Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,319
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Quyển 3 - Chương 2: Chương hai


Kẻ si tình

Type: Taranee

Một chàng trai đi thuê nhà. Đêm đầu tiên dọn tới ở, anh nhận được cuộc điện thoại từ một người con gái không quen biết.

Cú điện thoại vốn là gọi nhầm nhưng hai người nói chuyện tâm đầu ý hợp, duyên số đưa đẩy lại thành quen nhau.

Từ đó, đêm nào hai người cũng hàn huyên với nhau qua điện thoại.

Mấy hôm sau, qua lời của chủ nhà, chàng trai tình cờ được biết số điện thoại của căn phòng mình đang ở đã bị gỡ đi từ lâu rồi.

Anh trăn trở mãi mà không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bèn lần lần theo dây điện thoại xem sao. Thì ra nó đâm lên từ lòng đất.

Sau khi Tiểu Nhụy được hỏa táng, Tát Nhĩ Hạnh không về nhà nữa, anh cô đơn quay về nhà riêng của mình.

Lúc lên xe linh cữu, anh nắm chặt bàn tay Tiểu Nhụy. Kể từ giây phút ấy, bàn tay anh không còn ấm lại nữa, cứ vấn vương hơi lạnh của thi hài Tiểu Nhụy. Anh vẫn tin chắc rằng mình và Tiểu Nhụy đã cử hành hôn lễ trên dương gian và dưới âm phủ, nay họ đã là vợ chồng.

Tiểu Nhụy không thích anh cứ dựa dẫm mãi vào cha mẹ. Cô cũng không muốn lấy nhau xong hai vợ chồng cứ nụp mãi dưới đôi cánh của người đi trước và hưởng thụ che chở ấy. Vì thế cô mới từng hỏi anh: “Anh yêu, chúng ta sẽ ở chung với bố mẹ sao?”

Đêm hôm đó, Tát Nhĩ Hạnh lại nằm mơ thấy khu tứ hợp viện âm u ấy.

Trên chiếc giường cưới, vẫn còn vương lại ít táo đỏ và lạc. Quan khách đến dự đều đã đi về cả, căn phòng tân hôn chìm trong yên tĩnh. Tiểu Nhụy ngồi lặng bên mép giường, ngượng ngùng nhìn ra giữa căn phòng. Ở đó là một chiếc ghế thái sư gỗ hồng mộc. Anh khẽ khàng đi tới bên và ghé vào tai cô:

- Tiểu Nhụy, anh đến rồi.

Tiểu Nhụy ngoảnh đầu nhìn và thẹn thùng nói:

- Bái đường xong rồi anh mới đến! Em tìm anh khắp nơi.

Tát Nhĩ Hạnh vội xin lỗi:

- Bố mẹ anh không đồng ý…

- Em sớm biết là hai bố mẹ không đồng ý rồi… - Tiểu Nhụy nói.

Tát Nhĩ Hạnh nhìn quanh quất bốn bề rồi nói:

- Vậy bây giờ em xuất giá về nhà anh hay anh tới nhà em ở rể nhỉ?

Tiểu Nhụy bụm miệng cười:

- Dĩ nhiên là anh tới nhà em ở rể rồi.

Tát Nhĩ Hạnh thở phào:

- Thế thì tốt! Nào, để anh giúp em cởi mũ phượng với khăn choàng ra.

Tiểu Nhụy giữ chặt cổ áo, nói:

- Anh tắt nến đi đã chứ!

- Đêm động phòng hoa chúc không nên thổi tắt nến. – Tát Nhĩ Hạnh nói.

Tiểu Nhụy phân vân một hồi:

- Nhưng cổ em có cái nốt ruồi, nhìn xấu lắm.

- Trên người em dù có vết sẹo to bằng hai cái bát anh cũng chẳng quan tâm nữa là cái nốt ruồi. – Tát Nhĩ Hạnh cười.

- Thật không? – Tiểu Nhụy nghi hoặc hỏi.

- Dĩ nhiên là thật rồi! – Tát Nhĩ Hạnh quả quyết.

Tiểu Nhụy cúi đầu nhìn xuống ngực và nhẹ nhàng nói:

- Vậy em yên tâm rồi…

- Đừng nói là trên người em có cái sẹo to bằng hai cái bát, kể cả khuôn mặt em có trở nên xấu xí đi chăng nữa thì anh vẫn cứ yêu em! – Tát Nhĩ Hạnh nói.

Tiểu Nhụy cười trong hạnh phúc:

- Ngày mai anh đưa em đến thẩm mỹ viện để tẩy cái nốt ruồi này đi nhé! Em còn chọn được một sợi dây chuyền mã não nữa, sau khi tẩy nốt ruồi đi, anh đi mua với em được không?

- Em chỉ cần nói cho anh biết là cần đi xe số mấy thôi. – Tát Nhĩ Hạnh nói.

- Xe số 5 rồi đổi sang xe số 14. – Tiểu Nhụy đáp.

- Không thành vấn đề, anh sẽ làm tài xế cho em. – Tát Nhĩ Hạnh đáp.

Nói rồi Tát Nhĩ Hạnh tháo giày lên giường, định trùm chăn ôm lấy Tiểu Nhụy. Nhưng sau khi ôm cô, anh sững người rồi thả cô ra:

- Tiểu Nhụy, sao em nhẹ thế?

Tiểu Nhụy tỏ ra khó hiểu trước thắc mắc của Tát Nhĩ Hạnh:

- Chẳng lẽ anh không biết em đã chết rồi hay sao?

Tát Nhĩ Hạnh bàng hoàng, gốc du già ở thôn Huyền Quái, tủ băng ở sở công an, lò hỏa táng ở nhà tang lễ… những hình ảnh ấy như thể xuyên qua màn đêm, dần dần hiện về trước mắt anh từng chi tiết một…

Tiểu Nhụy chợt khóc òa lên, tro xương trôi ra theo hai hàng lệ rưng rưng:

- Tát Nhĩ Hạnh, anh phải báo thù cho em!

Tát Nhĩ Hạnh lùi lại phía sau một chút và nói:

- Hãy nói cho anh biết ai đã hại em?

Tiểu Nhụy mãi mới ngừng khóc được, cô nói:

- Rồi sẽ có người gọi điện nói cho anh biết…

Tát Nhĩ Hạnh thắc mắc:

- Tại sao em không nói luôn?

- Em có nói anh cũng không tin. Bây giờ người đó đang gọi điện cho anh đấy. – Tiểu Nhụy đáp.

Tát Nhĩ Hạnh sững người, anh lấy di động ra và nhìn:

- Làm gì có ai đang gọi?

- Tin em đi, người ta đang gọi đấy! – Tiểu Nhụy đáp.

Ngay lúc ấy, Tát Nhĩ Hạnh bị tiếng chuông điện thoại đánh thức.

Hẳn bạn cũng từng gặp những câu chuyện đại loại thế này:

Tỉ như, trong giấc mơ, bạn thấy mình trở thành một đại tướng thời cổ cưỡi trên lưng tuấn mã oai phong dũng mãnh điểm binh. Thật ra khi bạn đang say ngủ, cha mẹ bạn đang xem ti vi bật tiếng quá to, một bộ phim cổ trang đang được trình chiếu. Giấc mơ của bạn thậm chí còn có những tình tiết như trong thước phim…

Tỉ như, bạn mơ thấy mình đang phải trốn nợ đến mức phải đổi số điện thoại. Trưa hôm đó, bạn đang cùng người con gái tương tư đã lâu gặp mặt lần đầu, gã chủ nợ tinh quái kia không hiểu lần ra được số điện thoại mới của bạn bằng cách nào mà bất chợt gọi đến… Thật ra, chỉ là chiếc điện thoại đặt kề tai bạn đang đổ chuông mà thôi…

Tỉ như, bạn mơ thấy loài chuột đang hoành hành khắp thế giới… Thật ra đứa cháu trai của bạn mới mua được một con chuột đồ chơi. Nó vừa chạy khắp nền nhà vừa vang lên những tiếng “chít chít” quái đản…

Tát Nhĩ Hạnh nhỏm dậy, anh nhìn vào màn hình di động. Một số lạ.

Người đó đang gõ cửa. Anh mở cửa cho đối phương. Anh cứ ngỡ đối phương sẽ bước vào nhưng thật ra anh lại là người bước ra.

- A lô? Ai đấy?

Mãi một lúc sau đối phương mới lên tiếng. Giọng nam giới, thấp trầm:

- Anh không quen biết tôi đâu.

- Vậy anh quen biết tôi?

- Tôi cũng không quen biết anh.

- Anh có việc gì?

- Tôi muốn nói cho anh biết một bí mật.

- Bí mật?

- Bạn gái anh chết vì một Cố Phán Phán khác…

- Cô ấy ư?

- Anh có quen?

- Có quen. Cô ấy là bạn thân của Cố Phán Phán mà.

- Đúng là cô ấy, cô ấy muốn tống tiền một người nổi tiếng. Người kia hẹn cô ta ra ngoài toan giết người diệt khẩu. Nhưng có lẽ cô ta đã có sẵn linh cảm từ trước nên rủ bạn gái anh đi cùng. Cuối cùng, bạn gái anh trở thành hình nhân thế mạng.

- Ý anh là chính người nổi tiếng kia đã hại chết bạn gái tôi?

- Không, người nổi tiếng kia thuê một sát thủ, trùng hợp thay, sát thủ này lại chính là em trai của Cố Phán Phán còn lại.

- Người nổi tiếng đó là ai?

- Một nhà văn.

- Là cái người kể chuyện trên chương trình lúc nửa đêm?

- Chính xác! Chính nhà đầu tư của hắn đã giúp hắn thực hiện chuyện này.

- Tôi dựa vào đâu để tin lời anh?

- Sự thật này rất quan trọng với anh. Anh tin hay không thì tùy.

- Làm sao anh biết được những điều này?

- Tình cờ.

- Tại sao anh lại nói cho tôi những điều này?

- Tôi và gã nhà văn không đội trời chung.

- Anh và gã nhà văn có hận thù gì?

- Trước đây, không có hắn thì không có tôi. Giờ đây, nếu có tôi thì sẽ không có hắn.

- Hắn là cha anh?

- Không phải!

- Anh muốn mượn tay tôi để đẩy hắn vào chỗ chết?

- Ban đầu tôi muốn cho hắn chết. Nhưng về sau tôi thấy, cái chết chưa phải là sự trừng phạt hay nhất. Tôi muốn hắn chịu quả báo tàn nhẫn hơn thế.

- Rốt cuộc anh là ai?

- Tôi sẽ không nói cho anh biết. Nhưng tôi có thể chơi trò “Hai mươi câu hỏi” với anh một lần, tôi sẽ trả lời bằng hết hai mươi câu hỏi ấy. Nếu anh đoán ra thì đó là vận may của anh.

- Được!

- Anh có thể hỏi rồi đấy!

- Tôi từng gặp anh rồi phải không?

- Không!

- Cố Phán Phán kia từng gặp anh rồi phải không?

- Không!

- Anh nói cho tôi biết chuyện này là do động cơ tốt phải không?

- Không!

- Anh muốn hại tôi có phải không?

- Không!

- Tên anh gồm hai chữ đúng không?

- Không!

- Anh trên hai mươi tuổi phải không?

- Không!

- Anh là người trong đại học Tây Kinh phải không?

- Không!

- Anh là người Tây Kinh phải không?

- Không!

- Anh là người miền Nam phải không?

- Không!

- Anh là người vùng Đông Bắc phải không?

- Không!

- Anh là người vùng Tây Bắc phải không?

- Không!

- Anh là người Hà Nam phải không?

- Không!

- Anh là người Hà Bắc phải không?

- Không!

- Anh là người Sơn Đông phải không?

- Không!

- Anh là người Sơn Tay phải không?

- Không!

- Anh là người Nội Mông Cổ phải không?

- Không!

- Anh là người miền Bắc phải không?

- Không!

- Anh là người Trung Quốc phải không?

- Không!

- Anh là người nước ngoài?

- Không!

- Anh… có phải là người không?

- Xin lỗi, câu thứ hai mốt rồi.

Nói xong, đối phương cúp máy.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,319
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Quyển 3 - Chương 3: Chương ba


Ai nấp sau lưng ai

Type: Taranee

Một đưa bé đang ngồi vẽ tranh rất ngoan.

Nó vẽ một đường nằm ngang thật dài lên tờ giấy trắng và thêm vào phía dưới chi chít những nét dọc thẳng đứng. Nó nói: “Đây là con sâu, bên dưới là chân của nó. Chân nó nhiều ơi là nhiều.”

Nó lại vẽ thêm chi chít những nét thẳng phía trên đường nằm ngang dài ấy và nói: “Đằng sau lưng nó cũng mọc ra bao nhiêu là chân.”

Sau đó, nó bắt đầu vẽ nhằng nhịt trên mình con sau, cuối cùng bức tranh con sau biến thành một mớ rối như ruột tằm. Nó nói một cách vô tư: “Bàn tay nó cũng mọc ra bao nhiêu là chân, trên đầu cũng mọc ra bao nhiêu là chân, trong mắt cũng mọc chân, trong tai cũng mọc chân, trong bụng cũng mọc một đống chân, trong óc cũng mọc một đống chân…”

Thế rồi, thằng bé ngẩng mặt lên nói: “Con người lộn ngược lại biến thành con sâu”.

Từ đó Tát Nhĩ Hạnh bắt đầu âm thầm điều tra chân tướng. Người bằng hữu T trở thành trợ thủ chính của anh. Cha của T mất việc còn hắn chỉ là một kẻ lang thang, đối với hắn, trèo tường khoét vách, nghe ngóng thông tin chỉ là việc vặt vãnh.

Cố Phán Phán đã dọn khỏi ký túc xá, chẳng thấy đi học nữa.

Tát Nhĩ Hạnh tìm gặp chị cả ký túc xá và hỏi han tình hình gần đây của cô. Tát Nhĩ Hạnh và chị cả vốn quen nhau sau lần cùng làm người dẫn chương trình trong một buổi tối liên hoan ở trường. Chị cũng biết chuyện giữa anh và Tiểu Nhụy.

- Cố Phán Phán không ở trong ký túc xá nữa sao?

- Nó thuê nhà bên ngoài rồi.

- Cụ thể là ở chỗ nào?

- Bọn chị cũng không ai biết. Cậu tìm nó có việc gì không?

- Không có việc gì, em chỉ muốn cùng cô ấy trò chuyện về Tiểu Nhụy thôi.

- Cậu rất thân với cô ấy sao?

- Mới gặp đôi lần, không quen lắm, em chỉ biết cô ấy là bạn thân của Tiểu Nhụy.

- Nó và Tiểu Nhụy đúng là bạn thân nhưng phẩm cách hai đứa lại quá khác nhau.

- Khác thế nào?

- Hồi còn chưa dọn đi, Cố Phán Phán suốt ngày quanh quẩn ngoài quán Internet thậm chí đến đêm cũng không về ký túc xá. Mối quan hệ xã hội của con bé rất phức tạp, rất hay thấy xe hơi hạng sang tới trường đón đưa…

Nói đến đây, chị ta chợt che miệng:

- Này… Không phải cậu phải lòng Cố Phán Phán này rồi đấy chứ?

Tát Nhĩ Hạnh cười:

- Đúng vậy! Chỉ có cô ấy mới có thể thay thế Tiểu Nhụy.

Cuối cùng, Tát Nhĩ Hạnh cũng bắt gặp Cố Phán Phán ở cổng trường. Anh liền bám theo và lần ra được địa chỉ của cô. Sau đó, Tát Nhĩ Hạnh lại nắm được nguồn tin khác cho hay Cố Phán Phán có một người em trai tên là Du Huy, cùng chị gái lặn lội lên Tây Kinh, trước giờ vẫn vô công rồi nghề…

Sau đó, anh phái T ngấm ngầm điều tra gã nhà văn. Đúng là gã và Cố Phán Phán từng qua lại với nhau một bận, nhưng khoảng hai mươi mấy ngày trước khi Tiểu Nhụy bị hại, hai người đột ngột cắt liên lạc.

Nhưng không ai có thể chứng minh rằng vào cái đêm xảy ra chuyện, Tiểu Nhụy đã đi cùng Cố Phán Phán. Những người trong ký túc xá chỉ nói tối hôm đó Tiểu Nhụy có vẻ rất vui tươi phấn khởi, trước khi đi, cô còn chào tạm biệt từng người…

Tổng hợp lại toàn bộ những manh mối trên, Tát Nhĩ Hạnh khẳng định, những lời trong cuộc điện thoại bí ẩn đó chắc chắn không phải là nói xiên nói quàng.

Tối hôm ấy, Tát Nhĩ Hạnh dẫn hai người anh em đến một nhà uống rượu. H quan sát sắc mặt Tát Nhĩ Hạnh, cậu rón rén hỏi:

- Anh Tân, sao gần đây anh cứ đi đi về về một mình thế?

- Anh đang giải quyết chút chuyện.

- Chả thấy để mắt tới tụi em nữa.

- Đối với anh việc này to hơn trời.

- Có cần bọn em giúp không?

- Mấy chú bắt tay với anh làm một cuộc điều tra.

- Điều tra chuyện gì?

- Nếu đang đi trên đường, tự dưng có một người bước tới đấm chú một cái, chú sẽ làm thế nào?

- Nếu nó bị thần kinh thì em sẽ chạy luôn, nếu nó là du côn trong vùng, cao to hơn, em sẽ đành nhịn nhục cúi đầu đi mất, nếu nó thấp bé nhẹ cân hơn, em sẽ leo lên cho nó một quả đấm.

- Nếu chú đang đi cùng bạn gái trên đường, tự dưng có người bước tới đánh bạn gái cậu thì sao?

- Em sẽ không chần chừ gì nữa mà xông lên cho nó ngay một đấm, không cần biết nó bị thần kinh, cao hơn hay thấp hơn em.

- Nếu nó đá bạn gái chú một cái thì sao?

- Em sẽ lao tới đã nó một cái.

- Nếu nó đập một viên gạch vào đầu bạn gái chú thì sao?

- Em sẽ lao tới đập một viên gạch vào đầu nó.

- Nếu… nó đâm chết bạn gái cậu bằng một nhát dao?

H lặng thinh.

Tát Nhĩ Hạnh nhìn đám bọt trong cốc bia trên tay rồi hạ giọng:

- Giả sử thôi!

J nói:

- Em sẽ… báo công an.

Tát Nhĩ Hạnh cũng từng nghĩ tới việc báo công an. Nhưng chỉ dựa vào một cuộc điện thoại mơ hồ không rõ của ai mà đã nhận định gã nhà văn, Cố Phán Phán và Du Huy có nhúng tay thì thật là hoang đường. Thứ cảnh sát coi trọng là chứng cứ.

Anh ngước mắt nhìn J và hỏi:

- Nếu không thể báo công an thì sao?

- Anh Tân, có phải anh đã tìm ra hung thủ? – J nói.

Tát Nhĩ Hạnh không đáp mà hỏi dồn:

- Nếu không thể báo công an, chú sẽ làm thế nào?

J đứng phắt dậy và nói:

- Vậy thì hãy giao cho người anh em tên J đi giải quyết!

H nhìn J trong giây lát rồi cũng đứng phắt dậy, nói với Tát Nhĩ Hạnh:

- Còn một người anh em tên H nữa!

Tát Nhĩ Hạnh ngẩng mặt nhìn cả hai và cười:

- Cuộc điều tra hoàn tất. Nào, ngồi xuống uống rượu.

Hai người anh em cùng ngồi xuống. Tát Nhĩ Hạnh nâng chén, nói:

- Thật ra cũng chẳng có chuyện gì đâu. Anh tiện miệng nói chơi thôi mà. Nhưng vì những lời nói vừa rồi của hai người, anh cụng một ly để cảm ơn!

Nói rồi Tát Nhĩ Hạnh đưa ly rượu lên miệng và dốc cạn. Anh muốn tự tay giải quyết.

Buổi tối hôm đó, anh lại trông thấy Cố Phán Phán bước ra khỏi cổng trường. Cô mặc một chiếc áo phông đỏ cùng quần bò xanh lá cây, leo lên một chiếc taxi. Tát Nhĩ Hạnh cũng bắt một chiếc taxi bám theo.

Ngồi trên xe, anh cứ nhìn vào cái đầu của Cố Phán Phán không rời mắt. Mười mấy phút sau, chiếc xe đưa Cố Phán Phán quay về chỗ ở. Cô xuống xe và đi vào một tiệm băng đĩa trong ngõ. Tát Nhĩ Hạnh cũng xuống xe, đeo kính đen và bước vào theo.

Cố Phán Phán đang chọn đĩa. Tát Nhĩ Hạnh cũng chọn đĩa nơi cách cô một sạp hàng. Thoạt nhiên, Cố Phán Phán dường như liếc nhìn anh, anh liền quay lưng lại ngay tức khắc.

Cố Phán Phán mua đĩa phim Trộm rường tráo cột của Mỹ.

Tát Nhĩ Hạnh mua đĩa Mượn xác hoàn hồn của Hồng Kông.

Cố Phán Phán cất đĩa vào túi rồi rảo bước rời khỏi. Tát Nhĩ Hạnh cũng bám theo, thấy cô bước vào căn nhà thuê một tầng.

Tát Nhĩ Hạnh đợi vài phút rồi lãng đãng quanh quẩn trước căn nhà, dáo dác quan sát bốn xung quanh. Đúng lúc anh chuẩn bị rời đi thì Cố Phán Phán lại bước ra. Bây giờ cô mặc chiếc áo hai dây dệt kim cùng chiếc quần bò jeans boyfriend màu hồng, đeo túi xách màu bạc, để lộ ra bờ vai cùng bắp chân nho nhỏ. Cô không để ý tới Tát Nhĩ Hạnh vì mải vừa đi vừa nói chuyện điện thoại: “Một lần hay một đêm?... Được thôi, thế anh giai ở phòng số mấy?...”

Hôm sau, Tát Nhĩ Hạnh tự tay làm một chiếc đĩa CD, mở đầu bằng một câu chuyện bối cảnh nước Mỹ, sau đó chèn cảnh anh và Tiểu Nhụy ở khu vui chơi. Anh đã từng quay cho cô một đoạn phim, Tiểu Nhụy hòa lẫn giữa vô số trẻ con, ngồi trên ngựa đu quay và cười rất vui vẻ, cứ mỗi một vòng quay lướt qua, cô lại vẫy tay chào Tát Nhĩ Hạnh…

Tối hôm đó, Cố Phán Phán tới xưởng in Hữu Bang để đóng khung đen lên tên gã nhà văn. Tát Nhĩ Hạnh dẫn theo T đến nơi ở của Cố Phán Phán. T thao tác nhanh thoăn thoắt, chưa đầy hai phút đã nậy được cửa sổ, hắn đứng ngoài canh gác còn Tát Nhĩ Hạnh trèo vào trong.

Căn phòng ngập ngụa trong bừa bãi, cái chăn không gấp đẩy ùn trên giường, đồ lót đã phơi khô la liệt trên ghế và máy sưởi. Ngăn kéo tủ đầu giường để ngỏ, bên trong có mấy cuốn tạp chí cũ và hai hộp bao cao su loại rẻ tiền. Mùi của nhà đất xộc vào mũi Tát Nhĩ Hạnh.

Đĩa phim Trộm rường tráo cột được đặt ngay trên cùng xấp đĩa, Tát Nhĩ Hạnh cũng bắt đầu “trộm rường tráo cột” thay chiếc đĩa bên trong bằng chiếc đĩa mình mang theo. Chợt nhìn thấy cuốn lịch niên giám ở đầu giường, anh bước lại gần, giở tới ngày mùng tám tháng ba và nhìn chăm chú hồi lâu…

Sau khi mọi thứ đã xong xuôi, Tát Nhĩ Hạnh cho T đi về còn mình thì ở lại. Anh vẩn vơ mãi ngoài ngõ đến khi trời đã rất muộn mới trông thấy Cố Phán Phán về nhà bằng taxi.

Anh nấp vào trong cửa hàng băng đĩa, đi loanh quanh một hồi rồi lấy chiếc điện thoại của Tiểu Nhụy ra, gửi cho Cố Phán Phán một tin nhắn: “Bạn yêu, chúc ngày tết phụ nữ vui vẻ!”

Ngay lúc đó, có tiếng nói vang lên từ bên cạnh: “Cho tôi một đĩa Trộm rường tráo cột và một đĩa Mượn xác hoàn hồn nữa. Anh ngẫm nghĩ một hồi rồi ngước mắt, trông thấy bóng dáng một người đàn ông tay cầm hai đĩa phim đang thanh toán ở quầy thu ngân.

Chẳng bao lâu, T đã giúp Tát Nhĩ Hạnh lần ra địa chỉ của Du Huy.

Một lần nọ, Tát Nhĩ Hạnh lái xe bám theo cậu nhưng được một lúc thì mất dấu. Du Huy đi bộ, lúc thì vào siêu thị, chốc lại vào công viên, Tát Nhĩ Hạnh đành đỗ xe hoặc lái lòng vòng. Lần theo dõi thứ hai, Tát Nhĩ Hạnh đã có kinh nghiệm hơn, thay vì theo dõi bằng bốn bánh, nay anh chỉ dùng hai chân.

Du Huy đi vào một quán Internet nhỏ xíu và chọn máy tính. Tát Nhĩ Hạnh lẳng lặng đi qua sau lưng cậu, liếc nhìn thấy cậu đang ngồi đọc “Diễn đàn nửa đêm”. Tát Nhĩ Hạnh ngồi xuống ngay bên cạnh, mở máy, thong dong đọc tin tức, thi thoảng lại liếc sang máy Du Huy. Anh cố gắng ghi nhớ số QQ của Du Huy trong đầu. Ngụy trang được vài phút, anh lại quay sang, lần đầu tiên anh quan sát Du Huy ở khoảng cách rất gần. Du Huy đang mải dán mắt vào màn hình, không mảy may để ý tới ánh mắt của Tát Nhĩ Hạnh.

Người này cao chưa đến mét bảy, đôi mắt bé tí trong vô văn hóa, bọng mắt to, mũi củ tỏi, môi dày bịch, bên mép còn dính một thứ gì đó đen đen, không rõ là vụn rong biển hay thớ thịt… Chính là hắn, kẻ đã giết chết Tiểu Nhụy, Tát Nhĩ Hạnh chỉ muốn lao vào xé xác hắn mà không thể được.

Một tiếng đồng hồ sau, Du Huy đứng dậy rời đi. Tát Nhĩ Hạnh theo cậu vòng qua mấy cửa hàng buôn bán. Du Huy mua một cuộn dây thừng, tóc giả, vải trắng, cậu ta mua gì, Tát Nhĩ Hạnh mua nấy.

Du Huy lật đật đi về phía xưởng phim. Tát Nhĩ Hạnh mơ hồ đoán Du Huy đang định giả ma. Anh không bám theo nữa mà ghé vào cửa hàng đồ điện mua một chiếc máy thu âm siêu nhỏ, thử ghi lại vài câu, thấy rất rõ ràng.

Bước ra khỏi cửa hàng, bụng anh bắt đầu réo lên ùng ục. Lúc này anh mới sực nhớ ra mình chỉ mải miết theo dõi Du Huy mà lúc trưa vẫn không có gì bỏ bụng. Anh nhìn quanh, thấy một cửa hàng McDonald bèn mau chân bước tới. Lúc đó đã quá giờ ăn trưa nên người trong quán cũng chỉ lác đác. Anh mua một phần Big Mac, một cốc Coca, tìm chỗ trống rồi ngồi xuống ngấu nghiến ăn uống.

Mấy cô nữ sinh trung học ngồi gần anh vừa ăn vừa ríu rít tán gẫu. Tát Nhĩ Hạnh chợt nảy ra một ý, anh liền quay sang chủ động bắt chuyện.

- Mấy em gái ơi, anh có thể nhờ các em một chuyện được không?

- Có chuyện gì hả anh?

- Giúp anh ghi âm mấy câu.

- Ghi âm?

- Chỉ cần đúng một câu nói “anh yêu, chúng ta sẽ ở chung với bố mẹ sao” là được.

- Để làm gì?

- Chơi khăm.

- Thế bọn em được gì?

- Anh mua cho mỗi người một cây kem.

- Được đấy, được đấy!

Một nữ sinh gầy chỉ vào một nữ sinh mập mạp và nói:

- Để bạn này đi. Nó từng đóng kịch rồi đấy!

Nữ sinh mập nói:

- Có cần phải giả giọng ma không anh?

- Tùy em! – Tát Nhĩ Hạnh cười.

Cô bé đón lấy máy ghi âm và làm giọng rùng rợn: “Anh yêu, chúng ta sẽ ở chung với bố mẹ sao?”

Mấy cô bé rộ lên cười, những tiếng cười cũng được ghi vào. Tát Nhĩ Hạnh nói “cảm ơn” rồi mua kem cho mấy cô bé. Anh cất máy ghi âm và rời đi.

Từ giờ tới lúc trời tối hãy còn lâu lắm, anh liền gọi điện thoại cho T: “Chú hãy lập tức tới chỗ Du Huy, túc trực gần đó quan sát tình hình. Tầm muộn muộn anh sẽ tới”. T đáp: “Không vấn đề, thưa anh!”. Cúp máy, Tát Nhĩ Hạnh ngả mình trên một chiếc ghế băng bên vệ đường toan nghỉ ngơi một chút. Trên chiếc ghế băng gần đó, có một người cũng đang nằm co ro, chắc là kẻ khất thực.

Khi Tát Nhĩ Hạnh tỉnh dậy, trời đã nhá nhem tối. Anh bước khỏi ghế và bắt taxi đi về nhà Du Huy. T đang ngồi trước cửa một quán nhỏ xem người ta đánh cờ. Tát Nhĩ Hạnh bước tới, T lập tức đứng dậy.

- Du Huy về chưa?

- Dạ chưa! Bố mẹ hắn ở nhà, ngủ rồi.

- Sao chú biết?

- Đèn phòng ngủ tắt từ sớm.

- Anh muốn vào đó.

- Để em gỡ cửa sổ phòng khách.

- Nhớ đừng đánh rắn động cỏ.

- Cửa nẻo mấy cái nhà cho thuê này dễ không ấy mà!

- Chú cần bao lâu?

- Anh cho em bao lâu?

- Nửa tiếng đồng hồ?

- Cậy cửa nhà giam mới cần bằng ấy thời gian. – T nói rồi khì cười, đoạn ngó nghiêng hai bên và thoăn thoắt leo vào trong sân. Chỉ vài phút sau, hắn đã mở được cửa vườn đi ra mà không hề phát ra một tiếng động, hắn khẽ nói:

- Anh Hạnh, ok rồi.

Tát Nhĩ Hạnh nói:

- Xong việc rồi, chú cứ về đi!

- Anh phải coi chừng đấy! – T nói.

- Không sao! – Tát Nhĩ Hạnh đáp.

Sau khi T đã đi khỏi, Tát Nhĩ Hạnh leo vào phòng của Du Huy.

Im lặng bao trùm cả căn phòng, chỉ nghe thấy tiếng nước rỉ ra nhỏ giọt từ cái bồn cầu xập xệ trong nhà vệ sinh. Tát Nhĩ Hạnh quan sát cách bài trí trong phòng, khẽ khàng dịch chuyển chiếc sô pha và nấp đằng sau, quấn vải trắng đội tóc giả rồi nằm yên tại đó…

Tôi từng khuyên người đời câu này đến rã miệng “Đừng bao giờ đóng giả ma quỷ, nếu không sẽ rước đến những điều huyền hoặc.”

Trong màn đêm đen kịt, Tát Nhĩ Hạnh cơ hồ cảm thấy mình như thực sự biến thành một oan hồn, còn cơ thể giờ này chỉ là đi mượn. Anh cảm thấy rõ ràng có vô số oan hồn chưa thác đang lởn vởn giữa không trung, chúng coi anh như đồng loại, bắt đầu từ từ vây xung quanh anh, bám chặt, chen chúc, trêu chọc…

Anh đã đợi lâu, rất lâu, đột nhiên một con chuột chạy vụt qua mu bàn chân khiến anh giật thót tim.

Ngay đúng lúc trống ngực Tát Nhĩ Hạnh đập dồn dập thì chuông cửa vang lên, Du Huy đã quay về. Cậu uống đầy một bụng nước lã, mò mẫm tìm tới chiếc sô pha và nằm xuống…

Tát Nhĩ Hạnh cố nín thở và kiềm chế nhịp tim. Anh chậm rãi đứng dậy và ấn nút bật máy ghi âm…

Xin khuyến cáo thêm một lần nữa: Đừng bao giờ giả làm ma quỷ, nếu không sẽ rước đến những điều huyền hoặc.

Tát Nhĩ Hạnh có chết cũng không thể nào ngờ rằng giọng nói của cô nữ sinh trung học trong máy ghi âm lại đột nhiên biến thành một thứ giọng nam quái đản: “Hắn nấp sau lưng người khác, ngươi nấp sau lưng hắn, ta nấp sau lưng ngươi…”

Du Huy nhảy dựng lên như lò xo, chạy thục mạng vào phòng ngủ.

Tát Nhĩ Hạnh cũng bàng hoàng một lúc rồi gấp gáp chạy ra ngoài.

Trên đường, Tát Nhĩ Hạnh nghe đi nghe lại đoạn ghi âm nhưng vẫn không thể nhận ra đó là giọng của ai. Anh suy nghĩ trên suốt đường về, cuối cùng cho rằng đây chính là giọng người đàn ông đã tiết lộ chân tướng cho anh. Tát Nhĩ Hạnh từng hỏi người đó: “Anh là người phải không?” Nhưng thật tình cờ, đã hết hai mươi câu.

Không phải người Trung Quốc, cũng không phải người nước ngoài, thế thì là người gì?

Người ngoài hành tinh? Hoang đường! Tát Nhĩ Hạnh chẳng tin thứ đó.

Ma quỷ? Lại càng hoang đường hơn. Giống hệt cha mẹ mình, anh là một người kiên quyết theo chủ nghĩa duy vật.

Chẳng lẽ “thứ” người không ra người, ma không ra ma này đang nấp sau lưng anh ngay trong giờ phút này?

Anh ngoái đầu lại nhìn, đường xá vắng tanh không một bóng người.

Trong số hai người anh em của Tát Nhĩ Hạnh thì J là cao thủ máy tính. Hôm sau, Tát Nhĩ Hạnh nhờ cậu ta đánh cắp tài khoản QQ của Cố Phán Phán.

Đến tối, anh lại theo dõi Cố Phán Phán lần nữa.

Cố Phán Phán rời nhà, bước lên một chiếc xe taxi. Tát Nhĩ Hạnh vẫn cho xe bám đuôi đằng sau. Sau đó, anh thấy Cố Phán Phán bước vào một quán Internet và gặp Du Huy. Tát Nhĩ Hạnh ngồi trong xe mở laptop, lên mạng bằng wifi và đăng nhập vào QQ.

Du Huy đang online.

Tát Nhĩ Hạnh vừa lên mạng vừa quan sát tình hình trong quán Internet. Bên trong quán tối lờ mờ, anh chỉ thấy ông chủ quán đang ngủ gật trước cửa.

Khi Du Huy bước ra khỏi quán, Tát Nhĩ Hạnh lập tức gửi yêu cầu kết bạn tới QQ của Du Huy. Đối phương nhận lời, không ai khác ngoài Cố Phán Phán.

Hai bên nói với nhau được vài câu, Cố Phán Phán gửi yêu cầu trò chuyện bằng hình ảnh. Anh nhận lời.

Thật ra cách đây một tuần, Tát Nhĩ Hạnh đã nhờ J cài virus Trojan vào máy tính của Cố Phán Phán. Mọi thông tin trên mạng của Cố Phán Phán đều được Tát Nhĩ Hạnh ghi nhớ không sót một chi tiết. Cô thường hay theo dõi truyện Liên bồng quỷ thoại trên mạng xã hội Thiên Nhai và “Diễn đàn Nửa Đêm” trên website của công ty điện ảnh Kim Tượng. Nhưng cô chỉ ngầm đọc, không đăng bài bao giờ.

Một đêm, cô vào trang web đồi trụy của Nhật, lướt xem rất nhiều ảnh đồng tính nữ. Lần khác, khi đang nói chuyện với người lạ mặt trên mạng, đối phương hỏi cô bao nhiêu tuổi, ban đầu cô gõ mười tám nhưng rồi lại xóa đi viết thành hai mươi. Lại lần khác, trong bức email gửi cho ai đó, cô viết một câu thế này: “Trên thế gian, ngoài tiền ra tất cả đều là giả dối…”

Thậm chí, anh còn ghi đoạn phim khi cô đang tán gẫu qua mạng bằng camera máy tính. Ngay lúc này, Cố Phán Phán gửi yêu cầu trò chuyện bằng hình ảnh, anh liền bật chính đoạn phim ấy cho cô xem.

Vài giây sau, Tát Nhĩ Hạnh tắt phụp camera, thoát luôn khỏi QQ.

Anh có thể tưởng tượng ra phen này Cố Phán Phán đã bị hù dọa đến kinh hồn bạt vía đến mức nào. Trên thế gian này, còn gì đáng sợ hơn khi ta gặp chính bản thân mình?

Anh dựa lưng vào ghế, lim dim đôi mắt và trút hơi thở dài.

Bõng nhiên anh nhớ đến câu nói nọ: “Hắn nấp sau lưng người khác, ngươi nấp sau lưng hắn, ta nấp sau lưng ngươi…”

Anh mở choàng mắt, qua gương chiếu hậu, anh trông thấy hình ảnh một người đàn ông bé bằng ngón tay cái đang tươi cười vẫy anh. Anh cho cửa sổ xe hạ xuống, nhìn về đằng sau nhưng chẳng thấy bóng ai.

Lần gã nhà văn tổ chức cuộc gặp mặt lần thứ hai tại trường Đại học Tây Kinh, Tát Nhĩ Hạnh cũng thấy Cố Phán Phán và Du Huy tới.

Hôm nay, Tát Nhĩ Hạnh chuẩn bị giết người.

Để làm Tiểu Nhụy vui lòng, anh từng thuê nguyên chiếc xe buýt số 5 tới đón cô.

Để lấy mạng kẻ đã giết hại Tiểu Nhụy, hôm nay anh cũng thuê nguyên chiếc xe buýt số 44.

Chiếc xe buýt đỗ trong khuôn viên một công ty bên cạnh trường, khi cuộc gặp mặt diễn ra được non nửa, Tát Nhĩ Hạnh rời khỏi hội trường, đánh chiếc xe số 44 sang và đỗ ngay trước tấm biển. Anh biết, mỗi lần Du Huy tới trường thăm chị, cậu ta đều đi xe số 44.

Anh ngồi trong buồng lái, chăm chú theo dõi cánh cổng trường.

Dưới ghế ngồi, anh để sẵn một sợi dây thừng, anh sẽ lôi Du Huy tới thôn Huyền Quái rồi thắt cổ hắn, treo lên cái cây kia để tế hồn Tiểu Nhụy.

Lúc ấy con đường trước cổng trường đại học Tây Kinh đã chẳng còn ai qua lại. Một cô gái chạy tới và hỏi lớn:

- Anh ơi, xe đi không?

- Xin lỗi, xe này đã được Đại học Tây Kinh thuê riêng rồi. – Tát Nhĩ Hạnh nói.

Cô gái ấy thất vọng bỏ đi, sau đó Tát Nhĩ Hạnh thấy hai chị em Cố Phán Phán và Du Huy chạy ra ngoài.

Hai người nói với nhau vài câu gì đó rồi Du Huy chạy về phía chiếc xe buýt. Lúc ấy, chiếc dây thừng dưới ghế như thể đang động đậy vì phấn khích.

Du Huy bước lên, thấy trên xe vắng tanh, cậu không chút nghi ngờ bèn chọn chỗ ngồi xuống. Tát Nhĩ Hạnh nổ máy và cho xe lao đi như bay trên đường.

Anh vừa lái xe vừa nhớ đến Tiểu Nhụy, anh từng chở cô trên một chiếc xe buýt dài, xuyên qua thành phố, về với thiên nhiên. Cô vui lắm, cứ bám vào tay vịn chạy từ đầu xe về đuôi xe rồi lại chạy từ đuôi xe lên đầu xe…

Kẻ giết hại cô đang ngồi im phăng phắc ngay sau lưng anh.

Chiếc xe buýt lướt vụt qua bến xe Du Huy cần xuống, cậu ngạc nhiên và tức giận. Tát Nhĩ Hạnh nhấn chân ga sâu hết cỡ. Lúc này con đường vắng ngắt, Du Huy đang nằm trong cũi sắt, không còn quyền định đoạt bất cứ thứ gì nữa.

Cuối cùng, Du Huy chợt đạp vỡ cửa kính và nhảy ra ngoài.

Tát Nhĩ Hạnh thấy vậy liền giảm tốc, dừng xe và tắt máy.

Nơi đây hoang vu như cõi chết, đã gần thôn Huyền Quái lắm rồi. Tát Nhĩ Hạnh áp lưng vào ghế, mắt nhắm nghiền đầy cay đắng.

Lần ấy, Tiểu Nhụy vui lắm, cô cứ tựa vào vai anh và nói: “Nguyên một chiếc xe to thế này mà chỉ chở mỗi mình em, trên đời này còn ai hạnh phúc hơn em nữa?”

Tát Nhĩ Hạnh vừa lái xe vừa bảo: “Em muốn thành xe số nào thì nó sẽ thành xe số đấy, em muốn nó đi tới đâu thì nó sẽ đi tới đó.”

Tiểu Nhụy thêm vào: “Chưa hết, không phải mua vé nữa chứ!”

Tát Nhĩ Hạnh cũng thêm vào: “Chưa hết, trên đường đi còn có một tài xế đẹp trai bầu bạn nữa…”

Tiểu Nhụy khẽ đánh anh và nói: “Lại bắt đầu khoe mẽ bản thân.”

… Có ai đó đập vào cửa sổ xe. “Thình! Thình! Thình!”

Tát Nhĩ Hạnh mở mắt, bật đèn xe, đằng trước chẳng có ai.

Giữa nơi hoang vu hẻo lánh này, ai lại đập vào cửa xe được nhỉ? Anh xuống xe, nhìn quanh quất xung quanh mà vẫn chẳng thấy ai. Anh thấy hơi lạnh gáy liền quay vào khoang lái. Đang bật đèn và quay đầu xe thì chợt thấy một cánh tay thò từ trên xuống ngoài cửa sổ, ra sức đập vào mặt kính ba cái “Thình! Thình! Thình!”, đập mạnh thế này rõ ràng đang có thái độ uy hiếp.

Anh vốn không tin vào chuyện ma quỷ thần thánh nhưng đến nước này cũng phải lạnh sống lưng. Anh đạp ga và phóng đi.

Anh chẳng kịp mảy may suy nghĩ tại sao trên xe đột nhiên lại có một cánh tay quái đản vươn xuống, trong đầu anh chỉ có một suy nghĩ duy nhất: phải lập tức quay về thành phố! Cuối cùng phía trước cũng xuất hiện mấy chiếc taxi chạy ca đêm đang đỗ bên đường chờ khách. Tát Nhĩ Hạnh dừng xe nhảy xuống và trèo lên nóc xe quan sát. Không có ai hết!
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,319
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Quyển 3 - Chương 4: Chương bốn


Trình tự

Type: Taranee

Có một bức ảnh phóng to thu nhỏ với tỉ lệ vô cùng lớn:

1. Nền bức ảnh chỉ là một màu đen vô cùng tận, ở giữa là một hình tròn màu xanh da trời bí ẩn.

2. Kéo ống kính lại. Một chú hề đang đứng bên ngoài cửa sổ chào đứa trẻ trong nhà. Màu đen chính là áo khoác của chú hề, hình tròn màu xanh nước biển chính là chiếc cúc trên áo.

3. Kéo ống kính lại. Chú hề, đứa trẻ và ngôi nhà đều là đồ chơi, một cô gái đang bày chúng trên bàn.

4. Kéo ống kính lại. Cô gái chơi đồ chơi thực chất chỉ là hình ảnh trên bìa sau cuốn tạp chí đang nằm trên tay một người đàn ông.

5. Kéo ống kính lại. Người đàn ông tay cầm tờ báo chỉ là hình ảnh trên một tấm quảng cáo trên xe buýt.

6. Kéo ống kính lại. Xe buýt đang chạy trên màn hình. Một cao bồi đang xem ti vi ở trang trại.

7. Kéo ống kính lại. Cao bồi và chiếc ti vi đều nằm trên một con tem. Một nhân viên bưu điện đang chuyển thư cho một người da đen.

8. Kéo ống kính lại. Nhân viên bưu điện và người da đen đang nói chuyện với nhau bên bờ biển. Một phi công đang nhìn họ từ trên máy bay.

9. Kéo ống kính lại. Máy bay đang tung cánh trên mặt biển bao la trông hệt như một con muỗi.

10. Kéo ống kính lại. Trái đất có màu xanh da trời còn vũ trụ đen thăm thẳm.

11. Kéo ống kính lại. Nền bức ảnh chỉ là một màu đen vô cùng tận, ở giữa là một hình tròn xanh da trời bí ẩn.

Bức hình phóng to thu nhỏ ấy đăng trên tờ báo “Thanh Niên Văn Trích – Bản màu” do tôi làm chủ biên, tên bức tranh “Chân lý không có điểm tận cùng” cũng là do tôi đặt.

Giữa Du Huy và Tiểu Nhụy không hề có mối quan hệ gì với nhau.

Nhưng do vô số lần tình cờ, cậu và cô đã gặp nhau ở thôn Huyền Quái như một sự tất yếu, để rồi, cậu đã giết cô.

Tát Nhĩ Hạnh vốn định đưa Tiểu Nhụy đi xem phim nhưng run rủi thế nào anh lại đi uống rượu với một người bạn. Nếu anh ở bên cạnh Tiểu Nhụy, có lẽ cô đã không phải chết.

Nếu người bạn kia không chơi xổ số thì đã không trúng giải năm ngàn tệ, cũng đã không cố sống cố chết lôi anh đi uống rượu bằng được.

Nếu người bạn kia không định đi mua máy tập cơ ngực, thì đã không tới cửa hàng, dĩ nhiên đã không tiện đường mua thêm tấm xổ số ấy.

Nếu hôm trước anh này không bị một gã tài xế taxi chửi mắng, anh đã không nghĩ đến việc mua máy tập cơ ngực. Anh vừa đạp xe khỏi cổng trường thì bị một chiếc taxi tông phải. Gã tài xế thò mặt ra vẻ bặm trợn và lớn tiếng chửi đổng. Anh ta tuy gầy gò nhưng đầu óc láu cá, cãi nhau thì đi trước nhưng đánh nhau thì đi sau. Anh không dám xô xát bèn dong xe đi mất….

Nếu không vì một tờ tiền giả, người tài xế bặm trợn ấy đã phóng xe đi qua cổng trường từ năm phút trước đó. Ông ta và chàng trai kia có lẽ sẽ không va phải nhau. Vừa rồi, ông ta chờ một người khác tới công ty gần trường Đại học Tây Kinh. Khách trả tiền, đưa cho ông ta tờ tiền giả. Họ cãi vã mãi, người khác mới chịu đi đổi tiền.

Nếu mấy hôm trước, người khác đen đủi kia không ra ga thì đã không mua cây kem và dĩ nhiên, không bị trả lại bằng tờ tiền giả đó.

Nếu người họ hàng dưới Cát Lâm không lên Tây Kinh thì anh ta đã không phải đi đón.

Nếu người họ hàng đó không cãi vã với vợ thì đã không lên Tây Kinh.

Nếu người họ hàng đó không bắt gặp vợ ong bướm bên ngoài thì đã không sinh ra cãi vã. Hai vợ chồng anh ta đều là những phần tử tri thức, cuộc hôn nhân tám năm nay vẫn cứ ân ái mặn nồng, cơm lành canh ngọt.

Nếu vợ anh ta không gặp lại người tình cũ, thì đã không có chuyện cành hồng nhà vươn sang vườn người.

Nếu một năm trước chị ta không đi công tác Quảng Châu thì đã không gặp người tình cũ. Anh và chị cắt đứt liên lạc suốt tám năm, mỗi người một phương giữa biển người vô tận. Trên con đường không mấy tấp nập ở Quảng Châu, họ lại gặp nhau ngỡ như một vở kịch.

Nếu người tình cũ của chị không đi phỏng vấn thì đã không đi ngang qua con đường đó.

Nếu người nhân viên tài vụ kia không nhảy lầu, thì anh đã không có cơ hội đi phỏng vấn.

Nếu người nhân viên tài vụ kia không bị kẻ xấu cướp mất năm mươi vạn đồng, cô ta đã không nhảy lầu.

Nếu kẻ xấu kia cứ ở mãi Hành Dương quê hắn thì đã không gây ra vụ án này ở Quảng Châu.

Nếu hai năm trước, hắn không bị người ta đánh cho nhừ tử thì đã không mò tới Quảng Châu.

Nếu hôm ấy hắn không đánh bạc thì đã không chọc mù mắt gã béo ăn gian nọ bằng chai rượu.

Nếu gã béo không trở về từ Đông Nam Á, nếu tay bằng hữu giang hồ Đại Liên mà gã định đầu quân không chết đuối, thì gã đã không đổi kế hoạch tới Hành Dương.

Nếu tay bằng hữu giang hồ kia không đi bơi thì đã không chết đuối.

Nếu tay bằng hữu giang hồ kia không phải đi cùng một người Trịnh Châu thì đã không ra biển bơi.

Nếu người Trịnh Châu kia không đọc được tờ báo đó thì đã không lặn lội tới Đại Liên. Tờ báo nói ở Đại Liên đang thịnh hành một loại sách rỗng ruột, bày trong nhà vừa trang nhã vừa tiện lợi mà lúc chuyển nhà cũng rất nhẹ nhàng. Anh muốn đích thân tới nơi khảo nghiệm xem sao.

Nếu tờ báo không đăng dòng tin ấy, người Trịnh Châu kia đã không thể đọc được. Thật ra trang ấy định đăng một bài phỏng vấn về một cô ca sĩ Thượng Hải, ký giả đã hẹn được thời gian phỏng vấn qua điện thoại nhưng khi gọi tới thì cô ca sĩ không nhấc máy. Biên tập đành lấy tạm trên mạng một mẩu tin văn hóa rồi lấp vào mục giải trí.

Nếu cô ca sĩ không lái xe đâm phải một công nhân ngoại tỉnh người Quý Châu, đang phải sốt sắng giải quyết hậu quả thì đã không có chuyện không nhấc điện thoại.

Nếu người công nhân ấy không tới khu dân cư sang trọng kia để thăm cô em gái đang làm công nhân vệ sinh ở đó thì đã không bị ngã trước mũi xe cô ca sĩ.

Nếu em gái người lao động ấy không buồn bã vì thất tình, thì đã không gọi điện kêu anh trai tới. Hồi còn học cấp ba, cô và người con trai ấy yêu nhau. Sau đó, cô rời xa vùng núi Quý Châu lặn lội tới Thượng Hải, bạn trai cô đi lính ở Nội Mông Cổ. Tuần nào họ cũng viết một phong thư nồng ấm trao tay, không hề có dấu hiệu của sự tan vỡ…

Nếu người con trai cao 1 mét 82 ấy không lọt vào mắt xanh của một nữ quân nhân, thì anh đã không vứt bỏ cô bạn gái hiện thời của mình. Anh làm lính rada ở Nội Mông Cổ, cô gái kia trong đội văn nghệ cơ quan Đại Đồng Sơn Tây, vượt xa xôi ngàn dặm tới liên đội liên hoan, mới gặp chàng lính kia đã phải lòng. Cha cô là cán bộ cấp cao trong quân đội, chẳng mấy chốc, cô đã nhờ vào quan hệ để anh lính kia được điều về Đại Đồng.

Nếu cô gái quân nhân ấy không đến Nội Mông Cổ liên hoan thì đã không quen biết anh lính. Ban đầu danh sách đội văn nghệ không có cô ấy, nhưng một cô gái Cam Túc trong đó vừa hay lại có cha đến thăm nhân chuyến công tác tới Đại Đồng. Cô gái Cam Túc ấy liền xin nghỉ, đội trường phải thay người.

Nếu cha của nữ quan nhân kia không đến Đại Đồng, thì cô ấy đã không xin nghỉ phép.

Nếu một năm trước, cha cô không được điều đến cục khoáng sản thì đã không tới Đại Đồng tổ chức hội thảo khảo sát.

Nếu ba năm về trước cha cô không liều lĩnh nhảy xuống nước cứu mạng cô con gái cục trưởng cục khoáng sản, thì đã không từ một thầy giáo dạy Ngữ Văn trung học cất bước lên làm thư ký cục khoáng sản, rồi tiến chức lên làm phó cục trưởng.

Nếu cây cầu hôm ấy không sập, thì cô gái mười lăm tuổi ấy đã không bị ngã xuống sống.

Nếu cô con gái không đi gặp mặt người bạn quen qua mạng đến từ huyện Cám, Giang Tây kia thì đã không bước chân lên cây cầu đó.

Nếu người bạn mười bảy tuổi quen qua mạng kia không bị bố đánh một trận nhớ đời thì đã không tức tối dạt nhà tới Hà Bắc.

Nếu cậu ta không giữ hộ “đại ca” Phúc Châu Chấu súng lục tự chế thì bố cậu đã không đánh đòn. Ngày thường, cậu được người nhà cưng chiều như trứng mỏng.

Nếu một năm trước cậu không sang ở nhà cô ruột, không tới Phúc Châu học thì đã không gặp tên “đại ca” kia.

Nếu bạn gái mình không bị một thằng lưu manh giành mất, tên “đại ca” kia đã không đi mua khẩu súng lục tự chế ấy. Thằng lưu manh đó rất hung hãn. Tên “đại ca” bắn chết hắn rồi đào tẩu tới huyện Cám ngay trong đêm.

Nếu nửa năm trước, tên “đại ca” kia không gặp gỡ cô nữ sinh trung học ấy ở vũ trường thì sau đó đã không có chuyện tranh giành với thằng lưu manh nọ.

Nếu buổi tối cuối tuần ấy bố mẹ không cãi nhau om sòm thì cô nữ sinh trung học kia sẽ không bỏ nhà và tới vũ trường một mình. Cô vốn là một cô gái ngoan ngoãn, chưa bao giờ đặt chân đến những chốn ăn chơi này.

Nếu bố cô không lén cho người chị ruột một vạn tệ, và bị mẹ phát hiện thì mẹ cô cũng đã không nổi giẩn lôi đình.

Nếu nhà không bị cháy thì người chị ruột kia đã chẳng chạy tới chỗ em trai chạy vạy. Người chị sống trong một thị trấn nhỏ ở An Huy, nhà ngói ba gian ở mặt đường, kinh doanh một cửa tiệm nhỏ, chẳng dư dả gì nhưng cũng không đến nỗi túng thiếu. Trong một đêm tối trăng, gió lớn, một trận hỏa hoạn bùng lên thiêu sạch sành sanh mọi của cải.

Nếu gã tài xế người Lâm Nghi, Sơn Tây kia không tiện tay vứt bừa mẩu thuốc lá vào đống củi cạnh nhà người chị ruột thì hỏa hoạn đã không xảy ra. Anh ta chở lạc tới An Huy, ghé qua quán cơm uống say mèm. Lúc về nhà nghỉ, anh ta đi nhầm đường, run rủi thế nào lại đi qua ngay trước cửa nhà người chị ruột.

Nếu một người tài xế khác không ngã bệnh đột ngột thì vụ làm ăn này đã chẳng đến tay anh ta.

Nếu người tài xế ban đầu kia không ăn phải hai quả trứng trà mua từ siêu thị thì đã không bị ngộ độc thực phẩm. Anh ta thượng thổ hạ tả đến nỗi phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Số trứng trà này được nhập từ Ninh Hạ.

Nếu người Ninh Hạ sản xuất ra đống trứng trà này không kết hôn với người con gái miền Tây Cương kia thì đã không mở xưởng chế biến thực phẩm. Toàn bộ gia đình người vợ đều làm trứng trà, bán rất đắt hàng. Hồi đó anh ta đang nuôi lợn thì lại đổi nghề.

Nếu bốn năm trước anh không lên huyện xem bộ phim “Thu Cúc đi kiện” thì đã không gặp gỡ cô gái Tân Cương ấy. Chú họ anh cư trú trên phố huyện, cô gái Tân Cương ấy là một họ hàng của thím, hai mươi năm trời mới được tới Cam Túc lần đầu.

Nếu không có bộ phim “Thu Cúc đi kiện” thì những ngày ấy anh đã không lên phố huyện.

Nếu không có cuốn tiểu thuyết “Vạn gia tố tụng” thì đã không có bộ phim “Thu Cúc đi kiện”.

Nếu mùa xuân năm 1991, Trương Nghệ Mưu không tình cờ đọc được cuốn “Nhà văn Trung Quốc” tại một sạp sách báo ở Trùng Khánh thì đã không biết đến cuốn tiểu thuyết này.

Nếu không phải đợi một người bạn cũ xui xẻo thì người chủ tiệm sách đã dọn hàng từ hai tiếng trước.

Nếu người bạn học xui xẻo đến từ Ân Thi, Hồ Bắc không lên đây làm thuê, không bị ăn trộm ví tiền thì đã không đến cầu cứu ông. Chị ta tứ cố vô thân nơi Trùng Khánh, chỉ quen biết mỗi mình ông ta.

Nếu tên ăn cắp ấy lên xe buýt trước đó một chuyến thì đã không ăn trộm tiền của chị này. Hắn cảm thấy có một người đàn ông rất giống cảnh sát bèn lánh đi và lên chuyến sau. Thật ra đó là một quân nhân đeo hàm đại tá.

Nếu người đại ta đó không về Trùng Khánh thăm nhà thì đã không ảnh hưởng đến việc tên ăn cắp nọ phải đổi xe.

Nếu vợ của đại tá không sinh con thì ông ta sẽ không vội trở về từ Goldmud.

Nếu đêm đó đại ta và người vợ không ân ái với nhau thì vợ ông ta đã không mang thai đứa con này.

Nếu chín tháng trước, đại tá không đi có việc phải tới Thành Đô thì hai vợ chồng đã không hẹn nhau gặp mặt.

Nếu trung đội trưởng người Thành Đô ấy không hy sinh thì đại tá đã không đến đó lo hậu sự.

Nếu trong lúc tập ném lựu đạn, một tân binh người Hàng Châu không căng thẳng quá mức, làm rơi quả lựu đã tháo chốt thì trung đội trưởng người Thành Đô kia đã không hy sinh… Sau vài tích tắc bàng hoàng, ông đã lao tới, nằm đè lên chắn lấy tử thần.

Nếu người chỉ huy luôn đứng ngay cạnh cậu tân binh Hàng Châu kia không nhận được một cuộc điện thoại và đột ngột rời đi thì trung đội trưởng người Thành Đô đã không phải lao tới từ phía xa và hứng trọn quả đạn ấy.

Nếu cô em ruột không gọi điện đến từ Thiên Tân thì chỉ huy đã không rời đi đột ngột đến thế.

Nếu mẹ anh ta không bị chó dại cắn, bị chẩn đoán đã mắc bệnh dại và bị giam cầm trong bệnh viện thì cô em ruột đã không gọi cuộc điện thoại ấy.

Nếu người mẹ không đi tham gia cuộc hội thảo về sức khỏe người già thì đã không gặp con chó dại ấy ở góc phố. Mang tiếng là hội thảo nhưng thực chất đó chỉ là buổi quảng cáo một loại máy mát-xa.

Nếu nhà sản xuất Hải Nam này tới Thiên Tân tổ chức buổi quảng cáo sớm một hôm thì mẹ cô đã không gặp phải con chó kia.

Nếu người nhân viên marketing xin được chữ ký giám đốc để lấy công tác phí thì họ đã không xuất phát chậm một ngày.

Nếu ông giám đốc không để mắt tới cô gái bán hoa trong hộp đêm thì đêm đó ông ta đã về nhà, và sáng hôm sau kịp thời có mặt ở công ty.

Nếu cô gái đến từ miền đất Quế Lâm kia không bị cưỡng hiếp thì đã không phải đến Hải Nam làm gái.

Nếu kẻ hiếp dâm người Vân Nam kia không lén lên tàu tới Quế Lâm, thì đã không gặp cô gái kia vừa mới tan ca đêm trên con đường tối heo hút ấy.

Nếu kẻ hiếp dâm không gặp cô gái xinh đẹp nọ trên tàu thì đã không đến Quế Lâm. Hắn lên tàu từ Côn Minh, vốn định tới Nam Ninh nhưng rồi lại thay đổi ý định ngay khi bắt gặp cô gái kia đi du lịch Quế Lâm một mình. Nhưng sau khi xuống tàu, cô gái xinh đẹp ấy liền được hai người bạn nam đón đi. Lửa dục trong mình bốc lên ngùn ngụt, hắn bèn đi loanh quanh trong thành phố xa lạ này để tìm con mồi…

Nếu cô gái xinh đẹp kia không bị trường đại học cho thôi học thì đã không phiêu bạt tứ xứ.

Nếu cô không quen biết người đàn ông đang độ tuổi tam thập nhi lập kia thì đã không bị đuổi học. Một năm trước, cô tới Tây Tạng nhân dịp hè. Có một người đàn ông điển trai chủ động bắt chuyện với cô ngay trước cung điện Potala. Tình cờ thay, cô gái là người Tây An, anh ta cũng là người Tây An. Cô học mỹ thuật, anh ta cũng làm ngành mỹ thuật. Hai người càng nói chuyện càng thấy tâm đầu ý hợp liền kết bạn đồng hành với nhau. Sau khi trở về Tây An, người đàn ông đột ngột biến mất như thể chưa từng xuất hiện. Còn cô gái, không ngờ đã mang bầu…

Nếu người đàn ông Tây An không tới Tây Tạng thì đã không có cuộc mây mưa trên thảo nguyên cùng cô gái xinh đẹp này.

Nếu người em trai không qua đời thì người đàn ông Tây An đã không đến Tây Tạng. Người em trai anh thương yêu nhất giết người ở Hắc Long Giang và bị tuyên án tử hình. Ngày em trai bị xử bắn, anh ta cũng đến. Xe tù đi qua, em trai anh đứng trong đó, toàn thân chằng chịt dây trói. Cậu ta nhìn thấy anh trai giữa đám đông liền nở nụ cười. Sau đó, anh ta chỉ đành giương mắt nhìn xe tù chở em trai tới pháp trường… Từ giây phút đó trở đi, cuộc đời đối với anh đã trở thành vô nghĩa.

Nếu người con trai bị hại gốc Hà Bắc kia không tới Hắc Long Giang xem băng đăng thì đã không phát sinh cãi vã với người em trai chỉ vì vô tình đứng chắn trước máy ảnh của cậu ta.

Nếu dì sáu của người con trai Hà Bắc này không đưa con gái từ Giang Tô lên đón năm mới, thì anh ta đã không cùng cô em họ đi Hắc Long Giang xem băng đăng. Vì cha mẹ mình rất mực trọng nam khinh nữ nên dì sáu luôn phải chịu ấm ức từ tấm bé. Năm mười mấy tuổi, dì sáu bỏ nhà ra đi, bị người ta lừa bán đến miền Nam. Dì luôn ôm hận cha mẹ trong lòng, thà ở cùng với người nông dân Giang Tô này còn hơn là phải về nhà. Đây là lần đầu tiên dì đem con về Hà Bắc thăm người thân…

Nếu dì sáu không gặp phải ông thầy bói đó thì đã không về Hà Bắc đón năm mới. Hôm ấy, trong thôn xuất hiện một ông già mù xem bói, dì mời ông vào nhà và nhờ xem một quẻ. Thầy bói nói:

- Năm nay, con gái nhà chị tốt nhất không nên ăn tết ở nhà mà phải đi càng xa càng tốt.

- Tại sao? – Dì sáu hỏi.

- Thôn nhà chị có một đứa bé mới ra đời, nó đến nhân gian ắt phải thế một mạng về âm phủ. Sau khi rồng rắn hoán chỗ cho nhau, tính mệnh của con gái chị mới được an toàn. – Thầy bói nói.

Dì sáu sực nhớ ra, tháng trước nhà họ Cố đầu làng vừa sinh hạ một đứa bé trai đặt tên là Du Huy… Lúc đó, thằng bé Du Huy xấu xí còn đang oa oa khóc trong lớp tã lót.

Dễ thẫy, vô vàn cánh cửa trên đời này đều được lồng vào nhau. Nói cánh khác, nếu ta bước vào cánh cửa này thì chắc chắn sẽ phải đi vào một cánh cửa khác, ví dụ như cửa gian ngoài với cửa gian trong, chứ không thể nào thoát.

Giữa vô số cái ngẫu nhiên, chúng ta tìm được một đường thẳng tất nhiên. Nếu bóc tách ra thì mỗi điểm tất nhiên trên đường thẳng này lại được tạo thành từ vô số sự ngẫu nhiên khác. Trong vô số những cái ngẫu nhiên ấy, ta lại tìm ra được một đường thẳng tất nhiên… Cuối cùng, chúng ta nhận ra rằng mọi đường thẳng đều là tất nhiên, đan xen chằng chịt vào với nhau dưới bề ngoài ngẫu nhiên.

Phải chăng đây chính là bí ẩn của số mệnh?

Chúng ta hãy lấy một ví dụ.

Tỉ như người dì sáu này chẳng hạn, nếu dì không sang nhà hàng xóm vay tiền thì đã không gặp phải thầy bói đó.

Nếu hôm sau chồng dì sáu không lên thành phố, dì đã không phải đi vay tiền.

Nếu con trai dì không lên thành phố làm thợ xây, không trượt chân ngã xuống từ giàn giáo, thì chồng dì đã không phải đi đâu cả.

Nếu một người đàn bà điên không tự dưng xông vào tòa nhà đang thi công dang dở, thì cậu con trai đã không trượt chân ngã xuống.

Nếu đứa con nhỏ của người đàn bà ấy không yểu mạng thì bà ta đã không trở nên điên dại.

Nếu người bảo mẫu chịu túc trực trông nom đứa bé thì nó đã không trèo ra lan can và ngã xuống từ tầng bốn.

Nếu Chu Đức Đông không đến thành phố này để ký tên bán sách, người bảo mẫu đó đã không nhốt đứa bé trong nhà và lén tới hiệu sách.

Nếu bác ruột của Chu Đức Đông không chết đói cách đây mười tám năm, thì mẹ của Đông đã không lấy cha của Đông, và rồi đã không có Đông ra đời. Năm ấy mẹ của Đông đã đính hôn với bác của Đông, nhưng vì bác qua đời nên các cụ hai nhà đã bàn bạc, để mẹ của Đông cải giá với bố của Đông.

Nếu tằng tổ của mẹ Đông không phải là người may mắn duy nhất sống sót giữa hơn hai nghìn nạn nhân bỏ xác la liệt trong cuộc đại thảm sát sáu mươi tư đồn Giang Đông do Sa hoàng Nga gây ra, thì đến đời này đã không có mẹ Đông.

Nếu tại trận hỗn chiến tàn khốc tua túa gươm đao nằm trong cuộc chiến Tống diệt Nam Đường ở Giang Ninh (này là Nam Kinh) kia, tên lính phe địch không trượt chân vấp ngã thì chắc chắn nhát đao ấy đã giáng vào đầu tổ tiên đời thứ bốn mươi sau của vị tằng tổ kia và chém cụ đứt làm đôi. Nếu như thế thì đã không có tằng tổ của mẹ Đông.

Nếu tổ tiên đời thứ một lẻ chín của vị tổ tiên đời thứ bốn mươi sáu ấy, sống trong thời Võ Đinh hưng thịnh nhất của triều Đường, không ở lại hà thêm một đêm trong cái đêm bão bùng bất chợt ấy thì đã không ân ái cùng phu nhân, phu nhân sẽ không mang thai và sinh ra vị tổ tiên đời thứ một lẻ tám.

Nếu tổ tiên của vị tổ tiên thứ một lẻ chín này, vốn là người nguyên thủy sống cách đây một vạn năm, không quay lại nhà để lấy thêm con dao bằng xương trước khi lên núi, thì sẽ không giết chết con chó sói chặn đường và thoát nguy. Nếu như thế, sau này sẽ không có vị tổ tiên thứ một lẻ chín kia.

Nếu ngược dòng lịch sử tiến hóa của loài người, từ người nguyên thủy kia tìm về con vượn người tổ tiên, từ con vượn người ấy tìm về tổ tiên là một loài động vật có vú nào đó, từ loài động vật có vú đó tìm về tổ tiên bò sát, từ loài bò sát tìm về tổ tiên cá… Hàng tỉ năm trước, dưới đáy biển tăm tối, nếu con cá đó không may mắn thoát chết từ miệng một loài kẻ thù nào đó thì đã không bao giờ được tiếp tục sinh sôi nảy nở và tiến hóa thành con người nguyên thủy…

Có vô số những đường thẳng, hai đầu mỗi đường thẳng đều kéo dài ra hàng trăm triệu năm trên dòng thời gian, vắt từ đầu nọ sang đầu kia trái đất trong không gian.

Trên mỗi đường thẳng lại có vô số những điểm ngẫu nhiên.

Nếu chúng ta thay đổi một điểm vô cùng nhỏ bé nào đó thì sẽ làm thay đổi toàn bộ.

Ta lại lấy tiếp một ví dụ:

Nếu cô ca sĩ kia không nghe điện thoại trước khi rời nhà thì đã không lỡ mất mấy phút, và đã không đâm phải người công nhân ở khúc rẽ.

Nếu trợ lý của cô không phải nhận cuộc điện thoại từ cha ruột thì đã gọi điện cho cô trước đó mấy phút để thông báo cô vừa nhận được một lời mời đi diễn.

Nếu không vì người đồng nghiệp định dẫn một đứa trẻ lên Thượng Hải khám bệnh thì cha ruột người trợ lý dã không gọi điện cho con trai từ Thẩm Quyến.

Nếu vợ chồng người đồng nghiệp đó không bắt gặp đứa trẻ đang khóc tu tu trên bãi cỏ ngoài công viên rồi nhận nó về nuôi thì đã không phải lên Thượng Hải khám bệnh.

Nếu ba năm trước, người đàn ông đó không tằng tịu với người giúp việc trong nhà thì đã không sinh ra đứa bé ấy.

Nếu người đàn ông đó không thuê người giúp việc về thì đã không phát sinh quan hệ với cô này.

Nếu không phải đi gặp một người bạn học cùng trường đại học thì người đàn ông đó đã không tiện đường tới công ty giới thiệu việc làm và đưa cô giúp việc về nhà.

Nếu người bạn học cùng trường đại học ấy không nhặt được chiếc cặp da thì đã không tới Thẩm Quyến. Khi đang ngồi taxi trong thành phố, chị ta bắt được một chiếc cặp da, bên trong có mấy hợp đồng trị giá lên tới hàng chục triệu, một tập chứng từ, một chứng minh thư cùng vài nghìn tệ tiền mặt. Chị quyết định trả chiếc cặp cho người mất. Ba hôm sau, chị liên lạc được với người đó. Anh ta là người Thẩm Quyến. Nhận được cuộc điện thoại của người bạn cùng trường, anh cảm động đến rơi nước mắt, hứa biếu chị một nghìn tệ để cảm ơn và mời chị tới Thẩm Quyến du lịch, mọi chi phí đều do anh chi trả.

Nếu chị bạn học kia không gặp phải chính bạn ở siêu thị, hai người trò chuyện với nhau một hồi, chị ta chắc chắn đã đi về bằng chiếc taxi khác và sẽ không nhặt được cái cặp da kia nữa.

Nếu hôm đó, bạn bước vào siêu thị từ một cánh cửa khác thì đã không gặp người bạn học đó…

Nói cách khác, chính bạn, người đang đọc cuốn tiểu thuyết này, nếu sáu năm trước không mở cánh cửa ấy ở siêu thị, thì Tiểu Nhụy đã không phải chết.

Tiểu Nhụy không chết, thì ba năm sau, cô và Tát Nhĩ Hạnh sẽ làm lễ thành hôn.

Một năm sau đó, hai vợ chồng sinh hạ được một cậu con trai nặng bốn cân, đặt tên là Tát Tiểu Nhụy.

Sau khi Tát Tiểu Nhụy trưởng thành, chắc chắn cậu sẽ kết hôn với một cô gái nào đó. Chúng ta giả sử cô gái này là một luật sư.

Nếu Tát Tiểu Nhụy là giả thiết chúng ta đặt ra, thì cô luật sư này tồn tại thực sự. Nếu cô và Tát Tiểu Nhụy cùng lứa với nhau thì sau bốn năm, cô được ra đời và vui vẻ lớn lên.

Tiểu Nhụy đã chết, Tát Tiểu Nhụy không tồn tại trên đời. Vậy người kết hôn với cô luật sư sẽ là một người con trai khác. Ta giả sử người con trai này là một bác sĩ.

Nếu Tát Tiểu Nhụy có tồn tại, anh ta sẽ lấy cô luật sư. Như vậy anh bác sĩ sẽ phải kết hôn với một người con gái khác. Ta giả sử người con gái này là một phiên dịch viên.

Nhưng vì Tát Tiểu Nhụy không tồn tại, nên bác sĩ kết hôn với luật sư, còn cô phiên dịch viên lại kết hôn với một người con trai khác. Ta giả sử người con trai này là một doanh nhân.

Nếu Tát Tiểu Nhụy tồn tại, anh ta sẽ lấy cô luật sư; bác sĩ và phiên dịch viên lấy nhau. Như vậy doanh nhân kia sẽ phải kết hôn với một người con gái khác. Ta giả sử người con gái này là một hướng dẫn viên du lịch.

Nhưng vì Tát Tiểu Nhụy không tồn tại, nên chàng doanh nhân kết hôn với cô phiên dịch, còn cô hướng dẫn viên du lịch lại kết hôn với một người con trai khác.

Cứ suy luận tương tự, nếu không xuất hiện một người quyết định sống độc thân, làm gián đoạn chuỗi phản ứng móc xích này, thì toàn bộ các cuộc hôn nhân đều sẽ phát sinh sự thay đổi. Như vậy toàn bộ thế hệ đời sau sẽ không còn là những người ban đầu nữa.

Nói cách khác, mỗi khi ta mở một cánh cửa, toàn bộ thế giới sẽ thay đổi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,319
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Quyển 3 - Chương 5: Chương năm


Type: Taranee

Một ngón tay… À, đó là hướng dẫn tới pháp trường

Một đứa bé nuôi hai con dế mèn, một đực một cái.

Một lần nọ, nó đi cùng bố mẹ ra ngoài, ba ngày sau mới trở về nhà. Vừa trông thấy cái hộp đựng dế mèn nó sực nhớ ra lúc đi quên không để thức ăn vào, chắc lũ dế chết đói hết cả rồi…

Nó mở hộp ra, cảnh tượng trước mặt khiến nó dựng tóc gáy và thở hổn hển: con dế đực chỉ còn lại một nửa thân mình nhưng vẫn bò loanh quanh trong hộp. Còn cô bạn gái của nó vẫn bò bên cạnh với cái bụng căng tròn.

Con dế đực vốn rất thiện chiến, dế cái làm sao đánh lại nó được. Rõ ràng trong cái hộp tối om om ấy, nó đã nguyện để dế cái gặm từng miếng trên người mình để sống tiếp…

Trong giây phút tình yêu vượt lên sinh mạng ấy, không gian xung quanh chợt như long lở, lửa và tro mịt mù tứ phía.

Trước đây, Tát Nhĩ Hạnh không định rắp tâm giết chết Cố Phán Phán. Trong suy nghĩ của anh, có tất cả ba người cùng can dự vào vụ án mạng, người thứ nhất là gã nhà văn, người thứ hai là Cố Phán Phán, người thứ ba là Du Huy. Nhà đầu tư của gã nhà văn chỉ tiếp tay cho hung thủ chứ không có oán thù trực tiếp.

Anh chỉ muốn lấy mạng Du Huy vì chính tay cậu ta đã giết chết người anh yêu. Hai người còn lại, anh chỉ định giả ma dọa họ một mẻ cho hả dạ mà thôi. Sau lần giết hụt Du Huy trên chiếc xe buýt số 44 ấy, anh không biết làm thế nào để tiếp tục thực hiện ý định nữa.

Cố Phán Phán một mực khuyên em trai rời khỏi Tây Kinh vì một lý do quan trọng, cô cảm thấy cảnh sát đang để mắt tới mình. Thật ra, sự xuất hiện của hai người mặc thường phục đi đi lại lại dưới lầu hoàn toàn không phải vì vụ án Tiểu Nhụy. Chẳng qua mấy người hàng xóm trong khu thấy nơi ở của cô hay có đàn ông lạ mặt ra vào, họ nghi cô bán dâm nên bắt tay với nhau đi báo chính quyền.

Sau khi Du Huy biến mất, Tát Nhĩ Hạnh vô cùng uất ức. Anh quyết định quay sang Cố Phán Phán.

Tối hôm đó, trong hành lang tòa nhà ký túc xá, Tát Nhĩ Hạnh bắt gặp chị cả dẫn theo mấy bạn cùng phòng sắp sửa đi ra ngoài.

- Mấy bạn đi đâu thế?

- Bọn tôi đi uống rượu.

- Vụ gì thế?

- Chúng tôi tiễn Cố Phán Phán lên đường ấy mà.

- Cố Phán Phán? Cô ấy định đi đâu?

- Cô ấy bỏ học rồi, ngày mai sẽ về quê.

- Tại sao?

- Không biết nữa! Chúng tôi ít khi nói chuyện với nhau lắm.

Khi hai người nói chuyện, mấy nữ sinh còn lại cùng không góp chuyện, họ đi tiếp và lúc ấy đã bước xuống cầu thang. Ngày mai Cố Phán Phán sẽ rời khỏi Tây Kinh! Cái tin ấy khiến Tát Nhĩ Hạnh sững sờ.

- Cậu sao thế?

- Có sao đâu chị!

- Chẳng phải cậu thích cô ấy sao?

- Nhưng cô ấy không thèm để ý gì đến em, em bỏ cuộc và tìm người khác rồi.

- Cô nào thế?

- Sinh viên Học viện Điện ảnh.

- Thế thì chắc là xinh đẹp lắm!

- Không bằng Cố Phán Phán đâu.

- Mỹ nhân say đắm anh hùng mà.

- Hôm nay cô ấy sang trường mình thăm em, bọn em đang không có chỗ nào để đi đây! Các chị đi uống rượu, ký túc xá bỏ trống, cho em mượn tạm một chút nhé!

- Không vấn đề gì!

Nói rồi chị ta lấy chìa khóa đưa cho Tát Nhĩ Hạnh. Anh nói với giọng đầy cảm kích:

- Cảm ơn chị, hôm nào em mời chị đi ăn nhé!

Chị cả nháy mắt ra vẻ tinh quái:

- Làm gì thì làm đừng có ồn ào quá đấy nhé!

- Không ồn ào không được, vì em không đồng ý. – Tát Nhĩ Hạnh cười xòa.

- Bốc phét! – Chị cả bĩu môi.

Tát Nhĩ Hạnh chợt nảy ra suy nghĩ gì đó liền hỏi:

- Hôm nay chị có thể đưa Cố Phán Phán về ký túc xá không?

- Cậu muốn cho nó trông thấy bạn gái mới của mình để ghen lên chứ gì? – Chị cả tỏ vẻ ranh mãnh.

- Đúng là sức quyến rũ của chị nằm ở sự thông minh! – Tát Nhĩ Hạnh đáp.

- Cứ để đấy cho chị! – Chị cả tự tin trả lời.

- Đa tạ, đa tạ! – Tát Nhĩ Hạnh nói.

Chị cả đi tiếp, được dăm bước thì dừng lại, ngoảnh đầu nhìn Tát Nhĩ Hạnh. Anh cũng đang ngẩn người nhìn theo chị. Chị nói:

- Có một chuyện này chị mãi mà không hiểu…

- Chuyện gì thế? – Tát Nhĩ Hạnh hỏi.

- Cậu vừa đẹp trai, gia cảnh đàng hoàng, tại sao lại phải dành nhiều tâm tư cho Cố Phán Phán? Cô ấy… có sánh được với Tiểu Nhụy không? – Chị cả hỏi.

- Trong mắt mọi người cô ấy có như thế nào thì đối với em vẫn là người quan trọng nhất. – Tát Nhĩ Hạnh cười xòa.

Chị cả lắc đầu rồi bước xuống cầu thang.

Sau đó, Tát Nhĩ Hạnh đi xuống tòa nhà. Anh ra khỏi trường bằng một cánh cổng khác. Trong vòng một tiếng đồng hồ, anh đã hoàn thành hai việc: đánh thêm chìa khóa và sai T mang thuốc mê tới. Anh không nói cho T biết mình cần thuốc mê làm gì, vốn đã lão luyện nên T cũng không hỏi.

Khi Cố Phán Phán và mấy cô bạn quay về ký túc xá, Tát Nhĩ Hạnh trả chìa khóa cho chị cả. Qua lời kể của chị, anh biết chắc chắn Cố Phán Phán đã về đây. Lồng ngực anh bắt đầu reo lên những tiếng thình thịch, như thể đang được chứng kiến con chim non sa vào lưới.

Sinh viên nam nữ trong ký túc xá ở lẫn lộn với nhau, tầng một cho nữ, tầng hai trở lên dành cho nam. Vào lúc nửa đêm, Tát Nhĩ Hạnh đeo khẩu trang, mò xuống tầng một và nấp sẵn trong hành lang tối om để chờ đợi thời cơ. Anh đã quá quen thuộc khu nhà này. Một lúc sau, có ai đó đi ra từ phòng của Cố Phán Phán. Nhờ tia sáng hắt ra từ nhà vệ sinh, anh chắc chắn đây là Cố Phán Phán.

Thời cơ đã tới.

Tát Nhĩ Hạnh còn chưa cần dùng tới bộ chìa khóa kia!

Anh nhón chân bám theo và lẩn vào nhà vệ sinh nữ.

Màn đêm yên ắng quá đỗi, cho dù Tát Nhĩ Hạnh đi có khẽ đến thế nào thì Cố Phán Phán vẫn nhận ra dường như có ai đó đang bám theo sau lưng. Nhưng cô chưa kịp quay đầu lại thì đã bị Tát Nhĩ Hạnh úp chiếc khăn tẩm thuốc mê vào miệng.

Cố Phán Phán giãy dụa một hồi rồi toàn cơ thể mềm nhũn ra.

Tát Nhĩ Hạnh khiêng cô vào một gian buồng rồi chạy ra ngoài hành lang quan sát, không ai đi tới, anh lại quay về bên cạnh Cố Phán Phán, khuỵu gối xuống nhìn cô lặng lẽ. Lúc ấy ánh mắt anh trông mới đáng sợ làm sao. Đàn muỗi cứ vo ve luẩn quẩn, chốc chốc lại bám lên da thịt nhưng anh vẫn mặc kệ, chẳng thèm xua đi.

Thế rồi anh chầm chậm rút ra một sợi dây thừng, vòng lên cổ cô rồi dùng toàn bộ sức lực trong cơ thể để siết… siết… siết thật chặt…

Anh cố kìm nén hơi thở, đôi tay gồng sức siết mạnh liền mười mấy phút cho đến khi mỏi nhừ mới từ từ nới lỏng. Nghỉ một chút, anh lấy ra một con dao nhọn và bắt đầu rạch từng đường trên mặt cô. Tay anh đưa chầm chậm hệt như đang họa một tác phẩm trường phái hậu hiện đại trên một tấm vải đặc biệt.

Xong xuôi, anh chốt chặt cửa, trèo ra ngoài rồi trở về ký túc xá nam ngay tức thì. Khi bàn chân đặt tới cửa cầu thang tối om, không rõ do linh cảm gì thôi thúc, anh chợt liếc mắt về chỗ mình vừa nấp ban nãy và như thể trông thấy mình vẫn còn đứng đó, đầu óc chợt trống rỗng trong vài tích tắc.

Sau khi Cố Phán Phán bị giết hại, một chiếc xe cảnh sát lập tức có mặt trong trường để tiến hành điều tra. Đó là chiếc xe cũ kỹ, trên tấm kính chắn gió có một vết xước hình chữ “y”, dán miếng băng dính trắng.

Chị cả ký túc xá cũng bị cảnh sát triệu tập. Lúc đó, Tát Nhĩ Hạnh mới nhận ra rằng mình đã để lại quá nhiều sơ hở:

Thứ nhất, anh từng hỏi riêng chị về Cố Phán Phán mấy lần.

Thứ hai, đêm xảy ra chuyện, anh không những mượn chìa khóa của chị cả, mà còn thúc giục chị đưa Cố Phán Phán về ký túc xá.

Thứ ba, ngày thường anh không ở trong ký túc xá, hôm nay lại đột ngột quay về đúng vào cái đêm Cố Phán Phán bị giết hại.

Anh trở thành một con chim hoang mang trước cây cùng đang dần chĩa tới, lúc nào cũng thấp thỏm sợ bị cảnh sát sờ gáy. Nhưng lạ thay, cảnh sát đã điều tra rất nhiều sinh viên và giáo viên mà vẫn không hề động tới anh ta.

Càng như thế, anh lại càng hoang mang hơn.

Để an toàn, anh không đến trường nữa mà gọi T tới, cho hắm một khoản tiền để hắn đi du lịch. Sau đó anh dọn vào nhà T ở, ngôi nhà ấy nằm ở phía đông ngoại ô. Mối quan hệ giữa anh và T có thể nói là khá bí ẩn, rất ít người hay biết.

Tát Nhĩ Hạnh chợt có một linh cảm: Việc anh đào tẩu có lẽ sẽ chẳng kéo dài được lâu. Nếu không may bị đẩy vào nước cuối cùng, anh chỉ còn lại một tia hy vọng duy nhất, đó là sự cứu giúp của bố mẹ. Tiền bạc gia đình anh không thiếu, điều ấy anh biết rõ. Nhưng số tiền ấy liệu có mua lại được mạng sống cho mình hay không, anh cũng không dám chắc chắn. Vừa hoảng sợ vừa đớn đau, lòng anh nóng rẫy như thiêu như đốt. Anh muốn trước khi bị bắt, phải trừ khử được Du Huy.

Nhưng kẻ mép dính rong biển hay vụn thịt gì đó kia biết giờ này đang ở phương trời nào? Sau khi Cố Phán Phán chết, bố mẹ cô đã gấp gáp lên Tây Kinh nhưng không thấy Du Huy đâu. Tát Nhĩ Hạnh đồ rằng vì đang mang tội sát nhân, hắn đã đào tẩu tới một nơi rất xa xôi, đoạn tuyệt mọi liên lạc với gia đình và hoàn toàn không hay biết rằng chị gái mình vừa qua đời. Lúc này, muốn bắt liên lạc với Du Huy thì chỉ còn một con đường duy nhất: QQ. Thế là ngày nào anh cũng quẩn quanh trên mạng với hy vọng sẽ gặp được Du Huy.

Ngày hôm ấy, Tát Nhĩ Hạnh ngồi trong nhà T lên mạng, sau khi đi xả được một bụng nước tiểu, anh chợt thấy Du Huy online. Anh vội vội vàng vàng ngồi vào ghế, đến khóa quần còn chưa kịp kéo, anh chuyển sang tài khoản của Cố Phán Phán và gửi lời mời kết bạn.

Du Huy nhận lời mời của tử thần.

Và cứ thế, Du Huy lặn lội từ Thạch Hà Từ về Tây Kinh. Tát Nhĩ Hạnh lại thuê chiếc xe buýt số 44 kia, túc trực sẵn ở gần Đại học Tây Kinh. Anh biết chắc, Du Huy nhất định sẽ đến.

Tối hôm đó, anh che kín biển số xe rồi ngồi sẵn trong buồng lái. Anh hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, chờ đợi sự xuất hiện của Du Huy.

Con đường đã hoàn toàn vắng bóng người lai vãng, giờ này chỉ còn Tiểu Nhụy bầu bạn cùng anh.

Tiểu Nhụy tựa đầu vào vai anh và háo hức nói: “Nguyên một chiếc xe to thế này mà chở mỗi mình em, trên đời này còn ai hạnh phúc hơn em nữa?”

Đột nhiên, anh mở bừng mắt, một chiếc xe taxi mới toanh đang đỗ trước cổng trường. Lát sau, Du Huy bước ra.

Chính kẻ đó!

Kẻ cao chưa đầy mét bảy đó.

Kẻ vô văn hóa mắt ti hí, bọng mắt sưng, mũi củ hành, môi dày bịch đó… Tát Nhĩ Hạnh đã đợi hắn từ lâu lắm rồi, tay chân anh như đang tê dại tưởng chừng không nhúc nhích được nữa. Anh ngẩn người vài giây rồi định thần lại. Tát Nhĩ Hạnh lập tức nổ máy, nhấn ga lao thẳng về phía Du Huy. Du Huy cảm thấy có gì đó bất thường bèn quay phắt lại. Đã quá muộn, chiếc xe đồ sộ đã giúp cậu có được lần thứ hai trong đời được tung bay.

Trong giấy phút hất tung Du Huy lên không trung, chiếc xe rùng mình, Tát Nhĩ Hạnh cũng rùng mình theo.

Anh đạp vội vào chân phanh, nhảy xuống, chạy tới bên xác Du Huy xem thế nào. Du Huy sấp mặt im lìm trên mặt đất, vết thương trên đầu tựa như miệng suối, từ đó ồ ồ xối ra bao nhiêu là máu, thấm ướt cả một khoảnh đất xung quanh.

Anh quan sát bốn bề, hình như không ai trông thấy bèn vội vàng nhấc Du Huy lên, loạng choạng ném cậu lên xe. Anh leo vào buồng lái và đi thẳng về hướng Tây.

Giữa đêm tối mịt mùng tuyệt không một bóng người, chỉ có chiếc xe buýt cô độc này lăn bánh. Tát Nhĩ Hạnh lái quá nhanh đến nỗi chiếc xe cứ rung lên bần bật.

Hệt như lần Phục Thực tới tôn Huyền Quái trên chiếc xe màu đen, vầng trăng khuyết đỏ au giữa trời tựa như một con mắt độc nhãn, cõi nhân gian mênh mông là thế nhưng nó chẳng nhìn ai, chỉ dõi theo mỗi chiếc xe buýt đang lao đi vun vút.

Trên xe có hai người. Một người còn sống, đang lái xe. Một người đã chết, nằm sấp mặt. Lần trước, người nằm sấp mặt trong khoang xe ấy từng đạp vỡ cửa kính nhảy ra ngoài. Nhưng lần này, hắn không thể bỏ chạy được nữa…

Nghĩ đến đây, Tát Nhĩ Hạnh ngoái đầu lại nhìn và chợt rùng mình… Ban nãy, anh đặt Du Huy ở cửa sau, nhưng bây giờ tử thi đã trượt ra tận giữa xe, khuôn mặt vẫn sấp xuống, đằng sau người hãy còn lê dài một vệt máu.

Có lẽ vì xe đi xóc quá nên hắn bị trượt ra giữa chăng?

Tát Nhĩ Hạnh cảm thấy kinh hoàng cực độ, càng cho xe lao đi như xé gió.

Đi được một lúc, Tát Nhĩ Hạnh lại quay đầu nhìn lần nữa. Cái xác đang nằm ở cửa trước, cách anh đúng hai bước! Khuôn mặt vẫn sấp xuống sàn xe, vệt máu đằng sau đã không còn rõ nữa.

Tát Nhĩ Hạnh nghiến răng, vừa tiếp tục lái xe vừa ngoảnh đầu theo dõi cái xác.

Cho dù có đúng cái xác này biết cử động hay không anh vẫn phải đưa nó tới thôn Huyền Quái, tới nơi Tiểu Nhụy bị hại bằng được. Anh phải treo Du Huy lên cái cây kia để tế vong hồn Tiểu Nhụy.

Đột nhiên, sau lưng Tát Nhĩ Hạnh vẳng lên một giọng nam khàn khàn: “Nguyên một chiếc xe to thế này mà chở mỗi mình ta, trên đời này còn ai hạnh phúc hơn ta nữa?”

Tát Nhĩ Hạnh kinh hãi đến mức toàn thân đều run lên lật bật. Anh quay lại lần nữa, tử thi đã ngẩng mặt dậy từ lúc nào, cằm chống xuống sàn, đôi mắt đỏ máu mở trừng trừng xoáy thẳng vào anh…

Tát Nhĩ Hạnh nhấn phanh thật mạnh, chiếc xe buýt như rú lên một tiếng rồi dừng khựng lại tức thì. Anh nắm lấy thanh cán sắt, đứng phắt dậy, vừa giáng liên hồi vào cái đầu đang trân trân nhìn anh vừa gào thét điên cuồng. “Coong! Coong! Coong!”

Khuôn mặt tử thi lại sấp xuống. Thanh sát giáng xuống như thể đang đập vào đá, chẳng còn máu để chảy ra nữa rồi.

Tát Nhĩ Hạnh quẳng thanh sắt sang một bên, ngồi thụp lên ghế, vừa nhìn cái xác chết, vừa thở hồng hộc, vừa chửi đổng:

- Tiên sư tổ tông tám đời nhà mày! Tao đã dám giết mày thì cũng chẳng sợ mày hóa thành ma đâu! Nghe rõ chưa?

Tử thi bất động.

Tát Nhĩ Hạnh tiếp tục lái xe… Ánh đèn thôn Huyền Quái đã lờ mờ phía trước. Chợt có ai gọi tới, Tát Nhĩ Hạnh lấy điện thoại ra nhìn, thì ra là số máy nhà. Anh lấy lại bình tĩnh và nhấc máy. Hóa ra là mẹ:

- Hạnh ơi, tối nay con về nhà đi, mẹ nhớ con quá…

Mẹ anh vẫn thường hay nói vậy nhưng không hiểu sao hôm nay Tát Nhĩ Hạnh lại cảm thấy dường như còn có một ý tứ nào khác.

- Mấy hôm nay con bận chút việc, giải quyết xong hết con sẽ về, được không mẹ?

- Có việc gì mà quan trọng thế?

- Khi nào về con sẽ kể cho mẹ.

- Con đang lái xe đấy à?

- Vâng!

- Lái xe thì phải cẩn thận đấy, nhỡ làm sao thì chết! Thôi, mẹ không nói nữa, nhớ về nhà đấy!

- Vâng, thưa mẹ…

Tát Nhĩ Hạnh cúp máy, hai hàng lệ trào ra từ khóe mắt.

Trước kia, khi Du Huy thắt cổ Tiểu Nhụy đến chết rồi treo cô lên cây, cậu từng gọi Cố Phán Phán: “Chị, qua đây giúp em một tay…”

Giờ đây, cậu ta đã chết, Tát Nhĩ Hạnh phải treo xác cậu ta lên cái cây ấy. Không ai giúp anh một tay cả.

Du Huy trông có vẻ gầy gò nhưng không ngờ sau khi chết lại nặng đến vậy. Tát Nhĩ Hạnh gồng hết sức lực toàn thân mới treo được xác cậu lên cao. Vừa nhấc lên được khỏi mặt đất, anh trượt tay, cái xác lại rơi xuống đánh “bịch” một cái.

Tát Nhĩ Hạnh đã kiệt sức, anh ngồi sụp xuống đất.

Du Huy vẫn nằm đó cứng đơ đơ, khuôn mặt bị vùi lấp giữa đất đát. Trên cây du già có treo một tấm biển, hễ gió thổi qua, tấm biển lại đập vào thân cây những tiếng “lạch cạch, lạch cạch”.

Tát Nhĩ Hạnh đứng dậy, bật lửa lên và ghé nhìn tấm biển, trên đó có ghi dòng chữ: “Che chở cây cối là trách nhiệm của con người”. Nhưng không hiểu kẻ nào nghịch ngợm đã cạo nát những chữ ấy và nguệch ngoạc viết một câu khác bằng phấn trắng: “Che chở con người là trách nhiệm của cây cối”.

Đương lúc ấy, có hai người đi tới từ phía thôn Huyền Quái men theo con đường đất. Tát Nhĩ Hạnh không thể ngờ rằng ở Đại học Tây Kinh không bắt gặp một ai nhưng đến nơi ngoại ô hoang vu này lại có người.

Anh vội vàng tắt bật lửa, nằm úp xuống và thận trọng quan sát hai người này. Không ngờ, họ đã trông thấy bóng anh dưới gốc cây. Một trong hai người quát, giọng ồm ồm:

- Ai đấy? – Giọng nói như của một dân quan đang đi tuần tra.

Tát Nhĩ Hạnh đành bỏ cuộc giữa chừng, anh nhỏm dậy và chạy về phía đường cái.

Trèo lên được xe, anh vừa bật lửa vừa ngoái đầu nhìn, hai người kia đã đi tới gần cây du già và nhìn thấy Du Huy đang nằm sấp dưới đất từ phía xa…

Ngay lúc đó, một cánh tay lại vươn xuống từ đâu đó, đập thình thình vào tấm kính chắn gió trước mặt, vang lên những tiếng: “Thùng! Thùng! Thùng!”

Giờ đây, Tát Nhĩ Hạnh đã trải qua quá nhiều những chuyện khiếp đảm, tim anh đã không còn nhảy dồn lên, cơ thịt anh cũng chẳng còn run rẩy. Anh nhìn chằm chằm vào cánh tay, không biết mình nên làm gì nữa.

Bàn tay ấy chợt co lại và chỉ thằng về một hướng nào đó, như thể đang muốn dẫn đường anh đi đâu.

Anh nổ máy chiếc xe cồng kềnh rồi chầm chậm lái đi. Anh không nhìn đường, cứ chăm chăm nhìn vào cánh tay ấy.

Nếu đây là cánh tay người, thì lần trước khi giết người hụt, kẻ đó đã làm người chứng kiến, lần này giết người thành công, nó lại trở thành người chứng kiến thêm một lần nữa.

Nhưng một con người sao có thể cứ bám chặt trên nóc xe mãi như thế?

Phía trước xuất hiện một ngã rẽ, ngón tay ấy chỉ thẳng vào một ngã… Lối đi ấy tối mờ tối mịt…

Tát Nhĩ Hạnh không hiểu tại sao cánh tay ấy lại chỉ đường cho anh đi? Anh không nghe theo nữa mà tiếp tục cho xe đi về phía trước. Cánh tay cảm thấy anh không muốn chuyển hướng bèn đập thật mạnh vào cửa sổ, ngón tay vẫn chỉ về ngã rẽ kia.

Tát Nhĩ Hạnh càng lái nhanh hơn, anh cho xe lao vun vút về phía trước.

Cánh tay đã biến đi đâu mất. Tát Nhĩ Hạnh quay phắt đầu lại, nhìn vào toàn bộ ba mặt cửa sổ, nhưng không thấy nó xuất hiện. Đúng lúc ấy, phía xa xa xuất hiện một chiếc xe đi từ hướng đối diện, ánh đèn xe chiếu sáng mờ mờ. Nhân cơ hội này, Tát Nhĩ Hạnh đạp phanh, dừng lại, ra khỏi buồng lái và nhìn lên nóc xe, vẫn chẳng thấy bất cứ thứ gì nằm trên đó…

Khi về tới nhà, anh cứ nghĩ đi nghĩ lại về cánh tay, về ngã rẽ để rồi rùng mình khi nhớ ra rằng, ngã rẽ đó hình như dẫn tới một pháp trường.

Sau khi Tát Nhĩ Hạnh hạ sát Du Huy và trở về từ thôn Huyền Quái, bấy giờ đã là nửa đêm. Trở về nhà của T, vừa bước vào tiền sảnh anh đã nhìn vào gương soi. Tát Nhĩ Hạnh trong gương hiện ra với khuôn mặt trắng nhợt, hai mắt đỏ gay, toàn thân nhuốm ướt máu. Anh cởi bỏ hết quần áo và ném tất cả vào trong thùng rác.

Tắm gội xong, anh trần truồng bước khỏi nhà tắm, lấy trong tủ lạnh một chai Coca 2,5 lít, ừng ực tu một hơi hết sạch. Xong, anh thả mình lên ghế sô pha.

Chiếc ti vi trên tủ đã cũ kỹ lắm rồi, T phát minh cho riêng nó cái điều khiển từ xa, đó là một cái cánh tre dài ngoằng. Tát Nhĩ Hạnh cầm cán tre, vươn tới ấn nút, ti vi liền bật.

Anh muốn xem thử sắc mặt của gã nhà văn.

Không ngờ chương trình nửa đêm kinh dị kia không phát nữa, thay vào đó là một bộ phim thần tượng Hàn Quốc dành cho giới trẻ.

Anh không rõ việc chương trình bị ngừng có liên quan gì đến mẩu tin nhắn của anh không.

Tát Nhĩ Hạnh chính là “Mục Phân Mục Phân”.

Người hâm mộ đứng dưới công ty điện ảnh Kim Tượng chờ đợi suốt cả buổi chiều cốt chỉ để xin gã nhà văn ký cho một chữ, chàng sinh viên đón tiếp gã nhà văn từ ngoài cổng trong buổi gặp mặt lần thứ hai… cũng đều là Tát Nhĩ Hạnh.

Trong buổi gặp mặt lần thứ nhất, gã nhà văn thấy Tát Nhĩ Hạnh trông quen quen có lẽ vì từng thấy ảnh cưới của anh trên mặt báo, chỉ có điều gã không tài nào nhớ ra.

Tát Nhĩ Hạnh tiếp cận gã nhà văn cốt để tìm cơ hội dọa nạt gã.

Ban đầu, khi xâm nhập vào máy tính của Cố Phán Phán, Tát Nhĩ Hạnh nhận thấy cô đã dùng cái tên “Mục Phân Mục Phân”, xin vào nhóm QQ của gã nhà văn những mấy lần mà thành viên quản lý không thông qua. Anh cảm thấy cái tên này khá hay liền dùng vào việc nhắn tin cho gã nhà văn.

Bí mật về câu chuyện tiểu nhân và quý nhân cũng rất đơn giản: Một lần nọ, khi anh đang cố tình đi loanh quanh công ty điện ảnh Kim Tượng, chợt bắt gặp một đứa trẻ con, anh đếm số bước đi dẫn tới công ty, chờ sau khi gã nhà văn xuống dưới liền gửi ngay tin nhắn ấy đi. Một tháng sau, khi đi ngang qua bệnh viện cách ly, anh trông thấy bệnh nhân dại nọ, cũng lại đếm số bước chân dẫn đến công ty điện ảnh Kim Tượng…

Còn con số 199989 bước chân chẳng qua là anh nghĩ bừa ra. Việc tin nhắn gửi đi mà không hiện số, đó chỉ là vấn đề của việc cài đặt phần mềm trong điện thoại.

Nếu Tát Nhĩ Hạnh biết khi gã nhà văn bước tới bước thứ 199989 ấy, đúng là có một cảnh tượng kinh hoàng đập vào mặt, đúng là có một câu chuyện đáng sợ diễn ra, thì chính bản thân anh cũng sẽ khiếp đảm mà phát điên mất…

Chẳng rõ chính tin nhắn của Tát Nhĩ Hạnh đã tạo ra số mệnh, hay có một thế lực huyền bí nào đó đã âm thầm mượn tin nhắn của anh để tiết lộ thiên cơ.

Trên đời này có quá nhiều thứ chúng ta không thể nào giải thích rõ ràng được.

Là tác giả cuốn sách, điều duy nhất tôi có thể làm có chăng chỉ là đặt ra nghi vấn rồi cùng bạn đọc suy ngẫm. Bất cứ nhà văn nào cũng không phải là chúa trời.

Tát Nhĩ Hạnh không thích xem phim, không thấy gã nhà văn, anh liền lấy “điều khiển từ xa” tắt ti vi rồi lên giường đi ngủ.

Anh đã hoàn toàn kiệt sức.

Trong đêm ấy, Tát Nhĩ Hạnh nằm mơ thấy một giấc chiêm bao.

Anh mơ thấy mình tỉnh dậy lúc nửa đêm, mò mẫm mặc quần áo trong bóng tối. Chiếc cúc thứ hai có vấn đề gì đó, anh phải cài mãi mới được. Sau đó, anh ra tiền sảnh soi gương, chải đầu tỉ mẩn rồi bước ra khỏi nhà.

Chiếc xe buýt số 44 nằm im lìm đợi anh trong bãi đỗ tựa một hung thần khổng lồ. Anh mở cửa xe, bước lên, thấy Tiểu Nhụy đã ngồi sẵn trong ấy. Cô ăn mặc chỉnh tề, mìm cười với anh thật dịu dàng. Anh ngây người, chẳng rõ là vì xúc động, hay đau đớn, hay kinh hoàng.

- Nhìn cái gì hả đồ ngốc? Đi thôi nào!

- Được! – Tát Nhĩ Hạnh vừa nói vừa nổ máy – Chúng ta đi đâu đây?

- Hay là ra chỗ câu cá lần trước nhé!

- Phải rồi, đi câu cá!

Khi chiếc xe lăn bánh trên đường cái, Tiểu Nhụy hào hứng chạy khắp quanh xe và nói:

- Nguyên một chiếc xe to thế này mà chỉ chở mỗi mình em, trên đời này còn ai hạnh phúc hơn em nữa?

Tát Nhĩ Hạnh đáp:

- Em muốn thành xe số nào thì nó sẽ thành xe số đấy, em muốn nó đi tới đâu thì nó sẽ đi tới đó!

Tiểu Nhụy chợt hỏi:

- Thật không?

- Thật chứ sao không! Chiếc xe buýt này là của em, chàng tài xế đẹp trai cũng là của em, tất cả đều của em hết đó! – Tát Nhĩ Hạnh đáp.

Tiểu Nhụy tươi cười, khẽ vòng tay ôm lấy cổ anh và chỉ tay về một hướng, nũng nịu:

- Vậy thì được, chúng mình tới chỗ kia đi…

Tát Nhĩ Hạnh đi theo hướng tay Tiểu Nhụy chỉ, anh rùng mình, đó chính là ngã rẽ tối mờ tối mịt đó! Anh hỏi với vẻ cẩn trọng:

- Đi… tới chỗ đó để làm gì?

Tiểu Nhụy có vẻ không bằng lòng liền buông tay ra và nói:

- Ban nãy anh bảo em muốn đi đâu thì xe sẽ chở em đi tới đó mà.

- Thôi được rồi, được rồi, anh nghe theo em. – Tát Nhĩ Hạnh đáp.

Thế rồi anh bẻ lái, đi về hướng ngã rẽ đó.

Con đường đã bị xuống cấp, ổ gà rải rác khắp nơi. Không một chiếc xe, không một bóng người, chiếc xe buýt càng đi lại càng thấy hoang lạnh. Cuối cùng, Tiểu Nhụy nói:

- Được rồi, dừng xe ở đây đi!

Tát Nhĩ Hạnh dừng xe và nhìn quanh, đây đúng là một khu pháp trường!

Xa xa có một con đập lớn bỏ hoang, cái bóng đen hùng vĩ của nó hiện lên giữa khung trời tăm tối. Dưới chân đập, cỏ xanh đã lan khắp. Bình thường rất ít người đặt chăn đến nơi đây, lại thêm hơi ẩm của máu tươi tử tù, nên càng không một ai dám bước lên đám cỏ này.

Lúc ấy Tiểu Nhụy đã xuống xe và một mình bước vào giữa đám cỏ.

Tát Nhĩ Hạnh cũng xuống xe và bước theo. Tiểu Nhụy ngồi xuống và bắt đầu nhổ cỏ. Cô nhổ được một lúc rồi lại đứng dậy, ngoảnh lại nhìn anh, nhoẻn cười rồi ngồi xuống tiếp tục nhỏ…

Tát Nhĩ Hạnh cũng ngồi xuống nhổ cỏ cùng cô…

Đôi bàn tay Tát Nhĩ Hạnh bắt đầu cảm thấy đau nhưng không biết hai người làm thế này vì mục đích gì. Anh muốn tới gần Tiểu Nhụy nhưng anh vừa tiến tới một bước, Tiểu Nhụy cũng lùi đi một bước tựa hồ một chiếc bóng mờ ảo.

Tát Nhĩ Hạnh gọi:

- Tiểu Nhụy, chúng ta đừng làm nữa, đi về thôi!

Tiểu Nhụy quay đầu lại, giọng nói cô phảng phất ủ dột:

- Chúng ta còn quay về được nữa sao?

- Sao lại không về được? – Tát Nhĩ Hạnh thắc mắc.

Cô chỉ về phía đường cái và nói:

- Anh xem kìa…

Tát Nhĩ Hạnh ngoảnh lại và sững sờ khi thấy chiếc xe buýt không còn ở đó nữa.

Cánh cửa dẫn về thành phố đã đóng lại.

Lối đi dẫn về nhân gian đã đóng lại.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom