô vừa phục hồi sau cuộc phẫu thuật tim, vẫn đang phải nằm trong bệnh viện và được Randi chăm sóc. Didi đã dành cả buổi để chăm sóc bà ngoại 90 tuổi ốm yếu của mình trong khi mẹ, Retta và bạn trai là Frank Welby đi ra ngoài.

Gần trưa, Wendy - cô con gái bảy tuổi của Didi từ trường trở về ăn trưa và 12h45, Didi lái xe đưa cô bé quay lại trường. Lúc này, cô nhìn thấy một người đàn ông lạ mặt da ngăm đen, tóc xoăn dắt một cậu bé gầy gò với mái tóc dài, đi chân đất gần khu vực nhà mình. Họ cũng chú ý đến cô.

Trở về ngay sau đó, Didi tiếp tục dọn dẹp nhà cửa. Khi đang lau cửa sổ, Didi nhìn thấy người đàn ông và cậu bé lúc trước đang đến gần ngôi nhà của mình và gõ cửa.

Chạy ra mở cửa, Didi bất ngờ ngửi thấy một thứ mùi vô cùng khó chịu phát ra từ cơ thể người này nhưng không thể nhận ra đó là mùi gì. Người đàn ông tự giới thiệu mình là John Hancock, nhân viên bán hàng rồi hỏi có ai khác đang ở trong nhà hay không. Cảm giác không chút thiện cảm, Didi liền bảo họ đi. Vừa dứt lời, cô đã bị người đàn ông khống chế bằng 1 khẩu súng ngắn, đẩy Didi vào trong. Cậu bé đi cùng chỉ đứng quan sát.

Cuộc vật lộn kinh hoàng

Đúng lúc này, cậu bé Robert bước ra và khi thấy mẹ mình đang vật lộn với một người lạ, cậu bắt đầu hét lên. Gã đàn ông liền chĩa khẩu súng vào Robert. “Đây là một vụ cướp”, gã vừa nói vừa túm tóc Didi. “Hãy làm như tôi nói nếu cô muốn sống”.

Sau đó tên cướp đặt khẩu súng vào túi, rút ra một con dao dài và hỏi xem có ai khác trong nhà hay không. Sau khi Didi nói về bà ngoại tàn tật của mình, hắn liền đẩy cô lên cầu thang kiểm tra và tỏ vẻ hài lòng.

Hai mẹ con Didi và Bobby bị nhốt vào phòng ngủ, bị ép cởi bỏ quần áo và trói cùng nhau trên giường. Cả hai đều run rẩy và bị dính băng dính trên miệng để không thể kêu khóc. Sau đó, tên cướp tháo đồ trang sức trên người cô và trói hai tay lại.

Ngay sau đó, chuông cửa reo. Đó là Randi vừa từ bệnh viện về nhà. Didi hi vọng hai kẻ đột nhập sẽ sợ hãi và rời khỏi đây. Tuy nhiên, những gì diễn ra sau đó ngược lại hoàn toàn.

Em gái Didi trở về từ bệnh viện, ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông lạ ra mở cửa cho mình. Hắn tỏ ra khá bình tĩnh và tự nhiên. Khi chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra, Randi bất ngờ bị hắn túm lấy, khống chế bằng dao. Hắn ép cô lên tầng, nhốt chung cùng với Didi và Bobby. Randi cũng bị ép cởi bỏ quần áo và bị dính băng dính trên miệng. Khi hắn đòi tiền, cô liền đưa ra tờ 5 USD.

Không lâu sau, khi cậu bé đi cùng lục soát toàn bộ căn phòng để lấy những món đồ có giá trị thì tiếng chuông cửa lại kêu lên. Bà Romaine trở về nhà cùng lúc với Retta và Frank. Nhìn thấy người lạ trong nhà mình với khẩu súng, bà Romaine sợ hãi tới mức ngất ngay tại chỗ. Chân bà cũng bị trói lại ngay sau đó.

Retta bị khống chế, nằm úp xuống sàn nhà, cậu bé đi cùng trói chân cô trong khi hắn khống chế Frank. Frank dẫn hắn xuống căn phòng nhỏ phía dưới, nơi bà ngoại Didi nằm. Frank nằm sấp bên cạnh lò sưởi, bị trói chân, miệng bịt bằng dính. Chiếc đồng hồ anh đang đeo bị lột bỏ.

Bà ngoại Didi kêu lên nhưng không nghe rõ tiếng, bà dường như đang cố gắng để làm một điều gì đó. Kẻ lạ mặt thấy vậy liền thẳng tay sát hại bà mà không cần suy nghĩ quá lâu.

Đúng lúc này, bà Romaine tỉnh dậy và hoảng loạn khi nghĩ rằng các thành viên trong gia đình đã bị giết. Cố gắng nởi lỏng chiếc dây buộc ở chân, bà lao ra cửa, miệng không ngừng la hét cho đến khi người hàng xóm nghe tiếng.

Thấy vậy, tên cướp vội kéo theo cậu con trai rời khỏi căn nhà qua lối cửa sau cùng với tiền và những đồ có giá trị vừa lấy được.
 
Chương 118: Tên sát nhân có mùi cơ thể kinh dị(p2)


Cảnh sát vào cuộc

Tại hiện trường vụ án trong ngôi nhà của gia đình Romaine, thám tử Robert Roseman gần như kiểm tra mọi ngóc ngách, cố gắng không bỏ sót bất kỳ bằng chứng nào liên quan tới hung thủ dù là nhỏ nhất. Hung thủ đã lấy đi rất nhiều thứ giá trị và để lại vết chân dính đầy máu trên sàn, nhiều đoạn dây dùng để trói tay chân các nạn nhân và một cuộn băng dính có dính một vài sợi tóc.

Dọc theo con đường từ nhà Romaine đến điểm đón xe, cảnh sát tìm thấy một con dao dính máu, một khẩu súng cỡ nòng 0.32 bị vứt lại trong bụi cây ven đường. Những người trong gia đình Romaine nhận ra đó là khẩu súng kẻ lạ mặt dùng để khống chế họ.

Thời điểm hung thủ vừa bỏ đi, tại một nơi cách không xa ngôi nhà của gia đình Romaine, một người phụ nữ khi đang đi dạo đã nhìn thấy một người đàn ông và một cậu bé chạy xuống dưới ngọn đồi, dáng vẻ vội vã. Người đàn ông cởi chiếc áo của mình vứt xuống đất, trên chiếc áo có dính máu. Sau khi biết thông tin về vụ đột nhập, cô đã liên hệ báo với cảnh sát vì cho rằng hai người này chính là hung thủ.

Rất nhiều bằng chứng liên quan được tìm thấy tại hiện trường, nhưng cảnh sát vẫn chưa thể tìm ra hung thủ. Lật giở hồ sơ của những vụ án tương tự thời gian gần đây, cảnh sát nhận thấy hai người này rất có thể cũng là hung thủ của các vụ trộm cắp trước đó, miêu tả của những người trong gia đình Romaine về hung thủ giống với miêu tả hai kẻ đã từng phạm tội ở New Jersey, Maryland và một vài thị trấn ở Pennsylvania.

Chiếc áo có mùi đặc biệt

Con dao và khẩu súng tìm được không đủ thông tin để có thể tìm ra chủ nhân của nó. Lúc này, chỉ còn lại chiếc áo sơ mi mà hung thủ vứt lại. Kiểm tra chiếc áo, cảnh sát tìm thấy nhãn sản xuất ở Philadelphia, trong túi có tờ giấy ghi địa chỉ một tiệm giặt là.

Sau khi xác minh tờ giấy ghi địa chỉ tiệm giặt, cảnh sát biết được chủ nhân chiếc áo là Kalinger. Nhưng cái tên này không có trong hồ sơ quản lý của cảnh sát Philadelohia và New York.

Thám tử Roseman quyết định điều tra theo thông tin có được từ nhãn mác của chiếc áo. Roseman mang chiếc áo tới Philadelphia, sau một thời gian tìm hiểu, anh phát hiện công ty sản xuất loại áo này chỉ phân phối cho cửa hàng Berg Brothers.

Roseman hi vọng nhân viên bán hàng tại cửa hàng Berg Brothers có thể giúp anh cung cấp thông tin về một người đàn ông da ngăm đen, có mùi khó chịu như mô tả của nạn nhân trong danh sách khách hàng. Tuy nhiên, Roseman đã thất bại..

Xác định chiếc áo được mua ở đấy, Roseman nghĩ chủ nhân của nó sống tại đây hoặc vùng lân cận. Anh đã dành nhiều thời gian để tìm cái tên Kalinger trong cuốn danh bạ điện thoại, Roseman gọi điện cho cảnh sát trong khu vực để xác định lại thông tin về Kalinger trong hồ sơ quản lý của họ. Anh phát hiện ra một điều thú vị rằng, trong hồ sơ có một nghi phạm tên là Kallinger, không phải Kalinger.

Với cái tên mới này, Roseman đã đến cửa hàng giặt và đưa ra bức ảnh của nghi phạm. Chủ cửa hàng xác nhận đây chính là vị khách của mình. Ông cũng nhận ra mùi khó chịu từ chiếc áo được mang tới. Đó là mùi hóa chất được sử dụng trong việc đóng giày. Ông cho biết người đàn ông đã mang chiếc áo đến sống ở Kensington, phía đông bắc Philadelphia. Kallinger có một cửa hàng đóng giày dép tại đây.

Nghi phạm sa lưới

Sau khi lấy thông tin từ phía người chủ tiệm giặt là, cảnh sát đã ngay lập tức đến nhà Kallinger. Hàng xóm xung quanh xác nhận Kallinger có rất nhiều những đặc điểm ngoại hình như miêu tả của các nạn nhân. Cậu bé đi cùng hắn trong các vụ án là một trong hai cậu con trai còn ít tuổi. Lúc này, cảnh sát gần như chắc chắn Kallinger là hung thủ mà họ đang truy lùng.

Kallinger có hai vợ và bảy người con. Hiện tại, nghi phạm này đang sống với người vợ thứ hai cùng năm cậu con trai nhỏ. Cảnh sát địa phương cho biết Kallinger từng bị buộc tội liên lạm dụng trẻ em và có lần phải ra tòa. Tuy nhiên, hắn được chuẩn đoán rối loạn thần kinh, mất trí nhớ tạm thời, dấu hiện của bệnh tâm thần phân liệt nên thoát án và được cảnh sát địa phương giám sát.

Đúng lúc này, theo thông tin từ cảnh sát Philadelphia, hai cha con nhà Killinger rất có thể cũng là hung thủ đã đột nhập vào một gia đình ở Susquehanna vào ngày 12/3/2974, khống chế, làm bị thương bốn người phụ nữ có mặt tại nhà, lấy đi 20.000 USD tiền mặt và đồ trang sức...

Cuối cùng, cảnh sát đã có đủ bằng chứng để khởi tố vụ án. Joseph Kallinger và cậu con trai 12 tuổi bị bắt ngay tại nhà.

Khi cảnh sát đến, Killinger tỏ ra rất bình tĩnh, gọi điện cho luật sư của mình. Hắn nói với cảnh sát sẽ không cung cấp bất kỳ thông tin gì cho đến khi luật sư của hắn đến. Điều duy nhất hắn nói đó là hắn vô tội.

Elizabeth, vợ Kallinger không tin vào những thông tin cảnh sát cung cấp. Bà cho rằng đã quá nhiều bi kịch xảy đến với gia đình bà: con trai vừa mất một năm trước, em gái cũng mất không lâu sau đó vì bệnh tật, mẹ đẻ hiện đang phải phẫu thuật, và bây giờ là chồng và con đối diện với pháp luật. Không chỉ có vợ của Kallinger, những người hàng xóm xung quanh cũng chung nhận xét này. Tất cả đều khẳng định có lẽ đã có sự nhầm lẫn gì đó bởi Kallinger không thể là kẻ giết người.

Những bằng chứng không thể chối cãi

Cảnh sát đã lục soát nhà Kallinger và nhà mẹ đẻ của hắn ngay bên cạnh. Họ thu được nhiều đồ có giá trị, trong đó có cả những đồ trang sức được thông báo mất cắp trong một số vụ trộm cắp gần đây. Ngoài ra, dấu vân tay của cả hai cha con trùng với những dấu vân tay được tìm thấy tại hiện trường một số vụ án. Một điều trùng hợp, những vụ án có liên quan đến cha con nhà Kallinger đều xảy ra vào những hôm cậu bé nghỉ học. Khi các nhân viên điều tra hỏi cậu bé đã làm gì vào những ngày nghỉ học. Cậu bé đã không trả lời được. Đây chính là bằng chứng buộc tội cha con Kallinger.

Quá trình điều tra kéo dài nhiều tháng, đủ cho các nhân viên điều tra nhận ra rằng Kallinger là một kẻ hoang tưởng. Hắn luôn nói rằng Chúa đã tạo ra hắn, giao cho hắn một sứ mệnh đặc biệt, hắn xuất hiện để giúp mọi người khai sáng bộ não của họ.

Kallinger đã được giám định tâm thần trước khi bị đem ra xét xử. Tiến sĩ tâm thần John Hume đã kết luận Kallinger mắc chứng rối loạn nhân cách chứ không phải là rối loạn tâm thần. Kallinger hoàn toàn có thể nhận biết đúng sai nên phải chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình.

Ngày 8/9/1975, Kallinger bị đưa ra xét xử. Hắn bị buộc tội liên quan đến nhiều vụ trộm cắp, hiếp dâm, giết người. Có bốn nạn nhân xuất hiện tại phiên tòa xác nhận Kallinger là kẻ đã tấn công họ.

Theo các chuyên gia tâm lý, quá khứ đen tối mà người đàn ông này từng trải qua có thể đã góp phần hình thành nên nhân cách bất thường của Kallinger.
 
Chương 119: Tên sát nhân có mùi cơ thể kinh dị(p3)


Tuổi thơ khắc nghiệt

Joseph Kallinger sinh ngày 11/12/1936 tại thành phố Philadelphia nhưng vào thời điểm vừa tròn 1 tuổi, bước ngoặt lớn nhất cuộc đời cậu bé Kallinger đã xảy ra, sau khi cha cậu bỏ rơi hai mẹ con. Người mẹ không có khả năng nuôi con đã buộc phải gửi Kallinger vào trại trẻ mồ côi.

Ngày 15/10/1939, hai vợ chồng người Áo nhập cư là Stephen và Anna Kallinger đã nhận nuôi Joseph Kallinger. Tuy nhiên, những tháng ngày sau đó của Kallinger cũng chẳng khá hơn. Tuổi thơ của cậu trôi qua trong đòn roi và bị lạm dụng nghiêm trọng. Các hình phạt mà Kallinger thường xuyên phải chịu đựng là quỳ trên những hòn đá lởm chởm, bị nhốt trong tủ quần áo, buộc phải ăn phân, bị đánh bằng búa hay thắt lưng và bị bỏ đói…

Tuy nhiên, bi kịch vẫn chưa dừng lại ở đó. Khi Kallinger chín tuổi, cậu còn bị tấn công tình dục bởi người hàng xóm. Điều này đã khiến tâm lý của một đứa trẻ bị tổn thương nặng nề.

Sống trong môi trường như vậy nên ngay từ khi còn nhỏ, Kallinger đã thể hiện sự nổi loạn, luôn chống đối lại giáo viên và cha mẹ nuôi của mình. Những hình phạt cũng vì thế mà trở nên khắc nghiệt hơn. Như nhiều đứa trẻ khác, Kallinger cũng có mơ ước là được trở thành một nhà viết kịch. Tuy nhiên, ước mơ này đã sớm phải từ bỏ khi Kallinger bỏ học.

Kallinger kết hôn với người vợ đầu cũng là bạn học cũ khi chỉ mới 17 tuổi và có hai đứa con. Mối quan hệ đầy sóng gió với những trận bạo lực gia đình đã dẫn tới việc người vợ phải bỏ đi vào tháng 9/1956. Một năm sau, Joseph nhập viện vì những tổn thương não, các xét nghiệm chỉ cho thấy người đàn ông này mắc "rối loạn tâm lý."

Kallinger tái hôn năm 1958, sau khi được xuất viện và có năm đứa con với người vợ thứ hai. Tuy vậy, lần này cũng chẳng khá hơn. Kallinger thường xuyên ngược đãi vợ con và thường áp dụng những hình phạt tương tự như cách mà Kallinger phải chịu từ cha mẹ nuôi.

Hai cha con tội phạm

Vào ngày 23/1/1972, Joseph Kallinger đã trừng phạt cô con gái lớn của mình do tự ý trốn đi chơi bằng một chiếc bàn ủi nóng khiến cô bé bị bỏng nặng. Bị bắt một tuần sau đó, Kallinger phải trải qua 60 ngày kiểm tra tâm lý. Khi ở trong tù, bài kiểm tra IQ của Kallinger chỉ đạt 82 điểm. Người đàn ông này được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng.

Cuối cùng các bác sĩ kết luận Kallinger không đủ năng lực nhận thức để xét xử. Bản án dành cho người cha này là bốn năm quản chế và buộc phải điều trị tâm thần.

Trong suốt thập kỷ tiếp theo, Kallinger dành gần như hầu hết thời gian ra vào các viện tâm thần, khi thì cố gắng tự tử, lúc thì định đốt nhà mình tới ba lần.

Ngày 26/6/1974, Kallinger tâm sự với Michael, đứa con trai 13 tuổi của mình về một sự thôi thúc giết người từ bên trong. Trước sự ngạc nhiên của chính cha mình, Michael đáp lại một cách nhiệt tình: “Hãy làm đi, bố!”. Và rồi 11 ngày sau, Kallinger với sự hỗ trợ đắc lực của con trai, đã sát hại Jose Collazo, một thanh niên người Puerto Rico, ở Philadelphia.

Bắt đầu từ đây, Kallinger và con trai 13 tuổi Michael ngày càng dấn sâu vào những phi vụ phạm tội kéo dài ở thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania), Baltimore (bang Maryland) và bang New Jersey. Trong sáu tuần tiếp theo, cả hai đã tấn công vào bốn gia đình và sát hại ba người chỉ với một chiêu thức giả làm nhân viên bán hàng để tiếp cận “con mồi”. Việc dễ dàng qua mặt cảnh sát khiến Kallingerm tiếp tục thực hiện các tội ác khác cho tới khi bị bắt giữ sau vụ tấn công vào gia đình Romaine.

Với tiền sử tâm thần, Joseph Kallinger tin rằng lần này, hắn sẽ tiếp tục thoát tội.

Phiên tòa đầy phẫn nộ

Tại phiên tòa xét xử Kallinger, rất nhiều bằng chứng đã được đưa ra khẳng định Kallinger là hung thủ gây nên những vụ trộm cắp, giết người. Tuy nhiên, với những bằng chứng tâm thần trước đó, phía luật sư biện hộ cho rằng thân chủ của mình là người không bình thường về tâm lý và theo luật thì không thể buộc tội một người mà không kiểm soát được hành vi như Kallinger.

Đề nghị này đã khiến nhiều người có mặt tại phiên tòa cảm thấy phẫn nộ. Lúc này, các công tố viên lại đưa ra những bằng chứng minh Kallinger không chỉ là một người hoàn toàn bình thường, nhận thức được mọi chuyện mà còn là tên tội phạm ranh ma, biết tận dụng thời cơ và có sự tính toán để có thể qua mặt cảnh sát.

Kallinger là người đàn ông trụ cột của gia đình, lo tất cả các khoản chi tiêu cho gia đình, quản lý khá tốt cửa hàng đóng giày của mình. Hàng xóm cũng cho biết nhiều năm tiếp xúc với Kallinger nhưng họ cũng không nhận thấy điều gì bất thường ở người đàn ông này. Theo các chuyên gia, vấn đề tâm lý không ảnh hưởng gì đến việc gây án của Kallinger.

Bồi thẩm đoàn đã mất hơn một giờ đồng hồ để cân nhắc mọi chứng cứ và đưa ra phán quyết. Cuối cùng, tất cả đều thống nhất rằng vấn đề tâm lý không ảnh hưởng đến việc gây án của Kallinger. Phía luật sư của Kallinger có 7 ngày để kháng cáo.

Kẻ “tâm thần” khôn ngoan

Trong phiên tòa tiếp đó, phía luật sư của Kallinger đã thay đổi chiến thuật khi thừa nhận những bằng chứng buộc tội Kallinger. Tuy nhiên, theo luật sư, cần xem xét hoàn cảnh gia đình của Kallinger trước khi định tội hắn. Cái chết của cậu con trai một năm trước, mẹ hắn qua đời hai tuần sau khi hắn bị bắt, con gái xác định mắc bệnh hiểm nghèo…tất cả những điều này đã khiến Kallinger bị ảnh hưởng rất nhiều về tâm lý.

Mặc dù vậy, bồi thẩm đoàn cho hay những điều này không thể biện minh cho những hành vi độc ác lặp đi lặp lại của Kallinger. Ngoài ra, hắn còn lôi kéo cậu con trai mới 13 tuổi của mình vào tội ác. Kallinger bị coi là một kẻ bạo lực và nguy hiểm, bản án dành cho hắn có thể từ 30 đến 80 năm tù giam.

Trong thời gian chờ bị dẫn độ, Kallinger đã có những hành động kì quặc hơn nữa như muốn chứng minh hắn thực sự có vấn đề về tâm thần. Tuy nhiên, những việc làm của Kallinger được giám sát hằng ngày bởi các bác sĩ tâm thần, họ kết luận Kallinger đã cố làm vậy.

Ngoài ra, sự tính toán khôn ngoan của Kallinger còn thể hiện ở việc đã gửi thư cho Giáo sư Flora Chreiber, lúc ấy đang là giảng viên tiếng Anh, đồng thời là người phát ngôn của sở tư pháp Manhattan.

Mặc dù không có kỹ năng trong việc phân tích những vấn đề liên quan đến chứng rối loạn tâm thần nhưng bà Flora đã có một cuốn sách nhắc nhiều đến vấn đề này và mục đích của Kallinger là “nhờ” bà Flora tuyên truyền thông tin bệnh tình của hắn cho truyền thông.

Trong phiên tòa xét xử cuối cùng vào ngày 13/10/1976, Kallinger vẫn một mực không nhận tội nhưng sau hơn hai giờ bàn bạc căng thẳng, đoàn bồi thẩm đã tuyên Kallinger có tội. Ngày hôm sau, tòa tuyên án chung thân đối với Kallinger.

Trong quá trình bị giam giữ, Kallinger làm công việc sửa chữa những đôi giày của nhân viên nhà tù. Người đàn ông này cũng từng nhiều lần cố gắng phóng hỏa đốt phòng giam nhưng không thành. Năm 1986, Kallinger qua đời do bệnh tật, kết thúc cuộc đời của một tên tội phạm gây nhiều tranh cãi.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Đang hoạt động
Không có thành viên nào
Back
Top Bottom