Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

Dịch Full Luật Sư Và Bị Cáo

  • Tác giả Tác giả admin
  • Ngày gửi Ngày gửi
Dịch Full Luật Sư Và Bị Cáo

admin

Thánh Ngự Hư Không
Đại Thần
Tham gia
11/6/23
Bài viết
919,300
VNĐ
900,499
[Diendantruyen.Com] Luật Sư Và Bị Cáo

Luật Sư Và Bị Cáo
Tác giả: James Patterson & Peter De Jonge
Tình trạng: Đã hoàn thành




Thể loại: Trinh Thám 
Nguyên tác: Beach Road
Dịch giả: Thanh Vân 
Nhà xuất bản:  NXB Phụ Nữ
Nhà phát hành:  Phương Đông 
Số trang:  388

Tom Dunleavy là một luật sư chẳng có chút danh tiếng nào nhưng từ khi nhận được vụ án để đời đã khiến cho tên tuổi bỗng chốc vụt sáng.

Thân chủ của  Dunleavy là Dante Halleyville, một nam sinh người da đen và là ngôi sao bóng rổ xuất sắc đang lên của nước Mỹ. Thân chủ của anh đang là kẻ phải giơ đầu chịu hậu của của những mưu mẹo, gian dối, tiền bạc và những dục vọng bị cấm đoán. 

Dùng mọi sự khéo léo của bản hân Tom Dunleavy đã thuyết phục được Kate Costello đứng ra cùng anh chứng minh Dante vô tội. Cuối cùng với những bằng chứng và sự thông minh của mình Tom và Kate đã làm rung động phòng sử án và dư luận.

Họ được tôn vinh là những luật sư danh tiếng đã thắng trong một vụ tầm cỡ thế kỷ. Nhưng kết cục còn sửng sốt và bất ngờ hơn nữa, khi sự thật được thanh tra Connie Raiborne phanh phui, và ai mới là thủ phạm thực sự của năm vụ giết người tàn bạo kia?

Luật sư và bị cáo lọt vào doanh mục ” best seller” của tờ New York Times. Cuốn tiểu thuyết được coi là “quả bom tấn” đã gây “sốt” tại Mỹ với khả năng thu hút độc giả bởi sự mẫu mực về nghệ thuật sáng tác thể loại trinh thám hình sự.

Tác giả

James Patterson là một trong những nhà văn nổi tiếng và có sách bán chạy nhất của mọi thời đại. Ông là tác giả của hàng loạt tiểu thuyết bán chạy trong thập kỉ qua. Ông đã giành giải thưởng Edgar, một vinh quang cao quý, hiện ông sống ở Frorida với vợ và con trai.

Các tác phẩm nổi tiếng của James Patterson: Ly Rượu Pha Vội, Thiên Đường Thứ 7, Tuần Trăng Mật...
 
Chương 0-1: Giới thiệu của báo chí


“Luật sư và bị cáo” lọt vào danh mục “best seller” của tờ New York Times.

Sau hàng loạt tác phẩm trinh thám với nhiều cuốn lọt vào danh mục “best seller” của thời báo New York Times đã được dịch in tại Việt Nam như “Ly rượu pha vội”, “Tuần trăng mật” và “Chuyến đi khủng khiếp”, nhà văn James Patterson có lẽ không còn xa lạ với bạn đọc Việt. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết được coi là “quả bom tấn” của ông đã gây “sốt” tại Mỹ với khả năng thu hút độc giả bởi sự mẫu mực về nghệ thuật sáng tác thể loại trinh thám hình sự, và cũng rất nhanh chóng, “Luật sư và bị cáo” lọt vào danh mục “best seller” của tờ New York Times.

Thử sức với không gian nghệ thuật toà án, cuốn tiểu thuyết xoay quanh một vụ giết người man rợ như thời trung cổ. Hành trình phá án của các luật sư, sự bí ẩn của kẻ sát nhân và một cái kết khiến bất cứ ai cũng phải ngã ngửa người... là tố chất chung của những tác phẩm văn học trinh thám phương Tây mà nhà văn James Patterson kế thừa được. Không chỉ dừng lại về sự hấp dẫn của nội dung, “Luật sư và bị cáo” được xây dựng trên nỗ lực cách tân hình thức sáng tạo, liên tục luân chuyển vị trí trung tâm cho các nhân vật. Thành công đặc biệt của nhà văn James Patterson mà ít nhà văn viết truyện trinh thám chú ý tới là tạo được hình tượng nhân vật đầy mâu thuẫn và phức tạp, nhân vật gắn liền với đời sống cho người đọc có cảm giác hình tượng nhân vật xuất phát từ đời sống hiện thực này.

Tác giả đặt sáu nhân vật chính vào một vòng quay chóng mặt bằng những sự kiện và tình tiết hình sự hồi hộp và gay cấn qua gần 400 trang tiểu thuyết. Câu chuyện bắt đầu bằng cái chết bất thường của ba chàng trai da trắng trên sân bóng rổ của một tỉ phú. Nghi phạm số một của vụ án là Dante Halleyville, một nam sinh da đen xuất sắc, ngôi sao bóng rổ đang lên của toàn nước Mỹ với lý do mâu thuẫn cá nhân và sắc tộc. Nhân vật chính của tác phẩm, Tom Dunleavy xuất hiện trong hình ảnh của một luật sư xoàng nhưng đầy nhiệt huyết và lòng nhân ái. Tom Dunleavy đã có một quyết định để đời khi nhận bào chữa cho một vụ án cheo leo bên bờ vực của những mưu mẹo gian dối và những dục vọng bị cấm đoán. Tom Dunleavy thừa hiểu rằng thân chủ của anh chỉ là một kẻ giơ đầu chịu báng, trừ khi anh tìm ra những bí mật để mở ra cánh cửa bí ẩn của vụ án ly kì này.

Trong nỗ lực bào chữa cho thân chủ của mình, nghi phạm giết người Dante Halleyville, Tom đã hạ mình để thuyết phục bạn gái cũ của anh hiện là một luật sư danh tiếng giúp anh chứng minh Dante vô tội. Cảm phục tấm lòng nhân ái, sự nhiệt tình của Tom, Kate Costello đã quyết định sát cánh bên anh đi tìm công lý. Suốt cả cuốn tiểu thuyết, chúng ta sẽ được chứng kiến những suy luận thông minh tuyệt vời, sự làm việc miệt mài của hai luật sư bất đắc dĩ. Sự khéo léo của Tom và Kate cùng những luận chứng đanh thép đã làm rung động trái tim của tất cả những người tham dự phiên toà và toàn bộ nước Mỹ. Ngay lập tức, họ được tôn vinh thành những luật sư danh tiếng và chiến thắng trong một vụ án thế kỷ. Câu chuyện tưởng sẽ kết thúc trong màn ăn mừng đầy ắp rượu vang, tiếng cười và nước mắt tại căn nhà tồi tàn của Dante Halleyville và bà ngoại. Độ nén của chất trinh thám hình sự được ép xuống tột cùng khi chỉ trong ba mươi trang cuối cuốn sách mọi trật tự của cuốn sách đã bị đảo ngược lại. Và có lẽ một người đọc đa nghi nhất, cảnh giác nhất và “sành” truyện trinh thám nhất cũng sẽ không thể nghĩ đến phần kết của câu chuyện với sự lộ diện đầy bất ngờ của kẻ sát nhân. Bất cứ ai cũng sẽ phải sửng sốt đến độ kinh ngạc khi thanh tra Connie Raiborne tra còng số 8 vào tay thủ phạm.

Mặc dù là một cuốn tiểu thuyết trinh thám hình sự nhưng nhà văn James Patterson lại khá thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý và xây dựng hình tượng nhân vật. Mỗi nhân vật trong tác phẩm có một đời sống nội tâm sâu sắc. Mỗi tình tiết vụ án đều gắn sát với hiện thực đời sống nước Mỹ vô cùng phức tạp trong sự đấu tranh của cái ác và cái thiện, của tàn dư phân biệt chủng tộc, của ma tuý và rượu mạnh... Nhà văn James Patterson đã dành nhiều công sức trong việc canh tân hình thức tiểu thuyết trinh thám quyết liệt. Sự đặc sắc trong cuốn tiểu thuyết “Luật sư và bị cáo” là hình tượng nhân vật trung tâm với ngôi xưng “tôi” thay vì đổi mới với phương pháp ảo hoá lại được khai thác triệt để nhất với cách thức luân chuyển. Mỗi một nhân vật trung tâm trong tác phẩm lại luân chuyển lần lượt đứng vào ngôi thứ nhất. Với hình thức diễn đạt ấy, nhà văn James Patterson đã thành công ở hai điểm: vừa tạo được tính khách quan để nhân vật tự bộc lộ đời sống nội tâm một cách sâu sắc nhất lại vừa cuốn độc giả vào một vòng xoáy của sự phức tạp trong đời sống của các nhân vật trong tác phẩm. Trong vài chục trang sách ban đầu, nếu không tinh ý, rất có thể người đọc sẽ bị “choáng” bởi hệ thống nhân vật đan cài như thiên la địa võng.

Trong vai trò là cuốn tiểu thuyết trinh thám hình sự, “Luật sư và bị cáo” đã thành công xuất sắc ở khả năng dẫn dụ người đọc đến tận cùng những mâu thuẫn và bí ẩn của đời sống nước Mỹ đương đại. Thế nhưng, điều đáng nói là cuốn tiểu thuyết đặc sắc này đã vượt được ra ngoài khuôn phép của thể loại trinh thám. Tác giả đã dựng lên một cuộc sống chân thực bằng chính những xúc cảm của các nhân vật trong tác phẩm. Đọc đến dòng tiểu thuyết cuối cùng, gấp trang sách lại, người đọc hẳn sẽ phải day dứt về một điều gì đó, phải suy ngẫm về một điều gì đó cho chính cuộc sống của mình. Những giọt nước mắt rơi ở những dòng cuối trang sách là điều bất ngờ nhất, là cái nhìn bao dung về cuộc sống nhân văn nhất và là nỗi day dứt, băn khoăn dai dẳng nhất đọng lại trong tâm hồn mỗi bạn đọc.
 
Chương 0-2: Mở đầu: Nhà nghỉ mùa hè của người khác


Peter thân yêu tặng Daina, Matthew, Joseph và Porter

Jim thân yêu tặng Jack và Suzie

o O o

Mùa hè năm 2003, có ba vụ giết người tàn nhẫn và bi thảm tại East Hampton, một cộng đồng giàu có trên bãi biển Long Island, và hai vụ giết người tương tự ở thành phố New York. Đây là đề tài của vô số bản tin trong suốt năm sau, tại New York và trong cả nước.

Nhưng nỗi kinh hoàng vì các vụ giết người mờ nhạt hẳn so với sự căng thẳng và chấn động xã hội ở Hamptons trong thời gian chuẩn bị và suốt phiên tòa.

Đây là câu chuyện đã xảy ra, được kể theo vài cách nhìn. Hãy nhớ rằng con người thường nói dối, nhất là trong thời đại hiện nay, và phạm vi những lời dối trá có thể vượt ra ngoài tầm hiểu biết của chúng ta.

Những người kể chuyện lần lượt xuất hiện:

Nikki Robinson, cô hầu mười bảy tuổi, làm việc nửa ngày ở East Hampton, Long Island.

Tom Dunleavy, nguyên vận động viên chuyên nghiệp, hiện giờ là luật sư bào chữa ở Hamptons.

Dante Halleyville, bị buộc tội bốn vụ giết người, một trong những nam sinh, vận động viên xuất sắc nhất quốc gia.

Katherine Costello, nữ luật sư bào chữa có uy tín tại phiên tòa.

Loco, kẻ buôn bán và cung cấp ma túy ở Hamptons.

Thanh tra Connie P. Raiborne, một thám tử Brooklyn lịch lãm.

Marie Scott, bà ngoại và là nơi nương tựa của Dante về mọi mặt.

Dưới đây là câu chuyện của họ.
 
Chương 1: Nikki robinson


Mười bảy tuổi và xinh đẹp đến mức dễ gây ra tội lỗi, Nikki Robinson phụng phịu suốt buổi chiều oi bức, cố không nhìn chăm chú vào chiếc điện thoại di động màu hồng chướng mắt và vô dụng của cô. Đã ba ngày nay, cô không thấy Feifer gọi lần nào và mỗi lúc cô càng có ý nghĩ kinh khủng là bị bỏ rơi, dù chưa nói ra lời.

Vì thế khi chuông reo lúc Nikki đang đứng trong hàng người đợi trả tiền đồ uống ở Siêu thị Kwik, trái tim cô lịm đi. Cô chộp lấy điện thoại nhanh đến mức Rowena, cô bạn thân nhất của cô đứng sau quầy chiếu cái nhìn chê bai như muốn nói: “Từ từ nào, cô bạn”.

Dù bị chuyện tình lãng mạn thúc ép, Rowena luôn cố giữ thái độ đường hoàng và như thường lệ, cô đúng. Chỉ là cuộc gọi của Maidstone Interiors báo có việc dọn dẹp cho Nikki ở Montauk[1].

Nikki đã làm cho Maidstone cả vụ hè và thích công việc, chỉ có điều cô không bao giờ biết Maidstone điều cô đến đâu mà thôi.

Nikki mất bốn mươi phút lái xe từ quốc lộ Kings ở BridgeHamptons đến Montauk, thêm dăm phút nữa mới tìm thấy vùng lân cận nhiều đồi núi, vắt vẻo bên trên tuyến đường 27, nơi đây phố xá đặt theo tên các Tổng thống từ trần đã lâu và không theo tên các Tổng thống mới qua đời.

Nhà số 41 Monroe không phải là một lâu đài cũng không phải là đống rác, mà ở lưng chừng giữa hai loại đó. Vừa bước qua cửa, cô đã thấy chẳng có gì ghê gớm, chắc người thuê là một cặp vợ chồng hoặc một gia đình nhỏ.

Ngoài khoản tiền công đều đặn, điều Nikki thích nhất trong công việc này là chỉ có một mình. Cô có thể dọn dẹp nhà cho người da trắng, nhưng ít ra là không có họ đứng ngó qua vai cô, theo dõi và giám sát từng cử động của cô. Thêm nữa, cô có thể ăn mặc tùy ý, thế là cô cởi phắt quần jeans và áo phông, để lộ bộ đồ tắm hai mảnh thiếu vải. Cô đeo tai nghe và nghe R.Kelly[2], rồi bắt tay vào việc.

Nikki bắt đầu dọn phòng ngủ tầng trệt. Cô thu nhặt khăn mặt bẩn, lột bỏ các tấm khăn giường, cuộn tròn lại thành một đống ẩm ướt đồ sộ, và chật vật theo cầu thang dốc đứng mang xuống tầng hầm. Cô nhanh chóng cho chạy mẻ giặt đầu tiên, rồi chạy lên tầng hai, và lúc này nước da đen của cô - có lúc cô thích, có lúc không - đang lấp lánh.

Lúc lên đến đầu cầu thang, cô ngửi thấy trong không khí một mùi khó chịu, dường như có người đang đốt hương trầm, và lúc này cô hít phải một hơi rõ rệt hơn, mùi khói marijuana[3].

Điều đó chẳng có gì khác thường. Những người thuê nhà cũng có thể là dân nghiện lắm chứ.

Nhưng lúc Nikki mở cửa vào phòng ngủ chủ nhân, tim cô đập loạn nhịp và không hiểu sao cô hét lên, rồi nghĩ, Thằng nỡm da trắng.
 
Chương 2


Trên giường là một gã da trắng gầy giơ xương, con dao mổ cá dài, cong trong tay, chẳng mặc gì ngoài cái quần đùi và cười nhăn nhở, nom gã như vừa ra khỏi nhà tù. Tóc gã chuội trắng, nước da nhợt nhạt như ma phủ đầy lỗ thủng và hình xăm.

Nhưng thứ đáng sợ nhất, còn rùng rợn hơn cả con dao là cặp mắt gã.

- Tôi biết cô, Nikki Robinson, - gã nói. - Tôi biết cô sống ở đâu. Thậm chí biết cô làm việc ở đâu.

Vài giây cho cảm giác kéo dài hơn, cái nhìn thẳng thừng như trong bộ phim kinh dị làm Nikki tê liệt ngay trên ngưỡng cửa và dường như ghìm chặt đôi giày Reeboks của cô xuống sàn.

Phổi cô lúc này quá ư vô dụng. Cô không thể hít đủ không khí mà hét lần nữa.

Không biết bằng cách nào cô phá vỡ được trạng thái mê mụ, đủ nhấc được một chân rồi chân kia, và lúc này cô cử động, côvừa hét vừa chạy bán sống bán chết đến cửa buồng vệ sinh ở mãi đầu kia của hành lang.

Nikki vốn nhanh nhẹn, cô là vận động viên chạy vượt rào trong đội điền kinh trường trung học Bridgehampton, cô nhanh hơn nhiều cậu trai khác và cũng nhanh hơn kẻ đột nhập có cặp mắt độc ác, tròn và sáng này.

Cô đến cửa buồng vệ sinh trước gã, và mặc dù bàn tay run rẩy, cô vẫn đóng chặt cửa rồi khóa lại sau lưng.

Ngực cô phập phồng nặng nhọc đến mức vừa nghe thấy tiếng bước chân của gã, cô dựa đầu vào cửa, hình ảnh phản chiếu của cô trong tấm gương soi cả người trông thật khủng khiếp.

Rồi xoay người và ép chặt lưng vào cánh cửa, cô cuống cuồng nhìn khắp phòng tìm lối thoát.

Cửa sổ dẫn lên mái nhà. Nếu lên được mái, cô có thể tìm ra đường xuống hoặc nếu cần thì nhảy.

Lúc đó cô nhìn thấy nó. Nhưng thấy thì đã quá muộn.

Quả đấm cửa bằng đồng đang xoay trong ánh sáng.

Không phải quả đấm đang ép vào lưng cô. Quả đấm thứ hai ở bên kia bồn rửa, gắn vào một cánh cửa khác mà cô không biết vì cô chưa vào nhà này bao giờ, cánh cửa dẫn thẳng vào phòng ngủ.

Lúc cô kinh hoàng nhìn trừng trừng, quả đấm ngừng xoay và cánh cửa từ từ mở, chỉ có gã và cô trong căn phòng nhỏ xíu. Tên da trắng quỷ quái.

Không còn trốn đâu được nữa, không còn trốn đâu được nữa, không còn trốn đâu được nữa, cô nghĩ, nỗi hoảng sợ hiện rõ trên mặt cô trong gương.

Lúc này gã đã ép chặt vào cô, thở vào tai cô, lưỡi dao sắc lẻm vạch một đường vào cổ cô. Lúc cô nhìn xuống, gã kéo tóc cô ra sau cho đến khi mắt họ gặp nhau trong gương.

- Đừng cắt! - Cô van xin, thì thào yếu ớt. - Tôi sẽ làm bất cứ điều gì anh muốn.

Lời cô nói chẳng có ý nghĩa gì, cặp mắt tàn nhẫn kia cười cợt lúc gã ghìm vai và bụng cô lên trên bồn rồi thô bạo kéo tuột mảnh dưới bộ bikini xuống tận đầu gối cô.

- Tôi biết cô sẽ làm bất cứ điều gì. Không được thôi nhìn.

Nikki nhìn gã trong gương lúc gã nói và hít một hơi. Nhưng lúc ấn vào trong cô, gã thọc mạnh đến mức đầu cô đập vào gương làm tấm gương vỡ thành muôn mảnh. Dù lưỡi dao vẫn ép sát vào họng cô, và cô biết là ngược lại thông lệ, nhưng vẫn không kìm được tiếng rên rỉ và van nài gã đừng ngừng lại. Lúc gã mãn cuộc, Nikki dựa vào tấm gương và nói:

- Feif, tôi thích anh lúc anh đóng vai lãng mạn quái đản này. Anh là một con quỷ.

Hai mươi phút sau, khi cả hai nằm ườn trên một trong những cái giường đã lột bỏ tấm trải, gã bảo cô rằng cái mùi trong phòng không phải là cần sa mà là cocaine.

Câu chuyện bắt đầu như thế đấy, với Feif và Nikki cùng thứ cocaine chúng hút trong buổi chiều đờ đẫn ấy tại ngôi nhà mùa hè của một người nào đó ở Hamptons.
 
Chương 3: Tom Dunleavy


Phần I: Vụ Giết Người Trên Đường Beach

Sáng thứ Bảy trong kỳ nghỉ cuối tuần của Ngày Lao động[4], tôi xuống cái nơi có thể gọi là con đường nông thôn đẹp nhất nước Mỹ - đường Beach (Đường Bãi biển) ở East Hampton.

Tôi đang trên đường gặp bốn trong số những người thân nhất của tôi trên hành tinh này. Chiếc 66 XKE tôi dùng đã mươi năm nhưng chưa một lần hỏng hóc, và nhìn đâu cũng thấy ánh đèn chói lọi của Hampton.

Không chỉ thế, tôi còn mang theo Wingo, con chó trung thành của tôi, nó ngồi trên ghế cạnh tôi và đeo rọ mõm, nên gần như không thể đánh hơi được.

Sao tôi không cảm thấy khoái hơn vì thêm một ngày nữa ở thiên đường nhỉ?

Có lẽ do khu vực này. Đường Beach rộng rãi và thanh lịch, các ngôi nhà mười triệu đô nối tiếp nhau, nhưng xét về mặt nào đó, nó khó chịu ngang với vẻ đẹp. Cứ khoảng năm phút lại có một cảnh sát thuê riêng đi tuần trên chiếc xe Jeep trắng. Thay cho mang tên các cư dân, biển hiệu đằng trước các ngôi nhà là của công ty an ninh điện tử công nghệ cao, được thuê để ngăn chặn đám người bất hảo.

Phải, một gã hạ lưu, một thằng cha bất hảo đến đây, và thử đoán xem, anh có thể làm được gì nếu anh không thích.

Lúc rẽ về phía tây, các ngôi nhà càng lớn hơn, các bãi cỏ rộng hơn và dường như xanh tươi hơn. Rồi chúng biến mất hoàn toàn sau những hàng rào cao và dày.

Lúc đó, Wingo và tôi để mảnh đất đáng thương của những người giàu hàng triệu lại đằng sau và phải đi qua - tuy không được mời - vào vương quốc còn lạnh lẽo hơn của tỷ phú. Trong những ngày xa xưa, đây là nơi cư trú của các thủ lĩnh trộm cướp hoặc các anh chàng phát minh ra những thứ vĩ đại, nâng cao đời sống như tủ lạnh hoặc điều hòa nhiệt độ. Giờ đây nó dành riêng cho những người có thế lực nhất Hollywood hoặc các nhà toán học ẩn danh ngồi trước màn hình máy tính và điều hành các quỹ bí mật. Cách đấy một dặm, Steven Spielberg[5] đã mua gộp ba lô đất ven hồ Georgica, sau đó mua trọn gói bờ bên kia để có thể sở hữu toàn cảnh.

Tôi chưa kịp đỗ vào lề đường tìm cách vào cái nơi giàu có ấy hoặc thành một kẻ cằn nhằn vớ vẩn, thì phát hiện ra một chỗ vỡ ở hàng rào và ầm ầm lao xe lên con đường dài, trải sỏi.

Bên ngoài trang viên đồ sộ, trải dài, xây dựng từ - mà không, được trang trí để trông như xây dựng vào những năm 1920 là một đoàn ôtô sáng bóng đỗ trên cỏ, chiếc nào cũng ngời ngời và lộng lẫy.

Lý do mà họ và cũng là lý do tôi đến đây - là một sân bóng rổ mới tinh, làm theo đơn đặt hàng riêng, mức độ thẩm mỹ và dài rộng theo đúng kích thước của NBA[6].

Nhưng nếu có một cảnh tượng Hamptons nồng nhiệt hơn và ít mong đợi cái sân bóng rổ đúng kích thước, nhìn ra đại dương kia, đó là hàng chục người đang vơ vẩn bên ngoài và ngay lập tức ùa đến đón mừng chúng tôi - cánh đàn ông quá chú ý đến chiếc ôtô của tôi, còn nữ giới ban phát sự chú ý cho con Wingo trung thành của tôi.

- Con xe này thượng hạng đây, - một tay buôn bán ma túy vặt, tên là Artis LaFontaine nói lúc tán tụng chiếc Jag cổ của tôi.

- Con cún này xinh quá! - Mammy, bạn gái anh ta nói lúc Wingo đứng trên hai chân sau, đặt một chân to, ướt lên khuôn mặt xinh xắn của cô. - Tôi có thể nuôi nó được không?

Cách đón mừng nồng nhiệt của họ luôn làm tôi cảm thấy thú vị, không chỉ vì tôi là người da trắng duy nhất ở chốn này.
 
Chương 4: Tom


Tôi không có vinh hạnh là người da trắng duy nhất được lâu.

Chưa đầy năm phút sau, Robby Walco tới trong chiếc xe tải nhỏ vấy đầy bùn, dòng chữ WALCO & CON TRAI sơn trên xe.

Lúc đó anh trai tôi là Jeff, huấn luyện viên bóng đá ở trường trung học East Hampton, xuất hiện cùng Patrick Roche trong chiếc xe tải của nhà trường.

- Feif đang ở chỗ quái nào nhỉ? - Artis hỏi.

Artis chưa bao giờ làm việc thực sự để kiếm sống, nhưng giờ giấc rất linh hoạt lại được trả khá, đủ bảo quản chiếc Ferrari màu hoàng yến của anh ta trên các bánh xe hai mươi hai insơ.

- Ờ, anh chàng da trắng Rodman đâu? - Một công tử ăn diện, tóc xoăn dài tên là Marwan hỏi.

Artis LaFontaine và cả nhóm chỉ biết Feif với mớ tóc chuội trắng, những lỗ thủng và hình xăm - cuối cùng, lúc gã lao vào trên chiếc xe đạp, chân trần, đôi giày thể thao treo lủng lẳng trên tay lái như đôi giày trẻ con quá cỡ, gã gần như được hoan nghênh nhiệt liệt.

- Cẩn thận với cái này nhé, các cậu, - Feif nói, cẩn thận hạ chân chống xuống và dựng cái xe đạp tám đôla của hắn vào giữa những chiếc ôtô hai trăm ngàn đô. - Đây là một chiếc Schwinn.

Suốt đời tôi cần đến Jeff, nhưng những anh chàng này không thể thiếu với tôi. Roche là con người sâu sắc nhất mà tôi biết, chưa kể là một nhà điêu khắc tệ hại, một tay chơi bài pôkơ xoàng và một bồi rượu tài ba. Walco là người tử tế, thuần khiết, loại người có thể tiến đến chỗ bạn và chẳng vì cớ gì, tuyên bố Guns’N Roses là ban nhạc rock-and-roll vĩ đại nhất của mọi thời đại, hoặc Derek Jeter[7] là người xuất sắc nhất trong thế hệ cậu. Còn Feif, chỉ vì cậu ta đặc biệt, điều đó hiển hiện rành rành trước mắt mọi người.

Toàn bộ nơi này thuộc quyền sở hữu của ngôi sao điện ảnh T. Smitty Wilson, ông ta mua từ dăm năm trước. Wilson muốn chứng tỏ với các fan rằng mình vẫn thực sự quản lý nó, sau khi chi 23 triệu đôla cho một ngôi nhà lớn trên mảnh đất rộng bốn mẫu Anh, ông ta bỏ thêm nửa triệu đô nữa vào sân bóng rổ này. Ông ta sử dụng chính nhà thầu xây dựng sân cho Shaq[8] ở Orlando và sân cho Dr. Dre[9] ở Oakland, nhưng thuê công ty Walco & Con trai xây dựng vườn và phong cảnh, vì thế chúng tôi mới biết nơi này.

Suốt một tháng chỉ có chúng tôi chơi ở sân này, nhưng khi Wilson mời những người bạn danh tiếng khắp nước đến, nó nhộn nhịp lên nhiều.

Đầu tiên là một nhóm nghệ sĩ và vận động viên nhà nghề, chủ yếu từ Los Angeles và New York. Một đám hip-hop xen vào giữa họ. Họ nhận là người cùng phe, và sau đó sân này là quang cảnh huyên náo nhất ở Hamptons - luôn luôn là bữa tiệc không ngừng nghỉ của các vận động viên, các rapper, các CEO và siêu mẫu, chỉ thiếu các tay găngxtơ cho đủ màu sắc.

Nhưng khi những nhân vật tên tuổi thưa dần, một trong những cơ ngơi đắt tiền nhất ở đường Beach bắt đầu được coi là sân thể thao thuộc dự án xây nhà ở South Bronx.

Đúng lúc đó, Wilson bắt đầu lui về ẩn dật. Ông vắng nhà nhiều tuần, rồi bắt đầu né tránh toàn bộ xã hội Hamptons.

Giờ đây, người duy nhất chắc chắn bạn không gặp được tại biệt khu T. Smitty Wilson Hamptons chính là T. Smitty Wilson.
 
Chương 5: Tom


Tôi, Jeff, Feif, Walco và Rochie đang rải khắp sân và lượn quanh rổ bóng thì một chiếc SUV màu nâu chạy ầm ầm lên đường dành cho xe. Giống nhiều ôtô ở đây, trông nó như vừa rời sàn trưng bày, đã được một dàn hip-hop 500 watt thông báo nó sẽ đến.

Khi chiếc Candy to tướng lắc lư đến chỗ đỗ, ba cánh cửa bật mở và bốn thanh niên da đen nhảy ra, ai cũng trưng những động tác đá và những bài tập mới toanh.

Rồi, sau một hoặc hai nhịp gây ấn tượng, Dante Halleyville trượt từ ghế trước ra. Thật khó mà không trố mắt nhìn chàng trai.

Halleyville là một tay thực sự ra trò, chắc chắn là một cầu thủ nhà nghề xuất sắc nhất của các trường trung học trong nước, cao hơn hai mét, cánh tay cuồn cuộn, bộ ngực nở nang vuốt xuống cái eo nhỏ, đôi chân dài, thon chắc, vóc dáng cậu ta như một vị thần bóng rổ. Dante đã được gọi là người tiếp nối Michael Jordan[10]. Chính cậu đã tuyên bố chắc chắn sẽ thành hội viên NBA năm nay, còn việc chọn vào top 3, cậu đã hứa với bà nội ít nhất là một năm đại học.

Tôi biết mọi chuyện này vì Dante lớn lên ở Bridgehampton, phía dưới đường Beach chín dặm, và tin tức về cậu đăng tải hết ngày này sang ngày khác trên báo địa phương, chưa kể cậu cùng biên tập viên thể thao viết một mục hàng tuần tên là Nhật ký Dante. Theo các bài này, Dante là một chàng trai khá sắc sảo, cậu ngả về đội Louisville, vì thế có tin đồn trường đại học này đã cho cậu thuê một chiếc ôtô.

- Này các cậu, có muốn chơi một quắn không? - Tôi hỏi.

- Có chứ, - Dante nói, và nở nụ cười lôi cuốn mà hãng Nike sẽ rất thích. - Chúng tôi sẽ chơi một cuộc thật nhanh và không đau cho các anh đâu.

Cậu vỗ đầu tôi và đấm vào ngực tôi, rồi ba mươi giây sau trong tiếng sóng ào ạt, tiếng lũ mòng biển queng quéc hòa lẫn tiếng quả bóng nảy bồm bộp dễ chịu.

Bạn có thể nghĩ những anh chàng da trắng lớn tuổi hơn sẽ bối rối, nhưng chúng tôi cũng có tài riêng chứ. Jeff, anh trai cả của tôi sắp năm mươi, nhưng cao mét chín, rất khỏe khoắn, còn Walco, Roche và Feif mới ngoài hai mươi, đều là các vận động viên cừ, hay gây gổ, có thể hoạt động lâu năm.

Còn tôi, tuy không cừ khôi như Dante, và cũng sắp ba mươi nhăm nhưng tôi vẫn chơi chút đỉnh.

Nếu bạn là người mê bóng rổ ắt phải nghe đến tên tôi, tôi đã ở trong đội St. John, đứng thứ hai toàn Mỹ và năm 95, đội Minnesota Timberwolves[11] đã chọn tôi trong 23 người ở vòng đầu vào NBA. Sự nghiệp nhà nghề của tôi rốt cuộc thành nước lã. Tôi bị vỡ đầu gối khi chưa hết thời gian là lính mới, nhưng tôi sẽ là kẻ dối trá nếu nói với bạn rằng tôi không thể giữ vững vị trí trên bất cứ sân nào, dù là sân xi măng nóng bỏng trong các dự án hay trên sân bóng tuyệt đẹp này, trị giá triệu đô, nhìn thẳng ra đại dương xanh biếc mênh mông.
 
Chương 6: Tom


Thiên đường cũng không thể hơn nơi đây là mấy.

Những con mòng biển vỗ cánh phần phật trong gió nhẹ, những chiếc du thuyền bề mặt tráng cao su xanh tắm trong ánh mặt trời nhấp nhô trên sóng, lúc tôi rê bóng trên sân, cắt vòng cú búng của anh trai tôi và dướn lên ném nhanh vào chỗ trống cho Walco dưới rổ.

Walco định ném bóng vào rổ thì một trong những người cùng đội của Dante, một cậu cao, dẻo dai sau này tôi biết tên là Michael Walker, bay từ phía sau tới. Cậu ta chặn cú ném và đập Walco xuống sân. Theo tôi, đây là một cú trái luật kinh khủng và hoàn toàn không cần thiết. Một lối chơi bẩn.

Lúc này đội Kings Highway đang dẫn bóng trên sân, và lúc một trong các cầu thủ của họ hơi nhảy lên, cậu ta bị Rochie chẹn cổ từ đằng sau cũng tệ như thế.

Trong chốc lát, chẳng còn ai trên quả đồi đầy cỏ cạnh sân chú ý đến đàn mòng biển đang vỗ cánh hoặc những du thuyền bập bềnh, vì cuộc thi đấu không chính thức sáng thứ Bảy đã leo thang thành cuộc hỗn chiến.

Nhưng lúc đó, một chiếc Honda sứt sẹo đỗ cạnh sân và Nikki Robinson, cô em họ xinh đẹp mười bảy tuổi của Dante xuống xe, mặc chiếc váy cực ngắn. Nhìn cách Feifer thèm thuồng ngắm cô, tôi biết những cậu trai hàng phố Montauk vẫn có dịp để thắng cuộc đấu này bên bờ biển.
 
Chương 7: Tom


Nikki Robinson khiêu khích dựa vào hàng rào, còn Feifer trơ tráo tiếp tục cuộc chơi ngay lập tức. Gã dùng sự nhanh nhẹn, sức chịu đựng, sức khỏe lạ lùng ép Kings Highway mất bóng ba lần liên tiếp.

Lúc Jeff chạm nhẹ làm tôi mất đà nhảy, chúng tôi ngang nhau ở hai mươi điểm.

Nikki không còn là người duy nhất dựa vào hàng rào nữa. Artis LaFontaine, Mammy, Sly và tất cả mọi người trên đồi đều chạy đến, ồn ào.

Michael Walker đang chạy khắp sân với quả bóng.

Thay cho chỉ có một người, lúc này được năm người đẹp chú ý, Feifer lao vào Walker như một con diều hâu đánh quỵ con thỏ trong chương trình Thế giới động vật trên tivi. Gã dễ dàng giật phắt quả bóng và chạy theo đường khác giành thế thắng.

Song lần này, gã không dừng lại ở vành rổ. Gã dướn cao, chứng tỏ các cậu trai Montauk cũng cừ ra phết. Lúc gã ném quả bóng xuống, Artis, Mammy và Marwan đứng bên lề tức điên lên, còn Nikki Robinson thưởng cho gã một điệu nhảy uốn éo mà một cô gái mười bảy không nên tỏ ra biết cách thể hiện.

Nó thúc đẩy Michael Walker lao vào Rochie, Feif đẩy cậu ta bật trở lại, Dante xô Feif còn Feif đẩy Dante rất mạnh.

Mười giây sau, trên con đường mùa hè đẹp nhất, Feif và Dante quần thảo ở nửa sân.

Lúc này, lẽ ra cả hai bên phải nhảy xổ vào can ngăn, nhưng chẳng có bên nào làm. Tốp Kings Highway do dự vì cho rằng cậu thanh niên da trắng sẽ thắng và không muốn ngăn lại. Chúng tôi đứng và theo dõi vì trong hàng chục cuộc cãi lộn ở các quán rượu, chúng tôi chưa bao giờ thấy Feif thua.

Ngay trong lúc này, dù thấp hơn Dante ba chục centimét và kém hai chục ký, Feif vẫn giữ vững.

Nhưng giờ thì tôi thấy đã đủ. Đây là một việc nhảm nhí và tôi không muốn người nào bị thương.

Lúc tôi nhảy vào giữa họ, hứng những cú đánh sượt của cả hai vì tội phá đám, cả sân im phăng phắc.

Bỗng một tiếng hét chói tai, mọi người chạy tán loạn và Artis gào lên:

- Tom, nó có súng!

Tôi quay nhìn Dante, cậu ta đang giơ hai bàn tay không trước mặt. Lúc quay nhìn Feif, gã cũng đang làm y như thế.

Tôi là người cuối cùng trên sân nhìn thấy người có súng không phải là Dante hoặc Feif. Đó là Michael Walker, đồng hương của Dante. Trong lúc tôi lao vào can, chắc Michael đã chạy ra ôtô chộp lấy khẩu súng.

Tôi không nhìn thấy cậu ta hoặc khẩu súng cho đến lúc cậu ta dí nó vào bên đầu Feifer và một tiếng cách kinh tởm, ngón tay cái đã đặt lên cò.
 
Chương 8: Dante halleyville


Lúc Micheal chĩa súng vào bên đầu Feifer, không ai sửng sốt hơn tôi. Không người nào! Kể cả người bị súng chĩa vào đầu, mặc dù trông cậu ta cũng khá bàng hoàng. Cơn ác mộng tồi tệ nhất của tôi đang thành hiện thực. Đừng kéo cò, Michael. Đừng làm thế.

Tôi đã hứa với bà ngoại Marie của tôi rằng tôi đã qua mười sáu tháng thử thách và tôi sẽ thành hội viên NBA, điều duy nhất có thể ngăn tôi lại là một vụ lố lăng như thế này. Chính vì thế tôi không bao giờ đến những nơi lộn xộn hoặc những bữa tiệc tôi không quen biết một ai, vì bạn sẽ không bao giờ biết thằng ngu nào đấy có thể rút phắt súng ra, và chính lúc này chuyện ấy lại đến, mà chính là người bạn thân nhất của tôi, cậu ấy tưởng làm thế vì tôi.

Chẳng phải Michael và tôi chưa nói đến chuyện này. Michael muốn ủng hộ tôi, tuyệt lắm. Nhưng cậu ấy nên chặn giữa tôi và chuyện rắc rối, chứ đừng gây ra nó.

Ơn Chúa là có Dunleavy. Anh ấy không biết vậy, nhưng tôi đã quan sát anh ấy từ khi tôi khởi nghiệp. Trước tôi, anh ấy là cầu thủ duy nhất ở đây đạt nhiều thành tích. Tôi đã theo dõi Tom ở St. John và sau đó là một thời gian ngắn với những cầu thủ nhà nghề ở Minnesota. Tom chưa bao giờ là người lừng lẫy, nhưng nếu không bị thương, Tom Dunleavy sẽ làm nên ở Liên đoàn. Hãy tin tôi đi.

Việc Tom làm hôm nay còn cừ hơn chơi bóng rổ. Nó giống như bài thơ chúng tôi đọc ở trường, bạn có thể giữ được đầu óc tỉnh táo khi xung quanh bạn toàn một lũ khốn đang điên tiết.

Lúc Michael kề súng vào đầu cậu da trắng, tất cả chạy tán loạn. Nhưng Dunleavy vẫn ở lại trên sân và nói chuyện với Michael bình tĩnh hết mức.

Không hề là sự bình tĩnh giả vờ. Một sự bình tĩnh thực sự, như bất cứ việc gì phải đến sẽ đến.

Tôi không dám chắc từng lời nhưng đây là điều tôi nhớ được.

- Tôi có thể nói cậu là bạn của Dante, - Dunleavy nói. - Đấy là điều hiển nhiên. Nó hiển nhiên như thực tế rằng anh chàng này lẽ ra không bao giờ nên đấm Dante, đấm vào người sắp gia nhập NBA. Cậu ấy đánh Dante, có lẽ một mắt của Dante sẽ không bao giờ được như mắt kia và ước mơ thế là hết. Vì thế tôi chắc một phần Dante cũng muốn nhìn thấy cậu nện hắn nhừ tử ngay lúc này.

Nhưng vì cậu là bạn thân nhất của Dante, - Tom nói tiếp, - đây không phải là Dante muốn mà là điều cậu ấy cần. Đúng không? Chính vì thế dù cho Dante quát gọi cậu giết chết thằng du côn này đi, cậu sẽ không làm thế. Vì rốt cuộc nó chẳng giúp gì cho Dante hết. Nó sẽ làm hại cậu ấy.

- Đúng thế, - Michael nói, bàn tay cầm súng run run tuy cậu ta cố giấu. - Nhưng cái chuyện cứt đái này chưa xong đâu, thằng da trắng. Không phải bằng một phát tầm xa. Cái chuyện cứt đái này chưa xong đâu!

Không biết bằng cách nào Dunleavy làm như chính Michael quyết định hạ súng xuống. Cậu mở cho Michael một đường thoát nhưng không giống như thoái lui trước mặt mọi người.

Toàn bộ sự việc này vẫn rối tung và khi về đến nhà bà Marie, tôi căng thẳng đến mức nằm dài trên đi-văng ngủ lịm ba giờ liền.

Sau giấc ngủ ấy, với tôi chẳng còn gì như cũ nữa.
 
Chương 9: Kate costello


- Ô, Mary Catherine? Mary Catherine? Có ai ở đây nhìn thấy MC tuyệt diệu không? - Tôi gọi bằng giọng âu yếm nhất của người mẹ.

Không có trả lời, tôi nhảy khỏi chiếc đi-văng nhỏ, mềm mại và tìm trong sân sau nhà em gái tôi ở Montauk, với cử chỉ cường điệu và thân thể uốn éo của một nữ diễn viên ủy mị.

- Có thật là ở đây không ai nhìn thấy một cô bé xinh đẹp mắt to, mái tóc đỏ rực không? - Tôi thử lần nữa. - Lạ thật, tôi thề là mới nhìn thấy cô bé đó chưa đầy hai mươi giây trước. Cô bé mắt to, xanh biếc? Tóc đỏ rực?

Đứa cháu gái hai mươi tháng của tôi có thể im lặng lắng nghe mọi trò diễn kịch này. Nó sẵn sàng bỏ chỗ trốn trên mặt đất, phía sau Theresa em gái tôi và cậu em rể Hank đang nhấp từng ngụm margarita cùng những người hàng xóm.

Nó chạy qua bãi cỏ phía sau, tóc và đôi cánh tay gầy gò bay tung mọi hướng, mặt hớn hở quá mức. Rồi nó lao vào lòng tôi và cười hớn hở, cái cười sung sướng như truyền đạt rõ từng âm: “Cháu ở ngay đây, bác ngốc ạ! Bác nhìn này! Cháu không lạc đâu. Cháu không bao giờ lạc! Cháu chỉ trêu bác thôi!”.

Mười năm đầu sau khi tốt nghiệp đại học, hiếm khi tôi về nhà. Tôi cảm thấy Montauk quá nhỏ và chật hẹp, nhất là tôi không muốn chạm trán Tom Dunleavy. Hiện giờ tôi sống hai tuần không rời MC trên tay, và cái sân sau bé nhỏ vùng ngoại ô có quán chả nướng Weber, cầu trượt bằng nhựa màu xanh và cây đu trong góc trông ấm cúng hơn mọi khi.

Trong lúc MC và tôi nằm dài trên cỏ, Hank mang cho tôi một cốc vang trắng.

- Hãy hứa là khi nào chị cần nghỉ, cứ bảo bọn em nhé, - cậu ta nói.

- Thì đây là kỳ nghỉ của tôi mà, Hank.

Có nhiều việc diễn ra đến buồn cười. Theresa quen biết Hank từ hồi tiểu học, và mọi người trong gia đình kể cả tôi đều nghĩ Theresa đã ổn định. Nhưng nhìn họ thích thú bên nhau và cuộc sống của họ ở đây, ngắm bạn bè của họ ra, vào mảnh sân nhà họ rất tự nhiên, tôi bắt đầu nghĩ tôi mới đáng buồn cười.

Lẽ tất nhiên phần tốt đẹp nhất trong cuộc sống của họ là MC, và dù tin hay không, họ đã đặt tên cho con bé theo tên người thực sự được coi là thành công trong gia đình.

- Có ai nhìn thấy Mary Catherine chưa? Có ai ở đây gặp con bé lang thang cơ nhỡ, lôi thôi lếch thếch ấy chưa? Chưa à? Thế thì lạ thật. Thậm chí còn kỳ quái nữa kia, vì tôi thề tôi vừa nhìn thấy nó một phút trước ở ngay dưới cái bàn này. Cô bé xinh đẹp tóc đỏ ấy mà? Mắt to xanh biếc? Mary Catherine ơi! Mary Catherine!

Thật yên bình và dễ chịu, dù chỉ là trong chốc lát.
 
Chương 10: Tom


Sau một loạt sự kiện là một đêm trên đi-văng với Wingo, thật ngon lành. Tôi tới bar Marjorie, không chỉ vì đây là quán bar ưa thích của tôi ở đây mà là nơi tôi thích hơn bất kỳ nơi đâu. Hamptons có hàng trăm hắc điếm cực kỳ ghê tởm, mua vui cho những người đi nghỉ cuối tuần, nhưng tôi thà chơi bingo ở Elks Club còn hơn là đặt chân vào phần lớn những nơi đó.

Marjorie hiển nhiên là thiên vị dân hàng phố, nhưng chủ nhân, Marjorie Seger đón mừng bất cứ người nào không đần độn, bất chấp họ có thể bị nhận xét xấu trên hồ sơ, vì thế quán không có không khí chống đối gay gắt của một nơi thành thị thâm căn cố đế như ở Wolfie.

Thêm nữa, ở Wolfie tôi chưa bao giờ hết phiền toái nếu tôi gọi martini Grey Goose, mà đó mới là thứ tôi muốn và cần, còn ở Marjorie tôi gọi một cốc rồi lấy một cái ghế đặt bên ngoài bar, trên bến tàu.

Mắt Marjorie sáng ngời, và trong lúc cô đặt cốc lên đá và rửa bình trộn, tôi lắng nghe tiếng các sợi thừng rên rỉ, tiếng sóng vỗ vào vỏ các tàu đánh cá lớn neo cách đó ba mét.

Khá dễ chịu.

Tôi đang mong gặp một hoặc nhiều các ông bạn cầu thủ bóng rổ ở đây, nhưng chẳng thấy ai. Tôi đành hài lòng với Billy Belnap, học cùng môn lịch sử và Anh ngữ với tôi ở East Hamptons High. Trong suốt mười lăm năm, cậu ta là một trong những người giỏi nhất ở East Hampton.

Belnap vận đồng phục và đang phiên trực, cậu ngồi trên ghế cạnh tôi vừa hút thuốc lá vừa uống từng ngụm Coke. Có nghĩa là cậu uống rum pha Coke, hoặc Jack pha Coke, không mấy khi uống Coke nguyên.

Đó là điều khác giữa cậu và Marjorie lúc này đang chăm chú pha cocktail cho tôi. Lúc cô đặt cái cốc để lạnh và rót thứ đồ uống trong mờ, tôi ngừng nói chuyện với Billy và im lặng thán phục, cho đến lúc giọt chất lỏng cuối cùng lên tận vành cốc, giống như nước ở một trong vô vàn bể bơi 200.000 đôla.

- Hy vọng cô biết là tôi rất phục cô, - tôi nói và cúi xuống thận trọng nhấp ngụm đầu tiên.

- Giữ lấy sự yêu mến của anh, Dunleavy ạ, - Marjorie nói. - Chỉ hơn thế này vài giọt, anh sẽ quất vào mông tôi ngay thôi.

Lúc Grey Goose đã ngấm, tôi nghĩ có nên kể với Billy về những sự kiện chiều nay hay không. Phần lớn dân hàng phố chúng tôi không mấy mặn mà với những chuyện lặt vặt kiểu ấy.

Vì thế cố giữ cân bằng giữa khiêm tốn và hài hước, tôi kể chuyện. Lúc đến đoạn Michael kề súng vào đầu Feif, tôi nói:

- Tớ nghĩ chắc tớ sắp phải cọ rửa máu trên cái sân triệu đô của Wilson mất.

Belnap không cười.

- Ông Wilson có đấy không? - Cậu ta hỏi.

- Không. Nghe nói ông ấy ngại đặt chân đến đó.

- Tớ tin thế.

Say chuyện, tôi đang thuật lại câu đe dọa cuối cùng, đầy sĩ diện của Walker thì có tiếng kin kít của chiếc radio thu phát hai chiều đặt cạnh cốc của Belnap mới vơi một nửa. Cậu nhấc chiếc radio và lắng nghe.

- Có ba cái xác ở East Hampton, - Belnap nói và uống một hơi hết cốc. - Cậu có muốn đến đấy không?
 
Chương 11: Tom


- Ba nam, ngoài hai mươi tuổi, - Belnap nói trong lúc lái xe. - Một người chạy bộ vừa gọi đến.

Tôi muốn hỏi ở đâu, nhưng đường xấu làm Belnap phải nhìn chăm chú qua kính và cái xe rít lên ở mỗi chỗ rẽ làm tôi không thể hỏi câu nào.

Ắt là tôi đã sống một cuộc đời được che chở, vì đây là lần đầu tiên tôi ngồi trên xe tuần tra của cảnh sát. Mặc dù đèn loang loáng và tiếng còi hú điên rồ, hình như trong xe rất yên tĩnh. Không phải là tôi cảm thấy sự yên tĩnh. Mà là mọi thứ. Ba xác chết ở East Hampton? Chắc là đụng xe, một vụ chưa từng có.

Những con đường tỏa ra từ đây đều nhiều cây và lộng gió, những chùm tia sáng mạnh trên chiếc xe tuần tiễu của Belnap chỉ vừa đủ sứt mẻ bóng tối. Lúc chúng tôi đến cuối Quonset và lao vào ánh đèn sáng choang trên đường 27, có cảm giác như từ đáy hồ sâu thẳm, lạnh giá ngoi lên trên mặt nước.

Đi thêm một phần tư dặm nữa, ngay trước bãi biển, chúng tôi chật vật hãm phanh và lại rơi vào bóng tối mịt mùng. Mất một giây, mắt tôi mới đủ quen để thấy chúng tôi đang trên đường Beach.

Trong bóng tối, những ngôi nhà to lớn mà vụng về trông đầy đe dọa. Lúc này chúng tôi thực sự bay qua sân gôn với tốc độ tám mươi nhăm dặm.

Thêm một phần tư dặm nữa, Belnap phanh gấp làm tôi nhao về trước rồi bất thình lình, cậu ta ngoặt vào giữa hai cái cổng cao trắng muốt - những cái cổng trắng của T. Smitty Wilson.

- Đây rồi, - Billy nói và chăm chú nhìn thẳng về phía trước. - Trở lại hiện trường các người hùng của cậu đây!

Đường dành cho xe vắng vẻ, không một chiếc xe nào đỗ cạnh sân là điều tôi chưa từng thấy trong nhiều tháng nay. Ngay cả khi trời đang mưa như trút, vẫn có một đám nhậu nhẹt trong các ôtô của họ. Nhưng trong đêm thứ Bảy, cuối tuần Ngày Lao động, nơi này vắng như trước đêm Giáng Sinh.

- Tệ quá, Tom ạ, - Belnap nói, cố tình nói nhẹ đi. - Chẳng kẻ nào lại đến tận đây mà giết người. Chắc không phải là ngẫu nhiên.
 
Chương 12: Tom


Chuyện này thật kỳ quái và rùng mình sởn gáy.

Khắp sân vắng lặng quá đáng dù ánh sáng tràn ngập. Dành cho các cuộc chơi ban đêm, tám ngọn đèn halogen cao áp gắn trên các cột đèn cao, thanh lịch, trắng như bạc. Người ta dùng chính loại đèn này trong các thiết bị điện ảnh, và đêm nay chúng chiếu sáng lòa.

Một xe cảnh sát tuần tra và cấp cứu xua chúng tôi ra khỏi đây.

Belnap bảo tôi ở lại cạnh xe lúc cậu len xuống chỗ hai xe cấp cứu đang lùi sâu vào cồn cát.

Tôi nghe thấy tiếng còi hú không ngừng trên mui xe của Belnap, rồi một đoàn xe cảnh sát từ hai phía vội vã chạy tới đường Beach.

Nhiều cặp đèn pha cùng chiếu vào cái cổng cao ở chân đồi và ngoằn ngoèo chạy tới chỗ tôi.

Năm phút sau, có thêm ít nhất một tá xe tuần tiễu và ba xe cấp cứu. Trong dòng xe đáng ngại đó có hai thanh tra đi chiếc Crown Vics đen. Cộng thêm các đơn vị K-9 và Pháp y trong các xe tải chuyên dụng.

Lúc các xe cảnh sát đỗ và còi ngừng hú, tôi lại nghe thấy tiếng sóng biển. Toàn bộ cảnh xôn xao này thật kỳ lạ và phi tự nhiên như cảnh thức canh một đứa trẻ nhỏ.

Năm phút sau nữa, tôi vẫn ở lại cạnh xe, là người ở đó nhưng không thuộc đám đông đang vây quanh hiện trường, và chỉ nhìn vào những tấm lưng, những tư thế, tôi có thể nói rằng vụ này nghiêm trọng hơn thứ cảnh sát quen nhìn và tôi cảm thấy nguy hiểm. Vài năm trước, một triệu phú bị giết trên giường cách đây trong vòng một dặm, nhưng lần đó khác hẳn. Những cái xác này không phải người đi nghỉ hè.

Căn cứ vào cách cảnh sát hoạt động, những cái xác này là ba người của họ, có khi là cảnh sát cũng nên.

Lúc các nhân viên cứu hỏa tình nguyện xuất hiện, tôi hình dung mình ở lại thế là đủ. Hơn nữa, tôi không hẳn là người lạ ở đây. Ai cũng biết Tom Dunleavy, dù xấu hay tốt.

Nhưng đi được nửa đường đến chỗ xe cấp cứu, Mickey Harrison, một trung úy chơi bóng rổ với tôi ở trường trung học, nhảy tới và chặn mạnh hai bàn tay lên ngực tôi.

- Tommy, lúc này cậu đừng đến gần hơn. Hãy tin tôi.

Nhưng đã quá muộn. Lúc anh ngăn tôi, vòng tròn vỡ tung và tôi thoáng thấy nhiều cảnh sát chạy hối hả khắp nơi.

Nơi đây trời quá tối, và ban đầu những dáng người trông rất vô lý. Họ quá cao hoặc quá thấp, không liên quan gì đến những đường nét quen thuộc của con người.

Tôi liếc nhìn những cái bóng, tâm trí vẫn không thể nghĩ gì đến những hình ảnh. Lúc đó một cảnh sát trong đội Pháp chứng lom khom vọt tới, máy ảnh của anh ta chớp sáng lóe.

Chớp sáng lóe lên lần thứ hai vào chính giữa hiện trường, và trước khi nó tối dần, tôi nhìn thấy vòng tóc chuội trắng của Feifer.

- Ôi, lạy Chúa tôi, - tôi nói và Mickey Harrison nắm lấy khuỷu tay tôi.

Lúc đó, gần như ngay lập tức, lại một cú sốc nữa. Những cái xác không nằm cạnh nhau. Chúng chồng chất cái nọ lên cái kiathành một đống. Feif nằm ngửa ở giữa. Robert Walco nằm trên cùng, mặt úp sấp, còn Rochie nằm nghiêng, dưới cùng.

Có tiếng nói cắt ngang nhiều tiếng khác, có lẽ của Billy Belnap, nhưng theo cách cảm nhận đột ngột, tôi không thể nói chắc.

- Cậu có nghĩ là Dante và những người bạn da đen của cậu ta làm việc này không?

Tôi không nghe rõ câu trả lời vì tôi đã quỳ sụp xuống và nôn thốc nôn tháo vào cát ẩm.
 
Chương 13: Kate


- Chào cô bạn, khỏe không?

Tôi nghe thấy lúc đến hiện trường đầy ác mộng, hiện trường giết người trên cái bãi biển mà tôi vẫn phần nào coi là của riêng vì hồi còn nhỏ, tôi đã lang thang ở đây suốt.

- Không khỏe lắm. Còn anh? - Tôi nói, tuy không biết chắc đang nói với ai hoặc vì sao lại trả lời câu hỏi ngu ngốc của anh chàng này.

Một giờ sau khi một nhân viên cứu hỏa tình nguyện ở Montauk nghe thấy tiếng kêu cứu trên màn hình của cảnh sát, đã có ít nhất hai trăm người dân địa phương nghiền nát bãi biển bên dưới cơ ngơi của Wilson, và tôi là một trong những người đó. Hơn chục năm nay tôi không sống ở đây, nhưng tôi vẫn được coi là một người hàng phố Montauk, vì tôi cũng băn khoăn và lo lắng y như những người hàng xóm cũ của tôi vậy.

Phía trên chỗ tôi đứng, có ba xe cấp cứu đỗ trong các cồn cát, toàn đội Cảnh sát East Hamptons vây quanh.

Khoảng hơn mười phút sau, nhiều tin đồn lan xuống đồi, khẳng định, hiệu chỉnh hoặc thay thế tên người chết. Các bậc cha mẹ réo gọi con, và vui mừng khi chúng trả lời, hoảng hốt khi không có. Tôi nghĩ đến Mary Catherine tóc đỏ sớm nay nhanh nhẹn chạy qua bãi cỏ và các bậc cha mẹ dễ nguy hiểm biết chừng nào khi sinh đứa con thứ hai.

Từ nhiều giờ nay, chúng tôi đã biết cả ba nạn nhân đều là nam thanh niên, nhưng cảnh sát giữ kín tên tuổi cho đến khi thông báo cho các gia đình.

Song dân chúng trên bãi biển quen biết quá nhiều cảnh sát ở bên trong sợi dây vây quanh hiện trường, và khi một người nào đó nhận một cú gọi của người anh rể ở trên đồi, chúng tôi được biết những người chết là Walco, Rochie và Feifer. Tin này ném thẳng vào chúng tôi như một quả thủ pháo.

Mùa hè, có khi tới mười ngàn người đến ở Montauk, nhưng số người ở đây quanh năm chỉ khoảng một phần mười, và những lúc như thế này, chúng tôi giống như một gia đình lớn. Đây là một trong những lý do khiến tôi ra đi và là một trong những điều tôi thấy nhớ nhất. Ở nơi đây, người sống ngay nhà bên không phải là người lạ dửng dưng, mà là hàng xóm chân thành, thực sự quan tâm đến cuộc sống của bạn và cảm thông với thắng lợi cũng như thảm kịch của bạn; vì thế, mọi người nức nở, kêu gào và cố an ủi lẫn nhau.

Ba cậu trai bị chết này đều trẻ hơn tôi mười tuổi, và gần đây tôi không sống ở nơi này nhiều, tôi chỉ biết bạn gái của Walco đang có thai và mẹ Rochie bị ung thư dạ dày. Ơn Chúa, trước đây đã lâu Feifer là đứa trẻ quá hiếu động và tôi đã từng phải trông hộ. Tôi nhớ lại Feifer không chịu đi ngủ nếu thiếu bát bỏng ngô.

Nỗi thương tiếc biến thành phẫn nộ khi các chi tiết từ từ lan xuống đồi. Cả ba đều bị bắn thẳng vào giữa mắt. Trên cổ tay cả ba đều có vết dây chão đốt. Lúc các xác chết được tìm thấy, chúng chồng chất lên nhau như rác trong bãi đổ của thành phố. Chúng tôi biết các chàng trai này đủ để hiểu họ chẳng phải là thiên thần. Chúng tôi cũng biết họ không phải là tội phạm. Vậy chuyện quái quỷ gì đã diễn ra ở đây tối nay?

Tôi đi khỏi dãy các ngôi nhà mười triệu đô trên bãi biển và trở lại chỗ xe cứu thương. Trong số hàng chục cảnh sát đang quần nát quanh họ, có một tốp dân địa phương vì lý do này khác, tự cho phép mình đến gần hiện trường.

Lúc quan sát, tôi thấy một trong những người này, một người đàn ông to lớn, chắc nịch quàng cánh tay lên vai một người đàn ông khác cao và gầy hơn nhiều bên cạnh. Khốn kiếp, tôi thầm nhủ.

Lưng họ quay về phía tôi, nhưng tôi biết người to con hơn là Jeff Dunleavy, còn người kia là Tom, em trai anh ta, và lúc này tôi cảm thấy nỗi đau mới mẻ đến choáng váng, tôi xấu hổ mà nói rằng chẳng làm gì được với vụ giết một lúc ba cậu trai Montauk dễ thương này.
 
Chương 14: Tom


Chắc chắn rằng tốp cảnh sát East Hamptons hiện tại chưa bao giờ phải giải quyết một hiện trường gây án kinh hoàng, gần như quá ư bẩn thỉu như thế này. Thực ra có quá nhiều cảnh sát, quá nhiều xác chết và quá nhiều xúc động, tất cả đều quá gần mặt biển.

Cuối cùng, Van Burren, thanh tra trẻ nhất đội đóng cọc vây quanh những cái xác mười mét vuông và tắt bớt đèn trên sân để các nhân viên Pháp chứng có thể rắc bụi lấy dấu vân tay và nạo vét tìm ADN.

Tôi không muốn quấy rầy Van Burren, nên đến gần Cảnh sát trưởng Bobby Flaherty mà tôi quen từ lâu.

- Đã báo cho gia đình Feif chưa? - Tôi hỏi.

- Tôi định cử Rust, - ông nói và gật đầu về phía một cảnh sát trẻ măng, trông xám ngoét y như tôi bốn chục phút trước.

- Để tôi làm việc đó cho, Bobby. Được không? Họ nên nghe tin ấy từ người quen.

- Sẽ không có trợ giúp đâu, Tom.

- Tôi chỉ cần xe về bến cảng thôi. Tôi để xe ở đấy.

Nhà Feifer sống cạnh trường tiểu học, trong một phố cụt yên tĩnh ở ngoại vi Montauk từ năm ngoái. Đây là nơi trẻ con có thể chơi bóng chày ngoài phố mà không sợ bị xe chẹt, là nơi mà các gia đình như Feif chọn để nuôi dạy con cái một cách cẩn thận vì họ tưởng sẽ không phải lo xảy ra chuyện tồi tệ như thế này.

Lúc đó đã muộn, song đèn trong nhà vẫn sáng và tôi rón rén, lặng lẽ như một tên trộm đến gần cửa sổ lớn.

Vic, Alisson Feifer và cô con gái Lisa lên mười cùng ngồi trên chiếc đi văng rộng, thoải mái, màn hình tivi chiếu sáng mặt họ. Cái túi Montauk Video treo trên ghế gần đó, có lẽ họ đang xem một bộ phim hấp dẫn với cánh nữ vì cằm ông già Feifer tựa lên ngực, còn Ali và Lisa ngây người, không rời mắt khỏi màn hình, ngay cả lúc thò tay vào bát bỏng ngô đặt giữa hai mẹ con.

Tôi biết việc này không đơn giản, nhất là thấy gia đình họ vui vẻ, mãn nguyện đến thế.

Tôi hít một hơi thật sâu; rồi bấm chuông. Tôi quan sát Lisa nhảy phắt khỏi đivăng, cô bé mặc áo len chui đầu, đi dép lê trong nhà màu trắng.

Lisa giật mạnh cửa, nóng lòng trở lại với bộ phim. Cô bé dẫn tôi vào nhà, không để tâm đến sự bất thường của cuộc đến thăm muộn màng như thế này.

Nhưng lúc đứng trước họ, tôi ngoảnh mặt đi. Allison với cánh tay tôi, còn ông già Feifer vừa tỉnh giấc lúc tôi bấm chuông, đôi chân đi tất quờ quạng.

- Chuyện về Eric, - tôi nói, cố nặn ra từng lời. - Tôi rất tiếc. Người ta tìm thấy xác cậu ấy tối nay, cùng với Rochie và Walco tại cơ ngơi của Wilson trên đường Beach. Cậu ấy bị giết. Tôi rất tiếc phải báo với ông bà tin này.

Chỉ là lời nói thôi, nhưng khác nào những viên đạn. Trước khi chúng thoát khỏi miệng tôi, mặt Allison đã vỡ thành nhiều mảnh, và lúc bà nhìn chồng, nom cả hai tuyệt vọng đến mức họ chỉ muốn lấy lại vẻ bề ngoài của họ năm phút trước.
 
Chương 15: Tom


Nếu có ai hỏi tôi ở lại nhà Feifer bao lâu, tôi sẽ nói dứt khoát là gần một giờ. Còn theo đồng hồ ở bếp nhà tôi, chắc chắn chưa đầy mười phút.

Lẳng lặng, tôi rút một chai whiskey trên giá và mang ra sau nhà, nơi ông bạn Wingo của tôi đang đợi. Wingo biết ngay tôi đang rối trí. Thay vì chờ tôi dẫn đi dạo, nó dụi mõm vào lòng tôi và tôi cưng nựng nó như chẳng có ngày mai. Với ba người bạn của tôi, chẳng còn ngày mai nữa.

Tôi cầm chiếc điện thoại trong tay, nhưng tôi không thể nhớ ra vì sao lại có. À, phải rồi, Holly. Cô là người tôi đưa đi chơi suốt mấy tuần qua. Chẳng có việc gì quan trọng.

Đáng tiếc, tôi không muốn gọi cho cô. Tôi chỉ muốn gọi cho cô theo kiểu giả vờ cô là bạn gái của tôi, dẫu cả hai chúng tôi đều biết chỉ là giết thời gian.

Wingo là một con cún chứ không phải bạn trai. Cô bạn gái của tôi cũng không phải là bạn gái thật. Nhưng whiskey là thật, tôi rót nửa cốc và uống. Ơn Chúa là cái thằng cha bác sĩ Jameson vẫn hay gọi điện về nhà.

Tôi cảm thấy nếu khóc được sẽ hay hơn, nhưng tôi đã không khóc từ năm lên mười, khi cha tôi mất. Tôi uống một ngụm lớn rồi ngụm nữa, rồi thay vì nghĩ đến sự việc khủng khiếp vừa xảy ra hôm nay, tôi nghĩ đến Kate Costello. Chúng tôi chia tay đã mười năm nay, và lúc nào tôi cũng nghĩ đến Kate, nhất là khi có việc quan trọng dù hay hoặc dở. Ngoài ra, tối nay tôi đã nhìn thấy cô trên đường Beach. Kate vẫn xinh đẹp như mọi khi, và ngay trong hoàn cảnh như vậy trông cô vẫn kiều diễm đến choáng váng.

Lúc tôi bắt đầu ân hận sao lại đối xử tệ đến thế với Kate, tôi chỉ còn biết nhấp thêm vài ngụm trước khi xem lại Khoảnh khắc ấy. Ngày 11 tháng Hai, 1995, Boston Garden. Mới chơi hơn một phút và T-wolves đã mất hai mươi ba điểm. Phần cuộc đấu ngớ ngẩn đến mức bị gọi là “thời gian vô nghĩa”. Tôi ngã vào mắt cá chân một người cùng đội, đầu gối trái của tôi vỡ, và sự nghiệp nhà nghề của tôi chấm dứt trước khi tôi ngã xuống sàn gỗ.

Sự việc giữa tôi và bác sĩ Jameson là thế. Tôi nghĩ đến việc mất Kate Costello trước. Sau đó tôi nghĩ về trận bóng rổ bị thua.

Bạn thấy đấy, ban đầu tôi chẳng có gì. Thế cũng hay vì lúc khởi đầu chẳng ai có gì hết. Rồi tôi tìm được môn bóng rổ và qua đó, tôi tìm ra Kate Costello. Giờ Kate sẽ phủ nhận điều đó. Đàn bà thường làm thế. Nhưng anh và tôi, bác sĩ ạ, chúng ta không phải trẻ con. Cả hai chúng ta thừa biết rằng tôi chưa bao giờ đến gần Kate Costello trong vòng ba mét mà không có quả bóng. Ý tôi là, nhìn cô ấy xem!

Rồi tôi mất Kate. Sau đó tôi mất môn bóng rổ. Là lá la. Lá là la.

Suốt mười năm nay, tôi tự hỏi mình câu này: Nếu không còn môn bóng rổ, cô ấy ủng hộ tôi thế quái nào kia chứ?

Bác sĩ, anh vẫn còn đó chứ?
 
Chương 16: Kate


Cho đến buổi sáng vô cùng khủng khiếp, tồi tệ đầu tháng Chín này, tôi mới dự duy nhất đám ma một thanh niên là Wendell Taylor. Wendell là một con gấu to lớn, đáng yêu, hát giọng trầm trong Save the whales, một ban nhạc địa phương khá hay và bắt đầu chuyến lưu diễn vòng quanh New England.

Hai lễ Tạ ơn trước, Wendell lái xe từ một chương trình từ thiện ở Providence về nhà. Lúc anh ngủ gật trên tay lái, chỉ cách giường mình có sáu dặm, anh đâm vào cột điện thoại, đồ vật bất động duy nhất trong vòng hai trăm mét ở hướng đối diện. EMS[12] mất chín mươi phút mới đưa được anh ra khỏi xe.

Wendell là một chàng trai tử tế, thực sự sống bằng âm nhạc và cái chết của anh đã gây nên nỗi buồn khôn tả. Không hiểu vì sao, tang lễ của anh đầy ắp những món quà ngộ nghĩnh và đẫm nước mắt của bạn bè từ hồi ở nhà trẻ, làm mọi người cảm thấy khuây khỏa hơn.

Đám tang của Rochie, Feifer và Walco trong ngôi nhà thờ đá ở mạn đông thành phố không làm ai dễ chịu dù chỉ tí chút.

Thay vì những giọt nước mắt cảm động là cơn thịnh nộ cao độ, phần lớn nhằm vào sự vắng mặt lộ liễu của chủ nhân ngôi nhà, nơi xảy ra các vụ giết người. Với nhiều người chen chúc trong nhà thờ sáng thứ Bảy đó, Walco, Feif và Rochie chết vì sự phù phiếm của ngôi sao điện ảnh.

Tôi hiểu chuyện này không đơn giản như thế. Tôi được biết rằng suốt mùa hè, Feif, Walco và Rochie lang thang ở sân thưởng ngoạn phong cảnh như bao người khác. Sao không nghĩ rằng nó đã thể hiện lòng tốt của Smitty Wilson và tỏ lòng kính trọng ông ấy?

Sáng hôm nay có một khoảnh khắc gay gắt. Trước khi buổi lễ bắt đầu, em trai Walco phát hiện ra có một người chụp ảnh ở bên kia đường. hóa ra tờ Daily News còn chỉ trích ông Wilson cay độc hơn chúng tôi. Họ thấy đây là cơ hội bêu xấu ông ta, bèn cử một phóng viên đến, mang theo ống kính chụp từ xa.

Em trai Walco và bạn bè cậu ta đã phá cái máy ảnh khá tàn tệ, và sự việc còn tệ hơn nếu cảnh sát không có ở đấy.

Sau này tôi mới nghĩ ra rằng cảnh tượng đó, thứ bạo lực luân phiên đó đối với một số người có thể là điềm gở.
 
Chương 17: Kate


Trong ngày tang lễ, sự việc chỉ mỗi lúc một xấu hơn.

Mình không còn thuộc về nơi này nữa, tôi tự nhủ và muốn chạy khỏi ngôi nhà của Walco, nhưng không đủ can đảm.

Dòng lân bang hàng xóm đợi chia buồn với Mary và Richard Walco bắt đầu vào phòng ăn, đi ngoằn ngoèo theo bức tường của ba phòng khách rồi qua cửa trước và xuống hành lang phòng ngủ. Nắm chặt bàn tay bé nhỏ của Mary Catherine, tôi lách qua đám đông phiền muộn như thể tấm thảm bị gài đầy mìn và đi đến cuối hàng chia buồn.

Suốt buổi sáng tôi cứ bám riết đứa cháu gái như cái phao cứu sinh.

Nhưng con bé, ơn Trời chưa hay biết gì về nỗi đau của con người, không chịu như vậy và dứt ra, chạy lung tung khắp phòng một cách vô tình. Cuối cùng, nó vồ lấy mẹ.

Tôi dựa vào bức tường dán giấy màu vàng tuyền đợi đến lượt, cố biến mình thành vô hình. Nhiều năm nay tôi vẫn chưa làm chủ được kỹ năng này. Một cái gõ nhẹ đáng ngại lên vai tôi.

Tôi quay lại. Đó là Tom.

Vừa nhìn thấy anh, tôi hiểu ngay anh chính là quả mìn dưới đất mà tôi mong Mary Catherine che chắn cho tôi khỏi vướng phải.

Tôi chưa kịp thốt ra lời, anh đã ôm tôi, một cái ôm ngập ngừng mà tôi không đáp lại.

- Kinh khủng quá, Kate, - anh lẩm bẩm. Trông anh cũng khủng khiếp không kém, như thể chưa ngủ suốt mười ngày nay.

Tôi cố nói “Kinh khủng”. Không gì hơn thế. Tom không xứng đáng hơn. Mười năm trước anh đã làm tim tôi tan nát, bay theo chiều gió song dường như anh không quan tâm gì nhiều lắm. Nghe đồn anh chỉ lăng nhăng với tôi và hay đàn đúm. Tôi không tin vào lời đồn đại. Nhưng rốt cuộc, chắc là tôi đã tin.

- May quá gặp em, Kate.

- Xin anh miễn cho, Tom.

Tôi nhìn thấy vẻ đau đớn trên mặt anh và giờ đây tôi thấy khó chịu. Lạy Đức Mẹ Maria! Tôi làm sao thế này? Sau năm năm bên nhau, anh chia tay tôi QUA ĐIỆN THOẠI, và bây giờ chính tôi cảm thấy bứt rứt.

Toàn bộ câu chuyện khiến lòng tôi quặn thắt, tôi những muốn chạy ra phố và gào thét như một người điên.

Nhưng đương nhiên tôi không làm thế. Không ổn với cô gái Kate Costello đoan trang. Tôi đứng đó, nụ cười đần độn dính chặt trên mặt, dường như chúng tôi đang bình luận những lời vô thưởng vô phạt, rồi cuối cùng, Tom quay đi.

Tôi hít một hơi thật sâu, nghiêm khắc tự nhắc mình phải chiến thắng bản thân và đợi đến lượt chia buồn với Mary Walco đang ngàn lần bất hạnh hơn mình.

Có một điều lạ lùng và bối rối: lúc đứng đợi trong hàng người để gặp Mary, tôi hầu như nghe thấy câu này đến chục lần - Một kẻ nào đó đã đưa các cậu trai đến nông nỗi này.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top