Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 20: Giải mã giấc mơ


Ngồi nghỉ ngơi uống nước chờ đợi đến thời gian mà ông cụ mặc đồ trắng đã nói trong giấc mơ. Lúc này cũng đã là 11h30 buổi trưa, có nghĩa là chỉ còn 15 phút nữa là đến giờ Ngọ ba khắc ( 11h45).

Giờ sắp điểm, nhưng vẫn chưa thấy có gì xuất hiện ngoài 4 con người là thầy Lương, ông Vọng, Sửu và Lực.

Có phần nóng ruột, ông Vọng hỏi:

- - Sắp đến giờ rồi mà vẫn chưa biết phải đào ở đâu sao hả thầy.

Thầy Lương cũng không biết giải thích ra sao, ông nói:

- - Còn 15 phút nữa, cố đợi đến lúc đó xem sao. Đã đến được đây, chẳng lẽ lại sai...?

Chờ đợi cũng đã lâu, lại cuồng chân, Sửu đứng dậy vươn vai rồi nói:

- - Ngồi một chỗ khó chịu quá, bác trưởng làng cùng thầy cứ ngồi đây, tôi đi tiểu một chút rồi quay lại.

Còn Lực thì ngồi dưới bụi lau, gió hiu hiu thổi đã ngủ từ lúc nào. Thầy Lương mỗi lúc lại hoang mang hơn khi mà thời gian đang trôi dần về giữa trưa, chỉ còn chưa đầy 10 phút nữa là sẽ đến giờ Ngọ ba khắc. Thầy Lương lẩm bẩm:

- - Hướng đông 5 dặm, nơi mà thần bảo hộ nói chắc chắn là nơi này....Nhưng còn trâu gặm đồng hoang là sao...? Giữa đồng cỏ chỉ có 4 người với cỏ lau, làm gì có con trâu nào cơ chứ...?

Cũng sốt ruột, thầy Lương đi ra giữa trời nắng, ông ngước mắt lên nhìn mặt trời đã sắp đứng bóng. Tiếp tục ông nhìn xung quanh, cố gắng tìm kiếm xem có con trâu nào ở gần đây không, tuy nhiên làm gì có.

Chỉ có nơi gò đất khẽ nhô lên cao hơn bề mặt đồng cỏ, trên gò có một bụi lau nhỏ chỉ cao đến quá gối người, đứng đi tiểu ngay bụi lau chính là Sửu. Đột nhiên thầy Lương cười lớn:

- - Ha ha ha.....Ha ha ha......Đúng rồi, chính là hắn....Trời đất ơi, sao ta lại không nghĩ ra được cơ chứ. Trâu đã xuất hiện ngay từ khi ta đặt chân đến bãi hoang.

Hướng về phía Sửu, thầy Lương hét lên:

- - SỬU, CẬU ĐỨNG IM Ở ĐÓ.

Sửu đang kéo quần thì nghe thấy tiếng thầy Lương, chưa hiểu mô tê gì nhưng thầy bảo đứng im nên Sửu nào dám di chuyển. Miệng vẫn ngậm cành bông lau vừa ngắt ở bụi lau nhỏ dưới chân, Sửu ngơ ngác khi thầy Lương chạy vội đến.

Thầy Lương lẩm nhẩm đếm gì đó rồi bất chợt ông cầm xẻng cắm phập xuống đỉnh cái bóng của Sửu đang đổ trên mặt đất. Xong thầy Lương nói:

- - Được rồi, cậu hãy đào ngay chỗ này.....Đào sâu 6 thước.

Cả ông Vọng cùng với Lực cũng đứng sau nhìn, ông Vọng hỏi:

- - Thầy, như vậy là sao...?

Thầy Lương cười rồi giải thích:

- - Hướng đông 5 dặm, trâu gặm đồng hoang, mặt trời trên cao, giờ ngọ ba khắc - bóng đổ đến đâu, đào sâu 6 thước. ý nghĩa của câu nói này chính là cái bóng của cậu Sửu đây. Tôi hỏi khí không phải, cậu tuổi sửu phải không..?

Sửu gật đầu lia lịa:

- - Dạ đúng rồi thầy, tôi tuổi sửu nên bố mẹ đặt luôn tên là Sửu.

Thầy Lương cười rồi nói tiếp:

- - Hướng đông 5 dặm chính là chỉ chúng ta đến Bãi Hoang này, còn trâu gặp đồng hoang, tôi cứ chờ đợi ai đó sẽ dắt trâu ra đây chăn thả, nhưng thực ra câu sấm đó không phải nói về con trâu, mà ám chỉ người tuổi trâu.....Mọi người nhìn xem, trên miệng cậu ta đang ngậm bông lau kìa, thế chẳng phải " trâu gặm đồng hoang " là gì..? Mặt trời trên cao, giờ ngọ ba khắc, bóng đổ đến đâu, đào sâu 6 thước chính là muốn nói đến bóng của cậu Sửu khi đến giờ ngọ ba khắc. Chính là nơi tôi cắm cái xẻng.......Chỉ dẫn của thần bảo hộ cho làng đều có nguyên do của nó. Giờ lời sấm đã được giải, công việc của chúng ta lúc này chính là đào chỗ này sâu xuống 6 thước xem dưới đó có gì.

Nghe xong, ngay lập tức Sửu với Lực, cả ông Vọng vội lấy dụng cụ để chuẩn bị đào bới. Nhưng trước khi Sửu định cuốc nhát đầu tiên xuống mặt cỏ thì thầy Lương ngăn lại:

- - Khoan đã, khoan hãy đào....Đợi tôi một chút.

Dứt lời, thầy Lương lấy ra hai sợi dây đeo cổ bằng chỉ đỏ có xỏ mỗi dây là một hạt tràng màu nâu.

Thầy Lương nói ;

- - Hai hạt tràng này được lấy ra từ chuỗi hạt tràng của sư trụ trì Thiên An Tự. Hai lần đến đó tôi đều giúp đỡ nhà chùa chút công quả, sư trụ trì luôn muốn báo ơn nên mỗi lần tôi đều xin ông ấy một hạt tràng từ chiếc vòng của ông ấy. Ban nãy có nghe qua một vài mẩu chuyện mà các vị kể có liên quan đến Bãi Hoang này, hiện tại tôi chưa thể xác định được khu vực này có chướng khí hay trấn yểm gì không, nhưng để cẩn thận, ai đào bới ở đây nên đeo vòng này vào. Nếu có tà khí, thứ này sẽ bảo vệ người đeo. Bởi hạt tràng có nguồn gốc từ chùa, lại là của người có đức hạnh, ai sẽ đeo.

Ông Vọng định lấy nhưng Sửu chộp luôn cả 2 sợi dây đeo, đưa cho Lực một cái, Sửu nói với trưởng làng:

- - Bác cứ ngồi nghỉ ngơi đi, chuyện đào bới để anh em tôi làm là được rồi. Hơn nữa chỉ có 2 sợi, thế nên hai thằng chúng tôi là hợp lý nhất.

Ông Vọng đáp:

- - Nhưng lỡ....như có gì nguy hiểm.....thì...

Lực cười:

- - Chính vì sợ có gì nguy hiểm nên bác cứ để 2 anh em tôi đào. Bác còn phải gánh vác chuyện cả làng cơ mà. Phải không anh rể....

Thầy Lương nhìn ông Vọng gật đầu:

- - Bác trưởng làng quả thực là người nhân hậu, để những người dân trong làng kính trọng, sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm thay bác không phải chuyện dễ dàng. Đây là chuyện mà tất cả người dân trong làng cần phải chung tay giải quyết, vậy nên bác đừng suy nghĩ nhiều, trong lúc chờ đợi, không biết bác trưởng làng có thể kể cho tôi nghe rõ hơn về câu chuyện cặp vợ chồng theo bác đến đây khai hoang rồi chết trong nhà có được không ạ..?

Ông Vọng đáp:

- - Tất nhiên là được rồi, nhưng sao thầy lại muốn biết rõ về chuyện đó...?

Thầy Lương nói:

- - Khi nãy nghe câu chuyện mà trưởng làng kể, tôi có suy đoán như thế này....Có thể hai vợ chồng họ trong lúc đào bới nhiều khả năng đã đào hoặc nhặt được thứ gì đó tại đây. Và chắc hẳn thứ đó phải có giá trị, nhưng họ muốn giấu đi làm của riêng nên không nói cho ai biết, sau đó đã bán vật đó lấy tiền, và số tiền trên giường nơi hai vợ chồng đó chết chính là tiền bán " bảo vật ".

Ông Vọng run giọng hỏi:

- - Nhưng....nhưng nếu chỉ...là bán bảo vật....tại sao họ lại...chết...?

Thầy Lương khẽ đáp:

- - Có thể trưởng làng không biết, người xưa, nhất là những người giàu có, họ sợ sau khi họ chết đi sẽ có người đến cướp lấy tài sản của mình, cho nên họ chọn cách chôn xuống đất. Tuy nhiên cũng có những người nghĩ như vậy chưa đủ an toàn nên họ tìm thầy phù thủy, thầy bùa về trấn yểm, đặt ra lời nguyền nếu như có ai không phải họ hoặc mang dòng máu, dòng dõi của họ mà sử dụng tài sản đó sẽ bị nguyền rủa cho đến chết. Nhiều năm qua đi khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam, tôi biết dưới lòng đất này có rất nhiều bảo vật, nhưng muốn lấy chúng không phải chuyện dễ dàng. Kẻ nào cố gắng xâm phạm đều phải chịu những cái chết vô cùng đau đớn.

Thấy ông Vọng nhìn về phía Sửu và Lực đang đào, thầy Lương vội nói:

- - Trưởng làng đừng lo, tôi đã dặn dò kỹ họ, khi đào sâu được 6 thước, nếu thấy vật gì cũng tuyệt đối không được chạm tay vào. Hơn nữa họ đã đeo vòng hạt tràng, sẽ không có vấn đề gì đâu.

Ông Vọng thở phào, ông nói:

- - Lời của thầy quả thực giải thích hợp lý cho cái chết của vợ chồng kia, nhưng đó cũng chỉ là suy đoán, lỡ đâu không phải thì tội nghiệp họ quá.

Thầy Lương im lặng một hồi rồi mới đáp lại:

- - Cũng có thể, nhưng tôi vẫn có cảm giác, chuyện xảy ra hơn 20 năm trước về cái chết của họ và Bãi Hoang này có gì đó liên quan. Bởi giờ bình tĩnh lại, ngắm nhìn bao quát cả khu vực này.....Tôi thấy đây chính là.....

Đang nói bất chợt thầy Lương dừng lại, ông Vọng hỏi:

- - Là gì vậy thưa thầy...?

Thầy Lương nhìn ông Vọng rồi khẽ tảng lờ, đánh trống lảng sang chuyện khác:

- - À....không có gì, trước mắt phải đợi xem hai người kia liệu sẽ đào được thứ gì đã.

Thấy thầy Lương không muốn nói, ông Vọng cũng không dám hỏi, ông đem nước ra cho Sửu và Lực. Đứng phía sau ông Vọng, thầy Lương nhìn kỹ từng bước đi cho đến dáng người của ông Vọng, thầy Lương tự nhủ trong đầu:

" Sao lại thế nhỉ...? Vừa rồi trong khoảng khắc ta khẽ rùng mình khi nhìn thấy trưởng làng có chút liên quan đến khu đất này. Tạm thời chưa thể nói hết cho ông ta biết được, đợi xem sau thế nào..? Có khi nào ông ta còn đang giấu diếm một sự thật nào đó mà không muốn kể cho người khác...? "

Từ lúc bắt đầu đào bới đến bây giờ đã được hơn 30 phút. Giữa trưa nắng hanh khô, Lực và Sửu vẫn miệt mài đào, độ sâu 6 thước với nền đất càng xuống sâu lại càng cứng không phải chuyện dễ dàng. Cả hai mồ hôi mồ kê nhễ nhại, nhưng họ vẫn tích cực đào không ngơi tay.....Liệu họ sẽ tìm được vật gì dưới độ sâu 6 thước đất ấy...?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 21: " Thanh Long "


- - Trời nắng quá thầy Lương nhỉ..? - Ông Vọng nói.

Khẽ lau mồ hôi trên trán, thầy Lương sắp xếp lại một ít vật dụng trong tay nải rồi gật đầu trả lời:

- - Vừa qua chính ngọ, hai ngày gần đây, kể từ sau cơn mưa thời tiết chuyển hanh khô, nắng nóng một cách khó hiểu.

Ông Vọng khẽ hỏi:

- - Liệu chuyện của làng có cách giải quyết không hả thầy...?

Thầy Lương đáp:

- - Đừng nóng vội, trước mắt cứ thực hiện theo những gì chúng ta được mách bảo. Còn về vấn đề nguồn nước, trận mưa vừa qua đúng là trong họa lại có phúc. Nhà nào cũng tích được một lượng nước mưa đủ dùng trong vòng 1 tháng tới. Trong thời gian này phải nhanh chóng tìm ra nguồn cơn dẫn đến việc mạch nước ngầm do đâu nhiễm độc. Cơ mà bác trưởng làng cũng phải dặn dò mọi người cần phải cực kỳ tiết kiệm nước, cẩn tắc vô áy náy, còn chưa biết tình trạng này kéo dài bao lâu.

Ông Vọng vâng dạ nói tiếp:

- - Nhưng ví dụ trong trường hợp tìm được nguyên nhân thì liệu có cách giải độc không thầy...? Vì như thầy thấy đấy, nước giếng bị nhiễm độc hết, chẳng lẽ phải tát cạn hay sao...?

Thầy Lương mỉm cười:

- - Cũng có thể hoặc không, thực ra mà nói, loại độc có trong nước cho đến lúc này tôi cũng chưa xác định được nó là loại độc gì. Khi không có phản ứng thì độc trong nước không có biểu hiện gì, nguồn nước vẫn trong, không bốc mùi.....Bác trưởng làng đừng lo, vạn vật trên đời đều tương sinh, tương khắc, độc còn có thể dùng độc trị cơ mà. Ngày hôm trước tại nhà trưởng làng, chắc trưởng làng cũng đã thấy vết nứt trên mai rùa, từ vị trí trung tâm của mai rùa bị vỡ, ngay sau đó những vết nứt lan rộng trên khắp bề mặt chiếc mai. Điều này ám chỉ, điểm trung tâm nơi bị vỡ của mai rùa chính là Long Mạch, độc có thể xuất phát từ đó và lan rộng ra khắp mạch nước ngầm trong làng. Vậy nên, khi xác định được nguồn gốc nơi độc phát tác, ắt sẽ có cách khắc phục. Nhưng suy cho cùng đó vẫn chỉ là dự đoán của tôi, tiếc là khả năng của tôi có hạn, không thể giải quyết ngay được.

Ông Vọng vội đáp:

- - Ấy chết, thầy đừng nói như vậy...Nghe thầy phân tích tôi cũng yên tâm phần nào. À mà nãy thầy hỏi tôi về chuyện cặp vợ chồng chết cách đây hơn 20 năm phải không..?

Thầy Lương nói:

- - Đúng vậy, bởi vì họ cũng là người từng đào bới ở khu đất này. Nếu được thì bác trưởng làng kể rõ chi tiết cho tôi nghe xem sao.

Ông Vọng thở dài rồi bắt đầu kể:

- - Năm đó tôi vừa xuất ngũ, chiến tranh mới chấm dứt, người dân còn khổ cực nhiều lắm. Mà làng tôi thầy cũng biết rồi đấy, người dân chỉ biết làm nghề nông, bà con lại bảo thủ, cổ hủ, sống theo tập tục của làng từ bao đời nay nên khi ấy lớp trẻ như tôi có khuyên các cụ cũng không nghe. Làng Văn Thái đất rộng, nhưng việc trồng trọt cũng không giúp đời sống của dân làng bớt cực nhọc được là mấy. Nhắm thấy Bãi Hoang này địa hình bằng phẳng, lại có kênh nước chạy ngang qua, tôi mới đề xuất ý kiến đến đây để khai hoang. Vì từ nhỏ tôi đã biết Bãi Hoang này mấy chục năm đều bỏ hoang, không ai canh tác. Mà đất đó làng cũng coi như bỏ, chẳng thèm đoái hoài gì đến luôn. Tuy nhiên, lạ một cái, khi tôi nói muốn đến Bãi Hoang để canh tác thì hầu như các hương thân, phụ lão đều ngăn cản. Họ bảo rằng đất đó không trồng trọt được, cây gì cũng không lớn nổi, chỉ có cỏ là sống được. Vốn tính bộ đội, xông pha bom đạn còn chẳng sợ thì sợ gì mấy câu chuyện ma quỷ của các cụ. Vậy nên dù bị ngăn cản nhưng tôi vẫn quyết tập hợp được thêm một vài người nữa trong làng, cũng đều là những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài tôi ra thì còn có 6 người nữa, trong đó có cặp vợ chồng kia. Năm ấy tôi chưa đầy 30, còn hai người họ hình như kém tôi 3-4 tuổi gì đó. Hôm nay ngồi tại Bãi Hoang, tôi lại nhớ đến giọng nói của họ...Người chồng tên Đà, còn người vợ tên Liễu.

Ông Vọng hồi tưởng.....

[.........]

- - Wow, khu đất này đẹp quá anh Vọng nhỉ...? Đất này xây nhà còn hết xẩy chứ đừng nói là canh tác để trồng trọt.

Vọng đưa tay lên trán che mặt trời rồi hướng tầm mắt ra xa bao quát một lượt, Vọng cười:

- - Đẹp thật, địa hình bằng phẳng, có kênh nước chạy qua, này chỉ cần đào mương dẫn nước tận ruộng là tha hồ mà trồng trọt.

Liễu hỏi Vọng:

- - Mà sao các cụ lại nói đất ở đây không trồng trọt được gì nhỉ..? Em thấy cỏ mọc xanh mướt thế này cơ mà...?

Vọng đáp:

- - Cô chú còn lạ gì các cụ trong làng, làng mình ấy, từ xưa đến nay luôn có những tục lệ riêng biệt, thậm chí ngay cả trong làng còn có những địa điểm mà các cụ cấm không cho người khác ra vào cơ mà. Cô chú theo người thân chạy nạn từ nhỏ nên không biết chứ, tôi từ ngày bé đã được quán triệt là không được lang thang ra Bãi Hoang này rồi, cỏ tốt thì tốt thật nhưng chẳng ai dẫn trâu bò ra đây chăn thả đâu. Nhưng chiến tranh xong, các cụ hương thân, già tuổi nhất làng cũng không còn mấy ai, thành ra giờ nó cứ phiên phiến đi.

Đà hỏi:

- - Nơi này có vấn đề gì hả anh Vọng..?

Vọng khẽ lắc đầu:

- - Tôi cũng không biết, chỉ biết là nhỏ bị cấm đến đây thôi chứ tại sao thì chẳng ai nói. Mà thôi, các cụ thì ai chẳng có những truyền thuyết ly kỳ, bí ẩn, rùng rợn....Ông bà ta lúc còn sống chẳng là những kho truyện ma, nghe các cụ có mà nghe cả ngày. Đi lính về hơn năm nay, thấy đất đai làng ta bỏ không nhiều quá, nhất là nơi này, vừa đẹp lại vừa tiện cho việc trồng trọt, cày cấy.....Vậy mà bỏ không chắc cũng phải mấy chục năm rồi quá. Khai khẩn mà ngon lành, có khi cô chú dựng cái nhà ở đây mà ở khà khà khà.

[.......]

Đến đây, ông Vọng dừng lại một nhịp rồi nhìn thầy Lương buồn bã:

- - Nói thật với thầy, hơn 20 năm nay, nhiều đêm tôi cũng nằm suy nghĩ rồi nhớ tới họ. Vì sau cái chết của họ, các cụ trong làng cho rằng họ chết là do xâm phạm vào mảnh đất bị nguyền rủa. Nhưng thầy thấy đấy, ngoài vợ chồng họ ra thì tôi cũng đào, mà mấy người khác cũng đào bới, xới đất....Nhưng chúng tôi có bị làm sao đâu, vậy nhưng tôi vẫn canh cánh trong lòng, vợ chồng Đà - Liễu chết là do một phần lỗi của tôi. Kỳ thực trên đời này có những thứ không nghe các cụ không được.

Thầy Lương hỏi:

- - Nhưng trước đó họ có biểu hiện gì lạ không..?

Ông Vọng suy nghĩ một hồi rồi trả lời:

- - Hai ngày đầu tiên, sau khi phân đất cho từng hộ thì họ làm việc chăm chỉ lắm, phát quang bụi rậm, cắt cỏ.....Ban ngày chúng tôi đến đây làm việc, đến chiều thì về. Chẳng ai làm sao cả, ai cũng vui vẻ vì khi xới đất lên, đất tơi xốp, có độ ẩm tốt. Chúng tôi còn tính trồng những loại cây dài ngày nhưng cho hiệu quả kinh tế cao cơ mà.

Đột nhiên ông Vọng nhớ đến điều gì đó, ông nói:

- - Nhưng.....đúng rồi, buổi chiều của ngày làm việc thứ 2....Khi mà tôi cùng 4 người kia thu dọn đồ chuẩn bị ra về thì hai vợ chồng họ đi đâu đó, tôi phải gọi đến câu thứ 3 họ mới hớt hải chạy ra và nói là đi rửa chân tay. Sớm đó vẫn còn kêu mệt, nhưng lúc ra về, trên đường cả hai cứ tủm tỉm nhìn nhau cười vui vẻ lắm. Nghĩ vợ chồng son, mới cưới nên tình tứ, chúng tôi còn trêu cơ mà. Khi đó Liễu còn quay lại hỏi lại tôi....

[........]

- - Ủa mà bác Vọng này, sao bác không gọi cả vợ bác ra đây làm cùng.

Vọng đáp:

- - Nhà tôi cũng có ruộng mà, tôi đi làm với mọi người để mọi người đỡ nghi kỵ là đất đai có vấn đề, vợ tôi ở nhà lo chuyện đồng áng chứ.

[.......]

Ông Vọng nói tiếp:

- - Sáng hôm sau, khi tôi cùng 4 người kia ra đến Bãi Hoang thì đã thấy vợ chồng Đà - Liễu có mặt ở đó từ sớm. Khoảng tầm tiếng sau thì Liễu bị đau bụng, họ bỏ dở công việc đang làm rồi xin về luôn. Chiều hôm đó tôi có đến thăm xem tình hình thế nào thì vợ chồng họ nói không ra Bãi Hoang nữa. Tôi có hỏi lý do thì họ chỉ bảo là ốm đau nên không làm được. Mình cũng không ép họ được nên cũng đành chịu. Những ngày sau đó nhóm của tôi vẫn tiếp tục làm, đất đai cải tạo xong, chúng tôi bắt đầu gieo trồng......Ba ngày sau khi đến nhà thì phát hiện họ đã chết. Cái chết của họ khiến cho dân làng xôn xao một thời gian dài, một thời gian sau nữa những cây giống, hạt giống mà chúng tôi trồng trên Bãi Hoang cũng cứ thế chết dần, không sống nổi. Và lúc này các cụ già trong làng cho rằng, cái chết của họ là do xâm phạm đến Bãi Hoang. Khi ấy những người đi cùng tôi bắt đầu sợ, cuối cùng thì từ đó đến nay, Bãi Hoang vẫn là Bãi Hoang.

Thầy Lương nheo mày:

- - Qua câu chuyện mà trưởng làng vừa kể, đúng là vợ chồng nhà nọ có chút vấn đề. Rõ ràng trước đó còn phấn khởi làm việc, nhưng ngay sau lại đổi ý. Điều này càng khiến cho suy nghĩ của tôi là đúng. Một gia đình khó khăn, không thể tự nhiên lại có số tiền lớn như vậy được. Mà cho tôi hỏi trưởng làng câu này...?

Ông Vọng đáp:

- - Có gì thầy cứ hỏi.

Thầy Lương tiếp tục:

- - Từ đời ông bà, cha mẹ của trưởng làng, có ai có liên quan gì đến Bãi Hoang này không....? Ví dụ như trước đó từng có ai trong gia đình sống ở đây hoặc canh tác ở đây chẳng hạn.

Ông Vọng lắc đầu:

- - Không thầy ạ, gia đình tôi là người gốc của làng này, tuy không khá giả nhưng cũng có mảnh ruộng để trồng trọt từ đời các cụ để lại. Nên tôi chắc chắn các cụ không có ai canh tác ở Bãi Hoang đâu. Mà sao thầy lại hỏi vậy..?

Thầy Lương im lặng suy nghĩ một hồi lâu, lúc sau thầy nói:

- - Trưởng làng là người tốt, chậc, thôi thế này, tôi cũng không muốn giấu làm gì......Bãi Hoang, hay là khu đất mà chúng ta đang đứng ở đây quả thực không phải là mảnh đất bình thường đâu, đất ở đây có thế đất rất rõ ràng. Chỉ có điều hình như làng mình không ai biết.

Ông Vọng hồi hộp hỏi lại:

- - Ý thầy là sao ạ...?

Thầy Lương đáp:

- - Mảnh đất này có thế Thanh Long, một trong tứ tượng tạo hình của Long Mạch.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 22: Gạch đỏ


Ông Vọng tròn mắt ngơ ngác, tất nhiên làm sao ông Vọng có thể hiểu được những gì mà thầy Lương vừa nói, bởi ông không phải người biết về phong thủy, chẳng để ông Vọng chờ đợi lâu, thầy Lương tiếp tục:

- - Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là Tứ Tượng hay còn gọi là Tứ Thanh Tú tạo nên Long Mạch. Thanh Long tượng trưng cho chính đông, nơi này cỏ mọc xanh tốt, có phần đất nhô cao hơn so với địa hình, về bản chất dương khí nơi đây rất mạnh. Bởi vậy khung cảnh hữu tình, thơ mộng, nói cách khác nơi đây có thế đất tốt. Duy chỉ có điều tôi đang thắc mắc tại sao lại không thể gieo trồng ở nơi này mặc dù cỏ lau phát triển sinh sôi um tùm. Tả Thanh Long. hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ. Để tôi nói thế này cho trưởng làng dễ hiểu, hãy tưởng tượng Long Mạch giống như một chiếc ngai vàng, thì khi ấy, Thanh Long sẽ là tay ghế trái, Bạch Hổ là tay ghế phải, Huyền Vũ là phần lưng ghế, còn Chu Tước là chiếc ghế nhỏ dùng để đặt chân khi ngồi vào ngai vàng. Và khi bác trưởng làng ngồi vào ngai vàng đó thì nơi ấy chính là Long Mạch.

Ông Vọng rối rít:

- - Thầy quả thực là cao nhân, nói vậy nghĩa là thầy đã biết được Long Mạch nằm ở đâu phải không ạ...?

Thầy Lương khẽ lắc đầu:

- - Tạm thời vẫn chưa thể chắc chắn, bởi chỉ xác định được Thanh Long thì vẫn chưa quả quyết được rằng Long Mạch nằm ở đâu. Nhưng bước đầu như vậy thì chúng ta còn có cơ sở để tìm Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Nhưng đến thời điểm này thì tôi chắc chắn rằng, Long Mạch của vùng đất này có vượng khí vô cùng tận, là một nơi có địa mạch cực tốt. Nhưng tôi không hiểu tại sao, và vì đâu mà có người lại dùng thuật Giấu Long Mạch để che giấu điều này. Chưa kể đến việc sau 100 năm Long Mạch mới bị động dẫn đến tai ương cho người dân nơi đây. Dù lý do gì đi nữa thì người Giấu Long Mạch không có ý đồ tốt. Thử nghĩ mà xem, nếu không phát hiện kịp thời, nguồn nước bị nhiễm độc, mọi người vẫn dùng nước giếng thì có lẽ bây giờ số lượng người chết trong làng đã không thể đếm được.

Nghe thầy Lương nói mà ông Vọng rùng mình, bủn rủn hết cả chân tay. Nghĩ lại thì đúng như vậy, nguồn nước từ giếng làng là nguồn nước sinh hoạt thứ chính của hầu hết dân làng văn thái, trước đó họ vẫn dùng nước giếng để tắm, để cho gia súc, gia cầm uống. Sẽ ra sao nếu như người dân làng Văn Thái không biết về chất độc trong nước và cứ thế sử dụng, ông Vọng thực không dám tưởng tượng.

Thầy Lương nói tiếp:

- - Vậy cho nên tôi mới nói, cơn mưa kéo dài 5 ngày ấy là trong phúc có họa. Mùa màng tuy không cứu được, nhưng bù lại dân làng Văn Thái đã tích được lượng nước mưa trong cơn khốn cùng này. Từ xưa đến nay, tính mạng của con người mới là quan trọng nhất, giữ được mạng thì mới tiếp tục làm ra của cải được. Ý trời đã vậy, bác trưởng làng đừng tự dằn vặt hay trách móc bản thân mình. Bác chính là người đã cứu cả làng đấy.

Ông Vọng xua tay:

- - Thầy đừng nói thế, tất cả là nhờ thầy chỉ bảo, tôi chỉ làm theo thôi chứ có giúp được gì đâu.

Thầy Lường mỉm cười:

- - Sao lại không..? Thử nghĩ xem, nếu như bác trưởng làng là người nhỏ nhen, ham lợi, khi tôi đến xin ở nhà mà bác không cho thì chẳng phải làm gì còn sau đó, có đúng không nào. Tất cả là nhờ vào lòng nhân hậu, thương người của bác cả. Nhìn người dân trong làng yêu quý, tôn trọng, nhất mực nghe lời bác như thế, tôi quả thực đã không nhìn lầm người. Mỗi chúng ta, khi sinh ra đều có số phận của riêng mình, tai ương, phúc phần đều là do nhân quả báo ứng tiền kiếp, hoặc từ nhiều kiếp trước mà thành. Qua cơn mưa dài ngày ấy tôi thấy rằng, số mệnh của dân làng Văn Thái vẫn chưa tận, ông trời vẫn chưa tuyệt đường sống của mọi người, vẫn còn có thể cứu vãn. Bác trưởng làng đừng quá lo lắng, chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết. Tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp mọi người vượt qua tai kiếp này, cũng như trả ơn trưởng làng những ngày vừa qua.

Ông Vọng nghe xong mà rơm rớm nước mặt, ông khẽ chắp tay lại rồi cúi đầu trước thầy Lương:

- - Đội ơn thầy lắm lắm, làng Văn Thái xin trông cậy cả vào thầy.

Phía trước mặt, nơi mà Sửu và Lực vẫn đang miệt mài đào bới, do thời tiết nắng nóng, sức người cũng có hạn, Lực và Sửu không chịu nổi đành phải đi vào bóng râm nơi bụi cỏ lau mà thầy Lương cùng ông Vọng đang ngồi nói chuyện. Đưa nước cho Sửu, ông Vọng nói:

- - Hai cậu nghỉ đi, để đó tôi đào tiếp cho.

Tu ừng ực bình nước, Sửu xua tay:

- - Đã bảo bác trưởng làng đừng lo rồi mà. Nghỉ mệt một chút hai anh em tôi lại đào tiếp.

Thầy Lương hỏi:

- - Đã đào sâu được bao nhiêu rồi...?

Lực đáp:

- - Đã được hơn 2 thước rồi ạ.

Thầy Lương gật đầu:

- - Vậy là còn 4 thước nữa, xin lỗi vì đã bắt hai cậu phải đào giữa trời nắng thế này. Nhưng chuyện cấp bách, càng sớm tìm được nguyên nhân, dân làng càng bớt nguy hiểm.

Sửu cười, lau đi những giọt mồ hôi đang túa ra trên khuôn mặt, Sửu nói:

- - Thầy đừng bận tâm, việc của làng mà thân là con dân trong làng sao có thể phàn nàn, nề hà......Trước khi chiều tối, chắc chắn anh em chúng tôi sẽ đào xong. Nhưng không biết liệu đào sâu 6 thước sẽ tìm thấy gì nhỉ...?

Thầy Lương trầm ngâm:

- - Cái này tôi cũng không biết được, nhưng chúng ta ở đây đều có nguyên nhân của nó. Lời mách bảo từ thần bảo hộ trong giấc mơ của tôi tính tới hiện tại đều trùng khớp. Nhưng hai cậu phải nhớ, trong lúc đào bới, tuyệt đối không được tháo sợi dây đỏ có hạt tràng kia ra khỏi người. Khi đào thấy gì lập tức báo cho tôi ngay, không được tự động sờ vào thứ gì cả.

Lực và Sửu vâng dạ gật đầu, nghỉ ngời được chừng 15 phút, cả hai lại bắt tay vào đào bới. Hơn 2h chiều, cái hố mà Sửu với Lực đang đào mỗi lúc một sâu hơn, lúc này dưới hố chỉ còn thấy phần đầu của cả hai nhô lên. Thầy Lương ước chừng họ đã đào được tầm hơn 4 thước.

Sau khi nghỉ ăn chút lương khô đem theo, Lực và Sửu càng đào nhanh hơn. Phải nói hai anh em Sửu có sức khỏe hơn người, nếu như hôm nay không có họ thì chắc còn phải lâu lắm ông Vọng với thầy Lương mới đào được đủ độ sâu.

Trời chuyển về chiều nhưng nắng vẫn oi bức, thi thoảng ông Vọng phải đem nước ra cho hai anh em Sửu vừa uống, vừa đào. Đang định đem khăn ướt với nước ra khu vực hố thì từ dưới hố, Sửu nói vọng lên:

- - Thầy Lương, bác trưởng làng ơi.....Lại đây xem này, có cái này....

Ông Vọng nhìn thầy Lương rồi cả hai lập tức chạy lại miệng hố nơi anh em Sửu đang đào, ông Vọng nói:

- - Có phải đào được thứ gì đó rồi không...?

Lực đặt cái xẻng lên mặt đất rồi lau mồ hôi nói:

- - Chưa thấy gì, nhưng mà chỗ đất này cứng quá....Cứ như đào vào đá ấy.

Lực nhảy lên miệng hố để Sửu có thêm không gian, hình như Sửu đang dùng tay không vét vét chỗ đất dưới chân, Sửu thờ phì phò rồi nói:

- - Gạch, là gạch đỏ......Sao lại có gạch đỏ ở đây nhỉ...? Đùa chắc...?

Thầy Lương vội trèo xuống hố, ông nói Sửu dừng đào, quả đúng như lời Sửu nói, dưới cái hố đang đào dở là một hàng gạch đỏ. Không thể nào mà tự nhiên lại có gạch đỏ ở đây cả. Mà gạch này không phải gạch vụn, nó được ghép vào nhau thành một hàng gồm 3 viên.

Thầy Lương nhìn ông Vọng rồi hỏi:

- - Trước đây nơi này từng có nhà hay kiến trúc nào được xây dựng sao...?

Cả ông Vọng lẫn anh em Sửu đều ngơ ngác, ông Vọng nói:

- - Trước đó thì tôi không biết, nhưng ngay từ khi tôi còn nhỏ thì nơi này đã được gọi là Bãi Hoang, nghĩa là chẳng có ai ở đây cả. Mà năm nay tôi ngoài 50 thì ít nhất là mấy chục năm nay không có ai xây dựng ở đây cả.

Thầy Lương nhìn hàng gạch ba viên, ông suy nghĩ rồi tiếp tục nói:

- - Như trưởng làng nói, ngôi làng này có lịch sử 100 năm, có khi còn dài hơn thế. Nghĩa là ít nhất 50 năm trước khi trưởng làng sinh ra là cả một khoảng thời gian rất dài. Có thể trong khoảng thời gian đó dã có người xây nhà, dựng cửa ở đây.....Hoặc nó có thể là cả một kiến trúc lớn hơn nữa. Căn cứ vào loại gạch đỏ này tôi có thể khẳng định, người xây dựng nơi này chắc chắn là người giàu có, thậm chí là cực giàu....Bởi nếu như cách đây gần 100 năm mà dùng gạch để xây dựng thì đó không phải tầm thường.

Ước chừng mới chỉ đào được tầm 5 thước, thầy Lương nói với Sửu:

- - Vẫn chưa đủ độ sâu, phiền hai anh em cậu cố gắng đào thêm một chút nữa.

Thầy Lương không nói thì anh em Sửu cũng đã tính trước điều này. Ban nãy Lực nhảy lên khỏi hố là để đi lấy đục. Cầm thanh đục bằng sắt dài tầm 1,5m. Lực nhảy xuống hố rồi nhìn Sửu nói:

- - Gặp đất cứng rồi, may lúc đi em bảo cầm theo cái này, không thì giờ có xúc bằng mắt.

Sửu cười:

- - Vẫn là chú chu đáo, thầy với bác trưởng làng yên tâm đi, chúng tôi đào tiếp đây.

Thầy Lương với ông Vọng trèo lên miệng hố, bên dưới Lực với Sửu kẻ đục người đào, nhưng cả hai cũng vô cùng cẩn trọng bởi độ sâu lúc này đã là 5 thước, chỉ còn một chút nữa thôi là đúng với yêu cầu của thầy Lương, họ không dám mạnh tay vì sợ đục trúng thứ mà thầy Lương đang tìm.

Phía trên mặt đất, thầy Lương nhìn bao quanh khu vực Bãi Hoang một lần nữa, ông lẩm nhẩm:

- - Rốt cuộc, trong quá khứ thứ gì đã biến mất tại nơi này....? 
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 23: Phong thư bọc giấy Dầu


" Keng....Keng "

Tiếng kim loại va chạm vào vật cứng vang lên, ông Vọng chạy lại chỗ thầy Lương gọi vội vàng:

- - Thầy, thầy lại đây mà xem.....Lại đào trúng cái gì rồi.

Thầy Lương cũng vừa nghe thấy âm thanh phát ra từ bên dưới hố, chắc hẳn Sửu và Lực đã đào vào thứ gì dó rất cứng nên mới phát ra tiếng như vậy. Từ trên miệng hố nhìn xuống, thầy Lương thấy Lực đang xoa hai bàn tay vào nhau, Lực nói:

- - Mẹ kiếp, sao mà cứng thế, không đào được nữa rồi....Cứng lắm.

Sửu ngước lên trên nói tiếp:

- - Quả thực là cứng lắm thầy ạ, đục vào nó mà chỉ sứt mẻ có một tí ti.

Thầy Lương hỏi:

- - Là đá phải không..?

Sửu gật đầu:

- - Đá thầy ạ, mà sao đá cứng thế không biết.

Thầy Lương nói ông Vọng đi lấy chút nước rồi đổ xuống hố. Tiếp đó, ông dùng tay rửa trôi đi lớp bùn đất còn bám trên bề mặt hòn đá mà hai anh em Sửu đang đào. Nhưng khi lớp bùn được rửa bớt đi, thầy Lương dùng xẻng hớt nhẹ lớp đất xung quanh thêm một chút nữa. Lúc này cả 4 người mới nhận ra, đó không phải là hòn đá mà là cả một tảng đá vân mây vuông vắn, còn một điều nữa, tảng đá đó không nằm một mình, cái hố mà hai anh em Sửu đang đào tầm khoảng 80 x 80 thì tảng đá đó có kích thước 60 x 40 được chia cắt bởi hàng gạch đỏ mà ban nãy đào trúng.

Thầy Lương một lần nữa trèo lên miệng hố, từ trên nhìn xuống dưới, thầy Lương hỏi ông Vọng:

- - Bác trưởng làng, bác nhìn có thấy quen không...?

Ông Vọng đáp:

- - Có phải đây là....móng....

Thầy Lương gật đầu:

- - Đúng vậy, chính là nền móng của một ngôi nhà hoặc có thể là một dinh thự lớn. Bởi vì căn cứ vào gạch đỏ, cộng với tảng đá vân mây vuông vức kia, nền móng này nếu như tồn tại cách đây ít nhất 50 năm về trước thì nó không phải thứ mà người nghèo có thể làm được. Hơn nữa, biến đá tảng thành những khối vuông, sau đó dùng chúng để đặt móng, kỹ thuật này không phải ai cũng biết. Mà dù biết cũng không có điều kiện để mà xây dựng. Thường thì chỉ những biệt phủ, những công trình lớn của những phù hào, quan lại họ mới làm như thế này. Làng Văn Thái đến nhà gạch cũng chỉ đếm được trên 1 bàn tay. Vậy tại sao ngay Bãi Hoang này, khu đất được cho là bỏ hoang mấy chục năm nay, như lời bác trưởng làng nói thì đời cha mẹ trưởng làng nơi này đã được gọi là Bãi Hoang lại xuất hiện một nền móng chắc chắn đến như vậy. Móng còn đây, vậy kiến trúc trên bề mặt đã biến đi đâu, và tại sao nó lại biến mất...? Nền móng này chắc chắn là do con người xây dựng, trước khi nơi này trở thành Bãi Hoang......chuyện gì đã xảy ra...?

Rất nhiều câu hỏi cứ thế hiện ra trong đầu thầy Lương mà chưa có lời giải đáp, cả ông Vọng với hai anh em Sửu cũng bàng hoàng. Chưa bao giờ họ nghĩ, Bãi Hoang lại có một bí ẩn đến như vậy. Nếu như không phải chính tay họ đào thấy những viên gạch đỏ, tảng đá vân mây vuông vức, mà không phải chỉ có một tảng thì chắc có nói họ cũng không bao giờ tin.

Sửu ấp úng:

- - Bây giờ....phải làm sao hả...thầy...?

Thầy Lương trả lời:

- - Giờ tiếp tục đào cũng không phải cách, tảng đá này được dùng để đặt móng, vậy giờ thay vì phá vỡ nó chúng ta nên tìm cách cậy nó lên. Quanh tảng đá đều có những gờ nối ngăn cách bởi hàng gạch đỏ. Đào đến chân tảng đá rồi dùng sức bẩy nó lên.

Sửu vâng dạ rồi ra hiệu cho Lực tìm cách để nhanh chóng lật được tảng đá. Hai anh em Sửu tiếp tục dùng sức đào bới. Chính giữa cái hố, tảng đá vân mây càng lúc càng lộ rõ. Thầy Lương và ông Vọng đứng bên trên hồi hộp chờ đợi, ở bên dưới, Sửu và Lực đang dùng thanh xà beng dài để làm đòn bẩy, hai anh em dùng hết sức, nghiến răng nghiến lợi hô lớn:

- - NÀO....1....2....3....NÀO....H Y......A......H Y....

Phải đến 5 lần 7 lượt như vậy thì lúc này tảng đá mới bắt đầu nhúc nhích. Sửu lên hết gân cốt, mắt mũi trợn ngược, miệng mím chặt lại, cả Lực cũng thế. Không ai bảo ai, cả hai cùng gật đầu rồi cùng nhau hét lớn:

- - LÊN....NÀO......LÊN......

" Keng.....Keng.....Keng.."

Tiếng thanh xà beng va vào tảng đá, đất bên dưới hố bị hất tung lên trời, Lực và Sửu thở hồng hộc, họ ngồi phịch luôn xuống đất vì đã quá mệt, hai anh em nhìn nhau vừa cười vừa thở. Bên trên, ông Vọng hô:

- - Bẩy được rồi.....Bẩy được rồi....Thầy Lương ơi, bẩy lên được rồi kìa.

Thầy Lương cũng mừng không kém khi tảng đá đã được lật lên, nhưng khi nhìn vào cái hố mà tảng đá để lại thì dưới đó chẳng có gì cả.

Sửu và Lực thẫn thờ bởi bên dưới tảng đá này lại có thêm một tảng đá khác, chúng có độ cao tầm 40cm chồng lên nhau. Nếu tính cả độ cao của tảng đá vừa được lật lên thì cái hố mà anh em sửu đang đào sâu đúng 6 thước. Nhưng tại sao dù đã lật được tảng đá lên mà bên dưới lại không có gì.

Ông Vọng buồn rầu nhìn thầy Lương khẽ hỏi:

- - Vậy là sao hả thầy...?

Bên dưới chỉ là một lớp đá khác, cố gắng công sức cả ngày hôm nay, cũng đã đào đến kiệt cả sức, nhưng rốt cuộc họ vẫn chưa thể tìm được thứ gì ngoài đá và đá. Thấy mọi người đang nản dần, Sửu cầm lấy thanh xà beng rồi quát Lực:

- - Đứng dậy, tiếp tục đào.....Tiếp tục bẩy nốt tảng đá phía dưới này lên. Trời vẫn còn sáng, đừng vội bỏ cuộc.

Ông Vọng ngăn sửu lại rồi nói:

- - Thôi, dừng lại đi....Hôm nay 2 cậu cũng hết sức rồi....Có gì để mai tiếp tục, có đào tiếp thì lát nữa trời cũng sẽ tối.

Ức quá, Sửu đâm mạnh thanh xà beng vào mặt dưới của tảng đá vừa lật lên ban nãy, Sửu chửi thề:

- - Khốn kiếp, tức quá đi mất.....Sao lại chôn lắm đá thế không biết.

Sau cú va đập, trong lúc Sửu định trèo lên mặt đất thì Lực kéo tay Sửu lại khiến cho Sửu càng bực:

- - Cái gì nữa....?

Lực nói:

- - Anh Sửu, nhìn kìa...

Sửu quay lại thì tảng đá mà hai anh em lật lên hồi nãy đã vỡ ra làm đôi, một điều quá dị thường, lúc sớm, khi mới đào đến mặt trên tảng đá, Lực dùng hét sức đục vỡ nó mà nó chỉ mẻ mỗi chút, điều này chứng tỏ tảng đá rất cứng. Vậy mà vừa rồi, Sửu đập xà beng vào mặt dưới thì tảng đá đã vỡ ra làm hai. Khi hai nửa của tảng đá tách ra thì từ chính giữa tảng đá rơi ra một thứ gì đó mỏng như giấy. Lực đính cúi xuống nhặt thì thầy Lương ngăn lại:

- - Để đó, đừng chạm tay vào.....Hóa ra thứ chúng ta đang tìm lại nằm bên trong tảng đá.

Nhìn gần hơn thì đó giống như một phong thư dài khoảng 1 gang tay, bên ngoài được bọc kỹ bằng 1 lớp giấy dầu. Nhìn phong thư đó rât bình thường nhưng để cẩn thận, thầy Lương lấy trong tay nải ra một cái lọ nhỏ màu trắng, ông khẽ đổ nước trong lọ lên bề mặt phong thư lạ. Nước vừa chạm vào giấy dầu lập tức sủi bọt.

Thầy Lương nói:

- - Bên ngoài lớp giấy dầu đã được tẩm độc, kẻ giấu thứ này vào tảng đá chắc chắn muốn đề phòng không cho người khác chạm vào. Dù sao cũng đã tìm được thứ đồ vật được giấu dưới 6 thước đất. Cũng sắp tối rồi, chúng ta về thôi.

Dùng que gỗ gắp phong thư cho vào trong một cái túi vải, để nó trong tay nải, thầy Lương tiếp tục:

- - Sau khi về nhà, tôi sẽ dùng găng tay để bóc lớp giấy dầu này ra. Dù bất kể trong này là gì đi chăng nữa thì nó cũng rất quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân khiến cho ngôi làng này gặp tai họa.

Sửu hỏi thầy Lương:

- - Thầy, thầy có thể cho anh em tôi về đó xem cùng được chứ...?

Thầy Lương gật đầu:

- - Tất nhiên là được rồi, hôm nay hai anh em cậu là những người có công lớn nhất. Việc này cũng không có gì phải giấu diếm, có hai cậu cũng thêm sức lực.

Ông Vọng mừng rỡ:

- - Vậy là làng có cơ hội rồi, giờ tất cả về nhà tôi nấu tạm bữa cơm rồi cùng ăn.....Sau đó chúng ta sẽ xem xem, bên trong phong thư này là thứ gì.

[........]

5h30 chiều, tại nhà cô Xoan, bên ngoài hiên nhà, cái Mị vẫn đang ngồi vẽ những nét vẽ loẹt quẹt. Trời lúc này đã nhá nhem tối, cô Xoan bê mâm cơm chỉ có đĩa lạc răng muối trắng và bát canh bí luộc lên nhà trên. Thấy con gái vẫn ngồi hí hoáy ở hiên từ lúc thức dậy, cô Xoan đi ra kéo tay Mị đứng dậy nói:

- - Ăn cơm thôi con.....Vẽ gì mà từ trưa tới giờ vậy...?

Mị thả miếng gạch nhỏ trong tay ra, bên ngoài không còn đủ ánh sáng để cô Xoan nhìn rõ được dưới hiên nhà Mị vẽ cái gì nữa, mà biết con bị mù, cô cũng chẳng hi vọng con gái mình sẽ vẽ được thứ gì có hình thù. Nhập nhoạng cô thấy trên nền hiên hình như thứ Mị vẽ có hình tròn, mà nhiều nét chồng lên nhau, rất rối.....Khẽ lắc đầu, cô Xoan dìu con vào bên trong ngồi xuống cái chiếu trước mâm cơm, cô Xoan thở dài, miệng lẩm bẩm:

- - Sao tôi khổ thế này.....hả trời....!!

Vừa gắp lạc vào bát cơm cho con gái, cô Xoan vừa ấm ức, nghiến răng hận trời.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 24: Phổ truyền


Cơm nước xong xuôi, lúc này cũng đã là 7h tối, ông Vọng đóng kín các cửa, đóng cả cổng, ngồi trong nhà là thầy Lương, Sửu và Lực.....Đóng chặt cửa nẻo xong, ông Vọng nói:

- - Thưa thầy, đã đóng hết các cửa rồi.

Thầy Lương gật đầu rồi nhìn Sửu nói:

- - Cậu Sửu, để cái chậu nhôm xuống gần chỗ tôi. Lát nữa, khi tôi bóc lớp giấy dầu này ra, cậu lập tức đem ra ngoài đốt cháy nó nhé.

Sửu vâng dạ, tất cả đều chờ đợi xem rốt cuộc thứ được bọc trong giấy dầu là thứ gì. Đeo găng tay cao su, thầy Lương vừa khẽ bóc tách lớp giấy dầu bọc bên ngoài, ông nói:

- - Nhìn bên ngoài không có vẻ gì nguy hiểm, nhưng chạm tay không vào sẽ dính độc ngay. Tôi nghĩ, thứ này phải được chôn giấu ít nhất là 60 năm, vậy mà nhìn xem, không hề bị mục nát, phần bởi nó được giấu vào giữa tảng đá đặt nền móng, mọi người cũng thấy rồi đấy, loại đá chúng ta đào phải vẫn rất cứng, nền đất nơi đó khô ráo, vậy cho nên thứ này gần như không bị tổn hại. Dù đã giấu rất kỹ, vậy mà kẻ giấu vật này còn tẩm độc ra bên ngoài lớp giấy dầu. Chứng tỏ đây chắc hẳn là một vật cực kỳ quan trọng.

Lớp giấy dầu được bóc ra, thầy Lương vứt ngay xuống cái chậu dưới chân. Sau lớp giấy dầu là một tấm vải nhung màu đỏ, tấm vải này được thêu hình rồng phượng, thầy Lương ra hiệu cho Sửu đem đốt lớp giấy dầu được tẩm độc đi. Thầy Lương tháo găng tay, đặt tấm vải nhung được gấp thành hình chữ nhật lên mặt bàn, ông nói:

- - Rốt cuộc thì họ muốn giấu đi thứ gì...?

Không chờ đợi lâu, thầy Lương mở tấm vải nhung màu đỏ đó ra, trước mặt ông Vọng, Sửu và Lực, ở giữa tấm vải nhung là một tấm da thuộc có màu vàng nhạt được gấp làm đôi. Thầy Lương nhẹ nhàng cầm tấm da lên trên tay, ông trải toàn bộ tấm da lên mặt bàn rồi khẽ nói:

- - Là......Phổ Truyền.

Nhìn trên bề mặt tấm da tất cả các chữ đều là chữ Trung Quốc, nhưng nhìn sơ thì ông Vọng cũng hiểu được chút ít, ông Vọng hỏi:

- - Nhìn rất giống với bản gia phả.....Chỉ có điều ghi chép ở đây chi tiết và nhiều hơn..

Thầy Lương gật đầu:

- - Không sai, Phổ Truyền hay còn được gọi là Gia Phả....Chính là thứ này, nhưng đây không phải gia phả của dòng họ người Việt Nam....Nó là gia phả của một dòng họ người Trung Quốc, là " Cao Tộc Phổ Ký " ( Phả Ký Của Dòng Họ Cao). Tuy nhiên tấm Phổ Truyền này có lẽ chỉ là ghi chép của một chi họ mà thôi, người đứng đầu chi họ này là Cao Côn là người U Châu.......Chỗ này đã bị mờ nên không đọc tiếp được thân thế của ông ta, nhưng chẳng lẽ đây lại là người của dòng dõi Cao Biền.

Ông Vọng cùng Sửu và Lực tròn mắt hỏi:

- - Cao Biền là ai...?

Thầy Lương giải thích:

- - Cao Biền là một tướng lĩnh đời nhà Đường bên Trung Quốc, ông ta còn là một chính trị gia và là một nhà phong thủy đại tài. Mọi người nếu ai tìm hiểu về phong thủy thì ít nhiều cũng từng nghe đến tên người này. Những câu chuyện về việc Cao Biền trấn yểm long mạch của Việt Nam cho đến tận bây giờ vẫn còn là một bí ẩn. Tương truyền rằng, vua Đường Ý Tông muốn xâm chiếm nước Nam, nhưng vua nhận thấy địa mạch của nước Nam vượng phát, linh khí ngút trời, thời nào cũng sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt. Bởi vậy, vua Đường muốn tìm cách trân yểm linh khí của nước Nam. Và vua Đường đã phong cho Cao Biền làm Tiết Độ Sứ đi sang nước Nam nhằm tìm cách cắt đứt long mạch của nước này, trấn yểm những nơi linh khí hội tụ để nước Nam không còn sinh ra những bậc hào kiệt nữa. Người xưa nói rằng, Cao Biền cưỡi diều bay trên không trung, nhìn xuống bao quát toàn bộ các vùng đất của nước Nam. Hễ thấy nơi đâu có long mạch, ông ta sẽ đáp xuống cắt đứt long mạch ở đó. Nay đến làng Văn Thái lại đào được một bản gia phả thuộc dòng họ Cao, cùng với đó việc long mạch nơi đây bị ẩn giấu, làng gặp tai họa, nước ngầm nhiễm độc, gia súc gia cầm chết phơi thây.....Thật khó để mà không nghĩ tới họ Cao này là dòng dõi của Cao Biền năm xưa.

Ông Vọng lo lắng hỏi:

- - Nhưng nếu như lời thầy nói, tại sao họ Cao kia lại dùng bùa phép để trấn yểm làng chúng tôi....?

Thầy Lương khẽ đáp:

- - Như tôi đã nói, địa mạch là tinh khí của đất trời....Kẻ nắm giữ được long mạch sẽ khiến cho gia tộc, dòng họ trở nên cường thịnh, thậm chí còn có thể kiểm soát cả một vùng đất. Trước khi trả lời câu hỏi của trưởng làng, trưởng làng cho tôi hỏi một câu.

Ông Vọng vội nói:

- - Có gì xin thầy cứ hỏi.

Thầy Lương tiếp:

- - Chẳng hay trong làng này còn ai sống đến 90 tuổi hoặc có ai họ Cao còn sống hay không..?

Ông Vọng lập tức lắc đầu:

- - Không còn ai nữa, người già nhất trong làng này còn sống cũng chỉ độ 85 tuổi mà thôi.....Đó là cụ Cẩn, còn họ Cao thì tôi chắc chắn trong làng này không có ai mang họ Cao cả, nhưng sao thầy lại hỏi vậy...?

Thầy Lương trả lời:

- - Mọi người lặng im nghe tôi phân tích, tại Bãi Hoang chúng ta đã đào thấy nền móng của một công trình, mà theo như những gì trưởng làng biết, ngay từ khi trưởng làng còn nhỏ, nơi đó đã được gọi là Bãi Hoang, không có nhà cửa hay ai sinh sống ở đó cả, kể cả là người trong làng. Tiếp đó chúng ta đào được phổ truyền của chi họ Cao, căn cứ vào những ghi chép trong phổ truyền này thì người đứng đầu họ Cao kia tính cho đến này là 150 tuổi. Mọi người còn nhớ tôi từng nói, nền móng mà chúng ta đào thấy chắc chắn người xây dựng nó phải rất giàu có, thậm chí còn có thể là quan lại có tước vị. Vấn đề ở đây chính là tại sao những gì từng có trên Bãi Hoang đó lại biến mất, nếu như dòng họ Cao này đã gắn bó với làng Văn Thái lâu như vậy thì tại sao cho đến giờ, trong làng hầu như không còn vết tích gì của họ. Bằng chứng đó là khi hỏi đến Bãi Hoang, ngay cả trưởng làng cũng không biết gì về nơi đó. Nếu làng đã tồn tại 100 năm, trong suốt 100 năm đó, có sự hiện diện của dòng họ Cao.....Vậy, nếu muốn biết đã xảy ra chuyện gì trong quá khứ, chỉ còn một cách duy nhất đó là hỏi những bậc bô lão trong làng, những cụ già có tuổi đời đi cùng với sự hình thành của làng.....Như vậy chúng ta mới có thể tìm hiểu về dòng họ Cao này.

Quả đúng như lời thầy Lương nói, rõ ràng bí mật về Bãi Hoang còn quá nhiều bí ẩn kể từ khi Sửu và Lực đào bới và phát hiện ra những bằng chứng chứng minh rằng, Bãi Hoang từng có cả một kiến trúc lớn. Ông Vọng run giọng:

- - Chẳng lẽ....chẳng lẽ những gì mà các cụ trong làng lúc còn sống khuyến người dân không được ra Bãi Hoang là có nguyên nhân của nó.

Thầy Lương thở dài:

- - Bác trưởng làng bắt đầu hiểu ra vấn đề rồi đó. Chỉ đáng tiếc, có lẽ họ không còn sống đến bây giờ để cho chúng ta biết sự thật. Giờ chỉ còn hi vọng vào cụ Cẩn mà trưởng làng nói ban nãy, biết đâu cụ Cẩn còn nhớ được điều gì đó quan trọng. Ngày mai, bác trưởng làng dẫn tôi đến nhà cụ Cẩn để hỏi chuyện, sau đó tôi muốn đến đình làng để tìm hiểu xem, liệu trên bia công đức của đình có ghi chép gì về dòng họ Cao này hay không...?

Lúc này cũng đã gần 9h tối, Sửu và Lực xin phép quay về nhà bởi đã đi cả ngày hôm nay. Trước khi họ ra về, thầy Lương cẩn thận dặn dò họ tạm thời đừng kể chuyện này cho ai biết, tránh việc bà con lo lắng mà hành động không hay. Cả hai nghe xong vâng dạ và hứa sẽ không nói những gì họ biết cho bất cứ ai.

Quay lại trong nhà, ông Vọng lúc này mới hỏi:

- - Tôi vẫn chưa hiểu, tại sao họ lại đem gia phả giấu đi như vậy...?

Thầy Lương ngồi xuống rồi khẽ đáp:

- - Gia phả là một vật cực kỳ quan trọng của một dòng họ, một gia tộc.....Ở đây, tấm gia phả này còn quan trọng hơn gấp bội phần, bởi vì họ Cao kia có thể đã làm điều gì đó không đúng với đạo lý, ngược lại ý trời nên họ sợ rằng, nếu như tấm gia phả này lộ ra, con cháu đời sau sẽ gặp phải nguy hiểm. Tuy chưa dám khẳng định, nhưng nếu quả thực việc họ giấu đi long mạch, rồi trấn yểm long mạch nơi đây suốt 100 năm qua thì việc họ phải giấu gia phả không có gì khó hiểu. Bởi nếu người nào biết về phong thủy, biết thuật trấn yểm thì họ có thể khiến cho họ Cao này phải điêu đứng. Bởi trong tấm gia phả này còn ghi rõ cả mộ phần, nơi chôn cất của Cao Côn, người đứng đầu chi họ.

Ông Vọng tròn mắt:

- - Nói như vậy là thầy Lương cũng có thể yểm lại họ khi có trong tay tấm gia phả này phải không..?

Thầy Lương đáp:

- - Đúng vậy, với những ghi chép rõ ràng về năm sinh, tên tuổi, nơi chôn cất như thế này thì tôi chỉ cần đến mộ phần của Cao Côn là có thể khiến cho họ Cao bị điêu đứng, nếu đang hưng thịnh thì sẽ sụp đổ trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng đây không phải là điều tôi muốn làm, hơn nữa, hiện tại chẳng phải họ Cao đó đã phải trả giá rồi sao. " Giấu Long Mạch " là điều đại cấm kỵ, thật đáng tiếc cho họ Cao, có tài nhưng lại không thoát khỏi sự tham lam, ích kỷ. u cũng là ý trời, đáng buồn thay.

Ông Vọng bực tức nói:

- - Họ thật là những kẻ xấu xa, tại sao lại muốn hại dân làng của tôi cơ chứ...?

Thầy Lương khẽ trả lời:

- - Bác trưởng làng đừng vội trách móc, cũng như cơn mưa rào dài ngày đã giúp dân làng có nước để uống, để duy trì sự sống. Việc gì cũng có nguyên nhân của nó, bác trưởng làng đã tự hỏi, tại sao dòng họ Cao đó lại biến mất không một vết tích, mặc dù tôi có thể chắc chắn rằng, trước đó họ cực kỳ hưng thịnh, giàu có. Tai ương mà dân làng phải gánh chịu cũng đều có lý do, nhân quả báo ứng.....Ban nãy khi bác trưởng làng hỏi tôi liệu tôi có thể trấn yểm lại được họ Cao, tôi có thể nhưng đó không phải cách tôi ở đây. Dù tôi có khiến cho mồ mả của Cao Côn chịu bùa yểm cũng không khiến cho làng Văn Thái thoát được kiếp nạn này. Muốn giải quyết triệt để, chúng ta cần tìm hiểu được gốc rễ của vụ việc...Ai sai, ai đúng vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Tôi không muốn làng ta tiếp tục mắc sai lầm.....Cũng muộn rồi, bác trưởng làng nghỉ ngơi sớm đi, ngày mai chúng ta còn nhiều thứ phải bận rộn lắm đấy.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 25: Ngôi làng điêu tàn


Đêm hôm đó, thầy Lương ngồi dưới ánh đèn dầu cố gắng đọc kỹ hết tất cả những gì được ghi chép trong tấm phổ truyền của họ Cao. Qua đó thầy Lương thêm một lần nữa khẳng định rằng, họ Cao khi còn vượng rất giàu có, việc xây dựng nhà cửa, đặt nền móng trên thế đất Thanh Long đã chứng tỏ, họ Cao này rất am hiểu về phong thủy. Như lời ông Vọng thì làng Văn Thái ngày mai mới tròn 100 năm tuổi, nhưng theo như phổ truyền thì Cao Côn tính đến nay đã 150 tuổi, có nghĩa là việc ông ta xuất hiện ở đây trước khi làng Văn Thái được lập nên thì cũng không có gì là khó hiểu, hoặc chí ít, dòng dõi họ Cao cũng phải là người gắn bó xuyên suốt chiều dài lịch sử của ngôi làng.

Việc đào bới ở Bãi Hoang phát hiện ra gạch đỏ cùng những tảng đá vân mây vuông vức cho thầy Lương biết rằng, nơi đó chắc chắn phải có công trình gì đó rất lớn. Nếu suy rộng ra một chút, đó có thể là biệt phủ của dòng họ Cao. Nhưng rốt cuộc thì tại sao một thế đất Thanh Long đẹp như vậy, vượng khí như vậy lại biến thành Bãi Hoang. Nền móng vẫn còn, vậy những gì xây dựng trên đó đã biến đi đâu....?

Trong phổ truyền có ghi, Cao Côn có 2 người con trai đó là Cao Lãm và Cao Kiệt. Việc tấm phổ truyền được giấu trong tảng đá vân mây suy ra, có thể khi khởi công xây dựng biệt phủ, dinh thự thì khi đó Cao Côn đã mất. Điều này hợp lý, bởi nếu biệt phủ của họ Cao được xây dựng khi làng Văn Thái được lập lên thì Cao Côn khi đó cũng phải hơn 100 tuổi rồi. Ban đầu thầy Lương nghĩ sẽ dễ dàng tìm được Long Mạch khi nhìn lướt qua tấm phổ truyền. Bởi thông thường, khi tìm được Long Mạch tốt, muốn chiếm long mạch đó làm của riêng, họ sẽ chôn người đứng đầu gia tộc, chi họ vào đúng nơi có long mạch để vượng khí của gia tộc, dòng họ sau này sẽ được đảm bảo. Nhưng trong phổ truyền lại viết, Cao Côn được chôn ở quê nhà là U Châu ( Bắc Kinh bây giờ), thành thử ra việc xác định long mạch vẫn còn khó khăn. Và bởi hai người con của Cao Côn không muốn phổ truyền bị người khác biết nên họ mới giấu vào giữa tảng đá vân mây đặt nền móng trong khi xây dựng. Có nghĩa, khi đó, dòng họ Cao vẫn còn rất vượng phát.

Thầy Lương cau mày suy nghĩ:

" Sau khi Cao Côn chết, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì...? "

Trời đã chuyển dần về nửa đêm, dầu trong đèn cũng không còn nhiều, cả ngày hôm nay đã quá mệt mỏi, thầy Lương thổi tắt đèn dầu rồi lên giường nằm nghỉ. Biết mọi chuyện không thể lý giải trong một sớm một chiều được, trước mắt cũng đã có manh mối quan trọng về dòng họ Cao. Ngày mai biết đâu khi đến thỉnh chuyện cụ Cẩn, một người năm nay đã 85 tuổi, là bô lão trong làng,, biết đâu thầy Lương sẽ nghe được chuyện gì đó về dòng họ Cao. Dù có tinh thông quảng đại thì thầy Lương vẫn chỉ là một con người đã 50 tuổi, những ngày qua quá chú tâm vào việc tìm hiểu về làng Văn Thái, sức khỏe của ông đã giảm đi trông thấy. Đặt lưng nằm được vài phút, thầy Lương chìm vào giấc ngủ. Đêm nay ông không mơ thấy điềm báo hay câu sấm nào nữa cả. Có lẽ đây là giấc ngủ yên bình nhất của ông sau chuỗi ngày vừa qua.

Nhưng......trong lúc thầy Lương ngủ say thì bên ngoài hiên, con Vàng đang nằm chúi đầu vào hai chân trước bỗng dưng chồm dậy, nó nhảy thẳng ra phía sân giữa rồi sủa lên ba tiếng:

" Gâu....Gâu....Gâu "

Nhưng cũng chỉ như tối qua, con Vàng sủa xong ba tiếng thì lại quay đuôi bước lên hiên nhà nằm phủ phục xuống. Tiếng chó sủa khiến cho ông Vọng mở mắt, nhưng không thấy con Vàng sủa nữa nên ông chỉ lẩm bẩm:

- - Đêm hôm không biết nó sủa cái gì thế.

Bên ngoài đường, đâu đó thi thoảng lại vang lên tiếng cười rất khẽ:

" Hi...hi....hi..."

" Hi....hi...hi "

Tiếng cười đó lướt qua rặng tre, trời đêm thanh vắng, những cây tre bị gió thổi đưa qua đưa lại vang lên những tiếng lạnh người:

" Kẹt....ẹt.....Kít....kít..."

Trên con đường đất ấy vào giờ này chẳng còn ai qua lại, chỉ có hai cái bóng người nhập nhoạng vừa mới đi lướt qua chậm rãi.

" Hi...hi...hi....."

" He...he...he "

" Chết....đi....lão...thật....đáng....chết..."

" Hi....Hi....Hi.."

[........]

Sáng hôm sau, thầy Lương và ông Vọng thức dậy vào lúc 6h30 sáng. Thời gian gấp gáp nên cả hai người đang chuẩn bị đến nhà cụ Cẩn để hỏi chuyện luôn. Trước khi ra khỏi nhà, ông Vọng nói với con Vàng:

- - Tao đi, mày ở nhà trông nhà cẩn thận nhé. Đêm qua mày sủa làm tao tỉnh cả giấc ngủ..?

Nghe vậy, thầy Lương hỏi:

- - Đêm qua chó có sủa ư...?

Ông Vọng cười rồi gật đầu:

- - Tầm hơn 12h đêm thì phải, thấy nó sủa mấy tiếng, còn đang thắc mắc đêm hôm làm gì có ai đi đường mà nó sủa gì không biết, nhưng sau đó thì nó ngừng luôn.

Thầy Lương thấy lạ là đêm qua con Vàng sủa mà ông không hề hay biết gì, có lẽ vài ngày qua thức đêm, thức hôm, suy nghĩ nhiều nên ông đã ngủ quá say. Nhưng khác với đêm của hai hôm trước, con Vàng hôm nay cũng không thấy có biểu hiện gì. Nó còn vẫy đuôi mừng hai người khi rời khỏi nhà. Nhà cụ Cẩn cũng không cách nhà lang Phan, người treo cổ chết buổi sáng ngày hôm qua là bao xa. Đi qua nhà lang Phan, người trong nhà khóc đến nức nở, kèn đám ma cũng thổi từ sáng sớm, vợ lang Phan khóc đến tưởng chừng như điên dại, bà con làng xóm cũng đến chia buồn.

Ông Vọng buồn rầu đáp:

- - Lát về qua tôi cũng ghé vào thắp cho lang Phan nén hương. Tuy có cái tính trăng hoa, hay nhòm ngó phụ nữ trong làng, bị vợ dằn mặt không biết bao nhiêu lần nhưng được cái bốc thuốc mát tay. Đau ốm gì đến hắn bốc cho vài thang thuốc uống là khỏi. Sao đang yên đang lành lại treo cổ chết không biết.

Chuyện của gia đình họ nên thầy Lương không muốn tham gia, nhưng quả thực, một người đang khỏe mạnh, thậm chí đêm đó còn mây mưa với vợ chán chê xong mới chịu lăn ra ngủ, tinh thần lẫn sức khỏe tốt như vậy mà bỗng dưng treo cổ chết, cái chết của lang Phan khiến cho ai cũng thắc mắc không hiểu tại sao.

Đi được chục mét nữa thì đến nhà cụ Cẩn, ông Vọng đứng bên ngoài ngõ gọi to:

- - Nhà bác Cung có nhà không đấy...?

Vừa dứt lời thì bên trong nhà, một người đàn ông phải tầm 55 tuổi đi ra đáp lại:

- - Ai như giọng chú Vọng thế nhỉ...?

Ông Vọng cười:

- - Tôi đây, bác cho tôi vào nhà thưa câu chuyện.

Ông Cung mở cửa rồi niềm nở mời cả hai người đi vào bên trong. ông Vọng giới thiệu xong bèn hỏi:

- - Cụ Cẩn có nhà không hả bác Cung..?

Ông Cung đáp:

- - Chú hỏi như đùa, ông cụ nhà tôi không ở nhà thì đi được đâu. Cụ ốm mấy ngày hôm nay rồi, chỉ nằm trên giường, ăn được chút cháo thôi. Việc làng bây giờ cụ không cho ý kiến được nữa đâu.

Ông Cung nói như vậy là bởi vì, trong số các cụ hương thân, phụ lão trong làng thì bố ông là người còn sống duy nhất. Những cụ khác đã lần lượt về trời mấy năm trở lại đây. Trước đó, khi các cụ còn đông đủ, làng muốn làm gì cũng đều phải hỏi qua ý kiến của các cụ. Nhưng vài năm trở lại đây, các cụ tuổi cao sức yếu, dần dần bây giờ chỉ còn lại mỗi mình cụ Cẩn, cũng là cụ ít tuổi nhất trong số các cụ có tuổi đời lâu nhất làng Văn Thái.

Bước vào trong nhà, đang nằm trên giường quay mặt ra phía cửa chính là cụ Cẩn, cụ nằm xõa bộ tóc dài bạc phơ gần chấm cả xuống đất. Cụ vẫn mở mắt, mặc dù sắc mặt có phần nhợt nhạt và hơi thở không được đều cho lắm.

Ông Cung lại gần giường bố rồi chắp tay lễ phép:

- - Ông ơi, có chú Vọng trưởng làng đến thăm ông này. Ông nói chuyện được chứ..?

Cụ Cẩn giơ tay lên trời ra hiệu cho con đỡ mình dậy, dựa vào thành giường, cụ Cẩn thều thào:

- - Anh....Vọng....đấy...à.....Hư....hư....Tôi...nghe thằng....Cung nó....nói.....làng...xảy...ra chuyện...có phỏng...?

Ông Cung kéo ghế cho thầy Lương với trưởng làng ngồi, ngồi xuống, ông Vọng nhìn cụ Cẩn đáp:

- - Thưa cụ phải rồi ạ, làng ta đang gặp chuyện chẳng lành....Không hiểu tại sao nước giếng trong làng bị nhiễm độc hết, trâu bò, gà lợn chết cả. Hôm nay là ngày làng Văn Thái chúng ta tròn 100 năm tuổi mà làng lại xảy ra chuyện. Thân làm trưởng làng, con không còn mặt mũi nào nhìn mọi người nữa.

Cụ Cẩn tiếp:

- - Thế....anh....đến...đây...có...việc....gì...?

Ông Vọng trả lời:

- - Không giấu gì cụ, chúng con đang tìm cách giải quyết việc nguồn nước bị nhiễm độc. Đây là thầy Lương, là một người am hiểu về phong thủy, thầy Lương nói, long mạch làng ta bị động dẫn đến tai ương. Chúng con đang tìm xem long mạch nằm ở đâu để cứu lấy dân làng. Chúng con đã đến Bãi Hoang và đào bới ở đó, và rồi con phát hiện ra nơi đó có gia phả của dòng họ Cao. Hiện giờ, cụ là người lớn tuổi nhất trong làng, chẳng hay thời còn trẻ, cụ có nghe hay biết đến làng ta từng xuất hiện dòng họ Cao......

Ông Vọng chưa nói hết câu thì cụ Cẩn đã trợn mắt, chỉ tay vào mặt ông Vọng, cố lấy hết sức để nói, cụ Cẩn quát:

- - Tại sao.....tại sao anh dám đến đó....đào...bới hả....hả.....Họa....lớn...rồi.....Anh không....coi những....điều cấm....của làng....ra gì hay...sao.....Khụ....khụ...khụ....Cút...đi.....cút...đi mau....

Tất cả mọi người đều sững sờ trước thái độ của cụ Cẩn, ngay khi nhăc đến Bãi Hoang, đến họ Cao thì cụ Cẩn đã lập tức trở nên gay gắt, ông Vọng định giải thích thì thầy Lương ngăn lại, thầy Lương nhìn cụ Cẩn khẽ nói:

- - Quả nhiên tôi đoán không sai, các cụ hương thân phụ lão trong làng dường như đang muốn che giấu sự thật về dòng họ Cao. Nhưng thưa cụ, họa của làng này xảy ra trước khi chúng tôi đến Bãi Hoang đào bới. Có vẻ như các cụ không muốn ai biết về những gì đã từng xuất hiện trên khu đất đó. Chuyện ân oán xa xưa bây giờ không phải lúc để giấu kín, sinh mạng, cũng như sự tồn vong của làng Văn Thái bây giờ chỉ còn biết dựa vào cụ. Chẳng lẽ một người đã 80 tuổi, là người gắn bó với ngôi làng 100 năm tuổi như cụ, cụ muốn nhìn thấy từ nay về sau, mảnh đất này chỉ còn là một mảnh đất chết hay sao...?

Cụ Cẩn nghe xong thì ho ra máu, ông Cung thấy vậy bèn đuổi ông Vọng với thầy Lương về. Ông Cung chửi bới:

- - Hai người muốn bức chết bố tôi đấy à...? Cút khỏi đây ngay, cút ra khỏi nhà tôi.

Không biết thêm được điều gì, ngược lại còn khiến cho cụ Cẩn tức hộc máu, rời khỏi nhà cụ Cẩn, ông Vọng ghé vào thắp hương cho lang Phan. Xong xuôi cả hai đi đến đình làng, hôm qua, bức tượng thờ thần Thành Hoàng đổ sập vỡ thành nhiều mảnh, sự việc khiến cho dân làng sợ hãi nên không ai dám đến dọn dẹp. Một ngôi làng vốn dĩ yên bình cùng những cảnh vật đẹp đẽ với cây đa, giếng nước, sân đình, đồng ruộng thì nay điêu tàn, ruộng đồng xác xơ, sân đình quạnh vắng, tượng thờ đổ nát, giếng nước nhiễm độc........Nhìn cảnh tượng đó mà ông Vọng trực rơi nước mắt, ông nói:

- - Rồi làng này sẽ đi về đâu....? 
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 26: Bức tranh thứ 3


Bước chân vào trong đình, thầy Lương cũng phải kinh ngạc bởi kiến trúc của đình, từ những cây cột trụ cho đến nền gạch đá hoa, các ban bệ thờ cúng, tất cả đều còn rất tốt.

Thầy Lương hỏi:

- - Ngôi đình này chắc có lẽ cũng phải tồn tại ngang với tuổi đời của làng ta bác nhỉ..?

Ông Vọng gật đầu có chút hãnh diện:

- - Dạ, đúng rồi thưa thầy....Làng tôi có thể ăn đói, mặc rét nhưng chuyện chăm lo, tu sửa cho đình thì bao năm qua chưa ai dám lơ là. Từ đời ông bà, cha mẹ tôi đã như vậy, năm nào cũng phải xem xét, sửa chữa, tu bổ những chỗ hư hỏng. Cũng nhờ ơn các cụ lúc xây dựng đình, vật liệu đều là đồ tốt, gỗ quý nên trải qua ngót nghét 100 năm, đình làng vẫn sừng sững. Mà những năm chiến tranh, bom đạn liên miên, vậy mà ngôi đình chưa từng một lần bị tàn phá. Thế cho nên dân làng Văn Thái càng tin vào sự linh thiêng của đình.

Nhìn bức tượng thờ thần Thành Hoàng bị đổ vỡ vụn, ông Vọng buồn bã nói thêm:

- - Mưa bom, bão đạn không khiến cho đình suy chuyển, vậy mà trong thời bình, tượng thờ thần lại đổ vỡ nát thế này. Tôi thật hổ thẹn trước những bậc tiền bối đi trước.

Đi tới tấm bia công đức, trên bia có khắc tên những dòng họ có công đóng góp cho làng Văn Thái, đọc từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, quả thực, thầy Lương không hề thấy một ai mang họ Cao cả. Cứ như thể trong làng này không hề tồn tại dòng họ Cao vậy...? Mà thực tế thì đúng là như vậy, nếu thầy Lương không chỉ điểm cho mọi người tới Bãi Hoang để đào bới thì chẳng ai biết, nằm sâu dưới 6 thước đất ấy lại là một nền móng cổ xưa cùng tấm phổ truyền của dòng họ Cao.

Thầy Lương chắc chắn cụ Cẩn, người lớn tuổi nhất còn sống trong làng này phải biết điều gì đó. Nhưng cụ Cẩn lại không chịu tiết lộ, có điều gì mà khiến cho các hương thân, phụ lão trong làng dù có chết cũng không hé răng nửa lời như vậy. Việc họ cấm dân làng bén mảng đến Bãi Hoang phải có lý do nào đó. Nhưng là gì thì đến đời của ông Vọng hầu như không ai biết. Họ đã gây ra chuyện gì mà dù dân làng Văn Thái đang gặp nạn mà cụ Cẩn sống chết giữ bí mật.

Tất nhiên thầy Lương đã nghĩ đến một lý do, một lý do tàn ác, nhẫn tâm, và đây sẽ giải thích dòng họ Cao kia bị xóa sổ, đó chính là: Họ Cao đã bị người dân làng Văn Thái tàn sát cả họ. Nhưng tại vì sao mà người dân làng Văn Thái lại làm như vậy, thầy Lương vẫn chưa có câu trả lời thích đáng.

Chuyến đi đến nhà cụ Cẩn cũng như đến đình làng đều không đem lại kết quả gì. Tưởng chừng như sắp tìm ra được nguyên nhân thì mọi thứ lại rơi vào bế tắc. Thầy Lương cùng ông Vọng đành trở về nhà, lúc đi qua cái giếng, thấy tấm bạt ngày hôm qua Sửu cùng với Lực phủ lên để che miệng giếng vẫn còn nguyên vẹn, ông Vọng cũng phần nào yên tâm. Ngày nào ông Vọng cũng cử người đi đến từng gia đình trong làng, nhắc nhở bà con, nhất quyết không được sử dụng nước giếng. Trong thời gian này, mọi người chỉ được dùng nước mưa mà thôi.

Trên đường về, thầy Lương hỏi ông Vọng:

- - Bác trưởng làng này, làng ta có bản đồ vẽ các khu vực, các hướng, địa hình của làng không nhỉ...?

Ông Vọng lắc đầu:

- - Không có đâu thầy ạ, đâu ai rành mà vẽ được thứ đó chứ. Quanh quanh đường làng, muốn đi đâu đi nhiều là nhớ chứ còn vẽ bản đồ làm gì.

Thầy Lương đáp:

- - Việc này tuy khó, cần một người am hiểu về địa hình, địa vật mới có thể vẽ được. Nhưng nó rất cần, bởi sau này nhìn vào đó, bác trưởng làng có thể biết được khu đất nào còn trống, hay kể cả việc dẫn nước, đào mương dựa trên bản đồ, địa hình của làng cũng sẽ dễ hình dung hơn. Tôi không phải người làng, địa giới của làng đến đâu tôi không nắm rõ, nhưng nếu bỏ ra vài ngày có người dẫn đường, tôi nghĩ tôi có thể nắm được chút căn bản của địa vật nơi đây.

Ông Vọng hỏi:

- - Sao thầy lại muốn vẽ bản đồ địa phận đất của làng vậy ạ...Làng này trông thế thôi nhưng rất rộng, chỉ sợ tốn nhiều thời gian của thầy, chứ tôi có thể dẫn thầy đi hết địa giới của làng.

Thầy Lương khẽ thở dài, bởi ông Vọng nói không sai, tuy nói là vài ngày nhưng thực tế không thể nhanh như vậy. Nhưng không phải tự nhiên thầy Lương lại muốn biết rõ địa hình của làng Văn Thái, ông nói:

- - Thực ra tôi muốn có một tấm bản đồ bao quát địa hình của làng chính là để tìm xem vị trí long mạch nằm ở đâu. Như tôi đã nói, tứ thanh tú tạo nên long mạch, nay chúng ta đã nhìn thấy Thanh Long hướng đông, còn lại Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ....Khi đã xác định được tứ tượng, tôi sẽ biết long mạch nằm ở đâu. Giờ chỉ còn cách đó mà thôi, nhưng việc này cần tỉ mỉ, cẩn trọng, hấp tấp dẫn đến sai vị trí, sai thế đất sẽ gây hậu quả khôn lường. Dù có là thầy phong thủy giỏi cũng phải mất ít nhất một tháng mới có thể xác định được thế đất tốt. Chỉ sợ đến lúc đó mọi chuyện còn tồi tệ hơn bây giờ. Phải chi tấm phổ truyền kia có ghi chép về long mạch thì tốt biết mấy.

[......]

Cùng lúc đó tại nhà bà Điều thầy cúng, Lực đang đứng bên ngoài núp sau bụi cây giả giọng tắc kè:

- - Tắc kè....tắc kè....tắc kè...

Bên trong nhà, cô con gái của bà Điều nghe thấy ám hiệu thì đứng ngồi không yên, bà Điều nhìn con gái, miệng nhai trầu nhóm nhép, quẹt mỏ, bà ta nói:

- - Đừng có mà giao du với dạng khố rách áo ôm ấy. Để yên tao nhờ kiếm cho một mối ngon lành. Con gái nhà này xinh đẹp thế kia thì ít cũng phải lấy con nhà gia thế. Cấm tiệt, nghe chưa...?

Cái Út, con gái bà Điều nũng nịu:

- - Con lớn rồi, mẹ phải để con lấy người con yêu chứ....? Nhà ta cũng đâu phải nghèo khổ gì mà mẹ còn tham tiền bạc.

Bà Điều cầm cái gậy đập mạnh xuống đất:

- - Tao đẻ mày ra để mày cãi lại thế này hả..? Không nói nhiều, tao có ép cũng là muốn mày chui vào được cái nhà nó giàu có, cho đời mày rồi đời con mày sau này nó không phải khổ con ạ. Lấy cái thằng ngoài thịt với cơ bắp kia ra rồi cháo không có mà ăn con ạ. Đi vào bên trong...

Không dám cái mẹ, cái Út giận dỗi đi vào buồng trong, bà Điều nhổ toẹt bãi nước trầu ra ngoài cửa sổ rồi lốc cốc làm bộ chống gậy bước ra sân. Miệng bà ta chửi bới:

- - Bà là bà biết con tắc kè nào đang chui sau bụi cây kia rồi nhé.....Còn léng phéng ở đây, bà là bà gọi người bà bắt bỏ ngâm rượu nghe chửa....Cút ngay không bà thả chó cho mày tắc tịt luôn bây giờ.

Biết bị lộ, Lực không dám ho he ở trước cổng nhà bà Điều nữa, tháo cả dép chạy vì nhác thấy tiếng bà Điều đang mở then cài cổng, Lực chạy bay chạy biến không dám quay đầu lại nhìn luôn.

Chạy đến con đường đất đường đi vào nhà ông Vọng thì Lực thấy hớt ha hớt hải đi tới từ phía đối diện là vợ Mão, cô ta chạy ngang qua Lực rồi lộn lại hỏi:

- - Cậu Lực, cậu vừa đi đâu về phải không...?

Lực đáp:

- - Sao đấy chị Mão..?

Vợ Mão hỏi tiếp:

- - À không, tôi muốn hỏi cậu xem có thấy tay Mão nhà tôi đâu không...?

Đang bực mình vì không gặp được người yêu, Lực cáu:

- - Ơ cái bà này, chồng bà đi đâu bà lại hỏi tôi....Sao tôi biết được, vớ vẩn.

Thấy phía sau là trưởng làng cùng thầy Lương đang đi tới, vợ Mão nguýt Lực một cái rồi chạy đến chỗ ông Vọng cũng hỏi câu như vậy, ông Vọng cũng bảo không gặp Mão ở đâu cả, vợ Mão tức mình nói:

- - Đấy, bác thấy đấy.....Bảo đi lên huyện đến tối hôm qua về, mà tới tận sáng nay còn chưa thấy đâu. Nhà cửa thì bề bộn, đang trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này mà lão đi đâu không biết. Có khổ thân em không chứ..?

Ông Vọng khuyên:

- - Thôi, cô đừng đi tìm nữa, anh ta có chân đi khắc có chân về, có phải con nít lên ba đâu mà sợ lạc. Tôi thấy cô nên về nhà chăm lo cho con nhỏ tốt hơn đấy. Lúc này không trông chừng, chúng nó đi mới là chết dở. Thôi về đi, nếu tôi gặp anh ta ở đâu tôi nhắn cho. Lát nữa tôi cũng đi quanh quanh có chút việc.

Vợ Mão nghe vậy thì cảm ơn ông Vọng rối rít rồi quay trở về nhà.......Đi qua nhà cô Xoan, vợ Mão còn ngó đầu vào xem rồi hỏi đổng:

- - Cô Xoan ơi, cô có thấy lão Mão nhà tôi sang đây không nhỉ..?

Đáp lại câu hỏi vô duyên của vợ Mão, cô Xoan nói:

- - Không chị ạ, mà chồng chị sao lại tìm ở nhà em.....

Vợ Mão cười mỉa:

- - Đấy là tôi cứ hỏi thế, biết đâu được......Trước kia cô chẳng với....

Cô Xoan tức giận quát:

- - Này cái chị Mão kia, chị đừng có mà thối mồm nhé. Chuyện nhà chị, chồng chị đi đâu hà cớ làm sao chị sang đây kiếm chuyện. Đừng tưởng mẹ góa con côi mà muốn bắt nạt.

Vợ Mão chép miệng rồi bỏ sang nhà, cô Xoan đi vào trong, trên hiên lúc này cái Mị vẫn đang ngồi vẽ nghuệch ngoạc, nó cứ thế quơ tay vẽ một vòng tròn trên nền hiên. Đang bực vợ Mão, con lại chắn lối ra vào, Xoan tiện chân sút luôn miếng gạch vụn mà Mị đang cầm vẽ trên tay. Bị mất miếng gạch, cái Mị ngồi sững người lại, mắt nó nhìn vô hồn về khoảng không trước mặt, nhưng nó đâu có thấy gì bởi nó bị mù mà, nó ú ớ hai tay quờ quạng tìm mẩu gạch.

Lát sau Xoan đi ra, Xoan thay quần áo đi đâu đó, Xoan nói với con bằng giọng khó chịu:

- - Ở nhà không được đi đâu, cơm để trên bàn kia....Bao giờ đói tự tìm lấy mà ăn, tối mẹ về.

Dứt lời, Xoan đội nón đi ra khỏi nhà, Xoan vừa đi thì cái Mị nhoẻn miệng cười khanh khách:

" Hi...hi...hi..."

" Hi....Hi....Hi.."

Con bé mù lòa, không nói được đang cố gắng bò bò trên nền hiên để tìm mẩu gạch, mẹ nó đã đá bay mẩu gạch vào trong tận kẹp cửa.......Nhưng chẳng hiểu sao, mẩu gạch lúc này đang tự động lăn đến chỗ bàn tay nhỏ bé của nó. Cái Mị chụp nấy rồi giơ mẩu gạch lên lấy tay sờ sờ. Cánh tay áo rộng thùng thình của nó tụt xuống, để lộ ra những vết hằn bầm tím nơi cổ tay, cánh tay, bắp tay.....Cái Mị lại lê lết về đúng vị trí mà nó đang vẽ dở, nó lại tiếp tục nghuệch ngoạc, nhưng hôm nay, nó đã vẽ sang bức thứ 3....

" Hi...hi...hi..."

" Hi....hi...hi..."
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 27: Ngôi nha�? Vắng vẻ


Tại nhà ông Vọng, lúc này đã là giữa trưa, thầy Lương đang ngồi nghiên cứu lại thật kỹ tấm phổ truyền đào được từ Bãi Hoang. Bất ngờ bên ngoài cổng có tiếng gọi:

- - Ông Vọng, ông Vọng đâu rồi...? Có nhà không đấy..?

Thầy Lương hỏi:

- - Ai gọi bác trưởng làng vậy..?

Ông Vọng trả lời:

- - Là giọng của bà Điều thầy cúng, sao bà ấy lại sang đây giờ này nhỉ..?

Nói rồi ông Vọng đi ra mở cổng, đúng là bà Điều đang đứng bên ngoài, ông Vọng nói:

- - Bà Điều đấy à...? Cơm nước gì chưa...? Bà tìm tôi có chuyện gì đấy..?

Bà Điều đáp:

- - Có chuyện thì mới phải đến tận nhà tìm ông để bàn chứ..? Không mời tôi vào nhà được à..?

Ông Vọng ngại trong nhà còn có thầy Lương, nhưng dẫu sao bà thầy cúng cũng là người làng, bao năm nay việc cúng tế, lễ bái đều nhờ đến bà ấy, nếu đứng ngoài đường nói chuyện cũng không tiện, ông Vọng nói:

- - Vâng, mời bà vào trong nhà.

Nghe tiếng bước chân, thầy Lương gấp tấm da lại rồi cất đi, đi vào trong nhà thấy người lạ mặt, bà Điều dò xét một hồi rồi hỏi ông Vọng:

- - Nhà ông đang có khách à..?

Liếc nhìn thầy Lương, thấy thầy Lương khẽ lắc đầu ra hiệu, ông Vọng hiểu ý bèn đáp:

- - Là bà con xa của tôi tới nhà ở vài hôm, bà vào nhà ngồi có chuyện gì cứ nói.

Ậm ờ đảo mắt nhìn thầy Lương, bà thầy cúng trịnh thượng ngồi xuống ghế, không để mất thời gian, bà ta nói luôn:

- - Chẳng hay việc làng ông định tính thế nào...? Chẳng lẽ ông cứ định để như thế à...? Tôi đã nói với ông rồi, chuyện thánh thần không đùa được đâu. Thần linh đang nổi giận, giờ muốn các ngài tha cho dân làng Văn Thái thì chỉ có cách là dựng tượng mới, lập đàn lễ bái các ngài thì mới mong các ngài bỏ qua mà tiếp tục phù hộ cho làng.

Rót nước mời bà thầy cúng, ông Vọng đáp:

- - Chuyện này....chuyện này không phải tôi không nghĩ đến. Nhưng bà thấy đó, mùa màng mất sạch, nước giếng thì bị nhiễm độc, bà con ta đã khổ lắm rồi. Nếu bây giờ còn kêu gọi mọi người chung tiền xây dựng tượng mới, rồi làm lễ nọ kia tôi e bà con không lo được.

Bà Điều cau mặt sẵng giọng:

- - Ý ông là không làm chứ gì...?

Ông Vọng nói:

- - Không phải như thế, nhưng hôm sang bên nhà bà, tôi thấy bà liệt kê ra những thứ cần mua bán, rồi kinh phí dựng tượng mới, lập đàn thuê thầy, thuê thợ.....Quả thực số tiền đó quá lớn, bà là người trong làng bà cũng biết dân làng ta đang khó khăn thế nào rồi mà. Hay là ta cũng làm lễ, nhưng làm nó nho nhỏ thôi, còn chuyện dựng tượng mới, để qua đợt này, bà con ổn định hơn hãy bàn tiếp có được không...?

Bà Điều mím môi mím lợi:

- - Nhỏ là nhỏ thế nào...? Bao nhiêu năm nay, kể từ khi tôi với ông sinh ra trên cái làng này, đã bao giờ làng xảy ra chuyện lớn như thế này chưa...? Trâu bò chết đằng trâu bò, người thì cũng tự nhiên treo cổ mà chết, giếng làng cả bao đời nay là nguồn nước sử dụng cho bà con thì nay nhiễm độc, cá chết trắng người, tượng thần đổ vỡ....Bao nhiêu chuyện kinh hãi như thế mà ông còn nói làm lễ nhỏ mà được à..? Báng bổ, báng bổ quá......Cứ tiếp tục thế này không bỏ đi thì cũng chẳng sống được ở cái đất này được nữa đâu.

Ông Vọng giờ cũng không biết phải làm sao, không phải ông không muốn làm lễ như lời bà Điều yêu cầu, mà thực sự ông lo lắng cho bà con trong làng, vốn đã không đủ ăn, giờ xảy ra bao chuyện mà còn còng lưng quyên tiền làm lễ, xây tượng, sợ lễ xong thì dân làng đã chết đói. Nhưng không làm ông lại sợ những lời mà bà Điều nói là thật, sự việc sẽ càng tồi tệ hơn. Bởi quả thực 1 năm trước, bà Điều đã đề xuất ý kiến xây tượng mới, thậm chí là tu bổ toàn bộ ngôi đình. Do không làm theo nên bây giờ xảy ra chuyện, ông Vọng cũng cảm thấy có gì đó đáng sợ.

Thấy ông Vọng lung lay suy nghĩ, bà thầy cúng nói thêm:

- - Đói một chút nhưng an yên sau này, còn bây giờ cứ để như thế sợ còn chết trước khi bị đói ấy chứ. Thôi, tôi sang đây cũng để nhắc ông thôi, thời gian để lâu các ngài càng nổi giận.....Đêm hôm qua tôi mơ thấy thần Thành Hoàng hiện về quở trách, thần bảo sao tượng đổ sập mà không chịu dựng tượng mới. Thần hỏi có phải làng Văn Thái muốn chịu tai kiếp nặng nề hơn thì mới biết hối lỗi phải không..? Đấy, ông xem xem mà liệu....Tôi là tôi cũng chỉ truyền đạt lại những gì mà thần thánh muốn nói thôi. Tôi về, ông không cần phải tiễn.

Vừa đứng dậy thì bà Điều thấy Lực và Sửu đi vào trong sân, ngó vào nhà Sửu buột miệng nói khi chưa nhìn thấy bà Điều:

- - Bác Vọng, thầy Lương....Hai người ăn cơm chưa...?

Thấy bà Điều, Sửu không nói nữa, còn Lực thì quay mặt tránh đi bởi Lực đang tăm te còn gái của bà Điều. Nghe thấy Sửu gọi thầy Lương là thầy, lập tức bà Điều quay lại nhìn, nhưng thầy Lương vẫn điềm tĩnh không tỏ thái độ gì, có chút nghi ngờ nhưng bà Điều tặc lưỡi bỏ đi. Đi qua bà ta không quên lườm Lực một cái rõ không vừa lòng.

Đợi bà ta đi khỏi, Sửu mới bước vào nhà, Sửu nói:

- - Nhìn cái bà này sợ thế, lúc nào cũng nhìn chằm chằm như muốn ăn tươi nuốt sống người ta vậy. Không vì bà ấy là thầy cúng chắc tôi phải chửi rồi, thầy cúng thầy bái gì mà ghê gớm, đanh đá, ai không vừa ý là bả chửi luôn....Sợ thật....Mà bà ấy đến tìm bác Vọng co chuyện gì vậy ạ...?

Ông Vọng thở dài rồi đáp:

- - Thì vẫn là chuyện dựng tượng mới với lập đàn cúng tế đấy thôi.....Nhưng số tiền bỏ ra lớn quá, tôi vẫn chưa dám quyết định. Làng mình đâu phải dư dả gì, bao nhiêu năm nay mọi người cũng cố gắng lắm rồi, khó khăn chồng chất khó khăn, giờ còn đẻ ra chuyện tiền cúng, tiền xây dựng, sửa sang đâu phải dễ dàng gì.

Sửu gật gù:

- - Bác trưởng làng nói đúng, như nhà em đây, cũng không phải dạng cùng đinh, hay khó khăn như nhà cô Xoan, cơ mà giờ bảo bỏ ra một khoản để lo việc làng em sợ em cũng không lo được, vợ con nheo nhóc.....Em cũng tín lắm mà trong lúc này quả thực khó khăn bác ạ.

Nhìn thầy Lương, Sửu hỏi:

- - Liệu có cách gì giúp dân làng không hả thầy....? Tiền bạc thì tôi không có nhưng sức khỏe thì dư thừa, đi đâu, đào gì, làm gì thầy chỉ cần ới một tiếng là anh em tôi có mặt. À mà sáng nay bác và thầy đến nhà cụ Cẩn sao rồi ạ, cụ Cẩn có biết gì về cái họ Cao kia không...?

Thầy Lương trả lời:

- - Có lẽ cụ Cẩn biết điều gì đó, nhưng cũng như lời bác trưởng làng kể, các bậc hương thân, phụ lão trong làng đều không hé nửa lời. Tôi cũng có đến đình xem bia công đức cùng một số văn tự có trong đền, nhưng không hiểu sao, tuyệt nhiên không hề thấy ghi chép hay bất cứ ai được đề tên mà mang họ Cao cả. Cứ như thể họ chưa từng tồn tại ở làng này vậy...?

Sửu thở dài:

- - Đúng đấy thầy ạ, tôi cũng về, cũng đi hỏi dò nhưng chẳng ai biết gì về dòng họ Cao đó cả....Có khi nào tấm gia phả ấy không liên quan gì đến làng này khồng..?

Thầy Lương nói:

- - Chắc chắn có liên quan, không thể tự nhiên mà Bãi Hoang lại có cả một nền móng kiên cố như vậy được, mà cũng không tự nhiên các cụ trong làng thời còn sống lại cấm dân làng tới Bãi Hoang đó, mọi chuyện ắt hẳn phải có liên quan. Nhưng giờ người có vẻ như biết chút gì đó về nguồn gốc câu chuyện lại không chịu nói. Nhưng tạm thời mọi người nhớ đừng kể chuyện về Bãi Hoang cho ai nghe, giờ chưa giải quyết được gì, nói ra sợ dân làng lại càng lo lắng. Theo tôi thấy, khu đất đó không đơn giản, mọi người cũng thấy chất độc được tẩm bên ngoài lớp giấy dầu rồi đó. Giả dụ tấm gia phả ấy được chôn cách đây 100 năm mà độc tính vẫn còn thì nó thực sự đáng sợ. Còn về câu chuyện mà bác trưởng làng kể hai vợ chồng nhà kia chết một cách bí ẩn sau khi đào bới ở Bãi Hoang cũng khiến cho tôi lo lắng.

Nhìn trên cổ Sửu và Lực vẫn còn đeo sợi dây đỏ có hạt tràng, thầy Lương tiếp:

- - Vì hai cậu là người trực tiếp đào bới ở Bãi Hoang nên nhất định trước khi tôi giải thích được mọi chuyện, hai cậu không được tháo hạt tràng đó ra nghe chưa..?

Sửu với Lực vâng dạ gật đầu. Tại nhà Mão, đã sang đầu giờ chiều, Mão đi đâu vẫn chưa về, vợ Mão sốt ruột đi ra đi vào bên ngoài cổng hóng chồng, nhưng càng hóng lại càng mất tích.

Ngó vào nhà cô Xoan, vợ Mão gọi gọi mấy câu nhưng không thấy ai trả lời, thực ra vợ Mão gọi vậy thôi chứ lúc cô Xoan đi ra ngoài vợ Mão cũng biết. Đột nhiên vợ Mão nảy ra ý định vào nhà cô Xoan ngó nghiêng xem một chút, làng quê nên cổng cũng chỉ đóng hờ, cài then chứ không khóa. Nghĩ là làm, vợ Mão nhẹ nhàng mở cổng rồi rón rén bước vào trong.

Đến hiên nhà, vợ Mão gọi nho nhỏ:

- - Có ai ở nhà không...?

Chẳng có ai trả lời, mà cô Xoan đi rồi thì nhà chỉ còn cái Mị câm, nó có nghe thấy cũng chẳng nói được. Bước lên hiên, thò đầu vào trong nhà, nhìn lên giường, nhìn vào cả bộ bàn ghế cũ kỹ, vợ Mão cũng không thấy ai. Cái nhà thì bé tí, một chiếc giường hai mẹ con cô Xoan nằm, từ hiên đi vào là bộ bàn ghế bị mọt ăn bụi gỗ rơi xuống đánh đống bên dưới.

Vợ Mão lẩm bẩm:

- - Quái lạ, con mẹ đi rồi thì con con phải ở nhà chứ...? Sao nhà lại vắng tanh vắng ngắt thế này.

Đang định liều đi hẳn vào trong nhà vì nhà không có ai thì vợ Mão giật mình hét toáng lên:

- - Ối....giời....đất ơi.....Ma.....ma.....
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 28: Người câm biết nói


Từ kẹp cửa một bàn tay nhem nhuốc thò ra rồi bất chợt túm lấy vạt áo của vợ Mão khiến cô này hoảng hốt giật bắn cả người, lùi người hẳn ra khỏi cửa, vợ Mão toan bỏ chạy thì cái Mị lúc này mới lù lù bước ra từ trong kẹp cửa nơi hốc hiên nhà.

Thấy vậy, vợ Mão thở hồng hộc rồi quát:

- - Con kia, mày dọa tao sợ hết cả hồn.....Nhà cửa không ngồi lại đi chui vào trong cái kẹp đó....Mày, mày cố tình phải không..?

Mị nghe được, nhưng nó câm nên đâu có thể trả lời được. Mị bám hai tay vào thành cửa rồi lò dò bước vào trong nhà. Biết có chửi con câm, con mù cũng không giải quyết được gì, hơn nữa vợ Mão bây giờ đang tự tiện xông vào nhà người khác, chửi ầm um lên ai đi qua nghe thấy chỉ tổ thiệt thân. Nãy nhòm vào nhà cô Xoan, không thấy gì cả nên vợ Mão cũng đinh ninh rằng chồng mình không có qua đây. Hậm hực ra về, vừa đi vợ Mão vừa rủa chồng:

- - Đi chết dấm, chết dúi ở đâu mà từ hôm qua đến giờ chưa về....Cái tính ấy á, để bà mà bắt được.....thì....thì bà xẻo.

Vợ Mão bước ra ngoài đường rồi đóng cửa lại, bên trong nhà cô Xoan, ngồi trên chiếc ghế đã mục nát, mọt ăn gỗ kêu ken két, kèn kẹt.....Cái Mị lại tiếp tục dùng bàn tay đen nhẻm, bẩn thỉu ấy bốc cơm, bốc rau cho vào miệng nhai nhồm nhoàm. Đột nhiên nó mở miệng nói:

- - Chết rồi.....Chết rồi....He he he.

Con bé bị câm bẩm sinh từ khi mới đẻ ra giờ lại có thể nói, nhưng chẳng ai biết cả, nó chỉ nói lên một câu như vậy rồi tiếp tục lặng im thò tay vào bát cơm bốc cơm cho vào miệng ăn tiếp, thi thoảng nó lại nhe răng ra nhoẻn miệng cười như thể bên cạnh nó đang có người vậy.

[........]

Trở về nhà, bà Điều ngồi thụp xuống cái ghế gỗ bóng loáng, cô Út, con gái bà Điều thấy mẹ về thì vội vàng rót nước, đặt lên bàn trước mặt mẹ, cô Út hỏi:

- - U đi đâu về mà mang bực dọc thế..?

Bà Điều bực tức đáp:

- - Cái lão trưởng làng, đúng là ngu dốt....Nói đến như thế rồi mà lão cứ bàn lùi....Tao đang điên hết cả người lên đây.

Chẳng hiểu sao, tuy là con gái bà Điều, nhưng Út lại có tính tình khác hẳn với mẹ, cô dịu dàng, thùy mị và rất thương người, Út nói:

- - U lại nghĩ chuyện xây dựng tượng với lập đàn cúng tế phải không..? Con thấy bác Vọng cũng chỉ là lo nghĩ cho dân làng mà thôi. U đừng nói thế tội bác ấy.

Tu cốc nước ừng ực, bà Điều quát con:

- - Ơ hay, cái con này....Tao vất vả nuôi mày từ lúc thằng cha mày bỏ đi cho đến bây giờ mà mày hễ cứ mở miệng ra là bênh người ngoài. Thế mày nghĩ dễ thường mày có được cuộc sống sung túc như bây giờ đấy hả con. Nhớ lại xem, hồi đó mẹ mày phải phát điên, phát khùng, thậm chí là tự tử không chết nên mới có ngày hôm nay. Đi vào trong nhà, con với cái.

Út vội cúi đầu xin lỗi mẹ, khi cô đang định quay đi thì chẳng hiểu bà Điều nghĩ gì, bà ta gọi Út:

- - Mà này, khoan đã.....Có phải mày với thằng Lực nhà cuối làng có tình ý với nhau phải không..?

Út thật thà nên không dám chối:

- - Dạ....dạ thưa u...Chúng con đúng là..có tình cảm...với nhau ạ.

Nói xong, Út đang chuẩn bị tinh thần để nghe chửi thì bà Điều đột nhiên hạ giọng:

- - Thế hử, vậy chiều nay, con gọi nó đến đây ăn cơm. U là u không có cấm đoán, nhưng làm cái gì nó cũng phải rõ ràng, minh bạch....Chứ chúng mày cứ thậm thụt, lén lút như vậy, người làng người ta chửi vào mặt u chứ chửi ai. Cứ gọi nó đến đây, có gì trình bày, u nói chuyện qua nếu được thì u xem xét.

Nghe vậy, Út mừng quá, cô cảm ơn mẹ rối rít, không để tốn thời gian, Út xin phép mẹ chạy đi mời Lực qua nhà mình ăn cơm chiều luôn. Cô gái ngây thơ không biết được rằng, trong đầu người mẹ nham hiểm của cô đang có dự tính về một chuyện khác. Ngay từ lúc ở nhà ông Vọng, nhìn thấy thầy Lương là bà Điều đã có chút dự cảm về con người này, nhưng qua cách nói chuyện thì bà ta biết ông Vọng không muốn nói. Nhưng khi Sửu và Lực bước vào, Sửu có chào ông Lương là thầy, điều này lập tức khiến cho bà Điều có phần ái ngại. Bà Điều tự đặt ra vài câu hỏi, chuyện nguồn nước giếng bị nhiễm độc, rồi đến chuyện gà, bò nhà Xoan, nhà Mão trúng độc mà chết.....Chắc chắn ông Vọng không thể xác định được chuyện đó một mình, ngay bản thân bà Điều, tuy là thầy cúng nhưng những chuyện đó bà ta chẳng biết gì cả. Kể cả là việc bà Điều nói nằm mơ thấy thần Thành Hoàng báo mộng cũng chỉ là bịa đặt. Vậy mà ông trưởng làng kia lại phát hiện ra thì chắc hẳn phải có ai đó đứng sau giúp đỡ. Là một người tinh ranh, bà Điều đoán giữa ông Vọng và người đàn ông kia còn đang giấu diếm điều gì đó. Gặp Sửu và Lực tại nhà ông Vọng, ít nhiều hai người này cũng có liên quan nên bà Điều muốn khai thác thông tin từ phía Lực.

Không ngoài dự đoán của bà thầy cúng, nghe Út báo tin, Lực mừng đến không còn quan tâm đến chuyện gì luôn. Là thầy cúng nên việc nắm bắt tâm lý của bà Điều là cực kỳ tốt, chỉ qua một vài lời ngon ngọt, sau bữa cơm, bà Điều bắt đầu dò hỏi thông tin về người đàn ông lạ mặt xuất hiện tại nhà trưởng làng.

Bà Điều nói:

- - Trưa nay tình cờ gặp cậu ở nhà ông Vọng, nhìn tướng tá cậu cũng chân thật. Đấy, cứ đàng hoàng gặp mặt như thế này có phải hay hơn không..? Thanh niên các cậu toàn làm những chuyện khiến người lớn phải đau đầu.

Lực bối rối:

- - Dạ, cháu xin lỗi bác.....Tại cháu sợ bác sẽ không đồng ý, cho nên...

Bà Điều mỉm cười:

- - Tôi cũng đâu có khó khăn gì, cậu cũng biết đấy, tôi có mỗi mụn con gái. Nó cũng thiếu thốn tình cảm của bố từ nhỏ, nên tôi sợ đời nó không cẩn thận lại giống như tôi.

Lực xua tay:

- - Dạ không đâu ạ, tuy hoàn cảnh nhà cháu không phải khá giả gì nhưng cháu hứa sẽ không để Út phải khổ..?

Câu chuyện đã mềm môi, bà Điều chuyển hướng:

- - À mà trưa nay cậu với tay Sửu đến nhà ông Vọng cũng để bàn chuyện làng à...? Mà hình như tôi thấy 2 cậu có quen biết với cái ông ngồi trong nhà đó thì phải..?

Lực ấp úng không nói, bà Điều tiếp luôn:

- - Đấy, có cái chuyện cỏn cỏn thế thôi mà cậu còn giấu không nói, thế thì sao tôi dám tin mà giao con gái của mình cho cậu được.

Đến đây thì Lực tuôn ra hết, Lực vội vàng giải thích mọi chuyện, câu chuyện cứ thế diễn ra, vì mối tình của mình và Út, vô hình chung Lực đã quên đi toàn bộ những gì mà thầy Lương dặn dò. Từ việc thầy Lương đến nhà ông Vọng như thế nào, cho đến chuyện mới ngày hôm qua, Lực và Sửu đi cùng thầy Lương, ông Vọng tới Bãi Hoang đào bới ra sao, đào được thứ gì, trong đó có nội dung gì......tất cả, tất cả mọi thứ Lực đều kể sạch bách không thiếu một điều gì.

Bà Điều vừa nghe vừa tròn mắt, nếu không phải có nghi ngờ, cũng như cách mà ông Vọng giải quyết những chuyện xảy ra trong mấy ngày qua một cách cẩn thận thì bà Điều không bao giờ tin vào lời của Lực. Nhưng một người có muốn bịa chuyện cũng không thể bịa ra được những chi tiết hợp lý đến như vậy.

Nghe xong câu chuyện, biết đằng sau vẫn còn nhiều uẩn khúc, nghĩ Lực vẫn còn giá trị lợi dụng, bà Điều đánh trống lảng, tảng lờ như mình không quan tâm đến những gì mà Lực vừa kể, bà ta tập trung vào đòn tâm lý với Lực:

- - Đúng là hoang đường, nhưng mà thôi, tôi cũng không muốn biết sâu việc trưởng làng đang làm là gì. Hôm nay cậu đến đây, cũng ăn cơm cùng gia đình, tôi cũng thấy có thiện cảm với cậu. Cơ mà việc của làng cũng là việc của tôi, nếu có gì mới cậu cứ kể cho tôi biết, để tôi còn biết đường chung tay giúp sức.....Sau có gì cậu cứ đến nhà chơi nhé, chắc mấy chuyện cậu vừa nói là bí mật, nên tôi hứa sẽ không nói cho ai khác biết nữa đâu. Cậu cũng không nói ra là kể cho tôi thì cũng chẳng ai biết. Người thân quen cả, nên có gì cứ đến, đừng ngại.

Một câu nói mang tính chất dụ khị rất tinh quái của bà Điều, khi nói như vậy, bà Điều ngầm nhắc nhở Lực rằng, nếu muốn đến nhà gặp con gái bà thì Lực phải có gì đó để thông tin cho bà Điều. Tình yêu làm mờ mắt, Lực không nghĩ được sâu xa, lại thêm những lời ngon ngọt, đầy hảo ý, Lực sung sướng cảm ơn bà Điều rối rít. Tất nhiên là để lấy lòng bà Điều, chắc chắn Lực phải cố hóng cho được nhiều thông tin từ chỗ thầy Lương cũng như ông Vọng hơn.

Trước khi ra về, bên ngoài trời cũng đã nhá nhem tối, bà Điều để con gái ra tiễn Lực tận cổng để thể hiện thành ý. Hai cô cậu không hề hay biết rằng mình chỉ đang là con cờ trong tay của bà thầy cúng. Đứng trong nhà, bà Điều khẽ nhếch mép cười một cách đắc chí, bà ta lẩm bẩm:

" Thì ra là vậy, chẳng trách hôm ở đây bàn chuyện, tay trưởng làng đã xuôi xuôi, vậy mà hôm sau hắn lại thay đổi quyết định. Hóa ra là có kẻ mách nước, muốn phá chuyện làm ăn của ta hả...? Cứ đợi đấy, để xem tụi bay làm gì tiếp theo. Nhưng xem chừng làng này đang thật sự bất ổn. Mình cũng phải tính đến kế khác thôi, còn ở lại đây không chừng rước họa vào thân. "

[.......]

7h tối, không biết cô Xoan đi đâu từ trưa, nhưng bây giờ cô Xoan mới về nhà. Bên trong nhà tối om, không một chút ánh đèn dầu. Cũng phải thôi, cái Mị bị mù thì làm sao thắp được đèn.

Lảo đảo bước vào bên trong nhà, cô Xoan loạng choạng không nhìn thấy cả con mình đang ngồi thù lù một trước hiên nhà. Dẫm chân vào tay cái Mị xong cô Xoan mới giật mình, nhìn kỹ con gái, cô ta cười cười:

- - Thấy mẹ về mà cứ ngồi đực ra thế à...?

Cả người cô Xoan nồng nặc mùi rượu, bấu chặt hai tay vào cơ thể Mị, những đầu ngón tay của cô Xoan cứ thế cấu vào người nó. Cái Mị vẫn cứ ngồi im như một pho tượng, nó không phản ứng, hoặc có lẽ nó đã quen với chuyện này rồi. Bấu, bẹo con xong, cô Xoan đi vào trong nhà rồi nằm luôn lên giường ngủ.

" Roẹt....Roẹt...Xoẹt "

Trời tối om, trong nhà cô Xoan không chút ánh sáng, nhưng con bé Mị lại vẫn đang tiếp tục ngồi vẽ nguệch ngoạc những nét gì đó trong bóng tối âm u, tĩnh mịch.

Cô Xoan vừa đặt lưng xuống đã ngủ say nên cô không biết được rằng, bên ngoài hiên nhà, con gái của cô đang vừa vẽ vừa cười man dại:

" Hi...hi...hi....He...He...He "

" Mẹ....Mẹ.."
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 29: Chiếc hộp truyền đời


9h tối, ông Vọng đang khép cửa nhà lại thì bên ngoài đường có ánh đuốc dừng trước cổng nhà ông. Bước vội ra sân xem là ai thì người đứng bên ngoài gọi với vào trong:

- - Chú Vọng, là tôi đây.....Cung đây.

Dưới ánh đuốc sáng, ông Vọng nhìn ra đúng là ông Cung, con của cụ Cẩn....Không hiểu sao tối muộn thế này ông Cung lại đến tận nhà, nhưng nhìn mắt của ông Cung đỏ hoe, ông Vọng mở cổng rồi hỏi:

- - Bác Cung, có chuyện gì mà bác đến tìm tôi muộn thế...?

Ông Cung đáp:

- - Ông cụ nhà tôi mất rồi.

Ông Vọng thoáng giật mình, buổi sáng lúc ông và thầy Lương đến nhà, tuy lúc đó cụ Cẩn có yếu thật, nhưng vẫn còn nói chuyện được, sao đến tối đã ra đi nhanh như vậy...? Ông Vọng cúi đầu chia buồn:

- - Cụ đi có đau đớn gì không..? Mà bác vào trong nhà rồi nói chuyện.

Ông Cung xua tay:

- - Ông cụ nhắm mắt xuôi tay không đau đớn gì cả, chỉ có trước lúc chết được độ 1 tiếng, ông bắt người nhà lấy ghế kê ra giữa sân rồi cứ thế ngồi nhìn về phía trước. Lúc đó còn không thấy ông ho hay đau đớn gì cả. Sắc mặt còn thay đổi tốt hơn một chút, sau đó ông cụ dặn dò tôi vài điều, cuối cùng ông đưa cho tôi cái hộp này rồi rơi nước mắt nói lời sau cuối. Nói xong thì cụ mất.

Dứt lời, ông Cung đặt cái hộp gỗ vào tay ông Vọng, ông Vọng còn đang ngơ ngác thì ông Cung nói tiếp:

- - Ông cụ nói, sau khi ông mất thì đưa cái hộp này cho trưởng làng. Chú yên tâm, chưa có ai mở cái hộp này ra đâu, người trong nhà cũng chẳng biết trong hộp này có thứ gì. Nhưng đồ vật mà phải tận đến lúc chết ông cụ mới đưa ra thì chắc chắn nó vô cùng quan trọng. Chú cầm lấy, tôi bây giờ phải quay về nhà lo đám tang cho cụ.

Ông Vọng cầm chiếc hộp trên tay mà ngỡ ngàng, ông hỏi:

- - Trước khi mất, lời cuối cùng mà cụ Cẩn nói là gì vậy bác Cung..?

Ông Cung nghẹn ngào:

- - Ông cụ ôm tôi rồi nói:" Khổ thân các con, ta chết đi cũng hết kiếp người, cũng coi như được giải thoát. Mong các con cùng làng Văn Thái qua được kiếp nạn này" Vừa nói cụ vừa khóc sướt mướt, chưa bao giờ tôi thấy ông cụ khóc nhiều như vậy...Thôi tôi về đây.

Ông Cung rảo bước quay về, đóng cổng cẩn thận, ông Vọng trở lại trong nhà. Lúc này thầy Lương vẫn chưa ngủ, ban nãy nghe ngoài cổng có tiếng người nên thầy đợi xem ai đến, và đến có việc gì.

Đặt cái hộp gỗ mà ông Cung vừa đưa, ông Vọng nói với thầy Lương:

- - Thầy Lương, chiếc....chiếc hộp này...là....là do cụ Cẩn bảo bác Cung mang đến.

Thuật lại toàn bộ câu chuyện, thầy Lương nghe xong cũng đã hiểu được tất cả. Cầm chiếc hộp lên xem xét, nó chỉ là một hộp gỗ bình thường, bên cạnh hộp có giắt một chiếc chìa khóa nhỏ để mở hộp. Thầy Lương nói:

- - Giờ tôi sẽ mở chiếc hộp này ra xem bên trong có gì. Chắc chắn trong hộp phải chứa đựng một bí mật có liên quan đến lịch sử của ngôi làng này. Vậy cho nên các cụ bô lão mới chuyền tay gìn giữ cẩn thận đến như vậy. Giờ tôi và bác trưởng làng sẽ xem xem, trong này là đồ vật gì.

" Cạch "

Khóa hộp gỗ được mở ra, bên trong chiếc hộp chỉ có một quyển trục được cuộn lại gọn gàng, buộc chỉ đỏ và một tấm bản đồ vẽ địa hình của làng vô cùng chi tiết. Ông Vọng cầm lấy quyển trục rồi gỡ nút chỉ đỏ ra. Mở quyển trục, ông Vọng thấy bên trong quyển trục đều được viết bằng chữ nho, ông Vọng không thể đọc được. Còn thầy Lương đang xem tấm bản đồ vẽ địa thế của làng Văn Thái. Thầy Lương chong đèn lại gần hơn để xem thật kỹ, xem đến đâu, thầy Lương rùng mình đến đó, ông nói:

- - Thật tỉ mỉ, chi tiết một cách không thể ngờ được.....Người vẽ ra được tấm bản đồ địa thế của làng này chắc chắn phải là một người cực kỳ tinh thông về địa lý và phải là một nhà phong thủy tài ba. Còn nữa, trong tấm bản đồ này thì vị trí của bãi hoang đúng là trước kia từng có một ngôi biệt phủ, ở đây còn viết rõ đó là " Cao Gia ".

Đặt quyển trục xuống, ông Vọng khẽ hỏi:

- - Sáng nay thầy nói nếu có tấm bản đồ địa thế của làng thì sẽ biết được long mạch nằm ở đâu....Vậy tấm bản đồ mà thầy đang cầm trên tay có giúp gì được không ạ..?

Thầy Lương chưa trả lời vội, ông muốn xem thật kỹ từng chi tiết được vẽ trong tấm bản đồ, lát sau thầy Lương đáp:

- - Trời đúng là không phụ lòng người, tấm bản đồ này còn vượt quá sự mong đợi của tôi. Bác trưởng làng, thật may mắn là tôi đã xác định được vị trí long mạch nằm ở đâu rồi. Đúng là xa tận chân trời mà gần ngay trước mắt, nhưng có điều tôi vẫn không hiểu, tại sao các cụ trong làng lại giấu kín bí mật này.

Ông Vọng vội vàng hỏi:

- - Vậy long mạch nằm ở đâu thưa thầy...? Làng tôi được cứu rồi phải không thầy..?

Thầy Lương mừng rỡ đáp:

- - Chính là giếng làng, đúng vậy, tìm được long mạch thì sẽ có cách để hóa giải nguồn cơn của việc nước giếng ngầm bị nhiễm độc.

Nhưng bất chợt thầy Lương thở dài vì ông vừa nghĩ đến một chuyện, ông nói tiếp:

- - Nhưng chính vì giếng làng là vị trí của long mạch nên sự việc sẽ rất khó khăn. Bởi hiện tại nước giếng đã bị nhiễm độc, nếu không may bị nước giếng bắn vào người thì sẽ rất nguy hiểm. Muốn tìm hiểu về long mạch chắc chắn phải xuống được đáy giếng. Quả thực, kẻ trấn yểm long mạch của làng này đã suy tính rất kỹ, dựa vào tấm bản đồ cùng với nơi long mạch bị trấn yểm là giếng làng, tôi không thể nghĩ ra được ai khác đủ khả năng làm chuyện này ngoài dòng họ Cao kia. Mà trong quyển trục kia viết gì vậy bác trưởng làng..?

Ông Vọng vội đưa quyển trục cho thầy Lương, ông đáp:

- - Trong này viết toàn chữ nho thì phải, tôi không đọc được.

Cầm quyển trục trên tay, thầy Lương từ từ mở ra, thầy Lương nói:

- - Tôi đọc được, đây là ghi chép lại của các cụ hương thân trong làng. Có thể, sau khi đọc xong quyển trục này, mọi thắc mắc về quá khứ cũng như lịch sử của ngôi làng sẽ được giải đáp.

Chăm chú đọc từng chữ được viết trong quyển trục, bên ngoài trời càng lúc càng chuyển về khuya, gió bắt đầu thổi mạnh hơn. Cánh cửa nhà ông Vọng bị gió đập vào kêu lập cập, gió luồn qua cả những khe cửa tạt vào bên trong khiến ánh lửa trong cây đèn dầu lay qua lay lại như trực muốn tắt. Ông Vọng vẫn ngồi lặng im chờ đợi thầy Lương đang mở dần quyển trục về đoạn cuối cùng. Từ nãy đến giờ, thầy Lương chỉ đọc mà không nói gì cả. Cuối cùng, quyển trục cũng đã được mở hết, trời bên ngoài se se lạnh, nhưng bên trong nhà, trên khuôn mặt của thầy Lương đang khẽ chảy xuống lấm tấm những giọt mồ hôi.

Nuốt nước bọt, thầy Lương cuộn quyển trục lại rồi khẽ đặt quyển trục vào lại trong hộp, thầy Lương nhìn ông Vọng, giọng thầy có phần hơi run, thầy Lương nói:

- - Tôi đã hiểu toàn bộ mọi chuyện, đây đúng là một bí mật kinh thiên, động địa.....Đó chính là lý do vì sao các cụ trong làng không muốn ai biết đến việc Cao Gia từng xuất hiện, thật khủng khiếp....

Ông Vọng chờ đợi từ nãy, bây giờ ông mới dám hỏi:

- - Trong đó viết gì vậy thưa thầy..?

Thầy Lương nhấp một ngụm nước rồi trả lời:

- - Quyển trục này ghi rõ về xuất thân, nguồn gốc của Cao Gia. Dòng họ Cao đã ở đây trước khi làng Văn Thái được lập lên. Họ có một khoảng thời gian cực kỳ hưng thịnh, có thể nói, tại mảnh đất rộng lớn này, Cao Gia được ví như bậc vua chúa về sự giàu có cũng như quyền lực của mình. Tấm bản đồ trong chiếc hộp này được vẽ trước cả khi làng Văn Thái được hình thành, chẳng trách ban nãy tôi phải xem kỹ, liên kết những địa thế quen thuộc mới có thể nhận ra đây là bản đồ địa hình của làng Văn Thái. Người vẽ tấm bản đồ này chính là Cao Côn, cũng là người được nhắc đến trong quyển trục. Theo như ghi chép, tôi nghĩ, Cao Côn chính là người nhận ra được long mạch của làng cực kỳ vượng phát, ông ta đã dùng tài trấn yểm, cũng như những hiểu biết đại tài của mình về phong thủy để giúp cho Cao Gia phát triển mãi về sau. Tấm bản đồ khi ấy đánh dấu vị trí của long mạch nhưng chưa xuất hiện giếng làng, nghĩa là giếng làng phải sau khi Văn Thái làng lập lên mới có. Trong này viết, Cao Gia cậy quyền, cậy thế, tham lam vô độ, hãm hại dân lành, đàn áp chúng sinh. Nhưng chẳng hiểu vì sao, thế lực của Cao Gia luôn được bảo vệ, triều đình không dám làm gì họ Cao cả. Tội ác của Cao Gia cao tựa núi, số người chết vì Cao Gia nhiều không đếm xuể. Không chịu nổi cảnh áp bức của họ Cao, làng Văn Thái đã đi đến quyết định, đó chính là diệt trừ Cao Gia. Các bậc tiền bối, trưởng lão trong làng đã thống nhất đi đến quyết định này. Kết cục, sau cái chết của Cao Côn, những người thuộc họ Cao trong làng này đều bị giết sạch, tất cả, già trẻ, trai gái, những người có liên quan đến Cao Côn.....không trừ một ai. Điều này giải thích vì sao, họ Cao từng rất hưng thịnh nhưng lại đột ngột biến mất. Họ đã bị dân làng Văn Thái giết cả nhà, nói cách khác, việc làm của làng Văn Thái chính là thảm sát, là một vết nhơ không thể rửa sạch cho nên sau khi xóa sổ Cao Gia, toàn bộ người dân trong làng không được hé răng nửa lời nói về bí mật chấn động trời đất này.

Ông Vọng rùng mình, hai bàn tay ông run lên khi thầy Lương dừng lại, ông ấp úng:

- - Không...thể..nào.....Dân làng Văn Thái....xưa nay rất hiền lành....Làm sao họ lại giết cả....người già...và trẻ em...chứ....?

Thầy Lương đáp:

- - Sự đồng lòng ủng hộ người đứng đầu làng trong mỗi quyết định được đưa ra của người dân trong làng thực sự khiến tôi phải nể phục. Nhưng đó cũng là thứ đáng sợ nhất, sự việc của Cao Gia, chắc chắn những người đời trước như ông bà, bố mẹ của bác trưởng làng đều biết, nhưng tất cả bọn họ không một ai nói ra bí mật này. Quá đáng sợ, người xưa có câu " Phép Vua Còn Thua Lệ Làng ". Việc giết chết cả một dòng họ trong làng mà người đời sau không ai biết thật là một việc kinh khủng, bởi khi dân làng đã đồng lòng, ngay cả Vua cũng còn phải kiêng nể chứ đừng nói đến một Cao Gia.

Đóng chiếc hộp gỗ lại, thầy Lương khẽ thở dài:

- - Ân oán vậy là đã kéo dài gần 100 năm, giờ đây chính là sự trả thù của Cao Gia đối với dân làng Văn Thái...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 30: Giếng làng


Ông Vọng thẫn thờ ngồi dựa vào thành ghế bàng hoàng, ông không dám tin những gì mà thầy Lương vừa nói là sự thật. Nhưng tất cả những điều đó đã giải thích cho toàn bộ lý do vì sao từ đời cha ông, các cụ đã cấm tiệt mọi người bén mảng đến khu đất đó, rồi đến chuyện Bãi Hoang xuất hiện nền móng của Cao Gia nhưng tuyệt nhiên trong làng không một ai nhắc tới điều này.....Đó là vì, từ xa xưa, dân làng Văn Thái đã gây ra một chuyện tày trời và họ không muốn nhớ đến vết nhơ tàn sát cả một dòng họ trong quá khứ. Giờ đây, con cái đời sau của họ đang phải lãnh chịu hậu quả.

Ông Vọng ấp úng hỏi:

- - Nhưng liệu...liệu có chắc đây là do....họ Cao làm không..? Chẳng phải thầy nói người trấn yểm long mạch là Cao Côn, nhưng Cao Côn còn chết trước khi họ Cao bị tàn sát cơ mà...?

Thầy Lương đáp:

- - Câu hỏi của bác trưởng làng rất hay, tính theo phổ truyền thì lúc Cao Côn chết cũng 70 tuổi rồi, và theo những gì ghi trong quyển trục thì sau khi Cao Côn chết, dân làng Văn Thái mới dám nghĩ đến chuyện xóa sổ Cao Gia. Điều này cho ta biết được rằng, khi Cao Côn còn sống, dân làng chắc chắn phải rất sợ nên dù bị áp bức nhưng không dám làm gì. Chỉ khi Cao Côn qua đời, là đến đời Cao Lãm và Cao Kiệt mới xảy ra chuyện. Một người tinh thông về phong thủy khi trấn yểm sẽ tính toán cho đến tận nhiều đời sau, hoặc cho đến khi long mạch bị yểm đó không còn linh khí thì bùa yểm mới biến mất. Thầy phong thủy càng cao tay thì thời gian long mạch bị trấn yểm càng lâu, có thể lên đến 100 năm, 200 năm hoặc hơn thế nữa. Và khi yểm long mạch đó, tùy theo cái tâm của thầy phong thủy mà bùa chú ràng buộc giữa họ với long mạch sẽ khác nhau. Nhưng Cao Côn đã dùng đến thuật " Giấu Long Mạch " thì chắc chắn ông ta không có ý đồ tốt. Vậy nên nhất định ông ta đã tạo một ràng buộc nhằm khi Cao Gia gặp nguy hiểm, và ràng buộc đó có thể là việc những tai ương, kiếp nạn đang xảy đến với làng Văn Thái. Điều này giải thích vì sao tồn tại đến 100 năm nay, đến bây giờ làng Văn Thái mới xảy ra chuyện. Bởi vì, thâm ý của Cao Côn là muốn làng Văn Thái tận diệt cho đến đời sau.

" Vù....Ù....Ù..."

" Lạch...Cạch....Lạch....Cạch.."

Bên ngoài gió tiếp tục thổi mạnh, gió đập vào cửa khiến cho con Vàng đang nằm ngoài hiên cũng phải nhổm dậy rồi hếch mõm ra phía ngoài sân sủa lên vài tiếng. Càng nghe thầy Lương nói, ông Vọng lại càng rùng mình. Chưa bao giờ ông dám nghĩ sự việc lại nghiêm trọng đến mức này. Nhưng những gì đang diễn ra hàng ngày thực sự rất tồi tệ.

Ông Vọng hỏi:

- - Trước thầy có nói, chỉ cần tìm được long mạch thì sẽ có cách giải cứu dân làng. Nay long mạch chính là nơi giếng làng, thầy đã nghĩ ra cách gì chưa ạ..?

Tất nhiên là thầy Lương đã nghĩ đến cách giải quyết, nhưng vấn đề hiện giờ làm cách nào để xuống được đáy giếng. Với những ghi chép cùng tấm bản đồ thì có vẻ như Cao Côn đã nhìn thấy được long mạch của vùng đất này, nhưng phải đến khi làng Văn Thái được lập lên thì mới đào giếng làng. Chắc hẳn ý kiến đào giếng cũng là do Cao Côn đề ra, lợi dụng việc đào giếng, lúc đó Cao Côn mới " Giấu Long Mạch ".

Nhớ lại những lời mà sư phụ từng nói ngày trước, thầy Lương trầm ngâm hồi tưởng....

[......]

- - " Giấu Long Mạch " là điều đại cấm kỵ, kẻ sử dụng thứ bùa yểm tà đạo này phải trả giá không chỉ bằng mạng sống của bản thân mà còn là họa lớn đối với cả gia tộc, dòng họ một khi sơ suất hoặc thất bại. Bởi suy cho cùng, con người cũng chỉ là sinh linh nhỏ bé trong trời đất, còn long mạch hội tụ tinh hoa, vượng khí của thiên địa. Muốn nắm giữ nó cho riêng bản thân quả thực quá tham vọng. Nhưng nếu làm được, gia tộc đó vượng phát, khi rút đủ linh khí còn có thể phát bậc đế vương. Chỉ những kẻ ôm mộng quyền lực, bị cám dỗ khiến cho mờ mắt mới đi " Giấu Long Mạch ".

Lương hỏi sư phụ:

- - Nếu đã nguy hiểm như vậy tại sao vẫn có những người sử dụng thuật yểm nguy hiểm đến thế thưa sư phụ..?

Vị đạo sĩ mỉm cười:

- - Con còn nhỏ, có thể con chưa hiểu được sức mạnh của quyền lực. Từ xa xưa, vua chúa được coi là con của trời, là con của rồng......Ai chẳng mong muốn mình được làm vua, được đứng đầu thiên hạ. Nhưng không vì thế mà con người được phép trái lại mệnh trời, trái lại tạo hóa. Những kẻ làm như vậy được coi là nghịch thiên, bởi chỉ có nghịch thiên thì mới nhanh chóng chạm được đến cái ngưỡng mà người bình thường có đi mấy kiếp cũng không thể đến.

Lương hỏi tiếp:

- - Nếu vậy có cách nào để hóa giải không sư phụ..?

Vị đạo sĩ khẽ chạm vào đầu Lương rồi gật đầu:

- - Vạn vật trên đời tương sinh, tương khắc....Tất cả đều có cách giải quyết, giờ con hãy chuyên tâm đọc sách, nghiên cứu những bài thuốc, những cây thuốc cứu người. Còn những cấm thuật như thế này con còn nhỏ, không nên đọc. Đi đi...

[......]

- - Kìa thầy Lương, thầy lại đang suy nghĩ gì rồi..?

Giọng ông Vọng khiến thầy Lương chợt tỉnh, thầy Lương không ngờ được rằng, câu chuyện mà ông nói với sư phụ năm đó giờ lại đang xảy ra ở tại mảnh đất này.

Quay trở lại câu hỏi của ông Vọng ban nãy, thầy Lương đáp:

- - Trước mắt chúng ta phải xuống được đến đáy giếng đã. Nếu long mạch nằm ở đó, mà chất độc xuất phát từ đó chắc hẳn sẽ có cách để giải. Nhưng làm cách nào để xuống đáy giếng khi mà chất độc đã ngấm toàn bộ trong nước.

Ông Vọng đề xuất ý kiến:

- - Chuyện này cũng không phải chuyện quá khó, trên huyện, mấy ông cán bộ có cái máy bơm cỡ lớn. Mượn thì chắc hơi khó, nhưng nếu có cán bộ xã đi cùng rồi mình biếu họ ít tiền là được thôi. Ta dùng máy bơm bơm hết nước ở giếng đi rồi xuống dưới đó.

Thầy Lương đáp:

- - Nếu được vậy thì tốt quá, nhưng có điều này bác trưởng làng cần phải biết. Hiện nay độc mới chỉ được phát hiện trong nguồn nước giếng. Nhưng nếu bơm nước giếng ra bên ngoài, nước này chảy xuống kênh mương hay ao hồ trong làng tôi sợ rằng hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Bởi khi nước nhiễm độc lan ra toàn bộ hệ thống kênh rạch của làng, sợ rằng việc khắc phục còn khó khăn hơn rất nhiều. Nước luôn là nguồn sống của tất cả các sinh vật, chuyện này không thể hấp tấp được. Chỉ một sai sót nhỏ thôi, chúng ta sẽ đưa làng Văn Thái đến bờ vực vô cùng tồi tệ.

Long mạch đã tìm ra, nhưng hiện giờ cách khắc phục, giải quyết lại đi vào bế tắc. Giếng làng là cái giếng lớn nhất, sâu nhất, bao nhiêu năm qua giếng chưa một lần cạn, cũng chẳng ai biết giếng sâu bao nhiêu. Muốn bơm nước giếng lên nhưng lại không được đổ ra kênh rạch, thật sự rất khó. Suy nghĩ mãi, cuối cùng ông Vọng nảy ra một ý tưởng, ông nói:

- - Thầy Lương, tôi có ý này, có thể sẽ giải quyết được cả 2 việc, vừa chứa được nước giếng, lại vừa không để nước đó thoát ra ngoài...?

Thầy Lương hỏi:

- - Ý bác trưởng làng là sao..?

Ông Vọng tiếp:

- - Xây bể, chúng ta sẽ xây một cái bể thật lớn ở giữa sân đình. Thầy cũng biết rồi đấy, đình làng gần ngay khu vực giếng, sân đình cũng rất rộng, giờ chúng ta dùng gạch xây lên, biến sân đình thành một bể chứa lớn. Lúc bơm nước sẽ dẫn ống đổ nước giếng vào cái bể nơi sân đình. Tôi nghĩ như vậy có thể giải quyết được vấn đề.

Thầy Lương quả thực ngạc nhiên trước ý tưởng thông mình của ông Vọng, thầy Lương đáp:

- - Nhưng việc xây dựng sẽ tốn kém và cần nhiều người để hoàn thành nhanh chóng, việc này bác trưởng làng nên thông báo với tất cả mọi người sẽ tốt hơn.

Ông Vọng gật đầu, ông nói tiếp:

- - Chuyện thuê máy bơm tôi sẽ bỏ tiền túi của tôi ra, thằng cu con nhà tôi đi làm hơn 2 năm nay ở ngoài, tháng nào cũng gửi tiền về, tôi chẳng tiêu đến, tính để dành cho nó sau lấy vợ mà giờ làng có chuyện tôi sẽ đem số tiền đó ra đi thuê máy bơm. Còn việc xây bể, cỡ như cậu Lực, cậu Sửu cũng xây được, chỉ là xây gạch lên thôi mà. Để sáng mai, tôi sẽ vận động mọi người rồi xin ý kiến.

Lúc này cũng đã gần nữa đêm, thầy Lương kêu ông Vọng đi ngủ. Trời đêm gió cũng đã ngừng thổi, mọi thứ trở lại tĩnh lặng, yên ả, cô tịch. Ngồi bên cây đèn dầu, thầy Lương đang nghiên cứu lại tấm phổ truyền. Chắc hẳn sự chỉ dẫn của thần bảo hộ ngôi làng cho thầy Lương cùng mọi người đào được tấm phổ truyền này lên không chỉ dừng lại việc xác nhận đã từng có một Cao Gia hưng thịnh tại ngôi làng này. Nhưng còn ý nghĩa gì ẩn sâu bên trong này thì thầy Lương vẫn chưa hiểu hết.

Ông thiếp đi lúc nào không hay, trong giấc mơ ông thấy mình đang bị mắng bởi sư phụ:

- - Lương, con đang làm gì vậy...?

Lương giật mình vội gập quyển sách lại, Lương khẽ lắc đầu, mặt lo lắng:

- - Dạ....không, con...con chỉ đang...sắp xếp lại bàn đọc sách của,,,sư phụ thôi ạ...

Vị đạo sĩ đáp:

- - Được rồi, cảm ơn con....Con ra ngoài đi, lần sau không được tự tiện chạm vào những quyển sách này, nghe rõ chưa hả...? Khi nào đến lúc, ta sẽ truyền lại hết toàn bộ những gì ta biết cho con.

Nhưng sau đó 3 năm, trong một lần đi cùng sư phụ sang vùng núi phía Bắc của Việt Nam, Lương đã phải lòng một cô gái nơi đây rồi bỏ qua sự khuyên can của sư phụ, bất chấp tất cả, Lương đã ở lại Việt Nam cưới cô gái ấy.......Và rồi, nỗi bất hạnh đã xảy đến với chàng trai tội nghiệp, còn quá non nớt trước sự nguy hiểm của bùa ngải, đến khi Lương nhận ra lời sư phụ nói năm xưa quan trọng thế nào thì đã quá muộn. Lương đã tự tay giết chết chính người con gái mà anh từng yêu nhất, không chỉ vậy, trong vô thức, Lương đã moi rồi nhai sống trái tim của con gái mình.

" Ò...Ó...O....O "

Tiếng gà gáy báo hiệu trời đã sáng, cả đêm qua thầy Lương ngủ gục trên ghế, bất chợt ông giật mình tỉnh dậy khi giọng nói của ông Vọng hối hả cất lên:

- - Thầy Lương.....thầy Lương ơi....Con Vàng.....Con Vàng.....chết rồi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 31: Xác chết nổi lên


Thầy Lương choàng tỉnh dậy chạy ngay ra bên ngoài sân, phía cánh cổng, con Vàng nằm đó, nó chết ngửa bụng, chổng bốn chân lên trời, cứng đơ, cứng ngắc. Cái chết của nó giống với đàn gà nhà cô Xoan và hai con bò nhà Mão. Đêm hôm qua, thầy Lương thức phải đến hơn 2h sáng, lúc đó không hề thấy con Vàng sủa hay tru thêm một lần nào. Thi thoảng thầy Lương còn nghe thấy tiếng thở của nó bên ngoài hiên nhà. Vậy tại sao nó lại chết cứng vào lúc này. Ngay cạnh nơi con Vàng chết còn có một thứ gì đó nhớp nhớp.

Ông Vọng rơi nước mắt khóc thương cho con chó, không còn nghi ngờ gì nữa, con chó đã bị trúng độc mà chết và cái chết của con Vàng chắc chắn là do người khác hại. Bởi nhà ông Vọng không có giếng, những ngày qua để chắc ăn, ngay cả khu vực cầu ao ông Vọng cũng rào kín lại. Nước sinh hoạt trong nhà tuyệt đối dùng nước mưa, con Vàng ăn uống cũng chính là nước mà ông Vọng với thầy Lương dùng hàng ngày. Không thể nào con Vàng lại uống thứ nước nhiễm độc kia được, nhưng cái chết của nó không khác gì những con vật uống nước độc đã chết trước đây vài ngày. Chỉ có kẻ nào đó đã giết chết con Vàng bằng thứ nước độc kia. Bởi vết nhơ nhớp chỗ con Vàng chết chính là thức ăn.

Thầy Lương khẽ xoa đầu con Vàng rồi nói:

- - Có kẻ nào đó trong làng đã giết con chó. Có lẽ hắn đã tẩm nước giếng vào chỗ thức ăn này rồi quẳng vào sân, con Vàng ăn phải rồi trúng độc mà chết.

Ông Vọng vừa khóc vừa nói:

- - Trời ơi là trời, con chó có tội tình gì đâu mà lại giết nó. Nếu tôi có làm gì sai sao không tìm tôi mà lại giết chết con Vàng...?

Thầy Lương nói ông Vọng nên nén đau khổ lại, trước mắt phải thiêu hủy con chó, sau đó mới bàn tính đến chuyện khác. Mọi việc xong xuôi, ngồi trong nhà, thầy Lương tiếp tục:

- - Bác nghĩ xem vài ngày qua bác có làm phật lòng ai không..?

Ông Vọng lắc đầu:

- - Thầy cũng biết rồi đấy, làng xảy ra bao nhiêu chuyện, tôi với thầy lúc nào cũng suy nghĩ tìm cách giải quyết. Hơn nữa bao năm qua, tôi đối với dân làng luôn tận tâm, sao ai ác đến mức lại hại chết con chó của tôi cơ chứ...?

Lau nước mắt, một vài giây sau ông Vọng như sực nhớ ra điều gì, ông nói:

- - Hay là do bà Điều thầy cúng, có khi nào là do bà ta không..? Bởi vì tôi không đồng ý với việc mà bà ta đề xuất nên bà ấy hại chết con Vàng khiến cho tôi lo sợ. Nếu nói phật lòng ai thì tôi chỉ có nghĩ đến bà ấy mà thôi.

Thực ra thì lúc ban nãy đốt xác con Vàng, thầy Lương cũng đã nghĩ đến bà thầy cúng, đúng như lời ông Vọng nói, bà Điều muốn khiến cho ông Vọng sợ mà phải lập tức đồng ý với việc tu sửa đình làng, xây dựng tượng thần Thành Hoàng mới. Nhưng có một vài điều thầy Lương vẫn còn lấn cấn, bà Điều quả thật là người đáng nghi nhất nhưng chưa thể khẳng định được bà ta là người đã làm việc này.

Thầy Lương đáp:

- - Tạm thời chuyện con Vàng chết bác trưởng làng đừng nói ra cho ai khác biết. Hiện tại trong làng đang rất hoang mang, nếu tin con chó của trưởng làng cũng chết vì độc thì sẽ khiến mọi người thêm hoảng sợ. Chúng ta cứ coi như không có chuyện gì xảy ra. Bản thân tôi cũng rất quý con Vàng, nó rất thông minh, kẻ làm ác sẽ phải chịu tội. Việc làng lúc này quan trọng hơn, cũng không thể kéo dài thêm được.

Ông Vọng gật đầu, ông mếu máo nhưng vẫn nói:

- - Tôi biết, tôi coi nó như người thân, con tôi đi làm xa mấy năm nay, ở nhà chỉ có con chó bầu bạn. Nhưng tôi hiểu ý thầy là gì, giờ tôi sẽ thông báo đến người dân trong làng chuẩn bị cho việc xây bể để bơm nước giếng lên. Thầy ở nhà xem cần chuẩn bị gì thì soạn trước, sau khi họp làng xong tôi sẽ quay về.

Ông Vọng sửa soạn rồi rời khỏi nhà, lúc này thầy Lương mới phân tích lại thật kỹ về cái chết của con Vàng. Biết rõ làng này chướng khí bắt đầu tích tụ, vài ngày qua trong làng cứ đêm đến là có tiếng chó tru, âm hồn, ma quỷ bắt đầu xuất hiện. Do vậy, con Vàng có đêm cào xước cả nền gạch, gầm gừ không ngừng nghỉ là do chó là loài động vật có thể cảm nhận được phần âm, và với giác quan nhạy bén của mình, chó có thể nhìn thấy được những thứ mà con người không thể thấy. Từ khi đặt chân vào ngôi làng này, khả năng của thầy Lương gần như bị kìm hãm. Bởi vậy, biết ma quỷ hoành hành nhưng đến thời điểm này, thầy Lương chưa thể làm được gì. Để bảo vệ con Vàng, thầy đã đeo cho nó một đạo bùa trừ ma, như vậy mỗi khi đêm xuống, con Vàng sẽ không phải sủa inh ỏi cũng như gầm gừ, cào xé nền gạch nữa. Đã hai đêm nay mọi thứ không có gì nghiêm trọng, nếu bảo ma quỷ vì sự hung dữ của con Vàng mà ra tay hại chết nó thì không phải. Tuy không sử dụng được hết toàn bộ khả năng như trước, nhưng những lá bùa của thầy Lương không phải vô dụng, ma quỷ muốn hại chết con Vàng cũng không phải chuyện dễ dàng gì.

Nhìn vào thanh gỗ chắn song nơi cổng, bất chợt thầy Lương thấy ở một vài đoạn có vết gì đó đỏ đỏ, có ai đó đã nắm tay vào chắn song gỗ, có thể hắn luồn tay qua khe chắn song rồi thả thức ăn vào trong sân. Xem xét thật kỹ thì thầy Lương thấy, vết đỏ mờ mờ ấy giống như là màu của gạch. Và để thò tay được qua khe mấy thanh gỗ của cái cổng thì tay người lớn là không thể được.

Đến đây thì thầy Lương nghĩ ngay đến hai đứa trẻ, 1 trai, 1 gái. Đứa bé trai thì đó chính là đứa cháu của bà Điều, thầy Lương chưa nhìn thấy mặt nó, chỉ biết nó từng đến đây để chuyển lời của bà Điều cho ông Vọng. Bởi trong việc này, bà Điều là người đáng tình nghi nhất nên không ngoại trừ khả năng bà ta sai cháu đêm đến đánh bả con Vàng. Còn đứa thứ 2 đó chính là con gái của cô Xoan, tuy nhiên đứa bé này bị mù và câm bẩm sinh. Thật khó để mà nghĩ chính con bé làm chuyện này, bởi muốn hạ độc bằng nguồn nước vào thức ăn, kẻ này phải dùng đến nước giếng, một con bé bị mù không nhìn thấy đường thì làm sao có thể chuẩn bị mọi thứ kỹ đến như vậy. Lý do mà thầy Lương nghĩ đến con bé là vì ông từng nhặt được chiếc lắc bạc của con bé đánh rơi trước cổng nhà ông Vọng. Lần đó chính con Vàng phát hiện ra cái lắc bạc rơi trên khoảng đường đất trước cổng nhà. Sau đó thầy Lương và ông Vọng đã đến nhà cô Xoan để trả lại, ngay đến cô Xoan cũng không giải thích được tại sao lắc của cái Mị lại rơi ở gần cổng nhà ông Vọng.

Lần đó còn nhiều thắc mắc chưa được giải đáp thì cả làng xôn xao việc lang Phan treo cổ tự tử chết trên cành nhãn trước sân nhà. Sau đó mấy ngày nay, thầy Lương và ông Vọng mải mê tìm hiểu về sự việc của Cao Gia nên bẵng đi không nhớ đến chuyện cái lắc bạc của con cô Xoan nữa. Bây giờ, không hiểu vì sao, thầy Lương lại cảm thấy cô bé Mị đó có điều gì không bình thường.

Mặc dù cô Xoan nói con của cô không bao giờ ra khỏi nhà, bởi nó mù đâu có nhìn thấy đường mà đi, nhưng cô Xoan lại không giải thích được vì sao cái lắc đó lại rơi trước cổng nhà ông Vọng. Hơn nữa, hôm đó, đến nhà cô Xoan, cái Mị vẫn đang nằm trên giường ngủ, bàn chân nó lấm lem bẩn thỉu, nếu nó chỉ đi lại trong nhà thì không thể bẩn đến như vậy.

Thật sự khó tin khi nghi ngờ một cô bé mù, nhưng rõ ràng con cô Xoan khiến cho người ta cảm thấy lo lắng. Thầy Lương đóng cổng đi vào bên trong nhà, chuyện này ngồi đây lập luận không phải cách hay, nhưng một mình thầy Lương cũng không thể đến nhà cô Xoan để hỏi được. Thầy Lương nghĩ, tốt nhất là nên đợi trưởng làng về, sau đó sẽ đến cả nhà bà Điều và cô Xoan để thăm dò xem có phát hiện thêm điều gì hay không..?

Không cần đợi lâu, chỉ một lúc sau Sửu từ đâu chạy về nhà, mặt cắt không còn hột máu. Nhìn Sửu cứ như cậu ta vừa chứng kiến phải chuyện gì kinh khủng lắm. Thấy thầy Lương ngồi trên ghế, Sửu vừa thở hồng hộc, vừa nói bằng một giọng đầy run sợ:

- - Thầy......thầy.....Lương.....thầy...ra...ra ngoài giếng...làng...ngay....ngay....Tay...Mão....tay....Mão chết...rồi.

Thầy Lương đứng bật dậy, mặc dù Sửu nói vừa run, vừa vấp nhưng thầy Lương vẫn nghe được đầy đủ, ông hỏi:

- - Chết ở đâu...? Cậu đang nói đến người mà chúng ta đến nhà có 2 con bò bị chết phải không..?

Sửu thở mạnh rồi cố hít vào một hơi dài lấy bình tĩnh, Sửu gật đầu lia lịa:

- - Đúng...đúng rồi thầy ạ.....Chết đuối dưới giếng, xác nổi lềnh phềnh trên mặt nước, toàn bộ cơ thể phù nước như muốn vỡ ra....Nhìn ghê lắm, trưởng làng bảo tôi chạy về thông báo cho vợ hắn, tiện qua đây tôi vào nói với thầy luôn....Chưa ai dám vớt xác hắn lên cả bởi vì nước giếng có độc.

Thầy Lương sững người, nếu đúng như Sửu nói thì Mão phải chết ít nhất là 3 ngày thì xác mới nổi lên. Mà mới trưa hôm qua, vợ Mão vẫn còn đi tìm chồng nói là Mão lên huyện từ hôm trước nhưng cả đêm qua không về. Tính đến giờ thì cũng mới chỉ hơn 1 ngày. Thầy Lương dừng lại suy nghĩ một chút:

" Không, nếu như nhà Mão kia chết từ chiều hôm kia, qua đêm hôm kia và cả ngày hôm qua cho đến tận sáng nay thì hoàn toàn có thể. Nhưng rõ ràng ngày hôm qua ta và trưởng làng đã đi qua đó tận 2 lần. Miệng giếng vẫn được phủ bạt buộc kín, nếu như nhà Mão này say rượu không may ngã xuống giếng thì tấm bạt che miệng giếng không thể nguyên vẹn như vậy đươc. Chuyện này thật phi lí, nếu nói nhà Mão kia tự tử bằng cách nhảy xuống giếng thì sau khi Mão chết, ai là người tiếp tục dùng bạt để che miệng giếng lại như cũ. Do vậy chắc chắn khi đó còn có một người khác, và như vậy thì Mão chết không phải do tự sát mà là có kẻ đã giết Mão rồi quẳng xác xuống dưới giếng. "

Lúc này Sửu đã chạy đi thông báo cho vợ Mão, thầy Lương cũng vội vã đi ra khu vực giếng làng.

Tại nhà Mão lúc này, vợ Mão nghe Sửu báo tin, đang đứng mà cô ta choáng váng ngã ngửa ra đằng sau, may có Sửu đỡ kịp. Loạng choạng, vợ Mão vừa chạy chân đất vừa khóc bù lu bù loa:

- - Trời ơi là trời.....Sao tôi khổ thê này....Anh Mão ơi, anh Mão ơi...Mẹ con em biết phải làm sao.

Lúc vợ Mão chạy qua nhà cô Xoan, cô Xoan thấy ầm om bên nhà Mão từ nãy nên cũng nhìn ra ngoài hóng. Nghe loáng thoáng hình như là Mão bị chết, thấy vợ Mão chạy qua, cô Xoan vội núp rồi quay vào trong nhà. Hôm qua cô Xoan chỉ nhớ mang máng là mình về nhà lúc trời đã tối, sáng nay tỉnh dậy thấy vẫn mặc nguyên bộ quần áo hôm trước, cái Mị thì nằm dưới ngủ dưới đất. Trên bàn là bát cơm để từ hôm qua vương vãi. Đang định dọn thì tính tò mò nổi lên, cô Xoan bỏ lại mọi thứ rồi cũng ra khỏi nhà đi xem tình hình nhà Mão thế nào.

Cánh cổng vừa đóng lại, cô Xoan vừa đi khỏi thì con bé Mị đang nằm dưới cái chiếu trải trên nền nhà cũng ngồi bật dậy. Nó đứng lên đi ra hiên nhà phía trước mà không gặp bất cứ khó khăn nào, cứ như thể nó nhìn thấy đường vậy. Nó cúi xuống nhặt miếng gạch đỏ rồi tiếp tục ngồi vẽ nguệch ngoạc, bức tranh lần này nó vẽ to hơn 2 bức tranh trước, vừa vẽ nó vừa lẩm bẩm:

" Đến....lượt....mẹ....rồi...."

" He..he..he....Hi...hi....hi..."
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 32: Máu của Cao gia


Ra đến giếng làng, thầy Lương thấy rất đông người đang tụ tập ở đây, cũng đúng thôi, mấy hôm trước có con cá quẫy từ dưới giếng lên mặt đất rồi chết ngay sau đó, tiếp theo bà Điều thầy cúng mới chỉ nói vài lời đã khiến cho dân làng vô cùng hoảng sợ. Nay dưới giếng lại nổi lên một cái xác đã trương phềnh, vừa kinh sợ lại vừa hiếu kỳ, tò mò nên hầu như ai cũng phải ghé qua xem xét. Người dân bao vây lấy miệng giếng, nhưng cũng không ai dám lại quá gần mà chỉ dám đứng cách đó một đoạn, họ bàn tán, ì xèo đủ mọi thứ nguyên do.

Nhác thấy thầy Lương, ông Vọng vội đi lại, mặt mũi lộ vẻ bàng hoàng, ông Vọng nói:

- - Lại chết người rồi thầy ơi...Là...là nhà....Mão....Chết nổi cả xác từ bao giờ.

Thầy Lương khẽ ghé lại miệng giếng rồi nhìn xuống, đúng là cái xác đã bị phù nước trương phềnh lên. Còn chưa biết phải đưa xác lên bằng cách nào thì phía đằng sau, vợ Mão vừa khóc vừa chạy tới:

- - Anh Mão ơi.....Sao anh lại chết.

Mọi người thấy vợ Mão thì vội tránh hết sang hai bên, ôm chầm rồi phủ phục xuống thành giếng, vợ Mão nhìn xuống bên dưới, cô ta chết lặng đi khi nhìn thấy xác chồng, lần này thì vợ Mão ngất thật, bà con phải đưa vợ Mão vào trong sân đình chờ cho tỉnh lại.

Không thể để cái xác ở đó mãi được, ông Vọng muốn vớt xác của Mão lên, nhưng từ sớm đến giờ vẫn chưa nghĩ ra cách, mặt khác bà con ai cũng sợ nên chẳng ai dám nhận việc vớt xác. Ông Vọng hỏi thầy Lương:

- - Giờ phải làm sao hả thầy...?

Thầy Lương đáp:

- - Kiểu gì cũng phải đưa xác lên thôi, việc này cũng không quá khó. Giờ bác trưởng làng dùng dây thừng buộc thành thòng lọng, đưa thòng lọng xuống luồn qua xác, làm ba cái như vậy để cố định xác thành ba phần sau đó kéo lên. Nhưng người kéo phải mặc áo mưa hoặc che bạt để tránh nước giếng bắn vào người. Sau khi đưa xác lên tôi e là phải đem đi thiêu ngay.

Ông Vọng nghe xong thì liền nói với những người đang có mặt tại đó, nhưng ngoài Sửu và Lực ra thì không ai dám nhận công việc vớt xác Mão lên cả. Ông Vọng nói:

- - Vậy bây giờ nhà ai gần đây cho tôi mượn ba cuộn thừng cùng ba bộ quần áo mưa có thể che kín người, nếu được tôi muốn có thêm một tấm vải bạt để khi đưa xác nhà Mão lên sẽ đặt vào đó, tôi và cậu Sửu, cậu Lực sẽ làm chuyện này. Trông cậy vào mọi người vậy.

Nghe xong lời trưởng làng, một vài gia đình gần đó lập tức chạy về chuẩn bị những thứ mà ông Vọng yêu cầu. Một lát sau tất cả đã có đầy đủ, ông Vọng tiếp:

- - Chuyện vớt xác không có gì đáng xem cả, bà con ở lại đây cũng không tiện, hiện nay nước giếng đã bị nhiễm độc, lỡ may nước vô tình bắn vào ai sẽ rất nguy hiểm. Vậy nên bà con giải tán ai về nhà nấy, nhớ cẩn thận trong việc dùng nước sinh hoạt. Khi nào cần bàn tôi sẽ thông báo đến từng nhà. Cảm ơn bà con.

Nghe ông Vọng nói cũng đúng, ở lại chẳng may bị làm sao thì cũng uổng mạng, hơn nữa mấy ngày qua, trong làng xảy ra toàn chuyện kinh hãi, gia súc, gia cầm, rồi cả người cũng đã vong 2 mạng, tuy ai cũng nghĩ là tự tử nhưng lý do tự tử là gì thì không ai biết. Tốt nhất là không nên lại gần, nghĩ vậy nên dân làng nghe theo lời ông Vọng, đám đông giải tán.

Lúc này, tại khu vực giếng chỉ còn lại 4 người đó là thầy Lương, ông Vọng và anh em Sửu, Lực. Buộc thừng đủ ba thòng lọng, ông Vọng cùng anh em Sửu mặc áo mưa, đeo găng tay, chỉ để lộ ra đôi mắt. Sửu và Lực bắt đầu thả thòng lọng xuống mặt nước, cũng may khi xác Mão đã nổi hẳn lên, cho nên việc luồn thòng lọng qua xác của Mão sau đó dần thắt nút lại cũng không quá khó khăn, sau khi cả ba cái thòng lọng được cố định vào xác Mão, trên bờ, ông Vọng, Sửu và Lực nhìn nhau rồi khẽ gật đầu ra hiệu đồng loạt kéo cái xác lên. Với sức khỏe của mình, Sửu và Lực cộng thêm ông Vọng, họ không tốn nhiều thời gian để đưa được thi thể Mão ra khỏi miệng giếng, mặc dù cái xác trương lên vì phù nước khá nặng.

Đưa được xác Mão lên, một mùi thối bốc ra khủng khiếp từ cái xác đã bắt đầu rữa thịt, phần bụng của Mão phình ra rất to, chân tay cũng phù lên một cách rõ ràng. Vợ Mão lúc này cũng đã tỉnh lại sau khi bị ngất, loạng choạng đi ra chỗ giếng làng, thấy xác chồng đã được kéo lên, vợ Mão lại càng khóc to hơn. Cô ta toan chạy lại ôm chồng thì thầy Lương kịp thời ngăn lại, nhưng người đàn bà thấy chồng mình nằm trên tấm bạt đó không kìm nén nổi cảm xúc, vợ Mão gào lên như điên dại, không còn cách nào, vì lo cho sự an toàn của cô ta, thầy Lương đành dùng một chút thảo dược có tác dụng gây mê đã được tinh chế thành dang lỏng, mở nắp lọ thảo dược khẽ đặt vào mũi vợ Mão, chỉ một lát sau vợ Mão dần dần lịm xuống. Thầy Lương nhờ Sửu đỡ vợ Mão ngồi dựa vào gốc cây lộc vừng.

Quay lại nơi xác Mão đang nằm, thầy Lương thấy ông Vọng và Lực đã cởi bỏ bộ áo mưa đang mặc trên người. Thấy vậy, thầy Lương nói lớn:

— Khoan, đừng cởi vội.....Chờ đã...

Nhưng ông Vọng lúc này đã lột áo mưa ra khỏi người, đúng lúc đó đột nhiên trên tấm bạt, xác của Mão bất chợt chuyển động, cái thi thể đó tự dưng rung lên. Quá hoảng hồn, Lực lập tức co chân chạy nhanh ra khỏi khu vực giếng.

Thầy Lương với Sửu đang đứng ở gốc cây lộc vừng cách giếng cũng một khoảng rộng, nhìn cái xác thầy Lương hét lớn:

— Bác Vọng, chạy khỏi chỗ đó ngay....Chạy đi...

Nhưng khi ông Vọng kịp quay người bỏ chạy thì..

" Bụp...Bụp.."

Phần bụng đang phình to trên thi thể Mão bỗng nổ tung, nó căng lên rồi nổ như một quả bong bóng bị thổi đầy hơi. Lục phủ, ngũ tạng bên trong cái xác đã thối rữa thành một thứ chất lỏng đen sánh như bùn, cực kỳ hôi thối. Vì đứng ngay cạnh xác chết nên ông Vọng không tránh kịp, mặc dù đã nhanh trí dùng áo mưa che chắn phần đầu nhưng tay của ông vẫn bị thứ bùn đen ấy bắn vào tay.

Thầy Lương tỏ ra vô cùng hoảng hốt bởi ông nghĩ rằng do chết dưới giếng, bị ngâm trong nước nhiễm độc, thi thể của Mão cũng chứa đầy độc tố. Nay ông Vọng bị chất lỏng do nội tạng trong cơ thể Mão rữa nát bắn vào, sợ rằng ông Vọng cũng đã bị dính độc.

Mọi người vội vã chạy lại xem, những vết bùn đen lấm tấm trên cánh tay của ông Vọng nồng nặc mùi xú uế, nhưng có vẻ như ngoài mùi thối ra thì nó không khiến cho ông Vọng bị làm sao cả.

Thầy Lương hỏi:

— Bác trưởng làng thấy trong người thế nào..? Chỗ bị chất bẩn này bắn vào có đau rát gì không..?

Khi nãy cũng lo, nhưng đã trôi qua một lúc, ông Vọng thấy cơ thể vẫn bình thường, không có biểu hiện gì khác lạ.

Ông Vọng đáp:

— Tôi không sao cả, hình như thứ này không có độc. Nhưng sao xác nhà Mão lại nổ một cách đáng sợ như vậy.

Nhìn cái xác nhoe nhoét trên tấm vải bạt đến, Sửu với Lực cũng còn không dám nhìn tiếp. Nhất là khi ban nãy cái xác trước khi bung bét ra còn rung lên chuyển động, mọi người còn tưởng Mão sống lại.

Về việc tại sao xác của Mão lại vậy thì thầy Lương chỉ có thể giải thích, giống như những người chết đuối, khi người nhà đến nhận xác thì thi thể người đã chết sẽ chảy máu tươi có thể từ mắt, mũi, miệng hoặc lỗ tai. Xác Mão bị như vậy có thể là do ban nãy vợ Mão đã chạy lại gần rồi gào khóc. Cái chết của Mão vẫn chưa được xác định rõ ràng. Đây cũng là lần đầu tiên thầy Lương gặp chuyện lạ như vậy.

Phải cố gắng và cẩn thận lắm Sửu với Lực mới cuộn được gọn cái xác lại trong tấm vải bạt. Sau đó ông Vọng đợi vợ Mão tỉnh dậy, dân làng nhiều người cũng đến chia buồn ngay lúc ấy. Mọi người khuyên rồi chung tay giúp đỡ, xác của Mão được cho vào quan tài gỗ rồi đem thiêu ngay giữa cánh đồng trong làng.

Trải qua mấy ngày mà làng Văn Thái xảy ra không ít chuyện. Quá sợ hãi, đã có gia đình tính đến việc bỏ làng ra đi. Buổi chiều hôm ấy, sau khi từ cánh đồng thiêu xác Mão trở về, ông Vọng đang buồn rầu vì trong làng lại có người chết, thêm chuyện con Vàng lại càng khiến ông nao lòng hơn. Thì bên ngoài cổng có vợ chồng Hai - Miện đến gặp, vừa chào hỏi xong thì Hai nói với vẻ mặt buồn rầu:

— Vợ chồng em đến đây để chào bác chúng em đi. Xảy ra nhiều chuyện quá, chúng em không ở lại đây được. Con bé Vi nó cũng gửi thư về bảo chúng em vào trong đó ở với nó. Bác trưởng làng ở lại bảo trọng.

Ông Vọng cũng không biết nói gì hơn, họ làm như vậy cũng không thể trách được. Sống ở làng này bây giờ quá nguy hiểm, chẳng biết sau nguồn nước thì sẽ đến cái gì nhiễm độc tiếp theo. Thở dài ông Vọng nói:

— Vậy cô chú đi cẩn thận, nếu sau này làng qua được những chuyện này nhớ về thăm làng, thăm bà con nhé. Dù sao cũng là mảnh đất mình sinh ra.

Vợ chồng Hai - Miện cúi đầu chào ông Vọng rồi xách hành lý rời đi. Độ 1 tiếng sau thì thầy Lương đi đâu đó quay về, ông Vọng hỏi:

- - Thầy đi đến Bãi Hoang có phát hiện thêm đươc gì không...?

Thầy Lương đáp:

- - Không tìm thêm được gì, nhưng hình như chỗ chúng ta đào bới đã có người khác đến đó thì phải, hoặc cũng có thể là tôi nhầm. Vậy còn chuyện bơm nước giếng lên thì sao rồi bác trưởng làng..?

Ông Vọng trả lời:

- - Dân làng đều đồng ý rồi thầy ạ, còn đang tính sẽ chuyển gạch, cát, xi măng đến sân đình để xây bể ngay ngày hôm nay, sau dó tôi lên huyện thuê máy bơm trở về rồi tiến hành bơm nước giếng lên. Vậy mà vừa mở tấm bạt ra thì phát hiện có xác chết nổi dưới giếng từ bao giờ. Tôi đã bảo cậu Sửu ngày mai huy động người rồi xây bể ngay giữa sân đình để dẫn nước vào.

[......]

Tối hôm đó, bên nhà Mão, tiếng khóc lóc thảm thiết vẫn chưa dừng, vợ Mão ôm hũ tro cốt của chồng mình rồi thi thoảng lại gào lên đầy tức tưởi. Cô Xoan cũng bỏ đi đâu từ trưa không rõ. Cái Mị ở nhà một mình, từ sáng tới giờ nó chưa được ăn gì, nó vẫn ngồi bên ngoài hiên nhà, ngôi nhà tối om không một chút ánh sáng, nhưng đôi mắt của nó đột nhiên lóe lên một ánh đỏ bất thường. Nó ngồi im một chỗ rồi cứ thế nhìn sang bên nhà Mão cười khúc khích:

" Hi...hi...hi....Đáng....chết....Đáng....chết...He....he....he..."

[.......]

" Muốn giải thuật " Giấu Long Mạch " chỉ có thể dùng chính máu của người yểm hoặc có chung huyết thống mới giải được. "

Thầy Lương nhớ lại những gì mình đã đọc trộm được trong quyển sách của sư phụ năm xưa. Thấy thầy Lương trầm tư suy nghĩ, ông Vọng hỏi:

- - Mấy ngày qua thầy vất vả quá, tôi không biết phải lấy gì để tạ ơn thầy.

Thầy Lương khẽ lắc đầu:

- - Tôi đã giúp được gì cho làng đâu, những tưởng sẽ đơn giản khi tìm thấy tấm phổ truyền của Cao Gia, nhưng thật không ngờ mọi chuyện lại khó khăn đến như vậy.

Ông Vọng vội hỏi tiếp:

- - Có gì khúc mắc thầy cứ nói.

Thầy Lương trả lời:

- - Có chuyện này tôi nên nói với trưởng làng, muốn giải bùa yểm trấn giữ long mạch, cần phải có người của Cao Gia mới thành. Chẳng giấu gì trưởng làng, cả buổi chiều hôm nay tôi đã đi đến Bãi Hoang, cũng như đình làng, đã xem xét rất kỹ từng chút một những ghi chép trong phổ truyền cũng như bút tích các dòng họ được viết ở đình làng. Tôi hi vọng máu mủ của Cao Gia vẫn còn sống....nhưng không còn ai cả.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 33: Sự thật trong tấm phổ truyền


Ông Vọng nghe xong mà chân tay bủn rủn, lời của thầy Lương khác gì nói làng Văn Thái đã không còn cách nào cứu được.

Thầy Lương tiếp:

- - Để giấu đi long mạch, người sử dụng thuật này phải cắt bỏ một đoạn xương sườn của mình rồi dùng máu của chính bản thân làm vật dẫn. Đoạn xương sườn ấy phải được lấy ra khi chủ thể vẫn đang còn sống. Nói cho dễ hiểu thì Cao Côn đã dùng chính xương sườn của mình để luyện bùa. Sau đó, khi xác định được vị trí của long mạch, đoạn xương sườn ấy sẽ được cắm vào đúng điểm trọng yếu, nơi tích tụ nhiều vượng khí nhất. Để làm được việc này tuổi thọ của Cao Côn sẽ bị rút ngắn, do đó mặc dù là một thầy bùa am hiểu về phong thủy, vận số, nhưng Cao Côn chỉ thọ không quá 70 tuổi. Đó là bởi ông ta đã dùng đến thuật " Giấu Long Mạch ". Đáng tiếc vì một lý do nào đó, long mạch tuy đã được giấu nhưng vận mệnh của Cao gia lại trở nên thảm hại chứ không vượng phát như dự tính của Cao Côn.

Ông Vọng vội hỏi:

- - Nhưng thầy có nói sau khi Cao Côn chết đi thì Cao gia mới bị diệt tộc. Vậy nếu Cao Côn là người trấn yểm long mạch, chẳng lẽ ông ta biết sau này Cao gia sẽ bị xóa sổ nên mới khiến cho mạch nước bị nhiễm độc...?

Thầy Lương trả lời:

- - Có hai khả năng, một đúng là Cao Côn đã yểm độc vào long mạch. Nhưng không phải là do ông ta nhìn thấy được kết cục của Cao gia mà đây giống như một cách dự liệu cẩn trọng. Bác trưởng làng biết tại sao gia phả của Cao gia lại được đem chôn kỹ đến như vậy không...? Đó là vì họ Cao sợ rằng nếu có ai đó phát hiện ra điều mà Cao Côn đã làm thì họ Cao sẽ vô cùng khốn đốn. Qua tấm gia phả đó ta biết được rằng sau khi Cao Côn chết, con cháu của Cao gia mới đem giấu gia phả xuống lòng đất. Như vậy có nghĩa là, con cháu của Cao Côn, hay nói cách khác chính là Cao Lãm và Cao Kiệt đều biết bí mật về " Giấu Long Mạch ". Cao Côn khi trấn yểm ắt hẳn phải có tiên liệu, ông ta sẽ dự trù rằng trong khoảng 100 hoặc 200 năm sau, nếu Cao gia lụi bại thì long mạch đó cũng coi như bỏ, nói cách khác long mạch sẽ bị hủy hoại. Bởi nếu như Cao gia còn vượng, chắc chắn sẽ truyền đời về việc long mạch đang đươc họ Cao nắm giữ và có cách để tiếp tục duy trì sự vượng phát ấy. Tiếc rằng, sau đó người của Cao gia đã bị giết sạch. Những thầy phong thủy như Cao Côn luôn mang trong mình tà niệm, ích kỷ, độc đoán. Do vậy ông ta mới muốn chiếm long mạch cho riêng dòng họ Cao. Có thể Cao Côn không liệu trước được rằng họ Cao bị giết sạch, nhưng cũng chính vì vậy nên những bí mật về long mạch cũng như Cao gia không còn ai biết nữa. Trải qua thời gian 100 năm, đến thời điểm bây giờ, long mạch, địa mạch do bùa yểm của Cao Côn đã biến tướng, vượng khí trở thành chướng khí, địa độc. Đó cũng chính là khả năng thứ 2 khiến cho làng Văn Thái lâm vào cảnh tai ương. Tuy vậy, dù là khả năng nào đi nữa thì việc chúng ta phải làm chính là phá giải được trấn yểm này. Và như tôi đã nói, giấu long mạch là do Cao gia làm, vậy nên việc giải yểm cũng phải có sự xuất hiện của người thuộc Cao gia mới được. Đây cũng coi như là một nhân quả, báo ứng.....Cao gia trấn yểm long mạch dẫn đến kết quả cả họ bị giết, người dân làng Văn Thái đã sát hại toàn bộ người của Cao gia nên giờ đang phải trả giá.

Ông Vọng ôm đầu dằn vặt, ông không biết phải giải quyết mọi chuyện như thế nào nữa. Nếu đúng như những gì mà thầy Lương nói thì làng Văn Thái chỉ còn cách bỏ làng mà đi như vợ chồng Hai - Miện lúc chiều, ông Vọng đáp:

- - Vậy thì đúng là chỉ còn cách bỏ làng mà thôi.

Thầy Lương nói:

- - Khi không tìm được thông tin gì về Cao gia, quả thật tôi cũng đã nghĩ đến cách này. Nhưng sự việc không đơn giản như vậy, nếu không phá được bùa yểm của Cao Côn, làng Văn Thái sẽ trở thành ngôi làng chết. Ban đầu chỉ là mạch nước ngầm liên kết những cái giếng trong làng. Nhưng có thể sau này chất độc sẽ lan rộng ra, khi ấy không chỉ làng Văn Thái mà cả xã rồi cả huyện, cả những vùng đất lân cận đều sẽ biến thành vùng đất chết. Sự đáng sợ khiến cho thuật " Giấu Long Mạch " trở thành một thuật cấm kỵ đối với những thầy phong thủy chính là điều này. Trưởng làng đã nhìn thấy những vết nứt lan rộng trên mai rùa rồi phải không...? Trong thời gian tới mọi chuyện sẽ tồi tệ như vậy đấy.

Ông Vọng toát mồ hôi lạnh:

- - Vậy thầy nói tôi phải làm sao đây.....Tại sao mọi chuyện lại thành ra thế này...?

Nhìn chằm chằm vào ông Vọng, thầy Lương khẽ hỏi:

- - Bác Vọng, tôi có câu này bác phải trả lời thật cho tôi biết.

Ông Vọng thấy gương mặt của thầy Lương khá nghiêm trọng, không biết thầy Lương muốn hỏi về điều gì, ông Vọng đáp:

- - Có gì thầy cứ hỏi ạ...?

Thầy Lương tiếp:

- - Có thật là bác trưởng làng không biết một chút gì về Cao Gia không..?

Ông Vọng thảng thốt, ông không hiểu tại sao thầy Lương lại hỏi như vậy, ông vội xua tay:

- - Tất nhiên rồi, nếu tôi mà biết thì tại sao tôi phải vất vả đi từng nơi để tìm hiểu và hỏi han như vậy....? Thầy nghi ngờ gì tôi sao..?

Thầy Lương nói:

- - Thực sự thì điều này tôi đã trăn trở mấy ngày hôm nay. Và giờ thì tôi càng đắn đo hơn nên mới mạn phép hỏi trưởng làng câu như vậy. Bởi vì đã xảy ra một vài chuyện khiến tôi có suy nghĩ, bác trưởng làng có liên quan đến Cao Gia. Bác đừng vội, nghe tôi nói hết đã. Lần đầu tiên chúng ta cùng nhau đến Bãi Hoang đào bới, tôi có cảm giác vận khí của bác trưởng làng và khu đất đó có liên kết với nhau. Nhưng khả năng bị hạn chế nên tôi không thể nắm rõ được sợi dây liên kết giữa trưởng làng và Bãi Hoang là gì, lúc đó tôi rất mơ hồ. Nhưng đến hôm nay, một việc diễn ra đã làm cho tôi phải nghĩ kỹ lại, thật sự thì trưởng làng có liên quan gì đến họ Cao.

Ông Vọng ấp úng:

- - Thầy nói vậy là sao...?

Thầy Lương tiếp:

- - Bác biết không...? Chất nhầy giống như bùn đen bắn ra từ xác của cậu Mão khi thi thể cậu ấy nổ bung bét là chất kịch độc. Sau khi đưa xác Mão đi thiêu, khu vực giếng, những mảng rêu, lùm cỏ bị thứ như bùn ấy vương vào đều chết héo. Để tôi cho bác trưởng làng xem, tôi có lấy một chút bùn ấy đem về đây.

Nói rồi, thầy lương dùng một cá chén nhỏ để uống trà, ông rót vào chén nửa phần nước, tiếp đó thầy Lương lấy ra một gói nhỏ bằng vải bạt, bên trong là loại bùn màu đen thối hoắc bắn ra từ xác Mão lúc sáng ngày hôm nay. Dùng châm ngà, thầy Lương pha loại bùn đó vào trong chén nước để sẵn, chiếc châm nguấy đến đâu, nước trong chén sôi lên sùng sục đến đó. Nhấc chiếc châm ngà ra khỏi chén nước độc, thầy Lương giơ lên cho ông Vọng xem, toàn bộ phần châm ngà bị ngấm nước đã chuyển sang một màu đen xám xịt vẫn còn bốc khói.

Ông Vọng nuốt nước bọt, còn thầy Lương nói tiếp:

- - Là chất kịch độc, điều này càng khẳng định giếng làng chính là nơi long mạch bị trấn yểm. Nước trong giếng vô cùng độc, độc tính còn mạnh hơn gấp nhiều lần nước giếng nhà cô Xoan. Cậu Mão kia bị chết dưới giếng khoảng thời gian là hơn 2 ngày, xác của cậu ta cũng chính là một cái xác chứa toàn chất độc. Lúc đó, tôi và anh em nhà Sửu đều nhìn thấy, thứ bùn bắn ra từ thi thể Mão đã vương vào tay của trưởng làng. Nhưng trưởng làng lại không hề hấn gì cả.....Điều này....

Ông Vọng bất giác vén tay áo lên xem lại phần cánh tay bị bùn bắn vào sáng nay, chiếc châm ngà chuyển thành màu đen xám, nước trong chén vẫn lục bục sủi bọt, nhưng đúng là tay của ông lại không bị sao cả, ông Vọng lo lắng hỏi:

- - Nhưng....nhưng như vậy có nghĩa là sao...thưa thầy...?

Thầy Lương bắt đầu giải thích:

- - Để làm rõ thắc mắc đầu tiên của tôi về sự liên kết giữa vận khí của trưởng làng với Bãi Hoang thì chúng ta sẽ giải thích về việc sáng nay, về chất độc từ xác của cậu Mão. Để tôi nói cho trưởng làng nghe, những bậc thầy phong thủy khi trấn yểm sẽ không để bùa yểm, lời nguyền ảnh hưởng đến người trong gia tộc, trong dòng họ, hoặc những người mang cùng huyết thông với họ. Nói cho dễ hiểu, chất độc có trong nước đối với những người khác sẽ là chất độc giết người, nhưng với những ai mang dòng máu của người trấn yểm sẽ không sao cả. Họ phải làm vậy bởi trong một gia tộc, dòng họ, không phải ai cũng có thiên phú về bùa thuật, phong thủy. Nếu đặt lời nguyền, bùa yểm mà không trừ những người cùng huyết thống, cùng gia tộc ra thì sau khi người đặt bùa yểm chết đi, đời sau rất khó để tiếp cận được vị trí trấn yểm. Đến lúc này tôi không thể suy nghĩ được nguyên nhân nào khác ngoài việc, bác trưởng làng có liên quan đến Cao Gia. Hay nói thẳng ra, bác Vọng, bác chính là người mang dòng máu của họ Cao.

Ông Vọng nổi da gà, quá choáng váng, ông Vọng dựa lưng vào sau ghế, hai bàn tay run rẩy bám chặt vào thành ghế, mắt mở to, miệng run run, dù có tưởng tượng hay nằm mơ đến đâu, ông cũng không bao giờ nghĩ dược tới viễn cảnh, sự thật mà thầy Lương đang nói.

Chưa dừng lại ở đó, thầy Lương lấy tấm da thuộc, cũng chính là tấm phổ truyền của dòng họ Cao ra, thầy Lương trải tấm da lên mặt bàn trước mặt ông Vọng rồi chỉ vào đó nói tiếp:

- - Cao Côn có 2 người con trai, đó là Cao Lãm và Cao Kiệt.....Cao Lãm là con trai cả, ông ta đã lấy vợ và sinh con. Cao Kiệt thì khi đó cũng đã thành gia lập thất nhưng chưa có con. Bác trưởng làng nhìn đây, Cao Lãm sinh con trai, và tên cùng năm sinh của người con trai này cũng được ghi trong gia phả. Sau đó tấm gia phả này được chôn sâu dưới lòng đất, giấu kín bên trong tảng đá vân mây. Căn cứ vào năm sinh của con trai Cao Lãm thì tính đến nay, người này bằng đúng với tuổi của trưởng làng. Những ngày qua tôi luôn phân vân, tại sao thần bảo hộ cho làng lại chỉ dẫn đưa chúng ta đến Bãi Hoang để đào lên tấm gia phả này, nếu như chỉ xác nhận nơi đó từng là nơi Cao Gia xuất hiện e chừng chưa đủ. Tất cả không thể trùng hợp đến ngẫu nhiên như vậy được. Nhưng đó cũng là sắp đặt của ông trời, nếu đúng như những gì tôi suy đoán thì trưởng làng chính là người cứu cả làng Văn Thái. Nhưng giờ đây chuyện cứu hay không cứu không phải là việc tôi có thể quyết định. Nếu trưởng làng vẫn chưa tin thì chúng ta có thể xác nhận sau khi xuống đáy giếng. Bởi vì, chỉ có người mang dòng máu của Cao Gia mới có thể nhìn thấy đoạn xương sườn mà Cao Côn đã cắm vào long mạch.

" Vù....Hù.....ù......ù..."

Bên ngoài gió lạnh từ đâu bỗng thổi vào, hai cánh cửa lập hập vang lên những tiếng kẽo kẹt.

" Lập...đập....Cộp....Cạch "

Cánh cổng bên ngoài dường như cũng bị gió thổi bung ra đang hập ra, hập vào. Bên trong nhà, ông Vọng vẫn chưa dám tin vào những lập luận của thầy Lương......Liệu ông sẽ đưa ra quyết định như thế nào....?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 34: Người mẹ lăng loàn


Thầy Lương nói tiếp:

- - Tôi biết, việc này quá đột ngột với trưởng làng, chắc chắn đối với bất kỳ ai đây cũng sẽ là một cú sốc lớn. Tuy khó tin, nhưng vẫn còn một điều quan trọng nữa, điều này sẽ chứng minh trưởng làng có phải máu mủ của Cao Gia hay không..? Tấm phổ truyền mà chúng ta đào được ghi chép rất rõ về nhân dạng, cũng như một đặc điểm nhận biết của mỗi người được ghi tên trong đó. Ngay như Cao Côn, việc ghi chép rất tỉ mỉ, kể cả nơi Cao Côn được chôn cất. Trong nay có viết, con trai của Cao Lãm, khi sinh ra đã có một vết bớt màu đỏ nằm sau vai trái......

Thầy Lương vừa nói vừa nhìn vào mắt ông Vọng, ngay khi nghe đến cái bớt, ông Vọng mặt như tái nhợt đi, bất giác ông Vọng đưa tay sờ lên vai trái rồi đổ mồ hôi hột. Ông Vọng nói giọng lắp bắp:

- - Không....không....thể....nào..

Thầy Lương tiếp:

- - Bớt trên cơ thể con người sẽ theo người đó từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. Bác trưởng làng, nếu như sau vai trái của bác có vết bớt đỏ ấy thì không còn nghi ngờ gì nữa, bác đích thị là con trai của Cao Lãm.

Ông Vọng nhớ lại ngày còn nhỏ......

[.....]

- - Mẹ ơi, sao sau vai con lại hằn lên vệt gì màu đỏ thế này..? - Vọng vừa cố ngoái đầu ra phía sau, vừa lo lắng hỏi mẹ.

Mẹ Vọng mỉm cười:

- - Không sao đâu con, chỉ là một vết bớt đỏ mà thôi. Cứ coi đó như một lá bùa may mắn ông trời ban cho con vậy..?

Vọng cười toe toét:

- - Hi, vậy bố mẹ cũng có phải không ạ...?

Mẹ Vọng xoa đầu con trả lời:

- - Chỉ những người được ông trời yêu quý thì mới có được vết bớt đó. Bố mẹ không may mắn bằng con trai rồi, vậy nên con đừng lo nghĩ gì về cái bớt đó nhé.

Vọng cười tít mắt ôm lấy chân của mẹ.....

[......]

Ông Vọng bất chợt rơi nước mắt, ông hỏi thầy Lương:

- - Vậy....con trai của Cao Lãm....tên là gì....thưa thầy..?

Thầy Lương khẽ trả lời:

- - Là Cao Luân.....Bác trưởng làng...

Ông Vọng đưa tay lên rồi khẽ gật đầu, ông nói:

- - Tôi hiểu rồi....Quả đúng là một sự thật khó chấp nhận....Nhưng đã là sự thật thì dù muốn, chúng ta cũng không thể thay đổi nó. Làm phiền thầy đừng nói chuyện này ra cho ai khác biết. Nếu đúng như tôi là người có thể cứu nguy cho cả làng thì thật là may mắn.

Thầy Lương không nói gì thêm, bởi thầy Lương cũng biết, một người nhân hậu như ông Vọng, chắc chắn ông sẽ chọn cách cứu lấy làng Văn Thái cho dù có biết được sự thật rằng người dân ở đây đã từng giết chết cả nhà họ Cao. Tuy nhiên dù có bao dung đến đâu đi chăng nữa, nỗi đau trong lòng ông Vọng cũng vô cùng lớn. Số phận trớ trêu khi sắp đặt ông vào một vận mệnh ngang trái đến nhường này. Gia đình ông bị chính người làng Văn Thái giết sạch, nhưng rồi ông lại được chính người dân làng Văn Thái nuôi nấng. Sống hơn 50 năm qua, đã quá nửa cuộc đời, lúc này ông Vọng mới biết được thân phận, và nguồn gốc của mình.

Ban nãy nghe thấy tiếng cổng bị gió thổi mở toang va đập vào nhau, ông Vọng lau nước mắt rồi bước ra ngoài đóng cổng lại. Chỉ qua một buổi tối, tất cả đối với ông dường như đang bị đảo lộn. Nhưng từ sâu bên trong lòng của ông lại đang lóe lên một tia hi vọng, đó chính là ông có thể cứu rỗi cho ngôi làng, cho mảnh đất nơi ông sinh ra và lớn lên, cho tất cả những người dân kính trọng ông suốt những năm qua được bình yên.

Ông không hiểu nguyên nhân tại sao Cao Gia lại bị dân làng giết sạch đến mức không tha cho cả phụ nữ và trẻ em như vậy, nhưng 50 năm qua, ông sống tại mảnh đất này, tội ác đời trước gây ra không thể để cho con cháu làng Văn Thái đời sau gánh chịu được. Ông trời để cho ông sống có lẽ chính là vì lý do này, nhưng sao nước mắt của ông cứ rơi mãi không ngừng, trái tim của ông đau quặn lại như đang có ai đó bóp chặt....

[......]

Đã gần nửa đêm, tại nhà Bảy Dao.....Trong gian nhà chỉ còn mờ mờ ánh đèn dầu, chiếc giường đang rung lắc tạo ra những âm thanh kèn kẹt, kèm theo đó là những hơi thở gấp gáp, những tiếng rên đầy khoan khoái, hoan lạc của cả đàn ông lẫn đàn bà.

Bảy Dao hùng hục như một con trâu mộng đến thời kỳ động dục, cái cơ thể hộ pháp cùng hai cánh tay u lên những thớ cơ, những cục thịt rắn rỏi của Bảy Dao đang giữ chặt lấy tấm thân tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ của cô Xoan, Bảy Dao thở hồng hộc:

- - Anh....anh sắp....ra rồi....

Cô Xoan đang phải lấy tay che miệng lại để tránh rên lên những tiếng quá lớn:

- - Ưʍ.....ưʍ.....mạnh....mạnh...quá....em...không...chịu....nổi....nữa....ư....ưʍ...

Những lời của Xoan lại càng khiến cho Bảy Dao thấy hứng hơn, hắn càng siết chặt hai bàn tay hơn nữa rồi gồng mình kết thúc cuộc mây mưa bằng tất cả sức lực của mình. Toàn thân run rẩy, Bảy Dao nằm đè lên người Xoan, trên cơ thể Xoan, những vết hằn do lực tay của Bảy để lại nổi lên đỏ ửng. Xoan co quắp cả những ngón chân, hai bàn tay bám vào chiếc chiếu đã xộc xệch như muốn quằn quại, đam mê, ham muốn, sung sướng xác thịt khiến gã đàn ông với cái tên đầy khủng bố và người đàn bà luôn luôn tỏ ra mình là một người phụ nữ đáng thương chìm trong hoan lạc, hai người quấn chặt lấy nhau một lúc sau, Bảy Dao mới khẽ hỏi:

- - Ở lại đây đến sáng mai đi....Giờ muộn rồi.

Xoan vẫn thở phì phò, cố ngồi dậy, kéo cái chăn đắp lên che đi phần cơ thể lõa lồ, Xoan đáp:

- - Không được, em bỏ đi từ trưa đến giờ....Ở nhà vẫn còn con Mị, lúc đi vội quá nên đã chuẩn bị gì cho nó ăn đâu. Mà bây giờ đêm hôm, đi về không ai phát hiện.....Em không muốn mọi người dị nghị, hình như dạo gần đây con mụ Mão đánh hơi được gì nên hay xỉa xói em lắm. Giờ chồng mụ chết, cho đáng đời....

Bảy Dao tặc lưỡi:

- - Ôi dào, lo gì, con mù ấy nó đi được đâu đâu mà lo, nhịn một bữa chết sao được.....Đợt này làng xảy ra nhiều chuyện quá, lâu lâu mới được gặp nhau, chiều anh đêm nay nữa đi mà.

Nhưng Xoan nhất quyết không nghe, Xoan lấy quần áo mặc vào rồi đáp:

- - Chính vì xảy ra nhiều chuyện nên em không muốn chuyện của chúng ta bị bàn tán. Hai hôm nay em đến với anh cả ngày rồi, anh còn đòi gì nữa...Cũng phải để cho người ta nghỉ chứ. Mai nhà mụ Mão có đám, người ta đến thắp hương chắc từ sớm, về giờ đó lỡ ai nhìn thấy phiền lắm.

Bảy Dao đành chấp nhận, vừa mới hành sự xong, nhưng giờ nhìn thấy Xoan lấp ló nửa kín, nửa hở những phần cơ thể chưa mặc phục y, Bảy đã lại lên cơn hứng tính. Vừa sờ soạng người của Xoan, Bảy vừa hỏi thầm:

- - Mà này, có đúng là em không léng phéng gì với thằng Mão không đấy...? Sáng nay nhìn xác nó dưới giếng ghê phết. Đang định xem xem đưa nó lên bằng cách nào thì lão Vọng bảo tất cả giải tán. Đến chiều thấy đưa đi thiêu vội lắm, nước giếng bị nhiễm độc, nhà em có giếng cũng cẩn thận đấy.

Xoan gạt bàn tay Bảy đang đặt trên ngực mình ra rồi khẽ nạt:

- - Anh nói vậy là sao..? Anh cũng nghĩ em có quan hệ gì với lão Mão à...? Đừng có vớ vẩn...?

Bảy Dao cười khẩy:

- - Ừ thì tại anh nhớ, hôm ở đình làng, lão Mão có khai tối đó lão có mò sang nhà em. Chập choạng nếu không có việc gì thì lão sang đó hóng gió à...? He he he, nhưng chảng sao, anh cũng không hơi đâu đi ghen với một thằng đã chết.....Nghe con vợ nó nói, thằng Mão đi lên huyện hay xã gì đó từ ngày hôm trước, chắc lại rượu chè khướt xong tối đêm đi ngang qua giếng rồi ngã mẹ nó xuống đấy. Cho đáng đời cái thằng dâm dê, anh hỏi em vậy thôi, chứ thằng mắt lươn ấy phụ nữ trong làng ai mà nó chẳng thèm khát. Chẳng thế mà con vợ nó cứ phải đi tìm suốt ngày....Hè hè hè.

Xoan cũng đã mặc quần áo xong, bỗng dưng Bảy Dao nhắc đến cái chết của Mão khiến Xoan lại có chút giật mình. Sáng ngày hôm nay lúc mọi người đang tập trung vào cái chết của Mão thì Xoan lén lút đi đường ruộng đến nhà Bảy rồi ở lại cho đến tận bây giờ. Xoan cũng chỉ nghe tin Mão chết chứ chưa được nhìn tận mắt, chỉ biết cái chết của Mão rất đáng sợ qua lời Bảy kể.

Bỗng nhiên Xoan nghe thấy bên ngoài có tiếng cười...

" Hi...hi...hi....Hi...hi...hi..."

Rùng mình Xoan quay lại hỏi Bảy:

- - Này....anh có nghe thấy gì không..?

Bảy ngơ ngác đáp:

- - Nghe thấy gì là sao...?

Xoan tiếp:

- - Hình như có tiếng cười...?

Bảy nhìn xung quanh rồi lặng im nghe lại:

- - Làm gì có, chỉ có tiếng gió thổi chứ ai cười ở đây. Trong nhà có mỗi 2 người, chắc tiếng gió thôi, mà vừa anh cười chứ ai.

" Hiu....hiu....hiu..."

Nghe kỹ lại thì đúng là tiếng gió hiu hiu thổi bên ngoài, cũng nghĩ là nghe nhầm, Xoan đáp:

- - Ừ, hình như là tiếng gió thổi....Mà thôi em về đây, cũng muộn lắm rồi.

Vẫn còn tiếc nuối, Bảy cố kéo tay Xoan lại rồi ôm chặt lấy, cả hai khúc khích cười đùa bên trong nhà mà không biết rằng, ban nãy đúng là có tiếng gió thổi, nhưng lúc này, đang đứng bên ngoài sân nhà Bảy chính là cái Mị, nó đi chân đất đứng giữa sân, mái tóc của nó bị gió thổi bung lên che kín khuôn mặt.

Nó đang nhoẻn miệng cười:

" Hi...hi...hi.....Hi....hi...hi "

Khi gió lặng lại cũng là lúc nó quay lưng bỏ đi, lúc sau, Xoan cũng mở cửa bước ra ngoài, tay vẫn còn đang cài lại cái cúc áo mà vừa Bảy mới làm bung ra, cẩn thận nhìn trước ngó sau mặc dù lúc này đã hơn 11h tối, Xoan rời khỏi nhà Bảy Dao để quay trở về. 
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 35: Đi đêm


Trời đã chuyển đêm, đường khuya thanh vắng, heo hút và đặc biệt là tối đen như mực. Xoan không dám đi đường ruộng, hơn nữa tầm này cũng chẳng có ai ra ngoài nên Xoan đi đường làng trở về nhà.

Đã gần 12h đêm, gió lúc thì thổi xì xào cả những bụi tre, lúc thì lại tĩnh lặng như tờ. Đi tới khu vực giếng làng, gió lùa vào miệng giếng tạo nên những âm thanh như có người đang huýt sáo.

" Híu.....hiu.....hiu...."

" Vù....Ù...ù.....ù..."

Xoan bỗng nổi da gà, bình thường sẽ chẳng có gì, nhưng mới sáng nay người ta phát hiện thi thể Mão chết nổi dưới giếng, vớt xác Mão lên xong cũng chưa ai đậy miệng giếng lại, bởi nghe đâu ngày mai, ngày kia là làng tập trung bơm nước giếng lên để làm cái gì đó. Nừa đêm, nửa hôm, đi qua cái giếng có người mới chết, Xoan thấy mình hơi dại khi không nghe lời Bảy ngủ lại đó quá đêm. Giờ đã đi quá nửa đường, băng qua cái giếng này rẽ trái đi vài trăm mét nữa thôi là về đến nhà rồi, Xoan nhắm mắt cố gắng rảo bước thật nhanh.

Tưởng nhắm mắt lại sẽ không nhìn thấy gì, nhưng ngay sau khi vừa nhắm mắt thì trong đầu Xoan lại tưởng tượng ra toàn những hình ảnh đáng sợ. Mà cũng không hẳn là tưởng tượng bởi nó xuất hiện một cách vô cùng rõ ràng. Xoan có cảm giác khi Xoan đi vội qua giếng thì trên thành giếng hình như đang có ai ngồi nhìn theo từng bước chân của Xoan.

" Hi...Hi..Hi....Hi..Hi...Hi..."

Tiếng cười khúc khích của trẻ con đang vang lên văng vẳng trong đầu của Xoan, Xoan không xác định được tiếng cười đó ở đằng trước, hay đằng sau vì nó phát ra từ cả bốn phía. Khi đã đi qua khu vực giếng, Xoan rùng mình đứng sững lại bởi chắc chắn cô vừa nghe thấy một giọng nói vô cùng quen thuộc đang gọi tên mình ở phía sau lưng:

" Xoan.....ơi.."

Không thể nào nhầm được, giọng nói đó rõ ràng vừa gọi đích danh tên của cô. Toàn thân run rẩy, cổ họng khô cứng vì từ nãy đến giờ gần như Xoan không dám thở mạnh, da gà nổi hết cả lên, ban đêm trời hơi se lạnh nhưng mặt Xoan đang túa ra những giọt mồ hôi lăn xuống gò má. Sau 2 giây, không còn nghe thấy giọng nói đó gọi tên cô thêm một lần nào nữa.

Xoan vừa bước, đầu vừa khẽ ngoái lại phía miệng giếng để nhìn, nhưng tuyệt nhiên không có ai ở đó cả. Bước vào đoạn đường đất dẫn về nhà, hai bên đường độc tre là tre, gió từ đâu bỗng thổi đến khá mạnh khiến cho những rặng tre khẽ lay động, tiếng thân tre khẽ va vào nhau kêu kẽo kẹt, lá tre xào xạc.....Nhưng lẫn trong những âm thanh ken két, kèn kẹt ấy, tiếng trẻ con cười lại vang lên, nó vang lên rõ mồn một, chẳng phải do gió, mà chính xác, từ trong những bụi tre có tiếng trẻ con cười, không phải 1 mà là nhiều điệu cười khác nhau...

" Hi....Hi....Hi..."

" He....He....He..."

" Kéc.....kẹt.....kẹt....ẹt..."

Đã đi được thêm chục mét nữa, nhưng sao Xoan cứ có cảm giác đằng sau đang có ai nhìn mình. Một lần nữa, Xoan đánh bạo quay đầu về sau, thì lần này, cô hét thất thanh rồi co chân bỏ chạy thật nhanh:

- - Á.....M..a......Ma....

Khác với ban nãy, lần này Xoan nhìn thấy đúng là đang ngồi trên thành giếng là một người đàn ông với dáng ngồi vắt chéo chân, hai tay đặt trước, dù khá xa nhưng chẳng hiểu tại sao Xoan lại nhìn rõ ánh mắt của người này đang nhìn chằm chằm vào Xoan một cách đầy oán hận.

Chạy về đến nhà, bên nhà Mão vẫn còn lờ mờ ánh đèn dầu, tiếng khóc của vợ Mão vẫn khẽ vang lên từng hồi, chỉ có điều có lẽ bây giờ vợ Mão cũng không còn sức để mà khóc to được nữa. Xoan sợ bị vợ Mão nhìn thấy nên cực kỳ khẽ khàng mở nhẹ cánh cổng đi vào nhà. Trong nhà Xoan tối om, cũng phải thôi, Xoan đi từ trưa, nhà chỉ có cái Mị vừa mù, vừa câm thì làm sao thắp được đèn. Chắc giờ này nó cũng ngủ rồi, bỏ đi cả ngày, nhưng giờ Xoan chỉ thấy sợ hãi, thấp thỏm bởi những thứ cô nhìn thấy và nghe thấy ở khu vực giếng làng ban nãy. Phải vào tận trong nhà, đóng cửa, chốt chặt lại, Xoan mới châm đèn dầu rồi ngồi lấy vạt áo lau mồ hôi đang chảy ướt cả tóc mái, mặt mũi.

Một lúc lâu sau Xoan mới hoàn hồn, từ bé đến giờ, chưa bao giờ Xoan gặp ma, cũng chưa bao giờ Xoan thấy sợ như lúc này. Còn đang rùng mình vì cái bóng đàn ông ngồi trên thành giếng, rồi những tiếng cười khúc khích của trẻ con hai bên đường sau những rặng tre thì Xoan suýt chút nữa đứng tim, phải nói là trong khoảnh khắc Xoan đã sợ đến chết điếng khi từ đằng sau vừa có một bàn tay khẽ đặt lên vài của cô.

Xoan chỉ dám đảo mắt nhìn xuống vai xem đó là tay của ai, nhưng rồi bàn tay vừa bám vào vai Xoan ấy tiếp tục huơ vào không trung, lại thêm một bàn tay bám vào ghế mà Xoan đang ngồi.

Xoan trợn mắt, há hốc mồm khi nhận ra đó chính là con Mị, nó vẫn chưa ngủ, nó đang đi lại lang thang trong nhà, tay cái Mị đang mò mẫm để dò đường, hình như nó không biết Xoan đang ngồi ở đây. Vậy mà ban nãy Xoan cứ mơ hồ khi mới bước vào nhà là con Mị đang nằm trên giường, nãy giờ Xoan ngồi ở ghế đây mà không hề hay biết phía sau lưng mình con Mị đang quờ quạng, mà sao nó cũng không phát ra bất kỳ một tiếng động nào.

Bị con gái vô tình dọa cho một trận muốn đứng tim, lại thêm những cảm xúc dồn nén từ khi quay về từ nhà Bảy Dao, Xoan nghiến răng nghiến lợi, mọi tức tối, bực bội, lo sợ không biết trút vào đâu, Xoan kéo giật tay con Mị lại rồi gằn giọng chửi bới:

- - Con khốn, mày dọa chết tao rồi....Sao giờ này mày còn chưa chịu ngủ.

Vừa chửi, Xoan từ bóp chặt lấy cái cẳng tay gầy nhóc của con bé Mị rồi cứ thế bấu bẹo. Xoan còn dúi đầu con Mị, vò đầu nó khiến cho mớ tóc vốn đã bết, rối trên đầu nó giờ đây lại càng thảm hại hơn. Đánh con xong, Xoan hất tay ra khiến cho con bé lảo đảo rồi ngồi thụp xuống đất. Dưới ánh đèn dầu leo lắt, con Mị với mái tóc xõa rũ rượi che kín khuôn mặt, một tay nó ôm lấy cánh tay vừa bị cấu, bẹo, tay còn lại nó chống xuống đất.

Xoan thở hồng hộc, có lẽ có nơi để trút giận nên sau khi đánh con Mị, Xoan lại đỡ sợ hơn. Xoan quát:

- - Đứng dậy....Mày còn định ngồi đó ăn vạ à.....Ngủ đi, mai tao nấu cơm sớm cho mà ăn.

Mặc kệ con Mị, Xoan lên giường ngả lưng, cả ngày hôm nay vật lộn, mây mưa xác thịt với Bảy Dao, giờ đã quá nửa đêm, Xoan cũng thấm mệt, mọi sợ hãi, bực dọc khi nãy Xoan đã trút cả lên đầu đứa con gái vừa mù, vừa câm.....Con Mị vẫn ngồi đó, nó không đứng dậy, có vẻ như nó cũng đã quen rồi, những vết bầm tím trên tay, trên người nó không phải tự nhiên xuất hiện. Đây không phải lần đầu tiên nó bị trút giận kiểu như thế này. Chẳng ai biết cả, bởi nó có bị đánh, có bị chửi thì cũng chỉ có một mình nó chịu đựng. Nó đâu có nói được với ai, đã mấy năm qua, kể từ ngày bố nó chết, nó chỉ là thứ để cho mẹ nó đay nghiến, rủa xả, hành hạ mỗi khi mẹ nó đi đâu quay về nhà.

Trên giường, mới đây thôi mà Xoan đã ngủ, lúc này đã hơn 12h đêm, trên giường Xoan ngủ say như chết, thi thoảng còn phát ra tiếng ngáy nhẹ.

" Cạch "

Tiếng chốt cửa được mở ra, cái Mị mở he hé cánh cửa rồi từ từ bước ra bên ngoài. Bên trong nhà, Xoan tất nhiên vẫn không hề hay biết vì cô ngủ rất say. Chính Xoan có lẽ cũng không hiểu tại sao ban đêm cô ngủ không biết trời đất đâu đến như vậy.

Cái Mị mở cổng bước chân đất rời khỏi nhà, đã mấy ngày nay, đêm nào nó cũng đi như thế. Trời đêm sương xuống, cái Mị chạy tung tăng trên con đường đất vắng vẻ, nó nhoẻn miệng cười rất tươi.

" Hi....hi....hi...."

Hình như đáp lại tiếng cười của Mị là nhiều giọng cười khác, trong không trung khẽ vang lên những giọng nói lạ kỳ:

" Hi...hi....Đi...chơi...nào...."

" Nhanh...lên...He...he..he....Nhanh....lên...."

" Mị....Mị....Mị....tới....rồi....Hí....hí....hí...."

Đâu đó trong làng bất chợt vang lên tiếng chó tru:

" À...hú......à....hú.....hú...."

[......]

Nằm trên giường, thầy Lương bất chợt tỉnh giấc, ông mở to hai mắt, tiếng chó tru vào giữa đêm thêm một lần nữa khiến thầy Lương không ngủ được. Những ngày qua đã xảy ra quá nhiều chuyện, mặc dù đã tìm ra cách, tìm được người hóa giải bùa yểm của Cao Côn lên long mạch của làng Văn Thái, nhưng suốt từ tối đến giờ, thầy Lương vẫn bồn chồn không yên. Một linh cảm xấu vẫn đang hiển hiện trong tâm trí ông rằng mọi chuyện vẫn còn nhiều bí ẩn.

Bản thân là một thầy bùa mang trong mình kiến thức uyên thâm, từng là đệ tử chân truyền của vị đạo sĩ mai danh ẩn tích bên Trung Quốc. Cho dù hiện tại khả năng của thầy Lương đang bị kìm hãm, hạn chế bởi thầy đang ở trong khu vực kết giới do thuật trấn yểm của Cao Côn tạo ra nhưng với thiên phú trời ban từ khi sinh ra, thầy Lương biết từ lúc con cá trắng chết quẫy lên khỏi miệng giếng, rồi sau đó nước giếng bị nhiễm độc là chướng khí của làng qua mỗi ngày lại càng tích tụ nhiều hơn.

Ban đêm xuống ma quỷ hoành hành, âm binh, cô hồn lang thang vất vưởng. Ban đầu thầy Lương chỉ nghĩ đó là do long mạch bị kìm tỏa, vượng khí biến mất khiến cho âm khí bắt đầu tràn lan....Đêm nào chó cũng tru lên một vài tiếng dai dẳng, không nhắc đến bởi trước mắt, lo hóa giải trấn yểm của long mạch là điều quan trọng nhất, nhưng bên cạnh đó cái chết của con Vàng cùng với cái chết của Mão vẫn còn là điều mà thầy Lương băn khoăn cả ngày hôm nay.

Mọi chuyện trong làng không chỉ dừng lại ở vấn đề long mạch.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 36: Đánh đổi mạng sống


Sáng sớm ngày hôm sau, ông Vọng dậy trước khi gà kịp gáy. Bên ngoài trời vẫn còn mờ hơi sương, thầy Lương đã thấy ông Vọng chuẩn bị đồ đạc gì đó, thầy Lương hỏi:

- - Bác chuẩn bị lên huyện phải không..?

Ông Vọng khẽ gật đầu đáp:

- - Đúng rồi thưa thầy, hôm qua tôi cũng có báo cho những người trong làng, sáng nay tập trung xây bể chứa ở sân đình. Còn tôi sẽ lên trên huyện thuê máy bơm rồi bảo người ta chở về đây. Việc trong làng, có gì thầy cứ nói với cậu Sửu. Tôi đi chắc đến chiều là về.

Nét mặt của ông Vọng thoáng buồn, cũng phải thôi, mọi thứ đột ngột ập đến một cách bất ngờ. Có lẽ cả đêm qua ông Vọng trằn trọc không ngủ nổi, nhưng con người nhân hậu ấy vẫn cố gắng một lòng lo cho làng Văn Thái. Đi cùng với ông Vọng ra đình, trời sáng hơn một chút, Sửu, Lực cùng một vài người nữa đã có mặt, họ đẩy những chiếc xe bò chở nào gạch, cát, xi măng, chở cả nước để chuẩn bị xây bể chứa ngay giữa sân đình. Bàn tính xong xuôi, ông Vọng giao lại việc cho Sửu cùng mọi người dưới sự chỉ đạo của thầy Lương. Còn ông bắt đầu đi lên huyện để thuê máy bơm. Sửu muốn đi theo nhưng ông Vọng nói việc trong làng gấp rút hơn, Sửu cần ở lại làm cùng mọi người.

Không để tốn thêm thời gian, Sửu cùng mọi người lập tức bắt tay vào làm việc. Những ngày qua làng Văn Thái trở nên tiêu điều, vắng lặng, sau sự việc Mão chết dưới giếng ngày hôm qua bà con lại càng sợ hãi hơn. Đường làng giờ đây ngoài mấy người ra đình để xây bể chứa thì chẳng có ai qua lại. Thông tin một hai hộ gia đình bỏ làng ra đi cũng lan truyền đến tai cả làng Văn Thái. Tát nhiên đó là lựa chọn tốt nhất trong hoàn cảnh này, nhưng không phải ai cũng có chỗ để đi. Dân làng Văn Thái xưa nay bám lấy quê cha, đất tổ làm nông, đồng ruộng mưu sinh qua ngày. Chỉ mới 2-3 năm gần đây, số ít thanh niên mới nghĩ đến chuyện thoát ly, đi tìm công việc mới bên ngoài. Còn lại những người trung niên, hầu hết mọi người đều không biết phải đi đâu nếu không ở lại làng.

Giờ đây nỗi sợ bao trùm lên tất cả những con người khốn khổ ấy, vừa mất mùa đã trăm thứ khổ đổ lên đầu, giờ đây họ còn phải nơm nớp sống trong lo lắng vì cứ mỗi ngày trôi qua, trong làng lại có một người phải chết và cái chết của họ đều khó giải thích. Lang Phan thì tự tử không rõ nguyên nhân mặc dù trước đó vẫn còn vui vẻ, ăn uống nhậu nhẹt, cái chết của cụ Cẩn cũng trùng hợp vào lúc làng đang xảy ra chuyện nên dù cụ Cẩn có chết già cũng khiến người ta phải suy đoán, rồi mới hôm qua, khi mở bạt che miệng giếng ra, họ kinh hãi bởi dưới giếng có một cái xác đã chết nổi, trương phình, đó là xác của Mão. Mà nghe đâu lúc dưa xác lên còn xảy ra một chuyện cực kỳ ghê rợn. Thế cho nên đối với dân làng Văn Thái, lúc này đây cứ ở trong nhà là an toàn nhất. Dẫu sao họ cũng được trưởng làng trấn an, mọi chuyện sẽ có cách giải quyết.

Để đề phòng, thầy Lương yêu cầu mọi người xây một cái bể thật lớn, gần bằng với diện tích của sân đình. Cũng may, trong làng có một nhà buôn bán vật liệu, tuy nhỏ nhưng người này cũng vì làng mà ủng hộ hết những gì mình có, bên cạnh đó, ở quê, nhà nào cũng trữ một ít gạch để tiện xây sửa, được trưởng làng huy động, bà con ai có gì góp nấy. Nhờ vậy mà công việc xây bể chứa không gặp trở ngại hay khó khăn nào. Chỉ có vấn đề nước là hơi ngặt, nhưng sau khi thử kiểm tra nguồn nước ở kênh mương, thầy Lương nhận thấy nước ở đây vẫn chưa nhiễm độc nên có thể dùng. Đó cũng là một điều may mắn nữa cho làng Văn Thái.

Đội thợ 6 người chỉ tập trung vào xây bể, trong số đó có 3 thợ xây lành nghề nên đến cuối chiều, mọi việc gần như hoàn tất. Lúc này, ông Vọng cũng đã quay về, ông ngồi trên một chiếc công nông chở theo cái máy bơm cỡ lớn thuê từ trên huyện về. Nhìn thấy mọi người cũng đã xong công việc, ông Vọng mừng lắm. Mọi công tác chuẩn bị đều được hoàn thiện ngay trong ngày hôm đó. Máy bơm đã lắp ống dẫn, căng dây điện chỉ chờ đến ngày mai, khi xi măng nơi bể chứa khô là lập tức bơm nước giếng đổ vào bể.

Cẩn tắc vô áy náy, ông Vọng muốn cắt cử một người ngủ lại trong đình để trông coi máy bơm cũng như bể chứa. Lưỡng lự một lúc không ai dám nhận bởi có gan đến mấy thì chuyện người chết dưới giếng, cũng như việc lang Phan treo cổ trên cây nhãn cũng đều là những sự việc diễn ra khu vực gần với đình làng.

Nhưng rồi cuối cùng người lãnh trách nhiệm này chính là Sửu, Sửu nói:

- - Chỉ là ngủ lại một đêm ở đình thôi mà, có gì đâu.....Đêm nay tôi sẽ ở lại đây.

Tuy nói vậy nhưng khuôn mặt Sửu có chút hơi tái, đợi những người kia ra về, còn lại thầy Lương, Sửu và ông Vọng, thầy Lương đáp:

- - Đình làng vẫn là nơi linh thiêng nhất, tuy hiện tại trong làng xảy ra nhiều chuyện bất ổn nhưng nơi đây là nơi thờ cúng cả trăm năm qua. Tuy nhiên cẩn tắc vô áy náy, tôi có một đạo bùa trừ ma, chỉ cần cậu đeo nó bên người thì ma quỷ sẽ không nhìn thấy mà quấy phá cậu được.

Nghe thấy thế Sửu mừng hẳn, cả đời chưa gặp ma bao giờ, bản thân Sửu cũng rất tin vào tâm linh. Nhưng nay vì mọi người, Sửu đành nhận công việc ngủ lại đình để trông coi, nói thế không phải là Sửu không sợ, thầy Lương lấy trong tay nải ra một cái túi vải có nhiều màu sắc. Miệng túi vải có một sợi dây buộ, cũng là để đeo vào tay.

Thầy Lương nói:

- - Đây là bùa ngũ sắc, một loại bùa tránh tà, trừ ma. Túi vải này được may bằng chỉ ngũ sắc. Bên trong này có bỏ một số loại hạt như hạt mùi, hồng hoang và quả hồng khô. Đeo thứ này bên mình cậu sẽ không bị ma quỷ quấy rầy, ngoài ra mùi hương từ bùa ngũ sắc còn giúp cho người đeo nó tránh được rắn độc, nhện độc muốn lại gần. Nhưng nhớ lời tôi dặn, ban đêm đừng bước chân ra khỏi khuôn viên của đình làng.

Sửu nhận lá bùa rồi cúi đầu cảm ơn thầy Lương rối rít. Cũng đã chập tối, cả ba người cùng nhau rời khỏi đình, Sửu thì về nhà ăn cơm xong sẽ quay trở lại đình luôn.

Buổi tối hôm ấy, sau bữa cơm đạm bạc, ông Vọng hỏi thầy Lương một lần nữa:

- - Thầy Lương này...? Thực sự tôi sẽ cứu được làng Văn Thái phải không...?

Thầy Lương đáp:

- - Bác là con cháu của Cao Gia, lại là cháu đích tôn của Cao Côn thì điều đó chắc chắn sẽ được. Tôi cũng đã xem ngày giờ, sáng mai tiến hành bơm nước, đến chính Ngọ, lúc đó là lúc dương khí cực thịnh, chướng khí sẽ bị trấn áp, khi ấy trưởng làng xuống giếng sẽ an toàn hơn. Còn điều này, vào chính Ngọ, lúc phá giải bùa yểm, không được ai có mặt tại khu vực đó. Cao Côn đã yểm long mạch suốt 100 năm qua, kể cả khi bùa yểm được hóa giải cũng sẽ khiến cho linh khí bị áp chế cả trăm năm được giải phóng, bởi long mạch biến tướng xấu, có chứa độc nên nếu bà con nán lại xem sẽ bị ảnh hưởng.

Ông Vọng hỏi:

- - Vậy có phải lập đàn, làm lễ trước khi phá giải bùa yểm hay không, thưa thầy..?

Thầy Lương trả lời:

- - Không cần, cả ngày hôm nay tôi đã xem xét kỹ vị trí, địa hình xung quanh giếng làng, cũng đã bày bố những điểm trọng yếu xung quanh long mạch, việc làm lễ không cần đến nữa. Chỉ cần trưởng làng thực hiện đúng với những gì mà tôi dặn sau đây. Khi xuống đến đáy giếng, nếu thấy một hòn đá có hình đầu lâu, trên hòn đá có chữ "高" thì đầu tiên hãy gõ vào hòn đá 3 lần. Nếu hòn đá đầu lâu đó tách hoặc vỡ ra thì tiếp tục nhìn vào trong đó. Bên trong hòn đá đầu lâu sẽ có một đoạn xương cắm vào lòng giếng. Muốn hoá giải bùa yểm thì cần phải rút đoạn xương đó ra khỏi đáy giếng. Nhưng trưởng làng không được rút ngay, trước khi rút, trưởng làng phải nhỏ lên đoạn xương đó 3 giọt máu của mình. Máu thấm hết vào xương thì khi ấy mới được rút đoạn xương đó lên. Còn một chuyện nữa.....

Thấy thầy Lương bất chợt dừng lại, ông Vọng gặng hỏi:

— Còn điều gì thầy cứ nói.

Thầy Lương đăm chiêu nhìn ông Vọng, lát sau thầy tiếp tục:

— Như tôi đã nói trước đây, kẻ nào giấu long mạch, kẻ đó sẽ bị rút ngắn tuổi thọ. Một người như Cao Côn, am hiểu phong thuỷ, địa mạch, dương thọ của ông ta chắc chắn phải hơn 100 tuổi. Nhưng theo phổ truyền, Cao Côn chỉ thọ 70 tuổi. Đó là vì Cao Côn đã dùng tuổi thọ của mình để trấn yểm long mạch. Việc phá giải cũng như vậy, để rút được đoạn xương đó ra, trưởng làng cũng sẽ bị rút ngắn tuổi thọ. Năm nay trưởng làng đã ngoài 50 tuổi. Tôi e rằng....nếu phá giải bùa yểm xong....sợ rằng....

Ông Vọng nhắm mắt lại, ông khẽ cúi xuống đan hai bàn tay vào nhau, rồi ông ngẩng lên nhìn thầy Lương mỉm cười:

- - Thầy lo rằng tôi sẽ chết nếu hóa giải bùa yểm của ông nội mình phải không..? Không sao đâu, nếu đó là việc mà tôi có thể làm để cứu lấy toàn bộ dân làng Văn Thái, để mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên được bình yên thì chẳng có gì phải suy nghĩ cả. Hơn nữa, ngay từ đầu là họ Cao đã sai, tôi là người duy nhất còn sống của Cao Gia, và tôi phải kết thúc chuyện này. Có lẽ đây là lý do mà ông trời để tôi sống đến tận bây giờ.

Vừa nói ông Vọng khẽ rơi nước mắt nhưng ông vội gạt đi ngay. Dù có thế nào đi nữa thì ông Vọng vẫn là máu mủ của Cao Gia. Cả họ Cao trong đó có cả bố mẹ ông đều bị dân làng Văn Thái giết chết, nhưng bản thân ông lại được chính người dân làng Văn Thái nuôi nấng. Dù chưa từng biết mặt bố mẹ đẻ, nhưng trong lòng ông Vọng không khỏi đau xót cho số phận của Cao Gia.

Đứng dậy, ông Vọng thắp hương rồi quỳ trước ban thờ bố mẹ mình, ông nói:

- - Con không biết tại sao Cao Gia bị thảm sát, nhưng suốt bao năm qua, bố mẹ không một lần nói cho con về bí mật này chắc hẳn bố mẹ không muốn con gặp nguy hiểm. Từ nhỏ, con lớn lên trong sự bảo bọc của hai người, chưa bao giờ con dám nghĩ con không phải con của bố mẹ. Cảm ơn bố mẹ đã cho con được sống đến ngày hôm nay, nếu lỡ ngày mai con không còn sống được nữa, con hi vọng ở dưới suối vàng, lúc con đứng bên hoàng tuyền, bên kia là bố mẹ đang đợi con.

Quỳ gối lạy ba lạy, ông Vọng đứng lên cắm nhang vào bát hương, nước mắt ông không ngừng rơi xuống. Bản thân thầy Lương cũng cảm kích vô cùng trước hành động của ông Vọng. Giữa ranh giới sự sống và cái chết, ít ai dám hi sinh bản thân vì mọi người như ông Vọng.

Nhìn ông Vọng, thầy Lương khẽ gật đầu, ông im lặng không nói gì thêm bởi những gì cần dặn dò ông đã nói hết rồi.......Mọi chuyện sẽ chờ đến ngày mai.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 37: Đêm ngoài đình làng


Buổi tối ngày hôm đó, trở về nhà ăn cơm xong, Sửu đem theo một cái chăn mỏng rồi nói với vợ:

- - Bu nó ở nhà nhé, tôi đi ra đình làng đây. Hai mẹ con đóng cửa ngủ trong nhà cẩn thận. Làng mình đang xảy ra nhiều chuyện lắm.

Vợ Sửu gói hai củ khoai luộc vào lá chuối rồi dúi vào tay chồng:

- - Anh mang theo đói thì ăn, anh đi là mẹ con em khóa trái nhà cửa lại luôn. Cẩn thận anh nhé.

Sửu gật đầu:

- - Đừng lo, chỉ là ngủ ngoài đó 1 đêm thôi mà. Sáng mai mọi người cũng ra sớm bơm nước nên bu nó đừng lo. Mình sống xưa nay không hại ai, vậy nên cũng chẳng lo có ai hại mình. Thôi, tôi đi đây.

Sửu xoa đầu con rồi rời khỏi nhà, nói cho vợ yên tâm chứ ra khỏi nhà, bước trên con đường đất heo hút, tối om, hai bên đường toàn tre là tre, tiếng lá tre xào xạc thôi cũng đủ khiến Sửu cảm thấy ớn lạnh rồi. Đi qua nhà ông Vọng, thấy bên trong nhà vẫn sáng ánh đèn, Sửu định tạt vào chào, nhưng nghĩ trời cũng tối rồi, phải ra sớm trông coi đồ đạc, hơn nữa những gì cần dặn, thầy Lương cũng dặn hết cả rồi, thế là Sửu đi qua luôn.

Trước khi xảy ra chuyện, khu vực giếng làng là nơi mỗi buổi chiều đến, trẻ con, người lớn tụ tập ra đây, người thì gánh nước, trẻ con thì tắm rửa chơi đùa, chúng nó cởi truồng trượt trên nền gạch trơn trượt bao quanh thành giếng rồi cười vang làng, vang xóm. Kể từ hôm có cảnh báo nước giếng bị nhiễm độc, dân làng không ai dám bén mảng đến khu vực này nữa. Rồi sau đó là cái chết của Mão, suốt cả ngày hôm trước cho tới ngày hôm qua, buổi sáng không ai ra đường luôn chứ đừng nói bây giờ trời đã tối. Nói đâu xa, ngay như gia đình Sửu, Sửu cũng dặn vợ con không được đi ra ngoài.

Sợ thì tất nhiên là sợ, nhưng là một người dân làng Văn Thái, lại có con nhỏ, đã từng đi theo thầy Lương tìm hiểu một số chuyện, Sửu biết, chậm trễ ngày nòa, mọi người sẽ nguy hiểm ngày đấy. Một vài hộ trong làng có con đi làm ăn xa còn có nơi để đi, chứ như gia đình Sửu, mấy đời gắn bó tại làng, giờ mà đi thì biết di đâu. Bởi vậy, giúp được gì cho làng, Sửu đều cố gắng hết sức mình.

Cầm đèn pin, bước vào khuôn viên của đình, Sửu soi một vòng cái bể mà chiều hôm nay Sửu cùng mọi người mới làm xong. Khẽ chạm nhẹ vào lớp xi măng, Sửu có chút lo lắng bởi chỉ qua một đêm, sợ rằng xi sẽ không kịp khô, mặc dù trong lúc làm, mấy anh em đã dùng đủ mọi thủ thuật để sau khi xong, phần vữa trát sẽ khô nhanh nhất có thể. Máy bơm, dây điện, đường ống....tất cả đều đã được để trong sân đình, chỉ đợi đến sáng mọi người đến là tiến hành bơm nước.

Nói chung, cho đến thời điểm hiện tại mọi thứ vẫn ổn. Trong đình có lắp bóng đèn, lúc chiều Sửu cũng cẩn thận căng dây điện, đấu bóng sáng trưng ngay khu vực bể cùng chỗ để máy bơm. Giờ vào đình, Sửu chỉ việc cắm điện là mọi thứ sáng trưng.

Sửu cười:

- - Hề hề, sáng thế này thì cũng đỡ sợ.

Thời gian chậm rãi trôi qua, đèn điện có sáng thật, nhưng ở một mình trong ngôi đình rộng, bao quanh đình là đồng ruộng, cây cối, ngay cả trong khuôn viên của đình cũng có mấy bụi trúc khá rậm rạp. Ban ngày nhìn thì chẳng sao, giờ tối đến, nhìn cái gì cũng thấy ghê rợn. Mỗi lần gió thổi qua, mấy bụi trúc lại xôn xao, xào xạc, cành lá rung chuyển, dưới ánh đèn điện, bóng của chúng đổ xuống đưa qua đưa lại giống hệt bóng người đang lắc lư.

Không dám nhìn về phía đó, Sửu quay mặt đi chỗ khác. Cứ được một lát thì gió lại ngừng thổi. Nhưng tiếng gió dừng thì tiếng ếch nhái bên ngoài ruộng lại vang lên ồm ộp. Đem theo cả cái đồng hồ báo thức bằng nhựa, tròn tròn to bằng lòng bàn tay đã cũ. Được một lúc Sửu lại nhìn vào xem mấy giờ rồi, lúc Sửu ra đây là 7h tối, ngồi bao nhiêu lâu, cảm tưởng thời gian phải trôi nhanh lắm rồi mà nhìn lại, đồng hồ bây giờ mới chỉ đến 8h tối. Nghĩa là mới trôi qua 1 tiếng, Sửu nuốt nước bọt lẩm bẩm:

- - Trời đất ơi, giờ mới 8h thì bao giờ mới đến sáng ngày mai.

Đương nhiên la Sửu nghĩ chỉ cần ngủ một giấc là sáng, nhưng khổ nỗi, ở nhà nghĩ vậy, nhưng ra đến đây nằm mãi cũng không ngủ được. Thò thò vào cái túi đựng chăn, đang định lấy cái chăn ra đắp thì Sửu mò thấy cái gì đó cưng cứng, Sửu ồ lên:

- - Mèng ơi, suýt quên....Chậc chậc, đây rồi, có cái này thì ngủ ngon luôn.

Sửu lôi trong chăn ra một chai rượu chừng nửa lít, sớm ở nhà, lúc cho chăn vào trong túi là Sửu đã găm thêm chai rượu đem theo rồi. Ra đến đình, nhìn đâu cũng hoang mang nên Sửu quên mất. Càng về khuya thì trời lại hơi se se lạnh, sẵn hai củ khoai vợ bảo cầm theo chống đói, Sửu đem khoai ra nhậu với rượu luôn.

Có tí tửu vào người nó ấm hẳn lên, mà công nhận phải nói rượu đúng là tinh hoa của con người. Làm hớp đầu tiên thấy nóng nóng, làm hớp thứ hai lại thấy cay cay, êm êm.....Cứ thế Sửu uống hết chai rượu lúc nào không hay, rượu vào, ban nãy mấy cái bụi trúc còn khiến Sửu sợ, bây giờ nhìn những cành trúc bị gió đưa qua, đưa lại Sửu lại thấy vui mắt, tiếng ếch nhái kêu khi nãy Sửu thấy ồn ào, bây giờ thì lại thấy vui tai, sao lo lắng, sợ hãi khi nãy theo men rượu bay biến hết. Mắt hoa hoa, người lâng lâng, nhìn đâu cũng quay cuồng....Đúng là rượu vừa ngon lại còn vừa nặng, tang rượu này bình thường ở nhà Sửu chỉ làm vài chén, hôm nay chơi hết cả nửa lít, bảo sao mà không phê.

Nhưng phê tốt, ngồi thêm lúc nữa thì Sửu lăn quay ra luôn trước hiên đình ngủ say như chết, thân hình vạm vỡ như con trâu, Sửu vừa ngủ vừa ngáy chẳng biết trời đất gì luôn.

Cho đến nửa đêm, Sửu vẫn đang ngủ, tiếng ngáy vẫn chưa bị trật một nhịp nào. Nhưng đột nhiên, cái bóng đèn treo ngoài sân đình bỗng nhiên chớp tắt liên tục...

" Xoẹt....xoẹt...rẹt...rẹt..."

" Phụp "

Bóng đèn tắt ngúm, bốn xung quanh tối đen như mực bởi lúc này đã là nửa đêm, khi nãy gió vẫn còn hiu hiu thổi thì giờ đây cũng yên lặng, tiếng ếch nhái, côn trùng tất cả cũng im bặt.

" Khò.....Khò.....Khò..."

Âm thanh duy nhất đang vang lên trong màn đêm lúc này là tiếng ngáy của Sửu. Không gian tĩnh lặng một cách bất thường.

" Tích...Tắc...Tích...Tắc. "

Cái đồng hồ đặt ngay bên cạnh đầu Sửu đang nhích dần từng kim giây rồi trong khoảnh khắc, khi cả kim giờ và kim giây cùng dừng lại ở con số 12 thì đồng hồ bỗng dưng ngừng chạy.

Sửu cũng không còn ngáy nữa, tiếng ngáy của Sửu đột nhiên dừng lại. Không biết do đâu, hay là do dù đang ngủ nhưng Sửu cũng cảm nhận được sự thanh vắng của không gian xung quanh hay sao mà đang ngủ say, Sửu giật mình mở to mắt rồi lập tức ngồi bật dậy.

Điều đầu tiên Sửu thấy đó chính là mọi thứ đều im lìm một cách đầy ghê rợn. Nhưng không, sự tĩnh lặng đó đang dần bị phá vỡ bởi những tiếng cười cứ mỗi lúc một to dần:

" Hi....hi....hi......Hi....hi...hi "

Sửu nuốt nước bọt, không dám cả thở mạnh, Sửu cố nghe rõ lại một lần nữa có đúng là có ai đó đang cười hay không..?

" Hí....hí....hí.....Hi....hi....hi.."

Lần này tiếng cười đã vang hơn, rõ hơn, có cảm giác gần hơn nhưng nhìn thẳng ra phía cổng đình làng thì chẳng thấy có ai cả, bên ngoài tối đen như hũ nút.

Và rồi, đến lần thứ 3 thì Sửu không còn nghi ngờ gì nữa, đúng là có người đang cười, mà không phải chỉ có 1 người, có ít nhất là ba điệu cười khác nhau đang vang lên, mà đều là tiếng cười của trẻ con, cứ như thể có một đám nhóc đang chạy nhảy, chơi đùa với nhau vậy.

" Tích...tắc "

Tiếng kim đồng hồ chạy khiến cho Sửu giật mình, đã hơn 12h đêm. Nửa đêm, nửa hôm, trẻ con nào lại nô đùa trong làng như vậy cơ chứ, tiếng cười đó phát ra ở khoảng khu vực giếng làng phía trước cổng đình.

" Bắt....tớ....đi.....Tớ...ở...đây...nè..."

" He...he...he....He....he...he..."

Không chỉ có tiếng cười mà Sửu còn nghe rõ có cả tiếng nói nữa, đích thị là giọng trẻ con. Toàn thân Sửu bắt đầu run lên rồi nổi da gà, Sửu tự hỏi:

- - Chẳng....lẽ....là....ma.....?

Ma thì ai cũng nghe, nhưng nhìn thấy ma thì hầu như chẳng ai nhìn thấy. Tiếng cười với giọng nói đó phát ra ở khu vực giếng. Sửu đang rất sợ, sợ đến độ run cầm cập luôn. Nhưng trong một thoáng suy nghĩ, Sửu lại thắc mắc, nếu lỡ như ngoài đó có con cái nhà ai thật thì sao...? Mặc dù suy nghĩ này hơi bất thường, nhưng không phải là không thể, nhà quê, trong làng có những hộ đẻ đến 3-4 đứa, bố mẹ chúng nó có người hay đi soi đêm để câu ếch, bắt chim. Lỡ đâu nhà nào bố mẹ đi rồi bọn trẻ con lại bỏ ra ngoài chơi thì sao...? Chứ ma sao lại nói tiếng người rõ thế được chứ, mặc dù vô cùng sợ, nhưng cứ nghe thấy tiếng cười khúc khích, rồi tiếng đùa nghịch phía bên ngoài đình là Sửu lại thấy bồn chồn.

Nén lại nỗi sợ, Sửu cầm đèn pin đứng dậy quyết định đi ra phía giếng làng xem sao. Có lẽ do rượu một phần, cũng do tò mò, lo lắng nên Sửu quên mất lời mà thầy Lương dặn lúc chập tối:

" Nhớ ban đêm, đừng bước chân ra khỏi khuôn viên của đình "

Sửu lia đèn pin đi ra, đình làng cách giếng không xa, chỉ đi một đoạn là đến. Càng đi đến gần giếng thì tiếng cười lại càng rõ hơn.

Nhưng khi Sửu dừng lại ngay chỗ giếng làng thì không còn nghe thấy bất cứ một âm thanh nào cả. Bốn bề tối om, Sửu chiếu đèn pin vào thành giếng, không có ai, nhưng khi đèn pin lia cao hơn một chút đến gốc cây lộc vừng thì Sửu tá hỏa giật nảy mình, đang đứng úp mặt vào gốc cây là một cô bé chừng mười 13-14 tuổi, tóc thả dài nhưng rối bù xù, nó mặc một bộ quần áo vừa bẩn lại vừa rách phải vá nhiều chỗ.

Còn chưa biết mình gặp người hay ma thì Sửu nghe thấy tiếng con bé đang đếm:

- - 1.....2.....3......Nhìn.....thấy.....rồi.....nhé....he....he....he....
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 38: Khoảnh khắc trước Chính ngọ


Sửu lạnh cóng hết cả người, vì đứa bé úp mặt vào gốc cây nên không biết được nó là con nhà ai, nhưng khi nãy trong đình, Sửu nghe thấy có mấy điệu cười khác nhau, nhưng giờ ra đến đây thì chỉ có một đứa bé gái. Sửu soi đèn pin vào người nó rồi run run hỏi:

- - Này....này....cháu...là con cái...nhà ai...đấy...? Nửa...nửa đêm...còn ra...đây làm...gì...?

Mặc cho ánh đèn pin soi phía sau lưng, đứa bé gái vẫn úp mặt vào gốc cây, Sửu nói xong thì nó lại cười:

- - Hi...hi...hi....Thấy....rồi...nhé....Hi...hi...hi...

Nuốt nước bọt, đêm khuya thanh vắng, đứng ngay cái giếng hôm qua mới có người chết đuối, giờ lại xuất hiện một đứa bé gái chơi trốn tìm dưới gốc cây lộc vừng, hỏi nó không đáp mà chỉ cười. Sửu thấy không ổn, mà đúng là mọi thứ đã không ổn từ lúc bóng đèn trong đình làng chập choạng rồi vụt tắt rồi mới đúng. Sửu lùi dần dần lại từng bước một, Sửu vừa lùi vừa nhìn vào đứa bé gái, nó vẫn đứng im úp mặt vào gốc cây không hề di chuyển. Vô tình Sửu bước hụt, tay cầm đèn pin hẫng lên cao khiến cho ánh đèn soi thẳng lên cành lá um tùm của cây lộc vừng.

Và rồi, Sửu hét toáng lên xong quay lưng, ba chân bốn cẳng bỏ chạy trối chết. Khi ánh đèn pin soi lên cây lộc vừng, Sửu nhìn thấy đang ngồi vắt vẻo trên cành cây, núp núp sau những tán lá phải có đến 3 đứa trẻ con không mặc quần áo, nước da tái nhợt, dưới ánh sáng của đèn pin, những cặp mắt của chúng đỏ lòm đang nhìn chăm chăm vào Sửu.

- - Ma....ma.....cứu....tôi...với...Hộc....hộc...hộc...

Quá sợ hãi, Sửu vừa chạy vừa kêu cứu, Sửu chạy đến tuột cả dép nhưng không dám quay lại nhặt, bởi Sửu càng chạy thì tiếng cười khúc khích của bọn trẻ con lại như đang ở ngay phía sau lưng của Sửu:

" Hi...hi...hi.....đứng....lại....hi...hi.hii"

" He..he....he...tìm...thấy...rồi...nhé...."

Sửu toát mồ hôi lạnh, ướt hết cả cái áo mặc dù nửa đêm trời se lạnh chứ không hề nóng bức. Quãng đường từ đình ra giếng giờ đây cảm tưởng Sửu chạy mãi không hết, đến lúc này Sửu mới nhớ ra lời thầy Lương dặn là dù có chuyện gì cũng không được rời khỏi khuôn viên đình làng, chập tối, thầy Lương còn dặn thêm đình làng là nơi thờ cúng cả trăm năm nay, dù làng đang gặp nhiều chuyện nhưng trong đình vẫn là nơi linh thiêng, ma quỷ không dám bén mảng lại gần. Bây giờ chỉ cần chạy được vào đến trong đình là Sửu thoát được nỗi ám ảnh khủng khiếp này, ít nhất là Sửu nghĩ vậy.

Nhưng không, ma quỷ thì ai cũng đã được nghe nhiều, nhưng đâu ai biết hình dáng của chúng ra sao. Ngay khi nhìn thấy cổng đình, chỉ còn vài bước chân nữa thôi là Sửu có thể chạy được vào trong sân thì đột nhiên Sửu đứng khựng lại. Vừa có gì đó bám chặt lấy hai bàn chân của Sửu, nhìn xuống dưới Sửu không dám hét lên bởi cái thứ nặng trịch đang bám lấy Sửu chính là hai đứa trẻ con, chẳng biết chúng đã bám từ bao giờ, nhưng lúc này chúng đang nằm nhoài dưới mặt đất, hai tay túm chặt lấy chân Sửu. Chúng nhìn Sửu bằng ánh mắt đỏ lòm rồi nhe cái miệng trắng ởn ra cười man dại:

" He he he....He...he he..."

" Bắt..được...rồi...nè.....He..he...he...."

Sửu rất khỏe, nhưng giờ đây toàn bộ cơ thể không nhúc nhích được, chân như đeo chì nặng trĩu, Sửu nhớ mình có đeo lá bùa ngũ sắc, mà theo thầy Lương nói chỉ cần đeo tấm bùa đó, ma quỷ sẽ không quấy rầy được Sửu, nhưng không, lúc này nhìn lại, cổ tay Sửu không có lá bùa nào cả. Có lẽ khi nãy uống rượu say rồi nằm lăn ra ngủ, lá bùa đã vô tình rơi ra mà Sửu không hề hay biết.

Bọn trẻ ma kia từ từ leo lên người Sửu, chúng trườn bên này, rồi vắt sang bên nọ, Sửu muốn kêu cứu nhưng không thể nói, cổ họng cứ như đang bị bóp chặt, đến hơi thở cũng mỗi lúc một khó hơn, hai đứa trẻ ma bò lên đến vai của Sửu thì ngồi mỗi đứa một bên, vung vẩy đôi bàn chân nhợt nhạt, chúng cười đùa rồi mỗi đứa một bên bóp chặt lấy phần cổ của Sửu rồi siết mạnh, Sửu bắt đầu thấy đau và khó thở, nhưng lại không thể lên tiếng. Thứ mà Sửu nghe được lúc ấy chỉ là tiếng cười văng vẳng hai bên tai.

" Hi....hi...hi..."

" He...he...he..."

Ánh mắt Sửu dần mờ đi, mặt tím tái lại vì không thở nổi, trong khi trợn ngược mắt, chảy nước dãi, Sửu nhìn thấy đứa bé gái đứng ở hốc cây lộc vừng khi nãy đang ở trước mặt mình, mái tóc của nó xõa kín khuôn mặt. Nó đang đưa tay lên đặt tay của nó vào bụng của Sửu.......Nhưng rồi Sửu cứ thế lịm đi cho đến khi mất hẳn ý thức, tiếng cười, giọng nói không còn nữa, điều cuối cùng mà Sửu cảm nhận được chính là cảm giác như cơ thể nhẹ tênh như đang bay lơ lửng trên không trung.......

[........]

- - Thằng cha này ngủ say thế, này, dậy, dậy đi....

Một người trong đội thợ ngày hôm qua vừa lay người Sửu vừa gọi, Nhưng Sửu vẫn nằm im không có biểu hiện gì là sẽ tỉnh. Ông Vọng thấy vậy hỏi:

- - Vẫn chưa gọi dậy được à..?

Lực mới tiến lại hiên đình, ngay chỗ Sửu nằm, cầm chai rượu đã cạn sạch đưa lên mũi ngửi ngửi, Lực nói:

- - Ông này hôm qua chắc uống rượu say nên ngủ giờ gọi còn không chịu dậy.

Dự cảm có chuyện không lành, thầy Lương ngồi xuống nhìn kỹ gương mặt của Sửu, Sửu vẫn đang thở, nhưng có điều hơi thở không đều, thầy Lương khẽ cau mày khi nhìn thấy lá bùa ngũ sắc chiều tối ngày hôm qua đưa cho Sửu đang nằm bên ngoài mép chiếu. Nhận ra điều gì đó bất ổn, nhưng không để mọi người lo, thầy Lương nói:

- - Cậu ta say rượu rồi, thôi giờ mọi người chuyển máy bơm ra bên ngoài giếng rồi đặt ống dẫn nước vào trong bể này. Cũng may bể chứa đã khô, mọi người làm việc nhớ cẩn thận, đeo găng tay, mặc áo mưa để tránh bị nước giếng bắn vào người. Khi nào mọi thứ đã xong xuôi mới được bơm nước.

Lực cùng những người khác vâng dạ rồi chuyển đồ từ trong đình ra ngoài giếng, còn lại thầy Lương, ông Vọng và Sửu......Ông Vọng cũng định đi thì thấy thầy Lương hạ tay nảy xuống rồi lấy ra một bộ đồ nghề châm cứu, chọn lấy một cây kim mảnh, thầy Lương day day vào phần trán của Sửu rồi châm cây kim vào chính giữa ấn đường.

Khẽ xoay nhẹ cây kim 3 vòng, tiếp đó thầy Lương rút kim ra, từ ấn đường của Sửu nơi vị trí vừa bị kim đâm vào liền chảy ra một giọt máu đen xì, chưa dừng lại ở đó, thầy Lương tiếp tục nặn máu đen từ ấn đường ra cho đến khi máu đó chuyển thành màu đỏ thầy Lương mới dừng tay lại.

Lau máu chảy ra, thầy Lương khẽ gật đầu, thấy vậy ông Vọng vội hỏi:

- - Có...có chuyện gì vậy thưa thầy...?

Thầy Lương đáp:

- - Đêm qua chắc hẳn đã xảy ra chuyện gì đó, cậu ta không phải say rượu mà ngủ đâu. Nhìn kỹ khuôn mặt cậu ta, tôi thấy ấn đường có một vệt đen như sợi chỉ kéo dài tới tận đỉnh đầu. Không hiểu tại sao cậu ta lại bị tà ám khiến cho chướng khí xâm nhập vào cơ thể. Tuy không ảnh hưởng tính mạng nhưng nếu không trục tà khí ra khỏi cơ thể thì phải 2 ngày nữa cậu ta mới có thể tỉnh lại, sau đó cơ thể sẽ mệt mỏi, có thể dẫn đến ốm đau, bệnh tật. Nhưng đừng lo, tôi đã giúp cậu ấy xong rồi, sẽ tỉnh lại ngay thôi. Máu đen tôi vừa lấy ra từ ấn đường của cậu Sửu chính là tà khí xâm nhập vào cơ thể. Sẽ tỉnh lại ngay thôi....

Ông Vọng lo lắng hỏi tiếp:

- - Chẳng phải thầy đã cho cậu ấy lá bùa rồi cơ mà...?

Thầy Lương nói:

- - Bác trưởng làng nhìn kìa, lá bùa nằm ngoài mép chiếu. Đêm qua cậu ta không giữ bùa trong người. Còn nữa, lòng bàn chân của cậu ta lấm bẩn, là loại đất đường, ở đây chỉ có 1 chiếc dép, nếu tôi đoán không nhầm, đêm qua cậu Sửu này đã đi ra khỏi đình. Cậu ta không nghe lời dặn, và đã gặp phải điều gì đó. Nhưng may mà vẫn giữ được tính mạng.

Vừa lúc đó thì Sửu dần dần mở mắt, nhìn thấy thầy Lương và ông Vọng, Sửu ngồi bật dậy, nhưng đầu óc vẫn còn choáng váng, Sửu ú ớ:

- - Thầy Lương....Bác trưởng làng...? Tôi vẫn...còn...sống...?

Thầy Lương mỉm cười:

- - Yên tâm, cậu vẫn còn sống....

Sửu giật mình nhớ lại toàn bộ truyện đêm qua, vừa lúc đó có một người đi vào trong gọi ông Vọng ra xem mọi thứ chuẩn bị đã được chưa để còn bật máy bơm. Sửu hoang mang định kể luôn mọi chuyện với thầy Lương, nhưng bị thầy ngăn lại:

- - Đừng vội, mọi chuyện để sau, trước mắt chúng ta phải tập trung làm cho xong công việc hôm nay đã.

Bước ra ngoài giếng, máy bơm, đường ống dẫn, tất cả đều đã lắp đặt xong xuôi, bây giờ chỉ cần khởi động là bắt đầu bơm nước từ giếng vào cái bể chứa ở giữa sân đình. Trước khi chuẩn bị bơm, Lực thắc mắc:

- - Thầy Lương này, liệu bể chứa có đủ để chứa lượng nước giếng hay không...? Mặc dù chúng ta xây một cái bể khá lớn, nhưng tôi e là....

Thầy Lương mỉm cười:

- - Đừng lo, sẽ ổn thôi....Giếng này không quá sâu, chỉ khoảng 4 trượng. Nhưng do giếng chưa bao giờ cạn nước, lại là giếng làng, được coi là nơi linh thiêng nên chưa ai từng nghĩ đến việc sẽ xuống đáy giếng, hay đo độ sâu của giếng. Điều này tôi đã hỏi bác trưởng làng rồi. Và tôi cũng đã đo đạc chính xác độ sâu của giếng. Căn cứ vào mực nước trong giếng hiện nay thì bể chứa có thể chứa được toàn bộ lượng nước trong giếng.

Ông Vọng bất ngờ hỏi:

- - Thầy đã đo độ sâu của giếng từ lúc nào vậy...? Và đo bằng cách nào..?

Thầy Lương cười rồi trả lời:

- - Ban đầu tôi cũng nghĩ giếng sẽ rất sâu, việc đo đạc cũng rất đơn giản, tôi dùng một cuộn dây mảnh chuyên dụng, trên dây đã có đánh dấu từng trượng. Khi đo giếng tôi chỉ cần cột một hòn đá vào dây sau đó thả xuống giếng. Khi nào đá chạm đáy giếng, dây không thả được nữa sẽ nổi lên mặt nước. Căn cứ vào vạch đo trên dây tôi biết được giếng này sâu bao nhiêu. Từ đó tính toán việc xây bể chứa sao cho phù hợp.

Nghe đến đây thì ông Vọng cũng như Sửu với Lực phải cảm thấy nể phục thầy Lương thêm bội phần. Mọi việc thầy Lương làm đều có tính toán cẩn thận, chi li, tỉ mỉ chứ không phải làm bừa, làm bãi. Mọi thứ đều đã yên tâm, trước khi bơm nước, thầy Lương dặn dò mọi người:

- - Sau khi giếng cạn nước, mọi người lập tức ra về. Tôi với bác trưởng làng sẽ ở lại, việc hóa giải bùa yểm trấn giữ long mạch rất nguy hiểm, mọi người ở đây không tránh khỏi ảnh hưởng, nếu không may xảy ra chuyện gì sẽ khiến tôi phân tâm không thể tiếp tục được.

Dĩ nhiên tất cả đều đồng ý, nếu không phải vì làng thì chẳng ai muốn bén mảng ra đây cả. Tiếng máy bơm được khởi động, mọi người hồi hộp chờ đợi, và rồi, nước từ trong giếng bắt đầu theo đường ổng chảy vào bể chứa trong sân đình.....Ông Vọng khẽ nở một nụ cười, gương mặt vẫn lộ ra những nét đầy lo lắng, nhưng ông đã chuẩn bị tinh thần. Ông đưa mắt ngắm nhìn mọi thứ xung quanh, ông nhìn vào ngôi đình gắn bó từ thuở nhỏ, ông nhìn giếng nước, nhìn cây lộc vừng đã bắt đầu xuất hiện một vài chiếc lá héo úa, ông nhìn cánh đồng, ông phóng ta tầm mắt nhìn về hướng con đường với hai bên là những rặng tre xanh mướt dẫn về ngôi nhà của ông....bởi chỉ một khoảng thời gian nữa thôi, có thể sau đây ông không còn được nhìn thấy những thứ đó nữa.

Và ông nhớ đến cậu con trai đi làm ăn xa của mình.......Nước mắt ông khẽ rơi xuống nghẹn ngào.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,143
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 39: Thiên kiếp


Mọi việc diễn ra rất suôn sẻ, khi nước giếng đã được bơm lên gần cạn cũng là lúc trời chuyển dần về trưa. Sửu chạy lại thông báo:

- - Thưa thầy, chỉ còn một chút nữa thôi là cạn tới đáy rồi.

Thầy Lương bước lại gần giếng rồi nhìn xuống, đúng là đã gần cạn, thầy Lương nói:

- - Cậu nói với mọi người cũng đã đến trưa, mọi người quay về nhà nghỉ ngơi. Việc còn lại ở đây cứ để tôi lo liệu.

Sửu có phần ngập ngừng:

- - Nhưng chỉ có thầy và trưởng làng liệu có ổn không ạ...?

Thầy Lương gật đầu:

- - Đừng lo lắng, tôi đã có dự liệu.

Qua những việc đã xảy ra, được chứng kiến cách mà thầy Lương làm việc, giờ nghe thầy nói như vậy Sửu cũng không dám hỏi gì thêm. Thông báo với những người khác ra về để cho thầy còn liệu sự, mọi người về hết, lúc này chỉ còn thầy Lương và ông Vọng.

Thầy Lương nhìn ông Vọng nói:

- - Bác trưởng làng vẫn quyết định không muốn cho ai biết việc bác làm để cứu cả làng sao...?

Ông Vọng trả lời:

- - Điều đó đâu có quan trọng bằng việc làng Văn Thái sẽ bình yên trở lại. Có những chuyện tốt nhất nên giấu kín thì vẫn hơn. Tôi cũng không muốn người dân phải lo lắng thêm một điều gì nữa. Dẫu sao, việc này cũng là do họ Cao gây ra, tôi là con cháu của Cao Gia, tôi phải có trách nhiệm chuộc lại lỗi lầm.

Chỉ còn vài phút nữa là đúng chính ngọ, thầy Lương đã buộc sẵn một sợi thừng vào gốc cây lộc vừng. Chỉ đợi đến giờ, ông Vọng sẽ đu theo sợi thừng để xuống đáy giếng. Mọi công tác chuẩn bị đã xong, nhìn xuống giếng, thầy Lương hỏi lại ông Vọng một lần nữa:

- - Bác trưởng làng đã nhớ kỹ những gì tôi dặn rồi chứ...? Việc hóa giải bùa yểm này trông cậy tất cả vào bác.

Ông Vọng mỉm cười:

- - Thầy yên tâm, tôi sẽ thành công.....Chỉ có điều, nếu tôi nằm xác dưới đó, cảm phiền thầy đứa xác tôi lên chôn cất nhé.....Ha ha ha.

Mặc dù chuẩn bị đưa bản thân vào nguy hiểm, nhưng ông Vọng lại cười rất sảng khoái. Đúng chính ngọ, ông Vọng đu dây xuống đáy giếng một cách thoăn thoắt nhờ vào những gờ đá nhô ra trong lòng giếng.

Khi ông Vọng vừa đặt chân chạm vào đáy giếng thì bầu trời bên trên bỗng chuyển âm u mặc dù trước đó còn đang nắng. Điều này cũng khiến ông Vọng cảm thấy bất an, vì trời đất bỗng dưng tối lại nên dưới này ông Vọng không nhìn rõ được gì cả. Tuy nhiên, khi xuống giếng, ông Vọng cũng đã cẩn thận đội một chiếc đèn pin đeo đầu đầu. Khi nãy nước đã được bơm cạn, nhưng giờ những mạch nước ngầm tiếp chục chảy ra. Quả đúng như lời thầy Lương nói, nước giếng đối với người hay gia cầm, gia súc rất độc, nhưng đối với ông Vọng thì nó không ảnh hưởng gì cả.

" Hòn đá có hình đầu lâu "

Ông Vọng soi đèn rồi cúi xuống nhìn kỹ từng hòn đá lởm chởm, nhấp nhô bên dưới đáy giếng.

" Ùng....Ùng....Ùng..."

Trời nổ sấm khan, mây đen kéo đến mù mịt, gió bắt đầu thổi mạnh. Thầy Lương ngồi xếp bằng ngay dưới gốc cây lộc vừng, mặc kệ sấm động, gió lớn, ông vẫn nhắm mắt bình thản chờ đợi.

" Xoẹt...Xoẹt.....Xoẹt "

" Uỳnh "

Trời không mưa, nhưng giữa bầu trời xám xịt ấy, một tia sét xẻ dọc không trung lóe lên sáng lòa.

Đứng dưới giếng mà ông Vọng cũng còn nhìn thấy tia sét đánh ngang bầu trời. Sau ánh sét lóe lên, ông Vọng sững sờ khi ông nhìn thấy, ngay trước mặt mình là một hòn đá rõ hình cái đầu lâu người hiện ra. Mặc dù chỉ mới đây thôi, nó chỉ là một hòn đá tảng bình thường. Khi hòn đá có hình đầu lâu hiện ra thì nước từ mạch nước ngầm cũng ngừng chảy, bốn bề tĩnh lặng một cách đáng sợ. Mặc dù bên trên, trời đang nổi giông gió, sấm chớp ầm ầm, nhưng dưới đáy giếng, ông Vọng như đang ở trong một khoảng không gian khác, mọi thứ xung quanh ông như đang ngưng đọng, kể cả là thời gian.

Trước mặt ông Vọng, trên hòn đá đầu lâu đang dần nổi lên một chữ màu đen, chính là chữ " 高" mà thầy Lương đã cho ông xem trước đó.

" Gõ vào hòn đá 3 lần "

" Cộc...Cộc...Cộc.."

Ông Vọng dùng tay khẽ gõ 3 lần vào hòn đá đầu lâu, ngay lập tức, tảng đá bắt đầu nứt ra rồi vỡ làm đôi, chia hòn đá đầu lâu làm hai nửa tách sang hai bên.

" Uỳnh.....Uỳnh..."

" Ào....Ào...Ào..."

Ngay khi hòn đá đầu lâu bên dưới đáy giếng vỡ ra thì bên trên mặt đất, giông gió thổi như vũ bão, trời cuộn mây đen, sấm động, chớp giật rung chuyển cả mặt đất.

" Vù....Ù....Ù....Vù...."

Cây lộc vừng bị gió thổi tưởng chừng như chao đảo, cành lá bị gió vặn kêu răng rắc. Lúc này thây Lương mởi mở mắt, ông nhìn lên bầu trời, trên trời tính từ miệng giếng hắt lên, mây ở đó đang cuộn vào nhau như những cơn sóng, trong những đám mây đen kịt ấy thi thoảng lại chớp lóe ánh sét sáng rực.

Thầy Lương nuốt nước bọt, ông đổ mồ hôi hột, thời tiết biến chuyển cuồng nộ như thế này đã khẳng định, bên dưới đáy giếng, long mạch bị trấn yểm cả trăm năm qua đang dần xuất hiện. Nhưng thầy Lương không thể ngờ được rằng, việc phá giải bùa yểm lại khiến cho đất trời rung chuyển, kinh thiên động địa đến mức này. Đáng sợ hơn, mọi thứ hình như chỉ mới bắt đầu.

Dưới đáy giếng, khi hòn đá đầu lâu tách ra làm đôi, bên trong tảng đá đích thị là có một đoạn xương, không, nếu như thầy Lương không nói trước đó là xương thì ông Vọng cũng không biết được. Vì đoạn xương này có màu đen kịt, đoạn xương cắm thẳng xuống đáy giếng, chỉ nhô lên một khúc nhỏ bằng 2 đốt tay. Đó chính là xương sườn của Cao Côn, người đã yểm bùa giấu đi long mạch của vùng đất này, cũng chính là ông nội của Cao Luân ( tên thật của ông Vọng).

" Chỉ có người của Cao Gia mới có thể thấy được đá đầu lâu và cũng chỉ có dòng dõi Cao Gia mới nhìn thấy được đoạn xương sườn của người trấn yểm, và cũng chỉ có máu của dòng họ Cao mới phá được bùa chú này. "

" Nhỏ 3 giọt máu của trưởng làng vào đoạn xương đó, khi máu thấm hết vào đoạn xương mới được nhổ nó lên "

Những lời thầy Lương dặn dò ông Vọng vẫn nhớ không quên một từ, lấy trong túi ra một con dao lam nhỏ đã đem theo từ trước, ông Vọng dùng dao lam cứa đầu ngón tay trỏ của mình rồi nhỏ máu vào khúc xương đen kịt đang cắm vào đáy giếng kia. Máu nhỏ đến đâu, đoạn xương như hút hết đến đó và rồi nó chuyển từ màu đen sang màu ngà ngà vàng. Khi giọt máu thứ 3 nhỏ xuống, đoạn xương đó không còn là màu đen nữa.

" Người rút đoạn xương đó lên sẽ bị rút ngắn tuổi thọ "

Ông Vọng nhắm mắt, ông đã chuẩn bị tinh thần từ trước, lúc này ông nhớ tới bố mẹ của mình, ông nhớ tới những năm tháng sống và lớn lên trên mảnh đất này, ông nghĩ tới người vợ quá cố, và cuối cùng hình ảnh cậu con trai ông hiện lên trong đầu.

Ông Vọng mỉm cười rồi khẽ nói:

- - Ít nhất thì Cao Gia vẫn không tuyệt tự. Cảm ơn trời cao đã cho Cao Gia một con đường sống. Mạng sống của tôi hi vọng sẽ đổi được bình yên cho làng Văn Thái.

Dứt lời, ông Vọng đưa tay nắm chặt lấy đoạn xương của Cao Côn dùng để trấn yểm long mạch, ngửa mặt lên nhìn trời cao, bầu trời qua miệng giếng vẫn đen xì, đen kịt. Ông Vọng nhổ mạnh đoạn xương đó ra khỏi đáy giếng.

Ngay khi đoạn xương được rút ra, không gian tĩnh lặng khi nãy biến mất, lúc này ông Vọng có thể nghe thấy tiếng sấm chớp, tiếng gió đang thổi rất mạnh, mạch nước ngầm tiếp tục chảy trở lại, nhưng không chảy rò rỉ như khi nãy nữa, nước dưới đáy giếng tràn ra rất nhiều.

" Uỳnh...Uỳnh....Uỳnh "

Phía bên trên, dưới gốc cây lộc vừng, thầy Lương giật mình mở mắt, một cảm giác khác lạ vừa lướt qua khiến ông rùng mình, nổi da gà.

" ̀m... ̀m.... ̀m "

Thầy Lương khẽ nói:

- - Thành công rồi...

" Xoẹt....Uỳnh...."

Khi thầy Lương vừa dứt lời thì đám mây đen đang cuộn sóng trên bầu trời nơi miệng giếng đã đánh thẳng xuống giếng một tia sét long trời lở đất. Tia sét đánh thẳng xuống giếng khiến cả khu vực này bị rung chuyển.

Thầy Lương há hốc miệng, ông tròn mắt sững sờ, toàn thân ông run lên bởi dưới giếng ông Vọng vẫn đang ở đó. Thầy Lương rảo bước đi đến miệng giếng, miệng ông run run nói:

- - Chẳng....lẽ...đây...đây....chính là....thiên...kiếp...giáng...xuống trừng phạt....

Nhìn xuống giếng, nước giếng đang cuồn cuộn dâng lên một cách nhanh chóng, thầy Lương hét lớn:

- - Bác trưởng làng....

Nhưng trong dòng nước đang dâng lên cao đó, không thấy ông Vọng đâu cả.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom