Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

Dịch Full Đại Chiến Hacker

Dịch Full Đại Chiến Hacker
Chương 20


Cả ba người đàn ông đều không có ở đó nên tôi bỏ đi. Đầu tôi đau buốt đến nỗi tôi nghĩ chắc hẳn mình đang bị chảy máu mất rồi, nhưng hai bàn tay tôi lại khô khốc. Mắt cá chân bị trẹo đã đông cứng khi còn trong xe tải nên tôi chạy như một con rối bị hỏng và chỉ dừng lại một lần để hủy lệnh xóa ảnh trong điện thoại của Masha. Tôi tắt sóng radio của nó - vừa để tiết kiệm pin vừa để không ai dò được mình - và đặt chế độ "ngủ" đến hai tiếng đồng hồ, thời gian cài đặt dài nhất. Tôi cố gắng đặt chế độ không cần sử dụng đến mật khẩu để mở nhưng chính điều này cũng cần một mật khẩu. Tôi sẽ phải chạm vào bàn phím ít nhất hai tiếng một lần cho đến khi tôi tìm ra cách lấy ảnh khỏi điện thoại. Đến lúc đó, tôi sẽ cần một cục sạc.

Tôi không có kế hoạch nào cả. Tôi cần một kế hoạch. Tôi cần ngồi xuống, lên mạng - để định hướng xem phải làm gì tiếp theo. Tôi phát ốm với việc để mọi người lên kế hoạch giùm rồi. Tôi không muốn hành động vì những việc Masha đã làm, hay vì DHS, hay vì bố tôi. Hay vì Ange? Có lẽ tôi sẽ hành động vì Ange. Thực ra, điều này cũng tốt thôi.

Tôi đi xuống đồi, rẽ vào các con hẻm khi có thể, hòa mình vào đám đông ở Tenderloin. Tôi không có điểm đến nào cụ thể. Cứ cách vài phút, tôi lại đút tay vào túi và bấm một trong những cái phím trên điện thoại của Masha để không cho nó ngủ hẳn. Việc làm này khiến áo khoác của tôi phồng lên khác thường.

Tôi dừng lại và dựa lưng vào tường. Mắt cá chân tôi đau đớn. Tôi đang ở đâu đây?

O'Farrell, phố Hyde. Trước một "Tiệm mát xa Châu Á" trá hình. Đôi chân phản bội đã đưa tôi quay lại đúng điểm khởi đầu - quay lại đúng nơi chụp bức ảnh trong điện thoại của Masha, chỉ vài giây trước khi Cầu Vịnh bị đánh sập, trước khi cuộc đời tôi thay đổi vĩnh viễn.

Tôi muốn được ngồi xuống vỉa hè và khóc, nhưng việc này chẳng giải quyết được những vấn đề của tôi. Tôi phải gọi cho Barbara Stratford, kể cho cô ấy chuyện gì đã xảy ra. Cho cô ấy xem bức ảnh của Darryl.

Tôi đang nghĩ gì thế này? Tôi phải cho cô ấy xem đoạn băng mà Masha đã gửi cho tôi - đoạn băng mà trong đó Chánh văn phòng của Tổng thống đang cười hả hê trước những vụ tấn công ở San Francisco và thừa nhận rằng ông ta biết các vụ tấn công tiếp theo sẽ diễn ra khi nào, ở đâu và rằng ông ta sẽ không ngăn chặn chúng vì chúng sẽ giúp vị tổng thống của ông ta tái đắc cử.

Rồi tôi vạch ra một kế hoạch: liên lạc với Barbara, đưa cho cô ấy tài liệu và để chúng được in ra. VampMob chắc chắn đã làm cho mọi người hoảng sợ và làm cho họ nghĩ rằng chúng tôi thật sự là một hội khủng bố. Tất nhiên, khi tôi lên kế hoạch cho vụ đó, tôi chỉ nghĩ nó sẽ là một cách tốt để khiến họ bị phân tán, chứ ai mà nghĩ đến việc nó sẽ như thế nào trong mắt một ông già nhà quê nào đó ở Nebraska.

Tôi sẽ gọi Barbara, và tôi sẽ làm điều này một cách khôn ngoan, từ trạm điện thoại trả tiền trước, trùm mũ áo khoác lên để hệ thống camera theo dõi không thể chụp được ảnh tôi. Tôi lấy trong túi áo một đồng 25 cent và lấy gấu áo lau sạch dấu vân tay trên đồng tiền.

Tôi đi xuống dốc, xuống mãi, đến tận ga BART và những bốt điện thoại công cộng ở đó. Tôi đi đến trạm dừng của xe chở hàng thì thấy bìa của tờ Bay Guardian số mới nhất được xếp thành chồng cao bên cạnh một người đàn ông da đen vô gia cư, ông ta cười với tôi. "Cứ đọc bìa đi, miễn phí mà... nhưng sẽ tốn 50 cent để xem bên trong đấy."

Tiêu đề của bài báo được in ở cỡ chữ to nhất mà tôi từng thấy kể từ sau sự kiện ngày Mười một tháng Chín:

BÊN TRONG GITMO-BÊN-BỜ-VỊNH

Bên dưới là một dòng chữ hơi nhỏ hơn một tẹo:

"DHS đã giam giữ con em và bạn bè của chúng ta trong những nhà tù bí mật ngay trước mắt chúng ta như thế nào?"

"Tác giả: Barbara Stratford, Trân trọng gửi tới độc giả của Bay Guardian."

Người bán báo lắc đầu. "Cậu có thể tin được không?" ông nói. "Ngay tại San Francisco này. Chúa ơi, chính quyền chó má."

Về lý thuyết mà nói, tờ Guardian là báo miễn phí nhưng có vẻ như người đàn ông này đã gom toàn bộ báo ở quanh đây. Tôi có một đồng 25 cent trong tay. Tôi bỏ nó vào trong cái cốc của ông ta và tìm thêm một đồng 25 cent khác. Lần này tôi không thèm lau sạch dấu vân tay trên đồng xu nữa.

"Người ta bảo với chúng ta rằng thế giới đã thay đổi mãi mãi khi Cầu Vịnh bị những phe phái giấu tên đánh sập. Hàng nghìn bạn bè và hàng xóm của chúng ta đã chết trong ngày đó. Gần như không ai trong số họ được tìm thấy; thân thể họ được cho là đang an nghỉ ở cảng thành phố."

"Nhưng có một câu chuyện rất lạ mà một người thanh niên đã bị lực lượng DHS bắt giữ chỉ vài phút sau vụ nổ, kể lại cho phóng viên, nó cho thấy khả năng chính chính quyền của chúng ta đã giam giữ bất hợp pháp rất nhiều người được cho là đã chết trên đảo Kho Báu, nơi đã được sơ tán và tuyên bố là không thuộc địa phận của dân thường không lâu sau vụ nổ bom..."

Tôi ngồi xuống ghế - đúng chiếc ghế đó, tôi chú ý đến nó với cảm giác sởn tóc gáy, đó là nơi chúng tôi đặt Darryl xuống sau khi thoát khỏi nhà ga BART- và đọc bài báo từ đầu đến cuối. Tôi đã cố gắng để không bật khóc ngay ở đây. Barbara đã tìm thấy một số ảnh của tôi và Darryl đang làm những trò vớ vẩn cùng nhau và cho đăng dọc bài báo. Những bức ảnh này được chụp khoảng một năm trước nhưng trong ảnh nhìn tôi trẻ hơn rất nhiều, cảm giác như một đứa trẻ mười hay mười một tuổi gì đó. Dường như tôi đã lớn lên rất nhiều trong hai tháng qua.

Bài báo được viết rất tốt. Tôi cảm thấy đáng thương cho đứa trẻ mà cô ấy viết, rồi chợt nhớ ra cô ấy đang viết về tôi. Lá thư của Zeb cũng có ở đấy, chữ viết khó đọc của anh ta được in khá to, chiếm trọn một nửa trang báo. Barbara đã thu thập được nhiều thông tin từ những đứa trẻ bị lạc và được cho là đã chết khác, một danh sách dài, và đặt ra câu hỏi rằng còn bao nhiêu đứa trẻ đang bị kẹt lại trên đảo, chỉ cách nhà của bố mẹ chúng vài dặm.

Tôi lục trong túi một đồng 25 cent nữa nhưng sau đó đổi ý. Có thể nào điện thoại của Barbara cũng bị nghe trộm không? Không có cách nào để tôi có thể gọi điện thoại cho cô ấy, không phải là trực tiếp. Tôi cần một cách trung gian để liên lạc với cô ấy và nhắn cô đến gặp tôi ở đâu đó phía Nam. Quá nhiều việc phải lên kế hoạch.

Cái mà tôi rất, rất cần là Xnet.

Làm sao để tôi lên mạng bây giờ? Thiết bị dò WiFi trên điện thoại của tôi đang chớp liên tục - xung quanh tôi đều có sóng WiFi nhưng tôi lại không có Xbox và TV và một đĩa DVD ParanoidXbox để kích hoạt. WiFi, WiFi ở khắp nơi...

Đó là lúc tôi nhìn thấy chúng. Hai cậu bé, tầm tuổi tôi, đang đi giữa đám người ở trên cùng của cầu thang xuống ga BART.

Điều làm tôi chú ý là cách mà chúng di chuyển, khá vụng về, va chạm vào hành khách và khách du lịch. Chúng cho tay vào túi quần và mỗi khi chúng nhìn nhau, chúng lại cười rúc rích. Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng chính là những người gây rối, nhưng đám đông hoàn toàn không để ý đến chúng. Khi đi xuống khu đó, bạn chắc mẩm sẽ gặp phải dân vô gia cư hay những kẻ điên khùng, do vậy bạn không nhìn vào mắt ai, không nhìn xung quanh nếu bạn có thể. Tôi lướt tới cạnh một đứa.

Nó có vẻ rất trẻ con nhưng không thể nào ít tuổi hơn tôi.

"Hey," tôi lên tiếng. "Này, các cậu ra đây một chút được không?"

Nó giả vờ như không nghe thấy tôi nói. Nó nhìn xuyên qua tôi, cái cách mà bạn nhìn một người vô gia cư.

"Thôi nào," tôi nói. "Tớ không có nhiều thời gian đâu." Tôi túm lấy vai nó và rít vào tai nó. "Cảnh sát đang tìm tớ. Tớ từ Xnet."

Giờ thì nó phát hoảng, như kiểu muốn bỏ chạy, đứa bạn của nó đang tiến về phía chúng tôi. "Tớ hoàn toàn nghiêm túc đấy," tôi nói. "Hãy nghe tớ."

Bạn của nó lại gần. Đứa này cao hơn và cơ bắp hơn - như Darryl. "Này. Có chuyện gì không ổn à?" nó hỏi.

Đứa kia thì thầm gì đó vào tai nó. Trông cả hai giống như chuẩn bị bỏ chạy.

Tôi lấy tờ Bay Guardian dưới cánh tay ra và giơ trước mặt chúng. "Giở trang năm ra, OK?" Chúng làm theo. Chúng nhìn vào dòng tít. Bức ảnh. Tôi.

"Ối, chiến hữu," đứa đầu tiên thốt lên. "Bọn tớ thật không xứng đáng." Nó cười toe toét với tôi còn đứa cơ bắp hơn vỗ vào lưng tôi.

"Không thể nào..." nó nói. "Cậu là M..."

Tôi bịt miệng cậu ta lại. "Lại đây được không?" Tôi dẫn chúng lại ghế của mình. Tôi nhìn thấy một vệt cũ xỉn màu nâu trên vỉa hè ngay dưới cái ghế. Có phải máu của Darryl không? Nó làm tôi nổi da gà. Chúng tôi ngồi xuống.

"Tớ là Marcus," tôi nói, nuốt nước bọt một cách khó khăn khi nói tên thật cho những người đã biết tôi dưới cái tên M1k3y. Tôi đang phá vỡ vỏ bọc của mình, nhưng tờ Bay Guardian đã tạo mối liên hệ cho tôi.

"Nate," đứa nhỏ con hơn giới thiệu. "Liam," đứa to lớn hơn nói. "Anh bạn, thật hân hạnh biết bao khi được gặp cậu. Cậu như là anh hùng mọi thời đại của bọn tớ vậy..."

"Đừng nói thế," tôi ngắt lời. "Đừng nói thế chứ. Hai cậu giống hệt một cái biển quảng cáo đang nhá lên dòng chữ 'Tôi đang gây rối, làm ơn đá ********* tôi vào Gitmo-bên-bờ-Vịnh.' Các cậu không thể lộ liễu hơn nữa đâu."

Trông Liam như sắp khóc đến nơi.

"Đừng lo, các cậu không bị bắt đâu. Lát nữa tớ sẽ chỉ cho các cậu vài mánh khóe." Cậu ta vui tươi trở lại. Càng lúc tôi càng thấy rõ là hai đứa này thật sự thần tượng M1k3y, và chúng sẵn sàng làm bất cứ việc gì tôi nói. Chúng đang nhe răng cười như mấy đứa dở người. Điều này khiến tôi không thoải mái chút nào, dạ dày tôi muốn phát bệnh.

"Nghe này, tớ cần vào Xnet ngay bây giờ mà không phải đi về nhà hay bất cứ đâu gần nhà. Các cậu có sống gần đây không?"

"Có tớ," Nate nói. "Ở đầu phố California. Phải đi bộ một đoạn nữa... những ngọn đồi dốc đấy." Tôi vừa từ trên ấy xuống. Masha đang ở đâu đó trên ấy. Nhưng dù sao thì như thế này cũng vẫn tốt hơn những gì tôi có quyền mong đợi.

"Đi thôi," tôi nói.

Nate cho tôi mượn mũ lưỡi trai bóng chày và đổi áo khoác với tôi. Với mắt cá chân đau nhức thì tôi không phải lo lắng gì về việc bị nhận dạng bằng dáng đi - tôi đi khập khiễng như một đứa đóng vai phụ trong các bộ phim cao bồi.

Nate sống trong một căn hộ có bốn phòng ngủ rộng rãi trên đỉnh đồi Nob. Tòa nhà có người gác cổng mặc áo khoác đỏ với đường chỉ thêu màu vàng, ông chạm tay lên mũ, gọi Nate là "cậu Nate" và chào mừng tất cả chúng tôi. Tòa nhà tuyệt nhiên không thấy một vết bẩn và có mùi của lớp sơn đồ đạc. Tôi cố không trố mắt nhìn những căn hộ có giá khoảng vài triệu đô này.

Nate giải thích, "Bố tớ là chủ ngân hàng đầu tư. Ông mua rất nhiều bảo hiểm nhân thọ. Ông mất khi tớ mười bốn tuổi và chúng tớ được hưởng tất cả. Bố mẹ tớ ly dị nhiều năm rồi nhưng bố tớ để lại tài sản cho mẹ."

Đứng ở cái cửa số cao từ sàn đến trần nhà, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ cảnh tượng đẹp mê hồn của phía bên kia đồi Nob, xuống tận bến cảng Ngư Dân, đến những tàn tích xấu xí của Cầu Vịnh, hàng loạt cần cẩu và xe tải. Qua màn sương mù, tôi có thể nhìn thấy đảo Kho Báu. Đứng trên cao nhìn xuống khiến tôi cảm thấy một sự thôi thúc điên rồ phải nhảy xuống.

Tôi vào mạng bằng Xbox của Nate và nhìn lên màn hình plasma lớn trong phòng khách. Nó chỉ cho tôi có bao nhiêu mạng WiFi hiển thị từ địa điểm thuận lợi ở trên cao này - khoảng 20 hay 30 gì đó. Đây quả là một địa điểm tốt để làm thành viên của Xnet.

Có rất nhiều e-mail trong tài khoản M1k3y của tôi. Hai mươi nghìn tin nhắn mới từ khi Ange và tôi rời nhà cô vào buổi sáng. Rất nhiều tin nhắn là của cánh phóng viên hỏi lịch phỏng vấn tiếp theo, nhưng phần lớn là từ thành viên Xnet, mọi người đã đọc câu chuyện trên tờ Guardian và muốn nói với tôi rằng họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để giúp tôi, bất cứ điều gì tôi cần.

Vậy đấy. Nước mắt bắt đầu chảy xuống má.

Nate và Liam liếc mắt với nhau. Tôi cố ngăn mình đừng khóc nhưng không làm được. Tôi đang nấc lên từng hồi. Nate đi đến cái giá sách làm từ gỗ sồi đóng trên một bức tường và kéo bản lề của một trong những kệ sách, để lộ ra một dãy chai lọ lấp loáng. Nó rót một cốc nước gì đó màu vàng nâu và đưa cho tôi.

"Whiskey Ailen loại hiếm đấy," nó nói. "Đồ uống ưa thích của mẹ tớ."

Chất lỏng có vị như lửa, như vàng. Tôi nhấm nháp, cố gắng để không bị sặc. Thực sự tôi không thích rượu mạnh, nhưng loại này khác. Tôi hít thở vài hơi thật sâu.

"Cảm ơn Nate," tôi nói. Trông nó giống kiểu vừa được tôi trao huy chương vậy. Đúng là một cậu nhóc ngoan.

"Được rồi," tôi nói và cầm bàn phím lên. Hai đứa con trai quan sát với thái độ thích thú say mê trong lúc tôi xem qua thư từ của mình trên màn hình khổng lồ.

Cái mà tôi tìm kiếm đầu tiên và trước nhất là thư của Ange. Có khả năng cô đã trốn được. Khả năng đó luôn tồn tại.

Tôi thật ngớ ngẩn khi hy vọng sẽ có tin tức gì từ Ange. Không có gì hết. Tôi bắt đầu lướt qua những bức thư nhanh hết mức có thể, phân loại yêu cầu từ báo chí, thư của người hâm hộ, thư của người thù ghét, thư rác...

Và đó là lúc tôi thấy nó: một bức thư từ Zeb.

> Thật không dễ chịu gì khi thức dậy vào sáng nay và nhìn thấy lá thư mà tôi cứ tưởng là cậu đã hủy đi xuất hiện trên những trang báo. Không dễ chịu một chút nào. Khiến tôi cảm thấy... bị săn đuổi.

> Nhưng tôi dần hiểu ra tại sao cậu lại làm như thế. Tôi không biết liệu mình có thể chấp nhận những mưu mẹo của cậu hay không, nhưng thật dễ để nhận ra động cơ của cậu là thiện chí.

> Nếu cậu đang đọc thư này, nhiều khả năng cậu đang phải mai danh ẩn tích. Không dễ chút nào. Tôi đang học làm việc đó. Tôi đã học được rất nhiều.

> Tôi có thể giúp cậu. Tôi nên làm thế vì cậu. Cậu đã và đang làm những gì có thể vì tôi (Mặc dù cậu làm mà không có sự cho phép của tôi.)

> Hồi âm cho tôi nếu cậu đọc được thư này, nếu cậu đang chạy trốn và ở một mình. Hoặc hồi âm cho tôi nếu cậu đang bị giam giữ, bị bạn bè của chúng ta ở Gitmo bán đứng, tìm cách để chấm dứt cơn đau: nếu chúng bắt được cậu, cậu sẽ làm điều mà chúng bảo cậu làm. Tôi biết. Tôi sẽ mạo hiểm.

> Vì cậu, M1k3y."

"Woooooah," Liam kêu lên. "Cực kỳỳỳỳỳỳỳỳỳỳ." Tôi muốn đập cho nó một cái. Tôi quay lại định nói gì đó khó nghe và chặn họng nó, nhưng nó đang nhìn tôi với đôi mắt mở to, như thể nó muốn quỳ xuống mà lạy tôi vậy.

"Tớ có thể nói," nó mở miệng, "tớ có thể nói rằng đây là niềm vinh dự lớn nhất đời khi giúp được cậu không. Tớ có thể nói thế không?"

Tôi đỏ cả mặt. Không còn cách nào khác. Cả hai đều là những người hâm mộ tôi cuồng nhiệt, ngay cả khi tôi còn chưa phải là sao siếc gì, ít nhất thì trong đầu tôi không nghĩ thế.

"Các cậu có thể..." tôi nuốt nước bọt. "Tớ có thể có một chút riêng tư ở đây được không?"

Hai đứa chuồn khỏi phòng như những chú cún hư và tôi cảm thấy mình như một kẻ ngốc. Nhưng dù sao tôi gõ thật nhanh.

"Tớ trốn được rồi, Zeb. Và tớ vẫn đang chạy trốn. Tớ cần tất cả sự giúp đỡ mà tớ có thể có. Tớ muốn chấm dứt việc này ngay." Tôi vẫn nhớ lấy điện thoại của Masha ra khỏi túi và bấm phím để nó không ngủ hẳn.

Hai đứa để tôi sử dụng phòng tắm, đưa quần áo cho tôi thay, một ba lô đeo vai với một nửa số dụng cụ đề phòng động đất của chúng trong đó - thức ăn tăng lực, thuốc men, túi chườm nóng lạnh, một cái túi ngủ cũ. Thậm chí chúng còn đút vào đó một chiếc Xbox Universal thừa đã được cài đặt ParanoidXbox. Thật tốt quá. Tôi cần thứ gì để định hướng hành động.

Tôi liên tục kiểm tra e-mail xem Zeb đã hồi âm chưa. Tôi trả lời thư của người hâm hộ. Tôi trả lời thư của báo giới. Tôi xóa thư thù ghét. Tôi còn nửa mong chờ sẽ thấy gì đó từ Masha nhưng có vẻ như cô ta đang trên đường đến LA cùng những ngón tay đau và ở trong hoàn cảnh không thể nào gõ phím được. Tôi lại bấm điện thoại của cô ta.

Hai đứa giục tôi ngủ một chút, và trong một khoảnh khắc ngắn ngủi đáng xấu hổ, tôi bị hoang tưởng đến mức cho rằng có thể những người này đang định giao tôi cho cảnh sát khi tôi đã ngủ say. Điều này thật ngớ ngẩn - chúng có thể dễ dàng giao nộp tôi kể cả khi tôi đang thức. Tôi chỉ không tính trước được việc chúng nghĩ rất nhiều về tôi. Xét về lý trí mà nói, tôi biết rằng có những người sẵn sàng đi theo M1k3y. Sáng nay tôi đã gặp vài người như thế, họ la hét CẮN CẮN CẮN CẮN CẮN và tụ tập lại ở Civic Center. Nhưng hai đứa này cá nhân hơn. Chúng là những chàng trai tốt bụng, hơi ngố, chúng có thể là bất cứ ai trong đám bạn của tôi hồi chưa có Xnet, giống như hai chiến hữu đã chán những trò phiêu lưu của tuổi trẻ. Chúng tự nguyện tham gia quân đội, quân đội của tôi. Tôi có trách nhiệm với chúng. Để chúng lại một mình thì sớm muộn gì chúng cũng bị bắt. Chúng dễ tin người quá!

"Các cậu, hãy nghe tớ một lúc. Tớ có vài điều nghiêm túc cần nói với các cậu."

Chúng gần như khựng lại và chăm chú lắng nghe. Nếu không phải tình hình rất đáng sợ thì hẳn là cảnh tượng đó sẽ rất tức cười.

"Việc là thế này. Giờ các cậu đã giúp đỡ tớ, việc này thật sự nguy hiểm. Nếu các cậu bị bắt, tớ cũng sẽ bị bắt. Họ sẽ moi ra tất tần tật những gì các cậu biết..." Tôi giơ tay ra để ngăn chúng cự nự lại. "Không, đừng nói gì. Các cậu chưa trải qua điều này. Lời nói gió bay. Nếu các cậu bị bắt, các cậu sẽ nói cho bọn họ mọi thứ, ngay lập tức, nhanh và nhiều hết mức có thể. Dù sao cuối cùng bọn họ sẽ biết hết thôi. Đó là cách họ làm việc.

"Nhưng các cậu sẽ không bị bắt và đây là lý do: các cậu không được gây rối nữa. Các cậu được miễn nhiệm vụ này. Các cậu là..." Tôi tìm trong kho từ vựng chọn lọc từ các tiểu thuyết trinh thám kinh dị. "Các cậu là những tế bào ngủ. Rút lui. Quay lại làm những đứa trẻ bình thường. Bằng cách này hay cách khác, tớ sẽ đập tan nó, đập tan tành, kết liễu nó. Hoặc cuối cùng nó sẽ tìm đến tớ, giải quyết tớ. Nếu các cậu không nghe tin tức gì từ tớ trong vòng bảy mươi hai tiếng, hãy giả định rằng họ đã bắt được tớ. Lúc đó thì hãy làm bất cứ điều gì các cậu muốn. Nhưng trong vòng ba ngày tới - và mãi mãi, nếu tớ làm được những việc mà tớ đang cố gắng làm - hãy rút lui. Các cậu có thể hứa với tớ điều này không?"

Chúng hứa bằng tất cả sự trịnh trọng. Tôi nghe lời chúng và chợp mắt một lúc nhưng không quên bắt chúng thề rằng cứ một tiếng sẽ đánh thức tôi một lần. Tôi phải chạm vào điện thoại của Masha và tôi muốn biết ngay khi Zeb liên lạc lại với tôi.

Điểm hẹn là trên một cái xe ô tô ở ga BART, nó khiến tôi căng thẳng. Nơi đó đầy camera. Nhưng Zeb biết mình đang làm gì. Anh ta hẹn tôi ở chiếc xe cuối cùng của một chuyến tàu nhất định khởi hành từ ga phố Powell, vào lúc xe chật ních những người là người. Anh ta len đến cạnh tôi giữa đám đông, và những hành khách tử tế trên xe đã tránh ra để chừa cho anh ta một chỗ, một lỗ hổng luôn bao quanh những người vô gia cư.

"Rất vui được gặp lại cậu," anh ta nói nhỏ, mặt hướng về phía cửa lên xuống. Nhìn vào tấm kính màu tối, tôi thấy rằng không ai đủ gần để có thể nghe lén câu chuyện - nếu không được trang bị loại mic cực nhạy, mà nếu họ biết đủ nhiều để xuất hiện ở đây với một trong những thiết bị như thế thì chúng tôi chết ngắc.

"Tôi cũng vậy, người anh em," tôi nói. "Tôi... tôi xin lỗi, anh biết đấy!"

"Im đi. Đừng xin lỗi. Cậu còn can đảm hơn cả tôi. Cậu đã sẵn sàng mai danh ẩn tích chưa? Sẵn sàng biến mất chưa?"

"Về vấn đề này."

"Sao?"

"Đó không phải là kế hoạch."

"Ồ," anh ta nói.

"Hãy nghe tôi, OK? Tôi có... tôi có những bức ảnh và đoạn phim. Những thứ thực sự chứng minh một điều gì đó." Tôi thò tay vào túi và bấm vào điện thoại của Masha. Trên đường đến đây, tôi đã mua cục sạc cho chiếc điện thoại này ở quảng trường Union, sau đó dừng lại ở một quán cà phê và sạc đến khi đủ bốn vạch trên tổng số năm vạch pin. "Tôi phải mang nó đến chỗ Barbara Stratford, người của tờ Guardian. Nhưng họ sẽ theo dõi cô ấy... theo dõi để xem tôi có xuất đầu lộ diện không."

"Cậu không nghĩ là họ cũng sẽ bám theo tôi nữa à? Nếu kế hoạch của cậu là tôi phải tiếp cận trong vòng một dặm quanh nhà hoặc văn phòng của cô ta..."

"Tôi muốn anh gặp Van và bảo cô ấy tới gặp tôi. Darryl đã kể với anh về Van chưa? Cô gái mà..."

"Cậu ấy kể rồi. Có, cậu ấy có kể. Cậu không nghĩ họ cũng theo dõi cả cô ấy nữa à? Tất cả những người đã bị bắt?"

"Tôi nghĩ là có. Nhưng tôi không cho là họ sẽ theo dõi cô ấy sát sao. Hơn nữa, Van có lý lịch hoàn toàn sạch sẽ. Cô ấy chưa từng hợp tác trong bất cứ..." tôi nuốt khan, "trong bất cứ dự án nào của tôi. Do đó họ có thể sẽ lơ là cô ấy hơn. Nếu cô ấy gọi điện đến tòa soạn Bay Guardian và đề nghị một cuộc hẹn để giải thích tại sao trong đầu tôi lại toàn những thứ tào lao như vậy, có thể họ sẽ để mặc cô ấy."

Anh ta nhìn đăm đăm vào cánh cửa một lúc lâu.

"Cậu biết điều gì sẽ xảy ra nếu họ lại bắt được chúng ta chứ." Đây không phải là một câu hỏi.

Tôi gật đầu.

"Cậu có chắc không? Một số người ở trên đảo Kho Báu cùng với chúng ta đã bị mang đi bằng máy bay trực thăng. Họ đã bị đưa ra ngoài biển. Có một số quốc gia mà Mỹ có thể thuê họ tra tấn tù nhân giùm. Những quốc gia nơi cậu sẽ chết dần chết mòn ở đó.

Nơi mà cậu chỉ ước rằng họ sẽ kết thúc đời cậu bằng cách bắt cậu đào một cái hào và rồi bắn vào đằng sau gáy cậu khi mà cậu đang đứng trên đó."

Tôi nuốt khan và gật đầu.

"Có đáng để liều mạng không? Chúng ta có thể mai danh ẩn tích trong một thời gian dài ở đây. Một ngày nào đó chúng ta sẽ giành lại được đất nước của mình. Chúng ta có thể chờ đợi."

Tôi lắc đầu. "Anh không thể giành lấy được bất cứ cái gì nếu anh không làm gì cả. Đây là đất nước của chúng ta. Họ đã chiếm từ tay chúng ta. Bọn khủng bố tấn công chúng ta thì vẫn đang được tự do - còn chúng ta thì không. Tôi không thể sống ẩn dật trong một năm, mười năm, cả cuộc đời, chờ tự do rơi xuống đầu được. Tự do là thứ mà anh phải tự giành lấy cho mình."

Chiều hôm đó, Van rời khỏi trường như mọi ngày, cô ngồi phía cuối xe buýt với bạn bè vây quanh, cười đùa như cô vẫn vậy. Những người trên cùng chuyến xe đều đặc biệt chú ý đến cô vì cô nói rất to, ngoài ra, cô lại còn đội một cái mũ vải mềm trông ngớ ngẩn như là một mảnh vải thừa lấy được từ buổi diễn kịch ở trường về những kiếm sĩ thời Phục hưng vậy. Bỗng nhiên, cả đám túm tụm lại rồi quay ra nhìn phía sau xe buýt, chỉ trỏ và cười khúc khích. Cô gái đang đội chiếc mũ lúc này cao bằng Van, và nếu nhìn từ đằng sau, người ta có thể nghĩ đấy là Van.

Không ai chú ý đến cô gái châu Á nhỏ nhắn rụt rè xuống xe khi còn qua vài bến nữa mới đến BART. Cô mặc một bộ đồng phục đơn giản, cũ kỹ, rụt rè nhìn chăm chăm xuống chân khi rời xe. Cùng lúc đó, cô gái ồn ào người Hàn Quốc la lên và đám bạn của cô hùa theo, cười to đến nỗi cả tài xế cũng phải giảm tốc độ, vặn vẹo trên cái ghế của mình và ném cho cả đám một cái nhìn khinh khỉnh.

Van vội vã đi dọc xuống phố, đầu vẫn nhìn cúi xuống, tóc buộc lại đằng sau và để thả xuống cổ áo khoác dày màu xanh đã lỗi thời. Hai miếng đệm mà cô nhét vào giày khiến cô cao thêm vài centimet, trông kỳ quặc và loạng choạng. Cô cũng bỏ kính áp tròng ra và đeo đôi kính không mấy ưa thích của mình, hai mắt kính to đùng che mất nửa khuôn mặt. Mặc dù đã chờ cô ở bến xe buýt và biết khi nào cô sẽ đến nhưng suýt nữa thì tôi cũng không nhận ra cô. Tôi đứng dậy và bám theo cô, băng qua phố, đi cách cô một nửa dãy nhà.

Những người đi ngang qua tôi đều vội vã nhìn đi chỗ khác. Trông tôi như trẻ bụi đời, đeo một tấm bìa các tông bẩn thỉu, chiếc áo khoác đầy cáu ghét, ba lô nhồi chật ních to tướng, chằng chịt vết rách được dán lại bằng băng dính. Không ai muốn nhìn một thằng nhóc đầu đường xó chợ cả, vì nếu bạn bắt gặp ánh mắt của nó, có thể nó sẽ xin bạn vài xu lẻ. Tôi đã đi bộ cả chiều quanh Oakland và người duy nhất nói chuyện với tôi là một tín đồ giáo phái Nhân chứng Jehovah và một nhà khoa học, cả hai đều cố gắng thu nạp tôi. Tôi thấy ghê cả người, cứ như đang bị ve vãn bởi một tên dâm đãng vậy.

Van đi theo hướng mà tôi đã cẩn thận ghi cho cô. Zeb đã chuyển lời nhắn cho cô cũng bằng cái cách mà anh ta đã chuyển lời nhắn ở cổng trường - đâm sầm vào cô lúc cô đang chờ xe buýt rồi xin lỗi rối rít. Tôi viết một tin nhắn rõ ràng và đơn giản, chỉ dẫn cho cô. Tớ biết cậu không chấp nhận. Tớ hiểu. Nhưng việc này, việc này là ân huệ quan trọng nhất mà tớ từng cầu xin cậu. Làm ơn. Hãy làm ơn.

Cô tới. Tôi biết cô sẽ tới. Chúng tôi đã chơi với nhau rất lâu, Van và tôi. Cô cũng không thích những gì đã xảy đến với thế giới. Thêm vào đó, một giọng nói xấu xa, cười cợt trong đầu tôi đã chỉ ra rằng, giờ đây cô cũng đang trong diện tình nghi sau khi bài báo của Barbara được đăng.

Chúng tôi đã đi như vậy qua khoảng sáu hay bảy dãy nhà, luôn để mắt xem những ai đang ở gần chúng tôi, những chiếc xe nào đi ngang qua. Zeb đã kể với tôi về những cái đuôi năm-người, có đến năm gã cải trang thay phiên nhau bám theo bạn, làm cho việc phát hiện ra chúng gần như là không thể. Bạn phải đi đến một chỗ nào hoàn toàn vắng vẻ, nơi mà bất cứ người nào có mặt ở đó cũng buộc phải thò đầu ra.

Cầu vượt để bắt chuyến xe số 880 chỉ cách trạm BART trên phố Coliseum có vài dãy nhà, vì vậy nên dù Van có đi lòng vòng thì cũng không mất quá lâu để đến được đó. Tiếng ồn trên cây cầu rất lớn, hầu như át hết tiếng nói chuyện bên dưới. Rõ ràng là ở đây không có ai cả. Tôi đã do thám nơi này trước khi viết chỉ dẫn cho Van, cẩn thận xem xét mọi nơi có thể dùng để ẩn nấp. Không có chỗ nào như thế.

Khi Van dừng lại tại địa điểm được chỉ sẵn, tôi tăng tốc để bắt kịp cô. Cô nháy mắt nghiêm nghị với tôi đằng sau cặp kính.

"Marcus," cô thốt lên, nước mắt trào ra. Tôi chợt nhận ra mình cũng đang khóc. Cứ thế này thì tôi sẽ trở thành một kẻ trốn chạy kém cỏi mất thôi. Thật quá ủy mị.

Cô ôm tôi chặt đến nỗi tôi thấy nghẹt thở. Nhưng tôi ôm cô còn chặt hơn.

Rồi cô hôn tôi.

Không phải là cái hôn nhẹ nhàng lên má, cũng không phải là những cái hôn như em gái hôn anh trai. Là một nụ hôn môi thực sự, một nụ hôn ướt át và nồng nhiệt, một nụ hôn như kéo dài bất tận. Lý trí của tôi bị cảm xúc lấn át hoàn toàn...

Không, thật là ngụy biện. Tôi biết chính xác mình đang làm gì. Tôi hôn lại cô.

Rồi tôi dừng lại, dứt ra và gần như là xô cô ra. "Van," tôi hét lên.

"Ôi," cô nói.

"Van," tôi nhắc lại.

"Xin lỗi," cô nói. "Tớ..."

Bất giác, một điều gì đó xẹt ngang qua đầu tôi, một điều mà tôi đáng lẽ ra phải nhận ra từ cách đây rất, rất lâu rồi mới phải.

"Cậu thích tớ phải không?"

Cô buồn bã gật đầu. "Cả mấy năm rồi," cô nói. Ôi Chúa ơi. Suốt bao năm nay, Darryl đã yêu cô biết nhường nào, và trong chừng ấy năm, cô lại ngó sang tôi, âm thầm muốn có tôi. Và rồi tôi cặp với Ange. Ange nói rằng cô luôn xích mích với Van. Còn tôi thì chạy vòng quanh để rồi gặp phải bao nhiêu rắc rối.

"Van," tôi nói. "Van, tớ thực sự xin lỗi."

"Quên nó đi," cô nói, ngoảnh mặt đi. "Tớ biết việc này là không thể. Tớ chỉ muốn làm thế một lần thôi, trong trường hợp tớ không bao giờ..." cô nghẹn lại.

"Van. Tớ cần cậu làm điều này giúp tớ. Một việc quan trọng. Tớ cần cậu gặp một phóng viên của báo Bay Guardian, Barbara Stratford, người đã viết bài báo đó. Tớ muốn cậu đưa cho cô ấy một vật." Tôi giải thích cho cô về chiếc điện thoại của Masha, nói cho cô biết về đoạn phim mà Masha đã gửi cho tôi.

"Làm thế có ích gì không, Marcus? Làm thế để được gì cơ chứ?"

"Van, cậu nói cũng có phần đúng. Chúng ta không thể sửa chữa thế giới bằng cách đặt người khác vào nguy hiểm được. Tớ cần phải giải quyết vấn đề bằng cách nói ra những gì tớ biết. Đáng lẽ tớ phải làm điều này ngay từ đầu. Đáng lẽ ngay khi thoát khỏi sự giam hãm của họ, tớ nên đến thẳng nhà bố Darryl để nói với bác ấy những gì tớ biết. Dù sao thì giờ tớ đã có bằng chứng. Vật này... có thể thay đổi cả thế giới. Đây là hy vọng cuối cùng của tớ. Hy vọng duy nhất để cứu Darryl, để giành lấy cuộc sống không phải trốn chui trốn lủi, lẩn tránh cảnh sát. Và cậu là người duy nhất mà tớ có thể tin tưởng nhờ cậy việc này."

"Tại sao lại là tớ?"

"Cậu đang đùa hả? Nhìn xem cậu đã xoay xở tài tình ra sao để đến được đây. Cậu rất thành thục. Cậu giỏi việc này hơn bất cứ ai trong chúng ta. Cậu là người duy nhất tớ có thể tin tưởng. Chính vì thế tớ mới nhờ cậu."

"Thế tại sao không phải cô bạn Ange của cậu?" Cô ấy nhắc đến cái tên đó mà giọng không mảy may thay đổi, như thể nó chỉ là một khối xi măng vậy.

Tôi nhìn xuống. "Tớ nghĩ cậu biết tại sao. Họ đã bắt cô ấy. Cô ấy đang ở Gitmo... trên đảo Kho Báu. Cô ấy đã ở đấy vài ngày rồi." Tôi đã cố gắng không nghĩ đến điều này, không nghĩ đến những gì có thể xảy ra với Ange. Giờ tôi lại không thể kìm nén được và bắt đầu nức nở. Tôi cảm thấy bụng đau nhói, như thể bị ai đá vào vậy, tôi ấn hai tay vào bụng để không run lên. Tôi gập người xuống, và điều kế tiếp tôi nhận thức được là tôi co ro bên một đống gạch vụn phía dưới con đường cao tốc, tự ôm lấy mình và khóc.

Van quỳ xuống bên cạnh tôi. "Đưa cho tớ cái điện thoại nào," cô nói, giọng rít lên đầy giận giữ. Tôi móc điện thoại ra khỏi túi và đưa cho cô.

Cảm thấy ngượng, tôi ngừng khóc và ngồi dậy. Tôi biết rằng mặt mình đang lem nhem nước mắt. Van nhìn tôi với ánh mắt lo lắng. "Cậu cần giữ cho nó không chuyển sang chế độ ngủ," tôi nói. "Tớ có sạc pin đây." Tôi lục túi. Suốt cả đêm, chưa có lúc nào tôi được ngủ tử tế kể từ khi tôi đoạt được chiếc điện thoại. Tôi đặt chuông báo thức cứ chín mươi phút lại kêu một lần và bằng cách đó tôi có thể giữ cho nó khỏi bị tắt. "Cũng đừng có gập điện thoại lại nhé."

"Còn đoạn phim kia?"

"Cái đấy thì khó hơn," tôi nói. "Tớ đã tự gửi một bản vào hộp thư điện tử của mình, nhưng tớ lại không vào Xnet được nữa." Trong trường hợp bức thiết, tôi có thể quay lại chỗ Nate và Liam để dùng nhờ Xbox của hai đứa lần nữa, nhưng tôi không muốn mạo hiểm như vậy. "Nghe này, tớ sẽ đưa cho cậu tên truy cập và mật khẩu vào hộp thư điện tử của tớ trên máy chủ Pirate Party. Cậu sẽ phải sử dụng TOR để truy cập - chắc chắn Cục An ninh Nội địa sẽ kiểm tra những ai đăng nhập vào hộp thư điện tử p-party."

"Tên truy cập và mật khẩu của cậu ư," cô nói, có vẻ hơi ngạc nhiên.

"Tớ tin cậu, Van. Tớ biết là tớ có thể tin cậu."

Cô lắc đầu. "Cậu không bao giờ được đưa mật khẩu cho ai cả, Marcus."

"Tớ không nghĩ điều này còn quan trọng nữa. Hoặc là cậu thành công hoặc là tớ... hoặc đây là cái kết cho cuộc đời của Marcus Yallow. Có thể tớ sẽ phải thay đổi tên tuổi, nhưng tớ không nghĩ vậy. Tớ nghĩ họ sẽ bắt được tớ thôi. Có lẽ bao lâu nay tớ vẫn biết rằng một ngày nào đó họ sẽ bắt tớ."

Cô nhìn tôi, giờ thì với ánh mắt giận dữ. "Như thế thì thật là phí công. Tất cả điều này là để làm gì đây?"

Trong tất cả những lời cô đã nói, không điều gì có thể làm tôi đau đớn hơn được nữa. Nó như một cú đá khác vào bụng tôi. Thật là phí công, tất cả mọi thứ, đều phí công vô ích. Darryl và Ange cũng đã ra đi rồi. Có thể tôi sẽ không bao giờ được gặp lại gia đình tôi nữa. Và Cục An ninh Nội địa vẫn sẽ chiếm cứ thành phố của tôi, còn đất nước của tôi thì rơi vào cảnh hỗn loạn, đầy rẫy những tiếng kêu la điên loạn, không còn lý trí, nơi mà người ta có thể làm bất cứ điều gì dưới danh nghĩa ngăn chặn khủng bố.

Dường như Van đang đợi tôi nói gì đó, nhưng tôi lại chẳng có gì để nói cả. Cô bỏ tôi lại một mình ở đó. Zeb đãi tôi pizza khi tôi quay trở về "nhà" - về túp lều dưới cầu vượt cao tốc tại Mission mà anh ta đã dựng để qua đêm. Anh ta có một cái lều con, là đồ dự trữ của quân đội, bên ngoài có sơn dòng chữ ỦY BAN HỢP TÁC NHỮNG NGƯỜI VÔ GIA CƯ TẠI SAN FRANCISCO.

Chiếc pizza mua từ một cửa hàng Dominos, lạnh tanh và cứng quèo, nhưng dù sao vẫn ngon chán.

"Anh có thích dứa trên cái pizza của anh không?" Zeb cười một cách chiếu cố với tôi và nói, "Những kẻ ăn không mất tiền thì không thể kén chọn."

"Kẻ ăn không mất tiền á?"

"Cũng giống như người ăn chay ấy, nhưng khác là chúng ta ăn thức ăn miễn phí."

"Thức ăn miễn phí?"

Anh ta lại cười toe toét. "Cậu biết đấy... thức ăn miễn phí ấy. Lấy từ những cửa hàng thức ăn miễn phí ấy? "

"Anh ăn trộm cái bánh này à?"

"Không, đần ạ. Tôi lấy nó từ một cửa hàng khác kìa. Cái cửa hàng nhỏ bên ngoài, phía sau ấy, làm bằng thép xanh, bốc mùi nồng nặc ấy."

"Anh lấy thứ này từ thùng rác à?" Anh ta ngửa đầu về phía sau và cười khùng khục. "Chính xác đấy. Cậu nên nhìn thấy bộ mặt của cậu đi. Chẳng có vấn đề gì đâu, cậu ấm ạ. Nó đã bị thiu đâu. Bánh mới đấy... chỉ là một cái bánh khách đã đặt nhưng không lấy. Họ bỏ trong hộp rồi vứt đi. Họ rắc bả chuột lên mọi thứ trước khi đóng cửa tiệm, nhưng nếu cậu nhanh tay thì cũng chả sao cả. Cậu nên nhìn thấy những gì mà cửa hàng tạp phẩm vứt đi kìa! Cứ chờ đến bữa sáng mà xem. Cậu có tin là tôi làm được cả xa lát hoa quả cho cậu không? Chỉ cần một quả dâu trong hộp hơi mốc xanh và sùi lên, thế là cả lũ bị vứt đi..."

Tôi vỡ lẽ. Chiếc pizza cũng ổn. Không phải là ở gần thùng rác thì sẽ bị nhiễm độc hay này nọ. Nếu nó tởm lợm thì chỉ vì nó đến từ Domino, cái cửa hàng pizza dở nhất trong thành phố. Tôi chưa bao giờ thích nổi đồ ăn của bọn họ, và tôi tẩy chay luôn khi biết bọn họ bơm tiền cho cả một lũ chính trị gia siêu khùng lúc nào cũng tâm niệm vấn đề trái đất nóng lên và sự tiến hóa là những âm mưu xấu xa của quỷ sa tăng.

Dù sao thì cũng khó mà không cảm thấy tởm lợm được.

Nhưng có một cách khác để nhìn nhận vấn đề này. Zeb vừa chỉ cho tôi một bí mật, một điều mà tôi đã không tính đến: có cả một thế giới ngầm ngoài kia, một cách để hoạt động mà không cần tham gia vào hệ thống.

"Những kẻ ăn miễn phí, hả?"

"Cả sữa chua nữa," anh ta gật đầu một cách hùng hồn. "Để làm xa lát hoa quả ấy. Họ vứt đi trước ngày hết hạn sử dụng, nhưng thế không có nghĩa là cứ đến đúng nửa đêm thì chúng phải mốc xanh hết. Ý tôi là, sữa chua mà, dù sao cũng đã là sữa lên men sẵn rồi còn gì."

Tôi nuốt miếng pizza. Nó có vị thật buồn cười. Bả chuột. Sữa chua hỏng. Dâu tây thối. Phải làm quen với điều này thôi.

Tôi ăn thêm miếng nữa. Thực ra thì pizza của Domino cũng bớt dở đi một chút khi được ăn miễn phí. Túi ngủ của Liam thật ấm áp và hấp dẫn sau một ngày dài kiệt quệ về tinh thần. Giờ này chắc Van đã liên lạc được với Barbara rồi. Barbara sẽ có được đoạn phim và bức ảnh. Tôi sẽ gọi cho cô ấy vào buổi sáng để hỏi xem nên làm gì tiếp theo. Tôi sẽ phải xuất hiện một khi cô đã công bố nó, để chứng thực tất cả.

Tôi nhắm mắt lại và nghĩ về điều đó, nghĩ xem khi ấy tôi sẽ thế nào, tất cả các máy quay đều chạy theo thằng M1k3y bỉ ổi vào một trong những tòa nhà to đùng, lắm cột kèo ở Civic Center.

Tiếng động cơ xe cộ gào rú trên đầu dần dần nghe như tiếng sóng biển khi tâm trí tôi đang lang thang đâu đó. Cũng có những chiếc lều khác của những người vô gia cư ở gần đây. Tôi đã gặp vài người trong số họ lúc chiều, trước khi trời tối và chúng tôi đều đã lui về túm tụm gần những căn lều. Họ đều lớn tuổi hơn tôi, trông cục cằn và lỗ mãng. Tuy nhiên không ai có vẻ điên loạn hay hung dữ cả. Họ chỉ giống như những người kém may mắn, hoặc đã đưa ra những quyết định sai lầm, hoặc là cả hai.

Chắc hẳn tôi đã ngủ thiếp đi, vì tôi chẳng nhớ được gì thêm cho đến khi có ánh sáng rọi thẳng vào mặt tôi, làm tôi lóa mắt.

"Chính nó đấy," một giọng nói cất lên phía sau luồng sáng

"Chụp đầu nó lại," một giọng khác vang lên. Tôi đã từng nghe thấy giọng nói này trước đây, giọng nói mà tôi đã nghe đi nghe lại trong những giấc mơ, giáo huấn tôi, đòi mật khẩu của tôi. Người phụ nữ có mái tóc cắt bằng.

Chiếc túi nhanh chóng được chụp lên đầu tôi và cổ tôi bị thắt chặt đến nỗi tôi bị ngạt thở và nôn ra đống pizza vừa mới ăn. Khi tôi vẫn còn đang nôn mửa và sặc sụa thì những bàn tay rắn chắc đã ghì quanh cổ tay và mắt cá chân tôi. Tôi bị lăn vào cáng và nhấc bổng lên, họ khiêng tôi lên những bậc thang kim loại rồi quẳng vào trong xe.

"Xin chào, chúng ta lại gặp nhau rồi," mụ ta nói. Tôi cảm thấy chiếc xe tải lắc lư khi mụ ta chui vào xe với tôi. Tôi vẫn bị sặc, thở hổn hển. Tôi ợ lên đầy miệng và nó chảy ngược xuống khí quản của tôi.

"Chúng tôi không để cho cậu chết đâu," mụ nói. "Nếu cậu ngừng thở, chúng tôi chắc chắn sẽ làm cho cậu thở lại. Vậy nên đừng có lo lắng về vấn đề này."

Tôi sặc dữ hơn. Tôi đớp không khí. Một chút không khí lọt vào. Cơn ho sâu, sù sụ làm ngực và lưng tôi rung lên, tôi lại nôn mửa. Hít thêm không khí.

"Thấy chưa?" mụ ta nói. "Không quá tệ. Chào mừng cậu về nhà, M1k3y. Chúng tôi có một nơi rất đặc biệt dành cho cậu."

Tôi ngả lưng thư giãn, chiếc xe tải nhỏ vẫn lắc lư. Mùi pizza nôn ra lúc đầu nồng lên, nhưng do những thứ kích thích rất mạnh xung quanh, não tôi dần dần quen với cái mùi này, thanh lọc cho đến khi nó chỉ là một mùi mờ nhạt. Cảm giác lắc lư của chiếc xe gần như trở nên dễ chịu.

Đó là lúc nó xảy ra. Một sự bình tĩnh tuyệt đối, khó mà tin được lướt qua người tôi như thể là tôi chỉ đang nằm trên bãi biển và sóng biển lướt vào rồi nhẹ nhàng nâng tôi lên như bàn tay mẹ hiền, nhấc bổng tôi và cuốn tôi ra giữa biển dưới ánh mặt trời ấm áp. Sau tất cả những chuyện đã xảy ra, tôi bị tóm, nhưng điều đấy cũng chẳng hề gì. Tôi đã chuyển thông tin đến được với Barbara. Tôi đã thiết lập được mạng Xnet. Tôi đã thắng. Và nếu tôi không chiến thắng thì tôi cũng đã làm tất cả những gì có thể. Nhiều hơn so với những gì tôi nghĩ mình có thể làm. Trong khi bị chở đi, tôi nhẩm lại trong đầu, nghĩ về tất cả những gì tôi đã thực hiện được, những gì mà chúng tôi đã thực hiện được. Thành phố, đất nước, thế giới còn đầy những con người không chịu sống theo cái cách mà DHS muốn chúng tôi phải sống. Chúng tôi sẽ mãi mãi chiến đấu. Họ không thể bắt hết được chúng tôi đâu.

Tôi thở dài và mỉm cười.

Tôi chợt nhận ra là mụ ta vẫn thao thao bất tuyệt. Tôi còn mải đắm chìm trong niềm vui của mình nên quên béng mất mụ ta.

"... một đứa trẻ thông minh như cậu. Cậu tưởng cậu đủ hiểu biết để gây chiến với bọn ta à? Bọn ta đã theo dõi cậu từ cái ngày mà cậu được thả. Kể cả khi cậu không đến khóc lóc với con mụ nhà báo đồng tính phản trắc ấy thì bọn ta vẫn bắt được cậu. Ta chỉ không hiểu... cậu và ta, chúng ta đã hiểu nhau cơ mà nhỉ..."

Chúng tôi đi trên những tấm kim loại kêu ầm ầm, chiếc xe tải giật sốc từng hồi, rồi kiểu dằn xóc thay đổi. Chúng tôi đang đi trên nước. Hướng về phía đảo Kho Báu. Hey, Ange đang ở đó. Darryl cũng thế. Có lẽ vậy.

Cái bao trùm đầu chỉ được lấy ra khi tôi đã bị tống vào xà lim. Bọn chúng còn không thèm động vào cùm ở tay và mắt cá chân tôi mà chỉ lăn tôi ra khỏi cáng xuống sàn. Trong này tối, nhưng nhờ có ánh trăng chiếu từ chiếc cửa sổ duy nhất nhỏ tí xíu từ trên cao, tôi có thể nhìn thấy tấm đệm đã bị lấy ra khỏi cái giường. Phòng giam của tôi có một hố xí, một khung giường, một bồn rửa mặt, và không gì nữa.

Tôi nhắm mắt lại và để biển cả nâng tôi lên. Tôi trôi đi. Ở một nơi kia, xa tít phía dưới, là thân xác của tôi. Tôi có thể biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tôi đang bị bỏ cho đến khi vãi ********* ra ở đây. Lại thế nữa rồi. Tôi biết cảm giác đấy. Tôi đã từng vãi ********* rồi. Mùi rất tệ. Ngứa nữa. Thật là nhục nhã, cứ như một đứa trẻ sơ sinh vậy.

Nhưng tôi đã vượt qua điều này.

Tôi cười phá lên. Tiếng cười nghe thật dị hợm, và nó kéo tôi trở lại với thân xác của mình, trở lại với thực tại. Tôi vẫn tiếp tục cười và cười. Chúng đã ném vào tôi những điều tồi tệ nhất, và tôi đã vượt qua được, và tôi đã vượt mặt chúng, vượt mặt chúng mấy tháng trời, làm bẽ mặt cả lũ chuyên quyền ngu đần. Tôi đã chiến thắng.

Tôi để bàng quang thả lỏng. Đằng nào thì nó cũng chưa bao giờ đầy và đau tức như bây giờ.

Đại dương cuốn tôi đi.

Sáng ra, hai tên lính chuyên nghiệp, vô cảm cắt dây trói ở tay và chân tôi ra. Tôi vẫn chưa đi được - khi tôi đứng dậy, chân tôi khuỵu xuống như một con rối không dây. Tôi đã phải ở nguyên một tư thế trong thời gian quá lâu. Bọn lính kéo tay tôi qua vai chúng và vừa lôi vừa vác tôi xuống dãy hành lang quen thuộc. Mã vạch trên những cánh cửa xoắn tít và đung đưa, bị không khí đầy bụi muối tấn công.

Tôi nảy ra một ý tưởng. "Ange!" Tôi gào lên. "Darryl!" Hai tên lính lôi tôi đi nhanh hơn, rõ ràng là rất khó chịu với tôi nhưng chẳng biết phải làm thế nào cả. "Này các cậu, là tớ đây, Marcus đây! Tự do muôn năm!"

Đằng sau những cánh cửa, có ai đó khóc nức lên. Ai đó thét lên bằng một thứ tiếng nghe như tiếng Ả Rập. Sau đó là những âm thanh hỗn tạp, hàng ngàn tiếng kêu thét khác nhau.

Bọn chúng mang tôi đến căn phòng mới. Căn phòng này là một buồng tắm cũ, với chiếc vòi sen vẫn còn lại ở trên tường gạch mốc meo.

"Chào M1k3y," mụ Tóc Bằng nói. "Có vẻ như cậu vừa có một buổi sáng đáng nhớ nhỉ." Mụ ta nhăn mũi một cách mỉa mai.

"Tôi vãi ********* cả ra rồi," tôi nói vui vẻ. "Cô cũng nên thử xem sao."

"Vậy thì có lẽ bọn ta nên cho cậu đi tắm." Mụ gật đầu và hai tên lính kia mang tôi đến một cái cáng khác. Cái cáng này có dây trói dọc theo chiều dài. Chúng quẳng tôi lên đó, nó lạnh như đá và ướt sũng. Trước khi tôi kịp nhận ra điều này thì vai, hông vào mắt cá chân tôi đã bị trói vào cáng. Một phút sau, thêm ba chiếc dây nữa được dùng để trói tôi. Một cánh tay nắm lấy những thanh sắt phía đầu tôi và mở mấy chiếc chốt ra, chỉ một lát sau tôi đã bị trói nghiêng xuống, đầu thấp hơn so với chân.

"Hãy bắt đầu với một điều đơn giản," mụ ta nói. Tôi nghển cổ lên để nhìn thấy mụ. Mụ đã đứng cạnh một cái bàn, trên đó có một bộ Xbox, kết nối với một cái màn hình phẳng trông có vẻ đắt tiền. "Tôi muốn cậu nói cho tôi biết tên truy cập và mật khẩu vào hộp thư điện tử Pirate Party của cậu, được chứ?" Tôi nhắm mắt lại và để biển cả cuốn tôi xa khỏi bờ.

"Cậu có biết ván và nước là gì không, M1k3y?" Giọng mụ ta khiến tôi quay cuồng. "Cậu bị trói lại như thế này, và bọn ta đổ nước vào đầu cậu, đổ lên mũi và xuống miệng. Cậu sẽ không thể kháng cự được, hiện tượng này gọi là phản xạ họng. Biện pháp này được gọi là hành hình giả, và từ phía này của căn phòng, ta có thể nói rằng đó là một giải pháp hợp lý. Cậu sẽ không thể chống lại cảm giác mình đang chết dần. "

Tôi cố gắng rời bỏ thể xác. Tôi đã từng nghe về trò tra tấn ván và nước này. Giờ thì tôi đang được trải nghiệm nó. Và đây mới chỉ là màn khởi đầu.

Tôi không thể bỏ đi được. Biển không lướt vào và nâng tôi lên. Ngực tôi thắt lại, mi mắt tôi chớp liên tục. Tôi có thể cảm thấy nước tiểu ướt nhẹp ở chân và mồ hôi thì ướt nhẹp trên tóc. Da tôi ngứa ngáy bởi bãi nôn đã khô cứng lại.

Mụ ta lao ra trước mặt tôi. "Hãy bắt đầu với tên đăng nhập," mụ ta nói.

Tôi nhắm nghiền mắt lại.

"Cho nó uống nước đi," mụ ra lệnh.

Tôi nghe thấy ai đó di chuyển. Tôi hít một hơi thật sâu rồi nín thở.

Lúc đầu nước chỉ nhỏ giọt, một muỗng nước từ từ tràn vào cằm, vào môi tôi. Rồi nước chảy ngược lên mũi tôi. Nó chảy ngược vào cổ họng, làm tôi sặc sụa. Có tiếng náo loạn ở bên ngoài căn phòng, tiếng giày hỗn tạp, tiếng la hét sỉ vả đầy giận dữ. Thêm một muỗng nước nữa được đổ vào mặt tôi.

Tôi nghe thấy tiếng thì thầm của mụ ta với ai đó trong phòng, rồi mụ nói với tôi, "Chỉ tên đăng nhập thôi mà, Marcus. Một yêu cầu đơn giản. Dù sao thì ta có thể làm được gì với tên đăng nhập của cậu chứ?" Lần này thì cả một xô nước đổ ập xuống, như một trận lụt không bao giờ kết thúc, hẳn bọn chúng phải đổ hàng tấn nước lên đầu tôi. Tôi không thể chịu được. Tôi thở hổn hển và hít nước vào phổi, ho sặc sụa càng làm cho nước vào phổi nhiều hơn. Tôi biết bọn chúng sẽ không giết tôi, nhưng tôi không thể thuyết phục cơ thể tôi tin điều này. Từng thớ thịt trong người tôi bảo với tôi rằng tôi sắp sửa đi đời. Thậm chí tôi còn không thể khóc - bọn chúng vẫn đang xối nước lên tôi.

Bọn chúng dừng lại. Tôi ho lụ sụ, nhưng với góc độ mà tôi đang nằm, bao nhiêu nước tôi ho ra đều chảy ngược vào mũi, làm nó bỏng rát.

Cơn ho quá dữ dội làm sườn tôi đau nhói và hông thì vặn cả lại. Tôi căm ghét cái cách mà cơ thể đang phản bội tôi, cái cách mà lý trí không kiểm soát được cơ thể, nhưng chả làm được gì.

Cuối cùng cơn ho cũng giảm dần, đủ để tôi nhận biết điều gì đang xảy ra xung quanh. Nhiều người đang la hét, nghe như ai đó đang cào cấu, vật lộn. Tôi mở mắt, nheo lại vì chói, tuy còn ho nhưng tôi vẫn nghển cổ lên.

Căn phòng có nhiều người hơn lúc tôi bước vào. Hình như phần lớn bọn họ đang mặc áo giáp, đội mũ sắt và đeo mặt nạ chống khói. Họ đang la hét đám lính gác của đảo Kho Báu, bọn này cũng đang gân cổ lên hét lại.

"Quỳ xuống!" một người mặc áo giáp nói. "Quỳ xuống và giơ tay lên. Các người đã bị bắt!"

Mụ Tóc Bằng đang nói chuyện điện thoại với ai đó. Một trong số những người mặc áo giáp nhận ra điều này đã mau lẹ đi tới chỗ mụ ta và dùng tay mang găng hất tung chiếc điện thoại. Tất cả im lặng trong lúc chiếc điện thoại bật tung lên theo hình vòng cung, bay sang đầu bên kia căn phòng nhỏ, rơi độp xuống sàn và vỡ tan thành từng mảnh.

Sự im lặng bị phá vỡ và những người mặc áo giáp di chuyển vào căn phòng. Mỗi người bọn họ tóm lấy một tên đã tra tấn tôi. Tôi nặn được một cái nhếch miệng khi nhìn thấy vẻ mặt của mụ Tóc Bằng khi hai người đàn ông túm vai mụ, xoay lưng mụ lại và tặng cho mụ một chiếc còng tay.

Một người mặc áo giáp đi thẳng ra phía cửa. Anh ta mang theo một chiếc máy quay trên vai, một cái hàng khủng có đèn flash trắng sáng lóa mắt. Anh ta chụp lại cả căn phòng, đi vòng quanh tôi hai lần để chụp tôi. Tôi thấy mình đang toàn thân bất động, như kiểu tôi đang ngồi để người ta vẽ chân dung vậy.

Thật là lố bịch.

"Các ông có thể giúp tôi thoát khỏi cái thứ này không?" Tôi xoay xở để nói được hết câu mà chỉ bị sặc một chút.

Hai người mặc áo giáp nữa tiến đến chỗ tôi, một người là nữ, và họ bắt đầu cởi trói cho tôi. Họ mở mặt nạ ra và cười với tôi. Trên mũ bảo hiểm và vai họ có hình chữ thập đỏ.

Bên dưới hình chữ thập đỏ là một phù hiệu khác: CHP 1 . Đội tuần tra đường cao tốc California. Họ là Đội tuần tra đường cao tốc của bang.

Khi tôi bắt đầu tự hỏi họ đang làm gì ở đây thì cũng là lúc tôi nhìn thấy cô Stratford. Rõ ràng là cô ấy đã đứng ngoài hành lang từ trước, nhưng bây giờ cô ấy mới lao vào. "Cháu đây rồi," cô nói, quỳ xuống cạnh tôi và trao cho tôi một cái ôm dài nhất, chặt nhất mà tôi từng được nhận.

Đấy là lúc tôi hiểu ra rằng Guantanamo bên bờ Vịnh đang nằm trong tay kẻ thù của nó. Tôi đã được cứu.
 
Chương 21


Họ để tôi và cô Barbara ở lại trong phòng, và tôi dùng vòi sen để rửa ráy qua loa - tôi bỗng thấy ngượng khi người toàn nước tiểu và thứ nôn mửa. Khi tôi xong xuôi thì đã thấy cô Barbara đang khóc.

"Bố mẹ cháu..." cô bắt đầu nói.

Tôi lại cảm thấy mình sắp nôn ra đến nơi. Chúa ơi, bố mẹ tội nghiệp của tôi. Những gì họ phải trải qua.

"Họ có ở đây không ạ?"

"Không," cô nói. "Sự việc rất phức tạp."

"Sao cơ?"

"Cháu vẫn đang bị bắt, Marcus à. Tất cả mọi người ở đây cũng thế. Họ không thể cứ thế tràn vào và mở tung các cánh cửa ra. Tất cả mọi người ở đây đều sẽ phải tuân thủ đúng các bước trong hệ thống tư pháp hình sự. Và việc này, ờ, có thể mất tới vài tháng."

"Cháu sẽ phải ở đây vài tháng nữa ư?"

Cô nắm lấy tay tôi. "Không, cô nghĩ chúng ta có thể giúp cháu nhanh chóng được xét xử rồi bảo lãnh cháu ra. Nhưng nhanh chóng chỉ là một từ mang tính tương đối. Cô không hy vọng có điều gì sẽ xảy ra hôm nay. Những người kia cũng không có vẻ gì là sẽ khác cháu. Sẽ rất nhân đạo. Sẽ có thức ăn theo đúng nghĩa thức ăn. Không có tra khảo. Gia đình được đến thăm.

"DHS bị loại bỏ không có nghĩa là cháu có thể ung dung ra khỏi đây. Điều chúng ta đang làm bây giờ là dỡ bỏ phiên bản quái gở, vô phép tắc của hệ thống tư pháp mà bọn chúng đã xây dựng nên và thay thế bằng hệ thống cũ. Hệ thống có quan tòa, xét xử công khai và có luật sư.

"Chúng ta có thể cố gắng chuyển cháu đến một nơi giam giữ dành cho trẻ vị thành niên trên đất liền, nhưng Marcus ạ, những nơi đó có thể thực sự rất khắc nghiệt. Rất, rất khắc nghiệt. Đây có thể là nơi tốt nhất dành cho cháu trước khi cháu được bảo lãnh ra ngoài."

Được bảo lãnh ư? Phải rồi. Tôi là một tên tội phạm cơ mà

- tôi vẫn chưa bị kết án, nhưng chắc chắn có cả đống tội danh bọn họ có thể nghĩ ra cho tôi. Trên thực tế, sẽ là bất hợp pháp nếu có bất cứ ý nghĩ tiêu cực nào về chính phủ cơ mà.

Cô Barbara lại siết chặt tay tôi. "Điều này thật tệ hại, nhưng buộc phải vậy. Điều quan trọng là nó đã kết thúc. Thống đốc đã hất cẳng DHS ra khỏi bang, giải tán tất cả các trạm kiểm soát. Bộ trưởng bộ Tư pháp đã ban hành trát bắt giữ bất kỳ cơ quan hành pháp nào dính líu đến vụ 'tra khảo bằng cách gây áp lực' và bắt giữ người bí mật. Bọn chúng sẽ phải vào tù, Marcus ạ, và đó là nhờ những gì cháu đã làm."

Tôi chết lặng. Tôi đã rõ từng từ, nhưng chúng chẳng có ý nghĩa gì cả. Vì một lý do nào đó, nó đã kết thúc, nhưng nó vẫn chưa kết thúc.

"Nghe này," cô nói. "Có lẽ chúng ta có khoảng một đến hai tiếng trước khi vụ hôm nay được dàn xếp, trước khi bọn chúng quay lại và tống cháu trở lại tù. Cháu muốn gì nào? Đi dạo trên bãi biển? Ăn một bữa? Chúng có một phòng dành cho nhân viên rất tuyệt - bọn cô đã vào phòng này trên đường đến đây. Cực đỉnh."

Cuối cùng thì tôi cũng tìm ra câu trả lời. "Cháu muốn tìm Ange. Cháu muốn tìm Darryl."

Tôi cố gắng dùng cái máy tính mà tôi tìm được để truy ra số xà lim của họ, nhưng để làm được điều này phải có mật khẩu, vậy nên chúng tôi buộc phải đi dọc hành lang, kêu tên họ. Đằng sau những cánh cửa xà lim, tù nhân gào thét vào mặt chúng tôi, hoặc khóc lóc, cầu xin chúng tôi thả họ ra. Họ không hiểu điều gì vừa mới xảy ra, không thể nhìn thấy bọn lính trước đó vừa canh gác họ đã bị còng tay dồn lại tại bến tàu, bị đội đặc nhiệm của bang California giải đi.

"Ange!" tôi gọi ầm lên, "Ange Carvelli! Darryl Glover! Marcus đây!"

Chúng tôi đã đi hết chiều dài của dãy xà lim nhưng vẫn không có ai trả lời. Tôi thấy phát khóc lên được. Họ đã bị tàu chở ra khơi - họ đang ở Syria hoặc có thể tệ hơn nữa. Tôi sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy họ nữa.

Tôi ngồi bệt xuống và dựa lưng vào tường hành lang, hai tay bưng mặt. Tôi nhìn thấy gương mặt của mụ Tóc Bằng, nhìn thấy mụ ta cười tự mãn khi hỏi tài khoản đăng nhập của tôi. Chính mụ đã gây ra điều này. Mụ sẽ bị tống vào tù, nhưng thế vẫn chưa đủ. Tôi mà gặp lại mụ, tôi sẽ giết mụ. Mụ đáng bị như vậy.

"Thôi nào," cô Barbara nói, "Thôi nào Marcus. Đừng bỏ cuộc. Còn có nhiều xà lim nữa ở quanh đây, đi nào."

Cô ấy nói đúng. Tất cả những cánh cửa chúng tôi vừa đi qua của dãy xà lim này đều đã cũ, hoen gỉ, có từ hồi nơi này mới được xây dựng. Nhưng ở phía cuối hành lang là một cánh cửa an ninh tối tân dày ngang một cuốn đại từ điển đang mở hé. Chúng tôi đẩy cửa và đánh liều đi vào dãy hành lang tối om bên trong.

Thêm nhiều cửa xà lim nữa ở đây, những cánh cửa không có mã vạch. Mỗi cánh cửa đều có một hốc để cắm chìa khóa điện tử.

"Darryl?" tôi gọi. "Ange?"

"Marcus?"

Là Ange, gọi tôi từ sau cánh cửa xa nhất. Ange, Ange của tôi, thiên thần của tôi.

"Ange!" tôi la lên. "Là anh, anh đây!"

"Ôi Chúa ơi, Marcus," cô nghẹn lại và rồi khóc nức nở.

Tôi đập thình thình vào những cánh cửa khác.

"Darryl! Darryl! Cậu có ở đó không?"

"Tớ đây." Giọng nói đó rất nhỏ, và khàn đục.

"Mình ở đây. Mình rất, rất xin lỗi. Làm ơn. Mình rất xin

lỗi."

Giọng nó nghe có vẻ... suy sụp. Tan nát.

"Mình đây, D," tôi nói, áp người vào cánh cửa phòng giam của nó. "Marcus đây. Qua hết rồi - họ đã bắt đám lính canh rồi. Họ đã đá đít DHS đi rồi. Chúng ta sẽ được xét xử, xét xử công khai. Và chúng ta sẽ biện hộ chống lại bọn chúng."

"Mình xin lỗi," nó lặp lại. "Làm ơn, mình rất xin lỗi."

Đúng lúc đó thì cảnh sát tuần tra California đi đến chỗ cánh cửa. Họ vẫn để cho máy quay hoạt động. "Cô Stratford?" một người trong số họ nói. Ông cởi mặt nạ, trông ông giống bất kỳ cảnh sát nào khác, chứ không giống như người vừa cứu sống tôi. Giống một người đến để còng tôi lại.

"Đội trưởng Sanchez," cô nói. "Chúng tôi đã xác định được vị trí của hai tù nhân đang được quan tâm ở đây. Tôi mong họ được thả ra và tôi có thể kiểm tra tình hình của họ."

"Thưa cô, chúng tôi không có mã truy cập để mở những cánh cửa này," ông nói.

Cô giơ tay lên. "Đó không phải là thỏa thuận. Tôi phải có toàn quyền tiếp cận cơ sở này. Đây là lệnh trực tiếp từ Thống đốc, thưa ngài. Chúng tôi sẽ không nhúc nhích chừng nào ông chưa mở được những xà lim này." Nét mặt cô trước sau như một, không hề có dấu hiệu nào của sự nhượng bộ hay đổi ý. Cô không hề dọa.

Có vẻ như ngài Đội trưởng cần một giấc ngủ. Ông nhăn nhó. "Tôi sẽ xem có thể làm được gì."

Cuối cùng họ cũng tìm được cách mở xà lim sau chừng nửa tiếng đồng hồ. Mất ba lần thử, nhưng rốt cuộc họ cũng nhập được mã số đúng, khớp chúng với thẻ RFID trên phù hiệu nhận dạng mà họ lấy được từ những tên lính bị bắt giữ.

Họ mở xà lim của Ange đầu tiên. Cô mặc quần áo bệnh viện, hở phía sau lưng, xà lim của cô còn trống trải hơn của tôi - chỉ lót đệm, không chậu rửa hay giường chiếu gì, không ánh sáng. Cô nheo mắt nhìn ra ngoài hành lang và máy quay của cảnh sát chiếu vào cô, rọi ánh sáng lên mặt cô. Barbara bước lên che chúng tôi khỏi máy quay. Ange ngập ngừng bước ra khỏi xà lim, hơi lúng túng. Có gì đó không ổn với đôi mắt của cô, với nét mặt của cô. Cô đang khóc, nhưng đó không phải lý do.

"Chúng đánh thuốc em. Vì em không ngừng kêu gào đòi gặp luật sư," cô nói.

Tôi ôm chầm lấy cô. Cô hơi lùi lại nhưng rồi cũng siết chặt lấy tôi. Người cô bốc mùi hôi thối và ướt đẫm mồ hôi, còn tôi cũng chẳng thơm tho gì hơn. Tôi không bao giờ muốn rời cô nữa.

Đúng lúc đó thì họ mở được xà lim của Darryl.

Nó đã xé vụn cái áo giấy bệnh viện. Nó trần truồng, đầu tóc bù xù, đang ở tít góc xà lim, tránh khỏi máy quay và ánh mắt của chúng tôi. Tôi lao đến chỗ nó.

"D," tôi thì thầm vào tai nó. "D, mình đây. Marcus đây. Kết thúc rồi. Bọn lính đã bị bắt. Chúng ta sẽ được bảo lãnh, chúng ta sắp được về nhà rồi."

Nó run lên và nhắm nghiền mắt lại. "Mình xin lỗi," nó thì thầm, rồi ngoảnh mặt đi.

Sau đó họ dẫn tôi đi, một cảnh sát mặc áo giáp cùng với Barbara đã đưa tôi về xà lim của mình và khóa cửa lại, tôi phải qua đêm ở đó.

Tôi không nhớ rõ lắm về chuyến đi đến tòa án. Họ xích tôi chung với năm tù nhân nữa, bọn họ đều ở trong tù lâu hơn tôi nhiều. Trong số họ có duy nhất một người nói tiếng Ả Rập - đó là một người trung niên, và ông ấy run lẩy bẩy. Những người khác đều trẻ. Tôi là người da trắng duy nhất.

Khi chúng tôi đã được giải lên boong của chiếc phà, tôi nhận ra rằng hầu như tất cả mọi người trên đảo Kho Báu đều là người da màu.

Tôi chỉ ở trong đó có một đêm, nhưng như vậy cũng là quá lâu. Trời lắc rắc vài hạt mưa, thường thì nó sẽ làm tôi phải khom vai và cúi mặt xuống, nhưng hôm nay tôi cùng với tất cả những người khác đều ngẩng mặt lên bầu trời xám xịt bất tận, hân hoan trong cái cảm giác ướt nhẹp ran rát khi chúng tôi đi qua vịnh để xuống boong phà.

Họ đưa chúng tôi đi bằng xe buýt. Những chiếc còng khiến việc leo lên xe buýt trở nên khó nhọc, và phải mất một lúc lâu mọi người mới lên hết. Chẳng ai bận tâm. Khi không vật lộn để giải quyết vấn đề mang tính hình học gồm sáu người, một dây xích, lối đi chật hẹp, chúng tôi ngắm nhìn thành phố xung quanh, ngắm nhìn những tòa nhà trên đồi.

Tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là tìm Darryl và Ange, nhưng không thấy tăm hơi của cả hai đâu. Đoàn người rất đông và chúng tôi không được phép di chuyển tự do. Những người lính áp giải chúng tôi cũng nhã nhặn, nhưng dù sao họ vẫn to lớn, mặc áo giáp và được trang bị vũ khí. Tôi liên tục tưởng là đã nhìn thấy Darryl trong đám đông, nhưng đó luôn là một ai khác cũng với dáng vẻ tiều tụy, lom khom của thằng bạn tôi trong xà lim hôm ấy. Nó không phải là người duy nhất suy sụp.

Tại tòa án, họ dẫn từng nhóm bị xích chung vào các phòng thẩm vấn. Một luật sư từ Liên đoàn quyền tự do công dân Mỹ (1) lấy lời khai và hỏi chúng tôi vài câu hỏi - khi đến cạnh tôi, cô ấy mỉm cười và chào tôi bằng tên riêng - rồi sau đó dẫn chúng tôi đi vào phòng xử án, đứng trước thẩm phán. Vị thẩm phán mặc một chiếc áo choàng và hình như đang trong tâm trạng tốt.

Có vẻ như thỏa thuận ở đây là ai có thành viên gia đình đến nộp tiền bảo lãnh sẽ được tự do, tất cả những người còn lại sẽ vào tù. Liên đoàn quyền tự do công dân Mỹ phải thuyết phục vị thẩm phán rất lâu để có thêm vài tiếng nữa trong khi nhân thân của tù nhân được triệu tập và đưa tới phòng xử án. Vị thẩm phán đồng ý với đề nghị này, nhưng khi tôi nhận ra rằng vài người trong số những tù nhân này đã bị bắt giam sau khi chiếc cầu bị nổ tung, bị gia đình mình coi như đã chết, không hề được xét xử, và bị tra khảo, giam cách ly, tra tấn - tôi chỉ muốn tự mình đập tan xiềng xích để tất cả được tự do.

Khi tôi được đưa tới trước vị thẩm phán, ông ta nhìn tôi và bỏ kính xuống. Ông ta trông có vẻ mệt mỏi. Luật sư của ACLU cũng có vẻ mệt mỏi. Nhân viên chấp hành cũng có vẻ mệt mỏi. Phía sau mình, tôi có thể nghe thấy tiếng nói chuyện rì rầm rộ lên khi chấp hành viên gọi tên tôi. Vị thẩm phán gõ búa một lần nhưng vẫn không rời mắt khỏi tôi. Ông ta dụi mắt.

"Ông Yallow," ông ta nói, "bên nguyên cho rằng bị cáo là mối nguy hại đối với các chuyến bay. Tôi nghĩ họ có lý. Chắc hẳn bị cáo còn có nhiều tiền án hơn những người ở đây. Tôi muốn giữ bị cáo lại để xét xử, không cần biết bố mẹ của bị cáo nộp bao nhiêu tiền bảo lãnh đi chăng nữa."

Luật sư của tôi bắt đầu nói gì đó, nhưng vị thẩm phán đã đưa mắt buộc cô ta im lặng. Ông ta lại dụi mắt thật mạnh.

"Bị cáo có gì để nói không?"

"Tôi đã có cơ hội để chạy trốn," tôi nói. "Đó là vào tuần trước. Có người đã đề nghị đưa tôi đi ra khỏi thành phố, giúp tôi có một danh tính khác. Thay vì bỏ trốn, tôi đã lấy trộm điện thoại của cô ta, trốn khỏi chiếc xe và bỏ chạy. Tôi đưa chiếc điện thoại lưu giữ bằng chứng về bạn tôi, Darryl Glover, cho một phóng viên rồi lẩn trốn trong thành phố."

"Bị cáo lấy trộm một chiếc điện thoại?"

"Tôi đã quyết định rằng tôi không thể trốn chạy. Tôi phải đối mặt với công lý... sự tự do của tôi không có nghĩa lý gì khi tôi là một người bị truy nã, hay khi thành phố vẫn chịu sự kiểm soát của Cục An ninh Nội địa. Khi bạn bè tôi vẫn bị bắt giam. Sự tự do của cá nhân tôi không quan trọng bằng sự tự do của cả đất nước."

"Nhưng đúng là bị cáo đã ăn trộm điện thoại?"

Tôi gật đầu. "Đúng vậy. Tôi định trả nó lại nếu tôi tìm được người phụ nữ trẻ cần tìm."

"Cám ơn phần trả lời của anh, anh Yallow. Anh là một chàng trai trẻ rất có khiếu ăn nói." Ông ta nhìn trừng trừng vào công tố viên. "Có người cũng sẽ nói anh là một chàng trai trẻ dũng cảm. Trên bản tin sáng nay có phát một đoạn phim. Nó cho thấy anh có một lý do hợp pháp nào đó để lẩn trốn các nhà chức trách. Xét thực tế như vậy, và thêm bài diễn văn nho nhỏ của anh vừa rồi, tôi sẽ cho phép anh được bảo lãnh, nhưng tôi cũng sẽ yêu cầu công tố viên thêm vào cả hình phạt trộm cắp mức độ nhẹ, với trường hợp của chiếc điện thoại. Vì vậy, anh sẽ phải mất thêm 50.000 đô la tiền bảo lãnh."

Ông ta lại gõ nhẹ cái búa, và luật sư của tôi siết chặt lấy tay tôi.

Vị thẩm phán nhìn xuống tôi một lần nữa và lại đeo kính lên. Vai áo ông ta lấm tấm gàu. Một ít nữa rơi xuống khi cặp kính chạm vào mái tóc thô xoăn.

"Giờ anh có thể đi, chàng trai. Hãy tránh xa những chuyện phiền toái."

Tôi quay gót và có ai đó ôm chầm lấy tôi. Đó là bố. Ông nhấc bổng tôi lên khỏi mặt đất, ôm tôi chặt đến nỗi xương sườn tôi kêu cọt kẹt. Bố ôm tôi theo cách ông vẫn ôm tôi hồi tôi bé xíu, khi ông quay tròn tôi trong trò chơi máy bay vui nhộn nhưng buồn nôn; bố tung tôi lên không trung và bắt tôi lại rồi siết chặt lấy tôi cũng như thế này, chặt đến nỗi làm tôi đau nhói.

Một đôi tay dịu dàng hơn nhẹ nhàng gỡ tôi ra khỏi vòng tay của bố. Mẹ. Bà dang rộng vòng tay ôm tôi một lúc, chạm vào mặt tôi như tìm kiếm thứ gì đó, bà không nói gì, nước mắt tuôn rơi. Mẹ vừa cười vừa khóc nức nở vừa ôm tôi, vòng tay của bố bao bọc lấy cả hai mẹ con.

Khi hai người buông tôi ra, rốt cuộc tôi cũng xoay xở nói được gì đó, "Darryl sao rồi?"

"Bố đã gặp bố cậu ấy. Cậu ấy đang trong bệnh viện."

"Khi nào con có thể gặp nó?"

"Bây giờ chúng ta sẽ đến đó," ông trả lời. Vẻ mặt ông thật đáng sợ. "Cậu ấy không..." ông dừng lại. "Họ nói cậu ấy sẽ ổn thôi," giọng ông nghẹn lại.

"Thế còn Ange?"

"Mẹ cô bé đã đưa cô bé về nhà. Cô bé muốn ở đây chờ con, nhưng..."

Tôi hiểu. Hoàn toàn hiểu, hiểu cảm giác của các gia đình có người thân bị giam cầm ở một nơi xa xôi. Phòng xử án đẫm nước mắt và nhiều cái ôm siết, ngay cả nhân viên tòa án cũng không ngăn được họ.

"Đi thăm Darryl thôi," tôi nói. "Cho con mượn điện thoại của bố được không ạ?"

Tôi gọi cho Ange trên đường đến bệnh viện nơi Darryl đang nằm - bệnh viện Đa khoa San Francisco, ở ngay cuối phố - và hẹn gặp cô sau bữa tối. Cô nói bằng một giọng thì thầm rất vội vàng. Mẹ cô còn đang băn khoăn không biết có nên trừng phạt cô hay không, nhưng Ange không muốn liều mạng.

Có hai cảnh sát tuần tra cao tốc ở hành lang nơi Darryl đang được canh gác. Họ ngăn các phóng viên đang kiễng chân nhìn ngó và chụp ảnh. Đèn flash cứ rọi liên hồi vào mắt chúng tôi như đèn nhấp nháy, tôi lắc đầu để tỉnh táo. Bố mẹ tôi đem theo quần áo sạch cho tôi và tôi đã thay ở ghế sau của xe, nhưng tôi vẫn còn thấy kinh tởm, ngay cả sau khi tôi đã tắm rửa trong phòng tắm của nơi xử án.

Một trong các phóng viên gọi tên tôi. Ối chà, phải rồi, giờ tôi nổi tiếng rồi. Hai viên cảnh sát đang đứng gác cũng nhìn tôi, họ đã nhận ra mặt tôi hoặc tên tôi khi mấy tay phóng viên réo nó lên.

Bố Darryl gặp chúng tôi ở cửa phòng, chỉ thì thầm để đám phóng viên không thể nghe thấy. Ông mặc thường phục, quần jean và áo len mà tôi thường thấy ông mặc, nhưng trên ngực ông đính huân chương phục vụ.

"Nó vẫn đang ngủ," ông nói. "Khi nãy nó tỉnh dậy và bắt đầu gào. Nó gào mãi không ngừng được. Họ cho nó uống thuốc giúp nó ngủ."

Ông dẫn chúng tôi vào. Mái tóc Darryl sạch sẽ chải chuốt, nó đang há mồm ra ngủ. Có thứ gì đó màu trắng ở góc miệng nó. Phòng nó nằm là loại phòng chăm sóc riêng dành cho hai người, trên giường còn lại là một người Ả Rập lớn tuổi, khoảng tứ tuần. Tôi nhận ra đó chính là người đã bị xích cùng tôi trên đường rời khỏi đảo Kho Báu. Chúng tôi chào nhau bằng những cái vẫy tay ngượng nghịu.

Tôi quay sang Darryl. Tôi cầm tay nó lên. Móng tay đã bị gặm đến tận thịt. Nó có thói cắn móng tay từ nhỏ, nhưng đã bỏ từ khi vào trung học. Tôi nghĩ Van đã thuyết phục nó rằng thật gớm khi suốt ngày cứ cho móng tay vào miệng.

Tôi nghe thấy tiếng bố mẹ tôi và bố Darryl đi ra chỗ khác, kéo rèm xung quanh chúng tôi. Tôi cúi sát mặt nó trên gối. Bộ râu lởm chởm của nó làm tôi nhớ đến Zeb.

Nó đang ngáy khe khẽ. Suýt nữa thì tôi nói "Mình yêu cậu," câu mà tôi chưa bao giờ nói với người nào không thuộc gia đình mình, thật kỳ cục khi nói vậy với một đứa con trai khác. Cuối cùng tôi chỉ siết chặt tay nó. Darryl thật đáng thương.

Chú thích:

1. ACLU (American Communist Lawyers Union) là một tổchức quốc gia, phi lợi nhuận, phi đảng phái với hơn 500.000 thành viên, có mục tiêu là bảo vệ nguyên lý quyền tự do và bình đẳng thể hiện trong Hiến pháp và Luật Nhân quyền.

Phần kết

uối tuần, ngày 4 tháng Bảy, cô Barbara gọi đến văn phòng cho tôi. Tôi không phải là người duy nhất đi làm vào ngày nghỉ cuối tuần, nhưng tôi là kẻ duy nhất lấy cớ chương trình cải tạo hàng ngày của tôi không cho phép tôi rời thành phố.

Cuối cùng, họ kết án tôi vì tội ăn trộm điện thoại của Masha. Bạn có tin nổi điều này không? Công tố viên đã thỏa thuận với luật sư của tôi để giảm những án liên quan đến "khủng bố điện tử" và "xúi giục bạo động", đổi lại tôi bị khép tội trộm cắp vặt. Tôi phải dành ba tháng cải tạo hàng ngày trong một cơ sở tái hòa nhập cộng đồng. Tôi ở trong ký túc xá dành cho tội phạm vị thành niên tại khu Mission. Tôi ngủ ở ký túc xá, chung phòng ngủ tập thể với một lũ tội phạm thực thụ, bọn băng đảng, bọn nghiện ngập, vài đứa điên. Cả ngày tôi được "tự do" ra ngoài và "đi làm".

"Marcus, họ sẽ thả cô ta ra đấy," cô nói.

"Ai cơ ạ?"

"Johnstone, Carrie Johnstone," cô trả lời. "Tòa án binh kín xử cô ta trắng án. Hồ sơ đã được khép lại. Bà ta lại được phái đi nghĩa vụ. Họ cho bà ta đến I Rắc."

Carrie Johnstone là tên của mụ Tóc Bằng. Lúc đầu, nghe nói bà ta bị xét xử ở Tòa án Tối cao California, nhưng cũng chỉ biết được đến thế thôi. Bà ta không hé một lời về việc bà ta làm theo lệnh của ai, đang làm những gì, ai đã bị bắt giam và tại sao. Bà ta chỉ ngồi một chỗ, tuyệt đối im lặng, ngày qua ngày, tại phòng xử án.

Cùng lúc đó, Cục dự trữ liên bang lớn tiếng phản đối việc Chính phủ đã "đơn phương và bất hợp pháp" cho đóng cửa cơ sở trên đảo Kho Báu, và việc ngài Thống đốc đã buộc cảnh sát phục vụ Cục dự trữ liên bang phải rời San Franciso. Rất nhiều trong số những cảnh sát này cùng với lính canh tại Gitmo-bên-bờ-Vịnh đã phải bóc lịch trong các nhà tù của bang.

Ngày hôm trước còn chưa có bất cứ tuyên bố nào từ Nhà Trắng hay từ chính quyền bang. Vậy mà ngay hôm sau đã có một cuộc họp báo khô khan, căng thẳng được phối hợp tổ chức tại bậc thềm của dinh thự dành cho Thống đốc, tại đó, giám đốc DHS và Thống đốc bang đã tuyên bố hai bên đã "hiểu nhau".

DHS sẽ tổ chức một tòa án binh kín để điều tra về những "sai lầm có khả năng phạm phải trong sự suy xét" sau vụ tấn công Cầu Vịnh. Tòa án này sẽ vận dụng mọi công cụ trong quyền hạn của nó để đảm bảo rằng tất cả các tội ác đều bị trừng trị đích đáng. Đổi lại, việc kiểm soát hoạt động của DHS tại California sẽ phải thông qua Thượng viện của bang, nơi có quyền chấm dứt, điều tra hay tái ưu tiên vấn đề an ninh nội địa của bang.

Đám phóng viên lao nhao đến nhức óc và Barbara đã đưa ra câu hỏi đầu tiên. "Ngài Thống đốc, với tất cả sự kính trọng, tôi xin đặt câu hỏi: chúng ta đã có bằng chứng không thể chối bỏ là một đoạn phim chứng minh rằng Marcus Yallow, một công dân sinh ra ở bang này, đã suýt phải lãnh một án tử hình được các sĩ quan DHS thi hành theo lệnh của Nhà Trắng. Liệu bang có sẵn sàng dẹp màn công lý giả tạo, lấy danh nghĩa bảo vệ công dân của mình này khi mà chính người dân phải đối mặt với sự tra tấn phi pháp, dã man không?" Giọng cô run lên nhưng vẫn rất mạch lạc.

Thống đốc dang rộng hai tay, "Các tòa án binh sẽ thực thi công lý. Nếu anh Yallow - hay bất cứ ai khác chê trách DHS - muốn được hưởng nhiều công lý hơn nữa, thì đương nhiên anh ta có quyền kiện ra tòa vì những thiệt hại mà có thể chính phủ liên bang nợ anh ta."

Đó chính là điều mà tôi đang làm. Trong vòng một tuần sau tuyên bố của Thống đốc, hơn hai ngàn đơn kiện dân sự đã được nộp lên để chống lại DHS. Trường hợp của tôi được Hiệp hội Quyền Tự do Dân sự Mỹ đảm trách, và họ đã nộp nhiều bản đề nghị được biết kết quả của các phiên tòa quân sự kín. Cho đến nay, đoàn bồi thẩm tỏ ra khá thông cảm với trường hợp này.

Nhưng tôi không hề mong đợi việc này.

"Mụ ta được xử trắng án hoàn toàn?"

"Báo chí cũng không đưa tin gì nhiều. 'Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng các sự kiện tại San Francisco và tại trại giam chống khủng bố đặc biệt trên đảo Kho Báu, tòa đi đến kết luận rằng hành động của cô Johnstone sẽ không chịu thêm hình phạt nào nữa.' Có từ 'nào nữa', nghe cứ như là

họ đã trừng phạt cô ta rồi vậy."

Tôi khịt mũi. Gần như đêm nào tôi cũng mơ thấy Carrie Johnstone kể từ khi tôi được phóng thích khỏi Gitmo-bên-bờ-Vịnh. Tôi nhìn thấy mặt mụ ta hiện ra lù lù trước mặt tôi, nụ cười gằm ghè khi mụ ta ra lệnh cho người của mụ cho tôi "uống nước".

"Marcus..." Barbara nói, nhưng tôi ngắt lời cô.

"Được thôi. Được thôi. Cháu sẽ làm một đoạn phim về việc

này. Tung nó lên mạng sau dịp cuối tuần này. Thứ Hai luôn là một ngày thích hợp để phát tán đoạn phim. Mọi người sẽ trở lại sau kỳ nghỉ, tìm thứ gì đấy khôi hài để gửi qua gửi lại trong trường hay văn phòng."

Tôi phải gặp bác sĩ tâm thần hai lần một tuần như một phần thỏa thuận tại cơ sở tái hòa nhập. Khi tôi không còn nhìn nhận việc này như là một hình phạt nữa thì thực ra nó lại có cái hay. Ông ấy đã giúp tôi tập trung thực hiện những việc có tính xây dựng khi tôi thấy rối trí thay vì cứ chìm đắm trong cảm giác đó. Những đoạn phim sẽ có ích.

"Cháu phải đi rồi," tôi nói, nuốt khan một cách khó khăn để giọng không biểu lộ cảm xúc.

"Cẩn thận nhé, Marcus," Barbara nói.

Ange ôm tôi từ phía sau khi tôi vừa gác điện thoại. "Em vừa đọc tin đó trên mạng," cô nói. Cô đọc đến hàng triệu mục điểm tin, lập tức giật tít giật gân ngay khi tin vừa được tung ra. Cô là blogger chính thức của chúng tôi, và cô rất cừ, săn lùng những câu chuyện thú vị và đăng lên mạng như một thực đơn nhanh cho bữa sáng.

Tôi quay người trong vòng tay cô để có thể ôm cô từ phía đối diện. Thật ra mà nói, ngày hôm đấy chúng tôi cũng không có nhiều việc để làm. Tôi không được phép ra khỏi cơ sở tái hòa nhập sau bữa tối, và cô cũng không thể đến thăm tôi. Chúng tôi gặp nhau gần chỗ văn phòng, nhưng thường có rất nhiều người xung quanh, điều này thực sự phá đám giây phút riêng tư của chúng tôi. Cả ngày ở trong văn phòng thật là quá cám dỗ. Đã vậy trời lại còn oi bức ngột ngạt, có nghĩa là chúng tôi đều mặc áo phông và quần ngắn, có rất nhiều động chạm da thịt khi chúng tôi làm việc bên nhau.

"Anh sắp sửa làm một đoạn phim," tôi nói. "Anh muốn tung nó ra hôm nay."

"Hay quá," cô nói. "Làm thôi."

Ange ngồi đọc thông cáo báo chí. Tôi làm một đoạn độc thoại ngắn, ghép đoạn phim nổi tiếng về tôi về vụ ván và nước, cặp mắt điên dại trong ánh sáng chói lòa của máy quay phim, nước mắt giàn giụa trên mặt, tóc bết lại và dính lẫn thức ăn nôn ra.

"Đây chính là tôi. Tôi đang chịu hình thức tra khảo ván và nước. Tôi đang bị tra tấn bằng biện pháp hành hình giả. Một người phụ nữ tên Carrie Johnstone đã giám sát buổi tra tấn này. Bà ta làm việc cho chính phủ. Bạn có thể nhận ra bà ta từ đoạn phim sau đây." Tôi dán đoạn phim có Johnstone và Kurt Rooney vào.

"Đó chính là Johnstone và Ngoại trưởng Kurt Rooney, trưởng ban chiến lược của tổng thống."

"Đất nước không ưa gì thành phố này. Đối với đất nước, nó như là hai thành phố Sodom và Gomorrah(1) chỉ toàn là những kẻ bạc nhược và vô thần xứng đáng xuống địa ngục.

Lý do duy nhất mà đất nước quan tâm về những điều mà những người ở San Francisco nghĩ là vì họ có vinh dự được bọn khủng bố Hồi giáo cho nổ tung."

"Ông ta đang nói về thành phố mà tôi đang sống. Theo thống kê gần đây nhất thì 4.215 người hàng xóm của tôi đã chết vào cái ngày mà ông ta đang nói tới. Nhưng một số có thể chưa chết. Một số biến mất và xuất hiện ở đúng nhà tù nơi tôi bị tra tấn. Một số bố mẹ, con cái, người yêu, anh chị em sẽ không bao giờ được gặp lại người mà họ yêu thương nữa - bởi vì họ đã bị tống giam bí mật tại một nhà tù bất hợp pháp ngay tại Vịnh San Francisco. Họ bị tàu chở ra ngoài biển. Có hồ sơ rất chi tiết, nhưng Carrie Johnstone lại nắm giữ chìa khóa mã." Tôi cắt đoạn phim Carrie Johnstone đang ngồi trên bàn ăn với Rooney, cười nói ầm ĩ.

Tôi dán nó vào đoạn phim Johnstone bị bắt giữ. "Khi họ bắt bà ta, tôi cứ nghĩ là chúng ta sẽ đạt được công lý. Tất cả những người đã bị bà ta hủy hoại và làm cho biến mất. Nhưng tổng thống..." - tôi cho vào cảnh ông ta đang cười đùa khi chơi gôn tại một trong số vô vàn kỳ nghỉ của ông ta - "... và vị Trưởng ban chiến lược của ông ta..." - bây giờ là hình ảnh Rooney đang bắt tay với một tên cầm đầu khủng bố khét tiếng đã từng ở "cùng phe" với chúng tôi - "... Họ chuyển bà ta đến một tòa án quân sự kín và bây giờ thì tòa án đó đã xóa tội cho bà ta. Bằng cách nào đó, họ đã nhìn nhận rằng chẳng có gì sai trái trong toàn bộ việc này."

Tôi cho vào một tấm ảnh được ghép từ hàng trăm gương mặt của những tù nhân trong xà lim đã được Barbara đăng trên Bay Guardian vào cái ngày mà chúng tôi được thả. "Chúng ta đã bầu ra những con người này. Chúng ta trả lương cho họ. Đáng lẽ họ phải đứng về phía chúng ta. Họ phải bảo vệ tự do của chúng ta. Nhưng những con người này..." - một loạt ảnh của Johnstone và những kẻ khác cũng bị giải đến tòa án - "... đã phản bội niềm tin của chúng ta. Chỉ còn bốn ngày nữa là đến ngày bầu cử. Vẫn còn nhiều thời gian. Đủ để các bạn có thể tìm ra năm người hàng xóm - năm người từ chối bỏ phiếu, bởi vì sự lựa chọn của họ 'không phải là những lựa chọn trên'.

"Hãy nói chuyện với hàng xóm của các bạn. Thuyết phục họ hứa sẽ bầu cử. Thuyết phục họ hứa sẽ mang đất nước ra khỏi những kẻ tra tấn và những kẻ sát nhân. Những kẻ cười nhạo vào bạn bè của tôi khi mà thân thể họ còn chưa kịp phân hủy nơi đáy cảng. Hãy thuyết phục họ hứa rằng cũng sẽ nói điều này với hàng xóm của họ.

"Phần lớn chúng ta không chọn gì trong những điều trên. Làm thế chẳng được gì cả. Nếu bạn phải chọn... hãy chọn tự do.

"Tên tôi là Marcus Yallow. Tôi đã bị chính đất nước mình tra tấn, nhưng tôi vẫn yêu nó. Tôi mười bảy tuổi. Tôi muốn được lớn lên trong một đất nước tự do. Tôi muốn được sống trong một đất nước tự do."

Tôi làm mờ đi biểu tượng của trang web. Ange đã xây dựng nên trang web này, với sự giúp đỡ của Jolu, người đã cho chúng tôi sử dụng máy chủ mà chúng tôi cần khi còn ở Pigspleen.

Văn phòng là một nơi khá thú vị. Về mặt chuyên môn thì chúng tôi được gọi là Liên minh cử tri vì một nước Mỹ tự do, nhưng mọi người đều gọi chúng tôi là những người của Xnet. Một tổ chức - từ thiện phi lợi nhuận - đã được đồng sáng lập bởi Barbara và một số người bạn luật sư của cô sau khi đảo Kho Báu được giải phóng. Nguồn tài trợ cho tổ chức là một số triệu phú trong lĩnh vực công nghệ, những người vốn không thể tin nổi một lũ tin tặc nhí lại có thể đá đít được DHS. Thi thoảng, họ lại yêu cầu chúng tôi đi xuôi bán đảo xuống đường Sand Hill, nơi tập trung tất cả những nhà đầu tư mạo hiểm, và thuyết trình về công nghệ Xnet. Có hàng tá các công ty khởi nghiệp muốn kiếm lời từ Xnet.

Dù sao thì... tôi cũng chẳng phải dính dáng gì đến việc này, tôi có một chiếc bàn giấy và một văn phòng mặt tiền, ngay trên phố Valencia, tại đó chúng tôi phát đĩa CD ParanoidXbox và tổ chức hội thảo về cách thức chế tạo ăng ten radio WiFi sao cho hiệu quả hơn. Số người ghé qua để quyên góp cao đến mức đáng ngạc nhiên, họ mua phần cứng (bạn có thể chạy ParanoidLinux trên bất cứ thứ gì chứ không chỉ trên Xbox Universal) hoặc ủng hộ tiền mặt. Họ yêu quý chúng tôi.

Kế hoạch quan trọng của chúng tôi là cho xuất bản ARG của riêng mình vào tháng Chín, đúng thời điểm bầu cử, và thực sự tạo mối liên kết giữa trò chơi và những người đăng ký chơi, lôi kéo họ vào cuộc bầu cử. Chỉ có 42% người Mỹ có mặt tại các điểm bầu cử trong vòng bỏ phiếu cuối cùng - một số lượng lớn không đi bỏ phiếu. Tôi cố gắng lôi kéo Darryl và Van tham gia một trong các buổi họp kế hoạch của chúng tôi, nhưng họ từ chối. Họ đang dành rất nhiều thời gian bên cạnh nhau, và Van quả quyết rằng việc này không dính dáng tẹo nào đến cái gọi là lãng mạn hết.

Darryl không nói chuyện nhiều với tôi, mặc dù nó đã gửi cho tôi những e-mail dài dằng dặc nói chuyện trên trời dưới bể, ngoại trừ chuyện về Van hay khủng bố hay nhà ngục.

Ange siết chặt tay tôi. "Chúa ơi, em ghét mụ đàn bà đó."

Tôi gật đầu. "Chỉ là một thứ thối nát nữa mà đất nước này đã mang đến cho I rắc," tôi nói. "Nếu họ cử bà ta đến thành phố của chúng ta, có lẽ anh sẽ trở thành một tên khủng bố mất."

"Thì anh đã trở thành một gã khủng bố khi họ cử bà ta đến thành phố của chúng ta còn gì."

"Đúng thế," tôi nói.

"Thứ Hai này anh có định đến nghe phiên chất vấn của cô Galvez không?"

"Có chứ." Tôi đã giới thiệu Ange với cô Galvez hai tuần trước, khi cô mời tôi đến ăn tối. Liên đoàn giáo viên đã triệu tập một phiên chất vấn dành cho cô trước khi ủy ban Trường học khu vực thống nhất bàn luận để trao lại cho cô công việc cũ. Họ nói rằng thầy Fred Benson sẽ về hưu (non) để phản đối cô. Tôi rất mong sẽ được gặp lại cô ấy.

"Anh có muốn đi ăn burrito không?"

"Dĩ nhiên rồi."

"Để em đi lấy tương cay của em," cô nói. Tôi kiểm tra hộp thư lần nữa, hộp thư Pirate Party, trong đó vẫn có một vài tin nhắn từ các thành viên Xnet cũ vì họ chưa tìm được địa chỉ trong Liên minh Cử tri của tôi.

Tin nhắn cuối cùng được gửi từ một địa chỉ dùng một lần rồi bỏ của một người Brazil nặc danh xa lạ.

"Đã tìm thấy cô ta, cám ơn nhé. Cậu chẳng chịu nói với tôi là cô ấy thật quyến rũ".

"Thư của ai đấy?"

Tôi cười. "Zeb đấy," tôi nói. "Em có nhớ Zeb không? Anh đưa cho anh ấy địa chỉ e-mail của Masha. Anh thấy là nếu cả hai bọn họ đều sống ngoài vòng pháp luật thì tốt nhất nên giới thiệu họ với nhau.

"Anh ấy nghĩ Masha dễ thương á?"

"Tha cho anh ấy đi, đầu óc của anh ấy cũng bị méo mó bởi

hoàn cảnh mà."

"Thế còn anh thì sao?"

"Anh á?"

"Yeah... đầu óc anh có bị méo mó bởi hoàn cảnh không?"

Tôi dang tay hết cỡ ôm lấy Ange và nhìn cô từ đầu xuống chân. Tôi nựng má cô và nhìn vào đôi mắt to tinh nghịch của cô qua mắt kính gọng dày. Tôi lùa tay vào mái tóc cô.

"Ange, cả đời anh, anh chưa bao giờ sáng suốt hơn lúc này."

Cô đặt nụ hôn lên môi tôi, và tôi hôn lại, rồi chúng tôi ra ngoài để ăn bánh burrito.

Chú thích:

1. Sodom và Gomorrah là hai thành phố bị Chúa hủy diệt trong Kinh thánh.

Lời bạt của Bruce Schneier(1)

Tôi là một chuyên gia công nghệ bảo mật. Công việc của tôi là đảm bảo sao cho thông tin của mọi người được an toàn.

Tôi suy nghĩ về các hệ thống an ninh và cách để phá được chúng. Sau đó là cách để khiến chúng an toàn hơn. Hệ thống bảo mật máy tính. Hệ thống giám sát. Hệ thống an toàn máy bay, máy bầu cử, chip RFID và tất cả những thiết bị khác.

Cory đã mời tôi đóng góp vài trang cuối trong cuốn sách của anh ấy vì muốn tôi nói với các bạn rằng hoạt động bảo mật rất vui. Nó cực kỳ vui. Giống như mèo và chuột, ai có thể thông minh hơn ai, thú vui của kẻ đi săn này chống lại người đi săn kia. Tôi nghĩ rằng đó công việc vui nhất mà bạn có thể tham gia. Nếu bạn thấy thú vị khi đọc đoạn Marcus thông minh hơn những camera nhận dạng dáng đi vì cho đá vào giày, hãy nghĩ xem sẽ vui hơn đến mức nào nữa nếu bạn là người đầu tiên trên thế giới nghĩ ra việc này.

Làm việc về bảo mật nghĩa là biết rất nhiều về công nghệ. Nó có thể đồng nghĩa với việc biết về máy tính và mạng, hoặc camera và cách thức hoạt động của chúng, hay nguyên lý hóa học của việc dò bom. Nhưng thực sự thì bảo mật là tư duy. Đó là một lối tư duy. Marcus là ví dụ điển hình cho lối tư duy này. Cậu ấy luôn tìm kiếm những lỗ hổng trong hệ thống bảo mật, tôi cá rằng cậu sẽ không vào một cửa hàng mà không tìm được một cách để ăn trộm. Không phải vì cậu sẽ làm thế - có một sự khác biệt giữa việc biết làm thế nào để đánh bại một hệ thống bảo mật và việc thực sự đánh bại nó - nhưng cậu ấy biết rằng mình có thể làm thế.

Đó là cách tư duy của những người làm công tác bảo mật. Chúng tôi liên tục xem xét các hệ thống an ninh và làm thế nào để qua mặt chúng; chúng tôi không thể cưỡng lại được suy nghĩ này.

Kiểu tư duy này rất quan trọng cho dù bạn ở phía nào của an ninh. Nếu bạn được thuê để thiết kế một cửa hàng không có trộm vặt, trước tiên bạn phải biết ăn trộm. Nếu bạn đang thiết kế một hệ thống camera có thể dò được dáng đi của từng người, bạn phải tính tới việc mọi người sẽ cho đá vào giày. Bởi vì nếu không như vậy, bạn sẽ không thể tạo ra được cái gì hay ho cả.

Thế nên, khi bạn lang thang đâu đó, hãy dành một lúc để quan sát hệ thống an ninh quanh mình. Hãy nhìn những camera trong cửa hàng mà bạn mua đồ. (Chúng có phát hiện được tội phạm không hay chỉ để làm cảnh?) Hãy xem cách một nhà hàng hoạt động. (Nếu bạn trả tiền sau khi ăn, tại sao người ta không thể cứ thế bỏ đi mà không trả tiền?) Hãy chú ý tới hệ thống an ninh ở sân bay (Làm cách nào bạn có thể mang vũ khí lên máy bay?) Hãy quan sát nhân viên ngân hàng làm việc. (An ninh ngân hàng được thiết kế để tránh cho nhân viên ăn cắp cũng như tránh bạn ăn cắp.) Hãy nghiên cứu một tổ kiến. (Côn trùng cũng có hệ thống bảo mật.) Hãy đọc Hiến pháp, và chú ý đến tất cả những cách mà Hiến pháp bảo vệ người dân trước chính phủ. Hãy nhìn đèn giao thông, khóa cửa, hệ thống an ninh trên ti vi và phim ảnh. Hãy nghĩ xem chúng hoạt động ra sao, chúng ngăn chặn nguy cơ gì và không ngăn chặn nguy cơ gì, chúng thất bại ra sao, và có thể khai thác chúng như thế nào.

Hãy dành đủ thời gian cho việc này, và bạn sẽ thấy mình đang nghĩ khác về thế giới. Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy rằng rất nhiều hệ thống an ninh ở ngoài kia thực sự không làm đúng chức năng của nó, và rằng phần lớn hệ thống an ninh quốc gia của chúng ta là một sự lãng phí tiền bạc. Bạn sẽ hiểu sự riêng tư cũng cần thiết như an ninh, chúng không đối lập nhau. Bạn sẽ không còn lo lắng về những thứ mà mọi người đều lo lắng, và bắt đầu lo nghĩ về những thứ mà những người khác thậm chí còn không nghĩ đến.

Đôi lúc, bạn sẽ nhận ra có điều gì đó về an ninh mà trước giờ chưa một ai nghĩ tới. Và có thể bạn sẽ tìm được một cách mới để phá vỡ một hệ thống an ninh.

Người ta chỉ mới phát minh ra trò tấn công giả mạo (phishing) cách đây có vài năm.

Tôi thường xuyên kinh ngạc trước độ dễ của việc phá vỡ một số hệ thống an ninh khá tầm cỡ. Có rất nhiều lý do, nhưng một trong những lý do chủ yếu là người ta không thể nào chứng minh rằng một cái gì đó đã được an toàn. Tất cả những gì bạn phải làm là thử cố gắng bẻ gãy nó - nếu bạn thất bại, bạn biết rằng nó đủ an toàn để ngăn chặn bạn, nhưng nếu có ai đó thông minh hơn bạn thì sao? Ai đó có thể thiết kế một hệ thống an ninh mạnh đến mức chính bản thân anh ta cũng không thể phá vỡ nó.

Hãy nghĩ về điều này trong một giây, vì nó không phải là một chân lý hiển nhiên. Vì không ai đủ năng lực để phân tích thiết kế bảo mật của chính mình, vì như vậy người thiết kế và người phân tích sẽ là một, vẫn những hạn chế, điểm yếu đó. Công việc của "ai đó" là phải phân tích hệ thống an ninh, bởi vì nó phải là một thứ an toàn trước những thứ mà người thiết kế nó không nghĩ tới.

Điều này có nghĩa là tất cả chúng tôi phải phân tích hệ thống an ninh mà người khác thiết kế. Và thường thì, thật bất ngờ, một trong chúng tôi sẽ phá vỡ nó. Thành công của Marcus không hề gượng ép; đó là điều có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi. Hãy lên mạng và tìm từ "bump key"(2) hay "Bic pen Kryptonite lock"(3); bạn sẽ thấy vài câu chuyện rất thú vị về việc hệ thống an ninh tưởng như rất vững chắc này lại bị đánh bại bởi một công nghệ tương đối cơ bản.

Và khi bạn làm được điều đó, hãy đảm bảo là bạn sẽ công bố nó ở một nơi nào đó trên Internet. Sự bí mật và an ninh không đi cùng nhau, dù cho có vẻ đúng là như vậy. Chỉ có những hệ thống an ninh tồi mới phải dựa vào bí mật; hệ thống an ninh tốt thì sẽ hiệu quả ngay cả khi mọi chi tiết của nó đều được công khai.

Và việc công bố những điểm yếu sẽ buộc các chuyên viên thiết kế hệ thống an ninh phải nghĩ ra những cách bảo mật tốt hơn, và khiến chúng ta trở thành những người sử dụng hệ thống an ninh thông minh hơn. Nếu bạn mua một cái khóa xe đạp Kryptonite và nó có thể bị bẻ chỉ bằng một cây bút bi thì có nghĩa là bạn không được bảo vệ tương xứng với số tiền bạn bỏ ra. Và, cũng như vậy, nếu một nhóm những đứa trẻ thông minh có thể qua mặt những công nghệ chống khủng bố của DHS thì nó cũng không làm tốt công việc chống khủng bố trong thực tế.

Việc đánh đổi sự riêng tư để đạt được an ninh đã đủ ngớ ngẩn; không đạt được một chút an ninh thực sự nào trong cuộc mua bán thì còn ngớ ngẩn hơn. Vậy nên hãy gập sách lại và đi thôi. Thế giới này có vô số hệ thống an ninh. Bạn thử hack một trong số chúng xem sao.

Bruce Schneier

www.schneier.comx

Chú thích:

1. Chuyên gia an ninh mạng hàng đầu thế giới.

2. Loại chìa khóa đặc biệt có thể mở được tất cả các ổ khóa cùng loại.

3. "Bút bi khóa Kryptonite." Khóa Kryptonite nổi tiếng vững chắc nhưng lại có thể mở khá dễ dàng (nếu biết cách) bằng một chiếc bút bi.

Lời bạt của Andrew “Thỏ” Huang, Xbox Hacker

Hacker là những người khám phá, những kẻ tiên phong trong thế giới kỹ thuật số. Bản năng của một hacker là đặt câu hỏi với những quy ước, lề thói và bị những vấn đề rắc rối quyến rũ. Bất kỳ hệ thống phức tạp nào cũng là một môn thể thao đối với các hacker; một hiệu ứng lề của việc này là sự ham thích tự nhiên của hacker đó với các vấn đề liên quan tới an ninh. Xã hội là một hệ thống lớn và phức tạp, hiển nhiên nó không phải là cấm địa đối với hacker.

Kết quả là, người ta thường mang định kiến rằng các hacker là những kẻ đả phá tín ngưỡng lâu đời và những kẻ lạc loài, thách thức mọi sự bình thường của xã hội đơn giản vì lòng hiếu thắng. Khi hack Xbox vào năm 2002 trong thời gian còn học ở MIT, tôi hoàn toàn không có ý định chống đối hay gây hại cho ai; tôi chỉ làm theo sự thôi thúc tự nhiên, sự thôi thúc đã khiến tôi sửa một cái iPod bị vỡ hay khám phá những mái nhà và đường hầm ở MIT.

Thật không may, sự kết hợp giữa việc không tuân theo những chuẩn mực xã hội và việc am hiểu những thứ có khả năng đe dọa người khác, chẳng hạn như cách đọc chip RFID trên thẻ tín dụng của bạn hoặc cách mở các ổ khóa, lại chính là nguyên nhân khiến người ta sợ các hacker. Tuy nhiên, động cơ của một hacker thường rất đơn giản, kiểu như "Tôi là kỹ sư bởi vì tôi thích thiết kế mọi thứ." Mọi người thường hỏi tôi, "Tại sao cậu lại hack hệ thống bảo mật của Xbox?" Và câu trả lời của tôi rất đơn giản: Thứ nhất, tôi làm chủ những thứ mà tôi mua.

Nếu ai đó cho tôi biết tôi có thể và không thể chạy cái gì trên phần cứng của mình thì tôi đã chẳng sở hữu nó. Thứ hai, bởi vì nó ở đó. Nó là một hệ thống đủ phức tạp để tạo thành một môn thể thao thú vị. Nó là một trò tiêu khiển tuyệt vời trong những đêm thức khuya để hoàn tất tấm bằng Tiến sĩ của tôi.

Tôi đã gặp may. Việc tôi là một sinh viên cao học ở MIT khi hack Xbox đã hợp pháp hóa hành vi đó trong mắt của những người có liên quan. Tuy nhiên, quyền được hack không nên bị hạn chế trong giới chuyên môn. Tôi bắt đầu hack khi mới là học sinh tiểu học, tháo tung bất cứ thứ đồ điện tử nào trong tầm với, đến nỗi bố mẹ tôi phát chán không buồn nói nữa. Tôi đọc những cuốn sách về mô hình tên lửa, pháo binh, vũ khí hạt nhân và công nghệ chế tạo chất nổ mà tôi mượn được từ thư viện trường. (Tôi nghĩ Chiến tranh lạnh đã ảnh hưởng đến việc chọn sách để đọc trong các trường công lập.) Tôi cũng chơi pháo hoa đặc chế và lang thang ở khu nhà đang xây trong vùng Trung Tây. Mặc dù những việc này không khôn ngoan gì nhưng chúng là hành trang quan trọng cho cuộc đời phía trước của tôi, và khi lớn lên, tôi đã trở thành một người có lối tư duy tự do nhờ lòng khoan dung của xã hội và niềm tin của cộng đồng.

Những sự kiện gần đây không được hay ho cho lắm đối với các hacker đầy nhiệt huyết. Đại chiến hacker đã phơi bày cái cách mà chúng ta đang biến thế giới này thành một nơi không còn chút cởi mở nào đối với những ý tưởng mới mẻ và khác biệt nữa. Một sự kiện diễn ra gần đây đã nhấn mạnh cho chúng ta thấy rằng chúng ta chỉ còn cách cái thế giới trong Đại chiến hacker không bao xa nữa. Tôi may mắn được đọc bản thảo đầu tiên của Đại chiến hacker vào tháng Mười một, 2006. Trong hai tháng sau đó, tính đến cuối tháng Một, 2007, cảnh sát Boston đã tìm thấy những vật kích nổ khả nghi và đóng cửa thành phố trong một ngày. Những thiết bị này hóa ra chỉ là những bảng mạch điện gắn đèn LED, quảng cáo một chương trình của Cartoon Network. Những nghệ sĩ đã đặt tấm graffiti này bị bắt dưới danh nghĩa nhóm khủng bố tình nghi và cuối cùng bị buộc tội; các nhà sản xuất chương trình phải bỏ ra hai triệu đô la để dàn xếp, và người điều hành Cartoon Network đã phải từ chức sau vụ này.

Chẳng lẽ bọn khủng bố đã chiến thắng? Chẳng lẽ chúng ta lại nhượng bộ nỗi sợ hãi, chẳng lẽ những nghệ sĩ nói trên, những người có sở thích riêng, những hacker, những người đi ngược lại niềm tin lâu đời, hay có lẽ là cả một nhóm nhỏ những đứa trẻ chơi trò Harajuku Fun Madness lại có thể bị quy kết là thành phần khủng bố chỉ dựa vào những lập luận hết sức nhảm nhí?

Có một thuật ngữ dành để nói về sự khác thường này - đó là một căn bệnh tự miễn dịch, khi hệ thống bảo vệ của một sinh vật bị quá tải khiến nó không thể nhận ra chính mình và tự tấn công tế bào của mình. Cuối cùng, cơ thể tự phá hủy. Ngay lúc này đây, nước Mỹ sắp sửa bị rơi vào tình trạng sốc phản vệ vì tự do của chính nó, và chúng ta cần tự miễn dịch trước tình trạng này. Công nghệ không phải là phương thuốc cho hiện tượng hoang tưởng này; trong thực tế, nó còn có thể gia tăng mức độ hoang tưởng, nó biến chúng ta trở thành tù nhân cho chính thiết bị của mình. Ép buộc hàng triệu người phải cởi bỏ quần áo bên ngoài và đi chân trần qua máy dò kim loại hàng ngày cũng không phải là giải pháp. Hiệu ứng duy nhất của nó là nhắc cộng đồng hàng ngày rằng họ có một lý do để sợ hãi, đồng thời nó chỉ tạo ra được một rào chắn mỏng manh trước kẻ thù xác định.

Sự thật là chúng ta không thể tin tưởng ai đó để giúp bản thân cảm thấy được tự do, và M1k3y sẽ không tới để cứu chúng ta vào cái ngày mà tự do của chúng ta bị ngốn hết bởi sự hoang tưởng. Bởi vì M1k3y ở trong bạn và trong tôi - Đại chiến hacker là một lời nhắc nhở rằng dù cho tương lai có khó lường ra sao, chúng ta cũng không giành được tự do bằng các hệ thống bảo mật, kỹ thuật mã hóa, thẩm vấn và việc dò xét các địa điểm. Chúng ta giành tự do bằng cách có đủ dũng cảm và niềm tin để sống tự do mỗi ngày, để hành động như một xã hội tự do, dù cho sự đe dọa có lớn đến đâu chăng nữa.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top