Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!

Dịch Full Con Quỷ Áo Xanh

  • Tác giả Tác giả admin
  • Ngày gửi Ngày gửi
Dịch Full Con Quỷ Áo Xanh

admin

Thánh Ngự Hư Không
Đại Thần
Tham gia
11/6/23
Bài viết
915,377
VNĐ
900,499
[Diendantruyen.Com] Con Quỷ Áo Xanh

Con Quỷ Áo Xanh
Tác giả: Walter Mosley
Tình trạng: Đã hoàn thành




Nguyên tác: DEVIL IN A BLUE DRESS (Easy Rawlins #1)
Dịch giả:  Đào Đăng Trạch Thiên
Đánh máy:  Nguyễn Học (Mõ Hà Nội)

Câu chuyện xảy ra tại thành phố Los Angeles, năm 1948. Người cựu chiến binh da đen Easy Rawlin, vừa bị sa thải khỏi xưởng sản xuất của một hãng quân sự. Easy đang ngồi uống rượu tại một quán bar do người bạn làm chủ, gã bồn chồn lo lắng không biết có trả được món tiền vay thế chấp, chợt một lão người da trắng bước vô quán, qua vài câu chuyện lão đề nghị chi món tiền khá lớn nếu Easy tìm ra được tung tích Daphne Monet, một nàng con gái xinh đẹp tóc vàng thường hãy lui tới mấy quán bar nhạc Jazz của người da đen...

Sơ lược về tác giả

Walter Mosley là nhà văn Mỹ da đen, tác giả nhiều tập truyện trinh thám huyền ảo. Ông là một tác giả được tổng thống Bill Clinton ưa chuộng nhất với lối viết trang nhã, lôi cuốn người đọc. Nhân vật chính trong những tập truyện trinh thám của ông là nhà thám tử Easy Rawlins. Ông đã từng được bầu làm Chủ tịch Hội nhà văn trinh thám Mỹ, thành viên Ban giám khảo giải sách hàng năm, sáng lập viên Hội sách Trung tâm văn bút Mỹ.

Hiện ông là nhà văn trinh thám hàng đầu ở Mỹ, tác phẩm của ông được báo New York Times xếp hạng bestseller. Liền sau đó các tác phẩm nổi tiếng ra đời: Cái chết đỏ; Nàng Betty đen; Bướm trắng; Thủ lĩnh Jones v.v...
 
Chương 1


Tôi ngạc nhiên nhìn thấy lão da trắng bước vô quán bar của Joppy. Cái chuyện lão là người da trắng không có gì đáng nói nhưng đằng này lão mặc một bộ vét vải lanh trắng ngà, bên trong là một chiếc áo sơ mi cùng thứ vải, đầu đội mũ rơm kiểu Panama, đi đôi giầy da màu be, mang bít tất hàng siu trắng. Nhìn nước da lão trơn nhẵn tái nhợt lốm đốm nét tàn nhang. Vành mũ rơm sút rời ra mấy cọng. Lão đang đứng ngoài thềm cửa, thân hình to con, đôi mắt nhợt nhạt đảo nhìn quanh một vòng bên trong gian phòng, tôi chưa từng thấy ai có mẫu mặt như lão. Chợt lão nhìn về phía tôi, một cảm giác rùng mình chạy khắp bên trong cơ thể, rồi nó vút tan biến nhanh bởi tôi đã quen chung sống với bọn da trắng từ dạo năm 1948 tới nay.

Tôi đã từng chung sống với mấy ông bà da trắng suốt năm năm trời từ Châu Phi qua nước Ý, đi khắp nước Pháp trở về lại quê cha đất tổ. Tôi đã từng ăn ngủ chung với họ và tay tôi đã từng bắn chết mấy mạng còn non trẻ có cặp mắt xanh, bọn chúng nó cùng biết sợ chết như ai.

Lão da trắng nhếch mép cười nhìn tôi, lão bước tới bên quầy bar, Joppy đang mắc tay lau chùi trên mặt quầy được lát bằng đá hoa. Lão chào hỏi rồi chìa tay ra bắt như thế họ là những người bạn cũ lâu ngày gặp lại nhau.

Lại thêm một ngạc nhiên nữa là khi nhìn thấy lão, Joppy có vẻ lúng túng. Trước đây Joppy là tay võ sĩ quyển anh hạng nặng từng đấm đá ngoài đường phó, trên võ dài.

Một thời oanh liệt như thế, vậy mà giờ đây gã lặng lẽ cúi đầu chào mỉm cười trước một lão da trắng với thái độ của kẻ biết thất cơ lỡ vận.

Tôi quăng một đô la trên quầy định bỏ đi, vừa dặm chân bước xuống, Joppy khều tay chỉ về chỗ hai người đang nói chuyện:

- Ồ, Easy lại đây. Tớ định giới thiệu cậu với ông khách này. - Tôi chạm phải ngay cặp mắt nhợt nhạt của lão.

- Ồ, này Easy, đây là bạn của tôi, ông Albright.

- Cứ gọi tôi là DeWitt được rồi, Easy! - lão cất tiếng. Cái bắt tay thật chặt nhưng trơn trợt y như là con rắn cuộn mình trên tay tôi.

- Chào ông bạn. - Tôi mở lời.

- Phải đấy, Easy - Joppy nói theo, đầu cúi xuống miệng cười - Ông Albright đây lâu ngày mới gặp lại. Cậu biết không đây là ông bạn cố tri từ lúc còn ở Los Angeles. Và bọn ta đang nhắc lại chuyện ngày xưa.

- Chớ sao, - Albright nhếch mép cười. - Ta nhớ đâu chừng năm 1935 lúc quen biết Jop. Tính đến nay thì sao nhỉ? Đã mười ba năm rồi còn gì. Tính ra là trước thời kỳ chiến tranh, trước cái ngày từng đoàn nông dân và người chị dâu của hắn nối đuôi nhau qua Los Angeles làm ăn.

Nghe kể Joppy cười khà! Tôi thủng thỉnh cười theo. Tôi chưa thể hình dung ra Joppy có quan hệ làm ăn gì với lão, ngay lúc này tôi cũng chưa thể đoán ra lão định hợp tác với tôi ra sao.

- Này Easy, quê anh ở đâu? - Albright hỏi.

- Ở Houston.

- Houston à, thảo nào! Đó là một thành phố đẹp. Mấy lúc có việc ta mới ghé qua đó. - Lão ngồi đó cười vô tư. Lão từng đi khắp đây đó. - Anh làm ăn gì ở đây?

Nhìn gần hơn cặp mắt lão như màu trứng chim cổ đỏ, mờ đục lờ đờ.

- Hắn mới làm cho hãng Champion Aircraft được hai bữa. - Joppy nói xen vô - Hắn bị đuổi việc.

Lão Albright trề môi ra tỏ vẻ tức giận.

- Thật là một điều không may. Mấy công ty bề thế đó chẳng thêm ngó ngàng tới anh đâu. Tiền quý không cân đối bọn chúng cho nghỉ việc hết mười công nhân có gánh nặng gia đình. Anh có gia đình chưa, Easy? - Nghe giọng lão nói rên rên như dân nhà giàu miền Nam.

- Chưa, tôi chỉ sống một mình, - Tôi đáp.

- Bọn chúng chẳng thêm đếm xỉa đến chuyện đó. Bọn chúng không quan tâm chuyện đó. Dù cho anh có mười đứa con, còn một đứa sắp đẻ chúng cũng cho anh thôi việc luôn?"

- Chứ còn gì nữa! Joppy nói lớn. Giọng gã vang rền rộn ràng như tiếng bước chân của toán lính bước trên đường sỏi đá.

- Bọn chúng quản lý mấy công ty cỡ bự không hao tổn một giọt mồ hôi, tay nhấc điện thoại tính xem hôm nay được bao nhiêu tiền. Bọn chúng hoặc được nghe câu trả lời xuôi tai hoặc có ai bị phạt.

Lão Albright phá ra cười vỗ vỗ tay Joppy.

- Này Joppy rót rượu mới khách đi chứ? Cho tớ một ly Scotch. Easy uống gì?

- Như mọi bữa chứ? Joppy hỏi lại.

- Chứ còn gì nữa.

Joppy quay đi, lão Albright đảo mắt nhìn quanh bên trong gian nhà. Lão ngồi nhìn một hồi, nhích người qua một bên xem có gì khác lạ. Chẳng có gì thay đổi. Quán rượu của Joppy ở trên tầng hai nhà kho của cửa hàng bàn thịt. Khách hàng phần đông là dân da đen bán thịt giờ này mới xế trưa ai này còn lo làm ăn buôn bán.

Mùi thịt thối lần toả khắp mọi ngóc ngách bên trong ngôi nhà, lúc này chỉ có lèo tèo mấy khách hàng không phải là dân bán thịt còn ráng chịu ngồi lại quán bar của Joppy.

Joppy mang rượu ra, một ly scotch cho lão Albright, còn tôi một ly bourbon bỏ đá. Vừa đặt hai ly rượu ra quầy, gã nói: "Ông Albright đây đang cần một người làm công việc dò tìm, Easy, tờ vừa nói cậu đang tìm việc làm để trả nợ món vay thế chấp.

- Gay đấy, - lão Albright lại lắc đầu. - Mấy tay làm ăn lớn chẳng để ý hoặc chăm lo cho công nhân đang tự xoay xở để vượt qua khó khăn.

- Ông biết không, Easy rất chịu khó. Hắn vừa nhận giấy tốt nghiệp trung học lớp buổi tối, rồi định xin theo học trường cao đẳng". Joppy tay cầm khăn lau sách mặt quầy lát đá hoa nói tiếp. - Hắn là anh hùng quân đội đấy, ông Albright. Hắn gia nhập đội quân Patton. Linh tình nguyện mà.

- Đúng quá chứ, - Albright nói. Vẻ mặt lão vẫn lạnh như tiền - Ta kiếm thêm chiếc ghế đi, Easy! Đằng kia gần cho cửa sổ.

* * *

Cửa số nhà Joppy bám đầy bụi nhớp nhúa ngồi bên trong không nhìn thấy đường phố 108. Nếu bạn ngồi chỗ chiếc bàn nhỏ sát bên may ra còn được hưởng chút ánh nắng ban ngày.

- Anh đang cần tiền trả nợ họ, Easy? Ngân hàng khó chịu hơn mấy công ty. Đúng hạn anh phải lo trả nếu trễ qua bữa sau cảnh sát sẽ đến gõ cửa nhà anh.

- Chuyện đó liên can gì đến ông đâu, ông Albright? Tôi ngại nên không muốn nói ra lời khiếm nhã rằng mới vừa gặp ông được vài phút mà ông đã muốn hỏi chuyện làm ăn của tôi ra sao.

- Phải đây, tôi nghe Joppy kể anh đang cần việc làm nếu không sẽ bị xiết nhà.

- Bởi vậy nên ông muốn xen vô chuyện của tôi?

- Tôi đang cần tìm một người tinh mắt thính tai, biết nghe ngóng để giúp việc cho tôi, Easy.

- Ông định làm việc gì nào? - Tôi hỏi lại. Tôi muốn vứt chạy ra khỏi chỗ này nhưng nghĩ lại ông ta biết rõ chuyện tôi thiếu nợ. Ông ta cũng hiểu biết chuyện làm ăn ở ngân hàng.

- Tôi đã từng làm luật sư lúc còn ở Georgia. Nay thì tôi chỉ muốn giúp đỡ bạn bè, vì tình nghĩa bè bạn với nhau.

- Ông giúp như thế nào?

- Tôi không nói ra được, Easy - Lão nhún vai - Tôi giúp ai bất kỳ việc gì. Cụ thể lúc anh cần nhắn tin cho người thân nhưng lại không thể tự mình làm lấy được phải nhờ đến tôi, tôi giúp ngay. Thấy chưa tôi chỉ giúp khi có yêu cầu, nên ai cùng biết, tôi có khối việc mà lắm. Có lúc phải cần người phụ mới xong. Anh đến vừa đúng lúc.

- Vậy là thế nào? - chợt tôi hỏi lại. Ngồi nghe lão nói chuyện chợt tôi nhớ lại một người bạn cũ hồi còn ở Texas - Tên hắn là Raymond Alexander bọn tôi thường gọi hắn là Mouse. Nhắc tới Mouse tôi cảm thấy trong người khó chịu.

- Tôi đang cần một người làm công việc dò tìm.

- Ông muốn tìm ai...

- Này Easy - lão cắt ngang. - Theo chỗ tôi biết, anh là người thông minh, biết đặt câu hỏi, tôi sẽ bàn với anh chuyện đó sau. Ở đây không tiện. - Nói xong lão rút túi lấy ra tấm danh thiếp, tay cầm bút máy. Lão viết hí hoáy mấy chữ xong đưa cho tôi. - Anh nhớ kể lại cho Joppy nghe và nếu muốn thử thời vận tối nay anh ghé qua văn phòng tôi làm việc sau bẩy giờ.

Lão nốc cạn ly rượu nhìn về phía tôi, nhếch mép cười đứng ngay dậy. Kéo tay áo lại cho thẳng. Lão đưa tay sửa mũ lệch qua một bên gật đầu chào Joppy đang đứng sau quầy vẫy tay chào cười đáp lại. Lão DeWitt Albright thong thả bước ra khỏi quán bar của Joppy như một khách hàng quen mỗi buổi trưa ghé vô làm một ly.

Tấm thiếp in tên chữ nổi. Địa chỉ ghi ngay ở phía dưới văn phòng đặt ở trung tâm thành phố, từ chỗ khu phố Watts đến đó cùng khá xa.

* * *

Tôi nhìn lại thấy lão DeWitt Albright không phải trả tiền rượu. Còn Joppy cũng không vội vàng hỏi lão có trả tiền hay chưa.

 
Chương 2


- Cậu gặp tay này ở đâu vậy? - Tôi chợt hỏi Joppy.

- Tớ gặp hồi còn thi đấu quyền Anh. Lão có nhắc lại chuyện thời trước chiến tranh đấy thôi.

Joppy đứng bên trong quay bar bày cái bụng phệ ra trước, tay lau quầy láng bóng. Gã có ông chú làm chủ một quán bar ở Houston, ông này chết cách này mười năm đúng lúc Joppy giải nghệ quyền Anh. Gã trở lại quê nhà mở quán bar. Cửa hàng bán thịt nhường lại cho một chỗ ở tầng trên thế là gã lo làm lại quầy rượu lót đá cẩm thạch. Joppy coi vậy mà có óc mê tín dị đoan. Gã cho rằng muốn làm ăn khám khá phải nhờ vào ông chủ đi trước có tay nghề cao. Những lúc rãnh rỗi Joppy cầm lấy khăn lau chùi mặt quầy đá hoa láng bóng. Gã không thích cảnh lộn xộn ở quầy bar, mỗi khi có khách nào lỡ tay làm đổ bình rượu bia hay vật gì nặng rơi xuống sàn, gã nhanh chân chạy tới lo dọn dẹp sạch sẽ.

Joppy có thân hình vạm vỡ, độ tuổi năm mươi. Hai bàn tay to như cầu thủ bắt bóng chày đeo găng. Những bắp thịt nổi cuồn cuộn hẳn lên hai bên đường chỉ của chiếc áo sơ mi. Mặt mũi đầy vết sẹo dấu tích của những trận đấu trên võ đài, môi miệng đầy sẹo lởm chởm, con mắt bên phải nói một cục u lồi đỏ tươi.

Những năm tháng là võ sĩ quyền Anh, Joppy đã gặt hái nhiều thành quả đáng khích lệ. Năm 1932 gã được xếp hạng bảy, một trận đấu hoà làm náo loạn cả khán đài. Joppy vọt ra ngoài tay vùng vẫy lúng túng chộp lấy những thứ các tay võ sĩ quăng ném. Vào thời vàng son chưa ai có thể hạ đo ván Joppy, về sau gã càng thắng giòn giã hơn.

* * *

- Lão ta có dính dáng gì tợi chuyện thi đấu quyền Anh? - Tôi hỏi.

- Nơi nào hái ra tiền là ở đó có mặt lão Albright. - Joppy nói - Lão không cần biết đồng tiền đó có phải là đóng tiền dơ bẩn hoặc đại khái như vậy.

- Vậy ông định đưa tôi đi theo con đường bọn ganster làm ăn phi pháp hay sao?

- Tớ đâu phải là dân ganster. Lão Albright thì chuyện gì cũng có mặt lão trong đó. Lão là tay làm ăn và cậu nên biết gặp lúc cậu đứng bán áo sơ mi có khách hàng bước vô mang theo cả hộp, y nói đừng có bớt giá, vậy là... cậu chìa ra hai đô la cho hắn rồi quay nhìn đi chỗ khác". Xong rồi gã chìa nắm tay ra mới nói "Chuyện làm ăn mà".

Joppy tay cứ lau chùi một chỗ trên quầy bar sạch bóng chỉ trừ cho bụi đóng lại dưới đường kẻ trông như những đường gân màu trên mỏ ác đứa bé sơ sinh.

- Thì ra lão là tay kinh doanh? - Tôi hỏi.

Joppy dừng tay nhìn thẳng vô mắt tôi. - Cậu dùng hiểu lầm, Easy. DeWitt cũng là một tay cự phách, có giao du với bọn bất lương. Cậu yên chí rồi sẽ có được món tiền trả nợ, cậu sẽ biết lão là người thế nào.

Tôi ngồi nhìn quanh khắp gian phòng nhỏ hẹp: Joppy sắm được sáu bàn, bảy chiếc ghế đẩu cao đặt ở quầy rượu. Có hôm đắt khách cũng còn ghế trống, tôi vẫn thấy gã làm ăn khá hơn mình. Gã có nghề nghiệp, có được cơ ngơi trong tay. Có bữa tối nọ, gã kể cho tôi nghe muốn bán lại quán bar dù đây chỉ là chỗ thuê mướn. Ban đầu tôi nghĩ gã nói dóc về sau tôi mới biết có người thích mua lại chỗ đã làm ăn được không kể giá thuê mướn là bao nhiêu. Tuy cửa sổ không lau chùi, sàn nhà bị lùn xuống dù sao đây cũng là chỗ Joppy làm ăn và mỗi khi lão da trắng, chủ cửa hạng thịt đến thu tiền muớn chỗ, lão ta vẫn thường nói, "Cảm ơn ông Shag". Có tiền là lão tươi như hoa.

- Vậy lão cần gì đến tôi? - Tôi hỏi lại.

- Lão nhờ cậu đi tìm cho ra một người, hãy đại khái là vậy,

- Ai vậy kia?

- Một con bé nào đó, tờ có biết đâu. Joppy nhún vai - Tớ chẳng cần hỏi làm gì bởi việc đó không liên can đến tớ. Lão chịu chi tiền cho cậu tìm ra, không ai bảo cậu đi tìm khơi khơi.

- Lão định trả bao nhiêu?

- Đủ tiền cho cậu trả nợ. Bởi vậy tớ mọi nơi cho cậu biết, Easy, tớ biết cậu đang cần tiền gấp. Tớ chẳng thèm để ý lão ta hay chuyện lão cần tìm cho ra ai.

Nghĩ đến chuyện có tiền trả nợ khiến tôi liên tưởng ngày đến mảnh sân phía trước nhà, đến hàng cây sai quả rợp bóng mát trong những ngày hè oi bức. Tôi chợt nghĩ mình cùng ngon lành như mấy tay da trắng, nhưng giả sử nhà tôi không có mảnh sân phía trước lúc đó bọn chúng sẽ nhìn tôi như nhìn một tên ăn mày nghèo mạt, ngửa tay ra đi xin tiền.

- Thôi nhận tiền đi, bạn mình. Cũng là một món tiền đáng giá đấy, - Joppy nói y như là gã biết rõ tôi đang nghĩ gì trong đầu. - Cậu sẽ thấy bọn đó toàn gái đẹp.

- Tôi chẳng thích mấy việc đó, Joppy.

- Cậu không thích tiền à? Khỉ thật! Tớ giữ dùm cho cậu.

- Không phải tiền... mà là... Ông biết không, nhìn lão Albright tôi nhớ lại một người bạn tên Mouse.

- Ai kia?

- Ông còn nhớ chứ, hắn người nhỏ thó quê ở Houston. Hắn có vợ tên là Etta Mae Harris.

Joppy bặm môi lại rồi nhíu mày. - Vậy hắn là đàn em của tớ. - Phải đây, Mouse trông na ná như lão Albright hắn thích se sua ăn mặc chải chuốt, miệng lúc nào cùng cười tươi. Hắn lúc nào cùng tính trước được mọi việc, ông chẳng theo kịp hắn đâu, tôi muốn nói được tiếng Anh bằng đúng giống cái thứ tiếng Anh đã học trong lớp, thế mà suốt máy năm chỉ nói được cái thứ tiếng "không ai dạy" từ xưa này.

- Không theo kịp đâu, mới thật khó, Easy. Còn ngủ ngoài vỉa hè có khó gì đâu.

- Chớ sao, bạn mình. Tôi muốn nhắc chuyện nên đề phòng.

- Cần tắc vô ưu mà, Easy. Biết lo trước để chuẩn bị đối phó, ta sẽ được thêm sức mạnh.

- Vậy lão là một tay kinh doanh, hở - Tôi hỏi lại.

- Chứ còn gì nữa?

- Lão làm nghề gì? Tớ muốn hỏi lão là tay buôn bán áo sơ mi hay làm gì khác?

- Người ta đang bàn chuyện làm ăn của lão, Easy.

- Nghĩa là sao?

- Chuyện đó để mặc cho thị trường - gã nhếch mép cười bộ dạng như con gấu đói "Để mặc cho thị trường".

- Tôi phải nghĩ cho ra chuyện đó.

- Cậu đừng lo, Easy. Để tớ lo cho. Từ nay cậu cứ gọi mình là chiến hữu Joppy, được rồi, tớ sẽ nói cho nghe vì sao như vậy. Nhớ lui tới đây thường xuyên, cứ yên tâm đi.

- Cảm ơn đã chiếu cố đến tôi, Jop - Tôi nói, nay mai không biết tôi có còn nói những lời đó nữa không.

 
Chương 3


Ngồi trên xe trở về nhà đầu óc tôi cứ nghĩ đến chuyển tiền bạc, tôi cần bao nhiêu cho đủ đây?

Tôi muốn trở về nhà mình. Có lẽ vì tôi được nuôi dưỡng và lớn lên từ vùng quê hãy vì tôi không có của cải gì cho đến ngày tôi tậu được căn nhà đó, cho dù với lí do gì đi nữa tôi vẫn nhớ ngôi nhà nhỏ hẹp của mình. Nhà tôi có trồng cây táo và cây lê Tàu, quanh sân trồng cỏ Augustine. Bên hông nhà trồng cây lựu mỗi mùa cho được ba chục trái, có cây chuối chưa từng đơm hoa kết quả. Dọc theo bờ rào có trồng hoa hồng, hoa thược dược. Trước ngõ là chậu hoa violet giống châu Phi.

Nó chỉ là một ngôi nhà nhỏ. Bên trong có một phòng khách, một buồng ngủ với một bếp. Buồng tắm không đặt với tắm còn khoảng sân sau không bằng chỗ chơi đùa của đứa trẻ. Tuy thế đối với tôi ngôi nhà này mang thật nhiều kỷ niệm. Tôi yêu thương và có thể hy sinh vì nó, nếu một ngày kia ngân hàng ra lệnh cho cảnh sát địa phương đến tịch thu, lúc đó tôi dám cầm súng chống cự còn hơn là chịu giao nhà cho họ.

Bởi vậy tôi mới hợp tác với bạn bè của Joppy để giữ lại ngôi nhà. Cũng có thể tôi nghĩ sai, tôi biết rõ chuyện đó. Tôi cảm thấy khó chịu vì lão DeWitt Albright, nhưng câu nói của Joppy cũng cho tôi cảm giác tương tự dù cho tất cả đều là sự thật. Đến lúc này tôi phải đi ngủ thôi, bỏ qua mọi chuyện ngoài tai.

- Easy! - Tôi nói một mình - đi ngủ một giấc cho đã, sáng mai đây đi kiếm việc làm.

- Nhưng hôm nay mới hai mươi lăm tháng sáu, - có tiếng ai mới vừa nói "Còn món tiền sáu mươi bốn đô la vào ngày một Tây tháng Bảy tới đây thì làm sao?"

- Tôi sẽ nhận đủ - Tôi đáp.

- Làm thế nào?

Rồi câu chuyện lại nói tiếp nhưng rõ ràng chẳng được ích gì. Chỉ còn cách tôi phải nhận tiền lão Albright và thi hành lệnh miễn là việc làm hợp pháp bởi tôi còn căn nhà nhỏ hẹp những rất đỗi thân thương và tôi không thể nào bỏ phố mà đi.

Và còn chuyện khác nữa.

DeWitt Albright khiến tôi có phần lo lắng. Lão to con bề thế, trông có vẻ bậm trợn. Mỗi khi nhìn lão vươn vai bạn có thể hiểu rằng lão muốn biểu dương sức mạnh. Nhưng tôi cũng to con như ai.

Và bọn thanh niên như tôi chẳng bao giờ chịu khuất phục trước sự sợ hãi.

Dù lão có biết vậy hay không, tôi cảm thấy tự hào về mình. Tôi càng lo sợ vì lão nên tôi càng phải nhạn lời thi hành nhiệm vụ giao phó.

* * *

Địa chỉ lão Albright ghi lại là khu chung cư nhỏ hẹp màu vàng nhạt ở phố Alvarado. Quanh đó nhà nào cũng to lớn, bề thế không có vẻ gì cũ kỹ hay dễ nhận ra điều đó. Tôi bước tới phía cảnh cổng sắt, đi theo lối đi hành lang có lối vào làm theo kiểu dáng Tay Ban Nha. Nhìn quanh không thấy ai, cũng chẳng có bảng hướng dẫn. Trước măt tôi là dẫy phòng của màu kem bên ngoài không treo bảng tên.

- Xin lỗi ông.

Nghe được tiếng nói tôi giật thót.

- Hả... giọng nói tôi lạc đi quay lưng lại nhìn về phía người đàn ông nhỏ thó.

- Ông tìm ai?

Hắn là một tên da trắng người nhỏ thó mặc bỏ áo vét làm đồng phục.

- Tôi đi tìm, ô... à..., - Tôi nói lắp bắp. Lúc đó tôi quên mất tên người mình cần tìm. Tôi nheo mắt nhìn qua khe cửa.

Tôi nhớ lại thói quen nhìn theo kiểu đó lúc còn nhỏ ở Texas. Hễ khi nào một tên da trắng anh chị tóm được tôi vì một chút lơ là, tôi liền quên hết mọi chuyện, không còn gì để khai. "Mi biết ít sẽ đỡ rắc rối hơn" bọn chúng từng dậy cho tôi điều đó. Tôi ghét chuyện đó, ghét cả bọn da trắng lẫn bọn da màu dậy cho tôi làm chuyện đó.

- Tôi có thể giúp ông được chứ? - Tên da trắng lại hỏi. Tóc hắn quăn tít đỏ hoe, mũi nhọn hoắt. Tôi chưa kịp trả lời, hắn đã nói ngay "Ở đây giao hàng lúc chín giờ và sáu giờ".

- Không, không đâu, - Tôi vừa nói, vừa có nhớ lại.

- Thôi được rồi! ông có thể ra về".

- Ồ không, tôi muốn nói...

Tên da trắng lùi lại phía chỗ bục gỗ kê sát tường. Tôi đoán hắn giấu chiếc dùi cui phía sau đó.

- Albright! - Tôi chợt nói lớn.

- Hả? - Hắn quát lại.

- Albright! Tôi đến đây gặp Albright!

- Albright nào? - cặp mắt hắn đây về nghi hoặc, tay lòn ra phía sau bục gỗ.

- Ông Albright. Ông DeWitt Albright.

- Ông Albright à?

- Phải, tên ông đó.

- Ông định giao hàng gì nào? - Hắn hỏi, chìa bàn tay gầy khẳng khiu ra.

- Ồ, không, tôi đến gặp ông ta vì có hẹn trước. Tôi nói rõ hơn tôi cần gặp ông ấy. - Tôi ghét tên da trắng này quá.

- Ông định gặp ông ta à? Vậy mà ông lại không nhớ tên?

Hít vô một hơi thật sâu. tôi thủng thỉnh nói:

- Tôi định gặp ông DeWitt Albright tối nay, từ sau bẩy giờ trở đi.

- Vậy là ông định gặp ông ta bẩy giờ tối nay? Tám giờ rưỡi rồi, ông ấy đâu còn ở đây nữa.

- Ông ấy hẹn tôi cứ đến bất cứ lúc nào sau bẩy giờ.

Hắn lại chỉ tay về phía tôi.

- Ông ta có dặn ông đến đây trễ vậy không?

Tôi nhìn hắn, lắc đầu. Tôi muốn rạch vô mặt hắn như tôi đã từng làm với một tên da trắng trước đây.

- Bởi vậy làm sao tôi không ngờ ông là kẻ trộm? Ông không nhớ tên người cần gặp, còn nhờ tôi dẫn đường vô đây. Vậy mà ông không biết tính trước có bạn đi theo ở lại đây chờ tôi.

Tôi thấy chán:

- Thôi bỏ qua đi ông bạn, - Tôi nói - Nhờ nhắn dùm có ông Rawlins đến tìm ông ấy. Nhờ ông nói dùm luôn là lần sau viết cho tôi miếng giấy kẻo không thì ông đây không cho một tên da đen lang thang như tôi vô cửa.

Tôi định cất bước đi ra. Tôi muốn về nhà cho xong, có thiếu gì cách để kiếm ra tiền. Tên da trắng nói với theo:

- Khoan đi đã! - Hắn nói - Chờ ở đây, tôi sẽ quay lại ngay!

Rồi hắn rón rén bước qua lối của sơn màu kem, bước vô trong rồi đóng cửa lại. Một lát sau tôi nghe rõ tiếng khoá kêu lách cách.

Chờ một lúc thấy hắn mở cửa và ra dấu cho tôi đi theo. Hắn nhìn quanh rời dẫn tôi vô cửa, hình như hắn đang dò xét hành vi của tôi. Bước ra đến ngoài là khoảng sân rộng rãi lát gạch đỏ sẫm, chung quanh trồng ba cây cọ cao ngất vượt khỏi nóc ngôi nhà ba tầng với tán lá um tùm. Nhà ở tầng trên ráo lưới xung quanh để các dây hoa hồng trắng, hồng vàng bám theo rồi trổ cành xuống phía dưới. Đêm nay trăng sáng, trăng lưỡi liềm chiếu chênh chếch vô mái nhà bên trong.

Hắn bước tới trước, mở thêm một cánh cửa ở phía bên kia sân. Lối đi mới dẫn xuống cầu thang sắt cũ kỹ đi vô ngay giữa ngôi nhà. Hắn dẫn tôi đi ngang qua phòng nấu nước nóng bụi bặm ra đến ngoài hàng hiên trống trơn vách tường sơn màu lục xám xịt, mạng nhện giăng đầy.

Ở cuối dãy nhà tôi nhìn thấy cánh cửa sơn cùng màu nứt nẻ bám đầy bụi.

- Đây là nơi ông cần đến, - Hắn nói.

Tôi vừa nói dứt lời cảm ơn, hắn đã bỏ đi ngay. Từ đó về sau tôi không còn gặp lại hắn nữa. Tôi ngẫm nghĩ sao trong cuộc đời có những kẻ ta chỉ gặp trong chốc lát, nói năng nhặng xị rồi bỏ đi luôn. Cha tôi là người vậy đó, còn mẹ tôi thì cũng chẳng hơn gì.

Tôi đưa tay gõ vô cánh của cũ kỹ, tôi chờ được gặp Albright, nhưng trái với ý nghĩ của tôi, cánh cửa mở ra nhìn vô bên trong căn phòng nhỏ hẹp là hai người lạ mặt.

Tên đang đứng ở của cao gầy, tóc nâu quăn tít, da sẫm như dân da đỏ lại Ấn Độ, mắt nâu nhạt như thể màu vàng. Còn tên thứ hai đứng tựa lưng vô tường ở đằng xa thì thân hình lùn tịt, hắn có cặp mắt như người Tàu, tôi nhìn nhưng không thể đoán ra hắn thuộc giống dân nào.

Tên có nước da sẫm chìa tay ra nhếch mép cười. Tôi đoán hắn muốn bắt tay song không hiểu sao hắn lại vỗ vỗ bên người tôi.

- Này ông bạn! Có việc gì không vừa lòng phải không? - Miệng nói tay tôi xô hắn ra. Còn tên mặt mũi giống người Tàu đang thò tay vô túi.

- Ông Rawlins - Tên có nước đã sẫm cườối nhìn tôi và nói bằng một thứ giọng mà tôi không đoán ra nói. - Yêu cầu ông đưa tay lên cao một chút, tôi muốn kiểm tra - chợt hắn chuyển qua giọng cười gằn.

- Cứ giữ tay yên một chỗ, ông bạn. Tôi không thích ai sờ mó vô người tôi.

Tên nhỏ thó lùn tịt kia lôi thứ gì đó trong túi ra nữa, tôi chưa thể đoán là thứ gì. Hắn bước tới gần hơn. Ngay lập tức tên kia đưa tay nắm ngực tôi, tôi chóp lấy cườm tay hắn.

Hắn chớp chớp mắt, nhếch mép cười nhìn vào mắt tôi, rồi quay qua nói cho tên đồng bọn nghe:

- Không sao đâu Manny, tay này coi bộ được đây".

- Chắc không, Shariff?

- Chắc chứ. Hắn được đấy, chỉ hơi nghị ngờ chút thôi. - Shariff nhe hàm răng trắng bóng trề môi ra thâm sì. Tay tôi còn nắm chặt cổ tay hắn.

Shariff cất tiếng:

- Để cho hắn gặp đi, Manny.

Manny lại thò tay vô túi rồi đưa tay gõ vô cửa phía sau. Một lát sau DeWitt Albright mở cửa ra.

- Easy! - lão cười nói.

- Hắn không đồng ý để bọn tôi kiểm tra - Shariff nói, tôi buông tay hắn ra. - Để yên đó - Albright nói - Ta muốn biết có phải hắn đi một mình không?

- Ngài là ông chủ mà? - Shanff nói với giọng chắc chắn pha một chút ngạo mạn.

- Mi và Manny có thể rời khỏi đây. - Albright cười nói - Ta có chút việc cần bàn với Easy!

* * *

Lão Albright đứng ở phía sau chiếc bàn màu vàng nâu to kềnh, đặt đôi giày màu be bên cạnh chai rượu Wild Turkey đã vơi một nửa. Trên tường phía sau lưng treo tờ lịch in hình giỏ trái dâu. Nhìn quanh không thấy một món nào khác nữa. Dưới sàn nhà trơn bóng: một tấm vải bạt màu vàng căng dài điểm thêm nhiều đốm sắc màu xen kẻ.

- Mời ông Rawlins ngồi! Lão Albright mở lời, tay chỉ về phía chiếc ghế trước bàn giấy. Lão để đầu trần, không nhìn thấy chiếc áo bludong đâu. Nhìn dưới tay bên trái có đây đeo bao súng màu trắng. Vậy là mũi súng chĩa xuống dưới thắt lưng.

- Những chiến hữu của ông có vẻ ngon lành, - vừa nói tôi vừa quan sát chung quanh.

- Bọn chúng cũng như anh thôi, Easy. Mỗi khi cần lực lượng tôi chỉ nhấc máy gọi, bọn chúng kéo đến cả bầy lãnh phần thi hành nhiệm vụ, giá cả sòng phẳng.

- Tôi muốn hỏi có phải tên nhỏ thó kia là người Tàu?

Lão Albright lắc mình:

- Không ai biết đâu. Hắn là con mồ côi ở Jersey City. Uống gì chứ?

- Được.

- Đây là một điểm thuận lợi lúc làm việc một mình, lúc nào cũng có sẵn chai rượu trên bàn. Ngay cả giám đốc một công ty lớn cũng phải giấu chai rượu dưới ngăn kéo còn ta đây bảy ngay ra trên bàn. Bạn muốn uống thử rượu này không? Thế thì tôi thích lắm. Bạn không thích uống thứ này? Sau lưng bạn có cửa ra đó. - Vừa nói tay lão rót vào hai ly rượu lấy ra từ dưới ngăn kéo.

Tôi để mắt nhìn theo khẩu súng. Báng và lòng súng đen ngòm, cái phần hấp dẫn nhất đó của lão DeWitt lại không phải la màu trắng.

Tôi nghiêng người đỡ lấy ly rượu, lão mới hỏi:

- Sao, chịu nhân việc chứ, Easy?

- Được thôi, cùng còn tuỳ ông đang tính việc gì trong đầu?

- Ta đang cần tìm người, một bạn chiến hữu, - lão nói. Lão rút trong túi áo sơ mi ra một tấm ảnh đặt xuống bàn. Hình chụp phần đầu và vai một phụ nữ da trắng trẻ đẹp. Một bức ảnh đen trắng được phục chế lại thành ảnh màu trông như những ca sĩ nhạc Jazz bày ở trước cửa mấy hộp đêm. Tóc nàng xoã nhẹ xuống đôi vai trần, gò má cao, còn đôi mắt phải lộ màu xanh nếu như người thợ phục chế ảnh khéo tay. Ngắm nhìn một lúc lâu tôi nghĩ phải đi tìm cho ra nếu muốn để cho nàng mỉm cười nhìn về phía mình y như vậy.

- Daphne Monet, - lão Albright nói - Cũng không tệ lắm đâu nhưng mà khó tìm cho ra.

- Tôi thấy nó chẳng liên quan gì đến việc của tôi, - Tôi nói - Tôi chưa bao giờ để ý đến cô nàng này.

- Tiếc cho anh, Easy. - Lão cười nhìn qua tôi. - Tôi nghĩ là anh có thể giúp ta một tay!

- Tôi chưa nghĩ ra thế nào. Mấy cô nàng giống như thế này biết số máy của tôi không khó khăn gì. Ông nên gọi báo cho cảnh sát là hãy nhất.

- Tôi chẳng khi nào gọi ai nếu không phải là bạn bè, hoặc ít ra là bạn trong số quen biết với nhau. Tôi không quen biết bọn cớm, bạn bè tôi cũng vậy.

- Vậy thì ta nên...

- Này Easy, anh biết đó - chợt lão cắt ngang, - Daphne thích giao du với bọn Negro. Nàng thích nghe nhạc Jazz, thích ăn đùi heo, thịt gà tây, anh hiểu ý tôi nói chứ?

Tôi hiểu quá nhưng mà không muốn nghe.

- Như vậy ông cho là cô nàng thường lui tôi khu phố Watts?

- Chắc là vậy, mà này anh biết không, ta không thể đi tìm cô nàng ở mấy chỗ đó vì ta không phải là người giỏi thuyết phục. Joppy thì hiểu ta quá nên mới kể hết những gì lão biết cho ta nghe, ta đã từng hỏi dò và lão chỉ có thể kể tên ông bạn ra thôi.

- Vậy ông muốn nhắm vô cô nàng để làm gì?

- Bạn của ta muốn gặp nàng để ngỏ lời xin lỗi, Easy. Ông ta hay cáu gắt nên cô nàng mới bỏ đi.

- Thế là ông ta muốn nàng quay về? - Lão Albright cười.

- Liệu tôi có giúp được gì cho ông không, ông Albright? Joppy đã kể cho ông nghe tôi mất việc mấy bữa nay, tôi phải lo tìm việc để trả nợ.

- Tôi trả công một trăm đô la tuần, ông Rawlins, tôi ứng tiền ra trước. Ngày mai ông đi tìm nàng và giữ hết số tiền trong túi.

- Ông Albright, tôi chẳng hiểu gì cả. Tôi muốn nói là làm thế nào tôi lại dính dáng vô chuyện đó. Ông đang tính chuyện...

Lão giơ nắm tay rắn rỏi đặt trên miệng mới nói:

- Này Easy mỗi sáng ra hãy cứ nghĩ là anh có việc phải đụng chạm ngay. Anh chỉ nên thắc mắc một việc liệu anh có dính dáng tới... hay là không.

- Tôi muốn nói không thích dính dáng tới pháp luật.

- Vậy nên tôi mới nhờ đến anh giúp một tay. Tôi chẳng ưa gì bọn cảnh sát. Cảnh sát lo bảo vệ luật pháp và anh cùng biết luật pháp là thế nào rồi, phải không?

Tôi đã hiểu ra được vấn đề trước mắt nhưng tôi cần im lặng.

- Luật pháp, - lão nói thêm - Chỉ phục vụ bọn nhà giàu, dân nghèo làm sao với tới được. Anh bạn không muốn dính dáng đến chuyện luật pháp ta cũng vậy thôi.

Lão nhấc ly rượu lên nhìn ngắm như thể xem có con sâu chui vô đó không, xong rồi đặt xuống bàn, tay úp quanh miệng ly.

- Ta chỉ nhờ ông bạn tìm cho ra một cô gái, - lão nói - Và cho ta biết cô nàng đang ở chỗ nào chỉ có vậy. Anh tìm cho ra rồi nói nhỏ vô tai cho ta nghe, cũng chỉ có vậy thôi. Anh tìm được nàng sẽ có tiền thưởng để trả nợ và bạn ta sẽ giúp anh việc làm thậm chí có thể đưa anh về lại hãng máy bay Champion.

- Ông cho biết ai là người muốn tìm cô gái đó?

- Không thể nói tên ra, Easy, thà vậy còn hơn.

- Vậy nên tôi không muốn cất công đi tìm, để rồi gặp mấy tên cớm như muốn nói tôi là người sau cùng đi tìm nàng - Trước khi nàng biến mất.

Lão da trắng lắc đầu cười như thế vừa nghe tôi kể chuyện tiếu lâm.

- Chuyện đó xảy ra như cơm bữa, Easy. Ngày nào cũng có. Anh là người có văn hoá, đúng không?

- Có mà sao kia?

- Anh có coi báo. Hôm nay có không?

- Có chứ.

- Ba vụ án! Ba lận! Chỉ trong một đêm. Chuyện thường ngày ở phố. Người ta sinh ra tìm mọi cách để sống, để hưởng thụ ngay cả khi họ chỉ còn ít tiền gửi nhà băng. Ai cũng lo thu xếp chuyến đi nghỉ cuối tuần, chuyện đó không ngăn được cái chết. Chương trình đi nghỉ cuối tuần không cứu được họ khi thời điểm vừa đến. Con người tìm mọi cách để sống nhưng vẫn có lúc lơ là mất cảnh giác. Họ quên mất một điều quan trọng là cứ mãi tin tưởng rằng không có chuyện gì xảy ra.

Nhìn dáng điệu lão ngồi dựa lưng vô thành ghế nhếch mép cười khiến tôi nhớ lại gương mặt của thằng Mouse. Tôi chợt nhớ vì sao hắn hay cười nhất là mỗi khi có chuyện không may xẩy đến cho người khác.

- Anh cứ đi tìm cho ra người con gái đó rồi báo lại cho ta hay, chỉ có vậy. Ta không gây đau đớn cho nàng, bạn ta cũng không được đụng chạm đến nàng. Anh đừng lo nghĩ vớ vẩn làm gì.

Lão kéo ngăn tủ lấy chiếc vì chìa ra một xấp giấy bạc. Lão đếm mười tờ, mỗi lần đếm thè lưỡi liếm ngón tay cái xong rồi xếp ngay ngắn bên ly rượu.

- Một trăm đô la đây, - lão nói.

Tôi chẳng hiểu vì sao đó không phải là một trăm đô la của tôi.

* * *

Nhà lại thuở hàn vi tôi chỉ mong có được một chỗ ngả lưng mỗi lúc đêm về, có được miếng ăn, bạn tôi thường đãi tôi ăn uống và còn biết bao nhiêu cô nàng muốn ngủ với tôi nữa kia. Lúc tôi nhận được món tiền thế chấp tôi thấy nó còn giá trị hơn cả tình bạn. Lão Albright không phải là bạn nhưng lão có được cái mà mình đang cần. Lão là một ông chủ tốt bụng. Lão mời tôi uống thứ rượu ngon và đối đãi tử tế. Lão kể tôi nghe mấy mẩu chuyện, hết thẩy là chuyện "láo" từ lúc còn ở Texas.

Một trong những câu chuyện kể là lúc lão còn làm luật sư ở bang Georgia.

- Ta bào chữa cho một tên ghiền ma tuý can tội đốt nhà ông chủ ngân hàng, DeWitt nhìn chằm chằm về phía bức tường phía sau chỗ tôi ngồi, lão kể - Chủ nhà băng xiết nợ hắn. Ông bạn biết là chủ nợ không cho con nợ thời gian thu xếp lo trả nợ thi ca còn nợ lẫn chủ nợ đều có tội"

- Vậy là ông cứu nó thoát tội? - Tôi hỏi lại.

Lão DeWitt nhếch mép cười nhìn tôi.

- Phải, lúc đó công tố viên đã cáo buộc Leon, tức là tay ghiền ma tuý. Có điều ngài công tố viên Randolph Corey có đủ chứng cứ buộc tội thân chủ tôi đã phạm tội đốt nhà. Nhưng lúc tôi đến kiểm tra nhà Randy, ngồi vô bàn tôi lôi ra được khẩu súng ngắn này. Tôi mới ngồi lại chỉ bàn chuyện thời tiết, vừa kể chuyện tôi vừa lau súng.

- Cứu được thân chủ thoát tội là một chiến công đấy chứ?

- Khỉ ho! Leon là tên vô dụng. Còn quan toà Randy thành danh trong mấy năm liền ta còn nhớ lúc đó ông ta thua kiện". Lão Albright vươn vai mới nói tiếp - Khi đứng trước một vấn đề pháp lý: anh bạn nên bình tĩnh. Mọi việc trên đời này đều có cái lẽ công bằng của nó.

Uống hết máy ly rượu tôi mới kể qua chuyện chiến tranh. Hết thẩy là chuyện xưa giữa bọn đàn ông với nhau, một nửa là thật, một nửa để cười chơi. Kể gần cả tiếng lão mới hỏi:

- Này Easy, anh đã từng giết ai chưa?

- Thế nào?

- Anh đã từng đánh giáp lá cà với ai chưa?

- Sao vậy?

- Không có lý do gì hết. Ta chỉ muốn biết là anh đã từng nhìn thấy vài vụ tương tự như vậy chưa?

- Vài vụ.

- Anh đã từng sáp lại gần để giết ai đó? Ta muốn nói rất gần đến nỗi anh bạn chỉ vừa nhìn thấy hắn mất cảnh giác rồi hắn không để ý. Mỗi khi anh ra tay giết một mạng người nghĩ thật là ghê tởm. Bạn giết nhau trong thời chiến ta cho đó là một hành vi ngu xuẩn. Ta biết anh bạn không còn mơ thấy người mẹ thân yêu của anh nữa đâu, hay bất cứ một giấc mơ đẹp đẽ nào khác. Nhưng anh đã quen với không khí chiến tranh nên mới nhúng tay vào chuyện đó.

Nhìn đôi mắt xanh nhợt nhạt của lão khiến tôi nhớ lại xác chết quân Đức mắt mở trừng trừng nằm xếp đống trên đường về Beclin.

- Này Easy, anh nên nhớ một điều, - Lão vừa nói tay vừa cầm tiền trên bàn trao cho tôi - Trong bọn chúng ta đây nếu có kẻ chém giết thanh toán lẫn nhau thì cũng chẳng có gì ầm ĩ, nó cũng giống như lúc ta uống cạn một ly rượu bourbon. - Lão nốc cạn ly rượu rồi cười.

Chợt lão cất tiếng:

- Ta nghe Joppy kể anh thường tới quán bar trốn thuê ở khu phố Tám-chín và Trung tâm. Có người nhìn thấy Daphne vô quán bar đó cách đây ít lâu. Ta không rõ tên gọi là gì những đó là nơi những tay chơi có tiếng thường ghé lại vào cuối tuần và người quản lý tên là John. Tối nay anh bạn khởi sự là vừa đấy.

Nhìn cặp mắt lờ đờ của lão tôi biết ngay tiệc rượu vừa tàn. Tôi không biết nói gì hơn là gật đầu, bỏ tiền vào túi, bước ra ngoài.

Ra đến cửa tôi ngoái nhìn lại định gật đầu chào lần nữa nhưng thấy lão DeWitt Albright tay rót rượu mặt nhìn trân trân về phía bức tường xa xa. Lão đang nhìn về một nơi xa xăm, xa hơn chốn sào huyệt bẩn thỉu mà lão đang ngồi.
 
Chương 4


Quán của John là chỗ bán rượu chui từ trước khi có lệnh hủy bỏ luật cấm bán rượu. Đến năm 1948 khắp nơi ở Los Angeles đã thấy những quán bar được cấp giấy phép. Còn John vẫn theo nghề bán rượu trốn thuế, Hội đồng thành phố không cấp bằng lái xe cho gã thế mới rắc rối chứ. Gã John tìm cách lo lót cảnh sát mở một hộp đêm đi qua ngõ sau khu chợ nhỏ giữa phố Central Avenue và phố Tám mươi chín. Mỗi buổi tối cho tới ba giờ sáng đi vô cửa hàng bạn sẽ nhìn thấy Hattie Parsons ngồi sau quầy bánh kẹo. Ở đấy không bày bán nhiều hàng tạp hóa, không có món sữa tươi, món giải khát mà chỉ bày bán lèo tèo có vài thứ nhưng nếu bạn nói đúng mật khẩu hoặc là khách quen, bà ta sẽ chỉ chỗ đi vô quán bar nằm ỏ cửa sau khu chợ. Còn nếu bạn muốn tự xưng tên, hoặc là chỉ dựa vào cách ăn mặc bề ngoài, có sổ tiết kiệm nhà băng, được rồi, Hattie cất cây dao cạo vô túi áo tạp dề quay lại nhìn đứa cháu Junior Fomay ngồi ngay sau cửa.

* * *

Lúc tôi vừa đẩy cửa bước vô khu chợ thì gặp phải ngay một tên da trắng là một trong ba người hôm nọ. Hắn đứng cao bằng cỡ tôi, tóc màu vàng nâu, mặc đồ vét đắt tiền. Quần áo xốc xệch hơi thở nồng nặc mùi rượu gin.

- Kìa, chào ông bạn da màu, - Hắn nói, tay vẫy chào. Hắn bước về phía tôi, tôi muốn lui ra ngoài ngay nếu không muốn để hắn tấn công.

- Mi tưởng là kiếm hai mươi đô la dễ lắm sao? - Hắn vừa cất tiếng thì cánh cửa phía sau lưng đã đóng sập lại.

Bọn chúng mới vừa vung tiền ra cho tôi hôm nào đây.

- Chuyện gì vậy? - Tôi hỏi lúc này hắn đang còn say mèm.

- Ta đến đây... tìm người quen. Bọn gái ở đây không cho đi qua. - Hắn bước loạng choạng thế này cũng sẽ té ngã xuống đất. - Sao mi không bảo với bọn chúng là ta vẫn khỏe.

- Tiếc là tôi không thể nói được, - Tôi đáp.

- Sao vậy?

- Bọn chúng nói không muốn thấy ông ở quán bar của John với bộ dạng như vậy. - Tôi đi vòng qua chỗ hắn đến gần cánh cửa. Hắn xoay người chực nắm lấy tay tôi, hắn đảo người vòng vòng rồi ngồi phịch xuống đất lưng dựa vô tường.

Hắn nhấc tay lên như muốn ra hiệu cho tôi cúi xuống để hắn kề miệng vô tai nói nhỏ nhưng tôi thấy coi bộ không mong gì thoát ra ngoài được.

* * *

- Kìa, Hattie, - Tôi nói - Tôi ngỡ là bà ở nhà trọ ngay lối cửa ra vô.

- Tên da trắng kia say mèm phải không?

- Phải.

- Lát nữa phải nhờ Junior trông dùm.Nếu hắn còn ở đây nó sẽ đuổi ra ngoài

Nghe vậy tôi quyết định quên đi chuyện tên say rượu.

- Tối nay ban nhạc nào chơi vậy?

- Cũng là bạn đồng hương của cậu đó, Easy. Ban tam ca Lips. Nhân dịp chúng tôi có tổ chức buổi lễ từ thứ Ba tuần trước.

- Có thiệt không?

- Cô nàng vừa mới tới ban nãy, - Hattie cười khoe hàm răng trắng muốt. - Có thể chơi tới nửa đêm không chừng.

- Vậy sao! Xin lỗi tôi quên mất, - Tôi nói.

- Vô cửa bảy mươi lăm cent đó bạn!

- Để làm gì?

John giả bộ như thế, có thể giá cao hơn. Mục đích không cho bọn càn quấy vô cửa.

- Bọn chúng là ai vậy?

Bà nghiêng người ra phía trước nhìn tôi ứa nước mắt. Bà Hattie có nước da nhợt nhạt tôi không nghi ngờ về chuyện bà sẽ nặng hơn trăm cân Anh ở tuổi sáu mươi - vài năm nữa.

- Cậu có nghe tin Howard chưa? - bà hỏi.

- Howard nào kia?

- Tay tài xế Howard Green đó.

- Không, không biết. Từ mùa giáng sinh năm rồi đến nay chưa gặp lại Howard Green.

- Vậy là cậu không còn nhìn thấy hắn nữa đâu, trên cõi trần này.

- Có chuyện gì vậy?

- Hắn ra khỏi đây lúc ba giờ sáng vào cái đêm nhóm Lady Day đến đây thế là đi đời! - Bà giơ nắm tay đấm vô giữa lòng bàn tay bên kia.

- Vậy hả?

- Chẳng ai thèm để ý hắn. Cậu có biết là tôi đã bảo hắn đừng đi về nhằm ngày lễ nhưng hắn không nghe. Hắn nói là có việc cần về ngay. Ấy đấy! Tôi đã dặn đừng ra đi vào giờ đó.

- Người ta giết hắn sao?

- Ngay ngoài kia gần bên chiếc xe ôtô. Hắn bị đánh đập tàn nhẫn đến nỗi Esther - vợ hắn - chỉ nhìn ra được xác nhờ nhận dạng chiếc nhẫn cưới. Còn cái mũi nhìn cứ như là của một người khác.

- Howard thích chơi bạo, - Tôi biết chuyện đó. Tôi đưa cho bà đồng tiền hai mươi lăm cent.

- Thôi vô ngay đi anh bạn! - bà cười nói.

* * *

Vừa mở cửa bước vô bên trong điệu kèn trompet alto của ban nhạc Lips đập vào tai tôi. Từ thuở nhỏ lúc còn ở Houston tôi đã thường thức âm nhạc của ban Lips, Willie và Flattop. Mọi người họp mặt đông đủ có cả John với phân nửa số người trong căn phòng chật chội này là dân nhập cư từ Houston san chiến tranh, có một số đã đến đây từ trước. Califomia là thiên đường của dân Nergo phía Nam. Bạn đã từng nghe câu chuyện kể trong dân gian rằng ta có thể ăn trái chín cây, làm đủ ngày công để dành về nghỉ hưu. Chuyện kể thì... thật nhưng sự thật không phải như trong giấc mơ. Cuộc sống ở Los Angeles còn nhiều khó khăn cho dù lao động vất vả cả ngày bạn cũng không ngoi lên được.

Tuy nhiên nếu có dịp bạn hãy ghé vô quán bar của John để hồi tưởng về quê nhà Texas, mơ mộng về Califomia. Lúc đó cho dù bạn ở nấc thang tận cùng của xã hội, bạn cũng cảm thấy mình chưa đến nỗi tệ lắm. Ngồi lại đây, uống một ly rượu Scotch, bạn có thể liên tưởng đến giấc mơ xưa và bỗng chốc bạn tưởng đâu giấc mơ đã trở thành hiện thực.

- Kìa, Easy!

Tôi chợt nghe một giọng nói vang lên từ phía san cánh cửa.

Thì ra Junior Fomay. Hắn là người quen ở quê nhà. Một tay nông dân chính hiệu, lực lưỡng cả ngày phơi mình ngoài đồng thu hoạch bông rồi ăn nhậu cho tới lúc trở ra đồng vào sáng hôm sau. Trước đây, lúc còn thanh niên, tôi với hắn đã từng xung đột. Tôi những tưởng đã mất mạng rồi nếu như tay Mouse không nhào vô can thiệp.

- Junior! - Tôi chào lại - Có việc gì lạ không?

- Chả có gì lạ, chỉ loanh quanh đây thôi.

Hắn ngồi tựa lưng vô vách. Hắn hơn tôi đến năm tuổi có lẽ đã ba mươi ba, hắn mặc quần Jeans, bụng xệ trông Junior vẫn khỏe như ngày nào hắn xô ngã tôi xuống sàn.

Junior miệng phì phà khói thuốc. Hắn hút thuốc lá loại rẻ tiền Zapatas nhập từ Mễ. Hắn quẳng mẩu thuốc xuống sàn thôi không hút nữa. Nhìn chung quanh thấy chỗ nào cũng có dấu tàn thuốc in đen sì dưới sàn gỗ sồi. Quanh chỗ Junior đang ngồi có ít nhất cả chục dấu tàn thuốc lốm đốm như thế. Hắn là thằng ở dơ nên chẳng thèm để tâm mấy việc nhỏ đó.

- Lâu lắm mình mới gặp lại cậu. Dạo này ở đâu?

- Mình làm cho hãng Champion tất bật cả ngày, rồi bọn chúng cho mình nghỉ việc

- Sa thải à?. Một nụ cười thoáng hiện trên môi gã.

- Tớ đang đói đây!

- Mẹ kiếp. Mình thấy lo cho cậu. Giảm biên chế hay sao vậy?

- Làm gì có chuyện đó. Tay chủ không bằng lòng vì công nhân chỉ biết lo làm việc riêng. Lão chủ muốn ăn đòn vô đít hay sao đấy?

- Tớ tin cậu.

- Bước qua ngày thứ Hai vừa tan ca mệt muốn chết đi không nổi...

- Ái chà! - Junior nói xen vô cho hết câu chuyện.

- Không hiểu lão chủ nghĩ sao lại đến nhờ mình làm thêm ngoài giờ. Tớ mới nói là không làm nổi vì có hẹn với người bạn. Về nhà tớ lăn ra giường ngủ.

Junior thích thú với cái ý tưởng đó.

- Lão chủ tức giận mới nói "Bọn chúng mày phải biết điều nếu muốn làm việc lâu dài".

- Lão chủ nói vậy sao?

- Vậy đó! Tôi cảm thấy trong người nóng rần rần vì tức giận.

- Lão ấy là người như thế nào?

- Dân Ý, chắc là bố mẹ lão ta di dân qua đây".

- Ối chà! Cậu nói thế nào?

- Tớ nói là bọn chúng tôi biết điều từ lâu rồi, trước khi có nước Ý. Thời điểm đó chưa có người Ý qua đây".

- Đúng! - Junior nói.

- Lão ta chưa hiểu tớ muốn nói gì đâu?

- Rồi về sau như thế nào?

- Lão nói "Thôi về đi đừng quay lại đây nữa. Lão chỉ cần người lao động năng nổ". Tớ đi ra ngay.

- Ối giời! - Junior lắc đầu - Lần nào cậu cũng bị đối xử như vậy?

- Vậy đó! Uống một cốc bia nhé, Junior?

- Được. - Gã lắc đầu. - Đang rách việc mà gọi bia à?"

- Tớ cũng có đủ tiền gọi hai cốc bia chứ.

- Thế được rồi, mọi bữa tớ vẫn uống bia.

* * *

Tôi bước tới quầy bar gọi hai cốc bia. Nhìn quanh có đủ mặt nửa dân số ở Houston về đây. Bàn nào cũng đầy năm, sán người ngồi nói chuyện, la hét om sòm còn hôn hít, cười giỡn nữa chứ. San một ngày lao động vất vả mọi người đến quán bar để được thư giãn. Quán trốn thuế nhưng mà ngồi đây thấy thú hơn.

Mấy tay sành âm nhạc dân gian Negro đến đây chơi vì quen biết chủ quán John từ ngày trước đã tạo việc làm cho họ và không tiếc tiền trả công. Có đến hơn hai trăm khách quen lui tới quán John, biết mặt nhan cả, vừa là chỗ làm ăn vừa là chỗ giải trí thư giãn.

Tối nay Alphonso Jenkins mặc chiếc áo vải siu đen để tóc kiểu pompadour.

Có cả Jockamo Johanas. Hắn mặc bộ đồ vải len nâu, mang đôi giày da màu xanh. Con bé Rita Cook gầy nhom ngồi ở cái bàn có năm gã đứng bao quanh.

Tôi chẳng hiểu sao con bé xấu xí, gầy nhom như vậy lại có lắm kẻ đeo bám đến thế! Có lần tôi hỏi thẳng cô nàng sao có chuyện đó, nàng liền nói với giọng than thở:

- Đấy, Easy biết không, phân nửa số đàn ông thích nhìn xem mấy cô nàng xinh đẹp hay xấu. Còn mấy tay đàn ông da màu lại thích tìm cô nàng nào dám yêu hết mình đến nỗi bọn chúng có thể quên hết cả ngày đeo đuổi khó nhọc.

Tôi nhìn thấy Frank Green đang ngồi trong bar. Bọn tôi thường gọi hắn là vua phóng dao, hắn có tài rút dao thật nhanh và trên tay lúc nào cũng thủ sẵn con dao. Tôi tránh mặt Frank vì biết hắn là tên gangster. Hắn chuyên chặn cướp xe chở rượu, chở thuốc lá ở khắp nơi của California thậm chí vượt qua bên Nevada. Chuyện gì hắn cũng có thể xen vô và sẵn sàng chém giết bất kì ai cản đường đi của hắn.

Tối nay Frank ăn mặc toàn một màu đen. Trong nghề làm ăn của Frank phải chuẩn bị trước tư thế sẵn sàng nhào vô cuộc - chặn đường cướp của và còn lắm chuyện ghê gớm hơn nữa.

Khắp gian phòng chật như nêm không còn chỗ bước ra sàn nhảy, vậy mà có gần một chục cặp chen chân lọt vô giữa lối đi quanh bàn. Tôi mang hai cốc bia trở lại chỗ cửa ra vào mời Junior một cốc. Tôi nghĩ ra cách làm cho tay nông dân cục mịch này vui vẻ với mấy cốc bia, ngồi nghe kể chuyện nói dóc chơi. Tôi ngồi dựa lưng vừa nhấm nháp vừa nghe Junior kể chuyện xảy ra trong quán bar của John hồi tuần trước hay gì đó. Hắn nhắc lại chuyện Howard Green cho tôi nghe. Hắn kể xen vô chuyện Green nhận làm mấy việc phi pháp dùm cho ông chủ, Junior nghĩ trong đầu. - Chính bọn da trắng giết chết hắn chứ ai".

Junior có thói quen hay thêu dệt mấy chuyện xưa tích cũ, tôi biết quá, vậy mà có nhiều tên da trắng vẫn thích tìm gặp hắn để được gần gũi thoải mái.

- Hắn làm việc cho ai vậy- Tôi hỏi ngay.

- Cậu có biết tay rút lui khỏi cuộc tranh chức Thị trưởng vừa rồi không?

- Có phải Matthew Teran?

Lẽ ra thì Teran có nhiều hy vọng thắng cuộc đua tranh chức Thị trưởng Los Angeles, nhưng ông ta mới vừa rút tên cách nay mấy tuần. Không ai rõ lý do vì sao.

- Phải, chính tên ông ta. Cậu biết không, những tay làm chính trị hết thảy đều là kẻ cướp. Tại vì tớ nhớ lại lần đầu tiên Huey Long được bầu làm Thống đốc Louisiana.

- Lips chơi nhạc tại đây lâu mau rồi? - Tôi chợt hỏi, cắt ngang câu chuyện.

- Tuần lễ hoặc hơn, Junior không để ý chuyện đó. - Tớ liên tưởng đến chuyện cũ. Đồ chết tiệt, bọn chúng chơi nhạc ngay cái đêm Mouse lôi tớ ra khỏi chỗ ngồi.

- Chớ còn gì nữa! - Tôi nói. Tôi còn nhớ rõ cái cảm giác bàn chân Junior đạp vô lưng lúc tôi xoay người không đúng chỗ.

- Tớ cám ơn hắn mới phải. Cậu biết không bữa đó tớ say mèm loạng choạng suýt nữa giết nhầm cậu đó, Easy. Lúc đó tớ còn bị xiềng tay đem đi lao động.

Đã lâu lắm đến nay tôi mới thấy lại nụ cười chân thật của hắn. Junior sún mất hai cái răng, một cái ở hàm trên và một ở hàm dưới.

- Từ dạo đó Mouse có việc gì không? - Hắn hỏi vẻ trầm ngâm.

- Tớ không biết. Hôm nay là lần đần tiên sau nhiều năm mình mới sực nhớ lại hắn.

- Hắn còn ở bên Houston chứ?

- Mới nghe nói gần đây. Hắn có vợ là EttaMae.

- Lúc cậu gặp thì hắn làm ăn ra sao?

- Lâu rồi tớ cũng không nhớ. - Tôi nói dối cho qua chuyện.

Junior cười gằn.

- Tớ còn nhớ lúc hắn giết chết JoeT., cậu biết tay dắt mối đó không? Tớ muốn nhắc lại Joe máu me đầy mình còn Mouse thì mặc bộ đồ xanh nhạt. Không nhìn thấy một dấu vết nào hết. cậu biết bọn cớm không làm gì Mouse được, không thể nghi cho hắn giết người bởi quần áo hắn sạch trơn.

Tôi sực nhớ lần cuối nhìn thấy Raymond Alexander, nghĩ lại không phải chuyện để cười.

- Bốn năm nay tôi không gặp lại Mouse, kể từ buổi tối hôm đó, bên ngoài quán rượu Myrtle tại khu phố Fifth Ward ở Honston. Hôm đó hắn mặc bộ đồ màu mận chín, đội mũ nỉ. Lúc đó tôi còn mặc đồ lính.

- Có gì lạ không, Easy!- Hắn cất tiếng chào hỏi rồi ngước nhìn tôi. Mouse người nhỏ thó, mặt như mặt chuột.

- Chả có gì lạ, - Tôi đáp - Trông cậu chẳng khác gì lúc xưa.

Mouse cười nhe chiếc răng vàng sáng chói.

- Coi vậy cũng không đến nỗi nào. Tình hình đường phố giờ yên tĩnh.

Bọn tôi nhìn nhau cười vỗ qua lưng nhau. Mouse vào quán Myrtle mời tôi một ly, tôi mời lại. Cứ mời nhau uống cho tới lúc Myrtle đóng cửa đi ngủ. Bà nói:

- Để tiền rượu dưới quầy tính tiền. Lúc ra về nó tự động khóa lại.

- Cậu còn nhớ ông bố dượng mình chứ, Ease? - Mouse chợt hỏi, lúc này trong quán chỉ còn hai người.

- Có chứ, - Tôi nói nhỏ đủ nghe. Mới sáng sớm trong quán vắng tanh, tôi đảo mắt nhìn quanh một lượt, đã phạm tội giết người còn ham nói lớn tiếng, Mouse quên, mất chuyện đó. Hắn đã giết chết ông bố dượng rồi đổ thừa cho người khác chuyện đã năm năm nay rồi, nếu có đủ bằng chứng chiếu theo luật pháp chỉ trong vòng một tuần hắn sẽ bị treo cổ.

- Đứa con ruột của ông ta, Navrochet, đến tìm tớ năm rồi. Hắn không tin Clifton can tội giết người cho dù những người thi hành luật pháp xác định tên này là thủ phạm. Mouse rót thêm một ly rồi nốc cạn hết. Hắn rót thêm ly nữa - Cậu có quen em nào da trắng trong thời kỳ chiến tranh không? - Hắn hỏi tôi.

- Đứa nào cũng thích có một em. Cậu nghĩ sao vậy?

Mouse cười khà ngồi dựa lưng vô thành ghế đưa tay phủi đít.

- Mẹ kiếp, - Hắn nói - Cũng đáng giá hai lần được cần may, hở? - Nói xong vỗ vô đầu gối tôi thân thiết y như hồi trước thời chiến.

Tôi với hắn ngồi uống cả tiếng rồi hắn trở lại chuyện Navrochet. Mouse mới nói:

- Ngay trong quán bar này có một tên tiến về phía tớ đang ngồi, hắn mang giày ống. Tớ nhìn thẳng vô mặt hắn. Hắn ăn mặc lịch sự mang giày ống, thấy hắn mới bước vô tớ đã mở khóa phéc mơ tuya. Hắn muốn nói chuyện vớl tớ, rử nhan ra ngoàl. Tớ đi ngay. Cậu có thể nghĩ tớ là thằng điên nhưng tớ thì đi ra ngay. Lúc ra đến nơi vừa nhìn quanh hắn rút súng chĩa ngay vô giữa trán tớ. Cậu có nghĩ ra được không? Tớ giả vờ run sợ. Navro muốn trừng phạt cậu...

- Tớ à? - Tôi nói.

- Chớ còn ai nữa, Easy! Hắn nghe tin cậu gặp lại tớ hắn muốn giết luôn cậu đấy. Cậu biết là tớ muốn lộn ruột vì lúc nãy đã uống bia. Tớ giả vờ run sợ, khiến cho Navro tưởng hắn ghê gớm lắm nên tớ mới run... Vậy là tớ vật thằng Nhỏ ra, hề hề, đái vô đôi giày ống của hắn. Cậu biết không lúc đó Navro hét nhảy cẫng lên kêu "Trời". Miệng hắn méo xệch, hắn nói "Ta bắn cho hắn bốn phát gục xuống sàn. Ta giết chết bố dượng cũng bấy nhiêu phát đạn".

Thời chiến tôi đã từng chứng kiến bao nhiêu cảnh chết chóc vậy mà hình ảnh tên Navrochet đang chết dần trước mắt mới thật là khủng khiếp, tuy hắn cũng là đồ vô dụng thôi. Trở lại Texas ở phố Fifth Ward, Houston, chuyện giết nhau xảy ra như cơm bữa có khi chỉ vì một câu nói lỡ miệng, hoặc cá độ ăn thua nhau chỉ một đồng tiền. Kẻ ác giết chết người lành thậm chí cả người ngu muội. Nếu có ai chết trong quán bar này, thủ phạm chính là Mouse. Nếu nhắc đến chuyện phải trái công bằng thì hắn là người xứng đáng được hưởng.

- Hắn chộp lấy ngực tớ, Easy nghe chưa, - Mouse nói, như thể hắn đọc được hết ý nghĩ trong đầu tôi. - Tớ đứng tựa lưng vô tường tay chân tê rần. Trước mắt mờ mịt, tai tớ nghe một giọng nói, mắt nhìn thấy gương mặt một tên da trắng áp sát vô mặt tớ. Hắn như đang nói lời cầu nguyện. Rồi tên da trắng nói với tớ hắn đã chết, hắn hỏi tớ có run sợ không. Cậu biết tớ nói lại hắn thế nào không?

- Thế nào? - Tôi hỏi, và đó cũng là lúc tôi quyết định bỏ xứ Texas ra đi.

- Tớ nói cho hắn biết bị một tên đánh đập tàn nhẫn từ lúc sập tối, ta cho hắn xuống đia ngục. Tớ nói "Ta cho đứa con hắn theo xuống địa ngục, quỷ Satan ở lại với ta, còn ta quất vô đít mi".

Mouse cười nhạt, gục đầu xuống quầy bar, ngủ khò. Tôi lặng lẽ mở ví sợ động đến người say, rút ra hai tờ giấy bạc, xong rồi trở lại khách sạn. Tôi đón xe buýt đi về Los Angeles trước lúc rạng đông.

* * *

Tôi nhớ lại một quãng đường đời vừa trải qua. Đêm đó nằm mơ thấy mình là địa chủ làm lụng để có tiền trả nợ.

- Này Junior, - Tôi nói - Gần đây bọn con gái da trắng có ghé vô quán bar phải không?

- Sao cơ? Cậu đinh tìm ai? - Junior nghi ngờ cũng phải.

- Phải đấy... hình như là...

- Hình như là muốn tìm ai! Bao giờ cậu muốn đi tìm?

- Cậu biết đó, Ồ không, tớ có nghe nói về người con gái này. Ờ... Delia hay Dahlia gì đó. Tớ còn nhớ chữ đầu là "D". Vả lại tóc nàng vàng hoe, mắt xanh người ta nói nàng cũng đẹp gái lắm.

- Không biết tớ còn nhớ không kia:.Tớ còn nhớ bọn con gái da trắng đến đây vào ngày cuối tuần, không đi một mình đâu. Tớ mất chỗ làm cũng vì lỡ ghẹo gái.

Tôi chợt nhớ ra Junior đang nói dối tôi. Thậm chí hắn biết câu trả lời hắn cũng sẽ giữ im lặng. Tính của Junior là căm ghét những ai tỏ ra có trình độ hơn hắn. Junior ghét đời, ghét người.

- Thôi được nếu cô nàng có đến đây tớ sẽ gặp. - Tôi nhìn khắp căn phòng. - Kìa có một chiếc ghế gần chỗ ban nhạc, tớ sẽ đến đấy.

Junior đưa mắt để ý nhìn theo lúc tôi vừa bước đi khỏi chỗ ngồi. Hắn chẳng giúp gì cho tôi, tôi cũng chả cần dòm ngó tới hắn.

 
Chương 5


Tôi nhìn thấy một chiếc ghế trống gần chỗ ông bạn Odell Jones. Odell tính người trầm lặng là một tín đồ ngoan đạo. Dần hắn trông giống như quả hồ đào. Dù là một kẻ tôn sùng Thượng đế nhưng mỗi tuần hắn lại mon men đến quán John ba, bốn lần. Hắn ngồi tới nửa đêm chỉ với một chai bia, lặng lẽ một mình chỉ trừ khi có ai tới gạ chuyện.

Với Odell như vậy là đủ say sưa nên hắn cứ thế mà giữ việc bảo vệ trường học Pleasant Street. Hắn chỉ mặc mỗi chiếe áo jacket may bằng vải tuýt xám, một chiếc quần len nân cũ mèm.

- Kìa Odell, - Tôi cất tiếng chào hắn. - Tối nay thế nào?

- Chà, - Hắn chậm rãi nói, nghĩ ngợi - Tối nay chắc là vui lắm chứ.

Tôi cười vỗ vai hắn. Thân hình hắn gầy nhom xô tới muốn nghiêng qua một bên, hắn cười nhìn tôi rồi ngồi ngay ngắn lại. Trong số bạn bè thì Odell lớn hơn cả bọn gần cả hai chục tuổi, hắn xấp xỉ tuổi năm mươi. Qua hai đời vợ. Mất ba trong số bốn đứa con.

- Tối nay thấy thế nào, Odell?

- Hai tiếng trước đây, - Hắn vừa nói vừa gãi tai. - Con bé béo Wilma Johnson vô đây với Toupelo nhảy nhót tưng bừng. Nó nhảy tung người rung chuyển cả gian phòng.

- Con bé Wilma này thích nhảy nhót, - Tôi nói.

- Tớ chẳng hiểu sao nó nặng ký vậy, khi làm cũng như chơi trông nó nặng nề làm sao.

- Nó ăn cũng mạnh lắm.

Câu nói này làm Odell mắc cười.

Tôi dặn hắn giữ dùm chỗ ngồi để đi một vòng chào mọi người.

Tôi hỏi thăm từng người có ai nhìn thấy cô nàng da trắng vô đây, nàng Delia hay Dahlia gì đó. Tôi không nói tên thật ra bởi vì ngại người ta nghi tôi có dính líu tới nàng, cũng phòng khi lão Albright làm điều sai trái hoặc có chuyện lôi thôi. Nhưng không ai nhìn thấy nàng. Tôi còn định hỏi cả tay Frank Green nữa nhưng lúc tìm đường tới chỗ quầy bar thì gã đã bỏ đi đâu mất.

Tôi quay lại bàn thấy Odell còn ngồi đó chờ hắn cười nhìn tôi.

- Nàng Hilda Reed tới rồi kia kìa, - Hắn nói cho tôi nghe.

- Vậy à?

- Lloyd định gỡ gạc bị cô nàng tống ngay vô cái bụng phệ làm cho gã muốn khuyu xuống sàn. - Odell diễn tả điệu bộ của Lloyd giả vờ phùng má trợn mắt.

Cả bọn ngồi cười, chợt nghe tiếng la lớn, ngay cả Lips cũng phải buông tay kèn ngước nhìn.

- Kìa Easy!

Odell ngước nhìn.

- Easy Rawlins, cậu đấy hả?

Một gã cao lớn đang bước vô trong quán. Gã mặc bộ đồ vét sọc xanh, đội chiếc mũ cao bồi. Gã là một tên da đen cười nhe hàm răng trắng muốt, bộ điệu bề thế, bước đi ngang qua chỗ đông người giữa những câu chào hỏi dồn dập huyên náo, gã chen chân tới được chỗ bọn tôi đang ngồi.

- Easy! - gã cười. - Có phải cậu từ trên cửa sổ bay xuống đây?

- Chưa đâu, Dupree.

- Cậu biết Coretta chứ?

Tôi nhìn theo thấy nàng đứng phía san Dupree, nhìn ra tôi cứ tưởng món đồ chơi trẻ con chất trên xe dắt theo.

- Chào Easy - nàng khẽ cất tiếng chào.

- Kìa Coretta, em khỏe chứ?

- Khỏe, - nàng lặng lẽ đáp. Nàng nói nhỏ đến nỗi tôi cũng ngạc nhiên vì sao mình nghe được cân trả lời của nàng giữa một rừng tiếng nhạc và tiếng ồn như thế. Cũng có thể là tôi chẳng nghe được gì cả chỉ thấy nàng nhìn tôi và mỉm cười nên đoán ra câu đáp của nàng.

Giữa Dupree và Coretta là cả hai thái cực. Gã lực lưỡng, cao lớn hơn tôi, giọng nói oang oang, cung cách thân mật cởi mở, Dupree là một anh chàng lanh trí vậy mà lúc nào cũng túng thiếu vì rượu và gái.

Nàng Coretta còn khác thường hơn. Nàng lùn tịt, người tròn quay, nước da bồ quân, mặt mũi tàn nhang đủ chỗ. Nàng thích chọn thời trang để khoe bộ ngực. Nàng Coretta có đôi mắt xếch. Mỗi khi nàng nhìn tạo cảm giác như đang mơ màng vô định, nhưng bạn vẫn có cảm tưởng rằng nàng đang nhìn về phía mình. Nàng là đối tượng của những tay chơi phù phiếm.

- Lâu lắm không thấy cậu trở lại hãng xưa, Easy, - Dupree nói - Không có cậu ở đó mọi chuyện khác trước. Bọn công nhân nigger không thể tiếp tục làm việc.

- Tớ nghĩ cậu nên đi làm bình thường không có tớ cũng vậy thôi.

- Ờ không đâu. Tớ thấy coi bộ không xong. Thằng Beuny đang chờ cậu trở lại đấy Easy. Hắn tiếc là đã để cho cậu ra đi một mình.

- Tớ mới nghe cậu nói thôi.

- Cậu biết bọn đó là dân Ý. Không dám nói lời xin lỗi vì sợ mất mặt. Thằng ấy nó trông cậu trở lại, tớ biết mà.

- Cho bọn mình ngồi chung bàn với Odeli và cậu được không Easy? - Coretta nhỏ nhẹ nói.

- Được chứ. Dupree kéo dùm chiếc ghế. Đến đây ngồi vô chung bàn, Coretta".

Tôi gọi phục vụ quầy bar cho thêm một bình rượu bourbon, một xô đá cục.

- Vậy là hắn chờ tớ trở lại, hở? - Tôi hỏi lại Dupree, lấy cho mỗi người một ly rượu để trước mặt.

- Chớ sao! Hắn nói là nếu nhìn thấy cậu bước vô cổng hắn giữ lại ngay.

- Tại vì hắn muốn tớ hôn vô mông đít hắn, - Tôi nói. Ly rượu của Coretta đã vơi hết. - Này Coretta, tớ rót cho cậu một ly nữa nhé?

- Nếu cậu rót thì mình cũng muốn uống thử thêm một ly.

Chợt tôi cảm thấy nụ cười nàng chạy dọc xuống xương sống.

Dupree nói:

- Cạn ly đi, Easy. Tớ có nói cậu rất tiếc vì chuyện đó, hắn thôi không nhắc nữa.

- Tớ là người không gặp may. Ai không có lương coi như không gặp may.

Dupree cười to đến nỗi nghe thấy Odell phải giật nẩy mình thức dậy. - Dể coi cậu nói nghe được đấy! - Dupree la lớn. - Thứ Sáu cậu ghé qua đó, tớ cho cậu vô làm trở lại.

* * *

Tôi còn nhớ mình đã hỏi có ai gặp được cô nàng đó chưa, nhưng chẳng được gì.

Đến nửa đêm Odell mới chịu ra về. Hắn đứng dậy chào Dupree và tôi rồi hôn lên tay Coretta. Nàng vừa đánh thức dậy được một tâm hồn lặng lẽ.

Còn tôi với Dupree xúm lại tán dóc chuyện thời chiến. Coretta ngồi cười cất chai rượu uýtki. Lips và ban tam ca còn chơi nhạc. Đêm đã khuya khách vẫn còn ra vô quán, riêng tôi thì không mong gì gặp được nàng Daphne Monet đêm nay. Thôi thì quay lại hãng làm việc kiếm tiền trả cho lão Albright. Rượu làm cho tôi lười ra, bây giờ tôi chỉ thích cười cho đã.

Chưa hết bình rượu mới Dupree đã say bí tỉ. Lúc đó đã ba giờ sáng.

Coretta kề mũi vô phía san ót tôi nói:

- Anh chàng này thích chơi cho tới lúc gà gáy sáng, nhưng coi bộ con gà cồ này hết gáy nổi rồi!

 
Chương 6


- Người ta đuổi cổ hắn đi vì còn thiếu nợ tiền thuê nhà. - Coretta nói.

Bọn tôi xúm lại kéo Dupree từ ngoài xe vô nhà, hai chân hắn kéo lê lết làm hư cả vạt cỏ sân nhà phía trước.

Nàng đứng đó nói theo:

- Thợ máy bậc một lương năm đô la một giờ vậy mà không đủ tiền thuê nhà.

Tôi nghĩ không ra vì sao nàng không cảm thấy khó chịu khi Dupree uống thêm rượu..

- Quăng hắn vô giường đó, Easy! - nàng nói lúc bọn tôi vừa lôi gã vô cửa.

Dupree to con, lớn xác cũng may tôi còn sức đưa hắn vô giường. Sửa chỗ cho hắn nằm kê đầu ngay ngắn tôi muốn xỉu luôn. Tôi bước đi loạng choạng từ bên trong phòng ngủ nhỏ hẹp qua bên phòng khách còn hẹp hơn.

Nàng rót cho tôi ly rượu bổ, ngồi tựa lưng vô chiếc ghế sofa. Hai người ngồi sát lại vì chỗ ngồi không rộng hơn chỗ cất mấy cây chổi quét nhà. Lúc đó nếu tôi kể chuyện vui chắc sẽ làm nàng cười ngất ngồi lắc lư rồi nghiêng người vịn vô đầu gối hướng đôi mắt màn hạt dẻ ngước nhìn tôi. Ngồi nói chuyện khe khẽ vậy mà tiếng ngáy lấn át cả phân nửa câu chuyện. Khi nàng Coretta muốn kể cho tôi nghe thì phải kề sát vô tai tôi nói như đang bàn chuyện bí mật.

Ngồi xích lại sát với nhau như thể hai người đang trao đổi hơi thở. Tôi nói:

- Tớ phải đi thôi, Coretta. Mặt trời lên tớ phải bước đi rón rén ra ngoài đừng để người hàng xóm nói vô nói ra về bọn mình.

- Chà! Dupree ngủ lại đây, cậu lại bỏ đi làm như tớ là món thịt muối".

- Cậu có người ở lại phòng kế bên. Lỡ hắn nghe được thì sao?

- Nghe hắn ngáy hả - nàng thò tay vô chiếc áo bờ lu vén vạt áo cho bộ ngực thoáng mát.

Tôi loạng choạng bước đi vừa được mấy bước.

- Cậu sẽ ân hận nếu bỏ đi, Easy.

- Ở lại càng ân hận hơn.

Nàng lặng thinh. Nàng ngồi tựa vô chiếc ghế sofa phe phẩy bộ ngực cho mát.

- Tớ đi thôi, - Tôi nói. Tự tay tôi mở cửa.

- Giờ này Daphne đã vô giường ngủ, - Coretta cười, nàng bật tung chiếc nút áo - Cậu không tìm được ai giờ này đâu.

- Cậu gọi tên nàng là gì?

- Daphne. Có đúng không? Cậu gọi là Delia, không phải tên nàng. Tuần rồi bọn mình gặp nhau ở phòng sinh hoạt.

- Dupree à?

- Không đâu, Easy, có một tên khác. Cậu biết tớ đâu chỉ quen một người.

Coretta đứng dậy bước lại gần sà vô vòng tay tôi. Tôi đánh hơi một mùi hương lài tỏa ra từ bức màn che cửa lẫn với mùi hương nồng nàn quanh bộ ngực căng phồng.

Tôi đủ tuổi để sát hại quân địch trong chiến tranh nhưng đứng trước nàng tôi chưa phải là người trưởng thành. Tôi chưa thành người mà Coretta đã là một người từng trải. Nàng kéo chân tôi dạng ra nằm trên chiếc ghế trường kỷ, kề miệng vô tai nói khẽ - Này cưng thỏa mãn em đi... ờ... ờ!.

Tôi ráng giữ mồm để khỏi bật ra tiếng thét. Nàng vùng dậy, giọng rụt rè nói.

- Ôi, thiệt là quá đã, Easy".

Tôi muốn níu nàng lại, nhưng nàng không thể nào lập lại chuyện vừa rồi.

Nàng quằn quại dưới sàn, nói với theo:

- Tớ không đứng dậy nổi khi vừa làm tình xong, cưng ơi, thấy nó không như mọi bữa".

- Nó là cái giống gì?

- Cậu biết rồi, - nàng lắc đầu quầy quậy. - Dupree đang nằm ở phòng bên kia.

- Dừng nhắc tới hắn. Cậu kéo tớ nhập cuộc rồi đó, Coretta.

- Dân có Easy. Tớ làm tình ở ngay phòng kế bên, còn cậu thì lo chạy theo bạn tớ là Daphne.

- Tớ có theo ai đâu, cưng ơi. Nhiệm vụ tớ phải làm, chỉ có vậy.

- Nhiệm vụ gì?

- Người ta nhờ tớ tìm cho ra cô nàng đó.

- Người ta là người nào?

- Có ai để ý người đó đâu? Tớ không chạy theo ai hết, tớ đi theo cậu.

- Daphne là bạn tớ...

- Chỉ có mấy gã đực rựa thôi, Coretta, chỉ có vậy.

Lúc tôi vừa qua cơn thêm khát nàng sáp lại gần tôi mặc sức làm tình. Cứ thế nàng nằm đó nghe tôi kể chuyện cho tới sáng. Nàng mới kể thật cho tôi nghe thằng bồ của Daphne là ai, tôi nghe mà thấy không vui chút nào, nhưng có vẫn còn hơn không.

Nghe tiếng Dupree ho khan như đang trở mình tôi vội lấy quần mặc vô đi ra ngoài: Coretta chồm dậy níu lại ôm sát vô người, nàng thở hắt ra:

- Này Easy, có tìm ra được con bé đó thì Coretta này được hưởng mười đô la chứ? Chính tớ kể ra chuyện đó.

- Chứ sao, cưng, - Tôi nói - Chừng nào nắm được tiền mới tính.

Ngay lúc nàng ôm hôn lần cuối giã từ, tôi mới sực nhớ đêm đã qua. Nụ hôn của nàng không làm sao đánh thức được cái xác chết bên kia.
 
Chương 7


Ngay từ lúc tôi trở về lại khu phố 116th Street, trời Califonia hôm nay đẹp thật. Những cụm mây trắng lững lờ trôi về phía rặng núi San Bemadmo, có thể nhìn thấy những mảng tuyết trắng phủ trên đỉnh núl, tôi ngửi thấy mùi rác bị tiêu hủy bốc hơi thật xa.

Chiếc ghế dài trong xưởng vẽ còn để nguyên như lúc buổi sáng tôi ra đi. Tập văn thư tôi đã đọc qua được xếp lại ngay ngắn vẫn nằm nguyên trên ghế nệm. Bát đĩa quăng vô trong chậu chưa rửa.

Tôi kéo màn cửa nhặt một chồng thư mà người phát thư nhét qua khe cửa.

Đến khi nào còn được làm chủ một ngôi nhà ngày nào tôi cũng có thư, tôi thích đọc thư. Ngay cả thư quảng cáo tôi cũng không bỏ qua.

Tôi đọc xong một lá thư cam kết cho tôi một năm miễn phí bảo hiểm, một thư báo tôi có may mắn trúng thưởng một ngàn đô la. Rồi tôi đọc đến một lá thư luân lưu đoán tôi sẽ chết nếu tôi không chịu sao ra sáu bản gởi cho những người mà tôi quen biết và hai đồng tiền mười cent gởi cho bưu điện ở Illinois. Tôi đoán đây là một băng nhóm bọn da trắng đánh vào thói mê tín của dân Negro miền Nam. Tôi quăng lá thư qua một bên.

Nghĩ lại sáng hôm nay được ngồi nhà đọc thư thật thú vị biết mấy. Ấm nấu cà phê sôi reo dưới nhà bếp, bên ngoài sân bầy chim sẻ kêu ríu rít. Tôi lật ngược chiếc túi xổ ra một đống phiếu coupon, bên dưới còn một phong thư nho nhỏ màu xanh. Phong bì có mùi thơm với nét chữ xinh xắn cho thấy nó được viết ra từ bàn tay một phụ nữ tài hòa. Thư đóng dấu từ Honston, ngoài bì đề tên người nhận là "Ngài Ezekiel Rawlins". Tôi cầm lá thư đến ngay bên cửa sổ để nhìn cho rõ. Mọi khi tôi có nhận được thư nhà bao giờ đâu, lại biết cả tên thật.

Tôi ngồi nhìn ra cửa sổ một lúc rồi mới quay vô đọc thư. Con chim cà cưỡng đậu trên bờ rào chăm chăm nhìn theo con chó dữ sau vườn nhà. Con chó lại gầm gừ nhảy chồm lên phía con chim đang đậu. Mỗi khi nó cựa mình vô bờ rào thì con chim lại nhấc mình như muốn bay đi nhưng rồi nó đậu lại. Con chim đậu lại một chỗ chăm chăm nhìn xuống hàm răng gớm chiếc của con chó, có cảm giác nó say sưa với cảnh vật kỳ lạ nơi đây.

"Easy thân ái!

Vì tình nghĩa anh em nên Sophie cho tôi địa chỉ của cậu. Cô nàng mới từ Houston về lại đây, nàng nói ở Hollywood sao mà quá tải. Nghe vậy lúc đó tớ hỏi lại quá tải là thế nào. Còn bé đắp cụt ngủn, "là quá tải". Cụ thể mỗi lầm tớ nghe nàng lặp lạii câu nói y như rằng chính mình cảm thấy chân thật.

Ở đây ai cũng như nhau. Bọn chúng phá phách khu Claxton Street Lodge. Cậu có thể nhìn đủ thứ bẩn thỉu quanh đó.

Etta cũng đàng hoàng có điều nàng đuổi tớ ra ngoài. Hôm đó tớ ở lại nhà còn bé Lucinda uống say mới về. Quên cả tắm rửa. Tớ biết là mình có lỗi. Cậu lấy đó làm gương để nể nang vợ một chút, việc tắm rửa khỏi phải nhờ ai. Tớ biết nay mai nàng sẽ gọi mình về.

Cậu thấy thằng con trai mình chưa, Easy. Thằng Lamarque nó đẹp làm. Này nó trổ mã cao lớn dữ! Etta bảo may cho nó chưa nhìn thấy tớ tức giận. Vậy mà có lúc tờ nhìn thấy mắt hắn chớp chớp. Này nó lớn khôn tớ mừng cho hắn.

Tờ nghĩ tương lai bọn mình không còn ở chung một nhà. Tờ cứ tường mình đang sống độc thân thỉnh thoảng ghe thăm phá phách làng xóm.

Lúc nào rảnh nhớ biên thư cho tớ. Gởi qua Etta là mình nhân được ngay.

Hẹn gặp lại.

Tái bút : Tớ nhờ Lucinda viết dùm, viết đúng ý mình muốn nói nếu sai tờ quất vô đít đuổi ra phố Avenue B, cậu nhớ đấy nhé?"

* * *

Việc trước mắt là tôi trở vô buồng riêng nhưng chưa biết nên làm gì bây giờ, hay là sắp xếp đồ vô túi xách rồi giã từ thành phố. Thôi thì phải lui về ẩn dật trong phòng riêng cho xong, chớ biết sao bây giờ.

* * *

Nhớ lại lúc thiếu thời bọn tôi chơi thân với nhau. Có lúc nhập bọn đánh nhau ngoài đường phố, chơi chung gái mà không si tình. Tình bạn giữa bọn tôi không thể so với tình trai gái. Cho đến lúc hắn có vợ là EttaMae Harris thì mọi chuyện khác xưa.

Có hôm khuya lắm hắn ghé nhà tôi nhờ lái xe chở hắn đi, xe này là xe cướp được đến một trang trại nhỏ hẹp vùng thị trấn gọi là Panah. Hắn đến hỏi thăm ông bố dượng về khoản tiền thừa kế mẹ hắn trước lúc chết có di chúc để lại. Trước lúc rời thị trấn thì bố dượng của Mouse và một người nữa là Clifton bị bắn chết. Lúc tôi chở Mouse về Houston trong túi hắn có hơn ngàn đô la. Tôi không hay biết vụ bắn giết nhau. Trên đường về ngồi trong xe Mouse mới kể hết cho tôi nghe. Lúc đó hắn với Clifton chặn bố Reese lại bởi lão không chịu nghe theo lời yêu cầu của Mouse. Hắn kể lúc bố Reese giật lấy súng, Clifton bị bắn gục, lập tức hắn quay qua bắn lại bố Reese. Hắn kể nghe thật vô tư, tay đang đếm xấp bạc ba trăm đô la dính đầy máu đưa cho tôi.

Mouse không bao giờ ân hận những việc hắn đã làm. Hắn là vậy đó. Hắn không có ý định thú thật cho tôi nghe, hắn lặp lại như thể là người kể chuyện cổ tích. Việc gì hắn đã làm xong ít ra cũng phải có một người được nghe hắn kể lại. Khi hắn vừa kể lại cho tôi nghe vụ việc và đưa cho tôi ba trăm đô la có nghĩa là tôi thông cảm cho việc làm chân chính của hắn.

Nghĩ lại tôi đã nhận tiền của hắn, điều này mới thật là tệ hại. Nếu hắn nhận biết được là tôi không tin tưởng hắn chắc hẳn hắn sẽ bắn vào đầu tôi. Hắn sẽ nhìn tôi như kẻ thù, hắn giết tôi vì cái tội thiếu lòng tin. Sau đó tôi giã từ Mouse và xứ sở Texas, tôi đăng ký nhập ngũ sau đó về định cư tại Los Angeles. Tôi tự oán trách mình. Tôi tình nguyện tham gia chiến đấu để chứng tỏ tôi cũng là một con người như ai. Trước ngày quân Đồng Minh đổ bộ ngày 6 tháng 6, tôi cảm thấy run sợ nhưng cuối cùng tôi cũng vượt qua được.

Tôi khắc phục được nỗi sợ hãi. Lần đầu xung trận đánh giáp lá cà tôi đã la hét, kêu gọi đồng đội khi vừa giết được một tên lính Đức. Hắn nằm đó đôi mắt trừng trừng nhìn về phía tôi gần cả năm phút trước khi tôi buông đầu hắn xuống. Chỉ có một lần duy nhất trong đời tôi không còn sợ hãi là khi tôi tháo chạy cùng với Mouse. Hắn tỏ ra tự tin không hề nao núng. Mouse chỉ cao hơn mét rưỡi nhưng hắn có thể chống chọi với một người to lớn như Dupree, bạn có tin là tôi thậm chí dám cá độ là hắn còn chơi vượt qua không. Hắn có thể kề dao vô bụng một người và mười phút sau lại ngồi vô bàn gọi một đĩa mì spaghetti ăn ngon lành.

Tôi không thích biên thư cho Mouse bởi không thích nói dối. Tôi nghĩ trong đầu hắn có đủ uy lực để khiến tôi phải nghe theo răm rắp. Tôi ước gì đừng bao giờ trở lại đường phố, tôi đã là một người giàu có tôi muốn giã từ những ngày đen tối.

* * *

Tôi lái xe đến cửa hàng rượu mua một chai ba xị Vodka, một bình bốn lít nước bưởi. Trở về nhà tôi ngồi lặng lẽ một chỗ bên cửa sổ nhà trước cho trôi qua hết một ngày.

Ngồi một mình ở nhà nhìn ra đường phố ở Los Angeles thật khác xa lúc còn ở bên Honston. Cho dù bạn đang ở tại một thành phố phía Nam (ngay cả một nơi xô bồ như khu phố Fifth Ward, Honston) lúc nhìn qua cửa sổ sẽ thấy nhiều người quen lui tới. Hôm nào cũng có một cuộc diễu hành những người thân, bạn bè cũ, người yêu xưa và biết đâu bạn sẽ tìm được người yêu mới. là tôi thậm chí dám cá độ là hắn còn chơi vượt qua không. Hắn có thể kề dao vô bụng một người và mười phút san lại ngồi vô bàn gọi một đ a mì spaghetti ăn ngon lành.

Tôi không thích biên thư cho Mouse bởi không thích nói dối. Tôi nghĩ trong đần hắn có đủ uy lực để khiến tôi phải nghe theo răm rắp. Tôi ước gì đừng bao giờ trở lại đường phố, tôi đã là một người giàn có tôi muốn giã từ những ngày đen tối.

Tối lái xe đến cửa hàng rượu mua một chai ba xị Vodka, một bình bốn lít nước bưởi. Trở về nhà tôi ngồi lặng lẽ một chỗ bên cửa sổ nhà trước cho trôi qua hết một ngày.

Ngồi một mình ở nhà nhìn ra đường phố ở Los Angeles thật khác xa lúc còn ở bên Honston. Cho dù bạn đang ở tại một thành phố phía Nam (ngay cả một nơi xô bồ như khu phố Fifth Ward, Honston) lúc nhìn qua cửa sổ sẽ thấy nhiều người quen lui tới. Hôm nào cũng có một cuộc diễu hành những người thân, bạn bè cũ, người yêu xưa và biết đâu bạn sẽ tìm được người yêu mới.

* * *

Vì thế nên Sophie Anderson mới quay về nhà. Nàng thích cuộc sống êm ả ở phía Nam để mỗi ngày ngồi nhìn qua cửa sổ. Mỗi khi nhìn qua cửa sổ nàng muốn gọi tên bạn bè người thân. Nàng muốn họ dừng lại vẫy tay chào trong giây lát.

Sophie là dân miền Nam chính cống, đến nỗi không bao giờ nàng thích hợp được với cuộc sống tạm bợ ở Los Angeles.

Bới ở Los Angeles không ai còn đủ thời gian dừng chân đứng lại, muốn đi đâu cũng phải lái xe. Ngay cả người nghèo mạt cũng sắm được một chiếc, dù không có nhà ở nhưng cũng phải có chiếc xe để đi lại. Dĩ nhiên là hắn biết mình đi về đâu ở Honston và Galveston và cả bên Lonisiana, cuộc sống không có ngày mai. Việc làm không ra gì nhưng vẫn kiếm được nhiếu tiền bất kể là việc gì ở Los Angeles nếu chịu khó có thể kiếm ra một trăm đô la tuần. Ai cũng thích làm giàu nên phải làm hai nơi trong tuần, còn cuối tuần đi sửa ống nước. Chẳng ai bỏ thời gian rảnh rỗi của mình để cuốc bộ ngoài phố hoặc làm món thịt bò nướng, có chăng là mong có ai đến nhờ chở đi mấy cái tủ lạnh và trả tiền hậu hĩ.

Hôm đó, tôi ngồi nhìn ra đường phố vắng tanh. Lâu lâu mới thấy được vàl đứa trẻ nhỏ đèo xe đạp, có khi là một nhóm bọn con gái rủ nhau ra cửa hàng mua bánh kẹo, nước ngọt. Tôi ngồi uống Vodka lai rai chớp mắt một lúc rồi coi lại thư Mouse vừa gởi tới, tôi chẳng làm gì hơn. Tôi muốn quên nó đi nếu hắn có hỏi tôi sẽ giả vờ như không biết là có thư của hắn.

Trời về chiều, tôi càng thấy mình được yên ổn. Tôi là người có tên tuổi, địa chỉ, trong túi có trăm đô la, đến ngày mai tôi tính quay trở lại chỗ cũ xin việc.

Tôi đang ngồi ở nhà, chai rượu Vodka đã vơi cạn vậy mà tôi cảm thấy thanh thản hơn.

Bức thư gởi đóng dấu từ hai tuần trước. Nếu tôi gặp may thì Etta đã gọi Mouse về nhà lại rồi.

* * *

Tiếng chuông điện thoại reo đánh thức tôi dậy, nhìn ra bên ngoài trời tối.

- Alô?

- Ông Rawlins, mấy bữa nay chờ mãi không thấy ông gọi.

Tôi ngạc nhiên, hỏi lại:

- Ông nói sao?

- Tôi đang chờ ông cho biết tin vui.

- Ông Albright đấy hả?

- Tôi đây, Easy. Sao thế?

Tôi đứng chờ một lúc cho định thần lại. Tôi định vài bữa nữa gọi cho lão vì lỡ nhận tiền.

- Có tin đây..., - Tôi nói, dù còn đang tính chuyện khác. - Cô nàng đi cùng với...

- Thong thả nào, Easy. Ta muốn gặp người mới trao đổi công việc. Nói chuyện qua điện thoại không nên. Vì ta không thể trả tiền thưởng qua điện thoại được

- Thôi chờ sáng mai tôi ghé qua văn phòng.

- Sao không gặp ngay bây giờ? Anh biết chỗ vòng xoay ngoài cầu tàu Santa Monica?

- Có được rồi, nhưng mà...

- Từ đây ra đó bằng nửa đường đến nhà anh. Ta ra đó gặp đi.

- Mấy giờ rồi?

- Gần chín giờ. Một tiếng nữa cấm đường vậy là chỉ còn bọn mình ở đó thôi.

- Tôi không biết gì... tôi vừa thức dậy...

- Ta tính trả tiền cho anh đây.

- OK, Tôi sẽ ra đó ngay.

Tal tôi còn nghe rõ tiếng gác máy bên kia.
 
Chương 8


Giữa hai thành phố Los Angeles và Santa Monica là một khu đất nông trại. Những người dân Nhật Bản trồng atiso, rau diếp, dâu tây, dọc hai bên hè đường.

Tôi nhớ lại buổi tối hôm đó cánh đồng sáng rực ánh trăng, gió se se lạnh.

Thú thật tôi không vui chút nào khi phải gặp lão Albright tại khu vực người da trắng như ở Santa Monica để tính chuyện làm ăn. Hãng máy bay Champion Aircraft nơi tôi làm việc cũng thuộc về thành phố Santa Monica, thường ban ngày tôi đi làm xong rồi lái xe về nhà. Chẳng khi nào la cà đây đó, chỉ trừ mấy chỗ bạn bè quen biết cùng một chủng tộc như tôi ở gần nhà. Nghĩ đến lúc gặp lão báo tin vui, lão trả một món tiền đủ để trang trải tiền nợ tháng tới, tôi mừng rơn. Tôi cứ mơ tưởng trong đầu ngày kia mình sẽ mua được nhà mới, một căn hộ ghép. Tôi còn mơ ước tận thêm được đất đai nữa kia tôi sẽ làm lụng để trả tiền thuê đất.

Lúc tôi đến nơi thì vòng xoay và khu nhà mái vòm đã đóng cửa. Trẻ con và bố mẹ lục tục ra về chỉ còn bọn thanh niên lảng vảng quanh đó hút thuốc tán dóc.

Tôi đi bộ ra cầu tàu đến chỗ tường rào chắn nhìn xuống bãi biển. Tôi đoán lão Albright sẽ nhìn ra tôi ở quanh đây, tránh xa bọn trẻ da trắng lắm chuyện rắc rối.

Không lẽ cả tuần nay tôi chỉ lo tránh những nơi cấm kỵ.

Tôi nhìn thấy con bé mập ú tách ra khỏi nhóm bạn. Nó là đứa nhỏ tuổi nhất, cỡ mười bảy, hình như chưa có hẹn hò với ai. Vừa nhìn thấy tôi nó cười chào:

- Chào ông!

Tôi chào lại nó, rồi quay nhìn về phía bờ Bắc Santa Monica dưới ánh đèn mờ. Tôi nghĩ bụng mong nó bỏ đi cho nhanh, chờ lão Albright tới đây gặp tôi, xong tôi về nhà trước nửa đêm.

- Lang thang ngoài trời thế này thích lắm nhỉ?, - Tôi nghe tiếng con bé đằng sau lưng

- Thích chứ.

- Tôi ở De Moines, Iowa. Ở đấy không nhìn thấy biển. Ông là dân sống ở Los Angeles phải không?

- Không, tôi ở Texas. Tôi cảm thấy nhột nhạt phía sau gáy.

- Ở Texas có biển không ông?

- Chỉ có vùng Vịnh.

- Ông thường ra đó chơi? - Con bé nghiêng người tựa vô lan can đứng kề bên tôi - Mỗi khi nhìn thấy biển tôi vẫn còn bàng hoàng. Tên tôi là Barbara.

"Barbara Moskowitz. Một cái tên của dân tộc Do Thái".

- Ta là Ezekiel Rawlins, - Tôi nói nhỏ.

Tôi không muốn cho con bé biết biệt danh. Tôi liếc nhìn qua vai thấy có hai chàng thanh niên đang nhìn quanh, hình như tìm một người trong bọn đi đâu

- Bọn chúng tìm em kìa, - Tôi nói.

- Ai tìm? - con bé đáp - chị em đem em theo bởi vì cha mẹ bắt buộc. Chị em thích làm tình với Herman thích hút thuốc lá.

- Con gái đi một mình như thế này thật là mạo hiểm, cha mẹ có ý muốn em chọn một người.

- Ông có ý định xâm phạm vô người em không? - Con bé chăm chăm nhìn tôi.

Tôi còn nhớ lúc đó nhìn vô ánh mắt con bé kỳ lạ làm sao, chợt tôi nghe tiếng quát tháo:

- Mi đấy hả! Thằng da đen! Có chuyện gì vậy?

Hắn là thằng nhóc con mặt còn búng ra sữa... Hắn cỡ ngoài hai mươi lăm, cao hơn mét rưỡi, hắn sấn tới phía tôi như một tên lính xung trận. Hắn chả biết sợ, bọn ngựa non háu đá.

- Mày muốn gì? - Tôi cố giữ lời lẽ lịch sự.

- Mi hiểu ta muốn nói gì, - Hắn vừa nói vừa bước tới chỗ tôi đứng trong tầm tay với.

- Để ông ấy yên, Hemlan! - Barbara hét lên - Chỗ người ta đang nói chuyện!

- Mi nói gì, hở? - Hắn hỏi lại tôi - Mi không cần phải nói chuyện với bọn con gái da trắng.

Tôi muốn vặn cổ nó cho đã tay. Tôi có thể moi mắt hắn ra, bẻ gập từng ngón tay hắn. Nghĩ lại tôi cố dằn cơn giận.

Hắn rủ thêm năm tên nữa tiến về phía tôi và con bé đang đứng. Bọn chúng bước tới chưa kịp củng cố đội ngũ, tôi có thể ra tay giết hết bọn chúng ngay lúc này. Bọn chúng đã hiểu thế nào là trò chơi bạo lực? Tôi sẽ bẻ cổ bọn chúng từng đứa một, không có tên nào ngăn cản được. Làm thế nào bọn chúng chạy thoát khỏi tay tôi. Tôi vẫn có tiếng là cỗ máy sát thủ.

- Kìa! - đứa cao lớn trong bọn cất tiếng - Có chuyện gì rắc rối sao?

- Tên nigger này muốn cứu Barbara.

- À nó vừa bị cưỡng dâm.

- Để ông ta yên, Barbara quát - ông ta vừa ở xa tới đây.

Tôi đoán con bé định cứu tôi, như một người mẹ ôm đứa con vừa bị thương bên sườn.

- Barbara! - một đứa khác gọi.

- Kìa, ông bạn có việc gì rắc rối đấy? - Tên lớn con hơn tôi hỏi. Nhìn đôi vai hắn rộng, cao hơn tôi một cái đầu tưởng như cầu thủ. Khuôn mặt bạnh ra, da mặt dày. Mắt, mũi, miệng hắn nổi lên như những ốc đảo giữa một vùng da trắng

Tôi nhìn quanh còn có hai đứa nữa cúi nhặt gậy gộc. Bọn chúng đứng dàn chung quanh, tôi bước lùi dựa vô lan can.

- Ta chẳng muốn có chuyện rắc rối đâu, - Tôi nói. Miệng mồm tanh nồng mùi rượu.

- Mi có chuyện rắc rối đấy!

- Nghe đây, con bé chỉ vừa nói một lời chào. Ta cũng chỉ nói bấy nhiêu lời.

Chợt tôi nghĩ lại. Việc gì ta phải trả lời mi?

Herman nói xen vô:

- Hắn chỉ vừa kịp nói từ đâu tới. Con bé lặp lại y vậy.

Tôi cố nhớ từ đây ra bãi biển còn bao xa. Bây giờ tôi phải tính làm sao rời khỏi nơi này trước lúc phải có vài ba xác chết nằm lại trong số đó có tôi.

- Xin lỗi, - Tiếng người đàn ông lạ mặt cất lên.

Từ phía sau chỗ hắn đang đứng là một người đội mũ rơm kiểu Panama bước:

- Xin lỗi các bạn, lão Albright nhắc lại. Lão nhếch mép cười.

- Ông muốn gì nào?, - Tên kia hỏi lại.

Vẫn nụ cười trên môi. DeWitt nhanh tay rút súng, một kiểu súng trường giấu dưới lớp áo bờ lu dông, lão chĩa thẳng nòng súng vô mặt tên lớn con nhất trong bọn, nói:

- Ta muốn bắn vỡ óc mi ra tung tóe bám đầy trên lớp áo những thằng nhóc con kia, nghe rõ chưa. Ta muốn mi chết thay cho ta.

Tên lớn con nhất bọn hắn mặc chiếc quần tắm màn đỏ chói.

Hắn vừa nhích vai nghiêng qua một bên lão DeWitt nhanh tay bật cò súng.

Nghe một tiếng răng rắc như bẻ gãy khúc xương.

- Nếu ta là mi, ta không dám nhúc nhích đâu, hiểu chưa, chỉ cần nghe một tiếng thở hắt ra là ta nổ súng. Cả bọn bay đứa nào nhúc nhích ta sẽ giết sạch.

Ngoài khơi biển dậy sóng, gió se lạnh. Lúc này chỉ còn nghe được tiếng khóc lóc của Barbara đang cầm tay chị gái.

- Ta muốn bọn bay đến đây gặp một người bạn. - Lão DeWitt nói - Đây là ông Jones.

Tôi không biết nói sao đành gật.

- Đây là ông bạn của ta, - lão Albright nhắc lại. - Ta tự hào và vui mừng nếu bạn ta chịu khó hạ mình ngủ với em gái và mẹ ta.

Chẳng có ai có ý kiến về những lời lão vừa nói ra.

- Nào, ông Jones, tôi muốn hỏi ông một việc.

- Dạ thưa ngài, ờ, ông Smith.

- Ông có tin là tôi phải bắn lọt tròng cái thằng quỷ sứ này không?

Tôi bỏ lửng câu hỏi đó. Hai thằng nhóc nọ đứng khóc lóc còn tên lớn con như cầu thủ chờ lâu sốt ruột cũng phát khóc.

- Thôi được, - Nghĩ ngợi một lúc tôi mới nói - Nếu như hắn không biết nhận lỗi vì lỡ lời nhục mạ tôi thì ông cứ giết.

- Tôi ân hận, - Thằng nhóc nói.

- Mi biết nói thế à? - lão Albright hỏi lại.

- Mi ân hận tới cỡ nào? Nghe đây, ta muốn hỏi mi đã biết ân hận rồi chứ?

- Dạ thưa ngài biết ạ.

- Mi đã biết ân hận? - Lão vừa hỏi xong câu đó chĩa mũi súng vô ngay cặp mắt nhỏ xíu đang chớp chớp - Đừng có chớp mắt, ta muốn mi phải mở mắt nhìn thấy viên đạn xuyên qua nòng. Nào mi đã biết ân hận rồi chứ?

- Dạ có ạ.

- Nào, mi nói được thì làm được. Phải chứng tỏ cho bạn ta thấy. Ta muốn thấy mi quỳ xuống liếm vô thằng nhỏ của ông bạn ta kia. Ta muốn nhìn thấy mi mút cho sạch...

Nghe lão Albright ra mệnh lệnh thằng nhóc vội khóc thét. Phải nói thiệt tình lão chỉ muốn đùa thôi, lão chơi ác như vậy tôi cũng cảm thấy đau xót cho hắn.

- Quỳ xuống ngay không thì chết, nhóc con! "

Mấy nhóc kia để mắt dán vô tên cầu thủ đang từ từ khuỵu xuống. Bọn chúng ùa bỏ chạy khi vừa nhìn thấy lão Albright quật nòng súng vô một bên đầu thằng nhóc

- Cút đi ngay! - lão Albright quát - Nếu bọn bây báo cảnh sát ta sẽ đi lùng sục từng đứa một.

Chỉ còn lại tôi với lão. Từ đàng xa tiếng cửa xe đóng mở dội lại ầm ầm, tiếng máy xe ôtô gầm rú vọt nhanh ra khỏi bãi đậu xe ra tới ngoài đường lộ.

- Bọn chúng phải biết thế nào là lễ độ, - lão Albright nói. Lão giấu khẩu súng nòng 0.44 vô bao bên trong chiếc áo bờ lu dông. Ngoài cầu tàu vắng tanh mọi vật chìm trong bóng đêm lặng lẽ.

- Ta tin chắc bọn chúng không dám báo cảnh sát về chuyện lúc nãy, dù sao chúng ta cũng nên rời khỏi chỗ này phòng khi nhỡ có bề gì, - lão nói.

* * *

Chiếc xe Cadillac trắng của Albright đậu bên trong bãi xe dưới gầm cần tàu. Lão lấy xe ra nhắm hướng Nam chạy dọc theo bãi biển. Đèn điện còn leo lét mấy ngọn, trăng sáng lờ mờ, nhìn ra biển từng đợt sóng nhấp nhô lóe sáng như những bầy cá khoe mình với những vì tinh tú trên trời cao. Một bần trời có trăng sao, một miền đất chìm trong bóng đêm.

Lão vặn rađiô nghe nhạc, bài hát "Hai kẻ lạc loài" ca sĩ Fats Waller trình bày. Tôi nhớ ra bài hát đó ngay, vừa nghe tôi đã rùng mình. Không phải tôi sợ hãi. Phải nói là tôi tức giận bởi lão làm nhục bọn trẻ. Tôi không màng đến cách suy nghĩ của bọn trẻ ra sao, tôi chỉ lo biết đân lão Albright sẽ lặp lại điều đó với người thân của tôi và thậm chí còn tồi tệ hơn chính tôi là nạn nhân. Nếu lão muốn giết tôi, lão có quyền thực hiện.bởi tôi không biết quỳ lạy van xin lão hay với bất kỳ ai.

Tôi không còn nghi ngờ gì nữa lão Albright muốn giết thằng nhóc đó.

- Này Easy, anh có được thông tin gì nào? - nghĩ ngợi một lúc lão mới hỏi tôi.

- Tôi ghi được đia chỉ và tên tuổi. Tôi ghi nhận được ngay lần cuối nàng gặp gỡ người quen. Tôi biết rõ lal lịch và nghề nghiệp của tay đó. - Tôi tự hào lúc còn trẻ được trang bị đầy đủ kiến thức. Joppy đã từng bảo tôi cứ cầm lấy tiền, giả vờ tìm ra được con bé, đến lúc tôi moi ra được thông tin mới khoe khoang.

- Thật xứng đáng đồng tiền bát gạo.

- Tôi muốn biết mọi việc ra sao cái đã.

- Cái gì kia? - lão Albright hỏi. Lão cho xe ra gần tới ngoài mé lộ trông ra ngoài biển Thái Bình Dương lung linh gợn sóng. Đêm nghe sóng biển vỗ bờ, dù đang ngồi bên trong xe cửa đóng kín mít.

- Tôi muốn biết liệu con bé đó không việc gì chứ và bọn kia nữa.

- Bộ anh tưởng tôi là Thần thánh hay sao? Tôi có thể đoán được chuyện tương lai hay sao? Tôi nghĩ là con bé không việc gì đâu. Thằng bạn tôi hắn là người yêu của con bé. Hắn định mua sắm nhẫn vàng tính chuyện trăm năm. Anh nên nhớ biết đâu tuần tới con bé lỡ quên không gài khóa giày, nó vấp té ngã gãy cổ như vậy là anh không thể đổ cho tôi biết trước mà không nói.

Tôi cho là chỉ còn cách đó mới tránh né lão. DeWitt không cam kết một lời nào nhưng tôi tin lão không đến nỗi làm hại con bé trong ảnh chụp.

- Con bé đi cùng với một người tên Frank Green hôm thứ Ba tuần trước. Hai đứa vô trong quán bar bên ngoài treo bảng hiệu Playroom.

- Con bé đó đâu rồi?

- Có một bà cho tôi biết bọn chúng cùng băng nhóm, Green với lại con bé đó, vậy có thể cô nàng đi theo hắn.

- Ở đâu vậy? lão hỏi. Lần này lão không cười và không còn ăn nói tử tế nữa, đến lúc bàn tính chuyện làm ăn, sòng phẳng đâu ra đó.

- Hắn có một căn hộ tại khu Skyler và Eighty - Third Place thường gọi là khu Skyler Arms".

Lão móc ví ra tay cầm bút viết hí hoáy vô trang giấy ghi chép. Lão nhìn tôi chăm chăm, hai con mắt như thất thần, tay cầm bút gõ lên tay lái xe.

- Còn gì nữa không?

- Frank là một tay găng-tơ tôi nói.

Nghe vậy DeWitt lại cười:

- Hắn cùng băng nhóm với bọn chặn xe cướp giật. Bọn chúng chỉ lấy rượu, thuốc lá, đem bán quanh vùng phía Nam California.

- Bọn côn đồ à?

Lão DeWitt hỏi mà chưa kịp dằn giọng cười xuống.

- Côn đồ, thế đấy. Hắn có cả dao nữa kia.

- Anh đã nhìn thấy hắn đụng độ với ai chưa? Ta muốn nói anh đã nhìn thấy hắn giết ai chưa?

- Tôi thấy hắn chém một người trong quán bar, tay lắm mồm đó chưa biết Frank là ai.

Chợt đôi mắt lão DeWitt sáng rỡ, lão nghiêng người ra phía trước sát bên tôi hơi thở khô khốc phả vô quanh cổ.

- Ta nhắc để anh nhớ lại một việc, Easy. Anh nên nhớ lại ngay cái lúc Frank rút dao ra đâm kẻ lạ mặt đó.

Một lúc san tôi mới gật đầu khi nghĩ ra cân trả lời.

- Trước lúc sáp lại gần hắn có vẻ ngập ngừng gì không? Ta muốn nói dù chỉ thoáng qua.

Tôi chợt nhớ lại lúc đó trong quán bar đông nghẹt ở phố Figueroa. Một tên lớn con đang nói chuyện với con bé đi theo Frank, lúc Frank bước tới hắn đưa tay chụp trước ngực định xô ra. Frank trợn mắt nghiêng đầu một bên như muốn nói cho mọi người nghe "Coi kìa cái thằng quỷ này giở trò gì đây! Hắn muốn chết, ngu ngốc đến thế!" Frank rút dao ra ngay tên nọ co người lại dựa vô quầy bar tay ôm bụng cố chịu đau...

- Nó nhanh như chớp ông ạ, - Tôi nói.

Lão DeWitt cười nhạt.

- Thôi được rồi, lão nói - Thế là ta biết rõ mọi chuyện.

- Ông có thể tiếp cận con bé lúc nó đi ra ngoài một mình. Frank thì suốt ngày bám sát tuyến đường xa lộ. Tối bữa kia tôi còn trông thấy hắn tại quán bar của John, hắn ăn mặc đồng phục của bọn chặn xe cướp của như vậy hắn sẽ vắng nhà vài ba bữa nữa.

- Thế thì càng hay, - lão Albright đáp. Lão ngồi ngay ngắn lại. - Không còn lo chuyện rắc rối nữa. Anh còn giữ tấm hình đó chứ?

- Không, - Tôi nói gạt - Tôi không mang theo đây. Tôi bỏ quên ở nhà.

Lão liếc nhìn về phía tôi, chắc là lão không tin. Không hiểu sao tôi còn muốn giữ lại tấm hình của nàng. Cái nhìn của nàng khiến tôi cảm thấy tỉnh cả người.

- Thôi để đó khi nào gặp lại nàng ta mới cần, anh biết không, ta muốn sau khi xong việc mọi thứ phải gọn gàng... Đây, thêm một trăm đô la nữa, anh giữ tấm danh thiếp này. Anh chỉ việc đến ngay đó kiếm việc làm chờ thời.

Lão chìa ra một xấp giấy bạc cùng với tấm danh thiếp. Tối mờ thế này thấy đường đâu mà coi, tôi cho hết vô túi.

- Tôi có thể quay lại chỗ cũ xin việc, khỏi cần đến địa chỉ này.

- Anh cứ giữ lại đó! - lão nói, tay bật quẹt.

- Anh biết điều với tôi, moi ra được thông tin này, tôi phải biết điều lại với anh. Làm ăn với ta đơn giản chỉ vậy thôi, Easy. Ta chơi sòng phẳng.

* * *

Trên đường quay trở lại, đường sá vắng tanh sáng sủa. Chiếc rađiô phát ra điệu nhạc do tay Beuny Goodman biểu diễn, lão DeWitt ngâm nga hát theo y như là lão đã từng theo ban nhạc.

Chiếc xe dừng lại gần chỗ cầu tàu, mọi thứ y như lúc chúng tôi bỏ đi. Tôi mở cửa xe bước xuống. Lão Albright mới nói:

- Ta hân hạnh được cộng tác với anh, Easy. - Lão chìa tay ra vẫn cái bắt tay như quấn chặt lấy bàn tay tôi, lão nhìn tôi như muốn nói một cân bỡn cợt, - Anh biết không, tôi còn thắc mắc một việc.

- Việc gì thế?

- Anh làm sao để cho bọn nhóc xúm lại quanh anh vậy? Anh cứ hạ gục từng tên thì làm sao bọn chúng dồn anh vô bờ rào được.

- Tôi không giết bọn trẻ, - Tôi nói.

Lão Albright lại phá ra cười, buổi tối đó lão phải cười đến hai lần.

Lão chào rồi để tôi ra về một mình.

 
Chương 9


Tổ công nhân nơi tôi làm việc trong dãy hangar nằm ở phía Nam hãng máy bay Santa Monica. Sáu giờ sáng tôi đã đến nơi, trước giờ giao ca. Tôi muốn ghé lại thăm Beuny, Benito Glacomo trước giờ bọn chúng vô ca. Mỗi lần hãng Champion đưa ra một kiểu máy bay mới cho lực lượng không quân hoặc cho một công ty hàng không dân sự đều phải có một vài nhóm lắp ráp loại bỏ được những chỗ hỏng hóc trong quá trình sản xuất. Benito phụ trách toán thợ chuyên về các bộ phận bên cánh trái, bộ phận này làm xong sẽ chuyền giao qua toán khác lắp rắp hoàn chỉnh chiếc máy bay. Đến lượt các chuyên viên kiểm tra lại các chi tiết bằng cách dùng kính hiển vi đo đạc các bộ phận rời một lần cuối trước khi đưa vào lắp ráp.

Đấy là một công việc hết sức tỉ mỉ, công nhân lắp ráp tự hào khi một sản phẩm được làm ra, riêng với Benito thì khác hắn cảm thấy khó chịu mỗi khi bọn tôi nhận một công trình mới.

Thế nên hắn tìm cách buộc tôi nghỉ việc. Tôi vừa nhận một ca làm việc nặng nề, tổ của tôi có hai công nhân bị cúm, tôi thì mệt dừ. Beuny yêu cần cả tổ ở lại kiểm tra công tác, có tôi thì cuộc kiểm tra mới được thông qua nhanh chóng, tôi bảo thôi chờ đến sáng mai. Cả tổ nghe theo tôi. Tôi không làm tổ trưởng nhưng Beuny tin tưởng tôi, hắn muốn cả tổ noi gương tôi bởi vì tôi là công nhân xuất sắc Ngày hôm đó thật sự cực nhọc, vất vả. Tôi thèm được ngủ một giấc cho đã rồi sau đó sẽ bắt tay vào việc. Nhưng Beuny không chịu nghe theo tôi. Hắn bảo tôi hãy chiu khó nếu muốn được tăng lương, lúc đó tôi chỉ còn kém Dupree một bậc.

Tôi mới nói là hôm nào tôi cũng lo làm quần quật, công việc tại hãng xưởng cũng cực nhọc không thua gì công nhân đồn điền phía Nam. Bọn chủ coi công nhân như lũ trẻ con mà lũ trẻ đa số đều lười biếng ai cũng biết điều đó. Beuny muốn chỉ cho tôi thấy được vị trí hắn là chủ còn tôi là tớ.

Bọn công nhân da trắng không quan tâm đến chuyện đối xử giữa chủ và tớ bởi bọn chúng không xuất phát từ giai cấp bị khinh miệt như tôi tớ. Bọn công nhân da trắng thường nói "Phải đó, Beuny, nên gọi bọn chúng như vậy" nhưng mà quỷ tha ma bắt làm sao tôi hiểu ra được còn Beuny thì hiểu quá rõ. Hắn khoái chí cười vênh váo thích mời ông Devenport hoặc bất kỳ ai một chầu bia. Nhưng bọn công nhân Negro không thích ngồi uống bia chung bàn với Beuny. Bọn tôi không thích vô chung một quán bar, không thích cùng ngắm mấy em biểu diễn.

Vậy thì tôi còn biết làm gì hơn là nên ở lại nếu muốn tiếp tục làm việc rồi sáng ngày mai trở vô kiểm tra công tác. Nếu tôi báo cáo không có gì sai sót hắn sẽ nhờ tôi đi mua bia uống.

* * *

Tôi đang đứng trước cửa xưởng sửa chữa máy bay. Mặt trời chưa lên cao nhưng nhìn khắp nơi sáng trưng. Nhìn quanh nền xi măng trống trơn chỉ còn hai chiếc xe tải đang đậu và tấm giấy dầu che phủ bộ phận ráp cánh máy bay. Trở lại chỗ làm việc thường ngày thấy nó mới ấm cúng làm sao. Không còn nhìn thấy những tranh ảnh bọn gái nhảy lòe loẹt nhan nhản khắp nơi, những cặp mắt say rượu lờ đờ của bọn da trắng. Tôi được ở chung trong một đại gia đình công nhân chỉ biết làm việc hết ngày thì về nhà, tối ngồi coi báo hay xem chương trình Milton Bene biểu diễn.

- Easy!

Y như rằng giọng nói của Dupree lúc vui cũng như lúc hắn chuẩn bị rút súng ngắn nòng ra khỏi bao.

- Kìa, Dupree! - Tôi quát một tiếng.

- Cậu nói gì với Corett vậy, hả? - Hắn vừa hỏi vừa bước về phía tôi.

- Chả nói gì cả. Sao cậu hỏi vậy?

- Vậy thì hoặc là cậu có nói gì với con bé hoặc là tớ nói tầm bậy nên nàng mới bỏ đi từ sáng hôm qua không thấy về.

- Nghĩa là sao?

- Thật mà. Nàng làm bữa ăn sáng xong rồi phải đi ngay vì có việc riêng hẹn tối về ăn cơm, từ đó đến nay không thấy mặt mũi đâu hết.

- Nàng không về nhà hở?

- Không thấy. Tớ phải lo hâm lại món thịt hộp đêm hôm qua rồi ngồi chờ mãi cũng không thấy về.

Dupree đứng cao hơn tôi một cái đầu, hắn có thân hình lực lưỡng như Joppy thuở còn là võ sĩ quyền Anh. Hắn đang vờn quanh chỗ tôi ngồi như chuẩn bị ra đòn dồn dập.

- Không, tớ chả nói gì hết, bọn tớ đưa cậu vô giường nằm ngủ, nàng pha một ly rượu xong tớ về nhà. Chỉ có vậy.

- Rồi nàng bỏ đi đâu? - Hắn lại hỏi.

- Làm sao tớ biết? Cậu đã biết con người Coretta rồi. Nàng kín miệng lắm. Biết đâu nàng về thăm bà dì ở Compton. Hay không chừng nàng bay qua bên Reno.

Dupree ngồi im một lúc chợt hắn bật cười.

- Cậu nói nghe hay đấy, Easy.Coretta nghe nói đến máy đánh bạc là nàng giã từ mẹ ra đi liền

Hắn vỗ vai tôi rồi lại cười.

Tôi thề là không bao giờ dòm ngó đến vợ người ta. Tôi đã thề đi thề lại bao nhiêu lần rồi.

* * *

- Rawlins, - một giọng nói nghe đâu từ phía văn phòng nhỏ hẹp sau nhà xưởng máy bay. - Cậu đấy hả! - Dupree nói.

Tôi bước qua phía đó. Chỗ này trước kia là khu nhà lắp ráp sẵn giống nhà lều hơn là một căn phòng. Beuny đặt bàn làm việc tại đây để gặp mấy ông chủ hoặc khi ra lệnh sa thải công nhân. Cách đây bốn bữa hắn gọi tôi vô giải thích vì sao hãng Champion không thuê mướn công nhân không chịu làm tăng ca.

- Thưa ông Giacoma, - Tôi mở lời. Cái bắt tay không có vẻ gì là thân thiện.

Beuny đứng thấp hơn tôi, vai hắn rộng, bàn tay to, mái tóc đen nhánh nay đã lốm đốm muối tiêu. Nước da sậm màn còn hơn dân da đen. Nhưng nhìn kỹ vẫn nhận ra Beuny là dân da trắng còn tôi là một tên Negro. Hắn muốn tôi lao động hết mình, hắn muốn tôi tỏ ra biết điều vì nhờ hắn nên tôi mới có được một chỗ làm. Hắn chăm chăm nhìn về phía tôi, lưng hơi khom như thể một võ sĩ quyền

Anh đứng thế thủ.

- Easy, - Hắn cất tiếng.

Chúng tôi bước vô trong, hắn chỉ tay về phía chiếc ghế trước mặt. Hắn bước vô chỗ ngồi hai chân ghếch lên bàn tay châm thuốc hút.

- Này Easy, ta nghe Dupree nói là cậu muốn trở lại xin việc.

Tôi đang liên tưởng đến chai rượu uýtki mà Beuny còn cất trong ngăn kéo.

- Dạ phải, thưa ông Giacomo, tôi đang cần việc làm để mà có cơm ăn. - Tôi ngồi dựa lưng thẳng vô thành ghế ngẩng cao đầu. Tôi không muốn hạ mình trước mặt hắn.

- Đấy cậu thấy chưa mỗi khi sa thải công nhân ta không thể đổi ý ngược lại. Bọn công nhân sẽ nghĩ là ta nhân nhượng nếu cho cậu vô làm lại.

- Vậy thì tôi cần phải làm việc gì nào. - Tôi nhìn vô mặt hắn hỏi.

Hắn ngồi lùi ra phía san thu người lại trong chiếc ghế - Cậu nói vậy à?

- Dupree bảo với tôi ông sẽ nhận tôi vô làm lại.

- Ta đâu ngờ ai cho phép hắn nói vậy. Ta chỉ nói là nếu có cần việc gì gặp ta nói chuyện. Cậu còn muốn nói điều gì nữa không?

Tôi chưa hiểu ra ý Beuny muốn nói gì. Tôi đang nghĩ cách vừa tâng bốc hắn vừa giữ được thể diện của mình. Tôi chợt nghĩ tới một nơi làm việc ở chỗ khác với một tên da trắng khác. Trên bàn làm việc DeWitt Albright bày sẵn chai rượu và khẩu súng ngắn. Mỗi khi lão đặt câu hỏi tôi trả lời ngay, có thể tôi hơi lúng túng, nhưng còn nói đâu ra đó. Với Beuny hắn chả thèm để tai nghe tôi nói gì. Hắn chỉ muốn nhìn thấy bọn công nhân quỵ lụy trước mặt hắn. Hắn không phải là một doanh nhân, thái độ của hắn là của một tay chủ đồn điền, hắn muốn làm một tay chủ nô lệ.

- Bây giờ sao đây Easy?

- Thưa ông Giacomo, tôi muốn xin vô làm trở lại. Tôi muốn làm việc, một việc làm lương thiện.

- Chỉ có vậy thôi sao?

- Dạ không, chưa hẳn đâu. Tôi đang cần một món tiền để lo trả nợ cầm cố và để lo miếng ăn. Tôi cần có nhà để trú thân, một nơi để nuôi dạy con cái. Tôi còn lo sắm quần áo để đi chơi pool, chơi bi da rồi đi lễ nhà thờ.

Beuny bỏ chân xuống xong rồi đứng ngay dậy.

- Ta phải trở lại văn phòng làm việc. Easy...

- Tôi là ông Rawlins, - Tôi vừa nói rồi đứng dậy nhìn hắn. - ông khỏi phải lo giúp tôi có việc làm tôi chỉ cần ông biết tôn trọng tôi hơn trước.

- Xin lỗi, - Hắn nói. Hắn định bước đi nhưng tôi dang chân ra chặn lại.

- Tôi nhắc lại. tôi chỉ muốn ông tôn trọng tôi một chút. Bây giờ cho phép tôi được gọi ông là Ngài Giacomo, đúng tên cúng cơm của ông. Tôi với ông không phải là bạn bè vậy không có lý do gì ăn nói vô lễ với ông, gọi ngay tên riêng của ông ra. - Nói xong tôi chỉ tay vô ngực. - Hãy gọi tên tôi là ngài Rawlins.

Hắn nắm chặt tay lại nhìn thẳng ngực tôi như một tay võ sĩ. Tôi biết hắn nghe thấy giọng nói tôi run run. Hắn phải biết ngay lúc này một trong hai người sẽ ra đi nếu hắn nhào tới. Có ai biết được? Biết đâu hắn mới nhận ra chính hắn đã nghĩ sai.

- Tôi xin lỗi, ông Rawlins - Hắn cười nhìn tôi - Hiện không còn chỗ trống nào hết. ông ráng chờ mấy tháng nữa rồi trở lại đây, khi dây chuyền sản xuất mới vận hành.

Nói xong hắn mời tôi ra về. Tôi lặng lẽ quay đi.

Tôi nhìn quanh tìm Dupree nhưng chẳng thấy hắn đâu, bên trong trạm cũng không. Tôi lấy làm lạ dù sao cũng thấy vui trong bụng vì mình vẫn còn nghĩ tới hắn. Tôi nghe hơi thở mình phập phồng như muốn bật ra một tiếng cười. Tôi đã trả xong hết món nợ và cảm thấy chính mình có thể tự đương đầu với hoàn cảnh. Lúc bước ra tới chỗ bãi xe tôi chợt liên tưởng đến khái niệm thế nào là tự do.
 
Chương 10


Đến trưa tôi mới về tới nhà. Đường phố vắng tanh, hàng xóm đang ngon giấc ngủ trưa. Bên kia đường một chiếc xe Ford đến đang đậu tại chỗ. Tôi nghĩ trong đầu chắc là nhân viên đi thu tiền nợ. Bất chợt, tôi cười thành tiếng mấy thứ hoá đơn tiền thuê tôi đã trả trước xong hết rồi. Thuở đó tôi là một người đang tự hào, tôi đã vượt qua còn bĩ cực.

Tôi vừa đưa tay khoá lại cổng trước nhìn qua bên kia đường thấy hai tên da trắng từ trong chiếc xe Ford bước xuống. Một tên cao gầy mặc đồ xanh. Còn tên kia cao cỡ ngang đầu tôi nhưng bụng hắn to gấp mấy lần tôi. Hắn mắc bộ đồ màu nâu nhạt lốm đốm nhiều vết dầu nhớt.

Bọn chúng băng nhanh về phía tôi, tôi nhẹ nhàng quay vô cửa.

- Ông Rawlins! - một tên đứng sau lưng gọi tên tôi. Tôi quay lại đáp

- Gì ạ?

Bọn chúng nhanh chân bước tới, tuy còn dè dặt. Tên to béo đút tay vô túi.

- Ông Rawlins, tôi xin được giới thiệu tôi là Miller, còn đây là bạn tôi, Mason. - Bọn chúng chìa phù hiệu ra.

- Mà sao?

- Mời ông đi theo chúng tôi.

- Đi đâu?

- Ông sẽ biết sau, - Mason béo vừa nói hắn nắm lấy tay tôi lôi đi.

- Các ông bắt tôi sao?

- Rồi mi sẽ biết, - Mason nhắc lại. Hắn lôi tôi tới trước cổng.

- Tôi có quyển hỏi mấy ông định bắt tôi sao?

- Ta cho mi quyền ngã nhào xuống đất đánh vỡ mặt mi ra, tên nigger ạ. Mi chỉ có được quyền chết.

Nói xong hắn thôi vô giữa bụng. Tôi co người lại hắn nhanh nhẹn tra khoá tay bắt ngược ra sau, bọn chúng lôi tôi ra ngoài xe. Quăng lên băng ghế sau, tôi nằm co ro câm lặng.

- Mi cứ nôn ọe ra đó, ta sẽ cho mi ăn lại, - Mason nói ngược ra sau xe.

Bọn chúng cho tôi đến bốt cảnh sát ở phố Seventy - Seventh Street dẫn ra tôi trước cổng chính.

- Cậu tóm được hắn hở, Miller? - một tên hỏi. Bọn chúng giữ chặt tay tôi, nhấn đầu chúi tới trước. Tôi thấy đỡ hơn sau cú đấm ban nãy, tôi giả vờ không cho bọn chúng biết.

- Ờ, tớ mới tóm được lúc hắn vừa về tới nhà. Trong người không có gì hết.

Bọn chúng mở cửa đưa tôi vô gian buồng nhỏ hẹp hắt mùi nước tiểu. Tường không quét vôi, chỉ bày độc mỗi chiếc ghế gỗ cũ kỹ. Bọn chúng không buồn mở miệng mời tôi ngồi, buông tay thả tôi xuống đất rồi bỏ ra ngoài đóng cửa lại.

Cánh cửa chỉ chừa một lỗ hổng để nhìn thấy được. Tôi đưa vai vô tường một lúc sau mỗi gượng đứng dậy được. Nhìn quanh không khí ảm đạm. Trên trần hệ thống ống nước rò rỉ nhỏ giọt xuống dưới. Tấm bạt lót sàn sờn rách, nổi mốc do hơi ẩm. Bên trong chỉ có một cửa sổ không gắn kính thay vô đó là hai chấn song sắt ngăn ngang dọc. Bên ngoài hàng cây xum xuê che khuất mọi thứ chỉ chừa một chút ánh sáng lọt vô. Một căn buồng chật chội, tôi thấp thỏm lo âu có phải đây là chỗ trọ cuối cùng của mình.

Tôi lo bởi vì mọi thứ bị đảo ngược, tôi lặp lại cái trò chơi "bọn cớm với những tên nigger". Bọn cớm bắt người, lấy tên, lần dấu tay xong đẩy vô nhốt trong container chung với bọn "tình nghi tội phạm" có cả bọn say rượu. Đến khi nào chịu không nổi phải nôn mửa, phải nghe đủ thứ tiếng nói tục tĩu, bọn chúng mới lôi cổ ra đưa qua chỗ khác bắt đầu tra hỏi vì sao ăn cướp kho rượu, tiền chi tiêu vô việc gì?

Tôi giả vờ ngây thơ không nhận tội. Giả vờ cũng khó bởi bọn chúng biết ngay không phải như vậy. Bọn chúng biết ngay khi bạn có dấu hiệu phạm tội, nếu khai là vô tội bọn chúng sẽ nghĩ bạn còn che giấu. Nhưng bữa đó bọn tôi không chối cãi trò cũ. Bọn chúng biết rõ tên tôi nên không cần phải hăm doạ nhét vô container cũng không cần lấy dấu lăn tay. Đến giờ này tôi vẫn không hiểu tại sao bọn chúng lại bắt tôi những tôi biết chắc một điều dù cho bọn chúng có tính toán đúng cũng không ăn thua gì.

Tôi ngồi xuống ghế ngước nhìn mấy nhanh là phất phơ trước cửa sổ. Tôi đếm được cả thấy ba mươi hai chiếc lá trúc đào xanh tươi. Trên mép cửa sổ là bày kiến hôi nôi đuôi trở xuống theo lời vách tường, bên kia là xác chết con chuột nhắt bẹp nát nằm trong xổ gốc tối tăm. Chắc hẳn nơi đây trước kia có một tên tội phạm cố giẫm bẹp gí con chuột. Ban đầu con chuột chạy ngang qua giữa sân, hắn chận lại, còn vật lui chạy quanh hai ba vòng. Cùng đường nó lui vô cho ngách dưới chân tường chịu chết dưới bàn chân ác nghiệt của tên tội phạm. Nhìn xác con chuột khô héo tôi đoàn chắc là mới đầu hồi tuần trước lúc tôi vừa bị đuổi việc.

Tôi đang nghĩ lan man chuyện con chuột chợt nghe tiếng cửa xịch mở, bọn cớm bước vô. Tôi tự trách mình vì sao không coi kỹ cửa đã khoá chưa. Bọn cớm đã tóm được tôi ngay chốc.

- Ezeklel Rawlins! - Milier gọi. - Đã, có tôi.

- Ta muốn hỏi một số việc. Ta tháo còng ra ngay nếu ông chịu hợp tác với chúng tôi.

- Tôi sẵn sàng.

- Tớ đã cho cậu biết, Bill - Mason béo nói. - Hắn là tên nigger biết điều đây. Tháo công tay ra, Charlies, - Miller ra lệnh cho Mason béo. - Sáng sớm hôm qua lúc năm giờ ông bỏ đi đâu?

- Sáng nào nhỉ? - Tôi nấn ná.

- Sếp nhắc lại, - Mason béo vừa nói hắn vừa tung chân vo ngay giữa ngực, tồi té nhào ra sau. - Sáng thứ Năm đó.

- Đứng dậy đi, - Miller nói.

Tôi đứng ngay dậy sửa lại chiếc ghế.

- Làm sao tôi nhớ hết được. - Tôi ngồi xuống lại. - Tôi đang ngồi quán bar uống rượu, sau đó dìu người bạn say về nhà. Có thể tôi đng về nhà mà cũng có thể tôi đã vô giường ngủ. Tôi không nhìn đồng hồ.

- Bạn ông là ai?

- Pete. Một người bạn tên Pete.

- Pete hả? - Mason cười thầm. Hắn vòng qua phía trái tôi, tôi chưa kịp xoay người hắn đã giơ nắm đấm giáng vô một bên đầu tôi một cú như trời giáng.

Tôi lại té nhào xuống sàn.

- Đứng dậy đi! - Miller nói.

Tôi lại đứng ngay dậy.

- Vậy thì bọn bay uống rượu ở đâu? - Mason cười gằn ngạo nghễ.

- Ở chỗ quen tại phố Eighty - Nine.

Mason lại sấn tới, lần này tôi xoay người né. Hắn nhìn tôi với vẻ mặt ngây ngô, hai tay giơ lên cao.

- Có phải là chỗ bạn rượu trốn thuế, quán John phải không? - Miller hỏi. Tôi ngồi lặng thinh.

- Ông gặp rắc rối to còn hơn cả chuyển giải tán quán bar, Ezekiel. Ông gặp rắc rối to đấy.

- Rắc rối gì mới được chứ?

- Rắc rối vô cùng.

- Nghĩa là thế nào?

- Nghĩa là ta sẽ đặt mi ra phía đằng sau rồi cho một phát súng vô đầu, thế đấy, - Mason lại nói.

- Sáng sớm năm giờ sáng bữa thứ Năm ông ở đâu, ông Rawlins? - Miller hỏi.

Bọn tôi chơi cái trò này nãy giờ khá lâu. Rồi tôi cũng phải nói:

- Này, ngài khỏi cần phải xen vô chuyện riêng, tôi rất hân hạnh được trình bày những điều ngài muốn biết.

- Vậy là ông muốn hợp tác? - Miller hỏi lại.

- Dạ, muốn.

- Lúc rời nhà Coretta James sáng thứ Năm ông còn đi đâu nữa?

- Tôi về nhà.

Mason định hắt chiếc ghế tôi đang ngồi nhưng tôi nhanh chân đứng dậy.

- Tôi đã khai đủ hết rồi, quý vị! - Tôi nói lớn, cả hai tên cớm chẳng muốn hiểu. - Tôi đã nói là tôi trở về nhà, biết nói gì hơn nữa.

- Ông ngồi xuống đi, ông Rawlins! - Miller thong thả nói.

- Sao các ông cứ định hắt ghế ra mỗi khi tôi ngồi xuống vậy? - Tôi gào thét. Nhưng rồi tôi cũng phải ngồi xuống.

- Tớ báo cho cậu biết hắn là thằng điên rồ đó, Bill, - Mason nói - Tớ cho cậu hay hắn là thằng tâm thần.

- Ông Rawlins, - Milier nói - Sau khi rời nhà nàng James, ông còn đi đâu nữa?

- Tôi về nhà.

Lần này không ai đánh đập tôi, không thấy ai hắt chiếc ghế tôi đang ngồi.

- Mấy dạo sau này ông con gặp nàng James nữa không?

- Dạ không.

- Ông có thường tranh cãi với ông Bouchard?

Tôi hiểu ý những vờ nói:

- Hở?

- Ông với Dupree Bouchard có hay cãi nhau vì nàng James không?

- Ông có biết, - Mason xen vô - Pete?

- Có lúc tôi gọi hắn như vậy đó, - Tôi đáp.

- Vậy thì ông Miller nhắc lại "có hay cãi nhau với ông Bouchard?"

- Tôi chả có gì phải cãi nhau với Dupree. Lúc đó hắn đã ngủ say.

- Vậy thì bữa thứ Năm ông bỏ đi đâu?

- Tôi về nhà cùng với một tên say rượu. Cả ngày tôi ở nhà, hôm nay mới đi làm trò lại. Ờ... - Tôi để cho bọn chúng nói chuyện với nhau đừng cho Mason nhớ tới chuyện xô ngã chiếc ghế - Thật ra thì chưa đi làm bởi tôi bị đuổi việc bữa thứ hai. Dù sao tôi phải cố tìm việc lại.

- Bữa thứ Năm ông đi đâu?

- Tôi về nhà cùng vài một thằng bạn say rượu.

- Này tên nigger kia, - Mason đưa nắm đấm ngay vô mặt tôi. Mason quật tôi ngã xuống sàn, tôi kịp chụp lấy cổ tay hắn. Tôi quay vòng lại vặn minh lấy thế dạng chân ra để hắn nằm sắp, ngồi trên mông đít mập ú... Tôi có thể giết hắn ngay lúc này như tôi đã từng giết diệt mấy tên trong hàng ngũ quân đội bọn da trắng, nhưng còn có Miller đang đứng sau lưng, tôi đứng ngay dậy tìm một góc tựa lưng vô.

Mason tưởng đâu là hắn có thể trở lại đứng phía sau lưng tôi như các lần trước nhưng lần này hắn bị đè nằm sắp xuống đất. Mason khom người nói:

- Để tớ lo xử thằng này.

Miller đắn đo chưa biết tính sao. Hắn đứng nhìn qua lại giữa tôi và thằng béo này. Hắn lo sợ tôi sẽ giết chết tên đồng bọn hay là hắn không thích bị rầy rà với chuyển giấy tờ, nếu vậy có thể Miller là một kẻ còn nhân tính không thích chuyện đổ máu và chết chóc trước mắt. Ngẫm nghĩ một lúc hắn mới nói:

- Không được.

- Nhưng mà...

Mason nói ngay:

- Ta bảo không. Thôi đi ra ngoài.

Miller móc bàn tay vô dưới nách tên đồng bọn đỡ hắn đứng dậy. Xong rồi hắn cất súng vô bao sửa chiếc áo bludông ngay ngắn lại. Mason quay lại nhìn tôi, hắn cười gằn rồi theo Miller đi ra ngoài. Hắn muốn nhắc tôi coi chừng hắn là một tay cớm được đào tạo bài bản qua trường lớp. Cánh cửa khoá lại.

Tôi ngồi xuống ghế rồi lại nhìn ra cửa sổ đếm những chiếc lá. Tôi nhìn theo bày kiến kéo nhau về phía xác con chuột chết khô. Lần này tôi tưởng tượng mình là tên tội phạm còn Mason là con chuột. Tôi giẫm cho nó bẹp gí, bộ đồng phục nhàu nát lấm lem, hai con mắt nó lồi ra ngoài.

Tôi ngược nhìn trần nhà còn một bóng đèn mà không thấy công tắc nằm ở đâu. Bên ngoài một chút ánh nắng hắt qua nhánh lá nhạt dần, bên trong gian buồng nhuốm màu sẫm tối. Tôi ngồi trên chiếc ghế, tẩy xoá đi xoá lại cho vết bẩn coi thử đã bớt nhức chưa.

Tôi không muốn nghĩ ngợi gì nữa. Cũng không muốn biết giờ này Coretta hãy Dupree ra sao, hay là bọn cảnh sát đã biết ít nhiều về chuyện đêm thứ Tư. Tôi đang ngồi trong bóng tối, tôi muốn hoá thân là đêm tối. Tôi còn tính mà tâm trí như đang thả hồn theo trong giấc mơ. Tôi mơ trong trạng thái tỉnh táo thế này được làm bóng tối len lỏi thoát ra khỏi nơi chốn bẩn thỉu hiện tại. Nếu tôi là bóng tối chẳng có ai nhìn thấy tôi, cũng chẳng ai hay biết tôi đã biến mất.

Trong bóng tối dày đặc tôi nhận đang được nhiều khuôn mặt, có nhiều gái đẹp và bữa tiệc ăn mừng có thịt, có bánh mứt. Giật mình nhìn lại tôi đang cô đơn, bụng đội meo.

* * *

Bên trong gian buồng tối om chợt đèn bật sáng. Tôi cố đưa tay chê mắt cho khỏi bị chói vừa lúc đó Miller và Mason bước vô. Miller đưa tay khép cửa lại.

- Ông đã nghĩ ra điều gì muốn nói chưa? - Miller hỏi tôi.

Tôi nhìn về phía hắn đang đứng.

- Ông có thể ra khỏi đây. - Miller nói.

- Mày đã nghe chưa, tên Nigger kia! - Mason quát, tay hắn sờ quần xem phéc mở tuya đã khoá lại chưa.

Bọn chúng dẫn tôi vô một gian phòng trống trải đi ngang qua chỗ nhân viên trực bàn giấy. Mọi cặp mắt đổ dồn về phía tôi. Có người nhìn theo cười, có người vẻ mặt xúc động.

Bọn chúng đưa tôi đến trước ban thường trực, tay hạ sĩ quan trả lại ví và con dao bỏ túi.

- Chúng tôi sẽ gặp lại ông bữa khác, ông Rawlins, - Miller nói - Nếu có việc cần chúng tôi đã biết địa chỉ của ông.

- Việc gì mới được chứ? - Tôi hỏi lại, giả vờ như người lương thiện muốn hỏi cho ra lẽ.

- Đây là việc của cảnh sát.

- Chớ bộ không phải là việc của tôi hay sao khi các ông lôi tôi ra khỏi nhà cho đi lòng vòng tới đây?

- Ông có thể làm đơn khiếu nại, - khuôn mặt hao gầy xanh xao của Miller không hề biến sắc. Tôi chợt nhớ hắn có khuôn mặt giống y như người tôi từng gặp một lần trước đây, Orrin Clay. Orrin bị loét miệng, môi miệng lúc nào cùng trễ ra như muốn khạc nhổ.

- Tôi cần biết liệu trước mắt sẽ có việc gì nữa? - Tôi nói.

- Chúng tôi sẽ gặp ông khi nào cần.

- Làm sao tôi về đến nhà được vào giờ này. Sau sáu giờ mới có xe buýt.

Miller lặng lẽ quay đi. Mason đã bỏ đi từ lúc nào.
 
Chương 11


Tôi bước nhanh ra khỏi bốt cảnh sát, giờ tôi chỉ muốn chạy.

Từ đây tới chỗ quán bar của John còn hơn chục dẫy nhà cứ thong thả mà đi. Tôi biết trước vào giờ này xe tuần tra sẽ chặn bắt bất kỳ tên Negro nào còn vội vã bước đi ngoài đường.

Đường phố còn tối thui vắng vẻ. Cả khu phố Central Avenue như một cái xóm tối tăm còn tôi thì như loại chuột nhắt lui vô xó tối rình nấp lũ nhà mèo.

Lâu lâu có chiếc xe chạy ngang qua mạag theo những tiếng nhạc hay một tràng tiếng cười. Nhìn quanh chẳng thấy ma nào đi bộ như tôi.

Mới đi khỏi bốt cảnh sát chừng ba dẫy nhà chợt tôi nghe tiếng gọi.

- Kìa ông đấy hả! Easy Rawlins.

Chiếc xe Cadillac màu đen đậu xịch lại ngay bên chỗ tôi đang đứng. Chiếc xe dài quá có bằng hai chiếc xe thường ghép lại. Một người đàn ông da trắng đội mũ kết đen thò đầu ra chỗ của tài xế ngồi.

- Lại đây, Easy, đây nè, - người kia nói.

- Ai vậy? - Tôi ngoái lại hỏi rồi lủi thủi bước đi.

- Lại đây, Easy, - người kia lặp lại. - Có người quen ngồi ở băng ghế sau muốn nói chuyện với ông.

- Tôi bận lắm, ông bạn à, phải đi ngay.

Tôi bước nhanh hơn như đang chạy.

- Lên xe. Bọn tôi đưa ông tôi cho đỡ, - người kia nói, rồi mới hỏi. - Cái gì? - như đang nói với người ngồi trong xe, không phải với tôi.

- Easy, - Hắn lại nói. Tôi chúa ghét ai xa lạ lại biết tên tôi. - Sếp tôi muốn đưa cho ông năm mươi đô la đi xe.

- Đi đâu? - Tôi bình thản bước đi.

- Đi đâu tuỳ ý ông.

Tôi không nói nữa cứ đi tới.

Chiếc xe Cadillac trờ nhanh tới trước đậu sát khúc cua xe cách chỗ tôi khoảng mười mét. Cánh cửa xe tải xe bật mở tung, hắn lồm cồm bước xuống. Hắn phải duỗi thẳng chân mới bước ra được. Đứng thẳng người nhìn rõ hắn cao ráo, gương mặt gày gò nhọn hoắt, tóc thưa không rõ là bac hay vàng hoe - dưới ánh đèn nhìn không rõ.

Hắn chìa tay ra giơ cao ngang vai. Tôi nhìn thấy hơi lạ bởi có thể hắn không thích gây hấn, tôi lại nghĩ khác biết đâu hắn thủ thế chụp tay tôi.

- Này nghe đây, ông bạn. - Tôi rụn người xuống, trong tư thế này để quật hắn ngã sụm xuống. - Tôi về nhà. Tôi đang trên đường về nhà, chỉ có vậy. Bạn ông cần nói chuyện cứ nhắc máy gọi đến nhà tôi.

Tên lái xe chỉ ngón tay về phía sau lưng mới nói:

- Sếp tôi nhờ nói lại là ông ấy biết vì sao bọn cớm bắt nhốt ông đó, Easy. Sếp muốn bàn với ông việc đó.

Tay tài xế nhếch mép cười đưa mắt nhìn vu vơ. Nhìn thấy hắn tôi mệt thêm. Tôi nghĩ nếu lao tới thì tôi sẽ té dập mặt. Vậy thì cũng nên biết vì sao bọn cớm bắt tôi đi.

- Chỉ bận việc thôi, phải không? - Tôi hỏi lại.

- Nếu sếp muốn hại ông thì ông đã chết mất từ lúc nào rồi.

Gã tài xế mở cửa xe sau, tôi bước lên. Cửa xe vừa đóng tôi phải che mũi lại vì mùi lạ. Tôi ngửi thấy một mùi hương ngọt ngào có lẫn một vị chát, một mùi toát ra từ cơ thể sống không biết gọi là gì.

Chiếc xe quay đầu lại, tôi ngồi vô chỗ đấu lưng lại với tài xế. Trước mặt tôi là một gã da trắng béo mập, mắt trợn như trăng rằm dưới ánh đèn ngoài đường chiều hắt vô. Hắn nhếch mép cười. Tôi nhìn thấy phía sau chỗ hắn ngồi là nơi chứa hàng, và có một vật gì đang nhúc nhích tôi chưa kịp nhìn ra hắn đã cất tiếng.

- Còn bé đâu rồi, ông Rawlins?

- Ông nói sao?

- Còn bé Daphne Monet đó. Nó đâu rồi?

- Ai vậy kia?

Tôi không thích tranh cãi xằng bậy với bọn da trắng, nhất là bọn đàn ông da trắng. Tên da trắng này mồm miệng dày cộm đỏ loét nhìn như mồm bị sưng tấy.

- Ta biết vì sao bọn cớm bắt ông vô đó, ông Rawlins ạ.

Hắn hất đầu ra sau như ám chỉ bốt cảnh sát ở đằng xa. Tôi nhìn theo để thấy được chỗ chứa hàng. Hắn ra về đắc ý mới nói:

- Bước ra đây, cưng...

Một tháng con nít leo qua chỗ ngồi, chân hắn mang vớ cũ mèm dơ dáy. Nước đã hắn nâu sẫm, đầu tóc đen nhánh láng mượt. Nhìn mắt nó xếch tưởng đầu người Tàu, nhìn kỹ, nó là dân Mễ.

Thằng bé ngồi bệt xuống sàn quấn quýt quanh bên gã to béo.

- Đây là một người phạm tục. - Gã béo nói - Nó là lí do để ta tiếp tục hành trình cuộc đời.

Nhìn thấy thằng bé lại thêm cái mùi trong xe khiến tôi muốn lợm giọng. Tôi cố quên đi vì không biết làm gì khác hơn - cho đến ngay lúc này

- Tôi không hiểu ông có điều gì cần đến tôi, ông Teran? - Tôi nói - Còn tôi thì không hiểu vì sao bọn cớm lại bắt giam mình, tôi cũng chẳng biết Daphne, chẳng biết ai cả. Tôi chỉ muốn về đến nhà, quên hết mọi chuyện rắc rối đêm nay.

- Vậy ông biết tôi là ai chưa?

- Tôi có coi báo, ông ra tranh cử chức Thống đốc.

- Ông có thể bị bắt lại, - Hắn nói. - Có thể như vậy. Và ông sẽ tranh khỏi. - Hắn cúi người xuống nhéo sau tai thằng bé một cái.

- Tôi chưa hiểu ông nói gì. Tôi chả hiểu gì sât.

- Bọn cớm muốn biết sau khi ngồi uống rượu cùng với Coretta James và Dupree Bouchard xong rồi ông bỏ đi đâu làm gì.

- Vậy hả?

- Tôi không quan tâm chuyện đó, Easy. Tôi muốn biết có ai lấy tên là Daphne Monet.

Tôi lắc đầu:

- Không biết.

- Vậy là có kẻ lạ mặt nào... muốn gặp nàng Coretta hỏi chuyện?

- Ông nói kẻ lạ mặt là sao?

Matthew Teran nhìn tôi, hắn nhếch mép cười một lúc rồi mới nói:

- Daphne là còn bé người da trắng đó, Easy. Nó còn trẻ, xinh đẹp. Tôi mà tìm ra được nó thì còn gì bằng.

- Tôi giúp cho ông được, yên chỉ. Tôi chưa hiểu vì sao bọn cớm bắt giam tôi. Ông biết vì sao không?

Thay vì trả lời cho tôi biết hắn lại hỏi:

- Ông biết Howard Green chứ?

- Tôi gặp hắn một, hai lần gì đó.

- Bữa tối đó Coretta nói về hắn thế nào?

- Chẳng nói gì. - Tôi nói thật.

- Còn Dupree bạn ông thì sao? Ông ta có nói gì không?

- Dupree chỉ ngồi uống rượu. Hắn bao giờ cũng vậy. Uống xong hắn đi ngủ. Hắn quên rồi. Chỉ có vậy.

- Ta là người có thế lực, ông Rawlins à. - Hắn khỏi cần phải nói. - Ta không muốn nghe ông nói gạt.

- Ông biết vì sao bọn cớm bắt giam tôi không?

Matthew Teran nắm ngực thằng bé người Mễ lôi nó dậy.

- Mày nghĩ sao hả, nhóc? - Hắn hỏi lại thằng bé.

Nước mũi thằng nhóc muốn trào ra. Nó há hốc mồm chầm chậm nhìn về phía tôi như thế tôi là còn quái vật. Chẳng phải con quái vật nào, mà chỉ là cái xác loài chó hay nhím chạy băng ngang qua đường bị cán chết trên xa lộ.

Ngài Teran cầm lấy chiếc tù và bằng ngà voi trèo trên trần xe ghé mồm vô truyền lệnh.

- Nonnan, đưa ông Rawlins về chỗ nào ông ta thích. Ta nói chuyện xong rồi.

Nói xong hắn đưa cho tôi xem. Một mùi vị khó chịu kết hợp giữa loại dâu ngọt ngào lẫn với mùi vị chát. Tôi cố dằn cơn khó chịu vì mùi lạ, ghi lại địa chỉ quán rượu John đưa cho Nonnan.

- Tiền đây, ông Rawlins. - Teran nói. Hắn cầm trên tay một xấp tiền ẩm ướt.

- Thôi, cảm ơn ông! - Tôi không thích sờ vô những vật mà hắn đã chạm tay tôi.

- Địa chỉ văn phòng tôi có ghi trong danh bạ đó, ông Rawlins. Nếu có tin tức gì nhỏ cho tôi hay, nó sẽ có lợi cho ông đấy.

Chiếc xe dừng lại ngày trước quán rượu của John, tôi vội bước xuống ngay.

* * *

- Easy! - Hattie kêu giật lại - Có việc gì rắc rối cho cậu vậy hở?

Bà đi vòng qua quầy bar đến vô với tôi.

- Bọn cớm, - Tôi nói.

- Tôi chờ cậu. Còn Coretta thì sao?

Dường như ai cùng biết cuộc sống của tôi.

- Coretta ra sao hả?

- Cậu đã hay gì chưa?

Tôi chầm chậm nhìn bà.

- Coretta bị giết chết rồi, - bà nói - Tôi nghe tin bọn cớm bắt Dupree tại chỗ làm vì dính dáng tới vụ đó. Tôi còn biết bữa thứ Tư cậu đi chơi chung với hai tên đó, tôi lo bọn cớm sẽ nghi mà theo dõi cậu.

- Bị giết chết à?

- Nó cùng số phận với Howard Green. Bọn chúng đánh đập tàn nhẫn mẹ nàng phải van xin.

- Chết thật à?

- Bọn chúng có làm gì cậu không, Easy?

- Odell có đây không, Hattie?

- Nó đến khoảng bây giờ.

- Bây giờ mấy giờ?

- Mười giờ.

- Bà gọi Odell dùm được không? - Tôi hỏi.

- Được chứ, Easy. Để tôi bảo Junior lo việc này.

Ba chui đầu vô cánh cửa rồi quay lại. Một lúc sau Odell trở ra. Tôi lấy làm lạ khi nhìn vẻ mặt Odell ngay lúc này. Trông hắn bình thản nhưng lại cũng giống như vừa gặp ma.

- Cậu cho tớ quá giang về nhà được không, Odell? Mình không có xe".

- Được chứ, Easy.

* * *

Trên đường đi, Odell ngồi trong xe lặng thinh đến lúc về gần tới nhà tôi hắn mới nói:

- Cậu nên nghỉ cho khỏe, Easy.

- Cũng phải ráng ngủ cho khỏe, Odell.

- Đâu có phải chuyện ngủ ngáy. Tớ muốn nói nghỉ cho ra trò, như đi nghỉ hè hãy nghỉ dài ngày gì đó.

Tôi bật cười.

- Có một đào ba nó nói cho tớ nghe dân nhà nghèo làm gì đủ tiền để đi nghỉ hè. Bà ta nói một là phải lo cầy còn nếu không thì chịu chết.

- Cậu không cần phải nghĩ việc. Tớ muốn nói cậu phải thay đổi lối sống. Cậu thứ đi một chuyến về lại Houston hoặc có thể là Galveston, ở đó ít có ai biết mặt cậu.

- Cậu nói nghe lạ thật, Odell?

Hắn đưa tôi về tới nhà. Tôi nhìn vô thấy chiếc Pontiac đậu sân chỗ tôi. Có được món tiền lão Albright trả công tôi có thể lại đi khắp đặt nước.

- Nạn nhân đầu tiên là Howard Green bị giết chết, xong đến lượt Coretta. Rồi tôi lượt bọn cớm sẽ làm thịt cậu, chúng chỉ giả vờ nói Dupree đang bị giam. Thôi cậu hãy đi đi.

- Tớ không đi đâu cả, Odell.

- Sao vậy?

Tôi đứng ngắm nhìn ngôi nhà. Một ngôi nhà xinh đẹp.

- Tớ không đi được, - Tôi nói. - Dù sao cậu nói nghe cũng có lý.

- Nếu không bỏ đi được, Easy, cậu phải tìm nơi mà dựa dẫm.

- Dựa vô đâu mới được chứ?

- Làm sao tớ biết được. Thôi, thử đi lễ nhà thờ ngày Chủ nhật xem ra sao. Cậu cứ đến trình bày với mục sư Towne.

- Chúa không cứu giúp ai ngay tại chỗ đi lễ. Thôi ta tìm chỗ khác.

Tôi bước xuống xe chào hắn. Nghĩ lại Odell là thằng bạn nhiệt tình, hắn chờ cho đến lúc tôi lê bước tới trước cửa bước vô nhà mới chịu lái xe về.
 
Chương 12


Uống hết hơn chai Bourbon tôi mới chịu đi ngủ. Rượu vào rồi tôi quên hết mọi chuyện, vậy mà hễ chợp mắt thì hình ảnh Coretta lại hiện về, ôm chầm lấy tôi kề môi hôn quanh ngực.

Tôi còn trẻ và tôi không muốn nhìn thấy người thân phải chịu chết. Ngay cả trong thời chiến dù hay tin bạn bè chết trận, tôi vẫn chờ mong ai đó sống sót trở về.

Đêm tối chập chờn. Tôi muốn được chợp mắt một lúc rồi thức dậy gọi tên Coretta, hay ngồi dậy nhấc may khi nghe nàng gọi đến. Nếu không thể chợp mắt ngủ lại thì đã có sẵn chai rượu để đầu giường.

* * *

Đã qua nửa đêm, chuông điện thoại reo.

- Hả? - Tôi lẩm bẩm nói trong miệng.

- Có phải Easy? Easy cậu đấy hả? - Tôi nghe một giọng nói khản đặc.

- Tôi nghe đây, mấy giờ rồi?

- Độ ba giờ sáng. Cậu còn ngủ à?

- Ông nói thế nào? Ai vậy kia?

- Junior đây. Cậu không biết tớ à?

Tôi ngẫm nghĩ một lúc cố nhớ đó là ai. Tôi có bạn nào là Junior đâu, không hiểu hắn lấy đâu ra số điện thoại của tôi.

- Easy đó hả? Easy! Cậu lại ngủ nữa rồi?

- Mới giờ này cậu cần hỏi việc gì, Junior?

- Không có việc gì. Không.

- Không có việc gì à? Cậu định lôi tớ ra khỏi giường lúc ba giờ sáng mà không có việc gì?

- Đừng có làm ầm ĩ cả lên, ông bạn. Tớ muốn nói cho cậu hay một việc này.

- Cậu định nói gì đây, Junior?

- Chuyện con bé đó mà, chỉ có vậy. - Hắn có vẻ nôn nóng. Nghe giọng nói hấp tấp tôi đoán chừng hắn đang ngoái nhìn lại sau lưng. - Sao cậu lại cất công đi tìm con bé do làm gì?

- Cái con bé da trắng đó hả?

- Có, tớ còn nhớ mỗi tuần rồi có nhìn thấy nàng, đi chung với Frank Green.

- Tên nàng là gì?

- Tớ đoán tên con bé là Daphne. Chắc vậy.

- Nghĩ sao giờ này cậu lại cho tớ hay? Sao lại cho hay vào đêm hôm khuya khoắt thế này?

- Đến hai rưỡi mới xong việc đó, Easy. Tớ nghĩ cậu cần biết nên mới gọi giờ này.

- Cậu nghĩ đơn giản là phải báo tin về một con bé vào giờ này mà coi được sao? Ôi giờ, quỷ tha ma bắt mày! Cậu muốn gì đây?

Tôi nghe Junior văng tục mấy câu rồi hắn gác mấy bỏ đi.

Tôi với tay lấy chai rượu rót ra đầy ly, châm thuốc hút nhớ lại cuộc gọi ban nãy của Junior. Thật ra thì chẳng có ý nghĩa gì, hắn gọi đến giờ này nhắc chuyện con bé chỉ là cãi cọ, cái chính là hắn muốn lăng nhăng với tôi. Hẳn là hắn đã hãy biết chuyện gì rồi. Liệu cái tay nông dân cục mịch kia như tên Junior đã biết rõ chuyện riêng tư của ta chăng? Tôi uống cạn ly rượu, hút hết điếu thuốc vẫn chưa nghĩ ra được.

Men rượu làm cho đầu óc dịu xuống, nhờ thế tôi mới ngủ được một giấc ngắn. Tôi mơ thấy hồi còn nhỏ đi câu cá ở phía Nam Houston. Sông Gatlin có nhiều giống cá mèo lớn. Mẹ tôi kể lại loài cá này có con lớn đến nỗi cá sấu gặp phải nó đi không dám tấn công.

Có lần tôi câu được con cá lớn, tôi nhìn kỹ đầu cá thật to dưới nước. Mồm há to bằng cả thân người.

Chuông điện thoại lại réo.

Tôi không trả lời vì sợ lỡ mất con cá, tôi gọi mẹ tôi nghe dùm. Tiếng chuông réo mãi bên tai mà mẹ tôi không nghe tiếng gọi của tôi, con cá tìm cách lẩn sâu xuống nước.

Tôi đành buông... cho nó lẩn mất và định la lớn một tiếng vừa lúc đó tay tôi nhấc máy:

- A lô!

- A lô, có phải đây là nhà ông Rawlins? Phải không ạ? - Giọng nói êm dịu như giống người Pháp, hoặc lai Pháp.

- Tôi nghe đây, - Tôi thở hít ra một hồi. - Ai đó?

- Tôi gọi báo tin về một người bạn của ông.

- Ai nhỉ?

- Coretta James, - nàng vừa nói, đánh vần từng chữ.

Tôi ngồi bật ngay dậy...

- Ai ở đầu dây đó?

- Tôi là Daphne. Daphne Monet, - nàng nói. - Có phải bạn ông là Coretta, đúng không? Cô ta đến gặp tôi nhờ giúp một món tiền. Tôi mới hay là ông đang tìm kiếm tôi nếu không đưa tiền cô ta sẽ báo cho ông. Có phải vậy không, Easy?

- Cô ta nói điều đó lúc nào?

- Không phải hôm qua, hôm trước nữa kia.

- Lúc đó cô em phản ứng ra sao?

- Tôi móc hết hai mươi đô la ra đưa ngay. Tôi chưa biết mặt ông, có phải vậy không, ông Rawlins?

- Cô nàng làm gì ngay lúc đó?

- Cô nàng vội đi ngay, như vậy tôi mới lo bởi bạn tôi cũng bỏ đi chưa thấy về, tôi chỉ còn cách nhờ ông nói cho tôi biết, được chứ? Vì sao ông tìm kiếm tôi?

- Ta không hiểu em định nói gì? - Tôi nói - Bạn của em, ai vậy?

- Frank. Frank Green.

Tôi quơ tay tìm chiếc quần, nó nằm đâu đó dưới sàn gần chỗ giường.

- Vì sao ông đi tìm em, ông Rawlins? Em đã biết mặt ông chưa?

- Em nhầm rồi đó, cưng à. Ta chẳng biết cô nàng kia nói gì... Có phải Frank đang đi tìm nàng?

- Em không nói cho Frank biết chuyện nàng đến đây. Hắn không có ở đây, nhưng rồi không thấy hắn về nhà.

- Ta chẳng hay biết Frank hiện ở đâu, ta cũng chẳng biết Coretta chết từ lúc nào.

- Chết à? - Nàng làm ra vẻ như ngạc nhiên.

- Thật đấy, có lẽ là đêm thứ Năm.

- Khiếp quá. Vậy ông có nghĩ là Frank sẽ bị liên luỵ không?

- Này nghe đây, cưng. Ta không hay biết chuyện gì xảy ra với Frank hoặc với ai kia. Ta chỉ biết nó chẳng dính dáng gì đến ta, chúc em may mắn, thôi ta phải đi ngay...

- Ông phải giúp dùm em.

- Không được, cưng. Việc đó quá sức ta.

- Nếu không được buộc lòng em phải nhờ cảnh sát tìm giúp một người bạn. Em báo cho cảnh sát hay về ông và một người nữa, cô nàng Coretta.

- Nghe đây, biết đâu bạn của cô em giết chết nàng.

- Nàng bị đâm chết?

- Không. - Tôi nói liền, biết ngày cô ta đang nghĩ gì - Nàng bị đánh đập cho tới chết.

- Không phải là Frank. Hắn có dao. Hắn không khi nào đánh đập ai. Ông giúp cho em với?

- Giúp gì mới được chứ? - Tôi nói. Tôi giơ tay lên trời tỏ ý không cách gì giúp được, nhưng có ai nhìn thấy tôi giờ này.

- Em còn một bạn đây. May ra hắn biết cho Frank.

- Ta chẳng cần đi tìm Frank Green, và nếu em cần sao em không gọi cho hắn biết?

- Em, em phải đi ngay tới đó. Hắn có thể giúp em và...

- Vậy sao phải nhờ đến ta? Đã là bạn thì em cứ đến nhà gặp hắn. Em đón taxi mà đi.

- Em không còn tiền, xe thì Frank đang giữ. Nhà của người bạn lại ở xa quá, em chỉ nhờ ông giúp cho cách làm sao đi tới đó.

- Thôi đừng, em ơi.

- Ông phải giúp em đi mà. Em không muốn nhờ cảnh sát, em không còn cách nào hơn nếu ông không giúp được em.

Tôi cùng ngán bọn cảnh sát lắm. Nhỡ lần sau có việc đến bốt thì không còn đường ra. Tôi còn nhớ con cá mèo. Tôi còn nhớ mùi vị cá chiên. Ước gì bây giờ được ăn thử một miệng.

- Bây giờ em đang ở đâu? - Tôi hỏi.

- Em đang ở nhà, ở phố Dinker Street. Số Ba mươi tư - Năm mốt rưỡi.

- Không phải nhà của Frank.

- Em có nhà riêng. Phải vậy không? Hắn đâu phải là tinh nhân của em.

- Thôi được, ta đem tiền cho em, gọi taxi chờ em đến phố Main. Vậy thôi nhé.

- Dạ được, được! Vậy thì tuyệt quá.
 
Chương 13


Chương bị nhảy nguồn. Mời các bạn đọc chương kế tiếp nhé !
 
Chương 14


Mới bốn giờ sáng, vùng phụ cận Los Angeles còn chìm trong giấc ngủ.

Phố Dinker Street vắng tanh không thấy bóng một con chó tìm chỗ bươi rác. Bãi cỏ công viên tối om tĩnh mịch, thỉnh thoảng mấy cành bông trắng đong đưa dưới ánh đèn đêm.

Nhà con bé người Pháp là căn hộ ghép một tầng, đèn trước nhà soi sáng có một bên.

Tôi ngồi chờ bên trong xe khá lâu, châm thuốc hút. Căn hộ khá yên tĩnh. Trước sân nhà trồng cây có thân to. Quanh bãi cỏ là dẫy hàng rào cọc sơn trắng nổi bật hắn lên. Tôi nhìn quanh không thấy xác chết nằm phơi mình, không có những tên mặt mũi bậm trợn tay thu sẵn dao đứng phục trước lôi ra vào. Lẽ ra tôi phải nghe theo lời khuyên của Odell giã từ California ra đi.

Tôi bước tới trước nhìn thấy nàng chờ sân bên trong.

- Ông Rawlins đấy hả?

- Easy, cứ gọi tôi là Easy.

- Ôi vậy sao. Coretta cũng gọi tên ông như vậy. Phải không?

- Phải.

- Em là Daphne, mời ông vô nhà.

Tôi đoán đây là ngôi nhà cả gia đình ở chung nhưng lại thấy có vẻ khác. Có thể là hai anh chị em được thừa hưởng gia tài nhưng rồi phân chia không đồng đều nên ngăn ra làm đôi như một căn hộ ghép.

Nàng mời tôi bước vô phòng khách ngăn đôi. Sàn lót thảm màu nâu, ghế sofa bọc nệm nâu tiếp màu với ghế dựa, với màu tường. Một bụi cây dương xỉ che hết phần tường nhà phía trước gần bên tấm màn che cũ màu nâu. Còn chiếc bàn nhỏ đặt trước bộ ghế sofa không phải màu nâu có bày một cái giá mạ vàng có lót gương.

- Uống một ly nhẹ, ông Rawlins? - Nàng mặc chiếc áo xanh giản dị như những cô gái ở Paris lúc tôi còn phục vụ trong quân đội Mỹ. Chiếc áo bình thường dài quá khỏi gối. Nàng chỉ trang sức đơn giản một chiếc kẹp nhỏ làm bằng sứ gắn trên phía ngực trái.

- Không đâu, cảm ơn.

Gương mặt nàng thật xinh. Còn đẹp hơn cả lúc nhìn trong ảnh chụp. Tóc nàng lọn quăn màu nâu nhạt đứng từ xa nhìn tôi tưởng đâu màu tóc hoe vàng, mắt nàng có mầu xanh khi thì màu lục nếu nhìn theo lúc nàng nghiêng đầu. Đôi gò má nhỏ cao nhơng nhờ khuôn mặt tròn trĩnh nên trong không có vẻ khắc khổ. Đôi mắt nàng hỏi xích gần lại khác hơn mấy cô nàng kia và trông nó quyến rũ làm sao, tôi chỉ muốn giơ tay ôm vòng qua người nàng - để che chở cho nàng thôi.

Tôi ngồi lặng lẽ nhìn nàng một lúc, nàng mới nói:

- Ông phải uống một chút gì chủ?

- Thôi, cảm ơn. - Tôi biết ngay là mình chỉ nên nói nhỏ vừa đủ nghe, tôi hỏi nàng:

- Có người lạ ở quanh đây không?

- Không. - Nàng nói khẽ, xích lại gần hơn, tôi nhận ra mùi thơm xà bông, mùi xà bông Ivory nàng tắm mỗi ngày - Em sống độc thân.

Nàng chìa cánh tay dài nõn na xoa nhẹ lên mặt tôi.

- Ông vừa đánh nhau à?

- Sao em nói vậy?

- Mặt ông bầm tím.

- Chẳng sao cả.

Nàng để tay yên một chỗ.

- Để em lo cho ông nhé?

Tôi giơ tay xoa lên mặt nàng, vừa nghĩ trong đầu thế này thì thật là điên rồ.

- Thế được rồi, - Tôi nói - Tôi mang đến cho em hai mươi lăm đô la đây.

Nàng cười như trẻ thơ. Chỉ có bọn trẻ mới mừng như vậy.

- Cảm ơn ông, - nàng nói. Nàng quay đi đến ngồi xuống chiếc ghế dựa màu nâu hai tay vòng lại trên đùi. Nàng gật đầu ra hiệu về phía chiếc trường kỷ, tôi nằm xuống ngay.

- Tôi có mang theo tiền đây. - Tôi đưa tay sờ túi, nàng ra dấu chặn lại.

- Ông đứa em tới nhà hắn được chứ? Em là con gái mà. Ông ngồi lại ngoài xe, em chỉ gặp hắn trong chốc lát thôi. Năm phút là cùng.

- Nghe này, cưng. Tôi chưa biết em là ai...

- Em nhờ ông giúp mà. - Nàng cúi nhìn hai bàn tay xếp lại, mới nói - Ông không thích rầy rà chuyện cò bót, em cũng vậy thôi...

Tôi từng nghe qua chuyện này rồi.

- Sao em không chịu đón taxi?

- Em ngại lắm.

- Vậy mà em lại tin tôi ư?

- Em không còn cách nào khác hơn. Em là người xa lạ bạn bè bỏ đi hết. Nghe Coretta cho biết ông đi tìm, em mới hỏi thăm ông có tệ lắm không, nàng ta nói là ông không phải là người như vậy đâu. Nàng kể ông là người tử tế, ông có lối sống, nói thế nào nhỉ, vô tư.

- Tôi mới nghe nhắc đến em gần đây, - Tôi nói - Chỉ có vậy. Tay bảo vệ ở quán rượu John nói rằng tôi cần phải gặp em.

Nghe xong nàng cười.

- Ông giúp dùm em được chứ?

Tôi không còn thời gian để nói không. Câu trả lời không chỉ dành cho lão Albright hoặc là ngay cả với Coretta. Nhưng tôi phải hỏi nàng thêm một câu.

- Làm thế nào em gọi cho tôi được?

Daphne cúi nhìn hai bàn tay, tôi nhẩm được ba giây. Khoảng thời gian đủ cho một người bình thường nghĩ ra được câu nói dối.

- Trước khi giao tiền cho Coretta, em nói em muốn nói chuyện với ông. Em muốn biết vì sao ông đi tìm em.

Dù sao nàng cũng là phận gái. Tuổi chưa qua ba mươi hai.

- Người bạn của em hiện đang sống ở đâu?

- Ở một nơi đâu gần Hollywood, phố Laurel Canyon Road.

- Em biết đường đi tới đó?

Nàng gật đầu lia lịa, chợt nàng nhớ ra nói:

- Cho em mang cái này ra.

Nàng vụt chạy ra khỏi phòng khách tới cho thềm cửa tối om rồi quay trở lại ngay. Nàng xách trên tay chiếc vali cũ mèm rách nát.

- Đây là đồ dùng của bạn em, Richard, - nàng rụt rè nhếch mép cười.

* * *

Tôi lái xe băng qua thị trấn La Brea rồi nhằm thẳng hướng Bắc đi Hollywood. Con đường chạy qua hẻm núi chặt hẹp chạy vòng vèo không có xe cộ qua lại. Không nhìn thấy xe cảnh sát đi tuần tra, tôi yên tâm hơn bởi bọn cảnh sát cứ nghĩ có bọn đĩ điếm mỗi khi nhìn thấy một tên da màu ngồi chung xe với đàn bà da trắng.

Qua mỗi khúc cua gần đầu đường, tôi còn nhìn thấy ánh đèn đêm ở Los Angeles. Trên chặng đường về cả thành phố tràn ngập ánh đèn, rực rỡ chói lọi tràn đầy sức sống. Ngồi trong xe nhìn ra phố Los Angeles, về đêm thấy trong người khoẻ hắn ra.

- Tới đằng kia nữa, Easy. Chỗ có bãi đậu xe.

Cũng là một căn nhà nhỏ hẹp. So với những toà nhà lâu đài nằm trên chặng đường đi qua nhìn lại thấy ngôi nhà này như dành riêng cho người giúp việc. Căn nhà hình chữ A có hai cửa sổ, của trước để mở toang.

- Nhà bạn em vẫn để cửa mở như vậy à? - Tôi hỏi.

- Em không rõ.

Xe dừng lại, tôi bước xuống cùng với nàng.

- Ông chờ em một chút thôi.

Nàng đưa tay xoa nhẹ tay tôi rồi quay vô nhà.

- Thôi, để tôi đi theo vô.

- Không được đâu! - nàng nói, giọng quả quyết khác trước.

- Nghe đây, giờ này đã qua khuya, ở một nơi xa lạ vắng vẻ thuộc về một thành phố lớn. Cửa để mở toang như vậy chắc là có chuyện không ổn. Nếu có chuyện liên quan tới người mà tôi biết mặt thì bọn cảnh sát sẽ đuổi theo tôi vô tới tận nghĩa trang.

- Được rồi, - nàng nói - Ông chỉ quan sát, nếu mọi việc em xuôi thì thôi. Xong rồi ông trở ra xe.

Tôi đưa tay đóng cổng lại, chưa kịp nhấn nút bật công tắc, Daphne từ bên ngoài đứng gọi

- Richard!

Đây là một căn nhà nhìn như căn chòi ở miền núi. Cửa trước ăn thông vô gian buồng rộng rãi bên trong chia ra gồm phòng khách, phòng ăn, nhà bếp gộp lại một chỗ. Giữa nhà bếp và nhà ăn đặt một quầy dài ngăn cách. Góc trái đằng xa bày một bộ trường kỷ trải chiếc chăn bông hàng Mễ, một chiếc ghế sắt lót nệm chỗ ngồi và chỗ dựa lưng. Vách tường nhìn ra cửa trước gắn lớp kính. Ngồi bên trong có thể nhìn thấy ánh đèn đêm thành phố lấp lánh qua lớp cửa kính của gian buồng, chỗ Daphne và tôi đứng có một lối cửa ra vô ở cuối dẫy tường phía trái.

"Đây là buồng ngủ của anh chàng".

Buồng ngủ bày biện đơn giản. Sàn nhà lót gỗ, có một cửa sổ, một chiếc giường rộng rãi với một xác chết đặt nằm trên đó.

Hắn vẫn mặc bợ đỡ màu xanh như hôm nào. Hắn nằm vắt ngang qua giường, tay buông xuôi trong tư thế của Chúa Jesus - mấy ngón tay xòe ra căng thẳng nhìn khác xa hình tượng trên cây thánh giá của mẹ tôi. Hắn không gọi tôi là "người anh em da màu" - Tôi nhận ra hắn là một tên da trắng say sưa vẫn thường gặp trước quán rượu của John.

Daphne nghẹn cả họng. Nâng niu tay tôi:

- Richard nằm đó.

Một con dao hang thịt còn cắm sâu trên ngực. Chuôi dao màu nâu láng bóng lủng lẳng một nửa ở ngoài trông như cây cỏ nến mọc quanh bờ ao. Hắn té nhào ngã lưng trên đống chăn mền, máu phun ngược về phía trên loang đầy cả mặt và cổ. Máu thẫm quanh con mắt mở to nhìn trừng trừng. Máu đông lại ở mặt, trên đầu tóc thành một lớp dày cộm như món chè thạch Jell-O. Tôi thấy muốn lợm giọng bụm miệng lại.

Tôi quỳ một bên đầu gối, cố che giấu về khó chịu. Tôi quỳ xuống bên xác chết như một vị mục sư đang làm phép trước sự chứng kiến của người đang khóc lóc. Tôi không biết tên họ hắn, làm ăn ra sao, tôi chỉ biết là hắn đã chết.

Chợt đâu ngay lúc này những người tôi quen biết đã chết từ lâu lại hiện về. Nào là Bernard Hook, Addison Sherry, Alphonso Jones, Marcel Montague. Và con cả ngàn tên lính Đức mang họ Heinz, có cả trẻ con, phụ nữ. Kẻ thì bị chặt đứt lìa, kẻ thì bị thiêu. Giữa lúc cuộc chiến căng thẳng tôi đã cắt đứt mối quan hệ và còn những việc tệ hại hơn nữa. Tôi đã từng gặp những xác chết mở mắt nhìn trừng trừng như Richard đang nằm trước mắt đây, và còn những xác chết không đầu. Tôi còn lạ gì chuyện chết chóc và lần này tôi phải bị nguyền rủa nếu ngồi nhìn một tên da trắng chết đi, điều này khiến tôi suy sụp tinh thần.

Tôi đáng quỳ bất chợt nhìn thấy một vật lạ, cúi xuống ké mũi ngửi tôi nhặt lấy gói vô trong chiếc khăn tay.

Mới vừa đứng dậy tôi nhìn quanh không thấy Daphne đâu cả. Tôi bước qua bên nhà bếp rửa mặt. Tôi chợt nhớ chắc là nàng ở trong buồng vệ sinh. Rửa mặt xong cũng chưa thấy nàng trở ra. Nhìn vô buồng tắm không thấy. Tôi vút chạy ra cho bãi đậu xe cũng chẳng thấy nàng đâu.

Tôi lắng nghe có tiếng động sột soạt gần đây.

Nhìn thấy Daphne đang cố đẩy chiếc vali cũ kỹ vô trong thùng xe Studbaker.

- Có việc gì vậy? - tôi hỏi.

- Ông đoán thử việc gì! Chúng ta nên rời khỏi chỗ này ngay hay là mỗi người mỗi ngả.

Tôi không còn thời gian để nghĩ ngợi, nàng vừa nói nghe lạc cả giọng.

- Có chuyện gì lạ vậy?

- Ông giúp đẩy chiếc va ly này với!

- Chuyện gì vậy? - Tôi nhắc lại.

- Làm sao em biết được? Richard đã chết. Frank cũng ra đi. Em chỉ biết một điều là phải rời khỏi chỗ này ngay, ông cũng vậy, trừ khi ông muốn nhìn thấy bọn cảnh sát buộc ông làm việc đó.

- Ai làm vậy? - Tôi nắm lấy tay nàng lôi ra khỏi cho chiếc xe.

- Em không biết! - nàng lặng lẽ nói, đứng sát bên tôi, rất gần với nhau.

- Tôi không đành bỏ đi được.

- Không còn cách nào khác hơn, ông Easy. Em sẽ mang những thứ này đi không ai biết em tại đây, còn ông cứ về nhà. Ông ngủ cho khỏe coi chuyện đó như một giấc mơ.

- Còn anh chàng đó thì sao? - Tôi quát, chỉ tay về phía ngôi nhà.

- Chàng ta đã ra người thiên cổ, thưa ông Easy. Hắn ra đi mãi mãi. Thôi ông về đi cố quên hết mọi chuyện. Bọn cớm không hay biết ông ở đây đâu, không thể nào biết được trừ khi ông quát tháo om sòm khiến cho kẻ lạ nhìn ra thấy xe ông ngoài này.

- Rồi em sẽ tính sao đây?

- Em lái xe này đến chỗ vắng rời bỏ ở đó. Em đón xe buýt đi thật xa cách đây hơn cả ngàn cây số.

- Còn cái anh chàng đang theo dõi tìm kiếm em thì sao?

- Ông nói đến Carter à? Hắn thì có gì phải lo. Hắn sẽ bỏ cuộc khi bọn chúng chưa tìm được em. - Nàng cười.

Chợt nàng quay qua ôm hôn tôi.

Nàng hôn thật lâu, xứng đáng là một cái hôn. Tôi định xô ra, nàng níu lại thật chặt. Nàng thè lưỡi liếm quanh lưỡi tôi đến lòi răng ra đến môi. Vị đắng trong miệng tôi chuyển hoá thành hương vị ngọt ngào nhờ những chất xúc tác từ cái hôn nàng ban tặng. Nàng buông ra cười nhìn tôi một thoáng rồi lại hôn. Lần này thì đậm đà hơn. Nàng thè lưỡi sâu vô tới ngang cổ họng răng cỏ va chạm nhau nghe chừng như chiếc răng nanh trong miệng tôi sứt mẻ.

- Tiếc là ta không có dịp biết nhau, Easy. Nếu không thì em để cho ông làm thịt con bé da trắng này.

- Em không thể bỏ đi được. - Tôi nói ấp úng. - Vụ án còn đó.

Nàng đóng sập cửa thùng xe xuống đi vòng qua tôi tới bên cho tay lái xe. Nàng bước vô quay của kính xuống.

- Chào ông, Easy. Nàng mở máy cho xe lui lại.

Chiếc xe lựng khựng một lúc nhưng không sao. Tôi định níu nàng lại lôi ra khỏi xe nhưng rồi tôi được gì? Tôi đúng đó nhìn theo sáu đèn lái từ từ đổ dốc xuống đồi.

Tôi trở lại bước vô xe tiếc cho dịp may không có lần thứ hai.

 
Chương 15


Lúc tôi trở về nhà lại thấy một chiếc xe khác nữa đang đậu phía trước. Một chiếc Cadillac trắng không có người trong xe, hôm nay thì cửa sân trước nhà có người mở.

Manny và Shariff đi tới đi lui bên trong nhà. Nhìn thấy tôi, Shariff nhếch mép cười. Manny cúi nhìn xuống sàn không biết mặt mũi hắn ra sao.

Lão Albright đang đứng dưới nhà bếp gần bên cửa sổ nhìn ra ngoài sân sau. Mùi cà phê thơm phức khắp cả nhà. Thoáng thấy tôi lão quay lại tay mân mê chiếc tách sứ. Hôm nay lão mặc chiếc quần trắng, áo thun màu kem, chân đi giầy thể thao đánh golf, đầu đội mũ cát két đường viền nếp màu đen.

- Kìa Easy. - Lão cười thân mật chào hỏi tôi.

- Các ông làm gì trong nhà tôi thế này?

- Ta muốn nói với anh một việc. Ta ngôi nhà chờ anh về đây. Tôi đánh hợi được giọng lão có vẻ muốn hằm hè tôi. - Manny phải lấy tuốc nơ vít mở cửa ra cho tiện. Cà phê có đây.

- Ông đừng có biện bạch chuyện xâm nhập vô nhà tôi như thế này, ông Albright. Nếu tôi đi xăm xăm vô nhà ông thì ông tính sao?

- Ta sẽ chặt cái đầu thằng Nigger đó ra! - Nụ cười không lay chuyển sắc mặt của lão.

Tôi đứng nhìn lão một lúc. Từ trong tiềm thức tôi chợt liên tưởng, hãy đợi đấy, Easy.

- Vậy ông muốn gì? - Tôi hỏi lại. Tôi bước tới quầy rót một ly cà phê.

- Sáng nay ông bỏ đi đâu, Easy?

- Đi đâu chẳng dính dáng gì tới ông.

- Ông ở đâu?

Tôi quay lại nói:

- Tôi đến nhà một cô nàng. Ông có em nào không, ông Albright?

Đôi mắt đờ đẫn đầy vẻ lạnh lùng, nụ cười vụt biến mất trên gương mặt lão. Tôi định nói một câu chốc giận lão nhưng nghĩ lại thấy không nên.

- Ta không đến đây để nói chuyện giỡn đâu, ông bạn, - lão nói thẳng thừng. - Ông lấy tiền bỏ túi để nói lại cho ta nghe những câu xấc xược như thế à?

- Ông nói sao? - Tôi lặng thinh, bước lui lại phía sau.

- Ta muốn nói, hai bữa nay không thấy Frank Green về nhà. Tay quản lý phân xưởng ở hãng Skyler Arms cho hay bọn cảnh sát lảng vảng quanh chỗ làm để dò lavề cái chết của con bé da màu mấy bữa trước còn thấy ccặp kè đi chơi với Green. Ta muốn biết, này Easy, ta muốn biết có nàng da trắng kia đâu.

- Ông không biết là tôi đang bị dính vô việc đó à? Rõ khỉ, tôi trả lại tiền ông đây.

- Muộn mất rồi, ông Rawlins, ông đã nhận tiền tức là ông phải nghe theo tôi.

- Tôi không nghe theo ai hết.

- Bọn mình hết thẩy đều mắc nợ với nhau cả. Khi mở miệng nhờ vả ai thì coi như ông đã mắc nợ rồi đó, đã mắc nợ thì không còn làm chủ được mình. Chủ nghĩa tư bản là vậy đó.

- Tôi còn giữ tiền ông đây, ông Albright. Tôi đưa tay sờ túi.

- Ông có tin Chúa không, ông Rawlins?

- Ông nói gì vậy, ông bạn?

- Ta muốn biết liệu ông có tin vô Chúa không?

- Chả ra cái quái gì hết. Tôi buồn ngủ lắm rồi.

Tôi giả vờ quay đi rồi dừng lại. Tôi có chủ ý là không bao giờ đưa lưng về phía lão DeWitt Albright.

- Bởi ông biết đó, - lão nhắc lại, hơi nghiêng người về phía tôi. - Ta muốn nhìn cho rõ mặt của kẻ ta định giết chết. Nếu hắn tin có Chúa, ta càng muốn biết liệu cái chết của một kẻ có tín ngưỡng có gì khác lạ không.

- Hãy đợi đấy, - Tiếng nói từ trong vô thức lại vang lên bên tai tôi. - Tôi đã nhìn thấy nàng, - Tôi nói.

Tôi trở lại ngồi ghế bên trong phòng khách. Ngồi được một chỗ tôi thấy nhẹ cả người. Bọn tay chân lão Albright tiến về phía tôi. Bọn chúng giương oai như loại chó săn khát máu.

- Ở đâu? - lão DeWitt nhếch mép cười. Mặt lão nhìn như con ma cà rồng.

- Nàng nhắn tin, nếu không ra tay nghĩa hiệp, nàng sẽ báo cho cảnh sát về vụ Coretta...

- Coretta nào?

- Bạn tôi, nàng đã chết. Có thể bọn cảnh sát đang điều tra vụ đó. Nàng đi cùng với Frank có cả một em của ông nữa - Tôi kể lại. - Daphne cho tôi địa chỉ ở phố Dinker tôi lái xe tới đó, nàng nhờ tôi chở tới nhà của một người quen ở Hollywood Hills.

- Ông còn nhớ rõ lúc nào?

- Tôi vừa mới trở về.

- Bây giờ con bé đâu?

- Nàng biến đi mất.

- Nó ở đâu? - Giọng của lão nghe như ở nơi sâu thẳm. Nó rùng rợn làm sao.

- Làm sao tôi biết! Lúc nhìn thấy cái xác nàng liền trở vô trong xe!

- Xác nào?

- Thằng đó đã chết từ lúc nào, bọn tôi đến mới hay.

- Ông biết tên chứ?

- Richard.

- Richard gì?

- Tôi nghe nàng gọi tên Richard, chỉ có vậy.- Tôi thấy không cần phải kể lại chuyện Richard đi tìm quán bar của John cho lão nghe.

- Ông chắc hắn đã chết?

- Tôi nhìn thấy cán dao ghim trên ngực hắn, ruồi bu lại quanh khoé mắt". Nhớ lại tôi cảm thấy lợm giọng. - Máu me tùm lum.

- Rồi ông để cho con bé bỏ đi? - Tôi đánh hơi lão lại giở giọng hầm hè nên đứng dậy xuống nhà bếp pha thêm cà phê. Tôi không hiểu vì sao một tên trong bọn lại bước theo sau lưng. Khiến tôi đụng đầu vô mép cửa vì muốn đi thẳng qua luôn.

"Hãy đợi đấy" - giọng nói tàng hình lại nhắc tôi nhớ lấy.

- Ông đâu có thuê mướn tôi bắt cóc người. Con bé chộp lấy chìa khoá rồi biến mất. Ông muốn tôi phải làm việc gì nữa?

- Ông gọi báo cảnh sát?

- Tôi có bám theo sát nút. Tôi đã làm hết sức mình.

- Này Easy, ta muốn hỏi ông một việc. - Lão nhìn chằm chằm vô mặt tôi. - Ta không muốn nhìn thấy ông phạm sai lầm. Không phải ngay lúc này đâu.

- Ông cứ hỏi.

- Ông có nhìn thấy con bé mang theo món gì không? Cái túi xách hoặc là một chiếc va ly?

- Nàng có một chiếc va ly màu nâu trong nó cũ kỹ làm sao. Nàng nhét vô sau thùng xe.

Đôi mắt lão DeWitt sáng rõ, căng người ra.

- Xe hiệu gì vậy?

- Xe Studebaker đời bốn-tám. Màu hồng.

- Con bé lại đi đâu? Ông cố nhớ đi, ông đang kể hết mọi chuyện cho tôi nghe mà.

- Nàng chỉ nhắn lại đi tìm chỗ đậu xe, không nói rõ chỗ nào.

- Địa chỉ nàng ở đâu?

- Hai mươi-sáu...

Lão ra dấu vẻ nôn nóng, tôi cảm thấy ngại ngại làm sao ấy.

- Ông viết lại dùm, - lão nói. Tôi mở ngăn kéo lấy xấp giấy ra.

Lão ngồi bên kia bàn trên chiếc ghế trường kỷ, chăm chú để mắt nhìn xấp giấy. Lão ngồi bành gối ra.

- Cho ta một ly Wishky đi, Easy - Lão nói.

"Cứ tự nhiên đi mà!" - giọng nói tàng hình vừa phát ra.

- Ông cứ tự nhiên, - Tôi nói. - Rượu để trong tủ.

Lão DeWitt Albright ngước nhìn tôi, một nụ cười rạng rỡ thoáng hiện trên gương mặt. Chợt lão bật cười thành tiếng vỗ đầu gối nói.

- Vậy là ta mới thật đáng trách.

Tôi nhìn theo lão. Tôi muốn chết nhưng mà tôi cũng muốn chấp nhận chiến đấu.

- Phá rượu đi chứ Manny, được không? - Tên nhỏ con nhất bước tới bên tủ rượu. - Này Easy, anh mới thật là dũng cảm. Ta cần người có lòng dũng cảm. - Lão kéo dài giống lè nhè. - Ta đã trả tiền trước rồi, phải không?

Tôi gật.

- Đây, ta đã nghĩ ra rồi, Frank Green là tên đầu sỏ. Nàng phải bám theo hắn hoặc là hắn phải biết nàng ở đâu. Anh phải lo tìm cho ra tên ganster đó. Anh lo sắp xếp để ta gặp mặt hắn. Chỉ có vậy thôi. Đến lúc đó ta sẽ liệu cách nói chuyện với hắn. Anh tìm cho ra tên Frank Green, ta với anh coi như sòng phẳng.

- Sòng phẳng à?

- Tất cả mọi thứ, Easy. Anh đã nhận đủ tiền, ta để cho anh tự do?

Rõ ràng không phải là một cuộc mặc cả. Tôi biết lão Albright rắp tâm định giết tôi. Lão có thể ra tay hạ thủ tôi ngay lúc này hay cho đến khi tôi tìm ra tên Frank kia.

- Tôi sẽ tìm ra hắn cho ông, tôi đang cần thêm một trăm đô la hay là ông muốn lấy đầu tôi.

- Easy, anh đúng là người ta cần, chắc ăn rồi, - lão nói. - Tôi giao hẹn anh ba ngày phải tìm được hắn. Nhớ đếm cho đủ ngày.

Bữa tiệc rượu vừa xong, Manny và Shariff còn đứng chờ trước của.

Lão Albright kéo tấm chắn định bước ra chợt lão nghĩ ra một việc. Lão quay lại chỗ tôi nói:

- Tính tôi không thích đúa đâu, ông Rawlins.

- Ồ không, tính tôi cũng vậy, - Tôi nói trong đầu.
 
Chương 16


Tôi ngủ vùi suốt cả ngày. Tôi còn phải đi tìm Frank Green rồi lại muốn ngủ.

Nửa đêm tôi giật mình dậy, người ướt đầm mồ hôi. Tôi nghe động tĩnh xem có ai rình theo tôi, một là bọn cớm hai là lão DeWitt Albright cũng có thể là Frank Green. Tôi không thể nào quên được mùi tanh tưởi quanh chỗ Richard nằm. Bày ruồi kêu vo ve ngoài cửa sổ khiến tôi nhớ lại cũng có một đám ruồi bò lúc nhức trên xác chết binh lính lúc còn ở Oran Bắc Phi.

Người tôi cứ run bần bật.

Tôi muốn bỏ chạy đi tìm mẹ hay người tôi yêu chợt tôi hình dung ra Frank Green đang níu kéo tôi ra khỏi vòng tay người yêu, hắn vung dao chực đâm vô ngực.

Tôi phải vùng dậy bước xuống giường chạy tới bên bàn điện thoại. Tôi chưa biết nên làm gì. Tôi không thể gọi cho Joppy bởi hắn không thể hiểu được nỗi sợ hãi phi lý như thế này. Tôi không thể gọi cho Odell bởi hắn rành mấy chuyện này hắn sẽ khuyên tôi nên bỏ chạy đi. Tôi không thể gọi Dupree bởi hắn còn bị giam. Dù cho có gặp được hắn thì tôi cũng không thể kể cho hắn nghe, tôi phải nói bịa ra chuyện của Coretta, đang lúc bối rối thế này làm sao nói dối được.

Tôi phải gọi qua tổng đài, lúc nghe tiếng nhấc máy tôi nói chuyện xa xôi rồi tôi hỏi thăm bà E. Alexander ở phố Claxton Street thuộc khu vực Houston's Fifth Ward.

Nghe giọng nói trong máy tôi nhắm mắt cố nhớ lại: nàng mập ú, nước da ngăm ngăm, đôi mắt màu hoàng ngọc. Tôi hình dung nàng đang nhíu mày cất tiếng "A lô, ai đấy?" - bởi vì Etta Mae không thích nghe điện thoại. Nàng thường mở đầu "Tôi sẵn sàng đón nhận tin chẳng lành, không như kiểu nghe lén điện thoại".

- Ai đó? - nàng hỏi.

- Này, Etta hả?

- Ai vậy kia?

- Easy đây, Etta.

- Easy Rawlins phải không? - Chợt tôi nghe nàng cười thật to. Kiểu cười để làm cho người nghe cùng mắc cười theo.

- Easy, cậu đang ở đâu vậy, hở? Cậu đang ở nhà phải không?

- Tớ đang ở Los Angeles, Etta.

Giọng tôi run run, tôi xúc động ngực đánh thình thịch.

 
Chương 17


Tôi đặt tấm danh thiếp DeWitt Albright đưa cho tôi trên tủ gương. Tôi lẩm bẩm trong miệng.

MAXIM BAXTER

Trưởng phòng nhân sự.

Hãng đầu tư Lion.

Địa chỉ ghi dưới góc bên phải, phố La Cienega.

Tôi ăn mặc nghiêm chỉnh đúng mười giờ sang cho xe ra. Đã đến lúc tôi cần phải thu thập đủ thông tin. Tấm danh thiếp là một trong hai việc tôi cần phải tiến hành. Tôi phải lái xe trở lại thành phố, đến chỗ khu nhà văn phòng nhỏ hẹp ngay bên dưới Melrose, ở phố La Cienega.

Bà nhân viên thư ký mái tóc màu xanh xám đang chăm chú dò sổ trên bàn giấy. Tôi đứng nghiêng soi bóng xuống chỗ cuốn số ghi chép, bà nhìn thấy cái bóng mới hỏi:

- Ông cần gì ạ?

- Tôi đến gặp Ngài Baxter.

- Ông có giấy hẹn?

- Dạ không. Ông Albright đưa cho tôi tấm danh thiếp dặn khi nào có dịp ghé lại đây.

- Tôi không biết ông Albright là ai.- Bà nói vẫn nhìn theo chiếc bóng. - Ngài Baxter bận rộn cả ngày. Có thể ngài biết ông Albright. Ông ta đưa cho tôi tấm danh thiếp này.

Tôi quăng tấm thiếp xuống chỗ trang giấy trước mặt, lúc này bà mới ngước nhìn.

Bà nhìn xong vẻ mặt ngạc nhiên.

- Ồ kìa!

Tôi nhìn theo cười.

- Tôi ráng chờ dù ngài có bận đến đâu đi nữa. Hôm nay tôi được nghỉ việc.

- Tôi, ờ... để tôi xem ngài có rảnh, thưa ông...

- Rawlins à.

- Mời ông ngồi chờ ở hạng ghế ngoài kia, tôi sẽ quay lại ngay.

Bà bước qua lối của phía sau bàn giấy. Một lát sau có một bà khác trở ra. Bà ngỡ ngàng nhìn tôi xong rồi ngồi xuống thế chỗ cho bà kia.

Bên trong phòng đợi trang trí gọn gàng. Bên kia gần cửa sổ bày một bộ trường kỷ bọc da màu đen nhìn ra ngoài phố La Cienega. Nhìn qua cửa sổ thấy một nhà hàng ăn đẹp và lạ mắt, nhà hàng Angus Steak. Trước cổng là một tay gác dan mặc trang phục theo lối vệ binh, nhanh nhẹn mở cửa tiếp đón những vị khách sang trọng, những người sẵn sàng vùng ra hết một ngày lương cho cuộc tiêu khiển bốn mươi lăm phút. Tay gác dan coi bộ khoái chí lắm, không biết mỗi bữa hắn kiếm được bao nhiêu tiền khách boa cho.

Trước dẫy trường kỷ bày một bàn cà phê dài. Trên mặt lót báo và những tờ tạp chí kinh doanh. Không có sách báo phụ nữ. Không có cả tranh ảnh thể thao dành cho mấy ông. Nhìn ra ngoài bên ba là những người gác dan nhìn chân mắt tôi quay lại đảo mắt khắp gian phòng.

Trên tường gần chỗ trường kỷ trèo tấm bản đồ phía trên chạm khắc một mô hình oval con chim đại bàng đang bổ nhào xuống, móng chân kẹp ba mũi tên. Bên dưới khác đầy tên các thành viên chủ chốt của Hãng đầu tư Lion. Tôi được biết một số tên tuổi nhân vật quan trọng thường hay gặp trên báo Times. Đó là những tay luật sư, chủ nhà băng và những tay tài phiệt già nua. Tên của giám đốc ghi ở hàng cuối rất khiêm nhường bởi ông không muốn khoe tên tuổi người đứng đầu một đơn vị kinh doanh. Ngài Todd Carter là một nhân vật điển hình không thích phô trương tên tuổi trước công chúng. Tôi nghĩ không biết ông sẽ ăn nói ra sao nếu ông ta biết được một con bé người Pháp xa lạ đang đêm vô nhà lấy trộm chiếc xe ôto của nạn nhân vừa bị giết chết lợi dụng danh nghĩa tên ông? Tôi đwsng đó bật cười thành tiếng đến nỗi bà thư ký giá chợt ngước nhìn với vẻ mặt khó chịu.

* * *

- Ông Rawlins, - ba tổ trưởng thư ký vừa gọi tên vừa bước về phía tôi. - Ông thông cảm cho, ngài Baxter rất bận rộn. Ngài không rảnh để...

- Vậy thì ngài có thể gặp tôi chốc lát thôi rồi ngài trở lại công việc bình thường...

Bà có vẻ không chịu.

- Ông có thể cho biết nội dung cuộc trao đổi?

- Được chứ, chỉ ngài là ông chủ không muốn tôi nói ra việc này với nhân viên dưới quyển.

- Ông yên chí, - ba vừa nói vừa có nuốt giận - Mới công việc muốn trình bày với ngài Baxter xin ông cứ tự nhiên nói cho tôi nghe. Và lại ngài không thể gặp ông lúc này, tôi là người thay mặt.

- Ngay bây giờ?

- Chỉ có lúc này thôi. Ông cần nhắn nhủ việc gì xin cứ nói cho tôi nghe tôi còn phải lo giải quyết việc khác. - Nói xong ba chìa ra một tập giấy, cầm cây bút chì.

- Được đây, thưa cô...".

Vì lý do riêng tôi nghĩ tốt hơn là nên xưng tên.

Thưa ông, nội dung công việc cần nhắn?

- Để xem, - Tôi nói. - Đây, nội dung là như vậy: Tôi có những thông tin cho Ngài có tên gọi là Todd Carter, chắc là ngài giám đốc của quý công ty. Tôi nhận được một danh thiếp để tên ngài Baxter để chuyển thông tin đến chỗ Ngài Carter hay nói rõ hơn là tôi đã được Ngài DeWitt Albright giao phó thi hành một nhiệm vụ. - Tôi dừng lại ngay đó.

- Vậy hả? Việc gì vậy ông?

- Bà muốn biết ngay? - Tôi hỏi lại.

- Thưa ông, việc thế nào? - Tôi cũng không ngờ bà ta lại nôn nóng đến thế.

- Ngài Albright thuê mướn tôi đi tìm người yêu đã bỏ Ngài Carter ra đi.

Bà buông cây viết chầm chậm nhìn xéo qua cặp kính hai tròng. - Ông không nói đùa chứ?

- Dạ, tôi đâu dám làm chuyện đó. Nói thật ra, từ nhỏ đến giờ tôi chưa biết đùa là gì khi được phục vụ dưới quyển ngài giám đốc. Tôi không nói đùa đâu.

- Xin phép ông, - bà nói.

Bà đặt mạnh tập giấy xuống bàn làm tôi hoảng hồn, ba vụt biến ngay qua phía cánh cửa sau lưng.

Bà vừa đi được vài phút thì một ông cao lớn xuất hiện mắc bồ đồ xám sẫm bước ra gặp tôi. Người ông ta gầy, mái tóc đen dầy cộm, chân mày đen rậm. Cặp mắt ông như bị che khuất bởi hàng chân mày rậm.

- Chào ông Rawlins. Ông cười để lộ hàm răng trắng muốt chẳng khác gì lão DeWitt Albright.

- Thưa có phải là ngài Baxter? - Tôi đứng ngay dậy chìa tay ra bắt.

- Sao ông không vào đây cùng với chúng tôi?

Lúc đi ngang qua chỗ hai bà thư ký mặt mũi nhăn nhó tôi biết thế nào rồi họ cùng xúm lại bàn tán ngay khi tôi và ngài Baxter bước qua lối cửa bên kia.

Đây hành lang hẹp lót thảm rất êm, trên tường trang trí vải lông màu xanh lơ. Đến cuối dẫy hành lang nhìn trên cánh cửa gỗ có khắc hàng chữ "Maxim T. Baxter, phó giám đốc.

Chu vi phòng nhỏ hẹp thật khiêm nhường. Chiếc bàn giấy gỗ tần bì không lớn qua khổ, kiểu cách. Sàn lót ván gỗ thông, cửa sổ nhìn ra phía bãi đậu xe.

- Thật bất tiện khi phải nói chuyện của ngài Carter ngay tại bàn ngoài trước, - vừa ngồi xuống Baxter nói ngay.

- Tôi không thích nghe chuyện đó, ông bạn.

- Sao? - ông ta chỉ hỏi vậy mà tôi nghe như một mệnh lệnh từ kẻ bề trên.

- Tôi nhắc lại là không thích nghe chuyện đó, thưa ngài Baxter. Tôi chán mấy chuyện ông cho là không phải. Này nghe đây, đáng lẽ ông nên báo cho bà thư ký ngồi ngoài kia biết trước là phải để cho tôi vô đây gặp ông nói chuyện...

- Tôi yêu cầu bà ta chuyển lại nội dung ông cần nhắn, ông Rawlins. Tôi được biết ông đang tìm việc làm. Tôi định gửi thư báo ngày giờ cho ông biết qua đường bưu điện...

- Tôi đến đây để gặp ngài Carter.

- Không được đâu, - ông ta nói. Chợt ông đứng ngay dậy như muốn doạ tôi.

Tôi ngước nhìn rồi nói:

- Này ông bạn, sao ông không chịu ngồi xuống đây gọi máy cho ngài giám đốc.

- Tôi không cần biết ông tự xưng là ai, Rawlins. Người có uy tín không ai xông ngay vô chỗ ngài Carter. May mà ông còn được tôi tiếp chuyện.

- Ý ông muốn nói là may cho tên Nigger này được người quản lý dành chút ít thì giờ để chửi mắng hay sao hở?

Ông Baxter liếc nhìn đồng hồ không thèm trả lời.

- Tôi có một cuộc hẹn, ông Rawlins. Nếu như ông muốn gặp ngài Carter tôi nghĩ là ngài sẽ báo cho hay vào lúc nào thuận tiện.

- Bà thư ký của Ngài đã cho tôi hay trước vậy mà ông nghĩ là tôi bịa chuyện mới khó chứ.

- Tôi nắm vững giờ giấc của ngài Carter hơn là mấy bà ngồi ngoài kia.

- Ông biết rõ những gì ngài giám đốc nói, vậy mà ông lại không đếm xỉa gì đến tôi.

- Vậy thì có sao đâu? - ông ta hỏi lại, rồi ngồi xuống ghế.

- Tôi muốn nói cho ông biết là ngài giám đốc có thể sẽ phải ngồi trong nhà tù để điều hành công việc của hãng Lion nếu ông ta không chịu nói cho tôi nghe, nhanh chóng nói ra ngay.

Tôi chưa kịp hiểu ra mình vừa nói cái gì những cùng đủ tác động Baxter khiến ông ta phải nhấc máy.

- Ngài Carter, - ông ta nói - Người nhà của Albright đang có mặt tại đây cần gặp ông... Ngài còn nhớ Albright, người hợp tác với chúng ta trong vụ nàng Monet... Ông ta có vẻ gấp lắm thưa ngài. Dù sao ngài cần phải gặp mặt ông ta...

Câu chuyện tiếp tục thêm một lúc nữa tôi nghĩ ra ngay mấu chốt vấn đề là ở chỗ đó.

Baxter hướng dẫn tôi trở ra ngoài hành lang rẽ qua trái rồi mới bước vô cửa đi qua chỗ ban bệ thư ký văn phòng. Tôi đến dừng ngay trước căn phòng cửa đóng kín mít. Baxter lấy chìa khoá ra mở tôi nhìn vô thấy cánh cửa thang máy nhỏ hẹp đầy người.

- Mời vào, thang máy đưa ông lên tới đó, - Baxter nói.

* * *

Tôi cảm thấy êm vô cùng và chỉ còn nghe tiếng máy rè rè phía dưới sàn để chân. Bên trong thang máy có đặt chiếc ghế dài, một cái gạt tàn. Quanh tường, trên nóc trần lót vải nhung đỏ chia nhiều ô vuông. Mỗi ô vuông là hình một cặp vũ công nhảy điệu Valse ăn mặc theo lối như quân triều đình Pháp xưa. Nhìn khung cảnh sang trọng khiến tim tôi đập thình thịch.

Cửa vừa mở ra tôi gặp ngay một gã người nhỏ thó tóc màu đỏ, mặc bộ đồ sẫm màu chắc là mua ở cửa hiệu Sears Roebuck, bên trong mặc áo sơ mi trắng bé lật cổ ra ngoài. Ban đầu tôi tưởng gã là người giúp việc cho ngài Carter những tôi chợt nhớ ra chỉ có mình gã ở bên trong.

- Có phải là ông Rawlins? - Gã giơ tay vuốt lại mái tóc rồi bắt tay tôi. Cái bắt tay lạnh nhạt. Nhìn người gã nhỏ thó lặng lẽ đến nỗi tôi cứ tưởng đứa trẻ chứ không phải người lớn.

- Ông là Carter? Tôi đến để báo cho ông...

Gã giơ tay lắc đầu. Gã hướng dẫn tôi qua một gian phòng rộng rãi đến chỗ bày hai chiếc trường kỷ bọc nệm màu hồng đặt phía trước bàn giấy. Tôi nhìn chiếc bàn giấy cũng màu sắc và kích cỡ như chiếc đàn piano. Phía sau bàn giấy là tấm màn treo thêu kim tuyến kéo qua một bên nhìn ra thấy cảnh núi non khuất sau dẫy phố Sunset Boulevard.

Tôi chợt nghĩ con đường tiến thân từ phó giám đốc đi lên thật là dài. Gã mời tôi ngồi ở một đầu chiếc trường kỷ.

- Mời ông dùng rượu nhẹ? - Gã chỉ tay về phía bình rượu màu nâu đặt cuối bàn gần chỗ tôi ngồi.

- Rượu gì thế? - Giọng nói của tôi nghe lạc lõng trong gian phòng rộng thênh thang.

- Rượu Brandy.

Lần đầu tôi mới nhìn thấy chai rượu ngon như vậy. Thích lắm chứ.

- Tôi nghe ông Baxter nói ông có thông tin về lão Albright.

- Ờ, cũng không hắn vậy đâu, thưa ông.

Nghe vậy gã cau mày. Trông như đứa trẻ đang nghĩ ngợi, tôi thấy tội nghiệp cho gã.

- Ông biết đó, tôi chẳng lấy gì làm sung sướng trước mọi việc xẩy đến cho lão Albright. Thật tình mà nói, chính tôi là người kém may mắn trước những việc có dính dáng đến tôi kể từ lúc tôi biết được lão ấy.

- Chuyện gì vậy?

- Chuyện một cô nàng, bạn tôi, nàng bị giết chết ngày lúc định thăm hỏi về chuyện nàng Monet, bọn cớm lại nghi cho tôi có dính dáng vô chuyện này. Tôi có quen biết bọn chặn xe cướp của với lại một số bọn du thủ du thực khắp vùng đô thị và cùng bởi tôi thăm dò tin tức về số phận người bạn của ông.

- Daphne có việc gì không?

Trong gã có vẻ lo âu tôi khoái chí mới kế tiếp.

- Lần cuối tôi gặp nàng thấy cũng bình thường.

- Ông nhìn thấy nàng à?

- Cô chứ. Mới đêm hôm kia đây.

Qua gương mặt xanh xao như trẻ nít tôi thấy gã lau nước mắt.

- Ông có nghe nàng nhắn nhủ gì không? - Gã hỏi.

- Lúc đó chúng tôi đang gặp chuyện rắc rối. Ông biết đó, câu chuyện thật lãng xẹt. Ban đầu thấy nàng, nghe cách nói chuyện tưởng đâu là một con đầm Pháp. Đến khi nhìn thấy cái xác, mới biết có thể nàng là dân ở vùng San Diego hãy nơi khác đến.

- Xác chết? Xác chết nào mới được chứ?

- Tôi phải nói ra điều này bởi trước tiên chúng tôi đã thấy rõ một số việc.

- Ông cần thêm tiền.

- Ơ... ơ không đâu. Tôi đã nhận tiền trước rồi, tôi đoán chừng chắc cũng là tiền của ông thôi. Cái tôi đang cần là nhờ ông cho biết hết mọi việc xảy ra như thế nào. Bởi ông biết đó tôi chẳng tin tưởng cái lão Albright này chút nào và ông nên quên đi chuyện bọn cớm. Tôi định nhờ một người bạn là Joppy nhưng thấy khó khăn cho gã. Tôi chợt nhớ chỉ còn mỗi ông là may ra giúp được. Tôi biết là ông muốn tìm cho ra bởi ông yêu nàng còn nếu có nói sai thì tôi xin chịu tội.

- Tôi yêu nàng Daphne, - gã nói.

Tôi nghe thế cảm thấy khó ấn khó nói. Gã không muốn tỏ ra là một người chín chắn, hai bàn tay nắm chặt lại, tôi mồng gà dùng hdi han gĩ về nàng trong khi tôi còn đang nói chuyện.

- Ông nói cho tôi biết tại sao nhớ Albright đi tìm nàng.

Carter luồn mấy ngón tay vuốt tóc, đưa mắt nhìn về phía dẫy núi ngoài xa. Ngần ngừ một lúc gã mới nói:

- Có một người tâm phúc báo cho tôi hãy lão Albright được việc lắm, đáng tin cậy. Có nhiều lý do khiến tôi nghĩ là việc này không thế nói suông được.

- Ông đã có vợ rồi?

- Chưa. Tôi muốn lấy nàng Daphne.

- Nàng không lấy trộm một món nào của ông chứ?

- Sao ông lại hỏi vậy?

- Lão Albright để ý đến chiếc vali của nàng nên tôi mới nghĩ chắc ông muốn thu hồi lại.

- Thì ông cứ cho là vậy đi, tôi không để ý mấy chuyện đó. Nàng bỏ đi đem theo một số tiền nhưng mà tôi không màng tới. Tôi muốn lấy nàng. Ông vừa nói thấy nàng vẫn bình thường hở?

- Số tiền mất là bao nhiêu?

- Tôi cùng chả cần để ý.

- Vậy nếu ông muốn tôi giải đáp thắc mắc thì ông phải cho tôi biết.

- Ba chục ngàn đô la. - Gã nói nghe như có sẵn tiền trong túi. - Tôi cất ở nhà, bởi vì chúng tôi phải cho công nhân nghỉ nửa ngày để thưởng công lại nhằm ngày phát lương nên nhà băng không thể phát tiền ra trước vì vậy tôi yêu cầu đem tới nhà.

- Ông yêu cầu nhà băng đem tiền nhiều như vậy gởi tới nhà ông à?

- Mấy khi mới có một lần biết đâu bọn trộm nó hay được đêm lẻn vô nhà?

- Chắc quá đi rồi còn gì nữa. Gã cười. - Tiền bạc với tôi không thành vấn đề. Đã có xô xát với Daphne, nàng lấy hết số tiền rồi bỏ đi bởi nàng nghĩ rằng tôi không bao giờ nói chuyện với nàng nữa. Nàng đã tính sai.

- Xô xát vì chuyện gì?

- Bọn chúng đòi tống tiền nàng. Nàng chạy tới cho tôi hay. Bọn chúng nghĩ ra mưu chước dùng nàng để tương kế tựu kế. Nàng quyết bỏ đi để cứu tôi.

- Bọn chúng làm gì được nàng không?

- Điều này thật khó nói.

Tôi cho qua luôn.

- Lão Albright đã hay chuyện tiền bạc chưa?

- Có. Vậy là đã giải đáp hết thắc mắc cho ông rồi đó. Bây giờ tôi muốn biết số phận của nàng. Nàng có được khoẻ không?

- Lần cuối tôi nhìn thấy nàng vẫn bình thường. Nàng đang tìm một người bạn - Frank Green.

Tôi tưởng đâu nghe nhắc tên một người là sẽ làm gã giật mình tỉnh ngộ, thế nhưng Todd Carter giả vờ không nghe.

- Ông định nói cái xác nghĩa là sao?

- Bọn tôi tìm đến nhà người bạn của nàng mới hay hắn đã chết nằm trên giường.

- Richard Mc Gee hả? - Giọng nói Carter nghe lạnh tanh.

- Tôi không rõ. Chỉ biết hắn là Richard thế thôi.

- Nhà hắn ở phố Laurel Canyon Road phải không?

- Phải.

- Thế thì hãy quá. Nghe hắn chết tôi mừng. Mừng thiệt. Hắn là tên ác ôn. Nàng có kể cho ông nghe hắn thường giao du với bọn trẻ?

- Nàng chỉ cho biết hắn là bạn.

- Thì hẳn là vậy rồi. Hắn là tên chuyên làm tiền, một tay chuyên mồi chài bọn đồng tính. Hắn phục vụ cho mấy tay đực rựa làm tiền thích bay những thứ vui chơi bệnh hoạn.

- Hắn chết nên Daphne lái xe hắn đi, mới tôi hôm kia. Nàng cho hay sẽ giã từ thành phố. Bữa đó là lần cuối tôi còn nhìn thấy nàng.

- Bữa đó nàng mặc đồ gì? - Mặt gã sáng rỡ, chờ đợi.

- Nàng mặc áo xanh mang giầy cao gót xanh.

- Có mang vớ chứ?

- Chắc là có. - Tôi không muốn gã nghĩ là mình dòm ngó kỹ quá.

- Vớ màu gì?

- Chắc cũng là màu xanh.

Gã nhe răng ra cười...

- Đúng là nàng rồi. Ông nói cho tôi nghe nàng có ghim một cây kẹp chỗ này, ngay chỗ trước ngực?

- Một bên thôi, mà đúng rồi đấy. Kép do có lốm đốm màu xanh lục.

- Ông uống thêm rượu đi chứ, ông Rawlins?

- Uống chứ.

Gã rót rượu ra ly.

- Nàng đẹp qua đi chứ, phải không?

- Nếu không thì ông cất công đi tìm nàng làm gì?

- Tôi chưa bao giờ được gần một người đẹp như vậy, nàng xài mùi nước hoa dịu dàng khiến ta muốn xích lại gần hơn nữa để ngửi cho ra mùi.

Mùi xà bông Ivory chứ gì, tôi nghĩ trong đầu. Gã còn hỏi tôi nàng xài loại mỹ phẩm nào, nàng để tóc kiểu gì. Gã kể cho tôi biết quê nàng ở New Orleans thuộc một gia đình gốc Pháp từ xa xưa con cháu dòng dõi Napoleon. Câu chuyện về nàng, tôi với gã nói cho nhau nghe hết nửa giờ. Rồi gã lại kể chuyện lẽ ra không nên nói về vô mình. Không phải chuyện ân ái, mà là chuyện nàng phải ôm lòng khi gã lo sợ chuyện gì đó và có lúc nàng phải đứng ra che chở vì một tay thủ kho hay một tên phục vụ bàn muốn hạ gục gã.

* * *

được tiếp xúc với ông Todd Carter tôi ngộ ra được một bài học lạ thường khác đời. Ý tôi muốn nói có một tên Negro đang ngồi bên trong văn phòng của một tay da trắng giàu có như hai người bạn thân thiết - gần gũi hơn nữa kia. Tôi dám nói là ông không hề tỏ ra lo sợ hãy khinh miệt như những tên da trắng mà tôi đã từng gặp gỡ.

Trước đây tôi đã từng gặp như vậy rồi. Ông Todd Carter là một người giàu có đến nỗi không nhìn ra tôi như một con người bình thường. Ông kể cho tôi nghe đủ thứ chuyện. Có một lúc nào đó ông coi tôi như con chó cưng, ông quỳ xuống ôm tôi vào lòng đó là những lúc ông cảm thấy yếu đuối.

Phân biệt chủng tộc một cách tồi tệ đến thế đó. Thật tình ông cũng không nhận ra sự khác biệt giữa hai con người, ông chẳng thèm đếm xỉa gì đến tôi. Tôi không hơi đâu để ý chuyện đó. Tôi ngồi nhìn ông nhấp nháy môi kể về mối thất tình, chợt tôi nhận ra ông như một con quái vật. Giống như một đứa trẻ đang tới độ tuổi trưởng thành hành hạ cha mẹ đáng thương bằng sức mạnh và sự ngu muội của nó.

* * *

- Tôi yêu nàng, ông Rawlins biết không. Tôi sẽ tìm cách lôi kéo nàng trở lại.

- Ờ, tôi mong sao ông tìm lại được. Tôi nhắc chừng ông đừng cho lão Albright xấp lại gần nàng. Lão đang nhằm vô món tiền đó.

- Vậy ông có thể tìm nàng được chứ? Tôi trả ông nghìn đô la.

- Còn lão Albright thì sao?

- Tôi sẽ báo cho nhân viên sa thải lão ngay. Lão không được cưỡng lệnh.

- Nếu lão chống lại thì sao?

- Tôi là một nhân vật giàu có, ông Rawlins. Ngài Thống đốc và cảnh sát trưởng đến nhà tôi ăn cơm mỗi ngày.

- Vậy sao họ không giúp ông?

Ông quay mặt nhìn qua chỗ khác.

- Ông đi tìm nàng giúp tôi, - gã nói.

- Ông phải ứng tiền trước làm tin, hai trăm đô la chẳng hạn, tôi sẽ ráng lo. Tôi không nói tàm bậy đâu. Giờ này có thể nàng đã trở lại New Orleans.

Gã đứng ngay dậy, nhếch mép cười. Gã chìa tay ra bắt vẻ hờ hững.

- Tôi sẽ bảo ông Baxter viết tấm séc.

- Ôi thôi tôi đang cần tiền mặt.

Gã móc ví ra đếm tiền.

- Đây chỉ còn hơn trăm bảy tiền lẻ. Còn lại tôi cho vét séc đưa sau.

- Tôi chỉ cần một trăm năm chục, - Tôi nói.

Gã moi hết tiền trong ví, đưa cho tôi, nói lẩm bẩm:

- Ông giữ lấy, giữ hết đi.

Tôi lấy hết.

Trên đường trở về tôi chợt nghĩ là mình không thể vượt qua khỏi cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Trong ba mươi sáu chước không còn chước nào hay hơn là tẩu thoát, tôi thì không còn đường chạy nên phải ở lại tìm cách bòn rút của bọn da trắng sẵn sàng vung tiền.

Có tiền mua tiên còn được. Có tiền đề trả tiền thuê nhà, cho con mèo ăn. Vì tiền nên Coretta mới bị giết chết và cũng vì tiền lão DeWitt Albright định giết tôi. Tôi chợt nghĩ nếu có đủ tiền lúc đó tôi sẽ chuộc lại được mạng sống.

 
Chương 18


Tôi phải tìm cho ra Frank Green.

Tay sử dụng dao này là đầu mối của mọi vấn đề. Hắn biết nàng ở đâu, và nếu ai là thủ phạm giết Coretta hắn phải biết, tôi dám nói chắc Richard Mc Gee cũng đã bị giết chết, tôi không cần biết chuyện đó ra sao bởi vì bọn cớm không thể quy kết cho tôi.

Không phải là tôi không xót thương cho nạn nhân vì giết chết một mạng người là chuyện phi lý, và ở một nơi xã hội công bằng chắc chắn thủ phạm phải bị mang ra xét xử.

Tôi thì không tin có công lý cho bọn Negro. Tôi thấy chỉ có công lý cho một tên da màu nếu hắn biết hối lộ, lo lót. Tiền không phải là trên hết, nhưng là một phương tiện giúp ta đến gần với Thánh thần, trên đời này lại có chuyện là vậy đó.

Tôi chẳng có đồng xu nào. Tôi là một tên da màu nghèo kiết xác. Không biết sẽ đi từ ngày nào, nếu không tìm được Frank tôi sẽ bị mắc kẹt giữa hai thế lực là lão DeWitt Albright và luật pháp.

Thế nên tôi phải đi tìm thôi.

* * *

Đầu tiên tôi tìm tới chỗ phòng chơi Pool do Ricardo quản lý ở phố Slauson. Chỗ sinh hoạt của Ricardo nhỏ như cái hộp không có cửa sổ, chỉ có một cửa chính. Bên ngoài không treo bảng hiệu ai quen biết thì mới nhận ra còn không biết thì chịu.

Joppy đưa tôi tới chỗ Ricardo mấy lần sau giờ quán rượu đóng cửa. Đến nơi tôi mới nhìn thấy nhiều bộ mặt đằng đằng sát khí của bọn say rượu miệng hút thuốc liên tục, sẵn sàng nhúng tay vô tội ác.

Nơi đây bạn sẽ thấy cái chết gần kề những tôi thì cảm thấy an toàn vì bên cạnh có tay chơi sừng sỏ Joppy Shag. Cho đến lúc Joppy bỏ đi vô phòng vệ sinh tôi có thể nhìn thấy cảnh xô xát trong bóng tối.

Dù sao tôi cũng phải đến những nơi như chỗ Ricardo đây mới có thể tìm ra Frank Green. Bởi Frank đang túng thiếu. Một tên nào đó đã cưỗm đi mất hết tiền của gã hay là dính dáng vô chuyện con bé, Frank đang cần được một tay súng hỗ trợ gã trong cuộc chiến đấu - gã phải tìm tới chỗ Ricardo. Hắn đang cần một tay súng yểm trợ đánh chuyến hàng chở thuốc lá. Bọn lui tới chỗ Ricardo đứa nào cùng túng thiếu.

Đó là một gian phòng có bốn bàn chơi Pool, mỗi bàn bố trí một choá đèn màu xanh lục, nhưng chiếc ghế dựa lưng sắp dọc theo tường cho khách ngồi chơi, đồ uống đựng trong bao giấy, phì phà khói thuốc dưới ánh đèn mờ. Nhìn quanh chỉ thấy một tay chơi Pool còn nhỏ tuổi, gầy guộc. Hắn tên là Mickey, đứa con trai của Rosetta.

Rosetta phải đứng ra trong coi từ lúc Ricardo bị bệnh tiểu đường cụt hai chân. Gã đang ở trên gác nằm uống Wishky một mình.

* * *

Hay được tin Ricardo đang đau ốm, tôi mới nói với nàng.

- Tớ chia buồn với cậu, Rose.

Khuôn mặt Rosetta ngắn, bạnh ra. Cặp mắt tinh anh thụt vô giữa hai gò má phúng phính, nước da ngăm ngăm. Nàng nheo mắt nhìn tôi nói:

- Ông ấy đã lo xong công việc cho hai người với lại mấy người nữa. Chắc giờ này ông ta mệt cần nằm nghỉ.

Tôi chỉ nghe nàng nói có vậy thôi.

* * *

Nàng đang ngồi tại bàn chơi bài phía đằng xa. Tôi bước tới gần bên mở lời:

- Sao tối nay thế nào rồi, Rosetta?

- Joppy có đó không? - nàng hỏi đưa mắt nhìn quanh.

- Không. Hắn còn ở bên quán bar.

Rosetta nhìn tôi như thế là con mèo chạy lạc vô đây tìm miếng phó mát nàng quăng ra.

Bên trong gian phòng tối om, mịt mù khói thuốc lá nhìn không biết ai là ai chỉ có Mickey khó khăn lắm mới nhận ra. Tôi quay lại thấy Rosetta nhìn tôi chăm chăm.

- Mới đây có mua được Wishky ngon không? - Tôi hỏi. Tôi định hỏi thăm qua loa rồi mới nói chuyện riêng nhưng thấy nàng nhìn chăm chăm tôi ngại, bên trong im phăng phắc cũng khó nói chuyện riêng.

- Đây đâu phải quán bar, hở. Cậu thèm Wishky cứ tới chỗ quán Joppy quen với cậu. - Nàng nhìn ra cửa, tôi đoán chừng nên lui ra về là vừa.

- Tớ không uống rượu đâu, Rose. Tớ cần mua một, hai thùng. Chắc là cậu biết cho hãy chỉ dùm.

- Sao không hỏi chỗ quen? Anh chàng đó dư biết ở đâu có Wishky.

- Joppy chỉ tớ đến đây. Rose, chỉ mới mình cậu biết.

Nàng có vẻ chưa tin những cũng không có gì lo sợ.

- Cậu tìm Frank Green may ra thì mua được.

- Hả? Tìm hắn ở đâu bây giờ?

- Mấy bữa nay không thấy anh chàng đâu. Hay là hắn ở riêng hay lo đi làm ăn gì đó.

Rosetta chỉ biết có vậy. Nàng châm thuốc hút rồi bỏ đi. Tôi cảm ơn xong rồi bước tới cho Mickey đang ngồi.

- Tám banh hả? - Mickey hỏi tôi.

Chuyện chơi không đáng quan tâm. Tôi đặt nằm đồng thua mất, lại thêm năm đồng nữa. Ngồi chơi hết nữa tiếng. Đến đây tôi thấy đã trả đủ tiền mới được tin tức tôi chào ra về.

Vừa ra khỏi chỗ làm ăn của Ricardo tôi thấy nhẹ cả người. Nên nói sao cho đúng nghĩa. Lần đầu tôi làm được một việc theo ý mình. Không ai bảo tôi nên thế này thế nọ. Tôi theo ý tôi. Có thể tôi chưa tìm ra Frank nhưng cố gặp Rosetta để nhắc tên hắn. Nếu nàng cho tôi biết hắn ở đâu tôi sẽ lao đi tìm ngay.

* * *

Tôi đang đứng trước căn nhà lớn ở phố Isabella Street nằm ở cuối hẻm cụt.

Đây là nhà của Vernie. Bọn công nhân thường ghé qua đây tìm gái dưới tay Vernie. Một nơi quen thuộc. Trên tầng hai và tầng ba có ba phòng, tầng một làm nhà bếp và phòng khách thư giãn.

Vernie có nước da nhợt nhạt, tóc hoe phơn phớt. Thân hình nàng có hơn trăm ký. Vernie chỉ ở dưới nhà bếp lo nấu ăn cả ngày. Đứa con gái, Darcel cũng to béo như mẹ nó, lo việc mời khách ngồi nghỉ ăn uống nhờ vậy nó kiếm được chút đỉnh tiền đô.

Trong số khách lui tới có Odell thích đến ngồi lai rai nghe nhạc qua mấy quay đĩa hát. Lúc rảnh rỗi Vernie bước ra chào khách quen, có khi tự giới thiệu với khách mời.

Nếu bạn muốn tìm gái chơi thì lên trên lầu có mấy em ngồi trước của phòng nếu hôm đó chưa có khách. Huey Barnes đang ngồi ở phòng đợi trên lâu hai. Trông gã có khổ người to bề ngang, gương mặt như trẻ con vô tư, nhìn kỹ sẽ nhận thấy Huey lanh lẹ, mắt nhìn dữ dằn, có gã đến ngồi đây công việc làm ăn dễ dàng.

Mãi xế trưa tôi ghế vô đó.

- Kia Easy Rawlins, - Darcel vừa nói xong chìa bàn tay mập ú ra, - Tớ tưởng cậu chết từ hồi nào, bỏ bọn tớ để về chầu trời.

- Ờ - ờ Darcie. Cậu biết là tớ còn sống sót dành cho cậu.

- Thì nhào vô đây, cưng. Nhào vô.

Nàng kéo tôi vô phòng khách. Bên trong đã có mấy người ngồi uống rượu nghe nhạc Jazz. Trên bàn cà phê bày một tô cơm mốc sì và đĩa ăn.

- Kia Easy Rawlins! - Có ai gọi từ phía nhà bếp.

- Khỏe luôn chứ, cưng? - Vernie vừa nói vụt chạy về phía tôi.

- Khỏe thôi, Vernie, khỏe thôi.

Nàng níu lấy tôi cọ xát vô thân hình mập ú tưởng chừng như tôi đang cuộn mình trên chiếc nệm bông.

- Ồ, - nàng lẩm bẩm trong miệng, vừa nhấc bổng tôi lên -Lâu ngày quá nhỉ. Lâu lắm mới gặp lại!

- Ờ, ờ, tôi nói. Tôi quay qua níu lấy nàng sà xuống chiếc trường kỷ.

Vernie cúi xuống nhìn tôi, cười nói:

- Nằm yên đó, Easy. Cậu nhìn thấy gì lạ không trước khi bước lên tới đây. - Nói xong nàng bỏ đi xuống nhà bếp.

- Kìa, Ronald có gì lạ không? - Tôi quay qua hỏi gã bên cạnh.

- Chả có gì lạ, Easy, - Ronald White đáp. Gã là thợ ống nước ở khu phố này. Đi tới đâu gã cùng chỉ mặc mỗi bộ đồ thợ ống nước. Có lần gã nói chỉ nhìn bộ đồ lao động mới đánh giá dùng thực chất người ta.

- Thôi ngưng đẻ được rồi chứ? - Tôi thích đùa chuyện nhà Ronald. Vợ gã để năm một. Nàng là một tín đồ sùng đạo không tin chuyện ngừa thai. Ba mươi bổn tuổi có chín đứa con, một đứa sắp đẻ nữa.

- Bọn trẻ nó phá phách dữ lắm, Easy, nói thật với cậu. - Ronald lắc đầu. - Nếu xếp hàng chồng chất bọn chúng leo tới trần nhà. Cậu biết đó mình đi xa mỗi lần về nhà lại thấy ngán.

- Thôi lại đây, nhé. Nghe nói vậy chớ không phải vậy đâu.

Nhìn trán Ronald nhăn xếp lớp như quả táo khô, mọi lần nói chuyện nhìn vẻ mặt gã đầy đau khổ.

- Mình không nói dối đâu, Easy. Mỗi khi về nhà cả một đội quân bao vây lấy mình. Thằng lớn nhảo tới ôm trước. Rồi thằng nhóc còn chưa biết đi. Rồi đến lượt một đứa nữa bò lê bò lết. Tiếp theo Mary bước vô, trông ốm yếu như sắp chết, hai tay ôm hai đứa.

- Mình nói với cậu, Easy. Mỗi tháng mình chi ra năm chục đô la lo cái ăn cho bọn trẻ. Hết đói nó mới hết la. - Vừa kể xong Ronald lia nước mắt. - Ta chịu nổi mà, ông bạn. Cũng phải được thôi.

- Darcell, - Tôi quát - Mang rượu ra cho Ronald đi chứ, nhanh đi. Cậu phải biết ý ông bạn mình chứ.

Darcel mang chai rượu nhãn I. W. Harpers ra rót đều ba ly cùng uống, tôi trả tiền rượu ba đô la.

- "Ờ", - Curtis Cross vừa lên tiếng. Gã đang ngồi vô bàn ăn cơm. - Bọn trẻ là những sinh vật nguy hiểm nhất trên đời, ngoại trừ bọn con gái tự do tuổi mươi lăm cho tới bốn mươi hai.

Nghe vậy Ronald bật cười.

- Mình chẳng biết gì hết. - Ronald nói. - Ta yêu Mary nhưng ta lúc nào cùng nghĩ đến chuyện bỏ đi. Nếu ta không bỏ đi bọn trẻ giết ta ngay.

- Uống nữa đi, ông bạn. Này Darcie, cứ mang ra đi chứ? Ông bạn đây muốn quên đói.

- Cậu trả tiền một chai rồi, Easy. Cậu lại thích xài phí. - Như bao nhiêu phụ nii da màu khác, Darcel không thích nghe chuyện người chồng bơ vợ con mà đi.

- Chỉ có ba đô la cậu còn có thể kiếm ra được tiền mà? - Tôi giả vờ như ngạc nhiên.

- Bọn mình mua sỉ, Easy. - Darcie cười nhìn tôi.

- Tớ muốn mua sỉ được không? - Tôi hỏi, giả vờ như từ hồi nào đến giờ chưa nghe nói chuyện mua rượu của bọn chặn xe trên xa lộ.

- Tớ không biết. Chuyện đó má mì với tớ để cho Huey chuyện lờ đi mua hàng.

Chuyện đó tôi phải liệu cách. Huey không phải là người mà tôi muốn dò hỏi cho ra Frank Green. Huey chẳng khác gì tên Junior Fornay - mưu mẹo, nham hiểm. Không nên bàn chuyện làm ăn với hắn.

Tôi lái xe đưa Ronald về lúc chín giờ. Hắn gục xuống với tôi khóc lóc khi tôi dìu hắn vô nhà.

- Thôi đừng cho mình về nhà, Easy. Cho mình đi theo cậu, bạn chiến hữu ơi.

Tôi có nhịn cười khi nhìn thấy Mary đứng chờ trước của. Trông nàng gày gò chỉ có phần bụng là căng phồng, hai tay ôm con nhỏ, mấy đứa nhóc xúm quanh mẹ nó trước thềm cửa đứa nọ xô lấn đứa kia tranh nhau nhìn cho được ông bố đang thủng thỉnh về nhà.

- Vô nhà đi Rôn. Bọn trẻ kia nữa, thôi vô đi ngủ hết đi.

Tôi chợt liên tưởng đến lúc vượt qua được những khó khăn trước mắt chắc là đợi tôi lên hương. Còn Ronald lại không có cái may mắn được hưởng một cuộc sống sung túc trừ khi gã từ bỏ cuộc sống nghèo khó trước mắt.

* * *

Qua bữa sau tôi tìm mấy quán bar cỗo Frank đem bán hàng cướp giật và tới chỗ mấy sòng chơi xí ngầu hắn hay lui tới. Tuyệt đối tôi không nói tên Frank. Bởi tôi biết hắn hãy đa nghi, bọn ganster đều như vậy cả nếu phát hiện mọi người bàn tán tới hắn, hắn sẽ chột dạ, nếu hắn cảm thấy tinh thần dao động hắn sẽ giết tôi lúc đó còn đâu mà bàn chuyện buôn bán.

Chính những ngày này hơn bao giờ hết tôi cảm thấy mình là một nhà thám tử.
 
Chương 19


Tới góc phố ngã tư Forty - Ninth và McKinley, người ta thường gặp Zeppo.

Hắn là đứa con lại nửa dân Negro nửa dân Ý người bị liệt. Hắn đứng đó nhìn đời như một vị mục sư gầy guộc hốc hác lắng nghe nhưng lời rao giảng của Chúa. Hắn run rẩy, co quắp người lại đau đớn mặt mũi nhăn nhúm. Có khi hắn cúi gập cả người xuống sát đặt chống hai tay bên hừ đường tưởng chừng như cả khu phố muốn nuốt chửng hắn còn hắn thì lại đẩy ra.

Lão phó cạo Ernest chừa một chỗ phía trước sân nhà của tiệm hớt tóc cho Zeppo dùng ăn xin bởi bọn trẻ hàng xóm nhìn thấy hắn đứng bên ngoài cửa sổ sẽ không dám tới chọc phá.

- Kia, Zep, mạnh khỏe không? - Tôi hỏi.

- Ờ - ở - ở - kh - khỏe - khỏe, Ease. - Gặp bữa tôi nghe hắn nói suôn sẻ, khi thì vất vả làm mới nói hết câu.

- Bữa nay đẹp trời nhỉ?

- P - ph - phải. Do - để - đẹp - đẹp tr - Trời, - Hắn nói cà lăm hai tay úp vô mặt như muốn vô chụp.

- Được đấy, - Tôi nói rồi bước vô tiệm hớt tóc.

- Kìa Easy, - Ernest vừa nói với xếp tờ báo đứng ngay dậy. Tôi bước tới ngồi xuống lão chụp ngay lấy tấm khăn trắng tinh khoác vô trước ngực vòng qua cổ ghim chặt lại.

- Tưởng đâu là thứ Năm ông mới ghé chứ, Ease?

- Lâu lâu phải đổi mới chứ, Ernest. Con người ta mỗi ngày mỗi khác.

- Ái chà! Lạy Trời cho ra con số bảy. - Phía sau có tiếng người quát tháo. Chỗ này lúc nào cùng bày trò chơi đổ hộ hót xí ngầu, có năm tên đang quỳ xuống sau đây ghế cuối cùng tham gia sòng đổ xí ngầu.

- Vậy là sáng nay ngồi nhìn vô gương thấy cần phải có thợ hớt tóc họ? - Ernest hỏi lại tôi. - Hớt cái đầu coi đữ như gấu.

Lão Ernest bật cười tay đưa mấy đường tỉa kéo điệu nghệ chỉnh lại.

Lão Ernest thường mở các buổi biểu diễn Opera sáng tác của Ý trên đài phát thanh. Nếu có bữa nào bạn hỏi vì sao thì lão sẽ cho biết tại vì Zeppo thích nghe. Nhưng làm sao Zeppo nghe được khi mà hắn đứng ngoài phố, mỗi tháng hắn chỉ vô đây một lần để được lão hớt tóc miễn phí.

Cha lão Ernest là một tay nghiện rượu. Mỗi khi say ông đánh đập hai mẹ con đến tươm máu ra mới thôi. Thế nên về sau lão Ernest không thích gần bọn say rượu. Ấy vậy mà Zeppo là một tên nát rượu. Tôi nghĩ tay chân hắn không đến nỗi bị run giật như vậy đâu nếu hắn không uống toàn thứ Wishky rẻ tiền. Hắn chỉ cầu sao xin đủ tiền mua một lon đựng hai xị scotch. Vậy là hắn đủ lên mây xanh.

Zeppo thường say là vậy, có khi thì ngà ngà nên lão Ernest không cho hắn bước vô tiệm.

Có bữa tôi mới hỏi lão sao lại để Zeppo luẩn quẩn trước cửa tiệm trong khi lão lại ghét mấy thằng say. Lão nói với tôi:

- Rồi có lúc Chúa sẽ hỏi ta, sao không ngó ngàng gì tới đứa em út tội nghiệp kia.

Tôi ngồi tán dóc còn mấy tên đằng kia xúm lại đổ hột xí ngầu, nghệ sĩ Don Giovanni đang thì thầm trên đài. Tôi đang muốn tìm ra tung tích Frank Green những phải chờ lúc có ai bắt chuyện. Bởi vì mấy tay phó cạo thường nghe được những thông tin có giá trị ngoài đời. Vậy nên tôi mới vô đây ngồi hớt tóc.

Ernest đang xoa bột cạo râu quanh hai bên má chợt Jackson Blue bước vô.

- Có chuyện gì lạ không, Ernest, Easen - Hắn chào hỏi.

- Kia Jackson, - Tôi nói.

- Thằng Lenny đằng kia kìa, Blue - lão Ernest dặn trước.

Tôi quay nhìn về phía Lenny. Hắn người to béo, hai chân quỳ xuống mặc bộ đồ thợ làm vườn, đội mũ thợ sơn. Miệng hắn nhai một đầu điều xì gà đưa mắt liếc nhìn về phía Jackson Blue.

- Nhờ ông nói lại với tên chết tiệt gầy đét kia bước ra khỏi đây, Ernie. Ta muốn giết cái thằng quỷ đó. Ta không nói giỡn. - Lenny nói ra mặt hăm doạ.

- Hắn có đụng chạm gì tới mi đâu, Lenny. Trở lại chỗ chơi bài không thì ra khỏi chỗ này.

Mấy tay phó cạo có được lợi thế là trong tay có tới một lố dao cạo râu, sẵn sàng lập lại trật tự trong của tiệm.

- Lenny có tội tình gì đâu? - Tôi hỏi.

- Thằng âm binh, - Ernest nói - Nó vậy đó. Thằng Jackson kia cũng vậy thôi.

- Chuyện gì vậy?

Jackson người nhỏ con, da ngăm đen. Nước da hắn đen đến nỗi đứng ngoài trời lúc sáng trăng nhìn tưởng đâu là nước da xanh bóng. Hắn khom người xuống mở to cặp mắt dòm qua cửa.

- Con bé Elba bồ của thằng Lenny lại bỏ đi nữa rồi, - lão Ernest kể.

- Vậy hả? - Tôi đang tính làm sao lại câu chuyện qua Frank Green.

- Cô nàng lãng vảng quanh chỗ Jackson chọc tức Lenny chơi?

Jackson đưa mắt nhìn xuống sàn. Gã mặc bộ đồ sọc xanh đội mũ rơm vành hẹp.

- Vậy à?

- Ờ, Easy. Gã Jackson lo xay thịt đứng theo dõi.

- Tớ chẳng dòm ngó tới cô nàng. Thế mà con bé lại đi kể cho hắn nghe? - Jackson trề môi.

- Biết đâu, người anh em cùng mẹ khác cha lại nói dối ta? - Lenny đang còn đứng đây với bọn tôi. Y như một màn hài kịch trong phim, nhìn Jackson đang có vẻ sợ sệt như con vật bị dồn vô chân tưởng. Lenny đưa cái bụng phệ lúc lắc như con chó dữ chực xông tới.

- Dừng lại! - Lão Ernest quát bước tới đứng giữa hai đối thủ - Không có ai vô đây được gây chuyện xô xát.

- Cái thằng gầy nhom nát rượu này phải trả lời về chuyện con bé Elba đó, Ernie.

- Hắn có nói gì đâu. Ta nói thật mi có muốn làm gì Jackson thì phải qua tay ta, hắn không thể tự nhiên mà bị ăn đòn đâu.

Tôi chợt nhớ Jackson có lúc kiếm ra tiền.

Lenny nhao tới cho Jackson nhưng hắn đã nhanh chân bước qua cho sau lưng Ernest, lão đứng chân ngáng như một tảng đá dựng. Lão quát:

- Trở về cho sòng bạc của mi đang nóng máu sát phạt, - nói xong lão rút ngày con dao cạo trong túi áo bludông xanh ra.

- Ông đừng hòng doạ tôi, Ernie. Tôi không làm ô uể trước cửa nhà ai hết. - Hắn đứng đó nghiêng một bên đầu qua lại như muốn nhìn thấy Jackson nấp sau lưng lão.

Tôi ngồi đó thấy bứt rút khi nhìn hai bên đang đấu khẩu, tự tay tháo khăn choàng lau bớt xà bông quanh mặt.

- Này Lenny, mi vô đây phá đám khách hàng quen của ta. - Lão Ernest chìa ngón tay cứng như sắt vô bụng Lenny, - Một là mi trở lại chỗ đằng sau kia hai là ta phải lột da mi ra. Ta không nói giỡn đâu.

Ai đã biết qua Ernest thì mới biết lão nói là làm ngay. Một tay phó cạo phải tỏ ra bản lĩnh bởi đó là cho giao thiệp làm ăn của một số giới. Cờ bạc có, buôn hàng lậu có, đủ thứ thành phần làm ăn riêng lẻ tập trung chỗ tiệm hớt tóc, nơi đây có thể ví như sinh hoạt của một cậu lạc bộ. Đã vậy thì phải có hệ thống luật lệ mới điều hành trôi chảy chuyện làm ăn được.

Lenny rụt cổ lại hai vai lắc lư, bước lui lại phía sau.

Tôi bước xuống đất đứng gõ trên quầy mấy tiếng:

- Nghe đây nè, Ernie - Tôi nói.

Ernie gật đầu quay về phía tôi mắt còn nhìn theo dõi Lenny.

- Thôi ta chuồn đi, - Tôi nhìn Jackson còn đang cúi đầu nói. Mọi lần Jackson có chuyện bối rối hắn hãy nắm chặt tay lại. Kia tay hắn đang giữ chặt lấy nhau.

- Đi ngay đi, Easy. Có lão Ernie che chắn đằng kia.

* * *

Tôi lái xe đưa hắn đi ngang qua khúc của quẹo rồi vô tới một con hẻm cách đây nửa đoạn đường. Nếu Lenny có theo kịp thì cũng khó mà tìm cho ra đâu.

Hắn không theo được, khi bọn tôi băng ngang qua khu phố Merriweather Lane chợt nghe tiếng người gọi "Blue!".

Thì ra là Zeppo. Hắn bước loạng choạng theo sau lưng bọn tôi như một người đang chống cái nạng vô hình. Hắn bước tới một bước như muốn té nhào rồi hắn lại tiếp tục lê bước giữ ngay người lại.

- Kia, Zep! - Jackson lên tiếng. Hắn liếc nhìn qua vài Zeppo coi thử có Lenny bám theo.

- J... Jackson.

- Có việc gì đấy hả, Zeppo? - Tôi muốn nói riêng với Jackson mà không muốn ai nghe.

Zeppo nghển cổ ra phía sau để nhìn cho rõ hơn nữa, hai tay ôm lấy vai. Trong hắn y như còn chim lạc loài sầu thảm. Hắn cười mà tôi nhìn như người chết.

- L-l- Lenny nó đo-i-ên-điện, - chợt hắn họ sù sụ, với Zeppo thì đó là một tràng cười. - C-ậu-ậu vẫn bu-ô-ôn ba-án, B-Blue?

Tôi muốn ôm hôn kẻ tàn tật.

- Không đâu, bạn ơi. - Jackson nói - Dạo này Frank làm ăn khá. Hắn mua bán xe hơi cũ. Hạn chê việc ít tiền.

- Cậu không bán hàng của Frank nữa sao? - Tôi hỏi.

- Ờ-ờ. Hắn ngon lành hơn một tên Nigger như tớ xa.

- Khỉ họ! Tớ đang thèm rượu đây. Tớ đang mở được một bữa tiệc mà còn thiếu rượu.

- Bước thôi để tớ nghĩ cách, Ease. - Jackson mắt mở to sáng rỡ. Hắn còn ngoái cổ nhìn ra phía sau coi thử Lenny có bám theo không.

- Cụ thể thế nào?

- Cậu có thể mua một phần hàng của Frank rồi nhường lại cho bọn tớ.

- Là bao nhiêu cho đủ?

- Cậu cần bao nhiêu?

- Một vài thùng Jim Beam là đủ rồi.

Jackson đưa tay gãi cằm:

- Frank bán cho tớ tình theo thùng. Tớ chỉ mua được ba thùng về bán lại một thùng giá lẻ từng chai.

- Chừng nào cậu đi? - Tôi đang trông có được hàng chợt nhìn thấy Jackson còn đang lưỡng lự. Một lúc sau hắn mới nói:

- Cậu nghĩ gì vậy, Ease?

- Nghĩa là sao?

- Là... - Hắn nói, - Sao cậu muốn tìm Frank?

- Ối giời, tớ chẳng hiểu cậu muốn nói gì. Tớ đang lo thứ Bảy có buổi họp mặt, nhìn trong tủ gương thấy trống không. Tớ còn được mấy đô, vậy mà thứ Hai vừa rồi hãng cho thôi việc lấy đầu ra tiền mua Wishky.

Từ nãy giờ Zeppo đứng đó tay chân run rẩy. Hắn đang ngóng coi thử có mua bán được chai nào chưa.

- Ờ, được, nếu cậu cần gặp, - Jackson nói chưa có vẻ gì chắc chắn. - Vậy tớ giao hàng ở chỗ khác được chứ?

- Chẳng sao cả. Nói chung tớ chỉ cần mua được thứ Wishky rẻ tiền, cậu rành mấy chuyện đó quá.

- Phải mà, Easy. Cậu biết không tớ mua của Frank có khi mua ngay tại chỗ hắn bán hàng ra. Mắc hơn một chút mà còn được lời.

- Thế nào cùng được cả, Jackson. Miễn sao có hàng là được.

- T-t-tớ-tớ cũng vậy, - Zeppo nói với theo.

 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top