Cập nhật mới

Dịch Full Mối Thù Tơ Lụa

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Mối Thù Tơ Lụa

Mối Thù Tơ Lụa
Tác giả: Victoria Holt
Tình trạng: Đã hoàn thành




Nguyên bản tiếng Anh: THE SILK VENDETTA
Thể loại: Lãng mạn, hồi hộp

Eleanor Alice Burford Hibbert (1906 - 1993)

Các bút danh của bà:

Jean Plaidy, Eleanor Burford, Philippa Carr, Elbur Ford, Victoria Holt, Kathleen Kellow, Anna Percival, Ellalice Tate

Victoria Holt là một trong rất nhiều bút danh của tiểu thuyết gia nổi tiếng người Anh, Eleanor Alice Burford Hibbert (1906 – 1993). Bà là tác giả của hơn 200 tiểu thuyết nổi tiếng thế giới. Mặc dầu 1 số nhà phê bình cho rằng tác phẩm của bà là những tiểu thuyết phi thực tế, nhiều nhà phê bình văn học khác lại đánh giá bà là một nhà văn tài năng. Trong các tác phẩm của mình, bà đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về lịch sử, văn hoá và đời sống tâm hồn con người. Nhiều hình tượng nhân vật nữ rất đẹp, rất điển hình của bà đã làm nên tên tuổi, sự nghiệp của một Hibbert được mệnh danh là “Nữ Hoàng của tiểu thuyết tình cảm – gay cấn”, giúp bà nhận được sự hâm mộ của hàng triệu bạn đọc trên thế giới. Sách của bà được dịch ra trên 20 thứ tiếng.

Hibbert viết truyện từ lúc còn rất trẻ nhưng mãi đến năm 1947, tác phẩm đầu tay của bà mới ra mắt bạn đọc, Bên kia dãy núi xanh là cuốn đầu tiên trong số 90 tiểu thuyết tình cảm - lịch sử (Historical novel) bà viết dưới cái tên Jean Plaidy. Tuy vậy, phải đợi đến lúc Hibbert lọt vào mắt xanh của một ông bầu văn chương người Mỹ, người cho rằng bà có đầy đủ các tố chất để trở thành một trong những tiểu thuyết gia ăn khách nhất của thế kỷ 20 thì sự nghiệp văn chương của bà mới phát triển đến đỉnh cao. Kể từ đấy, dưới cái tên Victoria Holt, bà tập trung vào thể loại tiểu thuyết tình cảm trong đó các yếu tố lãng mạn kết hợp với các tình huống gây cấn theo phong cách Gothic, rất hợp với việc khai thác những bí mật đen tối trong lịch sử cũng như trong đời sống con người. Cuốn Người tình của Mellyn xuất bản năm 1960 là cuốn đầu tiên trong 32 cuốn viết theo phong cách này. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng bà viết trước lúc qua đời là Viên ngọc đen (The Black Opal).

Hibbert hoàn toàn giữ bí mật về ngày sinh và những biến cố trong đời, vì thế người đời không được biết nhiều về cá tính và cuộc đời bà, trừ một điểm bà là một trong số ít nữ sĩ có nhiều đầu sách bán chạy nhất và trong cuộc đời hữu hạn của mình đã viết gần 200 tiểu thuyết lớn nhỏ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1: Ngôi nhà tơ lụa


Từ khi có đôi chút hiểu biết, tôi đã cảm thấy rằng có một cái gì đó thật sự bí ẩn về sự có mặt của tôi ở ngôi nhà tơ lụa. Tôi không thuộc về nó, tuy vẫn tôi vẫn cảm thấy một sợi dây gắn bó khăng khít giữa tôi với nơi này. Với tôi, nó bao giờ cũng chứa đựng bao điều kỳ diệu; tôi thường có những giấc mộng về tất cả những gì đã xảy ra ở đây và về tất cả những người đã sống ở đây hàng thế kỷ.

Tất nhiên, phần nào đó nó đã thay đổi kể từ những ngày xa xưa ấy. Nó đã thay da đổi thịt kể từ ngày tổ tiên của ngài Francis đã mua nó cách đây hơn một trăm năm. Dòng họ Sallongers đã biến cải nó từ những ngày đầu tiên, và ngài Francis đã đổi tên nó thành “Ngôi nhà Tơ lụa”, một cái tên chẳng thích hợp chút nào mặc dù không phải là không có lý do. Tôi đã từng xem văn tự cũ của ngôi nhà, chính Philip Sallonger đã cho tôi xem vì chúng tôi cùng rất mực quan tâm đến nó. Trong mớ văn tự cũ, nơi này có tên Nhà đi săn của Vua. Nhưng vua nào, tôi thường tự hỏi: Rufus độc ác đi săn qua nơi này chăng? Hay chính là vua William Đệ nhất người được mệnh danh là William - Người chinh phục? Người Norman yêu những cánh rừng của họ và say sưa với các cuộc đi săn. Nhưng có lẽ thời ấy còn chưa có tòa nhà này.

Đây, tòa nhà sừng sững mọc lên đầy tự hào như thể rừng cây cũng vui lòng lùi bước để nhường chỗ cho nó. Có những khu vườn chắc là được hình thành từ thời Tudor. Chính bức tường bao bằng gạch đỏ là bằng chứng thời gian, nó ôm gọn trong lòng những luống cỏ thơm trong quanh hồ với bức tượng thần Hermes sừng sững phía trên như sẵn sàng cho một cuộc giao tranh.

Rừng xanh vây bọc tòa nhà và từ những khung cửa sổ trên cùng, người ta có thể nhìn thấy những thân cây đại thụ - sồi, trắc bá, dái ngựa - tất cả mới mơn mởn làm sao vào mùa xuân, sum suê đầy nhựa sống vào mùa hè và rực rỡ vào mùa thu với những chiếc lá lốm đốm đủ màu chợt lìa cành làm thành tấm thảm tuyết đẹp dưới chân chúng tôi; mà lũ trẻ con thì chỉ thích đạp lên lá vàng rơi để nghe tiếng lá khô vỡ vụng dưới bàn chân. Nhưng rừng cây cũng không kém đẹp vàp màu đông khi thời tiết giá lạnh vặt trụi hết lá trên cành, các cây đại thụ chỉ còn trơ những cánh tay gầy guộc, mốc thếch đâm thẳng lên bầu trời xám xịt bão tố.

Đó là một tòa nhà đồ sộ, vậy mà nó còn được mở mang thêm khi gia đình Sallonger dọn đến đây. họ coi nơi này như một ngôi nhà nghỉ mát. họ cũng có cả một tòa biệt thự ở London và ngài Francis hầu như chỉ ở thành phố, còn khi nào ông không ở đấy thì tức là ông đang rong ruồi khắp đất nước bởi vì ngoài cơ sở chính của ông ở Spitalfields ông còn nhiều nhà máy ở Macclesfields và nhiều vùng nữa trên nước Anh. Ôn nội của ngài Francis đã được nhận tước Hiệp sĩ bởi vì ông là một trong những nhà sản xuất tơ lụa lớn nhất nước Anh và như thế là một vốn quý của quốc gia.

Phái nữ trong nhà không tham dự vào việc làm ăn trong gia đình. Lụa là, gấm vóc là cái gì quan trọng hơn bất cứ điều gì khác trên đời này đối với ngài Francis. Người ta hy vọng là Charles và Philip cũng sẽ như thế khi họ đến tuổi tham gia vào công việc của người cha trong việc tạo ra một thứ sản phẩm đẹp đẽ làm đẹp cho con người. Thế là với lòng yêu mến của cả dòng họ với loại sản phẩm đã làm cho họ đã giàu lại ngày càng giàu thêm và với một sự thờ ơ hoàn toàn đối với lịch sử, cái tên Ngôi nhà Tơ lụa đã được đóng lên trên chiếc cổng ra vào cổ kính với những con chữ màu vàng khổng lồ.

Tôi không hề nhớ là có bất cứ nơi nào khác đã là nhà của tôi Ngoại trừ Nhà Tơ lụa. Tôi phát hiện ra địa vị lạ lùng của mình trong ngôi nhà này và tôi lấy làm ngạc nhiên tại sao tôi không đặt câu hỏi về điều này sớm hơn. Tôi cho là trẻ con lấy mọi vật xung quanh làm vật bảo đảm. Hẳn là thế rồi. Chúng chẳng biết cái gì khác ngoài những vật xung quanh.

Tôi lớn lên ở đây cùng với Charles, Philip, Julia và Cassandra tên thường gọi là Cassie. Tôi chẳng hề biết rằng tôi cũng giống như một con chim cúc cu sống trong tổ bồ câu. Ngài Francis và phu nhân Sallonger là Papa và Mama của họ; với tôi họ là ngài Francis và phu nhân Sallonger. Ở đây còn có Nanny – nhà độc tài ở khu vực dành cho trẻ - người thường lườm nguýt tôi, đôi môi dẩu ra chỉ để xì ra những âm thanh phê phán, chê tôi. Tôi chỉ được gọi cụt lủn là Lenore – không phải là tiểu thư Lenore gì cả, còn những cô gái kia là tiểu thư Julia, tiểu thư Cassie. Điều này cũng thể hiện rõ ràng trong thái độ của Amy, người hầu gái có nhiệm vụ hầu hạ chúng tôi. Chị ta bao giờ cũng dọn đồ ăn cho tôi sau khi phục vụ những người khác. Tôi chỉ được chơi với những món đồ mà Julia và Cassie đã thải ra, mặc dù vào dịp lễ Giáng sinh đó có thể là một con búp bê hoặc một thứ gì thật đặc biệt đối với tôi. Miss Everton là gia sư thỉnh thoảng cũng nhìn tôi với vẻ mặt khinh khi, hợm hĩnh, cô lấy làm bực tức rằng tôi tiếp thu nhanh hơn Julia và Cassie. Và lúc ấy tôi lập tức bị cản lại.

Ông quản gia Clarkson làm như không có tôi, mà thực ra thì ông ta cũng có thèm quan tâm tới bọn trẻ con đâu. Ông ta là một người tối quan trọng, ngự trị ở nhà dưới cùng với bà đầu bếp Dillon. Họ là xếp sòng của đám gia nhân, nơi các nấc thang tôn ti trật tự còn nghiêm ngặt hơn cả trong nhà chủ. Mỗi một người đầy tớ đều có một địa vị cố định không cho phép anh ta hay chị ta ngoi ra khỏi chỗ đó. Clarkson và bà Dillon giữ cho mọi việc theo đúng phép tắc, cũng nghiêm ngặt như tôi có thể hình dung mọi việc xảy ra trog triều đình của Nữ hoàng Victoria. Tất cả mọi gia nhân đều có vị trí bất di bất dịch trên bàn ăn – Clarkson ngồi chủ tọa ở một đầu bàn và bà Dilon ở đầu bà bên kia. Ngồi bên tay phải bà Dilon là Henry - người hầu bàn. Miss Logan, người hầu hạ phu nhân Sallonger ngồi bên tay phải Clarkson nhưng bà ta thường không ăn ở dưới bếp vì bà ta được phép mang đồ ăn về phòng riêng. Grace, người phục vụ ở phòng khách thì ngồi cạnh Henry, tiếp đó là các cô hầu gái May và Jenny, ngoài ra còn có Amy và Carrie. Khi ngài Francis đến ở Nhà Tơ lụa thì người đánh xe tên là Cobb cũng có mặt bên bàn ăn, nhưng chủ yếu ông ta ở London, nơi ấy ông ta có một gian phòng phụ nối với nhà chính của chủ. Ngoài ra, còn một vài người coi ngựa nhưng đại bản doanh của họ là ở chuồng ngựa vốn cách tòa nhà chính khá xa bởi vì ngoài bầy ngựa, ở đấy còn có một cỗ xe độc mã và một chiếc xe chó. Và tất nhiên cỗ xe sang trọng của ngài Francis cũng là nhà khi ngày đến đây vài ngày.

Đó là khu vực nhà dưới, và ở giữa những cấp bậc thấp nhất và nấc thang cao nhất, cứ như thể bay lên trong cái thế có phần khá chông chênh là cô gia sư Everton. Tôi thường hay nghĩ là cô rất cô độc. Cô dùng bữa trong phòng mình - thức ăn do một trong các cô hầu gái miễn cưỡng mang lên. Tất nhiên, Nanny cũng ăn một mình trog phòng riêng nối liền với phòng trẻ. Ở đây, có một bếp lò nhỏ, bà có thể nấu nướng chút đỉnh những khi bà không thích những món người ta nấu trong nhà bếp. Hình như lúc nào cũng có ánh lửa trong lò bởi vì bà Nanny rất khoái các loại trà.

Tôi thường nghĩ đến Miss Everton, nhất là lúc tôi nhận ra là tôi cũng có một địa vị tương tự.

Julia lớn hơn tôi một tuổi; mấy cậu trai kia lớn hơn hẳn chúng tôi và Charles là con trưởng. Họ dường như đã trưởng thành. Philip thường phớt lờ bọn con gái nhưng Charles thì có thể trêu chọc chúng tôi nếu anh ta nổi cơn muốn quậy chơi. Julia là một cô gái hống hách ngạo mạn, tính tình nóng nảy, đôi khi có thể có những trận bộc phát không thể kiềm chế nổi. Hai chúng tôi thường cãi cọ nhau và khi ấy Nanny có thể can thiệp “Tiểu thư Julia, Lenore! Hai người thôi đi! Cãi cọ chí chóe thế này làm cho thần kinh tôi căng thẳng lắm.” Nanny lúc nào cũng tự hào về đầu óc mình. Một bộ óc bao giờ cũng chỉ nghĩ ra những điều hợp lý! Cassie thì khác cô chị. Cô trẻ nhất trong ba đứa con gái. Tôi nghe nói rằng phu nhân Sallonger đã bị hành hạ đến điều khi mang thai cô và sau đó thì không còn khả năng sinh nở nữa. Đó là một trong các lý do dẫn đến khuyết tật của Cassie. Tôi có nghe bọn đầy tớ thì thào cái gì đó về chuyện “giải phẫu” trong lúc chúng nhìn cô chủ nhỏ với cái kiểu cách làm tôi nghĩ đến những cái kìm kẹp ngón tay mà người ta dùng để tra tấn các tội đồ trong các tòa án dị giáo. Chả là bọn chúng nói đến cái chân phải của Cassie, chẳng hiểu làm sao lại không dài bằng chân trái và làm cho cô có kiểu đi “chấm phẩy”. Cassie bé nhỏ, xanh xao, và rõ ràng là rất “mỏng manh” nhưng bên trong là một tâm hồn đằm thắm, đầy tình thương và khuyết tật ấy không hề vùi dập được cô. Hai chúng tôi yêu quý nhau lắm. Chúng tôi thường cùng nhau đọc sách, thêu thùa. Cả hai đứa đều khéo tay trong chuyện may vá. Tôi nghĩ năng khiếu tôi có được là nhờ cả vào Ngoại.

Ngoại là người quan trọng nhất trong đời tôi. Bà là cuả tôi - điều duy nhất ở chốn này mà tôi thuộc về. Hai bà cháu tôi tách khỏi gia đình lớn kia. Bà thích tôi ăn cơm với những đứa trẻ kia trong khi tôi lại chỉ thích dùng bữa với bà. Ngoại cũng muốn tôi tham gia học cưỡi ngựa với các tiểu thư, thực ra thì bà muốn tôi học tập với chúng. Ngoại là một phần của màn bí mật. Chỉ là Ngoại của tôi, không phải là Ngoại của những đứa khác.

Bà sống ở phần cao nhất trong tòa nhà, trong một căn phòng rộng thênh thang được một trong những người của dòng họ Sallonger xây nên. Phòng có những ô cửa sổ thật lớn, thậm chính cả mái cũng được làm bằng kính để cho ánh sáng càng lọt vào bao nhiêu càng tốt. Ngoại cần nhiều ánh sáng. Trong phòng này bà có để máy dệt, máy khâu và đây cũng là nơi bà miệt mài làm việc hết ngày này qua ngày khác. Bên cạnh máy móc còn có các manơcanh tạc y hệt như người thật, ba kiểu phụ nữ với những kích cỡ khác nhau, thường được khóac lên người những tấm áo đắt tiền và đẽp nhất. Tôi đã đặt tên cho chúng: Emmeline là cô nàng bé nhất; phu nhân Ingleby là người vừa phải, tầm thước; còn công nương Malfi là người to cao hơn cả. Vật liệu ở đây được đưa từ Spitalfields đến. Ngoại thường thiết kế các mẫu mã mới rồi đưa ra công thức cắt may. Tôi không bao giờ quên được mùi của những súc vài này. Chúng có những cái tên thật lạ lẫm mà tôi phải học để nhớ. Có bao nhiêu loại lụa quý, gấm thêu kim tuyến, sa tanh… Tất cả đều óng ả, mịn, trơn và mát rượi rất hợp thời trang. Ngoài ra còn có nhung, lụa sọc dày, đũi… Tôi thường ngồi ở đây, nghe tiếng máy may chạy rù rù, quan sát đôi chân nhỏ của Ngoại miệt mài nhấn trên bàn đạp.

“Cầm cho Ngoại cái kéo, ma petite (con bé bỏng của ta),” bà nói, “Xâu cho bà cái kim. Ái chà bà sẽ xoay xở ra sao đây nếu thiếu trợ thủ tí hon này.” Chỉ thế thôi và tôi tràn ngập hạnh phúc. “Ngoại làm việc vất vả quá”, một hôm tôi nói với Ngoại. “Ta là một người đàn bà may mắn, con ạ,” Ngoại đáp bằng một thứ tiếng pha lẫn giữa giọng người Pháp và người Anh, giọng bà sẽ khác hẳn khi bà nói với những người khác. Trong phòng học, chúng tôi phải vật lộn với thứ tiếng Pháp khó khăn để tuyên bố quyền sở hữu của chúng tôi với một cái bút chì, hoặc một con chó, con mèo và hỏi đường đến bưu điện. Julia và Cassie học chật vật hơn tôi bởi vì tôi sống gần Ngoại nên có thể phát âm một cách dễ dàng với một cái giọng khác hẳn giọng Miss Everton, và điều chẳng lấy gì làm thú vị đối với cô giáo.

Ngoại nói tiếp: “Ta được sống trong tòa nhà tuyệt đẹp này với cháu gái yêu quý của ta. Ta hạnh phúc. Cháu gái hạnh phúc. Nó đang lớn lên từng ngày, trở thành một thiếu nữ tài năng. Phải, cháu là thế đấy. Đây là nơi số phận cháu có thể được cải tạo, cho cháu có được một chỗ đứng trong đời. Đó chính là cuộc sống tốt lành, mon amour (tình yêu của ta).”

Tôi thích cái cách Ngoại nói mon amour lắm lắm. Nó nhắc cho tôi biết là Ngoại yêu tôi biết bao – hơn bất cứ người nào trên đời này.

Ngoại không bao giờ sinh hoạt với các thành viên khác trong gia đình. Chỉ khi nào cần phải may quần áo cho mọi người thì bà mới rời phòng may để đến gặp phu nhân, cũng chỉ là vì phu nhân quá ẻo lả, yếu ớt không thể trèo lên các bậc thang.

Chiều chiều, Ngoại đi dạo trong vườn. Thường thì tôi đi với bà thế là chúng tôi có dịp ngồi xuống trong vườn hoa ven hồ trò chuyện. Có bao nhiêu là thứ để nói với Ngoại. Nhiều nhất là chuyện về vải vóc, nó được dệt ra, chất liệu như thế nào thì phù hợp với từng loại. Thường có một cỗ xe có hai ngựa kéo đi từ Spitalfields đến Epping Forest vượt một quãng đường dài 16 dặm mang theo những súc vải đủ loại. Người ta mang vải lên tầng trên cùng, tôi cũng nhập bọn để cùng kiểm tra vải với Ngoại.

Những lúc ấy Ngoại tôi trở nên khác hẳn. Khuôn mặt, tác phong Ngoại thật trẻ trung, thật phấn khích.

Ngoại áp miếng vải vào ngược và thở dài mãn nguyện. Rồi Ngoại khoác vải lên người tôi, vỗ hai tay trong niềm vui sướng mê li, đôi mắt nâu sáng lên long lanh lửa nhiệt tình. Chúng tôi bao giờ cũng trông đợi ngày người ta mang vải đến.

Ngoại là một người thật sự quan trọng trong gia đình. Bà đề ra luật lệ. Tôi cho rằng, bà có thể dùng bữa với mọi người trong nhà nếu bà muốn. Nhưng bà cũng là một nhà chuyên chế theo kiểu của mình giống như Clarkson và bà Dillon vậy.

Bữa ăn của bà được mang lên tầng cao nhất trong nhà mà không một cô hầu gái nào dám bộc lộ một chút xíu khó chịu nào bởi Ngoại toát ra một vẻ cao quý đầy quyền lực. Ồ phải, chắc chắn Ngoại là một người quan trọng rồi. Ngoại chấp nhận những sự phục vụ này với một cung cách khác hẳn Miss Everton, một người bao giờ cũng cảm thấy cần phải biết chắc rằng mình nhận được một sự đối xử tương ứng với tầm vóc của mình. Ngoại của tôi khác, người chỉ cư xử như thể chẳng cần gì phải nhấn mạnh tầm quan trọng của mình vì rằng ai cũng nhận thấy điều đó hết.

Khi tôi bắt đầu khám phá ra rằng thân phận của tôi có khác với những đứa trẻ trong nhà thì củng là lúc tôi cảm thấy có một niềm an ủi lớn khi nhớ rằng bà cháu tôi là của nhau và luôn có nhau. Trong những lần hiếm hoi về chơi nhà, bao giờ ngài Francis cũng đích thân lên thăm Ngoại. Họ nói chuyện về vải vóc, tất nhiên rồi, và ông nói tất cả mọi chuyện có liên quan đến nó với Ngoại tôi.

Đó là bởi vì bà được tất cả mọi người trong gia đình nể phục. Những căn phòng trên cùng trong tòa nhà là của chúng tôi. Tất cả có bốn phòng: phòng làm việc rộng thênh thang tràn ngập ánh sáng, hai phòng ngủ của bà cháu tôi có những ô cửa sổ hẹp và một cửa sổ thông giữa hai phòng cuối cùng là một phòng khách nhỏ ấm cúng. Ba gian phòng nhỏ này thuộc về tòa nhà cũ – phòng may mãi sau này mới được thêm vào.

“Đây là lãnh địa của bà cháu ta,” Ngoại thường nói. “Chúng ta đang ở trong vương quốc của mình. Nó là của cháu, nó là của bà… và chúng ta là vua trong ung điện bé nhỏ trong cung điện bé nhỏ của chúng ta… nhưng đáng lẽ là bà phải nói là Nữ hoàng mới phải.”

Dáng người Ngoại nhỏ nhắn với mái tóc dày và nặng từng đen như mun giờ đây đã lẫn vài sợi bạc. Ngoại bới tóc thành một búi cao, trên đầu có cài một cái trâm Tây Ban Nha sáng lóng lánh. Ngoại rất tự hào về mái tóc của mình.

“Cái răng, cái tóc là gốc con người,” bà nói. “Lụa là, gấm vóc dù có đẹp đến đâu cũng chỉ nâng con lên được chút ít… nếu như đầu tóc không được làm đúng cách thì…” Đôi mắt của Ngoại to, rất biểu cảm, khi sáng lên vì niềm vui, khi quắc lên vì phẫn nộ hoặc có thể lạnh như băng vì khinh bỉ hoặc ấm áp tình thương. Đó là tấm gương phản chiếu tâm trạng của Ngoại. Đó cũng là nét đẹp nhất ở Ngoại, tất nhiên là cùng với mái tóc. Ngoại có đôi bàn tay với những ngón tay thuôn dài, mảnh dẻ. Tôi vẫn nhớ những ngón tay của Ngoại thoăn thoắt cử động trong lúc người cắt áo trên chiếc bàn lơn trong phòng làm việc. Ngoại quá mỏng manh đến nỗi đôi khi tôi lấy làm lo lắng rằng người sẽ bay bổng đi đâu mất. Tôi nói với Ngoại điều đó và nhấn mạnh: “Cháu biết làm gì nếu Ngoại bay đi mất.”

Thường thì Ngoại phì cười trước những tưởng tượng của tôi, nhưng lần ấy Ngoại không cười. Ngoại có vẻ rất nghiêm nghị.

“Mọi việc sẽ tốt đẹp đối với cháu… Bao giờ cũng thế… cũng như nó tốt đẹp với bà. Ngoại của cháu đã đứng trên hai chân… từ ngày bà còn là một thiếu nữ bé nhỏ. Đó là bởi vì bà có thể làm một cái gì đó thật tốt. Phải đúng như thế… Một cái gì… bất cứ cái gì tốt hơn những người khác… Nếu được như thế thì bao giờ cuộc đời này cũng dành cho ta một cài gì đó. Cháu xem đấy, ta nắm được nghệ thuật phù phép cới một súc vải, một cài kéo và một chiếc máy khâu… Ồ còn là một cài gì lớn hơn thế nữa. Ai cũng có thể đạp máy khâu, ai cũng có thể cắt… cắt… cắt. KHông, đó là một cái gì rất nhỏ nhoi… cảm hứng… Phải, cần một chút tài năng thật sự trong công việc này. Đó mới là điều đáng kể. Cháu gái của bà, rồi cháu cũng sẽ tự đứng trên đôi chân của mình. Bà sẽ chỉ đường cho cháu. Và rồi dù có chuyện gì xảy ra cháu cũng không sợ hãi. Bào giờ bà cũng dõi theo từng bước cháu đi.”

Tôi biết Ngoại sẽ làm thế.

Và học hỏi từ bà ngoại cũng không phải là điều khó khăn ghê gớm. Khi vải được mang đến, Ngoại sẽ phác ra vài mẫu, Ngoại sẽ hỏi ý kiến tôi. Lần đầu tiên tôi mày mò tự phác ra một mẫu áo, Ngoại đã mừng khôn xiết. Ngoại vạch rõ tôi hỏng ở điểm nào, chỉ với một vài nét bút sửa đổi, mẫu áo của tôi đã trở thành hoàn chỉnh. “Áo dạ hội của Lenore”, Ngoại đặt tên như vậy. Tôi vẫn còn nhớ về nó bởi vì nó được may bằng một loại lụa in hình những bông hoa oải hương đẹp vô ngần. Sau này Ngoại bảo ngài Francis rất hài lòng vì nó được may bằng một chất liệu dành riêng cho nó.

Khi những chiếc áo đầm đã được ngài Francis và một vài quản lý lớn của ngài xem xét, chúng sẽ được đóng thành kiện gởi đi. Những súc vải mới lại được mang đến. Có một cửa hàng sang trọng ở London bày bán những chiếc áo này. Đó là một chi nhánh làm ăn khác nữa của vương quốc tơ lụa Sallonger.

Tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một cái ngày Ngoại nói chuyện với tôi, kể cho tôi biết cớ làm sao chúng tôi lại đến sống ở Ngôi nhà Tơ lụa.

Tôi đã đến bên bà hoàn toàn hoang mang. Chúng tôi đang học cưỡi ngựa, một loại hình học tập mà chúng tôi luyện tập hàng ngày. Một trong những giám mã bao giờ cũng theo sát chúng tôi. Bài học bắt đầu bằng việc cưỡi ngựa vòng quanh sân tập ngựa, sau đó là cho ngựa chạy vượt rào.

Julia là một nữ kỵ sĩ bẩm sinh. Tôi cũng cưỡi ngựa rất giỏi. Cassie thì không được như thế. Tôi nghĩ nó sợ ngựa dù rằng nó đã được giao cho con ngựa thuần nhất đàn. Bao giờ tôi cũng để mắt đến Cassie trong khi chúng tôi chạy nước kiệu hay cho ngựa phi nhanh quanh sân tập và tôi nghĩ nó cảm thấy an tâm nhất là khi bắt gặp ánh mắt của tôi.

Khi chúng tôi kết thúc bài tập ngựa, Julia nói: “Tao ngửi thấy mùi thức ăn ngon lành ở trong bếp.”

Thế là chúng tôi đi về phía nhà bếp.

“Ghệt đi ngựa của các cô có dính bùn không?” bà Dillon hỏi.

“Chưa”, Julia nhấm nhẳn đáp.

“Thế thì tôi mừng lắm bởi vì tôi không muốn sàn bếp dính bùn đất, thưa tiểu thư Julia.”

“Mùi bánh nghe có vẻ thơm ngon quá”, Julia tiếp.

“Dạ thưa, quả có thế… Những điểu tốt lành ở đó mà ra đấy ạ.”

Ba chúng tôi quây quần quanh bàn nhình bà Dillon đon đả mời chào và có một cái gì gần với sự ngưỡng mộ khi chiêm ngưỡng những cái bánh vừa từ trong lò ra.

“Tất cả ổn thôi,” bà Dillon nói không phải không có phần miễn cưỡng. “Miss Everton không thích chuyện này đâu. Cả Nanny cũng vậy… ăn vặt giữa hai bữa ăn mà. Các cô phải đợi đến bữa tiệc trà.”

“Còn lâu lắm,” Julia ra lệnh. “Đưa các kia cho tôi.”

“Ồ, đó là Miss Greedy – Guts, đó là cái dành cho tiểu thư. To nhất đấy ạ.”

“Một lời khen dành cho bà, bà Dillon ạ,” tôi lên tiếng.

“Cảm ơn Lenore, tôi không cần lời khen ngợi. Tôi biết bánh tôi làm ra như thế nào… phải nó cũng được lắm. Đây bánh của tiểu thư Julia. Còn đây là của cô, tiểu thư Cassie. Đây cho Lenore.”

Lúc ấy tôi nhận ra điều đó. Tiểu thư Julia. Tiểu thư Cassie… và Lenore trống không.

Tôi cứ nghĩ hoài về chuyện đó và đợi đến dịp ngồi một mình trong vườn hoa ven hồ với Ngoại để dò cho ra nguồn cơn. Tôi hỏi tại sao tôi chưa bao giờ được gọi là tiểu thư Lenore mà chỉ cộc lốc có cái tên không như là Grace hoặc May hoặc bất cứ người giúp việc nào.

Ngoại im lặng hồi lâu rồi lên tiếng: “Những người giúp việc này thật là… sao lại khô ng nhận ra… Đúng thế, họ chẳng biết được điều gì lớn lao một chút… giống như việc con người ta có thể được gọi như thế này thế khác. Cháu là cháu ngoại của bà. Như thế không giống với việc là con gái ngài Francis và phu nhân Sallonger. Vì thế mà những người như bà Dillon… họ có thể nghĩ… Ồ không cần phải dọi tiểu thư!”

“Ngoại muốn nói con cùng một tầng lớp với Grace hoặc May?”

Bà tôi mím môi, giơ hai tay lên vẫy từ bên này qua bên kia. Bà dùng cả hai tay à đôi vai để diễn tả như thể nó cần đến sự trợ giúp của những phương tiện biểu hiện này.

“Bà cháu mình sẽ không phải lo lắng gì nhiều về bản thân, như cái cung cách của bà Dillon. Chúng ta chỉ cười. Chúng ta nói,” Ồ chuyện đó thì có ý nghĩa gì cơ chứ?” Tốt thôi. Chuyện gì sẽ xảy ra khi tôi không được gọi là tiểu thư. Tiểu thư là cái gì? Chả là cái gì hết. Cháu vẫn tốt đẹp như thường, dù không có chữ tiểu thư đi kèm.”

“Phải, nhưng mà tại sao vậy Ngoại?”

“Rất đơn giản. Cháu không phải là con gái trong gia đình này, vì vậy mà cháu không được những người như bà Dillon gọi là tiểu thư.”

“Khi bọn con gái nhà Dalliongton đến đây dùng trà và chơi đùa với chúng cháu, người ta vẫn gọi chúng là tiểu thư… Vậy mà chúng đâu phải là con gái trong nhà này. Có phải chúng ta cũng là những người đầy tớ không Ngoại?”

“Chúng ta phục vụ… nếu việc đó gọi là đầy tớ. Có thể là thế. Nhưng bà cháu ta ở đây, bên nhau… bà và cháu… chúng ta sống rất tốt. Cả hai đều thanh thản, yên bình. Vậy thì tại sao lại phải lo lắng về cái chữ tiểu thư nho nhỏ ấy?”

“Bà ơi, cháu chỉ muốn biết rõ mọi chuyện thôi. Tại sao chúng ở trong ngôi nhà mà chúng ta không thuộc về nó?”

Bà do dự một lát, rồi dường như đã đi đến một kết luận. “Bà cháu ta đến đây khi con mới được tám tháng tuổi. Một đứa bé mới đáng yêu làm sao! Bà nghĩ việc cháu đến đây là rất tốt. Ở đây chúng ta được ở bên nhau… bà và cháu. Bà nghĩ chúng ta có thể hạnh phúc ở nơi này và họ hứa là cháu sẽ được học hành… được nuôi dưỡng như một đứa con gái trong gia đình. Nhưng chúng ta còn chưa thảo luận đến chữ “tiểu thư” này. Đó là lý do tại sao người ta không ghép nó vào tên cháu. Ai muốn làm một tiểu thư chứ? Cháu không cần điều đó đâu. Thôi mà cháu yêu của ta. Nó chẳng là gì ngoài một cái tên.”

“Hãy cho cháu biết về việc chúng ta đến đây. Tại sao cháu lại không có cha… không có mẹ?”

Ngoại thở dài. “Thôi thì việc này rồi cũng đến,” bà nói như thể tự trấn an bản thân mình. “Mẹ cháu là một thiếu nữ đẹp nhất, đáng yêu nhất trên đời. Tên mẹ cháu là Marie Louise. Đó là người con duy nhất của bà, mon amour. Mẹ con ta sinh sống trog vùng Villers-Mure. Một nơi phong cảnh tuyệt đẹp. Mặt trời chiếu sáng quanh năm và tiết trời ấm áp. Mùa hè ở Villers-Mure mới đích thực là mùa hè. Cháu thức dậy và biết rằng mặt trời sẽ rực rỡ suốt cả ngày. Không giống như ở đây… nó chỉ ló ra một chốc lát rồi biến mất và không thể biết được điều gì.”

“Vậy bà muốn sống ở Villers-Mure?”

Ngoại tôi lắc đầu kịch liệt. “Bà chỉ muốn ở đây. Nơi này là của bà… và cũng là của cháu, ma petite. Đây là nơi cháu sẽ đón nhận hạnh phúc… và một ngày kia cháu sẽ không còn quan tâm đến việc người ta có gọi cháu là tiểu thư hay không?”

“Bây giờ cháu cũng không quan tâm đâu Ngoại. Cháu chỉ muốn biết mọi việc thôi.”

“Villers-Mure cách đây bao nhiêu là đường đất. Nó ở trong lục địa, ở nước Pháp. Và cháu có biết là nước Pháp là một quốc gia rộng lớn - lớn hơn cái hòn đảo nhỏ bé này? Hẳn là Miss Everton phải cho cháu biết điều đó. Ở đây có nhiều núi non, làng mạc, thành phố nhỏ… bà ở gần biên giới với nước Italia. Villers-Mure là đất trồng dâu và điều đó có ý nghĩa là… vải vóc tơ lụa. Những con tằm bé bé nhả tơ cho chúng ta, tằm khoái lá dâu lắm mà ở đấy thì cây dâu tươi tốt lạ thường, thế là có chuyện tơ lụa.”

“Như vậy, bà bao giờ cũng gắn bó với vải vóc tơ lụa?”

“Villers-Mure là quê hương của dâu tằm… mà lụa là nguồn sống của chúng ta. Không có tơ lụa, thì có Villers-Mure. Dòng họ St.Allengères trải qua nhiều đời ở đây và có thể là nhờ Chúa họ sẽ sống mãi ở đấy. Để bà kể cho cháu nghe. Nhà St.Allengères sống trong một điền trang tuyệt đẹp. Cũng giống như nhà tơ lụa này chỉ có điều không có rừng mà chỉ có núi non trùng điệp. Đó là một tòa nhà đồ sộ… nơi sinh sống của dòng họ này hàng mấy thế kỷ rồi. Quanh nhà là những đồng cỏ, những cánh đồng hoa mọc thành rừng xanh tốt, một dòng sông lờ lững chảy qua đất đai của họ. Ở phía ngoài là những ngôi nhà nhỏ, nơi những người làm công sống với gia đình của họ. Có một nhà máy dệt rất lớn. Đẹp lắm… màu trắng được tô điểm bởi những mảng màu xanh của hàng cây trúc đào và những bụi hoa giấy vốn sinh trưởng rất tốt ở vùng này. Nhưng tươi tốt hơn cả vẫn là loại dâu nuôi tằm và từ đây người ta có loại to tằm tốt nhất thế giới. Máy dệt của họ cũng là loại hảo hạng… tốt hơn bất cứ loại máy nào người ta có ở Ấn Độ và Trung Hoa… những nơi có lẽ cũng là quê lụa. Một số loại tơ lụa, gấm v1c đẹp nhất thế giới có xuất xứ từ Villers-Mure.”

“Thế là bà sống ở đấy và làm việc cho dòng họ St.Allengères?”

“Phải. Mẹ con ta có một nếp nhà nhỏ xinh… ngôi nhà đẹp nhất ở đấy. Hoa bò quanh bốn bức tường nhà ta. Thật là chốn bồng lai và con gái ta, Marie Louise nó hạnh phúc lắm. Nó sinh ra cho niềm vui và vì niềm vui. Nó ở đâu thì ở đấy vang lên tiếng cười giòn tan của nó. Ma con bé quả là một trang tuyệt sắc. Cháu có cặp mắt của mẹ. Đôi mắt nhảy múa. Đôi mắt vui cười, dù vậy đôi mắt ấy chưa hề gợn một chút ưu tư nào như cặp mắt cháu, bé ạ. Đôi mắt màu xanh đậm, long lanh như mắt cháu và mái tóc của mẹ cháu đen tuyền… đen hơn tóc cháu, mềm mại và óng ả… Mẹ cháu đẹp lắm. Nó chẳng thấy có điều gì xấu trên đời hết. Nó chẳng nhận ra…và thế là nó đi mãi.”

“Mẹ cháu đi như thế nào ạ?”

“Chết trong lúc sinh con. Một điều thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Đáng lẽ một người như mẹ cháu sẽ không bao giờ chết. Lẽ ra ta phải chăm chút con gái như ta chăm chút cháu ngoại bay giờ. Đúng ra ta phải làm cha cả thế giới này là một chốn hạnh phú cho con ta. Nhưng nó đã chết… nó để lại con cho ta… và điều này đã làm cho ta nguôi ngoai phần nào nỗi đau mất con gái.”

“Thế còn cha cháu?”

Ngoại tôi lại rơi vào im lặng. Một lúc lâu sau bà mới nói: “Đôi khi những chuyện như thế này ẫn xảy ra. Lớn lên cháu sẽ hiểu. Đôi khi trẻ con ra đời… mà chẳng biết các ông bố ở phương trời nào.”

“Bà muốn nói… ông ấy bỏ mẹ cháu?”

Ngoại cầm tay tôi đưa lên môi hôn. “Không ai có vẻ đẹp mê hồn như mẹ cháu. Nhưng dù chuyện gì đã xảy ra thì mẹ cháu cũng đã để cháu lại cho bà và đó là món quà quý hóa nhất mà mẹ cháu có thể trao cho bà trước lúc ra đi. Thay vì có con gái, ta lại có đứa cháu gái, con của nó và tất cả môi niềm vui lớn nhỏ trong đời đều bắt đầu từ nơi cháu bà, Lenore ạ.”

“Ôi Ngoại, chuyện mới buồn thảm làm sao!”

“Mùa hè năm ấy, mẹ cháu thường hay dạo chơi trong một thung lũng ngát hương và xanh tươi gần nhà. Hoàn toàn là một cô bé ngây thơ. Đáng lẽ bà phải ngăn ngừa mẹ cháu từ trước.”

“Và mẹ đã bị cha cháu bỏ rơi?”

“Bà không thể nói rõ ràng được. Bà chỉ quan tâm đến mẹ cháu vì thế mà bà chỉ biết được đôi chút vào ngày cháu sắp ra đời. Rồi đến ngày cháu được sinh ra… còn mẹ cháu thì chết. Bà nhớ đã ngồi bên giường con gái, trống rỗng, bàng hòang, tuyệt vọng… rồi bà đỡ đi vào, đặt một hài nhi vào tay bà. Cháu chính là sự cứu rỗi của bà. Cuối cùng bà đã nhận ra một điều, bà vừa mất đi đứa con gái nhưng lại có con gái của nó. Kể từ đó cháu đã là tất cả đối với bà, trong đời bà.”

“Ước gì cháu biết cha mình là ai.”

Ngoại tôi lắc đầu, nhún vai.

“Và thế là Ngoại đi đến đây?”

“Phải, bà đã sang đây. Dường như đó là điều tốt đẹp nhất. Chuyện xảy ra với mẹ cháu là một chuyện kinh thiên động địa ở một vùng quê yên ả như thế. Cháu biết mọi chuyện xảy ra như thế nào với những người như Clarkson và bà Dillon rồi đấy. Họ thì thào… họ đưa chuyện, bàn tán. Bà không muốn cháu lớn lên trong những điều dị nghị đầy ác ý.”

“Bà muốn nói họ sẽ khinh thường cháu bởi vì ba mẹ cháu không cưới nhau?

Ngoại gật đầu. “St.Allengère là một dòng họ giàu có… và hùng mạnh, rất có thế lực. Họ chính là cả cái Villers-Mure này. Tất cả mọi người đều làm việc cho họ. Tên tuổi họ lừng lẫy trong giới công nghiệp dệt ở Pháp và Italia nữa. Vì thế mà Monsieur St.Allengère là một nhân vật đứng đầu… là cha của tất cả chúng ta… và các gia đình làm nghề dệt tơ lụa trên thế giới… họ… biết nói thế nào cho cháu nghe đây? Phải… họ có mối giao lưu với nhau. Họ biết rõ về nhau. “Lụa của tôi tốt hơn lụa của bác”. Cháu biết đấy, đại loại mọi việc diễn ra như vậy.”

“Dạ”, tôi đáp mà trong đầu vẫn cố hình dung về mẹ tôi., và người đàn ông đã phản bội mẹ tôi cùng vụ xì – căn – đan về việc tôi ra đời ở Villers-Mure.

“Ngài Francis thỉnh thoảng cũng đi du ngoạn đó đây. Có một cái gì như là tình bạn giữa hai dòng họ… nhưng là tình bạn gì cơ chứ? Nhà nào cũng muốn thứ lụa mình làm ra là tốt nhất. Ai cũng có những bí quyết… Họ chỉ trưng ra một chút chút… và là những điều chẳng có gì là quan trọng.”

“Cháu hiểu Ngoại ạ, nhưng cháu muốn biết chuyện xảy ra với mẹ cơ.”

“Từ trên cao xanh kia nhìn xuống đây, mẹ con sẽ sung sướng lắm khi thấy bà chúa ta bên nhau. Mẹ cháu sẽ hiểu chúng ta có ý nghĩa đối với nhau như thế nào. Ngài Francis đến Villers-Mure chơi. Bà vẫn còn nhớ rõ sự kiện đó. Có một mối liên hệ giữa hai gia đình. Người ta nói từ xa xưa về trước, họ là người trong một nhà. Hãy nghe cái tên của hai họ, St.Allengère trong tiếng Anh là Sallonger.”

“Vậy sao?” Tôi kêu lên giọng thích thú. “Sao mà hai gia đình lại là một trong khi ở hai nứơc khác nhau?”

Ngọai lại nhún một bên vai. “Có lẽ cháu có nghe từ bài giảng của Miss Everton về một cái gì gọi là Edict of Nantes.”

“Ồ có, đó là một văn khế được chính vua Henri đệ tứ của Pháp ký, để coi nào… Cháu nghĩ vào năm 1598.”

“Phải, phải, nhưng nó đã gây nên chuyện gì? Cho phép những người Pháp theo đạo Tin Lành được đi theo niềm tin của mình.”

“Cháu nhớ mà. Nhà vua cũng là một người theo đạo Tin Lành, còn người Paris thì không chấp nhận một ông vua Tinh Lành, thế là Ngài phán rằng Paris xứng đáng với buổi lễ Misa và Ngài sẽ trở thành một tính đồ Thiên Chúa Giáo.”

Ngoại mỉm cười vẻ sung sướng. “Ồ, đó là cái gọi là tri thức đấy cháu à! Phải họ đã tahy đôi tất cả.”

“Nó được gọi là đạo luật Hủy Bỏ và nhiều năm sau nó được vua Louis thứ 13 phê chuẩn.”

“Đúng, và nó đã đuổi hàng vạn người Tin Lành ra khỏi Pháp. Có một chi dòng họ St.Allengère định cư ở nước Anh. Họ dựng lên nhiều nhà máy dệt ở những địa điểm khác nhau. Họ mang theo những bí quyết gia truyền về cách thức dệt ra những tấm vải đẹp nhất. Họ lao động chuyên cần và làm ăn phát đạt.”

“Nghe có vẻ thú vị quá à! Vậy là ngài Francis sang thăm người bà con họ xa ở Pháp?”

“Năm thì mười họa thôi. Người ta cũng chẳng nhớ nhiều đến mối quan hệ dây mơ rễ má đâu. Chỉ có mối quan hệ cạnh tranh giữa Sallonger bên Anh và St.Allengère bên Pháp. Khi ngài Francis qua Pháp người ta chỉ để lộ ra một chút đỉnh thông tin gọi là và cố moi xem ông đang làm cái gì. Họ là địch thủ của nhau mà. Cái đó gọi là cạnh tranh chốn thương trường.”

“Thế là bà gặp ngài Francis khi bà đang ở Villers-Mure?”

Ngoại gật đầu. “Ớ đấy, bà cũng làm việc như đang làm ở đây. Bà có một cái máy dệt. Bà có nhiều bí mật nghề nghiệp đáng giá… và bà bao giờ cũng có thêm những bí quyết dệt lụa mới. Bà là một người thợ dệt lụa khéo léo. Tất cả mọi người sống ở đây đều làm nghề này… và bà cũng thế.”

“Cả mẹ cháu nữa chứ?”

“Cả mẹ cháu cũng thế. Monsieur St.Allengère cho mời bà đến hỏi xem bà có thích sang nước Anh không. Đầu tiên bà còn chưa biết quyết định làm sao. Bà còn chưa tin vào điều đó, nhưng khi hiểu ra, bà thấy ngay đó là một cơ hội vàng. Là điều tốt nhất cho cháu mà cái gì tốt nhất cho cháu thì cũng tốt cho bà. Thế là bà chấp nhận lời đề nghị mời bà sang đây… sống trong ngôi nhà này… dệt những loại tơ lụa đặc biệt khi có yêu cầu… may những bộ quần áo thời trang để quảng cáo sản phẩm dệt.”

“Bà muốn nói ngài Francis cho chúng ta một mái nhà ở đây?”

“Điều đó được thỏa thuận giữa ông ấy và Monsieur St.Allengère. Bà có một chiếc máy dệt, một cái máy may và bà sẽ làm việc cho ngài Fracis như bà đã từng làm ở bên Pháp.”

“Quê hương là nơi có người mình yêu thươg sinh sống. Bà đã có cháu gái của bà và chứng nào cháu còn ở bên bà thì bà đã lấy là mãn nguyện lắm rồi. Cuốc sống ở đây thật tốt lành. Cháu được nuôi dạy cùng các cậu ấm, cô chiêu… và bà tin là cháu học hành tiến bộ. Tiểu thư Julia… con bé có đôi chút ghen tị vì cháu thông minh xinh đẹp hơn phải không? Và cháu yêu quý tiểu thư Cassie phải không? Cô bé ấy cũng giống như chị em ruột thịt với cháu. Ngài Francis là người tử tế. Ông ấy biết giữ lời và phu nhân Sallonger… có thể nói là bà ấy hay đòi hỏi một chút nhưng không có tâm địa gì. Chúng ta nhận được nhiều mà chỉ cần đáp lại một chút. Bà sẽ không bao giờ thôi tạ ơn Chúa vì Ngài đã soi đường chỉ lối cho mình.”

Tôi quàg tay quanh cổ Ngoại và áp sát người vào bà. “Chẳng có vấn đề gì phải không ạ? Chừng nào bà cháu ta còn được ở bên nhau.”

Tôi đã biết chút ít về thân phận mình như thế đấy và tôi cảm thấy rằng còn có nhiều điều tôi cần phải tìm hiểu nữa.

*

* *

Ngoại nói đúng. Cuộc sống là niềm vui. Tôi không còn vướng bận về quá khứ nữa và sự đối xử khác biệt nho nhỏ đối với tôi không còn làm tôi bận tâm nhiều nữa. Tôi không phải con ông cháu cha. Được, tôi chấp nhận. Người ta rất tốt với chúng tôi. Người ta đã cho phép chúng tôi rời cái làng quê nho nhỏ nơi ai cũng biết mẹ tôi đã sinh ra tôi mà chưa làm lễ cưới trước bàn thờ Chúa. Tôi đã hiểu được thế nào là dấu ấn ô nhục của cái chuyện “không chồng mà chửa” bởi vì có hơn một cô gái ở các làng lân cận phải đương đầu với cái mà người ta gọi là “hoảng chưa”. Một trong số họ cũng lấy được cái người đã cùng mình làm chuyện ấy, và người thiếu phụ bây giờ đã có sáu mặt con mà cái tiếng ngày xưa vẫn còn ghi nhớ.

Tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi về cha mình. Đôi khi tôi nghĩ việc không biết cha mình là ai cũng có một cái gì thật lãng mạn. Người ta có thể tưởng tượng cha mình là người thú vị hơn, đẹp đẽ hơn trong thực tế. Một hôm tôi tự nhủ, nhất định tôi sẽ đi tìm cha. Và quyết định này đánh thức trong tôi một kẻ mộng mơ mới mẻ. Tôi có cả một lô những tưởng tượng đẹp đẽ, phong phú về người cha sau buổi trò chuyện với Ngoại. Dần dần tôi không còn mong đợi được đối xử như tiểu thư Julia và Cassie nữa, bởi cuộc đời họ xem ra khá đơn điệu nếu đem ra so sánh với tôi. Họ không được sinh ra bởi một thiếu nữ đẹp tuyệt trần; họ cũng không có một người cha bí ấn, vô danh.

Tôi nhận ra là ở một phương diện nào đó chúng tôi cũng chỉ là kẻ ăn người ở trong gia đình này. Ngoại là một người giúp việc có một địa vị cao hơn – có thể là cùng một nấc thang với ông quản gia Clarkson hoặc ít ra thì cũng bằng bà Dillon – nhưng vẫn là một người đầy tớ không hơn không kém; sở dĩ Ngoại được trả giá cao là vì tài may cắt của bà và tôi được như thế này là nhờ vào đôi tay tài hoa của bà. Thế là… tôi đành chấp nhận số phận của mình.

Đúng là phu nhân Sallonger hay yêu sách lắm. Người ta chờ đới đến ngày tôi sẽ trở thành người hầu gái thân cận của bà. Phu nhân thật đẹp - hoặc đúng hơn đã có một thời xuân sắc và dấu vết của nó vẫn còn lưu lại đến bây giờ. Ngày ngày, bà nằm dài, ẻo lả trên chiếc sofa trong phòng khách, bao giờ cũng trang phục như đi hội với chiếc áo khóac ngoài tuyệt đẹp và Miss Logan phải bỏ ra khối thời gian để làm tóc và mặc quần áo cho phu nhân. Sau khi sửa soạn xong bà sẽ thực hiện một chuyến di giá chậm rãi từ phòng ngủ sang phòng khách, tì cả người vào cánh tay Clarkson trong khi Henry mang cái túi thiêu của bà và chuẩn bị tiếp sức khi có việc gì cần đến. Bà thường lệnh cho tôi đến để đọc sách cho bà. Dường như bà khoái nghĩ việc ra cho tôi làm. Vậy mà bà lúc nào cũng rất mực ngọt ngào, chí có điều cái giọng mệt mỏi của bà dường như có ý oán trách - số phận - tất nhiên rồi, vì đã làm cho bà khốn khổ trong chuyện sinh Cassie và làm cho cô bé trở thành kẻ tật nguyền.

Thường là thế này, “Lenore, mang cho ta cái gối. Ồ, cái này tốt hơn. Cháu sẽ ngồi xuống đây chứ? Làm ơn trải tấm đắp lên chân ta. Chúng đang lạnh cóng đây này. Bấm chuông đi. Ta cần thêm than vào lò sưởi. Mang đồ thêu đan của ta lại đây. Ồ bé, ta nghĩ chỗ này thêu hỏng mất rồi. Cháu có thể thêu lại. Có lẽ cháu sẽ sửa lại cho đẹp hơn. Ta ghét phải làm lại một chuyện gì lắm. Nhưng hãy để sau đã. Bây giờ thỉ đọc sách cho ta nghe…”

Bà sẽ giữ rịt tôi lại để đọc sách, hàng giờ liền. Nhưng bà thường thiếp đi và khi nghĩ rằng bà đã ngủ tôi bèn ngừng lại., thế là nhận được lời khiển trách ngọt ngào và cái lệnh đọc tiếp. Bà thích các tác phẩm của bà Henry Wood. Tôi vẫn còn nhớ các chuyện như là Kênh đào, Những rắc rối của bà Halliburton và East Lynne. Tôi đã đọc to những cuốn truyện này, cho bà chủ nghe và bà bảo tôi có giọng đọc êm dịu ngọt ngào hơn Miss Logan.

Trong suốt thời gian làm những công viêc này tôi luôn nghĩ đến việc chúng tôi nợ nhà Sallonger bao nhiêu. Người ta đã cho tôi đến đây để trốn tránh nỗi nhục do mẹ tôi gây ra. Có một cái gì đó giông giống với trường hợp của tôi trong những câu chuyện của bà Henry Wood và lẽ tự nhiên tôi bị thu hút vào trung tâm những sự kiện đầy kịch tích ấy.

Có lẽ khi người ta ở vào một địa vị khiêm tốn, người ta dễ cảm thông với người khác hơn. Cassie bao giờ cũng là bạn tốt của tôi, Julia quá đanh đá, quá tự phụ để có thể là một người bạn thật sự. Cassie rất khác chị. Nó trông đợi vào sự giúp đỡ của tôi và một trong những điều tốt đẹp trong tôi nếu có là tôi ưa giúp đỡ người khác. Tôi thích có một chút ảnh hưởng đến người khác. Tôi cũng thích chăm sóc những người xung quanh. Tôi nhận ra là mình làm thế không hòan toàn là vì lòng vị tha. Tôi thích cái cảm giác là mình trở nên quan trọng khi giúp đỡ người khác, thế là tôi hết lòng giúp Cassie, học tập. Khi chúng tôi đi bộ, tôi giữ cho nhịp bước của mình khớp với việc di chuyển khó khăn của Cassie trong khi Julia và Miss Everton cư tơn tơn đi trước. Trong lúc cưỡi ngựa, tôi để mắt đến Cassie. Nó đáp lại sự quan tâm của tôi bằng một sự ngưỡng mộ thầm lặng làm cho tôi cảm thấy vô cùng sung sướng. Có vẻ như là có một sự thỏa thuận rằng tôi cần chăm sóc Cassie cũng như phải hầu hạ phu nhân Sallonger thật chu đáo. Có một người nữa cũng làm dấy lên trong tôi sự cảm thương sâu sắc đó là Willie. Nó là đứa trẻ mà bà Dillon gọi là “của nỡ của Winnie Wardle”. Theo lời đồn trong vùng, Winnie Wardle là “một ả nông nổi”, “không thể khá hơn được”, người đã gặt hái phần thưởng và đồng thời “lãnh đủ sự trừng phạt” với việc cho ra đời Willie.

Thằng bé là kết quả của “tình bạn” giữa cô ta và một tay lái ngựa vẫn lai vãng đến vùng này, cho đến lúc bụng của Winnie đột nhiên lại to ra thì hắn cũng cao chạy xa bay. Winnie tự cho là mình biết cách xử lý trong những trường hợp này cho nên đã tìm đến một bà già không ngoan sống cách biệt trong một túp liều trong rừng, cách Nhà Tơ lụa chừng một hay hai dặm. Nhưng dù vậy lần này cô ta không đủ khôn ngoan và âm mưu của cô ta không thành, thằng bé Willie vẫn ra đời - một lần nữa theo lời của bà Dillon thì nó “không đáng giá một đồng chinh mẻ”. Bà chủ không muốn đuổi người mẹ ra ngoài đường nên cô ta vẫn được phép ở lại cùng với con. Nhưng trước khi nó đầy một năm, tay lái ngựa lại xuất hiện thế là Winnie chạy biến với hắn trút tất cả gánh nặng tội lỗi của mình lên vai người khác. Thằng bé được đem đến chuồng ngựa để bà Carter, vợ của người giám mã trưởng, nuôi nấng. Bà này đã cố đẻ cho bằng được một đứa con nhưng vẫn không có kết quả đành vui lòng nuôi con người khác vậy. Nhưng chẳng bao lâu sau khi nhận Willie về nuôi bà ta lại có bầu và đẻ một mạch sáu đứa con nên chẳng còn hơi sức đâu mà quan tâm đến Willie nhất là nó lại là một đứa “dở người”.

Tội nghiệp Willie – nó chẳng thuộc về ai cả; chả có ai quan tâm đến nó. Tôi thường nghĩ nó không ngu như cái vẻ bên ngoài. Nó không biết đọc biết viết, nhưng mà nhiều người làm ở đây cũng hoàn toàn mù chữ. Willie có một con chó lai thường theo chân nó đi khắp nơi và được mệnh danh theo lời bà Dillon là “một con chó chết tiệt”. Tôi lấy làm mừng là Willie cũng còn có một cái gì yêu thương nó và còn có chỗ để nó bộc lộ tình cảm của mình. Dường như nó trở nên khôn ngoan hơn kể từ khi có con chó. Nó thích ngồi bên con vật trung thành khi thì ở bên hồ để cùng nhìn mặt nước khi thì trong rừng vốn không xa tòa nhà chính bao nhiêu. Rừng gây nên cho ta bao bất ngờ. Những hàng cây nối nhau bất tận rồi đột nhiên hiện lên một hồ nước. Trẻ con bắt cá quanh hồ. Người ta có thể nhìn thấy lũ trẻ nhà quê với những cái giỏ cột sau lưng, nghe thấy tiếng chúng cười ré lên khi bắt được một con nòng nọc. Lau sậy mọc đầy ven hồ với những chùm hoa nở bung như những ngôi sao nhỏ - mà chúng tôi đặt tên là mũ chỏm - rập rờn theo gió. Tôi không bao giờ hết ngạc nhiên trước vẻ đẹp kỳ diệu của rừng cây. Nó bao giờ cũng đầy ắp những điều làm ta ngạc nhiên. Nếu bạn cưỡi ngựa trong rừng, bất chợt bạn có thể ngừng lại trước vài nếp nhà hoặc một cái liều nhỏ hoặc thôn nhỏ. Có một lúc nào đó cây cối bị đốn xuống nhường chỗ cho sự xâm nhập của con người, nhưng việc này xảy ra lâu đến nỗi không còn ai nhớ được là khi nào nữa.

Tháng năm đã thay đổi rừng cây nhưng đó chỉ là sự thay đổi nho nhỏ. Cuộc chinh phục của người Norman đã bao trùm lên hầu hết vùng Essex, nhưng giờ đây vẫn còn vài tòa nhà lớn, những thôn làng cổ xưa, nhà thờ, trường học dành cho nữ sinh và một vài túp liều nhỏ.

Không dễ gì mà tiếp xúc được với Willie. Nếu có ai muốn thủ nói chuyện với nó, nó sẽ có cái vẻ như một con hươu giật mình cảnh giác; nó sẽ đứng bất động trong tư thế sẵn sàng nghênh chiến. Nó không tin bất cứ ai.

Thật lạ lùng việc con người ta thích bắt nạt kẻ yếu hơn mình. Có phải đó là vì người ta muốn người khác chú ý đến sức mạnh của mình? Bà Dillon là một trong những người như vậy. Bà ta cũng là người thích nhấn mạnh rằng tôi không ở cùng một giai cấp với những người bạn của tôi. Có vẻ như là thay vì cố gắng nâng đỡ Willie, người đàn bà này lại tô đậm thêm cái nét “dở người” của nó.

Lẽ tự nhiên, nó được nuôi ăn để phụ việc trong nhà. Nó múc nước từ dưới giếng mang vào nhà bếp và cọ rửa sân xướng. Tất cả những công vịêc này nó đều thực hiện một cách vui vẻ; cũng như một thói quen. Rồi một hôm bà Dillon sai nó: “Đi vào nhà kho mang cho tao một lọ mứt mận, rồi bảo cho tao biết còn bao nhiêu lọ trong đó, nghe chưa?” Bà ta muốn chứng kiến cảnh Willie quay lại chnẳg có mứt mận gì hết với một vẻ rối trí thật sự, để bà có thể hỏi trời cao đất dày và thắc mắc với các vị thánh thần có thể nghe được tiếng nói của bà là bà đã làm gì mà phải đeo vào cổcái thằng đần như một con lừa điếc này.

Willie không biết đếm. Nó chịu không biết xoay xở thế nào với nhiệm vụ được giao. Điều này tạo cho tôi một cơ hội. Tôi ra hiệu cho nó và đi theo nó đến nhà kho. Tôi lấy ra một lọ và giơ sáu tay lên. Nó chằm chằm nhìn tôi, một lần nữa tôi lại giơ sáu ngón tay lên. Cuối cùng thì gương mặt nó cũng nở ra một nụ cười. Willie quay lại nhà bếp. Tôi nghĩ là bà Dillon sẽ thất vọng khi nó quay về với cái mà bà đòi hỏi. “Được, vậy còn bao nhiêu lọ?” Tôi đang lớ xớ ở gần đó, ngay sau lưng bà Dillon, thế rồi tôi giơ sáu ngón tay lên. Willie cũng làm theo.

“Sáu lọ à?” bà Dillon la lên. “Ít thế thôi à. Trời đất, tôi biết làm gì khi người ta khoác vào cổ tôi cái đồ đần thối ra thế này?”

“Đúng thế đấy bà Dillon ạ”, tôi nói, “Cháu đã vào và kiểm tra. Chỉ còn sáu lọ thôi.”

“À, lại là cô hả Lenore. LẠi dúng mũi vào mọi chuyện hả?”

“Chả là, cháu nghĩ bà muốn biết.”

Tôi bước ra khỏi bếp thầm hy vọng là mình đã làm thế với tất cả phẩm giá. Tôi đi qua con chó nhỏ của Willie đang kiên nhẫn ngồi đợi chủ.

Bất cứ lúc nào có dịp tôi cũng cố giúp đỡ Willie. Tôi thường bắt gặp nó nhìn trộm tôi nhưng lại vội nhìn đi chỗ khác khi biết tôi phát hiện.

Ước gì tôi có thể giúp nó nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng mình có thể dạy nó học chữ bởi vì nó không đần độn như mọi người tưởng.

Tôi cũng thường nói chuyện về nó với Cassie và cô cũng dễ dàng động lòng thương, cũng sẵn lòng làm một việc làm gì nho nhỏ cho nó chẳng hạn chỉ cho nó những cây bắp cải ngon nhất trong vườn của bà bếp những khi nó được bà Dillon sai làm việc đó.

Tôi quan tâm đến hành vi của mọi người xung quanh và tự hỏi tại sao một người như bà Dillon vốn có một cuộc sống như nguyện lại khoái làm cho cuộc sống của một kẻ khốn khổ như Willie thêm khôn nạn hơn. Willie có tật hãi người. Có lần tôi bảo Cassie, “Nếu nó có thể thoát khỏi nỗi sợ người khác, nó có thể trở nên thông minh hơn.”

Cassie đồng ý với tôi. Cô ấy bao giờ cũng hiểu đúng ý tôi. Có lẽ đó là lý do khiến tôi thích làm bạn với Cassie đến thế.

Bà Dillon không lùi bước. Bà bảo phải “tống cổ” Willie đi chỗ khác vì không có lý nào một nơi danh giá như Ngôi nhà Tơ lụa này lại chứa chấp một đứa dở người dở ngợm. Khi nào ngài Francis đến đây bà sẽ thưa với ông chuyện này. Nói bất cứ chuyện gì với bà chủ cũng chả được tích sự gì mà Clarkson lại không có quyền đuổi người.

Tôi tin rằng bà nghĩ muốn đánh Willie thì không cách nào tốt hơn việc nhắm vào con chó của nó. Thế là một hôm bà ta tuyên bố con chó đã tha mất một phần đùi cừu để trên bàn. Tôi có mặt ở đó khi bà ta nói thế rồi tuyên bố cái án tử hình cho “phường trộm cắp”.

Clarkson làm ra vẻ quan trọng, ông ta ngồi xuống bàn như một ông quan tòa.

“Bà có thấy con chó ăn cắp miếng thịt đi không bà Dillon?”

“Gần như thế.”

“Như vậy bà không chứng kiến hành động này?”

“À, tôi trông thấy nó lảng vảng quanh đấy… mắt dán vào vật nó có thể lấy trộm, tôi vừa quay lưng đi là nó phóng đến như một tia chớp, ngoạm lấy miếng thịt trên bàn và chạy mất.”

“Cũng có thể là một con chó khác,” Clarkson gợi ý. Nhưng bà Dillon đâu có dễ gì chịu thua. “Úi giời, tôi biết phân biệt chứ. Đừng có mà đùa với tôi. Tôi nhìn thấy nó ở đây bằng chính con mắt này này.”

Tôi không thể nhịn được đành xen vào. “Nhưng bà Dillon, bà đâu có nhìn thấy con chó ăn cắp miếng thịt.”

Bà ta giận dữ quay sang tôi. “Này, cô làm cái giống gì ở đây vậy? Xía mũi vào mọi chuyện phỏng? Bất cứ ai cũng có thể nghĩ cô là một người trong gia đình thay vì…”

Tôi nhìn thẳng vào mặt bà ta. Clarkson tỏ vẻ bối rối. Ông ta nói: “Này, chuyện này đi ra ngoài trọng tâm rồi. Nếu bà không chính mắt trông thấy con chó ngoạm miếng thịt thì bà không thể đoán chắc việc nó làm.”

“Tôi sẽ gọi một người thợ săn đến, bảo anh ta dí cho nó một phát súng. Tôi sẽ không cho phép nó loanh quanh ở đây ăn cắp thức ăn của tôi đâu. Điều này quá sức chịu đựng và tôi không chịu thua đâu.”

Vấn đề không dừng lại ở đấy. Người ta chia làm hai phe. Con chó phải bị trừng phạt. Dù sao nó cũng chỉ là con chó hoang bé nhỏ khốn nạn. Không, phải để cho cậu bé khốn khổ bầu bạn với nó. Cậu ta có được cuộc được này ưu đãi gì nhiều đâu.

Willie tội nghiệp mất hết cả hồn vía, nó bỏ chạy cùng con chó nhỏ. Đang là mùa đông và ai cũng tự hỏi không hiểu thằng bé xoay xở ra sao trong thời tiết này. Bà Carter nằm mơ là nó nằm ở đâu đó trong rừng… lạnh cóng cho đến chết.

May nói cô nghe thấy có những tiếng động lạ trong nhà, cô nghĩ cô nghe thấy có tiếng chó tru từng hồi. Còn Jenny trong lúc đi qua rừng, cô có trông thấy Willie dắt con chó. Cả hai đều chỉ là những cái bóng ẩn hiện rồi đột nhiên chúng biến mất.

Bà Dillon tỏ ra lo âu. Bà ta là người kết án con chó. Bà ta không lấy gì làm chắc về cái đùi cừu. Có thể là một con chó khác đã ăn cắp. Bà ta ước gì mình đừng nói là sẽ cho người đến bắn chết con chó. Bà ta đâu có thực lòng muốn vậy. Cũng không nên trách cứ bà, một người chỉ hết lòng thực thi nghĩa vụ đối với chủ.

Thật là nhẹ cả người khi Willie lại trở về, quần áo tả tơi và suýt chết đói. Bà Dillon lập tức lại nghiệt ngã với nó, bảo nó không được hành động ngu ngốc như vậy nữa… không được bỏ đi như thế… đã ai bắn con chó mà phải sợ, chỉ là một cách nói thôi.

Sau đó, mọi người trở nên tử tế với nó hơn một chút. Rồi sự cố này cũng trôi qua một cách tốt đẹp, cả người lẫn chó đều mau chóng hồi phục.

Cuộc sống lại trôi qua êm ả như trước đây. Đôi khi Julia rất thân thiện nhưng cô có thể đùng một cái trở nên ngang ngược như thể chợt nhớ ra rằng tôi không phải là người bằng vai phải lứa với cô. Julia có thể trở nên mất kiên nhẫn với Cassie vì cô em gái dễ dàng bị mệt, nhưng cô không ngại ngùng trong việc chép bài của tôi ở lớp học và yêu cầu tôi soạn câu trả lời cho các bài tập mà Miss Everton giao cho chúng tôi. Có thể là chúng tôi cũng chịu đựng được nhau và tôi nghĩ nhìn chung cô ta cũng cảm thấy vui mừng là có tôi bên cạnh. Tôi là bạn với Julia nhiều hơn là Cassie. Hai chúng tôi cùng thực hành cho ngựa chạy vượt rào và có một cuộc cạnh tranh thân tình giữa hai đứa chúng tôi.

Với Cassie mọi việc có khác. Cô phải nằm nghỉ vào tất cả các buổi chiều. Tôi thường phải giúp cô tháo giày ra và ngồi bên nhau, chúng tôi cùng trò chuyện, hoặc chơi trò đố vui. Thỉnh thoảng tôi cũng kể cho cô nghe về những rắc rối của bà Halliburton hoặc những thử thách đối với phu nhân Isabel trong tiểu thuyết East Lynne. Cô thích nghe những câu chuyện như vậy và để mặc cho những giọt nước mắt lặng lẽ tuôn rơi vì cảm thương cho nỗi đau khổ của những nhân vật nữ bất hạnh này.

Các chàng trai ở lại trường nội trú. Tất cả chúng tôi đều mong mỏi ngày họ được nghỉ hè, nhưng khi họ ở nhà rồi thì điều đó không bao giờ giống như chúng tôi vẫn hình dung và thường thì tôi cảm thấy mừng khi họ lại ra đi – khi Charles lại ra đi. Mọi việc có khác đối với Philip. Anh giống Cassie hơn, một tâm tính dịu dàng, đôn hậu. Tôi nghĩ anh em họ giống phu nhân Sallonger lúc bà chưa trải qua kinh nghiệm hãi hùng trong thời gian thai nghén và sinh ra Cassie, một chuyện rõ ràng làm cho bà trở nên yếu đuối và ưa đòi hỏi hơn.

Charles là anh cả - có nghĩa là anh lớn hơn tôi sáu tuổi. Anh rất thích thị uy, thường nói về công chuyện trong nhà như thể anh đã là ông chủ - một điều tôi cho rằng sẽ trở thành sự thật một ngày gần đây. Anh ta có vẻ coi thường các em mình và chẳng cần gì phải nghi ngờ anh ta coi tôi là một con số không.

Trong những ngày hè, hai anh em chẳng làm gì ngoài việc cưỡi ngựa và câu cá ở sông Rodiny. Họ có quá nhiều việc thú vị để làm, những việc mà bọn con gái chúng tôi bị gạt ra ngoài. Tôi cảm thấy ghen tỵ với với tự do của bọn họ. Tuy vậy, thỉnh thoảng Philip cũng cùng cưỡi ngựa với chúng tôi. Anh hỏi tôi về công việc của Ngoại tôi. Anh có vẻ rất quan tâm đến điều đó và thỉnh thoảng anh cũng đến thăm bà tôi. Ngoại rất quý Philip, bà bảo tôi rằng anh thực sự là mẫn cảm đối với công việc của gia đình và biết phân biệt được loại lụa nào là tốt nhất.

“Cha cậu sẽ hài lòng lắm khi cậu ấy bắt tay vào công việc cùng gia đình”.

“Cháu thấy Charles chẳng mảy may quan tâm đến công việc”.

“Rồi điều đó sẽ đến. Vào cái lúc cậu ta cảm thấy mình là một ông lớn… cực kỳ quan trọng. Với lại… cậu ta là con trưởng mà. Có lẽ cậu ta có khác với mấy người em phải không? Rồi chúng ta sẽ biết thôi. Nhưng dù sao thì Philip cũng là một đứa con lý tưởng đối với ông chủ”.

Tôi nhận thấy Charles để ý đến Grace, cô hầu gái ở phòng khách, một cô gái xinh xắn, đáng yêu. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp họ nói chuyện với nhau. Grace cười khúc khích, khuôn mặt xinh tươi ửng hồng vì e thẹn còn chàng ta thì hài lòng và tỏ vẻ thân thiện của một kẻ bề trên. Như thế, rõ ràng không phải là anh ta khinh miệt tất cả những người mặc váy.

Có một kỳ nghỉ, Charles không về nhà. Anh ta nghỉ hè ở nhà một người bạn. Philip về nhà một mình và đó mới thực sự là một mùa hè tuyệt diệu bởi vì khi không có mặt Charles thì Philip không cảm thấy anh phải tạo ra một khoảng cách rõ ràng với đám con gái chúng tôi. Anh dành nhiều thời gian chơi đùa với các em gái trong đó có tôi. Tôi nhớ những khoảnh khắc ngồi với anh, Julia và Cassie, nghe anh nói chuyện về gia đình và việc tổ tiên nhà Sallonger đã định cư ở Anh nhiều thế kỷ trước như thế nào. Anh còn giải thích lý do của việc di cư này là do niềm tin tôn giáo.

“Tất cả những điều chúng ta có thể làm là dệt loại lụa mang thương hiệu Sallonger. Tổ tiên chúng ta sang đây mà không mang theo cái gì hết, bởi vì chúng ta đã bỏ lại tất cả ở phía sau. Chúng ta bắt đầu xây dựng nền công nghiệp dệt lụa ở đất nước này. Các em có nghĩ đó là một việc làm hết sức tuyệt diệu không?”

Tôi đáp lại một cách sốt sắng là tôi cũng nghĩ thế. Anh cười với tôi và nói tiếp: “Chỉ trong vài năm mà chúng ta đã sản xuất ra những loại lụa tốt không kém sản phẩm tương tự ở Pháp. Đó là một công việc khó khăn nhưng chúng ta cần phải làm việc. Dòng họ của chúng ta đã sống thiếu thốn một thời gian dài, rồi công việc làm ăn bắt đầu phát đạt.”

“Em rất mừng là chúng ta đã trở nên giàu có,” Julia nói. “Em căm thù sự nghèo đói.”

“Đó là một câu chuyện thú vị có phải vậy không hả Lenore?”

“Vâng, em cũng nghĩ thế,” tôi đáp lại rất nhiệt tình.

“Đến một đất nước xa lạ, không mang theo gì ngoài đức tin, niềm hy vọng và một quyết tâm phải chiến thắng.” Khuôn mặt anh sáng lên một niềm tin yêu và tự hào. Thế là tôi thầm nghĩ: Có một cái gì rất đỗi thân thương và đáng yêu trong anh. Tôi sẽ buồn lắm khi anh lại phải quay về trường.

“Nhưng ở đây cũng có những khó khăn vô tận,” anh tiếp tục, “Khi nước Anh bắt đầu nhập khẩu tơ lụa của Pháp thì những người công nhân ở Spitalfields gần như lâm vào cảnh chết đói. Người ta chỉ chuộng lụa của Pháp mặc dù lụa của ta chất lượng cũng không kém. Đó là vì người đời nghĩ đến cái mác hàng tơ lụa của Pháp nghe kêu hơn là tơ lụa Spitalfields. Cha đã kể cho anh nghe về tất cả những khó khăn mà cha ông ta đã phải đối phó. Người ta phản ứng rất dữ dội. Có cả những vụ nổi loạn. Công nhân đổ xuống đường biểu tình. Không còn việc làm cho những chiếc máy dệt của họ nữa mà. Nếu họ trông thấy một người đàn bà mặc áo lụa nhập khẩu họ bèn xông đến xé áo người ấy, hô to: “Lụa !Lụa ! Mọi người ai cũng phải mặc thứ lụa Spitalfields.”

“Làm thế thì khủng khiếp quá,” tôi nói. “Em chẳng muốn áo mình bị xé toạc như thế bất kể là họ có lý do chính đáng thế nào chăng nữa.”

“Họ đã đấu tranh cho nguồn sống của mình. Họ đã trải qua bao nhiêu khó khăn để sang được đến đây, bỏ lại ở cố hương tất cả những gì mà họ đã giành được; họ đã dựng lên nhà máy dệt, đã sản xuất ra những loại tơ lụa đẹp nhất và vừa lúc họ đã có cơ làm ăn được thì chính phủ lại cho phép thứ lụa của Pháp được nhập vào đây mà dân tiêu dùng lại bị định kiến ngu muội đánh lừa cho là nó tốt hơn và tuyên án tử hình cho công việc làm ăn của chúng ta.”

“Nếu quả là lụa của Anh tốt đến thế sao người ta lại chỉ muốn mua lụa của Pháp.”

“Người Anh có thói quen là nghĩ đồ Ngoại tốt hơn đồ nội. Với lại người Pháp được tiếng là người thanh lịch có “gu” thưởng thức. Người ta nghĩ quần áo, vải vóc của người Pháp chắc chắn là hơn hẳn của người Anh. Dù sao thì người ta cũng suýt bóp chết công việc làm ăn của chúng ta.”

“Sao anh vẫn còn xúc động về chuyện này thế?” Tôi hỏi. “Nó đã qua lâu rồi mà.”

“Anh vẫn dành tình cảm cho những con người khốn khổ này bởi vì anh biết những nỗi khổ mà họ phải chịu đựng. Và điều này vẫn có thể diễn ra.”

“Chuyện buồn làm sao,” Cassie cảm thán. “Không gì đáng sợ bằng cái đói. Và còn những đứa trẻ con nữa chứ…”

“Đó là những kẻ đầu tiên chịu hậu quả,” Philip thở dài. “Ồ, đó là một thời kỳ dài đau thương và tăm tối. Mà cũng chỉ mới hơn một thế kỷ lại đây thôi. Chính phủ Anh ký hiệp ước Fontainebleau cho phép tơ lụa Pháp được nhập cảng vào Anh miễn phí hoàn toàn, thế là công nhân ngành dệt lại lâm vào tình thế tuyệt vọng. Khi nhà vua trên đường đến Quốc hội người ta quyết định đệ trình một kiến nghị lên Hạ nghị viện. Người ta nêu ý kiến rằng chính Quận công xứ Bedford đã nhận hối lộ của người Pháp nên mới đồng ý ký hiệp ước Fontainebleau. Sau đó công nhân tập hợp biểu tình trước Hạ nghị viện, khi vấp phải một sự trì hoãn họ bèn kéo đến lâu đài Bedford tấn công. Quân lính được huy động đến, lệnh chống bạo động được công bố. Công nhân chỉ giải tán sau khi nhiều người trong bọn họ bị vó ngựa của quân lính giẫm nát. Nhiều người hi sinh. Họ đã nghĩ họ bước chân vào thiên đường khi rời bỏ quê hương, nhưng trên thực tế họ đã phải đấu tranh, phải đổ máu.”

“Đúng thế,” tôi phụ họa, “và bây giờ tất cả đều tốt đẹp.”

Anh nhún vai. “Em sẽ không biết được khó khăn có thể nảy sinh như thế nào đâu. Cuộc sống là thế đấy em Lenore ạ”.

“Nhưng người ta tìm được cách vượt qua khó khăn.”

“Có một số người thôi.”

Julia ngáp ngắn ngáp dài. “Đã đến lúc quay về rồi,” cô nói.

Mỗi ngày hè trôi qua tôi lại thêm quyến luyến Philip hơn. Tất cả đều khác đi khi không có mặt Charles. Philip thường lên thăm Ngoại tôi. Anh sẽ nâng niu những tấm vải trên tay với một vẻ hiểu biết và trò chuyện về việc dệt ra những tấm vải ấy. Anh rất chú ý đến chiếc máy dệt trong phòng may của bà tôi.

“Bà có thường dùng đến chiếc máy này không ạ?” anh hỏi.

“Khi ngài Francis có một việc gì đó đặc biệt muốn tôi tự tay dệt.”

Bà kể cho anh nghe về Villers-Mure và nhà máy dệt ở đó với những chùm hoa giấy leo lên tường, phòng làm việc rộng thênh thang có những ô cửa sổ lớn đón ánh sáng.

Rõ ràng là Philip bị thu hút vào chủ đề này. Anh háo hức nói về một công nghệ mới trong việc đánh tơ vì cho đến nay đó vẫn khâu lãng phí khi người ta dệt những sản phẩm hảo hạng.

“Chắc chắn là ông Lister ở Bradford sẽ chế ra một loại máy dệt đặc biệt để thực hiện được yêu cầu này. Đó sẽ là một cuộc cách mạng trong ngành bởi vì có cả một lượng lớn lụa bị lãng phí trong nhiều nhà kho ở London.” Anh nói.

Có nhiều điểm trong câu chuyện giữa hai người tôi không hiểu rõ, nhưng tôi thích ngồi giữa hai người và nghe những điều ấy. Hai má Ngoại đỏ lên vì phấn khích còn Philip rừng rực lửa nhiệt tình của tuổi trẻ. Hai người có vẻ quý mên nhau và thật sung sướng khi biết rằng những người mà ta yêu lại quan tâm đến nhau. Ngoại pha trà và chúng tôi rời phòng may sang phòng khách nhỏ của Ngoại vừa uống trà và trò chuyện. Philip cho chúng tôi biết anh sẽ dần dần thâm nhập vào công việc của gia đình như thế nào. Anh cảm thấy sự chờ đợi thật dài và buồn chán. Ngay khi tốt nghiệp đại học, anh sẽ bắt tay vào việc. Ngài Francis đã hứa với anh như thế. Anh sẽ vui lòng bỏ học vào giai đoạn cuối nhưngc ha anh rất cương quyết ở điểm này.

“Thế còn anh cậu thì sao?” Ngoại hỏi.

“Ồ anh ấy còn ham vui lắm. Cháu dám nói là rồi anh ấy sẽ say mê công việc này thôi.”

“Cậu ta không có bầu nhiệt huyết của cậu,” Ngoại nhận xét.

“Rồi nó sẽ đến thôi, Madame Cleremont,” Philip khẳng định. “Sau cùng, một khi anh ấy đã bắt đầu hiểu được tính chất tuyệt diệu của công việc thì nó sẽ không rời bỏ anh ấy, phải không ạ?”

Ngoại mỉm cười với anh. “Tôi lấy làm mừng là ngài Francis có một người con như cậu để tiếp tục sự nghiệp của ông. Chắc đấy là một hạnh phúc lớn lao đối với người làm cha.”

“Anh cháu chắc chắn cũng sẽ có ích ở một khía cạnh khác của công việc này. Với cháu, quá trình sản xuất lụa đặc biệt hấp dẫn… phải cả quy trình ấy. Những con tằm ăn lá dâu… nhả tơ trong những cái kén tạo ra một chất liệu kỳ diệu nhất trên đời…”

Anh cứ thao thao nói về các công đoạn sản xuất mà tôi thực không hiểu được là bao. Tôi ngồi đó, lòng lâng lâng hạnh phúc chứng kiến cảnh Ngọai tôi và Philip càng lúc càng quý mến và hiểu nhau hơn.

Khi anh đi rồi, Ngoại mới bày tỏ sự hài lòng của mình. Khi tôi giúp Ngoại dọn tách chén, tôi nghe Ngoại hát một điệu nhạc êm dịu bằng tiếng Pháp.

“Mỗi lần qua vùng Lorraine

Với đôi guốc của mình

Tôi thấy trên những cánh đồng…”

Bao giờ Ngoại cũng hát khi Ngoại có chuyện gì vui. Một lần tôi hỏi tại sao thì Ngoại đáp bà thường hát bài này khi còn bé và bài hát bao giờ cũng làm cho Ngoại vui bởi vì trong bài hát những người lính nghĩ là cô gái rất xấu có biết đâu là chính hoàng tử con vua đã yêu nàng.

“Vậy cô gái đó có lấy hoàng tử không ạ?”

“Điều đó thì chúng ta không biết được. Đó là điểm làm cho bà thích bài hát này. Chàng đã tặng nàng bounquet de marjolaine (một bó cây kinh giới). Nếu nở hoa thì nàng sẽ trở thành hoàng hậu. Chúng ta không biết chuyện gì xảy ra vì bài hát kết thúc trước khi nói về điều đó.”

Ngoại vẫn nhìn tôi, môi nỏ nụ cười ý vị. “Ở đây có một người yêu thích công việc của mình. Cậu ấy cụng giống cha mình. Ngài Francis thật may mắn là có một người con trai như vậy.”

“Ngoại thích anh ấy lắm phải không, Ngoại?”

Bà nhìn tôi gật gù xem ra trong nụ cười của Ngoại có một cái gì đó và những mơ ước đã bắt đầu sáng lên trong đôi mắt Ngoại.

*

* *

Chúng tôi lớn dần lên. Julia sắp 17. Tôi 15. Julia đang có sự thay đổi, cô nóng lòng muốn chúng tôi biết cô không còn là một cô bé nữa.

Cô sẽ ra mắt xã hội thượng lưu ở London.

Phu nhân luôn miệng nói về điều đó. Một trong những việc đã thành nghi lễ là việc dùng trà với bà trong phòng khách nhỏ. Tôi thường xuyên có mặt ở đấy, đọc sách cho bà nghe, xoa bóp chân tay, cuộn chỉ hoặc làm những việc vặt cho bà. Càng ngày bà càng giữ tôi ở bên cạnh lâu hơn.

Julia và Cassie xuống phòng khách đúng vào lúc bốn giờ chiều và ngồi lại với mẹ một tiếng. Clarkson sẽ đẩy xe đựng đồ uống, còn Grace thì đứng bên cạnh rót trà và phục dịch mọi người, nhưng phu nhân thường coi như không có mặt cô ta và chỉ đón ly trà từ tay của tôi.

“Lenore có thể làm được,” bà phán. “Này Lenore, làm ơn cho ta thêm một chút kem. Thế được rồi, bây giờ thì thêm một cái bánh nướng nữa.”

Bà ngồi đấy, không ăn, chỉ dằm cái bánh trong đĩa ăn. Câu chuyện bao giờ cũng xoay quanh việc ra mắt sắp tới của Julia.

“Thật đáng tiếc, lẽ ra ta phải có mặt ở đó… nhưng không thể được. Lenore, chân của ta làm sao lại tê rần thế này. Hãy bỏ dép ra và xoa bóp hai bàn chân cho ta. Thế… như vậy dễ chịu hơn rồi đó. Thật là nhẹ cả người. Trong tình trạng sức khỏe của ta, trời đất ạ, ta không thể đi cả một đoạn đường dài như vậy. Con sẽ có những bộ váy áo đẹp nhất Julia ạ… Tất nhiên Madame Cleremont sẽ tự tay may cho con. Bà ấy đã có một số mẫu. Có lẽ cha con sẽ đặt hàng ở Paris…”

Julia vỗ tay vào nhau và lắng nghe một cách say sưa. Cô khao khát được “bay thẳng” vào một tương lai tươi đẹp. Cô thường vẽ mộng với Cassie và tôi: Những buổi tiệc tùng, những đêm vũ hội, sự hân hoan, niềm vui… và cả một đội quân các chàng trai tuấn tú vây quanh chỉ mong được lọt mắt xanh của cô được hưởng thừa tự kết xù.

Tôi nghe Miss Logan, một người rất rành những chuyện đó nói chuyện với Miss Everton như thế này: “Phải, tất nhiên đó là một vụ trao đổi khi mà tất cả đều được nói và làm dựa trên… mà vụ đó sẽ làm cho vụ này kém vinh quang đi. Chị biết đấy… tiền và chỉ tiền là có tiếng nói quyết định.”

Thế là Julia sẽ ra mắt thị trường hôn nhân để trưng bày tài sản của cô. Julia trẻ trung, đôi khi khá xinh đẹp khi cô ở trong một tâm trạng vui vẻ, nóng lòng muốn kiếm một tấm chồng nhưng bị cản trở bởi cái nhãn “trao đổi” - được tôn lên bởi một cái nhãn khác: “đồng tiền”.

Phu nhân Sallonger nói: “Ta nghe đâu nữ bá tước Ballader là người hướng đạo tốt. Tội nghiệp, bà ấy cần tiền vì bây giờ ông bá tước đã khuất núi. Ông ấy đã làm cho vợ lâm vào cảnh khánh kiệt… Người ta nói là do bà bạc và rượu chè nữa… Phải, cờ bạc, rượu chè đã nuốt chửng toàn bộ gia tài rồi cái chết chờ sẵn. Tội nghiệp bá tước phu nhân quá. Tất nhiên bà ấy… khó mà làm lại. Bà ấy vốn là một nghệ sĩ hay sĩ sĩ gì đó. Là người vợ thứ ba của bá tước mà, lúc cưới bà ấy, ông bá tước cũng lụ khụ lắm rồi. Phải, bây giờ thì bà ấy phải nhặt nhạnh kiếm sống theo cách này. Hơi vất vả một chút nhưng bà ấy đã thành công trong trường hợp Maria Crantley. Một cô gái bé nhỏ, tầm thường nhưng đã kiếm được một đám khá… Chỉ có tiền chứ có phải có dòng máu xanh máu trắng gì đâu.”

Tôi không cưỡng lại được bèn mạo phạm nói rằng có lẽ đồng tiền có ý nghĩa quyết định hơn huyết thống quý tộc.

“Điều đó là đúng đấy, Lenore ạ. Cháu vui lòng chèn một cái gối sau lưng ta nào. Thế, dễ chịu hơn rồi đó. Ta lại mệt rồi. Ta đánh rơi mất cái quạt rồi. Kìa nó kia. Một ly trà nữa Lenore. Mang cái bánh nướng này đi. Ôi trời, xem kìa hình như nó rơi hết xuống dưới sàn rồi. Đó có phải loại bánh Madeira không? Ta sẽ làm một miềng vậy… Ồ không. Ta nghĩ ta sẽ ăn trái cây thôi. Một chút kem nữa nghe cưng. À phải, bá tước phu nhân được coi là lý tưởng đấy. Bà ấy biết mọi đường đi nước bước trong xã hội thượng lưu, nguồn gốc cũng là một sự thúc đẩy… và rất thực tế nữa. Dường như ai cũng đã quên hết mọi chuyện và cái tên Ballader là chủ đề cho nhiều câu chuyện lắm đấy. Đó là một bi kịch thật sự và ta với tư cách là Mama của con, Julia ạ, ta không có khả năng làm được gì nhiều cho con.”

Tiếp đó phu nhân bắt đầu bàn về chuyện áo xống.

“Ta sẽ yêu cầu Madame Cleremont đến đây gặp ta. Có rất nhiều việc phải làm. Không biết ta có cố gắng nổi không.”

Tôi không thể nén được một nụ cười vì biết rằng bà chủ không cần phải cố gắng làm một cái gì cả, đã có người khác lo liệu hết cho bà.

Rồi câu chuyện lại tiếp tục không ra ngoài đề tài sự ra mắt của Julia. Ngoại rất phấn khích với những mẫu váy áo mà bà sẽ may cho Julia. Bà phác ra nhiều kiểu. Tôi cũng cố công vẽ một kiểu. Ngoại nói nó sẽ được đưa ra để xem xét nhưng bà sẽ không nói nó là của tôi cho đến khi người ta tuyển lựa xong.

Hầu như chiều nào chúng tôi cũng cưỡi ngựa với nhau. Ba chúng tôi được phép ra ngoài không có tên giám mã đi kèm nếu chúng tôi không đi qua cái lều nhỏ có tên “Cỏ rậm” ở đầu này cánh rừng và “Cánh tay Đức Vua” ở đầu bên kia.

Khu vực trải rộng có bán kính năm dặm tính từ nhà chúng tôi. Mọi ngóc ngách trong rừng chúng tôi đều biết nhưng nếu để mất dấu ngoài khu vực này thì khá nguy hiểm, đó là một nơi người ta dễ đánh mất phương hướng.

Tôi sẽ không bao giờ quên nỗi hãi hùng trong ngày hôm ấy. Chúng tôi cưỡi ngựa qua cánh rừng và cuộc đời mới êm ả thanh bình làm sao. Mặt trời rực rỡ gọi ánh nắng qua các tán lá, tạo nên những cái bóng chập chờn trên mặt đất và đâu đây thoảng lên mùi đất ẩm của rừng sâu. Julia đang mải chuyện - một điều mà cô thường tập trung hết sức mình - về chuyến ra mắt lần đầu. Cassie có vẻ suy tư – có thể là tự hỏi với một chút lo lắng không biết chuyện tương tự có xảy ra với cô không. Với tôi, không có những chuyện như vậy để mà băn khoăn. Tôi cũng không chắc tôi lấy làm vui hay buồn về điều đó. Tôi nghĩ có lẽ Ngoại tôi cũng hy vọng người ta sẽ yêu cầu tôi chia sẻ… không phải trong trường hợp của Julia mà là với Cassie, nhưng cả điều này nữa tôi cũng không dám chắc sẽ diễn ra đâu.

Chúng tôi đi đến bên hồ nước và trong khi tiến lại gần tôi nghe thấy tiếng la hét và cười nói khuấy động sự yên tĩnh trầm mặc của cánh rừng.

“Mấy thằng bé trong làng đến đây chơi đùa,” Julia nói. “Chả là đây là một nơi ưa thích mà.”

Khi chúng tôi đến gần, chúng đã nhìn thấy chúng tôi. Có mấy thằng con trai ở độ tuổi choai choai chừng 14, 15 gì đó. Vụt một cái chúng ngừng la hét và chúng tôi phóng ngựa lại gần. Tôi không thể tin vào mắt mình. Wille bị trói chặt vào một thân cây.

Tôi hét lên: “Wille, có chuyện gì thế này?”

Bọn con trai, vào khoảng sáu, bảy đứa, chằm chằm nhìn chúng tôi vài giây. Có một cái gì thật độc ác trên vẻ mặt chúng. Tôi cảm thấy điều đó trước khi tôi nhận ra việc chúng làm.

Một đứa gào lên: “Chúng đến từ nhà lớn đấy.”

Thế là cả bọn co giò chạy mất.

Tôi nhảy xuống ngựa chạy lại chỗ Wille. Nó ú ớ, cố nói một điều gì đó nhưng không tìm ra được lời để nói. Cả khuôn mặt nó là một sự bàng hoàng, hãi hùng và đau đớn. Julia và Cassie bước lại gần.

“Nhìn kìa!” Julia giơ tay chỉ.

Lúc ấy tôi mới nhìn thấy. Đó là con chó lai. Nó bị trói vào gốc cây khác. Máu ướt đẫm bộ lông và nó nằm dáng ngay đơ.

Tôi cởi trói cho Willie. “Có chuyện gì vậy?” Tôi kêu lên. Willie không trả lời. Nó chạy đến bên con chó, bế con vật lên tay. Con vật không có một cử động hay tỏ ra nhận ra chủ vì thế mà tôi biết là nó đã chết. Mấy thằng nhóc kia đã giết con chó. Sao chúng có thể làm một việc vô nghĩa và độc ác đến thế?

“Kể cho chúng tôi nghe mọi chuyện đi!” Julia nói.

Nhưng Willie vẫn một mực im lặng. Nó chỉ đứng đấy ôm chặt con chó vào lòng. Tôi nhận thấy một chân con chó bị gãy.

“Willie”, Cassie dịu dàng gọi, “em có thể kể cho chúng tôi biết chuyện gì đã xảy ra không?

Willie lắc đầu trong nỗi đau câm lặng.

“Chắc là mấy thằng kia thôi”, Julia nói. “Chúng thật độc ác. Willie, sao chúng lại làm thế?”

Nhưng không ai cạy răng nó được nửa câu. Nó chỉ nghĩ đến mỗi một điều: con chó thân yêu của nó đã chết.

Không có một người nào để Willie dồn tình yêu thương như cái cách nó yêu con chó này, và cũng không có ai yêu thương nó như con chó này đã yêu quý chủ. Chúng tìm thấy nhau, nương tựa vào nhau, an ủi nhau và sống vì nhau. Bây giờ con chó bị giết một cách vô nghĩa lý bởi bàn tay của những thằng con trai nhẫn tâm chỉ có mục đích làm tổn hại những con vật đáng thương vô phương tự vệ và một thằng bé khốn khổ mà chúng coi là thấp kém hơn chúng.

Tôi cũng không biết cần phải làm gì để an ủi nó nữa. Cassie sụt sịt khóc. Tôi nghĩ đìu đó khiến nó nhận ra sự quan tâm của chúng tôi.

“Willie”, tôi năn nỉ, “nếu em cố bảo cho chúng tôi biết chuyện gì đã xảy ra…”

Đột nhiên nó bật ra, “Chúng tôi đến bên hồ… ngồi xuống… nhìn ngắm chung quanh. Bọn chúng đến cười giễu chúng tôi. Tôi không nhìn chúng. Thế rồi một đứa nói: “Mày thích nước lắm hả?” Rôi chúng tóm lấy tôi và cố quẳng tôi xuống hồ”.

Willie cúi nhìn con chó trong lòng, nghẹn ngào nói tiếp, “Nó cắn thằng đó… khi thằng đó đặt tay lên người tôi… Nó cắn.”

“Chị hy vọng là rất đau,” tôi nói.

“Thế là chúng vòng dây thừng quanh người tôi, rồi thả thòng lọng bắt con chó, trói nó vào gốc cây và ném đá vào người nó.”

“Chị sẽ mách Carter chuyện này,” tôi nói, “Bọn chúng sẽ bị trừng trị.”

“Cũng chẳng trả lại cuộc sống cho con vật đáng thương này,” Julia lên tiếng.

“Nhưng sẽ dạy cho chúng nó biết điều gì sẽ xảy ra với những hành động côn đồ.”

Nhưng tôi biết Carter không làm gì được bởi bọn con trai không thuộc về chuồng ngựa của chúng tôi.

“Chúng ta sẽ phải chôn nó, Willie à,” tôi nói.

Thằng bé bỏ đi trên tay vẫn ôm chặt con chó.

Chúng tôi trèo lên lưng ngựa và phóng về chuồng ngựa nơi chúng tôi tìm thấy ông giám mã trưởng và kể cho ông ta nghe chuyện đã xảy ra.

“Các cô có nhìn rõ mặt bọn chúng không?”

“Chúng tôi không biết bọn chúng vì chúng bỏ chạy khi chúng tôi đến gần”.

“Thằng bé nghĩ con chó là cả cuộc đời của nó”.

“Đó là lý do bọn độc ác đã làm thế”, tôi nói. “Tôi mong ta có thể tìm ra bọn chúng. Tôi nghĩ chúng phải bị trừng phạt đích đáng.”

“Nếu đấy là một trong những đứa làm việc ở chuồng ngựa thì nó sẽ biết tay tôi. Nhưng tôi hy vọng bọn con trai dưới quyền tôi không có đứa nào dám làm thế”.

“Willie cần được đối xử một cách nhẹ nhàng”.

“Các cô sẽ biết điều đó thôi. Chúng tôi cần phải đem con chó đi. Tôi cho rằng nó sẽ muốn giữ mãi con chó. Thằng bé suy nghĩ đơn giản lắm”.

Chúng tôi rời chuồng ngựa và buồn bã đi về nhà. Tất cả vẫn còn bị chấn động và Julia không đã động đến việc ra mắt của cô trong suốt ngày hôm ấy

*

* *

Tôi cũng biết đôi chút về Willie, đủ để hiểu rằng không muốn xa rời con chó yêu. Nó thà có con chó dù đã chết còn hơn là không có gì.

Chắc là phải ép buộc nó từ giã con chó thôi, và tôi quyết định xem có thể làm được gì. Tôi tìm được một chiếc hộp bằng bìa cạc tông cứng và mấy sợi dây rồi đi tìm Willie. Tôi không nghĩ là nó lại ra ngồi bên hồ nhưng quả là nó đang ở đó. Nó ngồi tựa lưng vào cái cây mà bọn độc ác đã trói con chó, trên tay vẫn ôm khư khư xác con vật.

“Willie, chúng ta hãy làm cho nó một ngôi mộ nhé. Nó sẽ không vui đâu nếu em cứ bế nó thế này.”

“Chúng ta sẽ lấy xác con chó của em”.

“Phải. Vậy thì chúng ta hãy làm cho nó một ngôi mộ tử tế để bọn xấu không làm gì được”. Tôi đưa cái hộp giấy cho Willie. “ Nó cần được yên nghỉ. Nó đã mệt nhọc lắm rồi. Nó cần được ngủ một giấc dài trong yên tĩnh.”

Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy Willie đặt con chó và trong hộp giấy. “Chúng ta sẽ chôn nó và chị sẽ làm cho nó một cây thánh giá nhỏ. Ở đây có những cái que phải không? Nếu chị đặt hai que như thế này rồi cột lại, nó sẽ thành một một cây thánh giá và nó sẽ làm cho ngôi mộ của con chó thành một ngôi mộ của Chúa”. Willie lặng lẽ nhìn tôi và tôi nghĩ bất cứ lúc nào nó cũng có thể cướp lại cái hộp.

Tôi dịu dàng nói: “Ai cũng phải chết vào một lúc nào đó. Và khi người ta về với Chúa, người ta phải được đối xử một cách trân trọng. Cần phải có một ngôi mộ xứng đáng. Có thể người ta mới an giấc nghìn năm.”

Willie lặng lẽ lắng nghe tôi nói với đôi chút ngạc nhiên.

“Chị biết chúng ta sẽ phải làm gì. Có một khu hầm mộ ở đây.”

Willie nhìn tôi, có vẻ như không hiểu tôi nói gì.

“Đó là một ngôi nhà dành cho những người đã chết. Em cũng biết chỗ này đấy. Đó là nơi người nhà Sallonger sẽ chết khi họ về với Chúa. Chỗ ấy thật đẹp. Em có thể nhìn thấy nhiều thiên thần ở đấy. Họ canh giữ nơi này. Chúng ta sẽ mang con chó của em đến chôn ở đấy, thế có được không?”

Willie tiếp tục nhìn tôi vẻ ngạc nhiên, tôi quàng tay ôm nó sát vào người, cảm thấy một luồng run rẩy chạy khắp người thằng bé. “Như thế là tốt nhất đấy em ạ. Nó sẽ được yên tĩnh còn em vẫn có thể đến thăm nó. Em sẽ biết chỗ nó nằm trong lòng đất. Em có thể ngồi cạnh ngôi mộ mà trò chuyện với nó. Em sẽ có cảm tưởng dường như nó vẫn ở bên em. Chỉ khác có một điều là em không thể nhìn thấy nó mà thôi.”

Nó vẫn tiếp tục nhìn tôi một cách thăm dò. Có vẻ như kế hoạch của tôi đang tiến triển. Con chó sẽ được chôn cất tử tế mà tôi thì không muốn phải dùng vũ lực giằng con chó từ tay nó. Chúng tôi có thể đào một cái hố cạnh hầm mộ, đó là một chỗ xứng đáng.

Willie ôm chặt cái hộp giấy vào lòng.

Tôi đứng dậy, “Đi thôi, Wilie. Chúng ta sẽ chôn nó ngay bây giờ. Rồi em có thể ở lại, trò chuyện với nó và em sẽ biết là nó đang được nghỉ ngơi. Nó sẽ vui hơn nếu được ở trong cái hộp này. Đó là nơi nó muốn ở vào lúc này em ạ”.

Tôi dợm bước đi trước, nửa ngờ rằng nó sẽ không đi theo tôi, nhưng nó lại đi thật. Thế là tôi đi trước dẫn đường đến khu hầm mộ của gia đình Sallonger.

Chỗ này bao giờ cũng mê hoặc tôi kể từ lần đầu tiên tôi trông thấy và Ngoại giải thích cho tôi hiểu nó là cái gì.

“Khi một thành viên trong gia đình này qua đời ông ta hay bà ta sẽ được đưa vào nhà mồ. Trong những cỗ quan tài ở đây là nắm xương của những ông bà ông vải của họ Sallonger,” Ngoại giảng giải. “Họ đã bên nhau lúc sống thì cũng quây quần với nhau lúc chết. Những dòng họ gia thế hiển hách bao giờ cũng có lăng mộ riêng.”

Tôi thường lang thang ra đây ngắm nghía – bao giờ cũng cố thuyết phục Julia hoặc Cassie đi theo. Tôi bị mê hoặc bởi hai thiên thần với những thanh gươm sáng quắc - giống như hình ảnh về khu vườn Eden trong cuốn Kinh thán của tôi - họ có nhiệm vụ canh gác chốn này không cho những kẻ xâm phạm đặt chân vào.

Cánh cổng sắt được đúc thật đẹp, trên bức tường đá bao quanh, người ta còn tạc nhiều hình người. Khi còn bé tôi hình dung những khuôn mặt này thay đổi khi tôi nhìn chúng. Thỉnh thoảng tôi có nằm mơ về nơi này... rằng tôi bị nhốt trong đó, không có cách gì thoát ra được rồi các cỗ quan tài mở ra và những người nhà Sallonger chết từ đời nảo đời nào bước ra dòm tận mặt tôi.

“Chúng ta sẽ đào một ngôi mộ ở đây Willie ạ, ở cạnh bức tường quanh hầm mộ và con chó nhỏ của em sẽ nằm gần những người thuộc dòng họ Sallonger. Nó sẽ thích ở chỗ này bởi vì đây sẽ là một ngôi mộ thật sự. Chúng ta sẽ cắm cây thập tự lên trên để em dễ dàng tìm ra nó. Có thể chúng ta sẽ trồng một ít hoa lên mộ thế là ai cũng sẽ biết nó đang ở đâu và chúng ta quan tâm nó như thế nào.”

Willie chậm rãi gật gù.

Tôi có mang theo một cái xẻng, đến nơi tôi đưa cho nó và bảo: “Em đào đất đi Willie. Nó muốn chính tay em chôn nó cơ. Em mới là người nó yêu thương nhất”.

Chúng tôi đã chôn con chó của Willie như thế đấy.

Tôi biết Willie thường ra thăm con chó. Nó ngồi bên cạnh dường như đang trò chuyện.

Bầy chó ở chuồng ngựa thường đẻ con, tôi nhờ Julia hỏi xin một con chó mới đẻ và cho Julia biết tôi có ý tặng chó cho Willie. Thế là Julia cũng sẵn sàng giúp một tay.

Tôi biết chúng tôi sẽ tìm thấy Willie ở đâu.

“Này Willie. Đây là một chú cún con. Nó đến ở với em đấy... nếu em cũng thích nó.”

Cassie vuốt ve con chó con và nói : “Mày cũng thích ở với Willie phải không?” Cô ghé sát mặt mình vào con chó và bất ngờ hít vào một hơi. Rồi cô lại làm thế một lần nữa.

“Một lần là ước hai lần là hôn”, Julia vừa lắc đầu vừa nói đùa. “Vậy thì đây là một cái hôn của tao”, Cassie nói và hít vào một cái nữa. “Mày giống một hạt tiêu, cún con ạ. Mày làm tao hắt hơi rồi. Tao sẽ gọi mày là Hạt tiêu”.

“Có vẻ như đó là một cái tên hay đối với một con chó”, Julia nhận xét.

Tôi bế con cún lên đưa nó cho Wilie. “Nhìn này Hạt tiêu, tao nghĩ mày và Willie sẽ yêu quý nhau đấy”.

Willie đưa tay đón lấy con chó. Nó oẳng lên một tiếng rồi liềm tay thằng bé. Tôi chứng kiến một niềm vui bất ngờ bừng lên trên khuôn mặt Willie và tôi biết, chúng tôi đã làm được một việc tốt.

“Nó là của em đấy, Willie. Nó cần một mái nhà. Và em sẽ chăm nom nó”.

Tôi chắc là Willie sẽ không còn buồn bã nhiều nữa.

*

* *

Ngài Francis quay về Nhà Tơ Lụa. Bao giờ cũng có không khí hội hè mỗi lần ông về nhà. Khi cỗ xe sang trọng của ông đỗ trong sân nhà thì cỗ xe độc mã và xe chó bèn chìm nghỉm đi ngay lập tức. Cobb đóng ngay trụ sở của mình tại chuồng ngựa. Tôi nghĩ ông ta có ảnh hưởng đối với bọn giữ ngựa cũng tương tự như ảnh hưởng của ngài Francis đối với gia đình. Cobb là người thủ đô nên coi mình là kẻ thuộc đẳng cấp khác so với mấy anh chàng lớ ngớ nhà quê. Bữa ăn nào cũng trở thành một bữa đại tiệc. Phu nhân Sallonger chú ý đến dung nhan của mình hơn bao giờ hết và dường như trông bà lại càng có vẻ bệnh hoạn hơn, ẻo lả một cách quý tộc hơn trong mớ quần áo toàn những dải voan và đăng ten thướt tha. Ngài Francis ngồi cạnh vợ, gọi bà là “mình”, vôc lên cánh tay bà và kiên nhẫn lắng nghe bà miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết về tình trạng ngọc thể bất an của bà. Clarkson trịnh trọng hơn bao giờ hết con bà Dillon thì vô cùng bắng nhắng trong lãnh địa của mình, ra cái lệnh này vào phút trước rồi lại huỷ bỏ vài phút sau, cứ thế cho đến lúc Grance nhận xét bà ta cũng không biết là mình đang đứng trên đôi chân hay cái đầu của mình nữa.

Ông chủ hay ngồi bàn bạc công chuyện với bà tôi.

Ông không ở lại lâu, chỉ đôi ba ngày... nhưng tôi dám nói là như vậy cũng đủ lâu với những người có liên quan. Thật là nhẹ nhõm khi lại thấy Cobb ngồi chỉnh chện trên chiếc ghế xà ích ra roi quất ngựa đưa ngài Francis quay lại thủ đô.

Ngoại kể cho tôi nghe chuyện của ông lúc ông đi khỏi.

“Ông ấy có chuyện gì đó trong đầu. bà đoán rằng có điều gì không ổn.”

“Hay là ông ấy giận dữ chuyện gì?”

“Ồ không, bà nghĩ ông ấy lo lắng thì đúng hơn . Ông ấy nói chuyện buôn bán rất trì trệ và chúng ta cần có một cái gì đó làm bàn đạp. Ông ấy nói thế này: “Chúng ta cần một cái gì mới mẻ và nó phải hoàn hảo. Vải vóc cũ cũng là tốt rồi nhưng người ta lại thèm khát mọt cái gì mới lạ. Cái chúng ta cần tìm ra, bà Cleremont ạ, là một phương pháp dệt lụa mới... một cái gì sẽ công bố với toàn thế giới... một cái gì không ai có.” Quả thật hiếm khi nào bà thấy ông ấy ở trong tâm trạng như thế.”

“Bà nghĩ ông ấy lo lắng về lần ra mắt của Julia không? Hẳn là chuyện đó rất tốn kém.”

Ngoại tôi bật cười: “Bà không nghĩ thế, ma chérie*(cưng). Bà nghĩ đó chỉ là chuyện vặt và ông chủ chỉ nghĩ đến công việc mà thôi. Không, chỉ đơn thuần là vì ông chủ không kiếm được nhiều tiền trong năm nay. Ông ấy nghĩ đến những con số lớn kia. Ồ, ông ấy sẽ ổn thôi. Chẳng qua là ông ấy ao ước những cái gì mới lạ. Một cái gì mà tất cả đều muốn. Có một sáng kiến có thể đưa ông ấy lên dẫn đầu trong cuộc chạy đua.”

“Chắc là có nhiều chuyện xung quanh những cuộc cạnh tranh này lắm.”

Ngoại ngước mắt nhìn lên nhìn trần nhà. “Ma chérie, chuyện này diễn ra suốt trong lịch sử... có một cuộc cạnh tranh lớn giữa hai gia đình St. Allengère và Sallonger. họ là địch thủ của nhau từ hồi nào đến giờ. Nhà này phải vượt trội hơn nhà kia. St Allengère Thiên Chúa giáo và Sallonger Tin Lành. Con không thể hình dung được những cuộc giao đấu trong nội bộ một dòng họ khi có một nhánh tách ra để đi theo mọt niềm tin tôn giáo mới đâu. Tôn giáo là nguyên nhân gây ra của nhiều nỗi bất hạnh lớn, ma petile.”

“Nhưng vẫn còn mối giao hảo giữa hai nhà. Họ vẫn đến thăm hỏi nhau đấy thôi.”

Ngoại tôi cắn môi nghĩ ngợi. “Đó là cái... con có thể nói như thế nào nhỉ... là tình trạng trung lập có vũ trang. Cả hai nhà này đều có một ao ước cháy bỏng nuốt chửng đối phương. Người này phải vượt lên trước người kia. Chuyện này đã xảy ra bao nhiêu năm rồi mà.”

“Ngoại đã ở đó. Ngài Francis có thường đến Villers-Mure không ạ?”

“Ít lắm.”

“Thế mà Ngoại lại đến đây với ông ấy. Con thực không biết phải hiểu thế nào.”

“Ồ... đây là một cơ hội mà... và kể từ ngày bà đến đây thì nơi này trở thành nhà. Bà làm việc cho nhà Sallonger... không làm cho St. Allengére nữa. “

“Có nhiều cái cháu không sao hiểu nổi.”

“Có nhiều cái mà hầu hết chúng ta không hiểu được, chérie .”

Dù vậy, mọi việc trong nhà vẫn diễn ra bình thường và trong suốt mùa hè chủ đề về cuộc ra mắt xã hội thượng lưu của Julia vẫn lấn át tất cả những chuyện khác. Mùa lễ hội thường kéo dài từ lễ Phục Sinh cho đến tháng Tám vì thế mà Julia phải chuẩn bị sẵn sàng vào mùa xuân. Bá tước phu nhân Ballader đến Nhà Tơ Lụa ở một tuần để tận mắt thẩm tra xem Julia có xứng đáng với công lao khó nhọc của bà không, phải, tôi cho là như thế.

Đó là một người đàn bà cao lớn, đường bệ và ngay lập tức bạn có ấn tượng về sự năng động của bà. Tôi thu thập được thông tin là ngài bá tước lớn hơn bà tới 30 tuổi, chất sau đám cưới năm năm - chẳng để lại cho bà được bao nhiêu tiền của ngoài cái tước Bá. Mái tóc màu nâu đỏ của bà hơi tươi một chút so với màu tóc tự nhiên, đôi mắt long lanh đầy sức sống có một màu xanh đậm. Mặc dầu bà được nhà Sallonger trả tiền công cho bà để mở đường cho Julia bước vào xã hội thượng lưu, bà có ý rằng chính bà mới là người gia ân cho họ.

Miss Logan nói rằng bà có thái độ lập lờ khi nói về mối quan tâm của bà đối với một gia đình buôn bán nhưng chẳng có gì phải nghi ngờ bà cần tiền muốn chết, và bởi vì ngài Francis rất giàu có cho nên cũng chẳng cần đặt câu hỏi là liệu bà có nhận lời dìu dắt Julia hay không. Bỗng nhiên Miss Logan có một tầm quan trọng mới. Bà đã từng là người hầu gái của một nữ công tước đấy và bà nói với cô hầu gái Grace cứ như thể bà là một loại nữ thần. Tôi thường nghe cuộc bàn luận của bà với Miss Everton và tôi tò mò lắng nghe mỗi khi không bị phát hiện.

Bá tước phu nhân có vài buổi đàm đạo với phu nhân Sallonger. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có mặt – Julia, Cassie và tôi. Đôi mắt to, xanh biếc của bà sắc sảo dò xét từng đứa chúng tôi. Thoạt đầu bà bá tước có vẻ coi thường phu nhân nhưng rồi bà nhanh chóng nhậnn ra là bà có một đối thủ nặng ký ở đây. Phu nhân thích thú đùn đẩy trách nhiệm cho người khác và bây giờ bà nhẹ nhàng đẩy gánh nặng của mình sang vai bá tước phu nhân. Họ nói chuyện về tiệc tùng…danh sách khách mời…rồi quần áo. Julia sẽ phải học cách đi đứng một cách duyên dáng, cô cần phải chú ý hơn nữa trong động tác chào nhún gối. Bà bá tước cần biết chắc rằng việc dìu dắt cô học trò Julia vào xã hội thượng lưu và kiếm cho cô một tấm chồng có những yếu tố đảm bảo thành công.

“Tôi đã thành công với tất cả các cô gái mà tôi dạy dỗ”, bà tuyên bố.

Phu nhân mỉm cười nói rằng bà sẽ may mắn bao nhiêu nếu bà có sức khỏe. Nếu bà khỏe mạnh hơn! Thậm chí bà còn nhờ cả bá tước phu nhân chèn gối vào sau lưng, nhặt quạt…và bà có thói quen đánh rơi quạt theo chu kỳ.

Tất cả những chuyện này đều mới mẻ, thu hút đối với một cô gái trẻ và tôi háo hức theo dõi từng chi tiết.

Tôi bảo Cassie, “Hai hoặc ba năm nữa sẽ đến lượt cậu.”

Cassie rùng mình như thể gặp luồng gió lạnh.

“Tôi cho rằng nó sẽ không xảy ra với mình”, tôi nói tiếp. “Tớ sẽ phải tự kiếm một tấm chồng cho mình nếu muốn.”

“Chị may mắn lắm.”

“Vẫn còn nhiều thời gian cho cậu mà, cậu sẽ học được tất cả những nghệ thuật ấy từ Julia khi đến lượt cậu”, tôi nói một cách dịu dàng hơn nữa.

Trong phòng may mọi việc diễn ra rất nhộn nhịp. Julia thường lên đây để thử áo.

“Bà ơi những kiểu áo bà thiết kế có trở nên lỗi thời vào sang năm không?”

“Bà không chạy theo mốt thời trang. Bà chỉ thiết kế những gì phù hợp, Kulia cần nhiều đường xếp li và ruy băng…như thế là hợp nhất đối với nó. Bà sẽ không tạp cho Julia…những kiểu cầu kỳ theo mốt mới nhất. Để dành những thứ đó …cho cháu gái của bà.”

“Sẽ không đến lượt cháu đâu. Bà nhớ rằng cháu chỉ là Lenore thôi, đâu có phải là tiểu thư…”

Nhưng ngay lúc ấy tôi ước không nói ra điều đó bởi vì bà tôi chợt buồn và dường như còn có vẻ sợ hãi điều gì đó, thế là tôi cảm thấy cần phải an ủi bà. Tôi quàng tay qua vai bà, nép vào người bà.

“Tất cả sẽ tuyệt vời nếu…” bà bắt đầu.

“Nếu cái gì ạ?” tôi hỏi.

Nhưng bà không nói tiếp. tôi hiểu bà, đoán rằng bà lo lắng bởi vì tôi sẽ không có một vụ ra mắt như Julia và bà tự hỏi tôi sẽ làm thế nào để kiếm được một đấng phu quân vừa giàu có vừa đẹp trai đây.

Mùa hè năm ấy, Drake Aldringham đến nghỉ ở Nhà Tơ Lụa. Từ cái phút chàng đặt chân xuống mảnh đất này tất cả dường như đều thay đổi. Chúng tôi đã nghe nói Charles sẽ đưa một người bạn về chơi trong dịp hè. Philip về nhà trước. Anh cũng biết Drake.

“Có một cọng lông chim thật lớn trên mũ Charles báo hiệu anh ấy đưa Drake về nhà”, Philip nói.

“Tại sao?” tất cả bọn con gái đều tò mò muốn biết.

“tại sao à?” Philip kêu lên gần như là phẫn nộ. “Bởi vì đó là Drake Aldringham.”

“Có cái gì đặc biệt về anh ấy vậy?” Julia ré lên đầy phấn khích bởi vì từ ngày rục rịch chuẩn bị cho lần ra mắt, Julia bắt đầu quan tâm đến những chàng trai trẻ và tôi cho rằng sẽ là một việc hết sức bình thường nếu cô muốn chứng tỏ tài quyến rũ của mình trong việc kiếm một người đáng giá làm chồng.

“Đầu tiên anh ta là một Aldringham”, Philip nói.

“Điều đó có nghĩa là gì?” Julia háo hức.

“Em muốn nói em chưa hề nghe đến cái tên Đô đốc Aldringham? Đó là cha của Drake.”

“ông ấy nổi tiếng lắm à?” tôi hỏi.

“Phải…không nhiều hơn khả năng của ông ta”.

Chả có gì rõ ràng cả. thật khó mà moi thêm được điều gì từ Philip.

Chuyến viến thăm của người bạn lại được thảo luận vào bữa tiệc trà chiều hôm ấy. Tôi rót trà và Philip bê tận tay mẹ. “Cảm ơn con yêu. Thêm một chút sữa nữa…mà ta muốn thêm một lát bánh mì phết bơ. Người ta có mang mật ông đến không? Lỏng hay đặc?” Mật ong lại đặc. Thế là : “Này Lenore, mang mật lỏng lại đây…đắp mền lên chân cho ta nhé. Ta biết mặt trời đang chiếu sáng bên ngoài nhưng ở đây lại ớn lạnh đến tận xương.” Khi mật lỏng được mang lại, bà chỉ lơ đãng nghịch nghịch và tôi rót cho bà một ly khác trong lúc bà đề cập đến chuyến viếng thăm.

“Philip, con nghĩ khi nào thì anh con và cậu ta đến đây?”

“Con không biết, thưa mẹ. Họ còn đi du ngoạn ở hồ Distric với một số người, nhưng con nghĩ chẳng bao lâu sau, Charles và khách sẽ có mặt ở đây.”

“Mẹ nóng lòng muốn gặp cậu ấy. Chắc phải là một chàng trai ưu tú nhất. con trai của vị Đô đốc hải quân hoàng gia. Vẫn có người trong họ Aldringham làm trong chính phủ đấy chứ?”

“Thưa mẹ, vâng. Đó là ngài Jame, chú của Drake, một gia đình quyền quý lâu đời.”

“Drake! Thật là một cái tên nghe rất du dương.”

“Nghe giống con vịt quá hà”, tôi nói giọng châm biếm.

“Nhưng nó cũng có thể có nghĩa khác. Thế còn cái tên ngài Francis Drake vĩ đại thì sao? Vấn đề ở chỗ là người ta làm nên tên tuổi của mình.”

“Cứ hình dung một người được đặt tên theo một người anh hùng vĩ đại xưa. Nó sẽ làm cho con cảm thấy sống lại những trang lịch sử hào hùng của quá khứ”.

“Có một điều”, Philip nói, “mẹ sẽ không được phép thật bại trong trận Armada Tây Ban Nha. Ở đây nó còn có một nghĩa khác. Drakon. Tiếng Anh cổ nó là Draca, còn theo tiếng Latin là Draco: Con rồng.”

“Sao anh biết nhiều thế?”

“Thì anh chỉ cần tra từ điển.”

“Chỉ bởi vì Drake của anh thôi ư?”

“Anh nghĩ cái tên này khá thú vị.”

“Em tự hỏi không biết trông anh ấy như thế nào”, Julia nói.

“Một thuyền trưởng vĩ đại…hay một con rồng?” Tôi gợi ý.

“Có thể là anh ấy hòa nhã và hiền lành……không có cái gì giống với ngày Francis Drake hoặc một con rồng. thường thì người ta không phù hợp với cái tên mình lắm.” Cassie nói.

“Em sẽ ngạc nhiên thôi”, Philip cười.

“Lenore, mang cho ta một trong những lọ mứt trái cây.”

Phu nhân Sallonger nhẹ nhàng đề nghị. Tôi lập tức vâng lời.

“Ồ…cái này là mứt phúc bồn tử à. Ta thích mứt nho đen kia. Ta không biết họ có làm mứt loại này không?”

Chuyện này xảy ra như cơm bữa, thế là tôi nhấn chuông và Grace hiện ra. Chẳng bao lâu cô ta trở lại với lọ mứt nho đen trên tay.

Tôi mỉm cười trong lúc phu nhân múc một miếng mà tôi chắc rằng bà chỉ nhấm nháp lấy lệ thôi. Nếu tôi lấy lọ mứt loại này bà sẽ đòi cho bằng được mứt phúc bồn tử. Tôi cho rằng những người trong nhà bếp đã quen với cái tính nhõng nhẽo của bà chủ.

Chúng tôi nói nhiều về việc Drake đến chơi đến nỗi tôi tin là nếu anh xuất hiện sẽ chỉ làm chúng tôi thất vọng. Rồi tôi bắt đầu tự hỏi không biết anh có đến không. Charles không báo rõ ngày về và thế là ít lâu sau chúng tôi thôi không mong đợi họ nữa.

Charles về nhà có một mình. Thật là một điều không may. Chúng tôi đã nghe quá nhiều về Drake Aldringham và mọi người đã kiên nhẫn ngóng chờ anh. Charles nói rằng anh ấy phải ghé thăm người cô già một vài ngày và sẽ đến đây ngay khi có thể.

Charles đã thay đổi rất nhiều. Tôi bao giờ cũng cảm thấy ngạc nhiên khi gặp lại hai anh em họ sau một thời gian xa cách, dường như họ lớn rất nhanh và thay đổi từng ngày - nhất là Charles. Anh ta bây giờ đã thành một người đàn ông thực thụ. Anh ta đi lại với vẻ nghênh ngang vênh váo, giọng nói lại có vẻ lè nhè. Anh ta có dáng điệu của một người đàn ông phóng đãng, chơi bời. Tôi tò mò quan sát anh ta. Tôi thấy đôi mắt của anh ta dán vào Grace có một vẻ gì rất dâm đãng. Tôi nghe lỏm Miss Logan và Miss Everton tán chuyện với nhau rằng họ muốn biết anh ta sẽ đi đến đâu... hoặc có lẽ không nên biết gì thì tốt hơn.

Miss Everton thở dài: “Chúng đã không còn là những cậu bé nữa.” Giọng bà nghe ra có vẻ ngậm ngùi. Tôi hình dung bà đang nghĩ đến chuyện họ có thể không cần sự có mặt của bà ở Nhà Tơ lụa này nữa.

Philip khác xa ông anh – có phần nào quá nghiêm túc so với ông anh. Tôi nghĩ Charles chẳng quan tâm gì đến chuyện làm ăn trong gia đình - hoặc có bao giờ lại có một chuyện như thế? Nhưng quả là anh ta dành hết cả tầm hồn mình cho đám đàn bà con gái.

Một lần, thật hết hồn, tôi bắt gặp đôi mắt anh ta dán lên người tôi như thể đang cân nhắc, dò tìm... cái gì. Tôi không thể hình dung anh ta tìm cái gì. Nhưng tôi không thích ánh mắt ấy và tôi cảm thấy cả người nóng bừng lên dưới cái nhìn ấy.

Hôm ấy tôi đang ngồi một mình trong vườn hoa, nơi tôi vẫn thường ngồi chơi với Ngoại, hy vọng rằng bà có thể xuống với tôi như bà vẫn thường làm vào giờ này. Nghe có tiếng bước chân, tôi ngẩng mặt lên tìm kiếm bà. Nhưng đấy lại là một chàng trai.

Một người cao dong dỏng và rất đẹp trai... một cái vẻ đáng yêu của người Bắc u. Nhìn thấy tôi, chàng nhẻo một nụ cười tươi thắm. “Ồ xin lỗi. Tôi hy vọng tôi đã không khuấy động sự yên tĩnh của cô”.

“Không đâu. À... ông cần gì? Ông đang tìm ai chăng?”

“Vâng chính là tìm Charles Sallonger. Không có thời gian báo trước cho cậu ấy. Tôi vừa để hành lý trong nhà và bởi vì không có ai trong gia đình có mặt nên tôi nói rằng tôi sẽ đi dạo ngoài vườn một vòng. Thật là một chốn thần tiên. Tôi biết nơi này có rừng bao quanh nhưng tôi đã không thể tưởng tượng là nó lại đẹp như thế này.”

“Ông là khách? Có phải ông là...”

“Drake Aldringham.”

“Tôi cũng đoán thế.”

“Con cô là...Julia.”

“Không, tôi la Lenore Cleremont”. Rõ ràng anh không có ý niệm tôi là ai nên tôi giải thích: “Tôi sống ở đây. Tôi không phải là người trong gia đình. Bà tôi làm việc ở đây và nó bao giờ cũng là nhà của tôi.”

Anh gật đầu. “Chỗ này hay thật đấy. Trên đường từ nhà ga về đây tôi đã thấy nó thật tuyệt diệu.”

“Vâng, tôi cũng nghĩ là như thế.”

“Charles bảo tôi đây là nhà nghỉ ở vùng quê. Còn một ngôi nhà nữa ở thủ đô.”

“Vâng, ở quảng trường Grantham. Tôi đã đến đấy một hoặc hai lần gì đó. Ngài Francis... cha của Charles thường ở đó.”

Tôi thấy cảm mến phong cách chân thành, gần gũi của anh và cái sự thật là thái độ của anh đối với tôi không hề thay đổi khi anh khám phá tôi không phải là thành viên trong gia đình.

“Tôi chắc là Charles hoặc Philip sẽ có mặt ở đây ngay thôi.”

“Tôi nghĩ đến chuyện bày tỏ lòng tôn kính của tôi với phu nhân nhưng người ta nói bà đang nghỉ.”

“Ồ phải, phu nhân đang nghỉ ngơi vào giờ này. Bà không được khoẻ.”

Anh gật đầu.

“Tất cả chúng tôi đã nóng lòng chờ ông đến.”

“Mọi người thật chu đáo quá.”

“Chúng tôi nói nhiều chuyện về ông... và về ngài Francis Drake cùng tất cả mọi chuyện...”

Anh cười thoải mái. “Cô có thể hình dung mọi chuyện xảy ra trong đời tôi như thế nào khi mang một cái tên như thế?”

Rất thú vị, tôi nghĩ thế.”

“Một cái gì rất phiền toái. người ta chờ đợi tôi đi ra biển.”

“Mà ông thì không muốn.”

Anh lắc đầu. “Tôi muốn đi vào con đường chính trị.”

“Tôi chắc là như thế thì thú vị lắm. Bao giờ cũng có một cái gì đó chờ ở phía trước... và ông sẽ chia sẻ vinh quang với đất nước.”

Anh cười. “Cô làm cho nó có vẻ là một trọng trách lớn lao quá... nhưng mà có vẻ như thế thật. Bao giờ tôi cũng muốn biết điều gì đang diễn ra và chúng ta thích hợp với nền chính trị ở châu Âu đến mức nào. Chú tôi trao đổi với tôi nhiều việc lắm. Ông hiểu cao vọng của tôi.”

“Thực sung sướng khi biết rõ mình cần làm gì trong cuộc đời này. Nó khích lệ ông cứ thẳng tiến về phía trước. Trong khi đó quá nhiều người bâng khuâng đứng giữa ngã ba đời.”

“Thông thường người ta phải xử lý những vấn đề đối ngược nhau.”

“Nhưng cái gì làm cho sự lựa chọn này đúng đắn hơn sự lựa chọn khác? Làm gì để bắt đầu đi vào con đường chính trị?”

“À, cô phải bắt đầu từ trường Đai Học. Tôi đã tham gia vào những chuyện như thế... những cuộc tranh luận trong xã hội và câu lạc bộ chính trị. Tôi đã học được nhiều điều tư ông chú tôi. Tôi đến Quốc Hội và gặp chú ở đấy. Cái không khí ấy sẽ nhiễm vào trong máu ta. Tôi đọc báo và hình thành những suy luận của mình về những điều đang diễn ra. Tôi thảo luận với chú tôi về những điều đó, còn ông thì khuyến khích toi ở tất cả mọi phương diện. Thật may mắn là có một người chú như ông. Cũng thật thú vị khi học hỏi được những điều như thế. Com người ta thường có xu hướng rút vào cái vỏ ốc của mình. Người ta chỉ biết những gì xảy ra trong cái vòng tròn nhỏ bé của bản thân. Biết cầu Tây bị phá huỷ, biết Gladston đánh bại Beaconsfield và bây giờ ai nắm quyền lực. họ biết Parnell đang cố thực hiện âm mưu đảo chính. Nhưng lại không biết chuyện gì đang diễn ra ở Châu Phi. Điều tôi muốn nói là họ không biết tại sao. Ồ, tôi lắm lời mất rồi. Mong cô thứ lỗi. Tôi phải đi đây.”

“Ồ, tôi cảm thấy rất thú vị. Tôi chắc ông sẽ trở thành một chính trị gia xuất chúng.”

Đúng lúc ấy bà tôi bước vào vườn. Bà đang tìm tôi.

“Ngoại à, đây là ông Drake Aldringham. Ông ấy vừa đến nhưng lại không có ai trong nhà hết.”

Bà đi về phía chúng tôi, dáng điệu uy nghi, cao quý. Ai cũng có thể nghĩ bà là chủ nhân của ngôi nhà này.

“Chúng tôi nghe nói nhiều về cậu. Chắc là Charles đã đi ra ngoài nên không có mặt ở đây để chào đón cậu.”

“Đó là lỗi của cháu. Lẽ ra cháu phải báo trước cho cậu ấy. Nhưng cháu nghĩ đích thân đến còn nhanh hơn.”

“Thế là cậu đã được cháu gái tôi đón tiếp.”

“Vâng, và chúng cháu đã có một cuộc trao đổi rất thú vị. Nhưng cháu e đã nói quá nhiều về mình.”

“Đó là đặc điểm của một nhà chính trị bẩm sinh”, tôi đáp và anh cười vang hồn nhiên.

Chúng tôi ngồi xuống bên hồ, tôi nói tiếp. “Ông Aldringham dnag9 nói cho cháu nghe về khát vọng của ông ấy, Ngoại à.”

Câu chuyện lại được tiếp nối về chủ đề rừng cây và anh n1oi anh rât mong muốn được về thăm Nhà Tơ Lụa. Thật là một cái tên ngộ nghĩnh. Người ta có thể nghĩ nó được làm bằng tơ lụa…nếu nhà có thể được dựng lên bằng tơ lụa nhỏ.

“Tất nhiên cháu cũng rõ là Sallonger là một nhà sản xuất tơ lụa lớn nhất đất nước”, Ngoại nói. Thật ra anh chưa biết nhưng anh rất muốn biết và tôi được dịp kể cho anh nghe câu chuyện lãng mạn, một số người trong nhà St.Allengère theo Tin lành sang Anh và trở thành Sallonger như thế nào. “Họ để lại bên ấy tất cả những gì thuộc quyền sở hữu của họ và những gì có thể mang theo chỉ là bí quyết dệt lụa.”

Anh cũng nghĩ điều đó quả là thú vị và hết sức lãng mạn, anh sẽ cảm thấy những ngày ở lại Nhà Tơ Lụa thú vị hơn nhờ cái lịch sử vẻ vang của họ.

Có thể thấy rõ là Ngoại thích anh lắm. có một cái gì thật đặc biệt trong ánh mắt Ngoại nhìn anh, ngoại cười nói, gật gù nói chuyện thoải mái với cái giọng có chen lẫn những từ tiếng Pháp.

Chúng tôi có một khoảnh khắc thật vui vẻ, thú vị cho đến lúc Charles xuất hiện. Anh ta vừa trở về nhà, nghe người nhà báo là vị đang mong đợi đã đến và đang đi dạo ngoài vườn thế là anh ta vội vã đi tìm bạn. Tôi đoán tiếng cười nói vui vẻ của chúng tôi đã chỉ đường cho anh ta đến đây.

Charles đứng ở lối đi trong vườn kinh ngạc thấy Drake ngồi giữa hai bà cháu tôi, trò chuyện vui vẻ như những người bạn cụ.

“Drake…anh bạn của tôi!”

Drake đứng dậy.

“À, anh đã về rồi đây. Lẽ ra tôi phải báo trước cho anh biết, nhưng đến bất ngờ thế này cũng có cái gì hay hay.”

“Thật vui khi gặp cậu. Xin lỗi, tôi đi ra ngoài và ở nhà không có ai tiếp đón cậu.”

“Không, có tiểu thư Lenore và bà ngoại cô ấy đấy chứ. Chúng tôi có một cuộc nói chuyện rất vui vẻ.”

Charles để bật ra một tràng cười gượng gạo. Anh ta không thèm nhìn chúng tôi, cầm tay Drake và nói: “Chúng ta vào nhà đi.”

Drake ngoái nhìn lại, mỉm cười với chúng tôi. “Gặp lại các vị sau nhé.”

Thế là hai chàng thanh niên đi khuất.

Ngoại nhìn tôi, đôi mắt ánh lên nụ cười.

“Một người mới hào hoa làm sao. Lại vô cùng…quyến rũ…Bà thích cậu ấy lắm. Một chàng thanh niên tuấn tú quá đi mất.”

“Cháu nghĩ anh ấy thật dễ thương”.

“Thật là một điều tốt lành khi có những con người như thế đến đây.”

Bà lại nhìn tôi ánh mắt mơ màng. Tôi nhận ra là bà lại đang bận tâm tính toán cho tương lai của tôi. Khi bà cháu tôi quay về nhà tôi lại nghe bà hát khe khẽ: “Tôi đi qua vùng Lorraine”.

Cả tòa nhà bị sự xuất hiện của Drake làm cho thay đổi. phong thái của anh thật hồn nhiên, một sự nhiệt tình của tuổi trẻ dành cho tất cả mọi thứ trên đời và thế là anh làm cho mọi người như có một luồng sinh khí mới. Cả đến Cassie cũng chui ra khỏi cái vỏ ốc của mình và nói chuyện với anh một cách tự nhiên hơn. Phu nhân Sallonger đặc biệt quý mến anh. Bà để cho anh ngồi cạnh mình và nói chuyện luôn miệng.

“Cậu bé thân mến của ta, cháu phải kể cho ta nghe tất cả mọi chuyện về mình. Điều đó với ta sẽ là thú vị lắm lắm ấy. ở đây, ta như một người tù mà…Trong chiếc ghế bành khốn khổ này, ta trải cả cuộc đời ta trên đó. Còn cháu…cháu có biêt bao nhiêu kế hoạch phơi phới cho tương lai. Hãy kể cho ta nghe về chú cháu…tất nhiên cả cha cháu nữa. Khi nào thì cháu sẽ bước chân vào Quốc hội? Cháu phải là đại diện của chúng ta, phải thế không Julia? Chúng ta sẽ làm việc cho cậu ấy, đúng không?”

“Nhất định là thế rồi”, Julia đáp với sự nhiệt tình trên cả mong đợi.

Julia đã si mê chàng ta đến quá nửa rồi, nhưng tôi nghĩ cô nàng cũng sẽ say mê bất cứ chàng trai nào xuất hiện vào thời điểm ấy.

Vẻ quyến rũ của Drake thì khó có thể miêu tả lại. chàng có thể tung hứng trong câu chuyện nhẹ nhàng vui vẻ với phu nhân Sallonger, cũng có thể trở nên rất mực nghiêm trang trong câu chuyện với Philip. Rồi tôi lại nghe tiếng cười vô tư lự giòn tan của chàng với Charles. Chàng có thể nhanh chóng thân htiện và hòa hợp với bất cứ ai. Bao giờ chàng cũng dành cho tôi một nụ cười thật đặc biệt. tôi thường phát hiện chàng ngồi cạnh tôi khi chúng tôi ở trong phòng khách. Tôi nghĩ cuộc gặp gỡ đầu tiên đã thiết lập một tình bạn đặc biệt giữa chúng tôi.

Julia có vẻ bực mình về chuyện đó. Tôi hiểu. Cô muốn một mình độc chiếm sự chú ý của Drake và không thể tha thứ được cái sự thật là tôi, một kẻ không hơn một đứa ở trong nhà, lại giành được sự chú ý của chàng trai đặc biệt ấy. những lúc cánh thanh niên tụ tập trò chuyện, Cassie cũng gia nhập hội và thật ngạc nhiên, cô đã thắng được sự e thẹn rụt rè khi có mặt anh. Tôi thường cảm thấy ánh mắt của Charles chiếu vào người tôi và lấy làm khó chịu vì anh mắt lạnh lùng ấy. tôi nghĩ anh ta có ý nhắc nhở tôi nên nhớ rõ thân phận của mình.

Mọi người thống nhất với nhau là cần phải tổ chức một cái gì đó thật vui vẻ náo nhiệt để chào mừng vị khách của chúng tôi. Thế là phu nhân Sallonger tổ chức một dạ tiệc. Chúng tôi mời thêm khoảng hai mươi vị khách nữa, cùng với người nhà thế là thành một bữa tiệc xôm ra trò. Sẽ có mục khiêu vũ sau bữa tối, không được trọng thể lắm vì lượng khách không nhiều nhưng thế lại thân mật. ở đây cũng có một phòng khiêu vũ còn chưa sử dụng hết một nửa diện tích nhưng rồi nó sẽ hoạt động hết công suất sau khi Julia ra mắt lần đầu. Phu nhân Sallonger nghĩ rằng một vài người sống trong vùng sẽ được mời đến dự. khách không cần ngủ lại. Nhưng tất nhiên một vài người khách từ London xuống sẽ có phòng riêng dành cho họ. Nhà Tơ Lụa bao giờ cũng đầy đủ tiện nghi. Phu nhân có vẻ hào hứng trong việc lên kế hoạch.

Tôi được lệnh mang giấy bút đến chỗ bà. “Không phải cái này Lenore…Cần một tờ giấy lớn hon, ở trên bàn của ta ấy.” Cuối cùng thì chúng tôi cũng có được đúng loại giấy, bút bà cần dùng và một danh sách bắt đầu được cân nhắc.

Trong nhà tràn ngập một bầu không khí phấn khích tươi vui. Tôi cũng được phép đến dự tiệc. Có những nhiệm vụ nhất định được trao cho tôi.

“Cháu sẽ chăm nom cho gia đình Barker”, phu nhân cắt đặt. “Ta không nghĩ là có người nào muốn nói chuyện với họ…và ta cũng không nghĩ lại có người bằng lòng với việc không có ai để ý đến mình. Những chuyện nhỏ như vậy sẽ làm cho một bữa tiệc thành công như ý. Có lẽ ta không nên mời họ chăng. Họ giàu, rất giàu, tiền tuôn ra từ những công trình xây dựng. người ta có thể quên chuyện đó nhưng Jack Barker thì không để cho người ta quên đâu. Ông ta sẽ luôn miệng nói về sự phát triển thịnh vượng và sự thối nát của các nghành công nghiệp. Ta chỉ nghĩ đến chuyện mời họ khi cần thêm cho đông thôi. Vả lại họ cũng ở gần đây nên có thể về nhà được.”

Ngoại có vẻ không chắc về mọi chuyện. Trước khi bà biết chuyện tôi cũng được mời, bà có vẻ suy nghĩ lung lắm. “Đó là một dấu hiệu. Bà muốn cháu tham dự…Bà rất muốn cháu có mặt ở đấy.”

Vì vậy, khi tôi kể cho bà nghe về Barker, bà có vẻ vui mừng quá đỗi.

“Bà sẽ may cho cháu một cái áo, cháu của bà. Cháu cần có một cái áo để cháu nổi bật trong đám thiếu nữ như con công nổi giữa đàn gà.”

“Julia sẽ không thích thế đâu.”

“Làm sao mà nó biết được. Con bé không có “gu” thẩm mỹ. nó không phân biệt được cái nào là đẹp cho du đưa vào tận mắt nó. Nó chỉ thích phô trương và màu mè…những thứ đó đâu phải là thời trang. Ồ không. Như vậy quỷnh lắm…”

Bà bắt tay vào may áo dạ hội cho tôi. Đó là cái áo đầu tiên đánh dấu tuổi thiếu nữ của tôi. Một chiếc áo lụa màu đỏ rực rỡ hòa hợp với mái tóc đen nhánh của tôi. Chiếc áo khuôn sát lấy thân hình và có đôi cánh phồng lên bay bổng. đẹp nhất là phần thân, nó xòe rộng từ thắt lưng trở xuống và bồng bềnh những dải đăng ten.

“Ôi, cháu giống mẹ như đúc. Bà không thể nào tin vào mắt mình…”

Tôi ôm lấy bà nói rằng nó là một món quà kỳ diệu, rằng tôi sẽ giữ nó suốt đời.

Rồi cái đêm hằng mong đợi cũng đến. ngựa xe dập dìu ngoài sân. Phu nhân Sallonger tiếp khách trong khi ngự trên chiếc ghế quen thuộc của bà. Bà có dáng điệu vương giả của một bà hoàng ngồi trên ngai vàng trong lúc khách hứa thi lễ. quanh bà có ba chàng trai đứng tháp tùng.

Tất cả đều tuyệt diệu.

Đây là một bữa tiệc đứng và bàn ghế được mang ra khỏi phòng ăn. Các nhạc công đánh đàn trong phòng kiêu vũ, rồi phu nhân Sallonger xuất hiện, thân hình ẻo lả dựa hẳn vào cánh tay vạm vỡ của cậu con trưởng. bà ngồi quan sát quan khách khiêu vũ.

Tất nhiên, nhiệm vụ của tôi là quanh quẩn bên gia đình Barker. Ông này luôn miệng nói về công việc làm ăn phát đạt của mình. Bà Barker nói rất ít, bà ngồi đó khoanh tay trên cái bụng tròn vo của mình nom giống một bức tượng Phật Trung Hoa. Bà lặng lẽ chiêm ngưỡng đấng phu nhân cứ như thể lời lẽ không ngừng tuôn ra từ miệng ông là những lời sấm truyền thiêng liêng.

Dù vậy, vẫn có đôi điều thú vị trong câu chuyện của ông. Tôi biết được sự khác nhau giữa những ngôi nhà có tường xây bằng gạch với những ngôi nhà có tường bằng đá. Hiểu rằng thật khó mà tìm ra được một người biết rõ công việc của minh, và thường thì người ta không làm cái việc mình phải làm với tất cả tinh thần trách nhiệm. Mọi thứ đều xuống dốc kể từ ngày những anh cu Tí cu Tèo cũng có quyền bầu cử.

Tôi không thực tâm chú ý vào câu chuyện của ông, nhưng tôi bắt chước thái độ của bà vợ quý hóa của ông, làm bộ chú ý nghe với tất cả sự ngưỡng mộ trong lúc suy nghĩ của tôi chạy khắp phòng.

Tôi thấy Drake bên cạnh Julia. Cassie ngồi cạnh mẹ. cô không khiêu vũ bởi tật ở chân. Cassie tội nghiệp, tôi nghĩ, cô sẽ không cảm thấy thoải mái trong phòng khiêu vũ đâu.

Charles nhìn về phía tôi và tôi ngạc nhiên thấy anh ta lững thững đi về phía mình.

“Chào ông bà Barker. Tôi hi vọng ông bà thích không khí này.”

“Tuyệt lắm, tuyệt lắm”, ông Barker hồ hởi đáp. “Căn phòng này được trần thiết rất đẹp. Người ta biết rằng mình đang làm gì khi xây tòa nhà này.”

“Tôi rất lấy làm tiếc rằng”, Charles nói, liếc về phía tôi một cái nhìn đầy âm mưu, “ông Barker đã không sống vào thời đó. Tôi chắc là vào tay ông thì nó sẽ còn tuyệt vời hơn nhiều.”

Ông Barker nom sướng ra mặt. “Ồ, tôi sẽ làm cho nó hiện đại hơn một chút. Cái lò sưởi kia. Nhìn kìa. Chắc là phải dùng đến một tấn than. Đáng lý nó phải nông hơn một chút.

“Tôi chắc là ông nói đúng. Tôi sẽ đi với Lenore một vòng. Cô ấy trong như thể ngứa ngáy tay chân lắm rồi.”

Tôi quay sang bà Barker. Tôi lấy làm lạ là Charles lại quan tâm đến tôi như thế.

Bà Barker nói: “Buổi tối mới dễ thương làm sao. Những người trẻ tuổi thích được vui vẻ với nhau. Gặp cô sau nhé, tiểu thư Cleremont.”

Charles đặt tay lên cánh tay tôi.

“Đây là điệu van-xơ”, anh ta nói khi dìu tôi vào vòng người đang xoay tròn theo điệu vũ. “Anh rất thích nhảy van, em có thích không?” Anh ta quàng ngang eo tôi kéo tôi sát vào người.

Tim tôi đập như trống làng. Tôi nghi ngờ anh ta. Tôi không hiểu tại sao anh ta lại có vẻ thân thiện, hòa nhã với tôi thế sau thái độ thờ ơ – có pha chút khinh bỉ - một điều mà anh ta luôn phô ra với tôi.

“Anh hy vọng em sẽ cảm ơn anh vì đã cứu em thoát khỏi những người nhạt phèo đó.”

“Họ cũng không đến nỗi nào đâu. Ông Barker chắc chắn là một nhà xây dựng cừ khôi.”

“Tại sao mẹ anh lại mời họ nhỉ, anh không thể tưởng tượng nổi, rồi lại còn bắt tội em phải trông nom họ chứ. Thật là một tội ác đối với một người đẹp như em, anh có thể nói như thế. Này Lenore, hôm nay trông em lộng lẫy đến không ngờ đấy.”

“Cảm ơn anh. Đó là nhờ cái áo.”

“Nếu em hỏi anh, anh sẽ nói đó là nhớ cái thứ ở bên trong cái áo.”

Những ngón tay của anh ta riết lên cái cổ để trần của tôi, làm phát ra một luồng điện run rẩy chạy khắp người tôi. Anh cũng nhận ra điều đó.

“Em còn bé quá Lenore, thực ra chỉ là một cô bé con.”

“Em sắp 16 tuổi rồi.”

“Trời đất! Đó là tuổi trăng tròn tuyệt đẹp. Tuổi 16 ngọt ngào và chưa từng được hôn. Hay là em đã thực tập rồi?”

Anh ta xoay tôi mấy vòng liên tiếp. tôi thích khiêu vũ và thường nhảy cùng Julia. Miss Logan đang dạy cô. Tôi hình dung rằng khi mùa giao tế đến gần, Julia sẽ là một vụ công thực sự. Khiêu vũ là một trong những kỹ năng giao tế trong xã hội thượng lưu mà bạn phải làm chủ được nó khi bạn đến tuổi trưởng thành. Tôi tham gia vào môn học để làm bạn nhảy với Julia và bao giờ tôi cũng hào hứng với bộ môn này. Nhưng lúc này tôi không thể thả hồn theo điệu nhạc. Dường như Charles không phải là chàng trai mà tôi biết trước đây. Tôi bao giờ cũng nghĩ là mình không ở trong tầm chú ý của anh ta. Chúng tôi xoay vòng gần ra đến cửa, và đến vòng cuối cùng thì người anh ta áp sát vào người tôi rồi anh xoay một cú nữa cả tôi và anh đã ra khỏi phòng nhảy…đúng bên ngoài hành lang. Tôi thở hổn hển: “Anh làm gì đấy? anh đưa em đi đâu vậy?”

“Hãy kiên nhẫn một chút!”

Anh ta mở một cánh cửa và chúng tôi ở trong một gian phòng nhỏ nơi hàng ngày các cô hầu gái chăm hoa tươi. Trong phòng có bồn nước và vòi nước. ở đây rất lạnh và tối. Bất thình lình tôi thấy môi anh ta áp chặt lên môi tôi và tôi phát hoảng thật sự.

“Để em đi”, tôi hét lên. “Tại sao anh phải làm vậy?”

“Em không biết…”

“Em biết. Không ngờ là em lại xinh đến thế. Em vẫn còn là nhóc con, nhưng mấy nhóc cần phải được dạy dỗ và có nhiều điều anh có thể dạy cho bé.”

“Em…em không nghĩ là em muốn nghe những chuyện như vậy. Em muốn quay lại phòng khiêu vũ. Em phải xem xem ông bà Barker đã ăn thêm chưa.”

“Hai cụ khốt ấy có thể tự chăm chút cho nhau một lát. Thôi mà, Lenore. Có chuyện gì đâu nào? Em cũng biết là anh thích em, đúng không?”

“Em chắc chắn là không. Anh bao giờ cũng coi thường em.”

“Anh không bao giờ khinh rẻ những cô gái đẹp.”

Anh ta nói, định thọc tay vào trong cổ áo tôi.

“Sao anh dám! Tôi…tôi đi khỏi đây.”

Anh ta chặn tôi lại. “Thôi nào. Em không thể đùa giỡn với anh kiểu ấy. anh không thích những cô gái bướng bỉnh đâu.”

“Còn tôi không thích những người ép buộc người khác.”

“Em không bị hoang tưởng đấy chứ?”

“Bao giờ tôi cũng là chính mình và tôi chọn người để kết giao.”

“Cô chỉ là một đứa con hoang.”

Tôi nín thở nghe anh ta cười, chế nhạo. “Sao bị sốc rồi hả? cô là thế đấy. Tại sao chúng tôi phải chứa cô trong nhà thì tôi còn chưa biết đấy. Làm bộ kiêu kỳ bắc bậc lắm…Không chấp nhận một cái hôn bạn bè…sau khi đã nhử tôi ư?”

Tôi chỉ còn biết đứng ngây ra vì căm giận và sững sờ.

Anh ta không thể nhìn rõ mặt tôi vì trong phòng tối quá, bèn nói giọng ngọt nhạt: “Đừng có ngốc thế Lenore. Anh thích em mà. Rồi em sẽ hài lòng về điều đó. Tất niên, em thích lắm mà. Anh sẽ làm cho em sung sướng, bé ạ. Chúng ta sẽ là bạn bè của nhau. Đây chỉ là bước khởi đầu thôi. Đáng tiếc là em lại ngủ cạnh bà em. Em có nghĩ là bà già đó có thể phát hiện nếu anh rón rén đi vào phòng em không?”

Bây giờ thì tôi tìm thấy cái lưỡi của mình: “Tôi không hiểu tại sao anh lại có thể nói với tôi những lời như thế?”

“Bởi vì em đang lớn lên, thành một cô gái vô cùng quyến rũ và đã đến lúc em phải nhận ra những trò vui thú mà những cô gái xinh đẹp như em phải được hưởng.”

Cơn phẫn nộ làm cho toàn thân tôi run rẩy. tôi biết anh ta muốn nói gì. Bởi vì tôi xuất thân hèn kém, Charles nghĩ, hẳn tôi phải sung sướng đón nhận sự hạ cố của cậu chủ. Tôi chưa bao giờ quý mến con người này và bây giờ tôi thực sự căm ghét hắn.

“Vui lòng hiểu cho là tôi muốn đi khỏi đây ngay và tôi không thích bị cư xử như thế này.”

“Ồ, cô ả mới chảnh chưa? Mày tưởng mày là ai vậy? một thức cặn bã của bọn Pháp…Mày là như thế đấy. chỉ vì tao muốn tử tế với mày…cho mày biết một quý ông có thể ban phát gì cho mày…thế là mày vội lên mặt à…Quân gớm nhỉ.”

“Vấn đề là anh không phải là một quý ông lịch lãm.”

Hắn xiết chặt cánh tay tôi đau điếng. “Nghe tao nói đây, con kia. Tất cả những điều tao muốn ở mày là một chút vui vẻ. Đó là cái thứ gái như mày có thể đem đến. Mày chẳng là cái thớ gì trong nhà này. Bà ngoại mày có thể làm việc cho nhà tao nhưng điều đó không có nghĩa là mày có thể đóng vai công nương cao quý nhé… Không, trừ khi mày học được cách biết mình biết ta. Thôi đi Lenore, cô em làm cho anh hứng lên đấy. Hôn cái đi. Có nhiều cái anh có thể bày vẽ cho cô em đấy.”

Tôi ở trong trạng thái hoảng loạn thật sự. Ở một mình với gã đàn ông đểu cáng trong căn phòng nhỏ tối om này! Tôi vung tay đánh thật mạnh vào mặt hắn. Tôi đã làm hắn bất ngờ. Hắn thở hổn hển rồi buông tôi ra. Không bỏ phí một giây, tôi gạt hắn ra, chạy thục mạng ra ngoài hành lang. Tôi không thể dừng lại vì tôi biết hắn đang rượt theo. Tôi chạy một mạch về phòng ngủ. Thoáng liếc thấy bóng mình trong gương: khuôn mặt đỏ bừng, mái tóc xổ tung bơ phờ. Tôi vã nước mát lên mặt, cảm thấy mình bình tâm lại đôi chút khi tháy những vết đỏ trên cánh tay đã bắt đầu mờ đi. Tôi chải lại tóc với những ngón tay run rẩy nhưng rõ ràng là tôi đã cảm thấy bình tĩnh hơn. Có lẽ hắn đã uống quá nhiều rượu. Tôi không tin là hắn lại thích tôi. Hắn đến với tôi như hắn đã đến với những cô hầu gái dễ dãi hay cười ngặt nghẽo mỗi khi hắn đi qua, có vẻ như có chuyện gì úp mở, như thể giữa họ có một mối dây ràng buộc đặc biệt nào đó. Hắn muốn đối xử với tôi như đã đối xử với họ.

Tôi vẫn còn hoảng sợ nhưng biết rằng mình cần phải trở lại phòng khiêu vũ nếu không muốn gây nên một sự chú ý. Phòng nhảy không có nhiều người lắm, vậy nên ai vắng mặt một lúc cũng dễ bị nhận ra. Thế là tôi đành xuống dưới nhà, kín đáo đi vào trong phòng. Không có ai nhìn tôi với dấu hỏi trên mặt. ông bà Barker vẫn ngồi một mình. Tôi đi đến bên họ.

“Nhảy có vui không cô?” Bà Barker hỏi.

Tôi mỉm cười tránh né và hỏi xem họ có muốn ăn thêm chút gì không. Trong lúc đưa họ đến phòng ăn, tôi nhìn thấy Charles đang nói chuyện với Amelia Bartington – một trong các cô con gái của một gia đình láng giềng. Hắn ta nhìn lướt qua tôi như không trong thấy tôi.

“Ồ, căn phòng này đẹp quá!” Ông Barker trầm trồ. “Nhưng hình như có dấu hiệu bị thấm nước. Cần phải kiểm tra lại.”

Philip và Cassie đi lại chỗ chúng tôi. Cassie nom có vẻ mệt mỏi. cô cảm thấy vui mừng khi mọi chuyện đã xong. Chẳng có gì vui khi phải ngồi xem người ta nhảy múa mà mình không tham gia được. Philip nói chuyện với ông Barker hay nói chính xác hơn cho phép ông ta dốc bầu tâm sự và tỏ vẻ quan tâm đến công việc xây dựng hoặc có thể anh chỉ cố tỏ ra lịch sự thôi.

Sau đó anh bảo với tôi là anh có mối đồng cảm với những người say mê công việc. Đó cũng chính là sự say mê mà anh dành cho nghề dệt.

Với tôi, đêm vui với bao mong đợi đầu đời trôi qua như một giấc mơ vô nghĩa. Tôi không sao gạt khỏi đầu sự việc kinh tởm vừa xảy ra với Charles.

Khi tôi đã lên giường, Ngoại còn tìm đến để chuyện vãn. Bà ngồi trên mép giường trong bộ đồ ngủ bằng lụa mà bà tự cắt may, một bộ đồ mang dấu ấn của một “gu” thẩm mỹ bậc cao.

“Có chuyện gì không? Cháu có nhảy không?”

“Chút xíu thôi ạ. Ông Barker không nhảy và cháu có nhiệm vụ chăm sóc họ.”

“Thế cháu không nhảy với cậu Drake à?”

“Không ạ…anh ấy chủ yếu ở bên cạnh Julia.”

Ngoại tôi không giấu được vẻ thất vọng.

“Cháu có nhảy một chút với Philip sau bữa tối, trong khi Cassie tiếp chuyện ông bà Barker.”

Nhưng trên mặt Ngoại vẫn có nét buồn ấy. “Thôi, cháu mệt rồi. Cháu đi ngủ đi.”

Có quá nhiều chuyện khiến tôi không thể dễ dàng tìm được giấc ngủ. Tôi muốn ở một mình suy nghĩ về buổi tối vừa rồi, chủ yếu là nghĩ về sự việc không hay với Charles.

Bà ngoại thất vọng thật sự. Cô gái trẻ sau đêm vũ hội đầu tiên phải trở về nhà rạo rực niềm vui như được cất cánh bay lên và chỉ chờ dịp được thổ lộ về cái sự kiện vô cùng đẹp đẽ ấy. Thế mà tất cả những điều tôi có thể làm là nằm đăm chiêu, suy nghĩ về những khoảnh khắc đầy hãi hùng trong phòng cắm hoa tối om om. Đó không phải là điều tôi muốn. Không đời nào.

*

* *

Ngày hôm sau khi gặp Charles, hắn có vẻ như không nhận ra tôi. Thật nhẹ cả người. Hắn đã quên. Có lẽ đó là cách hắn đối xử với bất cứ người phụ nữ nào mà hắn cho là kẻ bề dưới. Có lẽ tôi đã quá cả nghĩ mất rồi. Hắn đã thử dụ dỗ tôi và đã thất bại, chắc hắn phải tức tối lắm về cái tát tai mà tôi đã tặng hắn. Đó là một nỗi đau thể xác và cũng là một nỗi nhục.

Sáng hôm sau, Julia cảm thấy bực bội vì từ sáng sớm hai ông anh trai đã lôi Drake đi đâu mất và có vẻ như họ sẽ đi suốt cả ngày.

Buổi chiều tôi cưỡi ngựa cùng với hai chị em Julia và Cassie. Cô chị chỉ nói về bữa tiệc.

“Thật thú vị vô cùng. Eo ơi, mình không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Sẽ có nhiều đêm hội như thế. Ố la la. Drake cũng sẽ ở London. Chắc là anh ấy được tất cả các phòng khách mở rộng cửa đón chào…hoặc là hầu hết…bởi vì tên tuổi của cha và chú anh ấy. Người ta có vẻ kính trọng những nhà chính trị hơn là quân sự.”

“Cậu sẽ không nghĩ thế khi cậu nhớ đến cái cách mà họ bị bội nhọ trên báo” tôi nói.

“Người ta chú ý đến họ chính vì những điều đó. Ở đây sẽ có một cuộc chiến tranh cần đến những chú lính thủy. Mình hi vọng Drake sẽ đi vào con đường chính trị. Đó mới là điều thú vị nhất..” Cassie hỏi một cách cân nhắc, “Julia chị cho rằng cuộc sống như vậy rất thú vị ư?”, “Phải”, Julia sôi nổi, “bao giờ chị cũng nghĩ là chị sẽ sống một cuộc đời như vậy. Các chị biết đấy, tất cả những vụ bầu cử đầy biến cố hồi hộp… rồi bước chân vào Quốc hội, gặp gỡ những nhân vật như Thượng nghị sĩ Beaconsfield hoặc ông Gladstone. Mary Wyndham Lewis sau này đã trở thành vợ của ngày Beaconsfield. Lãng mạn dễ sợ. Bà ấy có nhiều tiền, đó là lý do mà ông ấy cưới bà ấy.”

“Rất lãng mạn”, tôi nói vẻ mỉa mai. “Cậu cũng đồng ý như thế ư, Cassie?”

“Ồ, thường thì những cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối cuối cùng cũng có kết thúc rất hậu,” Julia nói. Quả là với họ, mọi chuyện diễn ra như thế và bà ấy thường kể lại thoạt đầu có lẽ ông ấy cưới bà vì tiền nhưng sau nhiều năm chung sống, tình yêu đã nảy nở. Drake cũng thích chuyện đó lắm lắm. Em cũng sẽ thích đấy Cassie ạ,… và cả cậu nữa, Lenore. Nhưng mà cậu lại phải tiếp ông bà Barker nhạt như nước ốc.”

“Có Philip và Cassie đến giúp nữa. Nhưng cũng không đến nỗi nào.”

“Cuộc hôn nhân của họ rất hạnh phúc”, Cassie nói.

“Bà Barker nghĩ đức lang quân mình là một người tuyệt vời. Thật là thú vị khi nhìn cái cách bà ấy say sưa nghe chồng thao thao bất tuyệt, cứ như một con chiên ngoan đạo uống từng lời cha giảng đạo. Em nghĩ nếu có bất cứ ai dám nói xấu ông ấy một lời, hoặc đối nghịch với ông ấy, bà ta sẽ trừng trị họ không ngần ngại.”

“Đó là một kiểu hôn nhân khi một người trong cuộc hoàn toàn lệ thuộc và thấp kém trước sự thành công của người kia,” tôi nói. “Mình cho rằng đó là điều mà đàn ông thường cố công tìm kiếm.”

“Tôi không nghĩ là Drake thích thế. Anh ấy muốn cậu tranh luận với anh ấy. Mình nhận ra điều đó.”

“Em chưa thấy”, Cassie nhỏ nhẹ nói.

“Cassie thân yêu, em đâu có ở bên anh ấy nhiều như chị,” Julia nói, không giấu vẻ tự đắc. “Anh ấy mới ngọt ngào làm sao. Chị thích câu chuyện về vợ ông thượng nghị sĩ Beaconsfield. Chị nghĩ anh ấy chính al2 một Benjamin Disraeli. Chuyện là thế này. Người vợ lỡ để kẹt tay trong lúc trèo lên cỗ xe đi cùng với ông ấy đến Quốc hội để đọc một bài diễn văn quan trọng. Người vợ không nói gì với chồng về việc này. Dù cái tay hết sức đau đớn, bà vẫn cười nói, trò chuyện cứ như không bởi vì bà sợ sẽ làm ông rối trí mà hỏng bài diễn văn. Lãng mạn chưa?”

“Một câu chuyện thú vị quá!” Cassie kêu lên. “Em thích nghe lắm. còn chị Lenore, chị có thích không?”

“Có. Nhưng mình nghĩ mình sẽ không muốn trở thành cái bóng của ông chồng…như bà Barker chẳng hạn. Mình muốn là chính bản thân mình. Có thể mình cũng muốn làm được một việc gì đó trong đời…ngoài chuyện chồng con.”

“Ồ, thì mình cũng đâu muốn trở thành một cái bóng của ai đâu. Dù vậy, vợ của các chính trị gia cũng có chỗ đứng của họ trong xã hội. Mary Anne, phu nhân của ngài Disrael thường tham gia vào những sự kiện diễn ra trong Quốc hội. Bà thường đi đến đấy, ngồi chờ rồi cùng ông trở về nhà. Bao giờ bà cũng ngồi chờ bên bữa tối đã nguội lạnh dù ông có về muộn đến mấy cũng vậy. Thế là ông chồng kể cho bà nghe những sự kiện diễn ra bên trong nhà Quốc hội. Bà Gladstone thì ai cũng biết tiếng nhé. Bà bao giờ cũng muốn biết chắc là chồng bà có cảm thấy thoải mái, dễ chịu hay không. Drake nói rằng trong nhà thì bà nội tướng. Ghê chưa…Hai người thấy đấy, sống như thế mới gọi là sống chứ.”

“Tại sao bất thình lình chị lại quan tâm đến chính trường nhiều vậy?” Cassie hỏi.

Julia đỏ mặt. “Có lẽ bởi vì chị hay trao đổi với anh Drake về những chuyện như vậy.”

Cassie và tôi liếc nhìn nhau. Rõ ràng là Julia đang yêu. Chuyện ấy cũng không ngoài dự tính. Nàng 17, chàng 21, cả hai đều ở cái tuổi xây những ước mơ về chuyện ấy.

Về gần đến nhà, chúng tôi gặp Charles và Drake. Họ cũng vừa đi cưỡi ngựa về.

“Xin hcòa”, Drake vui vẻ lên tiếng. “Các em vừa đi chơi về đấy à?”

“Chúng em đi tập ngựa buổi chiều”, Julia giải thích.

“Rừng ở đây thật đẹp!” Drake trầm trồ, anh mỉm cười với tất cả chúng tôi, một nụ cười như ngưng đọng những tia nắng vàng. Julia nhìn anh say đắm. Rõ ràng là cô ta sẽ ngạc nhiên lắm nếu tôi cả gan bảo nhỏ cô rằng cũng nên ý tứ một chút.

“Về nhà bây giờ à?” Charles hỏi, giọng chỏng lỏn.

Julia trả lời là đúng. Tôi không nói gì. Hắn không hỏi tôi. Hắn làm như tôi không hề tồn tại. Tôi tự hỏi không biết từ nay về sau hắn có tiếp tục phớt lờ tôi không. Tôi sẽ không phiền lòng về điều đó đâu. Trái lại là đằng khác, tôi sẽ cảm thấy an tâm hơn.

Chúng tôi tiếp tục cưỡi ngựa về nhà. Drake đi giữa tôi và Julia.

Anh nói: “Đêm qua là một đêm vui nhất.”

“Em cũng thấy thế”, Julia đáp.

“Anh thấy là em rất bận rộn”, anh tiếp, quay sang tôi.

“Lenore nhận được lệnh của Mama, vì Mama sợ rằng ông bà Barker sẽ cảm thấy lẻ loi thếl à Lenore có nhiệm vụ tiếp đón họ chu đáo.”

“Em thật là cao thượng.”

“Không phải thế đâu. Em chỉ thực hiện nhiệm vụ được giao.”

“Cũng chẳng hề gì. Bạn cũng đã có mặt trong phòng, đã khiêu vụ với Charles và Philip còn gì. Chúng ta có một buổi tói thật tuyệt vời anh nhỉ?”

“Rất thú vị”, anh đáp.

“Còn anh thì sao, Charles?” Julia hỏi.

“Cũng không đến nỗi nào.”

“Anh chẳng thả sức với các cô gái trẻ là gì!”

“Cực kỳ”, Charles tưng tửng đáp.

Chúng tôi đi đến gần khu hầm mộ.

“Ôi chao, kiến trúc này đẹp quá!” Drake kêu lên.

“Đó là khu nhà mồ”, Julia giải thích.

“Một công trình công phu và hoa mỹ nhất đấy.”

“Nó được xây vào khoảnh 100 năm trước”, Charles giải thích.

“Có vẻ rất lạ, phải không?”

“Phải, mình nghĩ là thế. Có mở cửa không?”

“Lạy Chúa tôi, không. Rất ít khi mở cửa…trừ khi có ai đó được mang đến đây an giấc ngàn thu, chắc thế. Cứ nghĩ là một ngày nào đó tôi cũng sẽ vào đây…cả Philip nữa. Chỉ là một ý nghĩ. Bọn con gái…phải các cô rồi sẽ lấy chồng và không còn thuộc về dòng họ Sallonger nữa…và như vậy không có chỗ ở đây.”

“Tôi bao giờ cũng quan tâm đến những cái lăng như thế này”, Drake nói, nhảy xuống ngựa. “Tôi muốn xem qua một chút. Những tác phẩm điêu khắc trên đá này lạ thật. Tất cả công trình kiến trúc tuyệt vời này là chốn yên nghỉ cuối cùng của người chết sao?”

“Em gọi nó là Nhà Chết”, Cassie nói.

“Cái tên ấy nghe rùng rợn quá!” Julia nói với một cái rùng mình.

“Em không dám đi qua đây vào ban đêm đâu”, Cassie nói tiếp. “Còn chị thì sao, Lenore?”

“Mình nghĩ mình cũng có chút ngài ngại”.

“Em tự hỏi tại sao người ta lại gọi nơi này là lăng”, Julia nói. “Nghe thế có hợp không? Em không thể hình dung ra một buổi tiệc ở đây.”

“Anh nghĩ nếu một từ nào đó có vẻ kỳ lạ là bởi vì thông điệp thầm kín của nó”, Drake gợi ý.

“Em tự hỏi ai là người đầu tiên nghĩ ra cái tên ấy”.

“Anh có thể bảo cho em biết”, Drake nói. “Có thời anh nghĩ, anh sẽ làm ngành kiến trúc. Nếu anh không trở thành một nhà chính trị vậy thì anh sẽ quay lại ngành kiến trúc. Nó được gọi là lăng hay khu hầm mộ bắt đầu từ ngội mộ ở Halivarnassus vùng Mausolus của vua xứ Caria được bà hoàng góa bụa xây vào khoàng năm 353 trước Công Nguyên. Anh được biết rằng nó nguy nga, đồ sộ và được công nhận là một trong bảy kỳ quan thế giới.”

“Em muốn được đến thăm quá!” Tôi kêu lên.

Anh quay lại nhìn tôi với nụ cười thật hiền. “Em không có dịp ấy rồi. nó sụp đổ vào khoảng thế kỷ 13 hay 14 gì đó. Người ta lấy từng phần của nó làm vật liệu xây dựng.”

“Những ông Barker của thế kỷ 13 và 14”. Tôi nói khẽ.

“Chẳng có gì phải nghi ngờ, họ không coi mình là những kẻ phá hoại những công trình nghệ thuật. Nhưng khi nào em lên London, Lenore ạ, anh sẽ đưa em đến thăm Bảo tàng Quốc gia. Nơi này được khám phá cách đây không lâu vào khoảng năm 1857 và tất cả đều nói lên một lịch sử lâu đời về nước Anh. Ngày nay nó chính là viện bảo tàng.”

“Em thích được đến đấy lắm”.

“Một ngày nào đó em sẽ có dịp”.

“Em cũng muốn đến đấy nữa”, Julia nói.

“Sẽ là một vinh dự lớn đối với anh khi được tháp tùng hai em”.

“Cả tôi nữa chứ?” Charles xen vào.

“Tất nhiên rồi. Tôi thấy mình đã khơi dậy trong quý vị một niềm hứng thú đối với nghệ thuật kiến trúc”, anh quay sang Charles. “Không thể vào bên trong được à?”

“Để coi xem. Có một cái chìa khóa ở đâu đó. Tôi dám chắc là Clarkson biết nó ở đâu.”

“Sao anh không quay về nhà lấy chìa khóa, Charles. Rồi mấy anh em mình cùng vào xem sao?” Julia đề nghị.

“Tôi rất muốn vào trong”, Drake nói thêm.

“Được thôi, để tôi đi về lấy”, Charles nói và sải bước về phía tòa nhà.

“Anh hy vọng anh không làm mọi người phát ngán với nhiệt tình với kiến trúc của mình”.

“Không đâu, nó rất khác với kiến thức xây dựng của ông Barker”, tôi nói.

Anh bật cười còn Julia lanh chanh nói: “Em nghĩ quá khứ là một cái gì rất hấp dẫn. Em chắc là anh khám phá ra được nhiều điều thú vị.”

“Nó thật sự cuốn hút. Anh thích liên quan đến những phát hiện kỳ vĩ này…Chẳng hạn khai quật một thành phố cổ…đền đài hoặc ngôi mộ. Tất nhiên những chuyện như thế chỉ xảy ra một lần trong đời. Phần lớn thì đó la một công việc vô cùng cực nhọc mà không có phần thưởng”.

“Em có thể thấy nhà chính trị trong anh đã thắng”, tôi nói.

Anh cười vẻ hối tiếc. “Anh cũng cho là vậy.”

Chúng tôi nói chuyện một chút về những ngôi mộ cổ và về buổi tiệc đêm qua cho đến lúc Charles quay về vẻ chiến thắng, tay giơ cao chiếc chìa khóa.

“Nào, bây giờ thì sự tò mò quái quỉ của quý vị sẽ được thỏa mãn.”

Tất cả chúng tôi xuống ngựa, theo Charles đi qua những thiên thần canh cửa với thanh gươm sáng quắc. Trong lúc cả đám đi qua, Drake chú ý đến cây thánh giá cắm trên một nấm đất.

“Trông như một ngôi mộ nhỏ”, anh nói.

“Đó là một ngôi mộ chôn một con chó”, Julia giải thích.

“Một torng những con chó của các em à?”

“Không, không phải của chúng em đâu.”

Tôi giải thích: “Con chó ấy là của một trong những thằng bé làm ở chuồng ngựa…cách đây không xa. Cậu bé rất đau đớn. Nó sống đơn giản và yêu thương con chó hết lòng. Sao người ta có thể ra tay độc ác như vậy thì em không sao hiểu nổi”. Giọng nói của tôi run lên tha thiết vì những ký ức lại sống dậy. Tôi vẫn còn xúc động mạnh về sự kiện ấy. Tôi biết rằng Willie thường hay đến viếng ngôi mộ và trò chuyện hàng giờ với con chó. Tôi đã nghe nó nói chuyện như thế. Bây giờ nó đã có con cún Hạt tiêu làm nguồn an ủi lớn nhưng tôi tin, nó vẫn không sao quên được người bạn đã chết.

Tôi lấy làm xấu hổ là đã để rơi giọt nước mắt nghẹn ngào.

“Thật là một việc làm đê hèn”, Drake nói vẻ phẫn nộ. “Chỉ có những thằng ngốc, bỉ ổi mới hành động như thế.”

Anh cầm lấy tay tôi, xiết chặt thông cảm rồi đi sát bên tôi.

“Sẵn sàng chưa?” Charsles hỏi. “Giây phút vĩ đại đã đến”

Hắn cho chìa khoá vào ổ và xoay một cách khó nhọc. “Cứng quá...bởi vì nó ít khi được dùng đến... chỉ khi nào có một người Sallonger khốn khổ về chầu ông bà ông vải.”

“Chắc là không khí trong này không được trong lành đâu,” Drake nói.

“Có một lỗ thông hơi... ở đâu đó. Tôi tin là thế,” Charles trấn an anh.

Cánh cửa mở ra. Chúng tôi đứng trước một chiếc cầu thang dốc đứng dẫn xuống khoảng không tối đen phía dưới. Chúng tôi lần xuống từng người một, Charles dẫn đầu. “Cẩn thận”, hắn kêu vọng lên. “Đừng có để trượt ngã nhé. Quý vị không biết chuyện gì có thể xảy ra ở dưới này đâu.” Chúng tôi càng lúc càng xuống thấp. Có ít nhất là 30 bậc. Rồi cả bọn bước vào một gian dưới lòng đất có cái trần rất cao. Trước mặt chúng tôi là một bức tượng Đức Bà Đồng Trinh rất lớn và tượng Chúa Hài Đồng cùng tượng một người đàn bà nữa và hai thiên thần. Bên cạnh khối những bức tượng này là một hình người có lẽ là tượng trưng cho Quỷ Satan. Quỷ dường như đang tấn công các thiên thần bằng cái quyền trượng trên tay. Chắc chắn họ đang đấu tranh cho linh hồn của người đàn bà đang về nơi chín suối. Không khí trong hầm mộ thật âm u, ghê rợn, bởi vì ở đây chỉ có một chút ánh sáng hắt từ trên cao xuống qua một kẽ hở nhỏ mà tôi cho là sát mặt đất. Dọc hai bên gian hầm là những dãy quan tài.

Không khí lạnh lẽo và tôi bắt đầu run lên. Tôi có cảm giác là mình đang bị mắc kẹt trong quá khứ tăm tối kéo dài hàng trăm năm. “Thật ấn tượng”, Drake khẽ thì thào. “Các vị có biết là nó được xây dựng tựa như lăng ở Mausolus không? Tôi có thấy những bức hoạ vẽ cái lăng ấy trước khi nó bị thời gian phá huỷ.”

“Này, em có thích ngủ lại đây một đêm không?” Charles cất giọng trêu chọc. “Em, Cass... em thấy thế nào?”

“Em nghĩ tóc em sẽ bạc trắng đi chỉ sau một đêm”, Cassie nói. “Tóc người ta sẽ bạc đi khi họ bị một cú sốc nào đó, anh có biết không?”

“Thật buồn cười khi nhìn em với mái tóc bạc trắng”, Charles nói. “Thế nào, có nên bỏ con bé lại đây không?”

“Đừng có đùa kiểu ấy,” Cassie kêu thét lên.

“Tất nhiên là không rồi”, Drake an ủi cô. “Ở đây chỉ có bóng tối và ý nghĩ về người chết. Chính điều đó làm cho nó có vẻ thê lương rùng rợn. Thực ra thì nó cũng chỉ là một ngôi mộ dưới lòng đất.”

“Em tự hỏi cái gì sẽ diễn ra vào ban đêm”, Julia nói. “Mọi người có nghĩ là họ ra khỏi những cỗ quan tài và nhảy múa quanh đây không?”

“Chẳng dễ chịu gì trong bộ đồ liệm đâu. Nhiệt độ ở đây rất thấp”, Charles nói

Drake đi đi lại lại xem xét các bức tường và tuyên bố chúng là những tác phẩm nghệ thuật kỳ diệu.

“Chúng tôi có thể mở cửa cho khách đến tham quan” Charles nói.

“Nhưng không khí dưới đây lạnh muốn chết”, Julia thêm vào.

“Anh nghĩ các em chỉ là kẻ nhát gan”, Charles dè bỉu. “Nhưng còn có thể trông mong gì ở lũ đàn bà con gái?”

Cái lạnh luồn cả vào trong xương. Tôi nhìn vào những cỗ quan tài để dọc bờ tường và nghĩ còn chỗ cho nhiều người nữa.

Chợt tôi giật nảy mình vì có ai chộp vào vai.

“Bắt được rồi nhé”, có một giọng nói thê lương thì thầm vào tai tôi. “Ta là hồn ma trong khu hầm mộ này. Ta sẽ giữ nàng ở dưới đây làm cô dâu của ta.”

Tôi quay phắt lại nhìn vào đôi mắt long lanh của Charles. Khuôn mặt hắn ghé sát vào mặt tôi và toàn thân tôi run bắn.

“Tại sao, cô em sợ à? Hắn cười.

“Ai lại đùa như thế ở một chỗ như thế này”, Drake nói. “Đừng có đùa như thế nữa, Charles.”

“Tôi không nghĩ là cô ấy lại dễ dàng phát hoảng lên như vậy. Em sợ một chút à Lenore, lòng can trường của em sơ tán đi đâu rồi?”

“Đi thôi”, Julia nói. “Em cảm thấy thế là đủ lắm rồi. Chúng ta đã xem hết. Đó là tất cả những điều anh muốn xem đấy, Drake à.”

“Phải, chỗ này là nơi đáng quan tâm nhất. Anh muốn quay lại đây lần nữa. Lần sau chúng ta sẽ mang theo nến.”

“Và áo ấm”, Cassie bổ sung.

Julia bước lên bậc cầu thang đầu tiên.

“Để anh đi trước”, Charles tuyên bố. “Dẫn đường.”

“Còn anh sẽ đi tập hậu”, Drake nói.

“Tôi tự hỏi ai sẽ là người đi cuối”, Charles nói. “Các cô gái đang sợ dúm người lại này sẽ tự hỏi ai sẽ đội mồ đứng dậy để cào vào lưng cậu. Phải, mọi người đã đủ bất lịch sự để bị liệt vào loại những kẻ xâm phạm nhà riêng của người khác.”

“Mình dám chắc là họ không làm như thế với mình. Đi thôi, ở dưới này lạnh lắm.”

Cả bọn thở như kéo bễ sau cuộc leo trèo lên những bậc thang dốc đứng và phải hấp háy mắt một lúc mới quen với ánh sáng bên ngoài.

“Tôi hy vọng quý vị thưởng thức được vẻ đẹp dưới đó”, Charles nói. “Quân số đông đủ và mọi người đều ổn.” Hắn liếc nhìn tôi. “Nom em như là vừa mới gặp ma ấy. Anh chắc là em đã nghĩ như thế.”

“Không”, tôi đáp. “Chẳng qua là bị tấn công bất thình lình thôi.”

Hắn cười nhăn nhở. “Tôi phải trả chìa khoá lại cho Clarkson thôi. Lão ta bướng lắm đấy. Gặp mọi người sau nhé.”

Hắn cưỡi ngựa đi.

“Đó thật sự là một kinh nghiệm nhớ đời”, Drake nói nhìn tôi thông cảm.

*

* *

Buổi chiều hôm sau, Drake ra đi cùng với Charles và Philip cho những hoạt động của cánh đàn ông từ sáng sớm. julia đang ở trong một tâm trạng xấu bởi vì cô nàng chỉ muốn ở bên Drake suốt thời gian anh ở đây.

Tôi lấy một cuốn sách và trên đường ra vườn hoa ven hồ thì gặp thằng nhỏ làm việc ở chuồng ngựa. Nó chạy thẳng về phía tôi thở không ra hơi. Nó nói: “Thưa cô, tôi vừa chạy về nhà xem có thể tìm thấy cô không. Tôi muốn gặp cô.”

“Có chuyện gì không ổn không?” Tôi hỏi.

“Đó là Willie. Nó lại vừa bị lạc mất con chó.”

“Ồ không...”

“Đúng, thưa cô. Nó muốn điên lên vì chuyện đó. Nó ở trong rừng tìm con chó suốt cả ngày. Có thể là tôi biết con chó hiện ở đâu.”

“Vậy Willie ở đâu?”

“Ở chỗ chôn con chó thưa cô. Chỗ mọi người mới tới ngày hôm qua. Có lẽ nó vào trong đó khi mở cửa. Tôi nghĩ tôi nghe thấy tiếng nó ở đấy.... qua một khe hở trên tường. tôi đã ghé tai vào nghe.”

“Vậy em đã bảo Willie như thế à?”

“Không thể tìm thấy nó. Tôi nghĩ bởi vì ... cô rất thân thiện với nó... còn tôi lại không dám xuống đấy một mình.”

“Được, vậy ta mau đến đấy xem sao.”

Thằng nhỏ cầm trên tay chiếc chìa khoá

“ Tôi lấy từ ông Clarkson... tôi không thích vào đấy một mình... tôi nghĩ là cô...”

Có thể là con Hạt Tiêu đã lẻn xuống dưới hầm mộ. Có lẽ nó đã làm như thế lúc cửa mở và tất cả chúng tôi ở dưới đó. Tôi có thể mường tượng được cảnh nó quanh quẩn đâu đây. Nó thường đến đây với Willie.

Tôi chẳng có cam đảm đi xuống cái chỗ tối tăm thê lương ấy dưới lòng đất.

Tôi nói với thằng bé: “Lại đây... cả hai chúng ta thử coi xem sao.”

Thằng bé tỏ vẻ ngần ngại.

“Lại đây nào”, tôi nói với vẻ mất kiên nhẫn: “Tôi sẽ đi cùng với em. Em không phải xuống một mình đâu.”

Thằng nhỏ mở khoá, để chìa lại trong ổ và chúng tôi bắt đầu đi xuống. Tôi đi trước dẫn đường. Tôi dò dẫm bước từng bước một và hướng dẫn thằng nhỏ làm theo. Tôi nói: “Bậc thang ẩm ướt và trơn lắm đấy”. Nó không trả lời. Lúc đó tôi mới nhận ra là nó không đi theo tôi. Chợt vang lên tiếng người qua cánh cửa mở. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Còn có một người nào đó bên ngoài.

“Hạt Tiêu”, tôi cất tiếng gọi. “Hạt Tiêu, mày ở đâu?”

Có một bóng người sau lưng tôi.

“Chắc là nó trốn đâu đây thôi. Hẳn là nó rất sợ khi nó biết không có đường ra.” Tôi nói.

Tôi đã chạm chân xuống bậc dưới cùng và quay lại. Toàn thân tôi lạnh cứng vì sợ. Charles đang ở phía sau lưng tôi.

“Charles!” Tôi kêu lên thất thanh.

“Chính hắn!”

“Sao... sao anh có thể xuống đây?”

“Bằng một cách thông thường nhất... bằng đôi chân.”

“Thằng bé kia đâu?”

“Tôi cho nó về rồi. Đừng lo, tôi có chìa khoá đây.”

Hắn giơ cao chiếc chìa khoá lên, cười với tôi.

Tôi thầm nhủ không được cho hắn biết tôi sợ hãi như thế nào. Ở một chỗ như thế này... một mình với Charles. Còn kinh khủng hơn là nỗi sợ nữa. Đó là một cái gì như trong một cơn ác mộng kinh hoàng.

“Hạt Tiêu”, tôi gọi, “Mày ở đâu?”

“Con vật bé nhỏ chắc trốn đâu đó thôi. Ta sẽ tìm nó... nếu như nó có ở đây. Hạt tiêu lại đây nào.”

Không có tiếng trả lời. Giọng chúng tôi ở chỗ xa lạ này vang lên nghe xa lạ quá.

“Thôi, nếu nó không có ở đây thì tốt hơn là ta nên đi thôi”, tôi nói. “Thằng bé kia nghĩ là nó nghe thấy tiếng chó sủa dưới này và có vẻ như là chúng ta để cửa mở ngày hôm qua và nó cùng xuống đây với Willie.”

“Tôi không nghĩ ở đây.” Charles nói, quay lại nhìn tôi. “Cô sợ?”

“Tôi không thích chỗ này.”

“Không lấy gì làm ấm cúng phải không? Và cô lại càng không thích khi cô ở đây một mình với tôi.”

Tôi tự hỏi liệu tôi có thể vượt qua hắn chạy lên phía trên không. Có khả năng lên mặt đất trước hắn không. Tôi biết là không thể bởi vì trong bóng tối người ta không dễ dàng làm chuyện đó.

“Em không cần phải sợ tôi”, hắn nói giọng ngọt nhạt. “Tôi đã chẳng bảo em rằng tôi muốn trở thành bạn em là gì. Nhưng em lại không cho tôi cơ hội ấy.”

“Tôi không cần cái loại tình bạn mà anh gợi ý.”

“À tôi biết cô là một thiếu nữ còn trong trắng. Thật đáng tiếc. Cô sợ cái gì nào?”

“Tôi nghĩ chúng ta nên quay lên. Con chó không có ở dưới này đâu. Nếu có thì nãy giờ nó cũng đã chạy đến chỗ chúng ta.”

“Cô sợ tôi sẽ tấn công cô đúng không? Rằng tôi sẽ cưỡng bức cô phải đáp ứng dục vọng xấu xa của tôi. Có phải thế không? Thú thật đi. Cô nghĩ tôi có khả năng làm như thế lắm, phải không?”

“Đúng, tôi nghĩ như thế.”

“A ha ha. Cô là một cô gái cứng cựa đấy. Để tôi nói cho cô biết tôi không cần phải năn nỉ van xin ân huệ đâu.”

“Tôi chắc là anh không làm thế. Vậy thì tại sao anh không đến với những người... có lẽ là sẵn lòng hiến dâng?”

“Có nhiều người như vậy lắm, tôi đoan chắc với cô em đấy. Vì thế mà tôi sẽ không làm cái điều mà đối với tôi dễ như trở bàn tay, bởi vì cô con hoang bé nhỏ kiêu hãnh của tôi ạ, cô sẽ có được đặc ân của tôi ở đây. Cảnh ở đây cũng mê ly đấy chứ. Giữa những cái xác đã thối rữa.”

“Tôi sẽ đi lên đây.”

“Đừng có vội như thế chứ. Cô đang hồn bay phách lạc, sợ rằng tôi sẽ cướp đi sự trong trắng của cô... Trong trắng, mà cô có còn thực sự trong trắng không? Cái tát nảy lửa mà cô tặng tôi, tôi vẫn còn cảm thấy rát đó. Không! Tôi sẽ không cho đi cái mà một con đĩ không xứng đáng với nó.”

“Tôi có thể hiểu anh muốn nói gì. Cho tôi xin lỗi vì đã đánh anh. Nếu như anh không lăng mạ tôi... Nhưng bây giờ khi chúng ta đã hiểu nhau, có lẽ chúng ta có thể quên đi sự việc đó.”

“Tôi không dễ dàng tha thứ cho sự xúc phạm đâu.”

“Tôi nghĩ tôi mới là kẻ bị xúc phạm chứ.”

“Bởi vì cô đã nuôi những ảo tưởng ra ngoài tầm tay với của mình, thưa tiểu thư Cleremont bé nhỏ.”

“Có lẽ thế, nhưng tôi hy vọng sẽ không bao giờ khiến anh phải phiền toái về những ảo tưởng ấy.”

“Vậy thì chúng ta hãy đi lên.”

Hắn đi trước tôi một bước trên bậc thang. Bất thình lình hắn quay lại, nói: “Nghe đây. Cô có nghe thấy gì không?”

Tôi đứng im nghe nghóng, quay lại nhìm xuống gian hầm mộ tối đen như mực. “Không, tôi chẳng nghe thấy gì.”

Rồi tôi nghe thấy hắn cười sằng sặc. Trong lúc tôi ngơ ngác hắn nhanh nhẹn trèo lên mấy bậc thang. Hắn chạy gấp lên mấy bậc nữa và bây giờ đã bỏ xa tôi một quãng. Tôi nghe cánh cửa đóng sập lại trước mũi mình. Rồi tôi nghe tiếng chìa khoá quay trong ổ.

Một nỗi sợ hãi chưa từng thấy chụp lên người tôi. Tôi còn lại một mình... bị khoá trái trong ngôi nhà của những người chết.

*

* *

Tôi lần đến bên cạnh cửa, nện cả hai nắm đấm thật mạnh.

“Cho tôi ra. Cho tôi ra!” Tôi gào lên điên loạn.

Chắc hắn ở sát bên cạnh cửa vì tôi nghe thấy tiếng cười lạnh lùng đểu cáng của hắn.

“Mày đã bất kính với tao, đồ con hoang”, hắn gào lên hả hê. “Mày phải bị trừng trị vì tội đó. Cứ ở đây một lúc đi, cách biệt với mọi người và nghĩ về cái cách mà mày đối xử với con trai của cái nhà đã làm phúc nuôi báo cô mày bao năm qua. Mày chỉ là một con vật vô ơn bạc nghĩa. Vì vậy mày cần một bài học biết chưa?”

“Không... không... không,” tôi gào lên.

Tiếng cười độc ác của hắn nhỏ dần. Hắn đã bỏ đi để tôi lại một mình.

Tôi ngồi xuống bậc thang bằng đá hai tay ôm lấy mặt. Bên trong tối như hũ nút và không khí như đông đặc quanh tôi. Không, điều này không thể xảy ra. Đó chỉ là một cơn ác mộng. Tôi sẽ mau chóng tỉnh giấc. Nhưng tôi biết đó không phải là một giấc mơ. Tôi biết hắn đã có âm mưu này từ hôm qua và quyết tâm dụ tôi đến đây. Thằng nhỏ kia chắc là làm theo lệnh của hắn. Làm gì có chuyện con Hạt Tiêu bị lạc.

Tôi kêu to: “Cứu tôi với! cứu tôi! Nhưng tiếng gào của tôi lại lọt thỏm xuống gian hầm phía dưới. Có lẽ có một ai đó đứng ở bên ngoài có thể nghe thấy tiếng gọi của tôi. Nhưng ai lại lớ xớ ở đây? Và tôi còn bị nhốt trong hầm mộ này bao lâu nữa?

Tôi sợ không dám bước xuống phía dưới. Tôi không muốn đi xuống gian hầm mộ có chứa những cỗ quan tài. Tốt hơn là cứ ngồi ở đây nơi tôi không nhìn thấy chúng.

Người ta sẽ nhận ra sự vắng mặt của tôi thôi. Ngoại sẽ lo lắng, sẽ yêu cầu mọi người đi tìm tôi. Chuyện này không kéo dài lâu đâu. Nhưng dù chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi ở một chỗ như thế này cũng đủ làm cho mỗi nơron thần kinh của tôi căng lên vì khiếp hãi. Tại sao tôi lại bị lừa gạt một cách ngu xuẩn như vậy được? Đáng lý tôi phải bắt thằng nhỏ kia xuống trước chứ. Thế mà tôi lại quá nóng lòng muốn tìm con chó bị lạc của Willie. Đáng lý tôi phải làm bất cứ chuyện gì để giữ chân nó lại.

Tôi ngồi nhìn chằm chằm vào bóng tối. Sự im lặng ở đây là sự im lặng của cõi chết. Tôi nhận thấy mình đang căng tai ra nghe một tiếng động nào đó của người chết.

Tôi nghĩ đến những chuyện ma mà tôi đã đọc. Nếu như trên đời này có ma thì hẳn đây là một nơi dành cho chúng.

Tôi nghe thấy mình đang cầu nguyện một cách rối rắm “ Lạy Chúa, hãy phái một người đến đây ngay... Nhanh lên... ngay bây giờ.”

Tôi đứng lên, hai chân tê cứng. Một lần nữa tôi nện hai nắm tay lên cánh cửa cho đến lúc hai bàn tay đau điếng. Tôi biết như thế là vô ích nhưng vẫn tiếp tục đấm lên cánh cửa một cách vô vọng. Giả sử không có ai xuất hiện... cho đến khi có một người trong dòng họ Sallonger chết và khi họ mở cửa ra tìm thấy tôi cũng đã... chết.

Không, họ phải tìm tôi chứ. họ sẽ tìm thấy tôi. Nhưng ai là người nghĩ đến chuyện tìm tôi ở đây nào? Thằng nhỏ ở chuồng ngựa phải bảo cho họ biết chứ. Nhưng không. Nó đã bị Charles sai khiến. Lúc này lòng căm ghét Charles lấn át nỗi sợ hãi trong tôi. Sao trên đời lại có những kẻ đáng ghê tởm như vậy. Tại sao họ lại làm những việc độc ác như vậy đối với người khác? Những đứa trẻ con độc ác đã ném đá con chó của Willie cho đến chết... và Charles đã làm cái điều đê tiện ấy với tôi bởi vì tôi không chịu thoã mãn dục vọng thấp hèn của hắn.

Tôi tự hỏi không biết tôi phải ở lại đây bao lâu. 15 phút? 30 phút? Tôi sợ hãi đến tê liệt cả đầu óc không còn biết phải làm gì nữa. Mất cảnh giác nên tôi đã tạo cơ hội cho hắn khủng bố tôi. Đáng lý tôi phải chiến đấu với hắn bằng tất cả sức mạnh của mình nếu hắn... nhưng tôi không hề có ý nghĩ là hắn sẽ trả thù tôi.

Dường như không có ai đi qua đoạn đường này thì phải. Vào lúc chiều buông xuống thì sẽ không có ai xuất hiện nữa đâu. Những người giúp việc không bao giờ muốn đi qua lăng mộ vào lúc trời tối. Thế là tôi phải ngủ lại đây một đêm ư? Khi nào thì tất cả những chuyện này kết thúc và kết thúc theo phương cách nào?

Chắc chắn họ phải đi tìm tôi. Ngoại sẽ làm việcđó. Bà sẽ không phát hiện ra sự vắng mặt của tôi... cho đến lúc chúng tôi lên giường đi ngủ. Lúc ấy, bà sẽ cảm thấy lo lắng.

Tôi lại đến bên cánh cửa, đấm lên đấy trong cơn tuyệt vọng. Tôi gọi người đến cứu. Tôi mới ngu ngốc làm sao, cứ làm như người ta có thể nghe thấy tiếng gào của tôi. Gian hầm mộ vừa tối tăm vừa lạnh ghê người. Chỉ có một chút ánh sáng mảnh như sợi chỉ lọt qua khe cửa của tầng hầm, chỗ tiếp giáp với mặt đất. Khe hở cũng chỉ đủ rộng để cho một ít không khí trong lành lọt vào.

Dường như có một cái gì thôi thúc tôi bước xuống cầu thang đá dốc đứng.

Thế là tôi lại đứng trong gian hầm mộ ở dưới lòng đất... ghê rợn, lạnh buốt... những cỗ quan tài xếp thành hàng, những bức tượng bao nhiêu năm nay vẫn thế nhưng trong trạng thái hoảng loạn của tôi dường như đã trở về với cuộc sống. Cây quyền trượng của quỷ Satan ở tư thế chuẩn bị lao đi mà tôi là mục tiêu mà con quỷ đang nhắm vào.

Tôi quay mặt nhìn đi chỗ khác về phía bức tường có khe hở. Nếu như tôi đến gần và gào thật to thì có lẽ có một ai đó sẽ nghe thấy. Nhưng cũng chỉ phí công vô ích. Làm gì có ai ở quanh đây mà nghe với ngóng.

Tôi không thể ở lâu trong gian hầm mộ, trong không khí tối tăm, ẩm thấp ám mùi Thần Chết và hai cánh tay tôi lạnh dần dưới hơi thở của Thần Chết. Nhưng nếu tôi muốn gào lên, tôi phải ở lại đây thì tiếng gào mới vọng lên được. Tôi nhìn chằm chằm vào khe hở hình như nó đem lại cho tôi hy vọng duy nhất liên lạc với sự sống. Tôi sẽ bị giam trong này bao lâu? Chắc chắn là Charles nhận ra nỗi kinh hoàng của tôi. Hắn sẽ quay lại khi nghĩ trừng phạt tôi như thế là đủ. Tôi nhớ lại điều Charles nói, tóc cô sẽ bạc trắng chỉ sau một đêm. Tôi sợ hãi đưa tay vuốt tóc mình. Tôi không thể ở lại đây suốt đêm nay. Không ai có thể độc ác đến mức ấy được... kể cả Charles.

Nhưng người đời tàn nhẫn. Tôi sẽ không bao giờ quên được những đứa trẻ chẳng có lý do gì mà lại ném đá vào con chó của Willie cho đến chết. Sự độc ác vô nghĩa lý như thế là sản phẩm của một đầu óc xấu xa, tăm tối bởi vì chúng chẳng có gì để quan tâm. Nhưng Charles không đến nỗi như thế. Hắn ta có học. Đây không phải là một sự độc ác vô nguyên cớ. Đây là một cuộc trả thù.

Tôi đã khước từ hắn, và bởi vì nguồn gốc xuất thân thấp kém của tôi hắn cảm thấy sự khước từ ấy là một nỗi nhục được nhân lên nhiều lần, thế là hắn muốn dạy cho tôi một bài học.

Tôi thành tâm cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng. Tôi ngồi bệt xuống bậc cửa thang thấp nhất có cưỡng lại ý muốn chạy lên phía trên, thoát khỏi cái hầm tối với những bức tượng và những xác chết.

Tôi nhận ra bức tường trước mặt đang vã mồ hôi và nhìn thấy hai giọt nước chảy song song dường như đang chạy đua. Làm sao con người ta trong những hoàn cảnh nhứ thế này lại chú tâm đến những chuyện ấy?

Tôi rùng mình với ý nghĩ tôi sẽ chết ở đây. Có lẽ họ sẽ không tìm thấy tôi. Nhớ lại chuyện một cô dâu trong ngày cưới đã trốn vào trong tủ, khoá lại và không thể trốn thoát. Người ta bổ nhào đi tìm cô... nhưng không thấy... nhiều năm sau có một người mở cái tủ đó tìm thấy những gì còn lại của cô trong chiếc áo cưới.

Câu chuyện này bao giờ cũng làm tôi xúc động. Chao ôi, cô dâu mới tội nghiệp làm sao. Cô ấy cảm thấy như thế nào khi không thể mở cánh cửa tủ để thoát ra? Ít nhất thì trong trường hợp của tôi cũng không phải là mất hết hy vọng. Hắn sẽ quay lại, tôi tự trấn an mình. Chỉ là đùa với tôi một chút thôi mà. Hắn sẽ giam tôi ở đây chừng một tiếng đồng hồ rồi sẽ quay lại, mở khoá và cười vào mặt tôi.

Bao giờ khắc đã trôi qua rôi? Tôi không còn cách nào biết được. Ở một nơi như thế này người ta mất đi thói quen cảm nhận về thời gian.

Im lặng... nột sự im lặng khủng khiếp của địa ngục. Tôi lắng nghe, căng tất cả các giác quan ra để nghe... dò tìm một âm thanh... báo hiệu có một ai đó đang ở gần đây. Tôi cầu nguyện để nghe được một tiếng động, bất kể là tiếng động gì.

Nhưng không có, tuyệt nhiên không có.

Tôi lại quay lại chỗ cầu thang. Tôi cảm thấy mình đang bị quan sát bởi một sự hiện diện vô hình ma quái. Vẫn còn tia sáng yếu ớt chiếu qua khe hở. Chắc là bên ngoài vẫn đang còn sáng. Đêm chưa xuống.

Khi trời tối sẽ có một cái gì đó xảy ra.

Tôi ngồi ở bậc thang thấp nhất tuyệt vọng đến hoá đá.

*

* *

Đó là ảo một ảo giác hay tôi thực sự nghe có tiếng chó sủa? Tôi dỏng hết cả hai tai lên. Phải... chính nó nhưng nghe rất yếu ớt... như đang ở xa lắm, vọng từ bên ngoài vào. Tôi đi ngang qua gian hầm, đứng như phỗng dưới cái lỗ thông hơi.

“Cứu tôi! Cứu tôi với! Tôi đang ở trong hầm mộ... bị khoá trái.”

Chỉ có sự im lặng đáp lại tiếng kêu cứu.

Rồi bất chợt có tiếng chó sủa gâu gâu. Lần này thì nghe rõ hơn và tôi lấy hết sức bình sinh gào lên đến vỡ cả họng. Hình như có một cái bóng cúi xuống che mất khe hở.

“Cứu, cứu! Mang tôi ra khỏi đây.”

Cái bóng biến mất.

Tôi lại đứng im căng tai ra nghe. Lần này thì không ngh thấy gì hết.

Tôi cảm thấy toàn thân bủn rủn dường như không còn chút sức lực nào. Có ai quanh đây không hay chỉ là do tôi tưởng tượng? Có lẽ trong trạng thái bấn loạn tôi đã nghe thấy cái mà tôi khao khát muốn nghe.

Sự im lặng chết chóc lại bao trùm lên tất cả, dập tắt cả đến tia hy vọng mong manh cuối cùng. Tôi run lẩy bẩy không biết vì lạnh hay vì sợ, hoặc cả hai.

Chẳng có ai đi qua lối này đâu, tôi tự nhủ. Mà nếu có đi qua thì họ cũng chẳng nghe thấy tiếng kêu của tôi. Tôi phải ở lại đây suốt đêm trừ khi Charles quay lại. Hắn phải quay lại.

Thời gian trôi qua. Tôi lả dần. Hai chân tê cứng, rồi đến hai tay. Tôi cảm thấy cái lạnh luồn trong xương thấm ra ngoài quần áo.

Ngoại vẫn chưa biết gì đâu. Bà còn đang bận rộn trong phòng may mà. Công việc bao giờ cũng thu hút toàn bộ tâm trí bà. Khi bà biết tôi mất tích chắc bà phát điên lên mất. Bà sẽ kêu gọi mọi người đi tìm tôi ở tất cả mọi ngóc ngách. Nhưng ai mà lại nghĩ tối có thể bị chôn sống trong cái hầm mộ này chứ?

Rồi bất thình lình tôi nghe có tiếng động. Cầu thang dường như bớt tối hơn. Nghe như có tiếng chìa khoá quay trong ổ. Ánh sáng ùa vào và cánh cửa mở tung ra.

Rồi một giọng nói vang lên: “Lenore, em ở đây à?”

Lại có tiếng chó sủa. Tôi ngã sụp xuống bậc thang. Nhưng tôi lại ngã vào cánh tay một người nào đó.

“Drake...,” tôi rên lên. “Anh Drake...”

“Bây giờ thì ổn rồi. Lạy chúa tôi, em lạnh cóng hết rồi.”

Tiếng chó lại sủa rộ lên và tôi được bế lên mặt đất. Không khí trong lành bên ngoài nhưng dường như bị nhiễm độc. Tôi choáng váng, xa xẩm mặt mày. Tôi nghĩ mình đang ngất đi.

“Bây giờ thì ổn rồi, bây giờ thì ổn rồi...”. Đó là giọng Drake thân yêu. Tôi nhìn thấy Willie... rồi tôi lại nghe tiếng chó sủa.

“Anh sẽ đưa em về nhà”, Drake nói.

Nhưng hình như tôi lại ngã xoài ra đất.

Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình ngồi bên bậc thềm ngoài cổng. Còn Drake đang đặt đầu tôi lên hai đầu gối của anh.

“Như vậy tốt hơn rồi đấy. Tội nghiệp em tôi. Chuyện này xảy ra như thế nào? Không sao, tất cả đã qua rồi.”

“Anh Drake ơi!”

“Anh đây.”

“Anh đã cứu sống em.”

“Được rồi. Anh sẽ đưa em quay về nhà ngay. Em cần một cái giường ấm và một cái gì làm dịu thần kinh. Em có thể đứng lên đuợc không?”

Tôi lảo đảo đứng dậy, nhận thấy Willie đứng nhìn tôi vẻ kinh ngạc.

“Không được vững lắm”, Drake nói rồi ẵm tôi lên.

“Anh không thể...”

“Được mà. Em nhẹ như bông hồng ấy. Thôi mà. Đừng để mất thời gian.”

Chúng tôi đi về nhà.

“Charles... anh ta bảo anh...”

“Charles cái gì?”

“Charles đã nhốt em.”

Drake không nói gì, chỉ im lặng bước đi. Khi chúng tôi đi vào trong sảnh, anh nói. “Thế tốt rồi, Willie. Em đã làm được một việc tốt lắm. Cảm ơn em. Tiểu thư Cleremont sẽ cảm ơn em khi cô ấy khoẻ lại.”

“Vậy là Willie à?”

“Nó nghe thấy tiếng kêu của em và rất khôn ngoan đã chạy ngay về nhà. Nó gặp anh, kể chuyện lại cho anh thế là anh lấy chài khoá chạy đến chỗ em ngay lập tức.”

Một cái gì dâng lên nghẹn ngào trong cổ khiến tôi không nói lên lời.

Tôi gặp bà Dillons và Clarkson.

“Chúa phù hộ cho con”, bà Dillon rên rỉ. “Không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp đây?”

Sau đó là bà Ngoại.

Bà lập tức vào việc và tôi được mang về phòng ngủ.

Vài phút sau tôi đã nằm yên trên giường, đắp kín chăn, có một túi nước nóng chườm dưới chân.

Ngoại ngồi xuống bên cạnh giường tôi.

Tôi ngủ một giấc chập chờn đầy mộng mị. Chốc chốc lại tỉnh giấc nghĩ về cái khoảnh khắc tôi đang ở dưới hầm mộ. Tôi kêu lên hãi hùng. Ngoại ở bên tôi suốt đêm, cho tôi uống loại thuốc an thần bằng thảo dược. Cuối cùng, tôi cũng có một giấc ngủ êm đềm hơn, biết rằng bà lúc nào cũng ở bên tôi, nếu tôi có giật mình thức dậy trong sợ hãi đã có người bà hiền từ an ủi vỗ về tôi.

*

* *

Sáng hôm sau, tôi thấy trong người khá hơn nhưng Ngoại vẫn khăng khăng là tôi cần nằm yên trên giường. Bà nói tôi đã lạnh đến thấu xương và được một phen kinh hồn. Tôi kể cho bà nghe mọi chuyện, bắt đầu từ cái cảnh trong bữa tiệc. “Hắn trả thù cháu, bà ngoại ơi!” Tôi mếu máo. “Mom Dieu*”(Trời ơi!), ngoại lẩm bẩm, “Cứ nghĩ đến chuyện hắn có thể làm những việc đồi bại đến thế! Cần phải thận trọng với một người như hắn. Nhưng ít nhất thì bây giờ ta cũng biết được bản chất con người ấy. Ước gì bà có thể mang cháu đi ngay khỏi đây. Philip là một cậu trai nhân hậu, tốt bụng... thật khác xa hắn. Con người này hiểm ác, tàn nhẫn... hắn là thế đấy. Ma chérie, mọi chuyện thậm chí có thể xấu hơn. Cứ nghĩ đến chuyện cháu bị nhốt ở trong ấy một mình và đến việc hắn có thể làm ... Trời ơi, bao giờ bà cũng muốn bảo trước cháu về những nỗi nguy hiểm. Cháu không còn là một bé gái nữa... Sẽ có những cặp mắt hướng vào cháu... như cái việc đã xảy ra với Charles. Tạ ơn Chúa lòng lành là mọi việc đã không diễn ra tệ hơn. Ồ... bà hiểu cháu vừa trải qua một thử thách khốc liệt... nỗi kinh hoàng ghê gớm. Làm sao cháu không sợ hết hồn hết vía khi bị nhốt trong một nơi như vậy? Nhưng chuyện đó đã qua rồi. Chỉ là một giấc mơ hãi hùng... Nhưng khi bà nghĩ đến con người với bản chất xấu xa đó... việc hắn có thể làm... Đó sẽ là một tổn thương vô phương cứu vãn. Nếu chuyện đó xảy ra, ta sẽ giết hắn... Nhưng vì việc ấy ta thà... mà thôi...”

Tôi hiểu điều bà muốn nói và tôi biết có một cái gì đó tôi còn cần phải tạ ơn Chúa.

“Thôi, không nói thêm gì về hắn nữa”. Ngoại nói tiếp: “Chẳng bao lâu hắn sẽ biến khỏi đây và chúng ta được giải thoát khỏi hắn. Bà không thể yên tâm được khi hắn còn ở lại đây.”

“Hắn căm thù cháu.”

“Vì đã làm tổn thương đến lòng tự hào của hắn, vì đã từ chối hắn. Phải, hắn là một kẻ đểu giả, đầy ảo tưởng. Hắn nghĩ mình đẹp trai, có một sức hấp dẫn không thể nào cưỡng nổi. Phải dè chừng với con người này. May thay, ta cũng biết rõ con người hắn. Một khi cháu đã hồi phục lại, cháu sẽ quên hết mọi chuyện. Rồi nó cũng sẽ phai nhạt dần. Giống như một cơn ác mộng xảy ra trong cuộc đời thực. Đôi khi hiểu bản chất của một người sống gần ta cũng là một điều tốt... Nghĩa là cũng có những điều tốt đẹp, thoát thai ra từ cái xấu. Bây giờ ta biết được phải đối phó với cái thằng Charles này như thế nào.”

“Bao giờ bà cháu ta cũng có nhau, Ngoại nhé!”

“Khi bà còn cần cho cháu thì bao giờ bà cũng bên cạnh cháu. Nhưng lớn lên một chút cháu sẽ có chồng có con... va lúc ấy bà ngoại sẽ không còn là người quan trọng đến thế nữa. Không sao, đó là một điều phải xảy ra và là điều hết sức tự nhiên. Còn bây giờ... chỉ có hai bà cháu ta, bà sẽ trông nom cháu... rồi cháu sẽ bảo bà cái gì làm cho cháu sợ hãi. Bà biết, đến đúng thời điểm, hạnh phúc sẽ đến với cháu gái của bà. Mong sao cháu có tất cả những gì mà người mẹ đáng thương của cháu không có. Mẹ cháu vô tư, hồn nhiên đến mức ngây thơ... quá tin tưởng vào người khác. Phải, đó là chuyện trong quá khứ còn bây giờ là hiện tại và chúng ta sống cho hiện tại.”

Cảm giác đầu tiên của tôi lúc thức dậy là nỗi khiếp sợ không thể hình dung nỗi, hình như tôi đang ở trong hầm mộ. Rồi những đồ vật quen thuộc trong phòng tôi bắt đầu rõ dần. Bà ngoại đến bên cạnh giường.

“Cháu đã ngủ rất ngon.”

“Bà ở đây cả đêm à?”

“Bà ngủ rất thoải mái trên cái ghế này. Bây giờ bà đi kiếm cho cháu một cái gì để ăn và làm dịu thần kinh. Xúp chăng, hay là bánh mì và bơ. Bà Dillon nói xúp là tốt nhất. Dễ tiêu mà. Mọi người đều nóng lòng muốn giúp đỡ cháu. Clarkson cảm thấy khó chịu vì Charles lấy chìa khoá mà không hỏi ông ta.”

Tôi ăn sáng và muốn trở dậy nhưng bà ngoại muốn tôi nằm nghỉ thêm.

“Cháu đã bị lạnh đến tận xương tuỷ. Bà không muốn cháu bị cảm lạnh.”

Trong người vẫn còn mệt và mọi việc đều mông lung nửa hư nửa thực nên tôi không muốn cưỡng lại ý bà. Ngoại đưa cho tôi cuốn Jane Eyre. Tôi đã đọc nó một lần nhưng tôi vẫn muốn đọc lại và bao giờ cũng cảm thương cho Jane để thấm thía rằng mình đã may mắn như thế nào.

Tôi bảo bà ngoại không nên ngồi với tôi cả ngày như thế. Làm như vậy tôi sẽ có cảm giác mình là người bệnh và nếu bà ở phòng làm việc, tôi sẽ cảm thấy yên tâm là bà ở rất gần mình.

“Cháu vừa trải qua một cú sốc thực sự. Bà cảm thấy có một cái gì còn đáng sợ hơn là cái lạnh mà cháu phải chịu đựng ở chỗ ấy. Cháu bị nhốt trong đó ba tiếng đồng hồ. Đủ để cái lạnh thấm vào tận ruột bất cứ ai... nhưng cái việc cháu ở đấy có lẽ là điều tồi tệ nhất, sẽ không bao giờ có một việc tương tự xảy ra với cháu nữa. Cháu nghỉ nhé.”

Cassie đến thăm tôi. Cô đứng bên cạnh giường nhìn tôi với một vẻ vừa khâm phục vừa xót thương.

“Ổn rồi mà Cassie. Bây giờ mình đâu còn ở đó nữa.”

“Em không thể nói với chị em cảm thấy thế nào khi em nghe nói rằng chị đã ở đó suốt ba tiếng đồng hồ. Nếu là em chắc em đã chết rồi.”

“Mình cũng nghĩ là mình sẽ chết ở đó.”

“Tóc chị không hề thay đổi.” Cô nhìn tôi chăm chú. “Không có một sợi tóc bạc nào... một điều có thể xảy ra... trong lúc chị ở cái chỗ kinh khủng đó.”

“Mình nghĩ bây giờ thì tất cả đã qua rồi... mặc dù mình vẫn nằm mơ về nó và khi thức dậy mình đã có cảm giác kinh khủng là mình vẫn còn đang ở đó.”

“Em không thể tưởng tượng ra có một cái gì khủng khiếp hơn.”

“Còn có những cái đáng sợ hơn.”

“Chị thật là can trường, Lenore ạ.”

“Cậu phải chứng kiến cảnh mình run như cầy sấy... tưởng tượng ra tất cả những gì hãi hùng nhất... khiếp đảm nghĩ đến những con ma... Ôi còn lâu mình mới được gọi là can đảm.”

“Vẫn còn nhiều chuyện rắc rối lắm. Tất cả mới dễ sợ làm sao. Mama là người buồn bực nhất. Bà ở trong phòng kéo rèm kín mít không có ai ra ngoài Miss Logan được bước đến gần.”

“Vậy chuyện gì đã xảy ra?”

“Drake và... Charles... hai người đã đánh nhau. Tất cả là vì chị. Drake đè Charles bẹp dí xuống đất và buộc Charles phải kể lại chuyện đã nhốt chị ở dưới hầm mộ. Charles đáp đó là việc của anh ấy và anh ấy chỉ muốn dạy cho chị một bài học. Rằng cần phải làm cho chị bớt vênh váo đi bởi vì chị tự ảo tưởng về mình quá nhiều so với thân phận một người hầu gái.

Drake hét vào mặt Charles bảo anh ấy là đồ vô lại... và còn tồi tệ hơn cả một tên đểu cáng vì đã bảo một thằng nhỏ đến đánh lừa chị để có thể nhốt chị dưới hầm. Charles không phủ nhận, nói rằng đó không phải là việc của Drake. Thế là anh Drake bèn nói đó là một việc làm đê tiện, bẩn thỉu, phi nhân tính và anh ấy vui lòng dạy cho Charles một bài học làm người. Bọn em không thể tin vào mắt mình. Họ không còn là những người mà chúng ta đã biết nữa. Drake to lớn hơn Charles nên có thể nâng bổng Charles lên như nâng một con chó, dần cho Charles một trận nhớ đời. Cuối cùng anh ấy ném Charles xuống hồ. Julia chỉ biết đứng khóc. Em chưa chứng kiến một cảnh tượng nào dữ dội như thế.”

“Thế còn chuyện Charles bị lẳng xuống hồ?”

“Anh ấy lội lên bờ. Chỗ Charles bị ném xuống không sâu lắm nhưng lúc ấy Drake đã quay về nhà. Anh Drake sửa soạn hành lý, đến gặp mẹ và nói anh ấy phải ra đi. Thế rồi anh ấy đi ngay lập tức. Mẹ em ở trong tâm trạng thật tồi tệ nhưng tất nhiên bà cũng chia tay anh Drake. Một người đánh xe đưa anh ấy ra ga... Thế là anh ấy đi mất rồi.”

“Thật...kinh khủng! còn Charles?”

“Sẽ đi ngay tối nay. Anh ấy... chẳng nói gì nhiều, chỉ bảo sẽ đến ở nhà một người bạn và từ đấy lên thẳng trường đại học.”

“Thế là... cả hai đều ra đi... Mà tất cả là vì mình ư?”

“Anh Drake không thể ở lại một ngôi nhà mà anh ấy đã đánh nhau với chủ nhà. Còn về Charles chắc anh ấy cảm thấy xấu hổ về việc đã xảy ra. Anh Philip rất lo cho chị.”

“Philip bao giờ cũng rất tốt với mình.”

“Em nghĩ rồi anh ấy cũng sớm quay lại trường thôi. Anh Philip muốn gặp chị tối hôm qua nhưng Madame bảo tốt nhất là đừng quấy rầy chị.”

“Thật là một kết cục tồi tệ cho một kỳ nghỉ hè.”

“Em không nghĩ có bất cứ một cái gì xấu như thế xảy ra đâu, còn chị?”

“Mình nghĩ những chuyện như thế này thật chả ra sao cả.”

Khi Cassie đi rồi tôi nằm xuống nghĩ ngợi miên man về chuyện Drake đến hầm mộ, giải phóng cho tôi và bế tôi về nhà. Có lẽ tôi sẽ không bao giờ gặp anh nữa. Chắc chắn anh sẽ không đến Nhà Tơ lụa với tư cách bạn của Charles. Chắc họ căm ghét nhau lắm. Tôi cảm thấy dấy lên một cảm xúc lẫn lộn. Tôi sung sướng là anh đã bảo vệ tôi giống như trong một cuộc đấu giữa các kỵ sĩ hay một cuộc quyết đấu danh dự. Nó làm cho tôi cảm thấy mình quan trọng và sau nỗi nhục nhã mà Charles nhấn tôi xuống, tôi cần sự khẳng định đó biết bao. Tuy vậy, tôi lại lấy làm buồn rầu là tôi sẽ không còn dịp gặp anh nữa.

Philip đến gặp tôi.

“Lenore thân yêu, thật là một chuyện đau lòng ghê gớm. Em đã phải trải qua những giờ phút hãi hùng nhất.”

“Anh đến thăm em như thế này thật tốt quá. Anh có thể cảm thấy không còn thiết gì nữa sau tất cả những hệ lụy của nó.”

“Vậy là em đã nghe chuyện về Drake?”

“Cassie kể cho em nghe...”

“Anh lấy làm xấu hổ về anh trai mình, em Lenore ạ.”

“Bao giờ em cũng biết là anh rất tốt với em.”

“Anh nghĩ anh ấy thật điên rồ... có lẽ đang ở cái tuổi thích nổi loạn. Nhưng chắc chắn Charles cần nhìn lại bản thân mình. Anh chắc là mọi chuyện rồi sẽ qua. Thực ra anh ấy cũng không phải là loại người xấu xa.”

Tôi mỉm cười với Philip. Anh là một trong những người nhìn cuộc đời với con mắt tuyệt đối trong trẻo và nghĩ ai cũng giống mình.

“Bây giờ em cảm thấy thế nào?”

“Em được bà ngoại chăm chút từng li từng tí, ai cũng có vẻ rất quan tâm. Thậm chí cả bà Dillon cũng bảo em cần ăn xúp.”

Anh cười rồi lại trở nên trang nghiêm. “Chắc là mọi chuyện thật đáng sợ đối với em.”

“Đúng thế. Và bây giờ em cũng vẫn còn ở đó nếu không có Willie và con Hạt Tiêu.”

“Willie thật quý hoá. Anh cho rằng Drake cảm thấy không thể ở lại sau trận cãi nhau dữ dội với Charles.”

“Và Charles cúng ra đi.”

“Tối nay.”

“Em e rằng mình đã làm hỏng mọi chuyện.”

“Chính là Charles, bởi vì anh ấy cư xử như một kẻ bất nhân. Anh không ngạc nhiên gì với cơn phẫn nộ của Drake và việc anh ấy đã phản ứng lại.”

“Anh có thể hình dung em cảm thấy như thế nào khi là trung tâm của mọi việc.”

“Trung tâm của sự việc là cái thói kiêu căng, tự phụ đáng ghét của Charles. Anh ấy đã có một bài học đắt giá.”

“Nhưng Drake đã bỏ đi.”

“Anh ấy không thể ở lại sau những gì đã xảy ra. Làm sao anh ấy có thể ở lại... với tư cách là bạn của Charles? Drake đã tẩn cho Charles một trận lại còn ném anh ấy xuống hồ nữa. Em đừng lo về những chuyên Charles sẽ làm. Chúng ta sẽ không gặp anh ấy một thời gian, anh cho là thế. Tất cả những gì em cần làm là hãy mau chóng bình phục.”

“Em đâu có bị bệnh... Chỉ hoảng sợ.”

“Chuyện này có thể làm bất cứ ai cũng bị chấn động. Em sẽ trở lại bình thường trong một vài ngày. Anh sẽ quan tâm chăn sóc em. Cassie và anh đã quyết định như thế. Cha anh sắp về nhà rồi. Ông muốn trao đổi với bọn anh về công việc một cách nghiêm túc. Tất nhiên ông muốn nói chuyện với Charles cũng như với anh.”

“Nhưng Charles đã đi rồi.”

“Anh không nghĩ anh ấy quan tâm nhiều đến công việc. Anh ấy là con cả, nhưng chính anh mới là người cha anh thật sự muốn trao đổi về công việc. Anh sẽ thuyết phục ông để cho anh kết thúc chuyện học tập ở giai đoạn này. Anh nóng lòng muốn bắt tay vào việc... ngay bây giờ.”

“Anh nghĩ là cha anh có cho phép không?”

“Rất có thể. Ông cảm thấy hài lòng là anh đã quan tâm đến công việc. Charles không được như thế và thường làm cha anh lo lắng. Nhưng ít nhất thì trong nhà cũng còn có anh.”

Thật vui sướng khi được nói chuyện với anh. Tôi quý trọng nhiệt tình, lòng tốt và sự trong sáng ở anh. Có một cái gì thật tự nhiên trong anh. Khi anh ra về rồi, tôi cảm thấy được an ủi nhiều lắm. Thật là một sự giải thoát khi biết Charles sẽ đi khỏi đây và tôi sẽ không phải giáp mặt hắn một thời gian dài.

Tôi còn chưa chuẩn bị sẵn sàng để gặp Julia. Saukhi Philip đi khỏi, Julia bước vào phòng tôi. Trông cô ta như thể đã khóc rất nhiều và vẫn còn rất giận dữ. Cô ta đứng phía cuối giường, gườm gườm nhìn tôi.

“Đó là lỗi của cậu. Suýt nữa thì anh Drake đã giết chết Charles.”

“Mình có nghe chuyện đó. Mình rất tiếc về chuyện đã xảy ra.”

“Cậu là người bắt đầu.”

“Tôi á? Tôi đâu có yêu cầu được nhốt trong hầm mộ.”

“Ai bảo cậu kể mọi chuyện. Cậu mách lẻo với Drake. Tôi đã đi guốc vào trong bụng cậu mà. Bao giờ cậu cũng cố gắng làm anh ấy chú ý đến mình... và cậu nghĩ đó là một cách tốt nhất để anh ấy quan tâm đến mình.”

“Julia, cậu đang nói cái gì vậy? Cậu nghĩ tôi muốn bị nhốt trong cái hầm mộ kinh khủng ấy? Tôi đã sợ đến phát điên lên. Thật rùng rợn... với tất cả những cỗ quan tài ấy.”

“Nhưng Drake đã đến cứu cậu, đúng không? Đó là điều cậu muốn.”

“Anh ấy đến là bởi vì Willie nghe tiếng kêu cứu của tôi và chạy đi tìm một ai đó. Tình cờ mà nó gặp Drake thôi.”

“Anh ấy bỏ đi mất rồi và tôi không còn hy vọng gì được gặp lại anh ấy nữa.” Môi Julia run bắn lên. “Chúng tôi đã hoà hợp với nhau như thế... và cậu đã phá hỏng hết.”

“Julia”, tôi nói một cách cứng cỏi. “Đó không phải là lỗi của mình. Đó là Charles...”

Cô ta chỉ nhìn tôi vẻ mặt nặng nề như đá đeo rồi chạy ra khỏi phòng. Tôi có thể thấy rằng cô ta chạy ra khỏi phòng để không oà khóc trước mặt tôi.

Tất nhiên tôi biết cô ấy đã nặng lòng với Drake rồi và bây giờ cô đổ lỗi cho tôi vì đã mất anh.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2: Đính hôn


Mặc dù tôi không thể đi qua khu hầm mộ mà không nhớ lại nỗi hoảng loạn khi bị tống giam ở đây, nhưng những giấc mơ của toi không còn bị ám ảnh bởi gian hầm mộ tối om với những dãy quan tài và những bức tượng giống y như thật nữa.

Charles đi xa một thời gian. Thậm chí cả ngày Giáng sinh, hắn cũng ở nhà một người bạn, chỉ ghé về nhà vào hôm tặng quà một chốc lát rồi đi, không ngủ lại. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa chúng tôi có phần hơi gượng gạo nhưng rõ ràng hắn chủ ý cư xử như thể cái sự cố đáng sợ kia không hề xảy ra và tôi cũng vui mừng làm y như thế. Hắn tỏ ra xa cách, lạnh lùng nhưng không phải là không thân thiện. Đó là cách đối xử hợp lý nhất.

Julia cũng bình tâm lại sau sự vỡ mộng đầu tiên bởi vì vào lễ Phục sinh, cô ra mắt xã hội thượng lưu và sự kiện này đã đòi hỏi cô phải tập trung toàn bộ sức lực. Tôi nghĩ rằng cô không đủ thời gian để nghĩ về Drake. Tên của anh không bao giờ được nhắc đến trừ một đôi lần phu nhân Sallonger có hỏi:” Này tên chàng trai dễ thương đã đến ở đây một dạo là gì nhỉ? Nelsson hay cái gì đấy phải không?”

“Một cái gì như vậy, thưa phu nhân”, tôi đáp.

“Lenore, ta muốn cháu đọc cho ta nghe một cái gì đó, đưa ta vào giấc ngủ. Đêm qua ta chẳng ngủ nghê gì được. Ta nghĩ ta cần một cái gối….không phải cái màu xanh lá cây, màu xanh da trời kia. Cái ấy êm hơn.”

Như thế Drake Aldringham đã biến khỏi thế giời của chúng tôi.

Mọi việc đã được quyết định là Julia sẽ ở lại London một tuần hoặc hơn, dưới sự giám hộ của bá tước phu nhân Ballender. Có quá nhiều cái cho một cô gái trẻ học hỏi và cô phải sẵn sàng về mọi phương diện cho một cơ hội lớn của đời mình.

Ngoại sẽ cùng đi với Julia, như thế bà có thể tiếp xúc với những mốt mới nhất đang thịnh hành, bởi vì công việc của bà mặc dù rất tốt trong đó vẫn có cái gì mà người Pháp gọi là “Je ne sais quoi” (4) và có thể là kiểu dáng của bà không theo kịp. Bà cũng có dịp làm quen với những mẩu vải khác ngoài những mẩu hàng đến từ Spitalfields. Miss Logan, người sành sỏi tất cả những chuyện xảy ra trong một gia đình quý tộc cam đoan với phu nhân rằng điều đó là rất cần thiết.

Tôi đang ở bên phu nhân, đnag làm một nhiệm vụ hàng ngày của tôi thì bà ngoại bước vào. Bao giờ tôi cũng kinh ngạc trước vẻ đường bệ của bà. Nó toát ra từ bên trong và đòi hỏi người đối diện phải kính trọng ngay lập tức. “xin thứ lỗi cho tôi vì đã quấy quý bà, thưa phu nhân Sallonger. Nhưng tôi phải thưa với bà một vấn đề quan trọng.”

“Ôi trời”, phu nhân Sallonger thở dài, bà rất ghét những chuyện quan trọng buộc bà phải giải quyết.

“Đó là việc tôi đi London. Phải, điều đó là cần thiết với cô nhà. Chúng ta cần phải hết sức quan tâm tới trang phục và cần phải cung cấp cho tiểu thư những bộ váy áo đẹp nhất…Đúng thế. Tôi rất thích làm những việc như thế nhưng tôi không thể ra đi mà không có cháu gái tôi. Đó cũng là một điều rất cần thiết.”

Phu nhân Sallonger mở to mắt. “Lenore à? Nhưng tôi cần nó ở đây. Ai sẽ đọc sách cho tôi nghe? Chúng tôi đang đọc cuốn East Lynne. Với lại tôi cần con bé chăm sóc tôi.”

“Tôi biết Lenore phục vụ phu nhân rất chu đáo; nhưng tôi không yên tâm làm việc nếu không có con bé bên cạnh… Với lại cũng chỉ có một tuần thôi mà… hoặc nếu có chỉ lâu hơn một hai ngày là cùng. Miss Logan cũng rất tận tình. Lại còn có cả Miss Everton nữa. Tất cả bọn họ đều có thể phục vụ phu nhân chu đáo.”

“Không thể được.”

Hai người trừng trừng nhìn nhau-cả hai theo cái cách của mình đều là những người không dễ gì bị khuất phục. Có một cái gì đó rất đnág kính trong tính cách của bà ngoại và có lẽ do địa vị khác thường của bà trong gia đình mà bà đã chiến thắng. Trong khi phu nhân là người ưa nhõng nhẽo hay làm mình làm mẩy nhưng bà cũng ý thức được tầm quan trọng trong lần ra mắt của Julia. Mọi việc rất rõ ràng, ngoại tôi cần phải đi London mà bà nhất định không đi nếu không có tôi.

Cuối cùng phu nhân mím chặt môi, kênh kiệu nói, “Tôi cho răng tôi phải ddder con bé đi, nhưng như thế thật ép tôi quá đáng.”

“Tôi biết phu nhân đnáh giá cao cháu gái tôi”, ngoại nói với một chút mỉa mai, “Nhưng tôi cần có nó, nếu không tôi sẽ không đi London.”

“Tôi không thấy lý do tại sao không…”

“Thưa phu nhân, không phải bao giờ cũng dễ dàng thấy rõ những lý do cần thiết đối với người khác. Tôi không hiểu tại sao Miss Logan lại không thể chăm sóc phu nhân và bởi vì Lenore là một nguồn an ủi của bà chắc bà cũng hiểu tại sao tôi không thể làm việc nếu thiếu Lenore, nhất là trong một trường hợp đặc biệt như thế này.”

Hôm ấy, bà ngoại là người chiến thắng.

“Đây là khoảng thưòi gian cháu được nghỉ ngơi”, bà nói khi còn lại hai bà cháu với nhau. “Càng ngày bà ấy càng đòi hỏi cháu nhiều hơn. Bà có thể thấy rõ, nếu không có chuyện gì xảy ra thì chẳng bao lâu nữa cháu cũng chỉ còn là người hầu hạ bà ấy. Đấy không phải là điều bà mong muốn cho cháu.”

Tôi rất phấn khởi trước viễn cảnh được đi London. Cassie thì buồn vì không được đi cùng với chúng tôi. Đã có gợi ý là cô cùng đi nhưng phu nhân cương quyết gạt đi, lấy cớ là bà cần cô chia sẻ một vài nhiệm vụ với Miss Logan.

“Chỉ có một tuần thôi mà”, tôi bảo Cassie, “rồi mình sẽ kể cho cậu nghe mọi chuyện lúc mình quay về”.

Thế là Julia và tôi cùng bà ngoại lên đường vào một ngày tháng Ba lộng gió. Chúng tôi đi bằng tàu hoả, tiện lợi hơn là đi bằng xe ngựa. Cobb đón chúng tôi ở nhà ga và đưa chúng tôi về nhà ở quảng trường Grantham. Tôi ở trong tâm trạng thật phấn khích trong lúc ngồi trên xe đi qua những thành phố ở London. Ai cũng có vẻ rất vội vã và không khí rộn ràng ở mỗi góc phố. Những cỗ xe ngựa các kiểu chạy trên đường phố với một tốc độ mà tôi sợ là họ sẽ chồm lên những người đi bộ. Nhưng dường như không có ai nghĩ những điều này có gì là bất thường vì thế tôi cho rằng những cảnh như thế này chẳng có gì là đặc biệt.

Khi chúng tôi đi vào đường Regent, bà ngoại trở nên linh hoạt hơn. Bà đọc to tên các cửa hiệu. Peter Robinson…Dickens và Jones…Jays. Tôi thấy thấp thoáng qua cửa sổ những tấm áo đẹp lộng lẫy. Bà ngoại có một cái vẻ sung sướng phởn phơ của một con mèo ngồi trước đĩa kem. Quảng trường Grantham là một trong những khu dân cư sang trọng nhất thành London. Nhà chúng tôi ở có kiến trúc theo kiểu Georgie rất trang nhã đẹp đẽ. Một hàng tam cấp dẫn đến một cái cổng có hai bình hoa lớn bên ngoài có tạc rất công phu hình các nữ thần xiêm áo lộng lẫy, trong bình là những đoá hoa tulip tươi thắm. Cobb dừng xe lại để chúng tôi xuống xe rồi đánh xe ra sân sau.

Ở đây có một quản gia, một người hầu bàn nam và một số người giúp việc - nhiều hơn số người mà chúng tôi có ở Nhà Tơ Lụa. Ngài Francis không có nhà do đó chúng tôi về phòng ngủ dưới sự hướng dẫn của một người giúp việc, người này yêu cầu chúng tôi cho bà biết bất cứ điều gì mà chúng tôi cần. Đó là một người đàn bà có vẻ có quyền lực trong bộ vải chéo go màu đen kêu sột soạt mỗi khi bước đi, bà có vẻ là một phụ nữ khó ai qua mặt nổi. Tên bà là Camden. Ngoại và tôi ở chung một phòng rất rộng rãi và thoáng mát, nằm ở tầng trên cùng. Trong phòng có ai chiếc gương và một chỗ hõm vào, trong đó có một bồn rửa mặt và bình đựng nước.

“Bà nghĩ bà cháu mình sẽ cảm thấy dễ chịu. Ít nhất thì chúng ta cũng được ở cùng nhau.”

Tôi mỉm cười với bà. Tôi biết bà chủ bụng không để tôi ở một mình một phòng trong cái nhà mà Charles có thể đến bất cứ lúc nào.

Đó là những ngày tuyệt vời. Hôm ấy ngài Francis trở về nhà vào lúc tối khuya. Ông rất trân trọng bà ngoại. Ông nói có việc sẽ về trễ và hy vọng chúng tôi đã ổn định chỗ ở. Bá tước phu nhân Ballader sẽ đến nhà vào ngày hôm sau và bàn bạc mọi chuyện với Julia.

Ông muốn đưa bà tôi đến xưởng dệt ở Spitalfields để khoe với bà những chiếc máy dệt mới với quy trình dệt hiện đại - một chuyện đnag gây nên những căng thẳng trong giiới thợ bởi họ bao giờ cũng nghĩ rằng những cái mới mẻ, hiện đại chỉ đe doạ trực tiếp đến nồi cơm nhà họ.

“Bao giờ cũng có những vấn đề rắc rối”, ông nói.

Bà ngoại khoe với ông những điều tôi đã làm giúp đỡ bà và năng khiếu bẩm sinh của tôi trong việc thiết kế thời trang.

“Cô bé sẽ lại theo gương của bà”, ông nói, nhìn tôi với đôi măt tán thưởng.

“Tôi nghĩ cháu nó còn khá hơn tôi”, ngoại đáp với vẻ tự hào.

Đêm ấy tôi mệt mỏi tới nỗi vừa nằm lên giường đã ngủ thiếp đi và sáng hôm sau tôi thức dậy với một niềm vui rộn rã trong lòng.

Ngày hôm sau nữa bá tước Ballader xuất hiện bắt tay vào thực hiện trách nhiệm với Julia. Bà ở lại suốt cả ngày. Có nhiều điều Julia cần học hỏi. Trong những lần hiếm hoi gặp cô - bởi vì bao giờ cô cũng phải trải qua những kỳ kiểm tra do bà bá tước không biết mệt mỏi là gì đặt ra – tôi nghe nói rằng vào cái ngày trọng đại cô sẽ được người ta chải tóc theo một kiểu sao cho nó có thể giữ được ba cọng lông chim và cô sẽ được che mạng. Điệu chào nhún gối của Julia dường như chưa bao giờ làm bà b á tước hài lòng, mặc dù bà không thể nói nó sai ở chỗ nào. Dù vậy chào như thế nào thì được coi là đúng cách? Mỗi cái việc khẽ nhún gối thôi mà sao lại khó học đến thế? Còn nữa, eo của cô không được thon thả cho lắm, cô sẽ phải lên người vào những chiếc áo tạo dáng mà cô biết là nó sẽ thít cô chặt đến nỗi nó làm cho cô đỏ nhừ cả mặt mũi, mà như thế thì làm sao cô có được dáng vẻ yêu kiều.

Tội nghiệp Julia! Bước chân vào xã hội người lớn xem ra là một nhiệm vụ nhọc nhằn hơn là một kinh nghiệm thú vị. Nhưng cô vẫn còn hào hứng lắm mặc dù cô thừa nhận cô có thể thất bại vào đêm vũ hội đầu tiên và cô sợ đến chết khi nghĩ đến chuyện có thể sẽ không có ai mời cô ra nhảy.

Thời gian ở London là những ngày hạnh phúc đối với tôi. Hai bà cháu được dịp khám phá thành London tráng lệ. Chúng tôi đi tham quan các gian hàng, dạo qua các cửa hiệu. Ngoại tôi ghi nhận những mốt mới nhất… không chỉ trong các cửa hàng thời trang mà còn trên người các quý bà quý cô thanh lịch đang dạo phố. Có vẻ như thiếu một cái chạm nhẹ của thẩm mỹ, bà nói. Bà không cần học thêm bất cứ thứ gì ở họ.

Bà mua một vài loại vải mới và bàn với tôi nên cắt may như thế nào.

Ngài Francis đưa bà đến Spitalfields. Tôi nhận thấy lúc trở về, bà có vẻ bận tâm một cái gì đó.

Thật là sung sướng khi được ở chung phòng với bà, bởi vì chúng tôi thường nằm trên giường và trò chuyện trước khi ngủ.

Bà nói “Tất cả mọi thứ đều rối tinh lên…với một cô gái trẻ. Có vẻ như đó là một phong tục kỳ cục phải không? Một cô gái không thể bước chân vào xã hội gặp gỡ những người cùng tầng lớp với cô ta cho đến khi cô ấy có một cái lễ ra mắt thật xôm. Mà chuyện đó là như thế nào? Động tác nhún đầu gối…và thế là qua. Tuy vậy cô gái còn phải mặc trang phục cung đình, cài lông chim và mạng che mặt…sau hàng tháng ròng chuẩn bị. Cháu nghĩ sao? Nó có làm cháu buồn cười không?”

“Cháu nghĩ có một cái gì đó thật dung tục trong chuyện này.”

“Dung tục? Thế là thế nào?”

“Phải, ý cháu nói trưng bày một cô gái…phô ra tất cả mọi điểm mạnh với hy vọng một người đàn ông sẽ nghĩ cô ấy đáng để trở thành vợ ông ta.”

“À, ra thế! Cháu nghĩ chuyện đó…Biết nói như thế nào nhỉ…là hạ thấp phụ nữ chúng ta”.

“Không phải thế sao?”

Ngoại tôi có vẻ suy nghĩ lung lắm cuối cùng bà nói: “Cưng à, có vẻ như là chúng ta cần phải đấu tranh rất căng để giành lấy chỗ đứng của mình ở trên đời. Để bình đẳng với một người đàn ông, người phụ nữa cần phải tốt đẹp hơn, thông minh hơn nhiều. Đó là một điều mà bao giờ bà cũng biết. Nói như bà đấy. Bà có khả năng đặc biệt về vải vóc…về kiểu dáng…và nhờ thế bà mới là khách hoặc gần như là khách trong Ngôi Nhà Tơ Lụa của ngài Francis Sallonger. Ông ấy bao giờ cũng tỏ ra rất tôn trọng bà. Bởi vì ông ấy chính là một quý ông thật sự. Nhưng chúng ta cũng đã thấy vị trí của chúng ta mong manh như thế nào qua những việc làm đáng ghét của Charles. Chúng ta cần đề cao cảnh giác. Phải, những chuyện như thế này về một phương diện nào đó có vẻ hạ thấp…Dựng lên một phiên chợ để đem tiểu thư Julia ra trưng bày như trong một buổi bán đấu giá…Quả có thế. Nhưng chúa yêu, bà vẫn cảm thấy mình nóng lòng làm tất cả những điều như thế này cho cháu gái của bà bởi vì nếu cháu được ra mắt xã hội theo cách ấy cháu sẽ có cơ hội được gặp gỡ những người mà nếu không có nó cháu sẽ không có cách nào mà gặp được. Đó là điều làm cho bà lo lắng khôn nguôi. Bà thường phải suy nghĩ về nó. Bây giờ…cháu đã an toàn. Có bà ở đây để bảo vệ cháu. Nhưng bà không còn trẻ nữa…và chẳng bao lâu cái ngày…”

“Không”, toi bật lên một cách vô thức. Ý nghĩ về cuộc sống không có Ngoại là một điều tôi không thể nào chịu đnựg nổi.

“Phải, bà vẫn òcn khoẻ mạnh lắm, vẫn còn sung sức…và chắc là còn nhiều năm được sống ở đời. Nhưng trước khi cuộc đời chấm dứt, ước mơ tha thiết nhất của bà là được thấy cháu có một cuộc sống hạnh phúc. Bà muốn cháu bà có một người chồng, không nhất thiết là phải giàu có…nhưng phải là người tốt. Cậu ta chắc chắn phahỉ là người nhân hậu. Bà còn muốn được thấy những đứa con của cháu. Cứ tin bà đi, cháu chắt là niềm an ủi lớn nhất mà một người đàn bà có thể có được. Bà đã có niêm an ủi ấy nhờ con gái của mình Maria Lousi. Ông ngoại cháu là một người tốt bụng, tử tế. Ông ấy chết trẻ để lại bà với một đứa con gái. Khi mẹ cháu chết, bà nghĩ bà cũng sẽ chết theo bởi vì cuộc đời này không còn gì để lại cho bà, rồi người ta đặt cháu vào tay bà…Và kể từ đấy chỉ có hai chúng ta chống chọi với cuộc đời”.

“Ngoại yêu quý, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện rời bỏ cháu.”

“Chỉ có một điều duy nhất trên đời khiến bà có thể làm chuyện đó. Trước khi điều đó xảy ra, bà muốn thấy cháu có một cuọc sông hạnh phúc… có người thay bà chăm sóc cháu. Bà muốn thấy điều đó trước khi ra đi.”

“Cháu có thể tự lo cho mình mà.”

“Phải… Cháu sẽ làm được điều ấy. Đó cũng là điều bà hằng nhắc nhở mình. Bà phải tự chăm sóc mình khi ông ấy ra đi. Bà làm việc cho nhà St.Allengere. Bà rất cần thiết đối với họ… Hiểu biết của bà về tơ lụa, khả năng tạo mẫu của bà và bà đã làm được nhiều việc.”

“Vậy mà họ lại để bà ra đi.”

“Phải, đó là bởi vì cháu. Bà không thể ở lại một nơi mà ai cũng thích dúng mũi vào chuyện của người khác. Họ biết trước sau gì bà cũng phải ra đi… thế là họ yêu cầu ngài Francis đưa bà cháu ta đi.”

“Và ông ấy đã làm thế .”

“Họ đã tiến hành một cuộc thương lượng. Ngài Francis biêt rõ tài nghệ của bà. Ông ấy chấp nhận những điều kiện do bên nhà St. Allengere đưa ra. Mặc dù giữa hai gia đình có một cuộc đối đầu gay gắt vì huyết tộc và những bất đồng tôn giáo…nhưng dù sao máu chảy ruột mềm, cách đây từ rất lâu, họ đã là người trong một nhà.”

“Thật lạ lung… hai chi trong một dòng họ… cùng làm một công việc… thỉnh thoảng vẫn gặp nhau, cho dù là đối thủ của nhau.”

“Đó là cái mà cháu có thể gọi là một biểu tượng. Trong lịch sử Kitô giáo có một cái gọi là sự ly giáo. Người ta chia thành hai hướng đi, và cuộc cải cách tôn giáo chia rẽ chính những người trong một gia đình. Bên này theo Kitô giáo, bên kia theo Tin Lành. Họ không chỉ trái ngược nhau trong niềm tin tôn giáo mà còn trong công việc làm ăn nữa - mặc dù sống ở hai đất nước khác nhau - họ ganh đua với nhau một cách quyết liệt. Ở Anh ngưồi ta không mộ đạo như ở Villera-Mure, chắc thế. Ồ, nhưng mà họ cũng kính phục nhau… dù thi thoảng mới đến thăm nhau và người này biết người kia đang làm gì. Họ là những kẻ thù thân thiện của nhau.”

“Thế còn ngoại thì sao, vì dù sao ngoại cũng là người Villera-Mure?”

“Tôn giáo của bà là chăm sóc cho những người mà bà yêu thương. Bà là một trong những ngừơi muốn dành tình yêu của mình cho con người hơn là cho một học thuyết. Có lẽ bà cũng không đúng đâu nhưng bà không quan tâm đến việc bà thờ Chúa theo cách này hay cách khác. Bà có cảm giác là rồi Chúa sẽ hiểu.”

“Cháu biết là Người sẽ hiểu. Và chúa dám nói rằng bà còn là một tín đồ Thiên Chúa tốt hơn nhiều ngưồi sùng đạo, ngày não cũng đi lễ nhà thờ.”

“Thật là một cuộc trao đổi nghiêm túc! Nó bắt đầu như thế nào nhỉ? Ồ bà biết rồi. Cuộc trưng bày của Julia. Bà hy vọng cô bé làm tốt mọi chuyện và tìm được một người chồng thoả mãn… một phần lớn những yêu cầu của nó.”

Có một quãng im lặng, ròi bà tiếp tục: “Bà đã có một buổi tham quan thú vị với ngài Francis. Họ đang có những loại máy dệt mới rất tuyệt. Ông ấy tỏ vẻ rất tự hào về chúng nhưng…”

Tôi chờ đợi và bà vẫn im lặng hồi lâu.

“Bà đang định nói một cái gì đó.”

“Ồ phải…ngài Francis có vẻ hơi… nói thế nào nhỉ… hơi lo lắng.”

“Ông ấy lo lắng cái gì ạ?”

“Có một chuyện. Bà tin là công việc không được phát đạt như trước.”

“Nhưng ông ấy rất giàu. Ông ấy còn có Nhà Tơ Lụa… ngôi nhà ấy… và tất cả những người đầy tớ.”

“Có quá nhiều cái cần phải chăm lo. Như chúa đã nói… Nhà cửa, đầy tớ, con trai, con gái và cả phu nhân Sallonger. Ông ấy có bao việc phải bận tâm, đúng không?”

“Chắc là ông ấy rất giàu, Ngoại ạ.”

“Thuyền lớn thì sóng lớn.”

“Vậy bà thực sự nghĩ ông ấy lo lắng về tiền bạc?”

“Bà dám nói là nếu ngày mai ông chủ thất bại trong kinh doanh thì ông ấy vẫn còn giàu chán. Ông ấy có điền sản và nhiều cơ sở vật chất khác. Nhưng cái chính là ông ấy lo lắng về triển vọng làm ăn sau này. Hình như có một lượng vải lụa lớn được nhập vào nước Anh. Vẫn còn tiếng vọng của Hiệp ước Fontainebleau. Cháu cũng biết đấy, người Pháo bao giờ cũng được đánh giá cao trong lãnh vực này và sự thật là vải lụa của Pháp có những ưu điểm so với hàng nội hoá.”

“Ông ấy có nói ra điều làm ông ấy lo lắng không ạ?”

“Không, nhưng ông ấy nói về mong muốn thiết tha một cái gì đó mới mẻ, một cái gì ra mắt công chúng như sự xuất hiện của vì sao lạ, một cái gì không quá đắt để có thể tới được tay quần chúng mà vẫn sang trọng quyến rũ… một cái gì có thể chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau… thật đặc biệt… Đắt với người này nhưng lại rẻ với người kia để ai cũng mong dược khoác nó lên người.”

“Và ông ấy sẽ làm điều đó?”

“Cháu Lenore thân yêu, điều trước tiên cần làm là tìm cho ra cái chất liệu màu nhiệm ấy. Ông tin là người ta đang làm ra nó ở Pháp. Cũng là người của ông ấy. Có lẽ đây là cuọc chạy đua nước rút. Ai sẽ là người làm ra nó đầu tiên và làm cho nó thành của mình?”

“Đó là điều làm cho ông ấy lo lắng không yên?”

“Bà chắc là việc này cần có nhiều hỗ trợ. Không tiến lên tức là thụt lùi. Bà hiểu như thế đấy. bà thấy ông ấy có phần nào mệt mỏi: mặt hay đỏ, hơi thở dốc… Ông chủ nói chuyện với bà với một vẻ hăng hái bất bình thường. Trời ơi! Con có nghe thấy gì không? Đồng hồ đã điểm nửa đêm rồi. Cuộc nói chuyện đêm nay vẫn chưa ngã ngũ nhưng chúng ta không thể tiếp tục đến ngày hôm sau. Ngủ đi, kho báu của ta.”

Chẳng mấy chốc tôi đã ngủ thiếp đi.

٭

٭ ٭

Hai ngày sau chuyện đó xảy ra.

Làm như Ngoại tôi biết trước chuyện gì sẽ đến. Ngài Francis mệt nặng. Ông bị một cú đột quỵ nhẹ có thể mau chóng phục hồi, nhưng không may ông lại không ở nhà tại quảng trường Grantham vào lúc đó, mà lại nhà bà Darcy ở St.John Wood. Bà chủ nhà hoảng quá bèn cho mời bác sĩ. Ông này khuyên là không nên chuyển ngài Francis đi đâu thế là ông phải ở lại nhà bà Darcy mấy ngày. Bác sĩ riêng của ông đến thăm bệnh ở đấy. Cả Charles và Philip cũng được gọi đến đấy. Nếu chuyện đó xảy ra ở quảng trường Grantham thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều, nhưng điểm tế nhị khó nói ra ở đây là ông lại lên cơn huyết áp vào lúc hai giờ sáng. Charles nắm quyền điều hành một cách hiệu quả. Hắn nghĩ cha hắn phải về nhà riêng ngay không chậm trễ.

Mọi việc cũng được dàn xếp đâu vào đấy và mọi người thở phào nhẹ nhõm, nhất là khi ai cũng biết rõ ngài Francis sẽ mau chóng bình phục.

Bà bá tước được dịp múa ba tấc lưỡi với Ngoại tôi về chủ đề này. Tình bạn giữa họ được nhen nhóm và phát triển trong đó có cả tôi. Họ cùng nhau thảo luận không biết mệt về những gì cần thiết cho Julia và khi bà bá tước đồng ý là ngoại tôi có thể tạo ra những kiểu dáng vừa quyến rũ, gợi cảm lại sang trọng hơn bát cứ nhà tạo mốt nào mà bà biết thì giữa hai người đã thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp.

Bà nói bà muốn được “đỡ đầu” cho tôi. Bà nghĩ tôi có triển vọng hơn Julia trong khi Julia lại nôn nóng quá. “Quá cố gắng để chứng tỏ”, bà nói. “Đó là một sai lầm lớn có tính cách xã hội, trong khi bày tỏ lòng nhiệt tình quá độ đối với việc gì đó. Tất nhiên người ta không thể bỏ mất cơ hội, nhưng người ta cũng cần tỉnh một chút, có một cái gì đó như là bất cần. Không dễ gì có được thái độ này nhưng nó là chìa khoá của thành công”. Bà bá tước nghĩ tôi có thể làm tốt điều đó hơn Julia. Trong những buổi đàm đạo giữa chúng tôi, bà tỏ vẻ rất thành thật về bản thân mình và bà có một lối diễn đạt không phải theo cái cách mà chúng ta chờ đợi ở một bà bá tước phu nhân.

“Tôi không mang trong mình dòng máu quý tộc”, bà nói trong một tâm trạng tin tưởng. “Tôi chỉ đơn giản là một Dulcie Dorman. Nhưng tôi có một cái gì đó mà đàn ông rất thích, đặc biệt là những ông già. Một số người hấp dẫn được người trẻ tuôi, một số khác lại thu hút được những người trung niên còn tôi có được sức cám dỗ đối với người lớn tuổi. Tôi gắn bó với sân khấu. Đó là nơi thích hợp duy nhất đối với một cô gái như tôi… xinh đẹp và có ý thức khôn ngoan về bản thân. Bá tước gặp tôi. Chậm chạp như một con vịt… mỗi bước đi lại còn run lẩy bẩy nữa chứ, lớn hơn tôi 35 tuổi. Nhưng ông ấy say tôi như điếu đổ… và nếu như có điều gì làm tôi thích nhất trên đời thì đó là được si mê, được tôn thờ. Thế là tôi lấy ông ấy… và tôi chăm sóc ông ấy 5 năm liền. Tôi quý ông ấy lắm, tôi…với tư cách là bá tước phu nhân sống với ông bá tước lụ khụ của mình trong một toà lâu đài rộng như sân ga Paddington và cũng lộng gió như thế. Cuộc sống cũng không lấy gì làm đầy đủ, thoả mãn, nhưng tôi thích địa vị của mình. Khi ông ấy về chầu trời có cái gì để lại cho tôi? Nợ… những món nợ chồng chất và người em họ xa lắc xa lơ xuất hiện đòi chiếm toà nhà. Vậy tôi thì sao, tôi cũng còn đủ trang trải cho cái địa vị mới của mình, nhưng cũng chẳng dư dật gì, thế là tôi tính xem có thể làm được gì. Ít nhất thì tôi cũng còn cái mác là nữ bá tước Ballader và đó cũng là một lợi thế. Rồi tôi chọn công việc dạy dỗ các cô gái trẻ. Chẳng bao lâu sau tôi đã học được nhiều bí quyết trong nghề và có nhiều khách hàng xộp. Bây giờ tôi có thể cân bằng thu chi… tôi cảm thấy hài lòng lắm. Tôi đã từng là một cô Dulcie Dorman và tôi có thể với được cái tốt nhất… đã từng là vợ yêu của một ngài bá tước. Tôi nhìn cuộc đời từ hai phía. Điều đo có ích lắm đấy. Nó làm cho người ta hiểu được cái khó của người khác. Có một điều tôi học được ở đời là đừng bao giờ phán xét hoặc đổ lỗi cho ai… bởi vì dù sao cái mà bạn biết được cũng chỉ là một nửa câu chuyện. Tỷ như chuyện về ngài Francis chẳng hạn.” Bà nhìn chúng tôi mỉm cười một nụ cười hiểu biết. “Tôi quý ông ấy lắm. Tôi biêt chuyện gì đã xảy ra. Thật may mắn là mọi chuyện rồi cũng ổn thoả. Nếu ông ấy lại đột tử trên giường của người đàn bà ấy, thì cục mỡ sẽ cháy xèo xèo trên ngọn lửa. Sự ra mắt của Julia kể như bị huỷ bỏ. Tất nhiên không còn có những quy định ngặt nghèo trong triều kể từ ngày Albert chết. Ông ta đại diện cho lẻ phải, cho tiếng nói hợp đạo lý; ông ta khoái bơi móc những tội lỗi của ông bố đối với con cái. Nữ hoàng cũng không quá khắt khe trong chuyện này. Nhưng nếu ông Francis chết trên giường của tình nhân làm sao chúng ta đủ sức bịt kín tin tức không cho nó rò rỉ ra ngoài để cánh báo chí chộp được bởi vì đây là một tin giật gân nhất. Phải, như thế sẽ đi tong việc ra mắt của julia.”

“Mối quan hệ ấy tồn tại có lâu không?” Ngoại tôi hỏi.

“Bao năm rồi ấy chứ. Đấy là một mối tình nghiêm túc. Không có chuyện lăng nhăng gì ở đây, ông Francis là một quý ông nghiêm túc. Tội nghiệp bà Darcy, chắc bà ấy cảm thấy khốn khổ lắm.”

Chúng tôi phải ở lại London thêm một thời gian nữa có thể kéo dài đến một tuần vì tình trạng sức khoẻ của ngài Francis. Trong một cuộc trò chuyện vào ban đêm, ngoại tôi có nói với tôi về ông.

“Như bà bá tước đã nói, không ai có thể kết tội ông. Đó là một người tốt. Ông ấy yêu bà Darcy và được bà ấy yêu lại. Cũng có thể coi đây là một mói lương duyên.”

“Nhưng còn phu nhân Sallonger thì sao?”

“Bà ấy cưới căn bệnh tưởng của mình. Cháu biết chuyện này như thế nào rồi đấy. Sau khi sinh Cassie bà ấy không muốn có thêm đứa con nào nữa. Có những nhu cầu trong cuộc đời một người đàn ông… và nếu anh ta không thể có được ở nơi mà anh ta trông đợi thì anh ta đi tìm ở chỗ khác vậy.”

“Thế là ngài Francis đi tìm đến bà Darcy phải không ạ?”

“Có vẻ là như thế. Cũng không trách ông ấy được. Ông ấy vẫn chăm lo ch phu nhân thật đầy đủ. Mọi ý muốn của bà ấy đều được thoả mãn. Không có gì là tàn nhẫn ở đây cả… mà sự tàn nhẫn mới là tội lỗi thực sự.”

Một ánh chớp loé lên trong ký ức của tôi và tôi nhớ lại hình ảnh Charles quay lưng bỏ đi thật nhanh trên bậc thang, nhìn lại tôi đứng trong bóng tối hãi hùng. Tôi nghĩ đến những thằng nhóc đã giết hại con chó của Willie.

Bà ngoại tôi nói đúng. Sự nhẫn tâm mới là tội ác thực sự.

٭

٭ ٭

Charles đnag ở cùng một mái nhà với tôi, nhưng tôi không còn sợ hắn nữa. Gặp tôi, hắn xử sự một cáh lạnh lùng, xa cách, ngụ ý rằng tôi chẳng là cái gì đối với hắn và vì thế cũng không còn mối hiềm thù nào. Thật là khác xa Phillip. Anh rất mừng khi được gặp tôi.

Hai người con trai ở bên cha rất nhiều. Mặc dù ông vẫn phải nằm trên giường bệnh ít nhất một tháng nữa, ông cũng đủ sức tiếp khách và bởi vì ông quá nóng lòng muốn gặp con trai, bác sĩ đi đến một kết luận là mọi người phải hạn chế không được làm cho bệnh nhân căng thẳng.

Tôi cho rằng có nhiều chuyện cần thảo luận giữa cha và con. Ngoại nói rằng có những quyết định quan trọng sẽ sớm được đưa ra. Mặc dù Phillip có bao nhiêu chuyện phải lo, anh vẫn đặc biệt quan tâm đến tôi. Một sáng nọ tôi xuống ăn sáng và thấy một mình anh bên bàn ăn. Khuôn mặt anh sáng lên khi anh nhìn thấy tôi.

“Anh rất vui khi có em ở đây, Lenore ạ. Có biết bao chuyện đã xảy ra.”

“Anh muốn nói là vì chuyện của cha anh ư?”

Anh gật đầu rồi tặng tôi một nụ cười rất đáng yêu của mình. “Anh rất thíc tâm sự với em. Bao giờ em cũng hiểu hết mọi chuyện. Sẽ có những thay đỏi lớn trong thời gian tới. Cả Charles và anh đều sẽ không học tiếp nữa. Thật đúng thời điểm. Đó chính là điều anh muốn và anh đã khẩn khoản xin cha anh mấy lần rồi. Charles và anh sẽ bắt tay vào quản lý công việc ngay.”

“Phải, em cũng nghĩ là cần phải thế.”

“Cha anh sẽ bình phục nhưng không bao giờ còn là ông nữa. Bác sĩ nói ông cần một sự chăm sóc đặc biệt. Đó là một lời cảnh báo. Vì thế từ nay bọn anh sẽ thay thế vị trí của ông. Tất nhiên anh không muốn điều đó lại xảy ra bằng cách này. Tuy vậy, anh có chuyện muốn nói với em”. Anh nhìn quanh. “Nói chuyện này ở đây không tiện. Có lẽ chúng ta sẽ đi đến một chỗ nào đó.”

“Đi đâu ạ?”

“Chúng ta sẽ đến vùng Greenwich. Anh thích sông nước lắm. Anh biết có một khách sạn ở đó – tên là Vương miện và Vương trượng. Người ta nói món cá trích ở đây là ngon nhất London.” Anh nhăn mặt, “Anh muốn chúng ta đến đó một mình. Nhưng anh cho rằng làm như thế không tiện.”

Tôi im lặng không nói gì.

“Cần có một người đi theo tháp tùng. Hay như vậy lại có cái gì ngớ ngẩn qúa.”

“Nếu anh có chuyện muốn nói thì chúng ta có thể nói với nhau tại đây.”

“Chúng ta sẽ đi cùng với bà ngoại em. Bà sẽ biết anh định nói chuyện gì.”

“Thế thì tuyệt lắm.”

Julia đi vào phòng ăn.

“Chào em gái, đã sẵn sàng cho cuọc đua tai chưa?”

Julia ngồi sang bên kia bàn ăn. “Bà bá tước đúng là một con rồng thứ thiệt. Em chẳng được nghỉ lấy một phút.”

“Tất cả là để cho một chiến thắng vang dội” , Phillip nhẹ nhàng nói .

“Cậu thật là may mắn” , Julia phụng phịu , liếc nhìn tôi. “Cậu không phải chịu đựng khốn khổ như thế này. Mình sẽ không bao giờ xuống ký và những chiếc áo lót sẽ giết mình mất.”

“Anh sẽ không đụng đến món thịt hun khói nếu anh ở vào địa vị em.”

“Em cần phải giữ sức chứ. Này mình nghĩ miếng vải thêu kim tuyến màu hoa oải hương mà bà cậu mua rất dễ thương.”

“Đẹp lắm. Thế cậu đã thấy cái mẫu áo cho miếng vải đó chưa?”

“Chưa. Họ không nghĩ là cần tham khảo ý kiến của mình. Bà cậu và bá tước như một cặp phù thuỷ già âm mưu chuyện này chuyện kìa không bao giờ lộ ra cho mình biết.”

“Mình tin là bà mình sẽ cho cậu xem tất cả những mẫu nếu cậu muốn xem.”

“Đôi khi mình phát ốm với tất cả những chuyện này, chỉ muốn về nhà quách cho xong. Nhưng còn tất cả các buổi tiệc tùng và những chuyện…”

“Rồi cậu sẽ thích tất cả những chuyện đó Juila ạ. Cậu cũng biết đó là những điều bao giờ cũng khiến cậu khao khát mà.”

“Tôi nghĩ tôi thích… cho đến bây giờ.” Julia thở dài và tự lấy cho mình một miếng thịt xôngkhói nữa.

“Sẽ không có một tiểu thứ liễu yếu đào tơ được bà bá tước dìu dắt nữa, mà sẽ có một con voi”, Phillip nói với cái giọng bông đùa của một ông anh, vì không còn gì phải nghi ngờ nữa. Julia tiếp tục lên ký. Tôi nghĩ chính sự nôn nóng cho một tương lai rực rỡ khiến cho cô ních nhiều vào bụng hơn mức bình thường. Tôi để anh em họ ngồi lại với nhau nhưng Phillip đã đuổi theo.

“Có lẽ chiều hôm nay chúng ta sẽ đi em nhé. Chúng ta sẽ đến đấy vào lúc sáu giờ rưỡi. Em sẽ thích cho mà xem. Em hỏi bà đi nhé.”

Khi tôi kể cho bà nghe lời đề nghị của anh, bà có vẻ rất vui.

“Bà thích cậu ấy lắm. Đó là người khá nhất trong nhà.”

Bởi vì bà tôi vui như thế, tôi nóng lòng mong thời gian qua mau để đến buổi tối tuyệt vời ấy.

Phillip là một tay đua thuyền cự phách. Anh nói anh thích loại hình thể thao này và đã luyện tập rất nhiều ở trường địa học vì thế chúng tôi có thể tin tưởng ở anh.

“Từ nay cháu sẽ chủ yếu ở London. Sáng nay cháu có mặt ở Spitalfields. Cháu cần phải học hỏi nhiều thứ lắm.”

“Anh cậu không chia sẻ với cậu nhiệt tình trong công việc?”

“Dạ phải. Nhưng mà ở một phương diện nào đó cháu cảm thấy hài lòng. Cháu cho rằng như vậy cháu có quyền chủ động hơn. Cháu không thích có sự can thiệp của người khác.”

“Anh ta sẽ là một loại cộng sự mơ ngủ”, tôi nói

“Ngay cả một công việc béo bở nhất cũng không có chỗ cho một cộng sự mơ ngủ”, Ngoại nhận xét. “Tất cả mọi phía đều cần chia sẻ một mối quan tâm chung.”

“Cháu không nghĩ là anh ấy quan tâm đến vải vóc… hay công việc buôn bán. Charles nên tham gia vào Quốc hội hay ngành luật hay một cái gì đại loại như thế.”

“Em dám chắc là anh sẽ thành công”, tôi nói.

Khuôn mặt sáng sủa của anh chợt trở nên u ám. “Mọi người biết không, cháu nghĩ cha cháu đột quỵ là vì quá lo lắng.”

“Tôi cũng nghĩ có thể như thế lắm.”

“Có phải anh Phillip muốn nói cha anh lo lắng về công việc làm ăn?”

Phillip gật đầu. “Mọi việc diễn ra không theo nư ý muốn. Anh còn chưa nói điều này với ai, nhưng em bao giờ cũng thấu hiểu mọi chuyện, Lenore ạ. Còn về phần bà, Madame Cleremon, bà cũng tham gia vào việc làm ăn của gia đình. Không, mọi việc không diễn ra như ý.”

“Tôi cũng được cha cậu cho biết ít nhiều về chuyện này.”

“Do hàng nhập khẩu từ nươc ngoài vào.” Phillip giải thích, “Hàng của chúng ta bán ra rất chậm và rớt giá.”

“Anh có nghĩ cần phải đánh thuế hàng nhập khẩu không?”

Anh đăm chiêu suy nghĩ. “Tất nhiên, điều này có tác dụng. Nhờ vậy chúng ta có thể nâng gia mặt hàng của ta lên. Nhưng việc ngưồi ta nghĩ có tự do mậu dịch hay không lại là một vấn đề lớn. Việc lựa chọn mặt hàng này mà không lựa chọn mặt hàng kia là quyền tự do cá nhân. Vì vậy không thể bó tay ngồi chờ một biểu thế phù hợp với chúng ta. Chúng ta muốn đnáh thuế mặt hàng kụa bởi vì chúng ta đnag ì ạch với mặt hàng này ohải không?”

” Điều mà chúng ta cần”, Ngoại nói một cách rành rẽ, “là tìm ra một phương thức dệt mới… một cái gì có thể tạo ra một mặt hàng mới đẹp hơn, tốt hơn những cái chúng ta đã sản xuất về mọi phương diện.”

“Một phương pháp bí mật.” Tôi thì thầm.

“Chính xác!”, Phillip kêu lên, đôi mắt anh ngời sáng.

“Một phương pháp bí mật tạo ra những sản phẩm chưa từng có và không một ai biết nó được hình thành như thế nào.”

:Liệu họ có khám phá ra ngay không?”, tôi hỏi.

“Có thể, nhưng người ta sẽ không cho phép chúng ta sử dụng. Đó chính là cái được gọi là đặ quyền sáng chế, không cho phép người khác ăn trộm, sao chép sáng kiến của người khác.”

“Thật là một việc tốt.”

“Đầu tiên chúng ta phải tìm ra cái phát kiến ấy đã.”, Phillip nói vẻ tiếc rẻ, “Ồ, chúng ta đến nơi ròi.”

Chúng tôi cột chiếc xthuyền lại ròi theo bậc thang bằng gỗ đi lên.

“Greenwich bao giờ cũng có sức hút đồi với anh., Phillip nói với tôi, “bởi vì đây là một trong các địa điểm tập trung của những người tị nạn Tin Lành. Bao giờ anh cũng tự hỏi không biết tổ tiên của anh có đến đây trước Spitalfields không. Thậm chí họ còn có cả nhà nguyện ở đây. Anh không nghĩ là nó còn tồn tại cho đến bây giờ. Và đây là vương miện và Vương trượng.”

Quán ăn có những ô cửa sổ thấp giúp những người ngồi ăn có thể nhìn ra bờ sông.

“Ở đây họ nổi tiếng với món cá trích, vì thế chúng ta sẽ kêu món đó. Bà có thích món cá trích không, Madame Cleremon?”

“Còn tuỳ”, bà ngoại đáp. “Tôi tin là cá vừa mới được bắt lên.”

“Bà có thể tin vào điều đó.”

Bà chủ khách sạn đến chào đón chúng tôi. Bà biết Phillip, rõ ràng là anh ănng lui tới đây. Chắc là anh thích cái ý nghĩ tổ tiên của anh đã đến đây hàng trăm năm trước.

“Tôi cam đoan với khách của mình là cá ở đây rất tươi”, anh nói với bà chủ.

“Tại sao không chứ, mọi người thật may. Sáng nay cá còn bơi ở ngoài biển.”

“Và bà nắm được bí quyết chế biến cá trích phải không ạ?”

“Ôi, làm gì có bí quyết, bí mật gì đâu.Trong đầu tôi chỉ có một cách chế biến duy nhất. Tôi nhớ mẹ tôi nêm nó vào trong một lớp bột mì để bột làm thành một lớp áo, rồi lắc làm sao cho bột bọc toàn thân cá. Sau đó cá được cho vào chảo dầu nóng… chỉ một hai phút thôi rồi vớt cá lên và ăn nóng. Nhưng quý vị phải nhanh lên không thì cá sẽ mất giòn. Ăn với vài giọt chanh và tiêu Caynene, thế mới đúng cáh. Và cái món cá trích ấy phải đi với đúng cái chất lỏng cần thiết, rượu - rượu champane uống có đá hoặc không đá.”

“Sẽ là như thế.”

Chúng tôi quyết định uống rượu champane có đá. Trong bữa ăn, Phillip nói: “Hai anh em cháu sắp đi Pháp. Cha cháu hy vọng là mối quan hệ của gia đình với Viller Murre sẽ giúp công việc suôn sẻ một thời gian. Ong tin là chúng chúa sẽ học hỏi được nhiều thứ… Khám phá xem người ta đang làm gì… để có những ý tưởng mới trong công việc.” Anh nhìn ngoại tôi, “Đó là quê cũ của bà. Bà nghĩ sao ạ? Đó có phải là một ý kiến tốt không ạ?”

“Tìm hiểu người ta làm gì ở các nước khác bao giờ cũng có lợi cháu ạ.”

“Ước gì chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm hợp lý ngay từ đầu. Cháu thường nghĩ chúng ta nên cất công sang Ấn Đọ hoặc Trung Hoa, đó mới đúng là môi trường cần học hỏi. Ở một số vùng trên đất Trung Hoa, cháu tin là lụa tơ tằm bày ra cả ngoài cửa. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến những tiến bộ nhất định. Nếu thế chúng ta đâu phải nhập nguyên liệu thô.”

“Ngay ở Viller-Mure, người ta cũng cần phải có sức nóng nhân tạo cho con tằm”, Ngoại tôi nói, “như vậy rẻ hơn mua nguyên liệu mang vào trong nước và chỉ cần tập trung vào việc dệt.”

“Tất nhiên là bà đã đúng, Phillip nói. Anh qauy sang tôi, “Em có chán nghe tất cả những chuyện này không, Lenore?”

“Không chán một chút nào.”

“Lenore quan tâm đến tơ lụa và tôi nghĩ con bé có một cảm thức thực sự về quá trình làm ra sản phẩm.”

“Anh hy vọng từ nay em sẽ thowngf xuyên lên thành phố.”

“Tại sao?”, Ngoịa tôi hỏi.

“Bởi vì Julia ở đây.”

“Bạn ấy không cần hcúng em. Giừo đây bạn ấy chỉ quan tâm đến những hoạt động xã hội.”

“Mà Lenore lại không có phẩm chất tronglĩnh vực này”, Ngoại nói.

“Ồ, Lenore còn nhỏ mà.”

“Em sắp 16 tuổi rồi.”

“Thế mà trông cô ấy lại chững chạc hơn tuỏi phải không bà? Tinh tế và khôn ngoan hơn Julia nhiều.”

“Đó là nhờ cách nuoi dạy của tôi. Lenore không phải là Julia, vì thế không thể dạy dỗ nó theo kiểu của tiểu thư Julia được.”

“Cháu rất sung sướng về điều đó”, Phillip nói một cách nhiệt thành.

“Tại sao?”, bà tôi hỏi một cách bộc trực.

“Cháu không nghĩ… việc ra mắt ấy lại thích hợp với Lenore. Nó chỉ hợp với Julia… Em Lenore không cần đến thứ đó.”

“Cậu nghĩ Lenore không phải là người trong gia đình, vì thế…”

“Cháu cảm ơn Chúa vì cô ấy không phải là người trong gia đình.”

Anh cầm lấy tay tôi, xiết chặt và tôi thấy mắt bà tôi sáng lên, “Tôi nghĩ rằng…cậu cảm thấy… có một cái gì đó thật là… Biết nói thế nào nhỉ… đặ biệt về cháu gái tôi.”

“Bà và cháu, chúng ta đồng ý với nhau về hầu hết mọi chuyện, phải không thưa Madame Cleremon/”

Ngoại tôi ngả lưng ra sau ghế, nâng ly lên, “Chúc cho tương lai” bà nói và tôi có cảm tưởng hai người vừa ký với nhau một thoả ước.

Cả ba người đều có vẻ trầm tư trên đường về nhà và khi lên giường ngủ. Ngoại nói, “Phillip đã trở thành một thanh niên ưu tú biết bao.”

“Anh ấy bao giờ cũng tế nhị và tốt bụng.”

“Khác xa ông anh. Sao con người ta lại có thể khác xa nhau đến thế. Một số người bảo đó là do hoàn cảnh nhưng hhai anh em nhà này cùng nhau lớn lên… và coi xem chúng khác nhau đến nhường nào.”

“Đúng thế a”, tôi nói, nghĩ đến Charles trong hầm mộ.

“Bà tin là cậu ấy rất quý mến cháu. Bà muốn nói… bà biết cậu ấy có cảm tình với cháu. Phillip đã nói gì nhỉ?”

“Điều anh ấy nói… chỉ là anh ấy mừng vì cháu không phải là người trong gia đình.”

“Bà hiểu cậu ấy muốn nói gì. Cậu ấy đang yêu cháu. Cậu ấy đợi đến đúng dịp để nói ra điều đấy bởi vì cháu còn bé quá. Có lẽ khoảng một năm nữa… cháu 17 tuổi và…”

Tôi cười. “Ôi bà ngoại, bà lẵng mạn quá đi mất. Bà mong muốn gả phắt cháu đi cho nhẹ nợ phải không?”

“Hơn bất cứ điều gì trên đời này bà muốn cháu hạnh phúc. Bà muốn cháu vui vẻ suốt đời và được yêu. Đó là điều bà thiết tha mong mỏi nhất… trước khi bà ra đi.”

“Ước gì bà đừng nói về chuyện ra đi.”

“Bà ngoại đâu có ý định đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng người ta phải thực tiễn cháu ạ. Hãy coi ngài Francis ấy, mới hôm qua còn khỏe mạnh, hôm nay đã nằm một chỗ. Người ta nói ông ấy sẽ dần hồi phục nhưng sẽ không bao giờ còn là mình nữa. Bà sẽ hạnh phúc vô ngần nếu thấy mọi việc được sắp đặt cho cháu đâu vào đấy. Phillip bao giờ cũng sẽ yêu thương cháu. Bà biết rõ như thế mà. Cậu ấy lại có một nhiệt tình cao đẹp đối với công việc và cũng sẽ tận tình chu đáo với vợ con, với gia đình cũng như với công việc.”

“Ngoại ơi, cháu cảm thấy bà đnag sắp xếp hoàn cảnh cho phù hợp với điều bà mong muốn.”

Ngoại tôi lắc đầu. “Tối nay cậu ấy bày tỏ cảm xúc của mình rất rõ ràng. Đó gần như một lời cầu hôn.”

“Cháu không nghĩ như vậy. Chjáu cho rằng anh ấy chỉ cố tỏ ra chu đáo bởi vì anh ấy nghĩ cháu là kẻ ngoài cuộc trong chuyện làm ăn.”

“Không, không. Tối nay bà là người rất hạnh phúc. Bà thấy trước được mọi chuyện.”

“Nếu vậy cháu cũng rất vui với hạnh phúc của bà.”

“Ngủ ngon, cháu ngoan của bà, có lẽ Chúa sẽ phù hộ cho cháu.”

Tôi cứ nằm thao thức mãi về điều ngoại tôi nói. Tôi cố nhớ lại những khoảnh khắc của buổi ghé thăm Vương miện và Vương trượng. Điều Phillip nói có tiết lộ điều gì không?

Tôi biết anh rất quý tôi. Anh bao giờ cũng tốt lành, thân thiên cũng như Cassie, anh là người bạn tốt nhất của tôi.

Liệu có bất cứ điều gì có ý nghĩa trong câu chuyện hồi tối không – hay ngoịa tôi chỉ cố sắp đặt cho nó phù hợp với giấc mơ của bà? Tôi cho rằng thỉnh thoảng ngoại tôi vẫn thế.

Và tôi… làm đám cưới với Phillip! Hầu hết các cô gái đều tưởng tượng đến chuyện lấy chồng khi đến tuổi cặp kè. Họ mơ mộng về những trang hiệp sĩ, những anh hùng tuấn kiệt trong tiểu thuyết. Thánh George… Không, không ai cần một vị thánh. Ngài Lancelot còn đáng ao ước hơn. Chàng là một kẻ có tội nhưng lại là một người tình tuyệt vời. Một người yêu liều lĩnh còn hấp dẫn hơn một con rồng dũng mãnh. Người ta thích một Nelson… một Drake…

Tất nhiên tôi thích Drake. Ở anh có một cái gì đó đặc biệt lôi cuốn. Julia đã nhận ra điều đó. Nếu như Drake lại là người nói đúng cái điều Phillip nói tối nay tại Vương miện và Vương trượng thì trái tim tôi có rạo rực một niềm vui khôn tả không?

Nhưng chính lúc này tôi đang lâng lâng vui sướng. Phải, tâm hôn tôi bấy lâu nay như đoá hoa còn phong kín giừo tình yêu khơi dậy những ao ước, khic thích… Giả sử đó lại chính là điều Phillip nói với những lời đầy ẩn ý

٭

٭ ٭

Ngày tháng trôi mau, Charles và Phillip lên đường sang Pháp bởi vì ngài Francis đã hồi phục hoàn toàn và trở về với nhịp sống hàng ngày. Ngoại, Julia và tôi cũng trở về Nhà Tơ Lụa.

Phu nhân Sallonger làm mình làm mẩy ghê gớm khi gặp tôi, bà tha vãn là bà cảm thấy khổ sở, bực bội lắm lắm. Miss Logan thì đọc truyện quá nhanh còn Cassie thì không biết đọc một cách truyền cảm từng câu từng chữ như tôi. Chúng tôi đã kéo dài thời gian ở London, không về đúng hẹn. Ấy là chưa kể bà khổ sở cho sức khoẻ của ngài Francis.

“Nêu tôi đủ sức lên London tự tay chăn sóc sức khoẻ cho ông ấy tôi sẽ vui vẻ đi ngay. Nhưng mà… tôi chỉ là một kẻ bệnh hoạn đáng thương không có khả năng rời khỏi cái ghế bành… và tất cả mọi người bỏ rơi tôi. Không có ai nhận ra rằng tôi không thể di chuyển đi đâu được. Trời ơi, sao mà tôi lại lạnh bắn cả người lên thế này. Bấm chuông gọi người ta bỏ thêm than vào lò và xem người ta có để cửa sổ mở không? Phải, làm ơn đóng nó lại và mang cho tôi cái mền màu đỏ…tôi không thể chịu được cái màu xanh da trời…Ồ, quạt lửa lên Henry…Cái mền màu đỏ đâu Lenore, cái màu xanh này thô quá…mà da tôi thì quá mỏng. Coi xem cháu có thể tìm được cái gì đọc cho tôi nghe không?”

Thế là mọi việc diễn ra như cũ. Bà ngoại nói đúng, phu nhân Sallonger càng ngày càng đòi hỏi hơn bao giờ hết.

Bà bắt tôi phải có mặt bên bà bất cứ lúc nào tôi không phải đi học.

Tôi cũng đang cố gắng để ở phòng may của Ngoại nhiều hơn. Tôi thưa với phu nhân là tôi cần giúp một tay cho việc may áo xống cho Julia. Một điều mà chúng tôi đã làm được là nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc ra mắt của Julia. Cô tiểu thư nhà ta phải được “xuất hiện” dưới ánh sáng rực rỡ nhất và tất nhiên đó là vấn đề trọng đại trong những ngày hoàng thái tử Consort còn sống. Khi ấy mọi việc phải được thực hiện vượt qua yêu cầu một cái gì đàng hoàng, chững chạc…v…v…

Tôi thấy rằng đoạn hồi tưởng của phu nhân về những ngày ra mắt của bà trong xã hội cung đình ở Luân Đôn nghe còn thú vị hơn những lời ca cẩm miên man của bà về bệnh tình, thế là tôi cứ gợi ra để cho bà nói về nó và tôi biết được một điều là khi kể về những ngày xuân sắc của mình, các ký ức sống dậy bà phu nhân trở nên linh hoạt, tôi gần như có thể thoang thấy vẻ đẹp ngày xưa của bà. “ Vào những buổi dạ tiệc mọi người đều mặc lễ phục. Bữa tiệc của giới tinh hoa - người ta gọi là thế. Mọi người rời khỏi những căn phòng tối tăm kinh khủng ở lâu đài Thánh James, tập trung ở phòng Vương miện cung điện Buckingham. Bọn ta được tuyển lựa rất kỹ càng vào thời ấy. Trong một khoảng thời gian nhất định…phải học chào nhún gối và đi lưng thẳng tắp. Thật là một cơn ác mộng khi phải tập trong căn phòng chỉ ba, bốn mét là cùng. Rồi còn lại những lông chim với mạng che mặt nữa chứ. Lại bị lèn vào những chiếc áo trong chật như cứa vào da thịt. Chu cha, thật là một sự hành xác với một cô gái. Tất nhiên ta khác, chả cần cố gắng gì ta cũng có một vòng eo lý tưởng. Ôi tất cả những giây phút được diện kiến Nữ hoàng! Những ngày tuyệt vời đã qua! Ngài Francis theo sát gót ta không để cho ta có một lúc nào có cơ hội với người khác. Ta chắc rằng mình sẽ cưới một vị công tước nếu ta không bị chộp sớm như vậy. Ôi ngày ấy chúng ta cứ gọi là có những tiệc vui triền miên. Này, đôi chân ta lịa muốn ngủ rồi. Hãy xoa bóp chân ta một lúc, Lenore.”

Thế là chúng tôi lại trở về cuọc sống đơn điệu ngày nào và những giấc mơ về quá khứ oanh liệt xửa xưa cũng phai dần.

Dù vậy tôi cũng có nhiều thời gian bên bà ngoại. Hình nhân Emmeline thường xuyên được khoác lên người những tấm vải đắt tiền nhất. Cassie ngày nào cùng đến chỗ bà cháu tôi chơi cũng đâm ra khoái Emmeline. Cô bịa ra những câu chuyện và tin rằng khi mà đêm buông xuống, ba hình nhân cùng sống lại kể lại những chiến công mà chúng đã tận hưởng trước khi bị một bà phù thuỷ độc ác biến thành hình nhân. Cassie tin rằng Emmeline cười thầm trong bụng khi được khoác lên người tấm áo lụa thiên thanh. Lúc này Julia tỏ ra vui vẻ hơn. Cô đã trở về nhà, say sưa với những bài tập khiêu vũ mà tôi bao giờ cũng đóng vai kép nhảy và tôi cũng thích vai trò đó lắm. Cassie thường ngồi nhìn chúng tôi nhảy và vỗ tay tán thưởng. Nhưng điều mà tôi thích nhất là được ngồi trong phòng may và cảm nhận sự mượt mà của miếng vải lụa và ước gì nó được may cho mình.

Julia ngày càng mập mạp hơn. Rõ ràng sự lo lắng kích thích dịch vị của cô. Tôi tự hỏi bà bá tước sẽ nói gì khi biết số cân của Julia mỗi ngày một tăng lên. Ngoại tôi lo rằng lúc Julia cần mặc áo thì số đo lại không vừa nữa.

Khi mùa Phục sinh đến, Julia được chuyển giao từ tay Miss Everton sang tay bà bá tước và mùa ra mắt thực sự được bắt đầu.

Phòng may đồ trở nên vắng vẻ. Cassie nói rằng Emmeline xịu mặt xuống. Ngoại may hai chiếc áo - một cho Cassie, một cho tôi - từ chỗ vải còn lại của Julia. Chúng tôi gọi đó là những chiếc áo ra mắt của hai người.

Tháng Tám đến và mùa giao tế đã gần tàn. Chẳng có một vị công tước, tử tước, giao tước hoặc đơn giản là một hiệp sĩ nào hỏi cưới Julia. Cô sẽ xuống Epping nghỉ một vài tuần sau thời gian căng thẳng vừa rồi, sau đó lại quay lại London và dưới sự hướng dẫn không chê vào đâu được của nữ bá tước Ballender sẽ thực hiện một cuộc chinh phục mới vào xã hội quý tộc ở London.

Phillip và anh trai từ Pháp trở về nhà. Hễ có thời gian rảnh là Phillip lại về nhà, những lúc ấy anh bỏ phần lớn thời gian ở phòng may của ngoịa tôi. Cassie và tôi cũng thường xuyên tới đó nghe anh kể về những gì anh nhìn thấy ở nước Pháp.

Anh lo lắng cho sức khoẻ của cha. Ngài Francis cứ nhất định đích thân đến Spitalfields và ông rất dễ bị mệt. Phillip nghĩ ông cần nghỉ ngơi nhiều hơn - một điều mà ông không muốn.

Có rất nhiều tin tức kích động truyền đi từ London. Chính Charles đã làm một việc gần như là hoang đường. Hắn đã có một phát kiến vô giá đáp ứng được tất cả các mong muốn, đó là công thức dệt ra một loại lụa đặc biệt.

“Charles là người quảng giao”, Phillip nói không giấu vẻ khâm phục. “Ai cũng nghĩ là anh ấy không quan tâm đến công việc lắm. Anh ấy bịa ra một vài công thức rồi nói là đã mất nhiều thời gian mới nghĩ ra được. Thật kỳ cục. Anh ấy chẳng để lộ điều gì. Chẳng bao giờ anh nghĩ là anh ấy lại là một chàng trai bí mật… Giấu một cái gì đó về mình! Đầu tiên anh ấy có xu hướng giữ mồm giữ miệng… nhưng có vẻ là một mâu thuẫn cực kỳ đối với cái mà người của chúng ta đã làm ra hàng bao nhiêu năm qua. Thưa Madame Cleremont, cháu có một mẫu máy dệt đặc biệt và cháu sẽ mang đến đây cho bà xem nhưng đó sẽ là một chuyện bí mật cho đến lúc nó được lắp hoàn chỉnh. Cháu không muốn bất cứ đối thủ nào của ta xì xào về chuyện đó. Sẽ có một kiểu dệt vải mới tạo ra một sản phẩm đặc biệt… chưa từng có. Cháu nghĩ nó sẽ tạo ra một cái gì thực sự khác với tất cả những loại chúng ta đã làm trước đây. Và cứ nghĩ tác giả của sản phẩm hoàn hảo này lại chính là Charles…”

Chiếc máy dệt mới ra đời được mang đến và bà cháu tôi đêm nào cũng nói về nó không biết mệt.

“Phillip thật sự phấn khích. Bà nghĩ chẳng bao lâu chúng ta sẽ hoàn thiện nó. Ai có thể tin rằng Charles lại làm được một chuyện như vậy. Điều tức cười là bây giờ cậu ta đã trao cho chúng ta chìa khoá dãn đến sự hoàn thiện, dường như cậu ta lại mất hết cả hứng thú. Chỉ có Phillip là tràn đầy nhiệt tình và đam mê. Bà nghĩ chúng ta sẽ hoàn chỉnh trong ít ngày. Rồi chúng ta sẽ xin được bằng chức thực nó là con của nhà Sallonger.”

“Có phải là cái độc quyền sáng chế mà Phillip đã nói tại nhà hàng Vương miện và Vương trượng không ạ?”

“Đúng thế.”

Phillip ở lại nhà suốt hai tuần lễ, và anh say sưa nói về công việc như một người mới yêu.

“Sẽ là một cái gì độc nhất vô nhị”, anh luôn miệng tuyên bố như thế.

Rôi cũng đến cái ngày vĩ đại ấy. Phillip cầm miếng vải lụa mà ngoại tôi đưa cho anh, hai người nhìn nhau đôi mắt long lanh vui sướng.

“Eureka! Tìm ra rồi!” Anh hét lên vì sung sướng.

Rồi anh ôm lấy ngoịa tôi, ghì chặt. Xong anh quay sang tôi nâng bổng tôi lên xoay tròn. Anh còn nồng nhiệt hôn lên môi tôi.

“Nó sẽ được tung ra như một đợt triều vậy”, anh nói. “Chúng ta sẽ đi ăn mừng.”

“Ở Vương miện và Vương trượng”, ngoại nói, “với cá trích và rượu champane.”

Cassie đi vào. Cô tròn mắt ngạc nhiên nhìn chúng tôi.

“Đây là một giờ phút vĩ đại, Cassie”, tôi kêu lên. “Cái mà ta hằng khao khát đã được tìm thấy. Cassie sẽ ăn mừng với chúng ta.”

Phillip nâng niu tấm lụa đào, hôn lên như kẻ sùng đạo nâng niu áo thánh. “Nó sẽ mang thành công đến cho dòng họ Sallonger”, anh nói.

“Đừng quên bằng sáng chế, anh nhé”, tôi nhắc.

“Cô gái khôn ngoan”, anh hào hứng kêu lên. “Anh sẽ lo vụ đó ngay lập tức. Chúng ta cần đặt cho nó một cái tên.”

“Sao không phải là lụa Lenore? Con bé cũng góp tay vào đó”, ngoịa nói

“Không, không”, tôi kêu lên. “Như thế thật lố bịch. Đó là công của Charles, của anh nữa Phillip… cũng như của bà ngoại. Em chỉ đứng nhìn và làm mấy việc vặt. Hãy gọi nó là lụa Sallon. Đó là một phần của nhà Sallonger và như thế ta có một cái tên rất nghệ thuật.”

Chúng tôi cân nhắc hồi lâu và thấy đó là một cái tên rất phù hợp. Tối hôm ấy chúng tôi đi tàu đến Greenwich và như bà tôi gợi ý, chúng tôi đã ăn mừng sự kiện này bằng món cá trích và rượu champane.

٭

٭ ٭

Trong một thời gian, chúng tôi không nói gì ngoại chuyện lụa Sallon. Đó là một thành công vang dội và có mấy tờ báo đăng những mẩu tin nhanh về nó. Họ Sallonger được tán dương về thành tích đầu tư và sự đóng góp của nó cho sự thịnh vượng cuat Vương quốc Anh. “Không một thứ lụa nào sánh được với sự hơn hẳn của nó”, các nhà bình luận về thời trang viết, “không có thứ vải nào từ Ấn Độ, Trung Quốc, Italia hay Pháp có thể đặt cạnh nó. Sallon là một thứ vải kỳ tuyệt và chúng ta lấy làm tự hào là nó được khám phá bởi một công ty của nước Anh.”

Chúng tôi thường nói về lụa Sallon khi tụ tập trong phòng làm việc của ngoại. Phillip hào hứng bàn về các cách thức mới mẻ để biến sáng chế này thành một nguồn lợi. Vào thời điểm ấy, chi phí để sản xuất ra nó rất cao, và một chiếc áo đầm bằng lụa Sallon là một sản phẩm đặc biệt trong thị trường thời trang cao cấp của phụ nư. Vì thế mà Phillip muốn dùng phương pháp này để tạo ra những sản phẩm rẻ hơn, vừa túi tiền của số đông để nhiều người đẹp có thể có trong bộ sưu tập của mình mọt chiếc váy lụa Sallon.

Bây giờ thì nó được sản xuất đại trà tại nhiều nhà máy. Nhiều máy dệt mới đã được lắp đặt vì mục đích này và ngoại tôi sung sướng mày mò tìm ra phương pháp để hạ giá thành sản phẩm.

Bà ngoại, Cassie và tôi bị dự án này thu hút. Trong khi đó Julia ở London, tại ngôi nhà ở quảng trường Grantham và bà bá tước cũng đã dọn đến đóng đại bản doanh ở đây để trực tiếp chỉ đạo Julia trong chiến lược tìm chồng.

Một năm nữa lại trôi qua. Chẳng bao lâu tôi sẽ 17. Ngoại bao giờ cũng xa gần nói rằng đó là cái tuổi của những điều kỳ diêu.

Nhưng lại xảy ra một chuyện khác. Ngài Francis lại lên một cơn đau tim nữa và lần này thầy thuốc chịu bó tay.

Đó là một ngày tháng Giêng mưa sầu gió thảm và người ta mang xác ông từ Epping về chôn. Quan tài quản trong nhà hai ngày trước khi được đưa vào hầm mộ. Mọi việc đều được dịch vụ mai táng của nhà thờ lo chu tất và cuối cùng ngài Francis được mang vào nơi ông sẽ an giấc ngàn thu.

Cả dòng họ tập trung tại phòng tang lễ. Phu nhân thể hiện nõi đau vô bờ bến của người vợ goá đơn côi, một điều mà tôi phải đánh dấu hỏi bởi vì bà rất ít gặp chồng và chưa bao giờ tỏ ra nhớ ông. Bà nhất định đòi ra đến khu hầm mộ để được nhìn lần cuối cùng cái mà bà gọi là “Francis thân thương của tôi”. Bà được dìu lên xe ngựa, dáng mong manh yếu ớt trong bộ đồ tang với cái nón màu đen có cắm những cọng lông chim đà điểu cũng màu đen. Bà nắm chặt trong tay chiếc khăn mùi xoa trắng mà bà liên tục chặm lên mắt và khăng khăng yêu cầu hai cậu con trai lớn phải dìu bà hai bên.

Trong nhà thờ gió lạnh thổi hun hút qua các lỗ thông hơi. Cỗ quan tài nằm trên một bộ niễng trong suốt buổi lễ cầu hồn, rồi nó được mang lên xe tang và chúng tôi chầm chậm đi theo xe cho đén khu hầm mộ.

Đứng ở đây trong ngọn gió buốt mùa đông. Ký ức lại sống dậy trong tôi. Co một vài người đầy tớ đứng xa xa và tôi nhận ra Williie với con chó ôm trên tay.

Đứng ở ngoài rìa đám người đưa tang là một người lạ mặt. Một người đàn bà trong bộ đồ tang, khuôn mặt nấp sau chiếc mạng che mặt. Toàn thân người phụ nữ toát lên nõi đau thầm lặg.

Tôi biết ngay người đó là ai và thấy rằng ngoại tôi cũng biết.

“Người đàn bà tội nghiệp”, ngoại tôi thì thầm.

Đó là bà Durcy!

٭

٭ ٭

Hè về. Phillip thường xuyên ở Nhà Tơ Lụa hơn. Bà ngoại thường đỏ mặt lên vì sung sướng khi nghe giọng nói của anh. Bao giờ anh cũng nói với chúng tôi về công việc.

“Không còn nghi ngờ gì nữa”, anh nói, “sự phát minh ra lụa Sallon đã cứu chúng ta ra khỏi hoạ phá sản. Đúng thế, nhưng mọi việc vẫn còn rất xấu. Chính vì thế mà cha cháu lo lắng đén phát bệnh. Người Pháp giỏi hơn ta trong chuyện xoay chuyển tình thế. Họ có thể tạo ra những sản phẩm tương tự với giá thành thấp hơn và cháu ngờ rằng họ có thể bán phá giá chỉ để lạo chúng ta ra khỏi thị trường. Phải, chúng ta đã trả miếng. Lụa Sallon đã cứu chúng ta.”

“Chắc Charles lấy làm tự hào lắm.”

“Anh ấy hiếm khi có mặt tại văn phòng. Charles nói sẽ xuất hiện khi tìm ra một sáng chế nào đó có thể làm một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp dệt lụa.”

“Thật lạ lùng”, tôi nói vẻ tư lự, “anh ấy không có vẻ gì quan tâm đến công việc, lại chẳng mấy khi nhúng tay vào việc - lại có thể có những khám phá màu nhiệm.”

“Quả có vẻ kỳ lạ thật. Anh bắt đầu nghĩ là anh ấy cũng quan tâm đến công việc thật. Bây giờ anh ấy đnag vui vẻ một chút. Anh phải nói là anh ấy xứng đáng được nghỉ xả hơi một thời gian, chừng nào anh ấy thấy đủ, chúng ta lại để cho anh ấy vào việc.”

Càng gần đến ngày sinh nhật thứ 17, tôi càng có vẻ xa rời phòng học hơn. Tôi thích cùng làm việc với ngoại hơn. Càng ngày tôi càng đắm mình vào không khí đầy kích thích của những phát hiện mới mẻ và tôi thích tự mình thiết kế những mẫu áo mới. Có một vài loại lụa mới ra đời sau phát hiện vừa rồi và Phillip tạo ra những gam màu phù hợp với từng chất liệu. Anh còn trực tiếp tham gia vào công đoạn nhuộm và khám phá ra rằng với nguồn nước trong vùng, chúng tôi có thể đạt đến những kết quả tốt nhất.

Tôi mong đợi những ngày anh tới và chúng toi ngòi trong phòng làm việc trò chuyện say sưa. Cassie cũng thường có mặt ở đây, một sự hiện diện lặng lẽ. Cô ngồi một chiếc ghế đẩu, hai chân bắt chéo, đôi tay đặt trên đầu gối. Cassie hào hứng lắng nghe, sung sướng được tham dự một phần vào sự kiện đầy kích động này.

Ngày sinh nhật của tôi vào tháng Mười Một. Không phải là thời gian thích hợp cho ngày sinh nhật, Julia thường nói, vì gần ngày lễ Giáng sinh quá. Ngày sinh nhật tốt nhất là vào giữa năm. Có thể là Julia đúng, nhưng dù sao tôi cũng nóng lòng mong đợi đén ngày này bởi vì nó đnáh dấu sự kiện là tôi đã vượt qua thời niên thiếu và trở thành một thiếu nữ trưởng thành.

Nếu tôi là con gái trong gia đình này sẽ có một lễ hội ra trò, nhưng tất nhiên là không có những chuyện như thế đoi với một đứa con gái ở địa vị tôi.

Cho đến nay, Julia vẫn chưa có vẻ làm được gì nhiều cho bản thân. Cô vẫn còn trong tình trạng, như ngoịa tôi chỉ ra một cách giễu cợt, “vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”. Julia có vẻ bất mãn và có phần nào hơi bẽ mặt vì chẳng có một ai ngỏ lời cầu hôn. Như đã có lần tôi nói với ngoại, điều này sẽ chỉ làm nản lòng các cô gái.

Còn về phía mình, tôi đã chuyển qua một giai đoạn mới. Phu nhân lấy làm hài lòng về điều đó. Bà nghĩ đến việc giao thêm nhiều trách nhiệm cho tôi. “Một cô gái bằng tuổi cháu mà còn đi học hằng ngày… nom chướng mắt thế nào ấy. Ta không nghi ngờ là cháu có thể học được ở Miss Everton một cái gì đó… nhưng ta muốn cháu coi lại khung thêu này. Ta nghĩ có một cái gì đó nhầm lẫn trong mẫu vẽ.” Điều đó có nghĩa là bà đã thêu sai vài mũi nhưng lại đổ lõi cho mẫu thêu. “Cháu có thể đến chỗ ta mỗi buổi sáng khi cháu thôi học. Ta cảm thấy cô đơn khi chỉ có một mình ta với ly cocktail. Ta muốn trò chuyện với cháu.”

“Ngoại à, phu nhân Sallonger đã tìm được cách sử dụng thời gian của cháu khi cháu nghỉ học.” Tôi về nói với ngoại.

“Ta sẽ nghĩ cách đánh bại bà ấy.”

Sẽ có một bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ 17 của tôi. Ngoịa sẽ tổ chức một bữa tiệc nhỏ trong phòng bà - chỉ có bà cháu tôi và Cassie. Ngoại sẽ nhắc cho Phillip biết nếu anh về qua nhà và có thể anh sẽ tham dự với chúng tôi.

Ròi ngày ấy cũng đến. Một ngày điển hình của tháng Mười một - một không khí bà tôi bao giờ cũng liên hệ đến sinh nhật của mình. Sương mù bảng lảng trong không gian và từ cửa sổ phòng tôi nhìn ra, cánh rừng có mọt vẻ bí ẩn thần tiên.

Phu nhân tặng tôi một chiếc khăn san bằng lụa từng quấn trên cổ bà. “Lẽ ra chúng ta nên tổ chức sinh nhật cho cháu, Lenore ạ, nhưng trong nhà đnag có tang.”

“Cháu hiểu ạ. Thực lòng cháu cũng không muốn tiệc tùng gì. Cháu rất sung sướng là đã 17 tuổi.”

“Mười bảy! Ta vẫn nhớ bữa tiệc sinh nhật mừng 17 tuổi của ta. Thật lag một ngày tuyệt diệu. Có một bữa tiệc lớn ở trang trại. Lúc ấy ta còn chưa ra mắt xã hội bên ngoài. Chắc cháu sẽ yêu thích trang trại ấy lắm. Đồ sộ, nguy nga, vương giả… gia đình ta là thế đấy. Tất nhiên có bao nhiêu sự rắc rối khi ta lấy Francis. Gia đình ta chống đối quyết liệt. Sallonger chỉ là thương nhân… buôn bán… Gia đình hy vọng ta sẽ lấy người sáng giá nhất. Ta có thể kể cho cháu nghe vài chuyện.”

“Cháu cũng biết là thế ạ”, tôi nói, không thể nén được mỉa mai. Nhưng bà không nhận ra cái giọng bất kính đó. Thực ra, tôi dám chắc là bà không bao giờ nghe một ai khác nói.

Tôi bảo với bà rằng chiếc khăn thật đẹp. Mà nó đẹp thật. Nó được vẽ bằng tay hình những con bướm xanh và hồng lượn lờ trên những chiếc lá xanh; nhưng tôi bắt đầu cảm thấy tuổi 17 sẽ không lấy gì làm tuyệt vời nếu tôi lại bị khoác lên cổ những nhiệm vụ mới.

Buổi chiều, phu nhân bị đau đầu - thật chứ không vờ - điều đó có nghĩa là bà sẽ ở trong phòng mình nghĩ trong bóng tối. Miss Logan và tôi dìu bà về phòng và để bà ở lại đấy. Vừa ra khỏi phòng bà thì tôi thấy Phillip lao lên cầu thang. Anh vừa về tới nhà.

“Ôi anh Phillip, tuyệt vời làm sao anh, trở về đúng vào ngày sinh nhật em.”

“Tất nhiên là anh sẽ về chứ. Mẹ anh đâu rồi?”

“Bà mới vừa vào giường. Bà bị đau đầu.”

“Thế là em được rảnh. Anh muốn nói chuyện với em.”

Anh mở cửa dẫn vào phòng tiếp khách của phu nhân. Anh đóng cửa lại, ôm toi vào lòng và âu yếm hôn tôi.

“Mừng sinh nhật em!”

“Cảm ơn anh, Phillip.”

“Cuối cùng thì em cũng đã 17 tuổi.”

“Vâng, em đã 17. Và dường như em phải đợi thật lâu để đến cái ngày này.”

Anh ấp mặt tôi vào trong tay anh. “Anh đã hứa với mình là anh sẽ dợi đến ngày hôm nay.”

“Vì cái gì ạ?”

“Anh có cái này cho em”. Anh cho tay vào túi lấy ra một cái hộp nhỏ bọc nhung.

“Cái gì vậy anh?”

“Tặng em. Anh hy vọng em thích nó. Nếu không vừa thì có thể chỉnh lại được.”

Tôi mở hộp, đó là một chiếc nhẫn. Nó sáng long lanh - một viên ngọc lớn được bao quanh bởi những viên kim cương.

“Anh nghĩ màu xanh lá cây hợp với em. Đôi khi mắt em có một ánh xanh biếc.”

“Cho em ư, anh Phillip?”

“Nó có một ý nghĩa khác em ạ. Đó là nhẫn đính hôn.”

Anh cầm tay trái của tôi lên là lồng hciếc nhẫn vào ngón giữa. Đoạn anh hôn lên tay tôi. “Đó là điều anh ao ước bấy lâu nay, em Lenore ạ/”

Tôi cảm thấy bồng bềnh như có thể bay lên được. Ngoại đã xa gần nói đến điều này nhưng có bao giờ tôi lại dám tin. Tôi nghĩ bà chỉ tưởng tượng ra cái mà bà muốn.

“Lenore”, anh tiếp tục, “anh yêu em đã từ lâu rồi và tất cả những sự kiẹn thú vị vừa rồi đã mang chúng ta gần nhau hơn. Em có cảm thấy thế không?”

“Sao ạ… Dạ có”

“Vậy thì…”

“Nhưng anh Phillip… em còn chưa nghĩ đến chuyện này. Em cảm thấy… em cũng không biết thế nào nữa… em thật ngu ngốc… chẳng hiểu gì cả.”

“Em không biết là anh chờ đợi ngày này sao.”

“Không ạ.”

“Anh nghĩ mọi việc rõ ràng thế rồi còn gì. Em có vẻ rất sững sờ. Đó chỉ là một sự ngạc nhiên, phải không? Ý anh muốn nói, em cũng có quan tâm đến anh chứ?”

“Tất nhiên là em rất quan tâm đến anh. Anh bao giờ cũng tốt và đối xử với em rất dịu dàng. Chỉ là… em cho rằng em chưa thật sự sẵn sàng cho chuyện này.”

Tôi tháo chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay. “Phillip, chúng ta có thể chờ một thời gian được không?”

Anh lắc đầu. “Anh đã đợi thế là đủ lâu rồi. Anh muốn em ngay bây giờ. Anh muốn chúng ta kết hôn. Anh muốn chia sẻ tất cả những cái anh có với em. Chúng ta có cùng một mối quan tâm… em và bà ngoại em nữa. Anh không thể nói được điều đó có ý nghĩa như thế nào với anh đâu.”

Tôi đặt chiếc nhẫn vào hộp đưa lại cho Phillip.

“Chỉ một thời gian ngắn thôi mà Phillip.”

Anh mỉm cười tiếc nuối. “Không được lâu quá nhé… Hứa với anh em không để anh đợi lâu.”

“Không, sẽ không lâu đâu anh ạ.”

Anh đi về phòng mình không còn hồ hởi như lúc trước còn tôi đi xuống cầu thang.

Chợi ngoại bước đến gần.

“Phillip về à? Có chuyện gì thế? Coi cháu kìa… sao thế… Không giống như cháu chút nào.”

“Phillip vừa cầu hôn với cháu.”

Niềm vui bừng lên trên khuôn mặt bà, đôi mắt bà vụt sáng long lanh và một màu hồng ửng lên làm cho bà trẻ hẳn lại. “Ôi, bà sung sướng quá đi mất. Đó là điều bà hằng ao ước. Giờ phút này bà là người phụ nữ hạnh phúc nhất trên đời.”

“Nhưng cháu còn chưa nhận lời, Ngoại ạ.”

Bà giật mình lùi lại, nhìn tôi kinh ngạc. “Có chuyện gì vậy”

“Phải. Nó đến bất ngờ quá. Cháu…”

“Cháu muốn nói cháu từ chối cậu ấy?”

“Không hẳn là thế.”

Bà thở phào như thể vừa sống lại.

“Chả là cháu quá ngạc nhiên.”

“Còn bà thì không. Tại sao nào, các cháu có quá nhiều ý nghĩa đối với nhau.”

“Nhưng cháu chỉ vừa 17 tuổi, Ngoại. Cháu cảm thấy mình chưa sống đủ lâu…”

“bà biết… và bà sống đủ lâu đê biết cậu ấy là một chàng trai trẻ tốt đẹp nhất. Cậu ấy sẽ là một người chồng đáng mơ ước. Một thanh niên sống có mục đích rõ ràng. Đêm nào bà cũng cầu xin chúa và các vị thánh thần làm cho điều bà mơ ước thành hiện thực. Thế cháu đã nói gì?”

“Anh ấy tặng cháu một cái nhẫn…”

Bà tôi vỗ hai tay vào nhau, cười rạng rỡ.

“Anh ấy đeo vào tay cháu nhưng cháu không thể… Còn quá sớm.”

“Không. Không, Đúng thời điểm đấy. Ngày sinh nhật cháu. Còn gì lãng mạn hơn? Ôi, Lenore, cháu không hành động ngu ngốc đấy chứ? Nếu cháu từ chối cậu ấy, cháu sẽ ân hận suốt đời.”

“Cháu không dám chắc…”

“Còn bà thì chắc và bà biết điều này chính là điều tốt đẹp nhất. Lenore, bà cầu xin cáu đừng có ngốc nghếch quá thế. Cháu sẽ không bao giờ tìm được một người tốt làn đến thế… sáng chói đến thế. Bà biết mà. Bà đã chứng kiến nhiều chuyện trên đời.”

Buổi tối hôm ấy sẽ mãi mãi sống động trong ký ức của tôi. Chỉ có bốn người : tôi, ngoại, Cassie và anh. Như thế là vừa đẹp.

Chúng tôi nói chuyện say sưa và tâm đầu ý hợp vô cùng! Sau này tôi thường nghĩ về buổi tối hôm ấy. Ánh mắt của Phillip thường saoi vào mắt tôi, chao ôi nó dịu dàng và tràn ngập yêu thương! Tôi cảm thấy mình được ban thưởng và mới hạnh phúc làm sao khi ở trong vòng tay của những người yêu thương mình hết mực.

Phillip kể chuyện về Villers Mure và câu chuyện mê hoặc bà ngoại tôi. Anh cũng chịu tác động sâu xa của vùng đất này không chỉ vì nó là quê lụa. Ngoại tôi lắng nghe, chốc chốc lại xen vào. Tôi có thể thấy bà quay lại tuổi thơ. Cassie im lặng lắng nghe, hai tay đặt trên đầu gối, hết ngước mắt nhìn người này lại sang người kia, thỉnh thoảng lại ngước nhìn những hình nhân như thể cô thật sự tin rằng ba hình nộm kia cũng là một phần trong câu chuyện giữa chúng tôi. Cassie là một cô gái giàu trí tưởng tượng. Cô sung sướng được tham gia vào nhóm nhỏ chúng tôi.

Phillip nói rằng Villers-Mure trông giống Italia hơn là một vùng của nước Pháp.

“Đó là đặc điểm của vùng gần biên giới”, Ngoại nói. “Có nhiều người Italia sống ở đây và chúng tôi cũng gần gũi với họ. Có một sự pha trộn với dòng máu Italia trong chúng tôi dù chúng tôi treo cờ của nước Pháp.”

“Người ở đây có tình cảm sâu sắc giành cho âm nhạc”, Phillip tiếp tục, “và cháu cảm thấy là nó đến từ Italia. Các vị biết không, có thể nghe người ta ca hát lúc làm đồng và một số người có giọng hát cực hay, hệt như giọng opera của người Italia. Tôi nhớ, có một lần đứng nghe hát như bị bỏ bùa mê bài La donna e mobile, một hôm khác lại nghe say sưa bản song tấu trích từ Trovatore.” Rôi fPhillip cất gịong hát. Chúng tôi vỗ tay tám thưởng và anh cười. “Mọi gười phải nghe tôi hát ngoài trời mới được.”

“Phải”, Ngoịa nói. “Dân ở đây yêu âm nhạc lắm. Họ thích hát hò và nhảy múa.”

“Vângm cháu đang định nói thế. Họ rất vô tư, vui vẻ nhưng lại nhanh chóng chuyển sang giận dữ với những chuyện cháu nghĩ là rất vụn vặt. Họ có thể trở nên rất nguy hiểm. Và đấy chính là những đặc tính của người Pháp… vừa thực tế vừa lãng mạn. Cháu không thể nói hết với bà cháu thấy vùng đất này quyến rũ như thế nào ngoại trừ cách thức dệt vải của cư dân ở đây.”

“Monsieur St.Allengere có thật lòng với các cậu không?”

Phillip bật cười. “Chính là điểm ấy. Họ hoàn toàn tự nhiên trong việc không lộ ra bất cứ một điều gì. Cháu tự hỏi không biết họ nghĩ gì trước trước sự đột phá lụa Sallon của ta.”

“Thế họ có biết về nó không?, tôi hỏi.

“Biết không à? Cả thế giới này nghe nói về nó. Đó là một bước đột phá trong ngành công nghiệp dệt. Anh cho rằng chắc họ phải nghiến răng nghiến lợi giận dữ bởi vì họ không phải là người đầu tiên nghĩ ra.”

“Thật tốt là anh đã đăng ký bản quyền”, tôi nói.

“Chắc chắn là họ sẽ làm một cuộc lật đổ nào đó”, Ngoại nói, “nhưng chúng ta có nó trước và đó là một ưu thế lớn.”

Phillip tỏ vẻ trầm ngâm. “Điều bí hiểm nhất là Charles lại là người nghĩ ra chuyện đó.”

“Chắc anh ấy vẫn giấu tài”, toi nói.

“Charles chưa bao giờ bộc lộ tài năng của mình. Ngay cả lúc này, trong khi mọi người đang sôi lên thì anh ấy vẫn bàng quan.”

“Phải, điều ấy cho thấy ai cũng có khiếm khuyết.”

“Anh muốn trở lại nơi đó biết bao. Anh muốn đi thăm một số thành phố ở Italia. Anh mới thoáng đi qua một hoặc hai nơi. Rome… Venice… và Florence. Thành Florence đã kích thích ttrí tưởng tượng của anh. Thật không có gì tuyệt bằng leo lên tháp Fiesole và nhìn xuống toàn cảnh thành phố. Một ngày gần đây anh sẽ quay lại đó.” Anh mỉm cười với tôi “Em cũng sẽ thích nó cho mà xem, Lenore ạ.”

Tôi thật hạnh phúc. Anh nhìn tôi mới âu yếm làm sao và tôi chưa thấy ngoại phấn khởi như thế bao giờ. Tôi biết đó là bởi vì Phillip mong mỏi được sống cùng tôi.

Có một cái gì thật huyền diệu trong buổi tối hôm ấy… Ngồi bên anh, nhìn đôi mắt rạng chiếu những ước mơ của ngoại và Cassie tỏ vẻ hài lòng về tất cả. Ngoại và Phillip trao đổi với nhau những cái nhìn như thể là có một âm mưu vui vẻ giữa hai người.

Tôi muốn đêm ấy ấy cứ kéo dài mãi mãi. Thật tuyệt vời tuổi 17 và khi người ta không còn là trẻ con nữa. Phillip cầm tay tôi, xiết chặt. Có một câu hỏi trong mắt anh. Ngoại nhìn hai chúng tôi chờ đợi, dường như ngoại nín thở, đôi môi mấp máy như tôi vẫn thấy trong lúc ngoại nguyện cầu.

“Em Lenore, em sẽ đồng ý phải không?”

Và tôi đáp. “Vâng.”

Thế là nièm vui chỉ chờ có thế để dâng đầy.

Phillip lấy chiếc nhẫn đeo vào ngón tay tôi. Ngoại có khóc chút ít, nhưng ngoại trấn an chúng toi ngay, đó là những giọt lệ vui sướng.

“Ước mơ tha thiết nhất của tôi đã trở thành hiện thực.”

Cassie ôm tôi vào lòng. “Bây giờ thì chị đã trở thành người chị thật sự của em rồi.”

Ngoại rót rượu champane ra ly, Phillip quang tay ôm chặt toi trong lúc ngoại và Cassie cụng ly với chúng tôi.

“Có thể Chúa sẽ phù hộ cho các con… bây giờ và mãi mãi.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3: Cuộc phiêu lưu ở thành florence


Tin về cuộc đính ước của chúng tôi được mọi người trong gia đình tiếp cận bằng những cách khác nhau. Phu nhân là người đầu tiên bị sốc. Tôi biết chính xác điều gì đang diễn ra trong đầu phu nhân, bà bao giờ cũng chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của một sự kiện nào đó đối với mình. Phản ứng đầu tiên của bà là cậu quý tử phải nhìn cao hơn chứ. Đối với bà, thật khó mà hiểu được tại sao sự lựa chọn của cậu con trai lại rơi vào tôi, một thứ người ăn kẻ ở bậc cao trong nhà. Thực ra, Madame Cleremont có một vị trí thật đặc biệt trong nhà và Madame đã có những yêu cầu nhất định cho việc làm công trong nhà nhưng dù sao thì Madame cũng chỉ là một kẻ giúp việc. Phu nhân lấy làm phiền muộn ghê ghớm. Có quá nhiều chuyện rắc rối truớc mắt bà khi ngài Francis về nơi chín suối và đổ hết gánh nặng lên đôi vai mảnh dẻ của bà. Phu nhân thực sự kiệt sức trong khi phải đối phó với những vấn đề như thế. Người ta phải có suy xét chứ. Thế rồi bà cũng đổi ý dần dần. Tôi sẽ là con dâu bà. Bà chắc tôi sẽ lấy làm mãn nguyện khi được đưa lên một địa vị cao quý như thế. Vậy thì bà có thể đòi hỏi nhiều hơn ở phía tôi và tôi cũng có ích cho bà. Ít nhất thì đây cũng là một điều an ủi – Philip chỉ là con thứ. Julia tức tối. Thật là một sự xúc phạm không thể nuốt trôi khi nghĩ Julia đã phải mất bao công sức mà vẫn chưa nhận được lời cầu hôn nào, thế mà tôi không cần ai giúp đỡ lại được cầu hôn vào đúng ngày sinh nhật 17 tuổi. Ai cũng nói, ở vào địa vị tôi đây là một điều kỳ diệu chỉ có thể xảy ra trong một giấc mơ ngọt ngào nhất. Thế là điều tốt đẹp nhất đã đến với tôi và tôi đã qua mặt Julia một cách ngoạn mục.

Những người đầy tớ khác trong nhà thì choáng váng. Họ không thể hình dung được chuyện một người có địa vị thấp kém trong nhà thoắt một cái lại nhảy lên một địa vị quan trọng ghê ghớm: là vợ của cậu chủ. Một chuyện cũng giống như việc một cô gia sư lại cưới ông chủ - câu chuyện tình lãng mạn như thế đôi khi cũng xảy ra.

“Có chuyện gì không ổn đây”, bà Dillon nói, “Nó chống lại quy luật tự nhiên.”

Tất nhiên là Cassie vui sướng đón nhận cái tin này.

Khi Julia về Nhà Tơ lụa nghỉ cuối tuần, cô đi cùng bá tước phu nhân Ballander. Bà phu nhân này kéo tôi ra một góc, biểu lộ niềm vui sướng một cách thực lòng. “Làm tốt lắm”, bà nói với một sự tán thưởng thật tình đến nỗi người khác có thể nghĩ mục đích duy nhất của cuộc đời một người con gái là kiếm cho được một tấm chồng. “Tôi đã nói ngay từ đầu là tôi muốn, nếu có thể, được dẫn dắt cô mà.”

Julia tỏ vẻ lạnh lùng với tôi trong suốt thời gian ở lại nhà đến nỗi tôi cảm thấy vui sướng là cuối cùng cô và bà bá tước cũng đi khỏi.

Rồi đến Charles. Thái độ của hắn kể từ ngày Drake Aldringham làm nhục hắn trước sau vẫn là một sự hờ hững có chủ ý. Cứ như thể hắn không nhận ra sự tồn tại của tôi. Hắn chỉ mỉm một nụ cười khi nghe nói về cuộc đính hôn của chúng tôi như thể đó là một trò đùa.

Philip háo hức, say mê về đám cưới của chúng tôi cũng như anh say mê lụa Sallon. Không có cái gì nửa vời trong con người của Philip, sự say mê trong anh được phát huy đến cao độ và khi có một dự án nào đó, anh tập trung toàn bộ nhiệt tình và tâm hồn vào để hoàn thành. Tôi thích điều đó ở anh. Trong thực tế, có rất nhiều cái ở anh làm tôi ngưỡng mộ. Tôi tin là tôi yêu anh mặc dù tôi không biết rõ lắm. Tôi thích được ở bên anh, thích nói chuyện với anh và điều mà tôi thích nhất là cái cách mà anh nâng niu tôi – như thể tôi là một cái gì rất đỗi quý báu và anh sẽ dành cả đời mình để chăm sóc tôi.

Đám cưới dự định tiến hành vào tháng Tư. Chúng tôi có năm tháng để chuẩn bị.

“Chuyện chờ đợi như thế này hoàn toàn vô nghĩa”, anh nói.

Ngoại có một cuộc thảo luận rất lâu với anh. Bà nói rất nhiều về “sự dàn xếp”, tôi phát hoảng lên khi nhận ra ý bà muốn gì.

“Bà cho rằng Philip phải dành cho cháu một khoản tiền nào đó ư?” Tôi hỏi một cách nghi hoặc.

“Điều này vẫn được thực hiện bên Pháp. Ở đấy, người ta đối mặt với sự thật. Vào ngày cưới, Philip sẽ dành ra một khoản tiền mang tên cháu và đó là của cháu … trong trường hợp có chuyện gì xảy ra với cậu ấy.”

“Xảy ra cho anh ấy?”

“Cháu của ta, người ta không bao giờ biết trước những chuyện gì xảy ra với mình. Người ta không thể không cẩn trọng. Gỉa sử có một vụ tai nạn… vậy thì goá phụ tội nghiệp biết làm gì nào? Hay là cô ta bị rơi vào sự thương hại của gia đình chồng?”

“Tất cả những chuyện này nghe ghê sợ quá.”

“Cháu cần phải có những suy nghĩ thực tế về những chuyện như thế này. Không có liên quan gì đến cháu. Chỉ là một sự dàn xếp giữa các luật sư, Philip và bà… bởi vì bà không phải là người giám hộ cho cháu sao?”

“Ôi Ngoại ơi, cháu ước gì bà đừng làm thế. Cháu không muốn Philip phải mất tiền cho cháu.”

“Chỉ là một thoả thuận… không hơn. Nó có nghĩa là một khi cháu lấy cậu ấy cháu sẽ an toàn… được bảo đảm…”

“Nhưng cháu không cưới anh ấy vì những chuyện ấy.”

“Cháu thì không… nhưng có những người phải chăm nom cho quyền lợi của cháu. Chúng ta cần phải thực tế và đấy là vấn đề của người giám hộ cho cháu, không phải vấn đề của cháu, Lenore”

Khi tôi ngồi một mình với Philip, tôi mang vấn đề này ra nói với anh.

“Bà ngoại em là một phụ nữ kinh doanh tinh khôn. Bà biết điều mình muốn. Mà bà thì muốn những điều tốt đẹp nhất cho em… cũng giống như anh, hai bà cháu anh có cùng một suy nghĩ.”

“Nhưng tất cả cái việc thoả thuận này có một vẻ vụ lợi làm sao ấy.”

“Có vẻ thế thật, nhưng đó là điều cần phải làm. Đừng nghĩ ngợi gì nhiều. Bà ngoại em sẽ có điều bà muốn cho em. Anh nghĩ Italia sẽ là nơi chúng ta hưởng tuần trăng mật. Khi ở Florence anh cũng thường nghĩ đến em. Anh tự nhủ với lòng mình thế này: Mình phải cho Lenore xem thành phố tuyệt vời này, đó chính là điều anh sắp làm. Vậy hãy đồng ý đến Florence với anh nhé.”

“Ôi Philip, anh quá tốt đối với em”, tôi cảm động nói.

“Đó là điều anh dự định làm… Bao giờ cũng vẫn vậy, mà em cũng rất tốt đối với anh. Cuộc hôn nhân của chúng ta sẽ là một cuộc hôn nhân hoàn hảo.”

“Em hy vọng sẽ không làm anh thất vọng.”

“Nói bậy, cứ làm như em có thể làm được chuyện đó ấy. Quyết định đến Florence nhé. Đó là một thành phố tuyệt đẹp. Quê hương của các họa sỹ lừng danh trên thế giới. Em sẽ cảm thấy điều đó khi em nện gót trên các đường phố ở đấy. Chúng ta sẽ đi xem hát opera. Đó sẽ là một sự kiện tuyệt vời. Em sẽ mặc chiếc áo tuyệt đẹp may bằng lụa Sallon. Bà ngoại em sẽ tự tay may. Một chiếc áo đặc biệt để đi nghe hát.”

Tôi cười khanh khách: “Còn anh sẽ mặc chiếc áo khoác màu đen và đội một cái mũ opera… một bên cụp xuống, một bên vểnh lên và nom anh hết sức ấn tượng.”

“Và chúng ta sẽ đi dạo trên đường phố với những bộ quần áo đẹp của chúng ta. Hai ta sẽ có một căn phòng có một ban công… có lẽ là nhìn ra quảng trường và cùng nhau ta sẽ nghĩ đến những người dân thành Florence vĩ đại đã cho cái thành phố độc đáo này và dâng cho đời cái nghệ thuật hoàn mỹ nhất của nó.”

“Ôi, trên đời sẽ không còn gì tuyệt hơn”, Tôi nói.

Các tuần lễ nối tiếp nhau qua đi. Tôi sống trong cảm giác bồng bềnh hạnh phúc của một người có cánh cứ bay lên bay lên với những làn mây hồng rực rỡ. Bà ngoại đúng, muôn ngàn lân đúng. Điều tốt đẹp nhất trên đời đã xảy ra với tôi. Giờ này Philip thường ở London. Anh cần dành ra ba tuần lễ để đi hưởng tuần trăng mặt ở Florence. Anh không thể đi lâu hơn. Sau đó chúng tôi sẽ quay lại Nhà Tơ Lụa một thời gian ngắn rồi lại lên ở London. Nhà ở quảng trường Grantham được hai anh em anh sử dụng. Philip nghĩ rằng sau này chúng tôi sẽ tậu một tổ ấm riêng. Tôi cũng nghĩ thế. Cái ý nghĩ rằng Charles ở chung một mái nhà với tôi làm tôi mất hết cả hứng thú. Tôi không tin hắn, không bao giờ tin hắn , không bao giờ tin hắn nữa; và mặc dù dường như hắn muốn quên đi sự cố ở hầm mộ, tôi lại không làm thế được.

Bà ngoại bận rộn một cách vui vẻ trong việc may áo xống cho tôi. Áo cưới của tôi may bằng hàng satin trắng và ren Honiton. Nó chẳng có gì giống với đám cưới đơn giản mà chúng tôi dự tính. Nhưng Ngoại cứ khăng khăng làm theo ý mình. Rồi lại đến quần áo đi du lịch của tôi. Ngoại đã nghe câu chuyện của chúng tôi về tuần trăng mật và việc chúng tôi dự định đến nhà hát opera ở Italy. Bà may cho tôi một chiếc áo dạ hội bằng lụa Sallon màu xanh da trời và một chiếc áo khoác nhung đen cho Philip hài hòa với nó. Khi Philip từ London về nhà, tôi muốn khoe với anh.Philip đến với một vật gì giấu dưới cánh tay. Khi tôi đứng bên anh trong chiếc váy lụa xanh, anh bèn mở chiếc hộp đựng áo khoác đen ra, mặc lên người. Thế rồi anh đội lên đầu chiếc mũ cùng bộ với nó.

Chúng tôi cất tiếng cười vang, khoát tay nhau đi đi lại lại trong phòng làm việc của bà Ngoại, cùng hòa tiếng hát bài La Traviata. Cassie sung sướng vỗ tay, Ngoại ngồi ngắm, khuôn mặt ngời ngời hạnh phúc nom đến cảm động. Tôi đoán Ngoại đang nghĩ số phận của tôi khác của mẹ tôi biết chừng nào.

Đó sẽ là một đám cưới giản dị, cả hai chúng tôi đều muốn thế. Chỉ có rất ít khách mời và ngay sau buổi lễ, chúng tôi sẽ lên đường hưởng tuần trăng mật.

Phu nhân Sallonger tỏ vẻ cam chịu dù bà vẫn đôi chút bực bội. “Những ba tuần. Lâu quá là lâu. Chúng ta phải kết thúc truyện Người thiếu phụ áo trắng trước khi con đi.”

“Miss Logan sẽ đọc cho phu nhân”, tôi nhắc bà.

“Giọng cô ta khàn khàn… mà lại không biết đặt vào truyện những xúc cảm cần thiết.”

“Thế còn Cassie…?”

“Không, Cassie thậm chí còn tệ hơn. Nó không biết đọc diễn cảm, nghe sẽ không biết là nhân vật nữ đang nói hay là một tên điểu cáng. Ôi trời ơi, ta không hiểu cớ làm sao người ta lại phải đi hưởng tuần trăng mật với chả trăng đường. Thật bất tiện vô cùng.”

“Con lấy làm hãnh diện là phu nhân lại thấy thiếu con đến thế.”

“Bây giờ ta cảm thấy mình yếu ớt quá chừng… Và với sự ra đi của ngài Francis… Chả còn ai quan tâm đến ta nữa.”

“Tất cả chúng con đều quan tâm đến phu nhân như trước đây chúng con vẫn thế”, tôi phản đối. Bây giờ tôi có một vị thế khác… không còn thuần túy là đứa cháu gái của một người làm công cho gia đình họ nữa mà là con dâu tương lai. Điều này trao cho tôi một tư thế mới và tôi có ý định đứng ở vị thế mới.

Thế là các tuần nối nhau qua đầy niềm vui cho đến ngày cưới của tôi.

Đó là một ngày tháng Tư tươi sáng.

Và đây, tôi đứng bên Philip, cả hai chúng tôi ngời lên trong ánh nắng mặt trời rực rỡ rọi qua kính cửa sổ, chiếu sáng một tấm biển đá cho biết họ Sallonger đã mua tòa nhà này và đổi nó thành Nhà Tơ lụa. Philip nâng tay tôi lên, đeo nhẫn vào ngón tay tôi, cả hai thề sẽ sống vui vẻ bên nhau cho đến khi cái chết chia lìa đôi lứa.

Chúng tôi đi dọc theo hành lang trong giai điệu rộn ràng của khúc ca mừng đám cưới của Mendelssohn, và tôi thoáng thấy khuôn mặt bừng sáng vì hạnh phúc của Ngoại.

Sau đó chúng tôi quay lại Nhà Tơ lụa và ở đây có một bữa tiệc nhẹ đãi đằng khách khứa. Vợ chồng tôi cúi đầu đáp lễ đón nhận lời chúc mừng hạnh phúc cho đến khi đầu bạc răng long, thế là đã đến lúc chuẩn bị lên đường. Ngoại đứng bên tôi trong phòng riêng của tôi, giúp tôi cởi áo cưới để mặt bộ đồ mà Ngoại cho là lý tưởng để đi du lịch.

Khi đã chuẩn bị xong, tôi ngẩng đầu lên nhìn khuôn mặt bừng lên niềm vui và lòng tự hào của Ngoại.

“Nom cháu thật đẹp, và đây là giây phút hạnh phúc nhất trong đời bà.”

Sau đó Philip và tôi lên đường đi Florence.

Đó là những ngày thần tiên và sẽ sống mãi trong ký ức của tôi. Hạnh phúc tràn ngập cả không gian. Bây giờ thì tôi không còn mảy may nghi ngờ bất cứ điều gì Ngoại đã nói lúc bà thúc giục tôi nhận lời lấy Philip. Bây giờ khi chúng tôi đã là những người tình đắm say thật sự, tôi khám phá ra một niềm hạnh phúc mới mẻ chỉ bộc lộ khi tôi đã làm vợ. Sự gần gũi đối với một người khác giới, sự thân mật xác thịt giữa đôi lứa yêu nhau có một cái gì thật kích thích, thật háo hức, thật tuyệt vời. Tôi chưa bao giờ cô đơn, lúc nào cũng có Ngoại bên cạnh, bà là trung tâm trong cuộc sống của tôi. Bây giờ lại có Philip, với anh, tôi có một vị trí thật đặc biệt. Anh quá tuyệt đối với tôi, lúc nào cũng nóng lòng làm cho tôi sung sướng. Tôi chính là ưu tiên số một của anh. Điều này vừa làm cho tôi cảm thấy mình bé bỏng lại vừa sung sướng vì được yêu nhiều như thế. Ngoại đã thấy trước điều đó nên mới nóng lòng muốn tôi lấy anh.

Anh không chỉ là người tình tuyệt vời: đắm say, nhiệt tình và nhẫn nại, anh còn là một người thầy với những hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực. Tôi vẫn biết rằng anh dành cả tâm hồn mình cho công việc dệt lụa của gia đình – và nhờ đó tôi biết được rằng khi anh tập trung cho một điều gì thì một chi tiết nhỏ nhất cũng trở nên quan trọng đối với anh. Rồi tôi biết, tình yêu của anh dành cho âm nhạc cũng rất lớn, tôi bao giờ cũng bị hấp dẫn bởi tình yêu âm nhạc của anh và khi ở bên anh tôi học hỏi được ở anh nhiều điều về âm nhạc, nhờ đó có khả năng thẩm âm hơn.

Tôi cũng đem lòng yêu hội họa nữa. Anh có những kiến thức sâu rộng về bộ môn nghệ thuật này, đặc biệt là những họa sỹ thành Florence, trong có có một số người như Cimabue và Masaccio tôi chưa từng nghe tên. Anh quan tâm đến quá khứ và có thể kể về lịch sử Florence một cách sinh động tới mức tôi gần như có thể thấy những gì đã qua đang diễn ra trước mắt mình.

Vào tháng Tư, không có nhiều du khách viếng thăm Florence. Tôi cho rằng nhiều năm sau, nơi đây sẽ đông nghẹt du khách khi nó là một trong những điểm tham quan ở châu Âu. Lúc này chỉ có ít người nghỉ ở khách sạn điều đó có nghĩa là chúng tôi nhận được sự quan tâm đầy đủ của những người phục vụ, một điều sẽ không dễ có khi khách sạn đầy người.

Phòng nghỉ ở đây rộng và cao; phòng ngủ của chúng tôi được trang trí theo kiểu ghép mảnh giữa màu xanh và tím hoa cà. Cửa số kiểu Pháp mở ra một ban công mà từ đó chúng tôi có thể đứng nhìn đường phố phía dưới. Đây là một khách sạn đồ sộ, tôi nghĩ trước đây nó đã từng là một lâu đài bởi vì nó vẫn có giữ lại được phần nào vẻ nguy nga bề thế của nó. Tên khách sạn là Reggia. Có một cái gì ở đây tác động đến tôi mạnh hơn là vẻ kỳ lạ của nó. Tôi nghĩ tôi sẽ cảm thấy điều đó mạnh mẽ hơn nếu tôi ở lại đây một mình. Nhưng bởi vì bao giờ cũng có Philip bên cạnh nên tôi thực sự hân thưởng vẻ đơn côi và xa lạ của chốn này mà không nảy sinh một cảm giác lạ kỳ rằng ở một nơi như thế này người ta dễ chịu tác động của những cảm xúc mãnh liệt bởi vì ở đây có sự kết hợp lạ kỳ giữa vẻ bí hiểm với một sự quyến rũ đến mê hoặc.

Đó là những ngày vàng rực rỡ. Tất cả mọi cái dường như đều đầy hứng thú và niềm vui . Philip có một cách nhìn nhận sự việc sao cho nó xảy ra đúng như thế. Thế mà tôi đã nghĩ là anh chẳng có một mối quan tâm nào khác ngoài công việc – và ở một mức độ nhất định, chồng tôi là như vậy. Chúng tôi thường tay trong tay lang thang trên các đường phố ngắm nhìn người ta trưng bày hàng tơ lụa trong các cửa hiệu. Anh không thể cưỡng lại được ý muốn đứng lại ngắm nghía và đôi khi đi vào trong cửa hiệu hỏi giá cả, trực tiếp cầm miếng vải trong tay ước lượng nó, xoa lên mặt vải một cách say sưa với những ngón tay nhạy cảm. Tôi thường cười nhạo anh về điều đó, nói đùa rằng người bán hàng chắc sẽ bực anh lắm vì anh chẳng mua gì.

“Nếu vậy thì có khác gì chở củi về rừng?” anh cười hiền khô.

Tôi thích những cửa hàng nho nhỏ ở Ponte Vecchio. Chúng tôi ngắm nghía những món đồ nữ trang rẻ tiền, đôi khi cũng mua một hòn đá hoặc một cái vòng đeo tay hoặc một hộp có cẩn đá quý. Tất cả những điều này hết sức thú vị.

Có một người Italia chịu trách nhiệm chăm sóc chúng tôi. Tôi không biết anh ta làm nhiệm vụ gì khi khách sạn đông người nhưng khi có ít khách, anh ta cứ luẩn quẩn quanh chúng tôi và trở thành một người đầu sai.

Anh ta mang bữa điểm tâm lên từng phòng. Anh ta sẽ đứng lùi lại một chút gần bức rèm cửa và nhìn chúng tôi với nụ cười mến khách. Nếu vợ chồng tôi để quần áo trên giường, anh ta sẽ mắc nó lên bởi vì anh ta rất quan tâm đến quần áo của chúng tôi, đặc biệt là của Philip. Anh nói được một chút tiếng Anh pha giọng Ý và rõ ràng là anh thích thực tập thứ tiếng Anh trọ trẹ đó với chúng tôi. Sự có mặt của anh chỉ làm tăng thêm niềm vui trong những ngày đẹp đẽ và càng ngày chúng tôi càng khuyến khích anh nói nhiều hơn.

Người này cao cỡ… Philip, mái tóc nâu đậm và đôi mắt to màu đen giàu tình cảm.

Anh ta nhanh chóng phát hiện ra là chúng tôi đang trong tuần trăng mật.

“Làm sao anh biết được?”. Tôi hỏi.

Anh bồi nhún vai, ngước mắt lên trần nhà sơn phết cầu kỳ

“Thật là khó nói lắm a”. Anh ta thêm chữ “a” vào hầu hết các từ và nói bằng một giọng nghe như hát, chẳng giống tiếng Anh chút nào.

“Verra nisa”, anh nói, câu đó có nghĩa là “rất dễ thương”. Và từ đó, nó trở thành một trò vui giữa chúng tôi. Anh bồi xem chúng tôi như là người được anh che chở. Khi chúng tôi dùng cơm trong nhà hàng, anh sẽ đến gần, đứng cạnh người bồi bàn xem chúng tôi ăn uống. Nếu chúng tôi không thích một món nào đó, anh sẽ lắc lắc đầu và hỏi với giọng đầy lo âu: “Không dễ thương a?” làm cho hai chúng tôi phải phì cười.

Anh ta rất đỏm dáng và thuộc loại đàn ông thích trau chuốt vẻ ngoài. Tôi thường bắt gặp anh ta ngắm vuốt trước gương với một vẻ hoàn toàn mãn nguyện. Tên anh ta là Lorenzo. Philip đặt thêm cho anh ta một cái tên ghép là Lorenzo Hiển hách.

Ngày ngày trôi qua, anh ta càng lúc càng quyến luyến chúng tôi hơn. Philip cũng nắm được một số từ tiếng Ý và cùng với thứ tiếng Anh cà lăm của Lorenzo, chúng tôi học hỏi thêm được nhiều điều. Chúng tôi khuyến khích anh ta trò chuyện. Mọi thứ đều có vẻ ngộ nghĩnh hết sức và chúng tôi cười luôn miệng. Đó là những tiếng cười thoải mái vì nó bắt rễ từ niềm vui sống hơn là những chuyện bông phèng. Tôi nghĩ cả hai chúng tôi đều hết sức sung sướng là đã được sống trên đời.

Lorenzo hiểu được điều đó và dường như anh ta cũng muốn tham dự vào niềm vui của chúng tôi.

Anh ta muốn chúng tôi biết anh là chàng trai khá như thế nào, được bao nhiêu người đàn bà yêu quý. Thực ra, trong khi kể cho chúng tôi nghe, anh ta cảm thấy phiền lòng là trong một số trường hợp anh ta đã phải chạy trốn những người hâm mộ.Đôi tay của Lorenzo rất biểu cảm và anh ta làm những động tác như xua đi đám ruồi muỗi vo ve. Bao giờ anh ta cũng chọn một chỗ ngồi gần cái gương trong khi nói chuyện với chúng tôi để chốc chốc lại có thể liếc nhìn bóng mình trong gương, hoặc có thể sửa sang lại những lọn tóc quăn dợn sóng một cách tự hào. Mặc cho cái thói phù phiếm lồ lộ ấy vẫn có một cái gì rất đáng mến trong tính cách của Lorenzo và không ai trong chúng tôi cưỡng lại được ý muốn trò chuyện với anh.

Như tôi đã kể Lorenzo rất thích quần áo của Philip. Một lần chúng tôi trở về phòng bắt gặp anh ta đang đội thử cái mũ của Philip.

“Dễ thương a”, anh nói không hề ngượng ngùng vì bị chúng tôi bắt được quả tang.

Chúng tôi cố không lộ ra vẻ ngạc nhiên, mà thực ra thì chúng tôi không hề ngạc nhiên về những việc Lorenzo đã làm.

“Chiếc mũ hợp với anh lắm”, tôi nói.

“Trong chiếc mũ này… Lorenzo này… Trông quyến rũ nhiều a?...”

“Tôi chắc là thế. Anh sẽ không có khả năng rũ sạch các cô. Lại phải làm một cuộc chiến thôi.”

Một cách cung kính, anh ta bỏ mũ xuống, nghịch nghịch trong tay với một niềm vui thích của trẻ con rồi miễn cưỡng bỏ lại vào hộp.

Lorenzo thường hỏi chúng tôi đi chơi đâu và lại hỏi lần nữa khi chúng tôi trở về. Thực vậy, anh là một trong những nguồn vui của chúng tôi. Cả hai đều cười không ngớt về hình ảnh anh ta đứng chải chuốt trước gương với cái mũ của Philip.

“Đã bao giờ anh gặp một người phù phiếm như vậy chưa?” Tôi hỏi.

Philip đáp rằng có lẽ anh ta không phù phiếm hơn nhiều người khác chỉ có điều Lorenzo không giấu diếm điều đó thôi.

“Anh ta nhìn mình như một người tình vĩ đại”, anh tiếp tục. “Mà tại sao lại không phải như vậy chứ? Điều đó làm anh ta hạnh phúc. Chả có gì phải nghi ngờ về điều này.”

Chắc chắn là không.

Đôi khi chúng tôi ngồi ở những quán ăn ngoài trời, uống cà phê hoặc nhấm nháp rượu khai vị. Chúng tôi nói chuyện sẽ đi thăm thú chỗ nào và định đi đâu vào ngày hôm sau và chúng tôi không bao giờ thử không nói về kỳ công mới nhất của Lorenzo.

Những ngày thần tiên trong xứ sở thần tiên. Khi nghĩ đến Florence, tôi nhớ đến độ cao của tháp Fiesole, đến những ngôi nhà quây quần quanh những ngọn đồi thoai thoải bao quanh những vườn nho xanh tốt, những vườn hoa hay những ngôi nhà xinh xinh, những tòa kiến trúc theo kiểu Florence khổ hạnh với vẻ đồ sộ gần như dữ tợn trên các đường phố. Đặc biệt tôi nhớ nhà thờ chính Duomo và nhà thờ của San Lorenzo với những tảng đá hoa cương hùng vĩ và kiểu trang trí cẩn những viên đá màu thiên thanh, hồng ngọc và mã não. Tôi phát hiện ra bức tượng Lorenzo de Medici – Lorenzo Hiển hách.

Tôi thề là nó trông giống Lorenzo của chúng tôi. Thế là cả hai cố khám phá ra những nét giống nhau nữa rồi tự hỏi không biết Lorenzo của chúng tôi có đến đây ngắm nghía cái người nổi tiếng có cái tên trùng với mình không.

Có quá nhiều cái để chiêm ngưỡng – một sự phong phú tràn ra mọi phía. Nếu bạn sống ở đây một năm, bạn sẽ dần quen với nó, với tất cả các tòa lâu đài cổ kính: il Bargello từng là một nhà tù, rồi Palazzo Vecchio, Uffizi và Palazzo Pitti. Chúng tôi thích nấn ná ở Piazza della Signoria với một bộ sưu tập các bức tượng và các tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp của Loggia dei Lanzi.

Thời tiết ấm áp chứ không oi ả. Bầu trời có một màu xanh vĩnh cửu cộng thêm một nét đẹp nữa cho những tòa nhà sừng sững của thành Florence.

Trong lúc đứng chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc ở Piazza della Signoria, tôi để ý đến một người đứng gần chúng tôi. Ông ta bắt gặp ánh mắt của tôi bèn mỉm cười.

“Thật là một bộ sưu tập tuyệt vời”, ông ta nói tiếng Anh với một giọng Ý rất nặng.

“Đẹp lắm”, tôi đáp.

“Ông có thể tìm thấy ở đâu ngoài Italia những thứ như thế này không?” Philip hỏi.

“Tôi dám nói là không có ở đâu ngoài Italy”, người đàn ông đáp. “Ông bà đang đi du lịch?”

“Phải.”

“Chuyến du lịch đầu tiên của ông bà?”

“Với tôi thì không nhưng với vợ tôi thì đây là lần đầu.”

“Ông biết tiếng Anh. Sao ông biết chúng tôi từ đâu đến?” Tôi hỏi.

Người lạ mỉm cười. “Người ta có cách để biết được chứ. Cho tôi biết ông bà đến từ vùng nào của nước Anh? Tôi đã có lần sang Anh.”

“Chúng tôi ở vùng Epping”, Philip đáp. “Thế ông đã đến đó bao giờ chưa?”

“Ồ có. Một vùng rất đẹp… lại gần thành phố lớn, có phải không?”

“Tôi thấy là ông biết khá rõ.”

“Ông bà ở đây bao lâu?”

“Thêm một tuần nữa sau khi tuần này chấm dứt.”

Người đàn ông nhấc mũ cúi chào. “Chắc ông bà sẽ tận hưởng những ngày còn lại với bao vui thú.”

Khi người đàn ông đó đi khuất, tôi nói: “Ông ấy thật lịch sự.”

“Ông ta thích chúng ta bởi vì ta ngưỡng mộ những công trình kiến trúc trên quê hương ông”

“Anh nghĩ chỉ có thế thôi à? Ông ta có vẻ quá quan tâm đến chúng ta, hỏi chúng ta từ đâu đến, bao giờ rời khỏi đây nữa.”

“Đó chỉ là một cuộc trao đổi xã giao vô thưởng vô phạt mà thôi.”

Anh khoác tay tôi và chúng tôi thong thả đi tìm một nhà hàng có sân trời để có thể vừa ngồi trò chuyện vừa ngắm những hoạt động của phố phường trong lúc ăn.

Chúng tôi đi xem hát. Tôi mặc chiếc váy lụa Sallon màu da trời, Philip khoác áo nhung đen, đội chiếc mũ mà Lorenzo biểu lộ một sự đánh giá rất cao.

Lorenzo bước vào phòng chúng tôi kiểm tra một lượt trước khi chúng tôi đi. Anh ta vỗ hai tay vào nhau, ngây người ra ngắm chúng tôi với vẻ ngưỡng mộ, tôi biết anh ta đang hình dung bản thân mình trong chiếc áo tuyệt đẹp của Philip và đội chiếc mũ đáng ao ước kia. Anh ta tiếp tục vỗ tay, miệng tán tụng: “Thật tuyệt a! Thật tuyệt a!”

Đó là một đêm không thể nào quên, đêm cuối cùng của chuỗi ngày đẹp như một giấc mơ, chính vì vậy mà khi nhìn lại, tôi không thể tin được tai họa lại kề sát một bên như thế.

Vở opera có tên Rigolett; các giọng ca đạt đến trình độ siêu việt, khán giả vỗ tay hết mình. Tôi hoàn toàn bị giọng ca tuyệt vời của nhân vật ngài công tước và tên hề sầu muộn của ông mê hoặc. Tôi đắm mình trong bài đơn ca của nàng Gilda và bản tứ tấu trong đó ngài công tước đa tình ưa tán tỉnh phụ nữ, chủ tâm quyến rũ người con gái trong trắng ở quán trọ hòa với âm điệu sầu thảm của Gilda bị bỏ rơi và cuộc phục thù của Rigoletto. Tôi định bụng ghi nhớ tất cả để về kể lại cho Ngoại tôi nghe.

Trong lúc nghỉ giải lao, tôi nhìn lên một trong những lỗ hút trên tầng trên, trông thấy người đàn ông đã bắt chuyện với chúng tôi ở Piazza. Ông ta bắt gặp ánh mắt tôi và có vẻ nhận ra tôi bởi vì ông ta cúi đầu khẽ chào. “Này anh, nhìn kìa, đó là người đàn ông ấy.” Philip vẫn có vẻ mơ hồ. “Anh có nhớ là mình đã gặp ông ta ở Piazza không?”

Philip gật đầu lơ đãng.

Ra đến ngoài phố, tôi lại thấy ông ta lần nữa. Ông ta đứng lại như có ý đợi một người nào đó. Một lần nữa, chúng tôi lại gật đầu chào nhau.

“Có lẽ ông ta đang đợi người đánh xe”, tôi đoán.

Vợ chồng tôi quyết định đi bộ về khách sạn.

Một buổi tối đầy say mê quyến rũ, tôi muốn giữ lại cái đêm ấy. Chúng tôi đứng sát bên nhau trên ban công ngắm phố phường trong màn đêm thoảng hương hoa táo.

“Khi không có người đi lại, đường phố nom có vẻ bị đe dọa thế nào ấy”, tôi nói. “Người ta bắt đầu tự hỏi có phải là những kẻ hung bạo có mặt đâu đây khi thành phố bắt đầu nghỉ ngơi không?”

“Điều này có thể đúng với bất cứ chỗ nào”, Philip đáp một cách thực tế.

“Nhưng em nghĩ có một cái gì đó đặc biệt ở đây…”

“Em giàu trí tưởng tượng quá đấy, em yêu” Philip nói và đưa tôi vào trong phòng.

Ngày hôm sau, chúng tôi đi bộ cả ngày và sau bữa tối chúng tôi đã thấm mệt. Lorenzo lại chỗ chúng tôi đang ngồi ăn, trong căn phòng gần như vắng vẻ.

“Anh chị không đi xem ca kịch tối nay a?”

“Không. Chúng tôi đi xem tối qua rồi.”

“Tuyệt lắm, Lorenzo ạ.” Tôi nói thêm

“Dễ thương a? Rigoletto phải không?”

“Đúng thế. Các giọng ca thật mê li.”

“Vậy tối nay anh chị không đi đâu a?”

“Không,” Philip nói. “Tối nay chúng tôi sẽ đi nghỉ sớm. Cần phải viết mấy lá thư. Chúng tôi khá mệt nên sẽ đi ngủ sớm hơn thường lệ.”

“Thế thì tốt a!...”

Trở về phòng, chúng tôi ngồi viết thư. Lá thư tôi viết khá dài trong đó tôi kể cho Ngoại nghe về những danh lam thắng cảnh ở Florence và buổi đi xem ca kịch ở nhà hát tối hôm trước. Philip nhận được tin tức từ nhà máy và đang đắm mình trong việc trả lời.

Sau đó hai vợ chồng tôi ngồi một lát ngoài ban công rồi vào giường ngủ.

Sáng hôm sau bữa điểm tâm mang đến trễ không phải do Lorenzo mà là một người bồi khác mang đến.

“Có chuyện gì với Lorenzo vậy?” Tôi hỏi.

Tiếng Anh của người này chỉ là vài tiếng bập bẹ. “Đi… rồi.”

“Mà đi đâu?”

Anh ta đặt khay thức ăn xuống, vẻ mặt ngây độn, giơ hai tay lên tỏ vẻ không biết phải làm gì.

Khi người bồi đi khỏi, chúng tôi nói chuyện về Lorenzo. Chuyện gì đã xảy ra? Không thể có chuyện anh ta đi luôn.

“Anh nghĩ lẽ ra anh ta phải nói cho chúng mình biết anh ta nghỉ việc một ngày chứ.”

“Kể cũng lạ thật. Nhưng Lorenzo là như thế. Em dám nói là chúng mình sẽ nghe tin anh ta sớm thôi.”

Chúng tôi xuống đến dưới nhà nhưng không ai biết anh ta đi đâu, rõ ràng là họ cũng ngạc nhiên như chúng tôi về vụ anh ta mất tích.

“Chắc là anh ta đang say sưa với chị nào đấy thôi.” Philip đùa

Chúng tôi ra ngoài và dạo chơi lang thang trong thành phố. Trên đường đi qua lâu đài Medici và với một Lorenzo trong đầu, chúng tôi nói chuyện về một Lorenzo khác, hậu duệ của một gia đình đầy tiếng xấu, nắm quyền lực tối cao ở Lorenzo vào thế kỷ thứ 15.

“Lorenzo il Magnifico”, Philip tỏ vẻ trầm tư, “hẳn là một người vĩ đại nên mới lừng danh thế giới như thế. Phải, ông ta là một người hiển hách. Đã cống hiến một phần lớn gia tài của mình để khuyến khích nghệ thuật hội họa và văn chương. Biến Florence thành trung tâm nghệ thuật lớn. Em biết không, ông ấy đổ rất nhiều tiền vào thư viện do ông ấy lập nên; quy tụ bên mình những nhà điêu khắc và họa sĩ lớn nhất mà thế giới từng biết đến. Thật là một việc làm vĩ đại bậc nhất. Anh tin là ông ấy có rất nhiều quyền lực và điều này không phải là tốt với tất cả mọi người, vậy mà lúc qua đời ở Florence, ông ấy đã đánh mất ít nhiều quyền năng của mình. Con của những con người vĩ đại thường không sánh được với cha mình và sau đó thành Florence đã trải qua những giai đoạn khó khăn”.

Tôi không thể không nghĩ đến Florence của chúng tôi.

“Em hy vọng không có gì rắc rối khi anh ta trở về. Em cho là người ta sẽ không hài lòng với việc anh ta làm… bỏ đi như thế không nói một tiếng là sẽ đi đâu.”

Chúng tôi mua hàng ở Ponte Vecchio rồi tản bộ đến Arno, nơi mà theo Philip, nhà thơ vĩ đại Dante có cuộc tình đầu tiên với nàng Beatrice.

Tôi thật vui sướng là cuối cùng chúng tôi cũng về lại Reggia bởi vì tôi không thể xua Lorenzo ra khỏi tâm trí.

Có một chuyện kinh khủng đang đợi chúng tôi.

Vừa bước chân vào khách sạn, chúng tôi đã biết ngay là có chuyện. Một trong số người bồi và hai cô phục vụ vội vã đi về phía chúng tôi. Thật khó mà hiểu được họ nói gì khi cả ba cùng tranh nhau nói bằng tiếng Ý và thi thoảng có chen vài từ tiếng Anh.

Chúng tôi không tin là đã hiểu đúng ý họ. Lorenzo mà chết ư?

Có vẻ như anh bị tấn công ngay sau khi rời khách sạn vào tối hôm trước. Xác anh bỏ lại ở một trong những con hẻm nhỏ sau khách sạn và đến tận sáng hôm sau mới được một người trên đường đi làm phát hiện ra.

Ông quản lý khách sạn bươn bả chạy đến.

“Tốt quá, ông ba đã quay về”, ông ta nói. “Cảnh sát muốn trao đổi… Tôi phải báo với họ là ông bà ở đây. Họ muốn hỏi chuyện…”

Chúng tôi đứng chết trân, tự hỏi cớ làm sao họ lại muốn gặp chúng tôi, nhưng cả hai đều sững sờ nhớ lại tiếng cười hồ hởi của Lorence vừa mới đây đã hóa thành người thiên cổ nên không nghĩ nhiều về chuyện đó nữa. Hai viên cảnh sát đến tìm chúng tôi, một người nói tiếng Anh rất khá. Ông nói họ không nhận ra Lorenzo ngay bởi vì anh mặc một chiếc áo khoác có mác của một nhà may ở London. Mới đầu họ nghĩ nạn nhân của cuộc tấn công là một du khách ở Florence. Nhưng chẳng bao lâu người ta xác định nạn nhân là ai. Họ cho rằng động cơ của cuộc tấn công là cướp của, nhưng khó có thể xác định là cái gì đã bị mất.

Chúng tôi vô cùng bối rối. Đoạn tôi nhớ là Lorenzo rất thích cái mũ đi coi hát của Philip. Tôi nói tôi muốn về phòng riêng. Qủa vậy, chiếc hộp đựng mũ trống không, cả áo khoác cũng không có trong tủ áo. Tôi vội vã xuống nhà báo cho họ biết.

Kết quả là chúng tôi được mời đi để nhận diện cái áo khoác đẫm máu. Không có gì phải nghi ngờ, đó chính là áo của Philip. Vào lúc ấy, họ cũng tìm thấy cái mũ. Vừa trông thấy nó, tôi đã đoán được chuyện gì đã xảy ra.

Chúng tôi rất sững sờ và điều này đã tác động nhiều đến vợ chồng tôi. Cả hai đã rất vui với sự có mặt của Lorenzo và thích thú trò chuyện với anh. Tôi nhớ lại rằng buổi tối định mệnh ấy anh đã hỏi xem chúng tôi có đi đâu không và khi biết chúng tôi sẽ ở lại khách sạn, anh đã lén lấy áo và mũ của Philip để rồi bị nhầm là một khách du lịch giàu có và tìm đến cái chết.

Thật là bi thảm, chúng tôi cảm thấy mình có liên quan mật thiết đến chuyện này vì rằng anh đã bị chết trong chiếc áo của Philip. Tôi cứ day dứt về anh bồi này mãi, đi đi lại lại trong phòng vơ vẩn nghĩ về anh – một thanh niên tuấn tú có sức quyến rũ đối với cả hai phái.

Tính phù phiếm đã giết anh, nhưng đó là một sự phù phiếm vô hại, đáng yêu.

Lorenzo đáng thương – tràn đầy sức sống và hội đủ điều kiện để vui hưởng cuộc đời, vậy mà chỉ vì một hành động thiếu suy nghĩ… đã chấm dứt tất cả.

Và tuần trăng mật của chúng tôi cũng kết thúc. Chúng tôi chẳng còn tìm thấy niềm vui ở thành Florence tráng lệ nữa. Nơi này đã để lộ một khía cạnh mới. Các đường phố với những công trình kiến trúc tuyệt đẹp ghi dấu ấn của một quá khứ vàng son oanh liệt cũng có bóng dáng của tội ác.

Mỗi lần đi ra ngoài tôi lại như nhìn thấy Lorenzo… đang bước đi, mãn nguyện với đời và với bản thân mình, rồi bất thình lình một con dao oan nghiệt ở đâu phóng tới cắm phập vào lưng anh.

“Anh nghĩ có lẽ tốt nhất là chúng ta nên về nhà.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4: Thảm kịch trong rừng


Đường về nhà mới khác lúc ra đi làm sao. Tôi chắc rằng cũng như tôi, Philip không thể không suy nghĩ về Lozenzo. Anh ấy chỉ xuất hiện trong cuộc đời chúng tôi một khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng rồi chắc chúng tôi sẽ không bao giờ quên anh và cái sự thật là chỉ vì áo và mũ của Philip mà anh đã tìm đến cái chết.

Tôi cứ nghĩ mãi về anh- đi chơi một cách vui vẻ hoạt bát là thế, cho mình là một trong những người đàn ông đào hoa trong thành phố... rồi Thần Chết bất thình lình hiện ra. Tôi tự hỏi không biết anh có nhận ra cái gì đang đến với mình và đặt câu hỏi tại sao không. Có lẽ... trong một khoảnh khắc đáng sợ...

Cuộc tấn công thật tàn bạo. Anh đã chống cự lại nhưng vô ích. Thật lạ lùng. Có lẽ không phải vì kẻ tấn công muốn cướp của mà sau một cuộc đấu khẩu kéo dài. Có lẽ câu chuyện về thành tích chinh phục các bà các cô là đúng và đây là một vụ trả thù vì tình. Không phải thế. Cái áo và cái mũ ở đây là bằng chứng. Anh đã bị nhìn nhầm là một khách du lịch.

Một nỗi lo chợt xâm chiếm tâm trí tôi, chuyện như thế này cũng dễ xảy ra với Philip của tôi và tôi phát hoảng thật sự. Tôi nói với chồng tôi về nỗi lo sợ của mình, bám riết lấy anh như thể thoát khỏi tôi anh sẽ gặp nguy hiểm.

“ Chuyện này đã thay đổi hình ảnh Florence trong mắt chúng ta.”

Tôi đồng ý và chúng tôi về nhà.

Ngoại đứng đón chúng tôi, hai tay chắp vào nhau, đôi mắt đầy quan tâm soi vào mắt tôi. Rồi bà nhoẻn miệng cười: không thể giấu được, hạnh phúc lồ lộ trên mặt tôi.

“ Ngoại hạnh phúc quá...hạnh phúc tràn trề. Cuối cùng thì giấc mơ đã biến thành hiện thực. Một điều hiếm hoi lắm thay! Người ta cứ lập chương trình... lên kế hoạch... hy vọng... và để thấy nó không bao giờ đến. Nhưng lần này... nó đã đến. Cháu của bà hạnh phúc, tình yêu của bà. Cậu ấy thật tốt lành, chồng của cháu ấy, phải không? Những người đàn ông tốt đẹp như thế hiếm lắm... Ai tìm được họ là cực kỳ may mắn.”

“ Trên cả tuyệt vời ngoại à. Cháu phải kể cho bà nghe về Florence. Những công trình kiến trúc tuyệt đẹp... những bức danh họa... điêu khắc... tất cả đều đẹp... những cây cầu duyên dáng bắc ngang sông... những cửa hiệu nhỏ xinh... đường phố...” Giọng tôi lạc đi. Trên những con đường nhỏ tắt ánh đèn, một chàng thanh niên hăm hở lao đi... vui vẻ lâng lâng vì tình yêu cuộc sống và hài lòng với chính mình... thế mà phập một cái, mặt ngã xuống lề đường.

“ Có chuyện gì vậy? Ngoại hỏi đầy quan tâm.

Tôi kể cho ngoại nghe về Lorenzo, bà nghe rất chăm chú. “ Chàng trai mặc áo và đội mũ của Philip à?”

“ Vâng. Chắc anh bị nhìn nhầm là một khách giàu có và đó là lý do...”

“ Trời ơi... chuyện đó có thể...”

Tôi gật đầu. “ Đó cũng là điều cháu nghĩ. Và là lý do bọn cháu về nhà sớm hơn dự tính.”

“ Tạ ơn Chúa là các cháu vẫn an toàn. Tạ ơn Chúa là các cháu hạnh phúc. Bởi vì niềm vui vẫn ở lại. Bà nhớ các cháu lắm. Bà cứ nghĩ về hai cháu suốt. Bà tự hỏi nhiều điều lắm. Hôn nhân có một ý nghĩa lớn lao trong đời một người đàn bà. Có một số người không tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng nhưng bà thấy rõ là cháu rất hạnh phúc và không có gì trên đời này làm bà sung sướng hơn.”

Nhưng chuyện xảy ra với Lorenzo vẫn phủ một bóng đen lên niềm vui của Ngoại. Tôi có thể thấy rằng bà không thể không nghĩ rằng một chuyện như thế cũng có thể xảy ra với Philip thân yêu.

Phu nhân rất mừng khi thấy tôi trở về.

“ Con đi lâu quá đấy. Bây giờ mẹ mong con sẽ không đi đâu nữa. Như vậy thật là vô tình quá.”

Tôi không cần phải khúm núnm trước bà nữa. Bây giờ tôi đã là một người con trong gia đình, cưới một trong hai người con trai của bà và trở thành bà Philip Salloner – không đơn giản là con nhỏ Lenoreore Clerement nữa.

“ Thưa mẹ, anh Philip muốn chúng con mua một ngôi nhà ở London. Anh ấy hầu như sống ở London và tất nhiên con sẽ ở cùng anh ấy.”

“ Nó có thể xuống đây bất cứ lúc nào nó muốn.” Mẹ chồng tôi cãi lại. “ Đây là nhà nó cũng như nhà của tất cả chúng ta.”

“ Con biết. Nhưng chúng con sẽ tậu nhà riêng.”

“ Ôi mệt quá đi. Sẽ còn nhiều thời gian trước khi mọi việc được thu xếp. Hiện nay ta đang có cuốn Đá mặt trăng. Nghe nói hấp dẫn lắm. Ta nghĩ chúng ta có thể bắt đầu ngay chiều nay.”

Tôi có thể thấy rằng bà muốn đưa tôi về nếp cũ dù tôi cần phải nói rằng một trong những nhiệm vụ dễ chịu nhất của tôi là đọc sách cho bà nghe.

Nhưng phu nhân rồi sẽ nhận ra cuộc sống đã thay đổi. Cassie ôm tôi thật nồng ấm. “ Chị Lenore, mọi việc ở đây đều chán chường không chịu nổi. Em cứ mong cho đến ngày chị quay về. Bà chị và em cứ đếm từng ngày. Em có một cuốn lịch và ngày nào cũng đánh dấu lên đó. Chúng em thật sung sướng là chị đã về sớm hơn dự tính.”

Cassie tròn mắt nghe tôi kể về Florence và sự việc đau buồn xảy ra cho Lorenzo.

“ Nếu anh ra không mặc cái áo khoác ấy có lẽ chuyện đó đã không xảy ra”, cô nói vẻ kinh khiếp.

“ Bọn chị không rõ. Nhưng hình như kẻ xấu nhầm anh với một người khách du lịch. Hoặc cũng có thể có một cuộc cãi vã nào đó. Anh ta bao giờ xũng nói về những cuộc phiêu lưu tình ái và người Ý là những người có phản ứng rất mãnh liệt. Họ thường có những mối hận và những mối thù truyền kiếp.”

“ Giống như chuyện Romeo và Juliet đấy. Nhưng chuyện này hẳn đã làm chị mất tinh thần.”

“ Đúng thế. Nếu em gặp chàng trai ấy Cassie ạ...”

“ ước gì em có thể gặp.”

“ Thật là kinh khủng khi nghĩ đến những chuyện đã xảy ra cho cậu ta.”

“ Bởi vì anh ta mặc áo của Philip. Một chuyện như vậy cũng có thể xảy ra với Philip.”

“ Xin em đừng nói thế.”

“ Chị yêu anh ấy lắm phải không? Em lấy làm vui lắm. Em cũng yêu anh Philip thật nhiều. Tình yêu này làm chị trở thành một người trong gia đình.”

“ Phải, chị rất vui mừng về diều đó và cả bà chị nữa.”

“ Như thế tất cả chúng ta đều hạnh phúc.”

Julia về thăm nhà cùng với bà bá tước. Gặp tôi, bà bá tước rất mừng còn Julia thì kém vui hơn. Cô nhìn tôi với vẻ thán phục không có gì là thiện chí, làm tôi nghĩ đến chuyện bẫy cho được một ông chồng trở thành một ám ảnh đối với những cô gái như Julia. Tất cả chỉ bởi vì người ra đã phải đầu tư quá nhiều cho một lần các cô ra mắt xã hội thượng lưu. Tôi thật là may mắn. Những chuyện như vậy không xảy ra với tôi.

Lối vào đời của tôi có thể không chính thống nhưng nó lại mang tôi đến với bà ngoại và sau đó là Philip thân yêu. Tôi phải xé toạc cái bóng đen do cái chết của Lorenzo chụp xuống đời tôi, phía trước là hạnh phúc và tôi chỉ việc mở lòng ra đón hạnh phúc. Charles cũng trở về Nhà Tơ lụa. Hai anh em chụm đầu bàn bạc rất lâu trong khi Philip, như anh nói, bận ngập đầu ngập cổ với những việc tồn đọng cần giải quyết trong lúc anh đi vắng. Một trong những viên quản đốc tìm xuống tận Nhà Tơ lụa với một cặp táp đầy giấy tờ. Philip quyết định rằng anh sẽ ở lại đây cùng với Charles và viên quản lý để xử lý công việc.

Chúng tôi về nhà chỉ vừa đúng ba ngày thì Madalenna dé Pucci đến chỗ chúng tôi. Bằng một cách không ngờ nhất.

Chúng tôi đang ăn tối. Cùng với Julia, bà bá tước và Charles, bữa ăn đông vui hơn thường lệ. Vào những ngày mà phu nhân tự cho là “ đẹp trời”, bà cùng ăn với chúng tôi và người ta đẩy chiếc xe lăn của bà vào phòng ăn. Hôm ấy là một trong những ngày hiếm hoi như vậy.

Mới ăn được một nửa bữa thì một người đầy tớ chạy vào thông báo có một tai nạn xảy ra. Một chiếc xe bị lật ngay truớc cổng nhà chúng tôi. Trên xe là mấy người ngoại quốc và chẳng dễ gì hiểu được điều họ nói, nhưng có vẻ như họ yêu cầu giúp đỡ.

Phu nhân có vẻ hoảng sợ. “ Chao ôi... Phiền quá đi mất”, bà lầu bầu. Charles nói tốt nhất là chúng tôi hãy ra xem có thể giúp được gì.

Ngoài tiền sảnh có một người đàn ông tóc đen rõ ràng là có vẻ rất mệt nỏi. Ông ra nói tiếng Ý bằng cái giọng liến thoắng.

Chúng tôi biết được rằng cỗ xe của ông ta bị lật và cô chủ cùng với người đầy tớ gái đều bị thương. Họ đang trên dường đến London.

Ngoài đường chiếc xe nằm nghiêng một bên. Tuy vậy con ngựa không bị thương đang đứng kiên nhẫn gần đấy. Ngồi bên vệ dường là một cô gái trẻ có mái tóc đen và một vẻ đẹp hiếm có trên đời. Cô ta đang ôm dầu gối, có vẻ đau đớn lắm. Cạnh thiếu nữ là một người đàn bà đứng tuổi đang vặn hai tay vào nhau, cố gắng xoa dịu cô chủ mặc dù thiếu nữ này có vẻ còn bình tĩnh hơn bà ta.

Charles bước đến gần thiếu nữ. “ Cô có đau lắm không?”

“ Si... si...” Cô gái ngước đôi mắt đẹp, rợp bóng hàng mi lên nhìn chàng trai, vẻ đẹp có thể làm xao xuyến bất cứ trái tim sắt đá nào.

“ Cô phải vào nhà ngay,” Charles nói. Tôi có thể thấy rõ sắc đẹp choáng ngợp của bô gái đã biến hắn thành một tên nô lệ.

“ Để xem cô có đứng lên được không?” Charles săn đón. “ Nếu cô đứng lên được... tôi nghĩ điều đó có nghĩa là không có cái xương nào bị gẫy.”

Philip nói. “ Để tôi gọi mấy người ở chuồng ngựa xem có thể làm gì được với chiếc xe?”

Người hầu gái nói một cái gì đó liến thoắng bằng tiếng Ý và cô gái đứng lên. Cô ta ngã xuống vừa lúc Charles đưa tay ra đỡ.

“ Chắc phải mời bác sĩ đến”, tôi góp lời.

“ Phải đấy”, Charles nói thêm. “ Phái ngay một người đi mời bác sĩ. Giải thích cho ông ấy chuyện gì đã xảy ra”. Hắn quay sang thiếu nữ xinh đẹp. “Trong lúc đó cô có thể vào nhà chúng tôi.”

Cô gái tì mạnh vào người Charles, người hầu gái đi phía sau nói như bắn súng.

Vài người đàn ông kéo đến xem xét chiếc xe. Philip ở lại với họ trong lúc tôi đi theo Charles và mấy người phụ nữ vào trong nhà.

“ Có ai đi mời bác sĩ chưa?” Charles hỏi.

“ Jim đã đi đến chỗ bác sĩ rồi ạ...” Cassie đáp.

Mọi người tử tế quá...” cô gái người Ý nói.

“ Mọi thứ rồi sẽ đâu vào đấy thôi.” Charles nói giọng dịu dàng, đầy vẻ quan tâm.

Phu nhân đã rời phòng ăn, luôn miệng hỏi chuyện gì xảy ra. Bà cho gọi tôi và tôi đến kể cho bà nghe mọi chuyện.

“ Còn chuyện gì xảy ra nữa đây?”

“ Con không biết ạ. Người ra đã đi mời bác sĩ. Cô gái đau ở đầu gối và anh Charles nghĩ cần phải khám xem sao.”

Chẳng bao lâu bác sĩ đã có mặt. Ông khám vết thương trên đầu gối tuyên bố xương không hề gì, nhưng có thể có chỗ bị rạn. Ông nghĩ cần băng vết thương lại và với vài ngày nghỉ ngơi mọi chuyện sẽ ổn thỏa cả. Charles cho là cô gái nên nghỉ lại Nhà Tơ lụa cho đến khi có thể tự đi lại được. Trong lúc đó thì Philip đã điều tra được vài thông tin như là mấy người này đi từ đâu đến và họ sẽ đi đâu. Đây là những người Ý- điều mà chúng tôi đã biết- và họ sang Anh để thăm người bà con. Thiếu nữ tên là Madalenna dé Pucci vừa đến thăm một người bạn và đang trên đường về nhà anh trai ở London. Sau đó, họ sẽ quay về Ý.

Một kế hoạch hành động đã được quyết định

Charles một mực khẳng định thiếu nữ cần ở lại nhà chúng tôi cho đến khi đầu gối của cô lành hẳn. Cô gái phản đối một cách yếu ớt trong khi lý lẽ của Charles chắc nịch và kiên quyết. Cô và người hầu gái tên là Maria có thể ở lại đây. Chiếc xe cần sửa sang chút ít và người ở chuồng ngựa có thể làm được điều đó gọn ơ. Sau đó tên xà ích sẽ đánh xe đến London giải thích với người anh mọi chuyện, chỉ vài ngày sau Signorita Madalenna và người hầu gái có thể trở về London.

Cuối cùng kế hoạch này cũng đựoc chấp nhận và người ta chuẩn bị một phòng cho Madalenna và phòng xép cho người hầu gái. Cô gái hết sức cảm động luôn miệng ca ngợi lòng tốt của chúng tôi.

Sự cố này làm hài lòng những người giúp việc trong nhà- họ đã làm tất cả để chào đón những người khách lạ, cả chúng tôi cũng vui nữa, đặc biệt là Charles người rõ ràng là đã bị sắc đẹp của thiếu nữ Italia hớp hồn.

Chỉ có phu nhân Sallonger là rầu rĩ vì có một người trong nhà dám cạnh tranh với bệnh tật của bà, nhưng dù sao người lạ cũng chỉ ở lại ít hôm. Phu nhân mau chóng bình tâm, thậm chí bà còn cảm thấy hài lòng vì giờ đây bà đã có một cử tọa mới. Bà thích nói chuyện với Madalenna về tình trạng bệnh tật của mình, đoan chắc với cô gái là bệnh của bà còn tệ hại hơn bất cứ điều gì cô có thể tưởng tượng đuợc. Còn Madalenna không hiểu được một nửa những gì phu nhân nói nhưng lại quá lịch sự không để lộ bất cứ điều gì ngoài một sự quan tâm và cảm thông thành thật.

Tôi nghĩ mọi người trong nhà đều hài lòng với sự có mặt của cô. Chẳng bao lâu sau mọi việc đã rõ: đầu gối của cô bị thương cũng chẳng có gì nghiêm trọng, cô có thể tập tễnh đi từ bàn ăn về phòng cô và ngược lại. Khi chúng tôi ở trong phòng khách cô có thể tựa đầu gối lên một cái ghế đẩu hoặc đôi khi cô nằm trên trường kỷ. Dù cô có làm gì thì nó cũng toát lên vẻ duyên dáng của một tư chất cao quý rõ ràng là đã được học hành đến nơi đến chốn.

Người đầy tớ thì lại không tạo được một cảm tình như vậy. Bà ta có cái vẻ ít lời của một kẻ ngu muội, một điều dễ xảy ra khi đặt cạnh một cô chủ sáng chói như thế. Những người làm trong nhà nghi ngờ bà ta. Một người ngoại quốc không hiểu lấy một từ tiếng Anh- chỉ điều đó thôi cũng đủ làm khơi dậy lòng ghét bà của họ. Hơn nữa bà ra lại có vẻ rất ủ dột, ngay cả với những cử chỉ thân thiện của chúng tôi, bà ta cũng chỉ đối phó lại bằng một vẻ thù địch. Người đàn bà này có vẻ rất khoái rừng và thường đi dạo một mình trong rừng rất lâu. Bà ta di chuyển trong nhà với một vẻ hết sức lặng lẽ, người ta có thể bất thình lình ngửng lên nhìn thấy bà ta mà không nghe thấy một tiếng động nào. Madalenna giải thích đây là lần đầu tiên bà ta xa nước Ý, bà ta rất bối rối, rất ngượng ngùng hơn nữa tai nạn xảy ra chắc chắn làm bà ta sợ hết hồn.

Thời gian hưởng tuần trăng mật ở Ý làm vợ chồng tôi đặc biệt quan tâm đến Madalenna. Cô gái nôn nóng muốn nghe cảm tưởng của chúng tôi về Florence, đôi mắt đẹp của cô sáng lên vì vui thích khi chúng tôi ca tụng vẻ đẹp của thành phố và nhiệt tình miêu tả vẻ quyến rũ có một không hai của Florence đối với khách du lịch. Một lần tôi suýt kể cho cô nghe về Lorenzo rồi nghĩ đi nghĩ lại tôi từ bỏ ý định đó. Kỷ niệm ấy bao giờ cũng làm cho tôi buồn. Hơn nữa, tôi nghĩ có thể cô hiểu là tôi có ý cho rằng đất nước cô là một nơi không an toàn; công dân tuân thủ pháp luật của nó khi ra ngoài rất có thể bị đâm cho đến chết.

Madalenna tỏ ra quyến luyến tôi hơn là Cassie hay Julia. Có lẽ bởi vì tôi mới đến Italia đi du lịch. Cô muốn gặp Ngoại tôi và tôi đưa cô lên phòng may của bà. Cô chú ý đến máy may, máy dệt, các hình nhân mẫu và vải vóc các loại. Ngoại nói với cô về công việc của mình. Cô gái miết tay lên từng miếng vải với một vẻ quan tâm đặc biệt.

“ Lụa đẹp quá.”

“ Đó là loại lụa Sallon trứ danh”, tôi bảo cô.

“ Lụa Sallon? Cái gì là lụa Sallon?”

“ Được dệt theo một phương thức độc đáo. Cô có thể thấy vẻ đẹp rực rỡ của nó. Chúng tôi rất tự hào về nó. Nhà chúng tôi là nhà đầu tiên tung nó ra thị trường. Đó là một sáng kiến vĩ đại. Chồng tôi nói nó làm nên một cuộc cách mạng trong ngành dệt lụa. Anh ấy tự hào về nó lắm.”

“ Hẳn thế rồi. Thật thú vị khi tìm ra tất cả điều này... trong một ngôi nhà.”

“ Phải, đúng thế đấy”, tôi gật gù. “Ngoại tôi ở với gia đình lâu lắm rồi. Còn tôi thì từ nhỏ đến lớn đều ở đây.”

“ Và bây giờ chị trở thành bà Sallonger.”

“ Phải, tôi và Philip mới cưới được sáu tuần.”

“ Thật là... lãng mạn.”

“ Phải, tôi cũng cho là thế.”

“ Cháu hy vọng”, người khách nói với bà tôi, “ bà lại cho phép cháu đến đây chơi lần nữa.”

Ngoại nói rằng bà rất sẵn lòng,

Charles bám theo cô như con chó con theo chủ mới. Hắn tìm cách ngồi cạnh cô khi mọi người tụ tập trong phòng khách; hắn nói với cô bằng thứ tiếng Ý ngọng nghịu xen lẫn những câu tiếng Anh làm cô cười như nắc nẻ nhưng rõ ràng là cô khuyến khích mối tình si của hắn.

Khi lên giường đi ngủ, tôi hỏi Philip là anh có nghĩ Charles đem lòng yêu cô nàng Madalenna không?

“ Tình cảm của Charles là thứ tình yêu sớm nở tối tàn, nhưng chẳng có gì phải nghi ngờ anh ấy thấy cái cô Madalenna rất quyến rũ.”

“ Thật là ngẫu nhiên. Cô ấy ngã xe ngay ngoài cửa nhà ta. Cô ấy có thể ngã cách đây năm dặm và anh Charles sẽ không bao giờ gặp cô. Có vẻ như mọi việc đã được định trước”.

Philip phì cười.

“ Tai nạn có thể xảy ra bất cứ đâu. Có một chỗ rất yếu trong bộ thắng ngựa”.

“ Em nghĩ đó là số phận.”

Tôi chỉ mong Charles làm đám cưới với một ai đó vì hắn vẫn làm tôi cảm thấy khó chịu và tôi thường tự hỏi không biết hắn có còn nhớ cái lần bị Drake Aldringham ném xuống hồ không.

Madalenna ở nhà chúng tôi đến ngày thứ tư thì một buổi tối, ông quản đốc ở Spitalfields tìm đến Nhà Tơ lụa với một vẻ hoang mang ghê gớm. Có vẻ như có một trục trặc nào đó trong công việc và cần có sự hiện diện của hai anh em nhà Sallonger.

Charles tỏ vẻ khó chịu. Thường hắn sẵn sàng rời Nhà Tơ lụa sau một vài ngày nhưng Madalenna đang ở đây và hắn làm sao xa cô nàng cho đành. Hắn từ chối không đi nhưng dường như sự có mặt của hắn là rất cần thiết, cuối cùng người ta cũng làm cho hắn hiểu là không còn sự lựa chọn nào khác, đành phải đi thôi.

Tôi nghe hắn giải thích với người đẹp Italia. “ Anh chắc là người ta có thể giải quyết được mà không cần anh. Dù sao cũng chỉ một ngày thôi mà. Anh sẽ về nhà hoặc là tối nay hoặc sáng sớm ngày mai.”

“ Em mong anh sẽ về với bao niềm vui”. người đẹp bảo hắn và Charles tỏ vẻ sung sướng ra mặt, thế là cùng với Philip và người quản lý hắn lên đường vào sáng hôm sau.

Sau đó một chút, tôi tình cờ ngồi bên cửa sổ và trông thấy Maria. Bà ta đang thoăn thoắt bước những bước ngắn quả quyết đi về phía rừng như thể có việc gì cấp bách lắm.

Tôi nhìn theo người đàn bà cho đến khi bà ta khuất sau các lùm cây. Tội nghiệp Maria. Chắc bà ta cảm thấy khó mà giao tiếp với những người giúp việc trong nhà mà họ thì quyết định không tỏ ra thân thiện với người lạ. Việc bà ta ở lại đây thật khác xa với sự hiện diện của Madalenna vốn được coi là quý hóa- nhất là với Charles.

Vào quãng chín, mười giờ sáng thì một chiếc xe ngựa tới. Cassie và tôi đang cưỡi ngựa một vòng và vừa về đến nơi thì chúng tôi đã nhìn thấy cỗ xe và người xà ích. ông ta tụt khỏi ghế đánh xe, cúi đầu thật thấp chào tôi, đoạn nói rằng ông ta muốn gặp cô chủ ngay.

“ Mời vào nhà. Cô chủ của ông đã khỏe hơn.”

Ông ta lầm bầm một cái gì đó về Chúa và các vị thánh thần, tôi hình dung là ông ta đang nói một câu tạ ơn những vị thánh thần này.

Madalenna đang ngồi trong phòng khách, đặt chân lên một chiếc ghế đẩu. Phu nhân đang uống một ly cocktail theo cữ. Bà đang ở giữa đoạn độc thoại trong đó bà so sánh những nỗi khốn khổ của bà trong hiện tại với quá khứ vẻ vang.

Khi tôi bước vào cùng với người đánh xe, Madalenna kêu lên một tiếng, đứng phắt dậy chả có vẻ gì là đau đớn. Đoạn cô ta nhăn nhó và ngồi ngay xuống ghế.

Cô nói một tràng tiếng Ý, người đàn ông đáp lại. Rồi cô quay sang chúng tôi.

“ Tôi phải rời khỏi đây ngay. Đó là lời nhắn của anh trai tôi. Chúng tôi sẽ gặp nhau ở London. Ngày mai chúng tôi sẽ về Ý. Có việc khẩn cấp. Chú tôi đang hấp hối và muốn gặp tôi. Hy vọng là vẫn còn kịp. Xin lỗi là phải ra đi gấp như thế này... nhưng... “

“ Cháu thân yêu, chúng ta hiểu mà. Chúng ta cũng cảm thấy tiếc khi cháu lại rời khỏi đây. Cháu phải quay lại đây đấy nhé... khi cháu đã lành hẳn. Để chúng ta có thể cho cháu xem tất cả mọi chuyện phải không Lenore?”

Vâng đúng thế ạ. Tôi có thể giúp cô không... chuẩn bị hành lý hay một cái gì đó? Cô có muốn đi ngay không Madalenna?”

“ Gần đến giờ ăn trưa rồi”, phu nhân nói. “ Phải... cô nên ở lại dùng bữa.”

“ Cháu không nghĩ là...” Madalenna nói. “ Anh cháu nói chúng cháu phải rời khỏi Anh vào sáng sớm ngày mai. Chúng cháu phải về Ý gấp. Có thể sẽ phải đi ngay đêm nay. Thôi ạ, như vậy có thể bị chậm lại. Thưa phu nhân Sallonger, làm sao cháu có thể cảm ơn mọi người cho đủ? Bác... gia đình bác... lòng tốt của mọi người đối với cháu. Không có cách gì nói lên lòng biết ơn...”

“ ồ cháu thật đáng yêu, chúng tôi cũng rất vui khi có cháu. Chẳng có gì phiền toái hết.”

“ Để tôi đi gọi Maria cho”, tôi nói. “ Tôi vừa trông thấy bà ta đi dạo trở về”.

Cô gái định cản lại nhưng tôi đã bỏ đi trước. Tôi chạy lên phòng, gõ cửa và bước vào. Maria giật bắn cả người khi tôi bước vào. Có một chiếc xắc du lịch đặt trên giường bà ta và bà ta đang sắp đồ đạc vào.

“ À... tôi đến để báo cho chị biết là xe đã đến... người đánh xe đang ở dưới nhà. Signorina de’ Pucci muốn đi ngay.”

Người đàn bà trợn trừng mắt nhìn tôi nhưng tất nhiên bà ta chẳng hiểu gì. Tôi có thể thấy là bà ta hơi chột dạ. Bà ta đợi cô chủ đi vào chứ không phải tôi.

Điều rất lạ là người đàn bà này đang thu dọn hành lý- cứ như thể bà ta biết sẽ lên đường ngay. Tôi nghĩ có một cái gì gian trá trong con người này. Tại sao lại thu dọn đồ đạc? Làm sao bà ta có thể biết tin được? Nhưng bao giờ cũng có một cái gì đó rất lạ về cái bà Maria này.

“ Maria!” Madalenna bước vào và nói một tràng tiếng Ý. Maria vung tay về phía trần nhà. Tôi để họ lại với nhau, hoàn toàn rối trí.

Một tiếng đồng hồ sau họ sẵn sàng để ra đi. Cassie, Julia, bà bá tước và tôi xuống tận sân vẫy tay từ biệt họ. Madalenna một lần nữa lại bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mọi người. “ Tôi sẽ viết thư về.”

Thế rồi họ lên đường.

Đêm ấy khi Charles và Philip trở về, Charles đã nổi trận lôi đình khi biết người đẹp đã ra đi.

Hăn gườm gườm nhìn em trai. “ Không cần tôi có mặt ở London. Cậu có thể làm tất cả mọi thứ không cần tôi.”

“ ông anh thân mến, sự có mặt của anh là rất cần thiết. Đừng quên là chúng ta là những người chung vốn. Cả hai anh em ta đều phải ký vào văn kiện.”

“ Vậy họ đi đâu?” Charles sẵng giọng hỏi.

“ Chú của cô ấy ốm nặng. Họ phải quay về Ý ngay.”

“ Tôi có thể đuổi theo họ đến London.”

“ Họ đi bằng xe riêng. Người xà ích đánh xe xuống đây. Người anh phái ông ta xuống đón.”

“ Họ đi đâu?”

“ Đến London, tất nhiên rồi.. ở lại đấy một đêm mà cũng có thể không”, tôi bảo Charles. “ Cô ấy nói họ có thể đi ngay đêm nay. Họ đang rất vội vã.”

Charles hằm hằm bỏ đi.

Đêm ấy tôi nói với chồng. “ Em nghĩ anh Charles thực sự quan tâm đến cô gái đó.”

Philip không tránh né những lúc cần bày tỏ quan điểm riêng. “ Anh ấy chỉ bực mình vì cuộc theo đuổi kết thúc trước khi tóm được người đẹp thôi.”

“ Anh có vẻ hơi nghi ngờ anh trai mình phải không?”

“ Anh có thể nói, anh rất rành anh ấy. Vài tuần sau, Charles sẽ cảm thấy khó mà nhớ được mặt cô ta như thế nào. Anh ấy không phải loại người trung thành với một người đàn bà như người em trai.”

“ Em rất sung sướng là anh thuộc kiểu người đó Philip à”, tôi nói với cảm xúc dào dạt. “ Anh sẽ không bị lay chuyển dù là khi đối phó với vẻ mê ly quyến rũ của các nàng tiên.”

“ Sẽ chỉ có một nàng tiên đối với anh ngày hôm nay... ngày mai và mãi mãi.”

Trong niềm hạnh phúc tưởng chừng như không sao ôm xuể, tôi thấy thương hại cho Charles.

Ba ngày sau khi họ ra đi chúng tôi nhận được hai lá thư- một gửi cho phu nhân Sallonger, một gửi cho Charles.

Phu nhân không tìm thấy kính vì thế tôi được gọi đến để đọc cho bà nghe. Đó là một lá thư viết rất đúng qui phạm nói rằng Madalenna sẽ không bao giờ quên lòng tốt của những người đã giúp đỡ và chăm sóc cô rất tận tình trong cơn hoạn nạn. Cô không có đủ lời để diễn tả lòng biết ơn của mình. Địa chỉ là một khách sạn ở London.

Thư gửi cho Charles chắc cũng giống như vậy. Ngày hôm sau hắn lên London, tìm đến khách sạn nhưng tất nhiên vào lúc ấy người đẹp đã đi khỏi.

“ Vở kịch hạ màn ở đây”, Philip đùa.

*

* *

Khi Philip lên London, tôi đi cùng với anh. Tôi nghĩ Ngoại có hơi buồn khi thấy tôi lại ra đi nhưng niềm vui của bà về cuộc hôn nhân của chúng tôi đã trùm lên tất cả mọi thứ khác và trở thành một nguồn vui thường trực nơi bà. Những chuyện xảy ra giữa hai vợ chồng tôi càng củng cố thêm niềm tin tưởng của bà.

Ngôi nhà ở London giờ đây dường như đã khác trước. Lần trước nó có vẻ xa lạ với vẻ đồ sộ của ngôi nhà ở thủ đô của dòng họ Sallonger. Bây giờ tôi cũng mang họ Sallonger. Ngôi nhà thuộc về chồng tôi- ít nhất là một phần vì vậy nó cũng là nhà tôi.

Kiến trúc Georgie trang nhã bớt đi cái vẻ cao vời ngày trước, tất cả những tiên nữ khỏa thân, tạc quanh hai cái bồn ở hai bên cửa ra vào dường như đều mỉm cười chào đón tôi: Chào bà Sallonger. Tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ quen được với danh hiệu bà Sallonger.

Người quản gia nom gần như là phúc hậu. Có phải có một mức độ trang trọng nhất định trong dáng đi phát ra những tiếng sột soạt của bà Camden không?

“ Chào buổi tối thưa bà!” Thật khác hẳn với lần trước khi tôi chỉ là một cô Lenore đơn giản- không hẳn là một đầy tớ nhưng cũng chẳng phải tiểu thư con nhà- chỉ là một loại người không biết ghép vào đâu hết.

Điều đó bây giờ đã thay đổi. Cái nhẫn vàng kiêu hãnh trên ngón tay tôi đã tuyên bố tôi là một Sallonger.

“ Chào buổi tối Evans, chào bà Camden”, Philip nói. “ Chúng tôi sẽ về phòng trước. Làm ơn mang nước nóng lên ngay. Chúng tôi cần rửa sạch bụi bặm đường trường.” Anh khoác tay tôi. “ Đi thôi em yêu. Nếu em có chút gì giống anh thì em cũng đang đói ngấu.”

Tôi chú ý đến tất cả mọi khía cạnh trong địa vị mới mẻ của mình. Tôi sẽ nói với Ngoại về điều đó khi tôi gặp bà. Chúng tôi sẽ cất tiếng cười với nhau và tôi sẽ bắt chước vẻ quyền uy, hơi có phần quỵ lụy của bà Camden.

Không có gì sung sướng hơn khi được sống với Philip ở thủ đô. Lúc nào anh cũng tràn trề nhiệt tình với mọi vật trên đời. Anh thường trò chuyện với tôi và thường là về công việc. Tôi cũng biểu lộ một mối quan tâm chân thành đến công việc. Anh nói anh sẽ đưa tôi đến xưởng dệt ở Spitalfields. “ Thật tuyệt vời khi có một người vợ lại quan tâm đến những cái mà mình tập trung hết cả sức lực vào đấy.”

Tôi tự hứa với lòng là sẽ học thêm nhiều điều hơn nữa. Tôi sẽ làm anh vui lòng ở tất cả mọi phương diện. Tôi rất sung sướng là Ngoại đã dạy tôi những chuyện như vậy. Niềm vui sướng gần như trọn vẹn của tôi chỉ bị vẩn đục bởi sự hiện diện của Charles. Hắn vẫn còn mặt nặng mày nhẹ về chuyện Madalenna và có vẻ nghĩ rằng chúng tôi từ chối không chịu hợp tác tìm ra cô nàng người Ý với hắn. Rõ ràng lá thứ gửi cho hắn cũng cùng nội dung với lá thư mà người đẹp đã gửi cho phu nhân- chỉ là một lá thư cảm ơn rất công thức và hắn cũng chẳng biết gì hơn về cô nàng. Tất cả những điều hắn biết là cô viết thư cho hắn từ một khách sạn nào đó ở London. Philip cho tôi biết hắn đã đến đấy mấy lần nhưng người đẹp vẫn bóng chim tăm cá.

Thỉnh thoảng tôi bất chợt bắt gặp ánh mắt hắn nhìn tôi... có vẻ như đang cân nhắc nặng nhẹ, có một cái gì đó trong ánh mắt ấy mà tôi không hiểu, nhưng tôi không nghĩ nó thể hiện tình cảm anh em.

Tôi lấy làm hài lòng là Julia và bà bá tước cũng đến sống ở đây. Julia có một giai đoạn nghỉ ngơi lấy lại sức lực và bây giờ lại lao vào cuộc chiến tìm chồng.

Tình bạn giữa tôi và bà bá tước trở nên thân mật hơn. Bà nói với tôi là bà khâm phục Ngoại tôi vì người đã tìm cho mình một chỗ đứng trên đời và giữ được phẩm giá của mình. Bà nghĩ rằng cuộc sống đã hậu đãi bà cháu tôi.

Bà và Julia thường đi ra ngoài. Có một cuộc thảo luận trường kỳ về trang phục của Julia. Thường thì bà bá tước hay tham khảo ý kiến của tôi.

“ Cháu có “gu” thẩm mỹ đấy”, bà nói và tự hào nói thêm bà cũng có cái khiếu đó.

Tôi rất thích bà bá tước; một buổi sáng trong lúc Julia còn ngủ nướng- cô ta đi ngủ rất trễ sau những buổi giao tế xã hội- tôi và bà bá tước cùng nhau đàm đạo. Bà tỏ ra rất thành thật. Bà nói công việc của bà chả thu được kết quả gì. Bà muốn làm một điều gì có giá trị. Bà nói về Ngoại tôi, “ Thật là một nhà tạo mốt tuyệt vời! Không một ai ở thủ đô có thể sánh với bà ấy. Tôi muốn có thể làm gì đó với năng khiếu của mình.”

“ Bà có ý tưởng gì không ạ?”

“ một cái gì đó về thời trang. Tôi thích có một cửa hàng thời trang... bán những loại quần áo cao cấp. Tôi sẽ làm cho nó nổi tiếng toàn thành phố.”

Tôi thường nghĩ về buổi nói chuyện sáng hôm ấy.

Phần lớn thời gian của tôi là dành cho Philip. Anh đưa cho tôi một cuốn sách, theo anh nó sẽ làm tăng mối quan tâm tự nhiên của tôi đối với tơ lụa và kể cho tôi vài sự khởi đầu rất lãng mạn của tơ lụa. Tôi cảm thấy một điều rất thú vị là gần 3000 năm trước Thiên Chúa giáng sinh, một hoàng hậu người Trung Quốc là người đầu tiên thuyết phục Hoàng đế đưa tơ của con tằm dệt thành vải. Thế là ngành dệt lụa bắt đầu được biết đến vào thời vua Phục Hi tức là trước khi xảy ra nạn Đại hồng thuỷ khoảng 100 năm. Nhưng điều này đã xảy ra từ rất lâu và mãi đến thế kỷ thứ 6, hai thầy tu người Ba Tư mới phổ biến những hiểu biết về nghệ thuật dệt lụa cho thế giới phương Tây.

Philip say sưa nói với tôi về sự khởi đầu của ngành công nghiệp này cũng như về tầm quan trọng của việc phải nuôi tằm bằng lá dâu. Anh lấy làm tiếc là đã không thể nuôi tằm ở Anh một cách hiệu quả và việc nhập nguyên liệu thô là cần thiết.

Anh dẫn tôi đến xưởng, tôi học tập được một số điều quanh quy trình sản xuất tơ lụa. Tôi đến tận máy quay sợi xem người ta làm việc. Philip rất vui mừng khi chứng kiến mối quan tâm của tôi đến công việc ngày một tăng lên.

Anh đưa tôi đến những shop thời trang trong đó họ trưng bày những mẫu quần áo do Miss Dalloway vẽ kiểu, đó là một nhân vật quan trọng trong giới thời trang ở London. Rồi tôi lại được xem những chiếc váy do Ngoại thiết kế. Gặp lại chúng như gặp lại những người bạn cũ và nom chúng ấn tượng hơn là khi được khoác lên người Emmeline, quý bà Ingleby và công nương xứ Malfi trong phòng may của Ngoại.

Tôi bị các cửa hàng thời trang này thu hút, hỏi Miss Dalloway rất nhiều điều. Kể từ khi xuất hiện lụa Sallon, cửa hàng thời trang của bà đã trở nên bận rộn. Nó đã trở thành một thương hiệu mà thương hiệu là tất cả những gì quan trọng nhất trong ngành dệt may. Cái nhãn bên trong giá trị bằng cả một gia tài. Người ta thích một cái váy vì nó được xuất xưởng từ Sallonger. Tạo ra một cái áo tương tự mà không có cái nhãn hiệu màu nhiệm kia thì chỉ còn một nửa giá trị.

Tôi lý luận rằng nếu hai cái áo giống nhau, chúng phải có giá trị ngang nhau. Miss Dalloway mỉm cười với tôi vẻ hiểu biết.

“ Đại đa số mọi người muốn người khác nghĩ giùm cho họ”, bà giảng giải. “ Bảo cho họ biết cái gì là tuyệt vời và họ tin vào điều đó. Nếu cô vào cuộc làm ăn cô sẽ hiểu ngay lời tôi muốn nói.”

Sau đó tôi nói lại với Philip và anh đồng ý với Miss Dalloway.

“ Nếu em thành công trong đời”, anh nói, “ có một chân lý mà em cần thấu hiểu. Em phải hiểu con người, cái cách mà đầu óc họ vận hành và cái mà họ quan tâm”.

Ồ vâng, đây là những ngày hạnh phúc dù tôi vẫn cảm thấy lo ngại khi sống trong cùng một nhà với Charles. Thực ra hắn cũng tỏ ra rất lịch thiệp nhưng tôi vẫn cảm thấy khó chịu nếu phát hiện thấy ánh mắt của hắn trên người tôi.

Bao giờ hắn cũng sẽ ở đây, tôi tự nhủ. Đấy là nhà của hắn cũng như nhà của chúng tôi vậy.

Chắn chắn là sự có mặt của hắn làm vẩn đục niềm vui của tôi khi ở London.

Philip của tôi rất sáng suốt. Anh biết màn kịch Aldrringham, việc Drake đã đánh Charles và ném hắn xuống hồ vì những gì hắn đã làm với tôi.

Anh nói, “ Chúng ta phải sắp xếp mọi chuyện, không được chậm trễ trong việc tìm nhà, có lẽ phải tiến hành ngay. Anh đã có trong đầu một vài cái có thể xem qua.”

Sao tôi thích những ngày này đến thế! Chúng tôi đi xem một vài cái nhà- nhưng chưa có cái nào vừa ý. “ Chúng ta cần phải tìm đúng cái cả hai đều thích”, chồng tôi nói. “ Nó phải ở đâu đây gần nhà này”.

Có một nỗi buồn vương vấn trong tôi khi tôi đi tìm nhà. Nhà của chúng tôi. Và tôi nghĩ đến bà ngoại thân yêu vẫn còn làm việc ở Nhà Tơ lụa. Tôi biết bà sẽ cảm thấy nhớ tôi da diết vì cả đời tôi đã sống bên bà. Vậy mà bà không hề đề cập đến chuyện này, bà cũng không hề tỏ ra buồn bã trước viễn cảnh sống xa tôi, bà hoàn toàn hy sinh vì tôi, cho tôi. Bà tin rằng cuộc hôn nhân của tôi và Philip là điều tốt đẹp nhất có thể xảy ra với tôi và bà không còn một mong muốn nào cho bản thân nữa.

Philip hiểu rõ tâm trạng của tôi. Anh biết tôi không thích sống chung dưới một mái nhà với Charles và hiểu rõ lý do dù rằng tôi chưa bao giờ kể rõ những chuyện xảy ra trước cái màn Drake ném hắn xuống hồ và giải thích vì sao hắn rất tức tôi.

Các ngôi nhà chúng tôi xem đều tuyệt. Tôi có thể đi lang thang giữa các căn phòng trống trải, hình dung ra những người đã từng sống ở đây, tự hỏi chuyện gì đã xảy ra với họ và giờ đây họ đi đâu. Chúng tôi tìm được một ngôi nhà không xa bờ sông bao nhiêu. Nhà có tám phòng, mỗi tầng hai phòng, vì thế mỗi phòng hơi nhỏ so với chiều cao của nó. Có một phòng ở tầng trên cũng có mái bằng kính và những ô cửa sổ rất rộng. Người ta bảo rằng ngôi nhà này thuộc về một họa sĩ và căn phòng này là xưởng vẽ của ông ta.

“ Căn phòng này dễ thương quá, nó làm em nhớ đến phòng may của Ngoại.”

“ Nó sẽ là một phòng làm việc lý tưởng”, Philip nói. “ nó sẽ hợp với bà lắm. Mà em thấy chưa, căn phòng thông với nó sẽ là phòng ngủ của bà ngoại.”

Tôi quay lại nhìn anh. “ Ý anh là Ngoại sẽ đến đây sống chung với chúng mình?”

“ Phải, đó là điều em muốn có đúng không?”

“ Ôi Philip, anh làm cho em hạnh phúc quá đi mất.” tôi kêu lên, nhảy lên ôm cổ chàng.

“ Đó là điều anh cũng muốn nữa.”

Thế là tôi nói cho anh biết tôi lo lắng cho Ngoại như thế nào. Bà sẽ cảm thấy rất trống trải khi sống ở Nhà Tơ lụa mà không có tôi.

“ Anh biết mà, anh biết đó là điều làm em lo lắng.”

“ Anh tính toán tất cả mọi chuyện cho em?”

“ Cũng thực tế nữa. Bà có thể làm việc ở đây. Như thế tiện hơn ở Nhà Tơ lụa.”

“ Em sẽ nói cho Ngoại nghe điều này. Ôi, Philip, em muốn quay về... ngay bây giờ, không thể chờ được.”

*

* *

Chuyến về thăm nhà mới vui làm sao. Tôi nghĩ điều đó cũng thật tự nhiên.

Việc đầu tiên tôi làm là chạy đến chỗ Ngoại. Bà đang trong phòng làm việc và còn chưa biết gì về chuyến trở về của chúng tôi.

“ Ngoại ơi, ngoại ở đâu?” Thế là tôi nằm gọn trong vòng tay của Ngoại.

Bà chăm chú nhìn tôi, nhận ra niềm vui sướng trong mắt tôi.

“ Ôi Ngoại, chúng con săn lùng nhà và đã tìm ra được một cái.”

Tại sao người ta cứ muốn giữ lại những tin tốt lành? Tại sao tôi không để niềm vui tuôn trào? Có lẽ ta cảm thấy do dự khi đưa ra một cái tin gây chấn động, có lẽ ta muốn chuẩn bị cho người kia hưởng một niềm vui trọn vẹn. Ngoại không lộ ra nỗi buồn mặc dù việc chúng tôi có nhà ở London có nghĩa là bà cháu tôi sẽ xa cách nhau hơn bởi vì chúng tôi sẽ không thường xuyên về Nhà Tơ lụa.

Tôi không còn giữ lâu hơn được nữa. “ Điều khiến chúng cháu quyết định là căn phòng trên cùng. Cũng giống như phòng này. Mái lợp bằng kính. Có rất nhiều ánh sáng. Ánh sáng đến từ phương Bắc. Nó được một họa sĩ thiết kế để ông ấy vẽ tranh. Điều đầu tiên mà Philip nói là căn phòng này hợp với bà ngoại.”

Bà nhìn tôi ngỡ ngàn, không nói.

“ Bà có vui lòng không?”

Bà lắp bắp. “ Nhưng cháu và Philip... sẽ không muốn...”

“ Cả hai chúng cháu đều muốn mà. Xa bà, cháu sẽ không bao giờ có được hạnh phúc trọn vẹn.”

“ Cháu của bà... tình yêu của bà...”

“ Đúng đấy ngoại. Bà cháu ta đã ở bên nhau suốt đời. Cháu không thấy có gì phải thay đổi... chỉ bởi vì cháu đi lấy chồng.”

“ Nhưng cháu cũng không cần phải hy sinh.”

“ Hy sinh! Bà muốn nói gì vậy? Philip là người thực tế nhát khi nói đến công việc. Hầu như anh ấy chỉ nói chuyện công việc, chẳng nghĩ gì nhiều ngoài công việc. Và cháu cũng trở nên giống như thế. Anh ấy nói mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bà ở London. Việc gửi vải vóc xuống đây cũng gây ra nhiều phiền phức. Bà sẽ ở trong tay những người chăm làm... và bà sẽ phải làm việc... và làm việc... trong căn phòng có ánh sáng từ phương Bắc.”

“ Ôi Lenore”, bà tôi lẩm bẩm và bắt đầu sụt sịt.

Tôi nhìn bà, không hiểu. “ Đây là một cuộc hội ngộ mà sao bà lại khóc?”

“ Những giọt nước mắt vui mừng, tình yêu của bà ạ. Những giọt lệ mừng vui.”

*

* *

Chúng tôi ở nhà đựoc ba ngày. Điều xảy ra vẫn nằm lại trong tâm trí của tôi dù tôi hy vọng có thể gột sạch cơn ác mộng kinh hoàng đó.

Philip và tôi cưỡi ngựa đi dạo chơi buổi sáng. Cánh rừng tuyệt đẹp vào độ tháng Năm. Đây là mùa hoa dạ lan hương nở và chúng tôi thường đi ngang qua những cụm hoa xanh biếc nở rộ dưới các gốc cây.

Vừa đi ngựa, chúng tôi vừa nói chuyện về ngôi nhà, vợ chồng tôi sẽ trang trí nó như thế nào và ước mơ cháy bỏng sẽ tìm ra một loại lụa mới sánh ngang với thành công của lụa Sallon.

“ Thật tuyệt vời khi có thể nói với em về tất cả những chuyện này Lenore ạ. Hầu hết những phụ nữ không hiểu lấy một chút...”

“ ơ kìa, em là cháu gái của André Clerement mà.”

“ Khi anh nghĩ mình may mắn như thế nào anh...”

“ Em cũng hết sức may mắn.”

“ Chúng ta là một đôi may mắn nhất thế gian.”

Một buối sáng chỉ có niềm vui trong trẻo của một ngày tháng Năm! Nó làm những chuyện xảy ra sau đó trở nên không thể nào chịu đựng nổi.

Phu nhân Sallonger gặp chúng tôi vào bữa trưa. Vợ chồng tôi đã bàn bạc với nhau là tạm thời chưa nên để bà biết gì về ngôi nhà hết. Bà sẽ không muốn tôi đi. Bà có vẻ như nghĩ rằng giờ đây khi tôi đã là dâu con trong nhà, bà có thêm quyền đòi hỏi sự phục vụ ở tôi.

Hôm ấy, bà nhõng nhẽo hưon một chút vì một cơn đau đầu. Tôi gợi ý rằng bà nên về phòng mình thay vì nằm dài trên ghế sofa ở phòng khách. Tôi đặt một chiếc khăn ướt có tẩm một chút nước hoa lên trán bà. Phu nhân có vui lên một chút và khi bà đi về phòng tôi đi theo bà.

Tôi ở với bà lâu hơn thường lệ bởi vì khi tôi làm bà đỡ đau đầu, bà muốn tôi ở lại chuyện vãn cho đến lúc bà ngủ thiếp đi và phải gần một tiếng sau tôi mới có thể nhón chân đi ra ngoài.

Ngôi nhà hoàn toàn yên tĩnh. Tôi trở về phòng nghĩ rằng sẽ thấy Philip sốt ruột đợi tôi. Anh không có trong phòng. Tôi lấy làm ngạc nhiên vì anh đã nói chúng tôi sẽ cùng nhau đi dạo trong rừng ngay khi tôi được giải phóng khỏi mẹ anh.

Có tiếng gõ cửa. Đó là Cassie.

“ Thế ra chị chỉ có một mình. Tốt lắm. Em muốn nói chuyện với chị. Dạo này thật khó mà gặp được chị. Chẳng bao lâu nữa chị lại đi London và ở luôn trên đó. Nó sẽ là nhà của chị... chứ không phải chỗ này.”

“ Cassie, em có thể đến ở với bọn chị bất cứ khi nào em muốn.”

“ Mama sẽ không chịu đâu. Bà đặc biệt đòi hỏi khi chị không có ở đây.”

“ Bà cũng đòi hỏi khi chị có ở đây.”

“ Em đã rất mừng là chị đã cưới anh Philip bởi vì nó làm cho chị thực sự là chị em. Vậy mà nó lại đưa chị đi xa.”

“ Một người đàn bà phải ở bên chồng mình, em cũng biết đấy.”

“ Em biết. Em không thể hình dung mọi chuyện sẽ như thếnào khi chị ở lại hẳn London. Em sẽ làm gì đây? Người ta sẽ không thử kiếm cho em một ông chồng đâu. Thậm chí người ta cũng không thể tìm một được một người cho Julia nữa là. Vậy thì em còn có cơ hội gì kia chứ?”

“ Không có ai biết được chuyện gì đang ở phía trước.”

“ Em biết chuyện gì đang đợi mình. Múa may mòng mòng quanh Mama cho đến khi em già và cũng khó chịu như bà.”

“ Không có chuyện em sẽ giống như mẹ đâu.”

“ Chị còn nhớ những lúc chúng ta tụ tập trong phòng may của bà chị nói về chuyện chúng ta cùng mở một cửa hàng... may những bộ áo quần thật đẹp không? Chẳng phải thật tuyệt nếu chúng ta mang Emmeline, Quý bà Ingleby và Công nương cùng đi à? Em thường mơ chúng ta làm điều đó và bây giờ khi chị lấy Philip thế là chấm dứt ước mơ đó.”

“ Cassie à, khi chị lên London, ngoại sẽ đi cùng bọn chị.”

Cô nhìn tôi thất vọng.

“ Chị đã nói rằng bất cứ lúc nào em cũng có thể đến ở chung với bọn chị.”

“ Em sẽ đi, mặc cho Mama nói gì cũng được.”

Tôi kể cho cô nghe về ngôi nhà và căn phòng trên cùng được thiết kế để một họa sĩ vẽ tranh. Cô lắng nghe vẻ thú vị và bởi vì tôi đã nhấn mạnh rằng bất cứ lúc nào ngôi nhà tôi ở cũng sẽ mở rộng cánh cửa đón cô, Cassie có vẻ bớt buồn vì chuyện ra đi của tôi.

Tôi vừa nói chuyện vừa ngóng ra cửa đợi Philip về nhưng vẫn chẳng thấy anh đâu. Tôi không hình dung được anh ở chỗ nào nữa. Nếu anh có việc đi ra ngoài chắc chắn anh đã cho tôi biết.

Đến giờ ăn tối anh vẫn chưa thấy về. Bữa ăn trễ lại một nửa tiếng để chờ anh.

Chúng tôi ăn quấy quá bởi vì mọi người đã bắt đầu lo ngại.

Buổi tối trôi qua nặng nề, chậm chạp. Tất cả mọi người ngồi trong phòng khách, tai căng ra chờ đợi tiếng động báo hiệu anh trở về. Ngoại cũng ra nhập bọn. Tất cả mọi người đều lo lắng.

Chúng tôi hỏi bọn đầy tớ xem có ai thấy anh không. Chả có ai thấy. Anh ở đâu? Chuyện gì có thể xảy ra với anh?

Thời gian trôi qua, nỗi lo lắng tăng dần.

Tôi rùng mình run rẩy vì một sự cảm đen tối. Ngoại quàng tay ôm tôi.

Tôi nói. “ Chúng ta phải làm một cái gì đó.”

Ngoại gật đầu.

Clarkson nghĩ có thể anh gặp một tai nạn trong rừng, bị gãy chân chẳng hạn. Anh có thể nằm lại ở đâu đó... vô phương kêu cứu. Ông ta nói sẽ tập hợp bọn đàn ông lại, tổ chức một đội tìm kiếm.

Tôi bủn rủn cả người. Trong thâm tâm tôi cảm thấy một chuyện gì thật kinh khủng đã xảy ra. Gần nửa đêm người ta tìm thấy anh, trong một góc rừng không xa nhà bao lăm.

Anh đã chết... một viên đạn xuyên qua đầu. Vũ khí là một trong những khẩu súng ở phòng để súng săn trong Nhà Tơ lụa.

*

* *

Tôi không thể chịu đựng được điều này cho đến tận bây giờ sau bao nhiêu năm đã qua. Cả người tôi tê dại vì đau khổ. Một thảm kịch phi lý nhất đã chụp xuống đời tôi. Tại sao? Tôi luôn tự hỏi mình.

Vừa làm vợ chưa được bao lâu tôi đã là góa phụ.

Với tôi ngày và đêm dường như hòa làm một. Ngoại luôn ở bên tôi còn tôi chỉ nằm bẹp trên giường. Ngoại hiểu biết nhiều về các loại cỏ cây, cách chữa trị của chúng và bà cho tôi uống những thứ làm cho tôi chìm vào một giấc ngủ triền miên. Mỗi khi tỉnh giấc tôi ngỡ cuộc đời là một cơn ác mộng và để không phải nghĩ gì, tôi lại trốn vào trong giấc ngủ.

Có một cuộc điều tra và tôi buộc phải trình diện. Tôi đi cùng với ngoại và Charles. Hắn vội vã về nhà ngay khi nghe tin xấu. Tôi chịu không hiểu được người ta đang nói gì. Ý nghĩ của tôi lang thang rất xa... ở trong rừng với những đóa hoa dạ lan hương... Chúng mới hạnh phúc làm sao... Chàng nói chúng tôi là cặp vợi chồng may mắn nhất thế giới và bây giờ... chuyện gì đã xảy ra? Có quá nhiều câu hỏi mà không có lời đáp và người ra đưa ra câu kết luận là hình như Philip đã lấy một khẩu súng từ phòng đi săn, đi thẳng vào rừng và bắn vào đầu mình một phát bởi vì có bằng chứng rõ ràng là vết thương tự nạn nhân gây ra.

Không thể nào... không thể như thế được... tôi cứ luôn miệng nói với mình như thế. Chúng tôi đang sống trong một giấc mơ tuyệt đẹp. Mọi cái đang phơi phới bay về phía trước. Làm sao một chuyện vô nghĩa lý như thế lại xảy ra được? Nếu anh gặp rắc rối, chắn chắn anh đã cho tôi biết. Nhưng làm gì có một chuyện phi lý như vậy. Anh đang hạnh phúc... Anh là người hạnh phúc nhất trên đời.

Phán quyết của tòa là “ nạn nhân tự sát trong một tâm trạng có vấn đề.”

Tôi không chấp nhận. Điều đó không đúng. Tôi muốn đứng giữa tòa hét vào mặt bọn họ. Ngoại không cho tôi làm thế.

Tôi để mọi người đưa thân xác tôi về nhà. Ngoại nói sẽ chăm nom tôi. Ngoại đưa tôi vào giường, thay đồ cho tôi và nằm xuống cạnh tôi.

“ Điều đó không đúng”, tôi cứ nói đi nói lại.

Ngoại không nói gì, chỉ ôm lấy tôi thật chặt.

Ngày giờ trôi qua... Những ngày đen tối, thê thảm nhất. Phu nhân nhỏ những giọt nước mắt chân thật tự hỏi bà đã làm gì nên tội mà bị trừng phạt kinh khủng đến thế. Charles tỏ ra rất được việc, hắn lo hoàn tất những thủ tục cần thiết. Chúng tôi phải biết ơn sự có mặt của hắn ở đây. Cassie cố hết sức an ủi tôi. Tội nghiệp cô bé, bản thân cô cũng chết nửa con người. Philip bao giờ cũng là người anh thân thiết ân cần của cô.

“ tại sao anh ấy lại làm thế?”

Không ai trong chúng tôi trả lời được câu hỏi ấy.

“ Anh ấy hạnh phúc là thế mà”, tôi nói.

“ Charles nói đó là một cơn cuồng loạn. Người ta cũng có lúc bị như thế và thường làm những chuyện điên rồ.”

“ Anh Philip là người bình tĩnh nhất mà chị biết”.

“ Đôi khi cả người bình tĩnh nhất mà chị biết.”

“ Đôi khi cả người trầm tĩnh nhất cũng bị.”

“ Chắc phải có một lý do nào đó”, tôi nói. “ Nhưng là lý do gì? Anh ấy có thể bất hạnh đến nỗi muốn cướp đi cuộc sống của mình không?”

Không, tôi đã không tin điều đó. Nghe lố bịch quá đi. Người ta có thể bất hạnh như thế nào? cuộc sống đè nặng lên họ đến mức nào để phải đi đến cái nước ấy?

Thiên hạ bàn tán về chuyện này... xì xào về nó. Ở đây chắc phải có chuyện gì. Một đôi tiên đồng ngọc nữ vừa mới làm đám cưới. Người ta nhìn tôi nghi hoặc. “ Chắc phải có gì trong chuyện này.”

Thiên hạ say sưa đào xới bí mật của tôi và khi không thể đi đến kết luận họ bịa đặt ra mọi chuyện. Tôi là người gần gũi nhất với anh. Lại là cô vợ mới cuới. Chắc tôi phải biết chứ. Có một cái gì đó liên quan đến tôi?...

Philip yêu tôi say đắm như vậy. Tại sao anh muốn bỏ tôi một mình... trừ phi...

Tôi bắt đầu nghĩ về những điều bí mật mà họ gán cho tôi. Phu nhân Sallonger... Clarkson, bà Dillon... tôi có thể hình dung được sự bàn tán của những người đầy tớ trong nhà bếp.

“ Có lẽ cậu chủ tìm thấy một điều gì đó về cô ta... Mà thực ra cô ả là ai mới được chứ? Cô ta đâu phải người xứng đáng làm con dâu trong một gia đình mà bà ngoại cô ta cũng chỉ là một người làm công.”

Tôi cũng không thèm quan tâm đến những điều họ nói. Thế là họ mặc sức nói xấu. Tất cả vấn đề là ở chỗ Philip đã chế và tôi mất anh mãi mãi.

Nhiều ngày qua, tôi vật vờ trong tình trang của một kẻ mộng du. Không thể sống như thế này mãi. Phải có một cái gì thay đổi.

Một đêm tôi giật mình thức giấc. Toàn thân ướt đẫm mồ hôi và tôi vẫn còn run lẩy bẩy vì sợ. Đó là một giấc mơ. Tôi đang ở Florence đi bộ trên đường phố. Trước mặt tôi là một người đàn ông đội mũ opera và mặc áo khoác. Có một tên côn đồ chạy đến bên anh ta. Người đàn ông quay mặt lại. Đó là Lorenzo... và khi ngã xuống anh hóa thành Philip.

Phải mất mấy giây tôi mới nhận ra là tôi đang trong một cơn ác mộng. Vậy mà tất cả cứ y như thật. Tôi nằm yên một lúc rồi nhổm dậy khoác áo ngủ, tìm dép đi sang phòng ngoại tôi.

Bà giật mình, “ Lenore, có chuyện gì thế?”

“ Cháu vừa có một giấc mơ.”

Bà nhảy xuống giường, nắm tay tôi.” Cháu tôi run bắn lên kìa.”

“ Cháu không định đánh thức bà nhưng cháu phải nói chuyện. Cháu phải nói với bà một chuyện.”

“ Tất nhiên là thế. Lại đây. Lên giường nằm với bà.”

Tôi làm theo và bà nằm cạnh tôi kéo tôi sát vào người mình.

“ Cháu đã kể cho bà nghe về người đàn ông ở Ý... Lorenzo đã mặc áo và đội mũ của Philip khi anh ta bị giết. Có vẻ... có vẻ như mọi việc điều rõ ràng với cháu vào lúc này. Anh ta cao bằng Philip... nhìn đằng sau anh ta giống hệt như Philip. Đó không phải là một vụ cướp của... bởi vì chẳng có gì để cướp. Cái kẻ đến từ đằng sau lụi một nhát dao vào người anh... có thể đã không nhận ra cho đến lúc quá muộn là chúng đã giết nhầm người...”

“ Nhầm người. Cháu nói gì vậy?”

“ Philip không bao giờ tự sát. Cháu dám chắc là đã có người giết anh ấy.”

“ Nhưng khẩu súng...”

“ khó có thể căn cứ vào đó mà cho là một vụ tự tử. Bây giờ cháu tin là Lorenzo đã bị giết vì bị tưởng nhầm là Philip. Cháu biết anh ấy đã bị giết. Bây giờ thì cháu biết chắc là như vậy. Cháu biết rõ anh Philip mà.”

“ Không ai trong chúng ta biết hết những chỗ khuất trong đầu óc của người khác.”

“ Bà vẫn nghĩ có một cái gì đó về Philip mà cháu còn chưa biết?”

” Có thể, nhưng mọi chuyện đã qua rồi. Chẳng có ích gì khi đào bới những chuyện cũ. Cháu phải ngủ lại đi.”

“ Giấc mơ ấy... cơn ác mộng ấy... Ngoại à đã tiết lộ một điều. Cháu biết rõ mà. Có kẻ nào muốn giết Philip ở Florence. Nhưng lại giết nhầm phải Lorenzo. Và bây giờ chúng... thành công trong việc giết Philip.”

“ Ai muốn giết một con người như Philip nào?”

“ Cháu không biết nhưng có một kẻ nào đó muốn giết.”

Ngoại vuốt tóc tôi. “ bà sẽ làm cho cháu một loại trà để uống. Nó sẽ xoa dịu cháu tôi. Cháu cần phải ngủ.”

Tôi không đáp. Không gì có thể thuyết phục tôi nghĩ khác đi cái điều giờ tôi đã biết chắc.

Một cách ngoan ngoãn tôi uống ly trà ngoại đưa cho tôi.

“ Bây giờ Ngoại sẽ đưa cháu về phòng riêng. Ở đấy cháu sẽ ngủ thoải mái hơn. Sáng ra đừng vội dậy cho đến khi bà gọi.”

Tô quay về giường.

Ly trà thảo dược có tác dụng, chẳng mấy chốc tôi đã ngủ thiếp đi ngay, nhưng sáng hôm sau khi thức dậy có một cái gì đó thuyết phục tôi rằng cái chết của Lorenzo có một cách thức bí ẩn nào đó liên quan đến Philp.

Thật lạ lùng ý nghĩ này đã giúp tôi đứng vững.

Tôi hết lòng muốn tìm ra câu trả lời. Như thế nào? Tôi ôn lại mọi chuyện trong đầu. Cái đêm ấy ở Florence. Thời gian chúng tôi đã sống ở đấy. Thật là tan nát cả cõi lòng khi nhớ lại những ngày hạnh phúc đã qua. Lorenzo đã lợi dụng tình thế tranh thủ mặc áo và đội mũ của Philip. Một kẻ nào đó đã lảng vảng quanh khách sạn, chờ đợi... theo chân anh trên các đường phố và rồi... phóng vào anh một nhát dao. Hắn nhận ra khi đã quá muộn là hắn đã giết nhầm người. Nhưng tại sao hắn lại đuổi theo một người để giết cho bằng được? Đó có phải là lý do Philip lại chết trong rừng... và có phải bằng súng của hắn? Mà chuyện đó xảy ra như thế nào?

Đây là một giả thuyết có một vài điểm bất hợp lý. Mỗi khi tôi lật đi lật lại vấn đề tôi lại gặp trở ngại. Và cũng chẳng có ai để tôi có thể thảo luận những nghi vấn của mình. Ngoại ư? Cassie ư? Tất cả đều xoay quanh một vấn đề: Philip lấy một khẩu súng trong phòng săn ở Nhà Tơ lụa, ngoài anh ra, kẻ tấn công vô danh nào có thể vào đấy lấy được? Rõ ràng là anh đã đi bộ vào rừng, tự bắn vào đầu mình.

Chỉ có một cách giải thích như vậy, nhưng tôi bướng bỉnh không chịu chấp nhận điều đó.

Ban ngày tôi triền miên suy nghĩ. Nửa đêm tôi thức dậy và có một kết luận, sau đó ánh sáng ban ngày lại chứng minh nó hoàn toàn vô nghĩa.

Tôi cảm thấy mình trượt dần khỏi cuộc sống. Không thể cứ kéo dài tình trạng mãi. Ngoại rất lo lắng cho tôi.

“ Cần phải có một sự thay đổi”, bà nói.

Và quả là có.

Một khả năng vụt đến trong đầu tôi. Khó mà có thể tin vào điều đó. Nhưng sau đấy nó trở nên chắc chắn.

Tôi sắp có một đứa con.

*

* *

Đầu tiên, đó là tia sáng bừng lên trong thế giới đen tối của tôi. Có vẻ như tôi không mất Philip hoàn toàn. Anh sẽ sống trong đứa con của chúng tôi.

Khi tôi nói với Ngoại, bà rất mừng rỡ sau đó lại trở nên lo âu.

“ Chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến cháu.”

Cassie rất vui. “ Một đứa bé, một đứa bé thân yêu. Ôi, đó chẳng phải là một điều tuyệt vời sao?”

Mà đúng thế. Chuyện một con người sắp ra đời đã thay đổi tôi. Nó giúp tôi quên lãng. Thời gian bây giờ đựoc tập trung cho việc chuẩn bị cho một đứa trẻ ra đời và những câu chuyện xoay quanh nó. Ngoại nhớ về việc sinh ra mẹ tôi. Thái độ của bọn người làm thay đổi. Họ mong ngóng một con người mới ra đời.

Sự thiêng liêng của việc làm mẹ đã làm cho tôi ổn định, vững vàng. Đầu óc tôi bây giờ chỉ có những chuyện như là quần áo tã lót và kiểu nôi mà con tôi cần. Tôi bị thu hút vào tất cả những chuyện như thế. Bây giờ tôi sắp làm mẹ.

Phu nhân Sallonger có phần khó chịu. Bà không thích có những chuyện xáo trộn trong nhà và việc tôi mang thai làm cho bà nhớ lại cái giai đoạn kinh khủng khi bà mang thai Cassie. Những kiểu ta thán như thế không phải chuyện tế nhị, có sức động viên với một người sắp làm mẹ.

Mùa hè trôi qua và mùa thu đã tới. Cuối cùng Julia cũng lấy đựoc chồng. ông ta già hơn cô 30 tuổi và mắc chứng nát rượu, nhưng ông ta có một đặc điểm có tính chất quyết định: Ông ta giàu. Bá tước phu nhân vui như điên. Cuối cùng thì nhiệm vụ của bà cũng hoàn thành và bà có thể chuyển sang khách hàng mới.

Giờ đây tôi khó mà nghĩ rằng cuộc sống có cái gì như men rượu say như ngày tôi và Philip từng sống chung. Tôi thường ngồi ngoài vườn nếu thời tiết cho phép khi thì với Ngoại khi thì với Cassie và tất cả đầu đề trong câu chuyện của chúng tôi là về đứa bé.

Bác sĩ nói sức khoẻ của tôi rất tốt. Mọi chuyện đều suôn sẻ.

Một bà đỡ được mời đến, bà ta sẽ ở nhà cho đến khi tôi lâm bồn. Tôi đếm từng ngày, biết chắc rằng mọi thứ sẽ khác đi khi con tôi ra đời.

Và vào một ngày tháng Hai đầy sương mù, Katharine của tôi ra đời. Khó có thể coi bé là đẹp, khuôn mặt trông như cây thánh giá nhăn nhúm, lơ thơ vài cọng tóc và một cái mũi to. Nhưng tôi nghĩ con mình đã là hoàn hảo, bé thay đổi hàng ngày, một tuần sau bé đã trở nên xinh đẹp.

Ít khi tôi thấy Ngoại hạnh phúc như vật. Cassie nghĩ được phép ẵm bé vào lòng là một vinh dự lớn lao. Phu nhân Sallonger nói tôi phải mướn một vú em để có thời gian dành cho mình nhiều hơn- có nghĩa là cho bà nhiều hơn, tất nhiên. Nhưng tôi muốn tự tay chăm sóc con mình.

“ Ngớ ngẩn”, phu nhân Sallonger phán. “ Chỉ có bọn đầy tớ và tiện dân mới làm như vậy.”

Nhưng tôi không thay đổi ý định, Đây là đứa con của tôi, niềm an ủi của tôi và nó hoàn toàn là của tôi. Có bao nhiêu điều cần học hỏi và thời gian của tôi kín mít hết. Tôi cảm thấy sung sướng. Chúng tôi gọi bé là Katie- cái tên Katharine nghe quá long trọng đối với một đứa trẻ sơ sinh. Khi tôi bế Katie vào lòng, ngắm nhìn bé thay đổi hàng ngày , nhìn thấy nụ cười đầu tiên của bé và cái nhận thức bảo cho tôi biết rằng bé biết tôi là ai và rằng bé cảm thấy an toàn và hạnh phúc khi tôi ở gần... tôi nghĩ cuộc đời chưa chấm dứt ở tuổi 18. Katie là sự cứu rỗi của tôi. Với Katie, tôi có thể thoát ra khỏi đau thương tang tóc. Bé là một cái gì còn hơn là đứa con thân yêu của tôi; bé là lý do để tôi tiếp tục sống.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5: Cửa hàng thời trang


Khi Katie được một tuổi, tôi quyết định không sống ở Nhà Tơ lụa nữa. Bao giờ tôi cũng cảm thấy sự có mặt của mình ở đây là một sự chịu đựng. Phu nhân Sallonger không thể quên là tôi chỉ là một đứa cháu gái của một người đàn bà làm công cho gia đình – một điều mà cho đến bây giờ Ngoại tôi vẫn làm. Chiếc máy may của Ngoại bây giờ làm việc gấp đôi vì bà thường xuyên may đồ cho Katie. Người ta vẫn chờ đợi tôi thực hiện những bổn phận nhất định cho phu nhân. Tôi vẫn đọc sách cho bà nghe, hầu chuyện bà, phục vụ và đảm bảo chắc chắn rằng bà lúc nào cũng cảm thấy thoải mái. Đúng là Cassie cũng bị đối xử như tôi, nhưng mặc dù bây giờ tôi là con dâu của bà, tôi vẫn thấy mình bị đối xử như một người bà con nghèo.

Bà không thích những lúc tôi ở bên con gái. Nếu Kaite cần tôi trong lúc tôi đang đọc sách, Cassie sẽ bế bé đến cho tôi – chỉ điều đó thôi cũng không làm cho phu nhân Sallonger hài lòng chút nào. Thậm chí tôi còn thấy vị trí của mình lung lay hơn trước vụ đối đầu với Charles

Bao giờ tôi cũng cảm thấy hắn dành cho tôi một sự chú ý đặc biệt. Đã lâu rồi, lần hắn cố dụ tôi để đưa tôi lên giường hắn và tất nhiên sự cố xảy ra ở khu hầm mộ đã chấm dứt sự theo đuổi của hắn một cách nhục nhã.

Tôi cho rằng Charles là một người ác tâm. Có những lúc hắn nhớ ra việc đã bị ném xuống hồ và sẽ đổ lỗi cho tôi. Tôi thường bắt gặp ánh mắt của hắn hướng vào tôi và điều này khiến cho tôi cảm thấy khó chịu.

Mặc dù rất bận rộn chăm sóc Katie, tôi vẫn còn day dứt rất nhiều về cái chết của Phillip, và càng bị giày vò về điều đó nhiều bao nhiêu tôi càng hay nghĩ đến Lorenzo bấy nhiêu. Tôi đã đi đến chỗ hoàn toàn tin tưởng là nhát dao oan nghiệt kia là nhằm vào Phillip.

Tôi có thói quen đi dạo trong rừng đúng cái chỗ người ta đã tìm thấy xác Phillip. Cây cối ở khu vực này rất rậm rạp. Tôi tự hỏi không biết đó có đúng là nơi anh thực sự bị giết hay là tên sát nhân đã kéo xác anh đến đây.

Mọi chứng cứ đều hướng đến chỗ chứng minh đây là một vụ tự sát. Vị trí của cây súng dài và cái sự thật là khẩu súng ấy là một trong những khẩu súng từ trong nhà….Nhưng mặc cho tất cả những chứng cứ ấy, tôi vẫn một mực không tin là anh đã tự sát.

Tôi biết rằng giả thiết của tôi có những chỗ không đứng vững. Kể cả Ngoại tôi cũng tin rằng có một vài bí mật đen tối trong cuộc đời Phillip mà anh không thể bộc lộ bí mật ấy và bà cho rằng cái chết của Lorenzo chỉ là một sự trùng hợp.

“Cháu cần phải nhìn thẳng vào một thực tế, để nhìn mọi chuyện như nó đã xảy ra chứ không phải như là cháu muốn. Đó là cách duy nhất giúp cháu đứng dậy và tiếp tục cuộc sống.”

Vì thế mà tôi giữ những ý nghĩ này cho riêng mình. Một ngày nào đó tôi sẽ có đủ phương tiện để khám phá ra sự thật. Như thế nào? Bao giờ? Lý trí thông thường của tôi tự hỏi. Nhưng tôi từ chối không nghe theo cái lẽ thông thường. Một ngày nào đó tôi sẽ có câu trả lời.

Không hiểu tại sao tôi lại nghĩ tôi có thể tìm ra bí ẩn đó ở nơi Phillip của tôi được tìm thấy. Giờ đây anh đang nằm trong lăng mộ với cha ông mình. Nếu linh hồn anh quay lại và nói điều gì đó với tôi thì có vẻ như tôi sẽ liên lạc với anh ở chỗ này.

Cũng giống như đi viếng mộ. Tôi nghĩ: Nếu cây cối có thể lên tiếng chúng sẽ nói cho tôi biết sự thật. Tôi thường ngước lên nhìn những tán cây cao cao trên đầu.

“Chuyện ấy xảy ra thế nào, hẳn các người đã chứng kiến.” tôi thì thầm lên tiếng.

Và có một lần chính Charles đã tìm đến.

“Chào em Lenore, em thường ra đây phải không?”

“Vâng.”

“Tại sao? Cũng là một nghi thức hành lễ phải không?”

Tôi lắc đầu, quay đi, bao giờ tôi cũng cảm thấy bồn chồn, bất an khi có mặt hắn.

Charles chộp lấy cánh tay tôi. “Khoan hãy đi, anh muốn nói chuyện với em.”

“Chuyện gì?”

“Chắc em cảm thấy cô đơn lắm?”

“Tôi còn có con gái… có bà Ngoại”.

“Nhưng em nhớ Phillip.”

“Tất nhiên rồi.”

“Anh bao giờ cũng ghen tỵ với cậu ấy.”

“Ghen tỵ à? Tại sao?”

“Anh ghen tỵ với Phillip là vì em.”

“Tôi nghĩ tôi phải về nhà rồi.”

“Chưa đâu. Lenore, tại sao em lại cứng đầu như vậy. Vẫn còn là một cô bé nóng như lửa phỏng?”

Tôi vùng ra. “Charles, tôi không chịu nổi….”

“Chắc em rất cô đơn. Anh có thể thay đổi điều này.”

“Anh đã nói điều này rồi. Anh cũng biết chuyện gì đã xảy ra.”

Đôi lông mày của hắn cau lại, sa sầm. Hắn đang nghĩ về Drake Aldringham, người bạn sáng giá mà hắn tự hào đưa về nhà và cái cách mà người bạn quý ra đi.

“Cô làm bộ làm tịch quá đấy. Dù sao thì cô là ai vậy?”

“Tôi là Lenore Sallonger, vợ góa của em trai anh.”

“Cô đã quyến rũ nó. Phillip là một con thú dễ mắc bẫy, phải không?”

“Sao anh dám nói điều đó?”

“Ồ”. Hắn nhìn quanh. “Cô nghĩ tôi sợ ma. Đây là chỗ người ta tìm ra Phillip. Tại sao nó lại làm như thế hả Lenore? Nó tìm thấy cái gì ở cô vậy? Tại sao? Cô phải biết, nếu như có bất cứ một ai biết được sự thật.”

Tôi quay người bỏ đi nhưng hắn lại chộp tôi lần nữa.

“Bao giờ tôi cũng tự hỏi về cô. Có một cái gì sâu thẳm ở trong cô. Tôi muốn tìm ra điều đó. Tôi muốn biết cái gì đã thu hút Phillip và khiến em tôi phải từ giã cuộc đời. Tôi biết đó là vì cô.”

“Không phải như vậy. Không phải như vậy.”

Có một cuộc vật lộn. Hắn kéo áo tôi. Đột nhiên cơn giận dữ của tôi biến thành nỗi hoảng loạn. Hắn là một kẻ đầu óc bệnh hoạn. Tôi biết cái gì đang ở trong đầu hắn. Hắn muốn cưỡng hiệp tôi ở nơi đây… nơi người ta tìm thấy xác của Phillip. Có một cái gì thật rùng rợn, ghê tởm trong chuyện này; một cái gì thu hút, dẫn dắt những ý nghĩ đồi bại xấu xa của hắn.

Tôi vùng vẫy một cách điên dại. Hắn mạnh hơn tôi.

Vì thế tôi cầu nguyện. Lạy Chúa, xin hãy cứu con. Giúp con thoát khỏi tay người đàn ông độc ác này.

“Cô không trốn thoát nổi đâu. Tại sao thế? Cô đến nhà chúng tôi…. cô sống trong sung sướng…. Cô phải trả giá cho điều đó Madame Lenore ạ. Đừng có là một con ngốc nữa. Cô và tôi là được sinh ra cho nhau. Chúng ta cùng thộc một kiểu người.”

Sức mạnh tuột khỏi cơ thể tôi. Hắn vật tôi xuống đất và chuẩn bị cưỡi lên người tôi.

“Lenore!”. Một tiếng nói vang lên như tiếng vọng từ thiên đường giải thao1t nỗi sợ hãi ở trong tôi.

Đó là Cassie. Cô ấy đến đây tìm tôi. Ôi xin Chúa phù hộ cho Cassie tốt đẹp.

Charles lùi lại sượng sùng, giận dữ. Tôi bò lổm ngổm trên đất cố gắng sửa lại cái áo bị xé rách.

Cassie đi đến gần.

“Em đoán chị đang ở đây. Tại sao vậy… chị Lenore… anh Charles…. ?”

“Cassie, cảm ơn Chúa đã gửi em đến. Chị sẽ về nhà bây giờ, em đi cùng với chị.”

Cùng nhau chúng tôi đi khỏi khu rừng, Charles đứng lại, nhìn sững theo chúng tôi.

Cassie lấy làm khủng khiếp.

“Anh ấy… anh ấy tấn công chị?”

“Cassie, chị sẽ không bao giờ thôi cảm ơn em đã xuất hiện đúng lúc.”

“Em… rất mừng. Thật kinh khủng. Charles, anh ấy…”

“Chị nghĩ Charles bao giờ cũng căm ghét chị, một cách thật lạ lùng. Chị không thể nói về chuyện này.”

Chúng tôi về đến nhà. “ Chị phải đến gặp bà Ngoại ngay. Em đi với chị đi.”

Ngoại đang ở trong phòng làm việc. Khi thấy tôi bà kêu lên một tiếng hãi hùng. Tôi ngã vào cánh tay Ngoại. Tôi gần như phát điên, miệng lảm nhảm. “Đó là Charles. May mà Cassie đến đúng lúc nếu không cháu nghĩ anh ta sẽ… Một người táng tận lương tâm. Ở ngay cái chỗ… Người ta tìm thấy Phillip. Cháu nghĩ hắm tìm thấy một sự thỏa mãn quái đản khi làm chuyện ấy ở đấy.”

“Hắn làm chuyện đó với cháu à? Hắn xé rách áo của cháu?”

Tôi gật đầu.

“Cháu phải nói tất cả cho bà nghe.”

“Cassie đã cứu cháu.”

“Cháu đi tìm chị Lenore,” Cassie nói. “Cháu biết chị ấy thường đến đấy. Thế là cháu đến và thấy…”

Ngoại đổ một lọ thuốc nước của mình vào ba cái ly.

“Cả ba chúng ta đều bị sốc,” bà nói, “Điều mà chúng ta phải làm là nghĩ xem chúng ta sẽ hành động như thế nào?”

Cassie hết nhìn bà Ngoại rồi lại nhìn sang tôi.

“ Cháu không thể ở lại nhà này nữa. Đây là hắn. Cháu sẽ không bao giờ cảm thấy an toàn ở đây”.

Ngoại gật đầu. “ Bà cũng đã nghĩ đến chuyện đó. Katie đã được một tuổi rồi và chúng ta có thể sẵn sàng ra đi. Ngay lúc này.”

Tôi nhìn bà đầy hy vọng và bật khóc. Bà luôn có mặt bên tôi để giải quyết những khó khăn cho tôi. Thế là tôi thầm cảm ơn Chúa đã gửi bà đến cho tôi cũng như trước đây ít lâu tôi tạ ơn Chúa vì Cassie.

“Cháu có một khoản tiền do Phillip để lại, cũng kha khá và bà cũng để dành được một ít. Có lẽ cũng đủ.”

“Kế hoạch của Ngoại thế nào ạ?”

“Chúng ta sẽ bắt đầu khởi nghiệp. Sẽ xây dựng một cửa hàng thời trang. Chúng ta sẽ đi London ngay để tìm mua một trụ sở mở cửa hàng. Bà cháu mình có thể cùng nhau làm việc. Đó là điều bà hằng ao ước…Một cơ sở làm ăn độc lập. Không ai có thể nói là bà thiếu kinh nghiệm.”

“Ồ, Ngoại, có thể như thế ư?”

“Sẽ như thế cháu thân yêu. Sẽ như thế.”

Cassie chăm chú ngó bà cháu tôi. Bất thình lình cô nói, “Cháu cũng muốn đi cùng hai người.”

“Cháu thân yêu”, ngoại nói với Cassie, “chuyện này cũng phiêu lưu lắm. Có thể có nhiều rủi ro.”

“Cháu tin tưởng vào nó. Cháu cũng có ít vốn. Mà cháu may rất giỏi. Bà đã nói thế mà Madame Cleremont. Bà không cần trả tiền lại. Cháu muốn được chung vốn với hai người.”

“Để coi xem”, Ngoại đáp.

Cassie đứng dậy chạy lại chỗ mấy hình nhân. Cô ôm lấy Emmeline. “Cháu chắc là chúng biệt hết và chúng rất sung sướng vì điều đó.”

Thế là chúng tôi có thể cười với nhau. Đó là điều tôi mong muốn. Tôi không thể nấn ná lại đây lâu hơn nữa. Tôi phải đi ngay… lập tức.

*

* *

Cuộc sống lại trở về với nhịp điệu cũ, từ ngày Katie ra đời, nó đầy những biến cố.

Đầu tiên chúng tôi đến luật sư để xem số tiến mà Phillip để lại cho tôi là bao nhiêu. Thật là một tin mứng, nó đủ để tôi đầu tư kinh doanh. Sau đó tôi biết Charles đã chuồn êm ngay ngày hôm ấy. Tôi cho rằng hắn xấu hổ và việc hắn ra đi trút cho tôi một nỗi khó xử vì tôi không biết sẽ đối diện với hắn như thế nào đây; cái ý nghĩ tôi ở cùng một mái nhà với hắn xem ra thật kinh khủng.

Sau đó chúng tôi sẽ đi tìm một căn nhà để làm cửa hàng. Ba người thống nhật với nhau sẽ không nói gì với phu nhân cho đến khi mọi việc đâu vào đấy, bởi vì chúng tôi biết chắc là bà sẽ phản đối kịch liệt.

Ngoại và tôi lên London giao bé Katie lại cho Cassie. Cô hoàn toàn có khả năng trông trẻ và nếu cần sẽ liên lạc với chúng tôi ở khách sạn Cherry, nơi chúng tôi sẽ nghỉ lại hai đêm nếu cần thiết.

Chúng tôi tìm được một cửa hiện để sang lại, nằm ngay trên đường Bond. Nhỏ hơn là chúng tôi hình dung nhưng lại phù hợp với yêu cầu. Có một phòng làm việc và một phòng trưng bày. Hơn nữa, ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và được bài trí rất hợp lý. Giá sang nhượng làm chúng tôi phát hoảng nhưng sau khi cân nhắc bà cháu tôi đi đến một kết luận là cũng cần trả thêm tiền cho vẻ sang trọng của nó nếu chúng tôi muốn nó thành nơi mua sắm của các quý bà, quý cô thanh lịch giàu có, điều kiện mà theo Ngoại và tôi cũng đồng ý với bà – là một điều tối quan trọng ở thủ đô.

Thế là chúng tôi có một sở sở để hành nghề. Bà cháu tôi mua thêm một ít vải bởi vì Ngoại còn một số lượng lớn vải thừa mà bà đã dồn lại trong bấy nhiêu năm. Thế là chúng tôi có đủ điều kiện để bắt tay vào việc.

Chúng tôi sẽ về Nhà Tơ lụa nơi Cassie đang tựa cửa đứng chờ nghe tin tức. Katie rất ngoan. Mọi việc dường như đều xuôi chèo mát mái.

Chiều hôm sau tôi quyết định thông báo cho phu nhân việc ra đi của chúng tôi. Lúc ấy cũng có mặt Cassie.

“Thưa mẹ, con có chuyện muốn thưa với mẹ. Con và bà ngoại con sẽ mở một cửa hàng.”

“Cái gì?” Bà la lên.

Tôi giải thích cặn kẽ.

“Thật ngớ ngẩn, một bậc mện hphu nhân không bao giờ đi bán hàng hay làm chuyện kinh doanh vớ vẩn.”

“Nhưng con bao giờ cũng cho rằng mẹ nghĩ con không xứng đáng với địa vị ấy.”

“Tốt nhất là con hãy bỏ ý tưởng lố bịch ấy ra khỏi đầu.”

“Ngoại và con đã ký hợp đồng sang cửa hàng.”

Phu nhân làm mình làm mẩy ghê gớm. Về mặt nào đó tôi cũng cảm động khi nhận ra bà ghét phải xa tôi như thế nào. Nhưng tất nhiên không phải vì bà yêu thương tôi mà chỉ bởi vì tôi có ích đối với bà.

Ý nghĩ đầu tiên của bà khi nhận ra chúng tôi đã quyết tâm dứt áo ra đi là:”Nhưng ta biết làm gì đây?”

Ngoại đã thông báo với gia đình Sallonger kể từ giờ Ngoại sẽ không làm việc cho họ nữa. Điều này nên không biết bao nhiêu sự kinh ngạc. Bà nhận được một lá thư từ một trong những giám đốc mới bà hợp tác nếu như bà quan tâm đến công việc của họ. Người ta đưa ra những điều kiện hấp dẫn và thuyết phục. Sự thật là việc bà làm việc cho Nhà Tơ lụa bấy lâu nay đã khiến họ tuyệt đối tin tưởng vào năng lực của bà. Người ta muốn giữ bà vì bà sẽ có lợi cho họ và họ cố thuyết phục bà nghĩ lại.

Nhưng chúng tôi đã quyết định. Charles khiến cho chúng tôi không thể ở lại đây lâu hơn và cả hai bà cháu tôi đều biết đó là điều chúng tôi cần. Có quá nhiều ở Nhà Tơ lụa nhắc tôi nhớ đến Phillip và đã đến lúc tôi phải thực hiện một sự thay đổi thật sự.

Sau các vụ dàn xếp mỗi ngày trôi qua đầy phấn khích. Cần phải chuẩn bian cư lạc nghiệp ở ngôi nhà có những căn phòng nhỏ nhưng có một phòng làm việc lớn và phòng trưng bày quần áo. Cassie khóc lóc vật nài mẹ cho đi cùng chúng tôi nhưng phu nhân Sallonger tỏ ra rất cứng rắn. Nếu hai bà cháu tôi là những kẻ vô ơn đã dứt áo ra đi sau những gì bà đã làm cho chúng tôi thì ít nhất cô con gái út cũng không được làm thế.

Và thế là chúng tôi chia tay với Cassie, hứa với cô rằng bất cứ lúc nào cô cũng được đón chào tại nhà chúng tôi.

Bà ngoại của tôi trẻ hẳn lại. “Nó bao giờ cũng là giấc mơ của bà, vậy mà bà chưa bao giờ nghĩ là bà lại có thể biến nó thành hiện thực.”

Bây giờ nhìn lại, tôi thấy hai bà cháu tôi ngây thơ làm sao. Ngoại đã may rất nhiều áo bán cho giới quý tộc cung đình nhưng chúng có cái nhãn Sallonger đính vào. Mọi cái đều khác đi khi không có cái nhãn ấy. Bà muốn đặt tên cửa hàng là Lenore. “ Nó là của cháu, cho tương lai của cháu.” Có điều Lenore không phải là Sallonger.

Chúng tôi may nhiều bộ váy áo nhưng chúng cứ giữ nguyên vị trí trên giá, nhà chỉ có một người giúp việc – một cô bé gày gò nhỏ thó vùng Cockney tên là Maisie. Cô bé nhiệt tình, được việc và rất quý Katie, cô vui lòng làm việc nhiều hơn nữa nhưng chúng tôi cần một sự giúp đỡ khác.

Chỉ khoảng sáu tháng sau, chúng tôi đã bắt đầu nhận r là hai bà cháu tôi đã lao vào một việc mà cả hai đều không hề có kinh nghiệm. Ngoại cố tỏ ra vui vẻ, lạc quan nhưng tôi có thể thấy bà rất lo lắng. Một hôm bà nói với tôi. “Lenore, bà nghĩ chúng ta cần xem lại vấn đề tài chính.”

Tôi hiểu bà nói gì và gật đầu đồng ý.

Chúng tôi nhìn nhau ngao ngán, một số vốn lớn đã bị hụt, thu không bù chi. “Có lẽ”, tôi nói, “giá của chúng ta quá thấp.”

“Nếu đặt giá cao hơn thì bán được cho ai?” Ngoại hỏi. “Cần đối đầu với vấn đề này. Chúng ta đang ở một khui vực sang trọng của thành phố nhưng ta lại không có những khách hàng cao cấp đến mua những bộ váy áo bà may ra. Hay là chúng ta hãy thử những bộ trang phục giản dị hơn…”

Tôi có thể thấy rõ ràng chu1gn tôi lao vào làm ăn mà chưa suy nghĩ thấu đáo. Ngoại có thể may ra quần áo nhưng chúng tôi cần một người hỗ trợ. Tôi còn phải chăm nom Kaite cùng với Masisie. Chúng tôi đã để cho công việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Có nhiều khía cạnh mà chúng tôi chưa suy tình đến từng chi tiết và điều đáng lo ngại nhất là vốn ngày càng cụt đi.

“Chúng ta không thể tiếp thế này cho đến khi tiền bạc đội nón ra đi,” Ngoại nó.

“Vậy bà nghĩ chúng ta phải làm gì?”

“Chúng ta sẽ không trở về Nhà Tơ lụa đâu.”

“Không bao giờ”, tôi nó một cách kiên quyết.

“Có lẽ bà sẽ yêu cầu nhà Sallonger để bà làm việc cho họ ở đây như bà vẫn làm ở Nhà Tơ lụa.”

“Trong một nơi đắt đỏ như thế này?”

“Có lẽ chúng ta sẽ tìm một ngôi nhà nhỏ ở đâu đó… Có thể là một phòng may nhỏ.”

Mọi việc ngày càng trở nên xấu đi cho đến một ngày chúng tôi có một vị khách.

Tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy đó là bà bá tước Ballander.

Bà ôm hôn tôi thật nồng nhiệt.

“Thật vui sướng được gặp nữ bá tước”, tôi nói.

Bà vẫy vẫy tay… “Chả là tôi nhìn thấy cái biển đề tên cô… lại nghe Julia nói cô đã tách ra khỏi nhà chồng để làm ăn riêng. Vậy là mọi chuyện đã diễn ra như thế.”

“Mời cô vào. Ngoại cháu sẽ rất vui khi được gặp cô.”

Hai người chào hỏi nhau rất thân tình rồi tôi hỏi thăm công việc của bà.

“Lúc này tôi đang kèm cặp một tuyệt thế giai nhân. Con gái của một ộng nhiều triệu. cô bé có tất cả mọi thứ… một khuôn mặt kiều diễm, thân hình khiêu gợi… và tiền, rất nhiều tiền chỉ có điều không có dòng máu xanh. Công việc của tôi là chăm lo làm sao để cô chọn được một đám quý tộc. Hiện có một bá tước nhưng đang hướng đến một công tước kia.”

Bà trò chuyện một về gánh nặng của những cuộc giao tế và nghề nghiệp của bà khó nhọc ra sao.

Đoạn bà nhìn chúng tôi sắc lẻm. “Công việc không tốt à?”

Ngoại và tôi nhìn nhau. “Không tốt a. Nó không được như ý.”, tôi nói

“Tôi chẳng lấy gì làm ngạc nhiên.”

“Nhưng quần áo…. vẫn như thế… có khi còn đẹp hơn…”

“Không chỉ là vấn đề về chất lượng trong chuyện buôn bán. Còn là danh tiến, đó là cái mà quý vị còn thiếu. Hai người sẽ không thành công nếu cứ làm ăn theo cách này, các vị cũng biết đấy.”

Tôi nghĩ chắc vẻ mặt của bà cháu tôi lộ vẻ hoảng sợ ghê gớm lắm thế nên bà tiếp tục. “Ồ cứ vui lên. Cũng chưa phải là đã hết mọi hy vọng. Một trong những điều mà các vị cần làm là chọn một hướng đi thích hợp.”

“Chúng tôi cảm thấy vô vọng ở công đoạn bán sản phẩm.”

Bà bá tước nhìn quanh với một vẻ chê bai kín đáo. “Nghe đây. Nếu quý vị bước vào thế giới kinh doanh, quý vị phải hiểu tâm tính con người chứ. Người ta không thể tự mình thực hiện một sự lựa chọn. Phải có ai rỉ tai họ: Cái này tốt lắm. Cái kia đặc biệt đấy. Nói với họ một cách vừa đủ và đúng cách thì họ sẽ tin ngay. Cái váy của quý vị đã thành công ở Sallonger phải không? Tất cả các cô gái đến dự hội hè ở các phòng khách quý tộc đều mặc áo may bằng lụa Sallon.”

Chúng tôi cũng có những chiếc váy Sallon ở đây đấy chứ nhưng có ai mó đến đâu. Ngoại đã may những chiếc váy thật đẹp nhưng chúng vẫn còn treo kia.”

Bà bá tước nhìn chúng tôi vẻ hiền hậu. “Tôi nghĩ”, bà nói một cách chậm rãi, “tôi có thể giúp quý vị thoát khó khăn này. Để coi quý vị có những gì ở đây.”

Chúng tôi dắt bà đi giới thiệu một vòng và bà xem xét một cách chăm chú. “Tôi thấy rồi. Ngày mai tôi sẽ đưa Debbi đến đây.”

“Debbi là ai?”

“Cô học trò của tôi. Một cô bé dễ thương lạ. Quý vị sẽ mến cô bé. Đó là một người học trò lý tưởng nhất mà tôi có được. Chỉ cần có một chút dòng máu quý tộc, cô bé sẽ thành người hoàn hảo. Nhưng ai mà có được tất cả mọi thứ?”

“Bà nghĩ cô bé sẽ mua một trong những chiếc váy của chúng tôi?”

Bà mỉm cười. “Có thể lắm. Cứ để việc đó cho tôi. Rồi mọi việc sẽ thay đổi. Ở đây có một hoặc hai cái thích hợp với Debbi. Để xem chúng ta có thể làm được gì?”

Ngày hôm sau đúng như đã hứa, nữ bá tước đến cùng với người được bà dẫn dắt.

Bà nói đúng. Debbi có một sắc đẹp nổi bật. đôi mắt to xanh biếc rợp bóng hàng mi đen, mái tóc nâu đậm dợn sóng. Nhưng điều quan trọng là Debbi có một dáng vẻ yêu kiều đó là sự kết hợp lý tưởng giữa sự ngây thơ và hồn nhiên ở một cô gái đang độ tuổi đẹp nhất.

Họ đến trên một cỗ xe sang trọng. Bà bá tước có một vẻ vương giả thật phù hợp trong những trường hợp như thế này. “Đây là tiểu thư Deborah Mellor, còn đây là Lenore và bà Cleremont.”

Deborah cúi chào một cách duyên dáng.

“Tôi đã thuyết phục Lenore may cho cô một chiếc áo dài dạ hội.”

“Các vị thật tử tế”, Deborah nói.

“Nhưng trước hết chúng ta hãy đi một vòng xem thử có cái gì phù hợp ở đây không?”

“Tôi cũng thích thế.”

“Như cháu đã biết tôi với cô Lenore và bà Cleremont đây là chỗ quen biết cũ. Đó là lý do tại sao họ đồng ý dành cho cháu một mối quan tâm đặc biệt.”

Tôi suýt phì cười nhưng bà bá tước không thể nghiêm túc hơn.

“Tôi tự hỏi không biết quý vị có vui lòng cho chúng tôi xem một hai kiểu của quý vị không?”

“Rất sẵn lòng. Xin mời tiểu thư Mellor.”

“Ồ nhìn kìa!” Bà bá tước reo lên. “Tôi chưa hề thấy một cái gì đẹp như thế này, còn cháu thì sao Deborah?”

“Không, thưa bá tước phu nhân, chưa ạ.”

“Có vẻ là một chiếc áo đẹp nhất. Chúng ta phải thử cái này xem. Và cả cái màu hồng kia nữa.”

Thật là một buổi sáng tuyệt vời. Tôi sẽ không bao giờ quên được bởi vì nó bắt đầu thay đổi vận may của chúng tôi, và chúng tôi nợ bà bá tước điều này.

Deborah mua của chúng tôi hai cái váy và chúng tôi đi đến một thỏa thuận sẽ may riêng váy áo cho cô trong nhữ buổi dạ hội đặc biệt.

Tất nhiên đối với Ngoại đó chỉ là một trò trẻ con bởi vì đã may những thứ tương tự từ đời nào đến giờ và bà là một thợ may cừ khôi nhất

Sau bà bá tước đến chỗ chúng tôi mang theo một chai champange.

“Rót cho tràn ly vào”, bà ra lệnh. “Chúng ta hãy ăn mừng. Đây là một sự khởi đầu. Quý vị ngây thơ quá mà. Tôi sẽ biến quý vị thành những người làm ăn tinh ranh. Debbi sung sướng lắm, hết lời cảm ơn tôi đã mang cô tới chỗ quý vị. Cô bé nói váy áo ở đây đẹp khỏi chê. Tôi bèn giải thích là sở dĩ cửa hàng của quý có vẻ nhỏ là do hai người có chủ trương kén khách. Các vị chỉ làm những bộ đồ đẹp nhất… cho những người cao sang nhất. Các vị không chú ý đến hàng bình dân. Cô bé ngấm những lời đó. Bây giờ thì các bạn thân mến của tôi ơi hãy chuẩn bị sẵn sàng. Các vị cần thêm người. phải tìm thêm một hoặc hai thợ may thật xịn. có hàng trăm người như vậy ở London đang tìm việc làm. Debbi sẽ quảng cáo cho các vị. Và cả tôi nữa. Tôi sẽ dẫn họ đến đây như một đặc ân dành cho họ.”

“Tôi không thể tin là mọi việc lại trở nên dễ dàng như thế”. Ngoại nói.

“Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng khi bà đi đúng hướng. Hãy nhìn quanh mình coi. Những cái được coi là tốt đẹp chủ yếu là do người ta tin là chúng tốt đấy chứ. Nên nhớ là quý vị có một nền tảng vững vàng. Không thể làm được gì nếu không có tài. Nhưng nếu quý vị có hai cửa hàng chất lượng như nhau thì quý vị sẽ lựa chọn cửa hàng có tiếng, dù hàng hóa cũng thế mà thôi. Cả thế giới này là như vậy đấy. Người ta cần được bảo cho biết một cái gì là tốt và nếu nó cũng tốt thật thì người ta sẽ đồng ý. Nếu không bảo cho họ biế thì họ sẽ không màng đến việc đó đâu. Quần áo ở cửa hàng Lenore rất đẹp… thế là chúng ta có một khởi đầu tuyệt vời. Chúng ta sẽ làm cho hiệu mau Lenore là một hiệu may được săn đón nhật London này.”

Chúng tôi không thể không phá lên cười và tinh thần phấn chấn hẳn lên khi cùng nhau cân nhắc đến số khách hàng mà bà bá tước mang đến mặc dầu vào lúc ấy chúng tôi còn chưa hoàn tin lời bà.

Nhưng bà đã chứng minh là mình hoàn toàn đúng.

Chiếc áo dạ hội là một thành công bất ngờ; vị công tước đã cầu hôn. “Đó là một chiếc váy may mắn”, Debbi tuyên bố.

“Cô bé đẹp mê hồn trong chiếc áo đó”, bà bá tước kể. “Ai cũng muốn biết người may áo cho cô là ai”. Thế là tôi ỡm ờ :”Tôi không nói đâu… không muốn chia sẻ bí mật cho ai.” Nhưng tấ nhiên sau đó tôi cũng để lộ chút chút. Người ta đổ xô đến yêu cầu tôi giới thiệu.

“Nghe có vẻ vô lý quá”, tôi nói. “Ở đây chúng tôi cầu mong một người khách còn bây giờ họ lại cầu cạnh để được gặp chúng tôi.”

“Ấy, đời là thế đấy”, bà bá tước đáp.

Và kể từ đó, chuyện làm ăn bắt đầu phát đạt. chúng tôi phải tuyển thêm thợ may. Chúng tôi thuê thêm cửa hiệu bên cạnh và nhờ vậy có một cơ sở khang trang bề thế hơn. Cái nhãn Lenore trên quần áo đồng nghĩa với thời trang cao cấp.

Chúng tôi may áo cưới cho Debbi. Trông cô đẹp lộng lẫy và ngời ngời hạnh phúc, chúng tôi cầu chúc cho cô giữ được vẻ hạnh phúc ấy với ngài công tước suốt đời. cô là vị cứu tinh của chúng tôi. Không, chính bà bá tước mới là vị cứu tinh và trong suốt năm ấy bà tiếp tục mang khách đến cửa hiệu.

Một hôm bà ghé qua. “Tôi nhận được một quà rất giá trị từ cha của Mellor vì đã kiếm cho cô con gái cưng một đám đáng ao ước. và tôi chưa bao giờ bị thu hút vào việc làm ăn như bây giờ. Tôi tự hỏi không biết có thể… đầu tư vào một nơi như thế này không?”

“Bà muốn hợp tác làm ăn với chúng tôi?” Tôi kêu lên.

“Phải, mọi người nghĩ sao?”

“Chúng tôi không bao giờ biết ơn bà cho đủ, phải không Ngoại?” Tôi hỏi và Ngoại nhiệt thành đồng ý.

“Vậy tôi sẽ cho món quà của nhà Mellor vào công việc làm ăn ở đây. Thế là tôi trở thành một người vốn. Như vậy, cô sẽ có nhiều thời gian dành cho bé Katie hơn.”

Thế bà bá tước gia nhập vào công cuộc chung.

Sau đó ít lâu, phu nhân Sallonger quan đời. Bà lặng lẽ ra đi trong giấc ngủ. Tôi cảm thấy buồn vì mặc dù bà hay nhõng nhẽo tôi thật sự quý mến bà. Ngoại và tôi về Nhà Tơ lụa tiễn bà đến nơi an nghỉ cuối cùng. Giờ đây không còn gì giữ Cassie ở lại Nhà Tơ lụa nữa, cô vội vã thu xếp mọi chuyện để lên London với chúng tôi.

Cô nhanh chóng ổi định và hòa nhập với cuộc sống mới và hai bà cháu tôi đều hài lòng về sự hợp tác của cô cũng như của bà bá tước.

Trong vòng năm năm đầu tiên ở London, chúng tôi đã ổn định và phát triển kinh doanh. Tôi vẫn thường xuyên nghĩ đến Phillip và những ngày tháng hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi với anh. Kaite càng ngày càng giống bố - và đó là một sự nhắc nhở thường xuyên về anh. Nhưng cũng xa rồi những ngày bất hạnh. Tôi có con gái, bà ngoại và những người bạn tốt, hơn nữa tôi khám phá ra rằng tôi có năng khiếu kinh doanh. Tôi có năng khiếu thiết kế, có thể chọn đúng chất liệu và có thể mường tượng được cái áo trong đầu.

Bà bá tước đã chỉ cho chúng tôi một cách thức làm ăn và hiệu may Lenore trở thành một trong những địa điểm hàng đầu của các bà các cô quý phái.

*

* *

Khi chúng tôi ngày càng thành công hơn thì Julia cũng thường xuyên đến xưởng may của chúng tôi. Cô đã thay đổi rất nhiều. Xu hướng lên cân vẫn ở lại với cô từ ngày còn con gái và giờ đây cô trở thành một người “đẫy đà”. Khuôn mặt cô có màu đỏ đậm và Ngoại cho rằng cô đã nhiễm thói quen của người chồng nát rượu. Julia rất vui với sự làm ăn phát đạt của chúng tôi.

“Tôi không thể tin nổi. Thiên hạ ai cũng kháo nhau về tiệm may Lenore… những bộ váy áo tuyệt đẹp… những chiếc mũ tuyệt vời…” (Chúng tôi bắt đầu may mũ theo gợi ý của bà bá tước – không nhiều, chỉ một số loại mũ đi kèm với trang phục). Bây giờ là thời của quý vị.”

Cô bỏ ra rất nhiều tiền ở chỗ chúng tôi bởi vì chồng cô rất giàu. Cô làm tôi nhớ đến những ngày đã qua khi cô cảm thấy mất tinh thần vì không có khả năng thành công trong mùa ra mắt xã hội đầu tiên.

Bà bá tước nghĩ bà đã làm mọi chuyện thật tốt. Bởi vì bà nói “Dù sao John Grantley cũng có tiền và ông ta không keo kiệt với vợ.”

Tôi cũng tin là Julia hài lòng với cuộc sống. Thế rồi chồng cô chết, cô trở thành góa phụ giàu có. Rõ ràng cô say sưa tận hưởng tự do của mình.

“Chắc chắn cô ta lại tái xuất hiện trong thị trường hôn nhân thôi”, bà bá tước nhận xét.

Julia thường tổ chức những buổi tiếp khách ở ngôi nhà lộng lẫy của mình ở Piccadilly. Khách của cô đa số là các nhà chính trị có hơi hướng của cái mà cô gọi là chất “du mục” cùng một số nghệ sĩ, nhạc công hoặc nhà văn. Thỉnh thoảng tôi cũng được mời. Cô cũng thường đón một nghệ sĩ violin hoặc piano - bao giờ cũng là những người đang ăn khách – để biểu diễn cho chúng tôi xem và đó là những tối âm nhạc, còn một số buổi tối đánh bài và một số bữa tiệc. Chẳng bao lâu Julia trở thành một bà chủ một phòng khách nổi đình đám nhất London và có nhiều trò vui hơn là lúc ông chồng còn sống.

Cassie cũng thích ở London. Cô làm việc rất hăng được bà tôi đánh giá là rất có khả năng. Trong một giai đoạn ngắn, Julia tổ chức một chiến dịch tìm chồng – một điều làm cho Cassie phát hoảng. Nhưng Julia nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi với dự án của mình. Khi không có một thành công tức thời, cô mau chóng bỏ cuộc.

Tôi không biết đánh bài và cũng không hợp với bè bạn của Julia, nhiều người trong bọn họ là những con bạc khát nước và nghiện rượu. Nhưng tôi thích những buổi tối biểu diễn âm nhạc. Julia nhận ra điều đó và thường mời tôi đến vào những dịp ấy.

Katie bây giờ đã lên bảy. Bé là một đứa trẻ xinh xắn, bản tính vui tươi hồn hậu – không thật xinh đẹp nhưng cực kỳ duyên dáng và dễ thương. Nó yêu tất cả mọi thứ trên đời và nghĩ cả cuộc đời cũng yêu thương nó. Tôi rất tự hào về con mình. Đêm nào tôi cũng đọc truyện cho con nghe trước khi đi ngủ, rồi tôi hát một bản thánh ca cho nó nghe bởi Katie rất thích loại nhạc này, thế rồi tôi nằm bên con, tay của bé nằm gọn trong tay tôi. Vâng tôi nghĩ hạnh phúc cũng trở lại với tôi. Và nếu mọi chuyện cứ diễn ra như thế này tôi cũng đủ hài lòng lắn rồi.

Một tối, Julia gửi giấy mời tôi đến nghe nhạc. Tôi còn lưỡng lự chưa biết có nên đi không thì ngoại bảo: “Bà biết cháu thích nhạc mà. Bà sẽ đi nếu ở địav vị cháu. Cassie chắc cũng muốn đi cùng.”

Thế là hai chị em tôi đi.

Tôi sẽ luôn nhớ buổi tối hôm ấy – căn phòng sang trọng bốn góc có đặt những cây cọ lớn, cây đàn piano lớn đặt trên bục, bà chủ Julia duyên dáng trong chiếc áo nhung màu tím có đính đăng ten mà ngoại tôi may riêng cho cô.

Julia nhờ một người đàn ông trung niên làm bạn với Cassie, trong khi cô sẽ thích hơn ngoại nếu được ngồi một mình. Nghệ sĩ dương cầm Cassie chơi nhạc Chopin và cứ sau mỗi bản lại nhận được sự tán thưởng lịch sự. Tôi ngồi im trong suốt buổi biểu diễn đắm mình trong dòng âm thanh ngọt ngào và khi tràng vỗ tay lắng xuống tôi trông thấy một người đàn ông đang đi về phía mình. Một người cao lớn, vẻ đẹp rạng rỡ và có nét gì quen quen. Người này mỉm cười với tôi vẻ hóm hỉnh.

“Chúng ta đã gặp nhau rồi.”

Lúc ấy tôi nhận ra anh ngay.

“Phải anh là Drake Aldringham còn em là Lenore. Anh có nghe nói hiện em đang ở đâu đây. Em đã thay đổi nhiều. Anh thật vui khi gặp lại em.”

Anh ngoạiắm tay tôi và giữ chặt trong tay mình.

“Lần ấy anh ra đi hơi vội vàng. Em còn nhớ không? Không có thời gian từ biệt.”

“Em còn nhớ rất rõ.”

Anh cười. “Đã lâu lắm rồi còn gì.” Chợt anh trở nên nghiêm trang “Anh có biết chuyện của em và… Phillip. Julia cho anh biết. Anh xin chia buồn.”

“Còn anh thì sao?”

“Anh ra nước ngoài. Từ bấy… cho đến năm ngoái. Cha anh quan tâm đến vùng Bờ biển Vàng. Phải, bây giờ anh quay lại… ổn định cuộc sống. Sau lần bầu cử bổ sung vừa rồi, anh trở thành thành viên Quốc hội, vùng Swaddingham.”

“Tuyệt quá nhỉ!”

“Anh cũng nghĩ thế. Anh thích làm chính trị. Đó là điều bao giờ anh cũng mong muốn, nhưng người nhà lại nghĩ anh phải đi ra nước ngoài trước…. nhìn xem thế giới như thế nào. Có lẽ họ đã đúng. Bây giờ anh đang ở đây.”

“Anh sống ở vùng Swaddingham à?”

“Anh có một ngôi nhà gần đấy… thật may mắn là đến khu vực bầu cử của anh rất tiện. Anh cũng có một chỗ ở trong thành phố… không xa đây lắm. Các thành viên Quốc hội cũng cần có hai nơi ở - một nơi gần những người bầu anh ta lên và một nơi gần Quốc hội. Nghe nói em bây giờ đã là một nhà thiết kế thời trang rất thành công.”

“Cùng với bà ngoại và Cassie nữa… Anh còn nhớ Cassie không?... Và cả nữ bá tước Ballander.”

“Thế bây giờ em thực sự là một nữ doanh nghiệp quan trọng rồi.”

“Vâng… chỉ là một người kinh doanh thôi.”

“Thuộc loại hiếm”

“Vâng, chuyện này bao giờ cũng khó khăn đối với phụ nữ. Họ phải làm việc gấp đôi để sánh ngang với đàn ông.”

“Thật bất công, anh cũng cho là thế. Anh thường nghĩ đến em.”

“Thật sao?”

“Đúng. Em đã bị bỏ lại với bao rắc rối. Anh đã hành động một cách sốc nổi. Lẽ ra nah phải bình tĩnh hơn và phải ở lại đấy.”

“Sao anh có thể ở lại được? Anh là bạn của Charles mà.”

“Anh ta đã làm một việc đáng ghê tởm. Thậm chí đến bây giờ máu anh vẫn còn sôi lên vì bất bình.”

“Anh thật tốt bụng vì đã hành động nhân danh quyền lợi của em.”

“Không tốt đâu… sau những việc đã làm.”

“Dù sao em cũng xin cảm ơn anh.”

“Anh muốn đến chỗ em chơi. Có được phép không?”

“Tất nhiên rồi. Các quý ông vẫn đến chỗ em – mặc dù là thường tháp tùng các quý bà.”

“Có lẽ anh sẽ yêu cầu Julia đi cùng.”

“Thế thì tốt quá.”

“Julia nói em có môt cô con gái nhỏ.”

“Cháu được bảy tuổi rồi. Nó rất đáng yêu.” Tôi nói cảm thấy mặt sáng bừng lên như bao giờ cũng thế khi nói về con gái.

“Anh cùng mong được gặp cô bé”, anh nói, cười với tôi.

Julia đi đến bên chúng tôi.

“Ồ Drake… thế là anh đã tìm ra Lenore.”

“Vâng, chúng tôi đang hồi tưởng chuyện quá khứ.”

“Nó đã là chuyện cổ xưa rồi.”

“Không cổ xưa chút nào.”

“Tại sao vậy Drake, chúng ta đâu còn là trẻ con nữa. Nào đến đây nói chuyện với Roskoff. Anh ta chơi đàn rất tốt nhưng lại khó bắt chuyện. gặp chị sau nhé, Lenore.”

Anh cười chào tôi rồi đi với Julia.

Tôi cảm thấy thật sự hào hứng. Nhưng còn dịp nói chuyện với anh nữa. Cassie muốn ra về, chúng tôi chưa bao giờ nán lại lâu sau màn biểu diễn âm nhạc.

“Em có thấy Drake Aldringham không?”

“Drake Aldringham à? Anh ấy không phải là…?”

“Đúng, là người bạn của Charles đến nhà ta chơi dạo nào. Rồi có chuyện rắc rối và anh ấy lẳng Charles xuống hồ.”

“Ồ em nhớ rồi. Đó là vì Charles đã nhốt chị trong hầm mộ. Anh ấy cũng ở đây tối nay sao?”

“Phải. Hình như là một người bạn của Julia.”

“Lạ nhỉ! Nhưng em cho là không phải vậy. Julia quen với bao nhiêu người. Chị ấy có vẻ sẽ gặp gỡ tất cả mọi người chẳng chóng thì chày.”

Về đến nhà tôi kể lại cuộc gặp gỡ cho ngoại nghe. Bà bao giờ cũng thích những chuyện như thế.

“Cháu thật ngoạiạc nhiên khi gặp anh ấy.”

“Vậy cháu có nhận ra cậu ấy không?

“Có ạ. Anh ấy thuộc loại người mà ai cũng nhớ. Có một cái gì đó ở anh ấy. Bà có nhớ là Charles đã tự hào như thế nào khi chuẩn bị đưa bạn về nhà nghỉ hè không? Điều đó làm cho những chuyện xảy ra sau đó thêm kinh khủng.”

“Không biết cháu có còn gặp cậu ta nữa không?” Bà tư lự hỏi, mắt chăm chú nhìn tôi.

“Anh ấy nói sẽ đến chơi, cùng với Julia.”

*

* *

Và anh đến cùng với Julia. Cả ngoại và Cassie cùng ra tiếp khách và tôi giới thiệu anh với nữ bá tước.

“Chẳng lạ lùng khi gặp lại Lenore ở đây như thế này sao?” Julia hỏi. “Ai mà tin được bấy nhiêu năm đã trôi qua?”

“Tất cả chúng ta đều thay đổi kể từ cái ngày xa xưa ấy”, tôi nhắc Julia. “Hai người dùng cà phê nhé. Chúng tôi thường uống cà phê vào giờ này.”

“Có, xin vui lòng cho một ly – tôi thích xem qua tất cả mọi thứ.”

“Drake!” Julia kêu lên, “anh có bao giờ quan tâm đến thời trang đâu.”

“Anh quan tâm đến Lenore”

“Thật kỳ lạ khi nghĩ họ đã làm tất cả những thứ này.” Julia nhận xét.

“Rất thông minh khéo léo”, anh nói, cưới với tôi.

Ngoại tỏ ra rất vui lòng.

“Bá tước phu nhân Ballander đã giới thiệu em với xã hội ở đây đấy,” Julia bảo Drake.

“Tôi đã thôi những hoạt động ấy rồi. Cái này phù hợp với sở thích của tôi hơn.”

Cassie nói cô sẽ đi pha cà phê.

Chúng tôi ngồi trong phòng tiếp tân trải thảm đỏ và đồ đạc trang trí màu trắng – được chính bà bá tước chọn, theo bà, chúng tôi phải làm toát lên bầu không khí quý phái sang trọng.

Tôi thấy ánh mắt của Drake cứ hướng về mình. Tôi đoán anh đang so sánh tôi với cô gái nhỏ mất hết cả tinh thần lúc bị nhốt trong hầm mộ.

“Công việc làm ăn thế nào?” Julia hỏi.

“Tốt lắm”, bà bá tước đáp.

“Phải, áo váy của quý vị hầu như bao giờ cũng mốt nhất”, Julia tiếp. “Tôi mới nói với phu nhân Bronson ngày hôm qua. Bà ấy bảo vừa mới được người ta chỉ cho mua một cáo áo mới… không phải của Lenore và bà ấy nhận ra ngay sai lầm của mình.”

“Chúng ta hãy hy vọng”, bà bá tước trịnh trọng, “rằng chúng ta đủ không ngoan để không lặp lại sai lầm ấy.”

“Tôi đang cần một áo đầm mặc buổi sáng, tôi sẽ kiếm một cái trong lúc đang ở đây.”

Chúng tôi nói chuyện nhẹ nhàng. Drake kể cho chúng tôi nghe ngôi nhà của anh ở quê. “Đó là một ngôi nhà theo kiểu trang trại. Nó là của gia đình tôi hàng bao nhiêu năm rồi. Bà cô tôi sống ở đó nhưng bà vừa tạ thế và dường như nó là địa điểm lý tưởng nhờ vị trí địa lý của nó.”

“Thật may là nó lại ở gần khu vực do anh phụ trách.”

“Không thể tốt hơn được. Nhà của tôi ở đây rất nhỏ. Tôi thường xuống trang trại mỗi khi thoát khỏi đây được.”

“Thật là thú vị khi là trung tâm của mọi chuyện”, tôi nói. “Bọn em thường đọc báo về các nhà chính trị mà không biết là anh đang tham gia vào chuyện đó.”

“Đó là điều bao giờ cũng làm tôi như bị kích thích. Tôi bàng hoàng xúc động khi tham gia vào chính trường lần đầu tiên. Cũng có yếu tố may mắn. Tôi đã xuất hiện đúng chỗ đúng lúc.”

“Điều đó thật hy hữu.”

“Và khi nó xảy ra chúng ta cảm thấy như được ban phúc. Tôi đã chộp lấy cơ hội bằng cả hai tay.”

“Khi nào thì cô muốn chọn áo?”. Bà bá tước hỏi Julia.

“Tại sao không phải là bây giờ?”

“Vậy thì tôi sẽ dẫn cô đi một vòng.”

Julia rời phòng cùng bà bá tước, tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi không có mặt cô ở đây. Có một cái gì đó trong thái độ của cô đối với Drake làm cho tôi cảm thấy vướng víu. Tôi có cảm tưởng cô dò xét tôi và Drake khi chúng tôi nói chuyện với nhau.

“Anh thuộc đảng tự do”, tôi nói khi cô đi khuất, “như thế vào thời điểm này các anh không nắm giữ quyền lực.”

“Bọn anh sẽ cứu vãn tình hình vào ký bầu cử sắp tới.”

“Đến lúc ngài Gladstone sẽ quay về văn phòng. Chắc là lần thứ ba?”

“Lần thứ tư.”

“Ông ấy đã già lắm rồi, phài không?”

“Đó là chính trị gia xuất sắc nhất thế kỷ.”

“Quan điểm của một người ủng hộ trung thành! Em tin là có người ở ngôi vị rất cao không đồng ý với anh.”

“Em muốn nói đến Nữ hoàng?”

“Em đã đúng, phải không?”

“Nữ hoàng là một người kiên định và có chủ kiến. Đáng tiếc là Bà lại có một người phụ tá đối lập với ông Gladstone.”

“Điều đó không ảnh hưởng tới vị trí của ông ấy với tư cách thủ tướng ư?”

“Tất nhiên là có. Anh chỉ không hiểu tại sao Bà lại dị ứng với ông ấy đến thế.”

“Em cho là tất cả chúng ta bị thu hút đến với một vài người nhưng lại cảm thấy không sao đến gần một số người khác.”

“Anh cũng thế.”

“Em thích hầu hết mọi người nhưng có một vài người em không sao có thiện cảm được.”

Tôi đang nghĩ đến Charles , thậm chí trước sự cố ở hầm mộ tôi đã cảm thấy hắn rất dễ ghét.

Drake tiếp tục nói về đề tài chính trị, đôi mắt anh sáng lên lửa nhiệt tình. Tôi thấy thích niềm say mê của anh, và đó là một buổi sáng thật thú vị.

Ngoại nói chúng tôi cần phải bỏ qua cho bà vì có vài việc cần làm và bà cũng cần sự giúp đỡ của Cassie. Thế là hai người bỏ chúng tôi lại với nhau.

Chúng tôi nói chuyện với nhau tự nhiên hơn, thoải mái hơn. Tôi kể cho anh nghe về cửa hàng và tại sao tôi không muốn ở lại Nhà Tơ lụa – với tư cách là một góa phụ với một đứa con côi. Tôi muốn sống độc lập và đó là một thời điểm thích hợp cho một sự thay đổi. “Thế là em bỏ hết tiền vào việc kinh doanh.”

Anh chăm chú lắng nghe. Anh không hỏi tôi về cái chết của Phillip và tôi thầm cảm ơn anh về điều đó. Tôi kể cho anh nghe về khởi đầu khó khăn của chúng tôi và việc chúng tôi có nguy cơ đóng cửa trước khi bà bá tước xuất hiện như thế nào.

“Công việc có ý nghĩa lớn với em phải không?

“Đó là nguồn sống của chúng em.”

“Anh nghĩ nó còn lớn hơn thế nữa. Nó đại diện cho tự do và một cái gì đó mà em bao giờ cũng muốn chứng minh.”

“Cái gì nào?”

“Rằng phụ nữ cũng có thể làm tốt như nam giới.”

“Em còn chưa nghĩ đến điều đó, nhưng có lẽ anh đúng.”

“Anh biết. Em căm ghét sự bất công. Em tìm kiếm chân lý. Em muốn một sự công bằng ở khắp mọi nơi.”

“Em cho là thế.”

“Anh chia sẻ quan điểm với em. Đó là lý do tại sao anh vào Quốc hội. Anh muốn có công lý cho… tất cả mọi người. Anh không đi theo một ý tưởng chỉ vì nó đã được chấp nhận. Anh sẽ đại diện cho cái mà anh tin tưởng là đúng. Đó là điều mà ngày Gladstone đang làm.”

“Em thấy những chuyện này thật hấp dẫn.”

“Thỉnh thoảng chúng ta cần gặp nhau để trò chuyện. Anh thường xuyên ở London. Em nghĩ sao?”

“Em cũng thích thế,”

“Vậy chúng ta sẽ gặp nhau nhé.”

Julia quay lại chỗ chúng tôi.

“Cái này thật siêu phàm”, cô nói. “Màu tím nhạt với những dải ruy băng đậm màu hơn ở hai bên hông… không hẳn màu tím của hoa vòi voi mà là màu của hoa oải hương, bà nói thế nào nhỉ?”

“Nó hoàn toàn phù hợp với cô”, bà bá tước nói. “Tôi sẽ cho người mang đến.”

“Nom anh có vẻ phấn khởi quá”, Julia nói hết nhìn tôi lại nhìn Drake có vẻ thắc mắc tại sao chúng tôi lại ngoạiồi một mình với nhau. Tôi thấy cần giải thích.

“Bà ngoại chị có việc cần làm và Cassie đi giúp bà một tay.”

“Chúng tôi có một buổi thảo luận thú vị”, Drake nói.

“Về chính trị”. Anh lại thêm.

Julia nhăn nhăn mũi. “Anh không cần phải bảo em điều đó, em cũng đoán ra được. Đó là đề tài ruột của anh mà Drake. Anh khó lòng nói về bất cứ chuyện gì khác.”

“Anh cho rằng em nói đúng,” Drake liếc nhìn tôi. “Hy vọng anh không làm em chán.”

“Không có chuyện đó đâu.”

“Lenore bao giờ cũng là người lịch sự”, Julia nói.

“Chị không lịch sự đâu, đó là sự thật”, tôi phản đối.

“Drake hoàn toàn tận trung với vị lãnh tụ của mình, phải vậy không anh Drake?” Julia hỏi.

“Vì những lý do chính đáng.”

“Thật là đáng thương cho những người không chia sẻ với anh lòng tận trung ấy,” Julia vừa cười vừa nói.

“Có nhiều kẻ như thế.” Drake đáp lại.

“Em nghĩ nhiều người thắc mắc về những cuộc phiêu lưu đêm đêm của ông ấy”, Julia ranh mãnh nói.

Drake quay sang tôi. “Julia muốn nói đến cuộc tranh của ngài Gladstone để cứu vớt những người phụ nữ sa ngã.”

“Phải ông ấy thường rình mò đi tìm những phụ nữ dễ dãi.”

“Để cứu vớt họ”, Drake cướp lời. “Ông ấy là một con người tốt lành. Tất nhiên lúc này ông đã lớn tuổi rồi, nhưng suốt bốn mươi năm qua ông ấy thường ra ngoài tuấn một lần vi hành từ Paccaidilly đến Soho và Thames Embankment, nơi những người phụ nữ như vậy thường lui tới. ông ấy thường mời họ về nhà mình và cho họ ăn tối, một cái giường để ngủ và sáng hôm sau hai vợ chồng ông trò chuyện với họ về cách sống, cố thuyết phục họ hoặc giúp họ làm lại cuộc đời.”

“Đó là một việc làm từ thiện rất nguy hiểm”, Julia nói.

“Có một số người nghi ngờ động cơ của ông ta.”

“Điều đó làm cho ông thêm cao thượng hơn”, Drake quay sang tôi “Em có đồng ý không?”

“Vâng, em cũng nghĩ thế. Người ta thường có xu hướng nghi ngờ người khác, đưa ra những nhận định xấu xa nhất về các sự kiện.”

Tôi đang nghĩ đến những người đưa ra những phán đoán về tôi sau cái chất đầy bí ẩn của Phillip. Tại sao anh lại kết liễu đời mình? Người ta thắc mắc như vậy, khi một người đàn ông vừa mới cưới vợ mà lại làm một việc như thế, chắc chắn là bằng một cách nào đó người vợ có liên quan đến chuyện này.

“Lenore rõ ràng là muốn ủng hộ anh.”

“Tôi chỉ nói điều tôi nghĩ.”

“Ồ, anh Drake, em cảm thấy chúng ta phải đi thôi. Đang là giờ làm việc, phải không?”

Anh đứng dậy, đưa tay cho tôi.

“Thật là một buổi sáng thú vị”. Anh nắm tay tôi thật chặt “Au revoir”

“Mọi người đâu hết rồi?” Julia hỏi. “Chúng tôi cần phải chào tạm biệt.”

Tôi gọi mọi người đến, chúng tôi ra tận cửa tiễn họ đến cỗ xe sang trọng của Julia.

Khi đứng nhìn theo cỗ xe, có một ý nghĩ chợt đến với tôi rằng Julia đã biểu diễn một cung cách gần như độc quyền đối với anh. Và có vẻ như họ biết về nhau rất rõ.

Tôi nhớ cô đã dành tình cảm cho anh như thế nào từ nhưng năm trước và cô đã giận tôi ra sao khi cho tôi là nguyên do để anh bỏ đi như thế.

Tôi tin là cô đang yêu anh. Cô có vẻ mềm dịu hơn, khác biệt hơn trước mặt anh. Anh đã là người trong mộng của cô từ những ngày xa xưa mà.

“Thật là một thanh nhiên duyên dáng”, bà bá tước nói.

“Anh ấy đã như thế từ khi còn là một cậu bé.”, Cassie nói thêm.

“Tôi mến cậu ta lắm.” ngoại nói thêm. “Có một cái gì đó thật trong lành trong con người ấy”. Bà mỉm cười âu yếm với tôi “Bà hy vọng câu ấy lại đến nữa.”

*

* *

Tối thứ sáu hàng tuần chúng tôi có một cuộc họp thảo luận về công việc trong tuần và nói về những ý tưởng mới mà chúng tôi có thể nghĩ ra. Bà bá tước có những chuyến đi định kỳ đến Paris. “Paris mới là trung tâm thời trang”, bà thường nói. “Chúng ta phải đến Paris xem người ta đang làm gì ở đấy.”

Có một hoặc hai lần ngoại cùng đi với bà. Bà bá tước rất sành sỏi trong việc lựa chọn những kiểu dáng có ấn tượng sau đó bà sẽ tạo ra một kiểu mới với một vài sự thay đổi nhỏ - một sự cải tiến như bà thường nói. Ngoại là người quan tâm đến khía cạnh thực tiễn và bà sẽ có những ý tưởng mới nếu có.

Tôi không thể đi được vì tôi không muốn rời xa bé Katie. Sau những chuyến đi như vây, ngoại dường như có vẻ trẻ lại. Tôi cho rằng việc trở về thăm quê cha đất tổ đã đem cho bà một luồng sinh khí mới, hơn nữa bà có một niềm đam mê dành cho thời trang.

Trong một lần như vậy, bà bá tước đã làm cho tất cả chúng tôi ngoạiỡ ngàng khi tuyên bố “Chúng ta nên mở một chi nhánh ở Paris.”

Chúng tôi trố mắt nhìn bà. Mở một cửa hàng ở Paris!

Chúng tôi đã làm mọi việc thật tốt ở London, mỗi năm công việc đều được mở rộng hơn và dần dần đã trở nên nổi tiếng trong xã hội quý tộc London.

“Phải”, bà bá tước tiếp tục, “hầu như tất cả các nhà may danh tiếng đều tập trung ở đây. Tôi sẽ ở đấy một phần lớn thời gian cho đến khi chúng ta thành lập môt chi nhánh. Tôi biết cách điều hành mọi chuyện. Quần áo của chúng ta đã đi theo khuynh hướng thời trang của Pháp. Có người còn mua quần áo của chúng ta sang Paris đấy.”

“Giá thuê cửa hàng ở đó như thế nào?”

“Sẽ không rẻ đâu.”

“Đào đâu ra tiền?”, ngoại hỏi.

“Chúng ta sẽ mượn.”

Tôi do dự, còn ngoại xanh mặt “Không bao giờ!”. Chúng tôi đồng thanh đáp.

“Tại sao không?”

“Ai cho ta mượn tiền nào?”

“Bất cứ nhà băng nào. Chúng ta đã có một sự bảo đảm ở đây…. một cơ sở làm ăn phát đạt.”

“Còn tiền lãi ngân hàng thì sao?”

“Chúng ta phải làm việc cật lực để trả.”

“Bao giờ tôi cũng chống lại việc vay mượn.” ngoại nói và tôi gật đầu đồng ý.

“Các vị cứ muốn dậm chân tại chỗ hay sao?”

“Đây là một thành quả tốt đẹp mà tất cả chúng ta đều hài lòng”, tôi nhắc bà bá tước.

“Nhưng việc mở mang sẽ đem đến những thành công mới.”

“Tôi tin rằng chúng có khả năng sẽ phá hủy những thành quả mà ta đạt được.”

“Cuộc sống có nghĩa là chấp nhận mạo hiểm.”

“Mà tôi thì không muốn chuyện đó”, ngoại nói.

Tôi ủng hộ ngoại trong chuyện này. Cái ý nghĩ vay mượn làm tôi cảm thấy không an lòng.

“Mất bao lâu thì công việc ở Paris mới có thể thu được lợi nhuận?” Tôi hỏi.

“Ba hoặc bốn năm… “

“Và trong suốt thời gian đó chúng ta phải trả tiền lời?”

“Chúng ta sẽ cố gắng.”, bà bá tước nói.

“Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không trả được?”

“Cô đang ấn định thất bại trước khi vào việc.”

“Chúng ta cần phải đối diện với tất cả các dữ kiện. Tôi thấy có khả năng phá sản mà tôi còn có một đứa trẻ để nghĩ đến.”

“Đến thời điểm, tôi muốn được dìu dắt cô bé vào xã hội.”

“Trong khi ấy thì tôi chỉ muốn con bé có cơm ăn, áo mặc và học vấn nữa – đó là điều tối quan trọng đối với tôi”

“Cô chẳng có máu phiêu lưu mạo hiểm gì hết.”, bà bá tước nói

“Tôi gọi đó là sự thận trọng.”

“Vậy cả hai người đếu phản đối ý kiến của tôi?”

Chúng tôi gật đầu.

“Được, vậy chúng ta hãy xếp vấn đề này lại.”

“Chúng ta sẽ làm thế.”

“Trong khi đó”, bà bá tước nói tiếp, “trong khi ở Paris tôi sẽ đi môt vòng và xem mọi chuyện ở đấy diễn ra như thế nào?”

“Dù sao thì chúng ta cũng không có khả năng.”

“Mọi người sẽ không biết chắc chuyện đó đâu.”, bà bá tước phản đối.

Chúng tôi tiếp tục thảo luận vấn đầ khác.

Ngoại và tôi nói về kế hoạch của bàn bá tước khi bà đã đi khỏi.

.“Bà ấy nói đúng.”, ngoại trầm ngâm. “Những nhà tạo mốt quan trọng nhất đều có cở sở ở Paris. Đó là chiếc nôi của thời trang và như vậy nơi đó có những ưu thế nhất định. Thật tuyệt vời khi chúng ta có thể bán quần áo của chúng ta ở đó. Sẽ là một thành công thật sự… và công việc làm ăn cũng sẽ tốt đẹp ở đây. Chúng ta có thể làm nhiều chuyện tốt hơn.”

“Ngoại à, ngoại đang bị ý tưởng này hấp dẫn phải không?”

“Ngoại nhận ra mặc có lợi của nó, nhưng ngoại chống lại ý tưởng vay tiền ở ngân hàng. Thà là chúng ta cứ dừng ở mức này còn hơn phải lo lắng về chuyện vay mượn tiền bạc. Hãy nhớ lại chúng ta khởi nghiệp như thế nào và việc chúng ta đã tưởng là không qua nổi cái đận khó khăn ấy.”

“Cháu sẽ không bao giờ quên.”

“Hiện chúng ta đang thoải mái, dư dật và hài lòng về mọi chuyện. Thôi, hãy quên Paris đi.”

Hai bà cháu tôi vẫn tiếp tục nghĩ về vấn đề này, thỉnh thoảng nó lại nảy ra trong đầu, rất rõ ràng trong suy tính của chúng tôi. Bà bá tước im lặng, tỏ vẻ ưu tư. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng cần thay đổi suy nhĩ của bà.

Một tuần sau đó bà và ngoại tôi thực hiện một chuyến đi định kỳ đến Paris.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6: Những cuộc gặp gỡ ở công viên


Một trong những ưu điểm lớn nhất của công việc chúng tôi đang theo đuổi là thôi có thể dành nhiều thời gian cho Katie.Tôi đã mời một gia sư cho cô bé – cô Price – một cô giáo giỏi đủ thực hiện nhiệm vụ của mình hết sức chu đáo.Nhưng tôi thường giành Katie ra khỏi sự giám sát của cô, bởi vì con bé muốn ở bên tôi cũng nhiều như tôi muốn ở bên nó.

Hai mẹ con tôi thường đi dạo chiều chiều sau giờ học của bé. Đôi khi chúng tôi đến công viên St.James, nơi chúng tôi có thể xem thiên nga, đôi khi chúng tôi đến Serpentine.Katie thích giao tiếp và làm quen với những đứa trẻ khác rất nhanh. Tôi thích con bé vui vẻ chơi đùa với những đứa bạn đồng trang lứa.

Hai ngày sau chuyến đi của Ngoại và bà bá tước, chúng tôi đang ngồi ở băng ghế trong công viên bị thu hút vào cuộc trao đổi bất tận “tại sao” và cái gì” thì một người dừng lại, nhấc mũ lên và nói. “thế là tôi đã tìm ra quý vị.”

Đó là Drake Aldringham.

“Anh ghé qua chỗ em, cô Cassandra bảo anh là mẹ con em hoặc ở công viên St.James hoặc ở đây.Thạt không may, đầu tiên anh đi nhầm chỗ nhưng ít nhất bây giờ anh cũng được đền bù.”

Tôi rất mừng khi gặp anh.

“Đây là Katie.Katie con, đây là ông Drake Aldringham.”

Con bé nhiwng thằng vào ông khách. “Bác không phải là con vịt.Bác chỉ là một con người.”

“Tôi có thể thấy là mình đã làm cháu thất vọng.”

“Vậy mà cháu đã nghe mọi người trong nhà nói về một con vịt.”

Tôi cảm thấy xấu hổ nhưng anh lại phấn khởi ra mặt khi biết anh là chủ đề trong câu chuyện giữa chúng tôi.

Katie tặng khách một trong những nụ cười dễ làm mềm lòng người của nó. “Không sao. Cháu cố không nhớ những điều đó.”

Tôi có thể thấy anh nghĩ con bé thật là láu lỉnh và lấy làm vui về điều đó.

“Mẹ con ta thích chỗ này phải không Katie? Chúng ta thường đến đây.”

“Vâng ạ, Cũng giống như ở nông thôn ấy… nhưng bác có thể nghe thấy tiếng ngựa hí và điều đó làm cho mọi việc dễ thương hơn.”

“Cụ cố đang ở Paris”, Katie khoe với Drake.

“Phải”, tôi nói rõ, “ngoại và bà bá tước mới qua Paris.”

“Một ngày nào đó cháu sẽ đi. Với Mama, tất nhiên rồi.”

“Tất nhiên. Cháu thích được đến đấy lắm à?”

Katie gật đầu. “Còn bá đã ở đấy bao giờ chưa?”

Anh bảo với nó là anh đã sang đấy, rồi kể cho nó nghe về Paris và con bé say sưa nghe anh kể chuyện. Một cậu bé chạy đến. Nó thường đi dạo trong công viên với cô bảo mẫu và hay chạy đến chơi chung với Katie. Tôi có thể thấy con bé muốn đi chơi với bnaj, nó ngước nhìn tôi chờ đợi.

“Được, nhưng con đừng đi quá xa. Chơi ở chỗ nào mẹ có thể trong thấy con hoặc đi tìm con nhé.”

Nó quay lại mỉm cười với Drake và chạy đi.

“Một cô bé thông mình, đáng yêu quá!”

“Em thật may mắn có một đứa con như vậy.”

“Anh có thể hiểu được cảm xúc của em.”

Mắt tôi long lanh nhưng giọt lệ và tôi cảm thấy ngượng ngùng vì đã để lộ những cảm xúc của mình.

“Cô bé chắc phải là một nguồn an ủi lớn.”

Tôi gật đầu, “Con bé bao giờ cũng như thế . Em không thể hình dung em có thể làm được điều gì mà không có con.”

“Anh thật buồn vì những chuyện đã xày ra. Chắc đó là một điều đau lòng kinh khủng.”

“Mất anh ấy dưới bất cứ hình thức nào cũng là một đau thương không hàn gắn được, đằng này…”

“Em đừng nhắc đến chuyện ấy nữa nếu em chưa sẵn lòng.”

Tôi im lặng vài phút. Thật lạ lùng tôi lại muốn nói về điều đó. Tôi cảm thấy tôi có thể tin cậy nơi anh.

“Người ta nghĩ anh ấy tự sát. Ai cũng nghĩ thế. Đó là phán quyết của toàn án. Nhưng em không bao giờ tin thế.”

“Em biết anh ấy rõ hơn bất cứ ai khác.”

“Sao anh ấy có thể làm thế được. Chúng em vô cùng hạnh phúc. Chúng em đã quyết địng mua nhà riệng. Tại sao anh ấy đang hào hứng phấn khởi là thế mà chỉ vài giờ sau… lại làm thế. Nghe vô lý lắm.”

“Có thể có một cái gì đó em chưa rõ…”

“Hoàn toàn không. Điều này thật bí ẩn. Em có ý nghĩ có một ai đó đã thủ tiêu anh ấy… và đã cố làm điều ấy trước đó.”

Anh chăm chú nghe tôi kể lại chuyện Lorenzo bị giết trong khi đang mặc áo của Philip.

“Kể cũng kì thật,” anh tư lự.

“Mọi người dường như nghĩ là em biết một điều gì đó mà em không lộ ra. Nó làm cho em thật bất hạnh. Chả có chuyện gì hết… Mọi thứ đều hoàn hảo…”

Anh tìm tay tôi xiết chặt.

“Em xin lỗi. Em không nên mất bình tĩnh.”

“Lẽ ra anh không nên khơi ra.”

“Không mà.”

“Anh e là mình đã làm thế. Có thể một ngày nào đó… em sẽ quên được chuyện này.”

“Em đã làm được điều gì đó ở một mức độ nhất định. Katie giúp em rất nhiều. Tuy vậy… con bé rất giống anh ấy và đôi khi…. nó nhắc em nhớ đến anh ấy. Em nghĩ em sẽ không bao giờ quên được.”

“Tất nhiên em sẽ không quên. Nhưng rồi em sẽ hạnh phúc… bằng một cách nào đó.”

“Vâng em cũng cho là thế. Em có Katie… Ngoại… và những người bạn tốt.”

“Còn sự nghiệp nữa chứ! Em là một nữ doanh nghiệp bẩm sinh và điều đó có ý nghĩa nhiều đối với em.”

“Đúng thế. Chính em cũng không biết điều này cho đến khi Philip mất được một năm. Em không thể tiếp tục sống trong ngồi nhà ấy. Đó là nhà của Charles và em không thể quên điều đó.”

“Tất nhiên.”

“Bà bá tước có ý nghĩa to lớn đối với chúng em. Bà ấy thật sự là một người đáng mến, Em rất may mắn.”

“Công việc phát đạy cũng là một điều khích lệ rất lớn.”

“Không phải lúc nào cũng buôn may bán đắt đâu. Bà cháu em không có kinh nghiệm. Bà bá tước thì rất sành sỏi và em nghĩ chúng em được như thế này là nhờ sự hướng dẫn của bà ấy.”

“Cũng đừng nên quá nghiêng về khía cạnh thương mại.”

“Người ta phải như thê sneeus muốn thành côn trong việc kinh doanh như chúng em hay trong bất cứ lĩnh vực nào.”

“Em là một bà mẹ nhiều tham vọng.”

“Em chỉ có cao vọng về hạnh phúc cho đứa con thân yêu. Mà nãy giờ chúng ta nói nhiều về em rồi. Hãy kể cho em nghe về anh, về khu dân cư mà anh là đại biểu và bất cứ điều gì mà một ông dân biểu tốt có thể làm.”

Thế là anh trò chuyện rất hào hứng, vui vẻ và thú vị. Anh kể cho tôi nghe về những lá thư mà anh nhận từ các công dân. “Một thành viên Quốc hội được trông chờ như một vị thần đèn”, anh nói, rồi chuyển qua nói về những chuyến du lịch nước ngoài, cuộc sống nóng bỏng ở Bờ biển Vàng. Anh đã ước trở về Tổ quốc như thế nào và việc anh sung sướng ra sao khi cuối cùng cũng nhìn thấy những bờ đá dựng trắng phau của nước Anh, anh đã xúc động đến nỗi hát toáng lên làm tất cả các bạn đồng hành với anh đều kinh ngạc.

Chúng tôi đã trải qua những giò thú vị, vừa trò chuyện vừa quan sát Katie chạy nhảy, chốc chốc lại ngoái nhìn chúng tôi mỉm cười.

Đã lâu lăm rồi tôi mới cảm thấy hạnh phúc đến như vậy.

Khi ra về, Drake cùng đi với chúng tôi về nhà – Katie đi giữa hai người mỗi tay nắm một người.

Anh nói rằng anh rất thích cuộc gặp gỡ hôm nay.

“Ngày nào mẹ con em cũng đi công viên à?”

“Chúng em thường đi.”

“Anh mong được gặp hai mẹ con.”

Anh cúi xuống mỉm cười với Katie. “Chú hi vọng là chú đã được tha lỗi vì chỉ là một con người.”

“Cháu thật ngốc. Lý ra cháu phải biết những con vịt không đi thăm ai, đúng không ạ?”

“Không, chúng chỉ kêu quạp quạp.” Anh bắt chước tiếng vịt kêu làm Katie rất khoái. Nó cũng quạp quạp theo và vào nhà với tiếng kêu đó.

Cassie ra đóng chúng tôi.

“Drake Aldringham đến chơi.”

“Chị biết. Mẹ con chị gặp anh ấy ngoài công viên.”

“Em đã chỉ cho anh ấy đến đấy, cứ tìm chỗ có hồ nuôi thiên nga.”

“Phải, anh ấy đã tìm thấy mẹ con chị.”

“Chú ấy thật dễ thương. Chú ấy quàng quạc giống con vịt lắm… chỉ có điều chú ấy không phải là vịt mà là người.”

Mặt Cassie sáng lên nụ cười cảm động.

“Em thật mừng là anh ấy đã tìm thấy chị. Anh ấy thất vọng ra mặt khi em bảo chị vừa ra ngoài.”

Ngày hôm sau, chúng tôi lại gặp anh.

Thật ra là anh đã tạo thành một thói quen gặp chúng tôi ngoài công viên.

*

* *

Hai tuần sau, Ngoại và bà bá tước trở về nhà. Chuyến này họ đi lâu hơn mọi lần. Tôi nghĩ Ngoại có vẻ như bận tâm suy nghĩ một điều gì. Tôi hiểu bà rất rõ, bà không bao giờ giấu giếm cảm xúc gì của mình, vì thế mà tôi biết có một chuyện gì đó đã xảy ra – tốt hay xấu thì tôi chưa rõ, nhưng chắc chắn là nó làm cho bà phải suy tư.

Bà bá tước cực kỳ hào hứng như bao giờ bà cũng như thế sau mỗi chuyến đi Paris.

“Tôi đã tìm đến một chỗ có thể phù hợp với chúng ta ở khu Rue Siant-Honoré… một địa điểm lý tưởng.Nhỏ thôi nhưng sang trọng.”

“Chúng ta đã quyết định là không liều mạng mà,” tôi nói.

“Tôi biết”,bà nói, thở dài tiếc nuối. “Thật đáng tiếc. Đó là một cơ hội ở đời. Cô cần phải coi qua một chut… Phòng may đẹp, đầy ánh sáng. Tôi có thể hình dung nó được thiết kế với màu trắng và vàng. Nó sẽ là một nơi làm việc hoàn hảo.”

“Trừ một điểm là chúng ta không có tiền và Ngoại với tôi đã quyết định không dính vào chuyện nợ nần.”

Bà bá tước lắc đầu buồn bã nhưng không nói gì.

Khi còn lại một mình với Ngoại, tôi nói. “thôi mà. Hãy kể cho cháu nghe có chuyện gì xảy ra.”

Bà nhìn tôi sửng sốt.

“Cháu biết có một chuyện gì đó. Cháu có thể thấy rõ trên nét mặt bà. Vì thế tốt nhất là bà cứ kể cho cháu nghe.”

Bà im lặng một vài phút rồi nói. “Có một ý muốn bất chợt lôi cuốn bà. Thế là bà đi. Bà muốn về thăm lại chốn cũ một lần nữa. Bà để bà bá tước lại Paris, một mình đi đến Villers-Mure.”

“À ra thế. Và chuyện đí làm cho bà nghĩ ngợi.”

“Có một cái gì đó về nơi mình được sinh ra…”

“Tất nhiên. Và đó là cuộc hành trình dài của ngoại.”

“Bà đã quyết định.”

“Và đã tìm thấy cái gì ở đó?”

“Cảnh vật vẫn như xưa. Nó đưa bà trở lại… quá khứ. Bà đến thăm mộ mẹ cháu.”

“Thật là buồn phải không ạ?”

“Về một phương diện nào đó. Nhưng không hoàn toàn như vậy. Có một bụi hoa hồng… có ai đã trồng lên mộ. Vậy mà bà đã tưởng ngôi mộ bị bỏe mặc không có ai trông mon. Điều này làm bà vui lắm.”

“Ai đã làm điều đó?”

Bà nhún vai, nhướn lông mày. Có một cái gì ủ ê buồn bã trong đó.

“Có lẽ đi như vậy là không khôn ngoan”, tôi nói.

“Ồ không… không…” Bà chuyển sang đề tài khác. “Cassie bảo Drake Aldringham có ghé chơi.”

“Vâng, cháu vẫn gặp anh ấy ngoài công viên. Katie mến anh ấy lắm mà Drake cũng mến con bé.”

“Bà đã thích cậu ấy từ lần gặp đầu tiên.”

“Vâng, cháu biết.”

Bà cười với tôi. “Bà mừng là cháu vẫn gặp gỡ ấy”. Rồi nói thêm với nhiều ẩn ý. “Cháu có thể không còn buồn nhớ nữa.”

Đến lượt tôi đổi đề tài, “Còn bà bá tước, cháu nghĩ đã đến lúc làm cho bà ấy thôi cái ý định mở cửa hàng ở Paris.”

“Bà sẽ không bao giờ đồng ý vay tiền.”

“Cả cháu nữa. Có vẻ như đi tìm chỗ mở cửa hàng chỉ tốn thời gian thôi.”

“Bà ấy đúng trong giai đoạn mở đầu và chúng ta đã gặt hái thành công.”

“Bây giờ khác rồi. Độ ấy chúng ta đang tuyệt vọng. Còn hiện nay công việc của chúng ta phát triển đều đặn. Cháu không muốn rơi vào tình trạng bấp bênh nữa.”

“Chỉ có một cách duy nhất khiến bà đồng ý.”

“là gì ạ?”

“Nếu chúng ta có tiền. Nếu có một vị Mạnh Thường Quân nào đó tài trợ chúng ta.”

“Không bao giờ có chuyện đó đâu.”

“Rất khó nhưng không phải là không thể.”

Bà lại có vẻ trầm tư và tôi hỏi. “Ngoại ơi, có chuyện gì trong đầu Ngoại vậy?”

“Chỉ là cái cửa hàng ở Rue Sain-Honoré ấy thật tuyệt.”

“Bỏ chuyện ấy ra khỏi đầu thôi Ngoại. Chúng ta còn khối việc phải làm.”

“Bà không thể chờ đợi cho đến khi mọi việc đâu vào đấy được.” Bà hôn lên má tôi. “Thật khoan khoái khi lại về nhà mình.”

*

* *

Chúng tôi lại về với nhịp sống cũ. Katie và tôi thường xuyên gặp Drake và tôi nóng lòng chờ đợi những buổi gặp gỡ ấy. tất cả hình thành theo một cung cách nhất định. Chúng tôi thường thấy anh kiên nhẫn đứng đợi. Katie chạy vượt lên trước miệng kêu quạp quạp và anh đáp lại. Đó có thể là lời chào hỏi giữa hai người. Một câu chuyện vui cũng có thể làm Katie cười như nắc nẻ. Lần nào cũng vậy.

Nó thường chơi với bạn trong lúc chúng tôi chuyện văn. Có rất nhiều đề tài để nói cho nhau nghe. Tôi cảm thấy nói chuyện với anh thật thoải mái dễ dàng và chắc anh cũng cảm thấy như vậy. Anh phải ở Swaddingham một số ngày nhất định.

“Ước gì anh có thể đưa về nhà. Đó là một thái ấp thời Elizabeth. Đầu tiên nó một quán trọ vào đầu thế kỷ 15, rồi nó thành nhà riêng và được mở rộng, nâng cấp vì thế mà trong khi có một phần theo phong cách Saxon thì những tầng thấp hơn lại hoàn toàn theo lối Tudor. Đất rộng mênh mông. Ở một nghĩa nào đó, anh cũng là một loại chúa đất. Nếu có bao giờ anh mất chân trong Quốc hội, anh sẽ dành tấ cả thì giờ để thực hiện nghĩa vụ của một địa chủ nông thôn.”

“Anh có thích thế không?”

“Đó sẽ là điều tốt đẹp thứ hai.” Anh nhìn tôi, nghiêm trang. “Đến một lúc nào đó người ta cũng cần ổn định cuộc sống.”

“Đúng thế. Ít nhất thì anh cũng có một bến đậu thứ hai. Như thế anh vẫn là người may mắn.”

“Không biết em và Katie có thể đến thăm anh ở Swaddingham không?”

“Nghe có vẻ rất hấp dẫn.”

“Có lẽ em và bà ngoại mang Katie đi cùng.”

“Chắc là chúng em sẽ thích thế lắm.”

“Vậy thì khi thư thư việc ở Quốc hội, chúng ta sẽ đi. Người ta không bao giờ biết chắc được khi nào thì bị vời đến trong một cuộc bầu bán quan trọng… Vì thế cứ rảnh là đi thôi.”

Thế rồi tôi kể cho anh nghe về vấn đề của chúng tôi.

“Bà bá tước khác bà cháu em. Bà ấy hết sức năng động… có một cái gì có một cái gì của tay cờ bạc máu me. Bà ấy muốn mở rộng kinh doanh, muốn mở một cửa hàng ở Paris.”

“Còn em thì không? Em làm anh ngạc nhiên đấy.”

“Em cũng… muốn lắm, nhưng không dám mạo hiểm.”

“Mạo hiểm là sao?”

“Đây là một dự án cần rất nhiều tiền. Chúng em phải tìm một cửa hàng mà giá cả thuê mặt bằng ở khu vực ấy cực đắt. Rồi bọn em phải đàu tư vào hàng hóa… tuyển nhân công. Sẽ phải làm tất cả mọi chuyện như từ đầu. Khi mở cửa hàng ở đây chúng em mới chỉ là người bắt đầu và phải đi lên từ một vị thế khiêm tốn nhất. Hiện nay chúng em không thể làm việc đó. Vậy mà bà bá tước không muốn nghe, bà ấy khăng khăng cho rằng dự án này có nhiều triển vọng. Bọn em phải tiến hàng mọi việc một cách bảo đảm, có độ an toàn cao nhất. Bà và em biết rõ ý định của bà ấy. nếu mọi việc suôn sẻ thì thành công rất lớn, còn nếu mọi việc trì trệ thì bọn em sẽ lụn bại. Vì thế mà bà cháu em không muốn liều mạng.”

“Anh nghĩ bà cháu em quyết định khôn ngoan.”

“Anh cũng cho là thế à? Bà bá tước bảo chúng em không xó tầm nhìn xa trong kinh doanh.”

“Thế còn hơn là phá sản.”

“Đúng thế.”

“Vậy là em đang đau đầu.”

“Không hẳn thế. Ngoại và em rất kiên định.”

“Nhưng rất tiếc.”

“Quả có thế.”

Chúng tôi đang nói chuyện thân mật thì Judia đi đến. Cô ăn bận rất thanh lịch trong một bộ đồ màu xanh đậm gần như là màu xanh đen. Trông cô rất quý phái với chiếc mũ đi ngựa có một cọng lông chim đà điểu phất phơ trên vành mũ. Tôi đã từng ngắm bộ đồ và chiếc mũ này trước khi chúng ra khỏi phòng trưng bày chỗ chúng tôi và giờ đây nhìn Julia trong bộ đồ đó ý nghĩ đầu tiên của tôi là bà ngoại tôi quả là một nhà tạo mốt đại tài.

Julia mở to mắt ngạc nhiên, nhưng tôi có ý nghĩ bất chợt là vẻ ấy không bộc lộ cảm xúc thật sự của cô và tôi cho rằng cô đi ra đây để tìm chúng tôi. Có thể là cuộc gặp gỡ của chúng tôi đã lọt vào tai mắt của vài người bạn của Julia và nó trở thành một vấn đề đang được quan tâm. Với tư cách là một góa phụ có con nhỏ, tôi không được coi là có quyền tự do như một phụ nữ độc thân và việc tôi bị bắt gặp ngồi nói chuyện ngoài công viên với một

Do sai sót của NXB nên bản dịch tiếng Việt thiếu mất 11 trang, từ 313 đến 324, nên Yew quyết định thay phần thiếu bằng bản gốc.

As a widow with a child I was not expected to lead such a restricted existence as a young un¬married woman and the fact that I had been seen at the same spot on several occasions with an eligible bachelor would cause some speculation.

"Well, fancy finding you here! Of course . . . you come with Katie. Children do love the parks." She sat down beside us. I felt insignificant in my simple walking costume beside her in all her glory.

"I like to take a walk now and then," she said. "Exercise is supposed to be good for you. I have the carriage waiting for me not far off. I thought, Drake, that you were in Swaddingham."

"I shall have to go down in a day or so."

''Of course. You have to get them all in a good humour before the election. When do you expect it?"

"In the not too distant future."

"I'll come and help," said Julia.

"That's kind of you."

"I find politics fascinating," she went on. "All that going among the people and kissing the babies . . . and you're half way there."

"It's not quite as easy as that," said Drake with a laugh. "Our opponents might be good baby-admirers, too."

"Poor Drake! He works so hard," said Julia, laying a hand on his arm. "He really is wonderful."

"You have too high an opinion of me."

"I am sure that would be impossible. You must come and dine tomorrow."

"Thank you," he said.

She smiled at me. "Sorry I can't invite you, Lenore. You see, it is so difficult. There is a shortage of men . . . and a woman on her own ..."

"Oh, I quite understand.''

"You ought to get married. Don't you agree, Drake?"

''I think that is a matter for Lenore to decide for herself.''

"Of course these things can be helped along."

I looked at my watch and said it was time I was going. I called Katie who came running up.

"Hello, Aunt Julia."

"Hello, my darling." Julia kissed Katie effusively.

"You smell nice," said Katie.

"Do I, dear? You must come and see me some time soon."

"When?" asked Katie.

"We must wait to be asked definitely, Katie," I said.

"We're asked now."

"Aunt Julia will tell us when she wants us."

"But she said ..."

"We really must go," I insisted.

"Of course," said Julia. "We'll excuse you, won't we, Drake?"

"I'll escort Lenore and Katie home," said Drake.

Julia pouted. Then she said brightly: "I'll tell you what. We'll ride in my carriage."

I was about to protest when Katie cried: "Oh yes . . . please."

And so we rode home.

Julia had somehow conveyed to me that she was displeased by my meetings with Drake. I remembered in the past how very taken she had been by him. She still was, I could see.

I was not sure of Drake. I think he was not pleased by the intrusion.

Katie was, however. She kept talking about the horses and sang clopetty-clop all the way home.

After that we often met Julia. She knew, of course, the time we should be there, and she would find us somewhere near the

Serpentine; or if we were in St. James's Park she knew we should be feeding the ducks.

"I do enjoy my little walks," she said. "So good for one. And it is such fun to come upon familiar faces and sit down and talk."

She dominated the conversation and managed to discuss peo¬ple whom I did not know, so that I was often excluded.

I wondered what Drake was feeling. He was too polite to betray this, and sometimes I wondered whether he was pleased to see Julia. He did smile quite often at her inconsequential chatter. It was very feminine, I supposed, and perhaps he found that attractive.

She had a way of disparaging me through supposed compli¬ments. "Of course, Lenore is such a wonderful business woman. I could never be that. It must be wonderful to be so self-reliant . . . such a wonderful manager . . . like a man really . . . Le¬nore doesn't need any looking after."

I don't know why I should let it annoy me, but it did. She was, of course, calling attention to her own helpless femininity which was supposed to be so attractive to the opposite sex.

In any case those mornings were spoilt, and because I felt so bitterly disappointed I tried to analyse my feelings for Drake.

I so much enjoyed being with him; I was intensely interested in all he was doing and I felt I should like to share in it.

In his turn, he was interested in the shop. The Countess had said I must not call it "the shop." It was "the salon." "What's in a name?" I had asked. "A tremendous amount," she had retorted. ''I have often told you that it is not so much what things are as what people believe them to be. A shop is somewhere where things are sold over the counter. A salon is where artists deign to sell their work.''

"I'm learning," I replied. "The salon it shall be."

When I had told Drake this he had been very amused. He had listened intently to the story of our beginnings. He was so in¬terested in everything I was doing. He enjoyed being with Katie and it was clear that she was fond of him. I had a cosy feeling that when we had walked back with Katie in between us, holding our hands, the Countess, who had seen us, had felt some ap¬proval. "You looked . . . right. . . like that," she said.

As for Grand'mere, she had never been one to hide her feel¬ings and her opinion was obvious.

I was very touched to consider how her one thought, through¬out her life, had been to care for me. She had been heartbroken when Philip died; she had seen through my marriage all her dreams coming true. But I had been without Philip for a long time and she was visualizing another dream with Drake at the centre of it.

It would have been impossible for me not to consider which way I was going. Drake's persistent visits to the park, our grow¬ing friendship, the manner in which a special light came into his eyes when he saw us—they were all significant. There was a possibility that he was falling in love with me.

He was eager for me to go down and see the manor at Swad-dingham and we were to pay the visit the first weekend after the Parliamentary recess.

And myself? I could never forget Philip and that honeymoon in Florence which had ended so tragically, and since my feelings for Drake were beginning to grow into something very serious, I thought of those days more and more.

I had grown up considerably since my marriage. I had been young, simple and innocent. I had known little of the world then. Perhaps Philip had been a little like that, too. We were like two children. Could we have gone on like that? I had sud¬denly been brought face to face with tragic reality. I had become a mother and there was now one person in my life who was more important to me than myself. I had learned something about the seriousness of making a living for myself and my child; and our close approach to failure and possible penury had matured me considerably. The worldly Countess had taught me a great deal about people. I no longer lived in that ideal world which I had believed lay ahead of Philip and me; there were things in life which were ugly and these had to be recognized and fully faced.

Now I was asking myself how deeply had my love for Philip gone; and had I built it up to such proportions since his death? Had I told myself I could never love a man again?

Had I really known Philip? Could it be possible that there had been some dark secret in his life and that he took his life rather than allow it to come to light? Was that just possible? No, I could not believe it. Philip had been good and true and inno¬cent ... as I was. Then why had it happened as it did? And if he had not shot himself who had and why? There was only one conclusion: Either Philip shot himself or someone else did. And in any case there must have been some dark secret in Philip's life of which I had known nothing.

I had loved Philip, but then, had I really known him? With him I had first learned the meaning of love between men and women. Our relationship had been tenderly romantic. But he was dead. Perhaps it was time that I ceased to mourn him. My meetings with Drake were beginning to tell me that I was not meant to lead the life of a nun.

When I watched him, coming towards me, my spirits lifted. I tried to see him dispassionately: a tall man dressed with quiet, good taste; he had always been distinguished looking as a boy; now that was accentuated. I admired him very much; I was happy to sit close to him and I was pleased when he touched my hand. Yes, I was attracted by him for the days when I did not see him were dull days and I found myself looking forward to that Swaddingham weekend with a joy that resembled Katie's.

Julia came to the salon. She always arrived in style with her carriage, her obsequious coachman and the little boy who was equally eager to please.

I dreaded her visits which was foolish. She was a very good customer. As she said, she simply adored clothes.

She was a great spender—so different from the Julia of our childhood. She had had her tantrums then and had always been self-indulgent, but she had lacked this overwhelming confidence which being a rich widow had brought her.

The Countess always greeted her effusively.

"I am so glad you came in. I was just saying to Madame Cleremont that the burgundy velvet is just you. I said to her that before we show it to anyone else Julia must see it."

Then she would hustle her off to the showroom where there would be tut-tutting from the Countess because of Julia's grow¬ing waistline. The burgundy dress had fitted but only just. "My dear child ..." (The Countess often fell back into that rela¬tionship they had shared during Julia's launching.) "You must cut out this penchant for food." And Julia would giggle and become almost a girl in the Countess's company.

Of course she bought the dress as the Countess intended she should. Then she sought me out.

"Charles is getting married, "she told me.

"Oh . . . really?"

"It's about time. Un manage de convenance. You know what I mean. I hear that Sallonger's are not doing so well now. Charles is not like Philip, you know. He needs money and he'll get it. She's a little older than he is and not the most beautiful woman in the world, but my dear, she is gold-plated."

"I hope it is successful."

"She'll get what she wants ... a husband . . . and he'll go his own sweet way ... as he always has done. I told him once he was a ruthless philanderer. He just laughed at me and said, 'Fancy your noticing that, little sister.' "

"Perhaps he'll settle down."

"What! Charles? Do you believe that? I wish I could find someone for Cassie."

"Cassie is happy enough."

"You'll probably get an invitation to the wedding."

I did not answer and she went on: "You're seeing quite a lot of Drake Aldringham, aren't you?"

"We meet in the park, as you know, as you are often with us."

"He's very much a man of the world, you know."

"Yes, I suppose so."

"A little like Charles in a way."

"Like Charles?"

"Well, men are mostly alike ... in one respect."

I stared at her in amazement.

''With women, I mean. I know him very well and in spite of all this. . . clever business and so on. . .you're a little innocent in some ways."

"I don't know what you are suggesting."

She laughed. "Don't you? Just think about it then. Drake is a very great friend of mine ... a very close friend. ... As a matter of fact . . . Never mind. Do you really think that bur¬gundy velvet suits me? I wish the Countess wouldn't go on so about my weight." She looked at me archly. "Some people tell me they like it. It's warm . . . and friendly . . . and womanly. I don't think men really like those beanpole types."

She was looking at me a little scornfully. It was true that I was very slender. Grand'mere worried that I did not eat enough.

I was glad when Julia went; and then I kept turning over in my mind what she had said.

I hated to think of Julia as a rival. Yet she did not like our meetings in the parks; she was eager to tell me he was her friend . . . close friend, she had pointed out. What did she mean by that? Was she warning me in comparing Drake with Charles?

I thought Julia was jealous, and I remembered her fury of long ago when she knew that Drake had left after a quarrel with Charles; and that had been on my account.

It was a few days later when I first noticed the man in the park. He was sitting on a bench near the one which we occupied and whenever I glanced casually his way he seemed to be look¬ing in my direction. I fancied I had seen him there before.

He was of medium height, dark-haired, greying at the tem¬ples; he might have been about forty years of age, distinguished looking in a foreign way. It was something about the cut of his clothes as well as his looks which made me feel that he was not English.

Julia had joined us as usual. Katie played happily; Drake, who had been talking animatedly before Julia's arrival, was now restrained.

I was beginning to think that as Julia resented my friendship with Drake so much, and made a point of joining us, I should find some excuse not to come. Cassie would be only too happy to take Katie to the park.

The next day I saw the man again. He really did seem to watch me intently. I might have thought I had imagined this but Julia had noticed.

''I do declare Lenore has an admirer,'' she cried.

"What?" said Drake.

"The not-so-young gentleman over there. He can hardly take his eyes from her. I saw him here yesterday. Lenore, have you a secret lover?"

"I have no idea who he is," I said.

"Well, he is gazing at you with a kind of rapture."

"What nonsense! I am sure he is unaware of us."

"Of us, my dear, but not of you."

I felt I wanted to get away.

"I have to go back early today, Katie," I called.

Katie was disappointed to be called from play, but she was of such a happy sunny nature that she never sulked.

"Come along," I said.

Drake đứng dậy chuẩn bị đi theo mẹ con tôi.

“Đừng đi nếu anh muốn ở lại”, tôi nói.

Julia đặt tay lên cánh tay Drake. “Chúng ta cứ ngồi lại một lúc đã, vâng, em muốn mời anh về nhà dừng cơm trưa. Chỉ là một bữa ăn thân mật và em đã tính cả anh vào đó.”

Tôi không chờ thêm một phút nào nữa. Tôi chộp lấy cánh tay Katie kéo đi.

Con bé kêu lên, “Từ từ đã mẹ, nhìn con thiên nga nhỏ kia kìa. Nó đang rỉa lông rỉa cánh. Con nghĩ nó đang giận dữ. Có lẽ nó đói. Giá có bánh mì cho nó ăn nhỉ?”

“Lân sau chúng ta sẽ mang thêm bánh.”

“Nhìn mặt mẹ đang đỏ lên kìa. Mẹ giận lắm phải không?”

“Tất nhiên là không.”

“Với cô Julia?”

“Không.”

“Vậy với chú Quác Quác?”

“Không, con yêu, mẹ không giận ai hết.”

“Nhưng mẹ có vẻ bực bội.”

“Không mẹ chỉ đang vội thôi.”

Nghe tiếng bước chân phía sau lưng, tôi đã nghĩ ngay là Drake đi về phía chúng tôi. Tôi liếc về phía sau. Đó là người đàn ông mà Julia cho rằng đã để ý đến tôi. Tôi cảm thấy bất an. Ngày hôm ấy tôi ở trong một tâm trạng rất nhạy cảm. Tất nhiên người đàn ông không đi theo tôi. Tại sao lại làm thế?

Chúng tôi rời công viên đi sang bên kia đường rồi rẽ vào một góc phố. Tôi liếc nhìn về phía sau. Người đàn ông vẫn bám theo. Khi chúng tôi vào nhà, ông ta chậm rãi lướt qua phía bên kia đường.

*

* *

Có vẻ như tất cả đã chín muồi cho một cuộc bầu cử vào năm tới. ai cũng nói chắc chắn Gladstone sẽ nghỉ hưu, ông đã 82 tuổi rồi – chắc chắn không phải là cái tuổi lãnh đạo đất nước.

Drake rất kích động trước viễn cảnh một cuộc bầu cử và nghĩ Đảng Tự Do sẽ có một cơ hội tốt. Mặc dù tuổi đã cao, Gladstone vốn quen thuộc với mọi người. Họ gọi ông là Ông già vĩ đại, là William của nhân dân. Và đúng là Ông già vĩ đại này không chịu bỏ cuộc.

Drake rất bận rộn và tôi ít gặp anh hơn. Với lại thời tiết cũng trở nên quá lạnh cho việc ngồi chơi ở công viên. Chỉ còn tôi và Katie đi dạo, Julia không thấy xuất hiện vì cô rõ hơn ai hết Dracke đang bận ngập đầu ở Swaddingham. Ngày nghỉ cuối tuần đầy mong ước đành phải bãi bỏ - nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn – Drake khẳng định.

Charles làm đám cưới vào mùa thu. Tôi cũng được mời, tôi rất muốn từ chối, nhưng lẽ tự nhiên là Cassie phải đi dự đám cưới anh trai, cô nài nỉ tôi đi cùng. Chúng tôi may áo cưới cho cô dâu nên bà bá tước cũng được mời.

Lễ cưới được tổ chức ở quảng trường St.George Hanover sau đó có một bữa tiệc ở Claridges. Charles trông có vẻ mãn nguyện còn cô dâu tỏ ra rất hạnh phúc. Cái áo cưới thật đẹp, tôi bắt gặp ánh mắt bà bá tước ước lượng, ngắm ngía, đôi mắt bà sáng lên, chắc chắn là đang tính toán đến các mối lợi trong công việc.

Julia trông rất lộng lẫy. Cô ta nói vài lời với chúng tôi. “Sẽ mau chóng đến lượt em thôi, Cassie.”

“Em không mong gì có cái lượt ấy”, Cassie đốp lại.

“Nếu em cứ khăng khăng muốn làm một bà cô thì chẳng có ai giúp gì được em đâu” Julia đe.

“Em thích mọi việc cứ như thế này.”

“Ngày nay chẳng có cái gì mang lại sự thỏa mãn cho cả hai phía như một đám cưới.”

“Tôi hy vọng họ sẽ hạnh phúc.”

“Sẽ như thế nếu họ đủ thông mình. Chị ta mong có một tấm chồng còn Charles cần một người vợ giàu Tiểu thư túi đầy tiền là câu trả lời đúng cho những lời cầu nguyện của anh ấy. Ồ, em thấy chị như bị sốc. Em biết chị dễ dàng bị sốc.” Julia nhìn quanh. “Drake không có ở đây. Không được mời. Charles không đời nào quên món nợ cũ. Em bảo anh ấy thuộc loại thù dai. Sau cùng, bao nhiêu năm đã trôi qua kể từ ngày Drake quẳng chú rể xuống hồ.”

“Em cho là anh Drke bận quá không đến được”, Cassie nói. “Anh ấy còn phải nghĩ đến cuộc bầu cử.”

“Những cử tri đi bầu thích những ứng viên có vợ”, Julia nói. “Cũng dễ nhận ra thôi. Một nhà chính trị có biết bao nhiêu việc phải làm, cần phải có một người vợ giúp sức.” Cô nhìn tôi tinh quái. “Em phải bảo với anh ấy điều đó. Em biết anh ấy cần một người như thế nào. Một người từng trải, có tiền, biết hưởng thị cuộc sống, sành điệu… một người có thể hỗ trợ cho sự nghiệp của anh ấy…”

Tôi im lặng không nói gì.

“Anh ấy sẽ sớm quyết định thôi.” Julia tiếp tục. “Trên thực tế em tin là anh ấy đang cân nhắc… và với sự giúp đỡ nho nhỏ từ phía em… chắc là anh ấy sẽ chịn đúng người.”

“Vậy hãy hy vọng anh ấy tìm được người phù hợp với mình,” tôi nói.

“Em muốn nói đó phải là người có ích trong cuộc sống của anh ấy. Drake là người tỉnh táo, chị cũng biết đấy. Không phải là hạng người đem lòng yêu mê mệt một cô gái không một xu dính túi. Drake sẽ yêu một cái đầu sáng suốt.”

“Đó là một việc rất khôn ngoan.”

“Đứng, Drake là một người khôn ngoan cực kỳ. Điều quan trọng bậc nhất trong đời anh ấy là sự nghiệp. Em không ngạc nhiên đâu nếu anh ấy không mơ bước vào đôi giày của ông già Gladstone thân yêu. Tấ nhiên là không chỉ dừng lại ở đó. Ông già vĩ đại dường như chưa hoàn tất sự nghiệp của mình và còn nhiều bậc thang nữa phải leo. Drake của chúng ra giờ cũng để mắt mở to cho những cơ hội lớn. Rồi chị sẽ thấy. Anh ấy sẽ cưới một người biết trở thành một bà chủ một phòng khách quý tộc – nếu có một ít tiền thì cũng không phải là không được đón nhận.”

“Tôi không thích một người bạn quá vụ lợi.”

“Chị hiểu sai ý em rồi. Em nói anh ấy vụ lợi hồi nào? Em gọi đó là sự khôn ngoan. Hãy nhìn Disraeli coi. Bây giờ ai mà không thừa nhaanj sự khôn ngoan của ông. Ông đã cưới Alary Anne vì tiền. Ông ấy cần số tiền đó. Nếu chị leo lên cái cọc bóng mỡ như chuyện nhảy vào chính trường chị cần được bảo vệ bằng đồng tiền, khi chị đã trèo lên trên cùng thì chị cần có tiền để giữ mãi được cái vị trí ấy. À mà đôi tân lang và tân giai nhân hạnh phúc này sẽ đi hưởng tuần trăng mật ở Florence. Quái lạ sao ai cũng đến Ý để hưởng tuần trăng mật nhỉ?”

Ý nghĩ của tôi trở về những ngày xa xưa ấy, tôi đi dạo bên bờ sông Arno. Tôi làm sống lại trong đầu mình cáo đên Lorenzo biến mất.

“Florence là một trong những nới đẹp nhất thế giới.” Tôi nghe Cassie nói. “Đó là lí do nó phù hợp với những cặp vợ chồng mới cưới. Nền nghệ thuật ở đấy thật vượt trội… đặc sắc.”

“Charles không quan tâm đến nghệ thuật . Anh ấy chỉ đến đấy để điểm lại những may mắn của mình còn cô dâu thì tự nhủ mình may mắn biết chừng nào, nhờ vào số tiền của Papa mà mua được cho mình một tấm chồng điển trai là thế.”

Tôi nhìn Cassie. “Chị muốn về bây giờ.”

“Chị phải chứng kiến cảnh cô dâu chú rể lên đường đi hưởng tuần trăng mật chứ” , Julia cự lại. “ Không được lịch sự lắm nếu bỏ đi vào lúc này. Họ sẽ xong ngay thôi.”

Cassie nói, “ Em muốn thấy chị ấy trong bộ đồ màu nâu chín. Nó đẹp lắm.”

“Thật lạ là giờ đây chị trở thành một trong những nhà tạo mẫu nổi đình đám nhất.”

“Đó là nhờ tài năng của Ngoại tôi và hiểu biết của bà bá tước về chốn thương trường thôi.”

“ Dù vậy nó vãn mang tên chị và em nghĩ chị phải tự hào về nó lắm lắm.”

“ Tất nhiên rồi.”

“ Sẽ tuyệt vời hơn nếu chúng em có cơ sở ở Paris”, Cassie nói.

“ Không đâu. Chúng ta không có tiền,” tôi nói.

“ Bà chị nghĩ là chúng ta sẽ mở rộng hoạt động và cả bà bá tước nữa. Chị cũng muốn thế phải không chị Lenore? Em thấy mắt chị sáng lên khi chị nghe thấy một hiệu thời trang ở Rue Saint- Honoré.”

“Đến Paris!” Julia kêu lên. “ Thật là vĩ đại. Bọn này sẽ sang bên ấy mua quần áo.”

“Chúng tôi vẫn có salon ở London.”

“Ô, nhưng có một cái gì đó thật khác biệt về một món hàng mua từ Paris về. Ngay cả khi nó giống y hệt cái chị mua ở London thì chị cũng cảm thấy có một cái gì đó rất khác . Nó có hơi hướng của Paris.”

Cassie và tôi liếc nhìn nhau. Đó gần như là những lời từ miệng bà bá tước.

Julia bật cười, “Chị biết đấy, em dám chắc chị sẽ mở một salon ở Paris bởi vì chị đã định làm như thế. Sẽ có một cái gì xảy ra, rồi chị xem.”

“ Như thế không quá tuyệt vời sao?”.Cassie nói.

“ Nhìn kìa”, Julia kêu lên. “ Em không nhận ra là cô dâu đã biến mất và bây giờ chị ấy đã ở đây. Cái màu đỏ dâu ấy… thật tuyệt vời . Thậm chí trông chị ấy còn xinh đẹp hơn. Cái dải băng màu xám bạc quanh cổ và đôi găng tay… thật là tác phẩm của một nghệ nhân…”

Không khí sôi nổi hẳn lên trước khi việc ra đi của đôi vợ chồng mới cưới, cuối cùng cỗ xe cũng lăn bánh.

Tôi quay sang Cassie, “ Nào bây giờ chúng ta có thể về được rồi đấy.”

*

* *

Tôi nhận được một lá thư của Drake. Anh rất bận rộn với khu vực bầu cử của mình và làm được khá nhiều chuyện. Anh rất nhớ những cuộc gặp gỡ của chúng tôi ngoài công viên và muốn biết liệu mẹ con tôi, bà ngoại và Cassie - cả bà bá tước nữa nếu bà muốn – có thể đến ăn mững Giáng sinh ở Swaddingham không.

Tất cả chúng tôi rất vui với lời mời này , nhưng bà bá tước cũng được mời đến nhà nghỉ ở nông thôn của gia đình Mellor và bà nghĩ sẽ đến đấy. Như vậy còn lại bốn chúng tôi sẽ đi.

Tôi rất hào hứng trước viễn cảnh nhìn thấy trang trại của anh ở Swaddingham. Những cuộc gặp gỡ ngoài công viên dường như đã xa xôi trong dĩ vãng và tôi nhận ra là càng ngày tôi càng nhớ chúng.

“ Chúng ta đã trở thành một nhóm lớn dù không có bà bá tước”, tôi nói, “ không biết có còn khách nào khác không?”

“Phải, cô không thể đến đây mà không có người đi kèm”, bà bá tước bàn, “ vậy là phải có Madame Cleremont. Mà cô không thể đi nếu không có Katie - rồi còn Cassie, không thể không mời cô ấy. Một quý ông chu đáo phải nghĩ đến tất cả những chuyện ấy. Cô cần phải may một chiếc váy đặc biệt cho dịp ấy.”

“ Tôi cũng đã nghĩ đến chuyện đó”, Ngoại nói. “ Một chiếc váy nhung đỏ sẽ rất tuyệt.” Bà nhìn bà bá tước và hai người gật gù với nhau.

Những cái liếc mắt bí mật trao đổi giữa hai người. Tôi hiểu họ đủ để biết họ đang trông chờ điều gì. Tất nhiên nó liên quan đến Drake và tôi.

*

* *

Katie và tôi đi chơi trong công viên, nó ôm một quả bóng màu mà nó rất thích. Nó đợi cho đến khi chúng tôi vào trong công viên mới tung quả bóng lên rồi hớn hở chạy theo bẳt bóng.

Miệng nó hát líu lo - rồi bật cười khanh khách rồi mỉm cười thật xinh và kêu lên một tiếng vờ thất vọng khi bắt hụt bóng.

Tôi bồi hồi nhớ lại những ngày ấm áp cho phép chúng tôi ngồi chơi trên băng ghế. Mùa này có ít trẻ con đến đây chơi. Các cô bảo mẫu không còn ngồi trên ghế đá hoặc đan lát hoặc trò chuyện với nhau về công việc của họ nữa.

Tôi nghĩ đến kỳ Giáng sinh sắp tới. Ngoại đang cắt cho tôi một chiếc xoarê bằng nhung đỏ. Nó sẽ là chiếc áo làm nổi bật tất cả những ưu thế của tôi.

Tôi nóng lòng mơ tưởng đến ngày ấy. Tôi nhớ Drake còn nhiều hơn là tôi tự ý thứ được. Tôi hình dung mình là người chia sẻ với anh niềm đam mê chính trị. Còn salon nữa, tất nhiên tôi sẽ đầu tư cho sự thành đạt của nó.

Tôi còn một linh cảm chắc chắn là trong dịp Giáng sinh, Drake sẽ ngỏ lời với tôi. Nếu linh cảm cảu tôi là đúng, tôi sẽ trả lời vâng ư? Tôi biết rằng nơi ấy là hạnh phúc. Mặc dù tôi còn chưa hồi phục sau cái chết của Philip nhưng tôi cũng nhận ra rằng chẳng có gì tốt cho tôi nếu cứ khổ đau mãi về chuyện đó. Tôi cần một sự khởi đàu mới và cùng với Drake là người mà tôi đang yêu say đắm, tôi sẽ có một cuộc sống mới hạnh phúc.

Katie kêu lên một tiếng thất vọng. Nó tung quả bóng quá cao làm cho bóng vượt qua khung rào sắt rơi xuống một bụi hồng thậm chí vào mùa này cũng lác đác điểm mấy bông hoa.

Tôi chạy về phía Katie nhưng đã có một người nhanh chân hơn tôi. Ông ta cúi người qua hàng rào dùng cây gậy khều quả bóng lên Katie đúng cạnh, nhảy lên nhảy xuống trong niềm hân hoan vui sướng bởi vì nó biết ông đang lấy quả bóng choi nó.

Cuối cùng ông cũng dùng tay cầm của cây gậy chống khều được quả bóng về phía mình, nhấc nó lên và với một cái cúi chào đưa quả bóng cho Katie.

“Ồ, cảm ơn ông. Thật là khôn ngoan quá trời. Một cây gậy thần kỳ. Nó có phép thuật không ạ?”

“À”, ông nói bằng giọng của một người ngoại quốc, “Pháp thật ư? Ai nói vậy?”

Katie nhìn ông với đôi mắt biết ơn. Nó quay sang tôi. “Mẹ ơi, con lấy lại được quả bóng rồi.”

Người đàn ông quay sang tôi. Trái tim tôi giật nảy lên một cái. Tôi đã nhận ông là người tôi đã gặp cách đây không lâu, thường ngồi trên một băng ghế hướng cái nhìn về phía tôi.

Tôi lắp bắp nói. “Ông thật tốt bụng quá. Xin cảm ơn ông.”

Katie chạy đi chơi bóng trong lúc người lạ chăm chú nhìn tôi. Hẳn cuộc gặp gỡ này không phải do tình cờ.

“Tôi… tôi nghĩ đã gặp ông trong công viên.”

“Đúng. Tôi đã tới đây. Thật là dịp tốt khi tôi có dịp nhìn thấy quả bóng bay qua hàng rào.”

“Tôi chắc con gái tôi cũng nghĩ thế!”

“Cô bé duyên dáng quá đi mất.”

“Vâng xin cảm ơn ông. Nó sẽ buồn lắm đấy nếu để mất quả bóng. Này Katie, mẹ nghĩ con không nen tung quả bóng quá cao gần hàng rào.”

Katie một tay ôm chặt quả bóng vào lòng, một tay nắm tay tôi.

“Xin cảm ơn lần nữa.” Tôi nói với người đàn ông. “Chúc một ngày tốt lành.”

Ông nhấc mũ lên, đứng đầu trần cúi chào mẹ con tôi, làn gió thổi tung mái tóc điểm bạc.

Khi đi khỏi tôi vẫn cảm thấy ánh mắt ông nhìn theo. Ông là người Pháp nếu căn cứ vào cách phát âm của ông và đó là một cung cách thật duyên dáng.

Katie cứ líu lo về ông. “Ông ấy vui tính mẹ nhỉ?”

“Vui à?”

“Ông ấy nói rất buồn cười.”

“Đó là vì ông ấy là người nước ngàoi. Nhưng ông ấy giỏi khều bóng.”

“Đúng thế. Ông ấy chỉ dùng gậy mà lôi được bóng lên. Ông ấy là một người thật dễ thương.”

Về đến nhà Katie kể cho cụ cố của nó nghe về người đàn ông đã lấy bóng cho nó.

“Một người thật dễ thương”, Ngoại bình luận.

“Ông ấy là người nước ngoài. Giọng nói… giống Ngoại… có một chút giống Ngoại. Ông ấy dùng từ bonne chance thay cho may mắn.”

“Ồ… người Pháp.”

“Và rất duyên dáng. Lịch sự.”

“Tất nhiên.”

*

* *

Chúng tôi đến Swaddingham hai ngày trước ngày lễ Giáng sinh. Drake ra tận ga đón chúng tôi, anh tỏ vẻ rất sung sướng. Katie không thể đứng yên được, nó quá hào hứng. Ngoại im lặng hơn thường lệ nhưng có một vẻ đặc biệt sung sướng.

“Tôi hy vọng mọi người sẽ thích trang trang trại của tôi. Càng ngày tôi càng thích nơi này hơn. Chị gái tôi, Isabel và chồng là Harry Denton cũng đang ở đây nghỉ Giáng sinh. Isabel nói tôi cần một bà chủ và tình nguyện đóng vai trò ấy. Tôi nghĩ mọi người sẽ mến chị ấy. Isabel mơ ước được gặp Lenore nổi tiếng… và tất cả mọi người nữa tất nhiên… nhất là cháu Katie.”

Katie tặng anh nụ cười xinh tuyệt của nó, nhảy tưng tưng trên chiếc ghế xe.

“Đi xe ngựa thế này thật tuyệt. Con thích ngựa lắm.”

“Mọi người sẽ dạy con cưỡi ngựa”, Drake nói.

“Vâng… vâng…”

“Không dễ cưỡi ngựa ở London đâu”, tôi nói.

“Ở đây thì dễ.”

Anh mỉm cười với tôi và tôi cảm thấy nôn nao hạnh phúc.

Tôi bị ngôi nhà mê hoặc ngya khi nhìn thấy nó. Một ngôi nhà chủ yếu được làm theo phong cách Tu-dor. Drake dừng ngựa lại, anh ngồi lặng vài giây ngắm tấc động của ngôi nhà đến tôi.

Tôi quay sang anh mỉm cười, “Tuyệt quá, em có cảm tưởng em đi ngược thời gian 300 năm.”

“Đó là do tác động của kiến trúc. Isabel than thở về sự bất tiện của nhà bếp vân vân. Nhưng anh quyết định không thay đổi một chút nào. Anh rất mừng là em lại thích nó.”

Anh nhảy xuống đất và giúp chúng tôi xuống xe.

Cánh cửa lớn bằng gỗ sồi mở ra, một người đàn bà bước ra ngoài. Chị có một làn da sáng, tươi mát và trông giống Drake, mách bảo tôi là đấy là chị của Drake.

“Xin chào. Tôi rất mừng khi cuối cùng quý vị cũng đến nơi. Mời vào nhà.”

Chúng tôi vào trong đại sảnh có hình mái vòm cao tít. Một ngọn lửa chiếu sáng trong chiếc lò sưởi đồ sộ.

“Các vị có đói và lạnh không? Ồ đây là chồng tôi, Harry, anh đến chào khách đi.”

Harry Denton vào cỡ 35, 36 tuổi. Phong cách duyên dáng dễ chịu, tôi thích anh ngay – cũng như tôi thích chị của Drake.

Rõ ràng là chúng tôi sẽ có một Giáng sinh vui vẻ.

Isabel khẩn khoản mời chúng tôi uống một ly rượu cho ấm người. “Sau đó các vị có thể về phòng mình.”

“Rượu Pân à? Con uống được không?” Katie reo lên.

“Rồi cháu sẽ thấy”, Isabel nói.

Tôi cho phép nó uống một chút. Katie có vẻ hưng phấn lắm. Nó nghĩ mình đang ở trong một ngôi nhà rất thú vị nơi ở của một người có cái tên nghĩa là con vịt – mặc dầu nó đã chấp nhận sự thật ấy nhưng nó không ngờ lại được uống rượu Pân.

“Thật là một ngôi nhà buồn cười.” Nó nói.

“Con yêu, đó là một ngôi nhà tuyệt vời đấy”’ tôi chỉnh.

“Phải… nhưng rất buồn cười.”

Isabel đưa chúng tôi về phòng riêng. Chúng tôi đi lên một cái cầu thang bằng gỗ sồi chắc chắn. Drake không thể cưỡng lại đã để lộ cho chúng tôi biết là cầu thang được làm để chào đón lần viếng thăm của nhà vua, bởi vì Henry Đệ Bát đã ở lại nhà này hai đêm. Đó là thời điểm tòa nhà này được sửa sang lại, đổi từ một ngôi nhà kiểu Saxon ọp ẹp thành một tòa nhà thời Tudor. Một mặt của tòa nhà mới thêm vào được chạm khắc hoa hồng còn phần bên kia là hoa huệ tây.

Chúng tôi đi về phòng mình, hai phòng nhỏ dành cho ngoại và Cassie, mẹ con tôi ở một căn phòng lớn hơn có trần cao và sàn hơi dốc nghiêng, cửa sổ có chấn song nhìn ra vườn.

“Chúng ta sẽ ngủ ở đây hả mẹ?” Katie thì thầm, trông con bé có vẻ ngỡ ngàng hết sức.

Nước nóng đã được mang vào trong phòng ngay khi chúng tôi đến.

“Hai người có thể xuống nhà trong vòng nửa giờ không?” Isabel hỏi. “Sẽ có thời gian cho hai mẹ con cô tắm rửa, dỡ hành lý.” Chị mỉm cười với tôi. “Tôi rất mừng là cuối cùng cũng gặp được cô. Drake nói rất nhiều về cô.”

“Chị có thường ở đây không?”

“Có. Kể từ ngày Drake trúng cử. Cậu ấy cần có một người chủ nhà ở đây. Tôi và Harry cũng thích việc đó. Tòa nhà này là một phần trong thời thơ ấu của tôi. Nó thuộc về dòng họ Aldringham ít lâu sau khi đc sửa sang thành nhà kiểu Tudor… vì thế cô có thể thấy chúng tôi dành cho nó tình cảm sâu đậm như thế nào.”

“Em có thể hiểu được.”

“Tôi sẽ rất vui lòng đưa được cô đi xem nhà nhưng hẳn Drake cũng muốn làm điều đó. Cậu ấy tự hào về nơi này lắm. Nó có cả một bề dày lịch sử. Charles Đệ Nhất đã ở lại một trong những căn phòng ngủ nơi đây khi ngài được người của Cromwell chọn. tất nhiên đức vua cũng nghỉ lại ở rất nhiều ngôi nhà… nhưng chúng tôi gìn giữ căn phòng của ông. Chúng tôi không bao giờ sử dụng căn phòng ấy. Nó được giữ nguyên trạng từ khi ngài ngủ ở đây.

“Là con cháu một dòng họ như thế này chắc là tuyệt vời lắm.”

“Phải, tất cả chúng tôi đều thuộc về dòng họ này. Có cây phả hệ ở phòng chính. Tôi sẽ giới thiệu với cô. Bắt đầu từ thế kỷ 16. Mời hai vị kia xuống luôn khi hai mẹ con cô sẵn sàng nhé.”

Katie chăm chú lắng nghe câu chuyện giữa hai chúng tôi.

“Người của Cromwell là ai ạ?”

“Mẹ sẽ giải thích sau. Đó là cả một câu chuyện dài mà mình không còn thời gian nữa.”

“Họ sẽ đến đây đuổi chúng ta… như họ làm với người đàn ông thứ nhất chứ mẹ?”

Tôi bật cười. “Sẽ không có ai đến đây rượt đuổi chúng ta hết. Chuyện đó xảy ra đã lâu lắm rồi.”

Tôi biết được rằng Harry cũng có một điền sản khá lớn ở cách đây chừng ba mươi dặm. Anh có một người quản lý rất giỏi cho nên anh có thể dễ dàng đi xa.

“Điều đó có nghĩa là chúng tôi hầu như có thể đến đây bất cứ khi nào Drake cần đến. Hiện nay, ở đây cũng có một số hình thức giải trí vì cậu ấy là thành viên Quốc hội. Cậu ấy chăm lo đến đời sống tinh thần trong khu vực của mình. Tất nhiên phần lớn thời gian cậu ấy ở lại London nhưng bao giờ tôi cũng có ý nghĩa như một người mẹ. Mẹ chúng tôi mất khi Drake mới lên 8 còn tôi thì 13. Tôi cảm thấy mình già dặn hơn cậu ấy nhiều lắm.”

“Em chắc anh ấy biết ơn chị lắm.”

“Ồ… cậu ấy là người đàn ông đáng yêu… chỉ sau Harry, tất nhiên. Tôi hy vọng cậu ấy sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc cũng giống như tôi. Drake là một người rất đặc biệt.”

Tôi có cảm giác chị đang đánh giá tôi và đi đến kết luận rằng tôi chính là người được em chị chọn, và vì trông chị có vẻ hài lòng tôi đoán rằng chị đã “chấm” tôi. Với tôi, chị là một người đàn bà duyên dáng, khả ái.

Katie được phép cùng ăn tối với người lớn bởi vì tôi không muốn nó bị bỏ lại một mình trong một căn phòng xa lạ. Nó có vẻ sung sướng vô ngần khi được ngồi ngang hàng với người lớn và bởi vì nó được ngồi giữa tôi và Drake nó cảm thấy như ở nhà mình.

Đó là một bữa ăn ấm cúng, vui vẻ. Ngồi trong một căn phòng cổ kính với cái trần chạm trổ và cửa sổ kình màu – nến lung linh trong những chiếc giá đỡ và trong cái chúc đài để ở giữa bàn – có một cái gì nên thơ. Chúng tôi nói chuyện về ngôi nhà, khu vườn, đất đai và chuồng ngựa. Katie hớn hở lắng nghe. Drake nói ngày hôm sau anh sẽ kiếm một con ngựa nhỏ và sẽ dạy Katie tập cưỡi ngựa. Nó sung sướng như điên với viển cảnh ấy và đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi. Tất cả chúng tôi đều thấy không khí ở đây thật vui tươi, cuối cùng thì Katie cũng buồn ngủ nhưng lại cố cưỡng lại vì không muốn bỏ mất một khoảnh khắc vui vẻ đầy kích thích; nhưng đó là một việc rất khó.

Tôi nói cần đưa con gái về phòng và sẽ ở lại đó để nếu thức dậy nó sẽ không thấy chỉ có một mình.

Con bé còn thì thầm hồi lâu về con ngựa và khi tôi cúi xuống hôn con chúc ngủ ngon thì nó lập tức ngủ thiếp đi.

Tôi ngồi một lúc bên cửa sổ mắt nhìn vào đêm đen bên ngoài. Ánh trăng yếu ớt soi cho tôi thấy đường viền của hàng cây xa xa. Tôi cúi nhìn xuống thảm cỏ bao quanh bởi những luống hoa không có gì phải nghi ngờ chắc là sẽ vô cùng rực rỡ vào mùa hè.

Tôi đâm yêu tòa nhà này và nhận ra rằng đó là điều Drake muốn làm cho tôi. Tôi hình dung mình trong vai trò bà chủ, giúp Drake trong tham vọng chính trị của anh, làm cho sự nghiệp của anh là mối quan tâm chính của tôi, cũng giống như salon thời trang. Nhưng sự nghiệp của Drake sẽ là ưu tiên số một của tôi nếu tôi lấy anh.

Tôi cũng chỉ là một phần của Salon Lenore. Ngoại mới là người tạo mẫu chính, là linh hồn của Salon và sau đó là sự sắc sảo cũng như mối quan hệ của bà bá tước trong giới khách hàng cao cấp… Phải, họ mới là những người không thể thiếu. Tôi có thể dễ dàng rút sang một bên hoặc giữ một vai trò thứ yếu… rồi Ngoại sẽ hiểu thôi. Hạnh phúc của tôi mới là điều Ngoại mong muốn và cả bà bá tước cũng vậy.

Tôi hơi mệt nhưng đầu óc lại tỉnh như sáo. Tôi lên giường nằm, lòng rộn ràng một tâm trạng hớn hở như nở hoa. Tôi biết chắc anh mời tôi đến đâu để cầu hôn. Anh có vẻ hơi thận trọng tôi đoán là bởi vì anh sẽ đề nghị tôi rút khỏi công việc kinh doanh – ít nhất thì cũng không tham gia quá sâu – và anh còn chưa biết rõ cảm nghĩ của tôi. Tôi cảm thấy anh có giữ ý và tôi nghĩ có thể đó là nguyên nhân duy nhất.

Sau bữa điển tâm Isabel đưa chúng tôi đi một vòng xem nhà. Ngôi nhà còn lớn hơn tôi có thể hình dung. Chúng tôi bắt đầu ở khu vực nhà bếp với những chiếc bếp lò bằng gạch đồ sộ có tiếng mỡ chiên xèo xèo.

“Bếp được làm từ những ngày người ta coi chuyện ăn uống là một niềm vui lớn. Với quý vị, tôi chỉ nấu một lượng nhỏ vì thế mà với chúng tôi, nấu ăn không có gì bất tiện lắm.”

Chúng tôi còn tham quan cả nhà làm bơ và phòng giặt giũ. Rồi chúng tôi đi đến đại sảnh với những bức tường bằng đá và cái trần hình mái vòm.

“Chúng tôi chỉ sử dụng phòng này khi có nhiều khách. Đôi khi chúng tôi cho giới quan chức địa phương mượn đại sảnh. Trong những bữa tiệc nhỏ hơn, chúng tôi dùng phòng ăn. Vào ngày Giáng sinh sẽ có một vài thực khách vì thế chúng tôi sẽ ăn tiệc Giáng sinh ở đây. Những chiếc cầu thang này sẽ dẫn đến phòng ăn và phòng khách, còn ở tầng tiếp theo là các phòng ngủ. Có cả thảy hai mươi phòng ngủ thuộc nhiều loại kích cỡ khác nhau. Trên tầng này là phòng trưng bày kéo dài suốt chiều dài ngôi nhà, trên nữa là phòng áp mái và khu ở cho gia nhân.”

Drake đi đến chỗ chúng tôi. “Chị tranh mất cái thú của em rồi, Isabel.” Rồi anh quay sang chúng tôi.

“Mọi người phải tham quan phòng trưng bày… đây là phần cổ kính nhất trong tòa nhà… những gì còn lại của kiến trúc Saxon. Nó không thay đổi khi phần dưới được trùng tu lại.”

Tôi đứng trong phòng tranh. Có một cái gì đó thật kỳ lạ ở đây. Thậm chí đang là ban ngày mà dường như nới đây cũng có những cái bóng đen tỏa xuống.

“Cửa sổ ở đây hơi nhỏ.” Drake nói. “Chúng tôi có thể sửa chữa lại nhưng lại không tán thành một sự thay đổi. Tất nhiên chúng tôi không thể thay đổi đặc tính của nơi này nếu chúng tôi muốn sửa chữa bất cứ cái gì.”

“Nó có ma không?” Đột nhiên Cassie hỏi.

Isabel và Drake trao đổi với nhau một cái nhìn kín đáo.

“Có bao giờ cô nghe nói có bất cứ ngôi nhà cổ nào không bị cho là có ma chưa?”

“Vậy là ở đây có chuyện đó.”

“Đây là phần cổ xưa nhất của tòa nhà và trong một ngôi nhà mà người ta đã sống tôiới hàng thế kỷ chắc chắn là có những huyền thoại về nó.”

Cassie rùng mình. Tôi nhìn Katie, không muốn con bé phát hoảng nhưng nó đang nhìn ra ngoài cửa sổ nơi nó có thể nhìn thấy chuồng ngựa. Nó nói có một người đàn ông đang ngồi trên lưng ngựa. Drake đi đến bên nó.

“Phải, đó là chuồng ngựa. Con ngựa con của cháu ở đó.”

Drake đứng cạnh Katie trò chuyện với nó.

“Ai ngủ ở khu này?”

“Những người giúp việc”, Isabel nói.

“Có bao giờ họ thấy…”

“Chúng tôi không nói về chuyện đó. Cô cũng biết ngững người này đấy. Họ có khối chuyện trong đầu và bắt đầu tưởng tượng ra đủ thứ khác.”

Ngoại hỏi về các bức chân dung.

“Đây là toàn bộ thành viên trong dòng họ”, Drake nói, anh cùng Katie đã đi đến chỗ chúng tôi.

“Anh có mặt ở đây không?”

Anh lắc đầu. “Nhà của gia đình anh ở Worcestershire kia. Em của cha anh đến đây từ rất lâu và nơi này được coi là nhà cô. Cô không lấy chồng và dành cả đời mình cho nơi này và lợi ích của những người dân trong vùng. Khi anh đến đây, họ nói từ Swadding “nuôi dưỡng”, có nghĩa thật may mắn khi vùng này thuộc về dòng họ Aldringham. Anh có đến sống ở đây một thời gian với cô. Cô của anh là một người rất mực nghiêm túc… một phụ nữ có nhân cách cao quý, hai cô cháu yêu quý nhau lắm và khi cô qua đời ngôi nhà này được sang tên cho anh”

“Em nghĩ đây là một trang trại rất tuyệt.”

Anh cười với tôi khuôn mặt ánh lên vẻ hạnh phúc. “Anh rất mừng là em nghĩ thế.”

Drake giữ lời hứa dạy Katie cưỡi ngựa. Con bé có cái vẻ sung sướng của một đứa trẻ được làm điều mà nó mơ ước. Không có gì vui hơn khi nhìn nó cưỡi con ngựa non có Drake đi bên cạnh cầm dây cương dắt nó đi quanh sân cưỡi ngựa.

Ngoại và Cassie đứng cạnh tôi xem Katie cưỡi ngựa. Đó là một buổi sáng vui như chỉ có trong lúc ta còn trẻ con.

Sau bữa trưa Katie cảm thất mệt – tôi nghĩ chính sự phấn kích cao độ đã làm nó mệt vì thế mà tôi cho con bé đi ngủ trưa. Drake hỏi không biết tôi có muốn cưỡi ngựa đi dạo với anh không. Tôi đáp lại là tôi rất thích cưỡi ngựa. Ngày còn ở Nhà Tơ Lụa, tôi đã cưỡi ngựa rất nhiều nhưng từ khi lên London ít có dịp làm thế.

Ngoại nói cũng muốn về phòng nghỉ. Cassie tình nguyện ngồi chơi trong phòng tôi để nếu Katie thức giấc nó sẽ không cảm thấy cô đơn ở một nơi xa lạ.

Drake sửa soạn một tấm yên cương phù hợp cho tôi và cả hai phóng ngựa chạy đi.

“Anh muốn đưa em đi xem vùng này. Cũng đẹp lắm và em không thể tin là nó gần London đến thế. Không thể tiện hơn với anh được.”

“Vâng và chị anh đã giúp đỡ anh thật nhiều.”

“Anh hy vọng là em sẽ mến chị ấy. Isabel là một người rất tốt bụng.”

“Em nghĩ chị ấy rất duyên dáng.”

“Isabel quý em lắm.”

“Nhưng chị ấy còn chưa biết về em mà.”

“Isabel nghe nói về em… từ anh. Chị ấy hoàn toàn ngưỡng mộ công việc kinh doanh của em. Anh đã kể cho chị ấy nghe tất cả về em. Chị ấy nghĩ đạt được những thành tựu như thế thật tuyệt vời.”

“Em có phải nói là em rất thích công việc của mình.”

“Em có nghĩ là con người ta có thể thành công trong công việc mà họ không thích không?”

“Có lẽ không.”

“Vẫn còn lo lắng về chuyện mở rộng kinh doanh à?”

“Phải, chúng em vẫn suy nghĩ về điều này. Bà bá tước vẫn nói về chuyện đó, và em chắc Ngoại cũng nghĩ là tụi em nên đầu tư vào đó. Vì thế mà em…”

“Phải, và em đã dấn sâu vào việc này.”

“Chúng em rất may nắm. Quen biết bà bá tước là điều tốt đẹp nhấy có thể xảy ra.”

“Đó là một cách trốn thoát khỏi… nỗi buồn của em…”

“Vâng, chính là như thế.”

Nhưng bây giờ em đang quên đi rồi đây.”

“Đến… một lúc nào đó, em cho là thế.”

“Nhưng em vẫn còn vấn vương nhiều về quá khứ?”

“Vâng, đúng là thế. Người ta không thể trốn thoát khỏi quá khứ.”

“Anh hiểu. Em có nghĩ…” Anh dừng lại và tôi đợi anh nói tiếp. Nhưng dường như anh thay đổi ý định. “Đất của anh kết thúc ở đây.”

“Đất đai của anh rộng lớn quá.”

“Có nhiều việc vần phải làm lắm. May thay anh có một người quản lý rất giỏi. Đây là công việc bán thời gian của anh.”

“Công việc quan trọng nhất là trở thành một chính trị gia.”

“Phải, nhưng anh không cần phải lo lắng nhiều về điều đó. Nếu London làm cho anh mệt nhoài thì mọi thứ ở đây sẽ làm anh hồi sức nhanh chóng.”

“Có vẻ như anh làm cho tất cả mọi việc đều trở nên tốt đẹp.”

“Anh nóng lòng muốn em đến đây và… nhận ra mọi việc diễn ra như thế nào ở đây và ở… London. Anh có nhiều thú vui lành mạnh ở cả hai nơi. Tất nhiên chị anh đã giúp cho anh được rất nhiều… nhưng chị ấy cũng có nhà rieng…”

“Chị Isabel yêu quý anh lắm.”

“Phải, chị ấy bao giờ cũng như một người mẹ hiền đối với anh.”

Một niềm vui rạo rực khiến tôi chỉ muốn cất lên tiếng hát. Anh sẽ ngỏ lời muốn sống trọn đời với tôi. Và tôi sẽ sốt sắng trả lời Vâng Vâng Vâng. Sẽ có một sự thay đổi trong cuộc sống. Anh sẽ là một người cha tốt đối với Katie. Trẻ con cần một người cha - và một số phụ nữ - như tôi chẳng hạn – cần một người chồng.

Chúng tôi phi ngựa ra cánh đồng. Tôi reo lên “hãy phi nước đại đi.” Thế là chúng tôi phóng qua cánh đồng, đột ngột ghìm cương ngựa trước một hàng rào. Ôi, mọi thứ thật là tuyệt vời.

Tôi biết rất rõ là anh sẽ hỏi cưới tôi. Lúc này anh còn đang phân vân một chút. Nhưng rồi anh sẽ hỏi tôi trước khi tôi rời khỏi đây. Anh muốn tôi hiểu rõ với anh hôn nhân là một điều thiêng liêng như thế nào. Anh muốn hoàn toàn chắc chắn là tôi có thể quên quá khứ. Đó là lý do tôiại sao anh nóng lòng muốn tôi có mặt ở đây để mừng lễ Giáng sinh. Anh không thể quên rằng tôi là một Lenore và tôi là một trong những nhà tạo mẫu cao cấp ở thủ đô. Tôi sẽ phải thuyết phục anh rằng mặc dù tôi là một nhà kinh doanh thành công, tôi sẵn lòng coi tình yêu và hôn nhân cao hơn sự nghiệp riêng.

Thật là một buổi chiều thần tiên nhưng có một ngạc nhiên khó chịu đang chờ tôi.

Chúng tôi trở về chuồng ngựa, một tay giám mã dắt hai con ngựa vào chuồng và chúng tôi đi vào trong nhà.

Isabel đang đứng ngoài tiền sảnh với một phụ nữ lộng lẫy, sang trọng trong bộ áo lông chồn. Đó là Julia. Cô chạy đến bên Drake.

“Em đến đây rồi. Thật vui khi được gặp anh.”

Drake tỏ vẻ bối rối.

“Em chỉ ở lại qua ngày lễ thoi. Tôiất nhiên chúng ta sẽ cùng nghỉ lễ với nhau. Em hoàn toàn hieur ý anh khi anh nói sẽ nghỉ lễ ở đây.”

“Chào Julia,” tôi nói. “Tôi không nghĩ là cô sẽ đến đây.”

“Phải, Drake và em rất hiểu nhau. Anh ấy khăng khăng nói rằng anh ấy sẽ nghỉ Giáng sinh ở đây, vì thế em hiểu điều anh ấy muốn nói và điều anh ấy chờ đợi ở em. Drake thân yêu, xin lỗi em không đến sớm hơn được.Tối qua có một bựa tiệc ở nhà Harrington. Họ nhất định mời em, em không thể không đi. Nếu không em đã đến đây từ hôm qua.”

“Chúng tôi có một phòng sẵn sàng cho cô.”

“Chị chu đáo quá.”

“Và cô có cần một người giúp việc không?”

“Vâng, đó là Annette.”

“Cô ta sẽ ngủ ở một trong những phòng áp mái. Ở đấy cũng có phòng cho cô ta.”

“Thế thì tôiốt quá. Drake anh thật lơ đãng quá đi. Sao anh không nói với bà Denton là em sẽ đến.”

“Chính anh cũng bất ngờ nữa là…”

“Ồ Drake… khi anh bảo em… em nghĩ nó được hiểu…”

“Thôi, dù sao em cũng đã ở đây rồi… Isabel sẽ chăm nom mọi thứ.”

“Chỗ này dễ thương làm sao. Em thích ngôi nhà cổ kính này quá. Thật độc đáo. Thế Cassie cũng ở đây à?”

Tôi gật đầu.

“Em rất vui. Gia đình phải ở bên nhau… đặc biệt là vào dịp Giáng sinh.”

Bây giờ thì mọi việc đã thay đổi. Julia đã phá hủy bầu không khí thần tien của ngày lễ.

*

* *

Giáng sinh! Dù vậy vẫn là một khỏang thời gian hạnh phúc. Trời vừa tối các nhạc công và ca đoàn đã gõ cổng bước vào. Họ đứng ngoài tiền sảnh, tay cầm đèn lồng cao giọng hát những bài thánh ca ưa thích: “Một lần trong thành phố cung đình của David”, “Chúng ta tiến bước dưới niềm tin”, “Đức vua Wenceslas hiền minh…” và nhiều bài khác.

Katie vui sướng lắm, nó hòa cùng giọng hát với họ và sau đó giúp mọi người mang đến cho khách những ly rượu pha chế và bánh nhân thịt. Buổi tối hôm ấy nó đi ngủ vào giờ thường lệ và vừa mới đặt lưng xuống giường nó đã vội ngủ thiếp đi. Tòa nhà này đã trở thành nhà của nó.

Sau bữa tối, người lớn chúng tôi lên trên phòng truyền thống của gia đình nơi có một ngọn lửa bập bùng trong lò sưởi.

“Bao giờ chúng tôi cũng lên đây vào đếm Giáng sinh”, Isabel giải thích. “Chúng tôi nướng hạt dẻ, uống rượu vang portô. Con người ta bao giờ cũng cảm thấy muốn duy trì những truyền thống cũ được truyền lại tôi từ muôn đời nay.”

“Có một cái gì đó thật kỳ lạ”, Julia nói. “Ông già này nom như thể sẽ bước ra khỏi khung ảnh và trò chuyện với chúng ta.”

“Trông ông rất nghiem khắc”, Drake đồng ý. Đó là cụ tổ William. Cụ là đô đốc hải quân. Có một truyền thống hải quân rất mạnh mẽ trong dòng họ này.

“Vậy thì một trong những cụ tổ ở đây chắc là phải giận anh lắm vì đã không đi theo truyền thống gia đình.”

Cassie nói: “Anh có sợ là các cụ có thể bộc lộ sự giận dữ đó bằng một cách nào đó không?”

“Họ đã ở trong mồ… từ lâu rồi.”

“Có người nói họ vẫn còn sống sau khi đã trở về với đất”, Cassie tiếp, “và một trong số hồn ma vẫn quay về.”

“Dẫu thế thì anh cũng vẫn sẽ làm những điều mà anh muốn trong đời mình cũng giống như là họ đã làm cho họ.” Drake bảo cô.

“Tôiại sao người ta bao giờ cũng liên kết các hồn ma với những ngôi nhà cổ?” Tôi thắc mắc. “Mọi người chắc đã nghe về những ngôi nhà ma ám. Mà bao giờ cũng là các tòa nhà lớn.”

Ngoại nói,”Người chết là người chết… tuy vậy có ngững người mong quay lại mà họ đâu có quay lại.” Tôi biết Ngoại đang nghĩ đến mẹ tôi và chồng tôi.

“Căn phòng này có ma phải không?” Cassie hỏi, có vẻ rất thích thú đề tài này.

“Có lẽ thế”, Drake nói.

“Có một chuyện … về nó?”

Drake nhìn Isabel rồi nói. “Có.”

“Kể cho chúng tôi nghe đi.” Cassie van nài.

“Cassie”, tôi cảnh cáo, “em lại không ngủ được cho mà xem.”

“Không sao đâu. Em rất muốn nghe.”

“Chị kể đi”, Drake bảo chị gái.

“Phải, căn phòng này được cho là bị ám đó là hồn ma một thiếu nữ trong dòng họ chúng tôi, tôiất nhiên rồi. Cô ấy 16 tuổi và chuyện xảy ra đã được 200 năm rồi. Cô đem lòng yêu một chàng thanh niên nhưng cha cô không đồng ý cho cô cưới người mình yêu. Thay vì thế ông đã tìm một chàng rể khác – một người đàn ông có tuổi nhưng giàu có. Ngày ấy cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.”

“Một điều mà các cô gái trẻ hiện nay không phải bao giờ cũng thực hiện.”

“Tôi dám khẳng định là ngày ấy cũng có những người không thuận theo ý cha mẹ.”

“Ồ, nhưng Anne Aldringham đã vâng lời cha. Cô ấy chia tay người tình và cưới người đàn ông mà cha cô đã chọn. Sau lễ cưới, tôiất cả thực khách tập trung ở đây để ăn mừng.” Isabel nhắm mắt. “Đôi khi tôi thường thức dậy vào lúc nửa đêm và tôi có cảm tưởng tôi có thể nghe tiếng đàn hát của những người hát rong. Mọi người khiêu vũ ở đại sảnh rồi bất thình lình họ phát hiện ra cô dâu đã đi đâu mất.”

“Nghe cứ như trò chơi ú tim ấy.” Cassie thì thầm.

“Không hẳn thế. Họ không trò trốn tìm và cô gái không trốn vào trong tủ và ở đó hàng trăm năm. Cô ấy ra khỏi phòng, phóng mình qua cửa sổ. Đấy người ta kể lại như thế. Cô nhảy xuống đất tìm cái chết.”

“Ôi, Anne đáng thương!” Cassie thì thầm.

“Lẽ ra cô ấy nên bỏ trốn với người yêu”, Julia nói. “Tôi thì tôi sẽ không làm thế.” Cô nhìn Drake một cách tha thiết nhưng anh không nhìn cô.

“Nhưng cô ấy không làm thế, cô ấy lại nhảy qua cửa sổ.” Isabel nói tiếp.

“Và ngày nay, cô ấy vẫn quay lại nơi này.”

“Trong một số trường hợp người ta nói như thế. Khi có bất cứ thành viên nào trong gia đình định cưới một người nào đó chỉ mang lại cho anh ta hay cô ta bất hạnh, hồn ma sẽ hiện lên đi qua cửa sổ ấy, đi dọc trong căn phòng này, vừa đi vừa đi vừa xua tay, kêu lên, “Hãy dừng lại. hãy dừng lại.”

“Chị đã bao giờ gặp cô ấy chưa?” Tôi hỏi Isabel.

Chị lắc đầu.

“Như thế, có thể giả định tất cả các cuộc hôn nhân trong gia đình này đều hạnh phúc,” Cassie nói.

“Nếu cô tin vào chuyện này thì đúng thế. Tôi không nghĩ hồn ma này sẽ hiển hiện ra với chúng tôi.”

Julia nhìn tôi xoi mói. “Thật là một chủ đề vui đáo để trong buổi tối Noel. Tôi hy vọng phòng ngủ của tôi ở xa hồn ma của người phụ nữ này.”

“Cô sẽ không nghe thấy tiếng của cô ấy từ dưới phòng cô đâu,” Isabel an ủi.

“Ơn chúa!”

“Để anh cho em thêm một chút rượu portô.”

“Một buổi tối như thế này không ấm cúng sao!” Julia mỉm cười, nhìn khắp mọi người. “Lễ Giáng sinh trong tòa nhà tuyệt vời này… với những con người thật dễ thương…” Cô nâng ly. “Giáng sinh hạnh phúc… cho tôi tất cả chúng ta.”

Đôi mắt cô đi tìm Drake và dừng lại ở đấy, đắm đuối.

Sáng hôm sau chúng tôi đi dự lễ ở nhà thờ. Julia cũng đi theo, một điều làm cho tôi ngạc nhiên, nhưng có vẻ như là Julia đã quyết định không để cho anh thoát khỏi tầm kiểm soát của cô nếu có thể.

Tôi cảm thấy một nỗi lo lắng mơ hồ. Tôi không bao giờ quên được cơn cuồng nộ của cô khi chúng tôi còn bé lúc cô phát hiện ra Drake rời Nhà Rơ Lụa vì tôi. Lúc đó trông cô thật đáng sợ.

Giờ đây tôi biết chắc là cô muốn cướp Drake. Chắc chắn Drake không mời cô đến đây dù cô đã gần xa ngỏ ý hoặc là cô đã hiểu lầm ý anh và cho đó là một lời mời. Thật là trắng trợn. Nếu anh muốn mời cô thì anh phải đưa ra lời mời một cách chính thức chứ. Sự thật là Julia biết tôi đang ở Swadingham và lập tức mò đến. Tôi biết Julia uống rượu rất nhiều. Rõ ràng là cái màu đỏ trên mặt cô và thái độ đôi khi hung hăng trong những lúc không tỉnh táo là một dấu hiệu rành rành. Tôi tự hỏi không biết Drake có nhận ra điều đó không. Anh bao giờ cũng là một người lịch thiệp, sau khi tỏ vẻ ngạc nhiên thấy cô không mời mà đến anh đóng vai một chủ nhà hiếu khách.

Theo truyền thống có một bựa tiệc Giáng sinh vào buổi trưa, gà tây được mang ra sau món bánh putding và ăn kèm với bơ và rượu mạnh – sau đó bao giờ cũng có bánh nhân thịt. Ngoài chúng tôi còn có một vài người hàng xóm và một vài người bạn của Drake trong Quốc hội. Quanh bàn ăn sôi nổi câu chuyện về chính trị và cuộc bầu cử sắp tới.

Sau bữa ăn chúng tôi về phòng nghỉ. Tôi rất cảm động khi thấy Drake dành thời gian dạy Katie cưỡi ngựa vào buổi chiều - một điều làm Katie rất vui và tôi thích được thấy vẻ mặt hạnh phúc của hai người khi họ ở bên nhau. Có thêm khách đến chơi vào buổi tối khi chúng tôi có một bữa tiệc tự chọn rồi các nhạc công đến chơi đàn. Tiếp đó là mục khiêu vũ trong phòng truyền thống và với sự hiện diện của nhiều người, nó mất đi vẻ kỳ lạ. Drake nhảy với tất cả cánh phụ nữ, vì thế tôi chỉ có dịp nhảy với anh một bài. Anh hỏi tôi có thích ở đây không và tôi sốt sắng đáp là tôi rất hạnh phúc. Anh đáp lại là anh cũng hài lòng lắm. Anh tha thiết muốn tôi xuống đây xem xét mọi thứ. Anh muốn tôi nói thật những suy nghĩ của mình về cuộc sống của một chính trị gia.

“Anh cũng biết em nghĩ gì rồi mà. Đó là một sự nghiệp có thể nói là thú vị nhất.”

“Thậm chí còn tốt hơn là quản lý một salon thời trang cao cấp ư?”

“Chính là như thế.”

“Anh cũng nghĩ vậy.”

“Cái cách chị Isabel điều hành mọi việc thật tuyệt vời.”

“Chị ấy đã làm điều đó suốt dời. Đầu tiên khi chưa lấy chồng, rồi trong cuộc sống với Harry và bây giờ lại với anh. Isabel là một người trên cả tuyệt vời.”

“Em biết. Không có gì làm chị ấy mất thăng bằng. Chị ấy không chuẩn bị đón Julia nhưng không hề lộ ra.”

“Đúng. Chắc chắn chị ấy không làm thế.”

Tôi chờ nghe anh đoan chắc với tôi là anh không mời cô. Điều đó rất quan trọng đối với tôi. Nhưng anh không nói gì mà tôi cũng không hỏi.

Sau đó tôi theo dõi anh nhảy với Julia. Cô ta nở nang cả mặt mày và cười khanh khách suốt điệu nhảy, còn anh thì mỉm cười như thể anh rất thích điệu nhảy, khó có thể phân biệt được cảm xúc thực sự của anh.

Khi tôi trở về phòng đêm ấm, Katie đã ngủ say. Tôi cúi xuống hôn lên khuôn mặt ngây thơ thiên thần của con bé, rồi chẫm rãi chuẩn bị đi ngủ. Tôi biết tôi sẽ khó lòng ngủ được. Có một cái gì như một nỗi thất vọng. Nó đến cùng với sự xuất hiện của Julia.

Tôi cứ nghĩ mãi về Drake và Julia. Trước đôi mắt mở chong chong của tôi, họ cùng nhau nhảy múa. Cô có một vẻ độc quyền đối với anh mà anh lại không tỏ vẻ khó chịu gì hết. Hay là có nhỉ? Nhưng anh không để lộ cảm xúc của mình, phong cách của anh không chê vào đâu được, anh phải đóng vai một chủ nhà hoàn hảo. hay là anh có mời cô ta đến? Bây giờ tôi không chắc một điều gì. Tôi không thể nào ngủ được, chỉ nằm nhỉna ngoài cửa sổ. Rồi lại quay lại nhìn Katie đang nằm ngủ yên lành. Nó là của tôi hoàn toàn và trong khi tôi còn có bé thì tôi hạnh phúc… bất kể có chuyện gì xảy ra. Dù nói gì thì nói sự thất vọng và buồn bực vẫn ở lại cùng tôi không xua đi được.

Bât thình lình tôi hoàn toàn tỉnh táo. Có một cái gì đó đang diễn ra ngoài cầu thang. Tôi nhảy xuống giường khoác áo lên người và xỏ dép vào. Tôi ra ngoài bước lên cầu thang dẫn lên phòng truyền thống. Vài ngọn nến vẫn được thắp sáng. Tôi thấy Isabel, chị đang vỗ về một cô gái trẻ ngồi cạnh chị. Cô gái đang khóc.

“Không có chuyện gì,” Isabel nói khi nhìn thấy tôi. “Patty bị một cơn chấn động nhẹ.”

“Nhưng tôi nghe thấy, thưa Madame. Đó là một cái gì ma quái như…”

Drake vội vã chạy đến.

“Có chuyện gì xảy ra thế này?”

“Patty có một cơn ác mộng.”

“Ồ không, không phải…”

Ba cô hầu gái khác xuất hiện ra từ bóng tối.

“Con cũng nghe thấy nữa,” một cô nói. “Ồ nó kinh khủn lắm. Con chưa bao giờ nghe thấy một cái gì như thế… Một người kêu khóc thê thảm, rùng rợn. Rồi gào lên: “Hãy coi chừng!...” Người ấy nói như thế ba lần. Ôi nó kinh khủng lắm, thưa bà. Con rùng mình bởi vì có một cơn ớn lạnh bất thình lình từ bên trong.”

“Đó chỉ là vì cô nằm mơ vớ vẩn thôi.”

Julia hiện lên trên đầu cầu thang. Mái tóc buông xóa trên bờ vai và cô ta mặc một chiếc áo màu tím nhạt.

“Có chuyên gì vây? Ôi lạy chúa tôi. Có chuyện gì vậy? Cô bé tội nghiệp. Trông như thể cô ta sợ đến mất hết cả lý trí.”

“Patty có một cơn ác mộng.” Isabel lặp lại.

Patty lắc đầu, răng đánh vào nhau lập cập.

“Con đang thức thưa bà…”

“Chị nghĩ là cần một ít rượu mạnh cậu Drake à. Ồ Hary đây, Patty bị một cơn ác mộg. Các cô kia đang hoảng hồn. Mang rượu đến đây, nó sẽ làm các cô này dịu lại.”

Bà đầu bếp Gratten xuất hiện. Trông bà rất uy nghiêm mặc dù trên đầu bà cuốn đầy lô giấy.

“Có chuyện gì vậy?” bà ta hỏi những người giúp việc. “Có gì không ổn với Patty vậy?”

“Cô bé hơi bị chấn động, bà Gratten ạ,” Isabel nói.

“Không cần phải làm cho tôiất cả mọi người bị kích động. Tôi nghỉ chỉ là thần nốt nát thần tính do những câu chuyện ma họ nghe được trước lúc đi ngủ.”

“Không phải đâu, thưa Madame,” một cô nói. “Chẳng có ai nói chuyện ma quỷ gì hết. không chỉ xảy ra trong đầu óc Patty đâu. Con cũng nghe thấy nữa. Không phải là chuyện tưởng tượng đâu. Đó là chuyện xảy ra thật. Bà có thể nói thế được.”

Julia nói. “Đó có phải là hồn ma mà chị vừa kể hồi chiều về… một người đi qua cửa sổ, khóc lóc thảm thiết và kêu lên “Hãy coi chừng!”?”

“Thưa bà vâng, chính là nó”, Patty nói,”Tôi nghe thấy tiếng bước chân trong phòng truyền thống. Hồn ma kêu gào thảm thiết và nói “Hãy coi chừng!” Là thế đấy.”

“Ồ, Harry mang rượu đến rồi,” Isabel nói. “Cảm ơn anh Harry. Nào các cô làm một chút rượu rồi đi ngủ đi.”

“Tôi sẽ chăm lo đôn đốc họ, thưa bà Denton”, người đầu bếp nói. “Không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong nhà nữa đây… Tôiự dưng lại có một chuyện như thế này.”

“Nhưng đấy là một con ma, bà Gratten”, Patty khăng khăng. “Thật đấy ạ.”

“Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều cần một cái gì nâng đỡ tinh thần. Thôi đi xuống phòng khách đi.” Drake nói.

Chúng tôi kéo nhau xuống phòng khách. Anh rót rượu mạnh vào ly cho mọi người và chẳng bao lâu sau Julia gia nhập bọn với chúng tôi.

“Tôi hy vọng những chuyện ồn ào này không đánh thức Katie dậy.” Isabel nói.

“Không, tôi đã nhìn vào rồi. Con bé vẫn ngủ ngon lành.”

“Thế thì tốt…”

“Thật là một việc kỳ lạ,” Julia nói. “Sau khi chúng ta nói chuyện…. Các vị có nghĩ cô gái này nghe thấy tiếng kêu không?”

“Chắc có ai đó kể cho cô ta nghe chuyện đó, tôi chắc thế.” Tôi nói.

“Có vẻ như vậy.” Isabel đồng ý.

“Nghe có vẻ thật lạ,” Julia tiếp tục. “Dù vậy, tốt nhất là anh nên cẩn thận Drake ạ.”

Drake nhướng lông mày ngạc nhiên.

“Phải, đó không phải là một điềm gở với cuộc hôn nhân sắp tới sao… một cái gì như lời cảnh báo phải không? Anh là người duy nhất trong nhà sắp lập gia đình. Có đồng ý với em không nào?”

“Bao giờ tôi cũng nghĩ Patty là một người dễ bị kích động.”

“Vẫn là việc kỳ quặc,” Julia nói. “Rượu này thật ấm và ngon.”

“Một chút nữa chăng?” Harry hỏi.

“Ồ vâng.” Julia nói.

“Thôi, tôi đi về phòng đây. Tôi không muốn Katie thức dậy không thấy có mẹ bên cạnh.”

“Lenore đáng thương. Chị có vẻ như bị sốc thực sự. Chị không tin vào ma, phải không?” Julia hỏi.

“Còn cô?” Tôi hỏi lại.

Julia bật cười giơ một tay lên lắc tôiừ bên này sang bên kia. “Không hẳn. Nhưng chuyện này thật kỳ. Em không biết cô gái kia có nghe thấy câu chuyện giữa chúng ta không…”

“Tôi dám nói cô ta nghe chuyện này ở đâu đó. Chúc mọi người ngủ ngon.” Tôi nói và bỏ về phòng.

Katie vẫn đang ngủ. Tôi không chờ đợi chuyện này. Tôi nằm im trên giường lắng nghe tiếng động trong nhà… bao giờ cũng có một âm thanh thoảng qua nào đó trong một ngôi nhà cổ… và gió đang rền rĩ qua các cành cây, thì thầm ghê rợn, “Hãy coi chừng!”

*

* *

Phần còn lại của một chuyến đi có một cái gì không như ý. Ai cũng có vẻ ngại ngùng trừ Katie. Nó muốn học cưỡi ngựa và Drake đã nhiệt tình dạy dỗ nó và nó hoàn toàn vui sướng.

Isabel bắt Patty nằm trên giường suốt ngày hôm sau.

“Cô có vẻ bị chấn động mạnh.” Isabel nói.

Mọi thứ hóa ra khác với những gì tôi mong muốn. Tôi có thể thấy Ngoại có phần thất vọng còn Cassie thì bối rối. Thật nhẹ cả người khi cũng đến lúc ra về - nhưng Katie cảm thấy rất buồn.

“Mọi chuyện tuyệt vời như thế,” nó nói, bám chặt lấy tay Drake. “Chú nhớ chăm sóc con Bluebell cho đến khi cháu quay lại nhé.”

Drake an ủi rằng anh sẽ chăm nom con ngựa thật chu đáo. Chúng tôi ra về chỉ con Julia ở lại. Ít nhất cô ta cũng là người vui hưởng Giáng sinh nhất.

*

* *

Khoảng hai ngày sau Ngoại có chuyện quan trọng muốn nói với tôi.

“Lenore, cháu cũng biết là cách đây không lâu bà đã đến Villers-Mure.”

“Vâng, thưa Ngoại.”

“Ở đó… bà gặp một người.”

“Ai ạ?”

“Bà gặp… cha cháu.”

“Ngoại!”

“Đó là sự thật.”

“Con nghĩ bà không biết cha cháu là ai mà.”

Bà im lặng. “Bà đã kể cho cháu nghe một điều gì đó về gia đình. Không phải bao giờ cũng dễ dàng giải thích mọi chuyện cho một đứa trẻ. Nói về một điều nghiêm trọng đến thế và Ngoại sợ rằng Ngoại đã có phần hèn nhát.”

“Vậy bà kể cho cháu nghe bây giờ đi.”

“Cháu cũng biết mẹ cháu, con gái bà. Marie Lousie là một cô gái có sắc đẹp đặc biệt. Điều tự nhiên là mẹ cháu thu hút bọn đàn ông như nam châm hút sắt. Mẹ con ta nghèo. Một góa phụ đơn côi phải làm việc cho nhà St.Allengère để nuôi bản thân và nuôi con. Khi lớn lên, Marie cũng sẽ làm việc cho gia đình này như bà. Cháu cũng biết mọi chuyện đã xảy ra. Mẹ cháu yêu say đắm. Sinh ra cháu rồi chết… có lẽ vì sợ hãi và đau khổ. Dù vậy phụ nữ vẫn có người chết khi sanh con dù có cả một tương lai tươi sáng đang chờ phía trước. Bà không biết gì hết… bởi vì mẹ cháu là cả cuộc đời bà… Rồi bà nhận ra mẹ cháu đã để lại cho bà… và điều này thay đổi tôiất cả.”

“Vâng, và bà đã cho cháu biết điều đó.”

“Cháu cũng biết Alphonse St.Allengère đã thu xếp cho bà sang Anh để làm việc cho nhà Sallonger. Lý do là bởi vì ông ra không muốn bà ở lại đấy.”

Tôiại sao ạ?”

Ngoại cảm thấy khó mà nói với tôi điều đó; bà không phải là người ăn nói giỏi như mọi lần.

Cuối cùng bà cau mày, nặng nề thốt lên. “Bởi vì cha cháu chính là người con trai út của ông ta.”

“Thế là… bà biết cha cháu là ai!”

“Mẹ cháu nói… ngay trước khi cháu chào đời.”

“Và ông ấy không muốn cưới…”

“Lúc ấy cha cháu chỉ là một cậu bé. Mười bảy tuổi, còn Alphonse St.Allengère, bà phải nói với cháu là một người đàn ông khét tiếng ác nghiệt. Cả vùng Villers-Mure chứ nghe thấy tên ông ta là đã sợ phát run lên. Ông ta nắm giữ mạng sống của chúng ta trong lòng bàn tay mình. Bất cứ ai cũng sợ cái cau mày của ông ta, các cậu con trai cũng không là ngoại lệ. Sẽ không có chuyện con trai nhà St.Allengère lại đi cưới một cô thợ dệt làm việc trong nhà máy của cha mình. Cha cháu đã làm hết sức mình. Cha cháu yêu mẹ cháu thật lòng nhưng ông già vẫn vững như đồng, không hề nhân nhượng. Cha cháu bị gửi ngay đến một nhà ông chủ sở hữu một vườn nho ở Burgundy. Khi trở về Mure, bà đã được cha cháu lúc ấy cũng về thăm gia đình. Nhờ vậy bà có thể kể cho cha cháu nghe về cháu… làm thế nào cháu trở thành một góa phụ trẻ với một đứa con côi. Ông ấy rất xúc động.”

“Cháu biết có một cái gì đó mà. Cháu có thể thấy trên nét mặt bà khi bà trở về.”

“Ông ấy hiện đang ở London.”

Tôi trố mắt nhìn bà.

Bà gật đầu sung sướng. “Phải, cha cháu muốn gặp cháu. Ông ấy muốn gặp con gái mình cũng là theo lẽ thường. Cha cháu sẽ đến đây.”

Bà chăm chú nhìn tôi như thể muốn đánh giá ảnh hưởng của cái tin chấn động này đối với tôi. Tôi phải thừa nhận rằng tôi sững người. Phải đối mặt với người cha mà hồi nào đến giờ mình không biết là có trên đời rõ ràng là một sự kiện gây choáng váng. Tôi không chắc tôi có muốn gặp người ấy không hoặc là có chịu được cảnh ấy hay không.

Ngoại nói tiếp. “Sẽ là không bình thường nếu những người gần gũi nhau như vậy lại chỉ là những kẻ xa lạ với nhau.”

“Nhưng sau bằng ấy năm, Ngoại…”

“Cháu yêu, ông ấy tha thiết được gặp cháu. Cháu phải làm cho cha mình hạnh phúc. Ông ấy đã đi bao dặm đường để đến đây gặp cháu.”

“Bao giờ ông ấy đến?”

“Tối nay. Bà đã mời cha cháu đến ăn tối.”

“Nhưng… đó là điều bất ngờ quá…”

“Bà nghĩ sẽ là điều khôn ngoan nhất nếu đợi cho mọi việc được dàn xếp ổn thỏa mới cho cháu biết.”

“Tại sao ạ?”

“bà không biết cảm xúc của cháu như thế nào. Có thể có một cái gì đó bất mãn. Đã bao năm rồi cha con không gặp nhau… Những năm chúng ta phải phấn đấu hết mình. Cha cháu là một người giàu có. Vườn nho của ông ấy có ở nhiều vùng trên đất Pháp. Dòng họ St.Allengère bao giờ cũng thành công dù họ làm nghề gì đi chăng nữa. Cha ông ấy hiện rất tự hào về con trai mình. Một điều thật khác khi cha cháu còn là một cậu bé…”

“Cháu không quan tâm gì đến ông cụ già… là ông nội cháu, chắc thế.”

“Ông già vẫn là người có nhiều quyền lực. Đôi khi điều đó không tốt cho mọi người. Hiện ông ta đã già rồi nhưng hẳn vẫn là một Alphones St.Allengère hét ra lửa. Vẫn thống trị cả vùng Villers-Mure và không còn nghi ngờ gì nữa, là một nhà sản xuất lụa lớn nhất thế giới.”

“Và tối nay…”

Bà gật đầu.

Đầu óc tôi rối bời đến nỗi tôi thấy khó có thể phân tích các cảm xúc của mình. Tôi có nên nói cho Katie biết? Mà sẽ nói gì? “Đây là ông ngoại của con ư?”

Nó sẽ hỏi những câu hỏi không thể trả lời được. “vậy từ hồi đó đến giờ ông ngoại ở đâu?”

Thật may là nó đã lên giường đi ngủ trước khi ông đến và tôi có cơ hội gặp cha mà có lẽ khả năng từ từ nói cho nó biết về ông ngoại nó mà ít gây ra bất ngờ nhất. Tôi cẩn thận mặc một chiếc áo màu đỏ ngồi đợi ông trong tâm trạng xáo trộn. Ngoại cũng có vẻ bứt rứt tợn. Tôi cảm thấy mừng là bà bá tước và Cassie cũng có mặt. họ làm dịu những cảm xúc của hai bà cháu tôi.

Vào giờ đã định chuông của reo lên. Rosie cô hầu gái của chúng tôi làm sao mà lưỡi líu cả lại không đọc họ ông đúng được.

Và cha tôi đứng đấy.

Tôi nhìn ông, bàng hoàng. Đó là người tôi gặp trong công viên, người đã lấy quả bóng cho Katie và vẫn hằng theo dõi tôi.

*

* *

Đó là một buổi tối đặc biệt. Có quá nhiều điều được nói ra và tôi cảm thấy khó mà nhớ hết và sắp đặt lại được. Tôi chỉ nhớ cha tôi cầm hai tay tôi, nhìn vào mắt tôi. “Chúng ta đã gặp nhau rồi… trong công viên.”

Tôi gật đầu.

“Nhiều lần bố suýt làm lộ mình, nhưng bố lại do dự. Bây giờ… cuối cùng bố con mình đã gặp nhau.”

Thật là kỳ cục, khi gặp ông ở ngoài công viên tôi tin rằng ông là một kẻ hoàn toàn xa lạ, ấy vậy mà ông lại là cha đẻ ra tôi.

Trong suốt bữa ăn có sự hiện diện của bà bá tước và Cassie, ông nói về những vườn nho của mình. Ông nói tiếng Anh và thỉnh thoảng dừng lại tìm từ mà ông cần diễn đạt. Ông muốn nghe về công chuyện làm ăn của chúng tôi và bà bá tước là người thuyết mình giỏi hơn cả về đề tài này.

Bà nói một cách hài hước về khách hàng của chúng tôi và cái cách họ bắt chước nhau như các con cừu trong một bầy cừu. Nếu một người có chiếc áo Lenore thì tất cả đều muốn có một chiếc y như vậy. Rõ ràng là bà có ý định nói về vấn đề đang choán toàn bộ tâm trí bà.

“Bằng cách này hay cách khác tôi cũng phải làm cho công việc của chúng tôi có mặt ở Paris.” Bà nói. “Đó là thủ đô của thời trang và những nhà tạo mẫu quan trọng nhất ở các thời đại cũng phải có mặt tại đây. Đó là bước quyết định trong cuộc chạy đường trường.

“Tôi có thể hiểu được,”cha tôi nói. “Vào lúc này mọi người còn chưa… đặt được cơ sở à?”

“Chưa, nhưng rồi chúng tôi sẽ làm được điều đó.”

“Khi nào thì mọi người dự tính mở salon ở đấy?”

“Khi chúng tôi có một dịp may lớn… có nghĩa là có đủ tài chính để làm thế,” bà bá tước nói. “Tôi thì quyết tâm lắm nhưng mấy vị kia còn ngại. Họ muốn đợi cho đến lúc chúng tôi cs đủ khả năng tài chính. Có trời mà biết được khi nào mới đủ.”

Cha tôi gật đầu vẻ nghiêm trang và Ngoại lập tức chuyển sang đề tài khác.

Sau bữa tối, bà bá tước và Cassie cáo lui để chúng tôi lại với nhau, thế là ba người nói tiếng Pháp một ngôn ngữ mà tôi nói rất thạo nhờ Ngoại và tất nhiên Ngoại thích nói tiếng mẹ đẻ của mình.

“Bố vẫn nghĩ về con rất nhiều. Bố thiết tha muốn đi tìm con, thế rồi bà ngoại con đến Villers-Mure và tình cờ bố cũng có mặt ở đấy để thăm người nhà. Bà đã kể nhiều về con. Con đã tiến hành mọi việc thật tuyệt vời. họ nhà ta bao giờ cũng thành công trong kinh doanh.”

“Sự phát đạt của chúng ta nhờ một phần lớn vào bà bá tước phải không Ngoại? Bà ấy mới là một nhà kinh doanh siêu việt, đã chỉ cho chúng ta thấy chúng ta đã ngây thở biết bao. Chúng ta đâu có được cơ ngơi này nếu không có bà áy.”

“Bố muốn biết mọi chuyện về cuộc kinh doanh của con. Nhưng trước hết hãy nói về cha con ta đã. Con phải hiểu là bố thực lòng yêu mẹ con. Việc đã để cho cha con mình khống chế và đưa đi nơi khác suốt đời vẫn là nỗi nhục của bố. Lý ra bố phải ở lại bên cạnh mẹ con. Phải cống lại cha mình. Nhưng lúc ấy bố còn trẻ… yếu đuối và ngu xuẩn. Bố không đủ mạnh. Đáng lý bố phải cưới mẹ con. Thế mà bố đã để cho người ta đem bố đi xa.”

Ngoại gật đầu.

Cha tôi nhìn bà rồi nói. “Bác đã căm giận cháu biết bao khi cháu làm thế.”

“Phải,” Ngoại nói bộc trực,”tôi căm giận ghê lắm, Marie không lên án cậu. Nó còn bảo vệ cậu. Nó nói cậu đã làm cái điều mà cậu buộc phải làm. Cha cậu là người không thể lay chuyển nổi, ông ấy lại có thế lực và tàn nhẫn.”

“Và bây giờ vẫn thế,” cha tôi đồng ý một cách buồn bã. “Thật may là bố đã trốn thoát sự khống chế của ông ấy. Bố đã tìm thấy cuộc đời ở giữa vườn nho hơn là ở vườn dâu. Nhưng mọi chuyện đã xảy ra lâu lắm rồi.”

“Và không có gì có thể đem Marie của tôi quay trở lại.”

“Có thể là mẹ con cũng vẫn ra đi trong bất cứ trường hợp nào,” tôi nói.

Hai người im lặng.

Rồi cha tôi kể cho tôi nghe là ông được gửi đến một ông chú có một vườn nho và ông đã quan tâm đến việc làm rượu vang như thế nào. “Bố để mình đắm chìm trong công việc. Nó làm cho bố khuây khỏa. Ông chú nói bố sẽ trở thành một nhà sản xuất rượu giỏi. Thế là bố ở lại với ông. Sau đó bố cũng tậu được những vườn nho cho riêng mình. Bố làm việc rất chăm chỉ. Bố lấy vợ, một người cũng có gia sản và thế là bố có một gia đình riêng.”

“Và bố hạnh phúc?”

“Bố chả có gì phải than phiền. Bố có một con trai và một con gái.”

“Tôi thấy mộ của Marie Louise không bị bỏ hoang.” Ngoại nói.

“Bao giờ bố cũng đến thăm mộ mẹ con mỗi khi về thăm quê. Bố cũng trả tiền cho một người nông dân để chăm sóc mộ mẹ con. Nếu có thể, mẹ con ở trên trời kia cũng nhận thấy là bố không quên mẹ.”

Ông và Ngoại tôi nói về mẹ tôi một lát rồi chuyển sang nói mẹ tôi chắc sẽ sung sướng và tự hào như thế nào về Katie và con gái – và bản thân ông cũng cảm thấy con bé Katie đáng yêu như thế nào.Ông thật sung sướng khi nhận ra con bé là cháu ngoại của ông.

“Con đã phải chịu nhiều thiệt thòi,” ông bảo tôi. “Madame Cleremont đã kể cho bố nghe về cái chết của chồng con và con đã sống hết lòng cho đứa con thân yêu.”

“Con bé là niềm vui lớn nhất trong đời con.”

Có một quãng dài im lặng, sau đó ông nói, “Bố rất quan tâm đến câu chuyện bà bá tước nói về salon của con và việc bà ấy nghĩ là con nên mở một salon ở Paris. Con biết đấy, bà ấy nghĩ rất đúng.”

“Ồ vâng, chúng con hiểu quan điểm của bà ấy, nhưng bà Ngoại và con chống lại ý tưởng này… bởi vì chưa phải lúc tỏ ra liều mạng. Chúng con còn chưa có một quá trình kinh doanh lâu dài ở đây và một khi… với lại ở giai đoạn đầu chúng con suýt bị phá sản. Điều này khiến chúng con phải cảnh giác.”

“Nhưng đó là một bước chuyển mà con phải thực hiện.”

Ngoại chăm chú nhìn cha tôi và tôi bất chợt có ý nghĩ rằng bà biết ông muốn gì.

“Có lẽ bố có thể hỗ trợ.”

Tôi kinh ngạc nhìn ông. Bố tôi tiếp tục. “Đó là1 cái gì mà bố hết lòng muốn làm. Bố không phải là một người nghèo con ạ. Bố có nhiều vườn nho. Có nhiều năm mưa thuận gió hòa, ông trời rất thương chúng ta, nho chín mọng và lũ sâu bọ quyết định để cho chúng ta yên… Thế là chúng ta có những vụ nho bội thu. Bố làm việc cũng không đến nỗi tồi. Bố sẽ coi như đây là một đặc ân nếu như con cho phép bố giúp vốn cho con mở rộng kinh doanh ở Paris.”

“Ồ”, tôi nói ngay, “bố thật tốt quá nhưng tất nhiên chúng con không muốn vay mượn…”

“Con nói đúng. Đó là câu mà ông Shakespeare của con đã nói: “Cả người vay lẫn người cho vay…” Nhưng bố không nghĩ đến chuyện cho vay. Con là con gái của bố. Không có những chuyện vay mượn giữa một người cha và con gái của ông ta, phải không? Hãy để cho bố lo mọi chuyện mở chi nhánh ở Paris… như là một loại của hồi môn cho con gái của bố.”

Tôi giật mình kinh ngạc. Tôi nhìn Ngoại với ánh mắt nghi ngờ. Ngoại ngồi đó mắt nhìn xuống đôi tay đặt trong lòng. Ngoại không dám nhìn tôi bởi vì bà biết là đôi mắt ấy sẽ sáng lên tia nhìn chiến thắng.

“Con không thể chấp nhận”, tôi nói một cách rắn rỏi.

“Điều đó sẽ mang đến cho bố một niềm vui vô bờ bến.”

“Xin bố đừng nghĩ đến điều đó nữa.”

Ông nhìn tôi với ánh mắt buồn bã. “Như vậy con không chấp nhận ta là cha.”

“Con mới chỉ gặp bố lần đầu tiên, không kể những lần gặp nhau trong công viên. Bây giờ bố đề nghị cho con tiền! Bố có nhận ra là để một salon ở Paris tôiốn hết bao nhiêu tiền không?”

“Bố nghĩ rằng nó không vượt quá khả năng của bố.”

“Không, không! Chuyện này đi ra ngoài vấn đề. Chúng con đang làm ăn phát đạt ở London. Như thế là cũng đáng mong ước rồi. Con đã nhận được số vốn mà chồng con để lại cho con. Con có thể nuôi dạy bé Katie – nếu không phải là sống xa hoa, một điều chưa chắc đã tốt với nó thì cũng thoải mái sung túc.”

“Chúng ta sẽ suy nghĩ về điều này.”

“Không ạ. Xin bố hãy quên chuyện đó đi. Bố thật là chu đáo và con thật lòng cảm ơn bố. Nhưng con không thể chấp nhận.”

Ông cúi đầu suy nghĩ.

Vì muốn đổi đề tài tôi hỏi ông nhiều câu về vườn nho của ông. Cha tôi vẫn còn tràn đầy nhiệt tình đối với công việc của mình. Ông say sưa nói về phong thổ và ảnh hưởng của nó đối với mùa màng. Thời tiết là kẻ thù lớn nhất nhưng cũng như nhiều kẻ thù khác, nó cũng có thể là một người bạn tốt. Người trồng nho sẽ mất hết hy vọng nếu mùa hạ cí mưa nhiều và họ đến nhà thờ cầu xin có một mùa thu đầy nắng và ấm áp, bởi vì nó sẽ cứu được vụ nho. Ông làm cho tôi cảm thấy thật hứng thú với công việc trồng nho và làm rượu.

“Con sẽ tận mắt chứng kiến tất cả”, ông nói. “Con và cháu Katie. Bây giờ chúng ta đã đoàn tụ thì sẽ không bao giờ để mất nhau lần nữa. Cháu gái Katie sẽ thích vườn nho lắm.”

“Con chắc thế.”

“Và hạnh phúc sẽ mang chúng ta lại với nhau.”

“Nhưng còn vợ bố và gia đình?”

“Bà ấy đã qua đời được hai năm rồi. Bà ấy lớn tuổi hơn bố. Cuộc hôn nhân của bố cũng rất đầm ấm. Cả cậu con trai Georges lẫn con gái Brigitte của bố đều đã lập gia đình. Bố tin là họ sẽ vui mừng được gặp con.”

“Chúng con sẽ đến thăm họ, phải không Ngoại?”

Bà gật đầu.

Lúc ấy đêm cũng đã khuya và cha tôi đứng dậy. “Gặp lại mọi người vào ngày mai nhé. Tôi có thể đến chơi không?”

“Ông có thể đến bất cứ lúc nào ông muốn.” Ngoại khẳng định.

*

* *

Ngoại vào phòn tôi khi tôi đã lên giường đi ngủ. Tôi biết Ngoại sẽ đến nên chuẩn bị đón bà. Trông bà trẻ hơn tuổi, mái tóc tết thành hai bím trông như một cô học trò, bà mặc một chiếc áo ngủ đơn giản nhưng sang trọng.

“Thật là một đêm đáng nhớ!” Bà nói.

“Không phải ngày nào một người con gái cũng trình diện trước cha mình, một người mà cô ta không biết là có mặt trên đời. Bà đã sắp đặt tất cả những chuyện này phải không?”

“Phải…” Bà bắt đầu.

“Cháu rất hiểu bà mà. Với lại khuôn mặt bà bao giờ cũng phản bội bà. Đó là khuôn mặt biểu cảm nhất cháu từng biết. bà sang Pháp với dự định tìm cha cháu rồi bảo ông là phải gặp cháu?

“Bố cháu không cần đến bất cứ một sự thuyết phục nào.”

“Vậy bao nhiêu năm qua thì sao?”

“Làm sao ông ấy biết con gái mình đang ở đâu?”

“Vì thế mà bà bảo ông chỗ cháu ở để ông có thể đến gặp?”

“Ngay khi cha cháu biết có cháu trên đời, ông ấy đã muốn đến gặp.”

“Và bà đã tìm một cơ hội nào đó để nhắc đến cửa hàng thời trang… và vấn đề mở rộng kinh doanh ở Paris?”

“Bà bá tước đã nhắc đến trong bữa ăn đấy chứ?”

“Nhưng có vẻ như ông ấy không lấy gì làm ngạc nhiên.”

“Ồ, có thể là bà có nói qua…”

“Và bây giờ ông đưa ra đề nghị rộng rãi này. Cháu cho đó không phải là điều ông ấy quyết định trong một chốc một lát.”

“Tại sao cháu lại đa nghi như vậy? Điều ông ấy muốn làm không phải là chuyện tôiốt đẹp hay sao?”

“Vì thế mà Ngoại đã gợi ý cho ông?”

Bà ngoại tôi nhún vai. “Ông ấy cần biết về tình hình của cháu… chuyện gì đang xảy ra… Chuyện ông ấy muốn nghe tất cả mọi việc về con gái mình cũng là một điều tự nhiên. Mà thôi như thế là đủ rồi. Cháu cần chấp nhận món tiền đó.”

“Ngoại thân yêu, cháu không thể làm như thế. Cứ như là có sự đổi chác vậy. Như thế thật đáng xấu hổ. Giống như buộc ông phải trả giá vì đã bỏ rơi mẹ cháu.”

“Cháu phải nghĩ dến bản thân mình cháu ạ. Cháu cũng nên nghĩ đến những người khác. Việc này sẽ đem đến cho ông ấy một niềm vui lớn. tại sao ông lại bị từ chối chỉ bởi vì lòng kiêu hành của cháu?”

“Ngoại ơi, chắc chắn là Ngoại không muốn lấy tiền của cha cháu đâu!”

“Ngoại sẽ sung sướng nhận số tiền đó, hoàn toàn sung sướng. Nó sẽ đưa ra cái mà chúng ta đều cần… một cửa hàng ở Paris. Bà bao giờ cũng biết là nó cần cho chúng ta. Bao giờ bà cũng tự nhắc mình “Một ngày nào đó”… bây giờ bó thành sự thật thì cháu của bà lại quay lưng đi.”

“Nhưng cháu không thể, Ngoại ạ.”

“Như thế, tất cả chúng ta phải khổ vì cái thói ngu ngốc của cháu. Cháu, bà, bà bá tước, Cassie… và cha cháu.”

“Nhưng chắc chắn…”

Ngoại lắc đầu. “Hãy nghĩ về con người này. Ông ấy hết lòng ăn năn hối lỗi. Ông ấy muốn có một cơ hội để sửa sai những gì ông ấy đã làm với mẹ cháu. Điều này đã cắn rứt lương tâm của ông ấy bao nhiêu năm qua. Ông ấy sẽ cảm thấy mình đền bù được phần nào cho những mất mát đã qua. Nhưng Madame Lenore… trả lời không. Niềm tự ái của cô ta, niềm tự ái quý báu… phải là cái ưu tiên số một.”

“Ngoại ơi, sao bà có thể nói như vậy được?”

“Bà đã nói như nó đúng như là vậy. Bây giờ thì bà đi đây, con lừa nhỏ cứng đầu của bà ạ. Chúc cháu ngủ ngon. Có những giấc mơ đẹp. Mơ về tất cả những điều tốt đẹp mà cháu có thể làm và những gì cháu đã từ chối chỉ vì lòng tự hào ngu ngốc chẳng có ích gì đối với Chúa trời hoặc phụ nữ.”

“Chúc Ngoại ngủ ngon.”

Ra đến ngoài cửa Ngoại tôi quay lại gửi cho tôi một cái hôn.

“Có lẽ Chúa lòng lành sẽ ở bên cháu, cháu bỏng của bà.”

*

* *

Khi bà bá tước nghe nói đến lời đề nghị của cha tôi, bà vỗ tay sung sướng rồi quàng tay quanh cổ bà ngoại. “Chẳng có gì phải vui mừng, Lenore đã quyết định không nhận.”

“Cái gì?” bà bá tước kêu lên.

“Một cái gì có tên là lòng kiêu hãnh.”

“Ồ không…”

“Thế mà… đúng đấy,” Ngoại nói.

Bà xoay người tôi từ bên này qua bên kia, một nụ cười rất đặc trưng của bà nở trên môi.

“Người thiếu phụ đáng thương, và người cha yêu thương. Ông ấy sống trong tủi hổ vì một chuyện đã xảy ra từ lâu. Bây giờ ông ấy tìm thấy con và muốn chứng tỏ mình sung sướng như thế nào. Ông ấy muốn làm một điềugì đó để chứng tỏ niềm hạnh phúc làm cha thế mà cô con gái ông nói. “Không, ông phải tiếp tục ăn năn hối lỗi và trách móc mình. Tôi sẽ không giải phóng cho ông khỏi nỗi đau khổ ấy đâu.” Ông bố đáng thương. Lòng kiêu hãnh là một cái gì thật độc ác. Đó là một trong bảy trọng tội đấy, cháu có biết không?”

“Không phải như vậy đâu. Bây giờ thì cháu biết rằng bà đã đi tìm cha cháu chỉ vì chuyện này. Bà dự định đi tìm ông bởi vì chúng ta cần tiền để mở chi nhánh ở Paris. Bà thú thật đi.”

“Bà đã gặp cha cháu. Ông ấy muốn biết con ông ấy làm ăn thế nào chứ. Bà chỉ kể cho ông biết… mà làm sao bà cí thể không cho ông ấy biết được? Ông ấy lắng nghe… rất chăm chú… và tự nhủ: “À đây là một cơ hội để ta sửa sai những điều đã làm cho Marie Louise đáng thương của ta. Đây là con gái của nàng với ta… Ta sẽ làm con gái của nàng với ta hạnh phúc. Ta sẽ cho con gái một số tiền để đầu tư kinh doanh. Ta có rất nhiều tiền mà. Ta có thể làm điều đó một cách dễ dàng. Nhưng trời ạ, nó lại không chấp nhận. Lòng kiêu hãnh đã chặn nó lại. Vậy đấy, cần gì phải để ý đến sự hối hận, sự buồn phiền của cha già. Chẳng có gì so được với lòng tự hào… lòng tự hào bướng bỉnh, mạnh mẽ…”

Tôi không thể không phá lên cười và những người khác cũng cười theo.

Bà bá tước muốn ăn mừng. “Cassie ơi, hãy mang ra đây một chai champagne.”

“Nhưng tôi còn chưa đồng ý mà.”

“Đây là một cơ hội vàng không thể bỏ qua. Cô không được tỏ ra độc ác với tất cả mọi người.”

“Nhưng mọi người không thấy…”

“Tôi thấy tương lai. Tôi nhìn thấy salon của ta ở thủ đô Paris hoa lệ. Đó là điều mà chúng ta bao giờ cũng thiếu để là chính mình.”

Cassie bước vào với một chai champagne.

“Có chuyện gì vậy?”

“Cha của Lenore đề nghị sẽ cung cấp tiền để chúng ta mở một salon ở Paris.”

Khuôn mặt Cassie sáng lên niềm vui. Cô đặt cái khay lên bàn và quay về phía tôi.

“Chị Lenore, thế thì tuyệt vời quá.”

Tôi nghĩ: cả em cũng vậy sao Cassie! Và như thế tôi phải đầu hàng.

*

* *

Kể từ đó chỉ còn niềm vui và không khí phấn khích. Dần dần tôi được thuyết phục là tôi đã quyết định đúng. Cha tôi thường đến chỗ chúng tôi, lắng nghe các dự án với một vẻ nhiệt tình.

Một hôm, Julia xuất hiện.

“Điều tuyệt vời nhất trên đời đã xảy ra.” Bà bá tước hớn hở thông báo, “Chúng tôi sẽ tiến về Paris.”

Julia nghe với đôi mắt mở to.

“Chúng tôi có một vị Mạnh Thường Quân,” bà bá tước nói giọng vui như tết. “Cha của Lenore đã cho tiền.”

“Cha của Lenore!”

“Phải, Ông ấy xuất hiện thật bất ngờ. Một quý ông mới duyên dáng và hào hiệp làm sao.”

Vừa lúc đó cha tôi bước vào và tôi giới thiệu ông với Julia.

“Cháu đã gặp bác rồi,” Julia nói.

“Cô đã ngồi với chúng tôi trong công viên,” tôi nahwcs cô.

“Ồ, phải em nhớ ra rồi. Người hâm mộ. Chúng ta đã nói đùa về chuyện đó. Chúng ta nói Lenore có một người hâm mộ.”

“Vâng, Lenore quả có nhiều người hâm mộ,” cha tôi nói.

“Mọi chuyện thật tuyệt vời. Bác phải kể cho chúng cháu nghe mới được.”

Bà bá tước không thể không nói về chuyện này. Ngay cả tôi cũng bị cuốn vào không khí tưng bừng của các dự định và khi tôi thấy niềm vui mà mình đã mang lại cho cha, tôi bắt đầu nghĩ tôi đã làm đúng.

Rồi Julia chuyển sang nói chuyện về ngày lễ Giáng sinh. “Thật là vui vẻ phải không… cho đến khi có một cô gái phát rồ lên ở phòng trưng bày. Mọi người ai cũng có vẻ lo nghĩ về chuyện đó. Em cho là ở nông thôn người ta nghĩ nhiều về những chuyện ấy lắm. Có lẽ Drake sẽ làm việc cật lực ở đây. Anh ấy nói cần phải làm một cái gì đó để “chăn dân”. Đây đúng là thời điểm để làm việc đó. Anh ấy cần phải sẵn sàng cho cuộc bầu cử… để cho dân chúng biết là anh ấy quan tâm đến họ như thế nào.”

Cô ôm hôn tôi một cách nồng nhiệt rồi quày quả ra về. Ngày hôm sau chúng tôi sắp xếp để tôi cùng cha mình và bà bá tước đi Paris. Chúng tôi sẽ ở lại đấy cho đến khi tìm ra được một địa điểm thích hợp và bắt đầu tiến hành việc kinh doanh.

Bây giờ thì tôi cũng háo hức như bất cứ ai trong bọn vì cha tôi rất hạnh phúc. Ông sẽ giúp chúng tôi được rất nhiều theo lời bà bá tước vì không những ông là một nhà doanh nghiệp mà ông còn là người Pháp, mà chúng tôi phải luôn ghi nhớ là giờ đây chúng tôi đang ở trên đất Pháp.

“Chúng ta không có vẻ quên điều đó đâu,” tôi cười.

Bà vỗ hai tay vào nhau, thì thầm “Paris!” cứ như thể Paris là thiên đường vậy.

*

* *

Thế là tôi giao Katie cho bà ngoại và Cassie chăm nom rồi cùng cha tôi và bà bá tước lên đường sang Pháp. Ngay giây phút rời bến Gare du Nord, tôi đã bị cuốn vào không khí đặc biết của một trong những thành phố quyến rũ nhất thế giới và tôi được thuyết phục – cũng như bà bá tước – là chuyến đi của chúng tôi sẽ thành công. Thật là một an ủi lớn khi ở dưới sự chăm sóc của cha ruột trong một thành phố rộng mênh mông và hoàn toàn xa lạ. Cha tôi dàn xếp mọi cuộc gặp mặt, ông biết đúng cái điều đầu tiên chúng tôi phải làm. Ông ở trong tâm trạng sung sướng đầy hào hứng và tôi nhận ra mình đã làm cho cha hạnh phúc như thế nào khi chấp nhận lời đề nghị của ông.

Ông thuê một cỗ xe và chỉ dẫn cặn kẽ bảo người đánh xe đưa chúng tôi đến khách sạn trên đường De la Fayette. Tôi sẽ không bao giờ quên cuộc đi dạo trên cỗ xe ngựa dọc thành phố Paris lần ấy. Dường như mỗi gương mặt tôi thấy trên đường đều tràn đầy sức sống. Chúng tôi đi qua những khu vực họp chợ nơi tôi thoáng thấy những chiếc xe cút kít trên vỉa hè, những quán café và tiệm ăn nơi mà, theo lời cha tôi, vào mùa hè người ta thích ngồi ăn uống ngoài trời bởi vì dân Paris thích sống bên ngoài bốn bức tường. Xe cộ dường như chạy về tứ phía và các bác đánh xe quát tướng lên át cả tiếng huyên náo trên phố phường. Cha tôi chỉ cho tôi xem những nơi nổi tiếng khi xe chạy qua.

“Rồi con sẽ thích khám phá thành Paris. Cha sẽ dẫn con đến khu Montmartre… Nhà thờ Đức Bà… Ồ có biết bao nhiêu chỗ cần tham quan.”

“Trước hết,” bà bá tước không lúc nào quên nhiệm vụ xen vào, “chúng ta phải tìm một cơ sở làm ăn đã.”

“Ồ phải, tôi không quên đâu bà bá tước thân mến ạ. Đó là mục đích chuyến đi này mà.” Cha tôi cười.

Chẳng bao lâu sau chúng tôi đã có phòng riêng trong khách sạn. Tôi có một căn phòng lớn có cái trần rất cao và một ban công nhìn xuống đường. Cha tôi gợi ý mọi người nên nghỉ sớm để ngày mai bắt đầu cuộc tìm kiếm.

Tôi cảm thấy rất sung sướng và kích động khi ở Paris nhưng vẫn nghĩ đến bé Katie và tôiự hỏi không biết nó có đang nhớ mẹ không. Tôi nghĩ về Drake về kỳ nghỉ ở nhà anh và làm sao mà nó lại khác hẳn với điều tôi mong muốn như thế. Tất nhiên, tôi bị cuốn hút vào triển vọng làm ăn mới ở Paris nhưng tổ ấm của tôi, trái tim tôi là ở London. Có phải vì Drake ở đấy? Thật lạ lùng, dường như tình cảm của tôi dành cho anh trở nên mãnh liệt hơn sau kỳ lễ Giáng sinh. Trước đây tôi cảm thấy không có gì là chắc chắn, rồi sau lại thất vọng tràn trề khi anh không ngỏ lời… tất cả chuyện đó đã để lộ tình cảm thật sự của tôi đối với a. Sự xuất hiện của Julia đã phá hủy mọi thứ - cũng như cái cung cách lạ lùng của cô đầy tớ gái nghĩ là mình gặp ma.

Bây giờ tôi phải tôiập trung cho dự án ở Paris. Trong tôi chỉ có một ý nghĩ: Mình sẽ trông coi cho mọi việc đâu vào đấy rồi… sẽ lấy Drake. Bao giờ tôi cũng say mê công việc nhưng mối quan tâm đầu tiên và cũng là lớn nhất của tôi lại chính là gia đình… Katie và Drake. Tôi muốn có thêm một vài đứa con… một đứa con trai và một cô con gái nữa. Cuộc sống của tôi chính là cho gia đình và vì gia đình. Tôi sẽ là vợ của một chính trị gia và tôi từng nghe nói rằng trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc không có chỗ cho sự thành đạt của cả hai phía.

Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm. Café và bánh ngọt được mang đến tận phòng để chúng tôi có thể sẵn sàng bắt tay vào cuộc tìm kiếm. Cha tôi đã có sẵn một vài địa chỉ và chúng tôi có thể bắt đầu từ những địa chỉ này. Một địa chỉ khá gần khách sạn nên chúng tôi đi bộ đến đó.

Có một cái gì giống như nguồn sinh lực dồi dào có từ phố phường ở Paris. Sáng hôm ấy lại là một buổi sáng rực rỡ ấm áp trong năm. Mùi café thoảng trong không khí, trời mới sáng mọi người đã đi lại nhộn nhịp trên vỉa hè và xe cộ đã bắt đầu trở nên tấp nập.

“Con đã bắt đầu cảm thấy cái không khí đặc trưng của Paris chưa? Ngay khi có cơ hội, cha sẽ đưa con đến một trong những điểm cao nhất của thành phố - đó là đỉnh nhà thờ Đức Bà Paris, tôiừ đây con có thể phóng tầm mắt nhìn xuống trung tâm thành phố.”

“Cảm ơn bố, chắc là mọi việc sẽ diễn ra tuyệt vời lắm.”

Bà bá tước tỏ ra sốt ruột. Chúng tôi sang đây là để lo công việc và bà nóng lòng muốn xúc tiến ngay.

Trong những ngày ấy, chúng tôi đi xem rất nhiều nhà – tất cả đều không có cái nào làm chúng tôi ưng ý. Cha tôi cũng dẫn tôi đến những điểm tham quan ở Paris, đôi lúc bà bá tước cũng đi nhưng thường thì bà thích đi dạo trong những cửa hiệu ngắm nghía trang phục. Bà bao giờ cũng sôi sục những dự định cho công việc làm ăn.

“Bà ấy là một phụ nữ năng nổ đầy nhiệt tình”, một hôm cha tôi nói, “nhưng đôi khi thật sung sướng được thoát khỏi bà ấy. Phải vậy không?”

Tôi đồng ý với ông. Tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái và sung sướng khi ở bên cha. Hai cha con tôi đang tìm hiểu nhau. Ông rất dịu dàng, trìu mến, bao giờ cũng sốt sắng muốn bù đắp những năm tháng không có tôi trong đời và tôi càng ngày càng thêm kính phục ông. Chẳng có gì phải nghi ngờ, cha tôi là một người có những khả năng vượt trội. bà bá tước nghĩ thế. Bà cũng biết tôiận dụng khiếu kinh doanh của ông, bà chiếm của ông một số thời gian để nói về công việc… giá cả… những khả năng bắt đầu và gây dựng một công cuộc làm ăn. Thật thú vị khi nghe câu chuyện giữa một người và càng ngày tôi càng nhận ra điểm khác biệt giữa bà và tôi, tôi sẽ không bao giờ có ngọn lửa ấy của bà bởi vì bà chỉ có một mối quan tâm: sự thành công trong kinh doanh, còn tôi lại có những thứ khác.

Tôi hoàn toàn buông mình cho niềm vui ở Paris. Chúng tôi đi dạo với nhau rất nhiều – cha và con gái. Chúng tôi khoác tay nhau đi dạo dọc bờ sông Seine và ông kể cho tôi lịch sử cái đất nước tuyệt vời mà ông vô cùng yêu mến. Ông chỉ cho tôi lâu đàu của dòng họ Tuilere, cái tượng đài độc đáo mà Gustave Eiffel đã xây dựng chỉ một vài năm trước. Dường như đó là cái tháp vĩ đại nhất ở Paris và giờ đây nó trở thành một kỳ quan.

“Chỉ là một phần trong số tiền khổng lồ mà chính phủ bỏ ra”, cha tôi nói bằng cung cách của một nhà kinh doanh giàu kinh nghiệm, “đó là một cái gì nhắc nhở tôiới ngài Eiffel. Cha nghe nói là ông ấy hy vọng sẽ lấy lại vốn – và tất nhiên phần lớn là do những người hâm mộ trả - có thể là trong vòng 20 năm tới.”

“Bố có nghĩ là ông ta sẽ làm được điều đó?”

“Bố không chắc. Hiện giờ ông ấy đang vướng vào những vụ rắc rối với việc vi phạm tín hiệu ở kênh đào Panama. Ngài Eiffel là một nhà đầu tư… và đó có thể là một nguy cơ.”

“Con cũng nghĩ thế. Đó là lý do tại sao…”

“Bố hiểu. Cẩn trọng cũng là biểu hiện khôn ngoan… nếu đầu tư để rồi mất sạch thì chẳng thà không làm ăn gì còn hơn. Nhưnng có người nói… không mạo hiểm cũng chả có gì hết…”

“Vâng ạ, con nghĩ bao giờ cũng có một bài thuyết giáo dông dài về tất cả các kiểu hành động. Đó là lý do tại sao chọn đúng việc phải làm lại khó đến thế!”

Cha tôi cũng kể cho tôi nghe ít nhiều về gia đình ông – mà bây giờ cũng là gia đình tôi.

“Ông nội của con là một người sắt đá. Ông đã nắm trọn quyền hành trong gia đình bao nhiêu năm qua – nên bây giờ cũng thế. Ông tin mình bao giờ cũng đúng và chỉ hành đọng theo ý chí của mình. Ông không có lòng từ tâm đối với bất cứ ai và cũng không thể hiểu được sự yếu đuối của con người. Vậy mà ông lại là một người đáng thương dù là một người có nhiều quyền lực nhất ở Villers-Mure và chắc chắn cũng là một người đáng ghét nhất. Ai cũng đi đến chỗ sợ hãi ông… thậm chí cho đến bây giờ bố vẫn còn run bắn cả người khi đứng trước ông. Trước mặt ông dường như bố trở thành một con người khác. Đó là lý do tại sao bố ít khi ló mặt về Villers-Mure. Bố cũng có một vườn nho ở gần chỗ ông nội. Đó là một trong những vườn nho tốt nhất của bố. Bây giờ ông nội tỏ vẻ quý trọng bố vì bố đã rời bỏ gia đình và xây dựng sự nghiệp theo cách của mình mà không cần đến sự giúp đỡ của ông. Ông không muốn chấp nhận điều đó đâu… nhưng nó là như vậy. Đó là lý do bố được đón tiếp trong ngôi nhà của ông.”

“Sau bao nhiêu năm mà ông nội vẫn nhớ ư?”

“Ông nội sẽ nhớ suốt đời. Không bao giờ lãng quên hoặc tha thứ. Con chỉ cần làm ông phật ý một lần thôi và như thế là đủ. Các anh chị em của bố vẫn sống trong nỗi sợ cha. Dân làng vẫn run rẩy trước mặt ông mà ba chân bốn cẳng chuồn lẹ khỏi con đường ông đi.”

“Như vậy ông nội giống như một kẻ độc tài kinh khingr nhất. Chắc chắn là ngày nay…”

“Ông nội sống trong quá khứ. Mối quan tâm bao trùm của ông là tơ lụa. Ông là một nhà sản xuất tơ lụa lớn nhất thế giới. Đó là cái mà bao giờ ông cũng hướng tới và là cái mà ông muốn nắm giữ.”

“Bây giờ chắc ông nội đã già rồi.”

“Bảy mươi tuổi.”

“Và vẫn hành xử như một bạo chúa.”

Cha tôi gật đầu. “Phải. đó cũng là một truyền thống ở trong vùng và ở nhà máy. Sau cùng, Villers-Mure cũng là quê lụa mà. Người ta lệ thuộc vào ông. Nếu mất việc thì người ta sẽ chết đói. Thế là ông trở thành chúa tể trong vùng.”

“Nghe như thể ông nội là một ông già tàn bạo. Con hy vọng có ngày được gặp ông nội tàn bạo.”

“Khó có chuyện đó. Ông nội sẽ không bao giờ nhìn nhận con.”

“Chẳng lẽ ông không muốn gặp lại cháu nội?”

“Ông cụ không bao giờ coi con là cháu nội. Đó là một người mộ đạo… nếu con có thể nói là ông là con chiên của Chúa. Ông không thể chấp nhận cái mà ông gọi là vô đạo đức. Ông cụ thường nói ông sinh ra để giữ cho đất Villers-Mure được trong sạch. Khi các cô gái đến làm lễ ở nhà thờ, ông sẽ tính thời gian từ đám cưới đến ngày sinh đứa con đầu lòng. Nếu không đủ 9 tháng 10 ngày thì liệu chừng đấy, nhất định sẽ có một cuộc điều tra.”

“Con chẳng có cảm tình gì với con người này.”

“Chẳng thành vấn đề vì con sẽ không bao giờ gặp ông.”

“Thật đáng tiếc. Vậy mà con lại thích đến thăm Villers-Mure.”

“Con sẽ đến gàn đấy khi đến thăm bố ở trang trại trồng nho. Chị của bố đã lập gia đình sống ở gần đấy sẽ đón nhận con.”

“Như vậy chỉ có ông nội là người mà con sẽ không bao giờ gặp.”

Cha tôi gật đầu. “hãy vui lên. Con sẽ vui hơn nếu không có ông cụ. Ông ấy dành một phần lớn thời gian cho nhà thờ… đi lễ Mass hàng ngày và hai lần vào những ngày Chủ nhật. Một quan điểm lạ lùng, ông cho những việc mình làm là đúng. Khó có thể tuân thủ niềm tin Thiên Chúa giáo của ông. Bố tin là ông cụ muốn thành lập tòa án dị giáo ở Pháp. Cụ nghĩ tất cả những ai không phải là thành viên của nhà thờ Thiên chúa giáo đều là tội nhân. Cụ không bao giờ tha thứ cho việc một chi trong dòng họ đã tách ra từ hàng trăm năm trước… họ là những người theo đạo Tin Lành… mặc dù ông cụ vẫn theo dõi những gì họ đang làm ở Anh. Ồ phải, cụ vẫn nhận ra mối quan hệ huyết tộc… dù họ từ bỏ gia đình từ rất lâu, đến sinh sống ở một đất nước khác thậm chí còn tự gọi mình là Sallonger. Cụ cũng gặp họ khi họ sang Pháp. Vẫn nuôi hy vọng giáo hóa để họ trở lại trở thành tín đồ Thiên Chúa Giáo.”

“Thật thú vị khi được nghe những câu chuyện về gia đình, trước đây con chỉ biết có một mình bà Ngoại.”

“Bà cụ là một người thật tốt đẹp. Bà đã đương đầu với ông cụ. Xưa nay chỉ có một người dám làm thế. Bố nghĩ ông cụ cũng chỉ ngưỡng mộ bà ngoài ý muốn của mình. Cụ đã con cho bà và đưa hai người sang cái nhánh của dòng họ tự gọi mình là Sallonger. Và sau đó con đã cưới một người con trai của dòng họ này.”

Mỗi ngày qua đi tôi lại học hỏi được nhiều hơn và cha con trở nên thân thiết hơn.

Trong lúc đó bà bá tước đã tìm được đúng cái bà cần. Đó là một cửa hàng nhỏ nhưng sang trọng và rất gần điện Champs-Elysées.

“Một địa điểm thật tốt. và chỉ có nó là xứng đáng.” Bà nôn nóng muốn chỉ cho cha tôi xem và ông hoàn toàn nhất trí với bà.

Tôi yêu khu Champs-Elysées, Cours la Reine và Khải Hoàn Môn. Tôi thích nhìn trẻ tung tăng chơi đùa trong các vườn hoa. Tôi nghĩ đến việc sẽ dẫn Katie ra đấy chơi. Nó sẽ có một chiếc đu quay để chơi. Vườn hoa sẽ trở nên tuyệt đẹp vào mùa hè khi những chiếc bàn nhỏ được bày ra dưới những chiếc dù đầy màu sắc.

Tôi bị hút vào với không khí hào hứng của việc tổ chức một cửa hàng thời trang mới. Ít những cuộc đi dạo hơn vì cha tôi cũng hào hứng không kém gì bà bá tước trong việc chuẩn bị. Riêng bà thì làm việc không biết đến nghỉ ngơi. Bà nóng lòng muốn sắp đặt mọi thứ đâu vào đấy, bà nổi khùng với bất kỳ sự trễ nải nào, bà muốn thấy ngay những tác phẩm của Ngoại tôi được trưng lên người các manơcanh và có một vài người thợ may có nghề làm việc say sưa sau phòng trưng bày.

Giai đoạn thương lượng lâu hơn chúng tôi dự tính. Chúng tôi đã xa nhà mất sáu tuần. Tôi cảm tưởng tôi đã xa Katie thân yêu hàng thế kỷ và nóng lòng muốn về nhà. Tôi mua cho con bé vài món quà trong đó có một con búp bê thật to khác với tất cả những con búp bê mà tôi từng được thấy. Đó là một cô gái Paris thanh lịch mặc bộ quần áo có thể cởi ra mặc vào được và khi cô nhắm mắt lại, lúc ngả đầu ra sau, bộ lông mi tuyệt đẹp làm tôn lên đôi má màu men sứ hơi ửng hồng.

Thật tuyệt vời khi lại được về nhà. Tôi đứng trên boong tàu để được nhìn thấy những gờ đá trắng của bờ biển quê hương khi tàu đi vào bến.

Mọi người đứng đợi chúng tôi. Katie nhào đến ôm mẹ.

“Ôi Mama… mẹ đi lâu quá chừng!”

“Chúng ta sẽ không phải xa nhau lâu nữa”, tôi hứa.

Và đây, Ngoại đã đứng đấy sẵn sàng đón chờ tôi… hình như có một cái gì đó không ổn. Trông Ngoại có vẻ gì là lạ.

“Có chuyện gì không ạ?” Tôi gặng hỏi.

“Tốt lắm. Mọi chuyện đều tốt đẹp”, bà trả lời với một vẻ quá sốt sắng làm cho tôi biết ngay là bà nói dối. Nét mặt của Ngoại bao giờ cũng phản lại bà. Có bao nhiêu chuyện để nói. Bà bá tước ríu rít lên với những tin tức sốt dẻo về cuộc tìm kiếm khó nhọc nhưng đã thành công của chúng tôi. Chẳng bao lâu nữa salon mới sẽ khai trương. Những triển vọng của nó khiến bà phát cuồng lên vì sung sướng. Tại sao lại thế này mà không là thế kia… tất cả cứ rộn ràng trong miệng và trong đầu bà bá tước.

Cassie rất mừng khi gặp chúng tôi.

”Bọn em cứ chờ, chờ hoài đến ngày chị trở về, có phải thế không cháu Katie?”

Con bé trịnh trọng gật đầu, nó cứ giữ riết lấy tay tôi như thể muốn nhăn không cho tôi đi đâu nữa làm tôi rất cảm động.

Đêm ấy, tôi nghe tin từ bà Ngoại sau khi mọi người đã đi ngủ hết. Tôi đi vào phòng bà, hỏi bà xem có chuyện gì không ổn.

Ngoại chăm chú nhìn tôi trong giây lát rồi nói:

“Drake sắp cưới vợ.”

“Cái gì?” Tôi thảng thốt.

“Cưới Julia.”

Tôi chỉ còn biết trợn tròn mắt nhìn bà, tất cả những ước mơ của tôi về tương lai bất thình lình tan vỡ như bong bóng xà phòng.

“Julia đã gửi thiệp mời. Chỉ còn hai tuần nữa.”

Tôi không nghĩ ra cái gì để nói ngoài một câu. “Nhanh… như vậy ư?”

“Phải. Có vẻ như đó là hai quyết định chóng vánh.”

Bà ngoại không thể gặp được ánh mắt của tôi.

“Ồ… vâng… chúc bà ngủ ngon.”

Tôi muốn ở một mình. Tôi đã bị đánh gục hoàn toàn. Bất thình lình cả người tôi tê dại vì một nỗi đau đớn chưa tôiừng thấy. Cho đến bây giờ tôi mới nhận ra tôi đã yêu anh biết chừng nào.

*

* *

Tôi cũng không biết bằng cách nào mà tôi sống qua được ngày hôm sau. Thật khó mà giữ một vẻ mặt tươi cười với Katie. Nó muốn biết tất cả mọi chuyện về Paris. Tôi kể lại cho nó nghe những gì cha tôi đã cho tôi biết. Tôi biết cả bà bá tước lẫn Cassie đều bị sốc căn cứ vào cái cung cách mà họ thận trọng không nhắc đến cái tên Drake.

Tôi cay đắng gặm nhấm nỗi đau này. Chắc không bao giờ tôi còn có thể tin vào trực giác của mình nữa. Tôi đã tin như tin chính bản thân mình rằng anh yêu tôi. Nhưng làm sao tôi có thể giả vờ như không có chuyện gì xảy ra trước con mắt của Ngoại.

Đêm hôm sau, Ngoại đến phòng tôi sau khi mọi người đi ngủ cả, cũng như bao lần Ngoại đến khi có một cái gì đó cần trao đổi giữa một người.

“Cháu thân yêu của bà, cháu không cần giả vờ với bà làm gì. Bà biết nỗi lòng cháu. Đó là một cú sốc lớn đối với cháu. Bà tự hỏi không biết có cách nào tốt hơn để nói về chuyện này không. Bà sợ rằng bà đã quá vụng về.”

“Không… không phải thế. Cháu cần phải biết rõ mọi chuyện.”

“Và cháu rất quan tâm đến con người ấy?”

“Vâng ạ.”

“Bà không hiểu nổi. Bà nghĩ có lẽ cháu biết một cái gì đó… có lẽ cháu bảo cậu ta là cháu không muốn có tình cảm với cậu ấy… và bà đã vui mừng biết bao vì cho rằng đó là một người tốt. Ôi cháu thân yêu, đừng có kềm nén những cảm xúc của mình. Hãy giải phóng… Đây là bà ngoại thân yêu của cháu mà… Chúng ta quá thân thiết với nhau không cần giấu giếm tình cảm của mình…”

“Ngoại ơi… Ngoại yêu quý của cháu. Cháu cảm thấy… quá mất mát… quá tổn thương và hoang mang. Cháu cũng không biết nên nghĩ thế nào nữa.”

Bà đến bên tôi, ôm tôi vào lòng đung đưa như thể tôi chỉ là một đứa trẻ.

“Rồi nó sẽ qua thôi. Tất cả đều trôi qua tất. Có lẽ thế tốt hơn… Cháu không nên lấy một người đàn ông như vậy. Cậu ta thật dễ thay lòng… không phải như chúng ta tưởng.”

“Chỉ bởi vì anh ấy thích Julia hơn.”

“Nhưng cậu ta thể hiện một cách rõ rang là cậu ta yêu cháu. Thế rồi có chuyện như thế này… thật không sao hiểu nổi. Cháu đi được một ngày thì cậu ta tới tìm cháu. Cassie tiếp cậu ta. Bà đã bắt Cassie thuật lại mọi chuyện. Cassie tội nghiệp! Cô ấy nghĩ đã làm điều gì đó không phải. Cậu ta chỉ ngồi lại khoảng năm phút, hỏi về cháu. Cassie nói, “Chị ấy đi Paris với ngài Allengère và bà bá tước. Họ đi tìm một địa điểm để mở một cửa hàng thời trang. Họ đang đầy ắp những dự định tốt đẹp về nó.” Cassie chỉ nói chừng ấy, cô ấy bảo mặt cậu ấy tái đi, rồi nói. “Tôi hiểu. Tôi không thể ở lại. Tôi phải rời khỏi đây ngay.” Drake không muốn gặp bà, Cassie thuật lại rằng cậu ta không tỏ ra thô lỗ nhưng muốn đi ngay lập tức.

“Thật lạ lùng. Anh ấy bao giờ cũng thân thiện với tất cả chúng ta cơ mà.”

“Sau đó cậu ta không đến đây nữa. Cách đây ít lâu có một thông báo về việc hứa hôn giữa hai người rồi cô ta đến đặt may đồ cưới.”

“Ồ… không…”

“Bà không thể từ chối yêu cầu của cô ta. Làm vậy coi không được. Nó sẽ làm người ta hiểu lầm chúng ta. Bây giờ áo cưới đã may xong rồi. Cô ta cũng đã thử. Bà ghét phải may cái áo ấy. Nhưng… suy cho cùng nó cũng chẳng có nghĩa lý gì.

“Cô ta có nói gì về cháu không?”

“Có. Cô ta nói luôn miệng. Nào là không phải là chuyện kỳ diệu khi cuối cùng cháu cũng vươn tay tới được Paris sao? Cô ta biết đấy là điều cháu hằng ao ước. Một cuộc sóng tuyệt đẹp… đầy ắp những bất ngờ… Và bây giờ cô ta sắp cưới Drake tuyệt vời. Đó là một hạnh phúc trong bầu không khí của một nhà chính trị… một điều cô ta sẽ chia sẻ với Drake. Nó sẽ liên quan đến những thú vui lành mạnh nhất. Đàn ông ai cũng cần một người đàn bà đứng sau lưng mình… một người đàn bà phù hợp. Cô ta sẽ hy sinh tất cả cho sự nghiệp của chồng.”

“Chắc chắn cô ta sẽ là một bà chủ thực dụng.”

“Bà nghĩ đó là lý do cậu ta cưới cô ấy.”

Bà chậm rãi gật đầu.

“Chúng ta đã lầm về con người ấy, cậu ta thật khéo che đậy. Julia quay ra quan tâm đến cháu. Cô ta nói cháu không nên cứ là một góa phụ suốt đời. Cô ta bảo có kế hoạch tìm cho cháu một ông chồng.”

Tôi lấy hai tay che mặt.

“bà biết mà, cháu yêu của bà. Có một cái gì đó… một cái gì hiểm ác ở cô ta. Không, bà không tin con người ấy. Cô ta là… một con rắn nấp trong bụi cỏ, chính thế đấy. Không sao cháu yêu quý của bà. Họ xứng đôi với nhau, ngưu tầm ngưu mã tầm mã mà. Không có chuyện yêu đương ở đây đâu.”

“hai người họ hiểu nhau. Rõ ràng cháu không hiểu anh ấy.”

“Cậu ta cưới Julia vì tiền.”

“Có một cái gì đó làm cho cháu không tin điều đó Ngoại à.”

“Ai cũng nghĩ như thế đấy. Mấy hôm trước phu nhân Traver ghé qua đây. Cháu biết bà ấy nói gì không. Bà ấy biết hết mọi chuyện. Lẽ tự nhiên bà ấy nói về chuyện Julia sắp lên xe hoa. “Julia tội nghiệp,” bà ta bình luận, “đã qua những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời mà vẫn còn ham muốn rừng rực. Bao giờ cũng bám lấy anh chàng Drake Aldringham và ít nhất thì cô ta cũng đã làm cho chàng kia hiểu là cô ta có thể làm gì cho chàng.” Bà bèn hỏi, vờ như không biết gì. “Cô ta có thể làm được gì?” “Drake có một cái gì đó trong đầu. Anh ta có tố chất một nhà chính trị tài băng… thậm chí còn khao khát đến địa vị Thủ tướng… Phần lớn bọn họ đều như thế, biết rõ như vậy. Cô ta chẳng có cuồng vọng trở thành phu nhân Thủ tướng sao? Cô ta nhìn mình như một Mary Anne Disraeli hoặc Catherine Gladstone. Tôi tin là cô ta bì làm sao được với họ. Nhưng ít nhất thì cô ta cũng có tiền. Đó là cái mà Drake lại không có. Gia đình anh ra cũng đủ giàu nhưng Drake là một kẻ đặc biệt kiêu hãnh, anh ta muốn có tiền mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ.” Nghe thế bà mới bảo, “Nhưng cậu ta không đến nỗi cưới một người chỉ vì tiền đâu.” Bà khách lại nói, “Đó lại là một vấn đề khác. Với lại Julia có khả năng làm vừa lòng những người cần tranh thủ. Mặc dù cô ta không có lấy một ý niệm mơ hồ về các hoạt động chính trị cô ta cũng sẽ mau chóng có được ngay cái dáng vẻ bề ngoài phù hợp với sự nghiệp của chồng. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó. Vì thế cuộc bầu cử sắp tới là thời điểm hoàn hảo cho một hôn lễ. Người ta bao giờ cũng thích đám cưới. Julia muốn Drake còn Drake thì muốn tiền của Julia – một sự kết hợp hợp lý cho một đám cưới thành công. Cô ta sẽ phải bỏ rượu. Cô ta đã quá đà mất rồi. Nhưng có lẽ Drake có khả năng hãm cô ta lại.” Đấy, bà Traver đã nói như thế đấy.”

“Không, Ngoại à. Con không tin là Drake lấy Julia chỉ vì tiền.”

“Bà chịu chẳng nghĩ ra được một lý do nào khác.”

“Ôi Ngoại ơi, cháu biết làm gì bây giờ?”

Bà vuốt tóc tôi. “Chỉ có một điều duy nhất cháu có thẻ làm, là cứ để cho mọi việc trôi đi. Hãy nhớ lại tình cảnh của cháu như thế nào khi Philip chết. Cháu nghĩ cháu đã rơi xuống đáy vực. Nhưng thời gian cũng giải tôiỏa tất cả, phải không? Và giờ đây dường như có một cơ hội để hạnh phúc mỉm cười với cháu… nhưng nó lại vuột mất. May thay chúng ta còn có công việc làm ăn ở Paris. Nó sẽ làm cho tất cả chúng ta bận túi bụi; xem đấy Katie sung sướng như thế nào khi cháu trở về. Đứa trẻ đáng thương ấy buồn bã khi vắng mẹ và luôn miệng hỏi khi nào mẹ nó trở về. Cậu ta đã làm cháu thất vọng. Lenore, cháu yêu của bà, nhưng ở đây còn có nhiều người yêu thương cháu.”

Tôi bật khóc. Tôi cảm thấy mình không có khả năng che giấu tâm sự của mình trước đôi mắt của bà.

Ngoại pha cho tôi một ly nước làm dịu tâm trạng rối bời của tôi và nhất định ngồi bên tôi cho đến lúc tôi ngủ thiếp đi.

*

* *

Bà bá tước chẳng nói gì ngoài chuyện salon ở Paris. Bà quá bận rộn đến mức không nhận ra sự thay đổi nơi tôi – hoặc có thể là tôi rất giỏi đè nén những cảm xúc của mình.

Katie, như bao giò cũng thế là một nguồn an ủi của tôi. Nó muốn tôi kể nhiều nữam nhiều nữa về Paris. “Con sẽ ở đó chứ?”

Tôi cam đoan với nó điều đó. Tôi kể cho nó nghe về những đứa trẻ chơi đu quay trong vườn hoa.

Cha tôi quay lại Paris tiếp tục những cuộc thương lượng. Tôi sẽ gặp lại ông ở đấy cùng với Ngoại và bà bá tước. Cassie ở lại đây, chúng tôi có một người quản lý giỏi có thể trông nom mọi việc trong vòng vài tuần lễ.

Rồi đến đám cưới Julia.

“Cháu không muốn đi.” Tôi nói.

Ngoại im lặng và tôi biết điều đó có nghĩa là bà nghĩ tôi nên đi. Tôi đã hiểu tất cả những cử chỉ của bà. Rồi bà nói. “Không làm như thế được… làm như thế là… đeo trái tim đau buồn lên trước ngực áo cho mọi người chứng kiến. Cassie bắt buộc phải đi. Cô ấy là em cô dâu… còn cháu là chị dâu của Julia. Các cháu đã lớn lên với nhau. Người ta sẽ nói gì. “Thế Lenore đâu? Cô ta có mắc mớ gì đến chú rể không? Có chuyện ghen tuông hay ghen tị gì ở đây không? Quái lạ làm sao lại không thấy mặt cô ta.”

“Thật là quá đáng khi thiên hạ nhúng quá sâu vào cuộc sống riêng tư của chúng ta.”

“Cũng không quái lạ lắm đâu… Người ta cứ việc quan sát và chúng ta cứ sống như chúng ta muốn thế.”

“Nếu cháu đi…”

“Bà sẽ may cho cháu một chiếc áo thật đẹp vào dịp này. Bà nghĩ một chiếc váy nhung cổ lót lông chồn. Một chiếc váy nhung dài màu xanh… với một độ bóng hợp lý… không quá nổi bật… thật thanh lịch. Nó sẽ hoàn toàn phù hợp với cháu và một cái mũ nhỏ có dính lông đà điểu… thật tuyệt.”

“Cháu không muốn đi chút nào.”

“bà biết. Nhưng cần phải xuất hiện ở chỗ quan khách. Cháu có thể về sớm. Giới báo chí cũng sẽ có mặt ở đây. Chú rể là một chính trị gia đang lên, cô dâu nổi tiếng với những buổi tiệc tùng chiêu đãi toàn giới tai mắt thủ đô. Cô dâu trông thật tuyệt trong chiếc váy cưới nhãn hiệu Lenore… Thế mà chính Lenore, người có quan hệ gần gũi với cô dâu lại vắng mặt. Không thể được. Lenore phải đến không thì cả bàn dân thiên hạ sẽ kháo nhau về chuyện đó ngay.”

“Ngoại nói đúng.”

Từ ngày nghe tin đám cưới tôi có cảm tưởng đang ngủ một giấc đầy mộng mị và có lúc nào đó tôi sẽ tỉnh dậy. Drake không thể cưới Julia… không thể… sau những gì anh đã có đối với tôi. Tôi thường nhớ lại những buổi gặp gỡ ngoài công viên và vào những ngày này những kỷ niệm sống lại tươi mới hơn bao giờ hết. Thế mà… tất cả đã kết thúc. Những cuộc trao đổi có biết bao ý nghĩa với tôi lại hoàn toàn vô nghĩa với anh.

Thế là vào ngày cưới, tôi mặc chiếc áo mày xanh, đội một chiếc mũ có lông đà điểu tới dự. Ngoại và bà bá tước vỗ tay tán thưởng khi thấy tôi trong bộ đồ này.

“Hoàn hảo… hoàn hảo…” bà bá tước xuýt xoa.

Bản thân bà cũng ăn mặc cực kỳ trau chuốt bởi vì bà cũng là khách mời. Julia đã từng được bà dìu dắt vào xã hội thượng lưu, và chính bà đã tác thành cuộc hôn nhân đầu tiên của Julia – không được may mắn lắm – thế nên mới có đám cưới này. Cũng giống như ngoại, bà đã muốn tôi lấy Drake biết bao.

Tôi không đi đến Nhà thờ. Có một cái gì đó vượt quá sức chịu đựng của tôi. Tiệc cưới được tôiổ chức trong phòng khách nhà Julia, cũng đủ lớn cho một dịp như thế này.

Tôi thoáng thấy Drake đứng cạnh cô dâu lúc cắt bánh, lúc người ta nói những lời chúc tôiụng và lúc người ta cụng ly chúc đôi uyên ương trăm năm hạnh phúc. Tôi sửng sốt thấy anh không có vẻ gì mãn nguyện mặc dù anh vẫn luôn miệng mỉm cười.

Tôi cảm thấy tim mình nảy lên choáng váng khi anh bắt gặp ánh mắt của tôi từ đầu kia gian phòng. Tôi nhìn xuống đất. Tôi không thể tin vào cảm nhận của mình khi nhìn anh.

Tôi phải đi về ngay. Tôi đi tìm Cassie. Cô đang trò chuyện với một nhóm bạn bè. Tôi đi đến gần họ định hỏi xem cô đã muốn về chưa.

Nhưng anh đã đi đến bên tôi.

“Lenore ơi!”

“Ồ…” Tôi buộc phải nhìn vào mặt anh. “Chào anh Drake. Xin chúc mừng…”

“Và anh cũng gửi lời chúc mừng… tới em.”

“Mừng em?”

“Về chuyện làm ăn ở Paris.”

“Vậy là anh đã nghe được chuyện đó.”

“Có. Ai cũng nói về chuyện đó cả. Em thật may mắn.”

“Vậy … ư?”

“Thật sung sướng khi có những người bạn giàu có.”

“Cha em đã đầu tư cho công việc này.”

“Cha em?”

“Chắc anh biết rồi. Cassie đã chẳng cho anh biết khi anh đến chơi là gì?”

“Cassie chỉ nói em đang ở Paris… chuẩn bị cho công cuộc đầu tư ở đấy. Anh không biết gì về cha em hết.”

“Anh đã gặp cha em ở ngoài công viên.”

Nom anh có vẻ hoàn toàn rồi trí.

“Anh không nhớ à? Ông có theo dõi em vài lần. Chúng ta cũng đã nhận ra. Julia gọi ông là người hâm mộ em.”

Drake lặp lại. “Cha em!”

“Đó là một câu chuyện lãng mạn nhất. Trước đây em chưa tôiừng được gặp cha. Mẹ em mất khi sinh em . Họ còn chưa làm đám cưới và gia đình ông đã gửi em và ngoại sang bên Anh.”

Drake lại lẩm bẩm. “Cha em!”

“Có chuyện gì vậy Drake, anh có vẻ rất sững sờ.”

“Julia nói… Lenore, chúng ta cần nói chuyện. Chúng ta phải đi khỏi đây ngay.”

“Anh không thể rời khỏi tiệc cưới của anh. Chỉ ít phút nữa là anh đã lên đường đi hưởng tuần trăng mật.”

Anh nói khẽ. “Anh không hề biết đó là cha em. Anh nghĩ ông ấy… là người hâm mộ em… và em đã nhận tiền của ông ấy vì chuyện làm ăn ở Paris rất quan trọng đối với em.”

“Anh nghĩ thế…”

“Phải, anh nghĩ đó là người tình của em.”

“thật ngớ ngẩn! sao anh lại có thể nghĩ thế. Chắc chắn anh không nghĩ… Sao lại có thể như thế được. Em còn ngần ngại mãi mới chấp nhận tiền của cha. Chỉ vì Ngoại và bà bá tước hết lòng thuyết phục… Mới lại cha em thực tâm muốn chuộc lại những gì mà ông đã làm từ thời niên thiếu và ông cũng chỉ mới biết đến sự tồn tại của em.”

“Không thể nào…” Anh nhìn quanh như con hươu bị người ta quăng lưới. “Anh đã làm những chuyện gì thế này?”

Tôi bắt đầu hiểu ra mọi sự. Anh tin là tôi có một người tình, rằng tôi bắt bồ với người hâm mộ tôi ở ngoài công viên để có tiền làm ăn. Sao anh có thể chấp nhận một điều vu khống đê tiện đến thế? Bởi vì Julia đã đầu độc anh?

Tôi cảm thấy căm ghét con người ấy, mà cô ta kia, khuôn mặt đỏ rực của một người nghiện rượu bừng bừng vẻ chiến thắng đứng lẫn trong đám khách mời. Cô ta đã thắng.

Toàn thân tôi tê điếng. “Em muốn đi khỏi đây ngay.”

“Không”, anh khăng khăng. “Anh cần phải nói chuyện với em. Anh phải giải thích.”

“Không cần phải nói thêm cái gì hết, anh Drake.”

“Có nhiều chuyện cần phải giải thích. Em cần phải biết.”

“Biết cái gì?”

“Rằng em mới là người mà anh yêu. Anh thật ngu ngốc. Anh muốn nói cho em điều đó. Nhưng anh nghĩ em vẫn còn thương nhớ Philip… và quá khứ vẫn còn đè nặng em khiến em khó lòng quyết định đi bước nữa. Chỉ có em là người anh khao khát. Anh phải làm gì bây giờ?”

“Anh sẽ là một người chồng tôiốt của Julia”, tôi nói kèm theo một tiếng cười cay đắng. “Cô ấy sẽ tổ chức những bữa tiệc thịnh soạn và anh sẽ gặp gỡ những người có thế lực. Đó là một điều mà một nhà chính trị đầy tham vọng mong muốn. Có lẽ đã đến lúc Julia có thể nói, như phu nhân Beaconsfield đã nói. “Ông ấy lấy tôi vì tiền nhưng nếu ông ấy có thể lần nữa thì sẽ là vì tình.”

“Tiền!” Anh kêu lên. “lại có một ám ảnh tiền bạc ư?”

“Nó là một thứ bẩn thỉu nhưng đắc dụng.”

“Em nghĩ anh lấy cô ta vì tiền?”

“Cũng như anh đã nghĩ em bán mình vì tiền đấy thôi.”

“Thật là một sai lầm chết người. Ôi, Lenore, chúng ta cần gặp nhau.”

“Em không nghĩ chúng ta nên gặp riêng.”

“Em biết là có nhiều điều anh phải cho em biết.”

“Phải, em biết anh nghĩ em có một người tình giàu có để có thể làm ăn ở nước ngoài. Phải, anh nghĩ em có thể làm một việc gì ghê tởm đến thế. Anh chẳng biết gì về em hết. Em hiểu nỗi thất vọng của anh. Thế là anh tự nhủ. “Được cô ta đã đổi chác một cách bẩn thỉu như vậy chỉ vì lợi lộc thì mình cũng sẽ làm vậy.” Anh nghĩ đòn trả đũa của anh là chính đánh, còn hơn cái điều mà anh đã quy cho em – nhưng dù có là như vậy thì việc làm của anh cũng vô đạo đức dưới con mắt của em.”

“Lenore… em.”

“Thôi, chúng ta đã trở nên quá xúc động rồi. Đây được coi là một bữa tiệc vui. Anh nên nói cho em biết về tuần trăng mật của anh. Hai người sẽ đi đâu? Anh hy vọng thời tiết sẽ đẹp như thế nào vân vân và vân vân…”

“Khi nghe tin, anh đã tan nát cả cõi lòng. Rồi anh đến nhà em. Dường như mọi chuyện lại khẳng định điều Julia đã nói với anh.”

“Nhưng Julia biết đó là cha em. Cô ta biết chính ông đã bỏ tiền ra cho em.”

“Sao cô ta có thể… Anh căm thù cô ta.”

“Anh đang nói về người vợ mới cưới đấy à?”

“Phải. Chúa sẽ giúp anh.”

“Sao anh có thể?” Tôi kêu lên. “Sao anh có thể làm như thế?”

“Là thế đấy. Anh choáng váng… hoang mang… phát điên phát dại vì đau khổ… rồi anh đến chỗ em, biết em đi Paris… với người đàn ông ấy. Anh biết bà bá tước cũng đi với em. Anh hình dung trong lúc bà ta đi tìm chỗ để mở cửa hàng thì em làm tình với người đàn ông đã trả tiền cho em.”

“Drake!...”

“Bây giờ… anh hiểu ra rồi. Nhưng lúc ấy anh đi lang thang ngoài đường hàng giờ… cố nói với mình rằng anh đã thoát hiểm đầy may mắn.”

“Cũng như em đã tôiự nhắc nhở mình.”

“Sao chúng ta có thể như thế… Lenore… em và anh, cả hai chúng ta!”

Tôi không nói gì còn anh thì tiếp tục. “Anh đi tìm Julia. Anh ăn tối với cô ta. Anh uống rất nhiều. Cả Julia cũng thế. Cô ta nốc rượu như uống nước lã. Với anh có vẻ như đấy là cách tốt nhất để quên hết mọi chuyện. Sáng hôm sau, anh thấy mình đang nằm trên giường cô ấy. Anh thật xấu hổ vô cùng… Anh muốn biến đi đâu mất. Anh quay lại Swaddingham, ở lì dưới đấy cố quên, để gột rửa tất cả ra khỏi đầu… Cô ta viết cho anh. Sẽ có một đứa trẻ ra đời. Thế là anh chỉ có làm mỗi một việc duy nhất… Anh quyết định cưới cô ta.”

“Ôi anh Drake… Chúng ta đã làm cho mọi chuyện rối tinh lên.”

“Chúng ta phải làm gì bây giờ?”

“Chỉ có một điều có thể làm. Chúng ta phải tiếp tục sống kể từ bây giờ. Em có vui hơn một chút khi biết là anh có yêu em… Nó cũng an ủi em phần nào. Em đã không nhầm về chuyện này.”

“Anh yêu em. Anh bao giờ cũng yêu em. Bắt đầu tôiừ cái lúc anh bế em ra khỏi khu hầm mộ.”

“Thật lạ lùng. Chúng ta đứng ở đây trong đám cưới của anh với một người khác để tuyên bố về tình yêu dành cho nhau. Sao trước đây không có dịp nào để nói?”

Anh cầm lấy tay tôi xiết chặt.

“Lenore ơi, anh sẽ không bao giờ quên em.”

“Đó là điều chúng ta phải làm ngay khi có thể, hãy quên nhau đi.”

“không thể được.”

“Chào chị Lenore!” Đó là Julia. “Tất cả tốt chứ? Anh Drake đang đi tìm chị ư?”

“Tôi phải về thôi.” Tôi nói, mặt lạnh lùng.

“Lúc nào bận rộn với dụ án Paris! Chúng em hiểu mà, phải không anh yêu? Chúng ta cũng cần thay đồ rồi lên đường.”

Drake im lặng. Trên mặt anh chỉ có một nỗi đau không lời, và khi cô ta cầm lấy tay anh tôi thấy anh rùng mình gớm ghét.

“Tôi cũng phải đi tìm Cassie đây. Tạm biệt!” Và tôi quay đi để hai người phía sau.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7: Carsonne


Cửa hàng thời trang ở Paris là một sự cứu rỗi của tôi. Trong vòng một năm trời, tôi lao vào làm việc như điên. Tôi không muốn vấn vương gì về Drake. Ngoại bao giờ cũng là niềm an ủi lớn, bao giờ cũng nghĩ đến việc làm những điều tốt nhất cho tôi. Bà bá tước cương quyết không cho phép tôi thương xót bản thân. Dưới con mắt của bà, một cơ sở làm ăn ở thủ đô Paris còn giá trị hơn một ông chồng. Cha tôi cũng là một nguồn an ủi lớn. Ông hết lòng muốn bù đắp cho những năm tháng cha con không biết đến sự tồn tại của nhau. Cả Katie cũng là nơi bầu bạn vô giá. Nó thật phấn khởi, thật hào hứng với môi trường mới và khi nhìn thấy khuôn mặt xinh tươi của nó bừng sáng niềm vui và nghe những câu hỏi ngộ nghĩnh bất tận của nó, tôi cảm thấy dù tôi có mất mát bất cứ cái gì thì tôi cũng có một lý do hoàn toàn chính đáng để tiếp tục sống.

Mọi người đều nương nhẹ, chiều chuộn tôi trong thời gian ấy và ban ngày tôi có thể tạm nguôi ngoai dù rằng ban đêm tôi vẫn cảm thấy buồn và vẫn âu sầu day dứt mãi về những gì đã xảy ra. Tôi yêu Philip bằng một tình yêu trẻ trung đầy lãng mạn. Thời gian ngắn ngủi không cho phép chúng tôi phát hiện ra những điều bất như ý về nhau, một điều mà có thể một cuộc sống chung lâu dài sẽ làm lộ ra. Chúng tôi sống trong một niềm hoan lạc gần như tuyệt đích. Cuộc sống có thể như vậy mãi được chăng ? Có lẽ không. Nhưng tình yêu của chúng tôi bao giờ cũng đọng lại trong tâm trí hai người như nó là như vậy… và không thể nào khác đi được. Rồi cái chết cướp anh đi một cách bất ngờ, bi thảm…không một ai biết chính xác tại sao. Và giờ đây khi dường như cơ hội cho một mối quan hệ chín muồi với một người đàn ông tôi tôn thờ, kính trọng và yêu thương thì mọi việc lại xoay ra thế nào đó để tôi cũng mất anh nốt. Đôi khi tôi có ý nghĩ rằng định mệnh đã khép tôi vào một lời nguyền đáng sợ buộc tôi phải mất những người tôi yêu và mang họa đến cho họ. Philip chết vì một phát súng, Drake còn rơi vào một số phận tồi tệ hơn: sống với một người mà anh căm ghét.

Tôi phải quên, cố mà quên rằng giấc mơ của đời tôi đã tan vỡ và tôi phải làm lại từ đầu.

Về một phương diện nào đó tôi cũng còn may mắn bởi vì việc làm ăn buộc tôi phải dồn hết tâm trí cho nó và chính nó cũng quay lại giúp tôi. Ngoại cho rằng sẽ là một ý tốt nếu tôi sang Paris. Chúng tôi có một người quản lý tốt ở London và với sự trông coi của Cassie, chúng tôi có thể yên tâm. Có nghĩa là Ngoại, bà bà tước và mẹ con tôi có thể sang cơ sở mới ở Paris.

Thỉnh thoảng bà bá tước cũng đi qua đi lại giữa London và Paris để kiểm tra xem việc làm ăn ở đấy ra sao rồi quay về Paris.

Katie rất thích ngôi nhà mới. Tôi thuê hai gia sư một người Pháp, một người Anh bởi vì một khi nó sống ở Paris nó phải thành thạo tiếng Pháp, đồng thời tôi cũng không muốn nó xao nhãng tiếng Anh. Cô giáo người Anh sốt sắng, siêng năng có phần hơi nghiêm nghị, trái ngược với Mademoiselle Leclerc nhanh mồm nhanh miệng và rất tươi vui. Quê cô ở Lyon, nơi cô đoan chắc với tôi là người ta nói thứ tiếng Pháp chuẩn nhất.

Con gái tôi là một đứa trẻ khác thường. Nó thích làm bạn với Mademoiselle nhưng lại rất kính trong cô Price mặc dù cô này rất nghiêm khắc. Bản tính dễ thương của Katie giúp nó có thể điều chỉnh mình để phù hợp với hai thái cực; nó có thể trở nên nghiêm trang với cô Price và rất mực hồn nhiên vô tươi với Mademoiselle Leclerc. Tôi rất vui khi con tôi có thể sống hòa hợp với mọi người. Với cô giáo người Pháp nó thường cùng cô đi ra những chiếc đu quay ngoài vườn hoa, hoặc đi chơi trên xuồng chạy bằng hơi nước dọc theo sống Seine; ở những nơi này nó có thể mau chóng làm quen với những đứa trẻ khác và vui vẻ trò chuyện với chúng. Với cô Price, nó lặng lẽ cùng cô đi dạo dọc bờ sông, hoặc ngồi đọc sách và đi thăm những di tích lịch sử. Cô Price sẽ tìm ra những mối liên hệ lịch sử với những di tích đó. Katie hấp thụ tất cả những kiến thức đó rồi lại truyền lại cho tôi và tôi với tư cách là một người mẹ, rất hãnh diện về những điều con mình học được.

Vạn sự khởi đầu nan, nhưng với kinh nghiệm và tài khéo léo của mình bà bá tước đã giải quyết gọn gàng và nhanh nhẹn hơn là tôi có thể chờ đợi.

Tôi nhớ nhà. Trong kỳ bầu cử, diễn ra ngay sau đám cưới của Drake, ông Gladstone đã chiến thắng dù không phải là chiến thắng áp đảo như ông hy vọng. Mặc cho thái độ khinh bỉ công khai của Nữ hoàng dành cho mình, ông đến tận Osborn để hôn tay Bà. “Một lão già lừa đảo đã 82 tuổi”. Ba nói, “ lại cố gắng điều hành nước Anh với cái thể chế dân chủ đau khổ của ông ta. Thật lố bịch hết chỗ nói.”

“Đấy sẽ là một bước tiến cho một bữa tiệc rất xôm”, bà bá tước bàn luận.

Tôi tự hỏi không biết Drake đang làm gì. Không biết anh có cảm thấy khả năng ngoại giao của Julia đủ để đền bù cho một cuộc sống thiếu vắng tình yêu.

“Chẳng bao lâu họ sẽ ra rìa”, bà bá tước bình luận. “Nỗi ám ảnh của Gladstone về Ailen sẽ là sự sụp đổ của họ.”

Tôi cứ băn khoăn mãi về cái thai mà cuối cùng hóa ra là một cú lừa của Julia. Nếu nó ra đời thì cũng là một niềm an ủi cho Drake. Nhưng ít lâu sau tôi được biêt là không làm gì có chuyện đó – và cái lý do đích thực để Drake chịu cưới Julia cũng không hề tồn tại.

Tôi mong được nghe tin tức từ quê nhà. Tôi vẫn còn nghĩ về Drake nhiều lắm lắm. Có tin là luật điều hành Quốc hội do Gladstone đưa ra được Hạ nghị viện thông qua nhưng lại bị Thượng nghị viện bác.

Một năm nữa lại trôi qua mà tôi vẫn còn nghĩ về Drake nhiều lắm, ấy là chúng tôi rất bận, chỉ có một chút ít thời gian không cần dành cho salon.

Cha tôi thường lên Paris với chúng tôi. Ông giúp chúng tôi rất nhiều việc – không chỉ là vấn đề tài chính – bởi vì ông cũng sốt ruột như bất cứ ai trong chúng tôi muốn được thấy công việc thành công.

Katie là một niềm vui đối với ông – đặc biệt là khi nó có thể líu lo trò chuyện bằng tiếng Pháp. Ông thường giục tôi về thăm vườn nho của ông. Katie sẽ thích lắm, ông khẳng định và tôi biết là ông đúng.

Cha tôi cho mấy vườn nho nhưng vườn nho ưa thích nhất của ông là Villers-Carsonne giáp với Villers-Mure. Tôi có ý nghĩ rằng ông thích nó nhất là bởi vì nó ở gần ngôi nhà của cha mẹ và quang cảnh của nó gợi lại thời thơ ấu của ông. Giọng ông bao giờ cũng đượm vẻ trìu mến khi ông nói về nó. Nhưng lần đầu tiên ông không đưa con gái và cháu ngoại về đấy mà về một trang trại không xa Paris là bao.

Ông nghĩ Katie sẽ thích không khí một mùa hái nho. Thực vậy, con bé mê mẩn cả người và hoàn toàn sung sướng trong những tuần lễ chúng tôi ở đây. Nó cũng học cưỡi ngựa. Cha tôi cắt một tên giám mã ra dạy con bé đi ngựa. Vào những hôm nó không đi xem mọi người hái nho, nó sẽ cưỡi ngựa với người giám mã. Ký ức của tôi lại làm sống lại hình ảnh nó cưỡi con ngựa non quanh sân tập ngựa ở Swaddingham với Drake và tôi chợt buồn long tiếc nuối về những gì có thể xảy ra.

Khuôn mặt hạnh phúc của con bé là một niềm an ủi đối với tôi. Thật sung sướng khi thây nó có thể được cưỡi ngựa một mình. Cha tôi bảo nó sinh ra để làm một nữ kỵ sĩ và nó quen ngồi trên lưng ngựa cũng như quen đi trên mặt đất. Ông thường cùng cháu ngoại cưỡi ngựa dạo quanh vườn nho – ông trên con ngựa đen to lớn, cháu trên con ngựa non màu trắng trong khi ông nói cho cháu nghe về vườn nho và trả lời những câu hỏi bất tận của nó với một vẻ vui thích; để sau đó tối về nó lại đem những điều ấy thuật lại cho tôi nghe.

Đó là một trong những vườn nho có lối làm ăn cổ xưa, ở đây người ta hái nho, ủ nho theo lối cổ. Tôi nghĩ cha tôi muốn Katie chứng kiến điều đó và đó chính là lý do ông muốn mẹ con tôi về đây.

Ông nói chuyện với con bé như thể nó là một người trưởng thành – một điều làm cho nó vô cùng hãnh diện – giải thích cho nó hiểu ở hầu hết các vườn nho của ông người ta dùng máy để ép nho. Có hai trục gỗ xoay về hai hướng ngược nhau và trong cái máy này không một trái nho nào có thể trốn thoát. Nhưng một số người lại thích lối cũ đã được sử dụng hàng trăm năm nay.

Thật là một đêm đáng ghi nhớ! Nho đã hái được mười ngày rải đều trên sân để phơi năng, rồi cho vào trong những chiếc máng lơn. Dân làng vừa ca hát vừa giẫm đạp lên nho, nghiền nát chúng bằng đôi chân trần trong khi nước nho chảy vào những cái thùng lớn đặt phía dưới. Quang cảnh này thật mới lạ đối với Katie và có thể là đối với tất cả chúng tôi. Cha tôi tỏ vẻ xúc động khi ngắm nhìn cháu ngoại – mái tóc nó xổ tung, đôi mắt sáng long lanh đầy hứng thú.

“Bao giờ cháu cũng phải đến vào một mùa hái nho nhé”.

Katie miễn cưỡng quay lại Paris, nhưng chẳng bao lâu nó lại quên mất những nuối tiếc trẻ con của mình và quay lại hồn nhiên vui vẻ như xưa.

Tôi nhớ cái ngày khi một trong những vị khách cũ người Anh đến cửa hàng ở Paris. Đó là phu nhân Bonner, một bà chủ quảng giao, một người được thiên hạ đánh giá là rành chuyện riêng tư của người khác hơn bất cứ người đàn bà nào ở London. Bà ta rất thạo đưa chuyện và bao giờ cũng hối hả muốn gây ấn tượng bằng những tin giật gân.

Bà ta biết mối quan hệ của tôi với Julia và hỏi tôi có biết tin tức mới đây về cô ta không.

Tôi nói chúng tôi chả biết gì.

“Trời đất ạ! Thật là một vụ ầm ĩ. Tội nghiệp anh chàng Drake, anh ta đã phạm phải một sai lầm lớn. Tất nhiên đó là vì tiền bạc của cô ta. Anh ta cần tiền. Một người đàn ông đầy cao vọng mà. Cô cũng biết đấy, anh ta xuất thân từ một gia đình giàu có, nhưng anh ta thuộc loại người kiêu hãnh: Không, tôi sẽ tự tay gây dựng sự nghiệp bản thân. Cách thức của anh ta là kiếm tiền qua việc cưới một người vợ giàu có… Phải, anh ta đã làm như thế. Nhưng đó cũng là một gánh nặng mà người đàn ông đáng thương này phải mang. Cô ta nghiện rượu… cô cũng biết đấy…”

Tất cả những điều tôi có thể nói chỉ là “Ôi! Vậy ư?”

“Ồ phải, cô bạn thân mến ạ. Chắc chắn là cô đã biết rồi. Bao giờ nó cũng là vấn đề của cô ta và bây giờ nó trở nên nghiêm trọng hơn.”

“Còn đứa bé thì sao…” Tôi hỏi. “Có thể bị sẩy thai…”

“Một đứa trẻ à! Lạy Chúa lòng lành, không có đâu! Julia chưa hề có bầu. Đó chỉ là một trò lừa … Cô ta nghiện rượu…Cô ta bị đánh tơi bời khi nói chuyện với ngài Rosebery… Nếu Drake không có mặt ở đấy để đỡ cho cô ta thì ngã dập mặt. Cô không thể tưởng tượng được câu chuyện diễn ra như thế nào đâu. Drake đáng thương của chúng ta cảm thấy thật nhục nhã. Điều này sẽ bị trả giá, Drake có thể bị mất một vị trí của mình trong chính phủ…nếu như anh ta có một vị trí như thế. Anh ta đã nghĩ là tiền cô ta sẽ giúp dược nhiều việc…và như thế cô ta đúng là người vợ của một chính trị gia. Bọn họ ai cũng nghĩ là mình cưới được một Mary Anne Disraeli. Tội nghiệp, anh ta đã phạm một sai lầm lớn có thể trả giá bằng cả sự nghiệp của mình”.

“Nhưng anh ấy là một chính trị gia có khả năng”, tôi cự lại.

“Chỉ mới một nửa trận chiến thôi, cô bạn thân yêu ạ.”

Bà khách lắm điều chuyển sang nói về những chuyện kinh thiên động địa khác ở London nhưng tôi không còn tâm trí đâu mà nghe nữa. Trong đầu tôi chỉ có một vấn đề, Drake của tôi đang lún sâu vào một thảm họa. Drake đáng thương, anh cũng không hạnh phúc hơn tôi – trong thực tế anh còn không có lấy một niềm an ủi mà tôi đang có nữa.

Thỉnh thoảng Cassie cũng đến Paris còn bà bá tước thì thường xuyên về London. Cửa hàng ở Paris bắt đầu thu lợi nhuận, còn công việc làm ăn ở London thì ngày càng phát đạt. Chúng tôi đã trở thành một thương hiệu lớn trong thế giới thời trang. Ba năm trôi qua kể từ đám cưới của Julia và Drake, còn con gái tôi thì cũng đã 11 tuổi.

Một hôm cha tôi nó. “Cha sẽ dẫn con về Villers-Carsonne.”

Ong thường có vẻ bí ẩn khi đề cập đến nơi này, và tôi cảm thấy có một lý do nào đó khiến ông không hào hứng nói đến đề tài này.

Giờ đây dường như ông đã đi đến quyết định là đã đến lúc. Ong tìm một dịp chỉ có hai cha con để nói chuyện.

“Có thể con cũng tự hỏi, tại sao bố không đưa con về đấy ngay từ hồi con mới sang đây.”

Tôi gật đầu.

“Nơi này gần chỗ bố được sinh ra và lớn lên. Đó là vườn nho quý giá nhất của bố. Ở đây chúng ta có loại rượu nho ngon nhất. Bố thường xuyên đến đây, nhưng lại chưa bao giờ dẫn con đến, chắc con cũng có thắc mắc”.

“Không ạ, nhưng con cũng rất muốn biết.”

Cha tôi do dự một lát rồi nói. “Đó là bởi vì có rất nhiều cái cha phải nói với con. Ông nội con, Alphonse St.Allengère nổi tiếng khắp vùng này. Người ta nói cụ chính là Villers-Mure. Có thể con khó lòng hiểu nổi nhưng Villers-Mure giống một cộng đồng phong kiến. Ở Villers-Mure, cụ thân sinh của cha là vị chúa tể, một ông chủ lớn nhất. Cụ có quyền lực như một ông vua thời Trung cổ. Hầu hết mọi người trong vùng phụ thuộc vào công nghiệp dệt lụa; ông là chủ ngành công nghiệp này vì vậy mà là người nắm trong tay nguồn sống của họ.”

“Xem ra ông nội là một người rất đáng sợ.”

Cha tôi buồn bã gật đầu. “Ông cụ sẽ không chấp nhận con, Lenore ạ.”

“Con hiểu là ông nội không chấp nhận con như một đứa cháu nội. Nhưng sẽ không ngăn cản con đến vườn nho của bố chứ? Nó không thuộc về ông nội phải không ạ?”

“Nó là của bố. Cụ cho phép bố đến nhà chơi khi bố về đây. Bởi vì bố đã gây dựng nổi cơ đồ mà không dựa dẫm vào cụ cho nên cụ có phần nể nang bố. Cụ cho rằng bố không phải là đứa con có hiếu, nhưng thật buồn cười, vẫn cho phép bố đến thăm cụ.”

“Con nghĩ con có khuynh hướng không muốn đến thăm ông nội.”

“Không hẳn thế. Ông cụ cũng có những điểm tốt nhất định…Số người căm ghét thái độ của ông cũng nhiều như số người phục tùng ông.”

“Con đã chuẩn bị trước sự kiện con không được đón nhận.”

“Chị Ursule của bố sẽ vui mừng được gặp con.”

“Liệu cô ấy có được phép không?”

“Chị Ursule không sống trong gia đình ở Villers-Mre. Chị ấy sống ở Villers-Carsonne. Ursule đã bỏ nhà đi từ lâu. Chị ấy chống lại ông già.”

“Tha lỗi cho con, bố ạ, nhưng ông nội dường như là một người mà tốt nhất là ta không nên gặp.”

Cha tôi gật đầu. “Ursule bỏ nhà ra đi ít lâu sau ngày bố ra đi. Thời ấy Louis Sagon, chồng của Ursule bây giờ, đến nhà ta để vẽ chân dung ông cụ. Anh ấy cũng vẽ một bức chân dung cho Ursule và đem lòng yêu chị ấy – cả chị ấy cũng say mê anh họa sĩ. Nhưng ông cụ có một đám khác dành cho con gái. Ông ngăn cản cuộc hôn nhân. Họ cùng nhau chạy trốn và kết quả là chị ấy bị từ bỏ, không được công nhận là con trong gia đình nữa. Ursule đã cưới Louis Sagon và họ sinh sống ở Villers- Carsonne. Kể từ đó, ông cụ không bao giờ nhìn mặt con gái nữa. Chị của bố can đảm hơn em trai nhiều.”

“Cô con sống hạnh phúc chứ ạ?”

“Rất mãn nguyện. Họ có một con trai và một con gái. Ursule rất muốn gặp con. Chúng ta thường gặp nhau mỗi khi bố về đây.”

“Như vậy bố và cô Ursule là hai người phản bội lại gia đình.”

“Phải, là hai đứa con bất hiếu bất mục dưới con mắt của ông cụ. Tuy vậy anh của bố tên là René lại làm cụ hài lòng. Bác ấy làm được rất nhiều việc cho ngành dệt lạ của gia đình dù ông cụ vẫn là người cầm trịch mọi việc ở đây. René là một người con quý hóa. Anh ấy có hai con trai và hai con gái…sinh đôi. Một trong hai đứa tên là Heloise đã mất.”

“Lâu chưa ạ?”

“Khoảng 12 năm gì đó.”

“Chết vì bệnh à?”

“Chỉ mới 17 tuổi. Nó…tự trầm mình. Đó là một cú sốc lớn với tất cả chúng ta…nhất là với người chị sinh đôi tên là Adèle. Chúng bao giờ cũng quấn quýt với nhau.”

“Tại sao chị ấy lại làm thế ạ?”

“Vì tình. Đó là cả một chuyện bí ẩn.”

“Con thấy gia cảnh bên nội không lấy gì làm vui nhưng con cho rằng đó là do nó ở dưới sự trị vì của một người độc đoán như ông nội.”

Cha tôi đồng ý với một vẻ buồn rầu. “Bố muốn con biết rõ mọi chuyện.”

“Con không quan tâm đến ông nội. Nếu ông không muốn gặp con thì con cũng chẳng mong muốn gì được gặp ông.”

“Ursule lại rất muốn gặp con. Cô con bao giờ cũng hối thúc đưa con về đấy.”

“Vậy, con sẽ mong được gặp cô. Chẳng gì cô ấy cũng là cô ruột.”

“Con sẽ quý cô ấy và chú Louis Sagon. Đó là một người chỉ đắm mình trong công việc và có vẻ ít quan tâm đến bất cứ một cái gì khác. Nhưng con sẽ quý mến chú ấy. Một người tốt bụng, ít nói, và hiền khô.”

“Con sẽ hài lòng khi gặp họ - và quên tất cả những chuyện dễ sợ về ông nội.”

Mặc dù cha tôi đã chuẩn bị cho tôi bằng một cách mà tôi có thể chờ đợi, dường như ông vẫn có những dự cảm lo âu về chuyến thăm quê của hai mẹ con tôi. Tôi tạm biệt Ngoại và bà bá tước rồi cùng Katie theo cha tôi trở về quê hương.

Chúng tôi đi bằng tàu hỏa, đó là cả một chẳng đường dài. Con bé Katie ở trong một tâm trạng phấn khích cao độ trong suốt chuyến đi. Nó cứ ngồi bên cửa sổ, cha tôi ngồi bên cạnh, chỉ trỏ giới thiệu cho nó những vùng đất lướt qua. Tàu đưa chúng tôi đi qua những thị trấn, làng mạc, những con sông, những cánh đồng bát ngát, và những ngọn đồi xanh tươi. Thật vô cùng thú vị khi chúng tôi nhìn thấy những vườn nho và cha tôi lướt một cái nhìn hiểu biết qua chúng. Xa xa thấp thoáng vài tòa lâu đài cổ - bằng đá xám với những tháp canh vốn là đặc trung của đất nước này. Cha tôi càng lúc càng trở nên trầm tư buồn bã hơn khi tàu đi gần đến quê hương. Tôi đoán ông đang lo âu và ở một mức độ bất an nào đó. Tôi tự hỏi không biết ông có trăn trở băn khoăn về cha mình và phản ứng của ông cụ khi nghe tin về sự hiện diện của tôi không.

Có một cỗ xe đợi sẵn ở sân ga Carsonne để đón chúng tôi về nhà. Cha tôi bảo họ biết chắc giờ chúng tôi đến vì chỉ có một chuyến tàu tới đây mỗi ngày. Đó là một ga xép nhỏ.

“Chúng ta thật may mắn. Ngài bá tước ở Carsonne cứ khăng khăng làm đường tàu ở đây. Đó là một người rất có thế lực. Có một cái gì như là một cuộc đâu tranh, cha nghĩ như thế nhưng ông bá tước có cách nhìn của mình trong những vấn đề này.”

Khi chúng tôi đi vào sân ga cha tôi vẫy tay về phía một người mặc đồng phục màu xanh đậm.

“Chào cậu Alfredo!” Quay sang tôi, ông nói. “Cậu ta là người Ý. Có nhiều người Ý phục vụ ở đây. Chúng ta ở gần biên giới Pháp-Ý và về một phương diện nào đó người dân ở đây cũng mang những nét của người Ý.” Alfredo là người mang hành lý ra xe cho chúng tôi.

“Đây là con gái tôi, Madame Sallonger”, cha tôi nói, “và đây là cháu ngoại Mademoiselle Katie Sallonger.” Alfredo cúi chào chúng tôi thật thấp và mang hành lý chúng tôi ra xe ngựa.

Cha tôi rõ ràng là một nhân vật quan trọng trong vùng nếu chỉ căn cứ vào thái độ của người dân ở đây đối với ông. Người ta cất mũ và chào hỏi ông một cách vừa trịnh trọng vừa niểm nở.

Vườn nho trải dài ra hai bên đường xe chạy. Đang vụ hái nho, chúng tôi trông thấy hàng đoàn nhân công với một thế đứng được tính toán kỹ lưỡng để không làm dập nho với quá nhiều động tác.

Cha tôi hào hứng. “Chúng ta đến đây đúng vào lúc tốt nhất cho một vụ hái nho.” Nghe vậy, khuôn mặt Katie rạng rỡ hẳn lên.

Phía trước mặt sừng sững một tòa lâu đài cổ, tọa lạc trên cả một vùng đất rộng xung quanh có những hào nước vây bọc.

“Thật là một lâu đài tráng lệ!” Tôi thốt lên.

“Đó là lâu đài Carsonne.”

“Có phải đó là vị bá tước…người nhất định muốn xây đường tàu đến tận Carsonne này…Ông ta sống ở đó ạ?”

“Chính là người ấy.”

“Ông ta là cư dân ở đây?”

“Phải. Bố nghĩ là ông ta còn có nhà ở Paris và một vài nơi khác, nhưng đây là ngôi nhà từ nhiều đời của dòng họ này.”

“Chúng ta sẽ gặp họ chứ ạ?”

“Khó có khả năng đó. Hai dòng họ không lấy gì làm thân thiện với nhau.”

“Có một mối thù truyền kiếp nào phải không ạ?”

“Không hẳn như thế. Đất đai của dòng họ nhà ta giáp ranh với đất đai của họ. Hai bên ở trong trình trạng hòa hoãn có vũ trang…không hẳn là chiến tranh…nhưng cả hai đều sẵn sàng hành động…ít nhất thì cũng chống lại đối phương.”

“Nghe có vẻ như một cuộc chiến tranh.”

“Với những năm tháng trưởng thành ở Anh, con khó lòng hiểu nổi bản tính dữ dội của những người dân ở đây. Đó là dòng máu Latin và …mặc dù con cũng mang dòng máu ấy nhưng việc don được nuôi dạy ở Anh rõ ràng đã góp phần hạ nhiệt.”

Tôi bật cười. “Tất cả chuyện này có vẻ thú vị đây.”

“Chúng ta sẽ thấy ngôi nhà của bố. Ồ, nhìn kìa, nó đã ở ngay trước mặt rồi.” Katie nhảy tưng tưng vì vui thích. Cha tôi quàng một tay ôm nó vào lòng.

Nhà của cha tôi giống một tòa lâu đài thu nhỏ cùng với những chiếc tháp canh quen thuộc. Ngôi nhà làm bằng đá xám, những chiếc màn cửa màu xanh lá cây, một vài cửa sổ có ban công bằng sắt. Một ngôi nhà nom rõ thật duyên dáng.

Khi xe tiếng lại gần, chúng tôi thấy một người đàn ông và một người đàn bà đang đứng ngoài cửa dáng như đang đợi ai.

“Đấy là cô con, Ursule. Ôi chị Ursule thân yêu, thật cảm động khi chị đến đây đón chúng em. Cả anh nữa, Louis.”

Cha tôi quay ra tôi. “Đây là cô Ursule và chú Louis, chồng cô. Còn đây là Lenore và con gái Katie”.

“Chào mừng các cháu đến Carsonne”, cô Ursule nói. Cô có mái tóc đen nhánh và rất giống cha tôi. Có một cái gì đó thật đôn hậu tốt ra từ toàn bộ con người cô và tôi thích cô ngay lập tức. Chồng cô, như cha tôi nói, đúng là một người hiền khô. Ông bắt tay tôi và nói ông rất vui khi được gặp tôi.

“Cô chú đã phải thúc giục cha cháu mãi, ông ấy mới đưa cháu về đây đấy.” Cô Ursule nói. “Vào nhà đi. Cô chú sống ở cách đây nửa dặm. CÔ muốn đến tận đây để chào đón mẹ con cháu.:

Chúng tôi đi vào nhà, đến một gian phòng khách dài và rộng có ốp gỗ và một cái lò sưởi tròn phía ngoài có bọc đồng sáng loáng.

“Chị đã tự tay sắp xếp căn phòng dành cho Lenore”, cô Ursule nói. “Chị nghĩ như thế tốt hơn là phó mặc cho bọn đầy tớ. Katie có một phòng ngay bên cạnh phòng mẹ nó.”

“Cô thật chu đáo quá. Mẹ con cháu thích ở gần nhau.”

Katie chạy tung tăng vào nhà trong lúc Ursule dẫn chúng tôi về phòng. Căn phòng dành cho tối có trần thấp, rèm và khăn trải giường màu xanh lá cây nhạt, thảm trên sàn pha giữa màu xanh lá cây và màu xám. Đó là một phòng ngủ rất dễ chịu, duyên dáng và điều làm tôi hài lòng là nó có một cửa thông sang phòng Katie.

Ngoài phòng có một ban công. Tôi mở những ô cửa sổ kiểu Pháp nhìn ra ngoài. Từ đây tôi còn thể nhìn thấy xa xa là những chiếc tháp canh của lâu đài Carsonne và những mái nhà nhiều màu sắc ở thị trấn gần đấy. Và ở cự ly gần hơn là vườn nho xanh muôn thưở.

Tôi thấy lòng mình thơ thới một cách lạ lùng. Bên kia lâu đài là Villers-Mure – những vườn dâu và công nghiệp dệt lụa…nơi tôi lần đầu tiên nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Tôi cho là người ta ai cũng cảm động khi nhìn thấy mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình, nhất là khi người ấy vốn sống thiếu quê hương.

Nước nóng được mang đến, chúng tôi tắm rửa, thay quần áo. Katie luôn miệng trầm trồ về những điều mới mẻ mà nó vừa khám phá. Nó nói, “Thật sung sướng và thú vị khi lại có thể tìm thấy ông ngoại ở ngoài công viên phải không mẹ? Mẹ bao giờ cũng phất hiện được một cái gì đó về ông. Ông của những bạn khác thì chán lắm. Bao giờ người ông ấy cũng chỉ có thế mà thôi.”

“Một số người lại thích như thế đấy”, tôi nhận xét.

“Con thì không. Con thích cách của chúng ta hơn.”

Sau bữa ăn họp mặt ở ngoài sân chúng tôi được dẫn lại vào trong nhà để gặp những người phục vụ. Có rất nhiều người phục vụ. Ursule giải thích cặn kẽ mọi chuyện cho tôi biết.

“Chúng ra sẽ ra ăn ở ngoài sân cho đến khi trời trở lạnh. Ai cũng thích không khí trong lành ngoài trời. Thỉnh thoảng ở đây khá nóng nực. Người em cùng cha khác mẹ của cháu, tên là Georges…thường xuyên đến đây. Nhà của Georges ở cách đây vào khoảng 15km. Cô em Brigitte mới lấy chồng, hiện đang sống ở Lyons. Cô dám nói là một ngày kia cháu sẽ gặp hai em mình. Cô rất sung sướng khi thấy hai cha con cháu lại đoàn tụ với nhau. Cha cháu không bao giờ quên sự tồn tại của đứa con rơi và khi bà ngoại cháu đến đây tìm cha cho cháu, cậu ấy thật sự bị kích động…thật sung sướng. Vì thế mà thật tuyệt vời khi lại được gặp cháu ở đây.”

“Cha bao giờ cũng tốt với cháu.”

“Cậu ấy nghĩ không bao giờ đền bù đủ cho cháu.”

“Cha cháu còn làm nhiều hơn những gì cháu có thể nói.”

“Cháu có biết cưỡi ngựa không?”

Dạ có.”

“Thế thì tốt lắm. Đó là cách dễ nhất để đi đó đây thăm thú vùng này.”

“Cháu cũng muốn đến thăm Villers-Mure.”

Cô Ursule im lặng một chút. Rồi cô nói, “Hơn 20 năm qua, cô chưa hề về đó.”

“Vậy mà chỉ cách đây không xa.”

“Cháu đã biết chuyện rồi phải không? Cô đã cưỡng lời cha trong chuyện chồng con. Đó là việc làm không thể tha thứ.”

“Dường như bao giờ chuyện đó cũng…rất kinh khủng.”

“Nó là như thế đấy.”

“Cô có bao giờ cố gắng hàn gắn lại những mất mát không ạ?”

“Rõ ràng là cháu chưa hiểu rõ cha cô. Ông cụ là người rất tự hào về việc đã nói là làm. Ông đã nói là sẽ không gặp mặt cô nữa thì không có điều gì trên đời này khiến cụ làm khác đi.”

“Chắc ông cũng mất mát nhiều lắm. Chắc ông cũng chẳng phải là người hạnh phúc.”

Cô tôi lắc đầu. “Ông cụ có cái mà ông muốn. Ông là nhà thống trị ở Villers-Mure. Ông là vị vua trị vì trong vương quốc mình, tất cả phải vâng lời ông nếu không sẽ chịu hình phạt về tội bất tuân thượng lệnh. Cô tin là ông cảm thấy hoàn toàn mãn nguyện. Tuy vậy, cô cũng không bao giờ hối hận về việc mình đã làm.”

“Vì thế cô sẽ không bao giờ trở về?”

“Không bao giờ.”

Sau khi cô Ursule dẫn tôi đi xem nhà, cha tôi dẫn chúng tôi đi thăm vườn nho một lúc. Bữa tối, chúng tôi lại ngồi ăn ở ngoài sân và nán lại trò chuyện một lúc lâu cho đến lúc trời tối hẳn. Hương đêm sực nức không gian và chúng tôi ngồi ngắm những vì sao lấp lánh trên nền trời, một con dơi chệnh choạng bay tới bay lui…sà thấp gần ngang đầu chúng tôi nhưng mọi người vẫn ngồi im lặng.

Tôi biết cha tôi rất hài lòng bởi vì cuối cùng tôi đã trở về nhà ông. Cô chú tôi còn ở lại thêm vài ngày nữa. Chúng tôi nói chuyện về thị trấn nhỏ Carsonne ở ngay biên giới với Ý và đây là nơi không khí, thời tiết, đất đai rất tốt cho trái nho. Chúng tôi trở nên buồn ngủ bởi loại rượu nho tốt nhất mà cha tôi cho mang lên từ hầm rượu trong dịp đặc biệt này và tôi nhận ra là Katie nó khó mà mở mắt nổi, thế là tôi đề nghị đưa nó về phòng ngủ.

Tôi đặt Katie vào giường và nói, “Mẹ để cửa thông mở, như vậy mẹ con ta sẽ gần nhau hơn.”

Tôi nghĩ nó rất vui sướng vì điều đó. Có thế là nó cảm thấy có cái gì thật xa lạ khi sống ở thôn quê nhất là vào lúc đêm hôm. Vào lúc tôi cúi xuống hôn nó để chúc ngủ ngon thì con bé đã ngủ mất rồi.

Tôi trở về phòng mình, thay đồ và trước khi lên giường đi ngủ tôi lại mở cửa bước ra ngoài ban công. Đêm đen như một tấm màn nhung và đầy bí ẩn – những ngôi sao sáng hơn bầu không khí trong lành và dường như bầu trời cũng trở nên gần gũi hơn ban ngày. Kia là lâu đài Carsonne ngạo nghễ, đồ sộ có một vẻ gì như thách thức ai. Tôi khó có thể không nhìn nó.

Cuối cùng tôi cũng lên giường nằm nhưng giấc ngủ trốn biệt. Tôi cứ nghĩ mãi về những sự kiện trong ngày đầu tiên và khi giấc ngủ kéo đến tôi lại bị chìm vào một giấc mơ đáng sợ trong đó ông nội độc ác của tôi được phóng to lên còn lâu đài Carsonne trở thành một nhà tù mà ông quyết định giam giữ tôi bởi vì tôi đã dám trở về lãnh địa của ông trái với ý muốn của ông.

Tôi tỉnh giấc rồi mà giấc mơ vẫn còn lởn vởn đâu đây. Nó làm tôi cảm thấy bất an và điều đầu tiên tôi làm khi tỉnh dậy là bước ra ngoài ban công nhìn thẳng vào lâu đài Carsonne.

*

* *

Ngày giờ trôi qua trong chớp mắt. Cô chú tôi từ giã ra về. Cô Ursule nhất định mời chúng tôi đến nhà. Tôi cam đoan với cô rằng tôi cũng thích như thế lắm bởi chúng tôi đã rất hiểu và thương yêu nhau.

Cha tôi có cả một bầy ngữa và cả hai mẹ con tôi đều thích rong ruổi trên lưng ngựa. Bây giờ thì Katie đã là một kỵ sĩ giỏi nhưng vào lúc này mối quan tâm chính của nó là vụ thu hoạch nho. Nó thích đi với cha tôi mà ông cũng thích có con bé bên cạnh, thế là tôi có dịp cưỡi ngựa dạo chơi một mình. Tôi biết Katie an toàn và sung sướng bên ông ngoại nó, thế là tôi có thể thả mình vào cái thú tự khám phá vùng quê này. Bốn ngày sau khi chúng tôi đến đây, tôi đã thông thuộc địa hình trong vùng. Cha tôi gợi ý là tôi nên cưỡi con ngựa cái màu hạt dẻ, nó nhỏ, thuần tính nhưng lại rất hăng. Chúng tôi rất hiểu ý nhau và cuối buổi chiều thứ năm ở đây, tôi cưỡi nó đi dạo.

Tôi bất giác đánh ngựa về hướng Villers-Mure. Có một nơi tôi có thể đứng nhìn xuống toàn bộ thung lũng, đó là vùng đồi cao nhất. Chẳng bao lâu nó đã trở thành một địa điểm yêu thích của tôi và tôi biết chẳng chóng thì chày tôi sẽ không cưỡng được ý muốn phóng ngựa xuống cái dốc kia và chạy vào làng.

Đứng từ chỗ này tôi có thể nhìn được những vườn dâu xanh tốt và nhà máy với những ô cửa kính sáng lấp lánh đằng xa. Tuy vậy trong nó không giống một nhà máy. Có một dòng suối chảy ngang qua và một cây cầu duyên dáng bắc ngang khúc sông chảy xiết làm cho phong cảnh rất nên thơ. Tôi có thể nhìn thấy những ngọn tháp vươn lên trên nhà ông nội và tự hỏi không biết giờ này ông đang làm gì, ông có biết là đứa cháu nội lưu lạc của ông đang ở rất gần ông không.

Một ngày kia tôi sẽ phóng ngựa xuống đấy. Tôi sẽ tìm đến ngôi nhà Ngoại tôi đã sống với mẹ tôi. Không biết có bao giờ mẹ tôi đi lên ngọn đồi này, chỗ nào hai người thường gặp nhau và nơi nào tôi được thành hình? Đây là nơi tôi cất tiếng chào đời mà tôi lại bị cấm cửa lối vào đời.

Tôi quay ngựa lại. Hôm ấy, mặt trời đổ nắng rực rỡ từ trên cao. Phía bên tay phải tôi là một cánh rừng râm mát, mời gọi và tôi có thể ngửi thấy mùi thơm của nhựa thông. Thế là tôi quay ngựa về phía cánh rừng. Cây cối càng lúc càng rậm rạp hơn. Khu rừng thật đẹp…mùi đất ẩm dưới những thân cây xòe tán rộng…không gian chợt mát lạnh và thoảng mùi hương của cánh rừng nguyên sinh. Tôi thả hồn mơ mộng và mặc cho ngựa chạy sâu vào rừng. Tôi tự hỏi không hiểu cánh rừng rộng bao nhiêu. Nhìn bên ngoài nó có vẻ nhỏ và tôi chắc nếu cứ tiếc về phía trước thì tôi sẽ vượt qua khỏi khu rừng.

Chợt có tiếng chó sủa rộn lên. Có ai đó cũng đang ở trong rừng hoặc có thể chỉ là một con chó. Tiếng chó sủa gần hơn, có vẻ dữ dội và hung hăng. Rồi bất thình lình hai con chó giống Alsati hiện ra giữa các lùm cây. Khi chúng nhìn thấy tôi chúng sủa nhặng lên một cách đắc thắng và phóng như mũi tên về phía tôi. Bất thình lình chúng đứng lại, nhìn chằm chằm vào tôi và tiếng sủa của chúng trở nên dữ tợn, ác độc. Tôi cảm thấy con ngựa màu hạt dẻ rùng mình. Nó ngoảnh đầu lại, có vẻ bất an.

“Đi đi”, tôi gào lên cố làm cho giọng mình có vẻ quyền uy nhưng dường như nó chỉ làm hai con chó hung hăng thêm bởi vì tiếng sủa của chúng nghe dễ sợ hơn như thể chúng sẵn sàng chồm lên người tôi.

Tôi nhẹ cả người khi thấy một người đàn ông phóng ngựa lại gần. Anh ta đến gần tôi và nhìn tôi một cách thiếu thiện cảm.

“Fidele, Napoleon! Lại đây!”

Lũ chó câm họng ngay lập tức và đi đến đứng bên cạnh chủ. Chỉ trong một vài giây tôi đã ghi nhận được rất nhiều điều về con người này. Người kỵ sĩ ngồi trên lưng con ngữa đen tuyền tuyệt đẹp kia một cách gắn bó như thể anh ta là một phần hữu cơ gắn chặt với nó. Người và ngựa làm tôi nghĩ đến một con quái vật nửa thú nửa người. Đôi mắt anh đen láy, bộ lông mi dày và đôi lông mày rất đậm đầy ấn tượng. Mái tóc dưới chiếc mũ đi ngựa cũng đen tuyền, khuôn mặt dài có nước da rất đẹp là một trong những lý do làm cho anh có một sức hút khó tả. Bởi nó tương phản với đôi mắt và mái tóc đen huyền. Mũi anh có một cái gì đó mà tôi cho là hơi ngạo mạn – dài, rất mực quý phái nhắc tôi nhớ đến những bức ảnh của Francois Premier mà tôi đã thấy. Khuôn miệng của anh là một bộ phận biểu cảm nhất trên khuôn mặt. Tôi có cảm tưởng nó vừa nghiệt ngã lại vừa hài hước. Người đàn ông đang đứng trước mặt tôi là một người có sức hút nhất mà tôi từng gặp, đó là lý do tại sao tôi có thể ghi nhận được ngần ấy ấn tượng trong vòng vài giây.

Tôi nhận ra ngay anh là một người đàn ông của quyền lực, đứng trên nhiều người và quen với sự phục tùng của những người xung quanh như hai con chó dữ tơn đang đứng dưới chân con ngựa của chủ. Anh dò xét tôi, đôi lông mày sắc nết hơi nhướn lên. Cái nhìn của anh như xuyên suốt qua tôi làm tôi cảm thấy gai người. Tôi bồn chồn, bứt rút dưới cái nhìn sắc như dao ấy và tôi không thể che giấu sự khó chịu của mình.

“Tôi cho rằng đây là những con chó của ông.”

“Phải đây là chó của tôi, cánh rừng này cũng là của tôi và cô là người xâm phạm bất hợp pháp.”

“Xin lỗi.”

“Chúng tôi kiện ra tòa những kẻ xâm phạm đấy.”

“Tôi không biết là tôi đã làm một việc như vậy.”

“Ở đây có biển báo.”

“Tôi e là tôi đã không nhìn thấy biển báo. Tôi là người lạ ở đây.”

“Đó không phải là lý do thưa cô.”

“Bà.” Tôi sửa lại.

Anh cúi đầu một cách mỉa mai. “Một ngàn lời xin lỗi thưa Madame. Tôi có thể biết quý danh không?”

“Tôi là bà Sallonger.”

“À họ St.Allengère. Như vậy bà có họ với những người sản xuất lụa.”

“Tôi không nói St. Allengère mà là Sallonger. Đó là họ của chồng tôi.”

“Và chồng bà…ông ấy hiện ở đây với bà?”

“Chồng tôi đang ở trên thiên đường.”

“Xin chia vui cùng ông nhà.”

“Cảm ơn ông. Tôi sẽ rời khỏi khu rừng của ông và xin tha lỗi cho những rắc rối mà tôi gây ra nếu ông và con chó của ông cho phép tôi rút lui.”

“Tôi sẽ tháp tùng bà.”

“Không cần đâu. Tôi chắc tôi sẽ tìm được đường về.”

“Người ta dễ bị lạc trong rừng lắm đấy.”

“Nó không có vẻ quá rộng đối với tôi.”

“Tuy vậy…nếu bà cho phép tôi.”

“Tất nhiên. Ông muốn biết chắc là tôi phải rời khỏi phần dất của ông ngay tức khắc. Tôi chỉ có thể nói là tôi xin lỗi về sự xâm nhập này. Chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra nữa.”

Anh đi đến gần, tôi vỗ về con ngựa cái và thì thầm mấy câu an ủi nó. Con ngựa vẫn còn hoảng sợ trước lũ chó.

“Nó có vẻ là một con ngựa bất kham, thưa bà.”

“Nó không ưa con Fidele và Napoleon của ông.”

“Đó là những con chó đầy tinh thần trách nhiệm.”

“Trông chúng hung tợn quá.”

“Vâng, quả có thế, nhất là khi chúng đang làm nhiệm vụ.”

“Đó là việc đuổi những kẻ xâm phạm ra khỏi đất của ông?”

“Một trong những việc như thế. Xin bà đi lối này.”

Anh cưỡi ngựa bên cạnh tôi và chúng tôi đi xuyên qua rừng, hai con chó đã dịu đi, chúng chấp nhận tôi và con ngựa theo sự phê chuẩn của ông chủ.

“Xin cho tôi biết, Madame Sallonger, có phải bà đến du lịch ở đây?”

“Tôi đến nhà cha tôi, Henri St.Allengère.”

“Như vậy bà cũng là một người trong bọn họ.”

“Tôi cho là thế.”

“Tôi tin rằng tôi biết chắc bà là ai. Bà chính là cô bé được bà ngoại mang sang Anh nếu căn cứ vào giọng nói của và cái cung cách có vẻ ngoại quốc của bà.”

“Xin lỗi vì cái giọng người Anh của tôi.”

“Xin đừng. Nghe duyên dáng lắm. Bà nói ngôn ngữ của chúng tôi rất trôi chảy, những vẫn có một cái gì đó đã để lộ bà. Tôi thích thế lắm. Cả phong cách ngoại quốc của bà nữa…tôi cũng thích lắm lắm đấy. Sự khác biệt muôn năm.”

Tôi mỉm cười.

“Lúc này chắc bà đang tự hỏi gã đàn ông ngạo mạn đáng ghét kia là ai mà dám tháp tùng ta và đuổi ta ra khỏi cánh rừng của hắn. Có phải vậy không?”

“Vậy hắn là ai?”

“Không phải là một kẻ dễ chịu gì như bà có thể nghĩ thế.”

Anh nhìn tôi chờ đợi nhưng tôi không đáp. Điều đó làm anh thích chí và anh cười vang. Tôi quay sang nhìn người lạ. Lúc này anh trở thành một người khác. Đôi mắt đen ngời sáng…tiếng cười giòn tan sảng khoái. Cái miệng anh cũng thay đổi nó trở nên dịu dàng một cách bất ngờ.

“Và bà đã hoàn toàn đúng. Tôi tên là Gaston de la Tour.”

“Và ông sống ở đàng kia.”

“Phải, rất gần đây.”

“Ông cũng sở hữu cánh rừng mà ông rất tự hào và nóng lòng giữ nó cho riêng mình.”

“Đúng như thế. Tôi không hài lòng khi người khác cũng sử dụng cánh rừng này.”

“Cây cỏ ở đây mới đẹp làm sao. Thật đáng xấu hổ khi ông chỉ muốn giữ nó cho riêng mình.”

“Bởi vì nó đẹp nên tôi muốn nó là của riêng. Bà thấy đấy, tôi chỉ là một kẻ hoàn toàn bần tiện.”

“Người ta có thể làm gì phương hại đến rừng cây của ông?”

“Tôi cho là không nhiều. Để tôi nghĩ coi. Họ có thể chặt cây …đốt lửa. Nhưng lí do thực sự là tôi muốn cái gì của tôi thì chỉ của tôi mà thôi. Bà nghĩ điều này có thể hiểu nổi không?”

“Tôi nghĩ đó là một thói tật thông thường của con người.”

“Bà là một người đang nghiên cứu về tự nhiên?”

“Còn ông thì không à?”

“Tôi là một người tự chiêm nghiệm…thật sự là một tạo vật khó chơi.”

“Ông có một đức tính.”

“Làm ơn nói cho tôi nghe bà tìm thấy điểm tốt nào ở tôi?”

“Ông biết ông là ai..ngôn từ của ông…thật đặc biệt…Tự biết mình là một đức tính tuyệt vời và rất ít người trong chúng ta làm được điều đó.”

“Bà là một kẻ xâm phạm mới quyến rũ làm sao! Tôi lấy làm sung sướng là bà đã bất chợt có ý định vào trong rừng của tôi. Làm ơn cho tôi biết, Madame Sallonger, bà sẽ ở lại đây bao lâu?”

“Chúng tôi đến trong mùa thu hoạch nho.”

“Chúng tôi?”

“Con gái tôi và tôi.”

“Vậy bà có một cô con gái?”

“Phải. Cháu nó 11 tuổi.”

“Chúng ta có một số điểm chung. Tôi có một con trai. Nó 12 tuổi. Thế là cả hai chúng ta đều làm cha mẹ. Còn một điểm nữa. Bà là góa phụ. Tôi mồ côi vợ. Như vậy không thú vị sao?”

“Tôi không biết. Có rất nhiều đàn ông góa vợ, đàn bà góa chồng trên đời này. Tôi cho là họ cũng gặp nhau luôn đấy chứ?”

“Sao mà bà lạnh…tỉnh và …lý trí đến thế. Đó có phải là cái chất Ănglê trong bà?”

“Thực ra tôi sinh ra là người Pháp, mang đặc tính Ănglê như ông nói bởi được nuôi dạy và ăn học ở Anh.”

“Có lẽ điều thứ hai mà bà nói đến, quy định bản chất của một người nhiều hơn điều thứ nhất. Tôi sẽ cho bà biết một điều. Tôi biết một cách chính xác bà là ai. Lúc ấy tôi đã được 8 tuổi. Vì vật mà bây giờ bà biết tôi bao nhiêu tuổi. Ở một nơi như nơi này người nọ biết vanh vách chuyện của người kia. Ở một nơi như nơi này không ai giữ được bí mật chuyện của mìh. Phải có một vụ xì-căng-đan lớn. Henri St.Allengère và một thiếu nữ…một trong những người đẹp nhất vùng…và lão già quỷ ám kia đã hủy hoại cuộc sống của đôi bạn trẻ. Hủy hoại cuộc sống của người khác là thói quen của ông già Alphonse Sr.Allengère. Lão ta là một quái thú trong vùng…thật sự là một tên khổng lồ ăn thịt người.”

“Ông đã đúng trong suy nghĩ về ông nội tôi.”

“Xin chia buồn ở điểm này.”

“Tôi có thể thấy ông không thích ông tôi.”

“Thích lão già ư? Ai mà lại thích được một con rắn đuôi chuông nhỉ? Ông ta nổi tiếng khắp vùng này. Nếu bà đi nhà thờ, bà sẽ được thấy những ô cửa kính hoa văn, món quà của nhà từ thiện Alphonse St.Allengère. Bục làm lễ cũng là của ông ta. Mái nhà thờ thì ở trong tình trạng tuyệt hải. Nhờ ông ta chiến tranh nổ ra chỉ vì một cái chết của một con bọ cam còn nhà thờ và sự sống còn của nó thì trông chờ vào lão già. Đó là một người bạn tốt của Chúa trời và là kẻ thù tệ hại nhất của con người.”

“Có thể như thế được sao?”

“Đó là một cái gì mà, Madame Sallonger thân mến của tôi, với hiểu biết về bản chất con người hẳn bà biết rõ hơn tôi chứ.”

“Con đường dẫn ta khỏi cánh rừng cũng khá xa nhỉ?”

“Tôi hài lòng về điều đó. Nó tạo cho tôi có cơ hội được hầu chuyện với một quý bà thú vị như vậy.”

Đột nhiên tôi cảm thấy nghi ngờ. Rõ ràng quãng đường này dài hơn quãng đường tôi đã đi cho đến lúc gặp lũ chó. Anh bắt gặp cái nhìn của tôi, hiểu suy nghĩ của tôi và cười với tôi một nụ cười đáng yêu một cách bất ngờ.

“Chúng ta sắp ra đến đường cái chứ?”

“Rồi bà sẽ thấy.”

“Tôi còn chưa quen thung quen thổ. Tôi muốn tự mình tìm được đường về nhà.”

“Bà sẽ tuyệt đối an toàn khi ở bên cạnh tôi.”

“Tôi nghĩ tôi phải về nhà ngay. Mọi người sẽ không hiểu chuyện gì đã xảy ra với tôi.”

“Cứ để việc này cho tôi.”

“Dường như tôi không đi xa đến thế.”

“Rừng cây đẹp như tranh vẽ… Bà đã nói thế mà.”

“Vâng . Nhưng tôi không có ý định nấn ná lâu ở đây.”

“Tôi cho phép bà vào rừng của tôi bất cứ khi nào bà thích.”

“Cám ơn. Ông thật hào phóng.”

“Tôi cũng có những điểm tốt của mình chứ.”

“Tôi chắc là vậy.”

“Như vậy tôi đã chứng tỏ được bản thân sau một cuộc nói chuyện ngắn ngủi.”

“Tất nhiên rồi. Ông đã tỏ ra hào phóng nhất trần đời sau phản ứng đầu tiên khi nhìn thấy tôi. Bây giờ nếu ông chỉ đường ra khỏi khu rừng này ngay…tôi sẽ biết ơn ông lắm lắm.”

“Tôi ghi nhận lòng biết ơn của bà. Đi lối này.”

Cây cối thưa dần, chúng tôi ra ngoài bìa rừng và sừng sững trước mắt tôi là tòa lâu đài.

Tôi nín thở nói, “Thật là kỳ vĩ!”

“Lâu đài của bá tước vùng Carsonne đã hàng trăm năm nay.”

“Tôi biết. Tôi đã nghe nói về nó. Tôi thấy nó ngay từ lúc đặt chân đến đây và nó hết sức ấn tượng.”

“Đó là một trong những lâu đài cổ nhất và đẹp nhất của cả miền này.”

“Theo tôi biết, ông bá tước hiện nay thường ở đây.”

“Vâng. Dù vậy ông ta cũng thường ở Paris.”

“Tôi cũng biết thế. Vậy đây là những vườn nho của ông ta?”

“Phải. Thật nhỏ bé so với những vườn nho của ngài St.Allengère, nhưng nó là một phần đặc biệt của một tòa lâu đài.”

“Vâng, đúng thế. Tôi nghĩ tôi biết mình đang ở chỗ nào rồi. Cảm ơn ông vì đã cứu tôi thoát khỏi những con thú dữ của ông.”

“Bà muốn nói những tay vệ sĩ trung thành và tốt đẹp của tôi?”

Tôi gật đầu. “Và cảm ơn ông đã giúp tôi thoát khỏi khu rừng.”

“Bà quả là một phụ nữ duyên dáng rất mực. Tôi cũng có tham vọng được giống như thế. Tôi xin nhắc lại, xin bà vui lòng vào rừng dạo chơi bất cứ khi nào bà muốn.”

“Ông thật tử tế.”

“Có thể là vì tôi sẽ gặp bà ở đây.”

Tôi không đáp. Khi tôi nghĩ anh đưa tôi đi lòng vòng tôi có phần nào cảnh giác còn bây giờ lại thấy tiếc vì cuộc gặp gỡ đã kết thúc.

Chúng tôi dừng lại ở một triền dốc trong khi tôi xoay người nhìn quanh.

“Kia, vườn nho của cha bà ở đằng kia. Đi thẳng lên đồi chạy tắt qua cánh đồng kia, bà sẽ về đến nhà.”

“Tôi thấy rồi, cảm ơn ông. Chào tạm biệt ngày De la Tour.”

“Au revoir, Madame Sallonger.”

Tôi biết anh đứng lại nhìn theo lúc tôi phóng ngựa chạy đi. Chẳng vì lí do gì mà tôi thấy lòng phơi phới nhẹ nhàng. Vâng, đó là một cái gì thật thú vị. Anh đã gây một ấn tượng đậm nét. Tôi không nghĩ là tôi thích con người ấy. Tôi không ngưỡng mộ những người đàn ông hống hách. Philip đặc biệt dịu dàng, và Drake cũng thế. Người đàn ông này khác hẳn, suốt buổi nói chuyện tôi thấy anh ta muốn chọc quê tôi, có một cái gì đó đầy nhục cảm trong cái cách anh ta nhìn tôi – có một cái gì đó rất ngạo mạn trong giọng điệu của anh nữa. Tôi nghĩ anh ta nhận thấy một cái gì đó….rất nhục thể về tôi và trò đùa này dẫn đến một cái gì khác. Anh làm tôi cảm thấy khó chịu đồng thời lại hứng thú và rất kích thích.

Vừa về đến sân nhà, tôi đã thấy cha tôi từ buồng ngựa đi ra.

“Lenore, cha mừng là con đã quay về. Cha đã bắt đầu thấy lo lắng.”

“Có chuyện gì không ổn với Katie ư?”

“Không…không. Con bé vãn ổn thỏa. Cha nghe nói con cưỡi ngựa đi dạo và nghĩ đã đến giờ con quay về.”

“Con có một cuộc phiêu lưu. Cha biết khu rừng…”

“Biết.”

“Con đi vào đó, hai con chó dữ tợn hiện ra. Con nghĩ chúng chuẩn bị tấn công con ấy chứ. Con Marron hơi hoảng.” Tôi vỗ vào cổ ngựa khi nhắc đến tên nó và cảm thấy nó đáp lại cử chỉ của tôi.

“Chó à?”

“Vâng, trông kinh khủng lắm. Nhưng may thay chủ của chúng phóng tới, bắt chúng dừng lại và kết tội con là kẻ xâm phạm. Khu rừng có vẻ là sở hữu của anh ta. Chúng con nói chuyện một lúc, anh ta giới thiệu mình là Gaston de la Tour. Cha biết anh ta không?”

Cha tôi sững người nhìn tôi. “Gaston de la Tour… đó chính là bá tước vùng Carsonne. Khu rừng là của anh ta cũng như hầu hết đất đai ở vùng này.”

“Cha muốn nói người đàn ông ấy chính là bá tước? Anh ta không nói gì…chỉ tự xung Gaton de la Tour.”

“Cha rất tiếc là con đã gặp người ấy.”

“Đó là một cuộc nói chuyện rất thú vị.”

“Tất nhiên anh ta là như thế khi ở trong tâm trạng dễ chịu.”

“Sau khi anh ta quy tội xâm phạm cho con, anh ta trở nên rất thân thiện…”

Cha tôi lo lắng quan sát khuôn mặt đỏ bừng của tôi.

“Tốt nhất là con không nên gặp anh ta lần nữa. Như thế tốt hơn. Anh ta..không phải là người tốt…đối với phụ nữ đâu.”

“Con biết,” tôi bật cười, “con tin là như thế.”

Tôi để lại con Marron cho giám mã, theo chả vào trong nhà, vẫn mãi nghĩ về anh chàng bá tước tiếng tăm nọ.

*

* *

Đã đến lúc thu hoạch nho và quá trình này phải được tiến hành mà không có một sai sót nào. Nho hái xuống được rải đều trên sân để phơi nắng. Mỗi ngày người ta ngước lên nhìn trời với bao nhiêu thắc thỏm, âu lo, nhưng sáng nào mặt trời cũng lên cao rọi ánh nắng vàng như mật lên những trái nho chín mọng nằm trên sân. Tất cả đều tốt đẹp.

Katie càng ngày càng náo nức nóng ruột. Cha tôi đã chỉ cho nó xem những máy nghiền nho lớn mà ông vừa lắp đặt để ép nho. Con bé có phần nào thất vọng, nó trông chờ được thấy cảnh người ta nghiền nho bằng đôi chân trần. Tuy vậy, ông giải thích, ép bằng máy hiệu quả hơn.

Rồi chuyện trục trặc đầu tiên xảy ra. Những nhân công định kỳ hằng năm được thuê thêm cho vụ nho không đến. Cha tôi nổi giận khi biết lí do.

“Bọn họ đang ở đằng lâu đài. Vụ nho của ông bá tước thường chậm hơn của chúng ta khoảng một tuần, chúng ta có nhiều nắng hơn có nghĩa là chúng ta bắt đầu sớm hơn. Năm nay, anh ta quyết định làm cùng một thời điểm với nàh ta – vì thế mà lệnh cho những người vẫnl àm cho chúng ta mọi năm sang bên ấy làm.”

“Ý bố muốn nói là những người làm việc cho bố từ hồi nào đến giờ nay lại bỏ đi chỉ vì anh ta ra lệnh?”

“Đó là một bá tước mà. Anh ta chờ đợi một sự phục tùng tuyệt đối.”

“Nhưng còn lòng trung thành của những người kia đối với bố thì sao?”

“Bố không đổ lỗi cho họ. Họ nhận được lệnh và phải có bổn phận phải tuân lệnh.”

“Con người này quá đáng thật!”

“Anh ta muốn mọi người trong vùng nhận ra ai là chúa tể ở đây. Hầu hết đất đai ở đây thuộc về anh ta. Chỉ có vườn tược của cha và tất nhiên vùng Villers-Mure là ngoài vùng kiểm soát của anh ta. Nhưng anh ta thích nhắc nhở chúng ta nhớ đến quyền lực của mình.”

“Bố không thể giải thích với anh ta là bố cần những nhân công này sao?”

“Bố chẳng dám mơ đến chuyện cầu xin ân huệ của con người ấy. Chúng ta phải xoay sở lấy một mình thôi.”

“Có thể làm được chuyện đó ư?”

“Bố nghĩ chúng ta sẽ cố làm những gì cần phải làm.”

Cha tôi cố thu xếp số nhân công ông có, nhưng rồi lại xảy ra một sự cố đáng buồn. Ông dùng những cỗ xe ngựa để chở người làm từ nơi này đến nơi khác và một trong những chuyến xe ấy gặp tai nạn. Một con ngựa dở chứng lồng lên bứt khỏi càng xe, gẫy một chân và làm cỗ xe lộn mấy vòng.

Người ta buộc lòng phải bắn chết con ngựa; người xà ích gãy một chân, một người làm công gãy tay còn ba người khác thì bị trầy trụa và chảy máu nhiều. Cha tôi mất tinh thần. “Cứ nước này thì tôi mất toi vụ nho này rồi. Cứ như thể có một lời nguyền độc địa.”

Rồi có một việc bất ngờ xảy ra. Trong lúc cha tôi đang tuyệt vọng hoàn toàn và cố vớt vát mọi chuyện, một cỗ xe ngựa chạy tới trong có mười người đàn ông – một vài ngừi trong số đó trước vẫn làm cho chúng tôi nay chuyển sang làm cho bá tước.

Tôi nhìn thấy cỗ xe chạy đến vội vàng đi xuống sân xem chuyện gì xảy ra. Cha tôi cũng chạy theo.

Một người nhảy xuống xe nói. “Chúng tôi đến theo lệnh của bá tước. Ngài nghe nói ông gặp vận xui bèn phái chúng tôi đến đây làm việc cho ông.”

Cha tôi mở tròn mắt trước sự việc khó tin này. “Nhưng”, ông lắp bắp, “tôi không hiểu. Tại sao lúc đầu các anh lại bỏ tôi?”

“Theo lệnh của ngài bá tước mà. Chúng tôi không thể chống lại. Nhưng bây giờ ngài phái chúng tôi đến đây. Ngài nghe tin vụ tai nạn và muốn giúp ông. Khi xong việc ở đây, chúng tôi sẽ quay lại tòa lâu đài.”

Cảm xúc của cha tôi trở nên lẫn lộn. Tôi biết ông đang tự đấu tranh với mình. Ông muốn từ chối lời đề nghị của bá tước nhưng viễn cảnh những người này có thể làm cho ông nhiều việc, thế là lý trí thường tình đã thắng lòng kiêu hãnh nơi ông. Ở đây có cơ hội cứu một vụ nho và sẽ chỉ là ngu ngốc khi từ chối nó.

Ông lầm bầm, “Ngài bá tước thật quý hóa quá.”

“Chúng tôi sẽ vào việc nay, ông St.Allengère ạ.”

Và nói là làm, họ nhảy xuống xe. Họ không cần chỉ thị. Họ biết chính xác việc cần làm.

Tôi theo cha tôi vào trong nhà. Tôi đặt tay lên cánh tay ông. “Thế là tất cả mọi việc đều ổn phải không ạ?”

“Bố không thể hiểu động cơ của anh ta.”

“Anh ta cảm thấy tiếc cho bố… Chắc là có nghe thấy vụ tai nạn và biết tất cả những khó khăn này. Con dám nói là anh ta có sự cảm thông.”

“Con còn chưa biết con người này đấy thôi. Chúng ta là đối thủ của bên ấy. Bố chắc là anh ta sẽ múa tay trong bị khi bố bị mất toi vụ này.”

“Có lẽ bố đánh giá anh ta không đúng rồi.”

Cha tôi lắc đầu, “Anh ta có động cơ để làm thế, bố đoan chắc như vậy. Con người nay không làm gì mà không có mục đích hết.”

Katie đi tới từ lúc nào và đã lắng nghe hết với thói tò mò trẻ con của nó.

“Ông ấy là một tên khổng lồ đáng sợ hả ông ngoại?”

Cha tôi gật gù vẻ nghiêm trọng.

“Cháu muốn được gặp ông ta. Có phải ông ta ở trong tòa lâu đài kia không? Có phải ông ta to khủng khiếp không?”

“Bây giờ làm gì có người khổng lồ nữa, Katie”, tôi nhắc nó.

Katie bĩu môi thất vọng. “Ông ta có ăn thịt người khác không ạ?”

“Trong cách ăn nói hiếp đáp người khác”, cha tôi nói.

“Thôi quên anh ta đi”, tôi nói. “Chúng ta đã có đầy đủ người làm và có thể tiến lên phía trước.”

Cha tôi đồng ý nhưng ông không thích cái sự thật là sự cứu vãn lại đến từ phía bá tước.

*

* *

Thật là một đêm đáng nhớ. Mọi việc đâu vào đấy bà khắp nơi tràn ngập bầu không khí tươi vui náo nức. Sau những ngày đầu trục trặc, giờ đây mọi việc lại xoay ra thuận lợi và thành công ngoài mong đợi. Hầu như tất cả vùng đều tụ tập trong nhà chúng tôi. Ánh sáng từ các ngọn nến và đuốc làm ấm bầu không khí ban đêm. Trên sân cỏ trước nhà, dàn nhạc chơi hết mình những bản nhạc dân ca, người ta hát trong khi xoay mình những điệu dân vũ. Katie ngồi cạnh tôi, ngây người vì ngạc nhiên.

Vì mùa đã thắng lợi, bánh nhân đậu phộng và trái cây bày trên bàn. Đêm càng khuya, tiếng hát càng nồng nàn và các vũ điệu càng bốc lửa. tôi ngồi im trên ghế ngắm nhìn, cảm động khi nghe lại bài hát Ngoại vẫn ngâm nga khi tôi còn bé:

“Nàng đi qua vùng Lorraine

Với đôi guốc…”

Có một ai đó đến cạnh tôi, rồi ngồi xuống. Tôi quay lại, trái tim đập gấp gáp vì ngạc nhiên, sợ hãi và đúng là cũng vì phấn khích nữa.

Tôi nghe mình thốt lên. “Bá tước de Carsonne.”

“Một cách thân mật”, anh đáp, ghé mặt mình sát vào mặt tôi. “Làm ơn hãy nói rằng em vui sướng khi gặp tôi.” Anh cầm lấy tay tôi, đưa lên môi hôn. Anh nhìn sang Katie. “Không cần phải bảo tôi. Đây chính là tiểu thư Katie xinh như mộng. Tôi rất sung sướng được gặp cô, thưa tiểu thư.” Anh nói, đoạn cầm tay nó trịnh trọng chạm môi vào.

Tôi có thể thấy một tia sáng hân hoan bừng lên trong mắt Katie. Nó chưa bao giờ được hôn tay như vậy – nhất là lại bởi một quý ông rõ ràng là quan trọng đến thế.

“Cháu biết ông là ai”, Katie nhanh nhảu nói, nó chưa bao giờ bỏ lỡ dịp để nó cái điều đang chất chứa trong đầu.

“Vậy thì chúng ta đã là người quen.”

“Ông đúng là một quái nhân chứ?”

“Tôi nghĩ câu trả lời là có lẽ thế.”

“Nhưng mà ông không phải là một người khổng lồ.”

“Rất tiếc về điểm này.”

“Ông có ăn thịt người không?”

“Trông tôi giống một kaniban lắm à?”

“Kaniban là gì hả mẹ?”

“Là kẻ ăn thịt người.”

“Thịt người không phải là khẩu phần ăn hằng ngày của tôi, thưa tiểu thư.”

“Vậy bác có ăn thịt cháu không?”

“Thật là một cuộc nói chuyện ngớ ngẩn, con cũng biết thế đây, Katie.”

Anh cười giòn giã, nâng cằm con bé lên mỉm cười với nó. “Không phải cho bữa điểm tâm đâu.”

“Vậy thì bữa tối?”

“Bác sẽ phải vỗ cho cháu béo lên đã.”

“La la la lá là”, anh hát, “Ta ngửi thấy mùi máu của một cô gái Ănglê.” Và Katie cười khúc khích vì thích thú.

“Ông có muốn gặp cha tôi không?”

“Không. Tôi chỉ muốn biết chắc là tất cả mọi việc ở đây đều tốt đẹp và những việc không may cũng đã qua.”

“Rất biết ơn ông.”

“Nếu tất cả đều tốt thì tôi mãn nguyện rồi. Em nghĩ gì về những thứ này …cái buổi lễ làm rượu nho này này.”

“Rất thú vị.”

“Hấp dẫn…mới lạ đối với một nữ doanh nghiệp của London và Paris.”

“Đúng thế.”

“Tôi thấy tiểu thư Katie cũng rất thích. Thưa tiểu thư tôi muốn được giới thiệu với tiểu thư một lễ hội thực sự…như là nó đã diễn ra hàng trăm năm trước…họ làm như thế trong lâu đài của tôi. Cô có ban cho tôi vinh dự được mời cô không?”

“Bác muốn nói mời cháu đến lễ hội làm nho của bác ư? Ồ, vâng, cháu thích lắm. Chúng ta sẽ đến phải không mẹ?”

“Còn phải xem lại đã.”

“Nhưng tại sao chúng ta không thể đi?”

“Chúng ta phải xem ông ngoại có chương trình gì dành cho chúng ta không đã.”

“Ngoại không có mà.”

“Như vậy”, bà tước nói, “mọi việc đã được dàn xếp xong. Madame Sallonger, Mademoiselle Katie, hai vị là khách mời của tôi. Một mùa nho thật sự sẽ được tổ chứ sau ba ngày nữa.”

Katie vỗ tay sung sướng.

“Bác hứa sẽ không ăn thịt cháu.”

Katie nhún vai và cười rũ ra vì thích thú.

Cha tôi nhìn thấy cảnh này và bước nhanh về phía chúng tôi.

“Chào ngài bá tước.”

Vị khách đứng dậy mỉm cười với một vẻ tao nhã đặc biệt như thể việc đến thăm một kẻ thù truyền kiếp là một việc làm tự nhiên nhất trên đời.

“Tôi rất mừng là mọi chuyện ở chỗ ông đều diễn ra tốt đẹp.”

“Tôi phải cảm ơn ông.” Cha tôi bắt đầu, giọng nói có vẻ căng thẳng.

“Không cần phải nghĩ đến chuyện đó. Chỉ là một việc cần làm thôi. Tôi nghe nói đến tai nạn. Lại đúng vào lúc vào mùa chứ. Tôi đoán ông đang ở tình thế khó xử, thế là tôi gửi người của tôi đến.”

“Vâng, họ đến rất đúng lúc.”

“Vậy là tôi hài lòng rồi.”

“Tôi cảm thấy nợ ông điều này.”

Bá tước vẫy tay xua đi. “Madame Sallonger và Mademoiselle chấp nhận lời mời đến hội làm rượu nho ở lâu đài của tôi. Một phần thưởng nhỏ cho những người phục vụ mà tôi có thể đáp lại.”

Cha tôi có vẻ hết sức sửng sốt, “Tôi chắc ngài bá tước muốn đi tham quan một vòng. Ông có vui lòng đi với tôi không?”

“Rất hân hạnh.”

Bá tước mỉm cười đầy ngụ ý khi cúi đầu chào tôi rồi nghiêng mình trước Katie, hai mẹ con chúng tôi nhìn theo anh đi khuất với cha tôi.

“Bác ấy không phải là một người khổng lồ. nhưng mà lại tố hơn người khổng lồ. Bác ấy làm con buồn cười quá đi mất. Con thích bác ấy lắm, còn mẹ?”

Tôi im lặng.

Con bé có vẻ hơi thất vọng. “Bác ấy không ăn thịt người. Đó c hỉ là một trò đùa.”

“Ồ!”

“Con thích bác ấy lắm”, con bé nói thêm gần như là khẳng định.

Đêm ấy, tôi không gặp lại anh nữa.

Tôi sung sướng khi có thể ở một mình trong phòng. Không có gì phải nghi ngờ vẻ quyến rũ của anh. Tôi tự hỏi tại sao anh lại phái người đến đây và tại sao bỗng dưng tối nay anh lại xuất hiện ở nhà tôi. Đầu tiên anh chứng tỏ quyền lực của mình bằng cách khiến những người đang làm việc cho cha tôi quay lại chỗ anh, rồi sau đó lại làm một cử chỉ đẹp. Rõ ràng mọi việc này đều đã được trù tính cẩn thận.

Tôi thao thức hồi lâu nghĩ về anh.

Sáng hôm sau chỉ có hai cha con, cha tôi nói. “Cái ông bá tước này cư xử đến lạ… Mọi việc lại xoay ra như thế, cứ như thể chúng ta là bạn với nhau từ đời nào đến giờ. Hai nhà chưa hề có một mối quan hệ xóm giềng bao giờ.”

“Vâng anh ta đã phái người đến giúp.”

“Tại sao? Bình thường thì anh ta hẳn đã nhảy lên vì sung sướng đặc ý vì vụ nho của chúng ta thất bát. Hai nhà bao giờ cũng là đối thủ của nhau. Hơn nữa, dòng họ ấy còn có một mối thù lâu đời với nhà ta.”

“Không phải với cá nhân cha.”

“Ông nội con và anh ta là kỳ phùng địch thủ. Nếu họ có cơ hội đốn ngã nhau thì cả hai đều không hề do dự đâu. Vậy tại sao có cái chuyện tốt đẹp đáng ngờ này?” Cha nhìn tôi thăm dò và tôi thấy mặt mình đỏ bừng lên. “Con đã gặp anh ta.”

“Vâng, trong rừng như con đã kể cho bố nghe.”

“Bố nghĩ có chuyện gì liên quan đến con. Con phải thận trọng đấy, Lenore.”

“Bố đừng lo cho con.”

“Có thể là anh ta đang toan tính theo đuổi con. Nghe nói anh ta rất đa tình mà con thì lại rất lôi cuốn.”

“Có vẻ như anh ta rất quý Katie.”

“Bố cho rằng đó chỉ là một phần trong âm mưu. Rõ ràng anh ta cũng chẳng mấy quan tâm đến con trai mình.”

“Katie bị anh ấy lôi cuốn. Anh ấy chơi trò người khổng lổ và những kẻ anh thịt người. Anh ấy có vẻ rất thú vị.”

“Bố không thích chuyện này chút nào. Bố đã nóng lòng muốn đưa hai mẹ con về đây biết bao nhưng bây giờ bố sẽ thở phào nhẹ nhõm khi chúng ta cùng quay về Paris.”

“Bố đừng lo, con đâu có còn là một thiếu nữ bé bỏng ngây thơ nữa. Bố hãy nhớ là con là một góa phụ với một đứa con nhỏ.”

“Bố biết. Nhưng anh ta nổi tiếng là một người đàn ông có sức quyến rũ ghê gớm.”

“Con biết là anh ta cho là mình rất lôi cuốn phụ nữ.”

“Bố cũng sợ những chuyện khác nữa.”

“Con đã nói bố đừng lo lắng mà.”

“Nhưng con đã hứa đến hội nho ở bên ấy mà.”

“Katie ít nhiều cũng đã nhận lời trước khi con có thể can thiệp.”

Cha tôi lắc đầu. “Bố không thích thế chút nào.”

“Mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi.” Tôi nói trong khi tôi biết trong lòng tôi rất thích cuộc phiêu lưu này dù vẫn biết là bố tôi đúng và vị bá tước cao ngạo kia hẳn nghĩ tôi là một con mồi dễ dàng bị xơi tái.

Tôi nóng lòng muốn chứng minh anh ta sai.

*

* *

Đêm ấy sẽ còn mãi trong ký ức của tôi. Nhưng lúc ấy tất cả lại có một vẻ gì không thật. Thậm chí cả bây giờ tôi cũng có thể nhắm mắt lại hồi tưởng về nó đến từng chi tiết. Màn đêm trong lành đến nỗi những ngôi sao trên đầu dường như dễ với tới hơn, một đêm ấm áp và lặng gió. Giọng nói của khách khứa vang đến tai chúng tôi từ một nơi xa lắm – tiếng hát hòa với tiếng đàn viôlông, accorđêông, và tiếng trống.

Nhưng tất cả những điều tôi nhớ được đều là về bà tước. Anh đã sắp đặt làm sao để anh và tôi tách ra khỏi những người khác và hai người ngồi ở một cái sân nhỏ được bao quanh một bức tường nở rực những bông hoa giấy và nghe đâu đây trong không gian phảng phất mùi hương quyến rũ của một loài hoa tím. Tôi nhấm nháp thứ rượu nho đặc biệt nhất trong hầm rượu của lâu đài, ăn loại bánh mà người ta chỉ làm ăn mừng những vụ hái nho.

Cái lúc anh gửi một cỗ xe đón mẹ con tôi đến tòa lâu đài cũng là lúc buổi tối huyền diệu bắt đầu. Cỗ xe dường như chạy rất chậm dù rằng nó mang quốc hiệu của dòng họ vẻ vang này. Cha tôi tỏ ra lo lắng và tôi đã phải hết sức trấn an ông là mọi việc sẽ đâu vào đấy. Chúng tôi sẽ trở về nhà vào lúc nửa đêm và cha tôi lầu bầu như vậy là quá khuya đối với Katie làm tôi phải lý luận rằng thức khuya như vậy một đêm cũng không có hại cho Katie nhiều lắm.

Ông lấy làm chắc chắn ngài bá tước đang chuẩn bị một chiến dịch tấn công tôi. Thực ra tôi cũng thiên về suy nghĩ ấy, nhưng tôi không có ý định trở thành một nạn nhân dễ dãi của một tay Đông Joăng khét tiếng. Tôi đã sống một cuộc sống quạnh quẽ quá lâu và một chút vui thú mà tôi muốn tham dự cũng không gây nên một chuyện gì tệ hại.

Tòa lâu đài mới tráng lệ làm sao! Ở đâu cũng có những món đồ cổ quý giá. Khi tôi bước chân vào đại sảnh, có một cảm giác thật lạ xâm chiếm tâm hồn tôi. Đêm nay sẽ không giống một đêm nào khác trong đời tôi.

Cái tháp tròn cao ngât ở cánh chính được bao quanh bởi hàng lan can bằng đá, những cái tháp hình trụ khác ở hai bên hông lâu đài trông thật ấn tượng cùng với những bức tường dày đồ sộ trên có trổ ra những ô cửa sổ dài và hẹp…tất cả tạo nên khung cảnh huyền bí, kì vĩ về thời Trung cổ. Tôi có cảm giác tôi đặt chân vào một thế giới khác.

Bá tước cùng con trai đứng bên chào đón chúng tôi. Katie và cậu trai đưa mắt nhìn nhau dò hỏi. Katie nắm vai trò chủ động. “Chào cậu, Raoul. Cậu sống ở đây thật sao?” Con gái tôi háo hức muốn biết người ta dội dầu sôi sùng sục lên đám quân thù như thế nào.

“Ồ, thưa tiểu thu, ngày nay chúng tôi có những phương tiện nhẹ nhàng hơn để đối phó với quân thù.” Bá tước nói.

Trong lúc đứng ở đại sảnh cổ kính, tôi cảm thấy dường như quá khứ đang vây bọc quanh tôi và bá tước là một phần của cái không khí ấy – một vị chúa tể với những quyền lực tối thượng tin rằng ông ta có thể thiết lập một vương triều ngay trong thời đại này như tổ tiên của mình đã làm một cách hiển hách trong quá khứ.

Tôi nhìn ngắm các loại vũ khí treo trên tường. chiếc lò sưởi vĩ đại mang tước hiệu gia tộc, những lỗ châu mai bên trong có những hàng ghế đá rõ ràng là đã có vài trăm năm trước. Tất cả gây nên một không khí hào hùng vẻ vang.

Bá tước sắp đặt mọi việc theo ý muốn của mình. Anh nói rằng chắc Katie muốn xem cái cách người ta tiến hành làm rượu nho ở một trong những tòa lâu đài cổ nhất nước Pháp.

“Ở đây chúng ta sẽ chứng kiến một phong tục cổ xưa. Tất cả mọi thứ đều được thực hiện như cách đây mấy trăm năm. Cháu sẽ muốn xem người ta ép nho như thế nào.”

Anh nhắc cậu con trai Raoul là cậu phải quan tâm chu đáo đến vị khách của mình, rồi anh giao cho thầy giáo của Raoul, ông Grenier trách nhiệm trông coi hai đứa. Người ta giới thiệu bà quản gia Le Grand với tôi. Bà này khẳng định rượu vang dành cho trẻ là hoàn toàn đúng độ và bà biết chúng muốn được nếm loại bánh dùng vào dịp này.

Tất cả được dàn xếp thật khéo và Katie hết sức hào hứng đi chơi với những người bạn mới để lại tôi một mình với bá tước.

Vâng, thật là một cảnh tượng không thể nào quên. Chúng tôi dõi nhìn những người làm công đeo những cái giỏ nặng trĩu rải nho lên những cái máng, trong đó những trái nho chín mọng sẽ được giẫm nát theo tiếng nhạc. Lớp nho dày ít nhất là một mét hai, rồi những người đạp nho xuất hiện.

Bá tước chăm chú ngắm nhìn tôi, “Chắc em đang nghĩ làm thế này là không vệ sinh. Để tôi cam đoan với em là tất cả mọi thứ đều đã được chuẩn bị chu đáo. Tất cả mọi dụng cụ đều được làm sach. Chân và bàn chân của những người đạp nho đều được cắt móng và cọ rửa cẩn thận. Em xem họ mặc những chiếc quần lửng đặc biệt. Tất cả bọn họ…đàn ông cũng như đàn bà. Mọi chuyện bao giờ cũng được thực hiện như thế ở lâu đài. Người ta sẽ hát những bài dân ca truyền thống trong lúc nhảy múa. Đấy, họ đã bắt đầu rồi đấy.”

Tôi nhìn theo những người đang nhảy múa một cách nhịp nhàng trong lúc đôi chân họ mỗi lúc một nhấn sâu hơn trong chất nước màu tím.

“Họ sẽ làm như thế cho đến tận nửa đêm.”

“Nhưng Katie…”

“Sẽ vui như Tết bên cạnh Raoul. Ông Grenier và bà Le Grand sẽ chăm nom làm sao cho cô bé thật thoải mái, phấn khởi.”

“Tôi nghĩ tôi…”

“Chúng ta hãy tận hưởng khoảng thời gian tự do một chút. Điều này tốt cho hai ta… thậm chí cho cả bọn trẻ. Đừng có sợ mà. Trước lúc nửa đêm, em sẽ an toàn trên xe trở về nhà. Anh đảm bảo đấy. Anh xin thề.”

“Thôi mà, đâu cần phải nghiêm trọng thế. Tôi tin lời ông.”

“Xin em đi theo anh. Chúng ta cần một khoảng không yên tĩnh. Anh muốn được nói chuyện với em.”

Và thế là tôi thấy mình ngồi trong một khoảng sân ngát hương, dưới bầu trời chi chít những vì sao…một mình với anh…mà cũng không hẳn là một mình vì tiếng ồn ào của đêm hội vẫn vẳng lại chỗ chúng tôi và thỉnh thoảng bầu trời đêm trong sáng lại phát lên một tiếng sấm rền xa xa và trên cái nền ấy là tiếng dàn nhạc vang lên từ sân sau.

Một người giúp việc xuất hiện mang rượu nho, bánh lễ cùng với nĩa và khăn ăn có thêu gia huy.

“Loại rượu này anh chỉ đưa ra vào những dịp thật đặc biệt.”

“Như là vào một hội mùa nho.”

“Ôi dào, một ngày như thê này năm nào chả có. Vậy thì có gì đặc biệt nào? Anh muốn nói cái ngày mà Madame Sallonger là quý khách trong tòa lâu đài này.”

“Anh là một chủ nhà thật duyên dáng lịch thiệp.”

“Anh có thể trở nên rất mực dễ thương khi anh làm những điều mà mình muốn.”

“Em cho là tất cả chúng ta đều thế.”

“Còn những trường hợp khác, ta bộc lộ những nét tính cách khác và cả những lỗi lầm nữa. Anh muốn nghe chuyện về em. Em có hạnh phúc không?”

“Như hầu hết mọi người, em có thể nói như thế.”

“Nói như thế khá mơ hồ. Mức độ hài lòng của người trong cuộc sống vốn khác nhau lắm.”

“Hạnh phúc hiếm khi là một trạng thái dài lâu. Người ta chắc phải là may mắn ghê lắm mới đạt đến được điều đó. Còn thường thì hạnh phúc chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi. Chắc là người ta không khỏi ngạc nhiên khi ngẫm lại câu mình nói: Lúc này sao tôi hạnh phúc thế.”

“Và em đang nói lúc này em hạnh phúc?”

Tôi ngập ngừng. “Em thấy tất cả những chuyện này đều thú vị. Lễ hội làm rượu nho, tòa lâu đài…Tất cả đều mới mẻ đối với em.”

“Nếu vậy, anh có thể rút ra kết luận rằng đó không phải là một niềm hạnh phúc thực sự mà chỉ là một kinh nghiệm dễ chịu không?”

“Chắc là thế.”

Anh ghé người lại gần tôi. “Vậy tối nay chúng ta hãy làm một lời tuyên thệ nhé.”

“Một lời tuyên thệ?”

“Rằng chúng ta sẽ tuyệt đối trung thực với nha. Hãy nói cho anh biết cái gì ở đây đã thu hút em vậy?”

“Em đã muốn đến thăm tòa lâu đài này ngay từ lúc thoáng thấy nó ở đằng xa. Anh xem, em ra đời ở rất gần đây. Bao giờ cũng có một cái gì rất huyền bí về Villers-Mure. Em thật sự bị kích động khi sống gần đây.”

“Anh cũng cất tiếng khóc chào đời ở đây, trong tòa lâu đài này. Thế là nơi sinh của hai ta rất gần nhau. Nói cho anh nghe, em có cảm giác gì về ông nội của em?”

“Rất buồn.”

“Đừng để cho mình phải buồn phiền về lối sống của ông ta. Anh cảm thấy một khoái cảm thật sự trong việc căm ghét con người này. Anh có những cảm xúc thật dữ dội về ông ta. Đó là loại người mà anh ghét nhất. Thật thú vị và hay đáo để khi có những cảm xúc mạnh mẽ về người khác và anh là một người có những cảm xúc như vậy. Dù là tình yêu hay lòng thù hận thì anh cũng sống hết mình cho nó. Yêu thương hết mức và căm ghét đến điều…”

“Nó sẽ làm cho cuộc sống trở nên hết sức mệt mỏi.”

Anh nhìn tôi đăm chiêu. “Hoàn cảnh xuất thân của em khác xa. Có lẽ là người Anh không câu nệ như chúng ta. Tuy vậy họ che đậy những hỉ nộ ái ố của mình dưới một vẻ hờ hững giả tạo. Anh cho đó là một kiểu đạo đức giả.”

“Có lẽ nhờ thế, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn là phải đối phó với tình yêu và lòng căm thù đạt đến đỉnh điểm như anh nói.”

“Có lẽ thế”, anh trầm ngâm nói. “Thật là thú vị khi thấy Katie vui đùa bên Raoul, cô bé thật hồn nhiên như ngọn gió.”

“Đó là một bản tính tự nhiên.”

“Cũng như Raoul quá nghiêm nghị, rụt rè.”

“Katie bao giờ cũng cảm thấy an toàn tuyệt đối. Nó biết nó có thể nói với mẹ bất cứ chuyện gì. Em nghĩ điều đó làm cho nó trở nên tự nhiên, nó nó tạo cho con bé một lòng tin vào bản thân.”

“Em muốn nói Raoul thiếu cái đó?”

“Anh biết rõ điều ấy hơn em chứ.”

“Anh chưa gặp một người mẹ nào mẫu mực như em.”

“Em đã làm chuyện đó một cách tự nhiên.”

“Chắc là con bé là tất cả đối với em.”

“Đúng thế.”

“Con bé thật may mắn.”

“Em cũng cho là thế.”

“Em được Madame Cleremont nuôi dạy mà.”

“Phải. Em cũng rất may mắn.”

“Đó là một người phụ nữ tốt đẹp.”

“Anh nói cứ như thể anh biết rõ bà em lắm.”

“Anh biết hết tất cả những chuyện diễn ra ở đây và đã có cả một vụ xì căng đan ở đây khi bà em đi khỏi. Mẹ em đã từng là một thiếu nữ đẹp nhất vùng. Lúc ấy anh còn nhỏ nhưng lại có đôi tai dài lắm và anh dùng nó để tìm hiểu mọi sự. Thế là anh biết Henri St.Allengère đem lòng yêu mê mệt người đẹp và lão già Alphonse độc ác đã từ chối ban phước cho đôi trẻ. Henri lúc ấy chỉ là một cậu bé và chỉ có một lựa chọn hoặc bỏ rơi người yêu hoặc bị từ bỏ. Cuối cùng bố em quyết định chạy thoát một mình. Tội nghiệp Marie Louise. Mẹ em đã sống với người mẹ tận tâm của mình và bà cụ đã suýt vỡ tim khi cô con gái yêu chết trên bàn sanh.”

“Em là nguyên nhân cái chết của mẹ.”

“Một nguyên nhân vô tình.” Anh mỉm cười với tôi. “Khi ngoại em muốn cháu có một danh phận đã tìm đến lão già chuyên chế kia. Lão ra không muốn em có mặt ở đây nên đã đẩy bà cháu em sang tay một người bà con xa xôi nào ở bên Anh – một nhánh đã tách ra theo đạo Tin Lành. Bà Cleremont đã phải làm một cuộc trao đổi. Bà có tài năng thiên phú và là một của báu trong vương triều St.Allengère. Lão già sẽ trao bà vào tay dòng họ Sallonger nếu họ chăm nom đứa bé và cho phép nó được nuôi dạy như con cháu trong nhà. Nhờ thế lão trút bỏ được một gánh nặng và một cái gì nhắc nhỏ đến tội lỗi của con trai. Rồi rất lâu sau, em đã lấy một người con trai trong nhà Sallonger và đó có thể là một kết cục hạnh phúc. Nhưng rồi lại có một chuyện xấu xảy ra.”

Tôi lại cảm thấy cái nhói đau của ký ức – những chuỗi ngày ở Florence…mỗi ngày trôi qua lại nhân đôi tình yêu của tôi dành cho Philip…thậm chí cả sau kỷ niệm kinh khủng về cái chết của Lorenxo.

“Sao trông em buồn thế. Em lại nhớ những kỉ niệm ngày xưa phải không?”

“Mọi chuyện kết thúc thật bi thảm. Chuỗi ngày hạnh phúc quá ngắn ngủi.” Tôi nói và đột nhiên có ý muốn kể cho anh nghe về việc Philip biến mất rồi người ta tìm thấy thi thể của anh trong khu rừng gần nhà.”

“Tại sao vậy?”

“Em không biết. không bao giờ biết được. Chúng em đã hạnh phúc là thế. Chúng em vừa tim thấy một ngôi nhà riêng. Ôi, chuyện này không làm sao hiểu nổi.”

Rồi tôi kể cho anh quãng thời gian kinh khủng khi tòa đưa ra phán quyết.

“Thật lạ lùng. Chắc là có một bí mật nào đó mà anh ấy không thể cho em biết.”

“Em không thể nào tin là anh ấy đã tự sát. Đôi khi em tự hỏi không biết có phải có người muốn giết anh ấy không.”

“Vì sao?”

“Bởi vì nếu anh ấy không tự sát thì đó là cách lý giải duy nhất.”

Và tôi kể cho anh nghe về cái chết của Lorenzo.

“Anh thấy đấy, đôi khi em nghĩ… mặc dù lúc đó em không nghĩ như vậy…chỉ sau khi mọi việc xảy ra với Philip, em mới nghĩ…có người đã định giết Philip nhưng lại ra tay giết nhầm Lorenzo.”

Rõ ràng là anh tỏ vẻ kinh ngạc.

“Điều này hiển nhiên đã rọi một ánh sáng khác vào sự việc. Em có nghĩ có bao giờ em quên được chuyện này không?”

“Không, em sẽ không quên được.”

“Đã bao giờ em cố giải đáp điều bí ẩn này?”

“Em cứ nghĩ hoài nghĩ mãi về chuyện này, nhưng có vẻ vô lý quá. Em đi đến một kết luận là việc anh ấy tự sát là một câu trả lời khả dĩ nhất. Nhưng nếu ai đã biết về anh ấy thì đều hiểu điều này không thể xảy ra.”

“Sẽ không có ai thay thế được vị trí của anh ấy. Anh ấy sẽ mãi mãi nằm lại trong ký ức của em…với những hình ảnh trong tuần trăng mật. Thời gian quá ngắn ngủi đối với hai người để có thể khám phá ra những khiếm khuyết. Người ta nói, người được Chúa trời yêu là những người chết trẻ.”

“Anh tin như vậy à?”

“Điều đó có nghĩa là họ mãi mãi ở tuổi thanh xuân đúng như cái hình ảnh họ lưu lại trong đầu những người biết họ.”

“Nghe giọng anh có vẻ như ghen tỵ. Chắc chắn là anh không lấy làm tiếc vì vẫn còn đang sống chứ?”

“Không đâu. Anh liều mạng với việc tấ cả những tội lỗi, khiếm khuyết của mình sẽ có ngày bị bại lộ. Em đã kể cho anh nghe về chồng em. Anh cũng sẽ cho em biết về người vợ quá cố. Như em có thể đã biết, hôn nhân trong những dòng họ như nhà anh đều được sắp đặt trước.”

“Em có thể hình dung được.”

“Khi tròn 18 tuổi, anh đã được người ta tìm ra một đám.”

“Em chỉ ngạc nhiên là anh lại chấp nhận một điều như vậy.”

“Anh đã nổi loạn, đã chống đối đấy chứ. Anh đâu có yêu mê mệt cô gái ấy cho cam. Nhưng đó lại là ái nữ của một trong những dòng họ trâm anh lâu đời nhất nước Pháp. Cô cũng biết đấy chúng tôi là những dòng họ lớn nhất nước Pháp. Mặc cho Liberté, Égalité, và Fraternité, chúng tôi vẫn giữ những truyền thống cũ. Chỉ có một ít những dòng họ quý tộc thực sự trốn thoát được đống tro tàn của thế kỷ trước. Carsonne thật là may mắn. Lẽ ra chúng tôi cũng đã bị lật đổ. Có lẽ nông dân ở vùng này ở trong trạng thái ù lì, mơ ngủ. Tòa lâu đài này hoàn toàn không bị tấn công. Với lại, chúng tôi ở gần sát biên giới với nước Ý. Thế là dòng họ này còn sống sót cùng với vài dòng họ khác. Những gia đình quý tộc thâm căn cố đế này liên kết với nhau như họ đã làm trong những ngày huy hoàng của hoàng đế Napoleon….cho đến ngày tàn của nền quân chủ phong kiến. Vâng, anh buộc phải cưới người con gái họ đã chọn cho anh. Cha anh giải thích anh không nên quan trọng đời sống tình cảm cá nhân. Anh phải hoàn thành nghĩa vụ của mình sinh ra một người nối dõi dòng họ và người thừa kế phải là người kết hợp dòng máu cao quý De La Tour với một dòng máu xanh khác. Một khi anh đã hoàn thành nghĩa vụ, cha anh nói, anh có thể vui chơi hưởng lạc tùy thích. Tất cả những người đàn ông quý tộc ở Pháp đều phải thực hiện nghĩa vụ với vợ sau đó tha hồ vui thú với tình nhân. Đó cũng là một lối sống.”

“”Được tất cả các quý ông chấp nhận, em chắc thế!”

“Em nói đúng. Thế là anh cưới vợ. Nàng Evette tội nghiệp, vẫn còn là một đứa trẻ, mới 17 tuổi đầu, khó có thể đảm nhiệm vai trò mang nặng đẻ đau….nàng không thích hợp với vai trò làm mẹ cũng như anh với vai trò làm cha. Tuy vậy, chúng tôi cũng đã làm nhiệm vụ của mình và Raoul ra đời. Nhưng trời đất ạ, trong khi sanh con, Evette đã lìa đời, và thế là anh mồ côi vợ.”

“Vậy gia đình anh không nghĩ anh nên tục huyền và đẻ thêm những đứa con mang dòng máu xanh quý tộc ư?”

“Có chứ. Nhưng anh không chịu. Anh đã thực thi nghĩa vụ của mình. Bây giờ anh làm chủ đời mình vì cha anh đã từ trần. Có lẽ chuyện hôn nhân không phù hợp với anh. Anh thích tận hưởng tự do hơn.”

“Nhưng anh chắc chắn anh sẽ không cho phép hôn nhân hạn chế tự do của mình.”

“Chắc là không. Anh là người sẽ chọn đường đi theo ý thích của mình. Tuy vậy, anh cũng lấy làm hài lòng lắm khi có cả một đội quân theo đuổi, đó là những người đàn bà mơ đến địa vị một bá tước phu nhân và có một chỗ đứng trong tòa lâu dài này. Bao giờ anh cũng phải khéo lắm mới thoát được đấy.”

“Em dám nói những cuộc vây hãm ấy rất nóng bỏng và mạnh mẽ, ráo riết.”

“Muôn màu muôn vẻ. Còn em, Madame Sallonger yêu quý, em cũng thích sống đơn côi sao?”

“Em nghĩ thà sống thế này còn hơn một cuộc hôn nhân bất hạnh.”

“Chắc chắn là có nhiều kẻ rắp ranh bắn sẻ?”

Tôi làm thinh, nhớ đến Drake. Vào một đêm như đêm nay, anh trở nên xa xôi hơn bao giờ hết.

“Anh cho rằng mình đã gợi nên những kỷ niệm không vui. Tha lỗi cho kẻ thô lậu này.” Anh định rót đầy rượu vào cốc của tôi.

“Xin cảm ơn. Em uống thế là đủ rồi.”

“Em từ chối rượu nho đặc biệt của anh ư?”

“Rượu mạnh làm em say.”

“Em thấy thế à? Có lẽ là do không khí đêm nay, hương của các loài hoa, và sự bầu bạn của anh chăng?”

“Có thể.”

“Ước gì ông nội em nhìn thấy em ngồi ở đây với anh vào lúc này. Thật là một khoái cảm không gì sánh được khi chiêm ngưỡng lão già nổi trận lôi đình.”

“Điều ấy làm anh khoái trá ư?”

“Vô cùng tận. Anh không cần bất cứ một thứ gì khiến cho anh cảm nhận được hạnh phúc khi trò chuyện với em, nhưng nếu anh cần thì chính là nó đấy.”

“Anh căm ghét ông nội em đến thế sao?”

“Còn hơn là thế nữa. Đó là một mối cừu hận giữa hai gia đình. Một mối thù không đội trời chung. Anh ghét ông ta hơn bất cứ ai trên đời này. Có một số kẻ tội lỗi nhưng anh thấy họ vẫn còn có thể chấp nhận được…như bản thân anh chẳng hạn. Anh chỉ không chịu được những kẻ xấu xa làm ra vẻ một ông thánh. Ông nội em là một kẻ như thế. Ông ta độc ác, nhẫn tâm, ích kỷ. Ông ta làm cho tất cả những người làm công cho mình phải khiếp sợ - trong đó có cả những người máu mủ ruột thịt. Lão bạo chúa tin rằng Chúa trời và lão là bạn bè tốt của nhau và là liên minh với nhau. Lão nghĩ lão đã dọn được một chỗ dành sẵn trên thiên đường. Lão nghĩ lão sẽ đá dít Chúa Jesus ra khỏi cái ghế của Ngài ở bên tay phải của Chúa Trời khi đến ngày lão gõ cửa thiên đường, phải, lão vẫn tin là lão sẽ được lên thiên đường. Thực ra anh cho rằng lão còn nghĩ người nhà Trời sẽ phái xuống những vị thiên sứ đặc biệt để rước lão già lên trời ấy chứ. Lão đi nhà thờ mỗi ngày, việc nhà của lão là một chủ đề cho những buổi cầu nguyện dài lê thê trong lúc lão nhắc mọi người nhớ tội lỗi của họ, và lão – với tư cách là sứ giả của Chúa lòng lành – giáng trần là để trừng phạt bất cứ một lỗi lầm nào. Mọi người được lão giáo huấn là kẻ nào làm một sẽ phải trả nợ gấp hai gấp ba. Trong nhà nguyện riêng của lão, lão thì thầm trò chuyện với Chúa Trời qua bức tường mà lão đã cho làm theo trí tưởng tượng của lão vì thế mà ông Chúa Trời ấy trông cũng khó chịu hệt như lão già. Anh đoan chắc với em là quỷ sứ còn dễ thương hơn một con người như thế.”

Tôi phì cười trước lối so sánh của anh.

“Lão là kẻ thù của chúng tôi từ hồi nào đến giờ và cha anh đã truyền sự căm ghét của ông sang cho anh. Mối cừu hận muôn năm.”

“Anh ghét ông cụ biết bao. Chắc chắn là ông cụ có điểm nào đấy chuộc lại được những nét tính cách trên chứ.”

“Anh chỉ có thể nghĩ ra một điều. Lão già là ông nội của em và gián tiếp có công trong việc em hiện diện trên cõi đời này.”

Tôi im lặng còn anh thì tiếp tục. “Em cũng còn may là lão không muốn gặp cháu nội. Em đã gặp bà cô Ursule chưa?”

“Rồi và cả chú ấy nữa.”

“Ursule đã có cái can đảm mà cha em lúc cần lại thiếu. Sau đó, ông ấy cũng nổi loạn chống lại ông già nhưng đáng lý ông ấy phải làm điều đó đúng lúc để có thể sống một đời hạnh phúc với người con gái xinh đẹp tuyệt trần Marie Louise. Hãy tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu ông làm thế. Hai ta sẽ biết nhau sớm hơn rất nhiều. Ursule thật ngoan cường. Chính cha anh đã giúp bà ấy và Louis Sagon. Ông tạo cho người họa sĩ công việc vẽ tranh, họ còn có một ngôi nhà nhỏ là một ưu đãi để thực hiện công việc. ông làm tất cả những điều này để trả đũa lão già Alphonse. Đó là một gia đình bất hạnh, lỗi chung quy là tại lão già tai ngược. Sau đó lại đến chuyện cô nàng Heloise. Cũng mới xảy ra gần đây. Cô ta là con của René. Bác trai của em có hai người con gái, đó là Heloise và Adèle. Ngoài ra còn có một người con trai tên là Patrice. Cũng như cha mình, Patrice nhắm mắt tuân theo mọi mệnh lệnh của ông nội mà không mảy may thắc mắc. Patrice sẽ là người thừa hưởng vương triều St.Allengère, tất nhiên là sau ông René. Hai cha con họ đã vất vả vì chuyện ấy biết bao, nghĩa là họ không bao giờ làm trái ý lão độc tài và tuyệt đối trung thành với lão, coi ý muốn của lão là mệnh lệnh tối thượng. Có lẽ họ nghĩ làm như vậy cũng sẽ được đền bù hậu hĩnh.”

“Hãy kể cho em nghe về Heloise đi.”

“Đó là một tuyệt thế giai nhân…lại hiền nữa, dịu dàng như dòng nước. Nàng đã trầm mình xuống sống. Khúc sống ấy cạn đến nỗi không ai đặt ra câu hỏi có phải đó là một tai nạn không. Có lẽ nàng đã xuôi tay trước cuộc đời. Nghe đâu nàng bị người tình bỏ rơi. Đó là một cú gần như hạ đo ván ông René. Ông bố cưng chiều Heloise hơn hẳn Adèle. Cái cô Adèle này chẳng hề có nét dịu hiền của cô em. Cô ta rất gần gũi với em mình…và bao giờ cũng bảo vệ cô em. Trời ơi, ai là người cần phải bảo vệ trong cái nhà ấy chứ. Adèle đi sang Ý. Cô ta rất quan tâm đến nghề nghiệp của tổ tiên. Người ta xầm xì rằng mặc dù là phận nữ nhi, Adèle đóng một vai trò quan trọng trong chuyện làm ăn của gia đình, đó là lý do cô ta sang Ý học hỏi thêm về các phương pháp dệt lua. Và trong lúc cô ta đi xa nhà thì tai họa đã xảy ra cho Heloise.”

“Người yêu của cô ta là ai?”

“Có một cái gì đó rất bí ẩn về người đàn ông này. Heloise không nhắc đến tên hắn, nếu có thì Adèle hẳn đã xé xác hắn ra làm trăm mảnh. Đó là một người đàn bà mãnh liệt và dữ dội, khi người em chết, cô ta suýt phát điên lên vì đau khổ.”

“Và như vậy cái tên người yêu bí ẩn ấy sẽ không bao giờ bị phát giác? Chắc chắn là ở một nơi như chốn này anh ta khó có thể mai danh ẩn tích.”

Anh chợt im lặng và bất thần một suy nghĩ nảy ra trong óc tôi: Chính ngươi là tên sở khanh đó.

Tôi cảm thấy mọi thứ lộn tùng phèo lên. Con người này có cái gì nguy hiểm nhưng mới quyến rũ làm sao. Tôi biết thành tích bất hảo của anh trên tình trường vậy mà tôi vẫn bị anh cuốn hút. Tôi biết mình phải bỏ đi. Tôi đã được cha cảnh cáo. Còn bây giờ anh nhìn tôi dò xét như thể anh đang cố khám phá ra những ý nghĩ trong đầu tôi.

“Có lẽ đã khuya rồi”, tôi nói.

“Thời gian đang trôi qua. Thời gian thật ngang ngược. Nó vù vù trôi qua khi người ta cầu xin nó ngừng trôi, nó gần như giẫm chân tại chỗ khi người ta mong nó qua phắt cho rồi. Dù sao thì tối nay cũng là một buổi tối tuyệt vời đối với anh.”

“Phải, rất thú vị, nhưng tôi phải đi tìm Katie thôi. Đã quá giờ nó đi ngủ lâu rồi.”

Tôi đứng lên, anh đứng sát cạnh tôi, cầm tay tôi kéo lại bên anh, gần đến nỗi tôi cảm thấy hơi ấm của anh. Tôi không phải là người thấp bé nhưng anh cao hơn tôi đến 6 insơ và tôi phải ngước lên nhìn anh. Tôi nóng lòng muốn chứng tỏ cho anh biết là tôi không hề rung động trước sự thân mật của anh.

“Thật là một buổi tối dễ chịu”, tôi nói vẻ lạnh lùng. “Cảm ơn anh thật nhiều.”

“Anh mới là người cần nói câu cảm ơn.” Tôi thoáng nghĩ đến chuyện anh muốn hôn tôi và giật mình cảnh giác, có thể là tôi đã nhận ra rằng tôi sợ anh thì ít mà sợ mình thì nhiều.

Mất hết cả kiên nhẫn, tôi cố gắng xua đuổi tác động của anh đối với bản thân tôi. Tôi biết anh là một tay chơi bời lão luyện. Tại sao tôi lại cho phép anh thu hút tôi đến vậy? Tại sao tôi lại thầm mong anh hôn tôi và tuyên bố tình cảm đắm say của mình? Có lẽ tôi cô đơn quá chăng? Có lẽ tôi mong ước một cuộc sống lứa đôi bình thường có chồng có vợ. Tôi đã nếm trải điều đó…và tôi đã bị tước đi một cách phũ phàng. Tôi nghĩ đến Drake…nhưng Drake chưa bao giờ khơi dậy ở tôi một cảm xúc tương tự như thế này.

Bất thình lình anh kéo tôi lại gần hơn và dịu dàng hôn nhẹ lên trán. Tôi vùng ra, cố không để lộ sự ngạc nhiên hay cảm xúc của mỉnh. Tôi giả vờ cho rằng đó là phong tục của người Pháp, một chủ nhà lịch thiệp có thể hôn khách của mình như thế. Tôi nói tỉnh queo. “Bây giờ tôi phải đi tìm con gái thôi.” Anh khoác tay tôi một cách trìu mến trong lúc đưa tôi đến đám đông, Katie đang ở đó cùng với Raoul và ông Grenier. “Thật tuyệt vời phải không mẹ?” Katie hào hứng kêu lên. “Đây là lễ hội mùa nho tuyệt nhất mà con được chứng kiến đấy.”

Rõ ràng con bé đã trở thành bạn của Raoul và thằng bé rất vui với tình bạn mới mẻ này. Tội nghiệp cậu bé, hình như nó không có nhiểu thời khắc vui vẻ với một người cha như anh. Tôi cho rằng nó luôn ghi lòng tạc dạ những bổn phận mà một ngày kia nó phải gánh vác để tiếp nối truyền thống vẻ vang của dòng họ. Nó sẽ phải giỏi giang trong tất cả mọi lĩnh vực của một người đàn ông và bên cạnh nó chỉ có ông thầy làm bầu bạn. Thái độ của Katie đối với cuộc sống chắc là một điều vô cùng mới lạ đối với nó.

Katie hoàn toàn sung sướng nhưng đã đến lúc phải từ biệt cuộc vui.

Bá tước lệnh cho người mang xe đến. Đích thân anh tháp tùng chúng tôi về nhà và Raoul cũng xin được đi theo. Tôi ngồi cạnh con gái, một tay ôm eo lưng nó. Con bé ngả đầu tựa vào vai tôi và tôi có thể thấy đôi mí mắt nó dịp lại mặc cho nỗ lực muốn chống lại cơn buồn ngủ của nó. Tiếng vó ngựa đều đều chẳng mấy lúc đã khiến nó ngủ say.

Tôi cảm thấy đôi mắt của bá tước quan sát mẹ con tôi. Raoul ngồi với dáng căng thẳng bên cạnh cha nó. Tôi hình dung nó bao giờ cũng có vẻ thiếu tự nhiên như vậy bên cạnh cha.

Cuối cùng tôi nói. “Ta đã về đến nhà.”

Katie choàng tỉnh giấc, đôi mắt ngơ ngác và vụt nhớ ra nó đang ở đâu.

“Raoul ơi, tôi có thể đến thăm con chim ưng của bạn không? Bạn đã hứa cho tôi xem mà. Tôi có thể thăm lâu đài không? Tôi còn chưa được xem hết.”

Bá tước lên tiếng thay cho con. “Xin tiểu thư đến chơi bất cứ lúc nào cô muốn, tiểu thư Katie ạ. Bao giờ chúng tôi cũng hân hạnh được tiếp đón cô.”

Katie cười sung sướng. “Đây là một buổi tối vui nhất của cháu.” Nó trịnh trọng tuyên bố.

Bá tước trao cho tôi một nụ cười chiến thắng.

Cha tôi không giấu vẻ nhẹ nhõm khi thấy mẹ con tôi về đến nơi an toàn. Rõ ràng ông có ý đợi chúng tôi.

“Ngoại ơi, thật tuyệt vời hết chỗ nó. Ông ngoại phải tận mắt thấy cảnh họ nhảy múa trên đống nho mới được. Nước nho bắn tóe lên chân họ…và họ cứ nhảy, nhảy mãi.”

“Tôi thật sự sung sướng khi hai người có một tối vui.” Bá tước nói.

Chúng tôi chào từ biệt và tôi nán lại lắng nghe tiếng bánh xe lăn trong đêm tối.

“Chắc các con rất mệt.”

“Vâng ạ”, tôi đáp.

“Cháu chẳng mệt tí nào.” Katie lắc đầu nguây nguẩy.

“Cháu cũng mệt đấy, đáng lý cháu phải đi ngủ lâu rồi.”

“Thôi nào, con đã díp mắt lại còn gì.”

Và con bé ngủ ngay lập tức khi tôi giúp nó nằm vào giường, nhưng giấc ngủ trốn biệt đối với tôi. Thật là một đêm đáng nhớ và có cái gì đó đầy ý nghĩa. Ngài bá tước trải đời người Pháp này khác biệt với bất cứ người đàn ông nào tôi đã biết.

Rồi tôi nhớ đến Heloise hình dung trong đầu cảnh người đẹp đã trải qua những tuần lễ thần tiên…có thể là hàng tháng đầu tiên…trước khi cô biết cô đã đặt trái tìm mình lầm chỗ.

Tôi cố nhớ lại vẻ mặt của anh khi kể về Heloise. Anh có phải là người ấy không nhỉ? Chắc là có bàn tay của anh trong đó.

Tôi tự biết mình cần phải hết sức thận trọng.

*

* *

Ngày hôm sau một cỗ xe đến đón Katie, trên xe có bà Le Grand. Bà quản gia đoan chắc với tôi là con gái tôi sẽ tuyệt đối an toàn. Ngài bá tước đặc biệt giao phó trọng trách ấy cho bà vì thế mà tôi không cần phải lo lắng.

“Tôi không biết tôi có nên cho phép con bé sang bên ấy không.”

“Ôi mẹ”, Katie phản đối. “Con muốn đi cơ. Con muốn gặp Raoul. Bạn ấy đã dẫn con đi thăm lâu đài với con chim ưng và bầy chó nữa.”

“Tôi chịu trách nhiệm chăm nom con gái bà, thưa Madame.”

Tôi cảm ơn bà quản gia và thấy rõ tôi không có lý do để từ chối.

Khi Katie đã lên xe đi rồi thì cha tôi đến.

“Thật quái lạ. Nhà ta và nhà ấy chưa bao giờ thân thiện với nhau kiểu này.”

“Không phải là ngớ ngẩn khi cứ khư khư ôm mãi mối hận thù hả bố?”

“Lenore, con gái yêu của bố, ông bá tước De Carsonne nuôi mối thâm thù chẳng kém gì chúng ta đâu. Sự thay đổi này bố không thích tí nào. Nó xảy ra từ khi con gặp anh ta.”

“Đây là vì tình bạn giữa con anh ấy và Katie.”

“Cũng là âm mưu của anh ta thôi.”

“Chúng chỉ là hai đứa trẻ thôi mà. Chúng được vui đùa bên nhau thì cũng là điều tốt. Hai đứa thích chơi với nhau ngay lập tức. Tội nghiệp thằng bé, con không nghĩ là nó có bạn bè đồng trang lứa.”

“Chẳng còn gì phải nghi ngờ, họ nuôi dạy nó cũng theo cái cách của bọn họ - cho rằng mình cao quý hơn người và có thể đè đầu cưỡi cổ tất cả chúng ta.”

“Đó cũng là điều anh ta nghĩ về dòng họ St.Allengère. Ồ, bố ơi mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ rồi cũng được hóa giải với Romeo và Juliet đấy thôi.”

“Bố nghĩ chúng ta nên quay về Paris. Bố tin chắc là họ sẽ làm tốt mọi chuyện cả khi không có chúng ta ở đây. Cũng không tốt nếu để tất cả mọi việc ở salon cho bà bá tước giải quyết. khi nho đã được đóng vào thùng và mọi thứ dược xếp đâu vào đấy trong hầm rượu, bố sẽ sẵn sàng lên đường.”

“Bao giờ thì xong ạ?”

“Cuối tuần này. Sau đó chúng ta sẽ rời khỏi đây.”

Tôi gật đầu đồng ý.

Chiều tối hôm ấy Katie trở về, hân hoan, vui sướng nó có cả một ngày đầy ắp những cuộc phiêu lưu.

“Họ có một hầm ngục. Mẹ biết hầm ngục là gì không?”

“Có.”

“Chúng con khám phá tòa lâu đài cùng với thầy Grenier, thầy kể cho chúng con nghe về những sự kiện lịch sử…nhung mà thú vị vô cùng vì toàn là về lâu đài không hà. Rồi thầy đưa chúng con đi cưỡi ngựa. Họ có một phòng Quên. Mẹ có biết phòng Quên nghĩa là gì không?” Nó hấp tấp hỏi rồi không đợi tôi trả lời, liến thoắng nói luôn. “Có nghĩ là quên lãng ấy mà. Người ta đẩy người xuống đấy….nó sâu, tôi đen như một cái hang vậy…Chỉ có một cái lỗ ở trên trần… Người tù bị bỏ lại ở đó…cho đến chết…bị quên lãng, bây giờ thì mẹ đã hiểu chưa?”

“Chắc là một chỗ ghê rợn lắm.”

“Vâng ạ”, Katie nói giọng vui vẻ. “Raoul có một con chim ưng. Bạn ấy giảng giải cho con biết mọi việc được làm như thế nào. Chúng con còn đi ra ngoài bao lơn. Từ đây mẹ có thể nhìn thấy những cánh đồng trồng dâu, những tòa nhà mọc lên cạnh một con sông nhỏ. Gia đình St.Allengère sống ở đấy. Họ trùng họ với nhà ta, mẹ ạ.”

Đợi đến lúc có thể xen vào tôi nói, “Katie, cuối tuần này chúng ta sẽ về nhà.”

“Ồ không đâu mẹ…Con vừa mới cảm thấy vui mà.”

“Tiệc vui nào cũng có lúc tàn, con ạ.”

“Tiệc không tàn…nếu mẹ không cho phép nó kết thúc.”

“Chúng ta phải về thôi, Katie.”

“Cuối tuần này”, con bé phụng phịu và nó buồn bã trong vòng năm phút.

Ngày hôm sau một cỗ xe lại đến đón nó sang chơi bên lâu đài.

*

* *

Cùng ngày hôm ấy tôi cưỡi ngựa đi dạo. Chỉ còn hai ngày nữa thôi tôi sẽ rời xa nơi đây. Tôi mong rằng tôi sẽ có một kỷ niệm đáng nhớ. Tôi cứ nghĩ hoài về mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình, nơi đây mẹ tôi đã sống và đã chết vì sự sống của tôi. Nhưng mọi chuyện lại trở nên phức tạp với sự xuất hiện của bá tước. Anh đã xuất hiện ngoài dự tính của tôi và làm cho kỷ niệm của tôi ở đây có một cái gì như là một cuộc phiêu lưu.

Tôi không ngạc nhiên khi gặp anh vào ngày hôm ấy. Dường như anh có ý đợi tôi để gặp tôi một lần nữa.

Trên con tuấn mã, anh phi thẳng về phía tôi, cũng cái con ngựa đen mà anh cưỡi hôm chúng tôi gặp nhau lần đầu.

“Chào một ngày tốt lành, Madame Sallonger. Thật vui sướng khi tìm thấy em.”

“Cảm ơn.”

“Tôi nghe nói em sẽ sớm rời khỏi đây.”

“Chắc con gái tôi đã cho ông biết.”

“Raoul nó thật vọng lắm.”

“Ồ, cậu bé sẽ tìm ra một bạn chơi khác.”

“Nó tìm đâu ra một Katie thứ hai? Cả tôi nữa, tôi cũng buồn lắm.”

“Chẳng bao lâu ông sẽ quên việc chúng tôi từng đến đây.”

“Một đánh giá hoàn toàn sai lạc và em cũng nhận thấy thế.”

“Tôi nghĩ ông quá để cao mẹ con tôi rồi.”

“Đó là những lời từ trái tim.” Tôi cười ý vị còn anh tiếp tục một cách nồng nhiệt. “Tôi cảm thấy chúng ta có thể là bạn tốt…nếu em cho phép. Tôi đã nghĩ thật nhiều về em kể từ buổi gặp gỡ đầu tiên.”

“Thật vinh hạnh cho tôi nhưng nói thật, chuyện tôi lại làm cho ông phải nghĩ đến…thì nghe lạ quá!”

“Đó là một chuyện hoàn toàn tự nhiên nếu em biết là em khác về cơ bản so với những người đàn bà mà tôi từng gặp.”

“Phải, trên đời này chẳng có ai giống ai cả.”

“Hầu hết mọi người không làm cho tôi để tâm.”

“Đó là bởi vì ông cao ngạo quá.”

“Em thực tình nghĩ về tôi như thế à?”

“Có thể tôi đã khinh suất khi nói vậy. Tôi còn chưa biết nhiều về ông.”

“Tôi nghĩ em sẽ lấy làm thú vị khi khám phá ra những nét khác ở tôi.”

“Thật tiếc là tôi khòng còn ở đây nữa để thực hiện những cuộc khám phá ấy.”

“Tôi cho là em có thể ở lại lâu hơn.”

“Tôi còn có công việc phải làm chứ.”

“Thế không còn ai khác làm thay em sao?”

“Dĩ nhiên, tôi không thể vắng mặt quá lâu.”

“Tôi tin rằng em đang né tránh tôi.”

“Tại sao tôi phải làm thế?”

“Có lẽ bởi vì em có hơi hoảng.”

“Ông là người khó cưỡng nổi đến vậy sao?”

“Đúng thế.”

“Có lẽ là đối với những người phụ thuộc vào tấm lòng hào phóng của ông, nhưng xin lỗi ngài bá tước tôi không thuộc loại đó.”

“Em ngại tôi ở phương diện khác. Tiếng tăm của tôi đã đến tai em. Tôi là kẻ thù xấu xa của cả họ nhà em.”

“Tôi biết ông là kẻ thù của ông nội tôi nhưng tại sao kẻ thù của ông tôi lại phải là kẻ thù của tôi?”

“Nếu vậy…tôi là bạn của em.”

“Một người quen dễ chịu, ta có thể gọi là thế.”

“Đó là cách em miệt thị tôi ư?”

“Tôi tin là đây là lần gặp thứ tư giữa chúng ta. Sao tôi lại phải tức giận ông nhỉ?”

“Nhưng chẳng lần nào chúng ta nói chuyện bình thường cả.”

“Lần đầu tiên ông xuỵt chó đuổi tôi, lần thứ hai ông là một chủ nhà lịch thiệp và bây giờ chúng ta tình cờ gặp nhau….À, còn một lần ông là người khách không mời của cha tôi.”

“Anh sẽ cảm thấy buồn khi không có em ở đây.”

“Ông thật tử tế khi nói thế”, tôi giễu cợt nhẹ nhàng.

“Anh nói thật lòng. Xin hãy thuyết phục cha em ở thêm một tuần nữa… Chúng ta sẽ gặp nhau hàng ngày.”

“Sợ là chỉ mất thời gian của ông…và của tôi.”

“Thôi đừng có đùa nữa. Em cũng biết em tác động đến anh như thế nào. Em lôi cuốn anh. Vậy mà em cứ tỉnh như không…lạnh như không…Tuy vậy anh biết có một ngọn lửa đang âm ỉ cháy trong em.”

“Ông nói về tôi như thể tôi là ngọn lửa trại ấy.”

“Anh nghĩ anh đã trót yêu em rồi.”

“Ngài bá tước, xin ngài đừng đùa giỡn.”

“Anh không bao giờ mang về những vấn đề quan trọng ra bông đùa. Em có ý định khóc thương chồng em suốt đời không?”

Tôi im lặng nhưng trong lòng tự nhiên thấy thơ thới vui tươi. Tôi thích đối đáp với anh. Nó kích thích tôi, làm tôi thấy mình trở lại tuổi 16, một điểu mà tôi không hề cảm thấy kể từ ngày làm đám cưới với Philip. Tôi muốn tiếp tục trò chơi đấu khẩu. Có yếu tố nguy hiểm song cũng đầy kích thích. Tôi biết anh là chuyên gia trong những mối quan hệ như thế này. Anh lôi cuốn tôi. Có lẽ bất cứ người đàn bà nào cũng bị anh lôi cuốn. Anh đặc biệt trải đời, giàu kinh nghiệm nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là anh phát ra một sức mạnh chinh phục mà tôi tin rằng đó là một yếu tố hấp dẫn giới tính không sao cưỡng lại được. Rõ ràng anh là một người đàn ông có cung cách riêng của mình và rất thành thạo chuyện đó. Tôi nghĩ đến cô gái quý tộc Evette mỏng manh và tất cả những người đàn bà mà anh chỉ cần vẫy tay là họ xô nhau chạy đến. Chính là anh có ý định cộng tên tôi vào danh sách ấy. Chắc chắn điều này không bao giờ thành hiện thực. Vâng,…tuyvậy, tôi vẫn bị cuốn vào câu chuyện bông lơn với anh. Tôi cảm thấy đây là một loại thách thức đầy thú vị - lôi cuốn ta vào cuộc tung hứng và nhất là phải tỉnh táo khôn ngoan bởi vì không được để lại một hậu quả đáng tiếc nào đằng sau. Vì vậy mà tôi không thể dối lòng, tôi rất thích những cuộc gặp gỡ, trò chuyện, đấu lý với anh. Bất thình lình, tôi nghĩ đến người đẹp Heloise nổi lềnh bềnh trên một khúc sông nông choèn. Có phải cô ấy cũng có một khởi đầu giống tôi?”

Bây giờ thì anh lại rót đường rót mật vào tai tôi. “Anh sẽ mở ra cho em một cuộc sống mới. Đem em ra khỏi quá khứ đau buồn, tạo cho em một cơ hội khép tất cả những chuyện đó lại trong một cánh cửa sau lưng.”

Có lẽ anh đúng chăng? Tôi đã sống quá lâu trong cái bóng đen của quá khứ? Lẽ ra giờ đây tôi đã là một người bạn đời yêu quý của Drake. Tôi nghĩ tôi có thể tìm thấy được hạnh phúc bên chàng. Drake rất tốt đẹp, hào hiệp, một người đàn ông mà ta có thể tin cậy được. Anh sẽ là một người chồng tận tụy và người cha tốt của Katie.

Tất nhiên, bá tước cũng đã mê hoặc Katie nhưng chỉ là ở bề ngoài. Anh dùng Katie làm phương tiện để tiếp cận với tôi. Drake khác anh biết bao nhiêu.

“Em đang nghĩ đến điều gì vậy?”

“Đến việc trở về.”

“Em nghĩ em có thể lẩn tránh anh dễ vậy sao?”

“Lẩn tránh à? Tại sao ông lại dùng từ đó? Tôi đâu phải tù nhân của ông đâu.”

“Không, chính anh mới là tù nhân của em.”

Tôi bật cười.

“Em thật là một người đàn bà độc ác.”

“Chính vì ông đã nói thế mà tôi phải thành thật với ông. Tôi biết động cơ của ông. Tôi không thuộc về cái tập hợp những cô thôn nữ đồng trinh bị mờ mắt vì gia huy của ông…mà cũng không phải một trong những quý bà vây quanh ông để có một tước hiệu và trở thành chủ nhân của tòa lâu đài này. Cả hai thứ đó đều chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi.”

“Thế còn chủ nhân của những thứ đó thì sao?”

“Như tôi đã nói, tôi còn chưa biết nhiều về người ấy ngoài việc ông ta …là một người thú vị.”

“Và như vậy tôi làm em vui?”

“Ông biết rõ như thế.”

“Còn em lại bỏ bùa mê cho tôi. Em biết rõ như thế.”

“Ông là người từng trải, còn tôi cũng đâu phải là cô gái ngây thơ dại khờ gì. Tôi đã trải qua những năm hoa mộng rồi. Cả ông cũng thế. Tôi chỉ muốn ông hiểu rằng ông chỉ phí thời gian tìm kiếm một chiến thắng dễ dàng ở hướng này. Với lại quanh ông còn có biết bao những khả năng dễ dàng hơn.”

“Em hiểu lầm tôi rồi.”

“Tôi hiểu ông rất rõ. Nói thật nhé, tôi thích những cuộc gặp gỡ của chúng ta nhưng tôi không gán bất cứ một ý nghĩa nào cho nó.”

Anh thở dài. “Anh thấy khó mà thuyết phục được em tin vào tình cảm của mình.”

“Chẳng khó khăn chút nào. Tôi hoàn toàn hiểu ông. Giờ thì tôi phải quay về thôi, tôi cần chuẩn bị cho chuyến đi.”

“Giả sử anh mời cha em và em đến dự một buổi hòa nhạc ở lâu đài. Anh có những nhạc công danh tiếng. Em có thích nhạc không?”

“Rất thích. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận lời mời của ông. Chúng tôi sẽ về Paris vào cuối tuần này.”

“Anh đang nghĩ đến chuyện phát hiện cho được điều gì đã xảy ra với chồng em. Anh thấy là chuyện này không thể đơn giản gạt sang một bên. Ta hãy cố gắng tìm ra lời giải cho bài toán hóc búa này. Một khi em đã biết sự thật, em sẽ không còn day dứt nghĩ về người đã khuất nữa. EM sẽ thoát khỏi tấn thảm kịch ấy. Em sẽ không còn bị ám ảnh và âu sầu về một người đã chết nữa mà có thể mơ ước về những điều kỳ diệu có thể có trong hiện tại.”

“Có quá ít cái có thể làm được trong mối quan hệ của chúng ta.”

“Có đấy, anh tin là có.”

“Tôi thấy tôi phải đi đường này. Đó là con đường tắt đi về nhà.”

Khi đã trông thấy những vườn nho bao quanh nhà tôi dừng ngựa lại.

“Trong trường hợp không có dịp gặp ông trước khi đi, xin chào tạm biệt ông ở đây.”

“Nghe như em muốn đuổi anh.”

“Vớ vẩn…Chỉ là một lời tạm biệt.”

Anh cầm tay tôi đưa lên môi hôn.

“Em biết là mọi chuyện không kết thúc ở đây.”

Tôi cảm thấy có một làn sóng ấm áp trào lên trong lòng bởi vì tôi không thích một kết cục như thế này.

Tôi rút tay lại.

“Au revoir”, anh nói.

Tôi quay đi, ra roi phóng vụt đi.

Về với không khí bận rộn ở Paris, tôi sẽ quên tất cả những chuyện này, tôi tự nhủ. Mối liên hệ với người đàn ông này sẽ có ý nghĩa gì? Chỉ là một cuộc tình thoáng qua như ngọn gió. Không cưới xin. Ý nghĩ kết hôn với người đàn ông này thật lố bịch. Thực ra nó là một cái gì cũng hấp dẫn và quyến rũ đấy. Nhưng có bao giờ anh ta lại ngỏ lời. Đó là lý do tại sao tôi sớm phải rời khỏi đây.

Tất nhiên, anh sẽ không nghĩ đến chuyện lấy vợ. Anh chỉ lấy vợ một lần, cô nàng Evette lá ngọc cành vàng và chỉ để thỏa lòng mong ước của cha mẹ. Anh cũng đã có con trai nối dõi và không muốn bước vào vòng ràng buộc của hôn nhân một lần nữa. Với lại, tại sao một người đàn ông như anh lại căm ghét chuyện hôn nhân thì tôi không sao hiểu nổi, bởi vì anh sẽ không giữ trọn lời thề dưới bàn thờ Chúa nếu anh không muốn. Anh là một người chồng điển hình kiểu Pháp…rất mực tao nhã, quan tâm đến vợ con và thực hiện đầy đủ cái gọi là bổn phận trong nhà rồi ra ngoài tung tẩy vui thú với hết người tình này đến người tình khác.

Đó là cái gọi là hôn nhân thời thượng của giới thượng lưu Pháp. Không phải là cái dành cho tôi

*

* *

Trước khi lên đường tôi muốn đến viếng thăm mộ mẹ tôi. Ngôi mộ của bà nằm trong nghĩa trang của nhà thờ nhỏ ở Villers-Mure. Cha tôi không muốn tôi lai vãng đến gần ngôi nhà của ông nội. Tôi nghĩ ông sợ những phản ứng bạo liệt của ông nội nếu ông phong thanh hay tin tôi đang ở đây. Tôi không muốn có mối liên hệ nào với một người ông như vậy, nhưng tôi muốn đến thăm mộ mẹ.

Tôi phóng ngựa lên đỉnh ngọn đồi mà từ đó tôi có thể nhìn xuống lãnh địa của dòng họ St.Allengère. Tôi nhìn thấy ngôi làng gần nhà mấy, con sông nhỏ len lỏi qua những tòa nhà bằng đá và một cây cầu nhỏ nhỏ cong cong. Thật là một vùng non nước hữu tình. Tôi cũng nhìn thấy tháp chuông nhà thờ và nhắm đúng hướng để đi đến đấy.

Làng quê thật yên ắng. Chắc mọi người đi làm hết cả. Tôi đi vào nhà thờ sau khi buộc con ngựa bên ngoài. Tiếng bước chân tôi trên những phiến đá lát sân vọng lên phá tan cái không khí trầm mặc thanh bình của nhà thờ. Tôi bâng khuâng nghĩ ngợi, đây là nơi Ngoại và mẹ tôi thường đến cầu nguyện. Các ô cửa sổ ở đây thật đẹp. Cửa sổ kiểu Jesse là của đóng góp của Jean Pascal St. Allengère vào thế kỷ 16, cái cửa sổ trang hoàng bằng những hình vẽ ổ bánh và cá bơi tung tăng là của Jean Christophe St. Allengère một trăm năm sau. Còn đây là tượng Thánh John, “món quà của Alphonse St.Allengère.” Tôi đứng nhìn chằm chằm vào tên ông. Ông nội! Nhớ lại những gì bá tước nói về ông mình, tôi không khỏi mỉm cười.

Cái tên St. Allengère còn xuất hiện ở nhiều nơi nữa. Họ là những người bảo trợ chính trong nhà thờ qua bao thế kỷ qua. Tôi chỉ là kẻ không mời mà đến. tôi không được phép có mặt ở đây. Cả cha tôi cũng không muốn tôi đến đây. Tôi tự hỏi ông nội sẽ làm gì khi biết chuyện tôi dám bước chân vào vương quốc của ông.

Không khí trong nhà thờ rất ấm nên tôi cởi khăn quàng ra trong lúc chăm chú quan sát mọi vật trang trí trong nhà thờ, bàn thờ, bục giảng đạo…đều là quà tặng của người ông mộ đạo của tôi. Khắp nơi đâu đâu cũng có bằng chứng về tấm lòng mộ đạo của ông.

Đây là nhà thờ của ông. Tòa lâu đài Carsonne có nhà thờ riêng vì thế tôi đoán bá tước không bao giờ đến đây. Anh khác hẳn ông nội tôi, nếu những câu chuyện bỡn cợt của anh nói lên tín ngưỡng của anh thì con người này chắc không hướng lòng tin vào đấng tối cao. Tôi đi ra ngoài nhà thờ và tìm đường đến nghĩa trang. Những bức tượng công phu, trau chuốt đặt trên nhiều ngôi mộ. Đó là những thiên thần hay tượng các thánh. Một số bức tượng lớn và giống như thật đến nỗi bạn dường như có ý đợi chúng cất lên tiếng nói.

Tôi không nghĩ chỗ yên nghĩ của mẹ tôi nằm ở giữa những công trình nghệ thuật đẹp đẽ này, những ngôi mộ công phu nhất, hoành tráng nhất là ngôi nhà ngàn năm của tổ tiên tôi về bên nội. cái tên St.Allengère khắc trên nhiều ngôi mộ. tôi đi dạo qua tất cả những ngôi mộ của dòng họ. Đây là Marth St.Allengère, phu nhân ngài Alphonse sinh năm 1822 tạ thế năm 1850. Vậy đây là bà nội tôi. Bà chết vào lúc còn rất trẻ. Tôi dám nói là việc sinh nở và cuộc sống với Alphonse nghiệt ngã đã sớm chấm dứt cuộc đời vắng bóng niềm vui của bà. Tôi tiếp tục cuộc khám phá và nhìn thấy ngôi mộ của Heloise. Không có bực tượng nào đặt ở đây. Ngôi mộ này hơi nhỏ, nhưng cây cỏ quanh mộ được chăm bón chu đáo. Có một bình hoa cắm mấy bông hồng nhạt màu. Tôi nghiệp Heloise! Tôi nghĩ đến hoàn cảnh của cô. Chắc là cô đã phải đau khổ ghê dớm mới kết thúc cuộc đời bằng cách ấy. tôi nghĩ đến bá tước. tất nhiên có thể anh chẳng có gì liên quan đến cô gái đáng thương. Thật không công bằng nếu tin chắc rằng anh là tên sở khanh nọ. nhưng mà Heloise đẹp nhất vùng và tôi biết anh sẽ vô cùng khoái chí nếu quyến rũ được cô con gái của kẻ thù.

Một lúc sau tôi mới tìm ra ngôi mộ của mẹ mình. Nó nằm trong góc, giữa những ngôi mộ hết sức đơn giản. chỉ có một cái tên Marie Louise Cleremont. Tạ thế năm 17 tuổi. Một cảm xúc mạnh mẽ dâng lên trong cổ và tôi thấy một bụi hồng được chăm bón tốt qua hàng nước mắt.

Câu chuyện của mẹ cùng không khác với nỗi bất hạnh của Heloise là bao. Nhưng mẹ ra đi ngoài ý muốn của mình. Tôi lấy làm mừng là mẹ không liều thân hoại thể. Chính sự ra đời của tôi đã cướp đi cuộc sống của mẹ. Nếu mẹ còn sống chúng tôi sẽ luôn ở bên nhau: Ngoại, mẹ và tôi. Heloise đáng thương không có can đảm đối mặt với cuộc sống. câu chuyện của cô có một kết cục khác, dù nó cũng bắt đầu như mẹ tôi, yêu một người bỏ rơi mình vào lúc khó khăn nhất. Một bài học cho tất cả những người đàn bà nhẹ dạ, cả tin.

Tôi chậm rãi quay về, tìm đường trở lại sân nhà thờ nơi tôi cột con ngựa. Tôi đi qua khu mộ dành cho dòng họ St.Allengère và giật mình khi thấy một người đàn ông đứng bên ngôi mộ của Heloise.

“Chào cô”, người đàn ông lên tiếng. Trong khi đáp lại lời chào, tôi không cưỡng lại được ý định muốn đứng lại.

“Một ngày đẹp trời hả? cô bị lạc lối ư?”

“Thưa không. Tôi chỉ ghé qua thăm nhà thờ. Tôi để ngựa của mình ở ngoài sân.”

“Một ngôi nhà thờ cổ kính và rất đẹp phải không?”

“Thưa vâng.”

“Cô là người là ở đây.” Ông đưa mắt nhìn tôi dò xét. “Tôi tin là tôi biết cô là ai. Có phải cô đang ở lại bên vườn nho?”

“Dạ phải.”

“Vậy cô là con gái của Henri?”

Tôi gật đầu, người đàn ông tỏ vẻ xúc động.

“Bác nghe nói cháu đang ở đây.”

“Vậy… bác là bác trai của cháu.”

“Đúng. Nom cháu rất giống mẹ…giống lắm ấy, đến nỗi thoạt nhìn bác đã ngỡ cháu là Marie Louise.”

“Cha cháu cũng nói là cháu giống mẹ.”

Bác tôi nhìn xuống ngôi mộ.

“Cháu ở đây có vui không?”

“Dạ, cháu rất thích ạ.”

“Thật đáng tiếc là mọi chuyện lại xảy ra như thế. Còn Madame Cleremont, bà cụ có khỏe không?”

“Dạ khỏe, bà cháu đang ở London.”

“Bác cũng có nghe nói về của hàng thời trang. Bác tin là nó rất phát đạt.”

“Vâng, bây giờ chúng cháu có một chi nhánh ở Paris. Ngày mai cháu sẽ quay lại đấy.”

“Bác nghĩ cháu chính là Madame Sallonger.”

“Vâng đúng thế ạ.”

“Tất nhiên bác có biết chuyện. cháu lớn lên trong gia đình và cuối cùng kết với một người con trai trong gia đình ấy. Philip, phải không?”

“Bác biết nhiều về cháu quá. Vâng ạ, cháu đã lấy anh Philip.”

“Và bây giờ cháu là một góa phụ.”

“Dạ cháu đã là một góa phụ được 12 năm rồi ạ.”

Đúng lúc ấy cái quàng tôi cầm trên tay vướng vào một bụi cây, tuột khỏi tay tôi. Người bác gỡ chiếc khăn ra. Đó là một chiếc khăn quàng bằng lụa màu tím nhạt giống những cái khăn chúng tôi bán ngoài cửa hàng.

Ông bác sờ vào chất vải và nhìn nó một cách chú tâm. “Loại lụa này đẹp quá.” Ông không đưa trả cho tôi. “Tha lỗi cho bác. Lẽ tự nhiên, bác quan tâm đến vải vóc. Nó chính là cuộc sống ở nơi đây mà.”

“Vâng, cháu hiểu.”

“Chất liệu rất tuyệt.”

Ông vẫn ngắm nghía cái khăn trong tay. “Đây là một loại lụa hoàn hảo nhất. bác tin rằng nó chính là lụa Sallon.”

“Đúng thế ạ.”

“Tuyệt quá. Chưa có một loại lụa nào trên thị trường có thể sánh với nó. Bác cho là chính chồng cháu đã khám phá ra quy trình này và đem áp dụng vào sản xuất trong các nhà máy ở Anh.”

“Đúng là nó được khám phá ra bởi một người trong gia đình Sallonger, nhưng không phải do anh Philip, chồng quá cố của cháu, mà là do anh của anh ấy là Charles.”

Ông bác nhìn tôi với ánh mắt sửng sốt.

“Bác bao giờ cũng nghĩ rằng sáng kiến ấy là của chồng cháu. Cháu có chắc là mình không nhầm không?”

“Chắc chắn là cháu không thể nhầm được. cháu vẫn còn nhớ tất cả những chuyện này rất rõ. Chúng cháu đã hết sức ngạc nhiên khi Charles công bố công thức dệt loại lụa này bởi vì anh ta luôn tỏ ra là một người chẳng thiết gì đến công việc. Chồng cháu thì…ngược lại. nếu có ai đó khám phá ra lụa Sallon thì phải là anh Philip mới phải. nhưng oái oăm thay lại chính là Charles. Đó là một phát minh thiên tài và tất cả chúng cháu đều chịu ơn Charles.”

“Charles à? Anh ta là người đứng đầu công việc hiện nay?”

“Vâng. Nó được để lại cho hai người con trai và khi chồng cháu… mất… Charles trở thành người chủ duy nhất.”

Ông bác im lặng. tôi nhận thấy khuôn mặt ông tái đi và tay ông run rẩy khi trả lại tôi cái khăn.

Ông ngước mắt nhìn tôi và nói. “Đây là mộ con gái bác.”

Tôi cúi đầu ra chiều thông cảm.

“Đó là một nỗi đau không thể nguôi ngoai đối với cả gia đình. Con bé đẹp là thế, dịu dàng là thế…vậy mà hoa chưa kịp nở đã vội lìa cành.”

Tôi muốn an ủi người cha già vì trông ông quá thương tâm. Đột nhiên ông mỉm cười. “Nói chuyện với cháu thật vui. Ước gì…bác có thể mời cháu đến chơi nhà.”

“Cháu hiểu mà. Và cháu cũng rất vui khi được gặp bác.”

“Ngày mai cháu đã đi rồi à?”

“Vâng ạ.”

“Tạm biệt cháu. Thật là một…tiết lộ chấn động nhất.”

Ông chậm rãi lê bước ra ngoài nghĩa trang và tôi cũng tìm đến chỗ con Marron đang đứng dụi mõm.

Buổi tối cuối cùng, chúng tôi đến nhà cô chú Ursule và Louis, một nếp nhà nhỏ nhưng xinh xắn và ấm cúng.

Thật là một buổi tối dễ chịu. Cô Ursule nói bao giờ cô cũng mong đợi những cuộc viếng thăm của cha tôi và hy vọng nếu có khi nào tôi về đây tôi lại đến thăm vợ chồng cô. Về phía mình tôi cũng bày tỏ niềm vui của mình, kể cho mọi người nghe tôi đã đến nghĩa trang viếng mộ mẹ và gặp bác René ra sao. Đầu tiên cha tôi giật mình hoảng hốt nhưng sau cũng trấn tĩnh lại được.

“Tội nghiệp René”, ông nói. “Đôi khi tôi nghĩ chính anh ấy cũng ao ước có được can đảm để bỏ đi.”

“Anh ấy là con rối trong tay cha chúng ta”, Ursule đáp một cách thẳng thừng. “Anh ấy thực hiện mọi điều cha muốn và phần thưởng là được thừa hưởng gia tài.

“Nếu như”, chú Louis nói thêm, “anh ấy không làm gì phật ý ông già trước khi ông ấy quy tiên.”

“Tôi rất mừng là tôi đã chọn tự do”, Ursule nói.

Sau đó câu chuyện chuyển sang đề tai về bá tước.

“Đó là một ông chủ tốt”, chú Louis nói. “Anh ta để cho tôi được tự do sáng tạo và trong chừng mực tôi giữ gìn bộ sưu tập của dòng họ này đâu vào đấy tôi có thể vẽ theo ý mình. Thỉnh thoảng anh ấy còn tạo điều kiện cho tôi có một phòng triển lãm tranh. Tôi không biết chúng tôi sẽ xoay sở ra sao nếu không có cha anh ấy và bây giờ đến anh ấy.”

“Hắn làm thế là để trả thù cha chúng ta”, người cha hiền lành của tôi nói.

“Bá tước rất có “gu” thưởng thức nghệ thuật”, Louis nói. “Anh ấy tôn trọng nghệ sĩ và tôi nghĩ không phải là anh ấy không chịu ảnh hưởng những tác phẩm của tôi. Tôi nợ người ấy rất nhiều.”

“Cả tôi nữa cậu Henri ạ. Vì thế cậu đừng đánh giá anh ta quá khắc nghiệt.”

“Em thừa nhận là hắn có ơn với hai người. nhưng tiếng tăm của hắn trong vùng…”

“Đó là truyền thống trong gia đình ấy. Bá tước vùng Carsonne bao giờ cũng là người đàn ông đa tình. Ít nhất thì bá tước Gaston cũng không khoác một bộ mặt đạo đức giả như cha chúng ta… Và hãy nghĩ đến bao nhiêu đau khổ mà ông già đã gây ra.”

“Em dám nói là người mà chị bênh vực cũng gây ra khối rắc rối trong vùng…”

“Này Henri cậu đang ám chỉ đến Heloise trong khi cậu không có bằng chứng là anh ta có dính líu gì đến vụ này.”

“Rõ quá rồi còn gì. Hắn đang cố ve vãn Lenore nhà em đấy.”

“Nếu vậy”, Ursule nhìn tôi, “Cháu phải cẩn thận.”

“Katie lại thích chơi với con trai hắn là Raoul”, cha tôi tiếp tục. “Hôm nay nó ở đàng ấy cả ngày. Hắn cho xe đến đón con bé. Em chỉ muốn bảo thẳng vào mặt hắn là hãy biến đâu cho khuất mắt.”

“Cậu phải khéo léo hơn một chút chứ. Đằng nào thì ngày mai cậu với Lenore và Katie cũng đi rồi, thế thì có gì phải sợ nào?”

Tôi thích thú nghe những điều mọi người nói về anh. Thực ra đó là tất cả những gì tôi còn nhớ được về cái buổi tối cuối cùng ở nhà cô Ursule và chú Louis.

Ngày hôm sau chúng tôi đã có mặt ở Paris.

Chỉ có bà bá tước ở đây. Ngoại tôi và Cassie vẫn ở lại London.

“Có chuyện gì vậy?” Bà bà tước kêu lên. “Trông cô trẻ hẳn ra. Có chuyện gì mới hả?”

Tôi đỏ bừng cả hai má.

“Tôi rất thích ở đấy.”

“Chúng cháu đến thăm lâu đài”, Katie nói liến thoắng. “Người ta nuôi cả chim ưng ở đấy và rất nhiều chó săn…có cả những con cún rất dễ thương. Này, họ còn có cả một cái hầm Quên để đẩy một người mà họ muốn quên mãi mãi vào đấy.”

“Ước gì chúng ta lại có dịp đến đấy”, bà Bá tước nói. “Madame Delorme đã mang cái áo nhưng màu hoa cà lại. Bà ta nói nó quá chật. Bà ta sẽ là người đầu tiên bước vào nếu tôi đoán trúng.”

“Nếu bà để họ trong phòng này họ sẽ chết”, Katie tiếp tục câu chuyện.

“Một ý thật hay. Nhưng ta muốn nghe tất cả mọi chuyện về chuyến đi này.”

Katie hồ hở miêu tả về một lễ hội hái nho.

“Nhưng cái buổi lễ vui nhất vẫn là ở lâu đài. Họ nhảy múa trong những cái máng. Những cái máng thật lớn và nước nho ngập dưới chân họ. Tất nhiên, là họ phải rửa chân thật sạch trước khi làm thế. Đấy là nước nho, bà hiểu không?”

Bà bá tước vừa nghe Katie huyên thuyên vừa nói lại tình hình cửa hàng trong lúc tôi vắng mặt và tôi nhận ra đôi mắt của bà tò mò nhìn tôi như thể nghi tôi có chuyện gì không muốn cho bà biết.

Tôi về nhà chưa được ba ngày thì có một người khách tìm đến. Bà bá tước tiếp khách rồi vội vàng chạy đến chỗ tôi mặt mày hí hửng.

“Có một quý ông đến tìm cô. Anh ta không cho biết tên, nói là muốn làm cho cô ngạc nhiên. Chu cha, người đâu mà phong nhã và quý phái đến từng chân tơ kẽ tóc. Là ai vậy?”

“Để tôi xuống xem sao”, tôi nói nhưng trong bụng đã rõ là ai rồi.

Anh nở một nụ cười đáng ghét nhất trần đời.

“Bà Sallonger quý mến của tôi, tôi đang ở Paris và không thể quay về Carsonne nếu không đến chào bà.”

Bà bá tước đứng cạnh tôi, nở nang cả mặt mày vì thích thú.

“Đây là nữ bá tước Ballander. Còn đây là bá tước De la Tour.”

“Rât hân hạnh được gặp ngài.”

“Cả tôi cũng vậy, thưa nữ bá tước.”

“Ông dùng một chút gì để giải khát? Một chút rượu nho chăng?”

“Bá tước là một người sành rượu nhất. Chính ông ấy cũng làm rượu mà. Tôi không nghĩ là chúng ta có bất cứ loại rượu nào hợp với khẩu vị của ông ấy.”

“Bất cứ loại rượu nào mà bà mời tôi thì nó cũng đều ngọt như mật. Tôi thật sung sướng được có mặt ở đây, ở Paris này.”

“Đây là một thành phố ưa thích của ông phải không bá tước?” Bà bá tước đon đả.

“Vào lúc này…thì nó là nơi mà tôi ưa thích nhất.”

Bà bá tước bỏ đi để lại chúng tôi với nhau với nụ cười đầy ẩn ý. Tôi quay lại nhìn khách.

“Làm ơn hãy tỏ vẻ vui mừng khi được gặp tôi.”

“Tôi chỉ thấy ngạc nhiên.”

“Vậy sao? Chắc chắn là em không nghĩ là tôi để cho em trốn thoát dễ dàng đến thế.”

“Không phải là vấn đề bỏ trốn.”

“Xin lỗi. Một cách nói ngớ ngẩn. Rất sung sướng được gặp lại em. Cửa hàng của em sang trọng quá.”

“Người ta phải thanh lịch khi ở Paris.”

“Tôi chấp nhận lời nhận xét nhân danh thành phố tôi yêu. Trong khi tôi ở đây, tôi sẽ cho em xem nhiều thứ của Paris.”

“Ông cũng biết là tôi đã ở đây một thời gian mà.”

“Biết. Nhưng chắc chắn là anh vẫn có thể làm em ngạc nhiên.”

“Tôi không mảy may nghi ngờ là ông sẽ làm điều đó.”

Nữ bá tước quay lại với một khay trên có một chai rượu, mấy cái ly và bánh ngọt. “Xin mời vào phòng khách, ở đấy thoải mái hơn.”

Bà rót rượu ra hai cái ly. “Bây giờ tôi sẽ để hai người lại với nhau, chắc là hai người có nhiều chuyện muốn nói.”

“Bà thật chu đáo quá.” Bá tước trầm trồ.

Bà tặng anh một nụ cười rạng rỡ. Tôi có thể thấy là rõ ràng bà rất thích bá tước và quyết định ngay lập tức là anh là người đàn ông dành cho tôi. Cái nghề mai mối của và vẫn chưa bị mai một đi và từ lâu bà vẫn thầm tìm kiếm trong cánh đàn ông độc thân một người phù hợp với tôi.

Rõ ràng bà chẳng hiểu gì về bá tước hết.

“Thật là một quý bà duyên dáng.”

“Đúng thế. Tôi biết bà ấy từ ngày còn con gái. Bà ấy từng là bà Nguyệt se duyên cho nhiều đôi bằng cách giới thiệu các tiểu thư với giới quý tộc thủ đô và giúp họ tìm được một người chồng xứng đáng.”

“Chắc bà ấy làm được việc lắm.”

“Tất nhiên, bây giờ bà ấy không thể làm nữa mà trở thành một trong những người chung vốn và điều hành ở chỗ chúng tôi. À mà ông ở lại đây bao lâu?”

Anh mỉm cười, nhún vai. “Chưa biết được. Điều này còn tùy thuộc rất nhiều… vào hoàn cảnh.”

“Ông ở đâu?”

“Tôi có một ngôi nhà ở đại lộ faubourg Saint-Honoré đoạn ngay trước ngã tư giữa đại lộ Saint-Honoré và Royale.”

“Tôi biết nơi này.”

“Đó là nhà ở tại Paris của tôi trong vòng 50 năm qua. Khách sạn cổ của chúng tôi bị đốt cháy trong thời gian Cách mạng.”

“Ông có hay ở Paris không?”

“Công việc hoặc thú vui sẽ dẫn đường cho tôi đến đây.” Tôi nghe có tiếng nói của Katie. Nó đang lý sự với bà bá tước.

“Mẹ con đang bận đấy, Katie.”

Katie mở hé cửa. “Ôi”, nó sung sướng reo lên. “Đó là ngài bá tước.” Con bé chạy bề phía ông khách chìa tay ra cho anh hôn. Bà tước hôn tay nó trang nghiêm như hôn tay một quý bà.

“Raoul ở đâu ạ?”

“À, nó đang ở Carsonne.”

“Tại sao bác không mang bạn ấy theo cùng?”

“Tôi có một việc quan trọng ở đây còn Raoul lại có bổn phận của nó ở Carsonne.”

“Thật đáng tiếc quá.”

“Tôi sẽ nói cho nó biết điều này. Chắc Raoul sẽ cảm động lắm.”

Cô giáo Leclerc bước vào phòng. Rõ ràng cô đang tìm Katie.

“Đây là Mademoiselle Leclerc, cô giáo của Katie”, tôi giới thiệu. Quả thật tôi có hơi xấu hổ với cảm giác khó chịu trong lòng khi thấy đôi mắt anh dừng lại trên người cô, ước lượng, đánh giá. Cô giáo đang ở độ đẹp nhất và trẻ trung hơn tôi. Tôi cũng nhận thấy sự có mặt của anh đã tác động đến cô như thế nào – cô đỏ bừng hai má và đôi mắt đẹp dường như long lanh hơn. Tôi nghĩ bụng, bạn không bao giờ biết chắc về con người này.

Cô giáo Leclerc nói cô đến tìm Katie để đưa đi dạo.

“Con đi đi Katie.”

“Bác sẽ vẫn ở đây khi cháu trở lại chứ?”

“Tôi cũng hi vọng thế.”

Con bé có vẻ hài lòng và ra khỏi phòng với cô giáo của nó.

“Thật là một cô bé láu lỉnh duyên dáng. Nó chỉ có thể là con gái của em. Tôi rất mong nó gặp Raoul nhiều hơn.” Tôi vẫn không thể gạt hình ảnh cô giáo ra khỏi đầu.

“Trong khi ở đây tôi sẽ giới thiệu với em về Paris.”

“Như tôi đã nói rồi, tôi đâu phải người xa lạ gì.”

“Tôi muốn nói đến một Paris thực sự…một Paris chỉ có người dân địa phương mới có thể chỉ cho em. Tôi có thể nghĩ ra nhiều cái để cho em xem.”

Và quả thật những ngày sau đó là những ngày hạnh phúc mê ly. Tôi biết anh đã bỏ bùa mê cho tôi và tôi tự trấn an mình là không cần phải sợ hãi. Tôi đâu còn là một trinh nữ thơ ngây. Bao giờ tôi cũng nhớ tôi đang đánh bạn với loại người nào…lịch duyệt, từng trải, có ý thức tìm kiếm thú vui ở những người đàn bà nhẹ dạ. Bao giờ tôi cũng tâm niệm điều đó và tự hào về bản lĩnh của mình. Nhưng mọi chuyện đều khác đi khi tôi ở bên anh. Dường như anh không biết mệt mỏi trong cố gắng muốn làm tôi hài lòng và mỗi ngày trôi qua như trong ống kinh vạn hoa với những cảm xúc tốt đẹp…quá tuyệt vời để có thể gạt sang một bên. Tôi vui sướng, vô tư lự như một cô nữ sinh trung học…như đã lâu lắm rồi tôi không còn trong tâm trạng ấy nữa. Tôi hòa vào niềm vui với anh, nhưng bao giờ cũng vậy, ngay vào thời điểm sung sướng nhất bên tai tôi vẫn văng vẳng lời cảnh báo. Và thỉnh thoảng hình ảnh cái xác của nàng Heloise xinh đẹp nằm trong khúc sông cạn lại hiện lên trong đầu tôi. Còn mẹ tôi nữa. Người mẹ trẻ con của tôi đã si mê một cách liều lĩnh và thiếu khôn ngoan. Tôi có thể hiểu được tình cảm của họ. Thật dễ quên mình trong những phút giây xúc động với một người đàn ông mà mình yêu say đắm.

Nhưng thường thì tôi buông mình cho niềm vui thuần túy của những ngày vàng lộng lẫy ấy. tôi đã học được biết bao điều từ anh. Có những lúc anh rất mực nghiêm túc và anh không chỉ thuần túy tìm kiếm niềm vui về cảm giác. Anh là người thông kim bác cổ, đặc biệt là có những kiến thức sâu sắc về nghệ thuật. Anh cũng quan tâm sâu sắc đến lịch sử dân tộc và chia sẻ với anh niềm quan tâm này cũng là một điều hết sức thú vị. Anh dành cho quê hương đất nước một tình cảm dữ dội, tha thiết, tuy vậy anh vẫn có thái độ phê phán đúng đắn với những biểu hiện chưa tốt. tôi cảm thấy tôi học được rất nhiều điều về anh trong đó có cả những hiểu biết về bản thân mình.

Tôi mon chờ những cuộc gặp gỡ giữa hai người. Tôi biết cha tôi lo lắng lắm nhưng tôi trấn an ông là ông không cần phải sợ hãi. Dù vậy ông vẫn không thôi lo lắng. Dù vậy ông vẫn không thôi lo lắng. Trong khi đó bà bá tước hết sức hào hứng. Bà hoàn toàn bị bá tước chinh phục. Anh nắm được đúng cái nghệ thuật đối xử với phụ nữ và biết điều chỉnh thái độ của mình để làm sao cho phụ nữa cảm thấy mình là đối tượng được kính trọng, yêu thương bởi mình hết sức quyến rũ, khả ái.

Anh mua quà cho Katie, hoa tươi cho bà bá tước, nói chuyện nhũn nhặn với cha tôi. Anh nóng lòng muốn chinh phụ cả gia đình tôi. Và đó là một phần trong sách lược của anh.

Anh đưa chúng tôi đến nhà hát xem vở Orpheus trong địa phủ. Anh bảo tôi đó là một vở nhạc kịch mà anh yêu thích bởi vì nó đem các vị thần ra chế giễu. Đó là một vở kịch rất hay, tất cả chúng tôi đều thích. Thậm chí cả cha tôi cũng quên nỗi lo lắng mà bật cười rất thoải mái và trên đường trở về nhà những giai điệu quyến rũ của vở kịch vẫn văng vẳng bên tai tôi. Đúng, đây là vở nhạc kịch ưa thích nhất của tôi.

Bà bá tước hết lòng khuyến khích tôi tham gia những cuộc thám hiểm Paris với anh. Tôi nói cần phải làm việc nhưng bà không muốn nghe đến chuyện đó.

“Này chúng tôi làm mọi việc một cách hoàn hảo nhé. Chúng tôi chẳng làm thế lúc cô đi vắng đấy sao. Hãy cứ vui vẻ, thưởng ngoạn khi có điều kiện. lúc nào làm việc chả được.”

Ngày vui ngắn chẳng tày gang, tôi chẳng bao giờ quên những ngày đầy ráng vàng hạnh phúc ấy. Paris là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới và dưới sự dẫn dắt của bá tước, nó trở thành một xứ sở thần tiên. Đôi khi Katie đi cùng chúng tôi, nhưng thường thì chỉ có hai chúng tôi với nhau.

Chúng tôi đến đồi Montmartre, anh cầm tay tôi trong lúc chúng tôi sải bước trên hè phố. Chúng tôi thăm nhà thờ với kiến trúc kỳ lạ của phương Đông, đó là một nơi làm nên bản sắc đặc biệt của Paris. Anh kể cho tôi nghe về St.Dennis, một vị thánh yêu nước người Pháp và những người tử vì đạo đã hi sinh cho Tổ Quốc. Anh dẫn tôi đến xem cái chuông lớn nhất – Francoise- Marguerite hoặc La Savoyarde de Montmatre cao gần 20 mét. Anh dạy tôi cách lắng nghe âm thanh khác lạ của nó. Tôi đã cùng cha đến đây một lần rồi nhưng với anh mọi việc dường như có thêm một ý nghĩa mới và một cái gì đặc biệt thú vị. tôi phát hiện được nhiều điều mới mẻ mà trước đây tôi chưa nhận ra. Anh đã mang một ánh sáng mới đến cho mọi vật và dưới ánh sáng ấy dường như chúng trở nên tuyệt diệu hơn, thú vị hơn.

Cái nhìn của anh về quá khứ cũng thật đặc biệt, có một cái gì hoài cổ. anh không thích Cách mạng vì nó đã phá hủy lối sống cũ, anh tỏ vẻ cay đắng khi nói về đám đông quần chúng bởi vì tổ tiên anh đã phải đau khổ dưới bàn tay của họ. chỉ có một may mắn lớn lao là dòng họ của anh vẫn còn sống sót.

“Nó bị thúc đẩy bởi ý muốn tội lỗi”, anh nói, “như một sự ghen tỵ…một khao khát muốn phá hủy bởi vì đó là cái mà người ta thiếu.” anh đưa tôi đến Conciergerie thăm hầm mộ Salle Saint Louis còn có tên gọi là Salle des Pas Perdus bởi vì trong thực tế những kẻ tội đồ bị xử chém sẽ đến đây trong khi chờ để bước lên máy chém. Anh tỏ vẻ nghiêm nghị khi chúng tôi đến thăm xà lim trong đó Marie Antoinette sống những ngày cuối cùng. “Chủ thể của sự lăng nhục chịu tác động của những tên bạo chúa”, anh nói với một vẻ ghê tởm.

Thế là tôi có dịp được nhìn thấy nhựng mặt khác trong tính cách của anh. Và bao giờ anh cũng khiến tôi ngạc nhiên.

Tôi phát hiện ra là anh là một từ điển bách khoa về nghệ thuật khi chúng tôi đến viện bảo tàng Louvre. Anh cho tôi thấy những bức tranh quen thuộc dưới một ánh sáng mới. Anh rất mê Leonard Da Vinci và chúng tôi đứng rất lâu ở phòng trưng bày lớn trong khi anh phân tích bức họa Đức mẹ Đồng Trinh trên bờ đá. Tất nhiên anh cũng say sưa nói về Mona Lisa, bức họa được mang sang Pháp năm 1793. anh cho tôi biết về Francois Premier, một người đặc biệt quan tâm đến hội họa đã mang Leonard từ Ý sang Pháp để người họa sĩ vĩ đại đó có thể trưng bày tác phẩm của mình lần đầu tiên. “Ông ấy là một họa sĩ không thực hiện được hoài bão của mình”, anh nói, “có thể là cũng như anh. Nhưng anh e rằng mình cũng có những thiếu sót tốt lành trong đời.”

“Phải khôn ngoan lắm mới biết được điều đó”, tôi nói. Thật là những ngày hạnh phúc! Tôi sẽ không bao giờ quên những ngày ngọt ngào, tốt đẹp ấy. Mỗi buổi sáng lại bắt đầu một cuộc phiêu lưu thú vị. Đó cũng là một lối sống, tôi tự nhủ. Nhưng tôi cũng tự răn mình một trăm lần một ngày rằng đó chỉ là một cái gì phù phiếm. sẽ chấm dứt…vào một ngày gần đây.

Nhưng tôi vẫn bám chắc lấy những khoảnh khắc ấy, tận hưởng tất cả những hương vị ngọt ngào của nó. Tôi có một cảm giác khó chịu rằng tôi đã trở thành một con mồi của anh theo cái cách mà anh mong muốn. Tôi đã quên đi vấn đề này trong khi khám phá ra những nét mới mẻ trong bản tính của anh.

Chúng tôi đến khu Père-La Chaise – quá nhiều cho một khu vực của Paris. Tôi thường tự hỏi Père-La Chaise là ai và anh cho tôi biết đó là vị linh mục – cha tinh thần của vua Louis XIV, và nghĩa địa này được đặt tên theo ngôi nhà của ông là nơi bây giờ dùng làm nhà nguyện. Chúng tôi đứng lại hồi lâu để ngắm nhìn các tượng đài và ngôi mộ của các danh nhân.

“Một bài học cho tất cả chúng ta”, anh trầm ngâm nói. “Cuộc sống thật ngắn ngủi. Khôn ngoan thay là những kẻ biết sống hết mình cho những khoảnh khắc ngắn ngủi ấy.”

Anh xiết chặt tay tôi và mỉm cười.

Tôi rất thích những điểm dạo chơi ngoài trời. tôi thích vẻ kiều diễm, thanh lịch của công viên Parc Monceau một nơi tung tăng bao nhiêu trẻ con cùng với những cô bão mẫu và những pho tượng khác thường về các nhân vật nổi tiếng như Chopin với cây đàn Piano và những biểu tượng đại diện cho Đêm và sự Hài Hòa. Bọn trẻ yêu các pho tượng và khi tôi dẫn Katie đến đây chơi nó rất ghét phải từ giã bạn bè để về nhà.

Một hôm khi chúng tôi ở Jardin des Plantes, tôi nhận ra những ngày đầy những ráng vàng hạnh phúc rồi cũng chấm dứt. chúng tôi ngồi trên băng ghế ngắm nhìn những con công khệnh khạng đi lại và tôi nhớ có lần đã nói với anh rằng có những thời khắc nhất định bạn nhận ra rằng mình hoàn toàn hạnh phúc. Và đây là một trong những khoảnh khắc như vậy.

“Em sắp phải về nhà rồi.”

“Nhà ư? Thế đâu là nhà em?”

“London.”

“Tại sao em lại phải về đấy?”

“Bởi vì em xa đấy lâu quá rồi.”

“Chẳng phải Paris cũng là nhà em sao?”

“Mỗi người chỉ có một nơi duy nhất là nhà thôi.”

“Em đang nói em cảm thấy nhớ nhà ư?”

“Em chỉ có cảm giác là em phải đi. Đã lâu lắm rồi em chưa gặp Ngoại.”

“Anh hy vọng em muốn ra đi chỉ vì thế. Những ngày vừa qua không tuyệt vời sao?”

“Rất tuyệt. Em đã sợ là em làm anh tốn nhiều thời gian.”

“Đó là cái cách giết thời gian mà anh thích nhất. Em cũng biết như vậy, đúng không? Những cuộc gặp gỡ này rất thú vị đối với anh và anh hy vọng em cũng cảm thấy thế.”

“Cho phép em nói thẳng nhé. Anh có động cơ của mình và có thể là anh đã phí thời gian.”

“Động cơ của anh là lạc thú. Anh tìm thấy nó và đó không phải là sự lãng phí thời gian.”

Tôi im lặng. thật khó mà chấp nhận sự thật là anh đã không nói điều đó…một cách dễ lọt tai hơn.

“Sao em có vẻ trầm ngâm làm vậy?”

“Em đang nghĩ về nhà.”

“Anh không cho phép điều đó xảy ra. Ngày mai em muốn đi đâu nào?”

“Ngày mai em phải chuẩn bị quay về nhà.”

“Xin em hãy ở lại. Thử nghĩ coi anh sẽ trống vắng ra sao nếu em rời khỏi đây.”

“Em cho là anh sẽ mau chóng tìm được đối tượng khác để tiêu sầu.”

“Đó là điều em nghĩ…anh đến với em chỉ để giải trí thôi ư?”

“Không. Đó là điều không có trong dự định của em.”

“Em biết tình cảm của anh dành cho em mà.”

“Anh đã làm cho nó trở nên đơn giản.”

“Em có thích những cuộc đi chơi của chúng ta không?”

“Đó là những ngày vui sướng nhất.”

“Em sẽ bỏ phí nếu em ra đi.”

“Đúng thế. Nhưng em có công việc ở London. Sẽ có rất nhiều chuyện phải làm.”

“Và rồi em sẽ quên anh ngay.”

“Em sẽ nghĩ đến anh, chắc thế.”

Anh cầm tay tôi. “Tại sao em lại sợ hãi thế?”

“Sợ ư? Em mà sợ?”

“Phải. Sợ hãi…Em sợ không dám để cho anh đến gần.”

“Em nghĩ có thể là do em khác với hầu hết những người phụ nữ mà anh quen biết.”

“Đúng thế. Và đó là một trong những điểm mà anh cảm thấy hết sức cuốn hút..”

“Vì thế mà em đã không hành động như anh có thể chờ đợi.”

“Làm sao em biết được mong muốn của anh?”

“Em đã nhận ra cái cách sống mà anh theo đuổi.”

“Em biết về anh rõ ràng đến thế sao?”

“Em nghĩ em hiểu anh đủ để rút ra một vài điều.”

Anh xiết chặt cánh tay tôi. “Đừng đi, xin em đừng đi. Hãy để cho chúng ta có thời gian biết về nhau rõ hơn…”

Tôi biết anh đang đề nghị điều gì và lấy làm xấu hổ phải thú nhận là nó có một sức cám dỗ khó tả. tôi giận dữ giật tay ra. Một cuộc tình ư? Chắc là có những pha hấp dẫn, gợi tình và cuồng nhiệt…cho đến lúc nó bốc cháy thành tro. Một cuộc phiêu lưu như vậy không dành cho tôi. Tôi cần một mối quan hệ lâu dài, bền vững. Một vài tuần…có lẽ là một vài tháng say đắm…không thể thay thế cho tình yêu.

Có thể anh đề nghị lấy tôi? Nếu có thế thì tôi cũng cảm thấy do dự. Lý trí nhắc nhở tôi rằng tôi cần phải cân nhắc một cách lạnh lùng trước khi dấn sau vào bất cứ mối quan hệ nào với anh. Nhưng tất nhiên là anh không nghĩ đến chuyện cưới xin. Anh đã lấy vợ một lần vì lợi ích của dòng tộc và bây giờ anh chỉ cần tự do…không có bất cứ một sự vướng bận nào. Anh có một tài sản kếch sù và một lịch sử gia đình vẻ vang hùng mạnh. Anh phải thực hiện nghĩa vụ đối với Carsonne. Không có cưới xin gì hết. anh cần tự do.

Tại sao tôi lại để anh đi quá xa như vậy? Tại sao tôi lại cho phép mình có quá nhiều cảm xúc trong chuyện này? Tôi sợ rằng bản thân mình đã để anh lôi kéo đi quá xa. Tôi ngắm nhìn con chim công đực đang vênh vang tự hào, khoe bộ lông rực rỡ của mình với vẻ dương dương tự đắc trong lúc con chim cái bé nhỏ xám xịt bị nó bỏ lại phía sau.

Một cách nào đó cảnh này tiếp cho tôi sức mạnh. Không bao giờ. Không bao giờ. Tôi tự nhủ.

Tôi đứng lên, lạnh lùng nói. “Em nghĩ đã đến lúc đi về rồi.”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8: Tống tình


Mẹ con tôi trở về Luân Đôn có cha tôi đi cùng vì ông không muốn chúng tôi đi một mình. Tôi biết ông thở phào nhẹ nhõm bởi vì cuối cùng chúng tôi ra đi, thoát khỏi sự theo dõi của bá tước mà ong hằng lo sợ - nhất là kể từ ngày lên Paris.

“ Con có thích các cuộc chơi ấy không?”

Tôi đáp đó là một trong những thời khắc thú vị nhất trong đời và ong im lặng không nói thêm gì nữa. Thật tuyệt vời khi lại gặp Ngoại sau những ngày xa cách. Dường nghư bà chăm chú sét đoán tôi và ngay khi có dịp chỉ có hai bà cháu, bà nói.

“ Nom cháu có gì khang khác ...tươi trẻ hơn. Bà phát hiện thấy một sự thay đổi ở cháu”

Tôi kể cho bà nghe tôi đã gặp bác trai René ở nghĩa trang.

“ Cháu đến đó để viếng mộ mẹ.”

“ Thế là cháu gặp bác mình. Ông ấy có nói chuyện với cháu không?”

Có ạ. Bác ấy rất thân thiện. Bác René cùng đi thăm mộ Heloise. Bác biết cháu là ai. Bác có nghe nói cháu đang ở trang trại của cha cháu và nhận ra cháu ngay. Bác ấy nói cháu rất giống mẹ .”

Ngoại gật đầu súc động . “ bà tự hỏi không hiểu ông ấy nghĩ gì khi gặp cháu ở đây. Chắc ông ta không nói lại chuyện này với ông già. Nếu ông già biết, hẳn sẽ có nhiều răc rỗi.”

Bác ấy tỏ vẻ quan tâm đến cái khăn quàng cổ của cháu hơn là bản thân cháu.”

“Khăn quàng ư?”

“ Vâng. Cháu đánh rơi cái khăn , bác ấy nhặt lên và bíêt là nó được làm từ lụa Sallon. Rồi bác ấy nói về Philip nghĩ rằng chính anh mới là người phát minh ra loại lụa này. Bác ấy thực sự sững sờ khi cháu cải chính là Charles mới là tác giả của phát hiện ấy.”

“ Gia đình này chẳng nghĩ đến gì ngoài chuyện dệt lụa. chắc là họ cảm thấy đau đớn lắm khi có một người khác làm ra lụa Sallon. Nhưng có chuyện gì nữa không?”

“ Bà còn nhớ có một toà lâu đài trong vùng không ?”

“ Lâu đài Carsonne.Tẩt nhiên, ai mà không biết lâu đài và dòng họ DelaTour.”

“ Cháu gặp Gaston De La Tour.’

“ Vị bá tước hiện nay à?”

“Vâng .”

“Ô!” Bà nói vẻ thẫn thờ.

Tôi kể cho ngoại nghe vụ mấy con chó tham chực tấn công tôi việc chúng tôi đến dự lễ hội làm rượu nho ở lâu đài cùng việc Katie và con trai bá tước trở nên thân nhau ra sao .

“Ồ , thật là thú vị “. Bà nói vẫn nhìn tôi dò xét.

“ Cháu muốn nói anh ta cháu lên tận Paris?”

“ Không ạ . Anh ấy ở đây khi mẹ con cháu ở Paris”

“Và cháu tìm thấy một cái gì đó trong anh tràng này ?”

“Vâng .”

“Bà biết rồi. Hoá ra là thế .”

“ Ngoại muốn nói ... chuyện gì ạ?”

“có nghĩa là anh ta có trách nhiệm về sự thay đổi noi cháu”

“ Cháu không biết là có trách nhiệm về sự thay đổi nào không.”

“ Cháu có thể tin bà, có đáy. ÔI , Lenore, đó là điều bà không baogiờ muốn. Bà lo cho cháu lắm. kể từ ngày Philip qua đời , cháu đã cô đơn biết bao.’

“ Cô đơn ! với bà. Katie, bà bá tước và Cassie ư?”

“ Bà muốn nói cháu thiếu thốn tình cảm lứa đôi .”

Cháu nhớ Philip, tất nhiên ạ.”

“ Và cái anh chàng Gaston de la Tour này ... anh ta có vẻ đã gây một ấn tượng khó quên.”

“ Anh ấy là một người hết sức ấn tượng ạ”

“ Cháu sững sờ bởi tước hiệu, tài sản ... và quyền lực của anh ta?”

“Cháu cho là những chuyện đó góp một hần tạo nên con người anh ấy.”

“ cháu gặp anh ta nhiều lắm à?”

“Ở Paris, ngày nào chúng cháu cũng gặp nhau. Anh ấy đưa cháu đi thăm nhiều nơi và anh ấy có một vốn hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật, lịch sử, kiến trúc . Anh ấy làm cháu nhìn mọi vật bằng con mắt khác.’

“Ôi Lenore...Cháu có nghĩ”

“ Ngoại kìa. Ngoại lại lo lắng không đâu rồi. Cháu đã trở về London, đúng không nào? Trong khi cháu có thể ở lại Paris vì anh ấy cũng ở đấy.”

“ Bà biết đó là một người đẹp trai, quyến rũ lại biết cách chinh phcj phụ nữ. Nhưng anh ta chỉ coi đàn bà là chỗ vui chơi thôi.Anh ta không dành cho cháu đâu, Lenore. Bà biết rõ về gia đình này. Họ là chúa tể vùng đất nàytừ đời này sang đời khác. Họ nghĩ họ có quyền lực với bất kì phụ nữ nào. Đó là cách sống của họ bao đời nay và thời thế vẫn không làm họ thay đổi.”

“ Cháu hiểu mà. Bao giờ cháu cũng ý thức được điều đó nhưng cháu rất thích được gặp mặt anh ấy.Một người thật ... linh hoạt... duyên dáng .. vui tính và khác xa bất cứ người đàn ông nào mà cháu biết. Như bà đã nói , cháu đã sống những ngày đơn điệu từ khi Philip ra đi> Cháu thích những cuộc gặp gỡ ấy nhưng không bao giờ cháu quên tình bạn giữa hai người có ý nghĩa gì đối với anh ấy và mục tiêu của anh ấy là gì. Cháu đã quyết định là anh ấy sẽ không bao giờ đạt được điều mình muốn . Cần phải có hai người để đưa ra một quyết định ổong những chuyện như thế này Ngoại ạ, mà chúng cháu thì không nhát trí với nhau. Cháu biết ngoại đang nghĩ gì và cháu cam đoan với Ngoại là một phụ nữ tiết hạnh .”

“ Cháu có thể tan nát trái tim với một người như thế. Tiếc là cháu đã gặp anh ta.”

“ Không đâu. Đó cũng là một khoảng thời gian tươi đẹp và chẳng có một chuyện gì xấu sảy ra.”

Ngoại thở dài như trút được gánh nặng : tạ ơn chúa là cháu đã ở n hà>”

“Katie rất ngưỡng mộ anh ấy . Con bé rất thích trò shuyện với anh.”

“ Tất nhiên là thế rồi. A nh ta dùng nó để tiếp cận với cháu . Trời ạ, bà sẽ lo lắng lắm nếu bà biết rõ mọi việc lại đi quá xa như thế .”

“ Bao giờ cháu ghi nhớ trong đầu , anh ấy là loại đàn ông nào mà.”

“ Nhưng bà có thể thấy là không phải cháu chịu sự tác động cua cậu ta>”

“ Nói thật thì khó mà không chịu sự tác động của anh ấy, khi cháu về quê cháu có nghe câu chuyện vê chị Heloise, con gái bác Re né. Chị ấy đã tự vẫn vì êu nhầm phải một tên sở khanh . Có vẻ như mọi ngươi cho rằng người đàn ông ấy chính là bá tước . Anh ta sẽ thích thú lắm nếu quyến rũ được một người rong dòng họ St Allengère. Mõi thù hận đã tiếp diễn một thời gian dài. Đó là một việc làm thật vô nghĩa. Cháu tin là ông nội mình không phải là một ông thánh như ông thích chứng tỏ mình như thế .”

“Đúng . Đó là một kẻ đạo đức giả .”

Cháu cũng nghĩ thế. Và những đam mê cùng tuôn trảy trên mảnh đất quê hương của Ngoại. Chẳng lẽ mọt khi đã biết rõ chuyện ấy cháu lại là đứa đâm đâu fvào sao ?”

“Điều đó đúng. Bà thường ngĩ đến chuyện bà đã sung sướng như thế nào khi cháu và Philip lấy nhau.b Thật là một thanh niên ưu tú . Bà đã nghĩ như thế là cháu trọn bạn đời hạnh phúc . Bà đã hết sức mãn nguyện .”

“ Nhưng người ta không bao giờ biết chuyện gì đợi mình ở phía trước, Ngoại à.”

Trời đất ạ, điều đó cũng đúng nốt. cứ nghĩ đến việc Philip chết thê thảm... Rồi đến chuyện bà đã hy vọng giữa cháu và Drake Aldringham... Đó là người mà ta có thể tin tưởng , Bà sx khong bao giờ thôi nuối tiếc về những chuyện đã sảy ra.”

“ Người ta không thể làm cuộc đời diễn ra theo ý mình.”

Ngoại gật đầu . Tôi trao đổi với bà về công việc trong thời gian tôi vắng mặt và nghĩ đến việc bắt đầu nghĩ đến Drake. Hình bóng của anh đã phai mờ kể từ ngày tôi gặp Gaston de la Tour.

*

* *

Cassie mừng rỡ khi thấy chúng tôi quay về . cônói cô rất nhớ hai mẹ con tôi .

“đôi khi em ước gì tất cả chúng ta được ở bên nhau như hồi đầu. salon ở Parí đã ngă cách chúng ta.”

Cô lắc đầu. “Tốt hơn là em cứ ở đây thôi.”

Cô đúng là tài sản vô giá của của hàng thôn trang ở London. Cô đã trở thành một nhà kinh doanh siêu hạng , cô uyết tam làm tất cả những điều có thể làm được và quên đi khuyết tật của mình đê tập trung toàn bộ cho công viềc. Cô và bà ngoại tôi trở nên gần gũi và phối hợp với nhau rất ăn ý.

Sau khhi cô báo cáo cho tôi tình hình làm ăn của cửa hàng đặc biệt là lĩnh vực giao tiếp với khách hàng . Cassie nói cho tôi nghe những lo lắng của cô về Jullia.

“ C àng ngày chị ấy càng nhiện rượu.Ai cũng xì xào về chuyện này. Người ta nói Drake đã phạm một sai lầm lớn nhất trong đời. Anh ấy lấy Julia là để phát triển sự nghiệp của mình thế mà chị lại hoá ra à vật cản . Em vẫn đến thăm Julia. Drak chả mấy khi có mặt ở nhà . Julia rất ất hạnh . Em nghĩ chị Julia yêu anh ấy nhiều lắm ... nhưng anh ấy khong đáp lại . Anh ấy tránh mặt vợ cứ ở miết tại điền trang . Em khong nghĩ làm nhu vậy là tốt cho sự nghiệp của anh ấy. Thỉnh thoảng em cũng có gặp hai ngưòi ở bên nhau ... và em nghĩ anh ấy gần như đã đến chỗ căm ghét vợ.”

“ Thật dáng buồn.”

“ Thỉnh thoảng chị cũng nên đến thăm Julia . Chắc chị ấy biét chị ấyđx quay lại đây và sẽ buồn lắm nếu chị ghé chơi.”

“ Nhưng chị không nghĩ là Julia muốn gặp chị.”

“ Có chứ , Chị ấy hay nói chuyện về chị lắm.”

“ Hôm nào rảnh chị sẽ đến.”

Thế là tôi cùng Cassie đến nhà Julia, giờ đã trở thành đại bản doanh ở London của Drake.

Khi chúng toi bước vào phòng khách tôi giật mình trước sự thay đổi của Jullia. Cô ấy trở nên phì nộn , đôi mắt mất hết cả thần sắc.

Tôi được đón chào rất nồng nhiệt .

“ Lenore ... Chị mới ở Paris về hả! Ôi nhìn chị ấy xem Cassie! Thật lịch lãm duyên dáng. Sao mà chị vẫn giữ mãi được dáng người mảnh mai vậy? Em thì, hỡi ôi cứ phì ra tứ phía. .. cả đến co hầu gái cũng cảm thấy chuyện lồng chiếc corrêvào người em là hết cách . Có những lúc chị sẽ không còn cố gắng giữ một cái vẻ bên ngoài nữa . Làm một chút rượu sểi nhé. Cassie, em ung chuông gọi họ mang bánh và ruợu lên đây.”

Cassie làm theo và Julia rót rượu - một ly rượu đầy có ngọn cho mình và hai ly vừa phải cho khách.

“ Thật là vui” Cô nâng ly lên . ‘ Giống như ngày xưa ấy. Hai người còn nhớ không ... ngày còn ở Nhà tơ lụa . Bao nhiêu chuyện đã sảy ra . Anh Philip đáng thương ra đi . .. để chị thành goá bụa . Có bao giờ chị nghĩ đến việc đi bước nữa ?” Có một cái gì chua cay trong ánh mắt có phải không? Có phải cô có ý nói mình vẫn nhớ những chuyện từng sảy ra giữa Drake và tôi.

“ Tôi vẫn sống đơn chiếc .”

“ Chị Lenore tội nghiệp . Hẳn là chưa đến duyên đến số.”

Tôi làm thinh. Cô ta lại rót đầy ly cho mình và làm một hơi cạn sạch .

“ Làm vợ một nhà chính trị cũng chẳng là vui thú gì . Đôi khi em nghĩ em cũng nên làm theo chị cứ ở vậy lại hơn.” Cô nhún vai . “Phải, trog chừng mực còn cảm thấy thích sống một mình.”

Cassie có vẻ bồn chồn , tôi đang tự hỏi chúng tôi nên cáo từ chưa thì Drake bước vào.

Julia chợt trở nên tỉnh táo , cô đặt ly xuống , tôi cũng không biết cô có chủ ý dàn xếp cuộc gặp mặt vào lúc anh đang ở London không. Cô quan sát chồng không bỏ sót điều gì. Anh không giấu nổi về ngạc nhiên ... và vui mừng ... khi thấy tôi.

“Tại sao, Lenore”, anh nói , bước lại gần cầm tay tôi.

“ Gặp được anh thế này tốt quá.”

“ Anh có nghe em đang ở Paris.”

“ Em cũng mới về mấy ngày .”

“ Làm một ly chứ anh yêu.” Julia hỏi.

“ Không , cảm ơn.”

Julia xịu mặt. “ chắc anh nghĩ tôi uống quá nhiều.”

“ Anh còn chưa đề cập đến chuyện đó.”

“ Những cái nhìn của anh nói như vậy. khi chị lấy chồng lần nữa Lenore ạ , chị hãy tránh không lấy một người chồng ưa chỉ trích.Người như vậy đáng chán lắm.”

Drake không đáp lại . Anh quay sang tôi . “Anh hy vọng chi nhánh ở Paris làm ăn phát đạt .”

“ Vâng , cũng được lắm . Bà bá tước là một nhà kinh doanh tài giỏi.”

“ Anh cho là mọi người đều giỏi . Cassie nói với chúng tôi công việc tiến triển rất tốt.”

Có một quãng im lặng.

“ Anh cũng nên đi làm kinh doanh thay vì làm chính trị, Drake ạ”, Julia nói . “ Có thể nó không khiến anh đi xa nhà nhiều như thế ... nếu như đố là cái làm cho anh xa cách em đến thế.”

Màu đỏ trên mặt cô trở nên đậm hơn . Tôi tự hỏi không biết cô đã uống bao nhiêu trước khi chngs tôi đến . “ anh ấy hiếm khi có mặt ở đây chị Lenore ạ ... ...chị ls mặt đến chốc lát khi có việc nào quan trọng trong thành phố . Anh nóng lòng muốn về trốn điền trang phải không Drake ? Làm cái việc chăn dân ở khu vực bầu cử ngu ngốc ấy. Thật chả ra làm sao . Năm ngoái suýt chút nữa thì anh bị vuột mất.”

Drake cố đưa ra một câu nói chunh chung, lịch thiệp nào đó để đánh trống lảng.

“ Thì chuyện bầu bán là thế đấy.”

“ Tất nhiên anh hy vọng có một chân trong chính phr. Nhưng anh sẽ không bao giờ biết được địa vị của mình ở đâu trong môi trường chính trị, bởi vì nó phụ thuộc vào đảng cầm quyền . Đảng ra rìa thì anh ccũng bị bắn ra ngoài nốt. Chẳng có ai đự đoán được điều gì.”

Drake cười gượng gạo. “ Anh dám nói rằng em đã noi đúng.”

“ Em nhĩ đó là một cái ghế rất lý thú” , tôi nói.” Tất nhiên cũn cần nhiều may mắn và có nhiều chuyện phụ thuộc vào đảng cầm quyền, nhưng lèo lái con thuyền của đất nước chắc phải là một công việc thú vị và mạo hiểm lắm.”

“ Một chút nữa nhé?” Julia hỏi.

Tôi và Cassie từ chối còn cô tự rót rượu cho mình một ly đầy tận miệng.

Drake cau mày nói . “ Julia, em có nghĩ, anh là nên uống thế không?”

Julia cười khô khốc. “ Em có bghĩ, anh ta nói thế đấy. Đó là bởi vì có hai người ở đây. Anh ta đâu có thèm uan tâm đến việc tôi uống bao nhiêu đâu. Anh ta chỉ mong cho tôi uống đến chết thôi.”

Bất thình lình Julia bật khóc hu hu. Thật là một cảnh đáng xấu hổ. Tôi biết cô ta đã bị rượu huỷ hoại. Drake đi đến ben cô đặt tay lên vai vợ. “ Julia không được khoẻ”, anh nói, rút ra một chiéc khăn tay lau mắt cho vợ và dịu dàng giằng lấy ly rượu từ tay cô. Julia bám chặt lấy anh một cách say đắm.

Cassie đứng dậy nói. “ Thôi chúng em phải đi thôi. gặp anh chị sau nhé Jullia.”

Julia gật đầu.

Drake tiến chúng tôi ra cửa. Anh cầm tay tôi nói. “ Anh cần phải gặp em Lenore ạ. Chúng ta vẫn có thể gặp nhau ngoài công viên... nơi chúng ta vẫn thường ... gần hồ thiên nga không?”

Tôi gật đầu.

Trong lúc ra về, Cassie buồn bã nói. “ Thật là một cuộc hôn nhân bất hạnh. Phải, Julia đã chọn cho mình một con đường cụt. Chị cũng thấy chị ấy nghiện ruượu như thế nào. Julia thật sự bất hạnh. Yêu anh Drake say đắm là thế... mà anh ấy lại không yêu. Drake cũng là một người tử tế. Anh ấy đã cố giả vờ nhưng vẫn không dấu nổi, phải không? Thường thì chị ấy không cư sử tồi tệ như thế.. có lẽ là bởi sự có mặt của chị. Julia bao giờ cũng ghen tỵ với chị, Lenore à. Em có cảm tưởng rằng nếu Drake đem lòng yêu chị ấy thì còn có thể cứu được cuộc hôn nhân này.”

“ Anh ấy chẳng là chồng Julia là gì.”

“Điều đó cũng chẳng nói lên điều gì. Drake chưa bao giờ yêu chị ấy thật lòng. Người ta nói anh ấy lấy Julia là để tiến than.”

“ chị không nghĩ điều đó đúng trong trường hợp này.”

“đã có lúc mọi người nghĩ anh ấy yêu chị.”

Tôi không trả lời.

“ Nhưng anh ấy lại cưới Julia, Có lẽ là bởi chị ấy có tiền. Thật sai lầm khi lấy vợ , lấy chồng vì gia sản. Chắc anh ấy sớm nhận ra điều đó.”

“ Chị nghĩ có lẽ em đánh giá sai về anh ấy. Không ai có thể biết rõ lý do thật sự tại sao người khác lại làm một việc nào đó.”

“ Tất nhiên là chị nói đúng, do vậy em thật đau lòng cho cả hai người. Chắc anh ấy nghĩ mọi việc sẽ khác di sau khi lấy vợ ... và cả Julia cungx thế. Thật đáng tiếc là cả hai đều sai lầm.”

Còn tôi, cảm thấy tuyệt vọng sau những gì chứng kiến vào buổi sáng hom ấy.

*

* *

Tôi lo lắng không yên kh chuẩn bị tinh thần cho cuộc gặp mặt giữa hai người. Có cái gì đã thay đổi, khi gặp lại anh trong công viên mà trước đây chúng tôi vẫn ngồi trò chuyện. Anh ngồi đợi tôi trên chiếc ghế trước đây chúng tôi vẫn thường ngồi. Khi tôi đến bên, anh cầm lấy cả hai tay tôi đôi mắt đầy yêu thương, đau đáu nhìn vào mặt tôi.

“ Cuối cùng em cũng đến bên anh, Lenore1”

“ Cũng giống như ngày nào.”

Anh thở dài. “Ước gì anh có thể quay lại thời đó . Anh sẽ làm cho mọi chuyện khác đi.”

“Đó là điều mà đôi khi ai trong chúng ta cũng cảm thấy.”

“ Anh phải nói chuyện với em. Anh phải cho em biết chuyện gì đã sảy ra. Cuộc sống trở nên khôngthể nào chịu đựng nổi... và khi anh nghĩ lẽ ra mọi việc phải như thế này thế kia với... Lenore, anh không biết mình có tiếp tục sống nổi khoong nữa.”

“ Anh còn có sự nghiệp của mình mà.”

“Tạ ơn chúa, cũng còn có cái khiến cho anh ấy bận rộn nhưng mọi việc ở đây đều trở nên khó khăn. Anh đã cố ở Swaddingham càng nhiều càng tốt nhưng anh gặp phải lực cản tứ bề.”

“ Tội nghiệp anh! Em rất buồn khi nghe thế.”

Thật tuyệt vời khi em lại có mặt ở đây. Anh nhớ em đến cháy ruột cháy gan. Lenore ơi, mọi việc sẽ khác đi biết bao nếu... Đừng bao giờ đi khỏi đây nữa em nhé.”

“ Em chỉ có thể nói là em sẽ ở đây một thời gian.”

“ Em hiểu rõ Julie rồi đấy. Sau đám cưới, anh mau chóng nhận ra là chẳng có đứa trẻ nào hết. Cô ta đã lừa rỗi anh. Chúa tha tội cho anh, anh đã căm ghét cô ta vè cái trò lừa gạt đó, Anh đã cố vượt qua cảm giác đó. Đôi khi cô ta rất đáng thưon. Em đã thấy một cái gì trong bản tính của cô ta khi còn nhỏ nhưng em không biết cô ta đã tở nên dữ dằn đáng sợ như thế nào đâu. Cũng làlỗi của anh mọt phần. Cô ta bị ám ảnh về anh. Nếu như anh có thể đáp lại tình cảm ... nếu như anh có thể thuyết phục cô ta,,,, nhưng anh không làm vâỵ được Lenore à. Tất cả đều giả rỗi. Anh không thể giả vờ mãi được. Julia biết anh chưa hề yêu cô ta. Julia biết anh chịu cưới chỉ vì anh bị lừa. , Cô ta cũng căm ghét chính bản thân mình vì đã lừa rỗi anh. Julia đang thương hại, anh cũng muốn giúp đỡ cô ta, Anh muốn chữa chứng nghiện rượu ... nhưng đó là một việcc ngoài tầm tay và đôi khi anh để lộ dự ghê tởm. Không lúc nào anh không nhĩ đến em. Ngày cũng như đêm. Bao giờ anh cũng thầm nói ... giá như, thỉnh thoảng anh có thể gặp em. Lenore, ôi hãy để cho anh được gặp em nhé.”

“ Trong trường hợp này anh Drake ạ, em nghĩ gặp nhau như thế là thiếu khôn ngoan.”

“ Anh chắc em có dành cho anh một chút gì đó. Anh đã muốn cầu hôn với em . Nhưng anh còn do dự. Anh nghĩ em vẫn còn thương người chồng bạc mệnh . Anh biết em vẫn còn yêu anh ấy . Anh đã phải tự nhủ là mình phải chờ đợi... chờ đợi cho đến lúc chí muồi ... đợi cho đến lúc nàng hoàn toàn tách khỏi quá khứ . Anh đã đợi quá lâu.... và kết cuộc là như thế này .”

Tôi ngồi ngay ra tê dại . Sự thật là nếu lúc ấy anh cầu hôn tôi thì tôi đã sung sướng tra lời’ Vâng , vâng” một trăm lần. tôi chắc chắn là một phần trong quá khứ của tôi đã yêu anh tha thiết, anh là một phần trong quá khứ của tôi. Chàng hiệp sĩ tuấn nhx đã cứu tôi ra khỏi gian hầm mộ, rồi lại quay lại lần nữa để cứu tôi ra khỏiquá khứ đầy mất mát với Philip, cứ như thể anh đến để cứu tôi ra khỏi những nơi tăm tối. Tôi sẽ vui sướng đi với anh trong suốt quãng đời còn lại. Chắc chắn tôi sẽ sống với anh hạnh phúc, một hạnh phúc êm đêm và bình lặng, đúng cái điều mà ngoại đã hết lòng mong muốn cho tôi. Chúng tôi sẽ cónuôi một đàn con trong một điền trang thơ mộng chốn thôn quê, đôi ba tháng lại lên tỉnh chơi. Tôi cũng quan tâm đến cửa hành thời trang. Phải, tôi có thể thấy rõ đó là một cuộc sống điền viên vui vẻ và thanh nhàn.

Nhưng lúc này tôi llại cẩm thấy mọi thứ xáo trộn lêncả. Liệu tôi có hạnh phúc không? Trước mắt tôi luôn có hìnhn ảnh đôi mắt giễu cợt vừa tươi vui vừa mỉa mai của bá tước, khôn mặt rám nắng đẹp một cách dữ dội và đặc biệt là một tính cách thú vị, lôi cuốn như nam châm.

Bây giờ thì tôi không còn có thể đón nhận một cuộc sống bình lặng mà không nghĩ đến anh, anh đã bước vào đời tôi và làm thay đổi mọi thứ. Anh chính là vật cản giữa tôi và Drake.

“ Tất cả đã thuộc về quá khứ rồi Drake ạ. Nghĩ về những chuyện đã sẩy ra cũng chẳng ích gì.”

“ Anh sẽ cảm thấy được an ủi phần nào khi biết rằng em yêu anh. Nếu anh cầu hôn lúc ấy, em sẽ đồng ý phải không?”

Tôi gật đầu.

“ Lenore ơi, điều đó làm anh rất hạnh phúc.”

“ Chúc ta không nên nói về chuyện này nữa.”

“điều em nói làm anhcảm thấy có thể chịu đựng cuộc sống ở london dễ dàng hơn ...Cứnghĩ về em thôi cũng đủ ... Chúng ta phải gặp nhau nữa em ạ.”

“ Em không nghĩ đó là một việc khôn ngoan.”

“ Chúng ta có thể gặp nhau ... tình cờ...bên bờ hồ. Nếu thi thoảng anh có thể gặp em...”

Tôi lắc đầu .” Làm ơn đi Lenore. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã nâng đỡ anh rrát nhiều.”

“ Chúng ta không nên tạo thành thói quen bên nhau.”

Anh nhìn tôi, tha thiết , khẩn khoản .” Anh muốn nói với em bao nhiêu chuyện... về tình hình chính trị ... về khu vực bầu cử... Anh thường nhìn lên những bức chân dung trong phòng tranh và tưởng tượng em đang ở đây. Em sẽ đến thăm anh ở Nhà Quốc hội chữ. Em sẽ giúp được anh rất nhiều chuyện. Anh ngĩ Julia chán ghét công việc của anh.Thật là tuyệt vời khi em quay về đây.”

Anh có vẻ gần như là quy luỵ, một điều thật lạ đối với Drake. Ngày anh đến Nhà Tơ lụa, anh là một hiệp sĩ quả cảm mạnh mẽ cơ mà Julia đã huỷ hoại đời mìnhbằng rượu. Tôi cảm thấy tiếc cho cô ta và thấy Drake gần như một đứa trẻ yếu đuối vô phương tự vệ.

Chắc chắn là không có hại gì khi thỉnh thoảng gặp nhau ngoài công viên chứ?

*

* *

Cha tôi đã quay lại Paris và một lần nữa tôi lại lấy công việc làm liều thuốc giải buồn.Có quá nhiều cái buộc tôi phải bận tâm. Tôi cố không nghĩ đến bá tước . Ngoại nói đúng. Với anh tôi chỉ là một người đàn bà mà việc chiếm đoạt được làm cho anh cảm thấy vui thú . Tôi đi đến một kết luận vì cuộc săn đuổi không có kết quả, anh đã quyết định chuyển sang đối tượng khác. Thế mà tôi đã hy vọng một cách hoàn hão huyền là anh sẽ đến London chứng minh cho Ngoại biết là bà đã sai.

Drake cũng là mối bận tâm hiện tại của tôi. Anh còn tìm đến tận của hàng. Thật là liều lĩnh, bất cần Ngaọi rất quý anh nhưng bà không muốn tooi có chuyện lôi thôi với một người đàn ông có vợ. Thế còn tệ hơn cả mối quan hệ của tôi với bá tước nữa.

Đã vài lần tôi bảo Drake là chúng tôi không nên gặp nhau nữa, nhưn nom anh thật tuyệt vọng khi nghe tôi nói thế. “Được gặp em... nói chuyện với em ... anh không thể giải thích nó có ý nghĩa như thế nào đối với anh đâu. Đôi khi anh cảm thấy sợ cho những việc anh có thể làm nếu không thoát khỏi vụ này.”

“ bao giờ anh cũng bình tĩnh cơ mà. Như thế mới có thể sử lý được bất cứ tình huống nào. “

“ Anh chưa bao giờ phải đói mặt với một tình huống nan giải như thế này và việc nhận ra là anh đã tự mình cui đầu vào tròng cũng không làm cho nó trử nên dễ chấp nhận hơn. Có những lúc anh khó có thể tin là mình sẽ không làm gì tổn thương cô ta.”

“ Vì Chúa, xin anh đừng nói như thế.”

“ Anh có thể hiểu được việc một số người trong những lúc tuyệt vọng đã điên loạn như thế nào. Anh muốn em hiểu được tình cảm mà anh dành cho em. Lenoreậ. Những cuộc gặp gỡ này tiếp sức cho anh nhiều lắm. Anh phải gặp em.””

Tôi thực sự lo lắng cho anh. Tôi đã rất yêu quý anh. Nhìn thấy ở anh, tất cả những phẩm chất quý giá mà ngoại đã chỉ ra cho tôi , Sau cùng , sở dĩ anh ở vào trong tình cảnhtrớ trêu này là do bản tính trung hậu của anh.Anh cưới Julia là vì anh nghĩ đó là việc duy nhất phải làm. Sao anh đoán được là cô ta đã lừa anh.

Thật đáng tiếc cho anh, và ở một khía cạnh nào đó cho cả Julia nữa . Qua Cassie, tôi biết là tình trạng này đã phải nhận hậu quả ngoài mong muốn.

Tôi có thể thấy rõ ràng mọi việc trước mắt; Julia yêu say đắm người chồng chỉ dành cho cô ta tình cảm ghê lạnh hoặc chán ghét . tôi nghĩ cô ta đã yêu anh, thần tượng hoá anh tù lúc gặp anh ở Nhà Tơ Lụa bởi vì lúc đó anh là một chàng trai tuấn tú , nổi bật nhất trường, sáng giá nhất nếu cứ căn cứ vào cái cách Charles coi việc mời anh đến chơi nhà là một vinh dự đối với hắn. tôi nhớ cơn cuồng nộ của Julia sau khi Drake bỏ đi ..Julia thích anh ngay từ phút giây đầu tiên nhìn thấy anh . Cô đã không từ thủ đoạn để có được anh, nhưng bằng hành động lừa lọc , rốt cuộc cô đã để mất anh.

Tội nghiệp Julia ‘ Tôi có thể hình dung ra những đêm dài trằn trọc không yên khi anh cùng ở dưới một mái nhà với cô ... nhưng lại ở trong một căn phòng khác. Cô đã kể cho em gái việc mình đi đi lại lại trong phòng ngủ, sỉ vả sự hờ hửng của anh rồi lại quay qua trai rượu vốn bao giờ cũng bầu bạn với cô dù cô ở bất cứ chỗ nào . Cassie cho tôi biết về những cuộc cãi vã iữa hai vợ chồng họ, vợi bao giờ cũng trách móc chồng như thế nào vì không quan tâm đến vợ và bao giờ cũng kiên quyết trong nhữngcuộc cãi vã ấy ra sao. “ Trốn thoát! Lúc nào anh ấy cũng muốn trốn thoát khỏi chị “ Julia gào lên.

“ Bao gời anh ấy cũng muốn cao chạy xa bay nhưng đời nào chị để cho anh ta làm thế. Anh ta là của chị chừng nào cả hai người còn sống. Nếu chị không thể có anh ấy, thì không ai có thể có.”

Tôi phải nhgĩ rất nhiều về cặp vợ chồng nay. Nó chỉ nhường chỗ cho nhuững suy nghĩ duy nhất về anh bá tước và tooi luôn tự hỏi không biết lúc này anh đang làm gì. Tôi cho là anh đã quay lại Carsonne. Có bao giờ anh nghĩ đến tôi không . Có lẽ thỉnh thoảng, như là ngĩ về một người đàn bà bướng bỉnh đã cả gan từ chối một lời gợi ý khiếm nhã đầy cám rỗ như thế ... và một người mà anh đã để phs thời thanh gian.

Và như thế tôi quyết định gặp gỡ Drake , như một việc không thể tránh khỏi . khi tôi đi ra ngoài, anh ta đã đưáng chờ sẵn . Trách cứ anh cũng không có ích gì . Tôi có thể thấy anh cần có người để tâm sự. Chuíng tôi nói chuyện về tình hình trong nội các, về việc ong Salisbury đang làm cái mà ông Gladsstone lẽ ra phải làm như bao giờ cũng vậy, câu chuyện lại quay về chỗ Julia.

Có một quán trà nhỏ khá gần công viên Piccadilly. Một chỗ rất rễ thương với những bàn nước kê trong những góc nhỏ nơi người ta có thể lặng lẽ tam sự với nhau. Họ có bán những loại thức ăn nhẹ, đò uống rất ngon với một cung cách lịch sự. Katie coi việc được đến đây uống trà là cả một sự kiện .

Một hôm chúng tôi tìm đến quán này ngồi bên nhau tâm tình. Tôi chăm chú nghe anh nói về tình hình thời sự. Bao giờ tôi cũng cố làm anh xao nhãng cuộc hôn nhân tồi tệ và tôi hy vọng anh có thể quên trong giây lát khi hoàn toàn tập trung vào vấn đề chính trị .

Trông anh tươi tỉnh hẳn khi nói về mục đích của mình và những thành tựu đã đạt được. Anh lo lắng cho hình sức khoẻ của Gladstone.

“ Rosebery không bén gót Gladstone. Nhưng có ai mà được như vậy.”

“ Gladstone không phải lúc nào cũng tập trung được lực lượng của đảng, anh drake ạ ông ấy đã già quá rồi.”

“ có nhiều người ra sức tranh dành quyền lực ... sẵn sang làm bất cứ việc gì dù nhục nhã đến đâu để leo lên cao hơn nữa.”

“ Nhưng anh không phải loại người đó đâu, Drake.”

“ có lẽ đó là cái mà anh thiếu .”

“ không bao giờ .’

“Ôi, Lenore, mọi cái có thể khác đi biếtbao . Cứ nghĩ đến đó thôi là lòng anh sục sôi căm giận. sao chuyện ấy dễ dàng xảy ra đến thế rồi lại trượt khỏi tay anh.”

“ Không nên quay lại chuyện đó , anh Drake ạ.”

“ Anh đã yêu em kể từ lúc anh mang em ra khỏi hầm mộ. Em bé bỏng làm sao lại đang sợ chết khiếp. “Rồi gặp lại em sau nhiều năm xa cách ... anh vẫn cảm thấy như vậy. Tại sao cô ta lại xen vào? Nếu anh tự do, em sẽ lấy anh chứ?’

Tôi im lặng.

“ Em sẽ đồng ý phai không, Lenore?”Anh hỏi, giọng tha thiết , khẩn khoản . “ Em có yêu anh không?”

Có cảm tưởng như bá tước đang ngồi trước mặt tôi cười khẩy. “ Chẳng lễm lại có hứng thú với anh chàng này? Em có cảm giác đứng trước một chuyến phiêu lưukhông? Em có muốn ở bên anh ta khônghơn bất cứ ai không trên đời này không? Bây giờ, thì hãy thú thật đi.”

Và tôi buột miệng nói.

“ Em rất quý mến anh. Em yêu mến anh nhưng có quan hệ yêu đương với anh lại là một chuyện khác, phải không?”

Anh nhìn tôi đau đáu. “ Em muốn nói em quý mến anh nhưng không yêu anh?”

“ Em đã yêu Philip và em nghĩ tình cảm ấy sẽ kéo dài suốt đời. Còn anh Drake ạ, có lẽ nois chuyện theo kiểu này không được khôn ngoan cho lắm.”

“Anh có thể đem lại cho em hạnh phúc nếu...”

“Không thể được.”

Drake im lặng và tôi cũng thế. Ứơc gì tôi có thể gạt ra khỏi đầu cái khuôn mặt điển trai đang tươi cười với vẻ chế giễu. Nhưng tôi biết tôi sẽ không bao giờ quên khuôn mặt đó và nó làm cho tình cảm tôi dành cho bất cứ ai biến chất đi rất nhiều.

Drake với tay qua bàn cầm tay tôi.

Đúng lúc ấy tôi nghe có ai gọi tên mình. “Lenore! Gặp cô ở đây thật là tuyệt?”

Charles đứng bên bàn tôi. Tôi luống cuống rút tay về.

“Lenore... và ông em rể đáng kính của tôi ! có thể nào Lenore? Trông có vẻ khoẻ hả?”

Tôi đỏ nhừ cả người vì bị Charles bắt gặp trong tình huống này.

Hắn không đi một mình. Có một người đàn bà đi với hắn, khuôn mặt cô ta có cái gì quen quen.

“Đây tiểu thư De’ Pucci.”

Người đàn bà mỉm cười, khẽ cúi đầu. Một người phụ nữ đẹp lạ lùng, mái tóc đen bóng như than đá nom thật sống động dưới vành mũ rơm màu trắng rất ngang tàng với những dải duy băng đen trắng. áo khoác màu đen sọc trắng, chiếc áo cánh có điểm x ếp nếp của cô trắng tinh. Một người đàn bà nắm được bí quyết làm đẹp và biết mình muốn gì.

“Đây là bà Lenore của Của hàng thời trang Lenore. Thưa tiểu thư De’Pucci, cô sẽ nhận ra bà đây là ai nếu cô ở London một thời gian. Lenore là một nữ doanh nghiệp thành đạt. Con đay là em rể anh, Drake Aldringham.”

Người đàn bà chào chúng tôi với một vẻ e lệ. Giọng của cô hơi có vẻ lơ lớ như của người ngoại quốc, thêm sức quyến rũ cho vẻ duyên dáng rất mực của cô . Cả cái tên cũng nghe quen quen như khuôn mặt đặc biệt kia ... mặc dù đã nhiều năm không gặp .

“ Tôi nhớ ra rồi, Cô bị một tai nạn xe cộ và đã đến nghỉ tại Nhà Tơ lụa.” Tôi nói.

Khuôn mặt cô sáng lên. “ Như vậy chị vẫn nhớ.”

‘đó là một sự kiện khó có thể quên.”

“ Lúc ấy chị mới làm đám cưới . Ồ , em nhớ rất rõ mà... một cặp vợ chồng trẻ thật đẹp đôi . Và chồng chị... “ Cô nhìn sang Drake vẻ bối rối.

“ Phải “ tôi đáp, “ anh Philip Sallonger. Anh ấy đã mất sau đó không lâu.”

“Ồ... thật đáng buồn.”

Charles ném sang tôi một cái nhìn đầy ẩn ý làm tôi rùng mình.

“ Chúng tôi đến đây uống trà”. hắn nói “ cái món trà ở đây thật ngon. tôi định giới thiệu với tiểu thư De’ Pucci trong khi cô ấy ở london.”

“ Tất cả mọi chuyện vẫn còn sống động trong ký ức của tôi. Cô đi rất đột ngột.”

“ Tôi đã rất thất vọng, phải không Lenore?” Charles hỏi.

“ Phải”

“ Nhưng tại sao, tại sao anh Charles lại giận?”

“ Bởi vì em đã rời bỏ chúng tôi. Anh muốn chúng ta hiểu rõ nhau hơn. Mọi chuyện đang tiến triển tốt đẹp thế.”

“ Julia đã gặp cô Pucci chưa?

Charles lắc đầu. Nhưng cô ấy sẽ gặp . Julia rất muốn thế. Tất cả mọi người đều nhớ sự kiện về em.”

Tôi nhìn cô gái hỏi thăm.

“ toi tin là vết thưong không để lại di chuéng sấu.”

“ Vết thương nào?”Cô hỏi lại.

“ Cô chẳng bị thương ở đầ gối khi xe bị lật sao?”

“Ồ... phải. Nhưng nó rất mau lành.” Cô cười duyên với Drake. “ Em không biết chuyện gì sẽ sảy ra với em nếu không có những người bạn tốt như thế.”

“ Chúng tôi vui sướng làm những việc trong chừng mực có thể”, Charles nói. “ May mắn làm sao anh lại có dịp gặp lại em. Hai người đã sững sờ nhìn nhau. Ồ anh sợ mình tỏ ra hơi thô lỗ.”

“ Không ... không phải vậy.” Pucci phản đối.

“ Thế thì tôi vui lắm.” Charles dưa đâỷ.

“ Lần này cô sẽ ở anh bao lâu?” tôi hỏi.

“ Còn tuỳ thuộc vào anh trai tôi . Anh ấy có việc phải làm ở vùng Midlands. Khi anh tôi trở lại tôi sẽ về nước với anh áy.”

“ Tôi còn nhớ cô giúp việc Maria. chị ta vẫn làm việc cho cô chứ?”

“ Maria vẫn ở với tôi.”

“ Phải, tôi hy vọng lần này chị ta thấy thoải mãi hơn.”

“ Tôi sẽ chăm lo để cho cô ấy sống thật vui vẻ ở đây.”

Charles hứa hẹn. “ Phải... rất mừng khi gặp hai người ở đây.” Hắn nhìnn từ tooi sang Drake, ánh mắt độc địa. “Tôi dám nói sẽ gặp lại hai người sớm. Tôi đưa tiểu thư đây đến gặp Julia bây giờ đây. Tạm biệt”

Tôi nhìn theo hai người. ‘ Thật quá xui xẻo hết chỗ nói. Em muốn nói đến việc gặp Charles ở đây.”

Drake nhún vai. Tôi nghĩ anh đắm chìm trong cuộc hôn nhân không may mắn của riêng mình và không còn nhìn thấy một mối nguy nào khá. Tôi không thích cái kiểu mà Charles nhìn chúng tôi cũng như tôi không không thích những lời nói của hắn .

Tôi kể cho Drake nghe về chuyện đã sảy ra, việc người đẹp Italia bị tai nạn ngay trước cổng Nhà Tơ Lụa và ở lại đấy vài ngày, sau đó cô ta từ giã để đến chỗ ông anh, rồi từ một khách sạn ở London cô gửi mấy lá thư cám ơn đến chỗ chúng tôi và kể từ đấy không ai nghe thấy tên cô ta nữa.

Drake vẫn tỏ vẻ mơ màng.

“ Chẳng bao lâu sau Philip bị chết”, tôi nói. “ em hoàn toàn quên những chuyện về cô ta. Lúc đầu em còn chưa nhận ra cô ta là ai, chỉ thấy trông có vẻ quen quen thôi.”

“điều thú vị là Charles lại gặp lại cô ta một cách thật... ngẫu nhiên.”

“Đối với em dường như mọi việc đều sảy ra một cách ngẫu nhiên như vậy.”

Sau khi đã quay về nhà tôi không thể không nghĩ đến cuộc gặp gỡ ở quán cafe. Tôi cảm thấy không an tâm chút nào vì rằng Charles đã bắt gặp tôi hò hẹn với Drake và tôi sợ rằng một con người có bản tính xấu xa như Charles có thể gây nên chuyện .

Chính Cassie đã kể cho tôi nghe về Charles và nhận ra Madalenna De’ Pucci.

“ Cô ta đang ở khách sạn với người hầu gái trong khi đợi người anh quay lại.”

“ Phải. Chính cô ta cũng nói với chị như thế.” Tôi kể cho Cassie nghe về việc gặp cô gái người Ý ở quán cafe nơi tôi vaf Drake quyết định ghé qua uống trà.

Cassie có vẻ trầm ngâm. Cô biết về tình bạn giữa Drake và tôi. Thực ra cô còn biết nhiều là đằng khác Cassie có một lối sống rất tích cực: quan tâm đến những điều sảy ra cho người khác, biểu lộ một mối cảm thông, với một sự hiểu biết sâu sắc và lòng vị tha. Bao giờ tôi cũng đánh giá cao tấm chân tình của cô đối với mọi người. cô hiểu về con người quá rõ nên cô biết được cả động cơ của họ và dành cho họ một sự cảm thông sâu sắc, ý nhị.

“ Anh Charles có vẻ bị cô ấy lôi cuốn. Tất nhiên cô ta rất đẹp ... một vẻ đẹp khác thường và em cho rằng cái vẻ ngoại quốc lại làm cô ta thêm hấp dẫn hơn. Cuộc sống giữa Charles và Helen cũng chẳng hạnh phúc gì. Anh ấy chưa bao giờ là một người chồng chung thuỷ. Em nghĩ chị đâu cũng phải chấp nhận chuyện đó từ lâu rồi. Nhưng với cô người Italia này, anh ấy có vẻ si mê quá.”

“ Cassie ạ, Charles đã thích cô ta ngay từ lần đầu tiên mà. Chị vẫn nhớ anh ta đã giận dữ như thế nào khi người đẹp ra đi mà không để lại địa chỉ liên lạc.”

“ Mọi chuyện thật rối rắm. Khi em nghĩ về hôn nhân và vợ chồng anh Drake ... em đi đến một kết luận tốt nhất cứ sống một mình lại hơn.”

“ Nó sẽ làm cho cuộc sống đỡ phức tạp hơn”, tôi đồng ý. “ Cuộc sống sẽ trở nên êm ả như mặt nước hồ thu, bao giờ cũng có lúc cơm không lành canh không ngọt trong hầu hết các mối quan hệ vợ chồng.”

“ Em không muốn là một Helen với một người chồng lăng nhăng, cũng không muốn giống Julia yêu thật nhiều lại ở cảnh phòng không gối chiếc. Chuyện giữa chị và anh Philip không giống như vậy. Cuộc hôn nhân ấy thật tuỵêt vời nhưng sao mà ngắn ngủi.”

Tôi gật đầu.

“ Xin lỗi, lẽ ra em không nên đề cập đến cchuyện ấy làm khơi dậy nối đau của chị. Trời đất ơi, đáng ra chị phải lấy anh Drake.Rõ ràng là anh ấy yêu chị và đó cũng là điều bà ngoại chị mong muốn.”

“ Mọi việc không bao giờ diễn ra theo cách người ta mong ngóng.”

“Ước sao cho chị Julia được hạnh phúc. Nhưng em nghĩ có bao giờ chị ấy biết thế nào là hạnh phúc.Sợ rằng chị ấy càng ngày càng trở nên tệ hơn. Chị ấy cứ uống rượu suốt ... còn nhiều hơn là em có thể tưởng tượng nữa. lần mới rồi em đến chơi, chị ấy say rượu ngất ngưởng. Em đi vào trong phòng ngủ phát hiện trong tủ quần áo có rất nhiều trai rượu. Chị ấy uống rượu giấu mọi người cũng nhiều như uống công khai. Làm sao moịi việc lại diễn ra như thế cơ chứ? Thật là bất hạnh.”

“ Người chồng đầu tiên của cô ấy là một con sâu rượu. Có lẽ cô ấy nhiễm thói nghiện ngập này từ ông ta. Chị cho là ban đầu Juli thấy khoái rượu còn sau này dưòng nhu nó trở thành một nguồn an ủi. Cô ấy đã huỷ hoại sức khoẻ, cuộc đời và cơ hội có được hạnh phúc.”

“ Như một tấm thảm kịch vậy. Em thường nhớ về những ngày chuẩn bị cho sự ra mắt ccủa chị ấy. Chị có nhớ Julia đã hào hứng như thế nao không? Rồi bà bá tước xuất hiện .. và chị ấy trở nên sợ hãy đến thế nào. Julia tội nghiệp! ngày ấy chị ấy ăn rất nhiều còn bây giờ thì uống. Lúc thì quá tự tin lúc thì lại chả nắm chắc điều gì. Thật kinh khủng khi chị ấy chẳng nhận được lời cầu hôn nào trong mùa ra mắt đầu tiên.”

“ Chị vẫn còn nhớ như in những chuyện đó.”

“ Rồi chị ấy cưới một ông già và trở thành một goá phụ giàu có. Em nghĩ nếu chị ấy tìm được một người trẻ hơn các cô gái khác... chị ấy có thể trở nên khác đi,. Giá em có thể bao bọc chở che cho chị ấy.”

“ Chị nghĩ bao giờ em cũng vậy với mọi người.”

“ Em muốn chị đi cùng em đến thăm Julia. Chị đi nhé Lenore . Em chắc Julia cũng muốn gặp chị lắm.”

“ Chị không chắc lắm đâu”

“Đúng như thế. chị ấy bao giờ cũn g nói về chị . Julia rất bất hạnh .”

Và tôi đến thăm Julia. Cô ta nhiệt tình chào đón tôi, nom cô ta có nhận ra là mình đã tự làm tổn hại bản thân và đang cố tu chỉnh không.

Julia hào hứng với việc chuẩn bị một bữa tiệc. Mời một nghệ sĩ Piano danh tiếng đến biểu diễn là một thời thượng . Julia nghĩ đó là một ý kiến rất hay. Cô sẽ mời một số bạn bè của Drake . “ Sau màn biểu diễnđàn piano là một bữa tiệc thân mật .” Julia hào hứng kêu lên. “ Hai người có nghĩ đó là một ý tuyệt vời không?”

Cassie rất sung sướng khi chứng kiến tâm trạng vui vẻ phấn khởi của chị gái .

“ Chị phải đến đấy nhé”. Cô nói và tôi hứa sẽ đến chơi.

Ngoại tôi có vẻ trầm tư buồn bã. Bà biết tôi vẫn gặp Drake và chuyện này khiến bà lo lắng , bất an. Tôi tin la bà nghĩ tôi đã cô đơn quá lâu rồi . T ôi còn trẻ và từng nếm trải niềm vui của cuộc sống yêu đương chồng vợ, Ngoại ao ước tôi kiếm được một người chồng tốt. Hẳn Drake là người lý tưởng trong mắt bà nếu anh chưa có vợ . Tôi cảm thấy là bà có ý lo sợ tôi có thể bị tình cảm dẫn đi quá xa. Tôi muốn giải thích cho Ngoại hiểu tình cảm của tôi dành cho Drake từ hồi đó đến giờ chưa bao giờ khiến tôi lao vào những hành động liều lĩnh. Tôi yêu quý anh một cách an toàn và ổn định. Giờ đây… tôi biết rõ người ta có thể suy nghĩ về người khác 1 cách khác biệt như thế nào.

Cassie và tôi đến dự tiệc. Cassie vui sướng khi thấy chị mình có một mối quan tâm và một hoạt động lành mạnh.

Julia và Drake đứng bên nhau chào đón chúng tôi. Tuy nhiên, tôi cảm thấy e ngại khi thấy mặt Julia có một sắc đỏ không bình thường gần như là màu tím. Đôi mắt cô sáng lên vì kích động.

“Em Cassi thân yêu. Chị Lenore! Trông chị đẹp quá đi mất. Thật quý phái, phảI không anh Drake?”

Drake mỉm một nụ cườI buồn bã.

Trong khi đi vào đạI sảnh, tôi nhìn thấy Charle cùng Madalenna de Pucci. Cô gái ngườI Italia nom đẹp mê hồn trong bộ váy nhung màu đỏ rực tôn cái vẻ đẹp đỏ rực của ngườI Italia.

Charles nồng nhiệt chào hỏI chúng tôi.

“Gặp cô em dâu ở đây thật là vinh hạnh. Tôi chắc Julia cũng rất vui sướng khi gặp cô ở đây.” Hắn mỉm cườI tai quái. “Cả Drake nữa, thật là một bữa tiệc toàn những ngườI danh giá, phảI không. Những ngườI nổI tiếng nhất…tôi có thể nói là những nhà chính trị nổI đình nổI đám nhất. Tất cả là vì lợI ích của Drake đáng kính. Madalenna thân yêu ạ, đây là một xã hộI Anh đã được tuyển chọn. Những ngườI làm ra luật và những ngườI tuân theo luật. Anh dám nói là Drake rất hài lòng về bản thân… và bạn của anh ta.”

Một lần nữa hắn lạI ném về phía tôi một cái nhìn đầy ngụ ý. Một cái nhìn hàm ý đe dọa.

Hắn không chịu bỏ đi cho rồI và làm tôi cảm thấy rất khó chịu. Hắn tỏ vẻ rất thân mật vớI Madalenna nhưng cái cách thỉnh thoảng hắn nhìn trộm tôi làm tôi cảm thấy gai người.

CuốI cùng Julia đến bên chúng tôi.

“Vui phảI không. Em thuê một ngườI đến chụp ảnh. Em muốn mọI ngườI chụp ảnh ngay từ đầu bữa tiệc trước khi chia thành từng nhóm nhỏ. Sau đó Signo Pontelli sẽ chơi đàn, rồI đến bữa tiệc nhẹ và khiêu vũ. Tất cả đã được dàn xếp đâu vào đây vớI tất cả các nhà cung cấp.”

“Cô đã thu xếp mọI việc thật tuyệt.” Tôi bảo Julia.

Cô ta mỉm cườI thân thiện. “Thật vui khi chị nghĩ thế.”

“Tôi muốn nói chắc anh Drake hài lòng lắm.”

“Hi vọng thế… em cũng mong được như thế. Ồ kia ông thợ chụp ảnh đến rồi. Em phảI đến chỗ anh ta. MọI ngườI cứ ở đây nhé. Em sẽ mờI thêm một, hai ngườI nữa và chúng ta sẽ làm thành một nhóm.”

Thế là tôi được sắp đứng cạnh Charles và Madalenna khi chụp hình. Bao nhiêu là chuyện bắng nhắng khi xếp đặt vị trí cho mọI ngườI, ông phó nhòm bảo chúng tôi cườI, tạo dáng, thế là chúng tôi đứng đó, nhếch môi cườI trong niềm vui chung trong lúc bác phó nhòm làu bàu, dàn xếp để có một tấm hình như ý.

CuốI cùng thì việc chụp ảnh cũng kết thúc.

Nghệ sỹ dương cầm đã đến biểu diễn những tiểu phẩm – phần lớn là của Chopin – rất thành công. Ông xứng đáng có một cử tọa đáng nhiệt tâm hơn là đám thực khách này.

Khi hoàn thành xong phần biểu diễn, ông chỉ nhận được sự tán thưởng lặng lẽ. Tôi ngồI ăn cùng vớI Cassi, Drake và một chính trị gia bạn anh. Một cuộc trao đổI thú vị trong lúc chúng tôi ăn cá hồI ướp lạnh vớI rượu champagne. Tôi hào hứng tham gia và cuộc nói chuyện cho đến lúc chợt cảm thấy ánh mắt của Julia rọI vào ngườI trong lúc cô đang chủ trì ở bàn bên cạnh. Tôi nhận thấy mỗI lần tôi nhìn cô lạI thấy cô nâng ly rượu lên môi.

Sau bữa ăn nhẹ là mục khiêu vũ. Juila đã khôn khéo biến một trong những căn phòng rộng trong nhà thành phòng nhảy, một căn phòng rất trang nhã vớI những chậu hoa được mang từ ngoài sân vào trong dịp này. Có một dàn nhạc nhỏ chơi đàn cho mọI ngườI khiêu vũ.

Tôi biết Drake sẽ nắm lấy cơ hộI để được nhảy vớI tôi, một điều khá lạ lùng đốI vớI bản chất của anh vốn không quen vớI những việc làm liều lĩnh. Tôi nghĩ chắc là anh đã chịu đựng quá nhiều đến mức nó làm anh phớt lờ những quy tắc xử sự chung. Đáng lý anh phảI biết Julia ghen tức vớI những tình cảm mà anh dành cho tôi chứ. Tôi chắc trong những cơn giận dữ, Julia không ngán gì mà nói toạc ra. Những lúc anh liều mạng như thế này chính là lúc anh đang đẩy cuộc hôn nhân của mình đến bờ vực thẳm.

Điệu nhảy đầu tiên là điệu vanxơ, một điều chắc là làm mọI ngườI sửng sốt, vì nó quá thân mật.

Drake xoay tôi quanh phòng.

“Em đang có mặt ở đây, thật tuyệt vờI!”

“Julia đã sắp đặt tất cả cho một tốI vui.”

“Bây giờ nó đã thành công rồi. Em nghĩ thế nào về quan điểm của Jamenson?” Anh quay lạI đề tài ban nãy.

“Rất thú vị.”

“Anh nghĩ ông ta học được từ Salisbury.”

“Nhưng ông ấy là một ngườI trong đảng Tự do của anh.”

“Có rất nhiều ngườI thay đổI ý kiến như chong chóng.”

Chúng tôi im lặng một lúc, rồI anh nói. “Thật là một hạnh phúc vô biên…được ôm en vào lòng như thế này”

“Drake, xin anh hãy cẩn trọng.”

“Có những lúc anh không làm thế được…anh chẳng quan tâm. Anh biết sẽ sớm có một sự thay đổi. TạI sao cúng ta không cùng bỏ trốn.:

“Anh sẽ không muốn thế đâu.”

“Anh cũng không biết nữa. Anh nghĩ nhiều về chuyện đó lắm. Anh lên kế hoạch…và có những lúc nó là giảI pháp duy nhất.”

“Hãy nghĩ đến sự nghiệp của anh.”

“Chúng ta có thể bỏ đi thật xa… và làm lạI từ đầu.”

“Không được. Như vậy chỉ lặp lạI một sai lầm. VớI lại…”Trông anh đau khổ đến mức tôi không dám nói ra sự thật, nếu anh được tự do thì tôi cũng không chắc mình có nhận lờI lấy anh không. Tôi rất thương anh, rất quý anh và không muốn làm anh đau khổ hơn bằng cách nói thật vớI anh rằng tôi không còn yêu anh nữa.

“Có những lúc anh hoàn toàn tuyệt vọng. Julia càng ngày càng quá quắt không chịu thể đựng nổi. Tình thế mỗI ngày một trở nên khó khăn hơn. Đôi lúc anh cảm thấy anh có thể làm bất cứ việc gì…tất cả chỉ để chấm dứt hệ lụy đau khổ này. Bây giờ vớI sự có mặt của em ở đây sự chịu đựng đã trở nên quá sức.”

“Có lẽ em sẽ sang Paris một thờI gian. Việc này cũng dễ thu xếp thôi.”

“Không…không.” Anh ôm tôi sát vào ngườI hơn. “Em đừng đi.”

Tôi liếc thấy Julia đang quan sát chúng tôi. Cô không nhảy. Cô đang đứng một tay chống lên thành ghế như một chỗ dựa cho khỏI ngã. Một ly đầy rượu trong tay và tôi nhận thấy cô đung đưa ngườI vớI một vẻ đe dọa, vài giọt rượu champagne sánh lên cả áo cô.

Bất thình lình cô hét lên. “MọI ngườI hãy nghe đây. Tôi có một điều muốn nói.”

Cô trèo lên ghế. Tôi nghĩ cô sẽ té nhào vào bất cứ lúc nào.

Cả phòng im phăng phắc trong một sự im lặng sững sờ. m nhạc đã tắt từ lúc nào. Cô chỉ vào Drake. “NgườI này là chồng tôi, Drake Aldringham, một chính trị gia đầy tham vọng.” LưỡI cô líu lạI và trong nỗI kinh hoàng, tôi nhận ra cô hoàn toàn mất lý trý. “Anh ấy không muốn tôi. NgườI anh ấy them khát là ngườI anh ấy đang cùng khiêu vũ…đang ôm chặt trong tay…thì thầm vớI ả…kể cho ả nghe khoảng thờI gian kinh khủng ở bên tôi. Anh ta thèm muốn ả, ngườI tạo mẫu, Lenore đồ con hoang. Không anh ta không muốn tôi. Tôi chỉ là vợ. Còn ả là là ngườI tinh. Ẩ đã cướp anh ấy trên tay tôi.

Một khoảng im lặng chết chóc. Tôi có thể cảm thấy những ánh mắt dầy ác cảm lướt trên ngườI mình.

Drake đến bên vợ nói bằng một giọng ghê tởm. “ Julia, cô say rồi.”

Cô ta cườI như điên dạI, loạng choạng suýt ngã nếu như Drake không đỡ. RồI cô ta trượt khỏI ta chồng nằm ngay đơ trên sàn, mắt mở trân trân nhìn vào hư vô.

Tôi thấy Charles đi lạI chỗ em gái.

“Hãy mang cô ấy lên lầu”, hắn nói và liếc nhìn tôi không giấu vẻ khoái trá.

Cassi đi đến bên tôi “Chúng ta đi về thôi.”

Và thế là…bữa tiệc rã đám.

*

* *

Cả đến bây giờ tôi cũng không nhớ nỗI chuyện gì đã xảy ra sau màn kịch trên. Tôi đứng như trờI trồng, nhận thấy những ngườI xung quanh tránh nhìn tôi.

Cassie tỏ ra mạnh mẽ và thực tế trong những lúc có biến cố. Cô cầm tay tôi dẫn ra khỏI nhà. Xe của chúng tôi còn chưa đến đón.

“Ta hãy đi bộ vậy”

Thế là chúng tôi đi qua các đường phố, cô vẫn cầm tay tôi, không nói gì. Tôi cảm ơn cô về điều đó.

Khi chúng tôi về đến nhà, NgoạI xuống phòng khách xem chuyện gì xảy ra và chúng tôi vào phòng ngủ của NgoạI nói chuyện. Bà lắng nghe vớI vẻ mặt kinh hoàng.

“TộI nghiệp Julia” Cassie nói. “Chị ấy không nhận ra mình đang làm gì…nói gì nữa.”

“Điều đó nằm trong đầu cô ta”, tôi đau đớn kêu lên. “Sao cô ta có thể cáo buộc sai lầm như thế trước mắt mọI người.”

“Tất cả mọI ngườI đều biết chị ấy bị say rượu.”

“Rõ là thế. Nhưng điều cô ta nói! NgườI ta sẽ chỉ tin vào điều xấu nhất.”

“Cháu thân yêu. Hãy bình tâm lại. Chúng ta sẽ tìm ra một cách nào đó. Có lẽ cháu phảI rờI khỏI đây. Sang Paris.”

Bà dừng lạI, cau mày. Tôi biết bà đang suy tính, trở về đấy tôi có thể dễ dàng rơi vào vòng tay bá tước đa tình. Tôi có thể thấy sự cân nhắc nặng nhẹ của bà và quyết định mặc cho vụ xì - căng – đan và những khó khăn trước mắt, ở đây tôi vẫn an toàn hơn.

“Như vậy có nghĩa là chạy trốn”, tôi nói.

Bà gật đầu. “Bà sẽ cho cháu biết phảI làm gì. Bà sẽ làm cho cháu một cái gì làm dịu thần kinh giúp cháu ngủ được một giấc. Sáng hôm sau, tất chúng ta sẽ cảm thấy khá hơn.”

Cả đến bài thuốc hiệu nghiệm của NgoạI cũng không làm cho tôi ngủ được. Mãi đến gần sáng tôi mớI chợp mắt đi được một chút và thức dậy vớI một nỗI nhục nhã sâu xa từ trong giấc ngủ khi ký ức khôi phục lạI thảm cảnh ngày hôm qua. Và lúc này trong ánh sáng ban ngày, mọI chi tiết xảy ra có cái vẻ gớm ghiếc đến rợn người.

Tôi có nên đi khỏI đây không? Ước gì có bà bá tước có ở đây. VớI sự khôn ngoan từng trảI của mình, bà có thể khái quát tình hình rõ ràng hơn tất cả chúng tôi. Giả sử bá tước vẫn còn ở Paris, anh sẽ nghĩ tôi quay về là vì anh, để được gần anh. Thế là cuộc theo đuổi lạI tiếp diễn. Tôi tự hỏI không biết tôi có cưỡng lạI được không?

Cần phảI phân tích rõ ràng hoàn cảnh của tôi để thoát khỏI những suy nghĩ rốI bờI vào đêm hôm trước. Có một điều chắc chắn là những vị khách ngày hôm quá sẽ rỉ tai bạn bè về những gì họ đã chứng kiến. Một ngườI vợ buộc tộI chồng có tư tình vớI một ngườI đàn bà khác trước mặt những ngườ quen là một điều chưa từng xảy ra. Những ai có may mắn chứng kiến sẽ khoái trá kể cho càng nhiều ngườI nghe càng tốt.

Tôi tự hỏI không biết chuyện gì sắp xảy ra đây. Có chứng cớ chứng minh tôi là nhân tình của Drake không? Chắc là có.

Có lẽ cuốI cùng tôi cũng đến bỏ đây mà đi thôi.

Tôi nghĩ đến Paris…đến khả năng gặp bá tước, bỏ tất cả những chuyện dễ sợ này lại sau lưng. NgườI ta sẽ tin chắc là tôi bỏ chạy mà đúng như thế còn gì.

Một ngày trôi qua. Chúng tôi rất bận rộn. Không phảI ngườI ta đến mua áo quần mà họ không cưỡng lạI tật tò mò tọc mạch đến tận nơi buôn bán cái gì đó để tìm hiểu chuyện gì xảy ra. Dĩ nhiên tôi lánh mặt.

Hai ngày sau trước sự ngạc nhiên của tôi, Julia xuất hiện. Cassie bảo tôi là cô ta muốn nói chuyện vớI tôi.

“Chị không thể gặp mặt cô ta. Tốt nhất là không giáp mặt nhau làm gì.”

“Julia rất đau khổ. Chị ấy cứ khóc suốt. Chị ấy nhất định đòi gặp chị bằng được. Chị ây sẽ không dịu lạI nếu không gặp chị.”

Tôi do dự còn Cassie nhìn tôi nài nỉ. Trong con ngườI cô có cái gì như tình mẫu tử và cô vốn như thế trong nhiều năm rồi. Dường như cô cảm thấy sứ mệnh của mình là bảo vệ tất cả chúng tôi.

“Làm ơn gặp chị ấy đi. Em không thích có những xích mích trong gia đình.”

Thế là tôi chịu thua.

Julia bước vào, xanh xao, nhưng cái màu sim chín của những mạch máu trên má lạI nổI rõ hơn. Nom cô già nua và thảm hại.

Chúng tôi im lặng một lúc, rồI cô là ngườI bật lên tiếng nức nở. “ÔI Lenore, em thật có tộI vớI chị. Em cũng không ý thức được là mình đã làm gì nữa. Em chẳng nhớ được gì hết. Chỉ biết em đứng lên một cái ghế…mà cũng chẳng biết làm sao lạI đứng lên được.”

“Cô hét lên lờI buộc tộI khủng khiếp nhằm vào anh Drake và tôi.”

“Em không có ý đó.”

“Sao cô có thể nghĩ ra một chuyện ghê tởm như thế. Chắc nó lúc nào cũng ở trong đầu cô.”

“Em thật bất hạnh chị Lenore ơi. Bao giờ em cũng ghen vớI chị. Drake thích chị ngay từ đầu…không như đối vớI em.”

“Nhưng anh ấy đã lấy cô”.

“Em biết. Nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì. Anh ấy không yêu em. Đôi khi em phát điên phát khùng lên. Em đã sợ là anh ấy sẽ lấy chị. Đó là lý do tạI sao em cố ngăn cản lại…Em đã làm thế khi chúng ta ở điền trang của anh ấy. Em bắt cô hầu gái của em giả vờ là ma trong phòng truyền thống…Bóng ma xuất hiện để cảnh cáo ngườI ta trước khi định lấy ai…”

Thoạt tiên tôi sững sờ rồi nhớ lại tất cả.

“Ôi Julia… sao cô có thể ngu ngốc như vậy? LờI buộc tộI của cô là không đúng.”

“Em xin lỗI chị Lenore”.

“Cô đã gây ra họa lớn rồi. Bây giờ mọI ngườI nghĩ sao đây. Tất nhiên là họ tin cô.”

“Em sẽ bảo vớI tất cả mọI ngườI là em cũng không biết mình nói gì nữa. Có những lúc em nghĩ Drake căn ghét em. Nó làm em như đien như dại…dồn em đến bức đường cùng”. Tôi có thể thấy Julia bắt đầu lên cơn kích động và tôi lạI phảI làm cô ta dịu xuống.

“Thôi được rồI Julia. Hãy quên chuyện đó đi”.

“Có thật chị quên được không?”.

“Thật, tôi sẽ cho qua. Để tôi nói cho cô biết tôi chưa bao giờ và cũng không bao giờ là nhân tình nhân ngãi gì của Drake hết”.

“Nhưng có lần anh ấy định cướI chị”.

“Anh ấy chưa ngỏ lờI vớI tôi bao giờ. Quên chuyện đó đi. Anh ấy hiện đang là chồng cô”.

“Phải. Đúng như thế”. Julia mỉm cườI có vẻ ranh mãnh và tôi nhớ lạI việc cô ta đã lừa Drake như thế nào.

Mặc cho mọI vệc xảy ra tôi vẫn cảm thấy thương hạI Julia. Cô ta chỉ là ngườI đàn bà mắc chứng cuồng loạn đáng thương. Một ngườI lắm tiền nhiều bạc nhưng sao cuộc đời không chiều lòng người. Đó là vì ngay từ ngày còn là một thiếu nữ trong trắng, cô ta đã bị Drake ám ảnh và từ đấy đã không từ một thủ đoạn dù bẩn thỉu nào để lấy được anh.

“Chị nói phảI, hãy cố quên mọI chuyện đi.” Cô ta nói, mỉm cườI nịnh nọt.

Không biết có thể quên được trong khi cả thành London này biết chuyện không? RồI sự nghiệp chính trị của Drake sẽ gặp những khó khăn nào. Một chính trị gia vớI một ngườI vợ đồng bóng đến thế phỏng còn mong đợI được gì. Có lẽ tác hạI của tấn kịch hôm ấy là không thể sửa đổI được.

Từ tốI hôm đó tôi không gặp lạI Drake mà tôi cũng chẳng mong gặp anh chút nào. Tôi e rằng nếu có gặp cũng chỉ đê nghe anh nói anh nóng lòng muốn rũ bỏ Julia càng sớm càng tốt như thế nào. Dĩ nhiên tiền đồ của anh như trứng để đầu đẳng, giờ đây khó lòng có thể cứu vãn được.

Nhưng Julia đang đứng trước mặt tôi. Cô ta thực sự ăn năn và tôi muốn tin đó là một sự hốI hận thực tâm. Đúng là cô ta quá say và không ý thức được điều mình nói. Có ích gì khi tiếp tục oán trách một ngườI như thế? Bao giờ tôi cũng phảI nhớ rằng đó là rượu nói chứ không phảI Julia nói. Một ngườI đàn bà đáng cho tôi thương hại.

“Em sẽ cố gắng bỏ rượu. Em tin là mình sẽ làm được nếu cố gắng hơn nữa. Nó sẽ giúp em quên chuyện này. Em đã muốn giúp đỡ anh Drake biết bao, vậy mà chính em đã gây nên một cảnh động trời. Lúc ấy em thấy anh Drake đang nhảy vớI chị…trông anh ấy thật say sưa, mãn nguyện. Em đã tự nhủ: anh ấy không bao giờ như thế vớI mình và trước khi biết được chuyện gì…”

“Này Julia, cô phảI hiểu là vớI tôi anh ấy là một ngườI bạn tốt. Anh ấy đã cướI cô…”

“PhảI, anh ấy đã lấy em. Vậy chúng mình lạI là bạn của nhau phảI không, Lenore”.

Cassie đưa mắt nhìn tôi cầu khẩn.

“PhảI”, tôi nói “Chúng ta vẫn là bạn bè”.

*

* *

Nhưng chỉ ngót một tuần sau một tai họa xảy ra nhắc mọI ngườI nhớ lạI vụ xì-căng-đan ấy.

Nhà của Charles bị bốc cháy.

Hắn đang ở một mình trên tầng cao nhất trong nhà. Bọn ngườI làm ở cả dướI tầng hầm. Charles mờI một ngườI khách đến dùng bữa tốI và ra lệnh không ai được quấy rầy hắn. NgườI khách chắc đã đi khỏI vì không thấy bóng dáng cô ta đâu. Charles may mắn trốn thoát. NgườI hầu phòng của hắn có việc đi ra ngoài đêm ấy lạI trở về sớm hơn dự định. May sao anh ta ngửI thấy mùi khói từ phòng ông chủ. Khi anh ta mở cửa, khói nồng nặc thoát ra. Anh gọI tên ông chủ không có tiếng trả lờI nhưng anh ta tin rằng Charles vẫn ở trong phòng. Trùm một tấm khăn ướt lên đầu, anh xông vào tìm ông chủ. Charles nằm mê mệt trên giường có lẽ đã bị hôn mê vì thiếu dưỡng khí. NgườI hầu phòng lanh lợI đã tìm cách kéo hắn ra ngoài, hô hấp nhân tạo và cứu sống hắn.

Charles thật là may mắn. Hắn dễ dàng chết thui nếu không có anh hầu phòng vừa thông minh vừa quả cảm. Julia dẹp sang một nỗi bên bất hạnh của bản thân và tỏ ra rất được việc vì Helen, vợ của Charles đang ở tận miền Bắc. Julia cho rằng không cần làm rộn bà chị dâu, thế là Charles đến sống ở nhà Julia cho đến khi mọI việc được thu xếp ổn thỏa.

*

* *

Katie của tôi rất có khiếu quan sát nên nó nhận ra có điều gì không ổn.

“Cô Julia đã làm chuyện gì vây?”

Tôi giả vờ như không hiểu.

“Có một cái gì đó mẹ à. NgườI ta xì xào một chuyện gì đó và theo cái cách mà họ nói, con nghĩ có cái gì sai trái nhưng lạI làm cho ngườI ta lấy làm thú vị lắm.”

“À…cô ấy không được khỏe.”

“Cô ấy có vẻ mạnh khỏe mà. Đôi má cô ấy lúc nào cũng đỏ. Nhiều khi nó lạI hơi tim tím.”

Đột nhiên tôi buột miệng hỏi. “Con có muốn đi Paris không?”

“Khi nào chúng ta đi ạ?”

“Mẹ không nói mẹ sẽ đi. Mẹ chỉ muốn hỏI xem con có muốn đi Paris ở vớI bà bá tước.”

“Và để mẹ ở lạI đây?” Nó hỏI vẻ thất vọng. “TạI sao mẹ không đi?”

“À có nhiều việc giữ chân mẹ ở đây và mẹ nghĩ có thể con thích sang Paris.”

“Con có thể gặp Raoul và bá tước. Con thích thế lắm nhưng con muốn có mẹ đi cùng. VớI lạI bá tước đâu có đến để gặp con phảI không? Bác ấy đến là vì mẹ đấy chứ.”

Tôi ngạc nhiên trước lờI con trẻ. Trẻ con còn biết được nhiều hơn là ngườI lớn có thể hiểu được. Tôi tự hỏI nó biêt được những gì về cuộc theo đuổI của bá tước và quan hệ giữa tôi vớI Julia và Drake.

Vừa lúc ấy, NgoạI bước vào. “Cụ ơi, mẹ nghĩ con nên sang Prris.”

NgoạI quay đầu nhìn tôi và tôi hấp tấp giảI thích. “Cháu nghĩ có thể Katie muốn đến Paris sống vớI bà bá tước một thờI gian.”

“Không có cháu à?”

“Cháu cảm thấy mình nên ở lại.”

“Bà nghĩ cả hai mẹ con cháu nên ở đây một thờI gian. Cháu không muốn con gái đi đâu mà không có cháu phảI không?”

Sau khi còn hai ngườI vớI nhau, tôi nói. “Đó là bởi vì cháu nghĩ con bé biết nhiều chuyện hơn ta tưởng.”

Tôi rất khó chịu khi Charles đến thăm tôi. Nom hắn có vẻ tươi tỉnh mặc cgo lần suýt chết vừa qua.

Đó là vào một buổI chiều. Cassie đưa Katie ra công viên đi dạo. NgoạI đang nằm nghỉ, tôi chỉ có một mình đang làm mấy việc linh tinh. Từ vụ xì-căng-đan hôm ấy tôi chả muốn giáp mặ vớI ai.

Một ngườI giúp việc đến thông báo có ông Sallonger đến chơi. Tôi đang định bảo cô ta nói lạI là tôi ra ngoài thì Charles hiện ra trên ngưỡng cửa. Đúng là cái lốI của hắn. Biết là tôi không muốn gặp, hắn cứ tự tiện xông vào. “Lenore, thật sung sướng được gặp cô em dâu quý hóa”.

Cô đầy tớ đóng cửa phòng lạI và chỉ còn hai chúng tôi. “Này hãy chúc mừng anh đi chứ. Em không nhận ra là anh vừa thoát hàm răng của tử thần à?”

“Xin chúc mừng”.

“Jedder là một chàng trai khá ra trò. Nếu có chuyện gì thì không chỉ có anh sang thế giớI bên kia mà cả anh ta nữa.”

“Chắc anh lấy làm biết ơn anh ta lắm.”

“Ồ, hẳn thế chứ. Anh còn chưa có lòng nào muốn từ bỏ thế gian đầy lạc thú này. ÔI Lenore, bao giờ trông em cũng hết sức quyến rũ. Anh mang đến cho em một món quà đây.”

Hắn đưa cho tôi một tấm ảnh.

“Một kỷ niệm nhắc lạI một đêm đáng nhớ.”

Đó là tấm ảnh chụp trong bữa tiệc của Julia. Một tấm ảnh rất nét và có thể nhận ra tất cả mọI ngườI: Charles, Cassie, Madalenna, hai ngườI đàn ông nữa và tôi.

Tôi chẳng muốn giữ lạI một kỷ niệm nào về cái đêm hôm ấy. Đó là cái mà tôi đã cố hết sức để quên.

“Một tấm ảnh rất nét.” Tôi nói và đặt ngay vào ngăn kéo.

“Anh nghĩ em sẽ muốn có một tấm.”

“Đó là cái đêm tôi chỉ muốn quên đi.”

“Ồ em đang nghĩ đến cơn bộc phát của Julia. TộI nghiệp cô ấy. Anh sợ rằng nó đã đi quá xa. Còn anh nữa, suýt nữa thì bị chết cháy. Nếu như vậy gia đình này sẽ tuyệt tự. Anh đã ăn tốI vớI một phụ nữ, một bữa tiệc chỉ có hai người…và bây giờ anh chẳng nhớ gì hết. Tất nhiên, Julia đã để cho cơn giận cuốn đi. Bây giờ cô ấy là cô em gái tốt nhất. Em biết đấy, anh chả còn gì. MọI thứ đều cháy ra tro… anh mất một số món rất quý.”

“Tôi nghĩ anh có thể về Nhà Tơ lụa một thờI gian.”

“Không, còn có quá nhiều việc ở London.”

“Bao giờ chị Helen quay về.”

“Chả có lý do gì khiến cô ấy phảI vộI vã. Bọn anh sống vớI nhau khá hòa thuận chính vì ít khi gặp mặt nhau. Xa cách là một món gia vị thật cần thiết cho hôn nhân.”

“Anh hoài nghi quá đấy.”

“Chỉ thực tế thôi. Anh cho là thế đấy. Julia đóng vai trò một cô em gái tốt còn Drake thì không phản đốI, thế nên anh có thể ở nhà họ cho đến khi tìm được một ngôi nhà mớI ở London. Nhưng anh không đến đây để nói chuyện này.”

Tôi nhướn lông mày. Hắn mỉm cườI đi đến gần bàn, chỗ tôi đang đứng. Tôi không ngồI xuống cũng như mờI hắn ngồI kể từ lúc hắn đến đây.

“Chắc em đang tự hỏI anh đến đây làm gì. Được, anh sẽ cho em biết. Anh đến đây là để nói chuyện chúng ta.”

“Chúng ta?”

“Phải…về em và anh.”

“Anh có chuyện gì để nói về tôi và anh nào?”

“Rằng chúng ta nên trở thành những ngườI bạn biết điều hơn. Anh có…hơi ghen vớI Drake. Em có vẻ thích hắn…trong khi không được như thế. Dù sao hắn cũng là chồng Julia nghĩa là ngườI trong một nhà…dù ít dù nhiều. Anh có hơi giận khi nghĩ về em và Drake và cái cách em lạnh lùng vớI anh như vậy.”

“Anh đang nói chuyện quái quỷ gì vậy?”

“Em không nghĩ đó là một ý hay sao?”

“Tôi không thấy có gì đáng nói cả.”

“Có chứ, nhiều nữa là đằng khác. Anh lúc nào cũng bị em ám ảnh, Lenore à. Anh không thể gạt em ra khỏI đầu. Em đã bỏ bùa cho anh. Em là kẻ chiến thắng…ở bề ngoài. Khi còn là một đứa trẻ ngây thơ, em đã chiếm được Philip. Hãy cho anh biết tạI sao Philip lạI tự sát.”

“Tôi không nghĩ là anh ấy tự sát.”

“Này thôi đi. Em nghĩ anh giết cậu ấy à? Có lẽ là vì ghen tuông, vì Philip có cái mà anh thèm muốn. Không đâu em thân yêu. Không phảI thế đâu. Anh cho là cậu ấy đã phát hiện được một cái gì đó ở em. Philip có một cái nhìn tuyệt đốI về cuộc sống. Đó là một chàng hiệp sỹ vớI cây gươm sáng loáng. Bất cứ cái gì kém hoàn hảo đều khiến cậu ấy thất vọng sâu sắc. Philip đã phát hiện được đốm đen gì ở em vậy?”

“Anh tỏ ra lố bịch quá đấy.”

“Em là một con ngựa ô. Chính thế đây. Thử nghĩ coi. Một đứa con gái hoang của nhà St. Allengere mà ba anh chỉ chứa chấp vì công việc. Vậy mà cô gái thấp kém ấy lạI cướI được một trong hai ngườI thừa kế của dòng họ Sallonger hiển hách. Rất lãng mạn – bi hài kịch nữa là khác – khi ngườI chồng mớI cướI bắt một phát vào đầu mình. Chắc ai cũng nghĩ như thế là đủ, ồ nhưng không, như thế chưa đủ vớI Lenore. Nàng còn phảI quyến rũ cho được chồng của Julia đáng thương, một nhà chính trị đầy tham vọng. Và đấy là vấn đề của ngườI đàn ông tộI nghiệp này. Hy sinh cả thế giớI này cho tình yêu.”

“Tôi không muốn nghe nữa.”

“Em sẽ phảI nghe. Em biết anh không phảI là một thằng đàn ông dễ thương chứ?”

“Đó là một điều mà ta có thể nhất trí vớI nhau.”

Hắn tóm lấy cánh tay. “Nhưng em có biết là những ngườI không dễ chịu vẫn có thể là những ngườI rất quyến rũ không?”

“Tuy vậy anh không phảI là một ngườI như thế đốI vớI tôi.”

“Hãy cẩn thận. Nhớ chuyện ở hầm mộ không? Tôi cảnh cáo cô, tôi có thể là một kẻ tàn nhẫn đấy.”

“Tôi sẽ không bao giờ quên.”

“Và đó là cách mà anh chàng Drake tử tế và cao thượng đã cứu cô, sau đó còn chưa lấy làm hài lòng vớI việc phô bày bản chất hiệp sỹ cao quý của mình, hắn còn ném tôi xuống hồ nữa. Tôi không bao giờ quên hai việc này.”

“Charles, tôi muốn anh đi khỏI đây.”

Tôi giằng tay ra nhưng hắn sấn đến bên tôi, gần đến nỗI mặt hắn gần như chạm vào mặt tôi. Đôi mắt hắn long lên đầy nhục dục làm tôi cảm thấy ghê tởm hắn thật sự.

“Nhưng tôi lạI muốn ở lại.”

“Vậy ngườI đẹp Italia, nàng Madalenna đi rồI à?”

“Cô ấy vẫn còn ở đây vớI chúng tôi.”

“Tôi nghĩ anh đang say mê cô ấy chứ?”

“Hứng thú của tôi đa dạng lắm, Madalenna rất gợI cảm, rất đẹp, tuyệt mỹ nhưng quả là kỳ lạ, tôi vẫn thèm khát em.”

“Thế thì anh dừng lạI đi vì anh chỉ mất thờI gian vô ích.”

“Không…không. Đó sẽ là khoảng thờI gian hữu ích nhất.”

“Nghe tôi nói đây Charles, sau cái lần ấy tôi không bao giờ muốn thâý anh nữa.”

“Tôi sẽ là cô đổI ý.”

“Tôi có khả năng đưa ra quyết định của mình.”

“Lenore, tôi thấy trò đùa này là quá đủ rồI đấy, tôi nói nghiêm chỉnh đấy. Cô mà còn tiếp tục đùa giỡn vớI tôi sẽ chỉ rước lấy họa cho cô…và cho Drake Aldringham. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Julia quyết định ly dị hắn và tố cáo cô là ngườI thứ ba làm gia đình nó tan nát?”

Tôi rùng mình như gặp cơn gió lạnh. Tôi biết hắn không chỉ nói chơi. “Điều đó rõ ràng là bịa đặt.”

“Bịa đặt à? Những cuộc gặp gỡ trong công viên. LờI buộc tộI của Julia trước mặt nhiều người. Điều đó có nghĩa là Drake thân yêu của cô sẽ về hưu non vớI tư cách là một chính trị gia, và bằng một cách nào đó những chi tiết này chứng minh cô chỉ là một ngườI đàn bà lăng loàn, trắc nết.”

“Julia đã gây ra những chuyện đó.”

“Hắn sẽ thoát…cả cô nữa… nếu cô tỏ ra biết điều.”

“Là thế nào?”

Hắn liếc nhìn tôi. “Em biết câu trả rồI đây. Bằng cách trở thành bạn tôi.”

“Anh có ý…”

“Giả sử em trở thành một ngườI bạn thân thương của tôi.”

Tôi không khỏI phì cười. “Anh điên rồi.”

Charles không trả lờI, chỉ nhún vai.

“Có phảI là một kiểu tống tình không?”

“Thường thì nó là một vũ khí hữu hiệu.”

“Anh đi quá xa rồI đấy.”

“Rất được việc phảI không?”

“Còn lâu. Anh là một kẻ lố bịch và đê tiện.”

“Kẻ đê tiện ấy là cô, cô em dâu yêu quý của tôi ạ., một cô gái mà sự trong trắng cần phảI đặt dấu hỏi, một cô gái quỷ quyệt mặc cho địa vị thấp kém của mình trong nhà chủ, vớI tư cách là cháu gái của một ngườI làm công, bằng một cách nào đó đã bẫy được một trong hai chàng trai thừa kế của dòng họ Sallonger.”

“Sao anh dám nói ra những lời dối trá bẩn thỉu như vậy?”

“Dối trá à?Cô không cưới em trai tôi sao? Philip không phải là một trong những đứa con được thừa hưởng gia tài của cha tôi ư? Cô không ngoi lên từ địa vị một con hầu để đứng ngang với chúng tôi chăng?”

“Tôi không lừa Philip để bắt anh ấy làm đám cưới.”

“Với mánh lới và kiểu cách ngọt ngào mê hoặc của cô. Philip bao giờ cũng mờ mắt vì cô. Cô thấy nó một một nạn nhân dễ xơi hơn tôi mà. Charles đáng thương chỉ là một gã hoang đàng. Rồi em tôi chết một cách hết sức bí ẩn. Người ta kết luận là tự sát. Phải thế không? Hãy cẩn thận đấy Lenore. Không phải cô đang tuyệt đối an toàn đâu. Tôi có nhiều ảnh hưởng đối với Julia. Tôi có thể khuyên nó ly dị. Nó bao giờ cũng nghe lời tôi, một vị quân sư khôn khéo.”

“Julia sẽ không làm thế. Cô ấy đã làm hại chồng và tôi tin là cô ấy rất ân hận.”

“n hận ư? Có lẽ chỉ một chốc một lát. Rồi cô ấy lại ghen tuông cuồng bạo. Điều ấy còn phụ thuộc vào cái chai rượu. Tôi đã gặp mình trong những tâm trạng dễ bị kích ứng. Sướt mướt, than thân trách phận, rồi lên cơn ghen... điên cuồng như bị đầu độc vậy. Chẳng có gì dễ dàng hơn, chỉ cần gẩy nhẹ một câu. Người ta nói sự thương hại tạo cơ hội. Drake có thể trở thành một chính trị gia có tiền đồ. Một cuộc ly dị sẽ đặt dấu chấm hết với anh ta. Và cả cô nữa, Lenore yêu quý ạ. Hãy nghĩ về chỗ đứng hiện tại của mình. Những lời đồn đại ngày xưa sống dậy. Một bà vợ phải như thế nào mới khiến người chồng mới cưới được vài tuần phải tự sát. Đó chẳng phải là điều gì dễ chịu trong xã hội thượng lưu ở đây đâu.”

“Không ư? Tôi tưởng cô bíêt rành về tôi lắm chứ. Sẽ có một câu chuyện như ở hầm mộ diễn ra. Lúc ấy cô đã coi thường tôi mà. Nếu không có Drake, cô sẽ có một thời gian dài vui thú với những hồn ma của nhà Sallonger đấy.”

“Không có gì trên đời khiến tôi trở thành, như anh nói, bạn “thân thiết” của anh.”

“Cứ để coi, Lenore thân yêu của tôi. Hãy đợi đấy.”

“Bây giờ thì anh đã chịu về chưa?”

Hắn cúi đầu. “Nhưng tôi sẽ quay lại. Tôi nghĩ khi cô đã cân nhắc mọi mặt lợi hại và tất cả những hệ luỵ của nó, cô sẽ đổi ý thôi.”

“Không bao giờ!”

“Người đẹp ngọt ngào ơi, tạm biệt nhé.”

Hắn đã đi khỏi rồi mà toàn thân tôi vẫn run bắn lên tôi cảm thấy chả còn chút sức lực nào. Bao giờ tôi cũng biết con người này rất nguy hiểm, nhưng chỉ đến phút này tôi mới hiểu rõ hắn nguy hiểm đến mức nào.

*

* *

Tôi không hé môi nói với ai về cuộc đối thoại với Charles. Không thể làm như thế được. Nhưng tôi như đứng trong đống lửa mà hoàn toàn không biết phải làm gì. Tôi biế chắc một điều là Charles không nói để mà nói. Từ hồi nào đến giờ hắn vẫn dành cho tôi một đam mê đặc biệt, dao động giữa sự thèm muốn với lòng căm ghét. Hắn muốn sỉ nhục tôi, làm tôi đau đớn ê chề, hắn kiên nhẫn chờ cơ hội như ngày xưa trong hầm mộ và bây giờ tình thế còn nghiêm trọng hơn nhiều.

Tôi rất muốn chia sẻ những lo lắng dằn vặt của mình với Ngoại, nhưng lại không muốn làm bà lo lắng. Tôi đã mang đến cho Ngoại đủ những điều phải lo nghĩ trong mối quan hệ với bá tước Drake rồi. Tôi biết biết bà ăn không ngon ngủ không yên vì những chuyện đó. Tôi không thể trút lên bà gánh nặng khủng khiếp của cái tình thế khó khăn đáng sợ này.

Thế rồi tôi nhận được một lá thư Drake.

“Anh cần phải gặp em, nhưng sau màn kịch đáng sợ của Julia sẽ là không khôn ngoan nếu để bị bắt gặp hai người với nhau. Anh nảy ra một ý. Bà bảo mẫu của anh có một căn nhà ở Kensington. Anh vẫn thường đến thăm bà trong suốt những năm qua. Chúng ta gặp nhau ở đấy được không? Bảo mẫu rất kín đáo và sẵn sàng làm tất cả mọi việc cho anh. Bao giờ với anh bà cũng giống như một người mẹ hiền. Đó là Miss Brownlee ở số 12 đường Parsons. Em hãy đến đó vào chiều ngày mai. Chúng ta sẽ gặp nhau lúc 2 giờ 30 phút. Anh phải nói chuyện với em. Xin em hãy đến đó.”

Tôi không thể lờ lời cầu khẩn tha thiết của anh, vả lại tôi cảm thấy rằng tôi có rất nhiều điều phải nói với Drake. Tôi cũng nhận ra rằng thật chẳng khôn ngoan chút nào nếu để cho ai thấy hai người bên nhau sau lờii đe doạ của Charles.

Tôi không nói với người nhà là tôi đi đâu. Tôi thuê một cỗ xe. Quãng đường gần hơn tôi nghĩ và tôi đến nơi sớm hơn 10 phút. Có một vài người đứng lảng vảng trước nhà. Một cái xe phóng đến vừa lúc tôi ra khỏi xe. Đó là một ngôi nhà nhỏ buông rèm đăng ten kín đáo và có treo trên cao một chiếc búa gõ cửa bằng đồng sáng bóng.

Mở cửa là một người đàn bà trạc 60 tuổi có khuôn mặt hiền lành, đôi má hồng hào, mái tóc bạc trắng và đôi mắt xanh khá trong sáng ở tuổi của bà. Bà chào hỏi tôi với một vẻ nồng ấm.

“Chắc cô là Madame Sallonger?”

“Thưa vâng. Còn bà là Miss Brownlee?”

“Phải. Cậu chủ Drake bảo tôi là cô sẽ đến. Cậu ấy sẽ tới ngay bây giờ. Cậu ấy bao giờ cũng đúng giờ. Xin mời đến phòng khách”.

Phòng khách nhỏ, kê nhiều đồ đạc, có cửa sổ trông ra phố nhưng tất cả các cửa sổ đều buông rèm chặn cái nhìn tò mò của khách đi đường. Có một vài cái ghế, trên lò sưởi có đặt một bình hoa hồng.

Miss Brownlee mời tôi ngồi.

“Chỉ là một căn nhà nhỏ. Nhưng tôi thích lắm. Cậu ấy mua cho tôi đấy... cậu chủ Drake ấy.”

“Ồ, thế à?”

“Phải, cậu bé tuyệt vời của tôi. Trong tất cả những đứa trẻ qua tay tôi, cậu ấy là người tuyệt nhất.”

“Tôi biết bà là vú nuôi của anh ấy.”

“Vâng, Nancy Brownlee chính là tôi. Phải, tôi có mấy thiên thần bé nhỏ trong đời nhưng không có ai sánh được với Drake. Tôi thường bảo cậu ấy. “Rồi cậu sẽ quên tất cả mọi chuyện về tôi khi cậu lớn lên và có nhiều bạn bè.” “Con sẽ không quên đâu.” và đúng thế, Chúa phù hộ cho cậu ấy. Bao giờ câu ấy cũng nhớ... ngày sinh nhật... ngày Giáng Sinh... và khi tôi không còn làm việc được nữa cậu ấy mua cho tôi ngôi nhà này. Cậu ấy thường đến thăm tôi, chuyện trò với tôi, kể cho tôi nghe những khó khăn của mình. Tôi mơ ước sống được đến ngày cậu ấy lên làm Thủ tướng. Nếu người ta có mắt thì cậu ấy lên lâun rồi.”

“Rõ ràng anh ấy tìm thấy được một chỗ dựa tinh thần ở nơi bà.”

“Phải, tôi biết cậu ấy rõ lắm. Rồi sẽ có ngày, mà gần thôi, cậu ấy sẽ ngồi vào cái ghế ấy. Đúng thời điểm. Tôi đã dạy cậu ấy từ bé, “Cậu phải đúng giờ đúng hẹn cậu chủ Drake ạ. Trễ hẹn là một thói xấu, cứ như thể cậu có ý nói cậu không muốn đến đấy lắm và như thế là không lịch sự. Cậu ấy nhớ, bao giờ cũng nhớ những điều hay lẽ phải. Tôi tự hào khi nghĩ tôi đã góp phần tạo ra cậu Drake của ngày hôm nay.” Bà nhìn tôi tinh nghịch, đôi mắt xanh trong sáng có vẻ dò hỏi và tò mò. Tôi tự hỏi không biết bà đã biết những gì về quan hệ giữa Drake và tôi. Nhiều lắm, tôi có thể hình dung ra cảnh Drake trút bầu tâm sự của mình với bà vú nuôi.

Có tiếng gõ cửa. Bà liếc nhìn đồng hồ vẻ đắc thắng.

“Rất đúng giờ. Tôi biết thế mà.”

Bà để tôi ngồi một mình và ra mở cửa. Tôi nghe bà nói. “Cô ấy đã đến.”

“Lenore, thế là em đã đến.”

Tôi mỉm cười chào anh, nom anh có vẻ mệt mỏi, căng thẳng.

“Bây giờ tôi sẽ để hai người nói chuyện với nhau. Một tiệc trà trước lúc 4 giờ nhé? Như thế được không?”

“Cảm ơn vú, Drake nói.

Bà nhìn anh với bao nhiêu là tình yêu và tự hào khiến tôi cũng phải cảm động.

Khi cánh cửa khép lại, Drake quay sang tôi. “Cực chẳng đã anh phải dùng đến cách này. Sau khi cân nhắc mọi mặt anh thấy chúng ta không thể gặp nhau ở chỗ nào có thể có người trông thấy.”

“Em hiểu. Em rất vui khi gặp Miss Brownlee. Bà ấy rất tận tuỵ đối với anh.”

“Đối với anh bà cũng như là mẹ. Anh cảm thấy gần gũi với bà hơn bất cứ ai khác. Cái đêm ấy... Thật đáng ghê tởm...”

“Em biết.”

“Bây giờ thì em hiểu anh đã phải chịu đựng thế nào chứ?”

Tôi gật đầu.

“Cô ta là một người không thể lường trước được Lenore à. Không thể trốn thoát khỏi cô ta. Anh đã cố hết sức để ở Swaddingham càng lâu càng tốt nhưng cô ta cũng mò đến. Hơn lúc nào hết, anh cần phải suy nghĩ về hoàn cảnh của mình. Cần phải làm một cái gì đó. Anh thật ngu ngốc khi để mình rơi vào tình huống này.”

“Anh đã làm cái mà anh cho là đúng. Anh cảm thấy anh phải cưới Julia.”

“Cô ta lừa anh.”

“Em biết rồi.”

“Đó là khi anh nghĩ cha em là người yêu của em... Anh mới ngu xuẩn làm sao! Anh không thể nói với em cảm xúc của mình. Đau đớn, nhục nhã, giận dữ và ghen tuông nữa. Anh chưa bao giờ nghi ngờ em nhưng mọi việc lại khớp vào nhau và cô ta làm điều đó quá khéo. Lúc ấy anh bạc nhược quá, anh chẳng thèm quan tâm đến chuyện gì khác. Anh ở lại nhà cô ta suốt đêm. Em biết chuyện gì xảy ra rồi đấy.”

“Đừng nhắc lại những chuyện ấy làm gì. Nó đã qua rồi và chúng ta đang ở một tình huống khó xử.”

“Cô ta chỉ vờ quan tâm đến anh nhưng lại cố phá hoại anh.”

“julia chỉ hay ghen và khi uống rượu vào cô ấy có thể làm bất cứ chuyện gì. Đêm hôm ấy là một ví dụ và chúng ta phải cẩn thận, Drake ạ.”

“Anh đã suy đi nghĩ lại về chuyện này. Anh đi đến một kết luận là anh phải chẩm dứt chuyện này thôi. Anh sẽ bỏ vợ.”

“Như thế sẽ tai tiếng lắm.”

“Thì cũng đã tai tiếng rồi còn gì?”

“Có lẽ anh nên làm cho mọi chuyện lắng xuống.”

“Em nghĩ thế sao?”

“Có lẽ được. Nếu anh thận trọng hơn. Nếu anh và em không gặp nhau. Em có thể sang Paris một thời gian dài. Rồi mọi chuyện cũng sẽ đâu vào đấy thôi.”

“Đó là điều cuối cùng mà anh muốn. Anh thà bỏ dở sự nghiệp chính trị. Mà anh cũng thấy anh sẽ làm cho sự nghiệp của mình từ từ tiêu vong... nếu anh còn sống với Julia. Cô ta sẽ không để anh yên đâu chỉ càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn thôi.”

“Có lẽ cô ấy sẽ thay đổi. Cô ấy sẽ làm được nếu anh còn yêu thương cô ấy.”

“Không. Và anh không thể đóng kịch được.”

“Mấy vụ ầm ĩ rồi cũng lắng dần xuống. Như trường hợp Lord Melbourne ấy.”

“Ông ta luôn được dẫn ra trong những trường hợp này, nhưng anh nghĩ ông ta có những phẩm chất đặc biệt. Ông ta là một người có bản năng sinh tồn rất cao. Anh không muốn sống như vậy. Anh đã sẵn sàng bỏ cuộc rồi. Lenore, chúng ta hãy cùng chạy trốn.”

“Không, Drake à, như thế không được.”

“Đã có lúc anh nghĩ em cũng yêu anh đấy.”

“Em, yêu anh, Drake ạ. Anh là người bạn thân thương nhất của em.”

“Em muốn nói em yêu anh chưa đúng nghĩa.”

“Em chưa yêu anh theo cái cách mà em cần phải yêu. Khi người ta quyết định bỏ đi tất cả vì nhau thì cần phải yêu nhau một cách thật đặc biệt, anh Drake ạ. Em rất quý anh. Em bao giờ cũng ngưỡng mộ anh, nhưng...”

“Em đã thay đổi rồi Lenore. Có một người nào đó phải không?”

Tôi cúi mặt, im lặng.

“Anh cảm thấy như thế mà. Anh hiểu rồi.”

“Không, không, anh không hiểu đâu. Đúng là em có gặp một nguời. Anh ấy có một tác động lạ lùng đến em.”

“Và em yêu người ấy.”

Tôi lắc đầu. “Em cũng không biết nữa. Thật là ngu ngốc nếu em đâm đầu vào chuyện đó. Không, em còn chưa yêu đâu. Nhưng em cảm thấy hào hứng, sung sướng khi ở bên người ấy và em nghĩ về người ấy nhiều lắm. Có lẽ chuyện này thật lố bịch. Em có thể nói như thế. Người này không có ý định nghiêm túc. Nhưng nó là thế đấy, nếu như em có thể biết một điều gì đó về người khác. Em không nên nghĩ đến chuyện có quan hệ tình cảm với người khác.”

Trông Drake hoàn toàn bối rối.

“Em không thể giải thích rõ ràng hơn. Đó chỉ là... những câu chuyện đâu đâu nhưng nó lại có một tác động rất sâu sắc đối với em. Không, chẳng có một cái gì nghiêm túc giữa hai người. Anh ấy đến... rồi đi... như không. Anh ấy là loại đàn ông đào hoa trăng gió. Em không thể chấp nhận một người như vậy nhưng mà... nói thật với anh, em vẫn nghĩ đến người ấy. Chính vì thế mà em cảm thấy là anh không nên hy sinh bất cứ mọt thứ gì cho mọt người chẳng có gì chắc chắn như em.”

“Vậy mà anh bao giờ cũng cảm thấy là chúng mình sinh ra là để cho nhau.”

“Đôi khi em cũng cảm thấy thế. Ngoại cũng nghĩ vậy. Bà bị sốc ghê gớm khi anh cưới Julia.”

“ Bà em là một phụ nữ khôn ngoan, sáng suốt.”

“Tất cả mọi suy nghĩ của bà đều là vì em. Miss Brownlee làm em nhớ đến bà ngoại. Bà ấy cũng yêu thương anh rất nhiều.”

“Anh biết.”

“Và anh đã chăm sóc bà chu đáo. Bà tỏ ra biết ơn anh lắm.”

“Anh cũng mang ơn bà rất nhiều.”

Drake à, bây giờ anh định làm gì? Julia có thể đâm đơn ly dị để chống lại anh.”

“Anh sẽ rất sung sướng được giải thoát.”

“Charles bóng gió nói rằng anh ta có thể thuyết phục Julia làm thế... và tố cáo em.”

Anh nắm lấy tay tôi.

“Đó là một lối thoát cho đôi ta. Anh sẽ sung sướng đón nhận bất cứ cách nào để thoát khỏi chyện này. Đôi khi anh nghĩ anh có thể làm bất cứ chuyện gì.”

“Drake, anh làm ơn đừng nói năng như thế. Nghĩ coi điều ấy có nghĩa gì. Tức là nó sẽ chấm dứt sự nghiệp của anh.”

“Thì có sao, anh chẳng quyết định bỏ cuộc là gì?”

“Bây giờ thì anh nghĩ thế như 5 hoặc 10 năm nữa anh sẽ cảm thấy thế nào? Chính trị có trong huyết quản của anh. Đó là cuộc đời anh, Drake ạ. Rồianh sẽ luôn luôn cảm thấy anh đã đánh mất một cái gì đó.”

“Anh sẽ mãi mãi hạnh phúc nếu như có em bên cạnh. Em sẽ quên người đàn ông kia. Anh sẽ quên chính trị. Rồi chúng ta sẽ hạnh phúc bên nhau. Anh biết chắc như thế.”

“Đừng liều lĩnh như thế. Có thể có một chuyện gì đó sẽ xảy ra.”

Thế là hai chúng tôi cứ nói qua nói lại về chủ đề này và bao giờ cũng quay lại điểm ban đầu. Tôi chẳng chắc chắn điều gì còn Drake thì tỏ ra rất quả quyết. Rằng anh không thể chịu đựng hơn được nữa và một chuyện gì đó sẽ sớm xảy ra, mà nếu nó không đến thì anh cũng sẵn sàng hành động.

Tôi suýt buột miệng nói với anh về Charles nhưng tôi đã dừng lại đúng lúc. Tôi không muốn chất thêm những mối lo ngại cho anh nữa, vả lại tôi không biết anh sẽ phản ứng thế nào. Nhiều năm trước anh đã quẳng Charles xuống hồ và thế là bắt đầu mối quan hệ thù địch giữa hai người bạn thân. Tôi không muốn có thêm rắc rối nên tôi giữ mồm giữ miệng.

Trước 4 giờ bà vú nuôi bước vào với một khay để một bình trà to, ly tách, bánh ngọt và bánh nướng.

“Drake thích ăn loại bánh nướng này lắm”, bà nói với tôi, rồi quay sang anh trìu mến, “Phải vậy không Drake? Và bánh kem này trong những dịp đặc biệt. Cậu còn nhớ không?”

Anh đoan chắc với bà điều đó. Và ở đây trong một căn phòng nhỏ với một người phụ nữ dành cho anh biết bao yêu thương, quý trọng, tôi nghĩ anh là một người tốt và thật không công bằng khi anh bị mắc kẹt trong một tình thế oái oăm như thế này. Có thể nếu chúng tôi lấy nhau chúng tôi sẽ có một hạnh phúc bình dị, êm đềm.

Chúng tôi chia tay nhau. Như vậy là khôn ngoan. Drake gọi một cỗ xe đưa tôi về trước sau đó xe sẽ quay lại đây đón anh. Tôi tạm biệt Nancy Brownlee, bà nói đi nói lại là sẽ vui sướng tiếp tôi vào bất cứ lúc nào.

Có một người đàn ông lảng vảng đằng trước khi tôi lên xe nhưng lúc ấy tôi không nghĩ có chuyện gì bất thường.

*

* *

Tôi sống trong tâm trạng lo âu cao độ mà phải cố tỏ ra như không có chuyện gì xảy ra. Mối quan tâm chính của tôi là Katie. Nó trở nên hiểu biết hơn và để ý đến mọi chuyện. Đôi khi tôi bắt gặp ánh mắt con bé nhìn tôi chăm chú. Tôi đoán nó biết một chuyện gì đó. Nó rất quý Drake nhưng nó cũng có cảm tình với nhiều người khác, nó còn hết lòng sùng bái bá tước. Katie đem lòng yêu thương bất cứ ai với niềm tin rằng mối quan tâm của họ cũng chính là của nó. Mặc dù mồ côi cha, bao giờ nó cũng được sống trong không khí đầy ắp tình yêu thương và không thể hình dung có bất cứ một chuyện gì khác. Tôi không thể chịu đựng được ý nghĩ một ngày kia nó phải đối mặt với những chuyện không lấy gì làm dễ chịu - nhất là những chuyện ấy lại có dính líu đến mẹ nó.

Chúng tôi đi ra công viên cho thiên nga ăn - mọt trong những công việc hàng ngày ưa thích của nó và khi haii mẹ con ngồi bên hồ thì Charles xuất hiện. Chắc chắn hắn theo dõi chúng tôi.

Hắn ngả mũ chào. “Chào cô Lenore, chào cháu Katie.”

“Chào buổi sáng tốt lành. Bác Charles, chúng cháu đi cho thiên nga ăn đây.” Nó hân hoan kêu lên.

“Thật là những sứ giả của may mắn”, Charles nói ngước mắt lên nhìn trời.

Katie nghĩ câu đó rất ngộ nghĩnh.

“Một vài con tham ăn lắm đấy ạ.

“Một cái tật thông thường của hầu hết sinh vật.”

“Có một con tham lam đặc biệt bác ạ. Nó cố đớp tất cả mọi thứ... trong khi những con khác sẵn lòng chia sẻ với bạn. Cháu sẽ cố chặn nó lại. Vui lắm ạ.”

“Bác sẽ ở lại coi xem vui thế nào?”

“Tôi chắc anh sẽ lấy làm buồn chán.”

“Không sao. Tôi thấy chuyện này vui lắm đấy. Ném bánh mì xuống nước đi Katie.”

“Chỉ là bánh mì thiu thôi.” Katie nói. “Như trong Kinh Thánh đã nói.”

“Bác hy vọng cháu nghĩ điều đó thật độc đáo.”

“Bánh mì thiu và vỏ bánh khô.”

“Nhưng vẫn được chấp nhận bởi những sinh vật rõ ràng là rất tham ăn.”

“Bác sẽ thích một vài con phải không ạ? Nhưng đừng để cho con tham ăn xơi hết phần của bạn.”

“Bác sẽ nhường cái việc cho thiên nga ăn cho cháu, Katie thân yêu ạ. Bác biết trong chuyện phân chia thức ăn cháu có trí khôn của Salomon.”

Con gái tôi nghĩ câu chuyện giữa hai bác cháu thật vui.

“Bác có một ý này. Mẹ cháu và bác sẽ ngồi ở ghế, quan sát xem cảnh phân phối bánh mì thiu có công bằng không.”

Hắn kéo tôi ra ghế và tôi chẳng còn sự lựa chọn nào ngoài việc ngồi xuống bên cạnh hắn.

“Con gái cô thật láu lỉnh, dễ thương.”

Tôi làm thinh.

“Nó lại còn thông minh sáng láng nữa chứ. Tôi tự hỏi nó sẽ tiếp nhận vụ xì – căng – đan kinh khủng này như thế nào một khi vụ này xì ra.”

Với một ánh mắt khoái trá gần như độc ác, hắn đoán được chính xác điều gì đang diễn ra trong đầu tôi.

“Nhưng tất nhiên”, hắn nói tiếp giọng dịu dàng, “nó sẽ không bao giờ biết được bởi vì mẹ nó sẽ tỏ ra biết điều.”

“Charles , tôi muốn anh đi khỏi đây.”

“Nhưng tôi lại khoái chuyện này. Katie là một đứa trẻ thật đáng yêu. Tôi tự hào có một đứa cháu như thế. Nói thật tình, đẩy nó vào cái chuyện thối hoắc của người lớn cũng làm tôi đau lòng lắm.”

Nhưng dù sao anh cũng có một sự thích thú quái gở trong việc gây ra những chuyện này.”

“Nếu không cần thiết – mà này, cô phải quyết định nhanh lên đấy. Tôi đã nói chuyện với Julia. Cô ta còn hơi do dự. Mức độ kiên quyết của cô ấy phụ thuộc vào lượng rượu nạp vào. Nhưng bây giờ tôi đã có bằng chứng, tôi nghĩ là cô ấy sẽ được thuyết phục hơn.”

“Bằng chứng gì?”

“Về cái tổ uyên ương.”

“Anh đang nói cái gì vậy?”

Nhà số 12 đường Parsons.”

Tôi cứng người vì hoảng hốt.

“Rõ ràng sự tiết lộ của tôi đã làm cô chết đứng, Lenore thân yêu ạ. Tôi đã theo dõi cô. Thỉnh thoảng tôi vẫn làm chuyện này và công sức của tôi đã không uổng phí. Drake và cô đã đến nhà 12 đường Parsons cách nhau ít phút và sau buổi hàn huyên của đôi bạn tình kéo dài hai tiếng rưỡi, hai người đã ra về cũng cách nhau ít phút bằng một cung cách rất mờ ám. Tất cả những chuyện này đều có báo cáo.”

Trời đất đoả lộn trước mắt tôi. và nỗi khiếp đảm chụp xuống. Tôi nhớ đến người đàn ông trong chiếc xe bám theo tôi. Hắn đã theo tôi đến tận đường Parsons và đứng đợi ở đấy trong khi tôi đi vào trong nhà. Hắn đã thấy Drake đi vào và chứng kiến cảnh chúng tôi lần lượt ra khỏi nhà. Tôi không thể hình dung là Charles lại bẩn thỉu và đểu cáng đến thế. Hăn chăm chú nhìn tôi. “Có một cách thoát ra.”

“Anh hoàn toàn sai lầm.”

“Cô không định phủ nhận là hai người đã gặp nhau ở đấy chứ?”

“Nếu anh biết nhiều như thế thì anh phải biết đó là nhà người bảo mẫu của Drake Aldringham chứ?”

“ Những bà vú nuôi bao giờ cũng tận tuỵ và nổi tiếng là hay chiều theo những ý muốn ngông cuồng của các cậu ấm cô chiêu mà họ có trách nhiệm chăm sóc.”

“Thật thế à?”

“Rõ quá rồi con gì... nhất là khi cậu công tử lại là một tiểu thần tiên như Drake ngày còn bé!”

Katie chạy về phía tôi. “Hết bánh mì rồi mẹ ạ.”

“Chúng ta phải về nhà thôi.”

“Sao sớm vậy mẹ?”

“Mẹ có việc cần làm.”

“Bác sẽ tiễn chân hai mẹ con về.”

Katie líu lo trò chuyện suốt đường về và Charles đáp lại với một vẻ tươi cười nhẹ nhàng. Nhưng tôi cho rằng đó không phải tâm trạng của hắn. Hắn có vẻ rất nghiêm túc.

Tôi giữ im lặng. Thật ra trong lòng tôi đang tràn ngập một linh cảm nặng nề về một tai hoạ khôn lường.

*

* *

Tôi phải làm gì đây? Tôi không muốn làm cho Ngoại lo lắng. Chẳng thế thì bà cũng đủ khổ tâm lắm rồi, ấy là bà không biết mọi chuyện lại diễn tiến xấu đi như thế.

Tôi đi đến 1 quyết định, nếu tôi gặp Julia tôi có thể làm cho cô hiểu là với 1 việc làm hại đến thanh danh của tôi và Drake, cô cũng đồng thời bôi nhọ và làm tổn thương chính bản thân mình. Nếu cô ở trong 1 trạng thái sáng suốt, nếu cô thật sự yêu Drake – như tôi nghĩ – chắc chắn cô không muốn mất anh.

Tôi chọn một buổi chiều. Có lẽ đó là lời cô ta nghỉ trưa nhưng đó là 1 khoảng thời gian tương đối yên tĩnh và tôi muốn càng ít người biết cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi càng tốt. Julia có thể không chịu tiếp tôi nhưng nếu như thế, tôi cần tạo một cơ hội để nói chuyện và và nếu cô ta tỉnh táo, có thể tôi sẽ làm được 1 chuyện gì đó. Tôi có thể bóng gió nói đến động cơ của Charles. Có quá nhiều việc phụ thuộc vào việc tôi tìm thấy cô ta trong trạng thái nào.

Cực kỳ bối rối và hồi hộp, tôi nhấn chuông trước cửa nhà Julia. Một cô hầu gái ra mở cửa. Tôi được biết bà aldringham đang ở trong phòng riêng, người hầu gái sẽ báo lại bà chủ đã ngủ chưa và có sẵn lòng tiếp khách không.

Vài phút sau tôi được dẫn đến phòng Julia. Cô ta đang ngồi bên cửa sổ, mỉm cười khi trông thấy tôi.

“Chị vào đây, Lenore.”

“Tôi hy vọng không đến vào lúc cô đang ngủ.”

“Cô lắc đầu. “Em chuẩn bị ngả lưng một lát...nhưng không sao.

Julia bận một chiếc áo mặc trong nhà màu tím, một cái màu cô ưu thích và hợp với màu má của cô. Có lẽ cô có uống rượu nhưng không say. Tôi nhìn thấy một cái bình lọc rượu và một cái ly đặt trên một chiếc bàn gần gường cô.

“Em rất mừng là chị đã đến. Em muốn nói chuyện với chị. Em rất lo lắng về chị... và anh Drake.”

“Julia, cô không việc gì phải lo lắng cả. Drake và tôi chỉ là bạn tốt của nhau... thế thôi.”

Julia lắc đầu. “Anh ấy nghĩ về chị rất nhiều, em biết.”

“Drake đã cưới cô Julia ạ. Nếu như cô...”

“Nếu như em làm sao?”

Đôi mắt tôi bất giác nhìn về phía bình rượu.

“Em biết chị muốn nói gì”, cô kêu lên lảnh lót. “Chừa rượu phải không. Em đã cố. Em đã làm được như thế một thời gian nhưng rồi em lại nghiện lại. Em không thể bỏ rượu. Nhưng em biết mình phải làm được.”

“Nếu cô có thể làm như vậy...”

“Chị nghĩ là sẽ có gì thay đổi à?”

“Tôi nghĩ nó sẽ làm mọi chuyện thay đổi.”

“Sao có thể như thế khi anh ấy chỉ yêu chị?”

“Cô là vợ anh ấy, Julia ạ. Đó mới là điều quan trọng.”

“Không. Bao giờ cũng là chị... Ngay từ lúc chúng ta còn bé thì chị mới là người anh ấy thích.”

“Nhưng anh Drake lại cưới cô. Đó là điều cô mong muốn. Thì cô phải hạnh phúc chứ. Nếu như cô cố gắng... không uống rượu... làm tất cả để giúp đỡ anh ấy trong sự nghiệp chính trị thay cho việc...”

Julia nấc lên khóc. “Em biết. Em đã làm một chuyện kinh khủng. Anh ấy sẽ không bao giờ tha thứ cho em. Cả chị cũng vậy.”

“Tôi hiểu nỗi đau lòng của cô. Nếu cô tỏ ra có lý trí... cố gắng hiểu anh ấy... Đó là một người có hoài bão. Anh ấy sẽ tiến xa. Ai cũng nghĩ như thế... Và tất cả những chuyện này sẽ huỷ hoại cơ hội của anh ấy.”

“Charles khuyên em nên ly dị.”

“Nếu cô làm thế cô sẽ mất anh ấy.”

“Em biết.”

“Đó là điều cuối cùng mà cô muốn.”

Julia tỏ ra hoang mang. “Em cũng chả biết thế nào nữa. Đôi khi em trở nên giận dữ và khi ấy tất cả mọi việc trở nên vô nghĩa. Lúc ấy em căm thù anh ta. Em chỉ muốn làm anh ta đau đớn... như em từng đau đớn. Charles bảo em sẽ hạnh phúc hơn nếu như em ly dị.”

“Cô phải quyết định cho bản thân mình... chứ không phải vì Charles.”

“Charles bao giờ cũng có ảnh hưởng đến em. Em thán phục anh ấy. Anh Philip thì lại quá dịu dàng. Charles mới là người đàn ông thực sự. Anh ấy lấy Helen. Họ cũng chẳng hoà thuận gì nhưng anh ấy cóc cần. Anh ấy hài lòng với một cuộc hôn nhân như vậy. Anh ấy cũng chẳng thuỷ chung gì với vợ, ra ngoài tha hồ vui thú. Ước gì em có thể sống như Charles, không cần bận lòng đến ai hết.”

“Cô không muốn sống như vậy đâu.”

Ồ em muốn thế. Em cóc cần biết Drake có yêu em hay không. Em sẽ sống như Charles. Em cũng sẽ có nhân tình. Ít nhất thì Drake cũng chẳng quan tâm cơ mà. Hiện nay Charles đang dan díu với cái cô người Ý.”

“Cô muốn nói là Madalena de’ Pucci?”

“Phải, chính cô ta. Anh ấy gặp cô ta nhiều lắm. Cứ ra vào nhà này suốt. Bây giờ cô ta đang ở trong phòng anh ấy. Em cho là anh ấy còn đưa cả chìa khoá cho cô ta để cô ta có thể đến lúc nào cũng được.”

“Vậy ư... Nhưng đây là nhà cô mà.”

“Cũng là nhà Charles khi anh ấy còn ở đây. Ồ anh ấy si mê cô ta lắm. Charles là người sành điệu. Anh ấy có bao giờ lại phải đau khổ như em. Ước gì rm có thể giống như anh ấy.”

“Cô không nên để Charles tác động đến cô theo kiểu ấy. Cuộc đời cô là ở trong tay cô mà.”

“Đôi lúc em nghĩ Charles đúng. Nhưng có lúc hoá ra không phải vậy. Đôi khi em chẳng cần gì hết. Em chỉ muốn hành hạ Drake như anh ấy đã giày vò em... Rồi có lúc mọi chuyện lại khác đi.”

“Cô đã huỷ hoại sự nghiệp của chồng và chính cuộc đời cô.”

“Em biết, em biết. Em đã tự nhủ mình không được thế nhưng rồi em vẫn làm. Em đau khổ đến nỗi ai cũng biết.”

“Ôi Julia, tôi chỉ mong sao cô uống rượu ít đi và lại trở thành chính mình.”

“Rượu là một nguồn an ủi. Khi chị đau khổ cùng cực. Khi chị cảm thấy chẳng cần gì hết...rượu vào chị thấy phấn chấn hơn, chẳng có chuyện quái gì quan trọng cả. Nhưng có lúc chị cảm thấy không còn chỗ nào để bấu víu nữa chị muốn kết thúc tất cả... không chỉ cho riêng mình mà còn cho cả những người khác nữa.”

“Julia... bây giờ còn chưa muộn.”

“Phải không?” Cô hỏi với vẻ nôn nóng. “Phải vậy không?”

“Đúng thế đấy.”

“Tối nay em sẽ nói chuyện này với Charles. Bảo ânh ấy là em muốn thử một phen. Em sẽ làm một người vợ tốt. Em sẽ giúp anh Drake. Đó là điều bao giờ em cũng muốn làm. Phải, em sẽ bảo anh ấy thế. Em đã quyết định rồi. Em sẽ thay đổi. Không sa vào rượu nữa. Em sẽ phải cố gắng nhiều lắm. Chị không thể bỏ rượu cái một được, một khi chị đã nghiện nặng như em. Phải em sẽ nói chuyện với Charles ngay tối nay.”

“Julia, bao giờ cô cũng phải nhớ là tôi muốn là bạn của cô.”

“Em biết, em biết như thế chị Lenore.” Cô nói nghẹn ngào, suýt trào nước mắt. “Em sẽ cố gắng tu tỉnh. Tối nay em sẽ bảo Charles là em sẽ không làm cái điều mà anh ấy gợi ý. Em sẽ cố làm một người vợ tốt của Drake. Sẽ làm cho anh ấy yêu em...”

Tôi đứng lên đến bên cô, ôm cô và hôn. “Thôi đừng đứng dậy. Để tôi về một mình được rồi.”

Trong khi về nhà, tôi tự nhủ cuộc gặp gỡ không phải là vô ích.

Nhưng sáng hôm sau, Julia chết.

*

* *

Những ngày tiếp theo là một cơn ác mộng kéo dài và khủng khiếp trong ký ức của tôi. Tôi đã phải tự nhủ hàng trăm lần là tôi sẽ thức dậy và thấy mình đang mơ.

Nguyên nhân cái chết của Julia đang được điều tra. Người ta tìm thấy cô trong phòng khách dành cho Charles. Kể từ ngày nhà hắn bị cháy, hắn có mấy phòng riêng trong nhà cô em gái; gồm một phòng ngủ, một phòng để quần áo và một phòng khách. Mặc dù ba phòng này thuộc vào nhà chính và nằm ở cuối hành lang lầu một, có một cái cầu thang phía sau dẫn đến ba phòng đó và không nối với phòng nào hết. Chính vì thế mà khu này tương đối kín đáo, tách biệt. Julia muốn anh trai mình có một khoảng không riêng tư như ở nhà riêng của mình cho đến khi hắn tìm được nơi ở mới.

Người hầu phòng đã cứu sống Charles khỏi hoả hoạn bảo Julia rằng Charles nói hắn sẽ về nhà vào lúc 7 giờ tối.

Julia đến ngồi chờ ở phòng khách của anh trai vì cô muốn nói chuyện ngay với hắn mà không bỏ lỡ phút nào. Thế là cô chủ tốt bụng đến ngồi đợi hắn. Có lẽ cô nhìn thấy bình rượu và không thể cưỡng lại được . Thói nghiện rượu đã giết cô. Cô chết ngay lập tức. Khi Charles bước vào hắn thấy cô đã hồn lìa khỏi xác. Dường như cô uống phải loại rượu có bỏ thuốc độc dành sẵn cho Charles.

Khi nghe tin tôi rụng rời hết cả chân tay. Tôi cố lánh đi một góc để suy nghĩ thấu đáo mọi chuyện. Có một ai đó cố tình đầu độc Charles và Julia đã chết thay cho hắn.

Ngoại tìm đến chỗ tôi.

“Cháu thân yêu, tất cả những điều này nghĩa làm sao?”

“Người ta muốn giết Charles... Chúng không định giết Julia.”

“Tại sao lại có kẻ muốn giết Charles?”

“Chắc hắn có nhiều kẻ thù. Hắn không phải là người tốt. Hắn độc ác... đểu cáng... Hắn thích gây chuyện.”

Ngoại nhìn tôi thấu suốt. “Nói cho bà nghe mọi chuyện đi. Đừng giấu bà bất cứ điều gì.”

Thế là tôi kể lại cho ngoại nghe việc Charles theo đuổi tôi, hắn bám theo tôi đến đường Parsons như thế nào, hắn cố thuyết phục Julia ly dị Drake và tố cáo vai trò liên đới của tôi ra sao.

“Trời ơi”, bà kêu lên hãi hùng. “Lạy Chúa tôi.”

“Ngoại ơi, bà không nghĩ... cháu không biết nói làm sao nữa... thậm chí cháu còn chưa bước chân vào phòng Drake nữa.”

“Sẽ có một cuộc điều tra. Người ta sẽ hỏi cung cháu vì cháu gặp Julia vào ngày cô ta chết. Chắc cháu là người cuối cùng nhìn thấy cô ấy lúc còn sống.”

“Cháu nói chuyện với Julia, bảo cô ấy là cô ấy sẽ dại như thế nào nếu ly dị với Drake. Cô ấy bảo sẽ nói chuyện với Charles. Đó là lý do tại sao cô ấy đến phòng hắn.”

“Khi những chuyện như thế này xảy ra sẽ có bao nhiêu cuộc điều tra xét hỏi lôi thôi đấy.”

“Ngoại ơi cháu sợ quá, Cháu lo cho Kartie”

“Con bé phải sang Paris ngay.”

“Cháu không thể đi như thế Ngoại à. Làm thế sẽ giống như chạy trốn. Với lại chắc cháu không được phép đi khỏi đây. Cõ lẽ bà phải đưa nó đi.”

Ngoại lắc đầu. “Chỗ của bà là ở đây, sát cánh bên cháu. Cassie sẽ đi với Kartie... và hai cô gia sư. Như thế là tốt nhất. Điều khôn ngoanlà phải gỡ ra từng bước một... và chắ chắn đó là bước đi đúng. Như vậy kế hoạch bước đầu là đưa Kartie đi khỏi đây.”

Tôi biết là bà tính toán rất đúng.

Cassie mất hết tinh thần, cô rất yêu thương chị gái và chết sững cả người trước sự ra đi đột ngột này.

“Em cứ nghĩ đến chị ấy vào những ngày ba chúng ta còn bé. Tất cả những điều nho nhỏ chị ấy đã làm. Bây giờ chuyện này lại xảy ra. Thật mừng là mẹ không còn để thấy cái ngày này.”

Tôi tự hỏi không hiểu mồ ma phu nhân Sallonger sẽ tiếp nhận cái tin này ra sao. Bình tĩnh, có lẽ thế. Bà không bao giờ cho phép mình chịu tác động nhiều bởi người khác và Julia, từ lâu đã không còn đóng một vai trò trong đời bà.

“Cassie, chúng ta có việc phải làm gấp.”

Tôi giải thích một số việc cho Cassie. Cô hoảng kinh khi biết vai trò bẩn thỉu của Charles trong vụ tống tình nhưng cũng không lấy làm ngạc nhiên lắm. Cô biết rõ ông anh lớn. Từ ngày còn bé, hắn đã khoái chọc ghẹo em gái và thường làm cho họ phải khóc. Bây giờ cái tính hung bạo độc ác của hắn còn đậm nét hơn nữa.

Cassie thật khôn ngoan sáng suốt khi rời khỏi Nhà Tơ lụa và lúc này cô thấy ngay tính cấp bách của việc đưa Kartie ra khỏi đây, thế là cô bắt tay ngay vào việc chuẩn bị hành lý.

Katie có bao nhiêu chuyện để hỏi, “Tại saomẹ không thể đi với chúng con.”

“Mẹ có việc phải làm. Mẹ sẽ sang sau.”

“Tại sao chúng con lại không đợi mẹ đi luôn?”

“Đi bây giờ sẽ tốt cho con hơn. Con sẽ đi cùng cô Cassie và hai cô giáo.”

“Con muốn đi cùng với mẹ.”

“Mẹ biết, nhưng bây giờ mẹ chưa thu xếp được.”

Tôi lặng lẽ hôn nó và nói “Con biết con yêu Paris. Vả lại... mẹ sẽ sang ngay mà.”

“Rồi chúng ta sẽ đi xuống vườn nho của ông ngoại chứ?”

“Mẹ cũng nghĩ thế... Ta sẽ đi vào một ngày nào đó.”

“Bác ấy có ở Paris không ạ?”

“Mẹ không biết.”

“Con hy vọng con được đến chỗ ông ngoại. Con muốn gặp Raoul.”

Con bé vẫn nói huyên thuyên nhưng có một chút băn khoăn nào đó trong cái nhìn của nó. Rõ ràng khó mà giữ cho tin tức không lọt đến tai con trẻ.

Tôi phải dự một buổi hỏi cung. Thật là một cực hình đau đớn. Trông Drake xanh xao, mệt mỏi và vì Julia là vợ một chính khách khá nổi tiếng, tin tức về cái chết bí ẩn được đăng tải trên trang nhất tất cả các tờ báo.

Nhiều câu hỏi được đặt ra cho Drake. Anh chẳng biết lý do tại sao có người muốn giết ông anh vợ. Bản thân anh cũng biết rất ít về ông anh này. Phòng dàng cho Charles khá tách biệt và vì cả hai đều là những người bận rộn nên họ rất ít gặp nhau. Anh trả lời bình tĩnh và có phong thái nên tôi tin anh đã gây được ấn tượng tốt.

Tôi được hỏi về cuộc gặp mặt cuối cùng với Julia và lý do tôi đến thăm cô ngày hôm ấy. Tôi đáp chúng tôi lớn lên trong một nhà nên thường xuyên đến thăm nhau. Trả lời câu hỏi chúng tôi có nói chuyện về người anh lớn và tại sao có kẻ muốn giết anh ta không, tôi đáp chúng tôi có nhắc đến hắn, Julia bảo tôi hắn ra ngoài còn cô thì muốn nói chuyện với hắn lúc hắn quay về.

Thật nhẹ cả người khi buổi thẩm vấn kết thúc.

Charles là nhân chứng chính vì hắn là người đã tìm thấy xác cô em gái. Hắn lặng lẽ giải thích nỗi buồn của hắn khi phải sống nhờ trong nhà em gái và em rể kể từ khi nhà hắn bị cháy. Hắn ra khỏi nhà cả buổi chiều hôm ấy và khi trở về, hắn thấy em gái nằm chết trong phòng khách của hắn.

Đây là điều toà án phải tìm ra. Vụ giết người được thực hiện bởi một người hay nhiều người.

Và việc tìm kiếm câu giải đáp bắt đầu một cách hối hả.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9: Vén màn bí mật


Tôi không gặp Drake. Ngoại nói rằng như thế rất nguy hiểm và nếu anh dại dột đến mức tới tìm tôi thì Ngoại cũng không cho phép anh gặp tôi.

Tuy vậy chính Charles lại đến tìm tôi. Hắn có bằng chứng ngoại phạm bởi người ta cố tình đầu độc hắn. Ngoại đến phòng tôi nói hắn đang đợi dưới nhà.

“ Cháu cần gặp hắn.”

“Có nhất thiết phải vậy không?”

“Cháu nghĩ thế. Cháu phải biết hắn đang âm mưu gì.”

Thế là tôi gặp hắn trong căn phòng nhỏ nơi chúng tôi tiếp khách hàng. Hắn có vẻ trầm tư, thậm chí có vẻ nghĩ ngợi điều gì mông lung lắm.

Khi còn lại hai người hắn nói: “ Cô tưởng cô dễ dàng loại bỏ tôi à? Cô thật là một con đàn bà ghê gớm dưới cái vẻ dịu ngọt như đường.”

“ Tôi chưa bao giờ vào phòng anh.”

“Cô có động cơ. Cô không muốn gì hơn là trừ khử tôi. Cô đã ở bên Julia chiều hôm ấy. Không ai thấy cô rời ngôi nhà ấy. Cô biết rõ ngôi nhà mà . Cô có thể đi vào phòng tôi sau khi chia tay Julia. Cô có thể dễ dàng lẻn vào cầu thang phía sau. Cô cũng biết rõ thói quen của tôi, làm một ly rượu sêri trong khi thay đồ.”

“ Tôi không biết những chuyện như vậy.”

“ Bọn đầy tớ nói. Hoặc cô đoán là thỉnh thoảng tôi cũng uống rượu. Lenore thân mến, không có ai có động cơ giết tôi hơn cô. Tôi đã cản trở cô và nhân tình của cô. Đó là một cố gắng vụng về, người đẹp ạ. Còn cái mà Drake ao ước hơn bất cứ cái gì trên đời này là rũ bỏ được Julia. Tôi tin là thậm chí hắn cũng muốn ly dị nữa. Điều đó sẽ giải quyết được vấn đề.

Nhưng Julia lại tìm đến và nhìn thấy bình rượu, một thứ mà cô ấy không thể cưỡng lại được. Đáng lý cô phải khéo léo hơn. Muốn dùng độc dược thì phải nghiên cứu kỹ càng chứ. Sao cô có thể nghĩ thoát khỏi tôi dễ thế?”

“Anh nói năng như thể…”

“Đó là điều người ta sẽ hỏi cô, Lenore ạ. Cô sẽ là đối tượng nghi ngờ một khi cuộc điều tra bắt đầu. Cô rất muốn thủ tiêu tôi phải không?”

“Anh nói như người điên.”

“Nhưng lại thích hợp trong hoàn cảnh này. Ai muốn tôi biến khỏi đường cô đi? Cô! Ai muốn Julia biến khỏi cõi đời này? Cặp gian phu dâm phụ Drake và Lenore. Cả hai người đều mong có một ngày không phải giấm giúi đến chỗ hẹn hò bí mật ở đường Par-sons nữa. Các người vẫn có thể khoác cái áo đáng kính, và có lẽ không một ai có thể tưởng tượng rằng các người đã làm những điều đó để đạt đến cực khoái.”

“ Sao anh dám nói với tôi những điều bẩn thỉu như vậy?”

“Tôi chỉ diễn ngôn cho rõ ràng hơn thôi”

“Charles, mời anh đi khỏi đây. Tôi sẽ nói sự thật khi được hỏi. Tôi đến thăm Julia. Tôi vào và ra đều bằng câu thang chính. Tôi chưa bao giờ đến phòng anhvà không biết gì về thuốc độc hết.”

“Không à? Có lẽ vì thế mà cô mới vụng về như vậy. Cô kiếm đâu ra cái cửa đó? Một chút axênit. Người ta nói cô có thể lấy được từ giấy bẫy ruồi. Tôi tin là thuốc diệt cỏ dại công hiệu hơn.”

“Làm ơn ra khỏi đây mau.”

“Này thời gian là của tôi đấy. Các người đã âm mưu cái gì trong ngôi nhà số 12 Parsons. Có phải bà vú già đã đưa ra mọt vài gợi ý? Có lẽ bà ta cung cấp giấy bẫy ruồi cũng nên… hay là thuốc diệt cỏ dại? Những con mụ làm nghề vú em ấy có nhiều mánh khoé không ngờ đấy.”

“Đi ngay, đi khỏi đây ngay,” tôi hét lên.

“Sao, không còn giữ được vẻ khôn ngoan hàng ngày nữa à? Cứ nghĩ về những điều tôi nắm trong tay đi. Tôi có thể thắt chặt một sợi dây thòng lọng quanh cái cổ xinh đẹp của cô, người đẹp Lenore ạ… và một ngày kia có thể cả thằng nhân tình của cô nữa.”

“Tôi sẽ không nghe những lời điêu trá xảo quyệt của anh nữa.”

“Bây giờ thì tôi nói lời tạm biệt đây. Cảm ơn cô về lời chào mời ấm áp và lòng hiếu khách nóng bỏng nhé. Tôi sẽ quay lại gặp cô. Ai biết được có thể chúng ta có khả năng làm chung một việc gì đó.”

Run bắn lên vì kinh tởm và sợ hãi, tôi sập cửa lại sau lưng hắn, ngồi sụp xuống lấy hai tay che mặt. Tôi muốn xua đuổi tất cả những ý nghĩ về hắn. Tôi chỉ muốn quên tấn bi kịch hãi hùng đang đe doạ tôi và Drake và bất cứ ai có liên quan đến chúng tôi.

Tôi không tin lời Charles. Có một cái gì trong mắt hắn. Tôi biết hắn không có một sự thôi thúc phải huỷ diệt tôi.

*

* *

Sáng hôm sau, tôi thức dậy với một cảm giác như ở trong địa ngục. Dù sao thì tôi cũng yên tâm là Katie hiện đang ở Paris. Ít nhất thì tôi cũng không phải lo lắng cho nó.

Tôi biết những câu hỏi đang được đặt ra. Tôi biết có nhiều lời bàn tán đồn đại. Bọn đầy tớ lén lút liếc nhìn tôi như thể chúng đi đến một kết luận và biết tôi đang ở trung tâm vụ này.

Những người giúp việc chỉ biết rất ít về chủ, và lập tức học trở thành những tay thám tử tư… theo dõi mỗi việc chúng tôi làm, tai căng ra nghe tất cả những lời trao đổi giữa chúng tôi và họ xì xầm trao đổi với bọn người làm của những gia đình bè bạn khác.

Chuyện lục đục trong gia đình Julia và Drake người ta đã biết đến từ lâu. Đã có nhiều điều ong tiếng ve và từ sau cái đêm nghe nhạc ấy và ai cũng biết đến tình bạn giữa Drake và tôi. Những quan hệ tình cảm bao giờ cũng được đặt nặng khi liên quan đến những vấn đề này. Tôi có thể cảm thấy trong những chuyện đàm tiếu ấy họ đi đến kết luận là tôi và Drake yêu nhau và cả hai có chung một mục đích loại bỏ Julia. Vì thế mà Julia phải chết. Sự thật cô chết vì uống thứ rượu dành cho ông anh trai. Nhưng bởi vì cô là người chết nên họ mới tin chắc đó là điều Drake và tôi mông muốn.

Những cuộc điều tra bắt đầu. Những người đàn ông mặc bộ đồ màu xám đến nhà. Họ là những nhân viên đặc vụ.

Người ta đặt ra nhiều câu hỏi vì tôi là người gặp Julia trong ngày cô chết. Trong những câu trả lời tôi nói tôi đến không có hẹn trước. Tôi đã ngồi nói chuyện với cô một lúc. Cô ấy như thế nào? Bình thường như mọi lần, tôi bảo họ. Có uống rượu trong trường hợp này không? Không đủ để làm cô say xỉn. Chúng tôi nói chuyện một cách hợp lý. Chủ đề là gì? Tôi biết tôi phải thành thật vì thế tôi nói: “Cô ấy định ly dị. Tôi khuyên cô ấy nên cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân.”

“Bà là bạn tốt của cả ông và bà Aldringham ư?”

“Phải, Julia và tôi lớn lên cùng một nhà, cả hai đều biết ông Aldringham từ ngày còn bé.”

“Tôi biết, tôi biết”, người hỏi cung nói với một nụ cười kín đáo. “ Bà thân thiện với chồng cũng như với vợ à?”

“Phải, tôi thân thiện với cả hai người.”

“Có lúc nào bà đính hôn với ông Aldringham chưa?”

“Không”

“Có bất cứ tình cảm nào giữa hai người không?”

Tôi do dự.

“Có à. Tuy vậy ông ta lại cưới người đàn bà xấu số này. Vậy bà có ngạc nhiên khi ông ta làm thế không?”

“Tôi biết họ cũng là bạn của nhau.”

“Phải”

“Tôi không nghĩ lúc này còn có bất cứ điều gì chúng tôi muốn hỏi bà nữa. Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ quay lại.”

Khi họ đi rồi, Ngoại khăng khăng bắt tôi đi nằm. Bà pha cho tôi một ly thuốc an thần và ngồi bên gường tôi. “Cho đến khi cháu ngủ.”

Như thể tôi có thể ngủ được ấy!

Tôi cố nhắm mắt để quên đi thì nghe có tiếng xôn xao từ dưới nhà vọng lên. Tôi nằm yên lắng nghe một lát rồi ngồi dậy đi ra của. Tiếng người vọng lên từ phòng tiếp tân. Chắc cửa phòng không đóng.

Tôi ba chân bốn cẳng chạy xuống. Tôi nghĩ có lẽ mình đang mơ. Ngoại đứng đó vẻ giận dữ và phản kháng, hai má đỏ phừng phừng và đôi mắt quắc lên giận dữ. Nhưng không phải bà là người làm tôi đứng như trời trồng mà là người đang đứng cạnh bà – là bá tước.

Cả hai im lặng khi tôi bước vào. Anh bước lại gần tôi, mỉm cười duyên dáng cứ như thể việc anh có mặt ở đây là một việc tự nhiên nhất trên đời.

“Bá tước de Carsonne! Ngài đang làm gì ở London vậy?” tôi sửng sốt kêu lên.

“Làm ơn đừng trịnh trọng quá như vậy, Lenore. Anh đến London để gặp em mà.” Đôi mắt anh liếc nhanh về phía Ngoại khi anh nói thêm. “Và anh đã có chủ ý làm thế”

Anh cầm tay tôi, thế là áp lực của bao ngày qua tuột khỏi tôi như tuyết rơi khỏi cành cây khi có gió. Trong một khoảnh khắc diệu kỳ nỗi sợ hãi, hoang mang của tôi dường như biến mất?.

Tôi chỉ nghĩ đến một điều duy nhất: Anh đang ở đây và anh đến để gặp tôi.

“Em khoẻ không?” anh vẫn không buông tay tôi ra, nhìn vào mặt tôi, lo lắng.

“Chúng tôi đang gặp rắc rối ở đây.”

“Đó là điều mà bà đã nói với khách”, Ngoại nói với vẻ gay gắt, “và không ai muốn có thêm chuyện phải lo nghĩ nữa.” Bà nói tiếp không giấu sự thù nghịch. “Bà đã nói với bá tước de Carsonne là cháu không có thời gian tiếp người quen.”

“Phải”, bá tước nói vẻ buồn bã, “bà em đã bảo anh rằng anh không được hoan nghênh ở đây.”

“Chúng tôi đã có đủ những rắc rối rồi. Cháu tôi cần được nghỉ ngơi. Lenore vừa qua một buổi cật vấn đau đầu. Vì thế mà bà bảo ngài bá tước là cháu không thể gặp ông ta.”

“Như vậy”, anh nói nhẹ nhàng, “với việc đi xuống đây, em đã ngăn cản cái lệnh bảo anh phải rút lui.”

“Ngoại à, cháu muốn nói chuyện với bá tước.”

Bà tôi làm mặt lạnh, tôi cảm thấy buồn vì đã cưỡng lại ý bà, một điều mà tôi biết chỉ có một mục đích vì quyền lợi của tôi. Tôi biết bà quan tâm đến tôi hơn mọi sự trên đời và bà sợ người đàn ông này sẽ chỉ làm hại tôi. Nhưng tôi phải nói chuyện với anh… một mình. Tôi có linh cảm là anh sẽ giúp tôi bằng một cách nào đó dù tôi không biết anh sẽ giúp tôi như thế nào. Nhưng anh tràn trề sức lực và chỉ ở bên anh, tôi đã cảm thấy được nâng đỡ rất nhiều.

“Làm ơn mà Ngoại… Cháu sẽ ổn thôi. Cháu hứa đấy!” Bà nhìn tôi thất vọng, rồi nhún vai. Đoạn bà quay qua bá tước ném một cái nhìn đầy tức tối.

“Đừng nói chuyện quá lâu đấy.”

“Vâng ạ.”

Bá tước cúi rạp đầu xuống khi bà tôi đi ra khỏi phòng.

“Bà cụ không ưa anh”, anh nói với vẻ thiểu não.

“Bà nghe được nhiều chuyện về anh.”

“Về anh á? Khi cụ đi khỏi đấy, anh chỉ là một thằng nhóc.”

“Bà nghe chuyện về gia đình anh và kết luận anh cũng giống họ.”

“Tội lỗi của những người cha. Nhưng anh đã có mặt ở đây… Anh đã đánh bại con rồng… tạm thời thôi… để gặp được em.”

“Anh ở London bao lâu rồi?”

“Đúng một tiếng.”

“Vậy là anh đến thẳng chỗ em.” Có vẻ ngớ ngẩn khi trong lòng tôi rộn lên một niềm vui. Có gì thay đổi đâu… Chỉ duy nhất một điều anh đang ở đây.

Cho đến lúc ấy tôi mới nhận ra sự hiện diện của anh tác động đến tôi mạnh mẽ như thế nào.

“Anh cũng phải rời Paris ngay sau khi em đi, Anh phải quay về Carsonne. Raoul bị tai nạn, nó bị ngã ngựa.”

“Raoul! Thế nó đã khoẻ chưa?”

“Có vẻ như không nghiêm trọng như họ nghĩ. Thằng bé đang bình phục. Thế là anh quay lại thăm em và Mademoiselle Cassandra có nhiều điều có thể cho anh biết.”

“Vâng, em hiểu. Vậy là anh đã biết…”

“Anh đọc báo. Đó là vợ một chính khách - một người có liên quan đến em.”

“Chúng em lớin lên với nhau. Anh biết câu chuyện về hai dòng họ Sallonger và St.Allengère rồi đấy.”

“Có nhiều cái anh muốn biết rõ. Anh sẽ giúp đỡ em.”

“Anh có thể làm gì?”

“Có thể tìm ra một cách nào đó. Chuyện gì đang diễn ra?”

“Người ta đang tìm kẻ đầu độc Julia.”

“Và họ nghi ngờ…?”

“Em là người cuối cùng gặp cô ấy lúc còn sống. Anh trai Julia đã tìm ra xác Julia. Anh ta quay về phòng mình thấy cô em nằm chết vì uống rượu sêri dành cho anh ta.”

“Người này có kẻ thù à?”

“Rõ là thế.”

“Và em là một người trong số đó.”

“Anh ta cáo buộc em là nhân tình của chồng Julia.”

“Anh nhướng lông mày, “Có phải thế không?”

“Tất nhiên là không.”

“Vậy thì anh rất mừng. Anh sẽ giận em lắm lắm nếu đó là sự thật.”

“Thôi mà đừng đùa nữa. Em không chịu nổi đâu. Em chẳng còn lòng dạ nào để đùa bỡn hết.”

“Cái gã Charles này có phải là kẻ mà em gọi là trăng hoa không?”

“Anh muốn nói hắn ta có nhiều cuộc tình ư? Em nghĩ hắn ta khét tiếng đa tình… Hai vợ chồng nhà ấy ít khi gặp nhau. Hắn lấy vợ vì tiền và họ đồng ý sống mỗi người một nơi.”

“Có lẽ đây là một tội ác có động cơ vì tình. Em có biết bất cứ cô tình nhân nào của hắn không?”

“Em không biết nhiều về cuộc sống riêng tư của hắn. Nhưng có một người đàn bà…”

“À, em biết một người?”

“Em nghe cô ta hay tới chỗ hắn. Tên cô ta là Madalenna de’ Pucci. Em có ảnh cô ta. Chúng em chụp chung trong bữa tiệc.”

“Anh muốn xem hình. Có lẽ cô ả biết một cái gì đó có liên quan trong chuyện này. Có thể điều tra được một manh mối nào đó.”

“Em không nghĩ chúng ta có thể tìm ra cô ta. Cách đây ít lâu… cô ta còn ở đây. Có thể bây giờ cô ta đã về Ý rồi.”

“Vậy cô ta là người Ý. Đấy là những người đam mê dữ dội. Tấm hình đâu? Có thể cho anh xem không?”

“Ở đây, để em lấy ra.”

Tôi kinh ngạc khi thấy tác động của tấm hình đối với anh.

“Ái chà chà cái cô nàng Madalenna de’ Pucci này! Một trang quốc sắc thiên hương!”

Cơn giận bốc lên, tôi giằng lại tấm ảnh nhưng anh lấy lại và tiếp tục ngắm nghía.

“Rõ ràng là cô ta để lại một ấn tượng sâu sắc nơi anh”, tôi lạnh lùng nói.

“Phải… rất ấn tượng. Madalenna de’ Pucci! Anh nghĩ có thể anh đã gặp cô ta ở Pháp.”

“Em dám nói cô ta đi nhiều. Cô ta thường đi công chuyện… với anh trai.”

“Em gặp người anh chưa?”

“Chưa. Anh ta đi đến… vùng Midlands. Cô ta đợi anh trai ở London.”

“Kể cho anh nghe thêm về Madalenna de’ Pucci đi.”

“Anh thấy cô ta thực sự thú vị à?”

“Hết sức thú vị.”

“Em gặp cô ta lần đầu khi cô ta bị một tai nạn ở gần Nhà Tơ Lụa. Cỗ xe của cô ta bị lật và cô ta bị rạn xương đầu gối. Madalenna đến nhà chúng em ở vài ngày.”

“Đó là vào lúc nào ?”

“Ngay sau ngày em đi hưởng tuần trăng mật.”

“Vậy lúc ấy chồng em vẫn con sống?”

“Anh ấy chết sau đó ít ngày.”

“Em nói cô ta ở cùng nhà với em?”

“Phải, ở một vài ngày. Cô ta gây một ấn tượng rất mạnh đối với Charles… Cũng như bây giờ lại có tác động đến anh.”

“Đây là kiểu người phụ nữ rất ấn tượng. Kể tiếp đi.”

“Phải, Charles rất si mê cô ta. Em còn nhớ một hôm hắn cùng chồng em lên London lo công chuyện và đúng hôm đó người anh mang xe đến đón em gái. Cô ta trở về London và họ về Italia ngay tức thì.”

“Em nói chồng em chết ngay sau đó.”

“Vâng, vì thế mà em cũng quên mất sự kiện về cái cô Madalenna này.”

“Dĩ nhiên. Và chồng em được tìm thấy bị một phát đạn vào đầu?”

“Vâng, ở trong rừng.”

“Với khẩu súng của anh ấy?”

“ Vâng, với một trong những khẩu súng trong phòng săn.”

“Và rồi cô ta trở lại London… cách đây không lâu?”

“Vâng, Charles tình cờ gặp cô ta ngoài phố.”

“Ngẫu nhiên à?”

“Vâng, hắn rất sung sướng.”

“Anh có thể hiểu được điều đó, còn em?”

“Rõ ràng hắn bị cô ta hút hồn cũng như anh vậy.”

Anh mỉm cười làm như khoái chí lắm, và không rời mắt khỏi tấm ảnh.

“Quan hệ giữa cái gã Charles và người đàn bà tuyệt đẹp này đi xa như thế nào?”

“Em không biết, chỉ nghe Julia nói là cô ta vẫn đến thăm hắn ở nhà. Phòng của hắn ở một khu tách biệt có cầu thang riêng. Cầu thang phía sau chỉ dẫn đến những phòng hắn ở.”

“Thế là hai lối đi dẫn đến phòng này?”

“Đúng thế. Phòng hắn ở cuối hành lang lầu một. Em tin là có một cái cửa thông giữa cầu thang và phòng khách, và kế đó là phòng để quần áo. Em chưa bao giờ đến đấy nhưng Julia đã nói cho em biết khi hắn dọn đến đây ở sau vụ cháy. Cô em gái muốn hắn cảm thấy tự do như ở nhà mình.”

“Thế nào? Nhà hắn bị cháy?”

“Vâng. Hắn trốn thoát được trong đường tơ kẽ tóc. Hắn có thể bị chết cháy nếu người hầu phòng không về nhà sớm hơn dự tính. Hắn say rượu… Có thể đó là lý do hắn không tự chạy thoát.”

“ Có vẻ đầy kịch tính. Rượu có đánh thuốc độc… dành cho hắn này. Chẳng phải chuyện lạ sao, khi hắn suýt bị chết cháy và chẳng bao lâu sau lại có kẻ cố tình đầu độc hắn?”

“Anh nghĩ vụ cháy nhà rõ ràng là một âm mưu ư?”

Anh chăm chú nhìn tôi, nhún vai.

Tôi chậm rãi nói: “Có vẻ như mọi việc đã được tính toán. Đấy, như chồng em đấy. Em không bao giờ tin là anh ấy lại tự sát. Chẳng có lý do gì. Thật lạ lùng bởi vì có một người đàn ông… và chuyện này xảy ra ở Ý…”

“Kể cho anh nghe đi.”

Tôi kể cho anh nghe về việc Lorenzo đã đội mũ và bận áo khoác của chồng tôi và tìm đến cái chết như thế nào. “Và sau đó… khi chúng em về nhà thì Philip bị bắn chết.”

Bá tước tỏ vẻ suy nghĩ lung lắm. “Thật thú vị. Cái anh chàng Lorenzo này đã bị nhìn nhầm là chồng em. Chẳng bao lâu sau chồng em cũng chết. Cái gã Charles này… suýt bị thiêu cháy và được người hầu phòng cứu sống. Rồi hắn… bị đầu độc và chỉ sống sót nhờ cô em gái thế mạng. Em không thấy những chuyện này quá lạ sao?”

“Rất bí ẩn.”

“Bây giờ thì anh muốn nghe về nhà chính trị của em.”

Tôi kể anh nghe về cuộc gặp gỡ hồi còn con gái và sau đó chúng tôi đã thành bạn tốt như thế nào.

“Tốt đến mức độ nào?”

“Những người bạn đặc biệt.”

“Anh ta yêu em?”

Tôi gật đầu.

“Còn em?”

“Em nghĩ sẽ tốt cho em… và cho Katie… nếu không còn cảnh mẹ goá con côi nữa.”

”Lenore tội nghiệp của anh, em đã cô đơn quá lâu.”

“Không… không. Em còn có Ngoại, có con gái, bạn bè thân thiết nhưng…”

“Và còn có công việc yêu thích nữa. Phải, em có rất nhiều, nhưng em nghĩ anh chàng Drake này sẽ làm em hạnh phúc hơn. Nhưng anh ta lại cưới Julia… Thế là em đau đớn, thất vọng, em sang Pháp với người cha mới tìm thấy… và anh được gặp em. Bây giờ thì mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn. Quả tình, anh đâm ghen với anh chàng Drake này đấy.”

“Thôi đi anh, đây là một vấn đề nghiêm trọng không đem ra mà đùa giỡn được.”

“Em nghĩ về anh như thế nào?... Chỉ là một kẻ ưa đùa giỡn nhăng nhít?”

“Hiện anh đang ở đâu?”

“Ở khách sạn Park.”

“Ở đấy… có thoải mái không?”

“Anh còn chưa biết. Anh nhận phòng… để hành lý lại và phóng đến chỗ em ngay.”

“Anh thật tốt quá.”

“Anh phải đi bây giờ đây. Anh sẽ sớm gặp lại em. Đừng có mất tinh thần em nhé. Chuyện này rồi sẽ qua thôi. Sự thật sẽ được sáng tỏ.”

“Em rất mừng là anh đã đến.”

“Tất nhiên là anh phải có mặt bên em chứ.”

Anh cầm tay tôi đưa lên môi hôn. Khi anh đi rồi tôi mới phát hiện là anh mang theo tấm hình và như thể tước đi niềm vui mới nhen trong tôi khi gặp lại anh. Tuyệt vọng lại trùm lên tôi như trước.

*

* *

Những ngày kinh khủng ấy mới kéo dài làm sao. Dường như tôi đang sống trong một cơn ác mộng. Tôi sợ hãi và tuyệt vọng. Có những người khách bất đắc dĩ đến thăm tôi - họ là những người đàn ông với đôi mắt lạnh như tiền không giấu sự ngờ vực dưới cái vẻ ngoài bình thản, lịch sự. Những câu hỏi bất tận lại bắt đầu, bắt đầu. Rõ là họ muốn bẫy tôi, buộc tôi để lộ những điều mà họ có thể chứng minh tôi có tội.

Tôi tự hỏi không biết chuyện này sẽ tiếp diễn đến bao giờ, khi nào thì họ có được câu trả lời xác định. Tôi tin là Drake cũng phải trải qua những khổ hình như tôi. Báo chí đưa tin cảnh sát vẫn đang tiến hành điều tra. Đây là một vụ án rùm beng nhất vì nó liên quan đến chính trị gia Drake Aldringham, vợ anh là con gái của dòng họ Sallonger, một trong những nhà sản xuất tơ lụa lớn nhất Anh quốc. Charles Sallonger, anh ruột của người bị hại là một người đã thực hiện một cuộc cách mạng trong ngành dệt may bằng cách tung ra thị trường một loại lụa đẹp nhất từ trước đến nay. Cũng có cả những bài báo miêu tả cuộc hôn nhân của tôi với Philip Sallonger và chú rể “hạnh phúc” đã tự sát chỉ vài tuần sau đám cưới. Họ đã gán cho tôi một cái án kinh khủng - một người đàn bà mà chồng phải tự bắn vào đầu mình sau ngày cưới ít ngày chắc phải là một người đàn bà “ghê gớm” lắm.

Người ta dừng bước trước cửa hàng thời trang tò mò nhìn vào. Tôi tuyệt không dám ló mặt ra đường. Chẳng khác nào bị đóng cái dấu ô nhục lên mặt.

Cũng còn may là Katie không có mặt ở đây. Nó sẽ không biết chuyện gì đang diễn ra và tôi cũng ước được ở vào địa vị của nó.

Tôi không rõ mọi chuyện diễn ra như thế nào nhưng tôi đang bị nghi ngờ nhiều nhất. Như bao nhiêu lần trong đời, tôi cảm ơn Chúa vì sự có mặt của Ngoại. Nếu có chuyện gì xảy ra bà sẽ là người chăm nom bé Katie và là người tốt nhất trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra còn có Cassie và bà bá tước nữa. Ước gì họ có mặt ở đây vào lúc này nhưng tôi hàon toàn yên tâm bởi Katie ở dưới sự chăm sóc của họ. Nhiều lúc tôi bắt gặp mình đang nghĩ về bá tước. Tôi cứ ôn đi ôn lại cái khoảnh khắc anh bước vào phòng. Tôi đã sung sướng nhường nào. Thế nghĩa là tôi đã dành cho anh rất nhiều sự quan tâm, rất nhiều tình cảm. Tôi đã giả vờ rằng không phải vậy – và tất nhiên tôi đã lầm to. Tôi đã tự làm lộ mình trong những phút giây ấy.

Ước gì hồi ấy tôi quyết định ở lại Paris. Ước gì tôi có cam đảm để tiếp tục gặp anh. Thế thì tôi không có mặt ở đây để cho toàn bộ những chuyện dễ sợ này đổ sập xuống đầu. Khi tôi nhìn thấy anh và biết được

rằng anh sang đây là vì tôi - mặc cho ác cảm rành rành mà Ngoại dành cho anh – thì niềm vui đầy mãnh lực đã lấn át tất cả những chuyện khác và chứng minh rõ ràng nỗi lòng của tôi đối với anh - phải, không còn gì để chối cãi nữa.

Nhưng anh lại làm tôi thất vọng, như bao giờ cũng vậy. Anh tỏ ra chẳng đáng tin chút nào dù chỉ trong một chốc một lát. Trong khi anh nói lặn lội đường xa sang thăm tôi thì anh đã bị bức ảnh người đẹp Italia mê hoặc đến nỗi quên cả tôi và hoàn cảnh khó khăn của tôi mà công khai bộc lộ sự ngưỡng mộ người đẹp.

Mà anh còn mang theo bức ảnh nữa chứ.

Thật là một trùng hợp kỳ lạ nếu anh lại biết cô ta, nhưng dù sao anh cũng là người đi nhiều, lại sống gần ở biên giới Pháp – Ý. Chắc họ đã gặp nhau ở đâu đó và anh nhận ra cô ngay - từ phút đó bức ảnh dường như có sức ám ảnh anh rất lớn.

Con người của anh là thế. Chỉ có tôi là kẻ ngu ngốc nhất trần đời mới để cho mình mơ những giấc mơ không có cơ sở hiện thực.

Ngoại nói đúng. Tôi thì có ý nghĩa gì với anh kia chứ? Một vài tuần hạnh phúc ngắn ngủi… rồi anh sẽ tạo ra một cái cớ nào đó… rất lịch sự và tất nhiên rất khéo léo để chia tay và bắt đầu một cuộc phiêu lưu tình ái khác.

Bốn ngày đằng đẵng trôi qua mà không thấy mặt anh. Tại sao anh không đến chơi… Anh đã nói sang đây là để gặp tôi cơ mà… mà từ chỗ tôi đến chỗ anh nào có xa xôi gì. Tôi phải quên anh ngay. Nhưng làm cách nào quên được? Như một ám ảnh dai dẳng, tôi cảm thấy phải gặp anh, phải nói cho anh biết tôi đau khổ như thế nào khi anh không đến chỗ tôi như đã hứa. Thật chẳng có tư thế gì khi hạ mình làm chuyện đó nhưng tôi không thể không gặp anh. Tôi cần biết câu trả lời.

Xẩm tối hôm ấy tôi mặc quần áo ra ngoài và lặng lẽ ra phố. Quãng đường cũng không xa. Tôi đi qua cánh cửa xoay vào bàn tiếp tân.

“Thưa bà, tôi có thể giúp được gì?”

“Tôi muốn biết có bá tước de Carsonne ngụ ở đây không?”

Người đàn ông nhìn tôi kinh ngạc: “Thưa bà, bá tước đi cách đây mấy hôm rồi.”

“Ồ.”

Anh ta nhìn vào cuốn sổ: “Phải, ngài bá tước rời đây chiều hôm 14.”

Một ngày sau khi anh đến chỗ tôi. Anh đã mang bức ảnh… rồi bỏ đi… không thèm báo cho tôi một tiếng. Chắc là ngay sau khi ở chỗ tôi về anh đã hoạch định kế hoạch đi tìm người đẹp.

Thất vọng chất chồng thêm thất vọng.

Đó là bản chất của anh ta mà! Tôi giận dữ sỉ vả mình. Nhưng giận dữ cũng chẳng có tác dụng gì. Tôi cảm thấy mất mát, hoang mang, khổ sở và đám mây nghi ngờ chụp lên đầu tôi trở nên nặng nề hơn, gắt gao hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ tôi rệu rã mất tinh thần như những ngày này.

*

* *

Căng thẳng gia tăng. Nhiều vị khách không mời hơn và nhiều câu cật vấn hơn. Tôi cảm thấy vòng vây thít chặt hơn. Không biết cảm giác của Drake như thế nào.

Có những dự đoán trên các mặt báo: chẳng bao lâu nữa cảnh sát sẽ đưa ra một tuyên bố. Điều đó cũng có nghĩa là một cái lệnh tống giam. Có thể là người chồng chăng? Các đức ông chồng bao giờ cũng là đối tượng nghi vấn đầu tiên trong những trường hợp này. Có thể là Lenore Sallonger – “người goá phụ bí hiểm” – báo chí đặt cho tôi biệt danh ấy – nhà tạo mốt nổi tiếng có ông chồng mới cưới được mấy ngày mà phải tự sát? Tôi mệt mỏi… kiệt sức vì tất cả những chuyện này.

Và mọi chuyện cứ diễn ra như thế.

Ngoại và tôi thường ngồi bên nhau trong bóng tối, không buồn thắp đèn lên nữa. Cứ như vậy trong bóng đêm yên lặng, có lúc hai bà cháu cầm tay nhau. Ngoại cũng vậy, chưa bao giờ bà hoảng sợ, đau khổ và rã rời đến thế.

Chúng tôi không nói về cái tình thế đau khổ oái oăm này. Không ai trong chúng tôi có bất cứ cái gì để nói về nó. Ngoại thường quay về quá khứ kể cho tôi nghe những biến cố nho nhỏ trong tuổi thơ của tôi rồi bất thình lình giọng bà vỡ ra và bà không thể nói tiếp được nữa.

Tôi thường để cho đầu óc mình lang thang về những ngày tươi đẹp bên Pháp. Tôi nhớ đến lau đài và tự hỏi lúc này anh đang làm gì, có tìm được người đẹp Madalena không. Tôi cố lừa phỉnh mình rằng như vậy lại hoá hay, rằng tôi đã biết con người thật của anh trước khi biến mình thành con ngốc. Nghĩ đến anh là một việc quá đau lòng nên tôi cố nghĩ sang Drake.

Như thường lệ, Ngoại có vẻ như đọc được những suy nghĩ của tôi.

“Khi tất cả đã trôi qua”, bà nói với một nỗ lực để cho giọng nói của mình có sức thuyết phục. “Khi tất cả chuyện này hcấm dứt… Drake sẽ được tự do. Lúc ấy…”

“ Cháu không nghĩ đến chuyện ấy Ngoại à.”

“Khi hiện tại là một cái gì không thể chịu đựng được nổi, hãy nghĩ đến những cái gì ở phía trước. Khó khăn không kéo dài mãi mãi. Vào giờ này năm sau… Cậu ấy là một người tốt, Lenore ạ, mà người tốt thì rất hiếm. Cậu ấy yêu cháu. Bà biết rõ như thế mà. Chỉ có điều cậu ấy hành động thiếu cân nhắc. Lý ra cậu ấy phải nói ra những nghi ngờ khi hiểu lầm về cha cháu chứ. Thật là ngớ ngẩn, nhưng chẳng phải chúng ta ai cũng có những lúc ngu ngốc như vậy sao? Trời ơi, một người thật đáng thương, cậu ta phải trả giá cho sự ngu ngốc của mình. Nhưng chẳng chóng thì hcyầ sẽ đến ngày cậu ấy tự do… và rồi…”

“Cháu xin ngoại đừng nói đến chuyện ấy nữa, cháu không lấy Drake đâu.”

“Đừng nói vớ vẩn Lenore ạ. Cậu ấy yêu cháu. Cậu ấy sẽ là một người chồng tốt nhất. Cháu của bà đã chịu đau khổ nhiều. Philip là người quá tốt… Cháu đã có được hạnh phúc với cậu ấy. Cháu không được nghĩ đến bá tước nữa. Người như vậy không tốt đối với cháu và đối với bất kỳ người đàn bà nào.”

“Lúc này cháu chẳng biết chắc một điều gì hết.”

“Tất nhiên rồi. Bây giờ còn đang rối tung mọi sự lên. Nhưng khi tất cả đã trôi qua, Drake sẽ chờ đợi cháu… Còn bây giờ mọi thứ như trong một cơn mơ dữ.”

Tôi không đáp. Chẳng có ích gì khi cố giải thích cuộc sống tình cảm của tôi cho Ngoại hiểu. Ngay cả tôi, tôi cũng chẳng rõ nữa là.

*

* *

Rồi phép màu xảy ra.

“Những bước tiến mới trong vụ án Aldringham,” các tít báo lớn đăng tin, “cảnh sát đang thẩm vấn một người đàn bà đã đến nhà nạn nhân mấy lần. Họ tin rằng người này có thể giúp họ trong các bước điều tra.”

Rồi hai tuần trôi qua, chẳng có một lời nào đề cập đến vụ này. Tôi không còn bị điều tra viên đến hỏi thăm bất chợt với những câu hỏi bất tận nữa. Có vẻ như vụ này đã bị dẹp sang một bên.

Rồi một ngày tươi sáng đến khi bá tước trở lại London, đến ngay cửa hàng và anh nói anh muốn gặp tôi… một mình.

Anh cố gắng thoát khỏi sự ngăn cản trực tiếp của Ngoại và khi tôi được thông báo anh đang đợi tôi ở phòng tiếp tân tôi đã muốn từ chối không tiếp. Anh còn mặt mũi gì quay lại đây sau khi đã bỏ đi đột ngột như vậy? Ngoại nói đúng một trăm lần, một ngàn lần: tôi không nên gặp anh. Nhưng tất nhiên tôi làm sao mà không gặp được.

Và đây anh vẫn ngọt ngào, quyến rũ như bao giờ, mỉm cười duyên dáng cầm tay tôi đưa lên môi hôn với một phong thái tao nhã, mê hồn mà tôi bao giờ cũng cảm thấy khó lòng cưỡng lại được.

“Thế là anh cũng quay lại London à?”

“Có thể như thế,” đôi mắt anh bỡn cợt như nó bao giờ cũng thế trong những cuộc gặp gỡ xa xưa ở Pháp; có lẽ lúc này chẳng có ai nghĩ rằng tôi là một người đàn bà đang chịu nghi vấn đen tối của một vụ giết người.

“Tôi tin anh có những ngày vui thú ở Pháp.”

“Quả có thế.”

“Và anh thành công trong việc đuổi theo Madalena de’ Pucci?”

“Hết sức thành công. Anh không đoán trước được việc này lại thú vị đến thế.”

“Xin chúc mừng anh.”

“Chấp nhận lời chia vui. Này anh có một chuyện có thể làm em quan tâm đấy.”

“Về anh và người đẹp Italia ư?”

“Quả là có liên quan đến cô nàng…”

Tim tôi nhói đau: Ồ phải. Con người này tàn nhẫn thực. Anh ta biết tình cảm của tôi dành cho mình. Tôi đã để lộ ra còn anh thì rất rành tâm lý phụ nữ. Anh chỉ muốn giày vò tôi. Đầu tiên là Charles… còn bây giờ là anh.

“Cũng có liên quan đến em nữa… rất nhiều. Chúng ta có thể nghiêm túc được không? Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng.”

“Về anh và Madalenna de’ Pucci ư? Tôi không muốn…”

“Cũng có liên quan đến em nữa. Lại đây, ngồi xuống đi, như thế anh mới có thể nhìn thấy mặt em. Anh đã phải làm việc rất vất vả nhân danh em đấy. Nhìn thấy em trong tình cảnh vừa rồi anh rất buồn… và cả lúc này nữa. Vì thế mà anh quyết định làm tất cả để cho em trở lại thành chính Lenore của ngày xưa. Thế là anh vào việc. Đầu tiên hãy nói về người đẹp Italia. Anh đã bảo em là anh đã gặp người này.”

“Phải anh có nói thế. Và đã lấy bức ảnh mang đi.”

“Đó cũng là ảnh của em nữa, khhông phải à? Bây giờ thì nghe anh nói đây. Anh rất sửng sốt khi thấy ảnh người đàn bà này bởi vì anh biết cô ả… nhưng không phải với cái tên Madalena de’ Pucci. Và bây giờ anh đã chứng minh được đó không phải là tên thật.”

“Vậy cô ta là ai?”

“Có thể nói, cô ta có họ với em. Đó chính là Adèle St. Allengère.”

Tôi trố mắt nhìn anh kinh ngạc.

“Em có thấy quá ngẫu nhiên không? Người ta không bao giờ cảnh giác. Những sai lầm nhỏ dẫn đến một tai hoạ đổ sập xuống đầu. Em đã biết một điều gì đó về cuộc sống ở Villers-Mure và Carsonne. Chúng tôi là những người mãnh liệt, dữ dội. Em cũng biết mối thù hận của gia đình anh và dòng họ St. Allengère. Một mối thù không đội trời chung. Đó là một từ thường dùng ở miền biên giới vì những người hàng xóm tính tình đồng bóng của bọn anh. Chúng tôi yêu hết lòng… ghét cũng đến liều. Có bao nhiêu chuyện cần phải nói với em. Anh đã bắt đầu ráp lại đúng chỗ những mẫu chuyện em kể với anh, cũng bởi vì anh không muốn thấy em sống khổ sở dưới những áng mây ngờ vực u ám từ hồi nào đến giờ mà cũng có thể kéo dài cho đến hết đời. Anh quyết định đã đến lúc phải vén bức màn bí mật. Với lại điều này cũng kích thích máu phiêu lưu thích điều tra của anh. Anh đã trao biên bản thú tội vào tay cảnh sát Pháp và giờ này chắc họ đã liên hệ với giới chức trách ở Anh. Chẳng bao lâu nữa mọi bí mật sẽ được đưa ra ánh sáng nhưng anh muốn cho em biết trước.”

“Anh cứ úp úp mở mở làm cho em nóng ruột muốn điên lên.”

“Em đáng bị như thế, ai bảo em nghĩ là anh đã bỏ rơi em để chạy theo người đẹp Italia? Em tin chắc như thế phải không? Đúng vậy. Nhưng không phải bởi cái lý do em gán cho. Em đúng là… chỉ được cái nghĩ xấu về người khác.”

“Thôi mà, làm ơn hãy nói cho em biết chuyện gì đã xảy ra.”

“Tất cả mọi chuyện chỉ xoay quanh mối thù hận giữa hai gia đình và lão già độc ác được mọi người coi là hết lòng kính Chúa. Em đã đúng. Anh quay về Pháp ngay để tìm Adèle St. Allengère. Anh quyết định phải biết được toàn bộ nội vụ câu chuyện từ cô ả. Cũng chẳng phải chuyện gì quá khó đối với anh. Có nhiều người làm tai mắt cho anh. Em cũng đã biết gia đình anh vẫn là một đế chế trên lãnh địa của mình. Lời lẽ của anh chính là luật pháp và nếu anh nói, “Tìm Adèle St. Allengère về đây cho ta”, thì cô ả sớm muộn gì cũng phải đứng trước mặt anh.”

“Em vẫn không hiểu chuyện này thì có liên quan gì đến em.”

“Ồ, anh nói năng chẳng có đầu đuôi gì cả. Anh sẽ bắt đầu lại từ đầu. Hai anh em nhà Sallonger sang Pháp khi cha họ vẫn còn sống. Đó là người anh Charles và cậu em Philip sau đó ít lâu trở thành chồng em. Charles là kẻ thích đi tìm khoái lạc, cn Philip chỉ quan tâm đến công việc dệt lụa. Họ đến Villers-Mure nơi họ được chấp nhận như những người bà con họ xa… thuộc cái nhánh đi theo Tin Lành. Lão già - một kẻ cuồng tín mê muội và tàn nhẫn – đâu có thích thế, căm ghét những kẻ mang họ St. Allengère nhưng cải đạo Tin Lành đã kéo dài 300 năm rồi. Nhưng dù sao 1 giọt máu đào hơn ao nước lã, với lại lão già cũng muốn tìn hiểu tình hình làm ăn của đối phương ở bên Anh. Thế là họ được mời vào nhà. Lão già thấy rõ Philip là người hết lòng quan tâm đến công việc, Charles chỉ lớt phớt đi tìm thú vui.

Bấy giờ lão già tổ chức một nhóm người có nhiệm vụ tạo ra 1 loại lụa đặc biết trước đây chưa từng có. Đó là 1 mật vụ mà không có ai không có trách nhiệm được phép xía vào. Cháu nội của lão già, nàng Heloise được 1 người trong bọn đem lòng yêu say đắm, vì thế mà cô nàng biết được chuyện gì đang diễn ra 1 cách tường tận, anh chàng si tình đem những bí mật ấy ra để mua chuộc người đẹp. Đó là 1 điều cấm kỵ như ta đã biết. Charles là 1 gã đa tình, đẹp trai và rõ ràng là khác tất cả những chàng trai theo đuổi Heloise. Nàng say mê hắn, đem bí mật về phát minh kia ra nói cho hắn nghe, thế là Charles nắm được bí quyết. Con gái khi đã yêu rồi là thế đấy. Thế rồi… cũng đến ngày hai anh em nhà họ ra đi. Lúc ấy Heloise mới nhận ra – như người ta thường nói – mình đã dâng hiến tất cả cho 1 thằng sở khanh. Tệ hơn nữa, nàng còn phản bội cả gia đình vì đã cho hắn biết bí mật.

Khi biết được rằng ở Anh, người ta đã bán loại lụa đặc biệt đó ra thị trường và có được bằng sáng chế độc quyền về phương thức sản xuất loại lụa Sallon thì cả nhà St. Allengère lâm vào cảnh hỗn loạn. Không thể chịu nổi sức ép của việc bán đứng gia đình cho 1 thằng đểu, Heloise trầm mình trong khúc sông cạn chảy quanh nhà. Tuy vậy, người con gái xấu số có để lại một lá thư tuyệt mệnh trong đó giải thích những việc cô đã làm nhưng lại không nhắc đến tên của kẻ sở khanh đó. Bởi vì Charles có bao giờ chú ý đến công việc, vì vậy người ta đi đến kết luận rõ ràng Philip là kẻ bội tình và là tên ăn trộm bí quyết. Em cũng biết 1 cái gì đó về lão già rồi đấy. Lão tuyên bố món nợ phải trả bằng máu và sắp đặt mọi chuyện.”

“Thế là anh Philip bị giết…”

“Phải. Cố gắng đầu tiên không thành – trong trường hợp giết nhầm phải Lorenzo. Chuyện chiếc xe ngựa bị lật chỉ là cái cớ để Adèle bước chân vào Nhà Tơ Lụa, ở đấy cô ả với người hầu phòng đã ăn cắp 1 khẩu súng ttrong phòng săn và mang theo khi rời khỏi đấy. Rồi một tên giết mướn mà Alphonse thuê đã được lệnh dụ Philip đi vào rừng để bắn chết anh. Hắn phải làm sao cho vụ giết người giống 1 vụ tự sát.”

“Thế là tất cả đã sáng tỏ 1 cách dễ sợ.”

“Và rồi gần đây, cái sự thật chính Charles mới là thủ phạm đã bị tiết lộ.”

“Em biết,” tôi kêu lên, “chính em đã nói cho bác René biết lúc gặp bác ấy ở nghĩa trang.”

“Thế là có 1 phán quyết: Charles phải đền tội. Adèle lại sang Anh một lần nữa. Cô ả thật xui xẻo theo quan điểm của ả, bởi vì ngọn lửa cô ả nhóm lên đốt cháy nhà nhưng không thiêu cháy Charles chỉ vì người hầu phòng của hắn lại về sớm hơn dự tính. Adèle phải cố thêm lần nữa.”

“Thế là cô ta bỏ thuốc độc vào rượu. Anh có chắc thế không?”

“Anh biết được điều này từ chính miệng cô ả.”

“Tại sao cô ta lại thú thật với anh?”

“Khi nhìn tấm hình, anh đã nhận ra cô ta ngay lập tức. Anh đoán ngay là cô ả có nhúng tay vào chuyện này. Anh bị thu hút bởi câu chuyện của anh chàng hầu phòng Lorenzo và việc chỉ sau khi cô ả ở lại nhà em ít ngày chồng em đã bị giết. Tất nhiên tính mạng của Charles nguy hiểm gấp hai lần sau chuyến viếng thăm của cô ả. Anh biết cái cách của nhà St.Allengère vì thế mà anh chắc chắn là việc cô ta có mặt ở đây chẳng tốt lành gì.”

“Vậy anh có bằng chứng không?”

“Có chứ.Anh có trong tay tờ thú tội do chính Adèle viết.”

“Anh muốn nói cô ta viết cho anh?”

“Anh rất kiên định khi anh quyết làm một việc gì đó. Anh chắc chắn là có bàn tay của lão già độc ác trong vụ này. Đó là cái cách thức bẩn thỉu của lão. Anh cũng đâu dễ dàng để lão qua mặt. Từ lâu chúng tôi là hai gia đình có thế lực hùng mạnh trong vùng. Thời thế đã thay đổi nhưng tập tục vẫn còn. Anh muốn Adèle St.Allengère bị giải đến trước mặt anh và mong muốn của anh đã được thực hiện.”

“Anh muốn nói anh giam giữ cô ta?”

“Đúng thế. Anh cần phải biết sự thật. Anh khiến cho cô ả nghĩ rằng anh biết rất nhiều chuyện. Trong lúc anh giam ả trong lâu đài, anh đến gặp lão già quái ác.” – Đôi mắt bá tước sáng lên đầy hứng thú. –“Thật là 1 dịp vô tiền khoáng hậu đối với anh: mặt đối mặt với lão già độc ác, hủ lậu ấy. Bọn anh là hai gã đàn ông… phi thường đấy… dù có lẽ em đang nghĩ anh không được khiêm tốn khi nghĩ thế. Từ lâu, anh đã trở thành người đứng đầu dòng họ còn lão già thì đã cai trị đế chế của lão một cách hà khắc không biết đến nhân tính là gì. Villers-Mure chỉ là 1 vùng đất nhỏ nằm bên trong 1 lãnh địa lớn hơn là Carsonne… phụ thuộc vào Carsonne cũng giống nhuưngày xưa xứ Burgundy phụ thuộc vào nước Pháp vậy. Đó là một trong những lý do lão căm ghét cả gia đình anh đến tận xương tuỷ. Gia đình anh cần làm tất cả để bảo đảm rằng lão già không đi quá xa.”

“Thế là anh đã khát khao cuộc đối mặt này.”

“Phải. Lão già điên tiết đến nỗi cứng họng không nói được gì. Anh buộc tội lão giết người. Vì lẽ đó lão đã vi phạm một trong 10 điều răn của Chúa… mà lại là đìeu quan trọng nhất. Lão đã bán cả linh hồn cho mối thù hận. Anh giải thích cho lão biết là lão đã giết nhầm Philip, 1 chàng trai vô tội, lão phải chịu toàn bộ trách nhiệm vì những kẻ giết mướn chỉ làm theo lệnh lão. Lão chứ không phải ai khác một ngày kia sẽ phải đi gặp Đấng Tối Cao (Theo Thiên Chúa Giáo, sau khi chết, loài người sẽ phải đứng trước toà luận tội để bị Chúa phán xét cho những tội lỗi mà mình mắc phải nơi thế gian, với những việc lành và việc dữ đã làm khi còn sống, chúng ta sẽ tự quyết định trước Thiên Đường, Luyện Ngục hay Hoả Ngục cho đời sống vĩnh hằng sau này của mình mà không cần tới lúc bị định tội.- Luyện Ngục là nơi dành cho các linh hồn chịu hình phạt sau khi bị phán xét để đền bù tội lỗi, sau khi đền tội có thể lên Thiên Đường.- Vậy nên, để có thể nhìn thấy Thiên Đường mai sau, bây giờ ta nên sống yêu thương và làm nhiều việc tốt hơn, ví dụ như giúp type truyện. –Yew). Lão già hét lên rằng lão đã đón nhận anh em nhà Sallonger như những vị khách thế mà một trong hai người đã đáp lại lòng hiếu khách của lão bằng cách ăn trộm công thức dệt vải bí mật của lão và lừa dối cháu nội lão. Chúa Trời vạn năng sẽ cho đó là một hành động đòi lại sự công bằng. Người Pháp đã lao tâm khổ trí để đầu tư cho phát minh đó, thế mà 1 thằng người Anh chó chết nào đó lại phỗng tay trên vào lúc nó vừa được hoàn thành, bằng 1 biện pháp đê tiện nhất: quyến rũ đứa cháu gái ngây thơ nhẹ dạ của lão. Một hình phạt như vậy là thích đáng. Phải công nhận là anh cũng đồng ý với lão. Ở vào địa vị của lão già thì cả bá tước de Carsonne cũng làm chuyện đó thôi.” (Nước Anh được xem là nước công nghiệp đầu tiên trên thế giới, và ngành công nghiệp phát triển nhất giúp thế giới biết đến nước CN Anh là ngành dệt. – Yew).

“Nhưng”, - anh la lên – “ông đã giết một thanh niên vô tội, ông phải trả lời về việc đó khi về với Chúa.” Mới đầu lão còn không tin, mãi đến lúc anh nói cho lão biết anh đã có trong tay lời thú tội của Adèle, lão mới lồng lên. Ái chà, em phải thấy con sư tử ấy gầm lên như thế nào. Lão rống lên điên loạn, chửi bới anh, buộc tội anh đã dụ dỗ Adèle. Thật lạ là 1 người đàn ông không có khả năng yêu thương lại nhìn thấy biểu hiện của tình ái ở bất cứ chỗ nào. Anh bỏ đi để lão ở lại giận điên cuồng, nhưng lão cũng sợ nữa. Anh đọc trong mắt lã nỗi kinh hoàng khi nghĩ đến sự trả thù của Thiên Đường. Lão hình dung 1 ngày kia lão ở trong lò Luyện Ngục, ngọn lửa dữ thiêu đốt lão, mặc cho lão đã sống 1 cuộc đời tốt lành theo ý lão và cũng bởi vì lão đã phạm vào 1 trọng tội.”

Anh dừng lại và tôi có thể thấy anh khoái chí như thế nào khi thuật lại cuộc đối mặt ấy.

“Đêm hôm ấy lão bị ngã bệnh. Một cơn đau tim. Chưa bao giờ lão trải qua 1 cú sốc như vậy trong đời. Lão sống theo luật lệ của lão và lão sẽ bảo em rằng lão là 1 người chính trực. Tội ác cần phải trả giá. Lão là người cầm cán cân công lý - hiểu như 1 thiên sứ chỉ dưới quyền Đức Chúa Trời, và chỉ thực thi công lý. Lão hình dung cuộc báo thù của Chúa với 1 dàn đồng ca của các vị Thiên Thần cao giọng hát ca ngợi công đức của Alphonse St.Allengère thánh thiện – trong khi ngọn lửa của Luyện ngục thiêu đốt tất cả những kẻ tội lỗi chúng ta. Và bây giờ lão phạm phải 1 tội trời không dung đất không tha: hạ lệnh thủ tiêu 1 người đàn ông vô tội. Chuyện như thế này thì không thể thương lượng với Chúa được rồi. Mặc cho lối sống đức hạnh không 1 tỳ vết nào, một lối sống đã đem lại đau khổ cho hàng ngàn người, lão cũng tự thấy mình trong đám đông những kẻ có tội. Như thế là quá nhiều đối với lão già. Lão sẽ sống phần đời còn lại với dấu vết không gột sạch được của tội ác. Bây giờ lão sẽ phải đấu tranh 1 cách tuyệt vọng để lấy lại chỗ đứng của lão dưới chân Chúa. Anh cho rằng chúng ta có thể chờ xem lão chuộc tội ra sao. Sự thay đổi ở lão cũng chính là 1 phép màu.”

“Anh căm ghét ông ấy đến thế sao?”

“Tất nhiên. Đó chính là công lý, điều mà lão bao giờ cũng hết lòng tin tưởng. Chúng ta sẽ lợi dụng sự sợ hãi của lão. Phải, lão già phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về cái chết của chồng em, của Julia Aldringham. Những kẻ thực hiện tội ác ấy chỉ là con rối trong tay lão.”

“Điều ấy có miễn tội cho họ không?”

“Không hoàn toàn. Nhưng sẽ có hình thức miễn giảm, anh nghĩ vậy. Anh không biết chuyện gì xảy ra… Không biết Adèle có bị mang sang Anh ra trước toà đại hình không. Tất cả những điều anh biết là câu chuyện là thế và em đã thoát khỏi vòng nghi vấn… Cả ông Drake Aldringham cũng thế. Cảnh sát Anh đã biết toàn bộ câu chuyện nhưng nó sẽ được công khai hay tiết lộ đến mức nào còn tuỳ. Có thể là họ chỉ cho báo chí biết những điều họ nghĩ là nên công khai. Còn về ông Charles, anh nghĩ ông ta sẽ gặp rắc rối đấy. Vì đây là vụ mà tên tuổi của dòng họ Sallonger dính líu đến 1 vụ ăn cắp bản quyền… một chuyện có thể làm cho ông ta phá sản… hoặc có những thiệt hại khôn lường. Chưa ai có thể nói trước được. Nhưng ông ta cũng đáng chịu hậu quả đó, vì đã gián tiếp gây nên nhiều cái chết. Tuy vậy đó không phải là điều làm chúng ta bận tâm. Sao, anh có làm cho em hạnh phúc không?”

“Ngay bây giờ em chỉ thấy bàng hoàng. Em cũng không biết có thể tin được chuyện này không.”

“Em muốn nói em nghi ngờ điều anh vừa nói?”

“Tất nhiên là không, nhưng thật bàng hoàng khi biết quá nhiều sự thật kinh hoàng trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy.”

“Chỉ mất ít phút để kể nhưng mất bao nhiêu ngày trời để tìm ra sự thật đấy. Thế là em rất cảm ơn anh phải không?”

“Vâng… nếu tất cả là sự thật…”

“Anh chẳng nói với em rồi là gì?”

“Vâng… vâng… Nhưng…”

“Nhưng làm sao?”

“Em không biết phải cảm ơn anh như thế nào cho phải vì những gánh nặng quá sức anh vừa cất khỏi vai em.”

“Anh sẽ cho em biết cách cảm ơn.”

Tôi nhìn anh dò hỏi.

“Sớm thôi, anh sẽ cho em biết sớm.”

Tôi nghĩ đến Ngoại và lời răn đe của Ngoại về việc phải cảnh giác đối với người đàn ông này.

“Em muốn nói cho Ngoại biết những điều anh vừa nói với em. Ngoại đã đau khổ rất nhiều vì những nỗi lo âu quá sức. Em phải nói ngay cho Ngoại biết.”

“Phải, em cần phải báo cáo ngay với con rồng tốt đẹp đó. Bảo với bà điều anh đã khám phá ra. Bà cụ hét ra lửa mỗi khi tên anh được nhắc đến. Thật là dễ chịu khi cụ không còn thù hằn đối với anh nữa. Hãy nói với bà tất cả những điều anh đã kể với em. Đoan chắc với bà là mọi khó khăn đã qua rồi.”

“Em phải nói cho bà biết ngay.”

“Đấy là những điều em muốn, vậy hãy đi đi. Ngày mai, một số điều anh nói sẽ được xác minh và anh sẽ đến gặp em. Anh có thể đọc những tít lớn…”Mối thù Tơ lụa” ở tất cả các mặt báo. Tạm biệt nhé, Madame Sallonger, cho đến ngày mai.”

*

* *

Ngoại tỏ vẻ hoài nghi.

“Cháu có tin không?”

“Anh ấy cam đoan là chuyện thật. Anh ấy có lời khai của Adèle. Mọi chuyện đều khớp đến từng chi tiết.”

“Có thể anh ta kể chuyện này để đánh lừa cháu.”

“Sao anh ấy phải làm thế?”

“Đừng quên là bà lớn lên dưới cái bóng của gia đình ấy. Bà biết về dòng họ này... tất cả mọi người. Ngày xưa họ thường gây chiến với Hoàng Đế nước Pháp. Họ cai trị vùng đất của mình như các ông vua cai trị vương quốc. Khi nhà De la Tour này muốn thứ gì thì họ nghĩ họ có quyền chiếm đoạt. Ông nội cháu cũng là 1 người như thế. Tàn nhẫn, độc địa, nuôi lòng căm thù, bức người khác vào con đường chết chỉ vì lợi ích của bản thân mình, thế đấy. Nếu những điều cháu nói là đúng...”

“Ngoại à, cháu cảm thấy những chuyện đó là thật.”

“Vậy thì, cháu và Drake được tự do. Anh ta... Bá tước ấy phải biết quan hệ giữa cháu và Drake chứ. Tại sao anh ta lại làm thế? Anh ta biết Drake yêu cháu, phải không?”

“Anh ấy chỉ muốn đòi lại sự công bằng.”

“Dòng họ De la Tour bao giờ cũng hành động vì một động cơ có lợi cho họ. Chắc anh ta rất quan tâm đến cháu.”

“Cháu nghĩ anh ấy thấy ảnh của Adèle và muốn tìm cho ra lý do tại sao cô ta lại đóng vai một người khác.”

Ngoại nhìn tôi với ánh mắt thấu suốt. “Drake mới là người đàn ông dành cho cháu,” giọng bà vang lên chắc nịch.

“Sau tất cả những chuyện này,cháu cảm thấy chúng cháu không thể cùng nhau được nữa. Chắc anh ấy cũng cảm thấy như vậy.”

“Không, không. Cậu ấy yêu cháu. Cậu ấy sẽ làm tất cả để cho cháu hạnh phúc. Đó là một người tốt - một người cháu có thể tin cậy. Cháu bao giờ cũng biết rõ về cậu ấy. Điều quan trọng nhất trên đời là sự bình an. Cậu ấy sẽ đem đến cho cháu điều ấy.”

Có phải như thế không? Tôi tự hỏi. Nếu tôi lấy Drake bao giờ tôi cũng cảm thấy có 1 phần trong tôi ở Carsonne. Người đàn ông ấy đã bỏ bùa tôi và mọi chuyện không bao giờ như cũ nữa.

“Cháu biết bà đúng ở 1 khía cạnh nào đó...”

“Vậy thì hãy sáng suốt lên.”

“Như vậy là không phải đối với Drake.”

“Nói cho bà biết sự thật đi. Chắc chắn là bao giờ cháu cũng có thể làm như vậy với bà mà. Cháu đã bị Gaston de la Tour hút hồn rồi. Có vẻ như với cháu, anh ta là người mạnh mẽ đầy quyền năng, lại thú vị...lãng mạn. Bà cũng biết thế mà. Cũng giống như tổ tiên anh ta. Họ không bao giờ là những người chồng chung thuỷ. Mà anh ta sẽ không cưới cháu đâu. Dòng họ này chỉ có quan hệ hôn nhân với những người cuùg tầng lớp với họ. Rồi anh ta sẽ mau chóng chán cháu. Đó là cách sống của họ. Hàng thế kỷ này họ sống như những ông vua thời phong kiến... Trong lãnh địa của mình mặc dù thời đại của các quân vương đã kết thúc ở Pháp. Hãy thức dậy khỏi giấc mơ của cháu đi. Drake đang đợi cháu. Bà biết thế nào là một người đàn ông tốt và Drake là một người như vậy.”

Tôi không trả lời. Lý trí bảo cho tôi biết là bà đúng.

*

* *

Chiều ngày hôm đó tin tức lan nhanh. Bí ẩn đã được làm sáng tỏ. Đúng như Bá tước nói, tựa đề các bài báo là “Mối thù Tơ Lụa”. “Một mối thù kéo dài từ bao đời nay giữa hai chi của 1 dòng họ. Chuyện rằng lụa Sallon lẽ ra phải là lụa St.Allengère...”

Đâu đâu người ta cũng chỉ kháo nhau về chuyện này. Nhà Sallonger sẽ gặp rắc rối to. Nó sẽ làm cho họ phá sản. Công ty ở Pháp đòi tiền bồi hoàn, nhưng mối quan tâm chính vẫn là chuyện giải được bài toán nhiều ẩn số.

Drake đến thăm tôi, tôi đã sợ cuộc gặp mặt này biết bao.

Anh cầm cả hai tay tôi, tha thiết nhìn vào mắt tôi. Anh giống 1 người bỗng nhiên có ai cất hộ 1 gánh nặng quá sức.

“Anh tự do rồi, Lenore ơi. Anh không thể quen ngay với điều này.”

Nhưng tôi lại bị cầm tù. Tôi bị vướng vào cái lưới mà tôi không thể trốn thoát - chiếc lưới mà Gaston de la Tour dệt quanh tôi. Vâng, tôi biết mình thật ngu xuẩn. Tôi biết 1 cuộc sống êm đềm, thanh bình và ấm cúng đang chờ tôi và Drake phía trước – nhưng lòng tôi lại hướng về Carsonne.

“Điều này có quá nhiều ý nghĩa đối với hai ta, em Lenore ạ.”

Tôi im lặng, không dám nhìn vào mắt anh.

“Em không muốn lấy anh, đúng không? Đó là vì bá tước? Ông ta đã làm được rất nhiều trong chuyện này. Em sẽ lấy ông ấy ư?”

“Lấy anh ấy ư? Anh ấy chưa bao giờ nói đến 1 chuyện như thế. Drake à, em xin lỗi. Em rất quý mến anh, nhưng em không có cái tình cảm mà em cần phải có để kết hôn với anh. Anh đã phạm sai lầm 1 lần rồi, đừng sai thêm 1 lần nữa.”

“Với em, Lenore ạ, anh cảm thấy anh có thể đương đầu với bất cứ chuyện gì trên đời này. Cũng không dễ dàng đâu. Dù người ta không phạm tội nhưng sẽ không bao giờ được tất cả mọi người chấp nhận. Có lẽ em sẽ đổi ý.”

“Drake, xin anh hãy hiểu cho em.”

“Anh hiểu mà. Anh biết chúng ta sẽ có 1 tương lai tốt đẹp với nhau.”

“Bao giờ mọi người cũng nhớ rằng chúng ta bị nghi là nhân tình nhân ngãi trong khi Julia còn sống. Họ bao giờ cũng tin vào chuyện đó và nó sẽ làm hại đến sự nghiệp của anh.”

“Chúng ta có thể dẹp yên dư luận. Cùng nhau chúng ta sẽ chiến đấu. Anh có thể lấy lại tất cả những gì đã mất... với điều kiện có em bên cạnh.”

Tôi gật đầu. Có thể là như vậy.

*

* *

Ngày hôm sau bá tước đến. Anh cầm tay tôi hôn, nhìn tôi với ánh mắt nửa chế giễu nửa vui cười mà tôi biết rất rõ.

“Thế là tin tức đã thoát ra. Rất thú vị. Cả thành London này đọc ngấu nghiến câu chuyện về Mối Thù Tơ Lụa. Em cảm thấy như thế nào khi trở thành 1 trong những nhân vật trung tâm của 1 chuyện như thế?”

“Xấu hổ lắm.”

“Tin anh đi, rồi nó sẽ mau chóng trôi vào quên lãng, chỉ 1 vài tuần thôi. Một chuyện gì đó sẽ xảy ra thu hút sự chú ý của mọi người... họ Sallonger là những ai nào? Tất nhiên mọi chuyện sẽ không dễ dàng với ngài Charles đâu. Anh ta sẽ phải trả 1 giá đắt cho tội lỗi của mình. Nhưng tại sao chúng ta lại phải bận tâm đến quý ông này? Anh đến để thông báo với em là anh quyết định tục huyền. Anh nghĩ em là người đầu tiên cần phải biết.”

Tôi hy vọng mình không để lộ cảm xúc. Nghe như sét đánh bên tai. Tất nhiên, lý ra tôi phải đoán ra chứ. Chắc là có 1 tiểu thư con nhà trâm anh thế phiệt nào đó... còn sót sau Cách Mạng Tư Sản... giống như gia đình anh.

“Phải, Raoul rất yếu. Nó suýt chết sau tai nạn vừa rồi. Điều đó làm anh phải suy nghĩ. Anh thường cho rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ với việc sinh ra 1 kẻ thừa kế. Nhưng gia đình cần 1 cái gì hơn là một người nối dõi... Cuộc đời này chẳng có gì là chắc chắn cả.”

“Em hiểu. Vì thế mà anh quyết định lấy vợ thêm 1 lần nữa.”

“Phải. Trong gia đình anh một cuộc hôn phối bao giờ cũng vì lợi ích của dòng họ. Nó được coi như 1 nghĩa vụ mà. Một đòi hỏi cao quý hay một cái gì đại loại như vậy. Bây giờ đã đến lúc anh phải đi đến một hợp đồng hôn nhân như vậy. Nhưng trước hết anh phải xin ý kiến em.”

“Tại sao?”

“Bởi vì nó liên quan đến em, tất nhiên.”

Anh quàng tay quanh eo tôi, ôm chặt vào lòng.

“Cái gì phù hợp với hạnh phúc của anh bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu.... và đó cũng là điều thích hợp với anh nhất. Em nghĩ sao nào? Em có sẵn lòng từ bỏ sự nghiệp yêu thích của một nhà tạo mẫu hàng đầu để trở thành bá tước phu nhân de Carsonne không? Em có sẵn lòng thay đổi cách sống hiện đại của mình cho phù hợp với lề thói của một tay quý tộc phong kiến không? Câu trả lời “Không” là không được chấp thuận. Anh báo trước cho em biết đấy. Anh đã hứa với Raoul là nó sẽ được làm bạn với tiểu thư Katie quý báu mỗi ngày đấy. Sao em trả lời thế nào?”

“Anh đang cầu hôn với em ư?”

“Còn ai khác phù hợp với hạnh phúc của anh ngoài cái người đã khơi gợi trong anh những cảm xúc mà anh chưa từng biết. Đó là tính yêu, em à. Anh yêu em.”

Một làn sóng sung sướng nhấn chìm tôi làm tôi ngộp thở. Hạnh phúc là đây. Nhưng tôi nghĩ: Không, điều này quá tốt đẹp để có thể là hiện thực.

“Em thân yêu. Trông em chẳng có vẻ gì là tràn trề sung sướng cả”.

‘Em hạnh phúc quá đến nỗi không còn cảm thấy gì ngoài sự sững sờ.”

“Như vậy anh có được lời chấp thuận của em?”

“Anh... anh chẳng đã quyết định cho em rồi còn gì.”

“Ôi, em thật hiểu rõ anh. Em biết là em không được phép chối từ. Thật tốt là em đã hiểu rõ người đàn ông sắp làm chồng em.”

Tôi ngả đầu vào ngực anh, cho phép mình bay bổng lên đến chín tầng trời hạnh phúc.

“Bà ngoại quý hoá sẽ phải được thông bá tin này. Lâu đài của đôi ta rất rộng, có đủ chỗ cho bà. Ngoại sẽ phải ở bên em vì anh biết bà có ý nghĩa như thế nào đối với em. Ngoài ra, anh không phải là người được bà chọn làm cháu rể. Anh trông chờ sẽ được bà cho phép. Giữa bà của em và anh chỉ có 1 điểm chung và là điểm quan trọng nhất trong đời hai người – đó là hạnh phúc của em, Lenore dịu dàng, tốt đẹp của anh. Bà sẽ làm hết cách để ngăn cản em, em biết không?”

“Dạ, em biết.”

“Bà sẽ bảo rằng em đang phạm một sai lầm lớn. Rằng em nên lấy chàng Drake đức hạnh, đáng tin. Em sẽ có 1 cuộc sống khác với tất cả những gì em đã biết, với 1 người đàn ông không phải do bà chọn lựa. Thế nào, em sẽ nói gì đây, Lenore?”

“Em sẽ bảo rằng đó là nơi em muốn đến... là cái mà em sẽ tìm được và em sẽ không bao giờ chịu để vuột mất.”

“Đó là điều mà anh muốn nghe. Nào chúng ta hãy cùng đi để đối mặt với con rồng.”
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom