Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 40


Một tuần sau Doran gọi tôi đến California để hội thảo thêm. Anh ta nói anh ta bán Eddie Lancer cho Tri-Culture. Vậy là tôi ra ngoài, đi đến các cuộc họp và cặp kè lại với Janelle. Bây giờ tôi hơi bận rộn. Tôi không còn yêu California nhiều lắm như trước đây nữa.

Một đêm nọ, Janelle nói với tôi:

- Anh vẫn thường bảo rằng anh Artie của anh tuyệt vời lắm. Tại sao anh nghĩ anh ấy tuyệt vời đến thế?

- À, - tôi đáp. - Anh nghĩ rằng anh ấy vừa như người bố lại vừa là anh của mình.

Tôi có thể thấy nàng bị mê hoặc bởi chuyện hai chúng tôi lớn lên trong cô nhi viện. Biết rằng điều ấy khêu gợi cảm thức bi kịch nơi nàng. Tôi có thể thấy nàng dệt ra đủ mọi kịch bản phim, mọi câu chuyện thần tiên trong đầu nàng, về cuộc sống của chúng tôi, hai thiếu niên mồ côi, đã từng như thế nào. Hấp dẫn đấy. Một trong những phóng khúc hay cho loại phim hoạt hình Wall Disey đây.

- Vậy em thực sự muốn nghe một câu chuyện khác về những đứa trẻ mồ côi? Em muốn nghe một chuyện có hậu hay một chuyện thực? Em muốn nghe lời nói dối hay sự thật?

Janelle làm bộ suy nghĩ:

- Hãy cứ kể sự thật. Nếu em không thích, anh có thể kể chuyện bịa.

Thế là tôi kể cho nàng nghe chuyện mọi người khách đến thăm cô nhi viện đều muốn nhận nuôi Artie nhưng chẳng ai muốn nhận tôi. Tôi bắt đầu câu chuyện như thế?

Và Janelle nói giọng châm biếm:

- Tội nghiệp anh ghê.

Nhưng khi nàng nói điều đó dù tươi cười, nhưng nàng để bàn tay dọc xuống thân tôi và dừng lại ở đó.

Vào một ngày chủ nhật, khi tôi lên bảy và Artie lên tám, chúng tôi được bảo phải mặc bộ đồ đồng phục của viện. Bộ jacket màu xanh nhạt, sơ mi trắng hồ cứng, thắt nơ xanh sậm, quần nỉ tráng, giày trắng.

Chúng tôi được chải tóc gọn ghẽ và mang đến phòng tiếp tân của cô trưởng điều hành cô nhi viện, nơi đó một cặp vợ chồng trẻ đang chờ xem xét chúng tôi.

Thủ tục là chúng tôi được giới thiệu và bắt tay, biểu lộ phong cách dễ thương nhất, ngồi vòng tròn nói chuyện và làm quen với nhau. Sau đó tất cả cùng tản bộ qua các mảnh sân của cô nhi viện, đi qua khu vườn rộng lớn, qua sân đá bóng và các dãy phòng học. Điều tôi nhớ rõ là người đàn bà ấty rất đẹp. Khiến một đứa bé bảy tuổi như tôi lúc ấy cũng si mê bà.

Hiển nhiên là chồng bà cũng yêu bà nhưng không quá mê cuồng với ý tưởng đó. Cũng hiển nhiên là trong ngày ấy bà ta mê ngay Artie, nhưng chẳng thèm để mắt đến tôi. Và thực sự tôi không thể trách bà.

Ngay hồi mới tám tuổi, Artie trông đã đẹp trai theo kiểu người lớn. Chỉ vì mọi nét trên khuôn mặt của anh đều được khắc hoạ rất toàn hảo và dù người ta nói chúng tôi giống nhau và nhìn là biết ngay chúng tôi là anh em, tôi biết rằng tôi chỉ là một bản sao nhoè nhoẹt của anh, như thể anh là mẫu đầu tiên được đổ khuôn nên mọi nét đều rõ ràng, sắc sảo. Còn tôi là mẫu đúc thứ nhì nên bị dính vào những nguyên liệu còn trên khuôn nên các đường nét thô hơn với đôi môi dày hơn, lỗ mũi bự hơn. Artie có nét thanh nhã của một thiếu nữ, trái lại tôi có khung xương dày và nặng hơn. Song nhờ đó mà tôi có thể lực khoẻ hơn những đứa đồng trang lứa rất nhiều. Dầu sao tôi cũng chẳng hề ganh tị với anh Artie. Cho đến ngày hôm đó.

Đêm hôm đó chúng tôi được cho biết rằng cặp vợ chồng nọ sẽ quay lại vào ngày chủ nhật tới để quyết định xem họ có thể nuôi cả hai hay là chỉ một trong hai đứa. Chúng tôi cũng được cho biết rằng họ rất giàu và tầm quan trọng của việc chúng tôi được nhận làm con nuôi, ít ra là một đứa.

Tôi nhớ cô bảo mẫu đã nói chuyện tâm tình với chúng tôi. Đó là một trong những chuyện tâm tình mà người lớn nói với trẻ côn, cảnh giới chúng chống lại những cảm xúc xấu xa như lòng ghen tị ganh ghét, sự hằn học ác ý và thúc giục chúng tôi phải có một tâm hồn độ lượng mà chỉ có các vị thánh mới chu toàn được chứ trẻ con mà mong gì. Nên chúng tôi, những đứa trẻ, chỉ nghe mà không nói gì, ngoài việc chỉ biết gật đầu và đáp "Thưa cô, vâng ạ". Miệng vâng dạ nhưng đầu óc chẳng hiểu gì những điều cao xa mà cô đang thuyết giảng. Nhưng ngay cả mới bảy tuổi đầu, tôi cũng đã đoán biết chuyện gì sắp xảy ra. Chủ nhật tới anh tôi sẽ đi xa, về sống với bà giàu có xinh đẹp kia và bỏ tôi lại một mình trong cô nhi viện.

Dù là một đứa bé nhưng Artie cũng không nông nổi phù phiếm. Nhưng tuần sau đó là tuần lễ duy nhất trong đời mà chúng tôi trở nên ghẻ lạnh với nhau.

Tôi ghét anh trong suốt tuần đó. Vào ngày thứ hai, sau những giờ học, chúng tôi chơi bóng đá, và tôi đếch thèm lấy Artie vào đội mình. Về thể thao, tôi có đầy đủ thẩm quyền và uy thế. Trong suốt mười sáu năm chúng tôi sống trong cô nhi viện, tôi luôn luôn là vận động viên xuất sắc nhất ở lứa tuổi của tôi và là một thủ lĩnh tự nhiên. Vì thế tôi luôn luôn là một trong những thủ quân có quyền tuyển quân vào đội mình như là lựa chọn ưu tiên một. Thứ hai hôm đó là ngày duy nhất trong mười sáu năm tôi không chọn anh. Khi vào cuộc chơi, dù anh lớn hơn tôi một tuổi, tôi cố ý va chạm thô bạo với anh mỗi lần anh có bóng. Mãi ba mươi năm sau tôi vẫn còn nhớ tia nhìn ngạc nhiên và cảm thấy bị tổn thương trên khuôn mặt anh ngày hôm đó. Vào các bữa ăn chiều, tôi không ngồi gần anh nơi bàn ăn. Ban đêm không nói chuyện với anh trong phòng ngủ. Vào một trong những ngày của tuần đó, tôi nhớ rõ rằng sau trận bóng, lúc anh đang đi ngay qua sân bóng, tôi đang cầm quả bóng trong lay và rất lạnh lùng tôi ném một đường bóng xoáy rất đẹp đập mạnh vào sau đầu anh khiến anh té nhào xuống sân cỏ: Tôi chỉ ném chơi thôi chứ thật ra không hề nghĩ là sẽ ném trúng đầu anh và làm anh té được. Với một đứa bé mới bảy tuổi, đó quả là một kỳ công. Ngay cả đến bây giờ tôi cũng còn thắc mắc không hiểu cái sức mạnh tinh quái nào đã khiến cho cánh tay của tôi đạt được độ chính xác đến như vậy. Tôi nhớ Artie đứng dậy tiếp tục lầm lũi đi khỏi sân bóng còn tôi la lớn lên "Artie ơi, em không định làm thế đâu". Nhưng anh vẫn quay mặt qua hướng khác và im lặng bỏ đi.

Anh chẳng hề trả đũa. Điều ấy làm tôi điên tiết. Dù tôi có khiêu khích hay làm nhục thế nào anh cũng chỉ nhìn tôi đầy nghi vấn. Không ai trong hai đứa chúng tôi hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhưng tôi biết một điều khiến anh thực sự phiền lòng. Artie vẫn là một người cẩn thận ưa để dành tiền. Chúng tôi thu nhặt được những đồng xu, đồng hào bằng cách làm những việc lặt vặt trong trại, và Artie có một cái lọ thủy tinh đựng đầy những đồng xu, đồng hào mà anh cất giấu trong ngăn đựng quần áo của anh. Vào buổi chiều thứ sáu, tôi ăn cắp cái lọ thủy tinh đó, bỏ cuộc chơi đá bóng hằng ngày chạy đến một khu có cây cối rậm rạp của sân bóng và chôn cái lọ đó. Tôi cũng không đếm số tiền bao nhiêu. Tôi có thể thấy các đồng tiền bằng đồng và bằng bạc đựng đầy gần đến ngấn cổ lọ. Artie không nhớ lại cái lọ cho đến sáng hôm sau và anh nhìn tôi theo kiểu không thể nào tin tôi lại đi làm chuyện như vậy, nhưng anh không nói gì. Anh chỉ tránh mặt tôi thôi.

Hôm sau là chủ nhật và chúng tôi được thông báo sẽ đến cô bảo mẫu để được mặc bộ đồ con nuôi.

Tôi dậy sớm vào buổi sáng đó, trước bữa điểm tâm và chạy đi trốn vào vùng cây cối rậm rạp phía sau cô nhi viện. Tôi biết điều gì sẽ xảy ra ngày hôm đó. Rằng Artie sẽ được mặc bộ comple tinh tươm rằng người phụ nữ đẹp mà tôi mê thích sẽ mang anh ấy đi xa và tôi sẽ không bao giờ gặp lại anh. Nhưng ít ra tôi cũng có được số tiền của anh.

Tôi cố len lỏi vào chỗ rậm rạp nhất của khu rừng nhỏ, nằm xuống đó rồi ngủ thiếp đi suốt ngày. Gần đến tối, mới thức giấc và quay về. Tôi bị đưa lên văn phòng cô quản đốc viện và cô quất hai chục thước kẻ lên hai cẳng chân của tôi. Hình phạt đó chẳng làm tôi quan tâm mấy.

Trở lại phòng ngủ, tôi ngạc nhiên thấy Artie ngồi nơi giường của anh để đợi tôi. Không thể tin anh còn ở đó. Thực tế tôi còn nhớ mình đã ứa nước mắt khi Artie véo má tôi và hỏi "Tiền của tao đâu?", và rồi anh cấu véo tôi, anh đá tôi và la hét đòi lại tiền của anh. Tôi cố tự vệ mà không gây tổn thương cho anh nhưng cuối cùng tôi phải nâng anh lên và ném anh ra xa. Chúng tôi ngồi đó nhìn nhau trừng trừng.

- Tôi không lấy tiền anh, - Tôi nói.

- Mày ăn cắp tiền tao, - Artie nói. - Tao biết mày ăn cắp.

- Không có. Tôi không lấy. - Tôi vẫn ngoan cường giữ vững lập trường!

Chúng tôi lại trừng mắt nhìn nhau. Chúng tôi không nói chuyện với nhau tốì đó. Nhưng sáng hôm sau, khi thức giấc, chúng tôi lại thân thiết với nhau.

Mọi chuyện lại như cũ. Artie chẳng bao giờ hỏi lại tôi về chuyện tiền nữa. Không hề một lần nào. Và tôi cũng không bao giờ bảo anh biết tôi chôn tiền ở đâu. Tôi không hề biết điều gì xảy ra vào ngày chủ nhật hôm đó cho đến nhiều năm sau Artie bảo tôi rằng khi anh khám phá ra là tôi đã chạy trốn, anh nhất định không chịu mặc bộ comple con nuôi nữa, anh đã la hét và nguyền rủa bà quản đốc khiến anh phải bị đòn.

Khi cặp vợ chồng muốn nhận anh làm con nuôi yêu cầu được gặp anh, anh đã rủa xả bà ta kịch liệt. Thật là một cảnh nặng nề, và anh lại bị thêm một trận đòn nữa của bà quản đốc.

Khi tôi dứt câu chuyện, Janelle ngồi dậy khỏi giường và tự đi rót thêm một ly rượu khác. Nàng quay lại giường, ngồi tựa tôi và nói:

- Em muốn gặp anh Artie lắm.

- Em sẽ không bao giờ, - tôi nói. - Các cô gái anh mang về gặp anh ấy đều mê tít anh ta. Nói thật ra là lý do duy nhất khiến anh ấy, đó là cô ta là người con gái duy nhất không mê anh ấy.

Janelle hỏi:

- Thế có bao giờ anh tìm cái lọ tiền kia?

- Không, - tôi nói - Anh không bao giờ muốn. Anh muốn nó ở đó, cho một đứa trẻ nào đó đến sau anh, một đứa bé nào đó sẽ đào lên và thấy mình tìm được một ma thuật nhiệm mầu. Anh không cần nhớ nữa.

Janelle uống ly rượu rồi nói một cách ganh tị, bởi nàng vốn ganh tị với mọi cảm xúc của tôi:

- Anh yêu anh ấy đúng không?

Và tôi thực sự không thể trả lời câu hỏi đó, tôi không thể nghĩ rằng cái từ "yêu" đó như một từ mà tôi đã dùng cho anh, tôi hay bất cứ người nào khác.

Vả chăng, Janelle dùng từ "yêu" hơi nhiều? Vì thế mà tôi không buồn trả lời. Yêu quá hoá nhàm!

Và một đêm khác, Janelle tranh luận với tôi về chuyện đàn bà có quyền "ngủ tự do" như đàn ông.

Tôi làm bộ đồng ý với nàng. Tôi đang cảm nhận mình ác ý một cách lạnh lùng từ lòng ghen tuông bị ức chế.

Tôi chỉ nói:

- Tất nhiên là họ có quyền. Chỉ có điều phiền là về phương diện sinh học, các chị em lại không đủ kiến thức và khả năng để xử lý chuyện đó cho an toàn.

Nghe thế Janelle liền nổi sùng:

- Toàn chuyện nhảm! - nàng gào lên. - Chúng tôi cũng đầy đủ khả năng dễ dàng như bọn đàn ông các người vậy. Chúng tôi thấy chuyện ấy đâu có gì mà ầm ĩ. Thực sự là chính cánh đàn ông các anh bày đặt vẽ vời lắm chuyện về tình dục, làm như nó quan trọng và nghiêm túc lắm lắm. Chẳng qua là tại các người cả ghen, cộng với cái bản năng chiếm hữu man rợ muốn biến chúng tôi thành đồ chơi ban đêm riêng của các người?

Mặt nàng đỏ bừng, miệng nàng có tí sủi bọt mép (mặc dầu vẫn cứ là cái miệng có duyên nhất trên đời theo nhận định hoàn toàn khách quan của tôi), một phần có lẽ vì rượu, nhưng phần lớn vì nàng đang hăng say bảo vệ cái luận án tiến sĩ "quyền phụ nữ" của mình. Đó chính là cái bẫy mà tôi hy vọng nàng sẽ rơi vào:

- Ồ không. Anh không định nói thế đâu. Nhưng em có biết chăng, rằng thì là, cái thằng đàn ông nó có hai mươi đến năm mươi phần trăm cơ hội để vớ được bệnh hoa liễu từ đàn bà, nhưng đàn bà lại có từ năm mươi đến tám mươi phần trăm cơ hội để thu hoạch những loại "hoa màu phụ" đó từ đàn ông?

Nàng có vẻ sửng sốt một lúc và tôi yêu cái tia nhìn ngạc nhiên trẻ thơ đó trên khuôn mặt nàng. Giống như phần lớn người ta, nàng chẳng biết một chút gì về bệnh hoa liễu và diễn tiến của bệnh trạng ra sao.

Riêng về phần tôi, ngay sau khi tôi bắt đầu lừa dối vợ nhà, tôi đã "ngâm kíu" chuyên sâu về đề tài này. Ác mộng kinh hoàng nhất của tôi là mắc bệnh hoa liễu, lậu hay giang mai chẳng hạn, rồi về lây cho Vallie; đó là một trong những lí do chính làm tôi buồn lòng khi Janelle kể tôi nghe những chuyện tình của nàng.

- Anh chỉ đem chuyện đó ra để hù doạ em phải không. Em biết anh khi anh nói nghe có vẻ tự tin và đầy tính chuyên nghiệp như vậy, anh chỉ giỏi bịa chuyện thôi

- Không đâu. Anh nói thật đấy mà. Đàn ông sẽ để thoát ra một biểu hiện rõ ràng trong vòng một đến mười ngày, nhưng đàn bà thường khi không biết cả là họ đang bị bệnh lậu hay giang mai. Từ năm mươi đến tám mươi phần trăm phụ nữ không có triệu chứng gì hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc họ chỉ rỉ ra thứ nước màu xanh hay màu vàng đục. Và họ sẽ có mùi nấm từ các bộ phận sinh dục.

Janelle đổ vật ra trên giường, cười lớn và đưa đôi chân trần lên trên không:

- Bây giờ em biết là anh toàn nói nhảm.

- Không thật đấy. Không đùa đâu. Nhưng em thì tốt thôi. Anh có thể ngửi được mùi em, từ ở đấy.

Tôi hy vọng câu đùa sẽ che dấu sự ma mãnh của tôi.

- Em biết rằng cách duy nhất để em biết em có bệnh hay không là nhờ đối tác bảo cho em thấy.

Janelle ngồi thẳng người lên, nói nghiêm túc:

- Cám ơn nhiều. Có phải anh đang chuẩn bị tư thế nói với tôi là anh đang mắc bệnh nên, do đó, tôi cũng phải mắc bệnh?

- Không. - tôi nói. - Anh thẳng thắng nhưng nếu anh mắc bệnh, anh biết hoặc từ em hoặc từ vợ anh.

Janelle nhìn tôi kiểu châm chọc:

- Và vợ anh thì đứng trên mọi nghi ngờ, phải không?

- Đúng thế, - tôi nói.

- Tốt. Xin thông báo cho anh hay rằng, hàng tháng tôi vẫn đến bác sĩ phụ khoa và khám toàn bộ.

- Toàn chuyện nhảm, - tôi nói. - Cách duy nhất để có thể biết được là nuôi cấy vi khuẩn vào kháng sinh đồ. Mà đa số bác sĩ phụ khoa đâu làm chuyện đó. Họ chỉ lấy ít nước nhờn ở cổ tử cung để lên một tấm kính mỏng. Việc kiểm nghiệm đó rất sơ sài, qua loa, chẳng có tính tích cực và chẳng xác định được gì cả.

Tiếp đó tôi giải thích khá kỹ cho nàng về triệu chứng diễn tiến của các bệnh hoa liễu nơi đàn ông và nơi đàn bà. Tôi cũng cho biết là thuốc Penicillin có thể trị dứt các bệnh đó với điều kiện ta phát hiện bệnh đúng lúc và dùng đúng cách, liều lượng. Tuy nhiên, tôi nói thêm, và nhấn mạnh đó là, cánh đàn ông chỉ vài ngày sau khi mắc bệnh là họ biết được ngay trong khi cánh đàn bà lại lơ mơ vì các triệu chứng và biểu hiện bệnh lý nơi đàn bà không rõ rệt lắm và do vậy có nhiều chị em phụ nữ bị bệnh mà không biết nên cứ nuôi bệnh triền miên và đó là điều nguy hiểm khiến bệnh lây tràn lan vô tổ chức, không kiểm soát được. Nhất là phụ nữ mang thai và bị giang mai thì sẽ truyền bệnh cho bào thai trong bụng mình. Đó là một hành vi vô trách nhiệm mà chính lương tâm người đó sẽ không tha thứ.

Kết luận là, về phương diện sinh học, phụ nữ không được trang bị để hỗn giao tình dục. Vì thế, đàn bà không nên lang chạ lăng nhăng.

Janelle trông có vẻ hơi sửng sốt:

- Anh có chắc như thế không?

- Sao lại không chắc? - tôi nói. - Bệnh giang mai làm tổn hại tim và các huyết quản. Nó có thể tiềm phục trong cơ thể hàng mười năm, hai mươi năm và rồi nó sẽ gây nên loạn trí, bại liệt. Nó còn có thể tác hại đến tai, mặt, phổi, thận. Em chưa bị là em còn hên lắm đấy.

Janelle nói:

- Anh nói chuyện này chẳng qua là để giữ chân em không cặp với người khác. Anh đang hù doạ em giống như má em khi em mới mưởi lăm tuổi là nếu để bạn trai hôn, em sẽ bị mang bầu.

- Có thế đấy, - tôi nói. - Nhưng luận chứng của anh có cơ sở khoa học hẳn hoi. Anh không đưa ra lời phản đối mang tính đạo đức luân lý nào cả. Em có quyền ngủ với bất cứ ai em thích. Em đâu có thuộc về anh.

- Anh láu cá lắm, - Janelle nói. - Nhưng có thể người ta sẽ chế ra viên thuốc phòng ngừa, giống như thuốc ngừa thai vậy.

Tôi điều chỉnh âm sắc cho giọng mình nghe rất thành thật:

- Chắc rồi. Họ đã làm được điều ấy. Nếu ta uống một viên năm trăm milligram Penicillin một giờ trước khi quan hệ, nó sẽ đánh ngã được các bệnh hoa liễu. Nhưng hiệu quả không hẳn lúc nào cũng hoàn toàn bảo đảm. Người ta cũng có thể dùng Proganasy một loại thuốc ngừa thai nhưng cũng có tác dụng diệt khuẩn. Tuy nhiên có điều nguy hiểm là nếu dùng thường xuyên thì vi trùng sinh ra lờn thuốc và trở nên bất trị. Em thấy chưa, phụ nữ có thể bị ung thư tử cung hay bị giang mai từ việc giao hợp mà vẫn không biết mình đã bị nhiễm bệnh. Và đó là lý do tại sao đàn bà không thể tự do như đàn ông.

Janelle vỗ tay:

- Hoan hô, Giáo sư. Em có ý này, ông thầy coi được không. Em sẽ chỉ với đàn bà thôi

- Ý tưởng đó không tệ đâu, tôi đáp.

Tôi nói ra điều đó dễ dàng, thoải mái bởi vì tôi không ghen với người đồng tính của nàng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 41


Trong cuộc hành trình sau đó của tôi về Los Angeles một tháng sau, tôi gọi điện thoại cho Janelle và chúng tôi quyết định sẽ đi ăn tối và xem phim cùng với nhau.

Có điều gì đó hơi lạnh trong giọng nói của nàng, vì thế tôi thậu trọng cảnh giác. Điều đó đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận cú sốc thấy mặt nàng khi tôi đến đón nàng tại căn hộ của nàng.

Alice ra mở cửa, tôi hôn nàng và hỏi nàng Janelle thế nào và Alice đảo tròn mắt ngược lên trên đầu, điều đó có nghĩa là tôi có thể chờ đợi một nàng Janelle hơi tàng tàng mát mát đấy. Ờ, không hẳn là điên nhưng hơi ngồ ngộ. Khi Janelle ra khỏi phòng ngủ, nàng ăn mặc theo kiểu tôi chưa từng thấy trước đây.

Nàng đội một chiếc mũ fedora trắng có một dải băng đỏ. Vành mũ che ngang đôi mắt nâu sậm lấp lánh nhũ vàng của nàng. Nàng mặc một bộ comple đàn ông bằng lụa trắng may cắt rất khéo, hay một thứ vải vóc nào đó trông giống lụa và một chiếc cà vạt sọc xanh đỏ thật đẹp và trên hết, nàng mang một cây gậy Gucci màu kem thon dài thanh nhã mà nàng cầm chỉ vào bụng tôi. Đó là một thách thức trực tiếp, tôi biết nàng đang làm gì, nàng vừa ra khỏi phòng khuê và không một lời nào nàng vẫn bày tỏ cho cả thế giới biết về tình dục lưỡng giới của mình.

Nàng hỏi:

- Anh thích như thế này không?

Tôi mỉm cười và nói:

- Tuyệt. - Một nàng lưỡng tính thanh lịch nhất tôi từng thấy. Em muốn ăn ở đâu?

Nàng tựa người lên chiếc can và nhìn tôi rất lạnh.

- Em nghĩ chúng ta nên đi ăn ở Scandia và đó là một lần trong mối quan hệ của chúng ta. anh có thể đưa em đến một Night Club.

Chúng tôi chưa từng đi ăn ở các nơi chốn hơi kỳ dị. Chúng tôi chưa từng dẫn nhau đến một hộp đêm. Nhưng tôi đồng ý. Tôi nghĩ mình hiểu được điều nàng đang làm. Nàng đang buộc tôi thừa nhận với mọi người rằng tôi yêu nàng, bất chấp tình trạng tính dục lưỡng giới của nàng, nàng muốn kiểm nghiệm xem tôi có chịu nỗi những trò đùa của giới đồng dục hay không. Bởi vì bản thân tôi đã chấp nhận hiện tượng đó, thì ai khác muốn nghĩ gì thì nghĩ, tôi bất cần.

Chúng tôi có một buổi tối thật vui. Trong nhà hàng mọi người nhìn chăm chăm chúng tôi, và tôi phải nhận rằng Janelle trông đẹp tuyệt. Thực vậy, nàng trông giống một phiên bản của Marlene Dietrich (1) với mái tóc vàng tươi rực rỡ hơn một Người đẹp phương nam thuần chủng nhất. Bởi vì, dù nàng có làm gì thì làm, cái nữ tính phồn thực phong mãn kia vẫn tuôn trào ra từ nàng. Nhưng tôi biết rằng nếu nói với nàng điều đó, nàng sẽ không ưa Nàng đang làm như thế là để trừng phạt tôi kia mà. Nếu tôi tỏ vẻ thích thú thì chẳng hoá ra cú đánh của nàng lại tạo ra ép phê hiệu ứng ngược hay sao?

Tôi thật sự thích thú thấy nàng diễn vai trò tính dục đồng giới vì tôi biết trong giường nàng là giống cái đến mức nào. Bởi thế đó là một lời đùa kép đôi với bất kỳ ai đang nhìn chúng tôi. Tôi cũng thích thú trò đùa này bởi vì Janelle nghĩ đang chọc giận tôi và đang quan sát từng động tác của tôi và nàng thất vọng và rồi hài lòng vì rõ ràng là tôi không phiền lòng.

Sau đó chúng tôi đến hộp đêm Polo Lounge, nơi để làm vui lòng nàng, tôi phô bày mối quan hệ của chúng tôi trước bao tia nhìn của bạn bè nàng và bạn bè tôi. Tôi thấy Doran ngồi ở một bàn và Jeff Wagon nơi một bàn khác và cả hai đều cười nhăn nhở với tôi.

Janelle vẫy tay chào họ một cách vui vẻ rồi quay sang tôi và nói:

- Thật tuyệt phải không anh, khi chúng ta đến nơi nào đó ngồi uống và được gặp thật nhiều bạn thân của anh?

Tôi cười đáp lại nàng và nói:

- Tuyệt.

Tôi đưa nàng về nhà trước nửa đêm và nàng dùng cây can đập lên vai tôi và nói:

- Anh ứng xử tốt lắm.

Tôi nói:

- Cám ơn!

Nàng hỏi:

- Anh sẽ gọi cho em không?

Và tôi bảo:

- Có chứ! Dù sao cũng là một đêm dễ chịu và đáng nhớ.

***

Sau vụ này một thời gian ngắn, tôi lại yêu Janelle như một nhân vị, nghĩa là tôi không chỉ muốn tìm thoả mãn trong việc làm tình với nàng, hưởng thụ thân xác nàng hoặc vui thích với việc kể chuyện đời mình cho nàng nghe hay nghe nàng kể chuyện đời nàng. Nói tóm lại là đến một lúc tôi nhận ra chức năng duy nhất của nàng là ban cho tôi hạnh phúc và niềm vui. Tôi cũng thấy có bổn phận làm cho nàng hạnh phúc hơn là đừng bao giờ phiền giận khi nàng không làm tôi hạnh phúc.

Tôi không có ý nói rằng mình trở thành một trong những anh chàng si tình một cô gái. Thực sự tôi không bao giờ hiểu nổi những kẻ tìm thú đau thương trong tình yêu. Tôi vẫn luôn tin rằng mình phải được phần từ bất kỳ cuộc mặc cả nào trong đời sống, hoạt động văn học, hôn nhân, tình yêu, ngay cả trong tư cách người cha.

Bây giờ điều nghịch lý lạ lùng đó là sau khi nàng đã "phản bội" tôi, sau khi chúng tôi bắt đầu hơi ghét nhau, tôi lại đi đến chỗ yêu nàng như một nhân vị.

Nàng thật sự là một người có tấm lòng tốt. Nhiều khi nàng vẫn thường nói: "Em là một người tốt". Và thật sự nàng như thế. Nàng rất thẳng thắng trong những chuyện quan trọng. Tất nhiên là nàng có "phất cờ" với những người đàn ông khác và cả đàn bà nữa, nhưng đã sao nào, nhân vô thập toàn mà. Nàng vẫn yêu thích cùng những quyển sách mà tôi thích, những bộ phim, những con người mà tôi thích. Đúng là lạ gì thanh khí lẽ hằng, một dây một buộc ai giằng cho ra. Khi nàng nói đối với tôi là vì nàng không muốn gây tổn thương cho tôi. Và khi nàng nói sự thật cho tôi hay, một phần nàng cũng muốn làm tổn thương tôi (nàng có tính ưa trả thù - nhưng nhẹ nhàng chứ không độc hiểm và tôi cũng thích cả nét tính cách đó nơi nàng), cũng vì nàng sợ rằng tôi sẽ biết sự thật theo một cách có thể còn làm cho tôi tổn thương nặng nề hơn.

Và dĩ nhiên, cùng với thời gian trôi qua, tôi phải hiểu rằng nàng có một lối sống dễ gây tổn thương theo nhiều cách. Một cuộc sống phức tạp. Mà thực ra lại không có gì là phức tạp. Thế nên cuối cùng mọi giả tạo và ảo tưởng đều được quét sạch khỏi quan hệ của chúng tôi. Chúng tôi thực sự là bạn của nhau và tôi yêu nàng vì chính con người của nàng. Tôi ngưỡng mộ lòng dũng cảm, tính kiên cường bất khả hủy diệt nơi nàng với tất cả những vỡ mộng chán chưởng tữ cuộc sống nghề nghiệp của nàng, tất cả những phải trắc trong đời tư của nàng. Tôi đồng cảm tất cả. Tôi đồng cảm với nàng mọi điều.

Vậy tại sao chúng tôi lại không còn có được những khoảng thời gian mê đắm tuyệt vời như trước đây? Tại sao lạc thú ái ân của chúng tôi không còn ngọt ngào nồng thắm như trước dù vẫn còn đáng giá hơn bất kỳ thứ gì khác? Tại sao chúng tôi không còn chất ngất cơn mê như vẫn thường đạt được trước đây?

Ma thuật - ma thuật, đen hoặc trắng. Đó là pháp thuật, phù chú, giả kim thuật. Có thật đúng là những vì tinh tú tít tắp trên trời xa vẫn đang dệt nên số mệnh cho mỗi thân phận người và máu của mặt trăng điều tiết thời vận thịnh suy, bĩ thái cho từng mỗi cuộc đời?

Có thật đúng là vô vàn những thiên hà vẫn định đoạt vận mệnh hàng ngày của chúng ta trên mặt đất? Có hoàn toàn đơn thuần đúng là chúng ta không thể hạnh phúc nếu không có những ảo tưởng để đánh lừa hay để xoa dịu vỗ về?

Đến một điểm nào đó trong mỗi cuộc tình, hình như thế người đàn bà nổi giận khi thấy người tình của mình quá hạnh phúc. Tất nhiên nàng biết chính nàng đã làm cho chàng hạnh phúc. Tất nhiên biết đó là niềm vui cho nàng, là sứ mệnh của nàng. Nhưng cuối cùng nàng đi đến kết luận là xét theo một góc độ nào đó, tên khốn kia đang mưu đồ quất ngựa truy phong. Đặc biệt là tình huống người đàn ông đang có vợ chính thức, còn người đàn bà trong tình trạng độc thân. Vì lúc đó mối quan hệ nọ là một giải đáp cho vấn đề của chàng nhưng không giải quyết được vấn đề của nàng.

Đến một thời điểm nào đó, một trong hai đối tác cần đấu đá nhau trước khi làm tình. Janelle đã đến giai đoạn đó. Thường thì tôi tìm cách đẹp, nhưng đôi khi tôi cảm thấy như mình bị dồn vào thế bất đắc dĩ phải thượng đài. Nhất là những khi nàng bực tức vì tôi vẫn còn kết hôn và không nói ra một lời thệ hải minh sơn nào về chuyện sẽ bền duyên tơ tóc với nàng.

Chúng tôi đang ở căn nhà nàng thuê tại Malibu sau khi xem phim về. Đêm đã khuya. Từ phòng ngủ, chúng tôi có thể nhìn ra đại dương mênh mông trước mặt. Ánh trăng bàng bạc trên muôn vàn lớp sóng như bao lọn tóc vàng của các nàng mỹ nhân ngư đang bơi lội nô đùa trong làn nước biển.

- Mình đi ngủ thôi em, - tôi nói.

Tôi đang thèm làm tình với nàng muốn chết. Tôi vẫn luôn thèm làm tình với nàng, thèm không nhịn nổi mỗi khi gần nàng.

- Chèn đét ơi, - nàng nói. - Lúc nào anh cũng đòi ấy không hà.

- Không phải anh đòi ấy em. Anh muốn làm tình với em mà. - Tôi đã trở nên một con người rất ư tình cảm.

Nàng nhìn tôi lạnh lùng nhưng đôi mắt nâu ướt át của nàng ánh lên những tia nộ khí:

- Đừng giả vờ hồn nhiên. Anh là tên hủi không mang chuông.

- Một ý tưởng của Graham Greene, - tôi nói.

- Ồ, đồ quỷ sứ! - Nàng rủa, nhưng nàng phá ra cười.

Một khi Janelle chịu cười có nghĩa là lúc đó nàng đã thấy thoải mái tư tưởng. Thế rồi nàng đi lấy một bồn đầy nước nóng. Chúng tôi vẫn hay lắm chung với nhau trước khi cùng lên giường. Nàng kỳ cọ cho tôi, tôi kỳ cọ cho nàng và chúng tôi đùa nghịch nhau đôi chút rồi nhảy ra ngoài lấy khăn tắm lớn lau khô cho nhau. Rồi chúng tôi cuộn xoắn lấy nhau, trần truồng trong chăn.

Thế nhưng giờ đây nàng không chui ngay vào trong chăn mà nàng đốt lên một điếu thuốc trước khi lên giường. Đó là một dấu hiệu nguy hiểm. Nàng muốn chiến đấu.

Nàng nheo đôi mắt nâu qua làn khói thuốc. Những lọn tóc vàng loà xoà buông xuống, phủ qua khuôn mặt kiều diễm thanh tú của nàng.

- Anh biết đấy, đúng thế, anh có thể về nhà và bắt ốc vít với vợ anh và chuyện đó được thôi. Anh nghĩ là bình thường, tự nhiên thôi. Nhưng bởi vì tôi có những người tình khác nên anh nghĩ tôi chỉ là một cái… Anh không còn yêu tôi nữa.

- Anh vẫn yêu em mà!

- Anh không còn yêu em như trước, - Nàng vặn lại - Anh yêu em đủ để muốn làm tình với em chứ không phải chỉ ngủ với em mà thôi. Anh thực sự là thứ láu cá. Anh quỷ quyệt một cách hồn nhiên. Anh đã thừa nhận yêu tôi ít hơn, như thể tôi lừa anh vào chuyện đó. Nhưng muốn tôi biết điều ấy. Nhưng tại sao chứ? Tại sao đàn bà không thể có những người tình khác và vẫn yêu người họ yêu? Anh vẫn luôn nói với tôi rằng vẫn còn yêu vợ anh và càng yêu tôi hơn. Anh bảo rằng chuyện đó khác. Tại sao chuyện đó lại không thể khác đối với tôi? Tại sao chuyện đó lại không thể khác đối với mọi người phụ nữ? Tại sao chúng tôi không được quyền tự do tính dục như đàn ông và đàn ông vẫn yêu chúng tôi?

- Bởi vì phụ nữ biết chắc đứa nào là con mình, còn đàn ông đâu biết được, - tôi nói và nghĩ mình nói đùa.

Nàng ném ngược tấm chăn ra sau trong một động tác đầy kịch tính và bật dậy như lò xo khiến nàng đứng thẳng trên giường:

- Tôi không thể nào tin anh lại ăn nói như thế, - nàng nói vẻ nghi ngờ. - Tôi không thể nào tin rằng anh lại nói một điều sô-vanh chủ nghĩa giống đực không tướng tượng được đến như thế?

- Anh đùa đấy mà! Thực tế. Nhưng em biết đấy, em không hiện thực chủ nghĩa chút nào. Em muốn anh ngưỡng mộ, yêu em thực sự coi em như một bà hoàng trung trinh tiết liệt. Như người ta cư xử với nhau trong những ngày xa xưa ấy Nhưng em lại bác bỏ những giá trị nền tảng của tình yêu dâng hiến. Các người muốn chúng tôi yêu các người như tín mộ chiếc Bình Thiêng, nhưng các người lại muốn sống như một người đàn bà phóng đãng. Em không chịu chấp nhận rằng nếu những giá trị của em thay đổi thì của anh cũng phải đổi thay. Anh không thể yêu em như em muốn anh phải yêu như thế. Như anh từng yêu em như thế?

Nàng bắt đầu khóc:

- Em biết mà, - Nàng nói - Ôi trời, chúng ta từng yêu nhau biết bao. Anh biết là em vẫn làm tình với anh khi em nhức đầu như búa bổ, vẫn mặc kệ, em chỉ uống ít viên Percodan. Và em thích điều ấy. Thực tình là thích điều ấy. Và giờ đây khi tình dục không còn hấp dẫn như trước, phải chăng bây giờ chúng ta thành thật với nhau?

- Không, không phải thế, - tôi nói.

Điều ấy làm nàng lên cơn trở lại. Nàng bắt đầu gào khóc và giọng nàng giống một con vịt đang cạp cạp!

Sắp phải đối mặt một đêm dài đây. Tôi thở ra và trườn tới cái bàn đêm để cạnh giưởng để lấy một điếu thuốc. Thật khó đốt lên một điếu thuốc khi một cô gái đẹp đứng trong tư thế khiến cho cái của quý của nàng lại ở ngay phía trước miệng bạn.

Hút thuốc làm chi cho hại sức khoẻ. Hãy xơi món trân kì này có phải tốt hơn không. Không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc! Nhưng tôi xoay xở, loay hoay tìm cách đốt thuốc và bức tranh đó trông buồn cười quá khiến nàng đổ vật xuống giường, cười phá lên.

- Em có lý đấy, - tôi nói. - Nhưng em biết những lý do thực tiễn khiến đàn bà nên đàng hoàng. Anh đã bảo là đàn bà phần lớn không biết gì khi họ mắc bệnh hoa liễu. Và hãy nhớ rằng, em càng tạp giao, càng có nhiều cơ hội bị ung thư từ cung.

Janelle cười:

- Đồ ba xa… ạo! - nàng kéo dài ra.

- Không đùa đâu. Mọi điều cấm kỵ đều phát xuất từ cơ sở thực tế cả đấy.

- Đồ con hoang, - Janelle nói. - Đàn ông là lũ con hoang may mắn.

- Thì thiên lý vốn dĩ đã như thế? - tôi nói vẻ tự mãn. - Và khi em gào khóc, giọng em giống vịt Donald ghê!

Tôi bị nàng ném chiếc gối vào mặt và lấy đó làm lý do khoan miễn để bấu chặt và ôm riết lấy nàng và chúng tôi lăn tròn quấn riết lấy nhau, đánh nhau xáp lá cà một trận te tua, tơi tả.

Sau đó khi chúng tôi cùng hút chung điếu thuốc, nàng nói:

- Nhưng em nói đúng mà, anh cũng phải công nhận như thế chứ. Đàn ông bất công và không sòng phẳng. Đàn bà có đầy đủ quyền để có bao nhiêu đối tác tính dục tuỳ thích. Đúng không nào?

- Ừ, thì đúng. - tôi nói một cách nghiêm chỉnh như nàng.

Về phương diện thuần lý và trí tuệ, tôi biết rằng nàng có lý. Nàng xích lại gần tôi, âu yếm:

- Đó là lý do khiến em yêu anh. Anh thực sự hiểu. Ngay cả khi anh sô-vanh chủ nghĩa giống đực một cách hiếu chiến nhất. Khi nào cuộc Đại cách mạng nữ quyền thành công, em sẽ đứng ra bảo lãnh sinh mệnh chính trị cho anh. Em sẽ xác nhận anh là một con đực thuộc thành phần tốt, chỉ nhất thời lầm lạc bởi ý thức hệ của bọn cầm quyền đàn ông phải động lúc anh gần mực thì đen, nhưng anh đã sớm giác ngộ lý tưởng nữ quyền cách mạng nhờ ở gần em, nên anh đã gần đèn thì sáng

- Cám ơn nhiều nhà nữ cách mạng, người sẽ cứu chuộc đời tôi! Xin được tỏ bày lòng cám ơn trước nhiều thế kỷ!

Nàng tắt đèn và dụi tàn thuốc. Đầy vẻ trầm tư nàng nói:

- Anh thật sự chẳng yêu em kém đi tí nào vì chuyện em ngủ với người khác, phải không anh?

- Không đâu, - tôi nói.

- Anh biết em yêu anh chân thành mà, - nàng nói.

- Biết chứ, - tôi nói.

- Và anh không nghĩ em chỉ là một người chỉ để làm chuyện ấy thôi, phải không anh? - Janelle nói.

- Không hề, - tôi nói. - Thôi mình ngủ đi. em à!

Tôi với tay ra để ôm nàng. Nàng nhích ra xa một chút.

- Sao anh không bỏ quách vợ anh đi và lấy em? Hãy nói sự thật cho em nghe nào.

- Vì anh cũng là loài "lưỡng thê" như em vậy, - tôi nói.

- Đồ cà chớn! Anh đúng là thứ cà chớn chống xâm lăng. - Nàng lấy ngón tay trỏ búng "pậc, pậc" vào hai hòn bi mềm của tôi.

Đau quá!

- Ối mẹ ơi, - Tôi than. - Chỉ vì anh yêu em muốn khùng luôn, vì anh thích nói chuyện với em hơn bất kỳ ai khác, chỉ vì anh thích phết em hơn bất kỳ ai khác, cái gì khiến em nghĩ rằng anh nên bỏ vợ để theo em?

Nàng không biết tôi nói nghiêm chỉnh hay không. Nàng bèn quyết rằng tôi đang đùa. Quả là một giả định nguy hiểm.

- Rất mực nghiêm chỉnh đấy nhé, - nàng nói.

- Thành thật mà nói, em muốn biết. Tại sao anh vẫn còn kết hôn với vợ anh? Hãy cho em biết một lý do nghe cho lọt tai coi.

Tôi cuộn người thành một quả bóng phòng vệ kín chắc trước khi trả lời:

- Bởi vì nàng đâu phải chỉ đơn thuần là một cái âm đ*o mà thôi.

***

Một sáng nọ tôi lái xe đưa Janelle đến phim trưởng Paramount, nơi nàng có một ngày làm việc để quay một phần nhỏ trong một bộ phim lớn.

Đến sớm, vì thế chúng tôi đi dạo lòng vòng để tham quan một bản sao giống hệt một thị trấn nhỏ, dùng làm ngoại cảnh để quay phim. Nó còn có cả một chân trời giả, một tấm kim loại khổng lồ vươn lên trời, lúc đầu đã đánh lừa được tôi. Tất cả các mặt tiền trông đều rất thật khiến khi đi ngang qua chúng, tôi không thể cưỡng lại tính tò mò, vói tay mở thử cửa một tiệm sách, hầu như chờ đợi sẽ thấy những dãy kệ bày đầy sách để bán. Nhưng khi tôi mở cửa ra, bên trong bục cửa chẳng có gì ngoài cỏ và cát.

Janelle cười và chúng tôi tiếp tục đi. Và nơi nào cũng thế, khi mở cửa chúng tôi lại chỉ thấy cỏ và cát. Cuối cùng chúng tôi đến một nhà hàng ăn với cái mái vòm dẫn ra đường phố và bên dưới mái vòm có màn che đỏ, một người mặc quần áo lao động đang quét nhà. Tôi nghĩ chúng tôi đã rời khu phong cảnh để vào khu làm việc. Tôi thấy một bảng thực đơn dán trên cửa và hỏi người làm công nhà hàng đó mở cửa chưa. Ông ta có bộ mặt của một diễn viên già. Ông ta nháy mắt với tôi. Rồi cười toét miệng, sau đó lại gần như nhắm mắt lại, chỉ nhấp nháy.

- Ông nói nghiêm chỉnh đấy chứ? - ông ta hỏi.

Tôi bước tới bên cửa nhà hàng và mở ra, và thực sự kinh ngạc. Vì lại thấy chỉ toàn cát và cỏ!

Tôi đóng cửa và nhìn vào mặt người làm công, một bộ mặt hầu như cuồng dại với niềm hân hoan bí ẩn như thể ông ta đã sắp xếp cuộc hành trình này cho tôi. Như thể ông ta là một thứ thần linh nào đó và tôi đã hỏi ông ta "Cuộc đời nghiêm túc chứ?" và vì thế ông ta đã trả lời bằng cách hỏi ngược lại tôi "Ông nghiêm chỉnh đấy chứ?"

Tôi dìu Janelle đến chỗ sàn diễn nơi nàng sắp quay phim và nàng nói với tôi:

- Chúng rõ ràng là cảnh giả. Vậy làm thế nào chúng lại có thể đánh lừa anh được?

- Chúng đâu có đánh lừa anh, - tôi nói.

- Nhưng rõ ràng anh có ý chờ đợi chúng là hiện thực, - Janelle nói. - Em nhìn mặt anh lúc anh mở cửa. Và em biết rằng cái nhà hàng đã lừa được anh.

Nàng đập mạnh vào tay tôi:

- Thực sự anh không nên ra ngoài một mình. Anh ngốc nghếch lắm.

Tôi phải thừa nhận điều đó. Nhưng chẳng phải vì tôi đã thực sự tin nhiều lắm đâu. Điều làm tôi phiền là tôi đã muốn tin rằng có cái gì đó đàng sau những cánh cửa kia. Rằng tôi không thể chấp nhận sự kiện hiển nhiên là đàng sau những đồ lề sơn phết lòe loẹt kia chẳng có cái gì cả. Rằng tôi đã thực sự nghĩ rằng mình là một pháp sư. Khi tôi mở những cánh cửa đó, những căn phòng thực và những con người thực sẽ hiện ra. Kể cả nhà hàng ăn. Ngay trước khi mở cửa tôi đã hình dung trong đầu óc mình những tấm trải bàn màu đỏ, những chai rượu vang màu trắng hay màu Boóc đô và những người đứng yên lặng chờ ngồi vào bàn tiệc. Tôi thực sự ngạc nhiên khi chẳng có gì hiện ra.

Tôi nhận thấy rằng đã có một sự lầm lạc hay mê vọng nào đó thúc đẩy tôi mở những cánh cửa kia và tuy thế tôi vẫn vui vì đã làm như vậy. Tôi chẳng buồn phiền gì chuyện Janelle cười nhạo tôi và cũng chẳng hề phật ý khi trao đổi mấy lời với người diễn viên điên khùng kia. Lạy Chúa, tôi chỉ muốn chắc dạ, và nếu như tôi chưa lừng mở những cánh cửa kia, hẳn sẽ còn thắc mắc mãi.

Chú thích

(1) Minh tinh điện ảnh Mỹ gốc Đức với một nhập thể của ý niệm. Người đàn bà định mệnh, giấc mơ của bao thế hệ đcn ông vào nứa đầu thế kỷ 19
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 42


Osano đến Los Angeles vì một vụ thương lượng kịch bản điện ảnh và ông gọi tôi cùng đi ăn tối. Tôi mang Janelle theo bởi vì nàng rất khao khát muốn gặp ông. Khi xong bữa tối và chúng tôi đang dùng cà phê. Janelle cố lôi kéo tôi nói về vợ tôi. Tôi nhún vai gạt phắt chuyện đó đi.

- Anh không bao giờ nói về điều đó, phải không? - nàng nói vì rượu và hơi không được thoải mái vì tôi đi cùng với Osano. Anh không bao giờ nói về vợ anh bởi vì anh nghĩ làm vậy là xúc phạm.

Tôi vẫn ngậm hột thị.

- Anh vẫn nghĩ tốt về mình, đúng không?

Bây giờ Janelle chuyển sang giận lạnh, rất lạnh.

Osano tủm tỉm cười mỉm và để làm dịu đi tình huống căng thẳng chiến tranh lạnh, ông dàn xếp một cuộc hoà bình nóng bằng cách trình diễn cái vai trò vốn nổi tiếng của ông, vai trò nhà văn xuất sắc, biếm họa vai trò đó thật nhẹ nhàng. Ông mở lời:

- Anh ấy cũng chẳng bao giờ nói về chuyện mình là đứa bé mồ côi. Thực ra mọi người trưởng thành cũng đều là những kẻ mồ côi. Tất cả chúng ta đều mất bố mẹ khi đến tuổi trưởng thành.

Janelle lập tức bị cuốn hút. Nàng từng bảo tôi nàng rất hâm mộ trí tuệ và những tác phẩm của Osano.

- Em nghĩ chúng xuất sắc. Và đúng như thế?

- Toàn chuyện nhảm, - tôi nói. - Nếu cả hai người muốn sử dụng ngôn ngữ để truyền thông, hãy dùng từ theo đúng nghĩa của chúng. Một đứa bé mồ côi là một đứa bé lớn lên không có cha mẹ và nhiều khi không có bất kỳ quan hệ thân tộc máu mủ nào trong cuộc đời. Một người lớn không phải là kẻ mồ côi. Hắn ta không cần cha mẹ nữa bởi vì họ chỉ làm phiền rộn thôi chứ chẳng có ích gì

Một khoảng lặng đáng ngại và rồi Osano nói:

- Anh có lý, nhưng anh cũng không muốn chia sẻ tình trạng đặc biệt của anh với tất cả mọi người.

- Vâng, có lẽ thế. - tôi nói, rồi quay sang Janelle. - Em và các bạn gái gọi nhau là chị em. Nhưng chị em là những người cùng cha mẹ sinh ra kia. Chớ hai người bạn gái gọi nhau bằng chị em là nhảm.

Osano nói:

- Tôi lại đang ly dị nữa đây. Lại phải tốn thêm tiền cấp dưỡng. Tôi quyết chí sẽ không lấy vợ nữa. Hết tiền cấp dưỡng rồi.

Tôi cười với ông:

- Ấy đừng nói thế chứ? Ông là niềm hy vọng cuối cùng của định chế hôn nhân mà?

Janelle ngước đầu lên và nói:

- Không, Merlyn à. Chính anh mới là niềm hy vọng đó chứ.

Chúng tôi cung cười với câu đùa đó và rồi tôi nói tôi không muốn đi xem phim. Tôi đã quá mệt.

- Ô này, - Janelle nói. - Hãy đến Pips uống nước và chơi cờ thỏ cáo. Chúng ta có thể chỉ cho Osano cách chơi!

- Sao hai người không đi? - tôi nói giọng lạnh. - Tôi muốn về khách sạn đánh một giấc.

Osano nhìn tôi với một nụ cười buồn và không nói gì. Janelle trừng mắt nhìn như thể thách đố tôi dám nói lại điều đó hay không. Tôi vận toàn bộ " hàn băng công phu" vào giọng nói sao cho càng lạnh và càng kém dễ thương càng hay. Mà vẫn tỏ ra hiểu biết. Rất thung dung tôi nói:

- Xem nào, thực sự tôi chẳng phiền gì cả. Không đùa đâu. Hai người đều là bạn chí cốt mà, nhưng tôi thực sự buồn ngủ quá. Osano, xin hãy vì tôi mà làm một người phong nhã với nàng. - Tôi nói ra điều này mà mặt tỉnh queo.

Osano đoán ngay chóc là tôi ghen với lão ta.

- Bất cứ điều gì cậu yêu cầu, Merlyn à!

Lão nói và lão đếch cần biết tôi đang cảm nhận thế nào. Cho mày giận lẫy sẩy cùi con ả. Mày vất ra thì ta nhặt vào. Chứ ta đâu có xoáy hay có giật của mày. Ta đây là kẻ điệu đàng, biết chơi lắm chú mày à. Ra đường thấy cánh hoa rơi, Hai tay nâng tay cũ người mới ta. Ư à thơm lắm! Và còn đẹp chán? Ta đây vốn mê đồ cổ mà?

Tôi đọc ra ngay những ý nghĩ bất hảo đó trong đầu óc của lão. Khốn nạn! Như đọc một trang sách mở? Cái lão "mặt đúc xi-măng" này sẽ chẳng ngại ngùng chi mà không đưa Janelle đi chơi bất cứ nơi nào nàng thích, rồi sau đó đưa nàng về nhà, quất thẳng cánh, đếch cần áy náy có kẻ đau lòng cò con, là thằng đàn em khốn khổ của lão!

Nhưng Janelle đã ra tay tế độ, vớt người trầm luân. Nàng lắc đầu:

- Đừng ngốc thế. Em sẽ về trong xe của em, còn hai người muốn làm gì tuỳ ý!

Tôi thở phào.

Tôi có thể thấy nàng đang nghĩ gì. Hai tên khốn nạn sô-vanh giống đực đang tìm cách chia sẻ, phân phối nàng. Nhưng nàng cũng biết rằng nếu nàng đi với Osano, điều đó sẽ cho tôi lý do để không bao giờ nhìn mặt nàng nữa. Và tôi đoán tôi cũng biết mình đang làm gì. Tôi đang tìm một lý do chính đáng để ghét nàng; và nếu nàng đi với Osano tôi sẽ hiên ngang từ bỏ nàng, với đầy đủ chính nghĩa!

Cuối cùng Janelle quay về khách sạn với tôi. Nhưng tôi có thể cảm nhận vẻ lạnh như băng của nàng dù hai cơ thể chúng tôi vẫn ấm áp bên nhau.

Một lát sau, nàng dịch ra xa và trong khi tôi vào giấc ngủ, tôi có thể nghe tiếng bật nẩy của lò xo khi nàng rời khỏi giường.

"Janelle, Janelle", tôi thì thầm gọi tên nàng trong cơn ngái ngủ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 43


JANELLE

Tôi là một người tốt. Tôi không quan tâm chuyện người khác nghĩ gì. Tôi là một người tốt. Suốt cả đời những người tôi thật sự yêu vẫn luôn phụ rẫy tôi và họ phụ rẫy tôi vì điều họ nói họ yêu nơi tôi. Nhưng họ không bao giờ chấp nhận sự kiện là tôi có thể quan tâm đến những con người khác, chớ không phải chỉ họ mà thôi. Chính điều đó làm xáo tung mọi chuyện lên. Lúc đầu họ si mê tôi và rồi họ muốn tôi trở nên một cái gì khác. Ngay cả tình yêu lớn của đời tôi - Chàng Merlyn chó đẻ yêu dấu của tôi. Chàng còn tệ hơn bất kỳ tên nào khác. Nhưng chàng cũng tuyệt vời nhất. Chàng hiểu tôi. Chàng là người đàn ông tốt nhất tôi từng gặp và tôi thật sự yêu chàng và chàng thực sự yêu tôi Chàng đã cố gắng hết sức mình. Và tôi cũng đã cố gắng hết sức mình. Nhưng chúng tôi không bao giờ đánh đổ được cái tính ích kỷ đàn ông muốn độc quyền chiếm hữu đó nơi chàng. Nếu tôi thích một người đàn ông nào khác, chàng phát ốm. Tôi có thể thấy được cái tia nhìn buồn bã, đau bệnh đó trên khuôn mặt chàng. Tất nhiên là tôi không chịu được nếu thấy chàng sa đà vào một cuộc nói chuyện hào hứng với một thị hến nào khác. Rồi sao nào? Nhưng chàng khôn lỏi hơn tôi. Chàng biết giấu cái đuôi cáo của chàng. Khi có mặt tôi chàng không bao giờ biểu lộ sự quan tâm đến những người đàn bà khác ngay dù họ có quan tâm tới chàng. Tôi không làm được như thế hay là có lẽ tại tôi thấy chuyện đó quá rởm. Và điều chàng làm là rởm. Nhưng lại có tác dụng tốt. Làm tôi yêu chàng hơn. Còn chuyện tôi thành thật lại làm cho chàng yêu tôi kém đi.

Tôi yêu chàng vì chàng khôn khéo trong hầu hết mọi chuyện. Trừ chuyện đàn bà. Chàng thực sự ngốc nghếch về đàn bà. Và chàng ngây ngô về tôi.

Có lẽ nói ngây ngô thì hơi quá, nhưng chàng chỉ có thể sống với ảo tưởng. Có lần chàng nói điều ấy và chàng nói rằng lẽ ra tôi nên đóng kịch cho khéo hơn, lẽ ra tôi nên đem lại cho chàng cái ảo tưởng tốt hơn là tôi yêu chàng. Tôi thật sự yêu chàng nhưng chàng nói điều đó không quan trọng bằng cái ảo tưởng tôi yêu chàng. Tôi hiểu và tôi đã cố. Nhưng tôi càng yêu chàng, tôi càng không thể làm điều đó. Có lẽ không ai có thể yêu cái tôi thực hay cái anh thực hay cái đó thực. Đó là sự thật - không ai đủ sức yêu sự thật Tuy thế tôi không thể sống mà không cố thành thật với con người thực của mình, với cái gì mình thực sự là. Tất nhiên là đôi khi tôi cũng nói dối chút chút, nhưng chỉ khi nào quan trọng phải thế, và sau đó, khi tôi nghĩ thời điểm đã đến, tôi vẫn thừa nhận rằng tôi đã nói dối. Và điều đó làm rối tung mọi chuyện lên.

Tôi vẫn luôn nói với mọi người về chuyện bố tôi đã chạy trốn như thế nào khi tôi còn là một con bé gái. Và khi tôi say rượu, kể với những người lạ tôi đã tìm cách tự tử như thế nào khi mới bước vào tuổi mười lăm, nhưng tôi không bao giờ nói lý do tại sao. Lý do thực của hành động ấy. Tôi để họ nghĩ bởi vì bố tôi chạy trốn và có lẽ là thế. Tôi chấp nhận hàng lố chuyện về bản thân mình. Rằng nếu một người đàn ông nào đãi tôi một bữa ăn sang trọng và làm cho tôi có cảm tình, tôi sẽ lên giường với anh ta cho dù tôi đang yêu một người khác. Chuyện đó có gì đâu mà khủng khiếp? Đàn ông vẫn làm chuyện đó đều đều mà. Đối với đàn ông, chuyện đó OK. Nhưng người đàn ông tôi yêu nhất trên đời này lại nghĩ rằng tôi chỉ là một cái lỗ. Khi tôi kể chuyện đó với anh. Anh không thể hiểu rằng chuyện đó đâu có quan trọng. Rằng chỉ vì tôi muốn chơi qua đường vậy mà. Mọi người đàn ông đều làm chuyện đó. Mà có ai chê bai gì họ đâu? Vậy thì, hà cớ gì mà khi đàn bà làm chuyện đó thì bị chê bai dè bĩu vang trời đậy đất? Cứ như là bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki?

Tôi không bao giờ lừa dối người đàn ông nào về những chuyện quan trọng. Về chuyện tiền của vật chất có lẽ tôi muốn nói vậy. Chẳng bao giờ giựt dây những trò ma mãnh như vài người bạn tốt của tôi giựt dây tình nhân của họ. Chưa hề buộc một anh chàng nào phải chịu trách nhiệm khi tôi lỡ mang bầu để bắt anh ta phải lo cho tôi. Chưa hề lừa đàn ông theo kiểu đó. Không hề nói với một anh chàng nào rằng tôi yêu anh ta khi lòng tôi không yêu, dù sao là cũng lúc đầu.

Đôi khi sau đó, khi không còn yêu anh ta nữa mà anh ta vẫn còn yêu tôi mà tôi không nỡ làm anh ta đau khổ, thì tôi cũng nói vậy. Nhưng sau đó tôi không thể yêu thương nồng thắm nữa và chàng sẽ nắm bắt được ẩn ý nhiệt tình sẽ nguội dần, ái ân sẽ nhạt phai, và chúng tôi sẽ không còn thấy lại nhau nữa. Tôi không bao giờ thực sự ghét một người nào một khi tôi đã yêu chàng, bất kể sau đó chàng khả ố đến như thế nào đối với tôi. Đàn ông thường hằn học ác ý đối với những người đàn bà họ không còn yêu nữa, đó là phần lớn đàn ông, hay ít ra là đối với tôi. Có lẽ bởi vì họ vẫn còn yêu tôi và tôi không bao giờ còn yêu hoặc sau đó hoặc chỉ còn yêu chút chút - mà điều này thì chẳng có ý nghĩa gì? Có sự khác biệt rất lớn giữa "yêu người chút chút" và "yêu người vô cùng".

Tại sao đàn ông vẫn luôn nghi ngờ chuyện bạn yêu họ. Tại sao đàn ông luôn nghi ngờ bạn thiếu thành thật với họ? Tại sao đàn ông luôn phản bội ta? Chúa ơi sao phải đớn đau đến thế? Tôi không thể yêu họ nữa. Điều đó gây tổn thương cho tôi biết bao và chúng đúng là một lũ chẳng ra gì, một đám con hoang, một phường đểu cáng. Chúng vô tâm gây tổn thương cho bạn như bọn trẻ con, nhưng với trẻ con ta sẵn sàng tha thứ ta không thèm chấp. Tuy thế, cả hai đều làm cho bạn phải khóc. Nhưng chẳng còn như thế nữa đâu, đàn ông không, mà con trẻ cũng không.

Những người tình sao mà tàn nhẫn, càng yêu nhau lắm càng cắn nhau đau. Tôi không nói đến những phường sở khanh như Casanovas, như Don Juan. Không phải loại ma cô, đĩ đực đó. Tôi muốn nói những người đàn ông thực sự yêu bạn. Ô, ta thực sự yêu họ và họ nói thực sự yêu ta và ta biết điều đó là thật.

Biết chúng sẽ gây tổn thương cho ta còn tệ hại hơn là bất kỳ người đàn ông nào khác trên đời này. Tôi muốn nói "Đừng nói anh yêu em", tôi muốn nói "Em không yêu anh".

Một lần khi Merlyn nói yêu tôi, tôi muốn khóc vì thực lòng yêu anh và biết rằng anh sẽ rất tàn nhẫn sau đó, khi cả hai chúng tôi thực sự hiểu nhau, khi tất cả mọi ảo tưởng đều tan biến, và khi tôi yêu anh nhất, anh lại sẽ yêu tôi ít nhất.

Tôi muốn sống trong một thế giới nơi đàn ông sẽ không bao giờ yêu đàn bà như cách họ yêu bây giờ. Tôi muốn sống trong một thế giới nơi tôi sẽ không bao giờ yêu một người đàn ông theo cách tôi yêu hiện nay. Tôi muốn sống trong một thế giới nơi tình yêu chẳng bao giờ đổi thay, mà sẽ mãi là cơn mơ bất tuyệt.

Ôi, xin hãy để yên cho tôi ru giấc mộng dài, đừng lay tôi nhé cuộc dời chung quanh, cho tôi nhìn thấy màu xanh, ở trên cây cỏ rất lành rất thơm

Khi tôi xa chốn hồng trần, hãy đưa tôi về thiên đàng gian dối, không thể nào khám phá và tự tha thứ và một người tình sẽ yêu tôi mãi mãi hay chẳng yêu chút nào nhưng vẫn nói những lời yêu nồng nàn rất mực khiến tôi vẫn tin là thực. Hãy cho tôi những con người gian dối ngọt ngào đến độ họ sẽ không bao giờ gây đau khổ cho tôi với tình yêu chân thực và hãy để cho tôi lừa dối họ với tất cả tâm hồn. Hãy để cho chúng tôi thành những kẻ lừa dối mà chẳng bao giờ bị phát hiện, và luôn luôn được thứ tha. Để chúng tôi còn giữ được niềm tin cho nhau. Hãy để cho chúng tôi nếu phải chia lìa, thì cũng bởi chiến tranh hay dịch bệnh, cái chết hay sự cuồng điên, chứ không phải chỉ vì thời gian lặng lẽ trôi qua. Hãy giải thoát tôi khỏi lòng tự ái đừng cho tôi quay lại tình trạng vô nhiễm ban sơ. Hãy để tôi tự do.

Có lần tôi kể với chàng tôi đã ngủ với anh chàng làm tóc cho tôi và các bạn nên thấy được tia nhìn trên mặt chàng. Một biểu hiện trọn vẹn của lòng khinh miệt lạnh lùng. Đàn ông là thế. Chúng ngủ với những cô nữ thư ký, thậm chí cả những người tớ gái của chúng thì không sao cả, chúng còn coi đó là những thành tích để khoe khoang nữa. Những con chó đực gạ gẫm để được ngủ, xong rồi thì bỏ đi, vô trách nhiệm; bọn đàn ông cũng thế nhưng còn tệ hơn lũ chó đực ở chỗ lũ chó chơi xong thì lặng lẽ bỏ đi không nói gì, còn bọn đàn ông chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao. Cho nên tôi khẳng định đàn ông tồi hơn chó đực là vậy. Ai muốn cự cãi, tôi xin hầu tiếp tới cùng?

Thế nhưng khi nghe một người đàn bà ngủ với anh chàng làm tóc thì bọn họ liền dè bĩu, hạ thấp phẩm giá người ta ngay. Dù chuyện chúng tôi làm có thể được thông cảm hơn nhiều. Một anh chàng làm tóc thực hiện một công việc rất riêng tư. Anh ta dùng đôi tay để tiếp xúc với quý bà và vài người trong số họ có những bàn tay vàng. Họ lại sành tâm ly quý bà nữa. Anh chàng làm tóc cho tôi vẫn tỷ tê rằng anh ta điệu nghệ như thế nào trong chuyện nam nữ phòng trung bí thuật và một ngày nọ anh ta làm tôi nổi hứng bừng bừng và tôi nói OK. Thế là tối đó chàng ta đến và phết tôi, đúng một lần. Trong khi hành sự, tôi thấy chàng ta quan sát tôi, xem tôi sướng đến cỡ nào. Bởi chàng ta coi đó là thước đo quyền lực của chàng. Chàng ta trổ hết mọi ngón tài ba tiểu xảo qua đôi bàn tay và bộ liên hợp môi - răng – lưỡi của mình, triển khai tối đa mọi tuyệt chiêu bí quyết. Và tôi phải thừa nhận rằng đó là một cú rất tốt! Nhưng lại là một cú với đầu óc tính toán ti liện và trái tim lạnh lẽo như cà rem nằm đáy thùng!

Khi tôi đã tới chỉ và chàng ta hỏi tôi em có thích không tôi nói ừ, thích lắm. Chàng ta nói, vậy chúng mình nên thỉnh thoảng làm lại chuyện ấy, tôi đáp tất nhiên rồi. Nhưng sau đó chàng không yêu cầu tôi nữa và nếu thế có lẽ tôi cũng bảo thôi, đủ rồi.

Trong lĩnh vực này, kỹ thuật chưa phải là tất cả, và kẻ nào có tham vọng làm nhà kỹ trị, kẻ ấy đã lầm.

Nào, thử xem xét, có gì là sai trái, độc hại trong chuyện ấy? Tại sao bọn đàn ông khi nghe câu chuyện như vậy liền hạ thấp người đàn bà, giản quy họ thành cái lỗ…? Trong khi tất cả bọn họ, mặt nào cũng như mặt đó, đều hăm hở thử chơi một phát nếu có dịp?

Chuyện đó đâu có nghĩa gì. Chẳng hề làm tôi kém đi là con người, một li nào. Dầu tôi có một thằng đàn ông chẳng ra gì, cũng có sao đâu? Đâu phải vì thế mà tôi đánh mất đi giá trị tự thân con người của tôi? Vì giá trị con người tôi là ở chính tôi chứ kẻ giao hợp với tôi đâu thể thêm vào hoặc làm giảm đi một ly nào?

Tôi phải đấu tranh chống lại sự thoái hoá về tình trạng hồn nhiên ban đầu. Khi một người đàn ông yêu tôi, tôi muốn trung thực, thủy chung với chàng ta và không bao giờ ngủ với bất kỳ người nào khác trong suốt phần đời còn lại của mình. Tôi muốn làm mọi chuyện vì chàng, nhưng bây giờ tôi biết rằng chuyện đó chẳng bền lâu đâu, với chàng hay với tôi. Rồi cũng có lúc họ bắt đầu xem nhẹ bạn, bắt đầu làm cho bạn bớt yêu họ đi. Trong cả hàng triệu cách khác nhau.

Tình yêu lớn của đời tôi, chàng chó đẻ yêu dấu của tôi, tôi thật sự yêu chàng và chàng thật sự yêu tôi, tôi sẽ cho chàng điều đó. Nhưng tôi không chịu được cách chàng yêu tôi. Tôi là cung thánh cho chàng ẩn thân, là khu bảo tồn thiên nhiên cho cánh chim trời mỏi cánh khi bao ma chiết của cuộc đời đè quá nặng lên vai chàng. Chàng vẫn thường nói rằng chàng cảm thấy an toàn khi có chàng và tôi trong căn phòng khách sạn. Chàng thực sự yêu tôi và cuối cùng tôi tin rằng có lẽ chàng không thể làm tình với người nào khác ngoài tôi. Tôi quay về với sự ngây thơ khờ khạo ban đầu.

Nhưng xét cho cùng điều đó chẳng bao giờ đúng. Không có điều gì là thực. Ngay cả nhưng lý lẽ của tôi. Giống như những lý lẽ khác. Ai hay không có có không là gì. Thế nào là chân nguỵ, Thế nào là thị phi? Hư ảo của hư ảo và tất cả chỉ là hư ảo?

Tôi biết chàng muốn nói gì khi chàng bảo rằng chàng cảm thấy an toàn bên tôi. Khi chỉ có hai chúng tôi với nhau, tôi có thể thấy tính cách toát ra từ khuôn mặt chàng. Đôi mắt chàng dịu dàng hơn. Khi chúng tôi nằm xuống bên nhau, hai tấm thân ấm áp và trần truồng sát vào nhau hai làn da mềm mại chạm nhau và tôi vòng đôi canh tay ôm chàng và thực sự yêu chàng, tôi có thể nghe chàng thở ra khoan khoái để mê như con mèo rừ rừ. Tôi biết rằng ngay trong thời điểm ngắn ngủi đó chàng thực sự hạnh phúc. Rằng tôi có thể thực sự tạo được phép mầu. Và rằng tôi là chúng sinh duy nhất trên cõi đời có thể làm cho chàng cảm thấy như thế và làm tôi cảm thấy mình đáng giá. Rằng tôi thực sự có một ý nghĩa nào đó. Tôi đâu phải chỉ là một cái lỗ. Hay chỉ là một người để nghe chuyện, để kể chuyện và để đấu trí. Tôi thực sự là một nữ phù thủy một nữ phù thủy tình yêu, một nữ phù thủy lốt bụng và thế là quá tuyệt. Vào ngay lúc đó, cả hai chúng tôi có thể chết mà hạnh phúc, đúng thế, thực sự chết hạnh phúc. Chúng tôi có thể đối mặt cái chết mà không sợ hãi gì. Nhưng chỉ trong thời điểm ngắn ngủi đó thôi. Không có gì trường tồn miên viễn.

Và thế là chúng tôi tự ý thâu ngắn nó, làm cho kết cục đến nhanh hơn, tôi có thể thấy điều đó ngay từ bây giờ. Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương. Xin ngày vui hãy qua mau. Cho ta mãi tiếc nuối màu thanh xuân. Một ngày rồi sẽ đến và chàng sẽ nói "Bên em, anh cũng không còn thấy an toàn nữa" và tôi sẽ không bao giờ yêu lại chàng.

Tôi chẳng phải là nàng Molly đần độn của James Joyce. Trong khi nàng nói vâng, vâng, vâng thì chồng nàng nói không, không, không. Tôi sẽ không ngủ với một tên đàn ông nào nói không. Không bao giờ, không bao giờ nữa.

***

Merlyn đang ngủ. Janelle ra khỏi giường và kéo một chiếc ghế bành đến bên cửa sổ. Nàng đốt một điếu thuốc và nhìn mông lung ra biển đêm trước mặt.

Nàng nghe Merlyn trằn trọc trên giường trong một giấc ngủ chập chờn mộng mị. Chàng lẩm bẩm điều gì đó nhưng nàng bất cần. Mặc kệ chàng. Mặc kệ mọi kẻ đàn ông trên đời.

MERLYN

Janelle mang đôi găng tay đánh bốc màu đỏ bầm với các dây buộc màu trắng. Nàng đứng đối diện tôi, trong tư thế đấu quyền Anh cổ điển, tay trái vươn dài ra phía trước thủ thế, che chắn cho mặt và ngực, tay phải giương lên sẵn sàng phóng ra cú đấm nốc-ao.

Nàng mặc quần soóc bằng xa-tanh trắng, giày đế mềm màu đen. Khuôn mặt đẹp của nàng đầy vẻ nghiêm khắc, có phần khốc liệt. Cái miệng nhiều nhục tính, được khắc họa tinh tế của nàng mím chặt lại cằm nàng ép sát vào vai trái. Trông nàng rất đáng gờm. Nhưng tôi bị cuốn hút bởi bộ ngực trần của nàng, trắng như màu kem với đôi núm vú hồng thắm căng lên với chất adrenaline gây hưng phấn, nhưng không phải từ tình yêu mà từ ước muốn đánh đấm đấu đá!

Tôi mỉm cười với nàng. Nàng đếch thèm cười đáp lễ. Tay trái nàng bay vút ra đập vào miệng tôi và tôi la lên "Ô, Janelle". Nàng tống tiếp vào tôi hai cú tay trái khá nặng nữa làm tôi đau điếng người và tôi cảm thấy máu chảy đầy ra phía bên dưới lưỡi tôi. Nàng nhảy ra xa khỏi tôi. Tôi vung hai bàn lay ra và chúng cũng có đôi găng tay đỏ. Tôi lướt tới trước trên đôi chân mang giày vải và kéo quần soóc lên. Và lúc đó Janelle lao tới và đấm tôi một quả tay phải cực mạnh vào mặt. Tôi thực sự nổ đom đóm mắt, thấy hàng ngàn vì sao nhảy múa loạn xạ giống như trong một truyện tranh hài. Nàng lại nhảy ra xa, đôi vú rung rung, hai núm vú hồng thắm nhún nhảy, mê hoặc tia nhìn của tôi. Tôi tấn nàng vào một góc. Nàng ngồi xổm xuống hai bàn tay bé nhỏ bọc găng màu đỏ đưa lên che đầu.

Tôi vụt một quả móc tay trái vào cái bụng tròn trĩnh xinh xắn của nàng nhưng cái lỗ rốn mà tôi đã bao lần liếm mút đã đẩy tay tôi ra. Chúng tôi vào thế ôm chặt nhau và tôi nói: "Ô, Janelle, buông ra đi. Anh yêu em mà cưng". Nàng lại nhảy ra xa và lại đấm tôi. Giống như một con mèo dùng vuốt rứt lông nheo tôi ra và máu bắt đầu nhỏ giọt xuống làm nhoè đôi mắt khiến tôi nghe tiếng mình than "Ô, lạy Chúa".

Gạt máu ra khỏi mắt, tôi thấy nàng đứng giữa vòng đấu, chờ tôi. Mái tóc vàng của nàng được bó chặt thành một búi tó phía sau đầu và chiếc trâm cài bằng kim cương giả lấp lánh như một thứ bùa mê có sức thôi miên. Nàng tấn công tôi bằng hai cú thọc mạnh nhanh như chớp đôi găng tay màu đỏ nhỏ xíu vươn ra thụt vào giống như lưỡi rắn. Nhưng giờ đây nàng để hở và tôi có thể tống một quả vào khuôn mặt mảnh mai của nàng. Nhưng đôi tay tôi chùn lại. Tôi biết rằng điều duy nhất có thể cứu tôi là một cú ôm.

Nàng cố nhảy nhót quanh tôi. Tôi ôm vòng quanh ngực nàng trong lúc nàng muốn tuột ra nhưng tôi vẫn tóm được và quay nàng vòng vòng. Bây giờ nàng không còn phòng vệ được nữa nhưng chiếc quần soóc không còn bám vào thân nàng và tôi có thể thấy lưng nàng và cặp mông tròn trĩnh đầy đặn vô cùng hấp dẫn mà tôi vẫn thường vuốt ve hay áp sát vào mỗi lần nằm chung giường. Tôi cảm thấy một cơn đau nhọn sắc nhói trong tim mình và thắc mắc không biết tại sao nàng lại đấu võ với tôi. Tôi ôm nàng vòng quanh ngực và thì thầm vào tai nàng, những sợi tóc vàng của nàng loà xoà quét trên lưỡi tôi. "Nằm sấp xuống" tôi bảo.

Nàng vụt thoát ra. Nàng đấm tôi với một cú đia-rếch tay phải nhanh đến độ tôi không kịp thấy và mạnh đến độ khiến tôi lảo đảo quay vòng như trong cảnh phim chiếu chậm, lộn ngược người trong không khí, rồi ngã sấp xuống. Sửng sốt, tôi cố gắng quỳ một gối để đứng lên và tôi có thể nghe nàng đếm đến mười bằng cái giọng ấm áp dễ thương mà nàng vẫn thường nói ra để kêu tôi đến với nàng. Tôi quỳ một gối và ngước mặt lên nhìn nàng.

Nàng mỉm cười và rồi tôi có thể nghe nàng đếm "Mười, mười, mười, mười", cuống quýt, khẩn cấp và rồi một nụ cười rạng ro nở ra trên khuôn mặt nàng và nàng đưa cả hai tay lên trời, nhảy tưng tưng lên để mừng chiến thắng. Tôi nghe tiếng reo hò ma quái của hàng triệu giọng đàn bà, gào thét trong cơn vui sướng mê cuồng; một phụ nữ khác, hạng nặng cân, ôm hôn Janelle. Người đàn bà này mặc một cái áo thun cổ tròn với chữ VÔ ĐỊCH in đậm nổi lên trên hai cái vú khổng lồ như hai quả bí ngô to tướng. Tôi bắt đầu khóc!

Rồi Janelle đến bên tôi và an ủi tôi. "Đó là một cuộc đấu sòng phẳng, - nàng nói - Em đã hạ anh một cách sòng phẳng và đúng luật lệ" và qua màn nước mắt tôi nói: "Không, không, em không theo đúng luật lệ cuộc đấu!".

Nói xong tôi khóc và và tỉnh giấc. Tôi vươn tay ra để tìm nàng. Nhưng nàng không ở trong giường, bên cạnh tôi nữa. Tôi đứng dậy đi vào phòng khách. Trong bóng tối tôi có thể thấy điếu thuốc nơi môi nàng cháy đỏ lên. Nàng đang ngồi trong chiếc ghế, nhìn ngắm buổi rạng đông phủ đầy sương mù tiến đến trên thành phó.

Tôi đến bên nàng và dùng cả đôi bàn tay vuốt ve khuôn mặt nàng. Nàng đưa một bàn tay mượt như nhung lên chạm vào tay tôi.

- Anh không quan tâm chuyện em nói gì, - tôi bảo nàng - Anh yêu em, bất kể điều ấy có ý nghĩa gì.

Nàng lặng thinh không trả lời.

Sau vài phút nàng đứng lên và dẫn tôi trở vô giường. Chúng tôi làm tình với nhau và rơi vào giấc ngủ trở lại trong vòng tay nhau. Lơ mơ trong cơn nửa ngủ nửa thức, tôi thì thầm:

- Ôi trời, em suýt giết anh rồi đấy.

Nàng phá ra cười.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 44


Có điều gì đó đánh thức tôi dậy từ giấc ngủ sâu. Qua các kẽ hở của những bức màn che nơi phòng khách sạn, tôi có thể thấy ánh hồng của buổi rạng đông vùng trời California và rồi tôi nghe điện thoại reo lên. Tôi vẫn cố nằm nướng thêm mấy giây. Tôi thấy đầu tóc vàng của Janelle hầu như vùi dưới chăn. Nàng nằm ngủ cách xa tôi. Vì điện thoại tiếp tục reo, tôi bỗng thấy thắc thỏm, kinh hoảng. Giờ này ở Los Angeles còn rất sớm; hẳn là cuộc gọi đến từ New York và phải là từ vợ tôi. Vallie không bao giờ gọi tôi trừ trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn có chuyện gì đó xảy ra với một trong những đứa con của tôi. Còn thêm mặc cám tội lỗi là tôi nhận cuộc gọi này với Janelle trong giường bên cạnh tôi. Tôi hy vọng nàng sẽ không thức giấc khi tôi nhấc điện thoại lên.

Giọng nói ở đầu kia vang lên:

- Phải Merlyn đó không?

Một giọng đàn bà. Nhưng tôi không nhận ra là của ai. Không phải Vallie.

Tôi đáp:

- Phải rồi, ai vậy?

Đó là Pam, vợ anh Artie. Giọng chị run run.

- Sáng nay, Artie bị đột quỵ tim.

Khi chị nói ra điều ấy, tôi cảm thấy bớt lo âu.

Không phải đám con tôi. Trước đây Artie đã từng bị đột quỵ tim và vì lý do nào đó mà trong đầu óc tôi vẫn nghĩ về điều đó như là một cái gì không thực sự nghiêm trọng cho lắm.

Tôi nói:

- Thế à. Tôi sẽ lên máy bay và quay về ngay trong ngày hôm nay. Anh ấy đang nằm ở viện phải không?

Có một khoảng lặng ở đầu kia của đường dây, và rồi cuối cùng tôi nghe giọng chị vỡ oà ra.

Chị nói:

- Chú Merlyn à, ảnh không còn nằm việc nữa.

Tôi thực sự không hiểu chị đang nói gì. Thực sự không hiểu. Tôi vẫn còn chưa thấy ngạc nhiên hay bị sốc Và rồi tôi hỏi:

- Chị muốn nói, anh ấy đã…

Và chị đáp:

- Vâng.

Tôi cố kềm chế giọng mình và nói:

- Có chuyến bay vào lúc chín giờ. Tôi sẽ lên chuyến bay đó và sẽ về đến New York khoảng năm giờ chiều và đến nhà chị ngay. Chị muốn tôi gọi cho Vallie không?

Chị đáp:

- Vâng, nhờ chú.

- Được rồi, tối nay tôi sẽ về đến nơi, - tôi nói: - Chị muốn tôi gọi báo tin cho hai bác không?

Chị đáp:

- Vâng, nhờ chứ.

Tôi hỏi:

- Chị ổn chứ?

Chị đáp:

- Vâng, tôi không sao. Chú về ngay nhé.

Và chị gác máy.

Janelle ngồi trên giường và nhìn tôi. Tôi nhấc máy gọi đường dài và gặp Vallie. Tôi kể cho nàng chuyện vừa xảy ra và bảo nàng đón tôi ở sân bay New York lúc năm giờ chiều. Rồi tôi gọi người trực tổng đài để nối đường dây với bố mẹ Pam và báo tin buồn. Ông nói hai vợ chồng ông sẽ lên ngay chuyến bay tới đi New York.

Tôi gác điện thoại và Janelle nhìn tôi chăm chăm quan sát nét mặt tôi với vẻ hiếu kỳ. Từ các cuộc điện đàm, nàng đã biết mọi chuyện, nhưng nàng không nói gì. Tôi bắt đầu đấm tay xuống giường và nói "Không, không, không, không". Tôi không còn biết là tôi đang hét lên những tiếng ấy. Và rồi tôi bắt đầu khóc, toàn thân tôi chìm ngập trong một cơn đau không chịu nổi. Tôi cảm thấy mình sắp ngất đi. Tôi với lấy một chai Whisky rồi nốc ừng ực. Tôi không nhớ mình uống hết bao nhiêu và sau đó tôi chỉ còn nhớ là Janelle mặc quần áo cho tôi, đưa tôi xuống đại sảnh của khách sạn rồi đưa tôi lên máy bay. Tôi như một xác chết được phép phù thủy làm sống lại dật dờ.

Janelle làm mọi chuyện cho tôi và dặn cô tiếp viên trên chuyến bay trông chừng hộ tôi. Khi máy bay đáp xuống ở New York, Vallie đang chờ đón tôi và lúc đó tôi mới tỉnh táo lại.

Chúng tôi lái xe thẳng đến nhà Artie. Tôi lo liệu, thu xếp mọi chuyện tang lễ. Artie và vợ anh đã nhất trí rằng anh sẽ được chôn cất như một người Công giáo theo đúng mọi nghi thức lễ tang Công giáo. Tôi đến nhà thờ giáo phận và thưa với cha xứ cho thu xếp việc phục vụ. Tôi làm mọi chuyện với hết khả năng của mình và tôi đã đủ sức cáng đáng. Tôi không muốn anh nằm trên đất một mình trong nhà xác lâu, vì thế tôi lo cho mọi thủ tục được hoàn tất ngày hôm sau và anh sẽ được đem an táng ngay sau đó. Tối nay là đêm canh thức. Và khi tôi đi qua mọi lễ nghi tống táng, tôi biết mình sẽ không bao giờ như trước nữa. Rằng đời tôi sẽ thay đổi, cũng như thế giới quanh tôi. Ma thuật của tôi đã tan biến mất rồi.

Tại sao cái chết của anh tôi lại tác động vào tâm hồn tôi sâu xa đến thế? Anh thật giản dị thật bình thường, tôi nghĩ vậy. Nhưng anh thực sự là người đức hạnh. Và tôi không thể nghĩ ra người nào khác tôi từng gặp trong đời mà tôi có thể gọi bằng từ đó.

Anh thực sự đức hạnh vì anh dứt khoát từ chối mọi cám dỗ do vị thế của mình có làm hại cho người khác. Dầu rất mực đẹp trai và quyến rũ một cách tự nhiên, nhưng anh không bao giờ lợi dụng tình cảm hay tình dục một cô gái nào, ngay cả với những cô gái vui vẻ tự nguyện dâng hiến. Anh không hề để bị mua chuộc trong chuyên môn nghề nghiệp của mình để xác nhận những dược phẩm mà anh biết có hại, dù rằng chỉ cần một lần xác nhận anh có thể được những khoản tiền bằng mấy năm lương, mà vẫn không hề có tội gì trước pháp luật. Và anh không hề có ảo tưởng vĩ đại về mình. Anh biết rằng thế giới này rất dễ hư hỏng. Và đức hạnh của riêng anh cũng chẳng thay đổi được gì. Anh không đánh giá đức hạnh mình quá cao mà chỉ đơn giản làm theo thiên hướng tự nhiên của mình.

Đơn giản anh không từ bỏ cái "thiên mệnh chi vị tính", cũng giống như không có ai lại chịu đi từ bỏ đôi mắt mình. Và anh là thế trong tất cả mọi ứng xử của anh. Tôi biết rằng anh chưa bao giỡ phản bội vợ, chưa bao giờ nhận tiền bạc hay ân huệ của ai, cũng không hề kêu gọi lòng thương cho số phận của mình.

Tuy thế anh vẫn không bao giờ phê phán người khác. Ít ra là về mặt công khai. Anh ít khi nói, mà luôn thích lắng nghe, vì đó là niềm vui của anh. Anh chỉ đòi hỏi một cuộc sống đạm bạc nhất.

Và lạy Chúa, giờ đây điều làm tôi đau lòng nhất đó là tôi nhớ lại anh rất đức hạnh ngay cả khi còn bé. Anh không bao giờ lừa dối trong một cuộc chơi bóng, chưa bao giờ ăn cắp của ai cái gì, chưa bao giờ lường gạt cô gái nào. Anh không nói dối mà cũng không bao giờ khoe khoang khoác lác. Tôi thèm muốn và không khỏi ganh tị sự thuần khiết trong tâm hồn anh lúc đó và cả bây giờ.

Vậy mà anh đã ra đi mới vào độ tuổi trung niên, cái tuổi mà người đàn ông đang hăng hái tạo dựng sự nghiệp. Một cuộc đời vắn số bi thảm và thất bại có vẻ như thế. Vậy mà tôi vẫn thèm muốn cuộc đời anh.

Lần đầu tiên tôi hiểu niềm an ủi mà người ta có được từ tôn giáo, những con người đặt niềm tin vào một Thượng Đế công minh. Điều đó an ủi tôi khi tin rằng anh tôi không thể bị từ chối phần thưởng chính đáng dành cho anh. Nhưng tôi biết rằng tất cả chỉ là chuyện nhảm. Tôi vẫn sống. Ô, tôi vẫn sống và sẽ giàu có, danh vọng, sẽ hưởng mọi thú vui xác thịt trên đời này. Tôi sẽ hưởng vinh quang, còn anh thì bị đưa vào cái chết một cách tức tưởi.

Tro tàn, tro tàn, tro tàn, tôi khóc như chưa bao giờ khóc cho ông bố hay bà mẹ đã mất, cho những cuộc tình tan vỡ và tất cả mọi thất bại khác trong đời. Và như thế ít nhất tôi cũng đã một lần biết khóc, khóc thật lòng vì cái chết của một người thân.

Bất cứ người nào, xin hãy nói cho tôi biết, tại sao tất cả chnyện này phải thế? Tôi không thể chịu nổi khi nhìn khuôn mặt xác chết của anh tôi. Tại sao tôi không nằm vào trong cái hộp đó cho lũ quỷ kéo tôi xuống địa ngục? Khuôn mặt của anh tôi trông chưa bao giờ mạnh mẽ đến thế. Rồi năm đứa con anh đến mặc tang phục và quỳ trước quan tài, đọc những bài kinh cầu cho linh hồn người quá cố được về nước Thiên đàng. Tôi thấy tim mình thắt lại đau đớn, nước mắt cứ trào ra dầu cố kềm. Tôi rời nhà nguyện.

Nhưng nỗi xao xuyến không đủ tầm quan trọng để kéo dài. Trong làn không khí mát dịu, tôi biết rằng mình còn sống. Biết rằng đến ngày hôm sau mình lại ăn ngon miệng, rằng tôi lại sẽ có người đàn bà yêu dấu, rằng tôi sẽ viết một cuốn truyện và sẽ tản bộ dọc theo bờ biển. Tôi biết rằng trong cốt lõi đức hạnh của anh tôi là anh không sợ những kẻ thù của anh và cả những người thân của anh. Thì thôi cứ mặc anh.

Đức hạnh là sự tưởng thưởng cho chính nó và ai chết kẻ ấy thiệt thôi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 45


Một tuần sau tôi gọi Janelle để cám ơn nàng đã lo liệu mọi việc để đưa tôi lên máy bay về lo đám tang cho anh. Tôi chỉ gặp giọng nói mang âm sắc Pháp của nàng trên máy trả lời, yêu cầu để lại lời nhắn.

Khi tôi đang nói lời nhắn, bỗng nghe giọng thực của nàng xen vào.

- Em đang tránh né ai vậy? - tôi hỏi.

Janelle cười lớn:

- Phải chi anh biết được giọng của anh nghe thế nào? Sao mà chua như dấm?

Tôi cũng phá ra cười.

- Em đang tránh né ông bạn quý Osano của anh đấy ông ta cứ gọi em hoài à.

Tôi cảm thấy hơi buồn trong "cái" bụng. Tôi không ngạc nhiên mấy. Nhưng tôi mến Osano nhiều và ông cũng biết tôi cảm nhận như thế nào về Janelle.

Tôi không mấy thích cái ý nghĩ là ông lại làm điều đó đối với tôi. Và rồi tôi cũng đếch coi là quan trọng. Chẳng còn quan trọng như trước đây nữa.

- Có thể ông chỉ đang cố khám phá xem anh đang ở đâu đấy thôi, - tôi nói.

- Không phải, - Janelle nói. - Sau khi em đưa anh lên máy bay, em gọi cho ông ấy và cho ông biết chuyện đã xảy ra. Ông ấy lo lắng về anh, nhưng em đã bảo anh không sao. Phải không?

- Ừ, - tôi đáp.

Nàng không hỏi tôi câu nào về chuyện gì xảy ra. Khi tôi về đến nhà. Tôi thích cách xử sự đó của nàng, chứng tỏ nàng biết rằng tôi không muốn nói về chuyện đó. Và tôi biết nàng sẽ không bao giờ nói với Osano về chuyện gì xảy ra trong buổi sáng hôm ấy khi tôi được tin về Artie và những cảm xúc của tôi.

Tôi cố gắng diễn vai lạnh lùng:

- Tại sao em tránh né ông ấy? Em tỏ ra thích được bầu bạn với ông ấy trong bữa ăn tối có mặt anh mà. Anh cứ nghĩ em sẽ chộp ngay cơ hội được gặp lại ông ấy chứ.

Có một khoảnh lặng ở đầu dây bên kia, và rồi tôi nghe một âm sắc trong giọng nói của nàng chứng tỏ nàng giận dữ. Giọng nàng rất bình thản. Từng lời được buông ra rất chính xác, rất rõ ràng. Như thể nàng đang kéo căng dây cung để phóng ra mỗi lời như từng mỗi mũi tên.

- Đúng thế đấy, - nàng nói - Và lần đầu tiên ông ấy gọi đến em rất thích thú và hai đứa đi ăn tối chung với nhau. Ông ấy làm em vui lắm.

Không tin rằng mình sẽ nhận được câu trả lời như thế, tôi hỏi tiếp, từ một chút lòng ghen tuông còn sót lại:

- Thế em có lên giường với ông ta không?

Lại một khoảnh lặng. Hầu như tôi có thể nghe được tiếng bật "păng" của dây cung khi nàng bắn mũi tên ra.

- Có đấy!

Hai tiếng sắc gọn vút ra cắm phập vào màng nhĩ của tôi. Tôi lặng người, tê tái.

Không phải riêng tôi mà cả hai đều lặng như tờ một hồi lâu. Tôi thấy oải quá và đắng như vừa phải nuốt vào cả chục viên kí-ninh. Ai bảo chơi dại. Chúng tôi đã thoả thuận luật chơi với nhau rồi. Không ai được quyền trách móc ai về chuyện quan hệ tình dục với người khác. Mà chỉ âm thầm tìm cách trả thù? (Một thoả thuận ngầm không nói ra. Một đạo luật bất thành văn nhưng cả hai đều nắm vững)

Một cách rất nhảm nhưng gần như tự động tôi nói:

- Rồi em thấy sao?

Giọng nàng thật trong trẻo, reo vui, như thể nàng đang nói về một cuốn phim.

- Tếu lắm. Ông ta làm như được em là cả một vinh dự kếch sù. Khiến cái tự ngã của em sướng phồng lỗ mũi, nở ra to tướng như quả cà chua!

- Gớm nhỉ! - tôi nói cố lấy giọng bình thường, - Anh hy vọng ông ta hay hơn anh về cái khoản ấy.

Lại một khoảng lặng dài. Và rồi cánh cung lại bật lên và giọng nói tỏ ra bị chạm nọc và mang chất phải loạn, vô chính phủ:

- Anh đếch có quyền gì mà giận dữ cả. Anh chẳng có quyền gì để mà nổi giận về những gì tôi hành xử với người khác. Chúng ta đã có minh ước về điều đó từ trước rồi mà.

- Vâng vâng, thưa em, em dạy chí phải? Anh có dám giận tí nào đâu.

Và quả thực là tôi không giận. Hơn thế nữa. Vào lúc đó tôi đầu hàng nàng như người mình yêu. Đã bao nhiêu lần tôi từng nói với Osano tôi yêu Janelle đến thế nào? Và Janelle biết tôi dè chừng Osano như thế nào. Cả hai người đã phản bội tôi. Không có từ nào khác hơn. Điều buồn cười là tôi không giận Osano mà lại giận nàng.

- Anh vẫn tức giận đấy, - nàng nói, như thể tôi đang xử sự rất vô lý vậy.

- Không, thực sự là không, - tôi nói.

Nàng đang trả miếng chuyện tôi vẫn còn sống với vợ. Nàng đang trang trải hàng vạn chuyện với tôi, nhưng nếu tôi không hỏi nàng cái câu hỏi cắc cớ kia, chắc là nàng sẽ không tự động khai với tôi đâu, dù là với ý định nào. Nàng không nỡ nhẫn tâm đến thế đâu.

Ai biểu tôi chơi dại thì phải lãnh đủ thôi. Đúng là thần khẩu hại xác phàm, ngứa cổ hót bậy bạ, đâm ra phải chịu bẽ mặt, ê chề. Bắt đầu từ giờ phút này trở đi, tôi phải luôn đối mặt với sự thật, sự thật tàn nhẫn như những nhát roi quất vào chỗ dễ tổn thương nhất nơi lòng tự ái rởm của thằng đàn ông. Nàng đã bảo tôi điều đó một lần rồi và giờ đây đang hành động để hậu thuẫn cho lời nói. Tri hành hợp nhất đấy thấy chưa? Ta đâu có nói một đằng làm một nẻo. Chuyện ta làm là chuyện của ta, chẳng mắc mớ gì tới nhà anh cả. Tuyệt đối cấm chỉ nhà anh lộn xộn xen vào chuyện nội bộ của ta. Rõ chưa, anh kia? Vâng vâng, thưa em, rõ lắm ạ. Rõ đến không thể nào rõ hơn được nữa.

- Em vui vì anh đã gọi cho em, - nàng nói - Em vẫn nhớ anh nhiều. Đừng buồn chuyện Osano nữa. Em sẽ không gặp ông ta nữa đâu.

- Tại sao không? - tôi hỏi. - Sao em phải không?

- Ái dà. Tại vì cái… năng cử khí quan của ông ta lại không cử lên nổi mà cứ xìu xìu hoài à. Ái dà, bậy bạ quá, em đã hứa với lòng là không nói với anh chuyện ấy mà. - Nàng cười rộ lên.

Bây giờ, trở lại là một kẻ tình nhân ghen tuông bình thường, tôi thấy khoái chí khi nghe rằng ông bạn quý của tôi lại bị bất lực một nửa. Nhưng tôi lại buột miệng nói ra một cách bất cẩn:

- Có lẽ tại em đấy. Chứ ông ta từng có hàng lố các cô nhân tình mê ông ta ở New York kia mà.

Giọng nàng reo lên vui vẻ:

- Ôi dào, em đã cố hết sức, vận dụng mọi tuyệt kỹ công phu, có khả năng hồi sinh một xác chết nữa cơ đấy ấy thế mà vẫn không ăn thua. Nó cứ sượng sượng lên được một tí rồi lại xìu xìu, làm toi công phí sức chỉ tổ thêm bực mình. - Và nàng cười rất vô tư.

Như thế là, theo hướng nàng ám chỉ cho tôi, tôi lại hình dung ra cảnh tượng nàng chăm sóc chu đáo anh chàng Osano "bán liệt dương", hôn hít và liếm mút vuốt ve toàn thân ông ta, mái tóc vàng của nàng loà xoà quét khắp người ông ta. Trời đất bỗng lối sầm lại. Ôi đau! Ta đã đau! Và còn đau dài dài.

Tôi thở dài, hơi có chiều áo não:

- Em ra đòn độc quá. Anh hết nợ em nhé. Nghe này, anh muốn cám ơn em lần nữa về việc đã chăm sóc cho anh hôm đó: Anh không tin nổi là em lại bồng được anh để vào bồn tắm cơ đấy.

- Nhờ em tập thể dục đều đặn đó, - Janelle nói. Em khoẻ lắm, anh biết mà. - Rồi nàng đổi tông: - Em thật lòng buồn về chuyện anh Artie. Em ước phải chi hôm đó em đã có thể đi cùng anh và lo cho anh.

- Anh cũng thế, - tôi nói.

Nhưng sự thật là tôi hài lòng vì nàng đã không đi theo. Tôi xấu hổ vì nàng đã thấy tôi sụp đổ tinh thần như vậy tôi cảm nhận một cách hơi kỳ khôi là nàng sẽ không bao giờ nghĩ về tôi giống như trước nữa.

Giọng nàng rất điềm tĩnh, qua điện thoại, vẫn ngọt ngào tự nhiên:

- Em yêu anh.

Tôi tịnh khẩu.

- Anh còn yêu em không? - nàng hỏi.

Bây giờ đến lượt tôi:

- Em biết là anh không được phép nói những điều như thế?

Và nàng tịnh khẩu.

- Chính em đã nói với anh rằng một người đàn ông có vợ đừng bao giờ nói với một cô gái là anh la yêu nàng trừ phi anh ta sẵn sàng bỏ vợ. Thực tế là anh ta không được phép nói với nàng điều ấy trừ phi anh ta đã bỏ vợ.

Cuối cùng, giọng nói của Janelle đến qua điện thoại đầy ứ những luồng nộ khí phụt trào ra.

- Đồ chó má! - nàng khạc ra, và tôi có thể nghe tiếng ống nghe dằn mạnh.

Tôi có thể gọi lại nàng, nhưng rồi có thể nàng để cái câu trả lời tự động kia. "Cô Lambert không có ở nhà. Xin làm ơn để lại tên và lời nhắn". Vì thế tôi nghĩ, Mẹ, chán em quá Và tôi thấy phây phả sau khi xả ra được những lời thô bạo. Nhưng tôi biết rằng chúng tôi còn chưa dứt duyên nợ "tình hận" này với nhau đâu.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 46


Khi Janelle kể tôi nghe chuyện nàng bắt ốc vít với Osano, nàng không thể hiểu tôi cảm nhận như thế nào. Rằng tôi đã từng thấy Osano gạ gẫm mọi phụ nữ ông ta gặp, trừ khi đụng phải nàng nào ma chê quỷ hờn mới khiến ông ta cụt hứng. Rằng chuyện nàng rơi vào cái lưới cào của lão ta, cái lưới vơ vét hết cả tôm lẫn tép, đến cá lòng tong cũng chẳng chừa, rằng chuyện nàng đã quá dễ dàng xiêu lòng trước lối tán tỉnh có phần xoàng xỉnh của lão, khiến nàng tự nhiên giảm giá đi nhiều rong đôi mắt xanh của "kẻ sành đời này". Nàng đã từng là một món ngon xơi một nai tơ dễ dụ dỗ như đa số phụ nữ ấy mà! Và tôi cảm thấy chắc là Osano có ý coi thường tôi tại sao lại mê như điên một em mà lão chỉ mới tán lếu láo trong buổi chiều thì ngay tối đó em đã cho lão xơi bằng thích.

Càng treo giá ngọc càng cao phẩm người chứ cái hạng đàn bà nhử ra là đớp thì quý hoá gì đâu. Vậy mà vẫn có thằng chịu mê, kể cũng lạ thật. Hẳn là lão đã nghĩ về nàng như thế, rồi lại nghĩ về tôi như thế

Vì thế, tôi chẳng có vỡ tim, mà chỉ hơi xuống tinh thần. Tội gì mà buồn chuyện không đáng buồn. Chỉ là tự ái vặt, tôi đoán thế. Tôi nghĩ sẽ kể lại tất cả những suy tư về "siêu hình" tình yêu này cho Janelle nghe, nhưng rồi tôi chợt thấy rằng có lẽ sẽ là một trò rẻ tiền, nên thôi. Bởi, để làm gì? Cho nàng cảm thấy nàng là người đàn bà đĩ thoã, dâm ô à? Tất nhiên nàng sẽ phải đòn. Lý do gì buộc nàng phải không nên là một món ngon xơi? Thế đàn ông chẳng phải là những món ngon xơi cho các cô gái, mọi người đấy à? Tại sao nàng phải ghi nhận rằng những động cơ của Osano là không thuần khiết? Chuyện đó đâu cần thiết. Nàng chỉ biết là ông ta duyên dáng, thông minh, tài năng, hấp dẫn và ông ta thèm muốn nàng. Còn nàng thì phục tài ông ta và cũng thích ông ta? Bệnh gì cữ? Họ có nhau hay không nhau, đó đâu phải là chuyện của tôi? Ai khiến tôi ăn cơm nhà đi vác tù và hàng tổng? Chẳng qua là cái căn bệnh trầm kha "tự ái của con đực" nơi tôi đã khiến nên thế thôi. Tất nhiên là tôi có thể kể cho nàng nghe bí mật của Osano nhưng như thế sẽ là một cuộc báo thù rẻ tiền và không quân tử.

Tuy thế, tôi vẫn xuống tinh thần. Công bằng hay không, tôi vẫn bớt thích nàng.

Trong cuộc hành trình tây tiến sau đó, tôi không gọi điện cho Janelle. Chúng tôi ở giai đoạn cuối của sự ghẻ lạnh hoàn toàn, vốn có tính kinh điển đối với những chuyện tình thuộc loại này. Lại một lần nữa, như tôi vẫn thường làm trong bất kỳ việc gì có dính líu, tôi thường đọc những tác phẩm văn học liên quan đến vấn đề và tôi là một chuyên gia hàng đầu về hiện tượng dao động trong tình cảm con người.

Chúng tôi bước vào giai đoạn sắp nói lời từ biệt với nhau nhưng thỉnh thoảng còn quay lại nhau để đỡ gạt cú đánh của cuộc chia lìa sau cùng. Và vì thế tôi đã không gọi nàng bởi vì thực sự mọi chuyện đã thôi hết rồi còn chi em ơi chỉ còn lại dư âm thôi? Hay chính tôi muốn đi đến kết cục như thế?

***

Trong khi đó, Eddie Lancer và Doran Rudd đã thuyết phục tôi quay lại với bộ phim. Đó là một kinh nghiệm đau đớn. Simon Bellfort chỉ là một người làm thuê đã mỏi mệt đang cố gắng hết sức mình và sợ Jeff Wagon một phép. Phụ tá của anh ta, Richetti, thực sự chỉ là một kẽ đầu sai nhưng vẫn cố nêu ra những ý kiến riêng của anh ta cho chúng tôi về những gì nên làm trong kịch bản. Cuối cùng, một ngày kia, sau khi nghe một ý tưởng đặc biệt ngớ ngẩn của anh ta, tôi đã quay qua Simon và Wagon và nói:

- Hãy bảo tên bắng nhắng ấy bước ra khỏi đây ngay.

Một sự im lặng nặng nề. Tôi đã quyết định. Tôi sắp đi ra ngoài và hẳn là họ đã cảm nhận được điều đó bởi vì cuối cùng Jeff Wagon lạnh lùng nói:

- Này Frank, sao cậu không đợi Simon nơi văn phòng của tôi?

Richetti nhẫn nhục ra khỏi phòng.

Tôi lên tiếng để làm dịu bớt bầu không khí căng thẳng nặng nề:

- Xin lỗi, tôi không muốn cố tình thô lỗ đâu. Nhưng xin hỏi quí vị, chúng ta có muốn bàn một cách nghiêm chỉnh về kịch bản này hay không đây?

- Tất nhiên rồi, - Wagon nói. - Chúng ta vào đề.

Đến ngày thứ 12, sau khi làm việc ở studio, tôi quyết định xem một cuốn phim. Tôi kêu taxi chở tôi đến Westwood. Như thường lệ, có một hàng dài người chờ mua vé và tôi cũng sắp hàng vào đó. Tôi đã mua quyển sách bìa mềm đem theo để đọc trong khi chờ đợi. Tôi dự định sau khi xem phim sẽ đến một nhà hàng ăn gần đó rồi gọi taxi về lại khách sạn.

Hàng người phải đứng yên rất lâu, mọi cô cậu thiếu niên nói chuyện điện ảnh có vẻ thành thạo lắm. Các cô gái trông cũng xinh xắn còn các cậu trai râu ria lún phún lóc dài trông dễ thương giống hình tượng chúa Kitô.

Tôi ngồi chỗ vòng cong của bậc thềm đọc sách và không có ai thèm để ý đến tôi. Ở thành phố Hollywood này, động thái đó không hề mang tính lập dị. Tôi đang mải mê vào quyển sách thì chợt ý thức rằng có tiếng còi xe hơi nhấn liên tục và tôi nhìn lên.

Một chiếc Phantom Rolls-Royce thật đẹp dừng lại trước mặt tôi và tôi thấy khuôn mặt hồng hào sáng láng của Janelle nơi ghế ngồi của tài xế.

- Merlyn! Merlyn, anh đang làm gì ở đây vậy?

Tôi đứng lên, lấy vẻ bình thường tự nhiên và nói:

- Chào Janelle.

Tôi có thể thấy anh chàng nơi ghế trước của chiếc Rolls-Royce, bên cạnh tài xế. Anh chàng còn trẻ măng, đẹp trai, ăn mặc bảnh bao đúng điệu với bộ comple xám nhạt, cà vạt lụa cũng màu xám. Anh chàng có mái tóc được cắt tỉa rất khéo và không có vẻ gì khó chịu khi xe dừng lại để Janelle nói chuyện với tôi.

Janelle giới thiệu chúng tôi với nhau. Nàng nói rằng anh ta là chủ chiếc xe. Tôi tỏ vẻ ngưỡng mộ chiếc xe còn anh ta nói rất hâm mộ quyển sách của tôi và rất nóng lòng chở xem cuốn phim từ quyển sách. Janelle nói điều gì đó về chuyện anh ta đang làm ở một phim trường với cương vị một trong những người điều hành. Nàng muốn tôi biết rằng không phải nàng đang đi chơi với một chàng công tử bột con nhà giàu, trong chiếc Rolls-Royce, mà là với một người có vai vế trong ngành điện ảnh.

Janelle nói:

- Anh đến đây bằng cách nào vậy? Đừng nói với em rằng anh lái xe nhé.

- Không, - Tôi nói - Anh đi taxi.

Janelle hỏi:

- Tại sao anh lại phải sắp hàng chờ?

Tôi liếc xéo nàng và nói:

- Anh đâu có bạn bè xinh đẹp sang trọng bên mình với thẻ mời của Viện Hàn lâm Điện ảnh để được quyền hiên ngang đi thẳng vào, khỏi phải chờ.

Nàng biết tôi đang đùa. Bất kỳ lúc nào khi chúng tôi đi xem phim, nàng sẽ dùng thẻ Hàn lâm viện của nàng để được vào thẳng.

- Nhưng anh sẽ không dùng thẻ đó ngay cả nếu anh có nó, - Nàng nói.

Nàng quay qua anh bạn trai và nói:

- Anh ấy bệnh sĩ lắm.

Nhưng trong giọng nàng thoáng chút tự hào. Nàng thực sự yêu tôi và nể phục tôi vì không làm những điều như thế mặc dầu bản thân nàng vẫn làm.

Tôi có thể thấy Janelle có vẻ đau buồn, tội nghiệp tôi phải đi taxi đến rạp chiếu bóng một mình, phải sắp hàng đợi như bất kỳ chàng "bạch đinh" nào.

Nàng đang dựng lên một kịch cảnh lãng mạn. Tôi là người chồng bị bỏ rơi, đau khổ tội nghiệp của nàng, đang nhìn qua cửa sổ và thấy người vợ cũ của mình cùng với các đứa con đang hạnh phúc với người chồng mới. Những giọt nước mắt ứa ra trên đôi mắt nâu kẻ nhũ vàng của nàng.

Tôi biết mình đang chiếm thế thượng phong. Cái anh chàng đẹp trai trong chiếc Rolls-Royce bóng lộn này không biết rằng mình sắp thua trận đến nơi.

Nhưng phải "làm việc" với hắn ta mới được. Tôi đưa anh ta vào cuộc đàm đạo về ngành nghề của anh ta và thế là cu cậu hứng chí khởi động bộ "tán phét" chạy vo vo. Tôi làm bộ như rất ư hứng thú được dịp mở rộng kiến văn khiến cu cậu lại càng bốc lên ngất ngây thao thao bất tuyệt với những chuyện. Ai cũng biết rồi nơi cái xứ Hollywood lắm mồm lẻo mép này, với vô khối những anh một tấc đến trời, cứ nghĩ mình là thiên tài đột xuất! Và tôi cô thể thấy em Janelle đang bắt đầu "xì-nẹt" và nổi cáu. Nàng biết rằng anh chàng này chỉ là đồ hàng mã, thùng rỗng kêu to thế thôi, nhưng nàng không muốn tôi biết chàng ta là hàng nhái. Rồi tôi lại bắt đầu chuyển hướng sự ngưỡng mộ sang chiếc Roll-Royce mới cáu cạnh của chàng và cũng càng trở nên sôi động hẳn lên.

Chỉ trong vòng năm phút, chàng ta đã trút sang tôi một lượng kiến thức khổng lồ về xe Rolls-Royce, quá tải với khả năng tiếp thu hạn chế của tôi. Tôi tiếp tục tỏ vẻ ngưỡng mộ chiếc xe và hỏi xỏ:

- Thế anh mua chiếc xe này hết bao nhiêu vậy?

- Một trăm hai mươi ngàn đô, - Chàng ta đắc chí trả lời.

- Với số tiền đó, chiếc xe này cho phép chủ nó nghĩ rằng mình phải là VIP đấy.

Anh chàng cười rộ lên và nói:

- Đây là lời khôi hài hay nhất mà tôi từng nghe đấy!

Khuôn mặt của Janelle đỏ bừng lên. Nàng nhìn tôi và rồi tôi thấy hàng người chuyển động và tôi phải vào hàng để giữ chỗ của tôi. Tôi nói với anh chàng kia là thật hân hạnh được gặp anh ta và chào hẹn gặp lại Janelle.

Khoảng hai giờ rưỡi sau, tôi bước ra khỏi rạp chiếu bóng và tôi thấy chiếc Mercedes quen thuộc của Janelle đỗ ở trước rạp hát. Tôi bước vào xe.

- Chào em cưng. Làm thế nào em cắt đứt đuôi con nòng nọc được hay quá vậy?

Nàng chỉ đáp:

- Bố khỉ anh, đồ quỷ!

Và tôi cười sung sướng, mặc dầu bị nàng rủa xả bằng cụm từ chẳng mấy thanh nhã kia. Tôi nghiêng người tới cho nàng hôn và chúng tôi lái xe về khách sạn rồi cùng qua đêm ở đó.

Đêm đó nàng tỏ ra rất mực ân tình trong cơn yêu dấu. Có lần nàng hỏi tôi:

- Anh có biết em sẽ quay lại để đón anh khôngỉ?

Tôi đáp:

- Có chứ.

Và nàng rủa yêu:

- Anh, đồ con hoang.

Một đêm ân á nồng nàn tuyệt vời. Nhưng sáng hôm sau chúng tôi chia tay nhau có phần hờ hững như chưa từng có gì xảy ra. Nàng hỏi tôi sẽ ở thành phố này bao lâu nữa. Tôi nói tôi còn ba ngày nữa và rồi tôi sẽ quay về New York.

Nàng hỏi:

- Anh sẽ gọi cho em chứ?

Tôi nói tôi không nghĩ mình có thời giờ.

Nàng bảo:

- Không phải gặp em, gọi thôi mà.

Tôi đáp:

- Vâng anh sẽ gọi.

Tôi có gọi, nhưng nàng không ở nhà. Tôi chỉ gặp giọng tiếng Pháp của nàng qua máy trả lời gài sẵn. Tôi để lại lời nhắn rồi quay về New York.

Lần cuối tôi gặp Janelle quả thực là một sự cố.

Tôi đang ở trong phòng của mình tại khách sạn Beverly Hills và còn cả một giờ rỗi rảnh trước khi ra ngoài đi ăn lối với vài người bạn và tôi không cưỡng lại được sự thôi thúc muốn gọi nàng. Nàng đồng ý gặp tôi để đến bar La Dolce Vita, cách khách sạn tôi không xa mấy, uống vài ly nói chuyện chơi. Tôi đến đó và mấy phút sau nàng bước vào. Chúng tôi ngồi ở quầy bar uống rượu và nói chuyện bình thường như những người quen biết nhau thôi. Nàng loay hoay trên chiếc ghế tròn để đốt điếu thuốc do anh chàng bartender châm lửa, và khi nàng làm vậy, bàn chân nàng đụng nhẹ vào cẳng chân tôi, rất nhẹ, gần như chỉ mới sượt qua ống quần thôi và nàng vội nói:

- Ô, em xin lỗi.

Không biết vì lý do gì, những lời đó lại làm tôi nhói lòng, và lúc nàng ngước mắt lên sau khi đốt cháy điếu thuốc, tôi nói:

- Đừng làm thế chứ em.

Và tôi có thể thấy những giọt lệ trong mắt nàng.

Trong văn chương về chia lìa, ly tan, đó là những biểu hiện dịu dàng cuối cùng của tình cảm, những nhịp nhảy giật không đều của mạch người hấp hối, lần ửng đỏ cuối cùng của đôi má hồng trước khi chết. Ánh sáng vụt lóe lên của ngọn đèn trước khi tắt. Nhưng lúc đó tôi chưa kịp nghĩ ra như thế?

Chúng tôi nắm tay nhau rời bar đi về phòng khách sạn của tôi. Tôi gọi cho mấy người bạn để hủy cuộc hẹn bù khú với họ. Janelle và tôi dùng bữa tối ngay tại phòng. Xong bữa, tôi nằm ngửa trên ghế sofa còn Janelle ngồi, nghiêng người tựa vào tôi. Trong tư thế đó, nàng có thể nhìn xuống mặt tôi và nhìn sâu vào mắt tôi để xem tôi có nói đối với nàng hay không.

Nàng vẫn nghĩ có thể đọc được nét mặt của người khác. Còn phần tôi, từ tư thế của mình nhìn lên, có thể thấy đường nét đáng yêu nơi cái cổ cao ba ngấn của nàng và hình dáng trái soan tuyệt mỹ của khuôn mặt nàng.

Chúng tôi ôm nhau một lát và rồi, nhìn sâu vào mắt tôi, nàng hỏi:

- Anh còn yêu em không?

- Không! - tôi nói. - Nhưng anh thấy đau đớn nếu mất em.

Nàng lặng thinh một hồi, và rồi nàng lặp lại với sự nhấn mạnh đặc biệt:

- Em hỏi nghiêm chỉnh, thực sự nghiêm chỉnh đấy: Anh còn yêu em không?

Và tôi nói cũng nghiêm chỉnh không kém:

- Tất nhiên rồi!

Và đúng vậy, nhưng tôi nói điều ấy theo cách để bảo với nàng rằng dù tôi có yêu nàng, cũng chẳng có gì khác biệt đôi ta sẽ chẳng còn như xưa được nữa đâu, và tôi sẽ không bao giờ để cho nàng tuỳ nghi phát lạc. Tôi thấy nàng nhận ra điều đó ngay lập tức:

- Tại sao anh nói giọng đó. Anh vẫn không tha thứ cho em về những cuộc cãi vã giữa chúng ta?

- Anh tha thứ cho em mọi chuyện trừ chuyện em lên giường với Osano.

- Nhưng chuyện đó đâu có nghĩa gì. Có lên giường với ông ta rồi mọi chuyện cũng qua đi. Có nghĩa gì đâu một buổi chiều. Thực sự là thế?

- Không cần biết. Anh sẽ không bao giờ tha thứ cho em về chuyện đó.

Nàng nghĩ về chuyện đó và lấy đi một ly rượu khác và sau khi nàng uống một chút, chúng tôi lên giường. Ma thuật của thân xác nàng vẫn còn đầy quyến rũ. Và tôi tự hỏi nếu, tính lãng mạn ngớ ngẩn của các chuyện tình có nền tảng của sự kiện khoa học hay không? Có thể đúng là trong nhiều triệu tế bào khác nhau một người gặp một người khác phái cũng có đúng những tế bào đó và chúng giao cảm nhau trọn vẹn hơn. Rằng chuyện đó chẳng liên quan gì với quyền thế địa vị, giai cấp, trí tuệ, chẳng có liên quan gì với đức hạnh hay tội lỗi. Hoàn toàn chỉ là một đáp ứng khoa học của các tế bào tương đồng. Nếu như thế thì dễ hiểu hơn biết bao chúng tôi đang nằm trên giường, trần truồng, làm tình với nhau, bỗng thình lình Janelle ngồi vụt dậy và lùi ra khỏi tôi.

- Em phải về nhà gấp! - Nàng nói.

Và đó không phải là một trong những hành vi trừng phạt tuỳ tiện của nàng. Tôi có thể thấy rằng nàng không thể chịu đựng việc ở đây nữa. Thân thế nàng dường như nhăn nheo lại, đôi vú nàng dường như dẹt ra, mặt nàng hốc hác vì căng thẳng như thể nàng chịu đau khổ từ một thảm hoạ kinh hoàng, và nàng nhìn thẳng vào đôi mắt tôi mà không hề có ý định xin lỗi không hề có ý định trấn an để tránh gây tổn thương tự ái cho tôi. Nàng lặp lại đơn giản như trước đây "Em phải về nhà gấp".

Tôi không dám chạm vào người nàng để vỗ về. Tôi bắt đầu mặc quần áo vào và nói:

- Được thôi, anh hiểu mà - Anh sẽ đi xuống với em để lấy xe cho em.

- Không, - nàng nói. Nàng đã mặc quần áo vào. - Anh không phải làm thế?

Và tôi có thể thấy nàng không chịu nổi việc ở bên tôi, rằng nàng muốn tôi khuất mắt nàng. Tôi dẫn nàng khỏi dãy phòng. Chúng tôi không có cả ý định hôn từ biệt nhau. Nàng cố gượng cười với tôi trước khi quay mặt đi nhưng không cười nổi.

Tôi đóng và khoá cửa lại rồi lên giường nằm. Mặc dù bị cắt đứt đột ngột giữa lúc giao hoan nhưng tôi không còn thấy thèm muốn tình dục chút nào nữa.

Sự xô đẩy của nàng giết chết mọi ham muốn nơi tôi nhưng tự ngã của tôi không bị tổn thương. Tôi thực sự cảm thấy mình hiểu chuyện gì xảy ra và nhẹ nhõm, thơ thới, giống như nàng. Ngay sau đó tôi chìm vào giấc ngủ không mộng mị một giấc ngủ thật ngon chưa từng có được từ bao năm rồi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 47


Cully khi thảo ra những kế hoạch tối hậu để truất phế Gronevelt không hề tự nghĩ mình là kẻ phản bội.

Gronevelt sẽ được chăm sóc chu đáo, sẽ nhận được một số tiền khổng lồ cho cổ phần của ông trong khách sạn, vẫn giữ dãy phòng sinh hoạt của ông. Mọi chuyện sẽ giống như trước đây chỉ trừ có điều là Gronevelt sẽ không còn quyền lực thực sự nào nữa. Hẳn nhiên Gronevelt vẫn còn "Cây bút chì". Ông vẫn còn rất nhiều bạn đến Xanadu chơi bài. Nhưng bởi vì Gronevelt "thù tiếp" họ, nên đó sẽ là một nhã ý có lợi. Cully nghĩ mình lẽ ra sẽ không bao giờ làm chuyện này nếu như Gronevelt đã không phạm một sai lầm quan trọng. Từ sai lầm đó, khách sạn Xanadu đã tuột dốc. Chỉ vì Gronevelt đã không còn đủ sức mạnh nghị lực và trí tuệ để hành động nhanh chóng và đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời.

Tuy vậy Cully vẫn áy náy với mặc cảm phạm tội. Anh hồi tưởng lại bao nhiêu năm tháng anh sống dưới cây cao bóng cả Gronevelt. Ông đối với anh chẳng khác nào một người cha. Gronevelt đã dìu dắt anh đi lên trên con đường quyền lực. Anh đã qua biết bao ngày hạnh phúc với Gronevelt, nghe ông kể rất nhiều câu chuyện lý thú vừa đi vòng vòng thanh tra casino. Một quãng đời hạnh phúc. Anh đã cung tiến cho Gronevelt quyền "bóc tem" em Carole, tức mỹ nhân Charlie Brown. Và trong một thoáng anh thắc mắc không biết bây giờ em Charlie Brown ở đâu, lại sao nàng lại chạy theo Osano, và rồi anh nhớ lại anh đã gặp nàng trong cảnh ngộ nào.

Cully vẫn luôn thích tháp tùng Gronevelt trong những cuộc "vi hành" khu casino mà Gronevelt thường thực hiện lúc nửa đêm, sau bữa ăn tối với bạn bè hoặc sau bữa ăn riêng với một cô gái trong dãy phòng của ông. Lúc đó Gronevelt sẽ bước xuống khu casino để kinh lý đế quốc của ông. Tìm kiếm những dấu hiệu phản trắc, điểm mặt những kẻ phản bội hoặc những người cờ gian bạc lận từ bên ngoài đang tìm mọi cách để phá hoại vị thần của ông - tỷ lệ bách phân thắng thua.

Cully sẽ đi cạnh ông, ghi nhận Gronevelt hình như trở nên mạnh mẽ, linh hoạt hơn như thế nào, dáng đi thẳng đứng hơn, đôi má hồng hào hơn, như thể ông được tiếp thêm sức mạnh khi chạm vào mặt sàn trải thảm của casino.

Trong một đêm hộ tống Gronevelt đi thị sát mặt trận, Cully gặp Charlie Brown. Anh thấy nàng ở bàn roulette. Một cô gái tóc vàng thanh mảnh, xinh đẹp với bô mặt còn non choẹt, hồn nhiên đến độ khiến anh thắc mắc không biết nàng đã đủ tuổi để chơi cờ bạc, theo quy định pháp lý hay chưa. Nàng ăn mặc đẹp gợi cảm, nhưng chưa đúng "gu" của những người lịch lãm cho lắm. Vì thế đoán rằng chắc nàng không phải đến từ New York hay Los Angeles, mà từ một trong những tỉnh lẻ miền Trung Tây nước Mỹ.

Cully để ý tới nàng trong lúc nàng chơi roulette. Rồi khi nàng lang thang qua một trong những bàn blackjack, anh đi theo nàng. Anh thấy nàng không biết tính tỷ tệ thắng thua trong môn bài này, thế là anh bắt chuyện với nàng và "phụ nhĩ" cho nàng cách đánh.

Nàng bắt đầu kiếm được tiền, chồng con phỉnh của nàng cao lên dần. Nàng khích lệ Cully rất nhiều khi anh hỏi có phải nàng ở một mình nơi thành phố này không. Nàng bảo không, em ở với một cô bạn gái.

Cully trao danh thiếp cho nàng, trên đó, bên dưới tên chàng, ghi là "Phó chủ tịch khách sạn Xanuda". Anh thỏ thẻ vào tai nàng:

- Em thích gì cứ gọi anh. Tối nay, em có thích đi xem ca vũ nhạc và dùng bữa với tư cách khách mời của anh không?

Nàng reo lên, thế thì tuyệt quá:

- Em và cả bạn gái của em nữa chứ?

Cully nói:

- OK. - Anh viết cái gì đó lên danh thiếp trước khi trao nó cho nàng. Anh nói:

- Em cứ việc chìa cái đó ra cho viên quản lý khách sạn trước sô diễn buổi tối. Nếu em muốn cái gì khác nữa, hãy gọi điện thoại cho anh.

Rồi anh ra đi.

Đúng như thế, sau sô diễn buổi tối, anh nhận được cuộc gọi, giọng nữ.

- Đây là Carole, - Cô gái nói.

Cully đáp:

- Anh nhận ra giọng em bất cứ chỗ nào Carole à. Phải em ngồi ở bàn blackjack đó không?

- Đúng rồi. Em muốn gọi để cám ơn anh. Bọn em đã có một khoảng thời gian thật vui.

- Anh hài lòng lắm. Bất cứ khi nào em đến thành phố này, hãy gọi và anh sẽ rất sung sướng làm bất kỳ điều gì có thể cho em. Thí dụ như, nếu em không lấy được phòng, hãy gọi, anh sẽ lo cho em.

- Cám ơn, - Carole nói. Giọng nàng có chút thất vọng.

- Chờ tí, - Cully nói. - Khi nào em rời Vegas?

- Sáng mai.

- Sao em không cho phép anh mời em và cô bạn của em một chầu tạm biệt. Anh sẽ rất hân hạnh đấy, - Thế thì hay lắm.

- Tốt. Anh sẽ gặp em ở bàn baccarat nhé.

Cô bạn của Carole là một cô gái xinh xắn với mái tóc đen dài, dáng mảnh mai, ăn mặc có phần "bảo thủ" hơn bạn mình. Cully gọi thức uống cho cả ba ngay tại quầy giải khát của casino. Trong cuộc nói chuyện, anh biết rằng hai cô đến từ thành phố Salt Lake, và mặc dù chưa làm việc gì, nhưng hai cô đều hy vọng sẽ trở thành người mẫu thời trang.

- Có lẽ tôi giúp được cho hai em đấy, - Cully nói. - Tôi có nhiều bạn bè trong ngành đó ở Los Angeles và chắc là chúng tôi có thể giúp trong bước đầu. Sao em không gọi anh vào khoảng giữa tuần tới và anh chắc sẽ có cái gì đó cho hai em hoặc là ở đây, hoặc là ở Los Angeles?

Thế rồi họ từ biệt nhau vào thời điểm đó.

Tuần sau, khi Carole gọi, anh cho nàng số phôn của một hãng người mẫu ở Los Angeles nơi anh có một người bạn và bảo với nàng là hầu như chắc chắn nàng sẽ nhận được một công việc nào đó. Nàng nói nàng dự định đến Vegas tuần sau, và Cully nói:

- Sao em không đến ở khách sạn của anh? Anh sẽ bao em trọn gói. Em sẽ không phải tốn xu nào.

Carole nói nàng rất vui lòng chấp nhận lời mời của anh.

Kỳ cuối tuần đó, mọi chuyện đâu vào đấy. Khi Carole vào khách sạn quầy tiếp tân gọi lên văn phòng anh. Anh ra lệnh cho những người phục vụ mang hoa tươi và trái cây vào phòng nàng, và rồi anh gọi nàng, hỏi có muốn dùng bữa tối với anh không. Nàng vui lòng. Sau bữa ăn tối anh đưa nàng đến xem một sô diễn trên phố Thoát y vũ và đến vài casino khác để đánh bài. Anh giải thích là anh không thể đánh bài ở Xanadu vì có tên trong môn bài. Anh đưa nàng hai trăm đô-la để chơi blackjack và roulette. Nàng ồ lên xuýt xoa, đầy vui thích. Anh nhìn chừng nàng và nàng không hề có ý lén tuồn vài con phỉnh vào trong xắc tay của nàng; điều này chứng tỏ nàng thật thà, sòng phẳng. Còn nàng đến giờ này đã biết được rằng chàng là một VIP ở Vegas. Khi họ quay về Xanadu, chàng ướm hỏi nàng:

- Em có thích xem thử chỗ ở của một ông Phó tổng trông như thế nào không?

Nàng hồn nhiên cười toét miệng với chàng và nói:

- Có quá đi chứ.

Và khi họ đi lên dãy phòng của chàng, nàng gục gặt đầu thán phục vui thích rồi buông mình xuống ghế sofa, biểu diễn một sự mệt mỏi hơi thái quá.

- Ô là la. - nàng reo lên. - Đúng là Vegas phải khác xa Salt Lake.

- Em có bao giờ nghĩ đến việc sống ở đây không? - Cully nói. - Một cô gái đẹp lộng lẫy như em sẽ có cơ hội tận hưởng mọi lạc thú nơi đây. Anh sẽ giới thiệu em với mọi người trong giới thượng lưu ở đây?

- Thật nhé? - Carole nói.

- Chắc chắn rồi, - Cully nói. - Ai mà chẳng thích làm quen với một cô gái kiều diễm như em.

- Á à. Em đâu có kiều diễm.

- Ờ chỉ hơi bị đẹp thôi, phải không? Em cũng tự biết là mình đẹp mà.

Vào lúc đó anh ngồi bên cạnh nàng, trên ghế sofa. Anh đặt một bàn tay lên xoa nhẹ bụng nàng, cúi người xuống và hôn vào môi nàng. Môi nàng ngọt ngào và trong lúc hôn nàng, anh luồn tay vào trong váy nàng. Không hề có sự phải kháng nào. Nàng hôn trả lại anh, và Cully nghĩ đến tấm bọc ghế sofa rất đắt tiền, nên nói với nàng:

- Chúng mình vào phòng ngủ đi.

- OK, - nàng nói.

Rồi tay trong tay, hai anh chị dung dăng dung dẻ đi vào phòng ngủ. Cully "trấn lột" nàng sạch sẽ. Một trong những thân hình tuyệt mỹ nhất triển lãm vẻ kiều diễm trước mắt chàng. Ôi chao nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm - Nàng là hương hay nhan sắc lên hương. Mà rõ ràng trong ngọc trắng ngà, dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên - Và nàng chẳng hề mắc cỡ. Khi Cully cởi quần áo xong, nàng "chạy ngón" đôi bàn tay trên bụng và trên vùng nhạy cảm của chàng và úp mặt vào lòng chàng. Chàng đẩy dầu nàng xuống thấp hơn tí nữa. Với cử chỉ khích lệ đó nàng bèn làm điều nàng muốn làm. Chàng để cho nàng lả lướt một hồi rồi bồng nàng lên giường.

Họ làm tình và khi đã xong, nàng dúi mặt vào cổ chàng, hai tay vòng ôm người chàng và thở ra thoả mãn. Họ nghỉ ngơi và Cully nghĩ về "chiến trường xưa" và đánh giá những nét hấp dẫn nơi nàng. Ờ, nàng đẹp thật và làm tình cũng khá tận tuỵ đấy, nhưng tài nghệ chưa vào hàng siêu đẳng. Chàng còn phải dạy cho nàng nhiều điều lắm và giờ đây chàng đang dao động não với tốc độ cao. Nàng thực sự là một trong những mỹ nhân tú lệ nhất mà chàng từng thấy và vẻ ngây thơ nơi khuôn mặt nàng càng điểm thêm một nét hấp dẫn tương phản với thân hình gợi dục của nàng; đó là cái dư vị ngọt ngào dịu thắm của một thứ rượu mạnh cay nồng, một hiện tượng đối đãi và hoà hợp tuyệt với của hai nguyên lý âm dương ứng dụng vào khoa ẩm thực học và tình dục học! Nàng mang lại khoái lạc cho đàn ông theo đúng vị hàn lâm kinh điển nồng nàn mà vẫn thanh cao nếm mãi không chán, như suốt đời từng mỗi buổi chiều tà ta đều thơ thẩn trong vườn ngửi mùi hương ngọc lan nhẹ lan toả trong bảng lảng hoàng hôn và nghe tiếng dương cầm thánh thót vang lên những âm thanh huyền diệu từ những bản sonat bất hủ của Mozart, Chopin, Beethoven, Brahms. Nàng có một thân hình tuyệt mỹ nhất mà chàng từng thấy và dù không còn trinh trắng song vẫn còn đầy nét vụng dại đáng yêu, vẫn còn ngọt ngào với chút e ấp, chưa nhuốm mùi khinh bạc do đã trải nhiều phong ba. Và Cully lóe lên một tia ngẫu hứng. Chàng sẽ dùng nàng như một vũ khí lợi hại trong cuộc "xảo sử liên hoàn mỹ nhân kế" để tóm thâu quyền lực về cho chàng. Ở Vegas có vô khối cô gái đẹp đổ về để mong tìm cơ hội tiến thân. Nhưng bọn họ hoặc là quá ngốc nghếch, hoặc là quá dày dạn, hoặc là họ không gặp được những bậc thầy "đúng tầm cỡ" (như Cully này đây). Chàng sẽ biến nàng thành một "vưu vật". Chứ không phải là một nàng mồi chài, câu móc lại loàng xoàng. Chàng sẽ phù phép cho nàng thành "người đàn bà trong mơ" đối với mọi tay chơi đặt chân xuống Las Vegas. Nhưng trước tiên phải làm cho nàng mê chàng đã. Sau đó họ có thể đi vào chuyện kinh doanh.

Carole chẳng bao giờ quay về Salt Lake City nữa. Nàng đã trở thành người tình của Cully và thường xuyên có mặt nơi phòng chàng dù nàng vẫn còn thuê một căn hộ gần khách sạn Xanadu. Cully cho nàng đi học đánh tennis và khiêu vũ. Anh điều một trong những cô trình diễn có hạng nhất đến chỉ cho nàng cách trang điểm và ăn mặc cho đúng mode. Anh thu xếp các công việc người mẫu ở Los Angeles cho nàng giới thiệu cho nàng những nhà tạo mẫu và những tay nhiếp ảnh của các tạp chí thời trang.

Cuộc hành trình của họ diễn ra êm đềm như thế trong ba tháng, và rồi một đêm nọ, khi nàng ở trong phòng chàng, chàng bảo nàng:

- Tối nay bố Gronevelt có vẻ xuống tinh thần nhiều lắm. Ông vừa nhận được vài tin buồn. Anh đã cố nài ông đến uống với chúng ta vài ly cho khuây khoả, nhưng ông vẫn ngồi lì một mình trong phòng ông.

Carole đã từng gặp Gronevelt trong lúc qua lại trong khách sạn và một đêm nọ đã dùng bữa tối với ông và Cully. Gronevelt thường tỏ ra lịch lãm, duyên dáng trong phong cách đĩnh đạc, đàng hoàng của ông. Carole mến ông.

- Ô buồn quá nhỉ, - Carole nói.

Cully cười:

- Anh biết bất cứ khi nào ông ta thấy em, điều ấy cũng làm ông ta lên tinh thần. Vì em quá đẹp. Với khuôn mặt tuyệt vời. Đàn ông thích nhìn một bộ mặt hồn nhiên ngây thơ.

Và đúng là như thế. Đôi mắt nàng thường mở lớn trên một khuôn mặt điểm tàn nhang lấm tấm.

Trông nàng giống một viên kẹo ngọt. Còn mái tóc vàng nâu của nàng thường rối bù giống mái tóc một em bé.

- Trông em giống hệt cậu bé Charlie Brown trong truyện tranh hài ghê, - Cully nói.

Và cái tên đó trở thành biệt danh của nàng ở Vegas. Nàng chịu ngay cái tên ngộ nghĩnh đó.

Charlie Brown nói:

- Các bô lão vẫn thích em lắm. Vài vị chú bác, bạn của bố em, vẫn tán tỉnh em đấy!

Cully nói:

- Hẳn rồi. Thế em thấy sao?

- Ồ, em vẫn tỉnh táo thôi. Chỉ thấy được phỉnh nịnh đôi chút, và em không bao giờ mét bố. Họ thực sự khả ái. Họ thường tặng quà cho em và chưa hề làm điều gì xấu cả.

- Anh có ý này, - Cully nói - Tại sao anh không gọi Gronevelt và em lên đó bầu bạn với ông ấy? Anh có vài chuyện phải làm ở casino. Em hãy cố hết sức để giúp ông lên tinh thần nhé.

Chàng cười với nàng và nàng nhìn chàng có vẻ trầm trọng.

- Okay, - nàng nói.

Cully hôn nàng, vẻ bề trên:

- Em biết anh muốn nói gì chứ, phải không?

- Em hiểu anh muốn nói gì rồi.

Và trong một thoáng chạnh lòng, Cully nhìn vào khuôn mặt thiên thần của nàng cảm thấy một mũi tên bé xíu của lòng ray rứt nhói lên trong hồn chàng.

Nhưng nàng vẫn cười tươi với chàng:

- Em không phiền gì đâu. Thực sự là không, và em mến ông ấy. Nhưng anh có chắc là ông ấy muốn gặp em không?

Và lúc đó Cully vững tâm trở lại:

- Cưng à, đừng lo. Em cứ lên đó và anh sẽ gọi cho ông. Ông sẽ chờ và em hãy cứ tự nhiên là em. Ông yêu mến em lắm, tin anh đi.

Miệng nói tay làm, anh nhấc điện thoại lên. Anh gọi đến dãy phòng của Gronevelt và nghe giọng "hồ hởi" của Gronevelt.

- Nếu anh chắc cô ấy muốn lên, ta xin mời. Cô ta thật đáng yêu.

Cully gác điện thoại và nói:

- Nào đi, cưng. Anh đưa em lên đó.

Họ đến dãy phòng của Gronevelt. Cully giới thiệu nàng là Charlie Brown và nhận ra Gronevelt thích thú với cái tên đó. Cully làm thức uống cho ba người và họ ngồi quây quần nói chuyện. Rồi Cully xin lỗi phải đi xuống trông nom casino và để hai người lại với nhau.

Đêm ấy anh không hề thấy bóng dáng Charlie Brown và biết rằng nàng ở lại hầu hạ bố già. Ngày hôm sau khi gặp Gronevelt, anh hỏi:

- Nàng được chứ?

Gronevelt đáp:

- Tốt lắm. Một cô gái dễ thương. Thơm tho, ngọt ngào. Ta cố biếu cô ấy ít tiền, nhưng cô không chịu lấy.

- Tốt, - Cully nói - Bác biết là cô ta còn trẻ lắm và chưa mấy kinh nghiệm chuyện này. Nhưng với bác, cô ta được chứ?

Gronevelt nói:

- Được lắm.

- Cháu có nên làm thế nào cho bác có thể gặp nàng bất cứ lúc nào bác muốn?

- Ô, không, - Gronevelt nói. - Nàng hơi quá bé đối với ta. Ta thấy hơi áy náy với những cô gái trẻ như thế, nhất là khi họ không lấy tiền. À này, sao anh không mua một món quà đáng giá nơi cửa hàng vàng bạc đá quý để tặng nàng giùm ta?

Khi Cully quay về văn phòng mình, anh gọi điện thoại đến căn hộ của Charlie Brown:

- Em đã qua khoảng thời gian vui vẻ chứ? - anh hỏi.

- Ô, ông ấy tuyệt lắm, - Charlie Brown nói. - Ông ấy thật là lịch sự, phong nhã.

Cully bắt đầu hơi lo lắng:

- Em nói lịch sự phong nhã là thế nào? Em không làm gì cả sao?

- Ô chắc chắn là có chứ, - Charlie Brown nói.

- Ông ấy tuyệt lắm. Người ta khó tưởng tượng một người già như thế mà còn tuyệt đến vậy đâu. Em sẽ lên tinh thần cho ông ấy bất cứ khi nào ông muốn.

Cully hẹn với nàng dùng bữa tối trong đêm ấy, và khi gác máy, anh ngửa người dựa vào lưng ghế và nghĩ về chuyện này. Anh đã hy vọng Gronevelt sẽ mê Charlie Brown và anh có thể bẫy ông vào mỹ nhân kế để giành quyền lực từ tay ông. Nhưng hình như cáo già Gronevelt đã đánh hơi ra chuyện này. Khó có cửa nào dùng đàn bà để lung lạc cái lão từng cả đời gắn bó với sự nghiệp "chứa thổ đổ hồ" này được.

Lão đã từng xơi ba cái thứ "đồ sơn" này đến bội thực rồi. Lão đã từng tận mắt chứng kiến biết bao em từ ngây thơ trong trắng rơi xuống bùn đen rồi. Lão chưa hề biết được ý nghĩa mấy cái từ "tiết hạnh khả phong" là gì và do đó khó khiến lão mê đàn bà cho đặng? Ngu sao mê? Muốn chơi thì quá dễ, lúc nào cũng sẵn sàng ê hề, tội đếch gì mà mê. Anh nào muốn trữ tình sướt mướt, lãng mạn, cuối mùa, vớt hoa dưới đất, ủ hương ế thừa, xin cứ việc. Chứ ông đây chở hề chơi dại. Bố mày thừa biết cái hoạ nữ nhân rồi, oắt tì Cully con ạ. Mày lại còn định lỡm cả bố già này à? Gớm thật, thằng ranh con kia!

Và thế là Cully miên man suy nghĩ tiếp. Được rồi, có lẽ không dùng em để công Gronevelt được nhưng còn khối anh dại gái khác trên đời này mà em Charlie có thể đưa vào… Bàng ty động.

Lúc đầu, anh đã nghĩ tại em còn thiếu tính điêu luyện kỹ thuật hoặc là em vận dụng chưa được nhuần nhuyễn, thoải mái. Dầu sao em cũng còn là đào nhí, chứ có phải hạng lõi đời như các đàn chị "thâm niên công vụ" đâu, mà rành sáu câu vọng cổ?

Nhưng trong mấy tháng vừa qua, anh đã dạy cho nàng đủ "vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề" và nàng đã tiến bộ trông thấy so với hồi sơ kiến.

Được rồi, anh không bẫy được Gronevelt, vốn là điều lý tưởng nhất trong cả bọn, và bây giờ anh sẽ sử dụng nàng trên diện rộng. Thế là trong những tháng sau đó Cully điều động công tác cho nàng. Anh ấn định cho nàng những cuộc hẹn cuối tuần với những tay chơi cự phách đến Vegas, và dạy nàng không bao giờ lấy tiền của họ và không phải lúc nào cũng sẵn sàng lên giường với họ. Anh thuyết minh cơ sở lý luận của mình cho nàng hiểu.

- Em chỉ nên làm những vố thật lớn thôi. Sẽ có tay nào đó mê em và cung phụng tiền bạc dồi dào, dâng nạp nhiều quà tặng đáng giá cho em. Nhưng họ sẽ không làm điều đó nếu họ nghĩ có thể chi cho em vài ba trăm đô-la để ăn bánh của em. Có thể là trong đêm đầu tiên, em từ chối không cho họ đụng vào. Nói chung là nghề chơi cũng lắm công phu, làng chơi ta phải biết cho đủ điều

Và chàng còn chỉ vẽ cặn kẽ cho nàng nhiều chiêu thức khác nữa.

Anh không ngạc nhiên thấy Charlie đồng ý làm mọi điều anh chỉ dạy nàng. Ngay trong đêm đầu tiên anh đã phát hiện tật thống dâm thường thấy nơi đàn bà đẹp. Anh quá quen với hiện tượng đó. Do thiếu tự trọng, do ước muốn làm vui lòng kẻ mà họ nghĩ rằng thực sự quan tâm, lo lắng cho họ. Tất nhiên đó là một trong những mánh lới của các tay macô - Và ông Phó tổng Cully bây giờ đâu phải là ma cô - nhưng anh đang làm điều này vì lợi ích của nàng thôi. Chứ lòng anh thì rất vô tư?

Chỉ trong vòng vài năm, Charlie có một xe hơi đời mới, vài con ngựa để cưỡi; nàng mua được căn nhà nhỏ ngay tại thành phố và còn có tiền gửi ngân hàng.

Nàng đã ăn nằm với mọi tay quản lý casino có thế lực ở Vegas và các tay chủ khách sạn, những tay chơi cự phách đến từ Texas. New York và California.

Nhưng cú độc chiêu nhất của Cully trong việc sử dụng nàng Charlie Brown là gắn dính nàng vào Thẩm phán Brianca, viên thẩm phán liên bang ở Las Vegas. Cully thu xếp cuộc hẹn. Charlie sẽ đợi nơi một trong những phòng của khách sạn, viên thẩm phán sẽ đến từ cửa sau dãy phòng của Cully và sẽ vào phòng Charlie, thẩm phán Brianca yên tâm hàng tuần đến gặp em đánh quả. Và khi Cully bắt đầu yêu cầu một vài ân huệ, thì cả hai đều biết tỷ số sẽ được ấn định ở mức nào.

Anh lặp lại màn này với một thành viên trong Uỷ ban cờ bạc và chính nhờ những phẩm chất đặc biệt của Charlie đã giúp cho mọi chuyện trôi chảy.

Vẻ ngây thơ đáng yêu của nàng, thân hình tuyệt mỹ của nàng. Nàng lại rất vui tính. Thẩm phán Brianca mang nàng theo trong những cuộc du hành câu cá, nghỉ ngơi. Vài tay chủ nhà băng mang nàng theo trong những cuộc du hành làm việc để giải toả căng thẳng khi họ không bận rộn. Khi họ bận bịu với công việc thì nàng đi shopping, và khi họ nổi hứng thì nàng ngủ với họ. Nàng không cần phải được tán tỉnh bằng những lời dịu dàng và nàng chỉ cần lấy đủ tiền để đi mua sắm lặt vặt cho vui thôi. Nàng có đặc tính làm cho họ tin rằng nàng yêu mến họ, rằng nàng thấy sống bên họ và làm tình với họ thật là thích, mà chẳng hề đòi hỏi gì. Họ chỉ cần nhấc điện thoại gọi nàng hay gọi Cully. Thế thôi. Không điều kiện gì cả.

Charlie Brown là cô gái trong mơ ở Vegas, và rồi cuối cùng, khi Cully cần đến nàng, nàng lại biến đi với Osano. Cully không bao giờ hiểu được điều đó.

Khi nàng quay về, trông nàng có vẻ vẫn như cũ, nhưng Cully biết rằng, nếu có khi nào Osano gọi nàng nàng sẽ rời Vegas ngay.

Trong một thời gian dài, Cully là trợ thủ trung thành và tận tụy của Gronevelt. Thế rồi anh bắt đầu nghĩ đến chuyện thế chân ông.

Hạt mầm phản bội đã được gieo trong đầu óc Cully khi anh được cử đứng tên mua mười cổ phần trong khách sạn Xanadu và casino của nó.

Được triệu tập đến một cuộc họp nơi dãy phòng của Gronevelt, anh đã gặp Johnny Santadio. Anh chàng này khoảng bốn mươi, ăn mặc thanh nhã nhưng giản dị theo phong cách người Anh, có tư thế và dáng đi đứng theo kiểu nhà binh. Santadio đã học bốn năm ở trường Võ bị West Point. Bố anh ta đã dùng những quan hệ chính trị để đưa cậu con Johnny lọt vào Học viện quân sự

Bố con đều có tinh thần yêu nước. Cho đến khi ông bố bắt buộc phải ẩn danh để tránh một trát đòi của Quốc hội. FBI đã trục ông ta ra khỏi hang ổ bằng cách cầm giữ cậu con trai Johnny như một con tin và gửi lời rao rằng đứa con sẽ bị truy liên tục cho đến khi nào ông bố đầu hàng. Santadio bố đã chấp thuận và xuất hiện trước một Uỷ ban quốc hội, nhưng sau đó Johnny Santadio phải giã từ giấc mơ binh nghiệp và rời West Point.

Johnny Santadio chưa hề bị truy tố kết án về bất kỳ tội gì. Anh ta cũng chưa từng bị bắt. Nhưng chỉ vì là con trai của bố anh ta nên anh bị Uỷ ban Cở bạc bang Nevada khước từ cấp môn bài để sở hữu cổ phần trong khách sạn Xanadu.

Cully bị ấn tượng bởi Johnny Santadio. Anh ta trầm tĩnh, nói năng đâu ra đấy, phong thái đĩnh đạc tự tin, giống dân tốt nghiệp các đại học danh tiếng miền Đông nước Mỹ, xuất thân từ các gia đình Yankee có phả hệ lâu đời. Trông anh ta không có vẻ dân gốc Ý tí nào, lại càng không có dấu vết gì là dân Ý loại giang hồ lạc thảo đến từ Sicily. Chỉ có ba người họ trong phòng, và Gronevelt mở đầu cuộc đối thoại bằng cách hỏi Cully:

- Con có muốn sở hữu một số cổ phần trong khách sạn này không?

- Tất nhiên là muốn rồi! - Cully đáp.

Johnny Santadio mỉm cười. Một nụ cười hồn hậu gần như ngọt ngào:

- Theo những gì mà Gronevelt đã kể cho tôi nghe về anh, - Santadio nói - Anh có một nhân cách rất đáng quý khiến tôi không ngại ngùng gì mà đặt tiền vào cổ phần của anh.

Cully hiểu ngay vấn đề. Anh sẽ đứng tên sở hữu những cổ phần cho Santadio.

- Chuyện ấy với tôi được thôi, - Cully nói.

Santadio hỏi:

- Anh đủ sạch để xin được môn bài từ Uỷ ban cờ bạc không?

- Chắc là được, - Cully nói. - Trừ phi họ có luật chống lại chuyện bắt ốc vít với các em rồng lộn.

Lần này Santadio không cười. Anh ta chờ cho đến khi Cully nói xong, anh mới tiếp lời, chậm rãi và rành rọt:

- Tôi sẽ cho anh vay tiền để mua cổ phần. Anh sẽ ký một chứng từ xác nhận số tiền tôi bỏ vào. Chứng từ đó sẽ ghi là anh trả sáu phần trăm tiền lãi hàng năm và anh sẽ trả. Nhưng tôi hứa danh dự với anh là anh sẽ không mất gì vì việc trả lãi đó đâu. Anh hiểu điều ấy chưa?

Cully nói:

- Hiểu.

Gronevelt xen vào:

- Đây là một tác vụ hoàn toàn hợp pháp mà chúng ta sắp thực hiện, Cully à. Ta muốn mọi sự rõ ràng. Nhưng điều quan trọng là không ai biết rằng ông Santadio đây giữ chứng từ đó của con. Vì Uỷ ban cờ bạc có quyền phủ quyết việc cấp môn bài cho con, chỉ cần căn cứ vào lý do đó thôi.

- Cháu hiểu, Cully nói. - Nhưng giả sử lỡ may có điều gì xảy ra cho cháu thì sao? Giả như cháu bị xe đụng hay rớt máy bay, rồi sao? Bác có nghĩ đến điều đó chưa? Làm sao Santadio lấy các cổ phần đó?

Gronevelt mỉm cười và vỗ vào lưng anh, hỏi:

- Ta chẳng giống như bố của con hay sao?

- Bác thực sự đã là thế, - Cully thành thật nói.

Sự thành thật toát ra trong giọng nói của anh và anh có thể thấy rằng Santadio tán đồng lời anh.

- Vậy thì thế này, - Gronevelt nói, - Con lập tờ di chúc sẽ để lại cho ta số cổ phần đó. Ngộ như có điều gì xảy ra cho con, Santadio biết rằng ta tiếp thu số cổ phần đó hoặc là tiền của anh ấy trở về với anh ấy. Johnny thấy thế được chứ?

Johnny Santadio gật đầu. Rồi anh ta nói với Cully, giọng bình thường:

- Anh có biết có cách nào giúp tôi lấy được môn bài không? Uỷ ban cờ bạc có thể thông qua cho tôi mà không xét đến ông bố tôi không?

Cully nhận định rằng chắc Gronevelt đã nói với Santadio là anh nắm được một thành viên của Uỷ ban cờ bạc.

- Hơi khó đấy. Phải mất thời gian và phải tốn tiền.

- Thời gian bao lâu? - Santadio hỏi.

- Độ vài năm, - Cully nói. - Phải anh muốn nói anh muốn trực tiếp đứng tên môn bài?

- Đúng thế! - Santadio nói.

- Uỷ ban cờ bạc sẽ tìm thấy điều gì lôi thôi nơi anh không, nếu họ điều tra anh? - Cully hỏi.

- Chẳng có gì, ngoài chuyện tôi là con của bố tôi Santadio nói. - Và hàng lô lời đồn và báo cáo trong hồ sơ FBI và hồ sơ của Sở Cảnh sát New York. Chỉ là nguyên liệu thô. Chẳng có bằng cớ nào cả.

Cully nói:

- Chừng ấy thôi cũng đủ cho Uỷ ban cờ bạc từ chối cấp giấy phép cho anh.

- Tôi biết, - Santadio nói. - Đó là lý do tại sao tôi cần đến sự giúp đỡ của anh.

- Tôi sẽ thử xem, - Cully nói.

- Được rồi, - Gronevelt nói - Này Cully, con có thể đến luật sư của ta để lập di chúc và ta sẽ lấy một bản sao; còn ông Santadio và ta sẽ lo mọi chi tiết khác.

Santadio bắt tay Cully và Cully tạm biệt hai người.

**

Một năm sau Gronevelt bị một cơn đột quỵ và trong khi Gronevelt nằm viện. Santadio đến Vegas và gặp Cully. Cully trấn an Santadio là Gronevelt sẽ bình phục và anh vẫn đang vận động với Uỷ ban cờ bạc.

Và lúc đó Santadio nói:

- Anh biết là mười phần trăm anh đứng tên không phải là quyền lợi duy nhất của tôi nơi casino này. Tôi còn có mấy người bạn khác sở hữu một phần khách sạn Xanadu. Chúng tôi rất lo lắng về chuyện không biết Gronevelt còn có thể quản lý khách sạn sau cơn bạo bệnh này hay không nữa. Bây giờ tôi muốn anh nhận định chuyện này một cách đúng đắn. Tôi rất kính trọng ông Gronevelt. Nếu ông vẫn còn minh mẫn để điều hành mọi việc thì tốt quá. Nhưng nếu như ông hết khả năng, nếu chuyện làm ăn có dấu hiệu xuống dốc tôi muốn anh cho tôi biết.

Vào lúc đó Cully phải quyết định chọn lựa hoặc là tận trung với Gronevelt hoặc là tìm kiếm tương lai cho riêng mình. Anh tác chiến thuần tuý theo bản năng:

- Vâng, tôi sẽ, - anh nói với Santadio. - Không chỉ quyền lợi của ông và tôi, mà còn vì Gronevelt nữa.

Santadio mỉm cười:

- Gronevelt là một bậc kỳ nhân đấy, - anh ta nói. - Bất cứ điều gì chúng ta có thể làm cho ông ấy, tôi đều muốn làm. Chúng ta ai cũng hiểu như thế? Nhưng chẳng tốt đẹp gì cho bất kỳ ai trong chúng ta nếu như khách sạn này làm ăn thua lỗ.

- Đúng thế, - Cully nói - Tôi sẽ có thông tin thường xuyên cho ông.

Khi Gronevelt xuất viện, hình như ông hoàn toàn bình phục và Cully báo cáo trực tiếp với ông. Nhưng sau sáu tháng, anh có thể thấy rằng Gronevelt thực sự không còn đủ khí lực để điều hành khách sạn và casino nữa, và anh báo cáo điều này cho Johnny Santadio.

Santadio bay đến và có buổi hội thảo với Gronevelt và hỏi Gronevelt có xem xét việc bán lại cổ phần của ông trong khách sạn và bàn giao quyền kiểm soát hay không.

Gronevelt, giờ đây trông mảnh khảnh hơn nhiều, ngồi trong ghế và nhìn Cully và Santadio.

- Tôi hiểu quan điểm của anh. - Ông nói với Santadio. - Nhưng tôi nghĩ tôi còn có thể cáng đáng công việc trong một thời gian nữa. Để tôi nói với các bạn điều này. Nếu trong vòng sáu tháng tới mà mọi chuyện không khá hơn, tôi sẽ làm như anh gợi ý và tất nhiên, anh được ưu tiên mua lại cổ phần của tôi. Anh thấy thế được không, Johnny?

- Được lắm, - Santadio đáp. - Ông biết rằng tôi tin ông hơn bất kỳ người nào tôi quen biết và tin cậy vào tài năng của ông hơn là người khác. Nếu ông nói ông có thể làm trong sáu tháng nữa, tôi tin và khi ông nói rằng sẽ từ bỏ sau sáu tháng nếu không làm được, tôi cũng tin ông. Tôi đặt mọi sự vào tay ông.

Và thế là buổi họp kết thúc. Nhưng đêm đó khi Cully đưa Santadio lên máy bay về New York, Santadio nói:

- Theo dõi kỹ tình hình. Cho tôi biết có gì bất thường xảy ra. Nếu ông ta thực sự suy yếu, chúng ta không thể chờ đợi.

Chính lúc đó Cully phải tạm ngưng sự phản bội vì trong sáu tháng sau đó Gronevelt thực sự cải thiện thực sự mang về lợi nhuận khá. Nhưng các tường trình của Cully gửi cho Santadio không nêu ra chuyện này.

Lời khuyên cuối cùng cho Santadio là Gronevelt cần được "bứng" đi.

Chỉ một tháng sau, một người cháu của Santadio, chủ sòng nơi một trong những khách sạn ở phố Thoát y vũ bị truy tố về tội trốn thuế và man khai lợi tức bởi hội thẩm đoàn Liên bang và Johnny Santadio bay đến Vegas để hội ý với Gronevelt. Bề ngoài thì cuộc gặp gỡ là để giúp đỡ cho đứa cháu nhưng Santadio bắt đầu một đường lối khác.

Ông ta nói với Gronevelt:

- Đã qua ba tháng rồi. Ông có quyết định nào về việc bán các cổ phần của ông cho tôi không?

Gronevelt nhìn Cully. Anh thấy mặt ông hơi buồn và hơi mỏi mệt. Và rồi Gronevelt quay sang Santadio và nói:

- Anh nghĩ sao?

Santadio nói:

- Tôi lo lắng cho sức khoẻ của ông và việc điều hành khách sạn nhiều hơn. Tôi thật lòng nghĩ rằng có lẽ giờ đây việc làm ăn trở nên quá nặng nhọc đối với sức khỏe của ông.

Gronevelt thở ra:

- Có lẽ anh nói đúng đấy. Để tôi nghĩ xem. Tuần tới tôi phải đi khám bác sĩ để xem sao rồi sẽ liệu. Còn chuyện cháu anh thế nào? Chúng tôi có thể giúp được gì không?

Lần đầu tiên kể từ khi Cully biết Santadio, anh thấy anh ta nổi giận:

- Thật ngu xuẩn. Ngu xuẩn và vô ích. Tôi chẳng bận lòng chút nào nếu thằng ôn dịch đó đi tù nhưng nếu hắn bị kết án, thì lại thêm một vết đen nữa trên tên tuổi tôi. Mọi người sẽ nghĩ tôi đứng sau lưng hắn hoặc ít ra cũng có dính dáng đến. Tôi đến đây để giúp hắn nhưng thực sự tôi chưa có ý nghĩ nào.

Gronevelt tỏ vẻ đồng cảm:

- Không đến nỗi tuyệt vọng như anh nghĩ đâu. Cully quen thân với tay thẩm phán liên bang sẽ xử vụ này. Thế nào, Cully? Con vẫn còn bỏ túi được Thẩm phán Brianca đấy chứ?

Cully nghĩ về chuyện đó. Được lợi những gì. Sẽ là một cú gay go với tay thẩm phán đây, chớ không đơn giản. Sẽ nguy hiểm đấy, đâu phải chuyện đùa. Nhưng Cully sẵn sàng xuất chiêu, nếu sự tưởng thưởng đáng giá, nếu cuộc vui xứng với những ngọn đèn cầy đã đốt thâu đêm. Nếu làm được cú này cho Santadio, chắc chắn Santadio sẽ để anh điều hành khách sạn sau khi Gronevelt bán lại cổ phần. Việc này thành công, chắc chắn sẽ cũng cố vị trí quyền lực của anh. Anh sẽ là kẻ thống trị Xanadu "giang san một cõi" này, ông vua con của cái tiểu vương quốc ăn chơi này.

Cully nhìn Santadio đầy chủ ý và cố tạo cho giọng nói vẻ nghiêm trọng và thành thật đáng kể:

- Khó lắm đấy. Phải tốn nhiều công sức và tất nhên cả tiền bạc nữa. Nhưng nếu ông thật sự cần, thưa ông Santadio, tôi hứa rằng cháu của ông sẽ không đến nỗi phải đi tù đâu.

- Anh muốn nói hắn sẽ được tha bổng? - Santadio hỏi.

- Không, tôi không thể hứa điều ấy, - Cully nói. - Có lẽ không đi xa được đến mức đó. Nhưng tôi xin hứa với ông rằng nếu như hắn có bị kết án, cũng chỉ bị án treo thôi, và có nhiều cơ may là tay thẩm phán quen của tôi sẽ xử vụ án này và vận động với ban hội thẩm sao cho cháu ông có thể lọt lưới.

- Được thế thì tuyệt quá, - Santadio nói. Ông ta bắt tay Cully vẻ nồng nhiệt, thân tình - Anh làm cho tôi vụ này và anh có thể yêu cầu tôi bất cứ điều gì anh muốn.

Thế rồi bỗng dưng Gronevelt đứng giữa hai người, đặt bàn tay ông như một lời chúc phúc lên đôi tay đang siết chặt của họ.

- Tốt lắm, - Gronevelt nói. - Chúng ta đã giải quyết tất cả mọi vấn đề. Bây giờ chúng ta cùng đi cụng ly chúc mừng cho sự hợp tác tốt đẹp này.

***

Một tuần sau Gronevelt gọi Cully vào văn phòng ông.

- Bác sĩ đã chẩn bệnh và khuyên ta nên nghỉ ngơi. Nhưng trước khi ra đi, ta muốn thử chơi một chuyến. Ta đã bảo ngân hàng chuyển một triệu đô-la vào tài khoản tiền lưu hành và ta sắp đi bắn phá các sòng bạc khác nơi thành phố này. Ta muốn anh đi theo ta cho đến khi hoặc là ta trắng tay hoặc là nhân đôi số tiền này.

Cully băn khoăn:

- Bác lại hành động chống lại tỷ lệ thắng thua à?

- Ta muốn thử thêm một lần nữa xem sao? - Gronevelt nói. - Từ khi còn là một chú nhóc, ta đã là một tay "kỳ bẽo" thuộc loại cừ khôi. Nếu có kẻ đánh bại được cái tỷ lệ thắng thua, kẻ đó phải là ta. Nếu như ta không thể đánh bại nó, thì không ai có thể làm được điều đó. Bác cháu mình sẽ vui lắm đấy và ta có thể xài một triệu đô-la thoải mái.

Cully sửng sốt. Niềm tin của Gronevelt vào tỉ lệ thắng thua không hề lay chuyển hay suy suyển chút nào trong suốt bao nhiêu năm mà anh biết ông ấy.

Cully nhớ lại một thởi kỳ trong lịch sử của khách sạn Xanadu đêm nào cũng thua tiền. Các tay chơi giàu lên. Cully chắc rằng phải có một "mánh" nào đó đang diễn ra. Anh đã sa thải tất cả các nhân viên ngành tài xỉu và tuyển mộ nhân viên mới. Gronevelt đã cho đem tất cả các con xúc xắc đi phân tích ở các phòng kiểm nghiệm. Nhưng vẫn không được gì. Cully và tay quản lý casino tin chắc rằng có ai đó đã sử dụng một thiết bị khoa học tối tân tinh vi kiểm soát được vòng quay của các con xúc xắc. Không thể có cách giải thích nào khác. Chỉ một mình Gronevelt vẫn quả quyết.

- Đừng lo, - ông nói. - Tỷ lệ bách phân thắng thua sẽ làm việc.

Và quả đúng như thế, sau ba tháng, con xúc xắc đã nhảy cũng rất lung tung nhưng theo một hướng khác. Khu tài xỉu đã thắng hàng đêm trên ba tháng liền. Cuối năm đó nó đã san bằng tỷ số. Gronevelt đã uống mừng với Cully và nói:

- Người ta có thể mất niềm tin trong mọi chuyện, niềm tin tôn giáo hay chính trị, đàn bà và tình yêu, thiện và ác, chiến tranh và hoà bình. Tuỳ anh muốn gọi là gì cũng được. Nhưng tỷ lệ thắng thua thì luôn đứng vững.

Và suốt trong tuần sau đó, khi Gronevelt đánh bài, Cully luôn luôn ghi nhớ điều đó. Gronevelt chơi cờ bạc hay hơn bất kì người nào anh từng thấy. Ở bàn cờ crap ông đánh cược vào những lô làm thủng túi nhà cái. Hình như ông "cảm ứng" được các đợt thăng trầm của thời vận đỏ đen. Ở mọi bàn chơi, từ tài xỉu đến baccarat, đến blackjack hình như ông đều "đánh hơi" được "luồng" đi của nước bài.

Đến giữa tuần, Gronevelt thắng được năm trăm ngàn đô. Đến cuối tuần, ông thắng được sáu trăm ngàn đô-la ông tiếp tục chơi. Cully theo sát bên ông. Họ cùng ăn tối chung và chỉ đánh bạc đến nửa đêm. Gronevelt nói người ta cần phải trong tình trạng minh mẫn để đánh bạc. Không nên ép xác quá, cần phải ngủ nghỉ đầy đủ ăn uống theo đúng chế độ và nên để ba, bốn ngày mới "phơ" một quả.

Đến khoảng giữa của tuần thứ nhì. Gronevelt mặc dầu rất thiện nghệ và tính toán kỹ, vẫn cứ trượt dốc dài dài. Các tỷ lệ thắng thua quay lại nghiền ông thành cám. Và đến ngày cuối cùng của thời gian hai tuần kia, ông bị lột sạch sẽ. Cả tiền ăn lẫn một triệu đô-la tiền vốn của ông đều tan thành ảo ảnh. Khi ông đặt cược chồng con phỉnh cuối cùng và thua nốt, Gronevelt quay sang Cully, mỉm cười. Hình như ông vui sướng, điều này làm kinh ngạc Cully như một triệu chừng bất thường.

- Đó là cách sống duy nhất, - Gronevelt nói.

- Người ta phải sống cùng với tỉ lệ thắng thua. Nếu không thế, cuộc đời không đáng sống! Hãy luôn ghi nhớ điều ấy, - ông truyền dạy cho Cully. - Đối với mọi điều anh làm trong đời hãy dùng tỷ lệ thắng thua làm nguyên lý tối thượng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 48


Trong cuộc du hành lần cuối của tôi đến California để hoàn tất việc chuyển thể kịch bản cho cuốn phim của Tri-Culture Studios, tôi đụng đầu với Osano ở đại sảnh của khách sạn Beverly Hills. Tôi bị sốc bởi ngoại hình của ông đến độ lúc đầu tôi không để ý.

Charlie Brown bên cạnh ông. Osano hẳn là phải mập thêm đến ba mươi pounds, và ông mang một cái bụng phệ làm căng phình cái áo jacket cũ. Mặt ông húp híp với những túi mỡ. Đôi mắt xanh lục từng một thời rất sắc sảo, sáng rực bây giờ trở nên phai mờ, nhợt nhạt không màu, đúng hơn là ngã sang màu xám nhạt và khi ông tiến về phía tôi, tôi có thể thấy cái dáng đi tròng trành lảo đảo lắc lư của ông càng thêm tệ hại.

Chúng tôi ngồi uống nơi phòng Polo. Như thường lệ Charlie thu hút mọi tia nhìn của cánh đàn ông trong phòng. Điều này không phải chỉ vì nhan sắc và vẻ mặt ngây thơ của nàng. Ở Beverly Hills này thì những thứ đó vô khối. Nhưng có cái gì đó nơi cách ăn mặc của nàng có cái gì đó trong cách nàng đi đứng và liếc mắt quanh phòng, bộc lộ sự sẵn sàng một cách dễ dàng.

Osano nói:

- Trông tôi khiếp lắm, phải không?

- Tôi từng thấy ông còn tệ hơn thế này, - tôi nói.

- Ôi dào chính mình cũng từng thấy vậy, - Osano nói. - Cậu thật may mắn, cậu có thể ăn bất kỳ thứ gì mình muốn mà chẳng lên cân tí nào.

- Nhưng chưa bằng Charlie đâu, - Tôi nói và cười với nàng - Nàng cũng cười đáp lễ.

Osano nói:

- Bọn này lên chuyến máy bay buổi chiều.

Eddie Lancer nghĩ anh ta có thể kiếm cho tôi việc viết một kịch bản nhưng rồi chuyện chẳng đến đâu, thế là tôi có thể biến khỏi nơi đây. Tôi nghĩ tôi sẽ đến một trại luyện tập thể hình để làm săn người lại và hoàn tất quyển tiểu thuyết của tôi.

- Quyển tiểu thuyết đến đâu rồi? - tôi hỏi.

- Ngon lành, - Osano đáp. - Tôi đã viết hơn hai ngàn trang, chỉ còn độ năm trăm trang nữa thôi là kết thúc

Tôi không biết phải nói gì với ông. Vào thời kỳ đó ông nổi tiếng là chẳng chịu giao bài cho các tạp chí, ngay cả về những quyển sách phi hư cấu. Quyển tiểu thuyết là hy vọng cuối cùng của ông.

- Ông nên tập trung vào năm trăm trang đó, - tôi nói - Và hoàn tất quyển sách cho rồi. Điều đó sẽ giải quyết được mọi rắc rối cho ông.

- Ờ, anh nói đúng. Nhưng tôi không vội được. Ngay cả nhà xuất bản cũng không muốn tôi làm như thế Đây là quyển sách đem lại giải Nobel văn học cho tôi đấy, khi được hoàn thành.

Tôi nhìn Charlie Brown để xem nàng có bị ấn tượng không và tôi ngạc nhiên thấy rằng nàng tỏ ra chẳng hề biết giải Nobel là cái dải rút gì.

- Ông may mắn lắm mới gặp một nhà xuất bản như thế, - tôi bảo Osano. - Họ đã đợi cả mười năm cho quyển sách đó.

Osano cười:

- Có thế, họ là những nhà xuất bản tầm cỡ nhất ở Mỹ. Họ đã ứng trước cho tôi hơn trăm ngàn đô-la mà chưa từng thấy một trang bản thảo nào. Đúng là tầm cỡ ưu việt chớ đâu phải như đám làm phim lôm côm kia.

- Tôi sẽ đi New York trong vòng một tuần nữa, - tôi nói. - Sẽ gọi mời ông đi ăn tối ở đó. Số điện thoại mới của ông là…

Osano nói:

- Cũng vẫn số cũ đấy.

Tôi nói:

- Tôi đã cố gọi số đó nhưng không có ai trả lời?

- À, - Osano nói. - Vì thời gian qua tôi ẩn cư ở Mexico để viết sách, ăn toàn đậu và bột bắp mà béo phì ra như thế này đây. Trong khi Charlie Brown, dù nàng ăn gấp mười lần tôi mà chẳng hề tăng lên một ao-xờ nào. - ông vỗ lên vai nắn nắn các bắp thịt của nàng. - Này Charlie Brown, nếu em chết trước anh, anh sẽ cho họ giải phẫu thân xác em để khám xem cái chất kỳ diệu nào giúp em vẫn luôn mảnh mai thon thả như thế này.

Nàng cười với ông:

- Anh nhắc làm em thấy đói rồi đó.

Vậy là để cho vui, tôi gọi bữa trưa cho ba người.

Tôi chỉ dùng một đĩa xà lách trộn dầu dấm, Osano một món omelette, còn nàng Charlie Brown "lệnh" một hamburger với khoai tây chiên kiểu Pháp, một tảng bít-tết với rau "xà-lách-xon", dưa leo, cà chua và xốt mayonnaise và một đĩa bánh đứa với ba tầng kem để tráng miệng. Osano và tôi thích thú thấy thiên hạ trố mắt nhìn Charlie khởi động chu kỳ tiêu hoá.

Họ không thể tin nổi. Một người đẹp mảnh mai như vậy lại có khả năng hủy diệt mạnh mẽ như vậy. Vài anh đàn ông ở các bàn kế bên cố tình đưa ra những lời bình luận khá lớn, hy vọng lôi kéo chúng tôi vào một cuộc đối thoại để họ có cớ nói chuyện với Charlie. Nhưng Osano và Charlie cố ý lờ họ đi.

Tôi trả tiền bữa ăn và khi rời đi tôi hứa sẽ gọi Osano khi đến New York.

Osano nói:

- Thế thì hay quá. Tôi đã đồng ý nói chuyện tại cuộc hội thảo, vào tháng tới, của phong trào Giải phóng phụ nữ, và tôi cần sự hỗ trợ của anh, Merlyn à. Tôi đề nghị tối đó mình đi ăn chung rồi cùng đi đến cuộc hội thảo. Cậu thấy thế nào?

Tôi hơi nghi ngại. Thật sự tôi chẳng mấy hứng thú với bất kì loại hội thảo nào, và tôi cũng hơi ngán chuyện Osano gặp rắc rối (mà phần lớn cũng là lỗi tại ông, tại cái tính bốc đồng ưa bốp chát và nói năng văng mạng đếch cần nể nang ai của ông), và tôi lại phải lo cho ông được tại ngoại hầu tra lần nữa cũng hơi phiền. Nhưng nể lời ông, tôi cũng đành OK vậy.

Không ai trong hai người chúng tôi nhắc đến Janelle. Nhưng cuối cùng tôi không nhịn được, phải mở lời hỏi ông:

- Ông có thấy Janelle ở thành phố này không?

- Không - Còn anh?

- Lâu lắm rồi, tôi không gặp nàng.

Osano trừng mắt nhìn tôi. Đôi mắt ấy, chỉ trong một giây thôi, trở lại màu xanh lục tinh anh và ma mãnh như trước đây. Ông cười buồn:

- Anh không nên bỏ rơi một cô gái như vậy. Cả đời người, ta mới may mắn gặp được một người phụ nữ có lòng như Janelle. Cũng như may lắm cả đời người, ta mới viết được một tuyệt tác bất hủ.

Tôi nhún vai và chúng tôi lại bắt tay từ giã. Tôi hôn lên má Charlie rồi ra đi.

***

Chiều hôm đó tôi có buổi hội thảo về chuyện phim ở Tri-Culture Studio với Jeff Wagon, Eddie Lancer và đạo diễn Simon Bellfort. Tôi vẫn luôn nghĩ là mọi truyền thuyết về chuyện nhà văn tỏ ra thô bạo với đạo diễn hay nhà sản xuất trong một cuộc hội thảo về chuyện phim chỉ là chuyện cường điệu, tiếu lâm thôi. Nhưng lần đầu tiên, ngay tại cuộc hội thảo này, tôi có thể thấy tại sao điều ấy lại xảy ra. Thực tế là Jeff Wagon và đạo diễn của ông ta đang lệnh cho chúng tôi viết câu chuyện của họ, chứ không phải là kịch bản chuyển thể từ tiểu thuyết của tôi. Tôi nhường lời cho Eddie Lancer tranh luận và cuối cùng Eddie, tức quá nói với Jeff Wagon:

- Thế này, tôi không nói là tôi tài giỏi gì hơn anh, tôi chỉ xin thưa là tôi may mắn hơn. Tôi đã viết liên tiếp bốn chuyện phim ăn khách. Tại sao không thử xem xét nghiêm túc nhận định của tôi?

Đối với tôi điều này có vẻ là lập luận rất khôn ngoan, nhưng Jeff Wagon và tay đạo diễn lộ vẻ bối rối ra mặt. Họ không biết Eddie đang nói về chuyện gì và tôi có thể thấy không có cách nào thay đổi đầu óc của họ.

Cuối cùng Eddie Lancer nói:

- Tôi rất tiếc, nhưng nếu đó là cách quý vị muốn làm, tôi phải bỏ phim này thôi.

- Được thôi, - Jeff nói. - Thế còn anh, Merlyn?

- Tôi không thấy điểm nào trong văn bản của tôi hợp với cách của quý vị, - tôi nói. - Tôi không nghĩ là tôi có thể làm tốt với cách đó.

- Thế là rõ, - Jeff Wagon nói. - Tôi rất tiếc. Bây giờ, có nhà văn nào mà bạn biết có thể làm việc cho phim này với chúng tôi và có thể tham khảo ý kiến bạn bởi vì bạn đã làm phần lớn công việc? Như thế sẽ giúp cho chúng tôi nhiều lắm.

Một ý nghĩ lóe lên trong đầu óc tôi là tôi có thể để Osano làm việc này. Tôi biết ông đang cần tiền một cách tuyệt vọng và biết rằng nếu nói tôi làm việc với Osano, chắc là ông sẽ nhận lời ngay. Nhưng rồi tôi nghĩ đến cảnh Osano trong một buổi hội thảo về chuyện phim như thế này, nhận chỉ thị từ những kẻ như Jeff Wagon và tay đạo diễn Simon Bellfurt này.

Osano vẫn là một trong những người khổng lồ của văn học Hoa Kỳ, và tôi nghĩ những tay chẳng ra gì này sẽ làm nhục ông và sẽ sa thải ông. Vì thế tôi không nói ra.

Chỉ khi đang cố dỗ giấc ngủ tôi mới nhận ra rằng có lẽ tôi từ khước Osano công việc này là để trừng phạt ông về cái tội đã dám ngủ với nàng Janelle đào ruột của tôi? Một cuộc trả thù êm ái từ vô thức mà những lý lẽ vừa nêu trên về việc để bảo vệ cho sĩ khí và danh dự của Osano khỏi bị xúc phạm chỉ là những lý do bề mặt có vẻ cao thượng, vị tha của cái thằng tôi rất vị ngã và đầy ganh tị, hiềm ố đối với ông ta mà thôi? Có phải thế không hở cái thằng tôi chẳng lẽ lại tồi và nhỏ mọn đến thế. Ô hay, chân ngã thực tướng của ta như thế sao? Không, không, nhất định là không. Và tôi chạy trốn vào những giấc mộng dài, để tránh phải đối mặt với cái tôi đáng ghét.

Sáng hôm sau, tôi nhận được cú gọi từ Eddie Lancer. Anh bảo tôi rằng anh đã có một cuộc họp với đại lý văn học của anh và tay này nói rằng Tri-Culture Studios và Jeff Wagon đang mời chào anh thêm năm mươi ngàn đô-la để lại cuốn phim này và anh hỏi tôi nghĩ sao?

Tôi bảo Eddie là đối với tôi, chuyện đó được thôi, anh muốn làm gì cũng được, nhưng tôi sẽ không quay lại đâu. Eddie cố gắng thuyết phục.

- Tôi sẽ nói với họ tôi sẽ không quay lại trừ phi họ mời cậu trở lại và trả cậu hai mươi lăm ngàn đô-la, - Eddie Lancer nói. - Tôi chắc họ sẽ chịu.

Tôi lại nghĩ đến chuyện giúp Osano, và tôi lại không thể làm. Eddie tiếp tục:

- Đại lý của tôi bảo, nếu tôi không quay lại với phim này thì rất uổng vì có nhiều cơ may là cuốn phim sẽ là một thành công lớn và sẽ vớ bẫm, Merlyn à. Nhưng tôi sẽ không quay lại nếu cậu nghĩ chúng ta nên gắn bó chặt chẽ với nhau và cố gắng để cứu vãn cốt truyện của chúng ta.

- Tôi chẳng đế ý tỷ lỉ lệ ăn chia nữa, - tôi nói, - Cũng như việc được nêu lên trên đầu cuốn phim và theo như câu truyện diễn biến, thì đó là chuyện đếch gì vậy? Một thứ hạ phẩm, một cậu chuyện tình loại "nhạc sến", đâu còn phải là tác phẩm văn học của tôi nữa. Nhưng anh cứ việc làm đi. Tôi thực sự chẳng thiết nữa. Ý tôi là vậy.

- OK, - Eddie nói, - và trong khi tham gia, tôi sẽ có bảo vệ uy tín của cậu trong khả năng mình. Tôi sẽ gọi cho cậu khi tôi đến New York và chúng ta sẽ đi uống cái gì với nhau.

- Tốt, - tôi nói. - Chúc anh may mắn với Jeff Wagon.

- Ờ, mình cũng cần điều đó, - Eddie đáp.

Tôi dành phần còn lại trong ngày dọn ra khỏi văn phòng dành cho tôi ở Tri-Culture Studio và đi mua sắm lặt vặt. Tôi không muốn đi về New York trên cùng chuyến bay với Osano và Charlie Brown. Tôi có nghĩ đến việc gọi Janelle, nhưng rồi lại thôi.

***

Một tháng sau, Jeff Wagon gọi tôi ở New York. Ông bảo tôi rằng Simon Bellfort nghĩ rằng Frank Richetti cũng nên được nêu tên trong phần viết kịch bản cùng với Lancer và tôi.

- Eddie Lancer còn ở lại với phim này không? - Tôi hỏi ông.

- Còn chứ, - Jeff Wagon khẳng định.

- Tốt lắm. Chúc may mắn, - tôi nói.

- Cám ơn, - Wagon đáp. - Và chúng ta sẽ thông tin thường xuyên cho anh biết về những gì đang xảy ra. Tất cả chúng ta sẽ gặp mặt nhau tại bữa ăn tối mừng lãnh giải của Hàn lâm viện Điện ảnh. - Và ông ta gác máy.

Tôi phải cười toáng lên cho hả hơi ra chứ không thì đến phải vỡ bụng mất. Bọn họ đang biến cuốn phim thành một thứ phó phẩm hạng tồi thế mà cái lão Wagon này còn dám trơ mặt nói đến các Giải thưởng của Hàn lâm viện. Rõ cái quân không biết xấu! Mỹ nhân Oregon năm xưa lẽ ra nên mạnh tay hơn, thiến phăng hết "trọn bộ ba tập" của lão đi cho bây giờ lão hết khoác lác cái mồm. Tôi hơi khó chịu về một cảm thức phản bội khi thấy Eddie Lancer còn đeo bám để làm cái phim thổ tả này. Đúng như Wagon đã từng có lần nói, Eddie Lancer là một nhà viết kịch bản bẩm sinh. Nhưng anh cũng là một tiểu thuyết gia bẩm sinh và tôi biết anh sẽ không bao giờ viết tiểu thuyết nữa.

Một điều khôi hài khác là mặc dù tôi đã đấu tranh với mọi người và kịch bản càng lúc càng trở nên dở tệ và tôi đã quyết chí bỏ đi, song tôi vẫn cảm thấy bị thương tổn. Và tôi cũng đoán là, trong tiềm thức tôi vẫn còn hy vọng nếu lại đến California để làm việc về kịch bản, tôi có thể gặp lại Janelle.

Đã mấy tháng rồi, chúng tôi không gặp nhau và nói chuyện với nhau. Lần cuối cùng tôi gọi nàng chỉ để lên tiếng chào, chúng tôi đã nói chuyện phiếm một lúc và cuối cùng nàng bảo:

- Em vui vì anh gọi cho em, - Và rồi nàng chờ câu trả lời Tôi lặng thinh một hồi rồi mới nói - Anh cũng thế.

Nghe vậy nàng bèn "triển khai đại tiếu" và nhại lời tôi "Anh cũng thế! Anh cũng thế!" theo kiểu con vẹt nhại tiếng người và rồi nàng nói:

- Ồ, chuyện đó cũng chẳng thành vấn đề, - Và cười vui vẻ, dặn, - Hãy gọi em khi nào anh lại đi ra.

Và tôi bảo:

- Ờ, anh sẽ. - Nhưng tôi biết tôi sẽ không.

Một tháng sau lúc Wagon gọi tôi, thì tôi nhận được một cú gọi của Eddie Lancer. Anh đang nổi giận.

- Này Merlyn. Họ đang thay đổi kịch bản để đẩy cậu ra khỏi danh sách. Thằng Frank Richtti đang viết lại đối thoại mới, bằng cách nhại những từ ngữ của cậu rồi tán hươu tán vượn vòng vo tam quốc. Họ đang thay đổi các sự kiện và tình tiết đủ để khiến cho nó có vẻ khác với các màn, các cảnh của cậu và tôi còn nghe họ - Wagon với Bellfort và Richetti - nói về việc sắp đẩy cậu ra khỏi danh sách và cả tỷ lệ ăn chia của cậu. Đám con hoang đó cũng chẳng thèm để ý đến tôi.

- Đừng lo, - tôi bảo anh. - Tôi viết quyển tiểu thuyết và tôi viết kịch bản gốc và tôi đem xác nhận với Hội Nhà văn, và không có cách nào họ đẩy tôi ra khỏi danh sách đầu phim và truất tỷ lệ ăn chia của tôi được!

Tôi không biết, - Eddie Lancer nói. - Tôi chỉ báo động cho cậu về chuyện họ sắp làm gì. Tôi hy vọng cậu sẽ tự bảo vệ mình.

- Cám ơn. Còn anh thế nào? Chuyện anh tham gia làm phim đến đâu rồi?

Anh nói:

- Cái thằng Frank Richetti chết tiệt đó là một đứa dốt nát chả ra gì và tôi không biết giữa Wagon và Bellfort ai là kẻ trấn lột nặng tội hơn. Đây có thể trở thành một trong những phim tồi tệ nhất lừng được sản xuất. Anh chàng Malomar khốn khổ hẳn là đang trăn trở trong nấm mồ.

- Vâng tội nghiệp Malomar, - tôi nói. - Anh vẫn luôn nói với tôi Hollywood tuyệt vời biết bao và con người ở đó thành thật và có đầu óc nghệ sĩ biết bao. Ước chi bây giờ anh ấy còn sống để thấy.

- Vâng, - Eddie Lancr nói. - Nghe này, lần tới cậu đến California nhớ gọi mình để cùng ăn tối nhé.

- Tôi không nghĩ tôi còn đi California nữa làm chi? - Tôi nói. - Nếu anh đến New York, nhớ gọi tôi.

- Nhất trí. Mình sẽ gọi cậu, - Lancer nói.

***

Một năm sau bộ phim ra mắt khán giả. Tôi được nêu tên vì quyển sách nhưng không được nêu tên như người viết kịch bản. Việc nêu tên viết kịch bản được dành cho Eddie Lancer và Simon Bellforl. Tôi yêu cầu Hội nhà văn làm trọng tài phán định nhưng tôi thua. Richetti và Bellfort đã làm tốt việc cải biên kịch bản, và thế là tôi mất phần ăn chia lợi nhuận. Nhưng chuyện đó không thành vấn đề. Cuốn phim là một thảm hoạ và điều tồi tệ nhất đó là Doran Rudd nói với tôi rằng trong ngành công nghiệp điện ảnh, nếu cuốn phim thất bại, người ta thường đổ lỗi cho quyển tiểu thuyết. Tôi không còn là một sản phẩm bán được ở Hollywood nữa, và đó là điều duy nhất làm tôi lên tinh thần, từ toàn bộ vụ này.

Một trong những bài điểm phim cay độc nhất, gay gắt nhất được phóng ra bởi Clara Ford. Nàng phanh thây xẻ thịt nó từ A tới Z. Kể cả việc diễn xuất của Kellino. Như vậy có lẽ là tại anh chàng Kellino đã không làm việc với cô nàng Clara cho tới bến, khiến cho nàng không ưng "cái" bụng. Nhưng Houlinan còn cho tôi một phát súng ân huệ nữa. Lão ta thuê đám bồi bút viết một bài tựa đề "TIỂU THUYẾT CỦA MERLYN THẤT BẠI KHI CHUYỂN THÀNH PHIM".

Bài báo đó là một "kiệt tác" về kiểu bôi bác hạ cấp khiến tôi phải ngao ngán lắc đầu thán phục.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 49


Một thời gian ngắn sau khi cuốn phim ra mắt khán giả, tôi đến Đại sảnh đường Camegie dự cuộc hội thảo của Phong trào quốc gia giải phóng phụ nữ với Osano và Charlie Brown. Cuộc hội thảo nêu tên Osano như là người phát ngôn duy nhất cho cánh đàn ông nói riêng và giống đực nói chung.

Trước đó chúng tôi đi ăn tối lại Pearl s, nơi Charlie Brown làm trố mắt đám phục vụ khi một mình nàng xơi hết nguyên một con vịt tiềm kiểu Bắc Kinh, rồi một đĩa cua nhồi thịt, một đĩa sò huyết với xốt dầu mè, một con cá tai tượng chưng tương và làm sạch láng những phần còn lại trong cái đĩa của Osano và của tôi mà vẫn không làm nhạt đi son môi của nàng. Khi chúng tôi ra khỏi taxi trước mặt Đại sảnh đường Camegie, tôi cố thuyết phục Osano đi trước và để tôi theo sau với Charlie Brown trong tay tôi để quý bà sẽ nghĩ rằng nàng cặp với tôi. Nàng quá giống một kiều nữ giang hồ theo truyền thuyết khiến nàng dễ chọc giận những người cánh tả của cuộc hội thảo.

Nhưng Osano, như thường lệ rất ương ngạnh. Ông muốn mọi người biết rằng Charlie Brown là người đàn bà của ông. Vì thế khi chúng tôi đi dọc theo lối đi giữa để tiến về phía trước tôi bước theo sau họ. Trong khi làm như vậy, tôi quan sát các vị nữ lưu ở trong phòng. Điều kỳ quặc duy nhất nơi họ đó là họ đều là đàn bà và tôi nhận ra rằng nhiều lần trong quân đội, trong viện mồ côi, trong các cuộc chơi bóng, tôi đã quen thấy hoặc là toàn đàn ông hoặc phần lớn là đàn ông. Lần này thấy đâu đâu cũng toàn là đàn bà, đối với tôi là một cú sốc, như thể tôi đang lạc vào một hành tinh lạ.

Osano được chào đón bởi một nhóm phụ nữ và dẫn đến khán đài. Charlie Brown và tôi ngồi nơi hàng ghế thứ nhất. Tôi ước phải chi chúng tôi ngồi phía sau, để tôi có thể lẻn chuồn ra khi nào muốn. Tôi bồn chồn đến độ, tôi chỉ nghe mơ hồ tiếng được tiếng mất các diễn văn khai mạc, và rồi bỗng dưng Osano được dẫn đến bục diễn giả và được giới thiệu. Osano đứng yên một hồi chờ đợi những tràng pháo tay chào đón không bao giờ đến.

Phần lớn quý vị phụ nữ tại đó đều đã từng bị xúc phạm bởi những bài luận văn bút chiến mang chất sô vanh giống đực cực kì hiếu chiến và phát xít của ông đăng trên các tạp chí dành cho đàn ông nhiều năm trước đây. Vài người lại cảm thấy bị xúc phạm bởi vì ông là một trong những nhà văn hàng đầu của thế hệ họ và họ ganh tị với thành tựu của ông. Và rồi còn có vài kẻ ngưỡng mộ ông họ vỗ tay khá yếu ớt để phòng hờ trường hợp diễn văn của Osano gặp sự bất bình từ phía hội nghị.

Osano đứng ở bục diễn giả, một vóc dáng đồ sộ. Ông chờ một hồi lâu; rồi ông dựa vào diễn đàn một cách ngạo mạn và nói chậm rãi, phát âm rành rọt từng lời.

- Ta sẽ chiến đấu với các người hay ta sẽ ngủ với các người.

Cả đại sảnh vang ầm lên những tiếng hú hét, tiếng huýt sáo, tiếng la ó phản đối rần rần. Osano vẫn cứ cố đạp bừa để tiến lên. Tôi biết ông dùng câu mở đầu ngổ ngáo kia với dụng ý chộp bắt sự chú tâm của công chúng thính giả. Chứ thật ra ông định phát biểu một diễn văn bênh vực giải phóng phụ nữ, nhưng ông chẳng bao giờ có cơ hội để làm điều ấy. Những tiếng hú hét la ó càng lúc càng ầm ĩ và mỗi lần Osano cố nói thì chúng lại vang lên cho đến khi Osano phải nghiêng mình cúi đầu chào thua và rời khỏi diễn đàn, bước xuống sân khấu. Chúng tôi theo ông dọc theo lối đi giữa và ra khỏi cửa của Đại sảnh đường Camgie. Những tiếng hú hét la ó bây giờ lại chuyển thành những loạt vỗ tay reo hò, để nói với Osano ông đang làm điều mà họ muốn ông làm. Tức là cút đi cho khuất mắt họ.

Osano không muốn tôi về nhà với ông tối đó. Ông muốn ở một mình với Charlie Brown. Nhưng sáng hôm sau tôi nhận được một cuộc gọi từ ông - ông muốn tôi giúp ông một việc.

- Nghe này, - Osano nói. - Tôi sắp đến đại học Duke ở Bắc Carolina, vào dưỡng đường ăn kiêng của họ. Nó được coi là nơi làm giảm cân tốt nhất ở Mỹ và họ cũng giúp cho bạn khoẻ mạnh. Có điều phiền là Charlie muốn đi theo tôi. Anh có thể nào tưởng tượng cô ta lại ăn kiêng suốt hai tháng trời được? Vì thế tôi bảo là cô không ở đó được đâu. Nhưng tôi phải mang chiếc xe tới đó và muốn cậu lái nó giùm tôi. Chúng ta cùng đem xe đến đó và cùng nhau chạy lăng quăng trong thành phố chơi ít ngày và biết đâu lại được những trận cười thoả thích đấy.

Tôi nghĩ qua chuyện đó trong một phút và rồi tôi nói:

- Được thôi.

Chúng tôi hẹn nhau vào một ngày của tuần sau.

Tôi bảo Vallie tôi sẽ đi độ ba hay bốn ngày. Rằng tôi sẽ lái chiếc xe của Osano đi với ông ấy. Ở với ông ít ngày cho ông ổn định tinh thần rồi tôi sẽ bay trở về.

- Nhưng tại sao ông ta không thể tự lái xe?

Vallie hỏi.

- Ông ấy thực sự không có vẻ khoẻ, - tôi nói.

- Anh không nghĩ ông ấy trong tình trạng thể lực và tinh thần đủ tốt để lái xe liên tục trong tám giờ.

Lời giải thích đó có vẻ làm thoả mãn Vallie nhưng có một điều vẫn còn làm tôi bực bội. Tại sao Osano không muốn dùng Charlie làm tài xế cho ông?

Đến đó có thể để cho nàng trở về ngay bằng máy bay, như thế cái lý do ông nại ra với tôi về chuyện không muốn nàng phải ăn kiêng theo ông cả mấy tháng liền là một lý do rởm. Rồi tôi nghĩ có lẽ ông đã "ngấy" nàng Charlie và đây là cách để ông thoát khỏi nàng. Tôi cũng chẳng hơi đâu phải lo con bò trắng răng. Có khối anh chờ mang nàng về để mà chăm chút bảo trọng cho nàng. Cũ người mới ta ấy mà. Có như thế để ai cũng có chỗ đứng dưới ánh mặt trời chứ?

Thế là tôi lái xe đưa Osano đến dưỡng đường của đại học Duke bằng chiếc Cadillac của ông, và Osano trông có vẻ khoẻ hơn ra.

- Tôi thích vùng này của đất nước chúng ta hơn, - Osano nói khi chúng tôi đi vào các bang Miền Nam. - Tôi yêu cách họ sùng kính Jesus Christ nơi đây. Đây là một trong những nơi tuyệt vời nhất trên hành tinh này. Khi nghĩ về cuộc đời mình, phải chi tôi đã là một nhà lãnh đạo tôn giáo thay vì một nhà văn. Như vậy sẽ hay hơn biết bao.

Tôi không nói gì. Chỉ lặng im nghe. Cả hai đều biết rằng Osano không thể là cái gì khác hơn là một nhà văn và tôi biết rằng ông đang theo một đường bay ảo tưởng của riêng mình.

Rồi ông nói về nếp sống của người miền Nam, về tín ngưỡng của họ, từ đó ông lại bình loạn lung tung về các tu sĩ và giáo hội với những lời lẽ phạm thượng, báng bổ nặng nề mà tôi không dám ghi lại ra đây ông tiếp tục cuộc "hoằng dương đạo pháp" theo hướng nghịch đó trong suốt năm mươi dặm đường tiếp theo. Rồi ông chuyển tông qua văn học nghệ thuật, rồi ông bàn về các chính trị gia và cuối cùng gần đến đoạn cuối cuộc hành trình, ông nói về Phong trào giải phóng phụ nữ.

- Cậu biết là, - ông nói - điều buồn cười là mình thực sự vì họ mà họ lại không biết, không chịu để cho mình nói hết lời. Điều phiền với đàn bà là vậy. Họ tuyệt đối không có chút ý thức hài hước nào. Họ không hiểu rằng tôi nói đùa, và sau đó tôi sẽ bênh vực cho họ?

Tôi nói với ông:

- Sao ông không đăng bài diễn văn lên tờ báo, tờ Esquire chẳng hạn, và họ sẽ hiểu ông hơn?

- Ờ nhỉ, - Osano nói. - Có lẽ khi ở trại giảm cân tôi sẽ gọt dũa lại bài diễn văn ấy để khi lên báo nó được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng tôi cũng dành trọn một tuần ở với Osano tại dưỡng đường của đại học Duke. Trong tuần lễ đó tôi đã thấy nhiều người béo phục phịch - từ cỡ hai trăm năm mươi đến trên ba trăm pao - nhiều hơn tổng số người béo mà tôi thấy trong cả đời gộp lại.

Trung tâm Y khoa của Đại học Duke không nhắm đến việc làm giảm cân vì lý do thẩm mỹ mà là một nỗ lực nghiêm túc để sửa chữa những tổn hại tác động vào cơ thể con người bởi những thời kỳ vượt thể trọng kéo dài. Mỗi khách hàng mới đến phải qua nhiều ngày làm một thứ trắc nghiệm máu và chụp X-quang. Vì thế tôi ở lại với Osano và kèm sát để ông đến các nhà hàng ăn kiêng.

Lần đầu tiên trong đời, tôi nhận thấy mình quả là may mắn. Đó là dù tôi ăn uống cỡ nào hay ăn những thức bổ dưỡng đến mấy, tôi cũng không hề lên cân.

Bởi tại đây tôi đã chứng kiến nhiều cảnh vừa thảm não vừa buồn cười của những người "quá tải".

- Sống nơi đây ông sẽ có một thời gian hay lắm đấy, tôi bảo Osano. - Có biết bao chất liệu.

- Chẳng có quái gì đâu, Osano nói. - Người ta có thể viết một bi kịch về những người gầy còm, chứ không bao giờ có thể viết một bi kịch về những người béo phì. Người ta có thể khóc than cho nàng Camille ốm yếu hồng nhan bạc mệnh chứ làm sao có thể khóc nổi cho một cái túi căng phồng ba trăm pao thịt và mỡ? Tự thân nó, thật ra, là một sự kiện bi thảm nhưng trông lại chả ra làm sao. Không có nhiều đất để nghệ thuật tung hoành đâu.

Ngày sau đó là ngày cuối cùng làm các thử nghiệm của Osano và tôi dự định bay trở về New York vào tối hôm đó. Osano đã ứng xử tốt. Ông đã theo đúng mức chế độ ăn kiêng của trung tâm và ông đang cảm thấy thư thái vì có tôi bầu bạn. Khi Osano đến Trung tâm Y tế để lấy các kết quả xét nghiệm, tôi thu xếp hành trang trong khi chờ đợi ông quay về khách sạn.

Osano không xuất hiện cho đến bốn giờ sau đó. Mặt ông linh hoạt hẳn lên vì phấn khởi. Đôi mắt xanh lục của ông lại nhảy múa với màu sắc tinh anh lúc trước.

- Mọi chuyện ổn cả chứ? - tôi hỏi.

- Chắc cú lắm rồi. - Osano nói.

Thoáng trong một giây, tôi không tin ông. Ông có vẻ quá phấn khởi, quá lạc quan.

- Mọi chuyện hoàn hảo không thể nào tốt hơn. Cậu có thể an tâm quay về nhà tối nay và mình phải nói rằng cậu đúng là hảo bằng hữu. Không ai làm được những điều cậu đã làm vì mình, ăn chay từ ngày này qua ngày khác, và tệ hơn nữa, là phải nhìn ngắm những thị mẹt phục phịch nặng hàng ba trăm pao, vừa đi vừa lắc những bộ mông khổng lồ. Dầu cậu có phạm bất cứ tội lỗi nào chống lại tôi, tôi cũng sẵn sàng hỉ xả cho cậu.

Và trong một lát, đôi mắt ông rất dịu dàng, rất nghiêm trang. Có một biểu hiện rất khả ái trên khuôn mặt ông:

- Ta hỉ xả cho anh, - ông nói. - Hãy nhớ điều đó, cậu có lỗi với ta lắm, ta muốn cậu biết điều đó.

Và rồi, một lần trong rất hiếm khi kể từ lúc chúng tôi quen biết đến nay, ông ôm tôi thân mật. Tôi biết ông không muốn tỏ vẻ xúc động, trừ phi với đàn bà và tôi biết ông không ưa biểu lộ tình cảm. Tôi ngạc nhiên, nhưng tôi không thắc mắc về chuyện ông ám chỉ gì khi nói hỉ xả cho tôi bởi vì Osano vốn tinh ranh sắc sảo lắm. Ông ta thật sự tinh khôn hơn bất kì ai mà tôi từng biết, cho nên một cách nào đó ông biết lý do tại sao tôi đã không đưa công việc viết kịch bản ở Tri-Culture Studio cho ông. Ông đã tha thứ, thế là tốt thế là đúng phong cách Osano. Ông thực sự vĩ đại qua hành động đó. Điều phiền duy nhất là chính tôi lại chưa tha thứ nổi cho mình.

Tối hôm đó tôi rời đại học Duke và bay về New York. Một tuần sau tôi nhận được cú gọi từ Charlie Brown. Nàng có một giọng nói dịu dàng, ngọt ngào hồn nhiên như trẻ thơ và nàng bảo:

- Merlyn, anh phải giúp em.

Và tôi hỏi:

- Có gì vậy?

Nàng đáp:

- Osano đang hấp hối, ông đang nằm viện. Làm ơn, anh làm ơn đến ngay nhé.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 50


Charlie đã đưa Osano vào Bệnh viện Saint-Vincent, vì thế chúng tôi nhất trí gặp nhau tại đó. Khi tôi đến nơi, Osano đang nằm trong phòng riêng và Charlie ở bên ông, ngồi trên giường để ông đặt một bàn tay trong lòng nàng. Charlie để tay nàng trên bụng Osano. Thấy tôi. Ông ngồi dậy trên giường, trông dáng vui vẻ hình như bớt mập đi và không có vẻ gì của một kẻ sắp nghỉ chơi với cuộc đời cả.

Tôi nhìn qua căn phòng bệnh viện. Không có vẻ gì của một căn phòng thuộc khu chăm sóc đặc biệt cả. Không có ống truyền dịch, không có điều dưỡng trực. Tôi thấy nhẹ nhõm và nghĩ chắc là Charlie đã lầm và xét cho kỹ, chắc là Osano không sắp chết đâu.

Osano lạnh lùng nói:

- Chào Merlyn. Chắc cậu đúng là pháp sư thật đấy. Bằng cách nào cậu khám phá ra tôi ở đây vậy? Điều này được giữ bí mật mà.

Tôi chẳng muốn vòng vo tam quốc hay nói nhăng nói cuội làm gì, thế nên nói toạc ra:

- Charlie Brown cho tôi biết. - Có lẽ nàng không được phép cho tôi hay, nhưng tôi không thích nói dối.

Charlie chỉ cười khi thấy Osano chau mày.

Osano nói với nàng:

- Anh đã bảo em chỉ mình anh và em thôi mà. Không để ai khác biết cả.

Charlie lơ đãng trả lời:

- Em biết anh muốn Merlyn mà.

Osano thở ra:

- Thôi được, - Ông nói. - Em đã ở đây cả ngày Charlie à. Em có thể ra ngoài xem phim hoặc nghỉ ngơi, hoặc dùng kem chocolate hay các món ăn Trung Hoa. Dù sao, đêm nay em cứ ở ngoài đi. Sáng mai gặp lại em.

- Đồng ý, - Charlie đáp. Nàng ra khỏi giường.

Nàng đứng rất gần Osano và ông ta với một động tác không hẳn là dâm đãng, nhưng làm như ông đang tự nhắc nhở xem cảm giác ấy thế nào, đưa bàn tay vào dưới áo dài của nàng và vuốt ve những chỗ kín của nàng và rồi nàng nghiêng đầu qua giường để hôn ông.

Trong khi bàn tay ông vuốt ve da thịt ấm áp đó, vẻ bình an và bằng lòng hiện lên trên khuôn mặt của Osano như được củng cố bởi niềm tin thiêng liêng.

Khi Charlie rời phòng, Osano thở dài và nói:

- Merlyn này, hãy tin tôi đi. Tôi đã viết rất nhiều điều nhảm nhí trong các quyển sách của tôi, trong các bài báo và các giảng văn. Tôi sẽ nói cho cậu nghe sự thật duy nhất đúng dắn. âm đ*o là nơi mọi sự bắt đầu và cũng là nơi mọi sự kết thúc. âm đ*o là cái duy nhất đáng để ta sống vì nó. Mọi chuyện khác chỉ là giả tạo, lừa bịp, dởm dé và hư ảo của hư ảo mà thôi.

Tôi ngồi xuống sát giường ông:

- Thế còn danh vọng thì sao? Ông cũng thích danh vọng và tiền bạc mà?

- Cậu còn quên nghệ thuật nữa, - Osano nói.

- OK, - tôi nói. - Hãy đưa nghệ thuật vào nữa.

- Thế còn danh vọng, tiền bạc và nghệ thuật thì sao?

- Cũng tốt thôi. Tôi không từ chối chúng. Chúng cũng được việc nhưng không thực sự cần thiết. Chỉ là lớp kem trứng trên chiếc bánh ngọt thôi.

Tôi liền hồi tưởng lại cuộc hội ngộ đầu tiên với Osano và nghĩ mình biết sự thật về ông ta khi chính ông ta không biết. Bây giờ ông đang nói điều ấy và tôi tự hỏi có đúng thế không, vì Osano đã từng yêu thích tất cả. Và điều ông thực sự muốn nói là nghệ thuật, tiền bảc với danh vọng, quyền lực không phải là những thứ ông tiếc nuối khi phải từ bỏ.

- Trông ông khoẻ hơn hồi tôi gặp ông mới vừa rồi mà, - Tôi nói với Osano. - Tại sao ông lại nhập viện? Charlie Brown nói là lần này thực sự nghiêm trọng. Nhưng trông ông có sao đâu?

- Không đùa đấy chứ? - Osano nói, vẻ hài lòng. Thế thì hay quá. Nhưng cậu biết là tôi được tin xấu khi họ làm các cuộc xét nghiệm. Tôi nói ngắn gọn cho cậu nghe nhé. Tôi đã làm rối tung mọi chuyện khi uống các liều penicillin viên mỗi lần tôi sắp làm tình. Thế là lúc tôi mắc bệnh giang mai thì các viên thuốc này đã che lấp bệnh trạng, nhưng liều lượng không đủ mạnh để diệt hết bệnh. Hoặc có lẽ lũ tuyến trùng xoắn ôn dịch kia đã nghĩ ra được cách để qua mặt y học. Chuyện này xảy ra khoảng mười lăm năm trước. Trong khi đó, lũ tuyến trùng xoắn ăn mòn óc não tôi, xương tuỷ tôi và cả tim tôi. Bây giờ họ bảo tôi rằng tôi còn sống được sáu tháng đến một năm nữa thôi trước khi về chầu ông bà ông vải. Tôi đã lọt vào con đường một chiều vô phương khả đảo rồi.

Tôi sửng sốt. Thực sự tôi không thể tin điều đó.

Trông Osano vui vẻ lắm. Đôi mắt xanh lục của ông ngời sáng:

- Không làm gì được cả sao? - Tôi hỏi ông.

- Vô phương. - Osano nói. - Nhưng cũng không có gì khủng khiếp lắm đâu. Tôi sẽ tĩnh dưỡng ở đây thêm vài tuần rồi tôi sẽ về thành phố và cậu sẽ gặp tôi ở đó!

Tôi không biết nói gì nữa. Tôi thật sự không biết có nên tin không. Trông ông khoẻ hơn là tôi từng thấy ông suốt một thời gian dài.

- Được rồi, - tôi nói.

- Tôi có ý này, - Osano nói. - Thỉnh thoảng cậu đến viện thăm tôi và giúp đưa tôi về nhà. Tôi không muốn trở nên lão suy, lú lẫn, nên lúc nào đến, tôi sẽ ra đi. Ngày nào tôi đi đến quyết định tối hậu đó, tôi muốn cậu đến căn hộ của tôi và bầu bạn với tôi. Cậu và Charlie Brown. Và rồi cậu có thể lo giùm mọi chuyện hậu sự cho tôi.

Osano nhìn tôi trừng trừng đầy chủ ý:

- Cậu không có bổn phận phải làm chuyện đó, - Osano nói.

Bây giờ tôi tin ông. Tôi nói:

- Nhất định tôi sẽ làm điều mà ông uỷ thác. Tôi nợ ông một ân huệ lớn. Ông sẽ có đủ những gì ông cần chứ?

- Tôi sẽ có - Cậu không phải lo chuyện ấy.

Tôi có vài lần hội ý với các bác sĩ của Osano, và họ bảo tôi rằng ông sẽ chưa xuất viện trong một thời gian lâu nữa. Có thể là không bao giờ. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm.

Tôi không nói cho Vallie về bất kỳ chuyện gì đã xảy ra, ngay cả chuyện Osano sắp chết. Hai ngày sau tôi đi thăm Osano ở bệnh viện. Ông yêu cầu tôi lần sau đến vui lòng mang cho ông một bữa ăn Trung Quốc vậy là tôi mang mấy túi giấy màu nâu đựng đầy thức ăn khi tôi đi dọc hành lang và nghe những tiếng la hét đến từ phòng Osano. Tôi đặt mấy bao giấy xuống bên ngoài phòng riêng của một bệnh nhân khác và chạy dọc theo hành lang.

Trong phòng có một bác sĩ, hai cô điều dưỡng và một điều dưong trưởng. Tất cả đều đang la lối với Osano. Charlie đứng nhìn nơi một góc phòng, mặt tái nhợt, nước mắt ràn rụa. Osano đang ngồi trên cạnh giường, hoàn toàn trần truồng và quát mắng lại bác sĩ:

Trả lại quần áo cho ta. Ta sẽ xách ra khỏi nơi này ngay.

Và viên bác sĩ gần như hét vào mặt ông:

- Tôi sẽ không chịu trách nhiệm nếu ông tự ý xuất viện. Tôi sẽ không chịu trách nhiệm.

Osano cười lớn:

- Anh là thứ ngớ ngẩn, nói toàn những chuyện vớ vẩn. Anh đếch có việc gì phải chịu trách nhiệm về ta cả. Đưa quần áo cho ta ngay.

Bà điều dưỡng trưởng, một phụ nữ trông rất "ngầu" và đầy uy thế, hét lên đầy nộ khí:

- Ta đếch cần biết nhà anh danh tiếng lẫy lừng cỡ nào cũng thây kệ; nhưng ta truyền cho anh biết rằng bệnh viện của chúng ta đây đâu phải là nhà chứa đĩ!

Nhưng Osano đâu để hổ danh một tay sô-vanh giống đực vào hạng lực bạt sơn hề, khí cái thế! Nên đôi mắt ông liền xuất lộ hung quang, đấu nhãn đốp chát với nữ địch thủ ngang tàng. Ông gầm lên:

- Đ.M. hết thảy bọn người? Cút hết đi cho khuất mắt ta.

Và hoàn toàn trần truồng, ông đứng lên đi khỏi giường. Lúc ấy tôi mới thấy thật sự ông yếu đến mức nào. Ông bước đi lảo đảo thân hình nghiêng về một bên. Cô điều dưỡng động mối từ tâm vì cảnh tượng đó, lòng dịu đi ngay không còn chút giận dữ nào nữa, liền đến bên để giúp ông, nhưng Osano vùng vằng từ chối vì sĩ diện không cho phép ông chấp nhận sự ban ơn nâng đỡ của phái yếu! Cuối cùng ông thấy tôi đứng ở lối đi ngoài cửa chính ông bèn điềm tĩnh bảo:

- Merlyn, đem tôi ra khỏi đây.

Tôi hơi ngạc nhiên vì sự giận dữ có phần quá đáng của họ. Chắc chắn là trước đây họ đã từng bắt gặp những bệnh nhân làm tình trong phòng. Rồi tôi quan sát Charlie Brown. Nàng mặc chiếc váy ngắn với rõ ràng chẳng có gì bên dưới. Nàng trông giống một gái điếm trẻ con. Bên cạnh cái thân xác dềnh dàng nhưng đang mục nát của Osano. Sự "công xúc tu sỉ" trong hành động của họ ở đây không phải trên phương diện luân lý, mà trên phương diện thẩm mỹ.

Hai thân thể họ ở bên nhau tạo nên một hình ảnh tương phản gay gắt đến xốn xang, gây phẫn nộ cho người chứng kiến.

Những người khác giờ đây cũng nhận ra tôi. Và tôi nói với bác sĩ:

- Tôi mang ông ấy đi và tôi xin chịu trách nhiệm.

Bác sĩ bắt đầu phản đối, gần như tự biện minh, rồi quay sang bảo điều dưỡng trưởng:

- Đưa quần áo cho ông ta.

Bác sĩ tiêm cho Osano một mũi thuốc và nói:

- Cái đó sẽ giúp ông dịu hơn trong cuộc hành trình.

Và thật là đơn giản. Tôi trả tiền viện và đưa Osano ra ngoài, gọi một chiếc limousine và đưa ông về nhà. Charlie và tôi đặt ông lên giường; ông ngủ được một lát rồi ông gọi tôi vào phòng ngủ và kể tôi nghe chuyện gì xảy ra nơi bệnh viện. Rằng ông đã bảo Charlie cởi quần áo, nằm vào trong giường với ông bởi vì ông cảm thấy nguy kịch đến độ ông nghĩ mình sắp chết.

Osano quay đầu qua hướng khác một chút. Ông nói giọng tự tình:

- Anh biết đấy, điều kinh khủng nhất trong cuộc sống là tất cả chúng ta đều chết cô đơn trên giường. Trong bệnh viện, với mọi người thân trong gia đình chung quanh mình, nhưng không ai sẵn lòng lên nằm chung giường với người sắp chết. Nếu anh ở nhà, vợ anh cũng đâu chịu lên nằm chung giường lúc anh hấp hối.

Osano quay đầu lại phía tôi với nụ cười ngọt ngào mà thỉnh thoảng cũng nở trên môi ông.

- Vì thế đấy là giấc mộng của tôi. Tôi muốn Charlie ở trên giường với tôi khi tôi chết, ngay đúng lúc đó và như vậy tôi sẽ cảm thấy đã thắng điểm, đời mình không đến nỗi tồi tệ. Và cảnh đó sẽ mang tính tượng trưng rất cao, đúng không? Rất tương thích cho một tiểu thuyết gia và những nhà phê bình của ông ta.

- Khi nào ông có thể biết giờ lâm chung? - tôi hỏi.

- Tôi nghĩ cũng sắp đến rồi, - Osano nói. - Thật sự tôi không nghĩ là mình nên đợi thêm nữa làm chi.

Bây giờ tôi thật sự bị sốc và phát hoảng.

- Tại sao ông không đợi một ngày khác? Ngày mai ông sẽ thấy khá hơn. Ông vẫn còn khoảng thời gian khá đấy. Sáu tháng có thể giúp ông thu xếp được nhiều việc, và biết đâu trong thời gian đó, phép mầu sẽ xảy ra

Osano nói:

- Anh có băn khoăn gì không về chuyện tôi sắp làm? Những định kiến luân lý thông thường chẳng hạn?

Tôi lắc đầu:

- Chỉ hơi thắc mắc sao vội thế?

Osano nhìn tôi vẻ trầm tư.

- Không vội đâu, - ông nói. - Cú ngã khi tôi cố đi ra khỏi giường là một thông điệp rõ lắm rồi. Nghe này, tôi uỷ nhiệm anh làm người thừa hành văn học của tôi, các quyết định của anh có tính chung thẩm. Tôi không để lại đồng nào, chỉ còn tác quyền thôi và chúng sẽ được chia cho các bà vợ cũ và lũ con của tôi. Các quyển sách của tôi vẫn còn bán khá chạy vậy nên không phải lo cho họ. Tôi cố dành phần nào đó cho Charlie Brown, nhưng nàng không để tôi làm như vậy và tôi nghĩ có lẽ nàng có lý.

Tôi nói một điều mà có lẽ bình thưởng tôi không nói:

- Một cô gái điếm với quả tim vàng. Đúng là một giai thoại văn chương.

Osano nhắm mắt lại:

- Cậu nên biết là, một trong những điều tôi thích nhất về cậu Merlyn à, đó là cậu không bao giờ nói tiếng gái điếm và có lẽ tôi hay buột miệng nói ra từ đó, nhưng tôi không nghĩ.

- Được thôi, - tôi nói. - Ông có muốn gọi điện thoại cho ai hay muốn gặp mặt người nào không? Hoặc là ông có muốn uống một ly rượu?

- Không, - Osano nói. - Tôi đã ngấy hết mọi thứ đó rồi. Tôi có bảy bà vợ, chín đứa con, tôi có khoảng hai ngàn bạn bè và hàng chục triệu người ngưỡng mộ. Không có ai có thể giúp đỡ và tôi chẳng muốn thấy mặt một ai? - Ông cười toét miệng với tôi. - Và cậu hãy nhớ rằng, tôi đã sống một cuộc đời hạnh phúc. - Ông lắc đầu. - Những người mà ta yêu nhất đưa ta vào chỗ đó.

Tôi ngồi xuống bên cạnh giường ông và chúng tôi nói chuyện hàng mấy tiếng liền về những quyển sách khác nhau mà chúng tôi đã đọc. Ông kể tôi nghe về tất cả những người đàn bà mà ông từng làm tình, và trong mấy phút Osano cố hồi tưởng lại mười lăm năm trước, cô gái đã lây bệnh cho ông. Nhưng ông không thể lần ra dấu vết.

- Có điều là, - ông nói - Họ đều là những nhan sắc mỹ lệ. Họ đều đáng giá. A, nhưng mà điều ấy cũng có khác gì đâu? Chỉ là một sự cố ngoài ý muốn.

Osano đưa một bàn tay ra và tôi nắm lấy, xoa bóp và Osano nói:

- Anh làm ơn bảo Charlie vào đây và anh ra đứng đợi ở bên ngoài.

Trước khi tôi ra đi, ông gọi với theo:

- Merlyn, cậu nghe đây này.

Cuộc đời một nghệ sĩ không phải là cuộc đời viên mãn (An artist s life is not a fulfilling life).

Hãy khắc lời bi ký đó lên mộ chí của tôi.

Tôi chờ một hồi lâu trong phòng khách. Đôi lúc tôi nghe tiếng ồn và một lần tôi nghĩ tôi nghe tiếng khóc và rồi tôi chẳng nghe thấy gì nữa. Tôi đi vào nhà bếp và pha ít cà-phê và rót ra hai tách để trên bàn nhà bếp. Rồi vào phòng khách và chờ thêm một lát nữa. Rồi không có một tiếng la, một tiếng kêu cứu chỉ nghe giọng của Charlie, không có vẻ gì khiếp sợ, mà rất ngọt ngào và trong trẻo gọi tên tôi.

Tôi đi vào phòng ngủ. Trên chiếc bàn đêm là hộp Tiffany mạ vàng ông dùng để đựng những viên penicillin. Cái hộp được mở ra, trống rỗng. Các bóng đèn đều được bật sáng và Osano nằm ngửa, mắt nhìn trừng trừng lên trần. Ngay cả lúc chết, đôi mắt xanh của ông hình như vẫn lấp lánh. Rúc dưới cánh tay ông là cái đầu tóc vàng của Charlie đang áp sát vào ngực ông. Nàng đã kéo tấm chăn lên để che sự trần truồng của hai người.

- Cô nên mặc quần áo vào đi, - Tôi nói với nàng.

Nàng chống một khủyu tay và nghiêng người để hôn lên miệng Osano. Và rồi nàng đứng lên nhìn trừng trừng xuống ông một hồi lâu.

- Cô mặc quần áo vào và rời nơi đây đi, - Tôi nói. - Sẽ có chuyện om sòm nhặng xị lắm đấy và tôi nghĩ đó là điều Osano muốn tôi làm. Tránh cho cô mọi phiền phức.

Rồi tôi đi vào phòng khách. Tôi chờ. Tôi có thể nghe tiếng nước chảy từ vòi sen rồi mười lăm phút sau nàng bước vào phòng.

- Đừng lo lắng về bất kỳ chuyện gì, - Tôi nói.

- Tôi sẽ lo chu đáo mọi chuyện. - Nàng đến bên tôi, tựa người vào cánh tay tôi. Đó là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với thân thể nàng và tôi có thể hiểu được phần nào tại sao Osano đã yêu nàng lâu đến thế. Nàng toát ra mùi thơm tho, mát mẻ và sạch sẽ.

- Anh là người duy nhất mà ông muốn gặp mặt, - Charlie nói. - Anh và em. Anh sẽ gọi em sau tang lễ chứ?

Tôi nói vâng, tôi sẽ, và rồi nàng đi ra và để tôi ở lại một mình với Osano.

Tôi chờ đến sáng mai, và rồi tôi gọi cảnh sát và bảo họ rằng tôi phát hiện Osano đã chết. Và rằng rõ ràng ông ấy đã tự tử. Đã có một giây phút nào đó tôi định giấu vụ tử tự, giấu hộp đựng thuốc đi. Nhưng Osano có lẽ chẳng thèm quan tâm đâu, ngay cả trường hợp tôi có thể vận động được báo chí và chính quyền cộng tác. Tôi cho biết Osano là một con người quan trọng đến thế nào, nên họ liền điều một xe tải thương đến ngay lập tức. Rồi tôi gọi các luật sư của Osano và giao họ trách nhiệm thông báo cho tất cả các bà vợ và đám con của ông. Tôi gọi cho các nhà xuất bản của Osano vì biết họ muốn ra một thông cáo báo chí và đăng bài tưởng niệm nơi tờ New York Times. Tôi muốn Osano nhận được những tỏ bày kính ý và thương tiếc đó vì quả thật ông xứng đáng bởi những đóng góp của ông cho nền văn học Hoa Kỳ.

Cảnh sát và và viên biện lý quận đặt ra hàng lố câu hỏi làm như thể tôi thuộc diện tình nghi giết người.

Nhưng chuyện đó nhanh chóng tan đi. Hình như là Osano đã gửi một bức thư cho nhà xuất bản của ông, để báo rằng ông không thể giao quyển tiểu thuyết của ông do sự kiện là ông đang lên kế hoạch tự sát.

Một đám tang lớn diễn ra ở Hamptons. Osano được chôn cất trước sự hiện diện của bảy bà vợ, chín đứa con, những nhà phê bình văn học từ các tờ New York Times, New York Review of Books, Commentary, Harper s và New York.

Một xe buýt chất đầy người chạy thẳng từ Elaine đến New York. Những bạn bè của Osano, biết rằng ông sẽ tán đồng, họ đã mang lên xe buýt cả một quầy bar và hàng chục két bia. Họ đến dự đám tang mà người nào cũng say quắc cần câu. Osano hẳn là rất vui khi nhìn thấy cảnh tượng ấy.

Trong hàng mấy tuần lễ tiếp theo, hàng trăm ngàn từ đã được viết ra về Osano như là khuôn mặt văn học lớn đầu tiên gốc Ý trong lịch sử văn hoá Mỹ.

Điều đó có lẽ chọc nhột Osano tận trong nấm mồ. Bởi ông chưa hề bao giờ nghĩ mình là một người Mỹ gốc Ý. Nhưng có một điều hẳn đã làm ông hài lòng. Tất cả các nhà phê bình đều nhất trí rằng nếu như ông còn sống để hoàn tất và xuất bản cuốn tiểu thuyết ông đang viết dở dang, thì chắc chắn ông đã thắng giải Nobel văn học.

***

Một tuần lễ sau đám tang Osano, tôi nhận được cuộc gọi từ nhà xuất bản của ông thỉnh mời tôi đến dùng cơm trưa vào tuần sau. Và tôi đồng ý. Nhà xuất bản Arcania được xem là một trong những nhà xuất bản văn học có hạng nhất của cả nước. Trên danh sách xuất bản của nó có nửa tá những nhà văn đoạt giải Nobel và hàng mấy tá nhà văn đoạt giải Pulitzer và giải NBA (National Book Award). Nhà xuất bản này nổi tiếng vì quan tâm đến chất văn học hơn là sách bán chạy. Và tay Tổng biên tập, Herry Stiles có dáng dấp của một vị thượng lưu trí thức xuất thân từ Oxford. Nhưng ông nhập cuộc kinh doanh cũng linh lợi chẳng kém ai.

Ông ta mở lời với tôi:

- Thưa ông Merlyn, tôi hâm mộ những quyển tiểu thuyết của ông lắm. Tôi hy vọng một ngày nào đó không xa, chúng tôi có thể đưa tên ông vào danh sách những nhà văn mà chúng tôi xuất bản.

- Tôi muốn bàn về di sản văn học của Osano đã, - Tôi nói - Với tư cách là người thừa hành của ông ấy.

- Tốt, - ông Stiles nói. - Ông có thể biết hoặc không biết, vì đây là kết thúc tài chánh của cuộc đời ông Osano, rằng chúng tôi đã ứng trước cho ông ấy cả trăm ngàn đô-la cho quyển tiểu thuyết đang viết của ông ấy. Như thế chúng tôi có quyền ưu tiên đối với quyển sách ấy. Tôi muốn ông hiểu rõ điều đó.

- Rõ, - tôi đáp. - Và tôi biết rằng Osano mong ước ông xuất bản quyển đó. Ông đã làm một việc rất đáng trân trọng khi xuất bản các tác phẩm của ông.

Khuôn mặt ông Stlies nở một nụ cười biết ơn. Ông ngửa người ra sau:

- Vậy là không có vấn đề gì phải không? - Ông nói - Tôi chắc rằng ông đã đọc lướt qua các ghi chú của ông ấy và ông đã tìm thấy bản thảo.

Tôi nói:

- À đấy chính là vấn đề. Không có bản thảo nào cả; không có cuốn tiểu thuyết nào được viết ra, chỉ có năm trăm trang ghi chú mà thôi.

Stiles biểu lộ vẻ sửng sốt, kinh hoàng và đàng sau biểu hiện ngoại hình đó tôi biết ông ta nghĩ gì.

Đồ nhà văn ôn dịch, cả trăm ngàn đô-la ứng trước, bao nhiêu năm chờ đợi và rồi hắn chỉ có những ghi chú? Nhưng rồi ông ta ướm thử:

- Ông nói không có lấy một trang bản thảo?

- Không có, - tôi đáp. Và tôi đang nói dối, nhưng ông ta sẽ chẳng bao giờ biết. Thực ra có 6 trang.

- À thế này, - ông Stiles nói - Điều này chúng tôi không thường làm, nhưng vẫn thường được thực hiện bởi các nhà xuất bản khác. Chúng tôi biết là ông đã từng giúp ông Osano viết nhiều bài báo để tên ông ấy, và ông mô phỏng văn phong ông ấy rất tốt. Đây sẽ phải là một bí mật, nhưng tại sao ông không thể viết quyển sách của Osano và xuất bản dưới tên ông ấy? Chúng tôi sẽ trả tiền nhuận bút xứng đáng cho ông và sẽ dành nhiều ưu đãi cho những quyển sách sau này của ông.

Bây giờ ông ta làm tôi ngạc nhiên. Nhà xuất bản khả kính nhất ở Mỹ lại làm chuyện chỉ Hollywood mới làm, hoặc một khách sạn ở Vegas. Có đếch gì mà tôi phải ngạc nhiên?

- Không, - tôi bảo ông Sliles. - Với tư cách người thừa hành văn học của Osano, tôi có đủ thẩm quyền ngăn cản việc xuất bản quyển sách từ những ghi chú đó. Nếu ông muốn xuất bản chính những ghi chú đó, tôi sẽ cho phép ông.

- Được, hãy nghĩ lại đi, - ông Stiles nói. - Chúng tôi sẽ bàn lại chuyện ấy. Xin nói rằng thật vinh hạnh được gặp ông. - Ông lắc đầu buồn bã. - Osano là một thiên tài. Thật đáng tiếc.

Tôi không bao giờ cho ông Stiles hay rằng Osano đã viết sáu trang đầu của quyển tiểu thuyết ấy. Cùng với chúng là một bức thư ngắn gửi cho tôi.

"Merlyn,

Đây là sáu trang mở đầu quyển sách của tôi. Tôi cho anh sáu trang đó. Để xem anh có thể làm gì từ đó. Hãy quên những ghi chú đi, chúng toàn là chuyện nhảm.

Osano"

Tôi đã đọc mấy trang đó và quyết định giữ riêng cho mình. Khi về đến nhà, tôi đọc lại mấy trang đó thật chậm rãi, từng từ một:

"Nghe tôi nói đây, tôi sẽ kể cho các bạn sự thật về cuộc đời một người đàn ông, sẽ nói với các bạn sự thật về tình yêu của y cho đàn bà, rằng y chưa bao giờ ghét họ, chắc các bạn nghĩ rằng tôi lạc đề mất rồi. Hượm đã! Thật thế - Bạn đang đối mặt một bậc thầy ma thuật đây mà. Ai vậy? - Tôi đây chứ còn ai vào đó nữa! Hãy nhìn vào mắt ta đây này!

Bạn có tin rằng một người đàn ông có thể thực sự yêu thương một người đàn bà mà vẫn thường xuyên phản bội nàng? Về chuyện thân xác thì chẳng có gì đáng nói rồi, nhưng còn phản bội nàng trong tâm hồn, trong chốn thâm cung bí nhiệm và nên thơ nhất của hồn viễn mộng khôn khuây của riêng mỗi con người? Vâng chuyện tế nhị lắm chẳng dễ dò lần được đâu nhưng, đàn ông muôn đời vẫn thế!

Bạn có muốn biết bằng cách nào đàn bà có thể yêu bạn, cho bạn "bội thực" tình yêu để đầu độc thể xác và tinh thần bạn đơn giản chỉ để hủy diệt bạn?

Và vượt khỏi tình yêu đam mê, nàng chọn cái giải pháp cắc cớ, trớ trêu là đếch thèm yêu bạn nữa? Và cùng lúc lại làm cho bạn chóng mặt, choáng váng với cơn cực khoái của thằng khờ? Bạn cho rằng điều đó là bất khả. "Phán "như thế thì quá dễ!

Ấy, sao lại vội bỏ đi? Đây không phải là một tiểu thuyết diễm tình loại hai xu rưỡi đâu nhé!

Tôi sẽ cho bạn cảm thấy cái đẹp đớn đau của một đứa bé, tình trạng bị kích dục thuần sinh vật của một con đực thiếu niên, cái tính khí thất thường ưa rước lấy tai ương, thèm tự tử của con cái non nớt. Và rồi đây mới là phần cứng, cho bạn thấy bằng cách nào thời gian cuốn đàn ông và đàn bà vào cái vòng xoáy ma thuật, làm biến chất cả tâm hồn và thần xác họ.

Và rồi dĩ nhiên còn có TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC. Đừng bỏ đi xa! Tình yêu đích thực có đấy hoặc là tôi sẽ làm cho nó thực sự hiện hữu. Ta nào phải hạng bậc thầy ma thuật mà chẳng làm nên sự nghiệp để ghi danh? Cái bọn vô tích sự ấy thì nói làm quái gì?

Nó có đáng với cái giá của nó chăng? Còn về chuyện trung thành tình dục thì sao nhỉ? Nên chăng? Đó có phải là tình yêu? Ngay cả điều ấy có nhân bản không, cái đam mê trái khoáy chỉ muốn làm tình với mỗi một người thôi? Và nếu chuyện đó không ổn, bạn có còn được món quà thưỏng nào để thử nghiệm tiếp? Nó có thể tác dụng cả hai chiều không? Tất nhiên là không, dễ thấy quá mà và tuy thế đời sống là một trò hề vĩ đại và chẳng có gì buồn cười hơn là cuộc du hành của tình yêu qua thời gian. Nhưng một bậc thầy ma thuật cao cường có thể làm cho cử toạ của mình cùng lúc vừa khóc vừa cười. Còn cái chết lại là chuyện khác. Tôi sẽ không bao giờ tạo ra được lời đùa của cái chết. Chuyện ấy vượt quá quyền năng pháp thuật của tôi.

Tôi vẫn luôn tinh nhạy với cái chết. Hắn không lừa tôi được đâu. Tôi điểm mặt hắn tức thì. Hắn thích đến trong cái lốt hoá trang quê mùa ngớ ngẩn của một tay thợ gặt cầm lưỡi hái; một cái bướu xấu xí vô duyên bỗng dưng lớn phổng phao ra nhanh như thổi; hay con chuột chù gớm ghiếc tiêm truyền bệnh dịch hạch vào tận xương tuỷ người ta; hay giấu mặt sau cơn sốt ban nhiệt xoàng chỉ làm cho mặt em bé đỏ hồng lên một tí, trông càng xinh thêm ra thôi. Rồi bỗng nhiên cái sọ người nhăn nhở kia xuất hiện, đoạt lấy nạn nhân đem đi, một cách thật bất ngờ. Nhưng với tôi thì "hắn" đừng hòng! Tôi vẫn đợi hắn đây. Tôi đã phòng bị chu đáo cả rồi.

Song song với cái chết, tình yêu là một trò trẻ con nhưng lại làm ta phát mệt, dù đàn ông vẫn tin vào tình yêu hơn là cái chết. Nhưng với đàn bà lại là chuyện khác. Họ có một bí mật đầy quyền năng. Họ không bao giờ có tình yêu.

Nhưng một lần nữa, xin đừng đi xa. Và một lần nữa, đây không phái là chuyện tình. Hãy quên tình yêu đi. Không quên được thì cũng cố quên đi. Tôi sẽ chỉ cho bạn tất cả những tầm với của quyền lực. Trước tiên là cuộc đời của nhà văn nghèo đang tranh đấu đế vươn lên. Nhạy cảm. Tài năng. Có lẽ còn có chút thiên tài nữa đấy.

Tôi sẽ cho bạn thấy người nghệ sĩ bị biến chất và vong thân như thế nào trong quá trình vị nghệ thuật của anh ta. Và tại sao như thế cũng thật đáng đời cho hắn. Rồi tôi sẽ cho bạn thấy hắn ta như một tên tội phạm xảo quyệt, đã có được khoảng thời gian tung hoành trong đời y. A, một nghệ sĩ "chân chính "cảm thấy niềm vui như thế nào khi cuối cùng hắn trở thành một ké lừa đảo. Bấy giờ, bản chất cốt yếu của y hiện ra trong chốn thập mục sở thị cho người người nhìn thấy chằng còn đùa nghịch vòng quanh về danh giá của y nữa. Hắn lộ diện chân tướng là một kẻ giỏi xoay xở, một kẻ đồng lõa, một kẻ thù của xã hội ra mặt rõ ràng thay vì giấu mặt sau cái âm đ*o của con đĩ mệnh danh là nghệ thuật. Thế là trút được gánh nặng. Nhẹ nhàng khinh khoái biết bao! Một niềm vui cho kẻ khôn ngoan với óc hài hước, quỷ quyệt, láu cá. Và rồi hắn lại trở thành một con người đứng đắn đàng hoàng như xưa. Một chính nhân quân tử? Xì! Một vị khả kính như tất cả các vị khả kính khác trong xã hội? Eo ôi! Đau khiếp lắm khi mang danh là kẻ lừa đảo.

Nhưng điều đó giúp cho bạn chấp nhận xã hội và tha thứ cho đồng loại của mình. Một khi điều đó đã hoàn tất, không còn ai nên làm một kẻ lừa đảo nữa, trừ phi hắn thực sự cần tiền!

Rồi tiến về một trong những câu chuyện thành công lí thú nhất trong lịch sứ văn học.

Chuyện đời tư của những con người khổng lồ trong nền văn hoá của chúng ta. Đặc biệt là một tay hoang đàng chi địa dám bán trời không văn tự. Một con người của giới thượng lưu trí thức ưu tú ấy! Thế là giờ đây chúng ta có giới tài năng nghèo khó đang phấn đấu vươn lên, giới lừa đảo và giới văn học "cấp cao". Tất cả được buộc vào với đầy dẫy tính dục, một số ý tưởng rối rắm mà bạn sẽ không thấy sốc khi bị nhồi sọ và có thể còn thấy hay ho nữa là khác. Và cuối cùng hướng lên một kết thúc nổ tung ra tan tành ở kinh thành điện ảnh hoa lệ Hollywood với nhân vật chính - người hùng của chúng ta - ăn ngấu nghiến, nuốt chửng mọi tưởng thưởng, tiền bạc, danh vọng cùng bao nhiêu đàn bà đẹp… Và đừng bỏ đi xa chứ, đừng bỏ đi xa - tất cả đã biến thành tro tàn như thể nào.

Như thế chưa đủ sao? Bạn từng nghe mọi chuyện này trước đây rồi? Nhưng hãy nhớ rằng ta đây là một bậc thầy ma thuật nhé. Ta có thể hoá phép cho tất cả những nhân vật này sống thực. Ta có thể chỉ cho các bạn thấy họ thực sự nghĩ và cảm thế nào. Bạn sẽ khóc cho họ, cho tất cả bọn họ, tôi hứa như thế. Hoặc có thể sẽ cười. Dù thế nào chúng ta cũng sắp được một mẻ vui và học được đôi điều về đời sống. Những điều thực ra cũng chẳng có ích chi mấy. Vì có cái dại nào giống cái dại nào đâu?

A, ta biết bạn đang nghĩ gì. Cái thằng con hoang láu cá đó đang tìm cách câu móc đế chúng ta tò mò lật trang sách của hắn đây. Nhưng, chờ tí nhé, đó chỉ là một câu chuyện mà tôi muốn kể cho các bạn nghe chơi? Có gì phiền đâu nào? Ngay cả nếu tôi coi câu chuyện này là nghiêm chỉnh, nhưng ai bắt các bạn cũng phải thế? Mua vui cũng được một vài trống canh xin phép các bạn cho "tại hạ" được phép nhắc lại lời của Nguyễn tiên sinh. Cũng xin được khoe với các bạn là tôi đã hân hạnh được đọc tuyệt tác ấy rồi đấy nhé (nhưng mà qua bản tiếng Anh thôi)

Tôi chí muốn kể một câu chuyện cho các bạn nghe chơi thôi, không hề dám có cao vọng hão huyền nào khác. Tôi chẳng khát khao thành công, danh vọng hay tiền tài. Nhưng chuyện đó dễ thôi, phần lớn đàn ông hay đàn bà cũng đều không khát khao chi ba cái thứ tầm thường đó; không thực đấy, chẳng vờ tí nào đâu. Hơn thế nữa, tôi chẳng thèm muốn tình yêu. Không thèm yêu! Cũng cóc thèm được yêu! Thế mới là nam nhi chi chí chớ! Nếu không có đàn bà thì đàn ông đã ngang hàng với thần thánh. Một triết gia thời thượng cổ lỗ sĩ nào đấy đã phán như thế! Mà quả đúng như thế! Cực kỳ chí lý!

Khi tôi còn trẻ, có vài nàng đã từng thỏ thẻ bên tai: Em yêu anh vì anh có đôi mắt nhung với hàng mi dài cong vút mơ màng. Tôi nghe khoái lỗ nhĩ và gật đầu lia lịa. Sau đó họ yêu tôi vì tôi thông minh. Rồi vì tôi có quyền uy, địa vị và lắm bạc nhiều tiền. Rồi họ mê tài tôi. Rồi vì tâm hồn tôi. OK, lý do nào tôi nghe cũng lọt tai cả! Người đàn bà duy nhất làm tôi hoảng sợ là người yêu tôi vì chính con người của tôi thôi.

Tôi đã có những kế hoạch cho nàng. Tôi có thuốc độc và dao găm và những hốc tối tăm trong hầm rượu dấu đầu nàng. Nàng không được phép sống. Đặc biệt là nếu nàng lại còn trung thành về phương diện tình dục không bao giờ nói dối và luôn luôn đưa tôi lên trên mọi sự và trước mọi người.

Sẽ có vô khối tình yêu trong sách này nhưng nó không phải là sách tình yêu. Nó là một quyển sách chiến tranh. Cuộc chiến tranh cũ giữa những người đàn ông vốn là những người bạn thực sự của nhau.

Cuộc chiến tranh mới, nhưng bất tuyệt, giữa đàn ông và đàn bà. Chắc là một câu chuyện cũng cũ rích nhưng bây giờ mới được nói công khai, nói huỵch toẹt, nói tuốt tuồn tuột! Các chiến binh của Mặt trận giải phóng phụ nữ cứ nghĩ rằng họ đề xướng cái gì mới lắm đấy, nhưng chỉ là những đạo quân đi ra từ những ngọn đồi du kích. Những người đàn bà ngọt ngào luôn phục kích đàn ông: từ trong nôi, từ trong nhà bếp và trong phòng ngủ. Và cả nơi mộ phần của con cái họ, nơi không phải để nghe lời cầu xin khoan dung.

A, phải rồi, thằng cha này chắc là căm hận đàn bà lắm đây; hẳn các bạn nghĩ thế. Nhưng tôi không bao giờ ghét họ. Và họ sẽ hiện ra trong từng trang sách của tôi như những kẻ tốt đẹp hơn đàn ông rất nhiều, rồi các bạn sẽ thấy. Nhưng sự thật là chỉ có đàn bà mới có khả năng làm cho ta khổ đau điên đảo đến bấn loạn thần hồn và họ đã làm thế, kể từ nôi trở đi nhưng phần lớn đàn ông cũng có thể nói điều ấy.

Và chẳng có thể làm được gì để thay đổi tình trạng đó? Thật sự là vô phương!

Tôi đã đưa ra một mục tiêu lạ lùng ở đây. Tôi biết nó có vẻ bất khả cưỡng đến như thế nào. Nhưng, cẩn thận nhé. Tôi là một người kể chuyện ba xạo lắm dấy, chứ chẳng phải là một trong những nhà nghệ sĩ đa cảm, tế nhị đến mong manh, dễ tổn thương như các bạn lỡ có nhã ý, nghĩ như thế đâu. Tôi đã thủ kỹ mọi "miếng nghề" cần thiết. Tôi vẫn còn vài món ngạc nhiên chưa dọn ra trên bàn tiệc hết đâu mà vẫn còn để dành trong tủ lạnh.

Nhưng đủ rồi. Hãy để tôi cung tiến bữa đại yến hầu quý khách. Này đây, món khai vị…

***

Và đó là quyển tiểu thuyết vĩ đại của Osano, tác phẩm lẽ ra giành giải Nobel văn học, phục hồi sự vĩ đại cho ông. Tôi ước phải chi ông đã hoàn tất nó.

Chuyện ông có là một nghệ sĩ mang ảo tưởng vĩ đại, như mấy trang kể trên chứng tỏ, cũng chẳng sao. Hoặc có lẽ một phần trong thiên tài của ông. Ông muốn chia sẻ thế giới nội tâm của ông với thế giới bên ngoài, chỉ có thế. Và giờ đây, như lời đùa sau cùng, ông cho tôi những trang đó. Một lời đùa, bởi vì chúng tôi rất khác nhau. Ông quảng đại lắm. Còn tôi thì không.

Tôi chưa bao giờ mê các tác phẩm của ông. Và tôi cũng không biết mình có thực sự yêu thích ông như một con người hay không. Nhưng tôi mến ông như một nhà văn. Và thế là tôi quyết định, có lẽ do may mắn, có lẽ do tâm tình, sử dụng những trang này như của riêng tôi. Nhưng tôi phải đổi một dòng. Cái chết vẫn luôn làm tôi ngạc nhiên.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 51


Tôi không có lịch sử. Đó là điều Janelle không bao giờ hiểu. Rằng tôi "tự khởi động" vào đời, thân lập thân, hoàn toàn không nhờ vả được ai, bởi chẳng hề biết đến ông bà, cha mẹ chú bác, cô dì hoặc bạn bè của gia đình hay ngay cả một người họ hàng xa loại "bắn ba lần ca-nông chưa tới" cũng không nốt.

Tôi chẳng hề có một kỷ niệm thuở ấu thơ nào về một căn nhà riêng biệt hay một nhà bếp của gia đình mình.

Rằng tôi bắt đầu lịch sử đời mình với chính mình và anh Arthur của mình. Và rằng khi tôi "triển khai tự ngã", hay nói cách khác, tôi "nới rộng hiện hữu tự thân", với Vallie và lũ nhóc và gia đình nàng và sống với nàng trong một ngôi nhà ở thành phố, khi tôi trở nên một ông bố một người chồng, họ trở thành thực thể của tôi, sự cứu chuộc của tôi? Nhưng tôi không phải lo lắng về Janelle nữa. Tôi đã không gặp nàng từ hơn hai năm rồi và ba năm đã trôi qua kể từ khi Osano mất.

Tôi không chịu nổi việc hồi tưởng những kỷ niệm với anh Artie và khi chỉ mới nghĩ tới tên anh thôi, những dòng lệ từ đâu đã kéo tới làm nhòe đôi mắt tôi, nhưng anh là người duy nhất trên đời này mà tôi từng khóc khi nghĩ đến.

Trong hai năm qua, tôi đã ẩn mình trong thư phòng nhà mình, đọc, viết và làm một ông bố khả kính, một người chồng mẫu mực. Đôi khi tôi đi ăn tối với bạn bè, nhưng tôi thích nghĩ rằng cuối cùng đã trở nên nghiêm túc và tận tụy. Rằng từ nay tôi sẽ sống cuộc đời của một học giả. Rằng những cuộc phiêu lưu của tôi đã qua. Nói tóm lại là, tôi đang cầu mong rằng đời mình sẽ không còn những bất ngờ nữa. An toàn trong căn phòng này, vây bọc bởi những quyển sách tôi mê thích, Austen, Diekens, Dostoievsky, Joyce, Hemingway, Dreiser và cuối cùng là Osano, tôi cảm thấy sự kiệt lực của một con thú đã nhiều lần thoát khỏi sự săn bắt trước khi về lại được hang ổ của mình.

Bên dưới tôi, nơi căn nhà giờ đây là lịch sử của tôi, tôi biết vợ tôi đang bận bịu trong nhà bếp chuẩn bị bữa ăn tối chủ nhật. Các con tôi đang xem TV và chơi bài trong tầng nhà hầm, và bởi vì tôi biết chúng ở đó, nên sự buồn bã nơi phòng này hoàn toàn chịu được.

Tôi đọc lại mọi tác phẩm của Osano và quả thật lúc khởi đầu ông là một nhà văn lớn. Tôi cố gắng phân tích sự thất bại của ông trong quãng đời về sau, sự bất lực của ông để hoàn tất quyển tiểu thuyết vĩ đại mà ông hoài bão trong bao nlnêu năm. Ông bắt đầu choáng mắt bởi sự kỳ diệu của thế giới quanh mình và những con người trong đó. Ông kết thúc bằng cách viết về sự kì diệu của chính mình. Mối bận tâm số một của ông, như người ta có thể thấy, là biến chính cuộc đời mình thành một huyền thoại. Ông viết cho thế giới hơn là cho chính mình. Trong mỗi dòng chữ viết ra, ông kêu gào sự chú ý đến con người Osano hơn là nghệ thuật của Osano. Ông muốn cả và thiên hạ đều biết rằng ông khôn ngoan như thế nào, xuất sắc như thế nào. Ngay cả ông muốn chắc rằng những nhân vật ông tạo ra sẽ không che lấp mất hào quang của ông. Ông giống như một nghệ sĩ nói tiếng bụng lại đâm ra ganh tị với những tiếng cười mà con rối của mình gây ra cho khán giả. Thật là xấu hổ. Tuy thế tôi vẫn nghĩ về ông như một con người vĩ đại. Tính nhân văn mãnh liệt nơi ông, tình yêu cuộc sống dữ dội nơi ông, tài năng xuất chúng của ông và sống bên ông, tuy hay gặp rắc rối, nhưng cũng được lắm trận cười.

Làm sao tôi có thể nói rằng ông là một nghệ sĩ thất bại khi những thành tựu của ông, dầu có những khiếm khuyết hình như vẫn vĩ đại hơn của tôi nhiều.

Ông đã viết ra những dòng văn xuôi đẹp nhất, tạo ra những ý tưởng mãnh liệt nhất trong thế hệ của ông, nhưng ông lại thích thú muốn làm một kẻ vô luân.

Tôi đọc tất cả các ghi chú của ông, tất cả hơn năm trăm trang trên giấy màu vàng. Đó là những ghi chú rất hay. Nhưng những ghi chú thì có là gì đâu. Người ta đâu có thể in một cuốn sách toàn những ghi chú.

Nhận thức ra điều này khiến tôi suy nghĩ về bản thân. Rằng tôi đã viết những quyển sách mang số phận tử vong. Nhưng bất hạnh hơn Osano, tôi đã cố sống không ảo tưởng và cố tránh né nguy cơ. Rằng tôi không có được tình yêu cuộc sống dữ dội như ông và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống như ông.

Tôi nghĩ về Osano từng nói rằng đời sống vẫn luôn cố đẩy bạn vào đó. Và có lẽ đó là lý do tại sao ông sống hoang dại như vậy và chiến đấu khổ nhọc đến thế để chống lại những vùi dập đoạ đày của bao thăng trầm hưng phế.

Trước đây đã lâu, Jordan đã kéo cò súng chĩa vào đầu mình. Osano đã sống đầy đủ cuộc đời và chấm dứt cuộc đời ấy khi không còn chọn lựa nào khác.

Còn tôi, tôi đã cố gắng thoát khỏi việc đội cái mũ ma thuật hình chóp. Tôi nghĩ về một điều khác mà Osano từng nói "Đời sống vẫn luôn đi vào quỹ đạo" và tôi biết ông muốn nói gì. Thế giới đối với một nhà văn giống như một trong những bóng ma nhợt nhạt kia, càng phai nhạt dần theo tuổi tác, và có lẽ đó là lý do Osano bỏ viết.

Tuyết đang rơi dày xuống bên ngoài các cánh cửa sổ phòng làm việc của tôi. Một màn trắng bao phủ các cành cây trơ trụi xám xịt, các bồn cỏ úa vàng xơ xác trong mùa đông. Nếu tôi là người đa cảm và có thiên hướng, sẽ dễ dàng gợi lên các khuôn mặt của Osano và Artie đang trôi dạt tươi cười qua những bông tuyết cuộn xoáy đó. Nhưng tôi từ chối làm điều này. Tôi không quá đa cảm, cũng không quá dễ dãi với chính mình cũng không quá tự trắc ẩn đến thế?

Tôi có thể sống không có họ. Cái chết của họ không làm giảm thiểu tôi chút nào như có lẽ họ từng nghĩ

Không, tôi đang an toàn nơi đây, trong phòng làm việc của tôi. Ấm áp như ổ bánh mì mới ra lò. An toàn, chẳng sợ gì cơn cuồng phong đang quét những bông tuyết đập vào cửa kính phòng tôi. Tôi sẽ không rời căn phòng trong mùa đông này.

Bên ngoài, mọi đường xá đều đóng băng, xe của tôi có thể bị trượt, lật nhào và cái chết có thể chợp mắt và nghiền nát tôi. Cái lạnh độc địa có thể làm nhiễm trùng buồng phổi tôi máu tuỷ tôi. Ôi ngoài cái chết, còn vô khối nguy cơ rình rập để ám hại ta.

Vô số những tên gián điệp của tử thần có thể len lỏi vào trong nhà ta và ngay cả vào trong tim óc ta. Tôi phải mở cuộc phòng vệ chống lại chúng.

Tôi có những biểu đồ treo quanh các bức tường của phòng làm việc. Những biểu đồ cho công việc, cho sự phòng vệ và sự cứu rỗi của tôi. Tôi đã phác thảo một tiểu thuyết về Đế quốc La mã để rút lui vào quá khứ. Tôi đã phác thảo một tiểu thuyết về thế kỷ thứ hai mươi lăm nếu tôi muốn trú ẩn vào tương lai.

Hàng trăm quyển sách chồng lên để đọc, để vây quanh đầu óc tôi. Tôi kéo một chiếc ghế bành mềm đến bên cửa sổ để có thể ngồi thoải mái nhìn tuyết rơi. Chuông từ nhà bếp reo lên. Bữa ăn đã sẵn sàng. Cả gia đình đang chờ tôi. Tôi đang ngắm tuyết rơi, một trận bão tuyết.

Thế giới bên ngoài trắng xoá một màu. Chuông lại réo lên, thôi thúc, kéo dài. Tôi khoá cửa lại, xuống nhà đi vào phòng ăn. Tôi thở phào nhẹ nhõm.

Cả nhà đã tụ tập nơi đó. Lũ nhỏ sắp trưởng thành và sẵn sàng để ra đi tự lập. Vallie xinh xắn trong chiếc áo nội trợ với tấm tạp dề trước ngực và mái tóc nâu xinh xắn của nàng buộc gọn ra sau. Mặt nàng đỏ hồng lên, có lẽ vì sức nóng của nhà bếp, hay có lẽ vì sau bữa ăn tối nàng sẽ đi ra ngoài hẹn hò với gã tình nhân nào đó. Có thể như thế chăng? Chuyện đó có thể hay không thể? Tôi chẳng có cách nào biết được.

Cho dù thế, đời sống chẳng đáng giá để trân trọng gìn giữ hay sao?

Tôi ngồi xuống đầu bàn. Nói đùa với đám con. Ăn uống. Cười nịnh bà xã và khen tài nấu nướng của nội tướng. Sau bữa ăn tối, tôi sẽ quay về thư phòng, đọc viết và cảm nhận trọn vẹn mình đang song.

Osano, Malomar, Artie, Jordan, tôi nhớ các anh.

Nhưng các anh sẽ không lôi kéo tôi theo được. Nhưng tất cả những người tôi yêu dấu quanh chiếc bàn này có thể, một ngày nào đó, tôi phải lo lắng điều đó.

Trong bữa ăn, tôi nhận được cuộc gọi từ Cully dặn tôi đến gặp anh ở phi trường vào ngày hôm sau.

Anh sắp đến New York vì công việc. Sau hơn một năm, đây là lần đầu tôi được điện thoại của Cully, và qua giọng nói của anh tôi biết anh đang bối rối.

Tôi đến phi trường sớm so với chuyến bay đến của Cully, vì thế tôi mua vài tờ tạp chí để đọc trong khi nhâm nhi ly cà phê và dùng miếng sandwich. Khi tôi nghe thông báo chuyến bay anh đang hạ cánh, tôi bèn đi xuống khu hành lý nơi tôi vẫn thường đứng chờ anh. Như thường lệ, ở New York phải mất khoảng hai mươi phút để hành lý xuống đến nơi. Vào lúc đó phần lớn hành khách đang lụ tập quanh băng chuyền hành lý nhưng tôi vẫn chưa thấy Cully. Tôi tiếp tục tìm kiếm anh. Đám đông thưa dần, và sau một lát chỉ còn một vài chiếc vali trên băng chuyền.

Tôi gọi điện thoại về nhà và hỏi Vallie có nghe Cully gọi đến không và nàng bảo không. Rồi tôi gọi đài thông báo chuyến bay của hãng hàng không TWA và hỏi Cully Cross có lên chuyến bay không. Họ bảo tôi rằng anh có giữ chỗ nhưng không thấy anh xuất hiện. Tôi gọi đến Xanadu Hotel ở Vegas và gặp cô thư ký của Cully. Cô nói vâng, theo như cô biết, Cully đã bay đi New York. Cô biết anh hiện không ở Vegas và sẽ không quay lại trong vòng vài ngày tới. Tôi không lo lắng lắm. Tôi nghĩ rằng có công việc khẩn bất ngờ. Cully vẫn hay bay đi khắp nơi ở Mỹ và cả trên thế giới vì công việc của khách sạn. Chắc là có việc khẩn cấp nào đó vào phút chót khiến anh phải thay đổi hành trình và chắc anh sẽ liên lạc với tôi.

Nhưng từ trong sâu thẳm hồn tôi, có một ý thức day dứt rằng trước đây chưa bao giờ anh cho tôi "leo cây" như thế này, rằng anh vẫn luôn cho tôi biết về sự thav đổi trong kế hoạch của anh và rằng, theo như cách xử sự rất chu đáo của anh thì khó có chuyện anh để tôi lên phi trường đợi đón hàng giờ khi anh không đến.

Tuy thế, tôi cũng chờ cả tuần khi không nghe anh gọi và không biết anh ở đâu, tôi mới gọi cho Gronevelt.

Gronevelt vui mừng khi nghe tôi gọi ông. Giọng ông nghe mạnh mẽ, đầy khí lực. Tôi kể cho ông nghe đầu đuôi câu chuyện và hỏi ông Cully có thể ở đâu và nói rằng trong bất kỳ trường hợp nào tôi nghĩ tôi phải thông báo cho ông.

- Đó không phải là chuyện có thể nói qua điện thoại, - Gronevelt nói. - Nhưng tại sao anh không đến làm khách của tôi mấy ngày ở đây để đàm đạo với nhau cho vui?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 52


Khi Cully nhận được lệnh triệu tập tại dãy phòng điều hành của Gronevelt, anh gọi điện cho Merlyn.

Cully biết Gronevelt muốn gặp anh vì chuyện gì và anh biết anh phải bắt đầu nghĩ đến một cánh cửa thoát khẩn cấp. Qua điện thoại anh bảo Merlyn anh sẽ lên chuyến bay sáng mai đi New York và yêu cầu Merlyn gặp anh. Anh bảo Merlyn rằng có việc rất quan trọng mà anh cần sự giúp đỡ của Merlyn.

Khi cuối cùng Cully đi vào dãy phòng của Gronevelt, anh cố gắng "đọc và giải mã" Gronevelt, nhưng tất cả những gì mà anh có thể thấy là con người ấy đã thay đổi biết bao trong khoảng thời gian mười năm mà anh làm việc cho ông. Cơn đột quỵ mà Gronevelt phải chịu đựng để lại những gân máu đỏ nhỏ li ti nơi tròng trắng của đôi mắt trên đôi má và cả trên trán ông. Đôi mắt xanh lục của ông lạnh lẽo như phủ sương giá. Dường như ông không còn cao bằng trước đây và ông mảnh khảnh hơn nhiều. Mặc dầu mọi biểu hiện ngoại hình đó, Cully vẫn ngán ông.

Như thường lệ, Gronevelt bảo Cully pha rượu Scotch cho hai người. Rồi Gronevelt nói:

- Johnny Santadio sẽ bay đến đây ngày mai. Anh ta muốn biết một điều. Uỷ ban cờ bạc sẽ phê duyệt giấy phép cho anh ta làm chủ khách sạn này hay không?

- Bác biết câu trả lời rồi, - Cully nói.

- Ta nghĩ ta biết, - Gronevelt nói. - Ta biết anh đã nói gì với Johnny, rằng chuyện ấy chắc cú rồi. Rằng mọi chuyện đã được thu xếp. Ta chỉ biết có thế?

Cully nói:

- Chưa đâu. Con không thể quyết chắc điều đó.

Gronevelt lắc đầu:

- Với bối cảnh của Johnny thì từ "sẽ" khá hóc búa đấy. Thế còn một trăm ngàn đô-la của anh ta hiện đang ở đâu?

- Con để trong phòng thủ quỹ cho ông ấy, - Cully nói. - Ông ta có thể lấy khoản đó bất cứ khi nào ông ta muốn.

- Tốt, - Gronevell nói. - Tốt. Anh ta hẳn là hài lòng với cách thu xếp như vậy.

Cả hai ngồi dựa ngửa vào lưng tựa và nhâm nhi ly rượu. Cả hai đang sửa soạn cho cuộc chiến thật sự, cho vấn đề thực sự. Rồi Gronevelt nói chậm rãi:

- Con và ta đều biết tại sao Johnny làm chuyến du hành đặc biệt này đến Vegas. Con hứa với ông ta con có thể dàn xếp sao cho thẩm phán Brainca sẽ chỉ tuyên án treo cháu ông ta về tội bị truy tố lường gạt và trốn thuế. Hôm qua cháu ông ấy bị kêu án tù năm năm. Ta hy vọng con có câu trả lời nghe sao lọt tai về vụ ấy?

- Cháu không có câu trả lời, - Cully nói. - Cháu đưa thẩm phán Brianca bốn mươi ngàn đô-la mà ông Santadio đưa cháu. Cháu chỉ làm được đến đó. Đây là lần đầu thẩm phán Brianca làm cháu thất vọng. Có lẽ có thể lấy lại tiền từ ông ta được. Cháu không biết chắc. Cháu đã cố liên lạc với ông ta, nhưng đoán ông ta muốn tránh mặt cháu.

Gronevelt nói:

- Cháu biết rằng Johnny có rất nhiều điều để nói về tình hình của khách sạn này, và nếu anh ta nói ta phải để cháu ra đi thì ta đành làm vậy. Cully, cháu biết rằng ta chẳng còn nắm, vị thế quyền lực như xưa nữa. Kể từ lúc ta bị cú đột quỵ kia. Ta phải sang nhượng lại phần lớn cổ phần trong khách sạn. Giờ đây tuy trên danh nghĩa ta còn đứng tên làm chủ nhưng thực chất chỉ còn làm vậy thôi. Ta không thể giúp gì cho anh nữa.

Cully cười:

- Ồ, chuyện bị sa thải cháu chẳng còn lo nữa rồi. Cháu lo bị thanh toán nữa kia.

- Ồ, - Gronevelt nói. - Không, không. Không nghiêm trọng đến thế đâu. Ông cười với Cully như người cha có thể cười với con trai mình. - Thực sự con đã từng nghĩ chuyện nghiêm trọng đến thế sao?

Lần đầu tiên Cully thấy thư giãn và tợp một ngụm lớn Scotch. Anh thấy nhẹ nhõm hẳn:

- Cháu sẽ đi thu xếp vụ đó ngay bây giờ. Để chuẩn bị nghỉ việc luôn.

Gronevelt vỗ lên vai:

- Đừng vội thế, - ông nói. - Johnny biết kỳ công của con đối với khách sạn này trong hai năm qua kể từ khi ta bị tai biến. Con đã thực hiện được nhiều việc kỳ diệu. Bây giờ điều ấy là quan trọng, không chỉ cho ta mà cho những người như Johnny. Dù con có phạm vài sai lầm. Giở đây ta phải xác nhận rằng bọn họ đang bực tức lắm, nhất là về chuyện đứa cháu đi tù, đặc biệt là tại cháu bảo họ đừng lo. Rằng cháu nắm vững thẩm phán Brianca. Họ không thể hiểu làm thế nào cháu đã nói với họ chắc như định đóng cột mà rồi lại ra cớ sự như vậy.

Cully lắc đầu:

- Cháu thực sự không nghĩ ra nổi. Cháu vẫn thường bỏ túi Brianca trong năm năm qua, nhất là từ khi cháu tung con bé Charlie tóc vàng đó vào ma trận đồ.

Gronevelt cười:

- Vâng, ta nhớ con bé ấy. Vừa xinh đẹp lại rất tốt bụng.

- Vâng, đúng thế, - Cully nói. - Lão thẩm phán si mê con bé ấy lắm. Đúng là văn chương chữ nghĩa bề bề, thần "lờ" nó ám cũng mê mẩn đời. Lão thường đem con bé lên du thuyền riêng xuôi xuống vịnh Mexico câu cá hàng tuần. Mà chắc là câu cá thì ít chứ mò tôm thì nhiều. Nhất là thường xuyên vớ được sò lông hay sò huyết, nên lão thích lắm, cứ tấm tắc khen con bé thật là tam, tứ tuyệt.

Cully mỉm cười, rồi hơi khựng lại một tí, vì nhớ là cụ via đây cũng đã từng thưởng thức món đặc sản kia rồi, anh không phải khoe khoang quảng cáo chi nhiều. Và rồi anh nhận thấy Gronevelt muốn tiếp tục ý kiến.

- Ta nghĩ ta có cách cho anh san bằng tỷ số, - Gronevelt nói. - Ta phải thừa nhận rằng Santadio đang nóng lắm. Hắn đang sôi sùng sục, nhưng ta có thể làm nguội hắn. Chỉ cần bây giờ anh ra được một tuyệt chiêu và thành công đẹp mắt thì bọn họ sẽ thán phục anh và xoá bỏ mọi tị hiềm, sẵn sàng quên đi mọi sai sót của anh. Ta mách cho anh vụ này nhé. Hiện đang có một số tiền yên trị giá ba triệu đô-la đang nằm chờ ở Nhật. Phần của Johnny trị giá một triệu đô. Nếu anh có thể mang số đó ra an toàn như anh đã làm được một lần trước đây, ta nghĩ với một triệu đô, Johnny Santadio sẽ vui lòng tha thứ cho anh vụ vừa rồi. Nhưng hãy nhớ điều này: bây giờ nguy hiểm hơn trước đây.

Cully ngạc nhiên và rồi rất cảnh giác. Câu hỏi đầu tiên anh đặt ra là: "Liệu Santadio có biết mình sắp đi không?" Và nếu như Gronevelt nói có thì Cully sẽ từ chối vụ này. Nhưng Gronevelt nhìn thẳng vào mắt anh, nói:

- Ta nghĩ ra chuyện này, và gợi ý với cháu là tuyệt đối không nói với ai, bất kì ai là anh sắp đi. Hãy lên ngay chuyến bay chiều nay đi Los Angeles, bắt tiếp chuyến bay đi Nhật và sẽ bước chân xuống xứ sở Mặt trời mọc trước khi Johnny Santadio đến đây và lúc đó ta sẽ bảo hắn rằng anh đã đi khỏi thành phố này. Trong khi cháu đang trên đường đi, ta sẽ liên hệ dàn xếp mọi việc để tiền được giao vào tay anh. Đừng lo lắng về những người lạ bởi vì chúng ta tiến hành vụ này thông qua cố nhân Fummiro của chúng ta.

Chính việc nêu ra cái tên Fummiro đã làm tan biến mọi nghi ngờ của Cully.

- OK. Cháu làm vụ này.

Có điều là cháu đã dự tính đi New York để gặp Merlyn và báo cậu ta gặp cháu ở phi trường, vì thế cháu phải gọi lại cho cậu ta.

- Không, - Gronevelt nói. - Cháu không bao giờ biết được ai sẽ nghe điện thoại hoặc hắn sẽ kể với ai. Để chuyện đó ta lo. Ta sẽ cho hắn biết đừng đi đón anh ở phi trường. Anh cũng đừng hủy việc giữ chỗ máy bay. Điều đó sẽ làm người ta lạc dấu. Ta sẽ nói với Johnny rằng anh đi New York. Anh sẽ có được một vỏ bọc rất lốt. Thế nhé!

- OK, - Cully đáp.

Gronevelt bắt tay Cully và dùng bàn tay trái vỗ lên vai anh:

- Hãy trổ tài xuất quỷ nhập thần của anh thật nhanh, gọn và kín đáo. Nếu mã đáo công thành chuyến này, ta khẳng định cháu sẽ san bằng tỷ số sòng phẳng và Johnny Santadio chẳng những sẽ không còn oán giận mà còn sẽ trọng vọng cháu vô cùng.

Và cái đêm trước khi Cully rời Mỹ đi Nhật, anh gọi hai nàng mồi chài đến để mua vui. Một nàng là Crystin Lesso, đã có chồng, nhưng mê đánh bài, liên miên thua lai rai phải ký vay nợ, nên phải cho thuê "Con bài thứ năm mươi ba" để lấy tiền gỡ.

Đêm nay Cully kêu nàng ta đến để quần thảo với nàng Charlie Brown cho anh ngắm chơi.

Charlie Brown đến trước và anh đưa nàng ly sâm banh rồi giây lát sau Crystin đến. Họ ngồi vòng tròn nói chuyện và cả ba nống hết chai sâm-banh để làm nóng trước khi anh kéo hai em vào phòng ngủ.

Cả ba cùng lên giường, trần truồng. Cully nói đùa với hai em, hôn hít và nghịch những lên những gò hồng của họ. Và rồi hai tay vòng quanh cổ họ, anh kéo hai khuôn mặt họ sát vào nhau. Hai em biết anh chờ đợi điều gì ở họ. Hai em hôn nhẹ môi nhau.

Phải mất một lát để họ khởi động. Lúc đầu họ hơi mắc cỡ. Luôn luôn là vậy. Cully nhích dần ra xa cho đến khi anh ngồi ở chân giường.

Anh bỗng thấy một cảm giác bình an thư thái trong lúc ngắm hai người phụ nữ làm tình với nhau. Với tất cả tính khinh bạc về phụ nữ về tình yêu của mình, anh vẫn cảm nhận đây là cảnh tượng ngoạn mục nhất mà anh từng hi vọng nhìn thấy trên đời. Cả hai đều có những tấm thân hấp dẫn, gợi dục, những bộ mặt xinh đẹp, và họ đã thực sự nóng máy lên, làm tình cuồng nhiệt với nhau. Anh thích nhìn cảnh tượng ấy và nghĩ rằng mình có thể nhìn ngắm nó mãi không bao giờ chán.

Trong lúc họ tiếp tục, Cully đứng lên khỏi giường và ngồi vào một chiếc ghế bành. Hai người phụ nữ càng lúc càng hăng say. Anh nhìn ngắm hai thân thể họ quay đảo, lộn vòng lên xuống cho đến khi những tiếng nấc biểu thị khoái lạc tột đỉnh thoát ra và hai người đàn bà nằm ngửa ra, bình yên trong vòng tay nhau.

Cully đến bên giường hôn nhẹ lên hai người. Rồi anh len vào nằm giữa họ và nói:

- Hãy nằm yên, đừng làm gì cả. Chúng ta ngủ một giấc cho khoẻ.

**

Anh chìm êm ái vào giấc ngủ và khi anh thức giấc, hai người phụ nữ đang ngồi nơi phòng khách, đã mặc quần áo vào và đang nói chuyện phiếm với nhau. Anh lấy ra năm Con ong mật cho Charlie Brown. Nàng hôn từ biệt anh và để anh một mình với Crystin.

Anh ngồi xuống ghế sofa vòng một tay ôm Crystin và hôn nhẹ nàng.

- Anh đã xé hết mọi giấy nợ của em, - anh nói.

- Em không còn phải lo lắng nữa và anh sẽ bảo phòng thủ quỹ đưa cho em con số phỉnh trị giá năm trăm đô-la để tối nay em đánh bài cho vui.

Crystin cười mừng rỡ và nói:

- Cully, em thật không tin nổi. Anh đúng là phúc thần của em.

Rồi nàng ôm siết chàng, gục đầu vào vai chàng, và ngước mắt nhìn lên, tia nhìn của người em bé bỏng với lòng biết ơn vô hạn!

Khi Crystin rời đi, Cully không ngủ lại được. Cuối cùng anh đi xuống khu casino. Anh thấy Crystin ở bàn blackjack. Nàng có một chồng con phỉnh loại một trăm đô-la để trước mặt.

Nàng vẫy tay gọi chàng đến và cười rạng rỡ:

- Cully đêm nay em hên quá. Em thắng được một ngàn hai trăm đô-la rồi đấy.

Nàng bốc một nắm con phỉnh lên và đặt nó vào tay anh:

- Phần này cho anh. Em muốn anh nhận chúng.

Cully đếm các con phỉnh. Mười con tất cả. Một ngàn đô.

Anh cười và nói:

- OK, anh giữ chúng cho em. Ngày nào đó em sẽ cần để chơi bài tiếp.

Rồi anh rời nàng và đi về văn phòng của anh, ném các con phỉnh vào trong một hộc bàn giấy. Anh lại nghĩ đến việc gọi Merlyn nhưng rồi quyết định chống lại ý muốn đó.

Anh nhìn quanh văn phòng. Chẳng còn việc gì để anh làm nữa, nhưng anh cảm thấy dường như mình còn quên điều gì, một điều khá quan trọng mà nhất thời anh không nhớ ra được. Nhưng giờ này đã quá trễ. Trong vài giờ nữa anh sẽ có mặt ở Los Angeles và lên máy bay trực chỉ Tokyo.

***

Đến Tokyo, Cully gọi taxi đưa đến văn phòng Fummiro. Các đường phố Tokyo đông đúc, phần lớn mọi người đều mang mặt nạ trắng để chống lại bầu khí bị ô nhiễm nặng. Ngay cả những công nhân xây dựng với bộ áo khoác màu đỏ chói và mũ bảo hiểm màu trắng che kín đầu cũng mang mặt nạ y tế. Vì lý do nào đó mà khi nhìn thấy cảnh tượng ấy, Cully cảm thấy nhộn nhạo, khó chịu trong người, nhưng anh nhận định rằng điều này chẳng qua là do anh căng thẳng vì toàn bộ cuộc hành trình này.

Fummiro chào anh với một cái bắt lay vồn vã và nụ cười rộng mở.

- Chào Cross, gặp lại anh vui quá. Chúng tôi sẽ chu toàn mọi chuyện để anh có cuộc hành trình an toàn và khoảng thời gian vui vẻ nơi xứ sở chúng tôi. Cứ cho phụ tá của tôi biết mọi yêu cầu của anh.

Họ đang ngồi trong văn phòng hiện đại kiểu Mỹ của Fummiro và có thể yên tâm nói chuyện.

Cully nói:

- Tôi đang để vali ở khách sạn và tôi muốn biết chừng nào có thể mang nó đến văn phòng của ông.

- Thứ hai, - Fummiro đáp. - Vào cuối tuần, chẳng có thể làm gì cả. Nhưng có một buổi party ở nhà tôi tối mai và tôi chắc bạn sẽ vui khi tham dự.

- Cám ơn nhiều, Cully nói. - Nhưng hiện nay tôi chỉ muốn nghỉ ngơi. Tôi không thấy khoẻ lắm vì cuộc hành trình dài vừa qua.

- À phải, tôi hiểu rồi, - Fummiro nói. - Tôi có ý này hay lắm. Ở Yogawara, chỉ cách đây độ một giờ lái xe, có một lữ quán miền quê rất lý tưởng. Đó là một trong những danh thắng của nước Nhật. Yên ả, thơ mộng nhưng đủ cả mọi tiện nghi cao cấp nhất, cho người ta thư giãn thoải mái. Tôi sẽ bảo tài xế đưa anh đến đó trong chiếc limousine của tôi. Sẽ có những cô gái làm mát-xa cho anh giãn gân cốt và tôi sẽ lệnh đưa những em đẹp hết ý để chiều anh những khoản kế tiếp. Còn đồ ăn thức uống ở đó thì thuộc loại ngon tuyệt, tinh tế nhất tất nhiên rồi. Đó là nơi chư vị tai to mặt lớn của nước Nhật mang các nàng ái cơ của họ đến để hú hí một vài ngày trong vòng bí mật. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm nghỉ ngơi thư giãn ở đó và sáng sớm thứ hai quay về, thơ thới hân hoan và tôi sẽ trao tiền cho bạn.

Cully nghĩ lướt qua một tí. Anh sẽ không bị nguy hiểm gì cho đến khi anh nắm tiền trong tay, và ý tưởng thư giãn nơi một lữ quán miền quê quả cũng hấp dẫn.

- Hợp ý tôi lắm. - anh nói với Fummiro. - Khi nào ông cho chiếc limousine lại đón tôi?

- Sự lưu thông tối thứ sáu khiếp lắm, - Fummiro nói. - Tối nay anh ngủ ở đây cho lại sức đi. Sáng mai tôi cho xe đến đón anh sớm và đưa anh đến đó nghỉ ngơi thoải mái cuối tuần. Chúng ta sẽ gặp lại nhau khoảng 9 giỡ sáng thứ hai.

Như một dấu hiệu tôn trọng đặc biệt, Fummiro tiễn anh ra khỏi văn phòng ông ta, đến tận thang máy.

***

Đi bằng xe limousine đến Yogawara mất độ hơn một giờ. Nhưng khi đến đó, Cully thấy quả là đáng bỏ công đi. Một lữ quán miền quê thật đẹp theo phong cách truyền thống Nhật Bản thuần tuý nhưng đấy đủ mọi tiện nghi hiện đại cao cấp nhất.

Dãy phòng dành cho anh thật lộng lẫy. Những người phục vụ lướt đi bồng bềnh qua các căn phòng, nhẹ nhàng, lặng lẽ, êm ru như những bóng ma, gần như vô hình. Và không thấy dấu hiệu của người khách nào khác.

Trong một phòng có bồn tắm khổng lồ bằng gỗ đỏ. Còn phòng tắm được trang bị đủ mọi nhãn hiệu dao cạo râu, bông và nước hoa cạo râu và các loại mỹ phẩm cho phụ nữ. Tất cả những thứ cần thiết.

Hai cô gái nhỏ nhắn, cỡ mới tuổi cặp kê, đổ nước vào bồn nhỏ và kỳ cọ cho anh sạch sẽ trước khi anh bước vào cái bồn nước nóng có hương thơm. Cái bồn rộng đến độ hầu như anh có thể bơi trong đó và sâu đến những độ nước gần ngập đầu anh. Anh cảm thấy bao nhiêu mệt mỏi và căng thẳng đi ra khỏi gân cốt mình, và rồi cuối cùng hai cô thiếu nữ nâng anh ra khỏi bồn và dẫn anh đến một tấm nệm ở phòng kế bên. Nằm duỗi người ra, anh để cho hai cô xoa bóp, nắn huyệt, day từng ngón tay, từng ngón chân từng cơ bắp và hình như đến từng sợi tóc. Một cuộc mát-xa tuyệt diệu nhất mà anh từng trải qua.

Họ đưa anh một cái futaba - loại gối vuông cứng nhỏ - để đỡ đầu. Và chẳng mấy chốc anh chìm vào giấc ngủ. Anh ngủ đến chiều tà, rồi thức dậy nhẩn nha tản bộ ngắm cảnh đồng quê.

Lữ quán nằm trên một ngọn đồi thấp nhìn xuống thung lũng và bên kia thung lũng có thể thấy đại dương bao la xanh rỡn một màu trong như ngọc bích. Anh thả bộ quanh một cái ao đẹp lấp lánh những bông hoa hình như muốn khoe sắc đua màu với những chiếc dù rực rỡ trong vườn quán. Tất cả những màu tươi sáng kia làm lòng anh thấy ấm áp vui tươi, không khí trong lành làm đầu óc anh dịu lại, thanh thản. Anh không còn lo lắng, căng thẳng nữa. Chẳng có gì nguy hiểm xảy ra đâu. Anh sẽ lấy tiền từ Fummiro, một người bạn cũ hoàn loàn đáng tin cậy. Khi đến Hongkong và ký thác tiền vào ngân hàng ở đó, anh sẽ sòng phẳng với Santadio và có thể an toàn quay về Las Vegas. Mọi chuyện sẽ ổn thoà cả thôi. Anh sẽ kế vị chức ông Tổng của Xanadu Hotel và sẽ chăm sóc phụng dưỡng Gronevelt như một hiếu tử báo ân phụ thân trong tuổi già.

Trong một lúc, anh ao ước phải chi mình có thể sống phần đời còn lại nơi miền quê thanh bình xinh đẹp này. Yên ả và trong lành biết bao. Tịch nhiên như cuộc sống cách đây năm trăm năm trước. Anh chưa từng ao ước làm một Samurai, nhưng giờ đây anh nghĩ cuộc sống của họ thật hào hùng và đẹp biết bao.

Màn đêm bắt đầu buông xuống và những giọt mưa li ti rơi lấm tấm trên mặt ao. Anh trở vào dãy phòng của mình.

Anh thích lối sống Nhật. Không bày biện đồ đạc gì trong phòng ngủ. Chỉ có gối và nệm. Những cách cửa trượt khung gỗ, dán giấy, ngăn cách các phòng và có thể biến một phòng khách thành phòng ngủ. Thật hợp lý và tiện lợi.

Xa xa anh có thể nghe một cái chuông nhỏ xíu reo những tiếng leng keng trong như bạc và sau vài phút các cánh cửa bằng giấy kéo sang bên và hai cô gái bước vào, mang một cái khay hình bầu dục thật lớn trên sắp đầy mọi loại cá biển và các loại hải sản khác, thành một cầu vòng màu sắc, mà cả chục người ăn chưa chắc đã hết. Hai cô gái đặt cái khay lên một cái bàn thấp và xếp gối cho Cully ngồi rồi họ cùng ngồi xuống hai bên anh và phục vụ cho anh ăn. Một cô gái khác bước vào mang một khay nhỏ đựng rượu sake và cái ly. Nàng rót rượu và nâng ly lên tận miệng anh. Mọi thứ đều tươi ngon, ngọt ngào. Và rượu sake ngấm vào từng tế bào, từng mạch máu làm cho tâm hồn anh thấy lâng lâng. Xong bữa ăn, Cully đứng nhìn qua cửa sổ, ngắm thung lũng với những rặng thông và biển phía xa xa. Sau lưng anh, những người đàn bà đang dọn dẹp bữa ăn mang đi và những cánh cửa bằng gỗ và giấy khép lại. Chỉ còn một mình anh trong phòng, nhìn mông ra biển.

Anh ôn lại mọi chuyện trong đầu óc mình, nhẩm tính những tình huống và cơ may. Sáng thứ hai anh sẽ lấy tiền từ Fummiro, đáp chuyến máy bay Tokyo - Hongkong và tại đó anh sẽ đến ngân hàng quen. Anh thử nghĩ xem nơi nào có khả năng tiềm phục nguy cơ, nếu như thực sự có nguy cơ. Anh nghĩ về Gronevelt.

Rằng Gronevelt có thể phản bội anh, hoặc là Santadio hay ngay cả Fummiro. Tại sao thẩm phán Brianca phản bội anh? Có thể Gronevelt đã sắp đặt âm mưu ấy chăng? Và rồi anh nhớ có một đêm anh dùng bữa tối cùng với Fummiro và Gronevelt. Họ có vẻ không được thoải mái lắm với anh. Có chuyện gì chăng? Một con bài chưa biết được trong chiếc giày. Nhưng Gronevelt là một ông già đau yếu và cánh tay của Santadio không đủ dài để vươn tới miền Viễn Đông này. Còn Fummiro là một người bạn cũ.

Nhưng bí ẩn vẫn luôn tiềm phục. Số xui hay đến bất ngờ khó ai biết được. Dù sao đây cũng sẽ là cú đánh liều với may rủi lần cuối của đời anh. Sau đó, hoặc là con đường cái quan sẽ mở ra thênh thang trước mặt anh, đưa anh thẳng đến vinh đanh và quyền lực, suốt đỡi an hưởng giàu sang lạc thú chẳng kém gì một vị tiểu vương. Đáng để chơi liều lắm chứ? Còn nếu như. Ông Thời đi khỏi, thằng Giỏi cũng thua, thì anh sẽ chu du vào cõi ta bà thế giới nào chưa thể biết được? Thì cũng liều nhắm mắt đưa chân, mà xem con tạo xoay vần đến đâu. Chứ giờ đây, tên đã lắp cung đã giương, không thể không bắn. Nhưng ít ra anh cũng còn được hưởng một ngày thanh bình nơi miền quê Yogawara yên ả nên thơ này.

Anh nghe những cách cửa gỗ và giấy trượt đàng sau anh, mở ra. Đó là hai cô thiếu nữa dẫn anh trở lại cái bồn gỗ đỏ.

Họ lại kỳ cọ tắm rửa cho anh rồi lại dìm anh vào bồn nước thơm rộng lớn.

Anh lặn xuống ngập cả người một hồi, rồi họ lại mang anh ra, đặt anh lên tấm nệm và kê chiếc gối nhỏ futaba dưới đầu anh. Họ lại làm mát-sa khắp người anh.

Bây giờ, đã hoàn toàn thư giãn và hồi sức, anh cảm thấy nhục dục nổi lên. Anh vươn tay ra kéo một trong hai cô thiếu nữ, nhưng rất duyên dáng, cô dùng nét mặt biểu cảm và đôi bàn tay để tỏ ý từ chối. Rồi cô diễn kịch câm ngụ ý rằng cô sẽ kêu một cô khác đến.

Chứ chuyện ấy không nằm trong chức năng của cô và thế là Cully đưa hai ngón tay lên để bảo họ rằng anh muốn hai cô. Thấy dấu hiệu đó, hai thiếu nữ cười khúc khích, và anh tự hỏi không biết đám kỹ nữ Nhật có biết chơi trò "quằn quại" hay không?

Anh nhìn hai thiếu nữ biến đi và khép cửa lại sau họ. Đầu anh chìm xuống chiếc gối vuông nhỏ trượt của các cánh cửa giấy. A, anh nghĩ, các nàng đang đến. Và lò mò muốn nhìn xem dung nhan các nàng ra sao, các em ăn mặt như thế nào, anh ngước đầu lên và ngạc nhiên xiết bao! Anh thấy không phải hai nàng mà là hai chàng với mặt nạ phẫu thuật trùm kín, lực lưỡng như hai con khỉ đột, lầm lì, lừng lững tiến đến để làm tình? Hay làm tội anh đây?

Lúc đầu anh nghĩ chắc hai thiếu nữ hiểu lầm, tưởng anh yêu cầu một cuộc mát-sa nặng tay hơn mới đã chứ các cô đấm bóp yếu ớt quá không đủ gãi ngứa.

Nhưng rồi mấy cái mặt nạ phẫu thuật làm anh kinh hoàng. Trong một tia chớp, anh nhận ra rằng, những người bình thường đâu có ai mang thứ mặt nạ này. Và rồi đầu óc anh thấy ra sự thật, anh la lớn:

- Tôi không có tiền tôi không có tiền!

Anh cố đứng lên từ tấm nệm nhưng hai con khỉ đột kia đã nhào đến, ra đòn thiện nghệ và chớp nhoáng. Đứa đè thân dưới anh và khoá một tay anh. Đứa kia dùng chân khoá tay kia của anh và chẹt cổ. Chúng phối hợp các đòn tấn công rất ăn ý và hiệu quả (nghề của các chàng mà).

Nhanh gọn, chính xác và rất lặng lẽ, nhẹ nhàng. Không đau đớn cũng không có gì khủng khiếp. Không một cú quẫy đập nào của nạn nhân, khiến gây ồn ào làm phiền đến hàng xóm. Dường như chàng từ từ chìm xuống biển, êm như ru. Chỉ có lưỡi chàng lè ra và đôi mắt chàng lồi lên hẳn như muốn lọt khỏi tròng. Nhưng thôi chàng ơi! Đừng có giương mắt ếch, trông chết cười méo xệch nữa. Tấn kịch đời chàng chấm dứt kể từ đây.

Hai sát nhân bọc thây chàng trong tấm trăn trải nệm và lặng lẽ mang ra khỏi phòng.

Bên kia bờ đại dương, tại Las Vegas, Gronevelt, nơi dãy phòng của ông ta, bấm tay vào bảng điều khiển để bơm dưỡng khí vào khu casino của Xanadu Hotel nhằm phục hồi phong độ cho các con bạc linh hoạt trở lại và hăng hái lao vào sát phạt nhau tiếp.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 53


Tôi đến Vegas khá muộn trong ngày, khi trời đã vào đêm và Gronevelt mời tôi dùng bữa tối nơi dãy phòng của ông. Chúng tôi uống vài ly rượu và mấy người phục vụ mang đến một bàn nhỏ với bữa ăn tối trên đó. Tôi để ý thấy đĩa của Gronevelt có những phần ăn rất nhỏ. Trông ông già hơn và mệt mỏi suy yếu hơn. Ông di chuyển và cử động chậm chạp hơn, nói năng chậm rãi hơn, cần nhiều thời gian hơn để trả lời câu hỏi của người đối thoại.

Tôi liếc nhìn bảng điều khiển đằng sau bàn giấy của ông mà Gronevelt thường bơm dưỡng khí vào khu casino. Gronevelt nắm bắt ngay được tia nhìn và ý nghĩ của tôi:

- Cully cho cậu biết về cái đó à? Lẽ ra hắn đâu được phép nói.

- Có những điều quá tốt sao lại không nói. Vả chăng Cully biết cháu đâu có bép xép, - tôi trấn an ông.

Gronevelt mỉm cười:

- Tin hay không thì tuỳ nhưng thật sự là tôi sử dụng nó như một cử chỉ tử tế. Nó đem lại cho những người thua một chút hy vọng và một cú thử thời vận lần cuối trước khi đi ngủ. Tôi không thích nghĩ rằng những người thua cố gắng đi tìm giấc ngủ. Tôi không quan tâm những người thắng. Tôi có thể sống với thời vận, tôi chấp nhận tuỳ ngộ nhi an nhưng tôi không chịu được những thủ thuật hay kỹ xảo ma mãnh. Cậu xem, họ không bao giờ có thể đánh bại tỷ lệ bách phân thắng thua và tôi nắm vững tỷ lệ đó. Điều đó đúng trong đời sống cũng như trong cờ bạc. Tỷ lệ bách phân thắng thua sẽ nghiền người ta thành tro bụi.

Gronevelt đang lan man phiếm luận dông dài, nghĩ đến cái chết đang đến gần của ông ta:

- Người ta phải làm giàu trong bóng tối. Người ta phải sống với tỷ lệ thắng thua. Hãy quên đi con đĩ thời vận, nó là một thứ ma thuật đầy phản trắc.

Tôi gật đầu biểu lộ sự đồng ý. Sau khi ăn xong và trong lúc nhấm nháp vài ly Brandy, Gronevelt nói:

- Tôi không muốn anh cứ mãi băn khoăn về Cully, vậy tôi sẽ kể anh nghe chuyện gì xảy đến cho hắn. Anh còn nhớ cuộc du hành của anh và hắn đến Tokyo và Hongkong để mang ra khỏi Nhật số tiền yên trị giá cả vài triệu đô? À, vì những lý do riêng, Cully đã quyết định chơi một cú tương tự như vậy lần nữa. Tôi bảo hắn rằng lần này tỷ lệ thắng thua không thuận lợi, rằng hắn đã gặp may trong lần đầu. Nhưng vì những lý do riêng của hắn, mà tôi không thể cho phép.

- Chắc là bác phải chấp thuận. - Tôi nói.

- Có thể - Gronevelt thú nhận. - Hắn đi chuyến ấy cũng có phần vì lợi ích của tôi.

- Vậy rồi chuyện gì xảy đến cho anh ấy? - tôi hỏi Gronevelt.

- Chúng tôi cũng không biết, - Gronevelt nói.

- Hắn lấy tiền đút vào chiếc vali khổng lồ, và rồi hắn biến mất. Fummiro nghĩ hắn đang ở Brazil hay Costa Rica và sống như một ông hoàng. Nhưng anh và ta đây biết rõ Cully hơn. Hắn không thể sống nơi nào khác ngoài Las Vegas.

- Vậy ông đoán chuyện gì xảy ra? - Tôi lại cố gắng hỏi Gronevelt.

Gronevelt mỉm cười với tôi:

- Anh có biết bài thơ của Yeat không? Nó mở đầu như thế này, nếu tôi nhớ không lầm: "Nhiều người lính và thủy thủ đã nằm xuống, xa rời những phương trời quen thuộc" (Many a soldier and sailor lies, far from customary skies) và đó là điều đã xảy ra với Cully. Ta nghĩ về hắn có lẽ đang nằm nơi đáy của một trong những cái ao nơi vườn của một kỹ viện Geisha nào đấy ở Nhật. Và hắn ghét điều đó biết bao. Hắn chỉ muốn sống và chết ở Vegas thôi.

- Ông có làm gì cho chuyện này không? Ông có báo cho cảnh sát hay nhà chức trách Nhật không? - Tôi hỏi.

- Không, - Gronevelt nói. - Điều đó là bất khả và tôi không nghĩ người ta nên làm.

- Ông nói sao thì cháu tin vậy thôi, - Tôi nói.

- Có thể Cully sẽ thình lình xuất hiện một ngày nào đó. Có thể anh ấy sẽ bước vào casino này với số tiền đầy đủ trong vali, như chẳng có chuyện gì xảy ra.

- Điều đó hoàn toàn bất khả, - Gronevelt nói. - Anh đừng hoài công suy nghĩ theo hướng đó nữa. Tôi sẽ áy náy nếu tôi để anh còn nuôi chút hi vọng huyễn hoặc nào? "Con xúc xắc đã được ném ra"(Alea jacta est) Hãy chấp nhận thôi. Hãy nghĩ về Cully cũng như mọi tay chơi khác mà cái tỉ lệ thắng thua đã nghiền thành tro bụi. - Ông dừng lại rồi nói nhỏ nhẹ, - Hắn đã phạm sai lầm trong ván bài quyết định. - Ông mỉm cười.

Bây giờ tôi đã vỡ lẽ. Điều Gronevelt đang nói với tôi thực ra có nghĩa là Cully đã được phái đi làm một công việc nguy hiểm mà Gronevelt đã "thiết kế" mọi cơ hành vận chuyển và cũng chính ông ta quyết định hồi kết cuộc. Và nhìn con người đang hiện diện trước mặt tôi, tôi biết rằng ông ta đã làm điều đó không phải vì sự độc ác ma quái nào, không phải vì ước muốn báo thù nào nhưng vì những lý do mà ông ta cho là đúng và hợp lẽ. Rằng, đối với ông ta, đơn giản đó chỉ là một phần trong toàn bộ cuộc kinh doanh của ông. Và thế rồi chúng tôi bắt tay nhau và Gronevelt nói:

- Hãy ở lại đây bao lâu tuỳ thích. Mọi thứ đều được bao cả, anh cứ vô tư, không có gì phải băn khoăn.

- Cám ơn ông nhiều, tôi đáp. - Nhưng tôi nghĩ ngày mai tôi sẽ đi.

- Tối nay anh đánh bạc để giải trí chứ?

Gronevelt hỏi.

- Chắc vậy - Chút chút cho đỡ buồn.

- Thế thì chúc anh may mắn, - Gronevelt nói.

Trước khi tôi rời phòng, Gronevelt đưa tôi đến cửa chính và ấn vào tay tôi một chồng con phỉnh màu đen loại trị giá một trăm đô-la mỗi con.

- Mấy con phỉnh này ở trong hộc bàn giấy của Cully, Gronevelt nói. - Tôi chắc rằng hắn muốn anh có chúng để chơi một ván cuối. Có thể là tiền hên đấy, ông ngừng lời một lát. - Ta rất tiếc về chuyện Cully, ta nhớ hắn lắm.

- Cháu cũng thế! - Và tôi rời đi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 54


Gronevelt cấp cho tôi một dãy phòng, với phòng khách được trang trí bằng các đồ vật màu nâu sang trọng, những màu sắc được điều phối theo phong cách phổ thông ở Vegas. Tôi không thấy thích chơi cờ bạc và cũng quá mệt để đi xem chiếu bóng. Tôi đếm các con phỉnh màu đen trị giá một trăm đô-la, phần thừa kế của tôi từ Cully. Có tất cả mười con, vậy là chẵn một ngàn đô. Tôi nghĩ Cully sẽ vui lòng biết bao nếu tôi nhét các con phỉnh này vào vali và rời Vegas mà không đánh mất chúng. Tôi nghĩ có lẽ tôi làm được điều đó. Tôi không ngạc nhiên về những gì đã xảy ra cho Cully. Hầu như trong mầm mống của nhân cách anh, khiến anh cuối cùng sẽ hành động ngược lại với nguyên tắc tỉ lệ thắng thua. Trong thâm tâm anh, trong máu thịt anh. Cully là một tay chơi tin tưởng vào linh cảm bẩm sinh của mình, song không bao giờ địch lại nổi Gronevelt. Gronevelt với những tỷ lệ thắng thua sắt thép nghiệt ngã của lão ta vẫn đang lạnh lùng nghiền nát mọi lực cản.

Tôi cố dỗ giấc ngủ nhưng cứ trăn trở hoài. Bao bóng ma hoài niệm ám ảnh tôi. Jordan, Malomar, Osano rồi Cully. Nơi đây, tại Vegas này, tôi đã vắng những bạn cố tri Jordan và Cully rồi. Còn gì vui để níu chân tôi ở lại? Nếu không phải là những giờ phút tẻ nhạt buồn tênh, cô đơn khắc khoải dù đang ở giữa đám đông quay cuồng với những trò vui của họ. Giờ này cũng đã quá trễ để tôi gọi Vallie, vì ở New York đang là một giờ sáng. Tôi cầm tờ Thời báo Vegas đã mua ở phi trường và lật qua vài trang. Tôi thấy một đoạn quảng cáo cho cuốn phim sau cùng của Janelle.

Trong đó nàng đóng vai nữ thứ nhì, một vai phụ thôi nhưng nàng diễn rất xuất thần khiến nàng được đề cử giải Oscar cho vai nữ phụ. Phim đã chiếu khai mạc ở New York đúng một tháng trước và tôi định đi xem, vì thế bây giờ tôi quyết định đi. Dù tôi chẳng hề gặp mặt lại hay nói chuyện với Janelle kể từ cái đêm nàng từ biệt tôi ở phòng khách sạn.

Đó là một phim hay. Tôi nhìn Janelle trên màn hình và thấy nàng làm tất cả những điều nàng đã làm với tôi. Trên màn ảnh đại vĩ tuyến đó khuôn mặt nàng biểu lộ tất cả vẻ dịu dàng, tình cảm trìu mến, sự thèm khát nhục dục mà nàng từng bộc lộ trên giường với tôi. Và tôi nhìn ngắm, rồi thắc mắc tự hỏi, thực tại là cái gì, thực tế là cái gì và thực thể là cái gì? Nàng đã quằn quại trên giường với tôi như thế nào, nàng đã quằn quại trên màn ảnh ra làm sao? Lúc nào là thực, lúc nào là ảo? Đời và kịch, kịch và đời cứ đan xen, hoà quyện nhau. Trong một phần của phim, khi nàng vỡ nát con tim vì sự bội bạc phũ phàng của người yêu, nàng cũng có tia nhìn ngơ ngác thất thần từng làm tim tôi quặn thắt khi nàng nghĩ tôi đã đối xử độc ác tệ bạc với nàng. Tôi ngạc nhiên thích thú vì sự diễn xuất của nàng mô phỏng rất sít sao những đam mê mãnh liệt và thầm kín riêng tư giữa chúng tôi.

Phải chăng nàng đang diễn xuất với tôi, chuẩn bị cho vai diễn này hay là sự diễn xuất của lang bật thoát ra từ nỗi đau mà chúng tôi cùng san sẻ với nhau? Nhưng tôi hầu như si tình nàng trở lại chỉ vì thấy nàng xuất hiện trên màn hình, và tôi vui mừng vì mọi sự đã xoay chuyển theo chiều tốt đẹp cho nàng. Rằng nàng đang thành công rực rỡ, nàng đạt được mọi cái nàng muốn, hay nghĩ là nàng muốn, từ cuộc sống. Và đây là kết cuộc câu chuyện, tôi nghĩ vậy. Còn tôi đây, chàng tình nhân khốn khổ bất hạnh đứng ở xa xa, nhìn sự thành công của người yêu dấu một thời và mọi người sẽ thấy xót xa cho tôi, sẽ là người hùng bi kịch bởi vì tôi nhạy cảm đến thế và giờ đây có thể đau khổ và sống cô độc, một nhà văn cô đơn miệt mài viết ra những quyển sách, trong khi nàng toả sáng trong thế giới điện ảnh rực rỡ hào quang. Và đó là trạng thái tôi muốn rời bỏ nó. Tôi đã hứa với Janelle rằng nếu có viết về nàng, tôi sẽ không bao giờ biểu thị nàng như một kẻ thất bại, một kẻ đáng thương hại. Một đêm nọ chúng tôi cùng xem phim Love Story (Chuyện tình) và nàng đã nổi trận lôi đình.

- Đám nhà văn chết tiệt các anh, lúc nào cũng để cho nhân vật nữ chết ở hồi kết cuộc, - Nàng nói. - Anh biết tại sao không? Bởi vì đó là cách dễ dàng nhất để thoát ra khỏi họ. Khi các người đã liễu chán hoa chê và các người không muốn lộ ra bộ mặt của tên đểu giả khốn nạn. Thế là các người giết nàng để rồi các người lại khóc than bằng thứ nước mắt cá sấu và các người đúng là loại anh hùng chó đẻ? Các người là những tên nguỵ thiện, những kẻ đạo đức giả đáng khinh? Sau khi lạm dụng thân xác phụ nữ thoả thuê rồi, các người lại muốn tống khứ họ đi như những thứ giẻ rách. Các người là đồ đểu, đồ khốn, đồ đồ….

Nàng quay lại nhìn thẳng vào mặt tôi đôi mắt nàng mở lớn từ màu nâu vàng chuyển sang màu đen vì làn hắc xạ quang của nộ khí.

- Có bao giờ anh sẽ giết em trong trang sách của anh không, anh, đồ chó đẻ?

- Không bao giờ! Anh xin hứa! - tôi rối rít khẳng định, - Nhưng còn chuyện em vẫn nói với anh là em sẽ chẳng bao giờ sống đến bốn mươi, thì sao? Rằng em sắp bùng vỡ, thì sao?

Nàng thưởng giật con ngáo ộp đó để doạ tôi. Nàng vẫn thích tự minh hoạ qua những hình tượng càng đậm kịch tính càng hay.

- Đó không phải là việc của người? - nàng phán.

Từ lúc đó trở đi, chúng tôi chẳng còn nói với nhau lời nào.

***

Tôi rời rạp chiếu bóng và bắt đầu con đường dài quay lại Xanadu. Một quãng đường khá dài. Tôi bắt đầu ở cuối dãy phố Thoát y vũ và đi qua hết khách sạn này đến khách sạn khác, đi qua những thác nước ánh sáng đèn néon từ các nhà hàng, khách sạn tuôn xuống kéo dài đến tận những dãy núi vây quanh vòng đai sa mạc như đứng canh gác cho những phố vui chơi này. Và tôi nghĩ về Janelle. Tôi đã hứa với nàng rằng nếu tôi có viết về những mối quan hệ của chúng tôi, tôi sẽ không bao giờ mô tả nàng như một kẻ thất bại, đáng thương hại, làm người ta đau lòng.

Nàng đã yêu cầu tôi hứa như thế, và tôi đã hứa, trong sự vui đùa.

Nhưng sự thật lại khác. Nàng từ khước ở lại trong bóng mờ của tâm hồn tôi như Artie, như Osano và Malomar đã nghiêm trang sắp hàng. Pháp thuật của tôi không còn linh nghiệm nữa.

Bởi vì vào lúc tôi thấy nàng trên màn ảnh, linh hoạt và tràn đầy đam mê đến thế, khiến tôi gần như lại si tình nàng, thì nàng đã chết lâu rồi.

Janelle sửa soạn để đi dự buổi party đón giao thừa chăm chút trang điểm thật cẩn thận. Anh chàng joël sẽ đến đón nàng bằng chiếc Rolls-Royce sang trọng. Từ trong hộc bàn nàng rút ra đôi hoa tai cẩn hồng ngọc mà Merlyn đã tặng nàng như món quà buổi sơ giao và mang vào. Chúng trông thật đẹp trên đôi tai nàng. Nàng ngắm nghía và hài lòng.

Rồi chuông cửa reo lên và nàng ra mở cửa cho Joël bước vào. Bỗng nàng bị nhức đầu đầu dữ dội và nàng phải đi vào phòng tắm uống mấy viên Percodan trước khi ra đi. Joël vẫn dễ thương và duyên dáng như mọi khi. Chàng mở cửa xe cho nàng và đi vòng phía kia để ngồi vào tay lái. Janelle nghĩ về Merlyn. Anh chàng nhà văn lãng đãng đó luôn luôn quên khuấy cái động tác "ga-lăng" đáng yêu của mọi kẻ đàn ông phóng nhã kia, và những lúc chàng ta nhớ thì chàng lại lóng ngóng vụng về, khiến cuối cùng nàng bực mình, hỡn dỗi bảo chàng thôi hãy quên luôn chuyện đó đi và nàng cũng từ bỏ mọi kiểu cách người đẹp Phương Nam của nàng.

Đó là buổi dạ hội đón giao thừa thường lệ nơi một biệt thự sang trọng thanh lịch, dập dìu tài tử giai nhân. Bãi đậu xe đầy những người hầu mặc áo jacket đỏ đón khách và đưa hộ những chiếc Mercedes, Rolls-Royces, Bentleys, Porsches, Mustangs, Ford Falcons. Vào chỗ đỗ, Janelle quen biết nhiều người ở đó. Và vô số lời tán tỉnh, mời mọc tuôn ra mà nàng vui vẻ đáp lại bằng những lời đùa về quyết định đầu năm mới của nàng sẽ giữ mình trong sạch ít nhất là hết tháng Giêng.

Đến gần nửa đêm, nàng thực sự xuống tinh thần và joël nhận thấy điều ấy. Chàng ta dìu nàng vào một trong các phòng ngủ và cho nàng hít một ít cocain.

Lập tức nàng cảm thấy khá hơn và lên tinh thần. Nàng qua được buổi giao thừa, nhận nụ hôn chúc mừng của tất cả bạn bè và rồi bỗng dưng nàng cảm thấy cơn nhức đầu kéo trở lại. Đó là cơn nhức đầu tệ hại nhất nàng từng trải qua và nàng biết phải về nhà. Nàng tìm gặp joël và bảo nàng ốm. Chàng nhìn vào mặt nàng và biết rằng nàng nói thật.

- Chỉ là một cơn nhức đầu thôi, - Janelle nói.

- Đưa về nhà nằm nghỉ rồi em sẽ khoẻ lại thôi, không có gì đâu.

Joël đưa nàng về nhà và muốn vào với nàng. Nàng biết chàng muốn ở lại, hy vọng cơn nhức đầu của nàng sẽ hết và ngày mai, mồng một Tết chàng sẽ có một ngày đầu năm vui vẻ trong giường với nàng.

Nhưng nàng thực sự thấy có bệnh. Nàng hôn chàng và nói:

- Làm ơn đừng vào, em có bệnh thật đấy. Em thấy không khoẻ lắm.

Nàng nhẹ nhõm khi thấy Joël tin lời nàng. Anh ta hỏi:

- Em có muốn anh gọi bác sĩ cho em không?

Nàng bảo:

- Không, em chỉ cần uống vài viên thuốc và sẽ bình thường thôi.

Nàng nhìn theo cho đến khi chàng ra khỏi cửa chính căn hộ của nàng.

Nàng đi ngang vào phòng tắm uống thêm mấy viên Percodan nhúng nước một chiếc khăn rồi quấn ngang đầu. Nàng bước về phòng ngủ và trên đường đi nàng bỗng thấy một cú đập khủng khiếp vào sau gáy. Nàng gần như khụy xuống. Lại một cú đập khác dội vào hai đầu gối nàng. Lúc đó nàng biết rằng có điều gì khủng khiếp đang xảy ra cho nàng. Nàng cố bò đến điện thoại để cạnh giường và quay số cấp cứu y tế

Janelle gọi:

- Tôi bệnh nặng. Tôi không biết điều gì xảy ra nhưng tôi đau lắm. - Và nàng nói tên và địa chỉ. Nàng cố kéo người lên giường và khá ngạc nhiên là bỗng dưng nàng cảm thấy khoẻ lại, gần như bình thường.

Nàng thấy xấu hổ đã kêu cấp cứu vì có gì trầm trọng đâu Nhưng rồi một cú đập khủng khiếp khác dường như cùng lúc tấn công toàn thân nàng. Thị lực của nàng giảm hẳn và thu hẹp lại vào một tiêu điểm duy nhất và qua lớp sương mù của tình trạng gần ngất đi nàng lờ mờ thấy các nhân viên trợ y đến, đưa nàng vào xe tải thương chạy về bệnh viện và đặt nàng vào một chiếc giường nơi căn phòng trắng toát của bệnh viện. Vào lúc đó, nàng lại cảm thấy một cú đập khủng khiếp nữa khiến nàng bất tỉnh.

***

Vào ngày mồng hai đầu năm, tôi nhận được cuộc gọi từ Alice. Tôi hơi ngạc nhiên nghe giọng nàng; thực sự là lúc đầu tôi không nhận ra cho đến khi nàng xưng tên. Điều đầu tiên lóe lên trong óc tôi là Janelle cần sự giúp đỡ nào đó.

- Merlyn, em nghĩ anh muốn biết, - Alice nói. - Đã lâu rồi, nhưng em nghĩ em nên cho anh biết chuyện gì xảy ra.

Nàng dừng lời, giọng hơi ngập ngừng. Tôi không nói gì, thế là nàng tiếp tục:

- Em có tin xấu về Janelle. Cô ấy đang nằm viện, vì bị xuất huyết não.

Tôi thực sự chưa nắm bắt được Alice đang nói gì hoặc là tâm trí tôi từ chối sự kiện. Nó chỉ muốn ghi nhận là một bệnh tật bình thường. Tôi hỏi lại:

- Janelle thế nào? Có tệ lắm không?

Lại một khoảng lặng, rồi Alice nói:

- Nàng đang sống nhờ máy móc. Các khám nghiệm cho thấy không còn hoạt động của óc não.

Tôi điềm tĩnh, nhưng tôi vẫn còn chưa thực sự nắm bắt được chuyện gì xảy ra. Tôi hỏi:

- Phải em đang nói với tôi rằng cô ấy sắp chết? Có phải em muốn nói như thế?

- Không, em không nói như thế. - Alice đáp. - Có thể nàng sẽ hồi phục, có thể họ cứu sống nàng được Gia đình nàng sắp đến và họ sẽ quyết định. Anh có muốn đến không? Anh có thể ở chỗ em.

- Không, - tôi nói. - Anh không thể. - Và tôi thực sự không thể.

- Ngày mai em gọi anh và cho anh biết chuyện gì xảy ra nhé? Anh sẽ đến nếu anh có thể giúp được gì. Còn nếu không thì thôi.

Có một khoảng lặng dài, rồi Alice nói giọng nức nở:

- Merlyn, em ngồi bên cạnh nàng trông nàng thật đẹp như thể không có gì xảy ra. Em nắm tay và tay nàng vẫn ấm. Trông như nàng đang ngủ. Nhưng các bác sĩ bảo rằng không còn gì trong óc nàng. Merlyn, có thể họ lầm không? Có thể nàng sẽ khá hơn không?

Và vào lúc đó tôi cảm thấy chắc chắn rằng đó hoàn toàn là sự sai lầm, rằng Janelle sẽ bình phục. Có lần Cully đã nói rằng một người có thể tự bán bất kỳ cái gì trong tay mình và tôi đã làm điều đó:

- Alice, đôi khi các bác sĩ cũng lầm, có thể nàng sẽ khá hơn. Đừng đánh mất hy vọng.

- Vâng, - Alice nói. Bây giờ nàng khóc. - Anh Merlyn ơi, thật là khủng khiếp. Nàng nằm ngủ trên giường, trước mặt em, như một công chúa trong truyện thần tiên và em vẫn nghĩ một phép mầu nào đó có thể xảy ra, rằng sẽ hồi phục. Em không thể nghĩ đến mình sống mà không có nàng. Và em không thể để nàng như thế. Nàng không thích sống như thế. Em sẽ không để nàng sống như thế?

A, thật là một cơ hội hiếm có cho tôi trở thành anh hùng. Một nàng công chúa đẹp như tiên bị tà thuật yểm chết và pháp sư Merlyn biết cách đánh thức nàng, đem nàng trở về với đời sống. Nhưng tôi không đề xuất một hành động tích cực nào. Tôi chỉ bảo Alice:

- Chờ xem chuyện gì xảy ra. Gọi cho anh nhé?

- OK, - Alice nói. - Em chỉ nghĩ là anh muốn biết.

- Em nghĩ có thể anh muốn đến.

- Thực sự đã từ lâu anh không gặp nàng hay ngay cả nói chuyện qua điện thoại với nàng, - tôi nói.

Và tôi nhớ Janelle hỏi "Anh sẽ từ chối em không?" và tôi vừa nói vừa cười lớn "Với cả tấm lòng".

Alice nói:

- Nàng yêu anh hơn bất kỳ người đàn ông nào khác.

Alice không nói "hơn bất kỳ người nào khác", tôi nghĩ, nàng để những người đàn bà bên ngoài. Tôi nói:

- Có lẽ rồi nàng sẽ ổn thôi. Em sẽ gọi lại cho anh chứ?

- Vâng, - Alice đáp. Giọng nàng giờ đây bình thản hơn. Nàng đã bắt đầu nắm bắt được ý khước từ của tôi và nàng ngơ ngác vì điều đó. - Em sẽ gọi cho anh ngay khi có chuyện gì xảy ra. - Rồi nàng gác máy.

Và tôi cười. Tôi không biết tại sao mình cười. Cười vô duyên chi lạ rứa? Chỉ biết rằng tôi vẫn cười.

Tôi không thể tin điều đó, hẳn đó là một trong những trò ma mãnh, đồng bóng của Janelle. Nó tạo ra một cao trào kịch tính đến mức thái quá, một điều tôi biết nàng đã hoang tưởng phóng ra và nàng đã sắp bày cuộc chơi đánh đố này. Và tôi biết một điều tôi sẽ không bao giờ nhìn vào khuôn mặt trống rỗng vô hồn của nàng, một nhan sắc mà tinh anh thần khí đã xa lìa.

Sẽ không bao giờ, không bao giờ nhìn vào khuôn mặt đó nữa vì nếu nhìn vào, chính tôi sẽ hoá thành tượng đá. Tôi không cảm thấy nỗi đau lòng hay mất mát nào. Tôi đã quá mệt mỏi với những chuyện đó.

Tôi quá tinh ranh. Tôi đi lòng vòng suốt phần còn lại trong ngày, lắc đầu. Lại một lần nữa, tôi cười và sau đó tôi bắt gặp mình với bộ mặt lắc lư trong một tiếng cười ngớ ngẩn, giống như ai đó với một ước muốn bí mật tội lỗi lại trở thành hiện thực, hay một ai đó cuối cùng bị dính bẫy mãi mãi.

Ngày hôm sau, gần chiều tối, Alice gọi cho tôi:

- Bây giờ nàng ổn rồi, - Alice nói.

Và trong một phút tôi nghĩ nàng muốn nói là Janelle đã bình phục rằng mọi chuyện chỉ là nhầm lẫn. Thế rồi Alice nói:

- Chúng tôi đã cắt đứt quá trình. Chúng tôi dứt máy móc ra khỏi nàng và nàng đã chết.

Không ai trong chúng tôi nói điều gì nữa trong một lúc lâu, và rồi nàng hỏi:

- Anh có đến dự tang lễ không? Chúng tôi sẽ làm lễ tưởng niệm ở rạp chiếu bóng. Tất cả bạn bè nàng đều sẽ đến. Một buổi party nhẹ với sâm banh và tất cả bạn bè nàng sẽ lên đọc điếu văn tỏ bày lòng tiếc thương nàng. Anh sẽ đến chứ?

- Không. - tôi nói. - Anh sẽ đến trong vài tuần nữa để gặp em, nếu em không phiền. Nhưng ngay bây giờ thì không.

Lại một khoảng lặng dài khác, như thể nàng đang cố kiềm cơn giận, và rồi nàng nói:

- Có lần Janelle đã bảo em hãy tin cậy anh, vì thế em đã gọi anh. Bất cứ khi nào anh muốn đến, em sẽ gặp anh.

Sau đó nàng gác máy.

***

Khách sạn Xanadu hiện ra lô mờ trước mặt tôi, những biểu hiện đèn của nó nhận chìm các ngọn đồi cô đơn ở phía sau. Tôi tản bộ ngang qua nó, mơ tưởng lại những năm tháng hạnh phúc, những ngày vui bên Janelle yêu dấu. Từ khi Janelle chết đi, tôi cứ nghĩ về nàng hầu như hàng ngày. Nhiều buổi sáng tôi thức giấc nghĩ về nàng, hình dung khuôn mặt yêu kiều của nàng, mường tượng bóng dáng thanh thoát của nàng và không ngừng ngạc nhiên tự hỏi làm sao nàng lại có thể vừa khả ái dịu dàng lại vừa dễ nổi giận, ăn nói kiểu "phang ngang bửa củi" như thế?

Trong những phút đầu tiên lúc vừa mới tỉnh giấc tôi vẫn tin rằng nàng còn sống. Tôi sẽ tưởng tượng ra những cảnh giữa chúng tôi khi chúng tôi gặp lại nhau. Sau đó, phải mất năm, mưởi phút tôi mới nhớ ra rằng nàng đã khuất. Điều này chẳng bao giờ xảy ra với Osano hay Artie. Thực tế là hiện nay hiếm khi tôi còn nghĩ tới họ. Phải chăng tôi quan tâm tới Janelle nhiều hơn? Nhưng nếu thế, nếu tôi cảm nhận về Janelle với lòng ưu ái thiết tha, tại sao lại có cái cười khật khùng ngớ ngẩn kia khi Alice cho tôi biết tin qua điện thoại? Tại sao trong ngày nhận được tin nàng chết, tôi lại cười một mình đến ba, bốn lần? Và giờ đây tôi nhận ra rằng có lẽ bởi vì tôi nổi giận với nàng tại sao lại chết đi. Trong khi đó, nếu như nàng vẫn còn sống, tôi lại đã quên nàng lâu rồi. Bằng cái trò ma mãnh "nghỉ chơi với cuộc đời" một cách bất ngờ, nàng sẽ ám ảnh tôi mãi mãi với nỗi sầu khôn khuây về tính dòn ải mong manh của phận người.

Khi tôi gặp Alice, mấy tuần sau cái chết của Janelle, tôi được biết rằng chứng xuất huyết não có nguyên nhân từ một khuyết tật bẩm sinh mà Janelle có thể đã biết từ lâu nhưng nàng vẫn cứ phớt lờ.

Tôi nhớ tôi thường tức giận mỗi khi nàng đến trễ hay những lần nàng quên ngày giờ nơi chốn mà chúng tôi đã hẹn hò sẽ gặp nhau. Lúc đó, tôi cứ cả quyết rằng đó là do ước muốn vô thức của nàng muốn khước từ tôi, theo lối giải thích phân tâm học của Freud. Nhưng Alice bảo tôi rằng chuyện đó xảy ra thưởng xuyên với Janelle. Và càng trầm trọng hơn trong thời gian ngắn trước khi nàng chết. Triệu chứng đó chắc chắn có liên quan đến khối u trong vùng não ký ức của nàng. Và rồi tôi hồi tưởng lại đêm cuối cùng với nàng khi nàng hỏi có yêu nàng không và tôi đã trả lời một cách phũ phàng biết bao. Và tôi nghĩ phải chi giờ đây nàng còn có thể hỏi tôi câu đó, tôi sẽ có thái độ khác hơn. Rằng nàng có thể sống, có thể nói và làm bất cứ điều gì nàng muốn. Rằng tôi sẽ chấp nhận nàng bất chấp nàng như thế nào. Rằng chỉ với ý nghĩ là tôi có thể đi tới, rằng nàng ở nơi nào đó mà tôi có thể đi tới, rằng có thể nghe giọng nói tiếng cười của nàng, chỉ điều đó thôi cũng đủ làm tôi hạnh phúc. "A, thế à…" tôi có thể nghe nàng hỏi -vừa hài lòng vừa giận dữ "Nhưng đó có phải là điều quan trọng đối với anh không?". Nàng muốn mình là điều quan trọng nhất đối với tôi và với mọi người trên cõi đời này. Nàng rất thèm khát lòng cảm mến của mọi người.

Tôi nghĩ đến khi nàng nằm trên giường, trong khi óc nàng vỡ ra và tôi nhìn xuống nàng với lòng trắc ẩn. Nàng sẽ nói: "Có phải đây là cách anh muốn em? Có phải đó là cách đàn ông muốn đàn bà? Em nghĩ có lẽ như thế này là lý tưởng đối với anh". Nhưng rồi ngay sau đó tôi liền nhận ra rằng nàng sẽ chẳng bao giờ lại độc ác đến thế hay ngay cả lại tầm thưởng đến thế. Và rồi nhận ra một điều kỳ quặc khác. Những hoài niệm của tôi về nàng không hề dính dáng đến việc làm tình giữa chúng tôi biết tôi còn mơ về nàng nhiều lần trong đêm, nhưng tôi chẳng bao giờ nhớ lại nổi những giấc mơ đó. Tôi thức giấc nằm nghĩ về nàng như thể nàng còn sống.

***

Tôi đang đứng trên đỉnh của phố Thoát y vũ, trong bóng mờ của những ngọn núi ở Nevada, nhìn xuống cái tổ khổng lồ, lấp lánh, kết bằng những chùm ánh sáng đèn néon, tạo nên trái tim của Vegas.

Tối nay tôi sẽ chơi cờ bạc rồi đến sáng sớm mai tôi sẽ bắt một chuyến bay vù về New York. Đêm mai tôi sẽ ngủ với gia đình nơi nhà của mình và ngồi trong căn phòng riêng lặng lẽ, viết sách. Tôi sẽ an toàn bên trong pháo đài của mình.

Tôi bước vào khu casino của Xanadu. Tôi chợt cóng người vì không khí lạnh. Những nàng mồi chài mang giày bốt, váy ngắn cũn cỡn phô bày những cặp đùi trắng muốt, nhưng làn da trên mặt họ trông có vẻ ma quái vì luôn ở trong ánh đèn điện, rất hiếm khi phơi ra nắng gió ngoài trời, và nhất là đã qua bao năm ngấm chất cocaine. Quanh bàn blackjack, một hàng dài những người phụ trách sòng bài đưa đôi bàn tay lên, xoa xoa trong không khí.

***

Tôi đi qua khu casino, hướng đến bàn baccarat. Khi tôi tiến lại gần vòng rào xám bạc, đám đông trước mặt tôi giãn ra vòng quanh bàn tài xỉu và tôi thấy bàn baccarat trống trơn.

Bốn "vị thánh" với thắt nơ đen đứng chờ tôi. Người hồ lì phụ trách sòng đưa bàn tay phải lên. Anh ta liếc nhanh tôi và cười tỏ ý nhận ra người quen. Rồi với bàn tay còn đưa lên, anh ta xướng "Một con bài cho Tay chơi". Hai người kiểm soát ngồi trên các ghế thang cao, nghiêng người tới trước nhìn.

Tôi quay đi để quan sát toàn bộ casino. Tôi cảm nhận một luồng khí được bơm dầy dưỡng khí ùa tới và tôi tự hỏi phải chăng lão Gronevelt già yếu bệnh tật, nơi căn phòng cô đơn của lão trên mấy tẩng cao kia đã ấn những nút ma thuật để giữ cho những con người đó tỉnh thức. Và điều gì xảy ra nếu lão ta ấn vào nút cho Cully và những kẻ khác chết?

Đứng lặng yên ngay giữa khu casino, tôi nhìn quanh quất tìm kiếm một sòng bài nào có vẻ đem lại may mắn để bắt đầu.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 55


Tôi đau khổ, tuy thế tôi vẫn không hiện hữu. Tôi là ẩn số x trong một phương trình vô định. Tôi là một thứ bóng ma trong đời sống đã đánh mất mọi khởi đầu và mọi kết cuộc.

Tôi đọc đoạn văn trên trong cô nhi viện khi tôi mới mười lăm hay mười sáu tuổi. Bây giờ tôi nghĩ Dostoevky viết câu đó để chứng tỏ nỗi thất vọng khôn cùng của nhân loại và có lẽ để làm thấm nhuần nỗi kinh hoàng trong trái tim mỗi người hầu khuyến dụ họ tìm sự cứu rỗi trong niềm tin vào Đấng Tối cao.

Nhưng vào thuở xa xưa khi còn thơ ấu, lúc đọc câu ấy nó đã là một tia sáng bừng lên trong hồn tôi. Nó an ủi tôi, vì chuyện là một hồn ma không làm tôi sợ.

Tôi nghĩ rằng ẩn số x và cái phương trình vô định của nó là một tấm lá chắn ma thuật. Và giờ đây, vẫn tồn tại dù đã từng kinh qua bao nguy cơ và bao đau khổ, nhờ khôn ngoan theo đúng lời châm "minh triết bảo thân" nhưng tôi không còn có thể vận dụng xảo thuật cũ là dự phóng tự thân vào hai chiều nghịch hướng của thời gian. Cuộc sống của tôi lâu nay không còn đau khổ cay đắng như xưa, còn tương lai không thể cứu hộ cho tôi.

Tôi bị vây bọc bởi vô số những biểu đồ may rủi và tôi không nằm dưới ảo tưởng nào. Bây giờ tôi chỉ biết sự kiện là dù hoạch định cẩn thận đến thế nào, dù tinh khôn đến đâu, dù có thi hành cả chánh pháp lẫn tà đạo, tôi cũng không thể nào thực sự thắng.

Cuối cùng tôi đành chấp nhận sự kiện mình không còn là một pháp sư nữa. Nhưng rồi, đã sao nào?

Tôi vẫn còn sống đây, vẫn còn hiên ngang tồn tại và chỉ điều ấy thôi cũng còn hơn những gì tôi có thể nói cho anh Arlie, hay cho Janelle hay cho Osano. Và cho Cully và Malomar, và Jordan. Bây giờ tôi hiểu được Jordan. Chuyện đơn giản thôi. Đời sống quá tải đối với anh. Nhưng không quá đối với tôi. Chỉ những kẻ điên dại mới chọn cái chết.

Tôi có là một quái vật không, mà tôi không đau lòng, tôi lại ham sống đến vậy? Mà tôi có thể hy sinh người anh duy nhất của tôi, sự khởi đầu duy nhất của tôi, rồi Osano và Janelle và Cully và chẳng bao giờ động mối từ tâm vì họ mà chỉ khóc cho một người?

Mà tôi lại có thể thấy an ủi với cái thế giới tôi đã xây dựng lên cho riêng mình.

Chúng ta từng cười nhạo người cổ sơ vì nỗi lo lắng, hãi hùng của hắn trước những trò lang băm của thiên nhiên, trong khi chúng ta cũng kinh hoàng vì những nỗi hãi hùng và tội lỗi bay túa lên trong đầu óc chúng ta. Cái mà chúng ta nghĩ là cảm tính của chúng ta, chỉ là một dạng tiến hoá cao hơn của nỗi kinh hoàng nơi con thú khốn khổ ngu ngơ. Chúng ta đau khổ chẳng để làm quái gì. ước muốn thầm kín về cái chết của chính mình, đó chính là bi kịch thực sự, duy nhất của chúng ta.

Merlyn, Merlyn. Chắc chắn rồi, một ngàn năm đã trôi qua và cuối cùng người cũng phải thức giấc nơi hang động của ngươi, đội lên đầu cái mũ chóp nhọn đính đầy sao, đi qua một thế giới mới lạ lùng. Và này, kẻ hoang đàng khốn khổ, với ma thuật đầy tinh xảo của người, có ích chi cho người giấc ngủ ngàn năm kia, với người nữ mê hoặc người vẫn nầm yên trong nấm mộ của nàng, và cả hai chàng Arthur của chúng ta đều hoá thành tro bụi?

Hay người vẫn còn câu thần chú cuối cùng nhưng đã mất linh? Và khi người bắt ấn quyết và hô lên "Cấp cấp như luật lệnh" nhưng chẳng có âm binh thần tướng nào còn luân theo sự điều khiển của người.

Hay một câu thần chú dài dằng dặc nhưng chẳng có nghĩa lý gì, dầu với một tay chơi? Ta vẫn còn đây một chồng con phỉnh màu đen và rất ngứa ngáy muốn thử chơi cảm giác kinh hoàng.

Ta đau khổ nhưng ta đang hiện hữu. Đúng, ta có thể chỉ là một bóng ma trong đời, nhưng ta biết chỗ khởi đầu và chỗ tận cùng của ta. Đúng, ta là cái ẩn số x trong một phương trình vô định, cái ẩn số sẽ làm kinh hoàng nhân loại khi nó du hành xuyên qua hàng triệu thiên hà. Nhưng không hề gì. Ấn số x kia chính là tảng đá trên đó ta đứng đối mặt cùng vũ trụ, trăng sao.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom