Cập nhật mới

Dịch Full Bóng Tối Kinh Hoàng

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Bóng Tối Kinh Hoàng

Bóng Tối Kinh Hoàng
Tác giả: Sidney Sheldon
Tình trạng: Đã hoàn thành




Cái chết của những người có liên quan đến Prima lần lượt xảy ra một cách bí ẩn và đột ngột khiến người thân của họ bàng hoàng đau đớn. Hai người phụ nữ giỏi giang xinh đẹp cùng chung nỗi đau mất chồng đã sát cánh bên nhau trong cuộc chiến sinh tử với bọn người dùng thủ đoạn tàn bạo để làm giàu bất chính. Họ đã vượt qua mọi thử thách cạm bẫy bủa giăng khắp nơi để tìm ra sự thật về cái chết của chồng họ và về Prima. Bóng Tối Kinh Hoàng - giải đáp cho sự chiến thắng của điều thiện, của khát khao sống, của tình yêu...

Sidney Sheldon lại một lần nữa chinh phục độc giả toàn thế giới. Ông không viết nhiều, chỉ hơn 20 cuốn tiểu thuyết nhưng đều được dịch ra hàng chục thứ tiếng và tính đến nay, đã có trên 300 triệu tiểu thuyết mang "thương hiệu" Sidney Sheldon được độc giả toàn thế giới hân hoan đón nhận.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1


Trên phố Manhattan, bên trong phòng xử án số 37 Toà án Hình sự tối cao đặt trụ sở tại số 180 phố Centre Street vừa mở phiên xử tên tội phạm Anthony (Tony) Altieri. Phòng xử đông nghẹt người tham dự kể cả đông đảo các nhà báo.

Ngồi ở hàng ghế bị cáo là Anthony Altieri khom người co ro như con ếch bị trói gô lại. Chỉ có cặp mắt gã còn có vẻ tinh anh mỗi khi liếc nhìn qua Diane Stevens ngồi ở hàng ghế nhân chứng, nàng như thấy được hết cơn căm giận của gã đang sôi lên sùng sục.

Ngồi gần bên bị cáo Altieri là luật sư bào chữa Jake Rubenstein, nổi tiếng nhờ ở hai điểm thân chủ là thành phần bọn thổ phỉ, hơn nữa nhờ ở tài biện hộ phần đông thân chủ toà xứ án trắng án.

Rubenstein người nhỏ thó nhưng mà bộ óc lại lanh lẹ phán đoán chính xác. Ông khoác lên người nhiều phong cách qua nhiều phòng xử án. Toà án là đất dụng võ ông ta được tôn vinh như một bậc thầy lão luyện trong nghề. Ông có tài đánh giá đối phương, vạch trần chỗ yếu một cách sắc sảo. Rubenstein đã từng tự ví mình như một con sư tử khôn khéo nép mình để như bắt chộp lấy con mồi… Hay như loài nhện tinh khôn giăng lưới chờ con mồi sụp bẫy chịu chết… Có lúc ông ta đóng vai một ngư phủ cần mẫn, nhẹ nhàng buông lưới rồi thong thả lui tới thăm dò mẻ lưới.

Luật sư bào chữa để mắt quan sát người ngồi ở hàng ghế nhân chứng. Diane Stevens trong độ tuổi ba mươi. Nàng có dáng dấp quý phái, tóc nàng màu hoe vàng mềm mại. Đôi mắt trong xanh, khuôn mặt khả ái. Nàng là một cô hàng xóm tốt bụng. Nàng ngồi đó ăn mặc đúng mode thời trang trong bộ váy đen. Jake Rubenstein biết được trước đó một bữa nàng khéo léo gây ấn tượng tốt với ngài quan toà. Ông thấy cần phải thận trọng hơn trong cách ứng xử với nhân chứng nầy.

Lần nầy ta muốn đóng vai một ngư phủ. Rubenstein tranh thủ dành cảm tình với phía nhân chứng, ông cất tiếng giọng hoà hoãn.

- Thưa bà Stevens, trong buổi cung khai hôm qua bà cho biết ngày hôm đó, mười bốn tháng mười, bà lái xe trên đại lộ phía Nam Henry Hudson Parkway thình lình xe xẹp bánh bà cho xe lết được một chặng tới phố 158th street. Băng qua một con đường nhỏ vô tới khu vực Fort Washington Park phải không?

- Vâng! - Giọng nàng nghe nhỏ nhẹ biết điều.

- Bà nghĩ sao khi cho xe dừng lại khu vực dành riêng nầy?

- Xe tôi bị xẹp bánh, nên phải tránh vô đường hẹp, vừa lúc tôi nhìn thấy phía trước mái nhà một cabin khuất trong lùm cây. Nơi đây chắc là có người có thể giúp tôi.

- Bà là hội viên câu lạc bộ ô tô?

- Vâng!

- Trên xe có gắn điện thoại?

- Có!

- Sao bà không gọi tới chỗ câu lạc bộ?

- Tôi thấy như vậy mất công lâu hơn.

Rubenstein tỏ ra biết điều.

- Tôi hiểu. Vả lại bà đã muốn dừng xe tấp vô chỗ cabin trước mặt?

- Vâng.

- Cho nên bà muốn nhờ người trong cabin ra giúp?

- Đúng vậy.

- Lúc đi bên ngoài trời còn sáng?

- Tôi nhớ đâu mới khoảng năm giờ chiều.

- Bà nhìn thấy rõ mọi thứ xung quanh lúc đó chứ?

- Tôi còn nhìn rõ.

- Bà nhìn thấy gì, thưa bà Stevens?

- Tôi nhìn thấy Anthony Altieri.

- À vậy trước đó bà biết mặt anh ta rồi?

- Dạ không.

- Bà có chắc đó là Anthony Altieri?

- Tôi nhớ đã thấy hình đăng trên báo…

- Vậy là hình chụp trông giống mặt mũi bị cáo ngồi đây?

- Vâng, đó…

- Bà còn thấy gì khác hơn bên trong cabin?

Diane rùng mình thở ra, nàng chậm rãi cất tiếng cố nhớ lại trong đầu.

- Bên trong cabin có bốn người đàn ông. Một người bị trói ngồi trên ghế. Nhìn thấy Altieri đang hỏi chuyện, hai người kia đứng gần bên. - Giọng nàng run run - Altieri rút súng ra, la hét một hồi mới… mới bắn một phát từ phía sau gáy…

Jake Rubenstein liếc nhìn qua phía quan toà đang lắng nghe lời khai nhân chứng.

- Lúc đầu bà phản ứng ra sao, bà Stevens?

- Tôi chạy lui ra ngoài xe bấm máy di động gọi số…

- Rồi sao?

- Tôi lái xe bỏ đi.

- Xe xẹp bánh mà?

- Vâng tôi biết…

Ngư ông ngồi chỗ xem động tĩnh trên mặt nước.

- Sao bà không báo cho cảnh sát tới?

Diane nhìn qua phía luật sư biện hộ. Lúc nầy Altieri chăm chú nhìn theo nàng với ánh mắt nham hiểm. Nàng nhìn tránh chỗ khác.

- Tôi không thể nán lại bời vì tôi… tôi sợ người bên trong chạy ra nhìn thấy.

- Tôi hiểu. - Rubenstein giọng nói đanh lại, - Còn một chỗ khó hiểu là khi cảnh sát nghe gọi họ chạy tới ngay cabin nhưng không những không tìm thấy ai, thưa bà Stevens, mà nhìn quanh cũng không thấy dấu vết có người ở đấy, chớ đừng nói là vừa có một án mạng xảy ra.

- Tôi không thể nói là… tôi…

- Bà là một hoạ sĩ, phải không?

Nghe hỏi nàng kinh ngạc:

- Vâng, tôi…

- Bà hài lòng với công việc hiện tại?

- Vâng. Có thể nói là thành công, nhưng mà sao…

Đã tới lúc ta nhấc cần được rồi đấy.

- Xin nói thêm một chút riêng tư không làm phiền bà chứ? Mỗi đêm khán giả theo dõi chương trình truyền hình lúc 9h, đọc trang bìa tạp chí số…

Diane hốt hoảng nhìn theo người nói:

- Tôi không quảng cáo cho tôi. Tôi không sai khiến một người thật thà để mà…

- Cái cốt lõi là ở chỗ thật thà đấy thưa bà Stevens.

- Tôi xin nêu lên một bằng chứng không thể ngờ được ông Altieri là một người thật thà. Xin cám ơn bà. Bà coi như "xong hàng" rồi đó.

Diane không màng tới câu nói nước đôi. Nàng bước trở lại chỗ ngồi trong lòng căm giận. Nàng hỏi nhỏ luật sư nguyên cáo.

- Tôi có thể ra về được chứ?

- Được tôi sẽ cho người đưa bà ra xe.

- Thôi khỏi phiền ông, cám ơn.

Nàng bước ra cửa, đi tới chỗ đậu xe, bên tai còn nghe văng vẳng câu nói luật sư biện hộ của bị cáo.

"Bà là một hoạ sĩ phải không?… Xin nói thêm chút về đời tư không làm phiền bà chứ…" Thật xấu hổ. Dù sao nàng cảm thấy hài lòng lời cung khai trước toà. Nàng thấy sao nói ra vậy không ai có thể hồ nghi cho việc đó Anthony Altieri sẽ bị buộc tội, bị kết án tù chung thân, và Diane không làm sao quên được cái nhìn cay đắng khi hắn nhìn thấy nàng, nhớ lại nàng rùng mình.

Diane chìa vé giữ xe ra tới chỗ lấy xe đi. Hai phút sau Diane lái xe ra tới giữa phố nhắm hướng bắc chạy về nhà.

Xe dừng lại ngã tư. Diane vừa thắng xe thì nhìn thấy một anh chàng ăn mặc bảnh bao đứng trên lề bước lại gần:

- Xin lỗi bà. Tôi lạc đường. Bà có thể…

Diane kéo cửa xe xuống.

- Bà có thể chỉ đường tới chỗ Holland Tannel được chứ? - Gã nói giọng Ý.

- Vâng. Dễ thôi chạy tới chỗ dừng đầu tiên.

Nhanh tay gã chĩa súng gắn ống hãm thanh lên tiếng:

- Bước xuống xe, nhanh!

Diane xanh mặt.

- Được, xin ông đừng…

Vừa chớm tay mở cửa xe, gã bước thụt lùi, ngay khoảnh khắc đó Diane nhấn ga cho xe vọt lẹ tới trước tai nghe tiếng đạn bay vèo thủng một lỗ kính xe cửa sau, một viên nữa trúng vô thùng xe. Trống ngực đánh thình thịch nàng cố lấy hơi thở ra.

Diane Stevens từng nghe nói bọn chặn đường cướp xe trước đây rất lâu nhưng với người khác. Lần nầy gã đàn ông muốn giết nàng. Bọn cướp xe cũng giết người hay sao? Diane nhấn điện thoại di động gọi số 911…

Hai phút sau nghe máy gọi lại.

- 911. Quý khách gọi cấp cứu.

Đến lúc nầy Diane muốn trình bày nội vụ thì cũng không thể giải quyết. Bọn cướp đã cao bay xa chạy từ khuya.

- Tôi cho người tới ngay. Yêu cầu bà cho biết tên địa chỉ số phone.

Diane đọc ra trên máy. Vô ích, nàng nghĩ. Nàng ngoái nhìn lại tấm kính cửa xe phía sau chợt rùng mình. Nàng cố gắng gọi máy Richard đang ở công xưởng, giờ nầy còn phải lo cho xong một công trình khẩn cấp.

Nếu nàng cho hay vụ việc vừa rồi ông sẽ phóng xe về ngay. Nàng không muốn nhìn thấy ông bỏ ngang công việc đang tới hồi kết thúc. Thôi thì đến lúc về nhà ta sẽ kể lại sau.

Bất chợt một ý tưởng vừa nảy ra trong đầu khiến nàng rùng mình! Có phải người đàn ông kia chờ nàng tới hay là một sự tình cờ ngẫu nhiên? Nàng nhớ lại câu chuyện giữa nàng với Richard lúc vụ xử án vừa diễn ra. Anh không muốn em đứng ra làm chứng, Diane. Em sẽ mang hoạ.

- Anh đừng lo, Altieri sẽ bị lãnh án. Hắn sẽ lãnh án tù chung thân.

- Nhưng hắn còn bạn bè người thân…

- Richard, nếu em không làm chứng, em không thể chịu được.

Vụ việc xảy ra chỉ là một sự tình cờ ngẫu nhiên, Diane nghĩ. Altieri không thể nào muốn tính chuyện giang hồ với nàng ngay lúc hắn còn ra toà.

Diane lái xe qua khỏi quốc lộ, rẽ hướng phía tây chạy về nhà trên phố Bảy mươi lăm. Trước khi cho xe đậu dưới hầm, nàng nhìn quanh một lần cuối. Không thấy có dấu hiệu gì lạ.

***

Căn hộ nàng ở thoáng mát, phòng khách rộng rãi, cửa sổ từ dưới lên trên, lò sưởi xây bằng đá hoa.

Ghế sofa bọc nệm, ghế bành, tủ sách gắn vô tường, một máy truyền hình màn ảnh lớn. Trên tường treo đầy tranh vẽ đủ màu sắc của nhiều hoạ sĩ danh tiếng, ở một góc kia được dành riêng những tác phẩm của Diane.

Phòng kế bên buồng ngủ lớn và buồng tắm, là buồng ngủ dành cho khách, một xưởng vẽ tràn ngập ánh nắng nơi Diane ngồi vẽ, trên tường treo nhiều tranh, chính giữa gian phòng bày một bức tranh chân dung chưa vẽ xong.

Mỗi khi về đến nhà Diane lao ngay vô xưởng vẽ. Nàng tháo tranh vẽ chưa xong xuống, căng khung bạt mới toanh lên vẽ. Nàng đang phác hoạ lại khuôn mặt gã đàn ông đòi giết nàng, nhìn lại hai bàn tay run rẩy nàng quăng cọ vẽ xuống không vẽ được.

***

Trên đường lái xe tới căn hộ nơi ở của Diane Stevens, thám tử Earl Greenburg cằn nhằn:

- Đây là công việc mình chán ghét nhất.

Robert Praegitzer lên tiếng:

- Thà mình nói ra hết còn hơn để họ ngồi nghe tin tức trên truyền hình.

Gã nhìn qua Greenburg.

- Cậu định kể lại cho bà ta nghe à?

Earl Greenburg gật, vẻ mặt buồn buồn. Gã nhớ lại câu chuyện anh hùng thám tử đến báo tin cho người vợ một nhân viên cảnh sát tuần tra về cái chết của anh ta.

- Bà ta rất dễ xúc động. Sếp dặn dò cậu nên liệu cách để thông báo.

- Yên chí, tôi sẽ liệu cách.

Nhân viên thám tử đến gõ cửa nhà Adams, người vợ bước ra mở cửa.

- Thưa bà có phải là vợ goá ông Adams?

**

Nghe tiếng chuông báo ngoài cửa trước.

Diane giật mình. Nàng chưa biết ai đến đây, nàng nói vô máy nhắn nội bộ:

- Ai vậy?

- Thám tử Earl Greenburg. Tôi muốn gặp bà Stevens có chút việc.

Chắc là chuyện cướp xe hôm trước đây, Diane nghĩ. Cảnh sát đến nhanh thế?

Nàng nhấn nút mở cửa Greenburg đứng trước thềm.

- Chào ông Có phải bà Stevens ở đây?

- Vâng. Cám ơn ông đến kịp lúc. Tôi vừa phác hoạ lại khuôn mặt anh chàng hôm nọ, nhưng rồi… - Nàng hít vô một hơi.

- Gã người ngăm ngăm đen, mắt nâu nhạt có nốt ruồi nhỏ một bên gò má. Hắn có súng hãm thanh và…

Green đang còn lóng ngóng nhìn theo:

- Tôi lấy làm tiếc. Tôi chưa hiểu ra sao…

- Hắn là tên cướp xe. Tôi gọi điện thoại di động số 911 và… - Nàng thoáng nhìn thấy nhà thám tử đổi sắc mặt.

- Không phải vụ cướp xe, phải vậy không ông?

- Thưa bà không phải chuyện xe, - Greenburg im lặng một lúc.

- Bà cho phép tôi vô nhà được chứ?

- Mời ông vô.

Greenburg bước vào trong.

Nàng nhìn theo cau mày.

- Thế là sao? Có việc gì không may chăng?

Lời nói dường như không muốn đến tai nàng.

- Vâng, tôi lấy làm tiếc… Tôi… Tôi đến đây báo tin buồn. Tin chồng bà.

- Chuyện gì vậy? - Giọng nàng run run.

- Ông gặp tai nạn.

Diane chợt thấy ớn lạnh.

- Tai nạn ra sao?

Greenburg hít vô một hơi sâu.

- Ông bị giết chết đêm hôm qua, thưa bà Stevens. Xác nạn nhân nằm dưới gầm cầu mới vừa phát hiện sáng nay.

Diane nhìn theo một hồi lâu, chậm rãi lắc đầu.

- Ông có báo tin nhầm không hở ngài Trung uý. Chồng tôi đang lo công việc tại sở làm trong phòng thí nghiệm.

Nhà thám tử thấy khó nói.

- Thưa bà Stevens, tối qua ông có về nhà không?

- Không, Richard thường đi làm khuya. Ông là một nhà khoa học.

- Nàng cảm thấy càng xúc động hơn.

- Thưa bà Stevens, bà đã hay biết chuyện ấy quan hệ với bọn mafia?

Diane tái mặt.

- Bọn mafia? Ông có điên chăng?

- Chúng tôi tìm thấy…

Diane nghe hơi thở dồn dập.

- Cho tôi xem giấy tờ của ông.

- Có đây, nhà thám tử Greenburg chìa ra thẻ căn cước. Diane liếc mắt nhìn trả lại, nàng vung tay tát mạnh vô mặt gã.

- Ông ăn lương nhà nước để đi hù doạ người dân lương thiện hay sao? Chồng tôi chưa chết? Ông đang công tác tại sở. -Nàng thét lên một tiếng.

Greenburg nhìn sâu vô mắt nàng đau đớn chưa muốn tin:

- Thưa bà Stevens, bà cần có người chăm sóc, tôi sẽ cho người tới đây nếu thấy…

- Chỉ có ông mới cần người trông coi. Thôi ông đi về đi!

- Bà Stevens…

- Đi ngay!

Greenburg chìa ra tấm thẻ hình sự đặt xuống bàn bên cạnh.

- Nếu cần trao đổi với tôi, bà gọi số máy nầy.

Sau khi thám tử Earl Greenburg ra về, Diane khoá cửa trước nghe tiếng hơi thở còn run run.

Quân ngốc nghếch? Đến nhầm địa chỉ còn muốn doạ người. Ta sẽ báo cáo lên trên, vừa nói nàng liếc nhìn đồng hồ trên tay. Richard sẽ về trong chốc lát thôi. Đến giờ dọn bữa ăn tối, nàng vừa nghĩ. Nàng làm món cơm chiên Dương Châu, món ăn hợp khẩu vị ông.

Nàng đi xuống bếp.

Do công tác cần được bảo mật, Diane không thể đến phòng thí nghiệm nói chuyện, nơi không nghe ông gọi coi như nàng phải hiểu là ông đi về trễ. Nàng vừa làm xong món cơm chiên là tám giờ. Nàng nếm thử nhếch mép cười vừa miệng, một món hợp khẩu vị Richard. Nhìn đúng mười giờ chưa thấy ông về…

Diane đem món cơm cất vô tủ lạnh, viết mấy chữ treo ngoài cửa tủ. "Anh yêu quý, đồ ăn cất trong tủ. Anh về gọi em thức dậy". Về tới nơi chắc là Richard phải kêu đói bụng.

Diane thấy trong người lừ đừ, nàng thay đồ, mặc áo ngủ đánh răng vô giường nằm ngủ, thoáng chốc nàng đã chìm sâu vô giấc ngủ.

Khoảng ba giờ sáng thức giấc nàng la hét om sòm.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2


Tờ mờ sáng Diane mới thấy hết run. Cái cảm giác ớn lạnh nó vô thấu tận xương tuỷ. Sẽ không còn có lúc được nhìn thấy nhau, nghê giọng nói, được ôm ấp. Nàng nghĩ ngợi, lỗi tại ta. Thà ta đừng ra dự phiên toà. Ôi Richard, tha thứ cho em… xin anh tha thứ cho em. Em không thể bước tiếp chặng đường thiếu vắng anh. Em đã mất hết tất cả bởi vì anh là cuộc sống là lý trí của đời em.

Nàng muốn thu người lại như con sâu cuốn.

Nàng muốn trốn chạy.

Nàng đi tìm cái chết.

Nàng nằm đó chơi vơi nhớ lại ngày nào khi Richard đến làm thay đổi đời nàng.

Diane West lớn lên tại khu phố Sands Point, New York, một nơi yên tĩnh. Cha nàng một bác sĩ phẫu thuật, mẹ là hoạ sĩ, năm ba tuổi Diane đã biết học võ.

Nàng học trường nội trú St. Paul, năm học đầu tiên ở đại học nàng có một thời gian quan hệ lui tới với ông thầy dạy toán khéo tán gái. Ông tỏ lời muốn cưới nàng chỉ… nàng mà thôi. Lúc Diane biết ông đã có vợ ba con nàng quyết một là chọn môn toán hay ông già lẩm cẩm, nàng xin chuyển trường khác.

Say mê vì môn nghệ thuật những lúc rảnh rỗi nàng ngồi vô ghế vẽ. Năm ra trường nàng đã có tranh bán, nổi tiếng là một hoạ sĩ tài năng.

Mùa thu năm đó Diane được nhận bày tranh tại Gallery nổi tiếng ở phố Fifth Avenue, mang lại cho nàng một vinh dự thành công lớn. Người làm chủ Gallery, Paul Deacon giàu có hiểu biết rộng, một người Mỹ gốc châu Phi đã giúp đỡ cho tài năng Diane phát triển.

Đêm khai mạc phòng tranh đông người coi, Deacon vội chạy tới bên Diane, nụ cười trên gương mặt ông rạng rỡ:

- Chúc mừng… em? Số tranh bán được gần hết. Vài tháng nữa tôi muốn làm thêm một phòng tranh, em sẽ có tranh tham dự.

Diane sung sướng vô cùng:

- Thật tuyệt vời, Paul.

- Em xứng đáng. - Ông vỗ vai nàng rồi bỏ đi.

Diane dừng lại cho chữ ký, chợt nghe một người lạ mặt bước tới sau lưng nói.

- Tôi thích những đường nét trong tranh bà…

Diane đứng lặng người. Nàng sững sờ quay qua nhìn há hốc mồm toan bẻ lại một câu, anh buột miệng nói:

- Chẳng kém gì đường nét uyển chuyển trong tranh Rossetti hay Manet. - Anh vừa đứng ngắm nghía tranh vừa nói.

Diane lấy lại bình tĩnh.

- Ồ, - Nàng vừa đáp vừa để mắt nhìn theo. Anh chàng khoảng độ tuổi ba mươi, cao lớn thân hình lực sĩ, mái tóc vàng, mắt xanh sáng rỡ. Anh mặc trên người bộ đồ màu sậm, áo sơ mi trắng thắt cà vạt nâu.

- Tôi… tôi cám ơn ông.

- Bà vẽ tranh từ lúc nào?

- Tôi vẽ từ nhỏ. Mẹ tôi là hoạ sĩ. - Bà nhếch mép cười.

- Mẹ tôi làm đầu bếp, tôi thì không biết nấu ăn. Tôi biết tên bà. Tôi là Richard Stevens.

Cũng vừa lúc Paul Deacon quay lại trên tay cầm ba gói hàng.

- Tranh của ông đây, ông Stevens. Chúc ông vui vẻ. - Ông giao hàng xong, bỏ đi.

Diane ngạc nhiên nhìn theo:

- Ông mua ba bức tranh của tôi.

- Và còn treo ở nhà hai bức nữa.

- Tôi… tôi được ngưỡng mộ đến vậy?

- Tôi chọn những hoạ sĩ tài năng.

- Cám ơn ông!

Ngẫm nghĩ anh buột miệng nói:

- À bà còn nhiều việc, thôi tôi phải đi ngay.

Diane nghĩ khác:

- Không, Tôi thong thả.

Anh nhếch mép cười.

- Hay lắm - Anh lại nói - Bà có thể dành cho tôi một vinh dự.

Diane liếc nhìn bàn tay trái, tay không đeo nhẫn cưới:

- Vâng.

- Tôi vừa mới được hai vé xem diễn lại vở "Tâm hồn vui tươi" của Noel Coward đêm mai, không có ai đi chung. Nếu bà không bận rộn gì…

Diane nhìn thêm một lần nữa. Trông anh chàng dễ thương hấp dẫn đấy chứ, có điều hai ta hãy còn xa lạ. Chớ nên phiêu lưu. Càng phiêu lưu hơn khi nàng muốn nói với mình. Ta cũng thích lắm chứ.

Tối hôm sau là một đêm thật mê mẩn. Richard Stevens hoá ra là người hoạt bát vui nhộn như gặp người đồng điệu. Hai kẻ xa lạ mà lại thấy tương đắc chuyện nghệ thuật, âm nhạc, nhiều lĩnh vực khác nữa. Nàng muốn được gần gũi, nghĩ lại thì không biết anh chàng có như mình tưởng chăng.

Cuối buổi Richard lên tiếng hỏi.

- Tối mai bà rảnh chứ?

Diane đáp không do dự.

- Có.

Tối hôm sau hai người ngồi chung bàn tại một nhà hàng yên tĩnh trên phố Sotto.

- Richard, tôi muốn biết anh là ai.

- Đơn giản thôi. Tôi sinh ra ở Chicago. Cha tôi làm nghề xây dựng. Vẽ kiểu nhà đi nhiều nơi trên thế giới, mẹ tôi cũng đi theo ông. Tôi biết được khoảng mười nước học được nhiều thứ tiếng.

- Bình thường anh làm nghề gì để sinh sống?

- Tôi đang phục vụ cho cơ sở KIG - Kinsley International Group.

- Nghe hay đấy.

- Càng thú vị hơn. Là nơi dẫn đầu những cuộc thí nghiệm kế hoạch học, làm việc theo phương châm "Hôm nay chúng tôi chưa tìm ra câu giải đáp, hãy đợi ngày mai".

Sau bữa ăn tối, Richard đưa Diane về nhà. Đến trước cửa nhà, cầm tay nàng anh nói.

- Một buổi tối tuyệt vời! Cám ơn em.

Anh cất bước đi.

Diane đứng nhìn theo, nghĩ ngợi, ta hài lòng chàng ta lịch sự không phải là tay săn gái. Ta lấy làm hài lòng. Quái!

***

Mãi về sau chàng và nàng gặp gỡ mỗi đêm, và mỗi lần Diane được gần gũi Richard nàng thấy mặn nồng hơn.

Một buổi tối thứ Sáu Richard hỏi nàng:

- Mỗi tuần ngày thứ Bảy tôi phụ trách huấn luyện đội bóng, em muốn đến không?

Diane gật.

- Muốn lắm chứ, thưa ông Huấn luyện viên.

Buổi sáng Diane ngồi xem Richard quần nhau với đội bóng của bọn trẻ. Anh tỏ ra tận tâm chăm sóc, reo hò cùng bọn trẻ mỗi khi bắt được bóng, bọn trẻ khoẻ phải nói, thích thú khi được chơi với ông huấn luyện viên.

Diane nghĩ thầm, ta đang yêu. Ta đang yêu.

Vài bữa sau Diane hẹn đi ăn cơm tối với mấy cô bạn đồng nghiệp, lúc ra về tạt ngang qua hàng quán bà thầy bói bohemien.

Đắn đo một hồi Diane bảo:

- Ta nhào vô đây coi thử một quẻ xem sao?

- Thôi đi, Diane. Tớ phải đi ngay về chỗ làm!

- Mình cũng bận đây.

- Tớ còn đi đón Johnny.

- Thôi thử vô đi xem sao, kể lại cho bọn mình nghe sau.

- Thôi thì được. Tớ vào xem.

Năm phút sau Diane được mời ngồi trước mặt một bà mặt mũi xấu xí, mồm bịt đầy răng vàng, trên đầu trùm chiếc khăn san bẩn thỉu.

Phi lý, tại sao ta muốn nhào vô đây? Chuyện đó nàng phải biết. Nàng muốn biết tương lai sau nầy giữa nàng với Richard có hợp với nhau. Nghĩ cũng buồn cười, nàng nghĩ.

Diane ngồi nhìn bà thầy bói bốc một bộ bài tarô, tay bà xáo bài mắt không rời bộ bài.

- Tôi muốn biết là…

Suỵt! Bà thầy lật một lá bài lên, lá bài anh chàng làm Hề tay đeo túi xách, ăn mặc màu mè. Bà nhìn thật lâu:

- Cô em đây còn nhiều việc bí ẩn phải bói cho ra. Bà lật tiếp thêm một lá. Lá bài hình Mặt trăng còn ham muốn điều gì chưa rõ?

Diane lưỡng lự rồi gật đầu.

- Có phải một người đàn ông nào đây?

- Phải!

Bà thầy lật tiếp theo một lá khác.

- Lá bài tượng trưng Tình nhân.

Diane tươi cười:

- Có phải điềm tốt?

- Để phải coi thêm ba lá nữa. - Nói xong bà lật tiếp một lá khác. - Lá bài người bị treo cổ. Bà lưỡng lự đặt tay lật lá bài tiếp theo.

- Con quỷ? - Bà nói khẽ.

- Tức là điềm xấu? Diane hỏi.

Bà thầy bói không nói ra.

Diane ngồi nhìn bà lật tiếp một con bài chót. Bà lắc đầu. Bà lặng lẽ nói thầm:

- Lá bài Thần chết.

Diane đứng ngay dậy.

- Tôi không tin mấy chuyện nầy, nàng tức giận.

Bà thầy ngước nhìn lại rồi chợt nói, lời bà nói nghe như không.

- Tin hay không cũng chẳng sao. Bởi Thần chết rình rập quanh em.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3


Berlin, Đức

Cảnh sát Trưởng Otto Schiffer cùng với hai nhân viên cảnh sát mặc sắc phục, người quản lý chung cư, ông Karl Goetz chăm chú nhìn xuống xác chết trần truồng nằm co quắp dưới bồn nước tắm. Một vệt bầm tím quanh cổ. Ông Cò cảnh sát thò tay xuống vòi nước còn rò rỉ:

- Nước lạnh. - Ông kề mũi ngửi vô chai rượu đặt bên cạnh bồn tắm, quay qua người quản lý chung cư - Tên nạn nhân là gì?

- Sonja Verbrugge. Chồng bà là Franz Verbrugge, nghe đâu là một nhà khoa học.

- Nạn nhân sống chung với chồng tại đây.

Ở đây bảy năm, hai vợ chồng rất tốt. Tháng nào trả tiền tháng nấy, không có việc gì rầy rà. Mọi người đều muốn… - Ông sực nhớ vừa kể lể việc gì đó.

- Bà Verbrugge có việc làm chứ?

- Có bà làm ở quán cà phê internet hiệu Cyberlin đông khách ra vô chơi vi tính…

- Làm sao ông phát hiện được nạn nhân?

- Là vì vòi nước lạnh bị hỏng tôi lo sửa mấy bữa nay chưa xong.

- Vậy nên…?

- Nên sáng nay nghe hộ ở bên dưới khiếu nại nước rỉ thấm xuống trần nhà. Tôi trở lên gõ cửa, chớ không nghe thấy lên tiếng, tôi có chìa riêng mở cửa. Bước vô buồng tắm nhìn thấy… - ông nói run lập cập.

Nhân viên thám tử bước vô buồng tắm:

- Không thấy chai rượu Wishky nào trong tủ, chỉ có rượu vang.

Ông Cò cảnh sát gật:

- Được rồi, ông chỉ tay xuống chai rượu, bên bồn tắm - Mang về cho lấy dấu tay.

- Vâng.

Ông quay qua hỏi Karl Goetz:

- Ông biết lúc đó Verbrugge đang ở đâu?

- Dạ không, mỗi buổi sáng thấy ông đi làm sớm, mà sao… - Ông rùng mình khó nói.

- Vậy là sáng nay ông không thấy?

- Không.

- Ông biết chuyện ông Verbrugge sắp đi xa?

- Dạ không, không biết.

Cảnh sát trưởng quay qua nhân viên thám tử.

- Cậu cho hỏi lại người thuê nhà chung cư, nếu có ai nhìn thấy được bà Verbrugge mới gần đây có gì khác thường không, hay nghe thấy hai vợ chồng có cãi vã nhau, coi thử bà vợ có nghiện rượu, cậu nhớ thu thập đủ chứng cứ. - Ông nhìn qua Karl Goetz. - Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại chồng của nạn nhân. Nếu có điều gì đáng nghi ông báo cho chúng tôi biết…

Karl Goetz lưỡng lự.

- Tôi không rõ việc nầy đáng nghi hay không, tối qua thấy xe cấp cứu đậu trước chung cư người thuê nhà hỏi có ai đau ốm gì không. Tôi chạy xuống tới nơi thì xe cấp cứu đã chạy đi. Đáng nghi chứ?

Cảnh sát trưởng nói:

- Chúng tôi sẽ xem xét lại việc nầy.

- Còn… còn cái xác của nạn nhân thì sao? – Karl Goetz lóng ngóng hỏi lại.

- Pháp y sẽ tới đây. Ông cho tháo nước ra lấy tấm khăn đắp lên xác nạn nhân.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4


Một vụ án mạng nữa xảy ra tối qua… xác nạn nhân được phát hiện dưới gầm cầu…

Với Diane Stevens thời gian đã dừng lại. Nàng bước đi thơ thẩn bên trong căn hộ đầy ắp kỷ niệm, nghĩ ngợi: Không còn ai an ủi… Không còn được thấy hơi thở ấm áp… Không được nhìn lại Richard, quanh ta bốn bức tường gạch lạnh tanh, mãi mãi im lìm bất tận.

Diane nằm co mình trên chiếc ghế dài hai mắt nhắm nghiền, nhớ lại Richard hỏi nàng: "Ngày cưới em muốn anh tặng món gì?". Em đã nói không muốn gì hết. Lúc nầy em muốn được một món quà. Anh quay về lại với em. Cho dù không được nhìn thấy anh. Hãy ôm em vào lòng. Anh đang ở đâu đây kia mà, em cần hơi ấm trong vòng tay anh, bàn tay anh sẽ nắn lên ngực trần… Em muốn được nghe lại câu nói anh khen em làm món cơm chiên ăn ngon miệng… muốn được nghe anh nói thôi đừng kéo tấm ra xuống giường… em muốn được nghe anh nói yêu em. Nàng không làm sao ngăn được nước mắt tuôn trào. Không làm sao được.

***

Từ khi hay tin Richard bị giết chết, Diane ẩn mình trong căn hộ tối tăm một cõi không muốn lên tiếng mỗi khi nghe tiếng chuông reo hay tiếng người gõ cửa. Nàng như một con thú mang thương tích đầy mình tìm nơi lẩn trốn. Nàng muốn nhận lấy đau thương một mình.

Richard, đã bao nhiêu lần em muốn lên tiếng "em yêu anh" để được nghe anh lên tiếng "anh yêu em". Mà sao em chưa muốn nói ra. Em thật là điên rồ. Giờ đây em thèm muốn được nghe thấy anh nói, nàng nghĩ.

Nằm nghe mãi tiếng chuông reo, tiếng gõ cửa bên ngoài Diane không cầm lòng, đứng lên rón rén bước ra.

Thì ra Carolyn Ter người bạn thân thiết nhất đang đứng chờ. Cô ta nhìn Diane.

- Trông cậu thể thảm ghê. - Giọng nói nhỏ nhẹ - Mọi người chạy đi tìm cậu muốn gặp cho được.

- Xin lỗi Carolyn, mình thấy không thể…

Carolyn nắm tay Diane.

- Tớ hiểu. Nhưng còn bao nhiêu bạn bè muốn gặp cậu.

Diane lắc đầu.

- Không. Thật không…

- Diane, coi như Richard không còn nữa, chỉ còn lại một mình cậu lo liệu. Không nên tránh xa bạn bè thân thương. Tớ sẽ báo tin cho mọi người.

***

Bạn bè Diane và Richard người gọi máy, người thì tới nhà để được ngỏ lời chia buồn sâu sắc nhất.

- Diane cậu nghe đây. Richard giờ đã yên nghỉ… Anh ấy đã về với Chúa.

- Richard đã về với nhà Trời, soi sáng cho em…

- Chàng đã đến một miền đất bình yên…

- Chàng đã được gặp các thiên thần…

Diane úp mặt muốn kêu gào.

Người đến chia buồn không ngớt. Paul Deacon người giúp triển lãm tranh Diane đến chia buồn, ông quàng tay qua người Diane nói.

- Tôi muốn đến ngay nhưng mà…

- Tôi hiểu.

- Tôi thương tiếc Richard, một người đàn ông hiếm có. Nầy Diane, em không thể lánh xa mọi người. Mọi người trông chờ được thưởng thức thêm nhiều tác phẩm mới.

- Tôi không thể. Không còn có ý nghĩa gì nữa, Paul. Hết rồi.

Nàng không muốn bị thuyết phục.

**

Ngày hôm sau nghe chuông cửa reo, Diane lưỡng lự bước ra. Nàng ghé mắt nhìn qua lỗ khoá, bên ngoài dường như là một nhóm người, chưa hiểu sao, Diane mở cửa nhìn ra. Khoảng một chục thiếu niên đứng chờ ngoài cửa.

Một đứa cầm bó hoa trên tay.

- Chào bà Stevens.

Nó trao bó hoa cho Diane.

- Cám ơn các cậu? Nàng sực nhớ bọn trẻ nầy là ai.

Bọn trẻ: những cầu thủ trong đội bóng do Richard huấn luyện.

Diane nhận được rất nhiều hoa chia buồn, điện e-mail, những món quà lần nầy thực sự khiến nàng xúc động hơn cả.

- Các cậu vô đây! - Diane nói.

Bọn trẻ ùa vô bên trong.

- Gia đình chúng em rất đau buồn và thương tiếc vô cùng.

- Chồng của bà là một người quả cảm.

- Ông ấy sống hết mình vì mọi người!

- Ông là một nhà huấn luyện thể thao tuyệt vời.

Diane muốn ngăn dòng nước mắt lại nói:

- Cám ơn mấy cậu. Ông ấy thường nói rất tự hào vì mấy cậu.

Nàng hít vô một hơi nói.

- Các cậu uống nước ngọt giải khát nhé hay là…?

Tim Holm cậu bé chơi bóng dã cầu lên tiếng:

- Dạ thôi, cám ơn bà Stevens. Chúng em đến đây để tỏ lòng thương tiếc ông. Bọn em chung tiền mua hoa phúng điếu hết mười hai đô-la. Dù thế nào chúng em cũng thương tiếc ông vô cùng.

Diane nhìn theo lặng lẽ nói:

- Cám ơn mấy cậu. Tôi hiểu là Richard sẽ nhắc tới mấy cậu đã đến nơi đây.

Nàng đứng nhìn theo bọn trẻ nói lời chào từ biệt ra về.

Diane nhìn theo bước chân bọn trẻ ra về sực nhớ lại lần trước được xem Richard huấn luyện đội banh. Ông đứng nói trước đám cầu thủ trẻ như một người bạn đồng trang lứa, lời nói dễ thấm vô tâm hồn trẻ thơ, bọn trẻ mến phục ông từ đó. Nàng nhớ lại ngày hôm đó nàng đã yêu ông.

Ngoài trời tiếng sấm ầm ầm, vài giọt mưa hắt lên cửa sổ. Mưa rơi. Hôm ấy là một ngày nghỉ cuối tuần…

- Em thích đi picnic?

Richard hỏi:

- Em thích chứ. - Anh cười - Hãy đợi đấy, chúng ta sẽ làm một buổi picnic đơn giản thôi. Trưa mai anh đến đón em.

Hôm ấy trời nắng đẹp, Richard tổ chức picnic ngay tại Central Park. Đồ đạc bày biện cả một giỏ món ăn nào thịt bò bít tết, món jambon… phó mát… hai phần paté… đủ thứ món uống gần nửa chục món tráng miệng.

- Đủ cho một tiểu đội! Còn ai muốn tham gia với chúng ta? Một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu nàng. Còn thiếu ngài mục sư? Hai má nàng đỏ ửng.

Richard nhìn theo nàng.

- Em thấy được chứ.

- Được không hở?

Chưa bao giờ em được vui như hôm nay, Diane nghĩ, nàng nói ngay:

- Được, Richard.

Richard gật đầu:

- Khá lắm. Ta khỏi chờ đủ quân số! Nào ta nhào vô.

Trong bữa ăn qua những câu chuyện kể chàng và nàng mới thấy khăng khít hơn. Mối dục tình dâng trào, hai trái tim cùng đập một nhịp. Giữa chừng trời bỗng đổ mưa. Thoáng chốc hai người ướt như tắm.

Richard mặt mũi buồn xo:

- Anh lấy làm tiếc vì trời đổ mưa. Lẽ ra ta phải phòng xa - nhà báo nói không mưa, vậy là hỏng cả buổi picnic hơn nữa…

Diane xích lại gần nhỏ nhẹ nói.

- Vậy hở anh.

Nàng ngã vô vòng tay anh, hai môi gắn chặt với nhau hơi thở sôi sục dâng tràn khắp thân người. Khi nàng chịu buông ra nói.

- Ta nên thay quần áo ấm.

Chàng cười.

- Em khá lắm, đừng để nhiễm lạnh…

Diane lên tiếng:

- Về nhà em hay nhà anh?

Richard đứng ngây người ra.

- Diane, em nói thật sao? - Anh định hỏi - Nhưng mà… ta không thể ở lại đây.

Diane lặng lẽ nói.

- Em biết.

Nửa giờ sau đã về tới nhà Diane, vứt bỏ lớp quần áo ướt họ ôm chầm lấy nhau, những bàn tay tìm lấy những bàn tay lần tới những vùng nhạy cảm và khi không thể chờ lâu hơn nữa chàng với nàng dìu nhau vô giường.

Richard thật dịu dàng êm ái say đắm cuồng nhiệt ngoài sức tưởng tượng, hai đầu lưỡi giao nhau chờn vờn như từng đợt sóng ấm áp vỗ vô bờ cát êm dịu và chàng ấn sâu vô sát mí tràn lấp lên khắp người nàng.

Cuộc ái ân qua hết một buổi trưa cho đến tận đêm khuya, hai trái tim hoà nhập làm một, không lời nào tả xiết.

Trong khi chờ Diane làm món ăn sáng, Richard hỏi:

- Em chịu lấy anh không, Diane?

Nàng quay lại nhìn, nói khẽ:

- Hở, chịu chứ.

***

Một tháng sau đến ngày cưới, ngày hôm đó thật êm đềm và đẹp đẽ vô cùng, bạn bè, người thân đến chúc mừng và Diane nhìn qua Richard mặt mày tươi cười rạng rỡ, nàng nhớ lại lời bà thầy bói nghĩ thật lố bịch, nàng cười thầm.

Tuần trăng mật sẽ là một nơi trên đất Pháp, nhưng Richard từ phòng làm việc gọi về:

- Anh vừa nhận được việc mới không thể bỏ đi xa. Hay là ta dời lại vài tháng nữa? Em yêu, anh rất tiếc.

- Thế thì cũng được thôi, anh yêu.

- Em muốn đi nhà hàng ăn trưa với anh bữa nay?

- Em muốn chứ.

- Em thích món ăn Pháp, anh sẽ đưa em tới một nhà hàng Pháp, nửa giờ nữa anh sẽ đến đón em.

Nửa giờ sau Richard đến nơi chờ bên ngoài:

- Kìa em. Anh phải tiễn đưa khách hàng ra sân bay, ta cùng đi ra đó rồi đi ăn trưa sau.

Nàng níu lấy người anh:

- Được thôi.

Chàng đưa nàng ra sân bay Kennẻdy, Richard nói:

- Ông ta có máy bay riêng. Ta đến đó gặp.

Lính gác cho hai người đi vô khu vực dành riêng nơi chiếc Challenger đang đậu. Richard nhìn quanh:

- Ông ta chưa thấy tới. Mình lên máy bay ngồi chờ.

- Vâng.

Hai người bước lên cầu thang leo vô trong chiếc phi cơ hạng sang. Tiếng máy đang khởi động.

Người tiếp viên từ trong buồng lái bước ra.

- Chào hai ông bà.

- Chào anh, - Richard nói.

Diane mỉm cười:

- Chào anh.

Hai người ngồi nhìn theo anh ta khoá cửa cabin.

Diane nhìn qua Richard:

- Còn bao lâu nữa thì khách hàng mời tới nơi?

- Không lâu đâu.

Tiếng động cơ mấy bay gầm rú lên lăn bánh từ từ tiến ra đường băng.

Diane nhìn qua cửa sổ mặt mũi tái nhợt.

- Richard, máy bay đang cất cánh.

Richard ngạc nhiên nhìn lại Diane:

- Em nói thiệt chứ?

- Nhìn ra ngoài kìa. - Nàng hoảng hốt.

- Nói… Nói với người phi công…

- Em muốn anh nói sao?

- Dừng lại!

- Không được. Anh ta đang chuẩn bị cất cánh - một thoáng lặng lẽ Diane nhìn qua Richard, nàng trố mắt - Anh tính đưa em đi đâu?

- Ồ anh đã nói với em rồi kia mà? Ta đi qua bên Pháp, em thích món ăn Pháp.

Nàng thở hắt ra một hơi mặt mũi biến sắc:

- Richard, em chưa muốn tới Paris ngay lúc nầy! Em không mang theo quần áo, không son phấn. Em không…

Richard điềm nhiên:

- Hình như bên Paris có nhiều cửa hàng.

Nàng nhìn theo một lúc, rồi choàng tay qua người anh.

- Ồ, anh đùa đấy hở. Em yêu anh.

Anh mỉm cười.

- Em muốn đi hưởng tuần trăng mật. Thì đây.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5


Đến phi trường Orly một chiếc limousine chờ sẵn đưa hai người về khách sạn Hotel Plaza Athénêe.

Đến nơi người quản lý báo:

- Phòng đã có sẵn, xin mời hai ông bà Stevens.

- Cám ơn.

Nơi ở là căn phòng 310. Người quản lý mở cửa, Diane và Richard bước vô. Diane dừng bước lại ngỡ ngàng. Trên tường treo đầy tranh nàng vẽ. Nàng quay qua nhìn Richard.

- Em… sao thế nầy…

Richard vô tư đáp:

- Anh có biết gì đâu. Nơi đây họ cũng biết chọn tranh.

Diane bước lại ôm hôn Richard rất lâu.

***

Paris là một thành phố thần tiên. Điểm đến đầu tiên là cửa hiệu Givenchy, nàng mua sắm nhiều món cần thiết, qua cửa hiệu Louis Vuitton sắm vali đựng quân áo.

Thong thả đi bộ dạo chơi trên đại lộ Champs Elysées đến quảng trường La Concorde, cổng Khải hoàn môn, La Madeleine, lâu đài Bourbon. Chàng đưa nàng dạo chơi quảng trường Vendôme, tham quan Bảo tàng Louvre một ngày. Dạo chơi khu vườn tượng Bảo tàng Rodin, dùng bữa tối tại nhà hàng ăn khung cảnh tình tứ Auberge de Trois Bonheurs, Au Petit Chez Soi và D Chez cux.

***

Một điểm khiến Diane ngạc nhiên hơn hết là những cuộc gọi nhằm, giờ khắc khác thường.

- Ai gọi vậy? Một lần Diane hỏi lại lúc đó 3 giờ sáng. Khi Richard vừa nói chuyện xong.

- Chuyện giao dịch thường ngày.

Sao phải gọi lúc nửa đêm? Diane phân vân.

***

- Diane? Diane!

Nàng chợt tỉnh cơn mê. Carolyn Ter nghiêng người xuống hỏi:

- Cậu không sao chứ?

- Tôi… Tôi không sao.

Carolyn vòng tay qua người nàng.

- Thời gian còn dài mới được có mấy hôm. - Ngần ngừ một lúc - Vậy… cậu đã tính lo đám tang chưa?

Đám tang, nghe mới buồn làm sao. Nhắc đến chuyện chết chóc, tuyệt vọng.

- Tôi… Tôi không thể… làm thế nào…?

- Để mình lo giúp cậu. Mình lo đặt một cỗ áo quan.

- Thôi! Nàng buột miệng nói ra một lời nghe chói tai, một lời nói miễn cưỡng.

Carolyn nhìn lại ngỡ ngàng.

Diane nhắc lại giọng còn run run.

- Cậu không biết sao? Đây là… là lần cuối tôi phải lo cho Richard.

- Tôi muốn tổ chức lễ tang khác thường hơn. Ông ấy muốn thấy đông đủ bạn bè đến chào lần cuối. - Nước mắt lăn dài hai bên má.

- Diane…

- Tôi muốn chọn một cỗ áo quan để cho ông ấy… yên nghỉ giấc ngàn thu êm đẹp.

Carolyn không biết nói gì hơn.

***

Buổi trưa một mình trong văn phòng, thám tử Earl Greenburg nghe chuông điện thoại reo.

Diane Stevens muốn nói chuyện với cậu. Ô, không phải, Greenburg sực nhớ lại cái tát nàng ban tặng cho ông ở lần gặp gỡ hôm nọ. Nàng hiện giờ ra sao?

Có thể nàng sẽ ngỏ lời phân bua, chợt nghĩ ông giơ tay nhấc máy.

- Thám tử Greenburg nghe.

- Tôi là Diane Stevens. Tôi có hai việc muốn nhờ ông. Trước tiên tôi muốn ngỏ lời xin lỗi vì đã một lần đối xử khiếm nhã với ông, tôi thành thật lấy làm ân hận.

Chàng thám tử chưng hửng:

- Bà không có việc gì phải xin lỗi, thưa bà Stevens. Tôi hiểu được hoàn cảnh của bà.

Ông chờ máy, một thoáng lặng thinh.

- Bà có hai việc cần phải gọi?

- Vâng. Chuyện chồng tôi… - Nàng muốn nức nở. - Hiện giờ cơ quan cảnh sát đang cất giữ xác chồng tôi. Làm sao cho tôi nhận lại xác Richard? Tôi lo thu xếp tổ chức lễ tang tại cơ sở dịch vụ Dalton Mortuary.

Nghe tiếng nói đau khổ của nàng ông cau mày:

- Tôi e là khó lắm, phải qua nhiều thủ tục nhiêu khê. Phải chờ đủ hồ sơ của cơ quan điều tra tư pháp cho giải phẫu tử thi, thông báo đến nhiều nơi… - Ngẫm nghĩ một hồi ông nói. - Nầy… bà đã tính toán đâu vào đó, tôi sẽ lo liệu giúp. Bà ráng chờ trong hai bữa?

- Ô Tôi… tôi cám ơn ông. Cám ơn rất… - Nàng muốn nói mà không thể.

Earl Greenburg ngồi nán lại một hồi lâu, nghĩ tới hoàn cảnh đau đớn của Diane Stevens. Ông quyết làm vượt qua thủ tục hành chính.

***

Cơ sở mai táng Dalton Mortuary nằm trên phố đông Madison Avenue, nhà cao hai tầng mặt tiền xây theo kiểu lâu đài miền nam, trang trí hời hợt, màn cửa phất phơ mờ nhạt.

Diane đang đứng ở quầy tiếp tân.

- Tôi có hẹn gặp ông Jones. Tôi là Diane Stevens.

- Cám ơn.

Nhân viên tiếp tân gọi máy, lát sau người quản lý bước ra hớn hở chào Diane.

- Tôi là Ron Jones, đã nói qua trên máy. Ngay thời điểm có nhiều việc khó giải quyết, phải lo bớt một phần gánh nặng cho bà. Bà cho biết đang cần gì chúng tôi có cách giải quyết.

Diane chần chờ nói:

- Tôi… Tôi chưa biết nói sao?

Ron Jones gật.

- Dịch vụ của chúng tôi bao gồm một cỗ áo quan, một buổi lễ dành cho bạn bè người thân, một khu đất ở nghĩa trang, phí tổn chôn cất. - Ông ngẫm nghĩ. - Theo như tôi được biết tin đăng trên báo, cái chết của chồng bà, thưa bà Steyens, bà phải chọn một cỗ quan tài niêm kín trong thời gian lễ tang, cho nên…

- Không được?

Jones kinh ngạc nhìn lại:

- Nhưng mà…

- Tôi yêu cầu mở nắp quan tài, để cho Richard được được nhìn thấy bạn bè người thân trước khi… -

Nàng nghẹn ngào.

Jones nhìn theo, ánh mắt chia sẻ:

- Tôi hiểu. Tôi đề nghị một chuyên gia thẩm mỹ đến giúp cho việc nầy… - Ông khéo léo ăn nói đúng lúc. - Bà thấy được chứ?

Richard chắc là không chịu, dù sao… nàng nghĩ, dù sao cũng phải nói:

- Được.

- Còn một việc nữa, bà nên mang theo quần áo của ông mặc để chôn cất.

Nàng hốt hoảng nhìn theo:

- Quần áo… Diane có cảm giác bàn tay lạnh lẽo của người lạ sờ vô thân xác Richard trần truồng, nàng rùng mình.

- Bà Stevens, bà thấy sao?

- Thôi để tôi mặc quần áo cho Richard, nhưng mà không muốn nhìn thấy thân thể ông như thế đó. Tôi muốn được nhớ lại… - nàng ngưng bặt.

- Thưa bà Stevens.

Diane đành chịu:

- Tôi chưa nghĩ tới… Nàng nghẹn ngào - Tôi xin lỗi.

Ông nhìn theo nàng chệnh choạng lê bước ra ngoài vẫy tay đón xe.

***

Diane bước vô nhà, nàng tới ngay tủ quần áo của Richarđ, treo đầy hai dãy móc. Mỗi một thùng quần áo là một chuỗi kỷ niệm. Vẫn còn đó bộ quần áo sẫm màu Richard mặc đi coi triển lãm tranh. Nàng còn nhớ.

Tôi thích nhìn đường nét trong tranh bà. Nó khiến tôi nhớ lại tranh của Rossetti hay là tranh Manet. Nàng có nên lấy bộ đồ nầy đi? Không nên.

Nàng lần tay sờ qua bộ khác. Bộ đồ màu xám tro Richard mặc đi chơi picnic, nửa chừng bị mắc mưa.

Nàng nhớ lại:

- Về nhà em hay nhà anh?

- Đây không phải chỉ một đêm. Em hiểu.

Sao nàng không muốn giữ lại?

Nàng nhìn qua bộ đồ sọc:

- Em thích ăn món Pháp… Có một nhà hàng Pháp nổi tiếng…

- Chiếc áo bờ lu đông… chiếc áo jacket da lật… Diane quấn chiếc áo màu xanh quanh người nàng. Ta không thể đưa mấy món nầy ra khỏi đây, nàng nghĩ. Cuối cùng nàng vớ bừa một bộ rồi vụt chạy đi.

***

Hôm sau Diane nhận được tin trên hộp thư thoại:

"Thưa bà Stevens, đây là thám tử Greenburg. Tôi xin được báo cho bà mọi việc đã xong xuôi. Tôi đã bàn với cơ sở dịch vụ mai táng Dalton Mortuary. Bà được tuỳ nghi chọn cách nào cũng được…

Im lặng một lúc.

Xin chúc bà được toại nguyện… Chào bà.

***

Diane gọi Ron Jones tại cơ sở mai táng.

- Tôi được biết ông đã nhận được xác chồng tôi về tại đó?

- Vâng, thưa bà Stevens. Cái xác đã được chuyên gia mỹ viện bảo quản tốt, chúng tôi đã nhận được quần áo bà gởi đến. Cám ơn.

- Tôi nghĩ… có thể tổ chức tang lễ vào ngày thứ Sáu được chứ?

- Thứ Sáu là ngày tốt. Bữa đi chúng tôi sẽ lo đầy đủ thủ tục. Việc làm lễ là mười một giờ trưa.

Ba hôm nữa ta sẽ không còn nhìn thấy nhau, hay chỉ là khi em đi theo anh.

***

Sáng thứ Năm Diane chuẩn bị đanh sách người đi đưa và khiêng quan tài, nghe chuông điện thoại reo.

- Thưa bà Stevens?

- Vâng!

- Tôi là Ron Jones. Tôi xin được báo cho bà hay chúng tôi đã lo xong mọi thủ tục bà giao phó, theo như lời dặn của người thư ký riêng.

Diane bối rối hỏi lại:

- Thư ký riêng nào?

- Vâng, người nói chuyện qua điện thoại.

- Tôi không có ai là…

- Thật mà, tôi lấy làm ngạc nhiên, nhưng nghĩ phải làm theo lời bà dặn. Chúng tôi đã cho hoả táng xác chồng bà mới cách đây một giờ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6


Paris, Pháp

Kelly Harris nổi bật trong làng người mẫu như điều gặp gió. Nàng đang độ tuổi hai mươi, là dân Mỹ gốc da đen, nước da màu bánh mật, gương mặt nàng là một cơ hội để cho những chàng phó nháy trổ tài thu vô ống kính. Đôi mắt một màu nâu địu dàng và thông minh, đôi môi mọng khêu gợì tình tứ, cặp đùi thon dài, trời cho một dáng dấp quyến rũ gợi tình.

Mái tóc đen cắt ngắn theo kiểu để loà xoà mấy lọn trước trán. Nàng Kelly vừa được bầu người mẫu đẹp nhất thế giới trong năm do tạp chí Elle và Mademoiselle tổ chức.

Mặc đồ xong Kelly đứng nhìn quanh và như mọi khi nàng cảm thấy một cảm giác khác lạ. Căn hộ sang trọng nằm trên con phố của giới nhà giàu St. Louis-en l'Ile, Quận Tư, Paris. Căn hộ trổ hai lối đi nhìn ra phía nhà trước trông đẹp mắt, trần nhà cao, ốp gạch nổi màu vàng nhạt, phòng khách bày biện bàn ghế theo kiểu Pháp và kiểu thế kỷ mười chín. Đứng trước thềm bao lơn nhìn qua bên kia song Seine là Nhà thờ Đức bà.

Kelly chợt nghĩ ngày cuối tuần sắp tới. Chồng nàng sẽ dành cho nàng một buổi chiêu đãi bất ngờ.

- Em phải ăn mặc khác lạ, em tuỳ ý lựa chọn nơi nào muốn tới.

Kelly mừng thầm trong bụng. Mark là người đàn ông tuyệt vời nhất trên đời. Kelly liếc nhìn đồng hồ thở ra một hơi. Ta phải lo đi cho kịp buổi trình diễn nửa giờ nữa thôi.

Thoáng chốc nàng đã ra tới ngoài cầu thang máy. Vừa lúc bên kia căn hộ, bà hàng xóm Josette Lapointe vừa bước ra như mọi ngày và niềm nở cất tiếng.

- Chào Bà Harris.

Kelly tươi cười.

- Chào bà Lapointe.

- Bà vẫn đẹp như mọi ngày.

- Cám ơn. - Kelly nhấn nút thang máy.

Từ đàng xa người thợ chung cư lo sửa chữa thiết bị gắn trên tường. Gã liếc nhìn về phía hai người đang đứng rồi quay đầu lại ngay.

- Công việc người mẫu dạo nầy ra sao? - Bà Lapointe hỏi.

- Cũng khá, cám ơn bà.

- Tôi phải đến nơi xem cô trình diễn một lần mới được.

- Tôi rất hân hạnh được đón tiếp bà.

Thang máy dừng lại Kelly và bà Lapointe bước vô. Người thợ mở máy bộ đàm nói vài câu rồi bỏ đi.

Cầu thang vừa đóng lại Kelly nghe chuông điện thoại trong phòng reo. Nàng chần chờ, dù biết phải đi vội nàng đoán chừng Mark gọi.

- Bà đi trước nhá, - nàng nói với bà Lapointe.

Kelly bước ra ngoài thang máy, lục túi tìm chìa khoá vụt chạy trở lại phòng, bước ngay tới bên bàn điện thoại nhấc máy:

- Mark?

Một giọng nói nghe lạ tai:

- Nanette?

Kelly chán nản:

- Tôi không biết tên người gọi tới là ai.

- Xin lỗi bà, tôi gọi nhầm số.

Gọi nhầm số! Kelly buông máy xuống. Vừa lúc đó một tiếng động làm rung chuyển cả toà nhà. Tiếp theo là tiếng người lao xao xen lẫn tiếng gào thét. Quá sợ hãi Kelly chạy ra ngoài xem sự thể ra sao. Phía bên dưới đang lộn xộn. Kelly chạy bộ xuống cầu thang tới nhà dưới, tiếng người la hét dữ dội từ bên dưới tầng hầm.

Quá hoảng sợ nàng bước tới chỗ tầng hầm ngây người ra đứng nhìn cầu thang máy bẹp dúm. Bên trong là xác bà Lapointe trơ ra một đống nát vụn. Kelly muốn ngất xỉu, tội nghiệp cho bà. Mới lúc nãy đây bà còn tươi cười. Lẽ ra ta đi cùng với bà nếu không vì tiếng chuông điện thoại reo… nàng nghĩ.

Đám đông xúm lại quanh chiếc thang máy. Xe cấp cứu hụ còi đến nơi. Ta phải ở lại đây nhưng mà làm sao được, Kelly buồn bã nghĩ. Ta phải đi ngay. Nàng nhìn xuống cái xác, nói khẽ:

- Tôi lấy làm đau buồn, thưa bà Lapointe.

***

Kelly đến salon thời trang, bước qua cửa hậu nàng nhìn thấy Pierre người thiết kế thời trang đợi sẵn. Tay đấm vô vai nàng.

- Kelly! Kelly! Cậu tới trễ? Buổi trình diễn đã mở màn làm sao…

- Xin lỗi, Pierre, mình vừa gặp tai nạn.

Gã hoảng hốt:

- Cậu có sao không?

- Không sao.

Kelly nhắm mắt lại một lúc. Nhớ lại cảnh tượng ban nãy nàng muốn lợm giọng, thôi phải chịu, làm sao bỏ cuộc. Nàng là ngôi sao của buổi trình diễn…

- Nhanh lên! Pierre nói.

Kelly vội chạy vô buồng trang điểm.

***

Buổi trình diễn có giá nhất trong năm được tổ chức tại 31 phố Cambon, nơi trước đây… salon của nhà thời trang Chanel. Mấy tay phó nhòm săn ảnh tập họp trên hàng ghế trước, không còn ghế trống, khán giả đứng đầy nghẹt phía dãy cuối, lóng ngóng chờ xem mode mới nhất mùa trình diễn thời trang. Bên trong gian phòng trang trí đầy sắc hoa, màn treo đẹp mắt vậy mà chẳng có ai để ý dòm ngó. Mọi cặp mắt đổ dồn về phía sàn diễn chạy dài tít tắp - một dòng chảy muôn màu sắc người đẹp và thời trang. Phía sau hậu trường nhạc nền dạo lên chậm rãi, theo nhịp từng bước đi rậm rật trên sàn diễn.

Các người mẫu lần lượt tiếp bước lui tới trên sàn diễn theo nhịp lời giới thiệu trên loa phát thanh bình luận mẫu quần áo thời trang.

Người mẫu châu Á vừa xuất hiện trên sàn diễn - đây là kiểu chiếc áo vải xa tanh, quần vải chất liệu mỏng khoác thêm chiếc áo bơlu trắng…

Người mẫu tóc vàng mảnh mai đang nhún nhẩy từng bước đi -… đây là kiểu áo cổ tròn chất liệu vải ca sơ mia quần vải cô tông trắng…

Người mẫu Pháp ra mắt -… đây là kiểu jacket ba pút màu hồng cổ viền, quần vải đen xắn gấu…

Người mẫu Thuỵ Điển -… đây là bộ áo vải len xa tanh màu xanh biển, áo bờlu Charmeuse…

Sắp đến màn trình diễn khán giả trông chờ từ lâu.

Người mẫu Thuỵ Điển vừa rời khỏi sàn diễn trống trơn. Loa phát thanh lên tiếng:

- Đây là màn trình diễn thời trang mùa hè, chúng tôi hân hạnh được giới thiệu kiểu áo tắm mới.

Giây phút hồi hộp chờ đợi đã đến, Kelly Harris xuất hiện ngay giờ phút cao điểm. Nàng mặc trên người bộ bikini trắng. Chiếc áo nịt ngực vừa che đủ phần trên bộ ngực căng phồng bó sát mông. Những bước đi nhún nhẩy khêu gợi trên sàn diễn thu hút mọi cặp mắt dồn về một phía khán giả reo hò như sấm dậy. Kelly đáp lại bằng một nụ cười cởi mở, đảo một vòng rồi mất hút sau sân khấu.

Phía trong hậu trường đã có hai gã đàn ông chờ sẵn.

- Thưa bà Harris, bà có thể dành cho ít phút…

- Tôi rất tiếc. Kelly lịch sự cáo lỗi - Tôi phải thay đồ nhanh. Nàng toan bỏ đi.

- Thưa bà Harris. Chúng tôi nhân viên Sở Cảnh sát Tư pháp. Tôi là Thanh tra Dune, và đây là Thanh tra Steunou. Chúng tôi muốn trao đổi với bà một việc.

Kelly đứng lại.

- Cảnh sát Tư pháp. Các ông cần bàn chuyện gì?

- Bà đây là Mark Harris, phải không?

- Vâng! Nàng vô cùng ngạc nhiên.

- Chúng tôi lấy làm tiếc báo tin… lá chồng bà mới chết đêm qua.

Kelly cảm thấy miệng mồm khô khốc:

- Chồng tôi? Mà sao…?

- Rõ ràng, ông ta đã tự tử.

Tai Kelly nghe lùng bùng. Nàng chỉ có thể nhớ mang máng những gì ngài Chánh thanh tra -… Tháp Eiffel… lúc nửa đêm… thư tuyệt mệnh… lấy làm tiếc… thành thật chia buồn. Lời nói như trong mơ. Tất cả là những lời nói vô nghĩa.

- Thưa bà…

"Cuối tuần nầy, ta muốn em ăn mặc khác thường, em muốn tới nơi đâu tuỳ ý em lựa chọn". Nàng còn nhớ những tiếng nói sau cùng của chàng.

- Tôi e có điều… nhầm lẫn chăng? Kelly nói - Mark, không thể…

- Tôi lấy làm tiếc. Ngài Chánh thanh tra nhìn theo Kelly.

- Bà vẫn bình yên chứ, thưa bà?

- Vâng! - Có điều đời tôi tới đây coi như hết, nàng nghĩ.

Pierre vụt chạy tới bên Kelly, mang theo chiếc áo bikini sọc tuyệt đẹp.

- Nầy cưng, thay đồ nhanh đi. Đừng có chần chừ. - Gã dúi vô tay nàng chiếc áo bikini. - Nhanh! Nhanh lên!

Kelly chậm rãi buông xuống sàn.

- Pierre?

Gã ngạc nhiên nhìn qua:

- Sao?

- Cậu mặc vô đi.

***

Kelly được đưa về nhà trên chiếc limousine, ông quản lý salon muốn cho người đi kèm, nàng từ chối.

Kelly muốn đi một mình. Vừa về tới trước cửa nhà, Kelly nhìn thấy người bảo vệ chung cư Philippe Cendre cùng với một công nhân đứng giữa đám đông người thuê nhà.

Một người hàng xóm lên tiếng:

- Tội nghiệp bà Lapointe, tai nạn thật khủng khiếp.

Người công nhân sửa chữa trên tay nắm hai đầu mối dây cáp đứt lìa ra:

- Không phải do tai nạn, thưa bà. Thủ phạm cắt đứt dây thắng thang máy.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7


Kim đồng hồ chỉ bốn giờ sáng, Kelly ngồi trên chiếc ghế nhìn ra cửa sổ tâm trí còn bàng hoàng nghe văng vắng bên tai "Cảnh sát điều tra tư pháp… chúng tôi muốn trao đổi… Tháp Eiffel, bức thư tuyệt mệnh… Mark đã chết… Mark đã chết… Mark đã chết… Lời nói như một khúc ca ai oán dội vô trong đầu.

Nàng nhìn thấy Mark đang lảo đảo nhào xuống, nhào xuống… Nàng giang tay ra giữ lại nhưng không kịp cái xác đã rơi nhào xuống thành đống nát vụn.

Có phải chàng chết vì ta? Hay… do ta gây ra? Ta không hay biết? Hay do ta đã lỡ nói? Hay là không nói ra? Anh ra đi lúc em đang còn ngủ; em chưa kịp nói lời từ biệt để được hôn anh, nói là em yêu anh. Em cần có anh. Không thể thiếu anh! - Kelly nghĩ. Cứu em, Mark, cứu em… như mọi khi anh đã cứu em… Nàng bật người dựa ra sau, nhớ lại những lúc được gần gũi Mark, những ngày thần tiên lúc mới gặp gỡ.

***

Kelly sinh ra ở Philadelphia, đứa con hoang của Ethel Hackworth, một người đầy tớ da đen giúp việc cho một gia đình người da trắng giàu có. Cha nàng là một quan toà: Ngày đó, Ethel mới mười bảy tuổi xinh đẹp, Pete hai mươi là đứa con trai nhà Turner, phải lòng nàng. Gã quyến rũ nàng và Ethel sau đó một tháng biết mình đã mang thai.

Nàng kể lại cho Pete, gã nói:

- Thật… thật là tuyệt vời. - Nói xong gã vụt chạy vô phòng người cha báo cái tin động trời.

Sáng hôm sau, quan toà Turner cho gọi Ethel vô phòng ông nói:

- Ta không muốn nhìn thấy một con điếm giúp việc trong nhà nầy, mi ra khỏi đây ngay.

Không một đồng xu, thất học, được trời phú cho mấy cái tài vặt, Ethel xin được một chân giúp việc dọn dẹp nhà xưởng cho một công ty xây dựng, tất bật cả ngày kiếm tiền nuôi đứa bé gái mới lọt lòng.

Ròng rã năm năm Ethel tích cóp đủ một món tiền mua lại được căn nhà ván ghép xập xệ, nàng cho sửa lại làm nhà trọ dành cho đàn ông. Căn hộ ngăn ra làm phòng khách, phòng ăn, bốn buồng ngủ nhỏ, hai buồng tắm, nhà bếp một chỗ nhỏ hẹp chứa vật dụng dùng làm nơi ngủ cho Kelly.

Từ đó khách đến trọ ra vô mỗi ngày đông hơn.

- Chào mấy bác, - Ethel nói với con gái. - Con đừng có quấy phá.

Ban đầu Kelly thấy nhà mình đông đủ bà con họ hàng, cho đến ngày khôn lớn nàng mới nhận ra tất cả là những người xa lạ.

***

Lúc Kelly lên tám tuổi mẹ xếp cho chỗ ngủ, trong căn buồng nhỏ hẹp tối tăm, một hôm đang ngủ nàng nghe giọng nói khề khà bên tai.

- Suỵt! Đừng có la.

Kelly nhìn lại bộ áo ngủ bị xốc lên trong khi chưa kịp phản ứng, một gã đàn ông đã đè lên người tay che miệng nàng lại. Kelly còn nhớ gã hất hai chân nàng ra cố vùng vẫy hắn đè mạnh xuống. Nâng cảm thấy da thịt như bị xé ra từng mảng một, cảm giác nhức nhối tê buốt. Hắn bất cần, cố ấn sâu vô trong cọ sát vô da thịt, nàng chỉ kịp nhớ lại những giọt máu nóng ran vừa rỉ ra bên dưới. Nàng lặng lẽ kêu gào, muốn ngất lịm, chìm đắm bên trong căn buồng tối tăm ghê tởm.

Thế rồi sau giây phút tưởng chừng như vô tận, nàng ngước nhìn gã rùng mình tuột xuống.

Gã nói khẽ.

- Ta phải đi. Nếu mày kể lại cho mẹ mày biết chuyện, ta sẽ quay lại giết mẹ mày. Gã bỏ đi.

Một tuần lễ sau cơn đau hành hạ nàng thấy khổ nhục may sao nàng biết lo chữa chạy cho cái thể xác bị trầy trụa, vết thương đau vơi dần. Đã có lúc nàng toan buột miệng kể cho mẹ nghe nhưng nghĩ sao lại bỏ qua.

Tai hoạ đến với nàng trong tích tắc thôi đã thay đổi một đời người. Từ một cô bé ngây thơ lớn lên đợi ngày lấy chồng sinh con nàng đã hoá thành con người ô uế bị đòi ruồng bỏ. Nàng đã thề độc không để cho ai sờ lên người nàng. Nàng đã lột xác hoàn toàn. Kể từ cái đêm hôm đó, nàng thấy sợ hãi bóng tối.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8


Kelly được mười tuổi mẹ đã giao việc cho làm, phụ giúp công việc quanh nhà trọ. Thức dậy lúc năm giờ sáng chùi rửa nhà vệ sinh, dọn nhà bếp, phụ làm bữa ăn sáng cho khách trọ. Hết buổi học nàng lo việc giặt ủi, lau dọn sàn nhà, hút bụi, phụ dọn bữa ăn tối. Cuộc sống sớm tối tất bật ngày nầy qua ngày nọ nhàm chán.

Nàng hết lòng phụ giúp mẹ mong được một tiếng khen nhưng không bao giờ có. Mẹ nàng bận bịu công việc lo cho khách trọ không rảnh một giờ nào dòm ngó tới đứa con.

Kelly lớn dần lên trở thành một cô gái xuân thì, một hôm gặp ông khách trọ tốt bụng ngồi kể cho nàng nghe chuyện "Nàng Alice nơi xứ sở Thần Tiên", Kelly cảm thấy thích thú lúc nàng Alice trốn thoát theo lối hang thỏ. Ta chỉ muốn biết bấy nhiêu đó, Kelly nghĩ, để tìm đường trốn đi. Ta không thể sống mãi với công việc cọ rửa lau chùi sàn nhà, đọn nhà cầu vệ sinh cho bọn ở trọ.

Một hôm Kelly vừa tìm thấy được lối thoát. Nàng nghĩ ra trong đầu có thể giúp nàng khỏi nơi nầy. Nàng viết lại cuộc đời mình.

Nàng có một người cha, một người mẹ cùng một màu da. Hai ông bà không bao giờ giận nhau la mắng con. Có nhà ở khang trang, hai ông bà yêu thương con, yêu thương con…

***

Lúc Kelly mười bốn tuổi, mẹ nàng lấy một ông khách trọ, làm nghề phục vụ quầy bar, Dan Berke, tính ông hay gắt gỏng thấy gì cũng chê. Kelly không làm sao cho vừa ý ông.

- Bữa cơm chiều nay không ăn được…

- Mày mặc chiếc áo nầy không hợp…

- Màn che buồng ngủ đã cũ rách. Ta dặn mày lo khâu vá lại…

- Mày lau chùi buồng tắm không xong…

Cha dượng Kelly có tật hay uống rượu. Vách ngăn giữa hai buồng ngủ lợp thưa nên mỗi đêm khuya nghe thấy được tiếng đấm đá la hét om sòm. Sáng thức dậy, Ethel thoa lên một lớp phấn không thể che lấp chỗ bầm tím quanh mí mắt.

Kelly quá chán nản. Ta liệu mà ra đi, nàng nghĩ. Chỉ còn hai mẹ con ta biết thương yêu nhau.

Một buổi tối, đang ngủ chập chờn chợt nàng nghe buồng bên có tiếng kêu la: "Sao mày không giết nó chết đi, đẻ nó ra làm gì?"

- Tôi đã cố, Dan, mà không xong.

Kelly cảm thấy đau thắt cả ruột. Mẹ nàng đã không mong nàng ra đời. Chẳng còn ai muốn…

***

Kelly lại đi tìm một lối thoát khác cho cuộc sống tối tăm bất tận. Nàng tìm đến sách như một thú vui tiêu khiển lâu dài, nàng ra thư viện công cộng, mong lấp đầy những khoảng thời gian trống rỗng.

Cuối tuần nàng lo kiếm tiền xin được một chân giữ trẻ, thấy nhà người ta sống bình yên nàng ước mơ.

***

Năm mười bảy, Kelly đã là một cô gái xinh đẹp như mẹ nàng thuở nào. Bọn học sinh ve vãn muốn hẹn hò với nàng, nàng từ chối, mặc kệ.

Ngày thứ Bảy, nghỉ học, làm xong việc nhà Kelly vội vã ra tới thư viện đọc sách hết một buổi chiều.

Người quản thủ thư viện, bà Lisa Marie Houston, mặt mũi sáng sủa dễ nhìn, tính bà trầm lặng, thân thiện với mọi người, bà ăn mặc giản dị như chính con người bà. Nhìn thấy Kelly lui tới thư viện mỗi ngày, bà Houston để ý dò hỏi.

Một bữa bà lên tiếng.

- Tôi thấy thích thú được gặp gỡ một bạn trẻ ham đọc sách. Tôi thấy em lui tới đây mỗi ngày.

Một bước đầu để cho tình bạn được nẩy nở.

Vài tuần lễ qua nhanh. Kelly được dịp thổ lộ tâm tình với người quản thủ thư viện.

- Em đã có ý định về tương lai ra sao Kelly?

- Em muốn làm cô giáo.

- Em được làm cô giáo thì còn gì hơn. Một nghề được trọng vọng dù ở bất cứ nơi nào.

Kelly định nói ra chợt nàng im bặt. Nàng nhớ lại câu chuyện trong bữa ăn sáng, có mẹ và ông bố dượng.

Kelly nói:

- Con muốn thi vô đại học, học ra trường làm cô giáo.

- Cô giáo à? Berke bật cười. - Nghĩ chuyện điên rồ. Nghề giáo chẳng được gì cả. Con nghe ta nói chưa? Chả được gì. Con phải ở nhà lo dọn dẹp nhà cửa. Ta với mẹ con chẳng có đủ tiền cho con ăn học.

- Con xin được một học bổng và…

- Rồi sao? Con sẽ mất công học bốn năm. Đừng nghĩ chuyện đó. Nhìn tướng ta thấy con chỉ biết ngồi lê đôi mách.

Kelly đứng dậy bỏ đi.

Nàng kể lại cho bà Houston:

- Em đang có vấn đề ở nhà không muốn cho em vô đại học. -Nàng nói giọng run run - Vậy là em cam chịu làm những việc như mọi ngày!

- Không thể được? Bà Houston nói giọng quả quyết - Em bao nhiêu tuổi?

- Còn ba tháng nữa em mười tám.

- Vậy là em sẽ được tự quyết định đời mình. Em xinh đẹp, Kelly. Em biết em đẹp chứ?

- Dạ, không, thiệt tình.

Làm sao ta dám nói ta là một người không bình thường. Ta không đẹp, nàng nghĩ.

- Em chán ghét mình, thưa bà Houston. Em không muốn như thể là… Em muốn… đi khỏi nơi nầy. Em muốn đi khỏi nơi nầy. Em muốn đổi khác mà không được như ý? - Nàng cố kiềm chế xúc động. - Em không được may mắn. Tìm cho mình một hướng đi, em muốn được như mọi người.

- Kelly…

- Lẽ ra em không thể nào đọc cho hết mấy bộ sách kia? Giọng nàng cay đắng.

- Sao vậy?

Bởi bên trong là những chuyện bịa đặt. Những con người hào nhoáng, những phép lạ… Kelly lắc đầu - Làm gì có phép lạ?

Bà Houston nhìn theo một hồi. Rõ ràng Kelly đã bị tổn thương rất nặng nề.

- Kelly, làm gì có phép lạ, em mới là người làm nên phép lạ, em là phù thuỷ.

- Thật sao? - Kelly mỉa mai. - Làm sao mà em nhìn thấy được điều đó?

- Trước tiên, em nên biết đang mơ mộng những gì? Em mơ một cuộc sống sôi nổi hơn, thích những chỗ đông người, những nơi chốn phồn hoa. Lần sau tới đây tôi sẽ chỉ cho em thấy cách nào để đạt tới những ước mơ đó.

Bà chỉ nói phét, Kelly nghĩ.

***

Ra trường được một tuần lễ Kelly lại nhớ tới thư viện. Bà Houston nói:

- Kelly em còn nhớ lời tôi dặn dò hôm nào muốn làm nên phép lạ thì sao?

Kelly đang còn phân vân:

- Dạ có.

Bà Houston thò tay vô ngăn kéo bàn giấy lôi ra một xấp tạp chí: Cosmogirl, Seventeen, Glamour, Mademoiselle, Essence, Allure… Bà đưa qua cho Kelly.

Kelly nhìn lại.

- Em phải làm gì đây?

- Em có nghĩ một ngày kia sẽ làm nghề người mẫu?

- Dạ không.

- Em coi hết mấy tập báo đó. Em nhớ kể lại cho tôi nghe làm sao để đưa phép lạ vô cuộc sống?

Bà nói nghe hay, Kelly nghĩ nhưng bà có hiểu gì đâu.

- Cám ơn bà Houston, em nhớ.

Tuần tới ta đi tìm việc làm.

***

Kelly cầm xấp báo trên tay về lại nhà trọ quăng vô góc nhà bỏ đó. Buổỉ tối nàng lo làm việc nhà.

Vừa vô giường Kelly sực nhớ xấp báo bà Houston gởi. Nàng với tay lấy đại một tờ coi thử. Trước mắt nàng là một thế giới xa lạ. Người mẫu xinh đẹp ăn mặc sang trọng bên cạnh người mẫu nam lịch sự có mặt khắp nơi ở Paris, London, các thành phố lớn. Tự dưng Kelly ước gì được như họ. Nàng ngồi dậy vội vã mặc chiếc áo ngủ đi ra ngoài buồng tắm.

Nàng đứng ngắm nhìn trong gương, ngỡ là mình cũng đẹp hấp dẫn như ai. Mọi người đều khen nàng đẹp. Cho dù được vậy ta chưa học được kinh nghiệm.

Nàng mơ tới tương lai ở Philadelphia rồi ngắm vô gương một lần nữa. Phải đi tìm một nơi lập nghiệp. Cậu phải là một nhà phù thuỷ, phải tạo ra được phép lạ, nàng tự nói với chính mình.

Sáng hôm sau Kelly ra thư viện gặp bà Houston.

Bà ngạc nhiên hôm nay sao lại tới thư viện sớm hơn mọi bữa.

- Chào Kelly. Em đã coi hết mấy tờ báo chưa?

- Dạ có. - Kelly hít vô một hơi sâu. - Em muốn học làm người mẫu nhưng mà chưa biết bắt đầu làm sao?

Bà Houston thản nhiên cười nói.

- Tôi biết, để tôi dò tìm trong danh bạ điện thoại New York. Em muốn đi khỏi thành phố nầy?

Bà Houston lục túi xách lôi ra một trang giấy đánh máy đưa cho Kelly.

- Đây là danh sách tốp người mẫu đứng đầu ở Manhattan, địa chỉ và số điện thoại. Bà khều tay Kelly.

- Em coi từ trên trở xuống.

Kelly ngỡ ngàng.

- Em… Em không biết nói sao để cám ơn.

- Em đợi đấy. Một ngày kia được nhìn thấy hình ảnh của em trên tạp chí.

Trong bữa cơm tối Kelly lên tiếng.

- Con quyết định học nghề người mẫu.

Cha nàng càu nhàu:

- Chỉ có người ngu mới nghĩ chuyện đó. Con sao vậy? Bọn người mẫu là những con điếm.

Bà mẹ thở ra.

- Kelly, con đừng đi theo vết xe đổ của mẹ, mẹ đã từng lỡ lầm. Coi chừng mơ mộng sẽ hại con. Mình là dân da màu nghèo mạt, con không đi tới đâu được.

Ngay lúc nầy Kelly phải tự quyết định lấy.

Sáng sớm hôm sau, Kelly lo thu xếp quần áo vô vali ra bến xe buýt. Trong túi xách còn hai trăm đô-la tiền mấy hôm giữ trẻ.

Xe buýt đi Manhattan mất hai giờ, ngồi trên xe Kelly thả hồn về tương lai. Nàng muốn học làm người mẫu chuyên nghiệp. Nghe cái tên Kelly Hackworth không kêu chút nào. Ta liệu lấy, nàng nghĩ, ta lấy tên cúng cơm, như ngày nào. Nàng nhẩm đi nhẩm lại trong đầu: Và đây là người mẫu hàng đầu của công ty chúng tôi, Kelly.

Nàng ở lại một khách sạn rẻ tiền, chín giờ sáng Kelly đến nơi đi ngay vô cửa chính trường đào tạo người mẫu theo danh sách nàng cầm trên tay. Kelly không son phấn nàng mặc trên người chiếc áo nhăn rúm, sau mấy tiếng đồng hồ ngồi lê lết trên xe buýt.

Đến nơi liếc nhìn không thấy ai ngồi ở bàn tiếp tân. Nàng bước tới chỗ người đàn ông ngồi ở bàn bên trong văn phòng đang lúi húi viết.

- Xin lỗi ông, - Kelly lên tiếng.

Người đàn ông nói lằm bằm trong miệng không buồn ngó ngàng gì tới.

Kelly chần chừ:

- Tôi muốn hỏi thăm ở đây có cần người mẫu?

- Không, gã nói lằm bằm:

- Ở đây không thuê mướn!

Kelly thở ra:

- Vậy thì cám ơn ông. - Nàng toan bỏ đi.

Người đàn ông ngước nhìn chợt gã đổi ý:

- Ô kìa, khoan đã. Lại đây. - Gã đứng ngay dậy.

- Lạy chúa tôi, em ở đâu tới đây vậy?

Kelly ngỡ ngàng nhìn lại.

- Ở Philadelphia.

- Nầy… không sao. Em đã được làm người mẫu lần nào chưa?

- Chưa.

- Chẳng sao. Em sẽ được học một khoá.

Kelly cảm thấy cổ họng khô khốc:

- Tức là tôi… - Tôi sẽ được làm người mẫu?

Gã nhếch mép cười:

- Thì vậy. Ở đây có lắm khách hàng nhìn thấy chắc là phải điên lên vì em?

Làm sao nàng dám tin. Nàng đang ở tại một nơi đào tạo người mẫu hàng đầu và nơi đây…

- Tôi là Bill Lerner, chủ công ty, tên em là gì?

Thời khắc mơ ước bấy lâu nay đã tới, duyên may giúp cho nàng được xướng lên cái tên mới toanh.

Lerner nhìn theo:

- Tên của em mà em không nhớ sao?

Kelly lấy hết can đảm, dõng dạc đáp:

- Vâng nhớ chứ, tên em là Kelly.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9


Nghe tiếng máy bay vù vù quần trên đầu, Lois Reynolds nhếch mép cười. Gary, anh đến trễ. Lois yêu cầu được ra sân bay đón người anh trai, gã nói:

- Đừng lo, em cùng anh sẽ đi taxi.

- Gary, nếu em được…

- Em cứ ở nhà anh sẽ về tới.

- Thôi vậy.

***

Cuộc sống của Lois một phần dựa vô người anh trai. Những năm tháng thơ ấu tại thành phố Kelowna nhớ lại như một cơn ác mộng. Từ nhỏ Lois nghĩ là mình bị xã hội ruồng bỏ: xấu hổ vì những hình ảnh hào nhoáng trên tạp chí, người mẫu thời trang, phim ảnh trò tiêu khiển của phụ nữ… hơn nữa nàng là con bé mập ú béo tròn. Nàng muốn tìm hiểu vì sao những đứa mập béo trông không được xinh đẹp như mấy đứa gầy hơn?

Lois Reynolds lắm lúc đứng ngắm mình trong gương.

Tóc nàng vàng, mắt xanh, nước da mịn màng, Lois bận tâm nhất vì cái thân hình nặng nề quá cỡ. Đàn ông bụng phệ thì chả ai thèm để ý nói năng, còn đàn bà thì lên vài cân là thiên hạ xầm xì, bàn tán. Có tay đàn ông vô tích sự nào muốn đề xướng mẫu người phụ nữ lý tưởng phải đạt tới con số 36-26-36, nàng nghĩ. Lois nhớ như in trong đầu, bọn học sinh cùng lớp nói xấu sau lưng nàng"

- Con bé mông to, béo như lợn. Nàng cảm thấy xẩu hổ.

Nhưng lúc đó Gary biết đối đáp bênh vực cho đứa em.

Ngày Lois tốt nghiệp trường đại học Toronto nàng cảm thấy mình bị trêu chọc đã đời. Nếu ông Thần Tài muốn đi tìm một mẫu đàn bà đích thực thì có đây, nàng nghĩ.

Một hôm, Thần Tài xuất hiện. Tên ông là Henry Lawson, nàng gặp ông tại buổi sinh hoạt ở nhà thờ, Lois bị cuốn hút ngay. Ông dáng người cao lớn, gầy, tóc vàng, gương mặt tươi cười, tính tình dễ dung hoà. Cha ông là mục sư nhà thờ. Từ đó Lois thường hay đến dự buổi sinh hoạt nhà thờ với Henry, về sau nầy môi biết ông làm chủ một cơ sở vườn ươm, là một người thích vui thú với thiên nhiên.

- Nếu tối mai em không bận bịu, - ông nói - Tôi sẽ mời em đi ăn cơm.

Lois không chần chờ nói ngay:

- Vâng, cám ơn ông.

Henry mời nàng đến nhà hàng Sassafraz có tiếng ở Toronto. Nhìn món ăn thấy thèm, Lois không muốn để cho Hery nghĩ mình háu ăn, nàng gọi một món ăn xoàng.

Henry nhìn nàng ăn món salad, ông nói:

- Em ăn vậy chưa no.

- Em đang muốn giảm cân, - Lois nói bịa.

Ông đặt tay lên người nàng.

- Em không nên làm cho giảm cân Lois, cứ giữ nguyên như cũ.

Nàng cảm thấy vui sướng, lần đầu tiên được nghe một người đàn ông nhắc tới nàng.

- Tôi sẽ gọi cho em một món bít tết, khoai tây, món salad. - Henry nói.

Càng thích thú hơn gặp được người biết khẩu vị nàng thích.

***

Mấy tuần lễ thoáng qua, ông và nàng gặp nhau luôn không đầy một tháng sau lần gặp gỡ đầu tiên.

Henry mở lời:

- Lois, anh yêu em, anh muốn lấy em lảm vợ.

Lời nói tự dưng đến nàng chưa một lần dám buột miệng. Nàng vòng tay qua người ông:

- Em cũng yêu anh, Henry. Em muốn được làm vợ anh.

**

Năm bữa sau, lễ cưới tổ chức tại nhà thờ nơi lần đầu gặp gỡ. Có mấy người bạn và Gary cùng đến dự lễ cưới, cha của Henry đứng ra làm chủ lễ. Lois cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

- Con định đi hưởng tuần trăng mật ở đâu? Cha của Lawson hỏi.

- Đến hồ Lake Louise! - Henry nói - Nơi ấy phong cảnh hữu tình.

- Tuyệt lắm nhỉ.

Hennry vòng tay qua Lois:

- Anh ước gì những ngày còn lại hôm nào cũng là ngày trăng mật.

Lois như đang ở trên mây.

***

Sau lễ cưới chàng và nàng đi hưởng tuần trăng mật bên hồ Lake Louise. Một vùng phong cảnh hùng vĩ công viên Banff Wational Park giữa vùng đồi núi Canadian Rockies.

Đến xế trưa những tia nắng còn đọng lại long lanh trên mặt hồ:

Henry nắm tay Lois:

- Em thấy đói chưa?

Nàng nhìn sâu vô mắt chàng:

- Chưa.

- Anh cũng chưa đói. Mà sao ta không thay quần áo ra?

- Ôi em làm theo ý anh.

Hai phút sau nằm trên giường, Henry vừa mang lại cho nàng những giây phút hoan lạc tuyệt diệu tưởng chừng như bất tận.

- Ôi anh yêu, em yêu anh vô cùng.

- Anh cũng yêu em, Lois. - Henry nói. gã đứng lên - Nào ta phải xua tan cho hết dấu tích tội lỗi xác thịt.

Lois ngỡ ngàng ngước nhìn.

- Sao?

- Quỳ xuống.

Nàng nhếch mép cười:

- Anh có mệt không?

- Quỳ gối xuống.

Vẫn nụ cười trên môi.

- Em nghe theo anh đây.

Nàng quỳ xuống nhìn theo lóng ngóng.

Henry rút sợi dây nịt trong lưng quần ra. Gã bước tới nàng chưa kịp nghĩ ra tức thì tay giơ lên vung sợi dây nịt quất vô sau mông… trần trụi.

Lois rên la nàng vụt đứng ngay dậy.

- Anh định làm…?

Tay gã níu nàng xuống:

- Anh đã nói cho em nghe. Ta phải xua hết mọi xấu xa tội lỗi xác thịt, gã vung tay lên quất xuống.

- Thôi! Thôi!

- Ở yên đó? Gã nói trong cơn điên cuồng.

Lois gượng đứng lên chạm phải cánh tay gân guốc ghì xuống quất vô người nàng túi bụi.

Lois cảm thấy mông nàng vừa bong ra từng mảng da.

- Henry! Lạy chúa! Dừng tay lại!

Henry dừng tay thở ra một hơi rùng mình:

- Vậy là xong!

Lois khó khăn lắm mới nhích người lên được, nàng cảm thấy những vết thương đang rỉ máu. Lời nào cho hết. Nàng chỉ còn biết trố mắt nhìn chồng khiếp đảm.

- Ái ân là chuyện tội lỗi. Ta phải xua tan mọi cám dỗ.

Nàng lắc đầu, miệng mồm khô khốc, nàng chưa hiểu là gì.

Nhớ lại chuyện Adam và Eva cội nguồn của tội lỗi loài người. Gã lên tiếng dạy đời.

Lois bật khóc thành tiếng, nấc lên từng hồi.

- Thôi được rồi, - gã nắm tay Lois - Thôi được rồi. Anh yêu em.

Lois nửa tin nửa ngờ:

- Em cũng yêu anh, nhưng mà…

- Em đừng lo. Ta đã vượt qua được.

Nó nghĩa là một lần cuối cùng, Lois nghĩ. Anh chàng chắc là có vấn đề gì đó. Lạy chúa mọi chuyện cũng đã qua.

Henry ôm chặt lấy nàng:

- Anh yêu em lắm lắm. Thôi ta đi ăn.

***

Đến nhà hàng, Lois chỉ muốn ngồi một chỗ. Vết thương đau nhức nhối kinh khủng, nàng không dám hé môi hỏi nhờ một tấm nệm lót.

Để anh gọi món ăn, Henry vừa nói. Gã gọi một món salad, một món đặc biệt cho Lois:

- Em cần phải giữ sức!

Ngồi vô bàn ăn Lois còn nhớ lại những gì đã qua. Henry là một người đàn ông tuyệt vời nhất trên đời.

Nàng chỉ ngạc nhiên vì sao gã lại - nên gọi như thế nào - thích sùng bái món linh vật. Thôi chuyện đã qua.

Những ngày sắp tới nàng phải biết đề phòng tự biết tự giữ lấy mình.

Món ăn đã hết, Henry gọi món tráng miệng đủ thứ dành cho Lois, gã nói:

- Ta chỉ thích một món đàn bà.

Nàng nhếch mép cười:

- Em sẽ chiều ý anh.

Xong bữa ăn, Henry nói:

- Thôi ta về lại phòng đi!

- Vâng.

Về đến nơi vừa bước vô phòng leo lên giường Henry ôm ghì Lois vào lòng, nhức nhối nàng còn thấy đau. Lối ân ái nhẹ nhàng êm ái khiến nàng cảm thấy sung sướng hơn lúc ban đầu, nằm trong vòng tay gã.

Lois níu chặt lấy thì thầm:

- Anh thật là tuyệt vời!

- Vậy sao? - gã gật đầu - Nào ta phải đền tội sau cuộc mây mưa. Quỳ xuống.

***

Chờ lúc nửa đêm, Henry đang chìm sâu vô giấc ngủ, Lois lặng lẽ xếp quần áo vô vali chuồn êm. Nàng ra sân bay đáp chuyến đến Vancouver gọi cho anh trai Gary. Gặp nhau trong buổi ăn trưa, nàng kể lể hết mọi chuyện.

- Em làm đơn ly dị, Lois kể - Chờ đến ngày đi khỏi đây.

Gary nghĩ lại:

- Anh có một người bạn làm chủ hãng bảo hiểm ở Denver xa cách đây cả ngàn cây số.

- Được vậy càng hay.

Ông nói ngay:

- Để đó rồi tính.

***

Hai tuần sau, Lois được nhận vô làm hãng bảo hiểm, giữ một chân quản lý.

Gary liên lạc mỗi ngày với Lois. Nàng tậu được một căn nhà Bungalow nhìn qua dãy núi Rockies phía đằng xa, người anh trai đôi lúc có đến thăm rủ nhau đi chơi trượt tuyết, câu cá, có khi thì ngồi nhà chuyện trò.

- Em gái của anh khá lắm, người anh trai thường nói với nàng. Những lúc đó Lois cảm thấy hoan hỉ. Anh nàng lấy được bằng Ph. D, ngành khoa học phục vụ trong một Tập đoàn quốc tế, thường xuyên di chuyển bằng máy bay.

***

Lois ngồi nhà vừa nhắc tới Gary thì nghe tiếng gõ cửa. Nàng nhìn qua cửa sổ coi thử đó là ai. Tom Huebner, một phi công bạn của Gary.

Lois mở cửa mời Huebner vô nhà.

- Chào Tom.

- Kìa Lois!

- Gary chưa về tới, tôi nghe thấy tiếng máy bay mới ban nãy đây chắc là sắp về tới nơi cậu. Vô nhà ngồi chờ hay là…

Tom nhìn theo ngỡ ngàng.

- Cậu chưa hay gì sao?

Lois lắc đầu:

- Chưa. Chuyện gì vậy? Miễn sao đừng có xảy ra chiến tranh hơn nữa…

- Lois, tôi muốn nói là tin buồn. Tin buồn thật đấy! - Anh chàng nghiêm giọng nói - Tin về Gary.

Nàng đứng ngây người ra.

- Anh ấy, sao?

- Anh ấy đã gặp tai nạn trên đường tới đây. - Gã nhìn thấy ánh mắt nàng tối sầm lại. - Tôi lấy làm tiếc, tôi biết hai anh em cậu thương nhau lắm.

Lois muốn nói, mà sao cổ họng nàng nghẹn lại.

- Sao. . sao… sao?

Tom Huebner nhẹ tay dìu nàng tới bên chiếc ghế. Lois ngồi xuống lấy, hơi:

- Chuyện… chuyện gì vậy?

- Máy bay Gary đụng vô núi khi còn mấy dặm đường bay gần tới Denver.

Lois muốn điếng người.

- Tom, tôi muốn được yên một mình.

Tom nhìn theo nàng, lo lắng:

- Được chứ, Lois?

- Tôi có thể ở lại đây mà…

- Cám ơn, cậu cứ về đi!

Tom Huebner chần chờ rồi gật đầu:

- Cậu có số máy, nếu cần gọi cho tôi.

Lois không hay người bạn đã ra về, nàng ngồi lại đó bàng hoàng. Nàng cảm thấy như ai vừa mới nói chính nàng đã chết. Nàng thấy lại hình ảnh thuở nhỏ, người anh trai Gary luôn luôn ở bên cạnh lo đối phó với bọn con trai trêu chọc, ngày lớn lên anh nàng đưa đến sân chơi bóng chày, đi xem phim, dự tiệc. Nhớ tuần lễ trước hai anh em còn có nhau, nàng ngồi nhớ lại trong đầu như một chuỗi hình ảnh nhạt nhoà lẫn với nước mắt. Hai anh em ngồi bên bàn ăn:

- Anh không ăn sao, Gary?

- Món ăn ngon, anh thấy chưa đói.

Nàng nhìn theo người anh:

- Anh muốn nói gì nữa không?

- Cái gì em cũng biết, phải không?

- Về công việc của anh.

- Ờ… - Anh đưa tay đẩy đĩa món ăn qua một bên. Anh cảm thấy tính mạng đang bị đe doạ.

Lois bàng hoàng nhìn anh.

- Sao?

- Nầy em, chỉ có một nửa số người biết là mình sẽ gặp chuyện gì sắp tới. Thứ hai anh phải bay về đây ở lại qua đêm. Sáng thứ ba lại trở về Washington.

Lois chưa hiểu gì:

- Sao lại về Washington?

- Để báo cáo về cỗ máy Prima.

Thế rồi Gary kể lể mọi thứ.

Gary giờ đã ra người thiên cổ.

Anh cảm thấy tính mạng bị đe doạ, anh đợi nói ra một lần. Người anh trai của nàng không phải chết do tai nạn. Anh đã bị âm mưu giết chết.

Lois liếc nhìn đồng hồ. Đã khuya không thể bày việc ra chờ, sáng sớm ngày mai nàng gọi máy để báo thù cho anh. Nàng phải kết thúc công việc Gary đang làm dở dang. Lois cảm thấy toàn thân kiệt quệ.

Nàng gượng đứng dậy. Dù đã quá bữa nghĩ tới món ăn khiến nàng buồn nôn. Lois bước vô buồng ngã lăn xuống giường không còn sức lực để thay quần áo. Nàng nằm lăn ra đó choáng váng rồi vùi sâu vô giấc ngủ.

Lois mơ thấy đang đáp chuyến tàu tốc hành cùng với Gary, hành khách ngồi hút thuốc. Hơi nóng tràn ngập khoang, toàn khói thuốc làm cho nàng ho. Cơn ho đánh thức nàng dậy mở choàng mắt ra. Nàng nhìn quanh hoảng hốt. Căn buồng ngủ bốc cháy, lửa ăn lan tới màn che, bên trong khói mịt mù. Lois bước chệnh choạng xuống giường, nấc nghẹn. Cố ghìm lại hơi thở lê bước qua phòng khách, lửa tràn ngập khắp nơi, khói dày đặc. Chỉ cần lê bước thêm vài bước nữa ra tới cửa, nàng lết chân ra bên ngoài ngã nhào xuống.

Lois Reynolds còn nhớ: lúc ngọn lửa vừa liếm tới gót chân.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10


Với Kelly mọi việc giờ đây diễn ra với một tốc độ chóng mặt. Nhanh chóng nàng nhận ra ngay quy luật của nghề người mẫu: nàng được công ty cho theo học một khoá tạo dáng phong cách người mẫu. Điểm gây ấn tượng nhất trong nghề làm người mẫu là dáng điệu.

Kelly biết vận dụng để bù lấp khoảng trống đó. Nàng không phải là một nàng tiên kiều diễm hay là một người đẹp gợi tình quyến rũ.

Thuật ngữ "ấn tượng thoáng qua" khoác lên người một ưu điểm cho Kelly. Do nàng biết vận dụng phong cách không những gây chú ý khêu gợi, lại còn muốn gửi gắm một dáng dấp khiến cánh đàn ông mơ tưởng được gần gũi ôm ấp. Qua hai năm trình diễn Kelly ngoi lên hàng top người mẫu, được mời quảng cáo sản phẩm cho mười hai nước. Kelly lưu lại Paris dài hạn do hợp đồng quảng cáo cho khách hàng.

Tại một cuộc trình diễn thời trang tốn kém nhất ở New York trước khi quay trở lại Paris, Kelly được dịp về thăm mẹ, trông mẹ già và lo âu nhiều hơn. Ta lo đưa mẹ ra khỏi nơi đây, Kelly nghĩ. Ta sẽ mua cho mẹ một căn hộ để được gần gũi chăm sóc.

Bà mẹ mừng rỡ gặp lại đứa con:

- Mẹ mừng vì con làm ăn khá lên Kelly. Cám ơn con mỗi tháng con gửi tiền cho mẹ.

- Mẹ yên tâm. Con về đây muốn thưa với mẹ một việc. Con đã tính toán để đưa mẹ qua nơi khác ở…

- Ờ để coi ai đến thăm nhà ta. - Ông bố dượng vừa bước vô. - Mấy mẹ con sao lại ở đây? Lại đem khoe quần áo mới nữa chứ gì?

Thôi phải chờ dịp khác, Kelly nghĩ.

Kelly nhớ ra được một nơi phải đến thăm. Nàng nhớ nơi thư viện năm xưa ngày ngày đến đọc sách hàng giờ, chân vừa đặt lên thềm trên tay ôm một xấp tạp chí, bao nhiêu kỷ niệm ùa về.

Nhìn vô bàn làm việc không có bà Houston ở đó. Kelly bước vô trong gặp bà đang đứng ở góc nhà, ăn mặc đẹp, lo bày sách trên kệ.

Nghe tiếng cửa xịch mở bà Houston lên tiếng:

- Tôi sẽ ra ngay. - Bà quay lại nhìn - Kelly! - Bà muốn kêu lên một tiếng - Ôi, Kelly.

Hai người bước tới ôm chầm lấy nhau Bà Houston bước lùi ra sau nhìn Kelly cho rõ.

- Tôi không ngờ em trở về đây. Vậy em về thành phố có việc gì?

- Em về thăm mẹ, nhân tiện đến thăm bà.

- Tôi mừng cho em. Thật không ngờ

- Thưa bà Houston, bà còn nhớ em nói muốn đền ơn bà như thế nào không? Bà nói mong đến ngày được nhìn thấy ảnh đăng trên tạp chí thời trang. Thì đây?

Nói hết câu Kelly đặt trên tay bà Houston một xấp báo thời trang Elle, Cosmopolitan, Vanity Fair, Vogue. Trên mỗi trang bìa đều có hình nàng.

- Đẹp quá nhỉ, bà Houston nét mặt rạng rỡ tôi sẽ cho em nhìn thấy nữa đây: Bà bước ra sau bàn lôi ra mấy bản copy.

Kelly tần ngần một hồi mới nói ra:

- Em biết nói sao hết để tạ ơn bà? Bà đã làm thay đổi một đời người.

- Không, Kelly. Em biết làm sao cho cuộc sống đổi mới. Tôi chỉ biết khuyến khích em mà thôi Kelly ạ…

- Dạ.

- Nhờ em mà tôi cũng được thơm lây.

Khi Kelly tạo được tiếng tăm thì đời tư lắm lúc không yên. Nàng bị quấy rầy do đội ngũ phóng viên, nàng luôn bị ám ảnh bởi một số người không biết họ là ai. Kelly thèm được ngồi lại một mình nhớ những lúc gần gũi Mark, được gợi lại những kỷ niệm cũ.

Nhớ lại những ngày đầu…

Hôm ấy nàng ngồi ăn trưa tại nhà hàng Le Cinq bên trong khách sạn George V, thì một gã lạ mặt quần áo lôi thôi bước ngang qua chăm chăm nhìn theo. Gương mặt nước da xanh xao bệnh hoạn của một người sống lâu ngày trong nhà. Trên tay gã là tờ tạp chí Elle vừa giở tới trang đầy hình ảnh Kelly.

- Xin lỗi, - người lạ mặt vừa lên tiếng.

Kelly ngước nhìn khó chịu:

- Sao ạ?

- Tôi đã nhìn thấy… tôi đã coi trang báo nói về em là một công dân sinh ra ở Philađelphia. - Giọng nói gã thấy dễ nghe hơn. -Tôi cũng sinh ra tại nơi đó, tôi cảm thấy như đã quen biết em từ lâu và…

Kelly thản nhiên đáp:

- Tôi không quen ông, tôi cũng không thích người lạ quấy rầy.

- Ồ tiếc là - Không phải là tôi… không phải là người xa lạ gì đâu. Tôi muốn tự giới thiệu tôi là Mark Harris hiện đang công tác tại viện nghiên cứu Kingsley International. Nhác nhìn thấy, tôi đoán ngay là em không thích ngồi ăn một mình nên tôi mạo muội mở lời.

Kelly nhìn lại gay gắt:

- Ông đoán nhầm. Tôi muốn ngồi một mình.

Gã nói lắp bắp.

- Tôi… Tôi hỏi có hơi đường đột… thôi vậy thì tôi… Gã nhìn theo… - Xin cáo lui.

Kelly nhìn gã bước trở ra trên tay còn giữ tờ báo.

Khá đấy, nàng nghĩ.

Kelly ký được một hợp đồng làm người mẫu hình bìa mấy tờ tạp chí thời trang thời gian một tuần lễ. Sau lần gặp gỡ tình cờ Mark Harris cho tới nay, đang lúc ngồi trong phòng trang điểm người mẫu thay đồ mới thì có người mang vô một bó hoa hồng. Trên có kèm theo danh thiếp "Mong em thứ lỗi cho. Mark Harris".

Kelly giơ tay xé tấm danh thiếp, đem bó hoa đến tặng cho bệnh viện nhi đồng.

Sáng hôm sau bà phụ trách trang phục người mẫu lại bước trở vô phòng mang theo gói quà.

- Một người đàn ông lạ mặt gởi Kelly.

Chỉ một cành hoa lan, thế thôi. Trên kèm theo danh thiếp đề: "Tôi mong được tha lỗi, Mark Harris"

Kell xé toạc tấm thiếp, để cành hoa lại.

Sau lần đó, hôm nào Mark Harris cũng nhớ gởi quà một rổ trái cây, một chiếc vòng, một món đồ chơi.

Kelly vứt bỏ đi hết. Một món quà gây chú ý khác lạ hơn mấy món trước: một con chó xù dễ thương: giống lai Pháp trên cổ đeo chiếc nơ đỏ kèm theo tấm thiếp:

"Đây là con Angel, mong là em biết yêu thương nó như tôi Mark Harris".

Kelly quay số hỏi tổng đài biết được số máy cơ sở Kingsley International. Nghe tổng đài lên tiếng, Kelly hỏi:

- Xin lỗi ở đây có nhân viên nào tên là Mark Harris?

- Vâng, có.

- Tôi có thể gặp trên máy được chứ?

- Chờ máy!

Một phút sau vừa nghe tiếng nhớ ra giọng nói hôm nào.

- Alô?

- Ông Harris?

- Vâng!

- Kelly đây. Tôi muốn cho ông hay là tôi nhận lời mời ăn trưa.

Một thoáng im lặng ngột ngạt rồi lại nghe:

- Thật sao? Vậy… vậy thì còn gì bằng.

Kelly nghe thấy hơi thở dồn dập sung sướng bên kia máy.

- Hẹn gặp tại nhà hàng Laurent một giờ được chứ?

- Được lắm! Cám ơn rất nhiều.

- Tôi sẽ đặt chỗ trước. Hẹn gặp lại.

Mark Harris đang đứng chờ bên bàn, Kelly từ ngoài bước vô tay dắt theo con chó xù.

Mark hớn hở:

- Em… Em tới thật sao, tôi còn chưa dám tin… em nhớ dắt theo Angel.

- Vâng, - Kelly đặt con Angel trên tay Mark. - Cho nó theo ăn với ông, Kelly điềm nhiên nói toan bỏ đi.

Mark vội nói:

- Thế là sao, tôi chưa hiểu…

- Vâng, tôi muốn nhắc với ông một lần cuối, - Kelly quát - Tôi muốn ông đừng quấy rầy nữa. Ông hiểu chưa.

Mark Harris mặt đỏ như gấc.

- Vâng, vâng tôi hiểu chứ. Xin lỗi. Không phải chuyện quấy rầy… tôi nghĩ là… không biết nói ra sao… cho tôi được phân trần… Em có thể nán lại một lát nữa.

Kelly toon mở lời "không", nàng chịu ngồi lại, vẻ mặt khinh khỉnh:

- Sao?

Mark Harris lấy hơi lên:

- Thật tình tôi lấy làm ân hận, phải nói tôi không có ý quấy rầy. Tôi có gởi tới những món quà để tạ lỗi vì sự quá đường đột. Tôi muốn một dịp… lúc nhìn thấy hình ảnh em trên báo, tôi tưởng đâu là đã biết nhau từ lâu. Đến khi được nhìn thấy em ngoài đời thì lại càng… Gã nói líu ríu, khổ sở - Tôi… tôi ngỡ là một người đẹp như em không đời nào ngó ngàng tới một kẻ như tôi… tôi cảm thấy ngây ngô như một đứa học trò. Tôi xấu hổ. Y như là tôi - Tôi không biết… nói ra sao, hơn nữa… Giọng nói rề rà gã cảm thấy trơ trẽn - Tôi không có tài… ăn nói. Từ nhỏ tôi sống một mình. Chưa có ai… ngày tôi mới lên sáu cha mẹ đã ly dị, và xung đột xảy ra, không người nào muốn giữ tôi lại.

Kelly lặng lẽ nghe. Tiếng nói vang lên trong trí nàng, gợi lại hồi ức lúc còn nhỏ: Sao bà không bỏ nó đi, đẻ ra làm gì? - Tôi muốn lắm mà không thể được.

Gã kể lể.

- Tôi được đem đi gởi qua hơn một chục nhà nuôi trẻ, không ai chăm sóc…

Khách trọ như là chú bác, con đừng rầy rà tới họ. Kelly nhớ lại lời mẹ bên tai.

- Tôi không làm được một việc gì cho ra trò… Mark kể lể, nghe xong trong đầu Kelly lại vang lên. Nấu ăn chẳng được… Bộ áo mặc không xứng… Mi lau dọn buồng tắm chưa xong.

- Tôi không được ăn học đàng hoàng, họ muốn tôi học làm thợ sửa xe, còn tôi… thì muốn học làm khoa học. Tôi bị chê không biết gì…

Kelly càng nghe càng thấy thấm thía, nhớ lại chuyện cũ:

Con muốn học làm người mẫu.

Bọn người mẫu là bọn làm điếm…

- Tôi muốn theo học đại học, nhưng mà với công việc hàng ngày… khỏi cần phải học hành.

"Mi đi học làm gì? Coi tướng mi chỉ làm nghề bán thân nuôi miệng…

- Lúc tôi được học bổng MIT, cha đỡ đầu đoán tôi sẽ thi trượt, trở về làm thợ trong gara xe…

Nghe gã vừa kể lể khác gì được ôn lại chuyện đời mình.

Xin vô đại học à? Mi làm uổng phí bốn năm một đời người…

Kelly ngồi đó thám thía từng câu chừ, càng đau đớn chẳng kém gì anh chàng xa lạ kia.

- Ngày tôi học xong chương trình MIT, tôi được nhận về làm cho cơ sở nghiên cứu Kingsley International, tôi cảm thấy như lạc lõng.

Câu chuyện ngừng lại một lúc lâu.

- Hình như là lâu lắm tôi học được một câu nói, điều vĩ đại nhất trong đời là gặp được người mình yêu, và được yêu lại… tôi tin là điều đó có thực.

Kelly lặng lẽ ngồi nghe.

Mark Harris ngọng miệng nói:

- Nhưng mà tôi chưa từng được gặp người đó, muốn bỏ qua. Thế rồi một bữa nọ tôi đã gặp được em…

Lời nói trêu ngươi.

Gã đứng dậy, hai tay giữ lấy con Angel.

- Tôi thấy xấu hổ lắm lắm. Từ nay trở đi không quấy rầy em nữa. Chào em.

Kelly nhìn theo gã bước đi khỏi.

- Ông ôm con chó của tôi đi đâu? - nàng gọi theo.

Mark Harris, ngập ngừng quay lại:

- Tôi xin lỗi được chứ?

- Con Angel thuộc về tôi. Ông đem biếu cho tôi, phải không?

Mark dừng lại nghẹn họng.

- Ờ, nhưng mà em đã nói…

- Tôi muốn thoả thuận với ông, Harris. Tôi được giữ con chó Angel, còn ông có thể lui tới tự nhiên.

Nghĩ ngợi một lúc mặt mày sáng rỡ gã nói:

- Vậy là em vừa nói tôi có thể… em muốn cho tôi…

Kelly nói:

- Sao không gác lại chuyện đó để tối nay tính?

Nàng có ngờ đâu chính nàng đang là đích ngắm của bọn sát thủ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11


Paris, Pháp

CUỘC ĐIỀU TRA VỤ TỰ TỨ TRÊN THÁP EIFFEL.

Cuộc thẩm vấn diễn ra tại sở Cảnh sát Reuilly trên phố Henard, Quận mười hai.

Hai thám tử André Belmondo và Pierre Marais mở đầu buổi hỏi cung người quản lý tháp Eiffel.

Thứ Hai, 6 tháng năm.

Thời gian 10 giờ sáng

Đối tượng: René Pascal.

Belmondo: ông Pascal, chúng tôi có đủ lý lẽ xác định là Mark Harris, nạn nhân được cho là té ngã từ trên đài quan sát tháp Eiffel đã bị giết chết.

Pascal: Bị giết chết? Mà sao… Tôi được nghe báo cáo là tai nạn do…

Marais: Làm sao chung quanh có bao lơn che chắn cao khỏi đầu người nạn nhân có thể té ngã xuống đất được?

Belmondo: Chúng tôi có đủ lý lẽ xác minh đây không phải là một vụ tự tử. Bởi ông ta đã chuẩn bị sắp xếp nghỉ cuối tuần với vợ, là Kelly một người mẫu.

Pascal: Tôi thật đau buồn, thưa quý ông, nhưng mà tôi chẳng hiểu… sao lại mời tôi đến đây.

Marais: Chúng tôi muốn làm sáng tỏ vụ việc buổi tối nhà hàng đóng cửa lúc mấy giờ?

- Pascal: Đúng mười giờ. Đêm đó có bão, nhà hàng vắng khách phải đóng cửa sớm…

Marais: Cầu thang máy ngừng chạy từ lúc nào?

Pascal: Thường chạy tới nửa đêm mới ngừng, đêm đó thấy không còn khách và người tham quan, tới mười giờ khoá máy.

Belmondo: Luôn cả thang máy chạy lên đài quan sát?

Pascal: Vâng. Tất cả thang máy đều khoá.

Marais: Vậy có thể đi cầu thang bộ từ dưới lên tới nơi được chứ.

Pascal: Không được. Tối đó mọi cửa đều khoá. Tôi không thể hiểu vì sao tai nạn xảy ra. Nếu…

Belmondo: Chuyện đó tôi sẽ nói ra đây. Nạn nhân Harris bị xô ngã từ trên cao xuống. Chúng tôi đã lên tới nơi xem xét hiện trường tại chỗ rào chắn nơi xảy ra tai nạn còn dấu xây xát, lớp cất ximăng bám dính vô dưới đế giầy nạn nhân Harris chính là lớp ximang bị bong tróc ngay tại chỗ rào chắn đài quan sát. Nếu cửa tầng dưới đã khoá, thang máy ngừng hoạt động nạn nhân không làm sao lên tới nơi ngay lúc nửa đêm?

Pascal: Tôi không biết. Không có cầu thang máy…thì làm sao… làm sao đi lên đó được.

Marais: Nhưng mà cầu thang máy còn hoạt động thì mới đưa ông Harris lên tới trên đài quan sát. Luôn cả thủ phạm… có thể vài ba tên… rồi bọn chúng quay trở xuống.

Belmondo: Ta có thể nghi cho kẻ lạ mặt cho chạy cầu thang máy.

Pascal: Không có chuyện đó. Người gác cầu thang máy thường trực tại phòng máy, buổi tối dùng khoá đặc biệt.

Marais: Có mấy chìa khoá tất cả?

Pascal: Có ba chìa. Tôi giữ một, hai chìa kia được cất giữ tại đây.

Belmondo: Ông xác định rõ cầu thang máy đóng cửa lúc mười giờ tối chứ?

Pascal: Vâng.

Marais: Ai chịu trách nhiệm tại chỗ?

Pascal: Toth. Gérard Toth.

Marais: Cho tôi gặp đương sự.

Pascal: Tôi cũng muốn gặp.

Marais: Ông muốn nói sao?

Pascal: Toth tối hôm đó không đi làm. Tôi đến nhà tìm, không nghe thấy ai lên tiếng, tôi hỏi thăm chủ nhà mới hay Toth đã dọn đi nơi khác.

Marais: Không để lại địa chỉ sao?

Pascal: Không. Hắn đã cuốn gói cao chạy xa bay từ lúc nào.

***

- Cao chạy xa bay? Có phải ta vừa nhớ lại nhà ảo thuật đại tài Houdini hay là một tên gác cầu thang quỷ quyệt?

Người vừa lên tiếng là ngài Tổng thư ký Renaud, chỉ huy Tổng hành dinh cơ quan Interpol. Ông nhỏ người tính năng động hoạt bát, tuổi trạc năm muơi có thâm niên hai mươi năm phục vụ trong ngành Cảnh sát Renaud ngồi chủ toạ phiên họp trong phòng họp lớn tại Tổng hành dinh bảy tầng lầu Trụ sở Cảnh sát quốc tế một nơi thanh lọc tất cả mọi nguồn tin cho 126 đơn vị cảnh sát thuộc bảy mươi tám nước: Trụ sở nằm trong khu phố St. Cloud, khoảng mười cây số về hướng tây Paris được điều hành do một lực lượng thám tử từng phục vụ trong Sở an ninh Pháp và Sở cảnh sát Paris.

Quanh bàn họp mười hai nhân viên đã có mặt đầy đủ. Cuộc thẩm vấn thám tử Belmondo vừa diễn ra trước một giờ.

Ngài tổng thư ký chua chát lên tiếng:

- Vậy là anh và thám tử Marais không thể thu thập được một manh mối nào vì sao nạn nhân bị giết chết tại một nơi khó có thể xâm nhập vô được, hơn nữa bọn sát thủ cũng khó mà len lỏi vô rồi thoát ra ngoài trót lọt hay sao? Các anh… báo cáo có vậy thôi sao?

- Tôi và Marais đã đối chứng với nhiều người…

- Thôi được. Anh có thể ra về!

- Thưa ngài, tuân lệnh!

Mọi người nhìn theo nhà thám tử vừa bị một trận te tua. Có người bảo;

- Thế đấy, đến anh ta cũng phải chịu thua.

Ngài tổng thư ký quay lại bàn họp:

- Trong lúc thẩm vấn, các anh có ai nghe nhắc… tới một nhân vật tên là Prima?

Mọi người chăm chú hồi lâu, rồi lắc đầu - không, Prima là nhân vật thế nào?

- Chúng ta chưa biết được. Cái tên được viết nguệch ngoạc trên mảnh giấy còn sót lại trong túi áo jacket nạn nhân ở New York. Trong vụ nầy có liên quan tới một đầu mối, ngài thở ra.

- Các bạn, chúng ta đang gặp một việc nan giải, một bài toán còn ẩn số. Tôi đã phục vụ trong ngành mười lăm năm, từng điều tra nhiều vụ giết người hàng loạt, bọn tội phạm quốc tế, tội bạo hành, tội giết cha, và nhiều vụ có thể đoán ra được thủ phạm. -Ông dừng lại. - Trong từng ấy thời gian chưa lúc nào gạp một vụ như vừa qua. Tôi gởi một bản THÔNG BÁO đến cơ quan điều tra ở New York.

***

Manhattan New York.

Frank Bigley, chỉ huy một đơn vị thám tử ở Manhattan đang xem xét tờ trình của Tổng thư ký Renaud gởi tới vừa lúc hai thám tử Earl Greenburg và Robert Praegitzer bước vô.

- Thưa sếp cần gặp?

- Vâng, mời các anh ngồi.

Hai người kéo ghế ngồi.

Sếp Bigley, đưa ra một trang giấy.

- Đây là bản THÔNG BÁO sáng nay Interpol vừa gởi tới. Ông đọc to: "Cách nay sáu năm một nhà khoa học Nhật, Akira Iso đã treo cổ tự tử tại phòng riêng trong một khách sạn ở Tokyo. Cuộc điều tra cho thấy sức khoẻ ông Iso rất tốt, vừa được đề bạt lên một chức vụ cao hơn giữa lúc tinh thần phấn chấn".

- Ở bên Nhật? Nhưng mà có liên quan gì…

- Tôi đọc tiếp. "Cách đây ba năm, một nhà khoa học Thuỵ Sĩ, Madeleine Smith, ba mươi hai tuổi, tự tử bằng cách mở bình gaz tại nhà riêng ở Zurich. Bà đang mang thai và dự tính làm đám cưới với người cha đứa bé còn trong bụng. Nhân chứng -bạn bè cho biết bà chưa bao giờ được sung sướng như lúc ấy". Ông ngước nhìn hai nhân viên thám tử.

- Cách đây ba hôm một nhân vật ở thành phố Berlin tên là Sonja Vebrugge chết trong bồn tắm. Ngay trong đêm hôm đó, Mark Harris một người Mỹ té lộn nhào từ trên đài quan sát tháp Eiffel xuống đất. Ngày hôm sau một công dân Canada tên là Gary Reynolds chết trong một tai nạn máy bay đụng vô sườn núi ngoại ô thành phố Denver.

Greenburg và Praegitzer chăm chú nghe đọc, chưa hết bàng hoàng.

- Và mới hôm qua, các anh phát hiện xác chết nạn nhân Richard Stevens tấp vô bờ sông East River.

Earl Greenburg nhìn theo sếp, kinh ngạc.

- Mấy vụ đó liên quan gì đến chúng tôi?

Sếp Bigley lặng lẽ nói.

- Tất cả những cải chết được nhận dạng như nhau.

Greenburg nhìn sâu vô mắt ông:

- Sao? Để tôi nghĩ lại xem. Một người Nhật cách đây sáu năm, người Thuỵ sĩ ba năm, mới đây vài bữa một người Đức, người Canada và hai người Mỹ. - Gã ngồi lặng thinh một lúc. - Mấy vụ nầy có liên quan gì với nhau?

Sếp Bigley đưa qua Greenburg bản THÔNG BÁO của cơ quan Interpol. Greenburg vừa đọc tròn xoe mắt.

Gã ngước nhìn chậm rãi nói:

- Interpol nghi cho viện nghiên cứu Kingsley International đứng đằng sau mấy vụ nầy sao? Một trò cười.

Praegitzer lên tiếng:

- Thưa sếp, chúng tôi vừa nhắc tới tên tuổi một cơ quan nghiên cứu tầm cỡ thế giới.

- Tất cả nạn nhân là những người có liên quan cơ quan KIG, do Tanner Kingsley đứng đầu; Chủ tịch Uỷ ban khoa học của Tổng thống, Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch nhà nước và Uỷ ban chính sách quốc phòng thuộc Lầu Năm Góc. Tôi muốn đề nghị cậu và Greenburg nên có một cuộc trao đổi với Kingsley.

- Vâng.

- Nầy Earl…

- Sếp bảo sao?

- Nên dè dặt và dò dẫm từng bước.

***

Năm phút sau, Earl Greenburg gặp thư ký Ric của Kingsley trên máy, gã quay qua Praegitzer

- Mười giờ sáng thứ ba ta tới điểm hẹn. Ngài Kingsley đang có mặt ra điều trần tại một Uỷ ban quốc hội ở Washington…

***

Washington, D. C

Tại buổi điều trần của Uỷ ban môi trường Thượng viện ở Washington, D. C, một hội đồng gồm sáu vị Thượng nghị sĩ và ba mươi quan khách tham dự một nhóm phóng viên lắng nghe Tanner Kingsley đọc bản điều trần.

Tanner Kingsley, trong độ tuổi bốn mươi, cao lớn điển trai, đôi mắt xanh sắc sảo, thông minh khuôn mặt với chiếc mũi dọc dừa, chiếc cằm cương nghị trông như hình tượng tạc in trên đồng tiền.

Chủ tịch Uỷ ban, Thượng nghị sĩ Pauline Mary Van Luven, nhân vật thể lực khoác một tư cách đầy vẻ tự tin. Bà nhìn qua Tanner dõng dạc lên tiếng mời ông Kingsley phát biểu.

Tanner gật:

- Cám ơn bà Thượng nghị sĩ. Ông quay qua phía các thành viên Uỷ ban mở đầu; với giọng nói sôi nổi.

- Trong khi một số các nhà hoạt đông chính trị của chúng ta loay hoay với những sự kiện trái đất ấm dần lên và hiện tượng hiệu ứng nhà kính, lỗ hổng tầng ozone lớn thêm dần. Cho nên thế giới phải gánh chịu nhiều thiên tai hạn hán, lụt lội. Ở vùng biển Ross Sea, tảng băng khổng lồ chiếm diện tích bằng một nước Jamaica tan rã do hiện tượng trái đất ấm dần lên, tầng ozone ở vùng Nam cực bị xâm hại tạo một lỗ hổng rộng tới mười triệu dặm vuông- Ông đừng một lúc để nhấn mạnh hơn bằng một giọng nói chậm rãi.

- Tới mười triệu dặm vuông. Chúng ta đang ở vào một thời kỳ phải gánh chịu nhiều phong ba bão táp tàn phá nhiều nơi ở châu Âu Do thời tiết bị xáo trộn triệt để hàng triệu người ở nhiều nước trên khắp thế giới phải chịu nạn đói và tuyệt chủng. Trước sau vẫn là những khẩu hiệu: nạn đói và tuyệt chủng. Ta không nên nhắc lại những lời nói suông: Ta phải nghĩ tới lúc những người vợ, chồng và con trẻ đang đói khát và không nơi trú ẩn, tất cả đang chờ chết.

Mùa hè vừa qua có hơn 20. 000 người chết do đợt nắng nóng ở châu Âu. - Tanner cất cao giọng - Chúng ta phải hành động ra sao? Nội các của chúng ta từ chối phê chuẩn Nghị định thư Kyoto do hội nghị thượng đỉnh môi trường toàn cầu soạn thảo. Thông điệp đưa ra là chúng ta không màng tới chuyện một phần thế giới phản đối đầu nạn ô nhiễm khí thải. Chúng ta thản nhiên lo bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Phải chăng chúng ta quá ngu muội, ích kỷ, không nhận ra những gì chúng ta đang gây cho…

Thượng nghị sĩ Van Luven chặn ngang.

- Ngài Kingsley, đây không phải là một buổi tranh luận. Yêu cầu ngài nên dịu giọng lại.

Tanner hít vô một hơi sâu, gật đầu. Không còn giọng điệu sôi nổi như trước, ông nói.

- Tất cả chúng ta ý thức được hiệu ứng nhà kính là hậu quả của quá trình sử dụng chất đốt và các thứ nguyên liệu khác nằm trong tầm kiểm soát và, khí thải đã lên cao tới mức bằng ca một phần nửa triệu năm gộp lại. Hậu quả gây ô nhiễm bầu không khí tác hại đến sức khoẻ thế hệ con cháu chúng ta. Cần phải ngăn chặn nạn ô nhiễm. Tại sao chúng ta không làm được? Là do ta phải tiêu hao nhiều khoản phí tổn. - Ông cất cao giọng nói.

- Phí tổn tiền bạc! Một nhúm không khí trong lành đáng giá là bao nhiêu so với mạng sống một con người? Một gallon xăng dầu chăng? Hay là hai gallon? Ông sôi nổi hơn, Như tất cả chúng ta đã biết, trái đất là nơi duy nhất ban cho chúng ta một chỗ trú thân, thế mà ta lại gây ô nhiễm trên mặt đất, ngoài vùng biển, trên tầng không khí tất cả chúng ta hít thở mỗi ngày. Nếu chúng ta không ngăn chặn…

Thượng nghị sĩ Van Luven lại chặn ngang một lần nữa.

- Ngài Kingsley…

- Tôi xin lỗi, bà Thượng nghị sĩ, tôi cảm thấy tức giận. Tôi không chịu được khi nhìn sự huỷ diệt trái đất mà không thể không lên tiếng phản đối.

Kingsley được phát biểu thêm ba mươi phút nữa.

Kết thúc phần phát biểu, Thượng nghị sĩ Van Luven lên tiếng:

- Thưa ngài Kingsley, tôi muốn được gặp ngài ngay tại văn phòng. Buổi điều trần hôm nay ngừng tại đây!

Văn phòng Thượng nghị sĩ Van Luven được thiết kế như lúc ban đầu theo hình thức một nơi làm việc mẫu mực theo chế độ bàn giấy; một chiếc bàn làm việc, một bàn dài và sáu chiếc ghế, dãy tủ đựng hồ sơ, bà Thượng nghị sĩ muốn tạo một phong cách riêng theo màn màu mè, trên tường treo tranh ảnh.

Tanner vừa bước vô nhìn thấy đã có hai nghị viên ngồi bên cạnh Thượng nghị sĩ Van Luven.

- Đây là hai trợ lý của tôi, Corinne Murphy và Karolee Trost.

Corinne Murphy một cô nàng xinh đẹp tóc đỏ, và Karolee Trost nhỏ thó tóc vàng trong độ tuổi hai mươi, ngồi bên bà Thượng nghị sĩ. Phải nói là Tanner mà nhìn thấy là chịu ngay.

- Mời ngài Kingsley ngồi, Thượng nghị sĩ Van Luven nói.

Tanner ngồi vô ghế. Bà Thượng nghị sĩ nhìn theo một lúc:

- Thiệt tình mà nói tôi chưa hiểu ông như thế nào.

- Ồ vậy sao? Phải nói là tôi ngạc nhiên thưa bà Nghị sĩ. Tôi nghĩ sao nói ra vậy, tôi nghĩ là…

- Tôi biết điều đó. Còn cơ sở nghiên cứu Kingsley International của ông đã ký kết nhiều hợp đồng làm dự án cho nhà nước, vậy mà ông muốn tranh luận với nhà nước chuyện môi trường. Như vậy là làm ăn không tốt phải không?

Tanner thản nhiên đáp.

- Tôi không đề cập chuyện làm ăn, thưa bà Van Luven. Tôi muốn nói tới cả loài người. Chúng ta đang chứng kiến một sự chuyển mình nguy cơ bất ổn toàn cầu. Tôi đang tìm mọi cách thỉnh cầu Thượng nghị viện phân bổ ngân sách để tái thiết lại.

Thượng nghị sĩ Van Luven không nghĩ theo cách của ông. Phải chăng số tài khoản được cấp sẽ lọt vô túi của quý cơ sở, phải vậy chăng?

- Tôi không màng tới chuyện ai đứng ra nhận tiền. Tôi muốn được nhìn thấy nhà nước phải ra tay kịp thời, đừng để quá muộn.

Corinne Murphy lời lẽ dịu dàng hơn.

- Phải nói thật đáng khâm phục. Ngài là một nhân vật khác thường…

Tanner quay lại:

- Cô Murphy, nếu nói như yậy có nghĩa là phần lớn nhân dân nặng về phần vật chất hơn là tinh thần, tôi cảm thấy ân hận nếu cô em cho là mình nghĩ đúng.

Karolee Trost nói xen vô.

- Tôi nhận thức các dự tính của ông sắp tới thật là đáng khen ngợi.

Nghị sĩ Van Luven nhìn hai cộng sự với cặp mắt khó chịu, bà nhìn qua Tanner:

- Tôi không thể nói trước, cụ thể với việc nầy tôi sẽ bàn lại với các đồng nghiệp chờ có ý kiến thống nhất về vấn đề môi trường. Tôi sẽ trả lời ông sau.

- Cảm ơn bà nghị sĩ, tôi xin hoàn toàn tán thành - Ông lưỡng lự. - Nếu có dịp đến Manhattan, tôi sẽ mời bà tham quan cơ sở KIG để được nhìn thấy tận mắt các hoạt động tại chỗ… lúc đó bà sẽ cảm thấy hài lòng.

Bà Nghị sĩ Van Luven gật đầu thờ ơ đáp:

- Tôi chưa thể nói chắc.

Cuộc họp bế mạc.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12


Paris, Pháp.

Ngay lúc mọi người biết tin cái chết của Mark, Kelly Harris nghe chuông điện thoại reo liên tục, hoa phúng điếu và e-mail gởi đầy hộp thư. Người đầu tiên được báo tin là Sam Meadows, một đồng nghiệp đồng thời là bạn chí cốt của Mark.

- Kelly! Lạy chúa. Tôi không dám tin? Tôi… tôi không biết nói sao, vô cùng bàng hoàng, ngồi nhìn quanh tưởng chừng Mark còn đây. Kelly… nếu cần giúp đỡ gì cứ nói.

- Không, cám ơn Sam - Nhớ nhắn tin luôn. Tôi muốn đỡ đần…

Và cứ thế những cuộc gọi từ những bạn bè của Mark, của người mẫu đồng nghiệp với Kelly.

Bill Lerner giám đốc công ty người mẫu gọi chia buồn, không quên nhắn nhủ.

- Kelly, nói ra đây không tiện. Tôi thấy em nên trở lại làm việc cho nhẹ bớt phần nào âu lo. Em muốn chừng nào trở lại công ty?

- Tôi muốn chừng nào Mark về lại. - Kelly buông máy xuống bàn.

Chuông lại reo. Nhọc nhằn Kelly phải lên tiếng:

- Alô?

- Thưa bà Harris.

Nàng còn là bà Harris nữa không? Không còn nữa, nhưng mãi mãi nàng là vợ của Mark.

Nàng nghiêm giọng nói.

- Bà Mark Harris nghe đây.

- Đây là văn phòng ngài Tanner Kingsley. - Đúng là nơi Mark đang… đã phục vụ, Kelly nghĩ - Sao ạ?

- Ngài Kingsley mong được gặp bà tại thành phố Manhattan. Ông có một cuộc họp tại văn phòng của cơ sở bà có thể đến được chứ?

Kelly có thể đến. Nhưng mà trước đó nàng đã dặn công ty hhông đăng ký một chuyến bay nào hết. Nàng lấy làm lạ. Vì sao Tanner Kingsley cần gặp nàng. Lạ lắm, nàng thản nhiên đáp:

- Vâng.

- Bà có thể rời Paris thứ Sáu được chứ?

Không còn thời điểm nào thuận lợi hơn thứ sáu

- Được thôi.

- Khá lắm. Chúng tôi đã đặt vé trước tại hãng United Airlines, bà cứ ra sân bay Charles de Gaulle đi. - Gã cho biết số chuyến bay. - Đến New York sẽ có xe ra đón.

***

Ngày trước có lần Mark kể cho nàng nghe về Tanner Kingsley. Mark đã từng biết ông là một thiên tài, xứng đáng được sát cánh trong công tác. Biết đâu ta sẽ được chia sẻ với ông ta hình ảnh tốt đẹp về Mark: nghĩ tới đó Kelly cảm thấy hoan hỉ.

Angel chạy vô leo lên đùi nàng ngồi. Kelly ôm nó vào lòng.

- Ta đi vắng ai lo cho mi? Má mi sẽ lo cho mày, ta đi xa vài hôm.

Chợt Kelly sực nhớ ai lo canh chừng nó.

Nàng chạy xuống cầu thang tới chỗ văn phòng quản lý chung cư công nhân đang lắp ráp một cầu thang máy mới, Kelly liếc mắt nhìn theo đám thợ.

Philippe Cendre, quản lý chung cư, người cao lớn khuôn mặt dễ nhìn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, cả vợ con hăng hái nhiệt tình làm việc. Lúc hay tin Mark gặp nạn cả nhà ông bàng hoàng. Đám tang Mark được an táng tại nghĩa trang Père Lachaise, hôm đó Kelly có nhờ gia đình nhà Cendre tham gia.

Kelly bước tới trước căn hộ nhà Philippe, nàng giơ tay gõ cửa. Chờ Philippe ra mở cửa Kelly lên tiếng.

- Tôi có chút việc nhờ ông.

- Mời bà vô đây. Bà cần nhờ việc gì, bà Harris?

- Tôi có việc đi New York ba bốn hôm, nên muốn nhờ ông trông giùm con Angel.

- Trông giúp? Tôi với bà Ana Maria đây thương nó lắm.

- Cám ơn ông. Được vậy thì tôi mừng lắm.

- Tôi sẽ lo cho nó bà yên tâm.

Kelly hớn hở:

- Khỏi phải nói, tôi cưng nó lắm.

- Hôm nào bà đi?

- Thứ Sáu.

- Được thôi, để tôi lo chuyện đó. Bà còn nhớ tôi cho hai đứa con gái vừa nhập học trường Sorbonne chứ?

- Tôi không nghe. Vậy thì khá lắm, ông phải mừng lắm chứ.

- Có. Nhập học mới vừa được hai tuần. Cả nhà nhốn nháo, y như một giấc mơ

***

Buổi sáng thứ sáu, Kelly đem giao con Angel cho nhà Philippe Cendre.

Kelly giao thêm mấy cái túi giấy.

- Đây là món Angel thích nhất, cả mấy thứ đồ chơi trong đó…

Philippe bước lùi lại, Kelly nhìn thấy phía sau chỗ ông đứng nhiều món đồ chơi bày dưới sàn.

Kelly vui cười.

- Angel, mi tốt số lắm đấy! - Nàng ôm nó vào lòng một lần cuối. - Đi nhé, Angel. Cám ơn ông nhiều lắm, Philippe.

Kelly vừa bước đi, Nicole Paradis, người gác máy tổng đài chung cư, đứng chờ ở cửa vẫy tay chào. Người bà nhỏ con tóc hoa râm ngồi trong bàn chỉ nhìn thấy có cái đầu ngoi lên.

Bà vui cười chào Kelly.

- Bà đi nhớ lắm đó, bà nhớ về sớm nhé.

Kelly giơ tay ra bắt:

- Cám ơn. Tôi sẽ về sớm.

Ít phút sau nàng đã ngồi trên xe ra sân bay.

***

Sân bay Charles de Gaulle như mọi ngày khách đông quá tải. Nhìn quanh những quầy vé, gian hàng, nhà hàng ăn uống, cầu thang bộ, hệ thống cầu thang cuốn khổng lồ di chuyển liên tục như những con quái vật ngụp lặn lên xuống không ngớt.

Kelly ra tới sân bay đã có người phụ trách chờ sẵn đưa qua cổng dành riêng. Bốn mươi lăm phút sau máy gọi thông báo chuyến bay. Kelly vừa bước tới cứa ra máy bay, một người phụ nữ đứng gần bên nhìn theo.

Kelly đi khuất đàng xa, người đàn bà lôi điện thoại di động ra gọi.

***

Kelly đang bay ở trên không, tâm trí hướng về Mark, mơ màng không hay biết chuyện mọi người lén nhìn nàng.

Mark làm gì lúc nửa đêm ở trên đài quan sát tháp Eiffel? Hẹn gặp ai ở trên đó? Lý do nào? Nàng đang còn thắc mắc. Và điều nầy không ngờ được- Vì sao Mark muốn tự tử? Ta với chàng đang sống yên vui, yêu nhau. Ta không tin chàng muốn tự kết liễu đời mình. Mark không phải vậy… không… không phải Mark.

Kelly nhắm nghiền mắt thả dòng ký ức ngược về quá khứ.

***

Lần hẹn đầu tiên. Nàng mặc chiếc váy đen trên mặc chiếc bờ lu trắng cổ cao, để cho Mark tường là nàng muốn trêu anh. Hay đó chỉ là do thói quen mỗi khi đi chơi tối Kelly cảm thấy chột dạ. Bởi vì một việc xảy đến cho nàng lúc nhỏ. Còn giấu kín mãi, từ đó Kelly không đi đâu với người đàn ông nào xa lạ, trừ khi lo việc làm ăn hoặc tham gia một công tác từ thiện.

Mark không phải là tình nhân, Kelly nghĩ mãi trong đầu, chàng với ta mới là bạn mỗi khi đi ra phố ta được bảo vệ, không có chuyện yêu đương nhăng nhít.

Kelly đang miên man với dòng suy tưởng, chuông ngoài cửa kêu.

Kelly hít vô một hơi đoán chừng có tin vui, Mark đứng chờ mặt mày hớn hở trên tay cầm một chiếc hộp và chiếc túi bao giấy. Anh mặc bộ đồ trông vụng về bên trong áo sơ mi xanh. Thắt cà vạt đỏ đi giầy nâu. Kelly không nhịn được cười thành tiếng. Thiệt tình Mark không phải dân ăn chơi. Trước kia nàng đã từng biết nhiều gã đàn ông tự đề cao mình thái quá lúc nào cũng bảnh bao lịch sự ra phết. Không rào đón, Kelly lên tiếng:

- Anh vào nhà đi.

- Chắc là tôi không đến trễ?

- Không, hoàn toàn không!

Mark đưa gói quà cho Kelly:

- Món quà nầy dành cho em.

Bên trong chiếc hộp đựng hai kí chocolate. Bao nhiêu năm, Kelly chỉ nhận được những món kim cương, áo lông thú, chỉ thiếu mỗi món chocolate. Đây là một món người mẫu rất thích, nàng vừa mừng vừa nghĩ.

Kelly tươi cười:

- Cám ơn anh!

Mark lôi trong túi giấy ra.

- Còn món nầy dành cho con Angel.

Vừa lúc đó Angel từ đâu chạy lăng xăng tới ngay chỗ Mark đang đứng, vẫy đuôi mừng quýnh.

Mark đỡ lên tay ôm vỗ vỗ.

- Nó còn nhớ ra ta.

- Phải nói là rất cảm ơn ông mới có được nó. - Kelly nói. - Có nó làm bầu bạn, trước nay chưa được thấy ai cho.

Mark nhìn theo Kelly ánh mắt thay cho lời muốn nói.

Một buổi tối hài lòng ngoài mong đợi. Bên cạnh có Mark người bạn đồng hành dễ mến, Kelly đoán được qua ánh mắt, nhìn anh ngây người sung sướng được gần bên nàng. Anh chàng thông minh nói đễ nghe, tiếc là thời gian qua mau không như nàng tường lúc ra đi.

Sau buổi hẹn, Mark nói:

- Ta còn hẹn nhau lần khác nữa mà.

- Vâng, em cũng nghĩ vậy.

- Em thích môn thể thao nào nhất, Kelly?

- Em thích môn bóng đá. Anh thích chứ?

Mark mặt thộn ra:

- À…ờ… vâng… tôi… Tôi cũng thích.

Anh chàng có tật nói phét, Kelly nghĩ. Chợt một ý nghĩ không hay lóe lên trong đầu.

- Sắp tới có giải tranh vô địch tối Thứ Bảy. Anh đi coi chứ?

Mark cố dằn xuống, giọng lơi lả:

- Có, có chứ. Vui lắm.

Một tối qua mau, trở về lại gần nhà của Kelly, nàng thấy bồn chồn trong người. Kịch bản sau một màn hẹn hò thường là: Ta hôn nhau trước khi chia tay đi chứ" Cho phép tôi được vô nhà uống một chút gì đã… Em không nên ngủ một mình…

Vừa đặt chân lên trước cửa nhà, Mark nhìn qua buột miệng nói:

- Em biết tôi để ý em ở điểm nào nhất, Kelly?

Kelly muốn nín thở. Thì đây rồi, nàng nghĩ. Mông em to… Hai vú em căng tròn… ước gì được em gác hai chân dài lên quanh cổ…

- Không - Kelly thản nhiên đáp - anh để ý gì nhất?

- Mắt em thấy buồn.

Chưa để cho Kelly kịp nói Mark chặn ngang:

- Chúc em ngủ ngon.

Kelly đứng nhìn theo.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13


Tối hôm sau Thứ Bảy Mark không quên lời hẹn lại đến, trên tay anh cầm theo một chiếc hộp chocolate, một túi giấy lớn.

- Món kẹo là của em, còn mấy món kia dành cho con Angel.

Kelly đỡ lấy mấy chiếc túi giấy:

- Cám ơn anh, Angel nhớ anh.

Mark đưa tay vuốt ve trên mình Angel, nàng đứng nhìn theo hỏi vô tư:

- Anh mong tới giờ đến kịp xem trận đấu bóng chứ?

Mark gật, vui miệng đáp:

- À, có chứ.

Kelly nhếch miệng cười:

- Khá lắm. Em cũng mong.

Nàng dư biết Mark có bao giờ đi coi đá bóng đâu.

***

Sân Paris St. Germain chật ních khán giả, sức chứa tới sáu mươi bảy ngàn người, đến theo dõi trận đấu giữa hai đội Lyons và Marseilles tranh chc vô địch.

Kelly bước theo Mark len vô đám đông tìm chỗ ngồi ngay phía trên khán đài giữa, nàng nói.

- Em thấy vất vả, chỗ khó chen chân vô.

Mark tươi cười nói:

- Đã thích coi bóng đá thì không có gì không thể vượt qua được.

Kelly cố nín cười. Nàng không thể chờ lâu hơn được nữa.

Đúng hai giờ chiều, hai đội bóng tiến ra giữa sân nghiêm chỉnh đứng chào cờ hát quốc ca Pháp, Hai đội bóng xếp hàng nhìn về phía khán đài trình diện đội hình, một cầu thủ mặc trên người chiếc áo mang biểu tượng đội Lyons hai màu xanh trắng bước tới trước.

Kelly nói nhỏ muốn kể cho Mark mọi việc đang diễn ra trên sân. Nàng nghiêng người qua:

- Anh chàng đó là thủ môn? Anh ta…

- Anh biết, Mark nói - Grégory Coupet, thủ môn xuất sắc của đội bóng vừa tranh được chức vô địch với đội Bordeaux hồi tháng Tư, giành được cúp UEFA và Cúp Liên Đoàn trước đó một năm. Anh chàng ba mươi mốt tuổi, cao một mét tám nặng 90 kí.

Kelly trố mắt nhìn Mark.

Xướng ngôn viên lần lượt giới thiệu "Tiền đạo Sidney Gouvou… Cầu thủ mang số mười bốn… "

Mark thích thú.

- Tay nầy chơi khá, mới tuần rồi ghi một bàn thắng trước đội Auxerre ngay phút thứ tám chín.

Trận đấu bắt đầu, khán giả nồng nhiệt hường ứng.

Kìa, anh chàng vừa tung một quả đá vòng cầu.

Mark kêu lên.

- Một trận đấu diễn ra sôi nổi, thủ môn hai đội khá vất vả lo bảo vệ khung thành trước nhiều pha tấn công tới tấp.

Kelly khó tập trung để theo dõi trận đấu nhìn qua Mark ngồi bên thán phục.

- Sao ta lại đánh giá thấp anh chàng đến vậy? nàng nghĩ.

Đang giữa hiệp chợt Mark kêu lên:

- Gouvou vừa tung cú đá bật tường ghi bàn!

Mấy phút sau Mark lại réo:

- Nhìn kìa? Carrière khéo xử lý bóng.

Anh kể đâu trúng đó.

Kết thúc trận đấu đội Lyons giành phần thắng chung cuộc, Mark reo lên - Vậy mới xứng đáng đội vô địch chứ?

Lúc rời khỏi sân, Kelly hỏi:

- Mark… anh thích môn bóng đá từ lúc nào?

Anh nhìn qua Kelly dè dặt đáp:

- Mới ba bữa. Tôi dò trên máy computer. Thấy em thích bóng đá tôi tìm hiểu cho biết.

Kelly nghe thấy kính nể anh, chuyện ngoài sức tưởng tượng, Mark đã bỏ công ra tìm hiểu bấy nhiêu ngày… nghe nàng kể thích bóng đá.

Ngày hôm sau đến hẹn lại lên khi Kelly đã hết giờ ngồi làm mẫu.

- Tôi muốn đón em tại nơi phòng trang điểm, hơn nữa…

- Không! - Kelly không muốn ông nhìn thấy còn mấy người mẫu kia.

Mark ngỡ ngàng nhìn theo.

- Như thế nầy… nội quy không cho mấy ông vô tới phòng trang điểm người mẫu.

- Ồ!

Kelly thì nghĩ khác: Không muốn nhìn thấy ông dòm ngó người khác…

***

- Yêu cầu quý khách gài thắt lưng ngồi ngay vị trí xếp khay ăn ngay ngắn lại. Máy bay chuẩn bị đáp xuống phi trường Kennedy trong vài phút nữa.

Kelly chợt tỉnh giấc, nàng bay qua New York để kịp tới gặp Tanner Kingsley, một nhân vật trước đây Mark đã cộng tác một thời gian.

Tin nàng đến đã được thông báo trước. Máy bay vừa đáp đông đủ mọi người đứng chờ sẵn. Lúc bước ra ngoài một hàng rào phóng viên, nhà quay phim bao quanh.

- Kelly, nhìn vô đây.

- Bà có thể cho biết cảm tưởng tai nạn xảy ra cho chồng bà?

- Cảnh sát đã cho điều tra chưa?

- Bà có ý định về lại nước Mỹ?

- Bà cho biết cảm tưởng vụ tai nạn xảy ra vừa qua?

Ta phải nghe những chuyện đâu đâu.

Kelly nhác nhìn thấy một gương mặt người đàn ông lanh lẹ đứng khuất đàng kia. Gã nhếch mép cười vẫy tay về phía Kelly làm dấu đi ra ngõ nầy.

Ben Roberts xuất hiện trên truyền hình trong vai người dẫn chương trình uy tín khắp nước Mỹ. Ông đã từng phỏng vấn Kelly trước đây từ đó hai người thân thiết với nhau. Nàng đứng nhìn Ben len lỏi qua đám đông phóng viên bao quanh.

- Kìa! Ben! Kelly sẽ tham gia chương trình sắp tới chứ? Ông cho biết Kelly sẽ phát biểu thế nào về vụ tai nạn vừa qua?

- Cho phép tôi chụp một pô ảnh hai người đứng chung.

Vừa lúc đó Ben đã tới nơi Kelly đứng chờ. Đám đông phóng viên chen lấn dành chỗ đứng. Ben kêu lên chới với:

- Các bạn dành cho bà ấy một lúc để được thong thả. Chốc nữa sẽ hỏi sau.

Đáng đông phóng viên tránh một bên miễn cưỡng nhường lối đi ra.

Ben nắm tay Kelly nói:

- Tôi không biết nói sao để vơi nỗi buồn. Tôi rất thương nhớ Mark. Cũng là chỗ bạn bè với nhau.

Kelly bước theo Ben tiến ra phía ngoài cửa, gã hỏi ngay:

- Hỏi rồi bỏ qua nhé, cô tính làm gì ở New York?

- Tôi đến đây muốn gặp Tanner Kingsley.

Ben gật:

- Ông ta là một nhân vật có thế lực đấy nhé. Cô sẽ được để ý kỹ.

Hai người dừng lại trước quầy hành lý.

- Kelly cô cần nhờ tôi lo việc gì không, nếu cần liên lạc qua nơi làm việc. - Anh nhìn quanh. - Có xe đến đón chưa, nếu chưa thì, tôi sẽ…

Vừa lúc đó, người lái xe mặc đồng phục bước tới.

- Thưa bà Harris? Tôi là Colin. Xe đang chờ bên ngoài, Ngài Kingsley đã đặt chỗ sẵn ở khách sạn Peninsula Hotel. Bà có thể cho xem vé để nhận hành lý ra xe.

Kelly quay qua Ben:

- Anh nhớ gọi cho tôi chứ?

- Nhớ chứ.

***

Mười phút sau, Kelly trên đường về lại khách sạn. Xe đang bon bon, Colin nói:

- Sẽ có thư ký riêng. Ngài Kingsley sẽ báo cho bà ngày giờ họp. Bà được toàn quyền sử dụng xe bất cứ lúc nào.

- Cám ơn anh.

Ta đến đây để làm gì nhỉ? Kelly còn phân vân.

Nàng đang tìm câu trả lời.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14


Manhattan, New York

Tanner Kingsley ngồi theo dõi tin tức trên báo ra buổi chiều.

"Mưa đá tàn phá khắp Iran. Phần cuối bản tin bình luận đây là một thiệt hại vô cùng to lớn.

- Chuyện lạ, mưa đá xảy ra nhằm mùa hè ở một xứ nóng.

Tanner nhấn nút gọi thư ký. Bà bước ra, ông lệnh:

- Kathy cắt bài báo nầy gởi Thượng nghí sĩ Van Luven, ghi chú thêm "Tin mới nhận trái đất đang nóng dần. Trân trọng báo cáo…"

- Thưa ông Kingsley, sẽ cho chuyển đi ngay.

Tanner Kingsley liếc nhìn đồng hồ. Ba mươi phút nữa hai nhân viên thám tử đến trình diện cơ sở KIG.

Gã nhìn quanh một lượt bên trong văn phòng trang bị những món đắt tiền, gã sực nhớ lại sức mạnh của ba chữ viết tắt đơn giản, khiến cho bao nhiêu người kinh ngạc nhớ lại những ngày đầu vươn lên khá khiêm tốn của một cơ sở mang tên KIG cách nay bảy năm. Ký ức về những ngày đã qua hiện ra trong trí gã…

Gã nhớ lại ngày sáng tạo ra logo ba chữ KIG - Khéo bày trò một cơ sở chẳng làm nên tích sự, có kẻ đã từng nói và do Tanner với hai bàn tay trắng đã đưa cái cơ sở vô tích sự lên hàng một tổ chức tầm cỡ thế giới.

Tanner ngồi ôn lại những ngày đầu như một phép lạ.

***

Tanner Kingsley kém người anh trai Andrew năm tuổi, một bước ngoặt làm thay đổi đời người. Cha mẹ ly dị sớm, người mẹ tái giá rồi bỏ quê hương đi xa. Cha là một nhà khoa học, hai người con nối nghiệp cha trở nên những thiên tài khoa học. Người cha mất năm bốn mươi tuổi sau một cơn đau tim.

Chuyện Tanner kém hơn người anh năm tuổi phát sinh ra lắm điều thật là rầy rà. Ngày Tanner được nhận giải thưởng nhất lớp, bạn bè đã bảo:

- Andrew đứng nhất lớp từ năm năm trước, hai anh em đúng là con nhà nòi.

Ngày Tanner nhận giải thưởng tài hùng biện, thầy dạy nói:

- Khá lắm, Tanner. Em là người thứ hai nhà Kingsley đoạt giải.

Tham gia đội chơi quần vợt:

- Chúc cậu chơi xuất sắc như người anh Andrew…

Ngày Tanner tốt nghiệp ra trường:

- Bài nói lúc ra trường của cậu nghe rất hay, khiến tôi nhớ lại Andrew…

Anh chàng lớn dần mang theo thành tích của người anh đạt được trước đây và một điều đáng buồn hơn là chỉ được coi như một nhân tài hạng hai xếp sau Andrew

***

Hai anh em có nhiều điểm tương đồng, mặt mũi điển trai thông minh, tài ba, năm tháng trưởng thành dần lên, giữa hai anh em nảy sinh nhiều điểm xung khắc. Andrew tính hay thương người, nhún nhường, Tanner thích giao thiệp rộng rãi lại nuôi nhiều tham vọng. Trái với Andrew anh chàng nhát gái, Tanner được cái mã ngoài bảnh bao khiến cho nhiều cô nàng chạy theo.

Điểm khác nhau dễ phân biệt ở chỗ hai anh em mỗi người theo đuổi một chí hướng. Andrew thích làm công tác từ thiện trong khi Tanner nuôi tham vọng làm giàu muốn hơn người.

***

Andrew tốt nghiệp đại học hạng ưu, ngay tức thì được tuyển dụng vô làm tại một viện nghiên cứu khoa học. Được tận mắt nhìn thấy các công trình nghiên cứu góp phần đắc lực cho khoa học tiến bộ như thế nào năm năm sau Andrew quyết định thành lập… cơ sở nghiên cứu cho riêng mình… quy mô khiêm nhường hơn.

Tanner sau khi nghe Andrew kể lại thích thú lắm.

- Khá lắm! Cơ sở của ta nhận hợp đồng nghiên cứu của nhà nước trị giá cả triệu đô-la chưa kể các xí nghiệp muốn thuê mướn…

Andrew chặn ngang:

- Không phải ý tưởng nầy là riêng của ta đâu, Tanner. Ta muốn đem công trình khoa học giúp dân…

Tanner nhìn sâu vô mắt người anh:

- Giúp dân?

- Phải. Còn hàng chục nước kém phát triển chưa được tiếp cận các phương pháp hiện đại trong nông nghiệp và công nghiệp sản xuất. Cậu không nhớ là cậu nói nếu ta đem cho họ một con cá họ sẽ có được miếng ăn. Nếu ta chỉ cho họ phương pháp đánh cá, họ sẽ có cá ăn suốt đời không hết.

Anh muốn đốn ngã một cây, với một lưỡi cưa cổ lỗ sĩ, Tanner nghĩ:

- Andrew, những nước nầy không có khả năng chi trả cho ta…

- Chuyện đó không thành vấn đề. Ta sẽ cử chuyên viên tới các nước kém phát triển giúp đỡ. Huấn luyện kỹ thuật hiện đại, cuộc sống lúc đó sẽ khá hơn. Ta muốn hợp tác với cậu, đổi tên gọi ra: Tập đoàn nghiên cứu Kingsley. Cậu thấy sao?

Tanner ngẫm nghĩ một hồi, gật đầu.

- Thật ra đó không phải là một ý tưởng tệ hại gì đâu. Khởi đầu ta giúp các nước kém phát triển như anh đã nhắc qua sau đó ta thu vô cả khối tiền… nhờ các hợp đồng với nhà nước…

- Tanner, cậu nên dồn mọi nỗ lực giúp ổn định tình hình thế giới.

Tanner nhếch mép cười, vậy là sắp có một thoả hiệp. Mọi việc nên khởi đầu dựa theo sáng kiến của Andrew, kế đến là ra sức củng cố quyền lực cho công ty.

- Vậy thì…

Tanner chìa tay ra - Tất cả cho tương lai.

***

Sáu tháng sau, hai anh em đứng dưới mưa bên ngoài một ngôi nhà xây màu gạch son phía trên treo bảng hiệu một cách khiêm nhường. Tập đoàn Kingsley.

- Trông nó ra làm sao nhỉ? Andrew kiêu hãnh cất tiếng hỏi.

- Hết chỗ chê. - Tanner cố giữ nét mặt điềm nhiên nói.

- Nhìn lên tấm bảng hiệu sẽ mang lại ấm no cho bao nhiêu người khắp thế giới đó, Tanner. Ta đã lo thuê mướn chuyên gia đến các nước kém phát triển.

Tanner toan ngăn lại bởi người anh lẽ ra không nên vội vã, cái tật nói không chịu nghe, nhưng thời cơ đã tới Tanner ngước nhìn tấm bảng hiệu một lần cuối nghĩ ngợi. Mai nầy ta muốn chuyển ra KIG, Tập Đoàn Quốc Tế Kingsley.

***

John Higholt, bạn học Andrew bỏ ra 100. 000 đô-la góp vốn đầu tư, Andrew chịu hết phần vốn còn lại của công ty.

Số chuyên gia thuê mướn được gởi tới các nước Kenya, Somali, Sudan gần một chục người, đảm trách công tác huấn luyện người dân địa phương cải thiện cuộc sống. Số tiền đóng góp chưa thấy đâu.

Tanner không bận tâm việc đó.

- Andrew, ta nên ký kết hợp đồng với các công ty tầm cỡ hơn nữa…

- Đó không phải là chủ trương của ta, Tanner.

Vậy thì ta đang tính chuyện quái gì đây? Tanner ngẫm nghĩ trong đầu. Hãng Chrysler đang muốn đặt hàng…

Andrew nhếch mép cười nói.

- Ta cứ tính việc lợi trước mắt mà làm.

Tanner cố gồng mình chịu nghe.

***

Cùng một cơ quan nghiên cứu khoa học, cả hai Andrew và Tanner lập phòng thí nghiệm riêng. Mỗi người theo đuổi một công trình, Andrew thường làm việc rất khuya.

Một bữa sáng, Tanner tới cơ sở thấy Andrew còn ở lại đó Nhác thấy Tanner tới, Andew nhảy dựng lên.

- Ta vui mừng vừa thử nghiệm được một phương pháp theo công nghệ nano. Ta sẽ phát trịển nó thành một phương pháp…

Tanner thì đang thả hồn tới một công trình còn quan trọng hơn nhiều: cuộc gặp gỡ với một nàng tóc đỏ đêm hôm trước. Hai người gặp nhau tại một quán bar, cùng nâng ly và mời anh chàng về nhà qua một đêm thần tiên. Lúc nàng đỡ lấy cái của anh chàng…

- Phải nói khác hơn cái phương pháp kia. Cậu thấy sao, Tanner?

Quá đỗi ngạc nhiên, Tanner nói.

- Ờ, vâng Andrew, khá lắm.

Tanner đang còn lo nghĩ về kế hoạch riêng của mình. Nếu thành công ta sẽ chi phối tất cả thế giới nầy. Gã nghĩ.

***

Một tối không bao lâu sau ngày lễ tốt nghiệp ra trường, lúc Tanner đến dự tiệc cocktail, một giọng nừ khả ái từ đâu phía sau bước tới lên tiếng:

- Tôi nghe nói về ông rất nhiều, ông Kingsley.

Tanner quay lại chưa kịp phản ứng vì quá đỗi kinh ngạc. Người vừa lên tiếng nhìn không đẹp đẽ gì, có cái đáng khen là đôi mắt nâu to tròn và nụ cười rạng rỡ pha lẫn một chút tinh ranh… Điều kiện ắt phải có với một người phụ nữ là cái đẹp thể hình, nhìn cô nàng Tanner thấy chẳng ra hồn. Nghĩ sao gã lên tiếng:

- Ôi chẳng có gì hay ho cho lắm, gã định nói lời cáo lỗi ra về trước.

- Tôi là Pauline Cooper, bạn bè hay gọi tên Paula. Đã có lần ông hẹn hò với em gái tôi Ginny lúc còn ở đại học, đeo sát ông dữ lắm.

Ginny, Ginny… Có phải em nhỏ con? Hay cao cao? Nước da ngăm ngăm? Tóc vàng? - Tanner đứng lại đó, nhếch mép cười cố nhớ lại Ginny…

- Ginny muốn lấy ông đó.

- Làm sao được. Biết mấy em nữa là. Cô em gái trông khá xinh đấy, nhưng mà bọn tôi đã có ý gì đâu?

Người đàn bà ném một nụ cười độc địa.

- Thôi đừng nói nữa. Ông không còn nhớ ra đâu.

Anh chàng chưng hửng:

- Nhưng mà, tôi…

- Không sao. Tôi mới vừa dự đám cưới.

Tanner như trút được gánh nặng:

- À, ra thế, Ginny đã có chồng.

- Vâng, lấy chồng rồi. - Bất chợt bà lặng thinh. Còn tôi thì chưa. Tối mai ông vui lòng đến dùng bữa với tôi được chứ?

Tanner nhìn sâu vô mắt nàng. Đã biết người đàn bà không đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ đề ra, nhìn lại khắp người nàng một thân hình gợi cảm, nói năng hoạt bát, còn cái khoản kia thì miễn bàn. Tanner sực nhớ những lần hẹn hò ở đội bóng chày. Nhắm hướng ném bóng cho người muốn hẹn. Thế đó nếu cô nàng không đón được bóng chạy một vòng coi như lỗi hẹn.

Nàng nhìn theo:

- Tôi đãi ông một chầu?

Tanner bật cười.

- Để tôi lo… nếu như không phải là người háu ăn kỷ lục.

- Ông đã thấy đâu?

Gã nhìn theo, lời nói như xa xôi.

- Thì để coi…

***

Tối hôm sau tại một nhà hàng dành cho khách sành điệu tại khu phố Trung tâm. Paula đến nơi mặc trên người chiếc áo bờ lu trắng hở ngực, váy đen đi giầy cao gót. Tanner ngồi trong bàn nhìn theo nàng bước vô ngắm lại nàng đẹp hơn lúc mới gặp hôm qua. Nhìn nàng mường tượng trong đầu một dáng dấp của nàng công chúa từ nơi xứ sở xa lạ.

Tanner đứng lên:

- Chào bà.

Nàng chìa tay ra bắt.

- Chào ông.

Trông bề ngoài khoác một vẻ tự tin phong cách quý phái.

Ngồi vô bàn một lúc, khách lên tiếng:

- Ta lập lại từ đầu được chứ? Tôi không có ai là em gái cả.

Tanner vừa nghe chưng hửng:

- Nhưng bà đã kể ra…

Nàng nhếch mép cười.

- Thiệt tình muốn coi ông ăn nói ra sao. Được nghe bạn bè kể lại nhiều việc về Ông, nghe thích lắm.

Hay nàng muốn nhắc chuyện ăn chơi? Ta chưa hiểu bạn bè là ai. Bạn thì nhiều biết đâu…

- Hãy khoan vội cho là vậy. Bởi tôi không muốn nhắc tài đấu đá của ông. Tôi muốn nhắc cái ở trong đầu của ông.

Khác nào nàng đọc được hết ý nghĩ của ta.

- Hay bà muốn nhắc cái tôi đang nghĩ trong đầu?

Đủ thứ chuyện! Nàng muốn mời gọi. Đúng là một quả phát bóng ăn ý, Tanner vừa nghĩ xích gần lại nắm lấy tay.

- Chuyện gì đây rồi. - Gã khều lên cánh tay nàng - Em thật là kỳ diệu. Tối nay ta sẽ thoải mái một bữa.

Nàng cười.

- Anh đã thấy cứng chưa, cưng.

Tanner lặng người trước câu nói sỗ sàng. Chắc là nàng muốn lắm lắm. Tanner gật:

- Cứng từ nãy giờ, thưa quý cô.

Nàng nhếch mép cười.

- Khá lắm. Lôi sổ bìa đen ra ta sẽ tìm cho được một em thoả mãn anh tối nay.

Tanner hoảng, gã đã quen với thói trêu đùa của mấy em, chưa có em nào dám nhạo báng. Tanner trố mắt nhìn:

- Em nói sao?

- Em muốn nói phải tìm cho anh cái mới lạ hơn. Làm hoài một kiểu không chán à?

Tanner đỏ mặt.

- Em nói đủ kiểu là sao?

Nàng nhìn vô mắt gã:

- Kiểu nầy do ông tổ Methuselah nghĩ ra. Nghe anh kể chuyện, em muốn anh phải kể lại những cái xưa nay mấy em chưa được nghe mới là độc.

Tanner nhìn lại không muốn cho nàng thấy gã tức giận. Nàng muốn nhắc ai… hay là bọn học sinh lúc còn ở nhà trường. Gã thấy tức cho mình. Con bé nầy lố lăng hỗn xược. Ta thử gọi một em. Con quỷ cái đã bỏ đi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15


Tổng hành dinh Tập đoàn Kingsley Quốc tế đặt tại khu Manhattan hạ, cách phố East River hai dãy nhà.

Toàn khối nhà chiếm diện tích năm mẫu đất gồm bốn cao ốc kiên cố, bên cạnh là hai dãy nhà nhỏ dành riêng ban tham mưu được rào chắn và bảo vệ bằng nút điện.

Đến mười giờ sáng, hai nhân viên thám tử Earl Greenburg và Robert Praegitzer đang bước vô bên ngoài nhà trước, một khu vực rộng rãi và trang bị hiện đại gồm nhiều dãy ghế sofa, bàn dài gần một chục chiếc ghế.

Thám tử Greenburg liếc nhìn qua chồng tạp chí: Virtual Reality, Nucìear and Radiological Terrorism, Robotics World… Gã cúi nhặt lấy tờ Genetic Engineering News quay qua Praegitzer.

- Mang mấy thứ nầy về phòng nha khoa đọc mệt lắm không?

Praegitzer cười gằn:

- Mệt chứ.

Hai nhà thám tử bước tới bên quầy tiếp tân tự giới thiệu:

- Chúng tôi có một cuộc hẹn với Ngài Tanner Kingsley.

- Ngài đang chờ quý vị, đây có người đưa tới văn phòng. Bà đưa ra tấm thẻ KIG.

- Lúc ra về quý vị nhớ nộp thẻ lại đây.

- Không sao.

Nhân viên tiếp tân nhấn nút báo, thoáng chốc một người đẹp xuất hiện.

- Hai vị nầy là khách mời của ngài Tanner Kingsley.

- Vâng, tôi là Retra Tyler, trợ lý ngài Kingsley. Mời quý vị theo tôi.

Hai nhân viên thám tử bước đl lối ngang qua dãy phòng cửa đóng kín mít. Văn phòng Tanner nằm ở cuối dãy.

Bước vô bên trong phòng đợi đã có thư ký riêng của Tanner, Kathy Ordonez ngồi phía sau bàn…

- Chào quý vị, mời các ông đi thẳng vô trong.

Nàng đứng dậy bước tới mở cửa ăn thông vô văn phòng Tanner. Vừa bước vô, hai thám tử dừng lại trố mắt nhìn quanh.

Bên trong căn phòng rộng lớn trang bị hệ thống điện báo ngầm, tường cách âm, lên một dãy màn hình vô tuyến phát hình ảnh sinh hoạt các thành phố lớn trên khắp thế giới.

Hình ảnh trong các phòng họp, văn phòng, phòng bào chế, một dàn máy ghi lại các cuộc họp diễn ra tại các khách sạn lớn. Mỗi máy có bộ phận nghe riêng âm thanh êm dịu kể cả nhiều mẩu chuyện cùng phát một lúc trên hệ thống máy nghe nhiều thứ tiếng.

Hàng chữ phụ đề bên dưới máy ghi chú tên các thành phố: Milan… Johannesburg… Zurich. Madrid. Athens… Cuối dãy tường là hàng kệ xếp đầy sách bìa bọc da.

Tanner Kingsley ngồi. Trong chiếc bàn gỗ đào gắn bảng điều khiển nút nhấn nhiều màu sắc khác nhau. Gã ăn mặc lịch sự, may đúng mode trong bộ đồ màu xám, áo sơ mi xanh nhạt thắt cà vạt sọc xanh.

Hai thám tử vừa bước vô, Tanner đứng dậy:

- Chào các ông.

Earl Greenburg lên tiếng:

- Chào ngài, chúng tôi…

- Vâng, tôi đã được thông báo các ông là thám tử Earl Greenburg và Robert Praegitzer. Hai bên bắt tay.

- Mời các ông ngồi.

Hai thám tử ngồi xuống ghế.

Praegitzer thán phục nhìn trên hệ thống máy truyền đi các hình ảnh trên khắp thế giới, gã lắc đầu trầm trồ:

- Nói chuyện kỹ xảo ở thời đại ngày nay! Phải nói là…

Tanner giơ tay lên.

- Thưa hai vị thám tử chúng tôi không nêu lên chuyện kỹ xảo ở đây. Phải nói là vài ba năm nữa trên thị trường chưa tìm thấy đâu có. Với kỹ thuật nầy chúng tôi có thể theo dõi cùng lúc các cuộc họp bàn tại một chục nước khác nhau trên khắp thế giới. Mọi thông tin chuyển về đây được cập nhật lưu trừ vô hệ thống vi tính.

Praegitzer lên tiếng hỏi:

- Thưa ngài Kingsley, một câu hỏi đơn giản xin ngài bỏ qua. Đúng ra thì một tập đoàn nghiên cứu làm những công việc ra sao?

- Nhiệm vụ chủ yếu ư? Cơ sở chúng tôi là nơi giải quyết đủ mọi thứ việc, phải có kế hoạch đề ra trước mắt. Có một vài nơi lo đối phó với phạm vi thu hẹp quân sự, kinh tế hoặc là các hoạt động chính trị. Chúng tôi lo nhiều việc an ninh quốc phòng, giao thông, vi trùng học, môi trường… KIG là một đơn vị hoạt động biệt lập với các chương trình quy mô toàn cầu cho nhiều nước trên thế giới.

- Khá lắm, Praegitzer nói.

- Chuyên viên nghiên cứu gần tám mươi lăm phần trăm là trình độ cao cấp và hơn sáu mươi lăm phần trăm bọc vị tiến sĩ.

- Thật đáng nể!

- Người anh tôi, Andrew, đứng ra thành lập Tập toàn Kingsley Quốc tế nhằm giúp đỡ các nước kém phát triển, lao vô các dự án chưa đủ kinh phí trên khắp thế giới.

Bỗng đâu màn hình nổi lên dấu hiệu sấm chớp mọi cặp mắt đổ dồn về một phía.

Thám tử Greenburg lên tiếng. Hình như tôi đã được biết qua một vài thử nghiệm về thời tiết của ngài trước đây thì phải?

Tanner nhăn mặt. À, mọi người cho đó là trò chơi ngông của Kingsley, phải nói đó là một lần thất bại nhớ đời của tập đoàn KIG. Thế mà tôi kỳ vọng nó sẽ thành công đấy chứ. Cho nên chúng tôi phải bỏ ngang.

Praegitzer hỏi lại:

- Vậy ta có cách kiểm soát thời tiết được không?

Tanner lắc đầu:

- Chỉ có thể giới hạn được chỉ số nhiệt độ. Đã có người làm thử. Kể từ năm 1990, Nikola Tesla đã có lần làm được. Ông đã tìm ra được phương pháp chuyển hoá các ion trong khí quyển bằng biện pháp chuyển đổi tần số sóng rađiô. Năm 1958, Bộ Quốc phòng thử nghiệm cho thả hàng loạt kim bằng chất liệu đồng đỏ trên thượng tầng không khí. Mười năm sau một dự án nhà nước muốn thử nghiệm mùa mưa dài ngày hơn ở Lào, gây ngập úng lầy lội trên đường mòn Hồ Chí Minh. Cuộc thử nghiệm bắn những hạt iốt bạc lên đám mây tạo ra một màn mưa.

- Thành công chứ?

Có nhưng kết quả còn giới hạn có nhiều lý do để xác định hiện chưa có một phương pháp nào có thể kiểm soát được thời tiết. Vấn đề đó là hiện tượng El Nino làm cho nhiệt độ ấm dần lên ở khu vực Thái Bình Dương phá huỷ hệ sinh thái toàn cầu, trong khi hiện tượng El Nino gây ra đợt không khí lạnh vùng Thái Bình Dương, cả hai hiện tượng kết hợp chặn đứng mọi nỗ lực nhằm kiểm soát thời tiết. Phía nam bán cầu tám mươi phần trăm là biển càng mất cân đối hơn. Ngoài ra hướng gió di chuyển gây ra những cơn bão có thể nói chưa có cách nào khống chế được.

Greenburg gật đầu ngẫm nghĩ nói.

- Thưa ngài Kingsley, ông biết lý do vì sao chúng tôi phải đến đây?

Tanner nhìn theo Greenburg một lát:

- Tôi cho là ông nói khéo thế thôi. Tôi cảm thấy như bị xúc phạm. Tập đoàn quốc tế Kingsley là một cơ sở nghiên cứu khoa học. Trong vòng hai mươi bốn giờ vừa qua cơ sở chúng tôi đã có bốn nhân viên mất tích có thể là chết một cách bí ẩn… Chúng tôi đã cho mở cuộc điều tra. Với 1800 nhân viên làm việc tại các văn phòng đặt tại các thành phố lớn trên khắp thế giới thật khó liên lạc cho hết. Tôi được biết đã có hai nhân viên bị giết chết vì tham gia vô các hoạt động phi pháp. Họ phải trả giá bằng chính mạng sống… nhưng tôi đảm bảo với các ông không vì vậy mà uy tín cơ sở KIG của chúng tôi bị lung lay. Nội bộ nhân viên chúng tôi sẽ tìm cách nhanh chóng giải quyết.

Greenburg lên tiếng.

- Thưa ngài Kingsley, chúng tôi muốn nêu lên một khía cạnh khác hơn. Theo chúng tôi được biết sáu năm trước đây một nhà khoa học Nhật Bản đã tự tử chết tại Tokyo. Cách đây ba năm một nhà khoa học Thuỵ sĩ Madeleine Smith đã tự tử chết tại…

- Zurich, - Tanner tiếp lời.

Hai nhà thám tử kinh ngạc nhìn theo, Praegitzer hỏi lại:

- Làm sao ngài biết chuyện đó?

Tanner nghiêm giọng nói.

- Họ đã chết vì tôi.

- Ngài nói là…

- Akira Iso là một nhà khoa học nổi tiếng, phục vụ cho một hãng điện tử Tập đoàn điện tử Tokyo. Tôi được gặp ông Iso tại một phiên họp ngành công nghiệp quốc tế tại Tokyo, chúng tôi thân thiện với nhau từ đó. Lẽ ra cơ sở KIG có thể tạo điều kiện cho ông có một chỗ làm khá hơn. Tôi đề nghị ông vô với cơ sở, ông đã đồng ý một cách thích thú. - Tanner cố giữ giọng nói bình thản - Chúng tôi giữ kín việc nầy cho tới khi ông rời khỏi nơi làm trước đây danh chính ngôn thuận, nhưng có lẽ ông đã kể cho một người khác biết, bởi vì thấy một cột tin trên báo đăng tải, và…Tanner lặng lẽ một hồi lâu mới nói ra - một ngày sau khi báo loan tin, Iso được phát hiện nằm chết trong phòng ở khách sạn.

Robert Praegitzer hỏi.

- Thưa ngài Kingsley, có thể còn một lý do khác giải thích cái chết của nạn nhân?

Tanner lắc đầu.

- Không. Tôi không cho đây là một vụ tử tự… Tôi đã cử chuyên viên điều tra đi cùng với nhân viên của cơ sở tới Nhật bản tìm hiểu rõ nội vụ Sau khi không tìm thấy manh mối một vụ án hình sự tôi nghĩ có lẽ mình đã suy đoán sai, hay là bản thân Iso có vấn đề riêng tư mà tôi chả hay biết.

- Vậy là ông tin chắc nạn nhân đã bị giết chết, - Greenburg muốn biết rõ hơn.

- Như lời ông kể lại nhà khoa học Thuỵ sĩ Madeleine Smith nghi là đã tự tử tại Zurich cách đây ba năm. Còn một chứng cứ ông chưa được biết là Madeleine Smith có ý định rời bỏ cơ sở cũ để về với chúng tôi.

Greenburg cau mày.

- Ngài nghĩ sao trước hai cái chết có sự trùng hợp?

Tanner mặt mày đanh lại.

- Bởi công ty nơi Madeleine đang phục vụ là một chi nhánh của hãng Tập đoàn Điện tử Tokyo.

Một phút im lặng đến ngột ngạt.

Praegitzer lên tiếng:

- Có mấy điểm tôi chưa rõ sao lại đi giết một chuyên viên khi bà muốn chuyển qua nơi khác? Nếu…

- Madeleine Smith không phải là một nhân viên phục vụ bình thường, kể cả ông Iso. Cả hai là những nhà khoa học nổi tiếng, có khả năng giải quyết nhiều vấn đề làm lợi cho công ty vô số kể. Cho nên họ không thể để cho cả hai về tay chúng tôi.

- Cơ quan Cảnh sát Thuỵ sĩ đã cho điều tra chưa?

- Rồi. Chúng tôi cho điều tra riêng nhưng mà chưa tìm thấy manh mối. Phải nói là chúng tôi không bỏ qua một vụ án nào trong thời gian qual trước sau sẽ tìm ra thủ phạm. Cơ sở KIG có quan hệ rộng rãi với các nước khắp thế giới. Nếu có thêm thông tin gì khác chúng tôi sẽ báo cho các ông, mong là các ông nhiệt tình hợp tác.

Greenburg nói.

- Vậy thì càng hay.

Chuông điện thoại bàn Tanner reo.

- Xin lỗi. Gã bước tới bàn nhấc máy. Alô vâng… Cuộc điều tra đang tiến hành. Và đây hai thám tử đang có mặt tại văn phòng, sẵn sàng hợp tác với chúng tôi. Gã nhìn lại Praegitzer và Greenburg.

- Vâng… chúng tôi sẽ báo lại nếu có thông tin gì mới hơn. Gã gác máy.

Greenburg hỏi:

- Ngài Kingsley, ngài có công tác gì đặc biệt nhạy cảm tại nơi đây không?

- Ý ông muốn nói loại công tác nhạy cảm dễ khiến cho gần một chục nhân viên bị sát hại chứ gì? Nầy ông thám tử Greenburg, đã có hàng trăm cơ sở nghiên cứu khoa học hiện hoạt động trên khắp thế giới, một vài nơi tham gia những công việc như chúng tôi đang làm đây. Chúng tôi không làm ra bom nguyên tử. Câu hỏi đó với chúng tôi là một chữ "không".

Cửa phòng xịch mở, Andrew Kingsley bước vô trên tay ôm một xấp giấy tờ. Trông Andrew Kingsley dạo nầy ít… giống hai anh em hơn. Dáng dấp bề ngoài có vẻ lờ đờ. Tóc bạc lưa thưa, da mặt hiện nếp nhăn, bước đi lom khom. Nhìn lại Tanner Kingsley còn tráng kiện lanh lẹ, nhìn lại Andrew có vẻ chậm chạp và bệnh hoạn. Nói năng vấp váp có lúc nghe không thành câu.

- Đây là cậu biết không… là mấy tài liệu cậu muốn nhờ tôi, Tanner. Rất tiếc là làm chưa xong… xong sớm được.

- Vậy được rồi, Andrew Tanner quay qua hai nhân viên thám tử.

- Đây là ông anh tôi, Andrew. Còn đây là hai thám tử Greenburg và Preagitzer.

Andrew lơ đăng nhìn qua nheo nheo mắt.

- Andrew, anh cần phải kể cho hai ông khách nghe về giải thưởng Nobel.

Andrew nhìn Tanner nhọc nhằn nói:

- Ờ, giải… Nobel… cái giải Nobel…

Vừa quay lại nhìn thì Andrew đã lỡ bước đi ra ngoài.

Tanner thở ra.

- Tôi đã kể các ông nghe, Andrew chính là người sáng lập ra công ty nầy, một nhân vật rất là xuất chúng. Anh tôi được giải Nobel do những công trình khám phá được cách đây bây năm. Rủi thay, ông bị tai nạn trong khi đang làm thử nghiệm một công trình bị sai sót cho nên… nay ông đã đổi khác. - Gã nói những lời cay đắng. - Lẽ ra ông phải là một nhân vật nổi tiếng!

Earl Greenburg đứng lên chìa tay ra:

- Thiệt tình chúng tôi đã chiếm mất nhiều thì giờ của ông, Kingsley.

- Chúng ta hẹn sẽ gặp lại. Nầy các ông… Tanner nghiêm giọng nói - Chúng ta quyết tâm làm sao phải giải quyết cho xong mấy vụ án nầy càng sớm càng tốt?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16


Tanner cảm thấy khó quên một buổi tối sống gần gũi Paula. Vừa nhớ lại gã thấy càng tức giận cái thói hay bỡn cợt chế giễu một cách xấc xược của cô nàng.

Gã nhớ từng chữ: "Làm cho anh sướng hơn, cưng. Anh có biết là làm hoài một kiểu có thấy chán không? Anh thấy có cứng chưa, cưng? Giờ sổ bìa đen ra em sẽ tìm một em cho anh thoả mãn tối nay…" Gã muốn gặp lại cô nàng một lần nữa.

***

Tanner chờ đã quá ba bữa, gã nhấc máy gọi.

- Princess hở?

- Ai gọi vậy?

Gã muốn đập chiếc máy xuống bàn. Biết bao nhiêu kẻ ma cà bông gọi nàng là Princess, ta làm sao biết, gã muốn giữ giọng nói thản nhiên:

- Tanner Kingsley đây.

- À ra là anh. Anh khoẻ chứ?

Giọng nói sao nghe có vẻ hờ hững.

- Ta tính sai, Tanner nghĩ. Thà đừng gọi:

- Tôi muốn mời em một bữa cơm tối hôm nào đó, nếu em bận rộn thì thôi, để dịp khác…

- Tối nay thì sao?

Tanner lại để mất cảnh giác. Gã khỏi phải chờ cho tới lúc dạy cho con quỷ cái một bài học.

***

Bốn tiếng đồng hồ sau, Tanner đang ở bên trong một nhà hàng ăn Pháp địa điểm phía đông đại lộ Lexington ngồi trước mặt là Paula Cooper. Không hiểu sao gặp lại nàng gã thấy thích thú hơn lần trước, quên không để ý hôm nay nàng nhanh nhẹn tràn đầy sức sống hơn lần trước.

- Anh nhớ em, Princess, - Tanner mở lời.

Nàng nhếch mép cười:

- Ô, thì ra em cũng nhớ anh, anh có một điểm khác thường.

Những câu nói hôm nào lại hiện ra trong đầu. Nó thích nhạo báng gã. Con quỷ cái.

Tối hôm nay dường như là dư âm của những cảm xúc hôm nào. Những lần hẹn với người khác thì Tanner chủ động gợi chuyện nhưng gặp Paula thì khác, gã cảm thấy ngứa ngáy vì nàng thích mở miệng nói ra trước.

Nàng nhớ lại tỉ mỉ từng chi tiết gã đã nói ra. Nàng nhanh trí tinh xảo không để ý những lời nói vu vơ.

Tanner thường hẹn với mấy em xinh đẹp chịu chơi. Lần đầu tiên, Tanner cảm thấy như còn thiếu một chút gì. Mấy em chịu chơi, biết phục vụ, phục vụ quá mức. Không có chuyện nói qua nói lại. Paula khá hơn mấy em kia…

- Em kể cho tôi nghe về em đi!

Nàng rùng mình.

- Cha em lúc trước giàu có uy thế em được nuông chiều đến hư hỏng - kẻ hầu người hạ. Ngày cha em mất lúc đó ông trắng tay. Em xin được vô làm một chân trợ lý cho một ông chủ khác kể từ đó.

- Em thích công việc đó chứ?

- Không. Công việc nhàm chán. - Nàng bắt gặp gã nhìn theo - Em muốn tìm một việc khác thích hợp hơn.

Qua bữa sau Tanner nhấc máy gọi:

- Princess?

- Em mong được nghe anh gọi, Tanner. Nàng nói nghe êm tai.

Tanner sướng muốn rùng mình:

- Em nói thiệt sao?

- Vâng. Anh muốn đưa em đi ăn nhà hàng nào?

- Em muốn đi nhà hàng nào tuỳ. - Gã cười.

- Em thích chỗ nhà hàng Maxim's trung tâm Paris, để coi còn chỗ nào khác em muốn tới nữa.

Nàng tính lừa cho gã mất cảnh giác một vố nữa, không hiểu sao nghe nàng nói gã thấy yên tâm.

Bữa ăn tối hôm đó tại nhà hàng Lacote Basque trên phố 55th street, suốt buổi Tanner để mắt nhìn theo không hiểu sao thấy mê mẩn nàng ghê, không phải là cái vẻ bề ngoài, chính cái tính cách riêng của nàng thì phải hơn. Nàng được trời ban cho một tư cách thông minh tự tin. Một người có tinh thần sống tự lập đáng kính nể.

Câu chuyện râm ran bàn đủ thứ chuyện, Tanner mới vỡ lẽ nàng hiểu biết quá nhiều.

- Em định làm gì sắp tới hở, Princess?

Nàng nhìn sâu vô mắt Tanner hồi lâu:

- Em thích quyền lực… quyền khuấy động mọi việc.

Tanner nhếch mép cười:

- Vậy thì chúng ta cùng một ý với nhau.

Anh đã nói câu đó với bao nhiêu bà, Tanner?

Gã nghe muốn tức giận:

- Em đừng giở trò đó ra nữa được chứ? Tôi nói em không giống như những người khác mà tôi…

- Mà sao?

Chán nản, Tanner phải nói.

- Em làm tôi phát cáu.

- Tội nghiệp chưa, nếu anh cáu sao không tắm một cái cho nó nhẹ người…

Gã lại cáu, quá lắm rồi. Gã đứng lên.

- Cố gắng chẳng ích gì.

- Làm ngay tại nhà em.

Tanner không tin vô tai mình:

- Nhà em?

- Ồ em có chỗ ở trọ trên phố Park Avenue - nàng kể. - Anh đưa em về nhà nhé!

Món tráng miệng bỏ lại đó.

Nhà trọ của nàng trông thật lộng lẫy, trang bị hàng đắt tiền. Tanner đứng nhìn quanh, chỗ ở thật sang trọng, lịch sự. Nàng phải ở nơi nầy mới xứng.

Nàng thích sưu tập tranh, sắm một chiếc bàn đồ sộ, một bộ đèn chùm, bộ ghế dài kiểu ý, sáu chiếc ghế ngồi kiểu ăng lê thế kỷ mười tám. Tanner ngắm nhìn được bấy nhiêu đó vừa lúc nàng lên tiếng:

- Anh vô đây nhìn buồng ngủ của em.

Buồng ngủ một màu trắng. Đồ đạc món nào cũng màu trắng, chiếc gương trên trần bố trí nhìn xuống giường ngủ.

Tanner nhìn quanh một lượt lên tiếng:

- Đẹp quá phải nói là hơn cả…

Suỵt, Paula lùa tay cởi bớt quần áo trên người gã:

- Lát nữa mình sẽ nói chuyện.

Xong rồi, nàng thong thả cởi bỏ hết đồ trên người xuống. Thân hình nàng như một pho tượng tuyệt mỹ.

Nàng bước tới vòng tay qua Tanner níu lấy ấn sát vô người kề môi vô một bên tai thì thầm.

- Vậy là xong một màn dạo đầu.

Nàng nằm xuống giường sẵn sàng mời đón, gã trườn lên đút hết vô trong, nàng quằn quại lắc mông cọ sát hai chiếc đùi kẹp vô giữa rồi hở ra khép vô kích thích Tanner đến cực điểm. Nàng khe khẽ lắc mình, tạo cho chàng một cảm giác khác lạ hơn. Nàng ban cho gã khoái cảm chưa từng thấy.

Sau trận mây mưa cả hai nằm bên nhau kể chuyện tới khuya.

Mỗi lần đến với nhau Paula được dịp trổ tài chọc cười bằng những mẩu chuyện dí dỏm, dễ thương, ngày nọ nối tiếp ngày kia càng thấy nàng đẹp hơn ra.

Một bữa gặp nhau Andrew nói với Tanner:

- Hiếm khi thấy cậu cười đùa như lúc nầy. Hay là đã có bóng dáng đàn bà chăng?

- Có - Tanner gật.

- Tới đâu rồi? Đã tính chuyén trăm năm chưa?

- Mới tính gần đây thôi.

Andrew nhìn Tanner một hồi:

- Cậu phải nói cho con bé hay đi chứ?

Tanner siết chặt tay Andrew:

- Em sẽ nói.

Đêm sau Tanner và Paula đang ở tại nhà hàng. Tanner mở lời:

- Princess, đã có lần em hỏi tôi sao không nói ra những gì chưa hề nói với một em nào trước đây.

- Vâng, vậy sao hở anh?

- Thì nghe đây. Anh muốn em lấy anh!

Nàng ngập ngừng rồi cười, nhảy bổ vô vòng tay đang chờ đợi:

- Ôi, Tanner.

Gã nhìn sâu vô mắt nàng.

- Như vậy là chịu chứ?

- Em muốn lấy anh, nhưng mà… còn một vấn đề.

- Vấn đề nào?

- Em đã nói rồi. Em muốn làm việc lớn. Em muốn khuấy động mọi thứ để xoay chuyển tình thế, muốn được việc phải nắm được tiền. Muốn được một tương lai sáng sủa cho cả hai sao anh không tự chuẩn bị cho mình một tương lai trước.

Tanner nắm lấy tay nàng.

- Không có vấn đề gì.

- Trong tay anh đang nắm giữ một nửa cơ ngơi đó, Princess. Chờ đến lúc có đủ tiền anh sẽ giao cho em mọi thứ em mong muốn.

Nàng lắc đầu.

- Không đâu. Andrew bảo sao anh làm theo vậy, em biết rõ công việc của hai người. Ông không muốn cho cơ sở phất lên, em đang cần những thứ còn hơn anh hứa hẹn.

- Em nhầm rồi, - Tanner nghĩ ngợi một lúc. - Để anh dàn xếp cho em gặp Andrew.

Qua bữa sau ba người ngồi ăn trưa. Paula mặt mũi dễ thương, thảo nào mới trông thấy lần đầu Andrew chịu ngay. Trước đây, Andrew phải bận tâm vì mấy người đàn bà người em thường giao du. Nhưng nay được nhìn thấy ông nghĩ khác. Phải nói là dễ thương thông minh, tài trí. Andrew nhìn qua người em, gật đầu tức là chấp thuận.

Paula lên tiếng:

- Tôi nhận thấy những việc làm của cơ sở KIG đang tiến hành thật đáng khâm phục, và Andrew đã giúp được biết bao nhiêu người ở nhiều nước. Điều nầy Tanner đã kể lại cho tôi nghe. Làm vậy là mong muốn cơ sở tương lai phải vượt xa hơn. Tức là công ty sẽ mở rộng ra hơn nữa.

- Không như vậy đâu. Phải nói là cơ sở muốn đề cử nhiều chuyên viên đi khắp nơi trên thế giới để mở rộng kiến thức cho người dân.

- Vì phải ký kết nhiều hợp đồng đề cử chuyên viên… - Tanner nhanh nhẩu nói xen vô.

- Tanner khoan nóng vội. Dục tốc bất đạt. Việc cần ta ưu tiên làm trước, Tanner. Ta phải nghĩ tới những nơi đang cần được giúp đỡ. - Andrew cười theo.

Tanner nhìn qua Paula. Nàng ngồi đó vẻ mặt thản nhiên.

Hôm sau, Tanner gọi máy:

- Princess, mấy giờ anh đến đón em?

Một thoáng im lặng.

- Anh ơi, em xin lỗi. Tối nay em không đi được.

Tanner chuyển giọng kinh ngạc:

- Có chuyện gì không?

- Không. Em phải lên phố thăm một người bạn, em muốn gặp anh ta.

- Anh ta? - Tanner choáng váng muốn nổi cơn ghen - Anh thông cảm cho em. Thôi thì tối mai. ta sẽ…

- Không anh ơi, ngày mai không thể. Sao không dời lại thứ hai?

Nàng muốn đi chơi ngày cuối tuần với ai đó thây kệ. Tanner gác máy, vừa tức vừa không hiểu chuyện gì.

***

Tối thứ hai lúc gặp lại, Paula ngỏ lời tạ lỗi:

- Em xin lỗi anh chuyện hôm cuốt tuần vừa qua. Một người bạn hẹn gặp em.

Tanner chợt nhớ ra nơi ở của Paula thật sang trọng. Tiền lương không đủ để trang trải:

- Còn anh chàng kia là ai?

- Tiếc là em không thể kể tên ra đây… anh ta… là một nhân vật có tiếng tăm lại không thích phô trương.

- Em yêu anh ta chứ?

Nàng nắm tay Tanner nói khẽ.

- Tanner, em yêu anh, chỉ có anh thôi.

- Anh chàng kia có yêu em không?

Nàng ngần ngừ:

- Có.

Tanner nghĩ ngay: Ta phải thoả mãn những gì đây.

***

Sáng hôm sau lúc 4. 58 giờ, Andrew Kingsley giật mình nghe điện thoại reo.

- Có một cuộc gọi từ Thuỵ Điển, ông giữ máy cho.

Lát sau một giọng nói Thuỵ điển nhỏ nhẹ reo lên trong máy.

- Chúc mừng ông Kingsley. Uỷ ban Nobel đã quyết định chọn ông trao giải Nobel Khoa học năm nay do những thành tựu trong công cuộc cải tiến ngành công nghệ nano…

- Giải Nobel! Nghe xong Andrew vội vã mặc đồ vô đi thẳng tới văn phòng làm việc. Chờ Tanner đến, Andrew vụt chạy vô báo tin.

Tanner vòng tay ôm lấy người anh:

- Giải Nobel! mừng quá, Andrew! Thật đáng khâm phục.

Thời cơ đã tới. Phải thôi, đây là lúc mọi việc của Tanner sẽ được giải quyết.

Năm phút sau, Tanner gọi máy cho Paula.

- Em đã hiểu như thế nào chưa? Công ty KIG vừa nhận được giải Nobel, vậy là ta có thể giải quyết được mọi việc. Em nghe đây, anh có thể mang cả thế giới đến cho em.

- Tuyệt vời, anh yêu.

- Em chịu lấy anh chưa?

- Tanner, em muốn lấy anh còn hơn cả những gì trên đời nầy.

Tanner vừa gác máy thấy trong người khoan khoái, chạy ngay vô phòng làm việc của người anh.

- Andrew, em sắp làm đám cưới!

Andrew ngước nhìn, thân mật nói.

- Được quá đi chứ. Cậu tính ngày nào?

- Phải làm sớm thôi, ta mời hết ban bộ tham dự.

Lúc Tanner trở vô văn phòng sáng hôm sau, đã thấy Andrew ngồi chờ đó, trên ve áo cài bông hoa.

- Vậy là sao?

Andrew cười khà:

- Ta chuẩn bị ngày cưới của cậu mừng cho cậu.

- Cám ơn anh, Andrew.

Thoáng chốc mọi người hay tin, dù đám cưới không chính thức loan báo, không ai nói một lời nào. Mà chỉ nhìn thấy nhau qua từng ánh mắt, môi cười cùng chung vui.

Lát sau Tanner tới chỗ văn phòng người anh.

- Andrew, nhận được giải Nobel mọi người sẽ hợp tác với ta, còn số tiền giải thưởng…

Andrew chặn ngang:

- Với số tiền thưởng ta sẽ tuyển dụng thêm nhiều chuyên viên gửi tới các nước Eritrea và Uganda.

Tanner thong thả nói.

- Vậy… anh tính dùng món tiền thường xây dựng thêm cơ sở phải vậy không?

Andrew lắc đầu:

- Ta làm theo kế hoạch đã vạch ra từ trước, Tanner.

Tanner nhìn qua một hồi:

- Anh làm chủ công ty, Andrew.

Tanner nhấc máy gọi Paula sau khi tính toán xong.

- Princess, anh sắp đi Washington có việc riêng, vắng mặt vài bữa.

Nàng nói đùa:

- Không có em nào tóc vàng, tóc nâu tóc đỏ chứ.

- Làm gì có chỉ có em thôi.

- Em cũng chỉ có anh thôi!

***

Sáng hôm sau, Tanner đã có mặt tại Sở chỉ huy Lầu Năm Góc, trong một buổi họp với Tham mưu trưởng, tướng Alan Barton.

- Đề nghị ông đưa ra đáng được quan tâm, - tướng Barton nói. - Chúng tôi đang bàn tính nên chọn ai để tham gia cuộc thử nghiệm.

- Cuộc thử nghiệm của Ngài trước đây theo công nghệ micro-nano do anh tôi được giải thưởng Nobel cũng nhờ nghiên cứu trên lĩnh vực đó.

- Chúng tôi nắm vững ngành công nghệ nầy.

- Anh tôi giỏi về nghiên cứu ngành nầy với một mục tiêu trước mắt là phục vụ theo phương châm Probono.

- Ông quá khen, Kingsley. Chúng tôi làm gì có được vinh dự nhận giải thưởng Nobel cho mỗi công trình.

Ông ngước nhìn coi cửa đã khoá kỹ chưa.

- Việc nầy, tối mật. Nếu thành công đây sẽ là một thành phần chủ lực của kho vũ khí chúng ta. Ngành công nghệ nano phân tử giúp ta nắm vững thế giới vật chất từng nguyên tử nhỏ li ti cho tới lúc nầy nỗ lực tạo ra những con bọ kích thước nhỏ bé hơn đã bị hạn chế. Tần số điện tử giao thoa ngoài tầm kiểm soát. Nếu cuộc thử nghiệm thành công, ta sẽ có trong tay đủ số trang bị vũ khí vừa tấn công vừa phòng thủ.

Tanner lên tiếng:

- Cuộc thử nghiệm liệu có thể gây ra rủi ro chăng?… Tôi lo sợ một điều gì đó không may cho người anh tôi.

- Ông yên tâm. Chúng tôi có đầy đủ trang thiết bị kể luôn cả các bộ phận an toàn cùng với sự hợp tác hai chuyên gia.

- Chúng tôi được cấp phép chứ?

- Các ông được phép tiến hành Trên đường từ New York trở về Tanner nghĩ, lúc nầy phải làm sao thu phục được Andrew.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17


Andrew ngồi trong văn phòng nhìn vào tập sách mỏng do Uỷ ban giải Nobel tặng ghi chú dòng chữ: "Vì lợi ích chung chúng tôi chờ ông tại đích đến". Một số hình ảnh trong buổi trao giải tại nhà hát lớn Stockholm, cử toạ vỗ tay tán thưởng các tác giả bước lên bục nhận giải thưởng từ tay nhà vua Carl XVI Gustav, Thuỵ Điển.

Nay mai ta sẽ tới được đích, Andrew nghĩ.

Cánh cửa vừa mở, Tanner bước vô trong:

- Chúng ta có việc nầy cần bàn.

Andrew để tập sách qua một bên:

- Sao, Tanner?

Tanner hít vô một hơi:

- Tôi mới vừa nói chuyện nhân danh KIG cam kết hợp tác với quân đội làm một cuộc thử nghiệm sắp tới.

- Cậu làm sao?

- Thử nghiệm phương pháp làm lạnh. Phải cần có anh hợp tác.

Andrew lắc đầu.

- Không thể, ta không muốn can dự vô việc đó, Tanner. Công tác nầy không nằm trong lĩnh vực của cơ sở.

- Việc nầy không dính dáng tiền bạc, Andrew. Nó thuộc về công tác quốc phòng của nước Mỹ, của quân đội. Anh phái biết phục vụ cho đất nước.

Vì lợi ích chung. Họ đang cần tới anh.

Tanner ngồi lại thêm cả tiếng đồng hồ thuyết phục. Cuối cùng Andrew đồng ý.

- Được, phải coi đây như là một lần nữa thôi ta đi ra ngoài lĩnh vực chuyên môn, Tanner, cậu đồng ý chứ?.

Tanner nhấc máy gọi Paula. Nàng lắng nghe.

- Anh mới vừa về, sắp tới sẽ nhận một công tác quan trọng, lúc nào xong sẽ gọi cho em. Thương lắm.

***

Hai chuyên viên quân đội trình bày tóm tắt cho Andrew về công tác tiến triển tốt đẹp mới đây. Andrew đang còn do dự, nghe qua phần trình bày dự án sắp tới, Andrew chú ý hơn. Nếu mọi vướng mắc được giải quyết coi như đã vượt qua bước đầu.

Một giờ sau, Andrew ngồi nhìn chiếc xe quân sự lái thẳng vô cổng cơ sở KIG, theo sau là hai xe chở đầy lính. Ông bước ra cổng đón ngài đại tá chỉ huy toán lính.

- Chúng tôi đã sẵn sàng, Ngài Kingsley. Nhờ ông chỉ huy.

- Chúng tôi sẽ lo việc đó; - Andrew nói. - Cho hàng xuống xe chúng tôi lo liệu.

- Tuân lệnh. - Ngài đại tá quay qua chỗ hai binh sĩ đứng sau xe - Cho hàng xuống. Nhớ cẩn thận, rất là cẩn thận.

Hai chiến sĩ leo vô trong xe xê dịch dần dần một chiếc thùng sắt được niêm kín ra bên ngoài.

Thoáng chốc chiếc thùng sắt được hai chuyên viên đưa vô bên trong phòng thí nghiệm dưới sự giám sát theo dõi của Andrew.

- Đặt trên bàn thật nhẹ tay. - Ông để mắt nhìn theo - Khá lắm.

- Chỉ cần một người làm cũng xong, nhẹ thổi, một người theo xe vừa nói.

- Cậu không tin sao, nặng lắm mà, - Andrew nói.

Cả hai nhìn theo, lóng ngóng:

- Ủa?

Andrew lắc đầu:

- Thôi kệ.

***

Hai chuyên viên hoá học Perry Stanford và Harvey Walker được điều tới hợp tác với Andrew.

- Tất cả được trang bị quần áo bảo hộ khi làm công tác - Chờ tôi thay đồ, - Andrew nói. - Trở ra ngay.

Ông bước ra ngoài đi tới chỗ cửa đóng kín mở ra.

Bên trong chứa đồ trang bị mặt nạ chống hơi độc, bao tay, kính che mắt, giầy trang bị đặc biệt.

Andrew bước vô lấy bộ đồ bảo hộ, Tanner chạy tới chúc ông hoàn thành công tác.

Andrew trở lại phòng thí nghiệm.

Stanford và Walker đã chờ sẵn. Cả ba niêm kín căn phòng ngăn chặn hơi thoát ra bên ngoài, chốt cửa bảo đảm an toàn. Tất cả cùng nôn nóng chờ đợi.

- Xong cả chứ?

Stanford gật.

- Sẵn sàng? - Walker nhìn lại - Sẵn sàng. Mặt nạ đâu?

Cả hai đeo mặt nạ chống hơi độc.

- Ta làm đi. Andrew nói. Ông nhẹ tay nhấc chiếc nắp thùng sắt lên. Bên trong chứa sáu lọ nhỏ được bảo vệ kỹ nhiều lớp lót.

- Cẩn thận nhé, ông nhắc.

- Mấy lọ nầy có độ lạnh 222 độ dưới không? Tiếng nói bị nghẻn sau lớp mặt nạ.

Stanford và Walker nhìn theo Andrew nhẹ tay nhấc từng lọ nhỏ mở nút. Nghe hơi xì ra tạo một lớp sương mù bao quanh bên trong gian phòng như có độ ẩm.

- Được đấy! - Andrew nói - Nào, trước tiên ta phải làm là…

Chợt ông trợn mắt, nấc nghẹn, mặt mũi tái nhợt. Ông nhấp môi không nói được.

Stanford và Walker nhìn qua hoảng hốt, Andrew bước chệnh choạng ngã xuống sàn. Walker vội đậy nút chai đóng nắp thùng lại. Stanford vụt chạy tới nhấn nút quạt máy thông bớt khí lạnh ra bên ngoài.

Chờ thông gió, hai chuyên gia thí nghiệm vội chạy tới mở cửa đưa Andrew ra bên ngoài. Vừa lúc đó Tanner từ đằng xa nhìn thấy mặt mũi hoảng hốt.

Gã vụt chạy về phía hai người đang đứng nhìn xuống chỗ người anh.

- Chuyện quái gì thế nầy?

Stanford đáp:

- Chúng tôi gặp sự cố và…

- Sự cố ra sao? - Tanner la hét om sòm như người mất trí - Các ông làm sao mà anh tôi thế nầy? Tất cả mọi người từ trong ùa ra xúm quanh.

- Gọi 911 ngay?

Thôi đừng. Không kịp nữa rồi. Lấy xe đưa ngay đến bệnh viện.

Sau hai mươi phút, Andrew đã được đưa vô bệnh viện St. Vincent's Hospital ở Manhattan. Nằm trên giường đeo mặt nạ thở oxy, tay chuyền nước biển. Hai bác sĩ theo dõi.

Tanner bồn chồn bước đi lui tới:

- Các ông phải lo tìm cho ra vì sao anh tôi bị nạn, ngay lúc nầy!

Một bác sĩ lên tiếng.

- Ông Kingsley, yêu cầu ông ra ngoài.

- Không, - Tanner quát. - Tôi phải ở lại đây với anh tôi. Gã bước tới bên giường Andrew trong cơn hôn mê, nắm tay lắc lắc.

- Gắng lên anh ơi. Tỉnh dậy đi, mọi người đang chờ anh.

Ông nằm im bất động.

Tanner nước mắt ràn rụa.

- Anh sẽ khoẻ thôi.

- Đừng lo. Chúng ta sẽ mời bác sĩ chuyên môn lo cho anh, anh sẽ khoẻ lại thôi. Gã quay qua bác sĩ.

- Tôi muốn đặt một phòng riêng có y tá chăm sóc thường xuyên, đặt thêm một giường nữa. Tôi ở lại đây.

- Ông Kingsley, chúng tôi còn phải khám chưa xong!

Tanner đập lại một câu:

- Tôi chờ ngoài nầy!

***

Andrew được đưa xuống tầng dưới chụp MRI và CAT, cho xét nghiệm máu. Bệnh nhân được xét nghiệm kỹ, cho chụp PET. Sau đó được đưa qua phòng do bà bác sĩ khám.

Tanner ngồi đợi ở dãy ghế bên ngoải. Thoáng thấy bác sĩ từ trong bước ra Tanner nhảy dựng lên.

- Anh tôi sẽ được chữa khoẻ chứ, thưa bác sĩ?

Bác sĩ lưỡng lự:

- Chúng tôi sẽ chuyển lên Viện quân Y Walter Reed ở Washington khám lại, thiệt tình mà nói chúng tôi không dám lạc quan.

- Bác sĩ nói sao vậy? - Tanner lại quát tháo. - Chắc chắn sẽ phải khoẻ thôi. Anh tôi ở trong phòng thí nghiệm mới có mấy phút!

Bác sĩ định lên tiếng trách, ông thoáng thấy Tanner rưng rưng nước mắt.

***

Tanner đi theo chuyến bay chở bệnh nhân về Washington. Ngồi trên máy bay gã luôn miệng thì thầm an ủi người anh.

- Bác sĩ bảo đảm anh sẽ khoẻ thôi… sẽ tiêm thuốc cho anh khoẻ… Anh cần phải nghỉ ngơi một thời gian. Tanner vòng tay qua người anh.

- Anh phải khoẻ lại để đi qua Thuỵ Điển nhận giải Nobel.

***

Ba bữa sau, Tanner ở lại ngủ trên chiếc ghế bố xếp bên cạnh giường bệnh nhân đã được phép của bác sĩ. Lúc Tanner đang ngồi chờ ở phòng đợi quân y viện Walter Reed một bác sĩ điều trị bước tới gần bên.

- Anh tôi ra sao? Tanner hỏi - Liệu có…

Thoáng thấy nét mặt bác sĩ biến sắc.

- Vậy là sao.

- Tôi thấy ông còn yếu lắm, may ra thì có thể cứu sống. Dù đó là loại gas thử nghiệm nhưng rất độc hại.

- Chúng tôi có thể mời bác sĩ ngoại…

- Không thể làm gì khác hơn. Có thể chất độc đã thấm vô tế bào não trạng.

Tanner cau mày:

- Liệu không có cách nào chữa cho… cho bệnh tình của anh tôi?

Bác sĩ ngậm ngùi nói:

- Ông Kingsley, hiện bác sĩ quân y viện chưa thể định danh được chứng bệnh là gì, ông muốn biết liệu có cách chữa? Không còn cách nào khác tôi e là nạn nhân… có thể không nhận ra mình là ai?

Tanner đứng lặng người một chỗ hai bàn tay nắm chặt lại mặt mày tái nhợt.

- Bệnh nhân đã tỉnh lại được. Ông có thể vô thăm trong chốc lát.

Tanner bước vô nhìn thấy Andrew đã mở mắt được ông nhìn tới phía trước, hai mắt trân trân.

Chuông điện thoại reo Tanner bước tới nhấc máy.

- Ngài đại tá Barton gọi.

- Tôi lấy làm hối tiếc sự việc vừa qua xảy tới cho…

- Ông mắc dịch, ông bảo đảm anh tôi không có việc gì

- Tôi không rõ vừa xảy ra chuyện gì, nhưng mà tôi dám chắc…

Tanner buông máy xuống, nghe người anh lên tiếng gã quay lại.

- Ta… ta đang ở đâu? - Andrew nói thều thào.

- Anh đang ở tại quân y viện Walter Reed, ở Washington.

- Sao? Ai đau ốm vậy?

- Anh nằm đó, Andrew.

- Mà sao vậy?

- Tai nạn đang lúc thử nghiệm.

- Ta không nhớ…

- Không sao, anh đừng lo. Anh sẽ được bác sĩ lo chăm sóc. Có em đây.

Tanner nhìn theo Andrew nhắm mắt lại. Gã nhìn người anh nằm trên giường một lần nữa bước trở ra.

***

Paula gởi bó hoa đến bệnh viện.

Tanner định gọi cho nàng, người thư ký ngăn lại:

- À bà ấy đã gọi tới đây, bà phải đi ra phố, lúc về nhà bà sẽ gọi lại. Bà nhờ nhắn lại giùm nhớ ông.

Tuần lễ sau, Andrew và Tanner đã có mặt tại New York. Tai nạn xảy đến cho Andrew, khắp nơi cơ sở KIG đều biết, không có ông liệu cơ sở nghiên cứu có thể còn tồn tại? Nếu thông tin lọt ra bên ngoài, uy tín của công ty sẽ chịu ảnh hưởng.

Chuyện không thành vấn đề, Tanner nghĩ. Ta sẽ vận dụng nâng lên hàng cơ sở nghiên cứu tầm cỡ thế giới. Ta sẽ ban cho Princess hơn cả những gì nàng mong đợi. Trong vòng vài năm…

Thư ký riêng nhắn qua Tanner.

- Một người lái xe đang chờ gặp ông, Kingsley.

Tanner quá bất ngờ.

- Cho vào đây.

Người lái xe mặc đồng phục bước vô, trên tay cầm chiếc phong bì.

- Ông là Tanner Kingsley?

- Vâng.

- Tôi được yêu cầu mang đến giao tận tay ông.

Gã giao thư cho Tanner rồi bước ra.

Tanner nhìn chiếc phong bì nhếch mép cười, nét chữ Paula. Nàng muốn dành cho gã một chút ngạc nhiên.

Nhanh tay, gã giở ra xem, nội dung viết: "Chuyện không thành, anh yêu. Ngay lúc nầy em đang cần hơn cả những gì anh đã hứa, nên em đã chịu lấy người khác thoả mãn yêu cầu của em. Mối tình của anh và em trước sau như một. Em biết là anh không thể tin được, sở dĩ em phải làm điều đó là vì lợi ích cho hai chúng ta".

Tanner mặt mũi sa sầm, mắt chăm chăm nhìn lá thư hồi lâu bàn tay hờ hững ném xuống sọt rác, Vinh quang về tay ta quá chậm.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18


Hôm sau Tanner đang ngồi lặng lẽ một mình trong văn phòng, thư ký nhấn nút báo.

- Có phái đoàn đến gặp ông, Kingsley.

- Phái đoàn à?

- Vâng.

- Cho vào đây.

Đoàn giám sát viên các cơ sở KIG bước vô văn phòng Tanner.

- Chúng tôi đến để làm việc với ông, Kingsley.

- Mời các anh ngồi.

Mọi người ngồi xuống ghế.

- Có việc gì không các anh?

Một thành viên lên tiếng:

- Vâng, chúng tôi lo lắng, sau khi hay tin sự cố xảy ra cho anh của ông… Liệu cơ sở KIG có thể còn hoạt động?

Tanner lắc đầu.

- Chuyện đó chưa biết, ngay lúc nầy, tôi đang còn choáng váng, không thể tin được những gì xảy đến cho Andrew. - Ngẫm nghĩ một lúc gã nói. - Tôi sẽ cho biết nên làm gì. Tôi không muốn nói ra trước nhưng phải cố làm sao để cơ sở vẫn tiếp tục hoạt động. Đó là một lời hứa, mọi việc tôi sẽ cho biết sau.

Mọi người lầm rầm nói lời cảm ơn, Tanner ngồi nhìn cho đến người cuối cùng bước ra ngoài.

***

Ngay lúc đó Andrew được cho xuất viện, Tanner lo sắp xếp một nơi làm việc riêng bên cạnh cơ sở KIG, vừa được chăm sóc anh để tiếp tục điều hành công việc.

Công nhân sững sờ nhìn Andrew từ một người lanh lẹ nay lờ đờ như người mất hồn. Andrew ngồi một chỗ trên chiếc ghế nhìn ra cửa sổ như muốn buồn ngủ hay là thích thú được trở lại cơ sở KIG, nhìn quanh chưa nhận ra hết mọi thứ. Andrew được chăm sóc tử tế là một nguồn an ủi cho ông.

***

Sinh hoạt tại cơ sở KIG thay đổi nhanh chóng. Dưới thời Andrew việc làm ì ạch hờ hững. Nay bộ mặt linh động hơn nhờ tài chỉ huy của một nhà kinh doanh hơn là một người làm công tác từ thiện. Tanner cử nhân viên ký hợp đồng với khách hàng. Công cuộc làm ăn tiến lên một bước khá xa, Tanner đổi tên gọi mới là Tập đoàn Quốc tế Kingsley, như đã dự tính từ trước đây

***

Cái thư từ biệt của Paula bỗng chốc trơ thành đề tài bàn tán khắp cơ sở KIG. Mọi người chuẩn bị dự đám cưới nay đâm ra lo ngại liệu Tanner có chịu nổi về sau nầy. Trong nội bộ bàn tán với nhau sau cú sốc nầy Tanner tính gì đây.

Hai bữa sau sự kiện cái thư, một bài báo đưa tin vị hôn thể của Tanner làm đám cưới với nhà tỷ phú truyền thông Edmond Barclay. Nhìn Tanner có vẻ khác hơn trước, tận tuỵ với công việc hơn. Mỗi buổi sáng ở lại bên trong toà nhà màu gạch son hai tiếng, gã âm thầm theo đuổi một công trình đang còn trong vòng bí mật.

***

Một buổi tối Tanner được mời tham gia phát biểu tại cơ quan MENSA, hội những người có chỉ số IQ cao.

Nhân viên phục vụ cho KIG phần đông là thành viên của hiệp hội, ông nhận lời mời.

Sáng hôm sau Tanner đến cơ sở bên cạnh là một người đẹp tuyệt trần, trong ban tham mưu chưa ai được nhìn thấy lần nào. Nhìn nàng có nét đẹp của người Latinh, đôi mắt đen nhánh, nước da màu ô liu, một khuôn mặt gợi cảm.

Tanner giới thiệu nàng trước ban tham mưu.

- Đây là Sebastiana Cortez. Tối qua đã đến phát biểu tại cơ quan MENSA, một nhân vật sáng chói.

Nhìn Tanner ung dung khoan thai hơn trước. Tanner đưa nàng Sebastina vô phòng làm việc, một giờ sau mới trở ra. Buổi trưa trong phòng ăn dành riêng chỉ có hai người.

Trong đám nhân viên có người tìm thấy trên Internet, biết nàng là cựu Hoa hậu Achentina đang ở tại thành phố Cincinnati có chồng là một nhà kinh doanh nổi tiếng.

Sau giờ cơm Tanner đưa Sebastiana trở lại văn phòng, máy liên lạc nội bộ đặt ở quầy tiếp tân nghe rõ giọng nói của Tanner, máy để quên không tắt.

- Em đừng lo tôi có cách giải quyết.

Nhân viên thư ký xúm lại bên chiếc máy lắng nghe.

- Ta phải dè dặt, chồng em ghen lắm đó.

- Không có việc gì, anh sẽ lo sắp xếp chuyện mình gặp nhau.

Không cần phải người tinh ý mới nhận ra. Trong ban tham mưu không hiểu vì sao ông chóng quên nàng Paula. Nhân viên thư ký cố bấm bụng nhịn cười.

- Tiếc là em về nhà sớm vậy sao?

- Em cũng tiếc; muốn ở lại mà không thể.

Tanner và Sebastiana bước ra ngoài, mọi người nhìn thấy thật xứng đôi. Đám nhân viên thư ký nhìn nhau thích thú. Tanner không hay biết chuyện nghe lén vừa qua.

***

Ngay lúc Sebastiana ra về, Tanner lo lắp đặt một đường dây điện thoại nóng có bộ phận chống nghe trộm.

Ông ra lệnh ban thư ký và trợ lý không được phép nhấc máy trả lời.

Từ lúc đó trở đi Tanner thường ngày dùng, máy riêng nói chuyện, mỗi tháng ông đi nghỉ cuối tuần, ngày về mặt mày hân hoan. Ông không nói cho ai biết ông đi tới đâu, nhưng mọi người đều đã biết hết.

Hai trợ lý của Tanner ngồi kháo với nhau:

- Cậu thấy dạo nầy chữ Rendez-vous nghe thấy quen tai rồi đó nghe.

Tanner đã tìm được người yêu, như một cuộc lột xác hoàn toàn, mọi người được vui lây.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
599,467
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19


Đầu óc Diane còn choáng váng từ một câu nói văng vẳng bên tai "Tôi là Ron Jones, tôi muốn báo cho bà hay là mọi yêu cầu của bà đã xong theo như người thư ký nhắn lại… Chúng tôi đã hoả thiêu xác chồng bà cách đây một tiếng đồng hồ".

- Tại sao đội mai táng làm vậy? Hay vì quá đau đớn nàng đã yêu cầu họ hoả thiêu Richard? Không thể có chuyện đó. Nàng làm gì có thư ký nào. Thật phi lý. Hay là đội mai táng nhầm lẫn một ông Richard nào đó trùng tên.

Nàng nhận được một túi nhỏ đựng tro cốt của Richard. Có thật đúng là tro cốt của Richard nằm trong nầy? Luôn cả tiếng cười theo đây? Cả vòng tay âu yếm ôm sát vào lòng… đôi môi nồng cháy áp sát lên môi nàng… Cả tâm hồn trong sáng và thích đùa giọng nói thì thào: "Anh yêu em… và cả những ước mơ và nhiệt tình và muôn ngàn thứ khác về theo với các món vật nho nhỏ nầy?"

Diane giát mình chợt tỉnh nghe tiếng chuông điện thoại.

- Bà Stevens?

- Ai vậy?

Đây là văn phòng Tanner Kingsley. Ông Kingsley muốn sắp xếp để có một cuộc hẹn gặp với bà tại văn phòng làm việc.

***

Câu chuyện đã qua hai ngày trước, và đến hôm nay Diane mới tới nơi, nàng bước qua cổng cơ sở KIG đi thẳng về chỗ quầy tiếp tân.

Người đang đứng bên trong lên tiếng:

- Bà cần hỏi ai?

- Tôi là Diane Stevens, tôi đến đây để gặp ngài Tanner Kingsley đã có hẹn trước.

- Ồ thưa bà Stevens? Chúng tôi thành thật chia buồn vì Ngài Stevens. Thật là một cái tin đau đớn vô cùng. Thật đau đớn.

Diane cố dằn lại:

- Vâng.

***

Tanner nói với Retra Tyler.

- Tôi sẽ tham dự hai cuộc họp sắp tới. Cậu lo chuẩn bị tài liệu đầy đủ cả hai nơi.

- Tôi nghe rõ.

Gã ngồi nhìn theo. Liên lạc nội bộ nháy đèn.

- Bà Stevens đã đến nơi, thưa ngài Kingsley.

Tanner nhấn nút bảng số điện tử trên mặt bàn mở máy, Diane Stevens đang ở trước mặt gã. Mái tóc vàng bới cao ngược ra sau mặc trên người chiếc váy sọc trắng, xanh, khoác ngoài chiếc áo bờ lu trắng. Trông nàng mặt mũi xanh xao.

- Mời bà vào đây.

Nhìn thấy vị khách bước qua cửa gã đứng dậy chào.

- Cám ơn bà đến đúng lúc, bà Stevens.

Diane gật đầu:

- Chào ông.

- Mời bà ngồi.

Diane ngồi xuống chiếc ghế trước mặt.

- Khỏi cần phải nói chúng tôi vô cùng xúc động trước cái chết thương tâm của chồng bà. Bà yên tâm, kẻ gây ra án mạng sẽ đền tội trước pháp luật.

- Tro cốt hoả táng…

- Xin mạn phép bà cho tôi được hỏi mấy điều.

- Gì ạ?

- Như mọi khi chồng bà thường bàn bạc công việc với nhau chứ?

Diane lắc đầu.

- Không hẳn vậy. Bởi vì đó là công việc chuyên môn của chồng tôi, không dính gì đến tôi.

Bên trong phòng giám sát đặt ở tầng dưới Retra Tyler đang điều chỉnh âm thanh cuộc đối thoại trên màn hình theo dõi, cho thu băng lại.

Đây là một việc khó khăn cho bà, Tanner nói:

- Bà có thể biết được phần nào công việc kinh doanh ma tuý của chồng bà chứ?

Diane nhìn sâu vào mắt gã, cứng cổ họng. Nàng lấy giọng lên tiếng:

- Sao… ông muốn hỏi thế nào? Richard biết gì tới mấy chuyện ma tuý.

- Thưa bà Stevens, cảnh sát đã tìm thấy lá thư hăm doạ của bọn mafia trong túi áo nạn nhân, ngoài ra…

Chuyện Richard dính dáng vô ma tuý nghe sao phi lý. Hay là Richard có tham gia vô chuyện làm ăn phi pháp nàng không hay biết? Không… không bao giờ.

Diane hồi hộp lo âu, máu dồn lên trên mặt phừng phừng. Bọn chúng giết anh để trừng phạt ta, nàng nghĩ.

- Ông Kingsley, Richard không bao giờ…

Tanner nói nhỏ nhẹ hơn nhưng không kém phần cương quyết.

- Tôi lấy làm ân hận phải cho bà hay, dù sao tôi muốn biết rõ tường tận mọi việc liên quan đến chồng bà.

Biết rõ tường tận, Diane nghĩ đau đớn làm sao. Chính tôi là người ông muốn tìm hiểu. Richard chết là do tôi khai ra thủ phạm Altieri. Nàng cảm thấy khó thở.

Tanner Kingsley nhìn theo, nói:

- Tôi không muốn giữ bà lại đây, bà Stevens, thông cảm cho hoàn cảnh của bà. Ta sẽ còn gặp nhau nữa và muốn nhắc bà một điều. Nếu bà nhớ lại có điểm nào thuận lợi bà nên báo cho tôi.

- Tanner lôi trong ngăn kéo ra tấm danh thiếp in chữ nổi - Đây là số điện thoại di động, bà có thể gọi tới bất kỳ lúc nào cũng được.

Diane chìa tay đỡ lấy tấm danh thiếp in rõ họ tên số phone.

Diane đứng lên hai chân run rẩy.

- Xin lỗi đã làm phiền bà. Trong khi chờ đợi nếu điều kiện cho phép… hoặc bà cần việc gì, tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ.

Diane chỉ biết nói lời cảm ơn.

- Cám ơn ông. Tôi… cám ơn ông. Nàng quay lại bước trở ra, tối tăm mặt mũi.

Diane vừa ra tới phòng tiếp tân, nàng nghe thấy một người đàn bà ngồi sau quầy nói:

- Nếu tôi tin dị đoan thì chắc lần nầy cơ sở KIG bị người khuất mặt trù ếm. Lần nầy nạn nhân là chồng của bà, thưa bà Harris.

- Chúng tôi hay tin tai nạn gây nên cái chết thật là đau đớn.

***

Câu nói vô tình như một điềm báo cho Diane.

Chồng bà kia gặp việc gì? Diane quay qua nhìn cho rõ mặt người thư ký tiếp tân muốn nói là ai. Một người đàn bà Mỹ da đen hãy còn trẻ, mặc trên người chiếc áo pull cổ cao, quần tây màu đen. Tay đeo nhẫn đính hạt ngọc lục bảo, một chiếc nhẫn cưới hột xoàn. Diane giật mình chắc có việc hệ trọng gì đây.

Diane toan bước tới bàn, bỗng đâu người thư ký riêng Tanner từ bên trong ra:

- Kingsley cần gặp bà.

Diane đứng nhìn Kelly Harris khuất sau văn phòng Tanner.

***

Taliner đứng dậy chào Kelly:

- Cám ơn bà đã tới đây bà Harris. Bà đi chuyến bay nầy khoẻ chứ?

- Vâng, cám ơn ông.

- Bà uống một chút gì nhé?- Cà phê hay là…

Kelly lắc đầu.

- Tôi biết đây là lúc khó khăn cho bà, thưa bà Harris, tôi muốn hỏi mấy điều.

Bên trong phòng giám sát Retra Tyler đang theo dõi Kelly trên màn hình cho thu băng.

- Bà với ông nhà vẫn khắng khít với nhau như ngày nào chứ? - Tanner hỏi.

- Rất là khăng khít.

- Bà có nghĩ ông luôn chung thuỷ với bà?

Kelly nhìn qua, ngỡ ngàng:

- Giữa chúng tôi không có điều gì phải che giấu. Mark là một người đàn ông ngay thật, cởi mở hiếm thấy ai được vậy. Và ông… Kelly thấy khó nói ra cho hết.

- Ông thường bàn công việc làm ăn với bà chứ?

- Dạ không. Công việc của Mark không phải dễ nói ra để mà nghe. Chúng tôi ít khi nhắc tới.

- Bà với ông nhà có bạn bè quen biết là người Nga?

Kelly nghe hỏi chới với:

- Thưa ngài Kingsley, tôi không hiểu ông muốn nói gì…?

- Bà có nghe ông kể vừa trúng một hợp đồng làm ăn lớn… và ông sắp có nhiều tiền?

Kelly thấy khó chịu trong người.

- Dạ không. Nếu được Mark đã kể cho tôi nghe.

- Bà có nghe Mark nhắc tên Olga là ai?

Kelly kinh ngạc tưởng nghe chuyện từ đâu tới.

- Thưa Ngài Kingsley, đó là chuyện gì vậy?

- Cảnh sát Paris tìm thấy một mảnh giấy trong túi áo nạn nhân ghi lại, được thưởng một món tiền nếu tìm ra được manh mối, ký tên - Thương nhớ, Olga.

Kelly ngồi một chỗ mặt mũi đờ đẫn.

- Tôi… tôi không hiểu là chuyện gì?

- Thế sao bà nói là chồng bà có bàn bạc mọi chuyện với bà?

- Vâng, nhưng mà…

- Chúng tôi được biết, chồng bà có quan hệ với người ký tên Olga, hơn nữa…

- Không! - Kelly đứng lên. - Mark chồng tôi không phải như ông vừa kể. Tôi muốn nói giữa chúng tôi không có điều gì phải giấu giếm.

- Ngoại trừ điều đã khiến chồng bà phải chịu chết.

Kelly cảm thấy bủn rủn tay chân.

- Xin phép… xin bỏ qua cho tôi, ông Kingsley. Tôi thấy khó chịu trong người.

Gã nói ngay, lời lẽ cảm thông.

- Tôi hiểu. Tôi sẽ tìm mọi cách giúp bà. Tanner chìa ra tấm danh thiếp in chữ nổi.

- Bà có thể gọi bất kỳ lúc nào, số phone đây bà Harris.

Kelly gật, không nói nên lời, chệnh choạng bước ra ngoài.

***

Đầu óc Kelly chao đảo, nàng bước đi từng bước.

Olga là ai? Mark làm sao mà quan hệ với những người Nga? Sao chàng phải…?

- Xin lỗi, có phải bà Harris?

Kelly quay qua:

- Sao ạ?

Người phụ nữ tóc vàng xinh đẹp đang đứng trước cửa nhà.

- Tôi là Diane Stevens. Tôi muốn nói chuyện với bà. Ta có thể ra quán cà phê bên kia để…

- Xin lỗi. Tôi… Tôi không thể nói gì ngay bây giờ

Kelly toan bước đi.

- Chuyện chồng bà đó mà.

Kelly chợt dừng bước quay lại nhìn:

- Mark? Mà sao kia?

- Ta tìm nơi kín đáo để nói chuyện.

***

Tại văn phòng Tanner, người thư ký nhắn trên máy nội bộ:

- Ông Higholt đang chờ đây.

- Cho vào.

Thoáng chốc Tanner đã lên tiếng:

- Chào John.

- Chào gì nữa giờ nầy, một buổi chiều đau thương, Tanner. Hình như là nhân viên của ta đang bị giết chết dần. Vậy là thế quái nào?

- Cho nên ta phải tìm cho ra. Làm sao có chuyện ba nhân viên bị giết chết cùng một ngày. Có kẻ muốn phá hoại uy tín của ta, nhưng bọn chúng sẽ bị chặn đứng ngay. Cơ quan mật vụ đang hợp tác và chúng ta đề cử nhân viên truy tìm dấu vết các hoạt động của nạn nhân trước lúc bị sát hại. Tôi muốn kể cho ông nghe hai mẫu đối thoại vừa được thu băng. Đây là hai bà goá phụ Richard Stevens và Mark Harris. Ông chuẩn bị.

- Tôi nghe đây.

- Đây là cuộc đối thoại của Diane Stevens. Tanner nhấn nút cho phát lại cuộc đối thoại giữa ông và Diane Stevens trên màn hình. Phía bên phải là dòng chữ ghi lại tiếng nói của Diane.

Bà biết được ít nhiều về việc chồng bà dính dáng vô chuyện ma tuý chứ? Sao - Ông muốn hỏi sao? Richard làm gì biết mấy chuyện ma tuý.

***

Màn hình còn giữ nguyên.

Tanner nhấn nút cho chạy qua nhanh hơn.

- Đây là bà Mark Harris, chồng bà bị xô ngã từ trên nóc tháp Eiffel xuống đất.

Hình ảnh Kelly hiện lên màn hình.

"Bà có nghe Mark nhắc tên Olga là ai?

- Thưa ngài Kingsley, tôi không hiểu ông muốn nói gì?

- Cảnh sát Paris tìm thấy một mảnh giấy trong túi áo nạn nhân, được thưởng một món tiền nếu tìm ra manh mối, ký tên - Thương nhớ, Olga.

- Tôi… Tôi không hiểu là chuyện gì…

Thế sao bà nói là chồng bà có bàn bạc mọi chuyện với bà?

- Vâng, nhưng mà…

- Chúng tôi được biết chồng bà có quan hệ với người ký tên Olga, hơn nữa…

Không! Mark chồng tôi không phải như ông vừa kể. Tôi muốn nói giữa chúng tôi không có điều gì phải giấu giếm.

Hàng chữ không còn nhảy lên xuống. Hình ảnh Kelly xoá hết.

Dòng chữ trên màn hình là sao? John Higholt hỏi.

Đó là mảng phân tích giọng nói, CVSA, ghi lại những rung động giọng nói từng chấm nhỏ li ti. Nếu đối tượng nói dối, tần số vọt lên cao hơn. Kỹ thuật không kết nối dây, như một chiếc máy chạy ra nhiều kiểu chữ. Hai đối tượng được phỏng vấn đã kể lại đúng sự thật, họ phải được bảo vệ.

John Higholt cau mày:

- Ông nói vậy nghĩa là sao? Phải được bảo vệ do đâu?

- Đối tượng đang bị đe doạ, do được gợi ý họ đã khai ra nhiều điểm có lợi cho ta. Họ là những người vợ gắn bó với chồng. Có một điều những lời khai có thể mờ nhạt theo thời gian nhưng họ vẫn còn nhớ mãi. Một khi đã nghĩ ngợi về những điều muốn khai ra chắc họ phải nhớ mãi. Tính mạng họ đang bị đe doạ vì thủ phạm giết chồng có thể quay lại giết cả vợ. Tôi cầu mong họ được bình yên.

- Ồng vẫn cho người theo dõi chứ?

- Chuyện đó coi như đã qua, John. Ta tính tới phương tiện hiện đại trước mắt. Nơi ở của Stevens được theo dõi bằng hệ thống điện tử… máy quay phim, điện thoại, máy thu thanh… đủ các thứ. Ta tận dụng hết mọi khả năng trong tay theo dõi. Nếu kẻ lạ muốn đột nhập ta phát hiện được ngay.

John Higholt ngẫm nghĩ một hồi.

- Còn Kelly Harris thì sao?

- Bà ta ở khách sạn. Ta không thể cài đặt máy móc gì bên trong chỗ ở. Ta sẽ cử người theo dõi bên ngoài hành lang, nếu có biến động có thể kịp thời phản ứng ngay. -Tanner ngần ngừ. - Tôi muốn cơ sở KIG treo giải thưởng năm triệu đô-la cho ai bắt được…

- Khoan đã, Tanner, -John Higholt chặn lại. - Ta chưa tính đến việc đó, ta sẽ liệu cách…

- Khá lắm. Nếu KIG không làm được việc đó, tôi sẽ nhân danh mình bỏ ra năm triệu đô-la tiền thưởng. Tên tuổi của tôi gắn liền với cơ sở nầy.

Gã nói bằng một giọng đanh thép:

- Ta phải tìm được thủ phạm đứng đàng sau vụ nầy.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom