Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Giếng Thở Than

Giếng Thở Than
Tác giả: Montague Rhodes James
Tình trạng: Đã hoàn thành

--- oOo ---


Dịch giả: Lê Nguyệt Áng

Giếng thở than là tập truyện ngắn kinh dị của M.R James bao gồm 30 tác phẩm. Các tác phẩm này được chọn lọc từ nhiều tập truyện khác nhau của nhà văn như Những truyện ma của những nhà khảo cổ, Thêm truyện ma nữa, Một con ma gầy và những truyện khác... Những câu chuyện kì bí, rùng rợn và hấp dẫn trong bối cảnh cuộc sống đời thường chủ yếu được một nhân vật xưng “tôi” kể lại bằng giọng điệu khách quan và không có lời bình luận. Các tác phẩm như “Còi ơi, ta sẽ đến với mi, chú bé của ta”, Quăng các chữ Runes, Phòng số mười ba, Vườn hồng… là những truyện ngắn nổi tiếng của tác giả.

Đó là cái giếng hoang nằm giữa cánh đồng cỏ suốt hơn 10 năm chẳng có bóng người hoặc con vật nào dám tới gần. Vì dưới giếng thường có tiếng than thở nỉ non vọng lên vào đêm đêm. Ngay ban ngày, thỉnh thoảng, những người chăn cừu bạo gan thấy bóng của bốn người: một đàn ông và ba phụ nữ, khi ẩn khi hiện, lảng vảng quanh giếng. Họ xuất hiện thường sau bốn giờ chiều và theo bốn con đường mòn uốn lượn quanh các bụi cây gai dẫn đến một vài gò nho nhỏ có lùm cây cao phủ lên miệng giếng. Gió rì rào như đưa họ là đà hổng đất đến gặp nhau. Họ nói gì chẳng ai nghe ai hiểu. Xa xa văng vẳng lại tiếng khóc, mà có lẽ, vọng lên cùng lúc với nước mắt của họ. Họ khóc vì những chuyện không may gặp phải ngày còn sống? Nơi họ đứng được cậu Stanley quan sát từ trên đỉnh đồi cao, lúc cậu đang nghỉ hè, cắm trại và tắm nắng; nhưng cậu chỉ thấy cái gò ở xa xa chứ không thấy họ. Cậu càng tò mò hơn khi các hướng đạo sinh trong đoàn của cậu được cảnh báo phải tuyệt đối không đến khu vực giếng và cậu lén đi một mình để thử gặp bốn linh hồn kia. Sự vắng mặt của Stanley đã khiến Hope Jones, Wilfred, Algernon, Wilcox phải lặn lội đến "vùng cấm" để tìm và tất cả đã thấy các bóng ma ban ngày. Một cuộc đối mặt với những người của thế giới bên kia diễn ra bất ngờ. Cuối cùng chuyện gì xảy đến? Stanley đã gia nhập hẳn vào thế giới của "những linh hồn chết"? Và "tôi nghe nói hiện dân ở giếng thở than gồm ba phụ nữ, một đàn ông và thêm một cậu bé".
 
Sửa lần cuối:

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1


Montague Rhodes James (1862-1936), hiệu trưởng Đại học Hoàng gia ở Cambridge, là một học giả nổi tiếng về thời Trung cổ, ông cũng là nhà khảo cổ và là một chuyên gia về các tác phẩm ngụy tác Kinh thánh. M.R.James cũng là tác giả của những tập truyện ma kinh điển nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất trong văn học viết bằng tiếng Anh. Về những truyện ma, M.R.James viết chừng bốn mươi truyện (trong đó có nhiều truyện chưa hoàn chỉnh) và in trong các tập như: Những truyện ma của một nhà khảo cổ (1904), Thêm truyện ma nữa (1911), Một con ma gày và những kẻ khác (1919), Cảnh cáo cho kẻ tò mò (1925) và Tuyển tập truyện ma của M.R.James (1931). Trong số đó có những truyện rất nổi tiếng như Quãng các chữ Runes và Còi ơi, ta sẽ đến với mi, Chú bé của ta. James cũng víết các truyện thần tiên cho trẻ em, như cuốn Năm cái bình (1922).

M.R.James sinh tại Goodnestone Parsonage ở Kent năm 1862, địa phận mà cha của ông làm phó giám mục. Từ khi còn nhỏ tuổi, James đã có thiên hướng mê thích sách vở và thường miệt mài nghiền ngẫm những tập sách cổ trên giá thư viện hơn là chơi đùa với những lũ trẻ khác. Khi lên sáu, James ốm nặng vì bị viêm phế quản và, trong khi dưỡng bệnh, cậu đã mong ước được xem cuốn kinh thánh thế kỷ mười bảy bằng tiếng Đức của một người bạn cha cậu, giám mục Ryle. Cuốn sách đã được gửi đến cho cậu và cậu, như được kể lại, đã nhỏm dậy trên giường bệnh, say mê lật giở hết trang này đến trang khác.

Mặc dù là một học giả rất lớn của thời bấy giờ, song hiện nay chính nhờ những truyện ma mà M.R.James được nhớ đến nhiều nhất.

M.R.James được đánh giá là cha đẻ của các thể loại Truyện ma hiện đại, ngay cả những tên tuổi lừng lẫy như J.Sheridan Lefanu hay L.P.Hartley cũng phải xếp đàng sau. Đã có hẳn những tạp chí như Ghosts & Scholars Magazine (Tạp chí Ma và Học giả) chuyên đăng truyện và khuyến khích các học giả nghiên cứu về những tác phẩm của M.R.James.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2: Quyển sách dán ảnh của tu sĩ Alberic


St Bertrand De Comminges là một thị trấn hoang tàn trên những đỉnh nhọn của dãy núi Pyrénées, không xa Toulouse là bao, và càng gần Bagnères-de-Luchon. Cho tới Cách mạng, nó vẫn là địa phận của giám mục và có một nhà thờ được một số khách du lịch tới thăm. Vào mùa xuân năm 1883, một người Anh đã tới cái nơi thuộc thế giới xưa cũ này – tôi khó lòng đồng nhất nó với cái tên "thành phố" vì nó chỉ có chưa đến một ngàn dân. Chàng là người của bảo tàng đại học Cambridge, nay đến Toulouse chỉ để thăm nhà thờ St Bertrand và đã để lại tại khách sạn Toulouse hai người bạn kém say mê khảo cổ học hơn chàng, hẹn họ sáng sớm hôm sau sẽ tới gặp chàng. Đối với họ thì chỉ nửa giờ ở nhà thờ là đủ rồi, sau đó cả ba có thể tiếp tục cuộc du hành theo hướng Auch. Nhưng hôm đó anh chàng người Anh của chúng ta đến khá sớm, dự định sẽ ghi đầy cuốn vở ghi chép của mình và chụp hàng chục tấm ảnh để mô tả tất cả các góc của ngôi nhà thờ kỳ diệu cao sừng sững nổi bật trên ngọn đồi nhỏ Comminges. Để thực hiện đầy đủ ý định trên đây, cần phải độc quyền người giữ nhà thờ suốt ngày mới được! Người giữ nhà thờ, nói cách khác, người cai quản giáo đường (tôi thích cách gọi sau này hơn cho dù nó chưa thật chính xác lắm) được bà chủ khá thô lỗ của quán Chapeau Rouge gửi tới; khi ông ta đến nơi chàng người Anh của chúng ta thấy ngay đây là một đối tượng nghiên cứu thú vị bất ngờ. Không phải là từ vẻ bề ngoài của ông già bé nhỏ, khô khan, mặt mày nhăn nheo, bởi ông ta giống hêt như những người giữ nhà thờ khác ở Pháp, cái hay là ở chỗ ông ta có cái vẻ gì lén lút quái lạ, đúng hơn, như thể bị săn đuổi, bị áp chế, cưỡng bức, lúc nào cũng cứ liếc nhìn phía sau, các bắp thịt ở lưng và vai còng lại, có lẽ chúng liên tục co rút vì bồn chồn, tựa như lo sợ bất cứ lúc nào cũng có thể bị kẻ thù tóm được. Chàng người Anh không hiểu nên xếp ông ta vào loại người bị ảo tưởng ám ảnh hoặc lương tâm tội lỗi cắn rứt, hoặc một ông chồng sợ vợ? Có vẻ như là khả năng cuối cùng, nhưng người ta có cảm giác ông ta sợ một kẻ khủng bố kinh hoàng thì đúng hơn là sợ một bà vợ gây gỗ, lăng loàn.

Tuy nhiên, chàng người Anh (ta hãy gọi chàng là Dennistoun) chẳng mấy chốc chìm đắm trong việc ghi chép và bận rộn với chiếc máy ánh, thỉnh thoảng lắm mới liếc nhìn người giữ nhà thờ. Mỗi lần nhìn ông ta, chàng lại thấy ông ta ở không xa chàng là mấy, đang nép người vào sát tường hoặc thu mình trên một chiếc ghế hoa mỹ chỗ hát kinh. Sau một lúc thì Dennistoun đâm sốt ruột, nghi ngại mình làm ông già mất bữa cơm trưa, hoặc giả ông ta sợ mình xoáy mất cái gậy phép bằng ngà của giám mục nhà thờ St Bertrand này chăng, hay có thể ăn cắp mất con cá sấu nhồi bông bám đầy bụi treo phía trên bình đựng nước thánh? Những nỗi nghi ngại này giày vò chàng.

Cuối cùng chàng nói:

"Ông không về ăn cơm ạ? Tôi hầu như có thể hoàn thành các ghi chép này một mình, ông cứ khoá tôi lại trong nhà thờ này cũng được. Ít nhất tôi cần thêm hai giờ nữa, ông sẽ lạnh đấy".

"Trời ơi!" Người đàn ông bé nhỏ nói, lời đề nghị hình như đã đưa ông ta đến chỗ sợ hãi không tả xiết "ai mà dám nghĩ đến chuyện ấy cơ chứ? Để ông ở lại trong nhà thờ này một mình ấy ạ? Không, không, hai giờ hay ba giờ đối với tôi cũng thế mà thôi. Tôi đã ăn sáng, tôi không lạnh đâu ạ, xin cám ơn ông".

"Vâng, thưa ông thế thì được" và Dennistoun nói một mình "Tôi đã báo trước, nay hậu quả thế nào thì ông chịu lấy".

Chưa hết hai giờ đồng hồ, cái ghế ngồi ở chỗ hát kinh, cây đàn organ to tướng đã long, gãy hết cả, bình phong ngăn nơi ngồi của đội hợp xướng nhà thờ với giám mục John de Mauléon, những tàn tích của thuỷtinh, của thảm cũng như mọi vật trong phòng chứa các của quý đã được xem xét kỹ càng, ông già giữ nhà thờ theo Dennistoun sát gót, thỉnh thoảng lại chạy lung tung như bị cái gì châm đốt mỗi khi nghe thấy những tiếng động lạ phá tan sự yên tĩnh của cả toà nhà rộng lớn trống rỗng; đôi lúc những tiếng động này rất kỳ quặc.

"Có một lần", Dennistoun bảo tôi "Thề với anh tôi nghe thấy một giọng cười như tiếng kim loại ré lên ở tít trên cao tháp chuông". Tôi đưa một cái nhìn dò hỏi về phía người giữ nhà thờ. Môi ông già trắng bệch ra. "Ông ta đấy, đấy, ông ta chứ còn ai nữa, cửa khoá rồi cơ mà".

Ông già chỉ nói thế, hai chúng tôi nhìn nhau suốt một phút ròng.

Một sự kiện nhỏ xảy ra làm Dennistoun hoang mang. Chàng đang xem xét một bức tranh treo ở phía trên bàn thờ, một bức trong loạt tranh minh họa những phép màu của nhà thờ St Bertrand. Bức tranh vẽ những gì chẳng ai giải đoán được, tuy nhiên phía dưới có một câu La tinh như sau:

Qualiter S.Bertrandus liberavit hominem quem diabolus diu volebat strangulare (Làm thế nào thánh Bertrand đã giải thoát được một người đàn ông mà quỷ sứ tìm mãi để bóp cổ)

Dennistoun quay lại nhìn người giữ nhà thờ, mỉm cười định đưa ra nhận xét vui đùa nào đó, nhưng chàng bối rối khi thấy ông này đang quỳ xuống nhìn lên bức tranh với đôi mắt cầu khẩn của người hấp hối, hai tay chắp lại, hai má tràn trề nước mắt. Dĩ nhiên Dennistoun làm như không nhìn thấy gì, tuy nhiên chàng không khỏi nghĩ tới câu hỏi "Tại sao một bức tranh lem nhem như thế mà ảnh hưởng mạnh đến một con người như vậy nhỉ?" Chàng hầu như đã nắm được câu trả lời mấu chốt cho lý do của cái nhìn kỳ lạ cứ làm chàng bồn chồn suốt cả ngày nay. Ông già là người mắc chứng độc tưởng rồi. Nhưng ông ta độc tưởng cái gì mới được kia chứ?

Đã sắp năm giờ chiều, ngày ngắn sắp tàn, nhà thờ ngập những bóng tối, những tiếng động kỳ lạ như tiếng bước chân bị bóp nghẹt cùng những giọng nói xa xôi nghe thấy lúc ban ngày. Nay ánh sáng nhạt nhoà dần khiến chúng càng rõ thêm và xuất hiện liên tục không ngớt.

Người giữ nhà thờ lần đầu tiên tỏ ra vội vã và thiếu kiên nhẫn. Ông ta thở ra nhẹ nhõm khi máy ảnh và quyển vở ghi chép được gói ghém cất đi, ông giục Dennistoun mau mau ra cửa phía tây của nhà thờ, dưới cái chuông.

Lúc này đã đến giờ chuông nguyện buổi chiều. Dây thừng được kéo vài cái, chiếc chuông lớn Bertrand tít trên cao bắt đầu cất tiếng, giọng nó vút lên tới các ngọn thông và xuống thấp dưới các thung lũng, ầm ầm với tiếng suối của núi non, kêu gọi những người đang sống trên những ngọn đồi quạnh hiu hãy nhớ lấy và nhắc lại lời chào của vị nữ thần mà quả chuông gọi là người đàn bà được Ban Phước. Sau đó thì lần đầu tiên trong cả ngày hôm ấy, một nỗi yên lặng sâu xa trùm xuống thị trấn nhỏ, Dennistoun và người giữ nhà thờ ra khỏi nhà thờ.

Tới ngưỡng cửa họ bắt chuyện với nhau.

"Hình như ông có vẻ quan tâm tới những sách hát kinh cổ ở trong phòng để đồ thờ thì phải?"

"Đúng thế. Tôi đang định hỏi ông thị trấn ta có thư viện không?"

"Thưa ông không. Có lẽ trước đây thì có, thuộc tăng hội, nhưng nay chỉ còn là một nơi rất nhỏ…" tới đây có cái gì ngần ngừ làm ông ta không nói nữa, sau đó, hình như ông ta liều lĩnh nói tiếp "Nhưng nếu ông thích chơi sách cổ (amateur des livres) tôi có một quyển có thể khiến ông thích thú. Cách đây không đến một trăm mét".

Lập tức bao giấc mơ mà Dennistoun hằng ấp ủ mong tìm được những bản viết tay vô giá từ những vùng xa xôi chưa ai đặt chân đến của nước Pháp loé sáng lên trong đầu chàng, nhưng rồi sau đó lại tắt ngấm ngay. Biết đâu chỉ là một bản in sách kinh ngớ ngẩn của Plantin khoảng năm 1580? Một nơi gần Toulouse như thế này chẳng lẽ chưa bị các kẻ sưu tầm lùng sục từ lâu rồi sao? Tuy nhiên, không đi là điên, nhỡ ra sau này sẽ ân hận vì từ chối? Thế là họ đi. Trên đường đi, trong óc Dennistoun hiện lại sự ngần ngừ kỳ quặc sau đó đột ngột đi đến quyết định của người giữ nhà thờ, chàng hơi ngượng tự hỏi hay họ bẫy ta tới chỗ bìa rừng nào đó để khử ta, tưởng ta là một người Anh giàu có? Do đó chàng mưu mẹo nói với người dẫn đường – một cách vụng về - rằng chàng đang chờ đợi hai người bạn đến với chàng sáng sớm hôm sau. Lạ thay, nghe vậy người giữ nhà thờ có vẻ nhẹ hẳn nỗi lo âu vẫn đè nặng lên ông ta.

"Thế thi hay quá" ông ta tươi tỉnh nói "thật là hay khi ông du lịch cùng hai người bạn luôn ở bên ông. Đi mà có bạn thì tốt quá, trong một số trường hợp nào đó"

Mấy chữ cuối cùng được nói sau ít phút nghĩ ngợi, rồi ông ta lại rơi vào nỗi u ám như trước.

Chẳng mấy chốc họ tới nhà, một căn nhà khá rộng, rộng hơn các căn lân cận, xây bằng đá, trên cánh cửa có khắc cái khiên của Alberic de Mauléon – con cháu (chi trên) của giám mục Jonh de Mauléon - theo lời Dennistoun bảo tôi. Ông Alberic này là một giáo sĩ của Comminges từ 1680 đến 1701. Những cửa sổ phía trên của toà nhà được bít kín, toàn bộ nơi này mang dáng vẻ của một thời đại đã tàn hai, cũng như hầu hết những căn nhà còn lại ở Comminges.

Từ ngưỡng cửa, người giữ nhà thờ dừng lại một lát.

"Có lẽ" ông ta nói "có lẽ ông không có thì giờ?"

"Không, tôi có khối thời gian là khác, từ giờ đến sáng mai chẳng có việc gì mà làm. Ta cứ xem thử ông có cái gì?"

Đến đây cửa ra vào mở ra, một khuôn mặt thò ra, trẻ hơn khuôn mặt người giữ nhà thờ nhiều, nhưng cũng mang cái vẻ buồn thảm y như thế. Chỉ có điều đáng chú ý ở đây, là nó không phải sự sợ hãi cho an toàn của bản thân mà là nỗi lo lắng ghê gớm cho an toàn của người khác. Rõ ràng chủ nhân của khuôn mặt này là cô con gái ông giữ nhà thờ rồi, và tuy có vẻ mặt như tôi đã mô tả trên kia, cô ta khá xinh. Cô tươi hẳn lên khi thấy cha mình có một người lạ khoẻ mạnh đi cùng. Cha và con nói với nhau vài lời nhận xét gì đó, Dennistoun chỉ nghe mấy chữ "Ông ta lại cười trong nhà thờ" những lời mà cô gái chỉ trả lời bằng một cái nhìn hoảng hốt.

Nhưng chỉ một phút sau họ đã ngồi trong phòng khách của căn nhà – một căn phòng nhô cao, sàn lát đá, đầy những cái bóng nhảy múa của ngọn lửa trên đám củi cháy bừng bừng trong lò sưởi – có vẻ gì đó mang tinh cách một nhà thờ nhỏ vì một bên có một cây thập tự cao đến gần trần nhà, hình người thì sơn màu tự nhiên, chữ thập thì sơn đen. Bên dưới là một cái tủ cổ và chắc chắn. Sau khi đèn được mang ra, các ghế ngồi được kéo ra, người giữ nhà thờ tới chỗ cái tủ, thái độ liên tục bị kích động, bồn chồn và nóng nảy, theo Dennistoun nghĩ. Ông ta lấyra một quyển sách to, bọc trong một tấm vải trắng thêu thô sơ một chữ thập bằng chỉ đỏ. Ngay từ khi chưa mở khăn bọc ra, Dennistoun đã lấy làm lạ về kích thước và hình dáng quyển sách. "Đối với một quyển sách kinh như thế này thì quá to", chàng nghĩ "về hình thù mà nói thì không phải thứ kháng âm, rất có thể cũng là một thứ hay ho đây". Quyển sách được mở ra, Dennistoun nhận ra nó còn hơn cả hay ho nữa. Trước mặt chàng là một quyển sách khổ to được đóng theo kiểu có lẽ thế kỷ mười bảy, gia huy của tu sĩ Alberic de Mauléon in thếp vàng hai bên. Trong quyển sách có độ một trăm năm mươi trang giấy và trên hầu hết mỗi trang lại có dán một trang viết tay tô màu rực rỡ. Một bộ sưu tập như thế này chưa bao giờ Dennistoun dám mơ đến. Đây chẳng hạn, mười tranh chép từ cuốn đầu của Kinh Cựu ước – với nhiều hình vẽ minh họa, không thể muộn hơn hơn năm 700 sau Công nguyên. Quá chút nữa là một bộ ảnh đầy đủ lấy từ một quyển sách Thánh ca tiếng Anh, một tạo phẩm vô cùng tinh tế của thế kỷ mười ba, và đây nữa,có lẽ giá trị nhất trong tất cả, là hai mươi trang La tinh chữ viết mà vừa nhìn qua đây đó mấy chữ, chàng hiểu ngay nó thuộc về luận án từ rất lâu của các cha giáo lý. Cũng có thể nó là một mẫu sao chép của Papias "Theo lời Chúa của chúng ta", được biết vốn tồn tại ở Ninnes thế kỷ mười hai. Dù thế nào, ý chàng đã quyết, quyển sách này sẽ phải theo chàng trở về Cambridge, cho dù chàng có phải rút hết tiền trong ngân hàng ra và ở lại St Bertrand chờ tiền gửi đến. Chàng liếc nhìn lên người giữ nhà thờ, xem nét mặt ông ta có lộ ra quyển sách này là để bán không. Mặt ông ta tái mét, hai môi mấp máy:

"Ông giở đến cuối trang sách xem" ông ta nói.

Thế là chàng giở tiếp, mỗi trang là một kho tàng mới, đến tận cùng quyển sách chàng gặp hai trang giấy. Không đến nỗi từ thời xa xưa lắm như các trang kia khiến chàng khá bối rối vì theo chàng chúng là đương đại, có nghĩa Giám mục Alberic,chắc hẳn đã lục lọi thư viện của Tăng hội St Bertrand để tạo nên quyển sách dán ảnh vô giá này. Trên trang giấy đầu là một bản đồ, lập rất cẩn thận bởi một người rõ ràng thông tỏ khu vực này, vẽ cánh phía nam và các hành lang của nhà thờ St Bertrand. Có nhiều dấu hiệu kỳ quặc tựa như thể hiện các hành tinh, ở các góc là mấy chữ Do Thái, riêng góc Tây bắc của hành lang là một chữ thập thếp vàng. Bên dưới bản đồ là vài dòng chữ

Ressponsa 12mi Dec 1694. interrogatum est: inveniame? Responsum est:Invenies. Fiamme dives? Fies. Viamme invidenus? Vives. Moriarnein lecto meo? (Trả lời ngày 12 tháng 12 năm 1694. hỏi: liệu tôi có tìm thấy không? Trả lời: anh sẽ thấy. Tôi có trở nên giàu có không? Anh sẽ giàu. Tôi có được người ta thèm muốn không? Anh sẽ. Tôi có chết trong giường của tôi không? Anh sẽ)

"Thứ này quá tốt cho hồ sơ một kẻ đi săn của báu đây, nó làm tôi nhớ đến tập Old St Paul's của ông phó giám mục Quatremain" Dennistoun bình phẩm và lật tiếp các trang giấy.

Những gì chàng nhìn thấy lúc này mới thật gây ấn tượng. Chàng vẫn thường bảo tôi là chưa bao giờ chàng quan niệm nổi một bức vẽ hay một bức ảnh có thể gây ấn tượng mạnh cho chàng đến như thế. Và, mặc dù bức vẽ chàng nhìn thấy, nay không còn nữa, bức ảnh chụp nó vẫn còn (tôi đang giữ) đã nói lên đầy đủ nhận định này. Bức tranh vẽ bằng mực nâu đen vào cuối thế kỷ mười bảy, thoáng nhìn tưởng như một cảnh trong kinh thánh, vì thiết kế trang trí của nó (cảnh là cảnh ở trong nhà) và các nhân vật phảng phất vẻ nửa kinh điển mà các nghệ sĩ hai trăm năm trước cho là phù hợp để in trong Kinh thánh. Bên phải là một vị vua ngồi trên ngai vàng, ngai cao mười hai bậc, trên đầu có tấm màn che, hai bên có các con sư tử - rõ ràng là vua Salomon rồi. Ngài đang cúi xuống phía trước, tay giơ quyền trượng với thái độ sai khiến, khuôn mặt biểu hiện của ý chí độc đoán và uy quyền tự tin. Tuy nhiên bên trái của bức tranh mới làm người ta ngạc nhiên. Rõ ràng những thứ đáng lưu ý tập trung ở cả chỗ này. Trên mặt đá lát trước ngai vàng là một nhóm bốn người lính quây quanh thành một hình thù đang né núp xuống mặt đá lát, hình thù này tôi sẽ mô tả kỹ sau. Người lính thứ năm nằm chêt rục trên mặt đá lát, cổ bị vặn gầy, hai nhãn cầu lồi ra khỏi hốc mắt. Bốn người lính kia đang nhìn vào nhà vua. Trên khuôn mặt họ lộ vẻ kinh hoàng khôn tả, thực tế có lẽ họ không bỏ chạy chỉ vì lòng tin tuyệt đối ở ông chủ của mình. Nỗi kinh hoàng này chính là do cái hình thù mà họ vây quanh gây ra. Tôi rất thất vọng vì không truyền đạt cho hết bằng bất kể cách nào cái ấn tượng mà hình thù đó gây ra cho bất cứ ai nhìn vào đó. Tôi còn nhớ có lần đã đem cho một nhà hình thái học xem. Ông này là một người tỉnh táo, không hề giàu trí tưởng tượng. Xem xong tấm hình chụp, ông ta nhất định không chịu ở một mình tối đó nữa. Ông ta bảo tôi sau rất nhiều đêm tiếp theo, ông phải để đèn khi ngủ. Tuy nhiên, tôi có thể chỉ ra những nét chính của hình thù đó. Trước tiên bạn trông thấy một mớ lông đen thô thiển dính bẹt xuống đất, mớ lông này che phủ một tấm thân gày đến mức đáng sợ, như một bộ xương, các thớ cơ tách hẳn ra khỏi xương trông như những sợi dây thép. Hai bàn tay xanh nhợt và giống như thân mình, được phủ một lớp lông cũng thô và dài, các ngón có móng rất xấu xí, kinh tởm. Đôi mắt có ánh màu vàng cháy rực, giữa là lòng đen, đen kịt, nhìn lên vua với cái hằn học của một con vật. Bạn hãy tưởng tượng loại nhện bắt chim của Nam Phi, kinh khiếp như vậy mà lại hiện hình thành người với trí thông minh kém hơn ocn người. Bạn sẽ hơi hơi có chút ý niệm của thứ người nộm kinh khủng mà tôi đang tả. thường thì ai trông thấy bức ảnh tôi đưa ra cũng đồng thanh phát biểu rằng "Đó là sự sống đã bị hút kiệt".

Sau khi chế ngự được cơn sốc hãi hùng lúc thoạt nhìn thấy bức tranh, Dennistoun nhìn trộm các vị chủ nhà. Hai tay người giữ nhà thờ bịt chặt lấy mắt, cô con gái thì nhìn lên cây thập tự, tay lần tràng hạt một cách hăng hái.

Cuối cùng một câu hỏi được đặt ra "quyển sách này có bán không?"

Lại cũng vẫn sự ngần ngừ rồi sự quyết định đột ngột mà Dennistoun đã nhận thấy trước đây, sau đó đến câu trả lời chàng mong đợi.

"Vâng, nếu ông muốn mua"

"Ông đòi bao nhiêu ạ?"

"Tôi lấy ông hai trăm năm mươi francs".

Thật là lạ. Ngay cả lương tâm của một kẻ sưu tầm cũng có lúc bị khuấy động, mà lương tâm Dennistoun lại mềm yếu hơn lương tâm những kẻ sưu tầm khác.

"Ông ơi" Dennistoun nói đi nói lại mãi "sách của ông đáng giá hơn thế nhiều. Bảo đảm với ông, hơn nhiều lắm".

Nhưng câu trả lời không thay đổi "Tôi chỉ xin lấy có hai trăm năm mươi francs thôi, không hơn".

Chẳng lẽ lại từ chối một cơ may hiếm có như vậy. Tiền trả xong, biên lai được ký nhận, sách trao xong mỗi người uống một cốc rượu, và sau đó người giữ nhà thờ trở nên một con người khác hẳn. Ông ta đứng thẳng lên, không còn ném ra phía sau những cái nhìn nghi hoặc nữa, ông ta còn cười thành tiếng hoặc cố găng cười thành tiếng. Dennistoun đứng dậy ra về.

"Tôi có được hân hạnh đưa ông về khách sạn không?"Người giữ nhà thờ hỏi.

"Ồ, cám ơn ông, không ạ. Có chưa đến một trăm mét ấy mà. Tôi thuộc đường lắm, trời lại sáng trăng"

Lời đề nghị vẫn được nhắc đi nhắc lại ba bốn lần, lần nào cũng bị từ chối.

"Thôi được, ông cứ gọi tôi nếu có dịp. Xin ông đi vào giữa đường hai bên đường gồ ghề lắm"

"Nhất định, nhất định rồi" Dennistoun nói, chàng rất sốt ruột chỉ mong được một mình xem lại phần thưởng này, chàng bước ra, tay cắp quyển sách.

Ra đến ngoài chàng gặp cô con gái, việc như cô ta cũng đang lo làm một việc mua bán gì đó cho riêng mình.

Có lẽ như Gehazi, cô định "lấy cái gì đó" của người nước ngoài mà cha mình tha cho chưa lấy.

"Ông có nhận cho một cây thập tự bạc cùng dây đeo cổ không ạ?"

Dennistoun dùng mấy thứ này làm gì?

"Cô lấy bao nhiêu tiền?"

"Dạ không, không một chút gì. Ông nhận là may cho tôi"

Giọng cô gái biểu lộ sự thành thực không thể nhầm lẫn được, thành ra Dennistoun nhận lấy, cám ơn rối rít, đeo sợi dây vào cổ. Chàng thấy cứ như thể mình đã giúp hai bố con ông giữ nhà thờ một việc mà họ không biết phải đáp lại như thế nào. Trong khi chàng bước đi thì cả hai đứng ở cửa nhìn theo. Khi chàng quay lại vẫy tay một lần cuối cùng, chúc họ ngủ ngon, từ bậc tam cấp của quán Chapeau Rouge, chàng vẫn thấy họ đứng nhìn theo như lúc nãy.

Cơm tối xong, Dennistound đóng cửa ở trong phòng ngủ một mình với thứ mới mua được. Bà chủ quán tỏ ra đặc biệt chú ý đến chàng khi nghe chàng nói đã vào thăm ông giữ nhà thờ và mua của ông ta một quyển sách. Chàng cũng nghe loáng thóang mẩu đối thoại vội vã giữa bà ta và ông giữ nhà thờ nọ trong hành lang bên ngoài phòng ăn, kết thúc bằng mấy từ có ý tứ như sau "Pierre và Bertrand cũng ngủ trong nhà cả mà".

Suốt thời gian này, Dennistoun cứ có cảm giác không ổn trong người mà cảm giác đó ngày càng tăng, có lẽ quá vui mừng vì sự khám phá của mình hay sao ấy. Dù thế nào không biết, chàng tin chắc có ai đó đứng đàng sau, chỉ dựa sát lưng vào tường mới thấy dễ chịu. Nhưng tất cả những thứ ấy thấm tháp gì so với giá trị của quyển sách mà chàng vừa mua được. Và lúc này đây, một mình trong phòng, chàng lấy cái kho báu của giám mục Alberic ra, cái của quý mà mỗi lúc chàng thấy càng thêm hấp dẫn.

"Xin Chúa ban phước cho giám mục Alberic!" Dennistoun nói, chàng có cái tật không sửa được là hay nói một mình "Chẳng biết bây giờ ông ta ở đâu? Trời đất! Tôi cứ mong bà chủ quán có cái cười vui vui lên một chút chứ bà đừng làm như có ai chết trong nhà! Bà bảo là "Hãy hút thêm nửa tẩu thuốc nữa!" Đúng đấy. Tôi không hiểu cây thập tự cô gái cố tình cho tôi là sao? Thuộc thế kỷ trước chăng? Có thể lắm. Đeo ở cổ thế này vướng chết được, nặng ghê! Có lẽ cha cô ta đã đeo nó ở cổ trong nhiều năm. Trước khi cất đi ta phải đem nó ra lau sạch cái đã"

Chàng tháo cái dây ra, đặt trên bàn, vừa lúc đó có một vật nằm trên miếng vải đỏ bên khuỷu tay trái chàng khiến chàng chú ý. Óc chàng thoáng qua vài ba ý nghĩ thật nhanh.

"Giẻ lau bút ư? Nhà này làm gì có nhỉ? Chuột ư? Không, chuột phải đen hơn. Một con nhện lớn chắc? Ta tin là không phải. Ồ, mà trời ơi! Một bàn tay giống hệt bàn tay thấy trong bức tranh!"

Nhanh như ánh chớp chàng cầm bàn tay ấy lên. Làn da xanh bợt, chỉ có xương và gân, những thớ gân rất to, lông lá đen sì, bàn tay dài hơn bàn tay người bình thường, ngón tay có móng dài quắp xuống đưa ra trước, màu xám, cứng như sừng, rúm ró.

Chàng lập tức bay khỏi ghế ngồi, một nỗi sợ hãi không thể nào tả được bóp nghẹt lấy tim chàng. Một bóng ma mà bàn tay trái vẫn đặt trên bàn, vươn dậy sau chỗ chàng ngồi, bàn tay phải khom khom trên mảnh da đầu còn tí tóc. Bóng ma đó mặc quần áo rách tả tơi, lộ ra lông lá dài thô như trong bức tranh. Hàm dưới nó mỏng teo – tôi biết gọi thế nào? Hõm sâu vào như hàm của một con vật, răng nhe ra khỏi đôi môi đen ngòm, mũi không có, mắt rực sáng một ánh màu vàng, lồi ra hai con ngươi đen, bộc lộ ra tất cả nỗi căm thù muốn tiêu diệt cuộc sống. Đó là điểm đặc trưng nhất của sự kinh hoàng trong toàn bộ cảnh hiện hình yêu ma này. Trong tất cả những cái đó, vẫn có một sự thông minh nào ấy thấp hơn của con người nhưng cao hơn của con vật.

Những cảm giác mà sự kinh hoàng này gây nên cho Dennistoun là sự sợ hãi căng thẳng về thể chất đồng thời cũng là sự ghê tởm khủng khiếp nhất về tinh thần. Chàng phải làm gì đây? Chàng có thể làm gì? Chàng không biết chắc mình đã nói những lời nào chỉ biết là chàng đã nói, đã nắm vào cái chữ thập bằng bạc một cách mù quáng, chàng nhận thức được động thái của con quỷ tiến về phía chàng, thế là chàng kêu thét lên với giọng của một con vật dang chịu đựng một nỗi đau ghê gớm.

Pierre và Bertrand, hai tay phục vụ khoẻ mạnh chạy bổ vào, không trông thấy gì hết, nhưng cảm thấy bị đẩy sang một bên rất mạnh như có ai chạy qua, Dennistoun thì bất tỉnh nhân sự. Họ ngồi với Dennistoun suốt cả đêm hốm đó, còn hai anh bạn của chàng thì chín giờ sáng hôm sau mới tới. Bản thân chàng, tuy còn run rẩy, bồn chồn nhưng nói chúng lúc này đã lại người, thành ra câu chuyện kể của chàng người ta tin được, mặc dù sau đó họ phải tận mắt nhìn vào bức vẽ và đích thân gặp người giữ nhà thờ.

Khoảng rạng đông thì ông già bé nhỏ kiếm cớ vào quán và chú ý lắng nghe câu chuyện bà chủ quán kể lại, tỏ ra không chút ngạc nhiên.

"Ông ta đấy mà, ông ta đấy! Chính mắt tôi đã nhìn thấy mà!" ông già chỉ nói có thế, bất kỳ câu hỏi nào ông cũng chỉ hạ cố đáp có một câu "Hai lần tôi trông thấy ông ta, còn cảm thấy ông ta thì hàng ngàn lần". Ông cũng không nói từ đâu mà mình có cuốn sách, cũng không kể chi tiết những gì mình đã gặp phải "Tôi chẳng mấy lúc cũng được nghỉ ngơi, và sự yên nghỉ của tôi sẽ êm đềm. Việc gì các ông phải bận tâm thế nhỉ?" Ông ta nói. [1]

Chúng ta không bao giờ hiểu được nỗi khổ mà ông ta và giám mục Alberic de Mauléon phải chịu đựng. Đằng sau tấm ảnh định mệnh đó có mấy dòng chữ viết tay có thể rọi cho chúng ta vài tia sáng:

Contradictio Salomonis cum demonio nocturno

Albericus de Mauleone delineavit

v. Deus in adiutorịm Ps.Quihabital

Sancte Bertrande, demoniorum effugator, intercedepro une miserrimo

Primum iudi nocte 12mi Dec 1694: uidebo mox ultimum

Poccaui et passus sum, plura adhuc passurus

Dec.29.1701 [2]

Tôi không bao giờ hiểu được quan điểm của Dennistoun về những sự kiện tôi vừa kể ở trên. Một lần chàng trích dẫn cho tôi một câu trong sách Thánh "Một số hồn ma hiện lên là để trả thù và trong cơn giận dữ, chúng chơi những cú ác liệt". Một lần khác chàng nói "Issaiah là một người rất tỉnh táo, thế mà ông ấy chẳng nói gì đo 'về những con quỷ đêm đêm vẫn sống ở những nơi đổ nát của Babylon đó sao? Những chuyện này hiện nay còn quá tầm với của chúng ta, chưa thể hiểu được".

Một lời tâm sự khác nữa của chàng khiến tôi bị ấn tượng mạnh và qua đó thông cảm với chàng. Năm ngoái, chúng tôi tới Comminges thăm mộ của tu sĩ Alberic. Một tảng đá hoa cương sừng sững, trên có hình nổi của giám mục đội tóc giả mặc áo thầy tu và một lời ca tụng rất hay về học vấn của ông ở phía dưới. Tôi thấy Dennistoun nói chuyện khá lâu với cha xứ của nhà thờ St. Bertrand. Trên đường lái xe đi chàng bảo tôi:

"Hy vọng chuyện này không có gì sai trái. Anh biết tôi là người theo Tân giáo, nhưng tôi tin là nên tổ chức một lễ Mass và hát kinh tụng nguyện cho giám mục Alberic được yên nghỉ".

Rồi chàng nói thêm pha giọng Bắc Anh:

"Không hiểu sao tôi cảm thấy họ thật gần gũi với mình"

Quyển sách hiện nằm trong bộ sưu tập Wentworth của Cambridge. Tấm tranh vẽ được chụp lại, sau đó Dennistoun đem đốt đi vào ngày chàng rời Commingessau dịp đến thăm nhà thờ lần đầu tiên.

Chú thích:

[1] Chú thích của tác giả: Ông ta chết mùa hè năm ấy, cô con gái đi lấy chồng và ổn định suốt đời ở St Papoul. Cô ta không hiểu gì về "nỗi ám ảnh" của người cha cả.

[2] Chú thích của tác giả: cuộc cãi nhau của Salomon với một con quỷ đêm, do Alberic de Mauléon vẽ. Câu xướng trong lúc hành lễ: Lạy Chúa mau cứu giúp con. Người Thánh ca. Người ở đây

St. Bertrand người đã đuổi theo những con quỷ phải bỏ chạy, xin hãy cầu nguyện cho tất cả những người bất hạnh. Tôi nhìn thấy hồnó ma ông lần đầu vào đêm 29 tháng 12 năm 1694. Không lâu sau đó tôi nhìn thấy nó lần cuối cùng. Tôi đã phạm tội, đã đau khổ, tôi không còn gì để đau khổ nữa, 29.12.1701

Theo quyển "Galliana Christiana", ngày mất của vị giám mục là 31 tháng 12 năm 1701. (mất tại giường, cơn đột quỵ), thường chi tiết này không mấy khi gặp trong tác phẩm lớn của Sammarthani
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3: Những trái tim bị mất


Như tôi còn nhớ chắc chắn vào tháng chín năm 1811, một chiếc xe ngựa trạm đi đến trước cửa toà nhà Aswarby Hall ở trung tâm Lincolnshire. Một cậu bé, hành khách duy nhất trong xe, nhảy ngay ra ngoài khi xe dừng và nhìn quanh một cách tò mò trong khoảng thời gian ngắn ngủi giữa lúc bấm chuông và lúc cửa gian sảnh mở ra. Cậu trông thấy một toà nhà gạch cao, vuông vắn, kiểu từ thời nữ hoàng Anne, một cái cổng có cột đá tôn thêm nét cổ kính của; các cửa sổ rất nhiều – đều cao và hẹp với các ô kính nhỏ, khung là gỗ trắng dày. Bên phải bên trái đều có nhà nối với nhau bằng những hành lang sáng lấp lánh một cách kỳ lạ, cũng đều có cột nâng, giữa là khối nhà chính. Hai bên cánh chỉ là chuồng ngựa cũng văn phòng. Bên trên mỗi cánh nhô lên một cái vòm trang trí với chiếc chong chóng gió thếp vàng.

Ánh đèn buổi tôi chiếu ra từ toà nhà làm các ô kính cửa sổ long lanh như muôn vàn tia lửa. Phía trước gian sảnh là một công viên bằng phẳng, điểm đây đó những cây sồi, riềm là những cây sam. Chiếc đồng hồ trên tháp chuông bị che lấp bởi những cây cao ở bờ công viên, riêng có chiếc chong chóng chỉ chiều gió là lộ ra ánh sáng. Đúng sáu giờ, tiếng chuông đồng hồ vang êm đềm trong gió. Toàn cảnh đem lại một cảm giác vui tươi, tuy đượm vẻ buồn của buổi chiều đầu thu, nhuốm vào tâm trạng cậu bé đang đứng ngoài cổng chờ người ta mở cửa cho mình.

Chiếc xe trạm đưa cậu từ Warwickshire tới, nơi mà sáu tháng trước đây cậu trở thành cậu bé mồ côi. Giờ đây, nhớ lời đề nghị hào hiệp của ông anh họ lớn tuổi, ông Abney, mà cậu tới ở Aswarby. Lời đề nghị rất bất ngờ, bởi tất cả những người biết ông Abney đều coi ông là một người ở ẩn khá khắc ngiệt, một cậu bé tự nhiên đi vào cuộc sống ổn định của ông hẳn sẽ là một điều mới lạ, không thích hợp chút nào. Sự thực là ít ai hiểu ông Abney theo đuổi cái gì và tính tình ông ra sao. Vị giáo sư tiếng Hy lạp ở Cambridge nghe nói đã từng tuyên bố không ai hiểu biết về tín ngưỡng của những người theo tà giáo nhiều hơn ông chủ của Aswarby này. Quả thật thư viện của ông đầy những quyển sách hồi đó có thể tìm được, nói về các bí mật, các bài thơ bí hiểm, việc thờ phụng các thần Mithras [1] và những người theo học thuyết Platon [2] mới.

Trong gian sảnh lát đá hoa cương người ta thấy một nhóm tượng các thần Mithras đang giết một con bò, mua khá đắt từ Levant đem về. Chủ nhân đã viết một bài mô tả nhóm tượng cho tờ Tạp chí Người Phong Lưu và cũng viết một loạt bài báo đáng chú ý trong tờ Bảo tàng về sự mê tín của những người La Mã đối với Đế chế Thấp [3] . Một cách chính xác, mà ta được nhìn nhận như một người được bao bọc trong sách vở, thành thử láng giềng đều lấy làm lạ ngay từ việc ông tra có nghe nói tốt người em họ là Stephen Elliott chứ đừng nói tới việc ông ta đem cậu bé về ở cùng Aswarby Hall với mình.

Dù cho hàng xóm có chờ đợi gì đi chăng nữa, điều chắc chắn là ông Abney – người đán ông cao gầy, nghiêm khắc – có vẻ như đón chào người họ hàng nhỏ tủôi khá tử tế. Cửa gian sảnh vừa mở, ông đã từ phòng học chạy ra vui vẻ xoa tay.

"Cậu bé, khoẻ chứ? Khoẻ không? Bao nhiêu tuổi ấy nhỉ? Hy vọng cậu không đến nỗi mệt lắm vì đi đường. Ăn bữa tối nhé?" ông ta nói.

"Dạ không, xin cám ơn ông." Cậu bé nói "Tôi khoẻ ạ".

"Ngoan quá. Thế cậu bao nhiêu tuổi?" ông ta hỏi.

Kẻ cũng hơi lạ, mới gặp có hai phút mà ông ta có vẻ quá quan tâm đến việc này.

"Đến sinh nhật này tôi mười hai ạ" Stephen đáp.

"Sinh nhật là vào hôm nào? Mười một tháng chín phải không? Hay lắm! Tốt. Gần một năm nữa đấy nhỉ? Ha! Ha! Tôi phải ghi vào sổ mới được. chắc chắn là mười hai chứ?"

"Dạ vâng, chắc ạ".

"Tốt, tốt. Ông Parkes, đưa cậu ta đến phòng bà Bunch, để cậu dùng trà, hay ăn tối, gì gì cũng được".

"Vâng ạ" ông Parkes điềm đạm đáp rồi đưa cậu bé xuống nhà dưới.

Bà Bunch là người đàn bà dễ chịu nhất và gần gũi nhất mà Stephen gặp ở Aswarby. Bà làm cậu cảm thấy như mình đang ở nhà, chỉ mười lăm phút sau hai người đã trở thành bạn và họ là những người bạn lớn của nhau mãi mãi. Bà Bunch sinh trưởng ở vùng lân cận khoảng năm mươi năm trước ngày cậu bé đến Aswarby và ở Aswarby Hall đã hai chục năm nay. Vì vậy, bất kỳ ai từng ra vào toà nhà này cũng như vùng này bà đều biết, và rất sẵn sàng phổ biến thông tin đó cho người khác.

Dĩ nhiên có biết bao điều mà Stephen muốn biết, kể từ toà nhà cho đến khu vườn vì cậu có đầu óc phiêu lưu thích tìm hiểu. "Ai xây ngôi đền ở cuối chặng đường liều chỗ kia? Ai là ông già có ảnh treo ở cầu thang, đang ngồi bên bàn, tay cầm một cái sọ người?" Những điều như thế và giống như thế được trí nhớ khá vững của bà Bunch làm sáng tỏ, tuy nhiên vẫn còn một số điều giải thích chưa được rõ ràng.

Một buổi tối tháng Mười một, Stephen ngồi bên ngọn lửa trong phòng bà coi nhà, ngẫm nghĩ về mọi thứ xung quanh, bỗng dưng cậu lên tiếng hỏi:

"Ông Abney có phải là người tốt không bà, và ông có được lên Thiên đường không?" Đây là câu hỏi mà trẻ con thường có lòng tin đặc biệt vào người lớn có khả năng trả lời, tính chất những câu hỏi này chỉ dành riêng cho toà án.

"Trời! Tội nghiệp cậu bé!" Bà Bunch nói "Ông chủ là loại người tốt tôi chưa thấy bao giờ. Thế tôi chưa kể cậu nghe ông đã từng nhặt một đứa bé ngoài đường về nuôi cách đây bảy năm. Lại còn cô gái nhỏ, hai năm sau ngày tôi đến đây làm".

"Chưa ạ. Bà chưa kể. Bà hãy nói cho tôi nghe ngay đi!"

"Thế này nhé" bà Bunch kể, "cô gái nhỏ thì tôi không nhớ rõ lắm. Chỉ nhớ một hôm ông đi dạo về đem theo cô bé và ra lệnh cho bà Ellis, lúc đó là người giữ nhà, trông nom thật chu đáo. Cô bé tội nghiệp không còn một người thân thích nào – chính cô bé bảo tôi vậy – và sống ở đây với ông chủ ba tuần thì phải, sau đó cô ta gặp một người gypsy cùng dòng máu với cô ta hay sao đấy, chỉ biết là một buổi sớm mai cô dậy sớm hơn tất cả chúng tôi rồi đi đâu mất, không ai nhìn thấy nữa. Ông chủ rất tuyệt vời, cho tát tất cả các ao, nhưng theo tôi thì cô ta trốn đi theo bọn gypsy vì đêm hôm cô ta bỏ đi, quanh nhà có tiếng hát cất lên độ một giờ đồng hồ. Parkes nói là có nghe tiếng gọi từ trong rừng vẳng ra. Trời ơi! Cô bé mới lặng lẽ làm sao, cái cách cô ta bỏ đi như thế chẳng giống chút nào với tính cách thuần thục của cô ta, tôi thật lấy làm lạ".

"Thế còn chú bé kia thì sao?" Stephen hỏi.

"A! Cái chú bé tội nghiệp ấy!" bà Bunch thở dài "Chú bé là người ngoại quốc tên là Jevanny, vừa đi lên con đường vào nhà vừa quay một chiếc đàn quay vào một ngày mùa đông, ngay phút đó ông chủ đón chú ta ngay và hỏi cậu từ đâu tới, bao nhiêu tuổi, làm thế nào sinh nhai, họ hàng ở đâu…rất tử tế. Nhưng cũng giống như cô bé kia, một hôm chú ta bỏ đi vào một buổi sáng, vì sao bỏ đi, bỏ đi làm gì, hàng năm sau chúng tôi vẫn tự hỏi, bởi cây đàn quay vẫn còn để lại trên giá không mang theo".

Suốt thời gian còn lại của buổi tối, Stephen hỏi bà Bunch rất tỉ mỉ cố xem có gợi ra được một điệu nhạc nào từ chiếc đàn quay không.

Đêm hôm đó cậu mơ một giấc mơ kỳ lạ. Cuối hành lang lên tầng trên cùng của ngôi nhà, nơi có phòng cậu ở, có một cái buồng tắm cũ nay không dùng, được khoá kỹ, tuy thế phần trên cửa ra vào vẫn nhìn qua được vì là kính mà màn cửa bằng vải tơ đã rã hết, thấy được cả ống dẫn nước bằng chì gắn vào trong tường mé bên phải, đầu ống nước quay về phía cửa sổ.

Đêm hôm mà tôi nói ở trên, Stephen tự nhiên nhìn qua kính cái cửa ra vào đó. Ánh trăng chiếu qua cửa sổ, cậu nhìn thấy một hình người nằm trong bồn tắm.

Mô tả của cậu làm tôi nhớ lại có lần chính mắt tôi đã nhìn thấy trong vòm nhà thờ St. Michan nổi tiếng ở Dublin những xác người chết được lưu giữ sao cho không bị rữa từ nhiều thế kỷ. Hình người cậu nhìn thấy gầy và thường không tưởng tượng được, màu xám như chì, bọc trong tấm áo giống khăn liệm, đôi môi nở nụ cười nhợt nhạt dễ sợ, hai tay chắp lại để trên ngực nơi trái tim.

Cậu vừa nhìn vào thì nghe có tiếng rên rỉ khe khẽ thốt ra từ đôi môi và hai cánh tay thây người hơi cử động. Hoảng hồn cậu lùi lại, tỉnh lại cậu thấy mình quả đang đứng trên sàn gỗ lạnh toát trong hành lang vằng vặc ánh trăng. Với một lòng can đảm phi thường mà tôi cho rằng trẻ con ở tuổi ấy khó có thể có được, cậu bé tới cánh cửa phòng tắm nhìn vào xem có thực là trong bồn tắm có người nằm không. Không. Thế là cậu vào lại giường, đi ngủ.

Sáng hôm sau, bà Bunch rất bị ấn tượng bởi câu chuyện cậu bé kể, và thay ngay tấm màn mới vào cửa kính buồng tắm. Ông Abney nghe cậu kể vậy vào bữa ăn sáng có vẻ quan tâm ghê lắm, và nói là phải ghi vào "quyển sách của ông ta".

Tiết xuân sắp đến. Cũng như mọi khi, ông Abney nhắc người họ hàng trẻ rằng thời tiết này các cụ ngày xưa coi là rất nguy hiểm cho người ít tuổi, Stephen phải lo giữ sức khoẻ, phải đóng cửa sổ khi đi ngủ, việc nhắc nhở đó còn kèm theo vài nhận xét khá giá trị, bởi thời kỳ này còn hai sự kiện nữa tác động đến tâm trí Stephen.

Sự kiện đầu tiên xảy ra sau một đêm cậu trằn trọc khó ngủ. mặc dù cậu không mơ thấy giấc mơ nào đặc biệt như hôm nọ.

Tối hôm bà Bunch lo vá cho cậu tấm áo ngủ.

"Trời ạ, cậu Stephen!" bà kêu lên có vẻ giận dữ "Sao cậu lại xé cái áo ngủ tan nát ra thành từng mảnh thế này? Này, mời cậu nhìn xem, làm khổ đầy tớ phải vá víu như thế này đây!"

Thật đúng là một kiểu phá hoại tinh nghịch. Cái áo bị xé từng rạch, phải tài tình lắm mới vá nổi. Đặc biệt bên ngực trái, những vết rạch dài khoảng mười lăm phân một, một số vết rạch không đứt hẳn lần vải. Stephen hoàn toàn không biết gì về chuyện này. Đêm qua chắc chắn không như thế.

"Nhưng bà Bunch ạ, chúng giống hệt những vết cào trên cánh cửa buồng ngủ của tôi, mà đảm bảo với bà là tôi không hề động chạm gì đến cánh cửa cả".

Bà Bunch nhìn vào Stephen, miệng há hốc, sau khi thắp cây nến, vội vã rời khỏi phòng mình, lên gác. Vài phút sau bà đi xuống.

"Phải đấy, cậu Stephen ạ, kỳ lạ thật, những vết đó phải có ai đến tạo ra chứ chó hoặc mèo không với tới được, chuột càng không thể. Chúng cứ như móng tay người bán đồ sứ cào vào ấy. Chú tôi là người buôn trà thường bảo chúng tôi như vậy khi chúng tôi còn nhỏ. Thôi tôi sẽ không bảo là cậu gây nên những tổn hại này nữa đâu, khi đi ngủ cậu nhớ khoá cửa buồng vào".

"Tối nào cầu kinh xong tôi cũng khóa đấy bà ạ".

"À, cậu bé này ngoan đây, đêm nào cũng cầu kinh, chẳng ai làm hại cậu được đâu".

Bà Bunch vừa nói một mình vừa vá chiếc áo rách và suy nghĩ, cho đến lúc đi ngủ. Đó là một đêm thứ sáu tháng ba năm 1812.

Chiều tối hôm sau, buổi đàm thoại thường xuyên giữa bà Bunch và Stephen sôi nổi thêm vì có ông Parkes, quản gia, vốn có xu hướng ở một mình trong căn phòng nhỏ phía sau của mình. Thoạt vào, ông ta không nhìn thấy Stephen ở đó. Ông có vẻ xôn xao hơn và nói nhanh hơn.

"Ông chủ có muốn tự mình đi lấy rượu thì lấy, vào buổi tối ấy" Đó là lời nhận xét đầu tiên của ông ta. "Tôi chỉ đi lấy rượu ban ngày thôi. Không hiểu là cái gì, trong hầm rượu có chuột hay sao ấy, hay chỉ là gió cũng nên. Tôi đâu còn trẻ con như trước nữa, giờ tôi chịu không nổi những thứ ấy như trước kia".

"Ồ, ông Parkes, chuột thì thích nhất là ở phòng ăn lớn chứ!"

"Tôi không chối cãi điều đó, bà Bunch ạ, và có điều chắc chắn là tôi đã nghe nhiều người ở xưởng đóng tàu bảo chuột có thể nói được. Trước đây tôi không tin, nhưng đêm nay nếu tôi hạ mình ghé tai vào cánh cửa của ngăn bên kia hầm rượu, dám chắc tôi nghe được lũ chuột nói gì".

"Ỗ, ông Parkes, tôi không chịu nổi những thứ ông tưởng tượng ra nữa! Ai đời chuột nói chuyện với nhau trong hầm rượu bao giờ!"

"Bà Bunch, tôi không lý sự với bà nữa, tôi chỉ muốn nói với bà có mỗi một điều thôi. Nếu như bà đi tới thùng rượu phía cuối, ghé tai vào cánh cửa, bà sẽ hiểu những điều tôi nói, chỉ trong vài phút thôi".

"Sao ông cứ nói những chuyện vớ vẩn thế nhỉ, đâu phải chuyện cho trẻ con nghe. Ông không sợ làm cậu Stephen đây hoảng lên sao?"

"Cậu Stephen ở đây ư?" đến lúc này ông Parkes mới nhận ra sự có mặt của Stephen. "Cậu ấy phải hiểu là tôi chỉ nói đùa với bà thôi".

Thực tế Stephen biết quá rõ ông Parkes ngay từ đầu có định đùa hay không. Cậu không vui vẻ gì lắm nên lưu tâm ngay đến tình hình này, tuy nhiên làm thế nào cũng không moi thêm được chi tiết nào nữa từ ông quản gia về những gì xảy ra trong hầm rượu.

Chúng ta đã tới ngày 24 tháng ba năm 1812, một ngày mà Stephen chứng kiến nhiều chuyện lạ xảy ra. Ngày hôm đó náo động và nhiều gió, nó làm cho cả ngôi nhà lẫn khu vườn có một cảm giác không yên. Stephen đứng bên hàng rào của ngôi nhà nhìn ra công viên. Cậu cảm thấy như thể có rất nhiều người vô hình cứ diễu qua trước mặt cậu trong làn gió, họ lướt qua vô mục đích nhưng cũng không sao ngăn họ lại được, không sao nắm được một cái gì để làm họ đừng bay nữa, cho họ tiếp cận trở lại với thế giới sống mà họ từng là một phần trong đó. Sau cơm trưa, ông Abney bảo cậu:

"Stephen ạ, tối nay cậu thu xếp đến gặp tôi muộn một chút, lúc mười một giờ, trong phòng học được không? Tôi bận suốt ngày, lúc đó mới rảnh. Tôi sẽ cho cậu xem một thứ liên quan đến tương lai cậu mà cậu cần biết, vì nó rất quan trọng. Cậu đừng nói việc này với bà Bunch hoặc bất cứ ai trong nhà nhé, cậu cứ về phòng ngủ vào giờ thường lệ".

Lại thêm một kích thích nữa đối với cuộc sống. Stephen hăm hở nắm lấy ngay dịp được thức khuya đến mười một giờ đêm. Trên đường lên cầu thang cậu liếc nhìn vào cánh cửa thư viện. Cậu thấy một cái lò than xưa nay vẫn để trong góc phòng nay được được đưa ra cạnh lò sưởi, một cái cốc cổ viền bạc đặt trên bàn trong đựng đầy rượu vang đỏ, bên cạnh là mấy tờ giấy. Ông Abney đang rắc trầm hương vào lò từ một chiếc hộp tròn bằng bạc mà không để ý tới bước chân cậu.

Gió đã lặng. một đêm yên tĩnh. Trăng tròn. Lúc mười giờ, Stephen đứng bên cửa sổ nhin ra ngoài. Mặc dù đêm lặng lẽ êm đềm nhưng đoàn người bí ẩn trong những cánh rừng sáng trăng vẫn không ngủ yên. Thỉnh thoảng vẫn có những tiếng kêu như của những kẻ lang thang lạc đường tuyệt vọng vẳng lên qua ao hồ. Chẳng lẽ lại là tiếng cú kêu, tiếng những con chim sống trên mặt nước? không giống tiếng của chúng. Liệu những tiếng kêu đó có tới gần không? Lúc này nghe như chúng đã ở bên bờ ao bên này, chẳng mấy chốc nữa mà bay tới các bụi dâu. Rồi bỗng im. Stephen đang định đóng cửa sổ, vào phòng đọc nốt quyển sách Robinson Crusoe thì bỗng nhìn thấy trên nền đất rải sỏi chạy dọc theo phía vườn của ngôi nhà có hai dáng hình người đang đứng. Một cô con gái và một cậu con trai, họ đứng bên nhau, nhìn lên các cửa sổ. Cô gái gợi lại giấc mơ của cậu, đúng là hình người nằm trong bồn tắm. Cậu con trai khiến Stephen kinh hoàng hơn.

Trong khi cô gái đứng yên, hơi mỉm cười, hai tay chắp trước chỗ trái tim thì cậu con trai, rất gầy, tóc đen, áo quần tơi tả, giơ cao cánh tay với vẻ dọa dẫm đồng thời lộ vẻ khao khát mong chờ. Ánh trăng chiếu vào hai bàn tay trong suốt của cậu bé, những móng tay dài cũng trong suốt, trăng chiếu qua được. Đứng giơ tay như thế lộ ra một cánh tượng khủng khiếp, sườn trái cậu bé là một kẽ nứt đen ngòm, và từ óc Stephen thì đúng hơn là từ tai, cậu nghe thấy những tiếng kêu tuyệt vọng vì khát khao mà lúc chập tối vẳng tới từ rừng Aswarby. Được một lúc thì cả đôi di chuyển không tiếng động trên lớp sỏi, không còn nhìn thấy đâu nữa.

Sợ hãi khôn tả, Stephen cầm cây nến xuống phòng học của ông Abney vì cũng sắp đến giờ hẹn. Phòng học hay thư viện một bên mở ra sẳn và Stephen, do quá sợ, tới chỗ đó rất nhanh. Nhưng không dễ vào. Cửa không khoá, chìa khoá vẫn cắm ngoài nhưng gõ mãi không thấy tiếng trả lời. Ông Abney đang bận. Ông đang nói. Ủa! Sao ông lại kêu lên thế nhỉ? Tiếng kêu như nghẹn trong cổ họng. Hay là ông cũng nhìn thấy hai đứa trẻ kia? Thế rồi yên lặng. Stephen đẩy cửa vào không khó khăn gì.

Trên bàn ông Abney có một vài tờ giấy chỉ rõ cho Stephen hiểu được ngọn ngành câu chuyện, Có một số câu quan trọng như sau:

"Cổ nhân đa số tin tưởng vững chắc – tôi đã thể nghiệm sự khôn ngoan của họ trong những vấn đề này, từ đó đưa tôi đến chỗ tin tưởng ở sự khẳng định của họ - rằng, nhờ một vài quá trình nào đó, những quá trình mà người tân tiến chúng ta coi là man rợ, có thể đạt được ở con người một năng lực tinh thần rất đáng kể. Thí dụ như nếu hấp thụ những cá tính của một số đồng loại, thì một cá thể có thể vươn lên hoàn toàn khỏi cái trật tự của các sinh vật có linh hồn vốn đang điều hành những thế lực cơ bản của thế giới chúng ta".

"Simon Magus có thể bay trên không, trở nên vô hình hoặc biến thành bất cứ hình thù nào mà mình thích, nhờ lực của linh hồn một cậu bé mà ông ta "đã ám sát", từ này có tính cách bôi nhọ tác giả của Clementine recognittons dùng. Hơn nữa tôi còn tìm thấy khá nhiều chi tiết trong các bài viết của Hermes Trismegistus cho biết những kết quả tốt đẹp tương tự có thể đạt được nếu người ta hấp thụ ít nhất là ba trái tim của ba con người dưới hai mươi mốt tuổi. Nhằm chứng minh sự thật này tôi đã dành phần lớn thời gian của hai mươi năm cuối cùng vào việc lựa chọn ra các corpora vilia (thân thể hèn hạ) cho việc thực nghiệm, tức là những người mà nếu có mất đi cũng không gây tổn thất gì cho xã hội. Bước đầu tôi loại trừ một cô bé gypsy tên Phoebe Stanley ngày 24 tháng ba, 1792. Người thứ hai là một cậu bé con người Ý tên Gionvanni Paoli, đêm 29 tháng ba, 1805. Nạn nhân cuối cùng – từ này làm tôi kinh tởm hết sức – sẽ là em họ tôi, Stephen Elliott, và vào ngày 24 tháng ba 1812.

Phương thức hấp thụ tốt nhất là lấy từ trái tim người sống ra, đốt thành tro, trộn vào một phần tư lít rượu vang đỏ, tốt nhất là rượu porto. Xác hai người đầu tiên rất dễ giấu. Vào một buồng tắm bỏ không dùng hoặc là hầm rượu, hai địa điểm thuận lợi cho việc giấu xác. Cái bất tiện là ở cái phần hồn của họ mà dân gian thường gọi là ma. Nhưng đối với người có tính khí triết nhân – mà đối với họ chỉ thí nghiệm là quan trọng – thì họ nề hà gì đến cố gắng yếu ớt của người chết lo trả thù họ. Tôi rất thoả mãn nhìn nhận cuộc đời được mở rộng và giải phóng của mình mà thí nghiệm này nếu thành công sẽ mang lại cho tôi, vì nó không những khiến cho cái người ta gọi là công lý của con người không tầm nã nổi tôi mà còn có thể loại trừ cho tôi khỏi cái chết".

Ông Abney được tìm thấy trong ghế bành, tư thế ngồi, đầu ngửa ra, nét mặt mang đầy vẻ căm hờn, sợ sệt, đau đớn của cái chết. Bên trái là một vết thương mới bị rạch, đẻ lộ ra trái tim. Tay ông không máu, con dao để trên bàn vẫn sạch nguyên. Có lẽ một con mèo rừng đã gây nên vết thương này. Cửa sổ mở. Theo cảnh sát tư pháp, ông Abney chết do lực của một con thú hoang dã. Nhưng Stephen Elliott đã được đọc mấy tờ giấy trên kia, thì lại đi đến kết luận khác hẳn.

Chú thích:

[1] Một vị thần của tôn giáo Ấn độ hồi năm 1300 trước Công nguyên mà sự thờ phụng mang nhiều bí ẩn

[2] Platon : triết gia Hy lạp (427-347 trước Công nguyên)

[3] Đế chế La Mã thấp gồm các vùng Aulu-gettle, Ausone, Claudien, Macrobe, Végèce
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4: Bức tranh in khắc


Cách đây ít lâu, tôi có niềm vui được kể các bạn nghe cuộc phiêu lưu của một người bạn tôi tên là Dennistoun trong khi đi sưu tầm các công trình nghệ thuật cho bảo tàng Cambridge.

Dennistoun không cho in rộng rãi những chuyện mình đã trải qua sau khi chàng trở về Anh quốc, nhưng những chuyện này được rất nhiều bạn bè biết tới, trong đó có một vị quý phái cũng đang chủ trì một bảo tàng nghệ thuật ở một trường đại học khác. Câu chuyện gây ấn tượng khá mạnh cho ông ta vì thiên hướng của ông ta cũng giống của Dennistoun, ông hăm hở lắng nghe từng lời giải thích sự việc mà xem ra bản thân ông khó lòng gặp phải để được ứng xử một cách cấp bách và náo động như thế. Ông chỉ được an ủi vì rằng việc tìm kiếm các bản viết tay không phải việc của viện ông mà của thư viện Shelburnian. Các quan chức của thư viện này, nếu thích, tha hồ lùng sục các góc tăm tối nhất bên lục địa để mà tìm kiếm. Ông cũng mừng lúc này đang phải tập trung chú ý vào việc mở rộng bộ sưu tập, vốn đã được coi là lớn nhất Anh quốc, gồm các bản vẽ, bản in khắc về địa hình mà bảo tàng ông sở hữu. Ấy thế nhưng, sự việc lại xoay ra là, ngay cả ở một bộ phận chủ yếu chỉ ngồi nhà, cũng có những góc tối của nó, và một ông Williams nào đó đã bất ngờ được biết tới một trong những cái góc đó.

Những người cho dù ít quan tâm nhất đến việc thu thập các bức vẽ địa hình, cũng biết rằng ở London có một người chuyên bán loại tranh này và giúp ích không ít cho việc tìm kiếm của họ. Đó là ông J.W.Britnell, ông này cứ sau một thời gian ngắn lại in ra một cuốn catalog gồm một khối lượng lớn và luôn luôn thay đổi các tranh khắc, các bản đồ, phác thảo các toà nhà lớn, nhà thờ, thị trấn ở England và xứ Wales. Dĩ nhiên, những bản này chỉ là a, b, c đối với ông Williams, tuy nhiên vì bảo tàng ông đã thu thập được không biết cơ man nào là bản vẽ địa hình, ông là người mua hàng đêu đặn và mua nhiều của ông Britnell. Ông còn trông mong vào ông Britnell để lấp đầy các lỗ hổng về số liệu và mức độ bộ sưu tập của mình. Việc này nhiều hơn là cung cấp cho ông của hiếm.

Tháng hai năm ngoái, trên bàn ông xuất hiện một cuốn catalog ở của hàng ông Britnell, kèm theo một thư đánh máy của đích thân ông này, nội dung như sau:

Thưa ông kính mến,

Xin ông lưu ý số 978 trong cuốn catalog gửi kèm theo đây, chúng tôi sẽ vui lòng gửi tới ông để xem ông có thuận mua hay không.

Kính chào

J.W.Britnell

Giở tới số 978 của cuốn catalog đối với ông Williams chỉ là việc phút chốc, chỗ ấy bắt đầu như sau.

978: Không rõ là ở đâu. Bức tranh khắc thú vị, cảnh một thái ấp hồi nửa đầu thế kỷ, 15X10 inches. Khung đen, giá 2.25 bảng.

Xem ra chẳng có gì đặc biệt, giá lại cao, nhưng ông Britnell vốn biết người biết của mà lại không coi thường. vậy cho nên ông Williams bèn viết một tấm thiếp đề nghị gửi bức tranh ấy đến tận tay ông, thêm vài bức trong catalog nữa. Sau đó ông đi làm công việc thường ngày mà chẳng cảm thấy gì phấn khích.

Một gói hàng như vậy thường bao giờ cũng tới tay ta chậm hơn ta chờ đợi một ngày, gói hàng của ông Britnell cũng nằm trong quy luật ấy. Bưu điện chuỷên tới bảo tàng chiều thứ bảy sau giờ tan tầm. Người phục vụ đem tới tận phòng ở cho ông Williams ở trong trường để ông không phải đợi qua ngày chủ nhật mới có thể xem món hàng và trả lại món hàng ấy trong trường hợp ông không thích. Ông Williams thấy món hàng khi trở về nhà dùng trà cùng một ông bạn.

Điều tôi quan tâm ở bức tranh là cái khung đen của nó khá to – trong catalog mô tả chỉ ngắn gọn. Có thể có vài chi tiết nữa, nhưng trước hết tôi muốn các bạn hãy nhìn rõ bức tranh như nó đang ở trước mặt tôi lúc này. Bản sao của nó hệt các bản sao thường thấy trong hành lang một số quán trọ hoặc lối đi của một số toà nhà ở thôn quê thời ấy. Một bản khắc chỉ đem lại cảm giác thờ ơ, lạnh nhạt và một bản in khắc như thế thì không gì chán bằng. Ta nhìn thấy toàn bộ mặt tiền của một ngôi thái ấp ở thế kỷ trước với ba hàng cửa sổ lấp khung kính trượt, phần nề xây thô kệch, quê mùa, có một bức tường chắn mái mà góc nào cũng có quả cầu hoặc lọ hoa, chính giữa là cổng xây. Hai bên toàn cây cao,trước mặt là thảm cỏ khá rộng. Bên lề hẹp của bức tranh có chữ "Người khắc: A.W.F." không có gì khác. Toàn bộ tác phẩm nói lên tác giả là nghiệp dư. Không hiểu nổi vì sao ông Britnell định giá 2.25 bảng, ông Williams cứ lật đi lật lại bức tranh một cách khinh thường. Đàng sau nó có dán một cái nhãn đã bị xé rách, chỉ còn lại vết tích của hai dòng chữ, dòng đầu – ngley Hall, dòng sau – ssex.

Có lẽ cũng đáng để xác định đây là nơi nào, muốn vậy cũng dễ thôi, chỉ cần tra từ điển địa lý, sau đó gửi trả lại ông Britnell, kèm thêm vài nhận xét về đánh giá của ông ta.

Ông thắp nến lên vì trời đã tối, pha trà cho người bạn đã cùng chơi gôn với mình (lãnh đạo trường đại học thường thư giãn bằng cách đánh gôn) vừa uống trà, hai người vừa đàm luận những vấn đề mà chỉ những người chơi gôn mới hiểu được. Người viết có lương tâm không tiên nói ra đây sợ ảnh hưởng đến những người không chơi gôn.

Kết luận đi đến cho rằng, một vài cú đánh gôn như thế nào đó là hay hơn và rằng trong một số trường hợp khẩn cấp khó lòng có người chơi gôn nào gặp nhiều may mắn như mình mong đợi. Đến đấy thì ông bạn – ta hãy gọi ông là giáo sư Binks – cầm tấm khung ảnh in khắc lên và hỏi:

"Chỗ này là ở đâu vậy, Williams?"

"Chính là tôi đang định tìm cho ra đây" ông Williams nói, vừa đi đến chỗ giá sách để tìm quyển từ điển địa lý. "Anh nhìn đàng sau bức tranh xem, cái gì đó như ley Hall, hoặc ở Sussex, hoặc ở Essex. Mất nửa tên. Anh liệu có biết không nhỉ?"

"Tranh này là từ tay Britnell chứ gì?" Binks nói. "Mua cho bảo tàng à?"

"Phải, giá như năm sillings thì tôi cũng mua đấy" Williams đáp "nhưng chẳng hiểu vì lý do gì hắn đòi hai bảng. Tôi chịu không hiểu được. Một bức tranh khắc chẳng ra gì, lại không có lấy một hình người cho thêm sinh động"

"Tôi cũng nghĩ không đến hai bảng, nhưng tôi cho là khắc không đến nỗi tồi. Theo tôi, ánh trăng được vẽ khá đấy, và tôi thấy có hình người đấy chứ, ít nhất là một hình người, ở phía trước ấy, bên rìa ấy".

"Để xem nào" ông Williams nói "Phải, ánh sáng khắc khá là khéo. Hình người của anh đâu? Ồ đây rồi. Mỗi cái đầu, ngay phía dưới bức tranh".

Quả thật có một vết đen sát rìa bức tranh, khắc đầu một người đàn ông hoặc đàn bà, lờ mờ thôi, lưng quay về phía người xem, mặt hướng về toà nhà.

Trước đây Williams không thấy. Ông bảo

"Khéo hơn là tôi nghĩ đấy, thế nhưng dù sao tôi cũng không thể chi hai bảng của bảo tàng cho bức tranh vẽ một nơi tôi không biết là ở đâu".

Giáo sư Binks có việc phải đi, ông ta về ngay, còn Williams, cho tới tận giờ ăn cơm vẫn không sao xác định được bức tranh của mình. "Giả sử một nguyên âm trước chữ bị mất thì còn dễ" ông nghĩ "Nhưng tuởng Guestinley đến Langley, lại còn bao tên tận cùng giống như thế nữa, mà quyển sách khỉ gió này lại chẳng có chỉ dẫn nào về chữ tận cùng".

Giờ ăn ở trường của ông Williams là bảy giờ. Không cần kéo dài bữa ăn quá cũng đủ gặp được bạn bè cùng chơi gôn lúc chiều để trao đổi với nhau qua bàn ăn (toàn các ngôn từ về gôn cả, tôi phải nói ngay như vậy).

Mất độ một giờ hoặc hơn ở gian phòng chung sau cơm tối. Sau đó một số rút về buồng của Williams chơi bài whist hoặc hút thuốc lá. Trong một lúc tạm nghỉ, Williams nhặt bức tranh từ bàn lên, không nhìn vào nó, đưa cho một người bạn quan tâm vừa phải đến nghệ thuật bảo ông ta nó từ đâu tới, cùng một số đặc điểm như ta đã biết ở trên.

Vị quý khách này thận trọng cầm lấy bức tranh, nhìn vào đó rồi nói với giọng khá quan tâm

"Wiiliams, một công trình khá đấy chứ, gây cho người ta cảm giác của thời kỳ lãng mạn. Ánh sáng theo tôi xử lý rất tuyệt, hình người tuy thô nhưng gây ấn tượng".

"Thật ư?" Williams đang mang whisky sô đa cho các bạn không tới gần để nhìn vào bức tranh được.

Lúc này đã khá muộn, khách khứa lục tục ra về. Sau đó, Williams thành phố viết mấy bức thư giải quyết công việc. Quá nửa đêm ông định đi ngủ, tắt đèn, thắp nến trong phòng ngủ. Bức tranh được người xem cuối cùng đặt lật ngửa trên bàn khiến lúc tắt đèn ông chợt để mắt tới. Cái mà ông nhìn thấy làm ông suýt đánh rơi cây nến xuống đất. Ông cho biết giá lúc ấy hoàn toàn ở trong bóng tối hẳn ông phải lên một cơn thần kinh. Nhưng vì không phải vậy, ông đặt cây nến trên bàn ngắm kỹ bức tranh. Không nghi ngờ gì nữa mà hoàn toàn chắc chắn. Giữa thảm cỏ trước ngôi nhà không quen biết là một dáng hình người mà lúc năm giờ chưa có, hình người đó bò bằng cả tay, chân về phia ngôi nhà, trùm kín bằng áo đen kỳ quặc, lưng có chữ thập trắng. Tôi cũng không hiểu trong hoàn cảnh này làm gì là đúng nhất. Tôi đành chỉ nói với các bạn Wiliams đã làm gì. Ông cầm vào một góc bức tranh, mang nó qua hành lang sang dãy phòng trước mặt mà ông sở hữu, khóa nó trong một chiếc ngăn kéo, đóng cửa không tiếp khách cả hai dãy phòng rồi vào giường ngủ, nhưng trước hết ông ghi chép lại sự thay đổi của bức tranh, ký vào ô dưới, sự thay đổi mà bức tranh trải qua kể từ lúc nằm trong tay ông.

Mãi ông mới ngủ được, nhưng được an ủi với ý nghĩ diễn biến của bức tranh không phải chỉ có mình ông chứng kiến mà đều có người làm chứng cả. Rõ ràng người bạn lúc tối nhìn thấy một cái gì đó, cũng giống như ông, nếu không hẳn ông phải nghĩ mắt mình có vấn đề, hoặc trí não ông bất thường. May mắn không có khả năng này. Đến mai ông phải thực hiện hai việc. Một là giữ bức tranh thật cẩn thận và gọi thêm người đến làm chứng, hai là phải xác định ngôi nhà ở đâu. Vậy là phải gọi cho ông Nisbet ở bên cạnh sang ăn sáng, sau đó tìm thêm trong từ điển địa lý.

Nisbet không bận gì, đến lúc chín giờ ba mươi phút. Muộn vậy rồi mà chủ nhân còn chưa mặc quần áo xong. Trong bữa sáng Wiliams không nói gì về bức in khác cả, cứ để yên chờ ý kiến Nisbet thế nào. Những ai đã quen với cuộc sống trong trường đại học hẳn biết có nhiều đề tài hay ho và rộng lớn để hai người bạn đồng học ở trường đại học Canterbury trao đổi trong bữa sáng ngày chủ nhật, từ chơi gôn đến tennis trên sân cỏ. Nhưng Williams tỏ ra khá đãng trí bởi tâm trạng ông tập trung cả ở bức tranh đang nằm úp sấp trong ngăn kéo căn phòng đối diện.

Cuối cùng tẩu thuốc buổi sáng được châm, giờ phút trông đợi đã đến. với một niềm kích động đáng kể - hầu như phát run lên – ông chạy sang mở khóa ngăn kéo lấy bức tranh ra, lúc này vẫn nằm úp sấp, chạy về đưa nó vào tay Nisbet.

"Nào, Nisbet, tôi muốn anh nói tôi biết anh trông thấy chính xác trong bức tranh này là cái gì. Xin mô tả tỉ mỉ cho. Tôi sẽ nói lý do sau".

"Được" Nisbet nói "Tôi nhìn thấy một ngôi nhà Anh, tôi cho là vậy, ở miền quê, dưới ánh trăng"

"Ánh trăng? Anh chắc không?"

"Chắc chứ. Trăng có vẻ sắp tàn, nếu anh muốn biết chi tiết, nhiều mây trên bầu trời"

"Thôi được rồi, anh nói tiếp đi. Tôi xin thề lần đầu nhìn vào tôi không thấy trăNgười" Câu này Williams nói một mình.

"Chẳng còn gì hơn" Nisbet nói tiếp. "Nhà có một, hai, ba dãy cửa sổ, mỗi dãy năm cửa, trừ dãy dưới cùng ở giữa có một cái cổng đúng vào chỗ cửa sổ giữa, và…"

"Còn hình người thì sao?" Williams sốt ruột hỏi.

"Chẳng có người nào" Nisbet bảo "nhưng…"

"Sao lại không có người ở thảm cỏ phía trước?"

"Làm gì có!"

"Anh thề chứ?"

"Chắc chắn, tôi thề. Nhưng có một thứ…"

"Cái gì?"

"Một trong cửa sổ tầng trệt, bên trái cửa ra vào, mở"

"Thật ư? Lạy Chúa, Hẳn là hắn vào nhà rồi." Wiliams nói, kích động mạnh, và vội vã lại sau ghế sô pha nơi Nisbet ngồi, giật lấy bức tranh, tự mình xác định.

Đúng thật. Không người. Một cửa sổ mở. Sau ít phút ngạc nhiên không nói nên lời, Williams ra bàn giấy nguệch ngoạc mấy chữ không lâu, rồi đem cho Nisbet hai tờ giấy, bảo ông ta ký vào một tờ - là tờ ông mô tả giống những gì các bạn vừa nghe – rồi đọc cho Nisbet nghe tờ ông ghi chép tối hôm qua.

"Thế là thế nào nhỉ?" Nisbet nói.

"Chính thế đấy" Williams nói. "Có một việc tôi phải làm, hoặc là ba việc. Tôi phải hỏi lại Garwood, tức là vị khách tối hôm qua, xem ông ta nhìn thấy gì, rồi tôi phải chụp lại hình ảnh lúc này trước khi nó diễn biến thêm nữa, sau đó tìm ra nơi này ở đâu".

"Tôi chụp cho" Nisbet nói. "Nhưng này anh, cứ như thể ta đang chứng kiến sự diễn lại một bi kịch. Vấn đề là, nó đã xảy ra hay sắp xảy ra? Anh phải tìm ra địa điểm ngôi nhà ngay đi. Phải" ông ta ngắm lại bức tranh, "tôi nghĩ anh đoán đúng. Hắn đã vào trong nhà, và nếu tôi không nhầm, sẽ có sự trả thù của con quỷ ở trên gác".

Williams nói

"Để tôi bảo anh tôi sẽ làm gì nhé. Tôi sẽ mang bức tranh đến già Green (Uỷ viên ban giám đốc của trườngmùi trước kia đã từng làm ở phòng tài vụ trường trong nhiều năm) có thể ông ta biết, vì trường ta có cơ sở ở Essex và Sussex cơ mà, hai vùng này nhất định ông ta đã từng ở khá lâu".

"Đúng vậy đấy" Nisbet nói "nhưng để tôi chụp ảnh đã. Này nhưng hôm nay Green không có nhà, tối qua không thấy ở nhà ăn. Chủ nhật nghe nói ông ta mới xuống".

"Ừ phải" Williams nói "ông ta đi Brighton. Thôi được, anh chụp đi, tôi đến chỗ Garwook để nghe anh ta khai đã, anh trông bức tranh nhé, bây giờ tôi đã nghĩ hai bảng không phải là quá đáng rồi".

Một lúc sau Williams trở về cùng Garwood. Theo ông này thi khi nhìn vào bức tranh, ông thấy hình người rõ ràng là ở bên kia bức tranh, không xa thảm cỏ bao nhiêu. Đúng là có chấm trắng ở sau lưng nhưng ông không cho là hình chữ thập. Họ soạn thảo ra một tài liệu, ký vào, Nisbet chụp ảnh bức tranh.

"Bây giờ anh làm gì? Chẳng lẽ cả ngày ngồi nhìn nó?" Nisbet hỏi.

"Không" Wiliams nói "Tôi đang hình dung toàn bộ vấn đề.

Đây nhé, từ tối qua đến nay có thể xảy ra bao nhiêu chuyện mà hắn mới chỉ vào đến trong nhà. Hắn có thể làm xong việc rồi trở về, nhưng nếu cửa sổ mở thì hắn vẫn còn ở trong. Tôi yên tâm để đó đã. Hơn nữa tôi cho là ban ngày không có gì thay đổi đâu. Ta đi chơi, chiều về dùng trà, hoặc tối về cũng được. Tôi đặt bức tranh trên bàn, đóng cửa. Ông người làm của tôi có thể vào nhà nhưng không sao".

Cả ba thấy kế hoạch rất hay, mà nếu cả ba cùng đi chơi với nhau thì sẽ không ai có dịp nói câu chuyện ra với người khác. Lộ ra, hội Ma học sẽ nghe được mất.

Có lẽ chúng ta cứ để họ vui chơi đến năm giờ chiều.

Đến khoảng giờ đó, cả ba lần lên cầu thang nhà Williams. Williams hơi nản thấy cửa buồng mở nhưng sực nhớ ra chủ nhật người làm đến dọn dẹp sớm hơn ngày thường. Tuy nhiên, ba người ngạc nhiên quá. Bức tranh vẫn dựng ở trước một chồng sách như lúc họ đi, ông giúp việc ngồi đàng trước nó cứ nhìn chăm chăm vào nó vẻ hãi hùng. Sao thế nhỉ? Ông Filcher (tên thật chứ không phải tôi bịa ra) tuy là đầy tớ cao cấp, mẫu mực theo tiêu chủân quy ước, chẳng làm gì khác ngoài việc ngồi vào chỗ của chủ, không để ý gì đến chung quanh.

Ông ta giật bắn mình khi thấy mọi người vào, cố lắm mới đứng dậy được.

"Xin lỗi đã ngồi vào đây" ông ta nói.

"Không sao, Robert" Williams bảo. "Tôi đang định hỏi ông nghĩ như thế nào về bức tranh".

"Thưa ông dĩ nhiên tôi không dám có ý chống lại ý kiến ông , nhưng loại tranh như thế này tôi không thể treo ở chỗ mà con gái tôi xem được"

"Sao vậy?"

"Vì con bé con tội nghiệp, một lần nó nhìn thấy một quyển Kinh thánh trong có loại tranh chỉ bằng nửa như thế này mà chúng tôi phải thức với cháu mấy đêm liền, nó mà lại trông thấy hình ảnh một bộ xương, hay là cái gì đây không biết, mang đứa bé đi như thế này thì nó hết hồn. Ông biết bọn trẻ đấy, một chuyện nhỏ xíu cũng bồn chồn hốt hoảng. Thưa ông, chỉ xin nói một bức tranh như thế này mà cứ nằm vạ,vậy để ai vào cũng trông thấy thì không nên. Thưa, tối nay ông có cần gì không ạ? Không ạ? Xin cám ơn ông".

Ông ta về xong, cả ba lao vào nhìn bức tranh. Ngôi nhà vẫn như cũ, dưới ánh trăng tàn và những đám mây. Cửa sổ lúc nãy mở nay đã đóng lại, hình người lại một lần nữa xuất hiện trên thảm cỏ, lần này không thận trọng bò bằng tay chân nữa, mà đứng thẳng lên, bước những bước dài ra phía trước bức tranh. Trăng ở phía sau hắn, mặt hắn bị tấm vải đen che không nhìn rõ, chỉ thấy một cái trán dồ với vài sợi tóc thò ra. Đầu cúi xuống, hai cánh tay ôm một vật chỉ nhìn thấy mờ mờ, như là một đứa bé không rõ đã chết hay còn sống, chỉ thấy hai chân và hai cái chân đó gầy đến độ kinh khủng.

Từ năm giờ đến bảy giờ, ba người bạn cứ ngồi nhìn bức tranh. Không thấy thay đổi gì nữa. Cuối cùng họ yên tâm bỏ nó đấy định ăn cơm xong sẽ quay lại xem diễn biến ra sao.

Khi họ tập hợp lại vào thời gian nhanh nhất có thể thì bức tranh vẫn ở đó nhưng hình người không còn, ngôi nhà hoàn toàn yên tĩnh dưới ánh trăng. Họ chỉ còn việc tra cứu từ điển địa lý và các sách hướng dẫn du lịch. Cuối cùng Williams gặp may. Ông cũng xứng đáng với may mắn ấy. Vào mười một giờ ba mươi phút khuya, từ sách Hướng dẫn du lịch Essex của Mujjay, ông đọc được những dòng sau đây:

"16.5 dặm Anningley. Nhà thờ là toà nhà khá thú vị xây từ thời Norman, đã được xếp hạng trong thế kỷ trước. Có các ngôi mộ gia đình Francis mà toà thái ấp của họ, Anningley Hall, là một ngôi nhà chắc chắn xây từ thời nữ hoàng Anne, đứng ngay bên kia nhà thờ, trên diện tích 80 mẫu tây. Gia đình này đã tuyệt tự, người nối dõi cuối cùng đã mất tích một cách bí ẩn lúc còn bé vào năm 1802. Cha em bé, ông Arthur Francis là người có tài vẽ tranh khắc bằng bản in khắc nào. Sau khi mất tích đứa con, ông sống ẩn dật trong ngôi nhà, ba năm sau đúng vào ngày con ông mất tích, ông chết trong phòng học sau khi hoàn thành bản in khắc ngôi nhà mà người ta cho là của khá hiếm".

Xem ra đúng là phù hợp, ông Green từ Brighton về cũng xác định ngôi nhà trong tranh là Anningley Hall. Dĩ nhiên ông Williams hỏi:

"Có thể giải thích được hình người hiện ra trong tranh là ai không hả Green?"

"Tôi không chắc lắm. Nghe người ta nói hồi tôi mới biết ngôi nhà thì trước khi ông Francis rất ghét các kẻ săn trộm, nghi ai ông đuổi khỏi lãnh địa ngay, cuối cùng ông loại hết chỉ còn lại một. Ngày xưa thì quý tộc nông thôn làm đủ chuyện giờ không ai dám làm. Người này bản thân cũng là người cuối cùng của một dòng họ cổ, tôi cho là cơ thời từng là chúa công của thái ấp. Trong địa hạt tôi , tôi nhớ có một người như vậy".

"Như là người đàn ông trong cuốn Tess of the D'Urbervilles (Thomas Hardy) ấy à?" Williams hỏi

"Chắc thế, nhưng quyển ấy tôi chưa đọc. Nhưng anh chàng này có thể chỉ ra hàng dãy mộ của tổ tiên ở nhà thờ với chút niềm cay đắng, tuy nhiên Francis không sao tóm được anh ta, anh ta lúc nào cũng đúng luật, nhưng một ngày kia những người coi rừng bắt được anh ta trong khu rừng phía sau lãnh địa, tôi có thể chỉ cho anh nơi này được vì nó gần khu đất trước kia thuộc của chú tôi. Họ cãi nhau, anh chàng Gawdy (tên anh ta, đúng như vậy, tôi nhớ ra rồi) anh ta không may bắn chết một người gác rừng, tội nghiệp anh ta! Đúng là điều Francis muốn. Hồi ấy có đại bồi thẩm đoàn, mà đại bồi thẩm đoàn thì các anh đã hiểu họ như thế nào. Anh ta bị treo cổ rất nhanh, tôi được xem cả chỗ người ta chôn anh ta, phía tây bắc nhà thờ, là nơi chôn những người bị treo cổ hoặc tự tử. Có người nghe rằng một người bạn của Gawdy, anh ta không có họ hàng, con quỷ tội nghiệp ấy cũng là người cuối cùng của dòng họ anh ta mà, một loại spes ultima gentis (người cuối cùng của dòng họ), hắn đã bắt cóc con trai Francis để làm ông này cũng tuyệt tự luôn. Tôi cũng không biết nữa, đây là cách nghĩ khá khác thường của dân săn trộm vùng Essex, nhưng các anh biết đấy, đến bây giờ thì xem ra có vẻ như chính tay Gawdy làm việc này. Tôi thật ghét nghĩ đến chuyện đó! Thêm whisky vào, Williams!"

Sự việc được Williams kể lại cho Dennistoun, anh này kể lại cho cả đám gồm nhiều thành phần, trong đó có tôi và một giáo sư chuyên về rắn. Ông này nhận xét "Dân Brifgeford ấy thì họ chẳng bao giờ nói gì đâu" tình cảm này nhiều người cho là đúng.

Xin nói thêm bức tranh này hiện ở bảo tàng Ashleian, đòi được xử lý nhằm mục đích tìm xem loại mực dùng có phải mực hoá học hay không, nhưng không kết quả, ông Britnell không biết gì ngoài việc cho rằng bức tranh không thuộc loại thông thường, và sau đó có xem kỹ đến mấy cũng không thấy nó biến đổi nữa.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5: Cây tần bì


Ai đã từng đi qua miền đông nước Anh đêu biết những ngôi nhà thôn quê nho nhỏ rải rác khắp nơi: những ngôi nhà khá ẩm thấp thường xây theo kiểu Ý, bao quanh là công viên độ tám mươi đến một trăm mẫu tây. Đối với tôi bao giờ chúng cũng có sức hấp dẫn mạnh mẽ, cái hàng rào xám bằng những thanh gỗ sồi, các cây cao quý phái, ao hồ với thảm lau sậy, xa xa là cánh rừng. Tôi cũng thích cái cổng có cột chống – có lẽ dính liền vào một ngôi nhà gạch đỏ xây từ thời nữ hoàng Anne, mặt trước trát vữa, khiến nó sánh được với phong cách Hy Lạp cuối thế kỷ mười tám, bên trong là sảnh cao lên tận mái nhà có cá hành lang chạy quanh với một chiếc đàn organ nhỏ. Tôi cũng thích cả thư viện của nó trong có từ Thánh Kinh thế kỷ mười ba đến tác phẩm của Shakespeare in giấy khổ bốn. Dĩ nhiên tôi thích cả những bức tranh phần lớn hình dung cuộc sống trong những ngôi nhà ấy lúc mới xây, thời đã có ống dẫn nước, chủ đất đã khá giả, và ngay cả bây giờ, nhiều tiền nhiều thị hiếu khác nhau, cuộc sống nhiều thú vị. Bản thân tôi cũng muốn có một ngôi nhà như vậy ở thôn quê. Và đủ tiền bảo trì nó, thỉnh thoảng đưa bạn bè đến vui chơi một cách khiêm tốn.

Nhưng tôi lạc đề mất rồi. Tôi có nhiệm vụ phải kể các bạn nghe những chuyện xảy ra trong một ngôi thái ấp giống như thế. Đó là Castringham Hall ở vùng Suffolk. Từ thời có câu chuyện kể của tôi đến nay, ngôi nhà đã được sửa chữa nhiều lần, nhưng những nét chính tôi mô tả trên kia thì vẫn vậy – cổng kiểu Ý, bốn khối nhà màu trắng, trong nhà cổ hơn ở ngoài, công viên được bao quanh bởi một dải đất có nhiều cây to, và có cái ao. Vẻ khác biệt với hàng tá ngôi nhà khác không còn. Nhìn từ phía công viên vào, bạn sẽ thấy một cây tần bì cổ đại mọc cách tường độ sáu mét, cành lá gần như chạm vào nhà. Tôi cho là nó đã mọc ở đó kể từ thời ngôi nhà không còn là một pháo đài, hào chung quanh được lấp đi, nhà xây theo kiểu thời nữ hoàng Elizabeth. Kiểu gì thì nhà cũng gần bằng kích thước hồi năm 1690.

Trong cái năm kể trên, trong vùng ngôi nhà tọạ lạc, có nhiều vụ xử án các mụ phù thuỷ. Chắc còn rất lâu ta mới có thể đánh giá đúng các lý do – nếu có – nằm tận gốc rễ nỗi sợ phù thuỷ của toàn thế giới. Cũng có thể những người bị kết tội thực sự cho rằng họ có quyền lực bất thường, hoặc giả ít nhất không có quyền thì cũng có ý chí gây chuyện ác độc cho hàng xóm, hoặc giả nhiều lời thú tội bị những kẻ tàn ác đi săn lùng phù thủy bẻ quẹo đi – tôi cho là có rất nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Chuyện kể sau đây làm tôi bối rối, không thể hoàn toàn cho là chuyện bịa đặt. Xin được để độc giả tự đánh giá.

Catringham đã cống hiến một nạn nhân cho việc bị kết tội hoả thiêu. Tên bà này là Mothersole, khác với các bà phù thuỷ trong các làng khác chỉ ở chỗ sống sung túc hơn và có vị trí gây ảnh hưởng nhiều hơn. Các trại chủ trong giáo khu tìm hết cách gỡ tội cho bà, cố hết sức chứng thực tính cách bà và khá lo lắng cho sự tuyên án của Toà.

Nhưng tai hoạ chết người cho bà lại do chứng cứ mà ông chủ Castringham Hall nêu ra – ông Mathew Fell. Ông khai đã nhiều lần từ cửa sổ nhìn vào đêm trăng sáng thấy bà "tỉa những cành con của cây tần bì gần ngôi nhà". Bà trèo lên các cành cây, mặc mỗi chiếc áo sơ mi, cắt những cành nhỏ với một con dao cong rất đặc biệt, miệng lẩm bẩm cái gì đó. Lần nào ngài Mathew cũng tìm cách bắt lấy bà ta nhưng chỉ một tiếng động nhỏ của ông, bà biết ngay vội vàng trèo xuống, chạy rất nhanh về phía làng.

Đêm thứ ba, chạy theo không kịp, ông đến tận nhà bà Mothersole, đập cửa đến mười lăm phút mới thấy bà ta ra, rất giận dữ và có vẻ buồn ngủ như vừa mới ra khỏi giường, thành ra chẳng biết giải thích việc đến thăm của mình như thế nào.

Chủ yếu dựa vào chứng cứ này, tuy các thành viên trong giáo khu còn đưa ra nhiều điều không đáng chú ý bằng, bà Mothersole đã bị kết tội chết. Toà xử được một tuần thì bà bị treo cổ cùng sáu người không may nữa, ở Bury St Edmunds.

Ngài Mathew Fell, lúc đó là phó Quận trưởng, chứng kiến cuộc hành hình. Hôm đó là một sáng tháng ba sương mù ẩm ướt, xe bò leo dốc lên ngọn đồi mọc cỏ dại ở bên ngoài Northgate nơi có giá treo cổ. Những nạn nhân khác trông hờ hững hoặc vô cùng đau khổ, riêng bà Mothersole, sống cũng như chết, lại trong tâm trạng khác hẳn. "Nỗi giận dữ như thuốc độc" của bà, theo một phóng viên nói lại, "đã ảnh hưởng lớn đến những người đứng xem – ngay cả người phụ trách việc treo cổ - và về sau những người này cũng khẳng định bà thể hiện hình ảnh sống của một mụ điên. Mặt không chống đối người thi hành pháp luật, bà nhìn những bàn tay chạm vào người bà với vẻ nham hiểm và ác độc đến mức một trong số họ sau này bảo đảm với tôi rằng còn sợ hãi trong người đến sáu tháng sau mỗi khi nhớ lại".

Tuy nhiên, nghe nói là bà ta đã nói những lời có vẻ vô nghĩa như sau "Khách sẽ tới thăm ngôi nhà", những lời này được khe khẽ nhắc đi nhắc lại mấy lần. Ngài Mathew Fell không phải là không cảm động trước thái độ của người đàn bà. Ông nói chuyện với cha xứ, sau đó cùng cha đi về nhà khi việc hành quyết đã xong. Thực ra ông cũng chẳng tự nguyện ra làm chứng trước toà, ông chẳng thấy chứng mê săn lùng phù thuỷ là việc mình bị nhiễm phải, về sau ông có nói đưa chứng cứ như vậy ông chẳng được tiếng tốt nào, biết đâu ông có thể nhầm về những gì mình nhìn thấy. Ông ghê tởm toàn bộ chuyện này, ông vốn thích có quan hệ vui vẻ với mọi người, sở dĩ ông làm như vậy chỉ bởi bốn phận. Có lẽ đó là lý do theo như tình cảm ông, khiến cho cha xứ tán thưởng cũng như những người có hiểu biết nghĩ vậy là phải.

Vài tuần sau, đúng vào ngày trăng tròn của tháng năm, cha xứ và nhà điền chủ nông thôn gặp nhau tại công viên và cùng đi vào thái ấp. Phu nhân Fell đang ở nhà bà mẹ ốm nặng, ông Fell ở một mình, vì thế cha xứ - ông Crome – và ông Fell dự định ăn bữa tối cùng nhau tại thái ấp.

Ông Mathew tối hôm ấy có vẻ không thích chuyện trò mấy, câu chuyện chủ yếu xoay quanh những gia đình trong giáo khu, và cũng may, ông ngồi viết một bản ghi nhớ về các ý định muốn thực hiện trong lãnh địa của mình, sau này nó tỏ ra vô cùng ích lợi.

Khi ông Crome định ra về lúc chín giờ rưỡi thì ngài Mathew cùng ông đi dạo trên con đường rải sỏi sau ngôi nhà. Ông Crome bị sự kiện tác động mạnh: tới chỗ cây tần bì, mà tôi tả là mọc gần ngôi nhà, thì ông Mathew dừng lại bảo:

"Có con gì cứ chạy lên chạy xuống trên cây như con sóc ấy nhỉ? Giờ này chúng phải về hang cả rồi chứ?"

Cha xứ nhìn lên cây xem con vật đang di động đó như thế nào nhưng không rõ màu sắc của nó dưới ánh trăng. Tuy nhiên vẫn nhìn rõ hình, óc ông còn nhớ lắm, ông thề rằng, tuy hơi điên, chẳng biết có phải con sóc hay không nhưng nó có nhiều hơn bốn chân…Lúc đó nhìn thì chỉ biết vậy, hai người đàn ông chia tay nhau, hàng hai chục năm sau mới gặp lại.

Sáng hôm sau, sáu giờ vẫn chưa thấy ông Fell xuống dưới nhà như lệ thường, bảy giờ, tám giờ cũng không. Đầy tớ lên gõ cửa phòng ngủ của ông, nghe ngóng rồi gõ mãi, cuối cùng đành mở cửa ra, họ thấy ông chủ đã chết, xám đen. Hẳn bạn cũng đoán được. Không có dấu vết của bạo lực. Cửa sổ mở toang.

Một người đầy tớ đi tìm cha xứ, nhờ chỉ đường đi tìm cảnh sát tư pháp. Ông Crome thì lập tức tới thái ấp ngay và được đưa vào gian phòng người chết nằm. Về sau ông này có để lại vài tờ giấy tỏ lòng thực sự kính trọng và tiếc thương ông Mathew Fell, trong đó có đoạn sau đây soi sáng phần nào sự kiện xảy ra và suy nghĩ chung của mọi người:

"Không có dấu hiệu dùng vũ lực đột nhập vào gian phòng, nhưng cửa sổ thì mở như mùa này bạn tôi vẫn để ngỏ. Ông có uống không hết một phần tư lít rượu táo để trong chiếc cốc bằng bạc. Ông Hodgkins, bác sĩ ở Bury, đã khám nghiệm chỗ rượu còn lại, và tuyên thệ, theo yêu cầu của cảnh sát tư pháp, trong đó không có chất độc. Vi dĩ nhiên quanh đó người ta nói đến độc tố vì thấy xác ông đen và trương lên. Cơ thể nằmg trên giường, chăn nệm lộn xộn, chứng tỏ đã quằn quại đau đớn nhiều trong lúc hấp hối. Có điều tôi không lý giải được cho cuộc ám sát dã man khủng khiếp này là hai người đàn bà được giao đem thây người chết ra lau rửa, hai người này vốn chuyên nghiệp về công việc nhà đòn đám ma, đến chỗ tôi, rất buồn phiền lộ vẻ đau đớn giơ hai bàn tay chạm vào ngực xác chết ra cho biết lòng bàn tay họ và mặt trước cánh tay bị đau ghê gớm, nỗi đau còn kéo dài nhiều tuần lễ, phải bỏ việc, tuy trên da không sao.

Nghe vậy tôi bèn mời ông bác sĩ vẫn còn ở trong nhà ra. Chúng tôi dùng kính lúp soi trên da ở ngực tử thi, không thấy gì quan trọng nhưng có nhiều vết chấm, chúng tôi kết luận đây là nơi độc tố được đưa vào và nhớ lại chiếc nhẫn của Pope Borgia [1] là dụng cụ đưa độc tố vào của tay đầu độc người Ý thế kỷ trước trong thứ nghệ thuật kinh hãi của ông ta.

Chỉ có vậy về mặt triệu chứng trên tử thi. Đây chỉ là kinh nghiệm riêng của tôi, thế hệ sau sẽ đánh giá xem có gì là giá trị hơn không. Trên bàn cạnh giường ngủ có một quyển Kinh Thánh nhỏ mà bạn tôi đều đặn dùng mỗi đêm, mỗi sáng sớm dậy ông cũng đọc một đoạn định sẵn. Tôi cầm lên – không khỏi nhỏ một giọt nước mắt thích đáng, thương cho cái bản phác hoạ đơn giản này nay đang bị chuyển sang sự chiêm ngưỡng, bản Kinh Thánh vĩ đại nguyên thủy. Chợt tôi có ý nghĩ, trong những giờ phút mà ta vô kế khả thi như thế này, ta có xu hướng dùng những tia le lói để tìm ra ánh sáng, do đó tôi đã dùng biện pháp được coi là duy tâm để thử một kiểu rút thăm: Như trong trường hợp Đức Vua Tử vì Đạo, King Charles, và chúa công Falkland người ta đã lấy làm ví dụ mà nay còn nhắc tới. Tôi phải thừa nhận thử nghiệm này không giúp được gì cho tôi cả, tuy nhiên biết đâu sau đây có thể Nguyên nhân và Nguồn gốc của những sự kiện hãi hùng này sẽ được tìm ra. Tôi cứ đưa kết quả ra đây, biết đâu chúng chỉ ra hướng của tội ác một cách thông minh hơn tôi.

Tôi làm tất cả ba thử nghiệm, mở cuốn Kinh Thánh ra đặt ngón tay vào một số chữ nó ào đó, lấy ra những chữ đầu, ở chỗ Luke XIII 7, chặt nó đi, lần hai Isaiah XIII 20, không ai được ở đấy nữa, lần ba Job XXVIII 30: con cái nó cũng bị hút hết máu."

Đó là những lời trích dẫn từ giấy tờ ông Crome để lại. Ông Mathew Fell được cho vào quan tài đem chôn, lời giảng kinh của cha Crome trong lễ an táng Chủ nhật sau đó được in dưới đầu đề "Một phương thức không thể tìm ra được, hoặc Nỗi nguy hiểm nước Anh và Những cách thức xảo quyệt của việc chống lại Chúa", vì theo quan điểm của cha xứ cũng như của hàng xóm láng giềng, vị quý tộc điền chủ nông thôn là nạn nhân của sự trở lại của những âm mưu theo kỉêu đầu độc Giáo hoàng.

Con trai ông Fell là Sir Matthew II thừa kế tước vị và lãnh địa của cha. Đến chấm dứt phần đầu của tấm thảm kịch Castringham. Cũng nên nhắc tới việc ngài Nam tước mới không ở căn phòng cũ của cha mình nữa, vậy cũng phải thôi. Cũng chẳng ai ngủ trong đó trừ một vị khách vô tình đi qua ở lại. Ông chủ ở thái ấp – Sir Matthew II mất năm 1735 – nơi này không xảy ra chuyện gì đối với ngoại trừ việc trâu bò lợn gà chết ngày một nhiều, sau còn có xu hướng tăng dần lên.

Người nào lưu ý tới chi tiết chuyện này có thể đọc bảng thống kê số liệu súc vật nuôi của ngài nam tước viết trong thư gửi tờ tạp chí Người Phong Lưu 1772. Ông chấm dứt việc trâu bò chết nhiều bằng cách ban đêm dồn hết chúng vào chuồng khoá kỹ, cừu không thả tự do ngoài công viên nữa. Vì ông nhận xét ở trong chuồng không con vật nào bị tấn công. Sau đó chỉ các chim rừng và thú vật hoang dã bị hại, không ai biết gì về triệu chứng tử nạn của các con thú hoang này, cho người canh suốt đêm thì lãng phí vô ích, tôi không muốn đi sâu thêm vào cái mà các trại chủ ở Suffolk gọi là "căn bệnh của Castringham".

Sir Matthew II mất năm 1735, được con trai là Sir Richard thừa kế. Sir Richard cho xây khu ghế ngồi riêng của gia đình ở bên ngoài nhà thờ giáo khu về mạn bắc, vì khá rộng nên theo ý ông quý tộc điền chủ nông thôn này cần rời đi một số ngôi mộ nằm trong khu của những kẻ vô đạo, trong đó có mộ của bà Mothersole, địa điểm ngôi mộ này sở dĩ biết được chính xác là do trong số giấy tờ ông Crome để lại có bản đồ nhà thờ và sân nhà thờ.

Khi biết mộ bà phù thủy được khai quật thì trong làng (một số người còn nhớ bà ta) có bị kích động đôi chút. Và ai cũng lấy làm lạ, lo lắng nữa khi trong quan tài dù gỗ rất chắc chắn, không bị vỡ nứt, không hề thấy vết tích xác chết đâu, dù là xương hay bụi. Quả là hiện trường kỳ quặc, thời đem chôn bà chưa có chuyện người chết sống lại, mà hình dung việc xác chết bị lấy cắp đem cho viện giải phẫu để phẫu tích lại càng khó hơn.

Hiện tượng này gợi lại một thời gian có những câu chuyện về phiên toà xử phù thuỷ, về chiến công của các bà này mà người ta lâu nay đã quên lãng. Ông Richard cho đem đốt quan tài, dù nhiều người nghĩ là điên.

Rõ ràng ông Richard là một nhà sáng chế phát minh đến là khó chịu. Trước thời ông, ngôi nhà thái ấp bằng gạch đỏ là một khối nhà dễ thương nhất, nhưng vì ông du lịch qua Ý bị nhiễm thị hiếu Ý và vì có nhiều tiền hơn cha và ông, ông biến ngôi nhà thôn quê Anh thành một lâu đài kiểu Ý. Vữa và đá khối che lấp hết gạch, một vài tấm đá hoa cương Ý đứng thờ ơ nơi vào gian sảnh và ngoài vườn, một ngôi đền sao chép kiểu Sibyl ở Tivoli dựng ngay bên bờ ao; Castringham mang một vẻ hoàn toàn mới, tôi phải nói là nom nó không được duyên dáng như trước, nhưng được nhiều người trầm trồ thán phục và trở thành kiểu mẫu cho các quý tộc nông thôn bắt chước trong nhiêu năm về sau này.

Một buổi sáng (vào năm 1754) ông Richard tỉnh dậy sau một đêm không thoải mái chút nào. Trời gió, ống khói lò sưởi phả khói liên tục – trời lạnh nên phải đốt lò sưởi trong nhà. Đã thế cái cửa sổ cứ kêu lạch cạch không để cho người ta yên. Triển vọng chiều nay khách khứa sang trọng đến chơi đông đặc (nếu trong lúc tiến hành các trò chơi mà ông cứ liên tục có cảm giác khó ở thế này sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của ông, vốn được coi là người chịu khó duy trì việc tổ chức các trò chơi). Điều làm ông chán ngán nhất lại là chuyện khác cơ trong cái đêm mất ngủ. Ông không thể tiếp tục ngủ trong căn buồng này được.

Trong bữa ăn sáng, ông cứ nghĩ mãi về chuyện này thành ra ăn sáng xong ông đi thăm một cách có hệ thống tất cả các phòng để xem phòng nào theo ông là tốt nhất. Mãi mới tìm ra được một phòng, có cửa sổ quay ra phía đông, và cửa sổ quay ra phía Bắc, cửa phía Bắc này đầy tớ luôn qua lại nên không thích lắm. Ông muốn nó nhìn ra phía Tây để mặt trời khỏi đánh thức ông dậy sớm quá và không bị quấy rối bởi các hoạt động buổi sáng ở trong nhà. Người giữ nhà cho biết chỉ có một phòng đạt được yêu cầu ấy.

"Là phòng nào vậy?" ông Richard hỏi.

"Phòng của ngài Mathew trước đây – vốn được gọi là Tây Phòng".

"Thế thì, chuyển buồng ngủ của tôi sang đấy, tối nay tôi ngủ ở đấy" ông chủ nói "Đi lối nào nhỉ, à đây rồi" và ông vội vã đi.

"Nhưng thưa ngài Richard, đã bốn mươi năm nay không ai ngủ ở đấy cả. Từ ngày ngài Mathew qua đời không khí gian phòng đã đổi khác."

Vừa nói bà ta vừa rượt theo chủ.

"Nào, bà Chiddock, mở khoá ra, ít nhất tôi muốn xem phòng ra sao đã."

Thế là cánh cửa được mở ra, gian phòng xông lên mùi không khí tù hãm ẩm mốc. Ông Richard tiến ra phía cửa sổ và nóng lòng mở tung các cửa chớp cửa sổ. Nơi này, ở cuối ngôi nhà, sự sửa chữa bấy lâu nay không hề động chạm tới, lại bị cây tần bì um tùm che khuất.

"Bà Chiddock, thông khí gian phòng này cho tôi, mở cửa cả ngày vào, đưa đồ đạc phòng ngủ của tôi sang đây. Phòng cũ của tôi để cho linh mục Kilmore nằm.

Tự nhiên có tiếng nói ở đâu ngắt lời ông:

"Xin cho tôi hầu chuyện ngài một lát được không ạ?"

Ông Richard quay người lại thấy một người mặc đồ đen đứng ở ngưỡng cửa đang cúi chào mình.

"Xin thứ lỗi cho tôi đã đột ngột vào đây, ngài không nhớ tôi đâu, tên tôi là William Crome, ông nội tôi là cha xứ cùng thời với ông nội của ngài".

"Phải. Cái tên Crome bao giờ cũng là tấm hộ chiếu để vào Castringham này. Tôi rất vui được nối lại quan hệ của hai thế hệ sau. Tôi giúp gì ông được đây? Ông có vẻ hơi vội, và vào giờ này…"

"Đúng vậy, tôi đã phi ngựa suốt từ Norwich để tới Bury St Eđmunhs chỉ dừng lại đây để trao cho ngài một số giấy tờ ông nội tôi đã để lại khi qua đời, theo tôi có liên quan đến gia đình ngài".

"Cám ơn ông quá" ông Richard nói "xin mời ông ra phòng khách uống ly rượu, ta cùng xem các giấy tờ đó với nhau được không. Còn bà, bà Chiddock, thông khí gian phòng này như tôi đã bảo…Phải, đây là nơi ông nội mất. Phải, cái cây, có lẽ, làm cho nơi này khá ẩm thấp. Không, tôi không muốn nghe nữa, bà làm gì thì làm đi. Còn ông, xin theo tôi".

Họ vào phòng đọc. Ông Williams Crome, người trở thành một thành viên trong Ban lãnh đạo của Clare Hall Cambridge, vừa cho xuất bản một quyển Polyaenus giá trị, đã mang theo một cái gói trong đó có các ghi chép của cha xứ ông nội liên quan đến cái chết của Sir Matthew Fell. Vậy là lần đầu tiên Sir Richard đối mặt với việc bói Kinh Thánh mà ta đã biết ở trên, nó làm ông thích thú lắm.

"Vâng" ông Crome trẻ nói "quyển Kinh Thánh của ông nội tôi đã cho một lời khuyên giá trị - chặt nó đí – tức là cái cây tần bì đấy ạ, tôi không dám sao lãng lời khuyên này của cụ để cụ được yên nghỉ. Quả thật chưa từng thấy một cái ổ cho bệnh sổ mũi và bệnh sốt rét nào như cái cây này".

Trong phòng khách có một số sách của gia đình, không nhiều lắm, hiện nay còn chờ bộ sưu tập từ Ý của ông Richard đưa sang, một phòng sách mới đang được xây để nhận số sách ấy.

Ông Richard nhìn từ tờ giấy lên giá sách và nói:

"Tôi tự hỏi không hiểu cái quyển Kinh Thánh tiên tri ấy nay còn không? Tôi có cảm giác đã từng nhìn thấy nó ở đâu đó."

Ông băng qua gian phòng, lấy ra một quyển Kinh tháng lùn bè bè, trên trang đầu để trong có dòng chữ sau đây "Tặng Matthew Fell, từ mẹ đỡ đầu yêu thương Anne Aldous, 2 tháng Chín 1659".

"Tôi lại thử nó lần nữa xem sao, ông Crome nhỉ. Chắc lại gặp phải mấy cái tên trong biên niên sử. Hừm, cái gì đây? "Anh đến tìm tôi sáng mai nhưng tôi sẽ không ở đấy đâu". Phải! Phải! Ông nội ông đã đưa ra một điềm báo hiệu đây rồi! Thôi tiên tri như vậy là đủ. Toàn chuyện không đâu cả ấy mà. Thôi, ông Crome, xin cám ơn cái gói của ông vô cùng. Tôi e rằng ông đang vội đi, xin hãy uống thêm một ly rượu nữa".

Với thái độ ông chủ nhà mến khách như thế (ông Richard nghĩ rất tốt về phong cách và cách nói năng của người đàn ông trẻ tuổi) hai người tạm biệt nhau.

Buổi chiều khách khứa đến – giám mục Kilmore, Phu nhân Mary Hervey, ông William Kentfield, v..v.. Ăn tối lúc năm giờ, uống rượu, chơi bài, ăn khuya, sau đó phân tán ai về phòng nấy.

Sáng hôm say ngài Richard không có ý định đi săn với những người kia mà nói chuyện với giám mục Kilmore. Vị giám mục này khác với các giám mục Ireland thời ấy, đã tới thăm toà giám mục của mình và cư trú ở đó một thời gian khá lâu. Sáng hôm ấy hai người đi dạo ở sân đang nói về những thay đổi và cải tiến của ngôi nhà, vị giám mục bảo, chỉ vào cửa sổ Tây Phòng.

"Ngài Richard ạ, ngài mà cho dân Ireland của tôi ở những chỗ như thế này là không được đâu".

"Sao thế, chính là phòng của tôi đấy"

Người nông dân Ireland kỵ nhất ngủ bên cạnh chỗ có cây tần bì, mà cây tần bì này mọc um tùm gần ngay cửa sổ phòng, cách không đến hai mét. Có lẽ" ông giám mục mỉm cười nói tiếp "chính vì nó mọc tốt cao to như thế cho nên vẻ mặt ngài mới kém tươi như bạn bè ngài nhìn thấy đây".

"Quả như thế hay sao ấy, suốt từ mười hai giờ đêm đến bốn giờ sáng tôi không sao ngủ được. Nhưng mai tôi cho hạ cây rồi, khỏi phải nghe nói về nó nữa".

"Tôi hoan nghênh quyết định ấy của ngài đấy. Lá cây dày đặc thế kia thì làm ngài thở sao nổi"

"Ngài nói đúng. Nhưng đêm qua tôi không mở cửa sổ. Vì có nhiều tiếng động quá, có lẽ các cành cây chà vào ô kính cửa sổ làm tôi chong mắt ra"

"Không thể được ngài Richard ạ, đây ngài xem, không cành cây nào vươn tới khung cửa sổ cả trừ khi có trận gió mạnh mà đêm qua có gió đâu! Cành lá cách ô cửa sổ có đến ba chục phân kia mà"

"Không! Thế tại sao có vết cào để lại khắp trên lớp bụi ở ngưỡng cửa sổ?"

Cuối cùng họ cho là có chuột từ đám dây thường xuân. Đức giám mục đưa ý đó ra, ngài Richard chộp lấy ngay.

Cả ngày trôi qua êm đềm, đêm đến mọi người về phòng đi ngủ, chúc ngài Richard ngủ ngon.

Giờ đây ông ta đang ở trong phòng mình, nằm trong giường, tắt đèn. Phòng này ở ngay trên nóc bếp, đêm lại ấm, do đó cửa sổ để mở.

Chỗ khung giường rất ít ánh sáng nhưng người ta thấy động đậy tựa như ngài Richard trở đầu từ bên này qua bên kia rất nhanh và gây tiếng động khe khẽ, ta có thể hình dung như là ông ta có rằng nhiều cái đầu màu nâu trong bóng tối mờ, chúng đưa ra trước rồi lại ra sau và cả lồng ngực cũng vậy. Ảo giác này thật đáng sợ.

Còn gì nữa không? Có đấy! Một tiếng động của cái gì đó từ giừơng rơi xuống đánh bộp, đó là một thứ mập mạp trông như con mèo con chạy vút ra khỏi cửa sổ như một ánh chớp rồi một cái gì đó như thế nữa – bốn tất cả - sau đó yên lặng hoàn toàn.

"Anh đến tìm tôi sáng mai nhưng tôi sẽ không ở đấy nữa"

Giống như ngài Matthew, ngài Richard cũng chết trong giường, đen kịt lại!

Một đám khách khứa lặng lẽ và đầy tớ đứng đầy dưới cửa sổ khi biết tin. Nào là ngộ độc kiểu Ý, nào là phái viên của Giáo hoàng đến ám hại, nào là ô nhiễm bởi không khí.

Khách khứa đưa ra nhiều giả thiết, riêng giám mục Kilmore nhìn vào cái cây, nơi chẽ ba thấp co một con mèo đen đang thu người lại nhìn vào cái hốc từ lâu đã có ở thân cây. Nó có vẻ như đang nhìn vào một cái gì rất đáng chú ý trong đấy.

Bỗng dưng nó vươn cổ nhòm hẳn vào cái lỗ và vì đứng chênh vênh, nó trượt tõm vào cái lỗ. Người ta nghe thấy tiếng nó rơi.

Ta đều biết mèo có thể kêu nhưng ít ai nghe thấy nó thét – cái tiếng thét từ trong hốc cây vọng ra. Hai, ba tiếng thét! Mấy người làm chứng không chắc lắm. Sau đến tôi đông nghèn nghẹn, tiếng vật lộn. Phu nhân Mary Hervey ngất đi, bà quản gia bịt tai chạy thẳng lên đến sân thượng mới bỏ tay ra.

Riêng giám mục Kilmore và ngài William Kentfield ở lại. Cho dù tiếng kêu đầy đe doạ nhưng cũng chỉ là tiếng kêu của một con mèo, ngài William nuốt nước bọt mấy cái trước khi nói:

"Xin thưa là trong cái cây thể nào cũng có cái gì đó mà ta chưa biết. Tôi sẽ tìm hiểu ngay đây"

Mọi người nhất trí. Một cái thang được đem tới, một người làm vườn trèo lên nhìn vào trong hốc, chẳng thấy rõ gì cả trừ một cái gì đó lờ mờ đang động đậy ở bên dưới. Người ta lấy một cái đèn lồng buộc dây thừng thả xuống.

"Chúng ta phải xuống dưới đáy. Xin lấy cuộc sống của tôi ra mà thề, bí mất của những cái chết khủng khiếp này nhất định là nằm ở dưới đó".

Người làm vườn lại trèo lên thang tay cầm đèn, thận trọng thả đèn xuống cái hốc. Ông ta cúi xuống, mặt có ánh đèn chiếu vàng khè, sau đó thì cái mặt đó nhăn nhúm lại như nhìn thấy một cái gì thực kinh khủng và ghê tởm, ông ta thét lên một tiếng hãi hùng và ngã ngửa ra rơi từ trên thang xuống – may thay được hai người đàn ông ở gốc cây đỡ lấy – riêng cái đèn thì rơi vào trong.

Ông ta ngất đi tưởng như đã chết, thành ra chưa ai moi được lời nào từ miệng của ông ta cả.

Nhưng rồi lại có một thứ khác cho mọi người nhìn. Vì cái đèn rơi xuống, lửa bắt vào rác rưởi và lá cây khô ở trong thành ra vài phút sau từ trong hốc một làn khói dày đặc bốc lên ,sau đến ngọn lửa, nói tóm lại, cả cái cây đang bùng cháy.

Những người đứng xem quây thành một vòng ở xa mấy mét, ngài William và đức giám mục cử người đi tìm vật khí hoặc bất cứ dụng cụ gì cũng được, bởi rất rõ ràng là con thú nào dùng hốc cây đó làm hang thế nào cũng phải vọt ra do lửa hun.

Đúng thế. Thoạt tiên ngay chỗ chẽ cây là một thân hình tròn xoe – như cái đầu người – đang bốc lửa – đột ngột nhô lên sau đó xỉu ngay rơi xuống. Rồi đến sáu bảy lần như thế, cuối cùng một quả cầu lửa vọt lên không trung tiếp đến nhào xuống bãi cỏ năm im. Vị giám mục tới gân, nhìn thấy…những gì còn lại của một con nhện khổng lồ mắt đầy gân vỡ bung ra! Cái cây cháy thấp xuống thì rằng nhiều con vật giống như thế từ trong thân cây bổ ra, chúng có lông lá xám xịt.

Cả ngày hôm ấy cây tần bì cháy và người ta đứng quanh cho đến lúc nó rụi hẳn. Con nhện nào ra đến ngoài cũng bị diệt ngay. Cuối cùng một lúc lâu không thấy gì bò ra nữa họ xúm lại nhìn vào những rễ cây.

"Họ tìm thấy" giám mục Kilmore nói "dưới cùng chỗ đất lõm sâu có vài ba xác con vật như thế chết vì ngạt khói, và lạ thay bên cạnh cái hố đó, sát vào tường nhà, là một bộ xương người, bên trên còn lớp da khô, vài sợi tóc đen, những người đến xem bảo rõ ràng đây là một bộ xương đàn bà chết cách đây khoảng năm mươi năm".

Chú thích:

[1] Cựu giáo hoàng Alexandre VI, thuộc gia đình Borgia người Ý gốc Tây Ban Nha nổi tiếng về tội ác đầu độc, nhấ là người em gái Lucrèce Borgia
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6: Con số 13


Trong số các thị trấn của Jutland, Viborg có vị trí quan trọng. Nó là nơi có toà giám mục, một nhà thờ hầu như mới xây nhưng rất đẹp, một khu vườn duyên dáng, một cái hồ tuyệt vời với rất nhiều cỏ. Gần đó là Maild, một trong những vùng đẹp nhất Đan Mạch, xa hơn chút nữa là Finderup, nơi Marsk Stig ám sát vua Erik Gripping vào ngày thánh Ceilia năm 1286. năm mươi sáu vết chày đầu sắt hình vuông được tìm thấy trên sọ Erik khi mộ ông được khai quật vào thế kỷ mười bảy. Nhưng thôi, tôi có viết sách hướng dẫn du lịch đâu nhỉ.

Viborg có nhiều khách sạn khá, Preisler's và Phượng Hoàng là hai nơi ở được. Nhưng ông anh họ tôi qua kinh nghiệm mà tôi sẽ kể cho các bạn nghe sau đây, lần đầu tiên đến thăm Viborg, lại ở khách sạn Sư Tử Vàng. Suốt từ đó đến nay ông không trở lại đó lần nào nữa, lý do vì sao thì những trang sau đây sẽ cho các bạn biết.

Sư Tử Vàng là một trong số ít ngôi nhà không bị thiêu huỷ do hoả hoạn năm 1726, một trận hoả hoạn thiêu trụi cả nhà thờ, nhà Sognekirke, nhà Raadhuus và nhiều nhà cổ rất hay. Khách sạn là một toà nhà gạch – có nghĩa mặt trước bằng gạch, đầu hồi có những bậc tam cấp hình con quạ, trên cửa ra vào có viết cả một bài văn, tuy nhiên cái sân nơi xe buýt nhỏ đi vào thì đen và trắng như một cái lồng bằng gỗ và thạch cao.

Mặt trời đang lặn khi anh tôi tới cửa khách sạn, ánh sáng chiếu thẳng vào mặt tiền bề thế của ngôi nhà. Anh tôi thích thú cái vẻ cổ kính của nơi này lắm, tự hứa sẽ sống qua một thời gian thật hài lòng và thú vị trong ngôi quán đặc trưng của Jutland này.

Công việc đưa ông Anderson đến Viborg không phải công việc theo nghĩa thông thường. Ông đang nghiên cứu về lịch sử Nhà thờ Đan Mạch, ông được biết tại Rigsarkir ở Viborg có nhiều giấy tờ thoát khỏi nạn cháy, trong có nói đến những ngày cuối cùng của Thiên Chúa giáo La mã ở nước này. Vì vậy ông định ở đây một thời gian tương đối lâu – hai hoặc ba tuần để xem và sao chụp các giấy tờ đó. Ông hy vọng quán Sư Tử Vàng có thể cho ông một buồng khá rộng vừa làm phòng ngủ, vừa làm phòng làm việc. Ông giải thích yêu cầu này cho chủ quán, ông này nghĩ một lát rồi đề nghị tốt nhất khách nên tự đi xem, vừa ý phòng rộng nào trên gác thì chọn lấy.

Tầng trên thì phải leo gác nhiều sau một ngày làm việc, tầng ba không có phòng rộng như yêu cầu, nhưng tầng hai có thể chọn một trong hai hoặc ba phòng có kích thước phù hợp.

Ông chủ quán giới thiệu phòng 17 nhưng ông Anderson thấy cửa sổ nhìn ra bức tường trơ trụi của nhà bên cạnh, buổi tối sẽ rất tối. Phòng 12 hay 14 thì hơn vì cả hai trông xuống đường phố, ánh đèn rực rỡ buổi tối và quang cảnh bên ngoài sẽ bù đắp lại cho ông sự ồn ào của phố phường.

Cuối cùng ông chọn số 12. Giống các buồng bên, nó có ba cửa sổ, tất cả hướng ra một phía, buồng khá cao và lạnh một cách bất thường, dĩ nhiên không có lò sưởi nhưng có một cái lò than khá cổ kính rất đẹp mắt, bằng sắt chạm trổ, một bên có hình Abraham hy sinh Isaac vbdòng chữ Mug Mose, Cap.22" ở phía trên. Trong phòng chẳng có gì đáng chú ý ngoài một bức tranh in cổ kính, miêu tả cảnh thị trấn năm 1820.

Giờ ăn tối đã đến, Anderson vừa tắm rửa mát mẻ, ông xuống cầu thang trước khi chuông gọi. Ông tranh thủ xem bảng danh sách các khách cùng ở trọ. Thường ở Đan Mạch tên khách được kẻ trên một cái bảng to, chia từng cột, từng hàng, mỗi hàng ở đầu là số phòng. Danh sách chẳng có gì hấp dẫn. Một luật sư người Đức, một người đi chào hàng từ Copenhagen. Chỉ có mỗi một điểm duy nhất khiến người ta phải nghĩ ngợi đôi chút là trong liệt kê các phòng không có số 13, Anderson đã để ý trong nhiều khách sạn khác ở Đan Mạch cũng vậy. Ông không hiểu tại sao cái con số đặc biệt ấy, bình thường như thế mà lại có sức mạnh lan rộng khiến người ta bỏ không dám đánh số, ông quyết định sẽ hỏi ông chủ xem các chủ quán giống như ông ta và bản thân ông ta đã bao giờ gặp khách hàng không chịu ở phòng 13 hay chưa.

Ông anh chẳng có gì để kể với tôi về buổi ăn tối hôm ấy (tôi kể ở đây là theo những gì ông ấy kể cho tôi nghe) cũng như lúc về buồng thu xếp quần áo, đồ đạc, giấy tờ. Tới mười một giờ ông quyết định đi ngủ, nhưng ông cũng như nhiều người khác thời nay trước khi đi ngủ phải đọc vài trang sách, ông nhớ ra quyển sách đang đọc dở trên xe lửa mà ông đặc biệt thích đọc lúc này lại ở trong túi áo khoác treo bên ngoài phòng ăn dưới nhà.

Chạy xuống lấy lên mất một lúc, hành lang thì tối, thành ra tìm đến cửa phòng mình không dễ dàng gì. Nhưng rồi đến nơi quay quả đấm thì cửa không mở và nghe tiếng động vội vã đi tới cánh cửa từ bên trong. Ông mở nhầm cửa rồi! vậy là phòng ông ở bên phải hay bên trái cánh cửa này. Nhìn lên trên: phòng 13. Phòng ông ở bên trái, quả vậy. Vào giường ít phút và đọc được vài trang sách rồi tắt đèn đi ngủ, ông mới sực nhớ ra tên chiếc bảng đen của khách sạn làm gì có phòng 13? ấy thế nhưng vẫn có phòng 13 trong khách sạn. Ông rất tiếc đã không chọn phòng này, làm như vậy có khi giúp cho ông chủ để ông ta sau này kể lại rằng đã có một quý khách người Anh ở đó ba tuần và rất thích nó. Nhưng có lẽ phòng này đã dùng cho đầy tớ hoặc đại loại như vậy. Sau cùng thì chắc gì nó đã rộng và đẹp như phòng ông hiện giờ? Ông đưa cặp mắt buồn ngủ nhìn lại phòng mình được chiếu sáng mờ mờ dưới ánh đèn đường. Lạ quá, ông nghĩ. Thường trong bóng tối các phòng bao giờ cũng có vẻ rộng hơn nhưng phòng này lại có vẻ ngắn lại và cao hơn lên. Thôi! Thôi! Ngủ đi còn hơn là những nghĩ ngợi vớ vẩn ấy – và thế là ông ngủ mất.

Đến Viborg được một ngày, hôm sau Anderson đến ngay Rigsarkiv của Viborg. Ông được tiếp đón ân cần – Đan Mạch vẫn vậy – và vào chỗ nào cũng vậy cả. Tài liệu ở đây nhiều và hay hơn ông hình dung nhiều. Ngoài sách và giấy tờ chính thức còn có một đống thư từ liên quan đến giám mục Jorgen Friis theo Thiên Chúa giáo La Mã, người cai quản cuối cùng của toà giám mục, trong đó nhiều thư từ thú vị liên quan đến đời tư và tính cách cá nhân ông ta. Có thể nói về một căn nhà tư do giám mục sở hữu trong thị trấn, ông ta không ở đó mà là người khác. Người này đã gây xì căng đan trong khu và làm vướng chân cho phe cải cách rất nhiều, người ta phải viết lên thành phố vì hắn ta là một nỗi nhục cho họ bởi đã thực hành những công nghệ xấu xa bí ẩn và bán linh hồn cho kẻ thù. Lại còn có một đoạn thư chê trách nhà thờ Babylon này đã tham nhũng và mê tín cho nên giám mục mới dung túng và cho trú ngụ tên nham hiểm hút mau người Troldmand ấy. Vị giám mục trước những trách cứ này tỏ thái độ rất ngoan cường, ông nói bản thân ông cũng ghê tởm những cái người ta gọi là công việc bí ẩn, ông yêu cầu những kẻ chống đối mình đưa vấn đề ra Toà – dĩ nhiên là Toà án tôn giáo – để giải quyết việc này cho xong hắn. không ai sẵn sàng và thích thú hơn ông trong việc kết tội Mag. Nicolas Francken nếu như có bằng chứng về lỗi lầm và tội ác mà người ta đã kết cho hắn một cách không chính thức.

Anderson không có nhiều thì giờ vì kho lưu trữ hồ sơ sắp đóng cửa nên chỉ liếc qua lá thư tiếp theo của ông Rasmus Nielsen đứng đầu giáo phái Tin Lành, tuy thế cũng nắm được ý chung của lá thư là những người theo đạo Thiên Chúa bây giờ không còn bị phụ thuộc vào quyết định của các Đức giám mục ở Rome nữa và toà án của giám mục không phải và là kt là một nơi xét xử thích đáng cho một ca nặng nề quan trọng như vậy.

Anderson ra về, người chủ trì cơ quan lưu giữ tài liệu đi cùng đường, dĩ nhiên câu chuyện xoay quanh mấy lá thư tôi vừa nói đến.

Herr Scavenius, phụ trách kho lưu trữ của Viborg, mặc dù được thông tin tỉ mỉ về tình hình chung liên quan đến những giấy tờ mình cất giữ, không phải là người chuyên nghiên cứu về thời kỳ cải cách, do đó ông rất quan tâm đến những gì Anderson kể, ông rất mong được đọc bài mà Anderson sắp viết nhằm thể hiện các tài liệu trong kho của ông. Ông nói thêm "Tôi rất lấy làm lạ không hiểu căn nhà của giám mục Friis ở đâu. Tôi đã xem kỹ bản đồ địa hình Viborg cổ xưa, thật không may, sơ đồ đất đai của Giám mục được lặp lại năm 1560, và phần lớn là ở Arkiv hiện giờ nhưng mảnh có danh mục bất động sản của thị trấn thì bị thiếu. Không sao! Rồi một ngày nào đó tôi sẽ tìm ra thôi".

Sau vài động tác thể dục nào đó – tôi quên như thế nào và ở đâu – Anderson về quán Sư Tử Vàng ăn cơm tối, chơi trò chờ đợi, rồi vào giường. Trên đường về phòng, ông nhớ ra quên chưa nói với chủ quán, về việc bỏ con số 13 trong việc đánh số phòng khách sạn, ông cũng cần phải đoán chắc phòng số 13 có tồn tại trong khách sạn không đã rồi mới nói chuyện với ông chủ quán được.

Việc này không khó khăn gì. Cánh cửa phòng vẫn đó, số phòng rõ rành rành, và rõ ràng có ai làm việc trong đó, tiến lại gần cửa, ông nghe có tiếng chân đi lại và tiếng nói ở bên trong. Mất vài giây khẳng định con số, trong lúc đó tiếng chân dừng ,có vẻ như rất gần cánh cửa, rồi lại có tiếng thở nhanh như của một người đang cơn kích động mạnh. Ông về phòng mình ngạc nhiên thấy nó nhỏ hẳn lại so với lúc ông chọn khiến ông hơi bất bình, nhưng thôi, bởi nếu nó không đủ rộng ông có thể đề nghị đổi phòng khác dễ dàng. Tự nhiên lúc đó ông muốn có cái gì đó torng túi áo măng tô – tôi nhớ là chiếc khăn tay thì phải – mà áo lại treo ở cái mắc đặt xa tít cuối phòng. Lạ quá, không thấy cái giá áo dâu cả, hẳn bọn đầy tớ đã đem đi chỗ khác, mở tủ áo ra cũng không thấy mới kỳ chứ. Ăn cắp thì không rồi. Những chuyện như thế ít khi xảy ra ở Đan Mạch, nhưng có chuyện ngu ngốc nào rồi (một chuyện ngu ngốc thì không phải bất thường) cô hầu phòng nào đó phải bị khiển trách nặng. Dù sao thì thứ ông cần không có ngay cũng không sao, để đến sáng mai cũng được, khỏi rung chuông gọi đầy tớ làm phiền họ. Ông tới bên cửa sổ - bên tay phải – nhìn ra đường phố vắng lặng. trước mặt là một toà nhà cao, nhiều bức tường để trống, không thấy khách bộ hành qua lại, đêm tối đen chẳng nhìn thấy gì.

Ánh sáng ở phía sau ông, ông nhìn rõ bóng mình in trên bức tường trước mặt. Có cả bóng ông có râu ở phòng 11 bên trái, ông này mặc áo không tay đi qua đi lại một vài lần, lúc đầu ông ta chải tóc, sau đó choàng chiếc áo ngủ vào. Có cả bóng ông khách phòng bên phải số 13. xem rất khá hay ho. Số 13, giống ông, đang tì tay trên bậu cửa sổ nhìn ra đường phố. Có vẻ ông này cao gầy – hay là đàn bà chăng? Ít nhất thì ông hay bà ta có cái khăn vải trùm trên đầu tựa như mũ đi ngủ, và hình như ông này có một cái chụp đèn màu đỏ, và cái đèn rung rinh tợn, vì trên tường trước cửa ánh đỏ chạy lên chạy xuống rất rõ. Ông vươn cổ sang nhìn xem có thấy gì rõ hơn không nhưng ngoài một chùm ánh sáng ở bậu cửa sổ có vẻ như màu trắng, còn thì không còn nhìn thấy gì khác.

Lúc này có tiếng chân dưới đường nhắc số 13 lộ mình ra quá nhiều thành ra ông này bỗng nhẹ nhàng lướt vào trong, ánh đèn đỏ cũng tắt. Anderson đang hút dở điếu thuốc, bỏ lại trên bậu cửa sổ, vào giường đi ngủ.

Sáng hôm sau hầu phòng đánh thức ông dậy, và đem nước nóng vào. Ông bèn nhỏm dậy, cố nhớ đúng mấy từ Đan Mạch để hỏi:

"Cô mang cái áo măng tô đi chỗ khác hả? Mang đi đâu vậy?"

Cô hầu phòng thấy lạ chỉ cười và trở ra không nói lời nào.

Anderson bực mình ngồi thẳng dậy trên giường, định gọi cô ta lại thì ông sững người ra, nhìn trân trân trước mặt.

Cái mắc áo vẫn treo trên giá đúng như lúc ông mới đến. Ông quá sốc vì xưa nay vẫn được coi là người có những nhận xét chính xác. Làm sao mà tối qua ông không thấy nay lại sờ sờ ra vậy?

Ánh sáng ban ngày không những làm tỏ tường cái mắc áo treo áo măng tô mà còn làm lộ tỷ lệ thích đáng của gian phòng với ba cửa sổ làm hco người đã chọn nó phải thoả mãn. Mặc quần áo xong ông ra cửa sổ giữa xem thời tiết thế nào. Lại thêm một cú sốc nữa. Đêm qua nhận xét nào của ông cũng kỳ quặc. Ông sẵn sàng thề mười lần rằng đêm qua ông hút thuốc lá ở cửa sổ bên phải trước khi vào giường, nay thì đầu mẩu thuốc lá còn lại trên bậu cửa sổ giữa!

Ông xuống ăn sáng. Khá muộn. nhưng số 13 còn muộn hơn: đôi bốt vẫn để trước cửa – bốt của đàn ông, vậy số 13 là đàn ông chứ không phải đàn bà. Ông bèn nhìn lên số của cánh cửa: số 14. Ông cứ nghĩ mình đã đi qua hòng 13 mà không chú ý. Ba lỗi lầm ngớ ngẩn trong có 12 giờ đồng hồ là quá nhiều cho một con người xưa nay vẫn có đầu óc chính xác và làm việc một cách có phương pháp do đó ông quay lại xem cho chắc chắn. Bên cạnh số 14 là 12, buồng của ông. Hoàn toàn không có số 13.

Sau ít phút nghĩ thật cẩn thận xem mình đã ăn và uống những gì hai mười bốn giờ qua, Anderson bỏ qua vấn đề này. Nếu như thị giác cũng như trí óc của ông kiệt quệ do sức khoẻ thì có thể xác định dễ dàng bằng nhiều cách, còn nếu không, ông đang trải nghiệm một chuyện rất thích thú mà những diễn biến của nó cũng đáng để dõi theo.

Suốt ngày ông tiếp tục xem xét những lá thư tôi đã tóm lược ở trên. Ông thất vọng thấy chúng không đầy đủ. Chỉ có một lá thư nhắc đến người tên là Mag Nicolas Francken. Đó là thư của giám mục Jorgen Friis viết cho Rasmus Nielsen, trong đó nói:

"Mặc dù chúng tôi không hề có ý định đồng tình với ông về cách đánh giá toà án của chúng tôi, và chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần nếu cần sẽ chống lại ông đến cùng, ấy thế nhưng Mag Nicolas Francken – người chúng tôi tin tưởng và yêu thương và bị ông dám buộc cho một số tội tệ hại không hề có, đã đột ngột rời xa chỗ chúng tôi rồi,do đó vấn đề này không đặt ra nữa. Nhưng còn việc ông đánh giá Thánh Tông Đồ - cũng là người viết Kinh Phúc Âm – St John đã viết trong sách Khải huyền mô tả nhà thờ La Mã thần thánh dưới hình thức cải trang và tượng trưng cho người đàn bà đĩ điếm, thì xin ông biết cho rằng…"v…v…Tìm mãi Anderson cũng không thấy lá thư nào tiếp tục chuyện này thành ra không thể hiểu nổi "rời bỏ" trong trường hợp này nghĩa là thế nào, chỉ có thể giả thiết Francken đã chết đột ngột. Giữa lá thư cuối cùng của Francken mà rõ ràng là lúc ấy Francken còn sống với lá thư của giám mục chỉ cách nhau hai ngày, do đó suy ra cái chết đã đến bất ngờ.

Buổi chiều ông ghé thăm Hald, uống trà tại Burkcdund, mặc dù hơi băn khoăn nhưng ông không nhìn thấy dấu hiệu nào của chứng suy thị giác hoặc suy não như ông sợ.

Bữa cơm tối ông ngồi cạnh chủ quán. Chuyện tào lao một lát, ông hỏi:

"Tại sao đa số khách sạn nước này không có phòng số 13 hả ông? Khách sạn này cũng không có"

Chủ quán vui vui:

"Thì ra chuyện đó đã làm ông để ý! Nói thật ra tôi cũng đã nghĩ mãi. Tôi tự bảo, Người có học ai mê tín bao giờ! Tôi đã học Cao đẳng ở Viborg, thầy giáo tôi là người chống dị đoan. Ông chết đã nhiều năm nay rồi – một con người tinh tế, đàng hoàng, sẵn sàng sử dụng cả bàn tay lẫn khối óc. Tôi còn nhớ bọn học trò chúng tôi, vào một ngày tuyết rơi…"

Ông đăm chiêu nghĩ ngợi.

"Thế ông không phản đối có phòng 13 trong khách sạn? " Anderson hỏi.

"À! Nhất định rồi. Ông biết đấy, cha tôi hướng dẫn tôi đi vào nghề nghiệp này. Tội nghiệp cụ, cụ có một khách sạn ở Aarhuus, sau khi sinh chúng tôi, cụ chuyển tới Viborg nay vốn là nơi chôn nhau cắt rốn của cụ, cụ sở hữu khách sạn Phượng Hoàng cho đến khi mất. Đó là năm 1876. Tôi, khởi nghiệp ở Silkeborg, từ năm kia tôi mới về đây".

Sau đó ông chủ kể thêm các chi tiết của ngôi nhà và việc làm ăn khi ông mới tiếp quản nó.

"Thế khi ông tới đây, khách sạn có phòng 13 không?"

"Không, không. Để tôi kể cho ông nghe. Ông thấy đấy. Một nơi như thế này, các doanh nhân qua lại, đa số là dân thương mại mà. Chẳng lẽ để họ ở phòng 13? Chẳng thà họ ra đường ở còn hơn! Riêng về phần tôi thì số phòng chẳng liên quan gì, tôi bảo họ vậy, nhưng họ cứ nhất định cho là nó sẽ đem lại sự không may. Hàng đống chuyện đã xảy ra với khách ở phòng số 13 nên họ không ở đó nữa, hoặc nếu cứ để sẽ mất những khách hàng tốt nhất, hoặc chẳng chuyện này thì chuyện khác", ông chủ quán nghĩ một chút rồi minh hoạ cho sinh động thêm.

"Vậy thế phòng 13 ở khách sạn, ông dùng làm gì?" Anderson hỏi, ý thức được là câu hỏi của mình mang vẻ gì đó không tương xứng với sự quan trọng của vấn đề.

"Số 13 ở khách sạn tôi ấy ư? Làm gì có! Tôi tưởng ông biết. Nếu có, nó đã ở bên cạnh phòng ông"

"Vâng, chỉ có điều là đêm qua khi qua hành lang, tôi nhìn thấy có cửa phòng mang số 13 mà, và thực ra tôi dám chắc tôi nói đúng, đêm qua tôi nhìn thấy mà".

Dĩ nhiên ông Kristensen chỉ buồn cười như Anderson chờ đợi, ông ta còn nhấn mạnh và lặp đi lặp lại không hề có phòng 13 ở trong khách sạn ngay cả trước khi ông ta đến đây.

Anderson nhẹ người thấy ông ta khẳng định như vậy, tuy nhiên vẫn còn hoang mang và nghĩ chỉ có cách mời chủ quán tới phòng mình đêm nay hút xì gà để xem thử việc đó là có thực hay là do mình ảo tưởng. Anderson có mang theo ảnh chụp một vài thị trấn nước Anh mà ông coi là đủ lý do để mời ông chủ quán đến.

Ông Kristensen được mời thì thích lắm, vui vẻ mhận lời, mười giờ đêm ông ta sẽ đến. Anderson xin kiếu ngay về phòng viết vài lá thư, và tự đỏ mặt với bản thân khi thú nhận quá bồn chồn chỉ dám đi theo đường qua phòng 11 về phòng mình, sau đó vội vàng liếc nhìn chính phòng mình với vẻ nghi ngờ, nhưng không thấy gì hết ngoài việc nó vẫn có vẻ nhỏ đi. Không còn vấn đề về cái áo mắc măng tô nữa vì Anderson đã cất tất cả chỗ quần áo treo trên giá đi, cái giá thi nhét xuống gầm giường. Ông cố gắng quên đi con số 13, ngồi xuống viết thư.

Láng giềng hai bên yên lặng. Thỉnh thoảng có tiếng mở cửa trong hành lang, vài đôi bốt được vứt ra ngoài, có lúc một người chào hàng nào đó đi qua ư ử hát, bên ngoài thì thỉnh thoảng tiếng xe ngựa lóc cóc trên mặt đường lát đá, hoặc có tiếng chân bước vội bên lề đường.

Anderson viết xong bức thư, gọi Whiskysô đa rồi ra cửa sổ nghiên cứu bức tường trống phía trước mặt và những cái bóng in trên đó.

Như ông nhớ thì phòng 14 có một luật sư ở, ông này là người điềm đạm, ít nói, trong bữa ăn chỉ mải nhìn vào một đống giấy tờ đặt bên cạnh đĩa ăn. Ấy thế nhưng xem ra ông ta lại có vẻ như có thói quen làm cho hả cái tính sôi nổi yêu đời của mình khi có một mình. Tại sao ông ta lại cứ khiêu vũ một mình kia chứ? Cái bóng in trên tường thể hiện điều đó, bóng ông ta lướt qua lướt lại cửa sổ, tay vẫy vẫy, một ống chân khẳng khiu đá lên đá xuống, nhanh nhẹn khác thương. Có lẽ ông ta đi chân không, sàn nhà trải thảm dầy nên không gây tiếng độg nào. Sagofer Herr Anders Jensen, khiêuvũ lúc mười giờ đêm trong một phòng ngủ của một khách sạn, thật là một đề tài khá hợp cho một bức tranh lịch sử hoành tráng. Những suy nghĩ của Anderson, giống như của Emily trong Bí mật của Udolpho, có thể được sắp xếp thành những dòng thơ sau đây:

Khi tôi trở về khách sạn

Vào mười giờ đêm,

Hầu bàn nghĩ tôi mệt,

Tôi chẳng kể gì đến họ

Nhưng sau khi khoá cửa phòng ngủ

Và vứt đôi bốt ra ngoài

Tôi khiêu vũ cả đêm trên sàn nhà

Dẫu khách phòng bên có kêu ca

Tôi chỉ càng nhảy hăng hơn

Bởi tôi đã quen với pháp luật

Tha hồ cho họ lải nhải dài dòng

Tôi càng chế giễu phản ứng của họ

Giả sử lúc này mà ông chủ quán không gõ cửa, chắc hẳn độc giả sẽ được đọc những vần thơ dài hơn. Cứ nhìn cái vẻ ngạc nhiên trên bộ mặt ông Kristensen thì thấy ông ta có vẻ sốc khi đứng trong phòng, nhưng Anderson không nhận xét gì. Mấy bức ảnh của Anderson làm cho ông ta thích thú lắm, ông nói ra nhiều chuyện phần lớn là tự truyện. Chưa biết câu chuyện lý thú về con số 13 được đề cập như thế nào thì ông luật sư bên cạnh bắt đầu hát, hát một cách hăng hái đến nỗi ai cũng phải cho là ông ta quá say hoặc hoá điên. Giọng hát nhỏ thôi nhưng cao vút, nghe nó khê như ít khi được sử dụng. Lời và điệu thì không thành vấn đề. Dần dần nó càng lên cao hơn sau đó trầm hẳn xuống như một lời than vãn tuyệt vọng, như gió đêm đông thổi trên ống khói lò sưởi hay một cây đàn organ không thể lên cao được nữa. nó trở thành một tiếng kêu kinh hoàng. Giá Anderson có một mình ắt phải chạy trốn sang phòng nào đó, phòng người chào hàng chẳng hạn.

Ông chủ quán ngồi há hốc miệng.

"Tôi chẳng hiểu ra làm sao nữa" cuối cùng ông ta lau mồ hôi trán và bảo "Nghe sao mà khiếp thế, tôi đã từng có lần nghe thấy,cứ tưởng là tiếng mèo kêu"

"Hay là ông ta điên?" Anderson hỏi.

"Hẳn vậy và đáng buồn thay! Một khách hàng tốt như thế, thành công trong công việc và theo như người ta nói, có một gia đình rất trẻ trung cần nuôi nấng".

Đúng lúc đó có tiếng gõ cửa, người gõ xồng xộc vào không đợi trả lời. Đó chính là ông luật sư mặc quần áo ngủ, tóc tai rối bời trông có vẻ vô cùng giận dữ.

"Xin lỗi ông" ông ta nói "xin rất cảm ơn nếu ông ngừng cho…"

Đến đây ông ta im. Rõ ràng cả hai người trước mặt ông ta không có vẻ gì gây rối loạn cả, sau một lúc im thì tiếng động càng to hơn trước.

"Ồ, thế này nghĩa là thế nào?" Ông luật sư hỏi. "Nó ở đâu tới? Ai ở đó? Tôi mất trí chăng?"

"Ngài Jensen, tữ bên buồng ông cạnh đây chứ đâu? Hay là có con mèo nào bị kẹt trong lò sưởi?"

Andeson chỉ có thể nói vậy mặc dù ông biết lời nói của ông chẳng đem lại tác dụng gì, tốt hơn là cứ đứng mà nghe cái giọng khủng khiếp đó và nhìn vào bộ mặt trắng nhợt của ông chủ quán, ông này đang vã mồ hôi và run lập cập phải nắm vào hai tay cái ghế bành ông ngồi.

"Không thể được!" ông luật sư nói "Không thể! Làm gì có lò sưởi! sở dĩ tôi sang đây là tưởng tiếng động xuất phát từ bên này. Rõ ràng là từ phòng bên cạnh tôi mà"

"Có cửa thông giữa phòng ông và phòng tôi không nhỉ?" Anderson hăm hở hỏi.

"Không, thưa ông" Herr Jensen trả lời "Ít nhất là trong buổi sáng nay"

"À ra thế!" Anderson nói "Đêm nay thì sao?"

"Tôi không dám chắc" ông luật sư ngập ngừng.

Bỗng nhiên tiếng nói hoặc tiếng hát bên phòng bên im hẳn, người hát đang cười một mình, kiểu cười nhỏ ngâm nga khiến cả ba bên này lạnh gáy. Rồi im bặt.

"Này, thưa ông Kristensen, thế này là thế nào ạ?" – Ông luật sư hỏi.

"Trời đất ơi!" Kristensen kêu lên. "Tôi biết nói thế nào? Tôi cũng chẳng hơn gì quý vị. Tôi chỉ cầu Trời không phải nghe cái tiếng kêu ấy lần nào nữa!"

"Tôi cũng thế" ông Jensen nói, rồi ông khẽ nói thêm cái gì đó mà Anderson nghĩ là mấy lời cuối cùng trong sách Phúc âm "Omnis spiritus laudet Dominium – tất cả mọi linh hồn cảm tạ chủ nhân" tuy nhiên ông không dám chắc.

Anderson nói:

- Nhưng ta phải làm một cái gì chứ? Cả ba chúng ta sang phòng bên cạnh xem nào"

- "Nhưng đó là phòng ông Jensen đây rồi còn gì" ông chủ quán than thở "Vô ích, chính ông ấy đã sang đây".

- "Tôi không dám chắc" Jensen bảo. "Tôi nghĩ vị quý tộc này nói đúng. Ta phải sang xem thôi".

Vũ khí tự vệ lúc ấy có được là một cái gậy và một cái can. Đoàn thám hỉêm ra hành lang không khỏi run lên bần bật. Bên ngoài yên lặng như tờ, nhưng có ánh sáng le lói từ dưới chân cửa phòng bên cạnh. Anderson và Jensen lại gần, Jensen quay quả đấm và đẩy mạnh, vô ích, cửa vững nguyên.

"Ông Kristensen" Jensen nói "ông tìm đầy tớ khoẻ mạnh nhất lên đây. Ta phải mở cánh cửa này ra".

Ông chủ quán gật đầu chạy đi, sung sướng thoát khỏi hiện trường. Jensen và Anderson đứng lại nhìn vào cánh cửa.

"Ủa, con số 13 này!" Anderson nói.

"Phải, cửa phòng của ông ở đàng kia, còn cửa phòng tôi ở kìa!" Jensen nó.

"Ban ngày phòng tôi có ba cửa sổ " Anderson nói, cổ ông phát ra một tiếng cười bồn chồn.

"Lạy thánhg George, phòng tôi cũng vậy!" ông luật sư nói, quay lại nhìn Anderson, lưng quay về phía cánh cửa. Đúng lúc này cửa phòng bật mở, một cánh tay thò ra quắp lấy vai ông luật sư. Cánh tay đó phủ vải rách tã vàng khè, chỗ da lộ ra thì đầy lông lá bạc trắng. Anderson vừa kịp lôi Jensen ra và kêu lên một tiếng kinh hãi thì cửa sập ngay lại và có tiếng cười gằn.

Jensen không kịp nhìn thấy gì nhưng Anderson vội bảo ông ta mối nguy ngập ông vừa thoát khỏi, ông này hoảng hốt cả người, đề nghị ai rút về phòng nấy và khóa cửa lại.

Tuy nhiên vừa vặn ông chủ quán và hai đầy tớ lực lưỡng lên tới nơi, trông cả ba nghiêm trang và sợ sệt. Jensen gặp họ giải thích, định làm họ thoái chí không phá cửa nữa.

Hai người kia bỏ xà beng đem theo xuống, nói là tội gì thò đầu vào hang quỷ. Ông chủ bối rối không biết quyết định thế nào, ý thức được là nếu gặp nguy hiểm thì khách sạn ông sẽ tai hại, thành ra bản thân cũng sợ đối mặt với sự việc. May thay Anderson có cách làm mấy kẻ mất tinh thần này vững tâm lên.

"Chẳng lẽ đây là dũng khí của người Đan Mạch mà tôi vẫn nghe danh? Không có người Đức trong đó đâu, mà nếu có, chúng ta có năm người chống lại một, sợ gì?"

Thế là hai người đầy tớ và Jensen lao vào đẩy cánh cửa.

"Hãy ngừng lại đã" Anderson nói "Đừng có làm vội như thế. Ông chủ, xin ông đứng ngoài cầm đèn, một trong hai anh đây phá cửa, cửa mở ra đừng có xông vào ngay"

Hai người đàn ông gật đầu, người trẻ bước lên, dùng xà beng bổ mạnh vào phần trên cánh cửa. Kết quả không ai lường trước được! không phải tiếng gỗ bị xẻ ra – chỉ có tiếng đùng đục tựa như một bức tường bị đập ra. Người đàn ông vứt xà beng hét lên, tay xoa khuỷu tay. nghe tiếng kêu, mọi người nhìn ngay vào anh ta đã, sau đó Anderson mới nhìn vào cánh cửa. Chẳng còn thấy cánh cửa đâu, chỉ là bức tường hành lang bị đập vỡ ra một khoảng khá lớn do bị xà beng bổ vào. Số 13 hoàn toàn không tồn tại. Trong một lúc mọi người đứng sững sờ nhìn vào bức tường trống trơn. Một con gà sống dưới sân gáy lên, Anderson nhìn ra phía có tiếng gà gáy, qua cánh cửa sổ ở cuối hành lang, bầu trời phía Đông bắt đầu rạng.

"Có lẽ" ông chủ ngập ngừng nói "hai vị muốn sang phòng nào đó ngủ tạm đêm nay, một phòng hai giường nào đó?"

Cả Anderson lẫn Jensen không ai phản đối. Sau những gì họ trải qua, họ có vẻ không muốn rời nhau nữa. Thế là mỗi người về phòng mình nhặt nhạnh các thứ cần thiết trong đêm. Một người cầm cây nến soi đường, họ thấy rõ cả phòng 12 lẫn phòng 14 đều có 3 cửa sổ.

Sáng sớm hôm sau cả hội tụ tập ở phòng 12. chủ quán dĩ nhiên không muốn nhờ bên ngoài giúp đỡ, nhưng nhất thiết bí mật về khu vực này của khách sạn phải được làm sáng tỏ. Hai đầy tớ tự làm thợ mộc. Đồ đạc được dọn ra, phần sàn ngay bên cạnh phòng 14 được moi ra, không tránh khỏi tổn thất nhất định, do việc các tấm ván sàn được lật lên.

Hẳn các bạn cho rằng sẽ tìm thấy một bộ xương – của Mag Nicolas Francken? Không! Họ tìm được giữa các dầm đỡ sàn nhà một hộp nhỏ bằng đồng, trong có tài liệu gấp gọn ghẽ độ hai mươi trang viết tay trên giấy da bò. Cả Anderson lẫn Jensen (ông này hóa ra thông tỏ môn chữ cổ) rất kích động về vụ khám phá này, họ hứa sẽ tìm ra chìa khoá cho hiện tượng kỳ lạ trên đây.

Tôi có một bản sao chụp của một tài liệu thiên văn mà tôi chưa bao giờ đọc. Trang đầu là tranh khắc gỗ của Hans Sebald Beham, tả cảnh một số học giả ngồi quanh một cái bàn. Chi tiết này đã giúp cho những người sành sỏi phân định được quyển sách. Tôi không nhớ tên quyển sách là gì, mà lúc này cũng không có điều kiện xem lại quyển sách ấy, nhưng những trang rời khác thì toàn là chữ viết, suốt thời gian mười năm sở hữu quyển sách đó tôi cũng không biết đọc nó thế nào và chữ viết trong đó là ngôn ngữ gì. Giống hệt hoàn cảnh của Anderson và Jensen sau một thời gian xem xét khá lâu, đành quy phục mớ tài liệu trong cái hộp đồng.

Hai ngày săm soi mãi, Jensen, người mạnh dạn hơn trong hai người, liều cho rằng đó là chữ Latinh hoặc Đan Mạch cổ.

Anderson thì chẳng phỏng đoán gì cả, đưa cái hộp và những tờ giấy da cho hội sử học Viborg đặt vào viện bảo tàng của họ.

Vài tháng sau ông anh rể tôi kể chuyện này cho tôi, khi chúng tôi ngồi trong một khu rừng gần Upsala, nơi mà chúng tôi – nói đúng hơn là tôi – đã phá lên cười về bản hợp đồng mà Daniel Salthenius (về sau là giáo sư tiếng Do thái ở Konigsberg) đã bán mình cho quỷ Sa tăng, Anderson không thực sự thấy thích thú gì.

"Thằng cha khờ khạo!" ông anh tôi nói "ám chỉ Salthenius, người mà khi dại dột hở bí mật này ra mới chỉ là một cậu sinh viên chưa tốt nghiệp "làm sao hắn biết mình đang đi lại với quỷ kia chứ?"

Và khi tôi đề nghị cứ xem xét trường hợp một cách thông thường thì ông chỉ lầm bầm. Ngay chiều hôm đó ông kể cho tôi nghe câu chuyện các bạn vừa đọc, nhưng nhất định không chịu đưa ra suy luận nào cũng tuyệt nhiên không tán đồng bất cứ suy luận nào tôi đưa ra.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7: Bá tước Magnus


Làm sao những giấy tờ ghi chép mà từ đó nó được viết ra câu chuyện có đầu có đuôi như thế này đến được tay tôi, thì phải đến cuối những trang sau đây các bạn mới biết được. Nhưng trước khi đưa trích dẫn của tôi về các giấy tờ đó ra, tôi cũng phải nói để các bạn biết hình thức của chúng như thế nào đã.

Chúng gồm một phần các sưu tập cho một cuốn sách hướng dẫn du lịch kiểu như thường thấy ở những năm 40 như cuốn Quyển Nhật ký lưu lại Jutland và các đảo của Đan Mạch là một ví dụ thuộc loại này. Chúng thường nói về những vùng hiếm người đến ở lục địa, được minh họa bằng tranh khắc gỗ hay khắc thép, cho ta biết chi tiết việc ăn ở khách sạn, phương tiện đi lại, tựa như ở các sách du lịch được sắp đặt đầy đủ thời nay, trong còn ghi lại các cuộc chuyện trò với những người ngoại quốc thông mình, các chủ quán nhiệt tình, những người nông dân ba hoa, nói chúng là những người hay chuyện.

Với ý định ban đầu là thu thập tài liệu cho một cuốn sách như vậy, các giấy tờ tôi thu nhặt được cho là của một người duy nhất, đã kể lại những gì mình trải qua cho tới tận phút cuối cùng của sự việc.

Người viết chúng là một ông Wraxall nào đó. Muốn hiểu về ông, tôi chỉ còn cách dựa hoàn toàn vào những gì ông cung cấp, từ đó suy luận ra ông ta là một người quá tuổi trung niên, có đôi chút tiền của, và chỉ có một mình trên đời. Hình như ông không có chỗ ở cố định tại nước Anh, thường chỉ ở khách sạn và nhà trọ. Có thể ông cũng muốn sẽ an cư lạc nghiệp trong tương lai, một tương lai không bao giờ đến cả, tôi nghĩ cũng có lẽ ngọn lửa của trận hoả hoạn Pantechnicon vào đầu thập niên 70 đã thiêu cháy hầu hết những gì có thể cho ta biết về tổ tiên của ông, vì một hai lần gì đó ông đã nhắc đến tài sản của mình chứa trong toà nhà ấy.

Cũng thấy được ông Wraxall đã cho in ra một quyển sách kể về kỳ nghỉ hè của ông ở Brittany, nay là vùng Bretagne của nước Pháp. Không thể nói gì thêm nữa về tác phẩm của ông. Tìm tòi kỹ trong các thư mục cũng không có, nếu có, hẳn xuất bản không tên hoặc dưới tên hiệu.

Về tính cách ông có thể sơ bộ nhận xét như sau: ông chắc chắn thông minh và có học vấn. Hình như suýt được ở trong ban lãnh đạo của trường đại học của ông ở Oxford – trường Brasenose, theo như tôi đọc được trong quyển sổ hàng năm của trường đại học. Thói xấu không sửa được của ông rõ ràng là quá tọc mạch, ở một người đi du lịch đó có thể là một ưu điểm, nhưng chính đó là đìều đã khiến ông phải trả giá đắt ở hồi cuối câu chuyện.

Cuộc du hành cuối cùng của ông có vẻ như để viết một cuốn sách khác. Bắc Âu, một nơi mà cách đây bốn chục năm người Anh thấy rất xa lạ, được ông coi là một lĩnh vực thú vị. Chắc hẳn đã vô tình rơi vào tay ông một vài quyển sách cổ về lịch sử Thụy Điển hay một vài cuốn hồi ký, thế là ông chợt nảy ra ý nghĩ có thể viết về một cuốn mô tả du lịch ở Thụy Điển xen kẽ với những mẩu chuyện về lịch sử của các gia đình lớn ở nước này. Ông kiếm được thư giới thiệu tới một số nhân vật tầm cỡ ở Thụy Điển và ông xuất phát đầu mùa hè 1863.

Chặng đường lên phía Bắc khỏi cần nói, mấy tuần di trú ở Stockholm cũng vậy. Chỉ cần nói một điều: đó là có mấy nhà thông thái ở đó khuyên ông truy tìm một bộ sưu tập tài liệu thuộc các chủ sở hữu của một ngôi thái ấp cổ ở vùng Eastergothland và tìm cách để được nghiên cứu các tư liệu ấy.

Ngôi thái ấp, tiếng Thuỵ Điển là herrgard, được gọi là Raback (đọc theo tiếng Anh na ná Roebeck), mặc dù đó không phải là tên nó. Nó là một trong những ngôi nhà đẹp nhất thuộc loại này trong cả nước, một bức tranh khắc về nó in trong quyển Thụy Điển cổ đại và hiện đại của Dahlenberg năm 1694 cho thấy một hình ảnh rất giống với những gì du khách nhìn thấy ngày nay. Ngôi nhà được xây sau năm 1600 không lâu, nói một cách thô thiển, rất giống một ngôi nhà ở Anh vào thời kỳ này về mặt vật liệu xây dựng – gạch đỏ, mặt trước là đá – kiểu cách cũng vậy. Người xây nó là một hậu duệ của gia đình có tiếng tăm lừng lẫy De la Gardie, hiện con cháu của ông này vẫn sở hữu ngôi nhà. De la Gardie sẽ là tên tôi dùng để chỉ những người ấy khi cần.

Họ đón tiếp ông Wraxall rất lịch sự, tử tế, đề nghị ông ở ngay tại đó cho đến khi nào xong việc nghiên cứu thì thôi. Nhưng, muốn tự do, vả lại không tin ở khả năng nói tiếng Thụy Điển của mình, ông ra ở một quán trọ trong làng, không ngờ quán rất tiện nghi và ấm cúng, kể cả trong những tháng hè. Thu xếp như vậy đòi hỏi hàng ngày phải đi bộ tới ngôi thái ấp kể cả đi về gần một dặm. Bản thân ngôi nhà nằm giữa một công viên và được che chắn bởi một cánh rừng già. Gần đó là một khu vườn có tường bao quanh, sau đó đến một khu rừng khép kín viền lấy một trong những cái hồ lớn, vùng này vốn trũng do cái hồ đó. Cuối cùng là bức tường ngăn cách phạm vi của cả ngôi thái ấp với bên ngoài.

Leo lên một ngọn đồi nhỏ - đồi đá phủ lớp đất mỏng – bạn tới nhà thờ trên đỉnh đồi bao quanh là cây cao bóng cả. đối với người Anh, nhà thờ là một toà nhà kỳ quặc. Gian giữa của giáo đường và các gian bên thấp hẳn xuống, trong kê các ghế nguyện và có rất nhiều hành lang. Trong hành lang phía Tây có một chiếc đàn organ cổ rất đẹp sơn màu sáng, các ống của nó bằng bạc. Trần phẳng được một hoạ sĩ thế kỷ mười bảy trang trí cảnh "phán xử cuối cùng" rất xấu xí và lạ lùng, với những ngọn lửa khủng khiếp, các thành phố hoang tàn, những tàu thuỷ cháy bừng bừng, nhiều con người kêu khóc và những con quỷ màu nâu đang cười. Đèn chùm bằng đồng treo ở giữa mái nhà thờ. Bục giảng kinh bé xíu như một ngôi nhà búp bê, trên có các thiên thần và các vi khách bằng gỗ sơn, một cái giá với đồng hồ cát lắp bằng bản lề vào bàn giảng đạo. Những cảnh như vậy người ta thường thấy trong nhà thờ Thụy Điển ngày nay, cái phân biệt ngồi nhà thờ này với các nha1 thờ khác là ở chỗ nó co một tòa nhà phụ đính vào toà nhà chính. Ở mé đông của gian phía Bắc, chủ nhân thái ấp đã xây một lăng mộ cho chính mình và gia đình mình. Đó là một toà nhà rộng, tám cạnh với một loạt cửa sổ bầu dục, mái vòm có chóp hình bí ngô vươn lên nó thành hình tháp, đây là hình thể của các kiến trúc sư Thụy Điển rất ưa chuộng. Vòm nhà bên ngoài dát đồng, sơn đen,trong khi các bức tường ngược lại trắng lồ lộ như đập vào mắt người ta. Từ nhà thờ không có cửa thông sang đây. Toà nhà có cánh cửa riêng với các bậc tam cấp ở phía bắc.

Qua sân nhà thờ tới con đường nhỏ đi vào làng, mất ba bốn phút bạn tới quán trọ.

Ngày đầu tiên ở Raback, ông Wraxall thấy cánh cửa nhà thờ mở, qua đó ta có thể thấy được những mô tả ở trên kia. Tuy nhiên, ông không vào được trong lăng mộ, chỉ nhìn qua lỗ khoá thấy các hình đáp nổi bằng đá hoa cương và quan tài bằng đồng, một đồ thờ hình gia huy rất quý, khiến ông rằng mong muốn có thì giờ vào khảo sát bên trong.

Các giấy tờ ghi chép của ông về ngôi thái ấp tỏ ra đúng là thuộc dạng cần để viết sách. Có các thư từ của gia đình, các quyển nhật ký, sổ sách kế toán của những người chủ đầu tiên từ thời xa xưa, viết sách đẹp, gìn giữ cẩn thận, nhiều chi tiết vui và sinh động. Sau khi ngôi thái ấp được xây dựng một thời gian ngắn thì vùng này đâm khốn khó, nông dân nổi dậy đánh phá các lâu đài, gây hư hại nhiều. Chủ Rãback là một trong những thành phần đàn áp chính yếu đưa đến việc xử tử các lãnh tụ phe chống đối, ngoài ra còn nhiều hình phạt tàn ác không nương tay.

Bức chân dung của bá tước Magnus de la Gardie là bức đẹp nhất trong ngôi nhà mà ông Wraxall nghiên cứu với không ít quan tâm sau cả một ngày làm việc. không thấy ông ta tả chi tiết, nhưng tôi đoán cái làm ông Wraxall quan tâm là sức mạnh của khuôn mặt chứ không phải vẻ đẹp của nó, thực tế ông viết "Bá tước Magnus xấu đến mức kỳ quặc".

Hôm đó ông Wraxall ăn cơm tối cùng với gia đình rồi thả bộ về quán trong ánh trời chiều còn sáng, tuy giờ giấc đã muộn. Ông viết "Tôi phải nhớ hỏi người cháu xem có được phép vào lăng mộ của gia đình không mới được, ông này rõ ràng là đã vào bên trong, bởi tối đó tôi nhìn thấy ông ta đứng ở bậc tam cấp của toà lăng mộ không rõ đang khoá hay mở khoá".

Sớm hôm sau ông Wraxall có nói chuyện với ông chủ quán. Lúc đầu tôi hơi lạ thấy cuộc chuyện trò khá dài nhưng sau nhớ ra các giây tờ mình đọc là tư liệu để viết quyển sách mà ông đang suy ngẫm, thành thử nó cũng như một bài báo, đủ chỗ cho việc đưa vào nội dung trò chuyện.

Ông nói mục đích của ông là tìm ra xem có đúng là người ta vẫn còn truyền miệng về các hành động của bá tước De la Gardie hay không, và ông này có được quần chúng mến mộ hay không. Như ông thấy thì không. Tá điền cày ruộg cho ông ta mà đến muộn vào ngày Rước Chúa công của thái ấp, liền bị đưa lên ngựa gỗ, bị đánh, bị đóng dấu sắt nung đỏ vào người ở trong sân thái ấp. Trong một vài trường hợp, đất nông dân lấn chiếm vào đất của thái ấp, thì nhà người nông dân ấy một đêm đông nào đó bị đốt cháy một cách bí ẩn, cả nhà chết cháy ở trong. Cái làm cho ông chủ quán nhớ kỹ nhất, vì ông ta nói đi nói lại nhiều lần, là vị bá tước đã làm một cuộc hành hương Đen tối và đem theo về một thứ gì đó.

Các bạn cũng như ông Wraxall chắc sẽ hỏi cuộc Hành hương Đen tối đó là cái gì. Ngay lúc ấy chưa trả lời được. Chủ quán không muốn đáp vào vấn đề, và vì có người gọi ra, ông ta trở vào nói là phải đi Skara đến tối mới về.

Vậy là ngày hôm đó ông Wraxall đi tới thái ấp làm việc, trong bụng vẫn chưa thoả mãn. Nhưng ông lại vừa đọc một số giấy tờ lôi cuốn tư tưởng ông theo một hướng khác. Đó là thư từ giữa Sophia Albertina ở Stockholm với người chị họ đã có chồng tên là Ulrica Leonora ở Rãback vào những năm 1705-1710. Những lá thư này rất đáng quan tâm vì chúng cho ta thấy rõ nền văn hoá Thụy Điển thời kỳ đó. Những người đã đọc toàn bộ những lá thư này trong ấn phẩm của hội đồng các Bản thảo về lịch sử Thụy Điển đều có thể chứng thực.

Buổi chiều đọc xong số thư từ ấy, ông cất lại vào hộp để trên giá, thuận tay lấy xuống vài cuôn sách để cạnh đó định xem thử ngày mai chủ yếu sẽ đọc cái gì. Trên giá sách phần lớn là sưu tập sổ sách kế toán do chính tay bá tước Magnus viết. Trong số đó lại có một quyển không phải sổ kế toán mà là sách về thuật giả kim học thế kỷ mười sáu. Không chuyên về loại sách này thành ra ông Wraxall mất khá nhiều chỗ trong giấy tờ của mình để ghi lại tênvà khởi đầu các luận thuyết khác nhau, sách của The Phoenix, sách của Trinity Words, sách của Toad, sách của Miriam, của nhà triết học Turba, vân vân. Ông tuyên bố rằng hài lòng khi tìm ra trên nó một trang giấy vốn để trắng ở giữa quyển sách mấy dòng chữ viết tay của bá tước Magnus mở đầu bằng "Liber nigrae peregrinationis". Tuy chỉ vài dòng, nhưng cũng đủ chứng tỏ ông chủ quán sáng hôm đó đã nhắc đến một đức tín chí ít có từ thời bá tước Magnus, và rất có thể chính ông ta cũng tin. Tiếng Anh hiểu qua những dòng chữ đó như sau "Nếu như có ai muốn sống lâu, muốn tìm được một sứ giả trung thành và nhìn thấy máu kẻ thù, thì người đó trước hết phải đi đến thành phố Chorozin và tới chào ông hoàng ở đó…" Đến đây có một chữ bị tẩy xoá mờ mờ, theo ông Wraxall ông nhìn thấy rõ là chữ "aeris" (của không khí). Sau đó không thấy chép được gì nữa ngoài dòng chữ La tinh "Quaere reiqua hujus homelei inter secretiora" (xem phần cuối câu chuyện này trong những tư liệu có tinh cách riêng tư hơn)

Không thể chối cãi được mấy dòng trên rọi một ánh sáng khá ghê gớm vào đức tin và sở thích của bá tước, tuy nhiên ông Wraxall ở cách xa bá tước ba thế kỷ, ý nghĩ cho rằng những câu trên – nhằm đưa thêm thuật giả kim vào sức mạnh đầy sinh động của ông ta đồng thời đưa thêm phép thần vào thuật giả kim – đã khiến cho hình ảnh của ông ta càng thêm sinh động, thành ra sau khi ngắm kỹ hơn chân dung ông ta trong sảnh toà nhà rồi lên đường về quán, ông Wraxall đây hình ảnh bá tước trong đầu óc, chẳng để ý đường đi lối lại và cảnh vật chung quanh cũng như hương thơm buổi chiều trong rừng và bên hồ, đến lúc đột nhiên sực tỉnh mới giật mình thấy mình đã đến cổng nhà thờ và chỉ vài phút nữa là tới giờ cơm tối. "Ái chà", ông Wraxall nói "Bá tước Magnus, thế ra đã đến nơi ông ở. Thế nào tôi cũng phải gặp ông mới được"

Wraxall viết "Giống như những người cô đơn, tôi có tật hay nói to một mình, và không giống những người Hy lạp và La tinh chút nào ,tôi không hề chờ đợi có ai đó trả lời. Quả vậy trong trường hợp này có lẽ là may mắn. Không có ai hay giống nói của ai, chỉ có một người đàn bà theo tôi là người quét nhà thờ, đánh rơi vật kim khí gì đó xuống sàn keng một cái làm tôi giật thót người. Bá tước Magnus, tôi cho là còn đang ngủ kỹ".

Ngay tối đó, ông chủ quán nghe nói ông Wraxall muốn gặp người trợ tế (ở Thụy Điển họ gọi như vậy) của giáo khu, bèn giới thiệu ông này với ông Wraxall trong phòng khách quán trọ. Cuộc thăm khu lăng mộ gia đình De la Gardie được sắp xếp vào sáng hôm sau. Mọi người ngồi trao đổi với nhau trong cuộc nói chuyện chung.

Ông Wraxall nhớ ra một trong các nhiệm vụ của ông thầy trợ tế ở Bắc Âu là dạy dỗ những người sắp thụ lễ Kiên tin. Ông nghĩ nên làm mới trí nhớ của mình về vài điểm trong Kinh thánh.

"Thưa thầy có thể cho biết Chorazin ở đâu?"

Thầy trợ tế giật nảy mình, nhưng cũng sẵn sàng kể ông ta nghe ngôi làng này đã từng bị đe dọa san bằng.

"Vâng, tôi biết" ông Wraxall nói "tức là hiện nay đã tàn lụi?"

"Tôi nghĩ vậy" thầy trợ tế nói tiếp "Tôi nghe các vị tu sĩ già nói đó là nơi sẽ sinh ra sự chống lại Chúa, có nhiều chuyện kể…"

"Chuyện thế nào ạ?" ông Wraxall hỏi.

"Những chuyện mà tôi đã quên rồi" thầy trợ tế đáp, đến đó ra về.

Lúc này chỉ còn lại chủ quán, một mình với ông Wraxall, con người hay hỏi chuyện này không tha ông ta.

"Ông Nielsen" Wraxall nói "tôi đã tìm hiểu được đôi chút về cuộc Hành hương Đen tối. Ông cứ cho tôi nghe những gì ông biết. Bá tước Magnus đem theo cái gì về đây?".

Người Thụy Điển thường chậm chạp khi trả lời, không biết có đúng thế không, hay ông chủ quán là cá tính, tôi biết ông Wraxall ghi lại rằng, ông chủ quán nhìn vào ông độ một phút rồi mới nói. Ông ta lại gần khách, cố gắng lắm mới lên tiếng được

"Ông Wraxall ạ, tôi kể cho ông câu chuyện nhỏ này, chỉ một chuyện mà thôi, không hơn, xin ông đừng hỏi gì thêm mới được. Thời ông nội tôi tức là chín mươi năm về trước có hai người nói với nhau rằng "Bá tước chết rồi, cần gì. Ta cứ đi tối nay, tha hồ săn trộm trong rừng của lão". Rừng này chạy dài trên quả đồi mà ông trông thấy ở phía sau Rãback ấy. Có người nghe thấy hai người ấy nói thế bèn bảo "Này, đừng đi, dám chắc hai anh sẽ gặp những người đang đi, những người lẽ ra đang yên nghỉ chớ không phải là đang đi." Hai người kia chỉ cười. Vì không ai muốn đi săn ở khu rừng đó nên không có người gác rừng. Gia đình chủ thái ấp lại không ở trong ngôi nhà do đó mấy người kia muốn làm gì thì làm. Thế là họ vào rừng. Ông nội tôi ngồi ở đây, trong nhà này. Đó là một đêm mùa hè, trời rất sáng. Cửa sổ mở nên cụ nhìn ra ngoài rất rõ, nghe cũng rõ nữa."

"Cụ ngồi cùng hai ba người nữa, tất cả cùng lắng nghe. Lúc đầu không nghe thấy gì cả, sau đó nghe tiếng gì đó - ở rất xa –thét lên một tiếng kinh hãi như thể linh hồn anh ta bị xoắn vặn ra ngoài cơ thể. Mấy người ngồi trong phòng ôm lấy nhau thật chặt suốt bốn mươi lăm phút sau. Rồi họ nghe tiếng một người khác – chỉ cách độ ba chục mét, cười phá lên, người này không phải một trong số hai người kia, ai cũng nói không phải tiếng cười của một trong hai người họ. Cuối cùng có tiếng cánh cửa đóng lại."

"Đợi lúc mặt trời lên, cả bọn tìm đến cha cố, nói với cha "Xin cha mặc áo chùng và đeo cổ áo xếp nếp đến chôn cho Anders Bjomsen và Hans Throbjorn!"

"Ông biết chứ, mọi người tin là cả hai đã chết. Tất cả vào rừng – ông tôi còn nhớ là chính họ cũng như những người đã chết, cha cố sợ đến bệch mặt ra, lúc họ đến chính cha cũng nói "Tôi có nghe một tiếng thét đêm qua, còn nhớ đến tiếng thét ấy tôi sẽ không bao giờ có thể ngủ ngon được"

"Thế là họ vào rừng và thấy hai người kia ở bìa rừng. Hans Thorbjorn đứng dựa lưng vào một cái cây, hai tay cứ đưa ra phía trước như đẩy một cái gì đó ra mà cái đó không ai trông thấy. Anh ta không chết. Họ đưa anh ta về nhà ở Nyjoping, anh ta chết trước mùa đông, vẫn tiếp tục đưa hai tay đẩy trước mặt. Còn Anders Bjornsen thì nằm chết ở đó, anh ta là một người rất đẹp trai thế mà không thấy mặt đâu, mất hết thịt chỉ còn trơ xương. Ông hiểu không? Ông nội tôi nhớ mãi. Họ khiêng anh ta lên cái cáng mang theo, phủ một tấm vải lên mặt, cha cố đi trước và họ hát lên bài kinh cầu nguyện cho người chết. Vừa hát xong một câu thì người khiêng cáng phía đầu ngã xuống, mọi người nhìn theo thấy tấm vải che mặt rơi ra, và hai con mắt anh chàng Anders Bjornsen ngước nhìn lên. Họ bước không nổi. Cha lấy tấm vải len phủ lại, cho người đi lấy xẻng chôn anh ta luôn tại đó.".

Ngày hôm sau ông Wraxall ghi lại, thầy trợ tế đến tìm ông ngay sau bữa ăn sáng, đưa ông tới nhà thờ và nhà mộ. Ông để ý thấy chìa khóa nhà mộ treo trên một cái đinh bên cạnh bục giảng kinh, vậy là ông có thể vào nhà mộ lần thứ hai thăm thú một cách riêng tư hơn nếu như lần đầu chưa thấy được hết cái hay của nó, bởi vì như một quy luật, cửa nhà thờ lúc nào cũng mở. Bước vào nhà mộ ông thấy nó khá là bề thế. Các tượng đài khá rộng, bản dựng thẳng đứng theo kiểu thế kỷ mười bảy và mười tám, trông rất đường hoàng, trang nghiêm nếu không muốn nói là phong phú kể cả về mộ chí lẫn huy hiệu. Chính giữa gian phòng mái vòm là ba cỗ quan tài bằng đồng, trên mặt trang trí rất tinh xảo. Hai trong số quan tài, theo kiểu Đan Mạch và Thụy Điển, có một chữ thập bằng kim loại trên nắp. Quan tài thứ ba, của bá tước Magnus như được thấy rõ, trên toàn bộ chiều dài nắp khắc hình nổi của ông và chung quanh là những dải hình thể hiện nhiều cảnh vật khác nhau, cũng được khắc như thế. một là cảnh chiến trận với súng thần công vừa nhả đạn còn bốc khói, vừa các thành phố có tường vây quanh, các toán lính hoặc toán người gác ở các chỗ thu thuế đường. Cảnh khác mô tả một cuộc hành quyết. Cảnh thứ ba, giữa các cây to, là một người đàn ông đang chạy hết tốc lực, tóc bay tơi tả, hai bàn tay giơ ra, đằng sau có một hình thù đuổi theo, rất khó hình dung nghệ sĩ định vẽ một người đàn ông mà không được giống thế hay có ý mô tả một con quỷ như hình vẽ thể hiện. Theo như tài khéo léo trổ trên các hình khắc khác, ông Wraxall nghiêng về ý sau này nhiều hơn. Dáng dấp thấp lùn, từ đầu đến chân trùm tùm hum một cái áo dài đen có mũ trùm đầu, dài sát đất. Phần duy nhất của hình thù thò ra ngoài áo không rõ là bàn tay hay cánh tay, ông Wraxall cho là tua cảm nhận của loại quỷ cá. Ông viết "Nhìn thấy thế, tôi nghĩ đến biểu tượng quỷ sứ săn đuổi người – có thể là nguồn gốc câu chuyện về bá tước Magnus và kẻ đồng hành bí ẩn của ông ta. Giờ thì ta hãy nhìn vào người đàn ông đi săn, nhất định là một con quỷ đang thổi tù và". Nhưng rồi lại hóa ra cái hình ảnh giật gân đó, chỉ là một người mặc áo khoác dài đứng trên một ngọn đồi nhỏ, dựa vào một cây gậy nhìn cảnh săn người với vẻ quan tâm mà người khắc cố tỏ ra diễn đạt thái độ ấy của ông ta.

Ông Wraxall lưu ý tới ba cái khóa móc lớn được chế tạo tinh vi dùng để khóa cỗ quan tài bá tước. Một trong ba cái khóa đó rời ra nằm trên mặt đá lát gian phòng. Đến đó, không muốn mất thì giờ của thầy trợ tế nữa, ông Wraxalll từ biệt, lên đường đi tới toà thái ấp.

"Kể cũng lạ" Wraxall ghi chép "khi nghiên cứu ngược lại lịch sử của một gia tộc người ta lại cứ bị thu hút bởi những chuyện ngoài rìa. Đêm nay là lần thứ hai tôi hoàn toàn không để ý là mình đi đâu (tôi đã hoạch định trở lại nhà mộ lần thứ hai để chép lại đoạn văn bia) thì bỗng nhiên sực tỉnh thấy mình (như lần trước) đi vào cổng nhà thờ và tin là mình có nói hay hát lên câu gì đó đại loại như là "Bá tước Magnus, ngài đang thức hay đang ngủ?" và câu gì nữa tôi không còn nhớ. Đôi khi tôi vẫn hay có những việc làm vô thức như thế"

Ông tìm thấy chiếc chìa khóa nhà mộ treo ở chỗ hôm trước, ông chép lại phần lớn đoạn văn bia, ở đó đến khi tối không nhìn rõ nữa mới ra về. "Có lẽ tôi nhầm" ông viết, "khi nói là một trong ba cái khóa móc của quan tài bá tước Magnus được mở ra. Thực tế hôm nay tôi nhìn thấy hai. Tôi nhặt cả hai lên, cẩn thận đặt chúng trên bờ cửa sổ, cố khoá chúng lại mà không được. Cái khoá móc còn lại vẫn được khoá chặt mặc dù tôi nghĩ đây là loại khoá lò so. Nhưng không biết mở cách nào, giả sử mở đến hẳn tôi đã dám mở chiếc quan tài ra chứ chẳng chơi. Kể cũng lạ, tôi có cảm giác sở dĩ mình quan tâm đến cái nhân vật ở trong là vì tôi cho đó là một lão quý phái già tính cách phần nào man rợ và nhẫn tâm".

Ngày hôm sau hoá ra lại là ngày cuối cùng ông Wraxall lưu lại Raxback. Ông nhận được mấy lá thư về việc đầu tư của ông ở Anh, nói nếu ông trở về được thì tốt, thực tế công việc nghiên cứu của ông cũng đã xong mà đi đường lại mất nhiều thì giờ. Do dó ông quyết định còn gì thì ghi chép nốt, sau đó chia tay mọi người để trở về.

Thực tế việc ghi chép và chia tay mất nhiều thì giờ hơn ông tưởng. gia đình hiếu khách kia nhất định mời ông dùng cơm tối – họ ăn lúc ba giờ - tới sáu giờ rưỡi ông mới ra khỏi Raxback. Ông đi chầm chậm từng bước một bên bờ hồ để tận hưởng cho hết giờ khắc cũng như nơi chốn mà ông đi trên đó lần cuối cùng. Tới đỉnh ngọn đồi gần nhà thờ ông chần chừ ít phút nhìn vào cánh rừng vô tận như gần như xa, tối thẫm dưới bầu trời trong xanh màu lá cây. Cuối cùng khi quay đi, ông chợt nảy ra ý nghĩ phải từ biệt bá tước Magnus cũng như những người còn lại của ga De la Gardie. Nhà thờ còn cách đó độ hai chục mét mà chìa khóa nhà mộ ông đã biết nơi treo. Ông đứng bên chiếc quan tài bằng đồng và như mọi khi nói to lên một mình "Vào thời ngài, Magnus ạ, ngài có thể là một tay côn đồ bất lương" ông nói "nhưng vì tất cả những lý do mà tôi muốn gặp ngài, hoặc giả…"

"Vừa lúc đó" ông kể "bàn chân tôi như có ai đá mạnh vào. Tôi lập tức co chân lại và một vật gì đó rơi loảng xoảng trên nền đá. Đó là chiếc khoá móc thứ ba vốn khoá quan tài. Tôi cúi xuống nhặt nó lên – có Trời chứng giám – tôi chỉ nói sự thực, trước khi tôi đứng dậy, có tiếng kim khí động mạnh vào nhau lách cách và rõ ràng tôi nhìn thấy nắp quan tài dựng lên. Tôi hèn thật nhưng quả là không dám đứng thêm một phút nào nữa, vọt ngay ra khỏi khu nhà mộ, và lạ quá không thể nào quay chìa khóa đóng nhà mộ lại, tôi sợ phát khiếp lên. Khi ngồi trong phòng tôi để ghi chép mấy dòng này (hai mươi phút sau) tôi còn tự hỏi cái tiếng leng keng hiện còn tiếp tục không và thực tế đã có hay không. Tôi chỉ biết rằng có một cái gì đó còn đáng sợ hơn thế đã báo động cho tôi, đó là một tiếng động hay hình ảnh tôi không tài nào nhớ được. Tôi đã làm gi vậy?"

Tội nghiệp ông Wraxall, ngày hôm sau ông lên đường về Anh như đã dự định, ông về đến Anh an toàn, ấy thế nhưng qua nét chữ viết trái tay cùng những đoạn ghi chép rời rạc, ông tỏ ra bị suy nhược. Các giấy tờ này cùng một trong những sổ tay ghi chép của ông đến tay tôi cho thấy tuy không phải yếu tố chủ chốt, một loại thể nghiệm nào đó của ông. Vì phần lớn chuyến du hành của ông là ở trên thuyền, có đến sáu lần ông cố gắng vất vả mô tả hành khách cùng đi, theo kiểu như sau:

24 – Cha xứ làng Skane: áo chùng đen, mũ đen mềm

25 –Thương nhân đi từ Stockholm đến Trollhattan, áo khoác đen, mũ nâu.

26 – một người đàn ông mặc áo khoác ngoài màu đen, mũ rộng vành, người rất cổ.

Mục này được kẻ đi, và thêm vào ghi chép như sau "Cố lẽ giống với số 13, chưa nhìn thấy tận mặt" Xem đến số 13, tôi tìm ra ông ta là cha cố La Mã mặc áo thầy tu.

Kết quả tính toán vẫn như nhau. Có 28 người tất cả được liệt kê ra, trong số đó một vẫn là người đàn ông mặc áo khoác dài màu đen, mũ rộng, kẻ thứ hai "lùn, mặc áo khoác có mũ trùm đầu". Mặt khác ghi chép luôn kể ra chỉ có 26 hành khách có mặt trong bữa cơm, người mặc áo khoác đen không thấy, người lùn cũng vắng mặt.

Tới Anh, ông Wraxall lên bờ ở Harwich và lập tức tìm cách để thoát khỏi người nào đó hoặc những người nào đó mà ông không xác định được, nhưng tin chắc là đang đuổi theo ông. Vì vậy ông thuê một cỗ xe ngựa, xe độc mã đóng ngựa, ông không tinh ở tàu hoả, để băng qua miền quê tới một làng là làng Belchamp St Paul. Ông đến gần làng này lúc chín giờ vào một đêm tháng tám sáng trăng. Ông ngồi phía trước, qua cửa sổ nhìn ra cánh đống và các bụi cây bên ngoài đang lao đi vùn vụt – vì cũng chẳng có gì khác để ngắm. Bỗng nhiên đến một ngã tư, góc đường có hai hình người đứng bất động, cả hai trùm áo khoác đen, người cao hơn thì đội mũ, người thấp có mũ trùm đầu. Ông không kịp nhìn thấy mặt họ, vả họ cũng không làm một động tác nào để ông có thể nhận mặt. Con ngựa nhảy mạnh sang một bên rồi phi thật nhanh, ông Wraxall ngã người ra sau ghế, tuyệt vọng. Hai người này trước đây ông đã nhìn thấy.

Đến Belchamp St Paul, ông may mắn tìm được một chỗ trọ đồ đạc sẵn, hai mươi bốn giờ tiếp theo có thể nói là ông cũng tương đối ổn. Những ghi chép cuối cùng của ông cũng là trong ngày hôm ấy. Chúng không đầu đuôi, phóng ra bất kỳ, tuy nội dung thì đủ sáng tỏ. Ông đang chờ hai người theo đuổi ông tới thăm – bằng cách nào và khi nào thì ông không biết – và lúc nào ông cũng chỉ kêu lên có mỗi một câu "Tôi đã làm gì nào?" và "Không có hy vọng nào sao?" ông biết các bác sĩ sẽ cho là ông điên, cảnh sát sẽ cười vào mặt ông. Cha xứ đi vắng. Ông biết làm gì khác ngoài việc đóng kín cửa cầu Chúa?

Năm ngoái dân ở đó vẫn còn nhớ nhiều năm trước ở Belchamp St Paul có một ông quý tộc đến đó vào buổi tối một đêm tháng tám, sáng hôm sau chết trong phòng, người ta có điều tra, bồi thẩm đoàn bảy người nhìn váo xác chết ngất cả bảy không ai nói được một câu là đã nhìn thấy cái gì, lời tuyên án là "Sự trừng phạt của Chúa". Người coi nhà dọn đi chỗ khác ngay trong tuần ấy. Không ai tìm ra một ánh sáng le lói nào của bí mật không thể tìm nổi.

Năm ngoái, vô tình căn nhà nhỏ đó rơi vào tay tôi với một phần của cải thừa kế. Suốt từ 1863 nó vẫn bị bỏ không và xem ra triển vọng chẳng ai thuê, thế là tôi kéo sập nó. Các giấy tờ qua đó tôi tóm lược câu chuyện vừa rồi cho các bạn nghe, được tìm thấy trong một chiếc tủ bị quên lãng nằm dưới cửa sổ gian phòng ngủ đẹp nhất của căn nhà.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8: Còi ơi, ta sẽ đến với mi, chú bé của ta


"Thưa giáo sư, học kỳ đã hết, có lẽ ông sắp đi xa, phải không ạ?" một người, không phải nhân vật trong chuyện này, hỏi vị giáo sư về Bản thể học khi hai người ngồi xuống cạnh nhau trong bữa tiệc ở gian phòng hiếu khách của Đại học St James.

Vị giáo sư trẻ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nói năng chính xác.

"Vâng" ông ta nói "bạn bè tôi đợt này định hướng dẫn tôi chơi gôn, tôi định đi ra bờ biển phía Đông – thực tế là Burnstow (dám chắc ông biết nơi này) độ một tuần hay mười ngày để tập gôn cho khá lên. Mai tôi đi".

"Ồ, Parkins" người ngồi cạnh ông phía bên kia nói "anh đi Burnstow thì thử đến thăm nơi mà xưa kia là giáo đường của các hiệp sĩ Templars [1] xem sao, anh cho tôi biết có đáng đào lên một chút để khảo cổ mùa hè này không nhé"

Các bạn có thể hình dung đây là một người theo đuổi khảo cổ học, ta không cần biết chức vị và tên tuổi vì chỉ xuất hiện ở đoạn đầu này mà thôi.

"Nhất định rồi" giáo sư Parkins đáp "anh cứ mô tả cho tôi biết nơi này ở chỗ nào, tôi sẽ cố cho anh một ý niệm về sự thể ra sao khi tôi trở về, hoặc tôi sẽ viết cho anh về nó, chỉ cần anh cho hay anh muốn đến đâu?"

"Cám ơn anh, chẳng phải viết ra đâu. Chẳng là tôi đang nghĩ đến việc chuyển cả gia đình về hướng Long, và sực nhớ ra rất ít giáo đường Anh được v ẽ bản đồ đâu ra đó thành ra biết đâu tôi có cơ hội làm một điều gì đó, hữu ích dựa trên những ngày xa xưa".

Vị giáo sư khịt mũi trước ý nghĩ việc vẽ bản đồ một giáo đường thời xưa có thể đem lại ích lợi. Người kia nói tiếp:

"Địa điểm này – tôi rất nghi không biết hiện còn vết tích gì đó trên mặt đất không – giờ hẳn phải rất gần bãi biển. Biển đã ăn vào đất liền khá sâu ở riêng rẻ bờ biển Tây như anh biết đấy. Theo như bản đồ, tôi cho là cách quán Globe ba phần tư dặm, cái quán ở tận cùng mạn Bắc thị trấn ấy. Thế anh đến đó sẽ ở đâu?"

"Thì ở quán Globe chứ đâu!" Parkins nói "Tôi đã đặt phòng ở đó. Biết ở đâu được, phần lớn nhà cho thuê đóng cửa vào mùa đông, và người ta nói cỡ tôi muốn toàn là phòng hai giường cả, bỏ bớt giường ra không biết xếp vào chỗ nào, v..v..Tuy nhiên tôi vẫn cần một buồng khá rộng vì tôi mang theo nhiều sách vở, định ti ện thể làm một số công việc, và mặc dù chẳng hình dung được mình có thêm một chiếc giường trống để làm gì, chưa nói đến hai, trong những lúc gọi là làm công việc nghiên cứu.Nhưng thôi, trong thời gian ấy mà, gọi là sống tạm".

"Parkins, có thêm một giường trong phòng mà ông cho là sống cho qua ngày đoạn tháng?" một nhân vật chất phác ngồi đối diện nói "Để tôi xuống đó ở một vài ngày, làm bạn cùng với ông".

Vị giáo sư run nhưng cố cười xã giao.

"Rogers, mời anh cứ việc xuống, còn gì hơn, chỉ sợ anh không chịu thôi, anh không chơi gôn, đúng không?"

"Không, nhờ Trời!" ông Rogers cục mịch đáp.

"Những lúc không viết lách, tôi ở ngoài sân gôn, anh ở nhà một mình chán chết!"

"Ồ, tôi cũng chưa biết, thế nào ở nơi đó chẳng có người tôi quen, nhưng dĩ nhiên, Parkins, nếu không thích anh cứ nói thật nhé, tôi không tự ái đâu. Sự thật, như anh vẫn bảo chúng tôi, không bao giờ làm mếch lòng ai".

Quả thật Parkins là người hết sức lễ phép nhưng cũng vô cùng chân thật. Rogers đã đánh trúng vào tính cách này. Trong lòng Parkins mâu thuẫn đang giằng xé, mất độ một lát mới trả lời được.

"Rogers, nếu anh muốn biết sự thực thì để tôi xem căn phòng có đủ rộng cho hai người ở thoải mái không đã, vả lại để xem (sở dĩ tôi nói vì anh cứ thúc ép tôi) anh có gây trở ngại gì cho công việc của tôi không"

Rogers cười to.

"Parkins! Xin hứa không làm trở ngại công việc của anh, anh đừng lo. Không, anh mà không muốn, tôi sẽ không đến đâu, nhưng tôi nghĩ ít nhất thì tôi cũng giữ cho ma khỏi vào phòng anh".

Nói đến đây ông ta nháy mắt và thúc khuỷu tay vào người bên cạnh. Parkins có lẽ trông thấy, đỏ mặt lên.

"Xin lỗi Parkins," Rogers nói tiếp "tôi không nên nói vậy. Tôi biết anh không thích ai khinh suất trong những vấn đề như thế".

"Phải," Parkins nói "nhân tiện anh đã nói thì tôi cũng thừa nhận luôn là tôi không thích ai nói một cách khinh suất đến cái thứ mà anh gọi là ma. Một người ở cương vị tôi" ông ta nói tiếp, hơi cao giọng

"không thể được coi là thận trọng khi tỏ ra ủng hộ những niềm tin vào đề tài đó. Anh đã biết đấy, Rogers, hẳn là anh phải biết chứ, bởi có bao giờ tôi giấu giếm những quan điểm của mình đâu…"

"Không, quả là anh không giấu" Rogers nói, giọng nhỏ nhẹ.

"Tôi cho là nếu như nhượng bộ hoặc gần như nhượng bộ quan điểm rằng những thứ đó có thể vẫn tồn tại thì chẳng khác nào từ bỏ những gì tôi vẫn cho là thiêng liêng nhất. Nhưng có lẽ tôi không thành công trong việc làm cho anh chú ý thì phải"

"Hoàn toàn chú ý thì đúng hơn, như Dr. Blimber đã nói" Rogers ngắt lời, muốn lời nói của mình thật chính xác "nhưng xin lỗi Parkins, tôi đã làm anh ngừng lời"

"Không, không đâu" Parkins nói "Tôi không nhớ Blimber, có lẽ ông ta sống trước thời đại tôi. Nhưng tôi không cần nói thêm. Anh quá hiểu tôi nói gì".

"Vâng, vâng" Rogers vội nói "anh cứ đi đi, ta sẽ nói tiếp ở Burnstow hay ở đâu đó sau" .

Nhắc lại cuộc đối thoại trên đây là tôi đã cố truyền đạt cho các bạn cảm tưởng của tôi về Parkins, ông ta có vẻ gì đó của một mụ già – tính đàn bà, lề mề, với các lề thói nhỏ nhặt và – Hỡi ôi! Không chút hài hước, tuy nhiên niềm tin của ông rất dũng cảm và chân thành, và ông là một người đàn ông đáng trọng. Ông là người như vậy hay không thì bạn đọc cứ suy luận ra sẽ biết.

Ngày hôm sau Parkins rời trường Đại học, tới Burnstow, được quán Globe chào đón, xếp vào phòng rộng hai giường mà ta đã nghe thấy ở trên kia, thoải mái nghỉ ngơi để sắp đặt các tư liệu dùng cho công việc một cách hết sức gọn gàng, ngăn nắp, trên một cái bàn thuận tiện đặt ở góc xa của gian phòng có ba cửa sổ vây xung quanh, cửa giữa trông thẳng ra biển, cửa bên trái và bên phải quay ra phía Bắc và phía Nam của bờ biển. Phía Nam nhìn thấy làng Burnstow. Phía Bắc thì không nhìn thấy nhà cửa gì hết chỉ thấy bãi biển tựa vào vách đá thấp màu đen. Ngay trước mặt thì là một dải cỏ không lớn lắm, đây đó điểm những cái neo, cái tời…sau đến một con đường rộng, tiếp theo là bãi biển. Không biết lúc khởi thủy nó như thế nào chứ hiện nay thì khoảng cách giữa quán Globe và biển không đầy sáu chục mét.

Người sống trong quán đa số, dĩ nhiên, là dân đánh gôn, không có gì cần mô tả kỹ lắm. Có lẽ người đáng chú ý nhất là một cựu quân nhân (ancien millitaire) thư ký của một Câu lạc bộ London. Giọng nói của ông ta toát ra một sức mạnh khó tin, ông thuộc loại người theo quan điểm Tin lành rõ ràng. Những quan điểm này có điều kiện thuận lợi đ ể được phát biểu ra sau khi ông tham dự vào việc giúp cha xứ - một người đáng mến có xu hướng theo các lễ nghi sinh động đi ngược lại truyền thống nhà thờ Tân giáo Anh.

Giáo sư Parkins, người mà một trong những đặc tính chính là can trường, sau hôm đến Burnstow để tập gôn cho khá lên, đã dành phần lớn thì giờ trong ngày đầu ở cạnh ông đại tá Wilson này. Buổi chiều – chẳng hiểu quá trình tập luyện có làm ông khá lên chút nào không, tôi không dám chắc – phong thái của đại tá mang màu sắc ghê gớm quá khiến Parkins không dám có ý nghĩ cùng đi từ chỗ gôn về nhà. Thoáng liếc nhìn bộ ria sáng bóng lên và nét mặt nhuộm màu hồng tươi của Đại tá, Parkins quyết định mình nên khôn ngoan để mặc cho ảnh hưởng của trà và thuốc lá nên ông ta ra sao thì ra, trước khi bắt buộc phải gặp ông ta vào bữa tối.

"Đêm nay ta thả bộ dọc theo bờ biển" Parkins nghĩ "Thật phải đấy, có ánh sáng khá tỏ mà, nhìn cảnh đổ nát mà ông Disney đã nói với ta xem thế nào. Chẳng biết chính xác ở đâu, nhưng thế nào ta chẳng phải đụng nó"

Parkins thực hiện được điều này. Từ sân gôn ông đi theo con đường ra bờ biển nhìều đá cuội, chân đạp vào rễ cây kim tước và các tảng đá lớn, cứ thế đi. Cho đến lúc đứng thẳng lên, nhìn quanh, ông thấy mình đang đứng trên một mảnh đất nhiều chỗ lồi lõm, các chỗ lồi lên nhìn kỹ là những tảng đá lửa có vữa gắn vào, trên là lớp đất mặt. Hẳn ông ta đã đến địa điểm giáo đường rồi đây, ông nghĩ và nghĩ đúng. Xem ra người khám phá không phải là không được đền đáp, móng còn đủ để chẳng mất công gì mấy cũng hình dung ra được bản đồ chung của giáo đường. Ông mang máng nhớ lại các hiệp sĩ Templars, những người sở hữu nơi này – thường có xu hướng xây cất nhà thờ tròn, các ụ đất gần chỗ ông đứng có vẻ như hình vòng tròn. Thường ít người ngăn nổi mình bị cám dỗ nghiên cứu theo chút kiểu nghệ sĩ sang một lĩnh vực không phải của họ, chẳng qua muốn tỏ ra nếu làm việc nghiêm túc họ cũng thành công chứ chẳng thua kém gì. Vị giáo sư của chúng ta, nếu như có chút ý nghĩ nhỏ mọn nào kiểu này thì chỉ là vì lo lắng muốn làm vừa lòng ông Disney mà thôi.

Ông đi lại từng bước một rất cẩn thận trong khu vực vòng tròn, ghi vào sổ tay các đánh giá sơ bộ về kích thước. Sau đó ông bắt đầu xem xét mô đất dài hình thuôn nằm phía Đông vòng tròn theo ông nghĩ là nền của một cái bậc hay của một bàn thờ. Đầu phía Bắc của mô đất dài, lớp đất mặt bị bong đi – có lẽ do trẻ con hay sinh vật tự nhiên nào khác. Ông nghĩ, ta thử thăm dò chỗ đất này xem có chứng cứ gì của việc xây cất ngày xưa không, ông lấy dao từ trong túi ra và nạo đất. Tự nhiên đưa đến một khám phá khác. Nạo đến đâu đất tụt xuống đến đấy, lộ một cái hang bé xíu. Ông bật diêm xem cái lỗ này như thế nào nhưng gió quá mạnh nên không thực hiện được. Ông dùng dao nạo thêm bốn phía xung quanh thì thấy đó là một cái lỗ nhân tạo được xây hình chữ nhật, đáy và bốn phía chung quanh nhẵ!n. Dĩ nhiên bên trong không có gì. Ồ, mà này, nhấc con dao ra thấy chạm một tiếng leng keng của kim loại. Đưa tay vào, ông sờ phải một vật hình ống nằm dưới đáy. Đương nhiên ông cầm lên, đưa ra ánh sáng – lúc này trời mờ tối – thì thấy là một vật do con người tạo nên, một ống kim loại dài độ 10cm, rõ ràng là một vật dụng rất cổ đại.

Không còn thấy gì trong chỗ chứa ấy cả mà thời gian đã muộn, ông không muốn tìm tòi thêm nữa. việc ông làm đã tỏ ra thú vị không ngờ đến độ ông quyết định sáng mai sẽ bớt ít thời gian vào việc khảo cổ. Ông dám chắc cái vật mình vừa tìm thấy là vật phần nào có giá trị.

Trước khi quay về ông nhìn lại nơi đó một lần cuối. Trông thật ảm đạm và trang nghiêm. Một ánh sáng yếu ớt màu vàng ở phía Tây mờ chiếu sân gôn nơi còn trông thấy cái bóng dáng đang đi về câu lạc bộ, tháp bảo vệ bờ biển, đường ánh đèn của làng Aldsey, một dải cát nhợt nhạt bị đứt quãng nhiều đoạn bởi con đê biển bằng gỗ đen, biển cả rì rào nhè nhẹ. Gió lạnh như cắt từ phía bắc thổi phía sau ông khi ông đi về quán Globe. Sỏi lạo xạo dưới chân ông. Tới bãi cát thì êm hơn, còn phải vượt qua mấy đoạn đê vắt ngang qua nữa. Nhìn lại một lần cuối cùng để ước lượng khoảng cách từ di tích nhà thờ của các hiệp sĩ Templars đến chỗ đang đứng là bao nhiêu, ông thấy mừng vì triển vọng sắp có bạn cùng đường, dáng hình rất rõ, có vẻ như đang cố gắng theo kịp ông nhưng tiến lên không được bao nhiêu. Tôi muốn nói rõ ràng là có người đang chạy nhưng khoảng cách giữa người đó và ông Parkins không thay đổi. Ít nhất Parkins nghĩ vậy, và cho rằng mình không quen người đó thì chờ cũng vô ích. Kể ra nơi bờ biển quạnh hiu này mà có người đi cùng thì hay quá. Trong những ngày trí óc ông còn tăm tối, ông đã đọc những truyện gặp gỡ ở những nơi như thế này, nhưng ông không muốn nghĩ đến. Tuy nhiên cố không nghĩ mà không được, ông vẫn cứ nghĩ đến cho tận khi về nhà, đặc biệt là một truyện khá giật gân đối với tuổi nhỏ "Lúc này, trong giấc mơ, tôi trông thấy khi Christian đã đi được một đoạn ngắn thì có một con quỷ băng qua cánh đồng đến gặp nó" Parkins nghĩ "Ta sẽ làm gì nếu như quay lại nhìn thấy một dáng hình đen ngòm in rõ trên nền trời màu vàng và trông rõ nó mang sừng và có cánh? Ta đứng lại hay co cẳng chạy? May mắn là vị quý phái đàng sau ta không phải loại ấy và cách ta còn xa lắm. Ừ, mà đi với tốc độ này về ăn cơm tối không kịp. Còn mười lăm phút nữa! Ta phải chạy mất thôi!"

Thực tế Parkins còn rất ít thời gian để chỉnh đốn quần áo xuống ăn cơm. Đến khi gặp ông đại tá trong bữa tối, ông mới lây lại được trạng thái bình ổn, và sự bình ổn này kéo dài trong suốt buổi đánh bài bridge sau đó, bởi giáo sư Parkins của chúng ta là tay chơi bài bridge cừ khôi. Mười hai giờ về ngủ, ông cảm thấy trôi qua buổi tối thật mãn nguyện. Cứ thế này sống ở Globe hai hay ba tuần trong hoàn cảnh như tối nay, ta chịu được quá đi chứ, "nhất là" ông nghĩ "ta lại còn tập được cho món chơi gôn khá lên"

Dọc hành lang ông gặp người đánh giày ở khách sạn. Người này dừng lại nói "Xin lỗi ông, khi chải áo cho ông tôi thấy có cái gì ở túi rơi ra, có vẻ một mẩu ống gì đó, cảm ơn ông, tôi đã để lại trên tủ com mốt, thưa ông, vâng, chúc ông ngủ ngon".

Parkins nhớ lại vật mình tìm thấy buổi chiều.Ông tò mò quay đi, quay lại nó dưới ánh nến. Nhìn ra, nó bằng đúng kiểu cách giống cái còi huýt chó săn, thực tế, mà đúng nó là vậy thật – một cái còi. Ông đặt nó lên môi nhưng vì nó bị một lớp cát mỏng lấp kín không kêu được ông phải lấy dao cậy lớp cát ra. Vốn là người ngăn nắp, Parkins cạy lớp cát lên một mảnh giấy, đem mảnh giấy đó ra cửa sổ đổ. Đêm sáng rực rỡ khi ông mở khung cửa sổ nhìn ra ngoài và đứng lại ngắm cảnh trí ngoài biển, những kẻ đi chơi đêm muộn còn lang thang ngoài ấy ngay trước cửa quán. Rồi ông đóng cửa sổ lại, hơi ngạc nhiên thấy ở Burnstow người ta thức khuya đến thế, sau đó đem cái còi lại gần cây nến. Có vết trên đó, không phải vết, mà là chữ. Ông lau đi một chút thì chữ khắc sâu lộ rõ ra, vị giáo sư phải thú thật tuy nghĩ mãi rồi mà ý nghĩa của nó vẫn tối tăm như những chữ viết trên bức tường Belshazzar. Có chữ cả ở mặt trước lẫn mặt sau cái còi. Một mặt là:

FLA

FUR BIS

FLE

Mặt kia là:

QUIS EST ISTE QUI UENIT

"Ta phải nghĩ cho ra mới được" ông nghĩ "nhưng ta hơi kém tiếng La tinh. Ta chẳng biết còi tiếng La tinh nghĩa là gì nữa. Dòng chữ dài hơn kia thì đơn giản hơn. "Người đang đến đó là ai?" phải, cách tốt nhất là thổi còi lên gọi hắn tới".

Ông thử thổi rồi dừng ngay, vừa ngạc nhiên vừa thấy thích khi nghe tiếng kêu của nó. Tiếng kêu mang một vẻ xa xôi đến vô tận, và tuy khẽ khàng dịu dàng, có thể vang xa hàng nhiều dặm xung quanh. Nó là một tiếng động mang quyền lực (cũng như một số mùi hương) và tạo ra được những hình ảnh trong óc. Trong một lúc ông thấy mình nhìn vào một khoảng tối mênh mông trong đêm, gió lạnh thổi, chính giữa là một bóng hình đơn độc – đang bận tâm điều gì không thể nói được. Có lẽ ông còn nhìn rõ quang cảnh này thêm nếu như một trận gió rất mạnh không ùa tới cửa sổ, mạnh và đột ngột đến nỗi ông phải nhìn lên vừa vặn thấy lấp lánh trăng trắng cánh một con chim biển đậu ở bên ngoài ô kính tối om.

Tiếng còi làm ông mê quá, ông lại thổi thêm một lần nữa, lần này mạnh dạn hơn. Tiếng còi to hơn lần trước và nó làm mất đi ảo ảnh chứ không làm rõ thêm như ông nghĩ. Nhưng cái gì vậy? Trời ơi! Làm sao chỉ có vài phút mà gió lạnh đến thế? Luồng gió mới khiếp chứ! Trời! Chốt cửa sổ không ăn thua gì! Ái chà! Tắt cả nến! Như sắp thổi tung cả gian phòng này ra!

Việc đầu tiên phải đóng cửa sổ lại đã. Trong thời gian bạn đếm đến hai mươi, Parkins vật lộn với cái cửa sổ, có ảo giác bị áp lực mạnh như phải đẩy một tên đạo tặc ra nogài. Cuối cùng tôi lỏng ra, tự cửa sổ đóng vào và cài chốt lại. Giờ thì ta thắp nến lên thử xem có bị hư hại gì không. Không! Không thiếu cái gì cả, không ô kính cửa sổ nào bị vỡ. Tuy nhiên tiếng động ít nhất cũng làm cho một người trong quán thức giấc. Ông Đại tá đang giậm chân bên trên gác và càu nhàu.

Gió nổi lên nhanh thế nhưng yếu đi rất lâu. Nó cứ thổi rầu rì ùa qua ngôi nhà, thỉnh thoảng bật lên một tiếng kêu hoang vắng, khiến cho Parkins, dù không động lòng cũng phải nói là nó làm cho những người giàu trí tưởng tượng cảm thấy bất ổn, ngay cả đến những người không có chút đầu óc tưởng tượng nào cũng cảm thấy nếu không có nó thì thoải mái hơn.

Parkins không ngủ được, không biết là vì gió, vì kích thích của chơi gôn, hay vì những tìm tòi ở khu giáo đường. Dù sao thì mất ngủ như thế, ông cứ tưởng tượng ra (bản thân tôi thường trong hoàn cảnh ấy cũng vậy) mình là nạn nhân của nhiều rối loạn tai hại. Ông nằm đếm nhịp tim, tin chắc nó sẽ ngừng đập không biết lúc nào, rồi nghĩ đến các bệnh phổi, gan, não, v…v…những nghi ngại mà chắc chắn ông sẽ xua tan nếu vào lúc ban ngày ban mặt, nhưng ngay lúc đó thì không thể gạt sang một bên. Ông có một cảm giác đôi chút ấm cúng, nhờ người khác mang tới, khi nghĩ rằng có ai đó cùng hội cùng thuyền với mình. Một vị khách láng giềng nào đó gần ông (trong bóng tối khó biết ở hướng nào) đang trở mình sột soạt trong giường họ, giống như ông vậy.

Sau đó Parkins nhắm mắt lại và quyết tâm ngủ. Đến đây thì trạng thái kích thích quá độ lại thể hiện ra bằng những hình ảnh trong óc. Expento Crede – tin tưởng do đã có kinh nghiệm rồi – hình ảnh bây giờ cảm giác xuất hiện trong óc người đang nhắm mắt rồi vốn không hợp thị hiếu ông cho nên ông lại mở mắt ra rồi cố xua đuổi nó.

Kinh nghiệm của Parkins trong trường hợp này thật đáng nản. Hình ảnh trước mắt ông vẫn tiếp tục, dĩ nhiên khi ông mở mắt ra thì hết, cứ nhắm lại là đâu lại vào đó, và cứ thế diễn biến không nhanh hơn cũng không chậm hơn. Ông trông thấy như sau: một đoạn dài bờ biển đá sỏi xen cát, bị con đê đen ngăn thành nhiều khúc, chạy thẳng xuống nước – một cảnh sao mà giống buổi đi dạo của ông lúc ban chiều, chỉ vì không có cột mốc nào nên không rõ ở đâu. Trời tối, có cảm giác sắp bão, vào lúc chiều đông, mưa nhỏ và lạnh. Trên bãi biển hoang vắng đó ban đầu không có ai. Sau đó ở tít xa có một vật gì đen đen bập bềnh, một lát sau lộ ra một người đang chạy, nhảy, vượt qua các con đê, cứ vài giây lại quay nhìn ra đằng sau. Càng đến gần, người đó càng tỏ ra không những lo lắng mà còn hoảng sợ, mặc dù khuôn mặt không phân biệt được là ai, người đó hầu như kiệt lực, nhưng vẫn cứ đi tới, các trở ngại bên đường càng ngày càng khó vượt qua. "Liệu anh ta sẽ qua được như lần trước không?" Parkins nghĩ "vì nó có vẻ cao hơn vật chắn trước ". Có đấy. Nửa trèo, nửa lao người, anh ta rơi ầm xuống một bên (bên người đứng thôi). Đến chỗ này thì không thể dậy được nữa rồi, anh ta nằm phủ phục trên bờ đê nhìn lên với nỗi đau đớn đầy lo âu khắc khoải.

Không biết được là người chạy này vì sao mà sợ, nhưng bây giờ thì nhìn thấy rồi. Ở xa tận cùng bờ biển có cái gì nhạt màu cứ rung rinh như ẩn như hiện, thoắt đi thoắt lại nhẹ nhàng, không đều đặn, hình ảnh ngày càng làm lộ ra một hình người nhợt nhạt, áo quần phấp phới khó xác định. Cái cách nó cử động khiến Parkins không muốn nhìn cận cảnh. Nó đứng lại, giơ cao hai cánh tay, cúi mình xuống cát, sau đó chạy lom khom qua bãi biển xuống mé nước rồi lại chạy lên, rồi thẳng mình lại tiếp tục chạy thẳng về phía trước với tốc độ phát sợ làm người ta phải ngạc nhiên. Đến một lúc kẻ đuổi theo hết liệng sang phải lại liệng sang trái chỉ cách con đê nơi người chạy trốn ẩn nấp có vài mét. Sau mấy lần liệng qua liệng lại vẫn không có hiệu quả, hắn dừng, đứng thẳng lên, hai tay giơ cao rồi cứ thế đâm thẳng vào con đê.

Đến đây thì Parkins lại bị lay chuyển quyết tâm cố nhắm mắt. Với bao nỗi lo ngại, thị giác chớm mắt bệnh não làm việc quá nhiều, hút thuốc lá vô độ, v…v.. Ông quyết định dậy thắp nến, lấy một quyển sách ra, thà thức đêm còn hơn bị giày vò bởi cảnh trí diễn ra không ngừng ấy mà ông thấy khá rõ nó phản ảnh một cách khốn khổ cuộc dạo chơi của ông cũng như những ý nghĩ của ông lúc ban ngày.

Tiếng diêm quẹt vào vỏ hộp diêm và ánh sáng loé lên hẳn đã làm cho các sinh vật đêm – chuột hay con gì đó giật mình, bởi ông nghe thấy có tiếng chạy băng qua trên sàn từ phía cái giường có tiếng loạt soạt. Trời ơi, diêm tắt rồi! Thật là khổ! May thay que diêm thứ hai cháy tốt hơn, nến được thắp sáng được lấy ra. Parkins đăm đăm nhìn vào đó chẳng bao lâu thì ngủ thiếp đi ngon lành. Lần đầu tiên trong cuộc đời ngăn nắp khôn ngoan của mình, ông quên không tắt nến thành ra vẫn le lói nơi cái giá và nhiều giọt mỡ nến bị dây lại trên mặt bàn.

Ăn sáng xong, ông trở về phòng, mặc quần áo chơi gôn. Ông lại may mắn có ông Đại tá làm bạn chơi gôn.Vừa xong thì cô tớ gái bước vào.

"Ồ thưa ông, ông có muốn thêm chăn không ạ?"

"A, cám ơn cô. Vâng, cô thêm cho một chiếc. Trời hơi gió lạnh".

Cô đầy tớ mang chăn lại rất nhanh.

"Thưa để vào giường nào ạ?" Cô ta hỏi.

"Giường nào ư? Giường tôi ngủ tối qua ấy!" Ông giơ tay chỉ.

"Ồ, xin lỗi ông, hình như ông sử dụng cả hai giường thì phải, hôm nay chúng tôi phải dọn giường cả hai bên"

"Thật không? Lạ quá nhỉ? Rất vô lý. Tôi không hề đụng chạm vào cái giường bên kia, chỉ đặt có ít đồ đạc lên đấy thôi. Trông có vẻ như có người đã ngủ ở đó à?"

"Vâng" cô gái đáp "mọi thứ nhàu nát cả, ném lung tung, xin lỗi ông, người nằm trong đó có vẻ ngủ không được ngon giấc"

"Trời ơi" ông Parkins nói "có lẽ khi dỡ đồ đạc ra khỏi vali và sắp xếp chúng, tôi để lộn xộn hơn tôi tưởng. Xin lỗi đã làm phiền cô mất công thêm. Tôi đang đợi một người bạn, một quý ông từ Cambridge đến ở cùng một hai hôm, có được không cô?"

"Ô thưa ông được ạ. Cám ơn ông. Không có gì phiền đâu ạ." Cô ta đi ra, khúc khích cười với mấy cô tớ gái khác.

Parkins ra đi, quyết tâm luyện cho khá môn gôn.

Tôi rất vui mà nói với các bạn rằng, ông ta khá thành công trong vụ này, thành ra ông Đại tá, đã hơn ngán ngẩm với triển vọng cặp với Parkins một ngày thứ hai, trở nên vui chuyện khi buổi sáng qua dần. Giọng ông oang oang vang trên các ngôi nhà, thật đúng như các thi sĩ loại xoàng của chúng ta đã nói "chẳng khác gì tiếng chuông lớn vang trong tháp chuông một nhà thờ.

Ông ta nói:

"Đêm qua có cơn gió thật kỳ quái. Ở ngôi nhà cổ của tôi thì chúng tôi hẳn phải bảo có ai huýt còi gọi gió về".

"Thật ư ông?" ông Parkins bảo "Thế ra vùng ông ở, người ta vẫn còn dị đoan tin vào chuyện đó ư thưa ông?"

"Tôi không biết gì về dị đoan lắm" ông Đại tá trả lời Ở Đan Mạch hay Na uy cũng như bờ biển phía tây cũng tin như vậy cả. Theo kinh nghiệm của tôi thì thể nào cũng có một cái gì đó ở tận gốc rễ những gì mà người nông thôn tin, nó truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ khác kia đấy. Nhưng kìa, đến lượt anh kìa"

Khi cuộc nói chuyện tiếp tục, Parkins hơi ngập ngừng nói:

"Về chuyện ông nói vừa rồi ấy mà, Đại tá à, tôi phải nói với ông là quan điểm của tôi về những chuyện như thế này rất mạnh mẽ, thực tế tôi là người không bao giờ tin ở cái gọi là "siêu nhiên""

"Ủa!" ông Đại tá nói "ông định bảo tôi ông không tin là người ta nhìn được tương lai, hoặc thấy ma, hoặc đại loại như vậy?"

"Bất cứ cái gì đại loại như vậy" Parkins đáp, chắc như đinh đóng cột

"Hừ" ông Đại tá nói "đến mức ấy thì ông chẳng hơn gì một tay Sadducees [2] là mấy"

Parkins đang định đáp lại là theo ý kiến ông, Sadduccees là những người lý trí nhất mà ông đã được đọc trong Kinh Cựu Ước, nhưng cảm thấy nghi hoặc không biết có phải Kinh Cựu Ước nói quá nhiều về những người đó không nên ông chỉ cười trừ trước sự buộc tội đó.

"Vâng, có lẽ tôi như vậy thực" ông nói "Nhưng…Ở đây, nhóc con, đưa cái móc ấy đây! Xin lỗi Đại tá…Giờ thì tôi sẽ nói với ông về lý thuyết huýt còi gọi gió. Những quy luật điều chỉnh gió thực tế đã ai biết gì đâu. Những người đánh cá chẳng hạn, cũng không biết. Một người đàn ông hay đàn bà lập dị nào đó, hoặc một người lạ nào đó, cứ thường xuyên có mặt ở bờ biển vào một giờ bất thường, vẫn bị người ta nghe thấy huýt còi, sau một lúc thì gió lên rất mạnh, một người biết nhìn trời hoặc có một phong vũ biểu, có thể tiên đoán gió sẽ nổi. Dân ở một làng đánh cá bình thường làm gì có phong vũ biểu, chỉ nắm được một số quy luật thô thiển về dự đoán thời tiết. Người lập dị nói trên được coi là có thể gọi gió cũng là điều hiển nhiên, biết đâu anh ta hoặc chị ta cố tình muốn được mệnh danh có tài ấy? Bây giờ nói về trận gió đêm qua, chính tôi đã thổi còi. Tôi thổi hai lần vào một cái còi ông ạ, và rõ ràng là gió đã trả lời tôi. Giá như có ai trông thấy tôi".

Thính giả của Parkins xem ra đã hơi sốt ruột, bồn chồn trước bài diễn thuyết, còn Parkins, tôi sợ đã rơi vào tình cảnh một diễn giả, nhưng đến câu cuối cùng thì ông đại tá ngừng hẳn lại.

"Anh đã huýt còi ấy ư?" ông ta hỏi "Anh dùng cái còi nào vậy? Đánh cú này đi đã"

"Về cái còi mà ông hỏi ấy, khá lạ lùng. Tôi để trong…À không, ở phòng tôi. Thực tế tôi mới tìm thấy nó tối hôm qua" .

Rồi Parkins kể lại sự tích tìm ra cái còi, nghe thấy thế, ông Đại tá làu bàu, bảo là ở địa vị của Parkins ông ta hẳn phải thận trọng lắm khi sử dụng những vật của một lô những kẻ theo Giáo hoàng, những người mà nói chung, ta có thể khẳng định nào ta có biết họ định giở trò gì. Từ đề tài này ông Đại tá lại nghĩ sang những trò ác ý của Cha xứ, người mà Chủ nhật tuần trước đã cho biết thứ sáu là ngày Thánh Tông đồ St Thomas, và ở nhà thờ có làm lễ lúc mười một giờ. Những trò như vậy khiến ông Đại tá suy ra rằng Cha xứ này là người lén lút theo Giáo hoàng, nếu không phải là tu sĩ dòng Tên, và Parkins, ý nghĩ không theo kịp vị Đại tá trong lĩnh vực này, tán đồng quan điểm của ông ta. Tóm lại, buổi sáng hôm đó họ hợp nhau quá đỗi, đến nỗi không ai nói tới việc xa nhau sau bữa ăn trưa nữa.

Cả hai lại cùng chơi gôn với nhau buổi chiều, nói cách khác, họ quên đi mọi sự cho đến khi ánh sáng dần tắt. Parkins nghĩ đến việc tiếp tục thám hiểm khu tàn tích giáo đường, nhưng chẳng có gì quan trọng, không hôm nay thì ngày khác, thế nào chẳng có lúc đi về cùng đường với ông Đại tá.

Đến góc đường rẽ về nhà, ông Đại tá suýt ngã vì một đứa bé chạy xổ tới hết tốc lực, gặp ông rồi nó cứ túm chặt lấy ông mà thở hổn hển. Vị quân nhân lúc đầu còn trách móc tới khi nhận ra đứa bé hoảng sợ không nói được nên lời, nó nói mãi không ra đầu đuôi gì cả. Lúc đứa bé thở lại bình tĩnh thì nó tru lên và ôm chặt lấy chân ông. Cuối cùng nó thả chân ông ra, nhưng vẫn tiếp tục kêu thét.

"Chuyện gì xảy ra với cháu vậy? Cháu đã làm gì? Cháu đã trông thấy cái gì?" Hai người đàn ông hỏi.

"Trời, nó vẫy cháu qua cửa sổ" thằng bé than vãn, "cháu chẳng thích thế tí nào"

"Cửa sổ nào?" Đại tá hỏi "Cứ bình tĩnh nào"

"Cửa sổ mặt trước của khách sạn ấy" thằng bé nói.

Đến đây Parkins nghĩ nên cho thằng bé về nhà là hơn nhưng ông Đại tá không chấp thuận, muốn hiểu đến nơi đến chốn sự việc, để một đứa trẻ hoảng sợ như vậy thì rất nguy hiểm bởi nếu người lớn nghe chuyện chế giễu nó thì khổ cho nó. Và ông ta hỏi đi hỏi lại thằng bé, được biết câu chuyện đầu đuôi như sau.

Nó chơi trên bãi cỏ trước khách sạn Globe với vài đứa nữa, chúng chuẩn bị về nhà uống trà thì chợt nó nhìn lên cửa sổ phòng trước khách sạn thì có cái gì vẫy vẫy nó. Đó là một dáng người hay sao ấy - ở xa quá không rõ mặt – nó cứ vẫy, mà không phải là một người thật sự. Phòng có ánh sáng hay không ư? Không. Không thấy ánh sáng trong phòng. Cửa sổ nào? Tầng trệt hay tầng hai? Tầng hai, cái cửa sổ to mà hai bên có hai cái nữa ấy.

"Thôi được rồi cháu" ông Đại tá nói sau khi hỏi thêm vài câu nữa "Giờ chạy về nhà đi. Có lẽ có người nào đó có ý định làm cháu giật mình thôi. Lần sau, như một đứa bé trai Anh quốc dũng cảm, ném cho hắn một hòn đá, mà không, gặp anh bồi, hay chính ông Simpson, chủ quán ấy, ông ta sẽ bảo cháu nên làm gì."

Mặt đứa bé lộ vẻ nghi ngờ, chắc gì ông Simpson tin lời nó, nhưng ông Đại tá làm như không để ý thấy, tiếp tục nói.

"Đây, cho cháu đồng sáu xu, à mà đồng một silling, về nhà đi, đừng nghĩ đến chuyện ấy làm gì nữa".

Đứa bé chạy đi, cám ơn rối rít. Đại tá và ông Parkins đi vòng ra trước mặt quán Globe thăm dò tình hình. Chỉ có mỗi cái cửa sổ theo đúng mô tả họ vừa được nghe.

"Lạ thật" Parkins bảo "chính là cái cửa sổ phòng tôi thằng bé vừa nói. Đại tá, ông lên buồng với tôi một chút. Để xem thử có ai dám tự do vào buồng tôi không?"

Họ tới hành lang, Parkins tiến tới làm động tác mở cửa, sau đó dừng lại tìm trong túi.

"Lạ hơn tôi tưởng đấy" ông nhận xét thêm "Sáng nay tôi đã khoá cửa cơ mà. Bây giờ vẫn khoá, mà chìa khoá đây" ông giơ chìa khoá lên "Nào, nếu như đầy tớ có thói quen vào buồng khách buổi sáng trong khi khách đi vắng thì tôi không tán thành chút nào" Ý thức được tình hình, ông mở khoá cửa (cửa có khoá thật), rồi thắp nến lên. Không, mọi thứ vẫn đâu vào đó cả.

"Kìa, cái giường của anh" Đại tá Wilson nói.

"Xin lỗi, đây không phải là giường tôi" Parkins nói. "Tôi không dùng cái giường này.Nhưng quả có ai nghịch ở đây"

Quả vậy, khăn giường chất thành đống và bị xoắn vặn nhàu nát. Parkins suy nghĩ.

"Hẳn là" cuối cùng ông nói "hôm qua dỡ đồ đạc ra tôi làm nát khăn giường mà họ chưa xếp lại cho gon ghẽ. Có lẽ đây tớ vào dọn giường, thằng bé trông thấy họ qua cửa sổ, họ gọi thằng bé, sau đó khoá cửa đi ra. Hắn là vậy rồi"

"Thì ông gọi chuông hỏi xem sao" Đại tá bảo vậy và Parkins nghe lời.

Cô đầy tớ gái xuất hiện, nói ngắn gọn lại, khai là đã dọn giường buổi sáng, lúc ông Parkins còn ở nhà, sau đó không hề vào lại trong phòng. Cô ta cũng không có chìa khoá. Ông Simpson giữ chìa khoá. Thử hỏi ông Simpson xem có ai lên phòng này không.

Thật rối tinh rối mù. Điều tra không mất vật gì, Parkins nhớ lại đã để trên bàn các vật nhỏ nào, không có vụ chơi khăm nào cả. Ông bà Simpson đều nói không để cho bất cứ ai giữ chìa khoá dự trữ của căn phòng trong người. Parkins nhìn đi nhìn lại không thấy trong cử chỉ của ông chủ, bà chủ, cô tớ gái một nét tội lỗi nào, ông nghĩ rằng đứa trẻ bịp ông Đại tá.

Ông Đại tá, dù không có thói quen, cứ im lặng và trầm ngâm suy nghĩ suốt bữa cơm tối cũng như suốt buổi tối ấy. Khi tạm biệt Parkins để đi ngủ, ông ta thì thầm khá cộc lốc.

"Anh biết phải tìm tôi ở đâu rồi, nhỡ ra đêm hôm anh cần…"

"À vâng, cám ơn Đại tá, nếu cần tôi sẽ gọi nhưng chắc chẳng có chuyện gì làm phiền ông đâu. Nhân đây" Parkins nói "Tôi chưa cho ông xem chiếc còi cổ mà tôi nói chuyện với ông phải không? Đây, nó đây"

Ông Đại tá xoay đi xoay lại cái còi dưới ánh nến một cách thận trọng.

"Ông có nhìn rõ các chữ viết đó không?" Parkins hỏi, rồi cầm lại cái còi.

"Không, ánh sáng này thì nhìn thấy gì được! Anh định sẽ làm gì với nó?"

"Ồ, khi về đến Cambridge, tôi sẽ đưa cho một nhà khảo cổ để xem họ nghĩ thế nào, rất có thể nếu nó đáng giá thì tôi sẽ biếu nó cho một viện bảo tàng nào đó"

"Hừ" ông Đại tá nói "Phải, có thể anh đúng. Theo tất cả những gì mà tôi biết thì, nếu nó là của tôi ấy à, tôi sẽ vứt nó xuống biển. Nhưng thôi nói chuyện làm gì, tôi mong đây sẽ là một bài học cho anh trong cuộc đời. Hy vọng có thể. Tôi chắc thế. Thôi, chúc anh ngủ ngon"

Ông ta quay đi, để mặc Parkins đứng ở lại chân cầu thang định nói gì đó mà vẫn chưa kịp. Chẳng mấy chốc ai về phòng nấy.

Rất không may cửa sổ phòng vị giáo sư chẳng có treo màn. Đêm trước ông đã nghĩ tới điều này nhưng đêm nay triển vọng trăng sáng, nếu trăng lên cao sẽ soi đúng vào giường ông nằm đánh thức ông dậy. Nhận thấy thế, ông ngán ngẩm quá nhưng vì là người có biệt tài, ông cuối cùng cũng tạo nên được một màn chắn bằng một tấm mền du lịch, một cái gậy và một cái ô, chúng mà đứng vững là hoàn toàn che được ánh trăng khỏi chiếu vào giường. Sau đó ông cảm thấy rất ấm cúng trong chiếc giường của mình. Sau khi đọc một tài liệu khá căng và dài để tạo cơn buồn ngủ, ông đưa ánh mắt ngái ngủ liếc quanh phòng một lượt, thổi tắt ngọn nến rồi ngả đầu xuống gối.

Ông ngủ say khoảng một hay hai tiếng thì chợt thức giấc vì một tiếng lạch cạch rất khó chịu. Trong một lúc ông hiểu ra cái màn cửa do ông công phu chế tạo bị đổ, trăng vằng vặc soi vào giữa mặt ông. Chán quá đi mất! Dậy để làm lại cái màn cửa chăng? Hay cố ngủ nếu như không ngủ được?

Mất mấy phút nằm suy nghĩ, ông bỗng quay người mở to mắt lắng nghe. Chắc chắn có một tiếng động ở phía cái giường trống phía bên kia căn phòng. Ngày mai ông sẽ bảo cho khiêng đi bởi rõ ràng có chuột hay con gì chơi đùa trên đó. Lại yên rồi. Mà không! Lại rung chuyển. Loạt tiếng động rung lên quá mức chuột hành.

Tôi có thể hình dung sự hoang mang hoảng sợ của vị giáo sư bởi cách đây ba mươi năm tôi đã có một giấc mơ như thế, nhưng có lẽ độc giả khó hình dung được sự hoảng loạn của ông khi ông nhìn thấy một hình người đột ngột ngồi dậy trên chiếc giường bỏ không. Ông nhảy vọt một cái khỏi giường, chạy ra cửa sổ, nơi có thứ vũ khí duy nhất của ông là cái gậy trên đó dựng cái màn cửa mới tạo thành. Sự thể quay ra chiều hướng vô cùng tệ hại, làm như vậy, ông khiến cho cái nhân vật trên giường bên kia nhẹ nhàng trượt khỏi giường êm ru và đứng tấn, hai cánh tay duỗi ra tại vị trí giữa hai giường, và trước cánh cửa ra vào. Nhìn thấy thế Parkins bối rối. Ý định chạy qua nó để thoát ra cửa cũng khó lòng lắm. Chạm vào nó ư? Không thể được, còn nếu như hắn chạm vào ông thì thà ông lao ra cửa sổ. Nó đứng một lúc trong dải bóng tối thành ra không thấy rõ mặt. Bây giờ nó bắt đầu cử động, cúi người xuống và ngay lập tức bất cứ ai nhìn vào cũng hiểu được , nỗi niềm kinh hãi nhưng nhẹ mình, là nó mù bởi hai cánh tay bọc vải của nó sờ soạng theo kiểu không thấy đường. Quay một nửa người, nó sực nhớ ra chiếc giường mà nó vừa rời bỏ, thế là nó chạy tới đó, cúi xuống sờ tìm gối theo cách làm Parkins không tưởng tượng nổi, phát rùng mình. Khoảng vài phút nó thấy cái giường trống trơn, thế là nó chuyển ra vùng có ánh sáng và quay ra phía cửa sổ, lần đầu tiên bộc lộ mình là cái giống gì.

Parkins không thích ai hỏi ông về điều này, nhưng có lần ông đã tả cho tôi nghe, theo tôi hiểu ông chỉ nhớ nó thật kinh tởm. Kinh tởm đến cùng cực, tức là cái mặt đó giống cái khăn giường nhăn nhúm, vẻ mặt đó thể hiện cái gì, ông không nhìn ra được hoặc không muốn kể lại, chỉ biết chắc một điều, ông sợ nó gần phát điên.

Nhưng ông không có thì giờ ngắm nhìn nó lâu. Nó vút ra giữa phòng nhanh không tưởng tượng được, và rồi nó cứ dò dẫm, khua khoắng, một mảnh vải khăn gì dó quệt vào mặt Parkins. Parkins không dừng được, kêu lên một tiếng kinh tởm – dù biết rằng tiếng kêu lúc này rằng nguy hiểm. Quả nhiên nó làm cho nhân vật kia định hướng được chỗ ông đứng. Nó nhảy một bước tới chỗ ông thế là ông đành lùi lại phía cửa sổ ở đàng sau, thét lên một tiếng the thé cao hết cỡ, cùng lúc, bộ mặt bằng vải kia ghé sát vào mặt ông. Vừa vặn, có thể nói vào đúng giây phút cuối cùng, sự giải thoát đã tới, như các bạn đã đoán được, ông Đại tá đá bung cửa ra, bắt gặp nhóm người kinh khủng ở bên cạnh cửa sổ. Tới gần một cái thì chỉ còn lại một tức là ông Parkins. Ông này ngã ngất trên phòng, cạnh bên là một đống khăn giường.

Đại tá Wilson không hỏi han gì hết, lo giữ cho đừng có ai vào buồng rồi đưa Parkins vào giường, bản thân ông thì đắp tạm tâm thảm rồi nằm luôn ở giường bên kia cả đêm. Sớm hôm sau Rogers đến, được đón tiếp long trọng hơn nhiều so vừa giá như đến sớm một ngày, cả ba hội lại trong phòng vị giáo sư. Cuối cùng ông Đại tá rời khỏi khách sạn mang theo một vật gì đó giữa ngón tay cái và ngón trỏ rồi ném mạnh ra biển tới nơi xa nhất mà cánh tay khoẻ mạnh có thể ném được. Sau đó cái gì đó bị đốt cháy ở sau khách sạn Globe vì có khói bốc lên.

Sự thể chính xác được thêu dệt chắp vá thế nào để giải thích cho nhân viên khách sạn cũng như khách trọ tôi không biết rõ lắm. Có điều, vị giáo sư được giải toả khỏi dư luận cho là bị điên, cũng như khách sạn khỏi mang tiếng là có ma ám.

Có lẽ chẳng cần phải hỏi cái gì sẽ xảy đến cho Parkins nếu như ông Đại tá không đến kịp thời. Chắc hẳn rơi ra ngoài cửa sổ hoặc mất trí khôn. Nhưng cũng không rõ cái sinh vật được còi gọi tới có thể làm được gì ngoài việc làm cho người ta sợ. Cũng chẳng có vật chứng nào cụ thể ngoài cái khăn giường nó dùng làm chính thân nó. Vị Đại tá nhớ lại một việc gần giống thế ở Ân Độ, nghĩ rằng nếu Parkins đến gần nó giáp lá cà hẳn nó cũng chẳng làm gì được nhiều ngoài việc gây sợ. Toàn bộ sự việc, ông nói, nó có thể dùng để chứng minh cho ý kiến của ông về nhà thờ La Mã.

Chẳng cần phải nói các bạn cũng hiểu một số quan điểm của vị giáo sư bớt rạch ròi hơn trước. Hệ thần kinh của ông cũng bị ảnh hưởng. Ông không thể nhìn vào cái áo choàng thâm treo trên một cánh cửa bất động, cảnh thằng bé nhìn rách rưới đứng giữa cánh đồng chiều đông lạnh cũng làm ông mất ngủ nhiều đêm.

Chú thích:

[1] Templars hay Các Hiệp sĩ của Giáo đường, thuộc một tổ chức nửa tôn giáo nửa quân đội rất có thế lực được thành lập ở Jesusalem vào năm 1119, bao gồm các thành phần giàu có sau trở thành các chủ ngân hàng hoặc các ông hoàng châu Âu. Năm 1312 giáo hoàng Clement V giải tán tổ chức này theo sự xúi giục của vua nước Pháp

[2] Thành phần một giáo phái Do Thái ngược lại với phái Do Thái sùng tín.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9: Kho tàng của tu viện trưởng Thomas


"Verum usque in praesentem diem mutla garriunt inter se Canonici de abscondito quadam istius Abbatis Thomae thesauro, quem saepe, quan quam adjuc incassum, quaesiverunt Steinfeldenses. Ipsum enim thomam adjuc florida in aetate exsitentem ingentem quri massam circa monasterrium defosise perhibent, de quo multoties interrogatus ubi esset, cum risu resondere solitus erat "Job, Johammes, et Zacharias vel vobis vel posteris indicabunt", idemque aliquando adiicerce se invernturis minime invisurum. Inter alia huisus Abberto opera, hoc memoria praecipue dignum iudico quest fenstrammagnam in orientali parte alae australis de ecclesia sua imaginibus ptiome in vitro deiectre impleverit: id quod et ipsius effigies et insignia ibideum posita demonstrant. Domum quoque Abbatialem dem totam restaruravit, puteo in atrio ipsius effosso et lapidelem marmoreis pulchre caelatis exornato. Decessit atuerim morte aliquantulum subitanea perculsus, aetatis mort anno lxxxii, incarnationis veo Dominicae mdxxix"

"Chắc ta phải dịch đọan này ra thôi" nhà khảo cổ học tự nhủ sau khi chép xong mấy dòng chữ của quyển sách quý hiếm và được truyền bá rất rộng Sertum Stindeldum Norbertinum (một quyển sách nhỏ miêu tả tu viện Premonstratensis cùng cbsn của các tu viện trưởng xuất bản ở Cologne năm 1712 bởi Albert Erhard, một người sống tại nơi này. Tên gọi Norbertinum là từ tên tu viện trưởng Nobert xây dựng nên dòng tu này – dòng tu mà th'anh Norbert lập ra năm 1120 ở Premonte gần Laon) "Làm gì thì trước hết cũng cứ phải dịch nó ra đã" và vì vậy đoạn nói trên được nhanh chóng dịch ra như sau:

"Cho tới hiện nay, có rất nhiều lời đồn đại giữa các giáo sĩ về một kho tàng bí mật nào đó của Tu viện thánh Thomas, nhiều tu sĩ ở Steinfeld đã đi tìm mà không thấy. Truyện kể rằng Thomas, hồi còn trẻ khoẻ, có giấu một lượng vàng rất lớn ở dâu đó, ngay trong tu viện. Người thường hay hỏi ông nó ở đâu, ông chỉ cười bảo "Hỏi Julius và Zechariah sẽ bảo cho các ông hoặc các tu sĩ nối nghiệp các ông" Đôi khi ông nói thêm rằng sẽ chẳng có gì mà không hài lòng với người nào tìm ra nó. Trong số các công trình mà vị tu viện trưởng này thực hiện, tôi phải đặc biệt kể đến việc ông đã cho sơn nhiều hình ảnh rằng đẹp trên ô kính cửa sổ lớn phía đông nam của nhà thở có hình nộm và gia huy của ông trên chiếc cửa sổ làm chứng. Ông đã phục hồi lại phần lớn nơi ở của tu viện trưởng, đào một cái giếng trong sân, trang trí nhiều hình ảnh rất đẹp bằng đá hoa cương. Ông chết đột ngột năm 62 tuổi, đó là năm 1529 sau Công nguyên".

Vậy mà nhà khảo cổ đang có trước mặt là một tài liệu để dò xem các cửa sổ sơnó của nhà thờ tu viện Steinfeld đến ở những đâu. Không lâu sau cách mạng, một khối lượng lớn các cửa sổ được đưa từ các tu viện bị tan rã ở Pháp và Bỉ tới đất nước này, có lẽ hiện giờ chúng được dùng để trang trí nhiều nhà thờ của giáo khu, nhà thờ lớn, cũng như nhiều nhà thờ nhỏ của tư nhân. Tu viện Steinfeld đã là một trong những kẻ cống hiến miễn cưỡng nhất các của vật nghệ thuật của chúng ta (tôi đang trích dẫn đoạn mở đầu nặng nề chán ngắt của quyển sách mà nhà khảo cổ học) phần lớn các ô kính cửa sổ của tu viện này được xác định không mấy khó khăn nhờ ở những chữ viết trên kính đề cập đến thư viện, hoặc chủ đề của các hình vẽ mà nhờ đó người ta biết các câu chuyện kể nằm trong hệ tác động nào.

Đoạn bắt đầu của câu chuyện này đã hướng nhà khảo cổ theo một luồng xác định khác. Ông đã nhìn thấy trong một nhà thờ nhỏ của tư nhân ba tấm hình lớn, mỗi tấm chiếm trọn một cửa sổ, rõ ràng do cùng một nghệ sĩ với phong cách Đức thế kỷ mười sáu, nhưng cho đến nay không rõ là người địa phương nào. Chúng thể hiện – hẳn làm bạn ngạc nhiên – ba vị thánh JOB PATRAIRCH, JOHANNES EVANGELISTA, ZACHARIAS PROPHETA, mỗi người cầm một quyển sách hoặc một cuộn giấy, trong đó viết một câu trong tác phẩm của họ. Nhà khảo cổ ghi nhận điều lạ là nó khác với những gì trích từ sách Vulgild ông đã có dịp đọc. cuộn giấy trongtay Job ghi "Autor locus in quo absonditur" (lẽ ra thành phố là 'conflatur', [1] ", cuốn sách của John là "Habent in vestimentis suis scriptum quam nemo novit" [2] ("investimento scriptum" là trích một câu thơ khác), Zacharias có câu "Syper lapslide unum Septem oculi sunt" [3] (duy nhất câu này đúng với trong văn bản)

Rồi hơn nữa là không hiểu vì lý do gì mà ba vị đó cùng đứng với nhau trong một cái cửa sổ. Chẳng có mối liên hệ nào giữa họ, kể cả về mặt lịch sử, điển hình là học thuyết, thành ra nhà khảo cổ chỉ có thể cho rằng họ nằm trong cả một khối lớn các giáo đồ và các Tông đồ được vẽ đầy kịt toàn bộ các cửa sổ của phòng ghi chép của ngôi nhà thờ lớn. Nhưng đoạn trong sách "Sertum" lại thay đổi quan niệm này, bởi nó dẫn ra rằng tên của ba nhân vật được vẽ trên kính cửa sổ nhà thờ nhỏ của Chúa công ở luôn trên môi của Tu viện trưởng Thomas von Bauhausen ở Steinfeld, thành ra ông ta mới cho sơn lên một cánh cửa sổ như thế chứ, có thể là vào năm 1520. Cửa sổ ở phía Nam nhà thờ tu viện ông . Chẳng phải đoán được hình ành này nhất định là một phần công trình của tu viện trưởng Thomas rồi, cần xem xét kỹ tấm kính mới khẳng định được hoặc loại bỏ giả thiết này đi. Và vì ông Somerton là người rỗi rãi, ông lên đường ngay, thăm lại ngôi nhà thờ nhỏ kia. Phỏng đoán của ông đã được khẳng định hoàn toàn. Không những phong cách và kỹ thuật sơn trên tấm kính phù hợp với niên đại và vị trí đòi hỏi, mà trên một tấm kính cửa sổ khác của nhà thờ ông đã tìm thấy một số tấm kính được biết đã bán đi cùng với những hình ảnh nói trên, có vẽ gia huy của tu viện trưởng Thomas .

Trong những thời kỳ xen kẽ, các tìm kiếm của ông Somerson bị ám ảnh dữ dội bởi những lời xì xào về kho tàng được chôn giấu, ông suy đi nghĩ lại và ngày càng cho rằng nếu như tu viện trưởng Thomas có ẩn ý gì đó trong câu trả lời bí hiểm cho những người đặt câu hỏi thì hẳn ông ta nó nói rằng, bí mật này nằm ở cánh cửa sổ nào đó tại nhà thờ tu viện của ông. Hơn nữa không thể chối cãi được là đoạn đầu tiên trong số những đoạn văn được chọn lọc một cách khó hiểu trong các cuộn giấy vẽ trên ô kính cửa sổ thế nào cũng có liên quan đến nơi chôn giấu của.

Vì vậy mỗi vết tích, mỗi nét nổi bật nào có thể giúp làm sáng tỏ điều bí ẩn mà ông chắc chắn tu viện trưởng Thomas đã để lại cho hậu thế, ông đều ghi chép vô cùng tỉ mỉ, sau đó quay về ngôi thái ấp của mình ở Berkshire, mất khá nhiều dầu đèn nghiên cứu các dấu vết và hình vẽ. Sau ba tuần, một hôm ông Somerton gọi người hầu đến thu xếp hành lý cho chủ và cho bản thân anh ta đi du lịch một chuyến ngắn ngày ra nước ngoài. Ta chưa cần theo chân ông ta vội.

Ông Gregory, mục sư của Parsbury, đi ra ngoài trước giờ ăn sáng. Đó là một buổi sáng mùa thu rất đẹp, ông đi bộ tới tận cánh cổng dẫn vào con đường cho xe ngựa đi lên toà nhà, với mục đích gặp người đưa thư, đồng thời hít thở không khí trong lành. Hai việc tốt cả. trước khi kịp trả lời đến hơn chục câu hỏi linh tinh mà mấy đứa cháu đi theo ông ngây thơ đưa ra, thì đã trông thấy người đưa thư, trong số thư từ gửi đến có một bức mang dấu bưu điện ngoại quốc, tem ngoại quốc (đám trẻ con nhà Gregory tha hồ tranh nhau) và gửi đến tên ông, chữ viết đúng là của người Anh, nhưng là một người Anh không học vấn.

Khi mục sư mở ra và nhìn chữ ký, ông nhận ra bức thư là từ tên hầu cận thân tín của bạn ông, điền chủ Somerton. Nó như sau:

Thưa ngài kính mến,

Tôi vô cùng lo lắng về ông chủ của tôi nên mong ngài rủ lòng đến ngay cho. Ông ấy bị sốc nặng, phải nằm tại giường. Chưa bao giờ tôi thấy ông ấy như vậy và chỉ có ngài mới có thể giải quyết được. Ông ấy bảo tôi chỉ cho ngài con đường ngắn nhất đi tới đây. Đi tàu đến Cobblince rồi lên xe ngựa. Hy vọng ông đã hiểu, tôi hoảng loạn vì lo lắng, thức trắng đêm, chỉ mong được gặp một bộ mặt của người Anh lương thiện tại cái nơi toàn người ngoại quốc này.

Kính chào ngài,

Kẻ nô bộc trung thành,

William Brown

T.B. làng tôi ở gần cái thị trấn tên là Steenfeld

Độc giả có thể hình dung sự ngạc nhiên, hoang mang, và rồi vội vã thu xếp ra đi ra sao của ông mục sư khi nhận được một lá thư như vậy, ông ta vốn chỉ là một mục sư sống yên bình ở Berkshire vào năm 1859. Tôi có nói ông Gregory đã lên tàu hỏa đi thị trấn ngay trong ngày hôm ấy cũng là chưa đầy đủ, ông còn đăng ký được một cabin trên tàu thủy đi Antwerp, và một chỗ trên chuyến tàu hoả tới Coblentz. Từ đây đến Steinfeld không khó khăn gì.

Bản thân có một bất lợi lớn, với tư cách người kể chuyện, là không biết Steinfeld như thế nào vì chưa đến đó bao giờ, những nhân vật chính trong chuyện kể này (mà từ họ tôi thu thập được các thông tin) cũng chỉ có thể cho tôi biết một ý niệm sơ sài và mơ hồ. Tôi nghĩ đó là một nơi nhỏ bé, có một ngôi nhà thờ, trong dó mọi tiện nghi đã bị cướp đoạt hết, nhiều toà nhà lớn đổ nát, hầu hết xây từ thế kỷ mười bảy nằm xung quanh nhà thờ. Còn tu viện, giống như hầu hết các tu viện ở lục địa, được xây lại khá hào nhoáng bởi cư dân thời kỳ đó. Tôi nghĩ chẳng hoài tiễn mà đi thăm một nơi như vậy, bởi vì cho dù nó có thể hấp dẫn hơn là ông Somerton hoặc ông Gregory nghĩ, rõ ràng chẳng có gì thượng hạng để mà để mắt tới, trừ một điều, có lẽ vậy, mà tôi chẳng nên bận tâm làm gì.

Quán trọ nơi vị quý tộc Anh cùng người hầu ở, là nơi duy nhất tạm ở được trong làng. Ông Gregory được người đánh xe đưa tới đó ngay, thấy Brown đứng nơi cửa. Ông Brown là một mẫu người vùng Berkshire có ria, mặt lạnh tanh, ai cũng biết là loại người hầu tin cẩn, lúc này đang ăn mặc hơi quá mức so với cương vị của ông. Comlê sáng vải tuýt, trông vẻ mặt lo âu tức bực nhưng rõ ràng là làm chủ tình thế, anh ta nhẹ hẳn người khi trông thấy "bộ mặt Anh quốc lương thiện" nhưng không nói lên được gì cả ngoài câu:

"Tôi thật vui mừng được gặp ngài. Chủ tôi chắc cũng vậy"

"Chủ anh ra sao, Brown?" ông Gregory vội hỏi.

"Thưa ngài tôi nghĩ ông ấy đã khá hơn, nhưng qua một giai đoạn kinh khủng. Có lẽ bây giờ ông ấy đã chợp mắt được một chút, nhưng…"

"Nhưng có chuyện gì? Qua thư anh tôi chẳng hiểu gì cả? Bị tai nạn nào ư?"

"Vâng, thưa ngài, nhưng có lẽ tôi không nói thì hơn. Để chủ tôi nói về chuyện đó. May là không bị gãy cái xương nào…"

"Thế bác sĩ bảo thế nào?"

Lúc ấy họ đang đứng trước cửa buồng ông Somerton, nói với nhau khe khẽ. Vừa lúc ông Gregory đứng ở phía trước, đưa tay dò tìm quả đấm cửa và thử ấn ngón tay vào cánh cửa, Brown chưa kịp trả lời đã có tiếng kêu thét từ bên trong.

"Lạy trời, ai ngoài đó thế?" mấy tiếng đầu họ nghe thấy là như vậy "Brown phải không?" "Dạ vâng, thưa tôi đây ạ, cả ông Gregory nữa" Brown vội trả lời, đáp lại có tiếng rên rỉ tỏ vẻ hài lòng.

Họ vào phòng, phòng tối om trong ánh trời chiều, ông Gregory thương tâm nhận ra khuôn mặt ông bạn thân đang ngồi thẳng dậy trên giường, giơ cánh tay run run ra đón ông. Khuôn mặt xưa kia bình thản là thế, nay nhăn nhó, vã mồ hôi vì sợ.

"May mà gặp được anh, anh Gregory thân mến" ông mục sư đáp lời như vậy và không gì tỏ ra thực hơn.

Sau năm phút chuyện trò thì ông Somerton đã trở lại là chính mình chứ không còn như mấy hôm trước – như sau đó Brown kể lại. Ông đã có thể ăn bữa cơm tối đàng hoàng và nói tin rằng mình đủ sức đi về Coblentz trong vòng hai mươi bốn giờ nữa.

"Nhưng có một điều" nói đến đây ông ta có vẻ hoảng hốt bồn chồn mà ông Gregory không thích tí nào, "là anh Gregory ạ, anh phải làm giúp tôi một việc này" Ông đưa bàn tay đặt lên tay Gregory sợ ông này ngắt lời "Xin đừng hỏi tôi đó là việc gì và vì sao tôi muốn làm việc này. Hiện ngay tôi chưa giải thích được, nói ra chắc tôi sẽ trở lại tâm trạng cũ – phí công anh đến đây. Một lời duy nhất tôi cần nói là anh làm việc này không gặp nguy hiểm nào cả, ngày mai Brown sẽ cho anh rõ nó là việc gì. Chỉ cần đặt lại một vật về chỗ cũ của nó. Mà không, tôi chưa thể nói về nó được. Anh gọi Brown hộ tôi với".

"Được" ông Gregory bảo, vừa băng qua gian phòng "Tôi sẽ không yêu cầu anh giải thích chừng nào anh chưa đủ sức khoẻ. Còn về chút việc anh nhờ tôi, nghe anh nói đơn giản như thế, tôi xin vui lòng làm ngay sáng sớm mai trước mọi việc khác".

"Ồ, tôi biết mà, anh Gregory thân mến, giờ thì tôi yên tâm có thể dựa vào anh, tôi sẽ biết ơn anh vô cùng. À Brown đây rồi. Brown, tôi bảo anh cái này"

"Tôi ra ngoài nhé" ông Gregory hỏi.

"Không. Trời ơi, không Brown, việc đầu tiên sáng sớm mai (anh Gregory à, tôi biết anh không ngại dậy sớm) là anh đưa ngài mục sư đây tới… cái chỗ ấy, anh biết rõ đấy. Anh không phải sợ gì hết, ban ngày thì hoàn toàn an toàn, anh hiểu tôi nói gì chứ? Nó nằm ngay chỗ bậc thang chỗ chúng ta để nó ấy. (Brown chỉ cúi đầu, nuốt nước bọt một hai lần, không nói được gì) Và… thế, chỉ có thế. Một lời này nữa, Gregory, nếu như anh có thể cố đừng hỏi gì Brown về việc này thì tôi sẽ càng cám ơn anh hơn nữa. Chiều tối mai, nếu mọi sự ổn cả, tôi tin là có thể kể anh nghe từ đầu đến đuôi câu chuyện này. Còn bây giờ xin chúc anh ngủ ngon. Brown ngủ trong phòng này với tôi, và anh hãy khoá cửa phòng anh lại, nhớ nhé. Họ, họ thích như vậy, những người ở đây ấy mà, và như vậy hay hơn. Thôi chào anh".

Họ chia tay nhau, và nếu như ông Gregory nửa đêm về sáng có một hai lần tỉnh giấc và có cảm giác ai đó sờ soạng bên dưới chỗ cửa khoá, thì chắc chỉ vì vốn là người đang sống yên bình nay bị ném vào một cái giường xa lạ và ở vào trung tâm của một bí ẩn. Nhưng ông nghĩ chắc chắn là – cho đến suốt đời ông – ông có nghe tiếng sờ soạng như vậy thật, hai, ba lần gì đó quãng sau nửa đêm cho đến bình minh.

Mặt trời lên, ông dậy ngay đi theo Brown. Việc ông Somerton đòi hỏi dù phức tạp cũng không phải việc khó khăn nguy hiểm, cho nên chỉ nửa giờ đồng hồ sau khi rời quán trọ, nó đã được hoàn thành. Đó là việc gì, tôi chưa nói ra vội.

Cuối buổi sáng, ông Somerton hầu như trở lại bình thường, đã có thể lên đường đi Steinfeld, và tối hôm ấy, tại Coblentz hay chặng dừng chân nào trên đường, tôi không biết chắc lắm, ông Somerton giữ lời hứa, giải thích câu chuyện. Brown cũng ngồi nghe nhưng với hiểu biết của mình, anh ta hiểu được đến đâu thì tôi chịu không đoán được.

Đây là câu chuyện của ông Somerton

"Hai vị chắc sơ bộ biết rằng chuyến đi này của tôi được thực hiện với mục đích lần theo dấu vết một sự việc liên quan tới tấm kính sơn màu ở nhà thờ nhỏ của Chúa công D. Phải, khởi điểm của toàn bộ chuyện này nằm trong một đoạn sách cổ, xin lưu ý cho"

Đến đây ông Somerton nêu một vài cơ sở ta đã biết ở trên.

"Lần thứ hai trở lại nhà thờ nhỏ của Chúa công D." ông nói tiếp "tôi nhằm mục đích ghi chép cặn kẽ về các hình người, các dòng chữ, các vết cắt bằng kim cương trên kính, kể cả các dấu hiệu bất chợt lộ ra. Điểm tôi giải quyết đầu tiên là các dòng chữ. Tôi không nghi ngờ gì về dòng chữ đầu tiên của Job. " Có một nơi dấu váng với sự sửa đổi cố ý, chắc để nói tới kho báu, thế là tôi tự tin tập trung vào câu thứ hai của thánh John ". Trên áo họ có chữ không ai hiểu được. Tất nhiên bạn sẽ hỏi, có chữ ở trên chiếc áo chùng của họ ư? Tôi chẳng nhìn thấy gì cả. Cả ba vị thánh đều có diềm áo rộng màu đen lồ lộ ra khiến cho hình vẽ trên cửa sổ bị xấu đi. Phải thừa nhận tôi cũng lúng túng khó xử, may thay trên mặt đường kính có rất nhiều bụi – nếu không vì vậy hẳn tôi đã bỏ cuộc giống như các tu sĩ ở Steinfeld trước đây, bởi vì Chúa công D vô tình đi qua thấy tay tôi đen bẩn bèn cho người cầm đến một cái chổi để quét cửa sổ. Trong cái chổi có chỗ bị cứng thế nào đó, để lại một vết rạch dài, lộ ra bên dưới một ánh vàng nơi diềm áo. Tôi bèn bảo người lao công hãy dừng tay, tự mình trèo lên thang quan sát. Vết vàng hãy còn đó, phủ lên trên là một chất nhuộm màu đen khá dày nay vừa bị cái chổi gọt đi, chắc là ám khói sau khi nhà thờ bị cháy, bây giờ cậy sạch đi chẳng có vấn đề gì, chắc bạn đoán được tôi thấy dưới lớp màu đen đó vài ba chữ cái màu vàng rất rõ nét trên nền sáng. Chẳng phải nói bạn cũng biết tôi vui mừng đến thế nào".

Tôi bảo với Chúa công D. là tôi tìm ra mấy chữ có lẽ rất hay ho, xin phép ông ta được làm lộ toàn bộ dòng chữ ra. Ông ta đồng ý, bảo tôi muốn làm gì cứ làm, ông ta đang bận không thể đứng đó được. Tôi lập tức vào cuộc và thấy cũng dễ thôi. Chưa đến hai giờ đồng hồ sau đã làm được ba cái diềm áo màu đen lộ ra dưới ánh sáng. Theo như lời ghi thì mỗi ông đêu có " chữ ghi trên áo mà không ai hiểu được ".

"Phát hiện ra điều đó rồi tôi biết chắc mình đã đi đúng hướng. Còn bây giờ, các chữ nghĩa là gì đây? Trong khi cậy sạch lớp màu đen bên trên tôi cố không nhìn vào các chữ đó, đợi xong hẳn mới đọc một thể. Đến khi xong rồi thì Gregory ạ, tôi hầu như kêu thét lên vì tuyệt vọng bởi chúng chỉ là một nhúm chữ cái mà ta đặt vào trong một cái mũ rồi xóc lên. Nó như thế này:

Job. DREVICIOPERDMOOMSMVIVLISLCAV

IBASTBATAOVT

St. John. RDIIEAMRLESIPVSPODSEEIRSETIAAES

GIANVNNR

Zachariah. FTEEAILNQDPVAIVMTLEEATTOON

VMCAAT

H.Q.E

Mấy phút đầu tiên nhìn vào đó đầu óc tôi trống rỗng, nhưng rồi thất vọng tồn tại không lâu. Tôi lập tức hiểu ra phải giải một mật mã, mà mật mã có từ đã lâu đời như thế thì chắc đơn giản thôi. Thế là tôi cẩn thận chép lại những chữ đó. Phải nói thêm là trong quá trình này xảy ra một sự kiện nhỏ chứng tỏ nó đúng mật mã. Sau khi chép xong dòng chữ trên tay áo Job, tôi đếm chúng xem có đủ không. Tất cả là ba mươi tám chữ, và đúng lúc đếm xong thì tôi chạm phải một vết gì đó được tạo ra bằng dầu ghim nhọn ở bờ diềm áo, chữ số La mã XXXVIII. Tóm lại, cả ba dòng chữ ở ba chiếc áo đều giống nhau, rõ ràng là thợ khắc đã tuân thủ một cách ngặt nghèo lệnh của tu viện trưởng Thomas là phải làm sao khắc cho đủ số chữ.

Vâng, phát hiện này xong rồi thì tôi kiểm tra kỹ càng mặt kính không biết thế nào mà kể để tìm xem còn ánh sáng nào khác không. Dĩ nhiên tôi không quên dòng chữ trên cuộn giấy của Zachariah, " Trên một phiến đá có bảy con mắt ", nhưng tôi nghĩ ngay ra nó nói đến dấu hiệu trên phiến đá tại nơi giấu của. Tóm lại tôi đã hoàn thành việc ghi chép, vẽ lại, và lần theo các dấu vết, nay tôi trở về Parsbury ngồi thư thả mà giải cho ra mật mã đó. Ôi chao! Vất vả không biết thế nào kể xiết! Lúc đầu cứ tiếng mình thông minh, cách giải mã sẽ tìm được trong quyển sách cổ nào đó nói về cách viết mật mã. Quyển Stegaraphia của Joachim Thrithemiusm người sống cùng thời với tu viện trưởng Thomas (hơi sớm hơn một chút), có vẻ đặc biệt hứa hẹn, rồi quyển Cryptographia của Selnius, quyển De Augmentis Scientiarum của Bacon, và vài quyển khác nữa. Nhưng tôi không đi được đến đâu. Cuối cùng tôi lần theo nguyên tắc "chữ thông thường nhất", lúc đầu lấy chữ La tinh sau đó chữ Đức, làm cơ sở. Cũng không xong. Mà tại sao lại phải làm thế tôi cũng không biết. Cuối cùng tôi lại trở lại chỗ cái cửa sổ, đọc lại các ghi chép, hy vọng ở đâu dó chính tu viện trưởng Thomas sẽ cung cấp cho tôi chìa khoá giải mật mã mong muốn. Đằng sau hình ba người chẳng có nền phong cảnh nào với hình vẽ gì khác, trên màn trướng cũng chẳng thấy gì. Bây giờ chỉ còn mỗi một nguồn duy nhất là thái độ của ba vị thánh. "Job" tôi đọc lên, cuộn giấy trong tay trái, ngón trỏ bên phải chỉ lên trời, John, giữ quyển sách trong tay trái, bàn tay phải giáng phúc với hai ngón tay. Nói tóm lại, Job giơ một ngón tay, John thì hai và Zechariah là ba. Biết đâu khoá ẩn số nằm ở chỗ này? Anh Gregory ạ" ông Somerton nói, đặt bàn tay lên đầu gối bạn " Đúng nó là cái khóa đấy. Lúc đầu tôi chưa hiểu, sau hai, ba lần thử, tôi hiểu nó nghĩa gì. Sau chữ đầu của dòng chữ thì nhảy cách một dòng chữ, sau chữ thứ hai thì nhảy cách hai dòng chữ, và sau đó nhảy cách ba dòng. Anh nhìn vào kết quả đây, tôi đã gạch dưới những chữ cái tạo thành từ mà ta cần:

D RE VIC IOPE DM OOM SMVI VL ISL CAVI BA SBA TAOV T

R DII EAMR LE SIP VSPO DS EEI RSET TAA ES GIAV NN R

FI EEAI LN QDP VAIV MT LEE ATTO HIOON VMCA AT .H .Q.E.

"Anh thấy chưa? Decem millia auri reposita sunt in peteo in at." (mười ngàn đồng vàng được để dưới giếng ở…) theo sau đó là một từ gì đó trông không rõ bắt đầu bằng 'ở'. Ngày càng tốt rồi. Tôi lại thử kiểu đó với các chữ còn lại nhưng không ra đầu đuôi gì. Tôi nghĩ có lẽ ba cái chấm đặt sau ba chữ cuối cùng phải có ý nghĩa gì đó. Rồi tôi nghĩ "Có phải cái giếng là cái giếng của tu viện trưởng Thomas trong đoạn văn ở quyển Sertum?" Đúng rồi. Ông ta có xây một puteus in atrio (một cái giếng trong sân. Đây chính là từ atrio (riêng chữ trio có nghĩa là bộ ba) đây. Bước sau, tôi chép lại những chữ còn lại, bỏ đi những chữ đã dùng. Còn lại như sau:

RVIIOPDOOSMVVISCAVBSBTAOTDIEAMLSIV

SPDEERSETAEGIANRFEEALQDVAIMLEATTHOOVMCA .H.Q.E.

Vậylà tôi biết ba chữ đầu tôi muốn – tức là rio – để điền vào cho đủ chữ atrio, và anh thấy đấy, tất cả đều được tìm thấy trong năm chữ đầu. Tôi hơi bối rối bởi hai chữ I's nhưng chẳng mấy chốc thấy ra chữ mà mỗi chữ bỏ cách đều phải được sử dụng trong phân còn lại. Các bạn thử làm lấy mà xem. Kết quả sau khi 'vòng' đầu bị loại, còn lại như sau 'rio domus abbatialis de Steinfeld a me, Thoam, qui posui custodem super ea.Gare a qui la touche.'

Vậy là toàn bộ bí mật có nghĩa sau:

"Mười ngàn đồng vàng được để trong cái giếng trong sân nhà tu viện trưởng Steinfeld bởi tôi, Thomas, người đã đặt một người canh giữ ở đó. Ai mà động đến thì liệu hồn".

"Phải nói câu cuối cùng là phương sách mà tu viện trưởng Thomas đã lựa chọn. Tôi tìm thấy câu này trong huy hiệu của ông ta trên một miếng kính khác trong nhà thờ riêng của chúa côngD, ông ta đã mạnh dạn đưa nó vào trong mật mã, tuy không hoàn toàn chuẩn về mặt ngữ pháp".

"Vậy là anh Gregory thân mến, là một con người ở địa vị tôi, người ta sẽ bị cám dỗ làm gì nào? Lẽ nào không lên đường đi Steinfeld như tôi để mà tìm ra bí mật những dòng chữ cho đến tận ngọn tận nguồn? Tôi không thể dừng được. Chẳng cần nói anh cũng đã hiểu, bằng những phương tiện mới nhất của nền văn minh, tôi đã tới Steinfeld nhanh nhất có thể, tới ở quán trọ này như anh đã thấy. Chẳng phải tôi hoàn toàn không có linh tính báo trước, phần vì có thể đi đến thất vọng, phần thì có thể nguy hiểm. Rất có khả năng cái giếng của tu viện trưởng Thomas nay không còn vết tích gì , hoặc biết đâu, có người nào đó, chẳng hiểu gì về mật mã nhưng vô tình gặp may, đụng phải kho vàng đó trước tôi? Và rồi – đến dây giọng ông ta run rẩy – tôi không làm sao hoàn toàn thoải mái, phải thú thật như vậy, về câu cuối nói về kẻ canh giữ kho tàng. Nhưng nếu anh cho phép, tôi sẽ chưa nói về chuyện đó chừng nào chưa cần thiết."

"Hoàn cảnh cho phép là tôi và Brown đi khảo sát địa hình ngay. Tôi làm như mình là người quan tâm được tàn tích của tu viện. chúng tôi đành phải đến thăm nhà thờ tuy sốt ruột muốn đến chỗ khác kia. Tuy nhiên tôi rất tò mò muốn xem chỗ cũ của các ô cửa sổ sơn, đặc biệt chú ý đến cuối phía Đông của cánh nam nhà thờ. Tôi ngạc nhiên thấy vẫn còn những mảnh kính có huy hiệu – cái khiên của tu viện trưởng Thomas, một hình trang trí với cuộn giấy mang dòng chữ "Oculis habent, et non videbunt" (Họ có mắt nhưng sẽ không nhìn thấy) mà tôi cho rằng đây chính là lời chỉ trích cay độc của tu viện trưởng đối với các tu sĩ ở trong tu viện của ông.

Nhưng cái quan trọng nhất cần tìm là ngôi nhà của tu viện trưởng. Trong sơ đồ của tu viện, thường không bao giờ ấn định nó ở chỗ nào để người ta có hướng mà tìm, không giống như nhà của Tăng hội thì thường bao giờ cũng ở phía Đông của tu viện hoặc phòng ngủ tập thể của các tu sĩ thường thông với cánh ngang trong nhà thờ. Tôi nghĩ nếu mình hỏi nhiều quá sẽ làm người ta chợt nhớ lại ký ức về kho tàng, do đó đành tự tìm lấy. Nhưng tìm cũng không lâu gì. Cái sân có ba mặt, ở phía Đông Nam nhà thờ, quanh có nhiều cột nhà bỏ hoang với vỉa lát trên có cỏ mọc mà anh trông thấy sáng nay chính là nhà ông ta xưa kia đấy. Tôi rất mừng thấy nó nay không được sử dụng, lại cũng không xa quán trọ là bao và không có người nào ở quanh đó nhìn vào cả, toàn bộ vườn cây ăn quả và các bãi cỏ nuôi ngựa mọc trên sườn dồi phía Đông nhà thờ. Tôi có thể chỉ cho anh tảng đá rất đẹp sáng bóng dưới hoàng hôn vàng long lanh vào chiều hôm thứ ba."

"Còn cái giếng thì sao? Chẳng còn gì phải nghi ngờ, bởi nó rất đáng chú ý. Thành giếng bằng đá hoa cương Ý, có hình chạm trên đó cũng kiểu Ý luôn. Có lẽ anh còn nhớ những kiểu chạm khắc nổi hình Eliezer và Rebekah, và hình Jacob mở giếng cho Rachel và những kiểu đại loại như thế, nhưng chắc là để tránh gây nghi ngờ nên Tu viện trưởng không dùng ở dưới những câu chữ bóng gió".

"Tôi xem xét cặn kẽ toàn bộ cấu trúc cái giếng – dĩ nhiên, một chỗ lấy nước xây vuông, một phía để ngỏ, trên có vòm cung, với bánh xe để dây thừng vắt qua, rõ ràng vẫn còn có thể dùng được vì đã được dùng suốt sáu mươi năm trước hoặc gần đây hơn tuy chưa phải là gần đây lắm. Đến vấn đề chiều sâu và đường xuống giếng. Tôi cho là sâu độ hai mươi mét, vấn đề xuống giếng thì chẳng khác gì tu viện trưởng Thomas muốn đưa kẻ tìm của tới tận cửa kho tàng của ông, vì như chính anh đã thấy đấy, có rất nhiều tảng đá do thợ nề xây dẫn xuống thành một cầu thang đều đặn đi vòng quanh mctrong thành giếng"

"Chẳng lẽ chuyện này có thật sao? Hay có cái bẫy nào trong đó – giá như các tảng đá được sắp đặt sao cho vừa có một khối nặng nào đặt lên là đổ ụp xuống thì đi một nhẽ, đằng này tôi thử dẫm lên mấy lần, kể cả thọc gậy vào vẫn thấy nó hoàn toàn chắc chắn. Dĩ nhiên tôi và Brown quyết định đêm đó thử luôn"

"Tôi chuẩn bị rất kỹ. Biết mình sắp thám hiểm một nơi như thế nào, tôi mang theo rất nhiều thừng và đai vải buộc quanh mình, cả các thanh ngang làm tay vịn, đèn, nến, xà beng, tất cả nằm trong một cái túi dày khỏi gây ngờ vực. Thừng của tôi đủ dài, cái thừng ở chỗ bánh xe cũng còn tốt lắm".

"Trong bữa cơm tối, tôi nói chuyện với chủ quán là sẽ đi ra ngoài chơi với người hầu lúc chín giờ tối để vẽ một phác thảo tu viện dưới ánh trăng (Trời tha tội cho tôi!) Tôi không hỏi chút gì về cái giếng, tôi nghĩ tôi đã biết đủ về nó như bất cứ ai ở Steinfeld này. Ít nhất – với một cái nhún vai – tôi không cần biết thêm gì về nó nữa"

"Đến đây mới là lúc cao trào. Và dù tôi ghét nghĩ về nó phải nói là gợi nhớ lại nó đúng như nó xảy ra lại là điều tốt cho tôi. Tôi và Brown lên đường lúc chín giờ tối, đem theo cái túi, không gây cho ai một sự chú ý gì cả và chúng tôi lẻn từ sau quán ra một con đường nhỏ đi đến bìa làng. Chỉ một lúc sau đến cái giếng. Chúng tôi ngồi ít phút ở chỗ lấy nước, chắc chắn không ai rình mò mình, chỉ nghe thấy tiếng ngựa ăn cỏ ở sườn đồi phía Đông. Hoàn toàn không có ai quan sát chúng tôi, trăng tròn sáng vằng vặc, giúp chúng tôi luồn dây thừng vào bánh xe rất chắc. Tôi buộc thừng quanh người bên dưới cánh tay, buộc một đầu thừng vào một cái vòng ở tảng đá. Brown mang đèn sáng đi theo tôi, tôi cầm một xà beng. Rồi cả hai thận trọng đi từng bước, đặt chân lên từng viên đá, sờ tường hai bên xem có dấu trên đá nào không".

"Tôi vừa xuống vừa đếm khá to số bậc thang, đến số ba tám vẫn chưa thấy dấu vết nào đặc biệt, tôi hơi chột dạ, chỉ sợ mật mã của tu viện trưởng là một trò lừa bịp để chơi khăm người ta. Đến bậc bốn mươi chín là hết, buồn quá tôi lại leo trở lại, đến bậc ba mươi tám – Brown lúc đó cầm đèn lên trước tôi một, hai bậc – thì tôi nhìn kỹ và thấy hình viên đá có chút không đều tuy nhiên không có dấu vết gì"

"Có điều mặt nó nhẵn hơn những viên đá kia, có nghĩa hơi khác, tôi bèn lấy xà beng bổ vào, nghe một tiếng đùng đục, có thể do đang ở trong giếng. Nhưng hơn thế nữa, có lớp xi măng rớt ra, bên dưới có vết. Thế là lần được theo ông tu viện trưởng rồi, tôi rất tự hào, kể cả bây giờ nghĩ lại cũng vậy. Thúc thêm vài nhát xà beng nữa cho lớp xi măng rời hết ra, tôi thấy một phiến đá nhỏ mỗi chiều 60 cm , trên đó khắc một chữ thập. Lại thất vọng nhưng chỉ ít phút, vì chính Brown, đúng anh phải không nào, đưa ra một nhận xét vô tình "Chữ thập gì mà kỳ quá, trông như là những con mắt". Phải anh nói thế không Brown?" .

"Tôi bèn giật lấy cái đèn từ tay Brown và nhìn vào đó, sướng khôn tả khi thấy chữ thập gồm có bảy con mắt, bốn xếp theo chiều dọc, ba theo chiều ngang. Vậy là giải thích xong dòng chữ thứ ba trên cửa sổ. Đây chính là 'viên đá có bảy con mắt' rồi còn gì! Nếu như các dữ liệu của tu viện trưởng đều chính xác thì thành phố lo đến 'kẻ giữ của' rồi đây. Nỗi lo ngày càng tăng nhưng tôi không bỏ cuộc" .

"Chẳng kịp suy nghĩ tôi đập hết lớp xi măng quanh tảng đá có dấu chữ thập đó, dùng xa beng nậy nó từ bên phía phải. Nó di chuyển ngay, hoá ra là một tấm đá nhẹ, tay tôi nhấc lên được, và lộ ra lối vào một cái hang. Tôi nhấc nó cẩn thận không để vỡ, đặt nó lên một bậc thang, vì sau này còn cần đóng lại. Rồi tôi lên bậc trên đứng chờ một lát. Chẳng biết tại sao nhưng tôi cứ tưởng như sẽ có con vật nào đó xổ ra. Chẳng thấy gì cả. Tôi thắp một ngọn nến, đặt thật khéo vào trong hang xem bên trong có luồng khí nào không với lại cũng muốn liếc vào một chút. Quả là có một luồng không khí hôi hám phụt ra suýt tắt ngọn nến nhưng sau đó ngọn lửa đứng yên. Hang này hơi thụt ra sau và rộng sang phải sang trái một ít. Bên trong tôi nhìn thấy những vật tròn màu sáng như là những túi gì đó. Còn chờ đợi gì nữa. Tôi thò mặt vào trong hang. Ngay phía ngoài không có gì. Tôi đưa cánh tay thọc vào bên phải và bên trái một cách hăm hở…".

"Brown, cho tôi ly cô nhắc, anh chờ tôi một tí, Gregory…"

"Rồi sờ vào bên phải, tôi thấy cái gì cong cong, bằng da ẩm, rõ ràng là của một cái túi nặng, chẳng có gì đáng sợ, tôi mạnh dạn cho cả hai tay vào kéo nó về phía mình. Tuy nặng nhưng nó di chuyển dễ dàng hơn tôi tưởng. Ra đến cửa hang, khuỷu tay trái tôi chạm vào ngọn nến làm cho nó đổ và tắt mất. Tôi tiếp tục kéo vật kia từ cửa hang ra ngoài. Đúng lúc này Brown văng ra một tiếng gì đó rồi cầm đèn chạy tuốt lên trên. Anh ta sẽ nói cho anh hay anh ta đã thấy cái gì. Tôi giật mình nhìn theo anh ta, thấy anh ta đứng trên bờ giếng một lúc rồi đi xa ra mấy mét. Rồi tôi nghe tiếng anh ta khẽ nói "Thưa ông không sao", tôi tiếp tục kéo cái túi tròn to kia trong bóng tối mịt mùng. Nó nằm ở cửa hang một lát, sau đó lăn lên ngực tôi và thò các tay của nó ra chẹt lấy cổ tôi!" .

Anh Gregory ạ, tôi nói với anh sự thực hoàn toàn. Lúc này tôi khiếp đảm đến cùng cực, chỉ chưa đến nỗi mất trí mà thôi. Tôi chỉ cố nói lại cho anh nghe những nét lớn. Tôi ý thức được có một mùi rất kinh tởm của một hình thù, một cái mặt lạnh ngắt áp vào mặt tôi rồi cứ thế mà chuyển động, với bao nhiêu tay chân – không rõ là bao nhiêu – hay là những vòi tua gì đó, quấn chặt vào người tôi. Tôi kêu thét lên, Brown kể lại, như một con vật, ngã khỏi bậc thang mình đang đứng, sinh vật kia cũng tuột xuống theo. Nhờ Trời cái đai quấn quanh tôi rất chắc. Brown không hề mất tỉnh táo, lại đủ khoẻ để kéo tôi lên và đưa tôi qua thành giếng, cũng chẳng hiểu là bằng cách nào, có lẽ anh ta cũng khó kể lại cho anh. Anh ta giấu các dụng cụ của chúng tôi trong một ngôi nhà bỏ hoang gần dưới và khó khăn lắm mới đưa nổi tôi về lại lữ quán. Tôi chưa thể giải thích được gì, Brown lại không biết tưởng Đức, sáng hôm sau tôi kể với mọi người chung quanh là bị ngã trong đống đổ nát của tu viện, họ tin. Và bây giờ, trước khi kể tiếp, tôi mong anh hãy nghe Brown tường thuật. Brown, kể cho mục sư nghe đi, những gì anh đã nói với tôi…".

Brown kể, giọng rất bồn chồn, khẽ khàng:

"Vâng, nó là thế này, ông chủ đang bận ở trước miệng cái lỗ , còn tôi thì đang cầm đèn đứng canh chừng thì nghe có cái gì từ trên cao rơi tõm xuống nước. Nhìn lên tôi thấy dường như có khuôn mặt của người nào đó đang nhìn xuống chúng tôi. Tôi nói cái gì đó không biết, rồi giơ đèn lên, ánh sáng soi vào mặt hắn. Một lão già có bộ mặt kinh hoàng, chưa thấy cái mặt nào như vậy, sâu hoắm, tàn ác. Tôi lập cập chạy lên cho nhanh, nhưng lên khỏi giếng nhưng chẳng thấy ai cả, mà với thời gian ấy, ai chăng nữa cũng chưa thể đi khỏi được huống chi là một người đã già, mà tôi chắc chắn không phải là hắn đã xuống nằm phục ở dưới giếng. Sau đó nghe tiếng chủ tôi kêu lên một tiếng khủng khiếp, chạy ra xem thì đã thấy ông bị treo lủng lẳng ở sợi dây thừng, làm sao kéo ông lên, đưa ông ra khỏi giếng, tôi cũng không biết kể thế nào, như chủ tôi vừa nói vậy."

"Anh đã nghe thấy chưa, Gregory?" ông Somerton nói "Theo anh thì anh giải thích như thế nào?"

"Toàn bộ câu chuyện nghe rùng rợn quá, bất thường quá khiến tôi cũng đâm hoảng loạn cả tinh thần, nhưng tôi đồ rằng cái người chăng cái bẫy này hắn chạy ra xem kế hoạch của hắn thành công ra sao"

"Đúng vậy, đúng vậy Gregory à. Tôi cũng nghĩ là như vậy, hầu như là vậy đấy, tôi nghĩ dó chính là lão Tu viện trưởng…Phải, chẳng còn gì để kể cho anh nữa, tôi đã qua một đêm khốn khổ với Brown ngồi bên cạnh. Ngày hôm sau cũng không khá hơn, không ngồi dậy được, ở đó không có bác sĩ mà có cũng chẳng giúp gì được tôi, tôi bảo Brown viết thư cho anh, sống qua một đêm khốn khổ nữa, bởi vì, Gregory ạ, tôi còn sốc một lần thứ hai, nó kéo dài hơn lần đầu. Có ai hay cái gì đó cứ rình tôi ở ngoài cửa suốt đêm. Tôi mường tượng thấy hai người. Luôn có những tiếng động nho nhỏ, thêm nữa là cái mùi hôi hám của sinh vật dưới giếng. Mọi thứ tôi đã mặc trên người vào cái đêm khủng khiếp ấy tôi lột hết, bảo Brown đem đi chỗ khác. Tôi biết anh ta đã vứt chúng vào lò hết rồi, ấy thế nhưng cái mùi ấy vẫn còn đó và nồng nặc lên cứ như là ở dưới giếng vậy, tệ hơn nữa là từ ngoài cửa xông vào. Nhưng cứ rạng sáng là mất hết mùi và các tiếng động. Tôi dám chắc sinh vật đêm không chịu được ánh sáng ban ngày, và tôi nghĩ giá như có ai đó đậy hộ tôi tảng đá thì chúng sẽ bị vô hiệu cho tới khi có ai đó lại nhấc tảng đá ra. Tôi chờ anh đến để làm hộ việc đó. Dĩ nhiên không thể nhờ chính Brown làm được, lại càng không thể nói với ai ở nơi đó."

"Đó, câu chuyện của tôi là thế, nếu anh không tin thì tôi đành chịu, nhưng tôi nghĩ là anh tin"

"Tôi tin chứ" ông Gregory đáp "Còn cách nào khác nữa đâu. Tôi phải tin chứ! Chính mắt tôi đã nhìn thấy cái giếng đó và tôi cũng đã liếc mắt vào cái túi và các thứ đồ trong cái lỗ. Tôi nói thật với anh nhé, Somerton, tôi tin là cánh cửa của tôi đêm qua cũng có người canh đấy"

"Tôi chắc vậy, Gregory ạ, nhưng may nhờ trời, câu chuyện đã qua. Riêng anh có gì để nói về chuyến đến thăm cái nơi kinh khủng đó không?"

"Chẳng có gì mấy" ông Gregory đáp "Brown và tôi đặt lại phiến đá tương đối dễ dàng, lại còn lấy sắt và các mảnh chêm chèn chặt nó vào đó theo ý anh muốn, chúng tôi còn trát bùn lên mặt nó cho giống với tường giếng nữa. Có một thứ ở chỗ lấy nước làm tôi chú ý, nó được khắc vào đó mà anh không để ý. Một hình thù thô thiển trông khiếp vía lên được ấy – có lẽ giống con cóc là đúng nhất – và bên cạnh nó có một cái nhãn viết hai chữ Depositum custodi" [4]

Chú thích

[1] Có nơi dấu vàng

[2] Trên áo họ có dòng chữ không ai hiểu

[3] Trên một phiến dá có bảy con mắt

[4] Hãy giữ gìn những gì được giao phó cho mi
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10: Một chuyện ở Trường học


Hai người đàn ông ngồi trong phòng hút thuốc lá, nói chuyện với nhau về những ngày học ở trường tư thục.

"Ở trường chúng tôi ấy mà" A. nói "chúng tôi có một vết chân ma trên cầu thang. Ồ, cũng chẳng có gì thuyết phục lắm. Chỉ là vết một chiếc giày, với một ngón chân, nếu như tôi nhớ đúng. Cầu thang bằng đá. Tôi chưa bao giờ nghe chuyện gì như thế. Nghĩ lại kể cũng kỳ thật. sao người ta lại cứ bịa ra thế nhỉ?"

"Với học trò thì chẳng biết thế nào mà nói. Chúng có huyền thoại của chúng. Này, có thể là đề tài cho anh đó. Truyện Dân Gian ở các trường tư thục."

"Phải, nhưng cũng chẳng nhiều lắm đâu. Nếu cứ nghiên cứu riêng chủ đề ma chẳng hạn, anh sẽ thấy những chuyện mà bọn học trò trường tư kể cho nhau nghe hầu hết là những chuyện cô đọng lại từ các truyện trong sách cả thôi"

"Những sách bây giờ như là của Strand và Peanut đều rút ra từ nơi khác cả"

"Còn nghi ngờ gì nữa, thời tôi thì những chuyện đó không có và không được nghĩ đến như vậy đâu. Để tôi xem có nhớ một số chất liệu cho chuyện ma mà người ta hay kể không nhé. Trước hết, có ngôi nhà, trong có một phòng mà một nhóm người tình nguyện ở qua đêm, sáng hôm sau người nào cũng được tìm thấy đang quỳ trong một góc, chỉ kịp nói mỗi một câu "Tôi đã nhìn thấy nó" là lăn đùng ra chết"

"Có phải ngôi nhà ở Berkeley Square không?"

"Đúng đấy. Lại có một người nghe tiếng động ở ngoài hành lang, mở cửa ra thấy một người đang bò bằng cả chân tiến lại phía mình, một con mắt lủng loẳng trên mặt. Ngoài ra…để tôi nghĩ đã. À, phải rồi! Căn phòng trong có một người đàn ông chết trên giường, trán có in hình móng ngựa và trên sàn nhà còn nhiều hình móng ngựa khác, chẳng hiểu tại sao lại còn có một bà đến đêm đóng cửa phòng đi ngủ - ở trong một ngôi nhà lạ - nghe tiếng nói khe khẽ vẳng ra từ những tấm màn che giường "Nào ta đóng cửa lại đi! Cùng thức đêm nay". Không chuyện nào trong số đó đưa đến giải thích hay kết luận nào cả. Chẳng hiểu những chuyện ấy bây giờ có còn hay không?"

"Ồ, vẫn có đấy – các tạp chí còn thêm thắt vào nữa, như tôi đã nói. Thế ông đã bao giờ nghe nói có một con ma thật sự tại một trường tư thục chưa nhỉ? Tôi cho là chưa, chưa ai ngoài tôi vô tình gặp chuyện đó".

"Theo như anh nói thì mỗi mình anh gặp chuyện đó thôi chứ gì?"

"Tôi cũng không biết. Nhưng trong đầu tôi vẫn nhớ nguyên câu chuyện xảy ra ba mươi năm về trước, tôi không biết giải thích ra sao"

"Trường tôi ở gần London, đó là một toà nhà rộng, lối cổ, một toà nhà màu trắng, chung quanh là đất đai rất rộng. Vườn có những cây tuyết tùng cao to như người ta thường thấy trong nhiều khu vườn cổ ở thung lũng Thames, ba bốn khu đất dùng làm sân chơi cho chúng tôi và có những cây du từ lâu đời. Theo tôi đây là một nơi rất hấp dẫn, nhưng bọn học trò con trai mấy khi thừa nhận trường chúng chỉ có những thứ tàm tạm!"

"Tôi đến trường vào tháng Chín, không sau năm 1870 bao lâu, trong số hoặc trò đến học cùng ngày với tôi có một cậu người vùng cao nguyên, tôi sẽ gọi tên là Mc Leod. Chẳng cần mất thì giờ mô tả làm gì, chỉ biết tôi rất thân với cậu ta, cậu ta chẳng có gì đặc biệt nhưng hợp với tôi"

"Trường to, có từ 120 đến 130 học sinh theo quy định vì vậy cần khá nhiều thầy giáo, và các thầy giáo thường thay đổi luôn"

"Vào một học kỳ nào đó – thứ ba hoặc thứ tư – của tuần, một thầy giáo mới được chuyển đến, tên là Sampson, người dong dỏng, mập mạp, nước da trắng nhợt với bộ râu đen. Chúng tôi thích thầy lắm. Thầy đã du lịch nhiều nơi, thầy kể chúng tôi nghe nhiều chuyện vui trong những buổi đi dạo, ai cũng mong được đi gần thầy để nghe cho rõ. Tôi còn nhớ - suốt từ đó đến nay, bây giờ tôi mới nhớ lại – thầy có một vật rất duyên trên sợi dây đồng hồ làm tôi chú ý. Thầy cho tôi xem: nó như một đồng vàng Byzantine, một bên có đắp nổi hình một ông vua nào đó, một bên do dùng nhiều đã nhẵn thín, chính thầy tự khắc lên đó mấy chữ tên đầu của mình: G.W.S., cùng với ngày tháng 24-7-1865. Tôi còn nhớ rõ lắm, thầy bảo là kiếm được ở Constanthinople, cỡ bằng đồng florine hoặc to hơn. Chuyện kỳ quặc đó là như thế này. Thầy Sampson dạy tôi ngữ pháp La tinh. Một phương pháp thầy ưa chuộng – có lẽ phương pháp đó rất tốt – là cho chúng tôi tự đặt một câu minh họạ quy luật về ngữ pháp thầy vừa dạy. Dĩ nhiên đây cũng lại là dịp cho những học sinh dốt có cơ hội láo xược – biết bao chuyện như vậy đã xảy ra ở các trường. Nhưng Sampson rất nghiêm, chúng tôi không dám chơi nhả. Hôm ấy thầy dạy chúng tôi chia động từ "nhớ" tiếng La tinh, thầy ra lệnh cho chúng tôi mỗi người tự đặt một câu với động từ memini – nhớ. "Tôi nhớ" chẳng hạn. Hầu hết chúng tôi đặt những câu đơn giản. "Tôi còn nhớ cha tôi", "Nó nhớ lại quyển sách của nó" hoặc đại loại như vậy, chẳng hay ho gì như thế, phải nói rất nhiều đứa đặt câu "Tôi nhớ quyển sách của tôi", vân vân, nhưng cậu bạn của tôi là Leod thì lại cố nghĩ một câu gì phức tạp hơn thế. Hầu hết bọn tôi chỉ muốn làm cho xong để còn làm việc khác, do đó có đứa đá vào chân cậu ta ở dưới gầm bàn, tôi ngồi gần cậu ta thì thúc vào cậu ta và thì thầm vào tai cậu ta "nhanh nhanh lên". Nhưng cậu ta làm như không để ý. Nhìn vào tờ giấy thấy cậu ta chưa viết được cầu nào. Tôi lại hích mạnh hơn trước, trách cứ cậu ta thật nặng nề vì đã để chúng tôi phải chờ. Quả nhiên có tác dụng. Cậu ta giật mình bừng tỉnh và ngoáy mấy chữ thật nhanh lên giấy rồi nộp cho thầy. Vì là người nộp bài cuối cùng hoặc gần thế mà Sampson có một số điều thành phố nói với những học sinh đã viết meminiscimus patri meo – tôi thật nhớ cha tôi – và một số điểm nữa. Chuông điểm mười hai giờ trước khi đến bài của Mc Leod. McLeod phải đợi đến sau mới được thầy chữa cho bài cậu đã viết. Ra ngoài tôi chờ cậu ta, mãi lâu cậu ta mới ra và tôi đoán có lủng củng gì đó. "Này", tôi hỏi "thế cậu bị làm sao vậy?" "Ồ, mình không biết, chẳng vấn đề gì lớn nhưng Sampson có vẻ ớn mình lắm" "Cậu lại làm chuyện dại dột chứ gì?" "Đâu nào, mình viết nghiêm chỉnh, này nhé, nó như thế này, có thuộc cách Genitive [1] ở trong câu memento putei inter quattuor taxos. "Sao cậu viết vớ vẩn thế! Sao lại đưa câu đó ra? Nó nghĩa là gì vậy?" "Đó mới là chỗ buồn cười" McLeod bảo "mình cũng có biết chắc nó nghĩa gì đâu. Tự nhiên nghĩ ra thế là mình viết vào. Mình cứ tưởng là hiểu nghĩa nó bởi trước khi viết xuống giấy có một hình ảnh hiện ra trong óc mình. Mình nghe nó nghĩa là "Hãy nhớ đến cái giếng ở giữa bốn…". Này, có loại cây gì màu thẫm có quả dâu đỏ ở trên ấy nhỉ?" "Tần bì núi ấy à?" "Mình chưa nghe thấy bao giờ" McLeod nói "À, để mình bảo cậu, cây thủy tùng!" "Được rồi, nhưng thầy Sampson bảo thế nào?" "Rất lạ. Đọc xong câu ấy, thầy đứng lên, đi đến bệ lò sưởi đứng im một lúc không quay lại rồi mới nói rất nhẹ nhàng "Em nói thế có nghĩa là thế nào?", mình nói với thầy mình nghĩ gì, chỉ có điều không nhớ cái chỗ ấy tên là gì mà thôi, sau đó thầy muốn biết tại sao mình lại viết câu đó ra, mình đành phải nói cái gì đó. Sau đó thầy không nói đến chuyện đó nữa mà hỏi mình đến đây từ bao giờ, gia đình mình sống ở đâu, những thứ đại loại như vậy, cuối cùng mình đi ra, nhưng trông thầy thấy khác hắn đi".

"Tôi không nhớ sau đó hai chúng tôi còn nói gì với nhau về chuyện này nữa không. Hôm sau McLeod ốm, hình như bị cảm lạnh, phải nằm trong giường một tuần hoặc hơn một tuần mới đi học lại được. Một tháng trôi qua không có gì xảy ra. Thầy Sampson có thực sự chột dạ như McLeod nghĩ không, ông ta không hề để lộ ra. Phần tôi thì đến bây giờ tôi dám chắc, dĩ nhiên, có vấn đề gì kỳ quặc trong quá khứ của ông ta rồi. Tuy nhiên, tôi sẽ không giả vờ như là bọn trẻ con học trò chúng tôi đã đủ sắc sảo để đoán ra một việc như thế"

"Lại còn một sự kiện cùng loại giống như sự kiện cuối cùng tôi kể cho anh nghe. Từ sau lần đó thì học sinh lớp chúng tôi phải làm nhiều thí dụ để minh họa các quy luật về ngữ pháp nữa nhưng không xảy ra tranh luận nào trừ trường hợp chúng tôi sai. Cuối cùng đến một ngày chúng tôi phải học đến mục 'Câu có điều kiện, thật là một mục khó nhớ và ảm đạm của ngữ pháp, chúng tôi phải đặt một câu có điều kiện thể hiện hậu quả trong tương lai. Chúng tôi làm bài, chẳng biết sai hay đúng, ai cũng nộp bài và Sampson bắt đầu xem bài của chúng tôi. Vừa để mắt xuống thầy đứng phắt dậy, một tiếng nghẹn ngào trong cổ sau đó thầy chạy vụt ra ngoài qua cửa ngách cạnh bàn thầy giáo. Chúng tôi ngồi im độ một hai phút và rồi biết là không đúng nhưng chúng tôi vẫn cứ đứng dậy, lên bàn thầy ngó tập giấy nộp bài. Tôi nghĩ có đứa nào viết bậy bạ do đó Sampson bỏ chạy đi báo cáo. Nhưng các tờ giấy còn nguyên, thầy không cầm theo khi chạy ra. Trang giấy trên cùng viết mực đỏ - không trò nào dùng mực đỏ - cũng không phải chữ bất kỳ ai trong lớp. Tất cả đều nhìn vào đó – kể cả McLeod và tôi – và thế không phải chữ chúng tôi. Tôi bèn đếm số tờ giấy, có 17 tất cả mà chỉ có 16 học trò. Tôi nhét luôn tờ thừa đó vào cặp và giữ mãi đến tận bây giờ. Chắc ai muốn biết trên đó viết gì. Đơn giản thôi, phải nói chẳng có gì gây tổn hại:

"Si tu non veneris ad me, ego veniam ad te" nghĩa là "nếu anh không đến tôi, tôi sẽ đến anh".

"Anh cho tôi xem tờ giấy được không?" Người nghe chuyện hỏi.

"Được thôi, nhưng nó lại có vấn đề kỳ quặc thế này. Chiều hôm đó tôi lấy tờ giấy từ trong cái tủ có khoá và dám chắc là chinh tờ đó vì có vết tay tôi trên đó mà – thì không còn vết tích gì của dòng chữ nữa. Tôi vẫn giữ nó mãi và từ đó dùng không biết bao nhiêu thử nghiệm xem có phải mực dùng là mực hoá học không, nhưng tuyệt đôi không có kết quả".

"Thế, đó là về chuyện tờ giấy. Nửa giờ sau Sampson trở vào, thầy nói thầy khó ở, chúng tôi có thể về. Thầy bước tới bàn giấy một cách hăm hở và liếc nhìn vào tờ giấy trên cùng. Tôi nghĩ thầy cho là mình nằm mơ vì dỉ nhiên không thấy thầy hỏi gì cả"

"Hôm ấy chúng tôi chỉ phải học có một buổi, hôm sau nữa Sampson đi dạy học như bình thường. Đêm đó xảy ra sự kiện cuối cùng của câu chuyện".

"Chúng tôi – tôi và McLeod – ngủ trong phòng ngủ của ký túc xá nằm thẳng góc với toà nhà chính. Sampson ngủ trong toà nhà chính ở tầng hai. Đêm trăng tròn, sáng rực rỡ. Vào một lúc không biết chính xác mấy giờ, khoảng giữa một đến hai giờ sáng, có ai lay tôi dậy. Đó là McLeod và cậu ta ở trong một trạng thái tinh thần mới hay ho chứ. "Dậy, dậy!" cậu ta nói "Dậy xem, có tên cướp đột nhập vào cửa sổ của Sampson kìa!" Nói thành tiếng được một lúc tôi bảo ngay "Sao không gọi to lên đánh thức mọi người dậy?" "Không, không, mình không dám chắc đó là gì. Đừng cãi vã nữa, dậy nhìn xem". Dĩ nhiên tôi thức dậy nhìn ra ngoài và cũng dĩ nhiên là chẳng thấy ai cả. Tôi tức cả mình, mắng McLeod một trận – chỏ có điều tôi không hiểu tại sao, tôi cảm thấy hình như có cái gì đó không bình thường – một cái gi đó mà tôi mừng đã không phải một mình đối phó (chúng tôi vẫn đứng bên cửa sổ nhìn ra, và ngay khi có thể tôi hỏi McLeod đã nhìn và nghe thấy gì"

"Tôi không nghe thấy gì cả" cậu ta bảo, "nhưng độ dăm phút trước khi đánh thức cậu dậy, tôi cũng đứng ở đây và nhìn ra như thế này này, thì thấy một người đang ngồi hay quỳ ở ngưỡng cửa sổ của Sampson ấy, nhìn vào bên trong như đang vẫy gọi Sampson" "Loại người như thế nào?" McLeod nói quanh:

"Tôi không biết, nhưng chỉ có thể nói với cậu một điều là hắn rất gầy và người hắn sũng nước, và" đến đây cậu nhìn quanh rồi thì thào như thê không muốn nghe thấy chính tiếng mình nói nữa, "mình không tin đó là một người còn sống!"

"Chúng tôi còn thì thầm với nhau một lúc nữa, cuối cùng vào giường. Suốt thời gian đó trong phòng ngủ không có ai động cựa. Tôi nghĩ chúng tôi có chợp mắt một lúc nhưng hôm sau rất phờ phạc.

"Và ngày hôm sau không thấy ông Sampson đâu. Không tìm thấy ở đâu hết và suốt từ đó đến nay không ai lần ra dấu vết. Nghĩ lại thì điều quái lạ nhất là cả McLeod lẫn tôi không ai hở với một người thứ ba về những gì chúng tôi nhìn thấy. Dĩ nhiên chẳng ai hỏi, giả sử có người hỏi tôi cũng tin chúng tôi không trả lời. Chúng tôi không nói được lên lời vì chuyện này"

"Đó, câu chuyện của tôi đó" Người kể chuyện nói "Câu chuyện duy nhất về ma gắn với trường học mà tôi biết, tuy nhiên tôi nghĩ đây vẫn chỉ là một sự mon men tiến tới gần với chuyện ma liên quan đến học đường mà thôi.

Phần kết của câu chuyện này được coi là hết sức theo lối cổ truyền, thế nhưng có nó, và nó phải ra như thế.

Không chỉ có một người được nghe câu chuyện này. Vào cuối năm ấy hay năm sau cũng chẳng rõ nữa, một người trong số những người được nghe chuyện, tới sống ở một ngôi nhà thôn quê ở Ireland.

Một buổi tối, chủ nhà dốc cái ngăn kéo toàn những thứ linh tinh ra trong phòng hút thuốc lá. Chợt ông ta đặt tay lên một cái hộp.

"Này anh, anh vốn hiểu biết về các đồ cổ, xem giùm tôi cái gì đây".

Bạn tôi mở cái hộp ra và thấy một sợi dây vàng rất mảnh, trên có một cái gì đó. Ông ta thoáng nhìn vật đó rồi giương mục kỉnh lên để nhìn cho rõ.

"Lịch sử của nó thế nào hả ông?" Ông ta hỏi. Chú nhà đáp "Khá kỳ. Ông biết đám thủy tùng dày đặc ngoài bụi cây kia chứ? Cách đây một hai năm chúng tôi khơi lại cái giếng vẫn nằm trong khoảng rừng ấy, ông biết chúng tôi tìm thấy cái gì không?"

"Một xác người ư?" khách hỏi với cảm giác bồn chồn kỳ lạ.

"Đúng đấy. Nhưng còn hơn thế nữa. Với tất cả mọi ý nghĩa của từ này: chúng tôi tìm thấy hai".

"Trời ơi! Hai! Có cái gì chứng tỏ họ đến đây bằng cách nào? Vật này tìm thấy cùng với họ chăng?"

"Đúng. Nằm lẫn trong mảnh quần áo rách còn lại trên xác hai người. Chuyện không rõ thế nào nhưng chắc là chuyện không hay. Cánh tay một thây người ôm chặt quanh người kia. Họ phải chết hơn ba mươi năm nay rồi, trước khi chúng tôi đến ở ngôi nhà này. Chúng tôi lấp ngay cái giếng đi, chắc ông cũng cho là nên như vậy. Ông có nhìn rõ trên mặt đồng tiền khắc chữ gì không?"

"Có. Tôi nhìn ra được" Bạn tôi nói, giơ nó ra chỗ sáng (mặc dù ông ta đọc lên chẳng khó khăn gì) "hình như là G.W.S.24-7-1865"

Chú thích :

[1] Một trong các cách của ngữ pháp La tinh
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11: Vườn hồng


Ông và bà Anstruther ngồi ăn sáng trong phòng khách ở Westfield, thuộc hạt Essex. Họ bàn chương trình cho ngày hôm đó.

"George" bà Anstruther nói "em nghĩ có lẽ anh nên lái xe hơi đến Maldon xem thử có mua được mấy thứ đồ dùng em nói đó để dùng cho quầy của em ở hội chợ từ thiện được không?"

"Ồ được, nếu em muốn. Mary, anh sẽ làm việc đó, nhưng anh đã phần nào thoả thuận với Geoffrey Williamson chơi một ván gôn sáng nay rồi. Hội chợ từ thiện vào tối thứ Năm tuần tới kia mà?"

"Cũng thế thôi. Hẳn anh biết nếu không kiếm được mấy thứ đó ở Maldon, em sẽ phải mua ở các cửa hàng trên thị trấn. Họ sẽ gửi đến những thứ kém chất lượng và đắt nữa, như lần trước ấy. Nhưng nếu anh đã hứa với ông Williamson thì phải giữ lời thôi, lẽ ra anh phải cho em biết"

"Ồ không đâu, chưa hứa. Anh hiểu em muốn nói gì. Anh sẽ đi. Còn em làm gì?"

"Khi nào việc nội trợ thu xếp xong, em sẽ xem việc sắp đặt vườn hồng mới của em ra sao. Nhân tiện, trước khi đến Maldon, anh đưa Collins đến xem chỗ đó, anh đã biết ở đâu rồi đấy"

"Anh chưa biết chắc chỗ ấy đâu Mary ạ, có phải ở mạn cuối, về phía làng không?"

"Lạy trời không. George thân yêu, em tưởng đã nói rõ rồi còn gì. Nó là khu đất trống ngay cạnh con đường có nhiều bụi cây dẫn đến nhà thờ ấy"

"Ồ phải, nơi chúng ta bảo trước đây hẳn đã từng là một căn nhà mùa hè chứ gì? Có một ghế ngồi cũ rích với một cây cột chứ gì? Nhưng em có cho là chỗ ấy đủ ánh sáng không?"

"Ồ George, lý trí một chút đi nào anh, đừng hỏi gì, phải tin vào mấy cái ý nghĩ của anh về căn nhà màu hè ấy. Ánh nắng mặt trời sẽ thừa đủ khi ta phạt bớt một số bụi cây đi. Em biết anh sắp nói gì rồi, em cũng không muốn anh cho phạt sạch các bụi cây. Em chỉ muốn Collins dẹp hết các ghế ngồi cũ rích với các cây cột trước khi em ra đấy trong vòng một giờ nữa. Em cũng mong anh đi sơm sớm lên. Cơm trưa xong em tới nhà thờ vẽ một phác thảo, do đó anh có thể tới sân gôn, hoặc…"

"Hay đấy, hay lắm! Em thì hoàn thành bức phác thảo, anh thì chơi một ván gôn"

"Anh có thể vào chỗ đức Giám mục, nhưng thôi, đừng để tâm đến các đề xuất của em làm gì, chuẩn bị đi đi, ngày sắp trôi qua rồi còn gì!"

Mặt ông Anstruther đang có xu hướng dài ra, liền thu ngắn lại ngay, ông vội vã rời khỏi phòng và bảo ban người làm ngoài hành lang. Bà Anstruther một con người oai nghiêm khoảng năm mươi, mùa hè sau khi xem qua thư từ buổi sáng, liền bắt tay vào tiến hành công việc gia đình…

Ít phút sau ông Anstruther tìm thấy Collins trong nhà kho, họ đi đến nơi định trồng vườn hồng. Tôi không hiểu nhiều về điều kiện ươm hồng, nhưng có xu hướng tin rằng bà Anstruther, tuy tự cho mình là một "người làm vườn hồng" chọn nơi trồng hồng không thích hợp lắm. Khu vườn thực nhỏ, ẩm thấp, một phía giáp với con đường, những phía kia đầy bụi cây rậm rạp, những cây dương xỉ và nhiều loại cây khác nữa. Đất không có cỏ mọc, trông có vẻ tăm tối. Vẫn còn lại các ghế ngồi kiểu thôn quê, một cây cột gỗ sồi nham nhở đứng gần giáp khu vực đã khiến ông Astruther liên tưởng xưa kia ở đây có một nhà nghỉ mùa hè.

Rõ ràng Collins không tán thành ý bà Anstruther về mảnh đất này. Nghe qua lời ông Anstruther, ông tỏ vẻ không nhiệt tình.

"Dĩ nhiên dẹp cái ghế kia thì nhanh thôi" ông ta nói "để chúng trông chẳng đẹp đẽ gì, mà chúng cũng đã cũ rồi. Ông xem này – ông ta đập ra một mảng lớn – mục nát rồi còn gì. Phải dẹp chúng, tôi làm được ngay ấy mà".

"Còn cây cột" ông Anstruther nói "ông cũng cho dẹp luôn cả thể"

Collins tiến đến, dùng cả hai tay lắc lắc cái cột rồi xoa cằm.

"Chắc lắm ông ạ" ông ta bảo "Chôn từ nhiều năm rồi. Không nhanh như nhổ đám ghế ngồi kia đâu"

"Nhưng bà chủ muốn nhổ xong trong một giờ đồng hồ đấy" ông Anstruther nói.

Collins cười mỉm, lắc đầu: "Ông tha lỗi cho chứ, ông cứ tự tay thử xem này, làm sao làm được một việc không thể làm, hả ông? Phải đến giờ dùng trà mới xong, còn phải đào lên khá nhiều để làm cho đất chung quanh lỏng ra đã, tôi và một thằng bé nữa sẽ mất một số thời gian. Riêng mấy cái ghế "Collins thấy phần kế hoạch này phù hợp với năng lực của mình "một giờ là xong. Có điều…"

"Có điều sao, Collins?"

"Không phải là tôi không muốn tuân lệnh hay là tôi vì lười nhác, nhưng xin lỗi ông chứ, tôi thì tôi chẳng cọn nơi đây làm vườn hồng . Các bụi cây khóm liễu che hết ánh sáng…"

"Nhưng dĩ nhiên ta phát quang một số đi chứ…"

"Vâng, dĩ nhiên là phạt bớt, nhưng xin lỗi ông Anstruther…"

"Thôi xin lỗi, tôi phải đi đây, Collins. Tôi nghe tiếng ô tô đỗ trước cửa rồi kìa. Bà chủ sẽ bảo ông chính xác bà ấy muốn gì. Tôi sẽ nói với bà ấy ông dẹp ngay các ghế ngồi, việc để buổi chiều. Chào ông"

Collins bị bỏ lại đứng xoa cằm. Bà Anstruther nghe nói lại, không được hài lòng lắm nhưng vẫn cứ để kế hoạch như vậy.

Bốn giờ chiều bà để chồng đi đánh gôn sau khi ông đã hoàn thành việc sai bảo Collins và những nhiệm vụ khác, bà cho đưa ghế đẩu và dù ra đúng địa điểm để từ các bụi cây bà có thể vẽ phác thảo nhà thờ theo góc độ ấy, vừa lúc đó đầy tớ chạy đến nói có cô Wilkins đến thăm.

Cô Wilkins là một trong vài người của gia đình sở hữu ngôi nhà Westfield mà ông bà Anstruther vừa mua lại vài năm trước đây. Cô còn ở nán lại gần khu vực đó, nay đến chia tay để đi hẳn.

"Có lẽ mời cô ấy đến đây cũng được" bà Anstruther bảo, và ít phút sau cô Wilkins, một cô gái ở tủôi trung niên, tiến lại gần.

"Thưa mai tôi sẽ rời Ashes. Tôi sẽ kể anh tôi nghe là bà đang tân trang khu này như thế nào. Khu vườn nay đẹp quá. Thế nào anh tôi cũng có chút luyến tiếc, ngôi nhà cũng vậy"

"Cô nói thế tôi vui quá. Nhưng mọi việc cải thiện đã hoàn tất đâu. Để tôi chỉ cho cô xem khu vực tôi định biến thành vườn hồng. Ngay cạnh đây thôi"

Chi tiết đề án được nói phần nào cho cô Wilkins nghe nhng cô này tâm trí để tận đâu đâu.

"Vâng, thật tuyệt" cô ta có vẻ lơ đãng "Nhưng bà Anstruther ạ, bà có biết không, tôi đang nghĩ về những ngày xa xưa, tôi rất mừng còn được nhìn lại nó trước khi bà thay đổi nó. Frank và tôi có một câu chuyện kỳ lạ ở đây đấy"

"Vậy ư?" bà Anstruther mỉm cười bảo "Cô kể tôi nghe xem nào. Chắc lạ lùng và dễ thương lắm"

"Không dễ thương đâu ạ. Đối với tôi thì khá kỳ quặc. Hồi nhỏ hai anh em tôi lúc nào cũng chơi giỡn bên nhau. Chuyện này khó nói thành lời – nhất là tôi – không chứng kiến thì nghe nó huyễn hoặc thế nào ấy"

"Có một sự kiện làm chúng tôi đâm sợ khu vực này mỗi khi chỉ có hai đứa với nhau. Một tối mùa thu nóng bức, tự nhiên Frank biến mất quanh chỗ này một cách khá bí mật. Tôi đi tìm anh ấy về dùng trà, đi xuống con đường này tôi trông thấy anh ấy – không phải trốn sau bụi cây như tôi tưởng – mà ngồi trên một cái ghế dài của căn nhà mùa hè cũ - ở đây xưa có căn nhà mùa hè bằng gỗ mà – đang chúi vào một góc ghế mà ngủ, mặt trông kinh khiếp như người ốm hoặc người chết. Tôi chạy lại, lay anh ấy dậy, anh ấy thức giấc và thét lên một tiếng. Cậu bé lúc ấy không còn phải là mình nữa. Hai anh em chạy về nhà, đêm đó anh ở trong tình trạng khủng hoảng, thức trắng không ngủ. Như tôi còn nhớ, phải có người ngồi bên cạnh anh. Anh hồi phục nhanh thôi, nhiều ngày sau cậy răng anh ấy cũng không nói tại sao lại bị như vậy. Cuối cùng mới vỡ lẽ, chiều hôm ấy anh buồn ngủ quá và có một giấc mơ kỳ lạ không đầu đuôi. Anh không nhìn thấy gì đó ở xung quanh, chỉ cảm thấy một quang cảnh sinh động. Lúc đầu anh đang ở trong một gian phòng rộng quanh có đông người, một người nào đó rất có thế lúc đứng đối diện với anh, hỏi anh nhiều câu hỏi anh cho là rất quan trọng, đang lúc anh trả lời thì lại có ai đó – hoặc một người cũng ở trong phòng phía đối diện hoặc một ai đó, bẻ lại. Mọi tiếng nói nghe rất xa xôi nhưng anh còn nhớ đôi câu "Ngày 19 tháng 10 anh ở đâu?" và 'Đây có phải chữ anh không?' v.. v..Bây giờ thì tôi hiểu ra anh đang đứng trước một phiên toà, nhưng không được xem giấy tờ gì cả, và thật quái quỷ, một đứa trẻ lên tám hiểu gì về một phiên toà đâu. Anh kể lại lúc nào cũng như bị áp lực dồn nén, căng thẳng và vô vọng (dĩ nhiên lúc ấy anh không kể với tôi bằng những từ ngữ ấy). Sau đó, sau một thời gian, cách quãng nhưng không yên ổn chút nào, hoàn toàn khốn khổ là khác, thì lại đến một hình ảnh khác, anh được dẫn từ trong nhà ra ngoài vào một buổi sáng tối tăm có tuyết rơi. Có đường phố giữa các ngôi nhà hay sao ấy, người thì rất đông, anh được dẫn lên những bậc thang gỗ kêu cọt kẹt và đứng trên một cái bệ, thứ duy nhất anh trông thấy là một ngọn lửa nhỏ cháy ở gần đâu đó. Người đang giữ cánh tay của anh thả tay anh ra rồi đi về phía ngọn lửa, đến đây là lúc đáng sợ nhất trong cả cơn mê, nếu không được tôi đánh thức thì không hiểu sẽ ra sao! Một đứa trẻ mà mơ thấy thế thì lạ thật. Lạ quá ấy chứ. Đến cuối năm Frank và tôi lại ở đây. Tôi ngồi chỗ bụi cây lúc hoàng hôn, để ý thấy mặt trời đang lặn, tôi bảo Frank chạy về nhà xem trà đã pha xong chưa để về uống, còn tôi đọc nốt chương sách. Frank đi lâu hơn tôi tưởng, trời tối quá nhanh, tôi phải ghé mặt sát vào quyển sách. Bỗng nhiên từ bụi cây như có ai thì thầm bên tai tôi, tôi chỉ phân biệt được có mấy chữ hay tưởng là như vậy, mấy chữ như là 'Kéo, kéo đi. Tôi đẩy,cô kéo.

"Tôi hoảng cả người. Giọng nói thì thầm, nghe có vẻ bực bội và khàn khàn cứ như vang tới từ nơi xa xôi nào đó như trong giấc mơ của Frank. Tuy tôi sợ nhưng vẫn đủ tỉnh táo để nhìn quanh xem nó từ phía nào tới. Và, nghe như bị điên thật đấy, nhưng sự thực là vậy, tôi dám chắc khi ghé tai vào một cái cây cột ở đầu ghế thì nghe rõ nhất. Tôi chắc đến nỗi chính tôi đã vạch mấy cái dấu lên cây cột bằng cây kéo trong rổ khâu của tôi. Chẳng hiểu tại sao. Tôi tự hỏi có phải chính cây cột phát ra giọng nói…Có thể chứ. Có rất nhiều dấu, vết rạch trên đó – nhưng cũng không biết thế nào. Có vẻ như nó chính là cây cột mà bà thấy đây. Cha tôi biết chúng tôi gặp chuyện hoảng sợ từ chỗ vườn cây, một chiều tối kia ăn cơm xong ông xuống đốn hết đi. Tôi còn nhớ đã nghe cha tôi nói với một ông cụ làm những việc vặt quanh đó, ông cụ bảo "Đừng sợ ông ạ, ông ấy cho đóng cọc chặt vào đó rồi, nếu không ai nhổ đi thì chúng ta được" Khi tôi hỏi 'ông ấy' là ai thì không ai trả lời cho một câu thích đáng. Có thể đợi tôi lớn lên, cha mẹ tôi sẽ giải thích cho tôi nhưng như bà biết đấy, các cụ mất khi chúng tôi còn nhỏ. Tôi vẫn cứ thấy lạ, vẫn cứ hỏi các người già trong làng xem họ có thấy gì lạ không. Nhưng họ không thấy, mà có thấy cũng không bảo chúng tôi.

"Thôi, tôi làm bận lòng bà với bao chuyện trẻ con hồi xưa, nhưng quả là cái lùm cây này ám ảnh tâm trí chúng tôi biết bao nhiêu lâu! Hẳn bà hình dung được những chuyện trẻ con chúng tôi cứ thêu dệt ra với nhau. Chào bà Anstruther, tôi phải đi rồi. Mùa đông ta sẽ gặp nhau trên tỉnh, phải không ạ?".

Đến chiều thì lần lượt các ghế dài và cây cột bị nhổ lên hết. Khí hậu chiều hè rất tráo trở. Trong bữa cơm, bà Collins phải sai người đi lấy chút rượu mạnh vì ông chồng bỗng rét run, bà sợ ngày mai ông phải nghỉ việc.

Sáng hôm sau, ý nghĩ của bà Anstruther không hoàn toàn thanh thản. Bà chắc có mấy thằng du côn đột nhập vào trong địa sản.

"Và, một điều này nữa, George" bà bảo ông Anstruther "bao giờ Collins khỏi, phải bảo ông ta đem con cú đi, nghe nó kêu kinh quá, có một con cú đậu ngay ngoài cửa sổ phòng chúng ta. Nó mà bay vào trong nhà em sẽ loạn trí luôn, cứ xem tiếng kêu của nó hẳn nó to lắm. Anh có nghe thấy không nhỉ? Chắc là không. Xưa nay anh vẫn ngủ say mà. Nhưng mà, trông anh cứ như đêm qua mất ngủ ấy nhỉ?"

"Em yêu, anh mà còn có giấc mơ giống như đêm hôm qua nữa hẳn anh cũng hoá điên. Em không biết anh mơ thấy gì đâu. Lúc tỉnh dậy anh không sao nói về nó được, gian phòng ta không nắng sáng rực rỡ thế này chắc nói về nó anh cũng không dám"

"Ồ, xưa nay anh có thế bao giờ đâu? Hẳn là anh… à phải…mà em cũng vậy cơ mà, hay là tại anh dùng nước ở cái câu lạc bộ thổ tả ấy?"

"Không, chỉ một ly trà với bánh mì bơ. Mà kể lại giấc mơ cho ra đầu đuôi cũng khó cơ đấy – cứ như tập hợp bao sự việc linh tinh mình nhìn thấy hoặc đọc thấy trong sách. Này nhé, Mary, để anh kể em nghe. Nếu em không phiền…"

"Em đang muốn được nghe ấy chứ, George. Khi nào không muốn nghe nữa em sẽ bảo anh"

"Được. Phải nói ngay nó không giống những cơn ác mộng khác, anh không nhìn thấy ai, cũng chẳng ai nói với anh hay chạm vào người anh, ấy thế mà anh vẫn bị ấn tượng kinh khủng như là mọi chuyện xảy ra thực. Lúc đầu anh ngồi, không, đi đi lại lại trong một cái phòng có giát ván gỗ. Có cái lò sưởi, trong có nhiều giấy tờ bị đốt cháy và anh ở trong một trạng thái lo sợ không kể xiết về một cái gì đó. Có một người hình như là đầy tớ, anh cho là vậy vì anh nhớ đã bảo anh ta"Lấy ngựa, nhanh lên" rồi chờ một chút, thế là thấy bao nhiêu người lên cầu thang, một tiếng động như đinh thúc ngựa bước vào sàn gỗ, cửa mở ra, điều gí đó mà anh đang chờ đợi đã tới"

"Nhưng nó là cái gì vậy?"

"Không thể nói được, một loại sốc làm anh hoảng loạn trong cơn mơ. Hoặc anh tỉnh dậy hoặc là tất cả tối mịt. Đó là điều xảy tới với anh. Sau đó anh ở trong một căn phòng tường thẫm màu, đóng panel, giống như căn phòng kia, và một số người nữa và rõ ràng là anh…"

"Đang bị xử ở phiên toà chứ gì?"

"Trời ơi, đúng thế Mary ạ! Em cũng mơ vậy sao? Kinh quá!"

"Không, không. Em có ngủ được mấy đâu mà nằm mơ? Anh cứ nói tiếp đi, rồi em sẽ kể cho anh nghe sau"

"Ừ, thế này nhé, anh bị đem ra xử trong bối cảnh mà anh với tả, không ai nói hộ anh một lời nào, gần đâu đó có một tay vô cùng đáng sợ, ngồi trên cái ghế dài thì phải, hắn cứ lao vào ma đả kích anh rằng bất công, anh nói cái gì hắn bẻ quẹo đi cái đó, tra hỏi anh những câu hỏi thật khủng khiếp."

"Về chuyện gì mới được kia chứ?"

"Ngày này tháng nọ anh ở đâu, ở đâu? Những bức thư có phải do anh viết không, tại sao anh lại hủy bỏ một số lá thư đi? Anh vẫn còn nhớ hắn cười lên như thể đáp đối với những câu trả lời của anh làm anh nhụt chí. Nghe thì không có vẻ gì ghê gớm nhưng phải nói là sợ, lúc nào cũng sợ. Anh tin hắn xưa kia đúng là một người như vậy, một thằng cha kinh khủng, tàn ác, những điêu hắn nói…"

"Thôi cảm ơn, em không muốn nghe thêm nữa. Để còn có thể tự đi ra sân gôn ngày nào cũng được. Cuối cùng thì thế nào?"

"Chống lại anh, mục đích của hắn là vậy à. Anh rằng mong diễn tả được cho em nghe tình trạng căng thẳng cho dù nó kéo dài không biết bao nhiêu ngày, cứ chờ, cứ đợi, đôi khi phải viết lách nhiều thứ mà anh biết vô cùng quan trọng đối với anh, cứ chờ đợi trả lời, không thấy gì nữa, cuối cùng anh đi ra…"

"Ái chà!"

"Sao em lại nói vậy? Em biết anh trông thấy gì ư?"

"Một ngày tối tăm ảm đạm, ngoài phố có tuyết, gần đâu đó có ngọn lửa đang cháy, đúng không?"

"Lạy thánh George, đúng là như thế. Em cũng mơ thấy vậy sao? Không phải chứ? Đây mới là điều kỳ quặc nhất. Anh bị hành quyết vì tội lừa đảo. Anh nằm trên rơm, bị đau dữ dội, sau dó bước lên mấy bậc tam cấp, có ai đó túm lấy cánh tay anh, anh còn nhớ nhìn thấy một cái bóng và nghe tiếng người nói lao xao. Anh tưởng như không chịu đựng nổi khi lại phải đi vào một đám đông và nghe tiếng họ ồn ào. Tuy nhiên, may mắn làm sao anh không phải thực sự đi vào câu chuyện. Giấc mơ qua đi với một tiếng như tiếng sấm trong đầu anh. Nhưng, Mary…"

"Em biết anh định hỏi gì rồi. Đây là một ví dụ cho việc đọc được ý nghĩ của người khác. Hôm qua, cô Wilkins tới, kể cho em nghe giấc mơ mà anh cô ta gặp phải lúc còn là một cậu bé con sống tại đây, có lẽ chính vì nghĩ đến nó mà em thức dậy và nghe tiếng những con cú kêu khủng khiếp, hơn nữa em còn nghe thấy tiếng người cười nói trong các bụi cây (anh xem thử cây cối có hư hại gì không, nếu có phải báo cho cảnh sát), và biết đâu từ óc em nó chuyển đến óc anh trong khi anh đang ngủ. Lạ thật đấy, em rất tiếc đã làm cho anh ngủ không ngon, hôm nay anh phải ra khí trời thoáng đãng đi".

"Phải đấy, nhưng anh nghĩ anh sẽ đi Lodge xem có ai đi đánh gôn với anh không. Còn em?"

"Em đã có đủ việc đã làm sáng hôm nay rồi. Buổi chiều em sẽ vẽ nốt"

"Anh rằng mong em chóng hoàn thành"

Trong bụi cây không thấy gì hư hỏng cả, ông Anstruther quan tâm qua loa đến khu vườn hồng nơi cây cột bị nhổ, còn nằm đấy, lỗ trống hoác. Về Collins, hỏi thăm thì nghe nói đã khá hơn nhưng vẫn chưa đi lại được. Qua lời vợ ông ta, ông ta tỏ ý hy vọng không làm gì sai trái trong việc dẹp các ghế và nhổ cây cọc. Bà Collins còn nói những người hay chuyện ở Westfield này có nhiều lắm, nhất là những người già cả sống trong khu này lâu hơn tất cả những người khác. Những lời họ nói chắc chắn đã làm Collins hoảng loạn cả đầu óc, nhưng toàn là những chuyện vớ vẩn cả thôi.

Lấy lại sức khoẻ sau bữa ăn trưa và một giấc ngủ ngắn, bà Anstruther ngồi thoải mái trên một chiếc ghế ngồi vẽ đặt canh con đường nhỏ dẫn qua bụi cây tới cổng nhà thờ. Cây cối và nhà cửa vốn là đề tài yêu thích của bà và ở đây bà đã nghiên cứu kỹ cả hai. Bà làm việc cật lực, cho đến lúc mặt trời khuất sau những ngọn đồi có rừng che phủ ở phía xa, bức tranh trông đã rất vui mắt. Bà còn muốn vẽ nữa, nhưng ánh sáng thay đổi nhanh quá, rõ ràng nếu còn nét vẽ nào thì đành phải đợi đến mai. Bà đứng dậy quay về phía cánh đồng một lát tận hưởng niềm vui dưới bầu trời xanh ngăn ngắt. Rồi bà đi qua những bụi cây rậm rạp, tới chỗ con đường đổ ra bãi cỏ, lại đứng lại một lần nữa thưởng thức cảnh chiều tà, ghi nhớ trong óc cảnh một tháp chuông nhà thờ vùng Roothing. Bỗng nhiên có con chim (bà cho là thế) sột soạt trong bụi cây bên trái, bà quay lại giật mình nhìn thấy một cái gì đó mà thoạt đầu bà cứ tưởng là một cái mặt nạ của ngày mùng năm tháng Mười một, thò ra. Bà lại gần nhìn cho kỹ. Đó không phải là mặt nạ - mà là một bộ mặt thật, tròn, nhẵn thín, màu hồng. Bà còn nhớ rất rõ những giọt mồ hôi nhỏ xíu giỏ xuống từ trên trán nó. Hàm râu được cạo sạch sẽ, đôi mắt nhắm nghiền. Bà cũng nhớ chính xác đến mức chỉ nghĩ đến thôi đã chịu không nổi, miệng rộng ngoác ra, hàm trên có mỗi một cái răng. Thấy bà, cái mặt lùi lại rút vào trong bụi. Bà chạy về nhà đóng cửa lại rồi ngất đi.

Ông và bà Anstruther phải đi Brighton nghỉ ngơi một tuần cho lại sức. Sau đó họ nhận được công văn của Hội Sưu tầm của Essex hỏi xem họ có giữ đến một tấm chân dung lịch sử nào đó của Essex mà Hội đang sưu tầm để đặt một công trình khảo cổ của Essex về mặt chân dung nào không? Chân dung sẽ được in ra dưới sự bảo trợ của hội. Kèm theo có bức thư của Thư ký Hội có đoạn như sau "Chúng tôi thiết tha muốn biết ông bà có bản in khắc gỗ của chân dung Ngài…, Quan toà dưới thời Charles II mà, chắc ông bà đã biết, phải về nghỉ ở Westfield sau khi bị thất sủng và nghe nói đã chết tại đó trong ân hận giày vò. Hẳn ông bà sẽ lưu tâm khi biết trong các sổ sách mới được tìm thấy – của trưởng tu viện ở Roothing chứ không phải ở Westfield – có ghi lại rằng sau khi vị chánh án chết, giáo khu bị xáo động ghê quá, đến nỗi mục sư ở Westfield phải mời các cha xứ toàn vùng Roothing đến yểm đi, và họ đã làm như vậy. Đọan ghi chép kết luận rằng "Cái cọc đó ở trên cánh đồng ngay cạnh nhà thờ Westfield, bên phía Tây". Có lẽ ông bà cũng cho biết luôn còn gì được truyền tụng ở trong vùng về ảnh hưởng của chuyện này không".

Bức ảnh gửi kèm làm bà Anstruther lên cơn sốt đến nỗi mùa thu bà phải đi ra nước ngoài nghỉ.

Ông Anstruther khi xuống Westfield thu xếp công việc, kể lại chuyện này cho ông mục sư (một vị quý tộc già), ông ta chẳng lấy gì làm lạ. "Dĩ nhiên tôi đã được nghe kể lại câu chuyện xảy ra qua lời những bậc lão thành và cũng như những gì tôi mục kích. Quả là chúng tôi đã phải chịu đựng nhiều, lúc đầu nào cú kêu, tiếng người thầm thì trong vườn này, lúc thì trong các nhà tranh, rồi thì hết dần. Tôi tưởng đã hết. Trong sổ sách, chúng tôi đã ghi lại cuộc mai táng, suốt một thời gian dài tôi coi chuyện đó như một phương châm gia đình phải tuân theo, nhưng lần lần rồi nhìn vào sổ tôi mới để ý bên cạnh có ghi thêm cái gì đó bởi một bàn tay lạ với hai chữ đầu tên một mục sư ở thế kỷ mười bảy – A.C. – Agustine Crompton. Đây ông xem "quieta non movere" – đang yên lặng đừng khuấy động – Tôi cho là…Phải, kể cũng phải nói chính xác tôi thấy chuyện đó ra sao".
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12: Luận văn MIDDOTH


Vào cuối một buổi chiều thu, một người đàn ông đã già, mặt gầy, tóc mai dài và bạc, đẩy cánh cửa chính dẫn vào tiền sảnh của một thư viện có tiếng, nói với một nhân viên rằng ông có đặc quyền vào thư viện, và đề nghị cho mượn một quyển sách. Vâng, nếu như ông ta có tên trong danh sách những người có đặc quyền ở thư viện này. Ông ta bèn đưa thẻ ra – ông John Eldred – tra sổ xong, người nhân viên trả lời đồng ý. "Vâng, thưa còn có một vấn đề nữa" ông ta nói "đã lâu lắm tôi mới lại tới đây, do đó tôi quên cả đường đi lối lại trong toà nhà, và đã mười giờ, tôi chạy lên chạy xuống e không kịp. Tôi có tên quyển sách tôi cần đây, liệu có ai đang rảnh có thể đi lấy giúp tôi được không?".

Sau một thoáng suy nghĩ, người giữ cửa gật đầu ra hiệu cho một người đàn ông trẻ tuổi đi ngang qua "Ông Garret ạ, ông có rảnh để giúp quý ông này một việc được không?" "Vâng được", anh thanh niên có tên Garret trả lời. Mảnh giấy ghi tên quyển sách được đưa cho anh ta. "Tôi nghĩ tôi tìm được, vô tình nó ở đúng vào khu vực tôi kiểm tra tháng vừa rồi, để tôi xem lại trong catalog xem có đúng thế không. Thưa, ông có đúng sách xuất bản năm này ạ?" "Vâng, ông giúp cho, chỉ quyển ấy không quyển nào khác", ông Eldred nói "Cám ơn ông nhiều". "Không có gì, thưa ông" anh Garret nói, vội vàng chạy đi.

"Mình nghĩ đúng mà" Garret tự nhủ khí ngón tay chỉ đúng vào một chỗ trong quyển catalog "Talmud – luận văn Middoth, cùng các bình luận của Nachmas Amsterdam, 1707.11.3.34. Dĩ nhiên là khu vực sách Do thái rồi. Tìm chẳng khó gì".

Ông Eldred ngồi trong một chiếc ghế ở tiền sảnh sốt ruột chờ vị sứ giả trở lại. Ông ta thất vọng khi thấy anh Garret tay không chạy từ cầu thang xuống. "Rất tiếc đã làm ông thất vọng" anh thanh niên nói "Nhưng quyển sách đã có người mượn rồi" "Ồ trời", ông Eldred nói "Vậy ông có chắc không?" "Theo tôi nhiều phần chắc, nếu ông cảm phiền chờ một chút, có thể ông gặp sẽ gặp quý ông vừa lấy quyển sách, ông ta sẽ phải ra khỏi thư viện ngay sau đây thôi, tôi nghĩ mình vừa trông thấy ông ta nhấc quyển sách đặc biệt ấy ra khỏi giá sách" "Thế ạ, ông không nhận ra ông ta là ai ạ? Đó là một giáo sư hay là một sinh viên ạ?" "Tôi không nghĩ vậy, giáo sư thì chắc là không phải rồi, nếu vậy thì tôi phải biết ông ta chứ. Tuy nhiên lúc đó thư viện hơi tối, tôi không nhìn rõ mặt, tôi có thể nói ông ta là một vị quý tộc già hơi thấp, có lẽ một thầy tu mặc áo choàng. Ông chờ cho một chút, để tôi xem ông ấy có thực sự cần quyển sách lắm không?"

"Thôi, thôi" ông Eldred vội nói "Bây giờ tôi không thể chờ được, cảm ơn ông, tôi phải đi ngay. Nhưng có thể khi nào tôi quay lại, có lẽ ông sẽ tìm ra ai là người cầm nó."

"Vâng, chắc chắn, chúng tôi sẽ có quyển sách đã đưa ông, nếu như chúng tôi…" Nhưng ông Eldred đã đi mất, vội vã đến mức không ai nghĩ ông ta vội như thế.

Garret còn ít thời gian, anh nghĩ "Ta trở lại chỗ ấy xem còn thấy ông già không. Có thể ông ta để lại đó vài ngày nữa mới dùng thì sao. Ngay cả ông kia cũng hình như không cần giữ nó lâu lắm thì phải". Thế à anh đi lên khu vực sách Do Thái. Đến có chẳng thấy ai, quyển sách vẫn ở chỗ của nó, mang dấu 11.3.34. Garret hơi bị tốn thương lòng tự trọng đã không giúp được người mượn chỉ một lý do quá nhỏ. Anh muốn cầm quyển sách chạy xuống tầng dưới để sẵn ở đó, ông Eldred quay lại sẽ có ngay, nhưng nội quy thư viện không cho phép. Tuy nhiên, sáng mai anh sẽ để ý đến việc này, sẽ dặn ông giữ cửa khi ông ta đến, báo cho anh biết ngay. Thực tế sáng sớm hôm sau, thư viện vừa mở cửa ông ta đã đến và anh đang ở trong tiền sảnh, lúc ấy hầu như mới chỉ có các nhân viên, chưa có bạn đọc nào đến.

"Thật xin lỗi ông" anh nói "ít khi tôi nhầm lẫn không đâu như thế, nhưng tôi dám chắc quý ông hôm qua đã nhấc quyển sách ra cầm trong tay, không bỏ ra, kiểu người ta cứ hay nhấc ra như vậy nhưng chắc mình đã dùng. Lần này, tôi sẽ chạy lên lấy ngay cho ông"

Ông Eldred đi đi lại lại chỗ đường vào, đọc các cáo thị, xem đồng hồ, ngồi xuống, nhìn chăm chăm lên cầu thang, rất sốt ruột, hai mươi phút trôi qua. Cuối cùng hỏi người coi cửa xem quãng đường từ sảnh đến chỗ anh Garret lấy sách có xa lắm không?

"Tôi thấy lạ đấy" ông coi cửa đáp "mọi khi anh ấy nhanh lắm, chắc ông thư viện trưởng lại sai anh ấy làm việc gì rồi nhưng hẳn anh ấy phải bảo có ông đang chờ chứ? Để tôi gọi nói với anh ấy qua đường ông như thế nào"

Người này nói vào đường ống và sau khi nghe thì mặt biến sắc, hỏi thêm vài câu ngắn, sau đó, đến quầy của mình nói với vị độc giả:

"Thưa ông, rất tiếc tôi được biết có sự cố nhỏ vừa mới xảy ra với anh Garret. Anh ấy bị khó thở, thư viện trưởng đã đưa ông ấy về nhà qua lối bên kia rồi. Nghe như bị một thứ bạo bệnh gì đó"

"Thực sao, có người nào làm ông ấy bị thương không?"

"Dạ không, không có chuyện bạo lực, không phải là ông ấy bị ai tấn công, chỉ là cơn bệnh thôi. Ông ấy vốn thể lực không được khoẻ lắm. Còn về quyển sách, ông tự lên tìm được không? Hai lần rồi mà ông đều bị thất vọng…"

"À vâng, nhưng tôi ân hận quá, vì tôi mà ông ấy ốm, thôi tôi không mượn sách vội, mà đến thăm ông ấy đã. Ông cho tôi địa chỉ của ông ấy được không?"

"Việc này dễ thôi, ông Garret ngủ trong nhà trọ đâu đó gần đây"

"Và, xin hỏi thêm một câu này nữa. Ông có để ý thấy hôm qua sau khi tôi rời thư viện có một cụ già nom rất giống nhà tu hành, phải, mặc áo choàng, ra về sau tôi không? Tôi nghĩ có thể là một ông ở…hoặc tôi biết ông ta cũng nên"

"Không có ai mặc áo choàng đen cả, thưa ông. Sau khi ông đi có hai vị khác ra về, người trẻ cả. Đó là một ông mượn về một quyển sách nhạc và một vị giáo sư đem về mấy cuốn tiểu thuyết. Ồ, ông cho nhiều quá, để tôi đi uống trà, cám ơn ông"

Ông Eldred vẫn còn lo lắng, lên xe ngựa đi tới nhà ông Garret. Ông này chưa ở trong tình trạng tiếp khách được tuy đã khá hơn, bà chủ nhà nói là ông bị cơn sốc nặng. Theo lời bác sĩ, bà cho là mai ông ấy có thể tiếp ông Eldred được. Ông này trở về khách sạn lúc hoàng hôn, tôi cho rằng ông đã trải qua một buổi tối rất buồn nản.

Ngày hôm sau ông gặp ông Garret, vốn bình thường là một thanh niên vui tươi trông dễ thương, nay tái nhợt, run rẩy, ngồi thù lù trong ghế bành cạnh lò sưởi, lúc nào cũng lẩy bẩy nhìn ra bên ngoài, có lẽ Garret chờ vị khách nào khác kia chứ không phải ông Eldred.

"Thực ra tôi phải đến xin lỗi ông" Garret nói "nhưng tôi không biết địa chỉ ông, tuy nhiên tôi rất mừng thấy ông đến thăm. Thật đáng tiếc đã gây ra mọi rối ren, nhưng ông biết cho, tôi làm sao lường trước được căn bệnh này?"

"Dĩ nhiên, tôi cũng là một thầy thuốc đấy, ông tha lỗi cho lời tôi sắp hỏi ông, bởi tôi chắc chắn ông đã nhận lấy nhiều những lời khuyên thích đáng rồi. Có phải ông bị ốm không ạ?"

"Không, tôi ngã trên sàn thật, nhưng không phải từ trên cao xuống. Thực sự là một cơn sốc".

"Ông muốn nói ông gặp chuyện làm ông ngạc nhiên ư? Ông có nghĩ là ông nhìn thấy một cái gì đó không?"

"Nói nghĩ thì không hẳn đúng, vâng, tôi đã nhìn thấy một cái gì đó thật. Ông còn nhớ lần đầu ông đến thư viện không?"

"Dĩ nhiên là có, nhưng thôi, xin ông đừng tả lại, tôi thấy gợi lại chỉ có hại cho ông"

"Nhưng giá kể lại được cho một người như ông thì cũng nhẹ mình. Vì có lẽ ông giải thích được. Tôi vừa đến khu vực có quyển sách của ông…"

"Không, ông Garret, đừng…Với lại muộn giờ để lấy hành lý ra tàu. Xin đừng nói thêm gì nữa, sẽ tệ cho ông hơn là ông tưởng. Chỉ xin nói với ông một câu, tôi cảm thấy mình đã gián tiếp làm cho ông bị ốm, xin được thanh toán chi phí thuốc men cho ông…".

Đề nghị này dĩ nhiên bị từ chối. Ông Eldred cũng ra về ngay lập tức, tuy nhiên trước đó ông Garret cố đề nghị giữ lại số hiệu về quyển luận văn Middoth này để khi rảnh thì ông Eldred có thể tự đến mà lấy. Tuy nhiên ông ta không bao giờ trở lại thư viện nữa.

Ngày hôm ấy William Garret còn có một người khách khác nữa đến thăm, một đồng nghiệp của anh ở thư viện, tên là George Earle. Earle là một trong những người trông thấy Garret nằm bất tỉnh trên sàn ngay tại khu vực đó – đúng ra là ở cái góc nhỏ mở ra lối đi chính giữa một hành lang đầy ắp sách tiếng Do Thái. Earle rất lo về tình trạng của bạn mình. Thư viện đóng cửa, anh đến ngay nhà trọ của Garret. Nói vài câu chuyện xong anh ta bảo:

"Mình không hiểu cái gì làm cho bạn ốm nhưng có lẽ là không khí của thư viện. Mình đi dọc hành lang cùng với David trước khi phát hiện ra bạn, mình bảo David 'Cậu có thấy cái mùi mốc meo ở đâu kinh như chỗ này không? Mùi độc hại quá!' Phải cả ngày sống trong không khí với cái mùi như vậy (không ngờ nó tệ đến như thế) thì phải ảnh hưởng thần kinh và có ngày ốm thôi, đúng không?"

Garret lắc đầu: "Đúng là có mùi như vậy thật nhưng nó vẫn ở đó mấy hôm nay – một mùi rất lạ của bụi, tuy nhiên không phải vì thế mà mình ngất. Mà vì một thứ mình trông thấy. Để mình kể cho bạn nghe. Mình vào phòng sách Do Thái tìm một quyển sách cho một độc giả chờ dưới nhà. Chính quyển sách này gây ra lầm lẫn cho mình hôm trước. Mình cũng cố tìm quyển sách này cho chính vị độc giả ấy và rõ ràng trông thấy một ông cha xứ mặc áo choàng đang lấy quyển sách đó ra. Mình bảo ông khách, ông ta ra về và hẹn mai đến. Mình quay lại tìm ông cha xứ xem có lấy được quyển sách từ ông ta không. Không thấy cha xứ đâu nữa mà quyển sách thì vẫn ở trên giá. Hôm qua mình lại lên lấy sách. Lần này – lúc đó khoảng 10 giờ sáng, mình còn nhớ khu để sách rất sáng, mình trông thấy ông cha xứ, lưng quay lại mình, đang nhìn lên cái giá sách mình định tìm. Mũ ông ta để trên bàn, đầu hói. Mình nhìn kỹ ông ta trong một hoặc hai phút. Như mình đã nói, đầu ông ta hói trụi trông khô khốc đầy bụi bặm, vài sợi tóc lơ thơ như mạng nhện. Mình cố tình gây tiếng động, ho lên, chân bước tới. Ông ta quay lại khiến mình nhìn được bộ mặt, quả chưa thấy như thế bao giờ, mình không thể nhầm được, chẳng hiểu sao mình không nhìn vào phía dưới của bộ mặt mà chỉ nhìn vào phần trên. Nó hoàn toàn khô, hai mắt sâu hoắm, từ lông mày xuống má chỉ là một đám mạng nhện, dày, thế là mình ngã ngất đi"

Hiện tượng này Eale giải thích thế nào ta không cần quan tâm, dĩ nhiên thuyết phục sao được Garret bởi anh ta đâu có nhìn thấy những gi Garret đã nhìn thấy.

Trước khi William Garret trở lại thư viện làm việc, ông thư viện trưởng khăng khăng đề nghị anh đi nghỉ một tuần để thay đổi không khí. Thế là mấy hôm sau, túi du lịch trên vai, anh ra ga, tìm toa hút thuốc, đi tàu tới Bridge-on-Sea, nơi này anh chưa từng đến. Nhưng vừa đến gần toa tàu thì anh nhìn thấy ở ngay cửa toa một hình bóng rất giống với những kỷ niệm không vui của anh. Rồi anh nôn nao cả người, anh gần như vô thức mở cánh cửa toa bên cạnh và lao vào đó như thể thần chết đuổi đàng sau. Tàu lăn bánh, anh muốn xỉu, chợt anh ngửi thấy mùi lọ nước thơm đặt cạnh mũi – thầy thuốc chính là một bà già đẹp đẽ đi cùng cô con gái, cả toa tàu thứ hai này chỉ có hai hành khách này mà thôi.

Anh bắt chuyện với hai người đồng hành nhờ sự kiện này, dĩ nhiên cảm ơn, hỏi han nhau, qua đó anh biết bà già không những là bác sĩ của anh mà còn là một bà chủ nhà. Bà Simpson có phòng cho thuê ở Burnstow và phòng này hợp ý với anh. Lúc này đang vắng khách, Garret tới ở với hai mẹ con, họ và anh rất hợp nhau, buổi tối ngày thứ hai anh ở đó, anh được mời tới phòng khách của họ.

Trong cuộc trò chuyện họ biết anh làm việc tại thư viện.

"A, thư viện, một nơi thật dễ chịu" bà Simpson bỏ đồ đan xuống thở dài "Tuy nhiên, sách vở đã chơi tôi một cú đáng buồn, nói đúng hơn, một quyển sách đã làm tôi bệnh"

"Bà Simpson ạ, sách là nguồn sinh nhai của tôi, tôi làm sao nói tệ về chúng được, tôi không muốn chúng làm điều xấu cho bà"

Cô Simpson bảo: "Mẹ ạ, biết đâu ông Garret giải được nỗi khó khăn lúng túng của chúng ta?"

"Mẹ không muốn ông Garret lao vào cuộc săn lùng có thể dâu dài hơn cả một đời người, cũng không muốn ông ấy bận tâm về việc riêng của chúng ta"

"Nhưng bà Simpson, nếu bà nghĩ tôi có thể có chút xíu nào có ích, xin cứ nói việc lúng túng ấy là gì. Ví dụ như cần tìm một quyển sách nào đó, nhiều khả năng tôi có thể giúp được"

"Vâng, tôi biết, vấn đề là tôi không biết tên quyển sách đó"

"Sách nói về cái gì bà cũng không biết ạ?"

"Không"

"Ngoài việc chúng ta không nghĩ nó là sách tiếng Anh, phải không mẹ, đó cũng chẳng là đầu mối gì lớn lao"

"Thế này, ông Garret ạ" bà Simpson vẫn bỏ dở đan lát, "Để tôi kể cho ông nghe câu chuyện. Ông giữ kín cho nhé. Tôi xin ông. Vốn tôi có một ông chú đã già, tiến sĩ Rant. Có thể ông đã nghe tên cụ. Chẳng phải vì cụ đặc biệt gì đâu mà vì cái cách cụ yêu cầu được chôn ấy."

"Hình như tôi có được được tên này trong quyển sách hướng dẫn nào đó thì phải"

"Có thể lắm" bà Simpson nói "cụ để lại hướng dẫn – thật kinh khủng – để người ta chôn cụ ngồi trước bàn, mặc quần áo bình thường trong một căn nhà xây bằng gạch ở dưới một tầng hầm nơi cánh đồng gần nhà chúng tôi, dĩ nhiên dân trong vùng nói là vẫn thấy cụ quanh quẩn đâu đấy mặc áo choàng đen".

"Tôi thì không rõ chuyện này lắm" bà Simpson nói tiếp "tuy nhiên, dẫu sao cụ cũng mất từ hơn ba mươi năm rồi. Cụ là nhà tu hành, tôi không hình nổi làm sao mà cụ trở thành cha cố, nhưng cuối đời cụ không thừa hành nhiệm vụ này, tôi cho vậy là tốt. Cụ sống bằng tài sản riêng, một địa sản không cách đây bao xa. Cụ không có gia đình con cái, mỗi một cháu gái là tôi, và một cháu trai – cụ không đặc biệt thích ai trong số chúng tôi mà cũng chẳng thích khác, có lẽ cụ thích anh họ tôi hơn – tính anh này giống cụ, rất khắt khe. Sự thể hẳn khác đi nếu tôi không lấy chồng, nhưng tôi lập gia đình và cụ rất ghét điều đó. Cụ sở hữu địa sản và rất nhiều tiền, sau mới rõ ra là như vậy, cụ được toàn quyền sử dụng, và ai cũng hiểu là tài sản ấy được chia đều cho hai chúng tôi sau khi cụ mất. Hơn hai mươi năm trước, vào mùa đông, cụ bị đau và tôi được cử đến chăm nuôi cụ. Lúc ấy nhà tôi còn sống nhưng cụ không đồng ý cho ông nhà tôi đến. Khi đến nơi tôi nhìn thấy ông anh họ John từ trong nhà đi ra qua phía cửa ngách, mặt mày hớn hở. Tôi vào nhà, làm tất cả những gì có thể được để trông nom cụ nhưng xem ra cụ khó qua khỏi và cụ cũng biết thế. Trước hôm mất, cụ gọi tôi lại ngồi bên cụ suốt, tôi đoán có việc gì đó, có lẽ là một việc không vui mà cụ để mãi không tiện nói ra, cứ cố cầm cự chừng nào cụ còn sức. Cuối cùng cụ mới nói ra "Mary", cụ nói "Chú đã làm di chúc có lợi cho John, nó sẽ được tất cả cháu ạ" Dĩ nhiên tôi hơi sốc, bởi vì tôi lấy chồng tôi, chẳng giàu có gì, thực tế sống khá hơn một chút thì nhà tôi chưa phải chết sớm như thế. Nhưng tôi không nói gì với chú tôi cả ngoài việc chú có quyền làm bất cứ gì chú thích, một phần vì tôi không biết nói gì hơn, một phần tôi cảm thấy cụ chưa nói hết. Đúng như thế "Nhưng Mary ạ" cụ nói "chú không mấy ưa John, nên chú đã làm một di chúc khác có lợi cho cháu. Cháu có thể có tất cả, có điều cháu phải tìm ra di chúc đó, mà chú lại không định bảo cháu nó ở đâu", Rồi cụ cười khoái trá. "Cháu là một cô cháu ngoan" cụ nói sau một lát "cháu hãy cứ để chú cho cháu biết những điều đúng như chú bảo thôi. Nhưng chú bảo riêng cháu một điều này. Ra toà với những điều chú nói đây là hoàn toàn vô ích, cháu không có bằng cớ nào khác ngoài lời nói của chính chú, mà John thì là một tay cần thề láo nó cũng làm được. Vậy là cháu hiểu. Chúc thư đó chú không viết theo cách bình thường, mà viết trong một quyển sách, sách in. Ở trong nhà nay hàng bao nhiều ngàn cuốn sách, nhưng cháu không cần tìm trong số đó làm gì. Nó được giữ an toàn ở một nơi khác kia, một nơi mà John có thể sẽ đi tìm nếu như một ngày kia nó biết trong khi cháu không biết. Chúc thư đó làm nghiêm chỉnh, ký và làm đúng hợp thức, nhưng chú nghĩ cháu không tìm được người làm chứng nhanh đâu"

Tôi vẫn không nói gì. Nếu có cử động hẳn tôi đã giữ cái ông cụ già quá tệ ấy mà lắc! Cụ cứ nằm cười một mình. Cuối cùng cụ bảo:

"Cháu chấp nhận sự việc rất bình thản đấy nhỉ, và vì lúc đầu chú có ý định cho hai người bằng phần nhau, John thì óc một số lợi tức đủ để đi đến chỗ có quyển sách, chú sẽ nói thêm với cháu hai điều mà chú không bảo John. Di chúc làm bằng tiếng Anh, điều thứ hai là sa khi chú đi rồi, cháu sẽ thấy trên bàn có chiếc phong bì dành cho cháu, trong có một cái gì đó giúp cháu tìm ra quyển sách nếu cháu đủ thông minh để sử dụng nó"

"Vài giờ sau cụ mất, và cho dù tôi có kêu sự rộng lượng của John Eldred về chuyện này…"

"John Eldred? Xin lỗi bà Simpson, tôi tưởng tôi đã gặp ông ta ở đâu đó rồi thì phải. Trông ông ta như thế nào ạ?"

"Đã mười năm nay tôi chưa gặp lại ông ta. Ông ta người gày, già, để tóc mai dài – trừ phi ông ta đã cạo đi, loại tóc mai mà người ta thường gọi là Dundrery hoặc Piccad … gì đó ấy"

"…weepers phải không ạ? Đúng là ông ta rồi!"

"Ông gặp ông ấy ở đâu ạ, thưa ông Garret?"

"Tôi cũng không nhớ nữa" Garret nói dối "có lẽ là ở một nơi công cộng nào đó. Nhưng bà chưa nói hết câu chuyện"

"Thực ra chẳng có gì nhiều ,trừ việc John Eldred, dĩ nhiên, chẳng thèm quan tâm đến các lá thư kêu gào và một mình thừa hưởng địa sảnh trong khi tôi và con gái tôi phải đi thuê nhà trọ ở đây, kể ra công việc hoá ra cũng không đến nỗi tệ lắm như tôi tưởng".

"Nhưng còn phong bì?"

"Hẳn rồi. Đấy, cái câu đố, cái khó khăn là ở đó. Con đi lấy đưa cho ông Garret xem, trên bàn ấy"

Đó là một mẩu giấy nhỏ chẳng có chữ gì ngoài mấy con số mà lại không phân cách nhau ra ở chỗ nào cả: 11334.

Garret su nghĩ, có một luồng ánh sáng trong mắt anh. Chợt anh nhăn mặt hỏi:

"Thế bà có cho ông Eldred hơn bà ở chỗ ông biết cuốn sách không?"

"Đôi khi tôi nghĩ ông ấy biết" bà Simpson nói "bằng chứng nơi đây, chú tôi làm di chúc này chỉ ít ngày trước khi chết, ông nói vậy, sau đó cất quyển sách đi đâu không biết. Nhưng toàn bộ số sách trong nhà ông cụ được ghi rất đầy đủ trong catalog, mà John có cuốn catalog này. John tuyệt đối không để mất đi một quyển sách nào, ông ấy cẩn thận lắm. Nghe nói suốt ngày ông ấy đi tìm ở các hiệu sách và các thư viện, hẳn ông ấy đã tìm ra những quyển sách nào đã ghi lại trong catalog mà không thấy trong nhà và hẳn đang săn lùng chúng"

"Chắc thế, chắc thế" Garret nói, rồi lại chìm vào suy nghĩ.

Sáng hôm sau anh nói với bà Simpson anh nhận được thư cần phải cắt ngắn chuyến đi nghỉ ở Burnstow, anh thật lấy làm tiếc phải chia tay với họ (và họ cũng lấy làm tiếc phải chia tay với anh).

Trên đường trở về, anh cảm thấy rất có thể một sự kiện nào đó có tính cách cao trào đã xảy ra, mà sự kiện đó rất quan trọng đối với bà Simpson (ta có thể nói thêm là với cô Simpson).

Lúc ở trên tàu anh cứ có cảm giác khó chịu và xúc động. Anh nát óc suy nghĩ xem số hiệu ghi trên quyển sách ông Eldred yêu cầu có liên quan gì tới con số trong mảnh giấy của bà Simpson không.Nhưng con số anh đã gặp phải tuần qua đã khiến anh không còn nhớ một tí dấu vết gì của quyển sách, nó như thế nào, số hiệu ra sao, và nó nằm ở ngăn nào nữa, trong khi các khu vực khác của thư viện anh nhớ rõ mồn một.

Còn một việc nữa, chán quá, lúc đầu thì ngại, rồi thì quên, anh đã không hỏi bà Simpson nơi ở của ông Eldred để có gì anh còn viết thư

Ít nhất anh cũng còn chút manh mối từ mấy con số trên mảnh giấy của bà Simpson. Nếu liên quan đến số hiệu của quyển sách trong thư viện thì các số hiệu này chỉ nằm trong một giới hạn nào đó, có thể chia ra mấy loại như sau: 11.33.4 hoặc 11.3.34. Chỉ vài phút sau là anh xác định được ngay thôi, mà không tìm thấy sách thì vẫn có cách.

Anh vội đi làm ngay việc đó sau khi giải thích với bà chủ và các đồng nghiệp vì sao anh trở về sớm. 1.13.34 không có gì xáo trộn và không có tác phẩm tiếng nước ngoài. Tới gần khoảng 11 cùng hành lang thì một liên tưởng gì đó làm anh ớn lạnh. Nhưng anh phải tiến tới. Sau một thoáng nhìn 11.33.4 (dây là lần đầu tiên anh để ý tới và thật hoàn toàn mới lạ) anh đưa mắt nhìn lướt qua dày sách khổ bốn xếp đầy ngăn 11.3. Khoảng trống anh sợ hãi bỗng hiện ra:34 không còn nữa. Kiểm tra kỹ lại biết mình nhầm, anh xuống tiền sảnh.

"Số 11.3.34 đâu rồi? Anh còn nhớ về con số này không?"

"Nhớ hay không ấy ư? Anh coi tôi là người thế nào hả Garret? Anh tự nhìn lấy các tích kê xem, nếu anh có thì thôi".

"Thế ông Eldred có quay lại không? Cái ông đã đến đây vào hôm tôi bị ốm đấy? Cố nhớ lại xem. Anh nhớ ông ta chứ?"

"Nhớ chứ. Ông ấy không đến suốt từ hôm anh nghỉ đến giờ. À, nhưng Robert biết. Robert, anh nhớ tên ai là Eldred không?"

Robert trả lời: "Có người gửi một silling đến để trả cước phí gửi sách ấy ư? Ai cũng làm thế thì tốt quá!"

"Anh gửi sách cho ông Eldred à? Nói đi xem thế nào? Phải không?"

"Ô hay Garret, nếu một người gửi tích kê đến theo đúng quy cách, thư ký cho biết quyển sách có thể gửi đi được, lại có cả một hộp ghi sẵn địa chỉ được gửi đến kèm theo với thư yêu cầu, và một khoản tiền đủ trả cước phi vận chuyển thì anh làm gì hả Garret? Anh có thực hiện không nào? Hay anh vứt yêu cầu của người ta xuống dưới quầy?"

"Dĩ nhiên anh làm đúng rồi, Hodgson – hoàn toàn đúng, chỉ muốn phiền anh đưa tôi xem cái tích kê, và cho tôi biết địa chỉ của ông Eldred".

"Chắc chắn xưa nay chưa ai bảo tôi là không biết nhiệm vụ của mình. Đây tích kê đây: Ông J.Eldred, 11.3.34. tên sách T–a-l-m, anh liệu mà đọc ra, không phải tiểu thuyết, tôi đoán thế. Và đây là giấy yêu cầu mà ông Eldred đã điền vào để xin lấy quyển sách ông nói là dùng tra cứu".

"Được, cám ơn anh, cám ơn. Nhưng không có địa chỉ ư?"

"À, quả vậy, có tờ địa chỉ kèm theo…nhưng dán luôn trên cái hộp có sách ở trong thành ra đã gửi luôn rồi và nếu như tôi có sai lầm gì đó thì là ở chỗ quên không ghi vào sổ tay, nhưng không có thì giờ ghi vào, một số thường chỉ ghi lại tên và địa chỉ nếu như tôi muốn làm thôi"

"Anh cẩn thận lắm, không sao, cám ơn. Nhưng quyển sách được gửi đi lúc nào nhỉ?"

"Mười giờ sáng nay"

"Ô, may, bây giờ mới có một giờ".

Garret lên gác, vừa đi vừa suy nghĩ. Làm sao có được địa chỉ bây giờ. Đánh điện cho bà Simpson thì sẽ lỡ tàu vì phải chờ trả lời. Chi còn một cách. Bà ta nói Eldred ở địa chỉ của ông chú. Nếu vậy, ta tìm địa chỉ người cho sách. Anh kiểm tra nhanh thôi, vì đã biết tên sách. Đem sổ đăng ký và biết ông già đã chết hơn hai mươi năm về trước ah nhớ lại và tra từ năm 1870. Chỉ có mỗi một lần vào sổ "1875, tháng tám ngày 14, Talmud: Trasctatus Middoth cum R. Nachmanidae, Amstelod 1707. Người biếu ông J.Rant D.D. ở thái ấp Bretfield".

Một từ điển địa lý chỉ ra Bretfield cách một ga của đường tàu chính ba dặm. Giờ để hỏi người coi cổng xem có goi sách gửi trên có địa chỉ nơi nhận là Bretfield không.

"Không, ông hỏi thì tôi nhớ ra Bredfield hay Britfield gì đó chứ không giống tên ông nói đâu"

Thế là tốt quá rồi. Tiếp theo đến bảng giờ tàu. Hai mươi phút nữa có chuyến tàu, đi cả thảy mất hai giờ. Cơ hội duy nhất không thể lỡ được. Anh lên tàu.

Lúc bắt đầu đi anh thật bồn chồn, nhưng ngồi trên chuyến tàu rồi anh đâm ra rối trí. Tìm thấy Eldred rồi sẽ nói sao? Đó là quyển sách hiếm quý cần lấy lại? Rõ ràng không thực. Hay vì trong đó có một bản viết tay quý trọng? Eldred sẽ đưa quyển sách ra trong đó tờ kia đã bị lấy rồi. Anh có thể tìm ra vết xé – của một tờ vốn để trống chẳng hạn, nhưng Eldred nói là nó đã bị xé từ trước. Tóm lại cuộc săn đuổi này có vẻ vô vọng. Chỉ còn có mỗi một khả năng may mắn. Quyển sách rời khỏi thư viện lúc mười giờ ba mươi phút, lên tàu sớm nhất chuyến mười một giờ hai mươi phút, nếu vậy anh có thể đến cùng lúc với nó và kiếm chuyện gì đó khiến Eldred phải trả lại quyển sách.

Mãi tới chiều anh mới đứng trên sân ga, cũng như nhiều ga xe lửa khác ở thôn quê, nó thật là vắng vẻ. Anh chờ một vài hành khách cùng xuống với anh đi xa rồi mới đến chỗ trưởng ga hỏi xem có đúng là ông Eldred ở gần đây không.

"Vâng, gần lắm, hôm nay ông ấy định đến tận đây nhận một cái gói gì đấy mà ông ấy đang chờ. Đã đến nhiều lần rồi, Bob nhỉ?" (Bob là tên người phu khuân vác).

"Vâng thưa ông, nhưng chuyến tàu hai giờ không có cái gói ấy. Hiện tôi đã có nó cho ông ấy ở đây rồi" nói xong người phu đưa lên một gói vuông vắn, nhìn vào Garret biết ngay chính là cái gói quan trọng nhất đối với anh lúc này.

"Bretfield ạ? Cách đây khoảng ba dặm. Đi tắt qua ba cánh đồng này thì chỉ nửa dặm. Kìa, xe ông Eldred tới".

Một cái xe chó kéo tiến đến, trên xe có hai người đàn ông mà Garret dễ dàng nhận ra một. Eldred đi xe phần nào thuận lợi cho anh – lão ta nhiều khả năng không mở cái gói trước mặt đầy tớ. Mặt khác, lão phải vù về cho nhanh, nếu Garret không theo kịp thì lão về nhà vài phút trước anh. Anh phải gấp lên. Con đường tắt đưa anh đi theo một cạnh của một hình tam giác trong khi cái xe phải chạy qua hai cạnh kia đã rồi mới tới được chỗ anh, xe phải dừng một lúc ở nhà ga, do đó anh đến cánh đồng thứ ba thì nghe tiếng bánh xe tiến lại gần. Anh đã cố đi nhanh nhất nhưng tốc độ xe làm anh thất vọng quá. Với tốc độ này thì lão sẽ về đến nhà trước anh mười phút, mà mười phút thì thừa sức cho Eldred hoàn thành sứ mệnh.

Vừa đúng lúc này thì cơ may xảy tới. Buổi tối rất yên tình nên mọi tiếng động nghe rất rõ. Ít khi có tiếng động nào làm cho anh nhẹ mình hơn là tiếng cái xe dừng lại. Có những lời trao đổi, rồi xe lại đi tiếp. Garret thở hổn hển vi lo, anh thấy qua cái bệ chắn (gần chỗ anh đứng) cái xe lăn bánh. Nhưng trong xe chỉ còn tay đầy tớ, không thấy Eldred. Anh biết lão ta đi bộ theo sau. Qua hàng rào cây cạnh bệ chắn, anh nhìn ra được thấy một dáng người gầy đét, cứng đơ đi rất nhanh, tay cắp cái gói, tay kia cầm cái gì đó. Vừa qua cái bệ chắn thì một vật từ sau lưng lão ta rơi xuống cỏ nghe rất khẽ nên lão không để ý. Chờ một tí Garret ra nhặt lên: một bao diêm. Eldred vẫn đi tiếp, vừa đi tay lão vừa làm động tác rất nhanh nhẹn, không hiểu lão làm gì vì lấp bóng cây. Nhưng vì Garret theo dõi rất sát, anh nhận ra một mẩu dây gai buộc cái gói được ném qua hàng rào, tuy nhiên nó bị vướng vào đấy.

Lúc này Eldred đi chậm lại, chỉ có thể đoán được là lão đang giở quyển sách ra từng trang một. Lão đứng lại có lẽ vì tối quá, Garret lẻn vào một cái cổng, vẫn canh nhìn. Còn Eldred nhìn trước nhìn sau không thấy ai vội ngồi xuống một thân cây đổ bên đường, đưa trang sách lên sát mặt. Bỗng nhiên lão để quyển sách đang mở ra trên đầu gối, lục tim các túi, rõ ràng vô ích và có vẻ chán ngán. "Ông ơi, ông mà có diêm lúc này thì khoái đấy – Garret nghĩ" Lão ta nắm vào một tờ giấy, cẩn thận đưa ra xa. Tự nhiên có hai việc xảy tới. Trước tiên một vật màu đen ở đâu rơi xuống trang giấy trắng và chạy trên đó khiến cho Eldred giật mình. Việc thứ hai, khi Eldred giật mình và quay lại đàng sau thì một hình thù nhỏ màu đen bước ra từ khoảng tối phía sau thân cây, từ hình thù ấy giơ ra hai cánh tay ôm lấy một đống đen ngòm tiến tới khuôn mặt Eldred phủ lên đầu và cổ lão ta. Hai chân tay lão giãy giụa lung tung nhưng không phát ra tiếng động. Một lát sau lão không cử động gì nữa. Còn lại mỗi một mình Eldred. Lão gục xuống bãi cỏ bên cạnh cái thân cây để quyển sách văng ra giữa đường. Garret lúc này hoảng sợ nên lấn quên cả giận dữ và nghi ngại trước cảnh tượng khủng khiếp đó, vội chạy xô ra kêu ầm lên "Cứu với!" và may thay một nông dân vừa nhô ra khỏi cánh đồng đôi diện. Ông ta chạy lại đỡ Eldred nhưng chẳng còn làm gì được nữa, lão ta đã chết hắn.

"Tội nghiệp ông già" Garret bảo người nôngdân khi họ đặt lão xuống "Theo ông thì chuyện gì xảy đến cho ông ta vậy?" người đàn ông đáp "Tôi ở cách xa chưa đầy trăm mét, tôi thấy ngài Eldred ngồi xuống đọc sách và theo tôi, tự nhiên ông bị lên cơn thần kinh – xem mặt ông ta đen kịt lại kia kìa."

"Chắc vậy" Garret nói "Lúc đó ông có trông thấy ai ở gần ông ta không? Hay là ông ta bị tấn công?"

"Không thể được.Làm gì có ai đi khỏi đây mà tôi không nhìn thấy?"

"Tôi cũng nghĩ thế, thôi ta bây giờ phải nhờ ai đó giúp một tay, phải gọi bác sĩ và cảnh sát, và có lẽ tôi sẽ trao cho họ quyển sách"

Rõ ràng là một trường hợp cần phải điều tra về cái chết bất thường và Garret phải ở lại Bretfield làm nhân chứng. Một bác sĩ cho biết mặc dù trên mặt có phủ lớp bụi đen, cả mũi miệng người chết cũng vậy, nhưng nguyên nhân chết là có gì đó xảy ra ở một người yếu tim, không phải do ngạt thở. Quyển sách định mệnh được đưa ra, một quyển sách hoàn toàn là chữ Do Thái, không hề có chút gì gọi là lạ lùng ngay cả đối với người nhạy cảm nhất.

"Ông Garret, ông nói ông Eldred trước khi bị cơn đột quỵ có vẻ đang xé một tờ giấy từ quyển sách ra?"

"Vâng, tôi nghĩ là một tờ vốn để trắng trong sách".

"Đây, có một tờ bị xé ra một phần đây, toàn chữ Do Thái, ông xem thử xem".

"Có ba cái tên Anh, có cả ngày tháng. Rất tiếc tôi không đọc được chữ Do Thái".

"Cám ơn ông. Mấy cái tên tên Anh đó như là chữ ký thì phải. Đó là John Rant, Walter Gibson, James Frost, ngày tháng 20-7-1875. Có ai ở đây biết mấy cái tên này không?"

Quyển sách được đưa cho mục sư, ông này nói

"Trông chẳng hề giống chữ Do Thái mà trước đây tôi có học qua"

"Ông chắc đó là chữ Do Thái không?"

"Gì cơ ạ? Vâng. Tôi cho là vậy…Nhưng mà không thưa ông, ông nói đúng. Dĩ nhiên dây không phải chữ Do Thái tí nào. Chính là tiếng Anh. Và nó là một bản di chúc.

Chẳng mấy chốc người ta biết đó là bản di chúc của tiến sĩ John Rant để lại toàn bộ gia sản mới đây còn do John Eldred nắm giữ cho bà Mary Simpson. Chức trách tìm thấy một tài liệu như thế đã khiến cho ông Eldred chao đảo. Còn phần bị xé rách, cảnh sát cho biết không có tác dụng hữu ích, xem xét thì đủ chính bản tất cả rồi.

Bản luận văn Middoth dĩ nhiên được cảnh sát tư pháp giữ lại đã điều tra thêm, ông Garret có nói riêng với anh cảnh sát về lịch sử cuốn sách này cùng mọi tình hình mình suy diễn ra.

Garret trở về làm việc ngày hôm sau, trên đường ra ga đi qua nơi thảm hoạ đã xảy đến cho lão Eldred, anh không thể không nhìn lại một lần nữa, tuy việc nhớ lại những gì đã nhìn thấy làm anh run rẩy cả người dù trong buổi sáng nắng ấm. Anh đi quanh cái thân cây đổ, lòng đầy nghi ngại. Có một vật đen đen vẫn nằm lù lù ở đó làm anh lùi lại. Nhưng nó không động đậy nữa rồi. Nhìn gần thì ra là một đống mạng nhện, anh lấy gậy khều khều, một con nhện rất to từ đó chạy ra bãi cỏ.

Chẳng khó khăn gì ta cũng hình dung được vì sao mà anh William Garret, đang từ nhân viên của một thư viện lớn, đạt tới vị trí ông chủ tương lai của thái ấp Bretfield, nơi mà lúc này bà mẹ vợ của anh ta đang ở đó, bà Mary Simpson.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13: Quăng các chữ Runes [1]


Ngày 15 tháng Tư 190…

Thưa ông, Hội đồng Hội…đã yêu cầu tôi gửi trả lại ông một bài báo viết về Sự thật của Giả kim thuật mà ông đề nghị được đọc tại kỳ họp lần sau của chúng tôi và báo để ông biết Hội đồng thấy không đưa vào chương trình được.

Kính thư,

…Thư ký

Ngày 18 tháng Tư năm…

Thưa ông, rất tiếc tôi bận công việc không thể thu xếp gặp ông về đề tài ông đề xuất. Nội quy của chúng tôi không cho phép ông thảo luận vấn đề với một ủy ban nào đó trong Hội đồng chúng tôi như ông đề nghị. Xin bảo đảm chúng tôi đã xem kỹ bài viết của ông, trước khi bị từ chối bài viết đã được đưa qua chuyên gia hàng đầu cho ý kiến. Chắc tôi không cần nói thêm là không một vấn đề cá nhân nào liên quan đến quyết định của Hội đồng.

Xin hãy tin ở tôi

Ngày 20 tháng Tư

Thư ký Hội…trân trọng thông báo cho ông Karswell biết, tôi không thể cho ông biết tên người hoặc những người chúng tôi đã đưa bài viết của ông để họ xem và cho ý kiến, cũng xin thưa với ông tôi sẽ không trả lời lá thư nào nữa vê đề tài này.

"Ai là ông Karswell vậy anh?" Bà vợ ông thư ký Hội hỏi. Bà vừa đến cơ quan ông và (có lẽ chẳng có lý do chính đáng nào) đã nhặt bản đánh máy lá thư cuối cùng lên đọc, nó được cô đánh máy mới mang vào.

"Em yêu, đó là người mà lúc này đang giận dữ lắm đây. Anh cũng có biết về ông ta mấy đâu, ngoài việc ông ta là người giàu có, địa chỉ: Tu viện Lufford Warwickshire, là nhà giả kim thuật – có vẻ như thế và muốn nói cho bọn anh nghe về thuật này, thế thôi, ngoài ra anh không muốn gặp ông ta trong một, hai ngày tới. Nào, em đã sẵn sàng để ta đi chưa nào?"

"Thế anh đã làm gì khiến ông ta giận dữ?" bà vợ ông thư ký hỏi.

"Chuyện thông thường thôi ấy mà. Ông ấy gửi đến một bản thảo muốn được đọc trong hội nghị lần tới, bọn anh đưa Dunning đọc – người duy nhất ở nước Anh hiểu biết về vấn đề này – Dunning bảo là hoàn toàn vô vọng. Bị từ chối xong, ông ấy choảng thư tới tấp như mưa. Điều cuối cùng ông ấy muốn biết là tên người đã được bọn anh đưa xem ba thứ lăng nhăng đó, anh trả lời thế nào thì em va đọc đấy thôi. Nhưng em đừng có nói gì đấy nhé, lạy Trời"

"Đời nào em nói. Em đã làm vậy bao giờ chưa? Em hy vọng ông ấy không biết được tên ông Dunning tội nghiệp"

"Ông Dunning tội nghiệp? Sao em lại gọi thế! Đó là một người đàn ông rất hạnh phúc. Nhiều thú vui này, một ngôi nhà ấm cúng này, tha hồ thời gian dành riêng cho ông này"

"Em nói tội nghiệp là nói nếu lão kia tìm ra tên ông ta thì rồi sẽ đến làm phiền ông ta"

"Ừ, quả thật nếu thế thì tội nghiệp Dunning thật!".

Ông thư ký và bà vợ hôm ấy ăn cơm khách, chủ nhà là ở vùng Warwickshire. Do đó bà vợ ông thư ký định bụng sẽ hỏi họ về ông Karswell xem sao. May thay chưa cần đưa vấn đề ra thì sau một hồi lâu, bà chủ nhà bảo chồng "Sáng nay em gặp tu viện trưởng Lufford"

Ông chủ nhà huýt sáo.

"Thật ư? Có chuyện gì mà lão lên tỉnh thế nhỉ?"

"Có trời biết, em vừa đi xe qua cổng viện bảo tàng Anh quốc thì thấy lão từ bên trong đi ra"

Lẽ tự nhiên bà vợ ông thư ký hỏi họ có phải họ đang nói về một tu viện trưởng đích thực không.

"Ồ không đâu, chỉ là một vị láng giềng của chúng tôi ở vùng quê vài năm trước đây đã mua tu viện Lufford, tên thực là Karswell"

"Ông ấy có phải một người bạn của bà không?"

Ông thư ký Hội, nháy mắt riêng với vợ. Câu hỏi này dấy lên một tràng diễn thuyết hùng hồn. Thực quả là không có gì đáng nói về ông ta. Chẳng ai hiểu ông ta làm cái quái gì một mình, đầy tớ là một lũ kinh khủng, ông ta tạo ra một tôn giáo cho riêng mình, thực hiện những nghi thức vô cùng đáng sợ, bản thân ông ta hơi một tí là tự ái không bao giờ tha thứ cho ai, mặt mày trông phát khiếp lên được (bà vợ nhấn mạnh, ông chồng thì kín đáo hơn), chưa bao giờ làm một hành động nào tử tế, việc gì cũng gây ác ý hiểm độc. Ông chồng ngắt lời:

"Em công bằng với ông ta một chút nào! Quên chuyện ông ta thết đãi bọn học sinh à?"

"Quên! May mà anh làm em nhớ ra đấy! Xin nói ra để các vị có ý niệm về ông ta. Florence, chị nghe nhé. Mùa đông đầu tiên ở Lufford, vị láng giềng đáng mến của chúng tôi viết thư cho mục sư giáo phận của ông ta (không phải mục sư giáo phận của chúng tôi nhưng đối với chúng tôi là chỗ quen biết) xin dành cho học sinh của trường một buổi xem chiếu phim đèn chiếu, loại rất hay, trẻ con sẽ rất thích. Mục sư hơi lạ. Bởi ông Karswell thường tỏ ra không ưa bọn trẻ con, ông ta cứ hay phàn nàn chúng đi qua đi lại, đại loại như vậy, nhưng dĩ nhiên mục sư nhận lời định ngày xong đích thân mục sư cũng tới xem mọi thứ có ổn không. Bản thân ông mục sư nói là mừng vì vợ mình hôm ấy vướng buổi liên hoan ở nhà không đến xem được (thực tế là như vậy). Bởi ý đồ của ông Karswell là gây cho bọn trẻ con nhà quê một mẻ sợ hết hồn, tôi tin là nếu buổi chiếu này đi đến tận cùng hẳn chúng mất trí thật chứ không chơi. Lúc đầu lão đưa ra nhẹ thôi, chẳng hạn phim The Blooding Hood, nhưng ngay cả lúc ấy, ông Farrer nói, bọn chó sói đáng sợ đến mức phải đưa bọn bé tí ra ngoài. Ông còn nói lão Karswell bắt đầu bộ phim với tiếng chó tru từ xa ca nghe khủng khiếp chưa từng thấy. Tất cả cá cảnh dương bản đều tuyệt đối như thật, ông Farret không hiểu bằng cách nào mà lão ta thực hiện được điều đó, buổi chiếu được tiếp tục, càng đi xa câu chuyện càng gây cho bọn trẻ con như bị thôi miên, im phăng phắc. Cuối cùng tới loạt phim về một cậu bé đi qua công viên của ông ta – Lufford – vào ban đêm. Nhìn hình ảnh trong phim đứa trẻ nào cũng nhận ra. Cậu bé đáng thương bị một nhân vật trắng toát đuổi theo, lúc đầu thoắt ẩn thoắt hiện giữa các cây cao, sau càng ngày càng rõ. Cậu bé cuối cùng bị nó tóm được và bị xé xác ra từng mảnh. Ông Farrer nói nó gợi lại cho ông cơn ác mộng ghê gớm nhất mà trẻ con không thể nào chịu đựng nổi. Dĩ nhiên hơi quá đà, ông mục sư bèn không cho ông Karswell chiếu tiếp. Lão chỉ nói "Ồ, ông nghĩ đã đến lúc chấm dứt buổi chiếu phim của chúng ta và đưa bọn trẻ con vào giường rồi à? Tốt lắm!" và thế là lão chiếu một cảnh khác toàn rắn rết, các sinh vật kinh khủng có cánh và không hiểu làm thế nào lão làm cho chúng như từ trong màn ảnh lổm ngổm bò ra chỗ khán giả với tiếng kêu sột soạt làm bọn trẻ con gần như hoá điên xô đẩy nhau, giẫm đạp lên nhau mà chạy ra, có đứa bị thương, bị đau, và bọn chúng không chợp mắt được cả đêm. Sau đó xôn xao cả làng, các bà mẹ trách cứ ông Farrer, còn các ông bố giá như vượt qua được cổng tu viện, hắn họ đã đập vỡ hết các cửa kính của tu viện. Đó, lão Karswell là như thế đó. Tu viện trưởng Lufford là như thế đó bạn thân mến ạ, bạn có thể hình dung chúng tôi thiết tha làm bạn với ông ta như thế nào!"

"Phải, tôi nghĩ lão hoàn toàn có khả năng là một tội phạm hình sự nổi bật" ông chủ nhà nói "Thương cho ai đọc phải sách của lão ta".

"Lão có phải là, hay tôi nhầm với người khác," ông thư ký Hội nói (suốt vài phút nay, ông cau mày như cố nhớ lại cái gì đó) "người đã cho xuất bản cuốn Lịch sử phép phù thủy khoảng mười năm trước đây hay không?"

"Chính lão ấy, anh còn nhớ những bài phê bình quyển sách đó không?"

"Nhớ chứ, nhớ cả tác giả của bài phê bình sắc sảo nhất ấy chứ. Hẳn là anh vẫn còn nhớ ông ta, John Harrington ấy mà, thời tôi ông ta làm ở hãng John's ấy"

"Có chứ, mặc dù tôi chẳng trông thấy hoặc nghe thấy gì từ ông ta kể từ khi tôi xuống đó cho tới ngày tôi đọc được tin về vụ điều tra cái chết bất thường của ông ta"

"Điều tra cái chết bất thường?" một trong số các bà hỏi. "Cái gì đã xảy ra với ông ta vậy?"

"Ông ta ngã từ trên cây xuống, gãy cổ. Vấn đề là cái gì đưa đến chỗ ông ta phải leo lên cây? Thật là một việc bí mật. Ông ta cảm giác phải dân thể thao gì, đúng không nào, cũng chẳng ai thấy ở ông ta khuynh hướng lập dị nào. Ta hình dung ông ta đang đi trên con đường quê buổi chiều, không có kẻ lang thang nào – bỗng nhiên trèo thoắt lên cây, hoá điên, rơi cả gậy và mũ, cuối cùng ở trên một cái cây cao, cái cây rất khó trèo là đàng khác – mọc ở bờ rào, đúng ngay cành cây khô, thế là rơi xuống gẫy cổ, sáng hôm sau có người gặp ông ta đã chết, bộ mặt vẫn đầy nét kinh hoàng. Rõ ràng ông ta bị vật gì đó săn đuổi, người ta nói đám chó hoang, súc vật của vườn thú hoặc gánh xiếc sổng ra, nhưng làm gì có. Hồi ấy là năm 89, em trai ông ta Henry (tôi nhớ là ở Cambridge, nhưng có thể các vị không nhớ đâu) cố tìm cách lần theo dấu vết để giải thích nhưng đành chịu cho đến nay. Dĩ nhiên Henry khăng khăng cho là trong này có chuyện trả thù, tôi cũng chẳng biết được. Khó mà thấy được đó là chuyện trả thù"

Sau một lát chuyện lại trở lại quyển Lịch sử phép phù thủy.

"Thế anh đã xem quyển ấy chưa?" chủ nhà hỏi.

"Rồi" ông thư ký đáp "Tôi đã đi đến chỗ xem nó cơ đấy"

"Có đến nỗi tệ như người ta nói không?"

"Ồ, về hình thức và lời văn, thì vô vọng, đáng đập bỏ tan tành. Nhưng, không chỉ có thế, nó còn là một quyển sách xấu xa. Tác giả tin tưởng từng lời mình nói, tôi nghĩ không nhầm lão ta đã thử thực hiện phần lớn các công thức trong đó"

"Tôi thì tôi chỉ nhớ bài phê bình của Harrington, giả sử tôi là tác giả hẳn tôi phải từ bỏ tham vọng văn chương cho đến hết đời, không dám ngóc đầu lên nữa"

"Trường hợp này lại không thế cơ chứ. Nhưng ba giờ rồi, tôi phải về đây"

Trên đường về nhà bà vợ ông thư ký bảo:

"Em chỉ mong cái lão ghê gớm kia đừng có phát hiện Dunning là người gạt bài viết của lão ta"

"Khó lòng lắm em à" ông thư ký nói "Dunning không bao giờ nói ra, những vấn đề này rất bí mật, cũng không ai trong số bọn họ lộ ra. Karswell không biết tên ông ta. Dunning cũng chưa bao giờ in ra tài liệu nào về đề tài này. Nguy hiểm duy nhất là Karswell tìm qua những người thường hay đọc các bản thảo về giả kim thuật ở bảo tàng Anh quốc. Nếu mà bảo họ đừng có nói thì sợ họ lại càng nói! Thôi ta hy vọng chuyện ấy đừng xảy ra"

Tuy nhiên Karswell là người rất ma mãnh.

Lần đầu như vậy cũng là nhiều rồi. Một buổi chiều muộn cũng trong tuần đó, ông Edward Dunning từ viện bảo tàng Anh quốc – nơi ông làm công tác nghiên cứu – trở về ngôi nhà ấm cúng ở ngoại ô, nơi ông sống một mình với hai người phục vụ lão luyện đã ở với ông từ lâu năm. Ta chẳng cần biết ông làm gì vì đã được nghe nói đến ở trên, mà hãy bỏ đi theo ông trên con đường về nhà.

Xe lửa đưa ông đến cách nhà một, hai dặm, sau đó xe ngựa đưa tiếp ông đi một đoạn nữa, dừng cách cửa nhà ông độ ba trăm mét. Ngồi trên tàu ông đã đọc sách, nhưng ánh sáng nhạt nhoà dần chỉ đủ cho ông đọc những tấm quảng cáo dán trên mặt kính cửa sổ đối diện ghê

ngồi. Lẽ tự nhiên trên đoạn đường tàu đặc biệt này thì các tâm quảng cáo được ông ngắm nghía thường xuyên, và ngoài đoạn đối thoại lỗi lạc rằng thuyết phục giữa ông Lamplough và một vị K.C [2] nổi tiếng về chủ đề muối có tác dụng chữa cảm sốt (Pyretic Saltinet) chẳng còn gì đáng để ông chú ý. Tôi nhầm, có một tấm quảng cáo ở tít trong góc trông có vẻ không quen thuộc, chữ xanh trên nền vàng, trên đó có một tên người – John Harrington – và cái gì đó giống như ngày tháng. Ông cũng chẳng cần biết thêm làm gì, tuy nhiên vì trong toa ít khách, ông tò mò ngồi dịch xuống cuối toa đọc tấm quảng cáo và không khỏi thắc mắc. Nó không phải là một tấm quảng cáo bình thường mà như sau "Tưởng nhớ John Harrington, F.S.A.. ở Laurels, Ashbrooke. Mất ngày 18 tháng chín năm 19..Được cho phép ba tháng"

Tàu dừng lại. Ông Dunning vẫn mãi đọc mấy chữ màu xanh trên nền vàng, được ông soát vé nhắc nhở nên đứng lên.

"Tôi xin lỗi" ông nói "Tôi đang mải đọc tấm quảng cáo này, sao lại lạ thế nhỉ?"

Ông soát vé từ tốn đọc nó:

"Quái thật, tôi chưa hề trông thấy trước đây. Ai đùa không biết?"

Ông ta lấy khăn lau đi lau lại, khăn thấm nước bọt hẳn hoi lau cả trong lẫn ngoài.

"Không sạch" ông ta bảo "cứ như đúc vào trong kính ấy. Ông có thấy thế không?"

Ông Dunning xem kỹ rồi lấy găng tay của mình xoá đi mà cũng không được.

"Ai là người lo về quảng cáo trên tàu ấy nhỉ? Mà lại để cho họ làm như vậy? Đề nghị ông tìm hiểu xem. Tôi sẽ ghi lại mấy chữ này"

Vừa lúc đó ông lái tàu gọi "George, đến giờ rồi"

"Được, được, nhưng có ai dán cái gì ở cuối toa này. Anh đến xem tấm kính này xem.

"Kính làm sao?" Người lái tàu hỏi, đi tới "Nhưng ai là Harrington mới được chứ? Thế này là thế nào nhỉ?"

"Tôi vừa hỏi xem ai là người chịu trách nhiệm về quảng cáo trên tàu và đề nghị cho điều tra về việc này"

"Vâng, thưa ông, việc này do văn phòng cơ quan tàu điện, ông Timms, phụ trách. Để hết ca tôi sẽ ghi lại mọi thứ, ngày mai sẽ xin nói lại với ông nếu như ông vẫn đi chuyến này"

Đó là việc xảy ra chiều hôm ấy. Ông Dunning tìm xem Ashbrooke ở chỗ nào. Nó ở Warwickshire.

Ngày hôm sau ông lại vào trung tâm. Toa tàu (vẫn đông người trong toa), không có dịp nào để nói chuyện với người soát vé cả, chỉ biết tấm quảng cáo kỳ quặc đã bị xoá đi. Lại thêm một yếu tố bí ẩn cho sự việc. Ông bị lỡ chuyến xe ngựa, đành đi bộ về nhà. Đã hơi khuya, ông đang làm việc trong phòng sách, thì bà người ở vào báo cho 'hai người bên tàu điện tới tìm, rất muốn nói chuyện với ông. Ông nhớ lại tấm quảng cáo mà ông đã quên khuấy mất. Ông soát vé và ông lái tàu uống nước xong, ông bèn hỏi họ xem ông Timms nói thế nào. "Thưa ông, hai anh em chúng tôi liền gặp ông Timms" ông soát vé kể "ông Timms nói thế này, làm gì có tấm quảng cáo như thế được người ta gửi tới hay yêu cầu, hay thuê để đăng lên, thành ra làm sao có nó ở đấy được, chắc các chú dở hơi làm mất thì giờ của ông ấy mới khổ chứ. Tôi nói "Ông Timms ạ, hay ông ra xem tận mắt đi. Nếu thấy nó ở đấy, tha hồ ông gọi tôi là gì cũng được." "Ta cùng đi" ông ta nói và thế là chúng tôi cùng ra thẳng đấy. Giờ thì, xin ông nói cho, tác phẩm quảng cáo rành rành ra đó, tên Harrington, chữ xanh nền vàng. Ông bảo tôi xoá đi bằng khăn lau, ông còn nhớ không ạ?" "Tôi nhớ chứ, vậy sao nào?" Tôi nghĩ ông sẽ bảo vậy. Thưa ông, ông Timms cầm đèn, mà không, ông ấy bảo Williams cầm đèn soi, ông bảo, cái tấm quảng cáo quý giá chúng ta nghe mãi từ nãy đến giờ đâu nào?" "Đây ạ" tôi nói, dẫn ông đến chỗ đó" đến đây ông soát vé im.

"Vậy là không còn nữa chứ gì? Kính đã vỡ?"

"Vỡ? Không hề vỡ. Duy không còn vết tích gì của các chữ nữa, các chữ xanh ấy, ở trên miếng kính ấy, thôi tôi không nói nữa, để cho William kể nốt"

"Thế ông Timms bảo sao?"

"Đành phải để ông ấy gọi chúng tôi bằng đủ các thứ tên, mà cũng chẳng trách ông ấy được. Nhưng tôi và William nghĩ rằng… Vì ông có ghi lại những chữ màu xanh ấy…"

"Đúng, tôi có ghi lại, và vẫn còn đây. Các ông có muốn tôi đích thân nói với ông Timms không? Cho ông ta xem mảnh giấy tôi ghi lại không? Các ông đến đây vì việc đó chứ gì?"

"Dạ, tôi cũng không dám nói thế đâu" William nói "Tôi chỉ định nói với ngài xem có dò ra được cái gì không, thế thôi. Thôi George, có lẽ đêm nay tôi đã khổ công đưa anh đến đây…"

"Được rồi William, anh đâu có phải cáng tôi đến đây, tôi tự nguyện đấy chứ? Vậy là chúng tôi cũng làm mất thì gì của ông, tuy nhiên nếu ông có vô tình đi qua cơ quan chúng tôi và cho ông Timms biết chính mắt ông đã đọc tấm quảng cáo ấy thì chúng tôi đội ơn ông vô cùng. Ông hiểu cho, ở cơ quan người ta bảo chúng tôi trông gà hóa quốc, chúng tôi không dám nói đến chuyện kia, chúng tôi là người làm công ăn lương cả năm mà, ông hiểu tôi nói gì"

Thêm vài lời giải thích nữa rồi hai ông ra về.

Ngày hôm sau, được ông Dunning (mà ông Timms có quen biết sơ sơ) nói cho nghe và cho xem cả mẩu giấy ghi lại, ông Timms không còn ghi điểm xấu cho George và Wiliam trong sổ nữa. Tuy nhiên chẳng ai giải thích được cái gì hết.

Ngày hôm sau nữa lại có thêm một sự kiện xảy ra khiến cho ông Dunning cứ phải nghĩ mãi về câu chuyện ở trên. Ông đang thả bộ từ Câu lạc bộ ra ga xe lửa thì đàng phía trước ông có một người đứng phát của tờ quảng cáo cho người qua lại. Người đứng phát của hãng không chọn phố đông mà phát. Thực tế, trước khi tới gần, ông Dunning chưa thấy họ phát cho một ai. Ông đi qua thì một tờ quảng cáo được đặt vào tay ông, bàn tay lạ chạm vào tay ông khiến ông hơi sốc, nó thô ráp và nóng bỏng. Nhìn lên người đó thì không hiểu sao chỉ có cảm giác lờ mờ không rõ ràng gì cả. Khi liếc nhìn xuống tờ giấy, ông đang đi nhanh. Giấy màu xanh, cái tên Harrington bằng chữ in to tướng đập vào mắt ông. Ông dừng lại, giật mình, lật đật đeo kính. Một người đi ngược lại giật lấy tờ giấy, mất luôn tờ giấy. Ông chạy theo người khách bộ hành. Biến mất. Người phát giấy cũng biến mất.

Trong tình trạng đầu óc cứ thắc thỏm suy nghĩ ngày hôm sau ông Dunning có mặt trong phòng lựa chọn tư liệu của viện bảo tàng Anh quốc, ông điền vào tích kê để mượn Harley 3586 và vài quyển sách khác nữa. Sau vài phút, sách được mang tới, vừa đặt quyển sách muốn đọc trước lên trên bàn thì ông tưởng như có ai thì thầm gọi tên ông ở đàng sau. Ông vội vàng quay lại, làm rơi cặp giấy của ông xuống sàn. Ông không nhìn thấy ai cả ngoài người nhân viên phụ trách phòng gật đầu với ông. Ông nhặt nhạnh các tờ giấy lên. Coi như đã nhặt đủ hết, ông tính bắt đầu ngồi làm việc. Bỗng có một quý ông to lớn ngồi ngay đàng sau ông, đứng lên chuẩn bị ra về đang thu nhặt đồ lề của mình, ông này chạm vào vai ông nói "Tôi xin đưa cho ông tờ này, tôi nghĩ là của ông" và đưa cho ông Dunning một tờ còn thiếu trong tập giấy của ông. "Vâng, của tôi, xin cám ơn ông" Ông Dunning đáp. Ông kia ra về. Sau khi làm xong công việc, ông Dunning nói chuyện với các nhân viên, tiện thể hỏi xem quý ông mập mạp kia là ai. "Ồ, đó là ông Karswell" người nhân viên trả lời, "Hôm trước ông ấy có hỏi tôi ai là quan chức giỏi nhất về giả kim thuật, tôi nói ông là người duy nhất trong cả nước. Để tôi xem có kịp chạy theo ông ấy không, hẳn ông ấy muốn gặp ông".

"Lạy trời đừng!" ông Dunning nói "Tôi đang tránh mặt ông ấy"

"Ồ, thế thì càng tốt, ông ấy không mấy khi đến đây, ông không lo là gặp ông ấy nữa đâu".

Trên đường về nhà hôm ấy, thêm một lần nữa ông Dunning cảm thấy không thể trông chờ sự vui vẻ thường ngày của một buổi tối cô đơn. Một cảm giác khó hiểu không đinh nghĩa được đã len vào giữa ông và các đồng sự - làm ông trĩu nặng. Ông muốn ngồi gần các hành khách trên tàu hoả và tàu điện nhưng cả hai tàu đều vắng ngắt. Ông soát vé George có vẻ nghĩ ngợi, dường như đang tính toán số hành khách đi tàu. Về tới nhà, ông gặp với bác sì Watson, bác sĩ của ông, nơi ngưỡng cửa "Dunning, rất tiếc tôi buộc phải làm đảo lộn công việc nhà ông, cả hai bà người ở của ông bị loại khỏi vòng chiến (Hors de combat) rồi. Thực tế tôi đã phải gửi cả hai đi nhà thương"

"Trời đất! Có chuyện gì vậy?"

"Hình như bị ngộ độc ptomaine, sở dĩ ông bị vì ông ăn ở bên ngoài. Nhưng họ sẽ không sao đâu"

"Khổ quá! Ông có hiểu vì sao xảy ra việc ấy không?"

"Họ bảo họ mua cá của một người bán rong. Thật kỳ lạ. Hỏi mãi không thấy người bán rong nào vào nhà ai cả. Chưa báo ngay được cho ông, nhưng họ phải nghỉ mấy hôm. Tối nay ông đến ăn cơm nhà tôi, rồi ta thu xếp trong mấy hôm nữa ra sao. Tám giờ nhé? Đứng lo lắng gì hết"

Thế là tránh được một buổi tối cô đơn, tuy phải trả giá bằng mấy mối lo âu và bất tiện. Trôi qua buổi tối với ông bác sĩ cũng khá vui (ông này mới đến ở vùng này). Mười một giờ đêm ông Dunning mới trở về nhà. Ban đêm thì chẳng được như ý. Nằm trong giường tắt đèn hết, ông cứ băn khoăn không hiểu bà quét dọn ngày mai có đến không, có đun nước nóng cho ông không. Chợt ông nghe rõ có tiếng cửa buồng làm việc của ông mở ra. Không nghe thấy tiếng chân đi trong hành lang, nhưng cửa mở ra nhất định là phiền phức rồi, sau khi cất các giấy tờ vào hộc bàn ông đã đóng cửa lại cẩn thận rồi mà! Không phải vì can đảm hay vì hổ thẹn, ông trở dậy khoác cái áo mặc trong nhà ra hành lang tì vào lan can nghe ngóng. Không thấy có ánh sáng hay tiếng động nào nữa, chỉ có một luồng gió ấm, một làn không khí nóng bỏng lẩn quẩn quanh hai ống chân ông. Ông trở vào phòng ngủ quyết khóa mình trong đó. Càng khó chịu thêm. Chẳng hiểu tại sao lại không có điện, có lẽ công ty điện ở ngoại ô vì tiết kiệm cho ông những giờ lúc sáng sớm không cần đến điện nên không làm việc, hay công tơ bị hỏng. Cần tìm diêm soi đồng thời để biết còn phải trôi qua bao nhiêu giờ bực bội nữa. Lấy tay sờ vào cái hốc quen thuộc dưới gối, ông chạm vào một cái miệng có răng, quanh có râu mà ông cho là không phải là người theo những nhận biết của ông. Thế thôi cũng không cần đoán ông đã nói hay làm gì. Ông sang buồng bên cạnh, khoá cửa lại, ghé tai vào cánh cửa nghe ngóng cho tới lúc hoàn hồn trở lại. Ông đã qua một đêm khốn khổ lúc nào cũng thấp thỏm chờ xem có tiếng mò mẫm ở cửa không nhưng không thấy gì.

Đến sáng, sau khi lắng tai nghe và run rẩy chân ông mới liều mình trở lại phòng ngủ của mình. May mắn là rèm cửa mở, rèm cửa sổ vẫn kéo cao (lúc đầy tớ ra khỏi nhà chưa đến giờ kéo rèm xuống), tóm lại là không có dấu hiệu có ai ở trong đó cả. Đồng hồ đeo tay vẫn nằm ở chỗ cũ, mọi vật đâu ở đấy, cửa tủ áo vẫn mở như xưa nay. Chuông cửa reo, chứng tỏ bà quét dọn tới (bà này đã được thông báo tối hôm trước), tiếng chuông làm ông Dunning giật thót mình.

Cho bà ta vào xong, ông tiếp tục tìm kiếm mọi ngóc ngách khác trong nhà, nhưng vô ích.

Ngày hôm ấy thật vô duyên. Đến Bảo tàng thì không dám, tuy người nhân viên đã nói rồi nhưng Karswell vẫn có thể đến đó lắm chứ. Dunning không muốn gặp cái người lạ hoắc đáng ghét đó. Nhà ông bây giờ cũng thật dáng ghét, chẳng lẽ lại đến ông bác sĩ? Ông tạt qua nhà thương thăm bà coi nhà và đầy tớ gái, họ đã khá lên. Giờ ăn trưa ông đến câu lạc bộ, thoáng thấy ông Thư ký Hội, ông tươi hẳn lên. Trong bữa cơm trưa, ông kể cho bạn nghe mọi nỗi phiền muộn, tuy vậy chưa dám nói thật những gì đè nặng trong tâm trí ông. "Ông thân mến tội nghiệp ơi" ông thư ký nói "thật là rối quá nhỉ. Này ông, vợ chồng tôi hiện chỉ có một mình, ông phải sang ở với chúng tôi, gởi đồ của ông sang ngay chiều nay đi, đừng ngại gì hết."

Dunning cũng chịu không nổi nữa. Quả thật ông lo lắng vô cùng, mỗi giờ phút qua đi lại khắc khoải không biết những gì sẽ xảy tới với mình đêm nay. Ông vui lòng nhận lời và vội vã về nhà đóng gói hành lý.

Hai người bạn khi đón tiếp ông đến, ngạc nhiên thấy vẻ bơ phờ của ông, cố gắng giữ tinh thần cho ông nhưng hoàn toàn vô ích. Nhưng khi hai người đàn ông ngồi hút thuốc với nhau, Dunning lại trở nên buồn phiền. Rôi ông chợt nói:

"Gayton ạ, có lẽ tay giả kim thuật tìm ra mình là người loại bỏ bài viết của hắn ra rồi"

Gayton huýt sáo

"Sao anh biết?"

Dunning bèn kể lại đã nói chuyện với nhân viên Bảo tàng ra sao, Gayton đành nghĩ có lẽ đúng. Dunning nói:

"Tôi cũng chẳng cần, nhưng gặp nhau thì phiền lắm, có thể ông ta đang cáu giận, tôi nghĩ vậy"

Câu chuyện đến đây lắng xuống. Gayton ngày càng nhận thấy được nỗi sầu não trên nét mặt Dunning, bèn – với một cố gắng đáng kể - hỏi thẳng bạn có phiền muộn điều gì quan trọng không. Dunning thở phào nhẹ nhõm:

"Tôi đang muốn kể ra đây. Anh có biết ai là John Harrington không?"

Gayton giật mình, chỉ hỏi được vì sao Dunning nói thế. Thế là Dunning kể tuột mọi chuyện ra, trên tàu hoả, ở trong nhà, ở ngoài phố, rồi tâm trí ông lúc nào cũng rối loạn tơi bời, bây giờ vẫn vậy, cuối cùng ông nhắc lại câu hỏi trên kia. Gayton không biết trả lời thế nào. Kể về cái chết của Harrington thì cũng phải thôi, nhưng trong khi Dunning đang ở tâm trạng như thế này, câu chuyện quá buồn thảm, riêng ông còn thấy có cái gì đó gắn liền hai sự việc với nhau và với con người Karswell. Đối với một nhà khoa học kể cũng khó nhượng bộ nhưng ông nghĩ nên "xoa dịu" thì hơn, ông quyết định phải trả lời thận trọng và trước hết phải tâm sự với vợ đã. Cho nên ông chỉ nói có biết Harrington ở Cambridge, ông này đột tử năm 1809, ông biết vài chi tiết, vài tác phẩm ông ta đã xuất bản. Sau đó ông nói với bà Gayton và đúng như ông dự kiến, bà lao ngay vào cái kết luận đang lơ lửng trước mặt ông. Chính bà đã gợi cho ông nhớ tới em ông Harrington là Henry Harrington hiện còn sống, bà cũng đề nghị nhờ ông bà nhà đã mời họ ăn cơm tối hôm trước đi tìm hộ ông này. Gayton phản đối:

"Biết đâu ông này là một tay gàn vô vọng thì sao?"

"Vợ chồng nhà Bennett phải biết chứ?" Bà Gayton nói lại và bảo sẽ gặp ông bà Bennet ngay ngày mai.

Khỏi phải kể chi tiết những bước mà người ta đã làm cho Henry Harrington và Dunning lại gần nhau.

Cảnh đáng kể là cuộc chuyện trò giữa hai người này. Dunning nói cho Harrington nghe bằng cách kỳ lạ nào mà cái tên của người chết được đưa tới trước mắt ông, thêm vào đó là những gì ông trải qua sau đó. Rồi ông hỏi Harrington xem ông này có cảm phiền gợi lại cái chết của người anh không. Không cần nói bạn cũng hình dung được Harrington ngạc nhiên đến thế nào khi nghe chuyện Dunning, nhưng câu trả lời của ông đã sẵn sàng. Ông kể:

"Vài tuần trước đó John cứ lúc lúc lại thấy trong người khó chịu kinh khủng, tôi muốn nói không phải là ngay trước thảm họạ, mà trước đó ít lâu. Có một vài việc kỳ lạ là anh ấy luôn có cảm giác có người đi theo mình. Dĩ nhiên anh ấy là người nhạy cảm, nhưng trước kia chưa bao giờ có cảm giác ấy. Tôi không thể nào không nghĩ tới có trò ác độc gì đây, nhưng điều ông kể càng làm tôi nhớ đến anh tôi. Ông có thấy mối liên hệ không?"

"Tôi mơ hồ nghĩ đến điều đó. Tôi có nghe ông anh của ông phê bình kịch liệt một quyển sách trước khi chết và mới gần đây tôi vô tình ngáng trở công việc của chính con người viết quyển sách ấy, nó khiến ông ta rất căm giận"

"Xin đừng nói đó là lão Karswell!"

"Chính lão ấy"

Henry Harrington ngã người ra sau.

"Thật hết chỗ nói rồi. Để tôi giải thích rõ thêm. Qua lời anh tôi kể, tôi dám chắc John bắt đầu tin – tuy anh tôi không muốn chút nào – rằng Karswell chính là cội nguồn những hoảng loạn của anh ấy. Có vẻ có một sự liên quan nào đó đến tình trạng ấy. Anh tôi vốn là một nhạc công lớn, anh thường tham dự các buổi hoà nhạc ở thành phố. Ba tháng trước khi mất, anh từ một buổi hoà nhạc trở về và đưa tôi xem bản chương trình, một bản chương trình để phân tích, anh vẫn thường giữ lại. "Suýt nữa anh quên mất tờ này" anh nói "Anh nghĩ mình đánh rơi ở đâu rồi. Tuy nhiên anh vẫn tìm dưới chỗ ngồi và lục lọi các nơi. Người ngồi bên cạnh bèn đưa tờ chương trình của anh ta, nói rằng "thôi để tôi biếu ông, tôi cũng chẳng dùng làm gì", sau đó ông ta đi luôn. Anh không biết ông ta là ai, chỉ biết đó là một người mập mạp, mày râu nhẵn nhụi. Không có tờ chương trình này thì anh tiếc lắm, dĩ nhiên có thể mua tờ khác, nhưng tự nhiên có nó càng tốt chứ sao. Một lần khác, anh kể lại rằng trên đường về khách sạn, suốt cả đêm anh thấy khó ở. Bây giờ tôi mới thấy các sự kiện ấy với nhau. Rồi, sau đó không lâu, anh tôi lấy các tờ chương trình ra sắp xếp, và cái tờ chương trình đặc biệt đó (tôi chỉ liếc qua) anh thấy nó hầu như là một tờ giấy dài trên có viết một thứ chữ rất đặc biệt bằng hai màu đỏ và đen, viết rất cẩn thận, trông rất giống chữ Runes. "Quả thật" anh nói "cái ông béo ngồi cạnh tôi đây mà, tôi phải trả lại ông ta, hình như bản sao chép cái gì dó, để mất sẽ gay go. Nhưng làm sao tìm được địa chỉ của ông ta bây giờ? Chúng tôi nói với nhau ít phút về việc này, nhất trí không đáng phải đăng cáo thị, để lần hoà nhạc sắp tới anh tôi sẽ đi tìm ông ta vậy. Tờ giấy nằm trên quyển sách và cả hai chúng tôi ngồ bên lò sưởi, đó là một buổi chiều hè lạnh có gió. Tôi nghĩ cửa bị gió đẩy ra. Không hiểu sao có một cơn gió ấm, đột nhiên thổi vào chỗ chúng tôi, cuốn mảnh giấy vào ngọn lửa, và vì mảnh giấy nhẹ, nó cháy ngay biến thành làn khói bay lên ống khói lò sưởi. "Thế thì anh đem trả sao được" tôi nói. Trong một phút anh tôi im lặng không nói gì, sau đó có vẻ giận "Dĩ nhiên không trả được, nhưng sao chú cứ nói đi nói lại việc đó như thế?" Tôi lưu ý anh ấy là mới nói việc này óc mỗi một lẩn. "Chú nói bốn lần rồi thì có!" Tôi vẫn không quên lời anh tôi, chẳng hiểu vì lý do gì. Bây giờ mới đến điểm chủ yếu đây. Không biết anh đã đọc quyển sách của Karswell mà ông anh tội nghiệp của tôi phê bình chưa. Chắc là chưa, riêng tôi, tôi đã đọc nó cả trước và sau khi anh tôi mất. Lần đầu cả hai chúng tôi cùng nhau chế giễu nó. Văn chẳng ra văn, toàn động từ chưa chia và đủ những thứ khiến một người ở Oxford phải phẫn nộ. Lão ta không có gì là không nuốt. Lão hoà trộn mọi thần thoại lại với nhau, lão rút chuyện từ quyển Golden Legend ra nhưng lại cho đi với các phong tục man rợ thời nay – thực ra nếu biết cách sử dụng thì rất thích hợp nhưng lão có biết cách dùng đâu. Lão ghép Golden Legend và Golden Bough vào thành đôi với nhau và tin cả hai. Thật là một cách trình bày thảm hại. Sau thảm hoạ, tôi lại đọc lại. Không thấy gì khá hơn nhưng cảm tưởng để lại trong tâm trí tôi khác đi. Như tôi đã nói với anh, tôi nghi lão ta chơi xấu anh tôi, do đó tôi cho rằng lão phần nào chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra. Quyển sách lúc này đối với tôi thực quả là một thể hiện rất u ám, đặc biệt có một chương trong đó nói đến "Quăng các chữ Runes vào người ta" – chủ yếu để loại bỏ con người đó thì đúng hơn. Lão nói về hành động này, theo tôi, hàm ý là có thực, đã qua hiểu biết thực tế. Tôi không có thời gian đi sâu vào chi tiết nhưng kết quả sau khi đi thu thập thông tin thì đúng người đàn ông ở buổi hoà nhạc là Karswell. Tôi đâm nghi – không phải nghi mà tin chắc tờ giấy đó rất quan trọng, tôi dám chắc nếu anh tôi trả lại được cho lão hẳn bây giờ anh ấy vẫn còn sống. Vì vậy tôi muốn hỏi anh, anh còn có gì để kể thêm nữa không?"

Dunning bèn kể lại sự kiện ở Viện bảo tàng Anh quốc. "Vậy là lão có đưa cho anh một tời giấy, anh đã xem chưa, ta phải xem lại ngay, và xem thật kỹ". Họ về căn nhà trống trải – vẫn trống trải vì hai đầy tớ chưa trở lại làm việc được. Tập giấy của Dunning để trên bàn, đầy bụi, đó là những trang giấy rời Dunning dùng để ghi chép, và một trong những trang đó, khi ông nhặt lên, nó bay xuống đất mới nhanh làm sao. Vì hóa ra chỉ là một dải giấy nhỏ và rất nhẹ. Cửa sổ đang mở, Harrington đóng sập lại thật nhanh, kịp thời tóm được tờ giấy "Đúng rồi, giống hệt cái tờ của anh tôi. Phải cảnh giác đấy, vấn đề này nghiêm trọng với anh đấy"

Hai người nghiên cứu kỹ lưỡng mảnh giấy. Như lời Harrington, chữ viết trên đó giống chữ Rune vô cùng, nhưng không ai đọc ra được mà cả hai đều không dám chép lại vì không biết nó mang ý đồ xấu xa nào. Thành ra chưa hiểu nó định truyền đạt điều gì. Nhưng cả Harrington lẫn Dunning đều biết chắc hậu quả mà người mang nó sẽ nhận lấy. Họ đồng ý phải đem trả lại nơi xuất xứ và bản thân người mang nó phải tự làm lấy việc này. Phải mưu mẹo, thủ đoạn làm sao thật khéo léo, Karswell đã biết mặt Dunning. Việc đầu tiên Dunning phải cạo sạch bộ râu. Nhưng nếu cái cú trời giáng xảy ra trước thì sao? Harrington nghĩ họ có thể xác định được thời gian sự việc sẽ xảy ra. Ông nhớ ngày diễn ra buổi hoà nhạc của anh ông. Điểm đen đó vào ngày 18 tháng sáu, mà anh ông mất vào ngày 18 tháng chín. Dunning cũng nhớ lại "ba tháng báo trước" đã được nói đến trong dòng chữ ở cửa kính toa tàu.

"Có lẽ" ông này vừa buồn vừa cười vừa nói "hạn chết của tôi cũng là ba tháng. Vậy là tôi xác định được ngày tháng qua cuốn lịch công tác của tôi rồi đây. Phải, 23 tháng tư là ngày ở bảo tàng, như thế ngày định trước là 23 tháng bảy. Bây giờ thì như anh biết đấy, điều vô cùng quan trọng đối với tôi là được biết về diễn biến của mối hoảng loạn ở ông anh của anh, nếu có thể anh làm ơn cho tôi nghe".

"Tất nhiên. Cảm giác luôn bị ai đó theo dõi ám ảnh anh tôi nhất. Tôi phải vào ngủ trong phòng anh ấy và anh ấy có khá hơn, mặc dù vậy trong giấc ngủ anh ấy nói mơ rất nhiều. Về cái gì? Đi sâu vào đó thì có khôn ngoan không, ít nhất là trước khi giải quyết được mọi việc? Tôi nghĩ là không, nhưng tôi có thể kể anh nghe chi tiết này. Trong những tuần ấy có hai bưu phẩm được gửi đến cho anh tôi qua đường bưu điện, cả hai đều được đóng dấu bưu điện London, chữ trên phong bì viết tay, kiểu chữ giao dịch buôn bán. Một là trang sách in hình tranh khắc gỗ của Bewick, xé ra từ đâu đó. Cảnh một con đường sáng trăng trên có người đang bị một con quỷ đuổi đàng sau, và dưới viết mấy dòng cắt ra từ tập "Ancient Mariner" (theo tôi chính là những gì mà bức tranh minh hoạ) tả về một người đi đường đã có lần quay lại đàng sau:

…vẫn đi tiếp

Không quay đầu lại nữa,

Vì anh ta biết,

Có con quỷ đang đuổi đàng sau .

Bưu phẩm thứ hai là một quyển lịch mà các thương nhân thường dùng. Anh tôi chẳng chú ý, nhưng sau khi anh ấy mất, tôi nhìn vào thì thấy tất cả những gì sau ngày 18 tháng chín đều bị xé bỏ hết. Chắc anh lấy làm lạ sao anh ấy còn đi ra đường một mình vào buổi tối anh ấy bị giết, nhưng sự thực là trước hôm bị giết khoảng mười ngày thì tuyệt nhiên không có cảm giác bị theo dõi hoặc có người đi theo gì cả.

Buổi bàn luận kết thúc như sau, Harrington có quen một người hàng xóm của Karswell, có thể nhờ người này theo dõi nhất cử động của lão ta. Về phía Dunning, phải sẵn sàng tìm cách gặp mặt Karswell bất cứ lúc nào, phải giữ cho mảnh giấy được an toàn ở một chỗ có thể lấy ra dễ dàng.

Họ chia tay nhau. Những tuần lễ sau đó vô cùng căng thẳng với Dunning. Vật cản trở vô hình được dựng lên kể từ ngày ông nhận được mảnh giấy dần dần biến thành một màn đêm bao trùm lên khắp nơi khắp chốn, xem chừng ông không thể nào ra thoát. Không ai có cách gì đưa ông đến với lão ta, ông dường như bị tước đi mọi sáng kiến. Ông lo lắng khôn tả khi tháng Năm, tháng Sáu và những ngày đầu tháng bảy trôi qua dần. Ông chờ một thông điệp của Harrington. Trong khi đó Karswell vẫn án binh bất động tại Lufford.

Cuối cùng chỉ còn chưa đến một tuần là tới cái ngày oan nghiệt được coi như sự chấm dứt cho cuộc sống trần tục của ông, thì có một điện báo như sau "Rời Victoria bằng chuyến tàu cập tàu thủy đêm thứ Năm. Đừng để lộ. Tối nay tôi sẽ đến anh. Harrington"

Tối đó Harrington đến, họ bàn bạc kế hoạch. Tàu hoả sẽ rời ga Victoria lúc chín giờ, ga cuối cùng trước khi tới cảng Dover là Tây Groydon. Harrington nhận diện và theo sát Karswell từ Victoria, trông chờ Dunning ở Groyon, nếu cần thì gọi Dunning – bằng một cái tên thoả thuận trước. Dunning, phải cải trang, thay đổi hình dạng khác đi chừng nào hay chừng ấy, trên hành lý xách tay tuyệt nhiên không có chữ lồng hay dấu hiệu nào và tuyệt đối phải mang mảnh giấy đó theo người.

Tôi không cần mô tả ra đây nỗi căng thẳng thần kinh khủng khiếp mà Dunning phải chịu đựng ở cái ga Groydon. Cảm giác về mối hiểm hoạ trong những ngày cuối cùng này càng trở nên sắc bén thêm vì đám mây mờ che phủ ông nay đã loãng ra, nhưng cảm giác nhẹ nhõm đâm ra lại là một điềm gở vô cùng đáng ngại. Ngộ nhỡ trượt Karswell lần này thì hy vọng tiêu tan, không còn cơ hội nào nữa. Tin đồn đại về hành trình của lão biết đâu chỉ là âm mưu lão tung ra. Hai mươi phút đi đi lại lại trên sân ga rồi hỏi tới hỏi lui những người phu khuân vác về chuyến tàu hoả cập tàu thủy thật là cực hình cay đắng nhất trong đời của Dunning. Thế rồi tàu tới, Harrington xuất hiện ở cửa sổ. Họ không thể để lộ ra là quen biết nhau. Dunning lên một toa tàu cách xa đó rồi mới dần dần mò vào khoang tàu có Harrington và Karswell. Ông rất mừng thấy hành khách trên tàu rất vắng vẻ.

Karswell có vẻ rất cảnh giác, nhưng không có dấu hiệu nào tỏ vẻ lão nhận ra. Dunning ngồi trên một ghế tàu phía trước mặt lão nhưng không chính diện và tìm hết cách (lúc đầu hoàn toàn thất bại) với mọi khả năng của mình, để có thể chuyển giao lại mảnh giấy. Trước mặt Dunning, bên cạnh Karswell là một đống áo choàng của Karswell. Nhét mảnh giấy vào đó thì không an toàn – hoặc ông không cảm thấy an toàn. Phải tìm cách đưa hẳn tới tay lão và lão nhận kia. Lại còn một túi xách tay để mở, trong có nhiều giấy tờ. Hay là giấu mảnh giấy lẫn vào đó? Nhưng nếu Karswell rời khỏi toa tàu bỏ cái túi lại thì sao? Hoặc lão tìm thấy tờ giấy và đưa lại cho ông thì sao? Giá như được Harrington cố vấn cho! Nhưng không thể được, thời khắc trôi qua. Một vài lần Karswell đi ra ngoài hành lang. Lần thứ hai Dunning định làm cái túi rơi khỏi ghế ngồi, nhưng gặp ánh mắt cảnh cáo của Harrington ông lại thôi. Mặt khác từ ngoài hành lang, Karswell vẫn để ý theo dõi, có lẽ để xem hai người này có quen nhau không? Lão quay vào. Rõ ràng lão nôn nóng không yên, lần thứ ba lão đứng dậy, tia hy vọng loé lên, bởi có một cái gì đó rơi từ ghế của lão xuống sàn tàu với tiếng kêu rất khẽ. Lão lại đi ra ngoài và lần này xa hẳn chỗ cửa sổ.

Dunning nhặt vật bị rơi lên, chiếc chìa khóa nằm trong tay ông có hình dáng của cái hộp đựng vé nhãn hiệu cook, trong có những tấm vé. Thường hộp vé loại này có một cái túi ở vỏ ngoài, và chỉ vài giây, mẩu giấy mà ta biết đã được Dunning nhét thật nhanh vào cái túi đó. Để thủ thuật tiến hành được chắc chắn, Harrington ra đứng chắn ở cửa toa tàu vờ nghịch cái móc cửa. Thế là thực hiện xong, mà vừa đúng lúc, vì tàu đang chạy chậm dần để vào Dover.

Ít phút sau Karswell trở vào toa. Dunning cố nén xúc động trong giọng nói, đưa cho lão cái hộp vé và nói "Tôi xin phép đưa ông cái này, và tôi tin là của ông". Nhìn vào chiếc vé bên trong thật nhanh, Karswell thốt ra mấy lời mà hai người kia mong chờ "Vâng, đúng là của tôi, xin cám ơn ông nhiêu" rồi lão cất vào túi ngực.

Trong mấy phút tiếp theo đầy hồi hộp – ngộ nhỡ lão sớm phát hiện ra mẩu giấy – cả hai người đều cảm thấy toa tàu tối đi và nóng lên, Karswell thì bồn chồn ngột ngạt, lão kéo đống áo khoác gần lại rồi đẩy ra xa như ghê tởm và ngồi thẳng lên nhìn hai người một cách lo lắng. Bản thân họ cũng lo chết được, vờ thu xếp đồ đạc, có cảm giác Karswell định nói cái gì đó, nhưng vừa lúc ấy tàu vào Dover. Từ đây đến bến tàu rất gần nên lẽ tự nhiên cả hai ra hành lang luôn.

Đến bến tàu họ ra khỏi tàu hoả, nhưng vì tàu hoả quá vắng khách họ buộc phải thơ thẩn ở sân ga, chờ Karswell đi vượt lên trước cùng một người phu khuân vác hành lý lên tàu thủy. Tận lúc đó họ mới hoàn hồn trao đổi một cái xiết tay và một lời chúc mừng ngắn gọn. Dunning trải qua những giờ phút quá căng thẳng nên mệt muốn ngất đi.

Harrington để ông đứng dựa lưng vào tường trong khi bản thân mình đi quá mấy bước ra chỗ nhìn thấy được con tàu nơi Karswell vừa bước tới. Người đứng ở cầu tàu soát kỹ vé của lão, còn lão, khoác cái áo khoác đầy người, xuống tàu. Bỗng nhiên anh nhân viên gọi giật lão lại:

"Xin lỗi ông, quý ông kia không thấy trình vé ạ?"

"Quý ông quái quỷ, quỷ quái nào vậy?" giọng nạt nộ của Karswell đáp lại từ trên boong. Người soát vé cúi xuống nhìn lão "Quỷ? Phải, tôi không biết có phải thế không, dám chắc lắm". Harrington nghe tiếng ông ấy nói một mình, sau đó nói to lên "Tôi nhầm, xin lỗi ông chắc là cái đống áo của ông", rồi anh ta hỏi người phụ việc đứng bên cạnh "Hay ông ta có con chó đi theo hay một cái gì đấy? Kỳ thực đấy. Xin thề là ông ta không hề đi một mình. Dù sao thì ta sẽ xem trên tàu vậy. Tàu ra khơi rồi, tuần sau ta sẽ gặp các khách đi nghỉ hè này mà" Năm phút sau chẳng còn gì ngoài ánh đèn mờ mờ của con tàu và ánh đèn của cảng, gió đêm và trăng.

Hai người ngồi mãi với nhau trong phòng khách sạn Lord Warden. Cho dù cất được gánh nặng lo âu, họ vẫn bị nỗi nghi hoặc đè nặng trên mình.Liệu có đúng là họ đã đưa một người tới chỗ chết như họ tin không? Ít nhất cũng phải báo cho người đó biết chứ! "Không" Harrington bảo "hắn là kẻ sát nhân nên điều ta làm còn hơn cả đúng nữa. Nhưng nếu anh nghĩ như vậy là hơn thì ta báo cho lão ở đâu?" "Lão lấy vé đi Abbéville mà", Dunning nói "tôi đã nhìn thấy. Nếu ta đánh điện cho khách sạn theo sách hướng dẫn du lịch của Joanne". "Xem lại hộp vé của anh đi, Dunning, tôi thấy yên tâm hơn. Hôm nay 21, lão còn một ngày nữa. Sợ lão tiêu rồi" Thế là điện tin được đã lại ở quầy tiếp tân của khách sạn.

Chẳng biết điện tín có đến được tới nơi không, chỉ biết là chiều 23 tháng bảy một khách du lịch người Anh đang đứng trước nhà thờ St Wulfram, ở Abbéville – lúc ấy đang được sửa chữa cho rộng ra – thì bị một hòn gạch từ giàn giáo mé tây bắc rơi trúng đầu chết ngay, mà trên giàn giáo không có người thợ nào cả, giấy tờ xác định ông ta tên là Karswell.

Còn một chi tiết cần nói thêm. Harrington mua được bộ sách Bewick ở cuộc bán đấu giá đồ cũ nhà Karswell. Trang có bản in khắc gỗ hình người đi bộ và con quỷ bị xé mất. Đồng thời sau một lúc ngập ngừng, Harrington định kể cho Dunning nghe những gì ông anh nói khi nằm mơ, chưa nói được mấy lời thì Dunning bảo thôi.

Chú thích :

[1] Một loại chữ cổ xưa của dân tộc Bắc Âu

[2] King 's Counsel: cố vấn của vua về luật pháp ở nước Anh
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14: Ghế ngồi hát thành ca ở nhà thờ Barchester


Tôi chú ý đến câu chuyện này khi đọc đoạn cáo phó sau đây trong tờ tạp chí Gentleman's Magazien vào một năm đầu thế kỷ mười chín:

"Ngày 26 tháng hai, tại tư gia trong khuôn viên nhà thờ Barchester, ông John Benwell Haynes đáng kính, tiến sĩ Thần học (Doctor of Divinity), 57 tuổi, phó chủ giáo của Sowerbride, mục sư của Pickhill và Candley. Ông đã tốt nghiệp đại học…, Cambridge, được các bạn thâm niên mến mộ vì tài năng và tính cần cù, ngay kỳ tốt nghiệp đầu tiên đã có tên trong danh sách các sinh viên đỗ đầu về toán. Thành tích Hàn Lâm chẳng bao lâu đã đưa ông lên cương vị thành viên ban Giám đốc của trường đại học. Năm 1783 ông được nhậm chức giám mục và không lâu sau đó được bạn bè và người bảo trợ của ông là ngài cố Giám mục đáng kính Lichfield tiến cử lên chức cha phó thường nhiệm ở Ranxton –Sub-Ashe…Sự thăng chức vùn vụt của ông từ một giáo sĩ được hưởng lộc thánh lên đến người chỉ huy Ban thánh ca chứng tỏ ông được trân trọng và tín nhiệm nhờ khả năng xuất sắc của mình. Ông tiếp quản chức Phó chủ giáo sau cái chết đột ngột của Phó chủ giáo Pulteny năm 1810. Những lời tuyên thệ của ông phù hợp tuyệt vời với những nguyên tắc của tôn giáo và nhà thờ mà ông đã tô điểm, được thể hiện ở trình độ phi thường, sự tinh tế của một học giả được kết hợp với sự nhuần nhuyễn của Cơ đốc giáo. Không hề mang vẻ nhiệt tình hăm hở, không bạo lực bè phái, chỉ thấm đượm tinh thần nhân ái trong trẻo, những lời ấy còn khắc sâu mãi mãi trong tâm trí người nghe.

Ngòi bút của ông đã bảo vệ thành công chế độ giám mục quản lý nhà thờ, một chế độ mà kẻ viết bài tưởng niệm này cho dù đã dày công nghiên cứu, chỉ có thể xem như một ví dụ của lòng khao khát tự do và một tổ chức có nhiều nét đặc trưng giống với các nhà xuất bản thế hệ chúng ta. Thực vậy, những tác phẩm đã xuất bản của ông gồm một bản dịch với lời lẽ linh hoạt tao nhã, cuốn Argonautica [1] của Valerius Flaccus, một tập Nghị luận về một vài sự kiện xảy ra trong cuộc đời của Joshua do Nhà thờ phát hành, ngoài ra là những huấn thị ông đọc tại các cuộc viếng thăm giới tăng lữ trong giáo khu nơi ông làm phó chủ giáo. Chúng nổi bật về v.. v..Phong cách tao nhã, mến khách của những dòng chữ ấy, những đề tài ấy, những người quen biết ông không thể nào quên ngay được. Sự quan tâm của ông đến toà nhà đáng kính oai nghiêm, nơi mà bên dưới cái vòm uy nghi của nó, ông lui tới rất đúng giờ để tham dự các lễ nghi, đặc biệt sự quan tâm đến phần âm nhạc lễ, có thể coi là lòng hiếu hạnh của đứa con đối với cha, một sự trái ngược mạnh mẽ đáng mừng với thái độ lạnh nhạt, chừng mực mà các quan chức nhà thờ thời đại chúng ta thường hay bày tỏ".

Đoạn cuối, khi cho biết tiến sĩ J.Haynes sống độc thân, viết tiếp:

"Lẽ ra một cuộc đời bình thản và nhân đức như thế phải được kết thúc bằng tuổi già đại thọ và một sự ra đi từ từ, yên ổn. Nhưng tạo hoá thật khôn lường! Cuộc đời lui về ẩn dật sống bình an trong buổi chiều tà của ông tiến sĩ lẽ ra cứ dịu dần để đi đến chỗ chín muồi, thì lại bị số phận làm cho rối loạn, có thể nói tan hoang, bởi một bi kịch vừa bất ngờ vừa kinh hoàng. Sáng ngày 26 tháng hai…".

Nhưng có lẽ tôi chưa nói nốt vội, đợi kể cho các bạn nghe những hoàn cảnh dần dắt tôi đến với sự việc, nó xuất phát từ một nguồn khác.

Tôi đọc đoạn cáo phó trên hoàn toàn vô tình, cùng nhiều cáp phó khác ở thời kỳ ấy. Nó làm trí óc tôi nảy sinh một sự phán đoán nào đó, tuy nhiên ngoài việc nghĩ vậy ra, giả sử có điều kiện xem xét các hồ sơ của địa phương trong cùng giai đoạn, tôi thì cố nhớ tới tiến sĩ J.Haynes chứ không mất công sức theo dõi trường hợp này làm gì.

Số là, gần đây tôi đang lập catalog cho các bản thảo trong thư viện trường đại học trước đây ông ta làm việc. Sắp hoàn thành xong với các tập sách có đánh số trên các giá sách, tôi hỏi thư viện trưởng xem còn quyển sách nào ông cho tôi cần phải đưa vào tài liệu của mình không. "Có lẽ không đâu. Nhưng ta cứ đến khu vực bản thảo xem lại cho chắc chắn. Anh có thời gian không?" Tôi có thời gian. Thế là chúng tôi đến khu bản thảo, đưa hết chúng ra, cuối cùng còn một cái giá trên không có gì hết, mà chỉ có phần lớn là các lời tuyên thệ, các gói gồm những mẫu giấy rớt, các bài thực tập ở trường, Cyrus – một thiên trường thi anh hùng ca, chia ra nhiều đoạn (sản phẩm của một mục sư miền quê nhàn rỗi), các bản luận văn ngắn về toán học của một giáo sư quá cố và nhiều loại khác đã quá quen thuộc đối với tôi. Tôi ghi chép tóm tắt lại. Cuối cùng là một cái hộp thiếc được đem ra phủi bụi đi, trên có dán nhãn đã mờ "Giấy tờ của đức Phó chủ giáo Haynes do chị ông là cô Letitia Haynes đem cho năm 1834".

Tôi nhận ra ngay cái tên đã gặp ở đâu đó và xác định rất mau "Đây hẳn là phó chủ giáo Haynes người đã kết thúc cuộc đời một cách rất kỳ quặc ở Barchester. Tôi có đọc cáo phó đăng trong tờ tạp chí Gentleman's Magazine. Tôi đem cái hộp này về nhà được không? Ông có biết trong đó có gì không?"

Thư viện trưởng rất mong tôi cầm nó về, khi nào rảnh rỗi sẽ xem xét. "Bản thân tôi cũng chưa nhìn vào đó bao giờ, tôi rất muốn" ông ta nói "Tôi dám chắc đây là cái hộp mà hiệu trưởng của chúng tôi bảo lẽ ra trường không nên nhận. Ông bảo Martin như vậy nhiều năm về trước, ông cũng nói chừng nào ông còn là hiệu trưởng ở đây thì không ai được mở ra. Martin đã nói với tôi, ông ta cũng rất muốn biết bên trong có gì, nhưng hiệu trưởng luôn để trong tủ có khoá, thời ông không ai sờ vào được, sau khi ông mất chẳng biết lầm lẫn thế nào đó, các vị nối nghiệp ông mới đem để vào chỗ nào không biết, vài năm nay nó mới quay lại đây. Không hiểu sao tôi chưa mở ra, nhưng hôm nay tôi phải rời Cambridge, anh cứ mở ra mà xem thử đi. Tôi tin là anh không đăng cái gì không hay ho trong catalog của chúng ta".

Tôi mang cái hộp về nhà, bỏ các thứ ở trong ra xem, sau đó tham khảo ý kiến thư viện trưởng xem có thể in ra thế nào. Ông cho phép tôi được toàn quyền viết một câu chuyện từ đó ra, miễn là phải che giấu danh tính của những người có liên quan. Tôi sẽ cố xem có thể làm được gì.

Bên trong hộp chủ yếu là thư từ và nhật ký. Bao nhiêu sẽ kể ra, bao nhiêu sẽ tóm tắt, là tuỳ theo truyện dài hay ngắn. Nhằm hiểu thật đúng hoàn cảnh cần nghiên cứu một chút, cũng chẳng cần miệt mài lắm, vì đã có tập mô tả nhà thờ Barchester với đủ cả hình ảnh minh hoạ - của Bell (trong Bộ sách về các nhà thờ) làm cho mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều.

Bây giờ mà bạn vào khu hát thánh ca của nhà thờ Barchester, bạn sẽ phải đi qua một tấm chắn bằng kim loại và đá hoa cương màu, do Sir Gillbert Scott tạo mẫu, sau đó tới một nơi trơ trụi, đồ đạc xấu kinh khủng. Ghế ngồi kiểu tân tiến không che màn trướng gì cả. Chỗ ngồi của các vị tai to mặt lớn và tên những người lĩnh xướng Thánh ca may thay vẫn còn, được ghi vào những tấm đồng nhỏ gắnvào các ghế. Cây đàn organ nằm trong hành lang ở trên gác, hộp chứa nó kiểu Gô tích. Tấm bình phong trang trí án thờ và các thứ quanh đó chẳng có gì đặc biệt.

Những chạm khắc tỉ mỉ cách dây hàng trăm năm khác với thị hiếu bây giờ nhiều. Đàn organ nằm trên một màn chắn lớn kiểu cổ điển. Các ghế ngồi cũng lại cổ và to lớn nặng nề. Có một tấm trướng bằng gỗ treo phía trên bàn thờ, bốn góc có các bình đựng cốt. Xa tít phía Đông là một cái màn che bàn thờ rất chắc chắn, kiểu dáng cổ điển bằng gỗ, với một cán trán tường bên trên là hinh tam giác có các tia sáng vây quanh, bọc lấy mấy chữ Do Thái bằng vàng. Các thiên sứ bay ngắm nhìn mấy chữ này. Phía bắc có một bục giảng Kinh với màn hướng âm kê ở mạn Đông, cuối các ghế ngồi. Mặt sàn lát đá hoa cương đen trắng. Hai phu nhân và một quý ông đang ngắm ngía toàn bộ quang cảnh. Từ nhiều mối khác tôi được biết ghế ngồi của Phó chủ giáo lúc đó ở bên cạnh ngai của Đức giám mục, tức là ở mạn Đông nam, cuối các dãy ghế ngồi khác. Nhà ở của ông ta nhìn ra mặt tiền phía Tây của nhà thờ, đó là một ngôi nhà gạch đỏ xinh xắn xây từ thời William đệ tam.

Tiến sĩ Haynes và bà em gái đến đây từ năm 1810. Chức phó chủ giáo vốn là niềm mong ước của ông, nhưng vị tiền nhiệm của ông đã chín mươi hai tuổi đời vẫn chưa chịu rút lui cho. Một tuần sau lễ sinh nhật đơn giản của ngài mừng chín mươi hai tuổi, vào một buổi sáng cuối năm, tiến sĩ Haynes vui vẻ đi vào phòng ăn sáng, hai tay xoa vào nhau, ngân nga một điệu nhạc, ông được đón chào bởi hình ảnh bà em gái, đang ngồi ở chỗ mọi khi, trước mặt là ấm trà, đầu gục xuống nức nở không ngừng vào chiếc khăn tay "Có chuyện gì vậy? Có tin xấu chăng?" "Ồ, Johnny, anh chưa nghe nói gì sao? Ôi, tội nghiệp đức phó chủ giáo!" "Đức Phó chủ giáo? Làm sao? Ông ta bị ốm chăng?" "Không, không, họ tìm thấy ông nơi chân cầu thang sáng nay, thật là sốc!" "Có thể lắm! Ngài phó chủ giáo Pulteney tội nghiệp! Một cơn động kinh ư?" "Họ không nghĩ vậy, đó mới là vấn đề. Hình như lỗi tại cô người ở, Jane ngốc nghếch". Tiến sĩ Haynes ngừng hỏi mấy giây "Anh không hiểu gì cả, Letitia. Tại sao cô người ở lại có lỗi?" "Theo như em biết thì khuyết đi một than chặn thảm ở cầu thang mà cô ta chẳng nói gì cả, vị phó chủ giáo tội nghiệp bước đúng vào gỗ bậc thang – mà gỗ sồi nó trơn ghê lắm – hình như ngài trượt xuống chân cầu thang gẫy cổ. Đáng thương cho cô Pulteney quá! Dĩ nhiên họ đuổi ngay cô người ở. Em chẳng ưa gì cô ta. " Cô Haynes còn đau khổ nhiều hơn nữa, song cuối cùng cũng dịu đi, ăn sáng được. Ấy nhưng ông anh cô lại không. Đứng im bên cửa sổ ít phút, ông rời khỏi phòng và sáng hôm ấy không thấy xuất hiện nữa. Tôi chỉ cần nói thêm cô ở gái bị đuổi nhưng ngay sau đó thanh chận thảm cầu thang được tìm thấy dưới tấm thảm – thêm một lý do, nếu cần – cho sự ngu dốt cùng cực và vô ý tứ của cô gái này.

Trong nhiều năm, tiến sĩ Haynes đã tỏ rõ năng lực của mình – quả thực năng lực sáng tạo của ông rất đáng kể ở cương vị người kế tục phó chủ giáo Pulteney, ai cũng hài lòng về ông. Ông đã nhậm chức một cách chính đáng, và đã nhiệt tình lao vào hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ thích hợp với một người ở cương vị ông. Một chỗ đáng kể trong nghành báo chí hàng ngày của ông được dành để cất các thư từ có liên quan đến công việc của nhà thờ, chủ yếu là thư từ phàn nàn về các vấn đề mà ngài Phó chủ giáo để lại. Như Wringham và Barnswood chẳng hạn, hội phí nhà thờ đã chừng mười hai năm nay không thu, phần nhiều không còn có thể thu lại được, không ai tới thăm nơi đó đã bảy năm ròng, bốn thánh đường hầu như không còn sửa chữa được nữa. Những phụ tá được Phó chủ giáo Pulteney chỉ định hầu như không có năng lực gì, cũng như chính ngài vậy. Thật may mắn mà tình trạng này không còn được phép tiếp diễn nữa. Một lá thư của một người bạn đã xác nhận quan điểm này, bức thư viết gửi (chẳng khác lời ám chỉ khá độc ác tới thư của Sứ đồ thứ hai gửi cho Thessalonians) "cuối cùng mọi việc đã được dọn dẹp sạch sẽ. Anh bạn tội nghiệp của tôi! Hẳn bạn đã phải bước vào một đống hỗn độn! Xin thề với anh, lần cuối cùng tôi bước qua ngưỡng cửa phòng ông ấy, ông ấy không động tay, để mắt đến bất cứ giấy tờ nào, ông ấy không nghe thấy một lời nào tôi nói, không nhớ một việc gì tôi đưa ra. Nhưng nay, nhờ một cô đầy tớ vô tâm vô tính và một tấm thảm cầu thang lỏng lẻo, triển vọng có vẻ tốt đẹp, những việc cần thiết có thể sẽ được chuyển giao trơn tru không một tổn thất". Bức thư này được nhét vào túi bìa một trong các quyển nhật ký.

Chẳng còn phải nghi ngờ gì về sự hăng hái đầy nhiệt huyết của Phó chủ giáo mới. "Chỉ cần cho tôi thời gian để làm giảm bớt hầu như vô vàn sai lầm và rắc rối mà tôi đang phải đương đầu, và rồi tôi sẽ vui vẻ và chân thành hoà giọng ca cùng các bậc Do thái cao niên để hát lên bài Thánh ca mà tôi e rằng chính họ phải hát lên". Ý tưởng này tôi đọc thấy không phải trong nhật ký, mà trong một bức thư, bạn bè của ông Tiến sĩ có vẻ như đã trả lại thư từ của ông cho bà em gái còn sống. Phó chủ giáo không chỉ giới hạn bản thân trong phạm vi các suy nghĩ mà thôi. Điều tra của ông về các quyền lợi và nghĩa vụ của nhà thờ rất triệt để và có tổ chức. Ban đầu ông tính cần thời gian là ba năm để đưa công việc của Ngài phó chủ giáo trở lại đâu vào đấy và tạo cho mình một vị trí thích đáng. Dự liệu này gần như là đúng. Chỉ cần ba năm tiến hành cải cách, tuy nhiên đến cuối thời gian này tôi tìm mãi mà không thấy cái sự Nunc dimittis – đưa trở lại như cũ – đã hứa. Hoá ra ông đã phát hiện một lãnh vực hoạt động mới.

Từ trước đến nay do bận nhiệm vụ, ông ít khi lui tới nhà thờ để dự các cuộc hành lễ. Bây giờ ông quan tâm đến các công trình kiến trúc và âm nhạc. Những tranh cãi của ông với người chơi đàn organ, một cụ già quý tộc chơi đàn ở nhà thờ từ năm 1786 tôi không có thì giờ đi sâu, xem ra không đưa đến kết quả rõ rệt. Thêm nữa, tự nhiên ông đâm ra hứng thú với bản thân nhà thờ và đồ đạc của nó. Trong bức thư đề gửi cho Sylvanus Urban (tôi không tin đã được gửi đi) mô tả các ghế ngồi hát thánh ca – như tôi đã nói ở trên – được chế tạo khá lâu đời, thực tế từ năm 1700 thì phải.

"Chiếc ghế của Phó chủ giáo, nằm ở mé Đông Nam, phía Tây cái ngai của Đức giám mục (nay xứng đáng là chỗ ngồi của vị chủ giáo thực sự xuất sắc, người đã tô điểm thêm cho toà giám mục Barchester), được trang trí hơi kỳ quặc. Ngoài hai tay ghế lo lắng linh mục địa phận phía tây, nhờ ông này mà nội thất của ban thánh ca được hoàn thiện, thì phía bàn cầu kinh còn có ba bức tượng nhỏ thô thỉên đặt ở tận cùng mép phía đông. Một là hình một con mèo sống động trong thế quỳ, thể hiện tuyệt vời thái độ luồn cúi, tính cảnh giác, và mưu mô xảo quyệt của giống loài Mus. Đối diện với nó là hình người ngồi trên ngai, ăn mặc như một ông vua, nhưng không giống với vị vua trần tục nào. Hai chân trùm kín bởi áo chùng, cả vương miện lẫn mũ mão đều không che nổi hai cái tai vểnh và hai cái sừng cong của giống quỷ địa ngục, bàn tay đặt trên đầu gối có móng dài và sắc nhọn dễ sợ. Giữa hai tượng là một hình dáng mặc áo khoác dài, thoáng nhìn tưởng một vị tu hành nào hoặc một "thầy dòng áo xám" bởi vì trên đầu trùm chiếc mũ thầy tu có dây buộc thả xuống tận lưng. Nhưng nhìn kỹ một chút sẽ thấy đây chính là một sợi dây dài thòng lọng được một bàn tay giấu trong áo choàng giữ lấy, mặt hóp, hai má trũng sâu xuống trông rất khủng khiếp, với kẽ nứt của thịt trên hai xương gò má, đây đúng là thể hiện của "vua kinh hoàng". Những bức tượng trên rõ ràng là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc không phải là không tài tình, và nếu may mắn có ai trong số những người có quan hệ thư từ với các vị có khả năng soi sáng nguồn gốc cũng như ý nghĩa của chúng thì năng lực đáng giá của họ sẽ khiến chúng tôi cảm kích vô cùng"

Ngoài ra trên trang giấy còn có nhiều mô tả nữa, rất đáng quý bởi nay các đồ gỗ ấy không còn. Đoạn cuối như sau:

"Một vài tìm hiểu gần đây qua kế toán của Tăng hội cho thấy tác phẩm điêu khắc trên các ghế ngồi hát thánh ca này không phải là, như thường thấy, của các nghệ sĩ Hà Lan, mà là của một người dân vùng này tên là Austin. Gỗ thì được lấy từ một cây sồi vùng lân cận, thuộc lãnh địa của linh mục địa phận và tăng hội, gọi là Holywood – rừng thiêng. Nhân chuyến viếng thăm giáo khu này và các ranh giới của nó, tôi được biết qua các thánh chức cao niên đáng kính. Hiện vẫn còn những lời truyền tụng dân gian trong cư dân nơi đây về các cây sồi cổ thụ có đường kính lớn được dùng làm đồ đạc cho các nơi chốn trang nghiêm giống như ta mô tả trên kia (tuy các lời truyền tụng này đã thấy lạc khá nhiều). Về một cây sồi bắt đầu gần đó, mọc gần trung tâm khu rừng, nay còn nhớ được gọi là Cây sồi treo cổ - Hanging Oak. Xuất xứ của cái tên này là từ chỗ lẫn vào trong đất quanh rễ cây có nhiều xương người và vào những thời điểm nhất định trong năm, muốn cho công việc làm ăn của mình thành công, hoặc vì tình, hoặc vì những việc bình thường cuộc sống, người ta vẫn đem treo ở các cành cây những hình nhân làm bằng rơm, tóc giả, hoặc các vật dụng thô sơ quê mùa"

Vậy là điều tra về khảo cổ của vị Phó chủ giáo đã khá đầy đủ. Trở lại sự nghiệp của ông qua nhật ký. Những công việc khó khăn và thận trọng trong ba năm đầu tỏ ra ông ta là người phấn chấn, nổi danh về phong cách tao nhã, mến khách, xứng đáng với lời tưởng niệm trong cáo phó. Sau đó thì, cứ dần dần qua năm tháng, tôi thấy như có cái bóng mờ trong đời ông – nó được định mệnh cho phát triển thành một cái bóng đen ngòm – mà tôi không thể không nghĩ nó chắc hẳn đã phải được thể hiện qua các tác phong, cử chỉ bên ngoài của ông. Trong nhật ký, ông xác nhận bị hoảng sợ, rối loạn tinh thần rất nhiều và không có lôi nào thoát ra được. Ông không lấy vợ, bà em gái không thường xuyên ở cùng ông. Thực ra qua nhật ký, ông đã nói lên tất cả những gì có thể nói ra được. Xin trích sau đây một số đoạn:

" Ngày 30-8-1816: Ngày càng nhận thức được, từng ngày trôi qua, các giấy tờ của Phó chủ giáo đã sắp xếp đâu vào đấy, phải tìm cái gì khác để qua nổi những chiều tối thu và đông. Sức khoẻ của Lettia là một đòn giáng mạnh vào tôi, cô ấy không thể cùng ở với tôi nhiều tháng ròng. Có lẽ tôi tiếp tục bài viết Bảo vệ chế độ Giám mụ quản lý nhà thờ chăng? Có ích đấy.

Ngày 15 tháng chín: Lettia đi Brigton.

Ngày 11 tháng mười: lần đầu tiên thắp nến trong khu vực hát kinh cho những người cầu nguyện buổi tối. Tôi sốc quá, mới mùa lạnh đã co quắp cả người.

Ngày 17 tháng mười một: trên bàn cầu kinh của tôi có mấy bức tượng làm tôi giật mình. Trước đây tôi không để ý lắm có thể nói nhờ một sự cố mà tôi nhận ra chúng. Đó là trong giờ tụng bài Đức mẹ đồng trinh, tôi đang thiu thiu ngủ (rất tiếc phải thừa nhận). Bàn tay tôi tỳ vào lưng con mèo chạm trổ. Con mèo là gần gũi tôi nhất trong số ba hình chạm khắc. Tôi không hề biết, vì tôi không nhìn về phía đó, rồi bỗng nhiên tôi giật mình vì cảm giác chạm với lớp lông mềm nhưng thô ráp và một cử động vặn mình như thể con mèo muốn xoay lại cắn tôi. Tôi lập tức tỉnh ngủ và tin chắc mình đã bật ra một tiếng kêu to, vì tôi trông thấy ông thủ quỹ quay đầu về phía tôi. Cảm giác ấy mạnh đến nỗi tôi phải chùi bàn tay vào áo lễ. Cầu kinh xong tôi chú ý nhìn vào ba hình chạm khắc, lần đầu tiên thấy chúng được làm sao mà khéo léo.

Ngày 6 tháng mười hai: tôi thấy thiếu vắng Lettia quá! Thời gian của buổi tối, sau khi làm việc rất khuya với bài viết Bảo vệ xong, trôi qua thật nhọc nhằn. Toà nhà quá rộng cho một người ở, khách khứa cũng hiếm. Cứ mỗi lần đi về phòng ngủ tôi lại có cảm tưởng có ai đó đi cùng. Thực tế tôi nghe thấy cả tiếng nói. Tôi biết rất rõ đó là triệu chứng thông thường của chứng suy não, nhưng kể ra tôi không nên lo lắng quá vì chẳng có lý do gì để nghĩ tôi bị như vậy. Gia đình tôi không ai mắc chứng này. Chỉ còn cách làm việc, chăm chỉ làm việc, chú ý đến mọi bổn phận của mình mới là cách chữa trị tốt nhất, nhất định là vậy.

Ngày 1 tháng Giêng: phải thú thật là những rối loạn như vậy ngày càng tăng. Đêm qua sau khi trở về từ chỗ linh mục địa phận sau nửa đêm, tôi thắp nến đi lên gác. Gần đến đầu cầu thang, có ai thì thầm vào tai tôi "Xin chúc ông năm mới tốt lành" Nhầm sao được, nói rõ từng tiếng, cả những chỗ nhấn mạnh. Giả sử đánh rơi cây nến thì không hiểu tôi còn hoảng sợ đến đâu. Tôi cố lên nốt cầu thang, mau mau vào phòng khoá trái cửa lại. Không thấy gì thêm.

Ngày 15 tháng giêng: Đêm qua tôi xuống phòng làm việc lấy chiếc đồng hồ đeo tay bỏ quên. Lúc lên ngủ, tới đầu cầu thang lại có tiếng thì thào sát tai "Cân thẩn đấy!" Tôi nắm chặt tay vịn nhìn quanh. Tất nhiên chẳng thấy gì hết. Sau một lát tôi đi tiếp, không dám quay đầu nhìn lại, thì suýt ngã: một con mèo – tôi có cảm giác mèo rất to – trượt giữa hai bàn chân tôi, nhưng dĩ nhiên, một lần nữa tôi chẳng trông thấy gì hết. Hay là con mèo dưới bếp, nhưng tôi nghĩ không phải.

Ngày 27 tháng hai: Đêm qua có một sự kiện kỳ lạ tôi chỉ muốn quên đi – nhưng có lẽ cứ viết ra đây để đánh giá cho đúng mức độ. Tôi làm việc trong thư viện từ chín giờ đến mười giờ. Trong sảnh cũng như trên cầu thang, thật lạ lùng, tôi thấy cứ như đầy những người đi lên đi xuống không một tiếng động: tôi muốn nói mỗi khi tôi ngừng viết, nghe ngóng hoặc nhìn ra sảnh thì ngoài đó vẫn tuyệt đối yên tĩnh. Tôi vào giường sớm hơn bình thường – khoảng mười giờ rưỡi – và rõ ràng không thấy có một tiếng động nào. Vì đã được dặn tới phòng tôi lấy thư mai gửi đi sớm cho Giám mục, nên hẳn John thức chờ tôi, thấy tôi về phòng ngủ thì anh ta tới. Do đó, khi nghe có tiếng gõ cửa và tiếng nói khẽ "Tôi vào được không ạ?" Tôi cầm lá thư từ bàn gương, bảo "Được, vào đi!" chẳng thấy ai vào cả. Tôi đã làm một việc mà nay nhìn lại, quả là sai lầm, tôi mở cánh cửa đưa lá thư ra. Ngoài hành lang không có ai đứng, trong khi đó một cánh cửa cuối phòng lại mở ra, John cầm nến đi vào. Tôi hỏi có phải anh ta vừa tới trước cửa phòng tôi không. Anh ta nói không. Tôi không thích tình trạng này một chút nào. Mặc dù sau đó tôi đã cảnh giác và nằm mãi mới ngủ được, tôi không gặp thêm thái độ khiếm nhã nào khác." .

Mùa xuân tới, bà em gái tới ở với ông vài tháng. Tiến sĩ Haynes trở nên vui vẻ hơn, không còn những triệu chứng suy nhược thần kinh thấy đã thấy ở trên. Cho tới đầu tháng chín, ông lại ở một mình. Lúc này thì rõ ràng ông lại bất ổn và căng thẳng hơn lần trước. Tôi sẽ trở lại vấn đề này lát nữa đây, bây giờ đành lạc đề đưa ra một tài liệu mà đúng sai gì chưa biết, nhưng tôi tin có liên quan đến mạch câu chuyện.

Các sổ kế toán của tiến sĩ Haynes, cũng được giữ gìn như những giấy tờ khác, có ghi, kể từ sau ngày ông được làm Phó chủ giáo ít lâu, mỗi quý chi cho J.L. 25 bảng. Không hiểu vì việc gì, chỉ có thế. Nhưng tôi lại gắn nó với một lá thư khác, viết rất bẩn và nguệch ngoạc, cũng cất trong túi bià một quyển nhật ký. Không rõ ngày đóng dấu bưu điện, rất khó đọc. Nó như sau:

"Thưa ông,

Tôi chờ tin tức ông mấy tuần nay, không thấy gì tôi đoán ông không nhận được thư tôi trong đó kể tình hình về chồng tôi bị mất mùa, chỉ còn trông vào tiền lợi tức, chúng tôi sẽ gay go nếu không nhận được bốn mươi bảng, không nhận được thì dù không muốn tôi sẽ phải tiến hành các bước tiếp theo. Tôi vì ông mà mất việc làm ở chỗ tiến sĩ Pulteney, vì vậy đòi hỏi của tôi là chính đáng, ông thừa biết tôi sẽ nói ra cái gì nhưng tôi không muốn những việc không vui cho người xưa nay chỉ mang cho tôi những điều tốt đẹp.

Kính thư

Jane Lee"

Cùng thời gian mà tôi cho là lá thư này được viết ra, thực tế có biên lai gửi số tiền 40 bảng cho J.L…

Trở lại nhật ký:

"Ngày 22 tháng 10: vào buổi cầu kinh tối, trong lúc đang hát thánh ca, tôi gặp lại chuyện năm ngoái. Giống lần trước, bàn tay tôi đặt lên một trong mấy bức tượng khắc (lúc này tôi thường tránh con mèo), và tôi phải nói ra – có một sự thay đổi, gỗ trở thành lạnh ngắt và mềm như lanh ẩm. Tôi có thể xác định được từ lúc nào mình có cảm giác ấy. Ban đồng ca đang hát đúng đến những từ ấy (Hãy để ngươi, kẻ không tín ngưỡng ngự trị lên hắn, hãy để quỷ Sa tăng đứng trên bàn tay phải của hắn).

Đêm nay tiếng thì thầm trong nhà tôi càng liên tục hơn bao giờ hết. Buồng tôi không sao thoát khỏi những thứ tiếng này. Trước đây chưa đến nỗi như thế. Nó làm cho một con người tính tình nóng nảy (không phải tôi và hy vọng tôi sẽ không trở nên như vậy) ngán ngẩm ghê lắm nếu không muốn nói là hoảng hốt. Lại có con mèo ở đầu cầu thang. Hình như lúc nào nó cũng ngồi ở đấy, mà bếp nhà này làm gì có mèo.

Ngày 15 tháng mười một: Tôi phải ghi lại đây một sự việc mà tôi không hiểu được. Đêm tôi ngủ không ngon. Không có ai cụ thể xuất hiện, nhưng tôi thấy mình bị theo đuổi bởi một đôi môi ẩm ướt luôn thì thào bên tai, nói vừa nhanh vừa luôn nhấn mạnh. Sau đó, có lẽ, tôi đã ngủ thiếp đi và bừng tỉnh bởi cái cảm giác có một bàn tay đặt lên vai mình. Vô cùng hoảng sợ, tự nhiên tôi thấy mình đứng trên bậc cầu thang cuối cùng. Ánh trăng rất sáng chiếu qua cửa sổ khiến tôi nhìn rõ một con mèo rất to ngồi trên bậc cầu thang thứ hai nước thứ ba. Không nói gì được, tôi đành bò vào giường mà không hiểu bằng cách nào. Ôi, tôi phải gánh một gánh nặng kinh khủng! (Sau đó đến một đôi dòng bị gạch xoá. Tôi đọc thấy như "hành động sao cho được tốt nhất").

Không lâu sau đó thì rõ ràng lòng quyết tâm của vị phó chủ giáo đã nhường bước cho những áp lực của hiện tượng nói trên đè nặng lên mình. Tôi không muốn nói đến những lời cầu nguyện đột nhiên xuất hiện rồi ngày càng thường xuyên trong tháng mười hai và tháng giêng. Suốt thời gian này ông vẫn nhất quyết bám lấy vị trí không chịu đi nghỉ ở Bath hoặc Brighton, lấy lý do bị ốm chẳng hạn, có lẽ ông cho như vậy là không tốt vì đã thừa nhận mình bị đánh quỵ và gục ngay từ lúc ban đầu. Ông cải thiện tình hình bằng cách mời khách khứa đến ở với mình. Kết quả như sau:

"Ngày 7 tháng giêng: tôi thuyết phục em họ tôi là Allen đến ở với tôi vài ngày,ở phòng ngay cạnh phòng tôi.

Ngày 8 tháng giêng: một đêm yên tĩnh. Allen ngủ được nhưng phàn nàn có gió. Tôi vẫn gặp những tiếng thì thầm như trước, hắn ta muốn nói gì nhỉ?

Ngày 9 tháng giêng: Allen nghĩ ngôi nhà này có nhiều tiếng động lớn và con mèo của tôi giống đẹp nhưng quá to và rất dữ.

Ngày 10 tháng giêng: Allen và tôi ở thư viện đến mười một giờ. Anh ta đi ra ngoài hai lần xem bọn hầu gái làm gì trong bếp. Lần thứ hai trở vào nói là trông thấy một cô trong số đó vừa đi qua cánh cửa cuối hành lang, nếu như vợ anh ta có đấy thì phải đưa bọn họ vào trật tự. Tôi hỏi cô ta mặc áo màu gì, anh ta bảo trắng và xám. Tôi cho rằng vậy.

Ngày 11 tháng giêng: Allen về. Tôi phải cứng rắn lên mới được."

Những từ "phải cứng rắn lên" luôn luôn được nhắc lại trong những ngày tiếp theo, đôi khi chỉ có một câu ấy trong cả đoạn nhật ký, chữ rất to, ngòi bút gài sâu vào giấy tưởng phải gãy bút.

Bề ngoài, bạn bè ông chẳng nhận thấy có gì thay đổi, chứng tỏ ông là người can đảm và vững chí. Nhật ký cho thấy những ngày cuối cùng của đời ông, cuộc đời được kết thúc bằng những dòng trơn tru của bài cáo phó:

"Buổi sáng ngày 26 tháng hai lạnh lẽo và bão táp. Sáng sớm đầy tớ có dịp ra sảnh trước của toà nhà mà nhân vật bất hạnh này cư ngụ. Họ kinh hoàng biết mấy khi nhìn thấy ông chủ kính mến nằm nơi bậc nghỉ cầu thang chính, trong tư thế dễ sợ nhất. Mọi người chạy đến nâng ông dậy, phát hiện ra ông bị tấn công tàn bạo đến chết. Cột sống gãy nhiều nơi, có lẽ kết quả của ngã cầu thang, thảm cầu thang có chỗ bị lỏng ra. Ngoài ra còn có nhiều thương tích trên mắt, mũi, miệng tựa như bị một con vật hoang dại gây ra, kinh khủng đến nỗi biến dạng tất cả mặt mày. Theo quan chức y tế, cái chết xảy ra nhiều giờ rồi. Thủ phạm hay những thủ phạm của bi kịch bí ẩn này hoàn toàn nằm trong bức màn bí mật, cho tới nay chưa có phỏng đoán nào giải thích được sự cố đáng sợ của câu chuyện đau buồn này".

Tác giả viết tiếp rằng có khả năng các tác phẩm của các ông Shelley, Lord Byron và M. Voltaire đã là công cụ dẫn đến thảm hoạ và kết luận bằng hy vọng mơ hồ rằng sự kiện có thể được coi như "một tấm gương cho thế hệ sau", phần này tôi không trích đăng toàn bộ ra đây.

Tôi đã gần như tin rằng tiến sĩ Haynes là người gây ra cái chết của tiến sĩ Pulteney. Nhưng sự kiện gắn với bức tượng khắc gỗ mang tử khí ở ghế ngồi nơi hát kinh của Phó chủ giáo thật khó hiểu. Phỏng đoán nó được làm bằng gỗ Cây sồi Treo cổ thì không khó khăn gì nhưng không chứng minh được. Tuy thế tôi cũng về thăm Barchester, một phần để tìm mối liên hệ với cây gỗ. Một tu sĩ giới thiệu tôi với người phụ trách nhà bảo tàng địa phương, nói là chỉ có ông này mới có thể cung cấp thông tin cho tôi, không còn ai khác. Tôi kể với ông ta về mấy bức tượng gỗ chạm trổ và những tay ghế ở chô ngồi hát kinh của nhà thờ xưa kia, và hỏi ông liệu chúng còn tồn tại không.Ông ấy cho tôi xem những tay ghế của linh mục miền Tây cùng vài mảnh gỗ khác, do một người xưa ngụ tại đây đem cho – người này còn có cả một bức chạm bằng gỗ, có lẽ là cái tôi muốn tìm chăng? Ông ấy nói bức chạm đó rất lạ. "Cụ già sở hữu nó kể với tôi rằng cụ nhặt được nó trong một kho gỗ, cùng những mảnh gỗ hiện còn đây, bèn đem về cho trẻ con chơi. Trên đường về cụ lật đi lật lại nó, một mảnh giấy rơi ra. Cụ nhặt lên thấy có chữ viết bèn cất vào túi, rồi đem bỏ vào một bình hoa trên mặt lò sưởi. Cách đây không lâu tôi đến nhà cụ ấy, vô tình cầm bình hoa lên xem có dấu gì không, tờ giấy rơi vào tay tôi. Thấy tôi cầm mảnh giấy, cụ già kể cho tôi nghe câu chuyện mà tôi vừa mới kể với ông. Cụ bảo tôi cứ giữ mảnh giấy ấy. Nó nhàu nát lắm, có chỗ đã rách, tôi đem về dán lên một tờ bìa. Nó vẫn còn đây và nếu ông cho biết nó nói về cái gì thì tôi vui sướng vô cùng và đối với tôi sẽ là điêu rất ngạc nhiên"

Ông đưa tôi tờ bìa. Mảnh giấy trên có chữ có thể đọc được , do một bàn tay cổ xưa viết, và như sau:

Khi ta mọc trong Rừng

Ta được tưới bằng Máu

Bây giờ đứng trong Nhà thờ

Bàn tay kẻ nào chạm vào ta

Mà vấy máu

Ta khuyên hắn hãy đề phòng

E rằng hắn sẽ bị tìm đến

Dù ngày hoặc đêm

Nhất là ngày gió to

Vào tháng Hai

John Austin viết vào ngày 26 tháng hai năm 1699

Ông phụ trách bảo tàng hỏi "Ông có cho rằng đây là một bùa ngải gì đó không?"

Tôi trả lời "Vâng, tôi cho là như vậy. Thế còn hình gỗ chạm trổ mà tờ giấy này được giấu ở trong đâu?"

"Ô tôi quên" ông ta nói "Cụ già bảo là trông nó xấu xí và trẻ con sợ quá nên cụ đã đốt đi rồi"

Chú thích :

[1] Thần thoại Hy lạp, là vị thần anh hùng đi theo Fason chinh phục Bộ lông cừu vàng của một con cừu có cánh được con rồng ở Colchide canh giữ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15: Khu đất có rào Martin


Cách đây mấy năm tôi có tới ở chơi với mục sư một giáo khu miền Tây, nơi đó những người trong tầng lớp xã hội của tôi có sở hữu địa sản. Tôi phải đi thăm một số miền ở vùng đất này. Buổi sáng đầu tiên sau bữa điểm tâm, ông thợ mộc cùng người lo toan các với vặt của điền trang, John Hill, đề nghị được đi cùng tôi. Mục sư hỏi sáng hôm ấy tôi định đi những đâu. Bản đồ được mở ra, sau khi biết hành trình dự kiến của chúng tôi, ông ta đưa ngón tay chỉ vào một điểm "Đừng quên hỏi John Hill về khu đất có rào Martin khi anh đến đó nhé! Tôi rất muốn biết anh ta kể với anh những gì."

"Thế anh ta sẽ kể gì?" tôi hỏi.

"Tôi cũng chưa biết" mục sư nói "Nhưng nếu không hẳn như thế, thì đến giờ cơm trưa". Nói đến đây có người gọi ông ta đi.

Chúng tôi lên đường, John Hill không phải là người biết giữ kín những thông tin mà mình biết, bạn có thể moi ra từ anh ta nhiều chuyện rất lý thú về những người ở đây cũng như các chuyện kể của họ. Cứ nói đến một chữ lạ hoặc một chữ mà anh ta nghĩ bạn không biết, anh ta sẽ đánh vần lên, thí dụ như cob: C-O-B, v..v..Tuy nhiên không tiện ghi chép mọi chuyện trên dọc đường đi, mãi tới khu đất có rào Martin, tôi mới có dịp. Mẫu đất này rất dễ nhận ra vì chư khu đất nào có rào giậu lại nhỏ đến như thế. Mỗi bề chỉ vài mét mà rào giậu kín tứ phía không có một kẽ hở nào hoặc lối vào nào. Bạn có thể nhầm đó là một khu vườn hoang của một căn nhà tranh nào đó. Nhưng nó ở cách làng xóm và không có lấy một dấu hiệu của trồng trọt. Cách đường cái không bao xa, nó là một phần của nơi mà người vùng này gọi là dồng hoang, tóm lại là một bãi chăn thả gia súc cằn cỗi trên phần đất cao, được chia thành những cánh đồng khá lớn.

"Tại sao cái mảnh đất rào giậu bé xíu này lại ở xa tít tận đây vậy?" Tôi hỏi và John Hill (câu trả lời của anh ta không thể coi là hoàn chỉnh như tôi mong muốn) không hề ngơ ngác "Đây là nơi người ta gọi là khu đất có rào Martin đấy ạ, có một chuyện lạ lùng về mẩu đất này đấy ông ạ. Martin, M.A.R.T.I.N. xin lỗi, có phải mục sư bảo ông hỏi tôi về nó chứ gì?" "Phải, đúng thế" "Thảo nào, tôi cũng nghi vậy. Tuần trước tôi vừa kể với ông ấy xong, ông ấy có vẻ thích thú lắm. Hinh như ở đây chôn một kẻ sát nhân tên là Martin. Già Samuel Suanders trước sống ở vùng này, chúng tôi gọi là Nam thị trấn, hay nói về nó lắm. Một vụ ám sát một phụ nữ trẻ rất khủng khiếp, cắt cổ rồi bỏ cô ta xuống cái ao ngay đây" "Hắn có bị treo cổ không?" "Vâng, ngay cạnh con đường này như tôi được nghe, vào đúng ngày lễ thánh của những người vô tội (Holy Innocents Day) nhiều trăm năm về trước, bị xử bởi một người mà người ta gọi là vị quan toà khát máu (Bloody), Khát máu và cực kỳ nóng nảy nữa" "Tên ông ta là Jeffreys đúng không?" "Có lẽ đúng đấy ạ, Jeffreys – J.e.f…Jeffreys. Tôi đoán thế đấy, Sanders kể cho tôi nghe câu chuyện này nhiều lần – anh chàng trẻ tuổi George Martin bị rối loạn quấy đảo ra sao vì hồn ma của người đàn bà, trước lúc sự việc bị đưa ra ánh sáng" "Như thế nào, anh có biết không?" "Dạ không, không biết chính xác, chỉ biết anh ta bị giày vò đáng kể, và cũng đúng thôi. Già Sanders kể hồn ma ấy nằm trong cái tủ trong quán New Inn. Theo già thì hồn ma đi ra từ trong cái tủ ấy, tôi không nhớ toàn bộ câu chuyện".

Tất cả thông tin của John Hill chỉ có thế. Tôi kể lại những gì đã nghe với mục sư. Mục sư cho tôi xem sổ kế toán của giáo khu còn lại từ 1684, một giá treo cổ được mua, với tiền chi cho đào huyệt – cả hai dùng cho George Martin, tuy nhiên giờ đây già Sanders đã mất, không tìm được ai trong giáo khu làm sáng tỏ thêm câu chuyện này nữa.

Dĩ nhiên, trở về tôi có đến các thư viện lân cận tìm hiểu thêm. Không thấy tài liệu nào ghi lại vụ xử này. Duy có một tờ báo thời đó cùng vài bản tin đưa tin ngắn về thành kiến của dân địa phương đối với tên tù (được mô tả như một trang công tử quý tộc ở một địa sản giàu có), nơi xử kiện được chuyển từ Exeter lên London, quan toà là Jeffreys, tuyên án tử hình, ngoài ra trong phần chứng cớ có "những đoạn rất là đặc biệt". Một người bạn biết tôi quan tâm đến Jeffreys bèn gửi cho tôi một trang giấy xé ra từ một cuốn catalog của một hiệu sách cũ, trong có: Jeffreys, quan toà, bản thảo cổ lý thú về vụ xử tội sát nhân, mà tôi có thể mua được với vài silling. Hình như đây là một bản chép tay tốc ký về vụ Martin.

Tôi điện cho hiệu sách, bản thảo được gửi tới. Đó là một cuốn sách mỏng được đóng lại từ nhiều tập, đầu đề viết tay bình thường của ai đó thế kỷ mười tám kèm theo ghi chú "Cha tôi, người ghi tốc ký ở phiên toà, có bảo tôi rằng bạn bè tên tù có lưu ý quan toà Jeffreys để không báo cáo nào về vụ này được in ra. Cha tôi nói đợi tình hình sáng sủa hơn tự tay ông sẽ in sau, ông đưa cha cố Glanvil xem, Cha rất khuyến khích ý khiến này. Tuy nhiên cả hai đều mất khi chưa kịp hoàn tất công trình".

Hai chữ đầu tên W.G. ghi ở phụ lục, tôi được biết phóng viên khởi thủy là lo lắng T.Gurney, người có dịp tham dự nhiều phiên toà của nhà nước với tư cách nhà báo.

Đó là tất cả những gì tôi đọc được. Sau đó không bao lâu, tôi nghe nói có một người biết giải mã các bản tốc ký thế kỷ mười bảy, và bản đánh máy bằng chữ thông thường của bản thảo kia chẳng mấy chốc được đặt trước mặt tôi. Những đoạn tôi viết ra đây đã hoàn tất những nét chính chưa đầy đủ tồn tại trong trí nhớ của John Hill hoặc tồn tại trong trí nhớ của những người sống ở nơi đã diễn ra sự kiện nói trên.

Bản báo cáo bắt đầu bằng một đoạn lời tựa, đại ý nói dây không phải chỉ là ghi chép thực tế diễn biến ở toà án mà tác giả còn thêm vào một số "đoạn rất đáng lưu ý" xảy ra trong thời gian xử kiện, để sau này đem công bố sẽ là một bản thảo hoàn chỉnh, tuy nhiên phải giữ nguyên tốc ký, sợ rằng nó rơi vào tay những người không có thẩm quyền khiến cho tác giả và gia đình bị mất quyền lợi hưởng thụ.

Sau đây là bản báo cáo:

Vụ này được xử ngày thứ tư 19 tháng mười một giữa chúa tể tối cao của chúng ta, Nhà vua, và ông George Martin, ở…(tôi lược bớt một số tên địa danh)tại phiên Đại hình. Bị cáo là tù nhân ở New Gate thuộc Old Bailey, được đưa ra trước vành móng ngựa.

Thư ký toà: George Martin, giơ tay lên (hắn giơ tay).

Bản cáo trạng được đọc lên, trong đó nói "tên tù nhân đã không sợ gì Chúa và bị quỷ dữ rủ rê cám dỗ, vào ngày 15 tháng Năm năm thứ 36 triều Vua Charles Đệ Nhị đã dùng vũ lực và vũ khí, tại địa điểm nói trên, giết hại cô gái chưa chồng Ann Clark, sống tại địa điểm đó, một cách cố tình và ác độc, bằng con dao nhíp giá một penny, cắt cổ cô ta rồi ném cô ta xuống một cái ao trong giáo khu, chống lại xứ sở thanh bình của nhà Vua, vương miện Người, phẩm giá Người"

Tù nhân xin có một bản sao của cáo trạng.

Quan toà (tức là ngài George Jeffreys): Cái gì? Anh thừa biết anh không được phép. Hơn nữa đây là một bản cáo trạng rất rõ ràng, anh chỉ còn việc muốn cãi gì thì cãi.

Tù nhân: Thưa ngài, tôi được biết có thể có những vấn đề về pháp luật nảy sinh từ bản cáo trạng, do đó kính cẩn xin toà xem xét đề nghị của tôi. Hơn nữa, tôi tin rằng đã có trường hợp được phép có một bản sao như vậy.

Quan toà: trường hợp nào?

Tù nhân: Thưa ngài, từ khi tôi được chuyển từ lâu đài Exeter tới đây tôi hoàn toàn bị giam kín không được tiếp xúc hay tham khảo ý kiến của ai.

Quan toà: Nhưng vừa rồi anh định viện dẫn trường hợp nào?

Tù nhân: thưa quan toà, tôi không thể nói tên chính xác ra đây, nhưng tôi biết có trường hợp như vậy, do đó tôi xin….

Quan toà: Chuyện không đâu! Anh cứ nêu tên, chúng tôi sẽ cho biết có liên quan tới anh không? Anh sẽ có mọi thứ mà luật pháp cho phép, nhưng việc này luật cấm, tôi phải chấp hành.

Chưởng lý (ngài Robert Sawyer): Thưa quan toà, xin yêu cầu ông ta bào chữa.

Quan toà: Anh có tội ám sát nêu trên hay không có tội?

Tù nhân: Thưa ngài, tôi xin bào chữa trước toà. Nhưng nếu tôi bào chữa thì sau đó tôi có quyền phản đối bản cáo trạng hay không?

Quan toà: Được, sau khi tuyên án. Việc đó sẽ được dành cho anh, nếu như có vấn đề về luật trong đó. Nhưng lúc này đây, việc của anh là tự bào chữa.

Sau một sô lời trình bày với toà (hơi lạ so với một bản cáo trạng rành rành như vậy) tù nhân tự cho là mình không có tội.

Thư ký toà: Bị cáo! Anh muốn được xử như thế nào?

Tù nhân: Bởi Chúa và bởi quê hương tôi.

Thư ký toà: Chúa thì gửi cho anh lời phán quyết đúng đắn rồi.

Quan toà: Ô hay sao lại thế? Đã mất bao công sức về việc anh không bị xử ở Exeter bởi quê hương anh, để chuyển lên London , anh lại đòi được xử ở quê? Chúng tôi lại gửi anh về Exeter chắc?

Tù nhân: Theo tôi hiểu thì nói thế là hình thức thôi.

Quan toà: Thôi được rồi, tôi nói đùa thôi. Ta tiếp tục.

Bồi thẩm đoàn tuyên thệ.

Họ tuyên thệ. Tôi không kể tên ra đây. Về phần tù nhân, không có vấn đề gì không thừa nhận. Vì như anh ta nói, anh ta không quen ai trong số bồi thẩm. Tù nhân xin giấy, bút, mực. Quan toà bảo "Cho anh ta".Như thường lệ, lời buộc tội được đọc trước Bồi thẩm đoàn, và vụ xử mở màn bởi cố vấn pháp luật trường của nhà Vua, ông Dolben.

Quan chưởng lý nối tiếp như sau:

- Thưa quan toà, thưa các vị trong bồi thẩm đoàn, tôi là luật sư của nhà Vua, đứng ra buộc tội tù nhân trong phiên toà này. Quý vị đã nghe nói anh ta bị kết tội giết một cô gái trẻ. Những tội ác như thế này các vị có thể cho là không hiếm gặp, và quả thật, trong thời đại bây giờ, tôi rất tiếc phải nói rằng ít khi xảy ra tội ác nào quá dã man và phi tự nhiên, ngoài những chuyện ta nghe thường ngày. Tuy nhiên tôi phải thú thật là trong vụ ám sát mà tù nhận bị buộc tội thực hiện đây có nhiều điểm ít khi thấy phạm phải ở nước Anh. Người bị ám sát là một cô gái quê nghèo khổ (trong khi tù nhân lại là nhà quý tộc ở một điền trang giàu có). Hơn thế nữa, Thượng đế lại không cho cô ta đầy đủ trí thông minh – ta thường gọi là ngây ngô bẩm sinh. Trong khi ai cũng tiếng một vị quý tộc như tù nhân đây không thèm nhìn tới, có chú ý chăng chẳng qua là vì thương hại cho hoàn cảnh khốn cùng của cô ta chứ không phải để ra tay giết hại một cách man rợ như chúng tôi trình bày sau đây.

Tuần tự sự việc ra sau: Khoảng dịp Giáng sinh năm ngoái, tức năm 1683, chàng quý tộc Martin trở về quê từ trường đại học Cambridge . Bạn bè địa phương muốn tỏ ra đây cũng văn minh (anh ta thuộc gia đình giàu có và tiếng tăm trong nước) đã đưa anh ta đi đây đi đó vui chơi Giáng sinh, cưỡi ngựa đi hết nhà này nhà khác dự hội hè đình đám, xa quá thì phải ngủ lại ở quán trọ. Sau lễ Giáng sinh một hai hôm, họ tới chỗ cô gái sống cùng cha mẹ, cha mẹ cô mở một quán rượu gọi là New Inn. Theo chỗ tôi biết, đây là một gia đình tử tế. Họ khiêu vũ với dân địa phương, Ann Clark tham dự, có cô chị đi kèm. Cô em, như tôi đã nói, vừa ngờ nghệch vừa vô duyên, xem ra không hưởng thụ cuộc vui được bao nhiêu, chỉ đứng ở một góc phòng. Tù nhân đang đứng ở bar rượu trông thấy cô, có lẽ chỉ đùa, mời cô nhảy, chị cô và nhiều người cản ngăn…

Quan toà: Chưởng lý, chúng tôi không ngồi đây nghe chuyện kể về các cuộc liên hoan Giáng sinh trong quán rượu. Tôi không muốn ngắt lời ông, nhưng xin ông đi vào việc chính cho. Ông đừng nói sau đó họ nhảy điệu gì.

Chưởng lý: thưa quan toà, tôi không làm mất thì giờ của quan toà nếu nó không thiết thực. Chính là nó thiết thực vì nó cho biết họ đã quen nhau ra sao, còn về điệu nhạc, ấy thưa, các chứng cớ lại cho thấy nó liên quan mật thiết đến vấn đề đấy ạ.

Quan tòa: Thôi mời ông, mời ông, nhưng xin đừng đi lạc đề.

Chưởng lý: Quả vậy, thưa ngài, tôi sẽ đi đúng trọng tâm. Nhưng thưa quý vị, vậy là quý vị đã rõ lần đầu tiên họ gặp gỡ nhau như thế nào, tôi xin nói ngắn gọn từ đó hai người gặp nhau luôn. Cô gái rất thích thú (cô ta thấy mình được coi là người yêu),còn anh chàng, tuần nào cũng có thói quen đi qua nhà cô ta, cô ta cứ đứng chờ, họ ra hiệu với nhau: chàng ta huýt sáo điệu nhạc chơi ở quán rượu hôm ấy, tức là điệu nhảy rất quen thuộc ở vùng này, có điệp khúc "Madame, bà có đi dạo, có nói chuyện với tôi không?"

Quan toà: Chà, tôi nhớ ở quê tôi, Shropshire , cũng có điệu nhạc ấy, có phải như thế này không? (đến đây ngài huýt sáo một điệu rất đáng chú ý nhưng xem ra không xứng đáng với phẩm cách của một quan toà và vì có lẽ cũng cảm thấy thế, nên ngài nói tiếp) Nhưng tôi nghĩ đây là lần đầu chúng ta được nghe một điệu nhạc khiêu vũ ở phòng xử án. Phần lớn nhảy điệu này là ở Tyburn (Nhìn tù nhân, ông thấy anh ta rối loạn tinh thần ghê gớm) Ông Chưởng lý, ông bảo điệu nhạc rất thực tiễn trong vụ này, tôi nghĩ ông Martin đồng ý với ông đấy. Kìa Martin, anh làm sao thế? Nhìn cứ như là thấy ma thế sao?

Tù nhân: Thưa ngài, tôi ngạc nhiên khi nghe những chuyện vớ vẩn điên rồ người ta buộc cho tôi.

Quan toà: Thôi được rồi, để xem ông chưởng lý có đưa ra những việc vớ vẩn hay không, nhưng tôi phải nói rằng, nếu như lời ông ấy không mang ẩn ý thì chẳng có lý do gì khiến anh ngạc nhiên quá mức như vậy. Xin ông chưởng lý tiếp tục.

Chưởng lý: quả những điều tôi vừa trình bày các vị có thể cho là những chuyện nhỏ nhặt. Vâng, sự thể đáng lẽ tốt đẹp nếu như một vị quý tộc trẻ trung, danh giá đừng đi xa hơn việc đem lại niềm vui cho một cô gái quê ngốc nghếch. Xin nói tiếp. Sau đó ba, bốn tuần thì vị quý tộc kia đính ước với một cô nàng cùng giai cấp với mình trong vùng này, một đám môn đăng hộ đối, hứa hẹn một cuộc đời cao sang hạnh phúc. Nhưng chẳng mấy chốc cô gái quý tộc kia nghe được những lời đàm tiếu trong vùng về tù nhân và Ann Clark, coi đó là xử sự không đứng đắn của người yêu – tên tuổi anh ta là trò đùa nơi quán rượu – xúc phạm đến danh dự cô, do đó được phép cha mẹ, cô cắt đứt với anh chàng. Biết tin, anh chàng tức giận Ann Clark đã đưa đến sự bất hạnh của mình (thực tế chẳng ai đáng giận hơn là chính anh ta) anh ta mắng mỏ và đe doạ cô gái, kết quả đưa đến chỗ khi gặp cô, anh vừa lợi dụng cô vừa đánh cô bằng roi ngựa. Nhưng cô gái,vốn ngây thơ tội nghiệp, không sao dứt được anh ta, cứ đi theo anh ta nức nở phân trần tình yêu thương của cô, đến mức cô trở thành tai hoạ quấy rầy anh ta. Và cũng vì lễ đính ước của anh đòi hỏi anh ta thường xuyên đi qua gần chỗ cô gái, anh không thể (mặc dù tôi cho là anh có thể) tránh thỉnh thoảng vẫn gặp cô. Tình hình này dẫn đến ngày 15 tháng Năm cùng năm, tù nhân cưỡi ngựa qua làng như mọi khi, và gặp cô gái. Lẽ ra phớt lờ đi thẳng như gần đây vẫn làm thì anh ta dừng chân, nói với cô gái cái gì đó khiến cô ta rất vui mừng, sau đó đi mất, và kể từ hôm đó không thấy cô ta đâu nữa. Lần sau đi ngang qua, tù nhân được gia đình cô hỏi thăm xem có biết cô đi đâu không, nhưng anh ta hoàn toàn chối. Họ nói với anh ta là họ rất sợ cho cô, do trí khôn không bình thường nên thấy anh ta chú ý đặc biệt đến cô như vậy, cô lại đâm hoảng hốt, tự hại đời mình bằng hành động dại dột gì chăng, cầu khẩn anh từ nay đừng để ý đến cô nữa, anh chỉ cười bỏ đi. Tuy nhiên, mặc dù anh ta luôn tỏ ra vô tư vui vẻ như vậy mọi người. Thấy thái độ, phong cách của anh ta đổi khác, cứ như người bị rối loạn tâm thần. Đến đây, xin để các nhân chứng trình bày. Riêng tôi, tôi cho là có sự trả thù của Chúa đối với kẻ sát nhân. Người đòi trả nợ máu cho người vô tội.

(Đến đây chưởng lý nghĩ một lát, lật lật các tờ giấy. Tôi và nhiều khác hơi lấy làm lạ, ông này không dễ gì bị bối rối)

Quan toà: ông chưởng lý, ông định đưa ra chứng cớ gì vậy?

Chưởng lý: Thưa ngài, đây là một loại chứng cớ rất lạ, nhưng nó là sự thực, trong tất cả những vụ tôi tham gia quả thật tôi không nhớ có cái gì giống nó. Nhưng nói tóm lại, thưa quý vị, chúng tôi xin đưa ra bằng cớ chứng minh rằng ngày 15 tháng Năm người ta vẫn còn nhìn thấy Ann Clark, dĩ nhiên lúc này không phải một người còn sống nữa rồi.

(Mọi người ư hừm, có những tràng cười nổi lên, toà phải kêu gọi im lặng và khi im lặng rồi..)

Quan toà: Ông chưởng lý, có lẽ ông nên gác câu chuyện này lại một tuần nữa, đúng đến Giáng sinh, ông có thể làm các bà bếp sợ một mẻ (mọi người lại cười và hình như tên tù nhân cũng cười thì phải) Lạy Trời, ông đang huyên thuyên cái gì vậy, chuyện ma ư, chuyện các điệu nhảy Jig của Giáng sinh ư? Chuyện quán rượu ư, trong khi đấy là tính mạng của một con người! (nói với tù nhân), và ông nữa, thưa ông, tôi muốn biết là chẳng có mấy khi ông vui vẻ đâu. Ông được đưa đến đây không phải để vui, tôi chưa biết ông Chưởng lý còn có gì thêm ngoài bản cáo trạng không. Xin ông chưởng lý cứ tiếp tục. Tôi, có lẽ, không nên nói quá nghiêm khắc, nhưng phải thú thật chứng cớ của ông khá bất thường.

Chưởng lý: chẳng ai biết rõ điều ấy hơn tôi, thưa ngài, nhưng thôi, xin đưa đến kết thúc có đầu đuôi như sau. Thưa quý vị, xác Ann Clark được tìm thấy vào tháng bảy, cổ bị cắt, trong một cái ao, trong ao còn thấy cả một con dao nhíp của tù nhân. Tù nhân ra sức tìm lại con dao này, và chính vì thế điều tra của cảnh sát tư pháp mới có thể buộc tội anh ta ở phiên toà hiện tại, phiên toà lẽ ra xử ở Exeter nhưng vì không tìm đủ nửa số bồi thẩm ở quê anh ta, theo yêu cầu của anh ta, vụ này được đưa đến London, tức là được ưu tiên đặc biệt. Chúng tôi xin gọi các nhân chứng.

Sau đó đến phần các nhân chứng lên xác nhận mối quen biết giữa tù nhân và Ann Clark, cũng như bản điều tra của cảnh sát tư pháp. Không có gì đặc biệt nên tôi cho qua.

Rồi Sarah Ascott được gọi lên tuyên thệ.

Chưởng lý: Bà làm nghề gì?

Sarah: tôi trông quán New Inn, ở…

Chưởng lý: bà có quen tù nhân trước vành móng ngựa không?

Sarah: Có. Anh ta hay đến quán rượu chúng tôi kể từ Giáng sinh năm ngoái.

Chưởng lý: Bà quen với cô Ann Clark không?

Sarah: Có ạ. Rất quen.

Chưởng lý: Cô ta trông thế nào?

Sarah: Thấp béo. Không biết ông muốn tôi trả lời thế nào?

Chưởng lý: Có duyên dáng dễ thương không?

Sarah: Còn xa mới dễ thương. Tội nghiệp cô gái! Mặt to, hàm trễ, da xám ngoét cứ như con puddock.

Quan toà: Là nghĩa thế nào, thưa bà?

Sarah: Xin lỗi ngài, tôi nghe ông Martin bảo mặt cô ta to như mặt con puddock, và đúng như vậy thật.

Quan toà: Thế là cái gì ông Chưởng lý? Xin ông giải thích hộ cho.

Chưởng lý: Ở đấy, người ta gọi thế có nghĩa là con cóc.

Quan toà: À, con cóc! Thôi nói tiếp đi.

Chưởng lý: Bà có biết chuyện gì xảy ra giữa bà và tù nhân ở quán rượu hồi tháng Năm năm ngoái?

Sarah: Thế này ạ. Sau hôm Ann Clark không về lúc chín giờ tối, tôi đang làm việc trong nhà, chỉ có ông Thomas Snell trong quán, thời tiết rất xấu. Ông Martin tới gọi đồ uống, tôi nói đùa "Thưa ông, ông tìm người yêu ông chăng?" Thế là ông ta nổi cáu, yêu cầu tôi đừng có gọi như thế nữa. Tôi rất ngạc nhiên, chúng tôi vốn thường nói đùa với ông ta về cô gái.

Quan toà: Cô nào?

Sarah: Thưa cô Ann Clark ạ. Vì chúng tôi chưa nghe tin anh ta đính ước với một cô nhà quý tộc ở đâu đó, chứ nếu không tôi đã không dùng từ ngữ ấy. Tôi bèn im, nhưng vì hơi lúng túng, tôi bèn cất tiếng hát điệu nhạc họ nhảy với nhau lần đầu ở quán, nghĩ nó sẽ châm chọc ông ta. Cũng là đoạn ông ta hay huýt sáo khi ông ta tới ngoài đường. "Madame, bà có đi dạo cùng tôi, có chuyện trò cùng tôi không?" Lúc ấy không nhớ tôi cần thứ gì đó bèn đi vào trong bếp, vừa đi vừa hát và ngày càng hát to. Bỗng dưng tôi nghe tiếng trả lời ở ngoài đường, tuy không chắc lắm vì gió ở ngoài rất mạnh. Thế là tôi ngừng hát và nghe rõ "Vâng, thưa ông. tôi sẽ đi dạo và chuyện trò cùng ông" Chính là giọng của Ann Clark

Chưởng lý: Tại sao bà biết đó là giọng của cô ta?

Sarah: Làm sao tôi nghe nhầm được! giọng cô ta nghe the thé, nhất là khi hát. Nhiều người trong làng đã giả tiếng cô ta mà không được. Nghe thấy thế tôi mừng quá vì chưa biết chuyện gì đã xảy ra với cô. Tuy cô ta ngớ ngẩn bẩm sinh nhưng tính tình tốt, dễ bảo. Tôi nói một mình "À thế ra cô đã về rồi đấy hả?" và chạy ra cửa trước, qua mặt ông Martin, tôi bảo "Kìa, người yêu của ông đã về rồi kia kìa, tôi gọi cô ta vào nhé", sau đó ra mở cửa. Nhưng ông Martin giữ tay tôi lại, ông ta hầu như loạn trí "Này, đừng" ông ta nói "Hãy vì Chúa, xin đừng!" Ông ta run bắn lên như cầy sấy. Tôi bực mình "Ông không vui khi tìm thấy em nó à?" và tôi gọi Thomas Snell "Nếu ông đây không bằng lòng thì anh ra mở cửa đi", Thomas Snell ra mở cửa, gió ùa vào thổi tắt phụt hai ngọn nến chúng tôi vừa thắp. Ông Martin bỏ tay tôi ngã lăn xuống đất, nhưng tối mò, một hai phút sau mới có ánh sáng, trong khi mò mẫm tìm diêm, tôi nghe có tiếng bước chân đi qua sàn nhà vào chỗ cái tủ ở phía trong và tiếng cửa tủ mở ra rồi đóng sập lại. Nến thắp lên, ông Martin ngồi trên chiếc ghế dài, mặt trắng nhợt, mồ hôi vã ra như người mất hồn, hai tay thõng xuống. Định chạy lại giúp ông thì tôi chợt trông thấy có mảnh áo kẹt ở cánh cửa tủ, tôi sực nhớ lúc nãy có nghe tiếng cánh tủ đóng. Thế là tôi nghĩ lúc tắt đèn có ai chạy vào ẩn trong đó. Đến gần tôi để ý nhìn. Tôi thấy một mảnh áo choàng màu đen ở dưới có viền, đúng như viền của chiếc áo vải nâu, mắc kẹt ở cửa tủ, cả miếng vải lẫn viền áo ở dưới thấp tựa như có người quỳ xổm trong tủ.

Chưởng lý: Thế bà cho là cái gì?

Sarah: Là áo của một người đàn bà.

Chưởng lý: Bà đoán là áo của ai? Bà có biết ai có cái áo như thế không?

Sarah: Vải này nhiều phụ nữ trong giáo khu mặc.

Chưởng lý: Có giống áo của cô Ann Clark không?

Sarah: Cô Ann Clark thường mặc cái áo giống như thế nhưng tôi đã tuyên thệ, tôi không thể đoán chắc dưới là áo của cô ta.

Chưởng lý: Bà còn thấy gì khác nữa không ngoài mảnh vải đó?

Sarah: Nó ướt sũng, nhưng bên ngoài đang mưa gió..

Quan toà: Bà có sờ vào nó không?

Sarah: Không ạ, tôi không muốn.

Quan toà:Không muốn? Bà tao nhã quá không dám sờ vào một cái áo ướt?

Sarah:Không phải vậy, nhưng nó có nét gì ghê khiếp lắm.

Quan toà: Tiếp tục.

Sarah: Thế là tôi gọi Thomas Snell, bảo lại gần và lưu ý, tôi mở cửa tủ ra thì hãy tóm lấy người chạy ra "vì có kẻ ẩn trong đó, chưa biết họ muốn gì". Nghe thấy thế ông Martin kêu lên một tiếng và chạy vụt ra cửa trong đêm tối. Nhưng khi đó cửa tủ bị đẩy ra dù tôi giữ chặt, cả Thomas Snell cũng lao vào cùng giữ với tôi, tuy thế cửa tủ vẫn bị bật mạnh ra khiến chúng tôi ngã vật ra.

Quan toà: Con chuột chạy ra chăng?

Sarah: Dạ không, to hơn con chuột nhiều, nhưng tôi không nhìn thấy gì cả, chỉ thấy một cái gì đó vượt ra cửa băng qua sàn nhà.

Quan toà: Nhưng trông nó như thế nào mới được chứ? Như một người ư?

Sarah: Thưa, không nói chắc được, nó chạy chậm thôi và đen đen. Cả tôi và Thomas Snell hoảng cả người, nhưng đều chạy theo, nhìn qua cánh cửa bỏ ngỏ chỉ thấy tối đen chẳng thấy gì cả.

Quan toà: Không còn vết tích gì trên sàn nhà à? Sàn là sàn gì?

Sarah: Sàn lát đá phiến, thưa ngài, trên còn vết ướt nhưng hai chúng tôi chẳng hiểu thế nào vì thời tiết mưa gió mà.

Quan toà: Hừ. Về phần tôi – tuy dám chắc chuyện nhân chứng nói là chuyện lạ đấy – tôi chưa hiểu ông chưởng lý muốn gì với nhân chứng này.

Chưởng lý: Thưa ngài, để chứng tỏ thái độ kỳ quặc của tù nhân ngay sau khi nhân vật bị ám sát mất tích. Bồ thẩm đoàn lưu ý việc này cho, cùng với giọng hát nghe thấy bên ngoài ngôi nhà.

Sau đó tù nhân đặt vài câu hỏi không lấy gì làm thiết thực lắm, rồi Thomas Snell được gọi lên, anh này cũng đưa những chứng cớ kiểu như của bà Ascott, thêm vào đó.

Chưởng lý: Sau khi bà Ascott ra khỏi phòng giữa bà ấy và tù nhân có xảy ra chuyện gì không?

Thomas: Tôi có một nhúm thuốc lá sợi trong túi.

Chưởng lý: Nhúm thuốc lá sợi?

Thomas: Tôi bỗng muốn hút một tẩu thuốc, tôi bèn lấy cái tẩu trên mặt lò sưởi, và vì có nhúm thuốc lá sợi nhưng lại để quên con dao nhíp ở nhà, răng thì chẳng còn mấy mà cắn, như quan toà và các ngài trông thấy đấy.

Quan toà: Cái anh này nói cái gì vậy nhỉ? Đi vào việc cho! Chúng tôi ngồi đây để nhìn răng anh à?

Thomas: Dạ không phải thế. Có Trời biết! Tôi biết ngài có việc làm tốt hơn, răng tốt hơn và tôi không lấy thế làm lạ.

Quan toà: Trời ơi! Anh này làm sao vậy? Vâng, răng tôi tốt hơn, anh mà không đi vào việc thì sẽ biết răng tôi thế nào.

Thomas: Xin ngài tha lỗi, sự việc đúng là như vậy, tôi hỏi mượn ông Martin con dao nhíp của ông ấy để cắt sợi thuốc lá ra. Ông ấy tìm hết túi nọ đến túi kia. Tôi hỏi, "Ông mất con dao rồi ạ?" Ông ấy đứng hẳn dậy tìm rồi ngồi xuống rên rỉ "Thôi chết tôi rồi! hẳn tôi để lại đó rồi!" Tôi nói "Nhưng có ở đó đâu ạ? Có đáng bao nhiêu đâu mà ông phải kêu lên thế" Ông ta cứ ngồi đó hai tay ôm đầu, chẳng để ý gì đến lời tôi nói. Thế rồi bà Ascott từ trong bếp đi ra.

Được hỏi có nghe thấy tiếng hát ở ngoài đường không, anh ta bảo "Không" tuy nhiên cửa vào bếp lúc đó đóng và bên ngoài gió rất mạnh, về giọng của Ann Clark thì không ai có thể nhầm được.

Sau đó đến một đứa trẻ con, William Reddaway, khoảng mười ba tuổi được gọi lên, quan toà đưa ra những câu hỏi thông thường, biết nó hiểu thế nào là tuyên thệ. Nó tuyên thệ. Nó làm chứng cho một sự kiện xảy ra một tuần sau đó.

Chưởng lý: Nào, bé con, đừng sợ. Ở đây không ai làm hại em cả nếu em nói đúng sự thật.

Quan tòa: Nếu nó nói đúng sự thật? Bé con, nhớ đây, em đang ở trước Đức Chúa của Trời đất nắm giữ chìa khoá địa nguc. Em đang ở trước chúng ta là các quan chức của nhà Vua nắm giữ chìa khoá của nhà tù Newgate, nhớ, đây là chuyện sống chết của một con người. Nếu nói sai, em đưa anh ta đến chỗ chết, cũng như thể em là kẻ sát nhân, vậy em phải nói sự thật.

Chưởng lý: Cứ nói với bồi thẩm đoàn những gì em biết. nói đi. Chiều 23 tháng Năm vừa rồi em ở đâu?

Quan toà: Trẻ con nó biết gì về ngày tháng. Em có biết ngày tháng không?

W(William): Thưa quan toà có. Đó là ngày trước ngày tiệc tùng của chúng cháu. Cháu có đồng sáu xu để tiêu, đúng vào ngày trước ngày Hạ chí một tháng.

Một vị bồi thẩm: Chúng tôi không hiểu.

Quan toà: Nó nói nó nhớ cái ngày đó bởi lẽ đó là trước cái ngày có hội hè tiệc tùng, và nó có sáu xu để tiêu. Đặt đồng sáu xu lên bàn nào. Nào, thế lúc đó cháu ở đâu?

W: Cháu chăn bò trên đồng truông ạ.

Nhưng thằng bé nói toàn tiếng địa phương, quan toà chẳng hiểu lắm, phải có người phiên dịch, may thay giáo xứ của giáo khu có mặt tại đó, bản thân cha xứ cũng tuyên thệ. Lời thằng bé "Tôi ở trên đồng ruộng đến sáu giờ, ngồi sau một bụi kim tước gần cái ao. Tù nhân thận trọng đi tới, nhìn quanh nhìn quất, tay cầm một cây sào dài, đứng yên một lúc nghe ngóng. Sau đó lấy sào khều dưới nước. Tôi ngồi cách bờ ao có năm mét, thấy cây sào chạm vào vật gì đó kêu oạp oạp. Ông ta bỏ sào quăng mình xuống đất, lăn lộn rất kỳ quặc, hai tay ôm lấy đầu, một lúc sau đứng dậy bỏ đi"

Được hỏi có trao đổi gì với tù nhân không, nó nói "Một hai ngày trước đó, biết tôi vẫn thường ở đồng truông, ông ta hỏi tôi có thấy một con dao nhíp nằm ở đâu đó trên cánh đồng không, nếu thấy đưa ông ta sẽ được đồng sáu xu. Tôi bảo không, nhưng tôi nói sẽ hỏi xem, thế là ông ta cho tôi sáu xu bảo là đừng hỏi gì cả"

Quan tòa: Tức là đồng sáu xu em định đem tiêu trong bữa tiệc chứ gì?

W: Thưa quan toà vâng ạ

Được hỏi có thấy gì lạ ở cái không, nó bảo không, trừ việc "nó bắt đầu có mùi kinh khủng, suốt mấy ngày bò không đến ao uống nước nữa"

Được hỏi có thấy tù nhân và cô Ann Clark đi cùng với nhau không, nó cứ khóc hoài, mãi mới làm nó nín khóc và nói được rõ lời (cuối cùng ông Matthews, cha xứ của giáo xứ làm nó trấn tĩnh lại để nghe người ta hỏi tiếp) Nó nói nó thấy cô Ann Clark chờ tù nhân ở đồng truông xa xa, rất nhiều lần, kể từ Giáng sinh năm ngoái.

Chưởng lý: Em có nhìn rõ cô ấy không để chắc chắn là cô ấy?

W: Có. Chắc chắn ạ.

Quan toà: Chắc chắn như thế nào?

W: Vì cô ấy đứng và nhảy lên xuống, hai cánh tay đập đập như một con ngỗng (chỗ này đứa trẻ dùng tiếng địa phương nhưng ông cha xứ giải thích là con ngỗng) tư thế ấy không lẫn với ai khác được.

Chưởng lý: Lần cuối cùng em trông thấy cô ấy là khi nào?

Đến đây thằng bé lại khóc ròng và cứ bám chặt lấy ông Matthews, ông này bảo nó đừng sợ. cuối cùng nó kể câu chuyện sau đây: Vào đúng cái ngày trước bữa tiệc (cũng là buổi chiều tối nó kể trên kia), sau khi tù nhân đi khỏi, vì đã hoàng hôn nó rất muốn về nhà nhưng lại sợ ra khỏi bụi kim tước sẽ bị tù nhân nhìn thấy nên đàng đứng sau bụi cây ít phút nhìn ra cái ao. Nó thấy một hình thù đen đen từ ao nhô lên, rồi lên bờ. Khi lên đến chỗ cao nhất trên bờ ao in hình rõ nét trên bầu trời và đứng thẳng lên vỗ cánh tay lên xuống sau đó nhẹ nhàng chạy theo hướng tù nhân. Khi được hỏi theo nó đó là ai thì nó bảo chính là cô Ann Clark chứ không phải ai khác.

Rồi đến ông chủ của thằng bé được gọi lên, ông ta kể lại tối đó thằng bé về muộn và bị quở trách nhưng nó chỉ có vẻ sửng sốt chứ không nói rõ lý do.

Chưởng lý: Thưa quan toà, chúng tôi đã đưa xong các nhân chứng vào

Quan toà bèn gọi tù nhân lên tự bào chữa. Hắn nói không dài nhưng vừa nói vừa thở hổn hển, nói rằng hắn hy vọng bồi thẩm đoàn không quyết định tính mạng hắn dựa trên một nhúm người nhà quê và trẻ con vốn tin vào bất cứ chuyện vớ vẩn nào, và rằng trong vụ xử này ngay từ đầu hắn đã bị có thành kiến. Quan toà ngắt lời, nói là hắn đã được đặc biệt ưu đãi chuyển vụ xử từ Exeter đến đây, hắn thừa nhận, ấy thế nhưng lại cảm ơn bằng cách nói là từ khi bị đem lên London chẳng ai trông nom hắn chu đáo khiến hắn luôn bị quấy rầy, bị gây rối. Nghe vậy quan toà bèn cho gọi Cảnh sát trưởng, hỏi về việc giữ an toàn tù nhân ra sao. Thực tế làm gì có chuyện đó. Tuy nhiên, cảnh sát trưởng nói là có nghe cai ngục kể lại đã nhìn thấy một người trước cửa buồng hắn, hoặc là đi lên cầu thang tới buồng hắn, nhưng thực ra thì không ai có thể vào được bên trong. Được hỏi thêm người đó thuộc loại người nào thì ông cảnh sát trưởng bào là chỉ nghe nói, mà nghe nói thì không được phép nói ra đây. Về phần tên tù nhân, được hỏi có phải đó là người hắn định nói không thì hắn bảo không, không biết gì về chuyện đó cả, một người sống chết chưa biết thế nào sao tránh khỏi cảm thấy không được yên ổn. Xem ra lời dối trá này có vẻ hấp tấp. Sau đó hắn không nói gì thêm, cũng không ai gọi ra làm chứng. Ông chưởng lý nói với bồi thẩm đoàn (một đoạn dài, nếu có thời gian tôi xin trích một phần, trong đó đi sâu vào sự xuất hiện của nạn nhân đã bị ám hại. Ông được pha vài chuyên gia cổ điển như là St Agustinne De cura pro mortuis genenda – do chăm sóc sức khoẻ mà sinh ra yếu đuối (một quyển sách rất nay được các nhà văn tham khảo khi viết về đề tài siêu tự nhiên) đồng thời cũng kể ra một số trường hợp có thể đọc thấy trong ghi chép của Glanvil, thích hợp nhất là sách của Lang. Tuy nhiên ông không nói thêm gì nhiều ngoài các trường hợp như đã in trong sách)

Quan toà tóm tắt các chứng cứ cho bồi thẩm đoàn nghe. Bài nói của ông không có gì đáng để tôi ghi lại đây nhưng rõ ràng ông rất ấn tượng bởi tính cách đặc biệt của các chứng cớ mà các nhân chứng đưa ra. Trong cuộc đời hành nghề ông chưa từng nghe thấy như vậy bao giờ. Tuy nhiên luật pháp không dựa trên đó, bồi thẩm đoàn tin vào các nhân chứng hay không là tuỳ.

Bồi thẩm đoàn cân nhắc không lâu, đi đến nhất trí tù nhân có tội.

Tù nhân được hỏi còn muốn nói gì nữa không về phán xét này, hắn nói tên hắn trong bản cáo trạng viết chữ Martin viết I ngắn trong khi thực ra là phải Y dài. Chưởng lý nói việc này không thực tế, hơn nữa, thỉnh thoảng chính tù nhân cũng viết vậy. Tù nhân không còn gì để nói thêm nữa. Hắn bị kết tội tử hình và sẽ bị treo cổ ở một giá treo cổ gần nơi thực hiện tội ác, ngày hành quyết là ngày 28 tháng Mười hai sau đó, vào ngày lễ Thánh của những người vô tội.

Lúc ngày tù nhân thể hiện tình trạng vô cùng tuyệt vọng, hắn hỏi quan toà xem thân nhân có được phép thăm hắn trong những ngày còn lại không?

Quan toà: À, tôi sẵn lòng cho phép, nhưng phải có viên cai ngục và cô Ann Clark nữa, cũng có thể đến thăm anh.

Nghe thế tù nhân quay đi, khóc lóc xin quan toà đừng dùng lời lẽ ấy, quan toà bực mình nói hắn không đáng hưởng bất kỳ đối xử tủ tế nào, dịu dàng nào, hắn là tên đồ tể, tên sát nhân hèn nhát, mình làm mình chịu kêu mà ai thương. "Tôi hy vọng Chúa sẽ để cho cô ta sẽ đến với anh cả ngày lẫn đêm cho đến lúc anh lìa đời"

Tù nhân được đem ra, và theo như tôi biết, hắn lịm đi, phiên toà thế là bế mạc.

Tôi không thể không nhận xét, suốt phiên toà tù nhân trông vẻ bất ổn và bồn chồn, khác hẳn nhiều thủ phạm bị tử hình khác. Lúc nào hắn cũng nhìn kỹ vào từng người, đôi khi đột ngột quay ngoắt mặt đi tựa như có ai thì thầm với mình. Một điều đáng chú ý nữa là phiên toà tuyệt đối yên lặng và hơn nữa phòng xử tối tăm mờ mịt khác thường (dĩ nhiên mùa này thì trời không sáng sủa cũng đúng thôi), mới hai giờ chiều đã phải thắp đèn trong phòng xử, tuy bên ngoài chưa có sương mù.

Còn có điều đáng chú ý nữa, gần đây một vài thanh niên tổ chức hoà nhạc trong ngôi làng mà tôi nói trên kia, có kể là các thính giả tiếp đón rất lạnh nhạt điệu nhạc "Madame, bà có đi dạo…" Sáng hôm sau họ nói chuyện với dân địa phương mới biết ở đây người ta ghê tởm nó. Ở North Tawton thì không đến nỗi thế nhưng họ cho rằng nó đem đến điều không may. Vì sao như vậy thì không ai có một ý niệm nào cả.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16: Ông Humphreys và địa sản thừa kế


Khoảng mười lăm năm về trước, một ngày cuối tháng Tám hoặc đầu tháng Chín, một chuyến tàu hoả lăn bánh vào Wilsthorpe, một nhà ga vùng quê miền Đông nước Anh. Cùng một số hành khách khác, một người trẻ tuổii bước ra, anh ta khá đep trai, cao, tay xách cái tu du lịch cùng một số giấy tờ được buộc thành một cái gói. Có vẻ như anh ta được chờ đón, theo cái kiểu anh ta nhìn quanh thì biết, và quả vậy. Ông trưởng ga chạy xuống vài bậc tam cấp, và hình như chợt nhớ ra, quay lại gật với một ông mập mạp có bộ râu ngắn đang hoang mang nhìn vào con tàu như tìm ai. "Ông Cooper"trưởng ga gọi "có lẽ quý ông của ông đây này", sau đó sống với chàng thanh niên hành khách vừa bước ra khỏi ánh sáng "Ông Humphreys phải không ạ? Chào mừng ông tới Wilsthorpe. Trong sảnh có xe bò chở hành lý cho ông rồi còn đây là ông Cooper, chắc ông đã biết". Ông Cooper vội tiến lại, nâng mũ chào rồi bắt tay "Hân hạnh được lặp lại lời ông Palmer. Lẽ ra tôi phải là người đầu tiên nói những lời đó nhưng vì chưa biết mặt ông, ông Humphreys ạ. Mong cho những ngày ông ở đây toàn là những ngày lịch đỏ. "Cám ơn ông Cooper về lời chúc của ông, cũng xin cám ơn ông Palmer. Tôi hy vọng việc thay đổi người quản lý đất đai – hẳn các ông chắc đều lấy làm tất cả - sẽ không đến nỗi làm những người sắp tới đây mất vui" Anh ngừng lời cảm thấy những lời nói của mình không hợp với niềm vui chung lắm. Ông Cooper cũng ngắt lời "Ồ, ông yên tâm đi, xin bảo đảm với ông sự đón tiếp nồng nhiệt đang chờ đợi ông từ tứ phía. Về việc thay đổi người quản lý địa sản có ảnh hưởng xấu đến hàng xóm láng giềng không thì, vâng, ông chú quá cố của anh…" đến đây ông Cooper cũng dừng, có thể do lời khuyên từ bên trong và cũng có thể vì ông Palmer hắng giọng, hỏi ông Humphreys đưa vé. Hai người rời nhà ga. Theo đề nghị của Humphreys, họ di bộ về nhà ông Cooper, cơm trưa đang chờ họ.

Quan hệ giữa hai nhân vật trên xin gặp bằng mấy dòng sau đây. Humphreys được thừa hưởng địa sản của ông chú. Việc này hoàn toàn đột ngột, anh chưa đến đây cũng chưa nhìn thấy ông chú bao giờ. Anh chỉ có một mình trên đời này. Là người nhiều năng lực lại tốt nết và là nhân viên của một cơ quan nhà nước từ bốn năm năm nay, anh chưa đủ điều kiện sống như một nhà quý tộc thôn quê. Là người chăm chỉ nhưng khá nhút nhát, anh it khi có những thú vui ngoài trừ chơi gôn và làm vườn. Đây là lần đầu anh xuống Wilsthorpe để bàn việc với ông Cooper, người quản lý địa sản. Có những việc cần lưu tâm đến. Ta sẽ hỏi tại sao là lần đâu? Chẳng lẽ anh ta tệ đến thế không về dự đám tang ông chú nhỉ? Câu trả lời dễ thôi, lúc chú anh mất, anh đang ở nước ngoài, địa chỉ của anh người ta không tìm được ngay. Vì vậy đợi khi mọi việc sẵn sàng chờ đợi, anh mới về. Lúc này đây anh về đến căn nhà ấm cúng của ông Cooper, đối diện nhà cha xứ, và vừa bắt tay bà Cooper và cô Cooper xong.

Trong chờ dọn ăn tối, mọi người ngồi trong phòng khách, riêng Humphreys thầm toát mồ hôi, biết người ta đang nhận xét, đánh giá mình.

"Mình ạ," ông Cooper bảo vợ "tôi vừa bảo ông Humphreys là tôi hy vọng và tin rằng mỗi ngày ông sống ở Wilsthorpe cùng chúng ta sẽ được đánh dấu như một ngày lịch đỏ"

"Nhất định rồi, em chắc thế" bà Cooper vui vẻ nói, "và sẽ là rất nhiều, rất nhiều ngày như thế"

Cô Cooper cũng khẽ nói mấy lời tương tự, Humphreys nói đùa anh sẽ bôi cuốn lịch thành màu đỏ hết, ai nấy đều cười xoà nhưng rõ ràng họ không hiểu hoàn toàn. Đến đây bữa ăn được dọn xong.

Sau một lát im lặng, bà Cooper hỏi "Ông có biết gì về vùng này không ạ?" Câu hỏi dùng để mở đầu này rất khéo.

"Dạ không, rất tiếc là không" Humphreys đáp "Tôi thấy thật vui mắt, nếu nhìn từ trên tàu xuống"

"Ồ, đúng là một nơi vui mắt, đôi khi tôi nói trong cả nước chưa thấy vùng nào đẹp hơn, dân ở đây cũng rất đông. Tiếc rằng ông đến hơi muộn hơn các cuộc liên hoan trong vườn"

"Vâng, tiếc quá!" Humphreys nói, thoáng có vẻ nhẹ mình, và rồi cảm thấy phải ra khỏi đề tài này "Nhưng thưa bà, giả sử tôi có về đây sớm hơn, chắc tôi cũng không tham dự được, đang có tang.."

"Ồ chết chửa, tôi đang nói gì vậy? (ông Cooper và cô Cooper im lặng đồng tình) Ông tha lỗi cho! Ông sẽ nghĩ về tôi thế nào đây"

"Dạ không sao thưa bà. Tôi thật không dám nói. Chú tôi mất tôi quá đau lòng, tôi chưa bao giờ gặp ông ấy cả, chẳng qua tôi chỉ cho rằng trong một thời gian có lẽ tôi không nên tham gia các cuộc vui chơi đó thì hơn"

"Phải, ông nghĩ như vậy phải lắm, phải không George? Ông thực lòng tha thứ cho tôi chứ? Nhưng nghĩ lạ quá, thế ông chưa bao giờ gặp cụ Wilson ?"

"Dạ chưa từng, và cũng chưa bao giờ nhận được lá thư nào của cụ. Nhưng thưa bà, tôi cũng có việc cần được bà tha thứ đây. Tôi chưa có dịp nào cám ơn bà, trừ trên thư, về việc khiến bà phải bận lòng tìm người trông nom cho tôi ở ngôi nhà trong địa sản của chú tôi"

"Có gì đâu thưa ông Humphreys? Xin bảo đảm hai người này sẽ làm ông hài lòng. Hai vợ chồng. Chồng coi như quản gia, vợ trông coi việc nhà. Tôi biết họ từ rất lâu, họ rất tử tế. Ông Cooper sẽ lo cho ông những người hầu ngựa và làm vườn"

"Đúng đấy ạ. Bồi ngựa và người làm vườn thì nhiều, chỉ mỗi ông làm vườn chính là ở lại từ thời cụ Wilson còn sống thôi. Phần lớn gia nhân, như ông đã thấy trong di chúc, đều được hưởng một ít tiền, nên họ về nghỉ cả. Như vợ tôi nói đấy, ông quản gia và vợ ông ấy sẽ khiến ông hoàn toàn vừa ý."

"Vậy là ông Humphreys ạ, mọi thứ đã sẵn sàng ngay từ ngày hôm nay, theo đúng như ông muốn" bà Cooper nói "như thế trừ việc thiếu người ở, thành ra tôi sợ có thể ông cảm thấy mọi việc tạm ngừng trệ. Có điều chúng tôi biết chắc ông sẽ muốn tới ở ngay, chúng tôi lấy thế làm sung sướng lắm"

"Vâng thưa bà, cám ơn bà rất nhiều. Tôi muốn lao vào cuộc ngay cho xong. Tôi đã quen sống một mình, tối tối tôi cũng có nhiều việc lắm, xem sách báo, giấy tờ trong những ngày sắp tới. Riêng chiều nay, giá ông Cooper có thời gian cùng tôi đi thăm ngôi nhà và khu đất…"

"Nhất định rồi. Nhất định rồi. Ông muốn giờ nào cũng được"

"Cho tới giờ ăn tối thôi, thưa cha!" cô Cooper nói. "Và đừng quên tối nay nhà mình tới nhà Barnett đấy nhé. Và cha đã có tất cả các chìa khoá vườn chưa?"

Humpheys hỏi "Cô Coper, cô có làm vườn giỏi không, thưa cô? Mong cô cho biết tôi có thể chờ đợi gì ở ngôi nhà đó?"

"Ô, ông Humphreys, tôi không biết thế nào là làm vườn giỏi. Tôi thì tôi thích hoa lắm – nhưng vườn bên nhà ấy cũng đẹp lắm. Hiện hơi cổ một chút, toàn là bụi dâu. Lại còn có một cái miếu, thêm vào đó là một mê cung (maze) nữa chứ"

"Thật ạ? Thế cô đã khảo sát nó bao giờ chưa?"

"Khô-ô-ng." Cổ Cooper trề môi, lắc đầu "đã từ lâu tôi muốn lắm, nhưng cụ Wilson lúc nào cũng khoá nó lại, không cho cả phu nhân Wardrop vào xem (phu nhân sống gần đây, ở Bentley, mà ông biết không, bà ấy là một người làm với tuyệt vời đấy). Chính vì vậy mà tôi vừa hỏi cha tôi có tất cả các chìa khoá hay không"

"À ra thế. Thế nào tôi cũng phải ngó vào đó mới được, mà học được đường đi trong đó rồi tôi sẽ hướng dẫn cô vào xem"

"Ồ, cám ơn ông quá, ông Humphreys! Vậy là tôi được cười lại cô Foster rồi (cô ấy là con gái ông mục sư, họ đang đi nghỉ hè, những người rất thú vị) Chúng tôi vẫn đùa với nhau xem ai được vào mê cung trước"

"Có lẽ chìa khoá vườn để ở nhà bên ấy" ông Cooper nói , mắt vừa nhìn vào một chùm chìa khóa lớn có ý tìm. "Có một số trong thư viện đây rồi. Nào, ông Humphreys, ta tạm biệt các bà, lên đường đi thám hiểm nào"

Ra khỏi cửa trước nhà ông Cooper, Humphreys phải bước đi giữa hai hàng người trịnh trọng – nói cho đúng thì chẳng phải đoàn tuần hành có tổ chức gì, nhưng anh phải giở mũ chào rất nhiều người và bị nhìn ngắm bởi khá nhiều đàn ông đàn bà tập trung đông đảo hơi bất thường trên đường đi. Anh còn trao đổi vài lời với vợ ông gác công viên và với chính ông này đang đứng trên con đường qua công viên. Tôi không có thì giờ mô tả suốt đoạn đường, nhưng dọc theo nửa dặm từ công viên đến ngôi nhà, Humphreys đã tranh thủ hỏi hắn người bạn đường về ông chú mới qua đời của mình. Ông Cooper nhanh chóng đi vào một bài bình luận khá dài.

"Kể cũng lạ, như vợ tôi nói lúc nãy, ông chưa bao giờ gặp cụ! Ông sẽ không hiểu lầm tôi chứ, ông Humphreys? Tôi tin vậy, nếu tôi nói ông và cụ chẳng có gì là hợp nhau. Chẳng phải tôi có ý phản đối gì cụ. Tuyệt đối không. Tôi sẽ nói ông nghe về cụ" Ông Cooper nhìn thẳng vào mặt Humphreys "giống như tục ngữ nói, cụ sống trong vỏ sò. Cứ như một người ốm yếu nằm dưỡng bệnh. Chính xác như thế. Hoàn toàn như thế. không tham gia vào việc gì xung quanh. Một tờ báo địa phương, nhân dịp cụ mất, có đăng một số lời về cụ với ý chính như vậy, để rồi tôi sẽ đưa cho ông xem, nếu có dịp. Nhưng thưa ông" ông Cooper lấy tay đập đập vào ngực mình "Ở cụ có một điểm đáng ca ngợi vô cùng – đáng khen nhất – cụ thẳng thắn cởi mở như ban ngày, xử lý việc gì cũng thoải mái, hào phóng, không thành kiến. Cụ có trái tim để thông cảm, bàn tay để dàn xếp. Chỉ vướng mỗi chuyện không may là sức khoẻ của cụ, nói cho đúng, tình trạng thiếu sức khoẻ của cụ."

"Vâng, tội nghiệp cho cụ. Không hiểu cụ có mắc bệnh hiểm nghèo gì không ngoài bệnh già?"

"Không, không, chỉ có thế thôi. Như ngọn đèn lụi dần. Về câu hỏi kia của ông, câu trả lời phủ định. Hay là cụ mắc chứng thiếu linh hoạt? phải đấy. Duy có điều cụ bị ho ghê lắm. À ta đến nhà rồi đây. Toà nhà đẹp đấy chứ, ông có thấy thế không, ông Humphreys?"

Nhìn chung, nó đáng được gọi là toà nhà đẹp, chỉ mỗi bị mất cân đối. Nhà cao, bằng gạch đỏ, có lan can kiểu đơn giản, che khuất gần hết cả mái nhà, cứ như thể một toà nhà thành thị xây ở chốn thôn quê, có tầng hầm, có bậc tam cấp khá bề thế dẫn lên cửa trước. Lẽ ra với chiều cao đó toà nhà phải có hai chái, nhưng không. Chuồng ngựa, các phòng khác bị cây cao che lấp. Humphreys đoán nó được xây khoảng năm 1770.

Đôi vợ chồng già làm quản gia và bà coi nhà đã chờ sẵn bên trong cửa trước. Cửa mở ra khi ông chủ mới tới. Tên họ là Calton. Nhìn vẻ mặt, phong cách của họ và qua tiếp xúc, Humphreys có ấn tượng tốt. Ngày mai anh sẽ đi thăm tầng mái và hầm rượu với ông Calton, bà Calton cũng sẽ trình bày với anh về đồ vải, giường chiêu. Những gì hiện có, những gì cần có. Anh và ông Cooper ho họ lui, rồi đi thăm toàn cảnh ngôi nhà. Bản đồ địa hình không cần. Các phòng lớn dưới nhà rất đẹp, nhất là thư viện, rộng ngang phòng ăn, có ba cửa sổ cao trông ra phía Đông. Phòng ngủ của Humphreys ngay trên nóc thư viện. Các bức tranh rất đẹp, đều là tranh cổ. Đồ đạc cũ cả, sách vở thế kỷ mười bảy. Sau khi nghe ông Cooper nói, xem qua vài sửa chữa đã thực hiện cho ngôi nhà và ngắm chân dung cụ Wilson treo trong phòng khách, Humphreys cuộc phải thừa nhận với Cooper là vị tiền bối của anh không có gì hấp dẫn anh cả. Thật buồn, anh không cảm thấy có gì tiếc thương – dolebat se dorer non posse – Khổ cho anh không thể đau đớn, cho con nhầm, không hiểu có hay không có thiện chí, với người cháu ông không hề biết, đã giúp anh có được cơ ngơi sung túc như thế này. Anh cảm thấy ở Wilsthorpe này anh sẽ hạnh phúc và đặc biệt là ở trong thư viện.

Bây giờ đến lúc ra vườn. Khu chuồng ngựa trống trơn hãy để đó đã, nhà giặt cũng vậy. Thế là họ tiến ra vườn và quả như cô Cooper nghĩ, khu vườn rất nhiều tiềm năng. Ông Coper giữ ông làm vườn ở lại là phải. Cụ Wilson quá cố rõ ràng là chẳng thấm nhuần những quan điểm mới mẻ nhất về làm vườn. Ấy nhưng dưới mắt của một người hiểu biết khu vườn đã cho thấy có sự chăm nom và sửa sang, dụng cụ làm vườn thì tuyệt hảo. Cooper rất sung sướng khi thấy Humphreys tỏ ra vui thích, "Tôi có thể nhìn thấy cái thú của ông ở đây, chắc chắn ông sẽ làm chốn ày trở thành một nơi thường được lui tới không bao lâu nữa đâu. Tiếc rằng hôm nay không có Clutterham ở đây – ông làm vườn chính – lẽ ra ông ấy phải có mặt rồi nếu con trai ông ấy không bị sốt, giá ông ấy được thấy khu này tác động mạnh đến ông như thế nào"

"Vâng, ông đã nói tôi biết lý do vì sao ông ấy không có mặt, tôi rất tiếc khi biết lý do, nhưng mai còn có thì giờ mà. Thế còn cái nhà trắng xây trên mô đất cuối bãi cỏ kia? Có phải cái miếu mà cô Cooper nói tới không?"

"Đúng đấy ạ. Gọi là đền Hữu Nghị. Ông nội của chú ông cho xây toàn bằng đá hoa cương Ý. Có lẽ ta quay lại đó chăng. Ông sẽ nhìn thấy toàn cảnh rất đẹp"

Đường nét lớn của ngôi đền giống như đền Sibyl ở Tivoli , trên có vòm, chỉ khác ở chỗ nó nhỏ hơn nhiều. Vài bức chạm nổi lăng mộ cổ được gắn vào tường, nhìn toàn bộ có hơi hướng của chuyến du lịch sang lục địa. Cooper tra chìa khoá vào ổ, loay hoay một lúc mới mở được cánh cửa nặng. Bên trong trần nhà rất đẹp, đồ đạc thì không có gì. Một đống những viên đá lớn, hình tròn, choán gần hết diện tích sàn nhà, mỗi viên đá trên khắc khá sâu một chữ cái. Humphreys hỏi "Nghĩa của chúng như thế nào nhỉ?"

"Nghĩa ấy ạ? Chúng ta đều biết cai gi cũng có ý nghĩa của nó, tôi cho đống đá này cũng vậy. Nhưng dù mục đích nó là cái gì đi chăng nữa" thái độ ông Cooper lúc này có vẻ mô phạm "thì tôi chịu không giải thích cho ông được. Tất cả những gì tôi biết về chúng được tóm tắt trong mấy từ thôi. Là thế này, chúng được chú ông cho khiêng từ mê cung tới đây, thời tôi còn chưa vào làm cho cụ kia, mê cung ấy, ông Humphreys, là…"

"Ồ, mê cung!" Humphreys kêu lên "Tôi quên khuấy đi mất. Ta phải xem chỗ ấy một cái. Ở đâu hả ông?"

Cooper kéo anh ra cửa đền, dùng gậy chỉ "Hướng mắt ông về phía này nhé" ông ta nói (kiếu cách hơi giống "The second Elder trong "Susana" của Handel – hướng đôi mắt mệt mỏi của anh về tít phía Tây kia, nơi có mấy cây sồi xanh cao cao nổi bật trên trời) "Nhìn theo cây gậy của tôi đây, đến tận cùng chỗ thẳng góc với nơi tôi đang đứng đây, tôi xin ông nhìn cho cái cổng tò vò ở đâu lối vào ấy. Ông sẽ thấy nó ở đúng nơi tận cùng của con đường dẫn đến cái đên này. Nếu vậy tôi phải vào trong nhà lấy chìa khoá đã. Ông cứ đi bộ ra đó trước đi, tôi sẽ theo kịp ông ngay."

Thế là Humphreys thả bộ thong dong theo lối đi dẫn tới đến, qua vườn trước ngôi nhà, qua đoạn đường đất có cỏ mọc tới chỗ cổng tò vò ông Cooper chỉ. Anh rằng ngạc nhiên thấy quanh khu mê cung là tường cao bao bọc, cổng tò vò có cửa sắt khoá chặt, anh nhớ lại cô Cooper có nói chú anh cấm không cho ai vào khu vực này của khu vườn. Anh đang đứng trước cổng của nó và chờ rất lâu không thấy Cooper đến. Suốt mấy phút anh đứng đọc dòng chữ ở cửa vào, câu châm ngôn "Secretum meum mihi et filiis domus meae – Đây là nơi ở hẻo lánh của tôi và là ngôi nhà của tôi cho các con cháu – và cố gắng nhớ lại xem được trích dẫn từ đâu ra. Anh sốt ruột muốn trèo qua tường vào trong, nhưng chẳng bõ, giả sử anh mặc bộ quần áo khác kia, hoặc giả cái khóa – đã cũ kỹ lắm – có thể bẻ được…Không, không có vẻ thế, anh điên tiết đã vào cái cửa thế là nó mở ra và cái khóa rơi xuống. Anh mở toang cửa, làm rạp xuống một đám cây tầm ma, và đi vào trong.

Nó là một mê cung của những cây thủy tùng, hình vòng tròn, các hàng rào cây lâu ngày không tỉa xén, mọc xum xuê tùm lum cao vọt lên theo một chiều rộng cũng như chiều cao vô cùng phi chính thống. Các đường đi hầu như tắc nghẽn hết. Chỉ còn cách lao vào thục mạng bất chấp bị chà xước, bất chấp các cây tầm ma châm vào da thịt, bất chấp ẩm ướt, Humphreys mới mở được đường. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh khó khăn mấy anh vẫn tin thế nào cũng quay ra được vì đường vào để lại vết tích rất rõ. Từ xưa tới nay anh chừa vào một mê cung nào, vậy là lúc này đây anh đã có dịp bổ sung thiếu sót. Sự ẩm ướt tối tăm của nó cũng mùi cỏ lý gia, cành tầm ma bị giẫm nát chỉ là những điều thú vị chứ không có gì khác. Chưa thấy cái gì là rối ren phức tạp cả. Anh đã vào gần tới trung tâm của mê cung (tại sao vẫn chưa thấy ông Cooper đâu), chẳng hề để tâm mình đã đi theo con đường nào. Ái chà! Trung tâm đây rồi! Vào được cũng dễ thôi. Ở đây có một phần đường cho anh. Lúc đầu anh cư tưởng vật trang trí ở trung tâm là một chiếc đồng hồ mặt trời, nhưng khi anh vạch hết các cành mâm xôi và bìm bìm ra, anh thấy nó không phải một vật trang trí bình thường. Một cột đá cao khoảng một mét hai, trên là một quả cầu kim loại – có lẽ bằng đồng vì phủ lớp gỉ đồng màu xanh – có chữ khắc vào đó, cả hình nữa, ở vòng ngoài, mà khắc rất đẹp là đàng khác.

Thoáng nhìn vào các hình đó Humphreys nghĩ ngay đến một trong những thứ bí ẩn mà người ta gọi là thiên cầu [1] từ đây chưa ai moi ra được thông tin nào về thiên đàng cả. Tuy nhiên vì tối quá – có lẽ do ở trong mê cung – anh chưa nhìn kỳ được cái vật kỳ lạ này, hơn nữa anh đã nghe tiếng ông Cooper, vang to như tiếng voi trong rừng rậm. Humphreys gọi ông ta đi theo lối anh đã mở, chẳng mấy chốc anh ta tới nơi, thở hổn hà, hổn hển, xin lỗi tới tấp vì đến muộn vì không tìm được chìa khóa. "Nhưng đây này!" ông nói "chẳng khác gì tục ngữ nói, ông đã vào tới trong lòng của bí ẩn mà không cần giúp đỡ hay rèn luyện. Tôi cho là đã ba, bốn mươi năm nay chưa từng có bước chân người vào đây. Tôi cũng chưa đặt chân vào tới khu cây cối tường rào bao quanh như thế này. Này ông, có câu tục ngữ thế nào ấy nhỉ, về việc thiên thần cũng không dám bước chân tới ấy? Trường hợp này càng chứng tỏ câu ấy đúng" Quá quen biết với Ccoper, tuy chưa bao lâu, Humphreys tin rằng ông ta không có ý ám chỉ gì xấu, trước nhận định ấy anh chỉ im, anh đề nghị nên vào nhà dùng ly trà muộn và để Coper có thì giờ đi chơi buổi tối như đã hẹn. Họ rời mê cung, hầu như dễ dàng trở ra theo lối ban nãy đã vào.

Humphreys hỏi khi họ trên đường về nhà "Ông nghĩ sao về việc chú tôi khóa khu vực này cẩn thận đến thế?"

Cooper thẳng người lên, Humphreys cảm thấy ông ta sắp sửa thổ lộ điều gì "Chắc hẳn tôi làm ông thất vọng, nhưng tôi chẳng biết tí gì cả. Hồi mới vào làm cho cụ, mười tám năm trước đây, mê cung này giống hệt như bây giờ, lần duy nhất nghe nói đến là như ông mới nghe con gái tôi nói ban sáng. Phu nhân Wardrop – tôi không có gì chê bai bà ta cả - viết thư xin phép vào mê cung. Chú của ông đưa tôi xem thư – thư rằng lịch sự - về phía bà ta không thể đòi hỏi gì hơn.'Cooper' cụ bảo 'ông thay mặt tôi trả lời thư này' “Thưa vấng tôi đã quen làm cả thư ký cho cụ, 'nhưng trả lời như thế nào ạ?” “Gửi lời chào phu nhân, nói với bà giá như phần đất này do tôi chịu trách nhiệm, tôi sẽ mời bà ta vào thăm ngay, đằng này nó đóng chặt từ bao giờ rồi, xin bà đừng yêu cầu, tôi xin cảm ơn nhiều Đó là lời cuối cùng của cụ về cái mê cung ngày. Tôi chẳng còn gì để nói. “Trừ phi” Cooper nói thêm sau một lát “Có thể, như tôi đoán thôi, cụ không ưa gì (ai chẳng có cái mà mình ghét) kỷ niệm về ông nội cụ, người đã cho lập nên cái mê cung đó. Cụ cố khá kỳ quặc, và đi du lịch nhiều ghê lắm. đến kỳ Sabbah [2] này, ông có muốn xem bài vị của cố đặt ở nhà thờ giáo khu, sau khi cố chết ít lâu, thì xem”.

“Ồ, một người có cái thị hiếu xây dựng mê cung như vậy hẳn thích xây cho mình một lăng tẩm riêng”.

“Không hẳn như ông nói đâu, tôi không tin di hài cụ nằm tại nơi đó, trong hầm mộ gia đình đâu! Kể cũng lạ. Tôi đâu đủ cương vị nói với ông chuyện này! Với lại, sau rốt thì, ông Humphreys ạ, có gì là quan trọng, cái nơi chôn cất hình hài của thi thể ta ấy, phải không ạ?”

Đến đây họ vào nhà, ức đoán của Cooper bị ngắt quãng.

Trà được dọn trong thư viện. Cooper lại nói về đề tài phù hợp với nơi này “Thật là một bộ sưu tập sách tuyệt vời! Toàn quyển hay nhất đấy, những người sành sỏi ở vùng này đều bảo thế. Tôi còn nhớ có lần chú ông cho tôi xem một quyển toàn tranh các thành phố ngoại quốc, hấp dẫn lắm, phong cách hạng nhất hết. Có một quyển sách viết tay, mực tươi như vừa được viết hôm qau, cụ bảo đó là di phẩm của một thầy tu nhiều trăm năm trước đây. Bản thân tôi cũng rất quan tâm đến văn học. Chẳng còn gì thú vị bằng sau một ngày làm việc nặng nhọc được đọc sách một giờ đồng hồ, còn hơn phí thời gian tán dóc ở nhà bạn bè suốt buổi tối – À thôi chết, nhớ ra rồi, tôi phải về đây, không vợ tôi lại mè nheo, để đi phung phí thời gian kiểu đó ở nhà bạn bè tối nay! Tôi phải về ngay, ông Humphreys ạ”

“Và tôi cũng nhớ ra" Humphreys nói "nếu ngày mai tôi muốn đưa cô Cooper đi xem mê cung, thì ta phải phát quang đi một chút. Ông bảo ai đó đến làm việc này được không?”

“Được chứ ạ. Sáng mai vài người dùng liềm và phát quang thành con đường mòn ngay ấy mà, để bây giờ qua ông gác công viên tôi sẽ dặn lại, ông khỏi phải tự mình dùng gậy rẽ cây, họ cũng nên đánh dấu đường vào, cắm gậy hay đặt cuộn dây theo chân họ để lúc ra cho dễ”.

“Ý ông hay quá, xin ông làm việc ấy cho, tôi xin chờ bà và cô Cooper chiều mai, còn ông, mười giờ rưỡi đúng”.

“Rất vinh hạnh. Cả vợ và con tôi, và tôi. Xin chào ông, Humphreys. Chúc ông ngủ ngon”.

Humphreys ăn bữa tôi lúc tám giờ. Vì là buổi tối đầu tiên ở đây, hơn nữa Calton có vẻ muốn chuyện trò, anh cũng vừa đọc xong quyển truyện mua dọc đường, đành ngồi nghe và trả lời Calton ít câu về hàng xóm láng giềng, mùa trong Nam . Mùa thì năm nay hợp thời tiết, hàng xóm thì thay đổi đáng kể - cũng chẳng có hại gì – Calton cả thưở nhỏ sống ở đây. Cửa hiệu của làng thì đặc biệt tiến bộ kể từ năm 1870. Nay mua được ở đó khối thứ, rất tiện, ngộ nhỡ đột xuất cần thứ gì thì Calton có thể chạy xuống đó (nếu như cửa tiệm còn mở) để đặt mua, khỏi vay của nhà mục sư. Ngày xưa chỉ mua được nến, xà phòng, nước mật đường. Sách tranh cho trẻ con giá một xu, mà chín trên mươi lần thứ người ta nên yêu cầu là rượu Whisky kia. Nhìn chung, Humphreys thấy trong tương lai anh phải chuẩn bị một quyển sách.

Thư viện đúng là nơi để phục vụ cho những giờ buổi tôi sau bữa ăn. Tay cầm nến, miệng ngậm tẩu, anh đi đi lại lại trong phòng một lúc, xem đầu đề các cuốn sách. Anh có khuynh hướng ưa thích thư viện cổ, đây chính là dịp để anh làm quen một cách hệ thống với một thư viện như thế, vì anh được biết qua Cooper là không có catalog, trừ một catalog sơ sài, mục đích để chứng thực di chúc, giờ đây lên một catalog hợp lý là cách tiêu thì giờ thú vị cho mùa đông. Có thể tìm ra kho tàng sách cổ cũng nên, biết đâu có cả bản thảo viết tay, như ông Cooper nói.

Đi khảo sát một vòng như thế anh nhận thức ra (cũng như đa số chúng ta trong trường hợp ấy) phần lớn bộ sưu tập sách của chú anh là không thể nào đọc nổi. "Nhà xuất bản Cổ văn và các Cha, Các Nghi thức Tôn giáo của Picart, Tạp Văn của Harleian, cứ cho là rất hay đi, nhưng ai mà đọc Tostatus Abulensis, hoặc Pineda on Job,hoặc quyển nào đại loại như vậy?" Anh nhặt lên một quyển sách nhỏ, giấy khổ bốn, bìa đã long, các chữ nhãn đã rơi ra hết. Nhớ ra tách cà phê đang chờ, anh ngồi vào một chiếc bành rồi mở sách ra. Những lời anh kết tội nó hoàn toàn dựa trên cơ sở bề ngoài. Theo anh nghĩ hẳn đây phải là một tập các vở kịch độc nhất vô nhị, nhưng nhìn bên ngoài thấy trống trơn, có vẻ lạnh lẽo và đầy đe doạ.

Thực tế quyển sách gồm toàn những bài thuyết pháp, những suy tưởng, trang đầu đã bị xé mất, hình như thuộc nửa sau thế kỷ mười bảy. Lật các trang, mắt anh bắt gặp một lời ghi chú bên lề "Một chuyện ngụ ngôn cho Hoàn cảnh bất hạnh này", tác giả thật giàu trí tưởng tượng trong sáng tác. Đoạn này viết "Tôi đã nghe hoặc đọc được ở đâu đó, không hiểu là Truyện Ngụ ngôn hay Chuyện Kể, tuỳ độc giả phán xét, về một Người Đàn Ông giống như Theseus [3] trong Attick Tale muốn tự mình phiêu lưu vào một mê cung. Loại mê cung không được thiết lập theo kiểu của các nghệ sĩ Topiary thời bây giờ, mà theo một phạm vi rộng hơn nhiều, có cả hầm bẫy hay nói cách khác những thứ mang điềm xấu thường ẩn núp rất kỹ, gặp hay không là tùy may rủi. Người Đàn Ông không muốn nghe lời khuyên can của bạn bè. Một người Anh bảo "Xem kìa, một người đã đi vào đó, không theo lời khuyên của mọi người, thế là không ai còn nhìn thấy anh ta nữa! một người Mẹ nói "Một người khác chỉ đi vào trong đó một đoạn đường ngắn, lúc ra mất hết cả trí khôn, không kể lại được đã trông thấy cái gì, ban đêm ngủ không yên" Một người láng giềng thì kêu lên “Anh không nghe kể về những bộ mặt như thế nào đã nhìn từ qua hàng rào sắt và các chấn song cổng sắt ư?” Nhưng tất cả những lời nói đó đều không ăn thua, Người Đàn Ông vẫn cứ đi theo mục đích của mình. Bởi vì hình như ở đất nước này, trong những cuộc chuyện trò bên đống lửa người ta thường đồn rằng ở chính giữa trung tâm các mê cung, có một thứ đá quý rất đắt tiền và hiếm gặp, người nào tìm thấy nó sẽ trở nên giàu có, vậy nên anh ta kiên gan đi vào trong đó. Còn gì nữa? Quid multa – Làm gì mà nói nhiều thế? Thế là Kẻ Phiêu lưu bước qua cổng, và suốt một ngày trời bạn bè không được tin tức gì của anh ta, ngoài vài tiếng kêu xa xa trong đêm tối, làm họ trằn trọc trong giường và toát mồ hôi vì sợ, chẳng còn nghi ngờ gì nữa, em họ, con trai họ đã được ghi thêm vào danh sách những kẻ không may đắm thuyền trong cuộc phiêu lưu. Sáng hôm sau họ đến cha xứ ở giáo khu để khóc lóc xin được kéo chuông tưởng niệm. Họ đau đớn đi qua cánh cổng của mê cung, họ đi vội đi vàng cho mau qua vì sợ. Họ trông thấy một thi thể nằm vật trên đồng hoang, họ tới đó (ta biết họ đã đoán trước được đìều gì) và thấy chính là người thân của họ mà họ tưởng đã mất hẳn, anh ta chưa chết nhưng bất tỉnh nhân sự như người đã chết. Những người đi đưa ma vui mừng trở về, tìm mọi cách hồi sức đứa con hoang tàng của họ, người mà tỉnh lại, nghe chuyện mọi người lo lắng chạy lung tung suốt sáng hôm sau đó, nói rằng: “Thôi các người đừng làm vậy nữa, tôi đã đem về Ngọc Quý đây (anh đua họ xem và quả là ngọc quý thật). Tôi mang nó về nhưng từ nay đêm quên ngủ, ngày quên vui" ngay lúc đó họ tưởng họ hiểu ý nghĩa điều anh nói, họ tưởng anh đau ở trong bụng, nhưng anh bảo “Nó là ở trong ngựcc tôi đây này, tôi không sao thoát khỏi được”. Chẳng cần thầy phù thủy tài giỏi nào giúp họ phán đoán, họ cũng biết đó là vì anh ta nhớ lại những gì anh đã trông thấy, nó khiến anh ta đảo lộn hết cả tâm trí. Suốt một thời gian dài họ không thấy ở anh điều gì khác ngoài sự lên cơn và hoảng hốt. Sau cùng họ tìm mọi phương kế để biết được những điều sau đây: thoạt đầu, lúc mặt trời lên cao chiêu sáng rạng rỡ, anh vui vẻ tiến tới trung tâm không khó khăn gì, và lấy ngay được ngọc quý, sung sướng trở về. Nhưng đêm xuống, lúc các con thú trong rừng hoạt động, anh cảm thấy có một sinh vật cứ cùng đi với anh theo tốc độ của anh, cứ nhìn vào anh chằm chằm, anh đứng lại thì Bạn đồng hành cũng đứng lại, làm anh hoảng loạn tâm thần. Đêm càng khuya anh càng cảm thấy có thêm nhiều sinh vật nữa, hầu như cả một đoàn tháp tùng anh. Anh phỏng đoán theo tiếng lột sột, loạt soạt, răng rắc giữa các bụi cây, hơn thế nữa có tiếng thì thầm lao xao cứ như chúng chuyện trò bàn bạc với nhau. Chúng là ai và hình dáng thế nào, không ai thuyết phục được anh nói ra là anh nghĩ gì. Khi được những Người Nghe hỏi: tiếng kêu anh nghe thấy trong đêm (như ở trên kia mô tả) anh cho là tiếng gì, thì anh bảo: Khoảng nửa đêm (anh ước đoán) anh có nghe người gọi tên anh từ rất xa, anh thề rằng đó là tiếng của người gọi anh. Anh đứng lại và reo to nhất có thể nhưng có lẽ đó chỉ là tiếng vang, tiếng vọng lại của chính giọng anh, nó biến dạng thành những tiếng thì thào chăng, vì sau đó im lặng không nghe thấy gì nữa. Sau đó có tiếng chân bước như đang chạy đàng sau anh, anh sợ quá cứ thế cắm đầu chạy và chạy cho đến sáng. Đôi khi, lúc mệt hết hơi anh ngã sấp mặt xuống, hy vọng Bọn Đuổi Theo sẽ chạy vượt quá anh trong đêm tối, nhưng đúng lúc ấy bọn chúng cũng dừng lại, anh nghe thấy tiếng chúng thở hổn hển và hít hít như tiếng chó săn. Nó làm anh khiếp vía đến nỗi anh những muốn liều đổi hướng hoặc rẽ ngoặt bất thình lình để mong làm sao chúng không đánh hơi được anh. Sự sợ hãi do ráng sức chưa phải là tất cả, anh còn lo rơi vào một cái Bẫy ngầm nào đó mà anh nghe có nhiều người nói đến và chính mắt anh cũng trông thấy có rất nhiều trên cái lối đi, cả ở giữa đường lẫn hai bên đường. Anh nói chưa bao giờ có một đêm nào khủng khiếp, ghê gớm hơn cho một con người bằng cái đêm anh chịu đựng ở trong mê cung. Viên Ngọc quý nằm trong ví anh, đáng quý nhất, hơn hẳn những viên ngọc mang về từ Ấn độ nhưng cũng không xứng đáng là phần thưởng đủ bù lại những đau đớn mà anh phải trải qua”

“Tôi không muốn viết thêm ra đây lời kể của con người rối loạn thần kinh đó, tôi tin sự thông minh của bạn đọc sẽ hiểu được ý tương đương mà tôi muốn đem ra để so sánh. Bởi chẳng phải ngọc quý cũng chỉ là biểu tượng cho sự thoả mãn mà Người đàn ôntg có thể có được cho mình từ Kho Tàng Những Niềm Vui của Thế giới hay sao? Còn chính mê cung là hình ảnh của bản thân Thế giới trong đó Kho tàng của cải ấy (nếu như ta tin ở tiếng nói chung) được cất giữ?”

Đọc tới điểm này Humphreys thấy nên kiên trì thêm một chút cho thay đổi không khí, còn câu chuyện ngụ ngôn của tác giả có "tiến triển" gì nữa thì hãy cứ để đấy đã. Anh đặt quyển sách vào chỗ cũ tự hỏi không hiểu chú mình có làm thế hay không khi cụ đọc đến đoạn này, nếu vậy, có lẽ nó tác động lên trí tưởng tượng của cụ để mạnh khiến cụ đâm ra ghét một cái mê cung và quyết định khoá chặt mê cung trong vườn của mình.

Sau đó không lâu Humphreys vào giường.

Sáng hôm sau anh làm việc với ông Cooper khá vất vả, ông này tuy nói năng thì hoa mỹ thật, nhưng công việc điền trang nắm vững không hơn đầu ngón tay. Ông ta tỏ ra phấn chấn hồ hởi lắm, không hề quên việc phát quang mê cung, công việc sẽ được tiến hành ngay, con gái ông muốn đi thăm nó mà. Ông cũng hy vọng đêm qua Humphreys ngủ ngon, thời tiết cứ tiếp tục như thế này thì thích hợp quá. Đến bữa trưa, ông tán sang các bức tranh ở phòng ăn, chỉ vào chân dung người cho xây đền và mê cung. Humphreys lưu tâm nhìn kỹ. Nó là tác phẩm của một người Ý, được vẽ khi cụ cố Wilson sang thăm Ý thời còn trẻ (quả thật nó có nền là các cây cột lớn). Khuôn mặt mỏng tái xanh, đôi mắt to tướng, tay cụ cầm một cuộn giấy mở dở, trong đó phân biệt được hình ngôi nhà hình tròn, có lẽ là là cái đền, và một phần của mê cung. Humphreys leo hẳn lên một cái ghế đứng nhìn cho kỹ nhưng tranh vẽ không đủ tỏ tường sao chép lại do đó anh nghĩ mình sẽ phải lập bản đồ khu mê cung trong vườn để cho các khách đến thăm sử dụng, anh sẽ treo bản đồ đó trong sảnh.

Quyết định này được khẳng định ngay chiều hôm đó vì khi bà Cooper và cô Cooper sang chơi, rất hăm hở dẫn họ vào xem mê cung, anh thấy rằng mình không thể đưa họ vào đến trung tâm của mê cung. Những người làm vườn sau khi tiến vào đã bỏ đi tất cả các mốc họ đánh dấu, ngay cả Cluterham, lúc được gọi đến giúp, cũng chẳng giúp được gì. "Cụ Wilson, tôi muốn nói cụ Humprheys, đã cho sắp đặt những mê lộ hoàn toàn giống nhau để khiến cho người ta dễ lạc. Thôi được, tôi sẽ cố dẫn lối cho các vị, xin theo tôi. Tôi sẽ đặt cái mũ ở đây đánh dấu nơi khởi hành. Ông ta rậm rịch bởi vì và năm phút sau đưa cả đoàn an toàn về lại chỗ cái mũ. "Thế này mới lạ chứ" ông ta cười ngượng nghịu "rõ ràng lúc nãy tôi để cái mũ trên cây mâm xồi mà nay, các vị thấy không, làm gì có bụi cây mâm xôi nào? Ông Humphreys – phải tên ông không ạ? Tôi xin được gọi một tốp mấy người làm việc sáng nay ở đây, để họ đánh dấu lại"

William Crack tới, đáp lại việc bị gọi liên tiếp. Anh ta cũng khá khó khăn mới ra được đến chỗ cả đoàn. Lúc đầu người ta nhìn thấy anh trong một lối đi mé trong, rồi gần như ngay lúc đó, lại thấy anh xuất hiện trên một con đường mé ngoài. Tuy nhiên cuối cùng anh cũng tới chỗ đoàn, được hỏi ý kiến thì anh cũng lớ ngớ, sau đó anh được yêu cầu đứng cạnh cái mũ mà Cutterham cho rằng vẫn cứ nên đặt ở dưới đất. Chiến lược ấy cũng chẳng đi đến đâu, suốt bốn mười nhăm phút họ đi quanh đi quẩn trong mê cùng hoàn toàn vô ích, cuối cùng thấy bà Cooper quá mệt, Humphreys đành mời mọi người vào nhà dùng trà và xin lỗi cô Cooper".

"Giá nào thì cô cũng thắng cô Foster" anh nói "hôm nay cô đã ở trong mê cung rồi, tôi hứa việc đầu tiên tôi làm là sẽ vẽ bản đồ có hàng lối đánh dấu hẳn hoi để cô đi qua." "Vâng thưa ông, tôi thấy đó là điều cần thiết" Clutterham nói "phải có người vẽ bản đồ có hàng lối. Ai vào đây vô phúc gặp mưa rào thì chạy ra sao kịp, hàng nhiều tiếng đồng hồ mới ra nổi ấy chứ. Nói ngắn gọn, tôi đề nghị ông, cứ mỗi giờ một hàng dọc chặt đi hai cây cao để có thể nhìn thông suốt vào trong. Ấy làm thế thì kể chẳng còn gì là mê cung nữa, chẳng hiểu ông có đồng ý không?"

"Không, tôi vẽ bản đồ trước đã, đưa ông một bản sao. Để sau hãy hay, khi nào có cơ hội tôi sẽ nghĩ đến đề nghị của ông, bây giờ chưa chặt vội"

Humphreys vừa tự ái vừa xấu hổ về thất bại ban chiều cho nên ngay xẩm tối hôm đó anh tự làm cuộc thám hiểm một mình cho thoả mãn. Anh càng cáu thêm khi tìm ra trung tâm chẳng khó khăn gì. Anh định vẽ bản đồ ngay, nhưng ánh sáng đã tắt, đem bút giấy vào tới nơi thì không kịp nữa.

Vì vậy sáng hôm sau, mang theo bảng vẽ, bút chì, compas, giấy bìa cứng.. (một số mượn Cooper và một số tìm được trong tủ thư viện), anh tới thẳng trung tâm mê cung (không hề ngần ngại) bày vật liệu ra. Tuy nhiên anh chưa bắt đầu công việc ngay. Các cành mâm xôi, cỏ dại phủ quả cầu và cây cột nay đã được dọn sạch, lần đầu tiên anh nhìn rõ bên trong. Cái cột thì không có gì đặc biệt, giống những cây cột trên đó đặt đồng hồ mặt trời. Nhưng quả cầu thì khác. Tôi đã nói có chữ và những hình rất thanh tú khắc trên đó. Lúc đầu Humphreys tưởng là một quả thiên cầu, nhưng anh mau chóng nhìn ra nó không giống với quả thiên cầu mà trước đây anh đã được từng nhìn thấy. Chỉ có mỗi một hình quen thuộc là con rắn có cánh – Draco – bao quanh quả cầu, tức là ở vị trí đường xích đạo của một quả địa cầu, mặt khác, nửa bán cầu trên thì phần lớn bị che bởi hai cánh dang rộng của một hình thù khá lớn, đầu ẩn dưới cái vòng ở chỏm quả cầu. Quanh đầu có thể đọc được mấy chữ Princeps tenebrarum – Hay nhất là ở chỗ tối om. Nửa bán cầu dưới có một vùng đầy nét gạch chéo, ghi umbra mortis – bóng đen của xác chết. Gần đó là một rặng núi trong có một thung lũng, với những ngọn lửa đang dâng lên. Có cả chữ (chắc bạn sẽ ngạc nhiên khi biết) vallis filiorum Hinnom – Thung lũng của các cháu Hinnom. Trên và dưới Draco có rất nhiều hình vẽ khác nhau, không khác những tranh về các chòm sao nhưng cũng không hẳn giống. một người đàn ông trần truồng nâng một cây gậy, không như Hercules mà như Cain [4] . Một người nữa, nửa người ngập trong đất, vươn lên hai cánh tay tuyệt vọng ra, là Chore không phải Ophiuchus. Người thứ ba, tóc buộc vào một cái cây toàn rắn, là Absolon [5] . Gần người cuối cùng là một người đàn ông áo dài mũ cao, đứng giữa một vòng tròn, đang nói với hai con quỷ râu tóc bờm xờm bay lượn phía ngoài, được mô tả như là Hostanes Magys [6] (một nhân vật không quen thuộc với Humphreys). Toàn cảnh là tập hợp của các bậc lão thành xấu xa, có lẽ không phải là không chịu ảnh hưởng của tiểu luận triết học của Dante. Humphreys nghĩ nó thể hiện thị hiếu bất thường của cụ cố anh, nhưng lại nghĩ có khả năng nó cũng chính là thứ cụ mang về từ nước Ý và chẳng buồn quan sát kỹ bao giờ. Có điều chắc chắn, nếu cụ đánh giá nó rất cao thì đã không để nó phơi ra nắng gió như thế này. Anh gõ gõ vào kim loại, có vẻ rỗng và không dày lắm. Sau đó anh quay đi làm công việc của mình. Sau nửa giờ miệt mài, anh nhận ra nếu không có đầu mối thì công việc không thể nào tiến triển được. Anh bèn dùng một cuộn dây của Clutterhamm, thả ra dọc theo các lối đi từ cửa vào cho đến trung tâm, cuối cùng buộc vào cái vòng ở đỉnh quả cầu. Nhờ vậy trước giờ ăn trưa, anh đã lập được một sơ đồ tàm tạm, ăn xong anh sẽ vẽ lại kỹ hơn. Tới giờ uống trà, Cooper sang gặp anh, ông phấn khởi trước tiến bộ của anh "Cái này" ông Cooper nói, đặt tay lên quả cầu rồi vội rụt tay lại ngay "úi chà! Sao nó giữ nhiệt kinh khủng thế này nhỉ, nhiệt độ cao một cách lạ thường ông Humphreys ạ. Tôi cho rằng loại kim khí này – đồng, phải không ạ? – là chất dẫn nhiệt, dẫn điện gì đó mà"

"Chiều nay mặt trời nóng ghê lắm" Humphreys nói, không đá động gì đến khía cạnh khoa học "nhưng tôi đâu thấy nó nóng lắm đâu nhỉ. Đối với tôi nó không nóng lắm thì phải"

"Kỳ quặc!" Cooper nói "Giờ tôi không đặt nổi tay lên nó nữa. Có lẽ khí chất ông và tôi khác nhau mất rồi, ông Humphreys ạ. Ông lạnh, tôi nóng, nó khác nhau như thế đấy. Suốt cả mùa hè vừa rồi, ông có tin được không, tôi ngủ trần đấy nhé, chỉ tắm nước lạnh. Ngày này qua ngày khác…ông để tôi giúp ông cái dây"

"Ông cứ để đấy, cám ơn ông. Giá như ông gom nhạt lại các bút chì, các thứ đang nằm kia thì hay hơn. Thôi ta đủ các vật dụng rồi, về thôi"

Họ rời mê cung, Humphreys vừa đi vừa cuộn dây.

Đêm hôm ấy trời mưa.

Không may nhất là, chẳng biết có phải lỗi của ông Cooper hay không, tấm sơ đồ bị bỏ quên tại chỗ, nước mưa làm hỏng hết. Chẳng còn cách nào, đành phải vẽ lại (nhưng điều này nhanh thôi). Cuộn dây lại được trải vào chỗ cũ, khởi sự từ đầu. Tuy nhiên chưa tiến hành được bao nhiêu thì Humphreys bị ngắt quãng bởi Calton đem tới một bức điện tín, ông sếp cũ cần thẩm vấn anh, rất khẩn cấp nhưng sẽ không kéo dài. Kể cũng chán, nhưng không lấy gì làm nản lòng, trong nửa giờ nữa có chuyến tàu, nếu mọi chuyện thông đồng bén giọt thì anh có thể trở về lúc năm giờ, muộn nhất là tám giờ. Anh đưa bản đồ cho Calton cất vào trong nhà. Dây thì anh không cần cuốn, cứ để nguyên.

Mọi việc diễn biến như anh mong đợi. Anh đã trôi qua một buổi tối khá thú vị trong thư viện, thắp đèn xem các cuốn sách quý hiếm. Khi đi ngủ anh lấy làm mừng là đầy tớ đã nhớ cho mở hé rèm và để ngỏ cửa sổ. Tắt đèn xong, anh ra đứng cạnh cửa sổ trông ra phía sau vườn và công viên. Đêm ấy trăng sáng vằng vặc. Chỉ vài tuần nữa là gió thu về, đâu còn không gian yên lặng trong đêm tĩnh mịch này nữa! Giờ đây những khu rừng xa xa chìm trong yên lặng dày đặc, những thảm cỏ thoai thoải lóng lóanh bụi sương, màu sắc hoa cỏ gần như phân biệt được . Ánh trăng soi tỏ chiếc mái nhà của ngôi đền và bờ cong của cái vòng bằng chì. Humphreys phải thừa nhận rằng, qua những gì đang nhìn, niềm tự hào của thời đại trước quả là một cái đẹp thực sự. Tóm lại ánh sáng, mùi hương của rừng cây, sự tĩnh mịch tuyệt đối đã gợi lên bao liên tiếng cổ kính trong tâm hồn anh, anh cứ nghiền ngẫm nó một lúc lâu. Từ cửa sổ nhìn vào, anh cảm thấy mình chưa bao giờ được nhìn một cảnh đẹp vẹn toàn như vừa rồi. Chỉ có một hình ảnh không hoà đồng vào quang cảnh chung là một cây thủy tùng Ailen nhỏ, đen, mỏng manh vươn thẳng lên các bực dâu gần cổng vào mê cung. Anh nghĩ, phải chặt bỏ cái cây này đi. Mà lạ thật, không ai thấy chướng mắt về vị trí của nó.

Tuy nhiên sáng hôm sau, mải trả lời thư từ, soát lại sách vở với ông Cooper, anh đã quên cây thủy tùng Ailen. Một lá thư mới tới. Thư của phu nhân Wardrop, nó làm anh nhớ lại bức thư bà đã viết cho cụ Wilson . Bà giải thích ngay bà đang sắp ra một quyển sách về mê cung, do đó rất muốn đưa vào sách sơ đồ mê cung Wilsthorpe, vậy nếu được ông Humphreys cho bà tham quan nó một ngày gần đây thì bà rất cám ơn, bà sắp ra ngoại quốc nghỉ đông. Nhà bà ở Bentley không xa gì lắm, Humphreys cho người đưa thư tay mời bà hôm sau hoặc hôm sau nữa tới thăm, sứ giả mang về lời biết ơn nồng nhiệt, mai bà sẽ tới.

Ngày hôm đó bản đồ mê cung cũng được hoàn tất rất thành công.

Đêm lại rực rỡ và êm ả, Humphreys cứ tha thẩn bên cửa sổ. Cây thủy tùng lại biểu hiện trong đầu óc anh khi anh sắp kéo rèm cửa. Nhưng không biết đêm trước anh nhầm hay cái cây không đến nỗi chướng mặt như anh tưởng. Dù sao, anh thấy không có lý do gì để can thiệp vào đó nữa. Tuy nhiên, có một thứ cần loại bỏ, đó là một bụi cây mọc um tùm ngay sát tường nhà, có nguy cơ che mất cửa sổ tầng dưới. Xem ra chẳng nên giữ làm gì, vừa ẩm vừa tối, mất vệ sinh, tuy anh chưa nhìn thấy toàn bộ nó.

Ngày hôm sau, thứ sáu (anh đến Wilsthorpe thứ hai) phu nhân Wardrop đi xe đến ngay sau giờ ăn trưa. Đó là một bà già mập mạp, chuyện nổ như ngô rang, đủ các loại, tỏ ra muốn làm vừa lòng Humphreys, người đã cho phép bà tới thăm vườn. Họ cùng nhau thăm thú kỹ càng khu vườn, bà đánh giá cao khả năng làm vườn của anh và rất nhiệt tình với kế hoạch cải tổ vườn tược, nhưng cho rằng không nên phá hoại những gì mọc quanh ngôi nhà. Bà đặc biệt thích ngôi đền "Ông Humphreys ạ, tôi nghĩ người quản lý đất đai của ông có lý khi cho rằng những viên đá có chữ này có ý nghĩa gì đó. Một trong các mê cung của tôi – rất tiếc đã bị những người ngớ ngẩn phá đi – là ở Hamsphire, người ta cũng đánh dấu bằng cách ấy. Ở chỗ tôi là những viên ngói, nhưng chữ trên đó giống như trên đá của ông đây, sắp đặt cho đúng trình tự thì trở thành một câu – tôi quên mất – về Theseus và Ariadne [7] . Tôi có chép lại. Sơ đồ của mê cung ấy tôi vẫn còn. Ai đời họ làm những việc phá phách như vậy bao giờ. Chắc tôi sẽ không tha thứ cho ông nếu ông phái cái mê cung này đi. Ông biết không, ngày nay nó trở thành quý hiếm đấy. Năm nào tôi cũng nghe nói người ta lại phá đi vài nơi. Thôi bây giờ ta tới mê cung đi. Nếu ông bận, tôi biết đường không sợ lạc đâu bởi tôi biết rõ các mê cung lắm . Mặc dù đã có một lần tôi bỏ bữa trưa – cách đây không lâu – khi đi vào mê cung ở Busbury. Còn nếu ông cố gắng cùng đi được với tôi, thì càng hay."

Sau lời mào đầu tin cẩn ấy, người ta cứ tưởng phu nhân Wardrop sẽ bị lạc trong mê cung Wilsthorpe này, nhưng không, chỉ có điều không biết bà có thật vui mừng đã thoả lòng mong ước hay không. Bà quan tâm tới nó một cách thực sự - còn chỉ cho Humphreys những vết tích cho thấy nơi các hòn đá có chữ đã nằm, đất chỗ đó hơi bị nén xuống. Bà cũng bảo anh các mê cung khác giống nơi đây về cách sắp xếp, vàgt cho anh bằng cách nào người ta tính được tuổi các mê cung trong vòng hai mươi năm qua sơ đồ của chúng. Mê cung này theo bà được thiết lập từ năm 1780. Quả cầu hoàn toàn khiến bà bận trí, bà bị thu hút hết tâm tưởng vào đó. Lần đầu tiên bà biết tới nó, bà nhìn kỹ nó thật lâu. "Tôi muốn chà xát vào đó xem sao, nếu ông cho phép. Tôi quả không muốn tự động làm bất cứ cái gì ở đây và có cảm giác làm như vậy sẽ bị oán giận. Thưa ông, ông hãy thú thật với tôi xem" bà quay lại đối diện với Humphreys "Có phải từ lúc ông đến đây cứ như là có ai đó đang theo dõi chúng ta, xem ta có đi quá phạm vi không, nếu quá, lập tức bổ xuống đầu chúng ta ngay, ông không cảm thấy ư? “Ồ, tôi cảm thấy thế đấy, thôi ta hãy mau mau ra cổng đi”.

"Sau rốt thì" bà nói khi hai người trên đường vào nhà, "có lẽ do ở đó thiếu không khí và nóng nực nên trí não tôi bị ảnh hưởng, tuy nhiên có điều tôi cần nhắc lại, mùa xuân sang năm tôi trở về, nếu nơi đây mà bị đào xới lên tôi sẽ không tha thứ cho ông đâu đấy nhé"

"Đào xới hay không thì bà cũng có bản đồ của nó rồi còn gì, thưa phu nhân. Tôi đã hoàn thành, tối nay sẽ sao một bản cho bà".

"Tuyệt vời! Tôi chỉ cần một bản vẽ chì, có ghi dấu tỉ lệ, để so sánh với các bản đồ của tôi. Cám ơn ông lắm"

"Vâng, sáng mai bà sẽ có nó. Nhưng tôi muốn bà giúp tôi giải mã về các tảng đá"

"Ở trong nhà nghỉ mùa hè ấy ạ? Đó là một câu đố chữ cần sắp xếp có trình tự mà ở đây thì chưa. Thường người ta đặt những viên đá đã vào chỗ nào là có ý đồ cả - ông tìm xem trong các giấy tờ của chú ông có tờ nào nói về chúng không. Nếu không, tôi sẽ tìm cho ông một chuyên gia về các chữ trên đá đó"

"Xin bà một lời khuyên nữa. Cái bụi cây ngay dưới cửa sổ thư viện kia, bà có nhìn thấy không ạ?"

"Bụi cây nào nhỉ? Tôi chẳng thấy gì cả, dù tôi nhìn xa rất tốt"

"Có lẽ bà nói đúng, từ trên cửa sổ tôi nhìn xuống thì thấy, ngay bên dưới đó, tôi cho rằng nó chiếm mất nhiều chỗ quá, nhưng đúng là từ đây không nhìn thấy thật. Thôi tôi hãy tạm gác lại đã".

Dùng trà xong phu nhân Wardrop đi về, được nửa đường xuống cổng, bà dừng xe vẫy tay Humphreys lúc này vẫn còn đang đứng trên bậc tam cấp. Anh chạy lại "Ông xem thử mặt dưới các tảng đá xem, có thể có đánh số" bà nói.

Tối hôm đó thế nào cũng phải hoàn thành bản sao sơ đồ mê cung cho phu nhân Wardrop, mất độ hai giờ là ít nhất, Humphreys đem bút giấy vào thư viện, bắt đầu làm việc. Đêm rất oi bức nhưng yên tĩnh, cửa sổ mở, mấy lần anh rờn rợn như có con dơi bay vào nên có ý canh chừng cửa sổ. Một hai lần gì đó anh cho là không phải dơi, một cái gì đó to hơn nhiều và có ý định vào tận chỗ anh. Thật khó chịu nếu có kẻ nào đó lẻn qua bậu cửa sổ vào nhà và lại đang núp dưới sàn!

Bản sao vẽ xong, chỉ còn so nó với bản chính và xem các con đường để mở hay đóng lại có đúng cách hay không. Hai ngón tay đặt trên hai tờ giấy, anh dò dẫm suốt từ cổng vào, có vài chỗ sai sót nhỏ trên dọc đường, tuy nhiên vào đến trung tâm thì thật rối loạn, có lẽ do có một con dơi thứ ba bay vào phòng. Trước khi chữa lại bản sao, anh theo dõi cẩn thận những chỗ ngoặt cuối cùng của con đường bên bản chính. Những chỗ ngoặt này đúng cả, đưa vào trung tâm không một vướng mắc nào. Ở đây có một điểm mà có lẽ không cần sao lại làm gì, một vết đen tròn to bằng đồng siling. Mực chăng? Không phải. Cứ như thể một cái lỗ. Làm sao có lỗ ở đây được? Đôi mắt mệt mỏi của anh nhìn chăm chăm vào đó. Việc vẽ bản đồ rất công phu, anh buồn ngủ, có cảm giác bị đè nén…Nhưng rõ ràng nó là một cái lỗ rất lạ, xuyên sâu qua giấy, qua cả cái bàn rồi qua cả sàn nhà bên dưới, sâu xuống mãi, mãi, mãi như vô tận. Anh thảng thốt, vươn cổ nhìn theo. Cứ tựa như hồi ta còn bé, ta cứ nhìn đăm đăm vào một ô vuông con con trên khăn phủ giường cho tới khi nó biến thành cả một quang cảnh với những ngọn đồi có rừng che phủ, có khi còn thấy cả nhà thờ, ta mất hết cả ý niệm về kích thước, cái lỗ trên trong lúc ấy biến thành thứ duy nhất ở trên đời này đối với Humphreys. Chẳng hiểu vì lý do gì lúc đầu anh rất ghét nó, nhưng rồi cứ nhìn vào đó mãi, tuy nhiên anh cảm thấy lo lắng, cảm giác này ngày càng mạnh hơn, rồi anh bỗng hoảng hồn, sợ hãi dâng lên trong người anh, dần dần một nỗi tin chắc nó hành hạ anh đến khổ sở. Anh tin rằng một điều khủng khiếp đang trên đường đến với anh và một khi trông thấy cái điều khủng khiếp đó thì anh không thể nào thoát được. Phải, tận nơi sâu thẳm kia, một động thái đang chuyển dịch lên phía trên, lên tận trên mặt lỗ. Nó cứ lên dần, lên dần và gần lại anh, màu nó màu đen. Không phải một lỗ mà nhiều lỗ, rồi nó thành hình một cái mặt – mặt người – cháy thiêu, cùng với những đau đớn quằn quại đáng ghê tởm của một con ong bắp cày bò ra từ một quả táo thối, nó leo lên thành một hình thù vẫy vẫy hai cánh tay đen ngòm chuẩn bị siết chặt đầu người đang nhìn xuống.

Humphreys tuyệt vọng vì hết đường trốn chạy, anh lên cơn động kinh, giật nửa người ra sau và đập đầu vào cái đèn, ngã lăn ra đất.

Có chấn động não, hệ thần kinh bị sốc nặng, phải nằm tại giường khá lâu. Bác sĩ hoang mang chẳng hiểu gì cả. không phải vì triệu chứng – mà vì lời Humphreys nói lúc anh bắt đầu nói được "Tôi mong ông mở quả cầu (open the ball – cũng có nghĩa là mở cuộc khiêu vũ)" Bác sĩ gắng trả lời như sau "Tôi cho là trong đó chật chỗ quá, nhưng có lẽ đó là việc của ông thì đúng hơn việc của tôi, chân tôi bây giờ còn nhảy nhót gì nữa". Nghe thế, Humphreys lâm bẩm gì đó rồi quay vào ngủ tiếp, bác sĩ bèn bảo các y tá bệnh nhân chưa qua khỏi nguy hiểm. Khi anh đủ sức diễn đạt cho mọi người hiểu ý mình, Humphreys nói rõ ra, mọi người hứa thực hiện ngay. Anh lo lắng bồn chồn chờ kết quả. Sáng hôm sau, bác sĩ trông có vẻ nghĩ ngợi, thấy rằng nói cho bệnh nhân biết thì có lợi hơn là gây hại, bảo "Vâng, quả cầu đã được bổ ra rồi, lớp kim loại mỏng thôi, vừa nện nhát búa đầu tiên nó tan thành từng mảnh ngay" "Ông nói tiếp đi" Humphreys sốt ruột nói "À, ra anh muốn biết ở trong có gì. Một nửa nó chất đầy một thứ giống như tro" "Tro? Ông làm gì với chỗ tro đó?" "Tôi chưa kịp xem kỹ vì chưa có thời gian, nhưng ông Cooper đã xác định, tôi dám nói đó là tro hoả táng người chết…Thôi ông đừng kích động thế, phải, tôi phải nói rằng ông Cooper đã nói đúng đấy".

Mê cung không còn nữa, phu nhân Wardrop đã tha thứ cho Humphreys, thực tế anh đã thành hôn với con gái bà. Bà nói đúng. Dưới các tảng đá có đánh số, một số đã mờ, nhưng còn đủ trông rõ để Humphreys sắp xếp theo trình tự thành một câu như sau:

PENETRANS AD INTERIORA MORTIS – LEN LỎI VÀO TỚI TẬN XÁC CHẾT.

Mặc dù Humpheys rất biết ơn ông chú, nhưng anh không thể tha thứ cho cụ về việc đã đốt hết nhật ký, thư từ của cụ cố James Wilson, người để lại ngôi đền và mê cung cho chú anh. Cụ cố chết ra sao và được chôn cất như thế nào, chẳng còn truyền tụng nào hết, nhưng trong di chúc của cụ (chỉ còn mỗi thứ đó trong tay) còn lại một phần khá hào phóng cho người đầy tớ mang cái tên Ý.

Quan điểm của ông Cooper là, về mặt nhân văn mà nói, tất cả những sự kiện trang trọng trên đều có một ý nghĩa nào đó với chúng ta mà ta cứ làm chúng tan hoang do đầu óc có hạn. Cụ Wilson vừa rồi còn nhớ lại một bà dì – đã mất – vào năm 1866 có lạc một tiếng đồng hồ trong mê cung ở Covent Gardens, nay có lẽ là Hampton Court.

Chuyện kỳ quặc nhất trong toàn bộ cả loạt sự việc vừa qua là quyển sách trong có truyện ngụ ngôn nói trên tự nhiên biến mất. Sau khi Humphreys chép đoạn văn cho phu nhân xong thì anh tìm đâu cũng không thấy nó nữa.

Chú thích:

[1] Quả cầu trên đó người ta vẽ bản đồ của trời, khác với quả địa cầu

[2] Kỳ nghỉ cuối tuần của người Do Thái

[3] Theseus (thần thoại Hy lạp) – Vua Athènes, đã giải phóng thành phố khỏi ách của Minos (vua xứ Crète) vì giết được Minotaure, một co nquỷ nửa người nửa bò sinh ra từ vợ của Minos (Pasiphae) với một con bò mộng. Minotaure bị Minos giam trong một mê cung

[4] Cain: con cả của Adam và Eva, vì ghen với anh là Abel nên đã giết anh

[5] Absolon: con trai của David (thế kỷ X trước công nguyên) chống lại cha bị thua chạy, tóc vướng vào một cái cây và bị treo vào đó nên bị Joab chạy thoe giết chết.

[6] Hostanes magys: thầy phù thủy Hostanes

[7] Ariadne (thần thoại Hy lạp) là con gái của Minos và pasiphae, khi Theseus đến Crete để giết Mindaure, nàng đã cho Theseus một cuộn chỉ để vào mê cung.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17: Nơi cư ngụ ở Whitminster


Tiến sĩ thần học Ashton ngồi trong phòng làm việc, khóac chiếc áo mặt trong nhà, đầu đội chiếc mũ lục che cái đầu cạo nhẵn – bộ tóc giả của ông lúc này đặt trên cái khuôn đựng mũ ở chiếc bàn bên cạnh. Ông là một người độ năm mươi lắm tuổi, cường tráng, mặt đỏ, ánh mắt cáu kỉnh, môi trên dài. Mặt và mắt ông lúc này được chiếu sáng bởi tia nắng mặt trời buổi chiều chiếu qua cánh cửa sổ cao có khung kính trượt trông ra phía Tây. Gian phòng cũng cao với nhiều giá sách, vách ngăn bằng gỗ. Trên bàn, gần khuỷu tay tiến sĩ là một tấm vải xanh trên để trên khay đựng lọ mực, ít bút giấy, một hai quyển sách bọc da dê, cái tẩu, hộp thuốc lá bằng đồng, bi đông bọc rơm, cốc uống rượu. Đó là vào năm 1730, tháng mười hai, hơn ba giờ chiều.

Những điều tôi mô tả không khác gì được ai đó hé cửa nhìn vào. Từ trong chiếc ghế bành da, nếu tiến sĩ Ashton nhìn ra sẽ thấy gì? Ngọn một số bụi cây và cây ăn quả trong vườn, toàn bộ bức tường gạch đỏ nằm suốt chiều dài phía Tây khu vườn. Có một cánh cổng sắt chạm trổ công phu cho phép tầm nhìn mở ra xa hơn. Mặt đất đổ thoai thoải xuống tận đáy một con suối chảy qua, sau đó lại dốc ngược lên ở phía bờ bên kia lên một cánh đồng trông giống công viên, dày đặc các cây sồi lúc này trơ lá, qua khe các thân cây thấy được bầu trời màu vàng và chân trời màu tím với những cánh rừng ở xa xa.

Nhưng tất cả những gì tiến sĩ Ashton nói ra lúc này trong khi đang ngắm quang cảnh trong nhiều phút, chỉ là "Tồi tệ quá!".

Sau câu nói đó ta nghe có tiếng bước chân bước đi về phía phòng làm việc. Tiếng vang của nó chứng tỏ người đến đang băng qua một gian phòng rộng hơn. Tiến sĩ Ashton quay ghế nhìn ra, vẻ chờ đợi. Người bước vào là một phu nhân mập mạp mặc quần áo thời bấy giờ. Lúc nãy tôi mô tả quần áo ông tiến sĩ này thì không lo đến quần áo vợ ông làm gì, bởi đó chính là bà Ashton. Khuôn mặt lo lắng, cái nhìn lơ đãng buồn thương, bà Ashton cúi sát xuống chồng, thì thào "Anh yêu, nó nặng lắm rồi, em nghĩ thế!" "Nặng lắm rồi sao?" Ông dựa người ra sau nhìn thẳng vào mặt bà. Bà gật đầu. Hai tiếng chuông nghiêm nghị ngân lên cao vút ở không xa lắm, báo hiệu nửa giờ đồng hồ. Bà Ashton giật mình "Ồ, anh có thể ra lệnh cho đồng hồ nhà thờ tu viện ngừng gõ chuông đêm nay được không? Đồng hồ ở ngay trên phòng nó làm nó mất cả ngủ mà chỉ có giấc ngủ là hy vọng duy nhất lúc này." "Vậy ư? Nếu thật như vậy thì có thể được nhưng chỉ là trường hợp hạn hữu. Em cho là Frank có cơ may sống được nhờ yên tĩnh sao?"

Giọng tiến sĩ Ashton to và cứng ngắc. "Em tin như vậy," vợ ông đáp. "Vậy thì được, bảo Molly chạy sang Simpkins nói tôi ra lệnh cho chuông đồng hồ ngừng gõ kể từ lúc mặt trời lặn. Sau đó, phải, sau đó gọi Lord Saul đến ngay phòng này gặp tôi." Bà Ashton vội chạy đi.

Trước khi có người khách nào khác đến đây, xin được giải thích hoàn cảnh.

Tiến sĩ Ashton là người được hưởng lộc thánh của nhà thờ thuộc học viện tu viện Whitminster, một trong những cơ ngơi sống sót qua cả thời Giải thể lẫn thời Cải cách, kể các thể chế lẫn các khoản trợ cấp cũng vẫn còn tồn tại. Mặc dù đây không phải là một nhà thờ lớn, nhưng nơi ở của tu viện trưởng và hai giáo sĩ được hưởng lộc thánh, khu đồng ca và các vật dụng phụ vẫn nguyên vẹn không hề suy suyển. một tu viện trưởng năm 1500 là một nhà xây dựng tích cực, đã cho xây một khu vuông vắn bằng gạch đỏ nối liền với nhà thờ dùng làm nhà ở cho các nhân viên. Một số người sau này không còn cần thiết cho nhà thờ và tu viện nữa do đó nơi ở của họ đã tan hoang chỉ còn lại gạch ngói, nay thuộc quyền các giáo sĩ, luật sư trên tỉnh. Vậy là những căn nhà đủ cho tám đến mười người ở nay thuộc về ba người – tu viện trưởng và hai giáo sĩ được hưởng lộc thánh. Nhà của tiến sĩ Ashton gồm hành lang chung trước kia, cùng phòng ăn lớn của toàn bộ khu ngụ cư, bao gồm cả một nửa sân, cuối sân có cửa vào nhà thờ tuổi viện, cửa kia, như ta đã biết, trông ra cánh đồng.

Ngôi nhà cũng vậy. Về những người ở cùng, vì tiến sĩ Ashton khá giả lại không có con cái, do đó ông đã nhận làm con nuôi, hay chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, một đứa trẻ mồ côi con cô em vợ, tên là Frank Sydall. Thằng bé đến ở trong căn nhà này từ nhiều tháng nay. Rồi một ngày kia có một lá thư từ một vị quý tộc Ireland, tức là bá tước Kildonan (học cùng với tiến sĩ Ashton ở trường đại học) hỏi xem tiến sĩ có thể cho đứa con trai thừa tự duy nhất là Tử tước Saul đến ở trong gia đình để tiến sĩ làm giám hộ cho nó được không. Ngài Kildonan sắp đi Lisbon nhậm chức trong sứ quán, thằng bé không phù hợp với chuyến đi này. "Không phải vì cháu không đủ sức khoẻ, mặc dù ông sẽ thấy tính khí cháu rất bất thường" (gần đây tôi nghi ngờ và bây giờ thì khẳng định điều đó). Bà vú già của nó bảo tôi là nó bị ma ám nhưng thôi, để tiến sĩ xác định đó là cái gì. Cánh tay tiến sĩ xưa đã mạnh, nay tôi dành thẩm quyền cho ông cần làm gì cứ làm. Thực tế nó chẳng có bạn cùng tuổi để chơi, thành ra cứ ủ rũ lang thang trong các tầng hầm, các nghĩa địa. Từ đấy tha về các chuyện kinh khủng làm bọn đầy tớ của chúng tôi hết hồn. vậy là xin nói trước với vợ chồng ông như vậy" có lẽ họ thấy khả năng một vị trí giám mục ở Ireland (ám chỉ bởi một câu trong thư của Bá tước) mà tiến sĩ Ashton nhận trách nhiệm giám hộ Tử tước Saul với hai trăm ghi nê một năm trong năm tới.

Thế là vào một đêm tháng Chín, cậu tử tước đến. Ra khỏi xe ngựa, trước tiên cậu đến nói chuyện và cho tiền đứa nhỏ đưa thư, sau đó vỗ vào cổ con ngựa. chẳng biết có phải con ngựa sợ hay không, nhưng suýt xảy ra tai nạn hiểm nghèo vì con vật chồm lên, người dẫn ngựa trạm bị quật xuống đất, rơi mất tiền thù lao, mãi sau này anh ta mới phát hiện ra, cột cổng bị tróc sơn, bánh xe chẹt và chân người trong nhà ra xách hành lý. Khi Lord Saul bước lên bậc tam cấp có ánh sáng đèn cổng soi vào, cậu được tiến sĩ Ashton ra đón. Cậu ta mười sáu tuổi, gày xanh, tóc đen bóng. Trước tai nạn vừa qua, cậu khá bình tĩnh và tỏ ra lo lắng cho người bị đau. Giọng cậu nhẹ nhàng, vì, không có âm sắc Ireland mới lạ chứ!

Frank Sydall là đứa trẻ nhỏ tuổi hơn, mới mười một, mười hai nhưng Lord Saul sẵn sàng chơi với em. Em dạy cho Saul những trò ở Ireland không có, cậu học những trò này dễ dàng, cậu học chữ cũng dễ dàng tuy ở nhà chẳng thấy cậu cầm sách vở mấy khi. Chẳng mấy chốc cậu đã tìm phương cách giải hết các chữ trên các tấm bia mộ trong sân nhà thờ, đôi khi đặt những câu hỏi khá hóc búa cho ông tiến sĩ Ashton về sách vở trong thư viện. Đầy tớ thích cậu, chỉ mười ngày sau khi cậu tới, chúng răm rắp làm vừa lòng cậu. Bà Ashton thời gian này phải thay nhiều đầy tớ gái, gần tỉnh không có, phải đi khá xa mới mướn được.

Những việc tổng thể này tôi biết được qua nhật ký và thư từ của tiến sĩ. Ngoài ra còn những việc gay cấn và chi tiết hơn biết được qua những đoạn ghi chép hồi cuối năm, sau tai nạn cuối cùng, thực ra nó xảy ra trong một số ít ngày thôi nhưng người viết không nhớ cụ thể ngày tháng.

Vào một sáng thứ sáu, không rõ chồn hay mèo đã cắp mất con gà trống non màu đen rất yêu quý của bà Ashton, nó đen tuyền, không có một chiếc lông trắng nào. Chồng bà nói nó là vật hy sinh rất thích hợp cho Aesculapius – vị thần La Mã trông coi về y học. Bà rất khó chịu, nay thì không gì an ủi được bà. Hai đứa nhỏ đi tìm khắp nơi. Lord Saul đem về một nắm lông có vẻ như bị đốt một phần trong đống rác sau vườn. Ngay hôm ấy nhìn qua cửa sổ, tiến sĩ Ashton bắt gặp hai đứa trẻ đang chơi ở góc vườn một trò mà ông không hiểu. Frank hăm hở nhìn vào một vật gì đó cầm trong lòng bàn tay. Saul đứng đàng sau nó, nghe ngóng.

Sau vài phút cậu nhẹ nhàng đặt bàn tay lên đầu Frank và ngay lập tức, Frank bỏ rơi luôn thứ đang cầm trong tay, hai bàn tay vỗ lên hai mắt rồi lăn đùng xuống cỏ. Saul, mặt mày lộ vẻ giận dữ, vội vã nhặt ngay cái vật đó lên (ông chỉ nhìn thấy nó lấp lánh) đút vào túi, bỏ đi, để mặc Frank phủ phục dưới đất. Tiến sĩ Ashton gõ vào cửa kính để chúng biết sự có mặt của ông, Saul nhìn lên hoảng hốt chạy lại chỗ Frank nhấc cánh tay nó lôi đi. Tới bữa ăn tôi, Saul giải thích chúng đóng vai với nhau một đoạn trong vở bi kịch của Radamistus, trong đó vai nữ chính đọc được tương lai của vương quốc cha cô nhờ một quả cầu thủy tinh cầm trong tay nên quá hoảng hốt vì tin này. Trong khi đó Frank chỉ hoang mang nhìn lên Saul, không nói gì. Ông Ashton nghĩ, có lẽ nó bị lạnh do ngã xuống cỏ ướt, bởi vì sẩm tối nó bắt đầu sốt, vừa khó ở, vừa rối loạn tinh thần, hình như có việc cần nói với bà Ashton, mà hôm ấy bà lại có những việc nhà khẩn cấp không lưu tâm đến nó được. Thế rồi đến lúc tối, khi bà vào phòng nó xem đèn đã được mang đi chưa và chúc nó ngủ ngon thì thấy nó ngủ nhưng mặt đỏ bừng khác thường, trong khi Saul thì tái xanh nằm thiu thiu, mỉm cười lặng lẽ.

Sáng hôm sau tiến sĩ Ashton bận công việc bên nhà thờ không dạy học cho hai cậu con trai được, giao cho chúng viết bài đưa nộp. hơn ba lần Frank gõ cửa phòng làm việc của ông, nhưng ông đều bận khách, gạt nó ra khá cộc cằn, sau này ông ân hận mãi. Tối thì có hai giáo sĩ tới ăn cơm, cả hai vị - đều đã làm cha – thấy thằng bé đang sốt cần cho vào giường ngay. Lúc cuối giờ buổi chiều nó ra ngoài hốt hoảng chạy vào trong nhà, kêu liên tục vẻ khủng khiếp và cứ ôm chặt lấy bà Ashton nhờ bà bảo vệ nó. "Đừng cho chúng lại gần! Đuổi chúng ra xa đi!" Bây giờ thì rõ ràng là nó ốm nặng rồi. Nó được đưa vào một căn buồng không phải buồng nó mọi khi vẫn nằm, bác sĩ được mới tới. Tuyên bố nó bị rối loạn não do trận ốm, tiên lượng rất xấu cần giữ yên tĩnh tuyệt đối và cho uống thuốc an thần.

Bây giờ ta trở lại lúc đầu. chuông đồng hồ thôi không đánh giờ nữa. Lord Saul đứng trước ngưỡng cửa phòng làm việc của tiến sĩ Ashton.

Tiến sĩ Ashton hỏi :"Tình trạng thằng bé như vậy, cậu giải thích ra sao đây?"

"Thưa ông mà tôi có biết hơn ông một chút, ngoài những gì ông đã thấy hôm qua. Tuy nhiên tôi tự trách mình đã làm nó sợ. Khi chúng tôi đóng vở kịch ấy. Hơn nữa tôi đã làm nó nhập tâm quá mức một số điều."

"Thế là thế nào?"

"Tôi có kể cho nó nghe những chuyện ở Ireland mà chúng tôi gọi là khả năng nhìn thứ hai"

"Khả năng nhìn thứ hai? Là cái gì vậy?"

"Thưa ông, dân chúng ngu muội của chúng tôi cho rằng có một số người có thể nhìn thấy trước những chuyện sẽ xảy ra – qua một cái cốt thủy tinh, hay qua không khí chẳng hạn. Ở Kildoan có một bà già tự cho mình có quyền lực ấy. Có lẽ tôi cường điệu vấn đề lên quá. Tôi có ngờ đâu nó bị tác động mạnh đến vậy"

"Cậu sai lầm. cậu sai lầm quá đấy khi đắm vào những chuyện mê tín dị đoan ấy, cậu nên nhớ cậu ở đây là trong nhà ai, tính cách và con người tôi không ưa những chuyện như vậy. Nhưng thôi, cậu hãy cho tôi biết việc cậu làm, như cậu nói, là cái vở kịch ấy, vì sao lại khiến cho Frank sợ hãi đến thế?"

"Thưa ông, quả tôi không thể biết được. Chỉ trong một lúc nó huênh hoang đủ mọi chuyện từ chiến trận đến những người tình, đến Cleodora và Antigenes, rồi đến những gì gì nữa tôi không theo dõi kịp, cuối cùng nó giống như ông trông thấy đấy"

"Phải, cái lúc cậu đặt tay lên đầu nó chứ gì?"

Lúc này Lord Saul nhìn vội lên người lục vấn mình một cái – nhìn hằn học và rất nhanh không ai nhận biết – lần đầu tiên cậu ta chưa sẵn sàng có câu trả lời.

"Có thể là đúng lúc ấy đấy ạ, tôi cố nhớ lại nhưng đã quên cả, thực ra những hành động tôi làm lúc dó chẳng có ý nghĩa gì"

"Ái chà, phải, thưa cậu, cậu biết cho là vì sự sợ hãi đó mà Frank phải chịu những hậu quả tai hại. Bác sĩ nói tình trạng nó rất đáng nản lòng"

Lord Saul xoắn vặn hai tay vào nhau nhìn Tiến sĩ Ashton khẩn thiết.

"Tôi tin là cậu không có ý định xấu, chắc chắn cậu chẳng có lý do gì mà chơi ác nó, nhưng tôi không thể hoàn toàn không trách cứ cậu trong câu chuyện này"

Trong khi ông nói, lại có tiếng bước chân dồn dập đi tới, bà Ashton bước vào tay cầm cây nến, lúc này đã nửa đêm, bà hoảng sợ và bối rối ghê lắm, bà kêu lên "Lại đây ông ơi, nó đang đi rồi!"

"Đi! Frank ấy ư? Có thể như thế được chăng?"

Thốt ra vài lời không đầu đuôi, ông tiến sĩ cầm quyển Kinh thánh chạy theo vợ. Lord Saul đứng lại tại chỗ một lúc. Cô đầy tớ Molly nhìn thấy cậu ta cúi gập người lấy hai tay bưng mặt. Về sau cô kể lại, chính là cậu ta đã hết sức kìm nén một trận cười phá lên. Sau đó Saul mới nhẹ nhàng đi ra, theo sau mọi người.

Quả thật đáng buồn, bà Ashton tiên lượng đúng. Tôi không muốn kể những chi tiết của cảnh trí cuối cùng này ở đây. Những gì tiến sĩ Ashton ghi lại vô cùng quan trọng cho câu chuyện này. Họ hỏi Frank có muốn gặp bạn một lần nữa không. Có vẻ như thằng bé hết sức tập trung tư tưởng, trả lời "Không, cháu không muốn gặp nó, nhưng hai bác bảo hộ cháu rằng cháu sợ nó sẽ bị lạnh đấy." "Cháu nói thế là nghĩa thế nào hả cháu?" bà Ashton hỏi. "Chỉ có thế thôi" Frank nói "nhưng hai bác cũng bảo nó là từ nay cháu thóat khỏi chúng rồi, nhưng nó thì phải cẩn thận. Cháu rất tiếc về con gà trống đen của bác, bác Ashton ạ, nhưng nó bảo là phải dùng con gà ấy nếu như chúng cháu muốn nhìn được những gì muốn nhìn"

Nhiều phút sau Frank qua đời. Ông bà Ashton đau buồn vô kể, nhất là bà Ashton, nhưng tiến sĩ, vốn không phải người dễ động lòng, cảm thấy được bệnh học của cái chết đột ngột này. Ông cũng nghi ngờ Saul đã không nói hết với ông. Có một cái gì đó không thuộc sở trường của ông. Rời căn phòng người chết, ông qua khu nhà vuông vắn sang chỗ người trông nom nhà thờ và nghĩa địa. Một hồi chuông gióng giả báo tin có người chết, cái chuông lớn của nhà thờ rung lên, một cái huyệt được đào trong sân nhà thờ tu viện. Từ bây giờ, đông hồ có thể đánh chuông báo giờ được rồi.

Chầm chậm trở về nhà trong bóng tối, ông nghĩ thế nào cũng phải gặp Lord Saul một lần nữa. Vấn đề con gà trống màu đen cần được làm sáng tỏ. Cũng có thể chỉ do trí tưởng tượng của thằng bé đau ốm, nhưng nếu không, rất có thể đó là cuộc thử nghiệm phép phù thủy như ông đã từng đọc qua trong sách, muốn vậy phải có một con vật làm vật hy sinh trong nghi lễ cúng thần. Phải, ông phải.

Tôi đoán ra những ý nghĩ này của ông thì đúng hơn là biết qua những lời ông ghi chép lại. Cuộc chạm trán lần thứ hai ắt là phải có, và cũng ắt là Saul không làm sáng tỏ gì hơn những lời của Frank. Tuy nhiên, lời dặn lại của Frank làm cho Saul sởn người, cậu bị tác động ghê gớm. Dù vậy không có đoạn nào ghi chép chi tiết cuộc nói chuyện giữa hai người. Chỉ thấy nói cả buổi tối Saul ngồi trong thư viện và khi chào tiến sĩ Ashton để đi ngủ thì cậu ta tỏ ra hết sức miễn cưỡng, lại còn hỏi mượn quyển kinh của ông.

Tháng Giêng sắp hết thì Lord Kildonam ở đại sứ quán tại Lisbon nhận được một bức thư lần đầu tiên gửi cho người đàn ông vô tích sự và người cha sao lãng bổn phận này bồn chôn rối loạn. Saul đã chết. Còn về đám tang của Frank, cảnh tượng rất não lòng. Trời tối sầm và nổi gió. Những người đưa tang loạng choạng đi trong bóng tối mờ mịt dưới lớp vải phủ quan tài bay phần phật, họ vô cùng vất vả mới tới được cánh cổng nhà thờ dẫn ra nghĩa địa. Bà Ashton ở lại trong phòng phụ, không đi đưa tang người thân của mình, nhưng Saul có mặt, trùm áo khoác tang thời ấy, mặt nó trắng nhợt và bất động như mặt người chết, ba bốn lần chợt quay mình đột ngột sang trái nhìn qua vai. Mặt nó biểu lộ vẻ kinh khiếp như vừa nghe thấy một điều gì đáng sợ. không ai nhìn thấy nó bỏ đi, tối đó tìm nó ở đâu cũng không thấy. Cả đêm gió mạnh, đập ầm ầm vào cửa sổ nhà thờ, gào thét qua các cánh rừng. Tìm ngoài trời không tìm nổi. Giả sử kêu lên cấp cứu cũng chả ai nghe thấy. Tiến sĩ Ashton thông báo cho mọi người trong học viện của tu viện biết, cả các cảnh sát của thị trấn nữa, ông thức suốt đêm chờ tin tức. Sáng sớm hôm sau thì có tin do người coi nhà thờ và nghĩa trang nhà thờ thông báo nhiệm vụ của ông này là mở cửa nhà thờ lúc bảy giờ cho những người đến cầu kinh sớm, ông ta sai cô tớ gái mặt dại đi vì sợ, tóc tai dựng ngược, chạy lên gác mời ông chủ. Hai người băng qua sân vọt sang cánh cửa phía nam tu viện thấy Lord Saul trong tư thế tuyệt vọng nắm chặt lấy cái vòng lớn của cánh cửa, đầu rụt vào hai vai, tất rách tả tơi, giày không còn, chân rướm máu và bị xé nát nhiều chỗ.

Tất cả được kể lại cho Lord Kildonan nghe và đến đây chấm dứt phần đầu câu chuyện. Mộ của Frank Sydall và tử tước Saul, con trai duy nhất, người thừa kế của bá tước William Kildonan, được chung vào làm một, có chung một tấm bia mộ bằng đá, nằm trong sân nhà thờ Whitminster.

Tiến sĩ Ashton sống thêm ba mươi năm nữa, không rõ cuộc đời êm ả như thế nào nhưng không thấy có gì là bị khuấy động. Người kế nhiệm ông đã có nhà riêng trên thị trấn cho nên căn nhà của ông bỏ trống. Cả hai người đã cùng được nhìn thế kỷ mười tám qua đi cũng như thế kỷ mười chín bước tới, bởi ông Hindes, người kế nhiệm ông Ashton, trở thành giáo sĩ được hưởng ân huệ Chúa năm hai mươi chín tuổi và chế năm tám mươi chín tuổi. Vì vậy cho nên đến năm 1823 hoặc 1824 người kế nhiệm lúc đó mới có ý định đến ở căn nhà. Đó là tiến sĩ Henry Oldys, tên ông ta có lẽ nhiều bạn đọc đã biết vì ông là tác giả một bộ sách nhiều tập có tên là Oldys's Works rất được trân trọng, do rất ít người động đến nó cho nên nó nằm yên trên giá sách của nhiều thư viện trọng yếu.

Tiến sĩ Oldys, cô cháu gái và các đầy tớ bỏ ra nhiều tháng để chuyển đồ đạc và sách vở từ nhà cha xứ Dorsetshire tới sân trong nơi cư ngụ ở Whitminster và xếp đặt mọi thứ đâu ra đấy. cuối cùng mọi việc xong xuôi, căn nhà (tuy không có ai ở vẫn được giữ sạch sẽ và không bị thời tiết làm hư hại) sống lại, và giống như toà nhà của Monte-Cristo ở Auteuil, nó sống, hát ca, nở hoa một lần nữa. Vào một buổi sáng tháng Sáu, trông nó đặc biệt tuyệt đẹp, lúc ấy tiến sĩ Oldys đang đi dạo trong vườn trước bữa điểm tâm, nhìn lên mái ngói màu đỏ phía trên gác chuông nhà thờ tu viện với bốn chong chóng gió in trên nền trời xanh thẳm bồng bềnh những đám mây trắng.

"Mary" ông nói khi ngồi xuống bàn ăn sáng, đặt một vật cứng và sáng lóng lánh trên khăn trải bàn "Thằng ở mới tìm thấy vật này. Cháu thông minh sắc sảo hơn vậy hẳn cháu biết nó là cái gì."

“Đó là một miếng thủy tinh tròn, nhẵn, dày độ khoảng một centimet rưỡi trong suốt. Mary nói: "Vật này trông hấp dẫn đấy chứ!"

Mary là một phụ nữ xinh đẹp, tóc nhạt màu, mắt to, xem ra là một người đọc sách nhiều.

"Phải" chú cô bảo "Chú cũng nghĩ là cháu sẽ thích nó. Nó là từ trong nhà này ra, nằm trong đống rác ở góc sân kia"

"Cháu không dám chắc có thích nó không," vài phút sau Mary nói.

"Tại sao hả cháu?"

"Cháu cũng không biết nữa. Có lẽ tưởng tượng ra thôi."

"Phải, dĩ nhiên, tưởng tượng và lãng mạn. Tên quyển sách ấy là gì nhỉ? Mà cháu đọc hôm qua ấy?"

"Bùa ngải ạ. Ồ, nếu nó là một thứ bùa ngải thì hay thật đấy."

"Phải, bùa. À thế ra cháu thích nó rồi, dù nó là cái gì chăng nữa. Thôi, chú có công việc phải đi đây. Nhà cửa thế nào? Cháu có hài lòng không? Đầy tớ có kêu ca gì không?"

"Không ạ. Thật không căn nhà nào duyên dáng hơn. Chỉ có mỗi một điều đáng nghi thôi. Họ phàn nàn là tủ khăn giường và đồ vải không mở được khoá – cháu đã nói với chú rồi. Ngoài ra bà Marple bảo là không sao xua được những con ong cắn lá [1] ra khỏi căn phòng chú vẫn đi qua ở cuối gian sảnh ấy. À, chú có thích phòng ngủ của chú không ạ? Cách xa tất cả mọi căn phòng khác."

"Có thích hay không ấy ư? Nhất định là có. Chú xin lỗi nhé, càng xa phòng cháu càng tốt. Còn lũ ong? Chúng có nhấm áo khoác của chú không? nếu không, cứ để chúng trong phòng ấy. Ta có dùng đến đâu?"

"Ồ, không ạ. Những con ong bà Marple bảo là những con màu đỏ giống loài chân dài, nhưng nhỏ hơn, nhiều vô kể, chúng cứ đậu, nhòm vào gian phòng, cháu chẳng ưa gì chúng nhưng có lẽ chúng chẳng làm hại ai."

"Buổi sáng đẹp trời hôm nay cháu không thích nhiều thứ đấy nhỉ?" Ông chú nói, khép cửa đi ra. Cô Oldys ngồi yên trên ghế nhìn vào miếng thủy tinh cầm trong tay. Nụ cười trên môi cô tắt dần nét mắt chuyển sang tò mò và căng thẳng. Đang mơ màng thì bà Marple bước vào, vẫn mở đầu bằng câu mọi khi "xin phép nói với cô một phút được không ạ?".

Lá thư sau đây mà cô Oldys viết cho cô bạn Lichfield một hai ngày trước đó, là một nguồn khác của câu chuyện. Nó tỏ ra người viết có chịu ảnh hưởng của cô này, một người lãnh đạo tư tưởng phụ nừ thời ấy, từ khi cô Anna Seward còn được mệnh danh là "con thiên nga của Lichfield ."

"Hẳn Emily dễ thương của tôi sẽ vui lắm khi được biết cuối cùng chú tôi và tôi đã dọn tới căn nhà mà ở đây người ta gọi chúng tôi là ông chủ và cô chủ - cứ như thời xa xưa vậy. Tại đây chúng tôi được thưởng thức bầu không khí thanh lịch hiện đại cùng lúc với cổ kính hoang dà làm cuộc sống của chúng tôi thật êm dịu. Thị trấn nhỏ nhưng thể hiện chân thức – tuy mờ nhạt thôi – mối giao lưu ngọt ngào giữa một vài làng quê san sát, xen lẫn với vài toà nhà nằm rải rác được tân trang hàng năm do tiếp thu cái huy hoàng của tỉnh thành, và một số ngôi nhà lớn sang trọng khác vừa bề thế vừa ấm áp hiền hoà, tạo nên một sự đôi lập có thể chấp nhận được và không kém phần vui mắt. Chúng tôi đã chán những hành lang, phòng khách của bạn bè, sẵn sàng lui về ẩn dật tránh những chuyện tranh khôn, ngồi lê đôi mách, để trú ngụ giữa vẻ đẹp trang nghiêm của nhà thờ tu viện với tiếng chuông trong như tiếng bạc, hàng ngày nhắc nhở chúng tôi lời cầu nguyện, để đi dạo đấy bóng cây trong nghĩa địa của nhà thờ làm tâm hồn chúng tôi dịu đi, thỉnh thoảng chúng khiến mắt chúng tôi mờ lệ trước những tấm bia mộ của những người trẻ, người đẹp, người già, người khôn ngoan và người tốt bụng."

Đến đây tự nhiên đứt hẳn cả dòng chữ lẫn phong thái viết "nhưng bạn Emily thân mến nhất ơi, tôi không thể viết tiếp cho bạn theo kiểu chăm chú thận trọng xứng đáng để bạn đọc, phong cách mà cả hai ta đều ưa thích. Điều tôi muốn kể bạn nghe hoàn toàn khác với mấy ngày trước đây. Sáng nay lúc tới ăn điểm tâm, chú tôi có đem vào một vật từ ngoài vườn, một miếng thủy tinh hay pha lê gì đó dáng như thế này nà (có hình vẽ sơ) đưa cho tôi xem. Chú tôi đi khỏi, vật đó vẫn nằm trong tay tôi lúc lâu. Tôi nhìn đăm đăm vào đó, suốt mấy phút, chẳng biết vì lý do gì, cho đến lúc bị gọi đi giải quyết một số công việc nội trợ. Hẳn bạn sẽ không tin khi tôi nói là hình như trong miếng thủy tinh đó bắt đầu xuất hiện những cảnh không có trong gian phòng tôi đang ngồi. Chắc hẳn bạn không ngạc nhiên khi thấy tôi cứ có điều kiện một cái là đi ngay vào buồng riêng với cái vật tôi nghĩ là một bùa ngải có nhiều sức mạnh. Tôi không thất vọng. Bảo đảm với bạn, Emily ạ, vì tình thân yêu nhất giữa chúng ta, những gì tôi trải qua chiều nay đã vượt quá giới hạn cái điều mà trước đây tôi cho là đáng tin. Tóm lại, những gì tôi nhìn thấy, khi ngồi trong phòng ngủ giữa ban ngày ban mặt của mùa hè, nhìn sâu vào miếng thủy tinh nhỏ bé tròn trặn ấy, là như sau. Trước tiên, một quang cảnh rất lạ, một khoảnh đất có rào bao quanh ở nơi đồi núi có cỏ mọc, chính giữa là một đống đổ nát bằng đá xám và một bức tường đá thô thiển vây bọc xung quanh. Đứng trong khung cảnh đó là một mụ già vô cùng xấu xí mặc áo khoác đỏ, váy rách tả tơi, đang nói chuyện với một đứa bé ăn mặc theo kiểu một trăm năm về trước. Mụ đặt một cái gì đó lóng lánh vào bàn tay cậu bé, cậu ta thì đưa vào tay mụ ta một thứ mà tôi nhìn ra là tiền vì có một đồng rơi xuống cỏ từ bàn tay run run của mụ. Cảnh đó hết. Tôi còn có thêm một nhận xét nữa là trên tường của khoảnh đất gồ ghề ấy có những mẩu xương nằm lung tung, trong đó cỏ cả một cái sọ người. Cảnh sau là hai cậu bé. Một là cậu bé lúc trước, hai là một cậu nhỏ hơn, đang đứng trong một khu vườn có tường vây quanh, và tuy khu vườn bố trí có khác đi, cây cối chưa cao to lắm tôi vẫn nhận ra đó chính là khu vườn tôi nhìn thấy từ trên cửa sổ phòng tôi. Có vẻ như hai đứa đang chơi một trò chơi. Dưới đất lửa cháy ầm ĩ. Thằng lớn đưa hai bàn tay chắp lại trên đó rồi nâng lên như thể cầu nguyện, tôi giật mình thấy hai bàn tay nó vấy những vệt máu. Trời đầy mây. Vẫn thằng bé này quay mặt về bức tường bao quanh vườn, dùng hai tay giơ lên vẫy, tự nhiên thấy có cái gì động đậy trên bờ tường – không rõ là đầu hay mình, chân, tay của một con vật hay một người. Một lát sau thằng lớn quay ngoắt người lại nắm lấy cánh tay thằng nhỏ (lúc này đang nhìn chăm chăm vào một vật đang nằm dưới đất), cả hai vội vã chạy đi. Tôi nhìn thấy vết máu trên cỏ, một đống gạch con con, lông vũ bay rải rác. Cảnh này hết. Cảnh sau thì đen ngòm tôi không thấy có ý nghĩa gì, nhưng hình như tôi nhìn thấy một hình dáng nằm phủ phục giữa các bụi cây và các cây cao, gió mạnh đập vào nó phần phật, nó chạy đi và cứ thường xuyên quay lại nhìn sau vai tựa như sợ có ai đuổi theo và quả thật có những kẻ đuổi nó sát đằng sau, hình thù chúng mờ mịt thôi – độ ba, bốn kẻ như vậy – tôi đoán như thế, nhìn chung giống những con chó, nhưng lại không phải là chó, giả sử nhắm được mắt lại tôi cũng nhắm, nhưng không làm sao thực hiện được. Nạn nhân lao vào một cái cổng vòm nắm chặt vào một cái gì đó, đến đây bọn đuổi theo tóm được nó, nó kêu lên một tiếng tuyệt vọng. Đến đây tôi như mất tri giác. Cứ như thể vừa tỉnh giấc sau đêm đem ra ánh sáng ban ngày. Emily ạ, những gì tôi nhìn thấy – không thể dùng từ nào khác được – trong buổi chiều nay là như thế đó. Hãy bảo tôi, chẳng lẽ tôi đang chứng kiến một bi kịch liên quan đến chính ngôi nhà này?"

Hôm sau lá thư được viết tiếp như sau "Câu chuyện hôm qua hóa ra chưa hoàn tất. Tôi không kể gì cho chú tôi nghe cả - bạn biết đấy, một người khoẻ mạnh có lý trí làm sao tin được những chuyện như vậy, xua đuổi ám ảnh kiểu đó theo ông, chỉ cần làm một hơi rượu mạnh. Sau một buổi tối lặng lẽ, tôi rút về phòng nghỉ. Chưa kịp vào giường thì hãi hùng thay bạn ơi, một tiếng rống lên từ xa xa, rõ ràng là tiếng chú tôi, dù xưa nay chưa bao giờ chú tôi phải dùng sức đến như thế. Phòng chú ở tít đầu kia của căn nhà, muốn tới đó phải băng qua một căn phòng cổ chừng hơn hai chục mét, được ngăn bởi ván ép, sau đó qua hai gian phòng ngủ bỏ trống nữa. Phòng thứ hai trong số hai gian phòng này không có đồ đạc. Chú tôi ở bên trong, nến rơi xuống sàn làm phòng tối mịt. Tôi mang đèn chạy vào, chú tôi ôm chặt lấy tôi, run lên bần bật. Lạy Chúa, tôi chưa thấy thế bao giờ. Chú vội vã cùng tôi ra khỏi phòng, chỉ nói "Đến mai, đến mai" Một phòng ngủ tạm thời được dọn ngay cho chú bên cạnh phòng tôi. Hẳn đêm đó chú cũng như tôi, không yên ổn. Gần sáng tôi mới ngủ được, lúc mặt trời lên cao cũng là giấc mơ của tôi đen tối nhất – đặc biệt là giấc mơ đã in dấu vào tâm trí tôi, có cơ hội là tôi sẽ xua tan ấn tượng về nó ngay. Đó là lúc tôi vào trong phòng, linh tính thấy một thế lực xấu nào đó đang áp chế mình, vừa ngại ngần vừa miễn cưỡng không hiểu sao tôi đi đến chỗ cái tủ, mở ngăn kéo đầu tiên ra, trong chỉ có khăn tay và ru băng, ngăn thứ hai không có gì đáng ngại, nhưng trời ơi, ngăn thứ ba và thứ tư trong xếp đồ vải. Có cái gì động đậy, rồi một bàn tay màu hồng thò ra nắm nắm trong không khí. Tôi chịu không nổi, chạy vọt ra ngoài khoá cửa lại, nhưng không sao khóa được. Trong phòng có tưởng sột soạt lại gần cánh cửa, tôi không hiểu tại sao mình không vù xuống cầu thang mà cứ đứng lại nắm chặt quả đấm cửa, lúc nó bung ra khỏi tay tôi, tôi tỉnh dậy, tôi chợt thấy hoảng sợ vô cùng."

"Bữa ăn sáng hôm ấy chú tôi rất ít lời, tôi cho là ông ngượng đêm qua đã làm chúng tôi hãi hùng. Rồi ông hỏi tôi ông Spearman có trên tỉnh không, còn nói thêm là theo ông anh thanh niên này là người thông minh. Hẳn bạn biết, tôi đồng tình với ông về điểm này thành ra không trả lời. Ông đi đến chỗ Spearman, từ lúc ấy chưa về nhà. Tôi ghi ngay chùm tin tức này tới bạn, nếu không, phải đợi chuyến sau."

Độc giả chắc không ngạc nhiên khi đoán cô Mary và ông Spearman thành hôn với nhau không lâu sau tháng Sáu. Spearman là một chàng trai vui tính chưa vợ, có địa sản gần Whitminster, thường do công việc mà tới đó ở ít ngày, ở quán Kíng's Head. Anh ta hẳn có thì giờ rảnh vì nhật ký của anh ghi chép rất đầy đủ, đặc biệt trong những ngày tôi thuật lại câu chuyện này. Theo ý tôi, có lẽ anh đã viết về giai đoạn này vô cùng tỉ mỉ theo như cô Mary yêu cầu.

"Chú Oldys (hy vọng biết bao tôi sắp được gọi ông là chú không lâu nữa) đến chơi sáng nay. Sau khi nói chuyện tào lao một lúc, ông bảo "Spearman, tôi nói với anh một chuyện kỳ quặc này, anh hãy giữ kín một thời gian đợi khi nào sáng tỏ hơn hãy hay nhé?" "Vâng, chắc chắn, ông cứ tin ở tôi." "Không hiểu ra làm sao cả! Phòng ngủ của tôi thì anh biết rồi đấy, xa phòng tất cả mọi người, tới phòng tôi phải qua một phòng lớn và hai, ba phòng nhỏ gì đó" "Có phải nó ở đầu kia của căn nhà không ạ?" "Vâng, đúng sáng qua Mary bảo tôi là cạnh phòng tôi bị một giống côn trùng có cánh nào đấy làm ô nhiễm, bà trông nom nhà cũng không làm sao đuổi được. Theo anh, giải thích như thế nào?" "Xin ông cho biết giải thích về điều gì?" "Thực ra tôi cũng không biết. Nhưng bọn ong cắn lá nay là những con vật gì vậy? Kích thước nó thường như thế nào?" Tôi bắt đầu nghĩ ông Oldys có vấn đề trong đầu rồi. Tôi kiên quyết nói "Giống này theo tôi hiểu là loại côn trùng có chân màu đỏ, không lớn lắm, dài độ hai phân, thân nó rất cứng, theo tôi…" tôi định nói chúng ghê tởm lắm, không phải sinh vật lành, thì ông bảo "Độ hai phân à? Không phải bọn ong này!" "Tôi chỉ có thể nói tôi hiểu về chúng như thế nào thôi. Nhưng trước hết, xin ông cho tôi biết từ đầu đến đuôi chúng đã làm gì khiến ông hoang mang rối trí đã, sau đó tôi mới góp ý cho ông được." Ông nhìn tôi suy nghĩ "Có lẽ thế thật. Hôm qua tôi vừa bảo Mary chỉ có anh là người có chút tỉnh táo." (tôi cúi đầu chấp nhận) "vấn đề ở chỗ tôi ngượng nói ra. Trước đây tôi chưa gặp chuyện như thế bao giờ. Khoảng mười một giờ đêm, hoặc hơn, tối qua, tôi cầm cây nến đi về phòng, tay kia cầm quyển sách – thường tôi đọc ít trang sách trước khi ngủ. Kể ra đó là thói quen nguy hiểm. Tôi không khuyến khích ai bắt chước, nhưng tôi rất cẩn thận với lửa và mùng màn. Tôi bước ra khỏi phòng làm việc, sang hành lang ngay kế bên, khi đóng cửa, nến tắt. Tôi tưởng là do đóng cửa mạnh quá tạo luồng gió, chán nản vì diêm ở tận phòng ngủ. Vì biết đường tôi cứ thế đi. Tiếp đến quyển sách rơi xuống đất, cứ như có ai giật khỏi tay tôi. Tôi nhặt lên, càng nản và hơi giật mình. Nhưng như anh biết, hành lang nhiều cửa sổ, không rèm, mùa hè không chỉ nhìn tỏ rõ đồ đạc mà còn thấy rõ có ai đi lại hay không – mà thực ra không có ai cả. Qua hành lang lớn và một phòng nhỏ nữa cũng có cửa sổ lớn, rồi đến những phòng dẫn vào phòng ngủ của tôi, rèm kéo kín, tôi đi chậm lại vì có tiếng bước chân. Lúc đến phòng thứ hai trong dãy những phòng đó, tôi suýt mất quietus – yên bình. Mở cửa ra tôi biết ngay có vấn đề bất thường…"

"Thú thật là có đến hai lần tôi đã nghĩ nên quay lại không đi vào phòng ngủ qua đường đó thì tốt hơn. Nhưng rồi tôi tự thấy xấu hổ với bản thân, thế nào là tốt hơn mới được chứ? Xin mô tả đúng những gì tôi thấy. Có tiếng động khô và nhẹ, cứ sột soạt ở trong căn phòng mà tôi bước vào, và rồi (anh nhớ cho là nó tối om) một vật rượt đến chỗ tôi – nói sao bây giờ nhỉ - tay nó dài loằng ngoằng, hay là chân, hoặc bộ phận tua vòi gì đó, quấn lấy tay tôi, cổ tôi, thân mình tôi. Quấn không mạnh, Spearman ạ, nhưng nó gây cảm giác ghê tởm chưa từng thấy trong đời. Nó tìm cách tống tôi ra. Tôi rú ầm lên, vứt bừa cây nến xuống, và vì đứng gần cửa sổ, tôi xé rèm ra, cho ánh sáng lọt vào. Một cái gì như chân loài sâu bọ vẫy vẫy, kích thước nó thì khổng lồ, cao to như tôi vậy. Thế mà anh bảo loại ong ấy dài có một, hai phân? Anh thấy sao, Spearman?"

"Lạy Chúa, ông cứ nói hết đi đã, tôi chưa nghe chuyện nào như vậy bao giờ."

"Ồ, nhưng còn gì đâu mà nói.Mary cầm đèn chạy đến thì không thấy gì nữa hết. Tôi không kể với nó gì cả, họ đổi phòng ngủ cho tôi."

"Trong phòng ấy có để gì không?"

"Phòng ấy chúng tôi không sử dụng, có một cái tủ cổ lắm rồi với vài đồ đạc lặt vặt."

"Tủ đựng gì?"

"Tôi không biết. Chưa ai mở ra cả. Nhưng tôi biết là nó được khoá chặt."

"Phải xem trong đó có gì, nếu ông có thì giờ ta cùng tới đó luôn."

"Tôi không dám đề nghị với anh, anh đưa ý kiến ra hay quá. Giờ nào anh đi được?"

"Còn lúc nào tiện lợi hơn lúc này?"

"Tôi biết ngay, biết ông không muốn để lâu" Ông đứng dậy rất nhanh, nhìn tôi, vẻ nhất trí.

"Ta đi thôi."

"Trên đường về nhà, ông không nói gì thêm. Mary của tôi (ông vẫn gọi cô như vậy trước mặt mọi người, tôi thì tôi gọi riêng tư thôi) được gọi tới, chúng tôi đi vào căn phòng. Lúc trước, tuy ông tiến sĩ đã đi xa đến độ nói ra đêm qua bị hoảng sợ - vì chuyện gì thì chưa nói với cô – nay ông kể tóm tắt câu chuyện. Gần tới địa điểm quan trọng ông nhường tôi đi trước."

"Đây phòng này đây, Spearman. Anh vào đi, rồi ra cho chúng tôi biết có chuyện gì?" Tôi nghĩ giữa trưa cảm giác sao giống lúc nửa đêm được, tôi đẩy toang cửa, tự do bước vào. Một căn phòng sáng sủa, bên phải có cửa sổ to mặc dù thông khí không được tốt lắm. Đồ đạc chính là một cái tủ gỗ đen, đã cổ. Một cái giường có bốn cọc màn, chỉ còn bộ khung, không che giấu nổi cái gì. Thêm một tủ com mốt nhiều ngăn kéo. Trên bậu cửa sổ và sàn nhà vô vàn ong cắn lá đã chết thẳng cẳng, còn một con đang lờ đờ, tôi giết chết một cách thích thú. Thử mở cánh cửa tủ. Nó bị đóng chặt, các ngăn kéo cũng bị khoá trái. Tôi ý thức được là quanh đó có tưởng sột soạt nhè nhẹ, nhưng không định vị được chỗ nào. Khi ra ngoài tôi cũng không nói ra việc này, chỉ bảo, phải mở các ngăn kéo xem sao.

Chú Oldys quay ra bảo Mary:"Tìm bà Marple"

"Mary chạy đi, tôi dám chắc không ai bước đi được như nàng, sau đó mau mắn trở lại với một bà lớn tuổi nom kín đáo."

"Bà Marple, bà có chìa khoá những ngăn kéo này không?" Chú Oldys chỉ nói có mấy chữ đó mà bà tuôn ra một tràng dài (không dữ dội, chỉ nhiều lời). Giả sử ở cương vị cao hơn trong xã hội chắc bà làm mẫu cho cô Bates được.

"Ồ, thưa tiến sĩ, thưa cô và thưa ông" bà nói, cúi đầu chào, nhận biết sự có mặt của tôi. "Chìa khoá của chúng ư? Ai đến đây ấy nhỉ, khi chúng ta lần đầu tiên nhận các thứ trong nhà này? À, một doanh nhân quý tộc, tôi có mời ông ấy ăn trưa trong phòng khách nhỏ vì ta chưa có mọi thứ trong phòng khách lớn như bây giờ - ăn thịt gà, bánh táo, một ly rượu Maidura – trời ơi, chắc cô Mary sẽ bảo tôi đi lan man, nhưng chỉ cốt để nhớ lại thôi, à, Gardner, cũng như cách tôi nhớ lại đã để atisô và quyển kinh ở đâu. Ông Gardner ấy, chìa nào tôi nhận của ông ấy cũng dán nhãn mở chỗ nào trong nhà này, cửa nào chẳng hạn, có khi hai chìa, tôi nói cửa có nghĩa cửa ra vào chứ không phải cửa tủ như thế này. Vâng, thưa cô Mary, tôi hiểu rồi, chỉ là để chú cô và ông đây biết rõ. Nhưng lại còn có một cái hộp, cũng ông ta đưa cho tôi giữ. Ông ấy đi rồi, biết chắc nó thuộc về chú cô nên đã liều lắc nó xem sao, chắc chắn trong có mấy cái chìa khoá, thưa ông tiến sĩ, để mở đâu đó nữa, nhưng tôi không dám mở cái hộp ra."

"Tôi rất lấy làm lạ thấy chú Oldys không ngắt lời, Mary thì có vẻ thích thú, có lẽ chú đã có kinh nghiệm thà chịu đựng để cho bà ấy nó, cuối cùng mới bảo:

"Thế cái hộp đó bà có tiện tay đem ra đây không?"

"Thế là bà Marple lấy ngón tay chỉ vào chú như cảnh sát hoặc lấy đó làm một thắng lợi u ám"

"Này thưa ông, tôi mà được phép chọn những từ do chính ông nói ra thì chính là những từ ấy đấy. Ông dùng đến năm chục lần, kể cả năm sáu lần quở trách tôi. Thế này, nằm chong mắt trên giường, hoặc ngồi trên chiếc ghế, ông và cô cho tôi ngày tôi vào làm việc với nhà ta đã hai mươi năm – một chỗ làm không đâu tốt hơn – đó là sự thật, cô Mary ạ, không ai có thể mong muốn khác đi. Tất cả đều tốt đẹp, tôi tự khẳng định, nhưng này, nếu như tiến sĩ hỏi bà cái hộp đó đâu thì bà trả lời thế nào?"

"Không tiến sĩ ạ, giá như ông là ông chủ khác và tôi là đầy tớ khác kia, thì nó lại dễ, đàng này sự thể nó lại là, về mặt tình cảm con người mà nói, nếu như ông không để cô Mary đến phòng tôi giúp tôi, nhờ sự khôn ngoan của tôi biết đâu tôi nhớ lại được những gì đã tuột khỏi đầu óc. Thì cho dù cái hộp bé như thế, khó lòng ông nhìn thấy được nó trong nhiều ngày sắp tới đây."

"Bà Marple, thế sao bà không bảo tôi ngay từ đầu để tôi giúp bà nhớ lại mà tìm ra nó?" Mary của tôi nói.

"Thôi cô đừng bảo tôi vậy làm gì, ta tới ngay phòng tôi thôi để tìm nó." Hai người vội vàng đi. Tôi vẫn nghe tiếng bà Marple phân trần, giải thích việc này còn kéo dài mãi tới tận góc xa nhất của khu vực mà người trông nom nhà cửa ở. Còn lại tôi và chú Oldys. Chú nói "Một đầy tớ đáng giá." Chú vừa nói vừa gật đầu về phia cửa, "làm việc gì cũng tốt, chỉ phải tội nói cái gì cũng lâu trên ba phút."

Tôi hỏi:"Làm thế nào mà cô Oldys lại giúp bà ấy nhớ ra cái hộp được ạ?"

"Mary ấy à? Cô ấy sẽ bảo bà ngồi xuống, hỏi thăm về trận ốm cuối cùng của dì bà ấy, hoặc ai cho bà con chó bằng sứ để trên mặt lò sưởi – tức là những việc hoàn toàn chẳng liên quan. Rồi như bà Marple vẫn nói, chuyện này nảy sinh chuyện kia, bà nhớ dần và nhớ ra đúng cái vật đi tìm, nhanh hơn ta tưởng. Đó! Tôi đã nghe họ quay lại kia kìa!"

"Quả vậy, bà Marple vội vã đi trước Mary, mặt mày rạng rỡ, tay cầm cái hộp, tới gần, bà kêu lên: "Trước khi từ Dorsetshire đến chốn này, tôi đã nói câu gì ấy nhỉ? Chẳng phải vì thân tôi là một người đàn bà Dorset hoặc cần phải là đàn bà Dorset mới nói như vậy. Cất kỹ, thế nào cũng tìm thấy." Đúng là ở cái chỗ tôi cất nó ba tháng trước đây, dám chắc vậy."

Bà đưa nó cho chú Oldys, tôi và chú xem xét nó với một chút lưu tâm, tôi không còn chú ý gì đến bà Ann Marple nữa, dù tôi biết bà sắp sửa trình bày chi tiết cái hộp nằm ở đâu và bằng cách nào Mary đã giúp bà nhớ ra nó."

"Nó là một cái hộp cổ lỗ buộc dây hồng và gắn xi, trên nắp dán một cái nhãn ghi bằng thứ mực đời xưa. "Nhà của giáo sĩ cao cập hưởng lộc Chúa, Whitminster." Mở ra có hai chìa khoá cỡ vừa, với một tờ giấy trên có chữ của cùng một người viết cái nhãn "Chìa khoá tủ và bộ ngăn kéo ở trong căn buồng bỏ không" Thêm vào đó "Các vật trong hai tủ này do tôi lưu giữ - sau này sẽ tiếp tục được lưu giữ bởi những kẻ kế tục tôi ở tại căn nhà này – cho gia đình quý tộc Kildonan, nếu như người nhà họ có ai còn tồn tại và hỏi đến nó. Tôi đã dò hỏi, tìm hiểu kỹ và biết là cả gia đình quý tộc này nay đã tuyệt tự. Vị bá tước Kildonan cuối cùng ai cũng biết là đã tử nạn ngoài biển, con cái thừa kế duy nhất của ông đã chết ở gần nhà tôi (giấy tờ về tai hoạ đáng buồn này để cả trong tủ, vào năm 1753 sau Công nguyên, ngày 21 tháng 3) Ý kiến của tôi là ngoại trừ trường hợp đặc biệt băn khoăn lo lắng lắm thì người giữ chìa khoá này – không phải thuộc gia đình Kildonan – mới được mở tủ ra, còn nên nghe theo lời khuyên của tôi đừng động đến các thứ đó. Ý kiến này tôi nói ra sau khi đã cân nhắc kỹ mọi lý do, ý kiến của tôi cũng được các thành viên của học viện và nhà thờ này, những người thông tỏ sự việc ghi trong các giấy tờ nói trên, tán thành. Tho.Ashton, S.T.P., giáo sĩ cao cấp hưởng lộc Chúa. Will.Blake.S.T.P., tu viện trưởng, Hen.Goodman, S.T.B., giáo sĩ cấp cao hưởng lộc Chúa."

"Ái chà!" Chú Oldys kêu lên. "Băn khoăn lo lắng lắm! Hẳn ông ta đã thấy là có vấn đề. Tôi nghi cậu chàng trẻ tuổi này" chú lấy chìa khoá chỉ vào chữ 'con trai thừa kế duy nhât' "Này Mary, tử tước Kildonan chính là Saul chứ ai!"

"Làm sao mà chú biết?" Mary hỏi.

"Còn sao nữa, trong quyển Debrett có viết cả đấy, cái quyển nhỏ, dày dày ấy mà. Nhưng chú muốn nói là nói ngôi mộ cạnh con đường trồng chanh kia! Cậu ta ở đấy. Chuyện như thế nào nhỉ? Bà Marple, bà có biết không? Kìa, bà nhìn lũ côn trùng của bà ở cửa sổ kìa!"

"Bà Marple, đụng đầu với hai chủ đề cùng một lúc, bà lúng túng không biết nên đánh giá thế nào cho đúng cả hai. Kể ra chú Oldys cũng hơi hấp tấp khi cho bà cơ hội này. Tôi chỉ có thể đoán chú hơi ngần ngại sử dụng chiếc chìa khóa đang cầm ở tay."

"Ồ, lũ ong, thưa tiến sĩ, thưa cô, chúng đến là tệ hại, cả ba bốn ngày nay rồi, cả ông nữa, các vị không đoán nổi nó tệ hại đến thế nào đâu. Mà chúng ập đến mới ác liệt chứ! Hồi chúng tôi đến căn phòng đó, các cửa chớp mở hết có ai thấy con ong nào đâu, từ bao năm rồi ấy chứ! Chúng tôi phải khó khăn lắm mới hạ được các cửa chớp xuống, và để thế cả ngày. Hôm sau tôi cử Susan đến quét dọn, mới chỉ chưa có hai phút cô ta chạy bổ ra như một người mù, chúng tôi thay nhau đập bọn chúng ra khỏi mũ, tóc, banh mắt cô ta, các vị không biết màu tóc cô ta lúc ấy thế nào đâu. May thay cô ta không phải người yếu bóng vía. Nếu là tôi thì tôi đã hoá rồ rồi. Ấy thế mà bây giờ chúng nằm chết la liệt. Thứ hai chúng còn sống dữ dội như thế, hôm nay mới thứ năm, à thứ sáu! Chỉ cần đến gần cánh cửa là chúng đã đập ầm ầm ở phía trong, mở ra một cái chúng ùa đến như muốn ăn sống nuốt tươi ta. Tôi cứ nghĩ "Nếu mình là con dơi, không hiểu đêm nay mình sẽ ở đâu? Mà khó lòng giết chúng như giết côn trùng bình thường. May cho ta quá! Lại còn cái ngôi mộ chung của hai cậu thanh niên nữa chứ, thật tội nghiệp" bà chuyển ngay sang vấn đề kia, sợ bị ai ngăn trở. "Tôi nói tội nghiệp vì nhớ lại hôm uống trà với bà Simpkins, bà vợ ông coi nhà thờ và nghĩa trang ấy, trước khi tiến sĩ và cô Mary đến đây, gia đình họ ở đây đã lâu đời rồi phải không ạ? Tôi dám nói là hàng trăm năm trong khu nhà này rồi cũng nên, các vị chỉ tay lên ngôi mộ nào trong nghĩa trang là họ đọc vanh vách tên và tuổi người nằm dưới mộ ngay. Còn nhận định của ông ta về cậu thanh niên ấy ấy à, tôi muốn nói ý kiến của ông Simpkins ấy – thì …chà!" Bà mắm môi, gật gật cái đầu rất nhiều lần.

"Kìa bà Marple, kể cho chúng tôi nghe đi chứ" cô Mary bảo. Còn chú Oldys thì nói "Nói tiếp đi, bà Marple!"

"Còn tôi thì sốt ruột "Cậu ta làm sao?"

Bà Marple liền kể "Chưa bao giờ nơi đây chúng ta lại có một sự việc như thế kể từ thời Nữ hoàng Mary và Đức Giáo Hoàng. Các vị đều biết cậu ta sống gnay chính trong ngôi nhà này – và bọn họ cùng sống ở đây mà – tôi có thể nói chính xác cậu ta sống trong căn phòng này" (bà khó chịu đổi chỗ hai chân trên sàn)"

"Bà bảo ai sống với cậu ta kia? Bà muốn nói những người sống trong căn nhà này ấy à?" Chú Oldys nghi ngờ hỏi.

"Trời ơi, không, thưa tiến sĩ, gọi họ là người sống cùng kể cũng không đúng," bà trả lời, "Đó là những kẻ cậu ta mang từ Ireland đến. Không, những người trong căn nhà này chỉ là những người cuối cùng nghe được chuyện từ những hành vi, xử sự lạ lùng của cậu ta mà thôi. Cả vùng này chẳng gia đình nào là không biết đêm đêm cậu ta đi đâu. Những kẻ cùng đi với cậu ta là những kẻ có thể lóc thịt một đứa trẻ con trong huyệt của nó. Còn theo lời ông Simpkins thì một trái tim khô héo chỉ có thể trở thành một con ma xấu xí mỏng manh. Cuối cùng lũ ma trị cậu ta, chúng tóm được cậu, ông Simpkins bảo, vết tích vẫn còn trên cánh cửa nhà thờ tu viện nơi chúng hạ gục cậu. Còn gì bằng chính mắt mình nhìn thấy. Tôi đã bảo ông ta đưa tôi ra tận nơi xem mà. Cậu ta là một Lord đấy, chứ có ít đâu, tên thì lại là tên một ông vua xấu xa, chẳng hiểu các cha đỡ đầu của cậu ta nghĩ ngợi ra sao."

"Tên cậu ta là Saul mà," chú Oldys nói.

"Dạ vâng, chính thế, cảm ơn tiến sĩ, và chẳng phải chúng ta đã nghe vua Saul dựng những con ma đang thiu thiu ngủ trong những nấm mồ của chúng lên, ông ta khuấy đảo bọn chúng đến phải dậy thì thôi là gì? Mà lạ lùng, Lord trẻ tuổi này cũng có cái tên như thế mới lạ chứ. Ông nội của ông Simpkins một đêm nhìn ra ngoài thì thấy cậu ta đi hết từ nấm mồ này sang nấm mồ khác, tay cầm cây nến, theo sau sát gót là một lũ ma lướt trên cỏ. Một đêm cậu đến thẳng cửa sổ cụ Simpkins áp mặt vào ô kính cửa sổ để xem có ai trong phòng nhìn ra thấy được cậu ta không. Vừa vặn cụ Simpkins núp mình ngay dưới chân cửa sổ và im lặng đến không dám thở nữa, khi cậu ta bước đi như thế thì đàng sau vang lên những tiếng bước chân khác sột soạt trên cỏ. Sáng hôm sau cụ nhìn ra ngoài cửa sổ thì thấy những vết chân của một bộ xương người.Ôi, thật là một thằng bé độc ác, chắn hẳn là như vậy rồi, nhưng cuối cùng nó đã phải trả giá, cả sau đó nữa."

"Cả sau đó nữa?" chú Oldys hỏi, cau mày.

"Phải ạ, thưa tiến sĩ, đêm này qua đêm khác, thời ông nội ông Simpkins! Cả thời cụ sinh ra ông Simpkins bây giờ nữa, và ngay cả ông Simpkins! Cũng tại cánh cửa sổ đó, nhất là vào những đêm giá lạnh, họ có đốt lò sưởi trong phòng, nó áp mặt vào ô kính cửa sổ, hai bàn tay vẫy vẫy, miệng nó cứ há ra rồi ngậm lại, mấy phút liền như thế, sau đó đi ra nghĩa trang tối đen. Những lúc ấy mà mở cửa sổ ra thì họ không dám, mặc dù trái tim họ đầy thương cảm đối với thằng bé tội nghiệp, tái mét, tê buốt đi vì giá rét, và xem ra năm này qua năm khác, tiêu đi không còn là một cái gì hết. Phải, quả vậy, tôi hoàn toàn tin là theo như lời ông Simpkins nói, nhắc lại lời ông nội mình "Một trái tim khô héo tạo nên một con ma xấu xí còm cõi."

"Tôi cũng nghĩ vậy đấy" chú Oldys đột nhiên nói, đột nhiên đến mức bà Marple đang nói bỗng ngừng ngay lại. "Cám ơn bà. Thôi, tất cả chúng ta đi ra khỏi phòng này thôi."

"Kìa chú," Mary bảo "thế chú không mở tủ ra ư?" Chú Oldys đỏ mặt lên, đỏ thực sự ấy. "Cháu yêu" ông nói "cháu có thể cho chú là thằng hèn hoặc hoan hô chú là một người khôn ngoan, tuỳ cháu. Nhưng bản thân chú thì không bao giờ mở cái tủ đứng đó cũng như những ngăn kéo của cái com mốt này, mà cũng không giao những chìa khoá này cho cháu hoặc cho ai khác. Bà Marple, bà tìm cho một hai người khiêng mấy thứ đồ đạc này lên tầng áp mái cho." "Và khi họ làm việc đó," Mary bảo "tôi cảm thấy – không hiểu tại sao – nàng có vẻ nhẹ mình chứ không thất vọng vì quyết định của ông chú, "Tôi cũng có một thứ nữa muốn cất lên trên đó cùng với chúng, chỉ là một gói nhỏ thôi."

"Chúng tôi miễn cưỡng rời căn phòng, theo tôi nghĩ. Lệnh của chú Oldys được thực hiện xong trong ngày hôm ấy. "Và thế là" ông Spearman kết luận "Whitminster có một căn phòng của Con Yêu Râu Xanh, riêng tôi vẫn cho rằng, đến lượt vị giáo sĩ cao cấp hưởng lộc Chúa kế tiếp đến ở nơi này trong tương lai, thế nào cũng lại có một Jack-in-the-box [2] chờ đợi ông ta cho mà xem."

Chú thích :

[1] Chú thích của tác giả: nhân vật định nói là có vẻ là con tò vò, không phải con ong cắn lá

[2] Hộp đồ chơi có lò xo, khi mở nắp thì một hình người bật lên. Ý nói một điều bất ngờ
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18: Nhật ký của ông Poynter


Phòng bán đấu giá của một hãng bán đấu giá sách nổi tiếng ở London dĩ nhiên là nơi tập hợp đông đảo các nhà sưu tầm, nhân viên thư viện và những nhà buôn sách, chẳng những trong lúc tiến hành cuộc đấu giá, mà còn cả những khi sách mới tới được trưng bày ra để bán. Từ một phòng như vậy đã bắt đầu loạt sự kiện đáng chú ý sau đây mà tôi được nghe chi tiết cách đây vài tháng, bởi một ông James Denton, cử nhân văn chương, thành viên hội sưu tầm đồ cổ…đôi khi ở toà nhà Trinity, nay thì, hay là gần đây, ở thái ấp Rendcomb, quận Warwick.

Một ngày mùa xuân năm gần đây, ông lên London vài ngày có việc, nhân thể mua ít đồ đạc cho toà nhà mới xây xong ở Rendcomb. Hẳn các bạn thất vọng khi biết rằng Rencomb là toà thái ấp mới, biết làm sao được! Trước kia, nó cổ xưa lắm, nhưng cũng chẳng đẹp gì hoặc có gì đáng quan tâm khiến người ta chú ý. Mà dù đẹp hay đáng quan tâm cũng chẳng thoát được trận hỏa hoạn xảy ra cách đây mấy năm đã thiêu nó trụi sạch. May thay những thứ quý giá đã được chạy kip và ngôi nhà được bảo hiểm hiểu. Chẳng thế mà ông Denton khá nhẹ nhàng khi phải đối mặt với nhiệm vụ xây lại một ngôi nhà vừa mới lại vừa tiện nghi cho ông và bà dì, hai thành viên tạo thành gia đình – ménage – của ông.

Đang ở London, có thời gian, lại không xa phòng bán đấu giá nói trên là mấy, ông Denton tội gì không bỏ ra một giờ đồng hồ mà đến đấy, biết đâu may mắn vớ được bộ sưu tập các bản viết tay nổi tiếng của Thomas mà ông biết đang được trưng bày, trong đó có lịch sử cùng những bản đồ địa hình của khu thái ấp của ông ở Warwickshire.

Ông bèn đến đó, mua một quyển catalog ở phòng bán sách, nơi sách trưng bày được xếp trong hòm, một số trên bàn dài. Bên các giá sách hoặc ngồi quanh bàn là những bộ mặt quen thuộc, ông gật đầu chào hỏi khá nhiều người, sau đó ngồi xuống đọc quyển catalog, ghi chép một số mục. Đọc qua khoảng hai trăm trong số năm trăm lô – thỉnh thoảng ông đứng dậy nhấc một quyển khỏi giá sách và liếc qua một cái – thì có một bàn tay đặt lên vai ông. Ông nhìn lên. Đó là một trong số các trí thức râu nhọn mặt sơ mi flanen, thứ áo mà vào những năm cuối cùng của thế kỷ mười chín người ta sản xuất ra nhiều vô kể.

Tôi không có ý định kể ra đây toàn bộ cuộc trò chuyện trao đổi giữa hai người, chủ yếu nói tới những người quen chung, thí dụ như người cháu của bạn ông Denton mới lấy vợ và định cư ở Chelsea, em dâu của bạn ông Denton bị ốm nay đã khá hơn, rồi đồ sứ mà bạn ông Denton mới mua được với giá hời cách đây vài tháng – qua đây hẳn các bạn hình dung gọi là độc thoại thì đúng hơn là trao đổi. Tuy nhiên, sau một lát thì người bạn nghĩ hẳn ông Denton tới đây phải nhằm mục đích gì chứ, bèn hỏi "Ông có định tìm thứ gì đặc biệt không đấy? Ở lô này theo tôi nghĩ không có gì mấy." "Tôi cứ tưởng ở đây thế nào cũng có bộ sưu tập về Warwickshire cơ, hoá ra trong catalog có vẻ như không có." "Không có đâu" người bạn nói "à, nhưng mà tôi vừa mới thấy một cuốn nhật ký về Warwickshire hay sao ấy. Tên người viết là gì nhỉ…Drayton, Potter, Painter?..Chỉ biết nó bắt đầu bằng chữ P hay dường như, điều này thì tôi chắc."

Ông ta lật nhanh các trang giấy. "À, đây rồi, Poynter. Lô 486. Có thể ông quan tâm đấy. Còn sách thì ở ngay trên bàn đây này. Vừa có người đọc nó mà. Thôi tôi đi nhé."

"Chào ông. Lúc nào ông đến chúng tôi chơi nhé? Chiều nay được không? Bốn giờ có âm nhạc…Thế đành để lần khác vậy." Ông ta đi khỏi. Ông Denton xem giờ, cuống lên, sắp phải lấy hành lý ra ga. Vừa kịp nhìn thấy bốn tập nhật ký khá to – vào năm 1710, trong đó đưa ra đủ thứ chuyện mà cũng đáng để lại hai mươi lăm bảng tiền mua sách và tiền hoa hồng. Đúng lúc người nhân viên quen ông đi vào phòng.

Tối đó ông về với bà dì ở một căn nhà tạm – một cái nhà nhỏ, cách ngôi thái ấp chừng một trăm mét.

Ngày hôm sau hai người tiếp tục bàn luận về vấn đề đã từ nhiều ngày nay chưa ngã ngũ: trang bị cho ngôi nhà mới. Ông Denton kể cho bà dì nghe những việc đã thực hiện ở London, đặc biệt thảm, ghế ngồi, quần áo, đồ sứ trong phòng ngủ.

"Nhưng cháu ạ," bà dì nói "sao không thấy vải làm rèm cửa và bọc ghế nhỉ? Cháu chưa đến…?" Ông Denton bèn giậm chân xuống sàn (còn biết giậm ở đâu?) "Ôi trời ơi! Cháu quên mất việc này, rất tiếc, việc duy nhất cháu quên dì ạ. Đang trên đường đi hiệu vải thì cháu đi qua chỗ Robin!" Bà dì giơ hai tay lên trời "Robin! Thế là lại thêm mấy quyển sách kinh khủng với giá cắt cổ nữa! James, trong khi dì lo cho cháu bao nhiêu thứ thì cháu phải cố nhớ mấy việc dì bảo chứ! Cứ như là mua cho riêng dì không bằng! Chẳng lẽ cháu tưởng dì thích thú! Dì chán những việc đó ghê gớm! Cứ nghĩ, cứ lo về chúng đã đủ mệt. Cháu không hiểu đâu, cháu thì chỉ có việc đến hiệu mà đặt hàng thôi cũng không xong!" Ông Denton rên lên một tiếng hối lỗi "Ồ thưa dì" "Phải, dì không muốn gay gắt làm gì, nhưng cháu phải hiểu là nó làm chậm toàn bộ công việc của chúng ta không biết bao lâu. Hôm nay thứ tư rồi, mai thì nhà Simpson đến chơi, cháu không bỏ họ được. Mà nhà cửa như thế này trông kỳ lắm James ạ. Mà phải lịch sự với hàng xóm chứ. Chúng ta có phải là gấu đâu. Dì biết nói sao? Thôi đã thế này thì phải thứ năm sau cháu mới đi lên London được, chưa xác định được vải làm rèm cửa và bọc ghế thì chưa quyết định thêm được việc gì cả."

Ông Denton đánh liều đưa ý kiến rằng sơn và giấy dán tường đã được tính đến rồi, nhưng như thế thì giản dị quá, bà dì ngay lúc này chưa chịu chấp nhận. Mà bà chưa chịu chấp nhận thì ông Denton không thể đề xuất gì thêm. Tuy nhiên, đến chiều, bà nhượng bộ đôi chút. Chịu xem các mẫu, các bảng giá mà ông cháu trình bày, một đôi trường hợp còn nhiệt liệt tán thành là đàng khác.

Riêng ông Denton hơi lúng túng thấy mình chưa hoàn toàn nhiệm vụ, càng tiêu tan hy vọng về viễn cảnh buổi liên hoan mời bạn bè đến chơi tennis trên cỏ, mặc dù tổ chức vào tháng Tám thì thế nào cũng là tai hoạ nhưng vào tháng Năm thì chẳng sợ gì. Tuy nhiên, ông vui lên ngay khi nhận được giấy báo cho biết đã mua được bốn quyển nhật ký viết tay của ông Poynter với gái mười bảng hai silling, hôm sau còn vui hơn khi chính bộ nhật ký được gửi đến.

Vì phải đưa ông bà Simpson di một cuốc xe vào sáng thứ bảy, lại còn tiếp đãi khách khứa và láng giềng chiều hôm đó nên ông Denton đến tận tối thứ Bảy, lúc lên giường mới kịp mở bộ sách ra. Cho đến lúc ấy ông mới dám chắc (trước đây chỉ nghi ngờ) là quả đã mua được cuốn nhật ký của ông William Poynter, địa chỉ ở Acrington (cách giáo khu của bản thân ông độ bốn dặm). Cũng ông Poynter này có thời đã là thành viên hội sưu tầm đồ cổ ở Oxford, trung tâm của hội này là ông Thomas Hearne, người đã từng cãi nhau với Poynter – một tình tiết không bình thường trong sự nghiệp của con người ưu việc ấy. Về bộ sưu tầm của riêng Hearne thì nhật ký của Poynter có nhiều đoạn ghi chép lấy ra từ sách in, mô tả những đồng tiền và cổ vật khác mà ông ta đã mua. Mô tả trong catalog của phòng bán sách không nói lên hết cái hay của quyển sách này. Ông đọc quyển thứ nhất trong số bốn quyển đến tận khuya.

Sáng chủ nhật, sau khi đi nhà thờ về, bà dì tới phòng làm việc của ông, trông thấy bốn tập sách bọc da, giấy khổ bốn, quên bẵng hẳn đang định nói với ông cháu việc gì. Bà nghi hoặc hỏi "Sách gì vậy? Mới phải không? Thì ra là cái thứ làm anh quên mất cái món vải hoa làm rèm cửa và bọc ghế! Ngán ngẩm quá! Anh trả họ bao nhiêu tiền thế? Trên mười bảng? Thật tội lỗi! Hừ, có tiền ném qua cửa sổ như vậy thà anh đăng ký cho tôi vào hội "Chống mổ xẻ sống" còn hơn – đăng ký đàng hoàng là khác. Chán kinh khủng…À mà anh bảo ai viết quyển này ấy nhỉ? Ông già Poynter ở Acrington à? Kể xem được giấy tờ cũ của láng giềng cũng hay đấy… Những mười bảng!" Bà nhặt lên một quyển, không phải quyển ông cháu đã đọc qua – vô tình mở một trang bà ném ngay xuống sàn vì có một con sâu bò ra. Ông Denton vội nhặt lên than vãn "Tội nghiệp quyển sách! Dì cứng rắn với ông Poynter quá!" "Vậy ư? Xin lỗi ông ta vậy, chứ tôi, tôi khiếp mấy con sâu ấy lắm. Đâu, để xem tôi có làm hư hại gì đến quyển sách không nào?" "Không, cháu nghĩ không sao đâu! Nhưng dì thử xem đã mở đúng vào trang nào kìa!" "Trời ơi, thật vậy! Sao hay quá thể James, đừng có gấp lại, để gì nhìn xem nào!"

Nó là một mảnh vải có mẫu vẽ to bằng trang giấy khổ bốn, đính vào trang giấy bởi một cái đinh ghim. Ông Denton gỡ ra đưa cho bà dì xem, cẩn thận cất lại cái ghim vào trang sách.

Tôi không biết chắc đó là thứ vải gì nhưng trên có in mẫu thiết kế hoàn toàn làm bà Denton mê say. Bà mê mẩn đến nỗi bắt James cầm mảnh vải đứng sát tường, còn bà thì lùi lại ngắm từ xa xa, sau đó lại gần nhìn đăm đăm vào đó, cuối cùng dùng những lời ấm áp nhất ca ngợi ông Poynter đã có ý hay khi giữ lại mẫu vải trong nhật ký của mình. "Một mẫu cực kỳ duyên dáng, lại đáng chú ý. James, nhìn mà xem, những đường nét như nhấp nhô uốn lượn, cứ như làn tóc ấy, giống hệt, phải không nào? Thỉnh thoảng lại có cái nút thắt lại nữa, mà màu sắc mới hợp làm sao! Dì không hiểu…" James chiều ý bà dì, nói "Cháu đang định nói ta theo mẫu này làm vải rèm cửa thì không hiểu có đắt lắm không?" "Theo mẫu, cóp py lại hả, có được không?" "Cháu không rõ, nhưng vì là mẫu in nên người ta sao lên gỗ hoặc kim loại được chứ sao?" "James, ý tưởng tuyệt vời đấy, cháu quên đặt vải hoa hôm thứ ba hoá ra lại hay, dì hoàn toàn tha thứ cho cháu nếu cháu cho sao lại đúng như thứ vải dễ thương này. Không ai có thể có vải giống như thế, và James ạ, ta cấm họ không được bán ra ngoài. Thôi bây giờ dì phải đi đây. Quên biến chuyện định nói với cháu rồi."

Sau khi bà dì đi khỏi, James Denton bỏ ra ít phút ngắm kỹ lại mẫu in và lấy làm lạ không hiểu tại sao nó tác động đến bà dì mạnh thế. Theo ông, chẳng có gì đáng chú ý, cũng chẳng đẹp. Dĩ nhiên làm màn cửa thì cũng được. Nó là hình những sợi dây chạy dọc có xu hướng tập hợp lại ở đỉnh. Bà nói đúng, trông nó rập rờn, uốn lượn, như những lọn tóc. Phải, bây giờ tra sách chỉ dẫn thương nghiệp xem có hãng nào nhận sao lại mẫu in này không. Một đống sách được lập ra, ông Denton định ngày đến các hãng hoặc một số hãng, cầm theo mẫu.

Hai hãng đầu cũng không kết quả. Nhưng hãng có số độc, hãng thứ 3 Bermondsey lại ăn thua, họ chuyên môn sản xuất mặt hàng này. "Ông Cattell" của chúng ta rất chú ý đến mẫu. "Kể cũng lạ" ông ta nói "khi ta hình dung một số lượng lớn các mẫu vải thời trung cổ thực sự dễ thương như thế này rơi vãi trong biết bao ngôi nhà ở nông thôn nước ta chẳng được ai chú ý đến. Một số bị họ vứt vào sọt rác, số còn lại có nguy cơ bị mất hẳn, như lời Shakespeare, hèn mọn bị coi khinh. Tôi vẫn thường nói nhà văn ấy có ngôn từ cho tất cả chúng ta, thưa ông. Nhắc đến Shakespeare, tôi hoàn toàn hiểu mình cũng có giữ lại tất cả đâu. Hôm nọ có một nhà quý tộc vào chỗ tôi, ông tans tôi viết về vấn đề này, tôi vô tình có nhắc đến mấy lời về Hercules và tấm vải vẽ. Ôi giời, ông chưa thấy lắm chuyện lộn như thế bao giờ đâu! Còn mẫu vải của ông đây, ông đã tín nhiệm giao cho, chúng tôi xin nhiệt tình đem hết khả năng mà con người có thể ra để thực hiện. Như tôi vừa mới nói với một khách hàng cách đây mấy tuần, sẽ tốt đẹp cả, hy vọng ông sẽ thấy. Xin ghi lại địa chỉ cho, ông Higgins."

Trên đây là nhận xét của ông Cattlell lần đầu gặp ông Denton. Một tháng sau ông Denton gặp lại ông ta để xem mẫu và quả gần như thật, vải có sợi dọc, nối với nhau trên đỉnh và chỉ cần sao cho màu sắc đúng như mẫu nữa thôi. Quan điểm của ông ta về ý muốn không phổ biến mẫu này thì có hơi khác.

"Thưa, ông nói không muốn vải này được cung cấp cho ai khác ngoài những bạn bè được phép của ông. Xin làm theo ý ông. Ông giữ độc quyền. Tôi hiểu. Ai cũng có tức là không của ai cả."

"Ông có cho rằng nó sẽ trở thành phổ biến nếu ai cũng mua được nó không?" Ông Denton hỏi.

"Tôi không nghĩ vậy, thưa ông" ông Cattell nghĩ ngợi, xoắn râu. "Sẽ không phổ thông, đầu tiên là không phổ thông với người khắc mẫu, đúng không, ông Higgins?"

"Ông ấy thấy khó sao?"

"Ông ấy bảo là không khó, về mặt nghệ thuật mà nói, từng thợ của chúng tôi đều là nghệ sĩ ấy chứ - nghệ sĩ thật sự theo đúng nghĩa của TỪ này – có thể thực hiện những việc dù là thích hay không thích, đây chính là một ví dụ. Mấy lần tôi có đến ông ta xem công việc tiến triển ra sao. Rõ ràng là ông ta thấy không ưa, ông ta khó tính mà, dù tôi không hiểu sự thể sâu xa là thế nào" - Hình như ông Cattell nheo mắt nhìn vào ông Denton – ông ta ngửi thấy có mùi ma quỷ gì đó ở trong cái mẫu vẽ ấy".

"Thật ư? Ông ta có bảo ông thế không? Tôi thì không thấy có gì là u ám thê thảm trong cái hình vẽ ấy cả."

"Tôi cũng vậy. Tôi bảo ông ta, Catwick, sao anh thành kiến thế - bởi tôi chỉ có thể gọi đó là thành kiến thôi. Nhưng ông ấy không giải thích được. Không. Không thể. Tôi đành chỉ nhún vai, và cui bono – kẻ có lợi phải chịu trách nhiệm về việc mình đang làm. Tuy nhiên, nó đây."

Phối màu sắc của nền mẫu vẽ, rèm và các chỗ thắt nút của ru băng là phần khó nhất chàng công việc, cần xem đi xem lại mẫu nguyên thủy để so sánh rất nhiều lần. Cuối tháng Tám và tháng Chín, hai dì cháu Denton có việc đi xa. Tháng Mười thì lượng vải sản xuất ra đã xong, đủ chăng rèm cửa cho cả ba, bốn phòng ngủ cả thảy.

Vào ngày mở tiệc Simon và Jude, hai dì cháu trở về thấy công việc đã hoàn tất, họ mãn nguyện đến cùng cực. Ai ở quanh đấy cũng hết lời khen ngợi những tấm rèm cửa. Khi ông Denton mặc quần áo để xuống ăn tối, phòng ông còn chất đầy thứ vải ấy, ông còn tự chúc mừng vì đã quên nhiệm vụ bà dì giao hôm trước nên mới đạt được kết quả sửa sai mầu nhiệm này. Ngồi ăn cơm, ông bảo màu vải sao mà thanh thản và không buồn tẻ chút nào. Bà Denton rất tán đồng – phòng bà không có thứ vải này.

Trong bữa điểm tâm sáng hôm sau thì những lời khen của ông giảm bớt "Cháu chỉ tiếc một điều" ông nói "là ta để họ cho các sợi dọc gặp nhau ở trên đỉnh. Cứ thả mặc chúng thì hay hơn."

"Ồ, sao lại thế?" bà dì hỏi.

"Đêm qua ngồi đọc sách nó cứ bắt mắt cháu ghê gớm, thỉnh thoảng cháu lại nhìn vào đó, thấy như có người đang ngó vào trong phòng qua các rèm, cháu nghĩ do các sợi nối lại ở trên, mà sao gió quá đi mất!"

"Tối qua làm gì có gió?"

"Hay là gió chỉ ở bên phía phòng của cháu? Đủ làm cái màn cứ rung rinh chao đảo, nó sột soạt làm cháu khó chịu lắm."

Tối đó có một ông bạn độc thân của James Denton đến ngủ lại. Ông khách ngủ trong một phòng cùng tầng với chủ nhà, nhưng ở cuối hành lang. Trên đường vào phòng khách, có một cửa ngăn bọc dạ đỏ để chắn gió lùa và ngăn tiếng động.

Ba người chia tay về phòng riêng. Bà dì trước nhất, rồi tới người bạn lúc mười một giờ. James Denton chưa vào giường ngay, còn ngồi trong ghế bành đọc sách một lát. Thiu thiu ngủ, lúc tỉnh lại ông nhớ ra con chó nâu Spaniel của ông hôm nay không lên phòng ông ngủ như mọi khi. Rồi ông nghĩ mình nhầm, khi vô tình duỗi tay xuống phía sàn nhà, ông cảm thấy bàn tay chạm vào thứ gì mượt như lông tóc, ông đưa bàn tay vuốt ve, một cái gì tròn tròn nhưng không có cảm ứng của một sinh vật, khiến ông phải nhìn xuống tay mình. Vật mà ông vuốt ve đó ở tư thế người nằm ngửa, cái mặt dâng lên gần ông thì không có hình thù gì hết chỉ có bộ tóc! Dù không hình thù nhưng nó đầy vẻ hằn học. Ông lập tức chồm dậy chạy ngay ra khỏi phòng, rên rỉ hoảng hốt và thấy mình chạy đi là phải. Tới cánh cửa bọc dạ đỏ ngăn hành lang – ông quên mất là cửa mở về phía ông – ông cứ ra sức đập vào nó trong khi có một cái gì cứ túm lấy ông ở đằng sau mỗi lúc một chặt hơn, cứ như thể có bàn tay nắm lấy ông – còn kinh hơn cả một bàn tay nữa – là của một kẻ đuổi theo đang căm giận. Sực nhớ ra cách mở cánh cửa, ông mở ra thoát sang phía bên kia rồi sập lại, lao vào phòng người bạn.

Có điều lạ là suốt thời gian tìm thấy mẫu hình ghim trong quyển nhật ký, chưa lúc nào ông Denton tìm lời giải thích về nó. Đọc qua cả quyển không thấy chỗ nào nói đến nó cả. Nhưng sau khi rời khỏi Redcomb (ông tự hỏi hay là rời hẳn?" ông mang theo quyển nhật ký, và bên bờ biển, ông ngồi trong nhà nghỉ xem thật kỹ trang sách mà mẫu vải ghim vào. Hoá ra có hai ba trang giấy dính vào nhau, đúng như ông nghi ngờ, soi lên ánh sáng thấy có chữ viết ở trong. Hơ vào hơi nước nó rời ra ngay và quả là viết về mẫu hình đính vào đó.

Đoạn này viết vào năm 1707.

"Ông già Casbury, ở Acrington, hôm nay kể tôi nghe thật nhiều về ông Everad Charlett trẻ tuổi, theo học Đại học tổng hợp, họ hàng với tiến sĩ Arthur Charlett, giờ là hiệu trưởng trường đại học Y..Anh chàng Charlett này là một nhân vật qúy tộc trẻ tuổi, rất vô thần, một tên phóng túng, họ gọi kẻ say sưa chè chén như vậy. Theo như người ta ghi lại, là đối tượng để mọi người chỉ trích vì thói hoang tàng. Nếu mọi trụy lạc bê tha của anh ta lộ hẳn, anh ta đã bị đuổi khỏi trường đại học Y..Chắc là anh ta phải được chiếu cố gì đó, ông Casbury nghĩ vậy. Anh ta rất đẹp mã và thường xuyên dùng bộ tóc thực của mình, tóc rất dài rậm. Vì bộ tóc ấy và vì lối sống buông thả, anh ta được mệnh danh là Absalom, chính anh ta cũng nói mình làm ngắn đi cuộc sống của cụ David [1] , tức là cha anh ta, ngài Job Charlett, một kỵ sĩ đáng kính".

Ông Casbury không nhớ rõ anh ta chết năm nào, 1692 hay 1693, chỉ biết là chết đột ngột tháng mười (nhiều dòng mô tả thói quen ăn chơi của anh ta bị lược bỏ). Mới thấy tinh thần anh ta phấn chấn trước đó, ông Casbury đột nhiên nghe tin anh ta chết. Nằm trong một cái rãnh ở trên phố, bộ tóc bị cắt sạch nhẵn. Chuông Oxford đã điểm khi anh ta chết – một vị quý tộc mà – và hôm sau anh ta được chôn ở St. Peter mạn Đông. Hai năm sau khi mộ anh ta được người nối nghiệp cho dời về địa sản của anh ta ở quê hương, áo quan vô tình bị bật ra, người ta thấy ở trong chỉ toàn có Tóc . Nghe hoang đường thật đấy, nhưng chuyện này có được ghi lại trong Lịch sử Staffordshire của tiến sĩ Plot."

"Phòng anh ta sau được dọn sạch đồ đạc. Ông Casbury có đến để làm các màn cửa, nghe nói cụ Charlett thiết kế mẫu màn cửa để kỷ niệm bộ tóc của anh ta, đưa cho ông Casbury một lọn tóc để theo đó mà làm theo mẫu. Tôi đính ở đây một mảnh vải ông Casbury cho tôi – ông nói hình vẽ vô cùng tinh tế nhưng ông chưa bao giờ nhìn kỹ và cũng không thích nhìn kỹ vào đó.?

"Tiền chi vào chỗ màn cửa được coi như ném vào lửa. Sau khi nghe chuyện, ông Cattell bình phẩm một câu dưới được trích dẫn Shakespeare, hẳn bạn đoán ra chẳng khó khăn gì, nó bắt đầu bằng những từ sau đây "Còn có nhiều thứ khác nữa".

Chú thích :

[1] Absalom: con trai vua David (thế X. trước Công nguyên) có bộ tóc rất dài
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
626,793
Điểm cảm xúc
35
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19: Một giai đoạn của lịch sử nhà thờ lớn


Có một lần một nhà học giả quý tộc được ủy nhiệm nghiên cứu các tài liệu lưu trữ của nhà thờ lớn Southminster. Xem xét các văn thư này đòi hỏi khá nhiều thời gian. Tìm chỗ ở trong thành phố là tiện nhất. Hội đồng nhà thờ tuy sẵn sàng mời ông đến ở nhưng ông Lake thích làm chủ ngày tháng của mình hơn. Mọi người thấy thế cho là đúng. Giáo sĩ Trưởng của nhà thờ viết cho ông Lake, khuyên ông nếu chưa tìm được chỗ ở vừa ý, thì nên liên hệ với ông Worby, người trông coi giáo đường chính, hiện đang ở trong một căn nhà gần nhà thờ và hiện đang tìm một người thuê nhà yên tĩnh trong ba bốn tuần. Sự sắp xếp như vậy thật hợp ý với ông Lake. Thể thức và điều kiện thuê nhà được thoả thuận. Đầu tháng mười hai, nhà nghiên cứu chiếm lĩnh một căn phòng ấm cúng trong ngôi nhà cổ, cũng coi như nhà "thuộc nhà thờ."

Mọi người đã quen với các phong tục của nhà thờ, lại được giáo sĩ Trưởng và nhất là Tăng hội của nhà thờ kính nể, hẳn phải tôn trọng người trông coi giáo đường. Ông Worby thì thậm chí đã đi đến chỗ thay đổi một số nhận định tồn tại từ nhiều năm nay về các hội, đoàn đến thăm nhà thờ. Về phần mình ông Lake nhận thấy ông cai quản giáo đường là một người vui tính, do đó luôn tranh thủ mọi cơ hội để chuyện trò với ông ta sau một ngày làm việc.

Một buổi tối vào khoảng chín giờ, ông Worby gõ cửa phòng khách trọ và nói:

"Tối nay tôi có dịp sang nhà thờ. Trước đây tôi có hứa với ông khi có dịp tôi sẽ đưa ông đi thăm nhà thờ vào ban đêm. Trời hôm nay khô ráo và rất đẹp. Ông có muốn đi không ạ?"

"Nhất định là có rồi, ông Worby. Cám ơn ông đã nghĩ tới điều này. Để tôi lấy áo khoác."

"Đây, áo ông đây. Tôi xách theo cả cái đèn để dễ lên xuống các bậc tam cấp, đêm nay không trăng mà."

"Mọi người dễ tưởng chúng ta là Jasper và Durdles phải không ông?" Lake nói khi họ băng qua sân trong của nhà thờ. Ông biết chắc ông Worby đã đọc truyện Edwin Drood.

"Hẳn vậy" ông Worby cười " tuy nhiên tôi chẳng hiểu có phải đó có phải là một lời khen không. Cách thức ở cái nhà thờ này thật kỳ quái, ông có nghĩ vậy không? Ai đời hát lễ từ bảy giờ sáng, quanh năm suốt tháng, chẳng phù hợp với giọng ban trẻ đồng ca hiện nay. Đã có một hai người lớn đòi tăng lương nếu Tăng hội đưa vấn đề này ra, đặc biệt mấy người giọng nam cao."

Lúc này họ đã ở bên cánh ở phía Tây Nam. Trong khi ông Worby mở khóa, ông Lake hỏi:

"Ông đã thấy có ai vô tình bị khóa trong này chưa?"

"Hai lần. Lần thứ nhất là một anh lính thủy say rượu. Tôi nghĩ anh ta vào đây để ngủ trong khi chúng tôi hành lễ. Tôi đến chỗ anh ta thì anh ta đã đang cầu kinh ầm cả lên, tưởng sụt mái nhà thờ. Lạy Chúa! Anh ta gây tiếng động mới khiếp chứ. Đã mười năm nay chưa vào Nhà thờ nào! Lần thứ hai là các con chiên quen biết: bọn trẻ, chơi nghịch. Tuy nhiên, chúng không bao giờ làm như vậy nữa. Đó, thưa ông, ông đã được thấy nhà thờ vào ban đêm trông như thế nào, Giáo sĩ trưởng nhà thờ đã quá cố của chúng tôi cũng đôi khi dẫn người nọ người kia vào thăm nhà thờ như thế này, nhưng ông ấy thường đợi trăng sáng, ông hay đọc cho họ nghe một đoạn thơ nói về nhà thờ lớn ở Scotland, tôi cũng chẳng biết nữa, nhưng tôi nghĩ vào ban đêm tối tăm, đi thăm nó có tác dụng hơn. Hầu như ta sẽ thấy nhà thờ cao thêm, to hơn. Giờ thì ông cảm phiền, đứng chờ tôi trong gian lớn của nhà thờ, tôi phải vào chỗ hát thánh kinh có chút việc, ông sẽ thấy được cảm giác như tôi nói."

Lake đứng chờ, dựa vào một cây cột và ngắm nghía ánh sáng lung linh chiếu dọc theo chiều dài nhà thờ, theo từng bậc cấp chiếu lên khu hát thánh ca, cho đến khi bị chắn lại bởi vách ngăn giữa gian lớn với khu ngồi hát thánh ca hoặc các đồ đạc khác, chỉ còn thấy phản chiếu trên các cột hoặc mái nhà. Nhiều phút trôi qua, Worby xuất hiện ở cánh cửa khu đồng ca, vẫy đèn ra hiệu cho Lake lên chỗ ông ta.

"Cứ cho là chính ông ta, không phải ai khác" Lake nghĩ khi đi lên. Nhưng thực ra không có gì đáng lo ngại cả. Worby cho Lake xem các giấy tờ của giáo sĩ trưởng mà ông ta vừa lấy ra ở ghế ngồi hát thánh ca của ông này, hỏi Lake cảm tưởng ra sao. Lake phát biểu rất đáng đi xem. Họ cùng đi về phía bàn thờ, ông bảo:

"Ông Worby chắc thường vào đây có việc vào ban đêm thành ra chẳng cảm thấy bôn chồn nhỉ? Nhưng thỉnh thoảng ông có giật mình khi quyển sách rơi hay cánh cửa đung đưa chẳng hạn?"

"Không, ông Lake ạ, giờ thì tôi chẳng nghĩ đến tiếng động mấy, chỉ sợ có chỗ thoát gaz hoặc có cái ống nào từ lò sưởi vỡ ra thôi. Nhiều năm trước vẫn có chuyện đó đấy. Này ông có nhìn thấy cái nấm mộ đơn giản ở chỗ bàn thờ kia không nhỉ? Thế kỷ mười lăm đấy, ông có nhất trí không? Vừa rồi nếu chưa để ý nhìn thì ông có thể quay lại nhìn qua."

Ngôi mộ nằm về phía Bắc khu đồng ca, đặt hơi chướng. Các vách ngăn bằng đá có một mét. Hoàn toàn đơn giản, như lời Worby, nhưng cũng có ván ô bằng đá kiểu thông thường. Một cây thập tự bằng kim loại khá to ở hướng Bắc (ngay sát vách ngăn) – chỉ riêng cây thập tự là đáng chú ý phần nào.

Lake nhất trí nó ở vào thời kỳ kiến trúc thẳng đứng.

"Nhưng" ông nói "trừ phi của người nào quan trọng lắm, chứ xin lỗi ông tôi thấy chẳng có gì đáng nói."

"Vâng, tôi không thể bảo là của ai đó ghi trong lịch sử" Worby nói, mỉm cười khô khan "ta cũng chẳng còn ghi chép nào cho biết mộ xây cho ai. Nhưng nếu ông có thời gian độ nửa giờ nữa thì ta sẽ về nhà, ông Lake ạ tôi kể ông nghe một câu chuyện về cái mộ đó. Bây giờ thì không được, ở đây lạnh lắm, ta cũng không thể la cà suốt đêm."

""Dĩ nhiên là tôi rất muốn nghe."

"Được, tôi sẽ kể ông nghe. Nhưng xin hỏi ông một câu này." Ông ta nói tiếp khi hai người đi bên cạnh nhà thờ, "Trong sách hướng dẫn du lịch của địa phương cũng như sách về nhà thờ chúng tôi, trong cả loạt sách ấy, ông sẽ thấy phần này của nhà thờ được xây vào thế kỷ mười hai. Tôi rất vui lòng đồng tình với quan điểm này, nhưng - ấy, ông lưu ý bước chân, có bậc cấp đấy! – Nhưng, để tôi nói ông nghe nhé, Liệu theo cách đặt các viên đá như thế này (ông lấy chiếc chìa khoá gõ vào tường) chẳng lẽ ông cho đó là công trình xây từ thời Saxon? Không, tôi không nghĩ vậy. Tôi vẫn nói với mấy người ấy – một người ở thư viện đây và một người từ thư viện London tới – hàng năm chục lần về việc xây cất bằng đá này. Dĩ nhiên ai có quan điểm của người ấy".

Cuộc thảo luận về nét đặc biệt của bản chất con người còn làm bận tâm trí ông Worby cho đến khi hai người về tới nhà ông Worby. Phòng khách đốt sưởi ấm đặc biệt. Worby đề nghị hai người trôi qua nốt buổi tối ở đây. Họ yên vị không bao lâu sau đó.

Ông Worby kể câu chuyện này dài lắm, nhưng tôi không kể lại bằng chính lời ông ta hoặc theo đúng thứ tự lời ông ta. Vì Lake sau đó có ghi chép lại trên giấy, cùng với vài đoạn kể đúng từng từ như ông còn nhớ trong óc (mà trong chừng mực nào đó tôi thấy cũng nên cô đọng tư liệu của Lake)

Ông Worby sinh năm 1828. Cha ông gắn bó với nhà thờ lớn này cũng như ông nội ông. Cả hai đều đã ở trong ban đồng ca, về sau cả hai từng làm thợ nề (người ông) và thợ mộc (người cha). Riêng Worby, ông thành thực thừa nhận giọng ông xoàng thôi, nhưng cũng được tuyển vào ban đồng ca lúc mười tuổi.

Năm 1840 dấy lên làn sóng mạnh mẽ trùng tu Nhà thờ lớn Southmisnter theo kiểu gô tích. Worby thở dài, bao nhiêu là vật liệu được chở đến. Cha tôi không thể ngờ một hôm mình được lệnh dọn sạch khu đồng ca. Vừa có một giáo sĩ trưởng đến nhậm chức – giáo sĩ Burscough – Cha tôi thì đang tập sự tại một hãng đồ gỗ trong thành phố. Trông thấy khu đồng ca đẹp như vậy mà xót. Thật là phá hoại, cha tôi bảo. Ván ốp chân tường bằng gỗ sồi, đẹp như mới, các chùm lá, chùm quả hình vòng hoa, các trang trí lát vàng trên huy hiệu nhà thờ và các ống đàn organ. Tất cả ra sân hết – tất thảy mọi đầu mẩu, trừ vài tượng gỗ nho nhỏ được làm ở Nhà thờ Đức Bà và mấy đồ trang trí đặt trên bệ lò sưởi. Phải, có thể tôi nhầm, nhưng khu hát đồng ca từ đó trông không còn đẹp nữa. Vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về lịch sử nhà thờ, vẫn còn nhiều chỗ cần sửa chữa. Vài mùa đông đã trôi qua, chúng tôi vẫn còn thiếu mất một cái chóp ở trên nóc nhà thờ". Ông Lake bày tỏ những tán đồng của mình về quan điểm trùng tu nhà thờ của ông Worby, tuy nhiên sợ rằng nếu cứ như thế sẽ đâm ra dài dòng không đi vào chuyện chính được. Cung cách kể chuyện của ông ta thì ai cũng thấy rõ.

Worby vội trấn an Lake "Không phải vì thế mà tôi kéo dài đề tài này hàng giờ đâu, có nói được mới nói. Nhưng giáo sĩ Burscough, giáo sĩ trưởng của nhà thờ, rất ưa chuộng giai đoạn gô tích, mọi thứ phải làm sao phù hợp phong cách xây dựng ấy. Một sớm kia sau lễ sáng, ông bảo cha tôi chờ gặp ông nơi chỗ ngồi của ban đồng ca. Cất áo dài đi rồi ông tới, tay cầm một cuộn giấy, người coi kho nhà thờ đem đến một cái bàn, họ trải cuộn giấy ra, lấy mấy quyển kinh chặn lên, cha tôi giúp họ một tay và nhìn thấy hình vẽ quang cảnh một nơi cho dàn đồng ca ngồi trong một nhà thờ lớn. Tu sĩ trưởng nói – ông ta nói rất nhanh – "Đây, Worby, ông xem, cái gì đây này?"

"Dạ tôi quả chưa biết đây là đâu, có phải ở nhà thờ lớn Hereford không ạ?"

"Không, Worby, đó là nhà thờ Southminster tương lai."

"Thế ạ?" cha tôi chỉ nói có thế, còn dành lại cho tu sĩ trưởng nói nữa chứ. Tuy nhiên, cha tôi kể lại mình chỉ muốn xỉu đi khi nhìn xung quanh khu vực ghế ngồi của dàn đồng ca đang tồi tại - ấm cúng và thuận tiện biết bao – đối chiếu với các bức vẽ khô khan kinh tởm kia, mà theo lời ông là do một kiến trúc sư ở London vẽ. Đây, ông nhìn vào quang cảnh xưa cũ này xem lời tôi nói có đúng không."

Worby nhấc từ trên tường xuống một bản in có đóng khung. "Còn đây là cái thứ mà giáo sĩ trưởng nhà thờ đưa cho cha tôi. Bản sao lệnh dọn sạch khu chỗ ngồi hát của ban đồng ca đi –dọn sạch sẽ - để lấy chỗ xây dựng mới theo thiết kế ở trên tỉnh, tập hợp được bọn đến đập phá một cái là tiến hành ngay. Đây nhé, nhìn vào cảnh xưa cũ này ông thấy cái bục giảng kinh xưa đứng ở đâu, tôi muốn ông lưu ý cho."

Quả cũng dễ thấy, một cái bục bằng gỗ to bất thường , trên có vòm hướng âm, đứng ở cuối mạn Đông cái ghế ngồi và ở phía Bắc toàn khu đồng ca, ngay trước mặt cái ngai của giáo chủ. Worby giải thích rằng trong quá trình cải cách thì các cuộc hành lễ được tiến hành ngay ở gian lớn của nhà thờ, thành viên ban đồng ca bất mãn nên nghỉ hè, riêng người chơi đàn organ bị nghi cố tình làm hỏng cây đàn thuê tạm từ London với giá khá cao.

Việc phá hủy bắt đầu với vách ngăn khu đồng ca và nơi để chiếc đàn organ, tiến dần sang phía đông, làm lộ ra, theo Worby, nhiều nét đặc trưng rất hay ho của xây dựng cổ đại. Trong quá trình tiến hành, các thành viên của Tăng hội dĩ nhiên là ra vào khu vực này rất nhiều, thành thử ông Worby nghe được khối chuyện họ kháo nhau – đặc biệt giữa các giáo sĩ cấp cao, đa số rất không tán thành chính sách xây dựng lại như thể này. Một số cho rằng sẽ chết rét trong chỗ ngồi mới, bị gió từ gian lớn của nhà thờ lùa vào do không còn tấm chắn nữa, những người khác thì nói ngồi trong chỗ hát thánh ca mới chẳng khác gì phơi mặt cho mọi người từ hai cánh bên cửa nhà thờ nhìn vào, đặc biệt là khi giảng bài thuyết pháp, người nghe khó lòng tập trung vì ngồi trong tư thế không thoải mái. Tuy nhiên, phản đối mạnh nhất là từ vị giáo sĩ cao tuổi nhất, đến phút cuối cùng vẫn không đồng ý việc rời vị trí bục giảng đạo. " Ông không được động vào nó, thưa giáo sĩ trưởng ", một buổi sáng, ông nói rất mạnh mẽ như vậy khi hai người đứng trước cái bục "ông không biết sẽ đưa đến tác hại như thế nào đâu." "Tác hại? Nó đâu phải là một công trình có giá trị đặc biệt gì, thưa giáo sĩ?" "Đừng gọi tôi là giáo sĩ," ông già cộc cằn đáp "từ ba mươi năm nay người ta biết đến tôi với tư cách là tiến sĩ Ayloff, nếu ông gọi tôi như vậy, tôi rất cám ơn. Còn về vấn đề cái bục giảng đạo này (chính tôi đã giảng đạo tại đây ba mươi năm, mặc dù tôi không muốn nhấn mạnh đến điều ấy), tất cả những gì tôi muốn nói chỉ là, tôi biết các anh đã sai khi đụng vào cái bục ấy!" "Nhưng thưa ngài tiến sĩ thân mến, cứ để nó đấy thì còn ra làm sao khi mà chúng ta thay đổi toàn bộ thiết kế khu vực này theo một phong cách khác hẳn? Còn vì lý do nào được nữa chứ - không lẽ nó ở đây trông hay hơn?" "Lý do! Lý do!" Ông già Aylogg nói "Nếu bọn trẻ tuổi các anh – tôi nói vậy không phải không thiếu kính trọng các anh, giáo sĩ trưởng ạ - chỉ cần giữ theo lẽ phải một chút thôi và đừng hỏi lý do tại sao thì sẽ thông cảm với nhau hơn. Đó, tôi chỉ nói có thế thôi." rồi ông già quý tộc bỏ đi thẳng, và từ đó không bao giờ bước chân vào nhà thờ nữa. Lúc đó là mùa hè, trở mùa rất đột ngột, tiến sĩ Ayloff là người đầu tiên ra đi, các cơ ở họng ông có vấn đề làm ông không thở được vào ban đêm. Các thành viên tham gia ban đồng ca càng ngày càng ít dần qua từng buổi lễ.

Trong khi đó bục giảng đạo vẫn được dỡ đi. Thực tế cái màn hướng âm bằng gỗ (mà một phần của nó hiện nay được làm mặt bàn trong nhà nghỉ mùa hè ở ngoài vườn) được phá bỏ chỉ sau lúc tiến sĩ Ayloff phản đối độ một giờ. Phần chân của nó – gỡ bỏ khá khó khăn – bộc lộ ra trước mắt mọi người một ngôi mộ ngay cạnh bàn thờ, làm cho cả toán cải tạo hớn hở rối rít. Dĩ nhiên đây là ngôi mộ ông Worby đã lưu ý Lake hồi chiều tối. Tìm thế nào cũng không biết được người nằm dưới mộ là ai, suốt từ ngày đó đến nay. Công trình kiến trúc ngăn ô rất cẩn thận ngôi mộ đó ở bên dưới cái bục giảng đạo, vật trang trí sơ sài trên ngôi mộ vẫn được giữ nguyên, chỉ có mặt Bắc bị hư hại một ít, khiến cho có kẽ hở giữa hai phiến đá tạo thành mặt bên của ngôi mộ. Kẽ nứt đó rộng độ bảy, tám centimet. Ông thợ nề Palmer được chỉ định bịt nó lại trong thời gian một tuần, nhân thể ông này có vài việc vặt phải làm ở gần khu đồng ca.

Trời đất trong năm ấy hết sức khắc nghiệt. không biết có phải do nhà thờ xây trên một nơi nguyên thủy là bãi lầy hay không, hay tại sao không biết, dân sống quanh đó rất ít được hưởng nắng ấm mặt trời và những đêm êm ả của tháng tám và tháng chín. Đối với người già – ta đã biết như trường hợp của tiến sĩ Ayloff – mùa hè tự nhiên trở gió độc hại chết người. Ngay cả người trẻ cũng ốm liệt giường, nhiều tuần lễ hoặc it nhất có cảm giác khó thở và gặp nhiều cơn ác mộng. Dần dần ai nấy bán tín bán nghi, rằng chính sự thay đổi trong kiến trúc của nhà thờ gây ra tình trạng ấy. Vợ góa người trông coi giáo đường, là người được hưởng tiền trợ cấp của Tăng hội Southminster đêm đêm nằm mơ thấy – bà kể cho bạn nghe – một bóng người đi ra qua cửa ngách ở cánh ngang nhà thờ mỗi khi trời tối và sau đó di chuyển ra sân sau. Mỗi đêm lại theo một hướng mới, lúc gần sáng thì thoắt ẩn thoắt hiện từ nhà này sang nhà khác. Bà ta nói không nhìn rõ gì cả chỉ thấy hình bóng di động và bà có cảm giác khi trở lại nhà thờ mỗi đêm, tức là vào cuối giấc mơ – cái bóng đó quay đầu lại và có hai con mắt đỏ rực. Worby nhớ là nghe bà ta kể về giấc mơ của mình tại một bữa trà ở nhà ông tu sĩ của Tăng hội. Giấc mơ tái diễn theo ông báo hiệu một trận ốm sắp bắt đầu. Quả nhiên cuối tháng Chín bà ta qua đời.

Mối quan ngại gây ra bởi việc trùng tu ngôi nhà thờ lớn không chỉ hạn chế trong phạm vi vùng này. Một ngày hè năm ấy, một nhân vật tiếng tăm vốn là hội viên hội sưu tầm đồ cổ đến thăm nhà thờ, mục đích để viết một bài tường thuật về những khám phá ở nơi này cho hội của ông, có bà vợ đi cùng, vẽ cho ông các bản minh hoạ hay viết báo cáo. Buổi sáng bà ngồi vẽ sơ đồ chung của khu đồng ca, đến chiều thì đi vào chi tiết. Bà vẽ trước tiên ngôi mộ ngay dưới bàn thờ mới được bộc lộ ra, khi vẽ xong thì bà gọi ông chồng lại để xem một mảng trang trí hình thoi rất đẹp ở trên tấm chắn đàng sau ngôi mộ, mà cũng giống như bản thân ngôi mộ, nó hoàn toàn bị bục giảng đạo che khuất. Ông chồng nói dĩ nhiên phải vẽ nó. Bà vợ bèn ngồi trên nấm mộ và chăm chú vẽ cho đến khi tối mịt mới thôi.

Chồng bà lúc này đã mô tả và đo đạc xong, họ về khách sạn. Bà bảo chồng "Anh chải hộ em chiếc váy, Frank, hẳn nó đầy bụi". Ông vâng lời nhưng bảo "Sao em đánh giá cao chiếc váy này thế chứ, nay cũ quá rồi, mất hẳn một mảnh ở đàng sau." "Mất một mảng? Ở đâu vậy?" "Ngay bên cạnh, dưới gấu ấy, chẳng hiểu nó đi đâu?" Bà vợ liền giơ cái váy lên xem, quả nhiên có vết xé rách vải hình răng cưa giống như bị chó cắn. Bộ váy áo thế là hỏng hẳn, bà lấy làm lạ vô cùng, họ tìm khắp nơi không thấy miếng rách nằm ở chỗ nào cả. Họ kết luận có lẽ chỗ ngồi hát đồng ca đó toàn mảnh gỗ vụn có đinh, đã gây nên vết rách, rồi một người thợ mộc dọn gỗ vụn đi, gỗ có đính miếng vải rách vào đó.

Cũng khoảng thời gian này, Worby nghĩ, con chó của ông bắt đầu lộ vẻ lo âu khác thường mỗi khi đến giờ đưa nó ra căn lều phía sau, (vì là mẹ ông không cho nó ngủ trong nhà). Ông ta kể "Một buổi tối, tôi vừa định đưa nó đi thì nó nhìn tôi với cái nhìn "của một người Cơ đốc giáo và vẫy vẫy hai chân trước" – ông cũng biết đôi khi chúng biết vậy có ý nghĩa gì – thế là tôi giấu nó dưới áo khóac rồi lên gác, đánh lừa mẹ tôi. Con chó ẩn mình rất nghệ thuật trên giường ngủ của tôi độ nửa giờ trước giờ đi ngủ. Mẹ tôi không biết gì hết." Dĩ nhiên Worby rất mừng vì có người bạn đồng hành này, đặc biệt từ khi nhớ lại xảy ra chuyện phiền toái ở Southminster mà người ta vẫn gọi là "tiếng kêu".

"Đêm này qua đêm khác" Worby kể "con chó hình như cảm thấy chuyện sắp xảy ra. Nó bò ra khỏi gậm giường rúc vào giường tôi, cuộn tròn lại trong lòng tôi và run rẩy. Khi tiếng kêu phát ra nó như hóa điên, cứ rúc đầu vào cánh tay tôi hoài, làm tôi cũng gần hóa điên theo. Chúng tôi nghe thấy như vậy độ sáu bảy lần. Khi đầu nó không còn cọ vào tay tôi nữa, tôi biết đêm đó tiếng kêu sẽ chấm dứt. Tiếng kêu như thế nào nhỉ? Có một lần tôi nghe thấy có người nói về đúng tiếng kêu ấy. Lúc ấy tôi đang chơi ở sân trong của nhà thờ, có hai vị giáo sĩ chào nhau buổi sáng. "Đêm qua anh ngủ ngon không?" một người, ông Henslow hỏi thế. Ông kia, Lyall trả lời "Không thể bảo là ngủ ngon được. Chẳng khác gì Isatah XXXIV 14 vậy !" Ông Henslow hỏi "XXXIV 14 là cái gì vậy?" "Thế mà anh tự coi mình là người đã đọc Kinh thánh!" Ông Lyall trả lời. (Ông Henslow là người thuộc nhóm Simeon – chúng ta gọi là trường phái Phúc âm), anh đi mà xem" Tôi muốn biết bèn chạy về nhà mở quyển Kinh Thánh của mình và tìm đoạn đó là "Tên cuồng dâm gọi đồng bọn." Thế là tôi nghĩ, phải chăng họ nói đến cái tiếng kêu mình nghe thấy những đêm vừa qua? Phải nói với ông, nhiều lần tôi giật mình nhìn qua vai ra đằng sau. Tôi có hỏi cha mẹ tôi về cái tiếng kêu ấy, họ bảo có vẻ như tiếng mèo kêu. Họ trả lời gọn một tiếng và rõ ràng lúng túng. Lạy Trời! Cái tiếng kêu như của người đói, tiếng kêu gọi ai đó không bao giờ đến cả. Nếu có lúc nào ta muốn có người ở cùng thì chính là lúc ta chờ đợi cái tiếng kêu đó bắt đầu cất lên. Hai, ba đêm liền có nhiều người đàn ông được cử lùng sục khắp sân trong của nhà thờ, thực tế họ túm tụm lại một góc gần High Street, và không thấy gì cả."

"Tiếp theo đó là chuyện sau đây. Tôi cùng một thằng bạn - bây giờ nó bán tạp hóa trên thị trấn giống bố nó ngày xưa – đi lên khu đồng ca sau lễ táng. Nghe thấy ông Palmer đang rống lên với thợ, chúng tôi vội tới gần. Ông này là người thô thiển, chúng tôi nghĩ thế nào cũng được nghe chuyện gì vui vui đây. Hóa ra ông ta đang bảo một người thôi đi và đừng có vá cái kẽ hở ở ngôi mộ nữa."

Người này luôn miệng nói là đã cố gắng làm hết sức mình trong khi ông Palmer vẫn cứ sôi nổi kêu la "Thế mà gọi là làm hả? Anh đáng bị đuổi về việc này! Tôi trả tiền cho anh để anh làm thế hả? Tôi sẽ nói với tu viện trưởng và Tăng hội như thế nào khi họ đến đây, họ vẫn thường hay đến đây lắm, thấy anh làm ăn vụng về cẩu thả, bít cái lỗ ấy cũng không xong, lem nhem cả vữa ra thế kia, và có Chúa biết, trông chẳng ra làm sao thế kia?" "Thưa ông chủ, tôi đã cố gắng nhất có thể, nhưng nhét vữa vào cái lỗ đến đâu thì nó lại rơi ra đến đấy, đây, nó lại rơi ra rồi đây này, tôi chưa thấy như thế này bao giờ" người thợ nói.

"Rơi ra?" ông già Palmer nói "Đâu nào, ngay tại chỗ có thấy đâu? Bị gió thổi đi mất à? Anh định nói thế chứ gì?" vừa nói ông ta vừa cầm một mảng vữa lên, tôi cũng cầm một mảng ở ngay chân vách ngăn cách đó độ một mét. Vữa vẫn còn chưa khô. Ông già cứ nhìn đăm đăm vào đó với vẻ tò mò, rồi ông ta quay về phía tôi bảo "Này bọn trẻ con, chúng mày chơi cái gì ở đây thế hả? Vẫn chơi ở đây từ nãy hả?" Tôi đáp "Dạ không ạ. Từ nãy đến giờ không có đứa nào, bây giờ mới có hai đứa cháu thôi ạ." Trong khi tôi nói thế thì thằng Evans nhìn vào trong khe nứt. Tôi thấy nó nín thở quay lên nhìn chúng tôi nói "Cháu thấy có cái gì ở trong đó ấy, nó sáng lóng lánh" Ông già Palmer bèn bảo "Làm gì có! Tao dám chắc thế" rồi sau đó kêu lên "William, tôi không thể đứng lâu ở đây được, anh đi lấy thêm vữa trát vào đây đi, lần này mà không được thì không xong với tôi đâu."

"Thế là người thợ đi, cả Palmer nữa. Hai đứa tôi đứng lui ra sau. Tôi hỏi Evans "Mày nhìn thấy cái gì trong đấy thật à?" "Thật, tao nhìn thấy thật" nó bảo. Tôi bèn nói "Mình lấy cái gì ngoáy vào đó xem sao." Chúng tôi thử tìm mấy mảnh gỗ quanh đó, nhưng chúng đều quá to không thọc vào được. Thằng Evans có một trang nhạc đem theo, một bài Thánh ca hay hát lễ gì đó, nó bèn cuộn lại, cho vào trong khe, ngoáy mấy lần chẳng ăn thua gì. "Mày đưa tao thử nào" tôi bảo nó. Quả không thấy gì hết. Rồi không hiểu vì sao, tôi cúi xuống phía đối diện cái khe, cho hai ngón tay vào miệng huýt sáo lên – ông hiểu cách huýt sáo ấy chứ - thế là lập tức nghe có tiếng động đậy trong đó. Tôi bảo Evans "Tao với mày ra chỗ khác đi, tao không thích tí nào." "Ồ, không được, đưa cuộn giấy đây." nó lại ngoáy vào trong. Tôi chưa thấy mặt ai xanh lướt như nó lúc ấy. "Này Worby ạ, có ai nắm lấy đầu kia cuộn giấy". "Kéo ra, nếu không thì mày bỏ tay ra, bỏ cuộn giấy lại, ta đi thôi." Nó cố kéo mạnh một phát, gần đứt cuộn giấy, tuy lôi ra được phần lớn, nhưng phần đuôi rách vẫn còn dính lại ở trong. Nó kêu lên một tiếng, nhìn vào chỗ cuộn giấy bị rách, sau đó buông tay ra cho rơi cả vào trong. Chúng tôi chuồn cho nhanh. Ra ngoài, thằng Evans bảo "Mày có nhìn đuôi cuộn giấy không?" "Có, rách chứ gì?" "Đúng, nhưng rách, lại ướt và lại đen nữa." Một phần vì quá sợ, một phần vì trang nhạc đó cần cho hai ba ngày sau, lại phải trình bày với người chơi đàn organ nữa, chúng tôi im thin thít chẳng nói với ai, nghĩ rằng rồi người ta sẽ dọn dẹp mảnh giấy cùng các rác rưởi vặt vãnh. Riêng Evans, giá như ông hỏi nó ngày hôm ấy về cuộn giấy, thì nó cứ khăng khăng "Chỗ đuôi rách bị đen và ướt."

Từ hôm đó, cả hai đứa trẻ tránh xa khu ngồi của dàn đồng ca. Worby không hiểu sự thể việc hàn cái khe hở của nấm mộ tiến triển đến đâu, chỉ nghe lõm bõm thợ nề nói rằng họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc này, sau đó phải đến chính tay ông Palmer nhúng tay vào. Worby nhìn thấy ông Palmer gõ cửa nhà ông giáo sĩ trưởng nhà thờ và được ông quản gia cho vào. Khoảng một ngày sau đó, cha của Worby trong bữa điểm tâm để lộ ra là sau lễ sáng ngày mai sẽ có một việc không mấy bình thường trong nhà thờ. Ông còn nói thêm "Tôi cho là chẳng nên mạo hiểm làm gì." "Cha ơi, ngày mai cha làm gì ở nhà thờ ạ?" Cha tôi quay lại tôi, vẻ hung dữ mà tôi chưa thấy bao giờ - Vì xưa nay người cha tội nghiệp của tôi tính tình rất hiền hoà – "Con, cha không đồng ý con cứ nghe lỏm chuyện người lớn, như vậy không được. Cha làm gì ở nhà thờ ngày mai không phải việc của con, cha mà trông thấy con láng cháng ở đó ngày mai sau khi hát xong, thì cha sẽ tạt tai con mà tống con về nhà đấy!" Dĩ nhiên tôi xin lỗi ông, nhưng lại đi tìm Evans bàn định kế hoạch. Tôi biết trong ngách ngang của nhà thờ có một cái cầu thang đi lên hành lang gác có chấn song ở phía trong. Ban ngày, cánh cửa đi vào đó lúc nào cũng để ngỏ, giả sử cửa đóng chúng tôi cũng biết chìa khoá cửa thường để dưới cái thảm chùi chân. chúng tôi quyết định ngày mai sau phần nhạc hát, bọn trẻ hát thánh ca về hết, chúng tôi sẽ lẻn theo cầu thang lên chỗ hàng lang phía trong đó mà nhìn xuống xem họ tiến hành công việc gì.

"Đêm đó tôi ngủ rất say, giấc ngủ của con trẻ ấy mà. Bỗng nhiên đang ngủ thì con chó mò vào giường tôi đánh thức tôi dậy, tôi nghĩ lại có vấn đề gì đây vì trông nó hoảng sợ hơn tất cả mọi lần khác. Năm phút sau thì tiếng kêu xuất hiện. Tôi không thể diễn tả cho ông là nó như thế nào. Nó ở rất gần – gần hơn mọi khi – và ông Lake ạ, có điều lạ là cái sân trong nhà thờ ấy, nếu ta đứng ở phía trên bao giờ tiếng dội lại cũng rằng rõ. Ấy thế mà cái tiếng kêu ấy không có tiếng vang mới quái chứ. Nhưng, như tôi đã nói, tiếng kêu đêm nay ở gần và đáng sợ vô cùng, tôi nghe thấy mà giật mình hoảng hốt, bởi vì còn có tiếng sột soạt ở ngoài hành lang nữa. Tôi rã rời tưởng mình nguy tới nơi, nhưng lại thấy con chó có vẻ tươi tỉnh lên một chút, sau đó có tiếng thì thào ngay ngoài cửa, suýt nữa tôi phì cười, bởi vì chính là cha mẹ tôi chạy ra vì tiếng động lạ. Tiếng gì thế nhỉ? Mẹ tôi hỏi "Suỵt! Tôi cũng không biết" giọng cha tôi kích động, "nhưng đừng làm thằng bé thức dậy. Hy vọng nó không nghe thấy gì"

"Thấy hai ông bà ở ngoài, tôi mạnh dạn lên, chui ra khỏi giường tới bên cửa sổ nhỏ - trông ra sân trong của nhà thờ - con chó đã chui xuống cuối giường- và nhìn ra. Lúc đầu tôi không thấy gì hết. Rồi, ngay dưới bóng một cái bức tường, tôi trông thấy hai chấm đỏ - cái màu đỏ mới thê thảm làm sao – không giống ngọn đèn hay ngọn lửa, mà chỉ vì nó ở trong màn đen mà ta mới phân biết được. Vừa nhìn thấy thế thì tôi nhận ra không chỉ có gia đình tôi bị khuấy đảo, cửa sổ nhà bên trái tôi cũng bật sáng lên và ánh đèn bên ấy di động. Tôi quay nhìn cửa sổ nhà bên cạnh xong thì nhìn lại không thấy hai chấm đỏ đâu nữa. Nhìn đi nhìn lại cũng đã mất hút. Lại thêm nỗi sợ cuối cùng: hai chân trần của tôi bị cái gì cọ vào không biết. Hoá ra con chó đã chui ra, nhảy nhót lung tung, may nó biết giữ miệng, nhìn thấy nó tinh thần của tôi vững lên đôi chút, tôi mang nó vào giường và cả hai ngủ thiếp đi."

"Sáng hôm sau tôi thú thật với mẹ là đã để con chó ngủ trong phòng, và ngạc nhiên thấy bà bình thản "Vậy ư?" Bà nói "vậy con không được ăn sáng vì đã làm một việc giấu giếm mẹ, tuy nhiên cũng không gây nguy hiểm lớn lao gì, có điều lần sau con phải xin phép mẹ, nghe chưa?" Một lát sau tôi bảo cha tôi là tôi lại nghe tiếng mèo kêu. "Mèo?" ông nói và nhìn bà mẹ tội nghiệp của tôi, mẹ tôi ho lên bảo "Ồ!À ! Ừ mèo! Phải rồi, tôi cũng nghe thấy.'

"Sáng hôm đó thật khôi hài, mọi sự chẳng đâu vào với đâu. Người chơi đàn organ ốm nằm nhà, vị tu sĩ cấp thấp quên mất đó là ngày thứ mười chín và cứ chờ bài Venite, ông tu sĩ phó đành chơi bài lễ chiều quãng thứ. Anh em nhà Decani cười đến nỗi không hát được, nhất là khi trong đoạn thánh ca solo thì thằng bé lĩnh xướng cứ khúc khích hoài đổ cả máu cam, nó chỉ vào sách nhạc cho tôi thấy đã được tập lời đâu, mà tôi có phải là ca sĩ gì cho cam mà biết! Đấy ông xem, sự việc càng bão tố, năm mươi năm rồi mà tôi còn nhớ lại đã bị cái tay hát giọng nam cao đẳng ấy nó véo cho một cái."

"Tuy nhiên chúng tôi cũng xong bài thánh ca ấy. Cả người lớn lẫn trẻ con không ai chờ xem vị giáo sĩ thường trực – tức ông Henslow – có đến phòng họp để phạt họ không, tôi không tin ông đến, bởi tôi nghĩ nếu như vậy ông sẽ làm một chuyện sai trái đầu tiên trong đời, và ông cũng biết thế. Dù thế nào thì thế, tôi và Evans chui lên hành lang gác phía trong, qua cầu thang không khó khăn gì mấy, chúng tôi nằm ép bụng xuống sàn, thò đầu nhìn xuống đúng chỗ ngôi mộ cổ. Vừa yên vị xong thì nghe tiếng ông coi giáo đường thời ấy đóng cổng sắt, khoá cánh cửa phía Tây Nam, cả cửa cánh ngang nhà thờ nữa, thế là chúng tôi biết họ sắp làm một việc gì đây cho nên mới tạm thời không cho ai vào trong nhà thờ."

"Sau đó, giáo sĩ trưởng cùng giáo sĩ nhà thờ từ cửa phía Bắc đi vào, tôi trông thấy cha tôi và ông già Palmer, cùng một vài người thợ khá nhất của ông. Ông Palmer đứng nói chuyện với giáo sĩ trưởng ở giữa khu đồng ca. Ông ta cầm một đoạn dây thừng, mấy người thợ kia mang theo xà beng. Trông ai nấy đều có vẻ bồn chồn. Đứng nói chuyện với ông, Giáo sĩ trưởng bảo "Được rồi, ông Palmer ạ, ta đừng mất thời gian làm gì, tôi nghĩ việc này thuận lòng với Southminster thôi, tôi cho phép, tuy nhiên, phải nói thật điều này, suốt đời tôi, tôi không muốn nghe bất cứ lời bàn ra tán vào ngở ngẩn nào từ một con người thực bụng như ông. Ông có đồng ý như vậy không, ông Henslow?" Tôi nhớ mang máng ông Henslow nói điều gì đó như là "Ồ, thưa giáo sĩ trưởng, chúng ta chẳng được dạy không phán xét người khác là gì?" Giáo sĩ trưởng khụt khịt, đi thẳng đến phía sau ngôi mộ, đứng quay lưng về phía tấm chắn, những người khác như được tiếp thêm dũng khí đứng dịch gần vào. Henslow đứng ở phía Nam, gãi cằm. Rồi giáo sĩ trưởng nhà thờ lên tiếng "Palmer, theo ông làm thế nào dễ nhất? Nhấc phiến đá thẳng từ dưới lên hay nhắc một phiến đá bên cạnh ra trước đã?"

Ông già Palmer và thợ của ông nhìn kỹ phiến đá cuối cùng, sau đó thăm dò phiến đá từ phía Nam, Đông Tây, trừ phía Bắc. Henslow nói đại ý nên thử từ phía Nam có ánh sáng lại rộng chỗ hơn. Rồi cha tôi, vẫn đứng nghe họ nãy giờ, vòng ra phía Bắc, quỳ xuống sờ vào phiến đá qua kẽ hở, ông đứng dậy phủi bụi đầu gối rồi nói với giáo sĩ trưởng "Xin lỗi giáo sĩ trưởng, tôi nghĩ nếu ông Palmer lật phiến đá từ phía này lên sẽ dễ hơn. Tôi cho là người nào đó nên lấy xà beng luồn vào cái khe này rồi bẩy lên là xong." "A, cám ơn ông, Worby." Giáo sĩ trưởng nói "Đề nghị hay đấy! Palmer, cho một người thực hiện đi!"

"Thế là một người thợ đi tới, luồn thanh sắt vào cái khe, lúc này tất cả mọi cái đầu đều cúi nhìn kể cả lũ chúng tôi (thò qua chấn song của hành lang phía trong). Tự nhiên, một tiếng ầm khủng khiếp ở cuối khu đồng ca về mạn Tây, cứ như thể đổ sập cả một nhịp cầu thang gỗ vậy. Trời ơi, không tả nổi tình trạng như thế nào vào giây phút ấy. Náo loạn cả lên. Tôi nghe tiếng phiến đá rơi ùm xuống còn thanh xà beng lăn ra sàn và tiếng ông giáo sĩ trưởng "Trời ơi!"

"Nhìn lại lần nữa tôi thấy giáo sĩ trưởng ngã nhào xuống đất, thợ chạy khỏi khu đồng ca, Henslow thì đang đỡ giáo sĩ trưởng lên, Palmer chặn thợ lại (sau này theo lời ông ta kể), cha tôi ngồi trên bậc tam cấp ở chỗ bàn thờ hai tay ôm mặt. Giáo sĩ trưởng giận dữ nói "Henslow, ông phải biết ông chạy đi đâu chứ? Tại sao mọi người chạy hết cả khi một cây gỗ đổ ụp xuống thế này, tôi không tưởng tượng nổi." Henslow giải thích ông ta đang đi sang phía kia của ngôi mộ chứ có đi đâu đâu, giải thích ấy không làm giáo sĩ trưởng hài lòng.

"Rồi ông Palmer trở lại báo cáo là không có cái gì rơi xuống cả, không hiểu vì sao lại có tiếng động ấy. Giáo sĩ trưởng hoàn hồn, mọi người tập trung cả lại trừ cha tôi, ông ngồi đâu vẫn ngồi đấy, có ai đó thắp một cây nến lên, họ nhìn cả vào trong ngôi mộ. "Chẳng có gì cả" giáo sĩ trưởng nói. "Cái gì thế này? Một mẩu trang nhạc, một mảnh vải bị xé rách từ một cái váy dài thì phải. Mà cả hai đều còn mới – ngoài ra chẳng có gì đáng chú ý. Có lẽ để lúc khác các ông sẽ xin ý kiến của một người có học xem sao…"Ông ta nói đại quá như vậy rồi bỏ đi, chân hơi khập khiễng, đi ra cửa phía Bắc, tuy nhiên quay lại quát Palmer vì sao để ngỏ cửa. Palmer nói vọng ra "Xin lỗi, thưa ông" nhưng ông ta nhún vai, còn Henslow thì nói "Tôi nghĩ giáo sĩ trưởng nhầm. Chính tay tôi đóng cửa lại sau lưng mình mà. Ông ta quá hoang mang đấy thôi." Rồi Palmer hỏi "Worby đâu?" Họ thấy ông ngồi trên bậc tam cấp của bàn thờ và tới gần ông. Xem ra hình như ông đã hồi phục tinh thần, ông lau trán, Palmer đỡ ông đứng dậy, tôi cũng mừng.

"Họ ở cách xa tôi quá nên tôi nghe không rõ lắm nhưng cha tôi chỉ vào cánh cửa phía Bắc của cánh bên nhà thờ, cả Palmer lẫn Henslow đều nhìn theo lộ vẻ ngạc nhiên và sợ hãi. Sau đó một chút xíu thì cha tôi và ông Henslow đi ra khỏi nhà thờ, những người kia vội vội vàng vàng đặt phiến đá vào chỗ cũ và lấy vữa bít lại. Chuông đồng hồ điểm mười hai giờ trưa thì cửa nhà thờ lớn lại được mở ra, bọn hai đứa chúng tôi thênh thang về nhà.

"Tôi rất băn khoăn đến những cái gì đã chơi người cha tội nghiệp của tôi cái vố ấy. Tôi vào nhà thì ông đang ngồi trong ghế bành, tay cầm ly rượu, mẹ tôi đứng nhìn ông lo lắng, tôi không đừng được bèn ra thú nhận mình đã ở đâu sáng nay. Nhưng cha tôi không hề có vẻ bực mình chút nào. "Con ở đó hả con? Vậy con nhìn thấy cả chứ?" "Vâng, con nhìn thấy hết cha ạ. Chỉ riêng lúc phát ra tiếng nổ làm con không trông thấy gì thôi." "Thế con có trông thấy giáo sĩ trưởng nhà thờ bị cái cú đo ván ấy không?" ông hỏi "Và trông thấy cái gì từ ngôi mộ đi ra không? Không ư? Thật là nhờ Trời!" "Tại sao lại vậy hả cha?" Tôi hỏi và ông nói "Này nhé, lẽ ra con phải trông thấy chứ? Thế nhưng con lại không trông thấy à? Một vật. Cứ như là một người ấy. Lông tóc khắp người, Hai mắt đỏ lòm."

"Đó, lần đó tôi chỉ moi được từ cha tôi có thế thôi. Về sau ông có vẻ ngượng vì đã sợ hãi như vậy, thành ra tôi có hỏi gì thêm ông đều gạt đi. Nhưng mãi nhiều năm về sau khi tôi đã trưởng thành, chúng tôi nói với nhau nhiều hơn về chuyện này, và ông vẫn cứ luôn luôn nhắc lại như thế. "Đen kịt" ông nói "toàn lông với tóc, với hai cẳng chân, ánh sáng rọi vào mắt nó."

Đó là câu chuyện về nấm mộ ấy, thưa ông Lake, nhưng tôi chẳng bao giờ kể cho khách tới thăm và tôi cũng đề nghị ông đừng có tận dụng nó mà đưa ra, tôi qua đời rồi hẵng hay, cảm ơn ông, Evans cũng vậy, ông có hỏi hắn thì hắn cũng bảo thế."

Sự tình như vậy. Đã hai mươi năm trôi qua, cỏ đã mọc dầy trên mộ ông Worby cũng như mộ ông Evans, ông Lake mới thông báo câu chuyện mà ông ghi chép – vào năm 1890 – cho tôi. Kèm theo còn có cả sơ đồ ngôi mộ và dòng chữ ngắn sao lại từ cây thập tự bằng kim loại mà tiến sĩ Lyalll đã mất tiền cho gắn vào giữa ngôi mộ ở phía Bắc, câu này trích từ Vulgate of Isaiah XXXIV chỉ vẻn vẹn gồm ba chữ:

IBI CUBAVIT LAMIA – QUỶ ĐÃ NĂM Ở NƠI ĐÓ
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom