Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 20: Phu nhân Clarke


ombeside như bao trùm trong không khí buồn bã và trầm lắng khi chúng tôi đến thăm lần thứ hai. Một phần có lẽ do thời thiết - hôm đó là một ngày tháng 9 ẩm ướt báo hiệu mùa thu đã đến, và một phần do nửa ngôi nhà bị đóng cửa. Những phòng ở tầng trệt đều đóng cửa và căn phòng nhỏ nơi chúng tôi vào cũng nghe mùi ẩm ướt và ngột ngạt.

Cô y tá bệnh viện dáng vẻ thành thạo đến gặp chúng tôi, cô kéo tay áo xuống.

“Ông Poirot phải không ạ?” cô nói vẻ dạn dĩ. “Tôi là y tá Capstick. Tôi có nhận được thư ông Clarke báo ông sẽ đến”.

Poirot hỏi thăm bệnh tình phu nhân Clarke.

“Không có gì trầm trọng cả, mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát”.

“Mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát”, tôi đồ rằng điều đó có nghĩa là bà ấy đã lĩnh án tử hình.

“Đương nhiên không hy vọng bà ấy phục hồi nhiều nhưng một số liệu pháp mới được áp dụng để bà thấy dễ chịu hơn. Bác sĩ Logan khá hài lòng với tình trạng của bà ấy”.

“Nhưng có phải bà ấy sẽ không bao giờ hồi phục đúng không?”

“Ồ, chúng tôi không nghĩ thế”, y tá Capstick có vẻ hơi kinh ngạc vì lời nói thẳng đó.

“Tôi nghĩ cái chết của ông chồng khiến bà ấy sốc ghê lắm phải không?”

“À, ông Poirot ạ, ý tôi là với thể chất và sức khỏe của những người như bà thì chẳng có gì có thể gây bàng hoàng được. Sức khỏe của phu nhân Clarke không được khả quan cho lắm”.

“Cho phép tôi hỏi bà ấy có gắn bó mật thiết với chồng hay chồng bà có gắn bó với bà không?”

“Ồ, có chứ, họ là một đôi rất hạnh phúc, ông rất lo lắng và đau buồn về tình trạng sức khỏe của bà, tội nghiệp ông ấy. Mà như ông biết đấy, bác sĩ với nhau thì rất khó. Họ không thể động viên nhau bằng hy vọng hão huyền được. Tôi e rằng lúc đầu điều đó ám ảnh trí óc ông rất nhiều”.

“Lúc đầu thôi ư? Sau đó thì không thế nữa à?”

“Dần dà rồi người ta cũng quen thôi phải không ạ? Sau đó ngài Carmichael có bộ sưu tập. Sở thích ấy là nguỏn an ủi lớn lao đối với ông. Thỉnh thoảng ông ấy lo việc kinh doanh và rồi ông và cô Grey bận rộn làm lại danh mục hàng và sắp xếp lại phòng trưng bày theo hệ thống mới”.

“Ồ vâng - Cô Grey. Cô ấy nghỉ việc rồi đúng không?”

“Vâng, tôi thấy rất tiếc về việc đó nhưng các quý bà thỉnh thoảng hay suy nghĩ lung tung khi không được khỏe. Và không ai dám cãi lại họ. Tốt hơn hết là nhường họ. Cô Grey xử lý vụ này rất phải lẽ”.

“Phu nhân Clarke lúc nào cũng ghét cô ấy thế à?”

“Không, nói đúng hơn không phải là ghét. Thật ra, tôi nghĩ lúc đầu bà ấy cũng có thích cô Grey. Nhưng tôi không nên tán chuyện với ông thế này. Bệnh nhân của tôi sẽ băn khoăn không biết chúng ta đang làm gì”.

Cô y tá đưa chúng tôi lên cầu thang dẫn đến một căn phòng ở tầng hai. Căn phòng này hồi trước là phòng ngủ và bây giờ được bày trí làm phòng khách trông rất vui mắt.

Phu nhân Clarke ngồi lọt thỏm trong một cái ghế bành lớn cạnh cửa sổ. Bà ốm yếu, khuôn mặt có vẻ phờ phạc và xám xịt vì phải chịu nhiều đau đớn. Bà nhìn xa xăm và mơ hồ và tôi để ý hai đồng tử trong mắt bà thu nhỏ lại.

Y tá Capstick giới thiệu, giọng cô cao vút vui vẻ: “Ông Poirot mà bà muốn gặp đây ạ”.

Phu nhân Clarke nói vẻ lơ đãng: “Ồ, vâng, ông Poirot”.

Bà chìa tay ra.

“Đây là đại úy Hastings bạn của tôi, thưa phu nhân Clarke”.

“Rất hân hạnh được gặp hai ông. Hai ông đến được thật tốt quá”.

Chúng tôi ngồi xuống chỗ bà vừa chỉ. Im lặng bao trùm. Phu nhân Clarke như đang trôi vào mộng mị.

Ngay sau đó bà gượng tỉnh dậy.

“Ông đến vì chuyện của Car phải không? Về cái chết của Car. Ô, vâng”.

Bà thở dài nhưng vẫn giữ vẻ xa xăm, rồi bà lắc đầu. “Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ lại xảy ra ngược đời thế. Tôi chắc chắn mình sẽ đi trước ông ấy vậy mà...” Bà suy nghĩ một vài phút. “Car rất mạnh khỏe - quá cường tráng so với tuổi của ông. Ông không bao giờ bị ốm. Ông gần 60 mà trông vẫn như là 50... Vâng, còn rất mạnh khỏe...”

Bà trở lại trạng thái mộng mị. Poirot đã quá quen với tác dụng phụ của một số loại thuốc khiến cho người uống thuốc rơi vào chiều sâu bất tận của thời gian nên ông chẳng nói gì.

Phu nhân Clarke đột nhiên nói:

“Vâng, ông đến được thì tốt quá. Tôi đã nói với Franklin. Chú ấy bảo sẽ không quên mời ông đến. Tôi mong Franklin sẽ không làm gì ngu ngốc... chú ấy rất dễ bị lừa dù đã đi khắp nơi và rất trải đời. Đàn ông là thế... Họ vẫn là những cậu bé... Đặc biệt là Franklin”.

“Tính anh ta rất bốc đồng”, Poirot nói.

“Vâng, vâng... Và rất hào hiệp. Đàn ông ngốc thế đấy. Thậm chí Car cũng thế...” Giọng bà yếu dần.

Bà lắc đầu vẻ mất kiên nhẫn.

“Mọi thứ đều mơ hồ hết cả... Cơ thể con người thật là phiền phức ông Poirot à, đặc biệt khi nó bị điều khiển. Người ta không còn biết gì nữa - thậm chí không biết còn đau hay không - chẳng có gì đáng phải bận tâm cả”.

“Tôi hiểu, thưa phu nhân. Đó là một trong những bi kịch cuộc đời”.

“Tôi cảm thấy ngu ngốc quá. Tôi thậm chí không nhớ mình định nói gì với ông nữa”.

“Có phải bà định nói về cái chết của chồng bà?”

“Cái chết của Car? Ờ, có lẽ thế... Kẻ điên tàng đáng thương, ý tôi nói cái tên giết người ấy. Đều là do sự náo nhiệt và quay cuồng của thời thế cả thôi - người ta không chịu nổi. Tôi luôn thấy tội nghiệp cho những người điên - đầu óc họ hẳn là cảm thấy kỳ quặc lắm. Và rồi, bị giam cầm thì thật đáng sợ. Nhưng người ta có thể làm gì khác chứ? Nếu họ giết người...” Bà lắc đầu và thấy hơi đau. “Ông chưa bắt được hắn sao?” bà hỏi.

“Thưa chưa”.

“Chắc hôm đó hắn có lảng vảng ở đây”.

“Có rất nhiều người lạ, thưa phu nhân Clarke. Lúc đó là mùa nghỉ lễ mà”.

“Ừ, tôi quên mất... nhưng họ đi xuống mấy bãi biển chứ không lên gần nhà tôi đâu”.

“Không có người lạ đến nhà bà hôm đó mà”.

“Ai nói thế?” phu nhân Clarke hỏi, giọng bà đột nhiên mạnh bạo hẳn.

Poirot hơi ngạc nhiên.

“Người giúp việc”, ông đáp. “Cô Grey”.

Phu nhân Clarke nói rõ từng lời: “Cô gái đó nói dối!”

Tôi ngồi trên ghế mà giật mình. Poirot liếc tôi.

Phu nhân Clarke nói tiếp vẻ luống cuống.

“Tôi không thích cô ta. Tôi chưa bao giờ thích cả. Car rất yêu quý cô ta. Lúc nào ông ấy cũng ca cái điệp khúc cô ta là trẻ mồ côi và đơn độc một mình trên cõi đời này. Trẻ mồ côi thì có sao chứ? Đôi lúc thế lại tốt hơn. Thế còn đỡ hơn là có ông bố chẳng ra gì còn bà mẹ thì nát rượu - lúc đó mất công cô ta lại phàn nàn. Rồi ông còn khen cô ta can đảm và làm việc tốt. Tôi biết là cô ta làm tốt! Còn chuyện can đảm thì tôi không biết ông lôi đâu ra cái ý nghĩ đó!”

Y tá Capstick nói chen vào: “Đừng có xúc động thế, phu nhân ơi. Chúng tôi không được để bà mệt đâu”.

“Sau đó tôi bắt cô ta phải thu dọn hành lý! Franklin hỗn láo dám bảo cô ta sẽ là nguồn an ủi cho tôi. Làm gì có chuyện an ủi tôi chứ! Tôi không phải gặp mặt cô ta sớm ngày nào hay ngày đó - tôi nói thế đấy! Franklin ngốc lắm! Tôi không muốn chú ấy dính líu gì đến cô ta đâu. Chú ấy vẫn là một cậu con nít! Chưa hiểu đời! Tôi nói: ‘Chị sẽ cho cô ta ba tháng lương nếu em muốn nhưng cô ta phải cút ra khỏi nhà ngay. Chị không muốn cô ta ở trong nhà một phút giây nào nữa’. Cái hay của việc bị đau là đàn ông không dám cãi lại mình. Chú ấy làm theo lời tôi và cô ta phải ra đi. Tôi đoán, cô ta ra đi như một kẻ tử vì đạo với dáng vẻ ngọt ngào và can đảm đó!”

“Bà ơi, xin đừng xúc động quá thế. Không tốt cho bà đâu”.

Phu nhận Clarke xua y tá Capstick đi.

“Cô cũng khờ như mấy người kia thôi”.

“Ôi, phu nhân Clarke, bà không nên nói thế. Tôi nghĩ cô Grey là một cô gái tốt - trông cô ấy lãng mạn như một nhân vật bước ra từ tiểu thuyết ấy”.

“Tôi hết kiên nhẫn với các người rồi đó”, phu nhân Clarke trả lời yếu ớt.

“Ờ, thì giờ cô ta đi rồi mà bà ơi. Đi xa lắm rồi”.

Phu nhân Clarke lắc đầu vẻ hơi mất kiên nhẫn nhưng chẳng nói gì thêm.

Poirot hỏi:

“Sao bà bảo cô Grey là kẻ nói dối?”

“Bởi vì cô ta nói dối thật mà. Cô ta bảo là không có người lạ nào đến nhà đúng không?”

“Vâng”.

“Thế ư. Qua khung cửa sổ này, tôi tận mắt thấy cô ta nói chuyện với một người đàn ông hoàn toàn xa lạ ở bậc cửa”.

“Lúc ấy là lúc nào thế?”

“Vào buổi sáng, ngày mà Car chết, khoảng 11 giờ trưa”.

“Người đàn ông đó trông thế nào?”

“Chỉ là một người bình thường. Chẳng có gì đặc biệt”.

“Là một quý ông hay là một người buôn bán?”

“Không phải là người buôn bán. Chỉ là một kẻ xoàng xĩnh thôi. Tôi không nhớ rõ lắm”.

Đột nhiên mặt bà ta co giật vì đau đớn.

“Mời các ông đi cho. Tôi hơi mệt rồi. Y tá ơi”.

Chúng tôi vâng lời và ra về.

“Thật là một câu chuyện kỳ lạ”, tôi nói với Poirot khi chúng tôi trên đường trở lại Luân Đôn. “Về cô Grey với người đàn ông lạ mặt”.

“Ông thấy không, Hastings? Tôi đã nói rồi: chúng ta sẽ tìm ra được điều gì đó”.

“Tại sao cô gái nói dối rằng chẳng gặp ai cả?”

“Tôi nghĩ ra gần cả chục lý do khác nhau và một trong những lý do đó cực kỳ đơn giản”.

“Có phải vì sợ bị mất mặt không?” tôi hỏi.

“Có lẽ phải viện đến tài khéo léo của ông thôi. Nhưng chắc chúng ta không cần lo lắng đâu. Cách đơn giản nhất là trực tiếp hỏi cô ấy”.

“Nhỡ đâu cô ta lại nói dối thì sao”.

“Thế thì càng thú vị và cần phải suy ngẫm chứ sao”.

“Một cô gái như thế mà lại đồng lõa với một tên điên thì kỳ quá”.

“Chính xác, thế nên tôi không nghĩ vậy”.

Tôi suy nghĩ nhiều hơn.

“Đúng là hồng nhan bạc phận”, cuối cùng tôi thở dài nói.

“Làm gì có. Dẹp bỏ ý nghĩ đó ra khỏi đầu ông đi”.

“Nhưng đúng mà”, tôi khăng khăng, “ai cũng chống lại cô ấy vì cô ấy đẹp”.

“Ông nói ngu ngốc gì thế, ông bạn. Ai ở Combeside chống lại cô ta nào? Ngài Carmichael? Franklin? Y tá Capstick?”

“Phu nhân Clarke lăn xả vào cô ấy thế còn gì”.

“Bạn của tôi ơi, ông lúc nào cũng đầy lòng thương hại những cô gái trẻ đẹp. Tôi thì thấy thương cho những người phụ nữ già đau yếu. Có thể phu nhân Clarke là người nhìn thấy rõ mọi chuyện còn chồng bà, Franklin Clarke và y tá Capstick đều mù cả nút, cả ông nữa, đại úy Hastings”.

“Ông đố kỵ cô gái đó, Poirot à”.

Trước sự ngạc nhiên của tôi mắt ông đột nhiên sáng long lanh.

“Có lẽ tôi cũng muốn cưỡi lên con bạch mã lãng mạn của ông, Hasting à. Ông lúc nào cũng là một hiệp sĩ thực thụ sẵn sàng đến cứu mỹ nhân gặp nạn, bien ecamabcndu [1]”.

__----

“Ông kỳ cục quá đi, Poirot”, tôi nói, không nhịn được cười.

“À, ờ, người ta không thể thảm thương mãi được. Càng lúc tôi càng quan tâm đến sự phát triển con người trong những bi kịch như thế này. Có ba thảm kịch về cuộc sống gia đình. Đầu tiên là ở Andover - tất cả cuộc đời ngang trái của bà Ascher, sự chống chọi của bà, rồi việc bà hỗ trợ cho ông chồng và việc bà yêu thương cô cháu gái hết mực. Chừng đó thôi cũng đủ để viết thành tiểu thuyết rồi. Sau đó là vụ Bexhill - ông bô bà mẹ hạnh phúc và dễ mến có hai cô con gái khác nhau một trời một vực - một đứa thì ngốc nghếch nhưng mềm mại và xinh đẹp còn Megan thì mạnh mẽ, cương quyết, thông minh và khao khát cháy bỏng tim ra sự thật. Và một nhân vật khác - anh chàng Scotland lúc nào cũng tỏ ra tự chủ nhưng có máu ghen và yêu cô gái xấu số tha thiết. Cuối cùng là gia đình ở Churston - người vợ sắp chết còn ông chồng mê sưu tầm thì ngày càng cuý mến và cảm thông cho cô gái trẻ đẹp đang giúp đỡvà cũng đồng cảm với ông, rồi thì đứa em trai cường tráng, quyến rũ, thú vị và có sức hút lãng tử mà anh chàng tích lũy được từ những chuyến ngao du dài ngày”.

“Ông thấy đấy, Hastings, nếu bình thường thì ba thảm kịch đó không hề có điểm chung đâu. Mỗi vụ sẽ tiến triển theo cách riêng mà không ảnh hường tới nhau. Hastings ơi, sự hoán đổi và kết hợp của cuộc sống thật kỳ lạ, tôi chưa bao giờ thôi thích thú”.

“Tới Paddington rồi”, đó là câu trả lời duy nhất mà tôi đáp lại.

Tôi có cảm giác đã đến lúc người ta phải chấp nhận thực tế phũ phàng.

Về đến Whitehaven Mansions, chúng tôi được báo có một quý ông đang đợi Poirot.

Tôi tưởng là Franklin hoặc Japp nhưng tôi kinh ngạc phát hiện ra không phải ai khác mà chính là Donald Fraser.

Anh ta trông rất bối rối và sự vụng về trong cách ăn nói của anh ta càng lộ rõ hơn bao giờ hết.

Poirot không ép anh ta nói ra anh đến để làm gì, thay vì vậy ông mời anh ăn bánh mì kẹp và uống rượu.

Khi đồ ăn thức uống đã dọn lên, Poirot một mình độc thoại, kể lại chuyện chúng tối ở đâu và kể rất tử tế và tình cảm về người phụ nữ bệnh tật đó.

Chúng tôi ăn gần hết bánh kẹp và nhâm nhi rượu thì ông mới bắt đầu chuyển cuộc nói chuyện theo hướng thân mật hơn.

“Anh Fraser mới đi từ Bexhill đến đây à?”

“Vâng”.

“Có gặt hái được gì từ Milly Higley không?”

“Milly Higley? Milly Higley ư?” Fraser lặp đi lặp lại cái tên đó vẻ ngạc nhiên, “Ồ, cô gái đó à! Chưa, tôi chưa làm gì cả. Chỉ là...”

Anh ta im bặt. Hai bàn tay anh đan vào nhau vẻ căng thẳng.

Rồi anh ta bật ra: “Tôi không biết tại sao tôi đến gặp ông nữa”.

Poirot đáp: “Tôi biết”.

“Không thể nào. Sao ông biết được?”

“Anh đến gặp tôi vì có điều gì đó anh cần tâm sự với người khác. Anh đến đúng rồi. Tôi chính là người thích hợp đây. Nói đi!”

Cái giọng điệu chắc nịch của Poirot có hiệu nghiệm. Fraser nhìn ông với vẻ vâng lời pha chút hàm ơn lạ lùng. “Ông nghĩ vậy sao?”

“Đương nhiên là thế rồi”.

“Ông Poirot này, ông có biết gì về những giấc mơ không?” Tôi không ngờ anh ta lại hỏi thế. Tuy nhiên, Poứot không có vẻ gì ngạc nhiên.

“Có chứ”, ông đáp. “Anh đã mơ à...?”

“Vâng. Tôi đoán ông sẽ nói tôi mơ về vụ đó là chuyện tự nhiên thôi. Nhưng không phải một giấc mơ bình thường”.

“Không ư?”

“Không?”

“Tôi đã mơ như vậy ba đêm liên tiếp... Tối nghĩ chắc tôi điên lên mất...”

“Anh kể đi”.

Mặt anh ta có vẻ sinh động hẳn lên. Mắt anh lồi ra. Thật ra, anh ta trông giống người điên.

“Giấc mơ lặp đi đi lặp lại. Tôi đang ở trên bãi biển. Đang đi tìm Betty. Cô ấy đi lạc, chỉ đi lạc thôi, ông ạ. Tôi phải tìm cô ấy. Tôi phải đưa cho cô ấy chiếc thắt lưng của cô. Tôi cầm nó trong tay. Và rồi...”

“Rồi sao nữa?”

“Giấc mơ thay đổi... Tôi không tìm kiếm nữa. Cô ấy đã ở trước mặt tôi, cô đang ngồi trên bãi biển. Cô không thấy tôi bước đến - Thế rồi - ôi, tôi không thể...”

“Cứ kể tiếp đi”.

Giọng Poirot chắc nịch như ra lệnh.

“Tôi đến phía sau lưng cô... cô ấy không biết tôi bước đến... tôi quàng dây thắt lưng quanh cổ cô ấy và kéo... ôi... tôi kéo...”

Giọng nói đau đớn của anh ta thật là đáng sợ... Tôi bấu chặt hai thành ghế... Câu chuyện nghe sinh động quá.

“Cô ấy nghẹt thở... cô ấy chết rồi... Tôi đã siết cổ cô ấy - và rồi đầu cô ấy ngã ra đằng sau và tôi thấy khuôn mặt cô... nhưng đó là khuôn mặt của Megan chứ không phải của Betty!”

Fraser dựa ra sau, toàn thân tái nhựt và run rẩy. Poirot rót thêm một ly rượu đưa cho anh ta.

“Điều đó có nghĩa là gì vậy, ông Poirot? Tại sao tôi lại mơ như thế mỗi đêm...?”

“Uống hết ly rượu đi”, Poirot bảo.

Chàng trai làm theo rồi anh ta hỏi với giọng bình tĩnh hơn: “Điều đó nghĩa là gì thế? Tôi - tôi không giết cô ấy đúng không?”

Tôi không biết Poirot đã trả lời gì vì đúng lúc đó tôi nghe tiếng gõ cửa của người đưa thư nên lập tức ròi khỏi phòng.

Thứ mà tôi lấy ra từ thùng thư xóa hết mọi quan tâm của tôi vào câu chuyện kỳ lạ của Donald Fraser.

Tôi quay lại phòng khách ngay lập tức.

“Poirot ơi”, tôi la lớn. “Nó đến rồi. Bức thư thứ tư”.

Ông ấy đứng dậy, chộp bao thư từ tay tôi, lấy dao rọc giấy và mớ thư ra. Ông trải nó lên bàn.

Cả ba chúng tôi cùng đọc.

Vẫn chưa có kết quả gì sao? Thật là xấu hổ! Xấu hổ quá! Ông và cánh cảnh sát đang làm gì thế? Chà, chà, không vui sao? Rồi lần tới chúng ta sẽ đi đâu để lấy mật đây?

Tội nghiệp ông Poirot. Tôi thấy thương cho ông quá. Nẽu lúc đầu ông không đạt được gì thì phải cố gắng, cố gắng, cố gắng hơn chứ. Chúng ta còn một chặng đường dài đấy.

Hạt Tipperary à? Không, còn xa lắm. Tận chữ T lận. Vụ tiếp theo sẽ diễn ra ở Doncaster vào ngày 11 tháng 9.

Hẹn gặp lại ông.

A B C

Chú thích:

[1] Tất nhiên rồi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 21: Miêu tả kẻ giết người


Tôi nghĩ chính vào lúc này cái mà Poirot gọi là yếu tố nhân sinh bắt đầu nhạt nhòa dần. Dường như vì trí óc không thể chịu đựng nổi toàn chuyện rùng rợn nên chúng tôi tạm thời không còn thiết tha gì đến cuộc sống bình thường nữa.

Tất cả chúng tôi đều cảm thấy không thể làm được gì cho tới khi bức thư thứ tư về địa điểm vụ giết người D được gửi đến. Không khí đợi chờ đó giải tỏa bớt căng thẳng.

Nhưng giờ đây những con chữ đánh máy nhảy nhót trên tờ giấy trắng cứng đơ xuất hiện khiến cho cuộc săn lùng lại trỗi dậy.

Thanh tra Crome từ Scotland Yard đến và khi anh ta vẫn còn ở đó thì Franklin Clarke và Megan Barnard bước vào.

Cô gái giải thích là vừa từ Bexhill lên.

“Tôi muốn hỏi anh Clark vài điều”.

Cô ấy có vẻ khá lo lắng nên quên cả việc xin lỗi và giải thích lý do của mình. Tôi chỉ nghe thông tin cô kể mà không thấy có gì quan trọng. Hiển nhiên bức thư đã chiếm toàn bộ tâm trí khiến tôi không còn để ý đến điều gì khác.

Tôi nghĩ Crome không hài lòng lắm khi thấy có nhiều bên tham gia vào vụ này. Anh ta bỗng dưng tỏ ra cực kỳ trịnh trọng và lấp lửng.

“Tôi sẽ lấy cái thư, ông Poirot ạ. Ông vui lòng làm một bản sao nhé...”

“Thôi, không cần đâu”.

Clarke hỏi: “Kế hoạch của anh thế nào, anh thanh tra?”

“Chúng tôi đã có một vài kế hoạch khá toàn diện, ông Clarke ạ”.

“Lần này chúng ta phải tóm được hắn”, Clarke nói. “Anh thanh tra à, tôi muốn báo anh biết chúng tôi vừa lập một nhóm riêng để xử lý vụ này. Một đội gồm những người có liên quan”.

Thanh tra Crome cố gắng vui vẻ trả lời: “Ồ, thế à?”

“Tôi đoán anh không để ý lắm đến những kẻ nghiệp dư phải không, thanh tra?”

“Chúng ta khó có sẵn nguồn hỗ trợ như thế này phải không, ông Clarke?”

“Chúng tôi có lý do riêng để làm thế - có còn hơn không”.

“Ồ, thế à?”

“Tôi đoán nhiệm vụ của anh cũng chẳng dễ dàng gì đâu, thanh tra ạ. Nói thật, tôi nghĩ có thể gã A B C lại thắng anh lần nữa”.

Tôi để ý thấy khi bị dồn vào thế bí, Crome thường phát biểu tràng giang đại hải.

Anh ta nói: “Tôi nghĩ công chúng sẽ không có gì phải chê những chuẩn bị của chúng ta lần này đâu ạ. Gã ngốc đó báo trước cho chúng ta một thời gian khá dài mà. Ngày 11 là tới thứ tư tuần sau cơ. Chúng ta có dư thời gian để sắp xếp một chiến dịch truyền thông trên báo chí. Doncaster sẽ được cảnh báo kỹ càng. Bất kỳ ai có tên bắt đầu bằng chữ D đều tự phòng bị - thế là tốt quá rồi còn gì. Ngoài ra, chúng tôi sẽ phái một đội cảnh sát lớn đến thị trấn đó. Việc sắp xếp này đã được sự đồng ý của tất cả các cảnh sát trưởng ở Anh. Tất cả mọi người ở Doncaster, cảnh sát cũng như dân thường, sẽ cùng nhau tìm bắt một người đàn ông - và nếu may mắn chúng ta sẽ tóm gọn hắn!”

Clarke nói khẽ:

“Có thể dễ nhận thấy anh không phải là người yêu thể thao rồi, thanh tra ạ”.

Crome trợn mắt nhìn anh ta.

“Ý ông là sao, ông Clarke?”

“Trời đất, anh không biết thứ tư tuần sau lễ hội St. Leger sẽ được tổ chức ở Doncaster à?”

Thanh tra Crome há hốc. Anh ta hết dám lặp lại cái cụm từ quen thuộc “Ồ, thế à?” của mình. Thay vào đó, anh ta nói:

“Đúng rồi. Vâng, sẽ làm cho vấn đề thêm phức tạp đây...”

“A B C không phải là thằng ngốc, cho dù hắn là một thằng điên”.

Tất cả mọi người đều im lặng trong giây lát, suy nghĩ về tình thế hiện tại. Đám đông ở trường đua - đám người Anh yêu thể thao và sôi nổi - rắc rối nối tiếp rắc rối.

Poirot lầm bầm:

“Cest ingénieux. Tout de même c’est bien imagine, ça”. [1]

Clarke nói: “Tôi tin rằng vụ giết người sẽ xảy ra ở trường đua - có lẽ trong lúc lễ hội Leger đang diễn ra”.

Trong phút chốc, lòng đam mê thể thao khiến trí óc của anh ta tràn ngập niềm vui...

Thanh tra Crome đứng dậy, cầm theo bức thư.

“Lễ hội St. Leger đúng là phiền phức thật”, anh ta thừa nhận. “Xui xẻo quá đi”.

Anh ta ra về. Tôi nghe có tiếng xì xào trước tiền sảnh. Một phút sau, Thora Grey bước vào.

Cô ấy nói vẻ lo lắng:

“Thanh tra bảo tôi là mới có thêm một bức thư nữa. Lần này là ở đâu ạ?”

Ngoài trời đang mưa. Thora Grey mặc một chiếc áo khoác đen, váy và khăn quàng bằng lông. Chiếc mũ nhỏ đội lệch trên mái tóc vàng óng ả.

Cô đi thẳng đến và nói với Franklin Clarke, bàn tay cô chạm vào cánh tay anh và đợi anh trả lời.

“Doncaster - vào ngày lễ St. Leger”.

Chúng tôi ngồi xuống bàn luận. Không hẹn mà chúng tôi đều có mặt đông đủ, nhưng lễ hội đua ngựa chắc chắn làm cho kế hoạch chúng tôi chuẩn bị trước đây trở nên phức tạp hơn.

Một cảm giác chán nản thoáng qua trong đầu tôi. Nói cho cùng nhóm sáu người này có thể làm được gì dù họ quan tâm đến vụ án nhiều đến đâu đi nữa? Sẽ có vô số cảnh sát chờ đợi và ở trong tình trạng báo động, họ sẽ canh gác tất cả những nơi mà tên giết người có khả năng sẽ xuất hiện. Thêm sáu cặp mắt nữa thì có thể giúp thêm gì chứ?

Như để trả lời cho câu hỏi trong đầu tôi, Poirot cất cao giọng, ông nói như một ông hiệu trưởng hay cha xứ giảng bài.

“Mes enfants [2], chúng ta không được phân tán sức mạnh của mình. Chúng ta phải xử lý vụ này có phương pháp và theo tư duy riêng của mỗi người. Để tìm ra sự thật chúng ta phải tìm kiếm từ bên trong chứ không phải từ bên ngoài. Mỗi người trong chúng ta phải tự hỏi mình rằng chúng ta biết gì về tên giết người? Chúng ta phải dựng lên một bức tranh tổng hợp về người đàn ông mà chúng ta sẽ tìm kiếm”.

“Chúng ta chẳng biết gì về hắn cả”, Thora Grey thở dài vô vọng.

“Không, không đâu cô gái ạ. Không đúng. Mỗi chúng ta đều biết một điều gì đó về hắn - nếu chúng ta biết được mình đã biết gì. Tôi tin cái chúng ta biết vẫn ở đó nếu chúng ta có thể nắm bắt được”.

Clarke lắc đầu.

“Chúng tôi chẳng biết gì cả - không biết hắn ta già hay trẻ, trắng hay đen! Không ai trong chúng ta từng thấy hắn hay nói chuyện với hắn! Chúng ta đã lật đi lật lại mọi thứ chúng ta biết rồi còn gì”.

“Chưa hẳn là tất cả đâu! Ví dụ cô Grey nói với chúng ta cô không thấy hay không nói chuyện với ai lạ vào ngày ngài Carmichael Clarke bị giết cả”.

Thora Grey gật đầu: “Đúng thế mà”.

“Thật không? Cô à, phu nhân Clarke kể với chúng tôi rằng từ cửa sổ phòng bà ấy đã thấy cô đứng nói chuyện với một người đàn ông ở cửa trước”.

“Bà ấy thấy tôi nói chuyện với một người lạ ư?” Cô gái có vẻ ngạc nhiên thật sự. Chắc hẳn vẻ trong trẻo và tinh khiết của cỏ chẳng có ẩn chứa điều gì không chân thật cả.

Cô gái lắc đầu.

“Phu nhân Clarke hẳn đã nhầm lẫn rồi. Tôi không hề - Ồ!”

Từ cảm thán đó đột nhiên vọt ra. Má cô ửng đỏ.

“Giờ thì tôi nhớ ra rồi! Tôi thật ngốc! Tôi quên mất chuyện đó. Nhưng chẳng quan trọng gì cả. Đó chỉ là người đàn ông đến bán bít tất - cựu chiến binh ấy mà. Họ lì lắm. Tôi phải đuổi ông ta đi đấy. Tôi đi ngang phòng khách thì ông ta đến ngay bậc cửa. Ông ta nói chuyện trực tiếp với tôi chứ không bấm chuông nhưng ông ta trông không có vẻ gì là người xấu. Tôi nghĩ đó là lý do vì sao tôi quên mất ông ấy”.

Poirot lắc lư người, hai tay ông vỗ vỗ vào đầu. Ông lẩm bẩm một mình vẻ dữ dội nên không ai dám nói gì mà chỉ nhìn chằm chằm vào ông.

Ông lầm bẩm: “Bít tất... bít tất... bít tất... bít tất... sắp ra rồi... bít tất.. bít tất... mô-ưp đó... đúng rồi... ba tháng trước... ngày hôm kia... và bây giờ. Trời ơi, tôi tìm ra rồi!”

Ông ngồi thẳng dậy và nhìn tôi vẻ tự hào.

“Ông nhớ không, Hastings? Andover. Ở cửa hàng đó. Chúng ta lên tầng trên. Trong phòng ngủ. Trên ghế. Có một đôi bít tất mới bằng vải lụa. Và bây giờ tôi biết hai hôm trước cái gì đã khiến tôi chú ý. Chính là cô...” ông quay sang Megan. “Cô bảo mẹ cô khóc vì bà mua cho em gái cô mấy đôi bít tất mới vào ngày vụ giết người xảy ra...”

Ông nhìn từng người một.

“Mọi người thấy không? Cùng một mô-típ xảy ra ba lần. Chúng ta không thể cho đó là sự trùng hợp được. Khi cô ấy nói tôi đã có linh cảm điều cô nói liên quan đến cái gì đó. Bây giờ thì tôi biết là cái gì rồi. Lời nói của bà Fowler - hàng xóm kế bên nhà bà Ascher. Rằng có mấy người hay đến nài nỉ để bán hàng và bà có nhắc đến bít tất. Cô hãy cho tôi biết có phải mẹ cô mua những đôi tất đó không phải ở cửa hàng mà từ người bán dạo đến tận nhà đúng không?”

“Vâng, vâng, đúng thế... Giờ tôi mới nhớ ra. Mẹ tôi nói bà thấy tội nghiệp mấy người đàn ông khốn khổ đó vì họ phải đi khắp nơi để bán cho được hàng”.

“Nhưng có liên quan gì chứ?” Franklin hỏi lớn. “Một người đàn ông bán bít tất chẳng nói lên được điều gì cả!”

“Các bạn ạ, tôi khẳng định đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên đâu. Ba vụ án - và cứ mỗi lần người đàn ông đó đi bán bít tất, ông ta cũng đi thám thính trước địa bàn”.

Ông xoay người sang Thora.

“A vous la parole! [3] Miêu tả người đàn ông này đi”.

Cô gái ngây người nhìn ông.

“Tôi không thể... Tôi không biết kể thế nào... Tôi nghĩ ông ấy có đeo kính và mặc một cái áo khoác đã sờn vai...”

“Mieux que ça, mademoiselle?” [4]

“Dáng ông ấy đứng hơi khòm... Tôi cũng không chắc lắm. Tôi không nhìn rõ mặt ông ta. Ông ta chẳng có gì đáng chú ý cả...”

Poirot nói vẻ nghiêm trọng:

“Cô nói đúng. Tất cả bí ẩn của các vụ giết người đều nằm ở những gì cô vừa miêu tả về kẻ giết người đó - vì thế không còn nghi ngờ gì nữa hắn ta chính là kẻ giết người! ‘Hắn ta không có gì đáng chú ý cả’. Đúng thế, không còn nghi ngờ gì nữa... cỏ đã miêu tả đúng tên giết người rồi đó!”

Chú thích:

[1] Tài thật. Hắn tưởng tượng quá giỏi.

[2] Các cháu ạ.

[3] Đến lượt cô nói rồi đó!

[4] Còn gì nữa không, thưa cô?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 22: (Không phải lời kể của Đại úy Hastings)


Ông Alexander Bonaparte Cust ngồi yên như tượng. Đồ ăn sáng trên đĩa đã nguội ngắt và ông không hề động đến miếng nào. Có tờ báo đang nằm dựa vào ấm trà. Đó là tờ báo mà ông Cust đã đọc rất hào hứng.

Bỗng nhiên ông đứng dậy đi lui đi tới một chốc rồi ngồi phịch xuống chiếc ghế cạnh cửa sổ. Hai tay ông bưng đầu rồi ông rên ư ử.

Ông không nghe tiếng cửa mở. Bà Marbury chủ nhà đã đứng ở bậc cửa rồi.

“Ông Cust ơi, tôi đang nghĩ không biết ông có muốn... sao thế? Chuyện gì vậy? Ông ốm à?”

Ông Cust thả tay, ngẩng đầu lên.

“Không, không có gì đâu, bà Marbury ạ. Sáng nay tôi thấy không được khỏe lắm”.

Bà Marbury kiểm tra khay đồ ăn sáng.

“Tôi thấy ông chẳng đụng đến bữa ăn sáng. Đầu ông lại đau à?”

“Không. À, vâng... Tôi - tôi thấy hơi khó chịu trong người”.

“Ôi, tội nghiệp ông quá. Vậy hôm nay ông không đi đâu sao?”

Ông Cust bỗng nhiên đứng bật dậy.

“Không, không. Tôi phải đi chứ. Công việc mà. Quan trọng. Quan trọng lắm”.

Hai bàn tay ông run rẩy. Nhìn ông có vẻ bực bội, bà Marbury cố vỗ về ông.

“À, ông cứ đi nếu ông thấy cần phải đi. Lần này ông đi đâu có xa không?”

“Không. Tôi đi...” - Ông ngập ngừng vài phút rồi nói tiếp “... Cheltenham”.

Vẻ ngập ngừng kỳ lạ của ông khi nhắc đến cái tên đó khiến bà Marbury nhìn ông ngỡ ngàng.

Bà trả lời kiểu xã giao: “Cheltenham đẹp lắm. Có năm tôi đi Bristol rồi đến đó. Cửa hàng ở đó rất tuyệt”.

“Ờ, tôi cũng nghĩ thế”.

Bà Marbury cúi người nhưng lưng bà cứng đơ - vì bà không quen cúi người - để nhặt tờ báo nhàu nhĩ trên sàn nhà lên.

“Mấy bữa nay báo chí không đưa tin gì khác ngoài mấy vụ giết người”, bà vừa nói vừa liếc các tiêu đề trước khi đặt tờ báo lên bàn. “Tôi thấy sởn cả gai ốc. Tôi chả đọc làm gì. Giống như vụ tên Jack Đào Mỏ ấy mà”.

Môi ông Cust mấp máy nhưng ông không thốt ra lời nào.

“Doncaster - đó là nơi mà hắn ra tay vụ tiếp theo”, bà Marbury nói. “Ngày mai rồi đấy! Làm mình nổi da gà ông nhỉ? Nếu tôi sống ở Doncaster và tên của tôi bắt đầu bằng chữ D thì tôi sẽ bắt chuyến tàu đầu tiên rời khỏi đó ngay. Tôi không muốn liều mạng đâu. Ông nói gì hả, ông Cust?”

“Đâu, tôi có nói gì đâu, bà Marbury”.

“Có đua ngựa và mấy trò khác ở đó nữa. Chả trách hắn sẽ có cơ hội ra tay. Họ bảo là có hàng trăm cảnh sát được phái đến đó và... Sao thế ông Cust, ông ốm thật rồi. Ông phải uống thuốc men gì đi chứ. Nói thật là hôm nay ông không nên đi đâu cả”.

Ông Cust đứng thẳng đơ.

“Có việc cần bà Marbury à. Tôi luôn luôn đến các cuộc hẹn đúng giờ. Người ta phải - phải tin tưởng mình! Khi tôi nhận làm việc gì, tôi làm cho đến nơi đến chốn luôn. Đó là cách duy nhất để thành công trong làm ăn bà ạ”.

“Nhưng nếu ông ốm thì sao?”

“Tôi có ốm đau gì đâu, bà Marbury. Chỉ là tôi hơi lo lắng vì một số việc riêng thôi. Tôi không ngủ được. Tôi thấy ổn rồi”.

Thái độ của ông cương quyết quá nên bà Marbury dọn dẹp đồ ăn sáng và miễn cưỡng rời phòng.

Ông Cust lôi dưới giường ra một cái va-li và bắt đầu xếp đồ. Mấy bộ đồ ngủ, túi đựng đồ vệ sinh cá nhân, cổ áo rời, dép da. Rồi ông mở tủ chuyển chừng 10 cái hộp giấy dẹp cỡ 10x7 inch trên kệ xuống xếp vào va-li.

Ông liếc nhìn quyển thông tin đường sắt trên bàn rồi rời phòng, mang theo cái va-li.

Vào phòng khách, ông đặt va-li xuống rồi đội mũ và mặc áo khoác vào. Ông vừa khoác áo vừa thở dài thườn thượt đến nỗi cô gái bước ra khỏi phòng bên nhìn ông vẻ lo lắng. “Có chuyện gì vậy, bác Cust?”

“Không có gì đâu, cô Lily”.

“Bác mới thở dài mà!”

Ông Cust đột ngột nói:

“Cháu linh tính có điềm gì sao Lily? Có linh cảm gì à?”

“Ờ, thật ra, cháu có linh tính gì đâu... Đương nhiên, có ngày buồn ngày vui vậy thôi bác ạ”.

“Chắc vậy”, ông Cust đáp. Rồi ông lại thở dài.

“Ờ, tạm biệt Lily. Tạm biệt. Bác biết là lúc nào cháu cũng đối xử với bác rất tốt”.

Lily vừa cười vừa nói: “Ôi, bác đừng nói tạm biệt như thể bác sẽ đi luôn không về vậy”.

“Không, không, đương nhiên là về chứ”.

Cô gái lại cười và nói: “Hẹn gặp bác thứ sáu nhé. Lần này bác đi đâu? Đi biển nữa ạ”.

“Không, không, ờ, bác đi Cheltenham”.

“À, chỗ đó cũng đẹp. Nhưng không thích bằng Torquay đâu. Ở đó dễ thương hơn. Năm sau, cháu muốn đi nghỉ ở đó. Nhân tiện, lần trước chắc bác ở gần hiện trường vụ án lắm - vụ A B C ấy. Vụ đó xảy ra lúc bác ở đấy phải không ạ?”

“Ờ, đúng rồi. Nhưng Churston cách đó chừng sáu bảy dặm cơ”.

“Cũng thế cả mà, chắc là náo động lắm! À, biết đâu bác đã đi ngang qua kẻ giết người trên phố không chừng! Biết đâu bác ở rất gần hắn đấy!”

“Ừ, dĩ nhiên là có thể lắm chứ”, ông Cust đáp, hé một nụ cười méo mó và ghê ghê đến nỗi Lily Marbury cũng để ý thấy.

“Ôi, bác Cust, bác bị ốm rồi”.

“Bác không sao, không sao đâu cháu ạ. Tạm biệt cháu”. Ông lóng ngóng nhấc mũ ra chào rồi xách vali và vội vàng đi ra khỏi cửa.

Lily Marbury nói vẻ khoan dung: “Bác này kỳ quá! Có vẻ hơi khùng khùng nữa”.

II

Thanh tra Crome nói với thuộc cấp:

“Kiếm cho tôi một danh sách tất cả các nhà máy sản xuất bít tất rồi gửi đến đây. Tôi cần một danh sách tất cả các đại lý - anh biết đấy, những người bán hàng để ăn hoa hồng và đi chào hàng ấy”.

“Cho vụ án A B C này ư, thưa ông?”

“Ừ, ý kiến của ông Hercule Poirot”. Giọng viên thanh tra pha chút khinh khỉnh. “Chắc cũng chẳng tìm ra được gì đâu nhưng chúng ta không được bỏ qua dù là cơ hội nhỏ nhất”.

“Đúng thế, thưa ông. Hồi trước ông Poirot đã điều tra thành công nhiều vụ nhưng tôi nghĩ bây giờ ông ấy hơi lẩm cẩm rồi ạ”.

“Ông ta chỉ là tên lang băm thôi”, thanh tra Crome nói. “Lúc nào cũng làm bộ làm tịch. Lừa được người khác chứ dễ gì lừa được tôi. Còn giờ thì về việc chuẩn bị cho vụ Doncaster...”

III

Tom Hartigan nói với Lily Marbury:

“Sáng nay anh gặp bác lính già của em đấy”.

“Ai cơ? Bác Cust hả anh?”

“Ừ, bác Cust. Ở Euston. Nhìn bác ấy lúc nào cũng như thỏ lạc. Anh nghĩ bác ấy hơi khùng khùng. Bác ấy cần người chăm sóc em à. Đầu tiên bác làm rơi tờ báo rồi sau đó làm rơi vé. Anh lượm lên giúp bác - bác ấy thậm chí còn không biết mình làm rơi vé nữa kia. Bác cảm ơn anh nhưng vẻ bực bội lắm, anh nghĩ bác không nhận ra anh”.

“Ôi dào”, Lily nói. “Bác chỉ mới gặp anh vài lần ở phòng khách chứ mấy”.

Họ khiêu vũ xong một vòng.

Tom khen: “Em nhảy đẹp quá”.

“Nhảy tiếp nào anh”, Lily đáp và uốn sát người vào anh.

Họ lại nhảy vòng nữa.

“Anh bảo là Euston hay Paddington?” Bỗng dưng Lily hỏi. “Ý em là anh gặp bác Cust ở đâu?”

“Euston”.

“Anh có chắc không đấy?”

“Có chứ. Sao thế?”

“Kỳ quá. Em nghĩ đi Cheltenham thì đi từ ga Paddington chứ”.

“Đúng rồi em. Nhưng bác Cust không đi Cheltenham. Bác ấy đi Doncaster mà”.

“Cheltenham chứ”.

“Doncaster. Anh biết chắc thế, cưng ơi! Chính anh nhặt cái vé của bác ấy lên mà”.

“Ơ, bác bảo em là bác đi Cheltenham. Em chắc chắn bác đã nói thế”.

“Ôi dào, chắc em nhớ nhầm thôi. Ông ấy đi Doncaster mà. Có người may mắn thật. Anh thích con Firefly ở lễ hội Leger và anh muốn xem nó đua thế nào”.

“Em nghĩ bác Cust không đi xem đua ngựa đâu, bác có vẻ không thích môn đó. Ôi, Tom, em mong là bác ấy sẽ không bị giết. Vụ giết người A B C tiếp theo sẽ diễn ra ở Doncaster đấy”.

“Bác Cust sẽ không sao đâu. Tên của bác đâu có bắt đầu bằng chữ D”.

“Lần trước may không bác ấy bị giết rồi. Bác ấy ở gần Churston ở Torquay khi vụ giết người xảy ra đó anh”.

“Thế à? Trùng hợp quá nhỉ?”

Chàng trai cười lớn.

“Lần trước nữa bác ấy không ở Bexhill chứ?”

Lily nhíu mày suy nghĩ.

“Bác ấy vắng nhà.. .Vâng, em nhớ bác ấy đi vắng... bởi vì bác ấy quên mang theo đồ bơi. Mẹ em vá nó cho bác mà. Và bà nói: ‘Đấy, ông Cust đi hôm qua mà quên đem theo đồ bơi rồi’, và em trả lời: ‘Ôi, mẹ đừng bận tâm đến bộ đồ bơi cũ kỹ đó làm gì - có một vụ giết người thảm khốc nhất kìa. Một cô gái bị siết cổ ở Bexhill’.”

“Ờ, nếu bác ấy muốn đem theo đồ bơi, chắc ổng đã đi về vùng biển. Anh nói này, Lily” - khuôn mặt anh ta đầy vẻ phấn khích. “Nếu bác lính già của em là kẻ giết người thì sao nhỉ?”

“Bác Cust tội nghiệp đó ư? Bác còn không dám làm đau một con ruồi nữa là”, Lily cười lớn.

Họ vẫn nhảy thật hạnh phúc - họ ý thức niềm vui sướng được ở bên nhau.

Nhưng trong vô thức, có một điều gì đó đang trỗi lên trong đầu họ...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 23: Ngày 11 tháng 9 - Doncaster


Doncaster!

Tôi nghĩ mình sẽ nhớ cái ngày 11 tháng 9 đó suốt đời.

Thật sự, cứ mỗi lần ai nhắc đến St. Leger là lập tức đầu óc tôi nghĩ ngay tới vụ giết người chứ không phải đua ngựa.

Nhớ lại cảm giác của mình lúc đó, điều nổi lên rõ nhất là cảm giác kinh sợ vì bất lực. Chúng tôi có mặt ngay tại hiện trường - Poirot, tôi, Clarke, Fraser, Megan Barnard, Thora Grey và Mary Drower, nhưng suy cho cùng ai trong số chúng tôi có thể làm được gì?

Chúng tôi đang bám víu vào một hy vọng mỏng manh - cơ may nhận ra được một khuôn mặt hay dáng hình mà có lần mình đã gặp hai hay ba tháng trước trong đám đông hàng ngàn người đó.

Thực tế phũ phàng hơn nhiều. Trong bọn tôi, người duy nhất có thể nhận dạng hắn là Thora Grey.

Căng thẳng làm có không giữ được vẻ bình tĩnh vốn có. Phong cách điềm tĩnh và nhanh nhẹn của cô tan biến hết. Cô ngồi đan tay vào nhau, mặt như muốn khóc, cô cất từng tiếng rời rạc cầu cứu Poirot.

“Tôi chưa thật sự nhìn rõ hắn đâu... Sao lúc đó tôi lại không nhìn hắn cơ chứ? Tôi thật ngốc quá. Ai cũng đặt niềm tin vào tôi hết... vậy mà tôi sẽ làm mọi người thất vọng mất. Bởi vì dù có gập lại hắn ta lần nữa chắc tôi sẽ không nhận ra đâu. Tôi không giỏi nhớ mặt người lạ đâu ạ”.

Poirot, dù nói gì với tôi hay muốn phê bình cô gái đó thậm tệ bao nhiêu, chẳng tỏ thái độ bực mình mà rất ân cần. Thái độ của ông cực kỳ nhẹ nhàng. Tôi ngạc nhiên khi thấy Poirot quan tâm đến người đẹp đang đau khổ còn hơn tôi nữa.

Ông ôn tồn vỗ nhẹ vào vai cô gái.

“Thôi nào cô gái, đừng quá kích động thế. Chúng ta không được hoang mang đâu. Nếu gặp hắn, cô sẽ nhận ra ngay”.

“Làm sao tôi nhận ra được chứ?”

“Ồ, có nhiều lý do lắm - nhưng có một lý do đó là hết ô đen thì sẽ đến ô đỏ thôi”.

“Ý ông là gì hả, Poirot?” tôi hỏi lớn.

“Tôi đang nói theo ngôn ngữ cờ bạc. Trên bàn quay roulette, có thể bóng sẽ liên tiếp lăn vào ô đen nhưng cuối cùng thì cũng phải lan vào ô đỏ mà thôi. Đó là quy luật ngẫu nhiên của toán học”.

“Ý ông là tình thế sẽ xoay chuyển?”

“Đúng thế, Hastings. Và đó là khi con bạc (và kẻ sát nhân, nói cho cùng cũng chỉ là một loại con bạc cao cấp nhất vì thứ hắn liều lĩnh đánh cược không phải là tiền bạc mà là mạng sống của hắn) thường thiếu suy nghĩ sáng suốt. Vì hắn đang thắng nên hắn nghĩ hắn sẽ thắng mãi! Hắn không rời cuộc chơi đúng lúc để bảo toàn số tiền thắng được. Thế nên trong vụ án mà tên sát nhân đang thành công thì hắn không thể nhận thấy nguy cơ mình sẽ thất bại! Hắn nhận hết chiến công về mình nhưng tôi nói cho các bạn biết nhé dù hắn có lên kế hoạch kỹ lưỡng đến chừng nào, không có vụ án nào thành công mà không nhờ may mắn cả!”

“Chẳng phải chúng ta đang đi quá xa sao?” Franklin Clarke ra vẻ từ tốn.

Poirot phẩy tay kịch liệt.

“Không, không đâu. Nếu muốn anh có thể nghĩ hai bên có cơ hội ngang nhau nhưng phải thiên về chúng ta. Nghĩ kỹ nhé! Lẽ ra có thể thế này: ai đó vào cửa hàng bà Ascher khi tên sát nhân vừa đi ra. Người đó có thể đã nhìn phía sau quầy và thấy bà lão đã chết - và người đó hoặc bắt được tên sát nhân ngay hoặc có thể miêu tả chính xác tên sát nhân với cảnh sát để hắn bị bắt tức khắc”.

“Vâng, đúng thế, có thể thế lắm chứ”, Clarke thừa nhận. “Nói vậy thì tên sát nhân phải chớp được cơ hội”.

“Đúng thế. Kẻ giết người luôn là một con bạc. Và giống như những tay cờ bạc, tên sát nhân thường không biết lúc nào nên dừng. Cứ sau mỗi vụ án, hắn nghĩ khả năng của hắn mạnh thêm. Khả năng phán đoán tỷ lệ của hắn bị lệch đi. Hắn không nói ‘Tôi thông minh và may mắn!’ Đúng, hắn chỉ nói là ‘Tôi thông minh!’ thôi. Và ý nghĩ về sự thông minh của hắn ngày càng mạnh mẽ và rồi, các bạn ạ, quả bóng xoay và mấy ô màu ngừng chạy rồi bóng rơi vào một số mới và thế là nhà cái gọi ‘Màu đỏ’.”

Megan nhíu mày hỏi: “Ông nghĩ điều đó sẽ xảy ra ở vụ này ạ?”

“Sớm muộn gì rồi cũng phải xảy ra thôi! Cho tới giờ may mắn đang mỉm cười với tên tội phạm - nhưng chẳng sớm thì muộn nó sẽ quay sang mỉm cười với chúng ta thôi. Tôi tin là may mắn vừa mới đổi hướng! Manh mối về mấy đôi bít tất là điểm bắt đầu. Giờđây thay vì mọi việc diễn ra theo hướng có lợi cho hắn thì mọi việc bắt đầu trục trặc rồi! Và hắn cũng sẽ mắc lỗi...”

“Tôi thấy ông có vẻ phấn khích”, Franklin Clarke nói. “Tất cả chúng ta đều cần một chút an ủi. Từ khi ngủ dậy đến giờ tôi cảm thấy vô vọng đến tê liệt ông ạ”.

“Tôi thấy chúng ta khó mà đạt được cái gì hiệu quả”, Donald Fraser lên tiếng.

Megan nạt:

“Đừng có nói kiểu chưa làm đã sợ thua thế, Don”.

Mary Drower hơi đỏ mặt nói:

“Em thì nghĩ biết đâu đấy. Cái tên quỷ quyệt đó có mặt ở đây, chúng ta cũng có mặt ở đây - và suy cho cùng đôi khi người ta lại chạm mặt nhau trong tình huống trớ trêu nhất”.

Tôi cáu kỉnh:

“Giá mà chúng ta làm được nhiều hơn thế này”.

“Hastings à, ông phải nhớ rằng cảnh sát đang làm mọi điều có thể. Các cảnh sát đặc nhiệm cũng được mời đến. Thanh tra Crome giỏi giang thái độ có thể khó chịu nhưng anh ta là một cảnh sát có năng lực còn đại tá Anderson là một cảnh sát trưởng ưa hành động. Họ áp dụng những biện pháp tối ưu nhất để theo dõi và tuần tra thị trấn này cũng như cuộc đua ngựa. Cảnh sát chìm sẽ có mặt mọi nơi. Ngoài ra còn có các chiến dịch truyền thông. Dân chúng sẽ được cảnh báo đầy đủ”.

Donald Fraser lắc đầu.

“Tôi nghĩ hắn sẽ không dám ra tay đâu”, anh ta nói vẻ hy vọng hơn. “Thằng cha đó bị điên mà!”

Clarke lạnh nhạt: “Rất tiếc là hắn ta bị điên! Ông nghĩ sao, ông Poirot? Hắn sẽ từ bỏ hay sẽ cố gắng thực hiện vụ này?”

“Tôi nghĩ hắn có một nỗi ám ảnh mạnh mẽ rằng phải cố gắng thực hiện cho được lời hứa của hắn! Nếu không làm được thế có nghĩa là hắn thừa nhận mình thua, mà cái tính tự cao tự đại điên loạn của hắn sẽ không cho phép hắn làm thế. Tôi nghĩ bác sĩ Thompson cũng cùng quan điểm với tôi. Giờ chúng ta chỉ còn hy vọng là hắn sẽ bị bắt khi chuẩn bị ra tay”.

Donald lại lắc đầu.

“Hắn sẽ rất xảo quyệt cho mà xem”.

Poirot liếc nhìn đồng hồ đeo tay. Chúng tôi hiểu ý ông ngay. Chúng tôi đã đồng ý với nhau là sẽ dành hết cả ngày cho vụ này. Chúng tôi sẽ đi tuần khắp các đường phố vào buổi sáng và sau đó chốt ở các điểm khác nhau ở trường đua ngựa.

Tôi dùng đại từ “chúng tôi”. Dĩ nhiên, trong trường hợp của tôi thì việc đi tuần như thế chẳng ích lợi gì vì tôi chưa bao giờ thấy tên A B C đó. Tuy nhiên, vì ý tưởng chia nhau ra để tìm được nhiều khu vực hơn, tôi đề nghị đi kèm với một trong ba có gái.

Poirot đồng ý nhưng hình như kèm theo cái nheo mắt.

Mấy cô gái đi lấy mũ đội lên. Donald Fraser đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài, rõ ràng anh ta đang nghĩ ngợi nhiều lắm.

Franklin Clarke liếc về phía anh ta nhưng rồi thấy người kia quá lơ đãng vẻ như không muốn nghe chuyện của ai nên anh ta hạ giọng gọi Poirot.

“À, ông Poirot này. Khi ông xuống Churston gặp chị dâu tôi, chị ấy có kể hay có ám chỉ - ý tôi là - chị ấy có gợi ý gì không...?”

Anh ta ngừng nói, bối rối.

Poirot trả lời, vẻ mặt ông giả vờ ngơ ngác khiến tôi rất nghi ngờ.

“Comment? [1] Chị dâu của anh có nói, ám chỉ, gợi ý gì kia?”

Franklin Clarke mặt đỏ như gấc.

“Có lẽ ông nghĩ bây giờ không lúc nhắc đến chuyện cá nhân...”

“Du tout!” [2]

“Nhưng tôi cảm thấy tôi muốn mọi chuyện được rõ ràng”.

“Suy nghĩ như thế là rất phải”.

Lần này tôi nghĩ Clarke đã bắt đầu nghi ngờ vẻ mặt ngây thơ của Poirot ẩn giấu điều gì đó vẻ thích thú lắm. Anh ta khó nhọc kể tiếp câu chuyện.

“Chị dâu tôi là một người phụ nữ cực kỳ tốt bụng - Tôi lúc nào cũng yêu quý chị ấy - nhưng chị bị ốm một thời gian rồi - và với bệnh tình như thế - phải uống thuốc và trị liệu như thế - người ta thường - ờ, nghĩ quá về người khác!”

“Hả?”

Giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa về cái ánh nhìn của Poirot. Nhưng Franklin Clarke đang bận tìm cách nói sao cho khéo nên không để ý đến.

Anh nói tiếp: “Đó là về chuyện cô Grey”.

“Ồ, anh đang nói chuyện về cô Grey à?” Giọng điệu của Poirot tỏ ra ngạc nhiên ngơ ngác.

“Vâng. Phu nhân Clarke cứ giữ khư khư ý kiến của mình. Ông biết đó, Thora - cô Grey, ờ, khá xinh xắn...”

“Có lẽ - đúng thế”, Poirot thừa nhận.

“Và phụ nữ, dù là người tốt nhất, cũng đối xử không tốt với phụ nữ khác. Đương nhiên, đối với anh trai tôi mà nói thì Thora rất quan trọng - anh luôn khen rằng cô là thu ký tốt nhất của anh - và anh cũng rất mến cô ấy. Nhưng tình cảm đó rất đường hoàng và không có gì phải giấu diếm. Ý tôi, Thora không phải là loại con gái...”

Poirot nói như đỡ lời: “Không ư?”

“Nhưng tôi nghĩ chị dâu tôi thấy thế lấy làm - ờ - ghen tuông. Không phải là chị tỏ thái độ với anh tôi. Nhưng sau khi anh Car qua đời, thì chuyện về cô Grey lại nảy sinh - ờ chị Charlotte chỉ trích rất gay gắt. Đương nhiên, một phần do chị đau ốm cộng với việc dùng moóc-phin và mấy thứ khác - Y tá Capstick bảo thế - cô ấy bảo chúng tôi không được trách chị Charlotte vì đã nghĩ ngợi lung tung...”

Anh ta ngừng nói.

“Rồi sao nữa?”

“Ông Poirot ạ, tôi muốn ông hiểu là chẳng có chuyện gì giữa họ cả. Đó chỉ là những hoang tưởng của người ốm thôi. Đây này” - Anh ta lục trong túi áo - “đây là một lá thư tôi nhận được từ anh trai tôi khi tôi ở Malaysia. Tôi muốn ông đọc vì nó nói rõ mối quan hệ của họ như thế nào”.

Poirot nhận lấy bức thư. Franklin đến bên cạnh ông, chỉ tay vào bức thư và đọc to một số đoạn trong thư.

“- mọi việc vẫn thế. Chị Charlotte cũng không đỡ hơn mấy. Anh ước giá mà tình hình tốt hơn. Em có nhớ Thora Greỵ không? Có gái đó rất đáng yêu và là nguồn an ủi lớn đối vởi anh em ạ. Anh không biết mình sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này thế nào nếu không có cô ấy. Cô ấy lúc nào cũng cảm thông và quan tâm đến anh. Cô ấy có sở thích tinh tế và có mắt nhìn cái đẹp và còn có chung niềm đam mê nghệ thuật Trung Hoa với anh. Thật sự mà nói thì anh đã rất may mắn khi được gặp cô ấy. Không đứa con gái ruột nào có thể gần gũi và cảm thông với anh như cô bé. Cuộc đời cô bé gặp nhiều bất hạnh và khó khăn nhưng anh vui vì ở đây cô bé có một mái ấm và được yêu thương hết lòng”.

Franklin nói: “Ông thấy đấy, đó là tình cảm anh trai tôi dành cho cô ấy. Anh xem cô ấy như con gái. Tôi thấy bất ơông là ngay sau khi anh trai tôi qua đời, vợ của anh lại đuổi cô ấy ra khỏi nhà! Phụ nữ đúng là ác độc, ông Poirot ạ”.

“Chị dâu của anh đang bệnh tật, ốm đau mà”.

“Tôi biết chứ. Đó là lý do vì sao tôi luôn tự nhủ mình không được nghĩ xấu về chị ấy. Dù sao tôi cũng muốn cho ông biết. Tôi không muốn ông có ấn tượng sai về Thora vì những điều mà phu nhân Clarke có thể kể cho ông”.

Poirot trả lại bức thư.

“Tôi cam đoan với anh”, ông mỉm cười nói, “rằng tôi không bao giờ cho phép mình hiểu sai dựa trên những gì người khác nói với tôi. Tôi tự có phán đoán riêng của mình mà”.

Clarke vừa nói vừa cất bức thư đi: “Ờ, dù sao tôi cũng rất vui vì đã giãi bày với ông. Các cô gái đến rồi. Chúng ta đi thôi”.

Lúc chúng tôi rời phòng thì Poirot gọi tôi lại.

“Ông quyết định sẽ đi cùng mọi người chứ, Hastings?”

“Ồ, có chứ. Ở lại đây mà không làm gì tôi thấy buồn lắm”.

“Có cả hoạt động trí óc lẫn tay chân đó, Hastings”.

“Ờ, ông giỏi mấy vụ đó hơn tôi mà”, tôi đáp.

“Ông chỉ được cái nói đúng thôi, Hastings. Tôi đoán ông có ý đi theo hộ tống một trong các quý cô của chúng ta phải không nào?”

“Đúng thế”.

“Thế quý có nào may mắn được ông tháp tùng?”

“Ờ... tôi... ờ... chưa quyết định”.

“Thế cô Barnard thì sao?”

“Cô ấy có vẻ khá độc lập”, tôi lưỡng lự nói.

“Cô Grey thì sao?”

“Được đấy. Cô ấy hợp hơn”.

“Bắt quả tang nhé, Hastings! Thật ra thì ông đã quyết định dành cả ngày để đi cùng thiên thần tóc vàng của mình chứ gì!”

“Ôi, thật tình cái ông Poirot này!”

“Rất tiếc tôi phải phá vỡ kế hoạch của ông, nhưng tôi đề nghị ông hộ tống người khác”.

“Ô, thế cũng được. Tôi nghĩ ông đã xiêu lòng vì cô gái hệt như búp bê Hà Lan đó rồi”.

“Người mà ông sẽ đi cùng là Mary Drower - và tôi yêu cầu ông không được rời cô bé nửa bước”.

“Nhưng tại sao thế, Poirot?”

“Bạn thân mến ơi, vì tên của cô bé bắt đầu bằng chữ D. Chúng ta không được liều lĩnh”.

Tôi thấy Poirot nói rất có lý. Thoạt đầu có vẻ khó tin, nhưng rồi tôi nhận ra A B C cực kỳ ghét Poirot nên ắt hẳn hắn sẽ để ý từng đường đi nước bước của Poirot. Và nếu thế thì việc loại trừ Mary Drawer sẽ một cú trời giáng đối với ông ấy.

Tôi hứa sẽ không nuổt lời.

Tôi bước ra ngoài còn Poirot ngồi lại một mình trên chiếc ghế cạnh cửa sổ.

Trước mặt ông là một bàn quay roulette nhỏ. Ông quay nó khi tôi ra khỏi cửa rồi và gọi với theo:

“Màu đỏ - điềm tốt Hastings ạ. May mắn đã đổi hướng!”

--- ------ ------ ------ ------ ------ ------ --------

Chú thích:

[1] Gì cơ?

[2] Không sao đâu!
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 24: (Không phải lời kể của Đại úy Hastings)


Ông Leadbetter cằn nhằn khe khẽ vẻ mất kiên nhẫn khi người ngồi bên cạnh đứng dậy và lóng ngóng thế nào lại vấp chân ngã nhào ngay trước mặt ông, cái mũ của gã đó rơi xuống ghế phía trước nên hắn ta phải chồm người qua để nhặt.

Lúc này đang là đoạn cao trào của Not A Sparrow, bộ phim tâm lý ly kỳ đầy chất bi ai và đẹp đẽ này hết sức cảm động do dàn diễn viên toàn sao đóng mà ông Leadbetter đã đợi xem cả tuần nay.

Nhân vật nữ chính tóc vàng do Katherine Royal (mà theo ông Leadbetter là nữdiễn viên màn bạc hàng đầu thế giới) thủ vai, đang vừa trút nỗi căm phẫn vừa la khản cả giọng:

“Không đời nào. Tôi thà chết đói. Nhưng tôi sẽ không chết đói đâu. Hãy nhớ những lời này: Không con chim sẻ nào gục ngã cả...”

Ông Leadbetter cáu kỉnh nghiêng đầu qua trái rồi qua phải. Mấy cái người này! Tại sao họ không đợi đến hết phim... mà bỏ về ngay đoạn xúc động thế này cơ chứ.

À, giờ thì tốt hơn rồi. Cái ông ăn vận lịch sự đáng ghét đó đã đi ra ngoài, ông Leadbetter giờ lại được xem trọn màn hình và cả cô Katherin Royal đang đứng bên khung cửa sổ biệt thự Van Schreiner ở New York nữa.

Và đoạn này cô đang lên tàu lửa, tay bế đứa con nhỏ... Tàu lửa ở Mỹ kỳ quặc thật, chẳng giống ở Anh chút nào.

Và giờ lại là cảnh Steve sống trong túp lều trên núi...

Bộ phim cứ thế chảy theo mạch cho đến tận cái kết đầy cảm động và pha chút màu sắc tôn giáo.

Ông Leadbetter thở phào vẻ thỏa mãn khi đèn trong rạp bật sáng.

Ông chậm rãi đứng dậy, mắt hơi nhấp nháy.

Ông không bao giờ vội vàng rời rạp chiếu phim. Lúc nào ông cũng mất một vài giây mới có thể quay lại với hiện thực tẻ nhạt của cuộc sống đời thường.

Ông liếc nhìn xung quanh. Chiều nay không có nhiều khán giả lắm. Cũng phải thôi, họ đang ở trường đua ngựa hết rồi còn đâu. Ông Leadbetter chẳng ưa gì mấy cái trò đua ngựa, đánh bài, uống rượu hay hút thuốc. Điều này càng khiến ông hứng thú với việc đi xem phim hơn.

Mọi người ai nấy đổ xô về phía lối ra. Ông Leadbetter cũng chuẩn bị theo sau. Người đàn ông ngồi hàng ghế trước ông đang ngủ rũ rượi xuống ghế. Ông Leadbetter cảm thấy giận dữ khi nghĩ ai xem bộ phim hay như Not a Sarrow mà lại ngủ được kia chứ.

Một quý ông giận dữ nói với người đàn ông đang ngủ mà chân anh ta thì duỗi ra chắn cả lối đi:

“Này ông gì ơi”.

Ông Leadbetter đã tới được lối ra. Ông nhìn lại.

Hình như có chút náo động ở trong đó. Người bảo vệ rạp hát... một vài người khác... Có lẽ người đàn ông ở ghế trước ông đang say bí tỉ chứ chẳng phải đang ngủ...

Ông chần chừ rồi đi tiếp và thế nên ông đã bỏ lỡ tin giật gân trong ngày - một tin còn giật gân hơn cả chuyện gần nửa số người đã thắng cược trong cuộc đua St. Leger khi chọn con 85 chứ không phải con số 1.

Người bảo vệ nói:

“Có thể ông nói đúng thưa ông... Ông ta bị ốm... Sao? Chuyện gì thế, thưa ông?”

Người kia rụt tay và vừa la lớn vừa nhìn vết bẩn dinh dính màu đỏ.

“Máu...”

Người bảo vệ la thất thanh.

Anh ta chợt thấy góc của vật gì đó màu vàng lời ra từ phía dưới ghế ngồi.

Anh ta hô: “Trời ơi! Đó là a b - A B C”.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 25: (Không phải lời kể của Đại úy Hastings)


Ông Cust rời rạp chiếu phim Regal và nhìn lên trời. Một buổi chiều đẹp... Một buổi chiều thật đẹp...

Câu nói của Browning [1] bỗng dưng xuất hiện trong đầu ông. “Sáng danh Thiên chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người trần gian”.

Ông luôn ngưỡng mộ câu nói đó.

Chỉ có điều nhiều lúc, ông rất thường cảm thấy câu nói đó không đúng....

Ông vừa thủng thẳng bước trên đường vừa cười một mình cho tới khi đến nhà nghỉ Black Swan nơi ông trọ.

Ông bước lên cầu thang dẫn lên phòng mình, căn phòng nhỏ bí bách ở tầng hai nhìn xuống khuôn viên lát gạch và nhà đỗ xe.

Khi ông bước vào phòng nụ cười trên môi ông bỗng vụt tắt. Có một vết bẩn trên tay áo cạnh cổ tay. Ông ngập ngừng chạm vào đó - nó ươn ướt và màu đỏ - máu...

Ông thọc tay vào túi lấy ra một vật - một con dao dài và mỏng. Lưỡi dao cũng dính máu đỏ còn ướt...

Ông Cust ngồi thừ hồi lâu.

Đôi mắt ông nhìn quanh phòng như con thú bị săn.

Lưỡi ông lập cập...

Ông Cust nói: “Không phải là lỗi của tôi”.

Ông nói như thể đang tranh luận với ai đó - một cậu học trò đang van xin ông hiệu trưởng.

Ông lại lập cập...

Rồi ông lại luống cuống sờ lên tay áo khoác.

Mắt ông nhìn về phía chiếc chậu rửa trong phòng.

Một lúc sau ông rót nước từ cái bình cũ kỹ vào chậu rửa tay. Ông cởi áo khoác ra, giặt phần tay áo rồi ông cẩn thận vắt cho ráo nước...

Ớ! Nước giờ chuyển sang màu đỏ...

Có tiếng gõ cửa.

Ông đứng đó như trời trồng - nhìn chằm chằm.

Cửa mở ra. Có gái trẻ dáng người đầy đặn đứng đó, tay cầm chiếc bình.

“Ôi, xin lỗi ông. Nước nóng của ông đây ạ”.

Cuối cùng ông cũng cố trả lời.

“Cảm ơn cô... Tôi vừa mới giặt bằng nước lạnh rồi...”

Sao ông lại nói thế cơ chứ? Ngay lập tức mắt cô gái nhìn về phía chậu rửa tay.

Ông ta rối rít: “Tôi... tôi vừa làm đứt tay...”

Cả hai ngừng nói - vâng, ngừng rất lâu - rồi cô gái trả lời: “Vâng, thưa ông”.

Cô gái bước ra ngoài đóng cửa lại.

Ông Cust đứng như hóa đá.

Ông lắng nghe.

Cuối cùng chuyện đã đến...

Có phải là tiếng người - tiếng cảm thán - tiếng chân người bước lên cầu thang?

Ông không còn nghe gì nữa ngoài tiếng đập thình thịch của tim mình...

Rồi đột nhiên từ tư thế như trời trồng ông trở nên nhanh nhẹn.

Ông mặc áo khoác vào, đi rón rén đến cửa chính và mở cửa ra. Không có tiếng động nào ngoại trừ tiếng xì xào quen thuộc vọng từ quầy rượu. Ông bước len lén xuống cầu thang...

Cũng không có ai ở đó. May quá. Ông dừng lại ở chân cầu thang. Đi ngã nào bây giờ?

Ông quyết định trong đầu, lao nhanh về phía lối đi và ra bằng cửa sân sau. Một vài tài xế đang sửa xe và bàn về chuyện người thua kẻ thắng.

Ông Cust vội vàng băng qua khoảng sân đó và bước ra đường.

Ông rẽ vào ngã rẽ bên phải đầu tiên - rồi rẽ trái - rồi lại rẽ phải...

Ông có dám đi tới ga không?

Ừ, ở đó đông người lắm - những con tàu đặc biệt - nếu gặp may ông sẽ bình an vô sự...

Nếu ông gặp may...

Chú thích:

[1] Robert Browning (1812-1889): nhà thơ và viết kịch người Anh.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 26: (Không phải lời kể của Đại úy Hastings)


Thanh tra Crome đang lắng nghe lời kể đầy phấn khích của ông Leadbetter.

“Tôi cam đoan với ông, ông thanh tra, rằng tôi thót tim khi nghĩ đến chuyện đó. Hẳn là hắn đã ngồi bên cạnh tôi suốt cả buổi chiếu phim!”

Thanh Crome hoàn toàn không quan tâm đến tình trạng tim mạch của ông Leadbetter, anh nói:

“Để tôi làm rõ hơn nhé. Người đàn ông này đi ra khi gần kết thúc phim...”

Ông Leadbetter bất giác lẩm bẩm: “Not a Sparrow do Katherine Royal thủ vai nữ chính”.

“Ông ta bước ngang qua trước mặt ông rồi bị ngã...”

“Giờ thì tôi thấy thật ra ông ta giả vờ ngã. Rồi ông ta nhoài người qua ghế trước để nhặt mũ. Chắc ông ta đã đâm người đàn ông tội nghiệp lúc đó”.

“Ông không nghe tiếng gì sao? Tiếng kêu? Hay tiếng rên rỉ?”

Ông Leadbetter không nghe gì ngoài tiếng ồn và giọng khàn khàn của Katherin Royal nhưng trong trí tưởng tượng phong phú của mình ông bịa ra tiếng rên rỉ.

Thanh tra Crome không đánh giá cao chi tiết về tiếng rên rỉ và anh cứ để ông ta tiếp tục nói.

“Và rồi ông ta đi ra ngoài...”

“Ông có thể miêu tả người đó được không?”

“Ông ta cao lớn. Chí ít là 1 mét 8. Cao như khổng lồ ấy”.

“Da trắng hay da màu?”

“Tôi - ờ - tôi không chắc lắm. Tôi nghĩ ông ấy bị hói. Dáng vẻ đầy sát khí”.

“Ông ta cố đi khập khiễng không?” thanh tra Crome hỏi.

“Có - có chứ, giờ ông nhắc tôi mới nhớ là ông ta đi khập khiễng. Da rất đậm màu, chắc là người lai”.

“Lúc ông ta vào chỗ ngồi thì đèn còn bật sáng không?”

“Không. Ông ta vào khi phim đã bắt đầu chiếu”.

Thanh tra Crome gật đầu và đưa cho ông Leadbetter một bản khai để ký vào rồi cho ông ta về.

Anh than vãn vẻ bi quan: “Nhân chứng gì mà chán quá. Gợi ý cho ông ta chút xíu là ông ta bịa chuyện luôn. Chắc chắn ông ta chẳng biết mặt mũi ông kia trông thế nào. Hãy mời người bảo vệ rạp chiếu phim vào đi”.

Người bảo vệ, dáng vẻ nhà binh và cứng ngắc, đi vào và đứng chờ được hỏi tới, mắt anh nhìn chằm chằm vào Đại tá Anderson.

“Rồi, đến lượt Jameson, anh trình bày đi”.

Jameson chào.

“Vâng, thưa ông. Lúc đó là vào cuối buổi chiếu phim, thưa ông. Tôi được báo có một quý ông bị ốm, thưa ông. Quý ông đó đang ở khu ghế 2-4, sụp xuống chỗ ngồi. Còn quý ông kia đang đứng cạnh đó. Tôi thấy quý ông đó có vẻ ốm, thưa ông. Một trong mấy quý ông đứng bên và đặt tay vào áo khoác của quý ông bị ốm và gọi tôi đến. Có máu, thưa ông. Hóa ra là ông ấy đã chết - bị đâm, thưa ông. Rồi tôi thấy quyển thông tin đường sắt A B C dưới ghế, thưa ông. Tôi muốn xử lý cho đúng nên tôi không chạm vào mà ngay lập tức báo cho cảnh sát về vụ thảm sát mới xảy ra ạ”.

“Tốt lắm. Jameson, anh xử lý thế là tốt rồi”.

“Cảm ơn ông”.

“Anh có để ý thấy người đàn ông nào rời khu ghế 2-4 chừng 5 phút trước đó không?”

“Có một vài người, thưa ông”.

“Anh có thể miêu tả họ được không?”

“Tôi rất tiếc là không nhớ hết, thưa ông. Một người là ông Geoffrey Parnell. Tiếp đến là anh chàng Sam Baker đi với một cô gái. Tôi không để ý ai khác nữa ạ”.

“Tiếc quá. Vậy được rồi, anh Jameson ạ”.

“Vâng, thưa ông”.

Người bảo vệ chào rồi lui về.

Đại tá Anderson nói: “Với những thông tin pháp y mà chúng ta có, tốt nhất chúng ta nên mời người đã phát hiện nạn nhân vào tiếp đi”.

Một viên cảnh sát đi vào và chào.

“Ông Hercule Poirot và một quý ông khác đang ở đây, thưa ông”.

Thanh tra Crome nhăn trán.

Anh nói: “Ồ, thế à? Mời họ vào đi”.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 27: Tên giết người ở Doncaster


Tôi bám sát gót Poirot nên kịp nghe đoạn cuối câu chuyện của Crome.

Cả anh ta lẫn cảnh sát trưởng trông có vẻ lo lắng và tuyệt vọng.

Đại tá Anderson gật đầu chào chúng tôi.

“Tôi rất vui vì ông đã đến, ông Poirot”, ông lịch sự nói. Tôi nghĩ ông đại tá đoán những lời nhận xét của Crome đã lọt vào tai chúng tôi. “Ông thấy đấy, chúng ta lại bị hắn chơi tiếp rồi”.

“Một vụ giết người khác của A B C à?”

“Vâng. Một vụ hết sức táo bạo. Hắn nhoài người qua ghế và đâm vào lưng nạn nhân”.

“Lần này là đâm sao?”

“Vâng. Hắn có vẻ có nhiều phương thức ra tay nhỉ? Nào là đánh mạnh vào đầu, thắt cổ, bây giờ là dùng dao. Đúng là tên ác độc nhiều mánh khóe nhỉ? Đây là những thông tin pháp y. Nếu các ông muốn xem thì xem nhé”.

Ông đưa tờ giấy về phía Poirot và nói thêm: “Quyển A B C ở ngay dưới sàn giữa hai chân người chết đấy”.

Poirot hỏi: “Thế ông đã biết danh tính của nạn nhân chưa?”

“Biết. Lần này A B C ra tay nhầm rồi - nói thế không biết chúng ta có vui thêm chút nào không. Người bị giết đó tên là Earlsfield - George Earlsfield. Làm nghề cắt tóc”.

Poirot nhận xét: “Kỳ quặc thật”.

“Chắc là bỏ qua một chữ cái”, ông đại tá gợi ý.

Ông bạn tôi lắc đầu vẻ nghi ngờ.

Crome hỏi: “Chúng ta mời nhân chứng tiếp theo vào nhé. Ông ấy nôn nóng muốn về nhà sớm”.

“Vâng, vâng - hãy tiếp tục nào”.

Một quý ông trung niên dáng vẻ rất giống nhân vật người nhái trong truyện Alice ở xứ sở thần tiên bước vào. Ông ta có vẻ hết sức bồn chồn và giọng ông the thé đầy kích động.

“Đây là vụ sốc nhất mà tôi từng được chứng kiến”, ông ta rít lên. “Tôi bị yếu tim, thưa ông - tim tôi rất yếu, tôi suýt chết ấy chứ”.

Thanh tra hỏi: “Ông tên gì ạ?”

“Downes. Roger Emmanuel Downes”.

“Nghề nghiệp ạ?”

“Tôi là hiệu trưởng trường nam sinh Highfield”.

“Ông Downes, giờ thì mời ông kể cho chúng tôi nghe chuyện gì đã xảy ra đi ạ”.

“Thưa các ông, chuyện chỉ ngắn thế này thôi. Khi phim vừa kết thúc tôi đứng lên khỏi chỗ ngồi. Ghế bên phía trái trống nhưng cách đó có một người đàn ông đang ngồi, rõ ràng là đang ngủ. Tôi không thể đi qua khỏi chỗ ông ta vì chân ông duỗi ra phía trước. Tôi bảo ông ta cho tôi đi qua. Nhưng ông ta vẫn không nhúc nhích nên tôi lặp lại lời đề nghị với... à... ờ... giọng hơi lớn tiếng hơn một chút. Ông ta vẫn không phản ứng gì. Rồi tôi lay vai ông ta để gọi dậy. Thân hình ông ta chúi xuống thấp hơn và tôi nghĩ ông ta chắc bị bất tỉnh hoặc ốm nặng. Tôi kêu lên: ‘Ông này bị ốm rồi. Gọi bảo vệ giúp tôi với’. Bảo vệ đến. Khi tôi rút tay ra khỏi vai ông ấy tôi thấy cái gì đó ướt và màu đỏ... Các ông biết sao không, tôi bị sốc kinh khủng! Chuyện gì cũng có thể xảy ra! Mấy năm nay tôi bị yếu tim...”

Đại tá Anderson nhìn ông Downes với vẻ rất kỳ lạ. “Ông Downes ạ, ông đúng là người hết sức may mắn”.

“Tôi cũng nghĩ thế, thưa ông. Tim tôi không hề đập mạnh chút nào!”

“Ông chưa hiểu ý tôi, ông Downes à. Ông nói là ông ngồi cách đó hai ghế đúng không?”

“Thật ra thì lúc đầu tôi ngồi ở ghế kế bên, cạnh người đàn ông bị giết... sau đó tôi chuyển qua ghế khác để được ngồi phía sau một ghế trống”.

“Ông có chiều cao và hình dáng gần giống với người chết đó và ông cũng quàng một chiếc khăn len quanh cổ giống ông ấy đúng không?”

Ông Downes trả lời vẻ khó nhọc: “Tôi chưa hiểu...”

“Ông ạ, ý tôi là ông đã gặp may”, đại tá Anderson nói. “Có thể tên giết người đã đi theo ông vào rạp rồi hắn bị nhầm lẫn. Hắn nhắm nhầm lưng của người khác. Nếu nhát dao đó không phải để dành cho ông thì tôi đi đầu xuống đất đấy, ông Downes ạ!”

Tim của ông Downes rất giỏi chịu đựng thử thách vừa rồi nhưng đến thử thách này nó đã đầu hàng. Ông ta ngồi phịch xuống ghế, thở dốc và mặt trở nên tím tái.

Ông vừa thở hổn hển vừa kêu: “Nước... nước...”

Người ta mang đến cho ông một ly nước, ông uống từng ngụm nhỏ và sắc mặt của ông dần trở lại bình thường. Ông ta nói: “Tôi ư? Sao lại là tôi?”

“Có vẻ như thế lắm”, Crome nói. “Thật ra, đó là cách lý giải duy nhất”.

“Ý anh là người đàn ông này - cái tên quỷ đội lốt người này - thằng điên khát máu này đã bám theo tôi và đợi thời cơ ra tay sao?”

“Tôi nghĩ thế”.

Ông hiệu trưởng giận dữ hỏi lại: “Nhưng trời ơi, sao lại là tôi cơ chứ?”

Thanh tra Crome cố lắm mới không đáp lại là: “Tại sao không chứ?” và rốt cuộc anh nói: “Tôi e là đối với một kẻ hoang tưởng thì khó bắt hắn phải đưa ra lý do vì sao hắn làm thế”.

Ông Downes trấn tĩnh lại và thì thầm: “May cho tôi quá trời ơi!”

Ông ta đứng dậy. Bỗng dưng trông ông trở nên già đi và run rẩy.

“Nếu các ông không cần tôi nữa thì tôi xin phép về đây. Tôi... tôi không được khỏe”.

“Được rồi ông Downes. Tôi sẽ cho một cảnh sát đưa ông về - chỉ là để biết ông về nhà an toàn thôi”.

“Ồ, không...không. Cảm ơn ông. Không cần đâu”.

Đại tá Anderson nói giọng khàn khàn: “Có thể cần đấy”.

Mắt ông liếc ngang như muốn ngầm hỏi vị thanh tra. Anh thanh tra kín đáo gật đầu đáp lại.

Ông Downes run rẩy ra về.

“May là ông ta không hiểu ý của chúng ta”, đại tá Anderson nói. “Chắc phải nhờ một vài người nữa nhỉ?”

“Vâng, thưa đại tá. Thanh tra Rice đã sắp xếp rồi ạ. Họ sẽ theo dõi ngôi nhà đó”.

“Ông nghĩ là,” Poirot lên tiếng, “khi A B C nhận ra sự nhầm lẫn của hắn thì hắn sẽ ra tay lại à?”

Anderson gật đầu.

“Có thể lắm chứ”, ông nói. “Tên A B C đó hành động có quy củ lắm. Hắn sẽ giận dữ nếu mọi việc không diễn ra theo sắp đặt của hắn”.

Poirot gật đầu vẻ nghĩ ngợi.

Đại tá Anderson cáu kỉnh: “Giá mà chúng ta có được nhận dạng của hắn. Chúng ta vẫn mù tịt như trước”.

“Sắp có rồi”, Poirot nói.

“Ông nghĩ vậy à? ừ, có thể lắm chứ. Khốn nạn thật, mọi người đều mù hết cả hay sao thế không biết?”

Poirot: “Xin ông hãy kiên nhẫn”.

“Ông có vẻ tự tin đấy, ông Poirot. Lý do nào khiến ông lạc quan thế?”

“Vâng, thưa đại tá Anderson. Cho đến bây giờ, tên sát nhân chưa mắc lỗi nào. Nhưng hắn sẽ sớm mắc lỗi thôi”.

“Nếu đó là điều ông căn cứ vào...” ông cảnh sát trưởng khịt mũi nói nhưng chưa dứt câu thì có ai đó cắt lời.

“Ông Ball chủ nhà nghỉ Black Swan đến đây cùng với một cô gái trẻ thưa ông. Ông ta nói có vài điều cần khai báo và có thể có ích cho các ông”.

“Mời họ vào đi. Mời họ vào. Chúng ta phải nghe bất kỳ cái gì có ích cho việc điều tra”.

Ông Ball chủ nhà nghỉ Black Swan là một người đàn ông to lớn, phản ứng chậm chạp và đi đứng rất nặng nề. Hơi thở của ông toàn mùi bia. Đi cùng ông là một cô gái mập mạp có đôi mắt tròn, rõ ràng cô ta đang rất hồi hộp.

Ông Ball nói với giọng chậm rãi và nặng nề: “Tôi hy vọng không vào bừa hay làm mất thì giờ của các ông. Nhưng cô hầu phòng Mary đây nghĩ cô ấy có chuyện cần báo cho các ông biết”.

Mary cười vẻ miễn cưỡng.

Anderson nói: “Nào, cô gái, có chuyện gì thế? Tên cô là gì?”

“Mary, Mary Stroud, thưa ông”.

“Nào, Mary, cô kể đi”.

Mary đưa đôi mắt tròn xoe nhìn về phía ông chủ.

Ông Ball nói thay: “Nhiệm vụ của cô ấy là đưa nước nóng lên phòng của khách nam. Lúc đó có chừng sáu bảy khách ở trọ chỗ chúng tôi. Một vài khách đến để xem đua ngựa còn số khác thì đi buôn bán”.

Ông Anderson nói vẻ sốt ruột: “Vâng, vâng”.

“Cháu kể tiếp đi. Kể đi cháu. Đừng sợ”. Ông Ball nói.

Mary thở dốc, lẩm bẩm rồi hổn hển kể câu chuyện của mình.

“Tôi gõ cửa, không thấy ai trả lời, nếu có trả lời chí ít tôi sẽ không bước vào liền. Tôi chỉ vào khi ông ấy nói ‘Mời vào’, và vì ông không nói gì cả nên tôi đẩy cửa bước vào khi ông ấy đang đứng rửa tay ở đó”.

Cô ngừng kể và hít thật sâu.

Anderson nói: “Cô kể tiếp đi cô gái”.

Mary nhìn sang ông chủ và như thể được ông tiếp sức bằng cái gật đầu chậm rãi, cô liền kể tiếp.

“‘Nước nóng của ông đây ạ và tôi có gõ cửa’, tôi nói. Ông ta đáp: ‘Ô, tôi rửa bằng nước lạnh rồi’. Vì thế tôi nhìn vào trong chậu rửa và trời ơi, ông ơi, nước toàn màu đỏ!”

Anderson hỏi độp: “Màu đỏ ư?”

Ball chen vào.

“Cô ấy nói với tôi rằng hắn ta cởi áo khoác ra và cầm phần tay áo ướt đó - đúng thế không cháu?”

“Vâng, thưa ông, đúng thế ạ”.

Cô gái tiếp tục kể:

“Và khuôn mặt của ông ấy, thưa ông, trông lạ, lạ ghê lắm. Khiến tôi điếng người”.

Anderson đột nhiên hỏi: “Lúc đó là mấy giờ?”

“Tôi đoán là khoảng 5 giờ 15 phút hay gần gần thế”.

Anderson ngắt lời: “Hơn ba tiếng đồng hồ rồi cơ à. Sao hai người không đến trình báo ngay?”

Ball đáp: “Chúng tôi đâu có biết vụ án ngay đâu. Mãi sau tôi mới nghe được tin có một vụ giết người khác xảy ra. Và rồi cô hầu phòng la lớn vì nước trong chậu rửa giống như máu và tôi hỏi cô ấy ý cô là sao và cô kể đầu đuôi câu chuyện với tôi. Ờ, tôi không tin lắm nên tôi đích thân lên xem. Không có ai trong phòng cả. Tôi hỏi xung quanh và một người trong số đám thanh niên ngồi trong sân kể họ thấy hắn lẻn ra ngoài theo hướng đó và theo như lời miêu tả của anh ta thì đúng là hắn. Vì thế tôi nói với bà xã của tôi là tốt nhất Mary phải đi trình báo cảnh sát. Cô ấy không muốn, ý tôi là Mary ấy, nên tôi hứa sẽ đi cùng cô ấy tới đây”.

Thanh tra Crome đưa cho ông Ball một tờ giấy.

Anh nói: “Cô hãy miêu tả người đàn ông này đi. Càng nhanh càng tốt. Chúng ta không được bỏ phí dù là một giây”.

Mary đáp: “Ông ấy cỡ người trung bình. Dáng hơi khòm khòm và đeo kính ạ”.

“Hắn ăn mặc áo quần thế nào?”

“Mặc bộ vest đen và đội mũ nỉ. Trông hơi xoàng xĩnh”.

Cô ấy không tả thêm được gì nữa.

Thanh tra Crome không ép. Chẳng bao lâu các đường dây điện thoại trở nên bận rộn nhưng cả thanh tra và cảnh sát trưởng đều không mấy lạc quan.

Crome rút ra một dữ kiện rằng khi người ta thấy hắn đi ngang qua sân, hắn không mang theo túi xách hay vali. Anh nói: “Có một cơ hội rồi đó”.

Hai cảnh sát viên được phái tới nhà nghỉ Black Swan. Ông Ball tỏ ra hãnh diện và quan trọng lắm, còn Mary thì nước mắt giọt ngắn giọt dài đi theo hai cảnh sát viên đó.

Mười phút sau, viên trung sĩ quay lại.

Anh nói: “Tôi đã mang giấy đăng ký phòng khách sạn đến, thưa ông. Đây là chữ ký”.

Chúng tôi đứng tụm lại. Chữ viết nhỏ và nguệch ngoạc - rất khó đọc.

Cảnh sát trưởng hỏi: “A. B. Case - hay là Cash?”

Crome nói với vẻ hiểu biết lắm: “A B C”

Anderson hỏi: “Thế hành lý thì sao?”

“Một va-li lớn chất đầy các hộp các-tông nhỏ thưa ông”.

“Hộp ư? Đựng gì thế?”

“Bít tất, thưa ông. Bí tất lụa”.

Crome quay sang Poirot.

“Chúc mừng ông”, anh nói. “Linh cảm của ông đúng rồi”.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 28: (Không phải lời kể của đại úy Hastings)


Thanh tra Crome đang trong văn phòng của mình ở Scotland Yard.

Điện thoại trên bàn anh ta reo từng tiếng dè dặt và anh nhấc máy.

“Jacobs đây, thưa ông. Có một chàng trai đến trình báo mà tôi nghĩ ông nên nghe”.

Thanh tra Crome thở dài. Trung bình một ngày có chừng 20 người đến trình báo thông tin về vụ A B C mà họ cho là quan trọng. Một vài người trong số họ chỉ là những kẻ hoang tưởng vô hại, số khác thì có ý muốn giúp và cho rằng thông tin của họ có giá trị. Trung sĩ Jacobs đóng vai trò như một cái sàng - giữ lại phần thô và chuyển phần đã lọc cho cấp trên.

Crome nói: “Tốt lắm Jacobs. Cho anh ta vào đi”.

Vài phút sau có tiếng gõ cửa phòng thanh tra và trung sĩ Jacobs xuất hiện, đi cùng với một anh chàng trông khá bảnh trai và cao ráo.

“Đây là anh Tom Hartigan, thưa ông. Anh ấy có một số chuyện cần kể có thể liên quan đến vụ A B C”.

Thanh tra vui vẻ đứng dậy bắt tay chàng trai.

“Chào anh Hartigan. Mời anh ngồi. Anh có hút thuốc không? Làm một điếu nhé?”

Tom Hartigan vụng về ngồi xuống ghế. Anh tôn sùng hình tượng mà trong tâm trí anh cho là “một trong những nhân vật tầm cỡ” thế nên khi thanh tra xuất hiện, anh có chút thất vọng. Ông thanh tra cũng như người thường chớ có khác gì đâu!

Crome nói: “Nào, anh có chuyện liên quan đến vụ án muốn kể đúng không. Vậy thì xin hãy bắt đầu”.

Tom bắt đầu kể với vẻ căng thẳng.

“Dĩ nhiên có thể chuyện tôi kể chẳng là gì. Chỉ là tôi nghĩ nó quan trọng. Có thể tôi đang lãng phí thì giờ của ông”.

Thanh tra Crome kín đáo thở dài. Anh lại phải tốn thời gian để trấn an người ta!

“Chúng tôi là người đưa ra phán xét có quan trọng hay không. Cứ kể với chúng tôi thông tin anh có đi anh Hartigan”.

“À, sự việc là thế này thưa ông. Tôi có một cô bạn gái và mẹ của cô ấy chuyên cho thuê phòng trọ. Ở thị trấn Camden. Tầng thứ hai phía sau ngôi nhà đã được một người đàn ông tên Cust thuê hơn một năm nay”.

“Cust à?”

“Vâng, thưa ông. Ông ấy chắc khoảng tuổi trung niên, có vẻ hơi lơ đãng và yếu đuối - tôi thấy ông ta giống như người trên trời rơi xuống. Kiểu người hiền lành như đất ấy. Vì thế nếu không phải vì có một số chuyện kỳ lạ thì tôi chẳng bao giờ dám nghĩ lại có gì sai quấy”.

Tom hơi lúng túng và cứ lập đi lặp lại vài lần mới kể lại chuyện anh gặp ông Cust ở ga Euston và chuyện ông ấy đánh rơi vé tàu.

“Ông biết không, không biết ông nghĩ sao nhưng tôi thấy chuyện này hơi tức cười. Lily - bạn gái tôi khẳng định ông ấy nói sẽ đi Cheltenham và mẹ của cô ấy cũng bảo thế - bà còn kể là nhớ rõ cả cuộc nói chuyện vào buổi sáng ngày ông ấy đi. Đương nhiên lúc đó tôi không để ý lắm. Lily - bạn gái tôi nói rằng cô ấy hy vọng ông sẽ không bị gã A B C đó tóm vì đi tới Doncaster - và rồi cô kể có một sự trùng hợp là ông ấy cũng đi xuống phía Churston vào hôm xảy ra vụ án mạng ở đó. Thấy buồn cười nên tôi trêu là liệu ông ấy có đi Bexhill đợt trước không. Cô ấy nói cô không biết ông đi đâu lúc đó chỉ biết là ông đi về miền biển. Và tôi nói với cô ấy nếu ông ấy chính là A B C thì kỳ lạ quá và cô ấy nói ông Cust tội nghiệp không làm hại dù chỉ là một con ruồi - và lúc ấy câu chuyện chỉ dừng lại ở đó. Chúng tôi không nghĩ về nó nữa. Dù thế trong lòng tôi vẫn băn khoăn về ông Cust và tôi nghĩ rằng dù trông có vẻ hiền lành nhưng ông ấy hơi lập dị”.

Tom hít một hơi rồi kể tiếp. Lúc này thanh tra Crome lắng nghe có vẻ chăm chú hơn.

“Và thưa ông, sau vụ Doncaster, trên khắp các báo đều đang tìm thông tin về một người tên là A B Case hay Cast, và miêu tả trên báo có vẻ rất khớp với thông tin tôi có. Chiều đó tôi tới nhà Lily và hỏi cô xem mấy chữ cái đầu trong tên riêng của ông Cust là gì. Lúc đầu cô ấy không nhớ nhưng mẹ cô ấy vẫn nhớ. Bà bảo đó là A B. Và rồi chúng tôi lần theo đó để tìm hiểu xem ông Cust có vắng nhà vào thời điểm diễn ra vụ án mạng đầu tiên ở Andover không. Ờ, như ông biết đấy, khó mà nhớ chuyện đã diễn ra từ ba tháng trước lẩm. Chúng tôi vò đầu bứt tai mãi rồi cuối cùng chúng tôi đã tìm ra vì bà Marbury có một người anh trai từ Canada về thăm bà vào ngày 21 tháng 6. Ông ấy đến bất ngờ và bà muốn tìm cho ông một chỗ ngủ nên Lily đề nghị cho Bert Sith ngủ trong phòng ông Cust vì ông ấy vắng nhà. Nhưng bà Marbury không đồng ý vì bà thấy chủ nhà không nên làm thế. Làm gì bà ấy cũng muốn minh bạch và đàng hoàng. Nhưng chúng tôi đã tính đúng ngày vì tàu của ông Bert Smith cập cảng Southampton vào ngày đó”.

Thanh tra Crome lắng nghe rất chăm chú và thỉnh thoảng còn ghi chép nữa.

Anh hỏi: “Hết rồi à?”

“Hết rồi ạ, thưa ông. Tôi hy vọng ông không cho rằng thông tin tôi cung cấp không có ích gì”.

Tom hơi đỏ mặt.

“Không đâu. Anh đã rất đúng khi đến trình báo. Đương nhiên chứng cứ không nhiều vì những mốc thời gian đó có thể chỉ là sự trùng hợp và có thể tên của hai người đó trùng nhau. Nhưng chắc chắn tôi muốn phỏng vấn ông Cust của anh. Bây giờ ông ấy có ở nhà không?”

“Có ạ”.

“Ông ấy về lúc nào thế?”

“Vào buổi tối cùng ngày xảy ra vụ án mạng ở Doncaster, thưa ông”.

“Từ hôm đó đến giờ ông ấy làm gì?”

“Ông ấy ở nhà suốt, thưa ông. Bà Marbury nói ông ấy rất kỳ lạ. Ông ấy mua nhiều báo - buổi sáng ông ấy đi ra ngoài mua báo và rồi buổi tối lại ra ngoài để mua báo tiếp. Bà Marbury nói ông ấy cũng nói chuyện một mình nhiều hơn. Bà nghĩ càng ngày ông ấy càng kỳ lạ”.

“Địa chỉ của bà Marbury là ở đâu thế?”

Tom cho anh ta địa chỉ.

“Cảm ơn anh. Có thể tôi sẽ đến đó trong hôm nay. Chắc tôi không cần nói thì anh cũng biết anh nên để ý thái độ của mình khi gặp ông Cust này chứ”.

Crome đứng dậy bắt tay chào tạm biệt khách.

“Anh cứ yên lòng nhé vì anh đã làm đúng khi tìm đến chúng tôi. Chào anh Hartigan”.

Vài phút sau, Jacobs trở vào phòng hỏi: “Ờ, thưa ống. Ông nghĩ những lời khai đó có ích chứ?”

Thanh tra Crome nói: “Rất có triển vọng nếu sự thật đúng như lời chàng trai đó khai báo. Chúng ta chưa có tin gì hay về mấy nhà máy sản xuất bít tất cả. Đã đến lúc chúng ta phải tìm được cái gì đó chứ. Nhân tiện, anh đưa cho tôi tập tài liệu về vụ Churston đi”.

Thanh tra Crome mất vài phút mới tìm ra thứ anh cần.

“A, đây rồi. Nó nằm trong đống lời khai mà cảnh sát ở Torquay lấy được. Một chàng trai tên là Hill khai anh ta rời rạp chiếu phim Torquay Palladium sau khi xem bộ phim Not a Sparrow và để ý thấy một người đàn ông cư xử rất kỳ lạ. Ông ta nói chuyện một mình. Hill nghe ông ta nói ‘Đó cũng là một ý tưởng hay’. Not a Sparrow - chẳng phải là bộ phim được chiếu ở rạp Regal ở Doncaster sao?”

“Đúng rồi, thưa ông”.

“Có thể có gì ẩn chứa trong đó. Giờ thì chưa thấy gì nhưng có thể lúc đó hắn nghĩ ra ý tưởng về phương thức thực hiện vụ án tiếp theo. Chúng ta có tên và địa chỉ của Hill. Anh ta miêu tả người đàn ông đó rất mơ hồ nhưng khớp với miêu tả của Mary Stroud và của Tom Hartigan...”

Crome gật đầu vẻ nghĩ ngợi.

“Chúng ta bắt đầu thấy ấm lên rồi đây”, thanh tra Crome nói nhưng không hoàn toàn đúng vì anh lúc nào cũng thấy hơi lạnh.

“Ông có chỉ thị gì không ạ?”

“Hãy cho người theo dõi cái nhà ở thị trấn Camden nhưng đừng để mục tiêu của chúng ta hoảng sợ. Tôi phải nói chuyện với phó cảnh sát trưởng. Rồi sau đó đưa ông Cust đến đây và lấy lời khai của ông ta. Có vẻ ông ta sẽ có nhiều chuyện để kể đây”.

Bên ngoài, Tom Hartigan trở ra với Lily Marbury đang đợi anh ở đoạn đường đắp cao dành cho tàu lửa.

“Ổn không, anh Tom?”

Tom gật đầu.

“Anh thấy thanh tra Crome rồi. Cái ông phụ trách vụ này ấy”.

“Ông ấy thế nào?”

“Ông ấy hơi ít nói và có vẻ trịch thượng - không như anh nghĩ về một thám tử”.

Lily nói với vẻ kính trọng: “Chắc là phong cách mới của Lord Trenchard. Vài người trong số họ rất lỗi lạc. Ờ, thế ông ấy nói gì hả anh?”

Tom kể vắn tắt cuộc khai báo cho cô nghe.

“Thế họ nghĩ bác ấy thật sự là thủ phạm à?”

“Họ nói có thể thế lắm. Dù sao họ sẽ đến và thẩm vấn ông ấy”.

“Tội nghiệp bác Cust”.

“Em không nên nói tội nghiệp ông Cust em à. Nếu ông ấy là A B C thật thì ông ấy đã gây ra bốn vụ án mạng khủng khiếp đấy”.

Lily lắc đầu thở dài.

Cô nhận xét: “Nghe có vẻ kinh khủng thật”.

“Nào, bây giờ chúng ta đi ăn trưa thôi, em yêu. Em tưởng tượng thế này nhé, nếu chúng ta đúng thì anh nghĩ tên của anh sẽ được đăng lên báo!”

“Ồ, thật thế không anh Tom?”

“Có thể lắm chứ. Cả tên của em nữa. Và tên của mẹ em nữa chứ. Và anh dám chắc là ảnh của em cũng sẽ được đăng lên nữa”.

“Ôi, anh Tom ơi”. Lily nắm chặt cánh tay anh ta vẻ tràn ngập hạnh phúc.

“Còn giờ thì chúng ta đi ăn ở Corner House em nhé?”

Lily siết tay anh ta chặt hơn nữa.

“Vậy thì đi thôi em!”

“Dạ. Đợi em chút xíu. Em phải chạy đến ga để gọi điện đã nhé”.

“Gọi cho ai thế em?”

“Một cô bạn mà em sắp gặp”.

Cô nhanh nhẹn băng qua đường rồi mấy phút sau quay lại chỗ anh, mặt hơi ửng đỏ.

“Nào đi thôi, anh Tom”.

Cô khoác lấy tay anh.

“Kể tiếp cho em về Scotland Yard đi anh. Anh không gặp ông kia ở đó à?”

“Ông nào cơ?”

“Quý ông người Bỉ ấy. Người mà A B C hay viết thư cho ông ấy đấy”.

“Không. Ông ấy không có ở đó”.

“Ờ, vậy thì kể cho em đi. Anh đi vào trong rồi sao nữa? Anh nói chuyện với ai và anh đã nói gì?”

II

Ông Cust nhẹ nhàng đặt ống nghe vào chỗ cũ.

Ông quay lại phía bà Marbury đang đứng ở bậc cửa. Bà ấy rõ ràng đang nhìn chòng chọc với vẻ rất tò mò.

“Hiếm khi ông có điện thoại, ông Cust nhỉ?”

“Vâng - ờ - vâng, bà Marbury ạ. Ít lắm”.

“Tôi hy vọng không có tin xấu gì chứ?”

“Không - không có”. Bà này thật là dai dẳng. Ông nhìn thấy mấy dòng chữ in trên tờ báo mà ông đang cầm.

Sinh nhật - Đám cưới - Ma chay...

Ông thốt ra: “Em gái tôi mới sinh được một bé trai”.

Ông không hề có em gái!

“Ôi, vậy à! Giờ thì - ờ, tôi đoán chắc là họ vui lắm. (Bà thầm nghĩ: ‘Vậy mà suốt mấy năm nay chưa bao giờ ông kể là ông có chị em gái gì. Nếu thế thì chẳng giống đàn ông chút nào!’) Nói thật với ông là tôi ngạc nhiên khi cô ấy nói nhờ chuyển máy cho ông Cust. Lúc đầu tôi cứ nghĩ đó là giọng của Lily hoặc gần như thế. Nhưng giọng này có vẻ kiêu kỳ hơn, ý tôi là giọng nói có vẻ cao hơn. Ờ, ông Cast này, chúc mừng ông. Đây có phải là cháu đầu tiên của ông không, hay ông đã có các cháu trai và cháu gái khác nữa?”

Ông Cust đáp: “Đây là đứa cháu đầu tiên. Đứa duy nhất mà tôi có và... ờ... tôi nghĩ là tôi phải đi ngay đây. Họ muốn tôi đến thăm. Tôi... tôi nghĩ tôi đang vội nên tôi sẽ bắt tàu đi cho nhanh”.

“Ông vắng nhà có lâu không ông Cust?” bà Marbury gọi với theo khi ông đã đi lên cầu thang.

“Ồ, không, chỉ hai hay ba ngày thôi bà ạ”.

Ông biến vào phòng ngủ của mình còn bà Marbury đi vào bếp và nghĩ về “em bé dễ thương”.

Bà thấy lương tâm bị cắn rứt.

Tối qua Tom và Lily và chuyện lần lại những mốc thời gian cũ! Để cố chứng minh ông Cust là tên ác quỷ A B C đáng sợ chỉ vì mấy chữ cái đầu trong tên của ông trùng với hắn và vì một số sự trùng hợp khác.

Bà nghĩ thoáng hơn: “Chắc hai đứa nó chỉ đùa thôi. Giờ mình mong hai đứa sẽ thấy xấu hổ vì đã làm thế”.

Bà Marbury không thể giải thích được rõ ràng nhưng việc ông Cust kể em gái ông mới sinh em bé đã xóa sạch mọi nghi ngờ về sự chân thành của người khách trọ này.

“Mình mong cô ấy sinh con không khó quá. Tội nghiệp cô ấy”, bà Marbury vừa nghĩ vừa đưa bàn ủi lên má để kiểm tra độ nóng trước khi ủi váy lót của Lily.

Đầu óc bà chỉ nghĩ về chuyện sinh con đẻ cái cũ rích ấy thôi.

Ông Cust lặng lẽ đi xuống cầu thang, tay mang theo túi xách. Mắt ông nhìn về phía chiếc điện thoại.

Cuộc nói chuyện ngắn ngủi đó như văng vẳng trong đầu ông.

“Có phải bác đó không, bác Cust? Cháu muốn báo cho bác là thanh tra từ Scotland Yard có thể đến gặp bác đấy...”

Ông trả lời thế nào? Ông chẳng còn nhớ nữa.

“Cảm ơn, cảm ơn cháu nhé... Cháu tốt quá...” Hay đại loại như thế.

Tại sao cháu ấy gọi điện cho ông nhỉ? Có thể cháu đã đoán ra? Hay cháu chỉ muốn kiểm tra xem ông có ở nhà để thanh tra cảnh sát đến? Nhưng tại sao cháu lại biết thanh tra sắp đến? Và giọng của cháu - cháu giả giọng để mẹ cháu không nhận ra... Có vẻ như... có vẻ như cháu ấy biết rồi...

Nhưng chắc chắn nếu cháu biết, cháu sẽ không...

Dù vậy có thể cháu đã biết. Phụ nữ kỳ lạ lắm. Lúc thì ác độc lúc thì từ tâm. Có lần ông thấy Lily mở bẫy chuột cho con chuột trốn thoát. Thật là một cô bé tốt bụng...

Một cô bé tốt bụng và dễ thương...

Ông dừng ở phòng khách nơi có rất nhiều dù và áo khoác.

Ông có nên không?

Tiếng động nhẹ vọng ra từ bếp khiến ông quyết định luôn...

Không, không còn thời gian nữa...

Bà Marbury có thể sẽ bước ra...

Ông mở cửa trước, đi ra rồi đóng cửa lại...

Đi đâu đây...?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 29: Ở scotland yards


Lại họp hành.

Phó đội trưởng điều tra tội phạm, thanh tra Crome, Poirot và tôi.

Phó cảnh sát trưởng nói:

“Ông Poirot ạ, đề nghị kiểm tra những chỗ kinh doanh bít tất trên diện rộng của ông rất là hay đấy”.

Poirot chìa tay ra.

“Có dấu hiệu nhận biết mà. Người đàn ông này không thể là nhân viên kinh doanh chính thức của công ty được. Ông ta bán trực tiếp chứ không phải qua đặt hàng”.

“Mọi thứ đã rõ ràng cả chưa, thanh tra?”

Crome xem hồ sơ rồi nói: “Rồi, thưa ông. Tôi xin báo cáo sơ qua tình hình cho đến hôm nay”.

“Vâng, xin mời anh”.

“Tôi vừa kiểm tra với Churston, Paignton và Torquay và lấy được danh sách những người mà ông ta đến chào bán bít tất. Tôi phải công nhận ông ta làm mọi thứ đâu vào đấy. Ông ta ở Pitt, một khách sạn nhỏ gần ga Torre. Quay lại khách sạn lúc 10 giờ 30 vào cái đêm cùng ngày diễn ra vụ án mạng. Có thể ông ta đã bắt chuyến tàu lúc 9 giờ 57 ở Churston, đến Torre lúc 10 giờ 20. Không ai nhận diện được ông ta ở trên tàu cũng như ở sân ga. Hôm thứ Sáu là hội đua thuyền Dartmouth nên tàu từ Kingswear về khá đông khách.

Bexhill cũng gần như thế. Ông ta ở khách sạn Globe và lấy tên chính mình để đăng ký nhận phòng. Chào bán bít tất cho khoảng chục địa chỉ bao gồm cả nhà bà Barnard và quán Ginger Cat. Rời khách sạn vào buổi chiều tối. Trở lại Luân Đôn chừng 11 giờ 30 sáng hôm sau. Đối với Andover thì trình tự cũng như thế. Nghỉ lại khách sạn Feathers. Chào bán bít tất cho bà Ascher và chừng sáu bảy người khác ở đường đó. Đôi bít tất mà bà Ascher được cô cháu gái (có họ là Drower) tặng cũng được xác nhận là do ông Cust bán”.

Phó đội trưởng nhận xét: “Vậy là tốt rồi”.

Thanh tra tiếp: “Dựa vào thông tin nhận được, tôi đến căn nhà mà Hartigan cho địa chỉ nhưng ông Cust đã rời đi chừng nửa tiếng. Tôi nghe bảo trước đó ông nhận được một cuộc điện thoại. Bà chủ nhà cho hay đó là lần đầu tiên ông có người gọi điện”.

Phó đội trưởng hỏi: “Ông ta có tòng phạm à?”

Poirot nói: “Không có đâu. Thế thì kỳ lạ quá... trừ phi...”

Vì ông bỏ lửng câu nói nên ai cũng nhìn ông vẻ dò hỏi. Tuy nhiên, ông chỉ lắc đầu nên thanh tra Crome nói tiếp.

“Tôi đã lục soát rất kỹ phòng trọ của ông ta. Việc tìm kiếm đó càng khiến nghi ngờ của chúng ta có cơ sở hơn. Tôi tìm được một tập giấy giống với loại giấy của mấy lá thư chúng ta nhận được, có một số lượng bít tất lớn và đằng sau tủ đựng bít tất là một cái hộp có cùng hình dạng và kích cỡ với mấy thùng đựng bít tất nhưng hóa ra bên trong không phải đựng bít tất mà là tám quyển thông tin đường sắt A B C!”

Phó đội trưởng bảo: “Chứng cứ khả quan đấy”.

“Tôi còn tìm thêm được thứ khác nữa”, thanh tra Crome nói giọng đột nhiên tràn ngập vẻ đắc thắng. “Chỉ mới tìm ra sáng nay thôi, thưa ông. Tôi chưa có thời gian để làm báo cáo ạ. Không tìm thấy con dao đó trong phòng của ông ta...”

Poirot nhận xét: “Họa là ngu mới đem nó về”.

“Xét cho cùng ông ta không phải người đầu óc minh mẫn”, thanh tra nhận xét. “Dù sao, lúc đó tôi nghĩ có thể ông ta đã mang nó về nhà và rồi nhận ra rằng giấu nó trong phòng thì nguy hiểm quá (như ông Poirot đã đề cập) nên ông ta tìm chỗ khác. Thế thì chọn nơi nào trong nhà đây? Tôi tìm ra ngay lập tức. Giá treo mũ và áo - không ai đụng đến chỗ đó cả. Phải vất vả lắm tôi mới nhờ người kéo được cái giá ra... và đúng là nó nằm ở đó!”

“Con dao à?”

“Đúng là con dao. Không còn nghi ngờ gì nữa. Vết máu khô vẫn còn bám trên đó”.

Phó đội trưởng khen vẻ hài lòng: “Làm tốt lắm, Crome ạ. Bây giờ chúng ta chỉ cần thêm một thứ nữa”.

“Thư gì ạ?”

“Người đàn ông đó chứ gì nữa”.

“Chúng ta sẽ tóm được hắn, thưa ông. Xin ông đừng lo”.

Thanh tra nói vẻ tự tin.

“Ông thấy sao, ông Poirot?”

Poirot như người vừa tỉnh mộng.

“Ông nói gì cơ?”

“Chúng tôi đang nói chuyện bắt hắn ta chỉ là vấn đề thời gian. Ông thấy sao?”

“Ồ, chuyện đó à... vâng. Chắc chắn rồi”.

Ông trả lời lơ đãng đến độ mấy người kia nhìn ông vẻ tò mò.

“Có gì khiến ông lo lắng sao, ông Poirot?”

“Điều khiến tôi rất lo lắng. Đó là tại sao? Động cơ gây án”.

Phó đội trưởng sốt ruột trả lời: “Nhưng anh bạn thân mến ơi, tên đó bị điên mà”.

“Tôi hiểu ý ông Poirot”, Crome nói, tử tế giải vây. “Ông ấy có lý đấy. Hẳn phải là do một ám ảnh nào đó. Tôi nghĩ chúng ta sẽ tìm ra căn nguyên vấn đề từ mặc cảm thua kém quá lớn của hắn ta. Cũng có thể do chứng sợ bạo hành và nếu thế hắn ta hẳn có liên quan tới ông Poirot. Có thể hắn có ảo tưởng ông Poirot là thám tử được thuê để rình bắt hắn”.

Phó đội trưởng nói: “Hừm. Đó là thuật ngữ thời thượng bây giờ. Ở thời tôi, nếu một người đàn ông bị điên thì là hắn bị điên thôi chứ chúng tôi không đi tìm mấy cái thuật ngữ khoa học để giảm nhẹ nghĩa của nó. Tôi nghĩ một ông bác sĩ thời nay sẽ đề nghị đưa người như A B C vào bệnh viện và 45 ngày liên tục chỉ nhắc đi nhắc lại với hắn ta rằng hắn là một người tốt rồi thả cho hắn về như thể hắn là một công dân có trách nhiệm của xã hội”.

Poirot chỉ mỉm cười không nói gì.

Cuộc họp giải tán.

Phó đội trưởng nói: “Ờ, Crome này, theo như anh nói, bắt hắn ta chỉ là vấn đề thời gian nhỉ”.

Thanh tra đáp: “Đáng lẽ chúng ta đã tóm hắn lâu rồi nếu trông hắn khác người bình thường. Chúng ta đã làm cho những người dân thường lo lắng”.

“Tôi đang nghĩ không biết giờ này hắn đang ở đâu”, phó đội trưởng nói.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 30: (Không phải lời kể của đại úy Hastings)


Ông Cust đứng bên cửa hàng bán rau củ. Ông nhìn chằm chằm về phía bên kia đường. Ừ, đúng là nó.

Bà Ascher. Người bán báo và thuốc lá...

Trên cửa sổ trống hoác là một tấm biển.

Cho thuê phòng.

Trống rỗng...

Thiếu sức sống...

“Ông gì ơi”.

Bà vợ ông chủ cửa hàng rau quả với lấy mấy quả chanh. Ông xin lỗi rồi đứng dịch qua một bên. Ông chậm rãi lê bước quay lại con đường chính của thị trấn...

Thật là khó... khó quá... bây giờ ông chẳng còn một xu dính túi.

Cả ngày không có gì vào bụng khiến ông cảm thấy rất khó chịu và choáng váng...

Ông nhìn lên tấm biển bên ngoài quầy báo.

Vụ án A B C. Kẻ giết người vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Các cuộc phỏng vấn với thám tử Hercule Poirot. Ông Cust nói một mình:

“Hercule Poirot. Không biết ông ta có biết...”

Ông tiếp tục bước đi. Đứng nhìn chằm chằm vào cái biển đó cũng chẳng ích gì...Ông nghĩ: “Mình không đi nổi nữa...” Lê từng bước một... bước đi thật là kỳ cục... Từng bước từng bước một - kỳ quặc thật.

Kỳ quặc hết sức...

Nhưng dù sao con người cũng là loài động vật kỳ quặc mà...

Và ông ta, Alexander Bonaparte Cust, là người đặc biệt kỳ quặc. Lâu nay ông vẫn thế...Người ta lúc nào cũng chế nhạo ông...Ông chẳng trách họ được...

Ông đang đi đâu đây? Ông chẳng biết. Ông sắp đến ngõ cụt rồi. Giờ ông chẳng nhìn đâu nữa ngoại trừ đôi chân mình.

Từng bước một.

Ông nhìn lên. Có ánh đèn phía trước. Và những con chữ...

Đồn Cảnh sát.

Ông Cust nói: “Kỳ quá”. Rồi ông cười rúc rích. Rồi ông bước vào. Đột nhiên, khi ông bước vào, ông đi xiêu vẹo và ngã nhào về phía trước.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 31: Hercule Poirot đặt câu hỏi


Đó là một ngày tháng 11 trong xanh. Bác sĩ Thompson và trưởng thanh tra Japp đến nhà báo cho Poirot biết kết quả thủ tục kiện ra tòa án hình sự vụ Alexander Bonaparte Cust.

Poirot bị viêm phổi nhẹ nên không tham dự buổi đó. May là ông không nhất mực muốn tôi ở bên cạnh ông.

“Vụ án đã được đệ lên tòa để xét xử”, Japp nói. “Vậy là đâu vào đấy rồi”.

“Không có gì bất thường nếu được biện hộ ở giai đoạn này chứ?” tôi hỏi. “Tưởng tù nhân luôn có quyền được biện hộ”.

“Theo thông lệ là thế”, Japp đáp. “Tôi nghĩ anh chàng Lucas muốn xử vụ này càng sớm càng tốt. Anh ta là người xét xử mà. Bệnh tâm thần là biện hộ duy nhất”.

Poirot so vai.

“Dù là bệnh tâm thần cũng không được xử trắng án đâu. Lĩnh án ở tù vô hạn cũng chẳng thua gì án tử hình cả”.

“Hình như Lucas thấy có một cơ hội đấy”, Japp nói. “Với chứng cứ ngoại phạm tốt nhất ở vụ Bexhill, toàn bộ vụ án sẽ nhẹ đi. Tôi nghĩ anh ta không biết vụ án này nghiêm trọng đến mức nào đâu. Dù sao, Lucas vẫn sẽ làm theo nguyên tắc. Anh ta còn trẻ và muốn gây ấn tượng với công chúng”.

Poirot quay sang Thompson.

“Ông nghĩ sao, bác sĩ?”

“Về Cust à? Nói thiệt là tôi chẳng biết nói gÌ. Ông ta đóng vai người bình thường giỏi quá. Dĩ nhiên là ông ta bị động kinh”.

“Đoạn kết hay quá trời luôn”, tôi nói.

“Lúc ông ta ngất đi ở đồn cảnh sát Andover á? Ờ, đúng là một hạ màn đầy kịch tính. A B C lúc nào cũng canh thời điểm quá chuẩn”.

“Có lúc nào người ta phạm tội mà không biết mình đã làm không?” Tôi hỏi. “Sự phủ nhận của ông ta nghe có vẻ rất thật”.

Bác sĩ Thompson hơi mỉm cười.

“Ông đừng có tin vào cái luận điệu đóng kịch ‘Tôi thề có trời đất’ đó. Theo tôi thì thằng cha Cust đó biết rất rõ mình đã gây ra các vụ án mạng”.

“Họ lúc nào cũng hùng hồn thế đấy”, Crome lên tiếng.

Đến lượt bác sĩ Thompson, ông nói: “Về câu hỏi của ông, người bị động kinh hoàn toàn có thể hành động ở trong trạng thái mộng du và hoàn toàn không biết mình đã làm gì. Nhưng thông thường thì hành động đó phải không ‘trái ngược với ý muốn của người đó khi họ tỉnh táo’.”

Rồi ông bác sĩ cứ tiếp tục nói về vấn đề này và nhắc tới chứng động kinh nặng và chứng động kinh nhẹ, và thú thật là những thuật ngữ đó khiến tôi hoàn toàn khó hiểu nhất là khi người có chuyên môn cứ huyên thuyên nói mãi.

“Tuy vậy, tôi phản đối giả thiết ông Cust gây ra những vụ này mà không hề hay biết. Giả thiết ấy có thể xét tới nếu không có những bức thư đó. Những bức thư đã bác bỏ cái lý thuyết kia vì chúng là minh chứng của việc lập mun và lên kế hoạch cặn kẽ cho hành vi phạm tội”.

“Nhưng rồi chúng ta cũng chưa biết giải thích thế nào về những bức thư mà”, Poirot lên tiếng.

“Điều đó khiến ông quan tâm à?”

“Đương nhiên rồi - vì người ta viết cho tôi mà. Và nói về mấy lá thư đó, Cust khăng khăng không biết. Đến chừng nào tôi chưa tìm ra được lý do vì sao người ta viết những bức thư đó cho tôi thì tôi cho là vụ án này vẫn chưa xử lý xong”.

“Vâng - tôi hiểu ý ông rồi. Chẳng có lý do gì ông ta muốn chống lại ông cả đúng không?”

“Đúng thế”.

“Tôi có ý này. Chắc là do cái tên của ông!”

“Tên của tôi ư?”

“Đúng thế. Rõ ràng Cust mang trên mình một gánh nặng áp lực từ người mẹ (tôi chắc là hội chứng Oedipus) khi bà đặt cho ông ta cái tên kép nghe rất kiêu: Alexander và Bonaparte. Các ông có để ý ý nghĩa của cái tên không? Người ta cho Alexander là bất bại và luôn khao khát đi chinh phục thế giới. Bonaparte là đại đế nước Pháp. Ông ta muốn có đối thủ mà kẻ đó phải cùng đẳng cấp với mình. Ờ, mà ông lại là chàng Hercules dũng mãnh đấy”.

“Ý của ông rất hay, bác sĩ ạ. Nó khiến tôi nghĩ đến...”

“Ôi, tôi chỉ nêu ra một ý thế thôi. Ờ, tôi phải đi đây”.

Bác sĩ Thompson đi rồi. Japp còn nán lại.

“Chứng cứ ngoại phạm này làm ông lo lắng à?” Poirot hỏi.

Thanh tra công nhận: “Cũng có đôi chút. Nói thật tôi không tin lắm bởi vì tôi biết đó không phải là sự thật. Nhưng rất khó phá. Cái gã Strange này đúng là một nhân vật khó chơi”.

“Ông miêu tả anh ta cho tôi nghe đi”.

“Anh ta chừng 40 tuổi. Kỹ sư ngành mỏ. Cứng đầu, tự tin và bảo thủ. Tôi có cảm giác anh ta cứ đòi chúng ta phải xét lời khai của anh ta ngay lập tức. Anh ta vội đi Chilê nên muốn thu xếp xong xuôi mọi việc ngay lập tức”.

Tôi nhận xét: “Anh ta là một trong những người quyết đoán nhất mà tôi từng gặp đấy”.

Poirot nói vẻ trầm ngâm: “Anh ta là loại người không chấp nhận rằng mình có thể sai sót”.

“Anh ta khăng khăng kể câu chuyện đó và không muốn ai chen ngang cả. Anh ta thề rằng anh ta tình cờ quen ông Cust tại khách sạn Whitecross ở Eastbourne vào chiều tối ngày 24 tháng 7. Anh ta thấy cô đơn và cần người trò chuyện. Tôi thấy Cust có vẻ là người rất biết lắng nghe người khác, ông ta không hề ngắt lời ai! Sau bữa ăn tối, anh ta và Cust chơi trò domino. Có vẻ Strange là một tay chơi domino rất cừ và anh ta rất ngạc nhiên khi biết Cust cũng chơi hay không kém. Domino đúng là trò chơi kỳ quặc. Người ta cuồng trò này quá trời. Họ có thể chơi hàng giờ đồng hồ liền. Rõ ràng Strange và Cust cũng thế. Cust muốn đi ngủ rồi mà Strange không chịu và đòi chơi ít nhất là cho tới nửa đêm. Và họ đã làm thế. Họ chia tay lúc 0 giờ 10 phút sáng. Và nếu Cust ở khách sạn Whitecross ở Eastbourne cho đến 0 giờ 10 phút sáng ngày 25 thì ông ta không thể thắt cổ Betty Barnard trên bãi biển ở Bexhill trong khoảng từ nửa đêm đến 1 giờ sáng được”.

Poirot nhận xét vẻ nghĩ ngợi: “Vấn đề này khó giải quyết thật. Rõ ràng, nó khiến người ta phải suy nghĩ”.

“Đó là điều Crome phải suy xét đấy”, Japp nói.

“Gã Strange này quả quyết lắm à?”

“Đúng thế. Gã rất ngoan cố. Và khó mà phát hiện ra có sơ hở ở chỗ nào. Giả sử Strange nhầm lẫn và người đàn ông mà anh ta gặp không phải là Cust - tại sao ông ta phải nói ra tên ông ta là Cust chứ? Và chữ viết trong sổ đăng ký lưu trú khách sạn cũng là của ông ta. Không thể cho rằng anh ta là tòng phạm - những kẻ cuồng sát thường không có tòng phạm! Thế có phải cô gái sau đó mới chết không? Bác sĩ rất chắc chắn về chứng cứ của mình và dù sao ông Cust phải mất khá nhiều thời gian mới từ khách sạn ở Eastbourne đến được Bexhill cách đó chừng 14 dặm mà không bị phát hiện...”

Poirot nói: “Vấn đề là ở chỗ đó... đúng thế”.

“Đương nhiên, thẳng thắn mà nói thì đó không phải là vấn đề. Chúng ta quy cho Cust tội giết người ở vụ Doncaster - cái áo khoác có dính máu, con dao - không hề có một sơ hở nào ở vụ đó. Chúng ta không thể ép hội đồng xét xử xử trắng án cho ông ta được. Nhưng chứng cứ đó quả thật đã làm cho vụ án không trọn vẹn. Ông ta gây ra vụ án mạng ở Doncaster. Ở Chuston. Ở Andover. Thế thì, trời ạ, ông ta hẳn phải là thủ phạm của vụ Bexhill chứ. Nhưng tôi chưa biết bằng cách nào!”

Japp lắc đầu rồi đứng dậy.

“Bây giờ đến lượt ông đó, Poirot”, ông nói. “Crome đang rối như tơ vò rồi. Ông hãy vận dụng khối chất xám nổi tiếng của ông đi. Chỉ cho chúng tôi biết bằng cách nào ông ta thực hiện được vụ án đó”.

Nói rồi Japp ra về.

“Giờ thì làm sao hả Poirot? Tôi hỏi. “Mấy cái tế bào chất xám nhỏ nhoi của ông có làm gì được vụ này không?”

Poirot trả lời câu hỏi của tôi bằng câu hỏi khác.

“Hastings, nói cho tôi biết ông có nghĩ liệu có phải vụ án này đã kết thúc?”

“À, vâng, trên lý thuyết là thế. Chúng ta đã bắt được hung thủ. Và chúng ta hầu như có đầy đủ các chứng cứ rồi. Chỉ cần mấy chi tiết phụ nữa là xong”.

Poirot lắc đầu.

“Vụ án đã kết thúc! Vụ án đó! Vụ án là chính hung thủ, Hastings à. Chừng nào chúng ta hiểu hết hung thủ thì chừng đó bí ẩn mới hé lộ. Không phải cứ đưa hắn ra trước vành móng ngựa là chiến thắng đâu!”

“Chúng ta biết khá nhiều về hắn rồi đó chứ”.

“Chúng ta có biết gì nhiều đâu! Chúng ta biết hắn ta sinh ra ở đâu. Chúng ta biết hắn ta đã từng ra trận và bị thương nhẹ ở đầu và rồi được giải ngũ vì bị bệnh động kinh. Chúng ta biết hắn thuê trọ ở nhà bà Marbury gần hai năm rồi. Chúng ta biết hắn ta ít nói và nhút nhát - kiểu người mà ít ai để ý. Chúng ta biết hắn đã nghĩ ra và tiến hành những âm mưu gây án rất tinh khôn và gọn gàng. Chúng ta biết hắn mắc những sai lầm cực kỳ ngớ ngẩn. Chúng ta biết hắn ra tay không thương tiếc và rất tàn nhẫn. Chúng ta biết hắn cũng khá tốt bụng khi không để cho những người khác phải bị vạ lây vì những vụ án mà hắn ra tay. Nếu hắn muốn giết người mà không bị cản trở thì việc để cho người khác phải bị trừng phạt vì tội của hắn dễ như trở bàn tay. Tên này là một con người đầy mâu thuẫn, ông có nhận ra điều đó không, Hastings? Ngu ngốc và láu cá, tàn nhẫn và cao thượng - và phải có một yếu tố nổi trội nào đó hòa hợp hai phẩm chất trái ngược đó chứ”.

Tôi đáp: “Đương nhiên là thế nếu ông xem hắn như một đối tượng nghiên cứu tâm lý học”.

“Vụ án này ngay từ đầu đã có thêm yếu tố nào nữa nhỉ? Ngay từ đầu đến giờ tôi phải mò mẫm tìm đường để mong hiểu được tên giết người này. Và giờ đây tôi nhận ra rằng tôi chẳng biết gì về hắn ta cả, Hastings à! Tôi hoang mang quá”.

“Khao khát quyền lực...” tôi gợi.

“Ừ, điều đó cũng giải thích được nhiều khúc mắc lắm... Nhưng tôi chưa thấy thỏa mãn. Có nhiều điều tôi cần phải biết. Tại sao hắn ra tay mấy vụ này? Tại sao hắn chọn những người đó...?”

“Chọn theo bảng chữ cái mà...” tôi đáp.

“Betty Barnard có phải là người duy nhất ở Bexhill có họ là Barnard đâu? Betty Barnard... Tôi có một ý tưởng... Nó phải là sự thật... nó phải là sự thật. Nhưng nếu thế thì...”

Ông im lặng vài giây. Tôi không muốn ngắt lời ông. Thật ra tôi nghĩ lúc đó mình bắt đầu bị cơn buồn ngủ kéo đi.

Poirot lắc vai gọi tôi dậy.

Ông nói, giọng trìu mến: “Mon cher Hastings, [1] ông đúng là thiên tài”.

Tôi thấy hơi bối rối khi đột nhiên được quý mến quá như thế.

“Thật mà,” Poirot khẳng định, “ông luôn luôn giúp tôi, đem may mắn đến cho tôi. Ông khiến tôi phải nghĩ đến điều mà tôi bỏ quên đấy”.

Tôi hỏi: “Lần này tôi đã làm gì khiến ông nghĩ thế?”

“Khi tôi đang tự đặt câu hỏi cho mình tôi nhớ lại lời nhận xét của ông - nó lóe lên một hình ảnh thật rõ ràng. Tôi chưa nói với ông rằng ông có tài phát hiện ra những sự thật hiển nhiên. Những thứ hiển nhiên mà tôi lại không để ý”.

“Thế cái nhận xét xuất sắc lần này của tôi là gì?” tôi hỏi.

“Nó làm tôi thấy mọi việc sáng rõ hơn. Tôi tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi của mình. Đó là tìm được nguyên nhân của vụ bà Ascher (sự thật thì tôi đã thoáng thấy lâu rồi), của vụ ngài Carmichael Clarke, của vụ Doncaster và cuối cùng cũng là quan trọng nhất, đó là nguyên nhân chọn Hercule Poirot”.

“Ông giải thích rõ hơn xem nào?”

“Không phải lúc này. Trước tiên tôi phải tìm thêm một vài thông tin nữa đã. Tôi chỉ có thể có được thông tin đó từ Đội Đặc nhiệm của chúng ta. Và rồi, rồi thì, khi tôi đã có câu trả lời cho một câu hỏi mấu chốt của mình, tôi sẽ đi gặp A B C. Lúc ấy chúng tôi sẽ mặt đối mặt - A B C và Hercule Poirot - như hai đối thủ”.

“Rồi sau đó thì sao?” Tôi hỏi.

“Rồi sau đó chúng tôi sẽ trò chuyện!” Poirot đáp. “Je vous assure, [2] Hastings ạ, không có gì nguy hiểm bằng một cuộc đối thoại nhất là với người có điều gì cần giấu diếm! Một ông già thông thái người Pháp đã từng nói với tôi rằng lời nói là phát minh con người tìm ra để họ khỏi phải suy nghĩ. Không sai vào đâu được, lời nói còn là phương tiện tìm ra những gì mà người ta muốn giấu đi. Hastings ạ, người ta khó mà không có lúc để lộ suy nghĩ của mình và thể hiện cá tính của mình khi nói chuyện. Càng nói anh ta càng để lộ mình”.

“Ông mong Cust sẽ nói gì với ông?”

Hercule Poirot mỉm cười.

Ông nói: “Một lời nói dối. Và từ lời nói dối đó tôi sẽ tìm ra được sự thật!”

Chú thích:

[1] Ông bạn Hastings thân mến.

[2] Tôi cam đoan với ông.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 32: Bắt được một con cáo


Những ngày sau đó Poirot rất bận rộn. Ông biến mất vẻ bí ẩn và rất ít nói, ông nhăn trán một mình và một mực từ chối thỏa mãn sự tò mò cố hữu của tôi cũng như để tôi thể hiện sự tài giỏi mà có lần ông đã nhắc đến.

Tôi rất bực mình vì không được ông rủ đi cùng trong những chuyến đi về bí ẩn đó.

Tuy nhiên đến gần cuối tuần ông báo cho tôi ý định đi Bexhill và các vùng xung quanh rồi rủ tôi đi cùng. Khỏi phải nói, tôi sốt sắng nhận lời ngay.

Tôi vỡ lẽ ra ông không chỉ mời riêng tôi mà còn mời các thành viên trong Đội Đặc nhiệm nữa.

Poirot cũng khiến họ ngạc nhiên như tôi vậy. Tuy nhiên, vào cuối ngày đó, tôi vẫn chưa biết Poirot đang tính toán đi theo hướng nào.

Đầu tiên ông thăm gia đình ông bà Barnard và đề nghị bà vợ kể lại thời điểm ông Cust đến nhà bà và ông ấy đã nói những gì.

Rồi ông đến khách sạn nơi Cust trọ xin được xem quyến ghi chép về việc trả phòng của ông ta. Theo phán đoán của tôi thì không có thông tin mới nào thêm sau những câu hỏi của ông nhưng ông có vẻ hài lòng lắm.

Tiếp đến ông ra bờ biển nơi thi thể của Betty Barnard được tìm thấy. Ở đó, ông đi lòng vòng vài phút để xem kỹ bãi đá cuội. Tôi chẳng hiểu vì sao phải làm thế vì thủy triều lên khu vực đó ngày hai lần.

Tuy nhiên nhờ lần này mà tôi học được một điều rằng những hành động của Poirot thường bắt nguồn từ một ý tưởng nào đó - tuy chúng có vẻ rất vô nghĩa.

Sau đó, ông đi bộ từ bãi biển đến điểm gần nhất mà xe có thể đỗ được. Từ điểm đó, ông lại đi đến nơi xe buýt đi Eastbourne đợi khách trước khi rời Bexhill.

Cuối cùng, ông đưa tất cả chúng tôi đến quán Ginger Cat. Cô phục vụ béo tròn Milly Higley bưng ra cho chúng tôi mấy tách trà nguội ngắt.

Lúc ở đó, ông khen hình dáng cổ chân của cô với vẻ rất nịnh đầm.

“Cẳng chân của người Anh thường quá mảnh khảnh! Nhưng chân của cô thì hoàn hảo cô gái ạ. Chúng có da có thịt và cổ chân cũng tròn trịa nữa!”

Milly Higley rúc rích cười và bảo ông đừng nói thế. Cô biết các quý ông người Pháp rất hay nịnh đầm.

Poirot chẳng màng đính chính với cô quốc tịch của mình. Cái kiểu ông liếc mắt đưa tình với cô ta khiến tôi hoang mang và suýt choáng váng.

“Voilà,” [1] Poirot nói, “tôi đã xong ở Bexhill. Giờ tôi sẽ đi Eastbourne. Tôi muốn điều tra một chút ở đó - thế thôi. Các anh chị không cần phải đi theo tôi. Giờ thì chúng ta hãy về khách sạn và làm một ly cocktail nào. Ly trà Carlton lúc nãy dờ ẹc!”

Trong lúc chúng tôi thưởng thức cocktail, Franklin Clarke tò mò hỏi:

“Tôi nghĩ mọi người ai cũng đoán ông đang muốn tìm kiếm điều gì đúng không nào? Ông phải phá được cái chứng cứ ngoại phạm đó. Nhưng tôi không hiểu điều gì khiến ông hài lòng đến thế. Ông đã tìm được thông tin nào mới đâu”.

“Đúng là chưa có”.

“Ờ, vậy thì sao ạ?”

“Hãy kiên nhẫn. Mọi thứ sẽ đâu vào đấy thôi, chúng ta cần thêm chút thời gian nữa”.

“Dù vậy trông ông vẫn có vẻ hài lòng lắm”.

“Cho đến giờ thì chưa có gì trái với suy tính của tôi cả - đó là lý do tôi hài lòng”.

Vẻ mặt ông trở nên nghiêm nghị.

“Ông bạn Hastings của tôi kể rằng hồi trẻ ông có chơi một trò chơi có tên gọi là Nói Thật. Ở trò chơi này, mỗi người lần lượt được hỏi ba câu hỏi - hai câu trong số đó phải trả lời đúng. Câu thứ ba thì thế nào cũng được. Câu hỏi thường là những câu chợt lóe ra trong đầu. Nhưng trước khi bắt đầu chơi mọi người phải thề rằng sẽ nói thật, và chỉ sự thật mà thôi”.

Ông ngừng nói.

Megan lên tiếng: “Thế thì sao ạ?”

“Eh bien, tôi muốn chơi trò đó. Nhưng chúng ta không cần phải hỏi ba câu. Một câu thôi là đủ rồi. Mỗi người một câu”.

Clarke nói vẻ sốt ruột: “Đương nhiên chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ câu hỏi nào ạ”.

“A, nhưng tôi muốn trò này nghiêm túc hơn thế. Các anh chị có dám thề rằng mình sẽ nói thật không?”

Ông nghiêm nghị đến độ những người khác đang lúng túng liền trở nên nghiêm túc. Tất cả họ đều thề theo yêu cầu của ông.

Poirot nhanh nhẹn bảo: “Bon. [2] Vậy chúng ta bắt đầu nhé...”

“Tôi đã sẵn sàng”, Thora Grey nói.

“À, thường thì tôi mời phụ nữ trước - nhưng lần này chúng ta không phải lịch sự thế. Chúng ta sẽ làm khác đi một chút”.

Ông quay sang Franklin Clarke.

“Mon cher M. Clarke”, [3] anh nghĩ gì về mấy cái mũ mà các quý cô quý bà đội ở Ascot năm nay?”

Franklin Clarke trợn tròn mắt nhìn ông.

“Ông đang hỏi đùa ạ?”

“Dĩ nhiên là không”.

“Câu hỏi này nghiêm túc?”

“Ừ”.

Clarke mỉm cười.

“Ờ, thưa ông Poirot, tôi chưa từng đến Ascot nhưng tôi thấy họ đội khi đang lái xe thì tôi cho rằng mũ Ascot của các quý cô đúng là kỳ quặc hơn mấy cái mũ họ thường đội”.

“Kỳ quặc quá à?”

“Khá là kỳ quặc ạ”.

Poirot mỉm cười và quay sang Donald Fraser.

“Còn anh, năm nay anh đã đi nghỉ lúc nào thế?”

Đến lượt Fraser nhìn ông chằm chằm.

“Kỳ nghỉ của tôi ạ? Hai tuần đầu tiên trong tháng 8”.

Đột nhiên khuôn mặt anh ta run run. Tôi đoán câu hỏi đã khiến anh nhớ lại nỗi đau mất cô bạn gái yêu dấu của mình.

Tuy vậy, Poirot chẳng quan tâm gì đến câu trả lời. Ông quay sang Thora Grey và tôi nghe giọng ông có chút khang khác. Giọng ông có vẻ nghiêm nghị hơn. Câu hỏi ông thốt ra sắc sảo và rõ ràng.

“Thưa cô, nếu phu nhân Clarke qua đời và nếu ngài Carmichael hỏi cưới cô, cô có đồng ý không?”

Cô gái đứng bật dậy.

“Sao ông dám hỏi tôi câu đó chứ! Thật là... ông đang sỉ nhục tôi đấy!”

“Có thể thế. Nhưng cô đã thề nói thật mà. Ờ, có hay không?”

“Ngài Carmichael hết sức tốt với tôi. Ông xem tôi như con gái ông. Và tôi cũng yêu quý ông như thế - chỉ là tình yêu thương và lòng biết ơn thôi”.

“Xin lỗi, nhưng đó không phải là câu trả lời Có hay Không, thưa cô”.

Cô ta ngập ngừng.

“Đương nhiên, câu trả lời là không rồi!”

Poirot không nhận xét gì thêm.

“Cảm ơn cô”.

Ông quay sang Megan Barnard, sắc mặt cô gái rất nhợt nhạt. Cô thở khó nhọc như thể đang chống chọi với điều gì.

Giọng Poirot bật ra như tiếng roi vút.

“Thưa cô, cô hy vọng gì từ kết quả điều tra của tôi? Cô có muốn tôi tìm ra sự thật... hay không?”

Cô gái ngẩng đầu lên vẻ kiêu hãnh. Tôi nghĩ tôi biết chắc câu trả lời của cô là gì. Tôi biết Megan khao khát tìm ra sự thật.

Câu trả lời của cô ấy bật ra rõ ràng - và làm tôi sửng sốt.

“Không!”

Tất thảy chúng tôi đều giật nảy. Poirot chồm tới trước để nhìn kỹ khuôn mặt cô.

Ông nói: “Cô Megan này, cô không muốn sự thật nhưng - ma foi [4] - cô có thể nói ra được sự thật đấy!”

Ông quay ra phía cửa rồi quay lại và nhìn về phía Mary Drawer.

“Mon enfant, [5] nói cho bác biết cháu có bạn trai chưa?”

Mary hiểu câu hỏi của ông, cô gái hơi bối rối và đỏ mặt.

“Ôi, bác Poirot. Cháu, cháu, ờ, cháu không chắc lắm”.

Ông mỉm cười.

“Alors, c’est bien, mon enfent”. [6]

Ông nhìn quanh để tìm tôi.

“Nào, Hastings, chúng ta phải đi Eastbourne thôi”.

Xe đang đợi bên ngoài và chẳng bao lâu chúng tôi đã bon bon trên đường ven biển nối từ Pevensey đến Eastbourne.

“Tôi muốn hỏi ông vài điều có được không, Poirot?”

“Không phải lúc này. Hãy tự đưa ra kết luận về những gì tôi đang làm đi”.

Tôi rơi vào im lặng trở lại.

Poirot có vẻ đang vui, ông ngâm nga một đoạn nhạc. Khi chúng tôi đi ngang qua Pevensey ông đề nghị chúng tôi dừng lại và thăm tòa lâu đài ở đó.

Lúc chúng tôi quay lại xe, chúng tôi dừng một lát để xem lũ trẻ - nhìn trang phục của các cháu, tôi đoán các cháu gái này là hướng đạo sinh, chứng đang hát một đoạn đồng dao nghe rất chói tai...

“Chúng đang hát gì thế Hastings? Tôi không nghe được lời bài hát”.

Tôi lắng nghe cho tới khi nghe ra được đoạn điệp khúc.

“... Bắt được một con cáo

Nhốt vào trong chuồng báo

Không cho nó chạy tháo”.

Poirot lặp lại: “Bắt được một con cáo, bỏ vào trong chuồng báo, không cho nó chạy tháo!”

Đột nhiên khuôn mặt ông nghiêm lại và lạnh tanh.

“Thật là kinh khủng, Hastings ạ”. Ông im lặng vài giây rồi nói tiếp. “Ở đây người ta săn cáo à?”

“Tôi có biết đâu. Tôi chưa bao giờ có điều kiện đi săn. Và tôi nghĩ ở đây người ta không đi săn nhiều đâu”.

“Ý tôi là ở nước Anh nói chung ấy. Một môn giải trí kỳ quặc. Ngồi rình bên ngoài hang rồi hú lên vài tiếng đúng không? - rồi cuộc rượt đuổi bắt đầu - chạy qua cánh đồng - qua hàng rào rồi kênh mương - còn con cáo thì cứ chạy và đôi khi nó chạy vòng lại - nhưng mấy con chó nhà...”

“Chó săn chứ!”

“... chó săn lần ra dấu vết và cuối cùng họ bắt con cáo và nó chết - thật chóng vánh và man rợ”.

“Tôi thấy có vẻ dã man quá, nhưng thật sự...”

“Con cáo thích điều đó à? Đừng có nói chuyện les bêtises [7], ông bạn. Tout de même [8]”, chết dã man và chóng vánh còn tốt hơn là những gì mà những đứa trẻ kia hát...

“Bị nhốt trong chuồng mãi mãi... Không, điều đó chẳng hay ho tí nào”.

Ông lắc đầu. Rồi ông nói, giọng có vẻ khác chút xíu: “Ngày mai tôi đi gặp ông Cust”, rồi ông nói thêm với tài xế:

“Chúng ta quay về Luân Đôn thôi”.

Tôi la lên: “Không phải ông muốn đi Eastbourne à?”

“Không cần nữa đâu. Tôi biết... đầy đủ những thứ mà tôi cần rồi”.

Chú thích:

[1] Thế này nhé.

[2] Tốt.

[3] Anh Clarke thân mến.

[4] Tôi tin.

[5] Cháu ơi.

[6] Thế là tốt rồi, cháu gái ạ.

[7] Vô lý.

[8] Cũng vậy thôi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 33: Alexander bonaparte cust


Tôi không có mặt ở buổi nói chuyện giữa Poirot và người đàn ông kỳ quặc Alexander Bonaparte Cust. Vì Poirot có mối quan hệ với cảnh sát và vì một số tình huống đặc biệt của vụ án nên ông ấy dễ dàng xin được giấy phép của Bộ Nội vụ nhưng giấy phép đó không bao gồm cả tôi; hơn nữa, theo ý Poirot thì cuộc nói chuyện phải hoàn toàn riêng tư - chỉ hai người đàn ông mặt đối mặt.

Tuy nhiên, ông kể cho tôi chi tiết sự việc diễn ra giữa họ nên tôi có thể tự tin viết xuống rành rọt như thể tôi đã có mặt ở đó.

Ông Cust co rúm người lại khiến lưng càng khòm xuống nhiều hơn. Mấy ngón tay ông cứ vô thức búng búng vào áo khoác mình.

Tôi tưởng tượng ra Poirot ngồi im lặng và nhìn người đàn ông ngồi đối diện một hồi lâu.

Không khí đã trở nên yên bình, dễ chịu, và thư thả hơn...

Hẳn đó là khoảnh khắc đầy kịch tính khi hai đối thủ gặp nhau trong một vở kịch dài dằng dặc. Nếu tôi là Poirot, có lẽ tôi sẽ thấy rất hồi hộp kịch tính.

Tuy nhiên, Poirot không thế, ông rất thản nhiên. Ông chú tâm tạo một chút ảnh hưởng lên người đàn ông đối diện.

Cuối cùng ông nhỏ nhẹ nói:

“Ông có biết tôi là ai không?”

Người kia chỉ lắc đầu.

“Không, không, chắc là tôi không biết. Hay ông là người của ông Lucas? - Họ gọi là gì nhỉ? - Cấp dưới. Hay có thể ông Maynard cử ông đến?”

(Maynard và Cole là các luật sư biện hộ).

Giọng ông Cust lịch sự nhưng không hào hứng lắm. Dường như ông ta đang mải mê với cái thế giới trừu tượng bên trong con người mình.

“Tôi là Hercule Poirot...”

Poirot nói ra những từ ấy rất nhẹ nhàng... và đợi đối phương phản ứng.

Ông Cust hơi ngẩng đầu lên.

“Ồ, vậy à?”

Ông ta nói câu đó tự nhiên theo kiểu thanh tra Crome hay nói - nhưng không hề có chút gì là hợm hĩnh cả.

Rồi vài phút sau, ông ấy lặp lại câu đó.

“Ồ, vậy à?” ông nói, và lần này giọng khác hẳn - có chút gì đó quan tâm và tỉnh táo hơn. Ông ta ngẩng đầu lên nhìn Poirot.

Hercule Poirot cũng nhìn lại và gật đầu một hai lần gì đó.

Ông nói: “Đúng thế. Tôi là người mà ông đã viết thư đây”.

Ngay lập tức ông Cust không nhìn Poirot nữa. Ông ta cụp mắt xuống và nói với vẻ bực mình cáu kỉnh.

“Tôi chưa bao giờ viết thư cho ông cả. Những lá thư đó không phải do tôi viết. Tôi đã nói đi nói lại mấy lần rồi mà”.

Poirot đáp: “Tôi biết chứ. Nhưng nếu ông không viết thì ai viết?”

“Kẻ thù. Chắc tôi có kẻ thù. Họ đều hại tôi. Cảnh sát... tất cả mọi người... đều chống lại tôi. Đó là một âm mưu rất lớn”.

Poirot không nói gì.

Ông Cust nói tiếp:

“Mọi người đều chống lại tôi... lúc nào cũng thế”.

“Ngay cả khi ông còn nhỏ ư?”

Ông Cust có vẻ như đang cân nhắc câu trả lời.

“Không... không phải... hồi đó thì không. Mẹ tôi rất yêu quý tôi. Nhưng bà tham vọng lắm... cực kỳ tham vọng. Đó là lý do vì sao mẹ đặt cho tôi cái tên kỳ quặc ấy. Mẹ có một ý nghĩ buồn cười là sau này tôi sẽ trở thành một nhân vật tầm cỡ thế giới. Mẹ luôn giục tôi phải khẳng định mình - nói về ý chí... mẹ bảo ai cũng có thể làm chủ số phận của mình... mẹ bảo tôi có thể làm bất kỳ điều gì!”

Ông ta im lặng một chốc.

“Đương nhiên mẹ tôi hoàn toàn sai. Tôi tự nhận ra điều đó khá sớm. Tôi không phải là loại người có thể thăng tiến trong cuộc sống. Tôi luôn làm những điều ngu ngốc - tôi cư xử kỳ quặc. Và tôi rất nhút nhát - tôi sợ con người. Ở trường tôi rất khổ sở- bọn con trai biết được tên của tôi và trêu tôi suốt... Ở trường tôi rất tệ - cả trong các hoạt động vui chơi cho đến học tập và mọi thứ khác”.

Ông ta lắc đầu.

“May mà mẹ tôi đã qua đời. Lúc nào bà cũng thất vọng... Ngay từ hồi học ở trường Cao đẳng Thương mại tôi học rất ngu - tôi mất thời gian nhiều hơn người khác khi học đánh máy và tốc ký. Tuy thế tôi không hề thấy mình ngu - ông hiểu ý tôi chứ”.

Ông ta đưa mắt nhìn Poirot với vẻ van lơn.

“Tôi hiểu ý ông mà. Ông cứ kể tiếp đi”. Poirot đáp.

“Chỉ là tôi có cảm giác mọi người nghĩ tôi ngu. Điều đó khiến tôi như tê liệt đi. Sau đó khi đi làm tôi cũng bị thế”.

Poirot nhắc: “Và sau đó ra chiến trường ông vẫn bị thế à?”

Bỗng dưng mặt ông Cust sáng bừng lên.

Ông ta nói: “Ông biết không, tôi thích chiến trường lắm. Những gì tôi trải nghiệm ở đó, tôi rất thích. Lần đầu tiên tôi có cảm giác mình cũng như bao nhiêu người khác. Chúng tôi đều như nhau. Tôi có thua kém gì ai đâu”.

Nụ cười trên môi ông ta dần tắt.

“Và rồi tôi bị thương vào đầu. Bị nhẹ thôi. Nhưng họ phát hiện ra tôi hay bị kích động... Đương nhiên tôi biết có những lần tôi không ý thức được mình đang làm gì nữa. Bị đãng trí ấy mà. Và đương nhiên, một vài lần tôi còn bị ngã. Nhưng tôi nghĩ chắc không phải vì thế mà họ cho tôi giải ngũ. Không, tôi không nghĩ thế”.

Poirot hỏi: “Rồi sau đó thì sao?”

“Tôi kiếm được một chân làm thư ký. Đương nhiên, hồi đó tôi cũng kiếm được kha khá tiền. Và sau khi giải ngũ tôi sống cũng không đến nỗi tệ. Dĩ nhiên là lương tiền ít hơn bây giờ... Và... tôi không được thăng tiến gì. Tôi thường bỏ lỡ những cơ hội lên chức. Tôi chưa cố gắng nhiều. Càng ngày càng khó khăn hơn... khó khăn hơn... Đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế. Nói thật với ông, lúc đó tôi kiếm không đủ tiền mà sống (và làm thư ký thì vẻ bề ngoài cũng phải coi cho được) thì tôi được công ty chuyên sản xuất bít tất nhận vào làm. Tôi vừa có lương vừa có tiền hoa hồng!”

Poirot nhẹ nhàng hỏi:

“Nhưng ông có biết là cái công ty mà ông bảo ông làm việc cho họ nói rằng họ không hề thuê ông không?”

Ông Cust lại bị kích động.

“Đó là vì họ có âm mưu - hẳn là họ đang có mưu đồ gì đó”.

Ông ta nói tiếp:

“Tôi có chứng cứ viết tay - chứng cứ viết tay hẳn hoi. Tôi còn giữ những bức thư họ gửi để hướng dẫn tôi những nơi cần đến và danh sách những người tôi phải chào hàng”.

“Thật ra không phải là chứng cứ viết tay mà là chứng cứ đánh máy”.

“Cũng như nhau cả thôi. Đương nhiên một công ty sản xuất hàng bán si lớn như thế thì phải đánh máy thư từ chứ”.

“Ông Cust, ông không biết là máy đánh chữ có thể nhận dạng được sao? Tất cả các lá thư đó đều được đánh từ một chiếc máy đấy”.

“Thì sao chứ?”

“Mà cái máy đó là của ông - cái máy tìm thấy trong phòng của ông đấy”.

“Cái máy đó công ty gửi cho tôi khi tôi mới được nhận vào làm mà”.

“Vâng, nhưng những lá thư này được nhận sau đó. Vì thế có vẻ như ông đã tự mình đánh máy chúng và gửi đi đúng không?”

“Không, không phải! Đó chỉ là mưu đồ hãm hại tôi thôi!”

Đột nhiên ông nói thêm:

“Ngoài ra, những lá thư của họ cũng được đánh bằng một loại máy giống thế”.

“Giống loại máy nhưng không phải là cùng một máy”.

Ông Cust khăng khăng lặp lại:

“Đó là một âm mưu!”

“Và mấy quyển thông tin đường sắt A B C cũng được tìm thấy trong tủ của ông mà?”

“Tôi chẳng biết gì về mấy quyển đó cả. Tôi tưởng mấy thùng họ gửi chỉ toàn bít tất”.

“Sao ông lại đánh dấu tên bà Ascher trong danh sách đầu tiên ở Andover?”

“Bởi vì tôi quyết định bắt đầu từ nhà bà ấy. Người ta phải bắt đầu từ đâu đó chứ”.

“Vâng, đúng thế. Người ta phải bắt đầu từ đâu đó chứ”.

Ông Cust nói: “Ý tôi không phải thế! Ý tôi không giống như ý ông đang ám chỉ đâu!”

“Ông biết tôi đang ám chỉ điều gì à?”

Ông Cust không nói gì. Ông đang run lẩy bẩy.

Ông nói: “Tôi không làm chuyện đó! Tôi hoàn toàn vô tội! Tất cả đều là sự nhầm lẫn. Ờ, ví dụ vụ án thứ hai - cái vụ ở Bexhill nhé. Lúc đó tôi đang chơi domino ở Eastbourne. Ông phải thừa nhận điều đó chứ!”

Giọng Cust có vẻ đắc thắng.

Poirot nói, giọng ông đăm chiêu nhưng ngọt xớt: “Vâng. Nhưng việc ghi sai một ngày thì quá dễ nhỉ? Và nếu ông cũng ương bướng cứng đầu như anh chàng Strange, thì ông chẳng bao giờ nghĩ có khả năng ông sẽ mắc lỗi cả. Những gì ông đã nói thì ông cứ bám riết nó thôi... Anh ta là loại người thế đấy. Còn về sổ đăng ký lưu trú khách sạn người ta rất dễ ghi nhầm ngày khi họ ký tên - có thể lúc ấy chẳng ai để ý điều đó”.

“Tối đó tôi đang chơi domino mà!”

“Hình như ông chơi bài domino rất giỏi nhỉ”.

Câu đó khiến Cust khá bối rối.

“Tôi... tôi, ờ, tôi cũng nghĩ vậy”.

“Trò này hấp dẫn và đòi hỏi nhiều kỹ thuật chơi đúng không?”

“Ồ, có nhiều cách chơi lắm, nhiều lắm! Hồi trước chúng tôi hay chơi trong thành phố vào giờ ăn trưa. Ông sẽ rất ngạc nhiên khi thấy những người hoàn toàn xa lạ tụ tập lại với nhau để chơi domino”.

Ông cười khúc khích.

“Tôi nhớ một anh nọ - anh này tôi không thể quên được vì những gì anh ta nói với tôi - chúng tôi vừa uống cà phê vừa nói chuyện và chúng tôi chơi domino. Ờ, chỉ sau 20 phút tôi thấy như tôi đã hiểu anh ta từ lâu lắm rồi”.

Poirot hỏi: “Anh ta đã nói với ông điều gì thế?”

Mặt ông Cust tối sầm lại.

“Những lời anh đó nói khiến tôi sợ - sợ hãi khủng khiếp. Anh ta bảo số phận của con người được viết trong lòng bàn tay của họ. Rồi anh ta đưa tôi xem bàn tay của anh ta và mấy đường chỉ tay chỉ ra rằng anh ta đã từng hai lần suýt chết đuối - và anh ta đã suýt chết hai lần thật. Rồi anh ta nhìn chỉ tay của tôi và phán những câu hết sức kỳ lạ. Anh ta nói tôi sẽ trở thành một trong những người nổi tiếng nhất nước Anh trước khi tôi qua đời. Và nói là cả nước sẽ bàn tán về tôi. Nhưng anh cũng nói... anh ta nói...”

Ông Cust trở nên suy sụp... ông ấp úng...

“Nói sao?”

Cái nhìn của Poirot đầy sức hút. Ông Cust nhìn ông rồi quay đi rồi nhìn lại như một con thỏ đang sợ hãi.

“Anh ấy nói... nói rằng... có vẻ tôi sẽ chết bất đắc kỳ tử - anh ta cười rồi nói: ‘Có vẻ như ông sẽ bị tử hình’, rồi anh ta cười bảo là anh chỉ nói đùa thôi...”

Bỗng dưng ông Cust trở nên im lặng, ông không nhìn Poirot nữa - mắt ông liếc qua liếc lại...

“Đầu tôi... Tôi bị đau đầu ghê gớm... chứng đau đầu đôi khi là một căn bệnh dã man. Và có những lúc tôi không biết - tôi không biết...”

Ông ta suy sụp.

Poirot chồm tới trước. Ông nói rất khẽ nhưng rất quả quyết.

“Nhưng ông biết ông đã gây ra án mạng đúng không?”

Ông Cust nhìn lên. Cái nhìn bình thường và trực diện. Tất cả những sự chống cự đều tan biến. Kỳ lạ thay ông ta trông rất bình an.

“Vâng, tôi biết”. Ông nói.

“Nhưng ông không biết tại sao ông lại ra tay? Tôi nói thế có đúng không?”

Cust lắc đầu.

Ông đáp: “Không, tôi không biết”.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 34: Poirot chốt lại vụ án


Chúng tôi ngồi tập trung cao độ để nghe Poirot đưa ra những giải thích cuối cùng về vụ án.

Ông nói: “Từ trước đến nay tôi đã lo lắng suy nghĩ về nguyên nhân vụ án này. Hôm trước Hastings bảo tôi rằng vụ án đã kết thúc. Tôi đáp vụ án là người gây án! Điều bí ẩn không phải ở những kẻ giết người nói chung, mà là bí ẩn về A B C. Tại sao hắn ta thấy cần phải thực hiện những vụ án mạng này? Tại sao hắn lại chọn tôi làm đối thủ?

Nói rằng hắn ta bị bệnh tâm thần là không chính xác. Lập luận người ta làm chuyện điên rồ chỉ vì người đó bị điên thì thật là hồ đồ và ngu ngốc. Một người điên cũng hành động logic và hợp lý như người tỉnh táo - nếu như ông ta có quan điểm thiên kiến riêng. Ví dụ, nếu một người đàn ông đi ra đường và chỉ mặc độc nhất một tấm khố mà ông ta lại thích ngồi xổm thì hành vi của ông ta đúng là cực kỳ lập dị. Nhưng một khi chúng ta biết người đàn ông đó khăng khăng cho rằng mình là Mahatma Gandhi, thì hành vi đó trở nên vô cùng hợp lý và logic.

Mấu chốt của vụ án này là chúng ta phải tưởng tượng một bộ óc minh mẫn đến độ hắn cho rằng thực hiện bốn vụ án mạng hay nhiều hơn và thông báo trước việc đó bằng thư gửi cho Hercule Poirot là logic và hợp lý.

Ông bạn Hastings đây có thể xác nhận với các anh chị rằng từ lúc tôi nhận được bức thư đầu tiên tôi bồn chồn, lo lắng lắm. Ngay lúc đó tôi cảm thấy bức thư có điều gì rất bất ổn”.

Franklin Clarke lạnh lùng nhận xét: “Ông đã phán đoán đúng rồi mà”.

“Vâng. Nhưng vấn đề là, ngay từ ban đầu, tôi đã mắc một sai lầm nghiêm trọng. Tôi đã để cho cảm giác của tôi - cảm giác rất mạnh về bức thư đó - vẫn chỉ là cảm tưởng thôi. Tôi xem như là một trực giác thông thường. Đối với một bộ óc ổn định và sáng suốt thì không có cái gọi là trực giác - một sự phỏng đoán cảm tính! Đương nhiên người ta có thể đoán - và đã là đoán thì có thể đúng hoặc sai. Nếu đúng, người ta gọi là trực giác. Còn nếu sai thì thường người ta không đề cập tới nó nữa. Nhưng cái người ta thường gọi là trực giác thật ra chỉ là cảm tưởng dựa vào suy luận logic hay kinh nghiệm. Khi một chuyên gia cảm thấy có gì bất ổn ở một bức tranh, một món đồ nội thất hay một chữ ký trên tờ séc, thì cảm giác của anh ta hoàn toàn dựa vào nhiều dấu hiệu và chi tiết nhỏ. Anh ta không cần phải kiểm tra tỉ mỉ - nhờ vào kinh nghiệm của anh ta - kết quả cuối cùng là cảm tưởng đã được xác định rằng có gì đó bất ổn. Nhưng đó không phải là sự phỏng đoán mà là cảm tưởng dựa trên kinh nghiệm.

Ờ, tôi phải thừa nhận rằng mình không đánh giá bức thư đầu tiên đúng mức. Điều đó khiến tôi cực kỳ bứt rứt. Cảnh sát cho đó chỉ là trò đùa. Tôi thì xem đó là chuyện nghiêm túc. Tôi tin rằng có một vụ giết người sẽ xảy ra ở Andover như đã nêu. Và như các anh chị biết đấy, một vụ án mạng đã xảy ra thật.

Lúc đó tôi hiểu rằng chưa có cách nào để biết được kẻ gây án. Cách duy nhất là cố gắng hiểu xem kẻ gây ra vụ đó là người như thế nào.

Tôi có được một vài dấu hiệu. Bức thư - loại tội phạm - người bị giết. Điều mà tôi phải tìm hiểu là: động cơ phạm tội, động cơ gửi lá thư”.

Clarke gợi ý: “Sự quan tâm của công chúng”.

Thora Grey thêm vào: “Chắc hội chứng sợ thua kém là nguyên nhân chính”.

“Đương nhiên đó cũng là thông tin cần để ý. Nhưng sao lại là tôi? Sao lại là Hercule Poirot? Sẽ có nhiều người biết hơn nếu gửi những bức thư đó đến Scotland Yard chứ. Và thậm chí sẽ được lan truyền rộng hơn nữa nếu gửi cho một tòa soạn báo. Báo sẽ không in bức thư đầu tiên nhưng khi vụ án thứ hai diễn ra, A B C sẽ được báo chí giúp chuyển tải đến nhiều người liền. Vậy thì sao hắn chọn Hercule Poirot? Phải chăng là vì lý do cá nhân? Trong thư có thể thấy rõ có chút khuynh hướng bài ngoại nhưng chưa đủ mạnh để giải thích vấn đề thật thỏa đáng.

Sau đó bức thư thứ hai đến và rồi xảy ra vụ giết Betty Barnard ở Bexhill. Bây giờ có vẻ tôi biết rõ ràng hơn (những điều tôi nghi ngờ) rằng các vụ án được tiến hành theo bảng chữ cái nhưng trong khi mọi người đã kết luận như vậy sự việc đó vẫn để lại trong đầu tôi câu hỏi chính. Tại sao A B C cần phải thực hiện những vụ giết người này?”

Megan Barnard cựa quậy trong ghế ngồi.

Cô nói: “Chẳng phải hành động đó được gọi là... khát máu sao ạ?”

Poirot quay sang cô gái.

“Cô có lý, cô gái ạ. Đúng là như thế. Thèm muốn giết người. Nhưng điều đó không khớp với những dữ kiện của vụ án lắm. Một kẻ cuồng sát thích giết người, thường mong muốn giết càng nhiều người càng tốt. Đó là một thèm muốn lặp đi lặp lại. Kẻ giết người loại đó thì tốt nhất là hắn giấu nhẹm những dấu vết của mình - chứ không phải rêu rao cho người ta biết. Khi chúng ta xem xét bốn nạn nhân hắn chọn hoặc đúng ra là ba trong bốn vụ (vì tôi hầu như chẳng biết gì về ông Downes hay ông Earlsfield cả), chúng ta nhận ra nếu kẻ sát nhân muốn, hắn có thể giết nạn nhân mà không để lại bất kỳ nghi ngờ gì. Franz Ascher, Donald Fraser hay Megan Barnard và cả ông Clarke nữa - đây là những người mà cảnh sát sẽ tình nghi đầu tiên nếu họ không lấy được bằng chứng trực tiếp. Người ta sẽ không nghĩ đến một kẻ cuồng sát giấu mặt đâu! Vậy thì vì sao tên sát nhân lại cần phải gây chú ý về phía mình? Sao lại phải để lại ở mỗi thi thể một quyển thông tin đường sắt A B C? Có phải hành động đó là do bị ép buộc? Liệu có khả năng có một hội chứng nào đó liên quan đến quyển thông tin đường sắt?

Tại thời điểm này, tôi thấy khó mà xâm nhập vào trí óc của tên sát nhân được. Chắc chắn không phải là vì lòng hào hiệp đúng không? Hay hắn sợ người vô tội bị quy trách nhiệm gây ra vụ án đó?

Mặc dù tôi không thể trả lời câu hỏi chính của mình, những thứ mà tôi linh cảm được giúp tôi biết nhiều hơn về tên sát nhân”.

Fraser hỏi: “Cụ thể là gì ạ?”

“Đầu tiên là hắn có một đầu óc tư duy theo hệ thống biểu bảng. Đối với hắn chuyện các vụ án xếp theo bảng chữ cái rất quan trọng. Tuy vậy, hắn chẳng đặc biệt quan tâm gì đến loại nạn nhân cả - bà Ascher, Betty Barnard, ngài Carmichael Clarke, tất cả họ đều cực kỳ khác nhau. Nạn nhân không hề được phân theo giới tính, tuổi tác và điều đó khiến tôi rất tò mò. Nếu người ta giết người không cần phân biệt giới tính hay tuổi tác thì thường là hắn muốn loại bỏ những ai cản trở hắn hay làm hắn khó chịu. Tuy nhiên, giết người theo thứ tự bảng chữ cái lại bác bỏ suy đoán đó ở vụ án này. Những kẻ giết người loại khác thường chọn một loại nạn nhân nhất định nào đó - thường thường là người khác giới. Hành động bừa bãi của A B C khiến tôi thấy mâu thuẫn với việc hắn chọn nạn nhân theo bảng chữ cái.

Thế nên tôi dám đưa ra một suy luận nho nhỏ. Đó là sự lựa chọn của A B C khiến tôi nghĩ đến một anh chàng yêu thích đường sắt. Thường thì đây là đam mê của đàn ông nhiều hơn đàn bà. Bé trai thường thích tàu lửa hơn các bé gái. Ngoài ra, nó có thể là dấu hiệu của một bộ óc chưa trưởng thành. Mô-típ mang tính ‘con trai’ vẫn chiếm ưu thế.

Cái chết của Betty Barnard và cách gây án cũng cung cấp cho tôi những dấu hiệu khác. Kiểu chết của cô ấy đặc biệt gợi lên nhiều nghi vấn. (Xin lỗi anh Fraser) Nghi vấn đầu tiên, cô ta bị thắt cổ bằng chính dây thắt lưng của mình - thế nên hẳn cô ấy bị một người mà cô thân thiết hoặc có quan hệ tình cảm giết. Khi tôi biết một vài đặc điểm về tính cách của cô ta thì trong đầu tôi xuất hiện một hình ảnh.

Betty Barnard thích được tán tỉnh. Cô ấy thích những anh chàng điển trai chú ý đến mình. Thế nên để thuyết phục được cô đi chơi với hắn, A B C hẳn phải là người có chút hấp dẫn - sự hấp dẫn của người khác giới! Nói như kiểu người Anh các anh chị thì anh ta phải có khả năng ‘ve vãn’. Anh ta phải có khả năng nhanh chóng làm quen! Tôi tưởng tượng cảnh trên biển như sau: người đàn ông khen cô gái có chiếc thắt lưng đẹp. Cô gái cởi nó ra rồi anh ta quấn nó quanh cổ cô gái như đang trêu đùa, rồi có lẽ anh ta nói: ‘Anh thắt cổ em nhé’. Hoàn toàn với vẻ đùa cợt thôi. Cô gái cười khúc khích rồi anh ta siết chặt...”

Donald Fraser đứng bật dậy. Anh ta nổi giận đùng đùng.

“Trời ơi, ông Poirot”.

Poirot đưa tay ra dấu.

“Chừng đó thôi. Tôi không nói thêm nữa đâu. Xong rồi. Chúng ta chuyển qua vụ án tiếp theo, vụ ngài Carmichael Clarke. Ở vụ này tên sát nhân trở lại với phương pháp đầu tiên - đánh vào đầu. Vẫn là theo chuỗi thứ tự bảng chữ cái nhưng có một yếu tố khiến tôi hơi lo lắng. Để cho chắc chắn lẽ ra tên sát nhân phải chọn các thị trấn theo một chuỗi nhất định nào đó chứ.

Nếu Andover là tên thứ 155 trong chuỗi các tên bắt đầu bằng chữ A, vậy thì vụ án B cũng phải là ở thứ 155 chứ hay nó là thứ 156 còn C là là 157. Nhưng ở đây các thị trấn cũng được chọn theo kiểu tùy tiện”.

“Chẳng phải ông suy diễn vấn đề hơi quá sao, Poirot?” tôi gợi ý. “Chính ông cũng thường ngăn nắp, gọn gàng đấy. Nó gần như trở thành bệnh của ông rồi còn gì nữa”.

“Không, đó không phải là bệnh! Ông suy nghĩ gì kỳ quá! Nhưng tôi phải thừa nhận tôi suy diễn vấn đề đó hơi quá. Bỏ qua nhé phần này nhé!

Vụ Churston chẳng giúp ích gì thêm cho việc điều tra của tôi cả. Chúng ta không gặp may vì bức thư thông báo vụ đó đi lạc thế nên chúng ta không có sự chuẩn bị nào.

Nhưng ngay khi vụ D được thông báo, một hệ thống bảo vệ dữ dội đã được lập ra. Hẳn A B C không còn hy vọng thoát tội nữa.

Ngoài ra, vào lúc này, tôi đã có trong tay những manh mối về vụ mấy cái bít tất đó. Rõ ràng sự hiện diện của một người bán bít tất tại hiện trường của mỗi vụ án hoặc gần đó không thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên được. Do đó, người bán bít tất chắc chắn là kẻ sát nhân. Tôi cho rằng, miêu tả của cô Grey về hắn không tương ứng với hình ảnh người đàn ông siết cổ Betty Barnard mà tôi hình dung ra.

Tôi sẽ nói nhanh qua những phần tiếp theo. Vụ giết người thứ tư diễn ra - vụ giết người đàn ông tên George Earlsfield - có vẻ như là nhầm lẫn với người tên Downes. Hai người này có cùng cỡ người và cùng ngồi gần hắn ta trong rạp chiếu phim.

Và giờ đây rốt cuộc tình huống đã đảo ngược. Mọi thứ đang chống lại A B C thay vì đứng về phía hắn. Hắn bị nhận diện - truy lùng - và cuối cùng là bị bắt.

Theo cách nói của Hastings thì vụ án đã kết thúc!

Đối với công chúng thì đúng là vậy. Người đàn ông bị bắt vào tù và cuối cùng chắc chắn sẽ bị giải đến Broadmoor. Thế là không còn vụ giết người nào nữa. Sân khấu hạ màn! Kết thúc! An nghỉ ngàn thu.

Nhưng đối với tôi thì chưa! Tôi chẳng biết gì, chẳng biết gì cả! Chẳng biết tại sao hay vì nguyên cớ gì.

Và có một điều bực mình nhỏ. Ông Cust đó có chứng cứ ngoại phạm vào cái đêm vụ án ở Bexhill xảy ra”.

Franklin Clarke nói: “Ngay từ đầu tôi đã thấy rất lo lắng”.

“Vâng. Tôi lo lắng lắm. Cái chứng cứ ngoại phạm đó nghe có vẻ rất thật. Nhưng nó không thể là sự thật ngoại trừ... và giờ đây chúng ta lại đi đến hai suy đoán rất thú vị.

Thưa các anh chị, giả sử thế này, Cust thực hiện ba vụ là A, C, và D mà không gây ra vụ B thì sao”.

“Ông Poirot. Không thể nào...”

Poirot đưa mắt ra hiệu cho Megan Barnard yên lặng.

“Im lặng nào, cô gái. Tôi ủng hộ sự thật! Tôi đang cố gắng xử lý những lời nói dối đây. Giả sử A B C không thực hiện vụ thứ hai. Nên nhớ vụ án xảy ra vào sáng sớm ngày 25 - đó là ngày ông ta đến gây án. Giả sử ai đó đã hót tay trên của ông ta thì sao? Trong trường hợp đó ông ta phải làm gì? Thực hiện vụ giết người thứ hai, hay trốn luôn và chấp nhận vụ đầu tiên là do quỷ thần ra tay?”

Megan nói: “Ông Poirot ơi! Ông suy nghĩ hoang đường quá! Tất cả các vụ án hẳn phải do cùng một người gây ra chứ ạ!”

Ông không để ý gì đến cô gái và tiếp tục:

“Giả thiết đó cũng góp phần giải thích một dữ kiện - sự mâu thuẫn giữa tính cách của Alexander Bonaparte Cust (người này không thể ve vãn một cô gái nào) và tính cách của người giết Betty Barnard. Hồi trước, người ta có kể mấy vụ về nghi phạm giết người lợi dụng những vụ án do người khác gây ra. Ví dụ, không phải tất cả các vụ án của Jack Đào Mỏ đều do hắn ta ra tay. Cho đến bây giờ mọi thứ điều diễn ra suôn sẻ.

Nhưng rồi tôi lại phải đương đầu với một khó khăn khác.

Cho tới thời điểm xảy ra vụ giết cô Barnard, không có bằng chứng nào về các vụ án mạng A B C được đưa ra công chúng cả. Vụ Andover không có ai để ý nhiều. Chi tiết quyển thông tin đường sắt đang mở đặt cạnh nạn nhân cũng không được báo chí nhắc đến. Thế nên, có thể kết luận rằng bất kỳ kẻ nào giết Betty Barnard thì hẳn đã có những chứng cứ mà chỉ có một số người biết - tôi, cảnh sát, một vài người bà con và hàng xóm của bà Ascher.

Điều tra theo con đường đó dường như đã đưa tôi tới ngõ cụt”.

Những khuôn mặt đang nhìn ông cũng nghệch ra. Trống rỗng và bối rối.

Donald Fraser nói vẻ trầm ngâm:

“Suy cho cùng, cảnh sát cũng chỉ là con người thôi. Và họ là những anh chàng bảnh trai...”

Anh ta ngừng nói và nhìn Poirot vẻ dò hỏi.

Poirot khẽ lắc đầu.

“Không... còn đơn giản hơn thế nữa. Tôi từng nói là có cách suy đoán thứ hai mà.

Giả sử Cust không phải là người giết Betty Barnard? Giả sử ai khác giết cô ấy thì sao. Vậy liệu kẻ đó có phải là người gây ra các vụ kia không?”

Clarke kêu lên: “Nhưng nghe chẳng hợp lý chút nào!”

“Không ư? Lúc ấy tôi làm điều mà đáng lẽ tôi phải làm đầu tiên. Tôi xem xét các bức thư tôi nhận được theo quan điểm hoàn toàn khác. Ngay từ đầu tôi đã cảm thấy chúng có gì đó bất ổn cũng giống như các chuyên gia về tranh sẽ biết ngay nếu một bức tranh có vấn đề...

Tôi đã cho rằng, mà không dừng lại để nghĩ ngợi, điều khiến những bức thư có vấn đề là vì chúng được viết bởi một kẻ điên!

Bây giờ tôi xem xét lại và lần này tôi đưa ra một kết luận hoàn toàn khác. Điều khiến những bức thư có vấn đề là vì chúng do một người đàn ông tỉnh táo viết!”

Tôi la lên: “Cái gì?”

“Mais si! [1] Chúng có vấn đề như một bức tranh có vấn đề - bởi vì chúng là đồ giả! Những bức thư đó được giả là những bức thư do một người điên viết - một kẻ cuồng sát hoang tưởng viết, nhưng trên thực tế không phải như thế”.

Franklin Clarke lặp lại: “Vô lý quá”.

“Vậy mà đúng thế đấy! Chúng ta phải suy luận và nghiền ngẫm chứ. Mục đích viết những bức thư đó là gì? Là để người ta chú ý đến người viết, đến kẻ giết người! Nói cho đúng lúc đầu điều đó có vẻ không hợp lý. Nhưng rồi tôi thấy một tia sáng lóe lên. Lá thư đó là để tập trung vào một vài kẻ giết người - một nhóm sát nhân... Chẳng phải đại thi hào Shakespeare của các ông đã từng nói ‘Chúng ta không thể chỉ mới thấy vài cái cây mà gọi đó là rừng được’.”

Tôi không chỉnh sửa trí nhớ văn chương của Poirot. Tôi đang cố hiểu xem ông muốn nói gì. Một tia sáng chập chờn lóe lên trong đầu tôi. Ông nói tiếp:

“Khi nào chúng ta ít để ý cây kim nhất? Đó là lúc nó được cắm trên cái gối cắm kim đấy! Khi nào chúng ta ít để ý một vụ giết người riêng lẻ? Đó là khi nó nằm trong một loạt các vụ giết người liên quan với nhau.

Tôi phải đương đầu với một tên giết người thông minh và giỏi xoay xở - một con bạc liều lĩnh, táo bạo mà thận trọng. Không phải là Cust rồi! Ông ta không thể thực hiện những vụ giết người này được! Không, tôi phải đối đầu với một loại người rất khác - một người đàn ông có tính khí giống con nít (bằng chứng là bức thư như của một cậu học trò viết và quyển thông tin đường sắt), một người đàn ông có sức hấp dẫn đối với phụ nữ, một người đàn ông nhẫn tâm coi thường mạng sống của người khác, một người đàn ông nổi bật lên ở một trong các vụ án!

Ví dụ khi một người đàn ông hay đàn bà bị giết, cảnh sát sẽ hỏi những câu hỏi gì? Thời cơ. Mọi người ở đâu vào thời gian vụ án diễn ra? Động cơ. Ai được lợi từ cái chết của nạn nhân? Nếu động cơ và thời cơ khá rõ ràng, kẻ tình nghi giết người phải làm gì? Làm giả chứng cứ ngoại phạm - nghĩa là bằng cách nào đó hắn làm giả mạo thời điểm? Nhưng làm như thế thì hơi mạo hiểm. Thế nên tên giết người này nghĩ đến một cách đề phòng thật là khó tin. Hắn tạo ra một tên cuồng sát!

Bây giờ tôi chỉ phải xem xét lại nhiều vụ án khác nhau và tìm ra kẻ tình nghi. Vụ án Andover? Người dễ bị nghi ngờ nhất là Franz Ascher nhưng tôi không tin ông Ascher có thể nghĩ ra và tiến hành một kế hoạch tỉ mỉ đến thế hay lên phương án trước cho một vụ giết người. Còn vụ Bexhill? Donald Fraser có thể là kẻ giết người. Anh ta có trí thông minh và có khả năng và suy nghĩ rất khoa học. Nhưng động cơ giết người mình yêu của anh ta chỉ có thể là sự ghen tuông và sự ghen tuông thì thường không dẫn đến hành động lập mưu tính kế. Ngoài ra tôi biết anh ta đi nghỉ vào đầu tháng 8, điều đó có nghĩa là anh ta không liên quan gì đến vụ án Churston. Tiếp theo là vụ Churston và ngay lập tức chúng ta có bằng chứng đáng tin cậy hơn.

Ngài Carmichael Clarke là một người cực kỳ giàu có. Ai sẽ thừa hưởng tiền của ông? Người vợ sắp chết của ông có quyền thừa hưởng trọn đời và tiếp đến là người em Franklin”.

Poirot từ từ quay đầu lại nhìn vào mắt của Franklin Clarke.

“Bây giờ thì tôi hoàn toàn chắc chắn. Người đàn ông mà bấy lâu tôi suy nghĩ trong đầu và người đàn ông mà tôi quen biết bằng xương bằng thịt chỉ là một. A B C và Franklin Clarke là một! Tính cách mạo hiểm và táo bạo, cuộc sống phiêu bạt giang hồ, và sự thiên vị nước Anh được thể hiện đôi nét qua việc anh ta thích chế nhạo người nước ngoài. Có phong thái dễ gần và cuốn hút nên việc chọn một cô gái trong quán ăn đối với anh ta quá dễ dàng. Đầu óc suy nghĩ kiểu bảng biểu và cẩn thận - một ngày nọ anh ta làm một cái danh sách ở đây, đánh dấu trước mấy đầu mục A B C - và cuối cùng là suy nghĩ trẻ con - điều này phu nhân Clarke có lần nhắc đến và điều này cũng thể hiện trong cách anh ta chọn tiểu thuyết - Tôi chắc chắn rằng trong thư viện nhà anh ta có quyển sách The Railway Children của tác giả E. Nesbit. Trong đầu tôi đã xác định chắc chắn, A B C, người viết những bức thư đó và người gây án là Franklin Clarke”.

Clarke bỗng phá lên cười.

“Thật là tài tình! Thế ông bạn Cust bị bắt tận tay của chúng ta thì sao? Vết máu trên áo ông ta thì sao? Và con dao ông ta giấu ở chỗ trọ nữa? Ông ta có thể chối tội...”

Poirot cắt lời.

“Anh nhầm hoàn toàn, ông ta đã nhận tội rồi”.

“Gì cơ?” Clarke trông rất bối rối.

Poirot nhẹ nhàng nói: “Ồ vâng, ngay khi tôi nói chuyện với ông ta tôi đã nhận ra Cust tin rằng chính mình là kẻ có tội”.

“Dù thế ông Poirot vẫn chưa hài lòng sao?” Clarke nói.

“Không. Vì ngay khi gặp ông ta tôi đã biết ông ta không thể nào phạm tội được! Ông ta không đủ dũng khí cũng không có gan và tài trí để lên kế hoạch! Suốt cuộc điều tra tôi đã để ý thấy có hai tính cách tồn tại song song trong con người của kẻ sát nhân. Vụ này có hai kiểu người tham gia: kẻ sát nhân đích thực thì quỷ quyệt, giỏi xoay xở và liều lĩnh còn kẻ giả mạo thì ngu ngốc, hay do dự, và dễ bị ảnh hưởng.

Dễ bị ảnh hưởng - chính cụm từ này bao hàm sự bí ẩn của ông Cust! Anh Clarke ạ, anh chưa có đủ công cụ để lập mưu thực hiện một loạt vụ án nhằm làm người ta đừng chú ý đến một vụ án. Anh cũng cần có người thế thân.

Tôi nghĩ trong đầu anh lóe lên ý tưởng đó sau khi anh tình cờ gặp con người kỳ quặc có cái tên nghe rất kiêu này ở một quán cà phê trong thành phố. Vào thời điểm đó trong đầu anh đang suy tính nhiều phương án khác nhau để giết anh trai”.

“Thế ư? Vì sao chứ?”

“Bởi vì anh thật sự lo sợ cho tương lai của mình. Anh Clarke ạ, tôi không biết anh có để ý không nhưng anh đã vô tình tiếp tay cho tôi khi anh đưa cho tôi xem bức thư anh trai anh viết cho anh. Trong bức thư đó, ông ấy nói rất rõ tình cảm và lòng yêu mến của ông đối với cô Thora Grey. Sự quan tâm của ông ấy có thể chỉ như tình cha con hay ông ấy cố nghĩ như thế. Dù sao đi nữa, điều đó cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì khi chị dâu của anh qua đời, trong lúc cô đơn, ông ấy có thể quay sang cô gái xinh đẹp để tìm nguồn cảm thông và an ủi. Và kết thúc có thể là ông ấy sẽ cưới cô ta, điều đó hay xảy ra với những người đàn ông lớn tuổi lắm. Càng biết về cô Grey thì nỗi lo sợ của anh càng lớn. Tôi nghĩ anh là một người rất đa nghi. Anh đánh giá, đúng hay sai cũng mặc, rằng cô Grey là loại phụ nữ trẻ ‘bất chấp tất cả để có được danh vọng’. Anh chắc chắn cô ấy sẽ chộp lấy cơ hội để trở thành phu nhân Clarke. Anh trai anh vẫn còn rất khỏe và cường tráng. Họ có thể sẽ có con và thế là cơ hội thừa hướng gia tài của ông anh tan thành mây khói.

Tôi nghĩ bấy lâu nay từ trong sâu thẳm lòng mình anh thấy thất vọng với chính bản thân. Anh là hòn cuội lăn nên tích cóp được rất ít của cải. Thế nên anh đem lòng ghen tị với sự giàu có của anh trai.

Tôi nhắc lại ý lúc nãy, anh có rất nhiều âm mưu trong đầu và cuộc gặp gỡ của anh với ông Cust đã làm lóe lên trong đầu anh một ý tưởng. Cái tên khoa trương, bệnh động kinh, dáng vẻ rúm ró và không có gì nổi trội của ông ta đã khiến anh biến ông ta thàng công cụ anh muốn. Toàn bộ kế hoạch bảng chữ cái lóe lên trong đầu anh chủ yếu dựa vào những chữ cái đầu tiên trong tên của ông Cust và tình cờ tên của anh trai của anh cũng bắt đầu bằng chữ C và ông ấy ở Churston. Ngoài ra anh còn dám nói với ông Cust tiên đoán của anh đối với cái chết của ông ấy dù anh cũng không dám mong lời nói đó của anh sẽ mang lại kết quả, thế mà có đấy!

Những sắp xếp của anh quả là hoàn hảo. Anh lấy tên ông Cust để đặt một kiện hàng bít tất lớn gửi vào địa chỉ của ông ta. Chính anh cũng gửi cho ông ta những gói nhỏ tương tự khác mà A B C nghĩ đó là hàng hóa. Anh gửi cho ông ta một bức thư mà thật ra là thư đánh máy giả mạo như được gửi từ công ty đó để giao cho ông ấy một công việc lương cao. Mọi kế hoạch của anh đều được sắp xếp trước hết sức chu đáo mà bằng chứng là anh đánh máy những bức thư để sau đó anh gửi đi và tặng luôn cho ông ấy cái máy mà anh đã dùng để đánh máy mấy bức thư đó.

Tiếp theo anh tìm hai nạn nhân có tên bắt đầu lần lượt bằng chữ A và B sống ở những nơi cũng bắt đầu bằng những chữ cái tương ứng.

Anh chọn Andover để ra tay và sau khi do thám trước anh quyết định chọn cửa hàng bà Ascher là nơi gây án đầu tiên. Tên của bà được viết rõ ràng trên cửa lớn, và qua thăm dò anh biết bà luôn ở cửa hàng một mình. Giết được bà ấy đòi hỏi sự táo tợn, liều lĩnh và cả may mắn nữa.

Đối với chữ cái B, anh phải thay đổi chiến thuật. Rõ ràng những người phụ nữ đơn thân và bán ở cửa hàng đều đã được cảnh báo hết. Tôi đoán anh thường xuyên lui tới mấy quán ăn nhỏ và quán trà để trêu đùa và cười cợt cùng với mấy cô gái ở đó nhằm tìm ra cô nào có tên đúng với chữ cái phù hợp mục đích của anh.

Ở Betty Barnard anh tìm được đúng loại con gái mà anh cần. Anh rủ cô ấy đi chơi một hai lần và giải thích rằng anh đã có vợ nên những buổi hẹn hò phải là những nơi hơi bí mật chút xíu.

Thế là mọi sự chuẩn bị đã hoàn thành, giờ thì anh bắt đầu ra tay! Anh gửi danh sách những người ở Andover cho Cust và hướng dẫn ông ta đến nơi này đúng vào ngày đó rồi anh gửi bức thư A B C đầu tiên cho tôi.

Vào đúng ngày đã định anh đến Andover và giết bà Ascher mà không bị ai ngăn trở cả.

Vụ giết người thứ nhất đã hoàn thành xuất sắc.

Đối với vụ thứ hai, anh tiến hành thận trọng hơn, thực tế anh ra tay ngay ngày trước đó. Tôi khá chắc chắn Betty Barnard bị giết ngay trước nửa đêm ngày 24 tháng 7.

Bây giờ chúng ta qua vụ thứ ba - vụ án quan trọng hay nói đúng hơn theo quan điểm của anh thì đây mới thật sự là vụ giết người anh nhắm đến.

Và ở vụ này mọi công trạng đều thuộc về Hastings vì ông ấy đã nhận xét một cách đơn giản và rõ ràng một chi tiết mà không ai để ý.

Ông ấy cho rằng người ta cố ý để thất lạc bức thư thứ ba!

Và ông ấy đã đúng!...

Chỉ trong chứng cứ đơn giản đó thôi tôi đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi mà bấy lâu tôi thắc mắc. Tại sao những bức thư đó ngay từ đầu đều được gửi đến cho Hercule Poirot, một thám tử tư mà không phải là gửi cho cảnh sát?

Tôi từng tưởng nhầm là vì một lý do cá nhân nào đó.

Nhưng hoàn toàn không phải thế! Những bức thư đó gửi đến cho tôi vì mấu chốt của kế hoạch của anh là anh muốn một trong những bức thư đó viết sai địa chỉ và bị thất lạc - nhưng anh không thể lên kế hoạch để một bức thư gửi cho Bộ phận Điều tra Tội phạm của Scotland Yard bị thất lạc được! Điều tiên quyết là nơi nhận phải là địa chỉ của một cá nhân. Anh chọn tôi vì tôi là người khá nổi tiếng và tôi chắc chắn sẽ đưa những bức thư đó cho cảnh sát, ngoài ra với bản tính hẹp hòi của mình, anh lấy làm vui sướng khi thắng được một người ngoại quốc.

Anh ghi địa chỉ trên bì thư rất khôn ngoan - Whitehaven - Whitehorse - những từ viết nhầm rất hay dễ mắc phải. Chỉ có Hastings là đủ tỉnh táo để không quá tập trung vào những thứ xa vời mà nhìn thẳng vào thứ rõ ràng trước mắt!

Đương nhiên bức thư đó người ta cố ý để nó bị thất lạc! Cảnh sát vào cuộc tìm kiếm chỉ khi vụ giết người đã diễn ra trót lọt. Anh trai anh có thói quen đi dạo vào buổi tối đã tạo cơ hội cho anh ra tay. Nỗi kinh hoàng về A B C hoàn toàn chiếm trọn tâm trí công chúng nên chẳng ai nghi ngờ gì anh cả.

Sau cái chết của anh trai, đương nhiên mục tiêu của anh đã hoàn thành. Anh không muốn tiến hành thêm vụ giết người nào nữa. Tuy vậy, nếu những vụ giết người đột ngột dừng lại mà không có lý do gì thì người ta sẽ nảy sinh nghi ngờ.

Thế thân của anh là ông Cust đã đóng vai người tàng hình hết sức thành công, vì ông ta chẳng có gì nổi bật nên cho đến bây giờ không ai nhận ra cùng một người đã xuất hiện ở gần hiện trường ba vụ án mạng đó! Anh rất bực mình vì ngay cả chuyện ông ta đến Combeside người ta cũng không hề đả động tới. Ngay cả cô Grey cũng chẳng nhớ gì đến chuyện đó.

Vốn có máu liều lĩnh, anh quyết định ra tay thêm một vụ nữa nhưng lần này phải để lại dấu vết.

Anh chọn Doncaster làm nơi ra tay.

Kế hoạch của anh khá đơn giản. Theo lẽ tự nhiên, đích thân anh có mặt ở hiện trường. Cust sẽ được công ty cử đến Doncaster. Kế hoạch của anh là đi theo ông ta và tìm cơ hội ra tay. Mọi thứ diễn ra tốt đẹp cả. Cust vào rạp chiếu phim. Điều đó khiến cho việc ra tay càng dễ. Anh ngồi cách ông ta một vài ghế. Khi ông ta đứng lên để ra về anh cũng đi theo. Anh giả vờ ngã và rướn người về phía trước rồi đâm một người đàn ông đang ngủ gật ở hàng ghế trước sau đó đặt quyển A B C lên gối ông ta và rồi cố tình tông mạnh vào Cust ở lối ra tối om, quệt con dao vào tay áo ông ta rồi chuồi nó vào túi ông ấy.

Anh chẳng cần nhọc công chọn nạn nhân phải có tên bắt đầu bằng chữ cái D. Ai cũng được! Anh cho rằng người ta sẽ coi đó là một sự nhầm lẫn, và anh đã đúng. Chắc chắn trong đám khán giả có người tên bắt đầu bằng chữ D ngồi cách đó không xa. Người ta sẽ cho rằng ông ta mới chính là nạn nhân anh định giết.

Các anh chị ạ, bây giờ chúng ta hãy xét từ quan điểm của A B C giả, của Cust.

Vụ Andover chẳng có ý nghĩa gì đối với ông ta cả. Còn vụ Bexhill khiến ông ta ngạc nhiên và sửng sốt - vì sao, là vì chính ông ta cũng có mặt gần đó khi vụ án xảy ra! Rồi đến vụ Churston và các tiêu đề bài báo. Vụ A B C ở Andover ông ta cũng có mặt ở đó, vụ Bexhill cùng thế và giờ đây một vụ khác xảy ra... Cả ba vụ án, vụ nào ông ta cũng có mặt ở hiện trường. Những người bị mắc chứng động kinh thường hay đãng trí, họ không thể nhớ họ đã làm gì... Nên nhớ Cust rất hay căng thẳng và lo lắng quá mức và rất dễ bị ám thị.

Rồi ông ta nhận lệnh đi công tác ở Doncaster.

Doncaster! Và vụ án A B C tiếp theo sẽ diễn ra ở Doncaster. Hẳn ông ta có cảm tưởng như số phận đã an bài. Ông ta mất bình tĩnh, nghĩ rằng bà chủ nhà đang nhìn mình với vẻ nghi ngờ nên ông ấy nói với bà là ông chuẩn bị đi Cheltenham.

Ông ta đi Doncaster vì đó là nhiệm vụ. Buổi chiều ông ta đi xem phim. Chắc là ông ta ngủ thiếp đi một vài phút.

Hãy tưởng tượng cảm giác của ông ta khi quay về nhà trọ và nhận ra có vết máu trên tay áo và con dao dính máu trong túi áo của mình. Những dự đoán mơ hồ của ông ta trước đây trở nên chắc chắn hơn.

Ông ta - chính ông ta - là ké giết người! Ông ta nhớ đến những cơn đau đầu của mình - trí nhớ nhầm lẫn của ông. Ông ta tin chắc rằng - ông ta, Alexander Bonaparte Cust, chính là kẻ cuồng sát.

Sau đó, hành xử của ông ta như con thú bị săn. Ông quay lại nhà trọ ở Luân Đôn. Ở đó ông ta được an toàn - ông nghĩ thế. Họ sẽ cho rằng ông ta mới đi Cheltenham về. Ông ta mang cả con dao về - đương nhiên đó là hành động quá dại dột. Ông ta giấu nó phía sau giá treo mũ áo.

Rồi một ngày nọ ông ta được cảnh báo là cảnh sát đang đến bắt ông ta. Thế là hết! Họ biết hết rồi!

Con thú bị săn cố chạy thoát thân lần cuối...

Tôi không biết sao ông ta lại đi đến Andover - tôi nghĩ việc đó thật không sáng suốt chút nào vì đi xem nơi vụ án đã diễn ra - vụ án ông ta gây ra mà chính ông ta không hề nhớ gì về nó cả...

Ông ta không còn một xu dính túi - ông ta đã kiệt sức... chân ông tự đưa ông ta đến đồn cảnh sát.

Nhưng ngay cả con thú bị dồn vào chân tường cũng sẽ kháng cự. Cust hoàn toàn tin ông ta gây ra những vụ án mạng đó nhưng vẫn một mực cho rằng mình vô tội. Và trong cơn tuyệt vọng ấy, ông ta vin vào cái chứng cứ ngoại phạm ở vụ giết người thứ hai. Ít ra, vụ đó người ta không thể quy cho ông ta được.

Như tôi đã nói, khi tôi gặp ông ta, tôi biết ngay ông ta không phải là kẻ sát nhân và cái tên của tôi chẳng có ý nghĩa gì với ông ta cả. Tôi cũng biết ông ta nghĩ ông ta là kẻ giết người!

Sau khi ông ta thú nhận mọi tội lỗi với tôi, tôi càng chắc như đinh đóng cột rằng giả thiết của tôi hoàn toàn đúng”.

Franklin Clarke nói: “Giả thiết của ông vô lý quá!”

Poirot lắc đầu.

“Không đâu anh Clarke ạ. Anh được an toàn vì không ai nghi ngờ anh cả. Một khi anh bị nghi ngờ thì chứng cứ sẽ dễ tìm thấy lắm”.

“Chứng cứ ư?”

“Đúng thế. Tôi thấy cây gậy mà anh sử dụng ở vụ Andover và Churston nằm trong tủ ở Combeside. Một cây gậy bình thường có cán dày. Một phần gỗ bị đẽo đi và được đổ chì vào đó. Ảnh của anh được chừng sáu bảy người nhận diện, họ nói họ thấy anh rời rạp chiếu phim mà lẽ ra lúc ấy anh phải ở trường đua ngựa ở Doncaster chứ. Anh cũng bị Milly Higley và một cô gái ở Scarlet Runner Roadhouse - nơi anh đưa Betty Barnard đến ăn tối vào buổi chiều định mệnh đó nhận ra. Và chứng cứ cuối cùng cũng quan trọng nhất, đó là anh xem nhẹ một khâu đề phòng cơ bản nhất. Anh đã để lại dấu vân tay trên chiếc máy đánh chữ của Cust - cái máy đánh chữ mà nếu vô tội anh đã không sờ mó gì vào đó rồi”.

Clarke ngồi bất động trong vài giây rồi anh nói: “Chẳng qua chỉ là trò đỏ đen thôi! Ông thắng rồi đó, ông Poirot! Nhưng cũng đáng thử lắm!”

Với một động tác rất nhanh, anh ta lôi từ trong túi ra một khẩu súng lục và chĩa vào đầu mình.

Tôi la lên và vô tình chững lại chờ nghe tiếng nổ. Nhưng không có tiếng nổ nào phát ra cả, cò súng đánh tách một tiếng trống không.

Clarke nhìn khẩu súng ngỡ ngàng rồi thốt ra một tiếng chửi thề.

Poirot nói: “Không được đâu, anh Clarke ạ. Chắc anh đã để ý thấy hôm nay tôi có một người giúp việc mới - anh ấy là bạn tôi - một tay trộm chuyên nghiệp. Anh ta lấy khẩu súng lục từ túi của anh, tháo đạn ra, rồi trả lại chỗ cũ mà anh không hề hay biết gì”.

Clarke la lên, mặt anh ta tím lại vì giận: “Ông đúng là thằng ngoại quốc láo xược khốn khiếp!”

“Vâng, vâng, anh nghĩ thế mà. Không được đâu, anh Clarke, không có cái chết dễ dàng cho anh đâu. Anh kể với Cust rằng anh đã vài lần suýt chết đuối. Anh biết nó có nghĩa là gì không - nghĩa là anh sinh ra để nhận lấy một kết cục khác”.

“Ông...”

Anh ta nghẹn ngào không nói nên lời. Khuôn mặt anh ta xám ngắt. Anh ta nắm đấm tay lại vẻ đe dọa.

Hai thám tử của Scotland Yard ở phòng bên xuất hiện. Một trong hai người đó là Crome. Anh ta bước tới và trịnh trọng nói: “Tôi cảnh cáo ông rằng những gì ông sắp nói với chúng tôi sẽ dùng làm bằng chứng ở tòa”.

“Anh ta nói đủ rồi đấy”, Poirot đáp, và quay sang Clarke: “Anh đúng là con người cao ngạo hẹp hòi nhưng tôi cho rằng vụ án của anh không phải là vụ án của một người Anh chân chính - không thẳng thắn - không có tinh thần thể thao chút nào”.

Chú thích

[1] Nhưng đúng thế đấy!
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
598,848
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 35: Hồi kết


Tôi xin lỗi phải kể rằng ngay khi Franklin Clarke đi rồi và cánh cửa đã đóng lại thì tôi ôm bụng cười chảy cả nước mắt.

Poirot nhìn tôi với vẻ hơi ngạc nhiên.

Tôi vừa thở hổn hển vừa nói: “Vì ông bảo anh ta là hành vi phạm tội của anh ta chẳng có tinh thần thể thao chút nào”.

“Đúng thế mà. Thật kinh tởm - không phải vì anh ta giết anh trai mình - mà là dã tâm đưa một người đàn ông không may vào chỗ chết. Bắt được một con cáo, nhốt vào trong chuồng báo, không cho nó chạy tháo! Đó không phải là thể thao!”

Megan Barnard thở dài.

“Không thể tin được, thật không thể tin nổi. Đó là sự thật sao?”

“Đúng thế cô gái ạ. Ác mộng đã qua rồi”.

Cô gái nhìn ông, mặt cô ửng hồng.

Poirot quay sang Fraser.

“Bấy lâu nay, cô Megan cứ bị ám ảnh và lo sợ rằng anh chính là người gây ra vụ án thứ hai”.

Donald Fraser lặng lẽ nói:

“Có lần tôi cũng nghĩ thế mà”.

“Vì giấc mơ của anh đúng không?” Ông nhích lại gần chàng trai trẻ và thì thầm vào tai anh ta vẻ bí mật. “Giấc mơ của anh có cách giải thích rất đơn giản. Đó là vì anh nhận ra rằng hình ảnh của cô em mờ dần trong tâm trí anh và thay vào đó là hình ảnh cô chị. Cô Megan đã thay thế em mình trong trái tim anh nhưng vì anh không chịu được ý nghĩ mình thay đổi quá mau nên anh cố gắng dập tắt ý tưởng đó, vùi dập nó đi! Đó là lời giải cho giấc mơ của anh đấy”.

Đôi mắt Fraser nhìn về phía Megan.

“Đừng ngại phải quên đi”, Poirot nhẹ nhàng nói tiếp. “Cô ấy không đáng để anh nhớ. Còn Megan là người phụ nữ hiếm có - một trái tim tuyệt đẹp!”

Đôi mắt Donald Fraser ánh lên rạng ngời.

“Tôi tin ông nói đúng đấy ạ”.

Chúng tôi xúm quanh Poirot để hỏi và làm sáng tỏ những điều chúng tôi chưa rõ.

“Poirot này, những câu hỏi lần trước mà ông hỏi mọi người ấy, chúng có ý nghĩa gì không?”

“Một vài câu chỉ là hỏi đùa thôi. Nhưng tôi khám phá ra được một điều mà tôi muốn biết - đó là Franklin Clarke đã ở Luân Đôn khi lá thư đầu tiên được gửi đi - và tôi cũng muốn xem anh ta phản ứng như thế nào khi tôi hỏi cô Thora câu hỏi đó. Anh ta đã mất cảnh giác. Tôi thấy trong mắt anh ta trào lên sự hận thù và giận dữ”.

Thora Grey nói: “Ông chẳng màng gì đến cảm nhận của tôi cả”.

Poirot lạnh lùng đáp: “Tôi nghĩ cô sẽ không thành thật trả lời tôi, cô gái ạ. Và giờ đây, mong ước thứ hai của cô cũng lại không thành rồi. Franklin Clarke sẽ không được thừa kế tài sản của anh trai đâu”.

Cô ta hất đầu lên.

“Tôi có cần phải nán lại để nghe ông sỉ nhục không chứ?”

“Đương nhiên là không rồi”, Poirot nói và lịch sự mở cửa cho cô ta về.

“Dấu vân tay đó đã móc nối mọi chứng cứ lại với nhau, Poirot nhỉ”, tôi trầm ngâm. “Anh ta hoàn toàn suy sụp khi ông nhắc đến chúng”.

“Ừ, những vân tay đó - có ích thật”.

Ông nói thêm vẻ thận trọng:

“Tôi đưa nó vào để làm ông hài lòng đấy, ông bạn ạ”.

“Poirot”, tôi la lên, “không phải là thật sao?”

Hercule Poirot đáp: “Hoàn toàn không, ông bạn”.

II

Tôi phải kể chuyện ông Alexander Bonaparte Cust ghé thăm chúng tôi vài ngày sau đó. Sau khi đã bắt tay Poirot thật chặt và cố gắng nói thật rõ mà không tài nào nói được lời cảm ơn ông bạn tôi, Cust đứng thẳng người lên và nói: “Ông biết sao không, một tờ báo vừa mới đề nghị trả cho tôi 100 đồng bảng Anh - 100 đồng bảng Anh - để kể cho họ nghe về cuộc đời và tiểu sử của tôi... Tôi... Tôi thật sự không biết phải làm gì”.

Poirot đáp: “Nếu là tôi, tôi sẽ không nhận 100 bảng đâu. Ông phải quyết đoán. Nói với họ giá của ông là 500. Và đừng bán thông tin của ông cho một báo thôi”.

“Ông thật sự nghĩ rằng... tôi có thể...”

“Ông phải biết giờ đây ông là người rất nổi tiếng”, Poirot mỉm cười nói. “Chính xác là người nổi tiếng nhất nước Anh lúc này”.

Ông Cust đứng thẳng người lên chút nữa. Niềm vui hiện lên rạng rỡ trên khuôn mặt.

“Ông biết sao không, tôi nghĩ ông nói đúng! Nổi tiếng! Ở tất cả các báo. Tôi sẽ nghe theo lời ông, ông Poirot ạ. Có tiền thật là dễ chịu... dễ chịu thật đấy. Tôi sẽ làm một chuyến đi nghỉ ngắn ngày... Rồi tôi sẽ mua một món quà cưới thật đẹp để tặng Lily Marbury - cô bé ấy dễ thương lắm - rất là dễ thương, ông Poirot ạ”.

Poirot vỗ vào vai Cust để khích lệ tinh thần ông ta.

“Ừ, đúng thế. Ông phải tận hưởng cuộc sống chứ. À, và có chuyện nhỏ này nữa, tôi nghĩ ông nên đi khám bác sĩ nhãn khoa. Những cơn đau đầu có thể là do ông cần phải thay kính mới”.

“Ông nghĩ lâu nay tôi bị đau đầu là do thế à?”

“Vâng”.

Ông Cust nồng nhiệt bắt tay Poirot.

“Ông là một người vĩ đại, ông Poirot ạ”.

Như thường lệ, Poirot không chối từ lời khen của ai. Ông thậm chí còn không giả vờ tỏ ra khiêm tốn gì cả.

Khi ông Cust oai vệ bước ra về, ông bạn cũ của tôi nhìn tôi cười nói:

“Thế đấy Hastings - chúng ta đã lại đi săn lần nữa, đúng không nào? Thể thao muôn năm”.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom