Cập nhật mới

Dịch Full [Việt Nam] Việt Điện U Linh Tập (1959) - 越甸幽靈集

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6 : Tiếm bình


Kinh Dịch rằng: “Thấy chồng nhiều vàng quên mất mình”. Thương thay! Thói đời thật đáng khinh bỉ. Nước Chiêm Thành búi tóc dùi trống, thân thể lõa lồ, lấy vải trắng buộc tay, ăn không có đũa, ghi việc thì dùng chữ mọi, toàn nước tụng niệm kinh Phật, không học Thi, Thư, chẳng hề biết đến nghĩa luân thường ra thế nào, mà Phu Nhân cũng là một hạng đàn bà, có cái hình dung cá lặn nhạn sa, có cái diện mạo hao hờn nguyệt thẹn, phụng sự một vị Kiền vương. Đang khi trận đánh trên sông tan rã, sơn hà mong manh như sợi tơ, thế mà hăng hái từ cái vinh vạn thặng, bỏ cái tính mệnh một buổi mai, khẳng khái có cái tiết tháo giữ vững khuôn trinh. Cái khí u uất, những lúc khói, lam tối, thường phảng phất ở trên nhà sông thuyền chài. Lòng trinh, tiết rắn, thường giữ tiếng vang trong gió oán mưa buồn, nộ khí ai thanh hằng gởi giận cho sóng dồi, nước cuốn, như than như khóc, nghìn xưa còn văng vẳng bên tai. Sông Lý Nhân lập đền, sắc phong chồng chất, tướng Phu Nhân ở dưới suối vàng chắc cũng chẳng cho cái đó làm vinh dự.

Vua Tịnh Khương nhà Tống đi bắc thú, Hoàng hậu họ Vương dâng rượu cho Tù trưởng nước Kim là Niệm Mật Hãn, dân chúng Trung nguyên cho việc ấy là sỉ nhục.

Xét thuỵ hiệu nên xưng Trinh Liệt thì phải, đến như hai chữ Dũng Mãnh, thì rất là quê mùa không hợp.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1 : Uy Minh Dũng Liệt Hiển Trung Tá Thánh Phu Hựu Đại vương (Lý Hoảng)


Vương họ Lý tên Hoảng, con thứ tám vua Lý Thái Tông, bà mẹ là Trinh Minh Hoàng Hậu họ Lê. Vương là người trung hiếu kính cẩn, quả quyết siêng năng, hiệu là Bát lang Hoàng tử[91]. Niên hiệu Kiền Phù Hữu Đạo[92] năm đầu, phụng mệnh thâu thuế châu Nghệ An[93], làm việc vài năm, một mảy lông mùa thu không nhũng lạm, nổi danh làm liêm trực, vua rất yêu mến cho hiệu là Uy Minh Thái Tử, phong chức Tri Bản Châu Quân Dân Sự.

Lúc bấy giờ vua Thái Tông muốn đánh Chiêm Thành sai vương lập một trại riêng gọi là trại Bà Hòa[94], vụ được hiểm trở kiên cố, bốn mặt đào ao sâu, đắp luỹ cao, trong trại thì đất phải cho rộng, có thể chứa được ba bốn vạn quân, kho tàng, tiền lương cung cấp cho được ba năm.

Đến lúc vua Thái Tông nam chinh[95], quả được đại tiệp, chém vua Chiêm Thành Sạ Đẩu ở trận, bắt vợ hầu, trai gái, vàng bạc châu báu, dùng xe hạng nặng mà chở kể hàng vạn ức. Ca khúc khải hoàn về đến hành dinh bản châu, biết Vương có tài đảm đương việc công không thiếu sót điều gì, chinh lệnh mỗi ngày thêm mới, bèn uỷ chức Bản Lộ Tiết Việt, gia phong tước Vương. Lại sắc cho Vương lập sổ dân một Lộ ở bản châu, cộng được sáu Huyện, bốn Trường, sáu mươi Giáp, số nhà của dân được bốn vạn sáu nghìn bốn trăm năm mươi nóc, số dân được năm vạn bốn nghìn ba trăm sáu mươi bốn người. lại vâng chỉ hễ các trường, giáp trưởng từ nay về sau chỉ nên đặt chức Thái loát, Quản giáp mà thôi chứ không được như trước lạm xưng là Thái tử chủ bộ, Vương phủ chủ bộ nữa.

Vương lại cho châu Nghệ An, đất giáp miền núi, mọi lào phần nhiều chưa nội thuộc, nhân tâu xin với triều. Có chiếu uỷ nhiệm cho Vương cầm cờ Tiết đi tuần biên, các vị tù trưởng đều phục tùng hết, thu được năm châu, hai mươi hai trại, năm mươi sáu sách. Vua lại chiếu cho Vương đạc lại châu địa ba phía ở cương giới, dựng bia khắc đá để chép viễn công.

Kịp đến triều vua Thánh Tông, năm Long Thuỵ Thái Bình[96] thứ hai. Vương đánh dẹp được giặc cỏ là Ông Kệ, Lý Phủ, lúc trở về, có kẻ dèm với vua Thánh Tông rằng: “Vương ỷ quyền chuyên chính, tự ý dụng binh đi đánh dẹp”. Vua Thánh Tông lầm theo, bèn giải chức của Vương.

Vương cai trị việc châu, phàm mười sáu năm, tiếng lành càng ngày càng đồn xa, nhân dân tin mến, đến khi nghe Vương bị giải chức, dân chúng giành nhau níu xe, đón ngựa, van khóc nguyện Vương ở lại.

Một hôm Vương đang nhân tọa trong phủ, vừa có một con chim diều hâu bay vào trong màn, giống chim sẻ sợ reo lên náo động, người nhà muốn đuổi bắt; Vương bảo để im xem nó bay đậu ở chỗ nào. Chim diều hâu bay liệng trong màn ba vòng rồi bay ra chỗ Vương ngồi, vừa bay vừa kêu, xêng đến trước bụng Vương rơi xuống thành ra một trang giấy trắng. Trong trang giấy có nét chữ lờ mờ, trông không được rõ, dạng như rồng mây, Vương bảo đem cất đi.

Đêm ấy trăng trong gió mát, quang cảnh đáng yêu, Vương cho mời tất cả bạn thân cùng đến thưởng ngoạn, đờn ca rộn rịp, cỗ rượu linh đình, nói cười vui vẻ chẳng khác gì tiệc lớn ở Diêu Trì.

Vương hốt nhiên ngồi nhắm mắt thấy một người tác chừng sáu mươi tuổi, đội mão giải trại, bận áo tử hà, thắt lưng, tay cầm đao Thanh Long Yển Nguyệt đến trước mặt vái chào, Vương liền hỏi. Thưa rằng:

- Tôi là vì sao Võ Khúc ở trên trời, vâng lệnh đức Ngọc Hoàng ở điện Đan Tiêu, xuống triệu Vương đến trước điện Tử Hư là chỗ Đế Quân ở, thảo một chương Ngọc Điệp.

Vương thưa lại rằng:

- Tôi là người lòng trần mắt thịt, đâu hay làm việc ở trên trời được?

Rồi lấy tay gạt đao thanh long cố từ. Thoắt có trận gió ở đâu ào ào đưa đến. Vương giật mình tỉnh lại thì ra là một giấc chiêm bao.

Vương mới thuật lại đầu đuôi câu chuyện con chim diều hâu hôm trước cho thân bằng nghe. Mọi người đều bảo đó là điềm tốt.

Tiệc xong, Vương vào phòng ngủ, đêm ấy không đau ốm gì mà chết. Người trong châu xin lập đền thờ phụng, mỗi khi cầu nắng, đảo mưa, đều có linh ứng, làm một vị Đại phúc thần cho một châu. Các nơi thôn lạc đều có đền thờ, cũng đều linh ứng.

Mỗi khi thiên tử đem quân đi đánh kẻ bạn nghịch thì rước kiệu Vương đi trước, đến chỗ chiến địa, nghe trên không có tiếng binh mã rầm rộ, đều được đại thắng cả.

Giữa năm Nguyên Phong nhà Trần, vua Thái Tông nam chinh Chiêm thành, thuyền vua đi mau như gió, quả nhiên được đại thắng. Lúc khải hoàn về đến châu, vua ngự lên đền, sắc phong Oai Minh Dũng Liệt Đại Vương.

Năm Trùng Hưng năm đầu, lại cho thêm hai chữ Hiển Trung; năm thứ tư, gia phong hai chữ Tá Thánh. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Phu Hựu.

__

91. Bát Lang Hoàng Tử: không nên nhầm với Nhã Lang, con của Lý Phật Tử, đền thờ ở làng Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông.

92. Kiền Phù Hữu Đạo là niên hiệu thứ ba của Lý Thái Tôn, bắt đầu từ 1039 đến 1041.

93. Châu Nghệ An: tên Nghệ An có từ năm 1036. Theo Toàn Thư mà Hoàng Xuân Hãn dẫn trong cuốn Lý Thường Kiệt (trang 385), tháng 4 năm Bính Tý (1036), Lý Thái Tông đặt hành doanh ở Hoan Châu, ở Nghệ An. Nhưng bấy giờ còn chỉ là một châu. Việt sử lược nói năm 1101, đổi Hoàn Châu ra Nghệ An phủ. Nhưng trong các đời sau, chỉ thấy sử chép Nghệ An châu mà thôi, ví dụ Toàn thư 1128, 1073, 1131, 1132 v.v…

94. Trại Bà Hòa ở sông Bà Hòa; sông Bà Hòa ở huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bây giờ là sông xã Đồng Hòa (Cương Mục, tiền biên, I,20)

95. Thái Tông nam chinh năm Giáp Thân (1044).

96. Long Thuỵ Thái Bình là niên hiệu thứ nhất của Lý Thánh Tông, bắt đầu từ 1054. Vậy năm thứ hai là năm 1055.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1 : Tiếm bình


Nước ta từ xưa lấy ải Mộc miên làm Nam giới, Nghệ An là đất cực biên của nước vậy.

Trải đời các quan cai trị trong hạt, hết thảy đều lấy kỳ nam, trầm hương làm túi mang; thiết mộc, bạch đàn làm rương hòm, ít ai lấy trách nhiệm vỏ về, rào ngăn làm gánh nặng của mình.

Lý Bát Lang thân làm con vua, giữ lấy tiết việt, đương một phương điện, khiến cho nhân dân và mọi rợ đều sợ phục, triều nội xưng khen. Đến lúc đi có sự tình cảm thì niu xe than khóc. Đến lúc chết có cái triệu chứng vâng mệnh lên trời. Lòng dân mến công đức của Vương, lập đền thờ phụng, thì ra ân huệ cảm người biết là ngần nào! Đang lúc ấy sáu cánh quân nam chinh, đường thuỷ, đường bộ đều tiến, Vương thung dung làm xong các công việc, công tư đều tiện lợi, đó là một điểm rất khó khăn. Gần đây có ông Uc Trai, ông Siêu Trung Công lưu trấn những mười tám năm, mà công nghiệp vắng vẻ chẳng nghe gì. duy có ông Phạm Thượng thư vị nho thần biết giảm thuế cho dân, nhưng thị trấn chưa được bao lâu đã vội mất, nhân dân truy niệm công đức lập đền miếu, ở Cầu Dinh mà thờ phụng. Mới hay gánh nặng can thành cho công hầu không chỉ chuyên nương tựa vào bậc võ phu mạnh mẽ mà thôi vậy.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2 : Hiệu Úy Uy Mãnh Anh Liệt Phụ Tín Đại vương (Lý Ông Trọng)


Vương họ Lý tên Ông Trọng, người huyện Từ Liêm, mình cao hai trượng ba thước[97], khí chất đoan dũng khác người thường. Thiếu thời làm quan ở huyện ấp, bị quan Đô Đốc đánh đòn, Vương than rằng:

- Tráng chi của đời người nên như chim Loan chim Phụng, nhất cử vạn lý, đâu mà để cho người thóa mạ, làm nô lệ cho người?

Vương bèn chăm học, ngày tháng dùi mài, phát minh kinh sử, vào làm quan nhà Tần, làm chức Tự lệ hiệu uý. Đến lúc Tần Thuỷ Hoàng thôn tính thiên hạ, sai Vương đem binh trấn thủ Lâm Thao thì thanh danh chấn động Hung Nô[98]. Thuỷ Hoàng lấy làm điềm tốt.

Đến sau, Vương giá cả về làng. Thuỷ Hoàng đúc tượng đồng, đặt ở ngoài cửa Tư mã Hàm cung; trong ruột tượng chứa được vài mươi người, mỗi khi sứ bốn phương đến, thầm khiến người vào trong ruột lay động pho tượng; Hung Nô thấy thế kinh sợ cho là Hiệu Uý còn sống, bảo nhau không dám xâm phạm biên giới.[99]

Đời Đức Tông nhà Đường, niên hiệu Trinh Nguyên năm đầu, Triệu Xương[100] qua làm Đô Hộ nước An Nam ta thường qua chơi làng Vương, đêm mộng thấy cùng Vương nói chuyện trị dân, và giảng luận sách Xuân Thu tả truyện, nhân đó Triệu Xương mới hỏi thăm nhà cũ của Vương hồi xưa, thì chỉ thấy mù khói ngang trời, sông nước mênh mông, rêu phong đường đá, xanh rời cụm hoang, một mảnh nhàn vân phất phơ trên đám cỏ thôn hoa rụng. Ông mới lập lại đền thờ, xưởng cao lầu lớn, rồi chuẩn bị lễ vật đem đến tế vương.

Đến lúc Cao Biền đánh phá nước Nam Chiếu, Vương thường hiển linh trợ thuận. Cao Biền lấy làm kinh dị, sai thợ trùng tu từ vũ tráng lệ hơn xưa, và chạm khắc tượng gỗ son thếp giống như thực mà đem lễ vật đến tế, từ đó, hương hỏa không khi nào hết[101].

Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Anh Liệt Vương, đến bốn năm, gia phong hai chữ Dũng Mãnh, năm Hưng Long thứ hai mươi, gia phong Phụ Tín Đại Vương.

__

97. Hai trượng ba thước tức 9 mét 20

98. Lý Ông Trọng sống vào đời vua Thục, đỗ hiếu liêm triều Tần bên Tàu, làm hiệu uý đánh Hung Nô đại bại, danh tiếng lẫy lừng đến nỗi chỉ việc đúc tượng ông đặt ở cửa Hàm Dương (bên Tàu) mà quân Hung Nô đã kinh sợ. Theo Lĩnh Nam Chích Quái, Lý Ông Trọng tên thực là Lý Thân.

99. Đền của ông nay ở làng Trèm, phía Bắc Hà Nội (chữ Trèm do chữ Liêm mà ra, iê:e l trước đọc là tl, sau tl: tr).

100. Chuyện Lý Ông Trọng thường được sắp trong lịch sử sau cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng, trong thời kỳ Triệu Xương sang làm đô hộ.

101. Cao Biền thường gọi Lý Ông Trọng là Lý Hiệu Uý. Phân biệt với Lý Đô Uý là một nhân vật khác.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2 : Tiếm bình


Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta vậy. Phù Đổng Đại Vương; Đằng Châu Thần Vương đều là linh khí hạo nhiên, không có thể là danh trạng được. Lý Hiệu Uý lấy tấm thân cao hai trượng, làm quan thượng quốc, giữ chức Tư Lệ, oai khiếp Hung Nô, người ở Lâm Thao sợ oai mà mến đức. Sống thời người đều hâm mộ; chết thời nhớ chẳng quên. Tượng đồng đặt ngoài cửa, có máy lay chuyển động, oai hùng như sống, đứng xa mà trông đủ khiến cho bọn cường hồ rụng hồn phách. Sau vài trăm năm lại thác mộng cho Triệu Xương, hiển linh cho Cao Biền, tiếng thơm oanh liệt, giống như các vị Thiên Thần không hơn không kém, như thế há chẳng hùng vĩ lắm thay!

Bây giờ miếu ở làng Thuỵ Hương huyện Từ Liêm, cách phía đông thành bốn mươi dặm đền đài đồ sộ, miếu điện trang nghiêm, cao ngất ở trên bờ sông. Dầu cho sóng cả vỗ bờ, muôn dặm chảy xiết, vẫn nghiễm nhiên đứng vững không lay. Ngay trước miếu có bến đò ngang là con đường thượng lưu đến kinh phải ngang qua đấy, một chỗ đô hội lớn, thương mại hành nhân, cao tài đặt khách, chắp nối ngựa xe qua lại như dệt, mà trọn xưa vẫn an ổn, không xảy ra nạn gió sóng, nhân dân đều xưng tụng công đức của thần. Làng Thuỵ Hương rất đông, giàu, đến khi cúng tế, lễ vật long trọng tinh khiết, hằng năm đến ngày rằm tháng bảy, có ngày hội làm lễ Đại kỳ phúc, người đến xem đông như rừng, đường sá chợ búa nhà cửa có cái quang cảnh như thành thị. Lễ tế, đồ thờ nghiêm chỉnh, người đến xem lễ đều phải khỉ kínn, so với hai đền Tiên Du và Kim Động cùng ngang hàng với nhau. Nhiều người đến đền cầu tự, có người bồng con đến xin Thần cho họ, nhưhai anh em Tiết, Nghĩa ở làng Vân Canh, đến xưng họ Lý họ Trần tức là Thần cho họ đó. Tập Chích Quái chép sự tích này cũng đồng với đây, nhưng trong ấy có vài chuyện như: đau bụng đi tiêu, đem cháo xin phép thần, và dùng thuỷ ngân để liệm thây ma thì là quái đản, nên bỏ đi cũng được.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3 : Thái úy Trung Phụ Dũng Võ Uy Thắng công (Lý Thường Kiệt)


Ông họ Lý tên Thường Kiệt[102], người phường Thái Hòa[103] bên hữu kinh Thăng Long; thân phụ tên là An Ngữ, làm quan đến Sùng Ban Lang Tướng, đời này qua đời kia được tập ấm. Ông nhiều mưu lược, có tài tướng soái, lúc nhỏ phong tư tuấn nhã, có tiếng khen ra ngoài, được sung làm chức Hoàng Môn Ký Hầu[104]. Đời Lý Thái Tông hằng thiên lên chức Nội Thị Tỉnh Đô Tri. Thánh Tông bái chức Hiệu Uý Thái Bảo.

Ông làm quan kính cẩn, hành động đều tuân theo lễ pháp, không một mảy may lầm lỗi, mông ơn vua trao cho Tiết Việt, được đi kinh lý hai quận Thanh Hóa và Nghệ An, coi dân đến năm huyện, mọi lào ba nguồn, nếu có kẻ nghịch mệnh thì uỷ cho quan Trấn trừng trị; duy có nước Chiêm Thành nhác bỏ chức cống, vua phải thân hành chinh phạt[105]; ông phụng lãnh Tiết Việt Đại Tướng, sung chức Tiền phong, bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ[106], luận được thăng chức Phụ Quốc Thái Uý kiêm lãnh chức Chư Trấn Tiết Độ Đồng Trung Thư Môn Hạ, Thượng Trụ Quốc Thiên Tử Nghĩa Đệ[107] Quốc Phụ Quốc Đại Tướng Quân Khai Quốc Công.

Nhân Tông tức vị, thăng chức Phụ Quốc Thái Uý nhiệm Đại thần[108] thời Anh Võ Chiêu Thắng[109]. Trước kia ông có nghe người nhà Tống muốn đem binh mã qua nhòm biên cảnh nước ta rồi gây ra chiến tranh, ông lập tực tâu cùng vua rằng:

- Đợi cho giặc đến mà đánh, bất nhược mình đánh trước đi cho chúng nhụt mất nhuệt khí thì hay hơn.

Vua mới sai ông thống lãnh đại binh, đánh phá ba châu Ung, Khâm, Liêm[110] và bốn trại của Tàu, bắt sống người cùng của cải vô số.

Niên hiệu Long Phù[111] năm đầu, vua trao cho ông chức Nội Thị Phán Tỉnh Đô Ấp Nha Hành Điện Nôi Ngoại Đô Tri Sự[112]. Mùa đông năm ấy, đi đánh giặc Diễn Châu[113] là Lý Giác cũng phá tan được. Nhà Tống báo thù, hãm mấy châu Lục Lược. Ông ra sức đắp thành ở bến đò sông Như Nguyệt[114], đánh lấy nguồn Vũ Bình[115]. Đem quân trở về, vua rất khen thưởng; đến lúc ông mất[116], vua truy tặng chức Nhâp Nội Điện Đô Tri Hiệu Kiểm Thái Uý Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, tước Việt Quốc Công, cấp ăn lộc một vạn nóc nhà[117], cho em là Thường Hiếu kế phong tước Hầu.

Người dân nào ham chuộng ma quỷ, đồng bóng huyễn hoặc dân chúng thì bị ông trừng phạt sa thải để khử trừ ô phong, cho nên lúc bấy giờ có cái Dâm Từ nào thì đều biến ra làm hương hỏa của các vị Phúc thần cả; nhân dân chịu ơn sâu của ông rất nhiều, nên sau khi ông chết, tâu xin lập đền đền thờ để phụng sự ông; mỗi khi có việc cầu đảo thảy đều linh ứng.

Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Phụ Quốc Công, năm thứ tư gia phong thêm hai chữ Dũng Võ. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Oai Thắng, đền thờ sum nghiêm, linh ứng càng rõ rệt vậy.

__

102. Tên họ của Thường Kiệt được ghi một cách khác trong mộ chí của Đỗ Anh Vũ, làng Yên Lạc, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Theo Hoàng Xuân Hãn (trong Lý Thường Kiệt, quyển 2, trang 388‐390), những đoạn liên can đến Lý Thường Kiệt của một chí ấy cho biết “cha Thường Kiệt là một quan thái uý đời Thánh Tông, họ Quách, quán ở huyện Câu Lậu, thuộc Tế Giang… Nay xét các sách Toàn Thư và Việt Sử Lược, ta thấy ở đời Thái Tông có thái uý Quách Thịnh Dật là tướng mà Thái Tông sai cầm quân đánh Nùng Trí Cao năm 1048. Có thể đó là người sinh ra Thường Kiệt. Nếu quả như vậy thì tại sao Thường Kiết lại thành họ Lý? Mộ chí Đỗ Anh Vũ trả lời sẵn: ấy vì vua ban quốc tính cho ông. Tuy mộ chí không nói chuyện ấy xảy ra vào năm nào, nhưng có lẽ vào năm ông được ban hiệu Thiên Tử Nghĩa Nam. Vua nhận ông làm con nuôi, thì tự nhiên cho ông họ Lý” (Hoàng Xuân Hãn, Sđd, tr.389). Theo bia của Nhữ Bá Sĩ, Thường Kiệt là tên tự, tên huý là Tuấn (Sđd, tr.41).

103. Phường Thái Hòa ở vào phía Tây thành Thăng Long, phía Nam đê Bách Thảo, gần chỗ rẽ xuống trường đua ngựa.

104. Hoàng môn chi hầu là một chức hoạn quan. Bản A.751 của tôi không nói Lý Thường Kiệt tĩnh thân, nhưng chức Hoàng môn chỉ hầu cho biết rõ điều ấy. Bản của giáo sư Hoàng Xuân Hãn đầy đủ hơn và chép: “vì ông có dáng mặt đẹp, nên mới tĩnh thân mà sung vào chức Hoàng môn chỉ hầu”. Cũng trong Việt Điện U Linh Tập bản của Hoàng Xuân Hãn: “vua thấy mặt mũi đẹp đẽ, cho ông tiền ba vạn, bảo tự yếm”.

105. Hạ chiếu nam chinh ngày 24‐2‐1069, xuất quân ngày 8‐3‐1069.

106. Chế Củ là Rudravarman III, sau đổi mạng bằng ba châu Bố Chánh Địa Lý, Ma Linh tức Quảng Bình và Bắc Quảng Trị ngày nay.

107. Bản của tôi chép Thiên Tử Nghĩa Đệ (em nuôi vua) có lẽ hợp lý hơn bản Hoàng Xuân Hãn chép “Thiên Tử Nghĩa Nam” (con nuôi vua) vì Lý Thường Kiệt lúc ấy đã 51 tuổi, trong khi Lý Thánh Tông mới 46 tuổi. Nhưng bản của Hoàng Xuân Hãn hợp với bia Nhữ Bá Sĩ và lịch sử. Lý Thường Kiệt có lẽ là nghĩa đệ của Lý Nhân Tông.

108. Nhân Tôn lên ngôi ngày 1‐2‐1072, lúc ấy mới 7 tuổi. Lý Thường Kiệt được thăng chức vì đã ủng hộ bà Ỷ Lan Thái Phi, mẹ vua Nhân Tôn, để khuynh đảo Hoàng thái hậu Thượng Dương họ Dương. 4 tháng sau ngày đăng quang của Nhân Tôn, Lý Đạo Thành phe Thượng Dương bị giáng làm binh bộ thị lang, năm sau Thái hậu bị ép phải chết theo Lý Thánh Tông.

109. Anh Vũ Chiêu Thăng là niên hiệu thứ hai của Lý Nhân Tôn. Làm vua từ 1072‐1127, Nhân Tôn có tất cả 8 niên hiệu: Thái Minh (4 năm đầu), Anh Vũ Chiêu Thắng (9 năm sau), rồi đến Quảng Hữu, Hội Phong, Long Phù, Hội Tường Đại Khánh, Thiên Phù Dực Võ, Thiên Phù Khánh Thọ.

110. Thứ tự Ung, Khâm, Liêm không được đúng, phải để là Khâm, Liêm, Ung. Cuộc bắc chinh khởi sự từ 15‐9‐1075.

111. Long Phù là niên hiệu thứ 5 của Nhân Tôn, bắt đầu từ 1101 đến 1109.

112. Từ 1082 đến 1101, Lý Nhân Tôn trưởng thành, Lý Thường Kiệt lui về trấn Thanh Hóa, dựng chùa Linh Xứng, Hương Nghiêm. Sau khi Lý Nhân Tôn đổi niên hiệu là Long Phù, Lý Thường Kiệt được mời về triều giữ chức tể tướng. Lúc ấy ông đã 83 tuổi. Chức mới của Lý Công là một chức cận thần, quản độc mọi việc trong và ngoài cung điện.

113. Diễn Châu ở về phía Bắc tỉnh Nghệ An và có lẽ gồm một ít đất Thanh Hóa, Việt Điện U Linh Tập không nói rõ về Lý Giác. Lý Giác học được phép phù thuỷ, dùng âm binh sai khiến quân lính giả (Cương Mục, chính biên, IV, 3b 42)

114. Bến đò Như Nguyệt: Như Nguyệt là khúc sông Cầu chảy qua làng Như Nguyệt, chỗ cửa sông Cà Lổ chảy vào sông Cầu, cách Thăng Long 20 cây số. Mặt trận này quyết định sự thắng bại của đôi bên. Phòng tuyến của quân Tống dài 30 cây số nhưng phòng tuyến của ta cũng rất vững chãi. Cuối cùng, ta đã thắng một cách vẻ vang nhờ tài điều khiển rất tinh vi của Lý Thường Kiệt và cũng nhờ ở tinh thần rất cao của quân sĩ (xem thêm chuyện Trương Hát, cũng trong tập này, tr.46).

115. Vũ Bình: tức Như Nguyệt, hay sông Cầu

116. Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 mất vào tháng sáu năm At Dậu (1106) tại Thăng Long, thọ 86 tuổi (Cương Mục, chính biên, IV 5)

117. Chức tước của Lý Thường Kiệt (theo bia chùa Linh Xứng và lời giải thích của Hoàng Xuân Hãn (Sđd, tr.386): “Bia Linh Xứng, dựng sau khi Lý Thường Kiệt mất, kể đủ các chức tước của ông như sau: suy thành hiệp mưu, thủ chính, tá lý, dực đới công thần, thủ thượng thư lệnh, khai phủ nghị đồng tam ti, nhập nội nội tri tịnh đô đô tri, kiểm hiệu thái uý, kiêm ngự sử đại phu, dao thụ chư trấn tiết độ sứ, đồng trung thư môn hạ bình chương sự, thượng trụ quốc, thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, việt quốc công, thực ấp nhất vạn hộ, thực thật phong tứ thiên hộ. Nghĩa là: kẻ bầy tôi có công, trung thành, bày mưu, cầm tiết, giữ chính, giúp việc, phò tá; coi việc ti thượng thư, được quyền mở phủ, ngang với tam ti, được vào nội, coi tất cả các việc chầu trong cung, lĩnh chức thái uý đứng đầu các quân; kiêm chức ngự sử đại phu kiểm soát việc chính, ở Kinh coi việc quân tất cả các trấn, cùng coi việc bí thư, hằng ngày đến gần vua bàn việc; hàm thượng trụ quốc, đã có công bắt được tướng giặc; em nuôi vua; chức thượng tướng giúp nước, tước quốc công, hiệu Việt, được phong lộc hạng một vạn hộ, được thật phong lộc bốn nghìn hộ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3 : Tiếm bình


Lý Thái Uý là một quan Trung Thường Thị. Trải thời ba triều, thuỷ chung không có tì vết, phương Bắc bẻ gãy được nhà Tống lớn, phương Nam bình được nước Chiêm mạnh, kể cái công nghiệp ở triều miếu thì giống như Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành. Sống làm danh tướng, chết làm danh thần, thật là không lấy gì làm thẹn mặt vậy; ai bảo trong phường quan Giám lại không có nhân vật xuất sắc như thế, công nghiệp vĩ đại như thế!

Bên sao Đế Tọa có sao Yêm Tự, trong sách Chu Lễ có chức Tự nhân, đều nói về hoạn quan (quan giám), mà những kẻ che lấp thông minh của vua, rối loạn chính sự ở triều, trải qua đời nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh làm một nước, hại dân kể ra khôn xiết, mà tìm được những hạng trải gan thờ chúa như Mã Tồn Lạng dẹp loạn, Lý Kế Nghiệp tận trung thì thực là rất hiếm.

Nước Việt ta từ đời nhà Lý nhà Trần về trước chưa có nghe cái nạn quan Giám; nhà Lê trung hưng về sau hoạn quan có kẻ ngồi ở trên liêu ban, các quan văn võ đều xu phụ trước cửa, sống thời kết đảng phản bội công lý, chết thời viện lệ để sắc phong Vương tước. Mồ mả sánh với Sơn lăng, nhà cửa lớn hơn Vương phủ, những ai trông thấy đều cũng căm gan. Chỉ duy biết phụng việc công như Hoàng Ngũ Phúc, đem lòng kính cẩn thờ vua, lấy điều nghiêm minh sửa trị kẻ dưới, thường thống lãnh đại quân đi đánh dẹp, bình được cái loạn Nguyễn Chất, Nguyễn Cầu, giặc trông thấy bóng cờ bảo nhau đó là cờ của Mặc Nha Tướng Công rồi đem nhau tránh đi, oai đức phục người xa như thế, công nghiệp rạng ở triều, vang cả mọi rợ, mỗi khi ở chỗ miếu đường bàn việc chính sự, sáng suốt quả quyết, nghiễm nhiên có phong thế đại thần.

Năm Giáp Ngọ, ông làm Thượng tướng, đem quân qua sông Linh Giang, bắt được phó tướng của giặc, vào trong đám vài vạn hùng binh như là vào cõi không người, thu hào không phạm, chung cự không dời, nếu không có trí dũng hơn người thì đâu được như thế? Nhân sĩ Hà Nam đến nay vẫn còn thương mến mà truy tặng đến tước Đại Vương, đời Chiêu Thống năm đầu, có tờ chiếu tước đoạt Vương tước của các vị hoạn quan, duy Việp Công được nhưng cựu mà thôi, đó cũng là công luận của thiên hạ chớ không phải ý riêng của Bằng Lĩnh vậy.

Than ôi! Nhật Nam lập quốc trên dưới vài nghìn trăm năm, tìm những kẻ danh thần ở trong hàng quan Nội Thị, sử xanh đời đời ghi được như Việt Công Việp Công thì có mấy người đâu?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4 : Linh Bảo Quốc Trấn Linh Định Bang Quốc Đô Thành Hoàng Đại vương (Thần sông Tô Lịch)


Xét Sử, Giao Châu Ký và truyện Báo Cực thì Vương vốn họ Tô, tên Lịch, làm quan Lệnh ở Long Độ; Vương vẫn ở Long Độ, làng ở trên bờ sông nhỏ[118], gia tư không hào phú lắm, tề gia lấy sự hiếu đễ làm trọng, đã ba đời nhân nhượng nhau không ở riêng biệt.

Thời nhà Tấn thì đậu Hiếu Liêm, có lời chiếu biểu dương môn lư của Vương, gặp năm mất mùa thiếu ăn, chiếu đong lúa kho cho Vương, lấy tên Vương là Tô Lịch đặt tên thôn.

Thời vua Mục Tông nhà Đường, năm Trường Khánh thứ hai, quan Đô Hộ Lý Nguyên Hỷ[119] thấy ngoài cửa bắc thành Long Biên có dòng nước chảy ngược, địa thế khả quan mới tìm chỗ cao ráo để dời Phủ Lỵ đến; quy chế trù liệu là cửa kép tường đôi, bốn hướng vây tròn, nhà cửa san sát, ấy là cố trạch của Vương lúc sinh thời vậy. Nhân cơ hội ấy, quan Đô Hộ giết trâu đặt rượu, mời tất cả các kỳ lão hương thôn đến ăn uống, rồi thuật chuyện muốn tâu xin phụng Vương làm thành hoàng thì trên dưới một lòng, mưu tính bàn bạc với nhau rất là thỏa thiếp.

Khi ấy bàn tính việc khởi công làm đền thờ, chẳng bao lâu đền thờ làm xong thì là một toà đền lớn, nguy nga tráng lệ; ngày khánh thành, trăm điệu múa đều có, đàn địch vang trời. Đất bởi người mà đẹp, người bởi đức mà long trọng, có phải vậy không?

Đêm ấy, Nguyên Hỉ đang yên lặng nằm bên cửa sổ, hốt nhiên một trận thanh phong ào ào thổi đến, vụi cuốn cát bay, rèm lay án động, có một người cỡi một con hươu trắng từ trên không chạy xuống, mày râu bạc phơ, áo xiêm sặc sỡ, nói với Nguyên Hỉ rằng:

- Mông được Sứ quân uỷ cho ta chủ thành, nếu Sứ quân có giáo hóa cư dân trong thành cho hết lòng hết sức thì mới sung được nhiệm vụ của quan thú mục, mới xứng với trách nhiệm của một bậc tuần lương.

Nguyên Hỷ vái tạ xin vâng, hỏi đến họ tên thì không đáp. Hốt nhiên tỉnh dậy mới hay là mộng. Kịp đến lúc Cao Biền xây thành Đại La, nghe Vương linh dị, lập tức đem lễ điện tế bái chức Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân.

Thời Lý Thái Tổ dời đô thường mộng thấy một ông đầu bạc, phảng phất đứng trước bệ rồng, cúi đầu lạy hai hạy hô vạn tuế. Vua lấy làm lạ, hỏi tính danh thì ông tâu rõ lai lịch như thế. Vua cười bảo rằng:

- Tôn thần cũng giữ được hương lửa trăm năm hay sao? Ông liền đáp:

- Mong muốn hoàng đồ như Thái Sơn bàn thạch, thánh thọ vô cương, trong triều ngoài quận thái hòa, bọn thần không chỉ hương hỏa một trăm năm mà thôi.

Vua tỉnh dậy, khiến quan Thái chúc đem rượu đến tế, phong làm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương. Dân cư cầu đảo hoặc thề nguyện điều gì, lập tức thấy họa phúc linh ứng.

Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong hai chữ Bảo Quốc; năm thứ tư, gia phong hai chữ Hiển Linh, năm Long Hưng thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Định Bang.

__

118. Theo Cương Mục (tiền biên, IV, 31) thì Tô Lịch là một nhánh sông Nhị. Theo Thanh Nhất Thống Chí sông Tô Lịch đi từ phía đông thành phủ Giao Châu chuyển sang phía Bắc rồi đi sang phía Tây thẳng đến sông Nhuệ. Xưa kia có người tên là Tô Lịch ở đấy, cho nên gọi sông ấy là sông Tô Lịch. Hồi đầu niên hiệu Vĩnh Lạc (1403‐1424) nhà Minh, Hoàng Phúc lại đào thêm, nhân đổi tên là sông Lai Tô. Nay ở phía đông tỉnh Hà Nôi, huyện Thọ Xương có một cửa sông, đấy là chỗ phân lưu từ sông Nhị.

119. Về Lý Nguyên Hỉ, Cưu Đường Thư (quyển 17 thượng, tờ 5b) viết: Năm Bảo Lịch nguyên niên (825) tháng 5, Lý Nguyên Hỉ ở An nam tâu xin di chuyển đô hộ phủ sang bờ sông phía Bắc.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4 : Tiếm bình


Cái đức của quỷ thần rất là thịnh vậy. Tuy rất tối mà rất sáng, rất kín mà rất hở. Cho nên bảo rằng: thông minh, chính trực gọi là Thần, không nên lấy thước tấc mà đo lường được. Xem như việc linh dị của Tô Vương há chẳng nên sợ hay sao?

Ôi! Vương vốn con nhà dòng dõi trâm anh, chỗ ở vào nơi biển bãi, tuỳ nhà lấy đức, hiếu đễ hòa làng giềng, lớn nhỏ thỏa thiếp, gần xa vui vầy; chỉ nhờ nết tốt hiếu đễ mà đậu được khoa hiếu liêm, có lời chiếu chỉ khen thưởng, nhà nghèo lấy sự thanh bạch giữ mình, chí tháo ngày thường, đã hơn kẻ tầm thường gấp bội.

Tuy sinh tiền được cái vinh danh nước Bắc chiếu nêu, sau khi chết anh linh phi thăng không mất.

Ban đầu báo mộng cho Nguyên Hỷ mà đài cao, gác rộng từ đó mông ân, kế lại báo vào trong mắt Lý Đế mà muôn dặm cân nhắc, một hàng phụng chiếu xuống Thiên thư, muôn thưở tiếng linh không dứt, thì so với các người sống làm chức Khanh Tướng, chết được vua bao phong, há chẳng phải trong khó mà có dễ, trong dễ mà có khó hay sao?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5 : Hồng Khánh Khuông Quốc Trung Vũ Tá Trị Đại Vương (Phạm Cự Lượng)


Xét Sử ký: Vương họ Phạm tên là Cự Lượng. Thời vua Thái Tông nhà Lý, nhân phủ Đô Hộ có nhiều nghi án, quan sĩ sư không thể quyết định được. Vua muốn lập đền thờ thần, cầu những vị thần nào anh linh hiển hách, có thành tích rõ rệt ở trần hoàn để cho những kẻ gian tà đến đền bái yết thần không dám man trá. Vua mới tắm gội trai giới, thiết đàn đốt hương trình cáo với Thượng đế.

Đêm ấy Thái Tông mộng thấy một viên Sứ giả áo đỏ, phụng lệnh chỉ của Thượng đế, sắc từ Phạm Cự Lượng làm Đô Hộ Phủ Ngục Tung Manh Chủ. Vua hỏi lại rằng:

- Thế thì là người nào, hiện giữ chức gì ở triều ta? Sứ giả nói:

- Ông ấy là quan Thái uý triều vua Lê Đại Hành đấy; làm tôi thì tận trung báo quốc, đích thị là một bày tôi của xã tắc; ông là người ngay thẳng dễ dãi, cử động gió sinh; sau khi mất, Thượng đế xét hỏi thì trong trắng không có một lỗi nào, hiện bổ chức Nam Tào Cuộc Trung Tuy Lệ Lộc Quan.

Hỏi đến nhân duyên đời trước, có điều gì lầm lỗi không thì đều thưa rằng:

- Ông ấy đúng là một người tốt lành, cháu nội quan Châu Mục Võ An là Phạm Chiêm, con quan Tham Chính là Phạm Man; em quan Đô Uý là Phạm Dật, Phạm Chiêm giúp Ngô Tiên Chúa có công khai quốc, phong chức Đồng Giáp Tướng Quân; Phạm Man giúp Nam Tấn Vương làm quan Tham Chánh Đô Hộ; Phạm Dật giúp vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành rất nhiệt liệt, làm quan Đô Thống Quân Hiệu; Cự Lượng giúp nhà Đinh sau về nhà Lê, có công tá mệnh, làm chức Đô Chỉ Huy Sứ, hộ giá qua nam đánh Chiêm Thành chém được đầu vua giặc, được phong Thái Uý. Phụ tử huynh đệ đời này qua đời khác đều có tiếng khen.

Vua Thái Tông rất lấy làm phải, bèn phong tước Hoàng Chính Đại Vương, sau đổi lại là Hồng Thánh Đại Vương. Đêm ấy, vua mộng thấy Vương đội mũ, mặc áo, đai lưng, rảo bước đến lạy trước long trì. Vua lấy làm lạ sai quan văn thần chạm đá làm bài ký để chép tích lạ.

Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong hai chữ Khuông Quốc, năm thứ tư gia phong hai chữ Trung Võ. Năm Trung Hưng thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Tá Trị.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5 : Tiếm bình


Những nhà ngục, nhà lao đời xưa, đều thờ ông Cao Dao, bởi vì oông Cao Dao lấy tài năng của một người bầy tôi thánh triết làm chức Sĩ sư, thể cái đức khoan giản, giữ cái chức doãn minh, trăm họ hợp trung, bốn phương gió động; hình viên thờ ông, có hình phạt nhưng cầu đừng cho có hình phạt vậy, ông Phạm Nhữ Nam còn lấy làm cong hay thẳng, nghe mệnh ở trời thì tế có ích gì?

Ông Phạm Thái Uý người ra thế nào mà công nhiên dám làm Minh Chủ ở chỗ ngục thất? Kể về gia thế thì chìm nổi ở đời Ngô, Tấn, cúi ngửa ở triều Đinh, Lê, thì có khác gì bọn tuỳ thời để lập công danh?

Làm quan với nhà Đinh rồi trở về nhà Lê, nay lại làm tôi nhà Lý, nếu ở đời bấy giờ có cái kiện bất trung bất hiếu, quỳ đến công đình thì ông có xử hay không, hay là không xử? Truyện có nói rằng: “Mình không có điều lỗi mới chê người được”. Ông Minh Chủ nếu có linh thiêng, vị tất đã dám nói rằng: “xử kiện ta cũng như người vậy!”

Người đời sau có bài thơ rằng:

Vài nén tâm hương mộng xích y. Bảo cho Thái Uý giữ Hình Ty, Nam Tào trong cuộc trời Tư Lộc; Đô Uý giữa đèn quỷ Sỹ sư Hồng thánh quỳ sân nêu hiển dị, Văn quan khắc đá chép hy kỳ. Nghìn thu tra đền Đinh, Lê án, Minh Chủ khôn bề xử lẽ gì?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6 : Đô Thống Khuông Quốc Tá Thánh vương (Lê Phụng Hiểu)


Vương họ Lê tên Phụng Hiểu, người làng Bang Sơn (có chỗ gọi là Băng Sơn, bây giờ là xã Dương Sơn, huyện Hoàng Hỏa) phủ Thanh Hóa (nay là tỉnh Thanh Hóa). Có người bảo Vương là cháu Định Phiên Hầu Đính; Vương thân hình cao đại, kỳ vĩ, mày râu dài và rậm, sức mạnh hơn người. Thời ông còn nhược quán, có kẻ nhà giàu ở Lương Giang mướn người có sức mạnh để giành ruộng Vương lấy tay nhổ cả khóm trúc mà đánh không một người nào dám chống cự.

Sách Việt sử Bổ Di có chép: thiếu thời, Vương hùng dũng có hai làng Cổ Bi và Đàm Xá tranh nhau địa giới, dùng đến gươm giáo đánh nhau. Vương xắn tay áo bảo người làng Cổ Bi rằng:

- Chỉ một mình ta có thể địch hàng vạn đứa.

Các phụ lão cả mừng mới dọn nhiều cơm rượu mời Vương ăn uống no say. Vương ăn rất khoẻ, cơm dùng đến ba mươi nồi đồng mới no, rượu uống nhiều không kể được. Ngày ấy, các bác phụ lão khoản đãi Vương ăn uống no say rồi, lập tức ra khiêu chiến với người làng Đàm Xá. Hai thôn giáp chiến, Vương xông mình đến trước, nhổ cả gốc cây, giơ tay chỉ huy đến chỗ nào thời chỗ ấy bị tan tành; chúng bị thương rất đông, người làng Đàm Xá cả kinh, trả ruộng lại cho làng Cổ Bi.

Lý Thái Tổ tuyển mộ hạng người dũng lực để sung vào quân Túc Vệ Cấm Bình; Vương ra ứng mộ đầu tiên, cần lao đắc lực, rất hợp lòng vua nên được thăng chức Võ Vệ Tướng quân, cùng với Đàm Thản, Quách Thịnh Dật, Lý Huyền Sư ngang hàng.

Thái Tổ băng[120], Thái Tông phụng di chiếu tức vị, Dực Thánh[121], Võ Đức, Đông Chinh[122] ba vương đều đem binh đến mưu phản, đem vệ binh của doanh mình kéo thẳng đến Đại Nội, chia cửa tranh nhau vào trước, đánh nhau hỗn loạn; sự thế càng bức, Thái Tông hoảng sợ, không biết tính làm sao bèn uỷ mệnh đại sự cho Vương, bảo rằng:

- Trẫm nay tiến thối lưỡng nan, cho phép Khanh được tiện nghi hành sự.

Vương phụng mệnh đem vệ binh trong cung phủ kéo ra cửa cung Đại nội giáp chiến, quân lính hai bên đã giáp nhau, thắng phụ chưa quyết; Vương phẫn nộ tuốt gươm đến cửa Quảng Dương[123], lớn tiếng bảo Võ Đức Vương rằng:

- Bọn Vương dòm dỏ Thần khí, miệt thị Tự quân, trên thì vong ân tiên đế, dưới lại bội nghĩa thần tử, thần là Phụng Hiểu xin đem gươm đến hiến.

Nói đoạn, chém ngay chân ngựa Võ Đức Vương. Võ Đức Vương giục ngựa muốn đến đánh nhưng ngựa đã què, bị Vương chém đầu. Binh ba phủ thua chạy, quan quân đuổi giết không còn một mống, duy chỉ Đông Chính Vương, Dực Thánh Vương một mình thoát nạn.

Vương trở về tấu tiệp trước linh cữu vua Thái Tổ, và đến điện Càn Nguyên báo tin thắng lợi. Thái Tông uỷ lạo và bảo rằng:

- Ta sở dĩ đội được nghiệp cả của tiên đế, toàn được di thể của cha mẹ, đều nhờ sức của khanh. Ta thường đọc sử nhà Đường, thấy Uất Trì Kỉnh Đức giúp nạn vua, tự bảo nhân thần đời sau không ai sánh kịp, bây giờ khanh đây trung dũng lại vượt quá Kỉnh Đức xa lắm. Vương lại khóc mà than rằng:

- Bệ hạ đức cảm trời đất, oai dậy biên thuỳ, triều nội trong ngoài theo gió mà lướt, các Vương manh tâm dị đồ, quỷ thần trên dưới đều có thể giết được cả, bọn thần có sức gì đâu?

Vua bèn phong cho làm Đô Thống Thượng Tướng Quân, phong tước Hầu. Đến giữa năm Thiên Cảm Thánh Võ[124], Thái Tông nam chinh Chiêm Thành, Vương lãnh chức tiên phong đại phá binh giặc, tiếng dậy nước Phiên. Sau khi khải hoàn, vua định công hành thưởng, chiếu lấy hơn nghìn mẫu công điền ở núi Băng Sơn, cấp cho Vương làm tư điền, miễn cho thuế lúa chước đao.

Sử chép: Sau khi bình Chiêm về, Phụng Hiểu không muốn tước thưởng, chỉ nguyện vua cho phép đứng trên núi Băng Sơn, quăng đai đao một cái, hễ đao cắm đến chỗ nào thì cho làm biệt nghiệp đến đấy. Vua nghe lời, Vương mới trèo lên chóp núi Băng Sơn, xách dao ném một cái, dao đi xa hơn mười dặm, cắm vào địa phận làng Đa Mê. Vua liền y cho Vương tha thuế chước đao. Cho nên châu Ái về sau có ruộng thưởng công, đều gọi là ruộng chước đao, là do tự Vương làm trước vậy.

Vương tận trung thờ chúa, biết được điều gì là nói hết; đi chinh phạt chỗ nào cũng thắng địch. Vương được bảy mươi bảy tuổi mới chết; thổ nhân truy niệm công đức, lập miếu thờ làm Phúc Thần; thôn dân cầu đảo lập tức thấy linh ứng.

Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Đô Thống Vương, năm thứ tư gia phong hai chữ Khuông Quốc. Năm Hưng Lơn thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Tá Thánh, đến nay miếu vũ nguy nga, hương hỏa không dứt.

__

120. Lý Thái Tổ mất năm 1028; Lý Thái Tôn phụng chiếu lên ngôi cũng năm ấy, vào hồi 18 tuổi.

121. Theo sách Thiên Nam Trung Nghĩa Lục của Phạm Phi Hiển thì Dực Thánh Vương là con thứ Lý Thái Tổ (xem Cương Mục, chính biên, II,8)

122. Đông Chinh Vương tên là Lực (Cương Mục, chính biên, II,26). Hai Vương kia không biết tên là gì.

123. Cửa Quảng Dương, theo Cương Mục là sử Quảng Phúc (Cương Mục, chính biên, II, 28). Chữ Dương và chữ Phúc có thể lầm với nhau.

124. Thiện Cảm Thánh Võ (1044‐1088): niên hiệu thứ 5 của Lý Thái Tôn. Thái Tôn nam chinh năm Giáp Thân (1044).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6 : Tiếm bình


Vương sinh ra đã dĩnh dị, ôm sẵn kỳ tài, sức mạnh hơn người, thấy trong Sử đã chép tưởng chưa dễ đã có mấy người sánh kịp. Xem cái sức mạnh lúc tuổi trẻ, lúa gặt ba mẫu mà chỉ gánh một gánh, bữa cơm hai mươi người ăn mà chỉ ăn một bữa thì cái dị lực của Vương ra làm sao! Nước ta có Lê Quang Hổ ăn nhiều và sức mạnh, có thể so sánh với Vương như anh em. Công nghiệp của Vương chép ở sử nhà Lý, thời giỏi hơn Uất Trì Kỉnh Đức[125] vậy.

Vương sinh tiền có điền tứ ở Băng Sơn, đủ nêu lên một sự gặp gỡ không đời nào có, tha thuế chước đao, mông đội vinh sủng, đến lúc chết thì có chiếu phong Phúc Thần, dư linh muôn đời bất hủ, miếu mạo trường tồn, tên tuổi rực rỡ trong tự điển. Kinh thư nói rằng: “Công lớn thưởng lớn”, há chẳng phải thế ru!

Bây giờ làng Tiên Phong, làng Bạch Hạc thôn dân đều có phụng tự, hoặc giả thái ấp của Vương đang còn di tích chăng?

__

125. Uất Từ Kỉnh Đức giết được Nguyễn Cật để cứu chủ là Thế Dân (Đường Thái Tông).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7 : Thái Úy Trung Tuệ Võ Lượng Công (Mục Thận)


Xét Sử ký và đời truyền: Ông họ Mục tên Thận, lấy việc chài lưới bắt cá làm nghề sinh nhai.

Thời xưa Lý Thái Tông có quan Thái sư Lê Văn Thịnh[126] nuôi được một người gia nô người Đại Lý, giỏi về thuật chú ảo, hay biến hóa mây mù, khiến người thực hóa ra hình beo, cọp. Văn Thịnh dỗ dành nó mà học được thuật ấy[127] rồi thiết kế giết đứa ở ấy đi, mưu tính việc tiếm ngôi vua.

Một hôm vua Nhân Tông ngự ra Dâm Đàm xem cá; thuyền rồng thung dung, mái chéo khoan nhặt, lượn chơi trên hồ rất vui vẻ, hốt nhiên thấy mây ù kéo đến trên mặt hồ mù mịt, đối diện không trông thấy nhau, vẳng nghe tiếng cọc chèo vùn vụt lướt mù tiến đến, thấp thoáng có một con hổ lớn đang há mồm nhe răng như muốn cắn, vua trông thấy cả kinh. Lúc bấy giờ Mục Thận đang vung lưới bắt cá, trông thấy rõ ràng mới nói “việc gấp rồi”, lập tức vung lưới chụp bắt được con hổ lớn, lại hóa ra là Lê Văn Thịnh[128]. Vua truyền lấy giây sắt trói lại, cũi gỗ giam vào, rồi đày lên thượng lưu sông Thao[129].

Vua khen Mục Thận có đại công bảo hộ, phong ông làm Đô Uý Tướng Quân, quan giai lần lần tới Phụ Quốc Tướng Quân. Ông mất, vua tặng chức Thái Uý, dựng từ đường và tạc tượng ông mà phụng sự.

Đền thờ ông rất linh dị, có con mãng xà ở trong lỗ cột đền, mỗi khi đến ngày sóc vọng có kỳ tế lễ, nó từ dưới đá tảng bò lên, khoanh tròn mà nằm; nhân dân vãng lai chẳng lấy gì làm kinh hãi, nhưng người nào tà uế mà vào trong đền thì liền bị nó cắn; đêm tối, nó lại chui xuống lỗ cột mà ở. Đến nay, từ vũ thêm trang nghiêm, thôn dân phụng làm Phúc thần.

Niên hiệu Trùng Hưng năm thứ tư, sắc phong Trung Tuệ Công. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Võ Lượng.

__

126. Lê Văn Thịnh: Hoàng Xuân Hãn dẫn trong cuốn Lý Thường Kiệt trang 430: “Theo gia phả họ Lê Quát ở xã Phủ Lý thì Lê Văn Thịnh người Đông Cứu (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Vợ họ Lê, người làng Phủ Lý này. Văn Thịnh gặp bà, lúc thân phụ bà làm quan ở Thăng Long. Có lẽ chỉ vì vậy, con Văn Thịnh sau nhập tịch quê mẹ. Nhưng cũng có thể vì cớ thứ hai là Văn Thịnh đã bị đày vào Thanh. Lê Văn Thịnh đậu đầu khoa thi đầu tiên của nước ta năm 1075, sau được vào cung dạy vua Nhân Tông; năm 1084, dẫn đầu phái đoàn điều đình về việc phân chia địa giới với Tống tại trại Vĩnh Bình; năm 1085 được bổ nhiệm Thái sư và giữ chức đến năm 1096, là năm xảy ra chuyện này.

127. Việc Lê Văn Thịnh giỏi về thuật chú ảo là một việc có thực. Việt Sử Lược cho câu chuyện xảy ra ban ngày (Việt Sử Lược II, 192). Cương Mục không nói rõ ngày giờ. Chỉ nói là tháng 3, mùa xuân. Việt Sử Lược nói là vào tháng 11, mùa đông.

128. Chuyện này tiêu biểu cho sự mê tín có ảnh hưởng lớn đến chính trị ở triều Lý. Sử còn cho biết nhiều chuyện chứng rằng Nhân Tông, cũng như các vua Lý về sau, rất tin ảo thuật, và có thần kinh dễ cảm xúc. Cho nên chỉ vì một việc xảy ra rất thường mà Văn Thịnh suýt bị chết. Về tháng mười một, trận mù thình lình tới trên hồ, đó là một sự thường có. Nhưng với tâm thần hay bị xúc cảm của vua Lý, khi thấy trời tối mà mình còn ở trên mặt nước thì vua đâm ra hoảng hốt. Có lẽ Văn Thịnh cũng vì thấy trời tối mà vội vã sai chèo thuyền gấp tới để hộ vua về. Ngồi trong thuyền bị trùng triềng không vững, Văn Thịnh phải ngồi khom mình, tay chống vào thuyền cho vững. Hình dáng trông như con hổ. Một mặt khác có lẽ Văn Thịnh cũng tin vào các thuật, và có tiếng sẵn là đã học được phép hóa hổ. Cho nên, kẻ trông thấy hình con hổ trong thuyền lại càng nghi cho y muốn hại vua. Cũng may cho y. Tuy vua tin dị đoan, nhưng đạo Phật đã gieo mối từ tâm, cho nên Văn Thịnh không bị tru di tam tộc như Nguyễn Trãi đời sau. Các nhà bình luận phái nho ở đời sau, như Ngô Sĩ Liên còn trách rằng: “Nhân thần mà mưu giết vua cướp ngôi, thế mà còn tha tội. Làm sai hình chính như vậy, ấy bởi vì lỗi vua quá sùng Phật” (Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt tr.421‐422).

129. Sông Thao ở phía Bắc huyện Tam Nông, tỉnh Hưng Hóa (Cương Mục, IV 2). Theo Việt Sử Lược thì Lê Văn Thịnh bị đày lên một trại ở thượng lưu sông Lương (Việt Sử Lược II, 192). Việt Sử Lược không nói đến Mục Thận. Lê Văn Thịnh bị đày vào sông Lương tức Thanh Hóa có lẽ đúng hơn vì con cháu của Lê Văn Thịnh như Lê Quát đều ở Thanh Hóa.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7 : Tiếm bình


Hồ này ở đời nhà Hán gọi là hồ Lãng Bạc; đời nhà Lý, nhà Trần gọi là hồ Dâm Đàm. Triều Lê tránh tên huý vua đổi ra là Tây Hồ, một đầm nước lớn ở thành Đại La vậy. mỗi khi đến mùa thu, nước lụt đã rút thì nước hồ trong xanh, cùng với trời một sắc; rải các triều đều lấy hồ ấy làm nơi du ngoạn. Đang khi mù phép đầy trời, long nhan thất sắc, dầu cho có nghìn cỗ xe, muôn thớt ngựa, cũng khó bề đối phó. Mục Lang chỉ là một người kẻ chài, đối với quốc gia chưa từng được hưởng một chức quan nhỏ, một hột lương kho, mà đến khi Thiên tử lâm nạn thì hăng hái chẳng nghĩ đến mình, bắt hồ mạnh giữa sóng to, quét mù yêu ở mờ tối, khiến cho ông vua có dị tướng, dưới trán có hai chữ “thất tinh”, được dũ áo trở mặt phương nam bảy mươi năm, thì công khó của ông biết chừng nào vậy.

Lấy tư cách một kẻ giang hồ nhàn tản, sinh sống bằng nghề chài lưới, một mai từ chỗ thôn quê lên chỗ miếu đường, ông cởi tơi nón mà đội mão hiên miễn. Sống thì làm quan Thái Uý, chết thì được phong Phúc Thần, há chẳng phải rồng mây gặp hội, cá nước vầy duyên, nghìn năm một thưở, vua sáng tôi ngay hay sao? Nên chi khuất phục được con mãng xà lớn ở gốc đại thụ, sáng chầu tối nghỉ thì cũng chẳng lấy gì làm lạ vậy.

Nay miếu ở trong hạt huyện Quảng Đức, phường Võng Thị, đền thờ chính túc, đồ thờ sum nghiêm, cùng với đền Kim Ngưu phường Tây Hồ đối diện.

Triều nhà Lê vẫn để quốc tế, gần đây có Phạm Tiến Sỹ ở Đông Bình, soạn thảo lời Sắc gia phong, có câu:

“Vãi lưới dày ở trong hồ, hóa hổ, kẻ gian thần nát óc. Quét mây mù ở trên đỉnh, cỡi rồng, vị thiên tử mở mày”, truyền nhau lấy làm một câu hay, nhưng đó cũng chỉ chép việc thực mà thôi.

Lê Văn Thịnh tội nên xử trảm, vua lại tha mà chỉ phạt lưu, chính hình như thế thật là lầm lỗi. Người đời sau có bài thơ rằng:

Quăng lưới rồi hay bắt hổ thần. Trong người chẳng sợ đứa gian nhân. Nghìn tầng mù đặc ngang thuyền quét; Một chú hùm yêu dọc mái vần. Tiếng sóng muôn đời hào dũng khái; Công đầu một thưở vọng minh quân. Đến nay di miếu còn oanh liệt. Hương hỏa nghìn thu thượng đẳng thần.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8 : Khước Địch Thiện Hựu Trợ Thuận Đại Vương Uy Địch Dũng Cảm Hiển Thắng Đại Vương (Trương Hống, Trương Hát)


Xét Sử ký của Đỗ Thiện chép thì hai Vương là hai anh em. Thời Nam Tấn Vương nhà Ngô đi đánh giặc Lý Huy ở Long Châu, đóng quân ở cửa Phù Lan[130], đêm ngủ mộng thấy hai người y quan kỳ vĩ, diện mạo khôi ngô, đến ra mắt vua và thưa rằng:

- Bọn nghịch tặc hoành hành đã lâu lắm, chúng tôi xin tòng quân trợ chiến. Vua lấy làm lạ, hỏi rằng:

- Bọn khanh là người nào. Cô này chưa hề biết mặt; đã có lòng thông cảm thì nên cho biết tính danh.

Hai người đều sụp xuống lạy, thưa rằng:

- Bọn thần là anh em, vốn người Phù Lan, nguyên họ Trương, anh tên là Hống, em tên là Hát, đều làm tướng của Việt Vương[131]. Việt Vương bị Lý Nam Đế đánh bại, Nam Đế đem lễ vật đến rước bọn thần có ý muốn cho làm quan. Bọn thần thưa lại rằng: Tôi trung chẳng thờ hai vua, gái trinh chẳng đổi hai chồng, huống hồ ngươi là người bội nghĩa mà còn muốn khuất cái tiết bất di dịch này ư? Mới trốn vào ở núi Phù Long; Nam Đế nhiều lần cho người đến truy nã không được, mới treo ngàn vàng cầu người bắt. Bọn thần không còn đường tiến thối nên đều uống thuốc độc mà qua đời. Thượng đế thương bọn thần vô tội chết chẳng phải mệnh, sắc bỏ chức Than Hà Long Quân Phó Sứ, tuần hai sông Vũ Bình và Lạng Giang đến tận trên nguồn, hiệu là Thần Giang Đô Phó Sứ. Trước kia Tiên Chúa[132] trong chiến dịch Bạch Đằng, bọn thần đã hiệu lực trợ thuận.

Vua tỉnh dậy, bảo đem cỗ rượu đến điện tế, khấn rằng:

- Quả có anh linh, hãy phù trợ chiến dịch này, nếu được thắng lợi, tức thì dựng miếu và phong tước, hương hỏa đời đời.

Vua mới tiến quân vây núi Côn Lôn, giặc ỷ thế hiểm trở, không ai có thể vịn trèo mà lên được. Đóng đồn lâu quá, quân sĩ đều có ý trở tâm. Đêm ấy vua mộng thấy hai Vương đốc binh, bộ ngũ liên thuộc đều có mặt mày như quỷ thần cả, hàng ngũ rất nghiêm, bộ lạc rất chỉnh tề hội tại cửa Phù Lan. Binh ông anh đóng từ sông Vũ Bình đến sông Như Nguyệt tiến đến đầu nguồn sông Phú Lương; Binh ông em đi từ men sông Lạng Giang vào sông Nam Bình[133].

Vua tỉnh dậy bảo với tả hữu, quả nhiên trận ấy được toàn thắng. Bình xong giặc Tây Long, vua sai Sứ chia chỗ lập đền thờ, đều phong làm Phúc Thần một phương, chiếu phong anh là Đại Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Như Nguyệt. Còn em là Tiểu Đương Giang Đô Hộ Quốc Thần Vương, lập đền ở cửa sông Nam Bình.

Thời vua Nhân Tông nhà Lý, binh Tống nam xâm kéo đến biên cảnh; vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt dựa bờ sông đóng cừ để cố thủ.

Một đêm kia quân sĩ nghe trong đền có tiếng ngâm to rằng:

Sông núi nhà Nam Nam đế ở Phân minh trời định tại thiên thư. Cớ sao nghịch lỗ sang xâm phạm? Bọn chúng rồi đây sẽ bại hư.[134]

Quả nhiên quân Tống chưa đánh đã tan rã. Thần mộng rõ ràng, mảy lông sợi tóc chẳng sai.[135]

Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Như Nguyệt Khước Địch Đại Vương, năm thứ tư gia phong Thiện Hựu Dũng Cảm.

__

130. Phù Lan là sông Lục Đầu

131. Theo Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, Trương Hống và Trương Hát đã can Triệu Việt Vương đừng gã Cảo Nương cho Nhã Lang:

Có người: Hống, Hát họ Trương Vũ biền nhưng cũng biết đường cơ mưu, Rằng: “Xưa Trọng Thuỷ, Mỵ Châu, Hôn nhân là giả, khấu thù là chân. Mảnh gương vãng sự còn gần,

132. Tiên chúa tức Ngô Quyền

133. Sông Nam Bình tức sông Thương. Đền thờ của Hống ở cửa sông Nam Bình, ở làng Phượng Nhãn, bắc ngạn sông Thương.

134. Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn:

Sông núi nước Nam, vua Nam coi Rành rành phận định ở sách Trời. Có sao lũ giặc sang xâm phạm! Bay sẽ tan tành chết sạch toi. (Sđd, tr.287)

135. Chuyện này bất quá vì là lòng sùng bái của người ta mà bịa đặt ra, và nhà nho phụ họa cho thêm linh. Sự thật có lẽ như tôi đã theo ý Trần Trọng Kim, nhận rằng thơ là của Lý Thường Kiệt. Nhưng nói chắc là Lý Thường Kiệt làm thơ được thì không có gì làm bằng cớ.

Ngày nay cả vùng lân cận hai sông Cầu và Thương, có đến hơn 290 ngôi đền thờ hai vị thần họ Trương. Đền chính thờ Trương Hống ở làng Vọng Nguyệt, cạnh làng Như Nguyệt; và đền thờ chính Trương Hát ở làng Phượng Nhỡn ở cửa sông Thương. Vị trí đền phù hợp với việc quân Tống qua sông ở bến đò Như Nguyệt, cho nên câu chuyện thần ám trợ kể trong Việt Điện U Linh có căn cứ vào sự thật ít nhiều (Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, tr.303).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8 : Tiếm bình


Hơn thua được mất là một lý mà cũng là một thế vậy. Điềm lành, điềm xấu là khí vậy. lý thế ở đâu thì khí cũng theo đó mà gây nên, nên khi họ Trỉ Bá sắp mất thì thần Hoác Sơn lấy thẻ tre trao cho Trương Tử, mọi Khiết Đan sắp bị diệt thì thần Áp Giang lấy đầu lâu trao cho Hoàng Nhan, đó chẳng quá là cái lý về sự phúc của kẻ thiện, cái họa của kẻ dâm.

Hai họ Trương đây là tôi Việt Vương, không chịu khuất phục vua Nam Đế, cái khí trung nghĩa hạo nhiên thường phảng phất ở khoảng trời đất, không nên lấy tý lông mảy vết mà bàn luận vậy. Sống làm danh tướng, chết là danh thần, cho vua Tấn Vương nằm thấy mà giặc Côn Lôn phá tan, ngâm bài thơ Nam Quốc mà quân nhà Tống không bị đánh tự tan vỡ, lấy sự báo ứng như thế, phong làm Phúc Thần, hưởng được cúng vái nghìn xưa, đội ân vinh phong tặng ở cửu trùng, hai đền thờ ngày nay vẫn còn, người ở hai bên sông đều tránh tên huý, gọi hát bằng xướng. Tinh anh đầy dẫy, nghìn trăm năm vẫn thường như một ngày, khiến cho đương thời, những kẻ cam lòng đầu giặc, mưu cầu phú quý một thời, đâu được trổi thơm muôn đời, khiến cho người ta thán mộ mà hăng hái lên như hai Vương này vậy.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9 : Chứng An Minh Ứng Hựu quốc công (Lý Phục Man)


Xét Sử Đỗ Thiên chép rằng: Vương họ Lý tên Phục Man. Vua Lý Thái Tổ đi tuần phương đến sông Sở Bộ Đầu, thấy giang sơn tù khí, phong cảnh thắng du, nhà vua tâm thần cảm hứng, mới rót ly rượu đổ xuống tràng giang, vái rằng:

- Trẫm xem chỗ này non xanh nước biếc khác hẳn mọi nơi, nếu có nhân kiệt u linh, xin hưởng.

Đêm ấy vua mộng thấy một dị nhân cao đại, mặt hổ râu rồng, y phục trang nghiêm, cân hài tề chỉnh, đến trước nhà vua cúi đầu lạy hai lạy mà tâu rằng:

- Thần vốn là người ở làng này, họ Lý tên Phục Man, giúp Lý Nam Đế làm Tướng quân, nhờ sự trung liệt được vua biết tên, mới sai trấn thủ hai giải sơn hà Đỗ Động và Đường Lâm, mọi lào đều sợ không dám phạm biên, một phương yên ổn. Đến lúc chết, Thượng đế thương kẻ trung nên cho giữ chức như cũ. Nay thần xin kể một vài chuyện để Bệ hạ nghe thử. Thời vua Tương Vương nhà Đường, thần thường đem quỷ binh theo Khâu Hòa phá được nghịch tặc là Nịnh Tràng Chân ở cửa Giáp Sơn, thời vua Túc Tông lại phá được giặc Đại Thực Ba Tư ở cửa Thần Thạch, thời vua Đại Tông lại phá giặc Côn Lôn, Đồ Bà[136] ở Chu Diên. Cao Vương phá nước Nam Chiếu; Ngô Tiên Chúa phá nước Nam Hán, vua Lê Đại Hành phá Tống Binh, mỗi lần xuất binh chinh phạt, thần ở trên không đem quỷ binh ám trở, thảy đều có công. Thần lại thường thống suất quân binh quỷ thần, vâng theo mệnh Thiên đế phá giặc Chiêm Thành ở trấn Giáp Sơn. Đến khi thần mệnh một, u linh không tán, thôn dân kính mến, lại sợ không ai phòng thủ, mọi lào đến cướp bóc, nhân đó lập đền thờ phụng; bởi vậy, thần thường phảng phất ở khoảng trời mây, phàm gặp khi có dụng binh, thần ở trên không ám hộ, nghịch lỗ nhập khấu thì đều hãn ngự được. Bấy giờ gặp Bệ hạ loan giá quang lâm, thần xin đến bái yết.

Nói đoạn, ngâm bốn câu thơ rằng:

Thiên hạ toàn mông muội Hãy tạm ẩn thanh danh, Giữa trời nêu nhật, nguyệt, Quang diệu ấy chân hình.

Ngâm xong liền biến mất; vua chưa kịp đối đáp, hốt nhiên tỉnh dậy, nói lại với tả hữu; quan Ngự sử Đại Phu Lương Văn Nhậm nói:

- Đó là lời thần muốn hiển linh để lập hình tượng. Vua sai người xin keo, quả nhiên lập ứng.

Vua sắc cho người trong châu lập đền thờ, tạc tượng thần y như đã trông thấy trong mộng, miếu mạo sum liệt, làm Phúc thần một phương.

Trong thời Nguyên Phong[137], Thát Đát nhập khấu, đến biên cảnh thì ngựa què không tiến được; thôn dân biết có sức thần ám trợ mới đem dân chúng ra cự chiến, chém được đầu giặc rất nhiều; giặc thua chạy tán loạn, không dám trở lại dòm dỏ bờ cõi nữa. Khấu tặc bình xong, sách phong Chứng An Nam Quốc Công, chiếu cho thôn ấy đổi tên là Hộ Xá Chứng An.

Niên hiệu Trùng Hưng[138] năm đầu, giặc Bắc lại vào ăn cướp, mấy chỗ khác đều bị đốt cháy cả, duy có ấp này như có phòng hộ, một mảy lông mùa thu cũng không bị phạm tới.

Giặc bình xong, sắc phong Chứng An Vương, năm thứ tư gia phong hai chữ Minh Ứng, năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Tá Quốc, càng ngày càng thêm linh ứng vậy.

__

136. Đồ Bà: tên riêng một nước ở các đảo ngoài bể, gồm bán đảo Malaca (Mã Lai) (theo Hoàng Xuân Hãn, Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, tr.93)

137. Nguyên Phong (1251‐1258: Trần Thái Tôn)

138. Trùng Hưng nguyên niên (1285, Trần Nhân Tôn).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9 : Tiếm bình


Cái khí tinh hoa của sông núi, kết lại hóa ra vàng ngọc châu báu, như ngọc bích ở Lam Điền, ngọc châu Dạ Quang, vốn là có tiếng quý giá xưa nay. Còn đến như con người cũng thế, thiện nhân quân tử là tinh hoa của cái khí ấy. Sông Sở Bộ Đầu, sơn kỳ thuỷ tú, người tài đất linh, Lý Tướng quân thực là vun đức ở đây, kịp đến lúc thờ vua Nam Đế làm Tướng quân, oai nghiêm làm rào ngăn cho hai xứ Đỗ Động và Đường Lâm. Thân cỡi đuôi sao Cơ, quanh vùng biết tiếng, cái khí anh sản thường tụ lại, cái công võ liệt thêm kỳ. Phá Trường Chân ở Giáp Sơn, giết Đồ Bà ở Châu Diên, bỉnh nước Nam Chiếu, định nước Nam Hán, đuổi binh nhà Tống, Thần chăc không nói dối ta vậy. Trong bài thơ, lời ý du dương, quý tính tôn danh, không muốn nói với thôn dân khách tục, dựng đền đúc tượng, dung mạo tôn nghiêm, kẻ chợ dân mường đều kính ngưỡng. Xem như rợ Thát Đát rất mạnh, mang cung đến đâu, tỉ dụ đến nhà Liêu Hạ, nhà Kim, nhà Tống các nước lớn ấy cũng đều trông gió mà xếp gươm giáo, huống chi chúng kéo sang Nam như gió cuốn mây ùn, sấm gào chớp nhoáng, thế mà ông lấy sức thần lui được binh giặc, khiến cho nhân dân được ăn yên ở yên như xưa. Ở chỗ bình nguyên hễ có công đức với dân thì được phụng sự, thế thì công đức của ông biết chừng nào vậy.

Miếu nay ở làng Cổ Sở huyện An Phụng, chế độ rất chỉnh, lễ bộ rực rỡ, mỗi năm lễ nghinh yết có xướng hát, làm một cảnh đại đô hội ở sông Hát Giang, triều trước đời nào dân cũng đuợc tha thuế, đối với đền Phù Đổng, đền Bạch Đằng cùng ngang hàng nhau, rất là thịnh vượng.

Tục truyền rằng ông tiến sĩ làng Ninh Xá tên là Nguuyễn Mại trấn tỉnh Sơn Tây thường phụng mạng đem lễ đến cúng, ngủ lại trong đền làng Cổ Sở, mộng thấy một người đàn bà đeo ngọc, mão vàng, áo gấm, giầy thêu, xiêm lụa, có cái dáng điệu hoa ghen nguyệt thẹn, cái nhan sắc mặt ngọc da hồng, tay cầm một nhánh hoa mai phe phẩy đến trước chỗ ngồi, gió thanh mát mặt, hương khí ngát người; người đàn bà ấy thưa rằng:

- Từ khi lang quân thiếp đi vắng, trướng hồ vắng vẻ một mình không người săn sóc, nay Tôn giả đến đây, đền thờ không lấy gì làm quang khiết. Sứ quân có lòng tốt, xin nhờ trùng tu lại cho.

Nguyễn Mại hỏi lại rằng:

- Vậy chớ lang quân tên họ là gì?

Nàng nói:

- Lang quân thiếp tên là Lý Tướng quân, kim sinh tức là ông tiến sĩ làng Thanh Mai tên là Lê Anh Tuấn, hiện nay đang đi sứ Tàu, xin trình Sứ quan rõ.

Hốt nhiên gió động lan can, Nguyễn Mại tỉnh dậy, thì ra là một giấc mộng kê vàng, mới đem câu chuyện trong mộng thuật lại cho người làng nghe, và bảo sửa sang đền thờ lại cho tử tế. Khi đi sứ về, Lê Anh Tuấn thường qua lại nhà Nguyễn Mại đi lại trò chuyện. Nguyễn Mại gọi người nhà đến chỉ Lê Anh Tuấn mà bảo rằng:

- Ông này là Chứng An Vương đến Cổ Sở đó.

Lê Công giỏi văn học, làm quan đến Thượng thư, quyền thế lừng lẫy. Tuy là chuyện mộng mi chưa dám tin chắc, nhưng qua lại thầm kín, đôi khi cũng hở mối manh. Ông Phạm Trọng Yêm với Đạo nhân Côn Lôn đời trước, ông Phú Bật với thầy chùa Xung Hư Quán cũng phảng phất giống như vậy.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,314
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9 : Phụ lục: Sự tích đền thờ thần xã An Sở


Xét Đại Việt Ngoại Sử chép rằng: Gia Thông Đại Vương vốn là người làng Cổ Sở (sau đổi ra An Sở). Lúc bấy giờ thiên hạ loạn ly, kẻ hào kiệt dấu họ dấu tên để tránh nạn.

Thưở nhỏ, Đại Vương phong tư hơn người, tài nghệ xuất chúng, nhất là cỡi ngựa bắn cung lại là sở trường, rất có uy đức, sức mạnh voi cũng chịu thua; đến khi thờ Lý Nam Đế (đồng thời với vua Lương Võ bên Tàu) vua trông thấy người khí vũ hiên ngang, thật là một bậc Đại trượng phu, có thể đương nổi một phương, mới bảo vương theo quân ngũ; Vương hằng lập được nhiều kỳ công. Sau vua cho một cõi Đỗ Động là đất biên viễn hiểm trở, nếu không phải là tay Vương thì chẳng ai trị nổi, rồi phong cho Vương chức Đại tướng quân, bảo qua trấn thủ ở đó; mỗi khi có hiệu lệnh của Vương ra thời các kẻ hùng cứ trốn xa, giặc cướp đều đến đầu hàng, nhân dân được an cư lạc nghiệp, trong cõi yên ổn, già trẻ đều mến đội ân đức của Vương.

Kịp đến lúc nước Lâm Ấp (tức là Chiêm Thành) vào ăn cướp châu Cửu Đức, biên thư cáo cấp, triều đình bàn kế xuất chinh, các quan đều nói rằng:

- Không có quan Tướng quân Đỗ Động thì không thể đánh bại giặc ấy được.

Vua mới tuyên chiến triệu Vương thống suất các tướng lãnh đi đánh, đại phá quân Lâm Ap ở Cửu Đức. Tin thắng trận về đến kinh đô, vua thán thưởng giây lâu rồi báo quan thị thần rằng:

- Gặp đến rễ quanh đốt cứng mới biết được đồ dùng sắc, nay quan Đỗ Động tướng quân chỉ bắn vài mũi tên mà cả phá được giặc mạnh, thực là kẻ hào kiệt ở Sơn Tây, những bậc can thành đời xưa cũng chẳng lấy gì làm hơn được, nên phải có trọng thưởng mới xứng công lao.

Vua mới lục những công phục biên, tứ tính là họ Lý, gả một vị Công chúa tức là Lý Nương và thăng lên chức Thái Uý. Từ đấy ân sủng càng ngày càng thêm, lại khiến làm chức Tham hộ phủ nghi, giám thị cả trăm quan.

Quan Lý Thái uý thiên tư trung hậu, tính vốn thanh liêm, mỗi khi có kiến nghị điều gì thì chuyên lo ngay thẳng, ở trong triều nếu có ai lỗi, trước mặt thì bắt bẻ, giữa triều thì can gián chẳng dung tha một ai, cả đến những kẻ quyền quý xin vô việc riêng. Tiếng tăm lừng lẫy, trong ngoài đều gọi là Phục Man Tướng công, kính mến người có đức.

Lúc bấy giờ vua Nam Đế chủ tâm việc biên phòng, khiến quan Thiếu uý ra trấn Đường Lâm, binh quyền ở tay, uy lệnh xa khắp, làm lặng bụi trần sa mạc, làm tiêu tan lòng sợ hãi chiến tranh. Nào ngờ trời chán nghiệp nhà Lý, gió đưa binh nhà Lương đến, năm Ất Sửu thứ hai, Trần Bá Tiên đem binh đi đánh ở quận Châu Diên, sông Tô Lịch, lần lượt dẹp yên.

Năm Đinh Mão thứ tư (năm đầu vua Lương Văn Trị), binh nhà Lương thừa thắng, đi đến đâu là chỗ đó không có người.

Vua tôi triều Lý đâu thất sắc, tan rã như ngói vỡ đất lở, chẳng biết tính làm sao, toan muốn triệu Thái uý.

Thái uý ở động Khuất Liệu, nghe được tin ấy, ngậm ngùi than thở, lòng trung kích thích, mới sai người cẩn thủ các nơi yếu hại của dinh đồn. Hốt nhiên, đang đêm lửa cháy đỏ rực cả bốn mặt, đầy đường binh Lương đã bức gần đến trước sân, mới hay lòng người nham hiểm, mệnh trời khôn lường. Vương bèn đem gia tướng đánh thoát vòng vây để tính bề khôi phục. Nhưng đất cùng đường xa, tớ lui không ngõ, Thái uý đành phải chỉ trời vạch đất, thản nhiên uống thuốc tự tận. Người nhà phụng linh cữu đưa về bến Hồ Mã (tức nay là chùa Ngọc Tân, tên sông của bản xã) chôn cất và đắp mộ ở ngoài bãi bản xã.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom