Cập nhật mới

Dịch Full Truyện Kinh Dị Cryptic + Truyện Ma Ngắn

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,499
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 160: C160: Trị Mụn


Một anh chàng có một số vết sẹo mụn trứng cá khá xấu trên khuôn mặt.Anh ta vô cùng tuyệt vọng khi không thể chữa trị được nó và anh sẵn sàng làm bất cứ điều gì để các vết sẹo biến mất. Vì vậy,anh đã đi đến một pháp sư và ông ta đã nói cho anh nghe một phương pháp rất đặc biệt. Nếu anh ta có thể tìm thấy một con gián trước khi lên giường,hãy đặt nó bên cạnh gối mình trước khi ngủ. Ngủ với một con gián gần khuôn mặt chắc chắn sẽ làm các vết sẹo của anh biến mất. Vì vậy, anh ta đã làm theo lời pháp sư nói.



Ngày hôm sau, anh ta tỉnh dậy, nhìn vào gương và nhận ra rất nhiều vết sẹo thực sự biến mất đi! Tuy nhiên, khi nhìn kỹ hơn, anh nhận thấy rằng các lỗ sẹo không biến mất đi, nó chỉ được lấp đầy bởi các...... trứng gián nhỏ
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,499
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 161: C161: Chặt Tay


Tôi là một doanh nhân giỏi, đương nhiên tôi biết vì có rất nhiều công ty mời tôi đến làm việc với mức lương khá cao, nhưng tôi khá hài lòng với công việc hiện tại mặc dù đang có 1 công ty khác ra sức mời chào.


Thế nhưng dạo gần đây, tôi gặp stress khá nặng do áp lực công việc, đã vậy bỗng nhiên mỗi tháng trong công ty có 1 vài người chết không rõ lý do vào ca đêm - việc này trước giờ chưa từng có, mà á mỗi cái xác đều có 1 đặc điểm chung là mất đi đôi bàn tay và phần đầu dập nát. thật khủng khiếp. Cảnh sát vào cuộc nhưng không tài nào tìm ra hung thủ vì dấu vân tay để lại trên mỗi cái xác không giống nhau và không trùng với bất kì ai còn sống trong công ty cả. Nghi là một vụ giết người liên hoàn của 1 nhóm những tên điên rồ nào đó bên ngoài. Tôi rất sợ. Đêm nào bị stress nặng về công việc là tôi lại nằm mơ thấy hung thủ chặt bàn tay và đập nát đầu của mình cùng với đồng nghiệp của tôi, cùng với những tiếng gào rú xé tận tim gan. Khi tỉnh dậy, thấy đầu và đôi tay mình vẫn lành lặn. Ơn trời, tôi thở phào và cảm thấy thanh thản, không còn stress nữa.


Và tôi đang suy nghĩ xem có nên chuyển sang công ty khác làm việc không nhỉ, biết đâu bất ngờ hung thủ lại tìm đến tôi, vì có vài ngày trong tuần tôi đi làm ca đêm mà ???

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,499
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 162: C162: [truyện Ma Ngắn] Bức Tranh Chết Chóc


Nhà Ông Thạnh ở ngay mặt tiền của đường phố lớn căn nhà sáu tầng lầu, sang trọng, đầy đủ tiện nghi. Bên dưới mặt tiền, lầu trệt, ông kinh doanh tranh ảnh, đèn quảng cáo... Còn lầu thượng, ông trồng hoa kiểng, nuôi chim và một bể cá cảnh... Ông là một đại gia của làng trang trí nội thất.

Ông Thanh tuổi dần. Vì vậy, những người đối tác với ông, đều có vẻ lép vế.

Họ thần phục ông. Tính khí người tuổi dần rất dữ dội. Vợ ông, bà Thìn, lại tuổi con heo. Người xưa nói: Dần Thân Tị Hợi tứ hành xung. Tuổi hai người xung khắc, nhưng không hiểu sao lại ăn nên làm ra. Bà Thìn lớn hơn ông Thạnh mấy tuổi rất đẹp gái. Họ có với nhau hai đứa con Bà Thìn rất sợ ông Thạnh. Phải dùng từ "sợ như sợ cọp" mới đúng...

Mà ông Thạnh khéo dạy vợ. Ông nói gì bà cũng nghe răm rắp. Thậm chí khi bà Thìn có lỗi, còn bị ông phạt quì suốt đêm ngay chỗ giường ngủ. Chuyện này, người làm công trong nhà ông bà đều biết. Nói tóm lại ông Thạnh gia trưởng, độc đoán trong căn nhà sang trọng, ai cũng phải phục tùng ông... Vợ ông, khi ông gọi, hoặc sai bảo điều gì, rất mực lễ phép thưa gửi, và không bao giờ đám ngẩng mặt đối diện với chồng.

Ông Thạnh có ba người bạn thân, cũng là dân làm ăn cả. Nhưng cả ba ông đều rất sợ vợ. Thế mới lạ.

Ba người bạn đó là Đức, Hiển, Thuận. Một hôm, họ tụ tập ở nhà ông Thạnh, mừng vừa trúng một hợp đồng lớn. Rượu khui tràn ly Ông Thạnh ngồi cạnh vợ, hể hả:

- Ở đời người xưa nói: Tề gia trị quốc, bình thiên hạ, còn tôi không có tài đó, tôi chỉ có tài dạy vợ, và làm ăn... Nhờ đó mới giàu có như hôm nay...

Ông Đức tấm tắc:

- Bác giỏi thật đấy. Còn tôi làm ăn được, có tiền, vậy mà bị sợ vợ, có khổ không cơ chứ?

Ông Hiển xen vô:

- Vợ mình, mình sợ, chứ có sợ vợ hàng xóm đâu? Ai không sợ vợ, thì đâu nên người...

Ông Thuận tần ngần:

- Nhưng mà sợ quá, như tôi cũng hỏng. Mà mình lại có thú sợ vợ mới chết chứ ...

Ông Thạnh cười mỉa:

- Tại các ông không biết cách đó thôi. Để bây giờ cọp đủ lông cánh làm sao mà dạy? Măng không uốn, lấy gì uốn tre...

Ông Thuận hỏi:

- Thế bác làm cách gì mà giỏi thế, chỉ bí quyết cho em với?

Ông Thạnh hể hả:

- Đơn giản thôi, dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về... Vợ tôi, tôi nói cái gì cũng phải nghe răm rắp... Có phải vậy không em?

Bà Thìn cúi mặt lí nhí:

- Dạ, anh nói đúng. Vì anh là chồng, còn em là vợ vợ phải phục tùng chồng tuyệt đối...

Ba người bạn tròn mắt, ông Thạnh tiếp:

- Em đọc lời giáo huấn của Khổng Tử mà anh vẫn dạy em hàng ngày xem nào?

Bà Thì run rẩy:

- Dạ đó là câu:

Tại gia tòng phu

Xuất giá tòng phu

Phu tử tòng tử

Ông Thạnh gật gù:

- Đó là tam tòng, thế còn tứ đức thì sao?

Bà Thìn rưng rưng:

- Dạ, tứ đức của người phụ nữ là công, dung, ngôn, hạnh ạ...

Ông Thạnh vui vẻ:

- Các chị đã thấy vợ tôi thanh minh trả lời chưa? Vợ là phải như vậy chứ, nếu không vợ là cọp cái, nó ăn thịt mình khi nào không biết.

Nhắc đến chữ "cọp" bạn bè ông thạch la lên:

- Hèn chi bác tuổi cọp là phải, mà bác thạch kiếm đâu ra bức tranh cọp to quá vậy, đẹp quá vậy?

Ông Thạch phấn khởi:

- Nó không phải là bức tranh cọp đơn thuần, mà nguyên cả xác cọp, được lồng trong khung kính... Giá trị của nó thì vô giá. Nhìn vào y như cọp đang ở trong khu rừng... Bộ tranh này tôi mua từ Đài Loan về.

Ông Hiển gặt gù:

- Đẹp quá, oai vệ quá, cọp chết để da, người ta chết để tiếng, cọp chết rồi mà làm các con vật khác nhìn thấy còn khiếp vía...

Ông Đức trầm trồ:

- Tuổi ông tuổi cọp, treo bức tranh này là hợp quá rồi.

Ông Thạnh hể hả:

- Bức tranh này không chỉ có trang trí đơn thuần, nó như vật thần tài. Từ ngày có bức tranh này, nhà tôi ăn nên làm ra thấy rõ. Thần cọp hộ mệnh cho tôi đó.

Ông Thuận cười:

- Hèn chi mà vợ ông sợ ong như cọp.. Còn chúng tôi cầm tinh con heo, con gà, cũng chỉ sợ vợ mà thôi.. A, này tôi có quen một tay thầy bói hay lắm, ăn nhậu xong, ta đi coi cho vui...


Mọi người cùng ồ lên vui vẻ... Ông Thạch nói với vợ:

- Em ở nhà phụ dọn dẹp giúp anh nhé. Lâu lâu, anh muốn thử xem vận mạng thế nào?

Bà thìn chỉ biết ngoan ngoãn gật đầu...

Ông Thuận dẫn ba người dạn đến một ngôi nhà chùa nhỏ, ở đó có một ông thầy bói mù, sau khi coi quẽ cho ba người là ông Thuận, Đức, Hiền...tất cả đều tốt đẹp, đến lượt ông Thạch, thầy bói ngạc nhiên:

- Số ông là tốt lắm, giàu có, cai quản gia đình đâu ra đó. Nhưng mạng ông là mạng cọp. Sớm muộn gì cũng bị cọp vồ.

Ông Thạch cười khùng khục:

- Tôi mạng cọp, cọp phải bảo vệ em chứ? Sao lại vồ được, khoản này thầy bói sai rồi.

Thầy nói nghiêm nghị:

- Thiên cơ bất khả lộ, tôi chỉ biết đến thế mà thôi. Tin hay không tuỳ ông.

Ba người ra về ông Thạch nhếch mép:

- Đúng là thầy bói nói láo ăn tiền. Nhà mình ở thành phố, mà ông ta bảo mình bị cọp vồ, thật không thể tin được.

Ông Thuận thanh minh:

- Xưa nay, ông ấy ít khi đoán sai lắm... ở thành phố cũng có cọp vậy?

Ông Thạnh nói:

- Cọp ư? ở đâu? Ông chỉ cho tôi xem nào?

Ông Thuận cười:

- Thì ở sở thú chứ ở đâu.. Mà nữa, dạo này thú nuôi cọp đang phổ biến đó nghe.. Ông nên cẩn thận. Lần trước, có tay đến coi bói, ông ta bị thầy bói phán câu xanh rờn: số ông chết vì sông nước. Ông kia cười to: Tôi ở phố, làm gì mà chết vì sông nước.. Thế mà cuối cùng chết thật. Ông ta uống rượu say, về nhà nóng quá, xả vòi nước vào hồ tắm. Rồi chết ngạt trong đó. Ai nghe cũng kinh hoàng.

Ông Thạnh gạt đi:

- Thôi, bỏ chuyện đó, nghe chi tổ nhức đầu. Tiền buộc dải yếm bo bo, đeo cho thầy bói đâu lo vào mình... Tôi về đây, mệt quá rồi...

Ba người chia tay nhau. Ai về nhà nấy. Người vẫn còn chếnh choáng vì men rượu.

*

* *

Ông Thạnh về nhà, nằm lăn ra ngủ. Bà Thìn đấm bóp cho chồng, tự nhiên lòng bà bùi ngùi. Bà biết ông Thạnh yêu bà, cưng chiều bà, nhưng ông đối xử với bà như một nô tì nhiều hơn là người vợ. Trưa nay để thể hiện quyền uy của mình với vợ, ông đã làm bà xấu hổ. Nhưng vì sợ ông, bà phải phục tùng.

Mà bà Thìn sợ ông Thạnh thật. Rất sợ là khác. Mỗi lần nhìn ánh mắt lạnh lùng của chồng, là bà lại co rúm người lại. Người ta bảo bà cầm tinh con heo, còn chồng bà cầm tinh con cọp, Mà con cọp thì ăn con heo. Hồi xưa, khi còn yêu nhau, chưa nên vợ nên chồng, ông Thạnh đã bộc lộ bản tính gia trưởng, bắt bà phải luôn phục tùng ý nguyện của ông ấy. Và khi cãi nhau gì đó bao giờ bà cũng phải là người làm lành trước. Bản tính nhu nhược khiến bà nể sợ ông từ đấy... Khi nên vợ, nên chồng rồi, ông Thạnh đối với bà lại càng khắc nghiệt...

Bà luôn khép nép, e dè trước ông. Nhiều lúc bà tự trách mình yếu đuối... Mà quả thật bà quá yếu đuối sống lệ thuộc vào ông.

Về khoản làm ăn kinh doanh, ông Thạnh quả là tay giỏi giang. Từ tay trắng, ông tạo nên sự nghiệp. Bà Thìn không phải lo lắng gì về chuyện ăn uống, quần áo, đồ trang sức. Bề ngoài, ai nhìn vào cũng khen bà sung sướng, có chồng giỏi giang. Mà họ đâu biết nỗi khổ tâm của bà... Ông coi vợ như một đồ trang sức, hay đúng hơn là một nô tì.

Phải công tâm mà nói, ông Thạnh chỉ mê làm ăn. Chuyện ngoại tình là không bao giờ có. Dù ông đẹp trai, nói năng lịch lãm, khéo ngoại giao. Tất nhiên là với người ngoài... Ông Thạnh có một thú vui kỳ cục, mỗi lần nghĩ đến, là bà Thìn lại đỏ mặt thẹn thùng.

Dù bà đã là vợ của ông mười năm nay... Đó là ông thích lột trần truồng vợ ra, ngắm nghía, xăm xoi cơ thể của bà Thìn, hầu như ngày nào cũng vậy. Có lúc ông bắt bà quì xuống, loã lồ, úp hai tay sau gáy, y như bà đã phạm tội gì vậy...

Bà thắc mắc:

- Anh Thạnh, em đâu có lỗi gì với anh mà anh bắt em phải làm như vậy? Em là vợ của anh kia mà, chứ đâu phải là nô tì.

Ông Thạnh hôn vợ âu yếm:

- Thì anh thích như vậy, em cứ chiều anh đi. Đàn ông thú nhất là ngắm vợ mình, em không muốn vậy sao?

Bà Thìn thẹn thùng:

- Dĩ nhiên là em thích rồi, đã mười lăm năm nay, làm vợ anh, anh có bỏ sót ngày nào đâu... Thế anh không chán à?

Ông Thạnh thích thú:

- Vợ anh là báu vật của trời cho anh, làm sao mà chán được. Anh yêu em mà.

Bà Thìn thở dài:

- Nhiều lúc, em cứ nghĩ anh là con cọp dữ dằng giày vò con heo nhỏ. Nhưng mà em phải chấp nhận thôi. Vì em là vợ của anh, anh có toàn quyền với em...

Ông Thạnh vui vẻ.

- Em ngoan lắm, Thế mới là vợ hiền chứ. Bổn phận của em là hầu hạ chăm sóc chồng, em không phải lo lắng bất cứ điều gì cả...

Và sau các cuộc nói chuyện, là những màn âu yếm cực kỳ nồng thắm, mà ông Thạnh dành cho bà Thìn.

Ông Thạnh cựa quậy, chợt kêu rú lên:

- Cứu, cứu tôi với. Cọp cọp nó vồ tôi ...

Mặt ông lộ vẻ hốt hoảng, mắt lờ đờ, bà Thìn lay chồng:

- Anh Thạnh, anh làm sao vậy? Chắc tại say rượu quá mà.

Ông Thạnh mở choàng mắt, mồ hôi vã ra như tầm... Ông thấy vợ bên cạnh, bình tĩnh trở lại... Bà Thìn lo lắng:


- Có chuyện gì thế anh? Anh thất thần thế kia?

Ông Thạnh lắp bắp:

- Anh mơ một giấc mơ khủng khiếp quá, nghĩ lại còn toát cả mồ hôi.

Bà Thìn hỏi:

- Anh là người có thần kinh thép, ai cũng sợ anh, nhất là em, sao lại sợ giấc mơ nhỉ?

Ông Thạnh thẩn thờ:

- Em chưa biết đó thôi. Anh thấy anh lạc vào một khu rừng rậm, lối đi lại chằng chịt cây cối, anh đang loay hoay tìm đường đi ra, bất chợt có tiếng cọp gầm. Anh quay lại, muốn đứng tim vì sợ: một con cọp to tướng, mắt nhìn anh trừng trừng. Con cọp nói tiếng người.

- Ông bạn, hôm nay ông sẽ là món đồ ăn ngon cho tôi. Tôi đói đã lâu lắm rồi...

Anh rùng mình:

- Trời ơi, con cọp nói được tiếng người. Ngươi là ma cọp hay sao?

Con cọp gầm lên ghê sợ, nó xông vào, vồ lấy anh, anh cuống cuồng chạy trốn. Nhưng không kịp phút chốc thấy đầu mình bị đứt lìa, xác nằm chình ình ra một chỗ, con cọp nhai đầu anh ngấu nghiến... Lát sau, có con chó đen, nó kéo anh vào một góc ăn nốt phần thân còn lại... Mơ đến đó, anh bàng hoàng tĩnh dậy. Thật không hiểu ra sao nữa...

Bà Thìn ngó chồng đăm đăm, nhìn ông Thạnh sao thấy tội nghiệp quá, còn đâu oai khí cửa một người chồng hùng dũng trong mắt bà.. Bà an ủi.

- Ối dào, hơi đâu mà tin ở giấc mơ hả anh? Mạng anh là mạng cọp, nó phải phù hộ cho anh chứ?

Ông Thạnh thở dài:

- Biết là như vậy, nhưng hôm nay, anh tình cờ theo ông Thuận đi coi bói, lão thầy bói phán anh bị cọp vồ, thế có khiếp không cơ chứ?

Bà Thìn cười rổn rảng:

- Đúng là lão thầy bói đó nói bậy quá di, ở thành phố làm gì có cọp... Mà ở sở thú cọp người ta nhốt chặt mấy lớp chuồng, có gì sợ nữa.. Anh à, mai con nó đòi đi sở thú chơi, anh cho em và con đi nhé...

Ông Thạnh rùng mình:

- Nhỡ gặp con cọp sổng chuồng thì sao? Thôi em ạ ta ra biển tắm vui hơn...

Bà Thìn thở dài:

- Sao mà chồng em lại nhát thế? Tự nhiên đi sợ những thứ vớ vẩn. Nếu anh sợ, thì em và con đi một mình. Con nó thích đi sở thủ chơi chứ nó đâu có muốn ra biển.

Ông Thạnh bị vợ trách, khí huyết sôi lên sùng sục:

- Ừ, em nói đúng, việc quái gì anh phải sợ. Mai ta đưa con đi chơi...

Bà Thìn vui vẻ:

- Có thế chứ? Thôi, mình ngủ nghe anh, từ nãy đến giờ đấm bóp cho anh, em mệt lắm rồi...

Ông Thạnh ôm vợ, âu yếm:

- Muốn ngủ thì ngủ, nhưng phải cho anh yêu đã chứ?

Bà Thìn lỏn lẻn:

- Coi anh kìa, mới vừa mặt xanh như tàu lá, bây giờ lại đòi hỏi rồi. Anh muốn thì anh làm đi, em là vợ anh mà...

Ông Thạnh lột trần truồng vợ ra, ngắm nghía, vẻ hả hê ông quên hẳn giấc mơ kinh hãi vừa rồi, chỉ biết vợ ông mà thôi, Bà Thìn quả là đẹp. Cặp vú no tròn, đùi thon dài, y như đùi các cô người mẫu. Dù đã ngoài ba mươi, nhưng vẫn còn rừng rực lửa tình. Ông Thạnh yêu vợ xong, lăn ra ngủ.

*

* *

Hôm sau, ngày chủ nhật, trời nắng đẹp. Ông Thạnh lấy xe hơi chờ vợ con đi sở thứ .. Hai đứa cơn ông tung tăng chạy nhảy rồi đến bên chuồng cọp trêu chọc. Con cọp cái giận dữ nhe nanh gầm gừ. Ông Thạnh hết hoảng:

- Kìa hai con, đừng có chọc nó. Con cọp hung dữ lắm đó.

Hai đứa bé cười ngặt nghẽo:

- Cha ơi, nó đã bị nhốt trong chuồng rồi, có gì mà sợ nữa. Mà cha cầm tinh con cọp, sao lại sợ nó...

Ông Thạnh lẩm bẩm:

- Ừ nhỉ việc gì mà sợ. Ta thật lẩn thẩn, cứ bị giấc mơ ám ánh hoài.

Ông đến bên con cọp nhìn nó. Con cọp thấy ông, ngó chòng chọc. Bất giác nó gầm rú man dại. Ông Thạnh thấy chóng cả mặt. Đôi mắt con cọp như phát sáng. Miệng nó gầm gào như nói:

- Ta đợi ngươi đã lâu, mau đến nộp mạng cho ta... ngươi không thoát khỏi ta đâu.

Ông Thạnh thất sắc rú lên, ôm đầu bỏ chạy cuống cuồng. Bà Thìn vội chạy theo chồng, dìu ông ngồi xuống ghế đá. Mọi người đi chơi nhìn họ, không hiểu vì sao ông Thạnh lại sợ hãi thế kia. Bà Thìn bần thần.

- Anh Thạnh anh mệt à? Ngồi nghỉ mệt một lát. Con cọp đó có gì mà sợ kia chứ?

Ông Thạnh thừ người ra:


- Anh cũng không hiểu tại sao lại có cái cảm giác kỳ lạ vậy? Xưa nay anh đâu có biết sợ là gì?

Bất chợt mắt ông trợn tròn. Cạnh ông, chỗ ghế đá ông và vợ đang ngồi, có con cọp đá, nó nhìn ông chòng chọc. Cái nhìn hớp hồn ông.

Ông lắp bắp:

- Đừng, đừng như thế... Khiếp quá...

Bà Thìn lo lắng:

- Cái gì vậy anh, hay anh mệt, suy nhược thần kinh quá rồi, ta đi bệnh viện khám thử sức khoẻ xem sao?

Ông Thạnh chỉ con cọp đá, bà Thìn phì cười:

- Anh mắc bệnh tự kỷ ám thị mất rồi, nhìn đâu cũng thấy cọp. Có việc gì đâu, nó chỉ là con cọp đá thôi mà...

Ông Thạnh thở phào:

- Vậy mà anh cứ tường là cọp sống chứ. Hết cả hồn...

Bà Thìn chép miệng:

- Anh bây giờ nên mang lốt thỏ thì hơn, chứ mang tính cọp ai lại sợ thế nhỉ?

Ông Thạnh nghiêm nghị:

- Em đùa với anh đó à? Em nên nhớ, em là vợ của anh, rõ chưa? Chẳng qua là vì ảo giác, nên anh mới như vậy? Mà anh đã nói rồi. Hôm nay đi sở thú là chiều em và con.

Bà Thìn sợ sệt.

- Em xin lỗi, anh đừng giận em, em luôn kính trọng anh mà.

Ông Thạnh không nói gì, đôi mắt nhìn xa xăm. Hình như ông đang nghĩ về cái gì mông lung lắm... Bà Thìn tự nhiên linh cảm thấy điều gì chẳng lành. Chồng bà dạo này thật kỳ lạ.

*

* *

Đêm đó, ông Thạnh đang ngủ, thấy một người đàn ông hung dữ bước vào.

Mắt ông ta loé sáng, tóc tai bờm xờm. Ông Thạnh rú lên:

- Ông là ai, tại sao lại vào nhà tôi?

Người đàn ông gằn giọng:

- Ta là người đang truy lùng ông, mà ông lại còn có quyền hỏi điều đó à?

Ông Thạnh lắp bắp:

- Truy lùng tôi ư? Tôi có tội gì mà truy lùng?

Người đàn ông trợn mắt:

- Ta tìm ông để ăn thịt, chứ còn gì nữa mà phải hỏi? Ngươi hãy mở mắt nhìn cho kỹ đi.

Phút chốc người đàn ông há miệng hoá thành một con cọp đực to tướng, mồm đầy máu. Ông Thạnh rú lên, vừng vẫy chân tay như bị trói chặt, miệng ông ú ớ Bà Thìn hốt hoảng:

- Anh Thạnh, anh làm sao vậy, người anh như bị động kinh.

Ông Thạnh giãy giụa hồi lâu, rồi mở mắt thao láo mổ hôi vã ra:

- Tôi còn sống ư? Ai vừa kêu tôi vậy?

Bà Thìn lo lắng:

- Em gọi anh đó. Anh làm em sợ quá Khi không lại rú lên như người bị ai bắt hồn...

Ông Thạnh đờ người ra:

- Anh lại mơ bị con cọp vồ, em ạ. Con cọp đó nó hoá thành người đàn ông dữ tợn, đến bên anh, phút chốc hoá cọp, vồ lấy anh. Anh vợ quá, kêu rú lên, lúc đó em gọi anh dậy...

Bà Thìn càu nhàu:

- Chung qui cũng chỉ tại lão Thuận mà ra hết, tự dưng đang yên đang lành, lại dẫn chồng ta đi coi bói, để ông ấy sợ.. Ngày mai, ta sẽ mắng cho ông ta một trận.

Ông Thạnh thở dài:

- Lỗi đâu phải ông Thuận, em đừng có nói bậy! Có lẽ tại anh làm việc quá sức. Hay tại căn phòng mình có ma cọp?

Bà Thìn gạt đi:

- Anh đừng có nói vậy, thì bộ mình sống mười lăm năm nay ở căn phòng này đều có ma cả ư? Thế anh coi em là ma à?

Ông Thạnh bần thần:

- Anh đâu có nói vậy? Nhưng quả thật là anh lo lắng... Anh không hiểu ra sao nữa, anh không kiểm soát được hành vi của mình... Thôi, đêm nay em ngủ trong buồng, anh ra phòng khách ngủ vậy.

Bà Thìn thổn thức:

- Tuỳ ở anh thôi. Chứ anh cứ mộng mị hoài như vậy làm sao mà có sức khoẻ để làm việc...

Ông Thạnh ra phòng khách, nằm trên bộ sa lông, bật đèn sáng trưng... Quả nhiên những cơn ác mộng biến mất, ông ngủ ngon lành... Hôm sau, ông thấy tinh thần sảng khoái. Ông hồ hởi nói với vợ:

- Anh đã rõ căn bệnh của mình rồi. Tại anh suy nghĩ quá nhiều. Đêm qua ngủ ở đây, anh thấy khoẻ khoắn, không còn ác mộng nữa...

Bà Thìn ngạc nhiên:

- Vậy ư? Nhưng anh chỉ ở một đêm thôi nhé. Tối mai phải vào với em chứ anh để em cô độc một mình.

Ông Thạnh cười:

- Coi kìa cô vợ anh, càng ngày càng lấn lướt chồng rồi đó. Được rồi. Anh sẽ làm theo ý em.


Nhưng hễ cứ vào căn phòng với vợ, là ông Thạnh gặp ác mộng càng ngày dữ dội. Còn khi ra sa lông ngủ, dưới bức tranh treo trên tường, bức tranh có hình con cọp là ông ngủ ngon lành, an giấc...

Ông nói với bà Thìn:

- Từ nay, anh sẽ ngủ ở sa lông này, khi nào cần sinh hoạt vợ chồng, anh sẽ đến với em. Em đừng ngăn cản anh nữa...

Bà Thìn chỉ biết gật đầu, thở dài:

- Thôi, tuỳ ở anh, anh là cuộc sống của gia đình này... Em phải chăm sóc anh.

Ông Thanh cảm động:

- Em luôn là người vợ tốt của anh... Anh yêu em...

Sức khoẻ của ông Thạnh trở lại bình thường, tinh thần làm việc hăng hái, gia đình ông trở nên giàu có hơn. Ông nhìn bức tranh cọp, vui vẻ:

- Tranh cọp, phải chăng ngươi là thần tài của ta. Có ngươi, ta cảm thấy yên tâm lắm. Chẳng ma qua nào có thể hù doạ được ta...

Ông Thuận đến chơi, thấy ông Thạnh ngủ ở sa lông, đùa:

- Sao vậy, ông Thạnh, bị vợ cấm vận à? Ông tự hào là người dạy vợ giỏi lắm kia mà...

Bà Thìn càu nhàu:

- Tất cả là ở lỗi của anh đấy, anh Thuận à?

Ông Thuận ngạc nhiên:

- Sao vậy, tôi đâu có làm gì để ông bà phải giận nhau? Ngược lại, tôi còn kính phục ông về cách dạy vợ đấy chứ.

Bà Thìn dẩu môi:

- Dạy vợ ư? Tôi có gì mà phải dạy, tôi luôn phục tùng chồng tôi mà. Tôi đâu dám trái lời ông ấy.

Ông Thuận sửng sốt.

- Thế sao ông ấy lại ngủ ở sa lông này? Thật khó hiểu.

Ông Thạnh nhăn nhó:

- Tại vì từ sau khi đi cùng ông coi bói đến giờ, tôi luôn gặp ác mộng.

Ông Thuận hỏi:

- Chuyện coi bói ấy à? Tôi đã quên rồi Thế ông gặp ác mộng ra sao?

Bà Thìn cáu gắt:

- Thì ông ấy luôn thấy bị cọp vồ! Khi ngủ với tôi, luôn gặp ác mộng, còn ra sa lông thì ngủ ngon lành Ông ơi, có phải tôi là con cọp dữ vồ ông ấy không?

Ông Thuận cười hề hề:

- Trời ơi, cái chuyện bói toán ấy mà tin làm gì. Mà chị Thìn này, càng ngày chị càng lấn chồng đó nghe. Cứ như là chị cầm tinh con cọp, còn ông ấy là tinh của con heo rồi. Mà cũng hay nhờ vậy, chị mới khẳng định mình chứ. Phụ nữ phải đôi lúc vùng lên sống sau cái bóng của chồng mãi sao được.

Bà Thìn được khen lại phấn khởi, nhưng rồi lại ỉu xìu:

- Nhưng tôi, tôi lo lắm anh Thuận ạ. Vì xưa nay chồng tôi đâu có gặp ác mộng bao giờ đâu.

Ông Thuận cười xoà:

- Thì phải lâu cứ cho ông ấy gặp ác mộng một vài bữa chứ. Có thế mới biết sợ. Đi đêm lâu ngày cũng phải gặp ma chứ.

Ông Thạnh ngượng ngập:

- Ông cứ đùa hoài. Mà cũng lạ ông ạ. Khi tôi ngủ dưới bức tranh này, y như được che chở, không gặp ác mộng gì hết.

Ông Thuận tò mò:

- Vậy à? Vậy bức tranh này hợp với ông, là thần hộ mệnh của ông rồi còn gì? Sao ông không đời bức tranh vào nhà trong, chỗ buồng ngủ ấy. Chứ chồng một nơi, vợ một nẻo, cũng ái ngại thật.

Bà Thìn thẹn thùng:

- Chuyện vợ chồng người ta, làm sao ông biết được. Thế ông tới đây, lại rủ chồng tôi đi coi bói à?

Ông Thuận lắc đầu:

- Không tôi quên chuyện đó rồi. Tôi tới thăm ông bà, vì lâu quá không gặp, có vậy thôi. Tiện thể, rủ ông đi uống vài cốc bia.

Ông Thạnh xua tay:

- Thôi, để hôm khác. Còn bây giờ, ở đây, tôi đãi ông một chầu. Lâu quá mình không gặp...

Ông Thuận vui vẻ, đồng ý ngay, và cuộc nhậu tưng bừng. Ông Thuận ra về, ông Thạnh lên sa lông nằm ngủ. Bà Thìn đắp mền cho ông, rồi tắt đèn ngủ.

Nửa đêm, bà Thìn nghe tiếng rầm rất mạnh, tiếng ông Thạnh rú lên đau đớn:

- Trời ơi, chết tôi rồi...

Bà Thìn hết hoảng chạy ra, bật đèn sáng. Một cảnh tượng khiến bà kinh khiếp. Cả bức tranh cọp to đùng đè xuống người ông Thạnh. Thân thể ông dập nát, máu mồm ộc ra. Ông đã tắt thở. Bà Thìn rú lên, rồi ngất lịm...

*

* *

Đám ma ông Thạnh diễn ra buồn bã. Bà Thìn ngất lên, xỉu xuống nhiều lần. Bà nức nở:

- Anh Thạnh ơi, sao anh lại chết thảm như vậy? Bức tranh chết chóc này đã hại chồng tôi rồi...

Mọi người ai cũng bùi ngùi.

Chuyện ông Thạnh chết vì bức tranh trở thành lời đồn đại. Ai cũng nghĩ hồn ma con cọp đã giết chết ông ấy.

Những cơn ác mộng mà ông Thạnh gặp, có lẽ là từ bức tranh cọp mà ra...

Đúng là không ai thoát khỏi mệnh trời... Bức tranh sau đó bị đốt thành tro...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,499
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 163: C163: Pho Tượng Đá Trên Cát Trắng


Lần đầu đến Mũi Tàu khiến tôi rất thích thú. "Bãi biển Mũi Tàu trải dài, cát trắng phau phau. Biển xanh ngắt... Mùa này vắng khách, vì đã hết mùa du lịch...

Tôi ngồi ngắm biển, bồi hồi.. Sóng vỗ dồn dập, hàng phi lao reo hát. Rồi tôi lang thang đi dọc bờ biển. Và lên đồi cao, ở đó, tôi chợt nhìn thấy một ngôi mộ cổ, làm bằng đá ong. Trên mộ, có một pho tượng đá, tạc hình đức con nít đang ngồi.. Tôi xoa đầu đứa bé, lẩm bẩm:

- Lạ nhỉ, sao trên ngôi mộ cổ lại có hình đứa bé đang ngồi? Nó có liên hệ gì với người dưới mộ. Nhìn nó tội nghiệp quá, hình như đang chờ ai. Hay dưới mộ là mẹ nó...

Tôi đứng thừ một lúc, rồi quay đi... Chiều đó tôi lại ra biển. Buổi chiều êm dịu.Hoàng hôn như chiếc áo màu tím choàng lên mặt biển. Cà một vùng tím biếc. Đêm xuống rất nhanh. Cuối cùng chỉ còn ánh sáng mờ. Ánh sáng của cát trắng.

Bất chợt, tôi thấy đứa bé chạy tung tăng trên cát, hai tay giơ cao, như vẫy vẫy... Tôi bước lại, đứa bé ôm chầm lấy tôi, tôi ngạc nhiên.

- Kìa, cháu là con nhà ai, mới có non một tuổi, mà đã ra biển rồi? Cháu không sợ sóng gió à?

Đứa bế lanh lảnh:

- Cháu chẳng sợ gì cả, cháu quen rồi. Biển đẹp quá chú nhỉ?

Tôi cười:

- Cháu còn bé mà đã biết yêu biển rồi, kể ra cũng gan dạ thật. Thế chiều nào cháu cũng ra biển à...

Đứa bé rổn rảng:

- Ngày nào cháu cũng chơi với biển hết. Dù cháu không phải là dân miền biển...

Tôi hỏi:

- Thế nhà cháu ở đâu? Mẹ cháu đâu rồi?

Đứa bé buồn buồn:

- Mẹ cháu bỏ đi mất rồi. Cháu không biết đi đâu nữa. Còn nhà cháu ư, chú biết rồi còn gì?

Tôi sửng sốt:

- Chú đâu đã gặp cháu lần nào, sao lại biết nhà cháu. Cháu dẫn chú về nhà cháu đi...

Đứa bé gật đầu, nắm tay tôi, dẫn đi, phút chốc đến một ngôi nhà nhỏ, dưới một ngọn đồi... Bên trong có người đàn ông đang nằm ngủ... Đứa bé nói:

- Ông chủ cháu đây, cháu phải canh giữ cho ông ấy ngủ. Khi ông ấy ngủ, cháu mới ra biên chơi...

Tôi bùi ngùi:

- Cháu còn nhỏ như vậy, mà đã phải đi ở rồi ư? Tội nghiệp cháu quá... Hay cháu về ở với chú đi...

Đứa bé lắc đầu:

- Không được đâu, chú ơi, ông chủ trách phạt cháu liền đó. Cháu hầu hạ ông ấy quen rồi, công việc cũng nhàn nhã thôi...

Tôi hỏi:

- Thế mẹ cháu bán cháu cho ông chủ à? Rồi bà ấy bỏ đi ư?

Đứa bé tần ngần:

- Không phải đâu, mẹ cháu chỉ vô tình thôi. Mẹ cháu tội nghiệp lắm. Mẹ cháu đã hoá điên vì xa cháu.

Tôi nghi hoặc:

- Cháu nói vậy là sao, chú không hiểu? Thế mẹ cháu bây giờ ở đâu.

Đứa bé đáp:


- Dạ, cháu vẫn thấy mẹ cháu đi tìm cháu đó... ở vùng biển này, ai cũng biết mẹ cháu và cháu hết... Chú gặp họ là biết ngay à.

Tôi xoa đầu đứa bé:

- Được rồi, chú sẽ tìm mẹ cho cháu, rồi chuộc cháu về... Bây giờ chú về nhé. Trời khuya rồi.

Đứa bé gật đầu:

- Ngày mai, chú đi đến, xoa đầu cháu nhé... Mà chú, coi chừng gặp mẹ cháu đó...

Tôi không hiểu đứa bé nói năng ra sao, lúc thì nhớ mẹ, mẹ nó nhớ nó, mẹ nó ở xa bây giờ thì đang tìm nó... Nhưng có lẽ tại nó nhỏ quá, nên trí nhớ không rõ, nói năng huyên thuyên:.. Tôi bước dọc biển trắng. Chợt nghe tiếng khóc của người đàn bà, tiếng khóc nức nở:

- Con ơi, con ở đâu? Mẹ nhớ con lắm. Hãy tha thứ cho mẹ...

Một bóng trắng rũ rượi, bước đi loạng choạng.

- Chị đi tìm con à? Nó là đứa bé trai phải không?

Người đàn bà lập bập:

- Thế ông thấy nó à? Nó ở đâu? Ông chỉ giúp tôi...

Tôi chỉ về hướng ngọn đồi:

- Nó ở đó, nó đang đợi chị.. Mà sao chị lại bỏ nó bơ vơ vậy?

Người đàn bà thổn thức:

- Tôi đâu có bỏ nó. Tại nó bỏ tôi mà đi đó chứ? Tội nghiệp con tôi.

Tôi thắc mắc:

- Sao lại thế nhỉ? Con chị bảo chị bỏ nó, còn chị lại bảo chị đi tìm nó, chị không bỏ nó.. Thế là làm sao?

Người đàn bà đấm ngực thùm thụp rồi rũ rượi bỏ đi, phút chốc biến mất về phía ngọn đồi đầy cát trắng.. Tôi lẩm bẩm:

- Người đàn bà tìm con trong bóng đêm? Có lẽ bà ta bị điên rồi. Nhìn dễ sợ quá. Mà cũng tội nghiệp... Sao hai mẹ con ở gần nhau như vậy, mà tìm hoài không ra nhỉ? Ngày mai, ta sẽ giúp họ...

Tôi bước về khách sạn. Người ướt đẫm sương... Tôi vào phòng ngủ, mà chìm trong giấc mơ. Tôi nghe tiếng người mẹ văng vẳng.

- Con ơi, mẹ đây này. Con ở đâu?

Tiếng đứa bé nghẹn ngào:

- Mẹ ơi! Con đây này. Con đang tìm mẹ ...

Phút chốc, trước mặt tôi hiện ra hình ảnh hai mẹ con ôm chầm lấy nhau.

Người mẹ còn trẻ, rất đẹp gái! Dường như là một mệnh phụ gương mặt sáng ngời, đôi mắt long lanh. Còn đứa bé, y như thiên thần...

Người mẹ hôn con rối rít:

- Con ơi, mẹ tìm con mãi. Thế con đi dâu lâu quá vậy?

Đứa bé đáp:

- Con ở đây đợi me, chứ có di đâu?

Hai mẹ con sôi nổi trò chuyện. Tôi mở choàng mắt, Thì ra là giấc mơ.


Tôi thừ người:

- Ta bị ám ảnh vì hai mẹ con lúc đêm? Ta phai tìm gặp họ để họ gặp nhau. Mà biết đâu, họ đã gặp nhau rồi. Ta đã nhớ, hình như ta đã gặp đứa bé ở đâu? ở đâu nhỉ?

Tôi ngẫm nghĩ mãi không ra... Rồi tặc lưỡi:

- Tại sao ta cứ bận tâm mãi về chuyện đó nhỉ? Ta chỉ ở đây vài ngày du lịch thôi mà...

Nhưng hình ảnh đứa bé khiến tôi mủi lòng... Nó cứ ám ảnh tôi mãi. Tự nhiên thấy tội nghiệp nó vô cùng...

*

* *

Hôm sau, tôi ra quán cà phê ở ngoài khách sạn, sát với bờ biển.

Bà chủ quán hỏi:

- Đêm qua, thấy chú lang thang ở ngoài biển vắng, chú thấy biển đêm ở đây có đẹp không?

Tôi gật gù:

- Đẹp lắm. Nhưng buồn. Và chị ngạc nhiên vì tôi lang thang trong đêm biển phải không?

Bà chủ quán cười:

- Dĩ nhiên rồi. Vì ít có ai dạo biển ban đêm lắm, nhất là khi ban ngày đã ngắm biển không chán mắt... Anh uống cà phê đen hay đá?

Tôi kêu ly cà phê đá, trầm ngâm:

- Bà chủ này, đêm qua, tôi gặp đứa bé, cỡ chừng một tuổi, cứ bám riết lấy tôi... Mà không biết mẹ nó đâu cả?

Bà chủ quán sửng sốt:

- Có chuyện đó thật à? Làm gì có chuyện ấy. Phải chăng là ảo giác của anh mà thôi.

Tôi chậm rãi:

- Tôi trò chuyện cùng đứa bé cả tiếng đồng hồ, nó còn dẫn tôi về nhà nó. Tôi gặp ông chủ nó đang ngủ. Nó nói nó làm công cho ông chủ. Mà nó mới có một tuổi. Tội nghiệp nó quá...

Bà chủ tròn mắt:

- Thế anh có thấy đứa bé ở trên ngôi mộ cổ kia không? Hay hôm qua, anh đã gặp nó...

Tôi ngớ người:

- Hèn chi, thằng bé đó nói tôi đã gặp nó, nhìn nó rất quen, nay chị nhắc tôi mới nhớ... Thế tại sao đứa bé lại ở đó nhỉ? Nó nói nó đi tìm mẹ. Và tôi cũng đã gặp mẹ nó. Đi tìm con...

Bà chủ quán kinh khiếp:

- Lẽ nào anh lại gặp ma biển rồi.. hai mẹ con đó là hồn ma biển đó.

Tôi giật nảy mình, trố mắt:

- Chị nói cái gì? ma biển à? Tôi thấy đứa bé nó bình thường kia mà, tôi còn xoa đầu nó, nói với nó tối nay sẽ kiếm mẹ cho nó... Sao lại là ma được.


Bà chủ quán chép miệng:

- Anh mới đến, chưa biết chuyện về hai mẹ con đứa bé đó, đúng không? Nó ly kỳ, đau đớn lắm...

Tôi cập rập:

- Chưa, chị kể cho tôi nghe đi...

Bà chủ quán chậm rãi:

- Cách đây năm chục năm, có một chuyến xe ô tô đến đây. Hồi đó, vùng này còn heo hút lắm, chưa có xây nhà cửa như bây giờ. Bất ngờ xe bị nổ lốp. Mà giữa vùng rừng biển này, đâu có tìm ra chỗ sửa xe. Thế là mọi người phải ngủ đêm ở đây. Ai nấy cũng đều đói cả vì mệt...

Trên xe có một thiếu phụ, bế đứa con trai một tuổi bà ấy bế con đi dạo một vòng quanh biển... Sau đó bà đạt con lên ngôi mộ cổ, đi tiểu... Lúc quay lại bế con, thì đứa bé đã chết tự khi nào. Người nó dính chặt vào đá ong, không cách gì rút ra được.. Thiếu phụ kêu ầm lên, nức nở:

- Trời ơi, con tôi bị dính chặt vào đá, nó chết rồi...

Mọi người trên xe chạy lại... Họ cố giằng đứa bé ra, nhưng vô ích.

Một người đàn ông nói:

- Đứa bé đã bị người trong mộ bắt mất rồi. Nó mới dính chặt như vậy vào đá.

Thiếu phụ quì khóc thảm thiết. Ai cũng bùi ngùi. Họ an ủi chị ta. Rồi bàn tán xôn xao:

- Lạ thật, làm sao đứa bé lại dính vô đá được nhỉ? Tôi chưa gặp cảnh này bao giờ?

Người khác nói:

- Có lẽ đứa bé chết vì sương lạnh quá, và mẹ nó vì vô tình nên đặt đứa bé lên mộ đá, nên đá hút chặt không cách gì rút ra được...

Người đàn ông trầm ngâm:

- Tôi nghĩ người trong mộ là một hồn ma, ông ta cần người nói chuyện cho đỡ cô đơn... Khi đứa bé ngồi lên đó, cũng là lúc ông ta hiện hồn ra...

Người đàn bà chép miệng:

- Làm gì có chuyện ma quỉ, ông chỉ đoán mò mà thôi...

Người thiếu phụ thẩn thờ, gào khóc, đấm ngực thùm thụp.

- Con ơi, mẹ giết con rồi.,. Mẹ làm sao ăn nói với cha con đây...

Ai cũng xót xa... Bất ngờ người đàn bà lao đầu ra biển, không ai ngăn cản kịp. Trời thì tối mò. Đến sáng, mọi người thấy rõ hình ảnh đứa bé bị dính chặt vào đá. Còn xác người mẹ, trôi dạt ở cuối hàng phi lao kia.

Mọi người trên xe đào huyệt chôn người đàn bà xấu số ở đó. Vì người mẹ và đứa bé đều không để lại tên tuổi, nên không ai biết đâu mà tìm, báo cho gia đình họ... Như vậy đã bốn chục năm trôi qua rồi đó... Những người ra biển, họ rất sợ đi đêm, vì gặp hồn ma hai mẹ con lang thang trong đêm. Họ gọi hai mẹ con hồn ma đó là ma biển...

Bà chủ quán kể xong, mặt còn thẩn thờ... Tôi ngậm ngùi:

- Hèn chi đứa bé cứ kể chuyện nọ, xọ chuyện kia... Buổi sáng, tôi có xoa đầu nó. Và thắc mắc vì sao đứa bé lại ngồi trên ngôi mộ này... Thế có bao giờ mẹ con gặp nhau không chị?

Bà chủ quán lắc đầu:

- Chắc là không, vì mẹ con họ luôn đi tìm nhau... Tiếng gào khóc ban đêm nghe rợn gáy lắm. Tôi ở đây tôi nghe hết...

Tôi hỏi:

- Thế không ai thắp nhang cho mẹ con họ à?

Bà chủ quán nói.

- Có nhưng thỉnh thoảng thôi. Ai ở đây chả nghe câu chuyện về mẹ con họ... Hồn ma lang thang trên biển... Tội nghiệp lắm...

Tôi uống xong ly cà phê, thẩn thờ bước đi, rồi chân tôi lại đến ngôi mộ cổ, trên có bức tượng đứa bé... Tôi xoa đầu nó, xót xa:

- Chú bé, chú đã hiểu câu chuyện của cháu với mẹ cháu. Cháu có muốn chú tìm mẹ cho cháu không?

Tiếng nói mơ hồ:

- Có chú ạ, chú dẫn cháu đi nghe. Cháu nhớ mẹ cháu lắm...


Tôi rùng mình.

Tôi đến ngôi mộ người mẹ, ở cách xa đó chừng năm trăm mét, cỏ mọc xanh um. Sở dĩ tôi nhận ra ngôi mộ là vì có nhiều tàn nhang ở đó... Tôi đốt nhang cho người mẹ, lẩm bẩm.

- Chị ơi, tôi hiểu nỗi lòng chị. Đêm nay, tôi sẽ dẫn con của chị cho chị gặp mặt.

Rồi quay về khách sạn.

Tối đó, tôi lại ra bờ biển.

Đứa bé từ đâu tưng tăng chạy lại, ôm chầm lấy tôi, thủ thỉ:

- Chú ơi, mẹ con đâu?

Tôi dắt tay nó đến chỗ mộ mẹ nó. Nó như đứa trẻ bình thường, không có gì là ma quái cả...

Cùng lúc đó, tiếng bà mẹ khóc than rền rĩ... người đàn bà xuất hiện, nức nở:

- Con tôi đâu, con ơi, mau đến với mẹ.

Tôi xúc động:

- Chị ơi, con của chị đây này.. Chị mau đến với nó...

Thiếu phụ cập rập:

- Đâu, con tôi đâu... Mau trả con cho tôi...

Đứa bé ôm chầm lấy mẹ. Nó tíu tít:

- Con ở đây mẹ ạ... mẹ đi đâu mà con tìm mãi...

Thiếu phụ nghẹn ngào:

- Con trai của mẹ, mẹ tìm con đã mấy chục năm nay, gặp lại con mẹ mừng quá. Mẹ yêu con lắm..

Nhìn cảnh hai mẹ con sum họp, tôi rơi lệ... Thiếu phụ quay sang tôi xúc động:

- Cảm ơn ông đã giúp đỡ mẹ con tôi... ông đã làm ơn, thì làm cho trót...

Tôi gật đầu:

- Chị còn muốn gì nữa, chị cứ nói. Tôi sẽ cố gắng ...

Thiếu phụ nghẹn ngào:

- Nhờ ông về thôn Lan Xa, nhắn với chồng tôi, là ông Vương Vũ Vũ, đến đón tôi và con về.

Tôi đồng ý...

Và câu chuyện kết thúc rất kỳ lạ... Ông Vũ đã tìm được vợ và con sau năm chục năm thất lạc. Ông bảo tôi:

- Thật không thể ngờ được. Sau cái đêm định mệnh, tôi đã mất liên hệ với mẹ con nó.., Ngờ đâu vợ tôi lại nằm ở đây, con tôi cũng vậy?

Tôi tò mò:

- Thế mấy chục năm qua, ông không tìm cô ấy à?

Ông Vũ nói:

- Có chứ. Nhưng bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm. Cô ấy chỉ báo mộng là đã chết. Có vậy thôi .. Cảm ơn ông nhiều lắm...

Tôi khiêm tốn:

- Có gì đâu ông, nghe câu chuyện hồn ma trên bãi biển mà tôi không hiểu sao lại có kết cục như vậy.

Điều kỳ lạ nữa, sau khi ông Vũ đưa xác vợ về, hòn đá trên ngôi mộ cổ cũng biến mất.

Từ đó, không ai còn gặp hai mẹ con trên bãi biển nữa.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,499
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 164: C164: Người Đẻ Ra Bàn Tay


Bà Duy Nghi một lần vào rừng, thấy cái bàn tay to bằng đá. Bàn tay rất đẹp. Bà Duy Nghi ướm bàn tay lên, ngắm nghía rất kỹ. Rồi tần ngần:

- Lạ nhỉ, sao lại có cái bàn tay ở giữa rừng như vầy? Bàn tay bằng đá... Bàn tay của người đàn ông... Chắc là có pho tượng đá đâu đây.

Bà định vứt đó nhưng không hiểu sao, lại cầm lấy và quay về nhà. Nửa đêm, bà ngắm bàn tay, thích thú:

- Một bàn tay khoẻ mạnh. Thế mà ta không nghĩ ra? Ta không có chồng, có bàn tay này, cũng an ủi cho ta...

Và bà đặt bàn tay lên bụng mình... Bà ngủ một giấc ngủ ngon lành. Bất chợt bà thấy có ai đó đang lần mò cơ thể mình. Bà rùng mình, định kêu lên. Nhưng người đó như có ma thuật, chạm đến đâu bà tê liệt đến đó, người bà đê mê. Khi người đó luồn vào chỗ kín bà lịm đi, không biết gì nữa. Mắt bà lim dim, bà có cảm giác như đang trên cõi cực lạc mà cả đời bà mới biết lần đầu. Khi tỉnh dậy, bà thấy quần áo xộc xệch cơ thể gần như loã lồ. Bà tự hỏi:

- Ai đã lần mò cơ thể mình nhỉ? Hay là mình tự tưởng tượng. Không phải, rõ ràng là có người đàn ông! Người đàn ông đó là ai?

Bà sực nhớ đến bàn tay. Nó vẫn nằm trên bụng bà. Bà cầm bàn tay, thủ thỉ:

- Có phải ngươi vừa làm gì ta phải không? Ta thích lắm. Dù sao ta cũng là phụ nữ, thích được vuốt ve, chiều chuộng, yêu thương...

Mặt bà đỏ rần, dù chẳng có ai thấy bà cả. Còn bàn tay bằng đá, thì đâu có biết gì mà trả lời! Bà tự nhủ:

- Sáng mai, ta sẽ đi tìm pho tượng đá xem sao, biết đâu sẽ thấy. Ta lắp bàn tay đó vào pho tượng...

Nghĩ vậy, bà ngủ ngon lành... Cái cảm giác thích được yêu đương khiến bà khoan khoái...

Sáng hôm sau, bà ra rừng. Nhà bà rất gần với khu rừng. Đảo mắt tìm kiếm pho tượng đá nhưng cả buổi, mà chả thấy gì cả. Bà tần ngần ra về. Bất chợt có tiếng gọi:

- Chị Duy Nghi! Sao vào rừng sớm thế?

Bà Duy Nghi quay lại. Thì ra là Loan Thục, bà cười:

- Thì cũng như mọi khi thôi, kiếm củi về nhà ấy mà...

Bà Loan Thục nhìn bà Duy Nghi, tủm tỉm:

- Chứ không phải chị hẹn hò tìm kiếm ai đó à?

Bà Duy Nghi đỏ mặt:

- Tôi già rồi, ba mươi còn gì, có ai để hẹn hò. Mà sao chị lại hỏi vậy?

Bà Loan Thục vui vẻ:

- Em thấy chị ngó hết tứ phía, vẻ mặt hồi hộp nên hỏi cho biết ấy mà. Nếu có ai, thì mừng cho chị! Mà nhìn chị hôm nay tươi tỉnh lạ, cứ như đang yêu ấy!

Bà Duy Nghi ngượng ngùng, vì bà Loan Thục đã đoán trúng ý nghĩ của mình. Cái cảm giác râm ran đêm qua lại hiện về. Nhưng bà kìm lại, thở dài:

- Tôi đâu có được ai yêu! Ba mươi năm mà vẫn cô độc. Đâu như chị, con đàn rồi, mà đẻ gì lắm thế chị Loan Thục?

Bà Loan Thục khoan khoái:

- Trời cho đẻ bao nhiêu thì đẻ, giàu con hơn giàu của mà chị! Mà mới có bốn đứa chứ bao nhiêu? Lão Tiến nhà em, lão ấy sức voi mà! Đêm nào cũng quần em tơi bời. Lão bắt em phải đẻ ít nhất là mười đứa, cho nó vui cửa vui nhà.

Giọng Loan Thục rổn rảng, kể chuyện bổ bả. Bà Duy Nghi tròn mắt:

- Khiếp! Những mười đứa cơ à? Tôi chỉ mong có một đứa con mà không có. Đúng là số trời.

Bà Loan Thục thân mật:

- Tại chị kén chọn quá thôi, chứ lão Qui, lão ấy khoái chị, mà chị có chịu đâu!

Bà Duy Nghi giãy nảy:

- Chị đừng có nói vậy, lão ấy đã có cháu đầy đàn rồi. Tôi về để hầu hạ con cháu lão à? Mà lão ấy suốt ngày say rượu.


Bà Loan Thục thở dài:

- Lão ấy chết vợ đã lâu, đang muốn kiếm vợ mới. Lão ấy có của, chị còn chê nỗi gì?

Bà Duy Nghi lắc đầu:

- Tôi thà ở vậy, chứ cái cảnh về làm vợ lão, tôi nghĩ mà phát khiếp.

Hai bà vừa trò chuyện, vừa ra khỏi rừng. Đến nhà bà Duy Nghi, họ chia tay nhau. Đã thấy ông Qui đến, ông cười cầu cạnh:

- Duy Nghi, sao em từ chối anh? Em có bằng lòng làm vợ anh không?

Bà Duy Nghi chép miệng:

- Em đâu dám chê anh, chỉ có điều, em ngại quá! Mấy dứa con anh hung dữ lắm. Chúng nó sợ em làm mất của cải của chúng. Mà thôi, anh đừng có gặp em nữa kẻo rồi sinh chuyện.

Ông Qui lầm bầm:

- Lũ con mất dạy. Chúng nó ích kỷ quá, không nghĩ gì về cha chúng cả.

Rồi nói với bà Duy Nghi:

- Anh sẽ chia của cho chúng rồi đón em về, em cứ yên tâm. Anh đi đây! - Rồi ông hầm hầm bước đi.

Bà Duy Nghi biết thế nào bên đó cũng xảy ra chuyện cãi vã om sòm. Nghĩ tới đám con ông Qui, bà cứ rợn cả gáy. Chúng đã hăm he bà nhiều lần.

*

* *

Đêm đó, bà Duy Nghi ngắm nghía bàn tay đá, rồi thì thầm:

- Ta có bàn tay này làm bạn là được rồi. Dù sao cũng đỡ cô độc.

Bà lại đặt bàn tay lên bụng mình rồi bà chìm trong giấc ngủ. Bà lại thấy cái cảm giác ân ái như đêm qua. Bàn tay ai đó rờ rẫm mình, xoa bóp cặp vú mình.

Mắt bà lim dim. Lát sau, bàn tay êm ái đó, luồn xuống chỗ kín của bà, bà mở mắt ra, kinh hoàng: thì ra bàn tay đá. Mà sao bàn tay đá lại mềm như tay người thật, bàn tay làm bà đê mê. Bà chồm dậy, bàn tay phút chốc hoá đá.

Bà ôm bàn tay vào lòng, thổn thức:

- Có phải là ngươi yêu ta không? Ngươi đã cho ta cảm giác sung sướng. Hay ngươi làm chồng ta nhé?

Bàn tay đá ngọ nguậy, bà Duy Nghi đã hiểu. Bà thủ thỉ:

- Vậy là anh đã bằng lòng. Từ nay, em sẽ là vợ của anh. Em yêu anh.

Bàn tay vuốt ve bà trìu mến. Đêm đó bà Duy Nghi như thăng hoa, sảng khoái đến tận cùng.

*

* *

Bà Loan Thục nhìn bà Duy Nghi, kinh ngạc:

- Chị Duy Nghi, dạo này trông chị đẫy đà, đầy đặn, nảy nở ra. Phải chăng lão Qui đã đến với chị?

Bà Duy Nghi thẹn thùng:

- Làm gì có chuyện đó. Em vẫn ở một mình.


Bà Loan Thục lẩm bẩm:

- Lạ nhỉ, bà này như giấu mình chuyện gì? Rõ ràng là có hơi trai. Gái có hơi trai như thài lài gặp nước. Chắc hắn là thế rồi. Nhìn vẻ mặt phởn phơ, viên mãn là biết ngay...

Loan Thục hỏi:

- Chì hình như có bầu phải không?

Bà Duy Nghi đỏ mặt:

- Đâu có chuyện đó! Sao chị lại nói vậy?

Bà Loan Thục tò mò:

- Vì mông chị như nở ra, đầu vú chị thâm đen tức là chị đã có bầu rồi đó!

Bà Duy Nghi rợn người. Quả đúng như bà Loan Thục nói, bà Duy Nghi thấy thân hình mình khác hẳn. Nặng nề hơn, đầu vú thâm đen. Bà ấp úng:

- Vậy à? Em đâu có biết? Chị nói em mới rõ đó chứ!

Bà Loan Thục thân mật:

- Em là đàn bà, sanh đẻ nhiều lần, em biết mà! Thế sản phẩm của ai đó?

Bà Duy Nghi ngượng ngập:

- Em đâu có biết. Em nói thật đó.

Bà Loan Thục thông cảm:

- Ử, mà chị giấu cũng phải. Chị chỉ cần đứa con thôi mà. Em hiểu ý chị. Chị cũng lớn tuổi rồi. Có gì cần chị cứ kêu nghe!

Bà Duy Nghi cảm động, gật đầu. Bà Loan Thục đi rồi, bà Duy Nghi cứ thần người ra. Nỗi sợ hãi xen lẫn với niềm vui. Sợ vì không có chồng mà chửa, vui vì sắp được làm mẹ. Nhưng cũng băn khoăn: tại sao bàn tay chỉ âu yếm mình, mà mình lại có thai nhỉ? Thế là thế nào? Bà ôm bàn tay đá vào lòng, nức nở:

- Anh ơi, em có thai rồi. Anh có biết không? Mà anh chỉ là bàn tay đá, đâu có hiểu nỗi lòng em! Em sợ quá, không biết con của chúng ta ra sao? Nó có như người bình thường không? Và anh chỉ là bàn tay đá thôi mà... Nhưng anh lại là chồng của em. Em phải làm sao đây?

Bà cứ than thở mãi, nước mắt giàn giụa. Bàn tay đá không phản ứng gì cả.

Ít lâu sau, bà Duy Nghi đẻ ra một bàn tay. Bà kinh khiếp:

- Trời ơi, sao lại thế này. Một bàn tay! Ta đẻ ra quái thai rồi. Thật là khổ sở cho ta. Ta có làm điều gì ác đâu mà đẻ ra thứ gớm ghiếc như vậy. Dân làng biết được, họ sẽ đàm tiếu, dè bỉu, ta làm sao mà sống nổi. Ta phải chôn nó thôi!

Bà đào cái lỗ, định chôn bàn tay do bà đẻ ra. Nhưng hình như có ai ngăn cản bà lại. Bà chép miệng:

- Lẽ nào trời bắt ta phải nuôi bàn tay này? Thôi đành chịu vậy! Ta sẽ nuôi nó, dù gì cũng là con của ta.

Thế là bà để bàn tay trên giường, vuốt ve trìu mến. Dù sao cũng là máu mủ của bà. Bà giấu kín chuyện này, kể cả với bà Loan Thục.

Một đêm, bà thấy đứa bé rất đẹp, nhìn bà âu yếm, bà tò mò:

- Cháu bé, cháu là ai? Ta ước gì có được đứa con như cháu. Mà ta lại đẻ ra bàn tay gớm ghiếc.

Đứa bé cười tươi:

- Mẹ ơi, mẹ đừng có buồn... Con là con trai của mẹ đây. Con phải đi tìm cha!


Bà Duy Nghi mừng rỡ:

- Con nói sao, con là con trai của ta à? Thế cha con đâu?

Đứa bé trả lời:

- Mẹ đẻ ra con, mà mẹ còn hỏi ư?

Bà Duy Nghi rú lên:

- Ta đẻ ra con ư? Ta đâu có đẻ ra con, ta chỉ đẻ ra cái bàn tay mà!

Đứa bé lỏn lẻn:

- Con chính là cái bàn tay đó. Nhưng khi chưa tìm được cha con thì con chưa thể làm người được. Mẹ cứ yên tâm chờ đợi...

Bà Duy Nghi hỏi:

- Thế cha con đâu, cha con có phải là bàn tay đá đó không?

Đứa bé gật đầu:

- Đúng vậy, cha con là một pho tượng đã bị kẻ trộm đào mất, hiện đang bày bán ở chợ, cha con bị cụt một bàn tay. Mẹ hãy mau chuộc cha con về.

Bà Duy Nghi thảng thốt:

- Vậy ư? Ta sẽ làm theo ý con. Ta cũng nhớ cha con lắm. Từ ngày làm vợ cha con, ta chưa gặp được một lần. Mà tại sao cha con lại là tượng đá nhỉ?

Đứa bé đáp:

- Cha con vì lời nguyền của ma nữ, nên hoá đá. Chỉ có mẹ mới giải thoát được cho cha con!

Bà Duy Nghi trầm ngâm:

- Lời nguyền ma nữ à? Thế con ma nữ đó ở đâu? Ta là người, làm sao gặp được ma nữ để cầu xin?

Đứa bé chậm rãi:

- Ở trên núi Lộc Nghi có một ngôi đền. Ngôi đền đó thờ ma nữ Thuỷ Vương. Cha con một lần vào đền, bị ma nữ ép làm chồng. Cha con cứ nghĩ là đơn giản, nên đồng ý, sau đó, cha con trốn khỏi ma nữ. Ma nữ bắt cha con hoá đá, với lời nguyền: bao giờ có người đàn bà yêu thương, đẻ cho ngươi đứa con, thì ngươi mới trở lại làm người. Cha con lưu lạc đã mấy chục năm nay, bọn trộm đã làm gãy tay cha con, và mẹ đã lượm được bàn tay đó.

Bà Duy Nghi ngớ người:

- Thì ra là vậy. Mẹ đã hiểu rồi! Mẹ sẽ lên đền cầu xin ma nữ Thuỷ Vương.

Đứa bé lắc đầu:

- Không được đâu. Vì ma nữ hận cha con lừa dối bà ấy.

Bà Duy Nghi hỏi:

- Vậy mẹ phải làm như thế nào hả con? Con cho mẹ biết đi.

Đứa bé thong thả:

- Mẹ hãy lấy lá bùa, mà ma nữ đã ếm cha con, đốt di. Lá bùa đó nằm dưới chân tượng ma nữ. Mẹ nhớ nhé!

Bà Duy Nghi gật đầu:

- Ngày mai, mẹ sẽ đi ngay. Nhưng trước hết, phải chuộc lại cha con đã chứ!

Rồi bà tần ngần:

- Nhưng con ơi, mẹ nghèo lắm, đâu có tiền chuộc lại cha con?

Đứa bé nói:

- Trong bàn tay cha con, có mấy lượng vàng, mẹ hãy nói cha con đưa cho mẹ. Cha con sẽ đưa ngay.

Bà Duy Nghi vui vẻ:


- Vậy thì mẹ yên tâm rồi. Mẹ sẽ làm theo đúng ý con.

Rồi reo lên sung sướng, và mở mắt. Thì ra là một giấc mơ. Bà thấy cái bàn tay nhỏ xíu vẫn nằm yên, cạnh đó là bàn tay đá.

Bà nghi hoặc:

- Lạ nhỉ, sao ta lại gặp giấc mơ kỳ lạ đó? Đứa bé tự xưng là con ta phải chăng chỉ là ảo giác...

Nhưng rồi, bà lầm bẩm:

- Cả đời ta chưa gặp mộng mị như vậy, ta cứ thử làm như giấc mơ thử xem sao!

Bà ôm bàn tay đá vào lòng, thủ thỉ:

- Anh ơi, có đứa bé báo mộng, là em sẽ cứu được anh. Nếu đã như thế, thì anh hãy cho em thấy sự linh nghiệm của giấc mơ!

Bàn tay im lặng. Bà Duy Nghi thở dài:

- Như vậy không phải rồi. Tất cả chỉ là ảo giác mà thôi. Ta còn chịu khổ đến bao giờ đây...

Nước mắt bà tuôn lã chã, ướt đẫm bàn tay đá, rồi bà ngủ thiếp đi. Nửa đêm thấy bụng nặng nặng, bà chồm dậy, nghe tiếng rơi lách cách như kim loại.

Bà bật đèn, và sửng sốt: trước mắt bà là năm lượng vàng ròng. Bà sung sướng:

- Như vậy, điều mộng là có thật. Sáng mai, ta sẽ đi chuộc lại chồng ta!

Sáng hôm sau, bà Duy Nghi ra chợ, đến chỗ bán tượng đá, bà nhận ra ngay pho tượng đá cụt tay. Bà hỏi chủ tiệm:

- Tôi muốn mua pho tượng đá này, ông có bán không?

Chủ tiệm gọn lỏn:

- Bán chứ. Đúng năm lượng vàng.

- Này, đây!

- Không phải là pho tượng thường đâu nhé, nó là người hoá thành đó.

Bà Duy Nghi cười:

- Làm sao ông biết chuyện đó? Làm gì có chuyện người hoá thành pho tượng đá.

Chủ tiệm trợn mắt:

- Đây là chuyện gắn liền với ma quỉ đó. Ông Định, ở xóm Cầu Cụt, một lần qua tượng thần giữa rừng, hứa hẹn nữ ma làm vợ. Nhưng ông ta không giữ lời. Thế là bị ma nữ báo thù. Chính ông ta báo cho tôi biết mà. Ông ta còn bảo ngày mai có vợ ông ta đến, chuộc lại, tôi hỏi vợ ông tên gì thì ông ta nói: "Là bà Duy Nghi. Thế bà có phải là bà Duy Nghi không?

Bà Duy Nghi bủn rủn chân tay lắp bắp:

- Vâng, chính tôi đây! Mà sao pho tượng lại cụt tay như vậy?

Chủ tiệm lắc đầu:

- Tôi làm sao mà biết được, có người mang tượng đến bán, thế là tôi mua. Đêm nào cũng thấy có người lẩn khuất, tôi cũng rợn gáy lắm. Thế sao ông ta lại tìm được bà nhỉ?

Bà Duy Nghi không trả lời, đưa vàng ra trả, đúng năm lượng, rồi ôm pho tượng về nhà. Chủ tiệm hể hả:

- Thật là một ngày may mắn, ta bịa chuyện mà bà ta cũng tin. Ừ, mà sao bà ta lại chính là Duy Nghi nhỉ? Lẽ nào ta bị hồn ma nhập?

Bà Duy Nghi về nhà, lắp bàn tay vào nhà pho tượng đá, vừa khít. Bà hôn pho tượng đá, thủ thỉ:

- Anh yêu. Thế là em đã gặp được anh. Nhìn bàn tay anh, em nghĩ ngay ra anh mà. Bây giờ, em phải lên đền ma nữ Thuỷ Vương đốt lá bùa của anh.

Rồi bà đi ngay. Bà tìm thấy lá bùa, y như lời đứa bé báo mộng, Bà đốt ngay lập tức. Lửa cháy khét lẹt. Một bóng người thoát ra, biến mất làm bà rùng mình.

Về đến nhà, bà thấy một người đàn ông khoẻ mạnh, nhìn bà âu yếm, cạnh đó là đứa bé trong mộng đêm qua. Người đàn ông ấm áp:

- Em vì anh, vì con mà vất vả quá. Suốt đời anh, anh mãi yêu em. Vì có tình yêu của em, mà anh trở lại thành người!

Bà Duy Nghi đã hiểu tất cả...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,499
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 165: C165: Hồn Ma Trong Đền Thờ


Làng tôi có một ngôi đền hoang, nằm giữa cánh đồng trũng mênh mông nước. Ngôi đền đó thờ ai không ai biết. Chỉ biết ngôi đền đó rất cũ kỹ, rêu phong đầy, đêm đêm đom đóm bay lập loè, ma trơi chập chờn quanh đền.

Đền nằm cạnh cây đa cổ thụ um tùm toả bóng. Chả ai để ý đến ngôi đền, và đốt nhang cho đền. Buổi trưa cũng như buổi tối, ngôi đền lúc nào cũng âm u vắng vẻ...

Một đêm tháng chạp. Trời mưa. Gió rít u u. Rất lạnh.

Tôi và Diễn ra cánh đồng bắt ếch. Mùa này ếch rất nhiều, tiếng vang cả đồng. Lúc đi ngang ngôi đền vắng, tôi chợt thấy có người từ trong đền đi ra. Đó là người đàn ông cao lớn, vẻ mặt hung dữ. Tôi bảo Diễn:

- Này Diễn, cậu có thấy lạ không? Ban đêm, có người từ đền đi ra. Ông ta đi đâu nhỉ? Mà sao có mặt ở ngôi đền đêm hôm khuya khoắt như vậy?

Diễn ngạc nhiên:

- Ù, thật sự không hiểu nổi! Ông này bí hiểm, mặt mày dữ tợn, hay là kẻ trộm?

Tôi vội vã:

- Ta phải theo dõi ông ta xem ông ta đi đâu!

Diễn gật đầu. Cả hai chúng tôi rón rén theo bước chân người đàn ông bí ẩn.

Ông ta đi rất nhanh, không hề ngoái đầu lại. Phút chốc ông ta dừng bước trước một ngôi nhà tranh, ở sát chân núi Giăng Màn.

Diễn thì thầm:

- Ông ta ghé nhà chị Thuận. Chị Thuận ở một mình, rõ là hắn muốn ăn trộm. Chúng ta phải bắt sống hắn!

Tôi trầm ngâm:

- Ừ nhưng nhà chị Thuận có gì mà ăn trộm nhỉ? Chị ta nghèo nhất xóm...

- Dù sao, cũng phải đề phòng.

Chúng tôi chuẩn bị gậy tre và theo dõi gã đàn ông. Gã gõ cửa, phút chốc chị Thuận ra mở cửa, vẻ mặt rạng rỡ:

- Anh La Nham, sao hôm nay anh đến muộn quá vậy? Em chờ anh mãi!

Người đàn ông cười khùng khục:

- Đàng lẽ anh đến sớm, nhưng vì có hai đứa trẻ cứ quanh quẩn đền nên không thoát ra được phải chờ chúng bắt ếch, mới đến với em.

Chị Thuận tò mò:

- Đêm hôm lạnh lẽo, chúng ra đồng làm gì nhỉ? Hay là chúng biết chuyện của chúng mình? Em sợ quá anh La Nham à.

La Nham bế chị Thuận trên tay, rồi bước vào nhà. Lát sau nghe tiếng rên rỉ của chị Thuận. Diễn cười:

- Chị Thuận này cũng ghê thật. Có người tình mà giấu biệt. Kể ra chị ta cũng đẹp đấy chứ. Nghe tiếng rên cứ ngỡ chị ta bị đánh.

Tôi gắt:

- Chị ta sướng thì có. Mà Diễn này, gã đàn ông có cái tên La Nham này lạ quá. Cậu có nghe cái tên này bao giờ không?

Diễn lắc đầu:

- Không tớ chưa nghe. Mà làng mình làm gì có ai tên là La Nham nhỉ? Có lẽ gã ở làng bên.

Tôi nghi hoặc:

- Rõ ràng là gã ở trong ngôi đền làng mình bước ra mà. Gã chắc chắn ẩn trốn trong đền...

Diễn tò mò:

- Ngôi đền bé tí, nằm giữa đồng hoang lạnh lẽo, thế mà gã ăn mặc phong phanh. Người này thật lạ. Ông ta ở trong đền làm gì nhỉ?

Tôi nói:

- Thế mới bí ẩn, hay là ta trực tiếp hỏi chị Thuận xem sao?

Diễn càu nhàu:

- Cậu điên à? Làm vậy, khác gì lạy ông tôi ở bụi này, ta phải tìm cách khác.

Tôi hỏi:

- Cách gì, cậu nói xem nào?

Diễn thì thầm:

- Ta lại rình gã đàn ông tiếp, xem gã đi đâu. Nếu gã vào đền, sáng mai, ta giả bộ vào làm quen nhìn gã thật kỹ vào.

Tôi cười:

- Cậu quả là thông minh, tớ nghĩ không ra. Được rồi cứ làm theo ý cậu!

Hai chúng tôi ngồi rình gã đàn ông. Và lắng tai nghe tiếng động trong nhà chị Thuận. Tiếng chị Thuận rúc rích:

- Anh La Nham, anh quả là người đàn ông thực thụ. Em yêu anh quá...

La Nham hể hả:

- Thế ban đầu gặp anh, sao em lại sợ thế?

Chị Thuận ngặt nghẽo cười:

- Ban đêm xuất hiện lù lù, tự xưng là chồng người ta, bế người ta lên giường, ai mà chả chết khiếp. Anh La Nham, sao anh biết lời khẩn cầu của em nhỉ?

La Nham cợt nhả:

- Tại em thích chồng, cầu chồng, nên anh xuất hiện để chiều theo ý em.

Chị Thuận tò mò:

- Nhưng em có gặp anh bao giờ đâu, mà sao anh biết nhà em?

La Nham hỏi:

- Buổi chiều, trời mưa, em vào đền, em còn nhớ không? Em đã khấn điều gì?

Chị Thuận thẹn thùng:

- Thì anh đã biết rồi còn gì? Mà lúc đó, anh ở đâu nhỉ, sao lại biết lời khẩn cầu của em?


La Nham chậm rãi:

- Em đừng có hỏi nữa, em chỉ cần biết, anh là của em, và em cũng vậy. Hỏi nhiều, e lộ thiên cơ. Thiên cơ bất khả lộ, em hiểu chưa?

Chị Thuận thủ thỉ:

- Em hiểu rồi. Nhưng em vẫn lo lắng lắm.

La Nham hỏi:

- Em lo lắng điều gì, nói anh nghe xem nào?

Chị Thuận thổn thức:

- Em đã ăn nằm với anh, lỡ có bầu thì sao, tránh sao khỏi tiếng chê cười của dân làng? Hay anh công khai đến ở với em đi! Tại sao phải đêm đêm mới xuất hiện?

La Nham lắc đầu:

- Không được, điều đó thì không bao giờ được. Nếu lộ ra sẽ có tai hoạ. Anh rất muốn được ở gần em chứ nhưng em hãy hiểu cho anh.

Chị Thuận thút thít:

- Anh bí ẩn quá, khiến em băn khoăn. Có chồng mà không nói với ai được. Hay anh đón em về với anh đi.

La Nham im lặng. Và trong căn nhà lại nghe tiếng rên rỉ. Lát sau La Nham bước ra, đi một mạch. Chúng tôi vội vã đuổi theo.

Đến đền, La Nham bước vào trong. Tôi nói với Diễn:

- La Nham chắc chắn là ở trong đền rồi! Ta phải làm sao?

Diễn trầm ngâm:

- Ngôi đền nhỏ như cái miếu. Thực chất là cái miếu nhỏ. Gã ta ăn ngủ ở đâu nhỉ?

Tôi chậm rãi:

- Thì chỉ cần trải cái chiếu, thế là xong. À, mà gã ta cao to như thế, rồi còn cái ăn, cái mặc nữa. Gã này chắc chắn là ăn trộm rồi!

Diễn xua tay:

- Đừng có nghi vội khi mình chưa bắt quả tang người ta. Chờ sáng tớ với cậu vào đền, nếu gặp gã, thì giả bộ nói chúng cháu lạnh quá, vào trú nhờ một tí. Rồi ta tiếp cận với lão, sẽ rõ ngay chuyện mà.

Tôi gật đầu. Lát sau, trời sáng, tôi và Diễn bước vào ngôi đền. Ngôi đền rất nhỏ, hoang phế không có mùi khói hương, nó giống như ngôi mộ cổ thì đúng hơn. Hai chúng tôi để ý quan sát, nhằm tìm kiếm người đàn ông bí hiểm tên La Nham. Nhưng cả hai sửng sốt, không thấy La Nham đâu cả. Ngay cả hơi người cũng không. Tôi định hỏi, Diễn xua tay ra dấu im lặng.

Đứng một lát, chúng tôi ra khỏi đền. Đi một quãng, Diễn thắc mắc:

- Này, La Nham thật là bí ẩn. Rõ ràng gã đã vào miếu kia mà...

Tôi trầm ngâm:

- Thế gã biến đi đâu nhỉ? Hay gã trèo lên cây đa, hoặc trốn ra phía sau?

Diễn hỏi:

- Để làm gì mới được chứ?

Tôi thong thả:

- Thì lão nghi chúng ta theo dõi lão, nên lão đề phòng. Mình sơ suất quá, không nhìn kỹ xung quanh..

Diễn gật đầu:

- Có lẽ do nghe tiếng động, nên nhảy ra bờ tường, nấp phía sau. Có lẽ chúng ta đã đánh động lão mất rồi.

Diễn cười nói tiếp:

- Mà thôi, quên chuyện ấy đi! Cả đêm qua không bắt được con ếch nào cả, cứ đi theo gã đàn ông đó. Gã làm gì mặc xác gã, hơi đâu quan tâm...

Tôi lắc đầu:

- Cậu lầm rồi. Nếu gã là người quen, thì ta bỏ qua. Còn đây gã lạ hoắc lại xuất hiện ở ngôi đền làng mình, hành tung đầy bí ẩn, ta phải chú ý chứ! Cậu là người thông minh kia mà.

Diễn xuề xoà:

- Được cậu nói có lý đấy. Thế ta phải làm sao?

Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:

- Ta phải báo cho trưởng làng biết. Dù gì cũng đề phòng bất trắc. Nhỡ khi gã là kẻ ăn cướp, giết người trốn tránh đến đây thì sao?

Diễn gật gù:

- Thế thì ta phải làm ngay. Nhưng làm vậy, liệu chị Thuận có buồn không?

Tôi chậm rãi:

- Thế cậu không nghe, chính chị Thuận cũng thắc mắc đó sao? Tớ sợ chị Thuận đang gặp nguy hiểm đó. Ta làm rõ chuyện là để giúp chị ấy. Nếu La Nham là người tốt thì không sao, còn gã là người xấu, ta bắt gã, cứu chị Thuận.

Diễn thắc mắc:

- Nhưng chị Thuận sao lại gặp được gã đàn ông đó nhỉ? Mà chị ta cũng có vẻ yêu gã ta lắm.

Tôi thở dài:

- Vậy mới nên chuyện rắc rối... Nếu không có đêm bắt ếch ở đồng, tớ và cậu đâu có biết.

Hai chúng tôi vừa nói chuyện, vừa bước đi, phút chốc đã đến nhà ông Kiệm, trưởng làng. Ông Kiệm ngạc nhiên:

- Kìa, Thạc, Diễn, tụi bay đi đâu mà sớm thế?

Diễn cười:

- Dạ, chúng cháu đi bắt ếch ở ngoài đồng...

Ông Kiệm tò mò:

- Trời lạnh như vậy, mà tụi bay đi trong đêm, không sợ lạnh hay sao? Thế có bắt được con ếch nào không?

Tôi vội vã:


- Bắt được con ếch to lắm nên đến tìm bác đó.

Ông Kiệm ha hả:

- Vậy hả, đem bán cho tao rồi làm đồ nhắm, uống rượu chơi. Còn bao nhiêu mang ra chợ mà bán, phụ giúp tiền cho cha mẹ. Tụi bay quả là lũ trẻ ngoan.

Diễn lắc đầu:

- Thằng Thạc nó đùa đấy. Chúng cháu chả bắt được con ếch nào cả.

Ông Kiệm ngẩn người:

- Thế là công cốc à! Sao mặt mày hai đứa có vẻ nghiêm trọng thế kia?

Tôi bồn chồn:

- Có chuyện này kỳ lạ lắm bác ạ. Nên tụi cháu mới tìm gặp bác.

Ông Kiệm gật đầu:

- Tao biết tụi bay gặp tao sớm là có chuyện mà! Chuyện gì? Kể tao nghe coi?

Tôi kể:

- Đêm qua tụi cháu có gặp một người đàn ông bí ẩn, ông ta to lớn, vẻ mặt bặm trợn.

Ông Kiệm cảnh giác:

- Thế ông ta từ đâu đến? Vào làng ta làm gì?

Diễn xen vào:

- Ông ta từ ngôi đền hoang bước ra, và tìm đến nhà chị Thuận ở dưới chân núi Giăng Màn.

Ông Kiệm ngạc nhiên:

- Từ ngôi đền hoang à? Hắn tại sao lại ở đó, và vào tìm con Thuận à? Hay gã từ xóm bên qua, lén lút hẹn hò với con Thuận. Ta phải bắt quả tang!

Tôi cười:

- Chị Thuận là gái chưa chồng, bác à.

Ông Kiệm vung tay:

- Nhưng nhỡ gã đó có vợ con rồi, nó làm hại đời con Thuận thì sao? Thế gã đó đi về hướng nào?

Diễn chậm rãi:

- Bác cứ bình tĩnh, bác làm tụi cháu cũng cuống lên. Gã từ đền ra, đến nhà chị Thuận, rồi sau đó lại về ngôi đền.

Ông Kiệm lẩm bẩm:

- Lạ nhỉ, sao lại về ngôi đền? Tưởng gã tránh đâu chứ. Thế tụi bay có tiếp cận gã đó không?

Tôi nói:

- Có tụi cháu có vào đền tìm lão ấy...

Ông Kiệm sốt ruột:

- Tụi bay có tra vấn lão vì sao lại ở ngôi đền hoang đó không? Lão trả lời sao?

Diễn lắc đầu:

- Nhưng tụi cháu có gặp được lão ấy đâu?

Ông Kiệm tròn mắt:

- Sao lạ vậy? Ngôi đền nhỏ xíu, lão ấy trốn ở đâu? Hay là tụi bay nhìn lộn rồi?

Tôi xen vào:

- Làm sao mà lộn được, tụi cháu theo dõi rất kỹ, thấy lão vào đền. Trời sáng, cả hai bước vào, tính tiếp cận lão, nào ngờ lão biến mất.

Ông Kiệm ngẩn người ra:

- Thế thì gã này đích xác là ăn trộm lồi. Vì chỉ có ăn trộm mới lén lút như vậy. Ta phải gặp con Thuận hỏi gã đó tên gì, từ đâu đến.

Diễn gấp gáp:

- Chị Thuận cũng thắc mắc như tụi cháu vậy. Nhưng gã không chịu nói, gã chỉ cho biết tên gã là La Nham.

Ông Kiệm ngồi thừ ra, đăm chiêu suy nghĩ, sau trầm trầm:

- La Nham à? Làng ta không có ai tên là La Nham cả. Có lẽ hắn ở làng bên.

Diễn tò mò:

- Nhưng nếu ở làng bên, thì sau khi ở nhà chị Thuận ra, lão phải về nhà chứ, sao lại vào đền làm gì?

Ông Kiệm ngớ người:

- Ừ nhỉ, thế mà tao quên mất! Thế tụi bay có kế gì giúp tao để tao quyết định?

Tôi thong thả:

- Ở làng mình, bấy lâu nay có mất trộm gì không hả bác?

Ông Kiệm lắc đầu:

- Không có, làng mình xưa nay vẫn an toàn, cửa nẻo không cần khoá, chả có trộm cắp gì cả.

Tôi nói:

- Như vậy La Nham không phải là kẻ trộm. Vì nếu ăn trộm thì làng sẽ bị mất gà qué, đồ đạc. Lão này lại xuất hiện ban đêm nữa...


Ông Kiệm gật gù:

- Mày nói chí phải. Như vậy hắn chỉ là kẻ trốn vợ để cặp bồ với người đàn bà khác, đúng không? Nhưng mày nói là cái Thuận chưa chồng. Nó có quyền...

Diễn xen vào:

- Cháu hiểu ý của Thạc rồi, ta phải rình canh nó, hỏi về sự xuất hiện của nó, để đảm bảo an ninh cho làng chứ!

Ông Kiệm cười ha hả:

- Đúng! Tụi bay quả là có mưu kế hay. Ta sẽ cùng tụi bay tìm cách gặp lão đó. Lúc đó sẽ rõ trắng rõ đen. Chúng tôi bàn tính ngay đêm đó, mai phục ở nhà chị Thuận, để bắt gã đàn ông kỳ bí đó.

*

* *

Khoảng mười một giờ đêm, gã đàn ông xuất hiện, và đi vào nhà chị Thuận.

Chúng tôi tiến đến, gõ cửa. Giọng chị Thuận run run:

- Ai đó, giờ này còn gõ cửa nhà tôi có việc gì?

Ông Kiệm lên tiếng, rổn rảng:

- Tao đây, Trần Kiệm, trưởng làng. Mở cửa mau lên!

Chị Thuận hỏi vọng ra:

- Có chuyện gì thế bác Kiệm? Nhà cháu có làm gì mà bác phải đến nửa đêm vậy?

Ông Kiệm càu nhàu:

- Thì có việc tao mới đến chứ!

Chị Thuận ra mở cửa, tóc tai mới chải gọn, đôi mắt ráo hoảnh. Chúng tôi bước vào nhà. Chị Thuận tò mò:

- Bác Kiệm... Kìa, cả Thạc và Diễn à? Đi đâu mà khuya khoắt như vậy?

Ông Kiệm đảo mắt nhìn quanh, tìm dấu vết gã đàn ông, rồi nghiêm nghị:

- Cô Thuận à! Có người đàn ông vào nhà cô, chính tôi nghi là kẻ trộm, nên theo dõi, và báo cho cô biết.

Chị Thuận rú lên:

- Kẻ trộm à? Nhà cháu có gì mà nó ăn trộm, chắc bác nhìn lộn rồi đó. Bác cứ lục soát kỹ đi.

Ông Kiệm nhìn xoáy vào chị Thuận, chị tái mặt, đôi mắt bối rối. Điều đó không qua được mắt ông. Ông đến bên cái tủ, định mở, chị Thuận van nài:

- Bác Kiệm, xin bác thông cảm cho em, anh ấy là chồng em đó, chứ không phải là trộm cắp gì đâu..

Ông Kiệm hỏi:

- Thế ra hai người hẹn hò với nhau à?

Chị Thuận đỏ dừ mặt. Tôi cười:

- Chí Thuận, chí mời anh La Nham ra nói chuyện với tụi em cho vui, cho biết mặt anh em hàng xóm chứ!

Chị Thuận sửng sốt:

- Thì ra hai chú cũng biết à? Xin mọi người giấu kín giùm chuyện này, nếu lộ ra, xấu hổ lắm. Dù sao tôi cũng là đàn bà.

Ông Kiệm gật đầu:

- Không sao đâu Thuận à, tao hiểu hoàn cảnh của con mà, nhưng cái gì cũng thế, thận trọng là hơn. Thế con có biết La Nham từ đâu đến không?

Chị Thuận thừ người:

- Dạ, con cũng có hỏi, nhưng anh ấy giấu kín. Chỉ biết là anh ấy trú mưa ở đền hoang ngoài đồng. Anh ấy tên là La Nham.

Ông Kiệm thở dài:

- Mày dại quá, con ạ. Nhỡ hắn là phường trộm đạo trốn tránh pháp luật thì sao? Mau mở tủ ra, để tao hỏi chuyện nó!

Chị Thuận run rẩy làm theo, mọi người hồi hộp. Nhưng bên trong tủ không có ai cả. Chị Thuận lắp bắp:

- Thế này là thế nào, rõ ràng anh ấy chui vào tủ kia mà cháu đã khoá tủ lại...

Chúng tôi cũng sững sờ kêu lên:

- Gã này có phép thần thông chắc? Mà có đúng chị khoá tủ không?

Chị Thuận mặt đờ đẫn:

- Lúc nghe tiếng gõ cửa, và tiếng bác Kiệm, anh ấy vội lẩn trốn. Nhà cháu trống hoắc chỉ có cái tủ gỗ này, cháu bảo anh ấy chui vào tủ, anh ấy nghe theo và cháu khoá lại, rồi ra tiếp mọi người. Nếu tủ không khoá, thì bảo anh ta còn lẩn trốn đâu đó, chứ cháu khoá rồi làm sao anh ấy đi được...

Ông Kiệm trầm ngâm:

- Này, Thạc Diễn, tụi bay có ý kiến gì không? Gã đàn ông này rất đáng sợ, ta nghĩ hắn không phải là người...

Tôi gật đầu:

- Đúng thế. Vì người thì đâu có biến đi như vậy được! Hay cái khoá nhà chị bị hư, chị Thuận?

Chị Thuận lắc đầu:

- Không có chuyện hư đâu, chú ra kiểm tra đi!

Tôi cầm chìa khoá chị Thuận đưa khoá tủ lại, rồi giật mạnh, chiếc tủ không nhúc nhích, cánh tủ chắc chắn vô cùng. Diễn khô khốc:

- Gã này là một hồn ma. Vì chỉ có ma mới biến đi như vậy! Hồn ma đó ẩn náu trong đền vắng và ban đêm mới xuất hiện. Hèn gì, mà ngôi đền bé tí tẹo, chúng ta lùng sục không thấy gã đâu cả.

Chị Thuận bàng hoàng:

- Làm gì có chuyện đó, anh ấy là một người bình thường, khoẻ mạnh, và rất yêu chị kia mà.

Tôi hỏi:

- Thế chị gặp anh ta ở đâu? Và yêu nhau lúc nào?

Chị Thuận bùi ngùi:

- Hôm đó, trời mưa to, chị vào đền trú mưa. Nhìn thấy một cái tượng đá trên bàn thờ, cái tượng đầy bụi bặm. Tượng của người đàn ông. Chị lau pho tượng và tự nhiên thấy hoa mắt. Chị thấy hình như có người đàn ông nhìn chị. Chị bủn rủn chân tay. Đêm đó, người đàn ông lạ tìm chị, xưng tên là La Nham nói là có duyên phận với chị. Tụi chị yêu nhau đã được sáu tháng rồi. Chị có dò hỏi nguồn gốc, anh ấy không nói gì cả. Chỉ bảo ở bên nhau ngày nào hay ngày nấy. Chị cũng không cật vấn nữa. Cho đến hôm nay, quả là bất ngờ...

Ông Kiệm chậm rãi:

- Thế là rõ rồi. Gã đàn ông đó là một hồn ma. Ta ra ngôi đền, đập phá nó đi, không còn chỗ cho ma trú ẩn nữa..

Tôi ngăn lại:

- Khi chưa biết rõ, hãy khoan đập bác Kiệm à! Bác có biết nguồn gốc của ngôi đền này không?

Ông Kiệm nói:

- Tao đâu có biết, chuyện này phải hỏi cụ Bảo Thiên, cụ ấy già nhất làng này. Nhưng phải đợi sáng mai. Bây giờ ta về.

Chúng tôi ra khỏi nhà chị Thuận, ông Kiệm dặn:


- Thuận à, phải cẩn thận đấy nhá. Ta biết cháu đang dằn vặt suy nghĩ, chờ khi mọi việc sáng tỏ, cháu sẽ bình yên lại thôi.

Chị Thuận ứa lệ cảm ơn ông Kiệm...

*

* *

Sáng hôm sau, chúng tôi có mặt tại nhà cụ Bảo Thiên. Sau khi nghe chuyện, cụ kể:

- Ngôi đền, thực chất là ngôi miếu xuất hiện cả trăm năm nay. Hồi đó có một người thanh niên đi ngang qua cây đa, bị đột tử chết. Mối xây lên thành gò, che xác người thanh niên. Dân làng thấy tội nên lập miếu thờ cô hồn. Đó thực chất là miếu cô hồn. Người thanh niên đó vì chết bất đắc kỳ tử, nên oan hồn lang thang hễ nhập được vào ai là nhập.

Tôi hỏi:

- Phải chăng người đàn ông đó là La Nham? Đêm nào cũng từ miếu hoang đi ra, chị Thuận vô tình chạm vào miếu thờ, nên bị hồn ma quyến rũ.

Cụ Bảo Thiên chậm rãi:

- Ta cũng không biết nữa! Nhưng nếu muốn tìm kỹ, phải ra miếu, biết đâu có dấu tích gì chăng?

Chúng tôi cảm ơn cụ Bảo Thiên, và ra miếu. Sau một hồi tìm kiếm, chúng tôi thấy pho tượng đá, mà chị Thuận đã thấy, phía sau có dòng chữ: La Nham. Ai đã khắc pho tượng này? Hay chính La Nham khi còn sống đã tự làm tượng mình? Chúng tôi định mang pho tượng đi, thì chị Thuận chạy lại, thổn thức:

- Chú Thạc, chú Diễn, cho chị xin pho tượng đá đó. Nó là linh hồn của anh La Nham.

Tôi tần ngần:

- Thế chị biết rõ La Nham rồi, sao còn quyến luyến chi nữa? Chị hãy để chúng em dập nó đi, cứu chị.

Chị Thuận van nài:

- Đêm qua, anh ấy đã kể hết cho chị nghe rồi. Anh ấy đúng là hồn ma. Nhưng anh ấy đâu có hại ai!

Diễn lắc đầu:

- Chị lầm rồi! Già làng đã kể rõ cho tụi em nghe. Chị ơi mau tránh xa anh ta nếu không nguy hiểm lắm đó. Ma xưa nay chỉ hại người mà thôi. Thiếu gì người ở làng mà chị phải lấy ma làm chồng?

Chị Thuận buồn rầu:

- Các em chưa hiểu hết dâu, chị đã mang trong mình giọt máu của anh ấy. Anh ấy bảo: nên mang pho tượng đá về thờ để cho con cháu sau này biết cha nó là ai.

Tôi sửng sốt:

- Chị nói cái gì, chị đã có thai với La Nham? Sao lại có chuyện đó được?

Chị Thuận ngượng ngập:

- Vâng! Chị đã nói rồi mà. Chị là đàn bà quá lứa lỡ thì, các em hãy thông cảm cho chị...

Tôi tần ngần:

- Lạ nhỉ, sao người đàn bà lại có thai với ma được? Vô lý quá.

Diễn chậm rãi:

- Chị Thuận nói đúng đấy. Chị Mạo ở xóm Giếng cũng có thai với ma là gì, mà đẻ ra đứa con trai nhìn nó chẳng có gì là ma cả. Chỉ Thuận ơi! Pho tượng đó chị cầm lấy đi.

Chị Thuận rối rít cảm ơn, rồi ôm pho tượng về nhà. Diễn lẩm bẩm:

- Đúng là tình yêu bí ẩn. Tình yêu cũng có cái chất ma quái, cậu nhỉ?

Tôi ngẩn ngơ:

- Thế ra La Nham có duyên phận với chị Thuận thật à? Cậu có tin không?

Diễn gật đầu:

- Tin chứ. Đó là tâm linh mà. Khi gặp được người thực sự yêu thương, cũng cảm hoá được hồn ma. Nếu không có chị Thuận, La Nham sẽ trở thành ma dữ đó. Lúc đó tác hại không lường hết được.

Tôi cười:

- Thế liệu chúng mình có còn gặp người từ đền hoang đi ra nữa không nhỉ?

Diễn lắc đầu.

- Có lẽ là không đâu. Vì La Nham đã ở nhà chị Thuận rồi, ta nên mừng cho chị ấy...

Tôi hỏi:

- Liệu La Nham có trả thù chúng ta không nhỉ? Anh ta nhập vào chúng ta thì sao?

Diễn thân mật:

- Nhờ có chúng ta, chị Thuận mới biết sự thật. La Nham phải cảm ơn chúng ta chứ. Có thể, ban đầu, anh ta giấu chuyện vì sợ chị Thuận biết anh ta là hồn ma. Nhưng nay rõ rồi, anh ta được gần vợ, gần con, thế là hạnh phúc quá còn gì!

Quả nhiên, đêm đó, tôi thấy La Nham hiện ra, nhìn tôi, thân mật. Tôi nói:

- Anh La Nham! Liệu anh có làm hại chị Thuận không? Vì dù sao anh cũng là hồn ma kia mà?

La Nham đầm ấm:

- Tôi yêu Thuận, làm sao mà hại cô ấy được. Tôi chờ đợi cả trăm năm mới gặp được người con gái tôi yêu. Và Thuận đã sắp có con với tôi. Chờ Thuận sanh con xong, tôi sẽ đi.

Tôi hỏi:

- Anh đi đâu, về lại miếu cô hồn à?

La Nham cười:

- Không, tôi sẽ về trình diện Diêm Vương, và sau đó đi đầu thai. Làm ma như thế đủ rồi...

Tôi gật đầu:

- Anh nghĩ thế phải lắm. Dù sao, thì ma cũng không nên sống gần người. Cầu chúc anh may mắn.

La Nham cảm ơn, và biến mất...

Ít lâu sau. Chị Thuận sanh đứa con trai. Cả làng trố mắt, ngạc nhiên, có người dè bỉu:

"Không chồng mà chửa mới ngoan

Có chồng mà chửa thế gian bình thường."

Nhưng cũng có người chép miệng:

- Chị Thuận quá lứa rồi, có được đứa con cũng quí chứ sao? Hãy thông cảm cho chị ấy...

Nhiều người tò mò:

- Nhưng phải biết cha dứa bé là ai chứ.

Tôi cười:

- Là La Nham, các ông bà hiểu chưa?

Mọi người ồ lên:

- La Nham à? La Nham là ai? Anh ta ở đâu? Sao không xuất hiện?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,499
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 166: C166: Tìm Chồng Đêm Nghĩa Địa


Bà Tám cùng với chồng, nhà ở ngay trong khu nghĩa địa Gò Dâu... Sở dĩ gọi nghĩa địa Gò Dâu là vì ở ngay chính giữa con đường xuyên qua các ngôi chợ, có một cây dâu rất to. Người ta bảo cây dâu này rất nhiều ma quỉ. Đêm nào các linh hồn cũng tự tập ở đó trò chuyện, hát hò, nhảy múa...

Đối với người lạ thì họ khiếp vía, còn với bà Tám, chuyện gặp ma quỉ là thường nhật. Thậm chí có khi bà thấy ma cả ban ngày.

Bà Tám năm nay bốn mươi tuổi, người gầy gò, khô đét da đen sạm. Chồng bà, ông Túc cũng vậy.

Nếu ai gặp hai vợ chồng bà Tám lúc chạng vạng cũng chết khiếp, vì nhìn họ đâu khác gì ma quỉ. Bà Tám làm nhiệm vụ quét dọn các bia mộ, mà ở nghĩa địa có cả ngàn ngôi mộ, nên thu nhập của bà cũng đủ sống.

Chồng bà làm nghề đào huyệt. Hai vợ chồng sống nhờ vào người chết. Ai lên thăm mộ, cũng nhờ bà quét dọn, rồi cho bà tiền. Cho bà nhiêu, bà nhận lấy ngay. Vì bà bảo chuyện linh thiêng, không nên đòi hỏi. Bà đã thờ ma, thì ma cũng phù hộ cho bà...

Chuyện bà Tám lấy ông chồng - ông Túc cũng là chuyện ly kỳ, bí hiểm. Ông Túc lên nghĩa địa này trước bà Tám. Một đêm, sau khi đào huyệt cho một người đến thuê xong, ông cùng bạn bè nhậu say bí tỉ. Ngủ luôn cạnh huyệt... Nửa đêm, thấy trời lạnh, ông đi tiểu bất ngờ giẫm phải một cái xác. ông Túc đã quá quen với cảnh huyệt mộ ở nghĩa địa, nhưng sao lần ấy tự nhiên run bần bật. Hình như cái xác đó là một phụ nữ.

Ông run rẩy, soi đèn pin, và rờ mũi, thấy cái xác đó vẫn còn nóng. Ông thở phào nhẹ nhõm. Thì ra người con gái đó chưa chết, ông bế cô ta vào nhà. Gọi là nhà, nhưng xập xệ lắm, chỉ có tường gạch, mái tôn. Nhưng cũng đủ che cơn lạnh, gió rét đêm nghĩa địa. Ông đổ ly rượu vào miệng cô gái. Lát sau, cô ta tỉnh dậy, mở mắt ra, lờ đờ nói:

- Sao tôi lại ở đây? Tôi đã chết rồi kia mà?

Ông Túc dịu dàng:

- Cô chưa chết dâu, cũng may là tôi cứu kịp.

Cô gái bần thần:

- Ông cứu tôi làm gì, cứ để tôi chết cho xong! Tôi không muốn sống nữa.

Ông Túc cười:

- Chết thì dễ, chứ sống mới khó. Cô còn trẻ thế, sao mà đã đòi chết. Đến con kiến, cây cỏ còn ham sống huống chi là con người. Thế cô từ đâu đến, cô tên gì?

Cô gái nức nở:

- Em là Tám, ở quê lên, đi bán vé số, bị giật hết cả tiền, nên chui vào nghĩa địa ngủ, mong quên đi tất cả. Nếu em về, không có tiền nộp, ông chủ sẽ bắt phạt quì đánh đập.


Ông Túc thở dài:

- Thì ra là vậy! Thôi, cô ở tạm lại đây với tôi ít hôm, rồi tôi sẽ cho tiền cô nộp cho ông chủ.

Cô gái cảm động, chắp tay vái tạ:

- Đa tạ ân nhân, suốt đời em không quên được nghĩa cử tốt đẹp của ông.

Ông Túc xua tay:

- Ân nghĩa gì, chúng ta cùng là người nghèo khổ cả! Không giúp nhau thì giúp ai? Mà cô hay bị chủ đánh đập lắm hả?

Tám rơi nước mắt:

- Vâng, hình như ngày nào cũng bị ông ta phạt quì vì em bán không đủ số ông ấy yêu cầu. Rồi còn nhịn đói nữa. Ông ta về quê đưa tụi em ra đây để bán vé số, ăn xin... Ai cũng sợ ông ấy. Có lần ông ấy lột truồng em ra bắt quì giữa nắng, bạn bè cùng chung nhà trọ van xin, ông ấy không tha, chỉ đến khi em ngất xỉu đi, lũ bạn đưa vào nhà, ông ấy mới tha cho...

Ông Túc chép miệng:

- Tội nghiệp cho cô quá. Ông chủ cô coi cô như là nô lệ vậy! Thế số tiền mất nhiều không?

Tám thẩn thờ:

- Dạ, chừng triệu bạc. Đó là số tiền lớn với em, ông ạ. Em sợ ông chủ sẽ truy tìm em, và đánh đập em. Chắc em chết mất...

Ông Túc cười:

- Tưởng nhiều, chứ số đó để tôi lo cho. Tôi mới được trả tiền công hôm nay, đủ số tiền cho cô đem về. Bao giờ cô có, trả cho tôi cũng được...

Tám vui mừng:


- Cảm ơn ông, ông tốt quá, xin ông nhận ở con một lạy.

Tám quì xuống trước mặt ông Túc, vái lạy. Ông Túc đỡ dậy, ôn tồn:

- Đừng làm vậy mà Tám. Cô làm tôi áy náy.

Thân thể Tám ngã vào vòng tay ông Túc, khiến ông rạo rực. Đúng là lần đầu tiên, ông tiếp xúc với đàn bà vì có ai dám gần ông đâu - một người gần xác chết còn nhiều hơn là người sống. Tám ôm ghì lấy ông, hôn lên má ông, khiến Túc không cưỡng lại được.

Đêm đó, ông Túc biết được thế nào là cảm giác tuyệt vời của hạnh phúc. Bề ngoài lam lũ của Tám không giấu được thân thể nõn nà bên trong, bộ ngực căng tròn, cặp đùi chắc nịch. Tám thổn thức:

- Ân nhân, xin ân nhân cho em ở lại đây với ông, em tình nguyện làm nô lệ cho ông...

Ông Túc rưng rưng:

- Em đừng nói vậy, ta chỉ cần một người vợ. Em có bằng lòng làm vợ ta không?

Tám dịu dàng:

- Vâng, em đồng ý! Mà em đã là vợ của anh rồi còn gì, em mãi yêu anh, hầu hạ anh...

Ông Túc cười:

- Ta nghèo lắm, nhà ở trong khu nghĩa địa, mọi người xa lánh ta, con gái coi ta như ma quỉ...

Tám sôi nổi:

- Anh là người tốt hiếm có, tấm lòng anh nhân hậu. Anh đã cứu sống em, lại giúp đỡ em. Bọn nhà giàu chúng nó độc ác lắm. Chúng coi đồng bạc như bánh xe lửa... Số em ngỡ thành ma quỉ, ngờ đâu được anh cứu vớt. Từ nay, em sẽ ở bên anh, no đói có nhau...


Ông Túc ôm Tám vào lòng, trìu mến. Và ông yêu Tám thêm lần nữa. Sáng hôm sau, ông dặn Tám ở nhà rồi mang tiền đến chỗ chủ trọ, trả tiền vé số, và cả tiền chuộc Tám ra khỏi chỗ khốn khổ. Ông chủ của Tám đưa tờ giấy ra cho ông Túc rồi cười nhạt:

- Ông là ai mà tốt thế? Nhìn ông, tôi cứ ngỡ là ma quỉ. Con Tám nó gặp ông, kể cũng tốt số đấy. Tôi đang truy lùng nó, nếu gặp nó, tôi sẽ trói gô cổ lại... Mà thôi mọi chuyện đã xong, ông cứ yên tâm ra về, cho tôi gửi lời thăm nó.

Ông Túc cầm tờ giấy ra về, đưa cho Tám. Tám mừng húm:

- Thế là em thoát khỏi cảnh nô lệ rồi. Anh ơi, em mừng quá.

Ông Túc tò mò:

- Tờ giấy đó viết gì hả em?

Tám hỏi lại:

- Anh chưa đọc à? Đó là tờ giấy bán thân làm nô lệ của em cho ông chủ. Nay em đốt nó đi, coi như giải thoát đời mình.

Ông Túc hồ hởi:

- Vậy thì đốt nó đi, để lại làm gì? Nó chỉ làm em thêm nhức nhối đau khổ...

Tám đốt tờ giấy, rồi ôm cổ ông Túc, hôn nồng nàn:

- Từ nay em thoát khỏi cảnh làm nô lệ rồi! Em vui lắm.

Ông Túc âu yếm:

- Thì lại là nô lệ cho anh chứ sao?

Bà Tám lỏn lẻn:

- Vâng, nếu anh muốn, thì em sẽ là nô lệ của anh, còn sướng hơn trên kia đấy...

Hai vợ chồng cùng cười vui vẻ. Cuộc sống của họ tràn ngập hạnh phúc. Căn nhà tồi tàn khu nghĩa địa trở thành điểm tựa của tình yêu của hai người cùng khổ. Họ ở với nhau thấm thoát đã mười năm, và có với nhau hai mặt con. Ông Túc vẫn bốc mộ, đào huyệt, bà Tám quét rửa mộ... Đó là công việc hàng ngày của họ.

*


* *

Khu nghĩa địa ngày nào cũng có người chết, nhiều ngôi mộ chưa kịp xanh cỏ, đã thấy các mộ khác mọc lên. Thậm chí có ngôi không để lại bia đá gì cả...

Nhiều ngôi mộ còn chôn lúc ban đêm, có lẽ chủ nhân của ngôi mộ đó là chết bất đắc kỳ tử, hoặc bị ma rừng bắt, hoặc nhiều lý do, mà chỉ có người chết mới biết được. Mà người chết thì không thể nói...

Một đêm, trời mưa tầm tã. Miền núi, mưa rất dai và lâu. Bà Tám chợt thức chồng dậy, ông Túc ngạc nhiên:

- Có việc gì thế em, sao em không ngủ?

Bà Tám run run:

- Anh à, em nghe có tiếng khóc rên rỉ ở đâu trong khu nghĩa địa.

Ông Túc cười:

- Ôi dào, tưởng chuyện gì, chuyện ma quỉ ở nghĩa địa là thường, nghĩa địa nào mà chả có ma? Mà anh có nghe thấy gì đâu?

Bà Tám im lặng, rồi bấu chặt tay chồng:

- Đó anh có nghe thấy không, tiếng khóc nức nở, y như người khóc, chứ không phải hồn ma.

Ông Túc lắng nghe, rồi gật đầu:

- Ừ đúng là có tiếng khóc, hình như ở phía mấy ngôi mộ vô danh dưới chân núi. Anh nghĩ đó là tiếng ma khóc hờn mà thôi.

Bà Tám thẩn thờ:

- Nhỡ khi có người nào đó cơ nhỡ, họ đến khu nghĩa địa thì sao? Như mười năm trước, anh đã gặp em. Nếu không có anh, có lẽ em đã chết rồi, đâu còn là vợ của anh nữa. Em linh cảm thấy có điều gì đó...

Ông Túc chép miệng:

- Để anh ra thử xem sao? Nhỡ không phải người thì sao nhỉ?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
618,499
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 167: C167: Bàn Tay Ma Quỷ


Lệ Thảo lúc sanh ra, trên ngực trái đã có dấu bàn tay năm ngón. Dấu bàn tay của người đàn ông. Cha mẹ Thảo vô cùng lo sợ.

Khi Thảo lớn lên, dấu bàn tay càng rõ, cho đến khi thành thiếu nữ, dấu bàn tay như bấu chặt bầu vú Thảo, khiến Thảo kinh khiếp. Nàng không hiểu vì sao lại bị như vậy? Nàng không dám hỏi ai vì mắc cỡ. Cha mẹ nàng buồn rầu nhìn con gái héo mòn. Dù Thảo có gương mặt khá đẹp. Mái tóc dài óng ả. Cô lại nết na thuỳ mị, được nhiều chàng trai để ý.

Nhiều lúc, trong đêm một mình, Thảo khóc thổn thức:

- Trời ơi, tại sao ta lại bị dấu bàn tay khủng khiếp như vậy? Lẽ nào nhân quả kiếp trước. Ta làm sao mà dám lấy chồng đây? Ai dám lấy người con gái đã có dấu tay đàn ông trên ngực. Ta phải ở giá suốt đời mất thôi! Ai đã đặt dấu bàn tay lên ngực ta?

Một người đàn ông xuất hiện. Ông ta nét mặt hung dữ. Thảo rú lên:

- Ông là ai? Tại sao vào buồng của tôi?

Người đàn ông lạnh lùng:

- Ta là chồng của nàng. Ta đến thăm nàng, và báo cho nàng biết như vậy!

Thảo bàng hoàng:

- Ông là chồng tôi ư? Vô lý, tôi đâu có quen ông! Ông mau đi ra đi.

Người đàn ông nhếch mép:

- Thế nàng có nhận ra dấu bàn tay bên bầu vú trái của nàng không?

Thảo bủn rủn chân tay, mặt nàng đỏ dừ như gấc.

- Trời ơi, làm sao ông biết chuyện ấy? Ông là ma chắc?

Người đàn ông cười khùng khục:

- Ta còn biết sự đau khổ cùng cực của nàng. Nàng suốt ngày đêm dằn vặt vì dấu bàn tay đó. Nàng sợ không lấy được chồng. Và sợ khi có chồng rồi, chồng phát hiện ra điều khủng khiếp đó...

Thảo buồn bã:

- Đúng vậy, thưa ông, ông có cách gì giúp em với, em xin suốt đời ghi tạc ơn ông!

Người đàn ông bình thản:

- Ta làm sao giúp em được. Vì ta là chủ nhân của dấu bàn tay đó. Ta là chồng của em mà. Nàng hãy nhìn kỹ bàn tay trái của ta, có cụt một tí ngón trỏ.

Thảo rú lên kinh hoàng:

- Sao lại có chuyện đó được? Tôi chết mất, tôi không muốn sống nữa. Sao ông ác quá vậy!

Người đàn ông nhếch mép:

- Nàng quả thật mâu thuẫn, đang mong muốn lấy chồng, khổ sở vì vết bàn tay, nay có chồng, lại muốn chết. Nàng nên nhớ, mọi chuyện đều có nguyên nhân của nó cả.

Thảo qua cơn kinh hoàng, bình tĩnh trở lại hỏi:

- Nguyên nhân gì, ông nói cho em biết đi, em van ông đó.

Người đàn ông thong thả:

- Nàng kiếp trước là một cô gái trẻ đẹp, làm vợ của một ông quan. Nhưng vì ngoại tình, nên bị quan sai người dìm chết. Ta là người phải làm nhiệm vụ đó. Nàng van nài ta cứu mạng. Ta thấy nàng quá đẹp, nên bằng lòng. Nàng bảo: "Nếu được cứu sống, nàng sẽ trọn đời làm nô tì cho ta...". Ta đã đặt bàn tay ta lên bầu vú của nàng, ấn mạnh, và bắt nàng khấn "Nếu sai lời thì năm ngón bàn tay sẽ hiện ra". Nàng đã khấn, nhưng ở với nhau một thời gian, nàng vì dục tính quá mạnh nên yêu người khác, và hãm hại ta. Sau đó, nàng bị trừng phạt. Nàng phải trải qua mấy kiếp mới được làm người. Lúc đó, ta đã là thành hoàng. Ta tìm nàng, bắt nàng phải làm vợ ta, nàng đã rõ chưa nào? Dấu bàn tay đó là của ta đó.

Lệ Thảo nghe chuyện, bần thần cả người:

- Em đâu có ngờ kiếp trước của em lại độc ác như vậy. Thế em phải làm sao hả ông?

Người đàn ông nói:

- Nàng phải làm vợ ta. Chỉ có như vậy, mới mong xoá hết nghiệp chướng. Ta sẽ là người chồng tốt của nàng.

Lệ Thảo thổn thức:

- Nếu số kiếp đã như vậy, thì em phải theo thôi. Em chấp nhận làm vợ ông. Dù em biết ông là hồn ma...

Người đàn ông khoan khoái:

- Ta muốn tận hưởng em đêm nay, và dấu vết năm ngón tay ta.

Nói rồi, lột trần truồng Lệ Thảo ra. Trên bầu vú trái căng tròn của Lệ Thảo, dấu bàn tay đỏ rực như máu. Người đàn ông đặt bàn tay mình trên đó, vừa khít.

Lệ Thảo run lẩy bẩy vì khiếp sợ. Gã đàn ông ngấu nghiến Lệ Thảo, ông ta giày vò nàng tơi bời. Lệ Thảo ngất lịm đi.

Khi nàng tỉnh dậy, thấy thân thể loã lồ, còn gã đàn ông kỳ bí đã biến mất.

Nàng hãi hùng:

- Lạ nhỉ, ông ta ở đâu đến? Tên ông ta là gì mình cũng không biết. Ông ta tự xưng là thành hoàng của làng. Ta phải tìm hiểu kỹ xem sao!

Rồi nàng lẩm bẩm:


- Nhưng bàn tay ông ấy vừa khít ngực mình. Rõ là bàn tay ông ấy rồi. Ta đã trao thân cho ông ta. Có lẽ nào phải trọn kiếp làm vợ ông ta?

Nàng mệt mỏi bước ra khỏi phòng. Mẹ nàng bảo:

- Lệ Thảo, đêm qua con mơ gì mà la to quá vậy? Có phải gặp ác mộng không? Sao mặt con phờ phạc quá vậy?

Lệ Thảo cười gượng:

- Không có chuyện gì đâu, mẹ ạ. Con chỉ mệt một tí thôi...

Mẹ Lệ Thảo tò mò:

- Thế con định trả lời anh Định ra sao? Anh ta rất yêu con, và muốn cưới con làm vợ. Con đã quá ba mươi rồi, cha mẹ chỉ có mình con...

Lệ Thảo buồn bã:

- Con đã trả lời dứt khoát rồi, con không thể lấy anh Định được.

Mẹ Lệ Thảo hỏi:

- Tại sao vậy, con đừng có kén cá chọn canh nữa. Định là người tốt, con ạ.

Thảo nức nở:

- Con biết chứ. Anh ấy rất yêu con. Con đâu có muốn kén chọn. Con cũng chỉ muốn có một mái ấm gia đình. Nào ai muốn cô độc hả mẹ?

Mẹ Lệ Thảo gắt:

- Thế sao con lại từ chối anh ấy? Con nói cho mẹ biết đi.

Thảo oà khóc:

- Con biết ăn nói với anh ấy ra sao, khi có bàn tay người đàn ông ở trên ngực mình? Con gái khi lấy chồng phải trinh tiết chứ...

Mẹ Lệ Thảo sững sờ:

- Trời ơi, con nói, mẹ mới nhớ. Tội nghiệp con tôi quá! Nhưng con ơi, cha mẹ, mọi người sẽ xác nhận điều ấy cho Định mà. Mẹ tin nó sẽ hiểu.

Lệ Thảo lắc đầu:

- Đàn ông họ ích kỷ lắm, mẹ không hiểu đâu. Họ luôn đòi hỏi vợ mình trong trắng. Dù cha mẹ có nói thế nào chăng nữa, anh ấy cũng sẽ không tin. Chứng cứ còn sờ sờ ra đó. Con rất khổ tâm. Nhưng nếu lấy Định, thì càng đau khổ gấp bội. Tốt nhất, là chúng con nên chia tay nhau...

Mẹ Lệ Thảo chép miệng:

- Ông trời sao oan nghiệt, đày doạ con gái tôi thế này? Tôi chỉ muốn chết đi cho xong...

Bà đấm ngực thùm thụp. Lệ Tháo an ủi:

- Mẹ ơi, số phận con đã vậy, mẹ đừng buồn nữa. Con sẽ chăm sóc cha mẹ suốt đời. Coi như là con báo hiếu công cha sanh mẹ dưỡng.

Hai mẹ con ôm nhau, khóc lóc.

Định đến, đó là một chàng trai khoẻ mạnh, vẻ mặt chất phát, thật thà, nông dân thứ thiệt. Anh mang giỏ cá rô đồng, vui vẻ:

- Con biếu bác, con bắt ở ngoài đồng đêm qua. Mỗi khi có mùa, cá rô ra nhiều lắm...

Mẹ Thảo cảm ơn, Đinh tiếp, không để ý đến thái độ của hai mẹ con Thảo:

- Lúc bắt cá lô, cháu thấy có chuyện kỳ lạ lắm. Một bóng người từ trong đền thành hoàng đi ra...

Lệ Thảo giật nảy mình:

- Một người từ đền thành hoàng đi ra à? Mặt mũi ông ta ra sao?

Định chậm rãi:

- Ông ta vẻ mặt hung ác, không giống như thành hoàng ta thờ. Ông ta đi vào nhà...

Định ngừng lại, mẹ Thảo hỏi:

- Nhà ai? Sao cháu lại im lặng giữa chừng vậy?

Định ngần ngại:

- Dạ, vào nhà bác ạ. Cháu rình theo dõi, thấy mấy giờ sau, ông ta mới đi ra, vẻ mặt hả hê lắm. Cháu nghĩ chắc ông ta ăn trộm gì đó ở nhà bác... Thế là cháu theo ông ta ra đền.

Mẹ Thảo lo sợ cuống quít:

- Lệ Thảo, có phải đêm qua con đã gặp người đàn ông đó không? Con mau nói cho mẹ biết đi! Hắn đã làm gì con?

Thảo nức nở:


- Mẹ ơi, con khổ lắm! Hắn là chủ nhân của dấu bàn tay trên ngực con đó.

Định sửng sốt:

- Dấu bàn tay trên ngực của em? Em nói vậy là sao? À, thì ra cô đã thất thân cùng hắn...

Mẹ Thảo thanh minh:

- Định à, không phải vậy đâu! Để bác kể cho cháu nghe rõ. Sở dĩ Thảo từ chối cháu, không phải vì cháu nghèo, hay xấu trai, tất cả vì bàn tay ma quái.

Định nghi hoặc:

- Bàn tay ma quái? Thế sao bàn tay đó lại nằm trên ngực Lệ Thảo?

Mẹ Thảo buồn rầu:

- Lúc sinh ra, nó đã có rồi. Cho đến khi lớn lên, thì nó càng to ra. Vì vậy Thảo nó rất đau khổ, buồn bã. Nó là con gái trong trắng, nó rất yêu con. Con hãy hiểu cho nó. Con đã biết tính nết của nó rồi còn gì.

Định trầm ngâm:

- Cháu hiểu rồi, nhưng tại sao lại có chuyện đó nhỉ? Lẽ nào thành hoàng lại làm bậy như vậy? Em Thảo, em kể cho anh nghe đi.

Thảo bùi ngùi:

- Mẹ em đã nói rõ rồi. Nhưng anh Định ơi! Có chuyện còn kinh khủng nữa, hắn buộc em làm vợ hắn. Từ nay em đã là vợ của hắn, xin anh đừng tìm gặp em nữa.

Mẹ Thảo rú lên:

- Con ơi, con nói cái gì vậy? Con bị ma nhập à?

Định cũng thẩn thờ:

- Em Thảo, em làm sao vậy? Hắn đã làm gì em?

Thảo oà khóc:

- Em không muốn kể nữa. Em đau đớn, nhục nhã lắm...

Nói rồi, nàng chạy vào buồng. nằm vật ra giường, nước mắt trào ra hai bên má. Định tức giận:

- Thành hoàng này thật là độc ác, dám cưỡng đoạt con gái nhà lành, cháu phải làm cho ra lẽ.

Mẹ Thảo lắc đầu:

- Cháu làm gì được ông ta? Ông ta là một hồn ma kia mà? Có ai ngờ người được cả làng kính trọng, lại xấu xa như vậy.

Định nói:

- Đêm nay, cháu sẽ ra đền thành hoàng và chờ ở đó. Hễ hắn xuất hiện, cháu sẽ dùng gậy đập cho hắn một trận. Cháu nhất định sẽ giải thoát cho Lệ Thảo khỏi tay hắn. Bác nói với Thảo cứ yên tâm.

Mẹ Thảo gật đầu:

- Ừ cháu đi đi! Cháu đã biết rõ mọi sự thật rồi đấy cháu hãy hiểu cho Thảo nhé!

Định không nói gì, chậm rãi bước đi. Bước chân của chàng đến ngôi đền thành hoàng. Tiếng chim lợn kêu trên cây, nghe rờn rợn. Định cầm cái gậy tre nặng, phục trong bụi cây. Chàng nhìn chăm chăm về phía ngôi đền. Đom đóm bay lập loè. Ma trơi chấp chới. Có ai lay chàng, chàng giật mình quay lại. Tiếng đàn ông thì thầm:

- Tôi là thành hoàng của làng này, tôi có chuyện báo cho cậu...

Định trố mắt:

- Ông là thành hoàng à? Thế người trong đền là ai vậy? Hèn chi mặt hắn hung dữ quá!

Thành hoàng rầu rĩ:

- Hắn là hồn ma dữ, kiếp trước hắn làm đao phủ, chuyên chặt đầu người, tên hắn là Thượng Lộc.

Định hỏi:

- Thế còn ông, ông ở đâu? Làm sao hắn lại chiếm giữ đền của ông?

Thành hoàng buồn bã:

- Một hôm, ta đi tuần quanh làng, lúc về đã thấy hắn ngồi chễm chệ trên bệ thờ. Ta tức giận hỏi "Mày là ai, sao dám ngồi vào chỗ của ta?" thì hắn cười khùng khục: "Ta là hồn ma lang thang, chỗ này trống, ta đến. Ngươi làm gì được ta?". Ta xông vào đuổi hắn, nhưng hắn khoẻ quá, hắn đạp ta té lăn xuống đất, rồi đuổi ta ra khỏi đền. Thế là ta đành phải lang thang bấy lâu nay. May gặp cậu, ta mới giãi bày, và nhờ cậu giúp đỡ.

Định ngẫm nghĩ, rồi nói:

- Tôi giúp ông được cái gì? Hắn là hồn ma kia mà?


Thành hoàng kể:

- Ông phải đào cái xác của nó ở chỗ núi Mai Sơn cách đền tôi hai cây số, và đốt xác nó đi, tức khắc nó sẽ biến mất. Và tôi sẽ trở về ngôi đền của tôi.

Định trầm ngâm:

- Thế đêm nay, hắn vẫn xuất hiện ở nhà vợ chưa cưới của tôi thì sao? Tôi phải ngăn hắn lại. Nếu không, vợ tôi sẽ gặp nguy hiểm.

Thành hoàng nói:

- Vô ích thôi, anh bạn ạ. Vì nó chỉ là hồn ma. Hơn nữa, kiếp trước, hắn có hận thù với vợ của anh đó! Cứ để mặc hắn...

Định tức giận:

- Ông nói quả thật vô lý, vợ tôi lại bị hắn giày vò. Dù hắn chỉ là hồn ma, nhưng trong tâm thức, hắn vẫn tồn tại. Hắn gây đau khổ cho vợ tôi. Bàn tay của hắn vẫn còn hiện lên ngực vợ tôi, ông bảo tôi làm sao mà chịu nổi?

Thành hoàng lắc đầu:

- Vậy thì nguy rồi! Ông không thể giết hắn. Vì ông mà giết hắn, vợ ông sẽ chết ngay tức khắc.

Định bàng hoàng:

- Tại sao vậy? Tôi nghĩ là giết hắn, sẽ cứu được vợ tôi chứ? Chính vì vậy, nên tôi mới phải mai phục như vầy!

Thành hoàng thở dài:

- Đó là hệ quả từ kiếp trước! Vợ ông đã gây ra nghiệp chướng. Tôi ban đầu cũng muốn ông giết hắn, trả lại ngôi thành hoàng cho tôi. Nhưng nay, phải làm cách khác.

Định sốt tuột:

- Thế thì bằng cách nào? Ông nói giùm tôi đi. Tôi không thể ngồi yên ông ạ.

Thành hoàng chậm rãi:

- Ông phải lên chùa Già Lam, xin lá bùa trừ tà ma. Sư cụ Thích Giác Nguyên sẽ cho ông. Dán lá bùa đó lên phía sau lưng vợ ông, tức khắc, các dấu bàn tay sẽ bị hút chết. Ông đốt lá bùa đó di. Hắn sẽ không còn quấy rầy vợ ông nữa.

Định thở dài thườn thượt:

- Từ đây lên chùa Già Lam còn cả chục cây số nữa, lại là đường núi, hiểm trở vô cùng. Thế là đêm nay, tôi phải chịu đau khổ sao?

Thành hoàng gật đầu:

- Đành phải vậy thôi, ông ạ. Đến như tôi còn chịu thua hắn. Xong việc vợ ông rồi, ông hãy giúp tôi với.

Định hỏi:

- Thế giúp ông bằng cách nào? Xin ông nói rõ...

Thành hoàng nói:

- Tôi đã nói từ đầu rồi. Ông hãy đến chỗ chôn cất hắn, đào xương cốt lên, đem đốt hết. Ông nhớ nhé.

Định gật đầu, và vội vã đi ngay trong đêm.

Lệ Thảo đang nằm thiêm thiếp, người đàn ông ma xuất hiện. Thảo co rúm người lại, gã hể hả:

- Đã là vợ chồng rồi, sao em còn luống cuống như vậy nhỉ? Mau cởi quần áo ra đi.

Thào rủ rỉ:

- Xin anh thương em, đêm nay, em hơi khó ở, em không thể chiều anh.

Người đàn ông gầm gừ:

- Khó ở à? Hay tưởng nhớ đến ai khác? Tôi là chồng cô, tôi có toàn quyền. Mau làm theo lời tôi!

Thảo miễn cưỡng làm theo, phút chốc loã lồ trước gã. Cô nhìn bộ ngực no tròn của mình, trên đó có dấu bàn tay của gã, khóc rưng rức:

- Tại sao tôi lại chịu kiếp hoạ này? Tôi đâu có biết gì kiếp trước của mình? Ông đã hại cả cuộc đời con gái của tôi, hại anh Định của tôi.

Gã đàn ông bóp cặp vú của cô, tức tối:

- Cô lại nhớ đến gã Định bắt cá rô phải không? Hắn đừng hòng làm gì được tôi, ngay cả khi hắn tìm được sư cụ chùa Già Lam.

Thảo ngạc nhiên:

- Anh Định lên chùa Già Lam làm gì?

Gã đàn ông cười khùng khục:

- Hắn muốn nhờ sư cụ giải thoát cho cô. Nhưng tấm khăn trinh tiết của cô, tôi vẫn giữ. Hắn sẽ vô dụng thôi.

Thảo bần thần:

- Tấm khăn trinh tiết ư? Ông cất giữ nó...

Gã đàn ông bí hiểm đưa tấm khăn trắng, có lấm tấm máu hồng, hể hả:

- Đây là ma pháp của tôi. Thằng Định sẽ không làm gì được tôi cả. Cô đã chọn tôi làm chồng, cô đâu có thay lời được. Trừ phi, hắn tìm được tôi...

Thảo bồn chồn:

- Ông chả nói, ông ở đền thành hoàng là gì? Anh ấy sẽ tìm được ông đó. Tôi biết tính anh Định mà. Anh ấy đã quyết là làm bằng được.


Gã đàn ông tức giận:

- Thì ra cô vẫn mong đợi hắn. Cô mong hắn cứu cô ư? Cô lầm rồi, hắn sẽ chẳng làm gì được tôi đâu. Vô ích thôi!

Gã ôm Thảo vào lòng, giày vò nàng, Thảo chỉ biết cắn răng chịu đựng. Xong việc, hắn hể hả:

- Ta nói cho nàng biết, ta chỉ là thành hoàng giả mà thôi. Thành hoàng thật đã bị ta đuổi đi rồi. Mọi người đâu có biết, mà vẫn phụng thờ ta chu đáo.

Thảo khiếp vía:

- Vậy chứ ông là ai? Ông còn hại tôi đến bao giờ?

Gã đàn ông cười khùng khục:

- Nàng sẽ là vợ của ta suốt cả kiếp này, nàng rõ chưa nào? Đừng có hi vọng thoát khỏi tay ta.

Thảo chỉ biết khóc lặng lẽ. Đêm đó, cô nằm trong vòng tay của gã. Khi cô tỉnh dậy, trời đã sáng. Người cô đau nhức như dần. Gã đàn ông đã biến mất. Thảo thẩn thờ:

- Trời ơi, không biết ta phải chịu cực hình đến bao giờ đây? Chẳng thà ta chết cho xong.

Cô bước ra khỏi phòng. Đôi mắt đờ đẫn. Mẹ cô nhìn con gái, thở dài não ruột...

*

* *

Sư cụ chùa Già Lam, Thích Giác Nguyên nhìn Định, chậm rãi:

- Chuyện của thí chủ, rõ ràng là nghiêm trọng rồi, và con ma dữ đó đã chiếm ngôi thành hoàng ở làng. Liệu dân làng có chịu tin lời thí chủ nói không?

Định lễ phép:

- Con đã dò hỏi kỹ rồi. Thành hoàng thực đã bị tên tà ma đó đuổi đi. Hắn lại còn ức hiếp vợ con, vì vậy con xin sư phụ cho con lá bùa, để con trục xuất hắn ra khỏi người vợ con. Thành hoàng đã dặn con như vậy.

Sư phụ chùa Già Lam bấm đốt ngón tay, thở dài:

- Cho bùa, thì ta vẫn cho thí chủ, nhưng con ma đó đã khống chế hoàn toàn vợ thí chủ rồi.

Định ngạc nhiên:

- Sao vậy sư phụ, thành hoàng đã bảo sư phụ có thể trục xuất hắn kia mà?

Sư cụ trầm ngâm:

- Đúng vậy. Nhưng ta cứ thử xem, nếu có khó khăn gì, thì cứ hỏi vợ ngươi tìm ra giải pháp.

Sư phụ Thích Giác Nguyên làm phép, rồi đưa cho Định lá bùa màu đen. Định cảm ơn, rồi chạy vội về nhà Lệ Thảo.

Thấy Lệ Thảo đang ngồi rầu rĩ, Định reo lên:

- Lệ Thảo, anh đã xin được bùa của chùa Già Lam rồi, có thể cứu được em rồi.

Mẹ Lệ Thảo mừng rỡ:

- Vậy hả Định, cháu mau giúp em Thảo đi. Thảo ơi, Định có cách cứu con rồi.

Thảo tần ngần:

- Anh Định, cách nào, mau nói cho em nghe đi, em quá mệt mỏi rồi.

Định vội vã:

- Em vạch lưng lên để anh dán lá bùa lên đó, tin rằng con ma dâm đó sẽ bị trục xuất.

Thảo đỏ dừ mặt, mẹ Thảo gắt:

- Kìa con, còn gì mà mắc cỡ nữa, mau làm theo ý Định đi!

Thảo vén lưng lên, Định dán lá bùa lên đó. Phút chốc cô chuyển sắc mặt, từ tái xanh sang đỏ, cô ho ra một bụm máu tươi, thều thào:

- Anh Định, em thấy nôn nao, khó chịu quá, chắc em chết mất...

Định an ủi:

- Thế là em sắp khỏi rồi, ráng chịu đựng nghe em. Hồn ma nhất định sẽ bị trục xuất ra khỏi người em.

Thảo thở hổn hển, mồ hôi vã ra như tắm, phút chốc gục xuống. Mẹ Thảo vạch ngực con gái ra, thấy vết ngón tay vẫn còn nguyên trên ngực Thảo, bà nghẹn ngào:

- Định ơi, không ăn thua rồi. Vết bàn tay vẫn còn nguyên trên ngực Thảo!

Định ngẫm nghĩ, rồi kêu lên:

- Sư phụ Thích Giác Nguyên đã tiên liệu điều ấy. Người nói, Thảo có thể biết được điều bí ẩn.

Thảo tỉnh lại, thều thào:

- Anh Định, anh phải tìm ra chỗ chôn xác chết của ma dữ, lấy lại tấm khăn trinh tiết đốt đi. Lúc đó em mới thoát nạn ma dữ.

Định rụng rời chân tay:

- Thảo ơi, vậy là hắn đã làm nhục em rồi ư? Anh sẽ giết hắn, trả thù cho em.

Thảo rên rỉ:

- Anh làm mau lên, em đau quá, chịu không nổi nữa rồi. Chắc em chết mất!
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom