Cập nhật mới

Dịch Full Tôi Vô Tội

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Tôi Vô Tội

Tôi Vô Tội
Tác giả: Agatha Christie
Tình trạng: Đã hoàn thành




Thể loại: Tiểu thuyết
Dịch giả: Vũ Đình Phòng

Tiểu thuyết trinh thám về Elinor Carlisle, một người bị nữ bị kết tội giết Mary Gerrard vào ngày hai bảy tháng bảy năm nay. Liệu rằng Elinor Carlisle có tội hay không có tội?

Elinor đứng thẳng người, đầu hơi cúi. Đó là một phụ nữ trẻ, kiều diễm với những đường nét thanh tú và mái tóc dầy đen nhánh. Hàng lông mày thành một nét mảnh giản dị nằm bên trên cặp mắt xanh biếc.

Không khí đột nhiên lặng lẽ... bấy giờ vấy lên một sự lặng lẽ ngột ngạt.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1: Cặp anh em họ


Elinor Carlisle, bà bị kết tội giết cô Mary Gerrard ngày 27 tháng Bảy năm nay. Bà nhận có tội hay không có tội?

Elinor đứng thẳng người, đầu hơi cúi. Đó là một phụ nữ trẻ, kiều diễm với những đường nét thanh tú và mái tóc dầy đen nhánh. Hàng lông mày thành một nét mảnh giản dị nằm bên trên cặp mắt xanh biếc.

Không khí đột nhiên lặng lẽ... một sự lặng lẽ ngột ngạt.

Edwin Bulmer, luật sư của bị cáo, cảm thấy hoảng sợ. Thân chủ của ông định nhận tội chăng? Cô ta đã mất hết sự tự chủ rồi.

Elinor hé miệng, nói khẽ:

- Tôi không có tội.

Luật sư của bà lại ngồi xuống, rồi ông ta lấy khăn tay ra lau mồ hôi trán: vậy là được!

Đến lượt ông công tố Attenbury đứng lên đọc lời buộc tội.

- Thưa Hội đồng xét xử, ngày 27 tháng Bảy, vào ba giờ rưỡi chiều, nạn nhân - cô Mary Gerrard - đã chết trong lâu đài Hunterbury, quận Maidensford...

Giọng nói từ tốn và đĩnh đạc của ông thuật lại các sự kiện. Elinor, tâm thần như mê muội chỉ nghe lọt vào tai những mẩu rời rạc của bản liệt kê từng sự việc mạch lạc và chính xác...

- Vụ án này rất đơn giản... Tòa chỉ còn cần tìm ra động cơ... ngoài bị cáo ra, không một ai khác có lý do gì để giết cô Mary Gerrard. Nạn nhân là một thiếu nữ lành hiền... mọi người đều mến... không có bất cứ một người nào thù ghét...

Mary... Mary Gerrard! Sao lúc này, tất cả nhưng chuyện đó trở nên xa vời đến như vậy? Mọi chuyện như chỉ trong một giấc ngủ mê.

- “Tôi xin lưu ý Tòa đến hai vấn đề sau đây:

1) Bị cáo bằng cách nào bỏ được thuốc độc cho nạn nhân?

2) Động cơ bà ta là gì?

Tôi xin Tòa mời các nhân chứng đến Tòa hỏi và tìm ra động cơ của tội ác này...

Còn về việc giết cô Mary Gerrard thì tôi xin nhắc lại là ngoài bị cáo ra, không ai khác có khả năng giết nạn nhân...”

Elinor cảm thấy mọi thứ xung quanh mờ đi và nàng chỉ còn nghe văng vẳng vài mẩu câu nói thỉnh thoảng lọt vào tai nàng như từ nơi nào xa lắc:

“... Khoanh bánh mì cặp thức ăn... bơ... căn nhà không có ai...”

Những mẩu câu kia như những mũi kim châm vào khối óc mụ mẫm của nàng.

Phiên Tòa! Những khuôn mặt! Những dãy khuôn mặt! Trong số khuôn mặt đó có một bộ mặt có hàng ria mép rậm và cặp mắt ranh mãnh. Thám tử tư vấn Hercule Poirot, đầu nghiêng sang một bên, đăm chiêu chăm chú nhìn bị cáo.

Elinor thầm nghĩ: “Hẳn ông ta đang nghĩ xem tại sao mình lại làm như vậy... ông ta đang cố đoán xem lúc ấy mình suy nghĩ thế nào...”

Nghĩ thế nào ư?... Một chi tiết nhỏ... Một cảm giác xao xuyến... khuôn mặt của Roddy... khuôn mặt thân yêu có chiếc mũi nhỏ nhắn và cái miệng thanh tú... Ôi, Roddy! Vẫn là chàng, là Roddy... hình ảnh chàng trai thúc đẩy tâm trí nàng, đưa nàng trở lại cái thời xa xăm ấy... khi nàng ở Hunterbury, dưới bóng những cây phúc bồn tử, bên bờ dòng suối. Roddy... Roddy... Roddy...

Rồi những khuôn mặt khác! Chị y tá O’Brien cặp môi lúc nào cũng hé mở, nét mặt tươi tắn, điểm những chấm tàn nhang. Bà y tá lạnh lùng Hopkins, điệu bộ trưởng giả. Rồi Peter Lord... ông bác sĩ tốt bụng, biết điều và... nhân hậu biết bao! Vậy là nàng thua cuộc rồi chăng! Đúng, thế là mình đành chịu thua cuộc! Tất cả mọi người khác đều hồi hộp chờ Tòa tuyên án, vậy mà nàng, nhân vật chính trong vụ án này thì lại dửng dưng.

Bị kết tội giết người, Elinor vẫn điềm tĩnh, thản nhiên. Đột nhiên làn sương mù bao phủ trí óc nàng tan biến hết! Elinor lại thấy mình đứng trước hội đồng xét xử...

Còn công chúng...

Những người đến dự phiên tòa, họ dướn người lên phía trước, mắt giương to, chăm chú nhìn Elinor một cách vừa tò mò vừa ghê tởm, trong khi tai họ lắng nghe lời kết tội của viên công tố vóc cao gầy và có cái mũi Do Thái kia.

- Tất cả những chứng cứ trong vụ án này đều rõ ràng, không phải hồ nghi gì nữa. Đến đây tôi xin tóm tắt tất cả những gì tôi đã trình bày từ đầu đến giờ...

Elinor thầm nghĩ:

“Từ đầu... Từ đầu ư? Từ ngày mình nhận được lá thư bỉ ổi kia chứ! Phải bắt đầu từ lúc đó mới đúng là từ đầu...”

Một bức thư nặc danh!

Elinor nhìn tờ giấy mở rộng trong tay. Trong cuộc đời chưa bao giờ nàng nhìn thấy một lá thư lạ lùng như thế này. Nàng thấy một cảm giác khó chịu. Thư viết bằng thứ văn đầy lỗi chính tả, chữ viết thì nguệch ngoạc như gà bới, trên một tờ giấy màu hồng rẻ tiền. Thư viết:

Tôi chỉ muốn báo cô bết.

Tôi khôn nói được tên ả, nhưng tôi bết ả đan lấy lòng bà cô của cô, và nếu cô khôn cẩn thận thì cô sẽ mất quền thờ kế gia tài cở bà cụ. Bọn trẻ thờ nay ranh ma lắm còn mấy bà già thì ưa nịnh, hễ đớ nào nịnh giỏi là bà cụ cho hết. Cho nên tôi ngĩ cô nên về ngai để xem ra sao. Bởi nếu cô và cậu bạn cô không được hưởng số tài sản kia thì thật chẳng công bằng tý nào. Ả ta mồm rất giẻo và bà cụ thì ưa nịnh, cô sẽ mất khoản thờ kế như chơi.

Một người rất mong cô hạnh phúc.

Elinor vẫn chăm chú nhìn lá thư, cặp lông mày nàng nhíu lại. Đúng lúc đó cửa mở, chị hầu phòng bước vào, báo tin có ông Roddy đến. Liền sau đó, Roddy bước vào.

Roddy! Mỗi lần nhìn thấy chàng, Elinor cảm thấy bùng lên trong nàng một niềm sung sướng vô bờ. Tuy nhiên, nàng hiểu là nàng phải tự kiềm chế. Elinor thấy rõ ràng tuy Roddy yêu nàng, nhưng tình cảm của chàng đối với nàng không mãnh liệt như của nàng đối với chàng. Mới nhìn thấy chàng, tim nàng đã rộn lên. Lạ thật, một chàng trai bình thường như vậy mà sao làm nàng si mê đến mức độ ấy? Chỉ riêng sự có mặt của Roddy đã làm nàng như chóng cả mặt. Và khi nghe chàng nói, nàng thấy nước mắt nàng chỉ chực trào ra. Tình yêu đúng là một cái gì kỳ diệu... hoàn toàn không phải là thứ khiến người ta đau khổ...

Tốt nhất là phải làm ra vẻ thản nhiên, hờ hững. Đàn ông họ không trọng những phụ nữ... bồng bột, tỏ ra quá tha thiết đối với họ. Dù sao thì Roddy cũng không phải là người biết nhìn thấy tấm lòng thành thực của người khác.

- Chào anh Roddy! - Nàng nhẹ nhàng nói.

- Chào em yêu! Sao trông em hôm nay có vẻ nghiêm nghị thế? Giấy gì vậy? Hóa đơn đòi tiền à?

Elinor lắc đầu.

- Anh đã tưởng... Lúc này là mùa hè, mùa ma quỷ nhảy múa trong các cánh rừng, cũng là mùa đám chủ hiệu buôn thi nhau moi tiền khách hàng!

- Ghê tởm quá, anh ạ! Một lá thư nặc danh!

Roddy trợn mắt. Khuôn mặt đáng yêu của anh ta bỗng đanh lại. Anh ta nhăn mặt:

- Em nói đùa?...

- Đúng là tồi tệ! - Elinor nhắc lại.

Nàng đi về phía bàn viết:

- Tốt nhất là em nên xé đi, đúng không, anh?

Nàng sắp sửa xé tờ giấy... Lẽ ra nàng nên xé nó ngay rồi thôi, không nghĩ ngợi gì nữa. Nhưng lúc đó nàng lại cảm thấy như thế phũ phàng quá.

Đột nhiên Elinor thay đổi ý kiến. Nàng nói:

- Mà anh cũng thử đọc xem. Sau đó em hãy đốt cũng được. Thư đụng đến cô Laura của mình.

Roddy trợn mặt lần nữa:

- Cô Laura?

Anh ta cầm lấy tờ giấy đọc, rồi trán cau lại, anh ta trả lại cho Elinor, nói:

- Đúng thế. Mảnh giấy lộn này đốt đi là đúng. Người đời sao mà tồi tệ đến như vậy!

- Chắc một chị hầu phòng nào của cô viết. Anh nghĩ sao?

- Có thể.

Roddy ngập ngừng một chút rồi nói:

- Anh đang nghĩ, lá thư này ám chỉ ai nhỉ?

Elinor suy nghĩ rồi nói:

- Hẳn là Mary.

- Mary là ai? Roddy hỏi, cố tỏ ra không nhớ ra cô ta.

- Con gái bác bảo vệ lâu đài. Tưởng anh phải nhớ nó chứ? Hồi ấy nó còn bé. Cô Laura rất yêu nó và rất quan tâm đến nó. Cô đã tạo điều kiện để nó được học hành. Cô còn thuê cả gia sư để dạy nó đánh piano và học tiếng Pháp nữa chứ.

- A, anh nhớ ra rồi - Roddy nói - Bây giờ thì anh nhớ ra con bé ấy rồi. Gầy còm, tóc vàng... Đúng không nhỉ?

- Đúng thế - Elinor gật đầu - Đã mấy năm nay anh không gặp nó, kể từ cái vụ hè ba mẹ anh đi du lịch ở nước ngoài và anh về nghỉ ở lâu đài cô Laura. Em thì về đấy thăm cô luôn. Anh nhớ không, lần ấy Mary đang học bên Đức, nhưng chúng mình đã xin cô cho người sang tận đó đón nó về để nó chơi với chúng mình. Hồi đó cả mấy chúng mình đều còn trẻ con.

- Bây giờ cô Mary ấy ra sao? - Roddy hỏi.

- Lớn và rất đẹp. Nó học được cách đi đứng, nói năng quý phái và trình độ học vấn cũng rất khá. Bây giờ thì không ai có thể ngờ nó là con gái bác bảo vệ Gerrerd nữa.

- Nghĩa là cô Mary ấy đã thành một tiểu thư thực thụ?

- Chính thế! Và em có cảm giác sự biến đổi ấy làm cho không khí trong nhà bác bảo vệ đâm lục đục. Bác gái đã mất nhiều năm nay, còn Mary thì xung khắc với bố. Bác Gerrard luôn miệng mắng nó là đứa mất gốc.

Roddy lộ vẻ bực tức:

- Nhiều người cứ tưởng cho học hành là tốt, thật ra nhiều khi càng học nhiều càng tai hại.

- Từ ngày cô Laura bị tai biến mạch máu não đến giờ, Mary suốt ngày ở bên cạnh cô, đọc sách báo cho cô khuây khỏa.

- Sao chị y tá không làm luôn cái việc ấy mà phải nhờ cô ta?

Elinor mỉm cười:

- Giọng đọc của chị O’Brien khó nghe khủng khiếp. Em thấy cô Laura thích Mary đọc hơn chị y tá là điều dễ hiểu.

Roddy đi đi lại lại vài bước trong căn phòng rồi nói:

- Anh thấy chúng ta nên về thăm cô Laura một cái.

Elinor cau mặt:

- Chỉ vì chuyện đó?

- Không hẳn vì chuyện đó. Nhưng anh nói thật. Lá thư nặc danh kia đúng là tồi tệ, nhưng trong đó cũng có một phần nào sự thật. Cô Laura đang ốm nặng...

- Điều ấy thì quá rõ rồi.

Roddy mỉm một nụ cười duyên dáng với cô em họ... đồng thời thú nhận chỗ yếu của bản chất mọi con người:

- Phải công nhận chuyện tiền nong hết sức quan trọng đối với... hai chúng ta, Elinor ạ.

- Tất nhiên rồi, Elinor thừa nhận ngay.

Roddy lấy giọng nghiêm trang nói:

- Anh nói thế này em đừng cho anh là tham lam. Nhưng rất nhiều lần cô Laura đã nói rằng cô chỉ còn anh với em là người thân thích. Em gọi cô ấy bằng cô ruột, còn anh thì gọi cô ấy bằng thím, chú ấy là chú ruột của anh. Cô Laura đã bao nhiêu lần nói lộ ra rằng cô ấy mà mất đi thì toàn bộ gia tài của cô ấy sẽ thuộc về em... đúng ra thì thuộc về anh và em. Mà gia tài cô ấy để lại đâu phải là nhỏ!

- Đúng thế. - Elinor gật đầu, dáng đăm chiêu.

- Nguyên tòa lâu đài Hunterbury đã trị giá bao nhiêu tiền rồi. Chú Henry anh khi lấy cô Laura đã rất giàu, vậy mà sau khi cha em mất, cô Laura lại được thừa kế cả một gia tài kếch xù của ông bà nội em. Nếu chúng mình để gia tài ấy lọt vào tay những kẻ ranh ma nào đó thì thật uổng.

Elinor không đáp, chỉ thở dài một tiếng.

Roddy nói tiếp:

- Anh thì rất yêu em, nhưng anh biết em chưa thật tin cậy và còn dè dặt đối với anh...

Elinor vội vã ngắt lời:

- Không phải như thế đâu!

- Elmor! Anh yêu em biết chừng nào!

Roddy hôn nhẹ vào má cô gái trẻ rồi nói tiếp:

- Tất nhiên cô Laura biết tình cảm của hai chúng ta đối với cô, mặc dù chúng ta rất ít về thăm. Nhưng dù sao ta cũng nên về thăm cô một cái, em nghĩ sao?

- Em cũng có lúc đã nghĩ như thế...

- Nghĩa là em cũng thấy chúng mình đã quá lâu không về thăm cô Laura chứ gì? Anh nghĩ cô đau ốm như vậy mà hai tháng rồi chúng mình không về thăm là chưa làm tròn bổn phận. Tuy chị y tá O’Brien chăm sóc cô rất chu đáo, nhưng dù sao...

- Vậy là lá thứ tồi tệ kia đã có tác dụng: thúc chúng mình về để giữ số gia tài kia...

- Cái chính là thăm cô. Anh e cô không còn sống được bao lâu nữa.

Roddy bật que diêm, đưa lại gần tờ giấy.

- Không biết ai là người viết lá thư nặc danh này? Kể ra thì chuyện ấy chẳng có gì quan trọng... Dù sao nó cũng nhắc chúng mình quan tâm đến một việc không phải là nhỏ. Anh còn nhớ câu chuyện cậu Jim Partington bạn anh, có lần kể với anh. Mẹ cậu ta sống ở Riviera, lúc gần mất bà cụ được một bác sĩ trẻ người Italia chăm sóc. Chẳng biết thằng cha bác sĩ tán tỉnh thế nào mà bà cụ mê, thế là để lại chúc thư cho y thừa kế toàn bộ tài sản, không dành lại cho con cái lấy một xu. Jim cùng mấy cô em gái tìm cách hủy bản chúc thư kia nhưng không xong, thế là đành chịu mất trắng.

Elinor cãi:

- Cô Laura cũng rất quý ông bác sĩ đang chăm sóc cho cô, nhưng không đến nỗi như thế. vả lại trong thư ái., chỉ một phụ nữ, một cô gái thì đúng hơn. Hẳn là muốn nói đến Mary.

- Vậy là em đồng ý ta về thăm cô Laura chứ?

II

Chị y tá O’Brien vội vã ra khỏi phòng ngủ của phu nhân Laura Welman để về phòng mình. Chị vừa đi vừa nói với người phụ nữ đi sau:

- Tôi đã đặt siêu nước để pha cho bà ấm trà.

Bà y tá Hopkins đáp:

- Thế thì còn gì bằng. Không có thứ gì tuyệt vời ĩ ác này bằng một cốc trà nóng.

Bà là y tá ở ngoài, được gia đình thuê, chỉ đến đây chăm sóc bệnh nhân giúp chị O’Brien vào những giờ nhất định.

Vừa cho nước vào siêu và châm lửa vào bếp ga, chị y tá O’Brien vừa nói:

- Tôi để sẵn ở đây không thiếu thứ gì: siêu, ấm, tách và đường... Thêm nữa, bác Edna mỗi ngày hai lần đem sữa tươi đến đây. Bà cần thứ gì, không phải mất công bấm chuông gọi. Cái bếp ga này tốt lắm, chỉ loáng một cái là nước sôi.

O’Brien là một phụ nữ cao lớn, tóc hung đỏ, hàm răng trắng bóng và mặt rất nhiều tàn nhang, Chị có nụ cười đặc biệt dễ mến. O’Brien trạc gần ba mươi tuổi. Còn bà y tá Hopkins thì chỉ đến vào các buổi sáng, thay khăn trải giường rồi rửa mặt mũi cho bệnh nhân đang bị liệt. Bà ta ở tuổi trung niên, ăn mặc xuềnh xoàng nhưng rất năng nổ, hoạt bát.

- Đúng là trong lâu đài này mọi thứ đầy đủ thật. - Hopkins công nhận.

- Nhưng trang bị không được hiện đại mấy. Không có hệ thông sưởi trung tâm, cho nên cứ phải đốt lò sưởi tất cả các phòng. Được cái mấy đứa hầu phòng chăm chỉ. Cho nên mọi việc đâu vào đấy.

Bà y tá Hopkins nhăn mặt nói:

- Tôi thì lại thấy đám người làm ở đây trông rất chối mắt, chẳng biết làm ăn gì cả.

- Con Mary đáng yêu đấy chứ. Nếu không có nó thì tôí chưa biết bà chủ sẽ buồn đến đâu. Chẳng thế, cứ hễ con Mary đi đâu là bà cụ lại hỏi và bắt đi tìm nó về cho bà.

Bà ỷr tá Hopkins nhận xét:

- Cô Mary thật tội nghiệp. Bị bố hành hạ đến khổ...

- Lão ta chẳng bao giờ nói với con cái được một câu tình cảm, chị y tá O’Brien nói. Nước reo rồi. Nước sôi là tôi rót ngay vào ấm cho bà.

Lát sau hai nữ y tá ngồi nhấm nháp nước trà nóng trong phòng của chị O’Brien, liền bên cạnh phòng của bệnh nhân.

- Cô Elinor và cậu Roddy sắp về đây thăm bà chủ đấy. Vừa nhận được điện báo sáng nay.

- Hẳn nào tôi thấy bà chủ có vẻ xúc động. Hình như đã lâu bà cụ không được nhìn thấy hai cháu, phải không nhỉ? - Bà Hopkins hỏi.

- Hơn hai tháng rồi. Cậu Roddy ấy rất đáng yêu, chỉ phải cái hơi kiêu kỳ một chút.

- Tôi đã nhìn thấy ảnh cô cháu gái bà chủ in trên tờ báo Tatle, cùng với một cô nữa, chắc là bạn, hai cô đứng ở Newmarket, bà y tá Hopkins nói.

- Tiểu thư Elinor rất nổi tiếng ở London đấy, bao giờ cũng biết cách ăn mặc! Bà thấy trong ảnh, cô chủ nhà này có quả là đẹp không?

Hopkins bĩu môi:

- Mấy cô tiểu thư ấy thì xấu cũng thành đẹp, chỉ cần biết cách khéo léo đắp đủ các thứ son phấn lên mặt thôi. Theo tôi thì tiểu thư cháu bà chủ thua xa cô Mary ở đây.

Chị y tá O’Brien nén để khỏi cãi lại:

- Có thể bà nói đúng, nhưng Mary làm sao có được dáng vẻ phúc hậu như tiểu thư Elinor.

Rồi chị lảng sang câu chuyện khác, thì thầm:

- Đêm hôm qua có chuyện rất lạ. Tôi có lệ cứ khoảng hai giờ sáng vào xem bà chủ ngủ có yên giấc không, thì ai ngờ đêm qua tôi vào, thấy bà cụ vẫn thức, nhưng chắc đang mơ màng, bởi nhìn thấy tôi, bà cụ nói ngay: “Đưa tôi tấm ảnh! Đưa tôi tấm ảnh!”. Tôi bèn bảo: “Vâng, thưa bà chủ! Nhưng bây giờ đã khuya, để sáng mai được không ạ?”. Bà cụ trả lời: “Không, tôi muốn xem ngay bây giờ”. Tôi bèn hỏi: “Tấm ảnh nào ạ? Có phải ảnh cậu Roddy không, thưa bà chủ?”. Bà cụ trả lời: “Không phải ảnh Roddy, mà ảnh ông Lewis”. Tôi thấy bà cựa quậy, bèn đỡ bà chủ dậy. Bà cụ nghiêng người, mở chiếc hộp ngay cạnh đầu giường, lấy ra một chiếc chìa khóa nhỏ đưa tôi, ý bảo mở ngăn kéo bàn đêm. Tôi mở ra thì thấy một tấm ảnh to lồng trong khung kính bằng bạc. Hình một người đàn ông rất đẹp trai. Góc ảnh ghi tên ông ta: Lewis. Tấm ảnh lâu ngày đã hơi ố vàng. Tôi đưa cho bà chủ. Bà chủ ngắm nghía một lúc lâu rồi lẩm bẩm: “Lewis... Lewis...” Rồi bà cụ thở dài đưa trả lại cho tôi để tôi cất vào ngăn kéo như cũ. Sau đó thế nào, bà có biết không? Lúc tôi cất xong, quay mặt lại thì bà chủ đã ngủ thiếp đi lúc nào rồi, trông lành hiền như đứa trẻ con.

- Đấy là chồng bà cụ à? - Bà y tá Hopkins hỏi.

- Không. Sáng nay tôi làm ra vẻ tình cờ hỏi bà quản gia Bishop xem tên của ông Welman là gì, thì bà ta bảo là Henry. Còn ông trong ảnh tên là Lewis.

Hai người phụ nữ đưa mắt nhìn nhau. Cánh mũi bà y tá Hopkins phập phồng thích thú. Bà ta nói, vẻ đăm chiêu:

- Lewis... Lewis... Sao tôi không nhớ trong khu vực quanh đây có ai tên như thế nhỉ?

- Chuyện xảy ra chắc chắn phải từ lâu lắm rồi, bà Hopkins thân mến ạ.

- Chắc chắn là như thế. Vả lại tôi về đây mới được hai năm... Dù sao tôi cũng ngạc nhiên đấy...

O’Brien ngắt lời người phụ nữ đồng nghiệp lớn tuổi:

- Trong ảnh, trông ông Lewis này đẹp lắm. Dáng như sĩ quan kỵ binh ấy.

Bà y tá Hopkins nhấm nháp ly trà:

- Chuyện ly kỳ đấy!

Chi O’Brien đầu óc mơ màng, nói:

- Rất có thể ngày xưa bà chủ và ông Lewis ấy yêu nhau, nhưng một người cha ác nghiệt đã chia rẽ mối tình thơ mộng của họ...

Bà Hopkins buông một tiếng thở dài não nuột:

- Rất có thể ông Lewis ấy đã tử trận trong Đại Chiến.

III

Lúc bà y tá Hopkins uống trà xong, vừạ ra khỏi cửa lâu đài để ra cổng về nhà thì Mary Gerrard chạy ra, đuổi theo gọi:

- Bà Hopkins, bà cho cháu đi theo vào làng được không ạ?

- Tất nhiên là được, cô Mary thân mến.

Vừa thở hổn hển cô gái trẻ vừa nói lúng búng:

- Cháu rất muốn thổ lộ tâm sự với bà, thưa bà Hopkins. Cháu đang có chuyện rất buồn!

Bà y tá nhìn cô gái trẻ bằng cặp mắt hiền hậu.

Tuổi hai mươi mốt, Mary có một sắc đẹp gần như hư ảo của một bông hoa hồng dại: cổ thon, dài, làn tóc vàng óng, nét mặt hết sức thanh tú cộng thêm với cặp mắt xanh biếc sâu thẳm.

- Chuyện buồn thế nào, Mary?

- Cháu thấy thời gian cứ trôi đi mà cháu thì chưa có nghề ngỗng gì ổn định cả.

Bà y tá Hopkins lạnh lùng đáp:

- Cô đã lo cho tương lại làm gì vội?

- Đúng thế, nhưng cháu cảm thấy tương lai của cháu bấp bênh quá! Bà chủ rất tốt với cháu, đã bỏ ra bao nhiêu tiền cho cháu ăn học. Nhưng bây giờ cháu thấy đã đến lúc phải lo chuyện kiếm sống, mà trong tay cháu chẳng có lấy một nghề nào cho hẳn hoi.

Bà y tá gật đầu vẻ thông cảm.

Mary nói tiếp:

- Nếu cháu cứ tiếp tục rong chơi thế này, cháu sẽ quên hết những gì cháu đã học được. Cháu đã tính đưa chuyện này ra với bà chủ, nhưng... khó nói quá. Bà chủ không chịu hiểu cho cháu mà cứ bảo cháu còn trẻ, còn nhiều thời gian để lo đến chuyện nghề nghiệp.

- Cô nên nhớ phu nhân Welman hiện nay đang là một bà già đau ốm. - Bà y tá Hopkins nói.

Mary đỏ mặt ấp úng:

- Cháu biết chứ. Kể ra clạáu không nên đem những chuyện đó ra để làm bà chủ phải nghĩ ngợi. Nhưng bản thân cháu rất lo lắng, và lại còn cha cháu nữa. Cha cháu suốt ngày chửi mắng cháu, bảo cháu là “đồ tiểu thư vô tích sự”! Nhưng cháu có đòi hỏi gì đâu? Cháu chỉ muốn đi làm.

- Tôi cũng tin là như thế.

- Chưa kể, bây giờ muốn học một nghề, dù nghề tầm thường đến đâu cũng rất tốn kém. Hiện nay cháu biết tiếng Đức khá tốt, nhưng cháu lại thích làm nghề y tá bệnh viện. Cháu rất thích việc chăm sóc bệnh nhân.

Bà y tá nói toạc ra ngay:

- Cô nên biết rằng làm y tá phải có sức khỏe như trâu mới được.

- Cháu rất khỏe! Nghề đó cháu rất thích. Dì cháu, tức là em eủa mẹ cháu, hiện nay đang ở New Zealand, cũng là y tá. Cháu có máu y tá trong người đấy, bà Hopkins ạ.

- Y tá phải làm cả việc xoa bóp nữa đấy, cô biết không? Cô có thích trẻ con không? Hay cô làm nghề trông trẻ. Lương sống được lắm đấy. Trông trẻ hoặc nghề y tá xoa bóp.

- Nhưng học nghề y tá tốn kém lắm phải không, thưa bà? Cháu hy vọng... Nhưng như thế cháu tham quá... Bà chủ Welman đã ban cho cháu bao nhiêu ân huệ rồi!

- Cô nói vớ vẩn! Theo tôi, bà cụ phải có trách nhiệm với cô. Bà cụ đã cho cô học hành đến như thế này, vậy mà lại chẳng cho cô có được một thứ nghề kiếm sống thì không được. Cô không thích nghề dạy học ư?

- Cháu sợ cháu không làm được nghề ấy.

- Mà không phải ai cũng làm giáo viên được thật. Mary tôi khuyên cô hãy kiên nhẫn chờ đợi ít lâu, Mary ạ. Như lúc nãy tôi đã nói với cô đấy, bà cụ Welman có bổn phận phải giúp cô bước vào đời. Mà tôi tin chắc bà cụ cũng muốn như thế. Nhưng tôi phải nói để cô thấy một sự thật: bà chủ yêu cô đến mức không muốn rời cô.

Cô gái trẻ thở dài:

- Có đúng như thế không, thưa bà Hopkins?

- Tôi cam đoan là đúng. Bà cụ lúc này đang liệt nửa người, và không có ai bên cạnh để bà khuây khỏa. Bà cụ đang rất sung sướng có bên cạnh bà cụ một cô gái trẻ trung, xinh đẹp và ngoan ngoãn như cô. Có cô bên cạnh, bà cụ đỡ thấy khổ sở trong cô đơn.

- Nếu nhận xét của bà là đúng thì cháu yên tâm được phần nào. Thú thật với bà là cháu vô cùng yêu quý bà chủ Welman! Bà chủ đã rất tốt với cháu và cháu sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ cốt để bà chủ vui lòng.

- Thế thì tốt nhất là cô cứ sống như thế này và đừng băn khoăn gì hết. Sẽ không phải chờ lâu nữa đâu.

- Bà định nói là...

Cô gái trẻ hoảng hốt ngước mắt nhìn bà y tá.

Bà Hopkins giải thích:

- Đúng là bà cụ phục hồi nhanh đến mức không ngờ, nhưng đấy chỉ là nhất thời. Sau đây bà cụ sẽ lại bị một cú tai biến thứ hai, rồi cú thứ ba. Tôi quá biết căn bệnh này rồi. Cô chỉ cần chịu khó chờ đợi ít lâu nữa thôi, cô Mary thân mến. Nếu cô khuây khỏa được cho bà cụ tội nghiệp này trong những ngày cuối cùng thì tức là cô đã làm được một việc hết sức đáng quý đấy, Còn mọi chuyện khác cô hãy tạm gác lại đã.

- Cảm ơn bà đã cho cháu những lời khuyên quý báu, thưa bà Hopkins.

- Kìa, Mary, ông bố cô đã ra khỏi hang... và tôi xem vẻ mặt ông ta không được tươi tỉnh cho lắm đâu.

Hai người phụ nữ đã ra gần đến cổng sắt của lâu đài. Một ông già lưng còng đang vất vả đi xuống bậc thang của trạm bảo vệ.

Bà y tá vui vẻ chào:

- Chào ông Gerrard!

Ông già lầu bầu câu gì đó nghe không rõ.

- Trời đẹp đấy chứ, phải không ông Gerrard? - Bà y tá cố tình hỏi.

Bác già bảo vệ lâu đài gắt:

- Bà thấy đẹp, chứ tôi thì không. Cái bệnh đau lưng làm tôi đang khốn khổ đây này.

Bà y tá Hopkins an ủi:

- Tại thời tiết thay đổi tuần trước đấy. Mai trời nắng lên, ông sẽ hết đau lưng thôi.

Gerrard càu nhàu:

- Các bà y tá... y hệt nhau, chỉ toàn an ủi suông, không cần biết người ốm đau đớn ra sao! Vậy mà con Mary nhà tôi cũng muốn chui vào cái nghề y tá của bà đấy. Tôi tưỏng nó tìm được công việc gì khấm khá hơn kia chứ? Nó học bao nhiêu thứ, nào tiếng Đức, tiếng Pháp, âm nhạc rồi đủ các thứ trong cái trường nội trú kia và trong những chuyến du học ở ngoại quốc ấy.

Mary cãi:

- Nghề y tá là nghề con thích nhất.

- Thích ư? Mày thì chỉ thích ngồi ườn ra, không làm gì hết. Thứ mày thích nhất là uốn éo làm ra vẻ tiểu thư khuê các, có vậy thôi. Đồ vô tích sự!

Mary hét lên, mắt đã rơm rớm:

- Không phải! Cha nói không đúng! Cha không được quyền nói như thế!

Bà y tá Hopkins xoa dịu cơn giận giữ của ông già bảo vệ:

- Sáng nay chắc trong người ông đang khó chịu, thưa ông Gerrard? Hẳn thế, bởi ông nói mà không nghĩ. Cô Mary đâu phải người lười biếng. Và ông không thấy con gái ông đáng yêu biết chừng nào hay sao?

Gerrard bĩu môi nhìn con gái:

- Bây giờ nó đâu còn là con tôi nữa?... Bây giờ nó biết tiếng Pháp, biết lịch sự, biết cách ăn nói đi đứng kiểu cách. Hừm!

Gerrard quay lưng bước lên phòng bảo vệ.

Nước mắt rơm rớm, Mary nói:

- Bà thấy chưa, thưa bà Hopkins, cháu khổ sở biết chừng nào! Cha cháu vô lý quá. Đúng ra chưa bao giờ cha cháu yêu cháu... ngày cả thời cháu còn bé. Hồi còn mẹ cháu, mẹ cháu vẫn thường xuyên phải bênh che cho cháu đấy chứ.

Bà y tá Hopkins dịu dàng an ủi:

- Thôi, đừng nghĩ quẩn. Đấy là Chúa thử thách cô đấy, Mary. Nhưng thôi, tôi đang vội. Sáng nay tôi có bao nhiêu bệnh nhân phải đến chăm sóc.

Nhìn theo bóng bà y tá đi xa dần, Mary thầm nghĩ không ai muốn thật sư giúp đỡ mình. Tuy tốt bụng nhưng bà y tá Hopkins kia chỉ đưa ra toàn những câu an ủi chung chung.

Tuyệt vọng, Mary tự hỏi:

- Mình phải làm thế nào bây giờ?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2: Mary Gerrard


Phu nhân Laura Welman nằm trên đống gối được xếp rất khéo. Bà không ngủ, nhưng thở rất vất vả. Bà ngước nhìn lên trần, cặp mắt cũng xanh biếc như của cô cháu bà, Elinor. Đó là một bà già béo bệu có khuôn mặt quý tộc với những đường nét kiêu kỳ và quyết đoán.

Bà cụ đưa mắt nhìn xuống rồi buồn bã nhìn cô gái trẻ lúc này ngồi bên cửa sổ. Cuối cùng bà nói:

- Mary...

Mary quay phắt đầu lại.

- Bà đã thức rồi ạ, thưa bà chủ Welman?

- Được một lúc rồi...

- Cháu không biết, nếu không cháu đã...

Bà Welman ngắt lời cô gái:

- Không sao. Ta đang suy nghĩ... ta nghĩ đến bao nhiêu thứ.

- Những thứ gì, thưa bà?

Cặp mắt dễ thương của cô gái trẻ, giọng nói ân cần của cô làm bà già quý tộc dịu lại.

- Ta rất yêu cháu, Mary. Cháu đã rất tốt với ta.

- Ôi thưa bà chủ Welman, chính bà chủ mới quá tốt với cháu. Nếu không có bà chủ, cháu chưa biết bây giờ cháu ra sao? Bà chủ đã giúp cháu mọi thứ.

- Ta không biết nữa, ta không biết nữa...

Bà già bệnh nhân bán thân bất toại cựa quậy trên tấm nệm... nhưng cánh tay bên trái vẫn co lại, cứng đờ.

Bà Welman nói tiếp:

- Con người ta ai cũng muốn làm hết sức mình, nhưng rất khó biết được việc gì mình làm là đúng việc gì là sai. Tiếc thay, ta đã luôn quá tự tin, quá chủ quan về bản thân ta...

Mary đáp:

- Cháu tin rằng lúc nào bà chủ cũng chọn cách làm nào bà chủ cho là đúng nhất.

Nhưng bà già quý tộc lắc đầu:

- Không phải thế đâu, Mary. Và bây giờ ta rất ân hận là ta đã phạm nhiều sai lầm chỉ vì ta quá kiêu ngạo. Đấy là một thói cực kỳ xấu mà ta thừa hưởng của dòng họ. Con Elinor cháu ta cũng bị nhiễm cái thói xấu đó.

Mary vội vã lảng sang câu chuyện khác:

- Bà chủ hài lòng về việc tiểu thư Elinor và cậu Roddy sắp về thăm bà chủ chứ ạ? Hai cô cậu đến sẽ làm bà chủ vui đấy. Đã khá lâu, hai cô cậu không về đây.

- Cả hai đứa đều đáng quý và chúng rất yêu ta. Ta biết chỉ cần gọi một tiếng là chúng đến đây ngay. Nhưng ta cố không làm phiền chúng. Cả hai đứa đều còn trẻ và đang sung sướng... Thế giới thuộc về chúng. Không nên bắt chúng chứng kiến cảnh tượng đau đớn và già nua quá sớm này.

- Ôi thưa bà chủ, cháu tin chắc hai cô cậu không bao giờ nghĩ như thế.

Bà già quý tộc nói tiếp, có vẻ như tự nói với bản thân hơn là nói với cô gái trẻ:

- Ta vẫn luôn ôm ấp niềm hy vọng là chúng sẽ lấy nhau, nhưng ta cố không lộ ra điều mong ước ấy, để khỏi làm chúng mất đi sự tự do lựa chọn. Bởi tuổi trẻ thường hay thích làm ngược lại. Có thể chúng đang yêu nhau, nhưng khi thấy ta hùn vào, chúng lại ngãng nhau ra không biết chừng. Đã từ lâu lắm rồi, khi con Elinor còn nhỏ, ta đã thấy nó mến thằng Roddy. Nhưng ta chưa tin là Roddy thật sự yêu con bé. Đấy là một kiểu tính cách rất quái đản. Ông Henry ngày xưa tính cũng như thế... thận trọng và đòi hỏi quá nhiều... Đúng thế ông Henry...

Bà ngừng lại một lát rồi hồi tưởng lại ông chồng ngày xưa. Bà lẩm bẩm:

- Đã lâu lắm rồi... lâu lắm rồi!... Chúng tôi cưới nhau được có năm năm thì ông ấy mất... viêm màng phổi tái phát... Hai chúng tôi rất hạnh phúc, đúng thế, rất hạnh phúc. Nhưng ta không thể cắt nghĩa được tại sao ta lại cảm thấy hạnh phúc đó dường như hư ảo. Ta thì như một đứa con gái non nớt, bồng bột và lý tưởng hóa người mình yêu... Trong quãng thời gian đó lúc nào ta cũng thấy như mình đang trong mơ...

- Chắc sau khi ông chủ mất, bà chủ thấy cô đơn lắm?

- Sau khi đó ấy à? Đúng thế, hết sức cô đơn... Cô đơn đến khủng khiếp ấy chứ... Bấy giờ ta hai mươi sáu mà bây giờ ta đã vượt qua ngưỡng cửa sáu mươi rồi. Cả một quãng thời gian dài, dài ghê gớm... Và kết thúc là thế này đây!

Câu cuối cùng bà quý tộc Welman nói bằng giọng chua xót.

- Bà chủ định nói đến căn bệnh hiên giờ của bà chủ phải không ạ?

- Đúng thế, bệnh liệt... đấy là thứ bệnh xưa nay ta vẫn sợ nhất! Ta bỗng trở lại thành đứa trẻ sơ sinh! Tắm rửa, ăn uống đều phải nhờ người khác giúp. Không tự mình làm được thứ gì. Ý nghĩ đó làm ta nhiều lúc phát điên. Chị y tá O’Brien mát tính, ta đánh giá rất cao tính tốt của chị ấy. Chị ấy chịu đựng một cách bình tĩnh mọi trái tính trái nết của ta. Chị ấy hơn hẳn mọi người phụ nữ khác. Nhưng chị ta tốt đến mấy cũng không thể bằng con, Mary. Chỉ cần có con bên cạnh là ta đã thấy bất cứ ai cũng không thể bằng con.

- Cảm ơn bà chủ. - Mary đỏ mặt sung sướng - Nghe bà chủ nói thế con sung sướng và vinh hạnh vô cùng.

- Hình như con đang băn khoăn lo lắng cho tương lai, có phải thế không? - Bà cụ Welman tế nhị hỏi - Con hãy để ta lo. Ta hứa sẽ giúp con có một chỗ đứng và có thể sống độc lập. Trong lúc này con hãy chịu khó kiên nhẫn... Ta rất cần đến sự có mặt của con trong nhà này, Mary.

- Thưa bà chủ Welman, con sẽ không đời nào rời khỏi đây, cho dù ai các toàn bộ số vàng trên thế gian này đi nữa... ít ra thì cũng trong lúc bà chủ cần có con ở đây.

- Ta hết sức cần đến con... - Bà già Laura Welman nói tha thiết - Ta coi con thật sự là con gái của ta, Mary. Ta biết con từ lúc con còn bé bỏng, ở Hunterbury này. Ta rất tự hào về con, con yêu quý của ta. Ta hy vọng những gì ta đã làm cho con đều là tốt đẹp...

Mary vội đáp:

- Nếu có lúc nào bà chủ nghĩ rằng cho con học hành như vậy là... vượt quá thân phận xã hội của con, là biến con thành một kẻ kênh kiệu, hư đốn như cha con vẫn thường nói, thì bà chủ đã lầm. Con chỉ thấy biết ơn bà chủ, còn nếu con nóng ruột muốn có một nghề nào đó để kiếm sống, thì chỉ vì con nghĩ đấy là bổn phận làm người của con... Con không thể ngồi không, sau khi đã được bà chủ cho ăn học như thế. Vả lại con rất không muốn người ta nghĩ rằng con muốn ăn bám bà chủ.

Giọng nói của bà cụ Welman chuyển sang quyết đoán:

- Vậy là ông Gerrard đã nhồi nhét vào đầu óc con những ý nghĩ vớ vẩn ấy? Con đừng nghe ông ta, Mary. Không làm gì có chuyện con ăn bám ta. Chỉ là ta muốn con ở bên cạnh ta thêm một chút thời gian, để khuây khỏa cho ta. Chẳng bao lâu nữa, mọi thứ sẽ kết thúc... Nếu cứ để mặc, sự kết thúc sẽ nhanh chóng thôi, nhưng mấy người bác sĩ, y tá nghĩ ra đủ mọi trò ngu xuẩn, đang kéo dài thêm cuộc sống thảm hại của ta.

- Thưa bà chủ, không phải thế đâu. Bác sĩ Lord quả quyết rằng bà chủ còn sống được nhiều năm nữa.

- Cảm ơn, nhưng ta không mong gì như thế! Ta đã nhắc đi nhắc lại với ông bác sĩ Lord ấy bao nhiêu lần rồi, là trong một xã hội tổ chức hoàn hảo như thế này, lẽ ra chỉ cần ta ngỏ ý muốn kết thúc cuộc đời bằng cách nào nhanh nhất là ông ta sẽ phải giải thoát cho ta, chỉ một liều thuốc nhỏ là xong. Ta đã nói với ông ta rồi: “Nếu bác sĩ còn đôi chút tình nhân đạo thì hãy giúp ta chuyện ấy”.

- Thưa bà chủ, ông bác sĩ nói sao ạ.

- Cái ông bác sĩ Lord trẻ tuổi ấy chỉ nhe răng cười, bảo rằng ông ta không muốn làm chuyện nguy hiểm. “Tất nhiên nếu bà cho tôi thừa kế một gia tài lớn thì lại là chuyện khác”, ông ta còn nói như thế nữa chứ! Con thấy chưa? Đúng là một thằng cha hỗn hào. Nhưng quả thật ta cũng rất mến ông ta. Những đơn thuốc của ông ta làm ta dễ chịu thêm rất nhiều.

- Vâng, thưa bà chủ. Bác sĩ Lord rất tốt bụng. Chị y tá O’Brien ca ngợi ông ấy hết lời, cả bà y tá Hopkins kia cũng thế.

- Hopkins ngần ấy tuổi, lẽ ra phải biết nhiều hơn nữa. Còn O’Brien thì rõ ràng mê ông bác sĩ, thấy ông ta đến là làm đủ thứ trò điệu bộ uốn éo.

- Tội nghiệp chị O’Brien!

Bà cụ Laura Welman nói:

- Chị ra không phải người xấu tính, nhưng ta ghét tất cả các y tá trên đời, chỉ cần nhìn thấy họ là ta đã buồn nôn rồi.

Đột nhiên bà quý tộc già ngừng lại, nói:

- Tiếng gì đấy? Có phải tiếng ô-tô không?

Mary ra cửa sổ nhìn.

- Vâng, tiếng ô-tô. Tiểu thư Elinor và cậu Roddy đến rồi.

II

Phu nhân Laura Welman nói với cháu gái:

- Cô rất hài lòng, Elinor khi biết quyết định của cháu và cô tỏ lời khen ngợi hai cháu.

Elinor mỉm cười:

- Cháu biết chúng cháu về sẽ làm cô vui.

Bà cụ ngập ngừng một chút rồi hỏi:

- Cháu... yêu nó lắm phải không, Elinor?

Cô gái xinh đẹp ngước cặp mắt kiều diễm:

- Vâng, thưa cô.

Bà già ốm yếu liền nói ngay:

- Cô nói thế này, cháu tha lỗi cho nhé. Cháu có tính thận trọng, biết tự kiềm chế, bên ngoài khó đoán được tình cảm thật của cháu. Tuy nhiên, từ hồi cả hai đứa còn bé, cô đã thấy cháu thầm yêu thằng Roddy... có lẽ còn yêu hơi quá mức ấy chứ.

Cặp mắt xanh biếc của Elinor lại ngước lên:

- Cô thấy hơi quá ạ?

- Đúng thế. Con gái mà để lộ ra ngoài tình cảm của mình với một người con trai là thiếu thận trọng đấy. Khi là trẻ con thì như thế còn được... Cho nên ta thấy cháu chịu vui vẻ sang Đức học nốt chương trình, và khi về cháu tỏ ra thờ ơ với nó, chính ta đâm lại thương nó. Cháu biết tính ta rồi, cô là một bà già không dễ chiều ai. Nhưng cô luôn luôn thấy cháu nhiễm cái thói tật chung của phụ nữ dòng họ Carlisle, là mãnh liệt trong tình cảm. Như cô vừa nói rồi đấy, đã có lúc cô buồn, thấy cháu thờ ơ với Roddy, trong khi cô thì rất mong hai đứa lấy nhau. Bây giờ hai cháu đã quyết định chuyện ấy, thế là tốt! Cô tán thành. Vậy là cháu thật lòng yêu thằng anh họ của cháu chứ?

Elinor nghiêm trang đáp:

- Cháu yêu anh ấy, nhưng chỉ ở mức vừa đủ.

- Nếu như vậy thì cuộc hôn nhân của hai cháu sẽ thuộc loại hạnh phúc nhất đấy. Roddy cần tình yêu, nhưng nó lại khó chịu khi bị ai tỏ ra yêu nó quá mãnh liệt. Nó sẽ chạy trốn nếu cảm thấy bị người yêu chi phối.

- Cô hiểu rõ tính nết anh ấy quá!

- Nếu nó yêu cháu hơn một chút so với cháu yêu nó thì mọi thứ sẽ yên ổn.

- Nghe cô nói, cháu lại nhớ câu cô viết trong bài “Những lời khuyên của dì Agathie” in trong tạp chí Phụ Nữ: Bao giờ cũng nên để người yêu trong trạng thái nghi hoặc, đừng bao giờ để anh ta tin chắc rằng bạn tha thiết yêu anh ta!

Đột nhiên bà Laura Welman hỏi:

- Hình như cháu có chuyện buồn, cháu của cô? Có chuyện gì làm cháu chưa vừa lòng đấy, Elinor?

- Thưa cô, không có gì đâu ạ.

- Cô nói thế này cháu sẽ nghĩ cô là kẻ quá thực dụng, nhưng Elinor ạ, cháu còn trẻ và đa cảm. Cháu nên biết rằng cuộc đời đê tiện lắm.

- Vâng, cô nói đúng. - Elinor tán thành với một chút cay đắng trong lòng.

Bà cụ Laura Welman trở lại câu hỏi ban nãy:

- Cô thấy cháu đang đau khổ. Chuyện gì thế?

- Thưa cô Laura, không có gì đâu ạ.

Elinor đứng dậy, bước ra ngoài cửa sổ. Quay nửa người lại, nàng nói:

- Cô Laura, cô nói thật cho cháu nghe đi, cô có tin tình yêu đúng là thứ quý giá Trời ban cho con người không?

Nét mặt bà già Welman tối xầm lại:

- Không... hoàn toàn không phải thế. Yêu say đăm một con người đúng là có làm người ta đau khô nhiều hơn sung sướng, nhưng cháu Elinor ạ, ai chưa yêu thực sự bao giờ thì cũng có nghĩa kẻ đó chưa hề được sống...

- Vâng, cháu hiểu... cô biết thế nghĩa là sao, phải không, thưa cô Laura?... Là sao vậy, thưa cô?

Đúng lúc đó cửa mở và chị y tá O’Brien bước vào, vui vẻ báo tin:

- Thưa bà chủ Welman, ông bác sĩ đã đến khám cho bà chủ.

III

Bác sĩ Lord trạc ba mươi hai tuổi. Tóc ông màu cát, khuôn mặt xấu nhưng dễ mến, có nhiều nốt ruồi, cằm vuông và mắt xanh nhạt, sắc sảo.

- Chào bác sĩ Lord. Giới thiệu với ông, đây là cháu ruột tôi, tiểu thư Elinor.

Bác sĩ lộ vẻ thán phục nhan sắc nàng:

- Chào tiểu thư.

Bác sĩ thận trọng nắm bàn tay nhỏ nhắn của Elinor chìa ra, như thể ông sợ nắm mạnh sẽ làm vỡ.

Phu nhân Laura Welman nói tiếp:

- Cô cháu và cậu cháu tôi vừa đến đây để ban cho tuổi già của tôi một chút niềm vui.

- Chúc mừng phu nhân! - Bác sĩ Lord reo lên - Đấy chính là thứ phu nhân đang cần. Hai cô cậu đến sẽ làm phu nhân khỏe lến nhiều đấy, tôi cam đoan là như thế, thưa phu nhân Welman.

Ông ta vẫn chăm chú nhìn Elinor như thể chiêm ngưỡng nàng.

- Tôi muốn gặp ông trước khi ông về, được không, thưa bác sĩ?

- Tất nhiên là được, thưa tiểu thư.

Elinor ra rồi khép cửa lại. Bác sĩ đến bên giường bệnh. Chị y tá O’Brien lăng xăng bên cạnh ông ta.

- Ông lại sắp trình diễn các tiết mục của ông đấy, bắt mạch, nghe thở, cặp nhiệt độ... Lạy Chúa, sao tôi ngán các trò của ông đến thế! - Bệnh nhân nói.

Chị y tá O’Brien thở dài:

- Sao bà chủ lại nói như vậy với bác sĩ ạ?

Bác sĩ Lord láu lỉnh nói:

- Phu nhân Welman đọc được ý nghĩ của tôi đấy, chị O’Brien ạ. Nhưng biết làm sao được, thưa phu nhân? Đấy là phận sự của thầy thuốc. Chỉ có điều là tôi chưa đủ sự tế nhị cần thiết khi làm các công việc ấy, khiến phu nhân không hài lòng.

- Không phải đâu. Bác sĩ rất khéo. Hiếm bác sĩ nào mát tay được như bác sĩ đấy, ông Lord ạ.

Báe sĩ cười:

- Đấy chỉ là ý kiến của mỗi một mình phu nhân thôi.

Sau khi đưa ra vài câu hỏi chuyên môn và nghe bệnh nhân trả lời, bác sĩ Lord ngồi ngả lưng trong ghế bành, cười nói:

- Mỗi ngày phu nhân lại phục hồi thêm được một ít, thấy rất rõ.

- Nếu vậy, hẳn chỉ một tuần lễ nữa tôi có thể dây và đi dạo chới quanh nhà được chứ gì?

- Chưa đâu! Làm sao nhanh thế được, thưa phu nhân?

- Vậy thì nằm liệt giường và bắt mọi người chăm sóc như chăm một đứa trẻ sơ sinh thì sống để làm gì?

- Tôi xin hỏi, vậy phu nhân cho biết sống là để làm gì? Con người ta ai cũng có bản năng sống. Chính vì lẽ đó, con người chịu đựng được mọi đau đớn, khổ cực, đấu tranh với mọi kinh nghiệm trở ngại để bảo toàn cuộc sống...

Đột nhiên bà Laura Welman xoay sang chuyện khác:

- Ông có thấy ở vùng đất này buồn tẻ không? Làm một bác sĩ nông thôn ông không thấy quá tẻ nhạt hay sao?

Bác sĩ Lord lắc mái tóc màu cát:

- Không. Tôi yêu công việc của tôi. Tôi yêu những con người ở đây. Điều đáng buồn là tôi không có tham vọng lớn lao. Tôi sống thế này là vui rồi và tôi sẽ cứ sống ở đây cho đến già. Nhưng phu nhân tha lỗi, tôi phải đi bây giờ.

- Cháu gái tôi muốn nói chuyện gì đó với ông thì phải. À, ông thấy Elinor thế nào? Hôm nay ông mới gặp nó đấy nhỉ?

Bác sĩ Lord đỏ tía mặt:

- Tôi... Tiểu thư rất đẹp, có phải không, thưa phu nhân? Và... rất thông minh nữa.

Bà Laura Welman thích thú thầm nghĩ “Anh chàng này hồn nhiền quá!” Rồi bà nói to lên:

- Ông phải lấy vợ thôi, bác sĩ Lord ạ.

IV

Roddy đi ngang qua bãi cỏ rộng rồi theo con đường lát đá bước vào khu vườn cây ăn quả được chăm sóc rất kỹ lưỡng, có tường bao quanh. Anh hình dung sẽ đến lúc được cùng với Elinor sống trong dinh cơ Hunterbury này. Bản thân Roddy không ao ước gì hơn. Anh vốn thích không khí thôn quê. Nhưng làm thế nào biết được tình cảm thật sự của nàng? Elinor quá kín đáo. Tuy nhiên tính kín đáo ấy lại làm Roddy thích.

Đối với Roddy, nàng là người vợ lý tưởng. Hình thức yêu kiểu, trí óc thông minh. Trong nàng, không có nét nào làm Roddy thấy chối. Anh thầm nghĩ: “Không hiểu sao nàng lại có thể yêu ta, một kẻ tầm thường nhường này?” Bởi tuy vẻ ngoài làm như kênh kiệu, Roddy không hề kiêu căng. Bao nhiêu hạnh phúc đang đón chờ anh trước mắt.

Trong thâm tâm, Roddy thành thật mong bà thím hồi phục sức khỏe và sống thêm nhiều năm nữa. Bà Laura Welman đúng là một bà thím tuyệt vời, luôn tỏ ra yêu quý đứa cháu con ông anh chồng. Hè nào Roddy cũng về đây nghỉ và bao giờ cũng được hưởng sự chăm sóc trìu mến của bà. Nhưng liệu bà thím anh có sống được lâu nữa không?

Roddy gạt ngay ý nghĩ về cái chết sắp tới của bà, cũng như anh luôn luôn gạt ra khỏi trí óc mọi thực tế làm anh khó chịu. Nhưng rồi ý nghĩ của anh vẫn quay lại những vấn đề thực tế. Thím anh rõ ràng không thể sống được lâu nữa. Roddy tự hỏi, không biết bà viết di chúc ra sao, mặc dù anh không coi trọng cái đó quá mức.

Một số phụ nữ coi trọng chuyện gia tài được thừa kế cho chồng hay cho vợ, nhưng Roddy biết tính Elinor. Nàng coi thường chuyện đó. Cho nên Roddy thấy chẳng cần suy nghĩ gì nhiều. Bà Laura Welman muốn viết di chúc thế nào cũng được.

Vừa bước qua cánh cửa nhỏ để ra khỏi khu vườn cây ăn quả, Roddy thấy ngay trước mắt anh mở ra một cánh rừng thơ mộng. Nắng lọt qua cành lá dọi xuống mặt đất thành những mảng sáng hay động. Bỗng nhiên Roddy cảm thấy một nỗi bồn chồn mà anh không cắt nghĩa được.

Và anh thấy một cô gái trẻ đang tiến về phía anh. Cô gái có mái tóc vàng óng, da mặt hồng hào. Roddy thầm nghĩ: “Cô gái đẹp quá...” tim anh như ngừng đập và anh đứng sững lại bàng hoàng, cảnh vật chao đảo trước mắt anh. Cô gái đứng lại rồi tiến vài bước về phía anh. Roddy há hốc miệng, như bị hút vào cô gái.

Cô ngập ngừng một chút rồi nói:

- Cậu không nhận ra cháu ư, cậu Roddy? Đúng rồi, đã quá lâu cậu không nhìn thấy cháu. Cháu là Mary Gerrard, ở trạm bảo vệ ngoài kia.

- Ôi, Roddy reo lên mừng rỡ. Chào Mary!

- Chào cậu Roddy!

Rồi cô e thẹn nói tiếp:

- Cháu trông khác trước nhiều quá, phải không thưa cậu?

- Đúng thế, quả thật tôi không nhận ra cô.

Roddy mải chiêm ngưỡng Mary, không nghe thấy tiếng chân người bước sau lưng, rồi tiếp đó là tiếng nói:

- Chào Mary.

- Chào cô chủ Elinor! Cô chủ khỏe chứ? Cháu rất sung sướng được gặp lại cô chủ. Bà chủ Welman rất mong cô chủ đấy.

- Tôi biết... đã lâu quá rồi tôi chưa về thăm cô tôi. Chị y tá O’Brien nhờ tôi ra tìm Mary. Chị ấy muốn đỡ cô tôi dậy và bảo rằng mọi lần Mary vẫn giúp chị ấy một tay.

- Cháu vào ngay đây.

Mary chào hai người rồi chạy về phía lâu đài. Elinor nhìn theo đáng chạy rất tự nhiên và duyên dáng của con gái bác bảo vệ. Rồi nàng quay sang nói với Roddy:

- Đã đến giờ điểm tâm, ta về đi.

Họ sánh vai nhau cùng đi về ohía lâu đài.

V

- Đi xem phim với tôi đi, Mary. Ngoài rạp đang chiếu bộ phim rất hay, Greta Garbo đóng vai chính. Kịch bản cũng của một tác giả danh tiếng. Nghe nói người ta soạn cả một vở opera theo kịch bản này đấy.

- Cảm ơn anh, nhưng em không thể nhận lời được.

Anh chàng Ted Bigland lộ vẻ khó chịu:

- Tôi không còn hiểu cô ra sao nữa, Mary. Cô khác trước nhiều quá.

- Anh nhầm rồi đấy, Ted.

- Xin lỗi! Hẳn là do thời gian cô theo học cái trường nổi tiếng kia ở bên Đức. Bây giờ cô coi tất cả bọn chúng tôi dưới tầm con mắt.

- Không phải thế đâu, Ted. Em đâu ngu xuẩn đến nỗi kiêu căng như thế. - Mary cãi lại một cách quyết liệt.

Anh chàng Ted tuy tức giận nhưng vẫn say đắm nhìn cô gái.

- Tôi nói không sai đâu. Bây giờ cô gần thành là một tiểu thư rồi đấy, Mary ạ.

Mary chua chát nói:

- Mới “gần thành” thôi, và như thế không có nghĩa là gì hết.

- Đúng thế. - Ted bèn nắm lấy câu bóng gió kia.

Mary nói thêm:

- Với lại, ngày nay không ai quan tâm đến thứ đó nữa đâu.

- Quả là không quan trọng như ngày trước - Ted tán thành. Dù sao Mary cũng thay đổi rất nhiều - Tôi nói thật, trông cô như một bà hoàng ấy.

- Cũng lại là chuyện chẳng quan trọng, bởi em đã nhìn thấy một số phu nhân quý tộc trông giống như mấy bà buôn bán vặt vãnh ngoài chợ. Nhưng em phải xin lỗi anh, muộn mất rồi.

- Cô phải đi đâu?

- Em đã hẹn với bà y tá Hopkins đến uống trà ở nhà bà ấy.

Ted nhăn mặt:

- Bà Hopkins? Bà ta bị cả làng này ghét, vì cái thói việc gì cũng thóc mách vào.

- Nhưng bà ấy lại rất tốt với em.

- Tôi không muốn nói xấu ai, nhưng thú thật tôi rất ghét cái tính lắm lời của bà ta.

- Chào anh, Ted.

Mary vội vã bước đi. Anh con trai thở dài nhìn theo.

VI

Bà y tá Hopkins ở trong một ngôi nhà nhỏ rìa làng. Bà vừa đi đâu về, đang cởi dây buộc mũ thì Mary vào:

- Mary! Tôi về muộn mất một chút. Bà già Caldecott bệnh lại tái phát, cho nên các chuyến thăm bệnh nhân khác của tôi đều bị đẩy lùi lại. Tôi nhìn thấy cô đứng với thằng Ted ở đầu phố.

Mary chán nản nói:

- Vâng, đúng thế...

Bà y tá Hopkins vừa châm bếp ga, trên đặt siêu nước, vừa ngước nhìn cô gái có cánh mũi đang phập phồng:

- Nó có nói với cô chuyện gì đặc biệt không đấy?

- Không. Anh ấy rủ cháu đi xem phim.

- Tôi hiểu. Thằng ấy chăm chỉ, tháo vát lắm đấy. Nó làm ở xưởng sửa chữa ô-tô được việc. Bố nó làm nông trại cũng khấm khá hơn mọi chủ nông trại khác. Nhưng cô em ạ, nó không phải loại sánh được với cô đâu. Cô có học thức cao lại lịch thiệp hơn nó nhiều. Tôi nhắc lại ý kiến của tôi, vào địa vị cô, tôi sẽ theo học một lớp xoa bóp trị liệu. Cô sẽ có dịp tiếp xúc với nhiều loại người, lại chủ động được thời gian.

- Cháu sẽ suy nghĩ - Mary đáp - Bà chủ Welman hôm nọ có nói chuyện với cháu, bà ấy chưa muốn cháu đi đâu bây giờ. Bà chủ bảo, lúc này bà ấy rất cần có cháu bên cạnh. Và bà ấy cũng bảo cháu không phải băn khoăn về nghề nghiệp tương lai vội.

- Hy vọng bà cụ thể hiện ý định ấy bằng giấy trắng mực đen! Mấy người ốm hay tính toán viển vông lắm! - Bà y tá Hopkins nói giọng hoài nghi.

Mary im lặng một lúc rồi nói:

- Bà quản gia Bishop có vẻ ghét cháu lắm... hay cháu chỉ tưởng tượng ra thế? Bà thấy sao, thưa bà Hopkins?

- Bà ta có thói hay ghen ghét, nghĩ là cô được bà chủ nuông nhiều quá. Có thế thôi. Nhưng cô mặc bà ấy. Kìa, cô mở cái gói kia ra. Bánh hạnh nhân đấy, ta ăn với nước trà.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3: Bên giường bệnh người hấp hối


Phu nhân Welman bị cơn tai biến thứ hai đêm qua. Tuy chưa nguy hiểm, nhưng tôi khuyên Tiểu thư nên về ngay.

Bs. Lord

II

Vừa nhận được điện, Elinor vội gọi điện thoại cho Roddy, và lúc này hai người đang ngồi trên ô-tô chạy theo hướng làng Hunterbury.

Một tuần rồi Elinor không gặp Roddy, kể từ hôm hai người rời lâu đài Hunterbury về London. Giữa họ có một nỗi ngượng ngừng trong hai cuộc gặp gỡ gần đây nhất. Lần thứ nhất Roddy đem tặng Elinor một bó hồng lớn với những cành hoa rất dài. Cử chỉ này vượt ra khỏi thói quen mọi khi của anh, Cuộc gặp thứ hai, hai người đi ăn hiệu, và hôm đó Roddy tỏ ra chăm sóc nàng hơn hẳn mọi khi, lúc chọn thực đơn rồi lúc ra về, giúp nàng mặc áo choàng. Elinor có cảm giác người anh họ đang tập vai trong một vở kịch... vai một chàng trai lịch thiệp đối xử với vợ chưa cưới...

Rồi nàng thầm nghĩ: “Mình đúng là lố bịch... Có gì thay đổi đâu?... Họa là mình tưởng tượng ra đấy thôi!... Mình vẫn có thói quen hay tưởng tượng và thói ghen ghét...”

Bản thân Elinor trong hai lần ấy cũng cố tình làm ra vẻ lơ đãng và kiêu kỳ hơn thường lệ. Hôm nay, trước tình hình bất ngờ, nỗi ngượng nghịu kia biến mất và họ lại trò chuyện thoải mái.

- Tội nghiệp cô Laura! - Roddy nói - Lần chúng đến thăm vừa rồi, trông cô đã có vẻ rất tỉnh táo.

- Đúng là tội nghiệp thật. Xưa nay cô vẫn sợ đau ốm. Em lo kỳ này cô bị liệt nặng hơn và khổ sở hơn. Lẽ ra con người phải được quyền thoát khỏi cuộc sống nếu như họ không thể chịu nổi nó.

- Anh tán thành - Roddy nói - Trong xã hội văn minh, phải cho người ta cái quyền đó. Khi thấy một con vật bị thương quá trầm trọng, người ta còn “gia ân” cho chúng nữa là. Nhưng đối với loài người thì khi một con người quá bất hạnh, nếu một số người thân “yêu quý” mong người đó chết đi thì cốt để mau được hưởng phần chia thừa kế.

Elinor trầm ngâm nói:

- Thầy thuốc là người chịu toàn bộ trách nhiệm.

- Đã đành, nhưng thầy thuốc vẫn có thể là một tên sát nhân.

- Riêng người như bác sĩ Lord thì ta có thể tin cậy được.

Roddy nói giọng nhạt nhẽo:

- Đúng, có vẻ ông ta khá lương thiện... Gọi là ranh ma có lẽ đúng hơn!

III

Bác sĩ Lord đang khám cho bệnh nhân. Chị y tá O’Brien lăng xăng xung quanh ông ta. Hai hàng lông mày nhíu lại, viên bác sĩ cô nghe những lời mấp máy trên môi người bệnh. Cuối cùng ông nói:

- Vâng, vâng. Phu nhân cứ nằm yên. Nghe tôi hỏi, nếu đồng ý, bà khẽ giơ bàn tay phải lên. Phu nhân thấy khó chịu lắm phải không?

Bà cụ Welman ra hiệu, đúng thế.

- Phu nhân cần thứ gì gấp à? Bà muốn gặp ai à? Tiểu thư Elinor? Ông Roddy? Hai người đang trên đường đến đây. Họ sẽ tới ngay bây giờ.

Bà cụ lại mấp máy môi. Bác sĩ Lord cố đoán.

- “Bà muốn gặp ai nữa? Không à? Di chúc à? Tôi hiểu. Phu nhân cần giải quyết vấn đề di chúc? Bà cần gặp nhân viên công chứng? Thế chứ gì? Bà muốn hỏi ý kiến một nhà chuyên môn có kinh nghiệm? Để dặn dò ông ta?

Bây giờ thì phu nhân nghỉ đi. Cố bất động. Chưa có gì đáng ngại đâu. Phu nhân bảo gì?.. Elinor à? - Bác sĩ vừa đoán ra được tên cô gái trên môi bà cụ - Tiểu thư Elinor biết ông công chứng? Và sẽ thu xếp với ông ấy? Được! Chỉ nửa giờ nữa Tiểu thư Elinor sẽ có mặt ở đây. Tôi sẽ truyền đạt ý của bà cho cô ấy. Tôi sẽ dẫn tiểu thư vào đây và chúng ta sẽ giải quyết mọi vấn đề. Bây giờ phu nhân đừng nghĩ ngợi thêm nữa. Hãy để tôi làm. Tôi sẽ trông nom để mọi thứ được thực hiện đúng như nguyện vọng của phu nhân”.

Bác sĩ nhìn bệnh nhân tự buông người nằm xuống, rồi ra nhanh khỏi phòng, đi về phía cầu thang, theo sau là chị y tá O’Brien. Bà y tá Hopkins đang bước lên thang gác. Bác sĩ gật đầu chào bà ta.

- Chào ông bác sĩ.

- Chào bà Hopkins.

Theo sau hai bà y tá, ông vào phòng chị y tá O’Brien, ở liền bên cạnh phòng bệnh nhân, căn dặn họ một số điều. Bây giờ có bà Hopkins, bà ta sẽ túc trực thay cho chị O’Brien đã quá mệt.

- Tôi sẽ tìm một y tá nữa giúp thêm. Đang có dịch ở Stanford nên hơi khó. Bệnh viện nào cũng thiếu người.

Hai nữ y tá nhận lệnh của bác sĩ với một thái độ kính cẩn khiến ông hợi ngạc nhiên. Ra đến hành lang, ông bác sĩ trẻ gặp Mary, da mặt tái xanh và dáng lo âu. Cô hỏi:

- Bà chủ có đỡ chút nào không, thưa ông?

- Tôi chỉ có thể giúp làm cho bà cụ được ngủ một giấc êm ái đêm nay, có vậy thôi.

Mary đau đớn nói:

- Trời độc ác quá... bất công quá!...

- Đúng thế. Đôi khi tôi cũng nghĩ như cô. Tôi tin rằng...

Bác sĩ ngừng bặt:

- Xe đến rồi kìa.

Ông ta chạy ra ngoài. Mary bước nhanh lên cầu thang gác.

Vừa vào đến phòng khách, Elinor hỏi ngay:

- Cô tôi bệnh tình nặng lắm phải không?

Roddy thì nét mặt xanh xám, lộ rõ vẻ lo âu.

Bác sĩ nghiêm nghị đáp:

- Chắc nghe tin này hai người sẽ rất buồn. Phu nhân Welman bị liệt toàn thân. Nói năng cực lỳ khó khăn. Nhân đây, xin nói rằng phu nhân đang băn khoăn chuyện gì đó và muốn gặp ông công chứng. Tiểu thư Elinor biết ông ta chứ?

Elinor trả lời ngay:

- Đấy là ông Seddon, văn phòng công chứng của ông ấy trên quảng trường Bloomsbury. Nhưng bây giờ đã khuya, sợ ông ta không còn ở nơi làm việc nữa. Mà tôi lại không biết nhà riêng ông ta.

Bác sĩ trấn an nàng:

- Mãi cũng còn kịp chán. Nhưng tôi muốn ngay bây giờ làm cho phu nhân yên tâm. Vậy tiểu thư hãy cùng với tôi vào gặp bà cụ để trấn an cụ.

- Vâng... Tôi xin đi theo ông.

Roddy hỏi một câu lấy lệ:

- Có cần tôi vào không?

- Không. Phòng người bệnh không nên vào đông.

Roddy không giấu được một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Anh rất ngại nhìn thấy bà thím Laura nằm bất động trên giường.

Lúc Elinor và bác sĩ vào, chị O’Brien đang ở bên cạnh người bệnh.

Bà Laura Welman thở nặng nhọc, có vẻ chìm vào một trạng thái mê rất sâu. Elinor kinh hoàng nhìn thấy những nét co quắp của bà cô, Đột nhiên mi mắt bên trái của bà nhấp nháy rồi mở. Nhận ra cô cháu, bà lộ vẻ yên tâm.

Bà cụ cố mấp máy môi:

- E-li-nor...

Giá như ai không biết tâm trạng bà cụ lúc này, hẳn không nghe hiểu được lời nói ấy.

- Cháu đây, thưa cô Laura - Elinor vội vã trả lời - Cô lo lắng chuyện gì mà cần gặp ông Seddon?

Bà cụ lại mấp máy môi và Elinor lần này cũng lại nghe hiểu.

- Mary ạ?

Bàn tay phải của bà cụ rất chậm chạp nhấc lên một chút. Cổ họng bà cụ nhúc nhích. Bác sĩ và Elinor đành chịu bất lực. Tiếng khò khè vang lên một lúc. Rồi Elinor hiểu được một chữ:

- Điều khoản ạ? Cô muốn thêm vào di chúc một điều khoản ạ? Cô muốn chia cho Mary một số tiền ạ? Cháu hiểu, cô Laura yêu quý. Điều ấy dễ thôi. Sáng mai ông công chứng Seddon đến đây và mọi việc sẽ được thực hiện đúng như ý nguyện của cô.

Người bệnh có vẻ đã yên tâm. Nỗi lo lắng biến mất trong cặp mắt bà cụ. Elinor cầm bàn tay bà và thấy các ngón tay của bà khẽ nắm lại. Bà Laura Welman thều thào hết sức vất vả.

- Mọi người... tất cả... mọi người...

- Vâng, vâng, cháu sẽ lo liệu để tất cả mọi người đều có phần - Elinor nói - Mọi thứ sẽ theo đúng ý nguyện của cô.

Lại một lần nữa, nàng cảm thấy bàn tay của bà cụ khẽ nắm lại trên bàn tay nàng, rồi buông ra ngay. Bà Laura Welman nhắm mắt lại.

Bác sĩ đặt bàn tay lên cánh tay Elinor, nhẹ nhàng kéo nàng ra ngoài. Chị y tá O’Brien lại ngồi xuống bên cạnh đầu giường của người bệnh.

Trên đầu cầu thang, Mary đang nói chuyện với bà y tá Hopkins. Cô tiến lên một bước:

- Thưa bác sĩ Lord, tôi vào thăm bà chủ được không?

- Được. Nhưng cô không được gây tiếng động và đừng làm cụ thức giấc.

Mary vào phòng.

Bác sĩ Lord nói với Elinor:

- Chuyến tầu tiểu thư đi bị trễ giờ. Tiểu thư...

Bác sĩ ngưng lại: Elinor đang ngoái đầu nhìn theo Mary. Rồi chợt nhận ra sự ngưng nói của ông bác sĩ, nàng quay lại ngơ ngác nhìn ông. Bác sĩ ngạc nhiên nhìn nàng. Elinor chợt hiểu, nàng đỏ mặt:

- Xin lỗi, ông vừa nói gì, tôi chưa nghe rõ?

Bác sĩ Lord chậm rãi đáp:

- Tôi vừa nói gì à? Tôi cũng quên mất rồi. Tiểu thư Elinor Carlisle! Lúc nãy tiểu thư tỏ ra là một con người đáng kính phục, ông bác sĩ nói. Tiểu thư nhanh trí, thông cảm và có khả năng làm yên tâm người khác. Không ai có được những phẩm chất tuyệt vời đó như tiểu thư.

Bà y tá Hopkins giấu đi một tiếng thở dài.

Elinor nói:

- Tội nghiệp cô tôi! Trông thấy bà như thế tôi đau lòng quá.

- Đúng là như vậy, nhưng tiểu thư đã cố nén lại, không để lộ ra. Tiểu thư quả là người biết cách chế ngự cảm xúc của bản thân.

Elinor cắn môi, đáp:

- Quả là tôi đã học được cách chế ngự bản thân.

- Nhưng rồi cũng có lúc, trái với ý muốn con người, tấm mặt nạ rơi ra.

Bà Hopkins đi nhanh vào buồng tắm.

Elinor ngước mắt, nhìn thẳng vào mắt người bác sĩ trẻ:

- Mặt nạ?

- Đúng thế? Vẻ mặt con người thật ra chỉ là một chiếc mặt nạ.

- Vẻ đằng sau chiếc mặt nạ đó là cái gì?

- Là con người nguyên thủy.

Elinor quay gót, đi xuống thang gác. Theo sau nàng là ông bác sĩ Lord, vẻ mặt nghiêm trang và khó hiếu vô cùng.

Roddy bước ra hành lang đón hai người.

- Sao?

- Tội nghiệp cô Laura! - Elinor nói - Trông cô thảm hại quá.

- Cô nói chuyện gì đặc biệt không?

Bác sĩ nói với Elinor:

- Tôi xin phép về, vì tôi không còn việc gì ở đây. Sáng mai tôi sẽ đến sớm. Chào tiểu thư Elinor. Tiểu thư đừng nghĩ ngợi nhiều quá.

Bác sĩ Lord giữ bàn tay nàng một lúc hơi lâu trong tay mình. Elinor thầm nghĩ, bàn tay ông ta vững chãi và cặp mắt ông ta lộ rõ vẻ là mến nàng.

Cánh cửa vừa khép lại sau lưng bác sĩ Lord thì Roddy nhắc lại câu anh hỏi lúc nãy. Elinor trả lời:

- Cô Laura còn băn khoăn đôi chút về nội dung bản chúc thư. Em đã làm cô yên tâm, bảo với cô rằng mai ông công chứng Seddon sẽ đến đây. Bây giờ em phải gọi điện thoại cho ông ấy ngay.

- Cô muốn thay đổi gì trong bản chúc thư chăng?

- Em không nghe được chi tiết.

- Hay là cô...

Roddy lại thôi không nói.

Mary bước nhanh xuống thang gác.

Cô đi nhanh qua gian tiền sảnh rồi ra ngoài theo cửa ngách.

Elinor nói giọng khàn đặc lại:

- Anh định hỏi gì?

- Anh ấy à?... Hỏi gì? Anh quên mất rồi. - Roddy lảng, mắt vẫn không rời cánh cửa, nơi Mary vừa đi ra.

Elinor nắm chặt hai bàn tay lại: những móng tay nhọn đâm vào da lòng bàn tay nàng. Elinor thầm nghĩ: “Mình không thể chịu nổi thái độ như thế kia... không chịu nổi! Đây không còn là do trí tưởng tượng của mình nữa... mà là sự thật hoàn toàn... Roddy, Roddy, em không muốn anh lọt ra khỏi bàn tay em... Không biết ông bác sĩ kia đã đọc được những ý nghĩ gì trên nét mặt ta? Lúc trên gác ấy! Rất có thể ông ta đã nhìn thấy điều gì đó... Lạy Chúa! Tại sao mình lại có thể có những ý nghĩ xấu xa đến như vậy!... Nào, nói đi, con ngu xuẩn! Mi hãy tỉnh lại đi!”

Rồi Elinor nói ra miệng, giọng bình thản:

- Tối nay em hoàn toàn không muốn ăn uống gì. Em muốn lên ngồi bên cạnh cô Laura, để mấy người nữ y tá có thể xuống ăn tối.

- Anh sẽ ăn tối với họ à?

- Họ không ăn thịt mất anh đâu. - Elinor lạnh lùng đáp.

- Còn em? Em cũng phải ăn một chút gì chứ? Tại sao ta không ăn trước để họ ăn sau?

- Không. Em nên lên với cô thì hơn. Phó thác cho họ, em không yên tâm. - Nàng nói thêm.

Trong thâm tâm, Elinor nghĩ: “Mình không thể ngồi trước mặt Roddy trong suốt bữa tối được... Chỉ hai người ngồi đối diện nhau... Mình không thể trò chuyện... và giữ thái độ với anh ấy như mọi khi được”.

Sốt ruột, nàng nói:

- Em xin lỗi, anh hãy để em làm theo ý em muốn.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4: Những bất ngờ


Sáng hôm sau, người vào đánh thức Elinor không phải là một chị hầu phòng bình thường, mà đích thân bà quản gia Bishop, trong tấm áo dài đen cổ lỗ. Bà ta khóc nức nở.

- Tiểu thư Elinor! Bà chủ mất rồi...

- Bà nói sao?...

Elinor vùng ngồi dậy.

- Bà cô của tiểu thư ấy, phu nhân Welman. Bà chủ kính yêu của tôi... đã “đi” trong lúc đang ngủ.

- Cô Laura ấy à? Cô tôi mất rồi ư?

Không thể tin vào sự thật ấy được, Elinor giương to đôi mắt. Lúc này bà quản gia Bishop đã òa khóc, không cần kiềm chế nữa:

- Cả một quãng đời tôi hầu hạ bà chủ... Mười tám năm trời. Tôi đến làm ở lâu đài này mười tám năm rồi. Thật khó mà tin được.

Bà quản gia Bishop càng gào to:

- Bà chủ mất đột ngột quá! Tôi qua ông bác sĩ còn bảo tôi rằng sáng mai ông sẽ đến như thường lệ.

Elinor thét lên:

- Cô tôi đâu có mất đột ngột như bà nói? Cô tôi đã đau ốm từ bao lâu nay rồi. Tôi thì lại cảm ơn Chúa Trời đã cho cô tôi mất trong lúc ngủ, không phải chịu bệnh tật hành hạ thêm nữa.

Mắt vẫn ướt đầm, bà quản gia Bishop không cãi, chỉ nói:

- Ai sẽ đi báo tin này cho cậu Roddy đây?

- Để tôi. - Elinor đáp.

Nàng khoác thêm tấm áo choàng trong nhà rồi sang gõ cửa phòng người anh họ. Roddy mời nàng vào.

- Cô Laura mất rồi, anh Roddy. Cô mất trong lúc đang ngủ.

Roddy ngồi dậy trên giường, buông một tiếng thở dài.

- Tội nghiệp cô Laura! Thế là Chúa đã giải thoát cho cô. Vậy là anh không phải nhìn thấy cô trong tình trạng đau đớn khổ sở như hôm qua anh nhìn thấy nữa.

Elinor buột miệng nói:

- Em không biết là anh đã nhìn thấy cô.

Roddy lúng túng giải thích:

- Chuyện là thế này. Lúc đó anh nghĩ lại, thấy mình tồi tệ quá, cháu mà không dám vào thăm bà thím. Thế là lúc tối, anh quyết định vào. Bà y tá to béo vừa mang chai nước chườm nóng ra. Lợi dụng lúc đó, anh lẻn vào. Cô Laura không biết anh vào. Anh ở đó một lúc, nhìn cô. Khi nghe thấy tiếng chân nặng nề của bà y tá ngoài cầu thang, anh vội chạy ra ngoài. Nhưng cảnh tượng kia để lại trong anh một ấn tượng hết sức đau lòng.

- Em hiểu. - Elinor nói.

- Cô đi được thế là đỡ phải kéo dài nỗi đau đớn.

- Tất nhiên rồi.

Roddy nói thêm:

- Vậy là hai chúng mình có cách nhìn giống nhau.

- Đúng thế. - Elinor nói khẽ.

- Lúc này đây, vậy là cả anh và em đều nhìn hoàn cảnh hiện nay theo cách giống nhau, và hai chúng ta đều cảm ơn Chúa Trời đã giải thoát cho cô Laura của chúng ta khỏi mọi nỗi đau đớn.

II

Chị y tá O’Brien nói với người bạn đồng nghiệp lớn tuổi:

- Bà tìm gì thế, bà Hopkins?

Bà y tá này mặt đỏ ửng, đang lục lọi trong chiếc va-li thuốc bà ta đặt ngoài gian tiền sảnh tối hôm trước. Bà càu nhàu:

- Chán quá! Sao tôi lại có thể quên như thế được kia chứ?

- Bà quên cái gì?

Bà Hopkins trả lời bằng một giọng rất khó nghe:

- Tôi phải cho một bệnh nhân mỗi ngày hai viên moóc-phin. Chị ta tên là Eliza Rykin, mắc bệnh nhục thũng. Sáng một viên, tối một viên. Tối hôm qua, trước khi đến đây, tôi cho chị ta một viên, đấy là viên cuối cùng trong lọ thuốc. Tôi đã nhẩm trong bụng là sẽ lấy một ống thuốc khác cho vào va-li này để tối nay cho chị ta uống.

- Bà xem lại thử. Hộp thuốc ấy tròn lại nhỏ, rất có thể lẫn trong các thứ khác.

Lại một lần nữa, bà y tá Hopkins lục lọi trong va-li thuốc.

- Không thấy. Hẳn là tôi để quên trong ngăn kéo bàn ở nhà. Nhưng không, tôi cam đoan là tôi có nhét vào chiếc va-li nhỏ này rồi.

- Trên đường đi bà có ghé vào đâu không?

- Không!

- Nếu vậy thì không thể mất được.

- Tôi cũng hy vọng như thế. Bởi nơi duy nhất tôi đặt chiếc va-li dụng cụ y tế này là ngoài gian tiền sảnh ở đây. Mà ở lâu đài này thì còn ai lục lọi va-li của tôi làm gì? Hẳn là tôi đãng trí. Nhưpg bực một nỗi là lại phải quay về nhà tôi tận đầu làng, rồi mới đến nhà bà Rykin tận đầu làng đằng kia. Nhưng thôi, đành vậy chứ biết làm sao?

III

Bác sĩ Lord rón rén chân, hỏi bằng giọng sửng sốt:

- Phu nhân mất rồi à?

- Vâng, thưa bác sĩ.

Chị y tá O’Brien định nói thêm nhiều thứ nữa nhưng ý thức kỷ luật làm chị ngừng lại được.

Bác sĩ Lord lẩm bẩm nhắc lại:

- Vậy là bà cụ chết rồi...

Sau một lát suy nghĩ, ông ta ra lệnh:

- Lấy cho tôi nước sôi.

Chị y tá O’Brien ngạc nhiên, nhưng chị không hỏi lại, chỉ lẳng lặng đi lấy nước. Chị có thói quen không hỏi lại bất cứ một mệnh lệnh nào bao giờ.

IV

Roddy hỏi lại:

- Ông định nói rằng phu nhân Welman qua đòi đột ngột mà chưa kịp làm chúc thư?

Viên công chứng Seddon lau cặp kính, đáp:

- Theo tôi biết thì như thế.

- Vô lý! - Roddy kêu lên.

Ông công chứng ho túc tắc.

- Không vô lý đến như ông nghĩ đâu. Những trường hợp xảy ra như thế là chuyện rất bình thường. Bởi nhiều người mê tín, cho rằng làm chúc thư tức là điềm sắp chết. Hơn nữa, con người hay tưởng rằng mình còn sống lâu, chưa cần vội vã. Nghe thì vô lý, những thực tế lại như thế.

Roddy hỏi:

- Ông có lần nào nhắc bà thím tôi làm chúc thư không?

- Nhiều lần ấy chứ. - Ông Seddon đáp.

Viên công chức thở dài:

- Lần nào phu nhân Welman cũng trả lời y hệt nhau: bà còn lâu mới chết, vả lại bà còn chúa quyết định về cách phân chia gia tài.

- Nhưng sau lần tai biến thứ nhất?

Viên công chức lắc đầu:

- Lúc đó tình hình còn tồi tệ hơn. Phu nhân Welman khăng khăng không cho tôi nhắc đến chuyện đó.

- Quả là tôi không hiểu nổi. - Roddy nói.

Viên công chứng Seddon nói tiếp:

- Có gì lạ đâu? Bệnh tật càng làm bà cụ tâm trí hỗn loạn hơn.

Elinor nói, vẻ ngạc nhiên:

- Nhưng cô tôi luôn bảo muốn chết kia mà?

- Tiểu thư Elinor thân mến, khối óc con người là thứ rất kỳ lạ. Phu nhân Welman tưởng rằng bà muốn chết, thật ra là bà vẫn le lói hy vọng sẽ khỏi bệnh và tiếp tục sống. Chính vì ôm niềm hy vọng đó mà bà chần chừ chưa muốn thảo chúc thư, cho rằng thảo chúc thư tức là thúc đẩy cái chết đến nhanh hơn. Tất nhiên bà vẫn định sẽ thảo, nhưng bà lần lữa hết ngày này sang ngày khác.

Viên công chứng Seddon đột nhiên quay sang Roddy, nói tiếp:

- Cậu có biết không, thảo di chúc là một công việc hết sức đau đầu, vô cùng vất vả.

Roddy đỏ mặt lúng búng nói:

- Tôi hiểu... tôi đã hiểu tại sao ông lại nói như vậy rồi.

- Cho đến sát ngày mất, phu nhân Welman vẫn tính toán, cân nhắc nội dung bản chúc thư, chính cũng vì cả lý do đó nữa mà bà trì hoãn mãi, tin rằng còn nhiều thời gian để suy nghĩ.

- Hẳn nào tối hôm qua cô tôi cứ khắc khoải, và đòi gặp ông ngay. - Elinor chậm rãi nói.

- Tất nhiên là do như thế! - Viên công chứng đáp.

Roddy hỏi:

- Bây giờ giải quyết vấn đề này thế nào?

- Vấn đề tài sản của phu nhân Welman?

Rồi ông ta lại húng hắng ho:

- Vì phu nhân Welman qua đời không để lại di chúc, cho nên toàn bộ tài sản của bà thuộc về người họ hàng nào gần nhất. Trong trường hợp này là tiểu thư Elinor.

- Toàn bộ là của tôi?

- Nhà nước chỉ trích ra để thu lại một số phần trăm.

Viên công chức kể chi tiết rồi kết luận:

- Tài sản của phu nhân Laura Welman, chưa có thứ gì đem thế chấp, sẽ chuyển toàn bộ sang cho tiểu thư Elinor Carlisle... Các chi phí kèm theo, tôi e hơi cao, nhưng theo thủ tục đó, vẫn còn rất lớn. Và trước tiên toàn bộ số tài sản tiểu thư được hưởng sẽ chuyển thành ngân phiếu.

- Thế còn... anh Roddy thì sao?... - Elinor lúng búng hỏi.

Viên công chứng Seddon hắng giọng rồi nói:

- Ông Roderick Welman chỉ là cháu ruột của chồng phu nhân Welman. Đứng về mặt pháp lý thì giữa phu nhân và ông không có quan hệ huyết thống.

- Điều này thì đúng. - Roddy công nhận.

Elinor chậm rãi nói:

- Vả lại chuyện đó không quan trọng, bởi hai chúng tôi sắp thành hôn.

Nhưng nàng nói mà không nhìn Roddy.

Viên công chứng vội nói:

- Nếu vậy thì mọi chuyện đểu ổn thỏa.

V

- Vậy là vẫn thế, đúng không anh Roddy? - Elinor nói giọng khẩn khoản.

Lúc này viên công chứng Seddon đã ra về rồi.

Khuôn mặt Roddy đanh lại:

- Theo luật thì toàn bộ tài sản thuộc về em. Elinor, anh đề nghị em đừng nghĩ là anh ghen ghét, nhưng anh không cần đến số tiền ấy.

- Anh Roddy! Hôm ở London, hai chúng ta đã thỏa thuận là dù người nào trong hai chúng ta được thừa kế tài sản của cô Laura cũng không thành vấn đề, bởi chứng ta sẽ lấy nhau kia mà...

Roddy không trả lời. Elinor năn nỉ:

- Anh quên chúng ta đã thỏa thuận với nhau thế nào rồi à?

- Anh không quên.

Roddy cúi gằm mặt xuống. Da mặt tái xanh và buồn bã của anh chứng tỏ anh rất khổ tâm.

Elinor duyên dáng ngẩng đầu nhìn Roddy:

- Nếu chúng ta lấy nhau thì chẳng có gì còn quan trọng nữa. Nhưng thế nào? Anh có quyết định như thế không?

- Như thế nghĩa là sao?

- Là hai chúng ta sẽ cưới nhau ấy?

- Thì chuyện ấy đã thống nhất rồi còn gì? - Roddy nói bằng giọng hững hờ, và đượm đôi chút bực dọc.

Anh nói thêm:

- Tất nhiên là nếu em thay đổi ý kiến thì...

Elinor kêu lên:

- Ôi, Roddy! Sao ta không thẳng thắn với nhau?

Roddy chau mày, vẻ suy nghĩ:

- Lạy Chúa tôi! Tôi làm sao thế này?

- Em biết tại sao rồi. - Elinor nói khẽ.

Roddy vẫn mải đuổi theo dòng suy nghĩ, anh sôi nổi nói:

- Có lẽ em đoán đúng. Nhưng quả thật anh rất không muốn lợi dụng tiền bạc của vợ.

- Hay còn nguyên nhân nào khác nữa? - Elinor hỏi và mặt nàng tái đi - Là Mary? Có phải thế không?

Roddy rất lúng túng:

- Có lẽ thế... Làm sao em biết?

Elinor cười gượng:

- Chuyện ấy khá lộ liễu... Mỗi lần gặp nó, mắt anh sáng lên.

Đột nhiên Roddy không tự chủ được nữa:

- Elinor! Chính anh cũng không biết tại sao anh lại như thế? Anh mất trí rồi chăng? Từ hôm lần đầu gặp lại cô ấy... trong khu rừng... mới thoạt nhìn thấy cô ta, anh đã choáng váng. Em không hiểu được đâu...

- Em hiểu chứ. Anh nói tiếp đi.

Không còn cách nào khác, Roddy đành phải giãi bày:

- Anh cô tự cưỡng lại bản thân để không yêu cô ấy... Anh cô sung sướng nghĩ đến cuộc hôn nhân của hai chúng ta. Elinor, nghe anh kể, chắc em khinh bỉ anh lắm?

- Không đâu. Trái lại, em thấy cần biết đầy đủ.

Giọng nhát gừng, Roddy nói tiếp:

- Em quả là cao thượng... Chính vì vậy mà an? mới dám bộc lộ ra với em. Anh rất yêu em, Elinor. Còn tình cảm với cô kia thì anh thấy giống như một sự mê hoặc, như anh bị kẻ nào đó thôi miên khiến anh không còn tỉnh táo nữa. Và mọi thứ trong anh đảo lộn hết, từ quan niệm về cuộc đời đến tính lạc quan vui tươi xưa nay của anh... Tất tật đều biến đâu mất... cả cách suy luận nữa...

Elinor dịu dàng mắng anh:

- Tình yêu là thứ không thể suy luận được...

- Đúng thế. - Roddy công nhận và mặt anh méo xệch như sắp khóc.

Giọng run rẩy, Elinor hỏi:

- Anh đã nói với nó chưa?

- Rồi, mới sáng nay... Nói như một thằng điên, nói mà không biết mình nói gì...

- Rồi sau đó?

- Cô ta yêu cầu anh đừng nói nữa. Cô ta bảo anh đừng đẩy cô ta vào vòng tội lỗi. Tội lỗi với cô Laura và với em...

Elinor rút chiếc nhẫn đính hôn nạm kim cương ra khỏi ngón tay, nói:

- Này, em trả lại anh, Roddy.

Nhận lại chiếc nhẫn, Roddy nói rất khẽ, tránh không nhìn vào mặt Elinor:

- Elinor, em không thể biết anh tự khinh anh đến mức nào đâu.

- Anh tin rằng nó chịu lấy anh chứ? - Elinor hỏi giọng rất điềm tĩnh.

Roddy lắc đầu:

- Anh chưa có nhận định gì về chuyện đó. Chắc là cô ta không chịu... ít nhất cũng là hiện giờ. Cô ta chưa yêu anh đến mức đủ để lấy... Nhưng có thể là sau này...

- Anh nghĩ thế là đúng, cần để cô ta có thời gian. Anh hãy ngừng gặp cô ta trong vài tháng. Sau quãng thời gian đó, anh sẽ chắc lại lời cầu hôn.

- Em quả có một tâm hồn quý giá - Đột nhiên Roddy hôn bàn tay của Elinor - Elinor, em thừa biết là anh yêu em... vẫn như ngày xưa. Đôi khi anh có cảm giác cô Mary kia chỉ là một ảo ảnh, một hình ảnh anh nhìn thấy trong giấc mơ... Và rồi sẽ đến lúc anh thức dậy... hình ảnh cô ta đã tan biến.

- Nếu như Mary không hiện ra hôm đó...

- Nhiều lúc anh cũng nghĩ rằng giá như không có hôm đó. - Roddy mơ màng nói... - Elinor! Hai chúng ta vẫn thuộc về nhau, đúng như vậy không?

Nàng cúi đầu:

- Đúng thế... Hai chúng ta vẫn thuộc về nhau.

Nhưng trong thâm tâm, nàng thầm nghĩ: “Nếu Mary không có mặt ở đấy hôm đó!...”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5: Di chúc của những cô gái trẻ


Bà y tá Hopkins nói, giọng rất xúc động:

- Phu nhân Welman được hưởng một lễ mai táng tuyệt đẹp.

Chị đồng nghiệp O’Brien tán thành:

- Đúng thế. Bao nhiêu là hoa! Đẹp nhất là vòng hoa huệ trắng tinh và hình cây thánh giá ghép bằng hoa trà... Đẹp thật!

Bà Hopkins thở dài, tay cầm chiếc bánh bơ. Hai nữ y tá đang ngồi trong quán giải khát “Xanh”.

Bà Hopkins lại nói:

- Tiểu thư Elinor hào phóng quá, tặng tôi cả một món quà đắt tiền, mà tôi có công gì đáng để tiểu thư tặng đâu?

Chi O’Brien gật đầu:

- Cô chủ xưa nay tính rộng rãi. Sao tôi ghét những kẻ bủn xỉn đến thế.

- Dù sao tiểu thư Elinor cũng được thừa kế một gia tài kếch xù.

Chị y tá O’Brien nói:

- Tôi đang nghĩ...

Những chị lại thôi không nói nữa. Thấy vậy bà Hopkins giục:

- Chị nghĩ sao, O’Brien?

- Tôi đang lấy làm lạ, tại sao phu nhân Welman không để lại chúc thư?

- Đúng là bà cụ đã sơ suất. Tôi nghĩ phải bắt tất cả mọi người để lại ý nguyện cuối cùng. Không thì sau khi họ qua đời, sẽ sinh ra lắm chuyện rắc rối giữa các thân nhân còn sống.

- Theo bà thì nếu phu nhân kịp viết chúc thư bà cụ sẽ chia gia tài như thế nào?

- Tôi có thể đoán được...

- Bà đoán thế nào, bà Hopkins?

- Tôi tin chắc bà cụ sẽ dành một khoản cho con Mary... con gái bác bảo vệ Gerrard ấy.

- Bà nói đúng - Chị O’Brien gật đầu. Rồi chị nói thêm - Hình như tôi đã kể bà nghe về nỗi day dứt của phu nhân Welman cái buổi tối hôm tiểu thư Elinor đến ấy? Trong lúc bác sĩ Lord cố trấn an bà cụ, và tiểu thư Elinor thì cầm tay bà cụ...

Rồi chị y tá sôi nổi kể theo trí tưởng tượng phong phú của chị:

-... Phu nhân đòi cho mời ngay ông công chứng đến để thảo di chúc. Rồi bà cụ thều thào “Mary, Mary...” Tiểu thư Elinor bèn hỏi “Cô muốn nói đến Mary phải không ạ?” Rồi tiểu thư hứa với bà cụ là sẽ không quên phần của con Mary.

- Có đúng là đã xảy ra như thế không? - Bà Hopkins hỏi lại, vẻ hoài nghi.

Chị y tá O’Brien quả quyết:

- Tôi thề là đúng như thế. Tôi cam đoan rằng nếu phu nhân Welman sống thêm được ít ngày nữa, chắc chắn bản di chúc của bà cụ sẽ làm cho mọi người phải sửng sốt. Có khi bà cụ cho con Mary Gerrard toàn bộ gia tài không biết chừng!

- Theo tôi thì bà cụ không thể đến mức ấy được. Vì không ai muốn sau khi qua đời để lại nỗi phiền muộn cho những người trong gia đình.

Chị O’Brien cãi:

- Có nhiều kiểu gia đình lắm, chẳng gia đình nào giống gia đình nào.

- Chị nói thế là ý làm sao?

Chị y tá O’Brien nói:

- Tôi không có tính thóc mách vào đời tư người khác. Và tôi cũng không muốn nói về người đã chết.

- Chị nói đúng. Người đã chết rồi, ta chẳng nên bàn đến.

Hopkins vừa nói, vừa rót trà vào tách. Chị y tá O’Brien hỏi:

- A, cái lọ moóc-phin hôm ấy, sau về nhà bà có tìm thấy không?

Bà Hopkins lắc đầu:

- Không. Đâm tôi cứ nghĩ chẳng lẽ ai lại lấy lọ thuốc đó của tôi? Hay nếu không thì không biết lọ moóc-phin ấy bây giờ ra sao? Tôi cố nhớ lại, thì quả là tôi đã đặt nó trên mặt lò sưởi. Tôi hay có thói quen đó, mỗi khi khóa ngăn kéo tủ ở nhà tôi. Rất có thể ống thuốc lăn xuống, rơi đúng vào giỏ đựng giấy lộn. Và lúc tôi đổ rác, tôi đổ luôn cả ống thuốc ấy vào sọt rác.

Bà ta ngưng lại một lát rồi nói tiếp:

- Chắc chỉ như thế thôi. Bởi sau đấy tôi không thấy lọ thuốc đâu nữa.

- Tôi sợ bà để cái va-li thuốc ở nhà nào khác, chứ không phải trong gian tiền sảnh ở lâu đài Hunterbury thì mới ngại. Nhưng như thế này thì chắc bà đoán đúng đấy. Lọ thuốc lăn xuống giỏ giấy lộn là có lý nhất.

Bà Hopkins kết luận:

- Không thể có khả năng nào khác. Trừ phi...

Bà ngừng lại giữa câu nói.

Chị y tá O’Brien gật đầu, một cái gật đầu hơn vội vã quá mức.

- Theo tôi, bà chẳng nên nghĩ ngợi thêm về lọ thuốc ấy nữa.

- Tôi nghĩ làm gì?

II

Vẻ mặt nghiêm trang trong bộ tang phục, Elinor đang ngồi trước bàn giấy đồ sộ của phu nhân Welman, trong phòng thư viên của lâu đài. Xung quanh nàng rất nhiều tập hồ sơ tài liệu. Nàng vừa tiếp xong lần lượt các gia nhân trong lâu đài và bà quản gia Bishop. Bây giờ đến lượt Mary Gerrard. Cô bước vào, dáng ngại.

- Thưa, tiểu thư cho gọi cháu?

- Đúng thế, Mary. Cô ngồi xuống đây.

Mary ngồi xuống chiếc nệm Elinor chỉ cho cô. Ánh sáng chiếu vào làm nổi bật khuôn mặt trinh bạch tuyệt đẹp và mái tóc vàng óng của cô gái trẻ.

Elinor úp bàn tay lên mặt, qua những kẽ ngón tay xòe rộng, quan sát những đường nét của cô gái trẻ. Nàng nói bằng giọng dịu dàng của một người trên nói với kẻ dưới:

- Như cô đã biết, trước khi mất, phu nhân Laura Welman rất quan tâm đến cô, Mary.

Mary khẽ đáp:

- Bà chủ Welman bao giờ cũng rất tốt đối với cháu.

Elinor nói tiếp, thái độ lạnh lùng và lơ đãng:

- Nếu cô tôi có đủ thời gian để viết di chúc, chắc chắn bà đã ghi vào đó nhiều khoản tiền tặng cho mọi người. Nhưng vì cô tôi chưa kịp viết di chúc, nên trách nhiệm đó rơi vào tôi. Tôi đã hỏi ý kiến ông công chứng Seddon, và đã cùng với ông thảo ra bảng chia phần cho những người đã giúp việc trong lâu đài, tùy theo thời gian phục vụ của mỗi người.

Nàng ngừng một chút rồi nói tiếp:

- Tất nhiên, trường hợp Mary không nằm trong phạm vi đó. Mary là trường hợp đặc biệt.

Elinor hy vọng những câu nói của mình những mũi tên đâm vào cô gái, nhưng trên khuôn mặt Mary không lộ ra một biểu hiện nào. Cô chỉ lặng lẽ chờ đợi.

- Tuy tối hôm đó cô tôi nói năng rất khó khăn, nhưng vẫn làm cho chúng tôi hiểu được ý nguyện của bà. Cô tôi muốn đưa vào di chúc một điều khoản bảo đảm tương lai cuộc đời cho Mary.

- Bà chủ phúc hậu quá. - Mary chỉ điềm tĩnh đáp lại như thế.

Đột nhiên Elinor thông báo:

- Sau khi mọi thủ tục hoàn tất, tôi sẽ chia cho Mary hai ngàn bảng để cô toàn quyền sử dụng.

Mary đỏ bừng mặt:

- Hai ngàn bảng! Cháu không biết phải cảm ơn cô chủ như thế nào... Cô chủ rộng lượng quá.

- Đây không phải tôi rộng lượng. Và tôi yêu cầu ta không nói đến chuyện này thêm nữa.

Mặt Mary đỏ ửng:

- Cô chủ không biết khoản tiền lớn đó sẽ giúp ích cháu đến mức nào đâu.

- Nếu vậy tôi rất mừng.

Elinor nhìn đi chỗ khác, cố gắng nói thêm:

- Mary cho tôi biết dự định của cô được không?

- Được chứ ạ! - Mary vội vã nói - Cháu sẽ xin theo học một lớp xoa bóp trị liệu, theo lời bà Hopkins khuyên cháu.

- Tôi thấy cô tính như thế là rất tốt và tôi sẽ nhờ ông Seddon tiến hành một số thủ tục cần thiết, để cô nhận trước một khoản, càng sớm càng tốt.

- Cháu rất biết ơn cô chủ, thưa tiểu thư Elinor.

- Tôi chỉ làm theo đúng ý nguyện của cô tôi, phu nhân Welman. - Nàng nói.

Rồi nàng ngập ngừng nói tiếp:

- Tôi nghĩ tôi không còn gì để nói với cô nữa.

Thái độ “mời ra” đột ngột và dứt khoát đó làm tổn thương trái tim nhạy cảm của Mary. Cô đứng lên, điềm tĩnh nói:

- Cảm ơn tiểu thư nhiều.

Rồi bước ra ngoài.

Elinor ngồi bất động, mắt đăm chiêu nhìn thẳng phía trước, vẻ mặt nàng hết sức khó hiểu. Không ai có thể đoán được dòng ý nghĩ của Elinor lúc này. Nàng ngồi như thế khá lâu...

III

Elinor đi tìm Roddy. Nàng thấy anh trong phòng khách nhỏ. Roddy đứng trước cửa sổ, nhìn ra hoa viên. Thấy chân người bước vào, anh giật mình quay lại.

Elinor nói:

- Vậy là em đã chia cho tất cả mọi người. Bà quản gia Bishop năm trăm bảng, bà ấy làm ở lâu đài đã rất lâu! Một trăm cho chị nấu bếp. Năm chục cho Milly và năm chục cho Olive. Hai mươi nhăm cho Stephens, bác làm vườn chính. Chỉ còn bác bảo vệ Gerrard em đang băn khoăn đôi chút. Có lẽ nên tặng bác ta một khoản tiền hưu.

Nàng ngừng lại một chút rồi sôi nổi nói:

- Em dành lại hai ngàn bảng cho Mary Gerrard. Anh thấy đủ làm vừa lòng hương hồn cô Laura chưa? Em cảm thấy ngần ấy là hợp lý.

Roddy đáp, không nhìn cô em họ:

- Thế là công bằng. Bao giờ em cũng xử sự hợp lý, Elinor.

Nói xong, anh lại quay ra cửa sổ.

Elinor nín thở một lúc nữa dè dặt nói:

- Còn việc này nữa: em muốn... một điều công bằng thôi... đó là anh nhận phần của anh, Roddy.

Roddy quay phắt lại, cặp mắt lóe lên ánh giận dữ. Thấy vậy, Elinor nói tiếp:

- Nghe em nói đã, Roddy! Số tiền ngày xưa của chú ruột anh... sau khi ông mất đã chuyển sang cho vợ, cô Laura em. Số tiền đó bây giờ chuyển sang cho anh là hợp lý. Em tin rằng cô Laura cũng đã tính sẽ đưa cho một điều khoản như thế vào chúc thư. Bây giờ cô đã mất, em làm việc đó thay cô. Nếu em nhận phần của cô Laura thì anh phả nhận phần của chú Henri. Em không thể để anh thiệt chỉ vì cô Laura không kịp làm chúc thư. Cho nên anh nhận là rất đúng.

Khuôn mặt tinh tế của Roddy tái đi:

- Dù sao anh cũng hoàn toàn không muốn thành một kẻ thô bỉ, nếu anh nhận số tiền đó của em.

- Anh phải nhớ rằng đấy không phải tiền của em. Đấy là tiền chú Henri của anh, và anh hưởng là đúng.

- Anh không nhận tiền của em! - Roddy hét lên.

- Đấy không phải tiền của em!

- Theo luật pháp thì đây là tiền của em. Đối với anh là như thế. Anh xin em, ta nên nhìn vấn đề theo góc độ thực tế. Anh không muốn chịu ơn em một xu! Và em cũng đừng đóng vai Bà Tiên Phúc Hậu đối với anh!

- Roddy! - Elinor phản đối.

Roddy làm một cử chỉ xin lỗi:

- Xin lỗi, Elinor. Vừa rồi anh nói mà không nghĩ. Anh đang trong tâm trạng bối rối.

Anh quay đi, tránh cặp mắt của Elinor, tay vê sợi dây kéo rèm.

Rồi giọng lơ đãng, Roddy nói:

- Em biết Mary định dùng số tiền đó làm gì không?

- Cô ta định theo học lớp xoa bóp trị liệu. Cô ta nói với em như vậy.

- Ra thế!

Im lặng. Elinor ngửa đầu ra phía sau, nói giọng như ra lệnh:

- Roddy, anh hãy nghe em nói.

Roddy nhìn có em họ, hơi ngạc nhiên:

- Em nói đi, Elinor.

- Em rất muốn anh nghe theo lời em sắp khuyên.

- Em khuyên anh thế nào?

- Anh đang tự do, đúng thế không? Anh có thể đi du lịch bất cứ nơi nào anh thích, đúng thế không?

- Đúng thế.

- Nếu vậy anh hãy khai thác khả năng ấy! Hãy đi nơi nào đó ở nước ngoài... khoảng ba tháng chẳng hạn. Anh hãy đi một mình. Làm quen với những người bạn mới và ngắm phong cảnh. Em nói thẳng suy nghĩ của em. Lúc này đây, anh tin rằng anh yêu Mary. Có thể là anh thành thực với bản thân mình. Nhưng lúc này chưa phải lúc để anh ngỏ lời với Mary. Anh thừa biết như thế. Cuộc đính hôn giữa anh và em đã được hủy bỏ hoàn toàn. Lúc này anh chưa bị hứa hôn nào ràng buộc. Anh hãy đi như một người hoàn toàn tự do. Rồi sau đây ba tháng, trở về, anh sẽ quyết định. Khi đó anh sế biết rõ anh yêu Mary là tình yêu thật sự hay chỉ là một si mê nhất thời. Và nếu trong thời gian thử thách trên, anh thấy rõ đấy là tình cảm của mình, khi trở về anh hãy ngỏ lời cầu hồn cô ta. Lúc đó chắc cô ta sẽ không khước từ.

Roddy bước đến gần cô em họ, cầm tay nàng, xúc động nói:

- Elinor, em đúng là một con người đáng khâm phục. Em luôn giữ được sự tỉnh táo, cách suy nghĩ minh bạch và hoàn toàn lành mạnh. Không ai hoàn hảo như em. Được, anh sẽ làm theo lời em khuyên. Anh sẽ lên đường sớm, tâm trí thảnh thơi, để kiểm nghiệm xem có phải anh đã yêu thật sự chưa hay đó chỉ là một sự lố bịch. Elinor, em nên biết anh rất biết ơn em. Em hết sức tốt với anh.

Đột nhiên anh hôn lên má nàng, rồi bước nhanh ra khỏi phòng.

Có lẽ Roddy đã làm đúng, khi anh không ngoái lại nhìn Elinor.

IV

Hai ngày sau, Mary báo cho bà y tá Hopkins biết mong ước của cô đã thành hiện thực.

Người phụ nữ trung niên, đầu óc thực dụng, lộ vẻ mừng rỡ:

- Cô may mắn đấy, Mary! Tất nhiên bà vụ Welman muốn cho cô tiền, nhưng vì bà cụ không viết vào di chúc, cho nên mọi lời hứa của bà cụ đều không có giá trị. Lẽ ra cô không được hưởng đồng nào ấy chứ.

- Tiểu thư Elinor kể cháu nghe rằng buổi tối hôm phu nhân Welman sắp mất, cụ có dặn tiểu thư là phải giúp đỡ cháu.

Bà y tá trung niên bĩu môi:

- Có thể là như thế, nhưng nếu là người khác thì mấy ai đã nhớ đến lời căn dặn kiêu ấy? Tôi nói cô biết, tôi đã chứng kiến vô số trường hợp như tôi vừa kể rồi. Bên giường hấp hối của cha mẹ, các con đều thề sống thề chết sẽ thực hiện đúng ý nguyện của cha mẹ, nhưng chín phần mười trường hợp họ phớt lờ đi. Bản chất con người là thế, chẳng ai khác ai. Họ chỉ chịu bỏ tiền trong túi ra khi nào bị luật pháp buộc họ phải bỏ. Tôi nhắc lại, cô em thân mến ạ, là cô gặp may hiếm có đấy. Tiểu thư Elinor: quả là một người hiếm có trên cõi đời này.

- Tuy nhiên, cháu cảm thấy tiểu thư dường như không ưa cháu.

- Tiểu thư có nhiều lý do chính đáng để không ưa cô - Bà y tá Hopkins nói - Cô đừng giả bộ ngây thơ nữa. Cô thừa biết cậu Roddy mê từ ít lâu nay.

Mary đỏ mặt. Bà y tá Hopkins nói tiếp:

- Cậu Roddy mê cô như điếu đổ, chuyện ấy rõ như ban ngày. Còn cô, cô có đáp lại tình yêu của cậu ấy không, Mary?

Cô gái trả ngập ngừng rồi nói:

- Cháu... Có lẽ không. Cháu chỉ thấy cậu ấy rất dễ mến.

- Hừm! Tôi thì không mê được thứ đàn ông như thế. Điệu bộ... lắm tự ái... Khó tính khó nết. Nói; chung, bọn đàn ông, kể cả những gã khá nhất,! cũng không đáng giá một xu. Cho nên, tôi khuyên cô đừng vội, Mary. Xinh đẹp nhứ cô, chọn đâu chẳng được chồng. Hôm trước, có lần chị O’Brien còn nhận xét với tôi là cô có thể đóng phim được ấy chứ. Tôi cũng nghe nói điện ảnh họ rất thích chọn những cô gái tóc vàng đóng phim.

Mary hơi chau mày:

- Thưa bà Hopkins, cháu phải đối xử thế nào với cha cháu cho phải?

- Tuyệt đối không được cho ông ấy một xu. Bà cụ Welman cho cô số tiền kia không phải để cô đưa hết cho lão. Tôi cho rằng nếu không có cô thì bà cụ tống cổ lão ta ra khỏi lâu đài từ lâu rồi. Khó tìm được ai lười hơn lão Gerrard cha cô.

- Cháu vẫn cứ lấy làm lạ, sao có trong tay gia tài lớn đến như thế mà trước khi chết, phu nhân Welman không để lại di chúc.

Bà Hopkins lắc đầu:

- Con người hay như thế lắm. Cứ lần lần lữa lữa mãi, thế là lúc muốn làm thì không làm được nữa.

- Cháu vẫn rất lấy làm lạ. - Mary nói.

- Như cô chẳng hạn, cô đã nghĩ đến thảo di chúc của cô chưa?

Mary ngạc nhiên nhìn bà y tá trung niên:

- Cháu ấy ư? Chưa.

- Vậy mà cô đã hai mươi mốt tuổi rồi đấy.

- Nhưng cháu có tài sản gì đâu mà làm di chúc?... Bây giờ cháu mới bắt đầu có tiền.

- Đúng thế. Mà số tiền của cô đâu có ít?

- Nhưng đã vội gì mà phải làm di chúc?

- Ấy đấy! - Bà y tá Hopkins reo lên - Thì người khác cũng thế. Tuy cô còn trẻ và lại khỏe mạnh, nhưng đã biết thế nào? Lỡ cô bị ô-tô cán lúc sang ngang đường thì sao?

Mary bật cười:

- Bây giờ cháu làm chúc thư thì đúng là nực cười.

- Chẳng có gì đáng buồn cười hết. Mà rất đơn giản thôi. Cô chỉ cần ta Bưu điện mua mẫu về, và làm đúng như thế. Nào, cô ra đó ngay bây giờ đi.

Thế là lát sau, trong ngôi nhà nho nhỏ của bà y tá Hopkins, hai người đặt bản mẫu lên bàn, cùng bàn bạc các điều khoản chính. Bà y tá Hopkins có vẻ rất thích thú. Bà nói vui rằng một bản di chúc còn giá trị hơn một bản khai tử.

- Thế nếu cháu không làm di chúc thì ai sẽ hưởng tài sản của cháu?

- Cha cô, tất nhiên rồi. - Bà Hopkins nói.

- Cháu sẽ không để lại thứ gì cho cha cháu hết. Cháu muốn người hưởng thừa kế của cháu sẽ là bà dì của cháu hiện ở New Zealand.

Bà Hopkins nói đùa:

- Nếu cô để lại số tiền của cô cho ông Gerrard, ông cụ cũng chẳng hưởng được bao lâu, vì xem chừng lão sắp tịch rồi.

Chuyện đó Mary đã nghe bà y tá trung niên nói nhiều lần quá nên cũng chẳng lấy gì làm xúc động.

- Nhưng cháu lại không biết địa chỉ của dì cháu. Lâu lắm rồi, cháu chẳng nhận được tin tức của dì.

- Điều ấy không quan trọng! Cái chính là cô biết tên bà ấy.

- Mary. Mẹ cháu lấy tên dì cháu đặt cho cháu mà. Đúng rồi, Mary Riley.

- Thế là đủ. Cô hãy viết vào di chúc là cô để lại toàn bộ tài sản, tiền bạc cho bà Mary Riley, em gái của bà Elisa Gerrard, ở làng Hunterbury, quận Maindensford.

Mary cắm cúi viết. Viết xong, đột nhiên cô giật mình. Một bóng người đang đứng ngoài cửa sổ, che khuất ánh sáng chiếu vào. Mary ngẩng lên, thấy Elinor đứng ngoài đó từ bao giờ và đang nhìn cô.

- Mary, làm gì mà mải mê thế? Viết gì đấy?

Bà y tá Hopkins cười vang, nói:

- Mary viết di chúc.

- Di chúc?

Elinor cố cười theo:

- Làm gì có chuyện ấy, phải không Mary? Bà nói đùa...

Rồi vẫn cười vang, Elinor đi khuất.

Bà Hopkins trợn mắt:

- Quái lạ! Cô nàng Elinor nói lạ chưa?

Elinor chỉ đi được vài bước thì thấy một bàn tay của ai đi phía sau nắm cánh tay nàng, giữ lại. Nàng quay đầu nhìn, thấy bác sĩ Lord đang nhăn vầng trán nhìn thẳng vào mắt nàng.

- Tiểu thư Elinor cười gì thế?

- Chính tôi cũng chẳng biết tôi cười vì nguyên do gì.

- Thế thì hơi lạ đấy.

Elinor đỏ mặt, lúng búng nói:

- Có lẽ hôm nay tôi... thế nào ấy. Lúc nãy đi ngang bên ngoài nhà bà Hopkins, nhìn vào cửa sổ tôi bắt gặp Mary đang viết di chúc. Thấy thế tôi bật cười, chẳng hiểu vì lẽ gì tôi lại cười.

- Có chuyện ấy thật à?

- Kể ra tôi cười như thế là lố bịch. Tôi công nhận. Nhưng... tôi bỗng thấy thần kinh bị kích động.

- Để tôi kê đơn cho cô một liều thuốc an thần nhé?

- Không cần đâu. Cảm ơn bác sĩ.

- Nhưng đó là cách điều trị tốt nhất cho những ai cố che giấu, không chịu để lộ ra nỗi đau khổ của mình.

- Tôi không đau khổ gì hết. - Elinor nói.

- Tiểu thư giấu tôi, tiểu thư Elinor.

- Quả là tâm trí tôi lúc này không được bình thường, nhưng không phải là đau khổ đâu.

- Thôi được, tôi tin tiểu thư. Ta nói sang chuyện khác. Tiểu thư có định ở đây lâu nữa không?

- Mai tôi đi rồi.

- Nghĩa là tiểu thư sẽ không sống ở lâu đài Hunterbury?

Elinor lắc đầu, đáp:

- Không... không bao giờ! Chắc chắn tôi sẽ bán dinh cơ này đi nếu có người trả một cái giá phải chăng.

- Tôi hiểu...

- Bây giờ tôi phải xin lỗi bác sĩ. Tôi cần về nhà.

Elinor đưa bàn tay ra cho bác sĩ Lord. Bác sĩ nắm bàn tay nàng một lúc, nghiêm trang nói:

- Tiểu thư Elinor, cô có thể thô lộ với tôi ý nghĩ của cô lúc nãy, trong khi cô cười ra tiếng không?

Elinor rụt mạnh lại bàn tay:

- Ông muốn tôi nghĩ gì lúc đó?

- Chính đấy là điều tôi rất muốn biết. - Bác sĩ Lord nói, giọng đượm một chút u sầu.

Elinor bực dọc nói:

- Vì tôi thấy việc kia là trò lố bịch.

- Việc cô Mary thảo di chúc? Tôi lại thấy việc ấy hết sức bình thường, cẩn thận như thế sẽ tránh được nhiều phiền toái về sau... tất nhiên nếu nội dung của nó không gây ra những phiền toái khác.

- Tất nhiên rồi... Tất cả mọi người, ai cũng nên làm di chúc. Thật ra chuyện đó chưa phải là thứ làm tôi buồn cười.

Bác sĩ Lord nói:

- Như trường hợp phu nhân Welman, lẽ ra phu nhân nên để lại di chúc.

- Đúng thế. - Elinor cảm thấy mặt mình nóng bừng.

- Còn tiểu thư? - Đột nhiên bác sĩ hỏi.

- Tôi ấy ư?

- Chính thế. Tiểu thư! Chính tiểu thư vừa nói rằng ai cũng nên viết trước chúc thư đấy thôi? Tiểu thư đã thảo chúc thư chưa?

Elinor chăm chú nhìn ông bác sĩ rồi lại phá lên cười:

- Bác sĩ nói rất đúng, chính tôi chưa hề bao giờ nghĩ đến chuyện ấy đấy. Về mặt này thì tôi lại giống cô Laura của tôi rồi. Vậy thì, thưa ông bác sĩ, lát nữa về đến nhà, tôi sẽ viết thư cho ông công chứng Seddon để ông ấy giúp tôi làm cái việc đó.

- Tôi rất tán thành thái độ tỉnh táo đó của tiểu thư. - Bác sĩ Lord gật đầu.

V

Trong phòng thư viện, Elinor vừa viết xong lá thư gửi ông công chứng của nàng:

Ông Seddon thân mến,

Tôi rất mong ông thảo cho tôi bản di chúc. Thảo xong, xin ông gửi đến tôi để tôi ký. Nội dung đơn giản thôi. Tôi muốn người thừa kế toàn bộ tài sản của tôi sẽ là ông Roderick Welman.

Cảm ơn ông.

Elinor Carlisle

Nàng nhìn đồng hồ. Sắp đến giờ có người đem thư từ ra bưu điện.

Nàng mở ngăn kéo bàn giấy, rồi chợt nhớ sáng nay nàng đã dùng nốt cái tem thư cuối cùng. Nhưng nàng còn tem để trong phòng ngủ.

Elinor lên thang gác lấy tem xong, quay xuống để trở lại phòng thư viện. Bước vào, nàng thấy Roddy đang đứng bên cạnh cửa sổ. Anh nói:

- Vậy là sáng mai ta về London, sắp phải chia tay với lâu đài Hunterbury đáng yêu. Dù sao chúng ta cũng đã được hưởng nhiều ngày sung sướng ở đây!

- Em rao bán lâu đài này không làm anh buồn chứ?

- Không, không! Theo anh thì làm thế là rất đúng.

Họ im lặng. Elinor cầm lá thư, đọc lại lần nữa rồi cho vào phong bì, dán lại.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6: Những lá thư


Bhư của chị y tá O’Brien gửi bà y tá Hopkins đề ngày 14 tháng Bảy.

Laborough Court

“Bà Hopkins thân mến,

Đã lâu tôi mới lại viết thư cho bà. Hiện nay tôi làm trong một tòa nhà đẹp, nhưng không ấm cúng bằng ở Hunterbury. Nhà chủ tôi ở giữa nơi rừng rú, rất khó tìm người hầu phòng. Đám đầy tớ làm ăn vụng lắm. Một số còn đáng ghét là đằng khác. Tôi đâu phải người khó tính? Tôi chỉ cần bữa ăn bày trên mâm đàng hoàng và tương đối nóng sốt. Tôi không có dụng cụ gì để đun, cho nên pha trà không phải lúc nào cũng được nước đang sôi. Nhưng mọi thứ đó chỉ là thứ yếu. Bệnh nhân tôi chăm sóc là một ông rất giỏi và rất đáng mến. Ông ta bị viêm màng phổi tái phát, nhưng đã qua thời gian nguy kịch và bác sĩ bảo bệnh tình của ông hiện nay đã thuyên giảm rất nhiều.

Có một sự tình cờ rất lạ: trong phòng khách ông chủ của tôi, bên trên cây đàn piano, treo một tấm ảnh trong khung kính bằng bạc, và tôi cam đoan với bà rằng, chính là tấm ảnh tôi đã kể với bà... ký tên Lewis, tấm ảnh mà phu nhân Welman đã sai tôi lấy trong ngăn kéo bàn đầu giường ra để ngắm nghía hôm bà sắp mất. Tôi rất lấy làm lạ, bèn dò hỏi bác quản gia, thì bác ta trả lời rằng đó là ảnh người anh của phu nhân Rattery, tên là Lewis Ricroft. Ông này có dinh cơ bên cạnh Hunterbury và đã tử trận trong Đại chiến. Chuyện thật buồn phải không, thưa bà Hopkins? Nghe xong, tôi bèn hỏi xem ông ta đã kết hôn chưa.

Bác quản gia kế với tôi rằng ông Lewis kia đã thành hôn, và cho biết, sau khi lấy chồng được ít lâu, phu nhân Ricroft mắc chứng điên và bị đưa vào một bệnh viện tâm thần, đến nay vẫn còn sống và nằm trong đó. Bà nghĩ sao về câu chuyện này? Vậy là bà với tôi hôm ấy đã đoán sai. Hẳn phu nhân Welman và ông Lewis này phải yêu nhau tha thiết lắm, nhưng không lấy được nhau, do bà vợ ông bị điên. Xứng đáng làm cốt truyện một bộ phim ly kỳ. Phu nhân Welman của chúng ta xem chừng vẫn ôm ấp mối tình này và cho đến lúc hấp hối vẫn ngắm nghía tấm ảnh của người mình yêu. Theo bác quản gia thì ông Lewis kia tử trận năm 1917. Một mối tình ra mối tình!

Bà đã xem bộ phim mới của Myrna Loy chưa? Hình như tuần tới sẽ chiếu ở thị trấn Maidensford đấy. Tại đây, không có rạp chiếu bóng nào. Thật buồn phải chui vào cái xó xỉnh heo hút này! Chẳng thế mà không đứa hầu phòng nào kha khá một chút chịu đến đây làm.

Chào bà bạn thân mến. Tôi dừng bút và mong thư thật dài của bà. Bà kể tôi nghe tất cả mọi chuyện nhé.

Chúc bà mọi điều như ý.

Eillen O’Brien”

* * * * *

Thư của bà y tá Hopkins gửi chị y tá O’Brien đề ngày 14 tháng Bảy.

Biệt thự Hoa Hồng

“Chị O’Brien thân mến,

Cuộc sống ở đây vẫn lặng lẽ trôi như mọi khi. Lâu đài Hunterbury hiện bỏ hoang. Mọi người đã đi hết và người ta treo ngoài cổng tấm bảng ‘Bán nhà’. Hôm trước, tôi gặp bà quản gia Bishop. Bà ta sống cùng với bà chị, nhà ở cách đây chừng hài cây số. Trước kia bà ta đinh ninh cậu Roddy sẽ cưới tiểu thư Elinor và cùng về sống ở đấy. Bà Bishop cho tôi biết hai người đã hủy cuộc đính hôn. Sau khi chị đi được ít lâu thì tiểu thư Elinor trở về London. Rất nhiều lần tôi thấy thái độ của tiểu thư lạ lắm. Tôi không hiểu tại sao! Con Mary con ông bảo vệ Gerrard cũng lên London và theo khóa học xoa bóp trị liệu. Nó quyết định như thế là đúng. Tiểu thư Elinor sẽ rót cho nó đủ hai ngàn bảng. Đấy là một hành động cao thượng và ít ai có được cách cư xử như thế.

Mà trên đời có nhiều sự trùng lặp hết sức ngẫu nhiên. Hẳn chị còn nhớ tấm ảnh lồng trong khung kính có chữ ký của một người đàn ông tên là Lewis mà phu nhân Welman đã cho chị thấy chứ? Một hôm tôi gặp bà quản gia ngày xưa của ông bác sĩ già Ransom, người tiền nhiệm của bác sĩ Lord bây giờ, và tôi nói chuyện phiếm với bà ta. Đã từ nhỏ bà ta sống trong làng Hunterbury này và biết hầu như tất cả mọi chuyện ở đây. Nhân nhắc đến cách đặt tên người, tôi có đưa ra nhận xét là ít người có cái tên ‘Lewis’. Bà ta liền kể về Ngài Lewis Ricroft, có dinh cơ ở Forbes-Park, cách đây không xa. Thời gian Đại chiến, ông phục vụ trong Binh đoàn Kỵ binh số 17 và lúc chiến tranh sắp kết thúc thì bị tử trận. Tôi bèn nói rằng ông ấy là bạn thân của phu nhân Welman ở Hunterbury. Lập tức bà quản gia nháy mắt, nói: ‘Đúng đấy. Hai người rất thân nhau, thậm chí hình như còn quá thân ấy chứ!’ Nhưng bà ta bảo không muốn nói xấu người khác... và nói cho cùng thì hai người đó có quyền kết bạn với nhau lắm chứ. Tôi bèn nói rằng lúc bấy giờ phu nhân Welman đã góa chồng. Bà quản gia của bác sĩ Ransom công nhận là đúng như thế. Chị O’Brien thân mến, ngay lúc đó tôi đoán ngay ra câu chuyện éo le kia, và tôi tỏ vẻ rất ngạc nhiên tại sao họ không lấy nhau. Bà quản gia liền bảo, họ không thể lấy nhau được vì vợ ông Lewis Ricroft đang nằm trong trại điên. Vậy là bây giờ thì hai chúng ta đều đã rõ câu chuyện. Thật lý thú khi ta tìm ra được những điều bí mật, chị đồng ý không? So với cái lối ly dị nhau soành soạch hiện giờ thì bệnh điên còn là lý do để ly hôn chính đáng hơn bao nhiêu ấy chứ, chị tán thành không?

Chị O’Brien! Chị còn nhớ một thằng con trai đáng mến tên là Ted Bigland không? Thằng bé mê con Mary và cứ theo đuổi nó mãi ấy? Nó hỏi tôi địa chỉ con Mary ở London, nhưng tôi không nói. Theo ý tôi, con Mary cao giá hơn thằng Ted. Tôi không rõ ý chị có biết không, là cậu Roddy, cháu gọi phu nhân Welman bằng thím, cũng rất mê con Mary? Chính đấy là nguyên nhân làm tan cuộc đính hôn của tiểu thư Elinor với ông anh họ. Tôi cho rằng tiểu thư rất đau khổ vì chuyện đó. Tôi chưa hiểu làm sao tiểu thư có thể yêu cầu được một con người tầm thường như cậu Roddy! Tôi đoán có lẽ tiểu thư mê cậu ta từ lúc còn nhỏ, khi chưa hiểu biết gì mấy, sau này lớn lên vẫn mang cái ấn tượng ấy. Sự đời lắm chuyện rắc rối, đúng vậy không, chị bạn thân mến? Bởi chính tiểu thư Elinor lại là người làm chủ toàn bộ gia tài. Hẳn trước đó, cậu Roddy kia đinh ninh bà thím sẽ chia cho cậu ta một phần kha khá.

Lão Gerrard, làm bảo vệ của lâu đài, sa sút nhanh quá. Đã nhiều lần lão bị những cơn chóng mặt rất nguy kịch. Lão vẫn đê tiện như ngày trước. Đã có lần chính lão nói ra miệng rằng Mary không phải con lão, chị có nhớ không? Tôi đã bảo lão: ‘Nếu ở vào địa vị ông, tôi lấy làm xấu hổ khi nói ra chuyện đó!’ Lão nhìn vào mặt tôi rồi đáp: ‘Bà ngu lắm, không hiểu gì hết!’ Kể ra, xét cho cùng thì lão ta chẳng đến nỗi nào. Nghe đâu vợ lão ngày xưa, trước khi lấy lão đã từng là bạn thân tình của phu nhân Welman đấy!

Tuần lễ vừa rồi, tôi được xem bộ phim Đất Trung Hoa. Bộ phim hay quá. Phụ nữ bên Trung Hoa có nhiều cung cách rất lạ.

Chúc chị nhiều may mắn.

Jessif Hopkins”

* * * * *

Bưu thiếp của bà Hopkins gửi đi chị y tá O’Brien, viết:

“Đến nực cười là hai bức thư của chúng ta lại đi cùng một lúc và ngược chiều nhau. Đúng là dở!”

* * * * *

Bưu thiếp của chị y tá O’Brien gửi bà Hopkins viết:

“Tôi nhận được thư bà sáng nay. Một sự trùng hợp!”

* * * * *

Thư của Roddy Welman gửi Elinor Carlisle, đề ngày 15 tháng Bảy:

“Elinor thân yêu,

Anh vừa mới nhận được thư em. Không, anh không hề luyến tiếc chút nào về việc em quyết định bán lâu đài Hunterbury. Rất cảm động thấy em hỏi ý kiến anh. Nếu em không định ở đấy thì bán đi là đúng nhất. Nhưng anh sợ em bán sẽ khó khăn đấy. Dinh cơ quá lớn, còn tòa lâu đài thì tuy đã hiện đại hóa, có hệ thông ga đốt, có điện, nhưng cũng chưa đủ. Dù sao anh cũng chúc em may mắn và bán được với giá phải chăng.

Tại đây trời nói một cách tuyệt diệu và suốt ngày anh lang thang ngoài bãi biển. Những người đi tắm ở đây khá kỳ cục, nhưng anh không quan hệ với họ. Có lần em đã nhận xét rằng anh dễ kết bạn với mọi người. Em lầm đấy. Đa số giống loài hai chân làm anh không ưa. Chắc chắn gần gũi họ anh sẽ giống như họ mất.

Từ rất lâu anh đã coi em là hình mẫu hoàn hảo nhất của loài người. Anh đang dự tính khoảng một hai tuần nữa sẽ đi chơi một chuyến dọc theo bờ biển xứ Dalmatia. Địa chỉ anh từ ngày 22 trở đi là: Thomas Cook, Dubr ik, chuyển cho Roddy Welman. Em cần gì ở anh, cho anh biết ngay.

Người cảm phục và biết ơn em,

Roddy”

* * * *

Thư của ông Seddon, văn phòng công chứng Seddon, Blatherwwick & Seddon, gửi Tiểu thư Elinor Carlisle, đề ngày 20 tháng Bảy:

104, Quảng trường Bloomsbury

“Tiểu thư Elinor Carlisle thân mến,

Theo ý tôi, tiểu thư có thể chấp nhận cái giá mười hai ngàn năm trăm bảng mà thiếu tá Somervell đưa ra để tậu lâu đài Hunterbury. Các dinh cơ quá lớn lúc này đều khó bán, và cái giá kia theo tôi là rất được. Dĩ nhiên, giá kia kèm theo điều kiện là giao nhà ngay, và tôi biết thiếu tá Somervell đã đi xem nhiều dinh cơ khác trong vùng, cho nên tôi khuyên tiểu thư nên nhận lời ngay, càng sớm càng tốt.

Thiếu tá Somervell, theo tôi hiểu, đồng ý đến ở tạm trong thời gian ba tháng để tiến hành các thủ tuc giấy tờ, sau đó mới giao nốt tiền.

Về khoản trợ cấp cho ông bảo vệ Gerrard, bác sĩ Lord cho tôi biết, ông Gerrard đang ốm nặng, sẽ không sống được bao lâu nữa.

Gia tài thừa kế của phu nhân Welman vẫn chưa chuyển khoản xong, nhưng tôi cũng đã ứng trước cho cô Mary Gerrard một trăm bảng, trong khi chờ thanh toán đầy đủ.

Chúc tiểu thư mạnh giỏi.

Edmund Seddon”

* * *

Thư của bác sĩ Lord gửi tiểu thư Elinor Carlisle, đề ngày 24 tháng Bảy:

“Tiểu thư Elinor Carlisle thân mến,

Ông già Gerrard vừa mất hôm nay. Tiểu thư cần tôi làm gì không? Tôi vừa được biết tiểu thư đã bán lâu đài cho ông úy viên Hội đồng mới của chúng tôi, thiếu tá Somervell.

Chào tiểu thư.

Peter Lord”

* * * *

Thư của Elinor Carlisle gửi Mary Gerrard đề ngày 25 tháng Bảy:

“Mary thân mến,

Tôi vừa được tin ông Gerrard mất, xin chia buồn với cô. Có một người hỏi mua lâu đài Hunterbury... ông ta là thiếu tá Somervell. Người mua muốn giao ngay dinh cơ này trong thời hạn ngắn nhất. Tôi sẽ về đấy để làm các thủ tục giấy tờ. Cô có thể mang đi ngay đồ đạc của cha cô ra khỏi ngôi nhà bảo vệ được không? Tôi chúc cô khỏe mạnh và học tập không vất vả lắm.

Thái ái,

Elinor Carlisle”

* * * *

Thư của Mary gửi bà Hopkins, đề ngày 25 tháng Bảy:

“Bà Hopkins thân mến.

Rất cảm ơn bà đã cho cháu biết chi tiết về cái chết của cha cháu. Cháu rất mừng thấy cha cháu đã không phải chịu đau đớn nhiều. Tiểu thư Elinor viết thư cho cháu, báo tin lâu đài đã có người mua. Tiểu thư muốn giải tỏa các thứ trong đó càng nhanh càng tốt. Mai cháu sẽ về làm tang cho cha cháu. Bà có thể cho cháu nghỉ nhờ trong thời gian cháu ở đó được không? Nếu được, bà không cần viết thư trả lời.

Thân mến,

Mary Gerrard”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7: Vụ đầu độc


Sáng Thứ năm 27 tháng Bảy liền sau đó Elinor ra khỏi khách sạn nhỏ mang tên “Huy hiệu Hoàng gia”. Nàng ngắm nhìn đường phố chính cua thị trấn Maidensford từ đầu đến cuối.

Đột nhiên nàng reo lên mừng rỡ và sang ngang đường. Không còn hồ nghi gì nữa! Người phụ nữ to béo có dáng đi như đàn ông kia là người quen của nàng.

- Chào bà Bishop!

- Kìa, Tiểu thư Elinor! Tôi không biết cô chủ về đây. Nếu biết cô chủ về lâu đài Hunterbury, tôi đã đến đây để đón cô chủ. Cô chủ có đem theo đứa hầu gái nào ở London về không?

- Tôi không ở lâu dài. Tôi nghỉ ở khách sạn “Huy hiệu Hoàng gia”.

Bà quản gia Bishop nhìn sang bên kia đường phố, bĩu môi:

- Thôi, cũng được. Nghe bảo ở đấy sạch sẽ. Thức ăn cũng tàm tạm, nhưng như vậy chắc hắn cô chủ phải thích nghi với những cung cách của họ, phải không thưa cô chủ, Elinor?

Elinor cười đáp:

- Tôi chịu được. Vả lại chỉ vài ba ngày thôi. Giải quyết nốt vài việc của cô tôi và đóng một số đồ đạc chở về London là xong.

- Vậy là cô chủ dứt khoát bán lâu đài?

- Đúng thế, bán cho ông Somervell, ủy viên hội đồng mới của địa phương này. Tôi cũng tiếc lâu đài này sẽ bị biến thành khách sạn và cả hoa viên rộng lớn kia cũng bị chia nhỏ ra thành các lô.

Bà quản gia nhắm mắt lại, run rẩy:

- Nếu đúng là như thế thì tan nát hết.

- Đành vậy chứ biết làm sao? Một mình tôi ở sao hết? Mà bà Bishop này, trong các đồ đạc ở lâu đài, bà có thích đặc biệt thứ gì không, tôi muốn kỷ niệm cho bà một thứ nào đó bà thích.

Bà quản gia Bishop rạng rõ nét mặt đáp:

- Thưa tiểu thư Elinor, tôi rất cảm động thấy cô chủ quan tâm đến tôi. Nếu như thế này không phải là quá lạm dụng thì...

Bà quản gia ngừng nói, nhưng Elinor giục:

- Bà nói đi, bà thích thứ gì?

- Tôi từ lâu vẫn quý nhất chiếc bàn cổ phu nhân cho kê ngoài phòng khách. Cái bàn ấy đóng đẹp quá.

Elinor đã nhớ ra: đúng là chiếc bàn ấy đóng rất công phu.

- Vậy chiếc bàn ấy bà coi đã là của bà, bà Bishop! Bà còn thích thứ gì nữa không?

- Không, thưa cô chủ. Cô chủ cho tôi cái bàn ấy đã là quá rộng rãi rồi.

- Còn mấy cái ghế đi kèm với cái bàn ấy, bà có muốn lấy cả không?

Bà quản gia Bishop nhận thêm mấy ghế nệm nữa, rồi cảm ơn rối rít. Bà ta nói:

- Hiện nay tôi ở nhờ bà chị, cho nên nếu cô chủ cần tôi đến lâu đài hầu hạ, tôi xin đến ngay.

- Không, tôi không cần, cảm ơn bà Bishop. - Elinor nói, giọng có phần lạnh lùng.

Bà Bishop nói thêm:

- Không phiền gì tôi đâu, thưa cô chủ. Ngược lai tôi còn rất muốn được hầu hạ cô chủ vài ngày nữa. Bởi có lẽ chuyến này về lâu đài, cô chủ không vui vẻ gì, có tôi bên cạnh cô chủ cũng khuây khỏa được đôi phần.

- Cảm ơn bà Bishop. Tôi có một mình càng chóng hoàn thành công việc hơn.

- Tất nhiên là tùy cô chủ rồi...

Dừng lại một chút, bà quản gia ngày xưa nói:

- Con Mary cũng đang ở đây. Hôm qua làm lễ mai táng bác Gerrard. Nó ở nhà bà Hopkins, và hình như sáng nay cả hai đều về thu dọn ngôi nhà của bố nó trong lâu đài.

Elinor gật đầu:

- Tôi có biết, chính tôi nhắn cô ta về đem đồ đạc của bác Gerrard đi. Thiếu tá Somervell muốn tôi giao nhà càng sớm càng tốt.

- Tôi hiểu.

- Bây giờ tôi phải đi. Khi cho dọn các thứ tôi sẽ dặn người ta để lại chiếc bàn và mấy cái ghế nệm kia cho bà đến lấy.

Elinor nắm chặt tay bà quản gia Bishop rồi nàng đi.

Trên đường, nàng ghé vào hiệu bánh mua vài ổ bánh mì, sữa rồi lại ghé vào hiệu thực phẩm mua vài thứ để lát nữa kẹp vào bánh mì.

Chủ hiệu, ông Abbot thân chinh ra tiếp nàng:

- Chào tiểu thư Elinor Carlisle! Tiểu thư để tôi phục vụ cho. Tiểu thư thích thứ gì? Tôm, cá hồi, cá trích hay giăm bông và lưỡi?

Bác ta bày các thứ lên mặt quầy.

Elinor mỉm cười:

- Thứ gì cũng được. Ngày xưa người ta tránh kẹp cá vào bánh mì vì sợ bị đầu độc, đúng không nhỉ?

Bác chủ hiệu trợn mắt hoảng sợ:

- Tôi cam đoan với tiểu thư là hãng sản xuất loại cá đóng lọ này rất bảo đảm... Tiểu thư có thể yên tâm. Chưa bao giờ khách hàng phàn nàn về thức ăn của hiệu chúng tôi.

- Tốt. Vậy ông cho tôi hai lọ cá hồi chiên bơ. Cảm ơn.

II

Elinor vào hoa viên của dinh cơ Hunterbury theo lối cửa ngách. Thời tiết hôm nay giữ mùa hè tuyệt đẹp. Nàng đi ngang qua những luống hoa thơm ngát. Người phụ làm vườn tên là Horlick kính cẩn chào nàng. Anh ta được giữ lại để trông nom cây cối trong dinh cơ.

- Chào cô chủ. Tôi có nhận được thư của tiểu thư. Tôi đã mở sẵn cửa bên cạnh và mở cả một số cửa sổ trong lâu đài.

- Cảm ơn anh, Horlick.

Lúc nàng sắp bước đi, anh phụ làm vườn vội vã nói:

- Xin lỗi tiểu thư, tôi muốn xin cô chủ một việc...

Elinor ngoái đầu lại:

- Anh muốn gì?

- Có đúng là cô chủ đã bán lâu đài này rồi phải không?

- Phải.

- Tôi muốn thưa với cô chủ, xin cô chủ giới thiệu tôi với ông thiếu tá Somervell. Bởi chắc ông cũng cần thợ làm vườn...

- Được thôi, Horlick.

- Cảm ơn cô chủ. Nói thật với cô chủ là tôi rất tiếc thấy cô chủ bán cái dinh cơ tuyệt đẹp này. Một lần nữa, cảm ơn cô chủ.

Elinor đi tiếp vào trong.

Đột nhiên nàng thấy trào lên một nỗi uất hận. Lẽ ra nàng được sống trong cái dinh cơ tuyệt đẹp này, nàng và Roddy, cả hai đều rất yêu nó, dinh cơ Hunterbury này!... Hồi cha mẹ nàng còn sống, gia đình ở Ấn Độ, năm nào nàng cũng được về đây nghỉ hè. Đã bao nhiêu lần nàng chạy nhảy trong khu rừng, đùa giỡn bên dòng suối, hái từng bó hoa ôm đầy vòng tay và ăn những quả phúc bồn tử chín mọng màu đỏ sậm. Tiếp đó là mùa táo. Elinor thuộc cả những góc kín đáo trong rừng, đã bao nhiêu lần nàng trốn ra đó ngồi một mình đọc sách.

Đúng thế, nàng rất yêu dinh cơ Hunterbury này, và đinh ninh sẽ đến ngày được về ở hẳn đây. Cô Laura nàng hồi còn sống cũng hy vọng như thế và đã bao nhiêu lần bà nói bóng gió đến chuyện ấy.

“Elinor, có lẽ cháu đã dự tính sau này sẽ chặt hết những cây thủy tùng kia, bởi chúng u uất quá. Rồi cháu sẽ cho xây ở đây một bể phun nước...”

Cả Roddy. Anh ấy cũng đã từng mơ ước về đây sống. Có lẽ chính vì Roddy thích dinh cơ này mà Elinor yêu anh ta. Bởi Roddy cũng coi chuyện sau này về sống ở đây là điều không còn phải cân nhắc gì nữa. Vây mà bây giờ... nàng sắp bán tất cả, chỉ chuyển một số đồ đạc quý giá nhất về London!

Lẽ ra nàng phải đang sánh vai dạo chơi trong hoa viên này với Roddy, và cả hai cùng bàn cách tô điểm cho nó đẹp hơn lên. Nàng sẽ hạnh phúc biết bao nếu không xuất hiện con tóc vàng có nước da hồng hào man rợ kia!

Roddy đã biết gì về Mary? Chưa hề biết một chút gì! Anh ta có thật sự yêu nó không? Tất nhiên nó có rất nhiều ưu điểm. Nhưng Roddy đâu biết những ưu điểm ấy. Vẫn là câu chuyện muôn thuở... Lại một trò chơi khăm nữa của Tạo Hóa!

Thì chính Roddy đã chẳng nói rằng anh ta cảm thấy như bị “thôi miên”? Và chính anh ta cũng mong muốn được “tỉnh lại” đấy sao?

Nếu đột nhiên Mary chết, hẳn Roddy rồi sẽ lại tự an ủi... “Bây giờ anh mới hiểu, thì ra giữa anh và cô ta không có thứ gì chung cả...” Rất có thể Roddy còn nói thêm, giọng buồn buồn: “Dù sao, phải công nhận cô ấy có một sắc đẹp đầy quyến rũ...”

Và Roddy sẽ giữ vĩnh viễn trong lòng kỷ niệm êm đềm ấy... Kỷ niệm về một hình bóng tuyệt vời lướt qua trong cuộc đời anh.

Nếu một tai nạn xảy ra với Mary? Chắc chắn Roddy sẽ quay về với nàng... với Elinor... Nàng tin chắc chắn là như thế.

Nếu một tai nạn xảy đến với Mary Gerrard!...

Elinor đẩy cánh cửa. Đang từ ngoài trời nắng chói chang, nàng bước vào ánh mù mờ tối trong nhà. Nàng cảm thấy như có những bóng ma u uất nấp sẵn trong đó đang rình đón nàng.

Elinor đi qua gian tiền sảnh, rồi đẩy cánh cửa bọc da vào bếp. Một thứ mùi mốc meo ẩm thấp xộc vào mũi nàng. Nàng mở rộng cửa sổ, đặt mấy gói bánh mì, hộp bơ, lọ cá hồi, chai sữa tươi lên bàn, nghĩ:

- Mình ngốc quá, đã tính sẽ pha cà phê.

Elinor lục soát các hộp trên giá, một hộp còn ít trà, nhưng cà phê thì không còn.

“Đành vậy” nàng tự nhủ.

Nàng mở sẵn hai lọ thủy tinh đựng cá. Rồi nàng lên phòng của phu nhân Welman, bắt đầu mở các ngăn tủ, ngăn kéo, lựa ra những quần áo để đem đi. Lát sau trên sàn nhà chất thành đống áo quần, vải vóc...

III

Trong ngôi nhà nhỏ của người bảo vệ lâu đài, Mary Gerrard đưa mắt bối rối nhìn xung quanh. Hôm nay cô mới nhận thấy cuộc sống trước kia của mình tù túng đến mức nào.

Quá khứ nhận chìm cô xuống như một làn sóng. Mẹ cô kia thường khâu những bộ áo váy cho con búp bê của cô, nhưng cha cô thì lúc nào cùng cáu kỉnh, không lúc nào tươi mặt lên được. Cha cô ghét con gái, đúng thế, ông rất ghét Mary...

Đột nhiên cô hỏi bà y tá trung niên Hopkins:

- Trước khi chết, cha cháu có nhắc gì đến cháu không?

Để an ủi cô gái trẻ, bà Hopkins đáp:

- Không! Trước khi tắt thở hoàn toàn, ông bị hôn mê một tiếng đồng hồ có biết gì nữa đâu?

- Lẽ ra cháu phải về đây chăm nom cha cháu nhỉ? Dù sao đấy cũng là cha của cháu.

Bà Hopkins lúng túng đáp:

- Cô nghe tôi nói đây, Mary! Ông ấy là cha cô hay không là chuyện không quan trọng! Ngày nay, con cái ít quan tâm đến cha mẹ, và nhiều cha mẹ cũng chẳng buồn quan tâm đến các con. Cô giáo Lambert còn cho rằng đấy là chuyện bình thường. Theo ý cô ấy thì bây giờ gia đình hoàn toàn vô nghĩa, trẻ được nhà nước quan tâm, thế là đủ. Xã hội thực ra chỉ là một trại mồ côi lớn. Dù sao thì chúng ta chẳng nên tốn thời giờ tiếc nuôi quá khứ và thả hồn cho tình cảm. Ta hãy tiếp nhận cuộc đời đúng như nó đang diễn ra... và coi như không nhìn thấy các khiếm khuyết của nó.

- Bà nói đúng. - Mary nói - Nhưng rất có thể do cháu mà hai cha con cháu luôn luôn xung khắc.

- Cô nói vớ vẩn.

Mary lập tức không nói nữa, còn bà Hopkins thì bàn đến những công việc cụ thể.

- Cô định giải quyết các đồ gỗ này thế nào? Đem cất đâu hay bán?

- Cháu không biết nữa. Bà thấy nên thế nào?

Ngắm nghía số đồ đạc bằng cặp mắt xét nét, bà y tá trung niên nói:

- Một số còn tốt, cô có thể đem gửi tạm ở đâu đó để sau này đem kê vào căn hộ của cô trên London mà dùng. Số còn lại đem bán tất. Mấy ghế tựa này còn chắc lắm, cái bàn nữa... kiểu hơi cổ nhưng bằng gỗ gụ kia đấy. Tôi nghe người ta nói, sẽ đến lúc kiểu thời nữa hoàng Victoria lại thành mốt đấy. Vào địa vị cô thì tôi bỏ cái tủ này đi, cồng kềnh quá, tốn chỗ, kê vào phòng ngủ thì chật cả phòng.

Hai người phụ nữ cùng lên một bảng kê những thứ gì giữ lại, những thứ gì đem bán đi.

Mary nói:

- Ông công chứng Seddon ấy tốt với cháu quá, ứng trước cho cháu một khoản tiền đủ nộp học phí, để cháu có thể bắt đầu theo học lớp xoa bóp trị liệu và chi một số món cần thiết khác. Sau đây một tháng, cháu sẽ được nhận đầy đủ tất cả.

- Cô có thích cái nghề ấy không?

- Cháu hy vọng sẽ quen dần, nhưng quả thật thời gian đầu cháu rất vất vả. Tối nào về đến nhà cũng mệt bã người.

- Tôi cũng khác gì? Hồi mới thực tập trong bệnh viện Thánh Lục, tồi đã tưởng tượng không chịu nổi đủ ba năm. Nhưng rồi tôi vẫn theo được cho đến hết khóa học.

Trong khi soạn cố áo quần, họ tìm thấy một chiếc hộp nhỏ đựng đầy giấy tờ.

Mary nói:

- Có lẽ cháu phải học đọc lại từng tờ một xem có gì quan trọng không?

Hai người phụ nữ ngồi xuống bai bên bàn. Bà Hopkins nói:

- Tích làm gì lắm giấy tờ vớ vẩn thế này? Bao nhiêu mẩu báo cắt, thư từ cũ, đủ thứ vô tích sự!

Giở một tờ ta, Mary kêu lên:

- Đăng ký kết hôn của cha mẹ cháu, tạo SaintAlban, năm 1919. Nhưng sao lại thế này? Bà xem này, bà Hopkins...

Bà y tá quay lại, nhìn thấy nét băn khoăn trên khuôn mặt cô gái trẻ:

- Sao thế?

- Bà đọc thì thấy. Năm nay là 1939, cháu hai mươi mốt. Năm 1919, cháu đã được một năm tuổi. Như thế có nghĩa sau khi sinh cháu rồi, cha mẹ cháu mới làm lễ cưới...

Bà Hopkins cau mày nói:

- Thì có gì quan trọng đâu? Thời buổi ngày nay mà cô cũng băn khoăn những chuyện vặt vãnh ấy.

- Biết làm sao được, tính cháu đã như thế rồi.

Bà y tá gắt:

- Thiếu gì đôi quan hệ với nhau mãi rồi mới ra nhà thờ làm lễ thành hôn? Nhưng họ cưới nhau thế là tốt rồi, còn trách gì họ nữa?

Mary thở dài:

- Hẳn vì thế mà cha cháu ghét bỏ cháu. Rất có thể mẹ cháu đã buộc ông phải cưới.

Bà Hopkins ngập ngừng rồi cắn môi nói:

- Tôi không tin là có chuyện đó. Còn nếu cô đã băn khoăn như vậy thì tôi nói cho mà biết: cô không phải con ông Gerrard.

- Ôi, như thế thì mọi thứ đều có nguyên nhân của nó cả! Dù sao cháu biết điều đó cũng tốt. Trước kia cháu cứ tự trách bản thân là đã không yêu quý cha bây giờ thì cháu yên tâm. Nhưng sao bà biết được điều bí mật ấy?

- Trước khi mất, ông Gerrard tâm sự với tôi rất nhiều về chuyện đó. Tôi bảo ông đừng bô bô lên thế, nhưng ông ấy không chịu. Giá như cô không nhìn thấy tờ giấy này thì tôi chẳng nói ra với cô làm gì?

- Không biết cha thực của cháu là ai?

Bà y tá ngập ngừng, đã mở miệng định nói nhưng rồi lại thôi. Vừa lúc ấy có một bóng người đi ngang bên ngoài. Hai phụ nữ ngẩng đầu lên: người đang đứng ngoài cửa sổ chính là Elinor.

- Xin chào hai người. - Elinor nói.

- Chào tiểu thư Elinor - Bà y tá Hopkins nói - Hôm nay trời đẹp quá, phải không thưa tiểu thư?

Mary cũng nói.

- Chào tiểu thư Elinor.

- Tôi đã chuẩn bị bánh mì kẹp thức ăn. Hai người có muốn ăn bữa tạm với tôi không? Lúc này đã một giờ trưa, ăn tạm với tôi đỡ phải về làng. Tôi chuẩn bị thức ăn đủ cho ba người đấy.

Lộ vẻ mừng rõ, bà Hopkins đáp:

- Tiểu thư tốt quá. Đang mùa hè, đúng là không muốn dừng công việc để về làng chỉ để ăn. Lúc sáng tôi tưởng chỉ làm trong một buổi sáng là xong, ai ngờ mất cả buổi sáng mà vẫn chưa đây vào với đâu. Mà hôm nay tôi vẫn phải đi tua các bệnh nhân như thường lệ.

- Cảm ơn tiểu thư Elinor - Mary nói thêm - Tiểu thư quả là chu đáo.

Ba người phụ nữ đi vào lâu đài. Elinor vẫn để cửa mở. Họ đi vào gian tiền sảnh mát rượi. Mary khẽ rùng mình. Elinor nhìn cô gái, nói:

- Cô làm sao thế, Mary?

- Không sao đâu, cô chủ đừng lo. Chỉ là đang ngoài trời nóng, bước ngay vào đây thoạt đầu hơi lạnh.

- Buồn cười, sáng nay lúc mới bước chân vào đây, tôi cũng rùng mình như thế. - Elinor nói.

Bà y tá Hopkins nói vui:

- Khéo tiểu thư và cô Mary cho rằng lâu đài có ma? Riêng tôi thì chẳng thấy gì hết.

Elinor cười. Nàng đưa hai người phụ nữ kia vào phòng khách nhỏ bên phải cửa lớn. Các thanh gỗ cửa chớp đều được kéo lên và các cửa sổ đều mở toang. Không khí trong phòng vui tươi.

Elinor vào bếp, lấy khay thức ăn đem ra. Nàng đưa Mary một chiếc bánh mì kẹp sẵn thức ăn:

- Cầm lấy, Mary!

Mary bắt đầu ăn. Elinor nhìn cô gái ăn rồi cũng cắn chiếc bánh mì của nàng bằng hàm răng trắng bóng.

Nàng nín thở một chút rồi thở dài.

Vẻ đăm chiêu, nàng giữ chiếc đĩa thức ăn ngang tầm eo. Nhìn thấy bà Hopkins, miệng hé mở va cặp mắt đờ đẫn, nàng đỏ mặt, vội đưa bà ta chiếc đĩa đựng bánh mì kẹp thức ăn.

Rồi bản thân nàng cầm lên một chiếc, nói giọng nhận lỗi:

- Tôi định pha cà phê, nhưng quên không mua. Có bia trên bàn đấy, ai muốn uống thì mở.

Bà Hopkins nói:

- Biết thế tôi đem đi ít trà.

- Trong hộp đựng trà còn một ít đấy.

Bà Hopkins mừng rỡ:

- Nếu vậy tôi đi đun nước. Chắc tiểu thứ không mua sữa?

- Có. Kia kìa.

- Tốt lắm. - Bà Hopkins gật đâu rồi chạy nhanh xuống bếp.

Còn lại hai người, Elinor và Mary. Một nỗi ngượng ngùng len giữa họ. Elinor có vẻ phải cố gắng mới mở đầu câu chuyện được. Nàng đưa lưỡi liếm cặp môi khô khốc, nói:

- Công việc của Mary ở London tốt chứ?

Mary lúng túng đáp:

- Cháu không định nói ra... nhưng quả thật...

Thấy Elinor chăm chú nhìn mình, Mary cúi đầu xuống:

- Sao cô chủ nhìn cháu thế? Cô chủ thấy cháu khác đi nhiều lắm hay sao?

Đột nhiên Elinor đứng phắt dậy, quay nhìn ra cửa sổ:

- Không đâu! Mary thấy tôi nhìn cô à? Tôi xin lỗi... Tôi có tật mải suy nghĩ gì là mắt không nhúc nhích, có vậy thôi.

Bà Hopkins chỉ đứng lại bên ngoài, ngó vào khe cửa mở hé, nói vào:

- Tôi đặt siêu nước lên bếp ga rồi.

Rồi bà ta biến mất.

Elinor bỗng bật cười vang, nàng cười như điên như dại:

- “Polly!

Lấy nước đem đun!

Ta cùng uống trà!

Mọi người vui vẻ!”

Mary còn nhớ hồi nhỏ chúng ta cùng chơi cái trò đó không?

- Cháu nhớ chứ.

- Hồi chúng ta còn nhỏ - Elinor mơ màng nhắc lai - Đáng tiếc là chúng mình không thể quay lại cái thời đó được nữa, phải không Mary?

- Cô chủ muốn quay lại thời thơ ấu chăng?

Elinor đáp giọng dứt khoát:

- Đúng thế! Đúng thế!

Họ lại im lặng một lúc. Rồi Mary đỏ mặt nói:

- Tiểu thư Elinor, xin tiểu thư đừng nghĩ rằng...

Đang dở câu nói, Mary vội ngừng bặt. Cô thấy Elinor đã đứng dậy, nhìn thẳng vào mắt cô, nói bằng giọng lạnh lùng như băng:

- Cô bảo tôi đừng nghĩ chuyện gì?

- Cháu quên mất là cháu định nói gì rồi. - Mary khẽ đáp.

Elinor lại trở về bình thường, như thể cơn nguy hiểm đã trôi qua.

Bà Hopkins vào, tay bưng khay đựng bình trà, chai sữa và ba chiếc tách.

Không hề nghi ngờ gì, bà ta nói to:

- Trà đây rồi!

Bà ta đặt khay xuống trước mặt Elinor. Nàng lắc đầu, nói:

- Cảm ơn, tôi không uống.

Nàng đẩy khay trà về phía Mary. Mary rót đầy hai tách. Bà Hopkins thở phào, thích thú:

- Trà đậm, ngon lắm!

Elinor đứng dậy, bước ra cửa sổ. Bà Hopkins cố nài:

- Tiểu thư nhất định không uống trà ư? Tiểu thư nên uống. Nước trà là thứ rất tốt đấy.

- Không, cảm ơn. - Elinor nói rất khẽ.

Bà Hopkins uống cạn tách trà, đặt xuống đĩa, nói:

- Tôi xuống bếp tắt lửa ở bếp ga. Lúc nãy tôi chưa tắt vì nghĩ có thể còn đun gì thêm nữa.

Bà ta ra khuất. Elinor quay mặt lại, giọng gần như khẩn khoản, nói:

- Mary, này...

- Tiểu thư bảo gì ạ? - Mary vội vã hỏi.

Ánh mắt Elinor dịu xuống. Nàng ngậm miệng. Vẻ khẩn khoản ban nãy đã biến mất và khuôn mặt nàng trở lại điềm tĩnh như trước.

- Không có gì hết! - Nàng đáp.

Không khí lặng lẽ ngột ngạt lại len vào giữa hai người phụ nữ trẻ.

Mary thầm nghĩ: “Sao hôm nay mọi thứ đều lạ lùng thế nào ấy?... Tưởng như có chuyện gì hệ trong vừa mới xảy ra xong”.

Elinor đã ra khỏi tư thế bất động. Nàng rời chỗ cửa sổ, đặt chiếc đĩa không vào khay trà.

- Cô chủ để cháu làm cho. - Mary vội nói.

- Không. Mary cứ ở đấy. Tôi làm được.

Đúng lúc bước qua ngưỡng cửa, Elinor ngoái đầu lại, thấy Mary đứng bên cửa sổ, nhan sắc rực rỡ, tràn trề sức sóng và tuổi thanh xuân.

IV

Lát sau, bà Hopkins đã theo Elinor lên phòng ngủ của phu nhân Welman để giúp nàng lựa ra những quần áo có thể cho các phụ nữ nghèo trong làng.

Nhìn vào cổ tay bà y tá trung niên, Elinor nói:

- Kìa! Bà bị cái gì đâm vào thế kia?

- Cái gai cây hoa hồng leo ngoài trạm bảo vệ đấy. Lát nữa tôi lấy kim lễ ra là xong.

“Hoa Hồng leo!” Bỗng nhiên bao kỷ niệm từ trong quá khứ trỗi hét cả dậy trong tâm trí Elinor... Buồn cười, đã có lần nàng nói vui với Roddy là mối quan hệ giữa hai người giống như giữa hai dòng vương tộc trong lịch sử nước Anh, được gọi là “Những cuộc chiến tranh giữa hai Bông Hồng”, hết đánh nhau lại giảng hòa, rồi lại đánh nhau, lại giảng hòa, không lúc nào dứt...

Nhìn đống quần áo xếp thành từng chồng, bà y tá thầm nghĩ, không biết trong khi lục lọi, tiểu thư Elinor có thấy tấm ảnh lồng trong khung kính bằng bạc của ông Lewis kia không? Rồi bà lại nghĩ: “Thật lạ lùng là hai lá thứ của mình và của chị y tá O’Brien cùng viết một ngày, cùng phát hiện ra chuyện bí mật về mối tình giữa phu nhân Welman và ông sĩ quan đẹp trai Lewis Ricroft! Một sự trùng hợp quái lạ! Rồi chị ta còn cho biết là cái hôm chị ta phát hiện ra tấm ảnh thì cũng đúng vào ngày mình được nghe bà quản gia Slattery kia kể lại câu chuyện về ông ta. Cuộc đời sao có lắm sự trùng hợp tưởng chừng như vô lý đến thế!”

Vừa làm, bà Hopkins vừa nói với Elinor:

- Tôi làm xong công việc này rồi sẽ cùng với con Mary ra ngôi nhà bảo vệ ngoài cổng lâu đài. Nó chỉ còn một việc ở đấy là soát lại một số giấy tờ của ông già Gerrard nữa thôi. Mà nó đâu rồi nhỉ? Hay nó đã quay ra ngoài đó một mình rồi?

- Lúc tôi lên đây, cô ấy vẫn còn ngồi lại dưới phòng khách nhỏ.

Bà Hopkins nhìn đồng hồ:

- Chắc bây giờ nó ra ngoài trạm rồi.

- Hẳn là thế, bởi bà với tôi lên trên này đã gần một tiếng đồng hồ còn gì?

Bà Hopkins bỗng giật mình, như có linh tính gì báo. Bà chạy vội xuống thang gác. Elinor cũng chạy theo.

Họ vào phòng khách nhỏ. Bà Hopkins thét lên:

- Nó làm sao thế kia? Ngủ, có lạ không?

Mary đang ngồi trong chiếc ghế bành rộng bên cửa sổ, tư thế hơi trùng xuống. Nghe rõ tiếng cô thở rất nặng nhọc.

Bà Hopkins bước đến, đặt nhẹ bàn tay lên vai cô gái trẻ:

- Dậy đi, Mary...

Chợt bà ta ngừng lại, cúi xuống quan sát cô gái, nhấc thử mi mắt cô ta. Sau đó bà lay Mary rất mạnh.

Rồi bà quay sang Elinor, hỏi, giọng hơi như đe dọa:

- Sao thế này?

- Tôi không biết gì hết. Cô ta bị cảm chăng?

- Điện thoại đâu? Tiểu thư gọi bác sĩ Lord đến đây ngay.

- Nhưng Mary làm sao? - Elinor hỏi.

- Tiểu thư không nhìn thấy à? Con Mary đang hấp hối!

Elinor hoảng hốt lùi lại, hỏi thêm:

- Hấp hối?

- Nó bị đầu độc... - Bà y tá Hopkins nói.

Cặp mắt nghi ngờ chĩa thẳng vào Elinor.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8: Thám tử Poirot và bác sĩ Lord


Thám tử Hercule Poirot hơi nghiêng cái đầu hình bầu dục sang một bên, mắt trợn lên vẻ dò hỏi, hai bàn tay chắp lại, chăm chú nhìn người đàn ông trẻ tuổi đang đi đi lại lại hung dữ như con thú bị nhốt trong chuồng.

- Anh bạn trẻ muốn gì ở tôi nào?

Bác sĩ Lord đứng sững lại, quay bộ mặt nhăn nhó đầy những nốt đỏ về phía thám tử.

- Thưa ông Poirot, ông là người duy nhất có thể giúp được tôi. Cậu Stillingfleet đã kể rất nhiều chuyện về ông cho tôi nghe. Cậu ta kể rằng trong vụ Benedict Farley, ông đã làm nên những chuyện thần kỳ. Tất cả mọi người đinh ninh đấy là một vụ tự tử, nhưng ông lại chứng minh với đầy đủ bằng chứng, đấy là một vụ giết người.

- Vậy phải chăng trong số bệnh nhân của anh bạn có một ca tự tử mà anh đang hồ nghi có thật là tự tử hay chính là một vụ án mạng?

Bác sĩ Lord lắc đầu rồi ngồi xuống trước mặt người thám tử lừng danh. Viên bác sĩ trẻ nói:

- Một phụ nữ trẻ sắp bị đưa ra tòa về tội giết người. Tôi mong ông tìm ra chứng cứ cô ta bị oan.

Cặp lông mày của viêm thám tử trợn cao lên thêm nữa.

Poirot làm ra vẻ thân tình, nói:

- Được thôi, tất nhiên! Nhưng báo chí đưa tin quá tồi khiến tôi không thể không dựa vào đó được.

- “Vụ này đơn giản một cách đáng buồn - Bác sĩ Lord giải thích - Bị cáo là một cô gái trẻ, tên là Elinor Carlisle, vừa được hưởng thừa kế một gia tài rất lớn. Gia tài này bao gồm lâu đài Hunterbury, cùng với toàn bộ tài sản của bà cô, cũng chỉ mới mất gần đây, phu nhân Laura Welman. Phu nhân còn có một người cháu bên chồng, tên là Roderick Welman, đã đính hôn với cô Elinor Carlisle kia. Hai người biết nhau từ thuở nhỏ.

Trong lâu đài Hunterbury còn có một cô gái trẻ khác tên là Mary Gerrard, con người bảo vệ lâu đài. Phu nhân Welman khi còn sống quý đặc biệt cô Mary này, thậm chí cho cô ta ăn học chu đáo. Do đấy, cô Mary đã thành một tiểu thư thật sự. Roddy Welman đem lòng yêu cô ta và thế là cuộc đính hôn giữa anh ta với cô Elinor Carlisle bị hủy bỏ. Elinor bán tòa lâu đài cho ông thiếu tá Somervell...

Bây giờ tôi xin kể đến vụ án. Cô Elinor về lâu đài Hunterbury để giải quyết nốt những giấy tờ liên quan đến vị phu nhân đã qua đời. Đồng thời cô Mary kia cùng về dọn ngôi nhà của cha cô làm bảo vệ ở đấy. Hôm đó là ngày 27 tháng Bảy.

Lúc nghỉ ở khách sạn của thị trấn, cô Elinor gặp trên đường bà quản gia cũ của phu nhân Welman, tên là Bishop. Bà quản gia này xin đi theo cô Elinor để giúp việc cô trong thời gian cô ở Hunterbury.

Cô Elinor khước từ với thái độ không lấy gì làm vui vẻ, rồi cô ghé vào hiệu thực phẩm mua cá, bơ và trong lúc mua cô nói một câu rằng đã có chuyện bị đầu độc bằng bánh mì kẹp cá. Câu nói đó, bản thân không có gì, nhưng lại bị quy là một chứng cứ để buộc tội cô. Sau đấy, cô đến lâu đài. Khoảng một giờ trưa, cô sang trạm bảo vệ ngoài cổng lâu đài, nơi Mary Gerrard đang thu dọn những đồ đạc của cha cô, làm bảo vệ lâu đài vừa mới qua đời trước đó vài ngày. Cùng dọn dẹp với Mary còn có một mụ đàn bà thuộc loại chuyên đưa chuyện, làm y tá, tên là Hopkins, thấy hai người này, cô Elinor bèn mời họ vào lâu đài dùng bữa ăn nhẹ, gồm bánh mì kẹp thức ăn do cô tự làm. Hai người phụ nữ này theo cô Elinor vào lâu đài. Tại đây, ba người cùng ăn những chiếc bánh mì kẹp thức ăn đó. Một tiếng đồng hồ sau, họ gọi tôi đến và tôi thấy cô Mary Gerrard đã hôn mê. Mọi biện pháp cứu chữa đều vô hiệu.

Mổ xác, phát hiện thấy một lượng lớn moóc-phin mới được đưa vào người nạn nhân trước đó một lúc.

Cảnh sát tìm thấy trong phòng nơi cô Elinor Carlisle chuẩn bị kẹp thức ăn vào bánh mì một mẩu giấy nhãn ghi: Chlorhydrat Morphin”.

- Nạn nhân có ăn và uống thứ gì khác không?

- Cô ta và bà y tá Hopkins ăn bánh mì kẹp thức ăn và uống trà. Bà y tá đem ấm trà đến và cô Mary rót ra tách. Trong này không có gì khả nghi. Tất nhiên luật sư bảo vệ bị cáo, bằng mọi cách, chứng minh trong bánh mì kẹp thức ăn không có chất độc, bởi nếu có thì cả ba người đều đã bị ngộ độc.

Poirot bác lại:

- Chắc chắn ấy thì dễ vô cùng. Trong chồng bánh mì kẹp thức ăn chỉ để một chiếc có thuốc độc. Người chủ đưa đĩa bánh ra mời từng người. Trong xã hội văn minh chúng ta, phép lịch sự buộc mỗi người phải cầm lên chiếc bánh mì gần nhất. Rất có thể cô Elinor mời cô Mary trước?

- Đúng thế.

- Mặc dù trong ba người, bà y tá Hopkins cao tuổi nhất.

- Đúng thế.

- Chi tiết phiền đấy.

- Trên thực tế thì chi tiết đó không có giá trị, bởi đây là bữa ăn tạm, không ai đòi hỏi phải theo đúng quy tắc lần lượt theo tuổi tác như vậy.

- Ai cắt bánh mì ra để kẹp vào thức ăn?

- Cô Elinor Carlisle.

- Lúc đó trong phòng còn ai khác nữa không?

- Không.

Thám tử Poirot lắc đầu:

- Gay rồi... Rất gay ấy chứ... Thế ngoài bánh mì kẹp thức ăn và trà ra, nạn nhân còn dùng thứ gì nữa không?

- Không. Trong dạ dầy nạn nhân chúng tôi không thấy gì khác.

Poirot nhận xét:

- Người ta cho rằng Elinor đầu độc nạn nhân Mary bằng thức ăn. Nhưng nếu vậy, cần cắt nghĩa thế nào sự việc, là trong ba người cùng ăn, chỉ có một người bị?

- Tình trạng này đôi khi cũng xảy ra - Bác sĩ Lord nói - Hơn nữa, có hai lọ cá nhúng bơ giống hệt nhau. Có thể giả định một trong hai lọ cá nhúng bơ đó vô hại, và do ngẫu nhiên, nạn nhân Mary lại ăn phải cá trong lọ có chất độc.

- Chà! Đây là một trường hợp lý thú để các nhà khoa học khảo sát về định luật xác suất đấy. Còn một điều nữa: nếu đầu độc bằng thức ăn, tại sao thủ phạm không dùng một thứ thuốc độc khác? Không ai cho moóc-phin vào thức ăn để đầu độc. Nếu định đầu độc bằng thức ăn, dùng atropin tốt hơn nhiều.

- Đúng thế - Bác sĩ Lord thừa nhận - Nhưng chưa hết. Mụ y tá ma quỷ kia thề là đã đánh mất một lọ đựng moóc-phin viên.

- Mất khi nào?

- Vài tuần trước đó, ngay hôm phu nhân Welman qua đời. Mụ ta kể rằng mụ để va-li thuốc trong gian tiền sảnh của lâu đài, vậy mà sáng hôm sau phát hiện thấy mất một lọ moóc-phin viên. Mụ cho là có lẽ mụ để quên ở nhà, và sau đó mụ không nghĩ đến lọ thuốc ấy nữa.

- Và bà ta chợt nhớ lại chuyện đó sau khi cô Mary kia chết? - Viên thám tử hỏi.

Bác sĩ Lord trả lời một cách miễn cưỡng:

- Không đâu. Ngay hôm mất lọ thuốc, bà ta đã kể chuyện với... chị y tá chuyên chăm sóc bệnh nhân, phu nhân Welman..

Thám tử Poirot chăm chú nhìn viên bác sĩ, nhẹ nhàng nói:

- Còn chi tiết nào nữa mà anh bạn chưa kể cho tôi nghe!

- Chi tiết nào? Khúc sau thì ông biết rồi: cơ quan điều tra đang yêu cầu khai quật tử thi phu nhân Welman.

- Thế thì sao?

- Rất có thể khi khai quật, người ta sẽ thấy trong thi thể bà cụ có... moóc-phin!

- Anh đoán thế à?

Bác sĩ Lord mặt tái đi dưới những vết đỏ, nói rất khẽ:

- Tôi e là như thế.

Thám tử Poirot gõ ngón tay lên tay vịn ghế nệm kêu lên:

- Lạy Chúa! Tôi chịu không sao hiểu nổi! Lúc phu nhân mất, anh bạn đã biết là bà cụ bị đầu độc?

Bác sĩ Lord vội vã đáp:

- Đúng thế! Vậy là anh bạn đã nghĩ đến khả năng đó ngay từ đầu...

Nói xong, Poirot buông người ngả lựng ra ghế bành.

- Đúng như vậy! Bởi đã nhiều lần bà cụ khẩn khoản đề nghị tôi làm cách nào kết thúc nhanh cho bà cụ! Bà cụ rất khổ về tình trạng liệt, luôn miệng kêu ca là bị buộc chặt vào giường và bắt mọi người phục dịch như phục dịch một đứa trẻ sơ sinh. Phải nói thêm, bà cụ là một phụ nữ rất có nghị lực.

Bác sĩ Lord im lặng một lúc rồi nói tiếp:

- Lúc được tin bà cụ đã mất, tôi rất ngạc nhiên. Tôi đinh ninh bà cụ chưa thể chết được. Tôi bèn vào phòng bệnh, đuổi y tá ra khỏi phòng rồi lục soát nhưng không tìm thấy gì? Tất nhiên tôi không thể khẳng định điều gì bởi sau đấy không tiến hành mổ tử thi. Lúc đó tôi nghĩ, một khi bà cụ đã quyết định tự tử thì mổ làm gì để chỉ thêm tai tiếng? Tốt nhất là để yên cho bà cụ. Tôi có lỗi, nhưng lúc đó tôi không hề nghĩ đến khả năng bà cụ bị đầu độc.

- Theo anh thì bà cụ lấy moóc-phin ở đâu?

- Tôi chưa nghĩ đến chuyện đó. Nhưng như tôi đã trình bày với ông, phu nhân Welman là một phụ nữ cực kỳ thông minh. Bà cụ có thể nghĩ ra nhiều cách để có ống thuốc.

- Hay bà cụ xin của y tá?

Bác sĩ Lord lắc đầu:

- Không đời nào có chuyện đó! Tôi thấy rõ ông không biết tâm lý của giới y tá.

- Hay bà cụ nhờ một người trong gia đình?

- Có thể. Bằng cách đánh vào lòng thương của họ.

- Anh bạn vừa bảo phu nhân Welman mà không để lại chúc thư? Nếu bà cụ sống thêm, chắc chắn bà cụ sẽ làm di chúc!

Một nụ cười chua chát hiện ra trên môi người bác sĩ trẻ.

- Ông điểm trúng huyệt rồi đấy. Đúng như ông đoán, phu nhân Welman đã chuẩn bị đưa ra những ý nguyện cuối cùng và rất nóng lòng muốn gặp ông công chứng của bà. Tuy lưỡi cứng lại, không nói được rõ ràng, nhưng bà cụ vẫn làm người ta hiểu được những mong muốn của bà. Cô Elinor Carlisle định sáng sớm hôm sau sẽ gọi điện mời ông công chứng đến để thảo chúc thư cho bà cụ.

- Nghĩa là cô Elinor biết phu nhân muốn làm di chúc? Và nếu bà cụ chết mà không kịp làm di chúc thì toàn bộ gia tài thuộc về cô ta chứ?

Bác sĩ Lord vội nói ngay:

- Cô Elinor khi đó chưa biết là như thế. Và cô cũng chưa biết cụ thể là bà cụ định chia gia tài thế nào.

- Cô ấy nói thế, nhưng đã có gì làm bằng chứng là cô ấy chưa biết?

- Xin hỏi, hay ông là Viện trưởng Viện kiểm soát tối cao, thưa ông Poirot?

- Đúng, lúc này tôi làm công việc của vị đó. Tôi cần biết đầy đủ đến ngọn ngành tất cả những chứng cứ chống lại cô Elinor Carlisle. Liệu cô ấy có thể lấy ống moóc-phin trong va-li thuốc kia không?

- Có thể, và không phải chỉ Elinor, mà nhiều người khác cũng có thể: anh chàng Roddy Welman, chị y tá O’Brien và các gia nhân trong lâu đài.

- Cả bác sĩ Lord nữa chứ?

Bác sĩ Lord trợn mắt:

- Tất nhiên, nhưng tôi giết bà cụ để làm gì?

- Có thể để chấm dứt cho bệnh nhân nỗi đau đớn, khổ sở cho bà cụ?

Bác sĩ Lord lắc đầu:

- Không được. Ông phải tin tôi chứ, ông Poirot!

Viên thám tử lại ngả người ra lưng ghế bành:

- Nhưng ta vẫn phải đưa ra mọi khả năng để xem xét. Bây giờ ta giả sử cô Elinor lấy lọ thuốc moóc-phin trong va-li thuốc rồi dùng nó để đầu độc phu nhân Welman. Vì trước đó đã có người báo mất lọ thuốc độc ấy rồi, đúng thế không nào?

- Nhưng không báo cho tất cả mọi người. Việc mất ống thuốc, bà y tá Hopkins chỉ nói riêng với đồng nghiệp của bà ta là chị y tá O’Brien.

Thám tử Poirot hỏi:

- Theo ông thì Tòa sẽ kết luận ra sao?

- Nếu người ta tìm thấy chất moóc-phin trong thi thể bà phu nhân Welman ấy à?

- Thì Tòa sẽ kết luận thế nào?

- Thì cô Elinor Carlisle, nếu không bị kết tội giết người mà người ta đang nghi thì cũng bị buộc tội giết bà cô.

- Hai động cơ khác nhau. Nói cách khác, trong vụ phu nhân Welman, động cơ là chiếm đoạt tài sản, còn động cơ giết cô Mary Gerrard lại là do ghen.

- Đúng thế. - Bác sĩ nói.

Thám tử Poirot nói tiếp:

- Luật sư Bulmer định chứng minh là cô Elinor không có động cơ để giết cô Mary. Ông ta nhấn mạnh sự kiện là Elinor đính hôn với Roddy chỉ là do gia đình, để vừa lòng phu nhân Welman. Chính vì thế, ngay sau khi phu nhân qua đời, Elinor đã hủy sự đính hôn ấy. Roddy cũng sẽ chứng minh theo hướng đó. Thậm chí tôi còn tin rằng anh ta sẽ chứng minh một cách chân thành và sẽ thuyết phục được Hội đồng xét xử.

- Roddy tin rằng cô em họ không thật sự yêu anh ta?

- Đúng thế.

Viên thám tử nói:

- Dù thế nào đi nữa thì Elinor cũng không có động cơ nào đủ mạnh để đẩy cô đến chỗ đầu độc Mary Gerrard.

- Đúng thế.

- Nếu vậy thi ai là thủ phạm giết Mary?

- Điều này thì quả khó đoán.

Viên thám tử lắc đầu:

- Khó thật!

Bác sĩ Lord không ghìm được nữa, kêu lên:

- Nếu thủ phạm không phải Elinor thì là ai? Quả là hết sức mù mịt! Trong bữa ăn nhẹ đó, chỉ có bà Hopkins và cô Mary uống trà. Luật sư của bị cáo khẳng định cô Mary bị đầu độc sau khi bà Hopkins và cô Elinor đã ra khỏi đấy... và như thế có nghĩa cô ấy tự tử.

- Cô ấy có lý do gì để tự tử không?

- Hoàn toàn không có.

- Cô Mary ấy là người như thế nào?

Bác sĩ Lord suy nghĩ một lát rồi nói:

- Theo tôi, đấy là một cô gái dễ mến... đẹp và duyên dáng.

Viên thám tử thở dài:

- Chính vì thế mà anh chàng Roddy yêu cô ta?

- Đúng. Mary rất đẹp.

- Cả anh nữa, bác sĩ, anh cũng có chút thích cô ta chứ?

- Tôi thì không.

Suy nghĩ một chút, thám tử Poirot nói:

- Roddy bảo rằng giữa anh ta và cô Elinor có tình cảm thân thiết, nhưng chưa thật sự là tình yêu. Anh có tin như thế không, bác sĩ?

- Làm sao tôi biết được?

- Vừa rồi, ngay tại đây, chính anh, bác sĩ Lord thân mến, anh đưa ra với tôi nhận xét rằng cô Elinor ấy thẩm mỹ quá tồi mới yêu được một tên đàn ông ngu xuẩn, có cái mũi quá dài, lại luôn kiêu căng hợm hĩnh, không biết sức mình. Anh tả cậu ta có lẽ đúng. Nhưng anh có tin rằng cô Elinor thật sự yêu cậu Roddy ấy không?

Viên bác sĩ trẻ cay đắng nói khẽ:

- Cô ấy thật sự yêu thằng chả.

- Nếu vậy thì động cơ giết người là có đấy... - Thám tử Poirot nhận xét.

Peter Lord chồm lên, hét:

- Như thế thì sao? Thôi được, có thể là cô ấy giết... nhưng tôi bất cần sự thật đó, mà tôi vẫn chiến đấu đến cùng để cứu cô ấy!

- Ha-ha! - Viên thám tử cười chế nhạo.

- Và tôi nhắc lại, ông hãy nghe cho rõ: tôi hoàn toàn không muốn cô ấy bị treo cổ. Có thể do tuyệt vọng cô ấy đã liều lĩnh. Tình yêu là thứ mù quáng và hết sức khó hiểu. Tình yêu có thể biến một cậu trai lương thiện thành kẻ tội phạm và rồi hắn bị treo lủng lẳng trên giá treo cổ! Nhưng nếu quả là Elinor phạm tội giết người thì... tôi cũng xin ông hãy thương lấy cô ấy.

- Không bao giờ tôi chấp nhận tội giết người. - Viên thám tử nói dứt khoát.

Viên bác sĩ trẻ chăm chú nhìn người thám tử một lúc rồi quay mặt đi, rồi lại quay nhìn ông ta một lần nữa, và phá lên cười:

- Ông mới vớ vẩn! Ai đòi ông phải chấp nhận việc giết người? Tôi không ép ông phải dối trá! Sự thật là sự thật, đúng vậy không? Nếu ông tìm ra được một chứng cứ gỡ tội cho bị cáo, xin ông đừng im lặng, lấy cớ cô ta có tội.

- Tất nhiên rồi!

- Nếu vậy, tại sao ông lại khước từ lời đề nghị của tôi?

Nhà thám tử nói:

- Anh bạn trẻ ạ, tôi rất muốn làm hài lòng anh bạn...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9: Thám tử Poirot hung hãn chống lại Elinor


Bác sĩ Lord chăm chú nhìn viên thám tử Poirot, rồi anh lấy khăn tay ra lau mồ hôi trán, ngồi phịch xuống ghế bành. Anh ta kêu lên:

- Chà! Ông vừa làm tôi nổi điên. Tôi không còn hiểu ông muốn đi đến đâu nữa?

- Tôi chỉ nghiên cứu vụ án trên quan điểm bên buộc tội. Bây giờ thì tôi đã thấy được phải gỡ theo hướng nào rồi. Ta thử điểm lại các sự kiện. Có kẻ nào đã đầu độc cô Mary Gerrard bằng moóc-phin, theo tôi biết thì bằng cách cho chất độc ấy vào bánh mì kẹp thức ăn. Không có ai đụng đến số bánh mì ấy ngoài cô Elinor. Elinor lại có động cơ để có thể giết Mary Gerrard. Chính anh cũng cho rằng có thể cô Elinor đã làm việc ấy. Và xét theo mọi khả năng thì chính Elinor là thủ phạm vụ giết người. Chưa cho chứng cứ nào buộc tôi phải không tin vào điều đó.

Thám tử Poirot nói tiếp:

- Trên đây là nhìn theo một góc độ. Bây giờ ta thử nhìn theo góc độ ngược lại. Tạm thời quên đi các chứng cứ kia, ta thấy nếu thủ phạm không phải Elinor thì là ai? Hay là Mary Gerrard tự tử?

Viên bác sĩ trẻ ngồi thẳng dậy, nhăn trán:

- Ông còn thiếu chính xác.

- Tôi? Thiếu chính xác? - Nhà thám tử nổi cáu.

Không một chút bối rối, bác sĩ Lord trình bày:

- Ông vừa bảo chỉ mỗi cô Elinor đụng đến số bánh mì. Căn cứ vào đâu?

- Lúc ấy, trong lâu đài chỉ có một mình cô ấy.

- Đấy là theo như chúng ta biết. Nhưng ông quên mất rằng có một lúc cô Elinor rời khỏi tòa nhà lâu đài để ra trạm bảo vệ ngoài cổng. Trong quãng thời gian ấy, bánh mì kẹp thức ăn được để trên cái khay trong lâu đài. Rất có thể có người lẻn vào lúc ấy.

Thám tử Poirot thở một hơi rất dài, nói:

- Anh nói có lý, anh bạn thân mến. Tôi chịu. Vậy là có khả năng trong quãng thời gian ngắn ngủi đó, một kẻ đã lọt vào bên trong lâu đài. Ta thử xét xem có thể là kẻ nào?

Viên thám tử ngừng lại một lát rồi nói:

- Ta thử xét một giả thuyết khác. Một kẻ nào đó, không phải Elinor, muốn giết Mary. Để làm gì? Kẻ nào có lợi sau khi Mary chết? Liệu Mary có để lại khoản tiền nào không?

- Không. Hiện nay cô ta chưa có tiền. Nhưng sau đó một tháng Elinor sẽ trao cho cô ta hai ngàn bảng Elinor đã hứa điều này, căn cứ vào ý nguyện của phu nhân Welman trước khi nhắm mắt, và do bà cụ chưa kịp làm di chúc.

- Nếu vậy, ta tạm gác lại động cơ tiền bạc. Cô Mary rất đẹp, anh nói thế chứ gì? Sắc đẹp dễ gây ra tội lỗi lắm. Cô ta có những cậu trai mê không?

- Chắc là có, nhưng tôi chưa dám khẳng định gì về chuyện ấy.

- Ai có thể cho tôi thông tin ấy?

- Ông nên hỏi bà y tá Hopkins. Bà ta là cái loa truyền thanh của thị trấn Maindensford tin tức gì bà ta cũng biết.

- Tôi muốn anh bạn trẻ cho tôi thông tin về hai nữ y tá kia.

- Một là O’Brien, gốc Ai-len, chị này là một y tá tận tụy, tuy hơn đần, thỉnh thoảng có nói dối nhưng là do óc tưởng tượng quá mạnh hơn là do chị ta định đánh lừa ai. Nói cách khác, chị ta có thói phóng đại mọi chuyện.

Viên thám tử gật đầu.

Bác sĩ Lord nói tiếp:

- Y tá thứ hai là bà Hopkins. Bà này đã ở tuổi trung niên, khôn ngoan, thậm chí ranh ma, có tài lấy lòng bất cứ ai, trình độ chuyên môn giỏi, nhưng hay nhúng mũi vào việc người khác.

- Nếu có cậu trai nào trong làng thầm yêu cô Mary, bà ta có biết không?

- Chắc chắn biết! Nhưng tôi không tin là có cậu nào. Mary đã theo học hai năm ở một trường bên Đức, và mới về chưa được bao lâu.

- Cô ấy hai mươi hai tuổi?

- Vâng.

- Liệu cô ấy có thể có một chàng người yêu nào bên Đức không?

Viên bác sĩ trẻ lộ vẻ mừng rỡ:

- Nghĩa là ông nghĩ có khả năng một thằng cha nào đó từ Đức sang đây, tìm cơ hội thuận tiện để trả thù cô ta?

- Chúng ta sa vào một vở kịch tình yêu rẻ tiền mất rồi! - Viên thám tử lắc đầu nói.

- Nhưng khả năng ấy có thể có được lắm chứ?

- Không.

- Nếu vậy ta xem các khả năng khác, thưa ông Poirot.

- Anh bạn coi tôi là nhà ảo thuật, bất cứ lúc nào cũng có thể lôi một con thỏ sống ra khỏi chiếc mũ rỗng hay sao?

- Có thể lắm chứ.

- Tôi đã thấy ra một khả năng khác. - Viên thám tử nói.

- Xin ông cho biết.

- Kẻ nào đó đã lấy lọ moóc-phin trong va-li thuốc của bà Hopkins tối hôm đó. Ta giả thiết, Mary Gerrard tình cờ bắt gặp hắn đang ăn cắp thứ đó...

- Nếu vậy cô ta đã nói ra.

- Không nhất thiết đâu, anh bạn trẻ. Ta hãy suy xét tiếp. Nếu Elinor, Roddy, y tá O’Brien hoặc ai đó mở va-li và lấy lọ thuốc, người nào nhìn thấy sẽ nghĩ sao? Hắn chỉ nghĩ rằng bà y tá kia nhờ lấy hộ, và đó là chuyện rất bình thường, chẳng có gì đáng nghi ngờ hết. Tuy nhiên kẻ lấy trộm lại không nghĩ thế, mà y rất lo! Giả sử người nhìn thấy là Mary. Tên lấy trộm ống thuốc kia rất sợ Mary sẽ tố giác việc hắn làm, và hắn tính phải thủ tiêu cô ta bằng bất cứ giá nào để bịt nhân chứng. Tôi xin khẳng định với anh bạn trẻ thân mến, là kẻ nào đã phạm một tội thường dễ dàng phạm một tội thứ hai.

Bác sĩ Lord cau mày:

- Riêng tôi, tôi vẫn tin rằng phu nhân Welman tự tử.

- Nhưng bà cụ bị liệt và vừa bị một trận tai biến thứ hai.

- Tôi biết. Nhưng tôi có cảm giác bà cụ đã có cách kiếm được một lọ moóc-phin và bà cụ để ở vị trí nào để bà có thể lấy được.

- Nếu như vậy, bà cụ phải có được lọ thuốc ấy trước lần tai biến thứ hai khi vẫn còn cử động được phần nào! Nhưng bà y tá Hopkins lại mất lọ moóc-phin kia sau lần tai biến lần thứ hai ấy.

- Rất có thể Hopkins đánh mất từ trước, nhưng đến sáng hôm ấy bà ta mới phát hiện ra. Thật ra bà ta mất cách đấy đã vài ngày.

- Nhưng bằng cách nào phu nhân Welman lấy được lọ moóc-phin trong va-li thuốc?

- Tôi không biết. Rất có thể bà cụ nhờ một người đầy tớ trong lâu đài. Và người này đã giữ kín.

- Anh bạn trẻ có nghĩ là một trong hai y tá đã bị bà cụ mua chuộc không?

- Hoàn toàn không! Bởi cả hai đều rất thận trọng trong nghề nghiệp chuyên môn. Thêm nữa cả hai đều biết nếu làm chuyện đó họ sẽ bị nguy hiểm đến mức nào.

Thám tử Poirot nói:

- Đúng thế. Như vậy là chúng ta vẫn quay lại nghi vấn ban đầu. Người đã lấy lọ moóc-phin chính là cô Elinor. Chúng ta có thể quy cho cô đã làm việc đó để bảo đảm sẽ được hưởng toàn bộ gia tài. Nhưng chúng ta cũng có thể rộng lượng, coi Elinor làm việc đó vì động cơ thương bà cô. Elinor lấy lọ thuốc để giúp bà cụ thỏa nguyện, bởi bà cụ luôn đòi chết. Cả hai trường hợp kể trên, người lấy lọ thuốc đó là Elinor, và người nhìn thấy là Mary Gerrard. Bây giờ chúng ta trở lại chuyện trong phòng khách nhỏ, nơi họ ăn lúc đó chỉ có Elinor và Mary. Và Elinor đã thủ tiêu Mary để bịt nhân chứng.

Bác sĩ Lord kiên quyết phản đối:

- Ông đúng là ngoan cố. Tôi cam đoan Elinor không phải là loại người như thế! Hơn nữa, chuyện tiền bạc không hề quan trọng đối với cô ấy... Và tôi còn nói thêm, không quan trọng đối với cả Roddy Welman. Tôi đã có lần nghe thấy họ trò chuyện với nhau và họ đụng đến vấn đề tiền bạc, nên tôi biết rõ cả hai đều không coi tiền bạc là quá quan trọng.

- Thật thế sao? Thú đấy! Bởi kiểu khẳng định của anh bạn vừa rồi bao giờ cũng làm tôi hoài nghi.

- Ông Poirot! Ông tìm mọi cách để chứng minh Elinor có tội hay sao?

- Tôi chưa khẳng định gì cả. Tôi muốn biết đầy đủ các sự kiện và tôi để chúng khẳng định ai có tội, ai không. Cô Elinor có cha mẹ, anh chị em nào không?

- Không. Cô ấy mồ côi và không có anh chị em nào hết.

- Chà, một con người đáng thương! Tôi đã nhận thấy luật sư Bulmer đề cao chuyện ấy lên để khiến hội đồng xét xử thông cảm. Thế nếu Elinor chết thì ai sẽ hưởng thừa kế của cô ấy?

- Tôi chưa nghĩ đến chuyện đó.

- Đấy là một tình tiết không bao giờ chúng ta được phép bỏ qua. Cô ấy đã làm chúc thư chưa?

Viên bác sĩ trẻ đỏ mặt, ấp úng nói:

- Tôi... tôi không biết.

Thám tử Poirot ngửa mặt nhìn lên trần, chụm cốc ngón tay lại, nói:

- Tốt nhất là anh bạn cho tôi biết...

- Biết gì?

- Tất cả những gì anh bạn biết, kể cả những điều bất lợi cho cô Elinor.

- Sao ông nói thế?

- Bởi tôi biết có một chuyện bất lợi cho Elinor mà anh bạn còn giấu tôi... Anh bạn nên cho tôi biết ngay...

- Thật ra chuyện này không quan trọng.

- Thì cứ cho là không quan trọng. Nhưng là chuyện gì vậy?

Viên bác sĩ trẻ đành miễn cường kể lại chuyện anh ta bắt gặp Elinor đứng lại ngoài cửa sổ nhà bà Hopkins, sau đó đi tiếp và cười ngặt nghẹo.

Thám tử Poirot trầm ngâm nhắc lại:

- Vậy là cô ấy hỏi Mary Gerrard: “Cô viết di chúc thật à, Mary? Đúng là buồn cười... rất buồn cười...” Và lúc đó anh bạn đã đoán ra ý nghĩ thầm kín của cô ấy chứ gì? Anh bạn cho rằng Elinor đang nghĩ rằng Mary Gerrard chẳng còn sống được bao lâu nữa đâu...

- Đấy chỉ là tôi phỏng đoán thế thôi! - Bác sĩ Lord cãi.

Thám tử Poirot nói:

- Không. Đấy không phải chỉ là một sự phỏng đoán bình thường.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10: Thám tử poirot đến nhà bà y tá hopkins


Thám tử Poirot đang ngồi trong nhà bà y tá Hopkins.

Bác sĩ Lord đưa ông đến đây và giới thiệu với chủ nhà. Sau đó, viên thám tử nháy mắt ra hiệu, thế là viên bác sĩ cáo lui, để ông ngồi nói chuyện riêng với bà y tá Hopkins.

Sau khi quan sát kỹ càng ông khách, bà y tá trung niên cảm thấy yên tâm.

- Đúng là một nỗi bất hạnh lớn - Bà ta nói - Mary là một đứa con gái rất xinh đẹp, đám ông bầu ở Hollywood mà nhìn thấy nó thế nào cũng bám ngay. Đẹp và lại sống nghiêm túc nữa chứ. Nghiêm túc mà không kiêu kỳ, mặc dù người ta đánh giá nó rất cao.

Thám tử Poirot luồn ngay vào câu chuyện một câu hỏi khôn ngoan:

- Bà nói “người ta” là phu nhân Welman phải không?

- Đúng thế. Phải nói là bà cụ mê con bé.

Poirot lẩm bẩm:

- Mọi người khác chắc lấy làm lạ lắm?

- Tùy người thôi. Tôi thì cho rằng bà cụ yêu nó là chuyện dễ hiểu...

Bà y tá cắn môi, lúng túng nói thêm:

- Tôi muốn nói rằng con Mary rất khéo chiều bà cụ... Cách ăn nói cũng như cử chỉ của nó đều làm bà cụ hài lòng. Người già thích có những khuôn mặt non trẻ, dễ thương bên cạnh.

- Chắc tiểu thư Elinor Carlisle về thăm bà cụ luôn?

Bà y tá Hopkins khô khan đáp:

- Cô ấy chỉ về thăm khi nào cô ấy thích về.

- Có vẻ bà không ưa tiểu thư?

Bà Hopkins kêu lên:

- Ưa thế nào được con mụ giết người ấy?

- Tôi thấy bà có định kiến.

- Định kiến sao?

- Bà hoàn toàn tin rằng cô Elinor bỏ thuốc moóc-phin cho cô Mary!

- Còn ai khác nữa? Hay ông nghĩ tôi bỏ?

- Tất nhiên không phải bà rồi, nhưng hiện nay chưa đủ chứng cứ để kết luận ai đã bỏ.

Giọng bình tĩnh, bà Hopkins nói:

- Chính mụ ta là thủ phạm. Tôi thấy cách cư xử của ả ta rõ ràng là của kẻ có tội. Hôm đó ả cố giữ tôi trên phòng ngủ của phu nhân Welman thật lâu... Rồi khi tôi phát hiện Mary đã chết, tôi nhìn ả ta, thấy rõ ràng lúng túng. Nó hiểu là tôi đã biết ai đầu độc con Mary.

- Quả là tôi thấy, không thể nghi cho ai khác Elinor Carlisle được. Trừ phi... cô Mary tự tử.

- Ông nói sao? Mary mà tự tử? Bây giờ tôi mới nghe thấy có người nghĩ như thế đấy. Đúng là vớ vẩn!

- Đấy cũng là một khả năng chứ sao? Mà tôi cũng chỉ nêu lên thế thôi, vả lại ai dám nói chắc rằng cô Mary không tự cho moóc-phin vào tách nước trà?

- Tách trà của nó?

- Chứ sao? Bởi có phải lúc nào bà cũng nhìn đâu?

- Đúng là tôi không theo dõi thật. Mà cũng có thể nó tự tử... Không, tôi không tin! Vì sao nó phải tự tử kia chứ?

Poirot lắc đầu:

- Bà thừa biết, tâm hồn các cô gái trẻ dễ bị thương tổn lắm... Chẳng hạn cô ấy gặp một nỗi đau khổ trong tình yêu...

- Đám con gái tự tử vì tình hiếm lắm, nếu có thì phải là một tình yêu say đắm lắm, nhưng con Mary thì không phải trường hợp ấy.

Bà ta nói và nhìn thẳng vào mắt viên thám tử như thế khiêu khích.

- Cô Mary ấy có đang yêu ai không?

- Không. Nó là đứa con gái rất coi trọng tự do. Hơn nữa, nó bận lo công việc, đâu có thời giờ thừa thãi?

- Nhưng chắc chắn có nhiều cậu mê cô ấy chứ? Mary đẹp thế kia mà?

- Nó không thuộc loại con gái ngu ngốc, chạy theo đám con trai.

- Có cậu trai nào làng theo đuổi Mary không?

- Có. Thằng Ted con ông Bigland. - Bà y tá đáp.

Viên thám tử hỏi cặn kẽ về cậu này. Bà ta kể:

- Thằng Ted mê con Mary lắm. Nhưng như tôi đã nói với con bé tội nghiệp kia, là cô ta cao giá hơn thằng kia cả trăm mét...

- Bị khước từ, hẳn cậu ta uất lắm?

- Nó rất đau khổ và còn đổ tội cho cả tôi nữa chứ.

- Cậu ta cho rằng tại bà mà Mary từ chối cậu ta?

- Tất nhiên. Tôi yêu con Mary và tôi có quyền khuyên nó chứ? Tôi là người lớn tuổi, hiểu đời, tôi không muốn con Mary tự chôn vùi tương lại cuộc đời của nó.

Viên thám tử dịu dàng hỏi:

- Vì sao bà mến cô Mary đến thế?

- Thú thật là chính tôi cũng không cắt nghĩa được tại sao.

Bà ta ngập ngừng rồi nói khẽ:

- Con bé có một chất gì đó rất lãng mạn...

- Đấy là thuộc về tính tình cô ấy. Nhưng còn về vị trí xã hội thì... Có phải cô ấy là con gái ông bảo vệ lâu đài của phu nhân Welman không nhỉ?

- Đúng thế... Tất nhiên rồi... nghĩa là...

Bà ta nhìn viên thám tử và thấy ông ta lộ vẻ có thiện cảm với bà. Đột nhiên cảm thấy muốn tâm sự, bà bèn thú nhận:

- Thật ra Mary không phải con lão bảo vệ Gerrard. Chính lão ta kể với tôi. Bố Mary là một nhà quý tộc.

- Còn mẹ cô ấy?

Bà y tá cắn môi, nói:

- Bà ta trước kia làm hầu phòng cho phu nhân Welman. Sau khi sinh con Mary, bà ta mới lấy lão Gerrard.

- Quả là mối tình lãng mạn... lãng mạn và bí mật.

Nét mặt bà y tá rạng rỡ lên.

- Ông thấy không? Chúng ta không thể không quan tâm đến một con người khi chúng ta biết được điều bí mật trong lai lịch người ấy! Do tình cờ, tôi biết được khá nhiều điều xung quanh lai lịch của nó, nhưng đấy lại là chuyện khác. Đúng như ông nói, con người ta ai cũng tò mò muốn biết sâu về lai lịch người khác. Rất nhiều tấn bi kịch bị người trong cuộc giấu kín. Cuộc đời nhiều chuyện đáng buồn lắm, ông Poirot ạ.

Viên thám tử thở dài. Đột nhiên bà y tá hốt hoảng, vội nói:

- Lẽ ra tôi không nên nói ra với ông những chuyện đó. Mong ông đừng nói lại với ai. Những chuyện đó không liên quan gì đến vụ đầu độc con Mary, đối với tất cả mọi người, nó vẫn là con của bác bảo vệ lâu đài Hunterbury, còn chuyện tôi vừa kể với ông, xin ông giữ kín cho. Ta chẳng nên nói xấu những người đã khuất. Mọi người chỉ cần biết Mary là con gái ông Gerrard, thế là đủ.

Viên thám tử Poirot nói khẽ:

- Có lẽ bà biết cha thật của cô Mary là ai chứ?

Bà y tá bĩu môi nói:

- Có thể tôi biết, mà cũng có thể không biết. Thật ra tôi biết, nhưng không bảo đảm chính xác, do tôi đoán ra là chính “Cái bóng của tội lỗi bao giờ cũng tỏa ra rất xa” câu tục ngữ nói như thế. Nhưng tôi không có thói thóc mách cho nên tôi sẽ không nói thêm gì nữa.

Thám tử Poirot tế nghị chuyển sang đề tài khác:

- Tôi muốn được hỏi bà một vấn đề rất tế nhị, và tôi hy vọng bà sẽ giữ kín cho.

Bà y tá ưỡn người lên, nở một nụ cười rạng rỡ.

- Hình như ông Roddy mê cô Mary, có phải thế không?

- Đúng. Say như điếu đổ ấy chứ!

- Mà lúc bấy giờ ông ta đã đính hôn với tiểu thư Elinor, có đúng như thế không?

- Nếu nói thật ra, thì cậu ta chưa yêu mụ.

- Liệu có phải cô Mary đã chủ động đẩy tình cảm của ông Roddy ấy lên không?

- Mary có tính tự trọng rất cao. Nó không có gì đáng trách xung quanh việc cậu Roddy kia mê nó.

- Nhưng cô Mary có yêu ông ấy không?

- Không! - Bà Hopkins trả lời dứt khoát.

- Nhưng cũng có mến chứ?

- Mến thì có.

- Vậy thì rồi mối tình đó sẽ thành chứ, tất nhiên không phải ngay mà là qua thời gian?

- Tôi nghĩ có thể thành. Con Mary bao giờ cũng xử sự đúng đắn. Nó bảo tôi rằng nó chưa thể trả lời cậu Roddy được trong khi cậu vẫn còn đính hôn với cô chủ Elinor. Hôm cậu ta đến gặp nó ở London, nó vẫn nói thẳng với cậu ta đúng như vậy.

Thám tử Poirot hỏi, giọng rất vô tư:

- Riêng bà, bà đánh giá ông Roddy Welman thế nào?

- Tôi thấy cậu ta là người đáng mến. Có tính dễ bị kích động, giống như những người mắc bệnh khó tiêu ấy. Nói chung những người hay dễ bị kích động đều có bệnh trong người cả.

- Ông ta có yêu quý phu nhân Welman nhiều không?

- Tôi nghĩ rằng có.

- Trong thời gian phu nhân nằm liệt giường, ông ta có hay đến ngồi bên giường bà cụ không?

- Sau lần thứ hai bà cụ bị tai biến, cậu ta với Elinor có về Hunterbury, nhưng cậu ta không vào phòng bệnh của bà cụ lần nào.

- Thật thế sao?

Bà y tá vội vã đáp:

- Bà cụ không yêu cầu cậu ta vào, vả lại lúc đó không ai nghĩ bà cụ sẽ chết nhanh đến thế. Đàn ông rất nhiều người ngại vào phòng bệnh. Không phải họ lạnh lùng, mà vì họ sợ bị xúc động.

Poirot gật đầu:

- Bà có biết chắc ông Roddy không vào phòng phu nhân Welman trước lúc phu nhân tắt thở không?

- Tôi chỉ biết trong thời gian tôi trực ở đó thì cậu ta không vào. Lúc ba giờ sáng, chị O’Brien thay tôi. Cũng có thể chị ấy gọi cậu Roddy vào. Tôi không thấy O’Brien kể lại.

- Nhưng ngay trong lúc bà trực, rất có thể cậu Roddy đã vào, thí dụ lúc bà có việc gì đó phải ra ngoài chẳng hạn. Có khả năng ấy không?

Bà y tá Hopkins tự ái:

- Trong phiên trực, không bao giờ tôi bỏ mặc bệnh nhân để đi đâu, dù chỉ một giây, thưa ông Poirot!

- Bà tha lỗi! Tôi không định nói với ý chê trách bà, thưa bà Hopkins. Tôi chỉ định nói, liệu có thể lúc nào đó bà phải ra ngoài để lấy thứ gì, hoặc đun siêu nước, hoặc lấy thuốc...

Bà y tá đã nguôi cơn nóng, đáp:

- Quả là có một lần tôi ra để thay nước nóng trong các chai chườm, vì tôi biết dưới bếp có nước sôi.

- Bà ra ngoài khoảng bao nhiêu phút?

- Khoảng năm phút.

- Rất có thể trong năm phút đó, ông Roddy đã ghé vào phòng phu nhân Welman.

- Nếu vậy thì phải là ông ta vào loáng một cái rồi ra ngay.

Poirot thở dài nói:

- Vừa rồi bà nhận xét rất đúng. Đàn ông thường rất lúng túng trước người ốm, cho nên chỉ phụ nữ mới làm được chức năng của các nàng tiên phúc hậu chăm nom người ốm. Nếu nhân loại không có các bà các cô thì không biết đàn ông chúng tôi làm được cái gì? Nhất là những phụ nữ làm nghề y tá... Quả là một thiên chức cao quý!

Bà Hopkins hơi đỏ mặt một chút, đáp:

- Ông quá khen. Chưa bao giờ tôi dám nghĩ như thế. Chúng tôi quá bận, chẳng còn thời giờ đâu nghĩ đến giá trị của nghề chúng tôi.

- Bà có thể cho tôi biết thêm về cô Mary Gerrard nữa được không?

Sau một sự im lặng kéo dài, bà y tá nói:

- Tôi chẳng còn gì để nói thêm với ông về cô ấy nữa.

- Thật thế chứ, thưa bà Hopkins?

Bà ta nói, có phần lúng túng:

- Ông chưa hiểu ý tôi. Tôi rất yêu nó...

- Nghĩa là bà không muốn nói gì thêm về cô ấy nữa?

- Không. Tôi không nói gì thêm một lời nào nữa.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11: Thám tử poirot trò chuyện với bà quản gia bishop


Trước dáng điệu bệ vệ trong bộ đồ đen của bà quản gia Bishop, thám tử Hercule Poirot ngồi thu mình, trông nhũn nhặn quá mức.

Mọi chuyện của bà này không dễ dàng gì bởi do bản chất thị dân cô hữu, bà ta không quý gì người lạ. Mà rõ ràng thám tử Hercule Poirot là người lạ, “người ngoài”. Các câu trả lời của bà ta lạnh nhạt và bà ta giữ thái độ khinh thường đa nghi đối với khách.

Lời giới thiệu cua bác sĩ Lord không tạo được không khí thoải mái hơn.

Sau khi bác sĩ Lord ra khỏi nhà, bà Bishop nói:

- Rõ ràng ông bác sĩ Lord là người giỏi và rất tận tụy với bệnh nhân. Người tiền nhiệm của ông ta, bác sĩ Ransome, đã làm việc trong vùng này rất lâu.

Nói cách khác, bác sĩ Ronsome mới là người được dân trong vùng thật sự kính trọng và yêu mến, còn ông bác sĩ Lord là lính mới, chủ quan tự phụ chỉ có một ưu điểm duy nhất là có trình độ nghề nghiệp giỏi mà thôi.

Toàn bộ quan niệm của bà quản gia này là đối với người thầy thuốc, trình độ chuyên môn hoàn toàn chưa đủ để khiến dân trong vùng yêu quý.

Thám tử Poirot đã triển khai toàn bộ tài khéo léo của mình nhưng không đạt kết quả. Bà Bishop kia vẫn dè dặt và xa cách.

Cái chết của phu nhân Welman đã gây một ấn tượng rất mạnh cho dân trong vùng, vì phu nhân được họ rất kính trọng. Việc tiểu thư Elinor bị bắt giam là nỗi nhục cho dân chúng và người ta thấy rõ đấy là do những “phương pháp mới” của cảnh sát. “Tôi không biết nói với ông thế nào” - đó là tất cả những gì thám tử Poirot moi ra được ở miệng bà quản gia thiển cận này.

Viên thám tử gốc Bỉ này đành đưa ra con bài cuối cùng. Ông kể về một trong những chuyến du lịch của ông, rồi nhân đó ca ngợi hết lời tác phong cao thượng, trọng danh dự và phẩm chất hào hiệp của các bậc vua chúa.

Bà Bishop vốn đọc đều đặn “Tin tức Hoàng gia” trong các tạp chí, nên đã bị thuyết phục. Nếu như các vua chúa quý ông Poirot này đến thế thì... Và tình thế đột nhiên thay đổi hẳn. Dù ông này là “người lạ” hay “người quen” thì rõ ràng ông ta là người thân cận với các bậc vua chúa. Những người như thế đáng kính trọng và tin cậy.

Và chỉ một lát sau, hai người đã trò chuyện thân tình và cởi mở về một đề tài lôi cuốn: việc chọn một hôn phu xứng đáng cho công chúa Elisabeth, người sau này sẽ kế vị ngai vàng nước Anh.

Sau khi điểm mặt tất cả giới đại quý tộc, câu chuyện chuyển dần sang tầng lớp quý tộc nhỏ hơn đôi chút.

Poirot nói bằng giọng thông thái:

- Than ôi, hôn nhân quả là chuyện tiềm chứa biết bao cạm bẫy và hiểm nguy.

- Tất nhiên rồi... nhất là cái đạo luật ly hôn vô luân vừa mới được ban hành... - Bà Bishop nói với thái độ coi đạo luật cho phép ly hôn là thứ gì hết sức xấu xa, một căn bệnh truyền nhiễm đáng ghê tởm.

Poirot nói tiếp luôn:

- Tôi tin rằng trước khi qua đời, phu nhân Welman rất mong cô cháu lấy được một đám hẳn hoi.

- Tất nhiên rồi! Lễ đính hôn giữa cô Elinor và cậu Roddy đã làm bà chủ tôi thở phào nhẹ nhõm, phu nhân thấy đó là một đôi hoàn hảo, khiến bà chủ tôi hoàn toàn mãn nguyện.

Poirot thử quăng ra một hòn đá thăm dò:

- Nhưng hình như hai cô cậu đính hôn chỉ cốt để làm phu nhân hài lòng. Có phải thế không, thưa bà Bishop?

- Klhông phải đâu! Tôi không hề nghĩ như thế, thưa ông Poirot. Tôi thấy ngay từ nhỏ, tiểu thư Elinor đã tỏ ra rất mến cậu Roddy. Bây giờ cô chủ là một cô bé rất đáng yêu, và tỏ ra bản chất là con người phúc hậu, công bằng, chính đáng.

- Còn ông Roddy? - Thám tử Poirot hỏi.

- Cậu Roddy cũng yêu cô chủ.

- Thế mà họ lại hủy cuộc đính hôn?

Mặt bà Bishop đỏ lên vì giận dữ:

- Thưa ông Poirot, hoàn toàn chỉ do mưu mẹo của một con rắn độc náu kín trong đám cỏ rậm đấy thôi.

Lộ vẻ ngạc nhiên, Poirot hỏi:

- Chẳng lẽ lại như thế, thưa bà Bishop?

Mặt càng đỏ tía thêm, bà ta giải thích:

- Làng chúng tôi ở đây, thưa ông Poirot, có tục kiêng không nói đến những người đã qua đời. Nhưng tôi không thể nhịn được mà phải nói rằng con Mary là đứa ranh ma quỷ quyệt, chuyên ném đá giấu tay.

Viên thám tử chăm chú quan sát bà ta một lúc rồi làm ra vẻ vô tư nói:

- Nghe bà nói tôi rất ngạc nhiên, thưa bà Bishop. Tôi nghe người ta nói thì cô Mary tính tình giản dị và không biết mưu mẹo là gì.

Cằm bà quản gia rung lên vì giận dữ:

- Nó là một đứa hết sức thâm hiểm, thưa ông. Mọi người đều bị nó đánh lừa hết. Như bà y tá Hopkins chẳng hạn! Rồi cả phu nhân Welman, bà chủ của tôi nữa chứ, cũng bị nó đánh lừa.

Viên thám tử tỏ vẻ bây giờ mới hiểu ra sự thật, ông ta vừa lắc đầu vừa tặc lưỡi.

Bà Bishop thấy vậy liền sôi nổi nói thêm:

- Bà chủ tôi sức một ngày yếu, con rắn độc kia thì cứ ton hót bên cạnh để chiếm đoạt lòng tin của bà chủ tôi. Nó biết đánh trúng chỗ yếu của phu nhân. Lượn lờ bên cạnh bà chủ, đọc sách báo cho bà cụ nghe, rồi hái hoa đem vào cho bà cụ... Thế là suốt ngày bà chủ tôi hết “Mary đâu?” lại “Gọi con Mary cho ta!”. Bà chủ tôi chi cho nó không biết bao nhiêu là tiền bạc! Học hành của nó tốn kém lắm chứ, rồi những chuyến cho nó du lịch ra nước ngoài nữa... Bà chủ tôi không tiếc tiền cho con gái lão bảo vệ lâu đài Gerrard. Những ân huệ đó của bà chủ có làm cho lão kia hài lòng đâu? Trái lại thì có. Tôi đã nghe thấy ông ta mắng con gái là “đồ làm ra vẻ tiểu thư”. Có gì đâu, chỉ là do con bé tự coi mình là giỏi giang, khinh bố. Có vậy thôi!

Lần này Poirot thở dài thông cảm:

- Lạy chúa tôi!

- Sau đấy, nó ưỡn ẹo trước mặt cậu Roddy. Mà cậu này thì thật thà, đâu có biết mưu mô ranh ma của nó. Cô chủ Elinor thì ngay thẳng, không nhìn thấy gì hết. Nhưng đàn ông đều như thế hết. Luôn bị mắc câu trước giọng khen nịnh và khuôn mặt xinh xắn của con gái.

- Nhưng Mary cũng có cả những cậu trai thuộc tầng lớp cô ta yêu cô ta chứ?

- Tất nhiên. Như thằng Ted, con ông Bigland chẳng hạn. Nói riêng với ông, thằng bé rất đáng yêu. Nhưng con Mary lại tự cho là nó cao giá hơn thằng Ted nhiều. Thú thật, cứ nhìn thấy điệu bộ của con ấy là tôi đã nóng mắt rồi.

- Cậu Ted có uất hận vì bị Mary khước từ không?

- Có chứ. Có người đáng tin cậy kể cho tôi nghe là thằng Ted trách con Mary để yên cho cậu Roddy tán tỉnh. Tôi nghĩ thằng bé oán con Mary là có lý.

- Tôi cũng nghĩ như thế - Thám tử Poirot nói - Tôi rất tán thành cách suy nghĩ của bà, thưa bà Bishop. Rất ít người có tài chỉ cần vài chi tiết là làm nổi rõ một tính cách con người như bà. Vừa rồi bà đã cho tôi thấy rất rõ bản chất của Mary Gerrard.

Bà Bishop vội kêu lên:

- Nhưng ông cẩn thận đấy! Tôi không ghét bỏ gì nó, tôi chỉ thấy nó gây ra bao nhiêu chuyện rắc rối trong lâu đài Hunterbury.

- Tôi đang nghĩ, không biết cứ tình trạng đó thì rồi sẽ ra sao?

- Tôi cũng nghĩ như vậy. Tôi cam đoan, nếu bà chủ tôi không qua đời nhanh đến như vậy thì chưa biết con rắn độc kia sẽ còn gây ra những chuyện gì nữa? Chuyện bà chủ tôi qua đời quá đột ngột, bây giờ thì tôi hiểu ra được rằng chính như thế lại là sự giải thoát cho bà chủ. Nhưng tôi vẫn nghĩ do đâu mà bà chủ tôi “đi” nhanh đến như thế?

- Nghĩa là sao, tôi chưa hiểu bà định nói gì, thưa bà Bishop? - Thám tử Poirot tỏ vẻ chú ý.

- Tôi đã thấy nhiều trường hợp tương tự. Bà chị ruột tôi làm trong một gia đình, cũng có một trường hợp y như thế. Ông đại tá Randolph giết vợ vì mê con đĩ ở Eastbourne... Tôi còn biết một bà tên là phu nhân Dacres lúc chết, để lại di chúc, cho thằng cha đánh đàn oóc-gơ ở nhà thờ hưởng toàn bộ gia tài! Thằng cha đó thuộc loại trai trẻ để tóc dài như người rừng, trong khi bà ta có một lũ con gái, đứa đã có chồng đứa chưa, nhưng bà mẹ chẳng để lại cho đứa con nào lấy một xu.

- Bà cho rằng nếu phu nhân Welman sống thêm ít ngày nữa, phu nhân sẽ viết di chúc, cho Mary hưởng toàn bộ gia tài?

- Tôi chỉ nghĩ nếu xảy ra chuyện đó thì tôi chẳng lấy gì làm lạ. Con ấy nhằm mục tiêu đó mà lại. Hồi bà chủ tôi còn sống, tôi mà nói gì đụng đến con Mary là bà chủ nổi giận, nói tôi chẳng ra cái gì, mặc dù tôi đã hầu hạ bà chủ tôi gần hai chục năm trời. Con người ta dễ vô ơn lắm, thưa ông Pôirot. Mình thì làm tận tụy, không biết nghỉ ngơi là gì, mhưng người ta có biết cho đâu!

- Bà nói rất đúng, thưa bà Bishop!

- Nhưng không phải bao giờ cái xấu cái ác cũng thắng. - Bà Bishop chữa lại.

- Đúng thế. Bây giờ Mary Gerrard đã chết.

- Nó sẽ phải ra trước tòa án của Chúa! Việc phán xét nó đâu phải của chúng ta.

- Cái chết của cô ấy vẫn còn nhiều bí ẩn....

- Tất nhiên rồi! Vì cảnh sát dùng những phương pháp rất vô lý. Một tiểu thư được giáo dục đạo đức như cô Elinor làm sao có thể bỏ thuốc độc cho ai? Họ viện ra cái câu tôi nhận xét rằng sáng hôm đó tiểu thư nói với tôi những lời lẽ rất lạ lùng.

- Sự thật thì có đúng như thế không, thưa bà Bishop?

- Đúng như thế, chỉ có điều không phải như cảnh sát nhận định. Ông tính, tiểu thư Elinor vốn là cô gái đa cảm, hôm ấy chở về lâu đài để mang đi những đồ đạc của người cô ruột yêu quý, làm sao tiểu thư không bị bối rối tinh thần kia chứ?

- Và bà đã muốn khuây khỏa cho tiểu thư bằng cách đề nghị đi theo bên cạnh tiểu thư trong mấy ngày ở lâu đài...

- Đúng thế, nhưng tiểu thư khước từ. Tính Elinor không thích nhờ vả, làm phiền ai. Tuy nhiên tôi rất tiếc là đã không được đi theo cô chủ.

- Sao bà không cứ đi theo đến lâu đài?

Bà Bishop ưỡn người lên, kiêu hãnh:

- Tôi có tật ai đã không muốn thì mình không ép, thưa ông Poirot.

- Có lẽ sáng hôm đó bà cũng có những công việc quan trọng?

- Tôi nhớ sáng hôm đó trời nóng bức, oi ả như gặp có bão - Bà Bishop thở dài nói - Tôi ra nghĩa trang để đặt vòng hoa trên mộ phu nhân Welman và cầu nguyện cho phu nhân. Vì nóng bức, tôi muộn mới về đến nhà, và nhìn thấy tôi mặt mũi bơ phờ, bà chị tôi rất ngạc nhiên. Chị tôi bảo, những hôm nóng bức thế này không nên đi đâu ra khỏi nhà.

Thám tử nhìn bà vẻ cảm phục, rồi nói:

- Bà quả là người tình nghĩa, thưa bà Bishop. Bà thật sung sướng là không có gì phải ân hận sau khi phu nhân Welman qua đời. Không như ông Roddy, ông ấy không dám vào thăm phu nhân, tất nhiên ta cũng thông cảm là lúc đó ông ta đâu biết bà cụ qua đời nhanh đến thế.

- Ông nhầm rồi, ông Poirot. Tôi xin khẳng định là cậu Roddy có vào thăm bà chủ tôi. Lúc đó tôi đứng chỗ đầu cầu thang gác, thấy bà y tá đi xuống nhà. Tôi bèn vào xem bà cụ có cần gì không, bởi mấy người y tá hay có thói kiếm cớ xuống nhà chuyện gẫu với mấy đứa hầu phòng dưới đó, bỏ mặc bệnh nhân nằm một mình. Tôi đang tính bước vào phòng phu nhân thì thấy cậu Roddy đã lẻn vào trước. Tôi không biết bà chủ có biết cậu vào hay không, nhưng rõ ràng cậu ấy không có gì đáng phải ân hận hết.

- Nếu thế thì tốt. Cậu Roddy có tính dễ bi kích động.

- Phải nói là thần kinh cậu ấy rệu rã mới đúng. Cậu ấy như vậy từ nhỏ.

- Bà quả là thông minh, tôi đánh giá rất cao khả năng xét đoán của bà, thưa bà Bishop. Vậy theo bà nhận định thì cái chết của Mary là do đâu?

- Còn do đâu nữa? Do cái lọ cá của lão chủ hiệu thực phẩm Abbott chứ sao? Lão ta để hàng tháng trời, lại dưới ánh đèn nóng thế, làm sao không thiu ôi được? Một bà chị họ tôi do ăn lọ cua của lão đặ bị ngộ độc suýt chết đấy.

Thám tử Poirot phản đối:

- Nhưng khi mổ xác Mary, người ta lại thấy trong thi thể có chất moóc-phin?

- Tôi không biết chất moóc-phin là thứ gì. Nhưng tôi biết mấy ông bác sĩ. Họ muốn tìm ra chất gì là thấy chất ấy ngay. Làm sao mà nghe họ được?

- Có người bảo Mary tự tử, bà nghĩ sao?

- Tự tử cái gì? Nó còn đang chài cậu Roddy để cậu ta lấy nó chứ. Nghe nói có người bảo nó tự tử thì tôi thật buồn cười!
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12: Thám tử poirot hỏi chuyện ted bigland


Chủ nhật đó, thám tử Poirot đến gặp Ted tại nông trại của cha cậu ta, ông Bigland. Ông không mất công gì cũng moi được của cậu ta rất nhiều điều, bởi Ted đang thèm có người nghe để cậu giãi bày cho nhẹ nỗi đau khổ trong tim.

- Vậy là ông thám tử đi tìm kẻ đã đầu độc Mary? Cái chết của cô ấy đối với chúng tôi còn chứa rất nhiều bí ẩn.

- Vậy cậu không tin thủ phạm giết cô Mary là tiểu thư Elinor?

Vẻ mặt ngây thơ như trẻ sơ sinh, Ted cau mày chậm rãi nói:

- Tiểu thư Elinor là người cao quý... không thể phạm một tội ác ghê tởm như thế... Ai chịu suy nghĩ một chút thì thấy ngay, một phụ nữ thuôc tầng lớp như tiếu thư không bao giờ xử sự như thế.

- Tôi đồng ý với cậu - Poirot nói - nhưng khi con người ta đã ghen lên...

Viên thám tử ngưng lại quan sát, cậu trai tóc vàng, vóc cao lớn vạm vỡ.

- Ghen ấy ạ?... Cháu biết khi ghen, người ta có thể làm chuyện này chuyện nọ, nhưng thường là nốc rượu và trong một cơn bộc phát nào đó. Khi say, người ta dễ mất tự chủ. Còn tiểu thư Elinor là người điềm tĩnh và có giáo dục tốt...

- Vậy mà cô Mary vẫn cứ bị chết... và lại là cái chết không bình thường. Cậu có thể cung cấp cho tôi được một số thông tin nào giúp tôi tìm ra hung thủ không?

Cậu trai trẻ lắc đầu.

- Cháu không sao hiểu nổi, tại sao lại có người muốn giết Mary. Cô ấy đẹp như một bông hoa.

Đột nhiên thám tử Poirot thấy trong óc hiện lên hình ảnh cô gái... Trong lời lẽ chất phác của cậu trai nông thôn này, hình ảnh Mary hiện lên sống động và tươi tỉnh như một bông hoa, Poirot cảm thấy một nỗi buồn vô hạn: kẻ nào đã hủy diệt một con người tuyệt đẹp và đáng yêu đến như vậy!

Những mẩu câu nối tiếp nhau văng vẳng trong trí óc ông. “Một cô gái rất đáng mến” - lời của bác sĩ Lord, “Con bé xứng đáng đóng phim ở Hollywood” - câu của bà y tá Hopkins. Rồi “trông điệu bộ uốn éo kiêu căng của nó tôi nóng cả mắt” - câu của bà quản gia Bishop... Và nổi bật lên trong số những câu nhận xét ấy là câu của một tâm hồn giản dị “cô ấy đẹp như một bông hoa”.

- Cậu nó nữa đi... - Thám tử Hercule Poirot giục, chìa hai bàn tay như năn nỉ.

Cặp mắt đờ đẫn như của một con thú bị thương Ted đáp:

- Cháu không biết đâu, thưa ông. Đúng như ông nói, Mary chết một cái chết không bình thường. Cho nên cháu nghĩ: hay là một tai nạn?

- Tai nạn? Nhưng tai nạn theo kiểu nào?

- Chắc ông nghĩ cháu là đứa ngu ngốc. Nhưng cháu cứ suy nghĩ mãi và cháu bỗng thấy có khi sự việc diễn ra không như người ta miêu tả. Có một sự lầm lẫn lớn nào ở đây! Đấy chỉ là một tai nạn, chỉ đơn giản là một tai nạn!

Bối rối không biết cách trình bày, Ted nhìn viên thám tử. Còn Poirot thì sau một lúc suy nghĩ miên man, ông nói:

- Cách suy nghĩ của cậu làm tôi rất ngạc nhiên và bắt tôi phải suy nghĩ đấy, Ted.

- Cháu nghĩ đối với ông, suy nghĩ của cháu chẳng có giá trị gì. Cháu không biết cách trình bày. Vả lại đấy chỉ là cảm giác của riêng cháu.

- Cảm giác nhiều khi là thứ gợi hướng đi chính xác cho hành động đấy... Cậu tha lỗi nếu tôi mạn phép cậu khơi lại vết đau trong lòng cậu Ted. Nhưng tôi xin hỏi cậu, cậu yêu Mary lắm phải không?

Khuôn mặt rám nắng của Ted tối xầm lại:

- Chuyện ấy cả làng đều biết.

- Cậu muốn cưới cô ấy?

- Vâng.

- Nhưng Mary từ chối phải không?

- Người ta có thể có những ý định tốt, nhưng tốt nhất là họ đừng lo cho người khác thì hơn. Chính việc Mary được học hành chu đáo và đi ngao du ở nước ngoài đã làm cô ấy biến đổi. Không đến nỗi thành kiêu căng, hay hư hỏng, không! Nhưng cô ấy đã lóa mắt. Cô ấy thấy ở đây không có chỗ đứng cho cô ấy. Cô ấy cảm thấy cao giá hơn cháu rất nhiều, cháu không nói sai đâu! Tuy nhiên cô ấy chưa đủ là một tiểu thư cao quý để có thể sánh với ông Roddy Welman.

Thám tử Poirot vẫn quan sát Ted.

- Cậu không ưa ông Roddy?

- Tại sao cháu phải yêu ông ta? Ông ta là người tốt và cháu không có gì để trách cứ ông ấy. Nhưng cháu thấy ông ấy không đáng để cháu coi ông ấy là một người đàn ông. Cháu có thể bẻ đôi ông ấy dễ dàng. Tuy ông ta thông minh... nhưng thông minh để làm gì khi xe ô-tô của ông ta bị pan? Anh có thể hiểu lý thuyết nguyên nhân hỏng hóc, nhưng anh vẫn bất lực như một đứa trẻ trong nôi. Trong khi anh chỉ cần tháo cái ma-nhê-tô ra và dí ngọn lửa vào đó là nó lại chạy.

- Hình như cậu làm ở xưởng sửa chữa ô-tô?

- Vâng, thưa ông Poirot, xưởng của cháu ở cuối phố kia.

- Sáng hôm xảy ra vụ án mạng, cậu đang làm việc ở xưởng chứ?

- Vâng, cháu kiểm tra xe của một khách hàng. Hôm ấy không hiểu sao cháu thấy bồn chồn rất lạ, mãi mà không sao tìm được nguyên nhân hóc hỏng. Cháu bèn ngồi lên xe cho chạy ra ngoài. Hôm đó thời tiết tuyệt vời và mùi hoa kim ngân thơm ngát. Mary rất thích mùi hoa kim ngân. Cô ấy và cháu đã từng cùng hái hoa với nhau, trước cái lần cô ấy ra học ở nước ngoài ấy.

Trên khuôn mặt Ted lại hiện ra vẻ hồn nhiên. Viên thám tử im lặng.

Đột nhiên Ted như bừng tỉnh khỏi cơn mê, nói:

- Xin lỗi ông, và xin ông quên đi những gì cháu vừa nhận xét về ông Roddy. Cháu rất bực thấy ông ta tán tỉnh Mary. Lẽ ra ông ta không nên quấy rầy cô ta như vậy. Mary đâu thuộc tầng lớp ông ta? Hoàn toàn không phải!

- Cậu có cho là Mary yêu ông ta không? - Poirot hỏi.

- Không, cháu không cho là như thế. Nhưng cháu không dám khẳng định.

- Mary còn có người đàn ông nào nữa không? Chẳng hạn một người cô ta gặp ở nước ngoài?

- Cháu không biết. Không thấy Mary kể gì.

- Cô ấy có kẻ thù nào ở đây, thị trấn Maidensford này không?

- Một người nào thù ghét cô ấy ạ? Không ai thật thân với cô ấy, nhưng mọi người đều trọng cô ấy.

- Bà Bishop, quản gia trong lâu đài, có quý cô ấy không?

Ted bật cười:

- Nếu bà ấy ghét Mary thi chỉ vì tức, thấy phu nhân Welman mê cô ấy quá. Chỉ là tức thôi.

- Mary có sung sướng được sống ở đây không? Cô ấy cũng quý phu nhân Welman lắm thì phải?

Ted Bigland đáp:

- Cô ấy sẽ sung sướng nếu bà y tá kia để cô ấy yên, cháu nghĩ thế. Bà Hopkins ấy nhồi nhét vào đầu óc Mary đủ thứ rác rưởi. Bà ta khuyên Mary tìm một nghề, và là nghề y tá xoa bóp.

- Bà ta quan tâm đến Mary lắm à?

- Cháu cảm thấy thế. Bà ta thuộc loại thích khuyên bảo người này người nọ.

- Giả sử bà ta biết được một điều bí mật nào đó trong cuộc đời Mary, theo cậu nghĩ, liệu bà ta có khả năng làm hại cô ấy không?

Ted tò mò nhìn nhà thám tử:

- Cháu chưa hiểu ông hỏi gì?

- Nếu bà Hopkins ấy biết được một điều gi đó bất lợi cho Mary, liệu bà ta có giữ kín cho cô ấy không?

- Bà ta không giữ được đâu. Bà ta chuyên ngồi lê đôi mách.

Rồi Ted hỏi lại:

- Nhưng tại sao ông lại hỏi cháu câu đó?

- Khi trò chuyện với người khác, người ta hay cố tạo cho người kia một hình ảnh về họ. Khi bà Hopkins nói chuyện với tôi, bà ta cố tạo cho tôi quan niệm rằng bà ta là con người thẳng thắn, chân thật. Tuy nhiên tôi luôn có cảm giác bà ta giấu tôi một chuyện gì đó. Có khi đấy chỉ là một chi tiết không liên quan đến vụ án mạng. Nhưng tôi thấy rõ bà ta đang giấu tôi một thứ. Hơn nữa tôi còn cảm thấy dường như điều bà ta giấu đó có thể có hại cho cô Mary.

Ted bối rối lắc đầu.

Thám tử Poirot thở dài:

- Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng sẽ biết được điều bà ta đang giấu tôi ấy.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13: Poirot và Roddy


Thám tử Poirot chăm chú quan sát khuôn mặt dài với những nét tinh tế của Roddy Welman.

Roddy đang trong tâm trạng lo lắng một cách thảm hại. Hai tay anh ta vặn vẹo vào nhau, đôi mắt đỏ ngầu. Giọng nhát gừng, Roddy vừa nói, vừa nhìn vào tấm danh thiếp:

- Tôi đã biết tiếng ông, thưa ông Poirot. Tuy nhiên tôi chưa hiểu bác sĩ Lord hy vọng ông làm được gì trong trường hợp này. Hơn nữa tại sao ông bác sĩ lại chen vào vụ án này nhỉ? Ông ta chữa bệnh cho bà thím tôi, có vậy thôi, còn ngoài ra ông ta chỉ là người dưng. Elinor và tôi gặp ông ta lần cuối cùng là khi chúng tôi về lâu đài Hunterbury vào cuối tháng Sáu vừa rồi. Người đáng theo dõi vụ án này lẽ ra phải là ông công chứng Seddon thì có lý hơn.

- Về mặt kỹ thuật thì ông có lý. - Poirot nói.

- Không phải vì ông Seddon làm tôi tin cậy với bộ mặt đưa ma của ông ta.

- Các quan chức ngành pháp lý thường có bộ mặt khắc khổ và nghiêm nghị.

Roddy nói thêm, vẻ bực tức đã giảm:

- Tuy nhiên, chúng tôi đã thuê luật sư Bulmer làm công việc bào chữa. Nghe bảo ông ấy rất giỏi. Ông nghĩ sao?

- Bulmer nổi tiếng là người chuyên nhận cãi cho những vụ đã hết hy vọng.

Thám tử Poirot hỏi tiếp:

- Tôi nghĩ ông sẽ không khó chịu nếu tôi cố gắng kéo tiểu thư Elinor ra khỏi vụ bê bối này chứ?

- Không, không đâu, tất nhiên rồi. Nhưng...

- Nhưng tôi làm được gì kia chứ? Có phải trong thâm tâm ông nghĩ như vậy không?

Một nụ cười lướt nhanh trên khuôn mặt buồn bã của Roddy... một nụ cười có duyên đến mức nhà thám tử chợt hiểu sức quyến rũ tinh vi của chàng trai này.

Roddy nói vẻ nhận lỗi:

- Lời tôi nói vừa rồi chắc ông thấy quá thô bạo. Thật ra ông đã đánh rất trúng đích. Tôi không phải là người hy vọng vào những điều hão huyền. Vậy ông có thể làm được gì, thưa ông Poirot?

- Tìm ra sự thật - Nhà thám tử đáp - Tôi có thể tìm ra được những sự thật giúp vào việc giải thoát cho bị cáo.

- Giá ông làm được như thế!

- Tôi rất mong được có ích. Ông có thể giúp tôi bằng cách cho tôi biết những cảm giác của ông về vụ án này được không?

Roddy đứng lên, đi đi lại lại trong phòng:

- Tôi có thể kể gì với ông được? Tất cả những chuyện đó quả là phi lý... quái đản! Nguyên chuyện nghi Elinor là kẻ sát nhân... Elinor mà tôi biết rõ từ thuở nhỏ... đã làm tôi thấy quá vô lý. Làm sao có thể nói để hội đồng xét xử hiểu ra được là như thế?

- Vậy ông tin rằng tiểu thư Elinor không có khả năng phạm một tội ác lớn như vậy?

- Hoàn toàn không thể! Elinor là cô một gái tuyệt diệu, tinh thần luôn thăng bằng và ghét mọi thứ bạo lực. Thông minh và nhạy cảm, nàng đứng trên mọi ham muốn thấp hèn. Tuy nhiên, khi người ta đặt lên ghế quan tòa mười hai thằng ngu, thì có Trời biết chúng sẽ làm nên những trò gì! Ta hãy cùng suy luận một chút. Những người ngồi trên ghế quan tòa không làm công việc xét xử các tính cách mà họ ngồi để hỏi vặn các nhân chứng. Sự kiện, sự kiện và sự kiện! Và những sự kiện đó đè bẹp bị cáo.

- Thưa ông Roddy. Tôi thấy ông là người thông minh. Các sự kiện diễn biến đều buộc tội cho tiểu thư Elinor. Nhưng ông lại tin rằng tiểu thư vô tội. Nếu vậy, xin ông cho biết những gì đã xảy ra?

Roddy tuyệt vọng giơ hai tay lên trời:

- Chính đấy là điều khó khăn. Bà y tá có thể là thủ phạm được không?

- Bà ta không đụng đến những chiếc bánh mì kẹp thức ăn... Tôi đã tiến hành điều tra rất tỉ mỉ. Còn nếu bà ta bỏ thuốc độc vào nước chè thì chính bà ta phải bị ngộ độc chứ. Tôi tin chắc là như thế. Hơn nữa, bà ta có lý do gì để giết Mary đâu?

Roddy kêu lên:

- Mà ai là người có lý do để muốn cho cô Mary chết?

Poirot đáp:

- Đấy là câu hỏi không thể có lời giải đáp. Không ai muốn giết Mary Gerrard (trong thâm tâm, ông ta thầm nghĩ: trừ Elinor Carlisle). Nếu xuất phát từ câu trả lời trên thì có nghĩa Mary không thể bị giết. Nhưng trên thực tế thì cô ta lại bị giết. Rõ ràng là cô ta đã bị giết, không thể bác bỏ sự thật này.

Đến đây, thám tử Poirot ngâm luôn hai câu trong một vở kịch mê-lô:

Nhưng nàng đã nằm trong mộ

Và thế là cuộc đời ta tan nát!

- Ông thích hai câu ấy? - Roddy hỏi.

- Đấy là thơ của Wordsworth - Poirot giải thích - Tôi đọc rất nhiều của nhà thơ này. Phải chăng hai câu thơ đó nói lên đúng tâm trạng của ông, thưa ông Roddy?

- Của tôi?

Roddy cau mặt.

- Tôi xin lỗi... tha thiết xin ông tha lỗi. Quả là vất vả vừa làm thám tử vừa phải làm pukkasahib! Có những điều người ta không nên nói ra, nhưng than ôi, người thám tử lại buộc phải đụng đến một số chuyện trong đời tư con người, và những tình cảm thầm kín của họ.

- Theo tôi tất cả những việc đó đều vô ích.

- Nếu tôi nhìn thấy rõ mọi thứ thì cần gì phải làm thế? Nhưng thôi, ta làm cho xong công việc vất vả này để sau đây không bao giờ phải trở lại nữa. Thưa ông Roddy, mọi người đều biết ông rất quý cô Mary Gerrard. Có đúng không?

Roddy lại đứng lên, bước ra cửa sổ, tay mân mê rèm cửa.

- Đúng. - Anh ta đáp.

- Ông yêu cô ấy chứ?

- Tôi nghĩ là thế.

- Và cái chết của cô Mary làm ông tan nát trái tim?

- Tôi... tôi... tôi nghĩ là như thế... nghĩa là... thưa ông Poirot...

Bị tinh thần kích động, anh ta trông giống như con thú bị người đi săn dồn đến đường cùng.

- Nếu có thể, xin ông kể tỉ mỉ suy nghĩ của ông cho tôi nghe.

Roddy ngồi xuống ghế bành, mắt không nhìn đối phương, giọng ngắt quãng, kể:

- Tôi rất khó nói rõ được tình cảm của tôi đối với Mary. Mà có cần thiết phải kể ra không?

- Thưa ông Roddy, ta có thể không cần đụng đến những điều quá khó nói. Vừa rồi ông có nói ông cảm thấy dường như ông yêu cô ấy. Nghĩa là chính ông cũng chưa tin chắc là mình yêu?

- Tôi không biết... Cô ấy đẹp... như một người trong mơ... Đấy, bây giờ tôi cảm thấy cô ấy như vậy... Một giấc mơ! Cuộc gặp gỡ đầu tiên với cô ấy, cảm giác bàng hoàng của tôi! Giống như một cơn điên! Và bây giờ tất cả đều kết thúc... như thế chuyện đó chưa hề xảy ra.

Thám tử Poirot nói:

- Tôi hiểu... Hôm cô ấy mất, ông không có mặt ở nước Anh?

- Không tôi rời Anh ngày mồng chín tháng Bảy và trở về ngày mồng một tháng Tám. Bức điện của Elinor phải đuổi theo tôi hết thành phố này sang thành phố khác. Và khi nhận được điện, tôi vội vã lên đường về ngay.

- Cái chết kia hẳn làm ông choáng váng. Ông yêu cô ấy lắm phải không?

Roddy chua chát đau đớn nói:

- Sao cuộc đời cô ấy lại đau thương đến thế nhỉ? Con người ai cũng mong hạnh phúc nhưng bất hạnh chờ đón ta ở mỗi bước ngoặt.

- Đời là thế, thưa ông! Không phải ta muốn nó thế nào là nó sẽ y như thế.

Roddy cau mặt và thám tử Poirot nói luôn:

- Ông biết những gì về cô Mary Gerrard, thưa ông Roddy Welman?

- Tôi biết những gì ư? Rất ít. Bây giờ tôi mới hiểu được như thế. Tôi chỉ thấy Mary dịu dàng và xinh xắn. Ngoài ra tôi không biết gì hết. Có lẽ chính vì thế mà khi nghe tin cô ấy mất tôi không đến nỗi đau đớn nhiều lắm.

Roddy nói và cảm thấy vơi nhẹ nỗi lòng. Thám tử Poirot thầm đoán tình cảm thầm kín của anh ta.

- Xinh xắn... dịu dàng... tri thức trung bình. Nhạy cảm và có lẽ phúc hậu... Cô ta khác hẳn các cô gái cùng gia cảnh như cô.

- Theo ông, cô Mary có khả năng gây thù oán với ai không?

- Không - Roddy kêu lên - Không ai ghét được cô ấy. Còn bực tức với cô ấy thì có, nhưng hai thứ hoàn toàn khác nhau.

- Bực tức? Nghĩa là cô ấy có làm cho người khác bực tức?

- Có lẽ thế... chứng cứ là lá thư nọ.

- Lá thư nào? - Poirot đột nhiên chú ý.

Roddy bỗng đỏ mặt và lộ vẻ buồn:

- Lá thư ấy không quan trọng gì đâu.

- Nhưng lá thư nào? - Poirot hỏi gặng - Thư gửi cho ai và đến khi nào?

Roddy miễn cưỡng kể lại.

- Chà, lạ đấy - Poirot nói - Tôi có thể xem được không?

- Không, vì tôi đốt mất rồi.

- Sao ông đốt, thưa ông Roddy?

- Lúc đó tôi nghĩ đấy là cách xử lý tốt nhất.

- Nhận được lá thư, ông và tiểu thư lập tức quay về Hunterbury ngay?

- Chúng tôi có về, nhưng không phải là vội vã đến thế.

- Nhưng ông và tiểu thư cũng lo lắng, thậm chí sợ hãi nữa, đúng thế không?

- Ông nói hơn quá đấy, thưa ông Poirot. - Roddy đáp giọng hơi tự ái.

Viên thám tử kêu lên:

- Mà vội vã là đúng. Gia tài thừa kế của ông và tiểu thư đang bị đe dọa! Tòa nhận xét đúng, khi nói rằng ông có hoảng sợ phần nào, tiền bạc có tầm quan trọng của nó.

- Nhưng không đến nỗi quan trọng như ông nghĩ.

- Tôi thấy cách nghĩ coi thường tiền bạc của ông hơi lạ đấy.

Roddy đỏ mặt, nói:

- Tất nhiên không thể coi thường vấn đề tiền bạc và chúng tôi cũng không coi thường nó. Nhưng mục đích của chuyến đi Hunterbury của chúng tôi là xem bệnh tình bà cô của chúng tôi ra sao.

- Vậy là ông về đấy cùng với tiểu thư Elinor. Cho đến lúc ấy, phu nhân Welman vẫn chưa lập di chúc. Sau đó ít lâu, phu nhân bị cơn tai biến thứ hai. Phu nhân lúc đó mới lập di chúc, chắc là bà cụ định dành phần lớn cho tiểu thư Elinor. Bởi bà cụ mất ngay đêm hôm đó, không kịp làm chúc thư cho nên ta không thể biết chính xác ý định của cụ.

- Xin ông cho biết, ông nói thế là định ám chỉ cái gì vậy?

Thấy vẻ giận dữ hiện lên trên nét mặt Roddy viên thám tử đáp:

- Thưa ông Roddy, ông vừa nói với tôi rằng động cơ mà người ta gán cho tiểu thư Elinor là phi lý... và tiểu thư không có khả năng phạm tội ác kia. Nhưng tôi lại thấy ra một cách lý giải khác. Tiểu thư Elinor rất sợ bị tước mất quyền hưởng thừa kế gia tài của phu nhân Welman, do phu nhân có khả năng trao quyền thừa kế đó cho một người ngoài gia đình. Lá thư nọ đã cảnh báo cái tin ấy, và những câu nói thều thào không ra hơi của bà cụ tối hôm đó càng khẳng định thêm nỗi sợ kia của tiểu thư. Dưới nhà, trong gian tiền sảnh có một va-li thuốc của bà y tá Hopkins. Không khó khăn gì lấy trộm một lọ moóc-phin trong đó. Sau đấy, như người ta nói với tôi, tiểu thư vào ngồi trong phòng bệnh nhân bên cạnh bà cụ, trong khi ông ngồi ăn dưới nhà với hai nữ y tá...

- Lạy Chúa tôi! Thưa ông Poirot, ông bịa ra những chuyện gì vậy? Elinor đầu độc phu nhân Welman chăng? Điều ông phỏng đoán thật kỳ cục hết chỗ nói!

- Chắc ông biết cơ quan điều tra đã yêu cầu cho khai quật tử thi phu nhân Welman?

- Tôi biết, nhưng họ sẽ không tìm thấy gì đâu.

- Thế nếu họ tìm thấy?

- Không thể có chuyện ấy được! - Roddy quả quyết.

- Đến lúc đó ta hãy nên khẳng định - Poirot nói - Vào lúc phu nhân chết, cái chết của bà cụ chỉ có thể có lợi cho một người, ông công nhận không, thưa ông Roddy Welman?

Roddy ngồi xuống, mặt tái đi. Anh ta run rẩy, đăm đăm nhìn nhà thám tử.

- Tôi cứ tưởng là ông đứng về phía Elinor.

- Dù đứng về phía nào, tôi cũng vẫn phải nhìn thẳng vào các sự kiện và bằng chứng. Tôi đâm nghĩ rằng, thưa ông Roddy, cho đến lúc này, ông vẫn cố tránh không nhìn vào thực tế mà ông không muốn thấy.

- Nhưng tại sao lại phải tự mình hạ mình, và chỉ nhìn vào mặt trái của cuộc đời?

- Đôi khi cần thiết phải nhìn thẳng vào sự thật cay đắng. - Poirot nghiêm nghị nói.

Ngừng lại một lúc, viên thám tử nói tiếp:

- Bây giờ ta thử đặt tình huống phu nhân Welman chết do bị đầu độc, khi đó tình hình sẽ diễn ra thế nào?

- Tôi không biết. - Roddy đáp.

- Ta hãy suy nghĩ một chút. Nếu phu nhân Welman bị đầu độc thì ai là thủ phạm của vụ đầu độc ấy? Ông hãy thú nhận đi: Người đáng nghi vấn nhất là tiểu thư Elinor.

- Còn hai nữ y tá ông quên rồi sao?

- Tất nhiên một trong hai người này đều có thể đầu độc phu nhân Welman bằng moóc-phin, nhưng bà Hopkins, do lo chuyện mất lọ thuốc, đã nói công khai. Và khó có thể nghi bà ta là thủ phạm vụ đầu độc. Tội lỗi cao nhất của bà ta chỉ là sơ suất nghề nghiệp. Còn nếu bà ta là thủ phạm vụ đầu độc thì hành động nói công khai chuyện mất lọ moóc-phin là hành động chỉ kẻ ngu xuẩn nhất trên đời mới làm. Chưa kể phu nhân Welman chết có lợi gì cho bà ta đâu? Hoàn cảnh chị y tá O’Brien cũng tương tự. Giả sử chị ta lấy trộm ống moóc-phin và dùng nó để giết bà cụ, thì bà cụ chết, chị ta được lợi gì?

Roddy nhún vai.

- Nói cho cùng thì ông có lý.

- Và trong vụ này có khi cả ông cũng nằm trong diện nghi vấn nữa!

- Tôi? - Roddy thốt lên, run bắn người như con ngựa lên cơn động kinh.

- Tất nhiên. Người ăn cắp ông moóc-phin rồi dùng nó đầu độc phu nhân Welman còn có thể là ông. Đêm hôm đó, trước lúc bà cụ mất, ông có vào phòng bà cụ một lúc ngắn. Nhưng tôi quay lại câu hỏi cơ bản: Để làm gì? Nếu phu nhân sống thêm ít ngày nữa, đủ để làm di chúc, chắc chắn phu nhân sẽ không quên ông. Cho nên ông không có động cơ trong việc giết phu nhân. Chỉ còn lại hai người năm trong diện nghi vấn.

Mắt Roddy sáng lên:

- Hai người?

- Đúng thế, một là tiểu thư Elinor Carlisle.

- Còn người thứ hai?

- Kẻ viết lá thư mặc danh kia.

Roddy có vẻ không tin.

Thám tu Poirot nói tiếp:

- Tác giả bức thư mặc danh kia ghét cô Mary hoặc ít nhất cũng không ưa cô ấy. Kẻ đó rất không muốn cô Mary hưởng thừa kế của phu nhân Welman. Bây giờ xin ông cho biết, ông có nghi ai đã viết lá thư nặc danh đó không?

- Không. Thư viết bằng thứ văn chương quá tồi tệ, mắc đầy lỗi chính tả, tất phải của một kẻ thất học.

Poirot giơ tay:

- Chi tiết ông đưa ra không có giá trị, bởi người có học thức vẫn có thể giả vờ viết như thất học. Chính vì thế, tôi rất tiếc là ông đã hủy lá thư. Bởi dù viết kiểu nào, con người ta cũng vẫn để lộ một số thói quen trong bút tích..

Roddy nói:

- Lúc đó tôi và Elinor đoán là của một đầy tớ trong lâu đài.

- Cụ thể là ai? Tiểu thư Elinor hoặc ông có nghĩ đến ai không?

- Không.

- Có thể bà quản gia Bishop không?

- Không đâu! Bà Bishop là người lương thiện và trọng danh dự. Bà ấy viết chữ rất đẹp và thích dùng những từ dài. Hơn nữa, tôi thề rằng...

Thấy Roddy ngập ngừng. Poirot gợi:

- Bà ta rất không ưa cô Mary.

- Tôi biết, nhưng tôi không nhận thấy ở bà ấy có một hiện gì lạ.

- Tôi e ông thiếu tài quan sát.

- Hay là thím tôi tự tử bằng moóc-phin? Ông đã nghĩ đến khả năng ấy chưa?

- Đấy cũng là một ý.

- Không chịu nổi tình trạng liệt, phu nhân Welman đã tự kết liễu cuộc đời.

- Nhưng phu nhân có thể dậy, xuống nhà, lấy lọ thuốc trong chiếc va-li kia không?

- Tất nhiên là không - Roddy đáp - Nhưng thím tôi có thể nhờ một người nào làm cái việc đó.

- Nhờ ai?

- Một trong hai y tá chẳng hạn.

- Không được! Hai người đó biết rất rõ tác dụng của moóc-phin. Hai y tá là những người ít có khả năng nằm trong diện nghi vấn nhất.

- Vậy theo ông thì là ai?

Roddy nhảy chồm lên, há miệng nhưng lại khép ngay.

- Ông chợt nhớ ra được điều gì phải không ông Roddy?

- Vâng, nhưng...

- Ông đang nghĩ xem nên nói ra cho tôi biết hay không chứ gì?

- Quả có thế...

Một nụ cười không bình thường nở ra trên môi thám tử Poirot hỏi:

- Tiểu thư Elinor nói với ông điều đó khi nào?

Roddy sửng sốt:

- Ông quả là một phù thủy thực thụ! Elinor nói với tôi lúc ngồi trên tầu đi Hunterbury. Chúng tôi vừa nhận được điện báo tin cô chúng tôi bị tai biến lần thứ hai. Elinor giải thích cho tôi nỗi đau khổ của cô Laura, và Elinor nói rằng xưa nay cô chúng tôi tất sợ bị liệt cho nên cuộc sống như thế này đối với cô chúng tôi là cả một cuộc sống Địa Ngục. Elinor nói thêm: “Đáng lẽ con người phải được tự do rời khỏi thế gian, nếu như họ thấy không thể chịu đựng nổi cuộc sống nữa”.

- Hôm ấy ông đã trả lời thế nào?

- Tôi bảo tôi cũng nghĩ như Elinor.

Viên thám tử nghiêm giọng nói:

- Mới lúc nãy, thưa ông Roddy, ông đã quả quyết là không thể có chuyện tiểu thư đầu độc phu nhân Welman vì lý do thừa kế. Bây giờ ông còn quả quyết là tiểu thư không có khả năng kết liễu cuộc sống của phu nhân vì lý do lòng thương hay không?

- Không, tôi không thể...

- Tôi đã đoán trước ông sẽ trả lời như thế.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14: Poirot đến gặp ông công chứng


Tại văn phòng công chứng của ông Seddon thám tử Poirot được đón tiếp một cách hết sức dè dặt, nếu không nói là một cách nghi ngại.

Viên công chứng Seddon, tay xoa chiếc cằm nhẵn nhụi, nói năng hết sức thận trọng, cố không nói ra câu nào hớ, đồng thời chăm chú quan sát từ đầu đến chân nhà thám tử.

- Chúng tôi đã biết tên tuổi ông, nhưng chúng tôi chưa hiểu vai trò của ông trong vụ án này.

- Tôi giúp cho khách hàng của các ông.

- Ra thế? Và ai giao cho ông nhiệm vụ đó?

- Tôi làm việc theo lời khẩn cầu của bác sĩ Lord.

Công chứng viên Seddon trợn mắt:

- Thật vậy sao? Chà, chúng tôi thấy lạ đấy... rất lạ ấy chứ. Bác sĩ Lord, theo tôi biết, được công bố là nhân chứng theo điều kiện?

Thám tử Poirot nhún vai:

- Chuyện ấy có quan trọng gì đâu?

- Việc bào chữa cho tiểu thư Elinor được giao toàn bộ cho văn phòng chúng tôi. Và chúng tôi không cần đến sự giúp đỡ của ông, thưa ông Poirot.

- Thế việc chứng minh khách hàng của các ông vô tội có dễ dàng không?

Công chứng viên Seddon cau mặt, để lộ ra nỗi giận dữ của một người công tác trong ngành pháp lý.

- Câu hỏi của ông không đúng chỗ... hoàn toàn không đúng chỗ.

- Các chứng cứ buộc tội tiểu thư đều rất khó bác bỏ.

- Sao ông biết, thưa ông Poirot?

- Mặc dù tôi được ông bác sĩ Lord đề nghị giúp, nhưng trong tay tôi hiện có cả một lá thư giới thiệu của ông Rodddy Welman.

Viên thám tử chìa ra tờ giấy và cúi đầu rất cung kính.

Công chứng viên Seddon đọc được vài dòng thì đã rất bực tức nói:

- Tất nhiên nếu được nhìn theo góc độ này thì vụ việc lại thành khác. Bây giờ ông Roddy Welman tự lãnh lấy trách nhiệm bào chữa cho tiểu thư Elinor Carlisle, cũng tức là chúng tôi có nhiệm vụ tuân theo mọi chỉ thị của ông Roddy.

Ông ta nói thêm, giọng rất khó chịu:

- Văn phòng chúng tôi rất ít khi nhận việc xung quanh các vụ án, nhưng tôi nghĩ rằng phu nhân Welman là khách hàng lâu năm của chúng tôi nên chúng tôi có bổn phận phải nhận trách nhiệm bào chữa cho cháu ruột của phu nhân. Chúng tôi đã cử luật sư Bulmer làm công việc này.

Nụ cười giễu cợt trên môi, thám tử Poirot nói:

- Phí tổn cho tôi không nằm trong danh mục chi tiêu của văn phòng ta. Tôi nghĩ đấy là điều thuận lợi nhất.

Công chứng viên Seddon nhìn qua bên trên cặp kính trắng, giận dữ nói:

- Thưa ông Poirot, ông quả là...

Poirot ngắt lời ông ta:

- Chỉ dùng tài hùng biện và cách đánh giá vào lòng thương người không có tác dụng gì trong việc giúp bị cáo. Cần có thêm những cách khác nữa.

- Vậy ông khuyên chúng tôi thế nào?

- Phải tìm ra sự thật.

- Điều đó thì đã đành.

- Nhưng liệu sự thật có giúp chúng ta thắng cuộc không?

Viên công chứng Seddon nói:

- Điều ông nói hết sức lạc đề.

- Tôi muốn được nghe ông trả lời một số câu tôi hỏi. - Thám tử Poirot nói.

- Tôi không thể tự cho phép mình trả lời ông khi chưa được sự đồng ý của thân chủ, khách hàng của chúng tôi.

- Tôi hiểu.

Poirot ngừng một chút rồi nói tiếp:

- Tiểu thư Elinor Carlisle có kẻ thù không?

Viên công chứng Seddon lộ vẻ ngạc nhiên:

- Không có, theo tôi biết.

- Phu nhân trong khi còn sống có lập bản di chúc nào không?

- Không. Phu nhân cứ trì hoãn mãi.

- Tiểu thư Elinor đã lập di chúc chưa?

- Rồi.

- Mới gần đây? Sau khi phu nhân Welman qua đời?

- Vâng.

- Tiểu thư chỉ định ai là người thừa kế gia tài của tiểu thư?

- Điều này là bí mật của khách hàng, thưa ông Poirot. Chúng tôi không được quyền tiết lộ khi chưa có sự đồng ý của tiểu thư Elinor Carlisle.

- Nếu vậy tôi sẽ xin giấy phép để được vào gặp tiểu thư.

Viên công chứng Seddon lạnh lùng nói:

- Tôi e việc đó không dễ dàng.

- Đối với Hercule Poirot, không việc gì là không làm được.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15: Thám tử poirot tại cục cảnh sát


Chánh thanh tra Marsden hỏi, giọng rất niềm nở:

- Thưa ông Poirot, ông đến để giúp chúng tôi trong việc điều tra vụ nào vậy?

- Không, không. Tôi đến đây chỉ là do thói tò mò thôi.

- Rất vui mừng được giúp ông. Vậy ông muốn nghiên cứu vụ nào, thưa ông Poirot?

- Vụ Elinor Carlisle.

- A, phải rồi, vụ đầu độc! Phiên tòa xét xử sẽ tiến hành sau đây nửa tháng. Xem chừng sẽ lý thú đấy. Mà ông biết chưa, bà ta còn là thủ phạm cả vụ giết vị phu nhân cô ruột của bà ta nữa đấy. Bản báo cáo cuối cùng chưa gửi đến đây, nhưng tội của bị cáo là không thể nghi ngờ. Đầu độc bằng moóc-phin. Bị cáo từ ngày vào trại tạm giam nhất định không chịu mở miệng. Không khai thác được gì của bà ta. Nhưng chúng tôi có đầy đủ bằng chứng và chắc chắn bà ta sẽ phải chịu lĩnh án.

- Các ông tin là bà ta có tội?

Marsden, vốn là một sĩ quan cảnh sát giầu kinh nghiệm và bản chất là người tốt, gật đầu:

- Tất nhiên rồi. Bà ta đã cho thuốc độc vào bánh mì với thái độ điềm tĩnh kỳ lạ.

- Các ông không thấy có chút hồ nghi nào nữa à?

- Không! Tôi hoàn toàn tin. Chính vì tin chắc chắn như vậy nên tôi đã tránh được khá nhiều day dứt. Mỗi khi gặp một vụ án, bao giờ tôi cũng rất băn khoăn, liệu của mình có phạm sai lầm nào không? Nhưng vụ này thì mọi chứng cứ rõ ràng đến nỗi tôi thấy không phải băn khoăn gì hết. Lương tâm hoàn toàn thanh thản.

- Tôi hiểu. - Poirot nói.

Viên quan chức của Cục Cảnh sát tò mò nhìn nhà thám tử, hỏi:

- Ông có đem đến cho chúng tôi một phát hiện nào từ phía bị cáo không?

Poirot chậm rãi lắc đầu:

- Cho đến lúc này thì chưa. Tất cả mọi thông tin tôi moi ra được đều chứng minh Elinor Carlisle có tội.

Chánh thanh tra Marden nói giọng hoàn toàn tự tin:

- Bà ta đúng là thủ phạm, ông hãy tin lời tôi.

- Tôi muốn gặp bà ta. - Thám tử Poirot nói.

Nụ cười dễ dãi trên môi, viên chánh thanh tra nói:

- Ông có quan hệ tốt với ông Bộ trưởng Tư pháp đấy là chìa khóa để mở mọi cánh cửa.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16: Đi tìm một điều bí mật


Thế nào? - Bác sĩ Lord hỏi.

- Tiến độ không được như mình dự tính. - Thám tử Poirot đáp.

- Nghĩa là vẫn lại tối mò như cũ?

- Đến lúc này tôi kết luận có ba khả năng như sau: Elinor Carlisle đầu độc Mary Gerrard vì ghen... Elinor đầu độc bà cô để chiếm đoạt gia tài... Elinor thủ tiêu bà cụ vì lòng thương... Ba khả năng đó, mời anh bạn trẻ chọn lấy một.

- Ông nói vớ vẩn! - Bác sĩ Lord kêu lên.

- Tôi ấy ư? - Thám tử Hercule Poirot ngạc nhiên.

Trên mặt viên bác sĩ lộ ra nỗi giận dữ:

- Tất cả những thứ đó nghĩa là sao?

- Anh bạn có thấy giả thuyết đó của tôi là có lý không?

- Giả thuyết nào?

- Là Elinor, vì lòng thương bà cô ốm đau quá khổ sở nên đã giúp bà cụ chấm dứt nỗi đau khổ.

- Tào lao!

- Tào lao? Nhưng chính anh bạn trẻ đã kể rằng phu nhân Welman yêu cầu anh làm việc đó đấy thôi?

- Bà cụ nói nhưng không phải nói một cách thật sự nghiêm túc. Bà cụ biết rằng tôi sẽ không thực hiện điều đó.

- Tuy nhiên ý nghĩ ấy vẫn ám ảnh bà cụ và Elinor đã thực hiện điều bà cụ yêu cầu.

Đi đi lại lại trong gian phòng, viên bác sĩ trẻ cuối cùng nói:

- Tất nhiên nghe thoáng qua thì thấy giả thuyết của ông có lý. Nhưng Elinor là con người thông minh và bao giờ cũng có những giải pháp chính xác. Tôi không tin cô ấy lại để lòng thương hại thúc đẩy đến mức làm một việc có thể khiến cô ấy bị kết tội giết người.

- Vậy là anh bạn cho rằng Elinor không có khả năng hành động như vậy?

Viên bác sĩ trẻ dằn từng tiếng:

- Con người ta có thể hành động như thế đối với chồng hoặc con, thậm chí mẹ, nhưng không phải với một bà cô, mặc dù yêu quý bà ta đến mấy. Hơn nữa, y chỉ có khả năng làm như thế khi người bệnh đau đớn đến mức tột cùng, không thể chịu đựng thêm được nữa.

- Có lẽ anh bạn nói có lý. - Thám tử Poirot gật đầu tán thành.

Rồi ông nói thêm:

- Thế ông có tin là Roddy yêu bà cụ đến mức anh ta dám làm việc đó không?

Bác sĩ Lord bĩu môi nói:

- Anh ta đâu có gan ấy!

Thám tử Poirot nói khẽ:

- Tôi thấy anh bạn đánh giá hơi thấp chàng trai ấy đấy.

- Roddy thông minh và có học thức, tôi công nhận.

- Đúng thế - Poirot nói - Ngoài ra anh ta còn có một sức quyến rũ nào đó... Tôi nhận thấy rất rõ.

- Thật à? Tôi thì không nhận thấy.

Lát sau, bác sĩ Lord trở lại vụ án:

- Vậy ông không thu lượm được thêm điều gì để kể tôi nghe ư, nhà thám tử?

- Cho đến lúc này thì mọi điều tra của tôi đều không đạt được kết quả nào hết. Mọi công việc cuối cùng đều vẫn đưa tôi về điểm xuất phát ban đầu. Cái chết của cô Mary Gerrard không đem lại lợi ích cho bất cứ ai. Không ai căm thù cô ấy trừ Elinor Carlisle. Đến bây giờ chúng ta có thể đặt ra một câu hỏi khác: Liệu có ai thù Elinor Carlisle không?

Bác sĩ Lord đáp:

- Theo tôi hiểu thì ông định tìm một kẻ nào đó đã đẩy cô ấy vào tội ác để làm hại cô ấy chứ gì?

- Tất nhiên đó chỉ là một giả thuyết rất yếu ớt, và cũng vẫn không cứu được cô ấy... trừ trường hợp sự thúc ép kia quá thô bạo.

Thám tử Poirot kế cho viên bác sĩ nghe về lá thư nặc danh, rồi nói thêm:

- Anh bạn thấy không? Chúng ta có quyền đặt ra những giả thuyết hết sức táo bạo. Elinor được một kẻ báo tin rằng cô ấy đang có nguy cơ mất quyền thừa kế... rằng một “ả” đang mưu đồ đoạt quyền lợi ấy của cô. Cho nên, khi phu nhân Welman thều thào bằng thứ tiếng nói hầu như không ai nghe hiểu, yêu cầu gọi viên công chứng đến gặp bà cụ thì Elinor đã chặn mọi nguy cơ, thủ tiêu luôn bà cụ ngay trong đêm hôm đó.

- Còn Roddy? - Bác sĩ Lord hỏi - Còn Roddy nữa? Anh ta cũng có khả năng mất hết.

Thám tử Poirot lắc đầu:

- Không đâu. Anh ta sẽ có lợi nếu bà thím anh ta để lại di chúc. Còn nếu bà cụ qua đời không để lại di chúc, anh ta mới không được hưởng gì hết Anh bạn nên nhớ là như thế. Người thân nhất của bà cụ là Elinor chứ không phải Roddy.

- Nhưng anh ta sắp kết hôn với cô ấy!

- Đúng thế - Poirot cộng nhận - Nhưng anh bạn cũng lại nên nhớ rằng ngay sau khi bà cụ qua đời, cuộc đính hôn giữa hai người bị hủy bỏ, và Roddy nói rõ với Elinor rằng anh ta ít quan tâm đến số tiền ấy.

- Chà, vậy là mọi suy luận đều vẫn dẫn đến việc buộc tội cho cô ấy.

- Đúng, trừ phi...

Thám tử Poirot suy nghĩ rồi nói tiếp:

- Trừ phi có một chuyện gì...

- Chuyện gì sao?

- Một chuyện... Chẳng hạn chúng ta phát hiện ra một quân bài trong ván bài lớn này mà chưa ai quan tâm. Bây giờ thì tôi hiểu ra rồi, một kẻ ta chưa biết là ai, có liên quan đến Mary Gerrard. Anh bạn trẻ thân mến, anh đã nghe được lắm lời bàn tán xung quanh vụ việc này, có bao giờ anh nghe thấy nói đến một kẻ nào căm ghét Mary không? Thậm chí chỉ cần một kẻ nào có định kiến xấu với cô ấy.

Bác sĩ Lord sau một lúc mới nói:

- Kiểu tìm ấy của ông chỉ càng làm rối thêm vấn đề... Còn nếu chúng ta moi quá sâu vào quá khứ để bôi xấu một cô gái đã khuất thì... Tôi không ngờ ông lại có thể nghĩ đến một cách làm đê tiện như thế, ông Poirot!

- Vậy theo anh bạn thì Mary là con người trong trắng, tinh khiết đến mức không có gì có thể chê trách?

- Theo tôi biết thì cô ấy đúng là con người như thế.

- Nhưng anh bạn nên tin rằng tôi không bao giờ làm cái trò bới bèo ra bọ. Không bao giờ tôi xục lên những bùn nhơ ở chỗ không hề có bùn. Không bao giờ tôi làm như thế! Nhưng bà y tá tốt bụng Hopkins, bà ta không biết cách giấu diếm tình cảm. Bà ta rất yêu Mary và biết một điều bí mật trong lai lịch cô gái đó, nhưng bà cô không lộ ra với ai. Nói cách khác, bà ta sợ tôi biết tôi sẽ kể cho người khác. Điều bí mật ấy có vẻ không liên quan đến vụ án mạng và cũng không liên quan đến cô Elinor, là người bà Hopkins một mực khăng định chính là thủ phạm giết cô Mary. Anh bạn thân mến, tôi cần phải biết mọi chuyện. Rất có thể cô Mary đã có lỗi với một người thứ ba, và người này muốn cô ấy chết đi.

- Nếu vậy, bà y tá Hopkins hẳn phải biết.

- Bà ta rất thông minh - Viên thám tử nhận xét - Nhưng sự thông minh ấy có những hạn chế và không thể bằng cái đầu của tôi. Thứ bà ta không thấy thì Poirot có thể buộc bà ta phải thấy.

- Tôi xin thú thật là dốt. - Bác sĩ Lord nói.

- Cậu Ted sống ở đây từ nhỏ nhưng cậu ta không biết gì mấy, trong khi bà Hopkins mới về đây được hai năm thì lại biết rất nhiều chuyện. May một nỗi là bà ta không giấu kín được chuyện gì. Hay! Bây giờ thì tôi thấy lóe ra một tia hy vọng rồi.

- Hy vọng thế nào?

- Ngay hôm nay tôi sẽ đi gặp chị y tá kia: Chị O’Brien!

- Chị ta không biết gì về những người trong địa phương này đâu. Chị ta mới đến lâu đài làm hai tháng nay, từ khi phu nhân Welman bị ốm.

- Tôi biết - Poirot nói - Nhưng anh bạn thân mến ạ, bà Hopkins nổi tiếng là người ngồi lê đôi mách, không phải chỉ trong làng mà cả trong lâu đài. Nhất là những chuyện có hại cho cô Mary bà ta càng không nói trong làng mà nói ở nơi khác: Trong lâu đài Hunterbury. Bởi như tôi đã nói, bà ta không thể nhịn được. Bà ta tin rằng bạn đồng nghiệp O’Brien là người ngoài cuộc, có cho chị ta biết chuyện này chuyện khác cũng không đáng ngại. Cho nên tôi tin chị O’Brien biết được khá nhiều chuyện, qua miệng bà Hopkins.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17: Thám tử Poirot và chị y tá O’brien


OBrien cười rất hồn nhiên với ông khách ngồi đối diện bên kia bàn trà. Chị thầm nghĩ: “Cái ông này mặt mũi sao mà quái đản thế, mắt không xanh lam mà xanh lục, chẳng khác gì mắt mèo! Vậy mà ông bác sĩ Lord lại bảo ông ta rất giỏi!”

Thám tử Poirot nhận xét:

- Rất vui được gặp một phụ nữ như chị, thưa chị O’Brien, tràn trề sức khỏe và dồi dào sinh lực. Tôi tin rằng các bệnh nhân được chị chăm sóc nhất định đều bình phục rất nhanh!

Chị y tá đáp lại ngay:

- Tôi không thuộc loại phụ nữ lúc nào mặt cũng như đưa đám. Tôi tự hào thấy trong số bệnh nhân giao cho tôi chăm nom, số không qua khỏi là rất hiếm.

- Còn trường hợp phu nhân Welman thì cái chết của bà cụ thật ra phải coi là một sự giải thoát.

- Vâng ông nói đúng. Bà cụ rất khổ, lúc nào cũng bảo chỉ mong được chết.

Chị nhìn viên thám tử, hỏi:

- Ông đến đây gặp tôi hẳn là muốn hỏi về phu nhân? Tôi nghe nói người ta sắp khai quật thi hài bà cụ.

- Lúc bà cụ mất, chị thấy có hiện tượng gì khả nghi không?

- Hoàn toàn không. Tuy nhiên tôi cũng hơi thấy lạ một chút: sáng hôm sau ông bác sĩ Lord có vẻ mặt không bình thường, bảo tôi đi lấy hết thứ này đến thứ nọ, toàn những thứ chẳng dùng để làm gì. Nhưng cuối cùng ông ấy vẫn ký vào giấy chứng nhận cho phép mai táng.

- Bác sĩ Lord có lý do của ông ấy, nhưng...

Chị y tá ngắt lời viên thám tử:

- Tôi công nhận. Đó là một bác sĩ thông minh lại rất quý gia đình, và rất thận trọng, việc gì cũng suy tính hai ba lần rồi mới làm. Nếu ông ấy phạm một sai lầm nào thì gay cho ông ấy. Sẽ không khách hàng nào đến nhờ ông ta chữa bệnh nữa. Làm nghề bác sĩ là không được quyền phạm sai lầm.

- Dư luận cho rằng phu nhân Welman tự tử.

- Nhưng bà cụ có cử động được đâu? Cử động duy nhất của bà cụ là khẽ nhích bàn tay lên đôi chút.

- Nếu vậy chắc có người đã giúp bà cụ. Ai chẳng hạn có thể làm việc ấy?

-Tiểu thư Elinor, cậu Roddy, hoặc Mary chăng?

- Chuyện ấy có thể chứ?

- Không. Không ai dám làm thế. - Chị y tá lắc đầu đáp.

- Chị nói đúng. Bà ta quả quyết: “Tôi nhớ như in là đã cho vào va-li thuốc rồi!” Nhưng chỉ lát sau bà ta đã tự nghi ngờ mình, đoán là đã bỏ quên nó ở nhà.

- Lúc đó, chị không cảm thấy nghi ngờ gì sao?

- Hoàn toàn không! Không lúc nào tôi thoáng thấy chuyện gì không bình thường. Ngay bây giờ, người ta cũng mới chỉ nghi ngờ vậy thôi.

- Mất ống thuốc đó không làm chị băn khoăn ư? Cả bà Hopkins cũng không lo lắng gì sao?

- Lo chứ... Tôi nhớ lúc đó cả hai chúng tôi đều rất lo. Ngay lúc ngồi uống nước trong quán giải khát “Xanh” bà Hopkins còn băn khoăn mãi: “Chắc chỉ là tôi để trên lò sưởi, lọ thuốc lăn xuống, rơi vào sọt giấy vụn”. Bà ta nói thế. Tôi bèn bảo: “Chắc chỉ như thế thôi”. Nhưng cả hai chúng tôi đều không để lộ cho ai biết chúng tôi băn khoăn về lọ thuốc ấy.

- Bây giờ nhớ lại, chị có suy nghĩ gì không? - Viên thám tử hỏi.

- Nếu mổ tử thi, người ta tìm thấy chất moóc-phin thì sẽ biết ai đã lấy lọ thuốc đó và dùng nó vào việc gì... Nhưng vì tôi không có chứng cứ nên tôi vẫn không tin tiểu thư lại giết cả bà cụ nữa.

- Vậy chị tin là tiểu thư Elinor đã giết Mary?

- Tôi cho là chuyện đó đã rõ ràng. Ngoài tiểu thư ra, còn ai có thể làm chuyện đó nữa?

- Chính đấy là vấn đề: ngoài Elinor ra, ai muốn cái chết của Mary Gerrard?

Chị y tá nói giọng trịnh trọng:

- Tối hôm đó, lúc phu nhân cố gắng hết sức, thều thào mấy lời cuối cùng, tôi cũng có mặt ở đó. Tiểu thư Elinor hứa với bà cụ là sẽ thực hiện mọi yêu cầu của cụ. Tôi bắt gặp cả lúc tiểu thư Elinor nhìn theo Mary, cặp mắt tiểu thư lúc đó đầy căm giận. Hẳn là ý định giết người phát sinh trong đầu tiểu thư chính vào lúc đó.

- Nếu thủ phạm giết phu nhân Welman đúng là tiểu thư Elinor, thì động cơ là gì?

- Tiền, tất nhiên rồi! Hai trăm ngàn bảng không kém một xu. Chính cái gia tài kếch xù ấy đẩy tiểu thư đến tội giết người. Đấy là một phụ nữ thông minh, táo bạo và giầu óc tưởng tượng.

- Nếu phu nhân Welman có thời giờ kịp lập di chúc, thì theo chị đoán, bà cụ sẽ đem gia tài cho ai?

- Điều ấy tôi không dám nói.

Chị y tá có vẻ rất muốn nói nhưng cố ghìm lại. Nhưng rồi cuối cùng chị ta không ghìm nổi, nói toạc ra:

- Nhưng theo tôi, chắc bà cụ sẽ cho con Mary Gerrard.

- Căn cứ vào đâu chị đoán như vậy? - Viên thám tử hỏi.

Câu hỏi đơn giản ấy làm chị ta như sắp nổi khùng. Chị ta giận dữ nói:

- Căn cứ vào đâu à? Ông lại hỏi tôi như thế à? Chẳng căn cứ vào đâu cả, tôi chỉ đoán thế thôi.

- Có người bảo tôi rằng cô Mary rất khôn khéo lấy lòng bà cụ để bà cụ mê cô ta, quên cả họ hàng thân thích.

- Có thể lắm. - Chị y tá khẽ nói.

- Cô Mary Gerrard có phải người thâm hiểm không?

- Theo tôi thì không... Cô ấy không bao giờ nói dối ai. Không thuộc loại ranh ma. Hẳn phải có những lý do bí mật nào đó mới bắt cô ấy thủ đoạn được.

- Tôi thấy chị là người kín đáo, chị O’Brien.

- Tôi không có thói xen vào việc của người khác.

Chăm chú nhìn chị y tá, viên thám tử nói:

- Chắc chị và bà Hopkins thống nhất có những chuyện không nên nói ra?

- Ông định ám chỉ những chuyện gì chẳng hạn?

- Tôi không nói những chuyên liên quan đến vụ án mạng đâu... kể cả hai vụ.

- Khơi lại chuyện xa xưa ích gì đâu? Phu nhân Welman là người rất cao thượng và không làm gì để ai có thể nói xấu bà cụ được. Cuộc đời phu nhân không hề có một vết nhơ nào, và đến khi mất, cụ vẫn được tất cả mọi người kính trọng.

Viên thám tử gật đầu tán thành, rồi dè dặt nói:

- Đúng như chị nói, cả vùng Maidensford ai cũng tôn kính cố phu nhân.

Cuộc trò chuyện vừa sang một bước ngoặt bất ngờ, nhưng thám tử Poirot không để lộ ra. Chị y tá không nghi ngờ gì, vẫn nói tiếp:

- Chuyện xảy ra từ lâu lắm rồi. Bây giờ mọi người đều không ai còn nhớ. Tính tôi rất rộng lượng với những mối tình thơ mộng và tôi luôn nói rằng một người đàn ông có vợ bị nhốt trong nhà thương điên thì vô cùng bất hạnh, vì ông ta chỉ hy vọng được giải thoát sau khi vợ chết.

- Đúng là câu chuyện buồn thật. - Poirot thở dài mỗi lúc một ngạc nhiên hơn.

- Bà Hopkins kể ông nghe chưa, về lá thư tôi viết cho bà ta nhưng lại đúng vào lúc bà ta cũng viết thư cho tôi. Thế là trên đường, hai lá thư đi ngược chiều nhau?

- Chưa, bà Hopkins chưa hề kể gì với tôi về chuyện đó.

- Sự đời có lắm ngẫu nhiên rất lạ. Hôm nay nghe thấy một tên người, thế rồi sau một thời gian dài, lại nghe thấy nhắc đến đúng cái tên của người ấy. Lại thế này nữa, trong khi ở đây tôi đang ngắm ảnh một người thì ở tận Maidensford bà Hopkins cũng đang nghe kể về đúng người đó, do bà quản gia cũ của ông bác sĩ đã nghỉ hưu kể lại.

- Chị kể chuyện ly kỳ quá, chị O’Brien ạ. Cô Mary có biết tất cả những chuyện đó không? - Nhà thám tử khích thêm chị y tá.

- Ai kể cho mà biết? Tôi thì không rồi, mà bà Hopkins thì chắc chắn cũng không. Với lại cô ta biết để làm gì kia chứ?

Chị y tá ngửa mặt, nhìn thẳng vào mắt viên thám tử.

Poirot thở dài nhắc lại:

- Đúng thế, chẳng để làm gì!
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18: Thám tử Poirot và tiểu thư Elinor


Elinor Carlisle...

Ngồi bên này chiếc bàn ngăn cách hai người, thám tử Poirot chăm chú quan sát nàng ngồi bên kia bàn.

Chỉ có hai người trong phòng, viên thám thị nhà tù canh gác bên ngoài khung cửa kính.

Poirot nhận thấy Elinor có khuôn mặt thông minh và biểu cảm, vầng trán vuông và trắng, chiếc mũi và đôi tai tinh tế. Những đường nét thanh tú của cô gái trẻ thể hiện một bản chất kiêu hãnh và nhạy cảm, một nền giáo dục hoàn hảo, một khả năng tự kiềm chế... và một trái tim dễ say đắm.

- Tôi là Hercule Poirot. Tôi được ông bác sĩ Peter Lord giới thiệu đến gặp bà. Ông ta cho rằng tôi có thể giúp được bà.

- Peter Lord... - Elinor nhắc lại, như để khơi lại những hình ảnh trong ký ức.

Nụ cười hé mở, trên môi, nàng nói tiếp bằng giọng lịch thiệp kiểu xã giao:

- Tôi rất cảm động trước tấm lòng quý báu của ông bác sĩ, nhưng tôi không tin rằng ông sẽ làm được gì nhiều để giúp tôi.

- Xin bà vui lòng trả lời những câu tôi hỏi. - Poirot nói.

Elinor thở dài:

- Thưa ông Poirot, tôi nghĩ tốt nhất là ông đừng hỏi tôi. Bào chữa tôi đã có người lo rồi. Ông công chứng Seddon rất tốt, đã giao việc bào chữa cho một luật sư nổi tiếng.

- Ông ta không nổi tiếng bằng tôi!

Elinor đáp, giọng có chiều mỏi mệt:

- Tuy nhiên ông ấy cũng là luật sư có tiếng tăm.

- Ông ấy nổi tiếng về bào chữa cho những người có tội, còn tôi thì chuyên gỡ oan cho những người vô tội.

Cuối cùng nàng ngẩng đầu lên... hướng cặp mặt tuyệt đẹp và có màu xanh trong vắt về phía nhà thám tử. Nàng hỏi:

- Ông tin là tôi vô tội?

- Thế có đúng là bà vô tội không?

Elinor nở một nụ cười mỉa mai:

- Đấy là một câu trong những câu ông đã chuẩn bị sẵn phải không? Và không dễ trả lời “đúng thế” chứ gì?

Hercule phản ứng lại một cách khác thường:

- Hình như bà mệt mỏi lắm phải không?

Elinor giương to đôi mắt:

- Tất nhiên. Chưa bao giờ tôi thấy mệt mỏi như lúc này. Nhưng làm sao ông biết?

- Tôi biết từ trước. - Nhà thám tư nói.

Poirot chăm chú nhìn Elinor một lúc rồi nói:

- Tôi đã gặp ông anh họ bà, ông Roddy Welman...

Khuôn mặt kiêu hãnh của Elinor từ từ hồng lên. Giọng hơi run run, nàng nói:

- Ông đã gặp anh Roddy?

- Ông ấy đang triển khai mọi nỗ lực để giúp bà.

- Tôi biết. - Elinor dịu dàng nói.

- Ông ấy giầu hay nghèo?

- Anh Roddy? Anh ấy không có tài sản nào cả.

- Ông ấy có thói quen tiêu pha phung phí không?

- Không phung phí hơn tôi. Hai chúng tôi đều biết rằng sớm hay muộn chúng tôi cũng sẽ...

Nàng dừng lại. Poirot liền bắt vào ngay:

- Bà và ông Roddy hy vọng sẽ hưởng thừa kế? Hiểu được thôi. Chắc bà đã biết kết quả mổ tử thi? Bà cô của bà chết vì thuốc độc, moóc phin.

- Tôi không giết cô tôi! - Elinor Carlisle điềm tĩnh nói.

- Hay bà đã giúp bà cô tự tử?

- Tôi?... Không.

- Lúc đó bà đã biết là phu nhân Welman chưa làm di chúc chứ?

- Hoàn toàn chưa.

Nàng trả lời giọng đều đều các câu hỏi của nhà thám tử.

- Bản thân bà đã làm di chúc chưa?

- Rồi.

- Ngay hôm bác sĩ Lord khuyên bà làm?

- Đúng.

Mặt nàng lại đỏ lên.

- Bà để lại gia tài cho ai?

- Tôi để hết cho anh Roddy... Roddy Welman.

- Ông ấy có biết không?

- Không.

- Sao bà không nói cho ông ấy biết?

- Sợ anh ấy khó chịu và phản đối.

- Ai biết nội dung bản di chúc của bà?

- Chỉ một mình ông Seddon... à, chắc cả mấy thư ký giúp việc ông ấy nữa.

- Ông Seddon thảo bản di chúc để đưa bà ký?

- Đúng. Ngay tối hôm đó, tức là hôm bác sĩ Lord khuyên, tôi viết thư ngay cho ông Seddon.

- Bà tự tay bỏ vào hòm thư?

- Không. Một chị hầu phòng đem ra bỏ cùng với những thư từ khác của cả nhà.

- Bà viết, bỏ vào phong bì, dán lại... bà có đọc lại không?

Elinor nhìn thẳng vào mắt nhà thám tử:

- Có, tôi có đọc lại. Tôi lên gác lấy tem, lúc xuống, tôi cẩn thận đọc lại rồi mới dán phong bì.

- Trong phòng lúc đó có ai nữa không?

- Chỉ có anh Roddy.

- Ông ấy có biết bà viết gì không?

- Tôi đã trả lời ông rồi... không.

- Có thể ai đọc được lá thư ấy trong lúc bà vắng mặt trong phòng không?

- Tôi không biết... ông định nói là một đầy tớ nào đó? Nếu họ vào trong lúc tôi không có mặt ở đó thì rất có thể như thế.

- Lúc trước khi ông Roddy đến?

- Vâng.

- Nhưng cả ông ấy, cũng có thể đọc được?

Elinor kiêu hãnh dằn từng tiếng:

- Thưa ông Poirot, anh Roddy không có thói đọc thư người khác.

- Nhưng bà nên biết rằng nhiều khi người ta làm những việc mà bình thường họ không làm.

Elinor nhún vai. Poirot nói tiếp giọng như vô tình:

- Phải chăng chính hôm ấy, lần đầu tiên bà nảy ý định đầu độc cô Mary?

Lại một lần nữa, mặt Elinor đỏ lên:

- Bác sĩ Lord đã gợi cho ông cái ý nghĩ đó phải không?

Không để ý đến câu hỏi, nhà thám tử hỏi tiếp:

- Có đúng lúc đó không? Lúc bà nhìn qua cửa sổ nhà bà y tá Hopkins, thấy Mary đang viết di chúc ấy? Bà đã thoáng lên ý nghĩ, cái chết của cô ấy sẽ là một chuyện tức cười và chính là rất đúng lúc.

Uất đến nghẹn cổ họng, Elinor nói rất khẽ:

- Ra ông bác sĩ biết tất... ông ta nhìn tôi và đọc được ý nghĩ của tôi...

- Đúng thế. Ông ta mặt mũi xấu xí nhưng không đần đâu.

- Có đúng là bác sĩ Lord giới thiệu ông đến đây không?

- Đúng, thưa bà.

Elinor thở dài:

- Nếu vậy thì tôi chẳng còn hiểu nữa... Tôi chẳng còn hiểu được gì nữa.

- Bà Elinor Carlisle, xin bà nghe tôi nói. Tôi rất cần nghe bà kể với tôi thời gian biểu của bà hôm cô Mary chết. Bà đã đi những đâu, suy nghĩ những gì.

Nàng chăm chú nhìn nhà thám tử. Rồi cười một nụ cười khẽ nở trên môi nàng.

- Ông hẳn là một con người ngây thơ chất phác. Ông không thấy nếu muốn, tôi sẽ nói dối dễ vô cùng sao?

Poirot thản nhiên nói:

- Điều đó ít quan trọng!

- Sao lại ít quan trọng?

- Đúng thế, thưa bà. Lời nói dối cũng giúp cho tôi không kém lời nói thật, thậm chí đôi khi còn nhiều hơn lời nói thật. Cho nên xin bà cứ thoải mái kể ra cho tôi nghe! Ta bắt đầu từ lúc bà gặp bà quản gia Bishop ngoài phố, bà Bishop ngỏ ý muốn đi theo để giúp đỡ bà trong thời gian ở lâu đài Hunterbury, nhưng bà khước từ. Tại sao?

- Tôi muốn được một mình.

- Để làm gì?

- Để làm gì? Để làm gì? Để suy nghĩ.

- A, phải rồi, tôi hiểu: bà cần suy nghĩ, cần huy động trí tưởng tượng... Sau đó thế nào nữa?

Vênh mặt lên vẻ khiêu khích, Elinor nói:

- Tôi ghé vào cửa hàng mua cá chiên bơ để làm món bánh mì kẹp thức ăn.

- Hai lọ?

- Hai.

- Rồi bà đến lâu đài Hunterbury. Bà làm những gì ở đó?

- Tôi lên phòng ngủ của cô tôi để thu dọn đồ đạc, quần áo, vải vóc...

- Bà đã tìm thấy thứ gì?

- Tìm thấy? - Elinor nhăn trán - Quần áo vải vóc, những thư từ cũ... những bức ảnh... nữ trang...

- Bà không tìm thấy những điều bí mật?

- Bí mật? Tôi không hiểu ông định nói đến thứ gì?

- Ta làm tiếp. Sau đó, bà làm gì?

- Tôi xuống bếp, chuẩn bị món bánh mì kẹp thức ăn.

- Lúc đó bà nghĩ đến gì? - Poirot nhẹ nhàng hỏi.

- Tôi nghĩ đến một phụ nữ trùng tên với tôi. Elenore Aquitaine.

- Tôi rất hiểu bà.

- Ông hiểu sao được?

- Hiểu chứ! Tôi có biết lịch sử. Đó là bà nữ hoàng đã đưa ra cho cô gái xinh đẹp Rosemonde hai thứ để cô này lựa chọn lấy một: con dao găm và chén thuốc độc. Rosemonde đã chọn chén thuốc độc.

Elinor tái mặt.

Poirot nói tiếp.

- Lần này nạn nhân không quyền chọn... Xin tiếp tục, thưa bà Elinor. Rồi bà làm gì?

- Tôi bày những khoanh bánh mì kẹp thức ăn lên một chiếc đĩa. Sau đó tôi ra trạm bảo vệ cổng. Tôi thấy bà Hopkins đang ở đó với Mary. Tôi bảo họ rằng tôi đã chuẩn bị xong bữa ăn nhẹ và rủ họ vào lâu đài ăn với tôi.

Poirot chăm chú nhìn nàng tiểu thư quý tộc. Ông dịu dàng nói:

- Cả ba người cùng vào lâu đài một lúc, phải thế không?

- Đúng thế... rồi chúng tôi cùng ngồi ăn trong phòng khách nhỏ.

Poirot nói, vẫn giọng dịu dàng như cũ:

- Đúng, đúng... vẫn như trong giấc mơ... Rồi sau đấy?

- Sau đấy? Để Mary đứng đó, trước cửa sổ phòng khách nhỏ, tôi quay vào bếp. Đúng như ông nói, đầu óc tôi vẫn đang mơ màng, như trong giấc mơ... Bà y tá Hopkins đang rửa chén đĩa... Tôi đưa bà ta chiếc lọ chiên bơ.

- Tôi hiểu. Sau đó thì sao? Lúc đó bà nghĩ gì?

Cặp mắt mơ màng, Elinor đáp:

- Tôi nhìn thấy một chỗ rớm máu trên cổ tay bà y tá. Tôi hỏi, bà ta bảo bị gai cây hoa hồng ngoài trạm bảo vệ đâm vào... Đấy có mấy cây hồng leo. Thuở nhỏ, tôi và anh Roddy đã bao nhiêu lần chơi trò “Chiến tranh hai bông hồng”. Tôi làm phe vương tộc Lancastre, còn anh Roddy làm phe vương tộc York. Anh ấy thích hoa hồng trắng. Tôi bảo anh ấy rằng hoa hồng trắng không thực sự là hoa hồng, bởi không có mùi hương. Tôi thích hoa hồng nhung, cánh hoa đỏ sậm và mượt như nhung đồng thời tỏa ra mùi hương thơm ngát, mùi hương của mùa hạ. Và hai phe chúng tôi đánh nhau một cách ngu ngốc. Hôm đó khi nghe bà y tá nhắc đến hoa hồng, trong óc tôi đột nhiên nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm êm đềm thuở xưa... Và thế là nỗi căm giận lúc trước tan biến mất... Kỷ niệm êm đẹp thuở nhỏ đã đẩy lùi mối thù hận hôm nay. Tôi không căm giận Mary nữa... Tôi không còn mong cô ta chết nữa...

Elinor dừng lại một chút rồi nói tiếp:

- Sau này, lúc hai chúng tôi quay xuống phòng khách nhỏ, thì Mary đã đang hấp hối...

Poirot chăm chú nhìn Elinor. Nàng đỏ mặt nói:

- Bây giờ ông còn muốn hỏi, có phải tôi đã đầu độc Mary không, nữa không?

Nhà thám tử đứng lên, nói:

- Tôi không hỏi thêm bà một câu nào nữa... Có những thứ tôi nghĩ giá tôi không biết thì tốt cho tôi hơn...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
609,279
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19: Trong lùm cây


Theo yêu cầu của thám tử Poirot, bác sĩ Lord ra ga đón ông. Poirot đi đôi giầy đánh véc-ni bóng lộn bước xuống sân ga, trông y hệt một người dân thủ đô London chính cống.

Bác sĩ Lord chăm chú quan sát nét mặt nhà thám tử lừng danh, nhưng ông này không để lộ một cảm xúc gì hết.

Bác sĩ Lord nói:

- Tôi xin trả lời câu ông hỏi. 1) Mary đến London ngày 10 tháng Bảy. 2) Tôi không có bà quản gia nào hết... Có hai đứa con gái ngu ngốc đang quản lý công việc trong nhà cho tôi. Hắn là do bà Slattery, ngày trước làm quản gia cho ông Ran - some, vị bác sĩ tiền nhiệm của tôi cử chúng đến. Nếu ông muốn, sáng nay tôi sẽ dẫn ông đến gặp bà ta. Tôi đã báo trước cho bà ta biết là sáng nay ông đến đây rồi.

- Tốt lắm - Poirot nói - Ta làm công việc ấy trước.

- Sau đấy, ông bảo ông muốn đến Hunterbury. Tôi có thể cùng với ông đến đó. Tôi không hiểu lần trước đến thị trấn Maidensdord tại sao ông không ghé vào lâu đài Hunterbury. Lẽ ra trước khi tìm hiểu vụ án, ông phải tham quan địa điểm xảy ra sư việc chứ.

Nhà thám tử nghiêng đầu hỏi:

- Để làm gì?

- Thông thường mọi người đều làm như thế, đúng vậy không? - Bác sĩ Lord tỏ ra rất ngạc nhiên trước câu hỏi của nhà thám tử.

Hercule Poirot vặn lại:

- Nghề thám tử không phải là nghề có thể học trong sach giáo khoa. Mà phải sử dụng trí thông minh của bản thân.

- Nếu đến đó từ trước, ông đã phát hiện được trong lâu đài những điểm chuẩn bổ ích.

Poirot thở dài:

- Anh bạn trẻ đọc quá nhiều truyện hình sự đấy... Canh sát cũng đã theo đúng những phương pháp được miêu tả trong các tiểu thuyết hình sự. Tôi cam đoan họ đã lục soát đủ mọi ngóc ngách trong lâu đài cũng như trong các công trình phụ xung quanh đấy.

- Để tìm các chứng cứ buộc tội Elinor Carlisle...

- Anh bạn trẻ thân mến, những nhân viên cảnh sát mẫn cán đó không phải ma quỷ. Cô Elinor bị họ bắt vì họ tìm thấy khá đủ chứng cứ khẳng định cô ấy chính là thủ phạm. Tại sao tôi phải đi theo vết xe của những người ăn lương của Cục Cảnh sát?

- Nhưng bây giờ ông vẫn phải đến lâu đài Hunterbury đấy thôi? - Bác sĩ Lord cãi.

- Bây giờ mới là lúc tôi thấy cần đến, bởi tôi đã biết rõ tôi cần tìm thứ gì ở đây. Tôi thích dùng óc trước khi dùng mắt.

- Vậy là ông tin rằng sẽ tìm thấy thứ ông cần biết tại đây?

- Tôi hy vọng là như thế.

- Một chứng cứ chứng minh cô Elinor vô tội?

- Khoan! Tôi chưa hề nói cô Elinor vô tội đâu đấy!

Viên bác sĩ trẻ sửng sốt:

- Vậy ông vẫn cho rằng cô ấy có tội?

Nhà thám tử nghiêm giọng đáp:

- Trước khi nghe tôi trả lời câu hỏi đó, xin anh bạn trẻ chịu khó kiên nhẫn chờ đợi một chút.

II

Nhà thám tử ăn bữa trưa với người bác sĩ trong một phòng ăn sáng sủa, trông ra sân.

Bác sĩ Lord hỏi:

- Bà già Slattery thỏa mãn trí tò mò của ông rồi chứ?

- Đúng thế.

- Ông định tìm gì ở bà ta?

- Tâm sự về quá khứ. Một số vụ án có gốc rễ từ rất xa trong quá khứ. Vụ án này cũng vậy.

Bác sĩ Lord bực dọc nói:

- Nghe ông nói tôi chẳng hiểu tí gì hết.

Poirot cười nói:

- Con cá này hoàn toàn tươi.

Lorot sốt ruột:

- Sao lại nói chuyện cá? Tôi câu được nó từ sáng sớm đấy, trước bữa điểm tâm. Nhưng thưa ông Porot, ông có chịu cho tôi biết kết quả ông đã thu được không? Tại sao ông vẫn không chịu cho tôi biết?

Nhà thám tử lắc đầu:

- Bởi vì ngay chính bản thân tôi, tôi cũng chưa biết gì hết. Tôi chỉ mới khẳng định được một điều đó là không ai có lợi gì trong việc giết cô Mary... trừ Elinor Carlisle.

- Ông kết luận vội vã quá đấy. Ông nên nhớ rằng cô Mary kia từng ở nước ngoài.

- Có, có. Tôi đã thu lượm được thông tin đó.

- Ông đã kịp sang Đức rồi sao?

- Không, tôi không sang nhưng tôi có mạng lưới tình báo bên đó.

- Ông dám tin vào những thông tin của người khác?

- Tất nhiên. Tại sao tôi phải chạy hết nơi này đến nơi khác, làm những việc mà đã có sẵn những người chuyên nghiệp làm cho tôi, chỉ cần trả họ một khoản tiền nhỏ? Anh bạn thân mến, anh hãy tin lời tôi, tôi có rất nhiều cộng tác viên và họ đều rất được việc... một trong số đó làm nghề trộm cắp.

- Ông dùng thằng cha đó vào việc gì?

- Việc gần đây nhất anh ta làm cho tôi là lục soát toàn bộ căn hộ của ông Roddy Welman.

- Ông định tìm cái gì ở đó?

- Tôi muốn biết ông ta nói dối tôi đến mức nào.

- Nghĩa là Roddy đã nói dối ông?

- Đúng thế, anh bạn trẻ!

- Và ai nữa?

- Tất cả mọi người. Chị y tá O’Brien thì vì tính chị ta thích phóng đại mọi thứ. Bà y tá Hopkins thì có dụng ý hẳn hoi. Bà quản gia Bishop thì vì tính căm ghét cá nhân. Anh thì...

Không còn giữ lịch sự nữa, viên bác sĩ nổi nóng:

- Lạy chúa tôi! Ông lại định bảo cả tôi cũng nói dối nữa sao?

- Hiện nay thì chưa. - Poirot dịu giọng.

Ngửa người ra lưng ghế bành, chàng bác sĩ nói:

- Quả là ông mắc bệnh đa nghi đến mức không thể chữa nổi.

Rồi anh ta nói thêm:

- Thế nào, ông chuẩn bị xong chưa? Ta đến lâu đai Hunterbury được rồi chứ? Chiều nay tôi còn phải đấn thăm một số bệnh nhân, rồi lại phải ghé qua bệnh viện nữa.

- Xe ô-tô của anh nhãn gì, anh bạn? - Poirot hỏi.

- Xe Ford 10... màu xanh lá cây, loại rất thông dụng ở đây.

- Vậy mà anh bạn bảo hôm ấy anh bạn không đi xe của mình? Anh bạn nhầm chứ gì?

- Không phải. Tôi hoàn toàn tin rằng tôi không nhầm. Hôm ấy tôi đi Withenbury và về rất muộn. Tôi đang ăn tạm trên đường thì tôi được người ta gọi điện thoại đến, báo là đến lâu đài Hunterbury ngay, thế là tôi lao đến đó luôn.

Poirot nhẹ nhàng nói:

- Lời anh bạn vừa rồi là một thông tin rất quý đấy.

Bác sĩ Peter Lord nói:

- Vậy là có một kẻ đã đến lâu đài Hunterbury hôm đó, ngoài Elinor, Mary và bà y tá Hopkins...

- Chi tiết này rất đáng chú ý. Nào, ta đến đó tiến hành cuộc điều tra. Chúng ta cần xem, kẻ nào đã lọt vào lâu đài mà không ai biết?

Giữa con đường lát đá ngoài hoa viên của lâu đài, có một lối đi nhỏ dẫn vào một lùm cây. Hai người bèn đi theo lối này. Đến một chỗ ngoặt, bác sĩ Lord níu cánh tay nhà thám tử, trỏ một cửa sổ nói:

- Kia là cửa sổ phòng bếp, nơi cô Elinor chuẩn bị những khoanh bánh mì kẹp thức ăn.

Thám tử Poirot lẩm bẩm:

- Nấp ở chỗ này, có thể nhìn thấy cô Elinor trong bếp. Nếu tôi không nhớ sai, thì lúc đó cửa sổ này để mở.

- Đúng đấy. Hôm đó trời rất nóng, tôi nhớ.

Poirot mơ màng nhận xét:

- Nếu kẻ nào muốn theo dõi trong bếp, hắn có thể nấp ở vị trí này là thuận tiện nhất.

Hai người sục sạo trong lùm cây. Bác sĩ Lord kêu lên:

- Sau lùm cây, có một chỗ cỏ bị giẫm nát. Tuy bây giờ cỏ đã thẳng lên, nhưng vẫn còn lại vết chân người.

Porot bèn đến nơi.

- Chọn chỗ này đúng là rất khôn ngoan. Nấp ở đây kín đáo, và có một lùm cây hơi thưa cành rất thuận tiện để quan sát trong bếp. Hắn núp ở đây để làm gì? Hút thuốc chăng?

Hai người cúi xuống, vạch lá cành tìm tòi xem có gì lạ?

Nhà thám tử lầu bầu câu gì đó, chàng bác sĩ bèn đến gần:

- Cái gì thế?

- Một bao diêm. Bao rỗng. Bị giẫm nát, ướt song và gần mục.

Poirot thận trọng nhặt bao diêm lên, lấy trong túi ra một tờ giấy, đặt bao diêm lên đó.

- Chà! - Bác sĩ kêu lên - Không phải bao diêm Anh mà là bao diêm Đức.

- Mà cô Mary lại mới ở Đức về! - Poirot reo lên.

- Lần này thì ta thấy được một vật chứng rồi, ông thừa nhận không, ông Poirot?

- Có thể...

- Trong vùng này còn ai có diêm nước ngoài nữa đâu?

- Tôi biết có người... tôi biết. - Poirot nói.

Rồi ông nhìn qua chỗ cành cây thưa trong lùm cây về phía cửa sổ phòng bếp nói:

- Vấn đề không đơn giản như ta tưởng. Một khó khăn rất lớn đặt ra cho chúng ta đấy. Anh bạn không thấy à?

- Khó khăn gì? Tôi chưa thấy.

- Nếu anh bạn chưa thấy thì lại đây... chúng ta đi theo lối khác.

Họ đi và đến tận lâu đài. Rồi họ theo một hành lang dài, nối gian phòng tiền sảnh với bếp. Hai người vào đây.

Trong bếp có tủ kính đựng bát đĩa, ly tách như thường thấy. Trên một ngăn, có đặt chiếc bếp ga nhỏ, hai cái xoong và những hộp đựng trà, cà phê...

Ngoài ra còn có bàn, giá để bát đĩa ướt. Bàn kê sát cửa sổ.

Bác sĩ Lord nói:

- Cô Elinor đã chuẩn bị những khoanh bánh mì kẹp thức ăn trên cái bàn này. Người ta đã tìm thấy một mẩu xé của tấm nhãn dán ngoài lọ moóc-phin ở khe gỗ lát sàn nhà, sau bàn bếp.

- Các nhân viên cảnh sát là những người tìm tòi tuyệt vời. Họ không bỏ sót thứ gì hết.

Bác sĩ Lord cãi:

- Chưa có một bằng chứng nào để kết luận cô Elinor đã đụng đến lọ thuốc, ông nên biết là như thế! Có một kẻ đã nấp ngoài lùm cây kia theo dõi cô ấy... Lúc cô ấy ra trạm bảo vệ, hắn đã lọt vào đây, mở lọ moóc-phin, lấy ra vài viên, nghiền nát rồi rắc lên bánh mì. Nhưng hắn không chú ý đến một mẩu giấy nhãn rơi xuống đất. Hắn vội vã thoát ra ngoài, lên ô-tô phóng đi.

Poirot thở dài:

- Vậy mà anh dám bảo anh chưa nhìn thấy gì hết! Ra một người thông minh vẫn có những lúc ngu ngốc!

Bác sĩ Lord tức giận nói:

- Thì chính ông lúc trước còn chưa tin là có một kẻ nấp ngoài bụi cây nhìn qua cửa sổ theo dõi phòng bếp này kia mà!

- Anh bạn nhầm rồi. Tôi tin chứ!

- Bây giờ ta chỉ còn việc tìm ra kẻ đó là ai?

- Theo tôi biết, ta chẳng cần tìm đâu xa.

- Ông đã biết hắn là ai?

- Tôi đã nghĩ đến một người.

- Nghĩa là các điệp viên của ông bên Đức đã cung cấp cho ông đầy đủ thông tin?

Poirot vỗ trán nói:

- Tất cả những thứ đó trong đầu tôi đây này... Bây giờ ta vào nhà, ngó qua một cái.

III

Cuối cùng hai người đã đứng trong phòng khách nhỏ, nơi Mary chết. Tòa nhà, như thể mang trong nó một không khí chết chóc, tiềm tàng những cảm giác về nỗi bất hạnh.

Bác sĩ Lord mở toang một cửa sổ, nói giọng như run rẩy:

- Gian phòng này tựa như nhà mồ...

- Giá như những bức tường kia biết nói! - Nhà thám tử Poirot thầm thì - Toàn bộ sự việc khởi đầu từ đây, căn phòng này... Mary Gerrard bị đầu độc tại đây, tại chỗ này.

- Lúc có người phát hiện ra cô ta, cô ta ngồi trong cái ghế xa lông cạnh cửa sổ kia.

- Cô gái xinh đẹp, mơ mộng và lãng mạn ấy... chẳng lẽ lại là một con người thâm hiểm? Đó là một bông hoa, đúng hơn... là một nụ hoa hé nở...

- Dù cô ta nhan sắc siêu phàm đến mấy thì vẫn có kẻ muốn cô ta chết.

- Tôi đang tự hỏi... - Poirot nói.

- Hỏi sao?

Nhà thám tử lắc đầu:

- Bây giờ nói ra cho anh bạn nghe, e còn quá sớm. Chúng ta vừa mới thăm thú toàn bộ lâu đài, chúng ta đã thấy tất cả những gì có thể nhìn thấy. Bây giờ tôi với anh ra trạm bảo vệ.

Tại đây mọi thứ cũng ngăm nắp: các phòng đều đầy bụi, nhưng không còn các vật dụng cá nhân. Hai người đứng lại đây trong vài phút. Lúc ra ngoài trời đầy ánh nắng, Poirot chạm tay vào những chiếc lá của cây hoa hồng leo. Những bông hoa màu hồng tỏa hương thơm thoang thoảng.

Nhà thám tử lẩm bẩm:

- Anh bạn biết tên giống hoa này không? Đấy là Zephirine Droughin.

- Thế thì đã sao? - Peter Lord bực tức nói.

- Lúc tôi vào nhà tù gặp Elinor Carlisle, cô ấy nói với tôi về những khóm hoa hồng. Lúc ấy tôi mới nhìn thấy, không phải ánh sáng ban ngày, mà là ánh đèn của một đoàn tàu sắp ra khỏi đường hầm. Chưa phải là ánh sáng hẳn hoi, mà mới là sự hứa hẹn ánh sáng.

- Elinor nói với ông những gì? - Viên bác sĩ trẻ tuổi hỏi, giọng khàn đặc lại.

- Cô ấy kể với tôi về những kỷ niệm thời thơ ấu, khi cô ấy và Roddy chơi đùa. Họ cãi nhau vì mỗi người thích một loại hoa hồng. Roddy thích hồng trắng, biểu trưng của vương tộc York... lạnh lùng và nghiệt ngã, trong khi cô Elinor lại thích hồng đỏ, biểu trưng của vương tộc Lancaster, chứa đựng mùi hương thơm ngát, sắc màu, tình yêu và đằm thắm. Đấy là sự khác nhau, là mối xung khắc giữa Elinor và Roddy Welman.

- Điều đó chẳng cắt nghĩa được thứ gì hết!

- Sao lại không? Nó cắt nghĩa: Elinor kiêu hãnh và đa cảm lại yêu say đắm một gã lạnh lùng, khô khan, không có khả năng yêu, là Roddy.

- Tôi chưa hiểu.

- Tôi lại hiểu rất rõ... Tôi đã hiểu cả hai người. Thôi, ta quay lại lùm cây.

Họ lặng lẽ đi. Bác sĩ Lord có vẻ lúng túng và cáu kỉnh. Lúc đến chỗ nấp của kẻ vô danh kia. Poirot đứng im lặng một lúc. Lord chăm chú nhìn ông.

Đột nhiên nhà thám tử buông một tiếng thở dài.

- “Ra quá đơn giản! Rõ ràng là suy đoán của anh sai. Anh cho rằng một người nào đó, quen biết Mary bên Đức đã sang đây để thủ tiêu cô ta. Nhưng anh bạn nhìn đây! Giả sử thằng cha nấp chỗ này, quan sát ô cửa sổ, thấy Elinor trong bếp đang chuẩn bị thức ăn... Nhưng làm sao hắn biết những chiếc bánh đó sẽ được đưa ra mời Mary Gerrard? Chỉ có một người biết trước điều đó: Elinor Carlisle! Thậm chí cả Mary lẫn bà y tá Hopkins đều chưa biết chuyện Elinor sẽ mời họ ăn.

Ta thử đứng vào vị trí ‘tên gian’. Hắn nấp đây, nhìn thấy Elinor đang chuẩn bị thức ăn. Hắn tất phải cho rằng cô ta sẽ ăn những thức ăn đó, chứ không thể là người ăn sẽ là ai khác”.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom