Cập nhật mới

Dịch Quân Vương Ngự Nữ

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 100: Đùa bỡn


- Công tử?

Nhận ra ánh mắt có chút thất thần của nam nhân trước mặt, Mục Chân nghi hoặc lên tiếng.

Trần Tĩnh Kỳ lập tức đem ký ức thương nhớ kia xếp lại, cầm quạt giấy mở ra, bảo với Mục Chân:

- Ngươi múa khúc Hàn Mai Tịch đi.

- Vâng, công tử.

Nói rồi Mục Chân bước lui lại, bắt đầu múa...

Nếu như bình thường vóc dáng cao kều khiến cho Mục Chân hơi mất cân đối trong mắt người khác thì thời điểm nàng múa, chính sự bất tiện ấy lại khiến điệu múa của nàng trở nên sinh động, có hồn hơn. Đôi chân dài miên man kia giúp nàng trở nên khác biệt, nhất là trong khoảnh khắc này, khi vũ khúc Hàn Mai đòi hỏi người múa phải có những động tác đánh chân lên cao.

Trần Tĩnh Kỳ vừa uống rượu, vừa ngắm xem, càng xem ánh mắt càng bị cuốn hút. Hắn nhận ra không chỉ vẻ thướt tha của đôi chân mà chính sự dẻo dai cũng làm nên điều khác biệt ở Mục Chân. Thân thể cô gái này rất là nhu nhuyễn, có thể thực hiện được những động tác mà người bình thường khó lòng làm được, cảm giác nàng giống như là một xà nữ từ trong truyền thuyết bước ra vậy.

Bộp... Bộp... Bộp...!

Điệu múa vừa dứt, những tiếng vỗ tay biểu thị ý ngợi khen liền vang lên.

Mục Chân mỉm cười đón nhận, khẽ nhún mình một cái rồi hướng chỗ chiếc bàn tiến lại.

- Công tử, người có hài lòng không?

- Đương nhiên là ta rất hài lòng. Vũ khúc đẹp như thế, đời người mấy khi được thưởng thức.

Nói đoạn Trần Tĩnh Kỳ tự mình rót rượu, cầm đưa cho Mục Chân.

- Thưởng cho ngươi.

- Đa tạ công tử.

Mục Chân vươn tay, chừng sắp chạm vào ly rượu thì bất ngờ cánh tay nàng bị người nắm lấy, đem kéo mạnh về phía trước.

- A...!

- Công tử, người... người làm gì vậy?!

Thân thể đã bị người ôm giữ, Mục Chân nhất thời hoảng sợ, muốn vùng ra. Chỉ là, ai cho nàng ra?

Trần Tĩnh Kỳ chẳng những không thả mà còn ôm giữ chặt hơn.

- Làm gì? À, ta chỉ muốn thưởng rượu cho ngươi.

Thưởng rượu mà cần ôm giữ như vầy?

Mục Chân đâu có ngốc. Nàng van nài:

- Công tử, xin người cho nô tì đứng dậy! Nô tì hoảng sợ...

Trần Tĩnh Kỳ dường chả bận tâm, kê ly rượu lên miệng uống cạn, sau đó cúi xuống hôn Mục Chân.

- Ưm...!

Mục Chân bị ôm rất chặt, lúc này thân thể đôi bên lại áp sát vào nhau, thành thử năng lực hành động càng thêm hạn chế, muốn tránh mà tránh không được, chỉ còn biết ngậm chặt hàm răng cố thủ.

Tình trạng này Trần Tĩnh Kỳ đã quen thấy ở Viên Hi, kinh nghiệm tràn trề, dễ gì mà chịu thua. Hắn nhanh chóng di chuyển cánh tay, vươn ma trảo bắt lấy một ngọn nhũ phong, trên đỉnh non cao véo mạnh một cái.

- Ư...!

Cơn đau đột ngột buộc Mục Chân phải há miệng bật thốt theo bản năng. Chỉ chờ có thế, Trần Tĩnh Kỳ lập tức chớp thời cơ đưa lưỡi tiến vào.

Theo đó, một dòng nước vừa nồng vừa ấm cũng mau chóng chảy qua miệng của Mục Chân...

Bởi do cố kị thân phận nên ngay từ đầu Mục Chân đã không dám bất kính, giãy đạp khá là yếu ớt; cho tới lúc này, khi khoang miệng đã bị người chiếm giữ, nàng cũng chỉ đành cam chịu, chẳng can đảm khép.

Thấy nàng như vậy, động tác của Trần Tĩnh Kỳ càng thêm thô bạo, đôi ma trảo giống như linh xà du động không ngừng vuốt ve, sờ soạng...

"Thôi vậy..."

Mục Chân tự hiểu đêm nay mình khó thoát, đành khép mắt, xuôi tay, thôi không chống cự chi nữa. Nàng chấp nhận rồi.

Mà, đâu phải bây giờ, kể từ thời điểm bị chọn làm vật phẩm tiến cống, Mục Chân nàng đã tự hiểu kết cục của bản thân. May mắn thì được Hạng đế chú ý, được phong phi, còn nếu không may... vậy thì cả đời sẽ phải làm cung nữ tầm thường, sống trong cấm cung, chết già trong ấy. Còn một trường hợp nữa là: được chọn để ban tặng cho các vị công khanh quyền quý, làm thiếp, làm tì.

Tì nữ, đấy là thân phận hiện giờ của Mục Chân nàng. Song, không giống những người khác, nàng được đưa ra khỏi cung với một đạo mật chỉ từ Hạng đế.

Nhưng, kể cả có như vậy thì nô tì vẫn cứ là nô tì, Hạng đế nào có ban cho nàng đặc quyền được gìn giữ tấm thân. Trước lúc rời cung Trịnh công công còn đặc biệt căn dặn nàng và những cung nữ khác phải ra sức lấy lòng An vương Trần Tĩnh Kỳ, cố tìm hiểu hắn. Nói ra, chỉ e bậc bề trên còn khuyến khích các nàng câu dẫn, dâng hiến...

Phận nữ nhi trong nhờ đục chịu, biết trách than ai. Tới nước này Mục Chân chỉ có thể hi vọng nam nhân đang thân mật với mình đây sẽ biết thương hương tiếc ngọc, không quá sỗ sàng, vồ vập. Dù gì cũng là lần đầu tiên, nếu mà bị đối xử thô bạo quá, chỉ sợ cả đời đều sẽ ám ảnh...

Còn tốt, mong muốn bé nhỏ ấy của nàng đã được người đáp ứng, dù vẫn chưa nói ra. Trần Tĩnh Kỳ đối xử với nàng rất vừa phải, lại còn biết kiên nhẫn vuốt ve dìu dắt...

Dưới sự khuấy động từ đôi ma trảo của hắn, thân thể Mục Chân cũng từ từ nóng lên, sau một lúc thì khuôn mặt đã ửng hồng, miệng bắt đầu thở gấp.

Trần Tĩnh Kỳ vung tay đem những vật dụng trên bàn gạt xuống hết, kế đó đặt thân thể Mục Chân nằm lên.

Mục Chân đã chuẩn bị tâm lý, nhắm mắt, buông thõng hai tay, bộ dáng mặc tình người chiếm hữu.

Môi, cổ, ngực, bụng... Mục Chân cảm nhận rất rõ ràng. Những cái đụng chạm, vuốt ve mơn trớn...

- Công tử...!

Mục Chân cảm thấy thân thể mình trở nên khó chịu lạ kỳ, vừa nóng bức, vừa trống rỗng...

"Hừm..."

Trần Tĩnh Kỳ xem qua phản ứng, sao lại không biết là Mục Chân đã động tình. Hắn nhẹ nhếch môi, đột ngột thu tay, tách khỏi người nàng.

Hở??

Mục Chân vốn đang được vuốt ve mơn trớn nhiệt tình, đã sẵn sàng đón nhận, cùng người hoà hợp, giờ bỗng nhiên lại bị bỏ mặc, khó tránh hụt hẫng. Nàng thử nằm im chờ đợi. Song là, Mục Chân nàng đợi cả buổi mà vẫn chưa thấy có chuyện gì xảy ra nữa.

Gì vậy?

An vương đâu rồi?

Mục Chân từ từ hé ra đôi mắt, khẽ liếc bên trái, rồi liếc bên phải...

Rốt cuộc nàng cũng tìm thấy thân ảnh Trần Tĩnh Kỳ. Hiện hắn chính là đang ngồi ở trên chiếc ghế đặt gần cửa sổ, tay cầm chiếc quạt giấy, phe phẩy ngắm nhìn nàng.

Mà, chiếu theo ánh mắt thì vị trí hắn đang chăm chú ngắm nhìn, đó rõ ràng là...

Mục Chân vô cùng xấu hổ, vội khép hai chân, bật người dậy. Một tay che giữ nơi tư mật, một tay thì nhặt vội quần áo, nàng khẩn trương đem quấn quanh thân thể mình. Chừng khi mấy vị trí nhạy cảm đã được bao bọc, lúc này nàng mới đưa mắt ngó sang Trần Tĩnh Kỳ.

Một chút hụt hẫng, một chút u oán, một chút nghi hoặc... cái nhìn phải nói "chứa chan tình cảm" lắm.

Trần Tĩnh Kỳ làm ra vẻ ta đây vô tội, bảo Mục Chân:

- Cũng muộn rồi, ngươi về nghỉ ngơi đi.

Mục Chân cắn môi, vừa thẹn vừa tức. Nàng chưa từng thấy ai độc ác như thế cả. Nếu không muốn thì hà cớ còn ôm ấp, hôn giữ, vuốt ve mơn trớn người ta... Quần áo đã bị cởi ra hết, thân thể người ta cũng đã bị sờ mó hết, bây giờ lại bảo người ta đi về phòng nghỉ ngơi...

Ngay từ đầu đã có ý đùa bỡn sao?

"Trần Tĩnh Kỳ ngươi thật độc ác..."

Oán ý của giai nhân, Trần Tĩnh Kỳ coi như không nhìn thấy, xếp quạt che miệng ngáp dài, nhè nhẹ xua tay:

- Ta buồn ngủ rồi, ngươi ra ngoài đi.

Đuổi người... Hắn rõ ràng là đang đuổi người...

Mục Chân lòng đầy tức khí, thiếu điều muốn mở miệng mắng to. Nhưng rồi cuối cùng nàng cũng không đủ can đảm để làm được điều đó, chỉ đành mang theo nỗi ai oán, khuất nhục lui trở về phòng.

p/s: Cảm ơn mọi người đã quan tâm và dành những lời động viên cho Tà, hiện tại sức khoẻ của Tà đã đỡ nhiều rồi. Nhưng sắp tới Tà vẫn chưa rỗi được đâu; chuyện gia đình, chuyện công việc, nói thật lúc này nó như một mớ hỗn độn.

Dạo trước Tà có nói qua Tết xong sẽ cố viết đều, ngày 2-3 chương, nhưng giờ xem ra Tà không thể làm được. Cảm giác có chút mệt mỏi, nhiều thứ chẳng biết xoay sở ra sao... Thôi thì rỗi lúc nào, tâm trạng ổn lúc nào thì Tà tranh thủ viết lúc đó vậy. Mong mọi người hãy thông cảm cho Tà. Tà cũng chỉ là một con người bình thường như bao người...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 101: Án sát sứ


...

Trước cổng Chất tử phủ, một cỗ xe bát mã vừa mới dừng lại. Xe rất sang trọng, tám con ngựa kéo con nào con nấy đều cao lớn uy phong, yên hồng nạm ngọc. Khỏi phải nói, người ngồi trong xe ắt hẳn là nhân vật quyền quý, rất có thân phận.

Thực tế quả chẳng hề sai. Ngay khi vừa trông thấy thân ảnh người nọ bước xuống xe, hai tên thị vệ bình thường vẫn lạnh lùng cao ngạo từ chối đón tiếp khách nhân theo lệnh của Trần Tĩnh Kỳ lúc này lập tức tiến ra, khom người hành lễ.

- Tham kiến điện hạ!

- Ừm.

Lý Long Tích nhẹ gật đầu coi như đáp lại, sau đó hỏi:

- An vương có trong phủ không?

- Hồi điện hạ, An vương hiện ở bên trong.

Một tên thị vệ bẩm báo.

Lý Long Tích nhấc chân, chậm rãi hướng đại môn đã được mở rộng đi vào.

...

Bên trong phủ.

Trong lúc Trần Tĩnh Kỳ còn đang dạo bước ngắm cảnh giữa hoa viên thì từ phía sau lưng, một bóng dáng cao kều đi tới, cất tiếng gọi:

- Công tử!

Trần Tĩnh Kỳ xoay mặt nhìn, thấy Mục Chân đang cúi đầu đứng đợi.

- Có chuyện gì?

- Thưa công tử, có Vũ vương đến tìm ngài.

Lý Long Tích?

- Rốt cuộc tới rồi.

Trần Tĩnh Kỳ nở một nụ cười, theo lối mòn đi trở vào trong. Lúc ngang qua chỗ Mục Chân, hắn đã dừng lại một chút, rồi đưa tay đặt lên trên kiều đồn của nàng, bóp một cái, miệng kề sát bên tai nàng nói nhỏ:

- Không nghĩ ngươi lại ẩm ướt tới như vậy.

Trước kiều đồn bị tập kích, sau lại nghe những lời cợt nhả thiếu đứng đắn đó, Mục Chân càng thêm xấu hổ. Nhớ lại chuyện đêm qua bị người đùa bỡn, mặt nàng tức khắc ửng hồng, mắt hiện u oán.

Ở trong đời mình, Mục Chân nàng chưa thấy ai đáng ghét tới như vậy!

Xấu hổ mặc người xấu hổ, tức khí mặc người tức khí, Trần Tĩnh Kỳ chả buồn lưu tâm, trêu chọc xong liền nhấc chân bước đi.

- Tĩnh Kỳ!

Vừa tới đại sảnh, cửa lớn Trần Tĩnh Kỳ còn chưa bước vào thì đã nghe tiếng hô gọi của Lý Long Tích.

Hôm nay vị điện hạ này vẫn ăn mặc theo lối phóng khoáng song không kém phần sang trọng giống như mọi khi. Từ chỗ ngồi, hắn đã đứng hẳn dậy, hướng cửa chính tiến ra chào đón, thái độ rất là niềm nở.

Trần Tĩnh Kỳ chắp tay thi lễ:

- Điện hạ!

- Giữa chúng ta không cần phải đa lễ!

Lý Long Tích kéo Trần Tĩnh Kỳ vào bên trong, sau khi cả hai đã an vị, trà đã uống qua thì lúc này hắn mới đi vào chính đề:

- Tĩnh Kỳ, hôm nay ta tới, trước để thăm ngươi, sau là có chuyện muốn nhờ ngươi giúp đỡ.

- Điện hạ, có chuyện gì xin điện hạ cứ nói. Tĩnh Kỳ nếu giúp được thì tuyệt đối sẽ không chối từ.

Trần Tĩnh Kỳ khẳng khái nói.

Lý Long Tích tỏ vẻ hài lòng:

- Hmm... Chuyện là vầy, hôm qua ta vào cung gặp phụ hoàng, có nghe phụ hoàng đề cập đến một số vấn đề. Trong đó, người đã nhắc đến tình hình Kiến Châu, nhận định nơi này lòng dân hiện đang bất ổn, có nguy cơ xảy ra bạo loạn...

Lý Long Tích đều đều kể, bên cạnh Trần Tĩnh Kỳ vẫn chăm chú lắng nghe, chừng nghe xong hắn mới lên tiếng:

- Điện hạ, theo như lời điện hạ vừa nói thì quận Hà Nam của Kiến Châu chính là nguồn cơn phát sinh biến động?

Lý Long Tích gật đầu:

- Ừm, ta và phụ hoàng đều có nhận định như vậy.

Hắn thoáng trầm ngâm, rồi nói tiếp:

- Tình hình ở Hà Nam khá phức tạp, phụ hoàng nghĩ cần phải có một người thông tuệ, cơ trí thì mới đủ khả năng để giải quyết. Lúc đó ta liền nghĩ tới ngươi, lập tức hướng phụ hoàng tiến cử, người cũng đã đồng ý. Thế nào? Tĩnh Kỳ ngươi sẽ giúp ta khảo sát dân tình, điều tra nguồn cơn biến động này chứ?

Hạng đế cũng đã phê chuẩn rồi, ta còn có thể nói không?

Trần Tĩnh Kỳ biết bản thân đã bị sắp đặt, cũng thừa hiểu chuyện biến động ở Hà Nam lần này, bên trong chắc chắn có uẩn khúc, song ở ngoài mặt vẫn tỏ ra tin tưởng, gật đầu:

- Có thể giúp điện hạ và Hoàng thượng phân ưu là vinh dự của Tĩnh Kỳ. Chỉ có điều...

- Tĩnh Kỳ, sao vậy? Ngươi có chỗ nào khó xử?

Trần Tĩnh Kỳ ra vẻ chần chừ:

- Điện hạ, tuy rằng Tĩnh Kỳ đã được Hoàng thượng sắc phong làm Cần Thanh Đại học sĩ, song cũng chẳng nắm giữ quyền hành gì. Trong khi để khảo sát, điều tra tình hình ở Hà Nam thì không thể không liên hệ với các quan viên địa phương...

Lý Long Tích mỉm cười, từ trong áo lấy ra một tấm thẻ bài đưa cho Trần Tĩnh Kỳ.

Thẻ bài bằng vàng, mặt sau có bốn chữ "Thái bình Thiên tử", mặt trước có một chữ "Án".

- Điện hạ, đây là...?

- Tĩnh Kỳ, kể từ giờ phút này ngươi được bổ nhiệm làm Án sát sứ, phụ trách việc hành chính, kiện tụng, tư pháp, phong hóa, kỷ cương ở quận Hà Nam, quyền hành tương đương với Thứ sử.

- Tĩnh Kỳ cảm tạ Hoàng ân!

...

- Tĩnh Kỳ, thân phận Án sát sứ này của ngươi so với kẻ khác không giống, chỉ nhận lệnh trực tiếp từ ta và phụ hoàng, cho dù Tuần phủ, Tổng đốc của Kiến Châu cũng không thể điều động được ngươi.

Lý Long Tích vui vẻ giải thích.

Bình thường, thẻ bài tượng trưng thân phận của Án sát sứ chỉ được làm bằng bạc chứ không phải bằng vàng như cái mà hắn vừa mới đưa cho Trần Tĩnh Kỳ. Kim bài, nó cho biết đây là một sự đặc phái. Các quan lại ở địa phương, thời điểm trông thấy kim bài, bọn họ sẽ lập tức hiểu được, chắc chắn chẳng ai dám thất lễ. Kể cả Tuần phủ và Tổng đốc ở Kiến Châu, khi đứng trước mặt Trần Tĩnh Kỳ cũng phải kính nể ba phần.

Những điều đó, bản thân Trần Tĩnh Kỳ đương nhiên thấu hiểu. Hắn chỉ hơi thắc mắc là tại sao Hạng đế lại không phong luôn cho hắn chức Khâm sai đại thần mà phải bổ nhiệm làm Án sát sứ.

Án sát sứ... cái chức vụ này, rõ ràng là có dụng ý bên trong.

...

Lý Long Tích rất nhanh đã rời đi, bên trong đại sảnh lúc này chỉ còn lại mỗi mình Trần Tĩnh Kỳ với mấy tì nữ đứng gần bên chờ sai bảo, hầu hạ trà nước.

Qua một đỗi suy tư, Trần Tĩnh Kỳ chuyển thân đứng dậy, hướng phòng riêng đi vào.

...

- Công tử, Vũ vương tại sao lại bỗng nhiên muốn điều ngài ra khỏi kinh thành vậy? Hình như có gì đó không đúng...

Trong phòng riêng, Trần Tĩnh Kỳ nhìn Bao Bọc Vàng ở hướng đối diện, mỉm cười, vừa nói vừa đưa tay rót trà ra chén:

- Lão Bao ngươi cũng cảm thấy không bình thường?

- Dĩ nhiên là không bình thường.

Bao Bọc Vàng nói tiếp:

- Với biểu hiện của công tử trong đêm Nguyên Tiêu hôm nọ, Hạng đô bây giờ có ai lại không biết công tử ngài tài trí hơn người, danh vọng đã chẳng thua gì các vị đại trí như Hứa Bỉ, Tào Tất An, theo lý Vũ vương phải giữ ngài ở bên cạnh, trọng dụng ngài mới đúng. Đằng này...

Trần Tĩnh Kỳ chậm rãi nhấp một ngụm trà thơm, mắt nhìn chiếc chén đang cầm trong tay, thấp giọng nói:

- Nếu là Lý Long Tích, hắn đương nhiên sẽ giữ ta bên cạnh, nhưng Hoàng hậu Triệu Cơ thì chưa hẳn.

- Hoàng hậu Triệu Cơ? Công tử, ý ngài là nói...?

- Cho dù người đưa ra quyết định sau cùng có là Hạng đế đi nữa thì chắc chắn trước đó cũng đã có sự tác động của Hoàng hậu Triệu Cơ.

- Công tử, nhưng mà Hoàng hậu không phải rất xem trọng ngài sao? Bà ấy chính là thân mẫu của Vũ vương...

- Bởi vì chính là thân mẫu của Lý Long Tích nên bà ấy mới làm như vậy.

- Công tử, ta không hiểu.

Trần Tĩnh Kỳ nhẹ lắc đầu, không có giải thích. Hắn đứng dậy, đi qua bước lại mấy lượt, chợt bảo:

- Lão Bao, ta cần ngươi đi chuẩn bị vài thứ.

- Công tử, xin cứ căn dặn.

...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 102: Đoạn đường ôn nhu


Lệnh truyền thúc giục, Trần Tĩnh Kỳ phải nhanh chóng lên đường. Ba ngày sau, từ phủ Chất tử, hai cỗ xe ngựa nối nhau chạy ra khỏi cổng thành nam, nhắm hướng Kiến Châu mà đi.

Trong cuộc hành trình này, ngoại trừ hai thân tín là Bao Bọc Vàng, Bao Tự thì Trần Tĩnh Kỳ còn mang theo ba thị nữ và mười hai thị vệ. Hứa Bân - đội trưởng của đội thị vệ - lẫn Mục Chân - người dẫn dắt nhóm thị nữ - hiện đều đang có mặt.

Đối với việc này Bao Tự đã có thắc mắc, không hiểu tại sao Trần Tĩnh Kỳ đã biết những thị vệ, thị nữ ấy được phái tới để giám sát mình mà vẫn cho bọn họ đi theo bên cạnh. Khi ấy Trần Tĩnh Kỳ nghe xong liền cười bảo: "Kinh thành hay Kiến Châu thì cũng đều là cương thổ Đại Hạng, nơi nào lại không có tai mắt của triều đình Hạng quốc."

Hai cỗ xe, mỗi xe đều được kéo bởi hai con ngựa cao lớn. Trần Tĩnh Kỳ cùng với ba thị nữ ngồi ở chiếc xe phía sau, phụ trách đánh xe là Bao Tự; trong khi cỗ xe chạy dẫn đường phía trước thì được dành cho Bao Bọc Vàng cùng đội trưởng Hứa Bân và ba tên thị vệ khác; tám tên thị vệ còn lại thì mỗi người cưỡi trên một con ngựa, hai tên đi ở phía trước mở đường, bốn tên kèm cặp ở hai bên, hai tên còn lại thì bọc hậu đằng sau.

Sau khi hai cỗ xe chạy ra khỏi kinh thành một quãng, Trần Tĩnh Kỳ mới thò đầu ra trước, nhìn Bao Tự nói:

- Bao Tự, ngươi vào đây đi, việc đánh xe cứ giao cho thị vệ làm!

Bao Tự không chút do dự lắc đầu:

- Ta thích ngồi ở ngoài này!

- Nhưng mà ngươi là nữ nhi...

- Nữ nhi thì sao?

- À, không có gì. Nếu ngươi đã muốn đánh xe như vậy thì tùy ngươi.

Màn che phủ xuống, Trần Tĩnh Kỳ rụt đầu về, quay lại chỗ ngồi của mình. Bởi do không gian bên trong xe khá rộng, lại chẳng có bao nhiêu đồ đạc nên khoảng trống vẫn còn nhiều. Hắn đưa mắt nhìn qua ô cửa nhỏ, lặng lẽ quan sát khung cảnh ở hai bên đường.

Được một lúc, đôi mắt cũng dần mỏi, Trần Tĩnh Kỳ che miệng ngáp dài. Trông thấy hắn như vậy, một tì nữ mới lên tiếng:

- Công tử, ngài mệt hả?

Trần Tĩnh Kỳ ngó qua Tiểu Uyển - tên của người tì nữ, nhẹ gật đầu:

- Ừm. Ta không quen đi đường xa, có chút nhức đầu.

- A, nếu vậy công tử hãy nằm xuống nghỉ ngơi đi, để Mục Chân bấm huyệt giúp ngài. Mục Chân rất giỏi việc này.

Trần Tĩnh Kỳ có chút ngạc nhiên, đưa mắt nhìn sang Mục Chân - người vẫn bảo trì im lặng suốt nãy giờ:

- Mục Chân, ngươi biết bấm huyệt chữa đau đầu?

Mục Chân dù trong bụng còn ấm ức, nhưng bởi do cố kị thân phận nên vẫn phải lễ phép hồi đáp:

- Nô tì lúc còn ở Đông Hồ có học được một chút.

- Vậy thì tiện quá, ta khỏi phải gọi lão Bao.

Nói rồi Trần Tĩnh Kỳ dịch sang ngồi cạnh Mục Chân, gối đầu nằm luôn trên đùi nàng, bất chấp nàng có nguyện hay không.

- Nào, ngươi bấm huyệt giúp ta.

Phận nô tì, lời chủ nhân nói Mục Chân làm sao dám cãi, đành phải chiều theo. Đầu tiên, nàng đặt ngón trỏ lên huyệt Ấn đường nằm ở giữa hai lông mày, nơi đường sống mũi hướng vào trán, dụng lực nhấn xuống, kế đó day nhẹ trong khoảng một phút rồi lặp lại. Sau mấy lần như vậy, Trần Tĩnh Kỳ bắt đầu cảm thấy cơn nhức đầu chóng mặt thuyên giảm đi hẳn.

- Công tử, ngài đỡ được chút nào chưa?

- Hmm... Đỡ hơn ban nãy một chút.

- Nếu vậy nô tì sẽ tác động lên vài huyệt khác nữa.

- Ừ, phiền ngươi.

Trần Tĩnh Kỳ khép mắt, nằm yên hưởng thụ ôn nhu.

Mục Chân di chuyển các ngón tay, từ huyệt Ấn đường dời sang huyệt Toàn trúc, chính là hai điểm đối xứng nằm ở trên đầu sống mũi, ngay dưới mép lông mày. Nàng dùng hai ngón trỏ nhấn mạnh vào hai vị trí huyệt Toàn trúc cùng một lúc, giữ như vậy trong khoảng độ chục giây, sau đó lặp lại.

Nghe Trần Tĩnh Kỳ bảo đầu vẫn còn đau, Mục Chân đành phải dời đến huyệt Thiên trụ. Các huyệt này nằm song song với nhau ở phía sau gáy, ngay đáy hộp sọ và giữa hai cơ cổ dọc. Nàng dùng hai ngón cái ấn mạnh vào hai điểm huyệt Thiên trụ cùng một lúc, tạo lực ấn hướng lên trên, cứ thế giữ trong khoảng mười giây, sau đó lặp lại.

- Công tử, đã hết đau đầu chưa?

- Hmm... Vẫn còn hơi đau.

Trần Tĩnh Kỳ nói trong khi hai mắt vẫn đang khép hờ. Và dĩ nhiên là hắn không có nói thật. Thực ra cơn đau đầu của hắn đã gần như tiêu thất hết rồi, sở dĩ vẫn kêu chưa khỏi, cốt yếu chỉ để được Mục Chân tiếp tục chăm sóc mà thôi. Đường đến Kiến Châu hãy còn xa, thay vì ngồi trông ngốc đợi chờ, hắn gối đầu hưởng thụ ôn nhu chẳng phải tốt hơn sao? Thêm nữa, mấy ngón tay của Mục Chân vừa dài vừa thon, cái cách nàng bấm huyệt, chậc... dễ chịu lắm a.

"Hừm... phương pháp bấm huyệt này của mình xưa giờ vẫn rất công hiệu mà, tại sao liên tiếp bấm mấy huyệt rồi mà công tử hắn vẫn chưa khỏi..."

Trái ngược với kẻ đang gối đầu nằm trên đùi mình, trong lòng Mục Chân đã nổi lên nghi vấn, ẩn ẩn mấy phần khó chịu. Nàng khẽ cau mày, đề nghị:

- Công tử, xem ra phương pháp bấm huyệt của nô tì không hiệu quả với ngài, hay là để nô tì đi gọi Bao đại nhân.

Biết là Mục Chân đã nhìn ra mình giả vờ, muốn thoái thác, Trần Tĩnh Kỳ lập tức bác ngay:

- Không cần đâu. Xe đang chạy, gọi lão Bao có hơi bất tiện, thêm nữa cũng không thể dừng ở dọc đường thế này. Mục Chân, vẫn là phương pháp bấm huyệt của ngươi thuận tiện hơn.

- Công tử, nhưng mà... cách trị liệu của nô tì đối với ngài không có hiệu quả.

- Sao lại không? Nhờ có ngươi mà cơn đau đầu của ta đã giảm đi nhiều rồi.

- Nếu vậy...

- Chỉ là nó vẫn còn chưa khỏi hẳn, cần ngươi tiếp tục bấm huyệt cho ta.

Bị Trần Tĩnh Kỳ chặn đầu chặn đuôi, Mục Chân có muốn từ chối nữa cũng không được. Cực chẳng đã nàng phải tiếp tục làm cái việc day day nhấn nhấn này. Trong quá trình bấm huyệt, nàng không quên dành cho Tiểu Uyển một cái nhìn oán trách.

Chính con nha đầu này đã đề cập đến cái tài bấm huyệt chữa đau đầu của nàng với Trần Tĩnh Kỳ a!

- Mục Chân, sao lại dừng rồi? Tiếp tục đi chứ.

- Vâng...

Mục Chân lặng lẽ nghiến răng, từ đầu chuyển sang nắm lấy tay của Trần Tĩnh Kỳ, khiến cho hắn phải nghi hoặc:

- Ta bị đau đầu, Mục Chân ngươi sao lại bấm huyệt ở tay?

- Công tử có điều không biết, huyệt Hợp cốc ở bàn tay nếu như được tác động đúng cách cũng có thể trị chứng đau đầu, hiệu quả so với mấy huyệt Ấn đường, Toàn trúc, Thiên trụ còn tốt hơn.

Mục Chân giải thích.

- Ồ, còn có chuyện như vậy...

- Thưa công tử, quả đúng là có chuyện như vậy. Bấm huyệt Hợp cốc sẽ làm giảm căng thẳng ở vùng đầu và cổ, các chứng đau đầu do căng cơ. Ngoài ra, bấm huyệt này còn có thể trị mất ngủ, sốt cao, cảm mạo, ù tai, mồ hôi trộm, đau răng hàm trên, ho...

Có đụng chuyện mới thấy được tài năng, trong cuộc hành trình từ kinh thành đi tới Kiến Châu, Trần Tĩnh Kỳ đã phát hiện ra Mục Chân sở hữu không ít tài lẻ, kiến thức cũng hơn hẳn mấy thị nữ khác. Nàng không những ca hay múa giỏi mà còn biết bấm huyệt xoa bóp, đôi khi cũng có thể đưa ra những kiến giải độc đáo trong các vấn đề chính trị - xã hội... Suốt quãng đường xa, cũng nhờ có Mục Chân nàng mà Trần Tĩnh Kỳ hắn mới đỡ buồn chán, cảm giác thời gian trôi nhanh hơn hẳn.

Ngày đi, đêm nghỉ, sau ba ngày đường, hai cỗ xe ngựa cũng đã tiến vào địa phận Kiến Châu, đến tầm giữa trưa thì chính thức dừng lại. Phủ Thứ sử Hà Nam, nó hiện đã nằm ngay trước mặt.

P/s: Có lẽ nhờ sự quan tâm, những lời động viên của mọi người mà sức khoẻ lẫn công việc của Tà đều đã tốt lên nhiều rồi. Thật là may. Một lần nữa cảm ơn mọi người.

(Nhân đây cũng xin cảm ơn hai bạn Nguyenphong1190 và clolem11 đã donate cho Tà. Ngoài ra cũng cảm ơn các bạn đã đề cử Nguyệt phiếu. Sự ủng hộ của mọi người là động lực để Tà cố gắng hoàn thành bộ truyện này...)

P/s: Cầu chúc mọi người sẽ có một năm nhiều may mắn!
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 103: Hà nam


- Công tử, chúng ta tới nơi rồi!

Nghe tiếng Bao Bọc Vàng từ đằng trước vọng lại, lúc này Trần Tĩnh Kỳ mới chịu mở đôi mắt. Hắn che miệng ngáp dài, chậm rãi bước xuống xe. Theo sau, Tiểu Uyển, Chiêu Thanh, hai thị nữ cũng nhanh chân đi xuống. Ngó thấy Mục Chân vẫn chưa có dấu hiệu muốn đứng lên, Trần Tĩnh Kỳ mới nghi hoặc:

- Mục Chân, ngươi không định xuống sao? Chúng ta tới nơi rồi.

Mục Chân cắn nhẹ bờ môi, cúi nhìn chân mình:

- Nô tì... không đứng lên được.

- Không đứng được? Tại sao lại không đứng được?

Còn hỏi? Đây còn không phải do công tử ngài ban tặng cho ta?

Từ sáng tới giờ, cả một quãng đường dài đôi chân của Mục Chân nàng bị Trần Tĩnh Kỳ hắn đem ra làm cái gối, hiện tại đã tê cứng luôn rồi, làm sao mà đứng lên được nữa chứ?

- À, ta hiểu rồi...

Trần Tĩnh Kỳ che miệng hắng một tiếng, bảo Tiểu Uyển và Chiêu Thanh tới dìu Mục Chân; phần mình, hắn xoè quạt, cùng Bao Bọc Vàng, Hứa Bân, Bao Tự tiến đến cổng phủ Thứ sử Hà Nam.

Dựa vào công văn truyền đi trước đó, cũng như tấm kim bài mà Lý Long Tích đã đưa cho, nhóm người của Trần Tĩnh Kỳ không gặp phải chút trắc trở gì, được Thứ sử Hà Nam là Lưu Đình Bửu đón tiếp rất nhiệt tình, nơi ăn chốn ở cũng được bố trí hết sức chu toàn.

Sau khi ổn định, Trần Tĩnh Kỳ liền chiếu theo sự ủy thác của Lý Long Tích, lập tức tìm Lưu Đình Bửu và các quan viên cấp dưới, nhanh chóng nắm bắt tình hình bạo loạn ở Hà Nam, từ đó sẽ đưa ra biện pháp giải quyết.

Sổ sách ghi chép rõ ràng, Lưu Đình Bửu và các quan viên cấp dưới cũng hoàn toàn phối hợp nên chả hao tốn bao nhiêu thời gian thì Trần Tĩnh Kỳ đã thấu hiểu nguồn cơn. Thì ra, bạo loạn xảy ra là bởi do mâu thuẫn giữa quan phủ huyện Thanh Chương và dân chúng ở đấy. Căn cứ tài liệu điều tra mà Lưu Đình Bửu đang nắm giữ thì trong thời gian tại chức, Cao Văn Thái - Tri huyện Thanh Chương - đã lợi dụng quyền hành hà hiếp, bóc lột lương dân, cấu kết với bọn cường hào ác bá chiếm đoạt của dân, khiến cho người dân căm phẫn, từ đấy mới đưa đến tình trạng bạo loạn.

Chỉ là...

Sau khi Trần Tĩnh Kỳ tự mình đi đến tận nơi xảy ra bạo loạn là huyện Thanh Chương để khảo sát điều tra thì hắn thấy tràng cảnh cũng không giống như mình đã mường tượng. Nó chẳng nghiêm trọng tới mức khiến cho triều đình phải lo lắng.

Lại nói, trước khi nhóm người của hắn đặt chân tới Hà Nam thì tình hình đã được Thứ sử Lưu Đình Bửu kiểm soát rồi. Tri huyện Cao Văn Thái đã bị cắt chức, tống giam, đám cường hào ác bá cũng cùng chung số phận; trong khi dân chúng Thanh Chương, những kẻ đáng phạt đã phạt, những ai đáng được đền bù thì cũng đã đền bù. Nói cách khác, cuộc bạo loạn ở Thanh Chương, nó đã được Lưu Đình Bửu xử lý thoả đáng.

Như vậy, Lý Long Tích kêu Trần Tĩnh Kỳ hắn tới đây để làm gì? Căn bản là không cần thiết!

...

Đêm khuya, tại phủ Án sát sứ, Trần Tĩnh Kỳ và Bao Bọc Vàng ngồi trong phòng bàn luận. Xem xét các tài liệu, trao đổi hồi lâu, cuối cùng Bao Bọc Vàng thở ra một hơi, nhận định:

- Công tử, xem ra Vũ vương và Hoàng hậu Triệu Cơ lại đang muốn thử ngài rồi.

Trần Tĩnh Kỳ bình thản mỉm cười. Trước khi khởi hành đến Hà Nam, trong lòng hắn cũng đã sớm đoán được chuyện bạo loạn Hà Nam này có ẩn tình.

- Công tử, bây giờ chúng ta nên làm gì?

Trần Tĩnh Kỳ rót thêm một chén trà, bảo:

- Lý Long Tích chẳng phải muốn chúng ta khảo sát dân tình, ổn định nhân tâm quận Hà Nam này sao? Chúng ta cứ theo đó mà làm.

- Thế nhưng tình trạng bạo loạn ở Hà Nam đã được Thứ sử Lưu Đình Bửu xử lý ổn thoả.

- Chuyện thế nào chúng ta cứ báo lại thế ấy, ngày mai ta sẽ viết một bản báo cáo gửi về kinh thành. Nhưng thiết nghĩ Lý Long Tích chẳng quan tâm lắm đâu.

- Công tử, ngài nghĩ có khi nào...?

- Không có khả năng.

Tuy Bao Bọc Vàng chưa nói hết ý nhưng Trần Tĩnh Kỳ vẫn dễ dàng đoán ra, lập tức lắc đầu phủ định.

- Hiện nay dưới trướng Lý Long Tích không có mưu sĩ nào đủ năng lực để đối đầu với Hứa Bỉ và Tào Tất An, Hoàng hậu Triệu Cơ đương nhiên cũng phải nhận ra điều đó. Triệu Cơ nàng và Lý Long Tích nhất định hiểu được giá trị của ta... Lão Bao, không cần lo lắng, cùng lắm một hai năm chúng ta sẽ lại được triệu về kinh thành thôi.

Trần Tĩnh Kỳ tự tin khẳng định điều đó. Hắn biết bản thân vẫn đang trong quá trình thử thách. Hoàng hậu Triệu Cơ, và có thể là cả Hạng đế, bọn họ đối với hắn hẳn vẫn còn điều nghi ngại.

...

Thứ sử Hà Nam Lưu Đình Bửu là người rất có năng lực, chỉ trong một thời gian ngắn đã giải quyết triệt để vấn đề bạo loạn, chức quan Tri huyện đã được bổ nhiệm, tình hình trị an cũng nhanh chóng được thiết lập chu toàn. Ở trong quá trình này Trần Tĩnh Kỳ cũng có tham gia, song là... góp mặt cho đủ nhân số quan viên vậy thôi.

Nhiệm vụ đã hoàn thành, theo lý Trần Tĩnh Kỳ hắn nên được triệu hồi về kinh, nhưng không, Lý Long Tích cho người truyền tin, bảo hắn hãy tiếp tục lưu lại Hà Nam, phòng ngừa biến sự phát sinh.

Đối với chỉ thị này của Lý Long Tích, Trần Tĩnh Kỳ chỉ cười nhạt. Hắn sớm đã chuẩn bị tâm lý rồi.

...

Trên cương vị Án sát sứ, Trần Tĩnh Kỳ có nghĩa vụ trông coi việc hành chính, kiện tụng, tư pháp, phong hóa, kỷ cương trên địa bàn quận Hà Nam. Thoạt nghe thì công chuyện nhiều lắm, nhưng trên thực tế, hắn làm chả có bao nhiêu hết. Tất cả đều đã được những quan viên cấp dưới của quận Hà Nam xử lý ổn thoả rồi.

Trần Tĩnh Kỳ hắn sống ở đất Hà Nam này, phải nói rất là nhàn hạ, lấy năm chữ "ngồi mát ăn bát vàng" để ví von hắn thực cũng chẳng sai đằng nào. Mà, những kẻ sống an nhàn như vậy, thường sẽ dễ trở nên bê tha, phai mòn ý chí. Lúc mới đầu, Bao Bọc Vàng đã âm thầm lo ngại điều đó; nhưng rồi theo thời gian trôi qua, hắn biết là bản thân đã lo lắng dư thừa. Trần Tĩnh Kỳ, chủ tử của hắn không có ưa thích hưởng thụ tới như vậy. Trong những lúc rảnh rỗi, thay vì đàn đúm nhậu nhẹt, chơi bời hoang phí thì Trần Tĩnh Kỳ đã đích thân ra ngoài thị sát.

Đừng nghĩ chỉ cưỡi ngựa xem hoa, ngó nghiêng hời hợt, kỳ thực Trần Tĩnh Kỳ quan sát kỹ lắm, nhiều lúc còn tự đi gặp dân chúng để tìm hiểu ngọn nguồn nữa. Phong hoá, kỷ cương, tư pháp, tình hình dân sự nói chung, phàm có biến động, hễ gặp những điều mới lạ là y như rằng hắn lập tức nán lại nhìn xem. Xem xong, chừng khi hiểu rõ, hắn sẽ liền ghi chép vào trong sổ, làm tư liệu. Dần dà, đối với các lễ nghi, phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt của dân chúng Hà Nam, Trần Tĩnh Kỳ hắn đã nắm bắt được rõ ràng; qua đó, tri thức của hắn càng được đề thăng, sự hiểu biết lại tăng thêm một bậc.

Có đáng hay không ư?

Nếu có ai hỏi Trần Tĩnh Kỳ một câu như vậy, hắn sẽ cười mà bảo rằng: "Rất đáng."

Những bậc trí thức khác nghĩ sao không biết, nhưng riêng với Trần Tĩnh Kỳ, hắn quan niệm dân là nước, sức dân như sức nước, nước có thể đẩy thuyền, cũng có thể lật thuyền.

Một đất nước muốn tồn tại thì phải lấy dân làm gốc. Dân là nguồn sức mạnh to lớn của mỗi quốc gia, nếu thuận lòng dân thì đất nước mới tồn tại lâu bền được. Có chăm lo tốt cho đời sống nhân dân thì cuộc sống nhân dân mới ổn định, phát triển, đất nước mới văn minh và tiến bộ. Dân giàu thì ắt nước mạnh, dân chống đối là biểu hiện của một nhà nước sắp suy tàn, sụp đổ. Đất nước phát triển là nhờ dân phát triển, nếu lòng dân không yên thì đất nước xem như đến hồi diệt vong...

Nay, Trần Tĩnh Kỳ hắn mỗi ngày đều đi thị sát dân tình, tìm hiểu phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt của dân chúng, đối với dân không phải càng gần hơn, hiểu hơn? Khi hắn đã thấu được lòng dân, viết ra sách lược cai trị còn khó, khai thác sức dân lại chẳng trở nên dễ dàng?

Có câu nói "Đọc ngàn cuốn sách không bằng đi ngàn dặm đường, đi ngàn dặm đường không bằng gặp được ngàn người". Cái việc thị sát dân tình, tìm hiểu phong hoá mà Trần Tĩnh Kỳ đã và đang làm đây, nó rất ý nghĩa, đem lại lợi ích rất lớn, giúp cho bản thân hắn có thể vạch ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, sát với tình hình thực tiễn, từ đó củng cố, nâng cao giá trị của chính bản thân mình...

Lại nói, trong quá trình quan sát, tìm hiểu này, thỉnh thoảng Trần Tĩnh Kỳ cũng gặp được những con người, những sự việc rất thú vị. Chính chúng đã tô điểm cho cuộc sống ở đất Hà Nam của hắn thêm phần phong phú.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 104: Thôn nữ chăn trâu


...

Hôm nay vẫn như thường lệ, Trần Tĩnh Kỳ lại đi ra ngoài để tìm hiểu phong hoá, gặp gỡ người dân. Địa điểm mà hắn đang có mặt là thôn Đoài, thuộc xã Bố, huyện An Khuê. Đồng hành bên cạnh, không ai khác ngoài Bao Tự.

Vốn dĩ ban đầu, trừ bỏ Bao Tự thì còn có Hứa Bân và Mục Chân đi cùng, nhưng rồi theo thời gian, hai người kia đã phải lên tiếng xin được lưu lại ở phủ, chẳng muốn đi nữa. Có lẽ bọn họ cảm thấy quá nhàm chán, ngại đường xa...

Trần Tĩnh Kỳ cũng vui vẻ đồng ý, về sau thôi không gọi Hứa Bân và Mục Chân nữa, chỉ giữ lại một mình Bao Tự.

Từ phủ Án sát sứ xuống huyện An Khuê, khoảng cách không phải quá xa, nhưng nếu bảo gần thì cũng chẳng phải gần. Vì lẽ đó, Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự phải dùng phương tiện để di chuyển. Ngựa, đó là một sự lựa chọn rất thích hợp. Song, Trần Tĩnh Kỳ, hắn lại quyết định chọn lừa.

Lúc mới nghe qua Bao Tự cảm thấy khá bất ngờ, rất ngoài ý muốn. Tại sao lại là lừa mà không phải ngựa? Khi ấy Trần Tĩnh Kỳ đáp rằng: "Cưỡi lừa sẽ có cảm giác thong dong tự tại, cũng phù hợp với khung cảnh đồng quê hơn."

Mới đầu Bao Tự vẫn chưa hiểu mấy, có phần miễn cưỡng, nhưng tới hiện tại thì nàng đã nhận thức được rồi. Những ngày này, thay vì nơi đông đúc, phồn hoa, Trần Tĩnh Kỳ lại hay tìm đến tận các thôn xóm vắng vẻ, nơi mà lũy tre, đồng ruộng nhìn đâu cũng thấy để thị sát dân tình. Mà, tại những nơi này, rất hiếm người có ngựa, hầu hết đều chỉ có lừa, trâu, hoặc bò. Trên đường nếu xuất hiện một con ngựa cao to vạm vỡ, người ta chắc chắn sẽ phải ngoái nhìn.

Thêm nữa, qua một buổi thử ngồi trên lưng lừa, Bao Tự có cảm giác khá mới lạ, giống như Trần Tĩnh Kỳ đã nói, "thong dong tự tại". Tư vị này rất khác so với khi nàng ngồi ở trên lưng ngựa, quả rất hợp với phong cảnh đồng quê...

Khoảng cuối giờ tỵ, Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự đã tiến sâu vào địa phận thôn Đoài. Vị trí của bọn họ hiện giờ là ở giữa một cánh đồng, chung quanh tre mọc rất nhiều, cạnh bờ mương cây cối cũng có không ít, trải suốt cả con đường mòn.

Trên lưng lừa đang thong thả bước đi, Trần Tĩnh Kỳ phóng mắt nhìn phong cảnh đồng quê, tâm hồn trở nên thư thái lạ lùng. Loại cảm giác này, những kẻ quyền quý hiếm người hiểu được.

Chợt, ánh mắt Trần Tĩnh Kỳ dừng lại, bước chân lừa cũng thôi không di chuyển nữa.

Theo hướng hắn nhìn, Bao Tự xoay đầu ngó xem thì thấy có một bóng người đang đứng ở dưới ruộng, bên cạnh một con trâu cái rất to. Đó là một thiếu nữ, tuổi khoảng mười sáu mười bảy tầm đấy, mặc bộ đồ màu nâu, trên đầu đội một cái nón lá, đi chân đất, khuôn mặt có chút lấm lem.

Bao Tự nhìn kỹ, thầm ngạc nhiên. Cô gái này, chiếu theo lối ăn mặc, công việc đang làm thì rõ ràng là thôn nữ, một nông dân không sai; thế nhưng vóc dáng của nàng, nó lại hết sức cân đối, làn da cũng chẳng đen mà còn rất trắng, thậm chí so với mấy vị tiểu thư đài các còn muốn trắng hơn.

Da của cô gái này không bắt nắng hay sao?

Mà, đâu chỉ làn da, vóc dáng, kể cả dung nhan của nàng cũng rất xinh đẹp nữa. Nhất là đôi mắt, Bao Tự chưa bao giờ thấy có đôi mắt nào lại trong sáng tới như vậy. Thật giống như đôi mắt của một đứa trẻ...

- Công tử.

Trần Tĩnh Kỳ nghe Bao Tự gọi thì theo phản xạ quay đầu nhìn sang.

- Ngài nhìn chằm chằm con gái nhà người ta như vậy, không phải lại có ý xấu gì đấy chứ?

- Hình tượng của ta ở trong mắt Bao Tự ngươi xấu xa như vậy?

Trần Tĩnh Kỳ hỏi lại.

Bao Tự hừ khẽ:

- Còn không... Lúc trước ta còn không phải bị ngài dụ dỗ...

- Bao Tự, những lời lúc đó ta nói... kỳ thực cũng không phải lừa gạt ngươi. Ta thật sự rất có cảm tình với ngươi, chỉ là ngươi... Aiz.. thôi bỏ đi.

Trần Tĩnh Kỳ nhẹ lắc đầu, lần nữa chuyển sự chú ý sang cô thôn nữ chăn trâu dưới ruộng.

- Bây giờ trời cũng đã trưa, quay trở về phủ thì thật bất tiện. Ta nghĩ chúng ta nên tìm một nhà dân ở đây, ăn nhờ một bữa.

- Công tử ngài là đang tính theo cô thôn nữ kia về nhà nàng phải không?

- Thì ngươi thấy đấy, ở cạnh chúng ta hiện cũng chỉ có mình nàng ấy thôi a.

- Ai bảo với ngài là chỉ có mình cô thôn nữ kia?

Bao Tự chỉ tay về phía bên trái:

- Ngài coi, không phải là có hai người đang đi tới đó ư?

Theo hướng tay nàng chỉ, Trần Tĩnh Kỳ quay qua nhìn thì quả thấy có hai người đang đi tới thật. Một già một trẻ, cả hai đều cạo trọc đầu, thân khoác tăng y, đúng là hai vị hoà thượng. Cũng giống như Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự, hai vị hoà thượng kia mỗi người đều đang ngồi trên lưng một con lừa, chân lừa thong thả cất bước.

- Không phải đúng lúc như vậy chứ?

Trần Tĩnh Kỳ lẩm bẩm. Hắn thực chả vui vẻ gì với sự xuất hiện của hai vị hoà thượng nọ. So với ăn cơm của chùa thì hắn thích ăn cơm ở nhà cô thôn nữ kia hơn.

Trái với nam nhân bên cạnh, Bao Tự tươi cười nói:

- Công tử, quan phủ phiền nhiễu dân chúng như vậy cũng không tốt, thiết nghĩ chúng ta vẫn là nên ăn cơm chùa thì tiện hơn.

- Hừm... Bao Tự, ngươi cũng không thể nói như vậy. Hiện giờ chúng ta chính là đang thị sát dân tình, tiếp xúc chuyện trò với những người nông dân sẽ giúp thu được rất nhiều thông tin hữu ích.

Bao Tự rốt cuộc vẫn là nói không lại Trần Tĩnh Kỳ, đành phải thuận theo. Khi hai người các nàng đang tính tiến lại bắt chuyện với cô thôn nữ chăn trâu dưới ruộng thì bên tai bỗng truyền tới một giọng cười khàn đục. Bọn họ cùng hướng mắt nhìn sang thì thấy hai con lừa của hai vị hoà thượng hiện đã dừng lại bên đường. Ngồi trên lưng lừa, vị sư già ngó xuống ruộng, chỗ cô thôn nữ chăn trâu, cao giọng đọc:

- Nhất ngưu nhất nữ cộng canh điền; Nhất môn hướng hậu nhất môn tiền.

(Một trâu một nữ trên ruộng cày; Một cửa hướng sau, một hướng trước.)

Trần Tĩnh Kỳ nghe xong, hai mắt tròn xoe mà nhìn vị sư già. Sư sãi gì mà lại ăn nói như thế chứ? Hai câu hắn vừa mới đọc, ý rất tục a!

"Cửa" mà vị sư già nói, trong bối cảnh này chính là "cửa mình", tức cái bộ phận đó. "Nhất môn hướng hậu" ý là nói cái đó của con trâu hướng ra phía sau, còn "nhất môn tiền" chính là nói cái đó của cô thôn nữ hướng về phía trước. Trong cái tục còn có cái dâm, rõ ràng trái với thanh quy nhà Phật.

Trần Tĩnh Kỳ thoáng liếc xem Bao Tự, thấy nàng cau mày, biết là nàng cũng đã hiểu, mới nói:

- Thế nào? Bây giờ ngươi còn muốn đi ăn cơm chùa nữa không?

- Để ta dạy cho hắn một bài học!

Bao Tự xắn tay áo, dáng vẻ như tính đánh người.

Trần Tĩnh Kỳ lập tức ngăn cản:

- Đợi một chút, để xem cô thôn nữ kia phản ứng thế nào.

Dưới sự quan sát của Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự, vị sư già kia tiếp tục cười, tiếp tục nói, nhưng thay vì cô thôn nữ thì lần này đối tượng hướng đến lại là chú tiểu đi cùng.

- Minh Tâm, con đối lại cho ta nghe xem.

Chú tiểu Minh Tâm học thức không cao, nghe thầy bảo vậy thì lấy tay xoa cái đầu trọc chẳng biết đối đáp làm sao.

Chính lúc này cô thôn nữ chăn trâu dưới ruộng lên tiếng:

- Sư cụ! Tiểu nữ mạn phép xin đối lại câu đối của sư được không ạ?

Vị sư già cười mà rằng:

- Nếu nhà ngươi mà đối được thì tốt quá! Đâu, ngươi thử đối ta xem!

Cô thôn nữ miệng cười tươi thắm, cất giọng từ tốn đọc:

- Nhất sư nhất tiểu vãn canh điền.

(Một thầy một trò đi vãn cảnh.)

Rồi, ngừng lại giây lát…

Hai thầy trò nhà sư trố mắt nhìn, giỏng tai, chờ đợi nghe tiếp...

Đột nhiên câu thứ hai của vế đối vút lên, vỡ oà ra:

- Lưỡng đầu chỉ địa, lưỡng đầu thiên!

(Hai đầu hướng xuống đất, hai đầu chĩa lên trời!)

Câu đối rất thâm. Chữ "đầu" thứ nhất ám chỉ bộ phận sinh dục của thầy trò nhà sư hướng xuống dưới, còn chữ "đầu" thứ hai là nói hai cái đầu trọc của họ hướng lên trời.

Thầy trò nhà sư là người có chữ nghĩa, rất nhanh đã hoàn toàn thấu hiểu, giận đến tái mặt. Không giận sao được? Cô thôn nữ đối rất xấc a!

(Cảm ơn Nguyenphong1190 đã donate 10k đậu)
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 105: Âm hộ khai! Âm hộ khai...!


"Nhất môn hướng hậu, nhất môn tiền." (câu của nhà sư)

"Lưỡng đầu chỉ địa, lưỡng đầu thiên." (câu của cô thôn nữ)

Chiếu theo hai vế đối, thứ tự câu chữ thì cô thôn nữ đem "lưỡng đầu chỉ địa" đối với "nhất môn hướng hậu", còn "lưỡng đầu thiên" thì đối với "nhất môn tiền". Tức là hai cái đầu dưới của thầy trò nhà sư thì cô thôn nữ đem đối với "cái ấy" của con trâu cái, còn hai cái đầu trên của thầy trò nhà sư thì nàng lại đem đối với "cái kia" của mình.

Vị sư già vốn gốc là một nho sinh, mặc dù xuất gia nhưng vẫn còn nặng lòng trần tục, thời điểm dạo ngang qua thôn, nhìn thấy thôn nữ chăn trâu dưới ruộng, tức cảnh sinh tình nên đọc lên hai câu thơ để khoe cái tài văn chương. Sư nghĩ một người nông dân, lại là phận nữ nhi như cô thôn nữ thì không thể đào đâu ra chữ nghĩa để mà đối đáp lại. Ai dè...

Cô thôn nữ chẳng những có thể đối mà còn đối rất thâm, rất xấc!

- Ha ha ha...!

Đối lập với khuôn mặt hầm hầm của hai thầy trò nhà sư, cô thôn nữ kia lại rất vui vẻ, đối xong liền cười phá lên. Tiếng cười mới sảng khoái làm sao...

Bản thân câu đối đã khiến thầy trò nhà sư tái mặt, giờ lại nghe tiếng cười thích chí của cô thôn nữ, bọn họ lại càng giận hơn. Thế là hai thầy trò họ tìm cách bắt bẻ, chỉ trích cô thôn nữ, khép nàng vào cái tội làm nhục người tu hành. Nhưng lần này thầy trò nhà sư đã chọn sai người để bỡn cợt. Cô thôn nữ chẳng phải dạng vừa, lập tức lớn tiếng cãi lại, lý lẽ tràn đầy.

Cứ thế, ba người cãi nhau ngày càng quyết liệt, khiến cho bầu không khí đồng quê vốn đang yên tĩnh bỗng trở nên ầm ĩ khác hẳn mọi ngày.

Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự đứng xem một lúc, rốt cuộc vẫn là bị kéo vào cuộc cãi vã. Hai thầy trò nhà sư lẫn cô thôn nữ, ai cũng đều mong muốn Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự đứng về phía họ. Mà Trần Tĩnh Kỳ, hắn vẫn chưa tỏ thái độ gì, càng không có ý nói ra thân phận, chỉ bảo bọn họ hãy đến huyện đường để được giải quyết.

Thầy trò nhà sư cảm thấy bản thân đã bị làm nhục, quyết ăn thua đủ nên liền đồng ý lên quan. Phần cô thôn nữ, nàng cũng chả thèm sợ, gật đầu, nhảy lên lưng trâu đi luôn.

- Công tử, ngài có ý gì vậy, tại sao không phân xử luôn tại đây? Bản thân ngài không phải là Án sát sứ quận Hà Nam này ư?

Bao Tự trông theo thân ảnh cô thôn nữ và hai thầy trò nhà sư đang kéo nhau lên quan, nghi hoặc hỏi Trần Tĩnh Kỳ.

Trần Tĩnh Kỳ mỉm cười, bảo:

- Xử án cũng nên xử ở công đường chứ. Ta nhớ khoảng cách từ đây đến huyện đường cũng không xa lắm. Nào, chúng ta đi theo họ.

Bao Tự dù chưa hiểu được dụng ý, song vẫn cưỡi lừa đi theo.

...

Lên tới huyện đường, thời điểm quan huyện vừa lộ diện, Trần Tĩnh Kỳ liền tiến lại, đem tấm kim bài tượng trưng cho thân phận đưa ra.

Lưu Tuấn Nghĩa - Tri huyện An Khuê - xem qua kim bài, xác định không giả liền khom lưng cúi đầu hướng Trần Tĩnh Kỳ hành lễ ngay tại công đường:

- Ti chức Lưu Tuấn Nghĩa - Tri huyện An Khuê - khấu kiến Án sát sứ đại nhân!

Hả?

Đứng giữa công đường, hai thầy trò nhà sư và cả cô thôn nữ ai nấy đều trố mắt lên nhìn Trần Tĩnh Kỳ. Bọn họ không thể tin được cái người áo vải quần thô này lại là Án sát sứ của quận Hà Nam. Trang phục so với bọn họ cũng chả có tốt hơn bao nhiêu a. Thêm nữa lại còn trẻ như vậy...

"Xem ra ông Án sát sứ này là đang cải trang vi hành."

Cô thôn nữ thầm nghĩ, tiếp tục quan sát Trần Tĩnh Kỳ.

Như cảm nhận được ánh mắt của nàng, Trần Tĩnh Kỳ quay đầu ngó lại, nở một nụ cười.

"Ông cười cái gì chứ? Bộ lừa được người ta thì vui lắm hay sao..."

Cô thôn nữ thu lại ánh nhìn, cúi thấp đầu.

Rầm!

Chợt, một thanh âm va đập vang lên, khiến cho cô thôn nữ phải giật mình. Nàng ngẩng đầu lên thì thấy vị Án sát sứ áo vải quần thô kia đã thế chỗ quan huyện, ngồi vào ghế, xem bộ dáng hẳn là sẽ đích thân phân xử vụ này.

- Quỳ xuống!

Theo lệnh quan, hai thầy trò nhà sư và cô thôn nữ cùng nhau quỳ giữa công đường.

Sau khi hỏi qua một hồi, Trần Tĩnh Kỳ lúc này đã nắm rõ lai lịch của ba người. Hai nhà sư, sư già gọi Nan Ngộ, sư trẻ gọi Minh Tâm, vốn cũng không phải người thôn Đoài. Còn cô thôn nữ, nàng họ Lê, tên Ngọc Chân, chính thị dân ở thôn Đoài, có cha là một thầy dạy học.

"Thì ra thôn nữ này là con của một trí thức, thảo nào lại rành chữ nghĩa như vậy."

Trần Tĩnh Kỳ âm thầm lưu tâm. Hắn tỏ vẻ trầm ngâm một lúc rồi cất giọng:

- Chuyện xảy ra giữa các ngươi, ta đã tận mắt chứng kiến, có nhận xét như sau. Đầu tiên là hai thầy trò nhà sư, các ngươi thân là kẻ xuất gia, đáng ra không nên mở miệng thốt những lời khiếm nhã như vậy. Còn Lê Ngọc Chân, hai câu đối lại của nhà ngươi, nếu đem so sánh với hai thầy trò nhà sư thì quá xấc; thầy trò sư bảo ngươi nhục mạ người tu hành cũng chẳng phải sai.

Quỳ bên dưới, Lê Ngọc Chân có chút không phục:

- Bẩm quan lớn! Nếu không phải hai thầy trò nhà sư này chọc ghẹo, có ý tứ miệt thị dân nữ thì dân nữ làm sao lại hỗn với họ được!

- Dạ bẩm quan lớn! Bần tăng đi ngang qua, trông thấy khung cảnh thôn quê thanh bình, nhất thời cao hứng mà đọc lên hai câu thơ như vậy, cảnh sao thì tả y như thế, trong lòng nào có ý tứ miệt khinh. Cúi mong quan lớn đèn trời soi xét!

Vị sư già Nan Ngộ ngay lập tức biện bạch.

Lê Ngọc Chân dễ gì chịu thua, phản bác ngay.

Trên ghế công đường, Trần Tĩnh Kỳ đập bàn một cái rõ to, buộc cho thầy trò nhà sư và cô thôn nữ Lê Ngọc Chân phải an tĩnh lại.

- Các ngươi cãi vã chẳng qua cũng là chuyện văn chương, nay ta cũng dùng văn chương để giải quyết. Như vầy đi, bây giờ ta sẽ ra câu đối, các ngươi theo đó mà đối lại. Nếu ai đối hay, đối chuẩn thì ta sẽ xử người ấy thắng. Các ngươi đã rõ chưa?

- Dân nữ xin nghe theo ý quan lớn!

Lê Ngọc Chân lập tức đồng ý, gương mặt tràn đầy tự tin.

Vị sư già Nan Ngộ bởi đã biết lai lịch của Lê Ngọc Chân, rõ nàng là con của một thầy dạy học nên trong lòng khó tránh có chút lo ngại, song nghĩ lại bản thân cũng gốc thư sinh, biết nhiều chữ nghĩa nên nhanh chóng an tâm trở lại.

Trần Tĩnh Kỳ cất giọng đọc:

- Huyện môn khai, huyện môn khai, Huyện quan cư chính vị, Huyện nha lưỡng biên bài, dân dã đáo hậu lai.

(Câu này mọi người có thể hiểu đại khái là cửa quan huyện mở ra, ông quan huyện ngồi ở chỗ của mình, huyện nha hai bên, người dân quê đi vào sau)

Câu đối này cũng không có gì cao thâm, Trần Tĩnh Kỳ chỉ đơn giản là tả lại cảnh thăng đường của quan huyện thường ngày.

Vị sư già Nan Ngộ nghe qua câu đối, trong đầu liền nghĩ ngay đến nhà chùa của mình, bèn đối lại rằng:

- Thiền môn khai, thiền môn khai, Thích ca cư chính vị, bồ tát lưỡng biên bài, sư sãi đáo hậu lai.

Vị sư già đối xong, nhẹ nhõm nở một nụ cười, nhìn về phía cô thôn nữ ra bộ dương dương tự đắc.

Trần Tĩnh Kỳ nhìn xuống, trông thấy Lê Ngọc Chân ấp a ấp úng, không khỏi nghi hoặc.

Lẽ nào nàng ta đối không được? Đề hắn ra cũng đâu tính khó.

- Lê Ngọc Chân, thế nào? Ngươi đối được, hay là không đối được, mau nói cho ta rõ.

- Bẩm quan lớn, dân nữ.. có thể đối được, chỉ là...

- Sao?

- Thưa quan lớn, câu đối của dân nữ, sợ rằng sẽ có chút thất lễ.

Thất lễ?

Trần Tĩnh Kỳ nhớ lại câu đối "Lưỡng đầu chỉ địa, lưỡng đầu thiên" trước đó của nàng, bụng thầm nghĩ: "Cô gái này không lẽ lại có ý tục gì..."

Trong dạ hiếu kỳ, hắn mới bảo:

- Lê Ngọc Chân, ngươi cứ việc đối lại, có gì thất lễ ta sẽ bỏ qua. Nhưng mà nhớ là phải đối cho chuẩn.

- Dạ!

Có được sự cho phép của Trần Tĩnh Kỳ, Lê Ngọc Chân liền vui vẻ cười tươi, đọc to lên:

- Âm hộ khai, âm hộ khai, âm vật cư chính vị, âm mao lưỡng biên bài, sư sãi đáo hậu lai!

(Tà: Chắc không cần giải thích đâu nhỉ ^^)
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 106: Gặp gỡ


Trần Tĩnh Kỳ: "..."

Hai thầy trò nhà sư: "..."

Bao Tự, quan huyện Lưu Tuấn Nghĩa cùng những người đang có mặt ở tại công đường: "..."

Tất cả đều im lặng, trố mắt mà nhìn Lê Ngọc Chân. Câu đối của cô thôn nữ này... cũng không khỏi quá tục đi! Thậm chí so với câu đối trước đó ngoài đồng ruộng còn có ý xúc phạm nặng nề hơn!

Nếu như ở câu đối trước, Lê Ngọc Chân chỉ đem hai cái đầu của hai thầy trò nhà sư đối với cái ấy của mình thì trong câu đối lần này, nàng cho cái đầu của nhà sư chui vào chỗ kia luôn! ("sư sãi đáo hậu lai")

- Ngươi... ngươi... khục khục...!

Vị sư già Nan Ngộ tức muốn thổ huyết, nhưng nhất thời lại chẳng biết phải phản bác ra làm sao.

- Hừm!

Qua một thoáng "sững sờ bất động", Trần Tĩnh Kỳ rốt cuộc cũng lấy lại phong phạm của bậc dân chi phụ mẫu. Hắn phán xử:

- Câu đối của Lê Ngọc Chân tuy hơi thất lễ, nhưng thực sự có tài, mà xét về chữ nghĩa thì vế đối chỉnh hơn của nhà sư. Ta tuyên bố: Lê Ngọc Chân thắng cuộc! (Ai không hiểu thì xem kỹ lại câu đối nhé)

- Quan lớn...!

Hai thầy trò nhà sư tái mặt kinh hô.

- Im miệng!

Mắt thấy hai thầy trò nhà sư còn chưa chịu phục, Trần Tĩnh Kỳ liền đập mạnh xuống bàn:

- Gieo nhân nào ắt gặp quả ấy, nếu hai thầy trò các ngươi không buông lời khiếm nhã, miệt thị người khác thì há phải chịu nhục? Các ngươi nói chỉ muốn khoe tài văn chương, ta đã cho các ngươi cơ hội thi thố, thắng không được đấy là do các ngươi kém tài, còn hô hoán cái nỗi gì?

- Lính đâu, mau lôi hai tên sư này ra! Sư lớn đánh hai mươi trượng vì cái tội tu hành mà tâm còn vọng động, nhục đến thiền môn; sư nhỏ đánh mười trượng để răng dạy cho hắn biết không được học theo điều xấu của thầy mình!

Lệnh vừa ban ra, bốn tên lính hầu ngay lập tức chấp hành, đem vị sư già Nan Ngộ và sư trẻ Minh Tâm kéo ra phía trước huyện đường, trước sự chứng kiến của bàn dân thiên hạ mà vung gậy đánh.

- Hì hì...

Lê Ngọc Chân ngoái đầu nhìn xem hai thầy trò nhà sư đang bị trừng trị, nét mặt cười vui, hướng Trần Tĩnh Kỳ cảm tạ.

Trần Tĩnh Kỳ hỏi han nàng thêm mấy câu, sau đó cho phép nàng cưỡi trâu ra về.

- Bãi đường!

...

Buổi trưa hôm đó Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự ở lại huyện nha dùng cơm cùng với Tri huyện Lưu Tuấn Nghĩa. Nhân cơ hội này, Trần Tĩnh Kỳ đã chủ động bắt chuyện, thông qua Lưu Tuấn Nghĩa tìm hiểu thêm về tình hình phong hoá, trị an của huyện An Khuê.

Hai người trò chuyện rất lâu, đến lúc xế chiều mới dứt. Vốn Lưu Tuấn Nghĩa còn muốn lưu giữ, song Trần Tĩnh Kỳ đã kiên quyết từ chối. Khoảng giữa giờ thân, hắn và Bao Tự cùng nhau cưỡi lừa rời khỏi huyện nha, phản hồi phủ Án sát sứ.

Trong lòng Bao Tự thầm hô lạ. Bởi vì trước đó, theo như nàng để ý thì rõ ràng Trần Tĩnh Kỳ khá hứng thú với cô thôn nữ Lê Ngọc Chân kia, còn nói muốn tìm tới nhà. Ấy vậy mà sau khi xử vụ tranh chấp xong, cả buổi chiều hắn đều ở lại huyện nha, cùng Tri huyện Lưu Tuấn Nghĩa hỏi han chuyện trò, từ đầu tới cuối đều chẳng nhắc gì đến cái tên Lê Ngọc Chân ấy nữa.

"Chắc chỉ là hứng thú nhất thời", Bao Tự cuối cùng kết luận như vậy.

Nhưng nàng đã sai.

Trần Tĩnh Kỳ thực chất vẫn rất lưu tâm đến Lê Ngọc Chân. Qua một đêm, buổi sáng thức dậy, vừa ăn điểm tâm sáng xong thì hắn liền dắt lừa ra cửa, một lần nữa đi xuống huyện An Khuê.

Bao Tự trong bụng không khỏi vì cô thôn nữ Lê Ngọc Chân kia mà lo ngại, cũng nhanh chóng cưỡi lừa theo sau.

Hai người đi từ giờ thìn, đến giờ tỵ thì tới được thôn Đoài. Dựa theo những thông tin đã nắm được về Lê Ngọc Chân ở huyện đường hôm qua, Trần Tĩnh Kỳ hỏi han tìm kiếm, chả mấy chốc liền tìm ra.

Cũng giống như các hộ nông dân khác, nhà của Lê Ngọc Chân rất chân phương mộc mạc. Còn chưa tới ngõ, Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự đã nhìn thấy một cây hoa gạo mọc ở bên hông nhà. Nó khá cao và thẳng, trên cây hoa đã nở đầy. Những bông hoa có màu đỏ rực rỡ, mỗi bông gồm năm cánh hoa xòe rộng, cánh hoa dày và to...

Theo y học, loài cây này không chỉ để che bóng mát, điểm tô phong cảnh mà còn có nhiều tác dụng hữu ích khác nữa. Ví như vỏ cây hoa gạo tính bình nên có thể dùng để thanh nhiệt, lợi thấp; hoa gạo tính ngọt, mát có thể dùng để trị tiết tả, thanh nhiệt, giải độc, hay thậm chí là để ướp trà; ngoài ra rễ và lá của cây hoa gạo cũng có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh... Nói chung thì đây là một loài cây đem lại nhiều lợi ích.

Chỉ có điều, ở phố phường, thành trấn, hiếm khi người ta trồng loại cây này. Thường thấy chăng là chốn thôn quê dân dã, giống như nơi này.

Qua tìm hiểu, Trần Tĩnh Kỳ biết đối với người dân ở các thôn xóm, làng xã của huyện An Khuê, cây hoa gạo từ lâu đã gắn liền với đời sống của họ. Cứ mỗi độ tháng ba về là hoa gạo lại khoe sắc, bung nở trên khắp các nẻo đường. Giữa cánh đồng bao la hay cạnh đình làng rêu phong cổ kính, khung cảnh khắp nơi đều nhuộm một màu đỏ rực, như càng tô đậm thêm vẻ đẹp yên bình của chốn thôn quê bình dị, khiến bao người phải xao xuyến mỗi khi có dịp ngang qua ngắm nhìn.

Khi gần đến ngõ, Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự cùng rời khỏi lưng lừa, đi bộ vào trong.

Gâu! Gâu!

Gâu...!

Bỗng, từ bên trong nhà, những tiếng chó sủa vang lên. Kế đó, một con chó có bộ lông màu vàng chạy ra, cảnh giác nhìn Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự, lại sủa thêm mấy tiếng.

Gặp cảnh này, Trần Tĩnh Kỳ buộc phải ngưng ngay bước chân, chờ gia chủ ra gặp.

- Vàng!

Chẳng lâu, một giọng nam nhân trầm ổn cất lên. Từ bên trong căn nhà, một người trung niên tuổi độ bốn chín năm mươi tiến ra. Hắn mặc trên mình một bộ đồ màu xám viền đen, trên đầu tóc được buộc bởi một đoạn dây bằng vải màu xanh, để râu, râu dài tầm ba đốt tay.

Con chó Vàng vừa nhìn thấy vị trung niên thì liền quay đầu chạy lại, theo sát bên chân, thôi không sủa nữa.

"Người này hẳn chính là thân phụ của Lê Ngọc Chân: Lê Công Lượng."

Trần Tĩnh Kỳ thầm nghĩ, rồi chắp tay, hữu lễ chào hỏi.

- Ngươi là...?

Lê Công Lượng khó tránh nghi hoặc. Hắn nhớ là mình chưa từng gặp người thanh niên trước mặt bao giờ.

Trần Tĩnh Kỳ nhẹ mỉm cười, tự mình giới thiệu.

- Hoá ra là Án sát sứ đại nhân.

Lê Công Lượng nghe xong, liền đối với Trần Tĩnh Kỳ chắp tay hành lễ. Dân gặp quan, lễ tiết là không thể bỏ qua, kể cả khi vị quan này so với Lê Công Lượng hắn còn nhỏ tuổi hơn nhiều.

Trần Tĩnh Kỳ vẫn thầm lưu tâm quan sát, nhận thấy Lê Công Lượng tuy cúi đầu hành lễ nhưng ngữ khí lẫn nét mặt so với trước cũng chả sai biệt bao nhiêu, dạ mới thầm khen.

- Tiên sinh không cần phải đa lễ.

Trần Tĩnh Kỳ đưa tay nâng đỡ, kế đó hỏi:

- Tiên sinh hẳn đã nghe Ngọc Chân kể về ta?

- Khuyển nữ trẻ người non dạ, tính tình xốc nổi, đã phiền hà đến đại nhân, mong đại nhân lượng thứ.

- Con gái của tiên sinh nào có làm phiền gì ta, trái lại ta còn thấy nàng rất thông minh lanh lợi, cơ trí hơn người. Có thể dạy dỗ ra một nữ nhi như vậy, cái tài của tiên sinh hẳn cũng không thấp.

- Đại nhân, ngài đã đề cao Công Lượng tôi rồi.

Sau mấy câu chào hỏi phần nhiều xã giao, Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự được Lê Công Lượng mời vào trong nhà. Cũng lúc đó, để tiện việc tiếp đón, Lê Công Lượng đã cho các học trò đang ngồi học của mình ra về sớm.

- Tiên sinh, có vẻ như ta đã làm phiền tiên sinh rồi.

Lê Công Lượng tự tay châm trà, nhẹ lắc đầu:

- Buổi học thật ra cũng đã sắp kết thúc, chỉ là sớm hơn hai khắc mà thôi.

Đem bình trà để xuống, Lê Công Lượng lúc này mới hỏi thẳng:

- Đại nhân, không biết hôm nay đại nhân đến nhà Công Lượng tôi là vì chuyện gì?

- Hiếu kỳ.

- Hiếu kỳ?

Trần Tĩnh Kỳ gật đầu, trên môi nở một nụ cười thân thiện:

- Phải. Như mới nãy ta có nói, ta thấy con gái của tiên sinh thông minh lanh lợi, cơ trí hơn người, lại nghe nàng bảo có phụ thân là thầy dạy chữ nổi danh, vì thế cho nên muốn tìm gặp.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 107: Đồng hương


Lê Công Lượng vuốt nhẹ chòm râu, từ tốn nói:

- Đại nhân, Công Lượng e là phải khiến cho ngài thất vọng. Không giấu gì đại nhân, từ thuở thiếu thời cho đến bây giờ, Lượng tôi đã lên kinh ứng thí tổng cộng mười lần, cả mười lần đều không đỗ.

Động tác của Trần Tĩnh Kỳ khựng lại một nhịp. Hắn nhẩm tính, khoa thi ba năm mở một lần, Lê Công Lượng đi thi mười lần, vị chi là ba mươi năm... Suốt ba mươi năm dùi mài kinh sử mà vẫn không đỗ đạt, cái này...

Trần Tĩnh Kỳ quả đã cảm thấy "ngạc nhiên", rất ngoài ý muốn, nhưng cảm xúc này chẳng hiện hữu quá lâu, vài giây liền mất. Nét mặt rất nhanh đã ổn định như thường, hắn cười bảo:

- Tự cổ chí kim, học tài thi phận phải đâu là chuyện hiếm lạ. Nếu chỉ lấy kết quả thi cử để đánh giá một con người... rõ ràng thiếu sót.

Lê Công Lượng lần này không có bình luận gì thêm, bưng chén trà lên nhấp một ngụm nhỏ.

...

Bởi là lần đầu gặp gỡ nên Trần Tĩnh Kỳ cũng chưa tiện hỏi han về đời sống riêng tư của Lê Công Lượng; còn Lê Ngọc Chân, theo Lê Công Lượng cho biết thì nàng đã dắt trâu ra đồng từ lúc sáng sớm, phải một lúc nữa mới trở về. Vì lẽ đó, hiện Trần Tĩnh Kỳ chỉ có thể hỏi những cái chung chung, trên tư cách một Án sát sứ tìm hiểu dân tình, phong hoá, những nếp sống sinh hoạt mà thôi.

Khách nhân cùng gia chủ, đôi bên trò chuyện được một lúc, sang đến giờ ngọ hai khắc thì bỗng từ phía ngoài ngõ, một giọng nữ nhi trong trẻo vọng vào:

- Cha ơi! Con về rồi đây!

Ngồi bên trong nhà, Lê Công Lượng ngoái đầu nhìn ra, thấp giọng nói:

- Khuyển nữ đã về rồi.

Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự nghe vậy, cũng đưa mắt nhìn.

Trong tầm mắt bọn họ, bóng dáng một con trâu to lớn nhanh chóng xuất hiện, ngồi trên lưng trâu là một cô gái trẻ mặc chiếc áo màu nâu đất, tóc buộc tùy ý, chân trần để thõng.

Chẳng phải Lê Ngọc Chân thì ai?

- Cha! Cha coi hôm nay con bắt được nhiều cá chưa nè!

Lê Ngọc Chân nhảy khỏi lưng trâu, cứ thế chạy thẳng vào nhà với một bó rau muống nước cùng một cái giỏ đan bằng tre đeo ở bên hông, bên trong giỏ có mười mấy con cá rô phi đang nằm giãy.

Vừa qua khỏi cửa, bước chân Lê Ngọc Chân tức khi khựng lại, nét mặt cũng thay đổi hẳn.

Nàng đưa tay chỉ vào Trần Tĩnh Kỳ, buột miệng:

- Ủa? Sao ông Án sát sứ lại ở đây?

Trần Tĩnh Kỳ nhẹ nhếch môi, mỉm cười không nói.

Ở ghế đối diện, Lê Công Lượng hắng khẽ một tiếng, nhắc nhở con gái:

- Ngọc Chân, không được vô lễ.

Lê Ngọc Chân nghe cha nhắc, liền định thần, cúi đầu:

- Dân nữ xin chào quan lớn.

- Chào ngươi.

- Quan lớn, ngài... ngài không phải đến tìm dân nữ đấy chứ?

Dường như cũng nhìn ra nỗi lo ngại của Lê Ngọc Chân, Trần Tĩnh Kỳ cười bảo:

- Ngươi không cần lo, hôm nay ta tới chỉ đơn giản vì trong bụng hiếu kỳ, muốn gặp mặt phụ thân của ngươi thôi.

- Ra là vậy...

Lúc này Lê Ngọc Chân mới nhẹ nhõm thở phào. Rồi theo lời cha mình, nàng mang bó rau muống cùng cái giỏ cá đi vòng ra phía sau nhà, bắt tay vào chuẩn bị cơm nước. Bao Tự đương lúc nhàm chán, thấy thế liền đi theo phụ giúp nhóm lửa, lặt rau.

- Có một người con gái hiền thục đảm đang như vậy, tiên sinh thật có phúc.

Trần Tĩnh Kỳ trông theo bóng lưng Lê Ngọc Chân, nhận xét.

Lê Công Lượng nghe hắn nói vậy, thần sắc trở nên khác lạ. Hắn lắc đầu nhè nhẹ, cười mà rằng:

- Đại nhân, ngài... nói không đúng.

Hửm?

Trần Tĩnh Kỳ hơi ngoài ý muốn, hỏi lại:

- Tiên sinh, lời ta có chỗ nào không đúng?

Lúc này Lê Công Lượng mới vạch rõ:

- Ngài nói khuyển nữ đảm đang thì không sai, nhưng còn bảo hiền thục... Đại nhân, khắp cả thôn Đoài này, hung danh của khuyển nữ thật là không nhỏ đâu.

Trần Tĩnh Kỳ ngẫm lại, cảm thấy cũng hợp lý. Qua màn tranh cãi, các câu đối đáp với hai thầy trò nhà sư của Lê Ngọc Chân, có thể thấy tính khí của nàng vốn chả phải nhu mì hiền thục gì.

...

Giữa trưa, cơm nước rốt cuộc đã được chuẩn bị xong. Lê Ngọc Chân cùng Bao Tự, hai cô gái chia nhau bưng bát đĩa, xoong nồi lên.

Có lẽ bởi do Lê Công Lượng là thầy dạy chữ nên căn nhà được làm khá rộng. Tổng cộng chia làm ba gian: gian thứ nhất ngăn thành hai bên, một bên là phòng dạy học, một bên là nơi thờ phụng; gian thứ hai thì được dùng làm phòng ngủ, cũng phân trái phải rạch ròi; còn gian thứ ba thì chính là gian bếp, chỗ để ăn uống. Trần Tĩnh Kỳ, hắn hiện đang có mặt ở đây, gian bếp này.

Không giống các gia đình nơi thành trấn, bữa ăn thôn quê rất đơn sơ mộc mạc. Ngay đến cách ngồi ăn cũng đã cho thấy điều đó. Chẳng có bàn hay ghế gì cả, mọi người cứ ngồi xếp bằng trên thềm nhà, quây quần bên một cái mâm; còn nồi cơm, xoong canh xoong cá, chúng cũng được để sát bên mâm, sau đó mới được bới và bày ra.

Phụ trách bới cơm là Lê Ngọc Chân; múc canh, gắp cá bày ra bát đĩa cũng một tay nàng. Đầu tiên, nàng bới cơm cho Lê Công Lượng, sau đó bới cho Trần Tĩnh Kỳ, Bao Tự, cuối cùng mới đến bản thân mình.

- Mời quan lớn ăn cơm.

Lê Ngọc Chân cầm đôi đũa đưa qua cho Trần Tĩnh Kỳ, nói.

Bên cạnh, Lê Công Lượng thêm vào:

- Đại nhân, cơm quê đạm bạc, mong đại nhân đừng trách.

Trần Tĩnh Kỳ cười bảo:

- Ta cảm kích còn không hết, sao lại trách... Nào, mời tiên sinh.

- Mời đại nhân.

Trần Tĩnh Kỳ và Lê Công Lượng hai người một trước một sau, lần lượt động đũa. Lê Ngọc Chân đợi Trần Tĩnh Kỳ ăn xong miếng cơm đầu tiên, mới hỏi:

- Quan lớn, thế nào?

- Rất ngon.

Trần Tĩnh Kỳ cười đáp.

- Hì hì...

Lê Ngọc Chân nghe vậy thì vui vẻ ra mặt. Hai món cá rô kho nghệ và canh cải cá rô này chính là sở trường của nàng a.

- Quan lớn, thức ăn dân nữ nấu, nếu đem so với cao lương mĩ vị ở trong phủ ngài thì thế nào?

Trần Tĩnh Kỳ tạm ngưng đũa, ngẫm một chút rồi đáp:

- Xét phương thức chế biến thì đầu bếp trong phủ ta làm tốt hơn ngươi, nhưng nếu xét hương vị... ngươi chắc chắn không thua.

- Tức là thức ăn dân nữ làm, ăn cũng ngon như những cao lương mĩ vị kia?

- Ừm.

Lê Ngọc Chân cười càng thêm tươi.

Bữa ăn dân dã cứ vậy mà trôi qua trong những câu nói tiếng cười. Không giống các thôn dân mà Trần Tĩnh Kỳ đã tiếp xúc trước đây, hai cha con Lê Công Lượng và Lê Ngọc Chân chẳng có nhiều cố kị, cư xử rất đỗi tự nhiên. Đặc biệt là Lê Ngọc Chân, sự chân phương mộc mạc của nàng khiến Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự vô cùng quý mến.

Trong lúc hai cô gái đang rửa bát đĩa phía sau nhà thì hai nam nhân là Trần Tĩnh Kỳ và Lê Công Lượng lại cùng nhau đi lên nhà trên. Theo chân Lê Công Lượng, Trần Tĩnh Kỳ đi vào căn phòng dành cho việc dạy học mà ban nãy còn chưa có dịp ghé xem, đảo mắt ngắm nhìn.

Bỗng, đôi mắt hắn ngưng lại, chân nhấc lên, tiến nhanh đến chỗ bức tường phía đối diện.

Trên tường, có mấy tấm bản đồ đang được treo.

Trần Tĩnh Kỳ càng xem, sắc mặt càng trở nên khác lạ. Hắn nhìn thấy những địa danh quen thuộc được đánh dấu trên các tấm bản đồ cũ kỹ này.

- Đại nhân?

Lê Công Lượng trông thấy Trần Tĩnh Kỳ có biểu hiện bất thường thì cũng tiến qua xem thử.

- Tiên sinh, mấy tấm bản đồ này... là tiên sinh vẽ?

- Một số là Công Lượng tôi vẽ, một số thì không phải.

Lê Công Lượng chỉ vào những tấm bản đồ cũ kỹ, nói tiếp:

- Mấy tấm bản đồ này là do tiên phụ trước đây vẽ ra.

Tâm tư máy động, Trần Tĩnh Kỳ lại hỏi:

- Tiên sinh, thân phụ của tiên sinh đã từng đi tới Trần quốc?

Lần này thì tới phiên Lê Công Lượng đổi sắc. Hắn trầm ngâm giây lát, rồi mới đáp:

- Không giấu gì đại nhân, phụ mẫu của Công Lượng tôi gốc vốn ở Trần, về sau mới di cư sang đất Hạng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 108: Thụ giáo


- Không nghĩ tới... Thật là không nghĩ tới... Tiên sinh, ta với tiên sinh quả là hữu duyên! Ha ha...!

Trần Tĩnh Kỳ đột nhiên vui vẻ cười lên khiến Lê Công Lượng càng thêm nghi hoặc.

- Đại nhân, ý ngài...?

- Tiên sinh, để ta giới thiệu lại một lần nữa. Ta họ Trần, tên Tĩnh Kỳ, là hoàng tử thứ hai mươi bốn của Đại Trần quốc.

Lê Công Lượng trố mắt, nhất thời thất thố.

Hắn không thể không ngạc nhiên! Làm sao hắn có thể liên hệ một vị Án sát sứ của Đại Hạng với một vị hoàng tử của Đại Trần...

Hoàng tử Trần quốc vì sao lại trở thành quan viên của Hạng quốc? Rốt cuộc bên trong có uẩn khúc gì?

Khoảng nửa giờ sau...

Qua một hồi lâu hỏi han chuyện trò, Lê Công Lượng cuối cùng đã thấu tỏ nguồn cơn. Đối với sự luân lạc của Trần Tĩnh Kỳ, trong lòng hắn cũng có mấy phần cảm thán. Bất giác, hắn lại nhớ đến chuyện xưa, nhân mới được hỏi liền kể luôn:

- Không giấu gì điện hạ, tiên phụ của Công Lượng vốn cũng là một quan viên của Đại Trần quốc. Năm đó tiên phụ giữ chức Hà đê Chánh sứ, có nhiệm vụ trông coi, quản lý đê điều. Nghe tiên phụ thuật lại thì năm đó bởi do tranh đấu trong triều, tiên phụ bị kẻ gian hãm hại, bị cắt chức. Vì lo sợ những người kia không chịu buông tha, tiên phụ phải đành mang theo gia quyến chạy sang nước Hạng...

- Không nghĩ gia cảnh của tiên sinh lại là như vậy...

Trần Tĩnh Kỳ thở nhẹ một hơi, rồi bỗng bật cười, bảo:

- Ta với tiên sinh không chỉ hữu duyên mà ngay đến cảnh ngộ cũng có phần tương tự. Cuộc gặp gỡ này xem ra là ông trời cố tình sắp đặt.

...

- Mẫu hậu, đây là tin tình báo từ Hà Nam gửi về.

Phượng Nghi Cung, bên trong một căn phòng xa hoa lộng lẫy, Vũ vương Lý Long Tích đem một phong thư trình ra cho Hoàng hậu Triệu Cơ xem.

Hôm nay, vẫn như mọi ngày, Hoàng hậu Triệu Cơ ăn mặc rất sang trọng, đầu cài trâm phượng, thân khoác hoàng y, phong thái rất là đoan trang, đĩnh đạc. Nàng tiếp lấy phong thư, chậm rãi mở xem. Xem xong, nàng đem thư cho vào bên trong tiểu đỉnh đốt đi, thấp giọng nói:

- Vị An vương điện hạ này của chúng ta coi bộ đúng là rất nhiệt tình với công việc a.

- Mẫu hậu, chúng ta sẽ để hắn ở Hà Nam bao lâu thì gọi về?

- Không vội.

Hoàng hậu Triệu Cơ ngồi lại xuống ghế, nói:

- Trước mắt cũng không có chuyện gì phải cần đến hắn. Như ta đã nói qua, trong khoảng thời gian này Long Tích con nên tiết chế lại. Phía Hoàng thượng đã có ta lo liệu; cả ả tiện nhân kia nữa, ta tự biết cách đối phó... Hừm, mẹ con ả sẽ không thể đắc ý được lâu đâu.

- Mọi việc xin nghe theo mẫu hậu.

- Được rồi, con ở đây cũng đã được một lúc, nên ra về thôi.

- Vâng. Hoàng nhi xin phép cáo lui.

Lý Long Tích nhẹ cúi người, xoay bước trở ra.

...

Kiến Châu.

Quận Hà Nam.

Trời vừa sáng tỏ, cổng phủ Án sát sứ đã liền mở ra. Từ bên trong, một trước một sau, hai con lừa nối nhau cất bước. Ngồi trên lưng con lừa thứ nhất là Trần Tĩnh Kỳ, còn ngồi trên lưng con lừa thứ hai thì chính là Bao Tự.

Tương tự những lần ra ngoài thị sát dân tình trước đó, hôm nay bọn họ cũng ăn mặc rất đơn giản, đều là áo quần cũ kỹ, giày dép thô sơ. Kẻ không biết, khi nhìn thấy bọn họ, khẳng định sẽ nghĩ rằng bọn họ cũng chỉ là hạng dân đen bình thường đang đi lại trên đường.

Trần Tĩnh Kỳ muốn chính là như vậy; mà Bao Tự, nàng cũng chả ưa thích gì việc bị người ta soi mói. Cứ thế, trong trang phục dân dã, hai người bọn họ đánh lừa đi xuống huyện An Khuê, vào thẳng thôn Đoài.

- Gâu!

Vừa tời cổng nhà của Lê Công Lượng, Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự đã liền nghe tiếng chó sủa. Rồi, từ bên trong nhà, con chó Vàng phóng ra, loáng cái đã tiếp cận hai người. Nhưng khác hôm đầu tiên ghé đến, thay vì cảnh giác sủa vang thì lần này nó tỏ ra vui mừng vẫy đuôi chào đón.

Cũng phải thôi. Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự dạo này vẫn thường xuyên lui tới, con chó Vàng đương nhiên là đã sớm quen thuộc.

- Hì hì... Cậu Vàng ra đón chúng ta đấy à?

Bao Tự đối với con chó Vàng cũng rất quý mến, lập tức nhảy khỏi lưng lừa, dang tay ôm lấy nó, cùng đi vào trong. Phía sau, Trần Tĩnh Kỳ có chút bất đắc dĩ, đành phải tự mình dắt hai con lừa đi tới gốc cây hoa gạo để cột.

Lê Công Lượng lúc này vẫn đang còn bận giảng dạy cho các môn sinh nên chưa tiện đi ra tiếp đón. Trần Tĩnh Kỳ cũng rất hữu lễ, không có vào quấy rầy, chỉ đi dạo ở xung quanh nhà.

Thôn quê, đất đai nhà nào cũng rộng, phía sau cây cối khá nhiều, Trần Tĩnh Kỳ tha hồ dạo bước, thỉnh thoảng tiện tay hái vài trái ổi, ngắt mấy trái xoài xuống rồi cùng Bao Tự cắt ra ăn. Dao, đĩa, muối ớt, dĩ nhiên đều là lấy từ trong bếp của nhà Lê Công Lượng.

Như mọi ngày, đến giờ ngọ thì lớp học tan, đây cũng là lúc Lê Ngọc Chân từ đồng ruộng trở về. Vẫn chiếc nón lá, đôi chân trần cùng cái giỏ đeo bên hông quen thuộc, nàng cưỡi trâu đi vào nhà. Ngó thấy chỗ gốc cây hoa gạo có hai con lừa đang được buộc, nàng liền theo phản xạ đưa mắt tìm kiếm thân ảnh Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự.

- Ông quan lớn! Bao Tự!

Nghe người kêu gọi, Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự lúc này mới từ vườn cây sau nhà đi ra.

- Ngọc Chân! Ngươi về rồi đấy à!

- Ừ! Ta mới về!

Lê Ngọc Chân với Bao Tự, hai cô gái có quan hệ rất tốt, gặp nhau liền tay bắt mặt mừng, cùng nhau dắt trâu ra cột ở sau nhà, kế đó thì làm cá, nấu cơm. Phần mình, Trần Tĩnh Kỳ cũng đi vào trong, cùng Lê Công Lượng uống trà đàm luận.

Phải nói, nếu Bao Tự và Lê Ngọc Chân thân thiết bao nhiêu thì Trần Tĩnh Kỳ và Lê Công Lượng lại hợp ý bấy nhiêu. Kể từ lúc biết Trần Tĩnh Kỳ là hoàng tử Trần quốc, thái độ của Lê Công Lượng đối với hắn đã cởi mở lên nhiều. Mỗi khi Trần Tĩnh Kỳ ghé thăm, Lê Công Lượng đều rất nhiệt tình tiếp đón.

Trừ bỏ văn chương thi phú, nhân sinh thế sự, giữa Lê Công Lượng và Trần Tĩnh Kỳ dạo gần đây còn có chung một vấn đề để cùng nhau trao đổi, bàn luận: đê điều, thuỷ lợi.

Thời còn tại thế, Lê Hữu Thái - thân phụ của Lê Công Lượng - vốn dĩ chính là Hà đê Chánh sứ, đối với đê điều, thủy lợi cực kỳ am hiểu. Trong quá trình nuôi dưỡng Lê Công Lượng, Lê Hữu Thái đã đem tất thảy những kiến thức về đê điều, thủy lợi của mình truyền thụ. Sau khi Lê Hữu Thái tạ thế, Lê Công Lượng lại tiếp tục bổ sung, nghiên cứu. Như vậy, có thể nói, so với thân phụ Lê Hữu Thái của mình, tri thức về đê điều, thủy lợi của Lê Công Lượng hiện đã vượt xa.

Trần Tĩnh Kỳ, hắn chính là đang thụ giáo ở vấn đề này.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 109: Tri kỷ


Mới đầu, khi nghe Trần Tĩnh Kỳ đột nhiên xin được học hỏi mình, Lê Công Lượng đã khá bất ngờ, trong bụng thậm chí còn nảy sinh hoài nghi, cho đó chỉ là một cái cớ. Bởi lẽ chức vụ Án sát sứ của Trần Tĩnh Kỳ nào có liên quan gì đến chuyện đê điều, thủy lợi; thêm nữa, trong lĩnh vực này, tri thức thật sự không ít, cần phải chuyên tâm, nghiền ngẫm, quan sát, đối chiếu rất nhiều. Một vị hoàng tử thân phận tôn quý, e khó lòng tiếp thụ được. Lê Công Lượng, hắn đã suy nghĩ như vậy.

Nhưng không, Lê Công Lượng hắn sai rồi. Trần Tĩnh Kỳ căn bản chẳng thể đem đánh đồng với những vị vương tôn quý tộc khác. Vị An vương điện hạ này rất nhẫn nại học hỏi, mỗi buổi xế chiều vẫn thường cùng Lê Công Lượng hắn dạo quanh sông ngòi kênh rạch để tận mắt quan sát, đem kiến thức đã học đối chiếu với tình hình thực tiễn...

Sau một thời gian, qua sự dò xét, kiểm tra, Lê Công Lượng buộc phải thay đổi cách nhìn, gật đầu công nhận. Trần Tĩnh Kỳ, vị điện hạ này khác xa khái niệm về những vương tôn quý tộc trong tâm tưởng của hắn. Đối với chuyện đê điều, thủy lợi, Trần Tĩnh Kỳ hoàn toàn nghiêm túc học hỏi.

Tới đây, Lê Công Lượng lại không thể không cảm thán. Trí tuệ của Trần Tĩnh Kỳ thật sự rất đáng khâm phục, chẳng những có trí nhớ siêu phàm mà cả sự vận dụng đầu óc cũng khiến cho người ta phải kinh ngạc.

Theo thời gian, qua những lần tiếp xúc, Lê Công Lượng càng ngày càng quý mến người đồng hương vừa mới kết giao nơi đất khách này. Đôi bên thân thiết đến nỗi khiến cho Bao Tự và Lê Ngọc Chân cũng phải ngạc nhiên. Một "ông già" ở tuổi ngũ tuần và một thanh niên tuổi đời chưa đến hai mươi, rõ ràng là hai con người ở hai thế hệ khác nhau, thân phận, địa vị cũng chênh lệch không ít, vì sao lại có thể hợp nhau đến như vậy?

"Tri kỷ", xét cũng đủ gọi là.

...

Kể từ khi quen biết hai cha con nhà họ Lê thì hầu như mỗi ngày Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự đều cưỡi lừa đi xuống huyện An Khuê, vào thôn Đoài. Những lần gặp gỡ cứ thế nối dài, con người cũng theo đó mà trở nên gần gũi, gắn bó hơn. Tính tới hiện tại, hai cha con Lê Công Lượng - Lê Ngọc Chân đã chẳng còn xem Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự là khách nhân nữa, thay vào đó, họ đối đãi giống như người thân trong nhà. Qua cách xưng hô, thái độ trong những lần chuyện trò, không khó để nhận ra điều đó.

Một buổi xế chiều, Trần Tĩnh Kỳ và Lê Công Lượng vẫn như thường lệ đang cùng nhau trao đổi, thảo luận thì chợt thấy có khách đến viếng thăm. Tới thăm hỏi gồm hai người, tuổi tác sàn sàn như nhau, đâu khoảng ba mươi ba mốt tầm đó.

- Xin chào Lê tiên sinh.

- Chào Lê tiên sinh.

Trương Tam, Lý Tứ - hai khách nhân từ thôn Đông bên kia tìm đến - cùng hướng về phía Lê Công Lượng chào hỏi, dáng vẻ rất thành kính. Riêng Trần Tĩnh Kỳ, bởi do chưa tường lai lịch, lại thấy tuổi tác còn trẻ, nghĩ chỉ là học trò của Lê Công Lượng nên Trương Tam, Lý Tứ chẳng mấy lưu tâm. Trần Tĩnh Kỳ cũng không nói gì, chỉ nhẹ gật đầu chào hỏi, an tĩnh ngồi ở một bên.

- Trương Tam, Lý Tứ, hai người đến tìm ta có chuyện gì vậy?

Đối với hai khách nhân trước mặt, Lê Công Lượng rõ ràng nhận thức, hướng họ cười hỏi.

Đã an vị trên hai chiếc ghế tre, Trương Tam, Lý Tứ lúc này mới mở miệng trình bày...

Thì ra, hai người bọn họ có một người bằng hữu làm nghề điêu khắc, nay người này mời họ đến dự tiệc tân gia, mà chưa biết cách cư xử nên cùng rủ nhau đến tìm Lê Công Lượng. Chủ đích của bọn họ là muốn nhờ Lê Công Lượng viết cho mỗi người một đôi câu đối để làm quà tặng cho người bằng hữu kia của mình.

- Ra là như vậy.

Lê Công Lượng vốn là người khoáng đạt, nghe xong liền vuốt râu gật đầu, bằng lòng giúp đỡ.

- Hmm, trước tiên hai người hãy cho ta biết vị bằng hữu kia của hai người nhà ở đâu.

Lý Tứ lập tức đáp:

- Thưa tiên sinh, nhà của Chu Sinh ở cách chân núi chừng ba trăm thước, xung quanh bọc suối, bốn mùa thơm ngát hoa rừng. Các bằng hữu văn chương, thi hoạ vẫn thường đến chơi đàm đạo.

Lê Công Lượng trầm ngâm, như nói với mình mà cũng như giãi bày với khách:

- Thế là bầu bạn tri âm.

Trong đầu hình dung một ngôi nhà miền sơn cước lồng lộng gió trời, bốn bề là trăng mây, hương thơm cỏ lạ, nơi ấy có những bằng hữu gửi trao niềm tâm sự... Lê Công Lượng đem giấy nghiên bút mực mang ra, bắt đầu viết:

"Sơn không thù tạc sinh giai phẩm.

Trạch lãnh tri âm khởi tuyệt thi."

(Núi vắng, trong thù tạc sinh tác phẩm mê hồn.

Nhà lạnh, có tri âm nảy vần thơ tuyệt bút.)

Trương Tam, Lý Tứ nhìn xem đôi câu đối, kích động khen hay, trong lòng lại càng mong đợi.

Trương Tam nói:

- Tiên sinh, tài hoa của tiên sinh thật khiến Trương Tam tôi vô cùng khâm phục. Kính nhờ tiên sinh lại viết thêm cho một đôi câu đối nữa.

Lê Công Lượng nhếch môi mỉm cười, đột nhiên xoay sang nhìn Trần Tĩnh Kỳ:

- Công tử, ngài văn hay chữ tốt, không biết có thể giúp hai người họ hạ bút?

Đầu bên kia chiếc bàn, Trương Tam, Lý Tứ lộ vẻ ngạc nhiên, theo phản xạ cùng đưa mắt nhìn về phía Trần Tĩnh Kỳ. Lúc mới vào đây, trông thấy hắn, hai người bọn họ đều chỉ nghĩ hắn là học trò, đang thụ giáo Lê Công Lượng, nhưng mới rồi nghe cách xưng hô, nhìn qua cử chỉ của Lê Công Lượng thì rõ ràng không đúng. Trái lại, Lê Công Lượng đối với người thanh niên này dường như còn có mấy phần kính ý...

Rốt cuộc thì người thanh niên này có lai lịch gì?

Chả buồn bận tâm đến thần sắc nghi hoặc của Trương Tam, Lý Tứ, Trần Tĩnh Kỳ hướng Lê Công Lượng nhẹ gật đầu, từ tay đối phương tiếp lấy cây bút đã chấm mực.

Trên nền giấy đỏ vừa mới được căng ra, hắn thoáng nghĩ một chút, rồi viết:

"Hiên thượng tảo hoa, quán phong đài mộ vũ.

Thiên không thu nguyệt, thường sơn cước hạ vân."

(Sáng ngắm hoa trước cửa, chiều trông mưa trên đài - thành lệ.

Thu soi trăng giữa trời, hạ nhìn mây dưới núi - hoá quen.)

Lần lượt mười tám con chữ hiện ra trên giấy, mỗi chữ đều như phượng múa rồng bay, ẩn chứa thần vận cao thâm.

Xét nét chữ, luận văn chương, Lê Công Lượng xưa giờ chưa từng phục ai. Mặc dù hắn mười lần đi thi đều không đỗ đạt, song quả như lời Trần Tĩnh Kỳ đã nói khi trước, ở buổi đầu gặp gỡ, Lê Công Lượng hắn là "học tài thi phận". Hắn không đỗ không phải vì hắn không giỏi, chỉ bởi trời cao run rủi, số phận an bài, tài năng chưa được xã hội đánh giá đúng mực mà thôi.

Nhưng, dẫu là như vậy, dạ chứa kinh luân, văn chương một bụng, Lê Công Lượng rốt cuộc vẫn phải cúi đầu cảm phục trước Trần Tĩnh Kỳ. Vị An vương điện hạ này, cho dù văn chương thi phú hay cái nhìn thời cuộc đều vô cùng sâu sắc, sắc sảo...

- Công tử, nhìn bút tích của ngài, Công Lượng tôi đây thật là có chút thẹn.

Lê Công Lượng cầm xem một trong hai vế đối vừa được Trần Tĩnh Kỳ viết ra, mỉm cười cảm khái.

Ngay cả hắn cũng như vậy thì Trương Tam, Lý Tứ dĩ nhiên lại càng không phải nói. Hai người bọn đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, rung động tới mức lúc này chẳng biết phải mở miệng nói gì.

Ban nãy, hai người bọn họ vốn thầm đoán Trần Tĩnh Kỳ có thân phận không tầm thường, vì thế cho nên Lê Công Lượng mới tỏ ra kính trọng; thế nhưng bây giờ, khi xem qua đôi câu đối, bọn họ đã hiểu: Kính ý của Lê Công Lượng không đơn thuần chỉ đến từ lai lịch mà còn ở cả tài năng của người thanh niên!

...

- Công tử, ngài khiến cho bọn họ bị doạ rồi.

Lê Công Lượng dõi mắt trông theo thân ảnh của Trương Tam, Lý Tứ, vuốt râu cười nói.

Trần Tĩnh Kỳ cũng cười đáp lại:

- Cái này đâu phải lỗi của ta, là do tiên sinh đấy chứ.

- Ha ha...!

...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 110: Lê Ngọc Chân Hung Dữ


Chuyện nhân sinh, chuyện thế sự, tranh đấu cổ kim, phàm có thể luận thì Trần Tĩnh Kỳ và Lê Công Lượng đều luận. Bọn họ lần lượt nêu quan điểm, đưa ra cái nhìn của bản thân mình. Thỉnh thoảng cũng có sự sai biệt, đôi khi đối nghịch lẫn nhau, những lúc như thế thì tranh cãi là điều khó tránh khỏi; nhưng không vì vậy mà quan hệ đôi bên bị sứt mẻ, hoàn toàn ngược lại, sau mỗi lần tranh luận, hai người bọn họ càng thêm hiểu và quý mến nhau hơn.

Chính bởi vì đã trở nên thân thiết như vậy mà Lê Công Lượng chẳng hề che giấu chút gì, đem hết toàn bộ tri thức về lĩnh vực thủy lợi, đê điều truyền thụ cho Trần Tĩnh Kỳ. Bản thân Trần Tĩnh Kỳ cũng rất ham học hỏi, tiếp thu rất nhanh, chả mấy chốc đã gần như thấu triệt hoàn toàn. Tính đến hôm nay, sau những tháng ngày chuyên tâm học tập, có thể nói nếu đem bổ nhiệm Trần Tĩnh Kỳ làm quan trông coi đê điều thì hắn cũng có thừa năng lực để phụ trách.

Lê Công Lượng chẳng còn bao nhiêu kiến thức để chỉ dạy, thế sự nhân sinh cũng chẳng còn bao nhiêu chuyện để luận bàn, song không vì thế mà Trần Tĩnh Kỳ ít lui tới nhà Lê Công Lượng, thật ra hắn vẫn đều đặn ghé thăm, mỗi ngày một lần, đôi ba ngày một lần, tùy tâm trạng.

Làm gì ư?

"Lê Ngọc Chân", đấy là một phần của đáp án.

Đối với cô thôn nữ mộc mạc thuần lương nhưng cũng đầy cá tính này, Trần Tĩnh Kỳ rất yêu thích. Trong đời mình, từ nhỏ đến lớn, hắn chưa từng biết ai giống như nàng. Ở Lê Ngọc Chân, hắn tìm thấy một tư vị vô cùng mới lạ, tuy tục lại thanh...

Hôm nay, Trần Tĩnh Kỳ lại đánh lừa đi xuống huyện An Khuê, chỉ một mình. Bao Tự, nàng không có đi theo. Cũng chẳng phải Bao Tự nàng đã chán ngán phong cảnh thôn quê, không muốn đi, chỉ là bởi do trong người đang khó chịu nên đành an phận ở nhà.

Trần Tĩnh Kỳ đã hỏi qua, thấu tỏ rồi. Nữ nhân a, mỗi tháng đều sẽ có vài ngày được "bà dì" ghé thăm, khó ở là chuyện thường tình.

...

Hồi đêm trời mưa to nên hôm nay con đường cái khá lầy lội, bùn nhão khắp nơi khiến Trần Tĩnh Kỳ đâm ra ngại xuống. Hắn chỉ có thể an vị ở yên trên lưng lừa, điều khiển nó chậm rãi bước đi.

Lê Ngọc Chân thì ngược lại, nàng lội bộ. Với một thôn nữ quanh năm nơi ruộng đồng như nàng thì cái chuyện bùn lầy là quá đỗi bình thường. Nàng xắn quần lên, cứ chân không mà bước, chả có chút e ngại gì.

- Ngọc Chân, con trâu của ngươi đâu, sao không cưỡi?

Trần Tĩnh Kỳ trông theo bóng người đang chân không lội bùn trước mặt, lên tiếng hỏi.

Trong bộ đồ màu nâu đã cũ, Lê Ngọc Chân thoáng xoay đầu nhìn, rồi lại tiếp tục bước đi.

- Trâu ta nhốt ở trong chuồng phía sau nhà. Hôm nay nó bệnh nên không có dẫn theo.

Thay vì "dân nữ", "tiểu nữ" giống như trước đây, hiện giờ Lê Ngọc Chân chỉ xưng "ta" với Trần Tĩnh Kỳ. Sự thay đổi này tính ra cũng chả có gì khó hiểu. Suốt nửa năm qua, hầu như mỗi ngày Trần Tĩnh Kỳ đều ghé chơi nhà nàng, cùng cha con nàng sinh hoạt, tiếp xúc nhiều như vậy, sớm đã thân quen, lối xưng hô tự nhiên phải khác. Lại nói, nếu mà bỏ đi cái thân phận hoàng tử Trần quốc, chức vụ Án sát sứ kia ra thì Lê Ngọc Chân nàng thậm chí còn lớn hơn Trần Tĩnh Kỳ hắn vài tháng tuổi.

Trần Tĩnh Kỳ rất quý mến Lê Ngọc Chân, đương nhiên sẽ không thấy khó chịu chút gì. Kỳ thực sự chuyển biến trong lối xưng hô của nàng, vốn dĩ chính là do hắn khuyến khích.

Nét mặt hiểu ra, hắn mỉm cười:

- Ngọc Chân, từ đây ra ruộng nhà ngươi vẫn còn xa, hay là ngươi lên lừa của ta ngồi đi.

Lê Ngọc Chân dừng hẳn bước chân. Nàng nhìn Trần Tĩnh Kỳ, nhìn con lừa đen hắn cưỡi, lại nhìn Trần Tĩnh Kỳ, hỏi:

- Ta cưỡi lừa của ông, vậy ông đi bằng gì?

- Ta? Đương nhiên là cũng ngồi trên lưng lừa. Trước hay sau ta cho ngươi chọn.

- Ông quan lớn, ý ông là ta với ông cùng cưỡi còn lừa này?

Nhận được cái gật đầu của Trần Tĩnh Kỳ, Lê Ngọc Chân mới cau mày bảo:

- Ông quan lớn, ông cũng ít bốc lột quá đấy. Con lừa có bao lớn mà ông bắt nó phải chở cả ta và ông. Thêm nữa, trai đơn gái chiếc, ta leo lên lừa của ông ngồi để cho thiên hạ đàm tiếu à?

Nói rồi nàng lại nhấc chân cất bước, mặc kệ tiếng người kêu gọi ở phía sau.

...

Lúc đi ra đến nơi, Lê Ngọc Chân đã trông thấy một cảnh tượng mà nàng rất không muốn thấy: thửa ruộng nhà nàng, nó đang bị hai con trâu mộng tàn phá. Cũng chả biết vì nguyên cớ gì mà chúng lại húc nhau chí tử như vậy.

- Hai con trâu kia! Ra khỏi ruộng nhà ta ngay!

Ruộng mới gieo mạ hôm kia, hôm nay lại bị giẫm đạp tơi bời, Lê Ngọc Chân làm sao có thể bình tĩnh được, lập tức quát lớn. Ngay sau tiếng quát, nàng cũng liền chạy nhanh tới.

Mới đầu Trần Tĩnh Kỳ chỉ nghĩ nàng chạy đến gần để hô hoán, nhặt đất đá ném vào hai con trâu hòng xua đuổi, nhưng rất nhanh hắn biết mình đã sai. Lê Ngọc Chân, cô gái này đã không hề dừng lại! Nàng xông thẳng luôn vào hai con trâu!

Lê Ngọc Chân nàng mất trí rồi hay sao? Đôi trâu kia đang húc nhau chí tử, đã điên tiết, nàng xông vào như vậy, rủi bị húc cho một phát...

Chứng kiến hành vi dại dột của Lê Ngọc Chân, Trần Tĩnh Kỳ không khỏi hoảng sợ kinh hô:

- Ngọc Chân! Dừng lại...!

Cũng chẳng biết Lê Ngọc Chân có nghe được tiếng hô hoán của hắn hay không, chỉ thấy bước chân nàng vẫn tiếp tục tiến về phía trước, càng chạy càng nhanh.

Chả mấy chốc thì nàng đã tới bên bờ ruộng. Cùng với thanh âm mắng chửi, nàng hùng hổ xông thẳng vào.

"Tiêu rồi!"
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 111: Trời định làm tướng


Lê Ngọc Chân sẽ bị trâu húc, hoặc không bị húc thì cũng sẽ bị giẫm, có thể sẽ chết. Cái giá của sự dại dột. Trần Tĩnh Kỳ, hắn đã có ý nghĩ như vậy.

Tất nhiên hắn rất muốn ngăn, chỉ là... hắn ngăn không được! Lê Ngọc Chân chạy quá nhanh!

Lúc này, ngoài trông đợi ở hai chữ "may mắn" ra thì hắn đã chẳng thể làm gì được nữa. Quá trễ rồi...

Trong thửa ruộng hãy còn nhão nhoẹt bùn lầy, hai con trâu mộng đang đấu nhau ác liệt, thấy có người chạy vào vung tay múa chân đấm đá mình, sẵn cơn điên, chúng liền xoay đầu tấn công, bốn chiếc sừng vừa cong vừa nhọn cứ thế mà húc thẳng vào bụng Lê Ngọc Chân.

Một con trâu mộng, sức bằng mấy người đàn ông, hai con cùng húc mà nói... chỉ có chết.

Song, Lê Ngọc Chân lại không chết. Một bất ngờ lớn đã xảy ra. Chẳng phải bởi Lê Ngọc Chân nàng nhanh chân né tránh hay có ai đó nhảy vào can thiệp, bình an hết thảy là do chính sức lực của nàng.

Thời điểm bị đôi trâu mộng húc tới, thay vì như người ta bỏ chạy, Lê Ngọc Chân vẫn đứng yên trực tiếp đương đầu. Hai cánh tay nàng, hiện mỗi tay chính là đang nắm giữ một cái sừng trâu, ngăn giữ chúng!

Thật không thể tin được!

Đây chắc chắn là cảnh tượng mà chưa có ai (nếu có thì cũng vô cùng hi hữu) từng được nhìn thấy!

Cái việc con người săn gấu giết hổ xưa nay không hiếm, nhưng bọn họ đều là dựa vào vũ khí, công cụ, hay ít ra cũng theo chiến thuật, bài bản. Trong khi hiện giờ, Lê Ngọc Chân lại là trực tiếp đứng ở trước mặt đôi trâu mộng, vật lộn với chúng! Chẳng có một tí tiểu xảo hay mưu mẹo nào cả! Đây thuần túy là đang so sức lực, kẻ nào mạnh hơn thì thắng!

Cái này không phải nói Lê Ngọc Chân còn khoẻ hơn trâu? Lê Ngọc Chân nàng là một thiếu nữ a...

Trần Tĩnh Kỳ khựng bước, chẳng dám tin vào những gì bản thân đang chứng kiến. Tại khoảnh khắc Lê Ngọc Chân quật ngã đôi trâu mộng, hắn há hốc, triệt để câm nín luôn.

Trên đời lại có một nữ nhân "mạnh mẽ" tới như vậy?

Nửa năm lui tới, mặc dù không ít lần Trần Tĩnh Kỳ nhìn thấy Lê Ngọc Chân mang vác vật nặng, nhưng trong bụng chỉ đơn giản nghĩ nàng là thôn nữ, một người nông dân cho nên có sức khoẻ hơn những cô gái bình thường, chẳng quá lưu tâm. Mãi tới hôm nay, khi chứng kiến nàng cùng lúc quật ngã hai con trâu mộng thì hắn mới biết bấy lâu mình đã luôn hiểu sai.

Lê Ngọc Chân, cô gái này nào phải chỉ đơn thuần là thôn nữ, một nông dân! Sức của nàng, gọi "thần lực" cũng không ngoa đâu!

Trong lúc Trần Tĩnh Kỳ còn đang rúng động, chân chưa thể nhấc thì phía bên đây, nơi thửa ruộng, Lê Ngọc Chân đã hoàn toàn chế ngự được đôi trâu mộng. Sau một hồi bị nàng thượng cẳng tay, hạ cẳng chân thì hai con trâu hiện đã nằm luôn trên đất, chẳng dám ngốc đầu đứng dậy nữa.

- Hừ! Lá gan các ngươi thật là lớn a, lại dám chạy vào ruộng nhà ta húc nhau...

Nàng lấy tay chỉ quanh một vòng thửa ruộng, nói tiếp:

- Các ngươi coi! Các ngươi coi! Mạ ta mới gieo đều đã bị các ngươi giẫm nát hết rồi!

...

- Hừm... nhất định phải bắt chủ của các ngươi bồi thường!

Lê Ngọc Chân nhanh chóng quyết định. Nàng quay đầu lại, hướng Trần Tĩnh Kỳ vẫy tay kêu gọi:

- Ông quan lớn! Ông mau lại đây!

Tới lúc này Trần Tĩnh Kỳ mới thực sự hoàn hồn. Hắn hít sâu một hơi, cố gắng lấy lại bình tĩnh, nhắm chỗ thửa ruộng nhà Lê Ngọc Chân đi tới.

- Ông quan lớn, lần này ta phải nhờ ông phân xử!

- Ngươi... muốn ta phân xử cái gì?

Trần Tĩnh Kỳ hỏi lại, thanh âm có mấy phần khác lạ.

- Thì cái này nè!

Lê Ngọc Chân rất hồn nhiên, chẳng hề thắc mắc, ngón tay chỉ hai con trâu mà rằng:

- Bọn chúng chạy vào trong ruộng nhà ta húc nhau, làm hư hại hết chỗ mạ ta mới gieo hôm kia. Ta đương nhiên là phải tới gặp chủ của chúng để đòi bồi thường thiệt hại rồi. Ông quan lớn, ông phải làm chứng, phân xử cho ta đấy.

Trần Tĩnh Kỳ theo hướng tay Lê Ngọc Chân nàng đưa mắt nhìn đôi trâu mộng, thấy cả hai con đều nằm yên bất động thì lên tiếng hỏi:

- Ngọc Chân, ngươi đánh gãy chân chúng rồi sao?

- Đâu có.

Lê Ngọc Chân lắc đầu:

- Vừa rồi ta chỉ quật chúng mấy cái, chứ lúc đấm đá thì ta nhẹ tay lắm.

N-Nhẹ tay?

Trần Tĩnh Kỳ nghe nàng nói mà nội tâm một trận kỳ quái. Hắn nuốt xuống một ngụm nước bọt, lại hỏi:

- Thế sao bọn chúng đều không đứng lên được?

- À, bọn chúng muốn chạy nhưng mà ta không có cho. Để ta cho chúng đứng dậy.

Dứt câu, Lê Ngọc Chân liền cúi xuống, nắm lấy mấy cái sừng trâu, lần lượt đem hai con trâu mộng dựng lên.

Quả như lời nàng, đôi trâu mộng không bị thương tích gì nặng, có thể đi đứng bình thường. Cũng tức là nói vừa rồi chúng nằm im dưới đất, hết thảy đều bởi vì e sợ cái oai của Lê Ngọc Chân.

"Thân mang thần lực, lại có thần uy, cô gái này tuyệt đối không phải người thường. Nếu được dẫn dắt, đi theo binh nghiệp, tương lai nhất định sẽ là một mãnh tướng..."

Trần Tĩnh Kỳ âm thầm nhận định, nội tâm bất giác tự hình dung ra hình ảnh của một nữ tướng thống lĩnh trăm vạn hùng binh, vung thương càn quét chiến trường...

- Ông quan lớn.

- Ông quan lớn!

Trần Tĩnh Kỳ nghe tiếng kêu gọi, rốt cuộc hoàn hồn. Nét mặt bỗng trở nên nghiêm túc lạ thường, hắn nhìn thiếu nữ trước mặt, hỏi:

- Ngọc Chân, ngươi có muốn cầm binh đánh trận không?

Câu hỏi này, hắn không hề chuẩn bị, trước đây cũng chưa bao giờ nghĩ, nhưng lúc này, nó đến rất tự nhiên. Cứ như thể là trời đất khiến xui, vận mệnh an bài vậy.

Lê Công Lượng, Lê Ngọc Chân, một người cực am hiểu trị quốc, một người thì trời sinh thần lực, thân ẩn thần uy... Dám cá, bất cứ ai trong hai người bọn họ nếu được một quan viên có tầm nhìn, có hiểu biết phát hiện, tiến cử với triều đình, bọn họ chắc chắn sẽ rất nhanh liền chứng tỏ được bản thân.

Thế nhưng, Lê Công Lượng đi thi mười lần không đỗ lấy một; còn Lê Ngọc Chân, thần lực trời sinh, cái uy của bậc mãnh tướng vô địch kia của nàng, thế nhân lại chẳng người tường minh, hiểu được giá trị...

Mà ngẫm cũng phải. Ở đây chỉ là một thôn quê bình dị, tại chốn dân dã này ai lại nghĩ đang hiện hữu một bậc đại trí, ẩn tàng một trang mãnh tướng đầy tiềm năng.

Là do thiên hạ không có mắt nhìn? Hay thực chất Trần Tĩnh Kỳ đã ảo tưởng, đem mọi thứ phóng đại lên?

Lúc này, trong đầu Trần Tĩnh Kỳ chỉ có bốn chữ: "Trời đã giúp ta".

Trần Tĩnh Kỳ hắn tin. Tài năng của Lê Công Lượng, hắn đánh giá rất cao, nửa năm là khoảng thời gian quá đủ để kiểm chứng. Riêng với Lê Ngọc Chân, nhận định nàng sẽ trở thành một trang mãnh tướng, đích thị vẫn còn quá sớm; song, hắn lại chẳng chút hoài nghi. Hắn có linh tính. Trực giác đã mách bảo hắn như thế.

"Ta bị mẫu tử Triệu Cơ, Hạng đế điều đến đất Hà Nam, không nghĩ tại chốn dân dã lại có thể gặp gỡ và kết giao với hai cha con nhà họ Lê này. Tính ra, bọn họ cũng là con dân của Đại Trần quốc. Đây lẽ nào chính là thiên ý..."

Trần Tĩnh Kỳ, hắn vô cùng mong đợi vào mối nhân duyên này.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 112: Lưu Tâm Đào Tạo


- Cầm binh đánh trận? Ý ông là hỏi ta có muốn làm tướng quân hay không ấy hả?

- Ừm.

Sau khi trông thấy cái gật đầu của người đối diện, Lê Ngọc Chân mới nhíu mày, nghiêm túc nghĩ.

Nghĩ một lúc, cuối cùng nàng trả lời:

- Ta cũng không biết, trước nay không có mường tượng.

Nhanh chóng đem chuyện quân binh này gạt đi, nàng quay trở lại vấn đề ruộng nương, trâu bò ban nãy, cầu Trần Tĩnh Kỳ giúp mình đứng ra phân xử.

Thấy nàng không quá lưu tâm việc binh đao, Trần Tĩnh Kỳ cũng thôi, tạm gác lại. Hắn liếc nhìn hai con trâu mộng, hỏi:

- Hai con trâu này ngươi có nhận ra là của ai không?

- Nhận ra được.

Lê Ngọc Chân gật đầu, tay chỉ từng con:

- Con trâu này là của nhà Hồ đại thúc, còn con này là của nhà Cao đại thẩm, vừa hay hai người bọn họ đều ở phía cuối thôn. Mà hai nhà này cũng lạ thật. Bây giờ lúa đã vào vụ, mọi người đã bắt đầu gieo cấy, thế mà họ lại còn thả trâu ngoài đồng như vầy...

- Hmm... Ngọc Chân, ta nghĩ chắc là do họ sơ suất để sổng ra thôi. Ngươi xem, trên cổ con trâu này còn có một đoạn dây thừng.

Đã nắm rõ thông tin, Trần Tĩnh Kỳ và Lê Ngọc Chân cùng nhau đi đến nhà của chủ nhân đôi trâu mộng để bắt đền. Lê Ngọc Chân cưỡi trâu đi trước dẫn đường, còn Trần Tĩnh Kỳ thì cưỡi lừa chậm rãi bước theo sau.

Trên lưng lừa, hắn dõi mắt trông bóng người phía trước, trong lòng lại một lần nữa cảm thán. Đôi trâu kia, chúng to lớn, hung dữ là thế, ấy vậy mà kể từ sau khi bị Lê Ngọc Chân "dạy dỗ", con nào con nấy liền trở nên ngoan ngoãn lạ thường, thậm chí còn để cho nàng tùy ý ngồi lên.

"Cô gái này... không sai được. Chỉ cần theo đường binh nghiệp, tương lai nhất định sẽ là hổ tướng."

...

Trước, Trần Tĩnh Kỳ rất ấn tượng với tài văn chương ứng đối của Lê Ngọc Chân; sau, khi tận mắt chứng kiến, phát hiện ra nàng có sức mạnh phi thường, trên người lại hàm ẩn cái uy của bậc đại tướng, hắn càng thêm quý trọng. Hắn đã đem việc này kể lại cho Bao Tự nghe, nhờ Bao Tự thử chỉ điểm võ công cho nàng.

Chưa qua hết một ngày, Bao Tự đã ngay lập tức hồi báo cho hắn biết, rằng đối với võ nghệ, Lê Ngọc Chân rất hứng thú, thêm nữa... cô gái này chính là một thiên tài luyện võ!

Nói tới đây, Bao Tự thực muốn tự đánh vào đầu mình mấy cái. Hơn nửa năm trời tiếp xúc, vậy mà nàng lại chẳng hề nhận ra có một thiên tài luyện võ ngay sát bên cạnh... Quá thiếu sáng suốt rồi!

Bao Tự cảm thấy hối tiếc, tự trách bản thân. Thể chất phi thường, ngộ tính lại tốt như Lê Ngọc Chân, trăm vạn người cũng chưa chắc kiếm ra được một đấy!

Để bù đắp sự u mê hồ đồ trong quá khứ, kể từ khi nhận thức rõ ràng, biết được Lê Ngọc Chân chính là một kẻ sinh ra để luyện võ, Bao Tự đã toàn tâm toàn ý đem hết võ công truyền thụ cho nàng. Đối với chuyện này, Lê Công Lượng ban đầu có tỏ ra lo ngại, nhưng dưới sự thuyết phục của Trần Tĩnh Kỳ, cộng thêm mong muốn tha thiết của chính Lê Ngọc Chân, rốt cuộc Lê Công Lượng cũng đã gật đầu chấp thuận.

...

- Hây!

- Yaa...!

- Hey!

Phía sau nhà, những tiếng hét lớn liên tục vang lên, nối nhau không dứt. Tất cả đều được phát ra từ miệng của Lê Ngọc Chân. Dưới sự chỉ dạy của Bao Tự, nàng hiện đang ra sức rèn luyện, thái độ rất đỗi tập trung, cực kỳ nghiêm túc.

Ngồi bên trong nhà, Lê Công Lượng lắng nghe thanh âm la hét mạnh mẽ của con gái mình, nhìn Trần Tĩnh Kỳ lắc đầu cười khổ:

- Công tử, ngài để Bao Tự dạy cho Ngọc Chân võ nghệ, sau này sợ sẽ chẳng có nam nhân nào chế ngự được nó.

Trần Tĩnh Kỳ mỉm cười, đáp:

- Nam nhân bình thường tất nhiên là không thể chế ngự được nàng. Mà, tiên sinh nói thế thì có chút oan cho ta. Kể cả khi nàng ấy không học võ, với thần lực trời sinh kia, dám cá nam nhân khắp quận Hà Nam cũng chẳng ai đủ khả năng để mà áp chế đấy. Tiên sinh che giấu ta như vậy... có phần không đúng.

- Công tử, ngài nói oan cho Công Lượng tôi rồi. Chuyện Ngọc Chân có sức khoẻ hơn người, ngài vốn đâu có hỏi qua. Lại nói, chẳng phải việc Bao Tự tinh thông võ nghệ, trước nay ngài đều không đề cập đấy ư?

Lê Công Lượng nói xong, đưa tay cầm lên bình trà, rót vào chén, một cho Trần Tĩnh Kỳ, một cho chính mình.

Trần Tĩnh Kỳ thong thả tiếp lấy, từ tốn nhấp một ngụm...

Ngày tháng chóng trôi, nơi thôn dã thanh bình, Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự vẫn thường xuyên đánh lừa lui tới. Không phải lúc nào cũng đều là sáng đi chiều về, kỳ thực có nhiều hôm bọn họ đã ngủ lại luôn ở nhà Lê Công Lượng. Mỗi lần như thế, Bao Tự đều rất vui vẻ, mà phụ thân Lê Công Lượng của nàng cũng rất nhiệt tình chào đón.

Theo thời gian, võ nghệ của Lê Ngọc Chân ngày càng tiến bộ; đối với thần lực trời sinh của mình, nàng nắm bắt, vận dụng càng tốt hơn. Trong quá trình này, Trần Tĩnh Kỳ thỉnh thoảng cũng đã lặng lẽ thăm dò, đem chuyện bày binh bố trận ra để thử, xem xem nàng có năng khiếu hay không.

Kết quả khiến hắn phải kinh ngạc. Cô thôn nữ này, trông thì mộc mạc thuần lương nhưng chẳng ngờ đối với chuyện cầm binh lại có cái nhìn rất sắc sảo. Những ý tưởng của nàng, nhiều khi còn vượt ngoài mong đợi của Trần Tĩnh Kỳ hắn.

Tất nhiên là cũng có nhiều lần nàng đưa ra ý kiến, quan điểm sai lầm, song cái đúng thì vẫn đáng để ấn tượng hơn. Trần Tĩnh Kỳ, hắn rất coi trọng. Phải biết từ nhỏ đến lớn Lê Ngọc Chân nàng đều quanh quẩn nơi ruộng đồng, cho dù có học thì cũng bất quá văn chương thi phú, lắng nghe một ít đạo lý, sách lược trị quốc từ phụ thân Lê Công Lượng của mình, chứ còn binh pháp, Lê Ngọc Chân nàng nào đã chuyên tâm tìm hiểu qua.

Tới đây, Trần Tĩnh Kỳ đã có thể khẳng định, rằng linh tính của hắn không sai. Cái ngày hắn nhìn thấy Lê Ngọc Chân tay không cùng lúc chế ngự hai con trâu mộng, trực giác đã nói cho hắn biết cô gái này chính là một nữ tướng, tương lai nhất định sẽ vang danh thiên hạ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 113: Hôn sự khó khăn


Một hôm, Trần Tĩnh Kỳ đi đến gặp Lê Công Lượng, thái độ vô cùng nghiêm túc nói với hắn rằng mình muốn cầu hôn Lê Ngọc Chân. Chính điều đó đã khiến cho Lê Công Lượng phải một phen bất ngờ, trong lòng khó xử.

Hơn nửa năm qua, Lê Công Lượng hắn và Trần Tĩnh Kỳ tuy ngoài miệng xưng hô "công tử - tiên sinh", nhưng thực chất quan hệ lại chẳng khác nào tri kỷ. Cứ ngẫm, một người bằng hữu thân thiết hằng ngày vẫn lui tới nhà ngươi, bỗng một hôm hắn nói muốn cưới con gái của ngươi làm vợ, chuyện này... trong nhất thời hơi khó tiếp thụ đấy.

Huống hồ, đối với Lê Công Lượng, Trần Tĩnh Kỳ vốn cũng không phải hạng người mà hắn muốn chọn làm nơi gửi gắm tấm thân cho nữ nhi...

Trần Tĩnh Kỳ đích xác rất tài giỏi, tâm tính cũng không tệ, nhưng thân phận của hắn, chí hướng của hắn... Nếu như đem Ngọc Chân gả cho vị An vương điện hạ này, tương lai sợ rằng con gái sẽ chẳng được bình yên...

Lê Công Lượng có điều lo ngại, vì thế cho nên đã không đồng ý lời cầu hôn của Trần Tĩnh Kỳ; tuy nhiên, hắn cũng không thẳng thừng cự tuyệt, chỉ bảo chuyện duyên nợ của Lê Ngọc Chân sẽ do nàng tự mình quyết định, nếu nàng ưng thuận thì hắn sẽ gả, bằng nếu không ưng, vậy cũng chỉ đành cáo lỗi.

Trần Tĩnh Kỳ nghe qua, rất bình tĩnh tiếp nhận, dáng vẻ giống như là đã lường trước mọi việc. Dĩ nhiên hắn sẽ không dễ dàng từ bỏ. Lê Công Lượng chẳng phải nói hết thảy đều phụ thuộc ở Lê Ngọc Chân sao? Thế thì hắn chỉ cần khiến cho Lê Ngọc Chân nàng gật đầu liền xong. Tới lúc đó, Lê Công Lượng làm sao còn chối bỏ được nữa?

Chỉ là, muốn chinh phục được Lê Ngọc Chân cũng không hề dễ. Cô gái này tuy chân phương mộc mạc, tâm tính thiện lương, đôi lúc còn giống như một đứa trẻ, song kỳ thực lại hết sức thông minh lanh lợi, tuyệt đối chẳng dễ bị lừa. Muốn chiếm được tiện nghi của nàng? Khó lắm. Hồ đồ mà nói... bị nàng đánh cho tơi bời hoa lá chứ chả chơi.

Trần Tĩnh Kỳ đã từng tận mắt chứng kiến Lê Ngọc Chân một mình quật ngã cả đôi trâu mộng to đùng, thừa hiểu nàng có bao nhiêu bản lãnh, dám đâu làm ra hành vi dại dột. Lùi một bước, kể cả khi nàng thuộc hàng nữ nhi "liễu yếu đào tơ" đi nữa, hắn cũng sẽ không dùng thủ đoạn dơ bẩn gì. Giở những trò hèn hạ với một thiếu nữ thuần lương như thế chính là tội ác.

Trải qua mấy bận đắn đo, vài phen cân nhắc, cuối cùng Trần Tĩnh Kỳ đi đến quyết định: chân thành theo đuổi. Hắn sẽ nắm lấy trái tim của thiếu nữ, khiến nàng phải rung động.

Chiếu theo câu nói "Nhất cự li, nhì tốc độ", "đẹp trai không bằng chai mặt", từ thời điểm hạ quyết tâm sẽ chinh phục Lê Ngọc Chân, Trần Tĩnh Kỳ lại càng thường xuyên lui tới thôn Đoài. Có nhiều hôm hắn còn mang theo cả y phục dự phòng xuống, ở lại luôn trong nhà Lê Ngọc Chân hẳn năm bảy bữa mới chịu đi về.

Lê Công Lượng có phần bất đắc dĩ. Nói thật thì hắn sớm đã không còn vui vẻ với sự hiện diện của Trần Tĩnh Kỳ ở trong nhà mình rồi. Vị An vương điện hạ này chính là đang cố gắng đào góc tường nhà hắn a!

- Ngọc Chân, con lại đây.

Phía sau nhà, Lê Công Lượng ngồi trên bộ ván ngựa, nhìn thiếu nữ vừa mới rửa chén bát xong, lên tiếng gọi.

Nghe cha mình kêu, Lê Ngọc Chân lập tức đi đến.

- Chuyện gì vậy cha?

- Con ngồi xuống trước đi.

Lê Công Lượng chỉ vào bộ ván ngựa, khẽ bảo.

Lê Ngọc Chân theo lời ngồi xuống, có chút nghi hoặc đợi chờ.

- Ngọc Chân à, con cảm thấy An vương thế nào?

- Ông quan lớn?

Lê Ngọc Chân đảo mắt một vòng, tiếp lời:

- Hmm... Ông ấy rất thông minh, học sâu biết rộng, con người cũng được.

- Vậy... con nghĩ sao về lời cầu hôn của An vương?

Lê Ngọc Chân cúi đầu, thanh âm hạ thấp:

- Cha, lần trước cha cũng đã hỏi con rồi mà...

- Con nói trước mắt vẫn chưa nghĩ đến chuyện chồng con, nhưng sau này thế nào thì con không nói.

- Cha, chuyện sau này... cứ để sau này tính.

Lê Công Lượng khe khẽ thở dài một hơi. Nhìn phản ứng của con gái, hắn biết nàng cũng không phải là không có chút tình cảm gì với Trần Tĩnh Kỳ.

- Cha.

- Sao?

Lê Ngọc Chân có hơi do dự, nhưng rồi cũng mở miệng nói ra:

- Con thấy cha và ông quan lớn, hai người rất hợp nhau, con còn tưởng cha sẽ vui vẻ đồng ý gả con cho ông ấy. Nhưng mà cha lại không đồng ý, hơn nữa còn tỏ ra lo ngại, muốn chối từ... Tại sao vậy cha?

- Việc này...

Lê Công Lượng xoay mặt nhìn ra vườn cây phía sau nhà, thần sắc có chút mông lung:

- Thông minh tuyệt đỉnh, học thức uyên thâm, biết nhìn xa trông rộng, đấy là ấn tượng của ta đối với An vương. Vị điện hạ này đôi lúc khiến cho ta phải âm thầm hổ thẹn vì bản thân không bằng; nam nhân thiên hạ, thiết nghĩ chẳng mấy người có thể đem ra so được. Chỉ là...

- Thân phận, địa vị, hoàn cảnh, chí hướng, hết thảy đều ẩn chứa nhiều nguy cơ, tùy thời biến động. Nếu chỉ kết giao, trao đổi chuyện trò thì không sao, nhưng một khi chính thức thiết lập nên quan hệ thắt chặt với nhau... Ngọc Chân, tới chừng đó e là chúng ta sẽ chẳng còn có thể sống bình yên được nữa.

- Cha. Cha nghĩ ông quan lớn sẽ tranh đấu?

Lê Công Lượng đưa tay vuốt râu, miệng cười nhạt:

- Chắc chắn. Vị An vương này tuyệt đối không phải rắn bò trên cạn hay là giao long dưới nước, có khi... ngài ấy thật sự là rồng. Rồng, thì nhất định phải ngự cửu trùng thiên.

...

- Ngọc Chân, có điều này ta phải nhắc nhở con.

- Cha nói đi.

Lê Ngọc Chân nhu thuận ngồi nghe. Bên cạnh, Lê Công Lượng thoáng trầm ngâm, rồi nói:

- Hơn nửa năm An vương lui tới nhà chúng ta, ta vẫn luôn âm thầm quan sát, thỉnh thoảng cũng đã có dò xét qua, đôi bên đã thực sự tiếp xúc rất nhiều. Song, Ngọc Chân, ta phải thành thật thừa nhận với con điều này: Ta... không thể nhìn thấu. An vương, con người này vô cùng thâm sâu khó đoán. Đôi lúc ta thậm chí nghĩ liệu những gì mà ta đã hiểu về ngài ấy, phải chăng cũng chỉ là do ngài ấy cố tình muốn ta thấu hiểu như vậy... Trên thế gian này, hung nhân, ác nhân, tiểu nhân, kỳ thực đều không đáng sợ, nên kiêng kỵ chăng là một loại người: bất khả tri nhân. Mà An Vương thì lại chính là loại người này.

- Ông quan lớn là bất khả tri nhân?

- Ừm.

Lê Công Lượng gật đầu.

- Ngọc Chân, để ta kể cho con nghe một điển cố.

Và như thế, hắn đều đều kể...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 114: Không phải tiểu nhân, nhưng cũng không là quân tử


- Vào thời Xuân thu Chiến quốc có một vị công tử con nhà giàu tên là Ôn Như Xuân. Ngay từ nhỏ Như Xuân đã rất thích chơi đàn, đến khi lớn lên cũng có thể sáng tác và chơi đàn không tồi. Hắn thường xuyên khoe khoang tài nghệ của mình ở trước mặt người khác.

Một hôm, Ôn Như Xuân một mình đến Sơn Tây du ngoạn. Khi hắn đến trước một ngôi chùa thì chợt nhìn thấy một đạo sĩ đang nhắm mắt ngồi thiền. Bên cạnh đạo sĩ có một chiếc túi, miệng túi hé mở lộ ra một góc của cây đàn cổ.

Ôn Như Xuân rất lấy làm hiếu kỳ, tự hỏi mình: “Lão đạo sĩ này cũng biết chơi đàn ư?” Sau đó, hắn tiến lại gần hỏi lão đạo sĩ bằng vẻ trịch thượng: “Xin hỏi đạo trưởng biết chơi đàn chứ?”

Đạo sĩ hé mắt trả lời một cách rất khiêm nhường: “Cũng biết đôi chút! Tôi đang muốn tìm cao nhân bái sư học đàn đây.”

Ôn Như Xuân vừa nghe thấy đạo sĩ muốn tìm cao nhân bái sư, lập tức hứng thú trong lòng, muốn thể hiện tài nghệ cho đạo sĩ xem. Hắn nói một cách không khách sáo rằng: “Thế thì để tôi đàn cho ông xem.”

Vị đạo sĩ lấy cây đàn cổ từ trong túi ra đưa cho Ôn Như Xuân. Ôn Như Xuân lập tức ngồi khoanh chân dưới đất đánh đàn. Đầu tiên, hắn đánh tùy hứng một bài, đạo sĩ mỉm cười chẳng nói một lời. Ôn Như Xuân không thấy đạo sĩ khen mình một câu nên trong lòng có chút mất hứng.

Ôn Như Xuân bèn đem hết tài nghệ của mình ra chơi một bài khác, đạo sĩ vẫn lẳng lặng. Hắn bực quá nổi giận nói: “Tại sao ông chẳng nói năng gì vậy, có phải tôi chơi dở không vậy?"

Đạo sĩ nói: “Cũng được, nhưng không phải là bậc sư phụ để tôi bái sư!”

Lúc này Ôn Như Xuân đã không còn chút kiên nhẫn nào, không nén nổi cơn bực tức nói: “Ông chơi đàn giỏi, thế thì hãy để tôi mở rộng tầm mắt xem nào!”

Đạo sĩ vẫn giữ vẻ ôn nhu, chẳng nói chẳng rằng, cầm cây đàn, vuốt nhẹ vài cái, bắt đầu chơi. Tiếng đàn cầm vang lên, âm thanh như nước chảy réo rắt, như gió chiều hiu hiu. Ôn Như Xuân nghe ngất ngây say đắm, ngay cả cây cổ thụ cạnh chùa cũng đầy chim từ đâu bay đến đậu xuống.

Khúc nhạc hết đã lâu rồi, Ôn Như Xuân mới bừng tỉnh lại, biết rằng hôm nay đã gặp cao nhân, lập tức quỳ trước mặt đạo sĩ xin được bái sư.

Lê Ngọc Chân im lặng ngồi nghe, nghe xong mới mở lời:

- Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân. Cha, ý cha là đang ví ông quan lớn với vị đạo sĩ trong câu chuyện kia?

Ngoài ý muốn của Lê Ngọc Chân, phụ thân nàng lắc đầu:

- An vương không phải vị đạo sĩ, so với vị đạo sĩ trong câu chuyện thì ngài ấy còn khó lường hơn.

Lê Công Lượng nói tiếp:

- Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân. Cao nhân như vậy, quân tử cũng thế. "Quân tử chi tâm sự, thiên thanh nhật bạch, bất khả sử nhân bất tri; quân tử chi tài hoa, ngọc uẩn châu tàng, bất khả sử nhân dị tri” (tức là bậc chính nhân quân tử có tu dưỡng đạo đức, hành vi tư tưởng của họ phải như thanh thiên bạch nhật, quang minh lỗi lạc, không có hành vi ám muội nào cần phải giấu, còn tài nghệ và năng lực của họ phải như châu ngọc, không dễ dàng hiển lộ ra ngoài làm loá mắt người khác).

- "Tâm địa quang minh, tài hoa uẩn tàng", đó là phép tắc làm người, đối nhân xử thế của bậc chính nhân quân tử; kẻ tiểu nhân thì hoàn toàn trái lại, “tâm địa ám muội, tài hoa phô trương”. Mà vị An vương này... “Thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kì sở an”, ta đều đã chiếu theo mà làm, song rốt cuộc trong lòng vẫn là mông lung mê muội.

- An vương không phải kẻ tiểu nhân, song nếu bảo chính nhân quân tử... e cũng chẳng hợp. Vị điện hạ này, căn bản không thể dùng chuẩn mực để đánh giá.

Nói tới đây, hắn quay sang nhìn con gái:

- Ngọc Chân, một người khó lường như An vương, thật sự không thích hợp để cho con gửi gắm. Huống hồ... vị điện hạ này vị tất đã thực tâm yêu thích con...

- Aiz... Cha à, hôm nay cha làm sao vậy chứ? Con có nói yêu thích ông quan lớn bao giờ đâu mà cha cứ nhắc chuyện cưới xin...

Lê Ngọc Chân tỏ ra là mình không quan tâm, nói.

- Cha yên tâm đi, con gái sẽ ở bên chăm sóc cho cha cả đời. Chồng con gì chứ? Ai quy định con gái lớn thì phải lấy chồng sinh con?

- Được rồi, cha mau đi nghỉ trưa đi. Bây giờ con phải ra đồng.

Lê Công Lượng dõi mắt trông theo bóng lưng con mình, lại thở dài một hơi.

- Thành bại thịnh suy, hết thảy vận mệnh đều đã an bài. Nếu là phúc thì không phải hoạ, là hoạ thì dù cố tránh cũng tránh không thoát.

...

Trên con đường dẫn ra đồng ruộng, đương độ xế chiều, một con lừa có bộ lông đen tuyền đang chậm rãi bước đi. Ngồi trên lưng lừa không ai khác, chính là Trần Tĩnh Kỳ.

Hôm nay, giống như thường lệ, hắn ăn mặc rất giản dị, vải vóc trên người đều thuộc hàng thứ phẩm, chiếc nón đang đội cũng đã rách một vài nơi. Nếu không tinh ý xem kỹ, dám cá sẽ chẳng ai nghĩ đây lại là một con người có thân phận, xuất thân quyền quý.

Đi thêm một lúc, Trần Tĩnh Kỳ cho lừa dừng hẳn bên vệ đường. Ở trước mặt hắn, cách chưa đầy năm bước, một thiếu nữ đang cặm cụi cầm liềm cắt cỏ, động tác thoăn thoắt, rõ ràng rất thạo. Bên cạnh nàng, một cái bao dùng đựng cỏ cũng đang được để sẵn.

Sự xuất hiện của Trần Tĩnh Kỳ, Lê Ngọc Chân dĩ nhiên sớm đã nhận ra, dù vậy, nàng chả buồn liếc mắt ngó xem, tiếp tục công việc của mình. Cha nàng không thích nàng thân cận với ông quan lớn a.

Thái độ thờ ơ lạnh nhạt kia của nàng, Trần Tĩnh Kỳ thấy rõ, song chẳng chút buồn lòng. Lê Ngọc Chân nàng không muốn chú ý đến hắn, vậy thì hắn sẽ tìm cách khiến cho nàng phải chú ý.

Trông cảnh, ngó người, hắn mở miệng ngâm:

"Chứ cô kia cắt cỏ một mình, cho ta mà cắt với, chung tình chung tình là ta. Cô còn cắt nữa hay thôi, cho ta mà cắt với, làm đôi làm đôi vợ chồng..."

Câu hát trêu ghẹo quả nhiên có tác dụng tức thì, Lê Ngọc Chân rốt cuộc đã phải ngẩng đầu nhìn lên. Nàng hát đối lại ngay:

"Thiếp cảm ơn quan lớn có lòng, thiếp đây mà hổng dám đèo bồng đèo bồng làm chi. Cỏ này hổng thích thì cắt đi, lấy chồng mà hổng thích... biết cắt cái gì đây ông quan lớn ơi..."

Thời điểm câu hát vừa dứt cũng là khi ánh mắt Lê Ngọc Chân chiếu thẳng vào vùng hạ thân của Trần Tĩnh Kỳ, còn cái liềm trong tay thì lướt qua đám cỏ, đem chúng cắt phăng.

Nhìn đám cỏ bị nàng cắt phăng đi như vậy, Trần Tĩnh Kỳ chợt thấy phía dưới quần như có làn gió lạnh thổi qua, khiến hắn bất giác rùng mình.

"Cô gái này đúng là không dễ bị ăn hiếp a."

Trần Tĩnh Kỳ cảm thán, hôm đó đành phải lặng lẽ ra về.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 115: Không phải tiểu nhân, nhưng cũng không là quân tử (2)


...

Đối với Lê Ngọc Chân, Trần Tĩnh Kỳ đã không ít lần tán tỉnh, trêu ghẹo, song hầu như chẳng có lần nào hắn chiếm được tiện nghi. Thực trạng ấy khiến cho bản thân hắn cũng phải đôi lần cảm khái.

Ai có thể nghĩ một cô thôn nữ chân lấm tay bùn, hằng ngày chăn trâu cắt cỏ, bắt ốc mò cua mà học thức lại cao như vậy, cơ trí tới như vậy... Lê Ngọc Chân nàng chính là một đoá hoa sen thơm ngát nở giữa bùn nhơ, thoạt trông trần tục nhưng kỳ thực lại vô cùng thanh tao.

Đoá sen này, Trần Tĩnh Kỳ rất muốn chiếm giữ cho riêng mình, nhưng trong nhất thời còn chưa làm được. Hắn cần có thêm thời gian. Lòng tin, cái đấy hắn không thiếu.

Con gái mười bảy, mười tám, cảm xúc rất dễ bị chi phối. Thời điểm này, cánh cửa để đi vào trái tim của họ hoàn toàn rộng mở, nhất là với một người chưa từng biết tới hai chữ "yêu đương" như Lê Ngọc Chân. Trần Tĩnh Kỳ tin chỉ cần bản thân đủ thành ý, sớm muộn cũng sẽ khiến nàng cảm động mà đón nhận mình.

Mang theo suy nghĩ ấy, với tôn chỉ "nhất cự li, nhì tốc độ", "đẹp trai không bằng chai mặt", hắn tiếp tục ra sức theo đuổi.

Lê Ngọc Chân mới đầu thật không ưa, thậm chí còn tỏ ra khó chịu, nhưng rồi theo thời gian, nàng cũng dần quen. Qua những lần tiếp xúc, nghe lời tán tỉnh, xem những trò mua vui, tình cảm của nàng dành cho Trần Tĩnh Kỳ đã nhiều lên từng chút... từng chút... Bất tri bất giác, nàng bỗng thương nhớ lúc nào chẳng hay. Có đêm, nàng thậm chí còn ngủ mơ thấy hình bóng của hắn...

Yêu?

Chưa hẳn. Chỉ là... có chút nhớ, có chút thương...

Mà, thương thương nhớ nhớ thì thương thương nhớ nhớ, trước sau như một, Lê Ngọc Chân vẫn không chịu gật đầu. Hễ mỗi lần nghe Trần Tĩnh Kỳ đề cập tới chuyện cưới xin, nhắc chữ "chồng con" là nàng lập tức gạt đi ngay.

Trần Tĩnh Kỳ bất đắc dĩ lắm. Lê Ngọc Chân rõ ràng đã có tình cảm với hắn, nhưng vẫn cứ khăng khăng chối từ. Cô thôn nữ này thật đúng là biết làm khó người ta.

...

Sau bữa cơm chiều đơn sơ bình dị với cá kho, rau đồng, trong lúc Lê Ngọc Chân đem chén bát ra phía sau để rửa thì Trần Tĩnh Kỳ và Lê Công Lượng cùng đi ra trước hiên nhà, ngồi uống trà đàm đạo.

Phải nói, Lê Công Lượng vốn không hề ghét chê Trần Tĩnh Kỳ, dù trước hay sau khi Trần Tĩnh Kỳ đưa ra lời cầu thân. Hắn chỉ là vì nữ nhi mà lo ngại. Phận làm cha, hắn mong con mình sẽ có một tương lai hạnh phúc, sống đời bình an. Trần Tĩnh Kỳ thì dĩ nhiên rất tốt, nhưng một tương lai yên ổn là điều vị An vương này không thể mang lại cho con gái hắn.

Mặc dù vậy, thâm tâm không muốn, Lê Công Lượng vẫn giữ ý tôn trọng, cho phép Trần Tĩnh Kỳ được theo đuổi nữ nhi. Đôi lúc, ở trong lòng hắn cũng có những điều mâu thuẫn. Chung quy thì Lê Công Lượng hắn vẫn là người.

Gió mát hiu hiu, tiếng ve sầu rộn rã, Lê Công Lượng cầm quạt lá, phe phẩy mấy cái, chợt nhìn Trần Tĩnh Kỳ, nói:

- Công tử, chức vụ Án sát sứ của ngài coi bộ cũng nhàn hạ.

Đang rót trà, Trần Tĩnh Kỳ ngưng lại một nhịp, mỉm cười đáp:

- Vị Thứ sử của chúng ta là một người rất có năng lực, những quan viên cấp dưới cũng xử lý công sự hết sức nhanh nhạy chu toàn, thành thử ta cũng chẳng còn bao nhiêu việc để làm.

- Công sự an ổn, vậy còn tư sự?

Lê Công Lượng lại hỏi.

- Tư sự? Ta chưa thành thân, trong nhà bất quá cũng chỉ có một ít thị nữ, vài mươi thị vệ, nào có tư sự gì đáng kể.

Trần Tĩnh Kỳ đem chén trà đặt xuống, chuyển ý:

- Tiên sinh, tiên sinh không phải là đang muốn đuổi khéo ta đấy chứ?

Lê Công Lượng cười, lắc đầu:

- Công tử nói gì vậy, ngài là bậc đại nhân tôn quý, Công Lượng tiếp đón còn không hết thì sao lại có chuyện đuổi xua đâu này. Công Lượng chỉ là nghĩ cho chức trách của ngài, sợ ngài bỏ bê chính sự.

- Tiên sinh cảm thấy ta có giống hạng người nông nổi, bồng bột?

Trần Tĩnh Kỳ dừng một chút, rồi nói tiếp:

- Tiên sinh, Tĩnh Kỳ rất thành tâm.

Lê Công Lượng cười nhẹ, không nói gì.

...

p/s: Tà có chuyện phải về quê ít hôm, khi nào lên tp sẽ viết lại. Cáo lỗi...
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 116: Tát nước đêm trăng


Tà dương khuất bóng, trong nhà đèn cũng đã chong. Lê Ngọc Chân mặc bộ đồ màu đen đã cũ, chân trần tiến ra. Bên hông nàng, một cái giỏ đan bằng tre đang được đeo.

- Cha, con đi ra đồng đây.

- Ngọc Chân, nàng lại đi tát nước đấy à?

Vừa lên tiếng hỏi chính là Trần Tĩnh Kỳ. Cách xưng hô hắn đã thay đổi, từ "ngươi" chuyển sang gọi "nàng". Đối với việc này Lê Ngọc Chân cũng sớm đã quen, "ừ" khẽ một tiếng.

- Để ta đi cùng nàng.

Lê Ngọc Chân không lắc chẳng gật, thoáng đưa mắt nhìn cha mình, rồi nhanh chân bước ra ngoài ngõ.

...

- Ngọc Chân, trăng đêm nay thật sáng a.

- Hôm nay là ngày mười lăm, trăng đương nhiên phải sáng.

Lê Ngọc Chân liếc ngang, giọng khinh khỉnh:

- Mà ông quan lớn, ông đi theo ta làm gì? Ta còn phải tát nước, không có rảnh rang để hầu chuyện ông đâu.

- Thì ta cũng đâu phải ra đồng dạo chơi, ta là muốn giúp nàng tát nước.

Lê Ngọc Chân ngưng hẳn bước chân, mắt tròn xoe:

- Ông cũng biết tát nước?

- Gì vậy? Nàng đừng coi thường ta như thế chứ. Tốt xấu gì thì ta cũng là một đấng nam nhi.

- À, đấng nam nhi...

Lê Ngọc Chân nhẹ nhếch môi, trong thanh âm có mấy phần ẩn ý.

...

Hiện đang là mùa hạ, tiết trời hanh khô, những người nông dân cực khổ vô cùng. Những đợt nắng rát kéo dài, hầu như đêm nào họ cũng phải kéo nhau ra đồng, tát nước từ kênh rạch vào ruộng để cứu lúa. Nhà Lê Ngọc Chân cũng không ngoại lệ. Mấy đêm nay, hầu như đêm nào nàng cũng lặn lội ở ngoài đồng.

Chuyện này rất dễ hiểu. Tát nước là một việc vất vả, mỗi lần tát là cả hàng giờ liền, dưới cái nắng như thiêu như đốt của tiết trời mùa hạ, khó ai có thể chịu nổi; vì thế cho nên việc tát nước ai cũng giống ai, đợi đến ban đêm mới tiến hành, làm vậy sẽ đỡ cực, mà hiệu quả cũng cao hơn.

Tát nước, chẳng thể cứ tay không mà tát, có công cụ chuyên dụng hẳn hoi, gọi là gàu, gồm hai loại: gàu sòng và gàu dai. Ở thôn quê, hễ nhà ai mà làm ruộng thì cũng đều trữ sẵn một trong hai, hoặc cả hai loại gàu này, bởi mùa khô nào cũng cần dùng đến.

Nhà Lê Ngọc Chân đương nhiên cũng có. Để tiện cho việc tát nước, khỏi phải mất công mang đi mang về, Lê Ngọc Chân nàng đã đem gàu để luôn ở thửa ruộng nhà mình. Dù sao tại chốn dân dã này, mọi người ai nấy đều chất phác thiện lương, chuyện trộm cắp xưa giờ rất hiếm khi xảy ra. Mà, cho dù có muốn trộm thì người ta cũng sẽ chỉ trộm những món đồ đắt giá chứ hơi đâu lại đi lấy cắp mấy cái gàu.

...

Đêm nay trăng sáng nên cảnh vật chung quanh khá dễ để nhìn. Lúc ra tới ruộng, Trần Tĩnh Kỳ lập tức trông thấy cái gàu sòng mà Lê Ngọc Chân đã để sẵn ven bờ.

Gàu này làm bằng gỗ, xung quanh đan mành tre, chẻ sợi, được thoa lên đó lớp dầu chai để chống mối, mọt thâm nhập và không cho nước thấm vào để khỏi bị mục, còn phía sau là một thanh tre để làm cán tát. Người tát phải thiết kế trụ đỡ ba chân cắm xuống nền ruộng, chiếc gàu được điều khiển bằng tay đong đưa để lấy nước từ các kênh mương đổ vào ruộng.

- Ông quan lớn.

- Sao?

Thấy Lê Ngọc Chân đột nhiên quay đầu lại gọi mình, Trần Tĩnh Kỳ khó tránh có chút nghi hoặc. Bởi thường thì nàng ít khi chủ động mở lời trước, thêm nữa hiện giờ ở trên môi nàng còn treo sẵn một nụ cười.

- Hì... hồi nãy có phải ông nói muốn giúp ta tát nước không?

- À, đúng là có nói.

Lê Ngọc Chân cười càng thêm tươi, chỉ tay vào chiếc gàu sòng để sẵn:

- Vậy ông làm đi.

- Bây giờ luôn?

- Phải. Sao? Bộ ông làm không nổi?

- Ai nói ta làm không nổi?

Trần Tĩnh Kỳ sao có thể để bị một cô gái xem thường, nhanh chóng xắn tay áo, bước lại bên chiếc gàu, cầm cán mà đưa nước từ dưới mương đổ vào trong ruộng.

- Chà, ông quan lớn tát nước cũng được quá nhỉ.

- Cái này thì có gì khó?

- Hì, đúng là cũng chả có gì khó hết... Vậy ông quan lớn ở đây tát nước giúp ta nhé.

Nói rồi Lê Ngọc Chân mang theo chiếc giỏ bước xuống con mương.

- Nàng đi đâu đấy?

- Ta đi bắt ếch.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 117: Tát nước đêm trăng (2)


Lê Ngọc Chân đối với ruộng đồng thật đúng không gì là không biết, không gì là không thạo. Chăn trâu cắt cỏ, cày ruộng gieo lúa, mò cua bắt ốc... việc nào nàng cũng giỏi. Chỉ mới đi một lát, chừng khi quay gót trở về thì trong chiếc giỏ của nàng đã có thêm bảy tám con ếch, con nào con nấy đều to bằng cả bàn tay.

Trần Tĩnh Kỳ thì không được giỏi giang như vậy. Lượng nước mà hắn đã tát vào trong ruộng, nó chưa đáng bao nhiêu hết; trái lại, chính bản thân hắn lúc này mới thực đang cần nước. Hắn rất khát. Trên người hắn mồ hôi mồ kê sớm đã nhễ nhại rồi.

- Ông quan lớn, sao vậy? Không phải nói cái việc tát nước này chẳng khó, thế nào bây giờ ông lại đứng thở dốc rồi?

Trần Tĩnh Kỳ vịn vào trụ đỡ ba chân dùng để giữ chiếc gàu bên cạnh, nuốt xuống một ngụm nước bọt, nói:

- Ta đứng tát cả buổi, chẳng ngơi tay, đương nhiên phải mệt... Ta cũng đâu phải con trâu.

- Khì...

Câu nói làm Lê Ngọc Chân phì cười.

- Mà, Ngọc Chân... cái gàu của nàng, so với người ta thì lớn hơn không ít a!

- À, phải. Cái gàu này ta làm cho ta dùng mà. Gàu lớn thì khi tát nước sẽ mau hơn.

Đem chiếc giỏ đang đeo cởi ra, Lê Ngọc Chân lội xuống bùn, miệng bảo:

- Thôi được rồi, ông lên bờ đi, để ta tát cho.

Trần Tĩnh Kỳ thực sự đã thấm mệt, chả hơi đâu đi để ý sĩ diện, nghe vậy liền nhường chỗ cho nàng ngay.

Ngồi trên bờ, hắn dõi mắt nhìn xem thiếu nữ đưa gàu tới lui tát nước, trong lòng không khỏi cảm khái.

Cô gái này đúng là có thể chất quá tốt. Văn chương thì là thần lực trời sinh, thô tục một chút thì chính là mạnh khoẻ như trâu, mà phải mấy con cộng lại cơ.

- Ngọc Chân.

- Gì?

- Lúc nào cũng đều chỉ có mình nàng tát nước như vầy sao?

- Không. Hồi trước còn có cha ta nữa, nhưng mà ta thấy cha ta cũng lớn tuổi rồi, nên khuyên cha ở nhà. À, còn đám Ngọc Nha nữa. Ta và bọn họ hay đi tát nước chung lắm, chỉ là bây giờ bọn họ đều lấy chồng hết rồi.

- Vậy còn trai tráng trong thôn? Nàng xinh đẹp, đảm đang như vậy, ta không tin là không có ai tình nguyện tát giúp.

Lê Ngọc Chân tạm ngưng chiếc gàu, lấy tay gạt mồ hôi trên trán, đáp:

- Thì cũng có. Nhưng mà ta từ chối.

- Tại sao?

- Thì...

Lê Ngọc Chân tính nói bỗng thôi. Nàng chép môi, nhìn sang hướng khác:

- Chuyện của ta, ta sao phải nói cho ông biết.

Dứt lời nàng lại nắm lấy cán gàu, tiếp tục đưa nước từ mương vào trong ruộng.

...

Đêm đó Trần Tĩnh Kỳ còn tát nước giúp thêm mấy bận nữa. Tuy mệt nhưng hắn cảm thấy rất vui. Nhất là khi có một cô thôn nữ khả ái bên cạnh chuyện trò.

Đối với biểu hiện của hắn, Lê Ngọc Chân cũng khá vừa ý. Thú thật, so với Trần Tĩnh Kỳ thì bản thân nàng càng vui vẻ hơn. Còn sao lại vui, cái đấy chỉ mỗi mình nàng rõ.

Cũng chẳng biết có phải cảm thấy công việc tát nước đã giúp mình và Lê Ngọc Chân thêm gần nhau hay không mà những ngày sau, hễ có dịp là Trần Tĩnh Kỳ lại theo chân nàng ra ngoài đồng, phụ nàng tát nước. Càng ngày hắn càng thạo, hiệu quả đạt được càng lúc càng cao. Chính bởi vậy mà đêm nay Lê Ngọc Chân mới chủ động lên tiếng gọi hắn theo cùng.

Số là nhà lão Chương - một hộ trong thôn - có đứa con trai lớn bị bệnh, không thể đi tát nước, mà ruộng thì đã khô, vì vậy, lão Chương này mới chạy qua nhà Lê Ngọc Chân, nhờ nàng tát hộ, hứa sẽ trả công.

Lê Ngọc Chân đã gật đầu. Chả phải vì chỗ thù lao được hứa trả kia, trong nhà nàng đâu có thiếu thóc, đồng ý chỉ đơn giản bởi muốn giúp, cái nghĩa cái tình giữa hàng xóm láng giềng với nhau. Còn về chuyện chủ động gọi Trần Tĩnh Kỳ đi theo, kỳ thực cũng là do tình thế bắt buộc.

Khác với mấy thửa ruộng nhà nàng, ruộng nhà lão Chương là ruộng gò, thế đất cao, vốn không thể dùng gàu sòng để tát được; muốn lấy nước vào ruộng, nhất định phải sử dụng gàu dai. Mà loại gàu dai này thì yêu cầu phải có hai người cùng tát.

Trong nhà ba người, cha nàng tuổi tác đã cao, đâu thể để ông làm. Trần Tĩnh Kỳ, đấy mới là sự lựa chọn thoả đáng nhất. Còn về tại sao Lê Ngọc Chân nàng lại không đi nhờ các thanh niên trai tráng trong thôn, cái đấy thì phải hỏi chính bản thân nàng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 118: Tát nước đêm trăng (3)


Nếu như gàu sòng được đan bằng tre, có hình dạng giống hệt cái mo dừa hoặc mo cau được cắt đôi, sau nối cán dài với nơi tiếp giáp cán - gàu được buộc sợi dây thừng treo thẳng lên giá đỡ thì gàu dai lại khác. Nó có hình chóp tròn nhọn, lật ngửa, khung gàu ghép bằng gỗ, mình gàu đan mê tre; sau đó xảm (tức trát) dầu rái hoặc dầu chai cho kín kẽ và không thấm nước, thêm nữa còn có công dụng chống mối mọt rất tốt giúp gàu có thể sử dụng nhiều năm không mục, không bung.

Cái khung gàu gỗ ấy, không phải chạy vòng ôm cả thân gàu mà chủ yếu chỉ ràng, nẹp cắt ngang tiết diện dọc của thân gàu (tức hai bên thang) bằng hai bản gỗ kiên cố, trên dưới đều chừa mấu, khoan lỗ để dành cột dây. Mỗi bản hai đầu trên dưới, hai bản bốn đầu, vị chi cái gàu dai sẽ được cột tất cả bốn dây. Hai dây trên được gọi là dây miệng, hai dây dưới là dây đáy. Dây đáy ít chịu lực nên nếu thiếu dây có thể buộc tạm bằng dây cũ, dây mảnh. Dây miệng thì không. Đó là sợi dây chịu lực chủ yếu, gánh gồng toàn bộ trọng lượng của gàu nước được múc đầy (gàu dai thường có dung tích gấp đôi, gấp ba các loại gàu tát khác) nên phải dùng loại thật chắc chắn. Bốn sợi dây ấy, nếu tìm được loại dây mềm mại (dây vải, dây sợi bện…) thì càng tốt. Dây mềm linh hoạt, giúp người tát dễ điều khiển, quăng, múc chính xác, vừa gọn gàng vừa đỡ hao sức. Chưa hết, đôi khi người ta còn tiện thêm vài lóng tre hay lóng trúc, xỏ dây qua làm cái tay cầm (nhất là ở hai đầu dây miệng) cho người tát đỡ đau tay…

Tát nước gàu dai cần phải có hai người đứng đối diện nhau, mỗi người cầm một dây miệng, một dây đáy, đứng nghiêng mình, choãi chân trước chân sau, lựa thế mà trụ cho vững. Bắt đầu tát, hai người cùng khom lưng, thả dây cho gàu rơi xuống vũng. Dây miệng thả chùng hơn dây đáy để miệng gàu xuống trước, đáy xuống sau. Phải phối hợp thật ăn ý sao cho miệng gàu cắm xuống nước theo phương nghiêng chếch chừng bảy mươi độ. Chờ cho gàu vục nước, chìm miệng độ hai phần ba, người ta nhanh chóng thả chùng hết cỡ dây đáy cho đáy gàu chìm xuống, miệng gàu lật lên múc tiếp nước vào đầy gàu. Lúc này, cả hai đồng thời ngửa người ra sau, dùng sức toàn thân kéo hai dây miệng (dây đáy vẫn thả chùng) cho căng ra, đưa gàu từ dưới vũng bật lên. Lên đến nơi, canh cho miệng gàu vừa kê đúng vị trí là đồng rút dây đáy. Đáy gàu bị kéo căng sẽ bật lên, lật úp gàu, trút nước vào trong ruộng. Xong xuôi, lại khom lưng, thả chùng dây cho gàu rơi xuống vũng, bắt đầu một chu kì mới. Cứ thế lặp lại...

Gàu dai là công cụ chống hạn hiệu quả vào bậc nhất, không tát nước kiểu gì nhanh bằng tát gàu dai. Ấy thế nhưng, dùng gàu dai cũng có cái bất tiện: Thứ nhất, gàu dai cần đến hai người mới có thể tát; Thứ hai, tát nước gàu dai rất nặng và cũng đòi hỏi “tay nghề” chút ít nên muốn tát hiệu quả phải tìm người khỏe mạnh, quen việc.

Còn nữa, để có thể tát khỏe, tát dai mà không bị đuối, nghề tát nước gàu dai còn đòi hỏi thêm một yếu quyết ít ai “trong nghề” không biết, ấy là sự nương dựa, phối hợp thật ăn ý giữa đôi bên "đối tác". Nói thế cũng có nghĩa: hai người đang ghét, đang giận hoặc không hợp tính tình nhau thì tốt nhất chớ có rủ nhau đi tát nước gàu dai! Và ngược lại, chuyện ấy dành cho những cặp đang có tình ý làm cùng nhau thì cứ gọi là...

Thực chẳng khó hiểu tại sao trai gái quê lại thường hẹn hò nhau đi tát nước ban đêm. Trăng thanh gió mát, chàng chàng thiếp thiếp cùng nắm giữ dây gàu, nhịp nhàng phối hợp... cũng tình tứ lắm đấy.

Trần Tĩnh Kỳ với Lê Ngọc Chân, hai người bọn họ thì còn lâu mới được như vậy. Kỹ thuật tát nước gàu dai khá khó, cái gàu lại còn nặng, trong nhất thời Trần Tĩnh Kỳ vẫm chưa thể nắm bắt ngay được. Trong quá trình tát cùng Lê Ngọc Chân, hắn cứ khom lưng thả dây miệng gàu vục nước được chăng hay chớ. Kết quả là gàu nước lúc đầy lúc lưng, có khi mới chớm nước đã vội kéo giật lên; gặp lúc gàu đầy nước thì ì ạch vì quá nặng, chưa tới ruộng đã vội giật dây đáy khiến nước đổ ào xuống mương trở lại...

Còn may là Lê Ngọc Chân rất hiểu lý lẽ, biết đối với một người mới lần đầu đi tát nước gàu dai như Trần Tĩnh Kỳ thì trắc trở là điều khó tránh khỏi, nên không có la ó hay tỏ vẻ khó chịu gì; trái lại nàng còn nhẹ nhàng giảng giải, sửa cho hắn những "lỗi kỹ thuật" trong cách vung thả - kéo dây gàu, cách phối hợp giữa dây đáy và dây miệng, phối hợp với người cùng tát… Chừng non nửa buổi, nhờ nàng mà “tay nghề” của Trần Tĩnh Kỳ đã tiến bộ rõ rệt, thao tác đều đặn nhịp nhàng hơn. Qua thêm một lúc, hắn hầu như đã không còn mắc lỗi nữa.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,359
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 119: Cơ hội cuối cùng đã tới


Gàu dai khó tát, cần tới hai người, nhưng bù lại lượng nước một lần múc của chiếc gàu dai gấp ba gấp bốn lần các loại gàu khác nên rất mau đầy ruộng.

Sau một thôi một hồi cùng nhau phối hợp nhịp nhàng kéo - thả dây gàu, rốt cuộc thì Trần Tĩnh Kỳ cũng đã được nghỉ ngơi.

Nhìn hắn ngồi bệt trên đám cỏ trên bờ ruộng thở dốc, trán đổ mồ hôi, Lê Ngọc Chân mới mỉm cười hỏi:

- Thế nào? Có còn muốn đi tát nước với ta nữa không?

- Muốn.

Trần Tĩnh Kỳ lập tức đáp ngay.

Thấy hắn trả lời dứt khoát như vậy, trong lòng Lê Ngọc Chân bất giác thầm vui. Nàng với tay cầm lấy cái túi vải đã mang ra đồng trước đó, mở túi lấy một cái ống tre được đậy kín đưa cho Trần Tĩnh Kỳ.

Ống tre đựng đầy nước, Trần Tĩnh Kỳ nhanh chóng đưa lên miệng, ngửa đầu uống.

Trong lúc nghỉ ngơi, hắn có nghe những tiếng cười nói râm ran ở phía xa xa vọng tới. Chốc chốc, lại có ai đó hứng chí cất giọng hát to, tiếng hát vang khắp ruộng đồng làm cho bầu không khí vốn thanh tĩnh của thôn quê buổi đêm bỗng trở nên huyên náo lạ kỳ.

- Là Quỳnh thẩm đấy.

Trần Tĩnh Kỳ đưa mắt ngó sang.

Lê Ngọc Chân tiếp lời:

- Cái người đang hát ấy.

- Hmm... giọng hát cũng không tệ chút nào.

Trần Tĩnh Kỳ nhận xét, rồi nhoẻn miệng cười:

- Nhưng mà vẫn không thể hay bằng Ngọc Chân nàng được.

- Ông bớt nịnh đi.

- Ta khen thật lòng.

- Xuy...

...

- Ngọc Chân.

- Gì?

- Nàng nhận lời tát nước giúp người ta, người ta trả công cho nàng, vậy nàng có phải cũng nên trả công cho ta không? Ta đã phụ giúp nàng a.

- Trả công?

Lê Ngọc Chân bĩu môi:

- Ông ăn cơm nhà ta, uống trà nhà ta, ngủ ở nhà ta, ta có đòi ông xu nào đâu?

- Chuyện đó đâu phải tại ta. Ta muốn trả nhưng cha nàng không chịu nhận đấy chứ.

- Cha ta từ chối nhận tiền của ông đó là vì lễ nghĩa, với lại trong nhà ta cũng không thiếu cơm gạo. Bây giờ ông cũng nên như vậy mới đúng chứ, sao lại đòi ta trả công? Bộ ông thiếu thốn lắm sao?

- Tiền bạc, cơm gạo thì trong phủ ta dư thừa, thế nhưng ở phương diện khác thì rất thiếu thốn đấy.

- Phương diện gì?

Trần Tĩnh Kỳ hé môi, nhưng không phát âm mà chỉ nhích động khẩu hình. Dù vậy, Lê Ngọc Chân vẫn dễ dàng đoán ra. Nàng bác ngay:

- Ông bớt mơ tưởng!

- Ngọc Chân...

Chẳng đợi Trần Tĩnh Kỳ nói xong thì một củ khoai lang nướng đã bay qua chỗ hắn.

- Trả công cho ông đấy!

...

Tiện nghi của cô thôn nữ xinh đẹp, giỏi giang, Trần Tĩnh Kỳ đích xác vẫn chưa chiếm được; tuy nhiên, nếu nói hắn đã phí công thì lại không đúng. Thời gian lẫn công sức hắn bỏ ra đều có ích cả. Những lần lui tới theo đuổi, những buổi tát nước đêm hè, chúng đã giúp hắn và Lê Ngọc Chân thấu hiểu và xích lại gần nhau hơn. Qua đó, tình cảm Lê Ngọc Chân dành cho hắn cũng ngày một nhiều lên. Thiết nghĩ đã đủ để gọi "yêu".

Chỉ có điều... Lê Ngọc Chân "khó" lắm. Đối với chuyện cưới xin, nàng trước sau như một, kiên quyết lắc đầu.

Tới đây, Trần Tĩnh Kỳ không khỏi phiền muộn. Hắn tới Hà Nam đã được hơn một năm, chỉ e thời gian lưu lại nơi này đã chẳng còn nhiều. Theo như tin tình báo mà Viên Hi bí mật cho người gửi xuống thì Hoàng hậu Triệu Cơ và Vũ vương Lý Long Tích sẽ rất nhanh thôi liền triệu hắn về kinh...

Phải làm sao mới có thể đột phá phòng tuyến cuối cùng này đây? Trời cao đã an bài cho hắn được gặp gỡ Lê Ngọc Chân, quen biết hai cha con nàng, lẽ nào lại để hắn tay không trở về?

Trần Tĩnh Kỳ âm thầm khổ não. Lê Ngọc Chân hay là Lê Công Lượng thì hắn đều rất xem trọng, muốn đắc cả hai. Theo những gì hắn đã tìm hiểu, thăm dò, nếu muốn nắm giữ Lê Công Lượng thì trước hết phải nắm giữ được Lê Ngọc Chân. Mà muốn nắm giữ Lê Ngọc Chân, để nàng cam tâm tình nguyện đi theo hắn... nào có dễ.

Nhưng vẫn còn may, khi thời hạn ở đất Hà Nam của Trần Tĩnh Kỳ hắn sắp hết thì cơ hội đã đến...

Trong một khoảnh khắc yếu lòng Lê Ngọc Chân đã "nhượng bộ". Nàng nói với Trần Tĩnh Kỳ rằng ba hôm nữa thôn Đoài của nàng sẽ tổ chức lễ hội, trong lễ hội sẽ có một cuộc thi hát đối đáp, nếu mà Trần Tĩnh Kỳ hắn có thể thắng được nàng thì nàng sẽ cân nhắc việc cưới xin.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom