Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Truyện !

Xin vui lòng Đăng ký hoặc Đăng nhập mới có thể sử dụng đầy đủ chức năng diễn đàn. Việc Đăng ký hoàn toàn miễn phí!

Đăng ký ngay!
Dịch Full Hà Thần

admin

Thánh Ngự Hư Không
Đại Thần
Tham gia
11/6/23
Bài viết
915,471
VNĐ
900,499
[Diendantruyen.Com] Hà Thần

Hà Thần
Tác giả: Thiên Hạ Bá Xướng
Tình trạng: Đã hoàn thành

--- oOo ---


Truyện ma đôi khi là những truyện bịa ra dọa người, đôi khi là những truyện bí ẩn có người từng trải, thực có, ảo có, chuyện làm người ta có cảm giác rùng mình, có chút thắc mắc không lời giải.

Ai cũng đã nghe lớp người già trẻ kể chuyện về ‘Hà thần’ (Hà Bá). Thủy quái dưới cầu chính là một trong những câu chuyện hay nhất liên quan tới Hà thần, nội dung cực kỳ ly kỳ, tình tiết vòng trong bọc lấy vòng ngoài, dẫn dắt người đọc từ sự kinh ngạc này đến sự kinh ngạc khác không thể dứt ra.

Ngươi hỏi ta vì sao mộ phần nhà Ngụy gia có yêu quái? Vì sao ngõ lương phòng có ma? Rốt cuộc trong hai trăm lẻ chín phần mộ có bao nhiêu người? Vì sao lão chưởng hàng quan tài lại nói trong phỏng ẩn giấu bảo bối của người đã chết? Toàn bộ đều có trong ‘Quỷ Thuỷ Quái Đàm’…
 
Sửa lần cuối:
Chương 1: Đội vớt xác năm sông


Thành Thiên Tân, chín khúc sông, đôi cầu nổi, ba đường lớn;

Ngoài cửa Nam gọi Hải Quang Tự, phía cửa Bắc kêu Bắc Đại quan;

Cửa nam có quân đồn trú, lầu gác, pháo đài ở trung tâm.

Ba lỗ châu mai, bốn khẩu pháo, tàu điện biển vàng ra quan hải.

Bài vè này đại ý nói về phong cảnh trước đây của thành Thiên Tân. ThờiDân quốc ngày đó, phía Nam có bến Thượng Hải, Bắc có thành Thiên Tân,chính là hai nơi phồn hoa nhất. Chuyện kể về Hà thần phần lớn đều xảy ra ở Thiên Tân. Trước tiên, như mọi người đều đã biết, tôi không dám đảmbảo tất cả mọi chuyện đều là sự thật, dù sao sự việc xảy ra cũng đã lâu, những gì nghe được cũng chỉ là thuật lại, tôi kể mọi người nghe, tinthì tin mà không tin cũng không sao, không cần truy cứu.

Những người lớn tuổi mỗi khi nhắc tới Thiên Tân thì thường xuyên dùng ba chữ “Thiên Tân vệ”, vậy vệ trong Thiên Tân vệ là nói về cái gì? Yếnvương thời Minh đánh ra Bắc, bên người Minh Thành tổ Chu Lệ có Thiên Tân thiết vệ, cũng giống như Cẩm Y vệ thời đó, đều là một đơn vị quân độiđồn trú tại địa phương, hoàng đế Đại Minh dẫn theo con em từ quê nhà AnHuy tới đóng tại Thiên Tân, phụ trách bảo vệ kinh đô, vậy nên nơi nàyliền gọi là Thiên Tân vệ. Đến những năm cuối thời nhà Thanh, Thiên Tânđã trở thành đất “thuê” của chín nước, thành thị phồn vinh chưa từng có, tụ tập đủ hạng người, rồng rắn lẫn lộn, những chuyện hiếm lạ kỳ quáicũng kéo đến ùn ùn.

Thiên Tân có Bắc dựa Yến sơn, Đông giáp Bột Hải, trên có hồ Bạch Dương,dưới là vịnh Bột, là điểm giao của muôn khúc sông, thực tế chủ yếu chỉcó năm con sông chính, hằng năm đều có không ít người chết đuối. Trướckhi nhà Thanh hoàn toàn sụp đổ từng thành lập một đội chuyên mò xác, đặc biệt chịu trách nhiệm vớt những xác chết trôi sông. Sau này tới thờiDân quốc, đội vớt xác này nhập vào chung với cảnh sát, gọi riêng là “Đội cảnh sát trên năm sông”.

Trong xã hội thời xưa, cục cảnh sát ngang ngửa với cửa nha môn, ban đầuđội mò xác này không thuộc về cảnh sát sông mà có hơi hướng tự phát donhân dân tổ chức, mỗi người đều là kiện tướng bơi lội. Chính vì xác chết trôi sông thường rữa nát bốc mùi, gây ô nhiễm tới nước sông, nhìn vàocũng rất ghê rợn, nên dân chúng trong thành có tiền thì bỏ tiền, khôngcó tiền thì góp sức, mời những người thông thuộc thủy tính vớt xác trôisông lên. Thế nhưng muốn đảm đương công việc như này, chỉ dựa vào mỗichuyện thông thuộc thủy tính thôi thì chưa đủ, còn cần phải vô cùng gandạ, biết được cách trấn tà.

Mỗi năm trên khắp các con sông có hơn trăm người chết đuối, chủ yếu làdo thiếu cẩn thận nhảy xuống sông bơi lội mà chết đuối, lại thêm trầmmình tự vẫn, còn có cả những xác chết không rõ lai lịch từ thượng nguồntrôi đến, tục gọi là “chết trôi sông”. Lại còn có nhiều tên hung thủchịu khó bê xác nạn nhân rồi ném xuống sông hủy thi diệt tích, ngườichết oan như vậy nhiều không đếm xuể, khó tránh khỏi có chuyện ma quáixảy ra. Bất kể hiện tại nhìn nhận những chuyện như vậy thế nào, ngườixưa đối với chuyện quỷ thần đều vô cùng mê tín, phàm là xác chết trôivớt từ dưới sông lên thường đều đem đến nghĩa trang chôn cất. Mà tráchnhiệm trông xác ban đêm cho đến khi đem ra nghĩa địa mai táng, từ đầutới cuối đều dồn hết về cho đội mò xác. Những người này ngoại trừ thôngthuộc thủy tính và to gan lớn mật ra, còn có một số biện pháp riêng cóthể khu quỷ trừ tà, bằng không thì chẳng còn ai làm được điều như vậy.

Dĩ nhiên những chuyện như thế đều là những lời mê tín mà thôi. Từ thờiDân quốc tới nay, đội mò xác đã trở thành “Đội cảnh sát trên sông NgũHà”, nhưng mà dân chúng vẫn quen gọi họ là đội mò xác, cũng có khi làđội tuần sông, cho đến sau ngày giải phóng mới sửa thành Công an đườngthủy. Quyển sách này của chúng ta nói về ‘Hà thần’, là để chỉ một người, người này họ Quách tên Đắc Hữu, là con thứ trong nhà. Quách nhị giathủy tính giỏi giang hiếm thấy, mặt sông mùa đông đóng băng cứng ngắc,chỉ cần đục băng ra cũng có thể lặn xuống dưới được. Ông ta chỉ là mộtviên chức nhỏ của đội cảnh sát năm sông, cả ngày tiếp xúc với xác trôisông, trong mấy chục năm đã phá vô số vụ kỳ án mà chỉ nghe qua thôi cũng khiến người ta rợn cả người, cũng đã cứu mạng rất nhiều người sẩy chânrơi xuống nước, bình sinh kinh nghiệm vô cùng phong phú, lại mang trênmình sắc thái truyền kỳ. Người Thiên Tân thích đặt tước hiệu cho ngườikhác, đọc qua rất dễ nhớ, dễ ghi, cũng rất thuận tai. Người thời ấy khinhắc tới Quách sư phụ thì đều gán thêm chữ ‘Hà thần’, dĩ nhiên là kháchẳn với mấy vị thần linh hay Long vương ở Thủy cung.

Chuyện về ‘Hà thần’ chỉ là chuyện xưa mà lớp người già hay thuật lại.‘Thủy quái dưới cầu’ chẳng qua cũng chỉ là một phần đặc sắc ở trong đó,nội dung hết sức ly kỳ, tình tiết tầng tầng lớp lớp, nghe qua rất dễkhiến người ta há hốc miệng, so với Bình thư còn đã nghiền hơn. Chuyệnngoài lề chỉ nói đến đây, trước tiên bắt đầu từ câu chuyện ‘Thủy quáidưới cầu’.
 
Chương 2: Thuỷ quái dưới cầu


Lại nói vềtrước Giải phóng, vào một mùa xuân năm Dân quốc, thầy cả dẫn dắt đội mòxác gặp sự cố bỏ mình, Quách sư phụ là người sinh ra và lớn lên tại bảnđịa, quen thuộc con người, càng quen thuộc thổ nhưỡng, vậy nên phải gánh hết trách nhiệm to lớn của đội mò xác lên vai. Lúc ấy cả đội gom lạicũng không được mấy người, toàn bộ đều phải cậy nhờ vào công việc khôngcó chút thơm tho này mà kiếm miếng cơm ăn. Mọi người còn chưa được tínhlà cảnh sát chính thức, so với các loại công việc mang tính chất thời vụ bấy giờ thì cũng chẳng khác là bao, mỗi tháng kiếm không được mấy đồng, tiền thu vào thậm chí còn không bằng mấy tên chân thối chuyên tuần tratrên phố, vậy nên bình thường đều phải tìm việc khác kiếm thêm thu nhậpđể chu cấp cho gia đình. Mà câu chuyện ‘Thủy quái dưới cầu’ của chúng ta xảy ra vào mùa hè năm sau nữa.

Sự việc xảy ra ở ngay đập cầu phụ cận. Đập cầu ngày xưa là nhằm nói đếnmột loại đập nước ở gần ngã ba sông, bên cạnh đập là một cây cầu lớn bắc qua, được xây vào những năm cuối thời nhà Thanh, có thể cho người và xe qua lại. Trên thực tế thì đập là đập, mà cầu thì chính là cầu, đập nước lớn và cầu lớn là hai cái khác nhau, chẳng qua lại nằm rất sát, cho nên mọi người vẫn quen miệng gộp chung lại thành ‘đập cầu’.

Khi đó thời tiết nóng nực cứ như trong lò lửa, đập cầu trên sông cả ngày ngựa xe như nước, người đến người đi, làm ăn mua bán vô cùng tấp nập.Thành Thiên Tân đích thị là một cái tụ bảo bồn, nuôi người nghèo nhưngcũng dưỡng người giàu, mà người giàu càng nhiều thì trộm cắp càng nhiềuhơn. Thời bấy giờ thường thường gộp chung ăn trộm và đạo tặc lại làmmột, trong xã hội cũ không hề phân biệt rạch ròi hai thứ này với nhau.Trộm tức là nói tới loại hành động chuyên móc túi người qua đường, thuận tay lấy một vài thứ trong cửa hàng mà không trả tiền cũng là trộm, màđạo tặc thì còn chia ra thành nhiều loại phức tạp hơn. Có loại phi tặclợi hại chẳng khác chi khỉ vượn, trèo tường vượt nóc dễ như bỡn, độtnhập trăm nhà viếng thăm ngàn căn hộ, bẻ cửa cạy khóa đánh cắp tài vật.Lại còn có thứ thổ tặc chuyên nhập địa mà đào mồ tróc mả, kiếm lời trênthân người chết. Một loại khác chính là thủy tặc, chỉ nghe qua là đủbiết không thể nào rời khỏi nước.

Phía Tây có một tên thủy tặc, người không tên họ, chỉ có một cái nhũdanh gọi là Ngư Tứ nhi, kẻ này không phải là một đạo tặc giỏi giang gìcho lắm, theo như chuyện thành Thiên Tân kể lại mà nói thì còn khôngbằng một bãi phân chim. Thế nhưng cũng có câu: ‘Phân chim mà thành tinh, lão ưng cũng phải tức chết’, Ngư Tứ nhi chính là như vậy, bản lãnhkhông lớn nhưng lòng tham không nhỏ, hắn không có tài nghệ nào, chỉ biết dệt ‘lưới tuyệt hậu’.

Trước tiên ta hãy nói qua một chút xem lưới tuyệt hậu là thứ gì?

Thông thường khi đánh bắt cá trên sông, người ta đều phải giăng ra mộttấm lưới, lưới đánh bắt có vòng trúc làm chài, quăng xuống sông một látsau đó kéo lên vậy là có thể vớt được tôm cá dưới sông. Đôi khi có thểbắt được cá, nhưng cũng có khi không có gì, kéo lên chỉ toàn là bùn sình rong rêu rác rưởi dưới đáy cũng là chuyện bình thường. Còn thứ lướituyệt hậu mà Ngư Tứ nhi tạo ra, sông rộng bao nhiêu thì lưới rộng bấynhiêu, ngăn ở giữa sông xong lại dùng cây trúc đóng cọc, lưới cá quấnquanh gậy trúc đến mấy tầng, dùng lưới tạo thành một cái mê cung vây tứphía, chỉ chừa lại một lỗ hổng ở bên ngoài. Cá từ thượng lưu bơi xuống,đến trước lưới thì bị cản lại nên chỉ còn cách bơi vào trong lỗ hổngđược tạo sẵn kia, nhưng bơi vào trong thì lại bị tầng tầng lớp lớp lướicứ như là mê hồn trận bao vây chặt chẽ, làm cách nào cũng không thoát ra được, hơn nữa mắt lưới này rất nhỏ, cá nhỏ đến đâu cũng chui không lọt, vì vậy mới có tên gọi là “lưới tuyệt hậu”. Chiêu này thực sự rất độc,cá dưới sông con này nối tiếp con kia, không đến thì thôi, hễ cứ bơi lại đây thì sẽ bị cái lưới tuyệt hậu này bắt lại.

Ngư Tứ nhi mỗi đêm lén lút đặt lưới, trời còn chưa sáng liền thu lướilại, sáng sớm bày hàng ra bán, rao cá buổi đêm vừa đánh được, đủ loại cá tôm lớn nhỏ có hết, bỏ cả vào trong một cái thùng gỗ. Nhà nước cấmkhông cho dùng lưới tuyệt hậu để đánh bắt cá, trên sông thường xuyên cóthuyền qua lại, vướng phải lưới thì rất dễ gặp chuyện không may, Ngư Tứnhi cũng sợ bị người ta bắt được nên thường xuyên chuyển chỗ lưới cá.Vào một đêm mây mờ trăng khuất, hắn đợi tối trời liền đến dưới đập cầuđặt lưới, xong xuôi đâu đó thì cũng đã là nửa đêm, liền một mình ngồicạnh cầu hút thuốc lá.

Lúc này có một người kéo xe, mới vừa đưa khách xong nên quay xe trở lại, vừa khéo cũng đi ngang qua cầu. Người kéo xe này biết Ngư Tứ nhi, haingười là láng giềng lâu năm nên cũng có lòng nói với hắn: “Dưới đập cầunước sâu, ban đêm thường xuyên có người nhìn thấy thủy quái dưới châncầu, hai mắt của nó cứ như là hai ngọn đèn trên đường vậy. Nghe nói mấynăm trước có một cô gái trầm mình xuống sông, tới nay còn chưa tìm thấyxác, ngày thường mọi người cũng không dám bơi ngang qua khúc này, ôngcẩn thận một chút.”

Ngư Tứ nhi phun nước bọt: “Mẹ ngươi, chớ có hù ông Tứ này, Tứ gia đâylưới cá nhiều năm như vậy, còn chưa từng thấy cái sông này có cái giốnggì khác lạ, nếu đánh trúng cái xác con gái gì đó thật, Tứ gia cũng ômluôn về làm vợ trong nhà, ít ra cũng có thể “vui vẻ” một chút chứ sao.”

Người kéo xe kia mượn chuyện tiến tới xin Ngư Tứ nhi một điếu thuốc, hai người ở trên cầu, anh một câu tôi một câu, chuyện trò qua lại.

Ngư Tứ nhi hỏi: “Hôm nay ông làm cái khỉ gió gì mà trễ như vậy mới về? Không sợ vợ ông ở nhà “ăn vụng” hay sao?”

Trên mặt người kéo xe lộ ra vẻ đắc ý: “Hôm nay kéo tốt, được khá nhiềutiền, tuy nhiên đường cũng hơi xa nên lúc này mới xong việc.”

Ngư Tứ nhi không tin: “Lấy cái gì mà ra nhiều tiền? Cái xe kéo rách nát của ông mà cũng làm ra tiền được sao?”

Người kéo xe mắng lại: “Tiên sư thằng trâu bò, cứ làm như ông kiếm được nhiều tiền lắm vậy, lo mà đánh cá của ông đi.”

Nói chuyện một hồi, Ngư Tứ nhi cũng cảm thấy muốn về nhà chợp mắt, quánửa đêm lại tới đây thu lưới. Nhưng lúc này lại nghe mặt sông có động,hệt như có người đang lắc lư mấy cây trúc chống lưới vậy. Hai người liền nghi hoặc, đứng dậy nhìn về phía dưới cầu. Mặt sông dưới cầu tối đenmột mảng y như mực, chỉ có thể nhìn thấy mấy cây trúc cắm dưới sôngkhông ngừng đung đưa, Ngư Tứ nhi mừng quýnh, đúng là tóm được cá lớnrồi, chỉ vùng vẫy thôi mà cũng khiến cả lưới phải rung chuyển, giống này nhất định không thể nhỏ.

Những năm đầu của thời Dân quốc từng có người bắt được một con ba ba lớn hơn cả cái cối xay ở ngay ngã ba sông, Ngư Tứ nhi thầm nghĩ: “Có thể là ba ba lớn dưới sông, nghe nói trên đầu ba ba có mụn thịt, đem giã lấynước rồi dùng để rửa mắt sẽ khiến mắt sáng ra, người mù dùng nó liền cóthể nhìn thấy đường. Đã đến lúc Tứ gia đổi đời, ngày hôm nay phát tàicon mẹ nó rồi!”

Nghĩ tới đây, hắn vội vàng kêu người kéo xe đến phụ một tay. Hai người ở trên cầu kéo lưới, lúc này trời đã tối mịt, kéo hết lưới cá lên trêncầu lớn rồi mà vẫn không thấy rõ trong đó đang bọc lấy cái gì, chỉ biếtthứ đó to kềnh một cục, nhìn hình dáng thì không phải cá lớn mà cũngchẳng là ba ba gì sất, lại dường như có cả tay lẫn chân, bốc lên một mùi hôi thối nồng nặc như cá chết, không thể nào ngửi nổi.

Người kéo xe gan bé, đến lúc này cũng có chút sợ, nói với Ngư Tứ nhi:“Anh Tứ, anh làm gì thì cứ làm đi nha, vợ em còn đang ở nhà đợi cửa chờem về, trời không còn sớm, em xin phép đi trước một bước…”

Miệng thì nói, người đã quay đầu muốn bỏ chạy.

Ngư Tứ nhi tặc đảm bao thiên, vung tay tóm lấy người kéo xe, lại thấytrước tay xe kéo có treo một chiếc đèn bão, hắn thuận tay vơ luôn rồinói: “Đi là đi đâu? Mượn cái đèn bão của ông, tôi phải nhìn một cái xemthử vớt trúng cái gì dưới sông mới được.”

Người kéo xe vốn không muốn cho mượn nhưng lại không nhanh tay bằng NgưTứ nhi, thế là chẳng còn cách nào khác bèn phải đi cùng hắn. Hai ngườimò tới gần, dùng đèn bão soi lên tấm lưới cuốn lấy thứ kia, nhưng ngặtnỗi lưới cá bọc quá kín, không mở ra thì căn bản chẳng thể thấy gì bêntrong được. Ngư Tứ nhi cũng không dám mở lưới ra hết, chỉ vạch ra mộtchút rồi nhìn vào, vừa thấy, hắn liền sợ hãi kêu lên thất thanh: “Ối cha mẹ ơi, là xác một đứa trẻ!”

Ngư Tứ nhi giăng lưới tuyệt hậu ở ngã ba sông, đêm hôm khuya khoắt đánhlên được xác của một đứa bé. Đứa bé này không lớn, cả người đen thui,thoạt nhìn giống y chang một con khỉ lông dài. Nhưng người kéo xe kiathì sợ hãi không ngớt, đây còn không phải là khỉ nước dưới sông Hải Hàhay sao?

Nghe nói dưới Hải Hà có khỉ nước, giống quái vật này khi trưởng thànhmang hình hài như một đứa trẻ, cả người toàn là lông, sau mông còn cómột cái đuôi, thi thoảng lại lên bờ, rất sợ ánh sáng và những thứ phátsáng, khi ở trong nước thì rất khỏe, nắm được cổ chân người liền lôi đikhông hề lơi tay, khiến nhiều người giỏi bơi lội cũng phải chết đuối.

Đọc đến đây chớ nói không có lửa thì làm sao có khói. Tôi là tôi vẫnkhông tin, vẫn cảm thấy Hải Hà không thể nào có khỉ nước được. Nếu quảnhư có cái giống này thật, vậy thì lịch sử sinh vật ắt phải viết lạirồi. Tôi còn nghe người thầy làm cảnh sát đường thủy của mình thuật lạimột chút, mới biết được chuyện này không phải là bịa ra cho có, Hải Hàquả thật có khỉ, nhưng không hề giống trong tin đồn một chút nào. Lạinói tới câu cửa miệng: “Không có lửa thì làm sao có khói”, suy xét lạitừ đầu, căn nguyên rốt cuộc là đã xảy ra chuyện gì?

Cũng phải nói tới trước thời Giải phóng, quả thực có người phát hiệnđược một thi thể quái vật ở Hải Hà. Cái thi thể ấy mang hình dáng tươngtự như một đứa trẻ, có tay có chân, toàn thân mọc đầy lông mao, phía sau mông có một cái đuôi dài, nhìn vào biết ngay chính là một con khỉ. Aiai cũng rõ, dưới sông chẳng thể nào có khỉ được, dân chúng nghe nhầm đồn bậy, đều gọi quái vật kia là khỉ nước, còn bảo là do trẻ nít chết đuốidưới sông biến thành. Một đồn mười, mười đồn một trăm, câu chuyện về khỉ nước càng lúc càng trở nên quái dị, thậm chí còn có tờ báo đăng lên một tấm ảnh chụp, đúng là khiến cho người ta không muốn tin cũng khôngxong.

Thực tế cái thi thể vớt lên được ở Hải Hà kia là khỉ quả không sai.Nhưng nó vẻn vẹn chỉ là một con khỉ hết sức bình thường mà thôi, chứ chả phải là cái giống khỉ nước phải gió gì cả. Trước đó có một gánh xiếclưu động biểu diễn dọc đường nơi đây, có dắt theo mấy con khỉ diễn tròkiếm ăn, nhưng một con trong số ấy không biết ăn nhầm cái gì mà đi đờinhà ma rồi. Đoàn trưởng gánh xiếc bấy giờ mới bảo đem xác nó ra bãi thama cho chó ăn, tất nhiên là không ai dựng mộ bia cho một con khỉ đã chết được, mà vị nghệ nhân được sai đi vứt xác khỉ kia cũng thật là thấtđức, vì muốn nhẹ việc mà ném thẳng xác con khỉ xuống sông. Hai ngày sau, xác con khỉ dưới sông Hải Hà được vớt lên, những người chứng kiến không khỏi ngạc nhiên quá độ, chẳng hiểu rốt cuộc cái giống này trôi từ đâutới, mà cũng chính vì thế nên mới phát sinh ra vô số lời đồn đãi. Saunày cho dù nhà nước giải thích ra sao thì ra, trình độ dân trí còn kém,người người vẫn cứ tin rằng dưới sông Hải Hà có khỉ nước ẩn hiện.

Người kéo xe vừa nhắc, Ngư Tứ nhi cũng liền nhớ ngay tới tin đồn về khỉnước, hai thằng sợ tới mức ngay cả đèn bão cũng quăng, giữa đêm khuyamịt mờ mà chạy thẳng một đường về nhà. Chạy được nửa đường thì đụng phải đội cảnh sát đi tuần đêm, còn bị nghi là trộm cắp nên bắt mất. Nếukhông phải hạng người làm chuyện xấu lúc nửa đêm, vậy tối mờ tối mịt thế này rồi còn chạy đi đâu? Cảnh sát tuần tra trước tiên lôi hai tên nàyra đánh một trận, sau lại ép hỏi cả hai gây án ở chỗ nào? Ngư Tứ nhi kêu cha gọi mẹ, mở mồm xin tha rối rít, lại đem chuyện mình giăng lưới ởngã ba sông đánh trúng khỉ nước thuật lại một lần, người kéo xe có thểlàm chứng.

Cảnh sát hỏi qua tình huống xong, liền lôi hai người trở lại cầu làm rõ, khi ấy thì trời cũng đã tờ mờ sáng rồi. Nhờ trời sáng nên mới nhìn rađược thứ nằm trong lưới cá, đúng không phải khỉ nước, mà quả thực chínhlà xác của một đứa bé, chẳng qua trên người nó dính không ít rong rêubùn lầy. Ngư Tứ nhi mới đầu không có nhìn nhầm, tất cả chỉ tại tên kéoxe ở bên cạnh gào to mới khiến cho đầu óc hắn mụ mị, vả lại lúc đêm đenkhông nhìn thấy rõ, liền lầm tưởng rằng vớt phải quái vật khỉ nước thật, suýt chút nữa thì gan mật cũng bị dọa đến nát bét.

Đợi đến hừng sáng, mọi người mới thấy rõ đứa trẻ chết sình này, đoánchừng là do bị rong rêu dưới đáy sông quấn chặt nên mới không nổi lênđược. Thi thể đã lâu nên chuyển sang màu xanh như rong tảo, mặt mũi khólòng phân biệt, vẻn vẹn chỉ có mỗi hình dáng là còn nhìn ra được đôichút, trên dưới bốc lên mùi hôi tanh khó ngửi, cũng không hiểu vì saocòn chưa rữa nát. Cảnh sát nhận định không phải do Ngư Tứ nhi và ngườikéo xe sát hại nên chỉ lấy khẩu cung qua loa, lập hồ sơ vụ án, hạch thêm ít tiền, thấy không còn xơ múi được gì mới thả hai người đi. Xác chếttrôi trên sông Hải Hà quá nhiều, vô số người chết trôi mà không có aitới nhận thân, trong đó có không ít xác trẻ em, phần bị sinh non, phầnthì do cha mẹ nó sinh ra nhưng nuôi không được. Những chuyện như thế từbấy tới giờ vẫn là dân bất lực, quan không màng truy xét, phía dướikhông người nào báo án, bên trên càng mừng rỡ mà giả vờ hồ đồ. Tử thi là vớt lên từ dưới sông nên cứ theo như luật cũ, giao hết cho đội tuầnsông xử lý. Chính quyền phái người đến tìm Quách sư phụ ở đội tuần sông, bảo ông ta quấn chiếu cho thi thể đứa nhỏ, cột dây hai đầu rồi mang ranghĩa trang lo liệu. Thế nhưng việc vừa tới tay liền nóng hổi, chính vìxảy ra quái sự rồi!

Theo như phong tục địa phương thì chết đuối không được nhập đất, chết vì nước thuộc về dạng chết yểu chứ không phải chết già nên nhất định phảihỏa thiêu thành tro, gom hết vào trong lọ rồi mới có thể hạ táng. Màcũng không được hỏa táng liền ngay, theo như quy củ thì phải đặt ở nghĩa trang mấy ngày, lỡ như có người nhà đến báo án nhận xác thì còn cóđường mà xác minh thân phận của người đã chết. Chẳng qua mùa hè khí trời oi ả khiến tử thi càng bốc mùi nồng nặc, không ai chịu nổi, thế là thứquy tắc này liền trở nên vô dụng.

Nghĩa trang cũng tương tự như nhà tang lễ bây giờ, nghĩa trang mà độituần sông sử dụng gọi là nghĩa trang miếu Hà Long, chỗ này ở ngoài cửaTây, vị trí tương đối vắng vẻ. Trong miếu có một bức tượng Long Vươnggia nặn bằng đất, khoác áo vảy kim tuyến, thân người đầu rồng, dân gianvẫn hay gọi là ông Long Ngũ, là Quảng Tế Long Vương chuyên cai quản sông nước Trường Giang và Hoàng Hà. Quảng Tế Long Vương xếp hạng thứ nămtrong các Long Vương, chính vì thế người ta mới xưng là ông Long Ngũ.Tại quải Nguyệt Phong trên Bàn Sơn ở huyện Kế có ngôi Vân Tráo tự, chính là chủ miếu của Quảng Tế Long Vương do hoàng đế sắc phong, nhang khóicực thịnh, truyền thuyết vô số. Long Vương là vị thần phù hộ cho dângian mưa thuận gió hòa, mà ngôi miếu Long vương ngoài cửa Tây này còn có một câu chuyện về Hạn bạt vẫn được lưu truyền trong dân gian.

Quách sư phụ từng nghe thầy mình kể lại, ngay từ mấy trăm năm trước,thời còn chưa có thành Thiên Tân, nơi đây đã từng xảy ra một trận đạihạn hiếm thấy. Nông dân kiếm cơm từ đất, sợ là sợ trời già không banmưa, năm đó hạn hán khó lường, chín chín tám mươi mốt ngày không có mộtgiọt mưa buông xuống, đất đai cũng nứt nẻ ra rồi, hoa màu khô héo, hạnđến mức cây cối bốc ra khói, sỏi đá phun ra lửa. Các thôn trang xungquanh sầu lo hết cách, không thể làm gì khác hơn là mời thầy phong thủyvề xem. Thầy phong thủy chỉ cần nghe nói, không cần đến tận nơi quan sát mà cũng biết ngay là do cương thi trong một ngôi mộ biến thành Hạn Bạt, vừa mới chạy tới thực địa quan sát, nhìn xuống liền không khỏi sợ hãi,nơi này yêu khí quá nặng, quả nhiên trước nay chưa từng thấy qua, có thể không đơn giản chỉ là Hạn Bạt như vậy, cương thi đã biến thành thi ma,không một ai hàng phục được nữa rồi!

Thôn dân vì tìm đường sống, đành phải dựng lên một ngôi miếu tế bái Hạnma đại tiên, còn chuẩn bị cả đồng nam đồng nữ để tế sống. Đồng nam đồngnữ là do rút thăm mà ra, con nhà ai bốc trúng thì xem như là xui xẻo.Trong thôn có một bà lão quanh năm ăn chay niệm Phật, cháu gái bà bấthạnh bị chọn làm vật tế sống, bà lão tuy không đành do cháu còn quá nhỏ, nhưng cũng không thể nào tránh khỏi, vì vậy một mình ở trong phòng báiPhật cầu thần, khóc đến mù cả mắt. Đến đêm, bỗng nhiên lại mơ thấy mộtngười tự xưng là ông Ngũ tìm tới tận cửa nhà, khuyên bọn họ không nêndùng đồng nam đồng nữ tế bái Hạn ma đại tiên, ngày mai sẽ có một trậngiông tố sấm sét, đó cũng chính là lúc ông ta tới bắt thi ma. Nhưng vẫnbiết một tay vỗ khó nên kêu, vậy nên có hai chuyện muốn cậy nhờ. Thứnhất là mượn tiếng chiêng tiếng trống của mọi người mà tăng phần uy thế, thứ hai là, không thể giết Hạn ma kia được…, bởi vì máu trên người conthi ma này có thể truyền dịch bệnh, một khi giết thi ma sẽ khiến ngườivà vật trong vòng trăm dặm không đường sống sót, chỉ có thể dùng dâythừng ở giếng nước đầu thôn nhằm trói gô nó lại. Sợi dây thừng kia vắtqua ròng rọc kéo gàu múc nước, không biết đã dùng bao nhiêu năm, baonhiêu đời rồi mà chẳng hề sứt mẻ tí nào, đã thế lại còn tinh tươm hệtnhư mới, có thể thấy đây chẳng phải vật phàm. Việc họ cần làm là phảitháo dây thừng ra trước, để ông Ngũ cầm dây trói thi ma. Nói xong, người tự xưng là ông Ngũ liền biến mất, không còn thấy tăm hơi.

Bà lão tỉnh giấc, đem chuyện này kể lại cho thôn dân, mọi người bán tínbán nghi, chần chừ luôn mãi, cuối cùng cũng quyết định làm theo lời bàlão nói. Vừa mới qua ngày hôm sau, một tiếng sấm nổ rền rĩ bỗng đột ngột vang lên mà không có một chút dấu hiệu báo trước nào, phòng ốc chấnđộng, rung lên bần bật, kế đó là cuồng phong gào thét, mưa to tầm tã.Những thôn dân gan to mật lớn thò đầu nhìn lén ra bên ngoài, thấy mộtcon rồng trắng dài hơn chục trượng đang ẩn hiện bên trong tầng mây đenphủ kín cả bầu trời, thân rồng quấn lấy một con quái vật đầu sừng, toànthân mọc kín một tầng lông đỏ, ngay cả cặp mắt cũng đỏ lòe lòe hệt nhưhai ngọn đèn lồng. Thôn dân vội vàng khua chiêng gõ trống reo hò trợ uy, đất trời xám xịt, phải qua hơn một canh giờ sau, Hạn ma đại tiên mới bị dây thừng trói chặt, lại bị một tia sét đánh văng thẳng vào cái giếngkhô đầu thôn. Nhưng sau đó đất trời rung chuyển, giếng cạn sụp xuống, bị lấp bằng, bọn họ đến giờ mới nhận ra ông Ngũ không phải người thường mà chính là Quảng Tế Long Vương gia hiển linh! Kể từ đó lập miếu LongVương ngay trên miệng giếng sập, thay nhau thắp nhang cúng bái, hươnghỏa không dứt.

Miếu Hà Long có nguồn gốc từ đây, thuộc về loại truyền thuyết lưu truyền trong dân gian, đến thời Dân quốc thì hương khói liền tắt, tượng ôngLong Ngũ tuy vẫn còn tồn tại nhưng những kiến trúc liên quan đều mấtsạch, chỉ còn một gian điện thờ lớn là sót lại, chung quanh mọc lên vôsố nhà dân. Tới năm 1923, nơi đây trở thành nghĩa trang, đội tuần sôngvớt được xác chết trôi thì phần lớn đều đem tới để, thầy dạy của Quáchsư phụ có biết chút ít đạo thuật nên thường xuyên thay người nhà nạnnhân lo việc tang lễ, còn biết xem mồ soi mả, các loại âm trạch dươngtrạch, ngoài ra cũng là một tay làm đồ vàng mã vô cùng giỏi. Bình thường thầy trò hai người đều ở lại ngôi miếu nát, gian điện trước ngăn rathành hai phòng nhỏ làm cửa hàng vàng mã, hậu điện xem như nghĩa trang,sau khi thầy cả già rồi qua đời thì nơi đây cũng chỉ còn lại một mìnhQuách nhị gia. Thu nhập từ việc vớt xác và trông coi thi thể người chếtkhông được nhiều cho lắm, cho nên ngoại trừ những lúc đến đội tuần sônglàm việc vặt, ông ta đều trở lại nghĩa trang miếu Hà Long làm vàng mã,tay nghề của Quách sư phụ vô cùng tốt, người giấy ngựa giấy do ông talàm ra trông cứ như là thật vậy.

Ngày đó ở ngã ba cửa sông vớt được thi hài một đứa bé, Quách sư phụ vẫnlàm như thường lệ, đem thi hài mang về nghĩa trang, khi tối trời thìliền xảy ra chuyện.

Câu chuyện mà chúng ta đang kể đến, không thể nói cho chính xác là vàongày nào tháng nào năm nào nữa rồi, đại khái chỉ biết là vào khoảng haimươi tám tháng sáu âm lịch. Dân gian thường nói hai mươi tám tháng sáuâm lịch, lão Lý cụt đuôi về nhà khóc giỗ mẹ. Tương truyền trước kia cómột người đàn bà họ Lý sinh ra một con rắn đen nhỏ, sau đó đóng cửa cắtmất đuôi rắn. Mà con rắn đen này vốn là rồng đen dưới sông Hắc Long đầuthai, cũng chính là lão Lý cụt đuôi mà mọi người vẫn nhắc, sau khi người đàn bà này mất thì rồng đen cũng đi biệt tăm, mỗi năm đến ngày hai mươi tám tháng sáu âm lịch, lão Lý cụt đuôi mới về khóc thăm mộ mẹ một lần.Mấy bữa trước đúng là mưa dầm không ngớt, nhưng hôm đó không mưa mà sắctrời chỉ âm u nặng trĩu, sau khi về tới nghĩa trang thì cũng đã đến lúclên đèn.

Vài ngày nay nghĩa trang không có người chết, Quách sư phụ dùng xe đẩyxác đứa bé vào phòng trong, gian phòng này cũng chính là nửa phần saucủa đại điện thuộc miếu Hà Long thuở ấy. Thi thể được đặt lên giường đá, chiếu manh không mở ra mà trước tiên thắp đèn rồi đốt thêm hai nénnhang ở cạnh đầu. Theo thuyết pháp mê tín dị đoan, quỷ đói ngửi mùinhang có thể đỡ xót ruột, cho người chết nén nhang cũng tức là cho hồndùng bữa, ông ta thương cho đứa trẻ chết yểu, lúc thắp nhang còn cố ýđốt thêm một nén.

Bận bịu lo chuyện người chết xong thì cũng tới lúc người sống dùng cơmrồi. Mọi người vẫn gọi Quách sư phụ là Quách Nhị gia, người ở thànhThiên Tân đặc biệt coi trọng hai chữ Nhị gia, gặp ai không quen biết thì vẫn cứ gọi là Nhị gia hoặc Nhị ca, còn những người vốn quen biết thìdựa vào ngôi thứ trong nhà mà xưng hô cho tương xứng, từ anh cả Nhị gia, kế đến là Tam gia, Tứ gia rồi sau nữa.

Quách sư phụ không phải Nhị gia mà chỉ là con thứ trong nhà, anh cả nhàông ta đang ở trong phòng này đây. Nói như vậy có thể khiến cho người ta cảm thấy sợ, như trên đã nói Quách sư phụ chỉ ở nghĩa trang có mộtmình, vậy từ đâu bỗng lòi ra thêm một người anh? Còn sống hay là đãchết?

Thực ra anh cả của Quách sư phụ chỉ là một con búp bê đất sét nhỏ xíu.Cái gọi là búp bê anh cả này, theo như phong tục của xã hội cũ, vợ chồng sau khi kết hôn một thời gian đã lâu mà vẫn chưa có con thì có thể đếnmiếu Mẹ tổ cầu tự. Trên bàn thờ Thiên Hậu nương nương có rất nhiều búpbê con nít, toàn bộ đều đã được nung kỹ, tướng mạo không giống nhau, cólanh lợi hoạt bát, có ngây thơ đáng yêu, vợ chồng cầu con đưa đủ tiềnnhang đèn, chọn xong búp bê rồi thì buộc dây đỏ lên trên mang về nhànuôi như con của mình. Sau này nếu như có thể sinh con, vậy búp bê connít sẽ làm con cả, đứa mới sinh thì là con thứ, phải gọi búp bê là anh.Rồi thì cách vài năm phải tắm rửa cho búp bê con nít một lần, sau đó còn phải mời nghệ nhân về thay quần áo cho nó, dung mạo cũng phải thay đổidần cho hợp tuổi tác, thậm chí còn phải cưới vợ cho anh cả búp bê, tứclà rước thêm một em búp bê con nít thuộc nữ giới vào nhà, đặt cùng mộtchỗ, ghép thành một cặp. Tại vì con cái trong nhà có hai đứa, nếu nhưanh cả còn chưa cưới, em thứ lại thành thân trước thì không hợp với quycủ cho lắm.

Như thời buổi ngày nay không mấy ai tin, nhưng đặt vào xã hội ngày đóthì lại có rất nhiều, mặt khác, cũng vì năm này nối tháng nọ, anh cả búp bê do thường xuyên tiếp xúc với khói lửa nhân gian nên khó tránh khỏilàm dấy lên một số chuyện lâm ly kỳ quái. Lớp người già khi đó vẫn thích kể về những chuyện đại loại như con búp bê anh cả mà tôi nuôi ở nhàđấy, nửa đêm nó bật sống dậy ăn vụng cơm …

Quách sư phụ cũng có một vị đại ca búp bê như thế, cha mẹ ở nhà mất sớm, từ nhỏ đã xem người anh búp bê này như anh ruột, mỗi lần về nhà đềuchào anh em mới về, khi ăn cơm cũng không quên đặt cho anh hai một đôiđũa, ban ngày gặp chuyện gì không thoải mái hoặc khó xử, không phân biệt chuyện tốt hay là xấu, cứ về nhà lại tỉ tê cùng với anh mình. Hôm naycũng như thường lệ, cơm nước với anh trai búp bê xong thì sắc trời đãtối mịt, trời đêm oi bức không mưa, ông ta dọn bát đũa xong thì quayngười nhìn lại, đột nhiên phát hiện ông anh búp bê ở trên bàn đã biếnmất.

Quách sư phụ lúc ấy tuổi trẻ gan lớn, bản tính nhân nghĩa chính trực,trời sinh một bầu nhiệt huyết, không làm việc trái với lương tâm nênkhông sợ quỷ tìm đến cửa, nếu không thì sao lại dám một mình trông coinghĩa trang? Lại nói bữa này đúng là gặp quái sự, anh trai búp bê đượcđặt trên bàn cơm, dùng xong cơm nước thì thu dọn bát đũa, vừa tính quayqua loay hoay với mấy món vàng mã tiếp, ấy thế mà ngoắt cái trên bàn đãtrống không. Tuy ngày nào Quách sư phụ cũng nói chuyện với anh cả búpbê, nhưng chẳng qua cũng chỉ để giải khuây mà thôi, không lẽ chỉ có thếmà búp bê con nít này cũng thành tinh được sao?

Ông ta nghĩ đi nghĩ lại, anh trai búp bê đúng là vẫn được để ở trên bàn, không thể cứ nói mất là mất liền được. Nhìn ra thì cửa phòng vẫn đóngkín, dẫu mọc cánh cũng chẳng thể nào bay ra ngoài, vậy nên mới bắt đầulần mò tìm khắp phòng. Nhưng lật tung các thứ mà mãi chả thấy bóng dángđâu, không ngờ trong lúc vô tình ngẩng đầu lên, bỗng phát giác búp bêcon nít đang nằm sấp trên nóc tủ, mặt hướng xuống dưới, không nhúcnhích.

Quách sư phụ thầm bực trong lòng, trước giờ chưa từng xảy ra chuyện kỳquái như này, dù cho búp bê có thành tinh tác quái thật, nhưng khi không trèo lên nóc tủ thì làm được cái cóc khô gì? Ông ta tự trấn an bảnthân, cho rằng không phải nhớ lầm thì cũng là do hoa mắt, nhưng tuyngoài mặt nói vậy, còn trong lòng thì chột dạ, ắt hẳn là phải có duyêncớ chi đây.

Nhất thời nghĩ mãi không ra, lại đặt anh trai búp bê lên chỗ cao nhấttrong phòng, không thèm động chạm gì nữa rồi tự nhủ: “Anh muốn làm gìtrên đó thì làm.” Xong thắp đèn, ra ngoài dò xét chung quanh nghĩatrang. Khí trời vừa bí vừa nóng, mùi xác thối trong nghĩa trang về đêmcàng lúc càng nặng, nặng đến mức bịt mũi rồi vẫn không chịu nổi.

Ông ta lại nghĩ đến chuyện không thể đợi đến sáng, khí trời quá oi, nênthiêu hủy thi hài đứa bé này ngay trong đêm. Thế nhưng tử thi được quấnchiếu vẫn ướt nhẹp, nước chảy ròng ròng, có muốn đốt cũng chẳng tài nàocháy. Nghĩa trang có “Luyện nhân hạp”, tức là một hộp đồng có hìnhngười, trước đây là đồ trong miếu, đưa tử thi vào hộp rồi bắt đầu thiêu, tuy rằng không thể hoàn toàn đốt ra tro, nhưng chỉ cần hóa thành thanlà có thể cho vào bình đựng tro cốt được rồi. Chẳng qua cái thứ ấy không thể nào thiêu xác ướt, cho nên phải đốt một chậu than, hong khô thi thể trước cái đã. Quách sư phụ chuẩn bị chậu than xong xuôi, mới vừa quẹtlên một que diêm, từ ngoài cửa bỗng thổi tới một cơn gió lạnh, que diêmtrong tay liền phụt tắt, lại quẹt thêm que nữa, nhưng làm sao cũng chẳng cháy.

Diêm một que nối tiếp một que, nhưng không que nào cháy nổi, hình nhưcái hộp diêm này đã bị ẩm mất rồi, trên tay thì ôi thôi nhóp nhép toànlà nước, ngoài trời âm u không mưa, ấy thế mà lại cảm thấy ẩm thấp lạkỳ, trên vách tường xuất hiện từng vệt từng mảng thấm, đưa mắt hướng lên trên, dường như cả bức tường cũng có thể trào nước ra bất cứ lúc nào.Ngay sau đó, âm phong bỗng nổi lên tứ phía, luồng gió không thổi về mộthướng nhất định mà một chốc thổi về tây, một hồi thổi về nam, cứ như làđang lượn vòng xung quanh nghĩa trang miếu Hà Long vậy.

Quách sư phụ sởn hết cả tóc gáy, da gà trên người nổi lên từng đợt, cáilạnh như ngấm từ trong ngấm ra, chuyện nhóm lò than cũng không màng nghĩ đến, thầm nhủ: “Không lẽ gặp ma rồi?”

Thầy cả năm đó có để lại một bức tranh Quan đế, chính là bức “Quan côngđọc kinh Xuân thu”, vẽ Quan công đầu đội mũ khôi màu tía, mình khoácchiến bào, một tay cầm kinh Xuân thu, một tay vuốt năm chòm râu dài, mắt ánh thần quang, đúng thực là uy phong lẫm liệt. Mà bên cạnh Quan côngcòn thắp một ngọn nến, trái phải hai bên là Quan Bình đang cầm đại ấn và Chu Thương nâng Thanh Long Yểm Nguyệt đao đứng hầu, sau lưng Quan côngcòn có con ngựa Xích Thố, bốn vó sinh phong, nóng lòng chờ bôn tẩu. Bứchọa sống động y như thật, lột tả Quan công này vẫn được treo trong nghĩa trang, đối diện với cửa lớn ra vào. Nghe nói Quan công có thể trấntrạch trừ tà, miếu Hà Long được tu sửa thành nghĩa trang đã lâu, nhưngvẫn chưa từng phát sinh ra chuyện ma quỷ quấy phá bao giờ.

Quách sư phụ ngẩng đầu thấy bức tranh Quan công vẫn còn treo chỉn chugiữa phòng, nghĩ bụng: “Đúng lý mà nói, mình chưa từng làm ra chuyện gìtrái với lương tâm, cô hồn dã quỷ không nên tìm tới mình mới phải. Hơnnữa còn có tranh Quan công treo trên tường để trừ tà, dù có là ma quỷcũng chẳng dám tiến vào đây. Thấy sự lạ mà không lấy làm lạ, sự lạ đếnđâu cũng chào thua!” Có mê tín hay không thì để sau hẵng nói, chỉ biết ý nghĩ này vừa xuất hiện trong đầu, ý chí liền trở nên kiên định ítnhiều, cũng không dám nghĩ ngợi gì nữa mà ngồi xuống dưới ánh đèn làmngười nộm, vừa hát một hai câu dân ca để khỏa lấp.

Từ lúc lên đèn cho tới canh năm trời sáng, ngồi trong nghĩa trang miếuHà Long một đêm, nghe được gà gáy ở phương xa rồi, tảng đá lớn tronglòng Quách sư phụ mới được gỡ xuống. Lại nhìn vết nước thấm ước chừngphải cao hơn đầu người vẫn còn in rõ trên tường, chăn đệm trong nhà toàn bộ đều ướt nhẹp, cả bức tranh trên tường cũng mờ nhòe hẳn đi, đúng làtiếc thay cho một bức họa Quan công này.

Đến giờ ông ta mới chợt hiểu ra, anh trai búp bê trốn trên nóc tủ là bởi vì sợ bị ướt, nhưng mà trời không mưa không dột, làm sao trong nhà lạiướt hết trơn như vậy? Chẳng lẽ đêm qua có ma da dưới sông tìm tới cửa,muốn vào trong phòng nhưng do sợ tranh Quan công nên không dám? Mà vấnđề là ma ở đâu ra?

Đầu óc Quách sư phụ xoay chuyển mau lẹ, ngồi trong phòng bắt đầu suyngẫm về chuyện này, nhưng càng nghĩ càng thấy không hợp lý, cảm thấy quá nửa là có liên quan tới cái xác của đứa bé kia. Trời sáng rồi cũngkhông màng cơm nước mà vội vã ra ngoài, vào thành tìm mấy người của độituần sông đến hỗ trợ lặn xuống chân cầu lớn ở ngã ba sông. Ông ta chorằng dưới sông còn có thứ gì đó, nói ra chẳng có ai tin, nhưng ngườitrong đội mò xác toàn bộ đều nghe theo lời Quách sư phụ. Mấy người chiara vịn vào một cây sào dài mà lặn xuống dưới sông dò tìm, lần mò mộtthước rồi lại một thước sâu, nếu dưới đáy sông có vật gì lạ, chỉ cầndùng tay cảm nhận là cũng có thể biết được. Từ lúc trời vừa rạng sángcho đến giữa trưa, phát hiện ra thêm xác của một cô gái ở dưới đáy,nhưng bất kể là ai cũng không vớt lên được, người chết cứ như là mọc rễdưới sông luôn rồi vậy.

Hiện tại đã là ban ngày, xung quanh đầy rẫy những người rãnh rỗi tò mòtới xem náo nhiệt, dân chúng vừa thấy vớt được xác cô gái dưới đáy sônglên liền tranh nhau sang vây xem, người một câu tôi một lời, bàn tán xôn xao. Trước kia thường xuyên vớt được xác dưới sông Hải Hà, nhưng xácnam vẫn chiếm phần lớn, vì đa phần đều là người đi bơi bị chết đuối, màđàn bà con gái thì rất ít khi xuống sông bơi lội. Trong xã hội cũ, phụnữ bơi sông thì thật đúng là chả ra cái thể thống gì, chính vì thế xácchết nữ dưới sông Hải Hà mới không nhiều lắm. Nhưng không nhiều không có nghĩa là không hề có, một khi dưới sông có xác chết nữ nhân thì thườngthường là do giết người vứt xác hoặc là nhảy sông tự vẫn. Những chuyệnnhư vậy lan truyền đặc biệt nhanh, chả mấy chốc mà người ta đã bu lạichật kín cả bên bờ, người có vóc dáng nhỏ bé ở phía sau nhìn không thấythì gấp đến độ cố nhón nhảy thật cao, thậm chí lại còn có kẻ leo lên cảnóc nhà để quan sát. Các cô cậu thành Thiên Tân ngày đó thích nhất là ra đường gặp chỗ náo nhiệt, dù trong nhà có việc gấp đến đâu thì cũng phải xem cho đã rồi mới thèm về nhà.

Đội tuần sông có mấy người xuống nước, trên cầu còn có người dùng dâythừng cột móc thả xuống kéo, tốn sức hơn nửa ngày, cuối cùng mới có thểkhiến xác chết nữ này nổi lên trên mặt nước. Tất cả mọi người, trong đócó cả Quách sư phụ đều cảm thấy kỳ quái, vì sao thi thể dưới sông lạinặng đến như thế?

Đội tuần sông vớt thi hài của cô gái này lên rồi cẩn thận quan sát mộtlượt, khắp thi thể bị rong rêu mọc dài bao phủ, bóc mãi không ra, toànbộ như dính liền làm một với cái xác. Một màu xanh thẫm của rong rêu phủ kín một thân da thịt cứng như sắt ở bên dưới, tử thi khô cứng, mặt mũikhó lòng phân biệt, chỉ biết nhìn qua cực kỳ đáng sợ. Càng ghê rợn hơnlà, người con gái này còn bị trói gô, dây chão gân bò thắt nút chết, lại do ngâm nước quá lâu nên càng xiết chặt, có muốn cắt cũng cắt khôngxong, trên lưng cô ta còn cột theo một khối sắt lớn có hình thù quái dịnên mới chìm sâu ở dưới đáy không thể nổi lên trên. Đội tuần sông buộcphải khiêng cả khối sắt lên cùng.

Đám người vây xem tận mắt chứng kiến quá trình vớt xác, phàm là ngườithấy được bộ dáng của cô gái này, không ai là không sợ. Hình dáng kiacăn bản nhìn không giống như người chết, mà quả thực là một quái vậttoàn thân phủ lông xanh, chuyện này lại càng rền vang, nhà nhà thắphương dán bùa cầu an. Những hộ buôn bán giàu có hay làm việc thiện trong thành đều góp tiền mời sư tăng về lập đàn tụng kinh ngay ở đầu cầu.Theo những lời mê tín ngày trước, oan hồn chết đuối thường muốn tìmngười thế thân. Ví dụ như có một người chết đuối bỏ mình, hồn chết oanthường bất tán, không đến được Âm phủ nên trở thành ma da, bị vây khốnngay tại chỗ chết đuối. Ban ngày bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, ma dadưới đáy sông có muốn nhúc nhích cũng không được, trời mưa thì cảm giácnhư vạn tiễn xuyên thân, gió nổi lên thì như bị dao găm cắt thịt, tìnhcảnh cực kỳ thê thảm. Hễ có ai tới sát mép sông, ma da sẽ lôi tuột người đó xuống, cho dù người bị ma da kéo có biết bơi thì cũng bị tóm chặt cổ chân mà lôi thẳng, giãy dụa cũng không thoát mà ngộp nước đến chết. Mada làm như vậy là để tìm người thế chỗ, khi đó nó mới có thể đi đầuthai, để lại kẻ mới chết ở lại đáy sông chịu tội thay.

Quan niệm mê tín dị đoan trong xã hội ngày trước ăn vào lòng người rấtsâu, cho rằng ma da mỗi năm đều tìm người thế thân nên thường đem chuyện người chết đuối dưới sông mà quy hết vào lý do ấy cả, vậy nên mới nóichỗ nào có người chết đuối là chỗ đó có ma da, nhưng xác trôi sông thìkhác. Bởi vì không biết người chết trôi là chết ở chỗ nào, cho nên mớiphải mời sư tăng về niệm chú vãng sinh, siêu độ cho linh hồn này, nếukhông mai sau dưới chân cầu sẽ còn có người phải toi mạng. Mãi cho tớisau Giải phóng thì những tục lệ như thế mới không còn nữa.

Quách sư phụ thân là cảnh sát sông Ngũ Hà, thấy tình hình ngày đó thìtrong lòng liền biết ngay là hung án giết người, hơn nữa còn là vụ mộtlần hai mạng. Hai mẹ con nhà kia bị giết hại, dìm xác xuống đáy sâu đãtừ mấy năm trước, mãi đến khi có thủy tặc giăng lưới tuyệt hậu mới vôtình vớt được thi thể của đứa trẻ. Nửa đêm hôm qua cả phòng đẫm nước,nói không chừng là do ma da tìm tới cửa đòi con. Chẳng qua loại sự việcdo thứ âm hồn bất tán này gây ra không có gì có thể làm chứng, cũngkhông biết có phải là do sư thầy niệm chú vãng sinh siêu độ cho vong hồn có tác dụng hay không, dù sao ngã ba cửa sông cũng không còn thấy maquỷ xuất hiện. Hai xác chết một lớn một nhỏ này cấp trên cũng không màng giải quyết, trở thành một vụ án treo.

Vào những năm trước Giải phóng, tại mấy con sông ở thành Thiên Tân, cộng thêm cả những cống rãnh chứa nước bẩn chảy xuôi, mỗi năm phải có hai,ba trăm người chết đuối là ít. Đại đa số người chết là do ngộp nước,mười phần chỉ có một là hung án giết người, mà trong số các vụ án này,có thể phá giải được lại không quá một phần ba. Thực ra mà nói, tỷ lệnhư vậy cũng không tính là quá thấp.

Vụ án dìm xác xuống ngã ba cửa sông làm toàn thành chấn động, người nàocó thể giải được vụ này nhất định sẽ thăng quan phát tài. Nhưng những kẻ có kinh nghiệm đều biết đây là một hung án không cách nào phá được, chủ yếu đều là do hai thi thể nằm dưới sông không ít năm, tuy thân thểkhông rữa nát, cũng không bị cá rỉa thịt, nhưng xác dưới đáy sông thì đã biến thành cương thi. Theo lý thì không thể nào giải thích nổi, nhưngtheo như thuyết pháp mê tín dị đoan thì có lẽ là do người chết quá oan,hơn nữa quần áo, giầy dép của người chết cũng đã bị bùn nước ngâm mụcnát hết cả rồi, nhìn không ra xuất xứ thân phận, với lại cũng chẳng cóai tới nhận thân. Trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc này, mạngngười như cỏ rác, người sống còn chưa kể hết, án mạng chưa phá giải được lại càng nhiều như sao trên trời, chính vì thế quan trên cũng chẳngthèm ngó ngàng gì cả, cứ chuẩn án xong rồi để đó.

Cảnh sát sông thường không tham gia phá án, cũng không cần phải suy nghĩ nhiều, nhưng vụ án treo này với Quách sư phụ mà nói thì cũng chẳng khác chi khối sắt cột trên xác hai mẹ con kia, luôn đè nặng ở trong lòng,trước sau không thể nào bỏ xuống được. Ông ta âm thầm không nói với mộtai một lời mà tự mình tới dưới cầu đốt giấy tiền vàng bạc, sau này rốtcuộc cũng phá được án, dẫn tới một đoạn “thôn Ác Cẩu truy nã Liên HóaThanh”. Đến khi ấy còn có chuyện còn quái lạ hơn, các bạn cứ ghi nhớchuyện này trước đã, rồi sau này chúng ta lại bàn tiếp.

Trước tiên hãy nói về lúc phát hiện xác cô gái ở ngã ba cửa sông, đámđông vây quanh nghe ngóng đều nói Quách sư phụ thực như thần, làm sao có thể biết trước dưới sông còn có xác cô gái này được? Dĩ nhiên là phảicó bản lĩnh quan phong vọng khí rồi, quả nhiên là Hà thần nha! Thầy cảđời nhà Thanh đảm đương đội tuần sông vẫn được bàn dân bách tính tặngcho cái tước hiệu là “Hà thần”, mọi người dựa vào đó mà rỉ tai nhau,cũng xưng Quách sư phụ là “Hà thần” như vậy. Quần chúng mỗi lần nhắc đến là lại hô “Hà thần Quách Đắc Hữu”, từ miệng nhân dân sang tới truyềnthanh báo chí, cái tên này được lan truyền vô cùng mau lẹ.

Quách sư phụ nghe người ta gọi mình là Hà thần, ngay lập tức toàn thântoát mồ hôi lạnh, nhớ tới những lời thầy cả lúc trước vẫn luôn miệng dặn dò: “Mai này nếu có ai gọi anh là Hà thần thì anh chớ có nên nhận, bằng không nhất định gặp phải họa chết người!”

Song vì sao không thể gọi là Hà thần thì thầy cả lại không hề nhắc tới,ông ta nhớ đến câu nói ấy, liền lần lượt bảo lại với những người thânquen, cũng không dám xưng thành như thế.

Về phần búp bê con nít thì vẫn giữ lại trong nhà như trước. Năm 1949,sau Giải phóng, cả nước bắt tay vào bài trừ mê tín dị đoan, kết quả phần lớn những thứ này đều bị tiêu hủy. Anh cả búp bê của Quách sư phụ khiấy vô duyên vô cớ bỗng biến đi đâu mất, lần này mất đi rồi liền khôngthể nào tìm lại được, chẳng qua Quách sư phụ cũng không hề lo lắng chútnào. Ông ta cho rằng vị anh trai búp bê nhà mình đúng là có linh tính,đã trốn ra ngoài tị nạn mất rồi!
 
Chương 3: Gương trận ở phần mộ Ngụy gia


Trước nămxảy ra vụ án xác chết ở ngã ba sông đã từng có một trận lũ lụt, theokinh nghiệm dân gian thì năm ngoái ngập úng năm nay dễ gặp hạn hán kéodài, cũng vì thế mà trước hè năm nay khí trời khô hạn, ít mưa, ngườixuống sông bơi lội cũng nhiều hơn năm ngoái đến mấy lần, liên tiếp xảyra mấy vụ chết đuối, cơ hồ đều là những đứa trẻ choai choai mới lớnkhông biết nông sâu, tuy nói đường xuống suối vàng không phân biệt giàtrẻ, nhưng khi chứng kiến cũng khiến người ta phải đau lòng.

Từ khi vớt được xác người đàn bà bị dìm dưới đáy sông, cả thành đềubiết, người xuống sông Hải Hà bơi lội thoáng cái cũng vắng hơn rấtnhiều.

Vụ án dìm xác xảy ra vào khoảng ngày hai mươi tám tháng sáu âm lịch, làdịp lão Lý cụt đuôi về khóc thăm mộ mẹ, sau đó hơn nửa tháng, Hải Hà lại chết đuối thêm hai người, cả hai đều là người nơi khác mới đến nênkhông biết chuyện. Lẽ ra người chết đuối dưới sông ít đi thì đội tuầnsông phải vui lên mới đúng, thế nhưng cũng vì vậy mà thu nhập liền giảmmột khoản đáng kể. Ngày trước, lúc mò xác đều được các nhà từ thiện tặng mấy phân tiền, không có việc làm thì dĩ nhiên cái khoản ấy cũng sẽkhông có.

Quách sư phụ sống một thân một mình, trong nhà chỉ có một người anh trai búp bê không ăn không uống, ngoài ra cũng chả có bà con thân thích gì,nhưng ông ta thường xuyên giúp đỡ anh em bạn bè, hàng xóm láng giềngnhững lúc khó khăn cơ nhỡ, vậy nên trong tay trước giờ chẳng dư ra đượcmấy đồng, mới đó mà đã thấy hũ gạo trong nhà cạn tới đáy rồi. Cuộc sốngcàng lúc càng trở nên khó khăn, phải đi kiếm việc làm thêm, giúp ngườita lo việc tang lễ, làm thêm hình nộm, vàng mã, kiếm mấy đồng mà sốngtạm.

Ông có một đàn em trong đội tuần sông, họ Đinh, gọi là Đinh Mão, tênnhóc này giỏi giang, thông minh lanh lợi, hơn nữa còn có thể thu xếpchuyện làm thêm ở bên ngoài. Một ngày nọ, hai người nhận được một mốilớn, Lâu gia trang ở thành Nam có một vị lão thái gia mới qua đời. Làthân hào địa phương, người ta nhà cao gia nghiệp lớn, muốn cử hành mộtcái tang lễ thật to thật hoành tráng, thế nên trước tiên mới phải mờithợ dán giấy giỏi nhất thành về. Có lẽ các bạn đều muốn hỏi, thợ dángiấy là thợ làm cái gì?

Nói trắng ra thì chính là làm vàng mã, dựa theo kiến trúc phòng ốc trong nhà mà gấp, dán ra một ngôi nhà bằng giấy, tính ra thì đây cũng là mộtloại tay nghề, là thứ việc mà người ta không thể tự làm, cũng không thểkhông nhờ tới thợ dán giấy cho được. Trong lúc gấp giấy còn cần phảiniệm thêm mấy câu đại loại như: “Gia đình bình an, tài vận ghé nhà…” Cầu an mà, muốn làm ăn như vậy thì còn phải có hình nộm, vàng mã, nhà cửabằng giấy, phàm là cái thứ gì đốt cho người chết lúc tang lễ, chỉ cầnchủ nhà hô một tiếng, thợ dán giấy đều phải gấp được.

Thầy cả đội tuần sông cũng là tay thạo việc nên hai người Quách sư phụvà Đinh Mão cũng học được không ít bản lĩnh, tay nghề không tệ, buổi tối thì ngồi làm hàng mã, ban ngày lại thành chân chạy việc cho người ta.

Khi phúng điếu, linh đường được bày ra ở giữa phòng, đám con hiền cháuthảo quỳ gối trông linh cữu, bằng hữu thân thích của người quá cố tớithăm viếng không ngớt, nườm nượp cứ như đèn kéo quân. Mà những nhà khágiả ngày trước đối với việc tang luôn rất coi trọng, hai bên cửa ra vàodựng hai cái cổng tò vò thật cao, trên có hoành phi, một bên đề “Thêphong”, bên kia đối lại là “Lãnh nguyệt”, trước cửa còn dựng thêm mộtcái cổng lớn hơn nữa, trên đề ba chữ "Có đại sự". Rồi nào là cơ man cácthứ như người giấy ngựa giấy, còn cả một hàng dài các nhạc công chuyênchơi nhạc hiếu, người về chịu tang người sang phúng viếng đông không kểxiết, thế nên mới có hai người phụ trách đón tiếp chạy việc gọi là "Tínmã". Như hai người bọn Đắc Hữu làm xong các thứ đồ hàng mã, còn phải đilo chân "Tín mã" cho người ta.

Vậy “Tín mã” là gì?

Hiện tại nói đến tín mã, chắc không còn có mấy ai biết được nữa rồi.

Năm xưa khi những phong tục như vậy còn đang thịnh hành, những nhà giàuxa hoa đều ở trong những tòa đại viện, kín cổng cao tường lại rộng thênh thang, mà theo như quy củ ngày ấy, lúc phúng điếu thì phải sắp xếp haichân chạy việc, để cho hai gã này đứng canh cổng, một cổng trong mộtcổng ngoài, trên người khoác áo xanh cổ tròn, hông đeo đai lưng màu đỏ,mặc quần đỏ vải điều, chân mang ủng mỏng để đi lại cho mau lẹ, trên thân còn quấn thêm một cây roi mãng tiên, một người đầu đội mũ đỏ, một người mũ đen. Khi có khách vào cổng lớn, người mang mũ đỏ dẫn đường hô to,giơ tay nhấc chân phải hệt như đang biểu diễn trên sân khấu, dắt kháchvào cổng trong. Đến đó thì người đội mũ đen thế chỗ, đưa khách tới bụccúng bái, sau cùng nghi trượng mới chỉ dẫn cho vị này hành lễ dập đầuvới bài vị.

Hai chân chạy việc một đội mũ đỏ, một mũ đen này còn được gọi là “Tín mã”.

Thực ra thì lúc cử hành tang lễ có tín mã hay không cũng không sao,nhưng càng là người có tiền thì càng muốn phô trương, không an bài tínmã thì liền cảm thấy như thiếu đi mấy phần khí phái sang trọng, trướckhông cần phải nói, đến khi có chuyện lại tìm không ra người thích hợp,phải để cho hai tên thợ dán giấy này đi làm.

Mà quả thực là không còn ai thích hợp hơn hai vị ấy nữa rồi, phép tắckhông cần phải học, mọi thứ đều thông suốt, tư thế lại càng chuẩn hơn,hai người ra dáng ra vẻ, hò la dẫn đường, bận rộn suốt cả buổi, trừ mấyphân tiền thưởng xứng đáng được nhận, mỗi ngày còn được ăn một bữa lỡthật ngon, bốn đĩa tám bát thì không cần phải nói, còn có thể nhân tiệnuống thêm mấy hơi rượu Thiêu đao tử. Quách sư phụ và Đinh Mão nhận việcxong chẳng khác nào như đang được hưởng thụ mỹ cảm còn sướng hơn làthăng thiên.

Thuở trước, nhà giàu thành Thiên Tân người ta cử hành tang lễ rất chútrọng việc đưa tang, trước đó tất nhiên là phải phúng điếu tiễn người đã khuất, rồi còn có vô số thứ phong tục mê tín khác nữa, mà khi đưa tangthì phải khiêng quan tài để cho người chết được dạo qua bốn cổng thànhlần cuối. Trong tiếng khóc than từ sớm tinh mơ, đám phu khuân hòm nângchiếc quan tài lớn rời khỏi nhà, đây còn được gọi là dời linh cữu, điđằng trước là người cầm phướn dẫn đường, còn có cả nhạc công, sư tănghòa thượng niệm kinh, đám con hiền cháu hiếu mặc đồ tang theo ở đằngsau, đoàn người lũ lượt kéo nhau đi lòng vòng một đoạn đường rất dài,sau cùng mới đưa quan tài hạ huyệt nhập thổ. Trong toàn bộ quá trình đưa tang rồi hạ táng, nhất định phải có hai người đi theo rải tiền âm phủ.Xin đừng nghĩ chuyện rải tiền là đơn giản, đây cũng là một phen công phu chứ chẳng chơi, lề luật trong đó không hề ít, người không quen ắt hẳnkhông thể nào làm nổi.

Án theo lệ cũ, trước khi chuyển linh cữu, quan tài ra khỏi nhà thì phảitung giấy tiền vàng bạc âm phủ một lần, chính là để xua đuổi đám ma cỏ ở bên ngoài, đại loại như các thứ cô hồn dã quỷ, cho ít tiền để đuổichúng đi thật xa, không bám theo đoàn người. Trên đường đi đưa tang, cứngã tư đường, qua sông, rẽ ngoặt, qua cầu, thì nhất nhất đều phải tungtiền âm phủ, đây là phí lót đường, để cho các thứ ma quỷ không quấn lấymà lạc lối. Người tung giấy tiền vàng bạc nắm lấy một mớ rồi tung lên,trước tiên là phải tung lên thật cao, vung tay là phải hiện ra một đường vòng cung tuyệt đẹp, tung lên nhiều mà không tỏa, đến khi rớt xuống thì mới xòe ra lả tả hệt như “thiên nữ tán hoa”, tán nhưng không loạn. Hơnnữa, đám người vây quanh xem náo nhiệt đều phải lớn tiếng khen hay, nhưthế mới gọi là thành công.

Quách sư phụ và Đinh Mão thường xuyên lo việc tang lễ, những việc trongđám tang hôm ấy vào tay bọn họ đều xuôi chèo mát mái cả, lại còn giúpthêm luôn chuyện rải tiền. Trước sau là ba ngày bận rộn, nào là dán giấy phết hồ làm vàng mã, nào là chạy chân “tín mã”, tung giấy tiền vàngbạc, tổng cộng được ba phần tiền công, hơn nữa còn được khoản đãi thêm,đây cũng chính là chỗ tốt khi lo việc tang lễ cho người giàu, suốt cảnăm e rằng cũng chỉ được dăm ba bận như vậy mà thôi. Theo chân đám đưatang đến nghĩa địa, hạ quan xong lại trở về thành, xế chiều hôm đó cònkết thúc bằng đại tiệc. Phong tục này đến bây giờ cho vẫn còn tồn tại,bất kể là ma chay hay hôn lễ, xong xuôi đều phải mở tiệc rượu. Ngày cuối cùng luôn cực kỳ thịnh soạn, theo như tập tục truyền thống thì phải cóđủ tám bát.

Đến xế chiều chủ nhà liền mở tiệc, quả đúng là tiệc tám bát thịnh soạnnhất, tám bát lớn đựng tám món ăn, dĩ nhiên tùy theo đẳng cấp giàu nghèo mà có sự khác biệt, nhưng nhất định đều phải có tám món còn nóng hổi.Mà tám món ăn do nhà này bày ra cũng coi như là hàng đầu ở thành ThiênTân rồi, bốn xào bốn hấp, gà vịt thịt cá, hải sâm sò khô tôm hùm, từngbát từng bát bày ra tràn cung mây, bàn tiệc san sát, tha hồ mà ăn.

Những nhạc công, phu khuân hòm, sư tăng, đạo sĩ cùng với quản gia tôi tớ trong nhà lo việc tang sự, tất cả ngồi trong rạp lớn trước cửa mà ănuống no say. Quách sư phụ và Đinh Mão ngày thường chỉ là quan chức nhỏ ở đội tuần sông, có miếng ăn thì cũng chẳng phải thứ gì hảo hạng, ngàyqua ngày cũng chỉ quanh đi quẩn lại ở mấy cái bánh ngô và rau cải trắngmà thôi. Nhưng người ở thành Thiên Tân thì vô cùng sành ăn, ở thànhThiên Tân còn có câu: “Đi cắm đồ để ăn hải sản, cũng không tính là quátay”. Cái gọi là hải sản, ở thành Thiên Tân chính là để chỉ ba loại: Cua biển, tôm he, cá hoàng hoa. Trước nay quanh năm suốt tháng cũng chỉ cótừ dạo tiết Thanh Minh cho đến kỳ Lập Hạ thì ngoài chợ mới có hải sản,mỗi năm chỉ một dịp ấy là mới có để mà ăn, nếu bỏ lỡ thì phải đợi tớinăm sau mới có lại rồi, vậy nên dù có nghèo tới đâu, đến dịp đồ biển rộhàng, dù có phải cởi hết quần áo trên người mang ra tiệm cầm đồ thì cũng phải mua bằng được hai cân hải sản về ăn cho đỡ thèm, người như vậy mới tính là đang sống ở thành Thiên Tân.

Hai người bọn họ thi thoảng giúp người ta lo chuyện tang lễ, cũng nắmlấy cơ hội này mà ăn chùa uống chực, tuy lâu lâu được bữa đỡ miệng nhưng dẫu sao cũng vẫn cảm thấy nhạt mồm. Mà Đinh Mão đúng thật là tuổi nhỏkhông có triển vọng, vừa thấy miếng ăn ngon liền không nhịn được mà uống nhiều hơn mấy ly, mắt hoa tai nóng rồi thì miệng mồm cũng không tài nào khép lại được, cũng không quản có quen biết hay là không, cứ rớ phảingười là bắt đầu mở mồm như bắn súng liên thanh, đầu lưỡi cứ như thụtmất một khúc, cậu chàng quay sang nói với vị hòa thượng mập ngồi ngaybên cạnh: “Hai ta đúng là người một nhà, không ngoài lý do nào khác, màlà vì quan hệ của chúng ta vô cùng đặc biệt, cháu của vợ tôi chính là em họ của thầy, mà em họ của thầy phải gọi vợ tôi bằng bác!”

Hòa thượng béo cũng uống không ít, lại bị Đinh Mão quay mòng mòng, nhìnkhông ra cái tên tung tiền âm phủ này là ai, ngạc nhiên hỏi lại: “A diđà Phật, xét cho cùng thì thí chủ có quan hệ thế nào với bần tăng?

Đinh Mão cười nói: “Tôi chính là cha của thầy chứ là ai nữa.”

Hòa thượng béo cả giận: “Ông già thất đức chết tiệt nhà ta đã xanh cỏ từ lâu rồi, thằng nhóc mày là cái thá gì?”

Quách sư phụ đã uống khá nhiều, nhưng cũng may là đầu óc vẫn còn hơitỉnh táo, nghe Đinh Mão ở đó nói sảng trên đầu người xuất gia thì vộivàng khuyên can, tránh gây ra chuyện xấu hổ mất mặt.

Hòa thượng béo này vốn tên là Lý Đại Lăng, còn có một cái pháp hiệu dễgọi là Viên Thông, thời nay mà nhắc đến cái tên hiệu như vậy, người biết thì còn hiểu đó là pháp hiệu, kẻ không biết thì cứ ngỡ là đang nói đến“chuyển phát nhanh”*, mà gã ta cũng không phải là đèn cạn dầu, khôngthuộc dạng hòa thượng “rượu thịt” lai lịch không rõ trà trộn vào trongmiếu. Thành Thiên Tân mang dáng vẻ phồn vinh, cũng nuôi không ít kẻ rảnh rỗi hành nghề bất chính, đều là loại ham ăn biếng làm, lúc bấy giờ nhàcửa không có, một mảnh đất cắm dùi cũng không, gia sản hết thảy chỉ cóđộc bộ quần áo trên người. Dạng người như vậy dù nghèo đến cỡ nào thìnghèo, bộ đồ vía đó chí ít cũng phải ra hình ra dáng tinh tươm, mặc vàora ngoài đi dạo thì gọi là quần áo đi chơi, từ trên xuống dưới, toàn bộđều nhờ vào thứ quần là áo lượt mà lừa thiên hạ, nhà cháy cũng không cần lo, chỉ khi nào bị nước bẩn bắn vào làm dơ quần áo trên người thì mớiđau như đứt từng khúc ruột. Tỷ như Lý Đại Lăng này, có được một bộ áo cà sa, cạo một cái đầu trọc bóng lưỡng, chấm trên đó thêm mấy vết nhang,gặp phải việc ma chay đưa đám thì giả danh hòa thượng đi tụng kinh chongười ta, kiếm được mấy đồng cũng thuận tiện ăn chùa uống đậu.

Lý Đại Lăng uống đến đỏ mặt tía tai, còn đang định phân cao thấp vớiĐinh Mão thì lại thấy người bên cạnh khuyên can nhìn có vẻ quen mắt,liền nói: “Ối chà, đây không phải Hà thần Quách Nhị gia đó sao?” Rồi vội vàng đứng dậy, ôm quyền hành lễ.

Quách sư phụ thầm nghĩ tên này rốt cuộc là hòa thượng kiểu gì? Mặc áo sư mà phàm ăn, lại còn ôm quyền thi lễ, hẳn chính là dạng trà trộn vàotrong cái tang lễ này rồi, tức thì chào lại, cũng thuận miệng hàn huyênthêm mấy câu với hòa thượng béo Lý Đại Lăng.

Mọi người xung quanh vừa nghe ra là Quách sư phụ ở đội tuần sông, liềnrối rít xúm lại mời rượu, đây gọi là “người có tên, cây có bóng”. Mấyngày trước ở ngã ba sông mò lên được một thi thể phụ nữ, trên người mọcđầy rong rêu xanh thẫm, bị trói chặt vào một khối sắt, dìm dưới đáy sông không biết đã bao nhiêu năm, chuyện này lan truyền xôn xao khắp thành,cả đàn bà con nít cũng biết, người có mặt ở đây không ai là không nóiQuách sư phụ thật có bản lĩnh, không hổ là “Hà thần” phù hộ cho bản xứbình an.

Quách sư phụ thường ngày giao tiếp tốt, lời nói ra dí dỏm hài hước, liền cuốn đến một đám người vây quanh nghe ông kể chuyện. Tuy nhiên ông cũng sợ nhất là hai chữ “Hà thần” mà người khác đặt cho mình, nghe xong thìliên tục khoát tay, không dám nhận danh xưng như vậy. Nhìn lại sắc trờikhông còn sớm, ăn uống cũng no nê, nên được khao thì cũng đã khao rồi,liền xã giao mấy câu với người cùng bàn, xong kéo Đinh Mão đứng dậy cáotừ. Từ Lâu gia trang đi về phía thành Tây, nơi cả hai đang ở không gần,hai người chuếnh choáng hơi men lần mò trên đường đêm, tối lửa tắt đènthế nào mà lại đi nhầm hướng, không hề hay biết mà bước lạc vào trongmột khu nhà rộng lớn. Chỗ này là khu nhà họ Ngụy, hay còn gọi là phần mộ của nhà họ Ngụy, là nơi quái gở nhất ở thành Nam.

Từ khi nhà Thanh sụp đổ tới nay, nội thành được mở rộng trên quy mô lớn, hai bên đường lộ phần lớn đều được trồng trụ giăng đèn điện, khu ổchuột cho dù không được thắp sáng hiện đại như vậy, nhưng vẫn có thểnhìn thấy đường. Từng cụm, từng khu nhà bị đường sá và ngõ hẻm chiangang xẻ dọc, cắt ra thành mảng nhỏ. Ngoại trừ số ít những căn nhà cổtrong thành nằm ở hướng Bắc mà quay mặt về Nam, nhà dân và đường xáthành Thiên Tân chả còn chỗ nào phân biệt Đông Tây Nam Bắc rạch ròi nhưthế cả, đường cái và ngõ hẻm nằm xiên vẹo, người không biết đường mà đivào liền cứ như thể lạc vào giữa mê cung.

Người khác xứ tới Bắc Kinh hỏi đường, muốn đi đến đâu, đi như thế nào,người Bắc Kinh chỉ đường cũng rất dễ, từ Bắc xuống Nam, người hỏi đườngchỉ nghe qua là nhớ, điều này cũng liên quan tới bố cục của thành BắcKinh. Thành có bốn mặt tường bao, chín cổng lớn, kiến trúc bên trong đều là từ hướng Bắc quay mặt về Nam, ngoại lệ không nhiều. Nhưng thànhThiên Tân thì khác, anh muốn hỏi đường sao, đừng mơ người Thiên Tânngười ta chỉ cho anh rạch ròi Đông Tây Nam Bắc, chả có mấy người phânbiệt cho rõ ràng được đâu. Đường nào thì cũng phải ra ngoài thành, đường về Nam ra Bắc cũng phải đi ra ngoài thành, đường sá chạy dọc một đườngthẳng tắp, ví dụ như nói đến một cung đường nào đó, tùy theo địa danh mà xem xét, đều nhất định phải có một tuyến thẳng từ Nam chí Bắc. Nhưngphương hướng ở thành Thiên Tân thì lại loạn tùng phèo, đường sá trongthành rối rắm còn hơn xa mạng nhện, tất cả đều là do sông ngòi chằngchịt cùng với các nước phân chia tô giới. Những năm Dân quốc, thành Namcòn chưa có nhiều nhà cao tầng, đèn đường cũng hiếm, cũng may là cònkhông có ngõ cụt, bất kể anh có muốn đi tới đâu, chỉ cần không lạc mấtphương hướng thì sẽ không bị lạc đường.

Quách sư phụ và Đinh Mão bữa nay uống rượu, uống từ xế chiều cho đến tận tối đen mới về nhà, chân nặng như đeo chì, bước ba bước loạn cứ nhưmột, nửa đường đành phải dừng lại chờ tỉnh rượu. Đợi đến khi tỉnh rượurồi mới phát hiện ra mình đang ngồi ở ven đường lớn, đường sá tối om om, ngoại trừ hai người ra thì chẳng còn ai khác, chung quanh nhà cửa vôsố, phòng ốc cao thấp đan xen, bên đường cũng có một cây cột điện, cơ mà đèn đóm đều tắt ngúm. Thoạt nhìn thì vẫn còn ở trong thành, nhưng bốnbề lại tĩnh lặng như tờ, nhà cửa trống không, loáng thoáng có thể ngửithấy mùi hôi thối của xác chết bốc ra từ đâu đó.

Một khu nhà lớn như vậy mà toàn bộ đều bị ngắt điện, trong nhà ngoàiđường tối thui, chỉ có mỗi ánh trăng mông lung từ trên trời chiếu xuống. Dưới ánh trăng mờ mịt, phòng ốc, cây cối và cột điện hiện lên từngđường nét đen ngòm, thậm chí cả tiếng côn trùng râm ran cũng không có,chỉ ngửi được một mùi hôi thối không biết từ nơi nào đưa lại, nghe cứnhư là mùi xác thối. Thế nhưng nơi này là ở trong thành, lại còn đanggiữa quãng nóng nhất của mùa hè, người dân chung quanh đây lý nào lại để người chết trong nhà đến mức thối um lên như vậy được?

Hai người khó khăn lắm mới có thể tỉnh táo lại, cẩn thận quan sát cungđường cùng với phòng óc xung quanh, đều cảm thấy vô cùng quen thuộc, vừa nhìn thấy cột mốc ven đường liền nhớ ra, chỗ này chính là khu nhà họNgụy. Dân gian có câu: “Ma đưa lối quỷ dẫn đường”, hai anh em trong lòng thầm nghĩ chẳng biết là do ma quỷ nào dẫn dắt, kết quả lại chạy tới cái khu nhà họ Ngụy này đây.

Khu nhà họ Ngụy ngày nay là một khu dân cư rộng lớn ở ngoài cửa Nam, ởgiữa ngoại thành và nội thành, trước đó khoảng hai, ba mươi năm, nơi đây còn được gọi là Ngụy gia lâu hoặc phần mộ nhà họ Ngụy, vốn là một cáinghĩa trang lớn. Những năm đó nghĩa trang rất nhiều, cũng không có gì là lạ, người chết trong thành thì đem ra ngoài thành hạ táng, người chếttrong thôn thì đưa ra ngoài thôn chôn cất, bởi vậy ông bà mới có câu:“Chỗ nào có đất chẳng chôn người”, quanh chỗ người sống ở lúc nào màchẳng có người chết. Mới đầu thì chôn một vòng quanh thành, nghĩa địamai táng người chết Đông một cái, Tây một cái, chỗ nào cũng có, rồi vàonhững năm thời nhà Thanh, việc vận chuyển muối bằng đường thủy vô cùngphát đạt, diện tích thành Thiên Tân cũng không ngừng cơi nới thêm, mọclên vô số nhà cửa, mà những chỗ ấy trước kia hầu hết toàn là nghĩa địa.

Nói đến khu nhà họ Ngụy là nói đến Ngụy gia lâu, hồi trước là phần mộcủa nhà họ Ngụy, sau khi biến thành khu dân cư, mọi người đều kiêngkhông dám nhắc đến hai chữ “phần mộ” nữa. Lại nói ở đâu thì ở, ở ngayphần mộ nhà họ Ngụy thì làm gì mà không có ma cho được? Vậy nên đổi tênthành “Ngụy gia lâu”, trên thực tế thì chẳng có cái “lâu” cái lầu nàocả, cực chẳng đã mới phải đổi lại thành khu nhà họ Ngụy. Mà những ngườicó tuổi một chút ở dạo ấy, mỗi lần nghe nhắc đến phần mộ nhà họ Ngụy,thứ nghĩ đến trước tiên thường là “Ma treo cổ”.

Lại nói tới chuyện ma treo cổ ở phần mộ nhà họ Ngụy, chuyện này cũngkhông phải là quá đỗi xa xưa, vào những năm cuối thời nhà Thanh, thànhThiên Tân có một gia đình họ Ngụy, người nhà ấy sống bằng nghề bán bánhhấp, gia cảnh tầm tầm bậc trung, trong nhà có ba anh em, người anh lớnmệnh yểu, đã mất đi từ bé, chỉ còn lại người anh hai và em út chia đềugia sản trong nhà. Người anh hai kế thừa tổ nghiệp, thường vẫn gánh hàng rao bánh hấp dọc đường. Bánh hấp chính là bánh bao hấp, các loại làm từ bột mì, bột gạo, thuở ấy cũng được gọi là bánh hấp. Còn người em út tâm cao chí lớn, không muốn tiếp tục theo nghiệp bán bánh hấp của nhà nênmới đến tiệm vàng học việc, cùng làm đồ trang sức với chủ tiệm. Thợ mộcthợ xây học nghề ba năm là xong, nhưng làm đồ trang sức thì ít nhất cũng phải học mất sáu năm, sau đó còn phải làm không công ba năm cho chủtiệm, vào thời ấy học việc không phải đóng học phí, khi nào học thànhnghề thì ở lại làm công ba năm, xem như là báo đáp ơn thầy.

Người em út học nghề mười năm, khi học xong thì các cách làm ăn buôn bán cũng đầy một bụng, dựa vào tay nghề mình học được mà tự thân mở một cửa hiệu bán đồ trang sức nho nhỏ, cũng nhờ hàng thật giá thật, thành tínđáng tin cậy, kỹ thuật vốn đã tốt lại còn ngày một tốt hơn, dần dàchuyện làm ăn mua bán càng lớn, tiền kiếm được cũng càng nhiều, mấy nămsau liền mở rộng thành tiệm vàng chuyên về đồ trang sức.

Người anh hai làm ăn buôn bán cũng không tệ, cưới được một cô vợ vô cùng hiền lành, hai vợ chồng tự ăn nên làm ra, đi sớm về khuya cực khổ dànhdụm được một ít vốn liếng, trước tiên thuê một căn nhà trên đường gầncổng thành, sau đó mở tiệm buôn bán. Ngoại trừ bánh bao hấp gia truyềnra thì còn có các loại mì phở điểm tâm, mặt tiền cửa hàng cũng tăng lênsau trước ba gian, việc làm ăn đúng là bận bịu muốn chết, vì thế mớithuê một người giúp việc, để tay giúp việc này làm tiểu nhị lo chuyệnbán hàng ở trước, còn anh hai thì làm bếp ở phía sau. Cửa hàng liền kềvới tiệm vàng, trang sức của người em nên cũng dễ bề chiếu cố cho nhau,theo thời gian, cuộc sống cũng ngày một trở nên tốt đẹp.

Ai mà ngờ ngày vui ngắn chẳng tày gang, đến năm Canh tý, quân đội támnước liên hợp phá tan cửa ngõ Đại Cô* tiến thẳng vào thành Bắc Kinh,thành Thiên Tân đứng mũi chịu sào gặp nạn, loạn binh cướp bóc khắp nơitrên đường, các cửa hàng lớn đều bị cướp sạch. Tiệm vàng, trang sức củangười em cũng bị loạn binh vơ vét không còn một mảnh, phía trước cửahàng cũng bị đốt thành một đống tan hoang, sập tiệm kể từ đó, không tàinào gầy dựng lại được. Hai vợ chồng người em nhất thời quẫn trí, cùngnhau thắt cổ trong phòng, nói trắng ra là hai vợ chồng nhà này không cómột cái chết yên lành, chính là ma treo cổ.

Lúc ấy tiệm điểm tâm của người anh hai cũng bị loạn binh cướp bóc, nhưng cũng còn may là chỉ có các thứ thực phẩm điểm tâm nên hao tổn khônglớn, vay mượn chắp vá lung tung khắp nơi, cuối cùng cũng gom lại đượcmột số vốn để mà tu sửa lại gian ngoài cửa tiệm, vẫn còn có thể tiếp tục làm ăn. Đến sau này ăn nên làm ra, có tiền mua nhà mua đất, có thânphận nên cũng không thể nào gọi là anh hai được nữa rồi, mà phải xưng là Nhị gia. Ngụy Nhị gia sau khi giàu có vẫn thường xuyên nhớ đến hai vợchồng đứa em đã thắt cổ tự vẫn, chết quá oan khuất của mình.

Thân là anh em huynh đệ trong nhà, cũng chả khác chi là thịt gân bó vàoxương, vẫn có câu “huynh đệ như tay chân, thê tử như y phục”, quần áomất rồi thì còn có thể mua lại, nhưng tay chân đứt lìa rồi dẫu có muốncũng mọc chẳng ra. Người sống cả đời, ở bên cạnh không thể không cóngười thân, cha mẹ chỉ có thể đi cùng anh hết nửa đời trước, vợ connhiều lắm cũng chỉ theo hết nửa đời sau, chỉ có anh em ruột thịt mớicùng nhau đi đến suốt cuộc đời, vì thế mới gọi là tình như thủ túc.

Ngụy Nhị gia tưởng nhớ huynh đệ của mình, kìm không được mà rơi lệ,trước sau nhiều lần mời cao tăng đến niệm kinh siêu độ vong hồn, còn rangoài thành mua một miếng đất có phong thủy tốt về làm nghĩa địa, đemquan quách hai vợ chồng người em cùng với tổ tiên trưởng bối nhà họ Ngụy dời hết cả vào trong mảnh đất này, an táng lại lần nữa.

Nghĩa trang là nền móng của cả dòng tộc, trước phải có gốc rễ thâm sâuthì mới mong con cháu ngày sau hưởng đầy phúc lộc, Ngụy Nhị gia muamiếng đất nghĩa địa này tất nhiên là hy vọng cửa nhà bình an, làm ănthịnh vượng. Năm đó, nghĩa trang của các gia đình giàu có đều mang tínhchất thuộc về sở hữu tư nhân, cho nên miếng đất này mới gọi là phần mộnhà họ Ngụy, trước mộ phần có nhà thờ tổ, gọi là Từ đường Ngụy gia.Trong khu mộ tùng bách chen nhau, cổ thụ cao ngất, sương khói lượn lờquanh năm suốt tháng, thi thoảng lại mơ hồ truyền ra thanh âm như rắnđộng cáo kêu. Khu đất từ Đông sang Tây rộng gần hai dặm, từ Bắc xuốngnam dài khoảng ba dặm, là một khu đất lớn, cây cối vô cùng rậm rạp. Vùng rìa Tây Nam có địa thế rất thấp, nối liền một mảnh với vùng trũng phíaNam, giống như một cái đầm lầy mênh mông rộng lớn nhìn không thấy điểmcuối, mà trước đó Ngụy Nhị gia có tìm đến Trương Bán Tiên, là một thầyphong thủy chuyên xem các loại âm trạch dương trạch, Trương Bán Tiênnhìn trúng miếng đất nghĩa địa này, cho rằng phong thủy vô cùng tốt, nào biết sự cổ quái nơi đây còn nhiều hơn.

Phạm vi mấy dặm nơi phần mộ nhà họ Ngụy mọc đầy cổ thụ, tùng xanh báchrủ, trong rừng có không ít hồ ly ẩn náu, sói vàng, nhím gai, chồn hoangchó dại chen chúc, ma quái ẩn hiện, thế mà theo như lời của tên giả thần giả quỷ chuyên lường gạt như Trương Bán Tiên thì tất cả đều là do sựdồi dào linh khí của mảnh đất này mà thành, nếu quả như phong thủy nơinày không tốt thì làm gì có những thứ ấy được? Kết quả là chuyện làm ăncủa Ngụy Nhị gia truyền tới đời con thì lại chọc trúng một viên quanlớn, phải bồi thường đến tán gia bại sản, sau lại gặp một hồi dịch bệnhtai ương, cuối cùng nhà tan cửa nát mà tuyệt hậu, phần mộ nhà họ Ngụy kể từ đó liền bị bỏ hoang, biến thành phần mộ vô chủ. Sau đến thời Dânquốc, theo sự mở rộng diện tích của nội thành mà phần mộ nhà họ Ngụycũng mọc lên vô số mái nhà, địa danh cũng đổi thành Ngụy gia lâu, quathêm ít năm đổi lại thành khu nhà họ Ngụy, tùng bách rêu phong ngàytrước cùng với mộ phần mộ bia cũng không còn, chẳng qua mọi người vẫnquen gọi chỗ này là phần mộ nhà họ Ngụy.

Quách sư phụ và Đinh Mão nhận ra chốn đây chính là khu nhà họ Ngụy, cũng nghe kể hồi đó có chôn ma treo cổ, lại không thể nói rõ là quen thuộcbiết bao nhiêu, vì trước kia chỉ mới ghé qua được có mấy lần. Lại đoánchỉ có thể là do uống say nên lỡ bước, không hề hay biết mà sa chân vàochỗ này, nơi đây phần lớn chỉ là chúng bình dân, đường sá ngõ hẹp thìgiăng giăng như mạng nhện, trận lũ đầu năm ngoái cũng vùi lấp mất mộtkhoảng lớn nhà cửa chỗ này rồi, bấy giờ trừ vài căn làm chốn nương thâncho mấy tên ăn mày cùng những người đi nhặt rác, số còn lại đều là phòng ốc ẩm dột nghiêm trọng, mặc dù cũng coi như là ở trong thành, nhưngtoàn bộ đều bị ngắt điện cắt nước, mãi chưa đập bỏ.

Quách sư phụ không dám để cho người ta gọi ông ta là Hà thần, không gọithì còn tốt, vừa mới gọi là Hà thần một phát liền xui xẻo, lúc đầu thầycả nói quả không sai, ông ta không thể nào không tin vào chuyện nàyđược. Người phải cõng theo tên mà sống, đến uống nước cũng bị dắt răng.Khu nhà họ Ngụy và nhà của hai người bọn họ nằm ở hai hướng trái ngược,đêm hôm khuya khoắt làm thế quái nào đi lạc qua cái chỗ này được?

Quách sư phụ chỉ muốn về nhà thật nhanh, liền cùng Đinh Mão nhắm chuẩnhướng rồi theo đường cái mà đi tới, vẫn cứ cho rằng qua khỏi đoạn đườngthuộc khu nhà họ Ngụy là tốt rồi, nào ngờ đường ngang lối tắt ở cái xónày cứ như là quấn cả vào nhau, đông cụt một đường, tây cùng một hẻm, đi tới đi lui rốt cuộc lại vòng một vòng thật lớn rồi quay về chỗ cũ, haianh em giờ chẳng khác chi quỷ Tây dương xem kinh kịch - đầu váng mắthoa.

Đinh Mão nói: “Anh, khu nhà họ Ngụy đúng là ma quái, hai ta đi lâu nhưvậy, đáng lý là phải ra tới ngoài đường lộ rồi mới đúng, thế mà chẳnghiểu sao còn chưa thoát khỏi chỗ này, không lẽ bị oan hồn quấn lấy chânrồi sao?”

Quách sư phụ nói: “Thằng em, đêm hôm khuya khoắt, chớ có nên nói bậy.Đừng nhìn mấy cái nhà này trơ tuênh huếch ra như vậy, trước kia khôngphải là vẫn có người ở đó sao, đào đâu ra ma?”

Đinh Mão nói: “Sao lại nói bậy, phần mộ nhà họ Ngụy chôn hai con ma treo cổ, chuyện này có phải do em tự bịa ra đâu, trong thành ngoài thành chả ai là không biết.”

Quách sư phụ lại bảo: “Phần mộ nhà họ Ngụy chôn hai con ma treo cổ từthời còn là nước Đại Thanh kia kìa, bây giờ là cái thời nào rồi? Nếu cứchỗ nào có mả thì phải có ma, vậy chắc cũng chẳng còn đất nào cho ngườisống ở. Huống hồ chi người sợ ma ba phần thì ma quỷ cũng phải khiếp lạingười bảy phần, hai anh em ta lại là người đàng hoàng, cả đời này cũngchưa từng làm chuyện đâm sau lưng kẻ khác bao giờ, đừng nói là phần mộnhà họ Ngụy có ma, dù có ma thì nó cũng phải trốn chẳng dám ra gặp haiđứa mình!”

Đinh Mão kiếm cơm ở đội mò xác nên cũng chẳng sợ những thứ không sạch sẽ bao giờ, hắn nói: “Đại ca, em nói mà anh lại không tin, nếu như khu nhà Ngụy gia không có ma, vậy mấy cái thứ trên nóc nhà kia là cái gì?”

Trời hè nóng nực, ban đêm lại càng oi bức, dù có nằm im bất động thìtoàn thân cũng phải đổ mồ hôi, mà Quách sư phụ khi nghe xong câu ấy thìcảm thấy sau lưng lạnh toát, lại càng khó hiểu trong lòng, quay sanghỏi: “Thằng em, hơn nửa đêm mà còn nói mấy cái này, mày không thấy sợhay sao? Trên nóc nhà là mái ngói chứ còn có thể là cái gì được nữa?”

Đinh Mão nói: “Không tin thì anh cứ tự ngẩng đầu lên mà nhìn một cái!”

Quách sư phụ nghe Đinh Mão nói trên nóc nhà có thứ gì đó, ông ta liềnngẩng đầu lên xem. Trên nóc nhà chẳng có ma quỷ gì cả, nhưng dưới ánhtrăng soi, có thể loáng thoáng nhìn thấy được mấy tấm kính treo trênmái, mà những căn hộ kế bên cũng có, cũng không phải chỉ một hai nhàkhông thôi, hễ mười hộ ở đây thì đến tám, chín là treo gương trên nóc.Sau khi các hộ gia đình rời đi hết, những tấm kính này cũng không đượctháo xuống mà vẫn cứ treo hoài trên mái nhà như vậy, người dân nơi đâycó lý nào lại ăn no rỗi việc đến nỗi không dưng lại vô duyên vô cớ bàyra một loạt kính trận trên nhà mình?

Đinh Mão nói: “Ông anh nhìn thấy chưa? Làm gì có ai lại treo kính lênnóc nhà mình ở như vậy? Ngụy gia lâu hồi trước là mảnh đất chôn ngườichết, mồ mả hỗn loạn, không có ma mới là chuyện lạ đó. Sớm biết vậy hồisáng lúc đi đưa tang xong giữ lại chút vàng mã còn thừa trên người thìtốt rồi, nghe nói một khi có người nào đó bị ma quấn chân, chỉ cần némra hai nắm giấy tiền vàng bạc để đuổi chúng đi là có thể bình an vô sự.”

Quách sư phụ từng chứng kiến hai nhà nọ ở trong thành xảy ra tranh chấp, suýt chút nữa thì gây ra cả án mạng, mà nguyên nhân dẫn đến việc đó làdo có một nhà treo kính trên nóc, nói là do cửa nẻo nhà đối diện xâykhông tốt, hiên nhà cùng với mái nghiêng thẳng về phía cửa chính nhà họ, hủy luôn cả phong thủy của ngôi nhà, thế nên phải treo kính trên mái để chặn cho tà khí của nhà bên kia quay ngược trở lại, mà cũng chính vìthế nên hai nhà mới gây gổ đánh nhau không ít. Nhưng khu nhà họ Ngụy làmột khu dân cư đông đúc, không ngờ nhà nào nhà nấy lại treo kính trênnóc mới quái gở, loại chuyện kỳ quái này đúng là chưa từng thấy qua,thậm chí cũng chưa nghe bao giờ.

Ông ta lại phát hiện những tấm kính này đều được dùng dây thép cột chặtvào mái, nhiều năm không lau rửa nên trên mặt vương đầy tro bụi, kínhcũng không phải bằng đồng mà là loại hết sức bình thường, có lành có vỡ. Dựa theo tình trạng này mà nói, cho dù không dùng để trấn ma trừ tà thì cũng là một loại bố cục phong thủy nào đó.

Quách sư phụ quay sang nói với Đinh Mão: “Kính trận chẳng qua cũng đểtrừ tà hoặc là trợ thế cho phong thủy, bố trí như vậy không nhất định là do đề phòng ma quỷ. Huống chi sau trận lũ năm ngoái thì khu nhà Ngụygia mới không còn ai ở, trước nay cũng chưa từng nghe chỗ này có chuyệngì bất thường, tao thấy anh em mình tốt nhất đừng nên nghi thần nghiquỷ, đoán mò gì nữa, nếu không thì sau này làm sao còn kiếm cơm ở đội mò xác được cơ chứ?”

Đinh Mão cho rằng Quách sư phụ nói như vậy cũng có lý, kính trận trênmái nhà khu họ Ngụy có lẽ cũng chỉ là một loại phong thủy nào đó màthôi. Nhưng tình huống lúc này còn có chỗ quái dị, không rõ ràng. Lúcvừa mới đặt chân vào Ngụy gia lâu này đã nghe thấy có mùi xác thối, lýnào là do trộm cướp giết người đoạt mạng, vứt xác trong cái khu khôngngười ở này, lại thêm khí trời oi bức nên đã rữa nát bốc mùi rồi chăng?Người đi qua nơi đây lúc nửa đêm rồi bị lạc đường, không thể nào đi rangoài được, nhất định là do oan hồn cản trở.

Quách sư phụ suy nghĩ một chốc, nói: “Mắt thấy mới tin là thật, trước tiên cứ đi qua nhìn xem rồi hãy nói.”

Hai người đúng là gan to mật lớn, lần theo mùi hôi thối mà dò tìm, đãlại thấy bên đường có thứ gì đó trăng trắng một khối ngã dựa dưới chântường, càng tiến lại gần càng cảm thấy không thể nào ngửi nổi, đến gầnhơn nữa mới phát hiện thứ này lại còn có thể nhúc nhích được.

Trong khu dân cư này không có đèn đường, hai người nhìn không ra thứ ởven đường là cái gì cả, chỉ ngửi được độc một mùi xác thối, ở xa nhìnlại thì đúng là một cục trắng nhởn, đến gần lại phát hiện dường như hãycòn cử động. Muốn tiến lại gần hơn thì không thể không đưa tay bịt mũi,mùi hôi thối bốc lên quá nồng, bước tới thêm hai bước, chỉ cần đưa tayra là có thể chạm được, cúi xuống nhìn cho rõ thì mới thấy đây chính làmột cái xác đã rữa nát và nhung nhúc dòi.

Cả hai vừa nhìn liền cảm thấy thật là buồn nôn, vì trời nóng cho nên dòi bọ đã bò lúc nhúc đầy tấm thân của cái xác này rồi. Hai người đều không nhịn được mà muốn ói, nhưng lại vội vàng lấy tay bịt miệng, bởi vìkhông nỡ buông tha cho bữa tiệc tám bát, bốn xào bốn hấp, quanh năm suốt tháng cũng không ăn được đôi ba lần, phun ra thì thật là quá đáng tiếc, liền gồng mình mà nuốt ngược trở lại.

Mùi thối ngửi thấy trước đó là bốc ra từ cái xác rữa nát ở ven đườngnày. Chẳng qua đây không phải xác người chết mà là thi thể của một loàiđộng vật nào đó, nhìn đường nét lớn nhỏ ở bên ngoài thì có thể chính làchó hoang, ước chừng đã thối rữa cũng phải được mấy ngày, ngoài ra thìcũng chẳng có gì đáng để ý, nhưng ở cách đó không xa lại còn có cả haicon mèo đã chết.

Người chết ở ven đường được gọi là “đảo ngọa”*, cũng chính là chết đường chết chợ, nếu như ở trong thành, bất kể là có người nhận hay không, tóm lại đều có người giàu lòng tốt bụng giúp đỡ đưa xác đi chôn, nếu nhưkhông ai thèm động tới thì cũng có nhà nước phái người đến lo liệu, kểcả các loại động vật, chó mèo… chết ở ven đường cũng có người thu dọn.Nhưng phần mộ nhà họ Ngụy này chỉ là một khu phòng đổ nhà nát, chẳngbiết khi nào thì đập bỏ, không ai sống, chó mèo phơi xác ngoài đườngcũng chẳng có ma nào thèm đoái hoài tới, thế nên thối rữa bốc mùi nhưvậy cũng không có gì là lạ.

Quách sư phụ và Đinh Mão thấy qua là hiểu rõ ràng chuyện gì đang xảy rarồi, cũng không thèm để ý tới nữa. Lúc này tầng mây trên trời tản đihết, ánh trăng sáng ngời soi tỏ phòng ốc cùng ngõ hẻm, vừa nhìn là thấychỉ cần đi thẳng về phía trước, rẽ thêm lần nữa là có thể ra khỏi khunhà họ Ngụy. Thật không hiểu làm sao khi nãy vòng vèo lâu như vậy mà vẫn không ra khỏi chỗ này được?

Hai người nghĩ đại khái có lẽ là do uống quá chén, hơi rượu còn chưa tan nên đầu óc vẫn cứ mơ mơ hồ hồ, lại thêm mây mù che khuất cả vầng trăng, ven đường thì không có đèn, khó tránh khỏi bị lạc, lúc này tốt nhất lànên thừa dịp trăng sáng mà chạy cho lẹ. Hai anh em vừa nghĩ vậy liền rảo bước đi ngay. Nhưng càng đi, Quách sư phụ càng có cảm giác giống như có thứ gì bám riết theo sau, một mạch cùng đi với cả hai về phía trước,quay đầu nhìn lại thì chả thấy cái quái gì cả, thầm nghĩ: “Hôm nay mìnhlàm sao thế nhỉ, cứ nghi thần nghi quỷ mãi là thế nào?”

Đầu óc Quách sư phụ quay mòng mòng, bất tri bất giác đã chạy tới giaolộ, đi tới đây xem như là đã ra khỏi khu nhà họ Ngụy, nhưng vẫn cứ cảmgiác như có thứ gì bám mãi phía sau, lạnh hết cả gáy. Bấy giờ cúi nhìnánh trăng hắt xuống mặt đất, lại thấy ngoại trừ hai cái bóng của ông tavà Đinh Mão ra, phía sau còn có một bóng đen rất nhỏ, Đinh Mão cũng nhìn thấy được, hai người lấy làm kinh hãi, vội quay đầu ngoảnh lại phíasau, chỉ thấy một thứ nhỏ hơn chó to hơn mèo, đuôi dài lông xù “vèo” một tiếng, thình lình từ sau lưng Quách sư phụ nhảy vọt lên, men theo chântường mà bỏ chạy nhanh như chớp, thoáng cái đã mất dạng.

Hai người ngây ra tại chỗ, cứ vậy mà trợn mắt há mồm, căn bản không rõđến tột cùng là chuyện gì xảy ra. Sau bọn họ lại tìm mấy người đặc biệtam hiểu những chuyện như thế này, đem chuyện lạc đường lúc nửa đêm ở khu nhà họ Ngụy, thấy chó mèo chết dọc đường, trên nóc nhà dàn trải kínhtrận, làm sao đến, đi thế nào, kể rõ mọi chi tiết từ đầu đến đuôi, thìlại nghe người ta bảo khu nhà họ Ngụy trước kia chính là nơi chồn cáotác yêu tác quái. Năm ấy khi nghĩa địa trở thành khu dân cư cũng khôngđược yên lành, dân cư sống ở đây không hề an ổn, sau nhờ thầy địa lý chỉ điểm, các hộ mới treo kính trên nóc nhà, kính này không phải treo bừatreo bậy, mà mở thành trận pháp đàng hoàng. Những thứ có linh tính lạcvào khu nhà này thường thường sẽ lạc mất phương hướng mà không làm saothoát ra được, cuối cùng chết ở bên trong, chính vì vậy mà khu nhà họNgụy thường xuyên thấy có chó mèo chết lạc. Năm ngoái xảy ra trận lũcũng có không ít người chết đuối, nghe nói chính là do bày ra kính trậnhiểm ác này mà gặp báo ứng.

Sau khi nước lũ rút hết, khu nhà họ Ngụy chỉ còn là một mảng lớn toànphòng không nhà trống, bình thường bất kể là ngày hay đêm, ai đi ngangqua cũng không gặp phải chuyện, có thể là do Quách sư phụ dạo này bịngười ta gọi là “Hà thần” quá nhiều, vậy nên vận rủi cũng đến liên tiếpkhông ngừng. Người sống gặp lúc dương khí đang thịnh thì cô hồn dã quỷchẳng dám đến gần, nhưng đến khi vận khí suy giảm, trên ấn đường nhấtđịnh chuyển thành màu đen, dương khí cũng vì thế mà suy yếu. Lúc ấy cóthể là do một con ly miêu hoặc là hồ ly gì đó thấy dương khí trên ngườiQuách sư phụ và Đinh Mão yếu ớt, liền dùng thuật che mắt để mê hoặc haingười, bám theo sau để trốn ra khỏi khu nhà họ Ngụy. Hay cũng còn có một khả năng khác, thứ ấy bị vây ở khu nhà họ Ngụy không ra được chính làdo số kiếp của nó đã tận, núp bên người Hà thần Quách sư phụ mới có thểqua khỏi một kiếp này.

Đến cùng là có chuyện như vậy hay không cũng khó nói, Quách sư phụ ngàyđó nghĩ mãi không ra, chuyện qua rồi thì cũng quên đi luôn. Mãi cho đếnsau Giải phóng, tầm những năm sáu mươi rồi, có một đêm, tan việc xongông ta mới cưỡi trên một chiếc xe đạp cà tàng đi về nhà. Khi ấy đã vàotiết lập thu, gió thổi xào xạc, khí trời lành lạnh cũng giống như là đêm nọ, cũng là vào buổi đêm hôm khuya khoắt, đường sá vắng tanh không hềthấy bóng người qua lại.

Cùng ngày hôm ấy ông ta đi vớt xác chết trôi ở sông Hải Hà, bận rộn cảngày, chút nước gạo cũng chưa có để mà dính răng, đói đến mức bụng cũngdính cả vào lưng rồi, lòng chỉ nghĩ tới chạy vội về nhà lấp bụng bằngbát cơm nóng hổi. Khi đạp đến một đoạn đường dọc theo bờ sông, đột nhiên con xe đạp cà tàng đạp mãi mà không đi, cứ như thể có thứ gì ở phía sau lôi xe ông ta lại, không cho tiến thêm về phía trước.

Quách sư phụ không còn cách nào khác là dừng xe, quay đầu lại nhìn, chỉthấy ở sau xe có thứ gì đó lông xù chạy vụt đi, chớp mắt đã không cònthấy đâu nữa, cũng không biết là ly miêu ở đâu ra, nhìn có vẻ cũnggiống, đường về lại tối đen, nhìn không rõ đến tột cùng là thứ gì.

Lúc này từ đằng sau có một thanh niên cũng đi xe đạp, mặc bộ đồ bảo hộlao động trong công xưởng, sau xe còn kẹp theo một cái cặp lồng, trôngcó vẻ là công nhân đi làm ca đêm. Người công nhân trẻ tuổi này đạp xephóng nhanh, lạng qua bên người Quách sư phụ chỉ để lại một cơn gió,trực tiếp phi thẳng về trước.

Quách sư phụ thầm nhủ trong lòng: “Nhóc con hôi lông, định đi đầu thaihay sao mà phóng bạt mạng như vậy nha?” Ông ta xem lại chiếc xe cà tàngcủa mình không bị gì cả, đạp lại liền chạy mới leo lên xe tiếp tục đitới, chợt nghe đằng trước “rầm” một tiếng, giương mắt lên nhìn liền sợhết cả hồn.

Thì ra là công nhân trẻ tuổi kia phóng xe nhanh quá, lại tự mình laothẳng xuống sông. Bờ kè bên sông cao nửa thước, tên này phi quá nhanh,đâm luôn vào kè rồi bắn tung cả người, văng thẳng xuống sông, đầu cắmsâu vào tận đáy bùn.

Mạng người quan trọng, há phải chuyện thường? Quách sư phụ không dámchậm trễ, ngay cả quần áo cũng không kịp cởi, quăng cả xe rồi nhảy xuống sông lạnh, liều mạng cứu người công nhân trẻ tuổi này lên bờ. Tai mũihọng anh chàng này ngập tràn bùn sình, sắc mặt xanh mét, lôi lên tới bờthì đã không còn hơi thở, e rằng chỉ chậm thêm nữa phút nữa thôi là khỏi cứu. Quả thật là mạng lớn mới gặp được Quách sư phụ, đổi là người khácgặp phải tình huống thế này, cho dù có muốn cứu cũng không kịp.

Quách sư phụ đưa người công nhân trẻ tuổi tới bệnh viện, sau khi tìnhhuống ổn định rồi mới hỏi anh ta đã xảy ra chuyện gì, đường rộng đếnthế, vì sao cứ nhất định phải phóng thẳng xuống sông? Có phải là làm cađêm quá mệt, vừa đạp xe vừa ngủ gật? Thật quá nguy hiểm.

Công nhân trẻ tuổi nói đạp đến đó thì căn bản không thấy sông ngòi gìcả, khi ấy anh ta thấy rõ trước mặt là đường, chả hiểu vì sao cưỡi xeđạp tới thì lại rớt xuống sông như vậy.

Bác sĩ y tá trong bệnh viện nghe thế liền cho là thằng nhóc này sợ quánên hóa hồ đồ, đèn đường sáng trưng, không phải bị quáng gà thì làm saocó thể nhìn sông thành đường cho được?

Ai mà ngờ qua thêm vài ngày, lại có một công nhân làm ca đêm đạp xe rơixuống sông, lần này không có ai nhìn thấy, đến hừng sáng mới phát hiệntrên mặt sông có hai cái chân thò lên, một chân mang giày, một chânkhông, không hề nhúc nhích. Đợi đến khi vớt được từ dưới sông lên, người này đã hết cứu.

Có một số chuyện khi ấy không ai dám nói, nhưng trong lòng mọi người đều hiểu rõ, không chừng là chỗ này có ma da cần người thế chỗ, dụ người ta phi thẳng xuống lòng sông. Đêm đó nếu không phải xe đạp của Quách sưphụ đột nhiên không đạp được, người rơi xuống sông chết đuối chính làông ta. Dù cho bản lĩnh của ông ta lớn đến đâu, thủy tính có tốt hơn đichăng nữa, một khi đầu đã cắm thẳng vào bùn thì đừng mong mà sống. Mặtkhác, lúc xe của Quách sư phụ không đạp được, dường như thoáng thấy mộtbóng đen chạy mất, có lẽ là con vật nhỏ năm đó ông ta cứu được ở phần mộ nhà họ Ngụy vừa quay lại báo ơn.
 
Chương 4: Thi biến ở nhà ga Lão Long Đầu


Trở lại chuyện chính, lại nói đến vụ “Án dìm xác ở ngã ba sông”, thời thế bấy giờ thật quá loạn những tử án hiếm có phá không được đếm cũng không hết, nhưng đã là đại án gây náo loạn khiến cho mọi người chú ý, nhà nước ít nhiều cũng phải có hành động. Đội tuần sông Ngũ Hà vớt được tử thi thì nhiều vô số kể, nhưng có thể nói đại án cũng không nhiều, theo như Quách sư phụ kể lại, ông ta ở đội cảnh sát trên sông mấy chục năm, nhưng thực sự khiến cho cả thành đầu đường cuối ngõ đi đâu cũng bàn tán xôn xao, lòng người kinh sợ chỉ có 2 bản án, đầu tiên là vụ “xác chết trôi ở sông Hải Hà”, còn lại chính là vụ “Án dìm xác ở ngã ba sông”, đương nhiên còn có những vụ án quái dị có lẽ còn kinh hãi hơn, nhưng không được truyền ra ngoài, người ngoài biết được lại càng ít.

Nói đến đây tiện nói qua một chút về vụ xác chết trôi ở sông Hải Hà, năm đó án xác chết trôi ở sông Hải Hà từng được liệt vào một trong dân quốc thập đại án chưa được phá giải. Đó là năm 1911 năm Cách mạng Tân Hợi nổ ra, triều đình Mãn Thanh sụp đổ, cho mãi tận đến năm 1949 khi Trung Quốc được thành lập, trong những năm này xảy ra mười vụ đại án, mỗi vụ đều khiến cho cả nước khiếp sợ, tất cả đều không có lời giải đáp, đến cuối cùng đều trở thành án treo, nguyên nhân treo án thì nhiều lắm, tất nhiên trong đó có những vụ do quan lại cấu kết với thổ phỉ, bao che cho nhau, nhưng cũng có vài vụ thực sự là phức tạp không thể phá giải nổi.

Ta không thể nói từng bản án một vì thập đại huyền án này hợp lại cũng đủ nguyên một bộ sách, nhưng cùng lắm ngoài vụ án xác chết trôi ở Hải Hà ra thì các bản án còn lại không liên quan nhiều lắm đến “Hà thần” cho nên mới không nói kỹ càng như vậy. Trong thập đại huyền án có hai vụ xảy ra ở Thiên Tân, một là án Đông Lăng quốc bảo mất tích, bọn phản động Tôn Điện Anh nửa đêm lẻn đến Đông Lăng ăn trộm, những bảo vật tùy táng cùng Từ Hi và Càn Long đều bị cuỗm sạch không còn thứ gì, nhưng càng về sau thì phần lớn tung tích của các bảo vật đó đều không rõ, tương truyền là Tôn Điện Anh đem bảo vật giấu ở tầng hầm của một căn nhà lớn ở đường số 2 Mục Nam, Thiên Tân, sau này căn phòng đá đó hình như cũng bị biến đổi, nghe nói trong phòng có hai tầng hầm ngầm, có thể sau cùng không ai tìm được cửa vào tầng hầm thứ hai, nên thành ra một cái cọc án chưa được giải quyết.

Thêm nữa, trong án xác chết trôi ở Hải Hà, phải nói đến việc Hải Hà hàng năm có quá nhiều người chết đuối, những năm gần đây nạn đói hoành hành, xác chết trôi cũng vì đó mà nhiều thêm lên, trên sông ba ngày từ 2 phía đều có xác chết trôi đến, nhưng việc xác chết xuất hiện trên Hải Hà, vì sao lại bị liệt vào dân quốc thập đại huyền án, ngang hàng với án mất tích bảo vật bồi táng ở Đông Lăng, trong này ắt hẳn phải có điểm gì kinh sợ, bất thường.

Án xác chết trôi ở Hải Hà thực ra trước sau có đến 2 vụ, một vụ xảy ra vào những năm cuối triều Thanh, vụ án này đã có kết quả, thập đại huyền án được nhắc đến không có quan hệ gì đến bản án này cả, có thể quá trình cũng không có gì khác biệt lắm. Lúc ấy Hải Hà đột nhiên xuất hiện hơn mười cái xác chết trôi, giữa ban ngày trôi từ thượng du sông vào trong thành, xác chết xuất hiện liên tục, không có ai dám mò vớt, khiến cho cả thành đều sợ hãi, người đến vây xem tấp nập, lời đồn nổi lên bốn phía, người thì nói là do thổ phỉ, có người lại bảo là có yêu dưới sông tác quái, nếu chỉ một cái xác chết thì cũng thôi, đằng này lại cùng một lúc xuất hiện nhiều như vậy, nhất định là điềm không may, quan phủ phải ra mặt thu gom những xác chết này, đếm ra là đúng bốn mươi lăm bộ, đấy là còn chưa tính những cái không vớt lên được, tìm người khám nghiệm tử thi thì thấy hầu hết đều chết đã lâu, thối rữa hết cả, không có cái nào là do chết đuối, như thế thì càng kì quái, ai ăn no rỗi việc mà lôi mấy cái thây trong mộ ra ném xuống sông làm gì, chẳng lẽ người chết lại tự mình từ trong mộ leo ra, nhảy xuống sông bơi lặn chắc?

Mặt khác trong số những tử thi này không có cái nào là đàn bà con gái, tất cả đều là đàn ông, cũng không có trẻ nhỏ, mặt mũi phần lớn đều không còn nhìn ra được, cũng may là án này tương đối nhiều manh mối, đầu tiên là trên thi hài vẫn còn quần áo, có thể từ đó mà thẩm tra, đối chiếu được thân phận người chết, tiếp nữa là ở thượng du không ai trông thấy nhiều xác chết trôi như vậy, giống như là từ dưới đáy nước nổi lên mà trôi vào trong thành vậy. Đã có phương hướng đại khái như vậy, quan phủ liền phái công sai đến khu vực đó thẩm tra, không bao lâu án được phá, nguyên là có một quán thuốc phiện, bán nha phiến ở địa phương đó, lão chủ quán tham lam, dùng giá thấp mà mua vào một lượng nha phiến biến chất cho người ta hút, khách tới đây vào buổi tối hôm đó hút thuốc phiện, hút được mấy hơi liền dậy không nổi, sùi bọt mép, chết ngay tại quán, những khách này phần lớn là lén lút đến quán, trong nhà không ai hay, lão chủ quán trong lòng biết đã mắc vào đại họa, mới sai tiểu nhị ra bờ sông đoạn phía dưới chân cầu, đào 1 cái hố to, cả đêm đem mấy cái xác ấy vùi xuống, không ngờ rằng chỉ vài ngày sau, thượng du sông Hải Hà đột nhiên mưa lớn, nước tràn lên cuốn trôi đi lớp đất mặt chôn người chết, những tử thi trong đó đều bị lũ cuốn vào thành, lão chủ quán thuốc phiện cùng tiểu nhị đều bị khép vào tội chết, áp giải vào trong thành mà thi hành án, án xác chết trôi ở sông Hải Hà chấn động mấy năm cuối cả triều Thanh đó được phá giải như vậy.

Rồi bây giờ mới nói đến vụ án xác chết trôi ở sông Hải Hà thứ hai, đó là vụ án đến nay vẫn chưa cách nào phá giải nổi, sự tình bắt đầu vào năm 1936, cũng như vụ trước, Hải Hà đột nhiên xuất hiện rất nhiều xác chết trôi, lần này có đến cả mấy trăm bộ, cũng đều là đàn ông, chủ yếu là thanh niên trai tráng, nhìn bộ dáng thì hình như tất cả đều là nông dân, hơn nữa đều bị trói hai tay sau lưng, không có người địa phương, thân phận không có cách nào đối chiếu, án này thực ra lúc ấy cũng không phải không thể tra, chẳng qua là không dám tra xét.

Lúc ấy Hải Quang tự Thiên Tân vệ là nơi Nhật Bản đóng quân, có người nói những xác chết trên sông này là do bọn quỷ Sơn Đông Nhật Bản mò tới trại lính bắt nhân công lao động, xong việc vì bảo vệ bí mật công sự quân đội, quân Nhật mới dùng dây thừng trói những công nhân đó dìm chết từng người một, thi thể đem ném xuống dưới hố ở doanh trại Hải Quang Tự, bên trên dùng bê tông bịt lại. Tưởng rẳng như thế thì thần không biết, quỷ không hay, không ngờ rằng đó thực chất là một cái động lớn, thông với đường thoát nước của kênh mương, thời điểm mưa to mùa hạ, nước ngầm từ dưới đất dâng lên tràn vào Hải Hà, mấy trăm bộ tử thi theo đó mà trôi vào sông.

Ngay trước trận càn quét của quân Nhật, giống như điềm báo, vụ án lớn như vậy cuối cùng lại không giải quyết được, đã qua nhiều năm mà không có kết luận, trở thành vụ án chết nhiều mạng nhất trong dân quốc thập đại huyền án, về sau trên khúc sông này lại vô duyên vô cớ xuất hiện xác chết trôi, mọi người mới cất công mời cao tăng Đại Bi Thiền viện đến siêu độ. Đại Bi Thiền viện xây dựng vào những năm đầu triều Thanh, hậu cung thờ Bồ tát Đại Bi, chính là quan âm nghìn mắt nghìn tay. Theo truyền thuyết thì số mắt và tay Bồ tát có đến cả tám vạn bốn ngàn, tạc tượng cao tám thước, có 24 cánh tay, 36 con mắt, kim quang lóe lên bốn phía, ngoài ra hai bên còn có điện thờ La Hán, Bồ Tát Địa Tạng , tiền điện thờ Phật Di Lặc cùng tượng Bồ Tát Vi Đà, đều được xây dựng từ rất lâu rồi, nhưng so với việc thờ quan âm vẫn chỉ là phụ, cho nên mới đặt tên là Đại Bi viện. Ở đây hương khói quanh năm rất thịnh, lại còn thờ cả xương cốt của pháp sư Đường Huyền Trang, trong miếu có rất nhiều cao tăng, về sau khi xảy ra án xác chết trôi trên sông Hải Hà, tổng hội từ thiện mới phải mời đến cao tăng nội viện, 3 ngày liền cúng bái hành lễ siêu độ cho những vong hồn kia, còn hành lễ cúng bái ra sao là việc của thầy tu, đạo sĩ, chúng ta chẳng thể biết được.

Án xác chết trôi trên sông Hải Hà xảy ra vào năm 1936, lúc ấy Quách sư phụ vẫn còn theo sư phụ của ông học nghề ở đội tuần sông, đường sông bấy giờ bị đến mấy trăm xác chết trôi làm tắc nghẽn, tình cảnh quả thực thấy mà giật mình, nhưng toàn bộ bản án thế nào, ông ta cũng không rõ lắm, nói đến vụ án chết trôi ở ngã ba sông, thì chính là kinh nghiệm ông trải qua, trong đó có rất nhiều điểm ly kỳ, đúng là đến chết cũng không quên được, ngay dưới gầm cầu lại phát hiện ra hai cỗ thi hài một lớn một nhỏ rêu phủ toàn thây, nhưng tất cả mới chỉ là mở đầu, đoạn sau này mới thực sự dọa cho người ta chết khiếp.

Con sông trong vòng một năm nay, số người chết so với những năm trước quả ít đi nhiều, Quách sư phụ cũng chẳng nghĩ đến vụ xác chết trôi ở ngã ba sông nữa, hai cỗ thi thể đã hỏa thiêu, đem tro cốt chôn ở chùa Lệ Đàn. Thiên Tân có rất nhiều miếu, nhiều am, nhà thờ cũng nhiều, chùa Lệ Đàn nằm trong con phố nhỏ tên là Lệ Đàn, trong chùa thờ Bồ Tát Địa Tạng, chuyên độ hóa ác quỷ, đem tro cốt đến đó chôn cũng xem như là yên ổn. Vốn tưởng chuyện như thế là xong, ai mà ngờ sau này vẫn còn lắm sự.

Lại quay lại chuyện Quách sư phụ cùng Đinh Mão lo việc gấp giấy trong tang lễ của gia chủ, cũng xem như được thêm ít tiền trợ cấp, hôm nay lúc chạng vạng tối, hai anh em còn đang loay hoay với mấy cái hình nhân bằng giấy thì Lý Đại Lăng đột nhiên đến mang theo một gói điểm tâm. Đó là những đồ tiến cúng của nhà giàu, sau khi bái thần tế tổ lưu lại. Người giàu có sang trọng chỉ ăn “Cung tiêm nhi”. Nói qua là cúng phẩm thường được bày thành hình bảo tháp, dưa leo, điểm tâm xếp vào một bàn, không để chung nhau, những đồ ở trên và ở dưới thì đều giống nhau, nhưng đồ bày trên cùng thì gọi là “cung tiêm nhi”(ngọn tháp). Theo cách nói trước kia, ăn cung tiêm nhi có thể hưởng thêm phúc, còn lại những cống phẩm bình thường kia thì đều đem phân phát cho các chùa, miếu, am cho người xuất gia, tại đây coi đó như là một cách tích đức hành thiện. Xế chiều hôm đó có người cho hòa thượng béo vác một bọc cung tiêm nhi như thế, đây giống như một loại điểm tâm làm từ gạo nếp, từng cái từng cái đem xếp thành hình bảo tháp, sau đó phủ mật lên trên, là đồ chuyên dùng để cúng bái thần phật.

Quách sư phụ cùng Đinh Mão cũng đã quá trưa mà chưa ăn uống gì, vừa vặn lại có chỗ đồ ăn này lót dạ. Đinh Mão cầm lấy một cái ném vào miệng nếm, bên trong còn có cả mứt táo hãm liêu, mút ngón tay tán thưởng: “Thật khách sáo quá, mùi vị thật không tệ. Đúng là cúng phẩm hảo hạng, là bảo vật, lại ăn cùng mứt táo, trong số rất nhiều điểm tâm tiến cúng thì ngon nhất vẫn là mứt táo hãm liêu đấy!”

Quách sư phó nói: “Ngươi đúng là cái đồ bán bánh nướng mà không mang theo lương khô, ăn sành quá nhỉ, mới có một miếng mà đã biết đây đúng là điểm tâm tiến cúng hảo hạng.”

Lý Đại Lăng nói “Hai vị ca ca đều là người trong nghề, ăn miếng điểm tâm mà còn có nhiều điều để nói như vậy, tại hạ hôm nay xem như được mở rộng tầm mắt rồi, thiện tai, thiện tai.”

Đinh Mão nói: “Ngươi bình thường giả mạo hòa thượng đi đến những nhà giàu có tổ chức pháp sự, cũng vơ vét được không ít điểm tâm trái cây của nhà người ta, ngươi chỉ có ăn mà không nghĩ, đương nhiên không thể biết được những chuyện này rồi, ngươi có biết lai lịch thứ mật dùng để tiến cúng này ra sao không? Ta cho ngươi biết, năm xưa khi ta còn theo một vị sư phụ chuyên làm điểm tâm cúng tiến cho nhà chùa, nghe nói là truyền nhân của Lỗ Ban, tay nghề không phải chuyện đùa, người ta dùng đường để làm mật cúng phẩm, cúng phẩm được xếp thành hình dạng như bảo tháp, ở dưới lớn, bên trên ngọn nhỏ dần, từng cái từng cái xếp chồng lên nhau, tháp lại có cửa, từ ngoài có thể nhìn vào trong được, cuối cùng đem đồ lên cho đặc quánh lại, màu hổ phách, trong suốt như thuỷ tinh, quá trình làm mật này là tuyệt đối bí mật, không ai được biết. Rất nhiều người còn không biết vị sư phụ này cư ngụ ở đâu. Làm điểm tâm tuyệt phẩm mà lai lịch khó tra ra. Hiện tại mật cung mà ta vừa ăn chính là của hậu nhân vị sư phụ đó."

Quách sư phụ nói: “Nếu nói thế thì khác gì nói nhà nào làm điểm tâm chả có một loại tuyệt phẩm? Bánh trung thu Nhất Phẩm Hương, bánh tét Tứ Viễn Hương, bánh nướng Vĩnh Nguyên Trai, bánh Thái Sư ở Thuận Hương, cái nào mà chả có tên tuổi. Nói thế thì có lấy cả chân lẫn tay ra đếm cũng không hết."

Đinh Mão lại nói: “Sư huynh, những cửa hàng điểm tâm huynh nói đúng là đều có tuyệt phẩm cả đấy, có thể không bằng đồ cúng chay này nhưng đều là tuyệt phẩm. Nhưng điểm tâm chay này không cần ăn, chỉ cần nhắm mắt mà ngửi là có thể phân biệt được, lấy thứ điểm tâm đơn giản nhất ra mà nói, đừng nói đến dùng sách hướng dẫn, mà ai cũng có thể làm được, nhưng với những đồ tiến cúng này thì khác, trứng gà là thứ trứng gà Hà Bắc lớn hơn trứng bình thường, mỡ thì dùng loại mỡ heo tấm, đường cũng là thứ đường hoa mai, bột mì hết thảy đều là tinh bột, mua ở những nơi uy tín, không có nguyên liệu tốt tuyệt nhiên không thể làm ra. Những thứ kia liệu có thể so sánh được không?"

Lý Đại Lăng đột nhiên nói: “Hơn nửa đêm rồi, ta nói chuyện khác không được sao? Hôm nay ta tới đây không phải vì chuyện ăn cơm, nói thật là ta chỉ muốn hai vị đại ca có thể cho ta biết một chút về cái thây nữ toàn thân phủ lông xanh kia không?"-

Quách sư phụ thừa biết Lý Đại Lăng này thuộc loại Tỳ Hưu(dã thú; tiếng cổ), chỉ có ăn vào mà không biết nhả ra, vô duyên vô cớ lại có lòng tốt đem điểm tâm hảo hạng đến, quả nhiên không phải vì chuyện tào lao mà đến, rút cục thì có chuyện gì?”

Lý Đại Lăng nói: “Có chứ, có chứ, nếu không có chuyện gì ta đã chẳng đến đây, đã đến đây ắt phải có chuyện.”

Đinh Mão nói: “Tốt xấu gì thì cũng còn mang được theo một chút điểm tâm đến, còn hơn là tay không mà đến, chẳng qua ta thật không nghĩ ra, Lý Đại Lăng ngươi lại quan tâm đến cái xác chết ở ngã ba sông ấy, người đàn bà đó khi còn sống có quan hệ thân thiết với ngươi sao?”

Lý Đại Lăng vội gạt đi: “Tiểu ca đừng đùa ta, ta nhát gan lắm. Ngươi xem, bây giờ trời đã tối rồi, ăn bao nhiêu điểm tâm cũng không thể không ăn cơm được. Chi bằng để ta làm chủ, mời nhị vị một bữa vậy.”

Đinh Mão nói: “Thật là có lòng, vậy ngươi định mời chúng ta ăn cái gì đây?”

Lý Đại Lăng nói: “Ta cũng rất chú ý cái này, có câu, xuân ăn cua biển, hạ ăn cua đồng, đông ăn cua tím, nếm qua cua tím, trăm thứ đồ ăn khác đều vô vị, đương nhiên mời hai vị ca ca phải mời cua tím thượng hạng rồi, mùa này cũng không phải là không có. Nếu không đến hiệu ăn Trừng Thắng Lâu, ta mời hai vị ăn tôm lắc, tôm sạch bóc vỏ, Phù Dung Toàn Giải(cua cả con bọc trong lá phù dung), cá trích nướng,..."

Quách sư phụ và Đinh Mão rất hiếu kỳ, không nghĩ ra là tên họ Lý này muốn nói chuyện gì, lại cũng thèm chén súp dê, ba người đi vào một quán bán súp dê với quà vặt ở khu chợ phía tây đường cái, chỗ này yên ắng, thực khách cũng chỉ thưa thớt vài người, vừa ngồi xuống liền gọi ngay 4 chén súp dê, 1 chồng bánh nướng…, đang lúc mùa hè nóng bức, chẳng mấy người uống súp dê, nhưng những người đi tuần sông tối ngày phải ngâm mình dưới nước, tiếp xúc với tử thi, trên người âm khí rất nặng, uống chén súp dê nóng hổi có thể bổ khí, lại thêm nhiều ớt nữa, uống xong toàn thân đổ mồ hôi như tắm, thật khỏe khoắn vô cùng. Chỗ bán súp dê cách nhà thờ lớn không xa lắm, nhà thờ này là của những người theo đạo Hồi, thành Thiên Tân có bốn cái nhà thờ đạo Hồi, xung quanh có rất nhiều Hồi dân sinh sống. Có câu “Người Hồi tay hai dao, một dao cắt bánh ngọt, một dao xẻ thịt dê”, từ đó có thể thấy súp dê ở đây rất nổi tiếng. Quách sư phụ cùng mấy người bằng hữu thường xuyên đến phố này ăn, cha con chủ tiệm thường đẩy xe trên phố để bán hàng, cửa hàng này chẳng qua cũng chỉ là gánh hàng rong, không phải khách quen không thể nào tìm nổi.

Ba người vào chỗ của mình rồi uống súp dê, Quách sư phụ quay ra nói với Lý Đại Lăng: “Có chuyện gì thì cứ nói thẳng ra, cái thây nữ ở ngã ba sông làm sao vậy?”

Lý Đại Lăng nói: “Nhị vị đại ca, các vị là người của đội tuần năm sông, thi thể dưới đáy sông ấy là do các vị vớt được, ta chẳng qua chỉ muốn biết, vụ án này có kết quả thế nào?”

Quách sư phụ nói: “Nếu như đã ăn bánh nướng, uống súp dê của hòa thượng nhà ngươi rồi, ngươi hỏi tới chúng ta cũng không thể không nói, lúc ấy có rất nhiều người tụ tập đến xem, đều thấy nữ thi thể ấy rêu xanh bám đầy mình, đã thế lại bị buộc cả một cục sắt to tướng sau lưng, toàn thân phủ đầy rêu, cũng không biết vì sao lại biến thành như vậy, chính quyền cũng sợ lòng dân bất an, cũng ngày hôm đó liền đem tử thi đưa đi thiêu hủy, tro cốt đem đến chùa Lệ Đàn chôn cất, kết quả chỉ có thế thôi, nếu ngươi muốn biết thân phận của nữ thi thể ấy thì chịu thôi, không có cách nào tra ra cả, theo ta thấy cái cục sắt ấy han gỉ nhiều lắm rồi, dễ đến ở dưới đáy sông đến mấy trăm năm cũng nên, cho dù liên quan đến mạng người thì đến bây giờ cũng chẳng thể tra ra được kết quả gì, mà có tra ra thì cũng chẳng để làm gì, vậy nên quan trên cũng không truy cứu nữa.”

Lý Đại Lăng kinh hãi: “Trời đất thì ra cái tử thi kia đã chìm dưới đáy sông lâu như vậy…”

Quách sư phụ quay ra Lý Đại Lăng hỏi: “Ngươi nghĩ gì mà lại đi nghe ngóng chuyện nữ thi thể chết chìm ở ngã ba sông này?”

Lý Đại Lăng nói: “Đại ca, huynh không biết đó thôi, chuyện này không thể một hai câu mà nói rõ được, hãy nghe ta kể từ đầu vậy…”

Hắn không nói từ gốc gác căn nguyên ra, nhưng chúng ta lại phải nói rõ ràng. Bàn về thành Thiên Tân, giàu có nhất tổng cộng có tám hộ, xưng là Bát đại gia. Một trong số Bát gia là Thạch gia, có Thạch gia đại viện giữ lại được đến nay, đó đúng là một căn nhà cổ lớn, gạch xanh, ngói xanh, rường cột, khí phái phi phàm, lầu diễn Phật đường đủ cả. Tổ tiên Thạch gia có hơn vạn khoanh ruộng tốt vì thế nên có cái tên lóng là 'Thạch vạn khoanh', lại buôn bán trong cả thành, tiền đếm không xuể. Về việc tại sao Thạch gia lại phát tài thì tới nay có vài truyền thuyết.

Thứ nhất là lúc vào thời Minh mạt, Thanh sơ (cuối Minh đầu nhà Thanh), Sấm vương Lý Tự Thành đánh vào Bắc Kinh, ép hoàng đế Sùng Trinh phải treo cổ trên Môi Sơn, có một cung nữ mang theo một món trân bảo trong cung là 'đèn Dạ Quang Như Ý' từ kinh thành trốn đi, tới ban đêm thì tới Thạch gia ngủ trọ. Thấy chủ nhân trung hậu chất phác nên nương thân gả cho Thạch gia. Đèn Dạ Quang Như Ý kia vốn là vật báu vô giá trong đại nội hoàng cung nên Thạch gia cưới được bà thần tài kia là lập tức phất nhanh như diều gặp gió.

Có chuyện khác lại kể rằng, thời Càn Long có vị tham quan Hoà Thân, dùng sưu cao thuế nặng làm tiền tài chống chất như núi, phú khả địch quốc. Tới lúc Hoà Thân bị tịch thu gia sản, định tội, trong đám tiểu thiếp của Hoà Thân có một người thừa dịp trốn tới Thạch gia. Người tiểu thiếp này vốn được Hoà Thân sủng ái nên mang theo trên người không ít của báu. Vì phải tị nạn nên người tiểu thiếp đó chấp nhận gả cho tổ tiên Thạch gia, từ đó tổ tiên Thạch gia phất lên.

Nói tóm lại những truyền thuyết kia cũng không khác nhau là mấy, đại loại là tổ tiên Thạch gia gặp vận may, cưới được người vợ có tiền, giống như đem ngọn núi báu rước qua cửa nhà. Tiền nhiều tới mức mấy đời dùng không hết. Nhưng tổ tiên có để lại di huấn: Có tiền cũng không được vì giàu mà bất nhân, đời đời Thạch gia đều tích đức làm việc thiện, dưới mở hàng cháo, trên mở tiệm áo bông. Mười mấy năm trước, Thạch gia có vị tiểu thư tư thông với một gã mặt trắng hát hí khúc. Hai người có tư tình, tới lúc bụng đã lớn thì đúng như câu 'kỹ nữ vô tình, hát xướng vô nghĩa'. Tên hát hí khúc kia vừa biết tiểu thư có bầu, sợ gây ra rắc rối, hơn nữa đã có con với vợ ở nhà nên trong đêm đó vội vàng bỏ trốn cùng gánh hát. Còn lại cô tiểu thư mang cái bầu kia một mình hoài thai, cô ta cũng không còn mặt mũi nào nên cũng thu dọn đồ bỏ nhà ra đi. Thạch gia đã phái người đi tìm nhiều năm nhưng tới nay vẫn chưa tìm thấy.

Trong vụ án xác chết ở ngã ba sông vừa mới xảy ra, có người nói tiểu thư Thạch gia mang thai với tên ở gánh hát làm nhục gia đình. Thạch gia nói bên ngoài là tiểu thư bỏ đi nhưng thật ra là trói tiểu thư vào khối sắt ném xuống đáy xông. Cái này gọi là một xác hai mạng người. Thạch tiểu thư bị chết oan, oan tình không ai giải được, xác chết lại được đội tuần sông vớt lên, với tiền cao thế lớn của Thạch gia thì họ dễ dàng thu xếp để không ai truy xét nữa. Từ xưa đã có câu: Miệng người đáng sợ, nói chuyện tốt thì không ai tin nhưng nói chuyện xấu thì ai cũng tin, truyền đi truyền lại, thêm mắm thêm muối trở thành những lời quả thật là rất khó nghe. Thạch gia luôn lấy trung hậu chi đạo làm gia truyền, đâu dễ gì chịu được tai tiếng đó.

Quách sư phụ cùng Đinh Mão vừa hiểu ra chuyện là thế thì lập tức nói: "Chúng ta cũng không rõ việc nhà Thạch gia thế nào, nhưng án xác chết trôi sông mỗi năm nhiều không kể xiết, chưa chắc đã có quan hệ với tiểu thư Thạch gia."

Lý Đại Lăng nói: "Ai biết không phải đây? Lời đồn vang lên bốn phía như thể đâm sau lưng người ta. Vụ án xác chết ngã ba sông một ngày không có kết quả thì lại thêm một ngày không bịt được miệng đám người bịa đặt kia."

Lúc đó, nhà nước căn bản không để ý tới vụ án này. Huống hồ những kẻ ngồi trên lại chỉ biết bóc mẽ, doạ dẫm nhau, không có mấy người thật sự đi điều tra. Thạch lão gia cũng không tin đám chó săn đấy. Ông ta chỉ tin duy nhất Hà thần Quách Đắc Hữu, mà xác chết lại được Quách sư phụ tìm thấy. Bởi vậy nhà họ nhất quyết mời Quách sư phụ tìm ra chân tướng. Thạch gia hàng năm đều tổ chức trai tịnh, phàm là hoà thượng tới hoá duyên là đều được ăn uống xả láng, sau khi về còn được vài quan tiền hương hoả. Lý Đại Lăng thường xuyên giả làm tăng nhân đi tới đủ nơi ăn uống. Hai ngày trước, hắn nghe thấy Thạch lão gia nhắc tới chuyện này, Lý Đại Lăng mặt dày tự xưng là anh em kết nghĩa với Quách sư phụ ở đội tuần sông, nguyên làm người trung gian giúp Thạch lão gia mời Quách sư phụ giúp đỡ. Lý Đại Lăng thay mặt Quách sư phụ đồng ý làm Thạch lão gia mừng rỡ, ông ta còn hứa nếu giải quyết thành công sẽ có hậu tạ.

Quách sư phụ nghe Lý Đại Lăng nói rõ ngọn ngành thì cảm giác có chút khó xử. Đội tuần sông ngũ hà thường chỉ phụ trách vớt xác chứ chưa bao giờ tham gia phá án, huống chi thi thể kia đã bị đốt thành tro chôn xuống đất. Mọi dấu vết giờ đã xoá sạch, một chút manh mối cũng không còn, thế thì tra thế nào đây? Nhưng Quách sư phụ nghe nói nhà họ Thạch xây cầu trải đường, nhiều đời làm việc thiện thì không đành lòng để cho Thạch lão gia có tiếng xấu, có tâm để giúp nhưng không biết giúp thế nào.

Đinh Mão nói: "Anh à, đây là chuyện tốt. Tìm ra được kết quả vụ án xác chết ở ngã ba sông, vừa an ủi người đã khuất, vừa mang lại tiếng tốt cho Thạch gia, chúng ta không những được tiền thưởng mà con được tiếng là tích đức."

Sau một trận khuyên bảo thủ thỉ đủ kiểu, Lý Đại Lăng và Đinh Mão cũng khuyên được Quách sư phụ động tâm, đồng ý tìm kiếm dò la tin tức. Mặc dù nói mưu sự tại nhân nhưng tới cuối cùng, kết quả thế nào thì vẫn còn phải xem sắc mặt của ông trời.

Ba người cùng uống canh dê, thương lượng phương hướng giải quyết. Ít nhất cũng phải điều tra rõ thân phận xác chết kia, bởi vì lý do nào mà bị trói vào tảng sắt dìm ở đáy sông. Nói đi nói lại cũng chưa có cái gì rõ ràng cả, mà việc này cũng không phải muốn là làm được ngay. Nhất quyết phải có thời gian, tới nhà kho của đội tuần sông, điều tra thêm về tảng sắt mà xác chết kia bị trói vào. Đó chính là manh mối.

Uống xong canh dê, Lý Đại Lặng đi về nhà ngay, Quách sư phụ và Đinh Mão nhàn rỗi không có việc gì, tản bộ qua miếu Hà Long, chưa về nhà đã có người tìm tới. Gặp việc lớn, hai người vội vội tới xem. Hoá ra ở cửa sáu nhà ga Lão Long Đầu, đám khuân vác đánh nhau, có không ít người chết, nhưng cái quỷ quái ở đây là có người thấy cả xác chết biết đi ở đó.

Nói tiếp lại càng thấy việc này cổ quái, nhà ga Lão Long Đầu kia hiện giờ là trạm phía Đông của Thiên Tân, nhà ga ở ngay cạnh Hải Hà. Nếu nói theo phong thuỷ thì vị trí này chính là đầu rồng. Trước kia khi chưa có nhà ga, ở đây có không ít gia đình cùng lầu Quý Gia, miếu Hoả Thần và bảy thôn. Những năm cuối triều Thanh, người ngoại quốc bắt đầu tu sửa đường xá, xây dựng đường sắt để chở hàng. Lúc ban đầu, đây gọi là nhà ga Lão Long Đầu, về sau gọi là Lão trạm. Đây vốn là tô giới của người Nga. Tới lúc Viên Thế Khải mang quân đóng giữ Thiên Tân, bộ đội cần nhà ga Lão Long Đầu, người Nga không đồng ý vì đây là tô giới của người Nga, không phải địa bàn của Viên Thế Khải. Lúc đó, đội ngũ của Viên Thế Khải khá lớn nhưng cũng phải hạ súng. Viên Thế Khải ấm ức nhưng lại không thể nào trêu vào người Nga mũi to. Nuốt không trôi cơn tức, hắn nhất quyết xây một trạm khác ở phía Bắc, không thèm để ý tới trạm Đông.

Mặc dù có trạm Bắc nhưng vị trí của nhà ga Lão Long Đầu lại vẫn thuận tiện hơn thành ra tới nay vẫn là trạm chính, là đầu mối quan trọng của đường vận tải biển, đường sắt. Bình thường ai muốn chở hàng đi bằng đường sắt đều tới để ở kho bãi trạm Đông cả. Mỗi năm, chỉ tính riêng tiêu thụ than đá, nhà ga Lão Long Đầu cũng đã ngốn tới trăm vạn tấn, đó là còn chưa kể tới các loại hàng hoá tập kết ở đó. Từ đó có thể suy ra kho bãi ở Lão trạm lớn thế nào. Ở kho bãi trạm Đông có tường bao đầy đủ, không có tường bao, ban đêm rất dễ bị mất trộm. Ở kho bãi trạm Đông có tám cửa lớn ra vào, đánh số theo thứ tự lần lượt từ Bắc xuống Nam. Xung quanh có đám phu khuân vác cư ngụ, theo các cửa mà chia ra làm tám nhóm người khuân vác, nhiều thì hơn một ngàn, ít cũng phải tới hai ba trăm. Dần dần, nơi đây hình thành một ngành độc quyền, người ngoài không nhúng tay vào được. Nhưng ai cũng biết đây là khúc thịt béo, không thể không đỏ con mắt. Dựa vào cái gì mà ngươi ăn được lại không để người khác ăn?

Nói về nghề khuân vác thuê thì ở Thiên Tân Vệ đã có từ xưa tới nay. Đây là nơi trung tâm của giao thông đường biển trên chín khúc sông. Từ thời Tống đã bắt đầu vận chuyển bằng đường biển các loại mặt hàng như muối... Tới lúc Minh Thành Tổ dời đô về Bắc Kinh, Thiên Tân Vệ vẫn là đường giao thông huyết mạch của triều đình, buôn bán qua lại từ Bắc chí Nam. Nơi đây luôn có kho dự trữ lương khố, muối của triều đình. Từ triều Thanh tới nay, buôn bán muối phát triển, mà nơi này lại từng là kho muối của cả nước thành ra buôn bán ngày càng phát, quân đóng cũng tăng lên nhiều. Tới năm bị cắt đất đền tiền, nước ngoài bắt triều đình Mãn Thanh phải dỡ bỏ tường thành ở Thiên Tân Vệ. Việc làm đó chính là để phá huỷ khả năng phòng ngự của triều Thanh. Từ đó về sau, chín nước chia nhau đặt tô giới ở đây, ngành vận tải tới thời kỳ cường thịnh chưa từng có. Mà nghề vận tải lại cần nhân lực khuân vác, vậy là hình thành nghề khuân vác thuê. Ở ba trăm sáu mươi ngành, nghề khuân vác là một ngành cực lớn.

Mỗi ngành sản xuất đều có quy tắc riêng. Mà với một ngành có lịch sử phát triển mấy trăm năm, quy tắc gần như đã nặng hơn cả vương pháp. Trước tiên là huyện nha định rõ địa giới ở bốn phía trong thành, chỉ định người tới chịu trách nhiệm. Đừng nhìn cái nghề vất vả tới muốn chết này mà nhầm, ai có khả năng đều nhảy cả vào đấy. Tới cả quan cũng tham gia, gọi là 'khuân vác quan'. Tới thời mạt Thanh, bọn đầu đường xó chợ lại nắm giữ trở thành 'khuân vác tư'.

Nước ngoài xây dựng nhà ga Lão Long Đầu, dỡ bỏ toàn bộ bảy thôn. Khi đó tiền đền bù cũng chẳng đáng bao nhiêu, mà quan phủ cũng không quản thành ra những người ở đó bỗng chốc mất nhà. Cuối cùng quan bức dân phản, có người bắt đầu tụ tập biểu tình, nằm ở đường ray chặn xe lửa đi qua. Quan phủ không cách nào cưỡng chế được nhóm người này, cuối cùng phải thành lập ra đội khuân vác tư. Kho hàng trạm Đông được giao cho người khuân vác của bảy thôn này phụ trách, quan phủ thì phụ trách chia Long phiếu. Long phiếu chẳng khác gì giấy phép hoạt động do chính phủ cấp. Khi đó tình hình mới lắng xuống. Kho hàng trạm Đông có tám cửa, đội khuân vác bảy thôn chia nhau mỗi thôn một cửa. Cửa còn lại không chia cho bất kỳ thôn nào mà cho dân khuân vác ở bên ngoài. Cửa của mình có việc làm thì có cái ăn, không việc thì phải chịu đói. Việc này cũng như thể phân chia địa bàn hoạt động, không ai được phép vượt qua ranh giới, vượt ranh giới coi như là đi cướp bát cơm, bắt được là đánh chết, không hề sợ giết người đền mạng, mà quan phủ cũng không hề truy cứu.

Từ bên ngoài nhìn vào, cái nghề khuân vác nhìn có vẻ khá ác liệt. Ở trạm Lão Long Đầu thường xuyên có nhóm khuân vác thuê dùng binh khí đánh nhau. Tới cửa số tám cũng có tranh đấu với nhau. Ở xã hội cũ, việc đám khuân vác đánh nhau chết người diễn ra như cơm bữa. Hiện giờ, hai bên khuân vác thuê đánh nhau chết hơn trăm người. Tới lúc kiểm kê nhân số, tính đi tính lại, đếm tới đếm lui, không hiểu tại sao lại thừa ra một người.

Việc khuân vác thuê đánh nhau chết người không phải cái gì quá lạ. Nhân dân chỉ cần có cơm ăn, không phải chết đói thì dù có khổ nữa, mệt nữa, nhưng không bức đến đường cùng thì cũng không ai dám tạo phản. Tất cả những người dám tạo phản đều là bị ép tới không thể sống nổi nữa. Từ xưa tới nay đều là như vậy. Nghề khuân vác thuê thuộc vào nghề tận cùng của xã hội. Ở kho hàng trạm Đông, một cái áo bông và một cái móc là toàn bộ gia sản của một người, không hề có vật dụng nào khác. Mỗi ngày một người phải khiêng cái rương gỗ bốn năm trăm cân đi qua đi lại trên cái ván cao hơn một trượng, không cẩn thận để ngã thì không chết cũng tàn phế, mồ hôi rơi trên đất như tắm, ban ngày mệt muốn chết, tới đêm có túp lều để ngủ đã là không tồi rồi. Thân nằm đất, trên người đắp cả trời, dưới đầu gối viên gạch. Ăn cơm chỉ là từ dùng quen mồm, chứ bình thường trộn đủ cả trấu, cải vào. Một ngày được hai bữa là coi như no đủ. Nhưng tới khi thiên tai nhân hoạ không ngừng, các nơi mất mùa, dân tị nạn đổ dồn vào trong thành thì đám người này cũng chẳng còn việc mà làm. Tới lúc này thì chỉ có mà làm liều.

Nếu tính về khả năng côn đồ lưu manh thì nghề khuân vác này đứng đầu. Qua nhiều đời làm, lúc bình thường không có việc gì, cả đám đều đứng khoanh tay ở một chỗ đất trống, chờ tiền tới tay. Nghề khuân vác áp dụng cách phân chia từ xưa, làm xong việc được tiền là hơn nửa phải chia cho đám đại ca, đó chẳng khác gì giao tiền bảo kê cho đám đại ca bảo vệ địa bàn, không cho người ngoài nhúng tay vào. Đám đại ca khuân vác có luật lệ cực kỳ cay độc. Một nhóm người khuân vác hoạt động như một bang phái, không tuân thủ luật lệ là bị đuổi ra thành người ngoài, mà đã bị đuổi là không có nhóm khuân vác thuê nào thu nhận giúp đỡ cả, lại không bao giờ cho phép nhận việc một mình. Tranh đấu của nhóm khuân vác thuê nói trắng ra chính là tranh nhau địa bàn khuân vác.

Lần tranh đấu của hai nhóm khuân vác thuê này, một nhóm là Hoả Thần Miếu ở cửa sáu, một nhóm là Sơn Đông Câu Tử Bang. Hoả Thần Miếu chính là tên một thôn có trước khi nhà ga Lão Long Đầu được xây dựng, về sau cả thôn trở thành người khuân vác ở cửa sáu kho hàng trạm Đông, nhiều đời truyền lại Long phiếu. Đừng nhìn Long phiếu là món đồ chơi thời Thanh, đó chính là vật dụng để ấn định bát cơm từ thời tổ tông để lại cho nhóm người Hoả Thần Miếu. Cướp mảnh đất này cũng không khác gì đào mộ tổ tiên nhà họ lên. Sơn Đông Câu Tử Bang là thế lực lớn nhất bên ngoài, chủ yếu là dân chạy nạn, trong đó đều toàn là anh em ruột cả. Những người này cực kỳ đoàn kết, đánh nhau sống chết. Do bị đám lưu manh châm ngòi nên nhóm này tới cửa sáu đánh nhau để tranh nghề khuân vác.

Tranh cướp thế nào ư? Đơn giản là lúc đầu chỉ cần thêu dệt một số chuyện là xong. Đối với những người khuân vác thuê Hoả Thần Miếu ở cửa sáu thì loại chuyện này xảy ra thành thói quen rồi. Nếu ai tới tranh, cứ theo luật lệ mà làm. Hai bên ghi tên những người vào đánh, rút thăm được ai thì người đó lên. Hai bên một đấu một, hẹn tới ngày thì dẫn vài trăm người tới cửa sáu kho hàng trạm Đông gặp mặt.

Tối hôm đó trăng sáng, theo luật lệ cũ, Câu Tử Bang đưa một người ra trước, tự chọc một dao vào bụng, móc cả dạ dày trắng bóc cho đối phương xem.

Bên Hoả Thần Miếu cũng chẳng ngạc nhiên, cũng phái ra một người còn kinh hơn. Kẻ đó lấy đao thái ra chặt phứt cánh tay của mình đi, máu chảy như suối cũng chẳng màng, thậm chí cầm cả cánh tay vừa rơi xuống giơ ra cho đám người trước mặt xem: "Tặng các vị một phần quà gặp mặt."

Câu Tử không thể yếu thế, bởi vì chỉ cần có chút khiếp hãi thì từ nay về sau đừng nghĩ tới chuyện lăn lộn ở nơi này nữa nên phái tiếp ra một người. Đôi bên làm đủ các trò, ngươi chặt tay thì ta chặt chân, về sau còn đem lên cả một chảo dầu sôi, đợi tới lúc dầu xôi, quăng vào trong đó một đống tiền. Hoả Thần Miếu phái ra một người, thò tay vào lấy đống tiền, cho dù động tác có nhanh tới mấy thì cánh tay móc tiền xong cũng chín nhừ, vậy mà mặt không hề đổi sắc.

Câu Tử cũng phái ra một kiệu phu đứng trước chảo dầu tính toán làm cách nào không thua Hoả Thần Miếu. Gã đại ca của Câu Tử đứng đằng sau đá ra một cước làm gã kiệu phu bay thẳng vào chảo dầu.

Nhóm người khuân vác Hoả Thần Miếu thấy Câu Tử có dũng khí, dám ném người sống vào chảo dầu sôi. Nếu tiếp tục thì đôi bên sẽ phải cùng ném người sống vào chảo dầu sôi. Tên kia vừa bay vào chảo dầu, khói đen đã bốc lên nghi ngút, chỉ sau ít phút trong chảo chỉ còn lại chút mỡ cặn. Nếu không tiếp tục, không bằng người ta tức là thua, thua tức là phải nhường địa bàn lại hoặc là cho đối phương chen chân vào.

Nghĩ mãi, cuối cùng không tìm ra được cách gì ác hơn 'ném người sống vào chảo dầu'. Văn không phân cao thấp, kế tiếp là so võ. Một bên đấu một bên về tàn nhẫn là đấu văn, hai bên quần ẩu là đấu võ. Bên Hoả Thần Miếu dùng cọc và búa, còn bên Câu Tử thì dùng móc kéo rương và gậy. Hai bên đánh nhau cạnh bờ sông, một sống một chết, đánh tới lúc máu thịt tung toé, chết hơn trăm người, trên đất có hơn hai mươi thi thể mất tay mất chân, cả đám như vũng máu.

Đánh tới ác liệt vậy thì nhà nước cũng phải mắt nhắm mắt mở. Bởi vì từ trước tới nay, quan phủ luôn ngầm đồng ý với việc tranh đấu của đám khuân vác thuê. Mặc kệ là chết bao nhiêu người, đôi bên cứ thế mà tự giải quyết. Về sau phía Sơn Đông Câu Tử Bang không đỡ nổi, chấp nhận ngừng đánh nhau, đồng ý từ nay về sau không nhúng tay vào cửa sáu kho bãi trạm Đông nữa. Sau khi chiến thắng, bên Hoả Thần Miếu cũng không lấn tới, chết là do số trời, qua rồi là không trả thù nữa, sau đó còn xin bỏ tiền cho Câu Tử mua thuốc trị thương và an táng người chết.

, cả người đầy bùn đất, giày ướt sũng, như thể vừa đi lên từ đáy sôngHai nhóm người dừng tay, ai bị thương thì chữa, chết thì nhặt xác về. Nhưng tính đi tính lại, số người chết là hai mươi hai nhưng trên mặt đất lại có hai mươi ba cái xác. Cho dù chết nhiều, mặt mũi biến dạng, sắc trời cũng âm u, mây mù che mờ cả trăng sáng, nhìn không nhận ra ai, nhưng chết bao nhiêu người đều phải tính ra được. Không hiểu tại sao lại có hơn một xác chết.

Hoả Thần Miếu nhắc Câu Tử bang: "Quý bang không tính nhầm đấy chứ. Có phải quên tính một vị lúc nãy nhảy vào chảo dầu không?"

Câu Tử Bang nói không phải. Người nhảy vào chảo dầu không tính. Đôi bên đều tính toán cả rồi, sai thế nào được. Rốt cuộc người trên mặt đất là ai?

Kho hàng trạm Đông ở cạnh nhà ga Lão Long Đầu, đối diện với Hải Hà, chỉ có một cửa vào, người ngoài không thể vào được. Có hơn một người thì nhất định phải là người của đôi bên. Tuy nhiên cả hai bên đều bảo không có ai như thế, cuối cùng phải đốt đuốc lên, nhận dạng từng xác chết trên đất. Sau cùng phát hiện ra một xác chết mà không ai biết. Người chết này là đàn ông, mặc áo đen quần đen đi miên hài, quần áo đã cứng lại như đồng tiền, bàn tay rắn như móc sắt.

Một gã trong nhóm khuân vác Hoả Thần Miếu run lẩy bẩy kể lại, trong lúc hai bên đang tranh đấu kịch liệt thì hắn thấy có người đi lên từ sông, ánh trăng mờ ảo nên cũng không rõ là ai, còn tưởng là gã nào bị đánh rơi xuống, tới lúc chạy tới nhìn thì thấy đúng là 'Hà phiêu tử' này.

Dân gian thường gọi xác chết trôi sông ở Hải Hà là Hà phiêu tử. Xác chết này bò lên từ sông, chẳng phải là hành thi(xác chết biết đi) sao? Đám người khuân vác thuê sợ tới ngây người. Lúc trước khi đánh nhau, cắm dao trắng vào rút ra dao đỏ mà mày không nhíu, nhưng người xã hội cũ vốn mê tín, thấy hành thi đi lên từ sông là sợ tới mức không biết phải làm thế nào. Trong đám khuân vác Hoả Thần Miếu có một lão khá có kiến thức. Theo lời lão nói, lúc trước khi nhà ga Lão Long Đầu xây dựng, ở hai bên bờ Hải Hà có rất nhiều mộ, lúc đầu có dời mộ ra nơi khác chôn cất, nhưng một vài cái chưa kịp dời đi vẫn để bên khu đất hoang cạnh sông. Tới ngày dọn sạch toàn bộ thì có một quan tài bên trong trống không, nắp quan tài bị bật ra, xác chết trong quan không thấy đâu. Có người nói là xác đã hoá thành cương thi chui xuống sông, cũng có người nói đạo tặc mở quan huỷ thi. Do không có chủ nhà mộ phần ở đó thành ra cũng không thể nào truy cứu được, cứ để sống chết mặc. Không chừng, xác chết này chính là con cương thi chui ra từ mộ phần đó, xuống dưới sông, vừa rồi bị máu tanh trong trận đánh hấp dẫn, nó mới bò lên, khi trước có ánh trăng, nhờ âm khí của trăng mới có thể chuyển động. Lúc này trăng bị mây che thì nó mới ngã xuống không thể động đậy. Hà phiêu tử không dễ đốt nên tốt nhất là báo cho đội tuần sông.

Đám khuân vác thuê vội vàng đi tìm người thuộc đội tuần sông ngũ hà, còn cái xác kia thì không ai dám động tới, lại sợ chút nữa ánh trăng chiếu xuống, nhỡ nó đứng dậy thì không biết có giết người không đây? Tính đi tính lại vẫn không biết phải làm sao, cuối cùng ông lão cầm Long phiếu của tổ tiên ra, đặt viên gạch lên giữ trên đầu xác chết. Long phiếu đại Thanh có dấu của quan phủ, ngày trước ai đều cho rằng thứ này có thể trấn tà, đặt trên xác chết là không thể động đậy. Hoả Thần Miếu để lại hai người canh xác, còn lại đều đi hết. Hai kẻ này thấy mây đen tản ra, ánh trăng lại chiếu xuống thì không khỏi sợ tới run đầu.

Hai gã khuân vác lo lắng đề phòng, không dám tới gần, chỉ đứng xa xa canh gác. Thấy con rắn dưới sông bò vào tảng đá, hai gã dùng nhánh cây nghịch để giải buồn. Lúc đó, hai tên còn động viên nhau không phải sợ, tốt xấu gì cũng có Long phiếu quan ấn đặt lên đầu Hà phiêu tử, sao có thể xảy ra chuyện gì được?

Dù nói như vậy, nhưng do lo sợ, hai người vẫn nhịn không được phải quay lại xem, vừa thấy cái xác nằm ngang trên đất thì lập tức giật nảy: "Không ổn rồi!"

Hoá ra bọn họ quên mất, cái xác chết này toàn là bùn đất, Long phiếu là một tờ giấy vàng, có quan ấn ở trên, giấy kia không thể để thấm nước được. Không biết bao lâu đặt trên xác chết, tờ giấy đã sũng cả nước, quan ấn ở trên cũng gần như mờ hết.

Long phiếu là vật truyền đời của dân khuân vác cửa sáu nhà ga Lão Long Đầu, không có vật này mà muốn sống yên ở đây thì nhất định phải cần cái mạng để đổi.

Hai tên khuân vác vội vác con rắn đi, lao tới bóc Long phiếu ra, nhưng Long phiếu vốn đã cũ, lại bị ướt nên vừa bóc cái là rách tơi tả. Hai gã thầm kêu khổ trong lòng, lại thấy xác chết trên đất mở mắt ra.

Ánh trăng mờ ảo chiếu lên mặt xác chết kia làm vừa nhìn đã phát run. Hai tên khuân vác hồn phi phách tán, mồm gọi từ cha mẹ tới ông bà, vội vã quay đầu bỏ chạy, nghe thấy tiếng hành thi đuổi đằng sau, cả hai bị doạ tới phát khiếp, không tên nào dám quay đầu lại.

Cửa sáu kho hàng trạm Đông ở ngay cạnh đường sắt, hai tên khuân vác chạy phía trước, hành thi đuổi phía sau, tới lúc qua đường ray thì đúng lúc tàu đi qua, hai tên khuân vác mạng lớn không chết, còn xác chết đuổi theo thì bị nghiền nát trên đường ray. Tới lúc Quách sư phụ và Đinh Mão đội tuần sông tới thì xác chết đã bị nghiền gần như nát hết trên đường ray.

Quách sư phụ cũng không tin lắm vào lời của đám khuân vác, vì dù sao đây cũng chỉ là lời một bên, làm sao có thể biết được lúc hai đám người đó đánh nhau, ngộ thương phải người ngoài xong rồi cố ý dùng hành thi dưới sông lên để che giấu? Nhưng dù sao những việc này cũng không thuộc chức trách của đội tuần sông mà thuộc về cảnh sát. Lần này, Hoả Thần Miếu đánh nhau với Sơn Đông Câu Tử Bang gây chết quá nhiều người, gần đây cũng không mấy khi xảy ra tranh đấu, vì thế cục cảnh sát bắt một toán về sở. Quách sư phụ thấy Sơn Đông Câu Tử Bang không có gì để sống nên cố giúp họ tìm việc làm bên bến tàu làm cho cả hai nhóm người Hoả Thần Miếu và Câu Tử Bang cảm tạ sâu sắc. Lúc đó, ông ta thấy con rắn nhỏ bị tảng đá đè lên, lại thấy đâu là loại rắn nhỏ không cắn người nên nhất thời hảo tâm nhấc tảng đá lên, thả con rắn này đi. Nhưng rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra với cái đầu của hành thi kia?

Cương thi bò lên từ sông là câu chuyện được kể nhiều nhất, ngoài ra còn có người nói rằng, có một hung đồ đánh mê gây án, giết một gã đồng hương, vốn định vứt xác xuống sông để huỷ thi diệt tích, không ngờ người chết không chìm xuống, lúc đó lại gặp đám khuân vác cửa sáu trạm Đông đánh nhau nên lập tức nhét xác chết vào trong đó. Kết quả làm cho số người chết của hai bên bị nhiều thêm một người. Người nọ lúc đó không hoàn toàn tắt thở, sau một lúc hôn mê lại tỉnh dậy, tưởng nhầm đám khuân vác kia hãm hại mình nên quyết liều mạng với hai gã đó, cuối cùng bị xe lửa đâm chết. Câu chuyện này có vẻ hợp lý hơn, có điều nhà nước cũng không xác thực, về sau tin tức lan nhanh, dân gian truyền đi truyền lại, rất nhiều người tin là thật, ai ai cũng cho mình từng nhìn tận mắt. Trước giải phóng, câu chuyện thi biến nhà ga Lão Long Đầu được phát sinh từ đó.
 
Chương 5: Gặp gỡ bất ngờ của Ngô lão hiển ở vườn rau


Cả đời Hà thần Quách Đắc Hữu sợ nhất người khác nói cái biệt hiệu này. Chỉ làm một chân lang bạt ở đội tuần sông, sống nhờ nghề khuân vác để kiếm chén cơm thì lấy cái đức cái tài gì mà tự xưng là 'Hà thần'?

Mới đầu không nghĩ tới, nhưng về sau suy nghĩ cẩn thận. Từ xưa phàm là thần, thánh thì đều được phân theo đức hạnh, tài năng. Ít nhất cũng phải có bản lĩnh thật sự ở một khía cạnh nào đó thì mới có thể được coi là người tài. Thánh hiền không chỉ có bản lĩnh mà còn phải tài đức vẹn toàn. Nói trắng ra là có thể giúp quân vương trị quốc - an bang - bình thiên hạ. Còn thánh nhân thì phải là người toàn vẹn, siêu phàm tuyệt luân thì mới có thể thành thánh. Văn thánh Khổng Tử, Võ thánh Quan Vũ mà cũng chỉ mới tới mức gần là Thần. Một tên ăn ngũ cốc, nuốt tạp lương mà lại xưng là Hà thần thì đúng là tổn không biết bao nhiêu thọ, gãy mất bao nhiêu phúc đây?

Đinh Mão thường khuyên Quách sư phụ: "Sư ca nghĩ ngợi nhiều quá. Đơn giản chỉ là cái tên hiệu thôi mà. Không nói đâu xa, trong những hảo hán ở Thủy Hử cũng có tới dăm ba vị xưng Thần mà có việc gì đâu?"

Quách sư phụ nói: "Ai bảo không có việc gì? Một trăm lẻ tám tướng ở Thủy Hử về sau có mấy người có kết cục tốt? Mà người ta là Thiên Cương Địa Sát giáng trần, sau khi chết lại về làm Tinh Quân. Ta là một tên vớt xác ở đội tuần sông, e là do tổ tiên không tích đức nên mới phải làm nghề này. Nếu ngươi muốn ông anh này sống thêm vài năm thì đừng nói hai chữ Hà thần này với ta nữa."

Ngoài miệng thì Quách sư phụ nói vậy nhưng tính tình thì vẫn không đổi. Không gặp thì thôi, nếu thấy việc bất bình là ắt phải ra tay. Từ hồi phát hiện ra cái xác dưới ngã ba sông tới nay, ai cũng gọi là 'Hà thần'. Mà từ đó ông ta cũng bắt đầu vơ phải số con rệp. Sau vụ cương thi nhà ga Lão Long Đầu, do nhớ tới phần tiền mà Thạch tài chủ hứa nên Lý Đại Lăng liên tục thúc giục Quách sư phụ để hỏi về manh mối vụ xác chết ở ngã ba sông. Mà trong lòng Quách sư phụ cũng chưa từng bỏ qua chuyện này. Ông ta dẫn Lý Đại Lăng và Đinh Mão tới nhà kho đội tuần sông xem khối sắt. Sau khi bóc gỉ bên ngoài ra thì phát hiện ra trên khối sắt có vài chữ cổ. Ba người xem đi xem lại nhưng một chữ cũng không rõ. Ngoài ra cái khối sắt này cũng có hình thù quái dị, nhìn như đầu vượn thân thú. Do ở dưới đáy sông lâu ngày, gỉ bám kín cả nên nhìn không rõ là hình gì.

Quách sư phụ nghĩ đây là một món đồ cổ dùng để trấn sông, hẳn là có người nào đó sẽ nhìn ra. Hiện giờ tốt nhất là tới tìm ông cụ bán thuốc để hỏi xem sao.

Mọi người hay gọi ông cụ bán thuốc đó là Ngô lão hiển, tính về vai vế thì Quách sư phụ phải gọi ông ta một tiếng sư thúc. Ông cụ đi đứng không còn tốt nên phải chống gậy, nhà ở quầy hàng gần miếu hoàng thành phía Tây Bắc thành, sống bằng nghề bán dược đường.

Trước tiên phải nhắc tới dược đường là cái gì? Dược đường là loại thuốc mà có thể ăn trực tiếp luôn vào. Đó là một loại đồ ăn vặt ở xã hội cũ. Hiện giờ có rất ít người bán thứ này. Cái gọi là dược đường bình thường chính là nấu đường cát cùng với một vài loại dược liệu như sa nhân, đậu khấu, bạc hà, tiên khương. . .sau đó cắt thành miếng nhỏ, bỏ vào trong chai treo ngoài phố bán. Ai muốn mấy miếng thì lấy thanh trúc gắp ra cho vào túi đưa cho người ta.

Mà người bán dược đường phải một tay làm khá nhiều việc. Ai cũng vậy thôi, làm việc gì cũng phải có vài bản lĩnh. Người bán dược đường phải giỏi thu hút khách hàng. Không có khả năng này thì bán dược đường chỉ có húp gió Tây Bắc không hơn. Năm xưa có mấy vị sư phụ bán dược đường có thể nói là cực đỉnh. Một vị tên là Lý 'biên mã', bình thường sẽ diễn xiếc xe dạp, sau đó hô hào bán hàng với nội dung dễ nghe, vài câu hát, bài vè điển cố. Mở đầu thường là vài câu nói không bờ bến giới thiệu này nọ, sau đó là màn biểu diễn xe đạp. Đừng nhìn ông ta có cái bụng lớn hơn bao cỏ mà nhầm, mọi động tác đều hết sức gọn gàng. Những trò như Trương Phi biên mã, Kim Kê độc lập, tám bước đuổi cóc, đăng lý tàng thân thì khỏi phải nói, lại còn có cả nhào lộn trên xe dùng để thu hút chú ý của người qua đường. Tới lúc người đã tụ tập đông thì ông ta mới bắt đầu vừa rao vừa bán với giọng nói khoan khoái như mùa hè ăn dưa hấu. Mấy câu rao kiểu như: "Hương đào mật đào đây, quả hồng quả nho đây, quả quất quả trám, thanh đờm trừ hỏa. Cam, cam đường, củ từ, quả táo và cả chuối tiêu, hạnh nhân, trà cao, anh đào, dứa yên, thai lê, ô mai quả hồng, bạc hà đường lạnh. Ai ăn có ngay đây."

Lý biên mã là một vị, còn một vị khác là Vương đại cáp đi khắp hang cùng ngõ hẻm bán dược đường với bộ áo liền quần như nhân vật nổi tiếng, đầu đội mũ dạ cũ, thân mặc âu phục, dưới chân là một đôi giày da hở mõm, trên sống mũi là một gọng kính óng vàng, dây buộc qua màng tai, tiếng rao vang khắp chốn, buôn bán ở mọi nơi. Chưa ai thấy ông ta cười bao giờ. Trên xe có cái lồng sắt chứa hai con sóc nhỏ có thể làm động tác theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Bất kể đi tới đâu, phía sau Vương đại cáp luôn là một đám lít nhít ồn ào náo nhiệt, chúc lão bán được dược đường.

Tiếp sau phải kể tới Ngô lão hiển. Mặc dù đi đứng không dễ, ngày ngày phải ngồi ở trước miếu thành hoàng góc Tây Bắc thành. Chỉ với một cái chảo sắt nấu dược đường, một cái bàn dài bày đủ các loại thảo dược điều chế dược đường, ông ta điều chế ngay tại nơi. Vừa nấu thuốc vừa giảng giải công hiệu của từng loại dược đường. Thường thường mỗi cuộc nói chuyện đều là thao thao bất tuyệt, không bờ không bến. Ông ta còn nói năm xưa vị đại tổng đốc Lê Nguyên Hồng cực kỳ thích ăn dược đường của lão, mỗi tháng phải mua tới mấy chục quan tiền. Nếu không thì ông ta kể 'Tam Hiệp Kiếm'. Nhân vật trong bộ truyện này là ba hiệp khách, ba kiếm khách, hợp vào xưng là Tam Hiệp Kiếm. Truyện kể vào thời Khang Hy, Hiệp Thắng Anh dẫn đầu anh hùng nghĩa sĩ trong tiêu cục mười ba tỉnh ngoài bờ Nam Kinh, tróc nã lục lâm đ*o tặc ở từng vùng núi đồi, hải đảo động quật. Bộ truyện này vừa được kể xong là cả đám náo nhiệt lên. Ngô lão hiển không chân nhưng lại biết đủ thứ, việc trên giang hồ nắm như lòng bàn tay. Cho nên sắm vai tuồng đấu võ là hợp nhất, vừa kể chuyện vừa hoa tay múa chân, cực kỳ có sức lôi cuốn. Mỗi khi kể tới lúc mọi người náo nhiệt là lão lại dừng lại, bắt đầu rao hàng dược đường. Đám người nghe nhiều phát nghiện, đợi không nổi hạ hồi phân giải nên lập tức nhao nhao bỏ tiền ra mua. Tới lúc dược đường đã bán được kha khá thì lão mới bắt đầu kể tiếp. Quách sư phụ muốn thăm dò manh mối về nữ thi lông xanh. Mà tìm người hỏi là một vấn đề, nghĩ tới nghĩ lui. Nếu như nói cả Thiên Tân có một người biết thì người này chính là Ngô lão hiển.

Cùng ngày, Quách sư phụ dẫn theo hai huynh đệ, vẽ mô phỏng lại hình vẽ trên cục sắt, mang tới miếu thành hoàng ở góc Tây Bắc, mời Ngô lão hiển xem xem có nhận ra là vật gì không. Lý Đại Lăng rất khó hiểu. Ngô lão hiển chỉ là một người bán dược đường thì sao có thể biết được loại chuyện thế này? Quách sư phụ nói: "Sư thúc ta phá án còn chưa lấy danh hiệu đâu. Ngươi cứ gặp mặt rồi biết." Ba người tìm được Ngô lão hiển. Quách sư phụ gọi sư thúc, hôm nay thúc cũng đừng buôn bán gì, ta tìm một chỗ uống hai lượng. Huynh đệ chúng ta có một số việc muốn thỉnh giáo thúc.

Ngô lão hiển nói: "Cảm tình này ta xin nhận, sư thúc ta cũng không phải loại tham rượu đâu." Nói dứt lời, ông lão nhờ Đinh Mão thu giúp chảo sắt vào rồi tìm một quán ăn ở gần đó. Lúc này không phải giờ ăn nên trong quán không có ai, bốn người ngồi ở góc tường. Bồi bàn đem tới một bếp lò, bưng lên một nồi lẩu, dạ dày, đậu phụ, thịt, cải thìa bày trên bàn, mở ra hai bình rượu lạnh. Trời càng nóng càng phải ăn thịt xuyến, ăn xong cả người đẫm mồ hôi, mát mẻ như vừa tắm xong. Năm nay thịt đầu dê không phải ngon cho lắm. Nhưng không phải tiệc nên cũng ăn uống đại khái mà thôi. Mà đám người Quách sư phụ cũng không có nhiều tiền nên bình thường cũng chỉ tới những quán nhỏ bán rượu thịt thế này mà thôi.

Quách sư phụ nói với Ngô lão hiển: "Sư thúc còn chưa biết. Tên hòa thượng béo ở chợ Nam này là Lý Đại Lăng, có thể coi hắn là huynh đệ với ta và Đinh Mão."

Lý Đại Lăng nhanh chóng nâng một chén rượu lên với Ngô lão hiển, nói: "Quách gia, Đinh gia à hai vị ca ca của ta. Ta cùng đi với họ nên gọi ngài một tiếng sư thúc. Về sau ngài có việc gì cần đến, cứ gọi ta một tiếng."

Đinh Mão nói: "Lý Đại Lăng ngươi đừng có lấp liếm, lấy miệng đối phó. Tí nữa cơm nước xong xuôi, ngươi ra mà trả tiền rồi muốn nói gì thì nói."

Ngô lão hiển nói: "Được rồi, chú cháu ta còn gặp nhau. Vào vấn đề đi, ta vừa thấy các ngươi đến là biết chuyện gì rồi. Có phải việc liên quan tới vụ án xác chết ở ngã ba sông không?"

Lý Đại Lăng nói: "Ôi dời, hóa ra sư thúc đã biết trước rồi. Ngoài bán dược đường lại còn có thể xem bói. Chẳng trách nhị ca muốn tới thỉnh giáo ngài."

Ngô lão hiển cười gượng hai tiếng nói: "Hang cùng ngõ hẻm đều biết tới vụ án ngã ba sông. Ta mỗi ngày đều bày quầy bán dược đường thì lại không biết sao?"

Đinh Mão giơ ngón cái lên, nói: "Sư thúc vẫn rất minh mẫn."

Ngô lão hiển khoát tay: "Không đâu, chân đã què, người cũng già, thân thể ngày sau không bằng ngày trước, e là chẳng sống được bao lâu nữa. Trở lại chuyện chính, đừng nói tào lao nữa, có phải các ngươi tới vì chuyện vụ án xác chết ở ngã ba sông không?"

Quách sư phụ kể lại toàn bộ mọi việc cho Ngô lão hiển một lượt, mời Ngô lão hiển xem chữ viết trên cục sắt.

Đôi mắt của Ngô lão hiển dựng thẳng lên, sau một lúc lâu mới hồi phục tinh thần, nói cho ba người: "Tảng sắt kia là một con hổ sắt. Trên mặt tảng sắt kia hẳn là đúc chữ: Thiết năng trị thủy, giao long viễn tàng, duy kim khắc mộc, vĩnh trấn thử bang. Hải Hà thường xuyên có nạn lụt. Tương truyền giao long sợ sắt nên quan phủ đúc chín trâu, hai hổ, một gà bằng sắt làm vật trấn sông, có cái chôn dưới đất, có cái thả ở mắt sông giữa dòng. Con hổ sắt này là một trong số đó."

Đinh Mão nói: "Vậy thì cũng rắc rối. Nếu tảng sắt kia là vật trấn sông, mà chúng ta lại lấy nó lên từ đáy sông thì sẽ gây họa chăng?"

Lý Đại Lăng ngạc nhiên nói: "Vậy cái xác nữ ở ngã ba sông kia là yêu quái dưới sông sao?"

Quách sư phụ thấy sắc mặt của Ngô lão hiển không ổn như thể nhớ lại chuyện gì đó nên ra hiệu cho hai huynh đệ kia không nói gì nữa, mời sư thúc nói ra xem là do nguyên nhân nào mà ra như vậy.

Sau hai chén rượu, Ngô lão hiển kể lại một câu chuyện kinh tâm động phách cho ba người. Dưới ngã ba sông kia vốn không có xác nữ kia, mà hẳn là chỉ có con hổ sắt này. Mà việc chín trâu, hai hổ, một gà cũng là truyền thuyết từ thời ông còn trẻ. Khi đó là năm Gia Tĩnh thời nhà Thanh. Năm đó quan phủ tiêu diệt đạo Ma Cổ làm cho kỳ thư về yêu pháp tà thuật lưu lạc khắp dân gian, hại chết không ít người. Vụ án xác chết ở ngã ba sông rất có thể có quan hệ với việc này.

Lại nói tiếp, đây là chuyện hơn chục năm trước. Khi đó chân của Ngô lão hiển còn chưa què. Trước kia ông ta làm người áp tải có luyện qua võ, cuối thời nhà Thanh thì trở thành bổ đầu ở cửa công, tới thời dân quốc thì bổ khoái được đổi tên thành đội Thái Phỏng, Thái là theo dõi, truy kích, Phỏng là tìm hiểu tin tức, đội đó tương đương với đội cảnh sát điều tra mặc thường phục, chuyên việc lùng bắt tội phạm, trộm cắp. Có hôm vào nửa đêm, ông truy một vụ án, gặp một yêu quái ở vườn rau.

Ngô lão hiển tới ngay lúc yêu quái đi vắng. Vườn rau nằm ngay mặt sau từ đường Lý công. Ở Thiên Tân có kiến trúc cổ tên là từ đường Lý công hơn xa cả Vương phủ. Đó là từ đường của Lý đốc sư quân phiệt Bắc dương Lý Thuần Lý, chiếm diện tích gần trăm mẫu, khí thế to lớn, cổ hương cổ sắc. Tới tận ngày nay, phần lớn vẫn được bảo tồn như cũ. Cả khuôn viên đều nhìn từ hướng Bắc sang Nam, ở ngoài cửa có cột đá sư tử, bàn thờ đá, ngựa đá, người đá. Bước qua cổng chính là vườn hoa rồi tới đạo quán, sau đó là tiền, trung, hậu điện. Đủ loại đồ vật tương xứng được đặt trên điện thờ. Ba tòa đại điện nguy nga đồ sộ, từ trong ra ngoài rường cột đều được chạm trổ, xanh vàng rực rỡ. Bên trong phủ còn có phù điêu hình ngọc long đoạt châu trên sân, bốn phía hành lang uốn lượn nối nhau tạo nên nét khí phái vương cung nội viện. Sau giải phóng, từ đường Lý công chuyển thành cung văn hóa công nhân, sau đó thành chợ sách cũ. Mấy năm gần đây không còn được mở cửa miễn phí nữa mà muốn vào phải có vé, đi theo đoàn. Ở từ đường Lý công đúng là có một điều quái gở. Không để ý tới thì thôi, nhưng nếu nói ra thì đúng là kỳ quái thật.

Quái chính là ở chỗ bố cục của từ đường Lý công quay ngược với bình thường. Ở các phủ đệ nhà khác thì vườn hoa đều ở phía sau cùng, tới cả hoàng cung nơi hoàng đế ở cũng vậy. Chỉ riêng có từ đường Lý công là ở ngoài cửa. Vườn hoa ngay cửa vào nên vừa vào cửa là phải bước qua vườn hoa rồi mới có thể tới chỗ khác. Trên đời này không có nhà thứ hai nào làm như vậy. Từ đó tạo ra phong thủy không tốt, cho nên Lý đốc quân Lý Thuần Lý bị đột tử chết không thể nói là không có quan hệ với tòa phủ đệ này.

Những năm đầu dân quốc, dân gian truyền lưu hai câu: "Phía nam nghèo một tỉnh, nước Bắc giàu hai nhà." Quân phiệt Lý Thuần chính là một trong hai nhà nước Bắc đó. Khi hắn còn sống, qua nhiều năm đốc quân nên tài sản giàu lên nhiều. Tục ngữ có nói: tiền nhiều cháy thân. Nhiều tiền mà không biết tiêu thế nào nên hắn cảm thấy khó chịu. Trong lúc ý nghĩ xẹt qua, hắn nhớ tới tổ tông nhà mình nên quyết định rầm rộ xây dựng từ đường, dùng mấy chục vạn bạc trắng mua cả tòa Trang vương phủ ở Bắc Kinh xuống. Sau khi hủy nguyên dạng thì đem về Thiên Tân. Vật liệu, gỗ ngói lưu ly đều là loại tốt nhất. Dựa theo bố cục của vương phủ xây dựng từ đường Lý gia. Khi trước cũng có người có tiền tới mua lại toàn vương phủ, nhưng rồi mua xong dùng không được, hủy không xong. Mà trước đó vài năm đã có người đồn rằng ở đây có chôn tiền vàng hơn trăm năm qua. Ai mà chẳng đỏ mắt, ai mà không muốn mình giàu. Cho nên dù vương phủ không bị phá hủy thì cũng bị một phen đào tung bới loạn lên.

Vì xây dựng từ đường, Lý đốc quân đã phải bỏ ra rất nhiều tiền, mời cả tiên sinh tới xem phong thủy, bố cục. Dĩ nhiên vườn hoa ở phía sau, nhưng vừa đắp tường đá được một nửa thì xảy ra chuyện. Có người bàn tán sau lưng nói từ đường Lý gia làm như cung điện, vị đốc quân này có phải có dã tâm lớn quá không? Lúc đó, Lý đốc quân mới chú ý tới quy cách xây dựng trong nhà. Đúng là có đủ từ ba tòa tiền, trung, hậu điện, xung quanh có bốn gian nhà, phía sau có vườn hoa, thật sự là quá giống hoàng cung. Nhưng không hủy được, nếu không lại thành mất trắng tiền sao? Có người xui hắn chuyển vườn hoa ra đằng trước, như vậy sẽ chả có kẻ nào nghi ngờ gì nữa. Lý đốc quân đành phải làm theo mà quên mất rằng như thế sẽ làm cho địa thế của từ đường Lý công quay ngược lại, chạm vào điều đại kỵ trong phong thủy.

Sau khi từ đường xây xong không lâu, hắn bị một tên dưới quyền bắn chết, hưởng thọ bốn mươi sáu tuổi. Chân tướng có nhiều cách nói, tới nay chưa xác định là nguyên do gì. Nghe nói Lý đốc quân bất hạnh không có con nối dõi, nạp nhiều thê thiếp vào nhà, tới nằm mơ cũng muốn đẻ con trai. Một cô vợ bé trong đám thê thiếp tranh thủ tình cảm, rồi ngầm mua một tên lính hộ vệ, sau đó vụng trộm ngủ với y, muốn nhờ cách này mà có thai, sau đó giả mạo đó là con của Lý đốc quân, mẹ nhờ hơi con, theo đó mà ả ta cũng được quan tâm hơn. Không ngờ vào một đêm, cô vợ bé này đang hẹn hò với tên lính hộ vệ thì Lý đốc quân đột nhiên từ ngoài về, gặp phải gian tình. Tên lính hộ vệ hoảng hốt, vội vàng giết chết Lý đốc quân. Để giấu chuyện này, bên ngoài chỉ biết là đột tử chết. Nhưng nếu đã chết như thế thì cũng ứng với điềm xấu mà bố cục phong thủy đảo chiều gây ra. Thế cho nên sau đó mới gặp phải tai họa.

Sau khi nhà Lý suy bại, từ đường Lý công cũng trở nên hoang phế. Tiếng gõ mõ cũng không còn. Ở phía sau từ đường vốn là một vườn rau lớn, có vài loại rau trồng ở đó nhưng rồi cũng theo nhà Lý mà hoang phế. Mọi người đều truyền nhau rằng ở đây phong thủy không tốt. Giữa thu đã có gió lạnh, cây cối khô héo như hạt cát, thỉnh thoảng lại còn có cả tiếng cóc, dế kêu. Cho nên người ở xung quanh dù có là ban ngày cũng không dám tới đây.

Lúc đó trong ngoài thành có vụ bắt cóc trẻ con, thất lạc là không thể nào tìm được. Ngay từ đầu đã có lời đồn rằng có một tên què đi bắt cóc. Người người trong đội Thái Phỏng rình bắt ở khắp nơi, điều tra từng góc ở trong thành, nên từ đó yên ổn được một hồi, nhưng bên ngoài thành lại bắt đầu có trẻ bị bắt cóc. Nông dân nghèo khó lại trở thành đối tượng để kẻ bắt cóc để ý tới. Trải qua nhiều lần tra hỏi, dần dần lộ ra thông tin là ở những nơi bị mất trẻ, thôn dân đều thấy một người đàn bà không rõ lai lịch. Người đàn bà này dùng vải xanh trùm đầu nên không nhìn rõ mặt, mặc ở trên người là áo khoác dài có tay. Theo đó, cả đội Thái Phỏng chia ra để tìm người này. Tuy lực lượng không đủ nhưng để giải quyết với một người đàn bà bắt cóc trẻ con thì một hai người cũng đã đủ rồi. Ngô lão hiển cũng khinh thường. Có hôm ông ta một thân một mình tới nằm vùng ở một thôn trang.

Ban ngày, phần lớn người đều ra đồng làm việc. Cuối thu không khí thoải mái, đồng ruộng lại tràn ngập cao lương to chắc, người vác cao lương như kiểu đội lên cho mình một cái mũ đỏ chót. Ở nông thôn có câu: ba tháng mùa xuân không vội bằng một tháng mùa thu. Thời gian thu hoa màu chính là lúc mà nhà nông bận rộn nhất. Thường ngày xong việc cái là họ về nhà ngủ hết, mà ở nông thôn thì thường ngủ sớm, trăng vừa lên là ngừng việc, về nhà ăn cơm, tới lúc trời tối đen là đi ngủ. Thứ nhất là làm việc cả ngày đã mệt mỏi, thứ hai là tiết kiệm dầu thắp sáng.

Nhưng hôm đó tình hình lại khác thường. Mấy nhà địa chủ trong thôn mời tới một gánh hát, bày bàn đầu thôn ca diễn. Bởi khi đó đất đai đều thuộc về nhà chủ, mà việc nhà nông lại vốn bận không thể làm hết, nhất định phải mướn người làm thời vụ, cho ăn cho uống trả tiền. Việc nhà nông cực kỳ vất vả, lại cần nhiều sức nên sau khi hết việc bận là mấy nhà giàu có thường thường bỏ tiền ra thuê gánh hát về, coi như là khao thưởng cho người giúp việc. Người dân trong thôn cũng được nhờ, người quanh thôn đều chạy tới xem. Diễn chủ yếu là tạp kỹ, nam trung niên hát văn thì dân lại không thích vì chủ yếu là không hiểu. Già trẻ trai gái đều thích xem kịch võ, bởi vì có náo nhiệt, vừa thấy là đã thích. Hôm đó diễn là vở 'Chung Quỳ gả em gái'.

Đừng nhìn vào nông thôn mà coi thường gánh hát. Sở trường của họ chính là thể loại này. Trang phục đạo cụ cũng không hề đơn giản. Cả người lẫn ngựa tới hơn hai mươi vị, cờ quạt, chiêng trống, ô dù, kiệu cưới đều đủ cả. Chung Quỳ mặt đỏ râu son, em gái xinh đẹp, tiểu quỷ đi đưa cũng đủ hình thù kỳ quái, cả gánh diễn cực kỳ náo nhiệt. Diễn từ xế chiều tới lúc đèn treo cao, cuộc vui kéo dài tận đêm khuya, ngủ cũng đã muộn. Ngô lão hiển cả ngày không tra ra manh mối gì, xế chiều lại hòa vào đám thôn dân xem diễn kịch. Ở nông thôn không có người gõ mõ trực cầm canh, tới lúc tan cuộc thì ước chừng cũng phải tầm giữa canh hai canh ba. Cả vầng trăng treo cao trên trời, trong thôn hoàn toàn yên tĩnh.

Ngô lão hiển xem cuộc vui tới quên thời gian. Tới lúc cuộc diễn tàn thì mới nhận ra là đã tới canh hai, lúc đó không còn cách nào về thành nên chỉ còn nước tá túc nhờ một đêm, ngày hôm sau lại bị tiêu chảy nên về muộn mất nửa ngày, tới chiều vội vàng về thành theo hướng cửa Nam. Người trên phố dần dần đông đúc, bên đường có hàng quán nghi ngút khói, ven đường có người ra vào, xe qua xe lại. Lúc đó không còn sớm, mặt trời cũng sắp xuống núi, cả ngày không tìm ra cái gì, lão đi qua đi lại, cảm thấy trong bụng không có gì. Bụng cũng không còn gì nên khỏi phải lo là ăn uống ra sao, móc trong túi ra mấy đồng đi mua vài cái bánh hấp. Sở dĩ gọi là bánh hấp vì bánh có nhân đậu bọc bột, sau đó đặt lên bếp hấp chán, bán ở ven đường. Ngô lão hiển mua vài cái ăn chống đói, trả tiền xong là đi về phía nhà. Nhưng vừa mới cắn một cái thì ông ta thấy trên phố có một người đàn bà, thân mặc áo vải bố, áo dài có ống tay, trên đầu đội khăn, cả tấm vải che kín mặt, dây buộc ở cổ. Ở xã hội cũ thì kiểu ăn mặc này cũng không kỳ lạ lắm. Người đàn bà kia cúi đầu không nhìn thấy mặt, bước đi cực kỳ vội vã, chỉ gọi là gặp thoáng qua với Ngô lão hiển.

Cặp mắt kia của Ngô lão hiển cũng không phải là treo để đó, vừa nhìn thấy dáng vẻ người đàn bà này có chút giống với kẻ bắt cóc kia thì đã hơi ngớ ra. Sau khoảng giây lát ngây người, người đàn bà kia đã đi qua. Ông ta cũng chỉ nhìn theo bóng lưng chứ không chạy tới bắt người đàn bà kia, vì dù sao thì ông cũng là người đứng đầu đội Thái Phỏng, nếu ngộ nhỡ có sai sót là sẽ bị quy cho tội trêu chọc phụ nữ, mà bị người khác chửi thì 'Miệng đầy hàng răng cãi không hết, cả người lại có mỗi miệng kêu', có nhảy xuống Hoàng Hà cũng không sạch.

Cách đối nhân xử thế của ông ta luôn cẩn thận chín chắn, chuyện không nắm chắc không bao giờ làm, ở lại đắn đo không bằng cứ đi theo người đàn bà kia về, âm thầm đi theo xem người đàn bà kia đi đâu rồi quyết, sau đó phát hiện ra người đàn bà kia đi vào thành rồi tiến vào một ngõ nhỏ không người.

Lúc này sắc trời đã dần tối, mặt trời đã lặn về phía Tây, Ngô lão hiển càng thêm nghi hoặc khi thấy người đàn bà kia quẹo trái rẽ phải tới gần vườn rau từ đường Lý công. Nơi đó vốn là nơi không người ở, một người đàn bà tới chỗ vườn rau hoang phế lúc trời tối để làm cái gì? Ngô lão hiển thầm nói đúng là thần xui quỷ khiến thế nào, nếu không xem cuộc vui tới quên đường về rồi lại bị tiêu chảy thì đúng là không thể nào gặp được người này. Bất kể người đàn bà kia có phải mụ bắt cóc không thì mình cũng phải chặn lại hỏi xem sao.

Ngô lão hiển nghĩ vậy thì liền bước nhanh lên theo người đàn bà kia, đang định nói một tiếng cho đối phương dừng lại, vì chỉ cần quay mặt sang là có thể biết mặt mũi người kia ra sao ngay, ai ngờ người đàn bà kia đi phía trước, cách có năm ba bước mà đột nhiên đã không thấy đâu.

Ngô lão hiển thầm rùng mình, chợt thấy ở phía sau có luồng gió lạnh, cả người vội quay phắt lại thì thấy người đàn bà kia đã đứng ở phía sau từ lúc nào. Cho dù có ánh trăng thì vẻ mặt dưới cái khăn che của người đàn bà kia vẫn tối đen như thể không có, chỉ có thể nhìn ra hai con mắt tỏa ra hai đường sáng hung ác, đồng thời hai bàn tay lông lá chìa ra bóp chặt vào cổ Ngô lão hiển.

Ngô lão hiển lắp bắp kinh hãi nhìn đôi bàn tay thô dài, móng vuốt sắc bén. Lúc trước đôi bàn tay trong ống tay áo nên còn không nhận ra, nhưng khi vừa mới vươn ra ngoài thì đúng là không phải tay người.

Ngày đó, Ngô lão hiển rất kiệm lời, nói không nhiều nhưng kỹ năng thì đâu ra đó, được truyền thụ cho Thông Bội quyền nên công phu cao thâm, luôn vô thanh vô tức làm việc lớn, sau khi theo dõi một mạch người đàn bà kia tới vườn rau thì phát hiện ra người đàn bà kia là một vật sống chưa bao giờ thấy qua, mà cũng không hề biết là quái vật gì.

Đôi bàn tay của người đàn bà kia như hai gọng kìm sắt, đột nhiên túm lấy cổ Ngô lão hiển, bóp chặt vào bên trong, đồng thời miệng phát ra âm thanh như con cú.

Ngô lão hiển chấn động nhưng gặp nguy không loạn, đôi bàn chân ra chiêu liên hoàn Uyên Ương thối, đạp thẳng vào mặt người đàn bà kia, đồng thời bản thân cũng mượn lực nhảy ra sau vài bước.

Người đàn bà mặc áo dài, trùm đầu không đợi Ngô lão hiển đứng vững, mang theo một trận quái phong bổ nhào tới. Dưới ánh trăng giữa vườn rau hoang, thân hình kia quỷ dị như làn khói đen.

Ngô lão hiển nhìn ra đối phương định đưa mình vào chỗ chết, hạ thủ bất dung tình. Ông ta nhẹ nhàng rút cái điếu ra, đầu điếu là một cục đồng cực kỳ nặng, bình thường để hút thuốc, tới lúc nguy cấp có thể dùng làm vũ khí phòng thân. Lúc này, ông ta quay tròn nó, hung hăng quật tới.

Cả người lẫn vuốt của con quái vật kia lao tới, đúng vừa vặn khi cái ống điếu đánh ra, sau một tiếng 'Gào' thảm, nó phải vội vàng rụt tay lại.

Ống điếu của Ngô lão hiển cũng không dừng lại, mặc kệ xanh đỏ đen trắng ba bảy hai mốt gì, cứ thế đập tới.

Con quái vật kia thấy tình thế không ổn, quay người định bỏ trốn, nhưng chỉ trong thoáng chốc xoay người, đỉnh đầu nó đã bị Ngô lão hiển đập túi bụi vào, máu tươi bắn tung tóe, cả người đi lảo đảo, nghiêng trái nghiêng phải, định liều mạng chạy trốn. Nhưng Ngô lão hiển sao có thể để con quái vật này thoát, ông đuổi sát theo phía sau.

Vườn rau phía sau từ đường Lý công vốn xưa kia có trồng đủ loại hoa quả, về sau nước đổi dòng, vườn rau trở nên hoang phế, bờ ruộng mọc đầy cỏ dại. Dưới đêm trăng, khói mù phủ đầy cỏ, trước mặt là một cảnh tượng tiêu điều thê lương.

Tuy Ngô lão hiển vẫn có đề phòng nhưng lúc đó cũng không nhịn nổi, phải toát hết cả mồ hôi lạnh khi nhìn vào cái vẻ mặt đầy máu me dưới ánh trăng của con quái vật. Cái mắt, cái mũi kia khá là giống người, nhưng bộ mặt thì quá dài, vừa giống lừa vừa giống ngựa, miệng thì đầy răng nanh trắng hếu.

Con quái này bị đuổi tới đường cùng, giang hay tay đầy lông ra quay lại đánh. Nhờ ánh trăng, Ngô lão hiển nhìn ra đây đúng là một con mã hầu đã đứng thẳng lên như người. Mã hầu là tên gọi mà người trong dân gian dùng để dọa trẻ nhỏ, bình thường nói rằng nếu không ăn là sẽ bị mã hầu bắt ăn thịt. Trên thực tế, đây là một giống linh trưởng gần giống khỉ, hoặc là vượn núi nhưng mặt thì dài gấp rưỡi, trong dòng giống khỉ vượn cũng là loài hiếm thấy.

Ngô lão hiển vạn lần không ngờ con mã hầu này đã thông nhân tính, có thể mặc y phục, buộc tóc vấn khăn, giả dạng thành người đàn bà đi đường, trong lòng lão vừa sợ vừa ngạc nhiên. Nhưng chỉ sau chút ngây người, con mã hầu kia đã bổ nhào tới trước mặt, Ngô lão hiển tránh không kịp, người bị chọc mấy lỗ, da tróc thịt bong máu tươi đầm đìa, ống điếu rơi trên mặt đất, trong lúc nguy cấp vẫn còn kịp lấy tay xé một tảng thịt trên người con yêu hầu kia, nhưng không ngờ ở ngay phía sau có cái giếng cạn, Ngô lão hiển dậm chân vào chỗ trống không, lập tức ngã ra sau.

Sau khi vườn rau trở nên hoang phế, miệng giếng kia bị cỏ dại che khuất, Ngô lão hiển chỉ chú ý tới con yêu hầu kia, không hề để ý tới cái giếng cạn trong vườn này, mà con yêu hầu lao thẳng tới trốn ở chỗ gần giếng cạn này đúng là cố ý để đẩy Ngô lão hiển ngã xuống đó.

Ngô lão hiển ngã xuống giếng cạn, hai tay không hề nới ra, con yêu hầu kia cũng không giãy ra được. Đôi bên ngươi níu lấy ta, ta víu chặt ngươi, cùng nhau rơi xuống đáy giếng, gặp phải tình cảnh sống chết trước mắt, Ngô lão hiển không thể không liều mạng đánh canh bạc này, bao nhiêu năm khổ công canh năm đi luyện giờ phút này cũng phát huy tác dụng, giữa không trung cả người quay một cái làm con yêu hầu kia bị nằm xuống phía dưới. Ngay khi người vừa xoay lên thì chạm đất, một tiếng bộp vang vọng, tiếng xương cốt vỡ vụn, máu thịt bay tứ tung.

Giếng đã cạn nhiều năm, đá bóng loáng, một giọt nước cũng không có, con mã hầu cắm mặt xuống đất, hộp sọ cắm thẳng vào ngực. Ngô lão hiển nằm trên thi thể con mã hầu, may mắn nhặt lại được cái mạng, nhưng xương đùi vỡ vụn, đau tới hôn mê bất tỉnh, tới lúc tỉnh lại thì trước mặt tối mù, không hề thấy tí ánh sáng nào, may là trên người có bao diêm. Sau khi có chút ánh sáng thì phát hiện ra ngoài xác chết của con yêu hầu ra, còn có xác một cụ già. Vừa rồi cái đầu của ông cụ này đã cắm thẳng vào ngực con yêu hầu, não tương chảy đầy đất.

Ở dưới giếng cạn còn có không ít hài cốt trẻ nhỏ, đoán chừng toàn bộ vụ án bắt cóc trong ngoài thành đều do con yêu hầu này gây nên. Ngô lão hiển tìm ra một quyển sách cổ rách rưới trên người ông cụ kia. Đáy giếng tối như hũ nút nên ông ta cũng không nhìn ra cái gì, thuận tay nhét vào trong ngực, sau đó nén cơn đau dưới chân, hai tay cố gắng bò lên miệng giếng tìm người giúp đỡ. Sau khi bò lên, mở quyển sách ra xem thì phát hiện ở trong có ghi lại yêu pháp tà thuật vô cùng cổ quái, ở bìa không có chữ, chỉ vẽ một đóa sen trắng. Ngô lão hiển biết năm xưa Bạch Liên giáo khởi binh tạo phản, quan phủ truy nã người biết yêu thuật tà pháp khắp nơi. Khi đó ở đây có một đám tà ma ngoại đạo, mượn danh nghĩa thiên thư để lại một cuốn ghi lại yêu thuật kỳ thư. Sau khi đám tà ma bị quan phủ diệt, kỳ thư lưu lại ở dân gian, về sau bị gã nghệ nhân giang hồ nhặt được. Gã này vốn chỉ chuyên lừa gạt buôn bán, trộm mộ, trong tay có một con sái hầu chuyên đi bắt trẻ nhỏ khắp nơi, về sau bán cho người ngoài. Những đứa nhỏ không bán được, hoặc là thu làm đồ đệ, hoặc là cho chết khô trong giếng, sau đó tuy án được phá nhưng chân của Ngô lão hiển cũng bị phế, từ đó về sau không làm cách nào ăn cơm cửa công được nữa, về mở cửa hàng dược đường ở miếu Hoàng Thành góc Tây thành. Lúc đó, vụ án trẻ bị bắt cóc coi như được phá.

Quách sư phụ biết Ngô lão hiển làm đầu mục, sau lại đứng đầu đội thái phỏng, đời này phá qua vô số đại án, nhưng tới tận giờ mới biết, hoá ra gặp phải con yêu hầu ở vườn rau Lý công từ nên hai cái chân của sư thúc mới bị phế mất.

Lý Đại Lăng nghe tới tâm phục khẩu phục, liên tục rót rượu cho Ngô lão hiển: "Sư thúc, về sau cuốn kỳ thư ghi lại tà mà kia rơi vào tay ai vậy?"

Đinh Mão nói: "Yêu thuật tà pháp đó lưu lại sẽ thành tai hoạ, lúc đó chắc chắn là sư thúc đốt sạch."

Ngô lão hiển nói: "Đúng là nên đốt, nhưng nếu lúc đó đốt rồi thì ta cũng chẳng phải kể lại cho các ngươi."

Năm đó, Ngô lão hiển trừ yêu ở vườn rau xong, bò lên từ cái giếng cạn, chân đau tới mức trán đổ mồ hôi lạnh. Lý công từ bị bỏ hoang tới cô liêu, gọi tới nửa ngày cũng không có ai tới giúp. Ông ta nhớ ra có quyển sách lấy được từ xác chết dưới giếng, dưới ánh trăng móc ra xem, vừa mở ra thì thấy toàn là bàng môn tà đạo. Ông cố gắng không nhìn nữa, lo sợ nhìn xong đi vào đường ma thì không còn kiềm chế nổi bản thân nữa.

Lúc đó thấy cỏ trên tường động đậy, Ngô lão hiển chăm chú nhìn theo, chỉ thấy dưới ánh trăng có một tên thiếu niên bộ dáng ăn mày độ mười sáu mười bảy tuổi đang leo qua tường Lý công từ, thò đầu nhìn xung quanh vườn rau. Đứa nhỏ này hơn phân nửa là không nhà để về, tới đến trèo qua tường vào ngủ ở Lý công từ, thấy động tĩnh mới thò đầu ra xem.

Ngô lão hiển nói với đứa nhỏ: "Ngươi đừng sợ, ta là quan sai của đội thái phỏng, vừa rồi ta bị rơi xuống cái giếng cạn này, hai chân đã gãy. Ngươi mau tìm người giúp ta với."

Đứa nhỏ kia nhảy từ trên tường xuống, cẩn thận tới gần Ngô lão hiển. Từ ánh trăng mờ mờ, Ngô lão hiển nhìn ra vẻ mặt mi thanh mục tú của đứa nhỏ kia, nhưng từ vẻ thanh tú đó lại toát ra cái gì đó rất gian tà. Hơn nữa vẻ mặt có hơi khác thường, trên trán chỉ có một hàng mi hợp lại từ hai hàng, mắt có hai đồng tử. Người bình thường một mắt có một con ngươi, nhưng đứa nhỏ này một mắt có hai con ngươi, hai mắt là bốn con ngươi. Cả ngàn người cũng không có nổi một người như vậy, theo tướng số nói thì người thế này nhất định có kỳ vận, nhưng cũng có thể là đoản vật tướng tiểu quỷ.

Ngô lão hiển thấy đứa nhỏ này có vẻ mặt tà khí, nhớ tới kỳ thư kia còn ở trong tay, ông lăn người trên đất không đứng dậy, theo bản năng nằm đè lên quyển kỳ thư đó.

Việc này làm đứa nhỏ kia chú ý tới, hai con ngươi quay tít một vòng, nói: "Vị sư phụ già có bảo vật gì mà phải giấu không cho ta nhìn vậy?"

Ngô lão hiển nói: "Nào có cái gì, chỉ là một cuốn sách rách nát. Ngươi mau tới con đường trước Lý công từ gọi người tới giúp ta với, ta sẽ cảm tạ ngươi thật tốt."

Đứa nhỏ ăn mày kia nói: "Khụ, ta còn tưởng là cái gì, hoá ra cuốn sách nát, thấy ông bị thương không nhẹ, tốt nhất là nên vào góc vườn ngồi đỡ bị rắn cắn. Trước tiên ta đỡ ông rồi đi tìm người sau."

Ngô lão hiển nghĩ thầm mình đúng là quá đa tâm, đây chỉ là đứa nhỏ ăn mày không nhà để về, e là tới chữ còn không biết, vậy thì làm sao phải e ngại với quyển sách này.

Lúc này, đứa nhỏ lau qua cái tay bẩn lên người, xoay người làm bộ đỡ lão dậy. Đột nhiên nó đã một cước vào cái chân gãy của Ngô lão hiển. Ngô lão hiển bị trọng thương, lại không phòng bị, bị đứa nhỏ kia đá trúng chân bị thương, đau tới mắt tối sầm, phát giác quyển sách trong người bị đối phương cướp mất, thầm nhủ: "Thôi rồi, cả ngày đánh nhạn lại bị nhạn mổ vào mắt."

Đôi chân của Ngô lão hiển bị gãy, bước đi không nổi, lại bị đá một cước vào chân gãy, đau tới muốn ngất, nhưng dù sao ông ta cũng là tay già đời trong ông môn, cả đời đã bắt vô số cường đạo, kinh nghiệm phong phú, luôn có hậu thủ đề phòng. Ngay khi vừa thấy tên nhỏ ăn mày kia lao đi đã hơn ba bước, lão lập tức rung tay, nhào cả người tới. Đây là một bộ pháp bắt trộm được quan sai truyền lại từ thời tiền Thanh, lập tức đối phương bị té ngã, cũng do đối phương tuổi còn nhỏ nên lão cũng hạ thủ lưu tình, không ghìm chặt cổ đối phương xuống. Nhưng chỉ cần lão không buông tay thì đứa nhỏ kia có mọc cánh cũng không thoát được.

Không ngờ đứa nhỏ ăn mày kia ngã xuống mà không hề kêu lên một tiếng, bỗng nhiên có một vật vo tròn bay tới, ngay khi cả người Ngô lão hiển đổ ập xuống, đứa nhỏ la toáng lên: "Có rắn!" Ngô lão hiển vội vàng đưa hai tay ra đỡ, trong lúc hoảng hốt tưởng đúng là rắn thật, tới lúc ngã nhào trên đất thì mới nhìn ra là cái quần của đối phương cuộn lại. Cứ vậy, chỉ trong nháy mắt phân vân, đứa nhỏ ăn mày kia đã sớm cao chạy xa bay.

Về sau đội thái phỏng điều tra phát hiện ra con sái hầu dưới giếng cạn kia có vài đồ đệ khác. Sau khi lùng bắt được vài tên, thẩm tra rồi tóm tắt lại, toàn bộ đều bị đập chết. Từ lời khai của mấy tên kia, con sái hầu tìm được kỳ thư trong miếu hoang, dựa theo đạo tà ma nuôi thi, tìm tới nơi có tảng sắt trấn sông vớt lên, sau đó buộc một cô gái mang bầu ném xuống. Nghe nói xác chết bị dìm có thể hút địa khí, đợi sau này nơi đây gặp nạn như hạn hán lũ lụt, con sái hầu sẽ tự xưng là cao nhân đắc đạo, làm trò vớt thi thể dưới xông lên, dùng pháp thuật mê tín để thu tiền. Còn về việc sái hầu đã hại chết bao nhiêu người, xác chết cô gái kia bị dìm ở đâu thì mấy tên đồ đệ bị quan phủ bắt đều không biết.

Tới tận lúc đội tuần sông ngũ hà phát hiện ra vụ án xác chết ngã ba sông, đầu đường cuối ngõ đều kể lại, Ngô lão hiển bán dược đường trên phố vừa nghe thấy là đã ngờ rằng có quan hệ với con sái hầu năm xưa. Hôm nay, lão vừa gặp mặt ba anh em Quách sư phụ là lập tức nói ra. Có thể kết luận chắc chắn rằng, đứa nhỏ ăn mày cướp được kỳ thư ở vườn rau Lý công từ năm xưa chính là đồ đệ của con sái hầu, tên là Liên Hóa Thanh. Chỗ dìm xác chỉ có con sư phụ là con sái hầu và đồ đệ Liên Hóa Thanh biết.

Năm đó, quan phủ phái người lùng bắt liên tục trong vài tháng, nhưng không hề tìm ra tung tích Liên Hóa Thanh, mà cũng không biết hắn đã trốn đi đâu, án tới nay chưa được giải. Ngô lão hiển lại què chân nên đổi nghề sang bán dược đường. Mấy huynh đệ trong đội thái phỏng của lão đều vẫn cố lùng bắt Liên Hóa Thanh, nhưng bất kỳ người nào tra ra manh mỗi là đều bị chết rất khó hiểu. Đảo mắt đã nhiều năm trôi qua, Ngô lão hiển đã nghĩ mang chuyện đó ôm vào quan tài, không ngờ hôm nay do uống nhiều rượu quá, cuối cùng lại nói ra hết.

Ngô lão hiển biết, không nói ra thì thôi, một khi nói ra là hai anh em Quách sư phụ và Đinh Mão sẽ đi tìm Liên Hóa Thanh bằng được, khuyên bảo cũng không được, chỉ còn nước dặn dò: "Nhất định Liên Hóa Thanh đã đổi tên thay họ, trốn ở trong thành. Tên này vốn rất mưu trí, hiện giờ e là đã cực kỳ khủng khiếp, mạnh hơn sư phụ sái hầu của nó không biết bao nhiêu lần. Sau này, nếu gặp được Liên Hóa Thanh, nhất định các ngươi không được coi thường."

Đinh Mão cảm thấy khó hiểu, vội hỏi: "Sư thúc, nếu đổi ta là Liên Hóa Thanh trong vụ án này, vốn đã có được kỳ thư thì ta nhất định sẽ cao chạy xa bay không bao giờ trở lại. Tại sao ông vẫn nhận định là hắn còn ở quanh đây?"

Ngô lão hiển trả lời: "Quanh đây chỉ có Thiên Tân Vệ là vùng trù phú, xung quanh có tổng cộng mười hai bảo vật trấn sông, địa khí cực thịnh. Nếu rời đi, những bàng môn tà đạo kia sẽ không thể nào thi triển được. Thứ hai là tới nơi không quen biết, hắn sẽ rất dễ bị lộ hành tung, không giống như nơi này, từ Bắc tới Nam đều đông đúc. Ta thấy, Liên Hóa Thanh là kẻ cực kỳ giảo hoạt, chắc chắn y càng trốn ở nơi sầm uất thì càng khó tìm."

Quách sư phụ và Đinh Mão nghe xong cũng thầm hạ quyết tâm: "Nếu Liên Hóa Thanh trốn ở Thiên Tân Vệ, cho dù có đào sâu ba thước, chúng ta cũng phải moi hắn lên." Cả hai lại thêm câu cửa miệng: "Chó tốt canh ba nhà, hảo hán giữ ba thôn". Chỉ vì ý nghĩ này mà về sau mới có "Chó dữ bắt yêu thôn." Nói sớm việc này nhưng chưa chắc người biết đã hiểu, vốn việc rất ly kỳ, vì cái gì mà gọi Liên Hóa Thanh là Hà yêu? Rốt cục có phải là hắn không? Xem tiếp mọi người sẽ hiểu.
 
Chương 6: Hộp sắt oan hồn


Mồm thì nói là đi tróc nã Hà yêu Liên Hóa Thanh nhưng cũng chẳng biết tìm thế nào. Ngô lão hiển lại 'tuổi đi nhanh hơn hoàng thổ', căn bản cũng chẳng làm được gì, chính quyền cũng không có ai chịu đi điều tra án cũ đã qua nhiều năm như vậy. Hiện giờ Quách sư phụ và Đinh Mão chỉ biết tự tìm biện pháp.

Lý Đại Lăng muốn đi theo hỗ trợ. Hắn là kẻ không có lợi đừng hòng đi theo, nghe Ngô lão hiển nói về kỳ ngộ ở vườn rau từ đường Lý công, biết rõ vụ án xác chết ở ngã ba sông và đại tiểu thư nhà họ Thạch mất tích cùng một thời gian, tám chín phần mười là cùng một người, không bắt được Liên Hóa Thanh thì án này không thể giải quyết ngay được. Vì Thạch lão gia đã đồng ý có thưởng nên hắn cũng phải liều mạng, chứ nếu không cũng chẳng được cắc nào.

Quách sư phụ nghĩ thầm, mặc dù Lý Đại Lăng là một tên cầu bất cầu bơ, nhưng hắn lại có thể trà trộn trên đường, chui vào ổ chuột, chỗ nào cũng có thể vào, không có hắn điều tra thì cũng không thể nào biết hết được. Qua cái lỗ tai ấy, dù có là gió thổi cỏ lay thì hắn cũng biết. Có thêm sự trợ giúp của hắn thì cũng không tồi vì thế nên Quách sư phụ đồng ý, bắt đầu đi điều tra. Vạn sự khởi đầu nan, chỉ cần tìm được một chút manh mối là sẽ có thể lần ra Liên Hóa Thanh, rồi có khi lại có thể bắt được. Nhưng án cũ đã qua nhiều năm, đâu có dễ phá, đúng là như mò kim đáy bể.

Hỏi tới hỏi lui, cuối cùng biết được Liên Hóa Thanh sinh ra tại Trần đường trang, cách thành cũng không xa. Quách sư phụ và Đinh Mão ngày nào không tìm ra, sống không yên. Hai người tới Trần đường trang tìm kiếm manh mối. Trần đường trang chính là nơi thờ cha con Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh trong truyền thuyết trấn thủ Trần Đường Quan. Thời xưa, Quan Hạ là vùng biển, về sau biển cạn, biến thành Trần đường trang, thời trước giải phóng còn có miếu Trấn Hải và miếu Na Tra. Quách sư phụ và Đinh Mão tới vùng phụ cận hỏi thăm, khi nhắc tới Liên Hóa Thanh, thật sự có không ít người biết. Nhà của Liên Hóa Thanh vốn là nhà phú hộ ở địa phương nhưng cả nhà đã sớm chết sạch.

Nhưng cả nhà họ Liên chết thế nào, vì sao Liên Hóa Thanh lại trở thành đồ đệ của con sái hầu kia cùng hướng đi phía sau thì cả Trần đường trang cũng chẳng có mấy người biết. Mà cho dù có biết thì cũng chỉ là tin đồn, không thể nào coi là chắc chắn được. Sau một ngày lân la, hai người vẫn không thu được kết quả gì, tới lúc xế chiều định về thì đột nhiên trời u đất ám, sau đó nổi cơn mưa giông.

Vài ngày trước, trời luôn oi bức không giọt mưa, hạn tới mức nhất định là sẽ úng, dưới đất là thời binh hoang mã loạn, ông trời già cũng chẳng thể nào hòa nhã được. Hai người vừa mệt vừa đói lại nhìn thấy trời mưa như trút nước, mà cũng đã tối nên đành phải tới một ngôi miếu thổ địa trong vùng tránh mưa. Có khi mưa hết cả đêm, nên phải trú ít nhất là tới sáng rồi mới có thể tính tiếp. Chỗ trú là một tòa miếu thổ địa tan hoang đã lâu, mạng nhện phủ đè lên bụi, gió lạnh từ tám phương ùa vào như không tường, ở trong còn có một người ăn xin. Cùng cảnh trong miếu, tối lửa tắt đèn, hơn nữa người ăn xin này tóc tai bù xù, mặt còn đen hơn cả Táo quân, căn bản không nhìn ra cái gì.

Người ăn xin thấy có hai người vào miếu thổ địa thì vội vàng bưng cái bát lên cầu khẩn: "Xin nhị vị thương xót, xin ngài thương xót, cho ta xin cái ăn. . ." Quách sư phụ và Đinh Mão cả ngày quên ăn, trong người có cất mấy cái bánh nướng làm lương khô, thấy người ăn xin này cũng đáng thương nên đưa ngay cho hắn một cái bánh nướng. Gã ăn xin nhận lấy cái bánh rồi rúc vào góc tường ăn như hổ đói.

Đinh Mão nói: "Anh à, đừng để đám bọ chó trên người gã kia lây sang, tốt nhất là tránh xa hắn một chút." Nhưng cái miếu thổ địa đổ nát tứ bề, diện tích cũng không lớn, còn có chỗ dột nên hai người đành phải vơ đám cỏ khô trên đất lại rồi ngồi ở góc tường, vừa gặm bánh cho đỡ đói vừa kể lại những tin tức đã nghe được trong ngày ở Trần đường trang.

Gã xin ăn kia cũng lắm miệng, nghe hai người nhắc tới Liên Hóa Thanh thì vội nói: "Nhị vị muốn hỏi chuyện liên quan tới Hà yêu Liên Hóa Thanh à? Không dối gạt hai vị, ta cũng biết không ít, hai vị thưởng thêm cho ta mấy cái bánh nướng, ta sẽ nói toàn bộ cho hai người biết."

Quách sư phụ và Đinh Mão nghĩ đơn giản là người ăn xin này muốn thêm bánh nướng, vừa nói 'chúng ta cả ngày chưa ăn cái gì, chỉ dắt theo có vài cái bánh nướng này, vừa rồi cho ngươi một cái là anh em ta phải nhịn đi một ít, giờ cũng chỉ có thể cho ngươi thêm một cái', nói xong ném cho người ăn xin kia một cái bánh nướng nữa. Gã cảm tạ rối rít rồi nói: "Có không ít người biết Hà yêu Liên Hóa Thanh ở Trần đường trang, nhưng biết rõ thì chỉ có vài người. Ta chính là một trong số đó. Bởi vì năm xưa ta đã từng ăn cơm cùng với Liên Hóa Thanh, nếu hai vị không chê tiểu nhân lắm mồm thì xin nghe tiểu nhân kể lại. . ."

Vào ban đêm, cơn mưa như khắc khoải trút xuống, người ăn xin ở trong miếu kể lại cho Quách sư phụ và Đinh Mão về lai lịch xuất thân của Liên Hóa Thanh. Liên Hóa Thanh lấy họ của mẹ. Năm xưa, Trần đường trang có gia đình lớn họ Liên, gia cảnh giàu có, trong nhà có hai con trai, một con gái. Con gái tên Thu Nương đã tới tuổi lấy chồng, gả cho một nhà trong làng. Nhà đó cũng khá giàu có. Thời trước, người ta thường rất chú trọng tới tập tục hôn nhân, ví dụ như sau ba ngày bái đường thành thân, vợ chồng cố gắng nói thật ít, nói nhiều là giảm thọ, ngày thứ tư, tân nương có thể trở về nhà mẹ đẻ, ngày này là ngày hồi môn nhưng phải trở về chứ không được ở lại. Ngày thứ tư về nhà gọi là hồi tứ, ngày thứ sáu về nhà gọi là hồi lục. Hồi tứ, hai vợ chồng phải gặp lại mặt nhau trong ngày, tới lúc trời tối không được ở lại nhà mẹ đẻ tới lúc thắp đèn, vì nhìn thấy đèn là sẽ chết tha hương, là điềm xấu.

Khi đó, những gia đình lớn đều rất coi trọng tập tục hôn nhân này. Muốn thành thân thì trước tiên phải được sự đồng ý của cha mẹ, cho người tới mai mối hẳn hoi. Trước hôn lễ, đôi bên nam nữ đều không biết nhau, như kiểu bán trâu qua núi, toàn bộ đều là mai mối hai bên mà ra. Tới nhà gái thì nói nhà trai tốt đẹp ra sao, trong nhà có bao nhiêu tiền, đến nhà trai thì nói gái hiền lành, xinh đẹp nhường nào. Sau khi trưởng bối ở đôi bên đồng ý thì vẫn còn chưa thể đính hôn ngay mà vẫn còn bước kế tiếp.

Trước kia, chuyển thiếp chính là phát danh thiếp, mai mối hôn nhân cũng gần như là trao đổi danh thiếp, có điều trên danh thiếp kia ngoại trừ danh tính còn có cả ngày sinh tháng đẻ, hai nhà tự mời thầy tới xem tuổi, hồi đó cũng không phải xem sao chiếu mệnh, chủ yếu là xem tuổi con gì, giống trâu hay đầu ngựa gì không, có xung khắc gì không, tuổi có hợp nhau không, ví dụ như bạch mã khắc thanh ngưu, thiên long khắc địa thỏ, sinh ban ngày lại ở cùng với sinh ban đêm, giống xà lại ở cùng ổ với chuột, giống rồng ở cùng giống hổ chỉ có đánh nhau ác liệt, hổ ở cùng với dê cũng không ổn, khi đó lại thành dê vào miệng cọp. Những điều đó là phạm kỵ húy. Nhìn vào tuổi rồi lại soi xuống ngày sinh, thầy bói căn cứ vào ngày tháng để nhìn ra mệnh gì. Mệnh chia ra ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Phải qua một đại đội tiết mục, nếu hoàn toàn không có vấn đề gì thì mới có thể đính hôn.

Việc hôn nhân đã được quyết, đôi bên sẽ cố gắng tìm ra ngày lành, hai nhà mang sính lễ tới cưới. Nếu như nhà có tiền thì riêng hai việc này là đã bày cỗ to mời khách khứa, bạn bè tới, tiện thể khoe tiền tài quyền thế nhà mình, thu quà tặng về. Ngày thành thân phải là ngày song song, ví dụ như mùng 6 tháng 6 hoặc mùng 8 tháng 8, nói chung là ngày càng may mắn càng tốt. Trước đó tam mai lục chứng (ba bên mai mối, sáu bên làm chứng) đều phải được mời về. Khi đó, giấy hôn thú gọi là thiếp Long Phượng, ở trên có ghi đủ tam mai lục chứng, chứng minh việc hôn nhân là hợp pháp. Liên gia Trần Đường Trang có tiền nên những tập tục kia không miễn cái nào. Hôn sự được làm cực lớn, trước ngày thành thân một ngày đã có một cái kiệu không đặt ở cửa nhà trai, vừa là để khoe của, vừa là để trừ tà, hoá giải toàn bộ tà khí, sau này không lo rước họa vào nhà.

Kiệu hoa được quy cách gồm tám người khiêng, chiêng trống gánh hát đi theo, đoàn ngựa thồ mở đường, cờ quạt treo khắp nơi, dọc đường từ nhà gái tới nhà trai được bày bố đủ cờ phấp phới, chiêng trống động trời. Sau khi diễn tập xong một lần, tới giờ sẽ mang kiệu tới trước cửa, ở cửa đã sớm treo đèn lồng sáng như ban ngày, sau đó bố trí đồng tử chuyển kiệu trừ tà. Tám đồng tử đội mũ thái tử, mặc áo đỏ thẫm, tay cầm đèn lục giác đi quanh kiệu hoa năm vòng xuôi, bốn vòng ngược, một vòng không được thiếu. Nghe nói, do mắt của đồng tử sáng nên có gì không sạch sẽ trong kiệu sẽ làm cho chúng phải khóc ngay.

Sau khi xong nghi thức đồng tử dẫn kiệu, kiệu hoa sẽ rời cửa nhà trai, tới thẳng nhà gái, những người đi theo gọi là hỉ nương, toàn bộ đều là phụ nữ, trong đó có cả mẹ, bà, dưới có con cháu, một người không được thiếu, như thế mới tính là toàn vẹn, mới mang lại may mắn. Theo tập tục cũ, đầu tiên phụ nữ bên nhà kia sẽ ra mở cửa nghênh đón, hơn nữa còn đặt một cái ghế trên giường, trên ghế là cô dâu giả, trên ghế có đặt một cái bình lớn cắm cái chổi bên trong. Trước kia, nhà nào cũng có một cái bình lớn và dài hình ống, từ trên xuống dưới không có vai. Đặt trong bình là một cái chổi lông gà, trên đặt mũ phượng, quấn quanh bằng khăn quàng, dưới mặt ghế là một đôi giầy long phượng thêu bằng tay.

Sau giải phóng, những tập tục hôn nhân mê tín kia đều bị giải trừ. Giờ nhắc lại chuyện này lại thấy nực cười. Ghế đặt trên giường, trên ghế lại có cái bình được cắm chổi đội mũ phượng quàng khăn như đúng là cô dâu đang ngồi đấy thật quái. Thế nhưng trước đúng là có loại tập tục này, mà còn có giảng giải hẳn hoi, bình cắm chổi đồng âm với bình đồng âm tức là bình an, chổi lông gà đồng âm với như ý cát tường, thật ra cũng chỉ vì cố gắng làm thế nào cho cảm thấy là tốt nhất mà thôi. Chủ yếu là đồng tử dẫn kiệu, lúc đó trời đã tối, sau khi đi vài vòng quanh ghế, nếu trong phòng có quỷ, đám nhỏ này sẽ bị doạ khóc. Cho nên trước ngày thành thân một ngày, kiêng nhất là đám nhỏ vào nhà khóc.

Trẻ nhỏ khóc chưa chắc là do nhìn thấy gì doạ người. Ai mà chẳng biết lũ nhỏ cười khóc bất thường, việc này sao có thể ép chúng được. Nhưng nó lại làm người khác cảm thấy bực bội, vì thế người lớn nghĩ đủ trăm phương ngàn kế trông chừng.

Vào ngày đưa kiệu, khi kiệu vừa tới Liên gia, chưa kịp nhấc chân gì thì chợt có một trận gió to thổi tới cát bay đá chạy. Cả hai nhà lúc đó cũng coi thường nghĩ là không có gì, mà cùng ngày cũng không mang đồng tử vào nhà.

Ngày hôm sau là ngày đẹp để cưới hỏi, cô dâu lên kiệu hoa. Trên đường tới nhà trai không hề thiếu bất kỳ tập tục hôn nhân nào. Người ngày trước mê tín, rất tin vào những tập tục này, e sợ rước vào nhà sao rủi. Cũng không biết số kiếp thế nào, Thu nương Liên gia đi lấy chồng, ngày hôm trước kiệu không có đồng tử, tới ngày thành thân, ngay khi chuẩn bị bước qua chậu than vào nhà thì xảy ra chuyện. Bước qua chậu than là tập tục phổ biến, ví như những quả phụ tái giá, việc đầu tiên phải làm là vấn tóc bước qua chậu than. Đây là do người ta sợ hồn chồng cũ bám theo vào nhà. Ngoài ra, những ai đi viếng đám ma hay thăm mộ về nhà cũng phải bước qua chậu than, cũng là do sợ cô hồn dã quỷ theo về nhà. Vào hôm Thu nương Liên gia thành thân, ở cửa nhà cũng đặt một chậu than, trong chậu có chút than cháy hồng tượng trưng, ngụ ý là sau này sẽ là những ngày đầm ấm. Nhưng không biết tại sao, cuối cùng tân nương tử lại không bước qua nổi chậu than.

Ngày qua cửa của Liên Thu nương, ở cửa có chậu than, nhưng bước mãi không qua. Mà lúc đó, trời cũng đã tối tới mức phải thắp đèn, điều này khác hẳn những nơi khác. Ở nơi khác, phần lớn cưới vợ vào ban ngày. Trong khi đó, ở đây thì bình thường rước vợ tới cửa là trời tối phải thắp đèn, ở trước cửa nhà treo đèn rực rỡ. Trong đó có rất nhiều người mê tín nói, do buổi sáng chuẩn bị, tân nương tử ngồi lên cái ghế được đám đồng tử đi qua. Nhưng mọi người đừng quên, trước ngày cưới một hôm, Liên gia không có cho đám đồng tử đi qua kiệu.

Nghe nói sáng sớm hôm đó, Thu nương theo tập tục cũ ngồi lên cái ghế, chải đầu sơ, bởi vì con gái trước đi lấy chồng đều phải chải đầu sơ, sau khi lấy chồng sẽ búi tóc lại, quấn ra đằng sau, thoa son đánh phấn, tỉa mày, rửa mặt chải đầu đầy đủ, sau đó đeo toàn bộ trang sức lên, đầu đội mũ phượng, trùm khăn đỏ, mặc quần lụa xanh, tân nương mặc hỉ phục màu hồng pha xanh là dựa theo câu: ‘Hồng quan nhân, lục nương tử’, lại lấy khăn quàng trùm kín lại không thể để người trông thấy quần lụa xanh. Sau khi làm xong hết những việc này, tân nương còn phải khóc một trận, tỏ vẻ luyến tiếc khi rời cha mẹ gả cho người ta. Tới lúc lên kiệu thì cũng là lúc trời tối thắp đèn.

Khuê nữ nhà đại gia gả đi mang theo đủ các thứ, đặc biệt còn có cả người đi theo ra cửa, người ôm tráp, vác hòm trang sức, ôm gà, ôm chậu, ôm bình, tóm lại là đủ các loại của hồi môn. Tới cả kiệu hoa mà Thu nương lên cũng là kiệu tám người khiêng, trong ngoài có kiệu lớn lồng kiệu nhỏ, giữa là kiệu tâm, đại kiệu chưa vào sân, kiệu nhỏ chưa vào phòng.

Nhà chồng bên kia cũng chuẩn bị từ sáng sớm. Chú rể được một người khác giúp rửa mặt, chải đầu, mặc quần áo. Chú rể thân mặc long bào đỏ thẫm, trên có thêu 'Hải Thuỷ Giang Nhai', trước ngực có hình hoa hồng, chân đi triêu ngoa, đầu đội mũ mềm hai cánh. Cách ăn mặc của trạng nguyên khi xưa thế nào thì chú rể mặc y hệt, bởi thành thân là ngày đại sự trong đời, thời xưa hay gọi là tiểu đăng khoa. Trong đám cưới ngoài lạy trời lạy đất để hoà hợp đôi bên, còn phải cúng bái ba vị Phúc, Lộc, Thọ cùng với tượng Nguyệt Lão. Trên bàn cúng có đặt một đôi nến màu đỏ tượng trưng cho chữ Hỉ, ở giữa đặt lư hương, phía sau đặt cái đấu, trong đấu chứa đầy cao lương đỏ. Toàn bộ ba thứ đó ở trên cùng với cái bình cắm chổi tạo thành một chỉnh thể được coi là trấn trạch bảo vệ bình an.

Khi kiệu tới cửa, người nhà chồng không được ra ngoài đón, mà ngược lại còn phải đóng cửa chính lại. Đó là một trong những tập tục lằng nhằng của xã hội cũ. Chính vì có quá nhiều quy củ thành ra không có mấy nhà làm đủ được. Theo tình hình gia cảnh khác nhau mà các gia đình khác cũng sẽ điều chỉnh. Theo tập tục xưa, cửa nhà sẽ được đóng chặt, người ở bên ngoài gọi bà bà ra mở cửa, câu nói này coi như sửa lời thừa nhận mình là người nhà chồng, lúc đó bà bà sẽ ra mở cửa. Bà bà ra mở cửa nhưng phải đi ngay vào nhà, vì trước khi thành thân, không được nhìn mặt tân nương. Sau đó, chú rể đi ra, cầm cung lên bắn ba mũi tên vào kiệu, lấy ý 'Tam tiễn cập đệ', và tránh tà ma. Tới lúc dưới đất trải nỉ đỏ đủ thì cô dâu mới rời kiệu, mọi người đi theo sau tới trước chậu than. Nói chung toàn bộ quá trình có thể gói gọn lại là ra mở cửa, chú rể giương cung bắn ba mũi tên vào kiệu hoa nhưng không mũi nào trúng.

Việc này cũng không thể trách chú rể được, bởi ngày đó đã chẳng còn ai thèm học bắn tên nữa rồi, tới cung còn kéo không lên thì bắn nỗi gì. Bắn tên cũng chỉ là làm ra vẻ cho có, bởi vì bắn tên, bước qua chậu than khi vào cửa được coi là có thể chắn tà khí ngoài cửa. Nhưng hôm đó, tân nương tử tới trước chậu than thì bước mãi không qua. Đây có thể coi là điềm xấu nên toàn bộ người bên cạnh vội tới giậm chân, thúc dục nương tử: "Cô chủ mau bước qua đi!" Đằng sau vừa thúc vừa đẩy làm cho cuối cùng cô dâu giẫm chân thẳng vào chậu than, làm lửa bắn tung toé ra.

Cô dâu cũng ngạc nhiên với việc mình vừa làm, cảm giác thấy chân mình như có người túm lấy, kéo khăn lên nhìn thì toàn bộ những người đón dâu phải choáng váng. Dưới khăn là một đứa nhỏ thanh tú, một hàng mi dài, đôi mắt song đồng đang ôm chân Thu nương, chẳng trách tại sao không bước qua nổi. Đứa nhỏ kia cũng không hề nói gì, cũng chẳng nói là từ đâu tới.

Nhà chồng cũng mặc kệ. Đầu tiên, việc dẫm đổ chậu than khi xuất giá chính là mang tà khí tiến trạch, huống hồ lại còn đứa nhỏ không rõ lai lịch kia. Cả nhà chồng đều cho rằng Thu nương tư thông sinh ra dã chủng kia, nhất quyết không cho vào nhà. Cuối cùng việc hôn nhân phải hoãn lại. Không còn cách nào, kiệu hoa lại trở về điểm xuất phát.

Gia chủ nhà họ Liên nghe xong chuyện kia cũng tức giận, thoạt nhìn là việc mười mươi rồi, Thu nương là cô nương chưa chồng, bên người đột nhiên lại mọc ra đứa bé, dĩ nhiên là phải có tư tình với người ta, mang thai mới đẻ ra. Loại chuyện này không phải là chưa từng có trong các gia đình lớn, đây là bất hạnh của cả gia đình, bôi nhọ tổ tông, từ nay về sau ra cửa không ngóc đầu lên nổi, người ngoài cứ thế nói xấu sau lưng, chủ nhà chỉ còn nước tức đến hộc máu. Thu nương cũng là cô gái tính tình cứng rắn, trong lúc nhất thời quá xấu hổ và giận dữ không chịu nổi, đâm đầu tự tử ngay vào bàn gỗ cúc lê trong nhà trước mặt bố mẹ anh em.

Cha mẹ Thu nương thương đứa con gái chết thảm, hối hận không ngăn nó lại. Đứa nhỏ kia thì không ai rõ là tự dưng chạy tới hay là do Thu nương sinh ra, nhưng Liên gia cảm thấy là cốt nhục nhà mình, không muốn đuổi đi nên nuôi nấng coi như con trong nhà, đặt tên là Liên Hoá Thanh, cấm không cho người khác nhắc tới chuyện này, nhưng vẫn không ngăn được người ngoài đồn đại. Bởi đứa nhỏ này biết bơi từ bé nên có rất nhiều người cho rằng năm xưa Thu nương rời nhà đi thăm người thân, lên thuyền qua sông Vĩnh Định thì bị lật, toàn bộ người trên thuyền đều chết cả, chỉ có duy nhất Thu nương thoát hiểm, về nhà thì mang bầu, nhất định là Hà yêu đầu thai, bởi ngày xưa có câu 'gặp đại nạn không chết nhất định có chuyện'. Còn về việc có phải Hà yêu đầu thai không thì cũng chỉ là một câu chuyện vẫn còn để ngỏ.

Trước kia, con gái thường hay mặc áo rộng, Liên gia nhà cao cửa rộng, bụng to cũng chỉ ở trong nhà nên người ngoài chẳng ai biết được, tới hai tháng cuối thoái thác thân thể không khoẻ, ở lỳ trong phòng thì đẻ con cũng chẳng ai hay, sau đó Thu nương đưa con nhờ người khác nuôi, tới ngày thành thân, đứa nhỏ mới chạy tới ôm chân không cho Thu nương qua cửa, làm Thu nương phải tự sát tại nhà. Xem ra Hà yêu này đúng là loại ma quỷ.

Dù sao đó cũng chỉ là lời đồn đại, việc xấu trong nhà Liên gia cũng không tiện nói ra bên ngoài, không bao giờ đề cập tới việc này với người. Nhưng càng cố giấu thì lời đồn bên ngoài lại càng nhiều. Qua mười năm sau, hai lão nhân đứng đầu Liên gia lần lượt qua đời, hai huynh đệ trong nhà tranh đoạt gia sản, nhân cơ hội đuổi thẳng Liên Hoá Thanh ra khỏi nhà. Hai anh em kia cơ bản là không muốn chia của cho đứa nhỏ kia, mà cũng không muốn nuôi không nó, tốt nhất là để mặc chết đói ngoài đường, hoặc tốt nhất là cho lang sói xé xác, thế là gọn. Từ đó về sau, Liên Hoá Thanh lưu lạc đầu đường, ngày ngày nương thân ở ngôi miếu nát, dựa vào nghề ăn mày mà sống qua ngày. Sau đó, vào một đêm tối trời, Liên gia cháy, gió đẩy thế lửa, lửa giúp uy gió. Trận hoả hoạn biến toàn bộ nhà cửa Liên gia thành mảnh đất khô. Già trẻ trai gái Liên gia chết tổng cộng bảy mươi người, không một ai trốn thoát. Nghe nói tối đó có người thấy một đứa nhỏ ăn mày lén lén lút lút khoá chặt cửa sau lại.

Lai lịch của Liên Hoá Thanh thật quá khó phân biệt. Ai cũng có ngày sinh tháng đẻ, nhưng hắn lại không có. Người ở Trần đường trang đều sợ hắn mang xui xẻo tới, thành ra ai cũng xa lánh. Thường ngày hắn cũng chỉ kiếm cơm trong thành, tới đêm trở về, trộm cắp lặt vặt đều làm. Có một đêm, gặp hai đứa ăn mày khác trong miếu thổ địa, tuổi gần xấp xỉ, cũng đều tầm mười tuổi, Liên Hoá Thanh thấy hai đứa là lập tức nổi lên dã tâm.

Liên Hóa Thanh nói với hai đứa ăn mày: "Nhị vị, chúng ta đều là người bơ vơ không nhà không cửa, chi bằng học theo 'kết nghĩa vườn đào', ba anh em chúng ta kết nghĩa, ở với nhau có thể giúp đỡ lẫn nhau được."

Hai đứa nhỏ ăn mày vừa nghe thì vui mừng nói: "Thật tốt quá, đang lo không có người thân."

Lúc đó, ba người kết bái, không có tiền mua hương nên dúm đất làm lư, cắm vài nhánh cỏ như hương, dập đầu trước thổ địa, kết bái huynh đệ.

Liên Hóa Thanh lớn hơn hai đứa kia một hai tuổi nên trở thành đại ca. Y nói với hai đứa nhỏ: "Sau này chúng ta là huynh đệ có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. Người xưa đã có câu: "Có cha theo cha, chết cha theo anh. Hai người các ngươi không cha không mẹ, từ nay về sau nên nghe lời đại ca ta."

Hai đứa nhỏ ăn mày lập tức đồng ý: "Đại ca nói rất đúng. Từ này về sau, huynh chính là đại ca. Chúng ta đều phải nghe theo lời đại ca."

Từ ngày đó, Liên Hóa Thanh không còn đi ăn xin bên ngoài nữa, cả ngày ngủ trong ngôi miếu nát, để hai đứa nhỏ kia ra ngoài phố xin ăn, mặc kệ sống chết ra sao, mỗi bữa hắn đều ăn trước. Hai đứa nhỏ ăn mày kia nghĩ, dù thế nào hắn cũng là đại ca, có được cái gì cũng phải cho đại ca ăn trước, nhưng dù sao không thể ngày nào cũng thế được. Mặc dù trong lòng có chút bất mãn nhưng ngoài miệng thì cũng không dám nói ra.

Vào một năm khi hoa màu mất mùa, chết đói không ít người, muốn xin ăn cũng không biết đi xin ở đâu. Hai đứa nhỏ kia phải nằm chờ chết đói trong ngôi miếu nát. Liên Hóa Thanh chỉ lo cho bản thân mò ra ngoài kiếm cái ăn, cũng không biết từ đâu, hắn kiếm được một ít cơm trắng, ở trên còn cả chút đồ ăn, trong thức ăn có nguyên cả tảng thịt. Đồ ăn cũng không nhiều, một người thì no nhưng ăn hai ba người thì thiếu. Khi đó, hắn đem cái hũ về đặt trên đống lửa trong miếu.

Hai đứa nhỏ ăn mày ngửi thấy mùi thịt, vội vàng đứng lên nói: "Vẫn là huynh trưởng có bản lĩnh, vừa ra ngoài đã kiếm ngay được cái ăn. Chúng ta có phần cơm này thì không lo chết đói nữa rồi." Liên Hóa Thanh lập tức nói: "Các huynh đệ, đây là ta phải đánh liều mạng đi ăn trộm đồ ăn trong hiệu ở thành, không ngờ lại có người nhìn thấy, vì thế đã ăn không ít gậy. Các ngươi ngủ ngon trong miếu, không biết xấu hổ hay sao mà còn ăn cả phần cơm ta phải đánh đổi cả mạng đi lấy về này?"

Hai đứa nhỏ ăn mày nói: "Sao đại ca lại nói lời ấy. Hôm nay hai đứa ta đói quá không lết nổi nữa chứ bình thường không phải chúng ta lấy cơm về cho ngươi ăn sao?"

Liên Hóa Thanh nói: "Bây giờ khác trước. Vào những lúc mất mùa lớn thế này, mạng người còn không bằng chó. Với phần cơm này, ta có thể sống qua được, nhưng nếu chia cho hai đứa ngươi thì ta lại chẳng thể sống nổi. Hai người các ngươi cũng đừng trách huynh ta bạc tình quả nghĩa, muốn trách thì trách số mệnh mình đen đủi. Huynh ta ăn được chỗ này, giữ được mạng sẽ không quên hai người anh em các ngươi. Từ nay về sau, nếu ta phát tài, tam tiết nhị cung sẽ lấy rượu ngon cơm trắng tế tự các ngươi. Hai người các ngươi cứ an tâm mà chết đi."

Ở Trần đường trang còn truyền lưu một chuyện khác. Kể về lúc Liên Hóa Thành còn ở Liên gia, từng có một vị thầy bói đi qua Trần đường trang. Liên lão gia tìm thầy bói kia về, mời thầy xem tướng số cho đứa nhỏ Liên Hóa Thanh. Thầy bói kia vừa nhìn Liên Hóa Thanh, thấy đứa nhỏ mày ngang trên mặt, mắt có hai đồng tử thì chỉ nói là kẻ đoản mệnh, còn lại thì sống chết cũng không dám nói ra, thà dẹp biển cũng nhất quyết không nói tướng số của đứa nhỏ kia. Người ở Trần đường trang đoán rằng, thầy bói kia nhìn ra đứa nhỏ là Hà yêu đầu thai, vì vậy không dám nói ra.

Không uổng công mọi người khen chê, đừng nhìn bộ dạng không tệ của Liên Hóa Thanh, tâm địa của hắn thật sự ác độc. Hắn không những không cho hai huynh đệ kết bái của mình ăn mà còn nói, hai người các ngươi cố sống lay lắt cũng chỉ thêm giày vò, chi bằng chết đi cho thoải mái. Lúc nói những lời này, mí mắt y không hề nháy chút nào, chỉ chăm chăm lo cái hũ trên đống lửa, chẳng khác gì vừa làm việc nhà vừa nói chuyện. Điều này nói lên rằng, y căn bản không coi hai huynh đệ ra gì cả, như thể y coi đây là hai con chó hoang sắp chết đói. Ngày trước nói cái gì là đồng sinh cộng tử, đơn giản chỉ là để bắt hai đứa nhỏ kia đi ăn xin hộ.

Hai đứa nhỏ ăn mày thấm lạnh, thầm mắng: "Hay cho tên Liên Hóa Thanh ngươi. Hai chúng ta mắt mù mới nhận ngươi làm đại ca. Chẳng trách mọi người đều nói ngươi là Hà yêu đầu thai. Dám làm như thế với hai huynh đệ đã từng dập đầu kết nghĩa với ngươi, quả thật là quỷ sống khoác da người."

Liên Hóa Thanh nhìn thấy hai đứa nhỏ kia đang nhìn chằm chằm vào hũ đồ ăn, nói không cho là bọn chúng sẽ liều, dù sao hai đấm khó đánh bốn tay, huống chi lúc người tức giận liều mạng, nếu đánh nhau thật thì e là khó giải quyết, nên y nói: "Hai vị huynh đệ, vừa rồi huynh ta cũng chỉ là nói đùa thôi. Chúng ta đều đã dập đầu kết nghĩa, chẳng lẽ đại ca ta lại không biết xấu hổ để các ngươi ngồi nhìn ta ăn một mình sao?"

Hai đứa nhỏ ăn mày nghe thấy thì hơi bất ngờ, vội lau nước mắt nói: "Đại ca là người nhân nghĩa, huynh đệ ta đã hiểu lầm ngươi." Liên Hóa Thanh nói: "Nhân nghĩa thì vẫn là nhân nghĩa. Đồ ăn này chỉ có một phần, một người ăn có thể giữ mạng, nhưng chia cho ba người thì phải chết cả ba. Không bằng tự nói số khổ, xem ai khổ nhất, đáng thương nhất thì phần cơm này sẽ thuộc về người đó."

Hai đứa nhỏ ăn mày nói: "Được, cái này gọi là theo số mệnh, ngươi là đại ca nên nói trước đi."

Liên Hóa Thanh nghĩ thầm: "Hai cái đứa vắt mũi chưa sạch có thể nói lại được ta sao? Ta nói vài câu là các ngươi câm họng, sau đó ăn cơm. Hai ngươi cứ thế mà chờ chết đói đi."

Năm đó, ăn xin toàn phải kể khổ ra như kiểu vừa niệm vừa hát, đánh vào tâm lý người nghe, làm người ta phải cho ăn. Việc này không thể làm khó được Liên Hóa Thanh, chỉ nghe y nói vài câu: "Nhà ở miếu nát, cỏ làm đệm chăn, đầu gối khối gạch, người mặc áo rách, ba năm không mặn, nay mới thấy thịt." Nói dứt lời, hắn lập tức vươn tay ra với đồ ăn.

Một đứa nhỏ ăn mày lập tức ngăn lại nói: "Đại ca từ từ đã. Ngươi nói chưa gọi là khổ, ngươi nghe huynh đệ ta một chút xem sao. Ta không nơi dung thân, cỏ nát làm đệm, đầu gối nửa viên gạch, ngày ngày rách tới da, thỉnh thoảng uống nước lạnh, nay mới thấy cơm." Tính ra thì đứa nhỏ này đúng là kể khổ hơn Liên Hóa Thanh. Lần đầu thấy cơm nên nói xong định với tay ra lấy đồ ăn ngay.

Đứa nhỏ ăn mày còn lại đỡ: "Đại ca, nhị ca kể vẫn chưa coi là khổ. Nghe ta chút xem sao. Ta không chỗ dừng chân, đầu gối cùi chỏ, quanh năm cởi chuồng, trời làm chăn, đói từ lúc sinh. chỉ chờ phần cơm này. Nhất định là hai anh không thể nào khổ bằng ta được, xin lỗi huynh đệ, ta ăn . . ."

Cái hũ đặt trên lửa đã lâu, đồ ăn nóng bốc hương nghi ngút. Đứa nhỏ ăn mày kia đói tới mức tái xanh cả mặt, đang định với tới ăn thì tên ăn mày trước không đồng ý nói: "Tam đệ nói hươu nói vượn, từ lúc sinh ra đã đói thì sao còn sống tới bây giờ được?" Người kia lập tức nói: "Nhị ca uống nước lạnh mười mấy năm thì sao có thể sống được đến bây giờ đây? Vì sao ta không thể đói từ lúc mới sinh?"

Trong lúc hai đứa nhỏ kia đang tranh luận không ngớt, Liên Hóa Thanh vô thanh vô tức cầm một viên gạch lớn, thu vào trong tay, nhè thẳng vào gáy hai đứa kia, một cú quật ngã một đứa. Hai đứa nhỏ ăn mày đáng thương còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì đã phơi thây tại chỗ. Liên Hóa Thanh chửi chó chết rồi ném viên gạch trong tay đi, dọn sạch hai xác chết, sau đó lấy cái hũ trên đống lửa ra, thổi sạch khí nóng, ném đồ ăn nóng hổi vào miệng. Chợt, y nghe thấy một tiếng bùi ngùi: "Thật ác độc. Vì tranh một miếng cơm thừa mà ngươi dám ra tay hại chết anh em kết nghĩa với mình, không sợ gặp báo ứng sao?"

Liên Hóa Thanh ngẩng phắt đầu lên, thấy ngoài cửa có một cái đầu của một lão già, trên mặt có một vết sẹo dài, chỉ nhìn thoáng qua mà lòng đã phát lạnh, đằng sau còn có một con mã hầu lớn, xem qua bộ dạng thì có vẻ đây là một con sái hầu chuyên đi biểu diễn. Liên Hóa Thanh cũng không nén nổi giật mình, nhưng vẫn làm ra vẻ trấn tĩnh: "Hai bọn chúng là lũ chuột nhắt xin ăn, đấu tranh nội bộ. Vì tranh ăn nên mới bỏ mình, làm gì có liên quan tới ta?" Con sái hầu như vớ được của, cười lạnh hai tiếng ha hả, nói: "Được đấy, dám trợn mắt nói lời bịa đặt." Liên Hóa Thanh nói: "Ngươi là một con sái hầu, việc gì phải quản ta. Ở chỗ chết đói này thì cần quái gì trong sạch, đúng là ta gạt ngươi đấy, có sao không?" Sái hầu nói: "Ta không định lừa ngươi mà muốn mời ngươi đi tìm một vật dưới sông."

Hóa ra con sái hầu này sống trên núi hoang, vô tình nhặt được một quyển kỳ thư tà ma. Bàng môn tà đạo này cũng không có pháp môn trường sinh bất tử xuất thần gì, chỉ có tà pháp chiêu hồn xác chết. trong đó cũng có không ít trận pháp âm dương. Con sái hầu này chỉ là loại biểu diễn kỹ nghệ nay đây mai đó, trình độ văn hóa có hạn, mà cũng không có dã tâm gì lớn, chỉ tính tới nước kiếm tiền tài, sau khi biết phong thủy ở Thiên Tân Vệ, bảo vật trấn sông ở ngã ba sông, có thể nuôi thi ở dưới đáy sông. Nếu đem người sống dìm chết giữa mắt sông, sau khi chết oán khí sẽ không tiêu tan, để thêm vài năm tới nạn lụt, hạn hán, xác chết sẽ mọc đầy rêu, giống y hệt cương thi lông rậm, ai thấy đều khiếp vía, chỉ có mình con sái hầu này biết là chuyện gì. Tới lúc đó, nó chỉ cần xưng là cao nhân có dị thuật, thi triển thần thông hàng thi quái, kêu gọi xây miếu tạo tháp trấn sống để bình an thì liệu từ quan to hiển quý cho tới người buôn bán nhỏ. . .;liệu có ai không quyên tiền không?

Từ đó nó có thể một phát lên trời, có điều con sái hầu này không biết bơi, muốn kiếm một tên cướp sông để làm đồ đệ, lại nghe tới Hà yêu Liên Hóa Thanh từ lúc đẻ ra đã giỏi bơi lội nên nó lập tức chạy thẳng tới tìm. Tới nơi thì đúng lúc Liên Hóa Thanh đang tranh ăn với hai đứa ăn xin, đứng sau lấy gạch giết chết hai người, xong rồi không thèm để ý cứ thế ăn cơm. Con sái hầu thấy đứa nhỏ này quá lợi hại, có thể giết huynh đệ kết nghĩa thì nhất định cũng có thể giết sư phụ, nhưng trước mắt lại cần đứa nhỏ này nên đành phải dùng lời ngon tiếng ngọt, hứa hẹn với Liên Hóa Thanh: "Nếu ngươi nguyện ý làm đồ đệ ta, sau này sẽ có ăn có uống, sư phụ còn có thể truyền pháp thông thiên. Từ này về sau sống yên phận thì không ai dám bắt nạt ngươi." Liên Hóa Thanh đã đường cùng, nghe xong con sái hầu già nói một phen thì không khỏi động tâm, ngay lập tức bái sư, đào hố sau miếu chôn hai cái xác, sau đó theo con sái hầu vào thành. Về sau, con sái hầu gây tội ác chồng chất bị trời phạt, chết dưới giếng cạn ở vườn rau Lý công từ. Liên Hóa Thanh may mắn chạy thoát, nhưng do có án trong người nên cũng không dám lộ diện trong thành.

Quách sư phụ và Đinh Mão hỏi chuyện lúc ban ngày ở Trần đường trang đều không thể tường tận được bằng câu chuyện của lão ăn mày. Cho dù có vẽ ra thì cũng không thể tường tận tới vậy được. Hai người thầm nghĩ, nhất định là tên ăn mày này năm xưa từng xin cơm cùng với Liên Hóa Thanh nên mới biết rõ tới vậy, có điều theo những gì hắn nói thì hai đứa nhỏ ăn mày ở miếu thổ địa năm xưa đã sớm bị Liên Hóa Thanh ra tay dùng gạch đánh chết. Lúc này, hai người sực tỉnh: "Chẳng lẽ ma quỷ trong miếu thổ địa kể oan khuất?"

Quách sư phụ nghĩ tới đây, trong lòng nhất thời kinh ngạc, mở miệng hỏi lão ăn mày: "Làm sao ngươi biết rõ ràng tới vậy? Rốt cuộc ngươi là ai?" Lời nói vừa ra tới miệng thì bỗng nhiên cảm thấy lạnh toát cả ngươi, ông ta và Đinh Mão giật mình như vừa tỉnh mộng, nghe được tiếng gà gáy văng vẳng từ xa xa, dụi dụi mắt thì thấy mưa gió ngoài trời đã ngưng, trời đã hửng sáng. Không ngờ ngủ lúc nào không hay mà đã qua một đêm. Hai người đứng dậy nhìn về chỗ lão ăn mày ngồi ở góc tường. Nếu ở đó có người thì chỉ có thể là cái tượng thổ địa nghiêng sát vào góc tường.

Không biết là ma quỷ năm xưa kể oan tình, hay là thổ địa hiển linh, hay cũng có thể là người ăn mày kể chuyện thật. Trời đã sáng mà hai người vẫn vừa sợ vừa nghi. Mấy câu cuối không nghe rõ nên chỉ còn nước dựng bức tượng thổ địa lên, gạt cỏ với bùn đất ra, cúi đầu như lạy vài cái.

Đinh Mão nói với Quách sư phụ: "Nửa đêm qua, lão ăn mày có nói, Liên Hóa Thanh từng chôn thi ở dưới cây sau miếu thổ địa, không biết là có thật hay không." Hai người đứng dậy ra sau miếu xem thì thấy đúng là có một gốc cây khô đã nghiêng ngả, qua mưa gió nên mối mọt gần hết. Hai người tới thôn mượn công cụ, đào dưới gốc cây một trận thì không lâu dưới bùn đất hiện ra một cái hộp sắt, bên trong hộp sắt có hai bộ xương khô.

Hộp sắt là hộp hương thường dùng trong miếu thổ địa ngày trước, bởi dân gian thường cho rằng vật làm bằng sắt có thể trừ tà trấn quỷ. Liên Hóa Thanh lo sợ oan hồn của hai đứa ăn mày níu chân, cho nên bỏ hai xác chết vào hộp sắt, năm đó do vội đi nên cũng không chôn sâu cho lắm. Hai người Quách sư phụ nghiến răng nghiến lợi trước hành động của Liên Hóa Thanh, đứng trước tượng thổ địa thề: "Trời có mắt, bất kể Liên Hóa Thanh trốn ở đâu, dù có liều hai cái mạng này chúng ta cũng không quan tâm, nhất định phải bắt hắn ra trước công lý."

Sau này hai bộ xương khô được đưa tới nghĩa trang, lập hồ sơ án đầy đủ, có điều khi đó thời thế đang loạn, cục cảnh sát phá đại án, trọng án không hết, vừa nhìn thấy hai đứa ăn mày chết mười mấy năm rồi thì cũng không tìm hiểu nhiều, sau khi lập án cũng không hỏi gì nhiều. Nhưng nhóm người Quách sư phụ thì vẫn quyết tâm bắt Hà yêu Liên Hóa Thanh, hỏi thăm tung tích y ở khắp nơi, nhờ vả toàn bộ bạn bè, ngoại trừ đội cảnh sát năm sông, tới cả Hỏa Thần Miếu và Sơn Đông Câu Tử Bang cũng đi theo hỗ trợ. Hơn nữa Lý Đại Lăng lại quen biết với đám du côn vô lại chuyên buôn bán vặt, nên mạng lưới giăng khắp nơi, trong ngoài thành đều có cơ sở. Bởi vậy mới nói muốn phá án trước tiên phải quen thuộc địa bàn, phàm nơi nào có gió thổi cỏ lay là phải biết. Cứ gây sức ép như vậy, chẳng lẽ lại không tìm được dấu vết nào để lại sao?

Nhưng cũng một phần là do khí số Liên Hóa Thanh đã tận, quỷ thần cũng không dung. Ngày đó xảy ra một chuyện ngẫu nhiên làm đội tuần sông phát hiện ra 'con rết đầu vàng', dẫn tới cảnh 'Âm dương hà gặp nạn, chó dữ thôn bắt yêu."
 
Chương 7: Quan tài dưới ao sen


Câu chuyện diễn ra ở hai nơi.

Một ngày tên béo Lý Đại Lăng đi tới dự một buổi tang lễ, nhà người ta có tiền nên phát tang khá to. Hắn giả mạo tăng nhân đi tới niệm kinh siêu độ, kiếm chút cơm ăn với tiền thưởng, trước lúc về, mượn lúc nhà tang gia bối rối, trộm cái bình dế, định đem về nuôi dế bên trong, nhưng khi vừa nhìn thấy đáy bình thì đôi mắt lập tức sáng quắc lên.

Dưới đáy bình có chữ Tam Hà Lưu, nhưng thứ làm Lý Đại Lăng thấy sướng nhất chính là niên đại cực kỳ đáng để ý. Chiếc bình này được sản xuất vào những năm cuối triều Thanh, mà nhắc tới thời đó là nhắc tới trò thi đấu dế mèn. Trò này trở thành phong trào trong đám con cháu vương công quý tộc. Nhớ năm xưa, quân bát kỳ Mãn Thanh tiến vào quan trung, tung hoành thiên hạ. Lúc mới khai quốc, người Nữ Chân vẫn còn sinh hoạt trong rừng sâu núi thẳm. Trong rừng lại nhiều dã thú ít người ở nên người Nữ Chân chủ yếu sống bằng nghề đánh cá và săn bắt. Theo sử sách ghi lại, người như rồng, ngựa như hổ, leo trèo như vượn, xuống nước như rái cá, giỏi bắn tên, dũng mãnh tuyệt luân. Tộc người dũng mãnh đó đánh thẳng vào quan nội, đứng đầu thiên hạ, sau đó đánh Đông dẹp Bắc mở mang bờ cõi. Nhưng tới thời kỳ Thanh mạt, đám con cháu bát kỳ lại vứt đi hết bản lĩnh của ông cha, tới con thỏ cũng không bắn nổi, cả ngày chỉ lo sống phóng túng, cứ thế làm cho triều Thanh suy sụp. Trong những thú tiêu khiển xa xỉ thì đấu dế là hạng nhất, từ một con dế có thể kiếm được vạn lượng. Mà côn trùng thì phải có bình nuôi, không có bình tốt sẽ bị người khác chê cười. Bình lại được có thể truyền đời về sau nên càng ngày càng đáng giá. Ba chữ Tam Hà Lưu là tên hiệu của một vị sư phụ họ Lưu có tay nghề cao siêu. Bình dế của ông ta rất được người hai vùng Kinh Tân săn tìm. Tới thời sau dân quốc, toàn bộ đều trở thành những vật báu quý giá.

Thật ra, bình thật không hề có chữ Tam Hà Lưu, có chữ này thì nhất định chỉ là loại phỏng chế, sợ người khác không biết nên mới ghi vào. Lý Đại Lăng không biết việc này, lại ngỡ là vớ được bảo vật, đem đi tìm người mua, gặp một đám người, trước không ít con mắt, hắn bị người ta cười chế giễu một trận, hoá ra cái bình có chữ lại không đáng giá. Do quá tức giận, Lý Đại Lăng ném thẳng cái bình qua đường, mảnh vụn bắn thẳng vào trán người đi đường, máu chảy be bét. Vị kia lại là người không dễ động vào, phải bồi thường thì mới bỏ qua. Tiền mấy ngày đi niệm kinh, tiền túi đều phải móc hết ra. Hắn tìm Quách sư phụ để mượn tiền thì lại đúng lúc Quách sư phụ và Đinh Mão đang đi truy xét tung tích Liên Hoá Thanh. Không còn tiền, lại không vay được đâu, cuối cùng ba người chẳng còn cách nào phải đi làm giúp việc vài ngày để giải quyết nhu cầu ăn ở trước mắt.

Giúp việc vài ngày nói trắng ra chính là làm công ngắn hạn. Ở kênh đào phía Bắc có một đám người tụ tập, phần lớn là thợ nề, nhà ai cần ngươi giúp đều tới nơi này để mướn về, cuối ngày trả tiền công. Cùng ngày, ao sen ở vườn hoa Lý Thiện Nhân đã bị ứ đọng, cần mướn bảy tám người nạo vét, không quan trọng tay nghề gì không, chỉ cần tay khoẻ chịu khổ, không sợ bẩn thỉu là được, tiền công tính theo ngày, một ngày là một quan tiền, nuôi ăn hai bữa. Những lão thợ nề ỷ vào có tay nghề, lại ngại thời tiết oi bức nên không thèm làm việc khuân vác thế này. Ba người kia đang thiếu tiền, thấy việc là nhảy vào, huống hồ tiền công cũng không ít. Nếu so sánh với việc vác bao hàng ở nhà ga Lão Long Đầu thì tiền công như nhau, nhưng việc khiêng bao hàng kia phải mệt muốn chết, tính ra việc nạo vét bùn đất ở ao sen vườn hoa Lý Thiện Nhân vẫn còn nhẹ nhõm hơn nhiều. Ba ngươi vui sướng, tưởng vớ được miếng ăn nên lập tức đi làm luôn trong ngày. Không ngờ, nạo vét ao sen lại tìm thấy một quan tài.

Vườn hoa Lý Thiện Nhân được xây dựng vào những năm cuối triều Thanh, lúc chiến tranh nha phiến xảy ra, do một người buôn muối họ Lý bỏ tiền, mệnh danh là 'Vĩnh viên'. Buôn muối ở triều Thanh luôn có tiền nên vườn hoa xây dựng ra cũng cực kỳ xa hoa, bố cục mô phỏng theo vườn hoa ở Tô Châu

Khoảng cuối thời Dân quốc đã gần như trở thành một công viên mở cửa tự do rồi, sau giải phóng chính thức đổi tên thành Công viên Nhân Dân. Tên công viên ở cổng chính do chính tay Mao Chủ Tịch viết. Bên trong công viên có một cái hồ rất lớn, hoa sen phủ kín mặt nước, xung quanh xây hòn non bộ bảo tháp để trang trí, đình đài lầu các cây cối sum suê. Vào giữa hè, hàng đêm hoa sen nở rộ khắp mặt nước, gió mát mẻ. Dưới đêm trăng, ếch đua nhau kêu vang, phong cảnh say lòng người. Nơi đây đã biến thành một nơi hóng mát tránh nóng tuyệt vời. Nghe nói, kể từ sau khi vườn hoa Lý Thiện Nhân xây dựng xong, con đường tài lộc trong nhà không thuận lợi, người ta đã từng mời thầy phong thủy đến xem. Thầy phong thủy nói vườn hoa này có thế hại chủ, bởi vì hồ nước có hình dạng giống như tuấn mã, tuấn mã phá tài. Muốn thay đổi phong thuỷ thì phải sửa lại hai chỗ. Một là bên cạnh hồ nước phải trồng nhiều loại cây, cây cối rậm rạp sẽ ngăn kín đường chạy của ngựa. Hai là mở rộng diện tích vùng hồ nước ở chỗ đùi ngựa. Lý gia y theo lời của thầy phong thủy, trồng thêm vô số cây cối trong vườn hoa, mở rộng mặt nước ao sen. Hơn nữa, họ còn dựng lên một tòa Tàng kinh các đóng vai trò trấn vật trong vườn hoa. Sau này, qua mấy đời chủ nhân, vườn hoa đã biến thành một công viên tự do ra vào, diện tích không lớn lắm, từ nam đến bắc dài ba dặm, từ đông sang tây rộng hai dặm. Cảnh vật trong công viên khá đẹp, đặc biệt là cảnh hoa sen nở rộ vào mùa hạ. Tuy nhiên, ngay sát bờ của cái ao hoa sen này lại có những chỗ liên tục sinh ra bùn trầm tích, bởi vậy mà hoa sen vô duyên vô cớ héo rũ.

Công viên đành phải mướn người đến hót sạch chỗ bùn đó, Quách sư phụ và hai người anh em của ông ta cũng có mặt trong đội quân này. Tổng cộng mướn về bảy kẻ làm mướn công nhật, mỗi người được phát một cái xẻng. Đầu tiên họ nhổ sạch sẽ những cây hoa sen đã chết héo, sau đó đào chỗ bùn tù đọng lên, xúc lên xe cút kít mang đi đổ. Phần tiền công này quả thực không dễ kiếm, trời thì nắng dữ dội, lớp bùn thì tanh tưởi. Khi đào bùn trong ánh nắng chói chang vào giữa những ngày nóng nhất trong năm, toàn thân hôi rình mồ hôi quện lẫn với mùi bùn thối. Cũng còn may là tiền công không quá thấp, một ngày được cấp hai bữa cơm, thừa mứa bánh bao và cháo đậu xanh. Đào đến trưa ngày hôm sau, ao sen đã biến thành một cái hủng, dưới đáy hủng lộ ra một ít gạch cổ vỡ vụn. Sau khi hốt hết đám bùn thối lẫn lộn gạch vụn đi, bên dưới hiện ra một cái nắp quan tài đen thui. Đám người làm công nhật đã đào được một ngôi mộ cổ dưới đáy ao, tin tức lan truyền ra, kéo không ít người hiếu kỳ đến xem. Cái ao đầy bùn thối, những người này chỉ có thể đứng nhìn từ xa. Quách sư phụ phát hiện ra, không riêng gì con người bu quanh ao sen xem náo nhiệt, mà còn có một số con vật rất kỳ quái kéo đến.

Cả một đám người bu quanh xem rướn cổ trợn mắt, toàn bộ nhìn chằm chằm vào cái quan tài đã hé nắp trong bùn thối dưới ao sen, không một ai để ý tới còn có những động vật khác theo chân bọn họ cùng đến xem. Nhưng Quách sư phụ lại có thể nhìn một cái là phát hiện ra ngay, trong lòng hết sức bất an.

Giữa ban ngày ban mặt, không ai cảm thấy sợ hãi cả. Có người nói nếu đào ra mộ cổ như thế này thì phải báo quan. Quản lý vườn hoa không biết làm thế nào, cảm thấy nếu dưới ao sen có mộ cổ, có lẽ nên di dời nó đi, nếu không sau này còn ai dám đến vườn hoa Lý Thiện Nhân chơi nữa. Nhưng dù có nói thế nào thì trước tiên cũng phải móc quan tài lên xem thế nào đã. Đám làm mướn công nhật vô cùng hưng phấn, ầm ĩ bàn tán bảo rằng, bên trong chiếc quan tài được đào ra từ trong lớp bùn tù đọng này chắc công ta có đồ vật giá trị, ai lấy được sẽ là của người đó. Lúc này, Lý Đại Lăng và Đinh Mão rất muốn tranh thủ chiếm lấy công việc đào móc này, nếu moi ra đồ tốt thì có khả năng sẽ được chia phần.

Quách sư phụ nói: "Tôi thấy thế này có vẻ không hay lắm, tiếp theo có khả năng sẽ xảy ra chuyện gì đó, chúng ta đừng tham gia đào. Không tin các ngươi cứ nhìn vào ao sen một cái, xem kia là con vật gì?"

Hóa ra không biết từ lúc nào, quanh ao sen đã có hơn mười con ếch toàn thân xanh biếc kéo đến. Hơn nữa, từ trong ao sen vẫn còn có những con ếch xanh khác liên tục nhảy ra rồi tập trung lại một chỗ. Bầy ếch xanh đó càng lúc tụ tập lại càng nhiều. Toàn bộ đám ếch đó đều hướng về một nơi, đồng loạt nhắm thẳng vào chiếc quan tài trong vũng bùn. Bầy ếch im hơi lặng tiếng tỏ ra cực kỳ giận dữ. Diện tích mặt nước trong công viên Lý Thiện Nhân không nhỏ, có đủ loại hoa sen, có ếch xanh là điều rất bình thường. Khi đào ra một chiếc quan tài dưới đáy vũng bùn, mọi người hiếu kỳ kéo đến xem thì không có gì đáng nói, nhưng một bầy ếch xanh đông đảo tập trung ở gần đó thì có lẽ đã là việc khác thường rồi. Bầy ếch canh chừng giống như gặp thù địch. Không biết đào ra được cái quan tài này là cát hay là hung.

Ba

Quách sư phụ cảm thấy có chuyện khác thường, bảo Lý Đại Lăng và Đinh Mão đừng có tham gia đào cùng với mấy kẻ làm mướn công nhật. Còn bốn gã làm công nhật kia thì lại cho rằng, có những loài động vật bé nhỏ như ếch tồn tại là điều quá đỗi bình thường, không có gì đáng bận tâm. Ao sen của vườn hoa Lý Thiện Nhân lớn như vậy, không có ếch xanh mới là lạ. Giữa ban ngày đào được quan tài thì cần gì phải sợ xác chết, bây giờ không tranh thủ ra tay, đợi lát nữa trong quan tài có thứ gì tốt thì cũng chỉ còn cách đứng nhìn mà thèm. Bốn người cùng nảy sinh lòng tham, không một ai khuyên nổi. Những kẻ bu lại xem náo nhiệt ở xung quanh cũng nhấp nhổm than thở, hận không thể mau chóng moi quan tài lên xem bên trong đến cùng là có cái gì.

Từ xưa tới nay, lợi lộc luôn làm người ta nảy sinh lòng tham. Bốn gã làm mướn công nhật cả đời mình chưa từng vắt kiệt sức như lần này. Cả bốn người bọn họ dùng cánh tay trần đào móc bùn tù đọng. Tiết trời nóng bức, mặt trời mùa hè chói chang chiếu thẳng vào đỉnh đầu, mồ hôi rơi như mưa cũng chẳng làm ai khó chịu, chỉ tập trung men theo hình dáng quan tài mà đào bới. Bốn người này đầu óc ngu si tứ chi phát triển, chỉ biết cậy mạnh. Đào cả một buổi, cái quan tài mới lộ ra được một nửa. Huyệt của cái mộ cổ dưới đáy ao sen hôi thối rất chật hẹp. Bên trên đắp thành mộ, phía dưới dùng gạch đá xây thành huyệt. Qua kết cấu có thể phán đoán là cái huyệt này được xây vào đầu thời nhà Thanh. Tới nay đã được gần hai trăm năm, có thể coi như là mồ mả tổ tiên rồi. Có lẽ là vào lúc xây dựng hoa viên Lý Thiện Nhân ở chỗ này, mộ phần bị lấp bằng. Phần rìa của ngôi mộ bị lớp bùn tù đọng của ao sen bao quanh. Quanh năm bị lớp bùn này ăn mòn, gạch của ngôi mộ đã đổ sụp xuống, quan tài ngâm trong nước cũng đã trở nên mục nát. Chiếc quan tài này được chôn theo kiểu đông cao tây thấp, theo phương vị đầu gối về đông chân xuôi về tây. Tuy nhiên, hoa văn màu vàng kim của thành quan tài vẫn chưa mờ hết, sau khi lau bùn đi vẫn có thể nhìn thấy đó là một hình vẽ bướm vờn trong gió theo lối thủy vân. Bên ngoài quan tài được trang trí theo lối thủy vân đã chứng tỏ mộ phần này là của phụ nữ.

Lý Đại Lăng nói: "Nhiều ếch xanh như vậy, liệu có phải là đám thiêu thân muốn ăn lớp sơn hoa văn màu vàng kim bên ngoài chiếc quan tài hay không?" Quách sư phụ trả lời: "Đừng có nói vớ vẩn! Lớp sơn màu bên ngoài quan tài làm sao có thể ăn được?" Đinh Mão nói: "Hình vẽ bên ngoài quan tài hoàn toàn không phải là bươm bướm, mà là hồ điệp." Ba người xúm đầu lại, ngươi một lời ta một câu khẽ thảo luận. Lúc này, từ trong đám người xem náo nhiệt có một vị Tiểu Trương Bán Tiên bước ra, đã đọc qua mấy bản kinh Âm Dương, thông thạo xem thời tiết mưa nắng. Nhà y cha truyền con nối xem phong thuỷ. Xưa kia, ông nội của y được tôn xưng là Trương Bán Tiên, đến y đã là thầy phong thủy đời thứ sáu. Tuổi tác người này không lớn lắm, ngoài hai mươi nhưng chưa đến ba mươi. Hôm nay, nghe người ta kháo đào được mộ cổ trong công viên Lý Thiện Nhân, nên y cố tình tới xem náo nhiệt. Sau khi nhận ra những người trong đội tuần sông, y mới bảo với Quách sư phụ và Đinh Mão: "Hình vẽ bên ngoài chiếc quan tài này không phải là bươm bướm cũng không phải là hồ điệp, mà nửa giống điệp nửa giống bướm, nói chung là pha trộn giữa hai loài vật này. Con vật này được gọi là Thanh phù. Nghe nói, ở phương nam có loại trùng biết bay này. Thời cổ, người ta coi Thanh phù là biểu tượng cho tiền tài, cứ vẽ hình nó lên là sẽ phát tài. Có khả năng khi còn sống, người phụ nữ trong quan tài này là người phương nam. Còn hình vẽ thanh phù theo lối thủy vân bên ngoài quan tài mang hàm nghĩa lưu lại tiền tài cho đời sau."

Quách sư phụ nói: "Thì ra là thế, thanh phù thì đúng là tôi đã được nghe nói tới. Loại trùng biết bay này được chia làm tử mẫu, mẫu không rời tử, tử không rời mẫu. Dùng máu của mẫu trùng và tử trùng bôi vào hai đồng tiền khác nhau, khi mua thứ gì trả cho người ta bằng tử tiền. Đến lúc nửa đêm, tử tiền chắc công ta sẽ bay trở về bên cạnh mẫu tiền. Cho nên tử mẫu tiền dùng mãi không bao giờ hết." Lý Đại Lăng hưng phấn nói: "Còn có chuyện tốt như thế này cơ à? Tôi sẽ đi bắt vài con thanh phù, sau đó lấy máu chúng bôi vào tiền, sau này không bao giờ còn phải phát rầu vì thiếu tiền nữa." Quách sư phụ nói: "Chẳng biết đây là cách làm của cái thằng ham tiền đến phát điên nào nghĩ ra, làm sao mà có thể dùng được?" Ông ta quay sang hỏi Trương Bán Tiên: "Tiểu Trương tiên sinh, thầy thử nói coi, tại sao khi đào chiếc quan tài này trong vũng bùn ra, lại có nhiều ếch xanh kéo đến như vậy? Chẳng lẽ chúng đã coi hình vẽ màu con bướm bên ngoài quan tài trở thành miếng mồi hay sao?" Trương Bán Tiên lắc đầu nói: "Tôi nghĩ không phải như vậy, ếch xanh làm sao mà nhận biết nổi hình vẽ bên ngoài quan tài là thanh phù hay là bươm bướm chứ."

Trong lúc bọn họ nói chuyện, bốn gã làm công nhật đã đào đến mức năm mặt ván quan tài lộ thiên. Thế nào được gọi năm mặt ván lộ thiên? Nắp quan tài là một mặt, hai tấm gỗ dài hai tấm gỗ ngắn xung quanh là bốn mặt còn lại. Như vậy năm mặt ván đều đã lộ ra rồi, chỉ còn đáy quan tài là vẫn còn ngập dưới bùn. Đám ếch xanh nhảy ra từ trong nước ao sen đã tập trung lại thành một bầy mấy chục con. Toàn bộ tất cả những người đứng xem đã bắt đầu sởn cả da đầu. Đã bắt đầu có người cầm đá ném chúng. Bầy ếch bị đuổi tản ra, không lâu sau lại tập trung lại như trước, bày trận giống như được chỉ huy, chỉnh tề ngồi chồm hỗm trên mặt đất. Cả một đám trợn mắt phồng mang, mang đầy vẻ giận dữ, không nhúc nhích nhìn thẳng vào chiếc quan tài dưới đáy hủng, thái độ giống như lâm trận. Đến lúc này, tất cả những người vây quanh xem đều có cảm thấy có điềm gở, hảo tâm khuyên bảo mấy gã làm công nhật đừng tiếp tục đào nữa, chẳng biết chừng trong cái quan tài đó có vật gì không may.

Bốn

Bốn gã làm công nhật chính là người thấy hơi tiền nổi máu tham, đã đến nước này có nói cái gì cũng nghe không lọt tai. Đến khi thấy bùn đã được đào tương đối, họ cầm xẻng nạy nắp quan tài ra. Cái nắp quan tài rất dày, những người này lại chẳng biết đường nhổ những cái đinh dài trên nắp quan ra trước, liên tục cạy vài cái mà vẫn không ra. Nhưng đáy quan tài bị lớp bùn trầm tích làm cho mục nát, đã tạo thành một lổ thủng lớn, chỉ có điều lớp bùn đã che khuất nên không nhìn thấy. Bốn gã đàn ông đầu óc ngu si tứ chi phát triển này dùng sức nạy nắp quan tài, làm cho chân hoa sen gãy rời ra. Bốn tấm ván hai dài hai ngắn, người chết được đặt ở bên trong mô phỏng theo hình tượng đỉnh đầu mây lành chân đạp hoa sen*. Tấm ván dưới chân người chết có hình vẽ hoa sen bằng sơn vàng, phía trên đỉnh đầu là hình vẽ mây lành. Bốn gã làm công nhật dùng sức quá mạnh, tấm ván vẽ hoa sen của quan tài đã bị thủng sẵn, lúc ấy lại rơi ra một miếng to, làm lộ ra hai bàn chân tam thốn kim liên** đeo giày thêu. Thời xưa, phụ nữ nhân phải có bàn chân nhỏ, thon gọn. Nhưng, mặc dù đã đeo giầy thêu bằng gấm, đôi chân người chết vẫn khiến cho người xem có cảm giác không cân đối, chối mắt không sao tả xiết. Đám đông đứng xem xung quanh kiễng chân nhìn chằm chặp vào đôi chân của xác người phụ nữ trong quan tài, trong một khoảnh khắc lặng ngắt như tờ.

*Hình ảnh thường thấy trong các tranh vẽ các vị phật.

** Thời nhà Thanh có tục bó chân, nếu dài ba tấc thì được gọi là 'tam thốn kim liên', là tiêu chuẩn đẹp nhất của bàn chân phụ nữ.

Giày thêu bên trong quan tài lộ ra ngoài, khi gặp phải bùn lập tức biến chất biến thành màu đen. Nhưng những sợi tơ vàng và trân châu khảm trên đôi giày vẫn lấp lánh chói mắt dưới ánh nắng, phản chiếu thẳng vào mắt một gã làm công nhật. Gã đâu còn bận tâm đến những ánh mắt đang nhìn trừng trừng của mọi người, thò tay ra túm lấy hai chiếc giày thêu khảm châu báu. Nhưng ngay khi chạm vào đó, gã cảm thấy hai bàn chân nhỏ bé của xác ngườii phụ nữ trong quan cử động.

Công viên Lý Thiện Nhân thuê người làm công nhật dọn dẹp bùn tù đọng trong ao sen, không ngờ lại đào được một chiếc quan tài đã chôn từ hai trăm năm trước. Một gã trong số những kẻ làm công nhật ỷ vào ban ngày, bạo gan vươn tay ra, nhưng khi vừa mới chạm tới chiếc giày thêu như búp măng, hai cái chân của xác chết phụ nữ trong quan tài bỗng nhiên cử động. Gã sợ tới mức rụt phắt tay về, ngã ngồi xuống vũng bùn quắp người lại không đứng lên nổi. Ba kẻ làm công nhật khác là đồng hương của gã, cùng nhau đi kiếm việc làm, hấp tấp chạy tới nâng gã dậy. Nhưng họ đã dùng đủ mọi cách mà gã vẫn không thể đứng dậy được. Gã này đã bị sợ đến mức tê liệt ngay tại chỗ.

Trước đây có người đùa dại, đêm tối đóng giả quỷ dọa người khác, khiến kẻ đó sợ tới mức ngồi phệt xuống đất cả buổi không đứng dậy nổi. Nếu nói theo cách mê tín, đó là trường hợp bị thất hồn lạc phách vì đột ngột kinh sợ. Sau khi hồn phách quay trở lại nhưng vẫn không về đúng vị trí ban đầu. Có đôi khi chỉ kéo dài vài ngày là người đó có thể khôi phục, nhưng cũng có đôi khi tê liệt cả đời không thể nào chữa khỏi. Gã làm công nhật này quả thật là sợ tới mức chân tay mềm nhũn ngồi ngây ra đó, hai chân đã mất hết cảm giác, cạy miệng không nói được một câu. Ba kẻ đồng hương nhấc gã ra khỏi vũng bùn, giao cho mấy người Quách sư phụ trông nom. Bọn họ muốn tiếp tục xuống dưới lấy chiếc giày thêu của xác người phụ nữ trong quan tài.

Những người hiếu kỳ đứng xem đều đứng ngoài rìa cái hủng. Bên bờ ao sen, bùn được móc lên để thanh tẩy ứ đọng chất thành một đống lớn, bên dưới toàn bộ đều là lớp trầm tích tanh tưởi, không một ai có ý định sán lại gần. Có người tinh mắt, nhìn thấy hai bàn chân nhỏ bé dưới đáy quan tài hình như đột ngột cử động, lên tiếng khuyên bảo ba gã làm công nhật đừng có lại gần, không may bị xác chết vồ. Ba người kia đâu có chịu nghe, người quản lý công viên Lý Thiện Nhân có mặt ở đó cũng không ngăn nổi bọn họ. Nếu đổi lại là lúc nửa đêm, đúng là bọn họ không dám lại gần, nhưng giờ là ban ngày trời quang mây tạnh thì có gì phải sợ?

Từ xưa tới nay, nghèo luôn đi đôi với khó. Nghèo có thể làm con người khốn khó, nghèo thì sẽ mất ý chí, không có tiền sẽ bị trói chân trói tay. Ngoài đường của ngon vật lạ gì cũng có, nhưng không có tiền thì chỉ có thể đứng ngắm, đến nửa đêm mới nằm mơ được hưởng thụ một phen, mở mắt ra lại trở về với thực tại làm phu khuân vác gặm bánh ngô. Sống ở đâu cũng cần phải có tiền, không có tiền là lâm vào túng quẫn khốn khó. Những gã làm công nhật nghèo mạt rệp này đâu có nhìn ngó gì đến xác chết phụ nữ trong quan tài, trong mắt chỉ có đôi chân đeo giày thêu kim tuyến bên rìa nạm vàng đang lộ ra ngoài. Bên trên đôi giày được khảm mấy hạt trân châu nhỏ như hạt gạo, phần gấm của nó và cái quần đã biến chất thành màu đen, chỉ còn những sợi kim tuyến và trân châu trên giày là còn đáng giá mấy đồng tiền. Ánh mắt ba gã làm công nhật rực cháy ngọn lửa tham lam. Nhưng khi đến gần chiếc quan tài, bọn họ rõ ràng không kìm nén được nỗi sợ hãi, nhưng vẫn không tông tag được sự tham lam, từng bước một tiến lại gần, run rẩy đi tới tóm lấy cặp giày thêu trên đôi bàn chân của xác người phụ nữ.

Lúc này, Quách sư phụ đang đứng cạnh vũng bùn đỡ cái gã đã sợ mất vía, nghe thấy người này không ngừng lẩm bẩm trong miệng cái gì đó. Hai người Quách sư phụ và Đinh Mão lờ mờ nghe thấy hình như gã nói cái xác chết phụ nữ kia sẽ cử động. Hai người tương đối kinh ngạc. Dù đã ở trong đội tuần sông vớt xác người chết đuối nhiều năm như vậy, nhưng họ lại chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy người chết cử động giữa ban ngày. Vài ngày trước, mặc dù ở kho hàng nhà ga Lão Long Đầu xảy ra tình trạng cương thi vồ người, nhưng nghe người ta nói, đó là chuyện không bằng không cớ, thật sự khó có thể phân biệt là giả hay thật. Mặc dù đích xác là chuyện lạ, nhưng lại chỉ xảy ra vào thời điểm nửa đêm. Người chết giống như đèn tắt, người phụ nữ trong quan tài dưới ao sen đã chết hơn hai trăm năm, huống hồ ban ngày là lúc dương khí mạnh nhất, nếu bảo xác chết này cử động giữa ban ngày ban mặt thì kiểu gì họ cũng không thể nào tin được. Nhưng sự việc ngày hôm nay lại rất khác thường. Cứ nhìn những con ếch xanh biếc giống như được nhuộm bằng thuốc vây quanh quan tài giống như gặp phải thù địch như vậy, là đủ biết tất yếu có điều kỳ quái.

Năm

Trong lúc Quách sư phụ thất thần chốc lát, ba gã làm công nhật đã vươn tay chạm vào giày. Đột nhiên, trong quan tài vang lên một loạt tiếng động lục cục kỳ dị, khiến cho ba gã thanh niên đó sợ tới mức mặt mũi trắng bệch. Tại sao quan tài chôn dưới lớp bùn tù đọng của ao sen lại có thể phát ra tiếng động? Chẳng lẽ xác chết phụ nữ này thật sự cử động? Đừng có nghĩ nông dân không đọc sách, nửa chữ cũng không biết mà lầm, những câu truyện truyền miệng về yêu ma quỷ quái gì mà họ chẳng được nghe. Vừa rồi ánh mắt chỉ tập trung nhìn chằm chằm vào đôi giày thêu khảm châu báu, lúc này họ mới liên tưởng tới những quỷ quái yêu ma trong nghĩa địa của thôn làng, nghĩ ra đủ mọi việc đáng kinh ngạc khiến người ta giật mình có khả năng xảy ra.

Ba người cho rằng xác chết phụ nữ trong quan tài sắp chui ra ngoài, lập tức bắp chân co rút, hối hận vì đã nảy sinh lòng tham, muốn quay đầu chạy trốn. Nhưng hai cái chân lại nặng như chì không thể nhấc lên nổi. Lúc này, mọi người đều nhìn thấy từ trong quan tài hoa sen phụt ra một luồng khói vàng, cùng với đó là âm thanh lục cục quái dị. Toàn bộ những người đứng bên rìa vũng bùn xem náo nhiệt cứng đờ người ra. Đứng cách rất xa vẫn có thể ngửi thấy mùi xác chết khăm khẳm, hai mắt cay đến chảy cả nước mắt. Ba gã làm công nhật đứng ngay gần bên dưới hủng, vừa mới tiếp xúc với luồng khói màu vàng này đã lập tức ngã lăn đùng ra giống như ba cây cột gỗ.

Trước đó Quách sư phụ đã thực sự cảm giác có điều không hay. Khi nhìn thấy ba gã làm công nhật hít phải khói vàng trong quan tài rồi ngã gục, một lát sau luồng khói vàng lại rút vào trong quan tài, ông ta vội vàng bịt kín miệng mũi, lôi kéo Đinh Mão và Lý Đại Lăng tranh thủ cứu người. Mỗi người kéo một gã. Đến khi kéo ba gã như kéo chó chết đến bên rìa cái hủng, nhìn lại thì đã thấy ba kẻ này đều đã nhắm chặt hai mắt, sắc mặt tái nhợt, giống như đã bị ngạt thở bởi mùi xác chết, kéo dài thêm một lúc nữa là không thể cứu được. Đến lúc này, toàn bộ những người vây quanh xem đều kinh ngạc, vội vàng nhéo sau lưng vê trước ngực để cứu ba gã làm công nhật.

Cùng lúc đó, những con ếch xanh đã nhảy từ ao sen vào trong vũng bùn đột nhiên hướng thẳng về cái quan tài đồng loạt phùng lớp da dưới cằm mà kêu ồm ộp. Lỗ thủng dưới đáy quan tài lại tiếp tục phát ra tiếng lục cục quái dị. Ngay sau đó, bên dưới chân quan tài hoa sen có hai con động vật quái dị giống nhau như lột cùng thò đầu ra. Lớp da bên ngoài nổi lên những cục xù xì như mụn cơm, đích xác là hai con cóc quỷ to đến mức kì quái. Hai con này là một cặp một trống một mái, trên lưng có hoa văn ngũ sắc đẹp rực rỡ. Chúng há cái miệng rộng hoác phát ra vài tiếng ồm ộp, trong bụng lục cục rung động, cùng nhau nhả ra một luồng khói vàng mù mịt.

Đến giờ mọi người mới ngớ ra, phần gạch của cái mộ dưới ao sen đã sụp xuống, quan tài ngâm trong bùn nhão đã mục nát từ lâu. Con cóc quỷ chui vào trong quan tài thông qua lỗ thủng, biến ngôi mộ cổ thành sào huyệt của mình. Cóc quỷ rất thích sống chui rúc dưới lớp bùn âm u ẩm ướt của huyệt mộ. Màu sắc của hoa văn trên người càng sặc sỡ thì càng độc. Hai con cóc này có vẻ không chịu nổi bầy ếch đánh trống reo hò, bị ép chui ra khỏi quan tài phun sương màu vàng. Bầy ếch xanh cũng không dám tới quá gần. Song phương giống như đã rơi vào thế phải đối đầu, đứng nguyên một chỗ giằng co một lúc lâu. Luồng sương màu vàng do hai con cóc quỷ phun ra dần nhạt đi, hoa văn rực rỡ lộng lẫy trên lưng chúng cũng nhạt hẳn đi.

Đúng lúc này, từ trong ao sen có một con ếch xanh to gấp hai những con còn lại nhảy ra. Nó ngồi chồm hổm trên mặt đất, to xấp xỉ bằng bàn tay của một người lớn xòe rộng ra, nghiễm nhiên có khí thế vương giả. Nó xòe hai chân trước ra để đọ khí thế cùng với hai con cóc quỷ. Khí thế của song phương ngang nhau khó phân cao thấp. Đám người vây quanh xem đua nhau nhặt đá lên, nhè vào hai con cóc quỷ mà ném. Hai con cóc quỷ dường như đã phun sạch khói độc, bất đắc dĩ chạy trối chết. Vừa mới chạy đến rìa vũng bùn, chúng đã bị người ta quơ lấy xẻng đập nát bét thành hai đống thịt bầy nhầy. Có người lập tức than thở đáng tiếc. Trên lưng cóc có lớp sụn, khi chúng còn sống gỡ lớp sụn, rồi moi hết ngũ tạng lục phủ ra. Sau khi phơi khô dưới nắng mặt trời, sụn cóc và da cóc đều là những thứ rất giá trị, có thể dùng làm thuốc. Khi quay sang nhìn những con ếch xanh, đã thấy chúng nối đuôi nhau nhảy trở về ao sen. Chỉ trong khoảnh khắc, mặt nước đã lặng xuống, không còn thấy bóng dáng của chúng. Sau này, có người lập một cái miếu bên cạnh Tàng kinh các của công viên Lý Thiện Nhân thờ phụng thần ếch xanh. Tuy nhiên, quy mô không lớn, cũng chẳng có mấy ai hương khói, sau giải phóng đã bị dỡ bỏ. Sau khi đổi tên thành Công viên nhân dân, cái ao đã trải qua một lần dọn dẹp kỹ lưỡng, nhưng dù có sửa sang thế nào thì cuối cùng vẫn không thể làm cho hoa sen mọc nhiều như trước.

Sáu

Lại nói tiếp, không biết là ai đã báo quan, sau khi người cơ quan nhà nước đến, mấy người Quách sư phụ nhận tiền xong lập tức chấm dứt công việc. Kế tiếp, đám người xem náo nhiệt cũng lũ lượt rời khỏi công viên. Sau đó, nghe nói chiếc quan tài đó đã bị di dời đi chỗ khác. Dân tình đồn ầm lên, Thần sông Quách Đắc Hữu lại cứu được mấy mạng người ở ao sen. Đó chỉ là chuyện nghe hơi nồi chõ. Giờ nói đến chuyện chính, lúc ấy nhận được tiền công, sau khi đi ra khỏi cổng, ba anh em bàn nhau trước tiên tới nhà tắm tắm một cái, kỳ cọ sạch sẽ bùn thối bám trên mình. Khi ra khỏi cổng chính công viên Lý Thiện Nhân, ba người vừa vặn gặp Trương Bán Tiên đi cùng đường. Bốn người đi đến ngã tư thì gặp một cái xe đẩy con bán nước Hà Lan.

Nước Hà Lan thật ra là loại nước có ga đầu tiên, dùng bột bạc hà và đường mía pha với nước đun sôi để nguội, có người còn thêm bột sô-đa, là loại đồ uống mát lạnh cực kỳ dễ làm. Tôi cũng không biết có phải là do người Hà Lan phát minh ra đầu tiên hay không, dù sao khi nó đến tay tôi thì đồ uống này đã trở thành phổ biến rồi, đã được gọi là nước Hà Lan. Cuối đời nhà Thanh, Thiên Tân vệ đã bắt đầu có bán. Đến cuối thời Dân quốc, người ta đã bán đủ loại nước có ga đủ tiêu chuẩn, trong nước nước ngoài đều sản xuất, nhưng dân chúng lại không thích uống. Họ vẫn quen uống loại nước Hà Lan do mình tự chế. Nhưng uống loại nước này dễ bị tiêu chảy. Trước kia, có dạo còn có người chết vì uống loại nước này. Ưu điểm của nó là giá rất rẻ, còn rẻ hơn một cốc trà đá. Nước có ga đựng trong chậu sứ in hình hoa sen, dùng đá ướp lạnh, nhìn là thấy hấp dẫn. Vào những ngày nóng nực nhất mùa hè uống một chén, mát lạnh đã khát, thanh họng giải nóng, đó cũng là một loại hưởng thụ. Mọi người đầu trần hứng nắng ở ao hoa sen của công viên Lý Thiện Nhân quá nửa ngày trời, phơi nắng đã đến mức chảy mỡ, nóng bức không chịu nổi. Quách sư phụ mời Trương Bán Tiên và hai người anh em của mình đứng ngay bên lề đường uống hai chén nước Hà Lan, vừa uống vừa cùng thảo luận với Trương Bán Tiên về trận chiến giữa bầy ếch và cóc tại ao sen. Quách sư phụ nói: "Công viên Lý Thiện Nhân này tôi đã vào chơi không biết bao nhiêu lần, nhưng quả thật không ngờ dưới đáy ao sen lại có quan tài."

Trương Bán Tiên tiếp lời: "Nơi này có quan tài cũng không phải là chuyện kỳ quái gì cả. Theo tri thức mà người của thế hệ ông nội tôi để lại, ông cụ nhà tôi đã sớm nhận thấy địa thế của công viên Lý Thiện Nhân không tầm thường."

Đinh Mão cười nói: "Bán Tiên xuất thân từ thế gia phong thủy, chúng tôi bàn luận những chuyện như thế này trước mặt Bán Tiên có khác nào là múa rìu qua mắt thánh, có phần coi thường người khác."

Lý Đại Lăng không tin Tiểu Trương Bán Tiên, lên tiếng: "Cái gì mà coi thường người khác. Theo tôi thấy, Trương Bán Tiên là bán vải quên mang theo kéo. Quan tài dưới ao sen của công viên Lý Thiện Nhân đã biến thành ổ cóc trú ngụ rồi, thế mà còn được coi là bảo địa phong thuỷ hay sao?"

Tiểu Trương Bán Tiên nói: "Thực sự không phải là nói khoác, những gì tôi nói đều có căn cứ."

Lý Đại Lăng nói: "Ồ, còn có căn cứ...? Vậy thầy nên giảng giải tường tận cho chúng tôi, đến cùng có căn cứ gì vậy?"

Như thế nào gọi "Có căn cứ" ? Nói trắng ra, đây chỉ là cách nói khi người ta muốn thuyết phục người khác. Nói là có căn có cứ, thực ra chỉ là dẫn ra những gì đã được viết trong sách, luận một vài đoạn điển cố. Nếu như ngươi có thể tìm ra dẫn chứng, vậy thì được gọi là "có căn cứ", nói chuyện mà không có căn cứ chỉ là lời nói tầm phào.

Tiểu Trương Bán Tiên nói: "Không tin có phải không? Ông tổ đời thứ ba của Trương gia tôi có thể xem phong thuỷ cắt âm dương. Danh không phải mua, tiếng không phải chuộc, nếu như không có vài phần bản lĩnh thực sự, tôi sao dám nói ra những lời đao to búa lớn trước mặt mấy người anh em các vị đây? Nói cho mọi người biết, con sông hai bên công viên Lý Thiện Nhân có nhiều nhánh, tự nhiên hình thành thế giống như con trùng trăm chân. Đầu tròn thân dài đuôi nhỏ, dựa theo sách vở, đó là hình một con Kim Vĩ Ngô Công. Hai cái huyệt một ở đầu một ở đuôi, người được chôn ở trong hai cái huyệt đó không phú cũng quý. Nhưng âm khí của hai cái huyệt này rất nặng, dễ thu hút yêu ma đến trú ngụ trong phần mộ. Lúc trước, khi đào bùn mở hòm quan tài ở đó đã xảy ra chuyện gì, chẳng phải mấy người đã tận mắt nhìn thấy hay sao?"

Bất thình lình nghe thấy câu này, Quách sư phụ quả thật giống như nghe thấy sét đánh giữa trời quang, phụt sạch ngụm nước Hà Lan vừa mới uống vào trong miệng vào mặt Trương Bán Tiên, vội vàng hỏi: "Thầy vừa mới nói cái huyệt dưới ao sen công viên Lý Thiện Nhân . . . là huyệt gì?"

Tiểu Trương Bán Tiên cho rằng Quách sư phụ vừa rồi chưa kịp nghe rõ, cho nên không có phản ứng gì quá khích. Y lau mặt rồi lập lại những lời vừa nói, phần mộ ở công viên Lý Thiện Nhân là " huyệt Kim Vĩ Ngô Công" .

Bảy

Trước đó không lâu, Quách sư phụ và Đinh Mão đến Trần Đường Trang hỏi thăm tung tích của Liên Hóa Thanh. Giữa đêm mưa trời tối đen như mực, ông ta nằm ngủ trên mặt đất trong miếu, bỗng đâu gặp phải một giấc mộng kỳ lạ, văng vẳng nghe thấy tiếng nói Liên Hóa Thanh đang ở trong đầu Kim Ngô Công. Bấy giờ ông ta chỉ giật mình hoảng hốt, cho rằng mình nghe lầm. Làm gì có con rết nào lớn như vậy, lớn đến mức một người sống sờ sờ có thể dung thân trong đầu của nó cho được? Bây giờ nghe Tiểu Trương Bán Tiên nói ra ông ta mới biết được, địa thế của Kim vĩ ngô công trong phong thủy âm dương có hình thù như vậy. Nếu như lời nói này không sai, cái huyệt Kim Vĩ Ngô Công là có thật. Xem ra việc truy bắt yêu sông Liên Hoa Thanh, rất có thể sẽ tìm ra manh mối ở ngay vùng đất có hình thù Kim Vĩ Ngô Công này.

Giữa đường cái không phải là chỗ nói chuyện, Quách sư phụ nói: "Bình thường, chúng ta lúc nào cũng tất tả vội vàng, thật khó mà gặp được nhau. Đã gặp thì có không biết bao nhiêu chuyện muốn nói, không bằng để ba anh em chúng ta làm chủ, mời Tiểu Trương tiên sinh đi nhà tắm ngâm bồn uống trà, tận dụng cơ hội này để trao đổi kỹ càng với nhau." Trương Bán Tiên vui như mở hội, nhưng vẫn còn cố nói: "Đầu năm nay cuộc sống rất khó khăn, làm sao có thể vô duyên vô cớ không biết xấu hổ bắt anh em phải tốn kém vài lần. . ." Y gượng gạo khách khí vài câu rồi mới đồng ý mà như mở cờ trong bụng.

Phía nam thành phố thời đó có một nhà tắm tên là Thiên Hưng Trì, là loại nhà tắm công cộng phổ biến của thời đại đó, nằm ở ngoài mặt đường, cao hai tầng. Ở cửa ra vào có treo một tấm biển cổ có niên đại từ trước đời nhà Thanh. Tầng một là hồ tắm hơi nước mù mịt, tầng hai được bố trí thành từng phòng tắm riêng theo kiểu cổ. Nếu như khách tắm ở hồ tắm chung còn chưa đủ thoải mái thì có thể đưa ra yêu cầu riêng, nhà tắm sẽ phục vụ đủ các loại dịch vụ từ giác hơi, cắt móng chân cho đến đấm bóp lưng. Giá tiền lại rất rẻ, ngươi muốn bỏ tiền ra thuê một gian phòng tắm độc lập cũng được. Có không ít người tiêu có vài hào là có thể ngâm mình ở đây cả ngày, tắm rửa xong đánh cờ đánh bài nói chuyện phiếm. Bởi vậy, có thể nói nhà tắm công cộng không chỉ là nơi tắm rửa, mà còn là một nơi xã giao đặc thù. Tất cả những người khách đến đây ngâm mình trong hồ tắm chung với chỉ cùng một mục đích. Thân phận lẫn lộn, mục đích vào nhà tắm công cộng là tắm rửa, nhưng đến khi quần áo đặc trưng cho thân phận đã được cởi bỏ sạch sẽ, nếu như muốn bàn chuyện riêng tư, đến nhà tắm công cộng đại chúng là thích hợp hơn cả.

Quách sư phụ dẫn theo mấy người Đinh Mão đi vào Thiên Hưng Trì. Đầu tiên, họ đứng dưới vòi hoa sen xả hết bùn đất bám khắp người, sau đó đi ngâm mình trong hồ nước nóng tới mức mặt mày đỏ rực, toàn thân thư thái. Lên trên tầng hai, bắt lấy khăn nóng do phục vụ viên ném qua, lau khô thân thể, quấn khăn tắm tìm một cái giường gỗ ở trong góc khẽ dựa vào, thật sự là toàn thân thả lỏng. Hôm nay thực sự mệt mỏi, mông lung rơi vào mộng đẹp, tỉnh lại không biết mình đang ở chỗ nào. Ngủ dậy lại được nhân viên chạy bàn phục vụ một ấm cao mạt nóng. Nói một cách dễ hiểu, cao mạt chính là bột lá trà cao cấp. Nếu không đủ tiền uống trà quý thì chỉ có thể uống vụn của trà ngon được bán đầy trên phố. Sau khi đổ nước sôi vào, một mùi hương trà đặc biệt tỏa ra ngào ngạt. Bên trong nhà tắm còn có bán các loại đồ ăn vặt như lê tươi, củ cải tươi, quả ô liu tươi, hạt sen thanh nóng tiêu hoả ngon miệng. Quách sư phụ còn muốn gọi thêm vài đĩa củ cải trắng Sa Oa*** và một bao thuốc lá Tam Pháo Đài đắt tiền, nhiệt tình mời Trương Bán Tiên uống trà hút thuốc ăn củ cải trắng.

***Còn được gọi là củ cải xanh Thiên Tân Vệ, người ta thường gọi nó là 'tái áp lê'

Trương Bán Tiên nói: "Vô công bất thụ lộc, hôm nay tại sao quý vị lại vừa mời tôi ngâm bồn tắm lại vừa mời tôi uống trà, có phải là có việc cần nhờ vả hay không? Xin nói trước một câu, muốn vay tiền thì tôi thực sự không có. Hai năm qua kinh tế khó khăn, cái chén cơm kiếm được nhờ xem phong thuỷ âm dương càng ngày càng không khó kiếm rồi. Không sợ mấy vị anh em chê cười, hơn nửa năm này tôi chưa từng bước chân vào hàng quán. Bữa nào cũng ở nhà cố mà trệu trạo nuốt đồ ăn, ngay cả mì thập cẩm cũng không dám ăn."

Quách sư phụ nói: "Xin thầy đừng quá đa nghi, cứ an tâm ở lại đây nghỉ ngơi. Chúng tôi chỉ là lưu manh nghèo kiết xác, có ai mà chẳng biết. Nếu muốn mượn tiền chúng ta cũng không tìm tới thầy."

Vừa nghe thấy nói không phải mượn tiền, Trương Bán Tiên lập tức yên tâm, rung đùi đắc ý nói: "Người xưa nói rất hay, chim chết vì mồi người chết vì tiền. Thời bây giờ, người trên không có đạo đức, kẻ dưới làm loạn, khiến cho một nhân vật như Trương mỗ có tài nhưng không gặp thời. Nhưng hỡi ôi, người có tài nhưng không gặp thời đâu chỉ có riêng một mình Trương mỗ?"

Lý Đại Lăng nói: "Thầy đừng nói văn vẻ có được hay không. Tất cả mấy người chúng tôi đều là kẻ thô lỗ, nghe câu này mà không hiểu đầu đuôi ra sao. Ý thầy muốn nói là cái gì?"

Trương Bán Tiên đáp lại: "Tôi muốn nói thế này, ba anh em các vị và tôi cũng giống nhau cả thôi, cùng khốn khó đến cùng cực, nghèo vẫn hoàn nghèo, nhưng tất cả đều là người người có bản lĩnh. Quách gia và Đinh gia thì tôi không nói đến nữa, chúng ta đã quen biết nhau bao nhiêu năm rồi còn gì. Giờ mạn phép mượn Lý Đại Lăng Lý gia cậu để phát biểu cảm tưởng ban đầu khi gặp nhau ngày hôm nay của tôi. Tôi vừa nhìn đã cảm thấy Lý gia cậu là một tráng sĩ hiệp can nghĩa đảm, là bạn bè đáng giá ngàn vàng, không đua tranh với đời, gặp Văn vương khiêm cung hữu lễ, gặp Kiệt Trụ can qua không cúi đầu. Cậu chính là một hảo hán bụng dạ thẳng tông ta, trong mắt không vương một hạt bụi."

Lý Đại Lăng nhếch miệng cười nói: "Đúng là chỉ có Bán Tiên thầy tinh mắt. Thầy có biết những kẻ ở ngoài kia đánh giá tôi thế nào không? Bọn chúng không hề nói tôi hiệp nghĩa nhân hậu, mà cái đám tạp nham đó lại dám nói tôi không bằng một nắm rác trong xó nhà-- thật con mẹ nó không ra thể thống gì."

Quách sư phụ bảo Lý Đại Lăng: "Được rồi người anh em, cậu đừng than vãn nữa, mau chóng tiếp tục cắt củ cải trắng cho Bán Tiên, gọi phục vụ đổi cái ấm cao mạt thành trà thơm."

Lý Đại Lăng cắt củ cải trắng, châm trà đưa cho Trương Bán Tiên: "Bán Tiên thầy dùng đi, chờ tôi gọi phục vụ pha một ấm trà thơm lớn. Củ cải trắng ăn với trà nóng, thầy lang giận đến lăn quay."

Trương Bán Tiên nói: "Được rồi, cao mạt đổi thành trà thơm sao? Quách gia ngài tìm tôi nhất định là có chuyện gì đó. Nếu ngài không nói ra cho rõ ràng, tôi thực sự không dám tiếp tục ăn củ cải trắng uống trà của ngài nữa."

Quách sư phụ nói: "Thôi được, tôi không vòng vo với thầy nữa. Ba anh em chúng tôi mời thầy đi tắm rửa uống trà, đơn giản chỉ vì muốn nhờ thầy giảng giải cho biết huyệt Kim Vĩ Ngô Công là như thế nào?"

Trương Bán Tiên tỏ vẻ khó xử trả lời: "Thế này. . . thế này. . . , không phải vừa mới rồi tôi đã nói một lần cho các vị nghe rồi hay sao. Nếu bắt tôi phải nói thêm có lẽ không tiện cho lắm. Tổ tông đã lập ra quy định, thứ này chỉ truyền nam không truyền nữ, chỉ truyền nội không truyền ngoại. Toàn thể gia tộc chúng tôi đều nhờ vào thứ này để kiếm cơm đó."

Quách sư phụ nói những quy định đó chúng tôi đều hiểu cả, thầy cứ yên tâm chúng tôi không hề có ý định đoạt chén cơm của thầy, chỉ vì muốn đuổi bắt sông yêu Liên Hóa Thanh mà thôi. Ông ta lập tức kể hết ra toàn bộ đầu đuôi nguyên nhân, rồi năn nỉ Trương Bán Tiên nhất thiết phải chỉ điểm một vài đầu mối.

Trương Bán Tiên nói: "Quách gia, ngài hỏi tôi coi như là đã coi trọng tôi rồi. Nếu tôi còn tiếp tục dấu giếm ngài thì có vẻ bản thân đã quá không biết điều rồi. Bây giờ, tôi sẽ dứt khoát nói cho rõ ngọn ngành. Biết nói như thế nào đây, Kim Đầu Ngô Công và Kim Vĩ Ngô Công thực ra chỉ là hai cách gọi của cùng một địa thế, là đầu và đuôi của cùng một con rết. Sau đây tôi sẽ nói hết những gì huyền bí bên trong cho các vị biết."

Tám

Sau đó, Trương Bán Tiên khoa chân múa tay giảng giải. Y nói địa thế của Thiên Tân vệ bắc cao nam thấp, phía nam có một vùng đất trũng rộng lớn giống như một cái Tụ bảo bồn (chậu đựng châu báu). Bởi vậy mà nam giàu bắc nghèo. Rất nhiều năm trước, có một con sông lớn chảy vào cái hồ ở phía nam. Sau khi cạn nước, cái hồ đó biến thành vùng đất trũng này, còn dòng chảy ngày trước biến thành kênh rạch. Từ thời Thanh mạt đến nay, nội thành không ngừng được xây dựng mở rộng về phía nam ngoại ô, rất nhiều phòng ốc được xây lên, đường phố được trồng cột điện. Những tuyến kênh rạch trải rộng hơn mười dặm hầu như đã bị lấp bằng. Nhưng theo sách phong thuỷ, dù đã bị lấp bằng nhưng tuyến kênh rạch này vẫn giữ nguyên được hình thái ban đầu. Theo phong thuỷ, hình thái đó được gọi là thế Kim Vĩ Ngô Công, giống như một con rết khổng lồ đang lắc đầu vẫy đuôi muốn bò vào bên trong Tụ bảo bồn. Đầu nó chứa kim, có thể phù trợ tiền tài, đuôi nó treo kim, có thể câu tiền tài. Đuôi con rết này nằm tại ao sen của công viên Lý Thiện Nhân. Còn về phần đầu Kim Vĩ Ngô Công không nằm ở đây mà lại ở một nơi khác, nơi đó chính là nghĩa trang nhà họ Ngụy tại phía nam thành phố. Năm xưa, ông nội của Trương Bán Tiên là lão Bán Tiên đã giúp Nhị gia của Ngụy gia chọn một khu nghĩa địa. Khu nghĩa địa đó chính là "huyệt Kim Đầu Ngô Công" .

Trăm ngàn năm trước, vùng trũng phía nam là một cái hồ tự nhiên, đất đai màu mỡ, cho nên cây cối nơi đó tươi tốt, tương phản hoàn toàn với vùng lân cận hoang vu đất bị nhiễm mặn. Mặc dù thế Kim Đầu Ngô Công này rất hoàn hảo, nhưng vẫn có một điểm nhỏ khiến cho người ta sai lầm. Ai mà ngờ được, con rết này lại bị một tấm bia đá đồ sộ trấn áp. Toàn bộ phong thủy của Kim Vĩ Ngô Công đã bị tấm bia đá này đoạn tuyệt, huyệt cát tường biến huyệt hung, nhưng mãi về sau này người ta mới phát hiện ra điều đó.

Đầu thế kỷ mười chín, nhân khẩu nhanh chóng gia tăng, nghĩa địa nhà họ Ngụy dần dần biến thành một khu nhà ngói dành cho người sống của chính gia tộc mình. Khu đất đó không bao giờ yên ổn, đường đi lối lại đan xen như mắc cửi, địa thế phong thuỷ thì không thể nào còn tốt được nữa rồi. Thường xuyên có các loài động vật như sói vàng chồn dữ mèo rừng chó đất qua lại, người sống ở nơi đó không bao giờ an bình. Chính vì vậy, nhà nào cũng treo trên nóc một tấm gương trừ tà. Ở vùng đất đó, thỉnh thoảng lại có thể bắt gặp xác chết của mèo, chó và cáo. Chưa cần nói đến lúc con sông gặp lũ, chỉ cần trời mưa to thì những căn phòng lợp ngói của Ngụy gia đã chìm một nửa dưới nước. Đến nay, một nửa số phòng ốc đã bị hủy hoại, đại đa số đều là những căn nhà nguy hiểm bị bỏ hoang, chỉ chờ phá đi để xây lại. Nhưng thời buổi bây giờ đang là thời kỳ bấp bênh, ai còn lòng nào mà nghĩ đến việc phá hủy những căn phòng xiêu vẹo ở nghĩa địa của nhà họ Ngụy đây?

Xuôi theo hướng nam của nghĩa địa nhà họ Ngụy là vùng ngoại ô phía nam, càng cách xa thì càng hoang vu, đi theo hướng bắc đi là đường vào nội thành. Tấm bia đá khổng lồ nói trên nằm ở phía tây bắc của nghĩa trang nhà họ Ngụy, con vật dưới bệ đá của tấm bia là con bị hí (một loại động vật trong thần thoại, giống rùa. Xưa các bệ đá thường khắc hình con này). Dân chúng gọi tấm bia đá này là bia Đà Long Trấn Hà. Thực tế có phải như vậy hay không thì không thể nào biết được, dù sao cũng chỉ là lời đồn đại. Tấm bia đá đó rất đồ sộ, mấy người đứng chồng lên nhau cũng không thể với tới đỉnh, dù đứng cách rất xa vẫn có thể nhìn thấy nó, là loại vật cổ dùng để ngăn chặn sát khí bảo vệ thành trì khi xưa. Không biết bao nhiêu năm trôi qua, mỗi khi sửa đường lợp nhà người ta đều muốn di dời nó đi nhưng không bao giờ làm được. Đầu con Kim Vĩ Ngô Công này hướng về phía nam còn đuôi hướng bắc, trong tư thế đang bò vào trong Tụ bảo bồn, nhưng lại bị tấm bia đá này găm chặt lại. Chỉ cần tấm bia đá này còn, cổ con rết sẽ bị tấm bia đá chẹn lại không nhúc nhích được. Cho nên, huyệt Kim Đầu Ngô Công đích xác nằm ở ngay gần tấm bia đá.

Ba người mắt tròn mắt dẹt lắng nghe, không tin nổi những gì Trương Bán Tiên đã nói. Ba người nằm mơ cũng không thể tưởng được, Liên Hóa Thanh lại trốn ở trong nghĩa trang nhà họ Ngụy. Nếu đã biết địa điểm thì lúc nào cũng có thể tới đó bắt người. Đừng lầm tưởng là chưa từng nhìn thấy mặt của Liên Hoa Thanh thì không nhận ra y, nét đặc thù trên mặt kẻ này không lẫn vào đâu được, hai mắt bốn con ngươi, cứ tìm người có dấu hiệu đặc thù này thì không thể nào nhầm lẫn.

Chỉ cần hai vụ án dấu xác trong hộp sắt ở Trần Đường Trang và dìm xác ở ngã ba sông là đã đủ xử bắn Liên Hóa Thanh vài lần. Nhưng đội cảnh sát đường thủy Ngũ Hà không thể vô cớ bắt người, huống hồ bắt kẻ thông dâm phải có cả đôi, bắt trộm phải có tang vật. Nếu muốn kết tội Liên Hóa Thanh đến cùng gây ra bao nhiêu vụ án mạng, lấy đâu ra chứng cứ xác thực, thì phải bắt được y thẩm vấn lấy khẩu cung mới tính toán cụ thể được. Ngoài ra, Quách sư phụ còn nghĩ tới một việc, cái tên Liên Hóa Thanh đó không trốn đi đâu mà lại cứ nhè vào vùng lân cận tấm bia đá của nghĩa trang nhà họ Ngụy mà trốn, trong khi bản thân nơi đó vốn dĩ đã ma quái, từ đó có thể thấy được kẻ này nhất định có âm mưu đen tối. Cứ tới đó xem xét kỹ càng, dù có không bắt được người, nhưng chỉ cần có thể tìm được một vài manh mối liên quan cũng tốt chán.

Trương Bán Tiên nói tiếp: "Ba vị muốn đi nghĩa trang nhà họ Ngụy gia bắt yêu, vốn là hành động thay trời hành đạo vì dân trừ hại. Lẽ ra tôi không nên ngăn cản, nhưng tôi vẫn không thể không nói một câu khó nghe. Hiện giờ, địa thế huyệt Kim Đầu Ngô Công đã biến thành huyệt hung theo đúng nghĩa của nó. Những năm vừa qua, tấm bia đá khổng lồ này đã lây nhiễm không ít sát khí. Đến giờ này, địa thế đó quả thực đã biến thành một con rết tinh đang ngoác miệng ra, chỉ chực chờ ăn sống nuốt tươi con người, đến một người ăn tươi một người, đến hai người nuốt sống cả đôi. Hiện giờ, tôi thấy ấn đường Quách gia đã biến thành màu đen báo hiệu điềm xấu. Bởi thế, không đi thì không nói làm gì, nhưng nếu đi thì khẳng định là chết chắc. Tôi tuyệt đối không phải ăn nói bừa bãi, những lời này thực sự là có căn cứ."

Ba anh em không tin, cho rằng Trương Bán Tiên lại đang cố tình làm ra vẻ thần bí. Những ông thầy xem phong thuỷ, tướng số như y cứ mở mồm ra là nói chuyện giật gân, nếu không như vậy thì làm sao thu được tiền của thiên hạ. Họ bèn bảo y không cần tốn thêm nước bọt nữa. Sau khi mọi việc thành công, phần thưởng của ông chủ Thạch nhất định sẽ có phần của y, công đầu trong vụ đuổi bắt yêu sông Liên Hóa Thanh là của Trương Bán Tiên nhà thầy. Đến lúc đó, chúng tôi sẽ bày tiệc cảm ơn thầy, chí ít ra cũng sẽ phải có bốn món ăn mặn nguội, sáu món xào nóng, tám bát canh lớn, ngoài ra còn thêm một nồi lẩu.

Trương Bán Tiên nói: "Mấy người anh em coi tôi là loại người gì thế. Không phải tôi đang hù dọa ba người, nếu Quách gia tới bia trấn sông ở nghĩa trang nhà họ Ngụy thì tôi dám khẳng định là chắc công ta sẽ phải chết. Ba ngày sau, nếu ngài vẫn còn sống không chết, Trương Bán Tiên tôi cả nửa đời sau sẽ không bao giờ ăn đến chén cơm phong thủy âm dương này nữa. Các vị, tôi đã nói đến nước này rồi, mọi người vẫn còn không đi không được hay sao?"

Ba anh em bọn họ nghe ra Trương Bán Tiên thực sự là có ý tốt, nhưng vẫn cảm thấy cách nói của y chẳng qua chỉ là quan trọng hóa vấn đề. Chết sống có số, đâu phải do con người định đoạt? Trương Bán Tiên đành chịu. Đừng thấy bình thường Quách gia rất dễ nói chuyện mà lầm, tính tình ông ta thực ra rất cố chấp, những người tuổi trâu đều như vậy cả. Công việc mà mình muốn làm, không một ai có thể khuyên bảo ông ta dừng lại được. Huống chi còn có một Lý Đại Lăng không an phận suốt ngày lải nhải bên tai. Lý Đại Lăng thuộc loại người cứng đầu háo danh. Trong đầu lúc nào cũng chỉ muốn phá vụ án dìm xác ngã ba sông để tranh công nhận phần thưởng, căn bản không bao giờ chịu nghe ai khuyên can. Những gì cần nói Trương Bán Tiên đã nói cả rồi, thừa biết muốn ngăn cũng không ngăn được, dứt khoát không nói thêm gì nữa, thầm nghĩ: "Nói hay không là do ta, đi không là do Quách Đắc Hữu nhà ngươi, muốn chết hay là muốn sống, tự ngươi tính toán mà làm."

Mấy người Quách sư phụ hạ quyết tâm, phải đi nghĩa trang nhà họ Ngụy đuổi bắt yêu sông Liên Hóa Thanh. Nhưng họ thừa biết nghĩa trang nhà họ Ngụy ma quái đến phát sợ. Trong cùng một ngày, ban ngày thì đào được cổ mộ dưới ao sen công viên Lý Thiện Nhân, buổi chiều khi ra khỏi nhà tắm thì sắc trời đã tối, họ không dám đi thẳng tới nghĩa trang nhà họ Ngụy, bèn từ biệt Trương Bán Tiên. Đến sáng ngày hôm sau dậy thật sớm, trời mới vừa tờ mờ sáng, ba người đã tập hợp ở ngoài cửa Nam rồi khởi hành đi tới chỗ bia trấn sông ở nghĩa trang nhà họ Ngụy.

Có người hỏi, những gì Trương Bán Tiên đã nói thực ra có đúng hay không? Ngài hỏi rất hay, tôi xin trả lời ngài rằng, địa thế của huyệt Kim Đầu Ngô Công trong nghĩa trang nhà họ Ngụy đã thay đổi, con rết tiền tài bò vào Tụ bảo bồn trước kia đã chết, biến thành một con rết khác đang ngoác miệng ra chực ăn thịt người. Quách sư phụ đang gặp điềm xấu, lại đâm đầu vào hang ổ của nó, lần đi nghĩa trang nhà họ Ngụy này thật sự là đi chịu chết.

Ngài cứ tiếp tục theo dõi rồi sẽ biết, lời nói của Trương Bán Tiên thực sự là chuẩn xác. Nhưng câu chuyện về Thần sông vẫn luôn được lưu truyền tới tận thập niên năm mươi sáu mươi sau giải phóng. Nếu Quách sư phụ chết vào thời điểm này thì làm gì còn chuyện gì mà kể nữa? Bởi vậy đó là một cái nút thắt. Trong thuyết thư, nút thắt chính là yếu tố tạo ra kịch tính. Cái nút thắt của tôi chính xác là được đặt ở ngay chỗ này, hồi sau sẽ phân giải.
 
Chương 8: Ngã tư đường bị ma ám


Một

Ai cũng bảo Lý Đại Lăng có tướng hổ, đầu to mũi sư tử, đôi mắt trố to như chuông đồng, giống như một con hổ dữ. Đinh Mão có tướng rồng, là một thanh niên nhanh trí lão luyện; Thân thể cứng như roi sắt, đi lại nhanh như gió, có thể chạy một mạch hai mươi dặm mà không thở mạnh mặt không đổi sắc. Một rồng một hổ này phụ tá đắc lực cho Thần sông Quách Đắc Hữu, khiến cho trong lúc đồn đại, người ta không tránh khỏi thêm mắm dặm muối lẫn thổi phồng quá mức. Nhưng qua đó cũng đã nói rõ, lúc nào ba anh em cũng đi cùng một nhóm với nhau, lần đến nghĩa trang nhà họ Ngụy truy bắt yêu sông Liên Hóa Thanh này cũng không thể thiếu bất cứ ai.

Mạch phong thủy Kim Vĩ Ngô Công này ngày trước là hệ thống lạch ngòi, một đầu nằm ở công viên Lý Thiện Nhân, một đầu nằm tại nghĩa trang nhà họ Ngụy. Gần trăm năm nay, hệ thống lạch ngòi này đã không còn tồn tại nữa rồi, chỉ có những thầy xem phong thuỷ cao tay mới có thể nhìn ra địa thế ẩn dấu ở bên dưới. Quách sư phụ dẫn Đinh Mão và Lý Đại Lăng, căn cứ theo chỉ điểm của Trương Bán Tiên, đến khu vực gần tấm bia đá ở nghĩa trang nhà họ Ngụy phía nam thành phố để truy tìm nơi ẩn náu của Liên Hóa Thanh. Ngay từ lúc sáng sớm, thời tiết đã nóng như đổ lửa. Đeo giày đi trên đường mà vẫn cảm thấy bị phỏng chân, mắt chỉ nhìn thấy một màu vàng chói lóa, mặt đất bốc hơi thành những đám mây dày đặc trên trời. Toàn bộ trời đất âm u tối tăm nóng hầm hập, từng đám chuồn chuồn dày đặc nối tiếp nhau bay là là loạn xạ gần mặt đất.

Bọn họ vừa mới đến rìa vùng đất trũng thì gặp dấu hiệu sắp có cơn dông mùa hạ, chỉ còn thấy mấy người lác đác đi trên đường. Vào thời điểm sắp mưa to như thế này, mọi người hiếm khi đi ra ngoài trời, nhất là những người nghèo phải làm công việc nặng nhọc để mưu sinh. Trời oi bức công việc lại tốn sức, người đầm đìa mồ hôi, trong người như bốc hỏa, toàn bộ lỗ chân lông giãn nở tối đa; Nếu gặp phải mưa to, nóng gặp lạnh, sốt cao ít nhất nửa tháng không lui. Một ngày không làm việc, một ngày toàn bộ người lớn trẻ em trong nhà không có thứ gì mà bỏ vào miệng. Mười ngày nửa tháng có lẽ nằm không gượng dậy nổi, huống chi sinh bệnh cũng không có thuốc mà uống, chỉ có thể nằm liệt một chỗ chống chọi, đến khi qua được cơn bạo bệnh thì vẫn còn lưu lại di chứng. Nếu như gặp bệnh quá mức hiểm nghèo, chẳng biết chừng sẽ đi đời nhà ma ngay ngày hôm đó. Một cái chiếu rách quấn quanh xác, chôn cất tạm bợ, cuối cùng biến thành thức ăn của chó hoang. Lao động chính vừa mới chết, toàn bộ thành viên trong nhà lập tức tan đàn xẻ nghé.

Cả ba người Quách sư phụ đều là lưu manh, cũng không phải dân làm công việc nặng nhọc, cho nên chẳng bận tâm gì đến điều đó. Mắt thấy sắc trời không tốt, trong lòng thoáng do dự một chút, nhưng họ vẫn quyết định đi tới nghĩa trang nhà họ Ngụy. Bắt được Liên Hóa Thanh là có thể thẩm tra ra tường tận từng chi tiết vụ án dìm xác ngã ba sông. Bất kể cái xác phụ nữ đó có phải của tiểu thư nhà họ Thạch đã trốn nhà bỏ đi không, vẫn cứ phải đưa ra một câu trả lời thỏa đáng cho người nhà họ. Ba người phải tìm cách nhanh chóng chấm dứt vụ án này. Theo cách nghĩ của Đinh Mão, nếu bắt được Liên Hóa Thanh, không chỉ có tiếng tăm truyền xa lẫn tích đức, mà còn có phần thưởng. Họ suy nghĩ theo chiều hướng đơn giản nhất, đầu tiên ngồi ở biên giới vùng đất trũng ăn bánh rán nhân hoa quả, sau đó đi thẳng tới nghĩa trang nhà họ Ngụy.

Nghĩa trang nhà họ Ngụy còn được gọi là khu cấp bốn nhà họ Ngụy gia, nằm ngay sát rìa vùng đất trũng, thông sang điện đạo. Điện đạo chính là đường cái, trước kia người Bắc Bình vùng đông bắc Thiên Tân thường gọi đường cái theo cách này, nghe có vẻ rất quái lạ. Đường cái dễ nghe thế không gọi, sao lại cứ nhè điện đạo mà gọi? Đường nối với điện, người đi trên đó chẳng phải sẽ bị điện giật hay sao? Vào cái thời đại xa xưa, cách hiểu của dân chúng về điện chỉ có một chữ -- nhanh, điện báo, tàu điện, điện thoại, bất cứ cái gì dính dáng đến điện đều có tốc độ rất nhanh. Điện đạo là con đường trơn tru như lụa, xe đi trên con đường đó nhanh chóng an toàn, cho nên mọi người bèn gọi đường cái là điện đạo. Chếch về hướng nam, ngay gần vùng đất trũng là một ngã tư rộng lớn do hai điện đạo cắt vuông góc với nhau tạo thành. Những người sống ở Thiên Tân vệ ngày trước đều biết ngã tư này bị ma ám, vô cùng quái lạ.

Nếu nhìn từ trên cao, khu nhà ngói trên nghĩa trang nhà họ Ngụy nằm ở phía đông nam của ngã tư đường. Từ khi nghĩa trang nhà họ Ngụy biến thành khu nhà cấp bốn của nhà họ Ngụy đến bấy giờ, tất cả những gia đình sinh sống ở đó đều là dân chúng nghèo đói. Một năm trước, sau khi xảy ra một trận lũ lụt, khu này có không ít phòng ốc bị sập đổ, đè chết bảy tám người. Tất cả những người ở trong khu nhà ngói nhà họ Ngụy đều chạy nạn, sau đó không còn người nào đến đó ở nữa. Khu đó đã bị cắt điện nước, chỉ chờ dỡ bỏ. Cách khu nhà ngói nhà họ Ngụy một con đường lớn, nằm ở phía tây nam của ngã tư đường là một nhà máy thuốc lá, thuộc về nhà máy thuốc lá Cáp Đức Môn nổi tiếng. Những năm đầu thời kỳ Dân quốc, các công ty thuốc lá của Anh Mỹ lừa nông dân trồng cây thuốc lá của Mỹ, cung cấp miễn phí hạt giống và giảng dạy kỹ thuật gieo trồng, tận tình dạy mọi người gieo trồng như thế nào; Đến khi thu hoạch, các công ty thuốc lá sẽ thu mua với giá cao. Còn việc gì tốt hơn thế nữa? Nói cứ hay như là chim hót, đại ý đây là công việc trong mơ, rồi đưa ra khẩu hiệu mê hoặc mọi người: "Hoa mầu chỉ đủ duy trì ấm no, nếu muốn phát tài mọi người phải trồng thuốc lá." Có rất nhiều nông dân ở nông thôn đã mắc lừa, lấy hạt giống về trồng. Chỉ trồng thôi chưa đủ, sau khi thu hoạch lá cây thuốc lá còn phải hong khô. Chi phí cho công việc này thực sự không ít. Những người trồng thuốc lá vay mượn khắp nơi đi mua than về sấy. Sau khi lá thuốc lá đã sấy khô, đến khi vận chuyển đến các công ty thuốc lá của Anh Mỹ, họ mới phát hiện ra giá thu mua không bằng một phần mười chi phí đã bỏ ra, nhưng nếu không bán cho các công ty thuốc là thì chẳng còn bán được cho ai. Nông dân sống dựa vào trồng trọt, toàn bộ gia đình đều trông cậy vào thu nhập này để sống. Nhưng không ngờ, giá lại chỉ bằng một phần mười so với dự tính. Như vậy đúng là bức tử người không đền mạng. Sau thời điểm thu mua thuốc lá khi ấy, người ta thường xuyên nhìn thấy xác người treo cổ đầy rẫy bên ngoài cổng chính của nhà máy thuốc lá. Những người đó thật sự đã không còn đường sống, đành phải lấy dây thừng thắt cổ ngoài đường.

Mấy năm đó, đã có không ít người chết vì nguyên nhân này. Có tin đồn nói, quỷ thắt cổ trốn bên dưới khu nhà ngói nhà họ Ngụy. Quỷ thắt cổ muốn bắt thế thân, cho nên con đường này thường xuyên có người thắt cổ, chẳng biết là có đáng tin hay không. Nói tóm lại, con đường này có rất nhiều cô hồn dã quỷ oan khuất, hơn nữa phong thuỷ cũng không tốt, thỉnh thoảng lại gặp chuyện không may.

Hai

Về sau nhà máy thuốc lá chuyển đến Đại Vương Trang ở Hà Đông, bởi vậy khu nhà xưởng của nhà máy thuốc lá bên cạnh khu nhà ngói nhà họ Ngụy đã bị bỏ hoang. Vài tòa nhà mà người ta còn nhìn thấy ở ven đường, xưa kia từng là văn phòng và khu tập thể của nhà máy thuốc lá. Về sau đã qua mấy lần đổi chủ, nhưng người sống trong đó không bao giờ yên bình, không lâu sau đã bị bỏ hoang cho đến bấy giờ. Qua nghĩa trang nhà họ Ngụy và nhà máy thuốc lá về phía nam là đến vùng đất trũng, cỏ dại lau lách mọc um tùm, xa hơn nữa toàn bộ đều là ruộng.

Con đường theo phương ngang của ngã tư đường chạy theo hướng bắc, tương đối vắng vẻ, ngày trước được đổ bằng xi-măng thải. Nếu đi theo hướng bắc, càng tới gần thành phố, nhà ở và dân cư càng dần đông hơn. Nghe nói, tấm bia đó được dựng chính giữa ngã tư đường nhằm ngăn chặn sát khí ở vùng đất trũng phía nam, đồng thời cắt đứt đường đi của toàn bộ ma quỷ ở nghĩa trang nhà họ Ngụy và nhà máy thuốc lá; Hơn nữa, nó cũng phá hủy toàn bộ phong thủy Kim Vĩ Ngô Công. Ban đầu, tấm bia đá này không thấp lắm, không biết được xây dựng từ triều đại nào, đầu con thú cõng bia đã bị cụt mất một nửa. Chữ khắc trên bia đã bị mòn không thể đọc được nữa, nội dung thì đã bị thất truyền từ lâu. Khi sửa đường, người ta đã định chuyển tấm bia này đi. Nhưng có ai ngờ, vừa mới định hành động thì đất trời đã biến đổi khiến cho không một ai dám thực hiện công việc này nữa. Hoãn đi hoãn lại, đã nhiều năm trôi qua mà nó vẫn đứng trơ trơ, vô cùng chướng mắt lù lù giữa ngã tư đường, người qua lại đều phải đi vòng qua. Người không biết còn cứ tưởng đó là một tấm bia kỷ niệm.

Thường ngày, ba người Quách sư phụ rất ít khi đến nơi này, nhưng vẫn biết rõ đường ngang ngõ dọc ra sao, nên không vội đi vào những con đường nhỏ chằng chịt giống như mạng nhện của nghĩa trang nhà họ Ngụy. Khi họ đến ngã tư này thì đã sắp giữa trưa, bầu trời u ám mù mịt khiến cảnh vật trở nên âm u. Ba người đứng ven đường nhìn ngó xung quanh một lượt. Trên đường cái vẫn thưa thớt có ngươi đi lại, bởi dù sao bây giờ vẫn còn là ban ngày. Họ tập hợp thành tốp năm tốp ba, phần lớn là người bán rau củ. Từ khi trời còn tờ mờ sáng, họ đã vội vàng đánh xe ngựa từ ngoại ô vào thành phố, chạy đến khu chợ sớm gân cổ rao bán từng cân đậu, từng sọt củ cải trắng. Chưa đến buổi trưa thì hầu như đã bán hết, lúc này họ bắt đầu lục tục đi về nhà. Bên kia ngã tư, ngay gần nhà máy thuốc lá có một gánh mì hoành thánh. Người chủ gánh bán mì hoành thánh là một ông lão, dắt theo một cô bé tầm tám chín tuổi, có lẽ là hai ông cháu. Ông lão gánh một cái bếp lò nhỏ, đến vỉa hè bày ra mấy cái ghế đẩu, bán mì hoành thánh và bánh nướng. Nếu như được hôm thu nhập khá khẩm, trên đường đi về nhà sau khi đã bán xong rau quả, mỗi khi đi ngang qua cái quán này những người nông dân thường sẽ gọi một chén mì hoành thánh để ăn lót dạ. Xem ra, nguồn thu nhập của gánh hàng mì hoành thánh của hai ông cháu hoàn toàn trông cậy vào những người này. Ngày nào, hai ông cháu cũng bày bán ở đây. Nhưng giờ trời sắp mưa dông, buôn bán ế ẩm, cả gánh hàng không có một người khách ăn mì hoành thánh. Bình thường, vào ban ngày trên vỉa hè con đường này còn có mấy người bán hàng rong nữa. Cũng may là vùng phía nam tấm bia đá có ít người sinh sống, cho nên cảnh sát tuần tra không thèm ngó ngàng gì đến. Tuy vậy, ngày nào họ cũng thu dọn từ rất sớm, bởi đến khi trời tối chẳng còn ai dám đến đây nữa.

Ba anh em dạo qua một vòng khu vực lân cận của ngã tư. Chẳng biết có phải tâm lý đã bị ảnh hưởng hay không, trong tiết trời oi bức như vậy, trong lúc đi về phía nam của tấm bia đá, họ lại cảm thấy tương đối nặng nề. Phần lớn những căn nhà trong nghĩa trang nhà họ Ngụy đã bị bỏ hoang. Có phòng bị khóa lại, nhưng cũng có phòng cửa nẻo mở toang, bởi vì bên trong chẳng có cái gì ngoài bốn bức vách, cần gì phải đề phòng trộm cắp. Tấm bia đá trước mặt họ đã xem xét qua rồi, nhấc chân đạp thử mấy lần, bên dưới không có khoảng trống. Chỉ còn những tòa nhà thuộc về nhà máy thuốc lá ở phía tây nam của tấm bia đá là chưa xem xét. Nhưng lúc bấy giờ đã đến giờ cơm trưa, bụng cũng đã đói. Nhìn thấy gánh mì hoành thánh bán bên lề đường, họ bèn đi qua ăn vài chén mì và mấy cái bánh nướng thay cho cơm trưa. Ông lão bán mì hoành thánh có thân hình rất cao lớn, chòm râu dưới cằm vàng hoe, lúc ấy đang bộn rộn thu dọn gánh hàng, gương mặt lúc nào cũng trơ ra. Nhìn thấy có khách đến, ông lão cúi người chào đón, nhưng dù vậy gương mặt vẫn không có một nét tươi cười nào. Ông lão sai cô bé xếp ghế đẩu cho ba người ngồi. Cô bé đó vô cùng hiền lành nghe lời, tay chân nhanh nhẹn khiến cho người khác thấy rất đáng yêu. Nhưng lại có một điều rất kỳ quái, đó chính là sắc mặt của hai ông cháu nhà này trắng bệch, lạnh như băng. Trong vẻ tái nhợt lại pha lẫn nét âm u, khiến cho người ta cảm thấy có vài phần đáng sợ.

Ba

Ba anh em ngồi xuống. Quách sư phụ lên tiếng hỏi ông lão bán mì hoành thánh: "Ông cụ, mì hoành thánh bán thế nào?" Ông lão bán mì hoành thánh trả lời: "Mì hoành thánh nặn đến đâu nấu đến đấy, hai viên to một bát." Lý Đại Lăng hỏi: "Nước dùng mì hoành thánh có mất tiền không?" Ông lão đáp: "Nước dùng thì miễn phí, nhưng cậu phải mua mì hoành thánh mới có thể uống nước dùng." Quách sư phụ nói: "Làm phiền, cụ làm cho chúng tôi ba bát mì hoành thánh và mười cái bánh nướng." Ông lão lên tiếng đáp ứng. Nước trong nồi đã được đun sôi, ông lão chuẩn bị nhúng mì hoành thánh vào bên trong. Toàn bộ số mì hoành thánh đó là do cô bé kia nặn. Động tác của cô bé rất thành thạo, mì hoành thánh được nặn ra một cách nhanh chóng. Quách sư phụ hỏi ông lão bán mì hoành thánh: "Đó là cháu gái của cụ hả?" Ông lão vừa luôn tay làm vừa trả lời: "Phải, là cháu gái của lão, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ. Những năm vừa qua, hai ông cháu lão dựa vào gánh mì hoành thánh mà sống." Quách sư phụ gật đầu: "Cô bé đáng thương, hình như có vẻ rất thạo việc, đã giúp cho cụ không ít nhỉ?" Ông lão đáp: "Không hẳn là như vậy, bình thường chỉ có một mình lão quả thật là bận tối mắt tối mũi. . ." Hai người nói chuyện chỉ trong chốc lát, mì hoành thánh đã được nặn xong, nhúng vào trong nồi nước đang sôi đun một lát cho chín. Ông lão vớt mì hoành thánh trong nồi ra, đổ vào từng bát một, nhỏ thêm vài giọt dầu vừng, thả một chút rau thơm và hành thái nhỏ, lần lượt đưa cho ba anh em, sau đó nói: "Nhân lúc còn nóng mau ăn đi, thời tiết đã sắp thay đổi đến nơi rồi. Khi nào ăn xong mì hoành thánh, các cậu hãy mau chóng về nhà đi. Hai ông cháu lão cũng phải thu dọn quanh gánh, nếu dính cảm mạo vì thời tiết thì đúng là không may chút nào."

Mấy người Quách sư phụ đã không quan tâm đến trời có mưa hay không, lại còn không phải làm việc mệt nhọc, cho nên đâu có sợ phải dầm mưa. Nếu chẳng may gặp phải mưa dông hoặc là mưa đá, quanh đây có đầy những căn phòng bỏ hoang xiêu vẹo để mà trú. Bởi vậy bọn họ đã bỏ ngoài tai lời khuyên của ông lão. Lý Đại Lăng ra vẻ hiểu biết, nói: "Theo tôi thấy, trận mưa dông này chắc phải đến khi trời chập choạng tối thì mới diễn ra." Ông lão bán mì hoành thánh lắc đầu bảo: "Trời đã nổi mây dông, khó mà đoán trước được mưa bão xảy ra lúc nào. Hãy nghe lão, ăn mì hoành thánh rồi chạy nhanh về nhà mà trú đi." Đinh Mão nhận ra ý tứ mập mờ bất thường trong lời nói của ông lão bán mì hoành thánh, ngạc nhiên hỏi: "Quái, làm sao cụ lại biết chúng ta không phải người ở đây?" Ông lão bán mì hoành thánh trả lời: "Các cậu mà trú ngụ ở đây thì mới thật là quái dị, đây là nơi dành cho người ở sao?" Đinh Mão thắc mắc: "Nhiều phòng ốc như vậy, người không ở thì quỷ ở chắc?" Ông lão bán mì hoành thánh đáp: "Chàng trai, lão đã bán mì hoành thánh ở cái ngã tư này biết bao nhiêu năm rồi, ai ở đây có lẽ lão rõ ràng hơn so với cậu nhiều. Dù sao đi nữa, ba người các cậu cũng chắc chắn không phải người ở gần đây. Nhân lúc còn nóng, các cậu ăn mì hoành thánh nhanh lên, để nguội lạnh không ăn được đâu."

Ba anh em chợt sinh ra ý nghĩ giống nhau, tranh cãi với ông lão bán mì hoành thánh làm cái gì. Gánh mì hoành thánh của ông lão bày bán ở ngã tư này quanh năm, nên khi nhìn thấy chúng ta lạ mặt, cho nên ông lão đã thừa biết chúng ta không phải là người sống ở gần đây. Nghĩ vậy, ba người cảm thấy không cần gì phải hốt hoảng. Ngửi thấy mùi mì hoành thánh thơm ngào ngạt, họ đã thấy cồn cào cả ruột gan rồi. Ba người bưng bát lên thổi cho nguội bớt, rồi cầm lấy thìa xúc mì trong bát cho vào miệng. Vừa mới chạm đến đầu lưỡi, ba người lập tức ngây dại, đây là loại mì hoành thánh gì vậy?

Bốn

Có lẽ ai cũng đã từng ăn mì hoành thánh, loại rẻ nhất chắc phải là loại được bán rong ngoài đường; Trước kia còn được gọi là bánh canh bán rong, canh lõng bõng nước, nhân thịt nhồi trong mì hoành thánh bé đến mức dù có căng mắt ra cũng không nhìn thấy, hai ba viên to trong một bát. Loại mì tốt hơn một chút được bán tràn lan ở trong các hàng ăn, nội thành ngoại thành đâu đâu cũng dễ dàng nhìn thấy. Còn loại đắt tiền chính là mì hoành thánh bán bên trong các nhà hàng. Những kẻ có tiền, mỗi khi kết thúc tiệc rượu lại dùng thêm một bát nhỏ mì hoành thánh như vậy. Do đó, nó đã trở thành món tráng miệng. Nguyên liệu làm lớp bọc ngoài và nhân bánh của loại mì hoành thánh này được làm tương đối cầu kỳ. Bột mì để làm lớp vỏ ngoài được trộn thêm trứng gà, nguyên liệu làm nhân bánh có đủ các loại tôm tươi bóc vỏ, nấm rơm.

Ba người Quách sư phụ nghèo mạt rệp, dù thiếu tiền nhưng không thiếu ăn, thường xuyên được chiêu đãi mỗi khi giúp việc tang lễ cho mọi người, nhưng cả đời mình chưa từng được ăn loại mì hoành thánh nào ngon như vậy. Vừa ăn một miếng, cả ba đã ngây người ra, không thể tưởng tượng nổi một gánh mì hoành thánh vỉa hè tồi tàn thế này lại có loại mì ngon như vậy. Nhân thịt ở giữa rồi lớp bọc ngoài, thậm chí cả nước dùng, quả thực không còn gì đáng chê. Nhìn cho kỹ thì bản thân mì hoành thánh chẳng có điểm nào thần kỳ cả, có lẽ là do nước dùng. Chỉ cần có một nồi nước dùng gia truyền, hương vị của món canh đã không thể nào tầm thường rồi. Trong lòng ba người thầm nghĩ như vậy, nhưng bên ngoài thì cắm đầu vào ăn, suýt nữa ngay cả đầu lưỡi của mình cũng nuốt luôn xuống bụng. Chỉ trong khoảnh khắc, bát mì hoành thánh đã chui hết xuống bụng không chừa một giọt.

Mắt thấy mây đen vần vũ trên đỉnh đầu, sắc trời đã trở nên tối mù, những người đi trên đường không tự chủ vội rảo bước nhanh hơn. Ông lão bán mì hoành thánh và cô cháu gái cũng đã thu dọn đồ đạc chuẩn bị về nhà. Nhưng ba người bọn họ vẫn chưa đã thèm, chết sống năn nỉ đòi mua thêm mấy bát mì hoành thánh. Ông lão thực sự khó xử, tỏ rõ thái độ sợ gặp phải mưa to, muốn mau chóng đi về nhà, nhưng không biết làm cách nào từ chối yêu cầu đòi ăn thêm của ba người để mà nhấc chân lên đi về, đành phải đứng ở lề đường nấu thêm mì hoành thánh cho cho bọn họ. Quách sư phụ hỏi: "Món canh mì hoành thánh này ngon như vậy, tại sao cụ không vào nội thành mà bán?" Ông lão bán mì hoành thánh đáp: "Trong nội thành đông người, người ta quản lý đất đai rất nghiêm, gánh mì hoành thánh của lão là mua bán nhỏ, chen không lọt, bất đắc dĩ mới phải đến ngã tư ở nghĩa trang nhà họ Ngụy bày quầy bán hàng. Nơi này vắng vẻ, khách hàng vốn không nhiều lắm cho nên càng phải để tâm vào nấu." Quách sư phụ nói: "A, vậy có lẽ cụ đã bày bán gánh mì hoành thánh trên con đường này rất lâu rồi?" Ông lão bán mì hoành thánh đang bận rộn bắc nồi đun nước, không ngẩng đầu lên, chỉ đáp lại một câu: "Tương đối lâu rồi, cậu đấy, đừng có hỏi nhiều nữa, ăn thêm một chén mì hoành thánh nữa rồi mau về nhà đi, lão đây là vì muốn tốt cho cậu."

Quách sư phụ thầm nghĩ không hỏi sao được, hiếm khi mà gặp được một người như ông lão. Ông lão này đã bày bán gánh mì hoành thánh ở vỉa hè chỗ nghĩa trang nhà họ Ngụy đã rất nhiều năm, hết sức quen thuộc vùng này, chúng ta chạy cả một quãng đường dài đến nơi này, đâu có phải là để ăn vài chén mì hoành thánh. Ông ta cảm thấy, tòa nhà của nhà máy thuốc lá nằm ngay gần ngã tư đường nghĩa trang nhà họ Ngụy là nơi lý tưởng nhất để ẩn náu quanh khu vực tấm bia đá, cho nên bám riết lấy ông lão bán mì hoành thánh hỏi thăm một chút, nhưng lại không viện được ra lý do hợp lý để mà mở miệng. Ông ta bèn hỏi cho qua chuyện: "Cụ ở nơi nào?" Ông lão chỉ tay về phía bắc của ngã tư, chỉ nói hai chữ: "Gần đây."

Quách sư phụ thầm nhủ trong lòng: "Nói thế có khác gì chưa nói, gần đây là cách đây bao nhiêu?" Lại hỏi tiếp: "Sao cụ không thuê một căn nhà cấp bốn ở ngay bên kia đường mà ở, như vậy có thể gánh gánh mì hoành thánh ra bày bán tiện hơn nhiều." Ông lão bán mì hoành thánh trả lời: "Không dám ở. Trước kia, khu nhà cấp bốn ở nghĩa trang nhà họ Ngụy có không ít hộ gia đình cư trú. Nhưng nghe nói phong thuỷ của vùng đất trũng không bao giờ tốt, bởi vì ngày xưa nơi này là nghĩa địa, năm ngoái lại xảy ra một trận lũ lụt, từ đó đã không còn người ở."

Lúc này, cô bé gái đã nặn toàn bộ số bột và nhân bánh thành mì hoành thánh, nhưng số nguyên liệu còn lại không nhiều lắm, chỉ đủ cho bốn năm bát. Ông lão bán mì hoành thánh nói: "Còn lại cũng chỉ có bấy nhiêu, vốn định giữ lại cho hai ông cháu chúng tôi ăn, giờ dù đã chế biến ra hết, nhưng chỉ tính tiền các cậu ba chén thôi. Ăn xong rồi nhanh nhanh về nhà đi thôi." Quách sư phụ đáp lại: "Cảm ơn cụ. Giờ xin hỏi thêm cụ một vấn đề nữa, cái nhà máy thuốc lá bên kia đường đối diện với nghĩa trang nhà họ Ngụy, chính là cái tòa nhà bê tông cốt thép ở góc tây nam ngã tư đường kia kìa, hiện giờ bên trong còn có người ở không?" Ông lão bán mì hoành thánh nghe thấy vậy, khẽ biến sắc, đáp ngay: "Không có người nào ở cả, đó là căn nhà bị ma ám."

Cho tới lúc trưa, nhóm ba người Quách sư phụ đã sục sạo quanh tấm bia đá một lượt, chỉ có tòa nhà bê tông cốt thép kia là còn chưa vào lần nào. Phía tây đường cái là nhà máy thuốc lá bị bỏ hoang, gần đường có vài toà nhà bê tông cốt thép tan hoang, ngày trước là khu tập thể của nhà máy. Tòa nhà gần tấm bia đá nhất là còn nguyên vẹn nhất, được xây dựng theo lối kiến trúc hai tầng lầu kèm một tầng ngầm, đã từng là chi nhánh của công ty thuốc lá của Anh Mỹ, được bao quanh bằng một bức tường rào xây bằng đá tảng nấm mốc, có vẻ ngoài tương đối nặng nề và kiên cố, so với những gian nhà ngói cấp bốn ở nghĩa trang nhà họ Ngụy dành cho dân chúng nghèo ở thì chắc chắn và đồ sộ hơn nhiều. Nhưng cửa sổ khu nhà đó đóng chặt, trên nóc nhà cỏ dại mọc um tùm, hiển nhiên là rất lâu rồi không có người cư ngụ. Nghe ông lão bán mì hoành thánh nói, bên trong tòa nhà này có ma. Trong lúc nói chuyện, thái độ và cách nói cũng không giống như cố ý hù dọa người khác, Quách sư phụ nhân cơ hội đó hỏi ông lão: "Ngôi nhà ma? Bên trong không có người ở?"

Ông lão bán mì hoành thánh đáp: "Nghe nói tòa nhà này không sạch sẽ, bên dưới có mồ mả của người xưa, nhiều lần đổi đi đổi lại chủ nhà, nhưng không một nhà nào sống an ổn, ai cũng bảo có ma. Hai năm trước, tòa nhà này đã được một vị hội chủ một hội nào đó mua lại, cả nhà năm người đều sống dựa vào kinh doanh buôn bán. Vị hội chủ đó lén lút tiến hành một số vụ mua bán không thể lộ ra ngoài ánh sáng, nếu không sẽ không đến ở một nơi vắng vẻ đến như vậy. Sau đó, cả nhà năm người đột nhiên chết không rõ nguyên nhân ngay trong nhà mình, ngôi nhà này không bị ma ám thì là cái gì? Từ lúc ấy, không một ai dám đến ở nữa. Các cậu đấy, đừng có mà không tin là có tà ma."

Chỉ trong thời gian ngắn ngủi đó, cô bé gái đã nặn xong toàn bộ chỗ mì hoành thánh còn lại. Bên phía ông lão thì nồi nước dùng đã sôi sùng sục. Mì hoành thánh được nấu không khác gì mấy so với sủi cảo, chỉ khác là phải nấu thật nhanh. Bánh sủi cảo vỏ dầy, phải nấu tới lúc ba chìm ba nổi mới có thể vớt ra khỏi nồi, còn mì hoành thánh chỉ cần nhúng vào nồi nước dùng đang sôi là đã chín. Ông lão lặp lại những công đoạn như vừa rồi, đổ đầy mì vào trong bát, cho thêm gia vị và nước dùng rồi đưa cho ba người. Lúc tiếp nhận bát mì hoành thánh, Quách sư phụ chạm vào tay ông lão. Bàn tay kia đó lạnh như băng, quả thực là giống hệt như tay người chết.

Năm

Trời thì oi bức như vậy, lại còn bưng bát mì hoành thánh nóng hổi, tại sao tay lại lạnh băng như thế được? Quách sư phụ đã lăn lộn ở đội tuần sông vướt xác trôi sông đã nhiều năm, trong ấn tượng của ông ta thì dù trời có nóng đến thế nào, khi được vớt từ dưới sông lên thân thể của người chết đuối bao giờ cũng lạnh ngắt, bởi người chết không còn hơi ấm của sự sống. Khi chạm vào tay ông lão bán mì hoành thánh một cái, ông ta chợt liên tưởng tới những xác chết đó, trong lòng không kìm được run rẩy một trận. Mặc dù sắc trời âm u nặng nề, nhưng dù sao cũng là ban ngày, giữa ban ngày ban mặt làm sao có thể có người chết bán mì hoành thánh ở vỉa hè được, đây là tình huống không có khả năng xảy ra.

Thần hồn nát thần tính, Quách sư phụ bưng mì hoành thánh mà không dám ăn. Trong khi đó, hai người anh em của ông ta chẳng thèm nghĩ ngợi cái gì, giống như quỷ chết đói đầu thai vồ lấy bát ăn mì hoành thánh. Mùi vị vẫn thơm ngon như vậy, húp vài ba cái cả bát mì hoành thánh đã chui xuống bụng, dù có ăn thêm vài bát nữa cũng chẳng có vấn đề gì. Thấy Quách sư phụ ngẩn người bất động, ông lão bán mì hoành thánh thúc giục ông ta nhân lúc còn nóng mau ăn đi. Ngồi bên cạnh chứng kiến, Đinh Mão chợt nhớ tới một câu chuyện tiếu lâm, bèn kể cho Lý Đại Lăng nghe. Gã kể, trước kia có một ông lão ở nông thôn, nhà ở bên một khe suối heo hút trong rừng sâu núi thẳm, bốn chung quanh chỉ là rừng núi, đường đi không thuận tiện, đi xuống thị trấn một chuyến chẳng khác gì xuất ngoại. Dù đã sống đến từng tuổi này rồi, nhưng đó mới là lần thứ nhất ông lão đến thăm nhà người thân ở tỉnh thành. Người thân chiêu đãi ông lão món bánh trôi nước. Ông lão vừa nếm thử một miếng đã cảm thấy món này quá ngon, đời đời kiếp kiếp ở giữa thâm sơn cùng cốc, kể cả trong mơ cũng chưa từng được ăn món như thế này, bèn hỏi người thân món đó gọi là gì? Người thân không biết ông lão ngay cả bánh trôi nước cũng còn chưa được nhìn thấy bao giờ, hơn nữa ấy ông lão còn đang ăn dở miếng bánh trôi nước, phát âm lúng búng không rõ, không thể hiểu nổi ông lão hỏi cái gì, đành trả lời qua quýt: "Cụ..., nhân lúc còn nóng nhân lúc còn nóng, nhân lúc còn nóng ăn đi." Nghe thấy vậy, ông lão cho rằng bánh trôi nước tên là "Nhân lúc còn nóng", sau khi về nhà vẫn nhớ mãi không quên món ăn này. Có một lần, ông lão thèm đến phát khùng nhưng lại không được ăn, lập tức hít vào thì nhiều mà thở ra thì không bao nhiêu, đến lúc sắp chết muốn được ăn món "Nhân lúc còn nóng" thêm một lần nữa. Con của ông lão là người chí hiếu, thấy cha thèm ăn lúc hấp hối, thế là trèo đèo lội suối chạy ra thị trấn mua món "Nhân lúc còn nóng" cho ông lão. Người con hỏi thăm nhưng không ai biết đó là món gì, biết đi đâu mà hỏi bây giờ? Đúng vào lúc người con đang nóng vội, trên đường có một người bán sủi cảo gân cổ lên rao: "Vừa ra khỏi nồi đây, nhân lúc còn nóng nhân lúc còn nóng." Nghe thấy lời rao đó, người con nghĩ chắc đúng là món này, vội vàng chạy qua đó mua một bát to, mang về nhà cho ông lão ăn. Ông lão vừa mới biết được con trai đã mua món 'nhân lúc còn nóng' mang về đến nơi, căn bệnh trên người lập tức thuyên giảm một nửa. Nhưng ông lão thấy không đúng, tại sao lại biến dạng như thế này. Ông lão bất động nhìn chằm chằm vào bát sủi cảo quan sát, cả nửa ngày sau mới thốt ra được một câu: "Nhân lúc còn nóng à nhân lúc còn nóng, hai năm không gặp, ngươi đã mọc gai ra cơ đấy."

Nghe kể xong, Lý Đại Lăng và cô cháu gái của ông lão bán mì hoành thánh đều phì cười, nhưng gương mặt ông lão bán mì hoành thánh vẫn trơ trơ, ông lão cũng chẳng thèm quan tâm Đinh Mão đang kể chuyện gì, giống như là hoàn toàn không nghe thấy, mà chỉ thúc giục Quách sư phó ăn cho mau.

Trong lòng cảm thấy có điều gì đó rất không hợp lý, Quách sư phụ kín đáo quan sát ông lão bán mì hoành thánh và cô cháu gái. Hai ông cháu nhà này có sắc mặt trắng bệch, thân thể lại lạnh như vậy, quả thực giống y như xác chết không còn hơi ấm của người sống. Nhưng bát mì hoành thánh đang cầm trên tay có mùi vị rất thơm, chỉ cần ngửi hương thơm đã không nhịn nổi, ông ta đánh liều, dù sao vừa rồi cũng đã ăn hết một bát, giờ ăn thêm một bát nữa thì đã làm sao? Ông ta lập tức bưng bát lên, cả mì hoành thánh lẫn nước dùng, chỉ húp vài miếng đã sạch bách. Chỗ mì hoành thánh đó cứ như là có chân tự chạy vào trong bụng vậy. Ăn xong, ông ta lau miệng, tiện đó đưa luôn cái bát không cho cô bé gái.

Nhìn thấy Quách sư phụ đã ăn sạch sẽ bát mì hoành thánh đó, ông lão giục cô cháu gái thu dọn đồ đạc và bàn ghế bát đũa của gánh mì hoành thánh, rồi tiếp tục quay sang bảo Quách sư phụ: "Đừng có quyến luyến cái kia tòa nhà ma quái kia nữa, chỗ đó chẳng có cái gì tốt đẹp đâu. Thời tiết đã sắp thay đổi đến nơi rồi, mau mau về nhà mà trú đi. Giờ đi vẫn còn chưa muộn, đừng để đến lúc muốn đi lại đi không được rồi mới hối hận." Nói dứt lời, ông lão nhấc gánh mì hoành thánh lên vai, cô cháu gái đi bên cạnh đỡ. Hai bóng lưng một già một trẻ nhằm thẳng vào tấm bia đá mà đi, chân bước rất vội vàng, chỉ trong chớp mắt đã không còn bóng dáng, giống như là đã tan biến vào không khí.

Quách sư phụ ngây người ra một lúc, thầm nghĩ: "Nghe cách nói gần nói xa đầy ẩn ý thế này, chắc ông lão đã biết tỏng chúng ta muốn đi vào trong tòa nhà kia. Tại sao một ông lão bán mì hoành thánh rong ngoài đường lại biết được chúng ta muốn làm cái gì?" Đến khi ông ta lấy lại tinh thần, dõi mắt nhìn lại, trên đường cái đã không còn một bóng người nữa rồi, chỉ có lại một tấm bia đá trên lưng con thú cụt đầu đứng ở giữa ngã tư đường.

Sáu

Quách sư phụ phát giác ông lão bán mì hoành thánh và cô cháu gái quá mức quái dị, trong lòng tự hỏi, tại sao hai người này lại biết chúng ta muốn vào trong tòa nhà kia? Trong tòa nhà đó thật sự không có một bóng người hay sao? Nghe ông lão này có ý tốt khuyên ông ta mau về nhà, giống như là đã biết chắc sẽ có chuyện không may xảy ra. Ông lão bán mì hoành thánh này rốt cục là từ đâu đến? Hai ông cháu nhà này sắc mặt giống như người chết, vội vã bỏ đi một mạch, hơn nữa chỉ trong chớp mắt là đã biến mất, chẳng lẽ giữa ban ngày lại có ma quỷ bán mì hoành thánh trên đường hay sao?

Ông ta đứng bên lề đường suy đi nghĩ lại, liên kết một vài sự kiện với nhau, cuối cùng ngộ ra một vài ý nghĩ như vậy.

Đinh Mão hỏi Quách sư phụ: "Ông anh không có chuyện gì chứ, tại sao đang yên đang lành mà hai mắt không chớp, lông mày nhíu chặt lại như thế?"

Lý Đại Lăng nói: "Chắc là nghe ông lão bán mì hoành thánh nói trong tòa nhà kia có ma, đang bận suy nghĩ đến điều đó chứ sao. Thật ra cần gì phải nghĩ ngợi nhiều cho mệt. Theo tôi thấy, là phúc thì không phải là họa, là họa thì tránh không khỏi, chúng ta cứ đến đâu hay đến đó đi."

Quách sư phó phục hồi lại tinh thần, đáp lại: "Đúng vậy, cứ đến đâu hay đến đó đi, không vào hang cọp sao bắt được cọp con, không vào nhà đó thì làm sao có thể biết được bên trong ra sao."

Lý Đại Lăng nói: "Đừng có nghe ông lão bán mì hoành thánh hù dọa, trên đời này lấy đâu ra ngôi nhà nào có ma. Lý gia tôi là người đánh rắm toác ra một cái hố, lợi hại đến mức như vậy còn phải sợ những trò lừa thần gạt quỷ của họ hay sao?" Gã tin chắc ban ngày không thể nào gặp quỷ nên mới dám nói như vậy. Một là có cơ hội nói khoác thì tội gì không tận dụng, thứ hai là do lo ngại Quách sư phó và Đinh Mão nhát gan, tạm thời đổi ý không đi truy tìm Liên Hóa Thanh nữa, tiền thưởng đã sắp đến tay bất kể thế nào cung không thể để nó trôi theo dòng nước.

Thật ra, Quách sư phụ không sợ điều này. Bản thân đã làm việc ở đội cảnh sát đường thủy năm sông, mặc dù đội tuần sông không liên quan gì đến phá án, nhưng ông ta đã thấy và nghe không ít. Ví dụ như chuyện cả nhà đang yên lành ở trong nhà bỗng đột nhiên biến mất toàn bộ, nhưng lại chẳng có ai nhìn thấy bọn họ ra khỏi phòng, không biết bằng cách nào cứ thế mà biến mất, cứ như là bị ma quỷ trong ngôi nhà bị nguyền rủa đó mang đi vậy. Câu chuyện này có vẻ quá tà ma quái dị, nhưng lại không phải là không có, trước kia xác thực đã từng có một vụ án như vậy.

Nghe nói, đó là vào những năm cuối đời nhà Thanh, khi mà Thiên Tân Vệ vẫn còn chưa có đường sắt, bên bờ bắc kênh đào có một gia đình gồm có ba người, hai vợ chồng và một đứa con bảy tám tuổi sống chung trong một căn phòng ở khu ổ chuột, gia cảnh nghèo khó. Ban ngày người chồng gò lưng kéo mảng bán sức, người vợ ở nhà may vá giặt đồ thuê, đứa con nhỏ thì ra ngoài nhặt than xỉ. Than xỉ không phải là xỉ than đá mà đại đa phần mọi người vẫn nghĩ. Trước kia, vào mùa đông, người nghèo không mua nổi than đá, đành phải bảo con cái đi nhặt than xỉ mà người khác thải ra sau khi đốt. Bởi vì không có tiền cho nên trẻ con không được ăn học, hàng ngày mặc áo bông rách nát như tổ đỉa vá chằng vá đụp, vác một cái cái sọt, tay cầm một cây gậy sắt đi thu nhặt những viên than còn chưa cháy hết. Chúng dùng cây gậy sắt đập vỡ lớp xỉ, lấy phần than đá bên trong còn có thể tận dụng để đốt, phần than đó được gọi là than xỉ. Sau đó chúng cho vào sọt mang về nhà. Dù đám trẻ con thu nhặt chẳng được bao nhiêu, nhưng ngày qua ngày góp gió thành bão. Đến khi trời đông giá rét, họ đốt chỗ than xỉ đó để sưởi ấm. Vào thời đại ấy, những đứa trẻ con nhà nghèo làm gì có tuổi thơ theo đúng nghĩa đen của nó. Chúng đã định trước cứ sinh ra là phải chịu mệnh khổ. Đến tầm tuổi hiểu biết một chút, đám trẻ con phải giúp đỡ người nhà làm việc. Thỉnh thoảng bắt được con dế tóm được con ve, chúng cũng không đành lòng giữ lại để chơi, mà bán luôn cho những thiếu gia nhà giàu để thu được một món tiền còm cõi giao cho cha mẹ, bởi biết rõ cha mẹ mình phải làm việc quần quật mệt đến đứt hơi. Cả nhà có cái gì ăn, lúc nào cũng phải ưu tiên nhường cho lao động chính là người cha ăn. Nếu như đồ ăn không đủ, vợ con sẽ phải nhịn đói, bởi vì vào ban ngày người cha lao động chính còn phải ra ngoài làm việc. Nếu không có người lao động chính này, cả nhà chỉ có thể giương mắt lên chờ chết đói. Có một ngày, trên đường về nhà sau khi đã nhặt đầy sọt than xỉ, một đứa trẻ đến bên bờ sông xem người ta đánh cá. Đứa trẻ đó nhát gan, lại thường được nghe kể chuyện quỷ nước dìm người, không dám xuống sông chơi, yên phận đứng trên bờ sông xem người ta đánh cá. Thấy người ta đánh được cá, nó thèm chảy cả nước miếng, muốn được ăn canh cá. Trong số những con vướng vào trong lưới có một con cá quái dị. Con cá này có hình thù cực kỳ xấu xí, trong miệng lại còn có răng, nhìn rất ghê người. Những ngư dân đánh cá dưới sông nhiều năm như vậy cũng chưa từng nhìn thấy loại này cá, ngay cả những người xem đứng xem náo nhiệt cũng không một ai có thể nói đúng được tên của nó.

Có người nói, đó là cá từ ngoài biển bơi ngược vào lục địa, chưa hẳn là đã ăn được, khuyên người đánh cá thả nó đi. Người đánh cá muốn bán con cá đó, nhưng không có ai muốn mua, nếu ném trở lại xuống sông thì lại cảm thấy đáng tiếc. Khi thấy đứa trẻ đó ngồi chồm hỗm ở bên bờ sông chảy nước miếng, người đánh cá bèn bảo nó nếu thèm ăn thì cầm cá về nhà bảo mẹ nó nấu cho mà ăn cho đã thèm. Đứa trẻ vô cùng vui sướng, cầm con cá đó chạy về nhà, khiến cho mẹ nó hết sức phấn khởi. Nhà nghèo quá, ngày lễ ngày tết cũng chưa chắc đã có đủ tiền mà mua cá, bởi vậy còn để ý gì đến con cá xấu đẹp ra sao, hình dáng như thế nào mà chẳng là cá. Bời vậy, người mẹ mổ bụng cá làm sạch, chạy qua bên đông mượn ít xì-dầu, chạy qua bên tây vay một chút muối để nấu một nồi canh cá, coi như có món tươi cải thiện. Cá vừa nấu xong thì người chồng cũng về đến nhà. Nhìn thấy có cá ăn, anh ta thực sự vui sướng đến choáng váng, trong nhà có món gì thì trước hết đều nhường lại cho lao động chính là anh ta ăn. Hai mẹ con ngồi nhìn bên cạnh, chờ anh ta xong bữa thì ăn phần còn thừa. Trong lòng cảm thấy khó chịu, người cha không đành lòng để đứa con ngồi nhìn mồm, bèn bảo hai mẹ con cùng ăn luôn. Ở khu ổ chuột không có chuyện gì giấu kín được, nhà ai ăn cơm với món gì thậm chí đã nói những gì, không những hàng xóm sát vách biết rõ, mà ngay cả khu đều biết tường tận nhà này một nhà ba người đóng kín cửa dấm dúi ăn canh cá. Nhưng, bắt đầu từ ngày hôm đó, không còn ai nhìn thấy người nhà đó bước ra khỏi cửa nhà nữa.

Một ngày hoặc hai ngày còn không ai để ý, nhưng ba bốn ngày sau bên trong căn phòng đó vẫn không có một tiếng động, toàn bộ hàng xóm láng giềng trở nên lo lắng, chạy qua kêu cửa mà không có người đáp lại. Cánh cửa lại không chốt, căn phòng nhỏ rách nát chỉ bằng cỡ bàn tay, vừa đẩy cửa ra, trong phòng có cái gì đều lọt hết vào mắt. Trong phòng hoàn toàn không có một ai, chỉ có mùi máu tanh xộc thẳng vào mũi. Hiện trạng đó khiến cho mọi người kinh sợ, lập tức có người chạy đi báo quan. Quan phủ phái người đến hiện trường khám nghiệm, mọi đồ vật trong phòng vẫn ở nguyên vị trí cũ, trên bàn vẫn còn nửa con cá đang ăn dở, nhưng một nhà ba người đã biến mất. Bấy giờ, một vị nhân viên điều tra lão làng có kinh nghiệm đã hiểu được có chuyện gì xảy ra khi nhận ra con cá đó là hóa cốt cá. Sau khi ăn phải loại cá này, máu thịt da lông của người ăn sẽ biến thành vũng máu. Con cá đã đánh được từ dưới sông lên là hóa cốt cá theo đúng nghĩa của nó. Đây cũng là một vụ án kỳ lạ nổi tiếng toàn thành năm xưa, được gọi là "vụ án canh cá hóa cốt" .

Bởi vậy cho nên, Quách sư phụ thừa hiểu, thiên hạ rộng lớn, không thiếu gì chuyện kỳ lạ, cũng không nhất định bất cứ chuyện kỳ lạ nào cũng có liên quan đến thần ma quỉ quái. Ông ta kể lại chuyện này cho Đinh Mão và Lý Đại Lăng nghe, để cho hai người họ không cần phải sợ bóng sợ gió. Nói chuyện xong, ba người nhấc chân đi về phía tòa nhà cao tầng ở ven đường. Lúc bấy giờ, trời bỗng có sét đánh, tiếp theo đó là tiếng sấm rền vang vọng điếc tai. Tòa nhà cao tầng có một cái cửa sổ đã mất cánh, bên trong vốn dĩ tối đen, nhưng trong lúc tia sét lóe lên, cả ba người đều kịp nhìn thấy ở bên trong căn phòng đó hiện lên một gương mặt mờ ảo không rõ đường nét, nhưng không kịp nhìn rõ diện mạo. Cả đôi mắt và cái miệng của gương mặt đó đều giống như những cái lỗ đen ngòm. Họ định quan sát cho kỹ hơn nhưng không kịp.

Bảy

Trong lòng giật mình đánh thót, Quách sư phụ thầm nghĩ: "Chẳng phải người ta nói trong tòa nhà không có người ở hay sao? Nếu như thật sự là không có người ở, chẳng lẽ là giữa ban ngày gặp quỷ ư?"

Tuy nhiên, càng như thế thì càng chứng tỏ trong phòng của tòa nhà này có điều gì đó kỳ quái. Nhưng ba anh em nhà này đều là người bạo dạn không sợ bóng sợ gió, bởi chung quy tà bất thắng chính. Huống hồ, vì đuổi bắt Liên Hóa Thanh, mỗi người trong số họ đều mang theo vũ khí, nhưng số vũ khí đó không phải được giấu trong lồng ngực, mà được cài ở bên trong lớp xà cạp quấn dưới chân. Trước kia, mỗi khi đi ra ngoài, người đàn ông nào cũng phải quấn xà cạp, bởi vì ngày ấy gấu quần rộng, nếu không lấy dây vải buộc túm lên thắt lưng thì khi đi ra ngoài đường chẳng khác gì quét đất. Chân quấn xà cạp sẽ đi lại nhanh nhẹn, một chiếc búa ngắn cài ngược ở bên trong xà cạp, cán búa chúc xuống dưới, lưỡi búa ép sát vào quần thò ra một nửa. Nói đến loại búa ngắn có cán bằng gỗ đàn này lại nhớ tới ngày xưa nó là hung khí chuyên dụng của dân du côn lưu manh. Đừng có thấy cán ngắn khó đốn mà lầm tưởng, nếu dùng để chém người thì thực sự thuận tay khỏi phải bàn.

Khứu giác ba người cảm nhận được vị ẩm ướt của nước mưa, trời đã sắp mưa tới nơi rồi, muốn tránh mưa chỉ còn cách chạy vào bên trong khu nhà cao tầng bỏ hoang mà trú. Ba người chẳng nghĩ ngợi nhiều, rảo bước chạy sang bên đó. Bên ngoài cánh cửa khảm đồng trước đây có dán giấy niêm phong, nhưng do dầm mưa dãi nắng đã tróc ra từ bao giờ. Một cái khóa sắt to đùng móc vào hai chiếc vòng dùng để gõ cửa cũng đã rỉ sét. Cửa sổ nhà là dựng thẳng lên chật vật hình chữ nhật, đại đa số dùng nẹp đóng đinh chết cứng. Dù loại khóa đơn giản của cánh cửa không hề khó cạy ra, nhưng chẳng hiểu tại sao ổ khóa đã bị rỉ chết cứng, họ đành phải lấy vũ khí nạy vòng đồng, tốn bao nhiêu thời gian sức lực mới phá vỡ được. Bản lề cửa cũng đã rỉ lâu ngày, vừa đẩy mạnh đã cọt kẹt rít lên một tiếng chói tai. Cánh cửa vừa mở ra, mùi nấm mốc xộc vào mũi, bên trong tối om cực kỳ âm u vắng lặng, cảm giác như thể không phải là một tòa nhà mà là một cái động cổ giữa rừng sâu.

Gan của Lý Đại Lăng nhỏ hơn rất nhiều so với lúc bình thường vẫn khoác lác, vừa mới ngó vào bên trong xem một cái đã sởn hết cả tóc gáy, gã lập tức giở bản lĩnh giả ngây giả ngô, bảo: "Hai ông anh này, tôi đi ra cửa canh chừng cho hai người, nếu không may ở trong xảy ra việc gì, tôi có thể kịp thời tiếp ứng." Gã vừa định đi ra ngoài, sấm đột nhiên nổ ầm một tiếng, mưa đá to cỡ hạt đậu nành đã đổ ào xuống. Trời mưa kèm theo sét đánh. Người xưa có nói "Vừa dông vừa sét, mưa như trời dột". Thanh thế của trận mưa này không nhỏ, đến tối chưa chắc đã ngừng. Lý Đại Lăng nói: "Thôi, coi như tôi chưa nói gì."

Quách sư phụ và Đinh Mão nhìn thấy bên ngoài trời mưa to, dù không muốn vào cũng không được, bèn bảo Lý Đại Lăng không cần phải kêu ầm lên. Tuy nhiên, lúc ra khỏi nhà là ban ngày, ba người không ai nghĩ tới cần phải mang theo đèn pin, trong khi đó nơi này đã cắt nước cắt điện, dù trong phòng có đèn điện cũng không có tác dụng gì. Không còn cách nào khác, họ móc diêm dùng để châm thuốc ra, đánh một cây, hòng nhờ chút ánh sáng yếu ớt quan sát xem sao. Ba anh em sợ người qua đường quy kết mình là trộm, đến lúc đó mồm miệng nhanh nhảu đến mấy cũng không có đường mà chối cãi. Ba người chẳng quan tâm trước mặt sẽ có cái gì, người nọ nối chân người kia lách mình đi vào trong phòng rồi vội vội vàng vàng đóng chặt cửa chính lại. Ngay lập tức, tiếng mưa gió bên ngoài nhỏ hẳn đi, giống như đã vào một thế giới khác. Cảm giác đầu tiên của ba người là bên trong khu nhà này quá mức ẩm ướt. Đây là điều khó tránh khỏi, bởi năm ngoái nó đã từng ngập trong lũ lụt. Nghĩ rằng trong nhà thế nào chẳng có sẵn loại đèn như đèn thủy nguyệt hay đèn đất đèn, ba người đi tìm một cái để thắp lên, dù thế nào cũng vẫn tốt hơn là dùng diêm chiếu sáng. Qua kết cấu phòng, có thể thấy tòa nhà này cũng tương tự như những tòa biệt thự khác, nhưng trên mặt đất bị phủ một lớp bụi.

Cái cửa mà họ đi vào vốn dĩ là cửa trước, bên trong còn có cái nữa. Ba người đánh diêm để chiếu sáng, lần mò đi sâu vào trong. Quách sư phụ lên tiếng: "Tôi cảm thấy ông lão bán mì hoành thánh kia nói không sai. Bên trong căn nhà này thực sự không có người ở, trên mặt đất tro bụi phủ một lớp dầy, nếu đúng là trong phòng có người đi đi lại lại, tuyệt đối sẽ không thể nào như vậy." Lý Đại Lăng tiếp lời: "Không phải vậy chứ. Nếu trong nhà không có ai, vậy khuôn mặt mà chúng nhìn thấy vừa rồi ở chỗ cửa sổ là của ai?" Đinh Mão tinh mắt, bèn nói rõ: "Tôi thấy khuôn mặt mọc đầy lông đen dài ngoẵng, chắc chắn không phải là mặt người."

Y vừa mới nói xong, trên trán ba anh em đã rịn ra mồ hôi lạnh ngắt. Cố gắng lấy lại tinh thần, họ mở cánh cửa màu đen ra để đi vào sảnh. Ở chỗ cửa ra vào, họ tìm được một chiếc đèn thủy nguyệt, còn gọi là đèn bão, bên trong đã có sẵn dầu hoả, thắp lửa lên chiếu sáng cả căn phòng. Trong phòng chỉ đơn giản sắp xếp một ít vật dụng sinh hoạt. Ở bức tường đối diện cửa vào treo một bức tranh lớn, choán gần một nửa bức tường, vẽ chân dung năm người trong nhà vị gia chủ cũ. Trong số đó, có một người thương nhân trung niên nuôi râu cá trê, ở bên cạnh là một vị phu nhân, hiển nhiên là vợ của ông ta. Cả hai đều có gương mặt hiền lành vô cùng phúc hậu. Đứng cạnh hai người là ba đứa con, hai cô con gái mười lăm mười sáu tuổi và một đứa con trai hơn mười tuổi, chắc là thiếu gia và tiểu thư trong nhà. Nhưng bức tranh chân dung gia đình năm xưa, đến giờ lại trở thành di ảnh của ngôi nhà bị ma ám.

Vì đuổi bắt Liên Hóa Thanh, người ta có nói thế nào ba người cũng đều không tin. Ông lão bán mì hoành thánh và cô cháu gái có lai lịch thế nào? Tại sao lại biết tường tận bên trong căn nhà cao tầng này thực sự không có người ở? Sau khi đi vào căn nhà ma Thần sông Quách Đắc Hữu vẫn sống hay là chết? Thực ra đã gặp phải những chuyện gì? Nói vậy, nút thắt có thể sẽ lớn hơn. Đừng nói là ngài sốt ruột, ngay cả tôi cũng phải nôn nóng, nhưng tôi vẫn phải để đến hồi sau mới phân giải.
 
Chương 9: Đầu người trên bậc thang


Một

Về phần ngôi nhà tầng ở ngã tưđường nhà họ Ngụy này, người chủ nhà cuối cùng của nó là một vị hội chủmột hội chợ phiên. Vậy trước tiên tôi sẽ nói về công việc của người hộichủ này. Có câu nói "Cứ có chợ là sẽ có kẻ bán người mua", chợ hay hộichợ phiên cũng không nằm ngoài quy luật này. Ngày xưa có rất nhiều người lang bạt ngoài xã hội mưu sinh, đừng thấy những người này lận đận bônba mà lầm, ai cũng thông thạo một công việc nào đó, khi ra ngoài xã hộitự nhóm lại với nhau. Người có khả năng tập trung toàn bộ những ngườinày lại một chỗ chính là hội chủ. Hội chủ phải là người có thể quan hệvới cả hai phái hắc bạch. Ông ta sẽ kiếm một khu đất trống để mở hội chợ phiên, đầu tiên là bỏ tiền ra thuê lại đất, thuê người dựng rạp thànhtừng dãy, sau đó kéo toàn bộ những người làm xiếc dạo bán hàng rong ởkhắp nơi đến nơi đó. Có đủ loại hình từ bán thuốc dán, xem bói, lên mặtđỉnh, dạy gấu đen, bán đồ lễ, bán kim chỉ, kể chuyện Bình thư, hát tướng thanh (hát hài hước châm biếm), hát kịch, phim đèn chiếu, biểu diễnxiếc. Nói tóm lại, những người mưu sinh ngoài đường đó vào trong khu đất mà vị hội chủ đã thuê để buôn bán. Đến khi buôn bán xong, mỗi người đều phải trả một ít tiền cho vị hội chủ, đây chính là phần thu nhập của vịhội chủ. Nhằm làm cho hội chợ phiên náo nhiệt hơn, vị hội chủ còn phảimời đội cà kheo và đoàn kịch hát nhỏ đến biểu diễn. Trong căn nhàlầu của vị hội chủ này còn nuôi ăn ở một đội cà kheo của riêng mình.Những trang phục và đủ các loại đạo cụ biểu diễn cà kheo bình thường đều gửi lại ở trong nhà ông ta.

Ba người Quách sư phụ quan sát đồvật bài trí trong phòng, cũng chỉ đơn giản là cái bàn tấm gương giườngchiếu bình lớn cắm chổi không khác gì những gia đình bình thường khác.Chỉ có điều, tất cả những đồ vật này đều bị phủ một lớp bụi. Trong phòng vẫn còn dấu vết của trận lũ lụt năm nào, nhìn không thấy một bóngngười, tràn đầy không khí ma quái không tài nào miêu tả được.

Lý Đại Lăng cảm thấy trên đầu lạnhbuốt từng cơn, bèn ư ử ngâm nga vài câu kịch Nam sai vần lạc điệu đểtăng thêm lòng dũng cảm cho bản thân: "Hảo hán mặt đen là Lý Quỳ, Tamquốc cũng có Trương Phi râu ria xồm xoàm, tay cầm roi thép là hắc KínhĐức, Bao Văn Chính ngồi trên điện ai dám đi qua?" Hai câu hát này đều là điển cố ở trong Diễn Võ Trấn. Theo cách nói của dân gian, hát kịch võ trong nhà có ma có thể xuôi đuổi yêu tà. Ngài đừng phản bác, hát haicâu này quả thật là có thể tăng thêm lòng dũng cảm, cho nên Quách sư phụ không hề ngăn cản y. Sau đó, y lại tiếp tục ngâm nga: "Hảo hán mặttrắng là La Thành, Cảnh Dương Cương đánh hổ là Võ Tòng, Nam Hổ là hiệucủa Cao Quân Bảo, vượt Trường Bản là Triệu Tử Long. Hảo hán mặt đỏ làVân Trường, giết người phóng hỏa là Mạnh Lương, cầm trong tay Đại Đao là Vương Quân Khả, Triệu Khuông Dận ngàn dặm tiễn mẹ lên kinh. Mặt xanhhảo hán là Chu Ôn, ngồi trên điện Sơn Tây là Trình Giảo Kim, Hà Nam Báphủ Đan Hùng Tín, tay cầm đại đao là Cái Tô Văn. . ."

Ba anh em lần từng bước một lên cầu thang bằng gỗ bản dày cộp để đi lên trên tầng hai, lên đến nơi chỉ thấy tầng này có vài cái hòm gỗ to, cạnh tường dựng đầy cà kheo chiêngtrống, bên trong hòm gỗ chỉ toàn là trang phục hóa trang, ngoài ra cònkhông ít đạo cụ. Trong số đó có một cái mặt nạ đầu gấu lông màu đen,dùng để hóa trang thành gấu đen đi cà kheo. Cái gương mặt rất hãi hùnglúc trước mà họ nhìn thấy qua cái cửa sổ hỏng có khả năng chính là vật này. Ba anh em khẩn trương cả buổi, đến khi thấy rõ chỉ là trang phụchóa trang đi cà kheo, ai cũng thở phào một cái.

Trong hội chợ phiên hoặc hội, biểudiễn cà kheo không chỉ đơn thuần chỉ đứng trên hai cái cây cà kheo caolàm bằng gỗ chạy đi chạy lại, mà còn phải biểu diễn các loại động táckhác trong quá trình di chuyển, thậm chí còn hóa trang vào điệu múa chèo thuyền, trông chuối cưỡi lừa, từ con mẹ đốp, cậu cả ngố, cho đến cácnhân vật thần tiên yêu ma trong truyền thuyết dân gian. Bởi vậy, trongnhà người hội chủ hội chợ phiên có những vật dụng này cũng không có gìlà kỳ quái. Lý Đại Lăng xì một cái, chửi đổng định tiến lên đập phánhững cái mặt nạ thần tiên ma quỷ đó: "Tiên sư mười tám đời tổ tông nhàchúng nó! Thiếu chút nữa đã bị mấy cái vật vớ vẩn này dọa mất hồn,chẳng may truyền ra ngoài, thật sự có thể làm sập cái bảng hiệu của baanh em ta."

Quách sư phụ nói: "Huynh đệ đừng có chanh chua như mụ đàn bà ghen chồng thế, ai mà chả có lúc nhìn nhầm."Dứt lời, ông ta tiến lên xem xét mọi nơi, từ tầng trên lẫn tầng dưới, kể cả gác xép, lần mò khắp mọi xó xỉnh. Nhưng bếp núc lạnh tanh không cóhơi người, ngay cả chuột cũng không thấy bóng một con, chỉ có vài đồ vật đến trộm cũng không thèm ngó ngàng đến. Xem ra, hai năm qua ngôi nhàtầng này xác thực đã không có người nào ở, chỉ còn có tầng hầm là cònchưa xem xét. Ba người nghĩ thầm, đến nước này thì cũng chỉ còn vài bước chân nữa là xong; Thương lượng với nhau cứ đi xuống xem qua một chútrồi tính sau. Họ kéo cái nắp dưới chân bậc thang ra, bên dưới có mộtđoạn cầu thang bằng gỗ ngắn, sau khi đi xuống dưới phát hiện ra bêntrong rất sâu, cái rét căm căm xuyên qua lỗ chân lông buốt đến tận xương tủy. Bốn vách tường được xây băng gạch xanh. Bề ngoài những viên gạchnày trơn mịn bóng loáng, ẩn chứa âm khí giống như bên trong những ngôimộ cổ. Nhìn kỹ lại thì đúng là gạch trong mộ cổ, không thể nào ngờ bêndưới thực sự lại là một ngôi mộ cổ.

Hai

Năm xưa, khi đào tầng hầm, người ta đã gặp một ngôi mộ cổ, nhưng không một ai biết là cái gì, chỉ biết đólà một cái hủng xây bằng gạch xanh. Mộ phần được xây rất chắc chắn, chonên họ không động chạm gì đến nó, chỉ trát vữa lên mặt ngoài, biến luônnó thành một phần của tầng ngầm.

Từ công viên Lý Thiện Nhân đến ngãtư đường khu nhà ngói nhà họ Ngụy, trong mắt người biết xem phong thuỷmới hiện ra hình thế của nó, được gọi là thế Kim Vĩ Ngô Công, ao sentrong công viên Lý Thiện Nhân là đuôi, ngã tư đường chỗ khu nhà ngói nhà họ Ngụy là đầu. Nếu như phán định ở hai nơi này ẩn dấu mộ cổ có niênđại rất lâu đi chăng nữa thì cũng chẳng có gì là kỳ quái. Nhưng đến lúcnày chỉ còn lại di chỉ của một ngôi mộ cổ, năm ngoái lại còn chìm trongnước lũ hơn nửa tháng, lớp vữa trát bên ngoài mặt tróc ra, gạch ở bốnvách tường của ngôi mộ đều đã lỏng lẻo.

Trong khi những ý nghĩ này lướt qua trong đầu, Quách sư phụ thò tay cạy một viên gạch ra, giơ lên trước mặt quan sát.

Lý Đại Lăng hỏi: "Ca ca cầm cục gạch đó có nghĩ ra cái gì hay không?"

Quách sư phụ nói: "Ta thấy đây là kim chuyên, chưa từng nghe đến gạch đánh Lưu Kim Đĩnh trong Hãm Hồn Trận hay sao?"

Lý Đại Lăng nói: "Thật sự là chưa từng nghe thấy chuyện này, có xuất xứ gì không?"

Quách sư phụ trả lời: "Đương nhiênlà có xuất xứ. Thời Bắc Tống có một nữ tướng tên là Lưu Kim Đĩnh, từnggặp dị nhân được truyền dạy dị thuật, chỉ cần một con ngựa một thanh đao trong tay và Ngũ Hành Đạo Thuật là có thể lấy đầu thượng tướng giữatrăm vạn quân dễ như lấy đồ trong túi, mỗi khi hai quân giao tranh chưabao giờ có địch thủ. Mãi cho đến khi quân địch mời được cao nhân bày Hãm Hồn Trận, dùng ba viên kim chuyên đánh chết Lưu Kim Đĩnh. Sau khi bà ta chết trăm ngày mà thi thể vẫn không thối rữa, chính là bởi bà ta có đạo hạnh. Nhưng qua đó có thể thấy được, bất kể là người biết tà pháp yêuthuật gì đi chăng nữa cũng đều sợ cục gạch. Cho dù không phải là kimchuyên, chỉ cần bị một cục gạch tầm thường giáng mạnh vào đầu, có kẻ nào chịu được đây."

Nghe nói vậy, Lý Đại Lăng cạy mộtviên gạch trên tường phần mộ nhét vào trong lồng ngực. Nếu như nhìn thấy người trong căn nhà, không cần nói một câu, trước tiên cứ dùng viêngạch này hỏi thăm sức khỏe trước đã.

Quách sư phụ nói như vậy, làm cholòng dũng cảm của Lý Đại Lăng tăng vọt. Nhưng mục đích chính khi hắn cạy viên gạch cổ trên tường xuống thật ra là muốn xem cho rõ, liệu đó cóthật sự là gạch ở trong mộ cổ không. Nếu như vùng Thiên Tân vệ này xácthực có mộ cổ thì năm sáu trăm năm vẫn chưa được coi là cổ, niên đại lâu hơn thế cũng có. Đừng thấy đến thời nhà Minh mới dựng vệ mà lầm, trênthực tế vào thời Bắc Tống nó đã là đầu mối quan trọng của tuyến đườngvận chuyển theo đường sông. Những địa danh của nó như sông Tử Nha, TrầnĐường Trang, đều xuất phát từ trong điển cố Vũ vương phạt Trụ. Lịch sửcủa nó phải khởi nguồn từ mấy ngàn năm trước kia. Mặt khác, dưới sâuvùng ven đô Thiên Tân vệ có rất nhiều hầm lò bỏ hoang, do người xưa đàođất để nung gạch tạo thành. Đa phần tên địa danh đều có chữ 'diêu' (hầmlò), ví dụ như Ngô Gia Diêu, Nam Đầu Diêu chẳng hạn. Hễ là nơi nào trong địa danh có chữ 'Diêu' thì đều có mặt bằng trung bình tương đối cao,bởi vì dưới lòng đất hoàn toàn là gạch nung, là gạch hỏng nung quá lửakhông dùng được khi xưa, tầng tầng lớp lớp chồng chất lên nhau, khôngbiết đã qua bao nhiêu năm tháng, dần dần đã biến thành mặt đất, so vớinhững nơi khác cao hơn rất nhiều, cho nên mỗi lần xảy ra lũ lụt cũngkhông thể ngập đến những nơi này được. Nghe nói, phong thuỷ của chúngcũng không tệ, bởi vì phía dưới toàn bộ là gạch nung, không có mồ mả, là nơi ở sạch sẽ. Trong khi đó, trong số cư dân sống ở những nơi này còncó vài gia đình thợ thủ công nung gạch qua nhiều thế hệ, có tay nghề tổtruyền. Quách sư phụ có quen biết vài người như vậy, thường nghe họ nóichuyện về gạch, niên đại ra sao, gạch nung ra ở mỗi lò khác nhau thếnào. Ông ta nghe kể lại nhiều, nên cũng được coi là võ vẽ hiểu biết vềphương diện này. Ông ta thấy gạch xanh trong tầng hầm thật sự là gạch để xây mồ mả, hơn nữa còn là loại gạch cổ trong những ngôi mộ thời xưa,mặt dưới có hoa văn hình Ngư Long, thực sự không phải là đồ vật thuộc về thời cận đại.

Bởi vì thời gian trôi qua quá lâurồi, mặt đất đã biến đổi rất lớn, sửa đường dựng cầu xây nhà cùng vớidòng sông ban đầu đã thay đổi dòng chảy, khiến cho thế phong thuỷ phátsinh biến hóa, cho nên Trương Bán Tiên cũng không thể nhìn ra thế phongthuỷ ban đầu ra sao, mà chỉ biết là đại khái là nằm ở khu vực ngã tư.Lúc này, họ tìm được ngôi mộ cổ mấy trăm năm trước, thấy quy cách củagạch dùng để xây mộ không phải loại bình thường, nhất định là một ngôimộ nằm theo thế. Bởi vậy có thể để xác định, Kim Đầu Ngô Công Huyệt ởngã tư khu nhà ngói nhà họ Ngụy tám chín phần mười chính là ngôi mộ cổnày.

Không khí trong ngôi mộ không thông thoáng, khiến cho ba người khó thở, cái đèn thủy nguyệt nhỏ trên taychập chà chập chờn, thấy rõ nơi này ngoài bốn bức vách thì chẳng còn cái gì, là một ngôi mộ rỗng.

Quách sư phụ thầm nhủ trong lòng:"Khu nhà ngói nhà họ Ngụy hoàn toàn không có bóng dáng của Liên HóaThanh. Xem ra, không thể hoàn toàn tin vào giấc mộng tại cái miếu thổđịa ở Trần Đường Trang. Chuyến đi này hóa ra thành công cốc, trời mưatầm tã khiến nước chảy qua lỗ thủng xuống mộ, không nói đến việc bị liên lụy chịu khổ, còn không công mất thời gian, còn gì đen đủi hơn thế nàykhông?"

Ngài thử đánh giá xem sao lại tốncông vô ích như vậy. Ba người không thu hoạch được gì, vừa định quayngười đi ra, đột nhiên nghe thấy bên trên ngôi mộ vang lên một loạttiếng động "loẹt xoẹt~ loẹt xoẹt~" do người nào đó dẫm chân lên sàn nhàphát ra. Quách sư phụ chợt có suy nghĩ: "Trong lầu hoàn toàn không cóngười ở, ngôi mộ cũng trống không, bên ngoài trời lại đang mưa lớn nhưvậy, ai đang đi vào vậy?"

Trong lúc đang kinh ngạc, họ chợtthấy một vật lăn nhanh như chớp từ trên bậc thang xuống. Ngọn đèn trongngôi mộ quá yếu ớt, vật đó lăn đến chân mà ông ta còn chưa thấy rõ làcái gì. Quách sư phụ hạ vừa cái đèn xuống xem cho rõ, giật mình không tự chủ được lùi lại nửa bước. Đó là một cái đầu người đầm đìa máu, mặt vàcổ bê bết máu, vẫn đang trợn trừng hai mắt, ngửa mặt lên nhìn trừngtrừng vào ba người họ, tròng mắt chuyển động, nhe răng nhếch miệng thựcsự không biết là muốn cắn người, hay là muốn nói cái gì nữa.

Ba

Ba anh em giật mình đánh thót, đánh bạo giơ đèn lên trước để chiếu sáng. Họ nhìn thấy rõ ràng, một cái đầungười đầm đìa máu vừa mới bị chặt xuống khỏi cổ, lăn lông lốc từ trêncầu thang xuống hầm mộ. Gương mặt của cái đầu người đó co giật hai cái,đôi mắt trợn lên rồi bất động.

Trong lòng thừa hiểu, nhất định cókẻ vừa mới gây án trên tầng, ba người lập tức rút búa cán gỗ đàn ra, lao vọt lên trên cầu thang để chạy tới phòng khách. Ba người nhìn thấy mộtthi thể không đầu nằm trên mặt đất, bên cạnh có một người đang ngồi, sắc mặt như tro tàn, còn có một người phụ nữ nữa, ả ta chạy nhanh như mộtlàn khói đen, vèo một cái lao vào trong góc tối tránh ánh đèn chiếu vàongười. Đinh Mão nhanh tay lẹ mắt, vội đuổi theo nhưng lại chẳng thấy cái gì, giống y như gặp quỷ.

Ba người quay đầu lại, nhìn kỹ kẻđang ngồi dưới đất. Hóa ra chẳng phải ai đâu xa lạ, đó là gã thủy tặcNgư Tứ Nhi đã vớt được xác đứa trẻ ở ngã ba sông. Trong lòng ba ngườiđều thấy khó hiểu, cái tên trộm khó ưa này tại sao lại chạy đến nghĩatrang nhà họ Ngụy? Kẻ bị chặt đầu kia là ai?

Quách sư phụ nói: "Ngư Tứ Nhi, màythả lưới mắt nhỏ đã đủ lắm rồi, bây giờ lại khơi khơi dám ra tay sát hại người khác, riêng việc này đã đủ cho quan tòa phán mày tội chết."

Đinh Mão nói tiếp: "Khá lắm, thằngtrộm khó ưa thả lưới mắt nhỏ. Hàng năm trên dòng Hải Hà có nhiều ngườichết đuối như vậy, tại sao lại không đến lượt mày chết đuối vậy, taongày nào cũng chờ vớt xác cho mày đấy."

Lý Đại Lăng cũng biết Ngư Tứ Nhi,mắng: "Đồ vô lại đến mồ mả cũng không tha, đồ thiếu đạo đức máu lạnhnày, đến chỗ này ăn trộm được cái gì rồi?"

Ngư Tứ Nhi đang sợ tới mức hồn víalên mây, vừa nhìn thấy ba người, lập tức tỏ vẻ ăn năn cầu xin cầu xintha thứ: "Ba vị đại gia, ba vị đại gia, cả ba vị còn lạ gì bản thân tôi, dù cho thêm hai lá gan nữa tôi cũng không dám giết người đâu. Mọi người có nhìn thấy tôi đã sợ đến mức đái ra quần. . ."

Trong lòng Quách sư phụ thừa hiểuNgư Tứ Nhi tuyệt đối không có gan giết người, bèn hỏi mọi việc cho rõràng rồi mới đánh giá sau. Ông ta hỏi gã vì sao lại chạy đến nghĩa trang nhà họ Ngụy, người bị chặt mất đầu là ai, kẻ nào đã ra tay. Quách sưphụ vừa hỏi vừa dọa Ngư Tứ Nhi, nếu không nói thật sẽ bảo Đinh Mão dùngbúa chém chết gã.

Ngư Tứ Nhi không dám giấu diếm, hai năm rõ mười mà khai báo. Thì ra từ lúc thả lưới mắt nhỏ dưới chân cầucũ vớt được xác đứa bé, gã đã sợ tới mức không dám bén mảng tới bờ sôngnữa, trộm gà trộm chó khắp nơi sống qua ngày, sau đó kết bái anh em vớimột gã du côn có biệt danh là 'Gà con'.

Có câu cửa miệng: "Người có ngay có gian, gỗ có tốt có xấu", hai gã lưu manh này không có chút phẩm chất gì là tốt đẹp, chuyên rình mò người khác hở ra cái gì là trộm cắp, khôngbao giờ làm được việc gì tốt.

Thiên Tân vệ gọi trứng gà là 'gàcon', nhưng xét lại cho kỹ, đầu của cái tên du côn Gà con này bóngloáng, còn hơn cả trứng gà. Tên này hành xử ngang ngược, ngạo mạn khôngcoi ai ra cái gì, ăn mặc lố lăng, hai tay xăm trổ, ăn cơm không bao giờtrả tiền. Nếu có ai dám tìm hắn đòi tiền, kẻ này sẽ bẻ gãy ngón tay củangười đó. Tuy nhiên hắn chỉ là hạng mềm nắn rắn buông, hạng người chânchính lợi hại, kẻ này không bao giờ dám trêu vào.

Hai ngày trước, Gà con và Ngư TứNhi đang đi dạo trên đường thì nhác thấy một người đẩy một cái xe mộtbánh bán kẹo bọc đường. Người bán là một người ngoại tỉnh hiền lành, cóvẻ như mới vào thành không lâu. Hắn nháy mắt Ngư Tứ Nhi, Ngư Tứ Nhi vộihấp tấp tách ra ngồi phệt xuống bên vệ đường, giả vờ làm một người đangrỗi việc ngồi chơi.

Gà con vừa vuốt cái đầu trọc củamình, vừa tiến lại gần cái xe bán kẹo bọc đường, không hề nói một câu mà chỉ nhìn chằm chằm vào người bán kẹo.

Người bán kẹo nhận ra kẻ này làngười không dễ chọc, đi lại nghênh ngang, đầu cạo bóng loáng, trên đầudán hai miếng cao, đầu nghiêng bên nọ ngả bên kia, mắt liếc ngang liếcdọc, huyệt Thái Dương gồ lên, quai hàm bạnh ra, toàn thân đầy xăm trổ,thấy ngay là du côn, vội vàng trưng ra gương mặt tươi cười hỏi: "Ngài có muốn ăn kẹo bọc đường không?"

Gà con giống như mèo bị dẫm phảiđuôi, hung tợn quát ầm lên: "Mày hỏi ngu bỏ con mẹ, không ăn kẹo bọcđường thì đến đây ngó hay sao?"

Người bán bánh không dám đắc tộihắn, vội nói: "Chỗ này có kẹo bọc đường, bánh gạo nếp nhân đậu, bánh táo rắc hạt kê vàng, ngài muốn ăn loại nào? Cần bao nhiêu cái?"

Gà con không thèm hỏi giá mà chỉhỏi loại kẹo bọc đường nào dẻo. Nghe người bán trả lời gạo nếp là là gạo dẻo, nên loại kẹo này là dẻo nhất, hắn há miệng đòi mua hai cân.

Bán hàng rong phải trung thực,không thể nào gian dối cân lạng, nếu không thì không bán được cho ai, mà cho dù gian dối cân lạng thì cũng không dám gian dối cái hạng trọc đầunày, kẻ này rõ ràng là đến kiếm chuyện. Người bán kẹo bọc đường cẩn thận ứng phó, cắt ra một miếng bánh gạo nếp nhân đậu to, vừa mới hấp chín,vẫn còn nóng hôi hổi, cân lên hai cân ba tươi nhưng chỉ tính hai cân,sau đó lấy lá sen bọc lại kỹ lưỡng rồi mới cẩn thận từng li từng tí đưacho Gà con .

Gà con cầm lấy, không trả tiền, màhắn cũng đâu có ý định trả tiền, một tay cầm gói bánh, một tay bóc lásen, cau mày nói: "Tao bảo này, cái bánh này thiếu nguyên liệu rồi, màycứ tự nhìn mà xem, tại sao lại chỉ có gạo nếp mà không có nhân đậu? Thếnày mà mày còn không biết xấu hổ đòi tiền?"

Người bán bánh kẹo oán thầm, chạy từ bên xe bên kia sang, thanh minh: "Ngài nhìn lại đi, nhân đậu đâu có ít đâu. . ."

Anh ta còn chưa dứt lời, Gà con đãúp cả cái bánh gạo nhân đậu nặng hơn hai cân đang còn nóng hôi hổi vàomặt người bán kẹo, tiện đà giật luôn cái cân trong tay anh ta.

Người bán kẹo không nhịn nổi nữa,đã ăn chùa không trả tiền còn đánh người. Những người đi kiếm sống ngoài đời có kẻ nào là dễ bắt nạt. Anh ta vuốt bánh trên mặt, xông lên địnhliều mạng. Gà con giật được cái cân là quay đầu bỏ chạy, người bán kẹođuổi riết phía sau.

Vẫn bàng quan ngồi nhìn, Ngư Tứ Nhi thấy người bán bánh đã chạy đi xa, bèn đứng dậy đẩy chiếc xe chạy mộtmạch vào trong ngõ nhỏ.

Người bán kẹo đuổi không kịp, đến khi trở về thì đã thấy cả xe bánh lẫn hộp tiền đều không còn bóng dáng.

Thường thường, hai thằng bại hoạiNgư Tứ Nhi và Gà con đều dùng phương thức bẩn thỉu này để trộm cướp.Ngày hôm đó cướp xe bánh bỏ chạy, đợi lúc hội họp lại, được bao nhiêutiền, hai thằng sẽ chia nhau.

Hôm ấy, chẳng hiểu do ma xui quỷkhiến thế nào, Ngư Tứ Nhi hoảng hốt chạy bừa, dốc sức đẩy chiếc xe chạymột mạch đến cuối một ngõ cụt, thẳng tay vứt nó lại, lấy sạch tiền trong hộp nhét vào trong ngực áo. Nhưng bán kẹo bọc đường thì có được mấy hào chứ, chỉ là một nắm vài đồng tiền xu trinh. Ngư Tứ Nhi không cam lòng,khi đi lộn trở ra thì nhìn thấy một dãy phòng mặt tiền trong ngõ hẻm,trong số đó có một căn phòng khóa cửa nhưng cửa sổ tầng trên cùng lạiđóng không chặt. Y là kẻ cắp chuyên nghiệp, chỉ cần nhìn một cái là đãbiết có thể lọt vào. Thừa dịp không có người, y cạy cửa sổ tầng trên rồi lẻn vào. Còn chưa kịp ra tay, y chợt nghe bên ngoài phòng vang lêntiếng mở khóa, rõ ràng là chủ nhà đang về nhà. Ngư Tứ Nhi thầm rủa không may. Nhưng gan ăn trộm của y không nhỏ, cũng có một chút lanh trí củakẻ trộm cắp, y thừa hiểu nếu để cho người ta bắt tại trận ít nhất sẽ bịdần cho mềm xương, không khéo còn phải vào nhà lao ngồi chơi. Trong đầulóe ra một cách, y lách mình trốn vào trong tủ quần áo, lén lút quan sát tình hình bên ngoài, chỉ chực có cơ hội thuận lợi là chuồn đi. Nhưng ytuyệt đối không thể tưởng tượng được, cảnh tượng mà y nhìn thấy sau khitrời tối thiếu chút nữa đã làm bản thân chết khiếp vì sợ.

Bốn

Những người ở trong căn phòng đó là một cặp vợ chồng son, kết hôn chưa được một năm. Người chồng đi buônbán ở nước ngoài, để lại cô vợ đang mang bầu ở nhà một mình, bởi khôngyên tâm nên thuê một người vú già về chăm sóc. Mùa hè tiết trời nóngbức, cửa sổ tầng trên cùng không đóng kỹ. Ngày hôm ấy, cô vợ cùng ngườivú già đi ra ngoài dạo chợ, mua xong đồ ăn là trở về, đâu có nghĩ đếnchỉ trong chốc lát ấy đã có người lẻn vào nhà.

Người được thuê đến chăm sóc cô vợtên là Vương tẩu, chạy nạn từ Sơn Đông đến, tính cách đáng tin cậy, được giao cho quán xuyến những công việc mua thức ăn nấu cơm, buổi tối ngủ ở gian ngoài, đồng thời làm bạn với cô vợ luôn. Hai người về đến nhà, nấu cơm lên ăn xong, cô vợ đã mang thai tháng thứ bảy thứ tám, bụng nhôcao, thân thể trở nên nặng nề, không chịu được ngồi lâu, ăn xong tắm rửa lên giường nằm. Vương tẩu kéo cái ghế lại ngồi ở bên cạnh giường, trênbàn có một khay đồ đan, bà ta vừa buôn chuyện giải buồn cho cô vợ vừaluôn tay thêu thùa may vá.

Ngư Tứ Nhi suy tính đợi đến khiVương tẩu và cô vợ đều đã lên giường ngủ, y sẽ rón rén chuồn đi. Nhưngcó ngờ đâu được, hai người này buôn chuyện tào lao cho đến lúc trời tốiđen mà vẫn còn chưa chịu ngủ, khiến cho y cực kỳ sốt ruột. Trốn trong tủ quần áo lén lút canh chừng bên ngoài, hai chân đều đã cứng đờ lại rồi, khó chịu không sao tả xiết, trong lòng hối hận khỏi phải bàn, hối hậnvì đã nổi lên ý nghĩ gian tà, nếu không đã không đến mức bị người ta cầm chân trong phòng không ra được. Hai người phụ nữ chủ nhà và giúp việcnày, thực ra y không quan tâm, mà chỉ sợ không may lộ ra, kinh động đếnhàng xóm láng giềng. Y trốn trong tủ quần áo không dám thở mạnh đến mộtcái, chỉ mong chờ hai người phụ nữ này mau chóng đi ngủ, chả hiểu lấyđâu ra lắm chuyện mà buôn đến thế?

Nói chuyện đến tầm giữa canh hai và canh ba, cô vợ đã mệt mỏi, lúc ấy mới nằm xuống ngủ. Vương tẩu vẫn ngồi dưới đèn, cố thêu nốt món đồ đang làm dở. Ở ngay cửa phòng đặt một cáichăn trải sàn, bởi vì phụ nữ có thai hành động không tiện, buổi tối đitiểu đêm hoặc có chuyện gì, cô ta có thể thức dậy bất cứ lúc nào, có sẵn chăn đệm ở đó nằm ngủ luôn. Ngư Tứ Nhi thừa hiểu lúc ấy vẫn chưa thể đi ra, bởi vì hai người vừa mới nằm xuống, còn chưa ngủ say, đành phải đau khổ chịu đựng. Lại đợi thêm một lúc lâu nữa, nhận thấy Vương tẩu và côvợ đều đã ngủ sâu rồi, y nắn bóp hai cái đùi đã tê cứng, vừa mới địnhđẩy cửa tủ quần áo đi ra ngoài thì chợt nghe thấy cửa sổ gian ngoài chợt rít lên một tiếng két rất nhỏ. Ngư Tứ Nhi làm nghề gì chứ, y là kẻchuyên môn lẻn vào nhà người khác trộm cắp. Y nhận thấy tiếng động đókhác thường, giống như có trộm đang thử thăm dò đẩy cánh cửa sổ đó từbên ngoài, nhưng sợ đánh thức người đang ngủ trong phòng nên không dámmạnh tay, chỉ từ từ nhẹ nhàng mà đẩy cánh cửa sổ.

Ngư Tứ Nhi thầm than khổ, tự nhủ không may, đen đủi đến thế là cùng, không biết là kẻ trộm từ đâu nhảy ra nữa?

Buổi chiều về đến nhà, lúc nấu cơmVương tẩu đã phát hiện ra cửa sổ vẫn chưa đóng kín, sợ có trộm lẻn vàonên đã vội vã chốt chặt lại rồi. Ngư Tứ Nhi đã tận mắt nhìn thấy quátrình đó, đến lúc ấy nghe thấy tên trộm ngoài cửa sổ đẩy vài cái. Thấykhông đẩy ra được, kẻ đó lập tức lật mái nhà lên, động tác nhẹ nhàng đến mức thần kỳ, Ngư Tứ Nhi phải căng tai lên mới nghe thấy được, còn haingười đang ngủ trong phòng không phát giác ra bất cứ điều gì. Chỉ mộtchốc sau, một bóng đen nhảy từ trên nóc nhà xuống, rơi xuống mặt sàn nhẹ nhàng như một chiếc lá cây, không phát ra một tiếng động nào.

Ngư Tứ Nhi thầm nhủ trong lòng:"Khinh công tốt con mẹ nó thật! Từ khi xử bắn Hoạt Ly Miêu, chưa từngnghe nói Thiên Tân vệ còn có phi tặc lợi hại như thế, kẻ này ở đâu đếnđây vậy?"

Y nín thở, trợn trừng mắt quan sátbên ngoài tủ quần áo, nhưng đèn trong phòng đã tắt, chỉ có thể nhìn thấy một bóng hình đen thui, thể hình rất lớn, hai đầu vai nhô cao, hai cánh tay rất dài còn những chi tiết khác đều không nhìn rõ. Bóng đen đó rónra rón rén đi đến cạnh giường, nhìn chằm chằm vào người vợ đang nằm ngủ.

Ngư Tứ Nhi cứ tưởng đó là một tênhái hoa dâm tặc. Lúc bấy giờ, trăng chợt ló ra khỏi mây, ánh trăng xuyên qua lỗ thủng trên nóc nhà giúp y nhìn thấy rõ trong phòng có một mộtngười, toàn thân bao bọc kín mít, đầu đội một cái khăn trùm đầu. Khi kẻđó xoay người lại, lộ ra một gương mặt khỉ giống hệt như Thiên Lôi, đôimắt rực sáng vẻ ma quái, khiến cho Ngư Tứ Nhi sợ đến mức mặt vàng nhưđất, bịt kín miệng của mình, cố gắng nhịn lại tiếng thét kinh hãi sắp ra khỏi miệng. Rõ ràng đó là một con khỉ ngựa khổng lồ toàn thân lông lá,ăn mặc giống hệt như một người phụ nữ. Hành tích của nó ma quái, nửa đêm đột nhập vào nhà người ta bằng đường nóc nhà, cởi quần rướn mông phụtra một làn khói xanh. Ngư Tứ Nhi trốn ở trong tủ quần áo, đù đã bịtkín miệng mũi những vẫn ngửi thấy một mùi tanh tưởi, nồng nặc đến mứcváng đầu mắt tối sầm, thiếu chút là hôn mê. Còn hai người đang ngủ trong phòng đều bị bất tỉnh vì ngạt thở, dù sét đánh bên tai cũng không thểtỉnh lại.

Con khỉ ngựa khổng lồ thong dongđiềm tĩnh kéo quần lên, lén lén lút lút đi đến bên cạnh giường, vươn bàn tay lông lá ra moi móc ở giữa hai chân của người phụ nữ đang mang thai.

Năm

Ngư Tứ Nhi quả thực không thể tin được vào mắt của mình nữa, đánhchết y cũng không đoán ra được con khỉ ngựa này định làm gì, ở chỗ đócó thể moi móc ra cái gì chứ, đào cái con b cũng không có á?

Lúc bấy giờ y đã thấy con khỉ ngựa lôi từ giữa hai chân cô vợ ra một thai nhi đầm đìa máu. Đã đến tháng thứ tám chín, thai nhi đã thành hình rồi. Khi bị moi ra, hai cái chân nhỏ xíu vẫn còn động đậy.

Con khỉ ngựa giơ cái thai nhi lên cọ đi cọ lại lên mặt, giống nhưmoi ra được bảo bối vậy, yêu thích đến mức quên hết cả xung quanh. Saukhi chơi đùa một lúc, nó bắt đầu há miệng mút thỏa thích, thích chí cònhơn cả mút kem, phát ra tiếng "chùn chụt" liên hồi. Chỉ một lát sau, cái thai nhi đã khô quắt thịt da, không còn nhúc nhích nữa. Nó nhét cái xác thai nhi vào trong lồng ngực, phóng lên trên mái nhà, lẩn vào bóng đêmtối mò. Trong phòng giống như chưa từng có chuyện gì phát sinh, Vươngtẩu vẫn cứ ngủ mê mệt không tỉnh, còn cô vợ trong lúc không hay biếtgì đã biến thành một cái xác.

Ngư Tứ Nhi kinh sợ. Nếu không phải gã ăn trộm không thành, trốn ởtrong tủ quần áo không ra ngoài được, nhờ vào ánh trăng nhìn thấy rõràng, nào ai biết được cô vợ này đã chết như thế nào, con khỉ ngựa kiarốt cục là yêu quái ở đâu? Y cũng định báo quan, nhưng sự việc hoangđường như vậy nhất định sẽ không có ai tin tưởng. Huống hồ y vào nhàngười ta ăn trộm, nhà này lại xảy ra án mạng, liệu cơ quan điều tra cóbắt y gánh tội thay hay không? Phạm tội liên quan đến tính mạng conngười sẽ không tránh khỏi bị áp giải ra pháp trường Tiểu Lưu trang ănkẹo đồng, chết thành quỷ oan khuất.

Ngư Tứ Nhi không dám ở lại trong phòng nữa, lặng lẽ không một tiếngđộng chuồn ra ngoài, chạy một mạch về nhà. Đến ngày hôm sau, khi gặp Gàcon, hai người ăn chia tiền bạc sòng phẳng xong, Ngư Tứ Nhi kể lại câuchuyện mình đã nhìn thấy vào đêm qua, cứ tưởng rằng Gà con sẽ không tin, ai ngờ hắn cũng đã từng nhìn thấy con khỉ ngựa kia. Gà con kể lại choNgư Tứ Nhi, trước đó một thời gian ngắn, hắn đã được xem một màn ảothuật với bản lĩnh siêu phàm ở chợ buôn bán lừa ngựa, có khả năng giữaban ngày ban mặt ngay trước mặt mọi người diễn được màn ảo thuật "Vạnngười biến thành quỷ".

Cửu Hà Hạ Sáo là đầu mối thuỷ bộ, thương nhân tập trung, tụ tập đủmọi hạng người, ảo thuật diễn xiếc mãi võ vô số kể, chẳng có cái gì màdân chúng chưa từng xem qua. Lấy màn ảo thuật "Vạn người biến thành quỷ" này ra làm ví dụ, thông thường là diễn vào lúc nửa đêm không có ánhtrăng, những người hiếu kỳ đứng xem quây lại thành một vòng tròn, màn ảo thuật diễn ở chính giữa. Trước khi diễn, người diễn xiếc mào đầu mộtđoạn, ví dụ như: "Ở nhà dựa vào cha mẹ đi ra ngoài nhờ vả bằng hữu, tớivùng đất trù phú này định thể hiện tài vặt trước mặt liệt vị, có tiềnthì đã lập sân khấu, không tiền đành phiền chư vị đứng xem tôi biểu diễn một màn xiếc tổ truyền", sau đó châm một cây nến. Ánh nến vừa chiếu ra, gương mặt tất cả mọi người đều đã tái đi. Trong lúc nhất thời, bầukhông khí trở nên vô cùng âm u khiến cho người xem phải sợ hãi. Màn ảothuật nổi danh này có tên là "Vạn người biến thành quỷ" .

Màn ảo thuật cổ xưa này còn được gọi là thuật ảo giác, tất cả đều là giả, nhưng mọi người không thể nhìn ra chỗ giả trong đó, nếu không thì làm gì còn nổi tiếng đến thế. Dân bản xứ đã xem những màn biễu diễn như thế này rất nhiều lần, ngay cả trẻ con cũng biết đến màn ảo thuật vớingọn nến nổi danh này. Người ta sử dụng ngọn nến có tính chất đặc biệt,khi đốt lên chẳng khác gì ma trơi, đừng nói chiếu vào mặt người, ngay cả chiếu vào cục gạch cũng chỉ là một màu xám ngắt. Nhưng nghe nói màn ảothuật "Vạn người biến thành quỷ" này đã thất truyền cả mấy trăm năm,cách diễn của những người làm xiếc rong hiện giờ đã hoàn toàn khác xưa,cách diễn xưa đã không còn ai nhìn thấy nữa rồi.

Gà con tình cờ gặp một biểu diễn ảo thuật ở chợ buôn bán lừa ngựa.Chợ buôn bán lừa ngựa là một khu đất trống cách vùng trũng ở phía namkhông xa. Mùng chín hàng tháng, nơi này lại tổ chức phiên chợ buôn báncác loại gia súc như la ngựa. Lần đó, hắn ăn trộm được một con lừa, lôiđến chợ buôn bán lừa ngựa, khi thu tiền xong nhìn thấy có ảo thuật bènhiếu kỳ đi xem. Chỉ mất có mấy đồng bạc lẻ ai ngờ lại được xem màn ảothuật với thủ đoạn cao siêu như vậy. Giữa ban ngày ban mặt, lại trongtầm mắt của cả một đám đông đứng xung quanh xem, nhưng thân hình ảothuật gia vẫn biến mất rước sự chứng kiến của tất cả. Không một ai nhìnra người đó biến mất bằng cách nào. Có người hiểu biết bảo, đây mới làmàn ảo thuật cổ xưa "Vạn người biến thành quỷ" đã thất truyền nhiều năm .

Biểu diễn xong màn "Vạn người biến thành quỷ", ảo thuật gia chắp tay thi lễ xung quanh rồi cầm cái cái chiêng đồng xin tiền thưởng. Nhữngngười đến chợ buôn bán lừa ngựa buôn bán gia súc không thiếu những ôngchủ bản địa, còn có cả những thương nhân buôn bán gia súc lớn đến từtỉnh ngoài, tất cả đều là người có tiền. Mọi người chỉ chờ ảo thuật giabộc lộ tài năng, nếu như màn biểu diễn hấp dẫn họ sẽ không tiếc tiền ban thưởng.

Ảo thuật gia cũng là kẻ tham tiền, lại diễn một màn ảo thuật bí ẩnhơn nữa tên là "Hái đào trong tranh". Màn ảo thuật cổ "Vạn người biếnthành quỷ" ít ra còn có người đã từng được xem, nhưng với màn "Hái đàotrong tranh" thì đến cái tên cũng cũng chưa từng nghe thấy. Ngày hôm đó, toàn bộ những người vây quanh coi như được mở rộng tầm mắt.

Chỉ thấy ảo thuật gia dắt một con khỉ ngựa ra, rồi lại lấy ra mộtbức tranh cuộn cổ, mở bức tranh cho mọi người xem. Trong tranh có vẽ một cây đào, nó đã kết trái được một quả bàn đào lớn chín mọng, giấy củabức tranh đã ố vàng. Đến khi mọi người đứng xem đã nhìn rõ ràng, ảothuật gia vẫy tay một cái, con khỉ ngựa đứng bật dậy, đi thẳng tới bứctranh. Mọi người hoa mắt một cái, trong sân diễn đã không còn bóng dángcủa con khỉ ngựa. Mọi người đều tấm tắc cảm thấy kỳ lạ, con khỉ ngựa kia đã biến đi đâu? Đến khi nhìn vào bức tranh cổ thì đã thấy có thêm mộtcon khỉ ngựa ở bên trong. Ảo thuật gia vung bức họa một cái, con khỉngựa lại xuất hiện ở chỗ cũ, tay cầm một quả bàn đào há to miệng gặmtừng miếng lớn. Bức tranh vẫn là bức tranh cũ, nhưng quả bàn đào trêncây trong bức tranh đã không còn thấy đâu nữa. Toàn bộ những người hiếukỳ đứng xem đều mắt tròn mắt dẹt, rất lâu sau mới hồi phục được tinhthần, cất tiếng khen hay như sấm nổ, thi nhau thưởng tiền.

Gà con chen vào trong đám người xem náo nhiệt, nhìn thấy thế thèm rỏ dãi. Không ngờ diễn ảo thuật lại có thể kiếm được nhiều tiền như vậy, chẳng mấy chốc đã kiếm được mấy đồng. Tại sao mấy đồng đã được gọi lànhiều? Vào thời Dân quốc mọi thứ đều rất rẻ, một đồng có thể mua đượcmột túi bột mỳ tầm bốn năm mươi cân, đủ cho một gia đình ăn trong mộttháng. Gà con nảy sinh ý nghĩ đen tối, định đánh cướp số tiền đó của ảothuật gia, tốt nhất là còn có thể buộc người này khai ra chân tướng bí mật của mấy màn ảo thuật đó. Nếu học được khả năng này, sau này chẳngphải hắn sẽ ngày ngày được nhắm sơn hào hải vị hay sao. Sau khi phiênchợ tan, hắn bám riết theo sau ảo thuật gia. Khi tới trước căn nhà bịma ám ở ngã tư đường nghĩa trang nhà họ Ngụy, một người một khỉ đi ởphía trước đột nhiên biến mất. Gà con đã từng sống ở khu vực này, hắnthừa biết căn nhà bị ma ám ở ngã tư đường nghĩa trang nhà họ Ngụy cónhiều căn phòng bí mật. Năm xưa, nguyên nhân chủ yếu mà vị hội chủ mualại căn nhà bị ma ám này là vì bí mật buôn thuốc phiện đen, nhằm dễ dàng tiến hành những giao dịch ngầm không thể để lộ ra ngoài ánh sáng trongnhững căn phòng bí mật. Về sau, một nhà năm người chết bất đắc kỳ tửtrong nhà, kể từ đó không ai còn dám ở nữa, ngôi nhà bị bỏ hoang từ đóđến giờ. Ảo thuật gia chắc chắn là đã chui qua địa đạo vào trong nhà,nhưng diễn ảo thuật kiếm được không ít tiền, tại sao kẻ này lại phải ởtrong ngôi nhà bị ma ám?

Sáu

Gà con sợ đơn sợ kép, chỉ dám đứng canh ở phía đối diện bên kiađường cái nhìn chằm chằm vào ngôi nhà hoang. Đến đêm, hắn nhìn thấy conkhỉ ngựa ra khỏi nhà, mặc quần áo của con người, hành tung lén lén lútlút, đi vào thành không biết để làm cái gì. Mỗi lần ảo thuật gia rangoài kiếm tiền đều đi theo hướng vùng đất trũng phía nam, mà không đivào thành. Chẳng ai ngờ, Ngư Tứ Nhi lại bất chợt bắt gặp con khỉ ngựađó. Hai thằng kể lại chuyện của mình xong, cảm thấy tên ảo thuật gia này không phải hạng tốt đẹp gì, ngày mai mỗi thằng xách một con dao phay,cầm theo đèn bão, chui vào trong nhà tóm lấy tên ảo thuật gia, trấn lộtlấy một mớ tiền tài, đồng thời còn bắt hắn khai ra chân tướng của màn ảo thuật vạn người biến thành quỷ và hái đào trong tranh ra. Bình thường,Gà con luôn thích chọc ngoáy vào yếu điểm của người khác, cho rằng cáitên ảo thuật gia này có tật giật mình, sẽ không dám phản kháng lại haithằng bọn chúng. Còn con khỉ ngựa kia dù có bản lĩnh đến thế nào cũngchỉ là một con súc sinh mà thôi. Trước nay Ngư Tứ Nhi cứ dính đến trộmcướp là coi trời bằng vung, giờ lại có tên lưu manh Gà con cầm đầu,đương nhiên là không có nửa câu phản đối. Ngày hôm đó, khi chúng ra khỏi nhà, đi đến giữa đường thì trời nổi mưa giông. Hai thằng đội mưa chạyvào ngôi nhà bị ma ám, vừa mới vào trong đã nhìn thấy con khỉ ngựa ngồichồm hỗm ngay trước mặt, hai mắt nó nhìn chằm chằm vào cái nắp phần mộđã mở tung. Thấy có kẻ lạ đột nhập, nó lập tức nổi khùng tấn công. Daophay còn không chưa kịp rút ra, Gà con đã bị con khỉ ngựa vung tay cắtđứt đầu. Ngư Tứ Nhi sợ mất hồn, ngồi phệt xuống đất, cho rằng hôm nay sẽ phải về chầu tổ tiên. Không ngờ tới, khi cái đầu Gà con lăn xuống hầmmộ, ba người Quách sư phụ nghe được động tĩnh, vội chạy lên trên. Conyêu khỉ thấy đối phương nhiều người, lập tức trốn mất dạng.

Nghe Ngư Tứ Nhi nói xong, mấy người Quách sư phụ đều kinh sợ. Tên ảo thuật giá tám chín phần mười là Liên Hóa Thanh, bởi kẻ này đã từng báimột người dạy xiếc khỉ làm thầy, đồng thời hắn còn dắt theo một con khỉ. Hắn trốn ở trong nghĩa trang nhà họ Ngụy không dám vào thành. Bênngoài mưa to gió lớn, đường đã ngập nước, một người một khỉ nhất địnhvẫn còn ở trong căn nhà bị ma ám này, giờ đúng là lúc nên lùng bắt y.

Lý Đại Lăng nói: "Ông anh có nghe thấy Ngư Tứ Nhi đã nói gì không,kẻ này biết sử dụng yêu tà sống, chỉ với mấy người chúng ta liệu có đốiphó được hắn không?"

Quách sư phụ nói yêu thuật và ảo thuật cũng chẳng có gì khác nhau,cả hai đều là thuật đánh lừa thị giác, còn gọi là thuật gây ảo giác.Nghe lớp người già nói, vào những năm cuối triều Thanh, Thiên Tân vệxuất hiện một vị tiên cô, có khả năng triệu yêu vời thần. Bà ta chỉ cầnchâm một ngọn nến, quỷ thần đến tức thì. Bà ta dẫn theo hai đồng tử, cảhai đều là đàn ông cường tráng. Năm canh tý (1900), quân đồng minh tám nước đến xâm chiếm, vị tiên cô này tuyên bố sẽ thỉnh thiên binh thiêntướng xuống nghênh địch. Bà ta dẫn theo hai tên đồng tử hơn 30 tuổi, cầm kiếm gỗ lên trên cổng thành làm phép. Thiên binh thiên tướng còn chưathấy đâu, ba người bọn họ đã bị đạn pháo của người phương tây bắn tanxác. Thật ra, vị tiên cô đốt ngọn nến còn được gọi là đèn cầy triệu yêu, chỉ là màn ảo thuật đánh lừa tai mắt thiên hạ mà thôi. Có lẽ "Vạn người biến thành quỷ, hái đào trong tranh, ngũ quỷ chuyển thi" xuất xứ từ yêu thuật Ma Cổ Đạo cũng chẳng khác gì cái này.

Đinh Mão hỏi: "Ngũ quỷ chuyển thi là loại yêu pháp gì thế?"

Quách sư phụ nghe Ngô Lão Hiển từng nói, ngũ quỷ chuyển thi là mộttrận pháp của Ma Cổ Đạo để khai quật quan tài, ăn cắp đồ quý. Về phầnnhững trận pháp bàng môn tả đạo, từ thời Thanh mạt cho đến nay đã dần im hơi lặng tiếng không để lại dấu vết. Nhưng vẫn là câu nói kia, thờibuổi này đâu còn như xưa, tại sao lại gọi là "Ngũ quỷ chuyển thi" ? Ngũquỷ chính là năm xác chết. Tương truyền, trước kia có kẻ trộm mộ khaiquật mộ giữa ban ngày, nhưng cho dù dùng hết mọi cách cũng không thể mởđược nắp quan tài, đó là bởi cương thi trong quan tài muốn trốn kiếp sốthiên lôi địa hỏa. Nếu gặp phải tình huống này, có hai biện pháp. Một là bày trận ngũ quỷ chuyển thi, hai là niệm chú mở quan. Đến giờ đã không còn ai tin tưởng vào những trò lừa thần gạt quỷ này nữa, nhưng vào thời ấy thực sự có không ít người tin tưởng.

Lý Đại Lăng an lòng, xốc cổ Ngư Tứ Nhi nhũn như một gà con bị cắttiết đi theo sau Quách sư phụ. Đinh Mão đóng cửa nhà lại. Bốn người lụcsoát khắp nơi tìm cửa ngầm, phát hiện ra cái lò sưởi xây ngầm trongtường có vấn đề, bởi nó được xây giống hệt như vách tường. Nếu như trước đó không biết trong nhà có đường ngầm, sẽ chẳng có ai tìm ra được. Họđẩy cửa ngầm ra, bên trong tối om.

Đúng vào lúc họ ngó vào trong xem xét, con khỉ ngựa đột nhiên nhảyvọt ra, vung bàn tay ma của nó lên, chụp thẳng vào mặt Ngư Tứ Nhi.

Ngư Tứ Nhi đã sợ mất hồn tránh không kịp, nửa khuôn mặt bị nó chémphăng. Y hét thảm một tiếng đổ sập xuống đất, hai chân co giật mấy cái,rõ ràng là không sống nổi.

Mấy người Quách sư phụ giật mình kinh hoảng, chỉ trong một thời gian ngắn như vậy đã có hai kẻ mất mạng, vội vàng lôi cây búa cán gỗ đàn ra, nhè vào đầu con khỉ ngựa mà chém.

Con khỉ ngựa vô cùng nhanh nhẹn, nó cúi phắt người vểnh đít lên nétránh búa. Nó nhanh nhưng Đinh Mão còn nhanh hơn, gã vung chân đá mộtphát vào mông con khỉ. Con khỉ ngựa rú lên một tiếng quái dị, miệng phun ra bọt máu.

Lý Đại Lăng thừa cơ tiến lên, bổ một nhát búa vào đầu con khỉ, không cho nó cơ hội trở mình, tiếp theo lại bổ thêm vài nhát, nhát nào cũngdốc hết sức bình sanh.

Tuy con khỉ ngựa gian trá có linh tính, nhưng dù sao cũng chỉ làthân thể máu thịt. Sau khi bị bổ mấy nhát búa, nó đã biến thành một đống máu thịt bầy nhầy, óc vỡ toang, mất mạng ngay tại chỗ.

Đinh Mão đạp vào xác con khỉ một cái, chửi: "Hôm nay xem như mày đã gặp báo ứng."

Lý Đại Lăng kêu ầm lên: "Đừng để Liên Hóa Thanh chạy, vào bắt ngườitrước đã!" Gã cứ tưởng con khỉ ngựa rất khó đối phó, nhưng xem ra cũngkhông chịu nổi búa chém, vậy thì còn gì đáng phải sợ nữa. Lúc bấy giờ,gã cầm theo cây đèn thủy nguyệt, miệng thì chửi mắng thậm tệ, lôi cảmười tám đời tổ tông Liên Hóa Thanh ra mà rủa, tiếng chửi tục tĩu vangvọng khắp đường hầm trong ngôi nhà ma. Quách sư phụ sợ gã có sơ xuất,không dám nghĩ ngợi gì nữa, vội nhặt cây đèn bão của Ngư Tứ Nhi lên rồilôi Đinh Mão chạy theo sau, nhưng lại không ngờ tới kẻ đang chờ họ ở bên trong là một nhà năm người đã chết ở trong ngôi nhà bị ma ám.

Bảy

Ba anh em chui vào trong quan sát, đường hầm thông với tất cả cáctầng. Tầng hầm đã ngập trong nước, tầng một tầng hai là hành lang vớikhoảng không chật hẹp, tầng ba có một gian phòng. Ngôi nhà ở ngã tưđường nghĩa trang nhà họ Ngụy này có hai tầng, đứng ở bên ngoài khôngthấy có gì khác lạ, chỉ đến khi thông qua đường hầm chui vào trong nhàmới thấy có các đường rẽ khác thông lên tận mái nhà. Không khí trongphòng sặc mùi ẩm ướt và mục nát. Ba người leo lên tầng, mang theo đènthủy nguyệt chiếu sáng để lục soát khắp nơi. Đập vào mắt chỉ là bốn bứctường quét vôi, bên ngoài tường đã mốc meo cả rồi, cũng có cả chăn nệmquần áo, nhưng ngoại trừ ba người họ ra, trong phòng làm gì còn có aikhác.

Ba người cho rằng Liên Hóa Thanh trốn ở trong phòng, nhưng nào ngờtrong đó lại không có ai. Họ lục soát hết toàn bộ một lần nữa, nhưngkhông còn lối đi bí mật nào nữa, có lẽ Liên Hóa Thanh đã chạy trốn mấtrồi, kẻ này gian ngoan khỏi phải bàn. Lúc này mà còn không bắt đượchắn, sau này sẽ không dễ kiếm được một cơ hội khác. Lý Đại Lăng nóng nảy dậm chân hậm hực, tiền thưởng sắp đến tay còn vuột mất.

Đinh Mão bảo ngôi nhà ma ở nghĩa trang nhà họ Ngụy đã thay đổi vàiđời chủ nhà, thời gian mỗi một gia đình lưu trú lại không dài, vài chụcnăm chưa được coi là quá lâu, nhưng ngôi mộ phía dưới lại được cải tạothành hầm ngầm. Ngã tư đường có không ít người treo cổ, khẳng định làkhông an lành. Thông thường mỗi khi phải đi ngang qua đây, mọi người đều đi vòng qua, trong nhà lại có lối đi bí mật, Liên Hóa Thanh muốn tìmmột nơi để ẩn núp, không còn nơi đâu thích hợp hơn so với nghĩa trangnhà họ Ngụy nữa. Lúc này, mặc dù hắn đã chạy thoát, nhưng chắc chắn sẽphải để lại dấu vết nào đó.

Trong khi đang nói chuyện, sống lưng đột nhiên lạnh rợn cả người, ba người quay đầu lại nhìn, vừa mới nhìn họ đã sợ tới mức thiếu chút nữađứng tim. Kể ra cũng lạ, trên tường hiện lên năm cái bóng đen, mơ mơ hồhồ nhìn không rõ là ai, tuy nhiên xác thực là có người đang đứng trướccái đèn, in bóng mình lên trên tường, nhưng trong phòng rõ ràng là không có năm người này.

Đinh Mão cố lấy dũng khí, đưa tay sờ lên tường. Bức tường gạch kínmít lạnh như băng, ngoài mặt tường không có bất cứ thứ gì khác lạ, nhưng năm cái bóng người kia càng lúc lại càng hiện rõ.

Ba người họ cầm theo một chiếc đèn thủy nguyệt, đứng đối mặt vớivách tường nên bóng của họ hắt ra phía sau, không hiểu nổi năm bóng đentrên vách tường xuất phát từ chỗ nào.

Quách sư phụ lên tiếng: "Nhìn có vài phần quen mắt, hình như là đã gặp ở đâu. . ."

Đinh Mão nói: "Là bức vẽ một nhà năm người ở trong phòng khách, nămcái bóng trên vách tường có hình dáng giống như những người trong bứcvẽ."

Lý Đại Lăng: "Liệu có phải những người đã chết trong ngôi nhà bị maám này hiện hồn lên không? Nếu không thì vô duyên vô cớ tại làm sao trên vách tường lại hiện lên năm bóng ma như thế?"

Quách sư phụ thầm cảm thấy việc này kỳ quái. Ông ta chợt nhớ tới cây đèn cây triệu yêu của vị tiên cô, bèn bảo: "Cây đèn thủy nguyệt là vậttrong ngôi nhà ma này, có lẽ đã bị người động chân động tay, cũng có thể là trên tường đồ đã quét mực nước, bình thường không thấy gì, đến khichiếu đèn vào mới thấy hình ảnh hiện ra."

Lý Đại Lăng thốt lên: "Tôi cứ tưởng là thế nào, hóa ra chỉ là thủ đoạn hù dọa lũ trẻ lên ba."

Đinh Mão nói: "Nhị ca nói có lý, dù sao đánh người một quyền, cũngphải phòng người ta đá một cước. Chúng ta ở ngoài sáng, Liên Hóa Thanh ở trong tối, mọi việc nên cẩn thận, đừng có rơi vào bẫy của kẻ khác."

Quách sư phụ bảo Lý Đại Lăng tắt cây đèn kia đi, chỉ dùng cây đèn bão của Ngư Tứ Nhi mang từ bên ngoài vào để chiếu sáng.

Lý Đại Lăng thuận theo tắt đèn đi. Ba anh em nhờ vào ánh sáng mờ ảocủa cây đèn bão, ngẩng đầu lên nhìn lại vách tường xem sao, năm cái bóng đen vẫn còn sờ sờ ở đó.

Đinh Mão không tin hình ảnh ma quỉ đó, vung cây búa cán gỗ đàn lên,bổ một nhát lên vách tường. Dù đã tạo ra một vết búa trên tường nhưngmấy cái bóng trên đó vẫn không suy chuyển, càng nhìn càng thấy giốngthật, giống như thực sự có năm người còn sống đang đứng trước cây đènvậy.

Trong lòng ba người kinh sợ, không dám thở, đứng nguyên tại chỗ nhìn không chớp mắt, nhất thời không dám vọng động.

Lại chờ thêm giây lát, vẫn không nhìn ra chỗ kỳ quái, nhưng bónghình hai vợ chồng cộng với hai đứa con gái một con trai trên vách tườngcàng lúc càng rõ hơn, quả thực sống động y như thật.

Quách sư phụ chợt phát hiện bóng người trên tường đã không còn giống như lúc ban đầu, quay sang hỏi Đinh Mão và Lý Đại Lăng, nhưng hai người lại chẳng nhận ra điều đó. Quách sư phụ cho rằng mình đã nhìn nhầm.

Trong lòng nổi lên kinh sợ, Lý Đại Lăng bèn nói: "Bên trong ngôi nhà ma này không an lành, theo tôi thấy có lẽ chúng ta cứ quay về đã, sauđó mời đạo sĩ Thiên Sư mang theo phù chú, lúc ấy quay lại cũng khôngmuộn."

Trong khi trao đổi vài câu, tầm mắt ba người vô tình chuyển lên chỗvách tường, nhưng nào còn thấy bóng ma của một nhà năm người đâu nữa. Họ đột nhiên cảm thấy có một bàn tay lạnh như ma tóm vào cổ, bèn đưa taylên cổ lần mò, nhưng không chạm vào cái gì. Họ xoay đầu lại nhìn, khôngngờ mấy bóng ma kia đã chuyển ra phía sau lưng mình từ lúc nào, đang thò tay tóm vào mấy cái bóng in trên mặt đất của ba người. Lúc bấy giờ, cây đèn bão chuyển động, nhưng cái bóng của họ lại vẫn bị năm bóng quỷ kiatóm chặt bất động.

Ba người đều giật mình kinh hoàng, trong lúc hoảng loạn ném bừa búara. Nhưng khi cây búa đánh trúng vào bóng ma trên mặt đất, họ lại cảmthấy bàn tay bóp cổ mình càng lúc càng chặt hơn, không tài nào thở được, chẳng mấy chốc sẽ phải chết trong ngôi nhà bị ma ám ở nghĩa trang nhàhọ Ngụy.

Tám

Lúc đối mặt với cái chết, Quách sư phụ đột nhiên phát hiện ra câyđèn bão này cũng không thể thắp lên, không cần biết trong phòng có vậtgì, chỉ cần có vật chiếu sáng là có khả năng thi triển tà pháp giếtngười. Ông ta buông tay, thả cái chén đèn bão xuống. Tầm mắt trở nên tối sầm, bàn tay đang bóp cổ ba người lập tức lỏng ra. Ba người kinh hoàngkhông sao trấn tĩnh lại được, mắt không nhìn thấy gì, chỉ có tiếng thởhổn hển, may mà cái khó ló cái khôn, nhặt lại được tính mạng.

Lúc ấy, Quách sư phụ linh cảm trước mặt còn có người khác. Nói ra kể cũng lạ, vừa rồi thắp đèn thì không nhìn thấy, nhưng đến lúc trongphòng tối đen xòe bàn tay ra trước mặt không nhìn thấy năm ngón, kẻ nọmới thừa cơ tối om đi lại gần, chẳng hiểu là định sẽ làm gì. Quách sưphụ cảm thấy kẻ này lai giả bất thiện, trong hoàn cảnh tối lửa tắt đènkhông nhìn thấy cái gì, làm sao dám để đối phương lại gần, nhưng cây búa mang theo thì đã ném xuống đất, chỉ với hai bàn tay không thì ứng phóbằng cách nào. Ông ta vừa mới lần mò trong ngực áo thì chạm tay vào viên gạch đã lấy dưới hầm mộ, vội lôi nó ra nhè vào kẻ nọ mà giáng xuống,chẳng ngờ một cú đánh trúng ngay vào đầu hắn. Chỉ nghe đối phương hự lên một tiếng đau đớn, rồi đổ sập xuống đất.

Đinh Mão nghe thấy có chuyện, vội đánh diêm lên. Hai mắt ba ngườisáng lòa, đập vào mắt là một gã đàn ông nằm vật trên mặt đất, bàn tayvẫn nắm chặt một cây chủy thủ, mặc áo gai đầu đội mũ quả dưa, khoác mộtcái áo trấn thủ màu đen, trên mặt có dán cao dán, không nhận ra là ai.Họ bèn giật lá cao dán xuống, nhìn thấy một kẻ tầm 20 tuổi, khuôn mặtanh tuấn, hai cái chân mày giao nhau, là một kiểu Nhất Tự Mi hiếm có,chẳng phải Liên Hóa Thanh thì còn có thể là ai.

Hóa ra Liên Hóa Thanh trốn ở trong ngôi nhà ma, phát hiện ra cóngười lẻn vào trong, hắn ỷ vào có tà thuật đánh lừa tai mắt người khác,thật chất là cùng một loại với thuật thôi miên của ngoại quốc, nhưng xưa kia bị người ta liệt vào yêu pháp. Bởi vậy dù có người lẻn vào nhưnghắn cũng không sợ, chỉ là đi đêm lắm có ngày gặp ma, hắn chết cũng làđáng đời. Nhưng nguyên nhân chính đã dồn hắn vào chỗ chết là đã để choQuách sư phụ phát hiện ra không thể đốt đèn ở trong căn phòng này, cứ có ánh sáng là sẽ gặp quỷ. Đến khi trong phòng không nhìn thấy cái gì nữa, Liên Hóa Thanh thấy tình huống không ổn, định nương theo bóng tối tiếpcận dùng đao chọc chết tươi ba người này, nào ngờ lại bị Quách Nhị giadùng viên gạch đập một phát trúng đỉnh đầu. Ba anh em kéo hắn từ căn gác lửng lên tầng trên, sờ vào mũi đã không còn hơi thở, hắn đã bị một cúđập bằng gạch đánh chết tươi.

Căn cứ vào cách nói thuyết tướng số, lông mày giao nhau đi kèm vớimắt có hai con ngươi thuộc về tướng quân thần xung khắc, là tướng mạotiểu quỷ đoản mệnh, nhưng khi ba người đứng nhìn xác Liên Hóa Thanhtrong quan tài dưới hầm mộ lại cảm thấy vô cùng thất lạc. Đinh Mão và Lý Đại Lăng cứ chắc mẩm rằng khi bắt được Liên Hóa Thanh sẽ giao cho quanphủ trị tội. Căn cứ vào những án mà kẻ này phạm vào, hắn không tránhkhỏi số mệnh ăn kẹo đồng. Thời dân quốc không có hình phạt chém đầu, nếu bị tử hình chỉ có xử bắn, áp giải ra pháp trường bên ngoài cửa tây hành quyết, bị xử bắn được gọi là "Ăn kẹo đồng". Sau đó ba anh em sẽ báocông nhận phần thưởng, tên tuổi vang xa thành bảng hiệu, nhưng họ thậtsự không ngờ tói Liên Hóa Thanh lại chết vớ vẩn như vậy. Nhưng dù là còn sống hay đã chết, họ cũng phải mang thi thể về mới đưa ra được một câutrả lời thỏa đáng. Trong khi ba người trao đổi với nhau, mưa vẫn rơikhông ngừng, nước lũ đã tràn vào trong nhà.

Trái tim ba anh em như sắp nhảy ra ngoài lồng ngực, mắt thấy nướcngập càng lúc càng sâu, cái hầm mộ và xác chết dưới tầng một đều đã bịnước lũ nhấn chìm, không thể không leo lên tầng hai. Vừa mới ngó ra bênngoài nhìn một cái, trái tim ba người đã trầm xuống. Mưa như trút nướcchắn hết tầm nhìn, tấm bia đá đối diện nghĩa trang nhà họ Ngụy hoàn toàn mù mịt trong mưa, thậm chí ngay cả phía bên kia đường cũng không nhìnthấy, khắp nơi nước đã chảy thành sông. Trước kia, lúc xảy ra thiên tainghiêm trọng nhất, mưa lớn như vậy đến nửa đêm mà vẫn còn chưa đến mứcxảy ra lũ lụt. Nhưng vị trí nghĩa trang nhà họ Ngụy nằm ở dưới thấp,toàn bộ nước mưa xối xuống nội thành đều đổ dồn về chỗ này. Có dạo người ta nói sẽ dỡ bỏ khu nhà cấp bốn bên kia, cho nên mấy căn nhà tầng bênnày cũng chẳng còn ai ở. Mặc dù chưa bị phá bỏ, nhưng toàn bộ điện nướcđã bị cắt hết, cống rãnh thoát nước trước kia cũng đã bị tắc nghẽn, nênmỗi khi gặp mưa to những nơi khác còn chưa bị làm sao thì nghĩa trangnhà họ Ngụy đã chìm dưới nước rồi. Lúc bấy giờ, nước đã ngập quá nửa căn nhà, đường cái đã sớm biến thành biển nước mênh mông.

Năm xưa có vài khu dân cư được gọi là hố sâu tam cấp. Tam cấp manghàm nghĩa là ba tầng, bởi vì nhà ở cũ nát, trong khi đó phòng ốc lạikhông ngừng lún xuống, mặt đường không ngừng nâng cao; Tầng thứ nhất làmặt đường cái cao hơn ngõ hẻm, tầng thứ hai là mặt ngõ hẻm cao hơn mặtsân, mặt sân lại cao hơn nền phòng ở, đây là tầng thứ ba. Tầng nọ thấphơn tầng kia kế tiếp nhau, cuối cùng nền phòng ở là thấp nhất, trời chỉcần mưa lớn hơn bình thường một chút là mỗi nhà đã được tham dự trậnđánh thủy tinh dâng nước đánh sơn tinh rồi, toàn bộ cả nhà từ già đếntrẻ cầm xô chậu rửa mặt tát nước trong nhà ra ngoài, trẻ con hai ba tuổi thì được thả ngồi trong chậu gỗ, trong phòng có cái gì nổi được đềubiến thành du thuyền, cuộc sống khổ không sao tả xiết. Những người ở khu đó sợ nhất mùa mưa, bởi vì phòng ở nằm trong vùng trũng, trong phòng ẩm ướt, khả năng thông gió lại kém, đặc biệt là vào mùa hạ, những ngàytrời oi bức thì người ta khó mà thở nổi, những ngày mưa dầm thì tám chín phần mười nước chảy vào đầy nhà, lúc nào cũng phải chuẩn bị sẵn mộtđống xô chậu để mà tát nước. Chính bởi vậy mà đồ gia dụng của rất nhiềunhà mủn nát ngâm trong nước lâu ngày. Trước kia, khi nghĩa trang nhà họNgụy còn chưa bị san phẳng, một loạt nhà cấp bốn là điển hình của hố sâu tứ cấp, bởi vì mặt bằng khu bên ngoài cao hơn vùng trũng phía nam mộtcấp, do đó mới gọi là "Hố sâu tứ cấp"; Còn người dân quen gọi là rốnnghèo, để miêu tả sinh động toàn bộ những người ở khu nghĩa trang nhà họ Ngụy đều là dân cùng khổ, nhưng chỉ cần có ai vượt ra khỏi cái vùngtrũng này thì chắc chắn sẽ giàu có. Sau này phòng ốc bị san phẳng toànbộ, những địa danh như vùng trũng phía nam lầy lội, hố sâu tứ cấp kể cảnghĩa trang nhà họ Ngụy đều đã vĩnh viễn đã trở thành lịch sử. Nhưng nội thành vẫn còn lại một vài khu dân cư được gọi là hố sâu tam cấp, chúngcòn tồn tại mãi đến cuối những năm tám mươi, trải qua mấy lần cải tạonhà cửa với quy mô lớn mới dần được cải thiện.

Có thể nghĩ ra, khi ấy mấy người Quách sư phụ mang theo xác Liên Hóa Thanh, muốn chạy cũng đã không có cách nào chạy nổi, bởi đường cái đãngập đến ngang lưng, nước lũ đã mấp mé chạm tới đỉnh tấm bia đá ở đầuđường. Cũng còn may là dù dòng nước lũ rất lớn nhưng vẫn còn chưa đếnmức nhấn chìm được tòa nhà. Chỉ cần trời ngớt mưa, nước lũ sẽ rút đi rất nhanh. Tuy nhiên, xem chừng trận mưa này kiểu gì cũng phải kéo dài đếnnửa đêm mới tạnh. Ba người nhìn xác Liên Hóa Thanh mà rối bời, ban ngàythì không có vấn đề gì, nhưng bấy giờ trời tối đen dù có thắp đèn cũngchẳng có tác dụng, ai dám đảm bảo là sẽ không có vấn đề gì bất ngờ xảyra?

Chín

Đúng lúc đang không biết làm sao, ba người nhìn thấy xa xa có mấychiếc thuyền nhỏ chèo tới. Thì ra bên trong khu nhà cấp bốn ở nghĩatrang nhà họ Ngụy vẫn còn một số dân chạy nạn từ nơi khác đến và mấyngười nhặt ve chai ở, số lượng không nhiều lắm, hơn nữa mỗi người còn ởmột nơi. Những cư dân này đều dọn vào ở sau thời điểm xảy ra lũ lụt nămtrước, không biết nơi đây chỉ cần mưa to một chút là sẽ bị ngập. Khinước dâng lên khắp nơi, định chạy thì đã không còn kịp rồi, đành phảitrèo lên mái nhà tránh lũ. Trong nội thành có đội tuần sông của cảnh sát đường thủy, họ chèo những chiếc thuyền nhỏ này qua bên đây cứu người,đưa những người trong vùng ngập lụt lên chỗ cao. Khu phía bắc ngã tưđường nghĩa trang nhà họ Ngụy vẫn chưa ngập sâu như bên này, ba người họ vội vàng bơi qua đó. Đội tuần sông cảnh sát đường thủ quen biết bangười, chèo thuyền lại gần đón, dù không hiểu vì sao họ lại còn lôi theo cả người chết, nhưng cũng chẳng lắm chuyện quan tâm hỏi han, cho họmượn một cái thuyền không, lôi cả người sống lẫn người chết lên rồi chèo theo hướng tấm bia đá quay ngược trở về.

Tấm bia đá trên lưng thú đã bị nước lũ nhấn chìm. Giữa trời mưa mịtmù, tấm bia cổ chỉ còn là một cái bóng đen khổng lồ in hình trên mặtnước, khiến cho mọi người cảm thấy điềm xấu vô cùng. Lúc bấy giờ, khuđất trũng phía nam thành phố đã không còn có dòng sông nào chảy qua nữarồi. Tương truyền, rất nhiều năm trước kia nơi đây có một con sông cổ,không ai biết được sau đó đã xảy ra chuyện gì. Mấy đời tổ tiên Quách sưphụ dù đều sinh ra và lớn lên ở nơi này, nhưng cũng chưa bao giờ nghenói có con sông lớn nào chảy qua vùng đất trũng. Ngoại trừ những thầyxem phong thuỷ có thể nhìn ra nơi này trước kia đã từng có sông chảyqua, kể cả những người lớn tuổi đến mấy cũng không biết về điều này. Vềphần con thú cõng bia trấn sông cụt đầu này, người ta bảo đó là con bịhí, nhưng cũng chỉ là quan điểm chủ quan không có căn cứ. Rồng sinh chín đứa con không phải là rồng, phân biệt thành chín loại động vật khácnhau, trong số đó có một con gọi là bị hí, sức khỏe vô biên, sống rấtlâu, có sức chịu đựng tốt, chuyên cõng bia cho các bậc đế vương. Nhưngtrên thực tế không rõ con thú cõng bia đá trấn yêu trừ tà thuộc loài vật gì, bởi vì đầu nó đã bị gãy, không thể nào truy nguyên ra được.

Thời cổ, người ta lập bia với mục đích để cho hậu nhân biết được,nơi đây đã từng xảy ra sự việc lớn nào đó. Nhưng chữ khắc trên tấm biađá này đã phải hứng gió dầm mưa dãi nắng, lại trải qua không biết baonhiêu năm tháng, không còn ai có thể đọc được nội dung của nó nữa. Chỉmỗi Trương Bán Tiên có nói, tấm bia đá được lập cách đó ít nhất là mấytrăm năm, khi mà nơi này vẫn còn con sông, qua hình dạng có thể phánđoán là bia do quan phủ lập. Bởi vì nó chặn nhánh sông chảy sang vùngđất trũng phía nam cho nên đã tích tụ không ít âm khí. Toàn bộ phongthủy của nghĩa trang nhà họ Ngụy bị nó phá hỏng, bởi vậy nên nơi này tàma, phong thuỷ không tốt.

Mấy người Quách sư phụ leo lên thuyền nhỏ. Qua màn mưa mịt mù, ôngta lờ mờ nhìn thấy tấm bia đá ở ngã tư đường, chợt thất thần trong chốclát, không tránh khỏi nhớ lại những chuyện đã qua, thầm suy nghĩ:"Trương Bán Tiên chẳng qua chỉ là một kẻ xem bói toán kiếm cơm giatruyền được mấy đời, lúc trước có đề cập đến việc đi nghĩa trang nhà họNgụy đuổi bắt Liên Hóa Thanh của chúng ta, bảo chuyến đi này là có đi mà không có về, cuối cùng không phải là chẳng có chuyện gì xảy ra haysao?" Trong lúc ông ta đang âm thầm suy nghĩ, chợt nghe thấy Lý Đại Lăng nói: "Hôm nay mang xác Liên Hóa Thanh về, cả một chùm những vụ án nhưdìm xác ngã ba sông, dấu xác trong hộp sắt ở miếu thổ địa, xác chết conhỏ lại ở nghĩa trang nhà họ Ngụy, coi như đã bị chúng ta phá toàn bộ.Quách nhị ca à, sau này những việc này đồn ra ngoài còn gì hay hơn nữa,anh không phải Thần sông thì còn ai là Thần sông." Quách sư phụ nghethấy Lý Đại Lăng nói mấy câu đó, trong lòng chợt run lên: "Hỏng mất,ngàn vạn lần đừng có đề cập đến Thần sông, gọi theo cách này thực sự làkhông may."

Quách sư phụ thật tâm bảo Lý Đại Lăng đừng có nói như vậy, nhưng nói ra thì đã trễ. Ông ta cúi xuống nhìn xác Liên Hóa Thanh một cái, đãthấy ngay cái thi thể đã cứng đờ đó đang ngó lại mình. Liên Hóa Thanhbẩm sinh có tướng yêu ma, mắt có hai con ngươi. Một đôi mắt như vậy, nếu người khác nhìn vào sẽ giống như thấy hai cái lỗ thủng sâu hoắm vô cùng đáng sợ. Quách sư phụ nghe nói người chết biến thành thi là điểu chỉxảy ra vào đêm khuya, nhưng lúc bấy giờ trời vẫn còn sáng, vậy mà cặpmắt ma quái của Liên Hóa Thanh không biết đã mở ra từ lúc nào. Tronglúc kinh sợ, ông ta đột nhiên cảm thấy thân thể mình chấn động mạnh mộtcái, ba người họ cùng với xác chết nối tiếp nhau rơi xuống nước. Nước lũ mênh mông đã ngập đến nửa phòng của khu nhà cấp bốn. Kỹ năng bơi lộicủa Thần sông Quách Đắc Hữu khỏi phải bàn, vừa rơi xuống nước ông tabình tĩnh lại được ngay, nín thở, đạp mạnh hai chân một cái để trồi lênmặt nước, nhưng vẫn kịp nhận ra mực nước lũ sâu hơn mình đã dự đoán, hơn nữa còn lạnh thấu xương. Trong lúc kinh hãi, ông ta không kịp nghĩ ngợi nhiều, vội hợp sức với Đinh Mão hai người túm lấy Lý Đại Lăng khôngbiết bơi, ba người vật lộn bò lên trên bờ. Khi đưa mắt quan sát xungquanh, trong con mưa mịt mù, họ lờ mờ nhìn thấy một tấm bia đá đứng sừng sững cách đó không xa, Liên Hóa Thanh thì đang nằm úp sấp mặt xuống đất ngay dưới chân tấm bia đó, còn đường xá và khu nhà ở nghĩa trang nhà họ Ngụy thì chẳng thấy đâu nữa, xung quanh tấm bia đá chỉ là một vùng đấthoang vu rộng lớn.

Tại sao quyển sách này của tôi lại có tên là "Thần sông -- quỷ thủyquái đàm", bởi vì bên trong nói đến cái con sông đã từng chảy qua khuđất trũng phía nam. Nếu không có con sông này, sao còn có thể gọi là quỷ thủy quái đàm?
 
Chương 10: Bắt yêu ở thôn Chó Dữ


Một

Trở lại chuyện chính. Ngày hôm đó, sau một trận mưa lớn, nước đã nhấnchìm nghĩa trang nhà họ Ngụy, tấm bia đá ở ngã tư đường cũng ngập mộtnửa dưới nước. Mấy người Quách sư phụ lẫn Liên Hóa Thanh cùng nhau rơixuống nước, vất vả lắm mới leo được lên cạn. Khi lên được lên trên cạn,họ vẫn nhìn thấy tấm bia đá trên lưng con thú cụt đầu, nhưng toàn bộphòng ốc đường xá ở khu nghĩa trang nhà họ Ngụy đã không còn nhìn thấyđâu nữa, bốn xung quanh chỉ là một vùng trũng hoang vu chìm trong mưanhìn không thấy biên giới. Sau lưng có một con sông, nước sông chảy cuồn cuộn, nhìn không thấy tận cùng. Kể ra cũng thật quái lạ, tại sao lạitrôi tận đến đây? Nơi này có phải là ngã tư đường nghĩa trang nhà họNgụy không vậy?

Cả ba người đều ngây người ra, lẽ nào đã đến âm phủ? Nhưng nhìn lạithì lại không giống, kia rõ ràng là tấm bia đá ở ngã tư đường nghĩatrang nhà họ Ngụy. Bọn họ nhìn thấy Liên Hóa Thanh vẫn còn nằm bên cạnhtấm bia đá, lúc trước vẫn còn nhìn thấy xác chết này trợn mắt, tại saobây giờ lại nằm bất động rồi? Đã đến nước này, họ đành phải cắn răng lội nước đến gần để quan sát. Họ bỗng thấy xác chết đó đột nhiên vùng dậy.Người này vừa mới chết nhưng thân thể đã cứng như gỗ mục, sắc mặt xámxịt, thân thể và tay chân thẳng đuỗn, móng tay đột nhiên dài ra nửa tấc, thân hình thẳng tắp nhảy dựng lên khỏi mặt đất.

Quách sư phụ không nhớ nổi mình đã vớt bao nhiêu xác chết trôi sông,hàng ngày trông coi nghĩa trang, nhìn thấy người chết như cơm bữa. Những chuyện ma tà quỷ quái, ông ta cũng biết không ít. Nghe nói, cương thiđại khái bao gồm bốn loại: thi thể của người chết sau khi đắc đạo lưulại được gọi là Di thuế, chẳng những không phân hủy mà còn có một mùithơm khác lạ; Đây là loại thứ nhất. Những xác ướp cổ đào được trong cácngôi mộ cổ, dù đã chết cả mấy trăm năm, nhưng màu sắc quần áo vẫn cònnhư mới, gương mặt giống như còn sống, nguyên nhân là do bị cách ly vớikhông khí; Vừa gặp không khí, màu sắc của quần áo sẽ nhanh chóng mấtmàu, lấy tay đụng một cái sẽ thấy nát vụn giống như tro tàn của giấy;Sau đó, da thịt trên thân thể cũng biến thành khô quắt; Đây là loại thứhai. Loại thứ ba là xác khô, phần lớn là do nước trong cơ thể bay hơikhô quắt lại. Còn loại thứ tư chính là Hành thi theo quan niệm của dângian; Còn trong sách xưa, nó được gọi là Tẩu Ảnh, tóc và móng tay dàihơn rất nhiều so với người bình thường. Điều đó đã chứng tỏ, sau khichết tóc và móng tay vẫn còn tiếp tục mọc dài ra. Nghe nói, loại cươngthi này có đạo hạnh, bên đêm có thể ra ngoài hoạt động.

Những câu chuyện liên quan đến cương thi có rất nhiều. Chỉ cần làngười sinh ra trước vài năm, có một chút kiến thức thì đều có thể kể rakhông ít chuyện. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều chỉ được nghe kể lạimà chưa từng nhìn thấy bao giờ, mấy người Quách sư phụ cũng chưa từngnhìn thấy Hành thi. Hành thi tấn công người khi nổ ra trận chiến tranhviệc làm của phu khuân vác ở nhà ga Lão Long Đầu vô cùng ma tà quái dịthực ra chỉ là câu chuyện đồn đại, những người kể lại đâu có được tậnmắt nhìn thấy. Xưa kia có truyền thuyết Quảng Tế Long vương gia đuổi bắt đại tiên Hạn Ma. Đại tiên Hạn Ma chính là cương thi có đạo hạnh, là Hạn Bạt trong quan niệm của tổ tiên. Dù thế nào đi nữa, truyền thuyết baogiờ cũng vô cùng li kì. Nếu như mọi người tin là thật thì đó chính làthật; nếu như không ai tin, vậy đó chẳng qua chỉ là cái truyền thuyếtdân gian mà thôi. Về phần Liên Hóa Thanh đã dính một viên gạch đập vàođầu, hôn mê bất tỉnh, sau khi rớt xuống sông bị nước lạnh kích thích,lại sống dậy, cũng không phải là hoàn toàn không có khả năng xảy ra.Nhưng tình hình hiện giờ lại cho thấy, hiện tượng xác chết biến thànhcương thi đã xảy ra.

Ba anh em hết sức hoảng sợ, thực sự là cương thi? Theo đồn đại, vàothời nhà Thanh đã có người luyện Cương thi công, đầu tiên là nín thở,trên móng tay có thi độc, di chuyển bằng cách nhảy tưng tưng, nhưngkhông giống với Hành thi, mà chỉ là người sống mô phỏng động tác của xác chết. Chưa cần biết có phải là một môn võ công kỳ ảo hay không, chỉ cần hù dọa cũng đủ làm cho đối phương sống dở chết dở. Bởi vậy, ba ngườicho rằng Liên Hóa Thanh đã luyện Cương thi công, cho nên nhìn bề ngoàihoàn toàn không giống với người còn sống.

Hai

Trong khi ba anh em ngây người ra một lúc, cương thi đã bổ nhào tớingay trước mặt rồi. Mặt nó xanh đen, hai con mắt như hai lỗ thủng đenngòm, trên người nồng nặc mùi xác chết khiến cho người khác không dám mở mắt ra nhìn. Ba anh em teo hết cả gan ruột, lập tức trốn ra đằng sautấm bia, cương thi đuổi sát theo sau. Đầu óc hỗn loạn, bước chân ríulại, Lý Đại Lăng lỡ bước một nhịp, bị cương thi đẩy ngã nhào xuống đất.Móng vuốt của nó cắm sâu vào trong da thịt, gã giống như bị vòng sắttrói chặt, không tài nào giãy giụa được. Nhìn thấy vậy, Quách sư phụ vàĐinh Mão hốt hoảng quay trở lại cứu người, nhưng cương thi tấn công conngười đến khi chết mới thôi, bởi vậy họ không thể lay chuyển nó được mảy may. Trong lúc cấp thiết, quờ quạng được một hòn gạch trên mặt đất màLý Đại Lăng đã lấy ở nghĩa trang nhà họ Ngụy mang theo để phòng thânnhưng chưa kịp dùng tới. Quách sư phụ cầm lấy viên gạch, nhắm thẳng vàođầu cương thi dùng hết sức lực mà đập. Vừa nghe thấy một âm thanh nặngnề vang lên, từ trên đỉnh đầu cương thi đã bay ra một luồng khí đen.

Quách sư phụ cầm gạch đập liền ba cú. Trên người cương thi tỏa ra khíđen rồi đổ ập xuống đất. Ngay cả bản thân ông ta cũng không hiểu nổi đãcó chuyện gì xảy ra. Nhiều năm về sau, có người nói hành động đó của ông ta là 'kim chuyên đả thi'. Có lẽ tôi nên giải thích rõ ràng hơn. Trướchết phải nhắc tới giai thoại vào những năm đầu thời Bắc Tống, trong trận Hãm hồn ba cục kim chuyên đánh chết nữ tướng Lưu Kim Đĩnh biết sử dụngtà thuật. Mặc dù đó chỉ là truyền thuyết dân gian, nhưng thiên linh cáitrên đỉnh đầu là huyệt linh, nếu bị kim chuyên nện trúng dù chỉ một cáicũng sẽ bị mất vô số đạo hạnh. Cách giải thích này xác thực là có căncứ, người xưa nói cương thi rất sợ kim chuyên, bởi kim chuyên làm mấtthi khí khiến nó không thể cử động.

Kim chuyên mà người xưa nói tới thực ra không phải là gạch làm bằngvàng. Nếu trăm phần trăm đúng là gạch làm bằng vàng thì dù có giàu cóđến mấy cũng không thể làm ra nổi. Thời cổ chỉ có vàng thỏi không cógạch vàng, nếu có vàng sẽ đúc thành vàng thỏi hoặc nguyên bảo, thôngthường không bao giờ đúc thành hình dạng của một cục gạch. Xưa kia,người ta gọi kim chuyên là mang hàm nghĩa khác. Nói trắng ra, kim chuyên của thời ấy chính là cục gạch. Loại gạch này đến một mẩu vàng cũngchẳng có, bên ngoài trơn láng như bôi dầu, sáng bóng như gương, nhẵn mịn như vàng, không ráp không trơn, cứng rắn vô cùng, dân chúng gọi nó làkim chuyên, có quy cách thống nhất, dày từng nào dài bao nhiêu rộng thếnào, áp dụng cho mọi nơi. Nếu không đúng tiêu chuẩn này, cũng không thểgọi là kim chuyên. Lúc ban đầu, nó là loại gạch cầu kỳ được nung riêngđể xây dựng các cung điện hoàng cung hoặc chùa miếu, phẩm chất đồng đềuđến từng đường vân thớ gạch, gõ vão sẽ phát ra tiếng kêu của kim loại,dân gian gọi chúng là kim chuyên là bởi nguyên nhân này. Bởi vì loạigạch này chủ yếu được nung tại kinh sư, cho nên chúng cũng được gọi làkinh chuyên, truyền qua miệng nhiều người, tam sao thất bản trở thànhkim chuyên. Nghe nói, tiêu chuẩn và nguyên liệu để chế tạo kim chuyênkhắt khe hơn xa so với loại bình thường. Trong số những nguyên liệu cócả chu sa chỉ có ở Thần châu, bởi vậy mới có khả năng đánh thi hàng yêu.

Tuy nhiên, viên gạch mà Lý Đại Lăng cầm theo chỉ là gạch trong ngôi mộ cổ ở nghĩa trang nhà họ Ngụy, đâu phải là kim chuyên theo cách gọi củangười xưa. Quách sư phụ vung gạch đánh vào đầu cương thi, nó lập tứckhông còn cử động. Thế nhưng, trên mặt nó lại khôi phục phần nào khí sắc của con người, da vàng như nến, miệng mũi trào ra dịch đen thui tanhtưởi, hấp hối bất tỉnh nhân sự. Quách sư phụ và Đinh Mão ngẩng mặt nhìnnhau. Chỉ nghe nói người chết biến thành xác chết cứng đờ, nhưng xácchết biến thành người sống thì đúng là điều hãn hữu tự cổ chí kim, ngaycả nghe cũng chưa từng nghe thấy.

Hai người không dám coi thường, bất kể sống hay chết, trước tiên cứlấy dây thừng trói chặt lại cho chắc ăn. Sau khi trói gô Liên Hóa Thanhlại, hai người lập tức cấp cứu Lý Đại Lăng. Cuối cùng gã cũng hít thởhổn hển, khắp toàn thân đầy vết tím đen, kéo dài thêm chút nữa là mấtmạng. Gã cứng quai hàm cả buổi không thốt ra được câu gì, quay sang quan sát Liên Hóa Thanh đang bị trói gô trên mặt đất. Mặc dầu đã mất ý thức, nhưng y vẫn rên lên một hai tiếng sau khi bị đá một cú, hiển nhiênkhông phải là người chết.

Quách sư phụ cho rằng kẻ này đã luyện Cương thi công, đỉnh đầu bị gạch đánh trúng ba lần, gây ảnh hưởng tới đạo hạnh. Thật ra không chỉ đơngiản là như vậy, nhưng giờ chỉ nói đến chuyện xảy ra vào lúc ấy. Sau khi đã trói gô Liên Hóa Thanh lại, ba người không biết đây là nơi nào. Đinh Mão ngẩng đầu lên, nhìn thấy lớp bùn đất bám trên tấm bia đá đã bị mưarửa sạch, làm lộ ra ba chữ lớn sứt sẹo không còn trọn vẹn, nhưng vẫn cóthể nhận ra rõ ràng, bèn quay sang hỏi Quách sư phụ: "Sư ca, anh thửnhìn xem trên tấm bia đá kia khắc những chữ gì?" Quách sư phụ đưa mắtquan sát. Ba chữ đó, quả thật là ông ta có thể đọc được, chưa đến mứckhông thể nhìn ra nổi đường nét. Ba chữ được khắc trên tấm bia đá chínhlà "Thôn Chó Dữ".

Đinh Mão lấy làm kỳ lạ thốt lên: "Chưa từng nghe thấy ai nói nơi nàocó tên như vậy, vùng đất ở ngã tư đường nghĩa trang nhà họ Ngụy trướckia có tên là thôn Chó Dữ sao?"

Quách sư phụ lắc đầu không đáp, nghĩ mãi mà không hiểu chuyện gì đãxảy ra. Có lẽ là sau khi rơi xuống nước, họ đã bị lũ cuốn qua vùng đấttrũng ở phía nam. Vùng đất này chỉ có một điểm tương đồng với nghĩatrang nhà họ Ngụy đó chính là tấm bia đá, thành Thiên Tân có lẽ là ởphía Bắc, giờ phải đi về theo hướng bắc. Ông ta đã nhìn thấy bên cạnhtấm bia đá ven sông có một con đường, nếu đã có đường, kiểu gì cũng phải dẫn tới một nơi nào đó.

Ba

Lúc này, Lý Đại Lăng đã tỉnh táo hơn rất nhiều, kể ra thể chất của gãcũng khỏe mạnh. Quách sư phụ phân công gã hắn kẹp Liên Hóa Thanh dướinách, rồi ba người cắm đầu cắm cổ men theo con đường bên cạnh tấm bia đá mà đi. Cách đó không xa là thôn làng, vây quanh thôn là ruộng, nhưngkhông nhìn thấy một bóng người, vắng lặng đến rợn người. Toàn bộ đám hoa mầu ngoài ruộng đều là mọc hoang, không do ai trồng trọt. Động vật duynhất chạy khắp thôn làng là những con chó mực có hình thể khổng lồ, cóvẻ vô cùng hung dữ, khác hẳn với chó kiến bình thường. Ba anh em vừa đivừa nghĩ thầm, chẳng trách lại được gọi là thôn Chó Dữ, nhưng tại saotrong thôn lại chỉ có chó sinh sống? Chẳng lẽ không có người hay sao?

May mà cả đàn cả lũ chó dữ trong thôn dường như không buồn để ý gì tới bọn họ, chỉ quanh đi quẩn lại một chỗ. Ba người không dám nhìn quálâu, vội vàng rảo bước nhanh hơn. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, bọn họkhông tránh khỏi liên tưởng tới làng chài Thượng Cổ Lâm, cái làng đócũng có rất nhiều chó. Nói đến cái tên Thượng Cổ Lâm rất dễ lầm tưởng đó là một cánh rừng rậm nguyên sinh, nhưng trên thực tế Thiên Tân vệ có ba địa danh kỳ quái -- "Trạm xe không lớn, nhà ga không nhỏ, Cổ Lâm khôngcó rừng", Thượng Cổ Lâm là một khu vực bị nhiễm mặn nằm sát biển. Thờixưa, chưa cần nói đến rừng rậm, ngay cả một thân cây một cọng cỏ cũngkhông có, một nơi hoang vu như vậy tại sao lại gọi là "Cổ Lâm"?

Vậy thì phải nói tới ngọn ngành. Năm xưa, hoàng thượng phái một vịkhâm sai đại thần đến bờ biển tế thần. Vị khâm sai này dẫn theo đội ngũđi một mạch tới bờ biển. Ngày hôm đó thời tiết đặc biệt oi bức, mọingười đều phơi nắng miệng đắng lưỡi khô, rất nhiều người đã sắp kiệtsức. Vị khâm sai dù sao cũng có ô che, nhưng các tùy tùng đi giữa bãiđất hoang vu trống trơn vắng vẻ không có chỗ tránh mà cũng chẳng có chỗnúp, nguyên cả đoàn người than khổ thấu trời. Vị khâm sai cũng không thể chịu nổi ánh nắng gay gắt như vậy, muốn tìm một nơi cho đoàn người nghỉ ngơi một lát, nhưng cả bờ biển kéo dài tới ngàn dặm lại hoàn toàn trống trải không có lấy một chỗ râm mát để nghỉ chân. Lúc bấy giờ, mơ hồ nhìn thấy ở phía đằng xa hình như có một cánh rừng rậm rộng lớn, mọi ngườiđều cho rằng đó là rừng nguyên sinh, coi như được cứu rỗi rồi. Khi đếnchỗ gần, họ mới phát hiện ra, hóa ra đó chỉ là một mảng ngải cát rấtrậm rạp, cao vượt quá đầu người, từ xa nhìn lại giống như một cánh rừngnguyên sinh. Tuy rằng ngải cát không mọc thành rừng, nhưng vẫn thực sựcó thể giúp con người ta lẩn tránh ánh mặt trời thiêu đốt. Trong khu vực đó còn có vài túp lều của ngư dân. Vị khâm sai sai tùy tùng tìm ngư dân xin nước uống, đồng thời hỏi thăm xem đây là nơi nào. Những người ngưdân nói, đây là khu đất hoang sát biển, không có tên tuổi. Vị khâm saiđại thần cảm khái nói, dưới vòm trời này đều là đất của vua, người sốngtrên đất này đều là con dân của vua. Khi trở về, ta nhất định sẽ tấu rõvới vị vạn tuế gia của mình, ban cho nơi này một cái tên. Lúc trở về,ông ta quả thực đã báo lại với hoàng thượng. Hoàng thượng miệng vàng lời ngọc, nói dù nơi đó hoang vu, nhưng ngải cát mọc san sát như rừng, vậythì lấy Cổ Lâm làm tên, cho nên về sau mới có hai cái địa danh Thượng Cổ Lâm và Hạ Cổ Lâm, mà rất nhiều năm về trước, toàn bộ đều là một dảihoang vu um tùm ngải cát. Bắt đầu từ đời nhà Thanh, quy mô làng chàiđược mở rộng ra. Mỗi khi không đánh cá, làng chài tổ chức đấu chó, dầndần thành phong trào, cho nên trong làng nuôi rất nhiều chó dữ. Trướckia, ở khu vực làng chài Thượng Hạ Cổ Lâm, tổng số chó nuôi trong thônvà chó hoang ngoài thôn còn nhiều gấp mấy lần số lượng dân trong thôn.Chúng thường xuyên tấn công con người, về sau quan phủ buộc phải hạ lệnh tuyệt đối cấm người dân đấu chó, nhưng cấm đi cấm lại mà vẫn tái diễn.

Khi tới cửa "Thôn Chó Dữ", mấy người Quách sư phụ nhìn thấy trong thôn toàn chó là chó, quả thật không có lấy một bóng người, cho nên lầmtưởng là đã đi lạc sang Thượng Cổ Lâm. Nhưng cả mấy cái thôn này đều nằm trên bãi biển hoang vắng, không có ruộng cũng chẳng có sông, hơn nữa,chưa bao giờ nghe thấy có thôn nào lấy tên là 'chó dữ'. Ba người nơm nớp lo sợ, vừa bước đi vừa nghĩ ngợi miên man. Sau khi vượt qua cái thônđó, bên đường lại xuất hiện một tấm bia đá, vẫn là loại bia đá cổ trênlưng con thú cụt đầu giống như lúc trước, phía trên có khắc ba chữ "Thôn Chó Dữ". Trời vẫn còn mưa, bầu trời mù mịt tối tăm, tầm nhìn giảm đếnmức tối đa.

Ba người Quách sư phụ lâm vào hoàn cảnh đó, trong lòng không kìm nénđược kinh sợ. Đi suốt một đoạn đường, vượt qua một cái thôn, nhưng chưađi thêm được bao xa, tại sao lại nhìn thấy tấm bia đá ở đầu thôn thếnày?

Cho dù vừa kinh sợ vừa nghi hoặc, nhưng họ vẫn tiếp tục đi tiếp, điđược bước nào hay bước đó. Nhưng, con đường này lại giống như một đĩahát hỏng rãnh, bất kể bọn họ có đi như thế nào, quanh đi quẩn lại cuốicùng vẫn gặp cái tấm bia đá đó. Bởi vậy, họ không dám đi bừa theo hướngkhác. Đúng lúc chưa biết quyết định thế nào, họ chợt nhìn thấy hai người bước ra từ sau tấm bia đá, chính là là ông lão và cô cháu gái bán mìhoành thánh ở ngã tư đường nghĩa trang nhà họ Ngụy.

Bốn

Ông lão bán mì hoành thánh lạnh lùng băng giá nhìn chằm chằm vào bangười, cất tiếng nói: "Nếu lúc trước nghe lão khuyên bảo, các ngươi đãkhông bị rơi xuống con sông âm dương ở thôn Chó Dữ."

Quách sư phụ không ngờ sẽ gặp lại ông lão bán mì hoành thánh này. Haingười một già một trẻ này, giữa ban ngày ban mặt bán mì hoành thánh ởngã tư đường nghĩa trang nhà họ Ngụy, đã chứng tỏ không phải là cô hồndã quỷ, nhưng là tuyệt đối không phải là người thường. Bất kể có nói thế nào, trước mắt vẫn phải nhờ ông lão bán mì hoành thánh chỉ điểm cho một con đường.

Ông lão bán mì hoành thánh nói với Quách sư phụ: "Cho tới bây giờ,không cần thiết phải dấu giếm nữa. Lão đã biết ngươi là ai từ trước, hai ông cháu chúng ta vẫn luôn ẩn náu ở dưới dòng sông này, rất ít khi đira ngoài. Trước đây không lâu, đứa nhỏ này không nghe lời ta, một mìnhtrốn ra bên ngoài, có thể coi như là một kiếp nạn của nó, nhờ có ngươira tay cứu giúp nên mới có thể bảo toàn được tính mạng. Có một câu nóirất sâu sắc, nhân tình là khoản nợ, có vay phải trả, huống chi là ân cứu mạng, cho nên lão sẽ dốc hết khả năng để báo đáp ngươi. Nếu như muốnsống, các ngươi nhất định phải làm theo những gì lão nói, cứ đi thẳngmột mạch theo con đường chạy qua tấm bia đá này. Nhớ kỹ, cứ đi thẳng một mạch, một khi đi qua tấm bia đá, ngàn vạn lần đừng có quay đầu lạinhìn. . ."

Khi vào đội tuần sông, Quách sư phụ đã cứu sống không ít người. Mặc dù không thể nào nhớ rõ ràng chi tiết tất cả mọi trường hợp, nhưng nhữngviệc mình đã làm, hoặc nhiều hoặc ít vẫn sẽ còn lưu lại một chút trongký ức. Ông ta tập trung suy nghĩ một lượt nhưng không thể nghĩ ra mìnhđã cứu cô bé này ở chỗ nào. Trong đầu ông ta đột nhiên nảy ra ý nghĩ,vừa rồi nghe thấy ông lão bán mì hoành thánh nói là mình vẫn luôn ẩn náu dưới dòng sông này, câu nói đó có lẽ có điểm không đúng. Nếu như sống ở cạnh bờ sông thì chẳng nói làm gì, tại sao lại có người sống được ởdưới dòng sông? Một già một trẻ này là người chết đuối biến thành masông hay sao? Vì sao khi đi qua tấm bia đá rồi thì không thể quay đầulại nhìn? Nếu như quay đầu lại, có phải sẽ nhìn thấy cái gì không nênthấy hay chăng?

Ba anh em tóm theo Liên Hóa Thanh, đi mãi mà không vượt qua nổi tấmbia đá, nghe ông lão bán mì hoành thánh bảo, sau khi đi qua tấm bia đánày, không thể quay đầu lại nhìn phía sau. Nhưng lúc trước, nhiều lầnbọn họ đã đi qua con đường này, có lần nào quay đầu nhìn lại phía sauđâu, vậy mà vẫn không thể đi ra ngoài? Huống hồ, ông lão bán mì hoànhthánh này có lai lịch không rõ ràng, không hiểu chỉ đường với mục đíchgì, ai mà dám tin tưởng?

Nhận ra họ không tin tưởng vào mình, ông lão bán mì hoành thánh nóiluôn: "Lúc trước các ngươi đi theo đường này, mặc dù không quay đầu lạinhưng vẫn không thoát ra được, là vì không có lão đi theo phía sau cácngươi. Bây giờ cứ làm theo những gì lão bảo, các ngươi nhất định sẽthoát được ra ngoài. Nhưng lão có một câu mà các ngươi phải ngàn vạn lần nhớ kỹ, trong lúc đang đi, bất kể có nghe thấy đằng sau có tiếng độnggì, đừng bao giờ quay đầu lại nhìn."

Nghe thấy vậy, ba anh em càng kinh ngạc hơn. Tại sao ông lão bán mìhoành thánh lại phải đi ở phía sau bọn họ? Liệu có đúng là một già mộttrẻ cũng là ma quỷ bị vây khốn trên con đường này, chỉ có đi theo conngười mới có thể thoát ra ngoài? Trước đó, khi ở trong căn nhà máibằng ở nghĩa trang nhà họ Ngụy, Quách sư phụ đã gặp phải chuyện này rồi. Tuy nhiên, nếu ngẫm lại cho kỹ, ông ta lại cảm thấy không hẳn chỉ đơngiản như vậy, bèn nói: "Cụ có thể cho chúng cháu biết, thôn Chó Dữ thựcra là nơi nào hay không? Tấm bia đá này có phải là tấm bia ở ngã tưđường nghĩa trang nhà họ Ngụy hay không?"

Ông lão bán mì hoành thánh đành phải nói ra sự thực: "Tấm bia đá củathôn Chó Dữ đúng là tấm bia ở ngã tư đường nghĩa trang nhà họ Ngụy. Rấtnhiều năm trước, nơi đây là dòng sông. Trên dòng sông này có thể đánhbắt được cá to bằng cả cánh cửa. Sau này, bởi vì địa chấn, dòng sông này đã biến mất kể từ đó. Người ta đồn rằng nó đã biến thành một con sôngâm dương. Những hồn ma chết đuối tại con sông này đều muốn đi vào âm phủ ngay tại chỗ này, cho nên có một vị quan đã lập lên một tấm bia đá, bên trên có khắc ba chữ 'thôn Chó Dữ'. Từ đó về sau, những cô hồn dã quỷ đã đến âm phủ không thể nào quay trở lại được nữa, nguyên nhân là bởi vìtrong thôn có chó dữ trông coi."

Nghe đâu, con sông này rất lớn, ngày xưa dòng chảy của nó còn chạythẳng tới vùng đất trũng phía nam. Lúc bấy giờ, vùng đất trũng phía namvẫn còn là một cái hồ, thường xuyên xảy ra lũ lụt, người chết đuối trêndòng sông này nhiều không kể xiết. Nói theo cách của các nhà địa chấthọc, đây là một con sông dữ. Sau này, con sông đã biến mất, nguyên nhâncó thể là do cạn nguồn, cũng có thể là do nước đã ngấm hết xuống đất.Nói tóm lại là nó đã cạn sạch nước, chỉ còn trơ lại tấm bia đá đồ sộ nằm lẻ loi giữa ngã tư đường. Đừng thấy dòng chảy đã biến mất mà lầm, những ông thầy phong thủy cao tay có thể nhìn ra được mạch khí của con sôngnày vẫn còn tồn tại, vẫn thủy chung bị tấm bia đá áp chế mãi không tiêután. Phong thuỷ coi trọng địa thế, mạch khí. Địa thế và độ liền mạch thì có thể đo đếm bằng mắt, nhưng mạch khí thì không thể. Mặc dù không nhìn thấy nhưng không có nghĩa là không có, mà nó đã biến thành con sông âmdương. Những người cao tuổi sống trong nội thành ít nhiều đều đã từngnghe nói đến truyền thuyết về con sông âm dương này.

Năm

Xung quanh Thiên Tân vệ quanh có rất nhiều địa danh bên trong có chữ cô, tổng cộng có bảy mươi hai cô. Bây giờ bạn có đến đó tìm cũng chẳng nhìn thấy một giọt nước nào, bởi vì nếu tách chữ 'cô' ( 沽) sẽ thành chữ cổ ( 古) và chữ thủy ( 水). Ví dụ như chúng ta vừa nói 'cổ nhân', hiển nhiênlà muốn nói tới những người sống vào thời xưa. 'Cổ thủy' cũng mang ýnghĩa như vậy, chuyên dùng để chỉ những nơi xưa kia có nước, sau nàybiển cạn thành đất liền, nước không có lấy một giọt. Bởi vì có bối cảnhnhư vậy nên vào thời trước mới có không ít truyền thuyết về sông ÂmDương. Có truyền thuyết nói, khi đi trên đường lúc trời âm u có mưa thìbạn có thể nghe thấy âm thanh dòng sông đang cuộn trào, nhưng xungquanh lại rõ ràng không có dòng sông nào. Cũng có truyền thuyết nói, con sông Âm Dương này thông đến tận âm phủ, người sống sẽ không thể nàonhìn thấy, cũng không thể đi xuống đó được, bởi dù sao cũng là âm dươngcách biệt, người và quỷ khác đường. Khi nào xảy ra lũ lụt, con sông đómới xuất hiện, ai đã lạc xuống đó thì đừng có mong trở ra. Có đủ loạitruyền thuyết liên quan đến sông Âm Dương, bạn có thể thường xuyên nghethấy người ta nhắc đến. Theo truyền thuyết mê tín ngày xưa, vượt quasông Âm Dương là sẽ đến âm phủ, đó là con đường người chết đi xuống cõiâm. Tuy nhiên, sông Âm Dương đến cùng là ở đâu thì không một ai trả lờichính xác được.

Khi nghe ông lão bán mì hoành thánh kết thúc câu chuyện về sông Âm Dương, mấyngười Quách sư phụ cảm thấy đã hoàn toàn sáng tỏ. Thì ra nghĩa trang nhà họ Ngụy đã ngập trung lũ lụt, ba người và Liên Hóa Thanh cùng nhau rơixuống nước, không ngờ lại rơi đúng vào con sông Âm Dương. Cũng còn maylà không đi vào trong cái thôn kia, đi lạc vào thôn Chó Dữ sẽ khôngtránh khỏi số kiếp biến thành quỷ dưới âm phủ. Quách sư phụ còn có mộtsố việc muốn hỏi, nhưng ông lão bán mì hoành thánh đã tiếp tục nói:"Đừng thắc mắc gì nữa! Những chuyện khác, các cậu không cần phải biết.Một khi trận mưa to này còn tiếp diễn, ngã tư đường sẽ chìm trong lũlụt, các cậu ai cũng đừng có mong thoát được ra ngoài. Cứ làm theo lờilão, đi thẳng về phía trước nhanh lên. Nếu trên đường đi, lại tiếp tụcnhìn thấy tấm bia đá này, các cậu cứ vượt qua bên cạnh nó, chỉ để ý đừng có rời xa con sông."

Nghe ông lão nói xong, Quách sư phụ không dám hỏi thêm gì nữa, dẫntheo hai người anh em của mình lên đường. Ba anh em nhấc Liên Hóa Thanhlên, vòng qua tấm bia đá, cắm đầu đi thẳng về phía trước. Khi đi ngangqua thôn Chó Dữ, họ lại nhìn thấy tấm bia đá kia xuất hiện ở trước mặt.Còn cách nó một đoạn, ba người vội rảo bước qua nhanh. Nhưng suốt từ nãy đến giờ, ba người không hề nghe thấy tiếng bước chân ở sau lưng. Lúcbấy giờ, càng đi họ càng cảm thấy sống lưng lạnh buốt, trong đầu khônghiểu cái giống gì đang theo sát phía sau, không phải là tiếng bước châncon người dẫm lên đường phát ra, mà thực ra lại giống như một cơn gió ma quái đang vờn phía sau. Bọn họ không kìm nén được sợ hãi, không dámquay đầu lại xem thế nào.

Ba anh em cắm đầu đi thẳng về phía trước, đến chỗ tấm bia đá lại đivòng qua tới thẳng chỗ bờ sông. Khi đến sát bờ sông, bởi Lý Đại Lăngkhông biết bơi, gã cõng Liên Hóa Thanh thõng thượt như chó chết đến chỗnày thì dù có nói thế nào cũng không chịu nhấc chân đi tiếp. Quách sưphụ và Đinh Mão quay lại lôi gã: "Người anh em đi nhanh lên. . ." Nóicòn chưa dứt lời, trong lúc vô tình quay người, nhìn thấy sau lưng thựcra là cái giống gì, hai người sợ đến mặt xám như tro tàn.

Sau lưng nào có thấy ông lão bán mì hoành thánh và cô cháu gái, màtrong mưa chỉ có một con rắn khổng lồ to thân to như cái vò, còn có mộtcon rắn nhỏ quấn trên đỉnh đầu của nó. Nó đang há cái miệng rộng hoác đỏ lòm như máu, lộ ra bốn cái nanh, đang định hút nước sông. Đến lúc này,Quách sư phụ mới tỉnh ngộ, cả già và trẻ đều là rắn thần sống trong sông Âm Dương. Sở dĩ ông lão bán mì hoành thánh nói ông ta đã cứu mạng cô bé kia, là muốn nói tới lúc xảy ra vụ dân cửu vạn đánh nhau giành địa bàn ở nhà ga Lão Long đầu, có hai tên cửu vạn cầm đá muốn đập chết một conrắn nhỏ, Quách sư phụ chợt sinh lòng từ bi nên đã ra tay giằng viên đálại, thả con rắn đó đi.

Tục ngữ nói "Trời đã phán cắn răng mà chịu, nạn đã định ai trốn đượcđây", chỉ cần là động vật có linh tính thì không bao giờ trốn thoát được kiếp nạn trong số mệnh. Trên đường đi ông lão không cho phép ba ngườiQuách sư phụ quay đầu lại, là bởi sợ làm cho mấy người kinh sợ, đồngthời cũng không muốn để người khác nhìn thấy nguyên hình. Trong lúc bangười đang kinh hãi, con rắn khổng lồ đã há miệng hút nước. Trên dòngsông xuất hiện một vòng nước xoáy, bọn họ bị cuốn vào trong, giống nhưcánh bèo trôi dạt chìm xuống dưới.

Sáu

Quách sư phụ và Đinh Mão có kỹ năng bơi xuất chúng, phát hiện ra thânthể chìm xuống, vội vàng lấy hơi, nâng Lý Đại Lăng và Liên Hóa Thanh bơi lên trên. Sau khi ngoi lên khỏi mặt nước, họ đã nhìn thấy mình đang ởngã tư đường nghĩa trang nhà họ Ngụy. Trời vẫn đang mưa tầm tã, khôngbiết khi nào mới dứt. Nước đã ngập quá nửa tấm bia đá, một nửa số phòngtrong khu nhà mái bằng ở phía nam ngã tư đường đã chìm dưới nước. Cóngười trong đội tuần sông trông thấy cái thuyền con bên này lật úp, vộivàng chống thuyền tới cứu. Ba người túm lấy Liên Hóa Thanh, vật lộn leothuyền của đội tuần sông. Trong mắt những người không liên can, đó làviệc mà từ đầu đến cuối chỉ xảy trong nháy mắt, nhưng sắc mặt ba ngườibọn họ lại xám xịt, thân thể cứng đờ, miệng sùi bọt mép màu tím, mặc dùvẫn tỉnh táo nhưng không sao mở miệng nói ra được một câu. Sau khi kéolên thuyền cho uống canh nóng, ba người mới dần dần tỉnh dậy.

Đến khi tỉnh hẳn lại, ba người bảo đội tuần sông đi đến nghĩa trangnhà họ Ngụy để nhặt xác Gà con và Ngư Tứ Nhi. Liên Hóa Thanh vẫn sống dở chết dở, bọn họ mang kẻ này về giao cho quan phủ, sau khi nghiệm chứngthân phận đã xác định đúng là người cần tìm. Thêm một nửa tháng nữa, ymới dần dần khôi phục được ý thức. Sau đó là đến việc thẩm vấn quá trình gây án để định tội. Cho dù ngươi có là La Hán bằng sắt, rơi vào côngđường cũng bị lột sạch da. Nếu không chịu cung khai, dùng đại hình chămsóc, lúc ấy đến gấu đen cũng phải thừa nhận mình là con thỏ.

Sau khi thụ hình, Liên Hóa Thanh mới chịu khai ra, năm xưa đã phónghỏa đốt chết cả nhà người anh đã đuổi y ra khỏi cửa hay đã hành hạ đếnchết hai đứa bé ăn mày ở miếu thổ địa như thế nào; kết hợp với kẻ dạyxiếc khỉ vào thành, gây ra không ít những vụ án thương thiên hại lí rasao. Sau đó, con khỉ làm xiếc đã đột tửở giếng cạn trong vườn rau, y đãchiếm đoạt cuốn kỳ thư Ma Cổ Đạo còn lưu truyền lại bỏ trốn mất dạng.Nhằm trốn tránh truy nã, y đã có lần trốn ra ngoài tỉnh. Đầu tiên y ghinhớ hết nội dung trong sách, sau đó đốt nó thành tro tàn không để lạidấu vết. Lúc ấy bởi rối loạn, chưa quen với cuộc sống ở một nơi xa lạ,nên y cũng chỉ còn cách diễn xiếc khỉ hoặc ăn xin ăn trộm lừa gạt màsống, nhưng vẫn không chịu nổi mùa đông đói rét. Nghĩ đi nghĩ lại, làmcách nào cũng không tốt bằng trà trộn vào đám đông đủ mọi hạng người tụtập ở bến cảng tàu thủy của Thiên Tân, bởi vậy chưa được vài năm, y đãbuộc phải quay về, nhưng không dám vào nội thành. Sau khi sát hại mộtnhà năm người, y trốn ở trong ngôi nhà bị ma ám ở nghĩa trang nhà họNgụy. Y và kẻ dạy khỉlàm xiếc nảy sinh bất hòa. Bởi có đầu óc linh hoạt, y đã huấn luyện một con khỉ đột, lại bắt nó lẻn vào trong nhà dân ăncắp bào thai. Toàn bộ yêu thuật mà y đã luyện được đều nhờ vào chỗ thuốc bột chế ra từ xác thai nhi. Đúng ra, yêu thuật nhiếp hồn của Ma Cổ Đạophải được luyện hoàn toàn bằng cách ăn sống nuốt tươi bào thai lấy ra từ bụng mẹ, nhưng những gì y ăn lại đều là thịt của thai nhi đã chết. Bởivậy, âm khí trên người càng ngày càng nặng, cứ rơi xuống sông là sẽ biến thành hành thi. Vẫn còn có cả những nguyên nhân khác nữa, nhưng ngay cả bản thân y cũng không rõ đầu đuôi. Dù sao đi nữa, y cũng đã bị Quách sư phụ cầm gạch nện vào đầu, làm mất đi thi khí, cho nên mới khôi phục lại dáng vẻ ban đầu, nhưng lại mất đi khả năng thi triển ra pháp thuật mêhoặc, cuối cùng đã bị đội tuần sông tóm được một cách dễ dàng. Đại kháiđầu đuôi câu chuyện là như vậy.

Quách sư phụ và hai người anh em của mình chạy đến ngôi nhà bị ma ám ở nghĩa trang nhà họ Ngụy để đuổi bắt Liên Hóa Thanh, rơi xuống sông ÂmDương, chẳng khác gì đã đã chết đi sống lại một lần, trong lòng tự hiểunhững gì Trương Bán Tiên đã nói là chuẩn xác, tính toán khỉ trở về phânchia phần thưởng ra sao, cảm ơn Trương Bán Tiên như thế nào. Không cầnnói đâu xa, chỉ cần nói tới Liên Hóa Thanh đã gây án lẩn trốn nhiều năm, cõng không biết bao nhiêu án mạng trên người, theo luật pháp của thờibấy giờ thì có bào chữa giỏi thế nào cũng không tránh khỏi tội chết. Tuy nhiên, thời kỳ Dân quốc không có hình phạt chém đầu hay lăng trì. Nếubị phán quyết tử hình, phạm nhân sẽ bị xử bắn.

Lúc ấy y sẽ phải trải qua diễu phố thị chúng, sau đó bị áp tải đếnpháp trường ở Tiểu Lưu Trang theo cửa tây để xử tử. Toàn bộ quá trình đó đã được tất cả các đài báo tranh nhau đưa tin, chủ đề chính của nhữngcuộc tán dóc ở đầu đường cuối ngõ cũng chỉ xoay quanh câu chuyện này.Sau khi nghe ngóng được tin tức, bàn dân thiên hạ thông báo cho nhau với tốc độ chóng mặt. Vào cái ngày Liên Hóa Thanh bị diễu phố xử bắn, người ta đua nhau chen lấn đến xem náo nhiệt, khiến cho toàn thành rối loạn.Chúng ta vẫn luôn gọi là yêu sông Liên Hóa Thanh, đồn đại kẻ này là yêuquái dưới sông Vĩnh Định, nhưng rốt cục có chuyện gì xảy ra, vậy phảiđợi đến ngày xử bắn ngài sẽ biết.

Bảy

Quyển sách 《Hà Thần》 này đàm luận đến những chuyện ma tà quái dị, chỉđề cập tới những câu chuyện truyền miệng rỉ tai trong dân gian. Thế nàogọi là câu chuyện truyền miệng rỉ tai? Một người nghe người khác kể lạimột câu chuyện nào đó và ghi nhớ, sau đó người này lại kể cho người khác nghe, cứ như vậy lan truyền rộng ra. Trong quá trình đó, không tránhđược người ta thêm mắm dặm muối, càng lan truyền càng thần bí, kết quảlà sinh ra vô số cách nhìn nhận khác nhau.

Có người nói, năm ấy Quách sư phụ đuổi bắt Liên Hóa Thanh là sự thực,nhưng không đến mức ly kỳ như lời đồn đại, bởi trên thực tế Liên HóaThanh sống vào thời Dân quốc, quê quán tại Trần Đường Trang, biết làm ảo thuật và xiếc khỉ, thường xuyên thu nhặt xác chết của trẻ con chôn bừangoài đồng hoang núi thẳm để làm thành thuốc bột, tự khoe khoang là mình biết sử dụng một số pháp thuật mê hoặc tà ma quỷ quái, đã có lần chạytrốn ra tỉnh ngoài, quan phủ đã truy nã nhiều năm nhưng vẫn không thểbắt được kẻ này. Có một lần, khi không còn lăn lộn kiếm sống nổi ở tỉnhngoài, Liên Hóa Thanh đã quay trở về trốn ở nghĩa trang nhà họ Ngụy.Đúng lúc đó, Quách sư phụ đi ngang qua, vừa khéo bắt được kẻ này rồi dẫn về giao cho quan phủ. Sau khi thẩm vấn, y đã khai ra vài vụ trọng án,bị phán tử hình. Sau khi diễu phố xử bắn, xác y bị vứt bừa ngoài đồnghoang. Có đạo sĩ biết dưỡng cốt đã thu nhặt thi thể của Liên Hóa Thanh,mang về chôn ở tháp dưỡng cốt. Vị đạo sĩ này chuyên môn thu nhặt nhữngthi hài vô chủ rồi chôn toàn bộ vào trong ngọn tháp đó.

Nhưng cách nói này cũng không thoát khỏi liên quan đến ma quỷ. Tíchchuyện Quách sư phụ đuổi bắt Liên Hóa Thanh, sau này biến tướng thànhThần sông Quách Đắc Hữu bắt yêu ở thôn Chó Dữ, khi đến sông Âm Dương đãđược rắn thần chỉ đường. Nói chung là được kể lại vô cùng li kì. Theotôi được biết, Quách sư phụ bắt được Liên Hóa Thanh bằng cách nào, kể cả người chí thân chí cốt của ông ta cũng không rõ lắm, bản thân ông tathì rất ít nói. Chỉ có người của đội tuần sông là nhắc đến một vài câuchuyện là còn có lẽ tương đối đáng tin. Bản án xử bắn Liên Hóa Thanhcũng chỉ được ghi chép lại rất chung chung trong tài liệu hồ sơ lưu trữ. Đúng ra phải còn phải có một số sự vật liên quan đến tâm linh mà hoàntoàn không thể giải thích được, nhưng lại không được ghi chép lại, thành ra toàn bộ quá trình phá án trở nên không hợp logic.

Vào thập niên chín mươi sau giải phóng, ở vùng lân cận một cái đậpnước nằm ở ngoại thành Thiên Tân, đã xảy ra một vụ án bí ẩn, tuy rằng đã được phá, nhưng nếu loại trừ yếu tố ma quỷ, vụ án này không sao giảithích được một cách hợp lý. Khi ấy, ở vùng nông thôn có một nông dân họHoàng tên đầy đủ là Hoàng Lão Tam. Có một lần Hoàng Lão Tam đi vào nộithành bán trâu. Sau khi bán xong, một mình ôm bọc tiền về nhà. Trênđường về, anh ta uống một ít rượu nên đã lên nhầm xe. Khi tỉnh lại, anhta phát hiện mình đã đến vùng lân cận của đập chứa nước. Đúng lúc này,anh ta gặp một người cùng thôn tên là Lưu Thất. Lúc bấy giờ, người nàyđang có việc phải làm ở đó. Hai người rảnh rỗi tán dóc vài câu. Vì câuchuyện phiếm đó mà cả hai đã chôn vùi tính mạng của mình ngay tại cáiđập chứa nước đó.

Biết được trên người Hoàng Lão Tam đang mang theo người tiền bán trâu, Lưu Thất nổi lòng tham, dùng con cá to mới đánh được làm mồi nhử, lừaHoàng Lão Tam lên trên mặt đập chứa nước. Y vớ lấy con dao đốn củi, nhắm thẳng vào ót Hoàng Lão Tam mà chém một nhát. Mặc dù con dao đó rất cùn, nhưng lại nặng như một cây búa. Dính trọn một dao, hộp sọ của Hoàng Lão Tam lập tức nát bét. Lưu Thất moi tiền của anh ta ra rồi buộc xác vàomột tảng đá, nhấn cái xác xuống đập chứa nước. Từ đó về sau, con ngườimang tên Hoàng Lão Tam này coi như mất tích. Đập chứa nước nằm giữa núirừng của huyện Kế, chung đấy rất hoang vu, không có người ở. Xác chếtchìm xuống đáy đập nước, thần cũng không biết quỷ cũng không hay.

Hoàng Lão Tam lên nhầm xe đi đến đập chứa nước, ngoại trừ Lưu Thất thì không một ai có thể nghĩ ra anh ta lại đến một nơi nhự vậy. Người nhàcũng chẳng hề biết, người này đã ngộ hại bỏ mình. Sau khi mấy ngày trôiqua mà vẫn chưa thấy Hoàng Lão Tam về đến nhà, tìm khắp mọi nơi mà cũngkhông thấy, người nhà sốt ruột chạy tới đồn công an báo án. Nói rằng,Hoàng Lão Tam vào nội thành bán trâu, trên người mang theo không íttiền, chắc là giữa đường đã bị kẻ xấu giết người cướp tiền. Nhưng đồncông an không ghi nhận việc đó, bởi vì không có chứng cứ, có thành lậpán cũng chỉ là án mất tích. Nếu quý vị nói là án mạng thì phải có tửthi, không có tử thi thì chỉ có thể quy kết vào mất tích.

Nhưng câu chuyện này lại giống như ma làm. Sau khi báo án xong, vợHoàng Lão Tam về nhà, đêm nằm mơ thấy có người đang gọi tên mình ở bênngoài cửa phòng. Giọng nói nghe giống như của Hoàng Lão Tam, vợ anh tavội đứng dậy chạy ra tìm, vừa tìm kiếm vừa hỏi ông chồng nhà anh chếttrôi ở đâu vậy, tại sao đi khỏi nhà lâu ngày như vậy mà vẫn không chịuvề? Nhưng đối phương không hề đáp lại. Sau khi dỏng tai lên lần theotiếng nói tìm kiếm, người vợ nhìn thấy bên trên vách núi có khắc mộthàng chữ lớn 'đập chứa nước số bảy', lại mơ hồ nghe thấy Hoàng Lão Tamnói văng vẳng đâu đây 'ở dưới này quá lạnh, cô hãy mau chóng gửi tiền và quần áo xuống cho tôi'. Trong lòng chợt lạnh buốt, cô vợ giật mình tỉnh lại, phân vân tại sao ông chồng lại chạy đến chỗ đập chứa nước, lại còn nói dưới đó lạnh lắm, giục người nhà gửi tiền và quần áo cho anh tanữa?

Đến lúc hừng đông, người vợ vừa mới kể lại giấc mộng vào nửa cho cảnhà cùng nghe, mẹ của Hoàng Lão Tam đã chảy nước mắt, bảo rằng Hoàng Tão Tam đúng là đã chết ở chỗđập chứa nước rồi. Những người còn lại đềukhông tin, nhưng bị cả hai mẹ chồng nàng dâu khóc lóc cầu xin, khôngchịu nổi đành phải đi nhờ người của đội cảnh sát đường thủy năm sônggiúp đỡ, lại còn tặng quà cầu xin, nhờ đội tuần sông hỗ trợ đến chỗ cáiđập chứa nước đó để xem xét và đưa ra một đáp án để cho mọi người antâm. Không ngờ, tới đó tìm kiếm một lúc đã phát hiện ra tử thi. Tínhmạng người là quan trọng nhất, có tử thi thì bắt buộc lập án phá án vàtruy bắt hung thủ. Cuối cùng điều tra ra hung thủ là Lưu Thất, vụ án bíẩn này rốt cục đã được công bố kết thúc. Nhưng trong bản báo cáo điềutra, có vài chi tiết không thể nào ghi chép vào được. Ngươi ta không thể nào nói là có ma, hoặc là nằm mơ thấy người chết ở dưới đập chứa nướcđược. Phá án dựa vào nằm mơ thì ai mà chấp nhận cho nổi?

Nhưng vấn đề là, nếu gạt giấc mộng này ra ngoài, thì phải giải thíchlý do phải đi tới chỗ đập chứa nước đó để vớt tử thi bằng cách nào? Đâylà vụ án người thật việc thật không một chút giả dối, là oan hồn khôngtan cũng được, là thần giao cách cảm cũng chả sao. Tuy rằng không có vật chứng cụ thể có thể thấy được sờ được, nhưng vẫn không thể khăng khăngquy kết là mê tín. Bản thân sự tích Quách sư phụ đuổi bắt Liên Hóa Thanh năm xưa cũng ly kỳ như vậy cả. Từ cái xác bị dìm ở ngã ba sông, đếngiấc mộng kỳ quái ở Trần Đường Trang, cho đến quá trình diễu phố thịchúng áp giải đến pháp trường ngoài Tây Môn xử bắn, cả câu chuyện nàydường như vẫn còn chưa kết thúc.

Tám

Ai cũng biết, bên ngoài Tuyên Vũ Môn của thành Bắc Kinh có một chợ bán thực phẩm, đó là pháp trường chuyên hành quyết tội phạm từ đời nhàThanh cho đến bấy giờ, bởi vậy Tuyên Vũ Môn được người ta gọi là Tử Môn. Vào đời nhà Thanh, pháp trường của Thiên Tân vệ được thiết lập ở bênngoài Tây Quan. Tây Quan là một cửa thành, là một nơi không thể coi làquá đông đúc, nhưng dù sao cũng là nơi giao lộ, đủ chỗ cho đông đảo dânchúng đứng xem. Vào thời điểm trấn áp Nghĩa Hoà Đoàn, đã có không ít đầu người bị chặt xuống tại cái pháp trường ở nơi này. Đến thời Dân quốc,người ta đã huỷ bỏ hình phạt chém đầu, phạm nhân sẽ bị hành quyết bằngcách xử bắn, còn pháp trường cũng không còn được thiết lập giữa đườngnữa, mà được chuyển tới sân phơi gạch ngói của Tiểu Lưu Trang bên ngoàiTây Quan. Lúc tiến hành xử bắn Liên Hóa Thanh, địa điểm thi hành hình sẽ được thiết lập ở ngay cái sân phơi gạch ngói này. Nhưng đúng ngày hômđó, trên pháp trường đã xảy ra một việc lạ kỳ nằm ngoài sức tưởng tượngcủa con người.

Thiên Tân vệ có hai cửa thành Bắc Quan và Tây Quan. Thành lâu khu vựcphía bắc có quy mô đồ sộ nên được gọi là Bắc Đại Quan, còn phía tây cóquy mô nhỏ, nên gọi là Tiểu Tây Quan. Vào đời nhà Thanh, mỗi cửa thànhđều có một vọng lâu, đến năm 1900 đã bị quân đội của liên quân tám nướcphá hủy. Sau giải phóng, Tiểu Tây Quan đã được cải tạo thành nhà giam,tất cả những kẻ bị giam giữở đó đều là trọng phạm. Ra khỏi cửa thành đivề phía tây, qua nghĩa trang, vượt con sông Long Miếu là đến sân phơigạch gói của Tiểu Lưu Trang. Nó không phải là một cái xưởng hay là nhàmáy, mà là một sân bãi rộng, dùng để chất đống phế liệu gạch vỡ ngói vụn năm này qua năm khác, cỏ dại mọc um tùm; là một nơi rất hoang vu khôngcó dấu chân người, nằm ngay sát cạnh Loạn Tử Khanh - một nơi lý tưởng để vứt xác trẻ em. Bình thường, mỗi khi hành quyết phạm nhân, người ta sẽluôn thi hành tại sân phơi gạch ngói của Tiểu Lưu Trang.

Từ lúc huỷ bỏ hình phạt chém đầu cho tới bấy giờ, lượng phạm nhân bịáp giải đến xử bắn ở sân phơi gạch ngói của Tiểu Lưu Trang bên ngoài Tây Môn thực sự không dưới con số vài trăm. Nhưng đáng nhắc tới thì chỉ cóba vụ. Đầu tiên là vụ xử bắn Hoạt Ly Miêu vào những năm đầu thời Dânquốc. Hoạt Ly Miêu là danh hiệu của một gã phi tặc. Theo người ta kểlại, gã phi tặc này cực kỳ cao tay, y chưa bao giờ từng đồng lõa với kẻkhác. Án lớn bằng trời cũng chỉ do một tay y gây ra. Y có một tuyệtchiêu đặc biệt là chống sào đi trên mái nhà, đi qua lướt lại, liều mạnglướt trên không giống như trên đất bằng, không ai có thể tóm được y. Cómột lần đúng lúc gặp phải người của đội tróc nã tội phạm đang truy bắtmình, Hoạt Ly Miêu chống sào định nhảy lên nóc nhà. Ai ngờ cây tre mà ychọn không đủ rắn chắc, vừa mới chống xuống nhảy lên được nửa chừng thìnó đã gãy làm hai đoạn. Hoạt Ly Miêu rơi thẳng từ không trung xuống đất, ngã úp sấp không cử động nổi chân tay, bị đội tróc nã tội phạm đènghiến lại ngay tại chỗ, thi hành hình phạt diễu phố thị chúng, rồi ápgiải ra pháp trường xử bắn. Trước khi phải ăn đạn mặt không đổi sắc, kẻnày là loại người kiêu ngạo thành tính, phát ngôn ra những lời hùng hồnrất dễ mê hoặc lòng người. Tất cả câu từ đều là những lời nói sáo rỗngbùi tai được trích ra từ kịch nam Bình Thư, nào là những câu như "Chémđầu chỉ để lại một cái sẹo lớn, hai mươi năm sau lại là một trang hảohán". Lúc ấy, dân chúng đứng xem diễu phố rất đông, đông nghìn nghịtchật như nêm cối. Mọi người đặc biệt thích nghe những lời như thế này,nghe đến mức say mê, cảm thấy nếu là anh hùng hảo hán không sợ chết, lúc ra pháp trường phải nói những câu như thế, bám theo suốt quãng đườngdiễu phốồn ào cổ vũ, náo động cả nửa thành Thiên Tân.

Cuối cùng là vụ xử bắn Viên Tam gia vào thập niên năm mươi. Viên VănHội Viên Tam gia là tội phạm số một của Thiên Tân vệ, bị bệnh đầu trọcbẩm sinh, biết vài miếng võ. Mặc dù trước giải phóng đã bị bắt và giamgiữ nhiều năm, nhưng chính phủ Dân quốc vẫn không dám động đến y, bởi vì kẻ này là thủ lĩnh của giới xã hội đen, còn cai quản cả giới khuân vácthuê, thế lực quá lớn, căn cơ quá sâu, có thể nói mánh khoé trùm đời,tương đương với một vị hoàng đế của bản địa. Y chỉ cần dậm chân một cái, nội thành ngoại thành đều phải rung động mấy lần. Sau khi nước TrungQuốc mới được thành lập, chính quyền nhân dân đã quyết định thi hành xửbắn y. Lúc ấy là vào mùa đông, trời đông giá rét. Viên Văn Hội bị ápgiải ra pháp trường, mặc một bộ quần áo bông, tay trói gô, hai mắt đỏbừng, sắc mặt thâm trầm. Bởi vì đã bị giam giữ lâu ngày, y thẫn thờ mấthết tình thần không nói một câu gì. Sau khi bị áp giải tới sân phơi gạch ngói của Tiểu Lưu Trang, y quỳ trên mặt đất lĩnh ba phát đạn. Vụ tửhình công khai khi ấy, muôn người đều đổ xô ra đường, nam nữ già trẻchen lấn nhau đi xem. Nguyên nhân chủ yếu là bởi danh tiếng của Viên Văn Hội như sấm bên tai, ai ai cũng muốn tận mắt xem y có phải ba đầu sáutay hay không.

Sau hai vụ đầu tiên và cuối cùng đó, dù là vụ xử bắn Hoạt Ly Miêutrước kia, hay là khai đao xử trảm giống như vương pháp Thanh triều, kểtừ sau vụ xử bắn Viên Văn Hội, tình hình xã hội dần dần đi vào ổn định,hình phạt diễu phố tử hình không còn được thi hành công khai nữa vừa mới ban hành thì đến vụ xử bắn Liên Hóa Thanh. Vùng Thiên Tân vệ này khônggiống với Bắc Kinh, Bắc Kinh ở ngay dưới chân thiên tử. Đừng thấy hainơi gần nhau mà lầm, phong cách hành xử của dân chúng hai nơi khác hẳnnhau. Kinh thành chủ yếu là hành quyết những nhân vật tai to mặt lớn,cùng với đó là cảnh tượng náo nhiệt trên pháp trường. Dân chúng kinhthành chỉ quan tâm xem những vụ xử bắn có quan hệ đến chính trị, ví dụnhư hành quyết một thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân hoặc là vị đại thần bịtriều đình giáng tội nào đó, nhưng hơn tất cả là muốn thấy cách chém của đao phủ.

Nhưng nếu là ở trên địa bàn của Thiên Tân, người ta lại không quan tâm tới những điều đó. Với vai trò là bến tàu thủy bộ của chín nước tại Tôgiới, là vùng đất mà đủ các hạng người rảnh rỗi tụ tập, dân chúng đặcbiệt thích tham gia vào những cảnh tượng náo nhiệt, chỉ thích xem hànhquyết những tên lưu manh khét tiếng hoặc những tên trộm cõng nhiều áncộm cán; Những kẻ như vậy phần lớn là dân liều mạng. Lúc đi diễu phốtrước khi bị tử hình, nhìn thấy nhiều người nhìn mình cằm chằm như vậy,chẳng những không sợ, chúng còn thường tỏ ra đắc chí, gân cổ lên mà hátvài câu Định Quân Sơn Dã Trư Lâm. Kẻ nào không biết hát thì sẽ nói, nói một hai câu đại loại như: "Các quý vị già trẻ lớn bé, không hiểu tại hạ đã phạm phải việc gì nữa, đã sắp phải rơi đầu rồi. Bây giờ mong cácquý vị già trẻ nhớ lấy mặt ta, hai mươi năm sau ta sẽ lại là một tranghảo hán." Sau đó đám dân chúng bám theo sau sẽ đua nhau trầm trồ khenngợi, cứ một bước lại tung hô một câu. Người biết thì hiểu rằng đó là tử tù bị xử trảm xử bắn, người không hay lại cứ tưởng đang chào đón mộtngôi sao kinh kịch nào đó. Đây chính là tập tục của người bản địa.

Cái ngày xử bắn Liên Hóa Thanh cũng diễn ra náo nhiệt như vậy. Mọingười nghe nói con mắt kẻ này có hai cái đồng tử, bèn suy diễn ra y làmột nhân vật khó lường đến dường nào, vụ náo nhiệt đến cỡ này làm sao có thể bỏ qua. Đến ngày thi hành án, ăn mày trên đường không xin ăn, kẻcắp không trộm đồ, nghệ nhân hát tướng thanh không biểu diễn, phu xecũng nghỉ việc, đông đảo dân chúng kéo nhau đi xem, kẻ chen lấn người xô đẩy, trèo cả lên vai nhau, hai bên đường trở thành hai bức tường người, không còn chỗ mà chen. Cảnh tượng hoành tráng như thế này, không một ai có thể tưởng tượng ra nổi. Tiếp theo sẽ xảy ra chuyện gì, liệu Liên Hóa Thanh có phải là yêu quái dưới sông Vĩnh Định hay không, ngài phải đếnpháp trường xử bắn y ở Tiểu Lưu Trang thì mới biết rõ tường tận.
 
Chương 11: Xử bắn Liên Hóa Thanh


Một

Liên Hóa Thanh cúi đầu nhận tội là thủ phạm của một số vụ án mạng.Sau khi xin ý kiến cấp trên, y bị phán tử hình, tống giam vào trong nhàlao chờ xử bắn. Đến ngày bị tử hình, Liên Hóa Thanh chỉ yêu cầu được gặp mặt Quách sư phụ một lần, muốn có cơ hội biết mặt người đã bắt đượcmình là ai.

Khi biết được việc này, Quách sư phụ đã đồng ý đến hôm đó sẽ tới sân phơi gạch của Tiểu Lưu Trang tiễn y lên đường. Đến ngày y phải ra pháptrường, Quách sư phụ được Đinh Mão tháp tùng, hai người cùng vào trongnhà giam gặp Liên Hóa Thanh. Vừa bước vào họ đã thấy Liên Hóa Thanh đang cúi đầu, tay bị trói giật cánh khuỷu chân bị xiềng, ngồi một mình trong phòng giam, mặc một bộ quần áo tù nhân rách rưới, sau lưng có cắm mộttấm bản định tội, ngồi im như tượng không nói một câu, cũng không buồnngẩng đầu lên.

Đinh Mão cất tiếng nói: "Hôm nay cho mày được biết mặt ông anh tao, anh ấy chính là người đã bắt mày."

Nghe thấy vậy, Liên Hóa Thanh ngẩng đầu lên, dùng đôi con ngươi bẩmsinh có hai tròng giống như hai cái hố sâu hoắm nhìn chằm chằm vào Quách sư phụ quan sát kỹ một lúc rồi mới lên tiếng: "Không thể nào ngờ Liênmỗ lại ngã ngựa trong tay một kẻ như ngươi, giờ ông đã nhớ kỹ mày rồi.Cứ chờ đây, sớm muộn gì ông cũng sẽ tới tìm mày."

Thấy một kẻ sắp chết đến nơi còn phun ra những câu độc địa, Đinh Mão không kìm chế được định mở miệng mắng chửi. Quách sư phụ xua tay khôngcho Đinh Mão cơ hội mở miệng rồi nói: "Liên Hóa Thanh, ngươi là thủ phạm của không ít vụ án, đến giờ này chỉ còn cách lấy tính mạng ra đền tội,không nên có bất cứ oán hận gì."

Một nét dữ tợn thoáng lướt qua đôi mắt, Liên Hóa Thanh đáp lại: "Màthôi, giờ này tao đã sắp phải ra pháp trường lĩnh đạn, đáng ra phải cómột bữa cơm rượu vĩnh biệt chứ?"

Quách sư phụ nói: "Đúng vậy, chắc chắn là có. Dẫu sao, một đĩa thịtmột chén rượu trước khi ra pháp trường cũng là tập tục từ xưa. Giờ rõràng đã không còn sớm nữa, bất kể lúc nào cũng có thể áp giải phạm nhânra pháp trường Tiểu Lưu Trang xử bắn, tại sao còn chưa đưa cơm vĩnh biệt lên?"

Ông ta hỏi cai tù bao giờ mới đưa lên, người cai tù đáp: "Nhị giangài nghĩ đi đâu vậy. Mấy năm nay xã hội loạn lạc như vậy, kẻ bị xử bắnquá nhiều. Nếu như kẻ nào cũng được cấp một phần rượu một phần thịt, cho dù cái trại giam chết tiệt này của chúng tôi có là nhà hàng thì cũngkhông thể gánh nổi kinh phí mua đồ ăn cho bọn chúng. Nói thật với ngàinhé, trong cái nhà giam này chỉ có bánh làm từ bột bắp ngô, ngay cả caitù chúng tôi cũng phải nhai cái món đó, do vậy phạm nhân chỉ được ănlưng lửng dạ. Vụ xử bắn ngày hôm nay cũng không ngoại lệ. Nếu như hắncòn có thân nhân bạn bè gì đó, thì những người đó nên mang rượu, thức ăn và quần áo tới để cho hắn được ăn uống no nê, mặc quần áo mới mà lênđường, còn nếu không thì chỉ có thể như vậy thôi."

Quách sư phụ ngẫm nghĩ rồi kéo Đinh Mão đi ra ngoài, định mua mấycái bánh bao thịt, hai món đồ ăn nấu sẵn cộng thêm nửa cân rượu, rồimang về cho Liên Hóa Thanh ăn uống no nê trước khi lên đường. Nhưng ôngta vừa mới bước chân ra khỏi cửa, sau lưng đội chấp pháp đã xộc vào,dựng phạm nhân lên, trói nghiến lại rồi áp giải lên xe ngựa, sau khidiễu phố thị chúng sẽ đi thẳng tới sân phơi gạch ngói của Tiểu Lưu Trang ở bên ngoài Tây Quan. Trời đã sắp mưa, sắc trời u ám. Cả một biển người kéo nhau đi xem náo nhiệt, chật như nêm cối, gió không lọt mưa khôngthấu qua được. Quách sư phụ và Đinh Mão muốn chen lên trước, nhưng người đông nghìn nghịt, đâu đâu cũng là người, trên đường cái, trên nóc nhà,thậm chí cảở trên cây. Hai người nôn nóng đến độ trán mướt mồ hôi, nhưng chẳng thể nào tìm thấy một cái khe nào để mà lách qua.

Nói chung, người dân Thiên Tân vệ trước kia thích xem náo nhiệt. Mặc dù dân chúng các tỉnh trong toàn quốc cũng có sở thích này, nhưng không tài nào sánh bằng nơi này. Năm đó, có người còn đào cống ngầm, với mụcđích vượt qua đoàn người đông nghìn nghịt để vượt lên hàng đầu đứng xem. Thậm chí còn có lời bình: "Thà rằng chắn cửa thành, chứ đừng chắn cốngngầm, kẻ nào chắn cống ngầm có thể coi là vô đạo đức."

Quay trở lại buổi diễu phố ra pháp trường ngày hôm đó. Cả đoàn người xem náo nhiệt ngước mắt nhìn lên, Liên Hóa Thanh bị trói trên xe, quầnáo tả tơi, cúi đầu ngậm tăm, giống hệt như một cái xác cho dù chưa bị xử bắn, thật sự là không còn chút sức sống nào cả. Nhưng cả một đám đôngnhững kẻ rảnh rỗi này vất vả lắm mới có một vụ nhiệt náo hoành tráng để xem, không một ai cam lòng bỏ về. Đầu người túm tụm lại chuyển độnggiống như nước thủy triều, tất cả bám theo phía sau, hy vọng trên đườngđi có một lúc nào đấy tử tù này bất chợt nổi máu anh hùng, thình lìnhgân cổ ngâm lên một câu: "Đánh liều ra giữa phố phường, kính mời các vịkhách khứa và bạn bè nghe cho kỹ. . ." Nếu không được nghe câu hát nàythì đúng là chán bằng chết.

Hai

Trước kia, mỗi lần thi hành án, trên đường bị áp giải đến pháptrường, khi phạm nhân trông thấy nhiều người đang ngẩng đầu lên nhìnmình như vậy, bất cứ một kẻ nào cũng sẽ có cảm giác cả đời mình chưatừng được oai phong đến thế, cho dù là ngôi sao kinh kịch nổi tiếng nhất cũng chưa bao giờ được nhiều người xúm lại xem như vậy. Sẽ có kẻ kể lểoan khuất, có kẻ muốn ra vẻ ta đây hảo hán. Hơn nữa, những người dânThiên Tân vệ đi xem náo nhiệt lại khác hẳn với những nơi khác, dù có thế nào họ vẫn sẽ đua nhau khen hay. Bởi vậy, cho dù có sợ chết đến thếnào, phạm nhân cũng phải nhắn nhủ trước mặt đám đông mấy câu.

Thậm chí còn có những tên trùm lưu manh khét tiếng, lúc ra pháptrường còn trưng diện áo khoác viền tua rua hình chân rết, đính mười bahàng cúc kiểu Thập Tam Thái Bảo, lưng đeo anh hùng đái, mặc quần thụng,chân đeo Hổ khoái ngoa, đầu đội anh hùng cân. Những anh hùng lục lâmtrong kinh kịch Bình thư ăn mặc như thế nào, chúng cũng sẽ mặc y nhưthế, trên đầu còn cài thêm một đóa hoa giấy màu trắng, kẻ hỏi người đápvới đám người chen lấn đứng xem phía dưới. Mọi người cùng đồng thanhhỏi: "Hảo hán gia, hãy nói cho mọi người nghe, sao ngài lại nỡ lòng bỏvợ đẹp lìa con thơ, sao lại nỡ lòng bỏ lại người cha già tám mươi tuổikhông ai nuôi dưỡng, sao lại nỡ lòng dứt bỏ tất cả bà con thân bằng cốhữu?"

Vị hảo hán bị trói trên xe nhất định phải quắc mắt nhìn trừng trừng, không chịu cúi đầu, trên đường đi mắng chửi không ngớt, không từ tổngthống hay là ông trời, bất cứ một ai hắn cũng dám mắng. Nghe thấy cóngười hỏi, hắn sẽ phải đáp thế này: "Thưa toàn thể chư vị già trẻ lớnbé, tôi đây cũng luyến thương mẹ già ốm yếu, luyến thương vợ góa concôi, luyến thương huynh đệ bằng hữu sâu nặng nghĩa khí, nếu có hận chỉhận bình sinh chưa thỏa chí. Thế nhưng, hảo hán tôi đây đã làm nhữngviệc mà một hảo hán phải làm, hôm nay một mạng đổi một mạng chết cũngđành. Đầu rơi xuống đất chỉ là một cái sẹo lớn, mười tám năm sau sẽ lạitrở về báo thù."

Cứ mỗi lần vị hảo hán đó nhắn nhủ một câu, đám người bên dưới sẽ hôlớn một tiếng "Hay", vang vọng tới mây xanh, âm vang chấn động cả máinhà. Sau khi nói đã xong, mắng đã đủ, vị hảo hán đó sẽ tiếp tục hát một hai khúc, biểu đạt phần nào tình cảm lưu luyến. Bất kể có biết hát haykhông, khúc ngâm trước khi bị tử hình đó nhất định là phải lâm li bi ailay động cả đất trời. Đó mới chính là yếu tố phấn khích nhất, còn vềphần rơi đầu vì phạm vào tội gì cũng chỉ là thứ yếu. Dân chúng chán ghét đến cùng cực việc hô khẩu hiệu trước khi xử bắn, bởi có hô thế nào cũng chẳng có ai mà hiểu nổi; Tiếp theo là không muốn thấy phạm nhân sợ đếnvỡ mật không nói lên lời, nhất là cái loại bỏ đi mềm nhũn như chi chikhông nói được một câu. Chỉ trong chớp mắt đầu đã rơi xuống đất rồi,nếu không nói thì làm gì còn cơ hội nữa đây?

Suốt quãng đường áp giải Liên Hóa Thanh ra pháp trường, cả một rừngngười rướn cổ kiễng chân, trợn mắt ngóng chờ. Nhưng thất vọng thay, cáikẻ mất hết tinh thần này không rên nổi lấy một tiếng, chẳng khác gì mộtcái cọc gỗ, khiến cho đám đông đi xem náo nhiệt sinh ra lo lắng, cóngười gân cổ gào lên: "Hảo hán, ngài phải hát một hai câu đi chứ!" Người khác thì kiếm cách vẽ đường: "Chúng ta hãy cổ vũ cho hắn nào, mọi người nghe tôi đếm nhé, một. . . hai. . ." Sau đó chỉ còn nghe thấy cả trămngàn người cùng đồng thanh hô lớn: "Hay!"

Liên Hóa Thanh đang cúi gục đầu, nghe thấy tiếng 'hay', từ từ ngẩngđầu lên. Mọi người lập tức nín thở im hơi lặng tiếng, không ai nói gìnữa, trợn mắt trợn mũi chờ Liên Hóa Thanh mở miệng, thế này có lẽ làđịnh hát khúc "Cảm thán anh hùng gặp nguy nan sinh ly tử biệt". Ở ThiênTân vệ từ già đến trẻ ai cũng thích nghe, cũng biết hát, trên sàn diễnnên hát cái gì không nên hát cái gì, toàn bộ họ đều hiểu hết, hát sai là có thể phát hiện ra ngay.

Nào ngờ Liên Hóa Thanh không chịu hát, mà chỉ nhìn khắp đám đông một lượt, lên tiếng khẩn cầu: "Thưa toàn thể các quý vị già trẻ, Liên HóaThanh tôi quê quán ở Trần Đường Trang, lớn lên không học điều hay lẽphải, lầm đường lạc lối vào Ma Cổ Đạo, giết người phạm pháp, hôm nay sẽphải lĩnh đạn trên pháp trường. Rơi vào đường cùng như vậy, thực sựkhông còn gì để mà bào chữa, chỉ có một điều muốn cầu xin, hy vọng cácvị thương tôi không ai chiếu cố, chuyến đi này không có đường về, giờhãy cho xin một hớp rượu và thức ăn, để tôi ăn uống no bụng, trên đườngđi đến hoàng tuyền không đến nỗi biến thành quỷ chết đói vạn kiếp khôngsiêu sinh. Sau khi đầu thai, tôi sẽ không quên báo đáp các vị."

Năm đó có câu nói như thế này -- "Yêu dị tà thuật thế gian hiếm, ngũ lôi hành quyết ít người hay". Thời nhà Thanh trước đó còn có thể bắtgặp yêu thuật ảo giác, nhưng từ thời dân quốc trở đi đã rất hiếm thấy.Đám đông xem náo nhiệt cho rằng Liên Hóa Thanh chỉ đơn thuần là kẻ hùdọa người khác trên giang hồ. Cho nên khi nghe thấy y nói rất đángthương, lập tức có người hảo tâm đi kiếm rượu tìm thịt. Khi đến quán cơm trên đường hỏi mua, tiệm cơm cũng không lấy tiền, bởi vì đây là việctích đức, Nếu kẻ bị áp giải ra pháp trường hành quyết ăn hết rượu thịttrong quán của mình, sau này chắc chắn sẽ được hồi báo. Rượu thịt đượcgiao cho quân cảnh trong đội chấp pháp phụ trách áp giải chuyển đến bênmiệng Liên Hóa Thanh. Liên Hóa Thanh ăn như hổ đói sạch sẽ không còn lại chút gì rồi lại cúi đầu, nhắm mắt tiếp tục bất động.

Ba

Mọi người đứng xem ở xung quanh không tài nào hiểu nổi, hiện giờ cơm vĩnh biệt trước khi chặt đầu đã nuốt xuống bụng, tại sao vẫn không nóicâu gì? Chẳng lẽ là cảm thấy chỗ rượu thịt đó không ngon sao? Cả mộtbiển người huyên náo bám theo dọc đường, người nọ lại cứ như là khôngnghe thấy gì. Sau khi ra khỏi Tây Quan, tới sân phơi gạch ngói của TiểuLưu Trang, đội chấp pháp lôi Liên Hóa Thanh xuống xe, bắt quỳ xuốngtrước cái hỗ đã được đào sẵn, nghe quan chấp pháp đọc tội danh. Có baviên cảnh sát thi hành án cầm súng bước lên trước, chỉ chờ ra lệnh mộttiếng là sẽ tiến hành xử bắn.

Khi nhìn thấy đội chấp pháp áp giải Liên Hóa Thanh qua Tây Quan, đại đa số mọi người lập tức trèo lên lưng lừa quay trởvề, bởi cảm thấykhông còn gì thú vị nữa, nhưng con số những người ở lại đứng chờ xem xửbắn ở pháp trường Tiểu Lưu Trang cũng còn tới trên dưới cả trăm. Trênđường đuổi theo, Quách sư phụ và Đinh Mão đã mời được một đạo sĩ biếtdưỡng cốt, chờ sau này nhặt xác cho Liên Hóa Thanh. Đúng vào giữa trưa,sắc trời âm u nặng nề, đã thấy Liên Hóa Thanh bị trói quặt hai tay rasau, sau lưng cắm một tấm bản định tội, cúi đầu quỳ gối trước cái hố,miệng lẩm bẩm giống như đang thì thầm gì đó. Đột nhiên, y ọe ra một ngụm nước đen ngòm. Những người ở lại dù đã tránh ra thật xa, nhưng vẫn cònngửi thấy tanh hôi nồng nặc, thi nhau bịt chặt miệng mũi, trong lòng vôcùng kinh ngạc. Chẳng hiểu là y đã ăn thứ gì bẩn thỉu đến mức còn thốihơn cả cá chết dưới sông?

Ngày trước, trước khi bị xử bắn, thường xuyên có tử tù không kìm chế được sợ hãi, bởi vì quá khẩn trương, toàn thân run rẩy, dạ dày kịchliệt co thắt, phun sạch đồ ăn trong dạ dày ra ngoài, nhưng cũng khôngđến mức tanh hôi như thế. Mọi việc diễn ra có phần quái lạ. Lúc ấy, trời bắt đầu mưa, cơn mưa không nhỏ, tất cả mọi người đều ướt như chuộtlột. Vị quan chấp pháp phất tay, ra hiệu nhanh chóng tiến hành xử bắn.Sau khi nhổ tấm bản định tội xuống, ba viên cảnh sát thi hành án lầnlượt tiến lên. Viên cảnh sát đầu tiên nâng súng lên, nhắm thẳng vào gáyLiên Hóa Thanh đang quỳ trên mặt đất bắn một phát. Tiếng súng vừa vanglên, vang vọng một vùng hoang vu. Những người đứng xem nghe thấy, toànbộ cảm thấy trong lòng lạnh run.

Cùng lúc với tiếng súng vang lên, thân thể Liên Hóa Thanh đổập vềphía trước, rơi tọt xuống hố. Viên cảnh sát thứ hai bước lên, nhắm vàongười Liên Hóa Thanh đang nằm trong hố bắn tiếp một phát. Sau đó, đếnlượt viên cảnh sát thi hành án thứ ba bắn một phát cuối cùng. Làm nhưvậy để tránh bắn một lần không đủ giết chết tử tù; Đồng thời, cũng vì longại có người trong đội chấp pháp bị mua chuộc từ trước, đến khi nổ súng sẽ không bắn vào chỗ hiểm. Cho nên, mỗi khi xử bắn đều bắn ba phát,người của đội chấp pháp còn xuống dưới xem xét xem tử tù đã chết hẳn hay chưa, sau đó mới ký tên vào biên bản. Nếu như không có người thân bạnbè đến nhặt xác, sẽ dùng chiếu cuốn lại rồi ném vào Loạn Tử Khanh ở bêncạnh cho chó hoang ăn. Ngay lúc ấy, đạo sĩ dưỡng cốt đi lên nhặt xác.Sau đó thế nào, đội chấp pháp không quan tâm, vội vàng thu đội quay về.Cơn mưa vừa rơi, đám người xem náo nhiệt bốn xung quanh cũng giải tán.

Xem xong toàn bộ quá trình xử bắn Liên Hóa Thanh, Quách sư phụ cảmthấy có điểm không thích hợp. Ông ta nhìn thấy trước khi bị xử bắn, Liên Hóa Thanh đã phun ra một ngụm nước đen ngòm tung tóe trên mặt đất,không giống với thức ăn đã ăn vào trong dạ dày mà tanh hôi giống như bùn dưới đáy sông. Đạo sĩ dưỡng cốt lôi thi thể của người chết lên khỏi hố, ông ta bước lại gần cẩn thận quan sát, thấy rõ đầu Liên Hóa Thanh đã bị đạn phá ra một lỗ thủng nhầy nhụa. Ông ta lo lắng, vén mi mắt tử thilên quan sát, tròng mắt chỉ còn lại một con ngươi. Ông ta lại quay sangnhìn bãi nước đen ngòm y đã phun ra trước khi chết, nhưng nó đã bịmưacuốn trôi.

Quách sư phụ thầm nhủ: "Không hay rồi! Nghe nói, khi vượt qua sôngVĩnh Định, cô gái Liên Thu Nương sống ở Trần Đường Trang đã không mayngã xuống nước. Mặc dù nhờ phúc tổ tiên không chết đuối, nhưng khi vềđến nhà cô ta tự nhiên có bầu rồi sinh ra một đứa con trai không rõ bốlà ai, đứa bé đó chính là Liên Hóa Thanh. Có người nói, y là con củathủy quái dưới sông Vĩnh Định, cho nên mới gọi y là yêu sông. Tuy cáchnói này không có căn cứ xác đáng, nhưng trước khi bị xử bắn Liên HóaThanh đã phun ra một ngụm nước đen ngòm. Sau khi chết, đôi con ngươisong đồng tử lại biến thành đơn đồng tử, giống như có một con quỷẩn náutrong thân xác. Liên Hóa Thanh đã chết ở pháp trường Tiểu Lưu Trang chỉđơn thuần là một cái túi da người mà thôi, còn yêu sông dưới dòng VĩnhĐịnh đã lợi dụng lúc mưa to trốn mất rồi."

Bốn

Trong số năm dòng sông mà đội cảnh sát đường thủy cai quản có mộtdòng tên là Vĩnh Định, chỉ cần nghe cái tên là đủ biết dòng sông nàykhông bao giờ yên bình. Nếu như yên bình không có việc gì xảy ra thìngười ta đâu cần phải gọi là sông Vĩnh Định. Sau khi xử bắn Liên HóaThanh xong, Quách sư phụ cảm thấy sẽ có chuyện không may. Nhưng dù ôngta có nói với người khác, chưa chắc đã có người tin tưởng, chỉ đành tựmình âm thầm suy xét.

Bởi vì không phải là xác chết trôi được vớt từ dưới sông lên, chonên sẽ không đưa đi chôn ở nghĩa trang Long Miếu. Trong ngày hôm đó, đạo sĩ dưỡng cốt sẽ mang thi thể Liên Hóa Thanh đi hỏa thiêu, tro cốt sẽchôn vào trong tháp dưỡng cốt. Trong nội thành có hai nơi mai táng xương cốt, phía bắc có chùa Lệ Đàn, phía tây có hội Dưỡng Cốt. Hai nơi nàykhông được giống nhau cho lắm, chùa Lệ Đàn thờ phụng Địa Tạng vương BồTát độ hóa quỷ đói, còn hội Dưỡng Cốt lại cúng bái Bắc Cực Hữu ThánhChân Quân, một Phật một đạo, hai bên chẳng có liên quan gì đến nhau. Tuy nhiên, sư sãi ở chùa Lệ Đàn không bao giờ rời chùa, nếu có người đưatro cốt tới thì họ sẽ tiếp nhận, không đi ra ngoài kiếm việc. Hội DưỡngCốt thì trái lại, mỗi lần pháp trường tiến hành xử bắn chém đầu, đạo sĩtrong hội sẽ chủ động đi nhặt xác. Lần này Quách sư phụ cũng xem từ đầutới cuối, từ lúc đạo sĩ hội Dưỡng Cốt đưa tử thi đi hoả táng, đến khilấy tro cốt bỏ vào trong tháp. Không nhìn ra có bất cứ vấn đề gì, ông ta tự nhủ có lẽ mình đã quá đa nghi, nhưng vẫn hy vọng không có việc gìxảy ra.

Lúc ấy trời sắp tối rồi, mưa dầm dề không ngớt, người đi trên đường rất thưa thớt, ông ta và Đinh Mão đứng dậy ra về. Bên phía Lý Đại Lăngđã nhận xong phần thưởng, đặt hai bàn tiệc mời người trong đội tuầnsông, đang chờ hai người qua đó ăn tiệc. Tâm trí Quách sư phụ đã bay đitận đẩu tận đâu. Lúc ăn cơm, người khác nói cái gì ông ta đều không để ý tới, cũng chỉ nói qua loa về quá trình đuổi bắt Liên Hóa Thanh, phá vài vụ án phức tạp, có sao thì nói vậy. Còn vấn đề tên tuổi Thần sông Quách Đắc Hữu vang xa thì ông ta hoàn toàn không để tâm, chỉ cảm thấy mí mắtđang nhảy lên. Ngày xưa người ta hay nói -- mắt trái nhảy tài mắt phảinhảy tai, mí mắt phải của ông ta đang nhảy loạn lên.

Theo quan niệm mê tín thời xưa, mí mắt phải nhảy loạn lên là điềmbáo có chuyện không hay sắp xảy ra. Ai cũng chờ mong mắt trái nhảy tài,mí mắt phải nhảy lên sẽ khiến cho người ta sốt ruột lo lắng. Còn có mộtcách giải thích khác, người ta nói rằng "Mắt trái nhảy tài, mắt phảinhảy khách đến". Mí mắt phải nhảy liên tục là dấu hiệu trong nhà sắp cókhách đến, dù sao khách vẫn tốt hơn tai một chút, nhưng là cát hay làhung cũng khó mà đoán trước được, ai biết được khách đến là người rasao?

Đầu tiên mí mắt phải của Quách sư phụ nhảy loạn lên, sau đó mí mắttrái cũng vậy, không biết là khách tới hay tai họa tới, không tránh khỏi tâm thần bất an. Ông ta xé một miếng giấy trắng to cỡ đầu ngón tay,nhúng ướt rồi dán vào bên dưới mi mắt. Người xưa cho rằng làm như vậythì có thể làm cho mí mắt không nhảy loạn nữa. Lúc bước ra khỏi cửa quán ăn, mọi người đều trở về nhà mình. Đêm tối trời mưa, ông ta đi về nhàmột mình. Khi về đến nghĩa trang Hà Long Miếu, ông ta chốt chặt tất cảcửa nẻo phòng trước phòng sau. Mí mắt nhảy loạn không tài nào ngủ được,ông ta quyết định thắp đèn lên, ngồi gấp Nguyên bảo bằng giấy dưới ánhđèn.

Xã hội xưa cho rằng làm hàng mã, bao gồm tất cả các loại người giấy, ngựa giấy, nguyên bảo giấy, chỉ cần là đồ vật đốt cho người chết làđược tính chung vào trong đó, là cùng một nghề với công việc dán giấytường. Có vài thợ dán giấy tường có tay nghề không tồi, nhưng lại khôngdám kiếm sống bằng nghề làm vàng mã mà chỉ dám kiếm sống bằng việc dánvách tường trần nhà, bởi vì đó là những đồ vật dùng đểđốt gửi xuống âmphủ. Người có Bát tự không tốt không dám cưỡng ép làm công việc này, bởi trong đó có không ít điều cần chú ý và kiêng kị. Dù nguyên bảo giấy màQuách sư phụ làm chỉ được gấp bằng giấy thiếc, nhưng nhìn dưới ánh đènlại trông giống hệt nhưthật, chỉ khác nhau về kích thước. Nguyên bảothực sự bao gồm vàng thỏi và bạc nén, các cụ ngày xưa gọi là đại bảo.Vàng bạc nén làm bằng giấy thiếc thì hai đầu được vuốt cao lên, dưới đáy còn phải viết bốn chữ -- Âm ti Minh phủ. Có câu chuyện thế này, ban đêm có cô hồn dã quỷ cầm tiền giấy đi mua đồ. Trong đêm tối, nhìn nguyênbảo vàng bạc giống y như thật, nhưng đến lúc hừng đông nhìn lại thì hóara là vàng mã. Người ta làm như vậy là vì không để cho âm hồn dùng vàngmã lừa gạt con người. Nếu như lúc đêm tối, người bán hàng nhận nguyênbảo vào tay, nhìn thấy dưới đáy có chữ "Âm ti Minh phủ" thì dù có giống thật đến thế cũng không dám thu nhận. Mỗi khi làm nguyên bảo vàng mã,Quách sư phụ đều chú ý đến điều này. Ông ta mất ngủ, ngồi dậy gấp nguyên bảo vàng bạc bằng giấy thiếc. Dù bận rộn luôn tay, nhưng trong lòngluôn có cảm giác sắp gặp chuyện không may. Liên Hóa Thanh đã bị áp giảiđến sân phơi gạch ngói ở Tiểu Lưu trang xử bắn rồi, tuy kẻ này đã chết, nhưng ai dám bảo đảm y sẽ không âm hồn không tan, nửa đêm tìm tới tậncửa.

Năm

Người của Trần Đường Trang ai cũng bảo, Liên Hóa Thanh là yêu sông,mượn thai đầu sinh làm người ở chỗ dòng sông Vĩnh Định. Lời truyền bánày có căn cứ xác đáng, Quách sư phụ không dám coi thường. Ông ta biếtrõ, vật sống dưới nước đều sợ sắt, ông cha ta thường nói 'nước có thểtrị sắt', đa phần những vật trấn sông đều là trâu sắt hay hổ sắt. Ông ta sợ nửa đêm gặp chuyện không may, bèn tách chiếc hộp sắt thiêu xác trong nghĩa trang thành hai phần, rồi dùng chúng chặn hết cửa trước cửa sau,bấy giờ mới cảm thấy an tâm hơn. Nghe tiếng mưa rơi tí tách bên ngoài,nhìn tới trên dưới cả trăm cái nguyên bảo vàng mã chồng chất dưới ánhđèn dầu, ông ta chợt nhớ ra còn có bánh bao mua lúc giữa trưa, vừa khéocó đồ ăn lót dạ lúc nửa đêm. Sau khi ăn hết bánh bao, ông ta lại tiếptục làm nguyên bảo, trong lúc mơ mơ màng màng, gục xuống mặt bàn ngủ lúc nào không biết. Miếu Hà Long có hai gian, gian phòng phía trước nhìn ra phố hàng mã, còn gian điện phía sau thì một nửa nằm trong nghĩa trang.Ông ta mơ màng ngủ ở trong căn phòng phía trước, trong lúc nửa mê nửatỉnh, bỗng nhiên cảm thấy bên cạnh có người đang nói. Ngái ngủ mở mắtra, ông ta đã thấy ngay có một người đang đứng trước mặt. Người này mặcáo khoác dài, vô cùng cao lớn. Ngọn đèn trong phòng rất tù mù, khôngnhìn thấy rõ mặt người đối diện, qua cách ăn mặc ông ta cảm thấy có phần quen mắt. Cửa trước cửa sau đều chặn kín, chẳng hiểu người này vàotrong phòng bằng cách nào. Người này chỉ tay lên nóc căn phòng căn điệnphía sau mấp máy môi, tuy rằng không nghe thấy nói gì, nhưng cử chỉ hành động có vẻ rất nôn nóng, giống như đang muốn nói cho ông ta biết: "Trên nóc nhà có thứ gì đó!"

Quách sư phó trong lòng giật đánh thót, nhìn kỹ lại thì trước mặthoàn toàn không có một ai. Ngọn đèn trong phòng vẫn cháy, ông ta vộivàng cầm nó lên đi xuống gian điện phía sau xem xét. Gian điện đã nhiềunăm không được tu sửa, đến nửa đêm, cơn mưa dữ dội đã làm mái điện bịxói lở mất một mảng lớn, gạch vỡ ngói vụn rơi xuống, tạo thành một lổthủng rất to, trong lòng ông ta thầm hô nguy hiểm. Nếu toàn bộ mái điệnnếu sụp xuống, có thể chôn sống người ở bên dưới. Trong lúc đang nghĩngợi, bỗng nhiên ông ta cảm nhận được trong không khí có mùi tanh tưởicủa bùn dưới sông, cái mùi tanh tưởi đó y hệt như bãi nước đen ngòm màLiên Hóa Thanh đã nôn ra trước khi bị xử bắn. Ngay sau đó, có một kẻngười không ra người quái vật không ra quái vật, nhảy xuống từ lỗ thủngtrên mái điện. Con quái vật đó chỉ cao ba xích (~1m), chân tay đều cómóng vuốt, thân thể đen như mực, hai mắt sáng như như hai ngọn đèn, nhảy bổ vào ông ta mà tấn công.

Ông ta tự hiểu, đây chính là con vật đã bỏ chạy ra khỏi thân xácLiên Hóa Thanh, toàn thân nó bị bao phủ trong một lớp bùn sông màu xanhthẫm bốc lên mùi xác chết đang phân hủy, rêu bám khắp bên ngoài. Tronggian điện phía sau nghĩa trang miếu Hà Long chỉ có một chén đèn dầu, mưa lọt qua lỗ thủng trên mái điện làm ngọn đèn tắt phụt, lập tức gian điện tối đen nhìn không rõ năm đầu ngón tay. Trong bóng tối, hai mắt của con quái vật giống hệt như ma trơi, không phân biệt nổi là cái giống gì,ông ta kinh hãi đến cực độ. Ông ta vừa mới thoáng giật mình, con quáivật đã cuốn theo làn gió tanh tưởi bổ nhào tới trước mặt. Trong taytrống trơn không có gì để làm vũ khí, ông ta lại không dám chắc hai nắmtay có chống đỡ được không. Lúc bấy giờ đi tìm vũ khí bằng sắt thì đãkhông còn kịp nữa rồi, ông ta đành phải chạy trốn vòng quanh đám quantài. Bởi đã sống trong gian đại điện của nghĩa trang này nhiều năm, ôngta nắm rõ vị trí mỗi viên gạch từng viên ngói, kể cả nhắm lại vẫn có thể rõ như lòng bàn tay. Ông ta dốc hết sức lực chạy quanh đám quan tàitrốn bên đông né bên tây. Mặc dù chủ động tấn công mãnh liệt, nhưngtrong nhất thời con quái vật toàn thân bốc mùi xác chết phân hủy khôngthể nào đánh trúng ông ta. Tuy nhiên, ông ta vẫn thừa hiểu, trốn tránhkhông phải là biện pháp hợp lý, trong lòng nóng nảy khổ hết chỗ nói.

Con quái vật nhảy từ trên nóc điện xuống, liên tiếp tấn công mấy màkhông trúng người, đuổi theo không rời, cứ một chốc lại bổ nhào vào đámquan tài. Những chiếc quan tài trong nghĩa trang đã nằm ở đây cả vàichục năm không còn lành lặn, trên mặt phủ một lớp gạo trắng. Thành quantài bằng gỗ bách đã mục nát vỡ tung không còn ra hình dáng, đụng một cái là nát vụn. Vừa nghe thấy một tiếng răng rắc, ván gỗ của quan tài vàgạo trắng đã văng tung tóe. Quách sư phó không quan sát được dưới chân,vấp một cái ngã lăn ra, trong lúc lăn lộn va vào bức tượng mộc Quảng TếLong Vương. Như kẻ chết đuối vớ được cọc, ông ta vội trốn ra đằng saubức tượng. Cảm nhận được làn gió âm u tanh hôi đang thổi tới gần, lúcbấy giờ ông ta bất chấp liều mạng một phen, tì bả vai và đầu vào bứctượng thần Long vương gia cao ba trượng, hét lên một tiếng rồi gồngngười đẩy. Không hiểu do đâu mà lại bộc phát ra sức khỏe phi thường đếnnhư vậy, chỉ nghe thấy rầm một tiếng vang vọng, bức tượng thần Quảng TếLong Vương được hương khói trong điện lập tức đổ ập xuống, nện thẳngxuống con quái vật ở bên dưới. Mặc dù làm bằng đất, nhưng bức tượng thần cao tới ba trượng vẫn có trọng lượng tương đối lớn. Con quái vật toànthân phủ đầy bùn đất lẫn rong rêu khua loạn hai cánh tay, nhưng vẫn bịbức tượng đất Long Vương đè nghiến xuống, không thể giãy ra được, chẳngbao lâu sau đã bất động. Bởi dùng sức quá độ, Quách sư phụ bất tỉnh nhân sự trong đại điện.

Đến khi trời sáng hẳn, ông ta mới tỉnh lại, nhìn lên trời qua lỗthủng toang hoác trên mái điện. Ngoài trời mưa đã tạnh, ánh nắng gay gắt nóng rát mặt, vật đã bị bức tượng đất Quảng Tế Long Vương đè chết làmột xác chết tóc tai rối tung, gương mặt phù thũng khó mà nhận ra đườngnét, toàn bộ thân thể dính đầy bùn nhão và rong rêu, da có vảy, hôi thối không ngửi được. Chưa tới giữa trưa, nó đã chỉ còn sót lại xương cốt,da thịt đã biến thành vũng nước đen ngòm lênh láng trên mặt đất. Cóngười hiểu biết, nói đây là quỷ gây hạn dưới sông, là xác chết dưới sông bị âm hồn chiếm cứ. Kẻ năm xưa mượn thai đầu sinh vào Liên Hóa Thanhthực ra là quỷ gây hạn sống dưới sông Vĩnh Định, khó khăn lắm mới trưởng thành đến thế này, nhưng lại bị Quách sư phụ bắt ở nghĩa trang nhà họNgụy, giải đến pháp trường Tiểu Lưu Trang bắn chết. Một tia âm hồn thihành pháp thuật mượn nước bỏ chạy, trốn về sông Vĩnh Định, quay trở vềbản thể, chính là một xác ướp cổ ẩn trong lớp bùn dưới đáy sông, sau đó, lần tới chỗ Quách sư phụ. May mà Quảng Tế Long Vương hiển thánh, bứctượng đất đổ xuống đè chết yêu sông.

Sáu

Quách sư phụ cũng suy đoán giống như vậy. Ông ta nhớ lại lúc mìnhngồi làm nguyên bảo vàng mã dưới ánh đèn, có một người mặc trường bào đã nhắc nhở bản thân trên nóc điện có vật gì đó, nhưng nhà ông ta không có người nào như vậy, không phải là Long Ngũ gia thì còn có thể là ai?Huống chi, với sức lực của mình, bất kể thế nào ông ta cũng không thểlay chuyển nổi bức tượng đất nặng đến như vậy. Qua đó có thể thấy, Quảng Tế Long Vương mới thật sự là "Thần sông". Ông ta tự phát thệ, sau nàysẽ đắp lại kim thân cho Quảng Tế Long Vương, nhưng không biết rằng lờihứa liên quan đến thần linh tuyệt đối không thể thốt ra tùy thích, đãhứa thì chắc chắn phải làm. Lúc bấy giờ, ông ta vẫn nghĩ là mình có thểthực hiện được, chỉ cần tiết kiệm tiền từng chút một, sớm muộn gìcũng sẽ có ngày đủ khả năng trùng tu đại điện miếu Hà Long. Ai ngờ, chưa đầy hai năm sau, toàn quốc đã giải phóng. Sau khi nước Trung Quốc mớiđược thành lập, người ta xóa bỏ mê tín dị đoan. Miếu Long Vương thuộc về tàn tích của thời phong kiến, làm sao có thể được phê chuẩn trùng tu?Sau giải phóng, nghĩa trang miếu Hà Long bị dỡ bỏ, xung quanh đó nhà mái bằng mọc lên san sát. Câu chuyện năm xưa Quảng Tế Long Vương đuổi bắthạn ma đại tiên, hiển thánh nhập vào bức tượng đất đè chết xác chết hóathành quỷ gây hạn dưới sông Vĩnh Định đã chẳng còn mấy người biết tới,chỉ có lớp người già là còn người nhắc tới, đã thực sự trở thành truyềnthuyết dân gian.

Sau vụ đuổi bắt Liên Hóa Thanh, khi nhắc tới Thần sông Quách ĐắcHữu, ở Thiên Tân hầu như là không người nào là không biết không ai làkhông hay. Nhưng Quách sư phụ không dám nhận cách xưng hô này, mà chỉtập trung vào công việc dẫn đội tuần sông vớt xác cứu người. Đội cảnhsát đường thủy năm sông chỉ bận rộn vào mùa hè, bởi mùa này có nhiềungười chết đuối. Đến mùa đông, mặt sông đóng băng, cho dù có người rơixuống kẽ nứt chết đuối thì cũng không thể nào vớt lên được, đồng nghĩavới mấy tháng không có việc gì để làm. Vào quãng thời gian đó, ông tadựa vào công việc dán giấy tường và lo liệu ma chay kiếm sống.

Lại nói về tấm bia đá ở nghĩa trang nhà họ Ngụy. Đầu năm một chínbốn chín, trong chiến dịch Bình Tân, đội quân hơn mười vạn quân dã chiến Đông Bắc tấn công Thiên Tân, chia thành hai đạo quân vừa chặn đầu vừakhóa đuôi. Nghĩa trang nhà họ Ngụy là điểm đột phá giải phóng quân đánhnghi binh, cho nên chiến trận thực ra lại không quá khốc liệt, nhưngpháo binh lại bắn dồn dập liên hồi. Khi ấy, tấm bia đá đã bị đạn pháophá hủy. Sau này, người dân chuyển đến sống ở vùng đất trũng phía namđông dần lên qua từng năm, hầm hố khắp mặt đất từng bước được lấp đầy,vùng đất này không còn bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nữa. Bởi vì đạn pháo đãphá mất tấm bia đá, âm khí tích lại đậm đặc ở nghĩa trang nhà họ Ngụycũng biến mất từ đấy, sau này không còn ai nhìn thấy ông lão bán mìhoành thánh và cô cháu gái kia nữa.

Bắt đầu từ vụ dìm xác ngã ba sông, báo mộng ở miếu thổ địa tại TrầnĐường Trang, đào được quan tài ở công viên Lý Thiện Nhân, lục soát ngôinhà bị ma ám ở nghĩa trang nhà họ Ngụy, bắt yêu ở thôn chó dữ, rắn thầnchỉ đường ở sông Âm Dương, xử bắn Liên Hóa Thanh ở sân phơi gạch ngóicủa Tiểu Lưu Trang, cho đến tận chuyện Long Ngũ gia hiển thánh đè chếtxác người hóa thành quỷ gây hạn dưới sông Vĩnh Định, những câu chuyệnđồn đại về yêu sông Liên Hóa Thanh được kể đi kể lại ở Thiên Tân vệ rấtnhiều năm. Trước kia còn có nghệ nhân Bình thư kể chuyện bằng cách háthài hước châm biếm, đã dần biến những câu chuyện này thành Bình thư, đến các quán trà biểu diễn cho mọi người nghe, chủ đề chủ yếu xoay quanhcon sông Âm Dương ở nghĩa trang nhà họ Ngụy. Càng ở đầu đường cuối ngõ,người biểu diễn càng nhiều, nội dung cũng càng thêm phần ly kỳ.

Thời xưa, cứ vài năm Thiên Tân lại xảy ra một trận lũ lụt. Nhưng đến bây giờ, khí hậu đã thay đổi quá nhiều, đất màu đã bị xói mòn nghiêmtrọng, quanh năm suốt tháng không có mưa cũng là chuyện bình thường, làm sao còn có thể tưởng tượng ra được nạn lũ lụt xưa kia khủng khiếp nhưthế nào. Vùng đất dưới hạ lưu của chín con sông, trước giải phóng đãchịu đủ mọi khổ ải của nạn lũ lụt, cho nên đã xuất hiện không ít truyềnthuyết về về yêu sông thủy quái. Kể từ sau khi nước Trung Quốc mới đượcthành lập vào năm một chín bốn chín, thập kỷ năm mươi chỉ xảy ra thêmmột lần lũ lụt nữa, càng về sau mật độ nhân khẩu càng dày, những loạiđộng vật như cáo hay sói vàng gần như đã tuyệt tích trong thành phố.Những câu chuyện ly kỳ quái dị cũng đã ít hơn trước nhiều, nhưng vẫnkhông phải là hoàn toàn không có, chỉ có điều là ít người biết đến màthôi. Ví dụ như câu chuyện đuổi bắt yêu sông Liên Hóa Thanh, nội dung mà những người dân cao tuổi truyền miệng rỉ tai đại khái là bắt đầu từ lúc vớt xác bị dìm dưới ngã ba sông, cho đến khi bức tượng đất trong điệnchính ở nghĩa trang đè chết quái vật mới kết thúc. Phần sách nói về consông Âm Dương ở nghĩa trang nhà họ Ngụy tới đây trên cơ bản coi như đãkết thúc, nhưng câu chuyện về Thần sông thì còn lâu mới có thể chấm dứt. "Bắt yêu ở nghĩa trang nhà họ Ngụy" mới chỉ là phần đầu, kế tiếp sẽ nói tới chuyện "Ngôi nhà bị ma ám trong ngõ hẻm kho lương", đó là một sựviệc kỳ lạ xảy ra bên bờ sông Hải Hà vào thập niên năm mươi sáu mươi sau khi đất nước được thành lập vào năm một chín bốn chín, rất ít ngườibiết tới.
 
Chương 12: Trạm điện đài ngầm dưới sông


Một

Trước khi bắt đầu nói đến câu chuyện "Ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương" này, phải nhắc đến khoảng thời gian từ tháng một Thiên Tân đượcgiải phóng đến tháng mười nước Trung Quốc mới được thành lập của năm một chín bốn chín, người dân bắt buộc phải thay đổi phong tục, không đượctiếp tục khiêng quan tài diễu khắp phố tổ chức tang lễ rầm rộ, cũngkhông cho hoá vàng mã hình nhân, sự việc liên quan đến "Thần sông" cũngkhông ai còn nhắc đến. Đến lúc bấy giờ, kể cả tên hòa thượng giả danh để ăn uống miễn phí Lý Đại Lăng lẫn ông thầy xem phong thủy kèm tướngsố cho người Trương Bán Tiên, đều đã không còn đường kiếm ăn; Nếu khôngphải đi khiêng bưu kiện ở bưu cục thì cũng đi làm phu khuân vác ở nhàga, mệt mỏi rã rời nai lưng ra mà kiếm sống.

Lúc bấy giờ, cửa hàng làm hàng mã của Quách sư phụ cũng bị đóng cửa,nghĩa trang miếu Hà Long với mái điện sụp đổ cũng bị dỡ bỏ. Phòng ở đãmất, ông ta đành phải chuyển đến cư trú ở một căn nhà cấp bốn bé tẹo ởbên trên Thiên Tân vệ, tại sao lại nói là bên trên? Xét về tổng thể, địa thế Hải Hà bắc cao nam thấp. Ngày xưa, ông cha ta có cách nói như thếnày "Thượng Kinh hạ Vệ", đó là muốn nói ở Bắc Kinh là ở trên cao, ởThiên Tân là ở dưới thấp. Mọi người nên biết, thành Bắc Kinh bắc quý nam bần, theo bố cục bắc cao nam thấp. Nếu sống ở nam thành phố, chẳng khác gì ở ngay dưới chân Tử Cấm Thành, hoàng quyền chèn ép, thiên uy đè đầu, cả ngày thở cũng không dám thở mạnh. Trong thời kỳ trước kia, đa phầnnhững người sống ở phía nam thành phố Bắc Kinh là người nghèo. Thiên Tân vệ thì trái ngược hẳn lại, ở nơi này thấp mới là quý, bởi vì toàn bộkhu phía nam đều là đất cho thuê. Những người sống ở vùng đó không ít kẻ không chỉ có có tiền, mà còn có cả thân thế. Nhưng nếu ở khu vực bêntrên, tất cả cư dân của khu vực này đều có xuất thân từ tầng lớp laođộng tay chân như cửu vạn hay ngư dân. Thời gian trước giải phóng, nhànào khá khẩm lắm thì cũng chỉ đến mức hàng ngày kiếm được đồng nào làtiêu sạch đồng đó, còn đại đa số các gia đình khác thì ăn hết bữa naylo bữa mai, rất hiếm có ngày nào không có người nghèo chết vì đói, đâmra túng quá hóa liều, biến thành ổ gái điếm và trộm cắp. Phòng ở thìtrống trên hở dưới, thấp bé đơn sơ. Vào thập niên năm mươi, chính phủbắt đầu sửa đổi cách quản lý khu vực này, đã nâng cấp cơ sở hạ tầng lêndần từng chút một. Mặc dù vậy, vẫn không có ai tình nguyện định cư ở chỗ này, người nào cũng kêu phong thuỷ không tốt, bởi vì vào đời nhà Thanh, các gia đình ở đây nuôi tằm, trồng dâu bạt ngàn. Người dân Thiên Tân vệ ngày trước kiêng kị nhất việc này. Tục ngữ có câu "Tang lê đỗ du hòe,bất tiến âm dương trạch", ý muốn nói, cây dâu cây lê cây đỗ du cây hòe,không nên có mặt trong khu vực nhà ở và nghĩa địa. Chữ dâu phát âm giống như chữ tang, chủ nhà sẽ có tang; Chữ lê phát âm giống như xa cách, chủ nhà tan đàn xẻ nghé; Đỗ mang ý nghĩa diệt tận gốc, chủ nhà sẽ không con nối dõi, dù nghe người khác nói hay mình tự nhắc đến đều vô cùng xuirủi. Cây hòe là nơi ma quỷ trú ngụ, nếu quỷ tiến vào chỗ ở, còn hơn cảchẳng lành. Về phần cây du, du đồng nghĩa với trộm cắp, đồ vật trong nhà dễ mất trộm. Hơn nữa, cây du lại có lắm côn trùng sinh sống, thực sựkhông nên trồng trong khu vực nhà cửa và mồ mả. Ở cửa ngõ thành phố bạtngàn cây du và cây dâu, lại còn là một khu ổ chuột nghèo đói, là cái nôi của lưu manh vô lại, bởi vậy không một ai muốn ở. Ví dụ thế này, tronglần gặp mặt đầu tiên giữa hai người, nếu như biết được người này sống ởphía nam, người kia sẽ nhìn đối phương với con mắt khác, cảm thấy có thể kết giao bằng hữu. Nhưng nếu nghe nói đối phương sống ở vùng cửa ngõthì mặc dù miệng nói thực sự khách khí, nhưng trong lòng lại thầm cảnhgiác, khu ổ chuột cùng quẫn chỉ sinh ra những kẻ gian xảo, không dámnhiệt tình lôi kéo làm quen.

Nơi Quách sư phụ dọn đến được gọi là ngõ miếu Đẩu Mẫu, lúc bấy giờông ta đã lấy vợ. Cho dù là một người đàn ông đầu đội trời chân đạp đất, cũng không dám đảm bảo vợ mình không hiền thục con không hiếu thảo. Bất kể có cách đối nhân xử thế cao thượng đáng kính đến thế nào, một ngườiđàn ông cũng không dám chắc sẽ dạy được vợ hiền con hiếu thuận, vô phúcvớ phải Mẫu Dạ Xoa ngày nào cũng náo loạn gia đình không yên. Những việc như thế này chỉ có thể dựa vào số mệnh, mệnh nào cũng có, cưỡng cầucũng vô dụng. Quách sư phụ lấy được người vợ không tệ lắm, tự mình cảmthấy vô cùng vừa ý. Người vợ họ Lưu, tên là Phương Tỷ, tính tình rấthiền lành, nhưng sức khỏe không được tốt lắm, thường chỉ ngồi trong nhàdán hộp giấy. Hai vợ chồng sống trong một gian nhà cấp bốn bé tẹo. Sở dĩ được gọi là ngõ miếu Đẩu Mẫu, chỉ vì nơi đây đã từng có một ngôi miếucổ.

Sau giải phóng, với vai trò là đơn vị trực thuộc cục công an, cảnhsát đường thủy năm sông vẫn tiếp tục đảm nhiệm công việc khổ sai vớt xác trôi sông như cũ. Bất kể là thời đại có biến đổi như thế nào, công việc của đội vớt xác cũng không thể nào không có người thực thi. Chỉ có mộtđiều khác biệt duy nhất so với chế độ cũ, đó là đội tuần sông đã đượcnhận lương cố định. Không còn kiếm được phụ thu từ công việc dán giấytường hay lo liệu tang lễ, lại còn đã có vợ, Quách sư phụ không thể nàothanh nhàn bằng lúc còn một mình như trước kia. Thời gian trôi đi rấtnhanh, mặc dù tình trạng chung của cả đất nước từ nam chí bắc đều lànghèo, càng nghèo càng quang vinh, không thể đếm xuể có bao nhiêu khókhăn, nhưng cuộc sống của rất nhiều hàng xóm láng giềng còn không bằngnhà vợ chồng họ. Ít ra ông ta vẫn có công việc khổ sai kia, vẫn có thểkiếm đủ cơm cho cả nhà lấp đầy bụng, nhìn lên mình chẳng bằng ai, nhìnxuống thấy còn khối người không bằng mình.

Về phần vụ án đuổi bắt yêu sông Liên Hóa Thanh mấy năm trước, Quáchsư phụ rất hiếm khi nhắc tới, đồng thời cũng không cho mấy người ĐinhMão đề cập tới, bởi ông ta sợ người của cục công an phán xét mình có tưtưởng mê tín, mang danh hiệu Thần sông là điều khó ai mà chấp nhận nổi.Trước giải phóng còn có thể bắt yêu, nếu như không phải công việc vớtxác trôi sông không có ai tình nguyện làm, vậy thì ngay cả bát cơm ôngta cũng không kiếm nổi mà ăn.

Nhưng vào năm 1953, ở Hải Hà đã liên tiếp xảy ra vài vụ án vô cùng ma quái, khiến cho điều tra viên của ngành công an cảm thấy bó tay hếtcách, bắt buộc phải nhờ tới Quách sư phụ của đội vớt xác hỗ trợ.

Hai

Năm này qua năm khác, thời gian trôi qua rất nhanh, chớp mắt một cáiđã đến tháng tám năm 1953. Tiếng súng trên chiến trường kháng Mỹ việnTriều vẫn còn chưa ngừng hẳn, tất cả các tiết mục phát thanh trên radiođều liên quan đến vấn đề này. Đinh Mão vẫn còn trẻ nhưng lại khôn nhưchấy. Gã ở cách nhà Quách sư phụ không xa, ngày nào cũng ăn cùng mâm với nhà họ Quách, quần áo cũng do chị dâu giặt hộ. Vào một buổi tối, Quáchsư phụ và Đinh Mão ngồi hóng mát trong ngõ hẻm. Nhờ ánh sáng của ngọnđèn đường, hai người vừa nói chuyện vừa dán hộp giấy.

Đám trẻ con trong ngõ hẻm quấn lấy Quách sư phụ đòi kể chuyện ngàyxưa. Đừng thấy Quách sư phụ không được học hành tử tế mà coi thường,trước kia ông ta lúc nào cũng thích xem kịch vui nghe Bình thư, mắt thấu càn khôn tường hận cũ, một bụng cổ kim man mác buồn, nhưng vào thờibuổi xã hội mới lại đi kể lại chuyện xưa là không hợp thời. Suy đi tínhlại, ông ta còn chưa tìm được chuyện gì hay để kể, Đinh Mão đã kể chuyện khoác lác cho bọn trẻ con nghe. Gã kể: "Hôm kia, chú đã ăn một cái bánh bao nhân thịt to ơi là to. Để làm ra cái bánh bao đó, người ta phảidùng một trăm cân bột mì, tám mươi cân thịt, hai mươi cân rau củ. Saukhi hấp chín, phải dùng tám cái bàn lớn mới tạm đủ diện tích để đặt nó.Hai mươi người bọn chú ngồi thành vòng tròn cùng nhau ăn, ăn cả một ngày một đêm mà chưa hết một nửa. Đang lúc ăn uống tưng bừng, bọn chú pháthiện ra có hai người biến đâu mất, tìm kiếm khắp nơi mà không thấy, chợt nghe thấy bên trong nhân bánh có người đang nói chuyện. Sau khi xé rách bánh ra xem sao thì thấy hai người kia đang đào nhân bánh ở bên trongđể ăn. Mọi người thử nói xem, cái bánh bao thịt này có to hay không?"

Quách sư phụ nói, cái bánh bao nhân thịt đó của sư đệ cậu vẫn chưađược coi là to. Năm xưa vi huynh đã từng ăn một cái bánh bao, hơn mườingười ăn ròng rã ba ngày ba đêm mà chưa tới nhân thịt ở bên trong, trong lúc đang cắm đầu cắm cổ vào ăn thì gặp một tấm bia đá, trên tấm bia đáđó có khắc một hàng chữ: "Nơi này còn cách nhân bánh ba dặm nữa."

Bình thường, bọn trẻ con trong ngõ thích nghe Quách sư phụ kể nhữngcâu chuyện ngắn. Một sự việc rất bình thường, qua lời kể của ông ta lạihấp dẫn đến mức rớt cả quai hàm, khiến cho người nghe không bao giờ thấy chán, đó gọi là biết ăn biết nói thì dở cũng thành hay -- dù là chuyệntự biên tự diễn, khoe khoang khoác lác cũng vẫn hay. Lần đó, họ tụ tậpkể chuyện tới hơn chín giờ tối mới giải tán.

Trong ngõ hẻm chỉ còn lại Quách sư phụ và Đinh Mão. Vào ban đêm,nhiều mây làm mờ ánh trăng. Mặc dù vẫn còn le lói, nhưng ánh trăng vôcùng mờ mịt, thời tiết lại oi bức giống như đang ở trong lồng hấp. Nhìnthấy còn cả một đống hộp giấy chưa dán xong, Quách sư phụ bèn bảo ĐinhMão: "Không còn sớm nữa, cậu về ngủ trước đi. Anh sẽ nhanh tay thêm mộtchút, dán nốt chỗ hộp giấy này rồi cũng vào nhà ngủ. Đến mai đưa cho chị dâu cậu đi giao cho hàng xén, buổi tối chúng ta làm một bữa cải thiện. . ."

Trong lúc hai anh em đang nói chuyện, có một người đạp xe đi vàotrong ngõ. Hai người họ vừa liếc mắt đã nhận ra, người này là lão Lương, trưởng phòng điều tra của cục công an, khoảng bốn mươi tuổi, người SơnĐông, chuyên đi một chiếc xe đạp nam, đã từng là một quân nhân cầm súngđánh giặc thời chiến.

Quách sư phụ và Đinh Mão cùng lên tiếng chào hỏi: "Trưởng phòngLương, ngọn gió nào đã thổi ông tới đây?" Lão Lương nói: "Buổi tối hômnay tôi tới chỗ hai người là để tìm hiểu một chút tình hình." Nói xong,ông dựng xe đạp gọn vào một chỗ, đi vào trong ngõ ngồi xuống, rồi nóitiếp: "Lão Quách, Đinh Mão, vừa may cả hai người các vị đều ở đây. Tôicó cái gì thì sẽ nói cái đó, năm tháng các vị phụ trách công việc ở độicảnh sát đường thủy năm sông cũng không ít nhỉ?"

Quách sư phụ đáp: "Đồng chí Lương, anh đừng có lầm tưởng đội vớt xácchúng tôi là lũ nha dịch trong nha môn thời phong kiến, chỉ biết bóc lột dân chúng. Vớt xác trôi sông trên dòng Hải Hà chỉ đơn thuần là côngviệc khổ sai kiếm sống qua ngày, căn bản không có tí chất béo nào cả.Anh cũng đừng có thấy chúng tôi ở nội thành mà nhầm. Thật ra, ở đây cònkhông rộng rãi bằng những người ở nông thôn như các vị. Nhà ở nơi nàycủa chúng tôi được gọi là hố sâu ba cấp. Ba cấp là những gì? Đường cáicao hơn sân, sân cao hơn nền phòng ở, chẳng phải là hố sâu ba cấp haysao? Chỉ cần mưa nhỏ, nước mưa đã ngập lưng phòng ở, còn sân đã biếnthành sông rồi. Tôi biết bơi lội hoàn toàn là nhờ vào quá trình luyệntập tại nhà. Ở nơi này, không biết bơi sẽ bị chết đuối ngay. Ngay trướckhi giải phóng ba ngày, trời mưa to, người ở ngõ miếu Đẩu Mẫu đã bị chết đuối mất hơn trăm."

Ba

Đinh Mão tiếp lời: "Ai dám nói không phải, nếu như trong nhà có chútcủa ăn của để, thì làm sao còn phải dựa vào công việc vớt ngưởi chếtđuối dưới sông kiếm cơm ăn đây? Công việc khổ sai này của đội tuần sôngthật sự giống như là đeo guốc gãy gót để trình diễn múa -- ngã dập mặtlúc nào không biết. Nếu nói đến khổ, có thể nói tôi khổ hơn nhị ca củamình nhiều. Nhà của chúng tôi chỉ là một gian phòng bé toen hoẻn, ngaycả giường màn chăn gối cũng không có đủ tiền mà mua. Vào tháng chạp lạnh giá rét mướt, cả nhà già trẻ cùng đắp một tấm ga giường để ngủ. Ông thử nói xem, liệu còn có ai có hoàn cảnh khó khăn hơn gia đình chúng tôikhông?"

Lão Lương không tin. Thường nghe người ta nói "Kinh già đời, Vệ giàmồm, Kinh già đời nói như khướu, Vệ già mồm cãi như phá, anh có nói cáigì, người ta cũng sẽ vặn lại được". Những người như Quách Đắc Hữu vàĐinh Mão đã lăn lộn trong xã hội không chỉ một hai ngày, thường ngàymiệng lưỡi trơn tru, nói chuyện cùng với họ thật sự thú vị, nhưng nếukhông để ý sẽ rơi ngay vào bẫy của họ. Bởi vậy, ông không dám tiếp tụckéo dài chủ đề này, bèn nói: "Hai người các vị muốn đi đâu? Tôi cảm thấy các vị đã ăn chén cơm này đã được nhiều năm, quen thuộc từng chân tơ kẽ tóc các đường sông, cho nên tôi có chuyện muốn nhờ hai người hỗ trợ."

Đến bấy giờ, Quách sư phụ và Đinh Mão mới hiểu được ý định của lãoLương, hai người nói: "Chỉ cần trưởng phòng Lương ông tin tưởng chúngtôi, sau này hễ có chỗ nào hai anh em chúng tôi giúp được thì chỉ cầnnói một tiếng. Đến lúc đó, ông sẽ biết chúng tôi có đủ bản lĩnh haykhông, nhất định là 'mòn đũng quần ngồi ghế đẩu -- nhịp ra nhịp, pháchra phách'*."

*Cách nói của người Tứ Xuyên, ảnh hưởng từ Xuyên kịch và kinh kịch, ý muốn nói làm việc có bài có bản, đâu ra đấy.

Nghe thấy thế, Lão Lương hết sức phấn khởi, gật đầu đáp: "Có nhữnglời này của các vị là được rồi." Kế tiếp, lão Lương kể rõ đầu đuôinguyên nhân, tại sao lại phải tìm đến Quách sư phụ nhờ hỗ trợ. Kể racũng có phần rợn người, bởi vì trong khoảng thời gian gần đây, dưới dòng Hải Hà chợt xuất hiện ma chết đuối.

Hải Hà là dòng sông lớn nhất chảy qua nội thành Thiên Tân. Dọc theodòng sông, tổng cộng có không dưới vài chục cây cầu, trong số đó bao gồm cả câu cầy đường sắt dành cho tàu hỏa. Thời kỳ chiến tranh kháng Mỹviện Triều, nhằm trợ giúp cho quân tình nguyện chiến đấu ngoài tiềntuyến, toàn quốc tổng động viên hậu phương. Ngay sát cầu đường sắt cómột nhà máy quân nhu chế tạo chăn bông và dép cao su. Để mở rộng sảnxuất, nhà máy đã tuyển dụng rất nhiều công nhân từ nông thôn, chẳng quản giờ giấc, tăng ca làm việc liên tục không ngơi nghỉ suốt ngày đêm.Chiến tranh Triều Tiên kéo dài đến tháng bảy năm 1953, cuối cùng hai bên đã ký kết hiệp định đình chiến, nhiệm vụ của nhà máy đột ngột cắt giảm, dây chuyền sản xuất bị ngừng mất vài cái, nhưng vẫn có một số công nhân tạm thời ở lại nhà tập thể chờ phân công. Sự việc hai người công nhângặp ma chết đuối tại bờ sông đã phát sinh đúng vào thời điểm này.

Khi ấy, việc quản lý trong xưởng tương đối lỏng lẻo, lãnh đạo chỉ dặn dò không nên xuống sông bơi lặn. Ngay sau nhà máy là dòng Hải Hà, mặtnước của khúc sông đó rộng mênh mông, nước lại sâu, đáy sông còn cónhiều bùn, xuống sông bơi lội rất dễ gặp phải nguy hiểm. Nhưng vào giữaTam phục thiên, thời tiết vô cùng oi bức. Vào buổi tối, có mấy công nhân trẻ nóng nực đến mức không chịu nổi nữa, thừa dịp đêm khuya vắng người, chuồn ra ngoài xuống sông tắm cho mát mẻ. Thời điểm họ đi ra ngoài đạikhái là tầm hơn một giờ, vẫn chưa tới mười hai giờ đêm.

Hai người công nhân này là anh em ruột, tên đặc chất nông thôn, mộtngười tên là Kim Hỉ một người tên là Ngân Hỉ, bình thường luôn an phậnthủ thường, chỉ quanh quẩn ở trong xưởng cắm đầu vào làm, không bao giờgây rắc rối hay làm phiền đến ai. Đêm hôm đó, khí trời ngột ngạt, nằmtrên giường còn khó thở, sau lưng mọc rôm, toàn thân đổ mồ hôi đầm đìa,tinh thần khó chịu đến mức nào thì khỏi cần phải bàn. Lăn qua lăn lạikhông ngủ, hai người không hẹn mà đều có cùng một suy nghĩ, lúc này nếunhư có thể xuống sông bơi đôi ba vòng thì mát mẻ đến cỡ nào? Bởi vậy,hai người vùng dậy, ra khỏi nhà tập thể, leo tường ra ngoài bờ sông. Đưa mắt nhìn lên, một vầng trăng sáng vành vạnh, mặc dù lúc này là đêmkhuya, nhưng không cần đèn pin chiếu sáng vẫn có thể nhìn thấy rõ từngcành cây ngọn cỏ.

Thật ra, lúc ấy trời nóng ngột ngạt báo hiệu sắp có một trận mưa lớn, bầu trời u ám đầy mây, vầng trăng sáng cũng chỉ vừa mới ló ra khỏi tầng mây, trong không khí không có lấy một cơn gió thoảng qua, bờ sông dướigầm cầu đường sắt um tùm cỏ dại, khung cảnh hết sức tĩnh lặng, thỉnhthoảng vang lên vài tiếng ếch kêu. Đến bây giờ, nơi đó đã san sát nhàcửa, người chen chúc nhau mà sống. Nhưng vào đầu thập kỷ năm mươi, nơiđây vẫn còn thưa thớt vắng tanh người ở, ngay cả đèn đường ven sông cũng không có.

Ỷ vào lúc ở quê nhà thường xuyên xuống sông bơi lội, có thể coi làmột nửa dân sông nước, Kim Hỉ và Ngân Hỉ tự cho rằng kỹ năng bơi lội của mình không kém. Khi thấy dòng sông nước chảy hiền hòa, hai người hoàntoàn yên tâm, nếu cần phải kiêng dè chắc cũng chỉ có quỷ mà thôi, thầmnghĩ phải mau chóng nhảy xuống sông cho mát. Hai người chạy vào trongbụi cỏ rậm rạp bắt đầu cởi quần áo. Thực ra, vào những ngày giữa hè,trên người họ chỉ mặc độc một chiếc quần đùi rộng thùng thình và một cái áo sát nách. Bơi lội vào lúc bầu trời tối đen, quanh đó lại không cómột bóng người, không phải lo lắng có ai bắt gặp. Họ quyết định trútsạch quần áo trước khi nhảy xuống nước. Dù sao trong nhà máy cũng có quy định không cho đám công nhân bọn họ xuống sông bơi lội, hai người lénlút trốn đi, đương nhiên không dám gây ra tiếng động. Trong khi đang rón ra rón rén cởi quần áo trong đám cỏ, Kim Hỉ vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy bên bờ sông có một người toàn thân ướt sũng đang đứng.

Bốn

Hai anh em khẽ giật mình, sợ đó là ông lão trực ca ba trong xưởng đituần tra ban đêm, bèn trốn vào trong đám cỏ dại lặng lẽ quan sát. Nhưng lúc bình thường, ông lão tuần tra ban đêm chỉ đi lại quanh quẩn trongnhà máy, rất hiếm khi đi tuần tra bên ngoài, đêm hôm khuya khoắt đến bờsông làm cái gì? Nếu như không phải ông lão tuần tra ban đêm, làm gì cóai rỗi hơi tới một nơi vắng vẻ như thế này?

Ánh trăng soi sáng thân hình của người đứng bên bờ sông, từ chân đếnđầu đen thui, không thấy rõ mặt mũi ra sao, hình dáng giống như conngười, đứng im không nhúc nhích. Lúc bấy giờ, hai anh em Kim Hỉ và NgânHỉ cảm thấy có điểm gì đó là lạ, nhưng hai người này đều còn trẻ bạogan, cũng chẳng tin vào những lời đồn đại về ma quỷ, thậm chí còn chưabao giờ từng có ý nghĩ về điều đó. Khi thấy ở phía đằng xa có người đứng bất động nhìn chằm chằm xuống dòng sông, họ nhận định đối phương có ýđịnh nhảy sông tự vẫn. Họ vừa mới định lên tiếng khuyên can, người kiađã im hơi lặng tiếng lội ra chỗ nước ngập đến đùi. Nào có ai ngờ bờ sông dốc đứng, chỉ trong chớp mắt nước sông đã mấp mé đến cổ người nọ.

Hai người thấy tình huống khẩn cấp, vội vàng chạy tới cứu người,người trước kẻ sau nhảy xuống sông. Bơi tới gần, Kim Hỉ mới thoáng nhìnthấy người đang lội xuống sông nọ có gương mặt trắng bệch, đang thè cáilưỡi dài hơn nửa xích (~15 cm) ra. Lúc bấy giờ, trời chợt nổi lên mộttrận gió lớn. Chỉ trong thoáng chốc, mây đen đã bắt đầu vần vũ, che mấtmặt trăng, cơn mưa nặng hạt to như hạt đậu nành đổ ập xuống. Trong lúcmưa to gió lớn, không thể nhìn thấy cái gì, Kim Hỉ sợ tới mức chết đisống lại. Hắn cuống quít lần mò quay trở lại bờ sông, sau khi lên bờ mới cất tiếng gọi người em. Thế nhưng, hắn gào rách cả cuống họng mà cũngkhông nghe thấy bất cứ câu trả lời nào.

Kim Hỉ có dự cảm không hay, bất chấp không mảnh vải che thân, đội mưa chạy về khu tập thể tìm người giúp đỡ. Khi nhìn thấy cảnh tượng Kim Hỉcởi chuồng, cả người ướt sũng, chân không kịp đeo giầy, thở hồng hộc,sắc mặt tái xanh chạy vào trong phòng, tất cả đám công nhân trong khutập thể sợ hết hồn. May mắn là trong khu tập thể không có nữ công nhân.Đã quá nửa đêm hắn còn lần mò đi đâu vậy, chắc là lẻn ra ngoài ăn trộmbị người ta phát hiện nên chạy về đây hay sao? Trong nhất thời, mọingười mồm năm miệng mười bàn tán hỏi han không ngớt. Đến lúc hiểu rõnguyên do, mọi người vội vàng khoác áo mưa cầm đèn pin, cùng nhau đi rachỗ bờ sông tìm kiếm cả đêm, nhưng không những không tìm thấy xác ngườiđã nhảy sông tự tử, ngay cả Ngân Hỉ nhảy xuống sông cứu người cũng không tìm ra. Kết quả, sống không tìm được người chết không tìm thấy xác.

Đến sáng sớm, khi trời đã tạnh mưa mới có người phát hiện ra một xácchết đàn ông trần như nhộng ở dưới hạ lưu. Nhận được tin tức, công anviên chạy đến, xuống sông mò xác chết lên. Sau khi nhận dạng, xác chếtđó chính là Ngân Hỉ. Hai mắt xác chết mở trừng trừng, đến lúc chết vẫnkhông chịu nhắm lại. Kim Hỉ đấm ngực dậm chân phủ phục lên xác chết khóc rống lên. Cuối cùng, sau khi hắn kể lại cho công an viên nghe những gìđã xảy ra, mọi người không kìm được đưa mắt nhìn nhau khó hiểu. Tìnhtrạng này giống như đúc câu chuyện đồn đại ma chết đuối tìm thế thânngày trước. Dòng sông dưới cầu đường sắt thực sự có ma chết đuối haysao? Trong lúc nhất thời, mọi người huyên náo cảm thấy bất an không mộtai là ngoại lệ. Lời đồn nổi lên khắp nơi, bảo là quỷ cũng có, nói làquái cũng có.

Cục công an khám nghiệm xác Ngân Hỉ, xác nhận trên thân thể có vàivết thương tụ máu, giống như là bị chết sặc do người khác tóm chặt kéoxuống đáy nước. Kẻ nào có thể dìm chết một thanh niên cường tráng biếtbơi ở dưới sông đây? Đầu tiên, không thể định tính đây là một vụ chếtđuối ngoài ý muốn bình thường, mà là một vụ án mạng. Nếu như không phảido ma dưới sông làm ra, vậy thì phải truy bắt hung thủ đã hại chết NgânHỉ. Về phần Kim Hỉ, mặc dù có dấu hiệu tình nghi, nhưng người trong cụccông an đâu phải là những kẻ bất tài. Sau khi đối mặt thẩm tra đối chiếu để lấy khẩu cung, có thể suy đoán ra không phải Kim Hỉ đã nhẫn tâm ratay. Bởi vậy, nhiệm vụ phá án đã rơi vào tay những điều tra viên của cục công an.

Lời phê công an viên phá án chỉ gói gọn trong tám chữ "Cần tìm hiểuthêm, chờ manh mối mới". Lúc bấy giờ, điều tra viên của cục công an,phần lớn là bộ đội phục viên và chuyển nghề, khi tiếp nhận vụ án nàythực sự cảm thấy không biết đâu mà lần, bởi vì hoàn toàn không có manhmối. Nếu như phải bắt một con ma chết đuối, chúng ta tới chỗ nào mà bắt? Hơn nữa, dưới dòng Hải Hà thực sự có ma chết đuối hay sao?

Năm

Toàn bộ điều tra viên bó tay hết cách, suy đi tính lại mà vẫn khôngtìm ra biện pháp, không thể không tìm đến công an đường thủy nhờ hỗ trợ. Vào thập niên năm mươi, người ta không còn gọi là đội cảnh sát đườngthủy năm sông mà đổi tên thành công an đường thủy. Trên thực tế, công an đường thủy nơi Quách sư phụ công tác hoàn toàn giống như đội tìm kiếmxác chết thời nhà Thanh hơn trăm năm trước. Chỉ có điều, sau giải phónghọ không còn quản lý nghĩa trang nữa, nhưng người địa phương vẫn gọi bọn họ là đội vớt xác theo thói quen. Họ chỉ phụ trách vớt xác chết trôi và tìm hung khí dưới sông, chưa bao giờ tham gia phá án, việc xảy ra trênbờ không đến lượt bọn họ nhúng tay vào. Nhưng trước giải phóng, Quách sư phụ dựa vào công việc đó mà kiếm cơm ăn, người bình thường không thểnào có được kinh nghiệm phong phú như vậy. Lần này, chỉ vì muốn phá vụán quỷ nước hoành hành dưới sông, liên quan đến những điều quái lạ màđến trong mơ cũng chưa từng thấy nên họ mới tìm tới ông ta.

Tháng tám năm 1953, quỷ nước dưới dòng Hải Hà còn chưa thấy đâu, gần cầu đường sắt lại xảy ra tai nạn chết người. Vào năm đó, nội thànhThiên Tân đã xảy ra vài vụ án khiến người ta nghe thấy mà kinh sợ, đầutiên là trạm điện đài ngầm dưới sông, hai là bom người, tôi sẽ lần lượtnói đến từng vụ một.

Kể chuyện phải có đầu có cuối, trước tiên sẽ nói về trạm điện đàingầm dưới sông. Nằm cách cầu đường sắt không xa là nhà ga Lão Long Đầu,còn được gọi là nhà ga phía đông, được khởi công xây dựng vào đời nhàThanh, cùng một lúc với ba nhà ga tây nam bắc. Trong số đó, nhà ga phíađông là lớn nhất, là đầu mối giao thông quan trọng vận chuyển hàng hóavà hành khách. Nhà ga này có vài tuyến đường ray, một trong số đó chạyqua cầu đường sắt bắc qua dòng Hải Hà; Phía đông là kho hàng bị bỏ hoang của nhà ga cũ, phía tây là khu vực sau nhà máy quân nhu mà người côngnhân trẻ đã chết đuối. Dưới gầm hai bên vai cầu cỏ hoang mọc um tùm, mùa hè rất lắm muỗi, khu vực quanh đó không có người ở, cứ đến đêm là hầunhư không còn ai đến nơi này.

Vai cầu là cách người địa phương gọi chỗ hai đầu cầu tiếp giáp vớibờ sông. Trước kia, cây cầu đường sắt do người Bỉ chịu trách nhiệm thiết kế và thi công, đến khi quân Nhật chiếm giữ đã từng gia cố bằng xi-măng cốt thép, vô cùng chắc chắn. Nước sông dưới chân cầu rất sâu. Có mộtcông nhân đường sắt trực ca đêm, người nhà đã sai đứa con mang cơm choanh ta. Sau khi đưa cơm cho bố xong, đứa trẻ choai choai mười một mườihai tuổi đã tới khu đất trống đằng sau cái xưởng hàng bỏ hoang để bắtcóc chơi, nhưng nó có đi mà không có về. Ngày hôm sau, người đi đườngphát hiện ra nó đã biến thành xác chết trôi sông, có lẽ là đêm hôm quanó đã xuống sông tắm và chết đuối. Người nhà than trời trách đất kêukhóc, đứa nhỏ này không biết bơi, lại sợ nước, trời có nóng đến mấy cũng không có khả năng xuống sông bơi lội, vô duyên vô cớ tại làm sao lạichết đuối dưới sông?

Bởi vì cách đó vài ngày, cũng ngay tại chỗ đó đã có một công nhânnhà máy quân nhu bị chết đuối, cho nên đã rộ lên đủ các loại lời đồn,tất cả đều bảo rằng dưới con sông này có ma chết đuối bắt người thếthân, muôn hình vạn trạng đủ mọi cách nói. Cái hôm vớt thi thể lên,Quách sư phụ cũng có mặt ở đó. Lão Lương hỏi ông ta nhìn nhận thế nào.Quách sư phụ nói, đứa nhỏ này rõ ràng vẫn còn mặc quần áo trên người.Vào đêm hôm khuya khoắt, những thằng nhóc choai choai như nó xuống sôngbơi lội thì đứa nào cũng sẽ cởi chuồng. Nếu còn mặc nguyên quần áo, vậythì rõ ràng nó không có ý định xuống nước, chắc là khi nó vừa đến bên bờ thì đã bị thứ gì đó kéo xuống sông mà chết đuối.

Sáu

Tối hôm đó, Quách sư phụ dẫn Đinh Mão bắt đầu ở bắt đầu ngồi lì ởdưới gầm vai cầu đường sắt để canh chừng. Ban đêm, họ trốn trong đám cỏhoang um tùm mặc cho muỗi đốt, quả thực là cực hình mà không phải aicũng chịu đựng được. Nhưng đến khi trời đã tối đen, ngay cả một bóng macũng không thấy, mà chỉ có muôn ngàn vì sao và ánh trăng phản chiếu lấplóa trên dòng nước mênh mông, bốn phía yên lặng như tờ. Ban ngày haingười họ còn phải làm việc, khi đêm đến lại ngồi lì trong đám cỏ hoangrậm rạp. Khu đất hoang bao giờ cũng có nhiều muỗi, nhất là loại muỗibiển có độc. Chữ "Biển" ở đây cũng là thổ ngữ của người địa phương, mang hàm ý chín bỏ làm mười, muỗi biển chỉ có nghĩa là loại muỗi to ở nhữngkhu đất hoang mà thôi. Thân hình chúng có vằn đen trắng, cánh đỏ nhưnhuốm máu đào, cứ gặp người là đốt đến lúc chết mới thôi. Bị chúng cắnmột phát, sưng vài ngày không tan, họ đành phải mặc nhiều quần áo, chekín mặt mũi. Cũng còn may là khu đất hoang cạnh bờ sông cứ đến nửa đêmlà rất mát mẻ, miễn cưỡng có thể kiên trì, đau khổ đợi đến hừng đông.Trên mặt sông vẫn luôn vắng lặng, không có bất cứ thứ gì xuất hiện. Nếuđổi lại là người khác, một ngày có lẽ cũng không chịu nổi, nhưng haingười Quách sư phụ vẫn cứ phải cắn răng tiếp tục. Sau khi kiên trì đếnnửa đêm ngày thứ ba, họ đã thấy thứ gì đó từ dưới sông nổi lên.

Ngày hôm đó trời mưa, hạt mưa rơi với mật độ rất dày. Sau khi tanca, Quách sư phụ và Đinh Mão đợi đến lúc trời bắt đầu tối mới tiếp tụcđến kho hàng ở cầu đường sắt để ngồi im như tượng canh chừng. Họ dựngngược xe đạp lại, mặc thêm áo mưa ngồi lì trong đám cỏ hoang rậm rạp.Trời mưa nên không phải chịu khổ vì muỗi đốt, nhưng vào tam phục thiênlại còn trùm áo mưa vừa kín vừa dày hết sức bí bách, da toàn thân nổimẩn, ngứa không tài nào chịu nổi, nhưng không dám gãi vì sợ lộ. Họ vừaphải trốn trong đám cỏ ngải mọc um tùm ướt sũng nước, lại vừa phải căng mắt ra mà nhìn chằm chằm vào mặt sông. Nếu có ánh trăng thì không nóilàm gì, không may trời âm u, trong đêm khuya chỉ cách có một đoạn đãkhông còn nhìn thấy gì. Đã thế lại còn không dám hút thuốc cho đỡ buồnngủ, họ cứ như vậy mà chịu đựng giống như chim ưng rình mồi.

Theo ý kiến của Đinh Mão, không cần thiết cả hai người phải cùng cómặt để cùng chịu cực hình, có thể thay phiên nhau mỗi người canh chừngmột ngày. Nếu cứ tiếp tục căng mắt nhìn chằm chằm cả đêm, phơi mìnhngoài bờ sông chịu cực hình oi bức muỗi đốt ẩm ướt, ban ngày lại phải đi trực ban, cứ như vậy thì không ai có thể chịu đựng được. Quách sư phụlại không nghĩ như vậy. Dưới chân cầu đường sắt xảy ra sự việc thủy quái bắt người, liên tiếp lấy đi tính mạng của hai con người, lại toàn xảyra giữa đêm hôm khuya khoắt, đã chứng tỏ có điều quái gở. Ông ta lo lắng một mình Đinh Mão ngồi canh chừng không ổn. Hai người cùng có mặt nhìnkhông rời mắt, có thể thay ca cho nhau một lát, tránh bỏ sót bất cứ động tĩnh gì trên mặt sông. Không may có chuyện gì xảy ra, hai anh em cũngcó thể giúp đỡ lẫn nhau. Đừng thấy khổ cực như vậy mà lầm tưởng, ngay cả nửa câu oán hận ông ta cũng không có. Không phải bản thân có giác ngộrất cao, mà là vì khi đó ông ta chỉ đau đáu một ý nghĩ trong đầu, nếunhư trên dòng Hải Hà xảy ra án mạng, công an đường thủy đương nhiên phải có trách nhiệm. Ăn chén cơm công việc nào phải chịu khổ sai của côngviệc đó, chẳng phải là điều thiên kinh địa nghĩa hay sao?

Đợi đến lúc nửa đêm, mưa đã tạnh, bầu trời bắt đầu lờ mờ ánh trăng.Ngay sau đó, lũ muỗi bắt đầu hoạt động. Bên bờ sông muỗi nhiều không kểxiết, bởi vì chúng đẻ trứng dưới nước, nếu như cầm đèn pin chiếu vào làcó thể nhìn thấy vô số đám muỗi tụ thành từng đám mây đen lượn theovòng tròn làm mờ cả ánh trăng. Toàn bộ đều là muỗi to sống trong vùngđất hoang, cắn vào người sẽ để lại một vết sưng tấy, chuyên truyền bệnhsốt rét và ký sinh trùng cho con người. Hai anh em đã có kinh nghiệm,một là che chắn kín mít, hai là mỗi người cầm theo một củ tỏi. Mỗi khibị muỗi chích, lập tức dùng tỏi bôi lên chỗ ngứa, tuy chỉ phương thuốcdân gian nhưng lại có tác dụng cực tốt. Nhưng, dù đã làm như vậy họ vẫnkhông thoát khỏi cái vòi của lũ muỗi độc ác trong đám cỏ ven sông. Đếnnửa đêm, thân thể Đinh Mão lạnh run từng cơn. Y bảo với Quách sư phụ làmuốn đi ngoài. Lúc ấy, hai người họ đang trốn ở bờ sông chỗ vai cầu,từ trên cao nhìn chằm chằm xuống dòng Hải Hà. Nói xong, Đinh Mão vừađịnh đứng dậy thì nhìn thấy trên mặt sông có người. Kẻ đó chỉ lộ ra cáiđầu, nhấp nhô trên mặt nước nguyên một chỗ, giống như là đang bơi lặn.

Thiên Tân vệ có bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh chết cóng, mùa hènóng chết bức. Tháng bảy tháng tám năm nào cũng có vô số người xuốngdòng Hải Hà tắm sông, bất chấp những nơi bơi lội tương đối an toàn không nhiều lắm, bởi vì đoạn sông này đa phần là có hố ngầm dưới đáy, tronghố toàn là bùn nhão rong rêu quấn chân, lọt xuống đó là không ngoi lênnổi. Những khúc sông thực sự an toàn cho mọi người bơi lội thì chỉ cómấy chỗ mà thôi, bên dưới cầu đường sắt là nơi tuyệt đối không thíchhợp. Nơi đây sông sâu nước xiết, rong rêu lại dày đặc, rất hiếm ngườiđến chỗ này bơi lội, huống chi lại là nửa đêm khuya khoắt như thế này.Nhìn kỹ lại, người kia vẫn nhấp nhô theo sóng nước, nhưng thân thể vẫn ở nguyên một chỗ, không giống như đang bơi lội vào buổi tối, mà giống một xác chết trôi sông hơn.

Hai anh em đã làm bạn với xác chết trôi trên dòng Hải Hà hơn mườinăm, từ lâu đã không còn giật mình khi nhìn thấy cảnh tượng đó nữa. Bụng Đinh Mão lập tức hết đau, gã và Quách sư phụ lao ra khỏi bụi cỏ, nhảyùm xuống sông túm lấy cái xác chết trôi đó. Bầu trời tối đen không nhìnthấy rõ, họ vừa chạm vào đã cảm thấy không đúng, đó chỉ là một cái đầungười, không có thân thể, trọng lượng lại quá nhẹ. Sờ nắn lại lần nữamới ngớ ra đó chỉ là nửa cái vỏ dưa hấu, trôi dạt trên sông giữa nửađêm, mới nhìn qua thì thấy giống đầu người chết trôi. Đinh Mão buộtmiệng chửi không may, rồi tiện tay ném cái vỏ dưa hấu lên trên bờ sông.Hai anh em đang định bơi vào bờ thì nhìn thấy chỗ mặt nước ở sát châncầu đột nhiên có một cái đầu to bự nổi lên, gương mặt hằn lên những vệtxanh đỏ, rõ ràng là một xác chết trôi đã phân hủy dưới sông.

Bảy

Đang ở dưới sông, Quách sư phụ và Đinh Mão nhìn thấy một thứ nhưvậy, kinh hoảng không kêu được thành tiếng. Con ma chết đuối nổi lên mặt sông bất chợt thấy có người, cũng ngẩn ra như họ, rồi tức khắc lặn luôn xuống nước. Quách sư phụ và Đinh Mão thầm nhủ: "Mùa hè đúng là vừa hếtmưa đã oi bức được ngay, cho nên con ma chết đuối dưới dòng Hải Hà mớingoi lên mặt nước đổi gió, chờ đã vài ngày mới gặp được cái giống này,không thể để nó chạy thoát được." Hai người ra hiệu với nhau, rồi đồngthời cũng lặn xuống sông đuổi theo. Họ mang theo đèn pin không thấm nước theo người, bật lên chiếu sáng dưới nước. Vừa bật đèn lên đã thấy cáigiống kia đang lặn sâu xuống đáy chạy trốn, đồng thời giữa đám bùn đenđầy rong rêu đen xì dưới đáy sông hình như còn có một cái cửa động.

Kỹ năng bơi lặn của Quách sư phụ và Đinh Mão, đương thời không tìmđâu ra người thứ ba có thể sánh vai với họ. Không cho con ma chết đuối kịp chui vào trong cái động dưới đáy sông, họ bắt nó lại lôi lên bờsông xem xét. Hóa ra là một gã đàn ông nhỏ bé gầy gò, mặc đồ lặn, đeomặt nạ quỷ, đã sặc nước đến mức nửa sống nửa chết. Công an viên chạyđến, vụ án ma chết đuối dưới dòng Hải Hà coi như được tuyên cáo đã bịphá. Thì ra bên trong cái trụ xi măng chính giữa cầu đường sắt có mộtgian phòng bí mật. Cây cầu này, lúc ban đầu là do người Bỉ phụ tráchthiết kế và xây dựng, bắc ngang qua dòng Hải Hà. Đến khi quân Nhật xâmlược, nó đã được cải tạo lại. Họ khoét rỗng trụ cầu, lưu lại lỗ châumai, tương đương với một cái lô-cốt, đóng vai trò là một cái công sựphòng ngự. Trước khi đầu hàng vô điều kiện, người Nhật Bản đã bịt kíncửa vào và lỗ châu mai của cái lô cốt trong trụ cầu này. Sau giải phóng, có một tên gián điệp phá một cái cửa động dưới đáy sông, lợi dụng cănphòng bí mật trong trụ cầu để đặt điện đài, chất nổ và vũ khí. Căn phòng bí mật đó nằm bên dưới mặt nước, cửa vào cũng ở tận dưới đáy sông, chỉvẹn vẹn có hai cái ống sắt ngầm để thông khí. Không một ai có thể nghĩra có người lẩn trốn bên trong cây trụ cầu xi măng.

Tên gián điệp lợi dụng truyền thuyết dưới dòng Hải Hà có ma chếtđuối, đeo một cái mặt nạ quỷ Vô Thường mà các gánh hát rong hát biểudiễn lưu động khắp nơi hay dùng, cứ cách vài ngày lại lẩn vào trong trụcầu để phát tin. Hai bên cầu đường sắt không có người ở, nếu chẳng maybị ai bắt gặp, hắn sẽ thè cái lưỡi dài nửa xích ra, quá nửa sẽ tưởngrằng hắn là ma chết đuối dưới dòng Hải Hà, nếu không sợ mất mật bỏ chạythì cũng sẽ sợ tới mức mất đi năng lực phản ứng. Người công nhân trẻxuống sông bơi lội vài ngày trước, kể cả đứa bé đưa cơm kia, bởi vì đãbắt gặp hắn lặn xuống sông phát tin, nên đã bị hắn kéo xuống sông dìmchết. Trong vòng vài ngày liên tiếp hại chết hai người, trong lòng hắnthừa hiểu, địa điểm này sẽ bị công an nhìn vào chằm chằm. Nhân lúc cònchưa có ai phát hiện ra căn phòng bí mật bên trong trụ cầu, hắn địnhtranh thủ gấp rút di chuyển điện đài và thuốc nổ đi nơi khác. Trời đổmưa, hắn dự tính gần khu vực cầu đường sắt sẽ không có người, không ngờkhông may mắn, vừa mới xuống sông thì đã bị công an đường thủy bắt được.

Vụ án điện đài ngầm dưới sông vừa bị phá, tin tức đã đến tai tất cảmọi người. Dân chúng còn nói, trước giải phóng Quách sư phụ đã là "Thầnsông", đến giờ vẫn còn lợi hại như vậy. Chỉ cần ông ta còn ở đây, khôngcó án nào trên dòng Hải Hà là không phá được.

Nhưng Quách sư phụ lại không nghĩ như vậy. Ông ta đã nói với ĐinhMão: "Vị trí hai anh em ta ngồi canh chừng cũng không phải thuận lợi.Tên gián điệp xuống nước từ bên kia sông, phía dưới cây trụ cầu là gócchết, hoàn toàn không thể nhìn thấy hắn, chả hiểu sao lại đần như thế.May sao tình cờ có miếng vỏ dưa xuất hiện trên mặt sông mới khiến chohai anh em ta lầm tưởng là xác chết trôi, vội vàng nhảy xuống sông vớt,vừa đúng lúc bắt gặp tên đặc vụ ló ra khỏi trụ cầu."

Đinh Mão nói: "Nhị ca anh không nói thằng em cũng không nghĩ ra. Anh nói là thằng em hiểu ngay ra quả thực là đần, vặn lưng đánh rắm -- đầnthối cả người luôn."

Quách sư phụ triết lý: "Nói tóm lại, trên đời này không có việc gì là may cũng không có việc gì là không may."

Khi những lời này đến tai đồng chí lão Lương, ông này rất mất hứng,không hề nể nang nói thẳng vào mặt: "Lão Quách, hiện giờ đã là xã hộimới rồi, làm sao còn giữ cái tư tưởng thủ cựu nhân quả báo ứng như thế. Theo như anh nói, cái vỏ dưa hấu là do người chết oan hiện hồn, giúpanh bắt được hung thủ phá án hay sao?"

Quách sư phụ trả lời: "Lương đại nhân, tôi đâu có nhắc đến ma quỷgì, chỉ nói có một câu không có việc gì là may cũng không có việc gì làkhông may thôi mà."

Lão Lương không sao hiểu nổi: "Không có việc gì là may cũng không có việc gì là không may? Nói vậy nghĩa là sao? Rốt cuộc là may hay làkhông may?"

Quách sư phụ nói: "Anh đấy, cứ thử ngẫm lại kỹ những việc này màxem, không có gì là may mắn, cũng không có cái gì là không may mắn. Nóicho cùng, tất cả đều do mệnh." Vụ án trạm điện đài ngầm dưới sông cầuđường sắt vừa mới phá được vài ngày, còn chưa kịp kết án thì trên dòngHải Hà lại xảy ra một vụ án khác -- bom người.
 
Chương 13: Bom người


Một

Đầu những năm năm mươi, nước Trung Quốc mới vừa mới được thành lậpkhông lâu, xã hội vẫn còn trong thời kỳ quá độ quân quản, công tác phụtrách an ninh do quân đội phụ trách. Mặc dù có cục công an, nhưng phầnlớn công an viên điều tra viên đều xuất thân từ quân ngũ. Ví dụ như lãoLương chẳng hạn, ông này cũng trở thành cán bộ theo cách như vậy, chonên không đủ quen thuộc tình hình phá án và bắt giam trong nội thành.Khi loáng thoáng nghe thấy vài lời bình luận của người ta về Quách sưphụ, ông này cảm thấy vấn đề đó không hề nhỏ, rốt ráo tìm Quách sư phụđể nói về chuyện này. Thế nhưng, cách nghĩ của hai người không giốngnhau, có nói như thế nào cũng thống nhất được ý kiến.

Lão Lương là người cứng nhắc, liên tục nhấn mạnh, bản án trạm điệnđài ngầm dưới sông được phá nhanh chóng như vậy, nguyên nhân tiên quyếtlà bởi tình hình trong nước sau cách mạng đã bước vào thời kỳ tốt đẹp,tiếp theo là cấp trên lãnh đạo chỉ huy có phương pháp, cuối cùng là cơquan công an đã dốc hết khả năng làm việc, nhưng tuyệt đối không có mộtcâu nào nhắc đến nguyên nhân mê tín nhân quả báo ứng, còn bảo cái biệthiệu "Thần sông" này chẳng ra làm sao.

Quách sư phó đâu có muốn người khác gọi mình là "Thần sông", bởi cứmỗi lần nhắc tới danh hiệu này là y như rằng lại gặp vận rủi, cứ như làđã ăn vào số mệnh vậy, nhưng làm thế nào để bịt kín được hết miệng cảbàn dân thiên hạ. Không có biện pháp nào giải thích với lão Lương, ôngta đành phải nghe tai nọ lọt tai kia, thầm nhủ: "Ông nói cái gì tôi cũng nghe, đến khi ông nói xong việc tôi tôi làm."

Khi lão Lương kết thúc bài thuyết giáo đã là hơn bảy giờ tối. Vàomùa hạ, trời tối rất muộn, lúc bấy giờ trời vẫn còn sáng, ăn cơm tối lúc đó là vừa hợp lý. Quách sư phó và Đinh Mão đã ngồi lỳ canh ở dưới cầuđường sắt liên tiếp vài ngày, đã phải chịu không ít cực hình bởi việcchẳng liên quan gì đến mình, vất vả lắm mới phá được án, định đi ăn mộtbữa dạ dày bung coi như là khao thưởng, bởi vậy mới không đến căn tin ăn cơm tập thể. Cái món dạ dày bung này được làm bằng dạ dày dê, là mộtmón ăn vặt, dân chúng bình dân rất thích ăn, có thể ăn thay cơm. Ngườita chế biến dạ dày dê thành các món "Bản đỗ, đỗ hồ lô, đỗ tán đan, đỗ ma cô, đỗ nhân"*....., ngoại trừ dạ dày dê tươi ngon, yếu tố quyết định độ ngon của món ăn chỉ dựa vào một chữ "bung", nếu bung vừa đủ, đã thơmlại giòn. Những ai thưởng thức món dạ dày bung cũng nên uống một hailượng rượu.

*Bản đỗ: dạ cỏ, Đỗ hồ lô: dạ tổ ong, Đỗ tán đan: Dạ lá sách, Đỗ ma cô: cuống dạ cỏ, Đỗ nhân: vách ngăn.

Hai người họ đạp xe đạp về phía Nam Đại Tự, là một cái nhà thờ Hồigiáo. Sâu trong ngõ hẻm bên cạnh có một quán nhỏ sạch sẽ tới không ngờ,trước giải phóng chuyên bán dạ dày bung và đủ các loại quà vặt khác củangười Hồi, ngay cửa ra vào có tấm biển bằng đồng ghi 'Dạ dày bung họPhùng'. Hồi đó, trong tiệm chỉ có năm cái bàn hình bán nguyệt, một sưphụ một tiểu nhị quản lý công việc buôn bán. Mặc dù chỉ là một quán ănnhỏ xíu như vậy nhưng thực ra đã kinh doanh được cả trên trăm năm. Thờimới giải phóng, vật liệu thiếu thốn, đến khi mở cửa kinh doanh lại thìhọ chỉ bán có một vài món. Sau khi ngồi xuống gọi hai đĩa dạ dày bung, Đinh Mão hỏi: "Ca ca, hôm nay lão Lương tìm anh nói chuyện gì mà muộnthế?" Quách sư phó đáp: "Những gì ông ấy nói anh chả hiểu một tí gì."Đinh Mão bảo: "Vậy thì đừng suy nghĩ nhiều, món dạ dày bung hôm naykhông tệ, xem ra đói lả người ăn cái gì cũng ngon." Quách sư phó nói:"Dạ dạy bung họ Phùng ấy à, chính là cái món này này, năm xưa, người của phủ Khánh Vương ở thành Bắc Kinh lúc nào cũng đặc biệt thích dùng."Đinh Mão không tin: "Vương gia mà lại đi ăn cái món như thế này?" Quáchsư phó vặn lại: "Sao lại không ăn, vậy cậu cho rằng trong vương phủngười ta ăn cái gì?" Đinh Mão đáp: "Em làm gì có tí kiến thức nào về vấn đề này. Nhị ca, anh biết hay sao?" Quách sư phó nói: "Một láng giềng cũ của anh biết Thông Bối Quyền, đã từng làm bảo tiêu hộ viện ở KhánhVương phủ. Anh đã từng được anh ta kể cho nghe." Đinh Mão hết sức tò mòvề chủ đề này bèn hỏi: "Ca ca, anh nói cho thằng em biết một chút, bữaăn của Vương gia có những món gì?"

Quách sư phó nói: "Người anh em, người trong vương phủ và dân chúngchúng ta ăn uống khác hẳn nhau. Vương gia ăn một ngày năm bữa, sáng dậytrước tiên luyện một bài kiếm, luyện xong đi thay quần áo, đến thư phòng ăn điểm tâm, ví dụ như bánh nướng hình móng ngựa, trái cây muối, mứttrái cây, mì sợi xào giòn, cháo gạo tẻ, bánh bao trắng nhân đường phènmỡ thịt da heo thái hạt lựu, có món mua ở ngoài, cũng có món trong phủlàm."

Đinh Mão thốt lên: "Thì ra Vương gia sáng ăn điểm tâm những món này, giữa trưa thì ăn món gì?"

Quách sư phó nói tiếp: "Đến buổi trưa, người ta chỉ dùng bữa đơngiản với mì và cơm, nhưng đến bữa tối cùng ngày lại đổi sang món khác,không thể lặp lại bữa trước, sẽ dùng bữa với sáu đĩa tám chén hai canh,đây là món nóng, ngoài ra còn có bốn món ăn nguội, cật hầm nhân hạtthông, thịt dê bò muối tương gì đó, để làm món nhắm rượu. Nhưng cũng cókhi chỉ ăn thịt luộc và canh rau thịt. Những khi trời lạnh thì ăn lẩudê. Đúng bốn giờ chiều, Vương gia sẽ ngủ dậy, cần ăn lót dạ buổi chiều,gồm có chè bột mì, cháo bột, nước đậu xanh, bột nhào nước nóng chưng sủi cảo, cá xông khói, bánh cuộn thừng, bánh quế, bánh quai chèo bọc đường, bánh ga tô, bánh đúc đậu. Nếu không có chuyện gì, ăn vậy là được rồi.Nhưng nếu như trong phủ có bạn bè tình cờ đến chơi, bữa này sẽ phải chútrọng hơn nhiều, ít nhất là hai khô hai ngọt bốn mặn nguội, một chén lớn chè hạt sen đường phèn, bốn đĩa bánh trái theo thứ tự là quả phỉ rangtương, mộc tê nhục*, gà xé phay xào đậu hà lan, rau tam tiên, sau đó lấy bánh ngọt vàng** kẹp lại để ăn."

*Là món ăn dân dã của Trung Quốc, được liệt vào tám món điển hình củaSơn Đông, được xào hỗn hợp bằng thịt lợn thái miếng, trứng gà và mộcnhĩ.

**Là bánh làm bằng bột kê vàng, xay nhỏ, trộn nước nặn thành hình tròn, hấp chín rồi quét một lớp dầu ăn mỏng bên ngoài.

Đinh Mão than: "Vương gia thực sành ăn! Bữa tối cùng ngày dùng với món gì?"

Quách sư phó nói: "Bữa tối cũng giống như bữa trưa, chỉ khác nhau ởmón chính mà thôi. Tầm mười một giờ đêm sẽ ăn bữa ăn khuya, dùng tạm vài món lót dạ, mì hoành thánh, bánh bột mì, dạ dày bung, kẹo tam giác,những món mặn nguội được đặt trong thùng đá để bảo quản. Xong bữa này sẽ đến bữa ăn khuya, gia phó sẽ bưng lên một ly trà thơm ướp cánh hoa cònnóng bỏng, khẽ nhấp mấy ngụm, có bản tấu thì phê, không có thì đi ngủ.Ngoại trừ món bạo đỗ họ Phùng, Khánh Vương gia còn thường xuyên tới quán thịt luộc nồi đất. Thời nhà Thanh, khi tế thần người ta dùng cả giasúc, cho cả con vào trong một cái nồi đất cực lớn để luộc, gọi là thịttế thần. Vào thời Càn Long, bí quyết này đã truyền đến tay dân chúng. Ởchợ gạch ngói có một vị sư phụ sử dụng nồi đất lớn để luộc thịt. Bởi nồi đất có thể giữ nguyên mùi vị của thịt, hơn nữa, từ quan to hiển quý cho đến người buôn thúng bán mẹt, toàn bộ đều nhất trí cho rằng ăn được một miếng thịt tế thần là phúc khí cả ba đời; Cho nên, quán bán thịt luộcnồi đất này, mỗi ngày làm ra bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu. Cả quán chỉ có một vị sư phụ cùng với hai tiểu nhị, ngày nào cũng vậy cứ đến nửađêm là luộc thịt, sáng sớm mở cửa bán, chưa đến buổi trưa là đã bán sạch cả rồi. Vừa bán xong là lập tức hạ biển hiệu đóng cửa quán, cho nênngười ta mới bảo biển hiệu của quán thịt luộc nồi đất là -- quá hẹnkhông đợi."

Từ khi toàn quốc giải phóng năm 1949 cho đến bấy giờ, Quách sư phóvà Đinh Mão đã buộc phải nghỉ làm vàng mã, công việc vớt xác trên dòngHải Hà lại không có thưởng, cũng chẳng còn có đám tang rình rang nào đểmà trà trộn vào thừa cơ ăn uống, hai người thèm ăn đến thắt ruột. Vừanóii về cách ăn uống trong vương phủ, hai người vừa tưởng tượng món bạođỗ không thể bình dân hơn được nữa này thành tiệc tám đĩa bốn món mặnnguội. Như thế gọi là biết cách hưởng phúc trong mọi hoàn cảnh, cũng gọi là khổ vì ăn.

Hơn tám giờ tối, bên trong tiệm ăn nhỏ đã có không ít thực khách,nội dung câu chuyện của họ chỉ xoay quanh vụ "Bom người" lúc ấy đangđược bàn tán xôn xao khắp đầu đường cuối ngõ.

Hai

Vào thời kỳ ấy, những tin đồn thất thiệt thế này nhiều không đếmxuể. Câu chuyện này đại khái nói thế này, có một cây cầu lớn trên dòngTrường Giang, đêm nào cũng có chiến sĩ giải phóng quân thay phiên canhgác. Có một ngày, vào giữa nửa đêm, một người đàn ông cõng phụ nữ đangmang thai vội vàng đi lên cầu, bảo rằng vợ mình sắp sinh, phải mau chóng qua cầu đưa vào bệnh viện. Chiến sĩ giải phóng tốt bụng hỗ trợ, giúpngười đàn ông đó cõng người vợ đang mang thai để nhanh chóng qua cầu.Nhưng chạy đến giữa cầu, anh ta cảm thấy người phụ nữ này không hiểu sao càng lúc càng nặng trình trịch, cũng chẳng hề nói chuyện hay hít thở,trên người lại còn ám mùi thuốc súng. Anh chiến sĩ giải phóng quân độtnhiên tỉnh ngộ, tên gián điệp đã nhét thuốc nổ vào trong bụng cái xácphụ nữ, rồi giả đưa phụ nữ có thai sang bờ bên kia, muốn phá hủy cây cầu lớn này. Thuốc nổ đã sắp nổ tung, anh chiến sĩ giải phóng quân lập tứcôm cái xác phụ nữ nhảy luôn từ trên câu xuống sông, rốt cục vào lúcnghìn cân treo sợi tóc đã bảo vệ cây cầu an toàn.

Đinh Mão nghe thấy thế phì cười, quay sang bắt chuyện với nhữngngười đó: "Mấy vị này, tôi chưa từng thấy nên không biết cây cầu bắc qua sông Trường Giang lớn đến cỡ, nhưng có thể khẳng định Trường Giang rộng hơn dòng Hải Hà của chúng ta rất nhiều, chắc hẳn cây cầu kia cũng phảilớn tương ứng. Trong bụng một cái xác phụ nữ thì có thể dấu được baonhiêu thuốc nổ chứ, có thể phá hủy được cây cầu lớn đến thế được không?Hơn nữa, cái anh lính kia chán sống rồi hay sao, nếu phát hiện ra trongbụng xác người phụ nữ chứa đầy thuốc nổ thì cứ lẳng mẹ nó xuống sông làxong chuyện, hà cớ gì còn phải ôm cái xác đó nhảy xuống? Như thế chẳngphải là ngu hết phần người khác hay sao?"

Những người đang ăn dạ dày bung trong quán nhỏ đều đua nhau tánthành, có một người thích hóng chuyện lên tiếng: "Đinh gia nói đúng điểm mấu chốt rồi, nghe kể chuyện này đã thấy là khoác lác rồi. Theo tôiđược biết, vụ bom người căn bản không phải xảy ra trên cầu lớn ở sôngTrường Giang, mà thực ra lại phát sinh ở công viên Bắc Hải. Ngày hôm đóvừa đúng dịp Tết, trong công viên có rất nhiều người. Có một cô gái xinh đẹp mặc đồ trắng ngồi trên ghế đá, tóc dài xõa vai, cúi đầu ngồi yênkhông nhúc nhích, giống như đang ngủ gật. Người qua lại đông như vậy, cô ta vẫn không bị đánh thức. Lúc ấy, có một đứa bé đá quả bóng da trúngđầu, nhưng cô ta vẫn không có phản ứng gì. Đúng lúc đó, có một công anviên trông thấy, cảm thấy có điều khác thường, bèn đi qua lay cô gái mặc đồ trắng đó thì phát hiện ra cô ta đã tắt thở từ bao giờ, trong bụnglại vọng ra tiếng đồng hồ kêu tích tắc. Thì ra nội tạng của xác chết này đã bị người ta moi sạch ra từ trước, sau đó nhồi đầy thuốc nổ mạnh, rồi đặt trong công viên với tư thế đang ngủ gật. May mắn là đã phát hiệnkịp thời, bom hẹn giờ còn chưa bị kích nổ. Trong giây phút mành chỉ treo chuông, đồng chí công an nhanh trí dốc hết sức lực ném cái xác phụ nữđó xuống hồ trong công viên, nếu không trong công viên nhiều người nhưvậy, hậu quả thiết tưởng không thể nào chịu đựng nổi."

Cả một đám đông lời qua tiếng lại, mồm năm miệng mười tranh nhaunói, kẻ nào cũng kể chuyện xoay quanh vấn đề "Bom người", nội dung không khác nhau là bao, đều chỉ là nhồi thuốc nổ vào trong bụng xác phụ nữ.Còn về phần dự định phá hủy cầu lớn hay là công viên, ai cũng gân cổ lên bảo mình đúng, cứ như là được tận mắt nhìn thấy vậy. Ở ngoài đường,những lời đồn đại nhảm nhí không có căn cứ như vậy đều được sinh ra nhưthế này, không cái nào là ngoại lệ. Quách sư phó nghe những người này kể chuyện tào lao giật gân cả một buổi, cũng coi như có cái để giải buồn.Sau khi nghe chán, ông ta và Đinh Mão đạp xe về nhà. Ông ta bảo ĐinhMão: "Sáng sớm ngày mai cậu phải đi trực, cứ về trước đi ngủ đi, anhvòng qua bên kia mua hai miếng lư đả cổn. Mấy ngày nay, thân thể chị dâu cậu không khỏe, không nuốt trôi được cái gì, anh mua cho cô ấy hai cáilư đả cổn để thay đổi khẩu vị." Đinh Mão nói: "Ca ca vẫn luôn là ngườithương chị dâu em nhất. Vậy em về trước đây, nửa đêm nửa hôm anh cẩnthận một chút."

Đến ngã tư, hai người tách ra, Quách sư phó đi mua lư đả cổn. Mặc dù tên của món này nghe quái lạ, nhưng thật ra chỉ là bánh bột đậu làm từđậu nành, cái tên lư đả cổn xuất phát từ cách ví von rất hình tượng.Chính giữa cái bánh này có một cái nhân tròn bọc trong một lớp gạo dẻo,để chính thức thành thành phẩm phải lăn một lúc trên lớp bột đậu nành,giống như một con lừa ở vùng đồng nội lăn qua lăn lại làm bụi bốc mùmịt, cho nên mới có cái tên như vậy. Đến giờ, hầu hết mọi người chỉ quen gọi nó là lư đả cổn, đã quên mất hẳn cái tên nguyên bản bánh đậu xanhthập cẩm của nó. Vị sư phụ làm lư đả cổn bình thường vẫn qua lại vớiQuách sư phó. Ông ta đến tận nhà vị sư phụ này mua mấy cái bánh, buộcchặt lên ghi đông rồi đạp xe trở về. Nhưng không ai nói trước được thếnào là vô xảo vô bất xảo. Nếu ông ta không đi mua cái món lư đả cổn nàythì sẽ không về nhà theo đường vòng; Nếu như không đi theo đường vòng để về nhà, ông ta cũng sẽ không gặp chuyện.

Lại nói tiếp. Buổi tối hôm ấy, tầm giữa mười giờ đến mười một giờ,Quách sư phó đi xe đạp đến cầu vĩnh cửu, nhìn thấy một người đẩy xe xích lô đi theo hướng ngược lại. Người đẩy xích lô tầm bốn mươi tuổi, bầutrời tối đen nên không nhìn rõ mặc quần áo ra sao. Khi còn cách Quách sư phó một quãng, người này vẫn đều đều đẩy xe xích lô đi rất bình thường. Nhưng khi đến gần ông ta, người này lại đột nhiên lại biến thành gắnghết sức lực, miệng mũi thi nhau thở hồng hộc. Quái lạ thật, một khônglên dốc, hai không lọt hố, nhưng mặc cho hắn gò lưng cắn răng dồn sức,có bao nhiêu sức lực đều dốc ra cho bằng hết, làm cách nào cái xe xíchlô cũng không chịu chuyển bánh. Nếu nói theo cách mê tín -- lúc ấy giống như có quỷ ở đằng sau ghìm chân.

Ba

Vào thời Ung Chính nhà Thanh, bên ngoài cửa Đông, trên dòng Hải Hàcó một cây cầu tên là Đông Phù. Đến những năm cuối nhà Thanh, nó đượcxây dựng thành cầu rầm thép vĩnh cửu, trụ cầu được xây bằng xi-măng cốtthép, trên cầu còn có cả đường ray cho tàu điện chạy qua. Mỗi khi trêndòng Hải Hà có thuyền lớn chạy qua, cây cầu thép có khả năng chuyển động thông qua bộ phận truyền dẫn chạy bằng điện. Toàn bộ cây cầu chắc chắnvô cùng, phòng thủ kiên cố, được gọi là cầu vĩnh cửu. Năm 1947, gặp phải một trận hạn hán lớn nhất trong vòng cả vài chục năm, cả một đoạn sôngHải Hà dưới chân cầu vĩnh cửu đã trơ ra tận đáy. Chính phủ tổ chức dânphu nạo vét bùn đất dưới lòng sông, kết quả đào lên hai cái thùng sắttây. Khi người ta mở ra xem xét, bên trong thùng sắt có chứa xác chết.Thân thể nạn nhân đã bị cắt thành tám khúc, chia ra bỏ vào hai cái thùng sắt, nhấn chìm xuống đáy sông để hủy thi diệt tích. Cảnh sát lần theomanh mối là cái thùng sắt và quần áo của xác chết để truy tìm, đến cuốicùng đã phá được vụ án mạng xảy ra từ mười mấy năm trước. Nếu không cótrận hạn hán nghiêm trọng trăm năm khó gặp khiến cho dòng Hải Hà trơ tận đáy đó, thì vĩnh viễn không ai có thể phát hiện hai cái thùng vỏ sắttây đựng xác người bị cắt khúc này. Ai cũng bảo, trời giáng đại hạn mớikhiến cho oan tình của ma quỷ chết oan khuất dưới đáy sông có thể phơibày ra ánh sáng như thế. Một bản án oan khuất đến ông trời cũng phảiđộng lòng trắc ẩn như vậy, Quách sư phó đã từng được tận mắt chứng kiến. Mỗi lần đi ngang qua cây cầu vĩnh cửu, ông ta lại nhớ đến nó.

Đầu những năm năm mươi, không giống như bây giờ đèn đường thắp sángcả đêm, cứ đến tầm mười một giờ đêm là đèn trên cây cầu vĩnh cửu đã tắthết, ánh trăng mờ ảo cây cầu lại rộng. Người kia đẩy chiếc xích lô theochiều ngược lại đến chính giữa cây cầu thì đột nhiên chiếc xe đứng khựng lại không sao đẩy đi được nữa.

Quách sư phó nhìn thấy đối phương đã cố hết sức mà không được, xuấtphát từ lòng nhiệt tình thích xía mũi vào chuyện người khác, ông ta bènlên tiếng hỏi: "Có cần giúp đỡ không?" Vừa nghe thấy ông ta cất tiếnghỏi, người nọ lập tức vứt xe xích lô lại bỏ chạy. Quách sư phó vừa mớiđịnh đuổi theo, chợt phát hiện ra trên chiếc xích lô có một đống gì đóđược phủ kín mít bằng chiếu, tỏa ra mùi máu tanh nồng nặc, kéo theo rấtnhiều ruồi ong ong bay loạn.

Ông ta giật mình kinh hãi, suy đoán bên dưới cái chiếu là tử thi,bèn vạch ra xem xét thì lại hóa ra là xác mấy con chó. Ông ta thầm nghĩ, thế này có vấn đề gì đâu, dùng xe xích lô chở chó chết, sao lại phải sợ người khác bắt gặp? Ông ta vạch hẳn cái chiếu ra thì thấy bụng mấy conchó phình to, vừa sờ tay vào đã cảm thấy cứng ngắc, hiển nhiên là có thứ gì đó nhét chặt cứng ở bên trong. Ông ta lập tức nhớ tới chuyện bomngười đã được nghe kể trong quán bạo đỗ, thế này là định phá sập cây cầu hay sao?

Lúc ấy có bộ đội tuần tra đi ngang qua, Quách sư phó gọi số binhlính đó qua hỗ trợ, vội vàng di chuyển mấy cái xác chó có chứa chất nổtrong bụng đi chỗ khác. Nhưng rốt cục phát hiện ra trong bụng xác chókhông có thuốc nổ, mà được nhồi chặt nhựa cây anh túc, dùng để làm thuốc phiện đen. Họ lần theo manh mối, phá được một vụ án. Trước giải phóngcó một kẻ bán than, vào thời điểm giải phóng quân đánh Thiên Tân, thừadịp pháo bắn dồn dập, hắn cạy cửa một nhà thuốc ở trên phố. Vào tronglục soát không tìm được tiền, hắn chỉ trộm được mấy rương nhựa anh túc.Mấy năm vừa qua, hắn vẫn chôn chặt số nhựa đó ở đằng sau nhà mình rồiđến vùng nông thôn tìm người mua. Nhựa anh túc có thể làm giảm đaunhức, ví dụ như loại bệnh nan y ung thư xương chẳng hạn, người bệnh đauđến mức chỉ muốn chết ngay mà không được, cần nhựa anh túc để giảm đauđớn. Một vài lang trung ở nông thôn nghe nói tên bán than có hàng, đồng ý bỏ tiền ra mua. Nhưng nhựa anh túc là hàng cấm, khốn nỗi không thể nàomang ra khỏi thành. Ngày hôm đó, tên bán than nghĩ ra một biện pháp. Hắn đánh bẫy mấy con chó hoang, siết cổ chúng rồi moi nội tạng ra, nhétnhựa anh túc vào trong bụng. Gã chất lên xích lô đẩy đi, giả dạng làmngười đưa thịt chó cho nhà hàng, định nhân lúc trời tối đen đánh lận con đen vượt qua chốt kiểm tra chở về vùng nông thôn. Chẳng ngờ, khi quacầu dây xích xe xích lô bị kẹt cứng, vừa nghe thấy Quách sư phó hỏi mình một câu có cần giúp hay không, người nọ tức thì chột dạ khiếp đảm, vứtxích lô lại bỏ chạy, nếu không thì đâu đến nỗi bị người ta phát hiện ra. Nhưng tên bán than này không chỉ ăn trộm và vận chuyển nhựa anh túc,trên người không ngờ lại còn gánh cả án liên quan đến mạng người.

Khi công an viên đến sau nhà tên bán than để đào số nhựa anh túc còn lại lên, có hàng xóm ở bên cạnh chạy đến tố giác, bảo rằng cặp đôi bánthan này sống trong một gian phòng nhỏ, căn phòng lại nằm trong một ngõcụt rất vắng vẻ. Ở cái khu Niêm Ngư Oa này, cư dân đa phần là người làmviệc tay chân dưới tầng chót của xã hội, do đó gia cảnh của tên bán than rất khốn khó, bởi nếu có tiền cũng chẳng cần phải kéo xe than đi bánlàm gì, quần áo trên người vá chằng vá đụp, nhưng lại thường xuyên ănthịt hầm cách thủy, cách cả nửa con hẻm cũng có thể ngửi thấy mùi thịtthơm lừng từ trong nhà bọn chúng bay ra.

Toàn bộ những gia đình trong khu vực đó đều là hộ dân nghèo, cùngquẫn đến nỗi ngay cả cháo loãng cũng không có mà húp. Nhà khá khẩm nhấttrong khu Niêm Ngư Oa thì phải cũng đến ngày lễ ngày tết mới dành dụm đủ tiền mua một miếng thịt cỡ đầu ngón tay, hoặc là loại xương đã róc hếtthịt rẻ như bèo. Mua về xong cả nhà ngồi làm một bữa sủi cảo, bởi vậy họ đặc biệt mẫn cảm đối với mùi thơm của thịt hầm cách thủy. Mọi người aicũng như có gai ở trong lòng, một kẻ bán sức kéo than bán, một tháng có thể kiếm được mấy hào, làm sao có đủ tiền ăn thịt hầm cách thủy, hơnnữa lại còn đến nửa đêm mới hầm?

Bốn

Hàng xóm láng giềng nghe nói tên bán than đá hay bẫy chó hoang, nênvõ đoán món hầm cách thủy đó được chế biến từ thịt chó, sợ họ bắt gặpđòi chia phần nên bọn họ mới lén lút như thế. Toàn bộ xóm láng quenthuộc vẫn canh cánh nghi vấn này trong lòng. Nhưng mãi cho đến khi côngan viên đến nhà tên bán than đá thu hồi tang vật thuốc phiện sống, cómấy người hàng xóm tọc mạch mới nhảy ra tố giác. Công an cảm thấy việcnày kỳ quặc, bèn trở về thẩm vấn cặp vợ chồng bán than đá. Vừa thẩm vấncả hai đã khai báo toàn bộ.

Thì ra trước giải phóng, đôi vợ chồng này đã ăn thịt người. Khi ấy,công việc bán than đá vừa bẩn lại vừa nặng nhọc, có thể khiến cho người ta lao lực đến thổ huyết. "Kéo xe than, quấy mạch nha, xay đậu hũ" được gọi chung là Tam đại khổ, trong đó kéo xe than đi bán chiếm vị trí đầutiên. Chỉ cần có công việc lao động chân tay khác, chẳng ai lại đi chọncái nghề này, bởi không những phải kéo xe đi bán than đá, kéo đến chỗmua còn phải cõng từng giỏ than một xếp gọn gàng vào tận nơi người tachỉ định. Cả ngày ăn rau húp cháo, trong bụng làm gì có chất, chẳng biết một ngày nào đó tối sầm mặt mũi đâm đầu ngã sấp mặt xuống đất, coi nhưcái mạng đã ô hô ai tai. Có một năm xảy ra nạn đói khủng khiếp. Ở vùngnông thôn ngay cả vỏ cây cũng bị người ta gặm sạch sẽ, muốn bẫy chóhoang cũng không còn con nào mà bẫy, tên bán than đã đói đến mức vàng cả mắt. Có một hôm, hắn đi ngang qua Chuyển Tử Phòng, cách Niêm Ngư Oakhông xa, cả hai đều nằm trong vùng Khiêm Đắc Trang. Trước kia có mộtbài vè, lời của nó thế này "Khênh quan tài, nhặt xỉ than, người nghèothà gánh muối đi bán; Kéo bè mảng, khiêng vật nặng, thà rằng khiêng Hàbá; Khiêm Đức Trang, dạo một vòng, đào đâu cũng có đồ ăn được; Niêm NgưOa, Chuyển Tử Phòng, ổ lưu manh mẹ mìn hại người; Bột bắp ngô, cao lương cứng, nuốt không trôi, dùng côn đâm; Muốn hút thuốc, có mạt cưa, muốnuống nước, có sông thối" .

Lời bài vè miêu tả rất sinh động, đủ để tưởng tượng ra cảnh tượngcùng khổ của cả khu vực Niêm Ngư Oa và Chuyển Tử Phòng, nhất là khuChuyển Tử Phòng. Khu đó chỉ có vài con hẻm nhỏ khép kín, phòng ốc quánửa là thấp bé đơn sơ. Riêng cái khu được gọi là ổ lừa đảo trộm bắt cóchại người thì cư dân của nó đều là dân giang hồ, có rất nhiều kẻ buônngười cũng sống ở nơi đó. Thường ngày, bọn chúng đi khắp nơi bắt cócngười mang về đây. Trẻ em thì bán cho gánh hát, phụ nữ thì bán vào kỹviện, tất cả các vụ mua bán đều giao dịch ở Chuyển Tử Phòng. Khi đingang qua khu đó, tên bán than đá gặp một phụ nữ vùng nông thôn đangđịnh bán con của mình. Đứa nhỏ này thanh tú khác thường, cũng rất trắngtrẻo sạch sẽ. Gặp phải năm mất mùa đói kém đến mức không còn đường màsống, cô ta mới định bế con vào trong nội thành bán cho một một gánh hát nổi danh học diễn kịch. Như vậy không những có đường sống, có khi saunày có lẽ còn có cơ hội ngoi lên. Người phụ nữ nông thôn đó chưa từngvào nội thành, nghe người ta bảo muốn bán con thì phải đến Chuyển TửPhòng. Chị ta vừa đi vừa hỏi đường lần mò đến. Khi gần đến nơi, chị tađói lả người không đi được nữa, ngồi tạm ở ven đường nghỉ chân. Tên bánthan đá nảy sinh ý đồ đen tối, hắn làm ra vẻ hảo tâm, bảo là thấy đứa bé đáng thương, muốn dẫn nó đi ăn chút gì đó. Chị nông dân cứ tưởng làthật, mới để cho đứa bé đi cùng với hắn. Tên bán than đá dẫn đứa bé đếnmột chỗ vắng vẻ, quơ lấy cái cuốc đào than, vung lên thẳng tay hạ gụcđứa bé kia. Sau đó, hắn bọc kín thi thể ném lên chiếc xe xích lô chởthan đá, lại còn dùng vụn than đá vùi kín mít. Kéo xe về đến nhà, hắnbảo với vợ là mình đã nhặt được xác một đứa bé ở giữa đường. Sau đó, hắn rửa sạch tro than trên người đứa trẻ, chặt đầu và tay chân vứt đi, nửađêm nhóm bếp, dùng da thịt xương cốt nội tạng làm món hầm cách thủy. Vợtên bán than đứng bên cạnh xem, sợ tới mức không còn hồn vía, đói chếtcũng không dám ăn thịt người. Nhưng đến khi ngửi thấy mùi thịt, ả chẳngcòn thấy sợ hãi gì nữa, không ngờ tới thịt người lại thơm như vậy. Đêmhôm đó, hai kẻ này đã ăn sạch sẽ thịt đứa bé, cứ tưởng lúc ấy hàng xómláng giềng đã đi ngủ cả rồi, làm sao biết được mùi thịt lại bay ra xanhư vậy, những người sống xung quanh người nào người nấy đều ngửi thấykhông sót một ai. Nghe người ta kể lại, người phụ nữ nông thôn kia ítkiến thức, khi phát hiện ra con mình đã bị kẻ khác bắt cóc, nhưng mộtphụ nữ ở nông thôn thì đâu biết cái gì, cũng không biết đường mà kêu oan báo án, nhất thời nghĩ quẩn, nhảy cầu biến thành xác trôi sông.

Cái gì cũng vậy, đã có lần đầu tiên sẽ có lần thứ hai. Kể từ sau khi thực hiện hành động man rợ đó một lần, về sau cứ đến khi đói đến mứckhông chịu đựng nổi, cặp vợ chồng tên bán than đá lại đi ra ngoài bắtcóc trẻ em, nhưng không dám gây án ở gần, mà chỉ hoạt động ở vùng ngoạithành. Chúng ăn thịt người riết nghiện thành bệnh, không phải năm xảy ra nạn đói cũng cảm thấy bứt rứt khi không được ăn thịt người. Chúng dùngchiếc xe xích lô che mắt mọi người để chở trẻ con về nhà ăn thịt. Nhữngnăm vừa qua, chẳng thể nào biết cặp đôi này đã ăn thịt bao nhiêu đứatrẻ. Toàn bộ đầu tóc quần áo được chúng chôn ngay dưới nền phòng. Côngan đào nền đất lên là tìm thấy ngay. Những người sống ở khu vực nàykhông ai là không kinh sợ, không ngờ tới lại khui ra một vụ trọng ánnghe rợn cả người đến như thế. Về sau, cặp vợ chồng tên bán than đá đềubị phán tử hình bằng hình thức xử bắn, âu cũng là hình phạt thích đángdành cho hai kẻ này.

Vụ án bị phá vào năm 1953, tình tiết thực sự trên cơ bản là như vậy. Nhưng cũng giống như mọi chuyện khác, cứ truyền từ người nọ sang ngườikia là tam sao thất bản, chưa được vài ngày đã bị thổi phồng lên quáđáng rồi. Đầu đường cuối ngõ đâu đâu cũng bàn tán Quách sư phụ đã phá vụ án bom người, nói rằng bên trên chiếc xe xích lô có dấu mấy cái xác trẻ con, bên trong cái nào cũng chứa đầy thuốc nổ định phá sập chiếc cầulớn trên dòng Hải Hà, nhưng đã bị ông ta bắt ngay tại trận. Sau giảiphóng, vốn dĩ đã không còn người nào nhắc đến hai từ "Thần sông" nữarồi, nhưng chỉ trong vòng vài ngày, ông ta đã phá liền hai vụ trọng ántrạm điện đài ngầm dưới sông và bom người. Bởi vậy, biệt hiệu "Thầnsông" lại truyền đi khắp nơi. Quách sư phụ tự biết trong lòng là khônghay, bản thân lại sắp gặp phải vận rủi.

Năm

Về phần vấn đề tại sao khi ở trên cầu vĩnh cửu vào cái đêm ngày hômđó, xe xích lô lại đột nhiên lại không sao đẩy đi nổi, cho tới tận bâygiờ cũng không có lời giải thích hợp lý cho chuyện gì đã xảy ra. Đa phần dân chúng đều có cùng một cách nhìn nhận, chiếc xe xích lô của tên bánthan đá đã lén lút chuyên chở quá nhiều trẻ con chết oan, đến ngay cảông trời cũng thấy chướng mắt, chắc hẳn là đã sai quỷ níu xe lại, nhờThần sông Quách Đắc Hữu thay cho người chết oan khuất giải oan báo thù.Nếu không phải như vậy, tại sao người khác lại không gặp phải những việc như thế này, mà cứ khơi khơi dồn hết cả vào ông ta? Mặc dù công anđương thủy rất hiếm khi tham gia phá án, nhưng công việc phá án và bắtgiam mấy vụ án vào mùa hè năm 1953, hoặc nhiều hoặc ít đều có liên quanđến Quách sư phụ.

Hai vụ trọng án trạm điện đài ngầm dưới sông và bom người bị pháchưa được bao lâu, Quách sư phụ lại cứu được vài người ngã xuống sôngHải Hà. Vài ngày sau, lão Lương đến nhà nói chuyện, với ý định giúpông ta lĩnh công.

Quách sư phụ tự hiểu có một số câu không thể nói ra, đề phòng nóidai thành nói dại, cho nên ngay từ ban đầu lão Lương hỏi một câu ông tamới trả lời một câu. Nhưng về sau, lão Lương nêu một câu hỏi khiến choông ta không sao trốn tránh được. Ông này hỏi một câu vì sao dân chúnglại luôn tặng biệt hiệu cho đội trưởng đội tuần sông là "Thần sông" ?

Quách sư phụ không còn cách từ chối, đành phải trả lời: "Những nămvề trước, những vị sư phó của đội tuần sông sẽ xem thuốc lá để xác địnhcó chết oan không. Mỗi khi vớt được xác chết trôi, trước tiên họ sẽ ởbên bờ sông châm một điếu thuốc, không cần xem tử thi, chỉ nhìn điếuthuốc đó cháy như thế nào là có thể biết được có oan tình gì hay không.Nguyên nhân nạn nhân chết là do đột tử hay là chết oan, toàn bộ có thểbiết được khi nhìn vào khói và tàn thuốc. Phương pháp xem thuốc lá rấtthần bí, năm xưa đã không có mấy người biết xem, đến giờ thì đã chẳngcòn ai biết nữa rồi. Trước kia, vị sư phụ già trong đội tuần sông cònbiết cả gọi hồn. Ví dụ như có người ngã xuống sông chết đuối, nhưng tửthi vẫn không nổi lên, đội vớt xác lặn xuống tìm kiếm cũng thấy đâu. Đến nước đó thì phải tìm đến người nhà của nạn nhân, nhờ họ cung cấp nạnnhân tên gì ngày sinh tháng đẻ ra sao cầm tinh con gì, rồi ghi hết toànbộ thông tin lên một tờ giấy vàng, sau đó mời sư phụ đội vớt xác tới gọi hồn cầu siêu, vừa gọi hồn vừa phải hoá vàng mã. Nghe nói, khi nghe thấy hô hoán, tử thi chìm dưới đáy sông sẽ tự trồi lên mặt nước. Nhữngphương thuật lâu đời này được dân chúng tôn sùng hết mức, cho nên thủlĩnh đội vớt xác thường có danh xưng Thần sông là bởi vậy."

Nghe xong, Lão Lương lắc đầu nguầy nguậy: "Những cách làm như xemthuốc biết oan trái gọi hồn nơi bờ sông như thế này có lẽ là quá mê tín rồi, đến giờ mà anh vẫn còn tin vào những việc thế này hay sao?"

Quách sư phụ trả lời: "Không hẳn là mê tín, phương pháp phá án củaxã hội xưa có hạn. Trước kia, đội vớt xác quả thật có áp dụng một vàibiện pháp kỳ dị để phá án, dân thường không hiểu ra sao, một đồn năm năm đồn mười, cuối cùng ai cũng cho rằng biện pháp đó rất linh. Nếu thật sự không đúng, phương pháp dân gian mà bao nhiêu thế hệ tích lũy kinhnghiệm từng chút một để sáng tạo ra không có ý nghĩa gì hay sao."

Lão Lương nói: "Chỉ giỏi bao biện, khu vực hạ lưu chín sông có đủcác loại vũng hố rãnh mương ngập đầy nước nhiều không đếm xuể, đội vớt xác đã vớt xác chết trôi ở khu vực này hai trăm năm có thừa, nhất địnhđã truyền lại rất nhiều kinh nghiệm. Lão Quách, anh thử nói cho tôi nghe xem, xem thuốc biết oan rốt cục là như thế nào? Hút một điếu thuốc làcó thể đoán được oan tình sao?"

Quách sư phụ không muốn nói thật, bèn đưa đẩy: "Tôi cũng chỉ nghe kể lại, trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một lần thựchành."

Lão Lương truy vấn không thu được kết quả, mới bảo rằng: "Tôi khuyên anh một câu, bây giờ dù sao cũng chuyển sang xã hội mới rồi, đội vớtxác cũng đã đổi tên thành công an đường thủy, không còn thích hợp nhắclại những chuyện ma quỷ đặt điều mê tín nữa. Vốn dĩ định giúp anh báocông, nhưng cách gọi Thần sông như thế này có ảnh hưởng rất xấu, cơ quan công an chúng ta đâu có phải là bến nước Lương Sơn, muốn phong danhhiệu thế nào thì được thế ấy hay sao?"

Quách sư phụ cũng tự hiểu, không thể mang trên người danh hiệu Thần sông được, cứ nhắc đến là lại gặp chuyện không may, người thường khôngthể gánh nổi cách xưng hô như thế này. Ví như lần này chẳng hạn, chẳngphải thượng cấp chỉ cần nói một câu là đã xóa sạch toàn bộ công lao pháán của ông ta hay sao. Nhưng điều này cũng không đáng sợ, đáng sợ nhấtlà có kẻ gở mồm, hễ cứ nhắc đến danh hiệu đó là ông ta lại cực kỳ dễ gặp phải những thứ mà bình thường không bao giờ nhìn thấy.
 
Chương 14: Vợ cương thi, con yêu quái


Một

Câu chuyện về Thần sông Quách Đắc Hữu trải qua thêm mắm dặm muối,được đồn đại nhanh chóng như vết dầu loang, sau giải phóng lại bắt đầuđược lan truyền chóng mặt, lại khiến một vật mà không ai có thể tưởngtượng ra nổi đã tìm tới tận cửa. Quay lại chuyện ngày hôm đó, nghe lãoLương thuyết giáo xong, Quách sư phụ rời cục công an đạp xe về nhà. Kểtừ sau khi nghĩa trang miếu Hà Long bị dỡ bỏ, ông ta đã chuyển đến ở con hẻm miếu Đẩu Mẫu*. Nơi đó cũng là một khu nhà cấp bốn san sát, mãi đếnthập niên ba bốn mươi mới được cải tạo lại, nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi cũ, bởi trước kia có một ngôi miếu Đẩu Mẫu, cho nên mới được gọi là con hẻm miếu Đẩu Mẫu.

*Đẩu Mẫu là nữ thần tám tay trong Đạo giáo Trung Quốc, là mẹ của chúngtinh trong chòm sao Bắc Đẩu, có địa vị ngang hàng với Tây Vương Mẫu.

Trước giải phóng, trong ngõ hẻm vẫn còn lại phế tích của ngôi miếunày. Ở Thiên Tân vệ, chùa chiền am miếu giáo đường nhiều vô kể, miếu Đẩu Mẫu là một trong số đó, còn được gọi là cung Thái Bình, tên đầy đủ làcung Hộ Quốc Thái Bình Bàn Đào. Vào thời nhà Minh, xuất hiện loại miếuTài Thần. Người ta goi Ngũ Lộ Tài Thần là để chỉ năm vị huynh đệ kếtnghĩa, dù họ khác nhau nhưng trong tên đều có chữ 'Hiển'. Khi còn sống,họ có rất nhiều tiền tài, thường xuyên giúp đỡ những người cùng khổ, âmthầm tặng nguyên bảo cho những gia đình nghèo khó. Sau khi chết, họ được phong là Ngũ Lộ Tài Thần. Xưa kia người ta còn có một tập tục, cứ đếnmùng hai tết là lại đến miếu Ngũ Lộ Tài Thần để dâng hương mượn nguyênbảo. Bởi vậy cứ đến khi mở cửa miếu vào mùng hai tháng giêng hàng năm,là lại phải tổ chức lễ hội.

Nhưng đến thời Minh mạt Thanh sơ, miếu Ngũ Lộ Tài Thần đã bị lũ lụtlàm đổ sập, triều đình hạ lệnh sửa chữa và cải tạo ngôi miếu thành miếuthờ phụng Tây Vương Mẫu và Đẩu Mẫu tám tay. Miếu Đẩu Mẫu miếu nằm trênmột cái gò đất, tiền điện thờ tượng Vương Mẫu nương nương, hậu điệnphụng Đẩu Mẫu nương nương ba mắt bốn đầu tám tay. Chính giữa chánh điệncòn đắp một ngọn Ngao Sơn, dựng cảnh tượng chúng tiên cưỡi mây tử bốnphương tám hướng đến tham bái Tây Vương Mẫu trong nội cung. Mặc dù ngôimiếu không lớn, nhưng hương khói quanh năm không ngớt, thiện nam tín nữthắp hương cầu con trai nối dõi đua nhau đến.

Theo truyền thuyết, mùng ba tháng ba âm lịch hàng năm là ngày TâyVương Mẫu ra đời. Mỗi năm, cứ đến ngày đó là lại phải tổ chức lễ hội.Thời điểm chính hội là vào cuối mùa xuân đầu mùa hè, khí hậu dễ chịu,bởi vậy người tham gia đông như kiến cỏ. Trước cửa miếu Đẩu Mẫu tám tay, ngựa xe như nước áo quần như nêm, du khách rồng rắn nối đuôi nhau màđi. Hai bên đường, hàng quán mọc lên san sát như cây rừng, riếng rao bán kẹo viên, bánh bột lọc kiều mạch ồn ào náo động không bao giờ dứt, cách đó cả hai dặm vẫn còn có thể nghe thấy. Có lẽ vì thắp hương quá nhiều,năm Tân Hợi (1911) ngôi miếu bùng cháy dữ dội, toàn bộ cung Đẩu Mẫu đãbiến thành một khu phế tích, chỉ còn lại một con sư tử bằng đá canh cửacung cho Vương Mẫu nương nương. Thập niên ba mươi bắt đầu lác đác có nhà dân mọc lên, con sư tử bằng đá nằm ở ngay đầu ngõ hẻm miếu Đẩu Mẫu.Con sư tử bằng đá không còn nguyên vẹn này nằm án ngữ ngay trước cửa ravào căn nhà cấp bốn bé tẹo của hai vợ chống Quách sư phụ, giống như linh vật trấn cửa, đáng tiếc là không đủ một đôi.

Trước đây, hầu như trước cửa nhà nào cũng có linh vật trấn cửa đượcđiêu khắc bằng đá. Chúng được bày đối xứng ở hai bên, còn được gọi làMôn Chẩm hoặc Môn Cổ, thậm chí còn có nơi gọi là Bão Cổ Thạch, có tácdụng bảo hộ hai bên cửa và trấn chỗ ở. Linh vật trấn cửa thường thấynhất là sư tử, bởi vì sư tử là vua của muôn thú. Sư đồng âm với "Thế,tự, sự", bốn con sư tử gọi là tứ đại đồng đường, hai con là mọi chuyệnnhư ý, nếu sư tử có đeo trang sức thì gọi là chuyện may không dứt, sư tử lớn giẫm lên sư tử con ám chỉ dòng dõi hưng thịnh, đủ mọi cách nói khác nhau. Quách sư phụ rất yêu thích con sư tử đá trước cửa nhà mình, mặcdù không còn nguyên vẹn nhưng nó đích thực là đồ cổ từ ngày xưa để lại,ngay tử khi mới bắt đầu dựng miếu Đẩu Mẫu tám tay thì con sư tử đá nàyđã có mặt ở đó rồi. Nếu ông nội Quách sư phụ còn sống, tuổi đời có khicòn kém con sư tử đá này mấy năm. Vào mùa hè, cứ mỗi khi ngồi hóng máttrong ngõ hẻm, ông ta lại ngồi trên lưng con sư tử đá bởi nó có độ caovừa phải. Đồng thời, nó cũng là tượng thú trấn trạch coi giữ nhà. Có nógiữ cửa, cả đêm đều ngủ ngon giấc. Nhưng cái ngày hôm đó, khi về đến cửa thì không còn thấy con sư tử đá đâu, trong lòng ông ta chợt sinh rabuồn bực: "Con sư tử ở cửa ra vào tự chạy đi được hay sao?"

Hai

Trước tiên, Quách sư phụ quăng chiếc xe đạp vào trong nhà. Vào thờikỳ đó, xe đạp là thứ đáng giá nhất trong nhà, do đơn vị cấp phát, mất là xong, cho nên không dám để bừa ở ngoài cửa. Đẩy xe vào nhà xong, ông ta hỏi vợ: "Con sư tử trước cửa nhà ta chạy đi đâu rồi?"

Người vợ đáp: "Ban ngày sửa đường ở đầu hẻm, đám công nhân đã được lệnh mang đi lấp hố làm đường rồi."

Quách sư phụ thốt lên: "Ai đời lại có kiểu phá hủy như vậy? Con sư tử đó còn nhiều tuổi hơn cả sư phụ của sư phụ của sư phụ tôi, bọn họ dựavào cái gì mà dám mang đi lấp hố làm đường?"

Người vợ bảo: "Nó đâu có thuộc quyền sở hữu của chúng ta, sao mà quản được."

Quách sư phụ nói: "Đáng tiếc, một ngày nào đó tôi sẽ đào nó lên."

Người vợ lại bảo: "Lão Quách, ông đừng có lắm chuyện có được không,cẩn thận không lọt vào tai người khác lại bị người ta mượn cớ tố cáo.Mau rửa mặt mũi rồi ăn cơm đi đã. Hôm nào rảnh rỗi, ông nhổ cái cây lựutrong ngõ đi mới là việc cần làm ngay."

Con hẻm miếu Đẩu Mẫu có một cây lựu, nhưng đã mục rễ, từ lâu đã không còn ra quả. Người Thiên Tân rất mê tín, kiêng kị trước cửa nhà mìnhtrồng cây lựu. Khi kết trái, bên trong toàn là múi con, nên còn được gọi là bách tử quả (quả trăm con), từ 'bách' đồng âm với từ 'bại', do đóbách tử cũng chính là bại tử, có nghĩa là không có con cái.

Quách sư phụ cho rằng các bà vợ lúc nào chả mê tín, nên không buồn để ở trong lòng. Ông ta rửa mặt ăn cơm, nhưng trong đầu lúc nào cũng nghĩ, không biết khi không còn con sư tử đá ở trước cửa nữa, đêm đến liệu cócon vật gì lẻn vào nhà tìm mình hay không.

Buổi tối hôm đó, ông ta ăn cơm ở nhà, người vợ nấu cháo lá sen. Ngàytrước, cứ vào mùa hè là dân chúng rất thích nấu loại cháo này. Trướctiên nấu gạo đến khi nở bung thành cháo hoa, nước cháo trắng tinh đặcquánh lại, sau đó bẻ lá sen phủ lên trên nồi cháo. Chỉ một lát sau, móncháo hoa nóng hôi hổi đã biến thành màu lục nhạt. Đến khi mùi hương lásen tỏa ra thì tắt bếp bắc nồi ra, úp kín vung để mùi hương lá sen ngấmtoàn bộ vào trong cháo. Riêng cái mùi hương tinh khiết chỉ loại cháo này mới có, ai đã nếm qua một thìa, vĩnh viễn cũng sẽ không bao giờ quên.Khi dùng món này phải cho thêm sợi củ cải trắng trộn dấm chua ớt chiên,rồi ăn kèm với bánh bột ngô. Khi ấy, những người dân còn ăn món nàythường xuyên hơn cả cơm rau dưa. Lúc ăn cơm, Quách sư phụ nhận thấy, sau khi mưa liền mấy ngày khí hậu ẩm ướt, vách tường trong nhà đã tróc ravài chỗ, định bụng hôm nào rảnh rỗi sẽ dán lại. Nghĩ vậy, ông ta khôngkìm được than thở với vợ vài câu rằng, đáng tiếc cái tay nghề dán váchgấp giấy ngày trước, giờ chỉ còn dùng vào việc dán tường với hộp giấy;sau đó chuyển sang chủ đề tối ngày mai ăn cơm với cái gì. Người vợ địnhlàm món mì tương vừng, nên mới bảo ngày mai sau khi tan ca, trên đườngvề ông ta nhân tiện mua hộ hai cân mì sợi, nếu không có thì mua bánhngô xốp Du Thụ Tiền cũng được.Quách sư phụ bảo: "Thân thể bà không tốt,nói chung không thể nào ăn những thứ như vậy, hãy ăn vài món ngon để bồi bổ, sau này còn trông cậy vào bà sinh con đẻ cái, trai hay là gái đềuđược cả. Có con rồi, sau khi chúng ta chết, đến thanh minh còn có ngườiđến tảo mộ."

Hai vợ chồng thảo luận những vấn đề sinh hoạt vặt vãnh trong nhà,quên phứt chuyện con sư tử đá từ lúc nào. Cơm nước xong xuôi, người vợthu dọn bát đũa, ngoài trời mưa dầm dề không ngớt, Quách sư phụ ngồi ởphòng trước dán hộp giấy, bảo với vợ ngày mai sẽ mua một ít bạch thủydương đầu** về nhà ăn bữa tối. Quách sư phụ biết một người làm món bạchthủy dương đầu tên là Mã Hồi Hồi, làm nghề gia truyền đã sáu đời. Anh ta bán thịt dê lưu động bằng xe đẩy, tay nghề quả thực là hạng nhất. Khilàm món bạch thủy dương đầu, anh ta cắt thịt mỏng như giấy, rắc một ítmuối tiêu lên trên, có thể nói thơm ngon vô cùng, mùa hè cho vào ướplạnh, chưa cần nếm đến hương vị, chỉ cần nghe thấy tiếng rao là đã đủlàm cho linh hồn nhỏ bé bay bổng rồi. Quách sư phụ thích ăn biết ăn vàsành ăn, chỉ thiếu mỗi tiền mà thôi, có thể bình luận món ăn đâu ra đấy. Đến mai, ông ta sẽ đợi lúc người ta chuẩn bị dọn quán bán nốt chỗ bạchthủy dương đầu thì mới mua, đến lúc ấy giá không chỉ rất rẻ, mà hương vị cũng vẫn chưa đến mức biến đổi. Hai vợ chồng nói chuyện được dăm ba câu thì Quách sư phụ lại giục vợ vào trong buồng ngủ trước đi, ông ta địnhdán thêm vài cái hộp giấy nữa. Mải làm, đến nửa đêm lúc nào không hay,nghe thấy ngoài trời mưa đã ngừng rơi, Quách sư phụ ngáp một cái. Vẫncòn mười cái hộp giấy chưa dán, nhưng giờ thật sự đã không mở mắt rađược nữa rồi rồi, xương sống thắt lưng cánh tay đều mỏi dừ, nhìn cái gì cũng mờ mờ ảo ảo, ông ta định bụng để lại đến sáng ngày mai mới dánnốt. Đúng lúc này, ông ta nghe thấy cánh cửa phòng khẽ cọt kẹt, giốngnhư có người đang đẩy cửa một cách nhẹ nhàng để đi vào, nếu không phảilà nửa đêm còn thức thì chắc không tài nào nghe thấy được. Ông ta thầmnghĩ: "Đêm khuya vào nhà, không phải gian xảo tức là đạo chích. Đêm hômkhuya khoắt thế này, ai còn gõ cửa nhà chúng ta chứ?"

**Bạch thủy dương đầu: Một món ăn cầu kỳ của người Trung Quốc làm từthịt đầu dê, thái mỏng thành miếng lớn, có màu trắng tinh, khi ăn chấmvới muối tiêu đặc chế

Ba

Đêm đã khuya, lúc này tuyệt đối không thể nào là hàng xóm láng giềngsang chơi nhà, mà cho dù là có đến chơi, họ cũng sẽ gõ cửa chứ khôngphải lén lút đẩy cửa thế này. Con hẻm miếu Đẩu Mẫu quang đãng sạch sẽ,trước kia là nơi thắp hương thờ thần, hơn trăm năm không có mồ mả, bởivậy có thể khẳng định không phải là ma quỷ. Trước kia có một tên trộmđược mệnh danh là trùng cửa, chuyên môn lợi dụng lúc đêm khuya ngườivắng gà không kêu chó không sủa ngủ chết mê chết mệt, âm thầm đẩy cửanhà người ta. Nhà ai ngủ quên không cài cửa, tên trộm này sẽ lẻn vào,lợi dụng bóng đêm rón ra rón rén lục lọi, trộm không chừa cái gì, sờthấy cái gì là lấy cái đó. Có khi hắn còn dùng đao lách qua khe cửa gẩychốt ra, mở cửa lẻn vào trong còn đóng lại cẩn thận. Trước kia, ngườigià trong nhà luôn không quên dặn đi dặn lại con cháu: "Ban đêm đi ngủphải hết sức chú ý đến cửa nẻo, đừng để cho tên trùng cửa có cơ hội vàonhà!" Mất của chỉ là việc nhỏ, không may lũ trộm cắp dùng đao chọc chomột nhát, cả nhà toàn bộ già trẻ đang ngủ sâu giấc, đến lúc đó chết cũng không biết mình chết như thế nào.

Quách sư phụ dù sao cũng là công an, công an đường thủy cũng là côngan, đương nhiên không sợ "Trùng cửa". Khi nghe thấy bên ngoài cửa phòngkhẽ phát ra tiếng động, ông ta tự nhủ: "Câu 'Gan ăn cắp lớn tày trời'quả thực là chính xác, lá gan tên trộm này đích xác không nhỏ. Đèn trong phòng nhà ta vẫn còn sáng mà hắn cũng dám đẩy cửa, có còn coi ai ra gìnữa không?" Tuy nhiên cánh cửa không những được cài chốt, mà còn cài đòn ngang, đẩy từ bên ngoài không thể nào mở ra được. Ông ta tiện tay vớlấy cây gậy gác trên đỉnh đầu, đứng dậy mở chốt đẩy cửa ra, rồi cầm theo cây gậy ra bên ngoài xem xét. Những gia đình khác trong con hẻm đã ngủtừ lâu, lúc bấy giờ đèn đường đã tắt hết, bên ngoài tối om, không có lấy một bóng người.

Quách sư phụ nhủ thầm: "Quái lạ thật, nếu như là trộm nghe thấy tiếng mở cửa bỏ chạy thì cũng không thể nào không có tiếng bước chân, ở trêngác hay sao?" Nghĩ vậy, ông ta ngước nhìn lên trên gác. Trời tối quá, nhìn một lúc lâu mà chẳng thấy cái gì, ông ta cũng cảm giác không thấycó gì khác lạ cả, trong lòng tự dưng lại chuốc phải bực bội. Vừa mớiđịnh đẩy cửa quay vào nhà ngủ thì ông ta nghe thấy đối diện vang lêntiếng "Chít chít". Mặc dù tiếng kêu không lớn lắm, nhưng vào đêm khuyalại nghe thấy rõ mồn một. Trong ngõ hẻm tối lửa tắt đèn, mặc dù chỗ đócách không xa, nhưng ông ta chẳng nhìn rõ con vật gì đang kêu ở bên đó.

Trước cửa phòng có cây đèn chiếu sáng ngoài hiên, Quách sư phụ tháodây thừng lấy cây đèn xuống. Đến khi nhìn ra đó là cái gì, ông ta lậptức cảm thấy quái dị. Trước cửa nhà có một con chuột to, già đến mứclông ở sống lưng đã chuyển sang màu trắng, có lẽ đã sống rất lâu. Haicon mắt xanh lục âm u, trông thấy người nó lại không chịu chạy, mà ngồichồm hỗm tại chỗ nhìn ông ta. Trong lòng thầm hiểu là con chuột già này vừa mới đẩy cửa phòng, Quách sư phụ xua đuổi: "Cút đi! Trong nhà khôngcó cái gì cho mày ăn đâu."

Quách sư phụ đuổi mấy lần, nhưng thấy con chuột đó luẩn quẩn khôngchịu đi, giống như muốn làm điều gì đó. Nhưng hỏi cũng không có cách nào mà hỏi, suy đoán cũng chẳng ra, khiến trong lòng ông ta cực kỳ buồnbực. Ông ta chợt nhớ ra, nghe nói năm xưa cung Vương Mẫu của miếu ĐẩuMẫu hương khói rất thịnh, hậu điện thờ phụng Đẩu Mẫu nương nương támtay, mỗi lần tổ chức lễ hội kéo dài tới mấy ngày, trước bức tượng kimthân Đẩu Mẫu nương nương phải thắp tới cả trăm chén đèn dầu. Khi ấy córất nhiều chuột chạy vào trong miếu, chuyên lén lút ăn dầu vừng trongđèn trên điện, còn gặm cả nến làm bằng mỡ trâu. Bầy chuột đó giống nhưcó linh tính, chưa bao giờ dám vào qua cửa chính, luôn đào lỗ ở chântường sau điện chui vào, khi chưa khai hội thì đám chuột này khônghiện thân. Tất cả thiện nam tín nữ đều thống nhất cho rằng chuột cũng là thần tiên, vào miếu là để tham bái Tây Vương Mẫu và Đẩu Mẫu nươngnương, vì vậy không nên làm hại chúng. Đối với hành động trộm dầu gặmsáp của chúng, họ thường mắt nhắm mắt mở coi như không thấy.

Quách sư phụ nghĩ thầm: "Bình thường chuột phải sợ người mới đúng,tại sao lại nửa đêm còn đến đẩy cửa? Thấy đèn cũng không trốn? Kỳ quáinhất là thường ngày không đến, đến hôm nay là ngày con sư tử đá canh giữ bị lấy đi lấp hố làm đường thì con chuột này mới đến, nó thực sự làchuột tiên năm xưa trộm dầu thắp đèn trong miếu hay sao?"

Bốn

Quách sư phụ chợt nhớ tới truyền thuyết chuột tiên ăn trộm dầu trongmiếu Đẩu Mẫu năm xưa. Một con chuột lớn sống lâu đến mức lông trên sốnglưng chuyển sang màu trắng như vậy thật sự là hiếm thấy, trong lòng ôngta cảm thấy kỳ lạ. Nhưng trong phòng đâu có đèn dầu vừng lẫn nến mỡtrâu, vừa rồi lại không có cả đồ ăn thừa để qua đêm, tại sao con chuộtlại lẩn quẩn trước cửa không chịu đi?

Trong lúc ông ta đang khó hiều, con chuột bỗng quay đầu men theochân tường chạy đi mất. Quách sư phụ cho rằng mình nghĩ ngợi quá nhiều.Thấy con chuột bỏ đi, ông ta định quay về nhà ngủ, nhưng con chuột đóchạy đi được một đoạn thì dừng lại, ngoái đầu lại nhìn ông ta chằm chằm.

Quách sư phụ thầm nhủ: "Nó làm vậy là muốn bảo ta đi theo hay sao?"Ông ta vào trong nhà lấy đèn pin, sau đó đóng cửa thật chặt rồi bám theo sau con chuột, định thử đi xem rốt cục là có chuyện gì xảy ra.

Con hẻm miếu Đẩu Mẫu tám tay được coi như vùng bán ngoại thành, nằm ở một nơi rất vắng vẻ, ra khỏi đầu hẻm rẽ theo hướng bắc là tới một cáiao tro rất lớn, to bằng cả hai cái sân vận động cộng lại, xung quanh bờkhông có người ở, thời ấy khắp nơi cỏ lau mọc um tùm. Khi xây dựng miếuĐẩu Mẫu, người ta đã đốt cỏ lau để lấy đất, tạo thành một cái hố lớnhình chữ nhật, chất đất dưới hố không tốt, toàn là bùn nhão màu xám đen, cho nên mới được gọi là ao tro. Ngoài ra còn có một nơi được gọi là gòtro, cảnh tượng trái ngược hẳn so với ao tro. Mùa mưa trời oi bức, bêntrong ao tro tích đầy nước, mùi hôi ngút trời, dưới lớp bùn nhão ở đáyao có một loại cỏ ngải mọc lên dài bằng mấy lần chiều cao thân người,muỗi đua nhau sinh sôi. Trong nước không có một con cá nào, nhưng lại có không ít con giống cóc. Con giống cóc là cách gọi thông tục của ngườidân, thực ra nó chỉ là nòng nọc, sau này lớn lên sẽ biến thành cóc. Saunày có người dùng dây kẽm và vải màn làm thành vợt nhỏ, ngồi bên cạnh ao vớt con giống cóc để giải buồn, người lớn trẻ em đều có cả. Người nàovô ý trượt xuống ao, bị bùn nhão hút chặt không leo lên được vậy là chết đuối. Mỗi năm, ít nhất có vài ba người chết đuối dưới ao tro.

Quách sư phụ đi theo sau con chuột, khi đến bờ ao tro, ông ta tìmkhắp nơi mà không nhìn thấy con chuột đó đâu nữa. Có lẽ có một cái hangquanh đâu đó, nó tiện đường chui vào trong đó mất rồi. Mắt thấy khắp bốn phía cỏ hoang cao lút đầu người, tối như mực không có ánh đèn dầu nào,đêm khuya vắng lặng, giữa vùng đất hoang vu ngay cả tiếng cóc kêu cũngkhông có, tự nhiên lạc vào khung cảnh như thế khiến cho ông ta cảm thấytương đối khiếp đảm, văng vẳng đâu đây nghe thấy tiếng chuông trên lầucanh điểm canh ba.

Vào thời nhà Minh, ngay từ khi bắt đầu xây dựng thành Thiên Tân, khunội thành cổ đã dựng gác chuông trên lầu canh, điểm chuông báo giờ theoquy luật Tiếng Chuông Buổi Sáng Tiếng Trống Hoàng Hôn, biến thành mộttruyền thống kéo dài tới mấy trăm năm, mãi đến những năm năm mươi củathế kỷ này mới dần bị hủy bỏ. Thời kỳ bấy giờ, rất hiếm người có đồng hồ đeo tay đắt tiền, toàn bộ dân chúng đều có thói quen nghe chuông cổ báo giờ. Khi ấy, nhà cấp bốn rất nhiều, không gian thoáng đãng, mỗi khi bên trên lầu canh gõ chuông cầm canh, tiếng chuông vang rất xa. Vào nhữngnăm vừa mới giải phóng, khi hỏi giờ mọi người không hỏi mấy giờ rồi, màtheo thói quen hỏi canh mấy rồi. Một đêm chia làm năm canh, mỗi canh làmột thời thần, một thời thần tương đương với hai giờ. Chín giờ tối làcanh một, canh ba là giữa mười một giờ đêm hôm trước đến một giờ sánghôm sau. Từ canh hai đến canh năm, người ta điểm canh bằng gõ chuông màkhông đánh trống, tiếng chuông thanh thúy vang xa, không quá ảnh hưởngtới giấc ngủ của dân chúng. Từ hừng đông trở đi thì trước trống sauchuông. Khi nghe hết tiếng điểm canh trong nội thành cổ, Quách sư phụ tự bảo với mình: "Đêm hôm khuya khoắt tự dưng lại theo con chuột chạy đến giưa nơi đồng không mông quạnh, bản thân ta chẳng phải là ăn no rỗiviệc hay sao?" Ngẫm lại cảm thấy buồn cười, ông ta định quay về nhà.Nhưng khi ánh đèn pin lướt qua mặt nước của ao tro, ông ta thoáng nhìnthấy một vật trắng phếu.

Vật đó nằm trong góc chết của ao tro, bình thường, người vớt cóc noncũng sẽ không bao giờ đến chỗ này. Đồng thời, nếu đổi là người khác, cho dù họ có nhìn thấy cũng sẽ không bận tâm, nhưng Quách sư phụ có cặp mắt của người trong nghề, vừa liếc qua đã nhận ra vật đang nổi trên mặtnước là một tử thi, mặt úp xuống lưng hướng lên trên nửa chìm nửa nổitrên mặt nước. Bên dưới ao tro toàn là thủy thảo bùn nhão đầy tanh tưởi, mặt nước ao lại phẳng lặng, sau khi người này bị chết thì cái xác vẫn ở yên một chỗ cho đến tận bây giờ, lấp ló trong đám cỏ ngải ngoi trên mặt ao, đã trương phềnh lên. Bấy giờ lại đang là giữa mùa nóng, trên thânthể người chết đã sinh ra giòi trắng.

Quách sư phụ bắt gặp một cái tử thi trong ao tro, trời nóng sinh ragiòi nhung nhúc, trong đêm tối không có cách nào vớt lên, đành phải vềnhà bảo Đinh Mão chạy đến cục công an đi tìm người. Đến lúc hừng đông,họ làm một cái thòng lọng bằng dây thừng, kéo tử thi lên bờ. Trên ngườitử thi vẫn còn nguyên quần áo giày vớ. Những người vây quanh xem vớt xác đã khẳng định, người chết là một thanh niên sống ở Tiểu Vương trangcách ao tro không xa. Mấy ngày hôm trước, anh ta đã ra khỏi nhà nhưngvẫn chưa thấy về, tìm khắp nơi mà không thấy, có ai ngờ lại bị trượtchân ngã xuống ao tro chết đuối. Nơi này vắng vẻ như vậy, điều gì đã xui khiến Quách sư phụ tìm ra được?

Lão Lương cục công an cũng cảm thấy kỳ quái, bèn hỏi Quách sư phụphát hiện ra người chết bằng cách nào? Quách sư phụ nói chỉ là do tìnhcờ thôi. Đêm ngày hôm qua, nhà tôi bị chuột đến quấy rầy, khi đuổi theocon chuột già đó đến chỗ này thì nhìn thấy dưới ao tro có xác chết đãnhung nhúc giòi.

Năm

Những người già sống ở quanh đấy bảo rằng: Việc này không phải làtình cờ, các vị có biết người chết là ai không? Tổ tiên của người thanhniên này chính là vị Tôn thiện nhân nổi danh ở vùng này. Ngày xưa, ôngấy mở một cái Tôn ký tạp phố (tiệm tạp hóa nhà họ Tôn), tạp phố chínhlà tạp hóa phố (tiệm tạp hóa), người Thiên Tân vệ hay nói tắt, khi nhắcđến Tôn ký tạp hóa phố đã lược bớt chữ 'hóa' đi. Lão chưởng quầy Tôn ký tạp phố cả đời chuyên môn tích đức làm việc thiện, quét rác không làm hại con sâu cái kiến, khi bắt được con rận nào trên người cũng khôngđành lòng bóp chết, năm nào cũng đến Bàn Đào Cung trong miếu Đẩu Mẫu tám tay để thắp hương. Khi ấy, hậu điện Bàn Đào Cung rất lắm chuột, hộichùa năm nào chúng cũng lén đến ăn dầu thắp đèn gặm sáp nến. Người trông coi hương khói trong miếu không buông tha, có ý định diệt sạch đámchuột nhắt đó. Biết được điều này, lão chưởng quầy Tôn ký tạp phốkhuyên nhủ người trông coi hương khói tha cho những con chuột một đườngsống. Chúng cắn hỏng bao nhiêu ngọn nến ăn vụng mất bao nhiêu dầu thắp,khoản thiệt hại này sẽ do lão chưởng quầy Tôn ký tạp phố hoàn trả gấpbội cho ông ta. Bởi vậy, đến giờ, khi con cháu của Tôn gia tạp phố chết dưới ao tro, có một con chuột già đã từng chịu ân năm xưa đã dẫn Thầnsông Quách sư phụ tới tận nơi, nếu không thì ai có thể tìm ra tử thi ởmột nơi khuất nẻo như thế này? Theo truyền thuyết dân gian, Hồ HoàngBạch Liễu Khôi là ngũ đại gia, chuột là Khôi gia trong số đó. Trên thựctế, chuột ở trong miếu quanh năm, ai dám nói chúng không một chút linhtính nào?

Khi nói xong, mọi người lại bắt đầu bàn tán lan sang thuyết mê tínnhân quả. Quách sư phụ đã tự mình biết thế nào là ăn trái đắng, nhìnthấy lão Lương xanh cả mặt, ông ta vội vàng bảo đám đông đừng nói đếnchuyện này nữa. Nhưng, những người kia vẫn tiếp tục sôi nổi bàn luậnkhông dứt, còn nói đến một vụ án trâu kêu oan xảy ra vào thời nhà Thanh. Có một nông dân do tranh chấp với người khác nên bị sát hại, hung thủđã chôn xác anh ta ở một vùng đất hoang, hiếm người qua lại. Thủ phạmchắc mẩm thần không biết quỷ không hay, nhưng đâu ngờ, toàn bộ quá trình giết người vùi xác đều bị con trâu mà người nông dân dắt theo chứngkiến từ đầu đến cuối. Sau này, mỗi lần người nhà anh nông dân dắt contrâu đó đi cày ruộng, hễ đi qua chỗ chôn xác là nó lại quỳ xuống đấtchảy nước mắt, quất mạnh thế nào cũng không chịu đi. Cảm thấy hành độngđó của con trâu khác thường, mọi người đào đất lên thì tìm ra xác ngườibị sát hại, vì vậy báo án với quan. Khu vực gần miếu Đẩu Mẫu tám tay,trước kia xác thực có chuyện trâu kêu oan, hiện giờ lại xảy ra chuyệnnhư thế này cũng chẳng phải là điều gì kỳ lạ hiếm có cả.

Nghe xong, Lão Lương không vui ra mặt. Nhưng ông này không muốn tốnnước bọt với những người kia, nên gọi riêng Quách sư phụ ra một chỗ. Ông này bảo, theo dấu hiệu cho thấy, xác chết dưới ao tro rất có thể là dokhông may trượt chân rơi xuống, bị bùn hút chặt chân mà chết đuối. Thờitiết quá nóng, xác chết đã phân hủy cao độ, nguyên nhân cụ thể ra saocòn phải đợi tiến hành kiểm tra thi thể xong mới biết được, ít nhất ba ngày sau mới có kết quả. Đối với câu chuyện đội vớt xác hút thuốc đoánoan mà Quách sư phụ đã đề cập tới lúc trước, ông này vẫn cảm thấy khó có thể tin được, cho rằng tư tưởng mê tín đã bén rễ thâm căn cố đế trongđầu Quách sư phụ, làm sao có thể từ thuốc lá nhìn ra người chết có âmkhí và oán khí được đây? Ông này yêu cầu Quách sư phụ thực hiện việc đốt thuốc đoán oan ngay tại đây một lần, thử xem phương pháp mê tín đã lưutruyền tại đội vớt xác mấy trăm năm đến cùng là ra làm sao. Nói như rồng leo, làm như mèo mửa, những kẻ chỉ biết khua môi múa mép nói cái gì màchẳng một tấc lên đến trời, chưa hẳn đã có bản lĩnh thật sự nào.

Lão Lương làm vậy là muốn bắt chẹt Quách sư phụ ngay tại trận. Ôngnày cho rằng xem thuốc đoán oan là việc hoàn toàn không có khả năng, bèn nảy ra ý định, đang lúc đông người như thế, nhân cơ hội cho mọi ngườitận mắt chứng kiến những điều như thế này chung quy lại chỉ là thủ đoạnmê tín của xã hội xưa.

Quách sư phụ làm sao không rõ ý định của đồng chí lão Lương. Bìnhthường, công an đường thủy chỉ có trách nhiệm tìm kiếm xác chết trôi,không bao giờ thắc mắc người đó chết như thế nào, nhưng sự việc hôm naycó liên quan đến bản thân một cách kỳ lạ, ông ta phải đứng ra lãnh trách nhiệm. Nghe thấy lão Lương nói như vậy, ông ta không có cách nào từchối được nữa. Nhưng khi sờ đến túi áo mới nhớ ra không mang theo thuốc, ông ta đành quay sang xin lão Lương một điếu.

Lão Lương có một bao Tiền Tiến, một loại thuốc lá rất phổ biến thờikỳ mới giải phóng. Ông này móc thuốc ra đưa cho Quách sư phụ rồi hỏi:"Lão Quách, loại thuốc này có được không?" Nhưng ý tứ trong câu hỏi củaông này thực ra lại là: "Đợi lát nữa cái thủ đoạn mê tín đó của ông mấtlinh thì đừng có trách tôi đã đưa cho mình loại thuốc không tốt."

Lúc trước, ông này đã nghe Quách sư phụ nhắc tới câu chuyện, mỗi khivớt được một cái xác trôi sông đã trương phềnh bốc mùi phân hủy, độituần sông chỉ cần hút một điếu thuốc là có thể nhìn ra người này có oantình hay không, bởi vì người chết có âm khí, nếu chết đuối dưới nước thì chính là đột tử, còn bị kẻ khác giết chết rồi mới vứt xác xuống sông là chết oan. Hai loại âm khí này khác nhau, âm khí nặng là có oan tình,khác nhau ở chỗ có phải chết dưới sông hay không. Lúc hút thuốc quan sát khói là có thể phân biệt được loại âm khí nào, đây dường như là điềuquá thần kỳ, lão Lương kiên quyết không tin.

Quách sư phụ nhận lấy điếu thuốc, trả lời: "Chẳng cần biết ngon haykhông ngon, cứ thuốc lá là được." Đánh diêm châm thuốc, sau đó ông tangồi xổm bên cạnh xác chết, hút hết hơi này đến hơi khác, mắt không mộtlần nhìn đến cái xác chết trôi đó.

Lão Lương nghĩ thầm, hút như thế và mình bình thường hút thuốc đâu có khác gì nhau, vậy mà nhìn được ra âm khí hay sao? Ông này bèn hỏi Quách sư phụ: "Thế nào rồi? Có nhìn ra cái gì không?"

Quách sư phụ không đáp lại một câu, chỉ liên tục rít thuốc. Sau khihút hết điếu thuốc đó, ông ta đứng lên bảo lão Lương: "Có oan khí, chuẩn xác là bị kẻ khác giết chết rồi mới vứt xác xuống ao."

Những người đứng xem xung quanh lập tức xôn xao bàn tán ầm ĩ mộttrận. Ai cũng chỉ mới được nghe kể vị sư phụ già của đội tuần sông biếtxem thuốc đoán oan, nhưng chưa một người nào được tận mắt nhìn thấy. Hôm nay được thấy Quách sư phụ chỉ ngồi xổm bên cạnh tử thi hút hết mộtđiếu thuốc, sau đó đứng lên phán rằng có oan tình, quả thực là thần kỳ.

Lão Lương kín đáo lắc đầu, trong lòng tự nhủ: "Giả thần giả quỷ, tôiđã nhìn chằm chằm vào ông ngồi bên cạnh tử thi hút thuốc, nhưng nào cóthấy ở đâu có oan khí?"

Xác chết trôi vớt từ dưới ao lên nhanh chóng được đưa đi kiểm nghiệm. Sau đó, lão Lương quấn lấy Quách sư phụ hỏi: "Vừa rồi thật sự là ông đã nói mò?"

Quách sư phụ bảo: "Tôi không hề lừa gạt một chút nào. Năm xưa, vị sưphụ già của đội tuần sông đã truyền lại phương pháp này, chuyên dùng đểxem sông âm khí của xác chết trôi, mười trường hợp ít nhất có thể xemchuẩn đến chín. Chỉ có điều, nhà nước có luật lệ của riêng mình, phươngpháp dân gian này của chúng không thể đưa ra công khai được, chỉ đành âm thầm tự công nhận trong lòng mà thôi."

Lão Lương thốt lên: "Bậy, nếu hút điếu thuốc có thể phân biệt đượcngười chết có oan khí hay không, thế thì còn cần đến công an và pháp ylàm gì?"

Quách sư phụ nói: "Đội vớt xác năm sông của chúng tôi, hàng năm vớtđược không biết cơ man nào là xác chết, những sự việc thế này đã thấyrất nhiều, qua thời gian dài đã tổng kết ra được một vài phương pháp dân gian, trên không nói cho cha mẹ, dưới không truyền cho con cái, ai cũng không thể dạy, chỉ có thể truyền từ sư phụ xuống đồ đệ, chỉ đời nọ tiếp nối đời kia truyền miệng ghi nhớ trong lòng."

Lão Lương rất cố chấp: "Nếu ông không nói cho rõ ràng, rốt cục xemthuốc lá nhìn ra oan tình là như thế nào, tôi sẽ không thể nào tin ôngđược, đành phải phán xét ông làm vậy là hành nghề mê tín dị đoan."

Tranh cãi đến đây, Quách sư phụ không còn biện pháp nào đối phó, bấtđắc dĩ đành phải nói rõ toàn bộ cách xem thuốc đoán oan cho lão Lươngbiết. Khi hút thuốc bên cạnh xác chết, không phải ông ta xem hình dạngkhói thuốc ra làm sao, bởi dù có phun mây nhả khói cũng không thể nàonhìn thấy âm hồn.

Sáu

Lão Lương nói: "Ông coi, tôi đã bảo là hút thuốc bên cạnh xác chếtcũng chẳng nhìn thấy cái gì, thế này không phải giả thần giả quỷ thì làcái gì?"

Quách sư phụ bảo, lúc hút thuốc thì đúng là không nhìn thấy được maquỷ thật, nhưng vẫn có thể nhìn ra có oan tình hay không, chuyện gì đãxảy ra. Thiên Tân vệ là nơi chín con sông đổ vào biển, hố ngầm phân bốdày đặc tại nơi các nhánh sông giao nhau. Xác chết trôi xuất hiện trênsông, nguyên nhân không chỉ riêng bởi chết đuối do bơi lặn mà chết kiểugì cũng có. Từ thời Thanh mạt cho đến nay, xã hội đói kém loạn lạc, cáclộ bang phái mọc lên san sát như cây rừng, trộm cướp như rươi, giếtngười ném xác xuống sông chẳng phải là điều xa lạ gì. Đội vớt xác thì cả ngày chẳng làm gì khác ngoài việc làm bạn với những cái xác trôi sôngđó. Mặc dù không quan tâm đến việc phá án, nhưng họ nhìn thấy xác chếttrôi sông quá nhiều, cho nên đã tổng kết ra không ít kinh nghiệm, ví dụnhư xem thuốc đoán oan này chẳng hạn. Không nhất định phải cần đến khóicuốn, năm xưa còn cách đốt phù giấy vàng, chỉ cần là những vật cháy sinh ra tro là được, hoặc là tàn thuốc, hoặc là tàn tro, hoặc là tàn hương,dùng chỗ tro đó vãi lên thân thể người chết, xem chúng bám vào được baonhiêu, nếu bám vào nhiều là âm khí nặng, âm khí nặng chứng tỏ có oantình.

Âm khí là thứ khó mà giải thích, cũng không thể nào miêu tả được, cólẽ chỉ có thể cảm nhận được, nhưng nhìn không thấy sờ không được. Độivớt xác bảo âm khí nặng, là muốn nói xác chết trôi đương nhiên có oan.Còn nếu như chết rồi mới vất xác xuống sông, lúc ấy hơi thở người đó đãtuyệt rồi, khác hẳn với người bị chết ngộp dưới nước. Tuy nhiên, thờiđiểm dưới sông xuất hiện xác chết trôi, đa phần là vào những ngày nóng,phát hiện ra sớm còn dễ phán đoán, phát hiện ra muộn thì xác chết đãphân hủy, không tài nào còn nhận diện được nữa. Vào thời nhà Thanh, quan phủ rất vô trách nhiệm, cứ vớt được xác chết trôi thì trước hết để mặcngười của đội tuần sông đội xem qua một lượt, nếu nhìn ra có oan thì mới đi báo quan. Những vị sư phụ của đội tuần sông dần dần đã lần mò tổngkết ra được một vài kinh nghiệm, coi như là một anh khám nghiệm tử thinửa mùa rồi. Họ lấy tàn thuốc tàn tro vẩy lên thân thể xác chết trôi,từ đó có thể nhìn ra có oan hay không. Nói là có oan, thực ra là muốn nói người đó đã chết trước khi rơi xuống nước. Ngày xưa ai mà chẳng mêtín, nếu nói thẳng tuột là có oan hay không có oan thì chẳng có ai tinnổi, phải nói là âm khí nặng thì mọi người mới thật tâm tin tưởng. Kể từ thời dân quốc trở đi, ngành tư pháp dần dần hoàn thiện, những phươngpháp dân gian như thế này rất ít được dùng đến. Nguyên lý bên trong rasao, Quách sư phụ không thể giải thích rõ ràng, bởi sư phụ chưa bao giờgiảng giải cho ông ta biết, nhưng biện pháp này đích thực là chuẩn xác.

Nghe Quách sư phụ nói xong, lão Lương rốt cục đã hiểu ra ngọn ngành,ông này bảo: "Sau này có lẽ ông nên thu lấy vài đồ đệ, rồi truyền lạinhững kinh nghiệm và phương pháp dân gian của đội vớt xác lại cho họ,như vậy sẽ có trợ giúp rất lớn đối với công việc phá án của chúng ta.Nhưng ông không thể tiếp tục nói âm khí oan tình này nọ nữa, tất cảnhững cái đó đều xuất phát từ thói mê tín thời phong kiến."

Trao đổi xong câu chuyện về việc xem thuốc đoán oan, lão Lương lạicùng với Quách sư phụ đề cập tới cái xác đã nhung nhúc giòi trắng dướiao tro. Sau khi khám nghiệm tử thi xong, người ta đã phát hiện ra, nạnnhân chết do bị kẻ khác dùng một vật sắc bén nện vào gáy, sau khi cướpsạch tài sản trên người, hung thủ đã vứt xác xuống ao tro. Từ khi giảiphóng đến nay, những vụ án mạng giống thế này đã xảy ra bảy tám lần, xét theo hung khí và thủ đoạn gây án, tất cả là do cùng một thủ phạm thựchiện. Hung khí là một vũ khí bằng sắt rất sắc bén, nhưng không phải búa, bởi búa bổ vào đầu người sẽ tạo ra vết thương theo chiều dọc, nhưngnhững vết thương này lại chạy theo chiều ngang. Người ta phán đoán, cólẽ hung khí là búa thợ mộc chuyên dụng. Vật dụng này giống hình cái búa, một đầu bị tán dẹt thành hình mỏ vịt, đầu bên kia giống như đầu búa,cán bằng gỗ. Từ trăm năm trước đã có những vụ ăn cướp bằng búa thợ mộc,bắt đầu xảy ra ở quan ngoại Hắc Long Giang. Bình thường, chỉ đến lúc nửa đêm hung đồ mới chọn những chỗ hoang vắng ít người để ra tay, nhân cơhội người đi đường phía trước không để ý, nhanh chóng áp sát từ phíasau, vung búa thợ mộc nhè vào gáy người đó mà giáng. Thủ đoạn này vôcùng tàn nhẫn, còn được gọi là "Đóng tụt đinh", so với đánh ngất ngườikhác để cướp bóc thì nguy hiểm hơn nhiều, bởi vì búa thợ mộc vừa sắc bén vừa nặng, người bị nện vào đầu không chết cũng thành tàn phế, không kịp kêu lên một tiếng thì đã đổ gục xuống rồi. Những người đi lại một mình giữa đêm khuya chẳng một ai là người có tiền, hung thủ chỉ cướp đoạtđược một vài vật đáng giá. Có khi trên người nạn nhân còn không có lấymột xu, chỉ vẻn vẹn mang theo hai cái bánh nướng, nhưng không ngờ chỉ vì hai cái bánh nướng đó lại phải trả giá bằng tính mạng. Bởi vậy mới nói, kẻ cướp bằng búa thợ mộc bị người ta căm hận nhất, bắt được hung thủthì dù có mang ra phanh thây xé xác vẫn chưa hả hết giận. Sau này do ảnh hưởng, thợ mộc càng ngày càng ít sử dụng loại búa này để làm việc, cònrất ít những vụ án liên quan đến hung khí này phát sinh, không ngờ saugiải phóng khơi khơi lại còn có kẻ cầm búa thợ mộc đi ăn cướp. Tuy rằngnhân viên công an đã nắm được manh mối về hung khí, nhưng vẫn không thểtìm ra xuất xứ của nó, bởi vậy vụ án này đã lâm vào ngõ cụt. Lão Lươngbiết Quách sư phụ quen thuộc với tình hình địa phương, cho nên lần nàylại nhờ đến ông ta hỗ trợ.

Quách sư phụ đã từng nghe nói đến một vụ cướp bằng búa thợ mộc. Đó là câu chuyện đồn đại từ ngày xưa, người ta kể trước kia ở địa phương nọphát sinh một vụ án liên quan đến búa thợ mộc, toàn bộ thợ mộc của vùngđó đều bị lây ảnh hưởng xấu. Để tránh hiềm nghi, đám thợ mộc không dámtiếp tục dùng búa thợ mộc để làm việc nữa. Cho nên, cho tới bây giờ,búa thợ mộc đã là vật dụng rất hiếm gặp, nhưng nhìn chung không thể nào đi lục soát từng nhà một. Ông ta nhận lời lão Lương sẽ lưu tâm dò hỏitìm kiếm. Trên đời này không có vụ án mạng nào không tìm được hung thủ,bất kể là hắn có lẩn trốn bao nhiêu lâu, cuối cùng vẫn sẽ tìm ra được.Giữa nửa đêm con chuột trong miếu Đẩu Mẫu đến gõ cửa, dẫn ông ta tới aotro tìm được tử thi, ai dám nói đây không phải là âm hồn báo oan?

Bảy

Dù trong đầu có ý nghĩ này nhưng Quách sư phụ không dám nói với lão Lương, mà từ lúc đó trở đi chỉ bắt đầu lưu ý dò hỏi.

Ngài đừng thấy khoảng cách giữa Thiên Tân và Bắc Kinh gần như vậy màlầm, phong tục của dân chúng hai nơi này khác xa nhau. Đơn cử một ví dụ, thành Bắc Kinh gọi đám người xã hội đen là gọi 'ngoạn chủ', còn ThiênTân vệ gọi là 'ngoạn nháo'. Mặc dù cùng bắt đầu bằng chữ 'ngoạn' để ámchỉ đám người dấn thân vào lăn lộn trong xã hội, nhưng chỉ khác nhau một chữ đã tạo ra sự chênh lệch rất lớn, đồng thời cũng đã thể hiện ra đặcđiểm của cư dân hai địa phương. Những kẻ rỗi việc ầm ĩ tụ tập đi khắpnơi vớt con giống ở Thiên Tân vệ nhiều vô số kể. Bọn họ thích tham gianáo nhiệt, chỉ sợ thiên hạ không loạn. Mùa hè năm 1953, người ta tìmthấy một xác chết trương nhung nhúc giòi dưới ao tro. Theo phán đoán của cơ quan công an, người này kẻ cướp bị sát bằng búa thợ mộc. Sau khiQuách Đắc Hữu của công an đường thủy phát hiện ra, cơ quan công an đãphát động quần chúng cung cấp manh mối. Một sự việc rất đỗi bình thường, sau khi bàn ra tán vào đã không còn như lúc ban đầu. Ai cũng bảo đây là vụ trọng án giết người bằng búa thợ mộc, bởi vậy không tránh khỏi thêmmắm thêm muối, miêu tả đến độ vô cùng máu tanh nghe rợn cả người. Thậmchí, họ còn đặt cho hung thủ gây án biệt danh là "Thợ mộc", còn bảo nhau rằng, tên "thợ mộc" này tâm địa tàn nhẫn ra tay độc ác, hành tung xuấtquỷ nhập thần, điều ra bao nhiêu công an cũng bắt không được hắn, mãiđến khi chuột tiên trong miếu Đẩu Mẫu kêu oan, dẫn Thần sông Quách ĐắcHữu đến ao tro mới tìm ra tử thi. Quách Nhị gia là ai chứ, là "Thầnsông" đấy, ông ta mà ra tay thì không có án nào không phá được, thờigian lộng hành của "Thợ mộc" coi như đã chấm dứt, sớm muộn gì cũng sẽrơi vào tay Thần sông Quách Đắc Hữu.

Tại sao các loại hình khúc nghệ như bình thư tướng thanh (hát hàihước châm biếm) lại có đất diễn ở Thiên Tân như vậy? Nguyên nhân chỉ vìdân chúng bản địa luôn thích nghe những câu chuyện cũ đầy màu sắc truyền kỳ, bất kể là thật hay giả, cho dù đó chỉ là lời đồn, chỉ cần kể rakhiến người nghe kinh sợ là được. Thực ra lão Lương chỉ một lần nữa nhờQuách sư phụ giúp đỡ thẩm tra những manh mối có liên quan, nhưng mộtđồn mười, mười đồn trăm, khắp nơi đâu đâu cũng bảo Quách sư phụ quyếttâm phá vụ án ăn cướp bằng búa thợ mộc. Lời đồn thật đáng sợ, nói cứ như là thật, khiến cho toàn bộ những vị sư phụ và phụ việc nghề mộc ai nấyđều cảm thấy bất an, nháo nhào tìm tới tận cửa, thanh minh với Quáchsư phụ về sự trong sạch của mình. Toàn bộ gia đình cả già lẫn trẻ kéonhau đến khóc lóc kể lể: "Thợ mộc chúng tôi có gây thù chuốc oán với aiđâu cơ chứ!"

Lại nói tiếp, bởi khắp nơi đồn đại Thần sông Quách Đắc Hữu quyết tâmphá vụ án ăn cướp bằng búa thợ mộc đã khiến cho hung thủ thực sự trở nên sợ hãi. Thượng hạ tây đông ở đâu mà không nhắc tới danh hiệu này, những người sống ở thập kỷ bốn mươi năm mươi có ai là không biết tới "Thầnsông"?

Kẻ cướp bằng búa thợ mộc họ Bạch, sống ở gần nhà ga phía bắc, tầmngoài ba mươi chưa đến bốn mươi, tên đầy đủ là Bạch Tứ Hổ. Trước kia hắn làm đồ tể giết mổ lợn bò, nhưng đường sáng không chịu đi, lúc nào cũngnhăm nhăm đâm đầu vào nẻo đường tà. Cách đây vài năm, khi đi ngang quakhu chợ lậu bán đồ cũ, hắn nhìn thấy trong một gánh hàng bày bán ở vỉahè bán một cây búa đầu bẹt, người chủ hàng cũng không biết đó là cái gì. Bởi gia đình đã từng mở tiệm quan tài, thường đứng bên cạnh xem thợ mộc làm việc, cho nên hắn mới nhận đó là búa thợ mộc. Đồng thời, hắn cũngđã từng nghe nói đến, năm xưa ngoài quan ngoại có kẻ dùng búa thợ mộcđánh người cướp của. Cây búa bình thường băm bổ không tiện tay bằng búathợ mộc, 'đóng lút đinh' là một phát ăn ngay không để lại người sống.Lúc ấy hắn bèn bỏ tiền ra mua, nhét vào trong lồng ngực, nhân dịp trờicòn chưa sáng, ra bờ sông đánh gục một người, cướp được một bó hàng da,còn xác thì đạp xuống cống ngầm. Thời bấy giờ đang là lúc chiến tranh,chẳng ai quan tâm đến việc này. Bạch Tứ Hổ nếm đến mùi ngon ngọt, thường xuyên đến vùng ngoại ô 'đóng lút đinh', lúc thì cướp được tiền, lúc thì cướp được một chút lương thực, nhưng cũng có lúc ra về với hai bàn taytrắng.

Cái tên Bạch Tứ Hổ này bình thường ăn không nên đọi nói không nênlời, không làm được cái gì ra hồn, khi ra ngoài không dám giao tiếp vớiai. Tướng mạo hắn xấu xí, có vẻ trung thực, nhưng tính cách rất hènnhát, ai bắt nạt ai khi dễ thì chỉ biết ghi hận trong lòng, hiếu sátthành tính. Cứ mỗi lần giết heo mổ trâu, trước tiên hắn thường tra tấnchúng cho đã tay rồi mới giết chết. Dù lần nào hắn cũng chọn thời điểmtrời còn chưa sáng để ra tay giết mổ gia súc, nhưng căn phòng dùng đểgiết mổ heo luôn phát ra tiếng kêu thảm thiết cho đến tận hừng đông mớingừng, khiến cho những người ở quanh đó lúc nào cũng giống như bị tratấn tinh thần. Không ai dám mua thịt, hắn dần dần hết sạch tiền vốn.Không còn đường mưu sinh, hắn bèn dựa vào búa thợ mộc "đóng lút đinh"cướp bất cứ thứ gì để chống chọi qua ngày.

Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, nội thành thực thi chế độ quân quản. Quân quản ra tay đối phó với các phần tử làm nguy hại đếntrật tự trị an, cần bắt sẽ bắt, cần xử bắn sẽ xử bắn. Toàn bộ các bangphái lưu manh, du côn đầu đường xó chợ, hút thuốc phiện và kỹ nữ hànhnghề trước giải phóng đều phải đi cải tạo, tình trạng an ninh tốt hơntrước kia rất nhiều. Nhưng những đêm không trăng gió lỡn, Bạch Tứ Hổ vẫn dám dắt búa thợ mộc vào người đi ra ngoài gây án. Mùa hè năm 1953, xácchết đang phân hủy mà Quách sư phụ tìm thấy dưới ao tro phía sau miếuĐẩu Mẫu, cũng là tác phẩm của kẻ này, nhưng hắn không cướp được cái gìcủa nạn nhân. Tên Bạch Tứ Hổ này là kẻ hung đồ lớn mật liều mạng, tâmđịa tàn nhẫn ra tay độc ác, không coi công an ra cái gì, tự cho rằngmình gây án không theo quy luật, sẽ không bị bất cứ ai tìm ra. Nhưng khi nghe thấy người ta đồn ầm lên Thần sông Quách Đắc Hữu quyết điều tra vụ cướp bằng búa thợ mộc, hơn nữa, trước giải phóng hắn đã được nghe kểlại Quách sư phụ lợi hại như thế nào, lại nhớ tới thuyết nhân quả báoứng, trong lòng không tránh khỏi hốt hoảng sợ hãi. Đêm đến hắn không tài ngủ yên, lúc nào cũng có cảm giác như mình đang bị người khác theo dõi. Chỉ cần gió thổi cỏ lay quanh đâu đây, hắn đã giật mình cho rằng Thầnsông Quách Đắc Hữu dẫn công an tìm tới tận cửa rồi.

Năm 1954 vừa đúng dịp vận động tiến hành quét sạch phản động, toànthành lùng bắt với quy mô lớn. Hội quân quản, dân binh, đội tuần phòng, toàn bộ đều hành động. Trên đường cái, cứ cách mười bước lập một trạmnăm bước lập một đồn, nhà nào cũng phải đăng ký hộ khẩu, bố cáo dán khắp nơi, tra xét nghiêm ngặt những thành phần khả nghi không rõ lai lịch,toàn bộ những việc đó chỉ là để nhằm truy bắt thủ phạm dã man ăn cướpbằng búa thợ mộc.

Nhưng xét theo tình hình lúc bấy giờ, công an làm mọi cách vẫn khôngthể nào truy tìm được Bạch Tứ Hổ. Kẻ này có tướng mạo xấu xí, là ngườirất dễ lẫn vào giữa đám đông, khi ra ngoài lại chẳng giao tiếp với ai,xưa nay chỉ biết nhịn nhục cho người ta bắt nạt, rặn cả ngày cũng khôngdám đánh một phát rắm. Một người như vậy, có ai dám nghĩ là hung thủchuyên ăn cướp bằng búa thợ mộc? Quách sư phụ vẫn tiếp tục tiến hànhcông việc của đội vớt xác, ngày nào cũng tất bật chạy đi chạy lại giữanhà và cơ quan, đâu còn thời gian mà bận tâm đến việc phá án. Nhưng chỉriêng Bạch Tứ Hổ là có tật giật mình, hắn càng nghĩ càng thấy sợ, rồi từ sợ lại sinh ra hận, biến Quách sư phụ trở thành cái đinh trong mắt cáigai trong thịt, cả ngày chỉ ru rú ở trong nhà không dám tiếp tục đi gâyán. Lại nói tiếp, năm 1954, ngày mùng bốn tháng năm âm lịch, trước tếtĐoan Ngọ một ngày, nhà nào cũng gói bánh chưng, Bạch Tứ Hổ thật sự không chịu yên được nữa. Đêm khuya nằm trên giường trằn trọc mãi mà khôngtài nào ngủ được, hắn thì thào trao đổi với vợ: "Hai ngày nay tâm thầntôi bất an, chỉ sợ sắp gặp chuyện không may. Tôi nghĩ mình sẽ không chịu phó mặc cho họ Quách đến tận nhà bắt nữa, đã không làm thì thôi, nếu đã làm thì dứt điểm một lần cho xong, tôi sẽ đến tận nhà hắn giết chếthắn, sau này một nhà ba người chúng ta sẽ được yên ổn mà ngủ, bà thấy có được hay không?" Vợ hắn nằm bên cạnh không nói câu gì, Bạch Tứ Hổ lạihỏi: "Bà không nói gì có nghĩa là đã đồng ý với tôi rồi phải không?" Vợhắn vẫn nằm im không hề nhúc nhích, cũng chẳng thể nào có thể mở miệngnói chuyện, bởi vì người phụ nữ này không phải là người sống.

Tám

Tên cướp bằng búa thợ mộc Bạch Tứ Hổ, trong nhà cũng có vợ có con,nhưng một nhà ba người chỉ có hắn là người còn sống, vợ hắn là ngườichết còn đứa con là yêu quái, ngoại trừ Bạch Tứ Hổ không ai có thể nhìnthấy đứa trẻ này.

Tôi sẽ nói qua một chút ngọn nguồn tại sao lại như vậy. Mấy nămtrước, Bạch Tứ Hổ bắt gặp một cô gái ngoài đường, giữa đêm hôm khuyakhoắt cô ta chỉ đi ra ngoài có một mình, trong lúc đang đi đường thì bịBạch Tứ Hổ dùng búa thợ mộc đánh gục. Bạch Tứ Hổ càng nhìn càng thấy côgái này vừa mắt, đâm ra hối hận sao mình lại đập chết cô ta, nhất thờisinh ra ý niệm ma quỷ, cho xác cô ta lên xe đẩy về nhà. Nhà hắn ở nơirất hẻo lánh, trời còn chưa sáng, những hộ gia đình quanh đó không thểnào phát hiện ra. Khi về đến nhà, hắn thấy gương mặt xác chết vẫn tươitỉnh như lúc còn sống, phía sau gáy cũng không có máu chảy ra, giống như đang chìm vào giấc ngủ vậy. Bạch Tứ Hổ đã ngoài ba mươi, còn chưa lậpgia đình, bèn coi đó là vợ leo lên giường gạch ôm người chết ngủ. Nhữnglúc không ngủ, hắn nói chuyện giải buồn với xác chết. Hàng ngày, hắn hầm nước thịt đút cho xác chết, lau người, chăm sóc như vợ của mình. Nói ra kể cũng lạ, cô gái này rõ ràng đã chết rồi, thế nhưng không hề có mùithối, lại còn có thể bón được nước hầm, dân gian gọi trường hợp này là'hoạt thi'. Qua mấy tháng sau, bụng hoạt thi càng ngày càng phình to ra, rõ ràng là đã có bầu, nhưng chưa đủ tháng đã sinh rồi, sinh ra một cái tử thai, nhưng bản thân hắn thì ngày nào cũng đóng cửa ở trong nhà nựng nịu, còn đặt cho cái tên mụ là Tiểu Hổ, cứ như là thật sự có một đứa bé đang chạy khắp nhà vậy.

Nửa năm sau, trên người cô gái này bắt đầu có mùi, nước thịt hầm cuối cũng cũng không bón được nữa. Trước kia, gọi là "Hoạt tử nhân" bởi khiấy người ta không biết đến khái niệm người sống thực vật là thế nào, cứcó sao nói vậy gọi theo cách này. Sau khi xác thực đã chết hẳn, Bạch TứHổ vẫn không nỡ mang xác cô gái đi chôn. Nhưng mùi thối của xác chếtkhông thể che dấu được, trời thì lại nóng, xác chết bốc mùi càng ngàycàng nặng, chẳng được mấy ngày nữa, những gia đình ở xung quanh sẽ lũlượt kéo đến. Trong lúc đang không biết làm cách nào, hắn chợt nghĩ ramột kế sách. Hắn đi mua một loạt túi muối lớn cõng về nhà, tiến hành ướp xác cô gái. Khi nhìn thấy, tất cả hàng xóm láng giềng chỉ nghĩ rằngBạch Tứ Hổ thích ăn mặn. Thiên Tân vệ ở ngay cửa biển, từ xưa đã là cáinôi sản xuất muối nên chẳng có một ai cảm thấy kỳ quái. Ướp xong, tử thi đã không còn bốc mùi gì nữa, nhưng hắn không thể tiếp tục thân mật được nữa, bởi vì quá mặn, mặn đến mức có thể hại chết người khác.

Bởi đầu óc không bình thường nên Bạch Tứ Hổ mới coi xác chết này nhưvợ của mình, lại còn tưởng tượng ra một đứa con. Một nhà ba người đóngcửa quây quần chung sống, hàng xóm xung quanh không một nhà nào có thểphát giác ra. Giữa nửa đêm, hắn nổi lên ý định giết người, đến lúc hừngđông bảo với vợ: "Bà ở nhà trông con cẩn thận, tôi đi tìm họ Quách. Nếukhông đục được một cái lỗ trên đầu của hắn, sau này chúng ta sẽ sốngkhông yên ổn. Đến lúc về tôi sẽ mua bánh chưng cho hai mẹ con ăn."

Tự lẩm bẩm một mình xong, hắn đứng dậy mặc quần áo vào, bắt đầu bậnrộn làm việc nhà. Mùng năm tháng năm âm lịch tết Đoan Ngọ, thời ấy còngiữ nguyên tập tục xưa, bên cạnh cửa nhà nào cũng treo cỏ hao, bởi vìtiết trời dần dần nóng lên, treo cỏ hao với mục đích xua đuổi trùngđộc. Dân chúng bện cỏ hao thành dây thừng, phơi khô rồi đốt lên, có thểxua muỗi trừ tà ma. Ngày xưa có câu nói rất phổ biến "Đoan ngọ khôngmang theo cỏ hao, chết biến thành yêu quái" .

Trước kia, mỗi khi đến tết Đoan ngọ, người ta còn ngâm rượu hùnghoàng, dùng rượu đó để vẽ hổ cho trẻ con. Người ta dùng rượu hùng hoànglàm mực, vẽ lên trán trẻ con một cái chữ Vương (王), hơn nữa còn khuyêntròn ở miệng mũi tai mắt, bởi nghe nói làm như vậy cũng có thể phòngngừa côn trùng. Đồng thời cắt giấy đỏ thành hình năm loài vật độc, dánlên những chỗ như cửa sổ góc tường; Đó chính là 'ngũ độc chỉ', dân giancòn gọi là 'trừ ngũ độc'. Năm loài vật độc bao gồm bò cạp, rết, rắn,cóc, thạch sùng. Tùy thuộc vào từng vùng, năm loài vật độc lại khácnhau. Ngoại trừ khoảng thời gian giữa thanh minh cốc vũ năm loài vật độc này sinh sôi nảy nở ra, nếu trong nhà có trẻ con, người ta phải nhờnhững bà đỡ già dùng tơ năm màu tết thành các loại như Tiểu tống tử(bánh chưng), Tiểu bề tử (lược dày), Tiểu lão hổ rồi đeo lên cổ chochúng. Bạch Tứ Hổ cũng làm theo tập tục của tết Đoan ngọ, dán giấy cắthình năm loài vật độc trong nhà, thậm chí còn vẽ hổ cho cả đứa con hoàntoàn không có thật nữa. Đến xế chiều mới xong việc, hắn nhét búa thợ mộc vào sau lưng rồi lập tức đi tìm Quách sư phụ.

Nhưng vừa đến đầu hẻm hắn lại quay về nhà. Đừng thấy lúc trước BạchTứ Hổ tàn nhẫn thẳng tay 'đóng lút đinh' mà lầm, lần này hắn tuyệt không dám ra tay, trong lòng ngập tràn sợ hãi, ủ rũ quay trở về. Lúc ấy vừamới xế chiều, trời vẫn chưa tối hẳn, nhưng cửa nhà đã đóng kín, cũngchẳng đốt đèn, trong phòng tối om om. Hắn ngồi ở góc tường ôm đầu khóc ồ ồ, túm lấy tóc, thật lực dứt hết nhúm này đến nhúm khác, tràn ngập oánhận, vừa hận vừa sợ lại kèm cả uất ức, lồng ngực như sắp nổ tung. Chỉcầu được sống yên ổn nhưng sao lại khó như vậy, không may bị tên họQuách kia bắt được, vợ và con sẽ ra sao bây giờ?

Xác cô gái trên giường gạch đột nhiên mở miệng nói: "Đồ vô dụng, một việc cỏn con như vậy mà cũng không có gan!"

Chín

Giọng nói của xác cô gái rất nhỏ, có lẽ bởi vì rất nhiều năm không hoạt động, thanh quản và lưỡi cực kỳ cứng.

Bạch Tứ Hổ trợn mắt há hốc mồm, run rẩy sợ hãi rất lâu sau mới nóiđược thành lời: "Cuối cùng bà cũng chịu nói chuyện với tôi rồi!"

Ngài sẽ cho rằng, đầu óc Bạch Tứ Hổ không bình thường, xác cô gái nói chuyện chỉ là do chính bản thân hắn tự tưởng tượng ra? Không phải, hắnthực sự nghe thấy trong phòng có người nói chuyện. Tôi và ngài là ngườingoài càng nghe càng thấy sợ, nhưng Bạch Tứ Hổ lại không sợ những thứđáng phải sợ. Khi nghe thấy câu nói đó, hắn ngồi ở trong góc nhà nhìntrừng trừng không chớp mắt, suy đi tính lại cân nhắc tới đủ mọi khảnăng. Vì vợ con, cuối cùng hằn cũng hạ quyết tâm, dắt búa thợ mộc vàongười ra khỏi nhà, chạy một mạch đi tìm Quách sư phụ. Trước giải phónghắn đã nghe nói đến tên tuổi Quách sư phụ, nghe nhiều đến mức chai cả lỗ tai. Trước đó hắn đã nghe ngóng kỹ lưỡng, cũng đã nhìn tận mắt mặt mũidáng người. Đến khi Quách sư phụ đi ca đêm, hắn lặng lẽ không phát ratiếng động bám sát phía sau, chờ đến lúc tới nơi vắng vẻ một búa hạ gụcông ta.

Quách sư phụ không hay biết gì về tình thế nguy hiểm của mình, tantầm là đạp xe về nhà. Giữa tiết Đoan ngọ, là thời gian năm loài vật độccùng xuất hiện, đến khi trời tối chẳng còn mấy ai đi ngoài đường, bởivậy ông ta không thể nào ngờ tới Bạch Tứ Hổ lại bám theo phía sau.

Bạch Tứ Hổ không lường trước được Quách sư phụ lại đi xe đạp. Hắnđành phải guồng hai chân mà chạy, cực kỳ chật vật đuổi theo. Được mộtlúc thì tới một con đường vắng vẻ, quanh đó không thấy một bóng người,đúng là cơ hội thuận lợi có thể ra tay, hắn thở hồng hộc chạy rướnlên, vung búa thợ mộc, nhằm thẳng vào gáy Quách sư phụ mà nện thẳngcánh. Thế nhưng, do hắn đuổi theo mệt đứt hơi, chân nặng như đeo đá,phát ra tiếng động bịch bịch.

Khi nghe thấy tiếng bước chân đuổi theo sau, Quách sư phụ cứ nghĩ làcó người quen chạy tới tìm mình. Ông ta quay lại nhìn, hóa ra lại là một gã đàn ông mắt to mày rậm, bên vành tai trái dường như có một vết thâmtím, tay đang giơ cao một vật gì đó chạy bổ từ phía sau tới. Nhìn thấyông ta ngoái lại, người đó hoảng hốt quay đầu bỏ chạy. Quách sư phụ vẫncòn chưa hiểu nổi có chuyện gì xảy ra. Dưới ánh đèn đường mờ ảo, ông tachỉ kịp nhìn thấy hình như đối phương đang cầm một cái búa thợ mộc.Trong lòng chợt giật đánh thót, ông ta suy đoán chắc kẻ này là nghi phạm cướp giật bằng búa thợ mộc, vội vàng đạp xe đuổi theo, nhưng đến lúc ấy chẳng biết người đó đã chạy đi đường nào.

Không đề cập tới Quách sư phụ nữa, giờ nói tới Bạch Tứ Hổ. Vào ngàytết Đoan Ngọ, hắn bám theo sau Quách sư phụ, khi tới đoạn đường vắngđịnh ra tay, đâu biết được đối phương đột nhiên quay đầu lại. Bởi đãmang sẵn tâm lý sợ hãi, đến khi bị Quách sư phụ nhìn thấy, hắn kinh sợvội vàng bỏ chạy. Khi chạy về đến nhà, chốt then cửa xong, hắn tự chorằng chỉ một hai ngày nữa nhất định sẽ có người tìm tới tận cửa bắtmình. Hắn hối hận đến mức ngẩn ngơ, nhưng lại không tự trách mình, mà đổ hết lỗi cho Quách sư phụ. Càng nghĩ càng hận, hắn ngồi phịch xuống đấtghè đầu bình bịch vào vách tường.

Nhà của Bạch Tứ Hổ là căn phòng cổ được thừa hưởng từ cha ông, có từlâu lắm rồi, không dưới năm sáu mươi năm. Mặc dù chỉ là nhà dân chúngbình thường, nhưng nó lại được xây dựng rất bề thế, ba gian nhà mộtchính hai phụ, nếu bớt đi một gian phụ thì vừa khéo cân đối một phòngkhách một buồng ngủ. Cửa vào nằm ở gian chính, hai gian buồng nằm haibên cánh, nền phòng được lát bằng gạch xanh theo kiểu Hải mãn. Nền những ngôi nhà cổ không láng xi-măng, toàn bộ đều được lát bằng gạch, nhưngkhông phải lát theo cách bình thường mà tất cả gạch lát nền đều dựngthẳng đứng, lát như vậy được gọi là Hải mãn. Bởi vì gạch dựng thẳng đứng nên tiết diện nhỏ, diện tích chịu lực không đáng kể, khó mà lún xuống,hơn nữa cũng không sợ bị ngấm nước mưa, có thể bảo tồn được rất nhiềunăm. Tuy vậy, lát theo kiểu Hải mãn tốn gạch hơn rất nhiều so với cáchbình thường. Mặc dù hai gian phòng của nhà Bạch Tứ Hổ không lớn, nhưngtoàn bộ vật liệu đều đồng nhất, nền phòng và bốn vách tường được látbằng cùng một loại "Ma chuyên". Ma chuyên tức là gạch cổ, lúc trướcchúng ta đã từng đề cập đến. Trước kia, Thiên Tân vệ có rất nhiều lògạch, hơn nữa đa phần thuộc quyền quản lý của quan phủ, chuyên nung loại gạch lớn để xây thành. Năm 1900, liên quân tám nước đồng minh ép buộctriều đình nhà Thanh dỡ bỏ thành lâu tường thành Thiên Tân, có không ítngười đã nhặt gạch dỡ ra từ tường thành, chất lên xe đẩy về nhà xâyphòng ở. Lúc ấy, người ta coi gạch xây thành cổ như bảo bối, bởi vậy mới có câu nói cửa miệng -- "Dùng gạch dỡ ra từ thành cổ xây tường, tườngkhông đổ". Đa phần mái nhà được lợp bằng ngói xanh, theo kiểu âm dươngđan xen, còn dùng cả than chì quét lên lên trên.

Nghe nói, tổ tiên nhà Bạch Tứ Hổ mở tiệm bán quan tài được vài đời,đến lúc ấy đã tích cóp được ít tiền, cho nên khi xây nhà dựng cửa đãchia làm hai viện nội ngoại, còn xây cả tường ở cửa vào để làm bìnhphong, ngoại viện quay ngang dài, nội viện thẳng hẹp, theo hướng bắcngoảnh về nam, nhà giữa chỉ có ba gian. Bởi vì khi ấy vẫn còn chế độphong kiến, phòng xá thứ dân chỉ giới hạn ba gian năm mái, không đượcphép dùng đấu củng* hay vẽ hoa văn, đó là những điều cấm kỵ của xã hộinày.

* một loại kết cấu đặc biệt của kiến trúc Trung Hoa, gồm những thanhngang từ trụ cột chìa ra gọi là củng và những trụ kê hình vuông chèngiữa các củng gọi là đấu.

Hai bên nhà chính là nhĩ phòng, bố cục như vậy được gọi là "Cánh ôsa", mang hàm nghĩa thăng quan phát tài. Khi truyền đến đời hắn, tiệmquan tài đã tiệt đường kinh doanh, nhà cửa chỉ còn lại vẻn vẹn hai giannhà trệt nhỏ, tổng diện tích áng chừng hai mươi mét vuông, nằm ở phíabắc của một con hẻm nhỏ, còn tất cả những gian phòng cũ còn lại đã nhiều lần bị phá dỡ sửa lại, bố cục phòng ốc sân sướng trong ngõ nhỏ đã hoàntoàn biến đổi. Phòng ở của mấy người Bạch Tứ Hổ là một gian giường gạchchoán hết nửa, xác cô gái được đặt trên giường gạch, phủ kín chăn. Giữanửa đêm ngày tết Đoan Ngọ, hắn ngồi phệt dưới đất một mình ở gian ngoàithan khóc, đúng lúc ấy xác cô gái trên giường gạch đột nhiên mở miệnghỏi: "Họ Quách đã chết chưa?"

Nhiều năm nay, Bạch Tứ Hổ có một thói quen, ở bên ngoài không hé răng nói một câu, hễ về đến nhà có chuyện gì là sẽ tuôn ra hết với xác côgái này. Nghe thấy thế, hắn lập tức thở dài, bảo: "Đừng hỏi nữa, tôi đitheo tên họ Quách kia được một quãng, đang định thẳng tay nện cho hắnmột búa. Có ngờ đâu cái thằng đó rất cảnh giác, vừa nghe thấy tiếng bước chân của tôi là ngoái đầu lại nhìn tôi, tôi. . . tôi nhất thời khiếpđảm, không dám xuống tay, đã thế còn để hắn nhìn thấy mặt. Ôi, có lẽcuộc sống như hiện nay của chúng ta sắp chấm dứt, không tới hai ba ngàynữa, quan quân nhất định sẽ tìm tới tận cửa bắt tôi, tôi không nỡ lìa xa bà và con, tôi cũng không muốn dựa cột ăn kẹo đồng."

Xác cô gái lại mở miệng ra bảo: "Ta chỉ cho ngươi một cách, ngươi cứlàm theo những gì ta nói, đảm bảo ngươi sẽ bình an vô sự, lại còn thựcsự có thể dồn cái tên họ Quách kia vào chỗ chết, ngươi cứ làm nhưthế,... như thế,. . ."

Kể cũng lạ, cô gái trong nhà Bạch Tứ Hổ đã chết tới năm sáu năm, tửthi được ướp bằng muối, mấy năm nay vẫn nằm im trên giường gạch khôngnhúc nhích, lúc bấy giờ lại đột nhiên mở miệng nói chuyện, thế chẳngphải là gặp quỷ hay sao? Ả ta đã chỉ cho Bạch Tứ Hổ cách gì? Đây cũng là một nút thắt, chúng ta cứ đặt nó ở đây đã, để đến hồi sau phân giải.
 
Chương 15: Táo quân trở mặt


Một

Không nói đến Bạch Tứ Hổ nữa, giờ chuyển hướng câu chuyện sang phíaQuách sư phụ. Tết Đoan ngọ năm 1945, mùng năm tháng năm âm lịch, đây làthời gian năm loài vật độc cùng xuất hiện, trên đường về nhà, Quách sưphụ bắt gặp một người cầm búa thợ mộc, lao từ phía sau lên định bổ vàođầu mình. Vừa mới ngoái lại thì kẻ đó đã bỏ chạy, ông ta vội chạy tớibáo cho lão Lương biết.

Lão Lương không nghĩ như vậy, bảo: "Năm nay triển khai hành độngquét sạch bọn phản động, toàn thành lùng bắt với qui mô lớn, hung thủ ăn cướp bằng búa thợ mộc ăn tim gấu gan báo hay sao mà lúc này còn dám rangoài gây án? Lại còn rắp tâm ra tay với ông nữa? Nào đâu có việc trùnghợp như vậy? Chắc là người quen đùa giỡn vỡi ông mà thôi. Ông đấy, đừngcó nghĩ ngợi nhiều nữa, mau mau về nhà ăn tết đi."

Thấy lão Lương không coi trọng, Quách sư phụ đành nhịn không nóithêm một câu gì nữa, nhưng trong lòng vẫn chắc mẩm, kẻ vừa gặp giữađường lúc nãy rất có thể là thủ phạm của những vụ cướp bằng búa thợ mộc. Ông ta đã nhớ nằm lòng hình dáng tướng mạo kẻ này, định bụng sau này sẽ chú ý điều tra, còn hôm nay cứ về nhà trước đã. Khi về đến nhà trời đãtối, bà vợ đã bọc kín bánh chưng để phần lại cho ông ta. Chợt nhớ ra tên lưu manh Đinh Mão không có bánh chưng ăn, ông ta giục vợ đi ngủ trướccòn bản thân thì cầm theo mấy cái bánh chưng, rời nhà sang chỗ Đinh Mão. Hai người ở cách nhau không xa, chỉ cách có một con ngõ nhỏ.

Thập kỷ năm mươi, vùng ngoại ô vẫn còn nhiều cây dâu và cây hòe. Lúc ấy vừa đúng giữa mùa dâu, mỗi lần ăn dâu, chẳng cần biết nhiều hay ít,cứ phải đầy một cái chậu rửa mặt, bởi loại quả này thực sự chẳng đángbao nhiêu tiền. Đinh Mão cầm một chậu quả dâu, hai người ngồi ngay lềđường cùng ăn. Họ đang ăn thì chợt thấy có một người đi vào đầu hẻm, anh chàng này thở hồng hộc nghiến răng đạp một chiếc xích lô, khi đến gầnthì hóa ra là Trương Bán Tiên. Sau giải phóng, Trương Bán Tiên cũng dọnđến ở vùng này, ai ai cũng tất bật vội vàng, lo cho thân mình còn chưaxong, khó mà có cơ hội gặp nhau lấy một lần.

Quách sư phụ và Đinh Mão cùng đứng lên, cất tiếng chào hỏi Trương Bán Tiên: "Đây chẳng phải Trương tiên ư, thầy khỏe chứ?"

Thời xưa, người ta gọi thầy tướng số và người kể chuyện thuyết thưlà tiên sinh, văn dốt cũng làm được thầy tướng số, võ nát cũng làm được lưu manh, nhưng chỉ vì muốn ăn được chén cơm này thì đành phải ta đâyvăn vẻ. Cho dù những kiến thức chứa trong bụng chỉ là một mớ tạp nham,nhưng trên thực tế họ lại được tầng lớp dân chúng dưới đáy xã hội tônkính. Quách sư phụ vẫn theo thói quen trước kia để gọi Trương Bán Tiên,vừa mở miệng ra đã gọi "Tiên sinh", nhưng người Thiên Tân vệ nói nhanhnhư máy, chuyên môn lướt qua chữ. Bởi vậy, khi nói ra mồm, chữ 'sinh'trong 'Trương tiên sinh' đã bị lướt qua: "Trương tiên Trương tiên, đãlâu không gặp, dạo này pháp thuật của thầy tinh tiến chứ?"

Tuổi tác Trương Bán Tiên không lớn lắm, nhỏ hơn Quách sư phụ mộtchút, ngang ngửa với Đinh Mão, chẳng hiểu là Bán Tiên đời thứ bao nhiêunữa, nhà anh ta bao đời nay xem phong thuỷ xem tướng theo phương pháp tổ truyền mà kiếm sống. Trước kia, thầy tướng số xem phong thuỷ còn có môn phái, ví như Long Môn, Ma Y, Âm Dương, Huyền Động, Thiên Nhãn.....,Trương gia theo đường lối tướng thuật của Liễu Trang, coi trọng "Nhìnmặt xem tướng". Hai người vừa gặp mặt, chỉ cần nhìn qua ấn đường là đãđủ biết cát hung, phán định bao giờ cũng nghiệm, xưa nay không bao giờdùng đến cách làm bày quầy xem tướng. Những kẻ bày quầy xem bói xemtướng đa phần là bọn bịp bợm giang hồ, đi đến đâu lừa gạt đến đó. Trương Bán Tiên là bảng hiệu do tổ tiên tạo dựng nên, chuyên môn xem phongthủy chọn nhị trạch âm dương (chỉ nhà ở và phần mộ) cho các quan to hiển quý. Nếu ai muốn mời Trương Bán Tiên tới xem nhà ở và phần mộ, trướctiên người đó phải đóng lễ kim tới cửa đưa thiếp, về phần có mời đượcđược hay không thì tính sau, nhưng đến thời đại này coi như đã hết đấtdiễn. Sau giải phóng, không thể nào tiếp tục kiếm cơm bằng nghề này nữa, anh ta đành phải đi khuân vác đạp xích lô kiếm cái bỏ vào miệng, luônchân luôn tay đến tận nửa đêm mới về đến nhà. Nhớ lại năm xưa, nội thành ngoại ô ai mà chẳng phải trọng vọng Trương Bán Tiên. Đến bây giờ đâucòn như ngày xưa, không thể nào tiếp tục chỉ dựa vào xem hai chỗ âmdương mà kiếm cơm được nữa rồi. Nhưng ngoại trừ việc đó ra, anh ta chẳng có năng lực gì nữa, cùng đường đành phải đạp xích lô chuyên chở giấyvào thành qua cửa tây. Loại giấy đó là giấy bản to, trọng lượng rấtnặng, chất hơn mười cuộn giấy đã chặt cứng xích lô, tổng cộng hơn mộtngàn cân, có thể đè gãy cả trục xe. Đường bằng thì không nói làm gì, mỗi khi gặp phải dốc, chỉ còn cách đứng dưới chân trợn mắt lên mà nhìn. Quả thật là kêu trời trời chẳng biết, gọi đất đất không hay! Cả ngày làmviệc cực nhọc đến kiệt sức, anh ta đã chịu đủ mọi khổ ải rồi, một bụngđầy uất ức, đang muốn tìm người để hoài niệm lại chuyện cũ.

Quách sư phụ mời Trương Bán Tiên vào trong phòng. Vừa hỏi anh ta đãbảo ngay là chưa ăn gì, ông ta vội vàng sai Đinh Mão nấu một ít mì sợi,ba người ngồi trong nhà nói chuyện phiếm.

Trương Bán Tiên ăn ngấu nghiến như người sắp chết đói hết hai bát mì mấy cái bánh chưng, rồi ngẩng mặt lên ợ một cái, nhấp trà Đinh Mão phasẵn, cầm lấy thuốc lá Quách sư phụ đưa cho châm lên rít một hơi, cuốicùng cũng phần nào tìm lại được cảm giác năm xưa; Lúc này mới mở miệng:"Quách gia, Đinh gia, các vị là những người hiểu rõ Trương mỗ, đừng thấy tôi chỉ có hai tay hai chân như mọi người mà lầm tưởng, thực ra là chân nhân bất lộ tướng, năng lực ẩn sâu bên trong. Không phải tôi nói vậycho sướng miệng đâu, tổ tiên nhà họ Trương thực sự có bản lãnh, danhtiếng đã lưu truyền được mấy đời, âm dương phán chuẩn, đi đến đâu màchẳng được mời mâm cao cỗ đầy. Có ai ngờ đến đời tôi lại chuyển sangnghề đạp xích lô gò lưng bán sức, thực sự đã làm cho tổ tiên mất mặt."

Quách sư phụ và Đinh Mão chẳng biết nói cái gì, đành an ủi anh ta:"Những chuyện cũ vàng son không nên nhắc lại, giờ bán sức kiếm cơm cũngđâu phải là chuyện mất mặt."

Trương Bán Tiên bảo: "Trước mặt người lạ tôi đâu có dám kêu khổ,nhưng khi gặp được hai vị, nếu không nói ra được đôi lời canh cánh trong lòng, chẳng phải bắt tôi uất ức khó chịu mà chết hay sao?" Anh ta luônmiệng cằn nhằn đến tận nửa đêm, rồi đột nhiên ngậm miệng không nói gìnữa, hai mắt mở trừng trừng, ngẩn người sững sờ nhìn chằm chằm vào mặtQuách sư phụ soi xét đến từng chân tơ kẽ tóc.

Thấy anh ta như vậy, Quách sư phụ giật mình đánh thót, hỏi: "Bán Tiên thầy nhìn gì thế? Trên mặt tôi có gì lạ hay sao?"

Trương Bán Tiên dụi mắt đi dụi mắt lại, quan sát kỹ thêm một lần rồi mới trả lời: "Quái lạ quái lạ thật, mới vừa rồi khí sắc Quách gia ôngcòn tạm được, nhưng bây giờ tôi nhìn đi nhìn lại vẫn thấy không hay. Ấnđường của ông đã biến thành màu đen, sắp gặp phải đen đủi, vận xui hiệnlên mặt rồi!"

Hai

"Vận xui hiện lên mặt" là cách nói của người địa phương, dùng đểmiêu tả một người đang gặp vận rủi. Vận khí không tốt, chỉ cần xem sắcmặt là có thể nhìn ra, cứ khi nào khí sắc không tốt là sẽ hiện ra ởtrên mặt. 'Hiện lên mặt' là nói theo cách xem tướng, ấn đường tái đi,còn một cách nói nữa là "Treo trên mặt" .

Trương Bán Tiên gặp gỡ Quách sư phụ và Đinh Mão, ba người ngồi trong nhà ăn mì. Sau khi huyên thuyên một thôi một hồi, anh ta chuyển sangxem tướng. Ánh mắt anh ta không giống người bình thường, vừa gặp mặtnhau anh ta đã xem mặt cho Quách sư phụ, chỉ phán là tạm được, không cógì khác so với trước kia. Tuy nhiên, ngay trước khi định chào ra về, vừa liếc mắt qua anh ta đã phát hiện khí sắc trên mặt Quách sư phụ khôngtốt, ấn đường u ám. Ấn đường là "Mệnh cung" quan trọng nhất trong phépxem tướng của thầy tướng số, nằm ở vị trí chính giữa hai lông mày. Người gặp vận may, ấn đường nhất định sẽ sáng bóng như gương; vận khí khôngtốt, trên ấn đường sẽ có vẻ đen tối không sáng. Nhưng có lẽ anh ta chưabao giờ thấy khí sắc một người có thể thay đổi đột ngột như thế, chỉtrong nháy mắt ấn đường đã biến thành màu đen, trước đó lại hoàn toànkhông có dấu hiệu gì báo trước, giống y như bị quỷ không may ám vàothân. Sắc mặt của người sắp chết như thế nào thì của Quách sư phụ lúc đó cũng y như vậy.

Trương Bán Tiên hoảng hốt, bảo rằng: "Quách gia, chỉ trong một chốcmột lát như vậy, tại sao khí sắc của ông lại trở nên trầm trọng nhưthế?"

Đinh Mão quan sát mặt Quách sư phụ, nhưng y đâu có biết xem tướng,chẳng thấy có gì khác lạ: "Bán Tiên thầy đừng có hù dọa người khác cóđược hay không, sư ca của tôi đang yên đang lành ở đâu nhảy ra khí sắckhông tốt?"

Nhưng tâm trí Trương Bán Tiên đã lạc đi tận đằng nào, anh ta tự lẩmbẩm một mình: "Thực quái lạ, vừa mới yên lành như vậy, tại sao chỉ trong thoáng chốc ấn đường đã biến thành màu đen, mặt đầy sắc xui rủi. . ."

Đinh Mão hỏi: "Bán tiên thầy biết xem thời vận, tại sao lại khôngthấy trước được bản thân quẫn bách lâm vào tình trạng đạp xích lô chởgiấy bản vậy?"

Trương Bán Tiên trả lời: "Đinh gia, cậu có chỗ không biết rồi, thầytướng số chúng tôi, không một ai dám xem tướng cho bản thân. Cậu ngẫmlại mà xem, nếu như tôi đoán trước được sau giải phóng chính mình sẽphải đạp xích lô, cậu nói tôi còn có mặt mũi sống tới bây giờ đượckhông?"

Quách sư phụ cho rằng Trương Bán Tiên chỉ muốn tìm lại cảm giáctrước giải phòng, cho nên hùa theo hai người đùa vui một chút, cho nênkhông coi những lời nói đó là sự thật, bèn bảo giờ không còn sớm nữa,mọi người cũng nên về nhà nghỉ ngơi.

Trương Bán Tiên nghiêm mặt bảo: "Quách gia, tôi thực sự không có ýđùa vui với ông. Ông gặp vận rủi đến mức hiện cả lên mặt rồi, còn cótâm tư đi ngủ sao?"

Quách sư phụ đáp lại: "Bán Tiên thầy đừng làm tôi sợ, rốt cuộc là có chuyện gì?"

Trương Bán Tiên nói: "Tôi thấy có người đang muốn đối phó ông, ôngphải cực kỳ cẩn thận. Sáng sớm ngày mai ông cứ chờ tôi, tôi chưa đến thì ông đừng có mà ra khỏi nhà." Nói xong, anh ta không đợi Quách sư phụtrả lời, vội vàng đạp xích lô về nhà.

Quách sư phụ thấy Trương Bán Tiên nghiêm trọng như vậy, trong lòngkhông kìm được phải than thầm, lại suy nghĩ đã là phúc thì không phải là họa, đã là họa thì tránh không khỏi, nếu như số mệnh đã định sẵn, cómuốn cũng không tránh khỏi.

Đêm hôm đó, khi về đến nhà, Quách sư phụ bảo với vợ, sáng ngày maiTrương Bán Tiên chắc chắn sẽ đến với cái bụng rỗng không, cần chuẩn bịthêm một phần ăn sáng. Hôm đó mệt mỏi cả ngày, ông ta vừa đặt đầu xuốnggối đã lăn ra ngủ. Sáng sớm ngày hôm sau, mí mắt ông ta vẫn còn nặngtrịch, Trương Bán Tiên đã đến.

Quách sư phụ hỏi: "Bán Tiên thầy thức dậy sớm nhỉ, ăn sáng chưa?"

Trương Bán Tiên nói: "Chưa ăn, chị dâu làm món ăn sáng gì thế?"

Vợ Quách sư phụ đã tự tay cán mì, còn có bánh nướng bánh quẩy. Saukhi bày hết lên trên bàn, bà ta vội vàng xách giỏ đi chợ mua thức ăn.

Quách sư phụ mặc quần áo rửa mặt mũi xong, mời Trương Bán Tiên cùng ăn điểm tâm.

Trương Bán Tiên vừa cho vào miệng đã cảm thấy mì sợi thật sự thơm,nấu ngon hơn nhiều so với gã lưu manh Đinh Mão, bánh quẩy rán cũng không tệ, thơm ngon đến tận miếng cuối cùng. Ăn bữa điểm tâm này tối thiểucó đủ dinh dưỡng cho cả ngày, nếu như thêm món tương cơm của Lục Tất Cư vậy thì đúng là hết chỗ chê.

Quách sư phụ nói: "Đêm hôm qua mới biết được thầy sẽ tới, không cóthời gian chuẩn bị sẵn mới thành ra thế này. Đợi chút nữa chuẩn bị đầyđủ sẽ mời thầy dùng tiếp."

Trương Bán Tiên ngốn ngấu một lúc đã ăn xong món mì sợi cán, đáplại: "Quách gia, ông đừng có nghĩ đến ăn uống gì nữa, trước tiên hãy nói cho tôi biết, thực ra ông đã chọc đến ai?"

Quách sư phụ suy nghĩ rất lung, thật sự không nghĩ ra nổi bản thân đã gây thù chuốc oán với ai.

Trương Bán Tiên bảo: "Ông suy nghĩ thật kỹ lại đi, có người muốn đẩy ông vào chỗ chết cơ mà? Tần Cối còn có bằng hữu, Nhạc Phi cũng có oangia, trong cuộc đời mình có ai mà chẳng đôi lần gây hấn với người khácđây?"

Quách sư phụ chợt nhớ tới tên hung đồ ăn cướp bằng búa thợ mộc. Ôngta bèn thuật lại toàn bộ cuộc chạm trán trên đường đi về nhà ngày hômqua, đầu ra làm sao đuôi như thế nào, tuần tự theo đúng sự thực choTrương Bán Tiên nghe một lần.

Trương Bán Tiên nói: "Đích thị là tên thợ mộc này đã tin vào nhữnglời đồn đại. Ngoài đường người ta đang đồn ầm lên là ông muốn bắt hắn.Nửa đêm ngày hôm qua rõ ràng là có kẻ muốn hại ông rồi, thế này là cáikiểu 'lưu manh đánh lưu manh, một trận lại một trận'*. Nếu ông không bắt được hắn, cả đời này ông đừng hòng thoát khỏi vận rủi."

*Ý muốn nói việc này sẽ kéo dài mãi không bao giờ dứt

Quách sư phụ không tin lắm: "Số mệnh lúc thăng lúc trầm, không ai có khả năng mãi mãi bay cao, cũng chẳng tránh được có lúc rơi xuống đáy,trên đời này đào đâu ra phương pháp có thể giúp cho con người ta cả đờiluôn may mắn?"

Trương Bán Tiên nói: "Người khác thì khó mà nói, nhưng với ông vậnxui lại đến như cơm bữa. Tôi nói như vậy, ông có tin không?"

Quách sư phụ không hiểu: "Nếu tin thì phải giải thích thế nào? Không tin thì sao?"

Trương Bán Tiên nói: "Nếu không tin tôi, ông cứ tiếp tục sống bìnhthường như chẳng hề có chuyện gì, coi như lúc trước tôi chưa hề nói cáigì. Nhưng nếu tin lời tôi, ông phải nghe cho kỹ những gì tôi sắp nói rađây, nhưng kể cả có nói ra ông cũng đừng sợ, ông có tai họa đổ máu."

Ba

Quách sư phụ nói: "Thầy làm thế này chẳng phải là chặn họng tôitrước hay sao, có chuyện cứ nói thẳng đừng ngại, rốt cục là như thếnào?"

Trương Bán Tiên nói: "Thứ cho tôi nói thẳng, danh hiệu Thần sôngQuách Đắc Hữu của ông không hay chút nào, quá phận mất rồi, con ngườicó thể gánh được danh hiệu này sao? Mặc dù miệng là của người ta, muốngọi thế nào thì gọi, nhưng ít nhất cũng làm cho phúc phận của ông mỏngđi. Ngày hôm qua tôi thấy khí sắc của ông thay đổi một chút, đích thị là do người khác đã lập bài vị của ông. Kẻ này đã khắc chữ Thần sông Quách Đắc Hữu lên một tấm thẻ gỗ rồi đặt lên bàn thờ nhà mình thắp hương, một ngày dập đầu bái lạy ông mấy lần. Ông là người sống, ông thừa nhận nổikhông? Ông không gặp xui thì còn ai gặp xui đây?"

Quách sư phụ nghe Trương Bán Tiên nói xong, sợ đến mức trán túa mồhôi đầm đìa. Trước kia người ta tin vào những việc như thế này. Một kẻphàm nhân ăn ngũ cốc hoa màu, có danh hiệu "Thần sông" đã là vượt quáphúc phận, huống chi còn bị lập bài vị tế sống, làm như thế đã bớt đibao nhiêu phúc giảm đi bao nhiêu tuổi thọ, không xui rủi mới là lạ, nênlàm thế nào mới phải đây?

Trương Bán Tiên bảo: "Quách gia, hai ta là bằng hữu đồng đạo, nhữngchuyện vướng bận khác tôi không thể giúp, có gì cần nói sẽ không dấugiếm trong lòng, giờ phút này nhìn khí sắc ông càng thêm sa sút, chỉ sợkhông qua được hôm nay, chẳng qua. . ."

Quách sư phụ cắt ngang: "Thầy đừng nói chuyện giật cục nữa có được không được, chẳng qua cái gì vậy?"

Trương Bán Tiên nói tiếp: "Tôi cũng mới vừa nhìn ra thôi, mặc dùsinh mệnh trên cơ thể ông đang suy sụp, nhưng phong thủy bên trong nhàông lại không tệ."

Quách sư phụ biết rõ Trương Bán Tiên biết xem phong thủy nhà và mồmả, sinh ra kỳ vọng vào khả năng xem xét của anh ta, bèn hỏi: "Căn phòng tồi tàn này của tôi cũng có phong thuỷ? Ở chỗ nào thế?"

Người có năng lực thì hay khoe mẽ, chuyện gì cũng thường không nóira miệng. Trương Bán Tiên cũng không nằm ngoại lệ, anh ta giơ một ngóntay chỉ vào cái bếp lò nhà Quách sư phụ.

Quách sư phụ cực kỳ buồn bực: "Như vậy là có ý gì? Muốn làm thêm một bát mì nữa sao?"

Nhà của Quách sư nhà là một căn phòng cấp bốn trong con hẻm ngõ miếu Đẩu Mẫu, gồm có hai gian. Vào thời đó, toàn bộ nhà dân chỉ có diện tích tầm mười mét vuông, hai gian tức là hai mươi mét vuông, đằng trước cơinới ra một gian nhỏ dùng để nấu cơm và chất chứa những đồ vật linh tinh. Gian trong dùng để sinh hoạt, góc tường gian ngoài có một cái bếp lòcũ, thời đó được đắp bằng đất. Do nhiều năm không sử dụng đến, bếp lòđương nhiên nứt ra. Mỗi khi trời nóng, trong khe nứt thường xuyên có"Cùng ve" bò ra. Loài vật này rất thường thấy ở những hốc tường hoặckhe gạch của các căn phòng ở rách nát, ngoại hình nửa giống như congián, nửa giống như con ve trên cây hồng bì, chân sau nhi đặc biệt dài,có khả năng nhảy rất cao. Bởi vì cùng quẫn, nhà của những người nghèorất nhiều năm không tu sửa, đa phần đều cực kỳ ẩm thấp, bởi vậy mới sinh ra cách gọi "Cùng ve" như vậy. Trên một số đồ vật đồng thau thời Thương Chu được khai quật lên còn có hoa văn hình con ve, nhưng thật ra đókhông phải là ve chân chính, mà là cùng ve. Qua đó có thể thấy được, từcổ đến nay, cùng ve thường sống ở cạnh bếp lò. Bên trong cái bếp lò hỏng của nhà Quách sư phụ có đôi khi lại có một vài con cùng ve nhảy ra, đào đâu ra địa thế phong thủy gì, ông ta cứ tưởng Trương Bán Tiên vẫn cònmuốn ăn mì nước.

Trương Bán Tiên nói: "Nghĩ đi đâu vậy, ông thử nhìn bức tường phía sau bếp lò nhà mình mà xem."

Phía sau bếp lò nhà Quách sư phụ có một bức tranh tết vẽ ông táo vàbà táo, có lẽ là được dán lên từ trước khi giải phóng. Ông táo là thầncai quản bếp trong nhà, còn được gọi là Táo quân. Hai vợ chồng ông táotrong bức tranh mặc áo đỏ mũ cánh chuồn đỏ, béo tròn chắc nịch, mặt mũi phúc hậu. Theo tục lệ dân gian, cứ đến hai ba tháng chạp hàng năm làtết ông công ông táo, là thời gian ông táo lên chầu trời. Vào ngày hômđó, từ vương công cho tới dân chúng đều phải cúng ông táo, cung thỉnhông táo lên trời tâu với Ngọc Hoàng đại đế những điều có lợi cho nhângian. Trong ngày này kiêng kỵ nhất là cắm cảu nói những câu oán hậntrước mặt Táo quân, bởi vậy khi cúng ông táo không cho phép đàn bà congái được khấn vái. Nếu không, rác tai với những câu miệng lưỡi của đámđàn bà, đến khi lên trời ông táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng đại đế nhà nàykhông tốt thế này, không hay thế kia, dâng lên một tờ trình đủ khiến cho con người ta giảm tuổi thọ, kẻ nặng giảm một kỷ, kẻ nhẹ bớt một toán,một kỷ là ba trăm ngày, một toán là một trăm ngày. Trước đây có rấtnhiều điều kiêng kị, cho nên mới có câu 'nam không bái nguyệt nữ khôngcúng ông táo'. Tết ông táo hai ba tháng chạp, người ta còn phải gỡ bứctranh trên bếp lò mang đi đốt, đến ngày ba mươi sẽ dán lên một bức mới.Nhưng từ thời dân quốc đến nay, người ta đã dần dần không còn quá để ýđến những tập tục như vậy nữa. Bức tranh ông táo ở căn bếp nhà Quách sưphụ đã dán sẵn ở đó từ lúc ông ta chuyển đến ở cho đến bấy giờ. Trêntường bếp của nhà ở có bức tranh vẽ ông tào là chuyện quá mức bìnhthường, bạn cứ thử vào nhà người khác mà xem, mười nhà e rằng có tới tám chín là như thế, như vậy lấy đâu ra thế phong thuỷ gì chứ?

Trương Bán Tiên nói: "Không trong nghề sao biết được hay dở, ôngkhông biết xem, đương nhiên sẽ không nhìn bí ẩn ở bên trong. Tôi bảo cho ông biết, nói ngắn gọn là thế này, bếp lò nhà ông cộng với bức tranhông táo đã ngẫu nhiên hình thành nên một thế, gọi là lò bát tiên trấntrạch, có thể tiêu tai miễn họa. Ông trăm nghìn lần phải ghi nhớ, đừnghủy cũng đừng sửa, như vậy sẽ chắc chắn không đến nỗi gặp chuyện khôngmay, một khi sửa đổi, ông chắc chắn đi tong."

Bốn

Truyền thuyết dân gian về nguồn gốc thân phận của ông táo và bà táo ở mỗi nơi mỗi khác. Vùng phía bắc Hoàng Hà cho rằng vợ chồng Trương Khuêlà táo quân, cặp đôi này là nhân vật ở bên trong truyện Phong Thần, lêntrời tâu những chuyện tốt, lúc xuống hạ giới thì bảo vệ bình an.

Bức tranh tết Táo quân trong nhà Quách sư phụ đã được dán từ nhiềunăm trước, bếp lò bên dưới cũng không sử dụng đến một thời gian dài.Trương Bán Tiên bảo với ông ta, đó chính là lò bát tiên, có thể bảo vệ số mệnh bình an, nhưng nếu có ngày nào đó thế này biến đổi thì đại nạncủa Quách sư phụ đã tới, trừ phi mau chóng bắt được hung phạm ăn cướpbằng búa thợ mộc, ngoài ra không còn phương pháp nào khác.

Trương Bán Tiên còn phải đạp xích lô đi giao giấy bản, những việcvướng bận khác anh ta không giúp được nữa, dứt lời vội vàng chạy đi.

Quách sư phụ thừ người một mình ngồi trong nhà suy nghĩ cho đến lúcvợ ông ta đi chợ về đến nhà. Nhìn thấy Quách sư phụ ngồi bất động, bà ta bèn hỏi: "Lão Quách, sao ông vẫn còn chưa đi làm?"

Quách sư phụ phục hồi tinh thần lại, bảo cái gì mà "Đau khắp mìnhmẩy, váng đầu nhức răng", tóm lại là toàn thân chỗ nào cũng thấy khóchịu, xin nghỉ vài ngày an dưỡng ở nhà một chút, lại kiếm cớ đẩy vợ vềnhà mẹ đẻ ở mười bữa nửa tháng. Cùng ngày hôm đó, ông ta còn đi tìm LýĐại Lăng và Đinh Mão, kể cả mấy người trước kia cùng lăn lộn ở đội tuầnsông, rồi tuyên bố rõ nguyên do với tất cả bọn họ. Mặc dù ông ta đã từng đối mặt với tên cướp bằng búa thợ mộc khét tiếng, nhưng chỉ kịp nhận ra kẻ đó tầm ba mươi tuổi, chiều cao trung bình, tai trái có một vết bớtxanh. Thiên Tân vệ quá rộng, dân số lại nhiều, tìm một người như vậychẳng khác gì tìm kim dưới đáy bể. Cũng còn may là có thể thu hẹp phạmvi tìm kiếm, bởi kẻ này dùng búa thợ mộc để ăn cướp, đương nhiên là đãtừng làm nghề mộc, dù có thể sau này đã đổi sang nghề khác, nhưng khẳngđịnh vẫn có liên quan đến thợ mộc. Những người làm nghề mộc ở nội thànhngoại thành đều không lạ gì nhau. Trước giải phóng, quê quán của phầnlớn thợ mộc ở Thiên Tân là Sơn Đông. Bọn họ ra ngoài lang bạt đi kiếmtiền, đến tết âm lịch đa phần lại trở về quê ở Sơn Đông, nhưng vẫn cómột phần nhỏ ở lại hẳn nơi này. Bởi vì ông tổ nghề mộc Lỗ Ban là ngườiSơn Đông, cho nên họ có một truyền thống, đó là đặc biệt đề cao tìnhnghĩa thầy trò. Hơn nữa, họ không tư lợi như con buôn, mỗi khi có việc,nếu một hai người thợ mộc làm không xuể, họ sẽ gọi thợ khác đến hỗ trợ. Do thường xuyên ghé chỗ này tạt chỗ kia, tần suất đi lại khá nhiều, cho nên họ biết hết về nhau, mặc dù trong đời chưa từng gặp mặt, nhưng hễnhắc đến tên là có thể biết đang nói tới ai. Cứ chịu khó nghe ngóng từmiệng mấy vị sư phụ và thợ học nghề thợ mộc này, biết đâu lại có thể lần ra kẻ cướp đó.

Mấy ngày liên tiếp, nhóm người Quách sư phụ đi khắp nơi tìm thợ mộckiếm manh mối, thậm chí ngay cả những người trước kia đã từng làm thợmộc sau này đổi nghề không làm nữa cũng không bỏ qua. Nhưng trong sốnhững người đó lại không có một ai đã từng ở Thiên Tân nhiều năm, tầm ba bốn mươi tuổi, tai trái có vết bớt xanh. Họ chạy đến rạc cả cằng, nhưng hỏi ai cũng chỉ nhận được câu trả lời là cái lắc đầu, toàn bộ đều bảokhông có người thợ nào như vậy.

Chớp mắt đã trôi qua bảy tám ngày, một chút manh mối cũng không tìmđược. Buổi chiều một ngày nọ, có một chàng trai ngã xuống con mương lớn ở cửa tây, Quách sư phụ đích thân lặn xuống cứu lên bờ, nhưng đến khi đóđã đã thấy người này tắt thở rồi. Năm nào cũng vậy, cứ đến tết Đoan Ngọlà lại thấy vô số người chết đuối dưới lạch ngòi ao chuôm, càng về saucàng xảy ra liên tục.

Đến khi lão Lương biết được Quách sư phụ đã xin nghỉ ốm mấy ngày hôm trước, hơn nữa còn có người nhìn thấy ông ta đưa vợ về nhà mẹ đẻ, điềuđó đã làm cho ông này nổi giận đến phát khùng, cho rằng những người đãtừng sống dưới xã hội cũ đều ăn vào máu tật xấu vừa lười vừa tham ăn.

Quách sư phụ nhảy xuống con mương lớn cứu người, kéo lên một cái xác đầy bùn thối. Trong lúc chờ người thân đến nhận xác, ông ta tranh thủgiải thích với lão Lương, không còn tâm tư tiếp tục đi dò hỏi đám thợmộc. Đến lúc chạng vạng tối, trên đường về nhà, ông ta nhìn thấy một cái xe đẩy bán dê thập cẩm. Món dê thập cẩm đó được người ta làm rất sạchsẽ, không tanh không ngán, nấu rất ngon miệng, còn bán riêng từng móngan dê và móng dê. Vừa ngửi thấy mùi thơm, ông ta đã không cưỡng lạiđược, không đủ tiền mua gan dê, đành mua hai cái móng, ngồi ngay bêncạnh xe bán dê thập cẩm uống rượu giải sầu.

Người bán món dê thập cẩm đó họ Trang, nhà ông lão đã bán món nàyđược tám đời, người ta bèn gọi ông lão là Trang Bát Bối Nhi (con cháuđời thứ tám nhà họ Trang), tầm hơn sáu mươi tuổi, ngày nào cũng đẩy mộtchiếc xe nhỏ bày quán bán hàng bên vỉa hè. Gầm xe được phá thủng ra đểđặt bếp lò, đặt một cái chảo lên trên nấu món dê thập cẩm. Đằng trướcxe đặt hai cái ghế dài, đủ chỗ cho bốn năm người ngồi. Có người mua mang về nhà ăn, cũng có người tranh thủ lúc còn nóng ngồi ăn ngay ở trướcxe. Đến khi trời tối, ông lão treo một cái đèn bão nhỏ để chiếu sáng,đến quá nửa đêm mới thu quán. Vào ban đêm vắng khách không có ai khác,Quách sư phụ vừa uống rượu, vừa nói chuyện phiếm câu được câu chăng vớiTrang Bát Bối Nhi. Sau khi gặm sạch móng dê, ông ta vứt bừa sang bêncạnh. Đúng lúc ấy, chợt nghe ven đường có tiếng bước chân sàn sạt rõ mồn một, ông ta quay đầu nhìn sang, nhưng không thấy một bóng người.

Năm

Trang Bát Bối Nhi khởi đầu bán dê thập cẩm ở góc tây bắc, năm nayvừa mới chuyển đến khu cửa Tây. Khi đó đèn đường còn ít, đêm ngày hôm đó trời lại tối mịt mùng, không có lấy một ánh trăng sao, trên đường tốiđen. Quách sư phụ nghe thấy ven đường vang lên tiếng loạt xoạt rõ mồnmột, nếu nghe cho kỹ thậm chí còn giống như có ai đang khẽ nói chuyện,nhưng trên đường rõ ràng không có một bóng người. Trong lòng cảm thấy kỳ quái, ông ta tháo cây đèn bão xuống qua bên đó xem rốt cuộc là kẻ nào.Ông ta giơ đèn lên soi, hóa ra là mười người tí hon, mỗi người chỉ caotầm năm sáu tấc (50-60 cm), đang lén lút nhặt xương dê người ta ném đi.Ông ta là người can đảm, tóm lấy que cời lò đâm thẳng vào một tên trongsố đó. Người tí hon kia kêu thảm thiết một tiếng rồi ngã gục xuống, đámcòn lại lập tức bỏ chạy tứ tán. Ông ta lại giơ đèn lên xem xét, có mấycon hồ ly đang ngậm xương xẩu trong miệng chạy trốn, con bị que cời lòđâm trúng trợn trắng mắt giả chết phát hiện ra ánh đèn chiếu tới, cũngvội nhảy dựng lên chạy theo.

Quách sư phụ cảm thấy kinh sợ, vội hỏi Trang Bát Bối Nhi bán dê thập cẩm: "Ông có nhìn thấy gì không?"

Trang Bát Bối Nhi đáp lại: "Hồ ly hay là sói vàng? Có gì đáng nóiđâu, dạo này chúng thường đến ăn trộm xương dê mọi người ném đi."

Quách sư phụ thầm nghĩ: "Thời vận con người suy thoái, dương khítrên cơ thể đương nhiên yếu đi, cho nên sẽ nhìn thấy những vật không nên thấy. Vận khí của ta thực sự đã tận hay sao?"

Nhìn thấy sắc mặt ông ta thảng thốt, Trang Bát Bối Nhi bèn bảo: "Cólẽ Quách gia cậu quá mệt mỏi nên đã hoa mắt rồi, nửa đêm nửa hôm rồi còn gì. Cậu đấy, cứ mắt nhắm mắt mở coi như chưa nhìn thấy cái gì, vậy làổn cả rồi. Nghe nói cậu đi khắp nơi hỏi thăm đám thợ mộc, phải chăng làmuốn truy nã tên cướp bằng búa thợ mộc?"

Quách sư phụ gật đầu, thầm nhủ: "Hay thật, việc này ngay cả người bán dê thập cẩm cũng biết hay sao?"

Trang Bát Bối Nhi nói: "Ngày hôm qua Đinh gia và Lý gia đến chỗ lãoăn dê thập cẩm, nhân tiện hỏi thăm về việc đó. Cậu đừng có tưởng lão chỉ là người bán dê thập cẩm không biết gì. Trước giải phóng, trong sốnhững khách hàng quen thuộc của cái quán dê này của lão cũng có vài vịlàm nghề mộc đấy."

Quách sư phụ hỏi: "Vậy ông có biết người thợ mộc nào tầm ba mươi tuổi, bên tai trái có vết bớt màu xanh không?"

Trang Bát Bối Nhi đáp: "Vậy thì chưa từng nghe nói có ai như vậy,nhưng nếu thực sự muốn tìm một thợ mộc có vết bớt xanh bên tai trái nhưvậy thì không đến mức quá khó khăn."

Quách sư phụ nghe thấy bảo ngày hôm qua Đinh Mão đã tới đây hỏi thăm rồi, cho nên hỏi lại cũng là thừa hơi. Ông ta thở dài, đứng dậy định về nhà.

Ai ngờ Trang Bát Bối Nhi lại nói tiếp: "Ngày hôm qua Đinh gia đã hỏi lão, nhưng mãi đến khi về nhà cả nửa ngày lão mới nhớ ra, ngày trước có một lần hai vị sư phụ nghề mộc đến cái quán dê thập cẩm này, trong lúcnói chuyện họ đã nhắc tới một sự việc rất khiếp sợ. . ."

Trong lòng máy động, Quách sư phụ vội dừng bước, hỏi: "Ông kể lại sơ qua giúp con, đó là việc gì thế?"

Trang Bát Bối Nhi kể lại cho Quách sư phụ, trước giải phóng ở cửabắc có một tiệm bán quan tài nhà họ Bạch. Quan tài còn được gọi là áoquan, là loại đồ vật bán đi một cỗ mới làm tiếp một cỗ, không ai dámtích trữ sẵn nhiều, nguyên nhân nói ra thì rất khó nghe, bởi dù sao đinữa phải đến lúc có người chết thì mới bán đi được. Ngoại trừ những giađình đông con nhiều cháu, người già trong nhà đã nhiều tuổi, thì mớichuẩn bị sẵn quan tài, bởi vì gỗ tốt làm quan tài không phải lúc nàocũng sẵn có. Một khi gặp loại gỗ tốt, lập tức không tiếc tiền mua ngay,sau đó bỏ tiền ra mời sư phụ của tiệm quan tài đóng thành hòm áo quan.Công việc đầu tiên cần phải lưu ý là quét vài lớp sơn lót khắp mặtngoài, phía trong lát một lớp gỗ mỏng, hai đầu mạ vàng vẽ chữ Phúc cùngvới hoa văn hình hoa sen, cuối cùng bỏ áo liệm, mũ ông thọ và nguyên một bộ chăn nệm vào bên trong. Tuy nhiên, khi quan tài làm xong không thểkhiêng về nhà, mà nó được lưu giữ trong tiệm bán quan tài, có khi đượcđặt ở đó tám mười năm cũng là chuyện rất bình thường. Nếu như nhà kháccó người chết, không tìm được quan tài loại tốt ngay, con cháu nhà hiếucó thể thương lượng lại với nhà đã chuẩn bị sẵn quan tài, mượn tạm quantài để an táng cha ông, sau đó chiếu theo nguyên dạng đóng một chiếcquan tài khác để trả lại. Đây là việc thiện tích đức, cho nên thôngthường chủ nhà đã chuẩn bị sẵn quan tài sẽ đồng ý ngay. Về phần gia đình bình thường, mặc dù không đến mức bó chiếu mang đi chôn, nhưng thực sựkhông đủ tiền mua loại tốt nhất, phần lớn là sử dụng những tấm gỗ báchrẻ nhất để đóng quan tài, để mộc không quét sơn, hoặc chỉ quét một lớpnước sơn. Bởi phải hoàn thành công việc trong cùng ngày cho nên tiệmquan tài quanh năm phải có sẵn nhân công và vật liệu. Lão chủ tiệm quantài nhà họ Bạch tự tay làm công việc nghề mộc, còn mướn hai vị sư phụnghề mộc người Sơn Đông làm công cho mình.

Mười năm trước, tiệm quan tài nhà họ Bạch đóng cửa. Buổi tối trướcngày trở về quê, hai vị sư phụ nghề mộc đến quán hàng của Trang Bát BốiNhi uống rượu ăn dê thập cẩm. Lúc ấy, ông lão đã nghe thấy hai người này bảo ông chủ tiệm quan tài của mình đã gặp ma.

Sáu

Cửa tiệm quan tài ở cửa tây, ông chủ họ Bạch, bản thân biết làm mộc, thuê hai phụ việc, còn mướn thêm hai vị sư phụ nghề mộc. Cửa hiệu gồmba gian mặt tiền liên tiếp, gian bên trái để quan tài, gian bên phải làphòng kế toán, gian chính giữa dùng để tiếp đãi khách hàng, kinh doanhtương đối lớn, nhưng tiệm quan tài đâu có phải hiệu ăn, không thể nào có những lúc đông như trẩy hội được. Tuy nhiên, bán quan tài có lợi nhuậncao, đặc biệt là khi có gia đình đông con nhiều cháu tới mua quan tài,khi ấy hét giá tiền bao nhiêu họ sẽ trả bấy nhiêu, chưa bao giờ trả giá. Tiệm quan tài có thể đóng cửa một tháng, nhưng chỉ cần mở cửa một lầnlà đủ ăn ba tháng. Sao khi lão chủ tiệm qua đời, con của ông ta là BạchTứ Hổ kế thừa gia sản, bao gồm một khu nhà cấp bốn, cộng thêm việc kinhdoanh tiệm quan tài. Nhưng Bạch Tứ Hổ không biết đóng quan tài, chỉ biết đứng bên cạnh giám sát thợ mộc làm việc. Hắn là người không biết ănbiết nói, nhu nhược hèn nhát. Bởi vậy lợi dụng hắn không biết xem sổsách, đám phụ việc và sư phụ nghề mộc đã thông đồng với nhau bí mật bònrút tiền, bán ra bao nhiêu quan tài cũng vẫn lỗ lã, việc buôn bán giảmsút đi từng ngày.

Bạch Tứ Hổ buộc phải lần lượt bán đi từng gian phòng của khu nhà cấp bốn, chỉ chừa lại hai gian phòng xiêu vẹo. Hàng ngày, hắn sinh hoạtcùng hai người phụ việc ở trong tiệm đằng trước, còn hai vị sư phụ ởgian phía sau. Vào buổi chiều một ngày, đến khi làm xong quan tài chờngười đến lấy thì trời đã tối đen. Mọi người trong tiệm quan tài chuẩnbị đi ngủ thì chợt nghe thấy bên ngoài có người đang đập cửa.

Đêm hôm khuya khoắt đập cửa rầm rầm, nếu là loại cửa hàng khác, phụviệc kiểu gì cũng sẽ nổi cáu, nhưng tiệm quan tài và tiệm bán thuốc cómột quy định, dù khách hàng tới trễ đến mấy cũng không có vấn đề gì. Nửa đêm chạy đến tiệm quan tài và tiệm bán thuốc gõ cửa, trong nhà người đó chắc chắn có chuyện lớn liên quan đến sống chết. Cho nên khi nghe thấytiếng gọi cửa, người phụ việc lập tức khoác tạm quần áo rời giường. Trên cửa có khoét một ô nhỏ, mục đích là để phòng ngừa đạo phỉ, không mở cửa chính, chỉ mở ô cửa nhỏ đó ra để nhìn ra bên ngoài. Vừa ngó ra ngườiphụ việc đã thấy bên ngoài cửa tiệm quan tài có một người cầm đèn lồngtrắng đang đứng chờ, bảo rằng trong nhà có người chết, nhờ tiệm mauchóng chuẩn bị quan tài, giờ đang giữa tam phục thiên, người chết khôngđể được lâu, đang cần dùng gấp, ngày mai sẽ đến lấy ngay. Nói xong,người đó lẳng tiền đặt cọc vào trong rồi vội vàng chạy đến những nhàthân thích báo tang.

Những người trong tiệm quan tài vừa thấy có người đến mua, không aicòn được ngủ nữa, tất cả đều phải dậy làm việc. Sau khi thắp đèn trongtiệm, hai người thợ mộc lập tức chuẩn bị vật liệu để đóng quan tài, haingười phụ việc làm công việc phụ, tất cả cùng tất bật làm việc. Theo tục lệ xưa, nếu làm việc qua đêm, ông chủ phải cung cấp bữa điểm tâm, nhưng không phải là bữa điểm tâm bình thường mà phải có cá có thịt, cơm rượuđế. Sau khi làm xong việc, thợ sẽ ăn no uống say rồi đi ngủ bù. Thấymình chẳng có việc gì để làm, Bạch Tứ Hổ bèn đi chợ mua thức ăn. Lúc ấyđã qua canh bốn chưa đến canh năm, canh năm thì gà mới gáy, canh bốn làsau nửa đêm, trời vẫn còn chưa sáng.

Gần con mương lớn ngoài cửa tây có một cái chợ bán thức ăn. Vào đầucanh năm mới có nông dân đánh xe tới bán thức ăn, muốn mua đồ ăn sớm thì chỉ tới chỗ này mới có. Bạch Tứ Hổ ra khỏi nhà từ rất sớm, còn chưa đến chợ bán thức ăn thì trên trời đột nhiên nổi một tiếng sấm, mưa to nhưtrút, khiến hắn ướt như chuột lột. Hắn vội vàng tìm chỗ tránh mưa. Vùnggần con mương lớn không có mấy gia đình ở, chỉ có vài căn phòng cổ từđời nhà Thanh còn tồn tại đến bấy giờ. Thấy cánh cửa gỗ một căn phòngxiêu vẹo bên đường bên cạnh chỉ được buộc tạm bằng dây thừng, trongphòng tối ôm không đèn đóm, chắc hẳn là phòng bỏ hoang, hắn lập tức cởidây thừng, mở cửa chui vào bên trong, nhưng đến khi muốn đóng cửa thìkhông khép chặt lại được nữa.

Bên ngoài gió táp mưa sa, nước mưa tạt đầy vào vào trong phòng quakhung cửa hỏng cánh. Trên cánh cửa đúng ra là có khóa bằng đồng, nhưngkhông biết kẻ nào đã nạy ra lấy đi mất, chỉ để lại hai lổ thủng. Hắnxuyên dây thừng qua hai cái lỗ, buộc chặt cánh cửa lại. Nhờ ánh chớp lọt qua cửa sổ, hắn trông thấy trong nhà ngoài bốn bức vách thì chẳng còncái gì, bụi đất phủ một lớp dày, chỉ có một cái giường đất. Hắn đành đặt mông ngồi xuống giường, nhắm mắt chờ ngớt mưa. Sau khoảng thời gianchừng ăn xong một bữa cơm, toàn thân hắn đột nhiên ớn lạnh, đồng thờihắn còn nghe thấy tiếng bước chân ai đó đang đi đi lại lại ở trong nhà.Hắn mở choàng mắt ra nhìn, giật mình nhìn thấy một người phụ nữ đang cúi gục đầu đi vòng quanh nhà.

Bạch Tứ Hổ sợ hết vía. Hắn ngồi co ro trên giường gạch, miệng há hốc mắt mở trừng trừng, ngây dại không dám động đậy. Người phụ nữ trongphòng đột nhiên đi tới trước mặt hắn, đập vào mắt hắn là một gương mặttrắng bệch như tờ giấy, tóc dài, há mồm lưỡi thè ra ngoài. Trong khiBạch Tứ Hổ đang luống cuống chân tay, đầu lưỡi người phụ nữ đã nhanhchóng quét tới, hắn lập tức ngả sang bên cạnh né tránh, nhưng đầu lưỡivẫn kịp liếm vào vành tai trái của hắn. Hắn rú lên kinh sợ bỏ chạy, nhảy xuống giường định mở cửa chạy ra ngoài. Nhưng chẳng biết tại sao dâythừng buộc cửa thấm nước mưa, càng cởi càng chặt. Trong lúc quẫn báchkhông mở được cửa, hắn nhắm mắt nhắm mũi húc thẳng đầu vào cửa sổ, ômtheo cả cánh cửa bổ nhào ra bên ngoài, rồi ngất lịm. Lúc ấy đã sang canh năm, có người đi ngang qua cứu hắn tỉnh lại, nhưng tai trái hắn đã biến thành một đống bầy nhầy máu thịt. Sau ngày hắn mới biết, cách đó vàinăm, có một người phụ nữ thắt cổ chết trong căn nhà đó, căn phòng lụpxụp đã bị bỏ hoang từ lúc ấy, cho tới bấy giờ, cũng chẳn có không ai dám dọn vào ở, đích thị là gặp quỷ thắt cổ rồi. Sau lần bị kinh hãi đó,đầu óc Bạch Tứ Hổ bắt đầu trở nên cực kỳ không bình thường. Không lâusau, tiệm quan tài phải đóng cửa, phụ việc lẫn thợ mộc của tiệm đường ai nấy đi. Nghe nói Bạch Tứ Hổ đã đổi sang làm nghề đồ tể, sau này khôngbao giờ còn mở lại tiệm quan tài nữa.

Mười mấy năm trước, trong lúc bán dê thập cẩm, Trang Bát Bối Nhi đãđược hai người thợ mộc của tiệm quan tài nói cho biết, Bạch Tứ Hổ khôngbiết làm nghề mộc, còn vết bớt bên tai trái cũng không có sẵn từ lúc mới sinh. Trang Bát Bối Nhi thích tán chuyện, có chuyện gì cũng kể ra tuốttuột, nhớ ra cái gì là mang ra tán dóc hết với Quách sư phụ. Ông lão còn nghe hai vị sư phụ thợ mộc đó nhắc đến, bên ngoài có lời đồn bảo rằngbên trong khu nhà cũ của tiệm quan tài cất giấu của cải. Số của cải đódo tổ tiên Bạch chôn xuống, nhắn lại với đời sau, kể cả có bị chết đói,cũng không được phép bán hai gian nhà giữa đó.

Tính toán theo thời gian, năm Canh Tý (1900) phá hủy thành ThiênTân, nhà họ Bạch mót gạch cũ dựng nhà, như vậy hai gian nhà đó được xâyvào thời ông nội của Bạch Tứ Hổ, cho tới năm 1954 bấy giờ, cũng chỉ mớiđược khoảng năm mươi năm. Hơn nữa, khi chôn của cải lại tiến hành trongbí mật không để lại di chúc, cho nên không ai biết được số của cải đó là những gì, Bạch Tứ Hổ đương nhiên càng không thể biết được. Hắn đã từngđào nền nhà sâu ba thước đất, nhưng chẳng tìm thấy bất cứ thứ gì.

Bảy

Tiệm quan tài của Bạch Tứ Hổ bị ăn cắp từ bên trong, thua lỗ khôngsao tiếp tục kinh doanh được. Mặc dù đầu óc ngu dốt, nhưng hắn vẫn ghinhớ lời căn dặn của tổ tiên nên không chịu bán hai gian nhà giữa. Tuyvậy, hắn đã lật tung cả nhà lên mà vẫn không thấy bất kỳ thứ gì. Haigian phòng đó nằm ở ngõ hẻm kho lương, cách nhà ga phía bắc không xa. Dù sao trước giải phóng ông lão mới ở cái vùng đó. Còn sau này thế nào,Trang Bát Bối Nhi chẳng hay biết chút gì.

Người nói vô tâm, người nghe hữu ý, Quách sư phụ càng nghe càng cảm thấy Bạch Tứ Hổ chính là tên tội phạm mà ông ta đang truy tìm. Điểm thứ nhất, tuổi tác phù hợp; điểm thứ hai, tai trái có vết sẹo. Mặc dùkẻ này chưa từng làm thợ mộc, nhưng dù sao cũng đã từng mở một tiệm quan tài. Bởi vậy mới nói, giao thiệp rộng cũng là một loại tài nguyên. Nếunhư không quen biết Trang Bát Bối Nhi, ông lão làm sao có thể thoải máinhắc tới những câu chuyện cũ Trần Chi Ma Lạn Cốc Tử* với ông ta, làm sao ông ta có thể biết được vết xanh bên tai trái tên tội phạm không phảilà cái bớt hay ngày trước hắn chưa bao giờ từng làm thợ mộc. Hóa ratrước kia họ đã đi nhầm hướng hoàn toàn, chẳng trách hỏi cái gì người ta cũng không biết.

*Chuyện không đầu không đuôi, chuyện phiếm lúc trà dư tửu hậu

Quách sư phụ cảm ơn Trang Bát Bối Nhi, đứng dậy ra về. Sáng sớm ngày hôm sau, ông ta và Đinh Mão đi về vùng lân cận phía bắc hỏi thăm mộtchút, thực sự có một kẻ Bạch Tứ Hổ như vậy. Hàng xóm xung quanh ai cũngbảo kẻ này là người trung thực, thường ngày rất ít khi ra khỏi nhà,ngoại trừ ăn mặn, mua rất nhiều muối thì không hề có hành động gì khácthường.

Sau khi xác minh xong, Quách sư phụ không muốn đánh rắn động cỏ, trở về báo lạo với lão Lương, có một kẻ ở ngõ hẻm kho lương ở khu nhà gaphía bắc tên là Bạch Tứ Hổ, rất có thể là thủ phạm cướp của giết ngườibằng búa thợ mộc.

Tuy lão Lương tin tưởng Quách sư phụ, nhưng vấn đề này tương đối nan giải. Câu chuyện về "Kẻ cướp bằng búa thợ mộc" đã lưu truyền ở ThiênTân vệ vài chục năm rồi, từ đầu đến cuối chí ít liên quan đến hai bamươi mạng người, khiến cho lòng dân không yên, ngay cả những khu vựcđông người trong thành cứ đến khi trời tối, gần những chỗ vắng vẻ làkhông ai dám tới. Nhưng tên thủ phạm tàn ác này gây án không có quyluật, cho tới bấy giờ nạn nhân của hắn không một ai sống sót, truy nãmười năm mà không có kết quả. Muốn bắt trộm cướp phải có tang chứng, nếu không có thì không thể nào xông bừa vào nhà bắt người được. Nếu ôngkhông tìm ra hung khí búa thợ mộc dùng để đánh cướp, làm sao có thể nhận định là Bạch Tứ Hổ gây án?

Mặc dù vậy, nếu chính quyền muốn điều tra nhân thân thì chẳng có gìlà khó, chỉ cần mượn lý do điều tra hộ khẩu tới gõ cửa nhà Bạch Tứ Hổ,trước tiên tra xét nhân thân kẻ này một chút. Trưa ngày hôm đó, chínhquyền phái hai người tới nhà hắn, vừa gõ cửa còn chưa kịp hỏi han gì thì Bạch Tứ Hổ đã đột ngột xô dạt hai người ra rồi bỏ chạy. Công an viênđược phái tới nhận định kẻ này làm vậy là bởi có tật giật mình, mộtngười vội truy đuổi sát phía sau, còn một người ở lại xem xét bên trongnhà. Khi nhìn thấy bài vị của Thần sông Quách Đắc Hữu ở trong phòng, anh ta cảm thấy kỳ quái khó hiểu, mang theo tâm trạng buồn bực tiếp tục xem xét. Vừa liếc qua giường gạch, anh ta đã thấy có một người trắng tinhđang nằm trên đó, giống hệt như người tuyết, đến khi nhìn kỹ lại thì hóa ra là xác một phụ nữ ướp trong muối tinh.

Vụ án này có lẽ nghiêm trọng hơn dự tính, công an dân binh đội tuầnphòng đều phải tham gia, điều động không dưới bảy tám trăm người, chiathành mấy đường đuổi bắt kẻ trốn chạy Bạch Tứ Hổ. Tên này hết đường chạy trốn, cuối cùng bị bắt tại một rãnh nước thải. Hơn hai mươi người lạilần mò dưới rãnh nước đó mất hai ngày mới tìm được cây búa thợ mộc màBạch Tứ Hổ đã ném xuống đó. Bằng chứng rành rành, hắn hết đường chốicãi, khai ra trước giải phóng nhìn thấy búa thợ mộc tại một hàng bánrong ở vỉa hè như thế nào, sinh ra ý tưởng đen tối ra sao, sau khi muađược cây búa đã giấu vào trong người, chọn những nơi nào để gây án. Cómột lần đánh gục một phụ nữ ở tỉnh ngoài, hắn thấy cô gái này tương đốicó nhan sắc, bèn nhân dịp lúc trời tối đen mang người chết về nhà, ngàynào cũng ăn nằm với các xác đó, sau một năm thì xác chết mang bầu. Kế đó xác chết bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phân hủy, hắn sợ mùi xác chết bayra sẽ khiến cho hàng xóm phát hiện, bèn dùng muối để bảo quản. Nghe bênngoài đồn đại Quách sư phụ muốn bắt mình, trong lúc bản thân cảm thấykinh hoảng không biết phải làm sao, xác cô gái đã bày cách cho, bảo hắnlàm một miếng gỗ hương, viết bài vị Quách sư phụ lên trên, bái vài ngàylà người này chắc chắn phải chết, không ngờ tới chỉ vài ngày sau hắnđã bị bắt về kết án.

Lão Lương cho rằng lời khai đó vô cùng ma quái, có thể thấy được tưtưởng mê tín đã cắm rễ trong đầu Bạch Tứ Hổ, xác chết cô gái làm sao cóthể sinh con, lại còn nghĩ kế cho hắn nữa? Hơn nữa, lập bài vị thắphương khấn vái là có thể khiến người khác bị chết, trên đời này làm gìcó chuyện như vậy? Bị Bạch Tứ Hổ bổ vào gáy, chắc hẳn lúc ban đầu cô gái chỉ mới chết não còn trái tim vẫn còn đập, về sau cơ thể cô ta mangthai thai, rồi bắt đầu bốc mùi thì lúc ấy mới chết thực sự. Bởi vì BạchTứ Hổ không rõ chân tướng, cứ tưởng rằng trước khi mang về nhà thì côgái này đã là một xác chết. Theo dân gian, người chết não được là 'hoạtthi', những gì hắn kể có lẽ là sự thực. Về phần Bạch Tứ Hổ bảo rằng mấyngày hôm trước xác cô gái đột nhiên nói chuyện, nhất định là do chínhbản thân hắn tưởng tượng ra. Cuối cùng vụ án đã được khép lại, phê duyệt hồ sơ thế nào, định án ra sao thì không nói đến nữa.

Về phần xác cô gái trong nhà Bạch Tứ Hổ, liệu có phải đã thực sự mởmiệng nói chuyện vào ngày tết Đoan ngọ, bày cách cho Bạch Tứ Hổ lập bàivị thắp hương để khấn vái làm cho Quách sư phụ chết hay không?

Vậy tôi xin nói với ngài, xác cô gái bị muối tinh bao bọc kín mít,không thể nào mở miệng nói chuyện được, nhưng Bạch Tứ Hổ cũng không cónghe lầm. Ngài đừng có quên, trong ngôi nhà thừa kế lại ở ngõ hẻm kholương của Bạch Tứ Hổ có cái gì, tại sao đã thử mọi biện pháp mà khôngtìm được. Trên thực tế, người đã nói chuyện với hắn không phải là cáixác cô gái mà là một kẻ hoàn toàn khác. Nếu như đây chỉ một câu truyệnngắn, vụ án "cướp bằng búa thợ mộc" tuyên cáo đã được phá, thủ phạm đãcúi đầu nhận tội và phải đền tội, thì đến đây câu chuyện của chúng tacoi như đã khép lại rồi. Nhưng câu chuyện về Thần sông lại mang tínhdài kỳ, bên trong lại có tiền căn hậu quả của nó, phải đến phần nói về"Ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương" mới có thể phá giải được nútthắt lúc trước.

Tám

Hai năm tiếp theo, đầu đường cuối ngõ bàn tán xôn xao, câu chuyệnchỉ xoay quanh việc Quách sư phụ phá liền ba vụ án ly kỳ "Trạm điện đàingầm dưới sông, bom người, đánh cướp bằng búa thợ mộc", trong đó khôngthiếu những tình tiết nghe nhầm đồn bậy. Thí dụ như vụ án "Bom người",thực ra chỉ là dùng xác chó để vận chuyển lậu nhựa anh túc, nhưng truyền qua miệng nhiều người, chẳng hiểu tại sao lại biến thành dấu thuốc nổtrong bụng xác trẻ con, quả thật là tam sao thất bản, người ta đồn đạicàng ngày càng ly kỳ.

Bản thân vụ án "cướp bằng búa thợ mộc" đã kỳ quái rồi, Bạch Tứ Hổ ru rú trong nhà, tuyệt không một ai có thể nghĩ ra hung thủ lại là hắn.Nhưng chẳng hiểu do ma xui quỷ khiến thế nào hắn mới đi tìm Quách sưphụ, cho nên mới nói hắn đáng chết, chết không ai thương tiếc.

Tên Bạch Tứ Hổ này hành xử như ma quỷ, giết chết một cô gái từ tỉnhngoài đến rồi mang xác về nhà coi như vợ của mình. Nghe nói, xác chết đó còn sinh cho hắn một đứa con. Câu chuyện về vợ cương thi con yêu quáitrong căn nhà bị ma ám trong ngõ hẻm kho lương được dân chúng đồn ầmlên, hai gian phòng đó bị đóng cửa. Ai cũng bảo đó là căn nhà ma, các hộ gia đình quanh đó cứ nghĩ đến mấy năm nay ở canh một cái xác phụ nữđược bảo quản bằng rất nhiều muối, lâu ngày muối còn kết tinh thành kéntrắng, có ai mà chẳng sợ hết hồn? Cho nên tất cả đều dọn nhà đi nơikhác. Số hộ gia đình sống ở ngõ hẻm kho lương vốn dĩ đã không nhiều lắm, sau vụ án kinh hoàng đó, đã không còn tới một nửa.

Trước đây, địa danh được đặt rất bừa bãi. Trước đó, ngõ hẻm kholương từng có một kho lương thực của nhà nước, bởi vậy mới được gọi bằng cái tên này, tên đầy đủ của nó là ngõ hẻm kho chứa lương thực, nằm cạnh nhà ga phía bắc, liền kề với "Ninh viên". Ninh viên là một khu vườntrồng cây được xây dựng vào những năm cuối triều Thanh, bên trong có hồnhân tạo. Vào năm 1931 của thời kỳ hai mươi năm dân quốc, nó được đổitên thành công viên Bắc Ninh. Đến tận thập kỷ năm mươi sáu mươi, mọingười vẫn quen gọi nó theo tên cũ là "Ninh viên".

Nhà của Bạch Tứ Hổ nằm ở ngõ hẻm kho lương sát Ninh viên ở khu vựcnhà ga phía bắc, sau khi hắn bị bắt rồi xử bắn, bất động sản bị sungcông, trên cửa dán giấy niêm phong, những gia đình ở xung quanh cũngchẳng còn lại mấy hộ. Về sau, công viên Bắc Ninh mở rộng hồ, đã phá hủykhá nhiều những căn nhà cổ. Khi ấy, hai gian phòng của Bạch Tứ Hổ cũngbị dỡ bỏ. Chuyện này sẽ nói rõ ngọn ngành sau, tạm thời để đấy khôngnhắc tới.

Cô gái trong nhà Bạch Tứ Hổ đã chết không dưới mười năm trước. Trước giải phóng, người ở nơi khác chạy nạn đến đó rất nhiều, chiến tranhloạn lạc, bởi vậy không điều tra ra được thân phận. Tử thi đưa đi hoảtáng, căn nhà ở ngõ hẻm kho lương bị dán giấy niêm phong, vụ án này coinhư đã đến hồi kết. Nhưng ngoài xã hội, rất nhiều người không rõ chântướng, bởi vậy lời đồn tiếp tục nổi lên ở khắp nơi, mỗi người nói mộtkiểu.

Quách sư phụ không dám kể công, vụ án này thực sự không phải do mộtmình ông ta phá, mà cũng chẳng tới phiên ông ta lập công. Cuối tháng sáu năm 1954 xử bắn Bạch Tứ Hổ, trị an xã hội ngày càng đi vào nề nếp.Nhưng vận khí Quách sư phụ vẫn không thể bảo là tốt, cũng không thể đánh giá là xấu. Thời gian trôi qua ngày từng, chỉ trong chớp mắt đã đến năm 1957, trời mưa to mấy trận, mực nước Hải Hà đột ngột dâng cao. Tới mùahè năm 1958, khí hậu biến đổi khác thường, liên tục mấy tháng không cómưa xuống. Cái nóng mùa hè oi bức, nhiều người nhảy xuống sông bơi lội,liên tiếp xảy ra chết đuối.

Có một ngày, Quách sư phụ phải vớt xác chết trôi trên sông, sau khixong việc về đến nhà, do quá mệt mỏi nên ông ta lăn ra ngủ từ rất sớm.Nửa đêm nghe thấy gian ngoài có tiếng động, ông ta cho rằng có trộm vàonhà bèn đeo giày chạy ra xem sao. Gian ngoài không thấy có người, nhưngđến khi ông ta ngẩng đầu lên, nhìn đến bức tranh ông táo trên tường lò,ông ta chợt rùng mình đổ mồ hôi lặng ngắt toàn thân. Khuôn mặt ông táovà bà táo trong bức tranh đã biến đổi.

Sờ sờ ra đó là hai gương mặt quái dị, bốn tròng mắt đen bóng đảoloạn xạ. Quách sư phụ cầm giầy lên ném thẳng vào, chợt thấy hai con vậtlông xanh xám nhảy từ mặt bếp lò xuống đất, chui qua khe cửa bên dướichạy mất. Thì ra là hai con hồ ly trưởng thành vừa trèo lên bếp lò ngồi.

Quách sư phụ xem xét bức tranh ông táo bị giầy ném vào, thấy lưu lại dấu vết, vội vàng xoa bàn tay lau vết giầy đi. Nào ngờ bức tranh đã dán trên tường nhiều năm, giấy đã mủn lắm rồi, ông ta vừa mới xoa một cái,bức tranh rách ra luôn, không còn khả năng khôi phục lại nguyên trạng.

Mấy năm trước, lúc ăn dê thập cẩm ở quán hàng của Trang Bát Bối Nhi, ông ta đã dùng que cời than đâm trúng một con hồ ly con. Rốt cục cóphải bọn chúng đến trả thù hay không, thực sự không thể nào truy xét rađược. Nhưng dù thế nào thì thế phong thủy lò bát tiên cũng đã bị phámất, chỉ sợ không phải là dấu hiệu báo điềm lành. Nhưng bất kể ra sao,ông ta cũng không tài nào đoán trước được, một vật trong "Ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương" rục rịch muốn chui ra.
 
Chương 16: Mộ Hải Trương Ngũ


Một

Con sông được nhắc đến nhiều nhất trong "Hà thần" là Hải Hà, khôngđược xếp vào hàng ngũ những con sông dài. Bắt đầu từ cầu Kim Cương chođến khi đổ ra biển ở cửa Đại Cô, toàn bộ con sông trải dài bảy mươi bacây số, nhưng lưu vực của dòng Hải Hà lại rất rộng, bao gồm năm nhánhsông chính, theo thứ tự là "sông Bắc Tam, sông Vĩnh Định, sông ĐạiThanh, sông Tử Nha và sông đào Chương Vệ Nam". Năm nhánh sông chính lạichia ra thành hơn ba trăm con sông nhỏ, trải khắp toàn bộ vùng Hoa Bắcvới hình thù giống như một cái quạt, Hải Hà của Thiên Tân vệ có thể coilà cán quạt, bởi đến khu vực này con sông đột ngột thu hẹp lại. Địa hình của khu vực này là tây bắc cao, đông nam thấp, bắc có Yên Sơn, tây cóThái Hành sơn, đông nam là bình nguyên rộng lớn. Con sông bắt nguồn từcao nguyên, xói mòn đất bazan, cuốn theo một lượng lớn bùn cát chảy đếnHải Hà, khiến lòng sông đầy dần lên theo từng năm. Ứng theo đó, nước lũkhông chảy xuôi xuống hạ du được, cho nên thường xuyên xảy ra lũ lụt.

Mỗi lần lũ định kỳ vào mùa hạ, nước sông cuồn cuộn chảy xiết, lầnnào thế nước lũ tràn về cũng mãnh liệt đầy hung dữ. Căn cứ vào sách vởghi lại, từ khi lập vệ dựng thành Thiên Tân vào triều Minh cho đến nay,lưu vực Hải Hà đã phát sinh ba trăm tám mươi bảy lần thiên tai lũ lụtnghiêm trọng, thành Thiên Tân đã bị nước lũ ngập lụt hơn bảy trăm lần,nhà cửa của quân dân bị hư hại vì hứng chịu nhiều trận lũ lụt. Sau giảiphóng, Mao Chủ Tịch từng đưa ra chỉ thị, nhất định phải trị tận gốc thủy tai của Hải Hà. Bởi vậy, mỗi lần đến thời hạn cố định, người ta phảinạo vét bùn đất cho dòng Hải Hà, đồng thời đào mương máng phân lũ.

Câu chuyện đã đến năm 1958. Năm đó, người chết đuối rất nhiều, bởivì tình hình hạn hán nghiêm trọng, thời tiết nóng như thiêu như đốt, sốngười muốn tắm mát, xuống sông bơi lặn nhiều hơn những năm trước cả vàilần. Vào tháng nóng nhất của mùa hè, kể cả người không biết bơi cũngkhông chịu đựng nổi phải nhảy xuống sông tắm. Bởi vì thiên tai hạn hán,mực nước xuống thấp đến mức lộ ra cả bùn đất và rong rêu dưới đáy sông.Người xuống sông tắm rất dễ bị bùn lầy hút chặt, hoặc bị rong rêu cuốnlấy, càng giãy càng bị cuốn chặt, dù bơi giỏi đến mấy cũng không thểthoát chết.

Bức họa ông táo nhà Quách sư phụ bị hủy, theo cách nói của TrươngBán Tiên thì đó là phá phong thuỷ, sẽ phải hứng chịu vận rủi. Nhưng ôngta bận rộn cả ngày vớt xác trôi sông, lấy đâu ra thời gian mà lo vớilắng.

Ngày hôm sau, lão Lương tìm tới Quách sư phụ, bảo rằng tất cả cácngành các chi đội đều phải cử người tham gia công việc trị thuỷ, nạo vét mương máng chống hạn phòng chống lũ lụt. Ông này quyết định cử Quách sư phụ và Đinh Mão đi tham gia lao động.

Từ lúc ấy trở đi, ngày nào hai người họ cũng phải đi nạo vét sôngcái. Nạo vét sông là việc cực nhọc nhất, đặc biệt là vào mùa hạ trời oibức không mưa, trời nắng như đổ lửa, mặt trời chói chang chiếu thẳngxuống đỉnh đầu. Khi nạo vét dưới mương máng, ánh nắng chiếu xuống, lớpbùn lầy biến thành màu xanh lục, thối không thở nổi. Quách sư phụ khôngnhững chỉ nạo vét con sông cái, mà đến lúc có người chết đuối dưới sông, ông ta còn phải đảm nhận công việc vớt tử thi cùng với Đinh Mão.

Công việc chống lũ chủ yếu là nhân lúc vào mùa nước cạn, nạo vét bùn lắng dưới đáy sông, khơi thông dòng chảy, để đến lúc gặp phải mưa to,lũ lụt không đến mức tràn thẳng vào nội thành. Đoạn sông mà Quách sư phụ và Đinh Mão nạo vét nằm ở vùng ngoại thành phía tây bắc. Nơi đó là mộtvùng xanh tươi, phủ đầy những vườn cây rộng lớn, không xa lắm về phíatây là "Đắc thắng khẩu", ngày xưa gọi là Tiểu Sao Khẩu. Vào thời HàmPhong nhà Thanh, Lâm Phượng Tường Lý Khai Phóng đã chỉ huy quân TháiBình Thiên Quốc bắc phạt, đánh tới Tiểu sao khẩu, chuẩn bị qua sông thìđột nhiên bị dân đoàn* phục kích, thất bại tan tác, bởi vậy triều đìnhmới ban cho cái tên "Đắc thắng khẩu" .

*Tổ chức vũ trang ở địa phương của bọn cường hào địa chủ Trung Quốc thời xưa

Khí trời oi bức, hai nhóm người luân phiên nạo vét sông cái. Giữatrưa ngày hôm ấy, đến phiên Quách sư phụ nghỉ trưa, những công nhân trịthuỷ xúm lại vây quanh bắt ông ta kể chuyện yêu ma dưới sông và biển.

Quách sư phụ không dám kể chuyện liên quan đến quỷ thần, sợ lỡ lờinói sai cái gì, lại phải hứng chịu cơn giận của lão Lương. Ông ta chợtnhớ ra, đi về phía tây là "Đắc thắng khẩu", lại nghe nói nơi đây có mộcủa Hải Trương Ngũ, bèn kể về những tích chuyện ngắn về kẻ này. Vàonhững năm cuối nhà Thanh, Hải Trương Ngũ là tên trùm lưu manh khét tiếng của Thiên Tân vệ, xuất thân nghèo khổ, làm giàu bằng cách khống chếviệc buôn bán muối. Thiên Tân làm ra muối, bởi vậy vào thời nhà Thanh,tất cả những người giàu có nhất trong nội thành đều là thương nhân buônmuối, từ đó có thể suy đoán ra, Hải Trương Ngũ phải giàu đến mức nứt đố đổ vách. Vào cái năm quân Thái Bình bắc phạt đánh tới thành Thiên Tân,hắn đã bỏ tiền tổ chức lực lượng dân đoàn, mai phục tại Tiểu sao khẩu,dùng hoả lực đồng loạt tấn công. Quân Thái Bình ngã rạp từng mảng dướihọng súng kíp của dân đoàn, binh bại như núi đổ, cuối cùng bị quân kỵ mã của Tăng Cách Lâm Thấm** tiêu diệt. Bởi vậy, Hải Trương Ngũ đã đượctriều đình khen thưởng, phong tặng cho hàm võ quan tam phẩm. Hải TrươngNgũ là tư thương buôn muối xuất thân từ lưu manh. Đừng thấy hắn có mũmiện lông công mà lầm, một chữ bẻ đôi cũng không biết, đòn gánh đặtngang trên mặt đất cũng không đọc ra được là chữ nhất. Có lần, một vịkhâm sai đại thần xuống thị sát, Hải Trương Ngũ đứng ra tiếp đãi, hànhuyên với vị khâm sai đại nhân. Sau khi thảo luận xong việc công, vìmuốn xóa ngăn cách, kéo gần quan hệ giữa thượng cấp và hạ cấp, HảiTrương Ngũ hỏi khâm sai đại thần có mấy người con. Khâm sai đại thần bảo rằng có hai khuyển tử, nói xong quay sang hỏi chuyện nhà Hải TrươngNgũ. Hải Trương Ngũ thầm nghĩ: "Chức quan lớn như vậy mà khâm sai đạinhân còn gọi công tử trong nhà là khuyển tử, theo chức võ quan Tam phẩmcủa mình thì nên gọi như thế nào mới phải? Tóm lại, con cái của ta bấtkể thế nào cũng không thể đánh đồng với công tử nhà khâm sai đại nhânđược." Nghĩ vậy, hắn lập tức cúi người đáp: "Khiến đại nhân chê cườirồi, trong nhà hạ quan chỉ có một t*ng trùng lên não."

**Tăng Cách Lâm Thấm (1811-1865), tiếng Mông Cổ: Sengge Rinchen, làngười tộc Bác Nhĩ Tể Cát Đặc của Mông Cổ, danh tướng cuối thời MãnThanh. Thời Hàm Phong và Thuận Trị, khi tham gia chiến đấu với quân Thái Bình Thiên Quốc và liên quân Anh Pháp, ông đã lập được nhiều công lớn.

Nghe kể xong, đám công nhân trị thuỷ con sông cái phá ra cười. Đangđịnh nài nỉ Quách sư phụ kể thêm một tích chuyện nữa, họ chợt nghe thấynhững người đang nạo vét bùn dưới sông trở nên huyên náo, bởi sau khixúc hết lớp bùn, bên dưới đã xuất hiện quái vật.

Hai

Năm 1958, Thiên Tân vệ xảy ra hai sự kiện lớn, một là đua nhau luyện sắt thép theo phong trào, hai là nạo vét sông cái chống hạn phòng lũ,công việc chủ yếu là nạo vét hết lớp phù sa lắng đi. Khi ấy thực sự đãđào lên được không ít đồ vật, bởi vì lớp bùn lắng dưới sông đã tích tụqua nhiều năm, đã chôn vùi những nghĩa địa hoặc thôn làng ở ven sôngxuống dưới, bởi vậy mới đào được những đồ vật có niên đại vài trăm năm.Đến giờ, khi nhắc đến chuyện năm đó, một số ít người cao tuổi vẫn còn ấn tượng, cho dù không được tận mắt nhìn thấy thì cũng đã từng được nghekể lại. Những sự việc thực sự đáng kinh ngạc đáng khiếp sợ, tổng cộngchỉ xảy ra bốn lần, sự việc mà Quách sư phó và Đinh Mão được chứng kiếnlà lần thứ tư.

Người ta tiến hành nạo vét phù sa ở kênh mương ngoài thành để phòngchống lũ lụt ở hơn mười nơi, bốn sự việc đó không đồng thời xảy ra ởcùng một địa điểm. Sự việc kỳ lạ đầu tiên xảy ra trên sông Tử Nha. Nămđó, khi nạo vét sông cái, người ta chỉ làm vào ban ngày, đào hết bùnlắng lên, xúc lên xe cút kít mang đi đổ. Bên bờ sông dựng một cái rạplớn, những người công nhân trị thuỷ nhà ở xa sẽ ở lại qua đêm trong cáirạp đó. Mùa hè oi bức, rất nhiều muỗi, nhưng công việc nạo vét sông quácực nhọc, toàn bộ đám công nhân trị thủy vừa nằm xuống đã lăn ra ngủngay. Đến lúc ấy, bên ngoài rạp bỗng xuất hiện sáu đứa bé mặt đồ đen, độ tuổi xấp xỉ nhau. Chúng đẩy cửa rạp ra, sau đó nói một câu mà toàn bộđám công nhân trị thuỷ không hiểu tí gì "Huynh đệ chúng ta vẫn luôn ởcùng một chỗ, đừng để họ tách chúng ta ra". Lúc ấy không có ai hiểu được câu đó có ý gì, cũng chẳng biết sáu đứa bé đó từ đâu mà đến, đang địnhtruy hỏi thì đã thấy cửa rạp đóng chặt lại rồi, không kịp nhìn thấy sáuđứa bé đi về phía nào. Những người công nhân trị thủy cứ ngỡ mình nằmmơ. Ngày hôm sau tiếp tục nạo vét khơi dòng, trong lúc tiến hành côngviệc họ đào được sáu con mèo đúc bằng sắt rất lớn dưới lớp bùn, đã hanrỉ toàn bộ, không nhìn ra được hoa văn ra sao, hình dáng giống loài nhưmèo, không biết là vật chìm xuống sông thuộc về triều đại nào. Khi đó,hiến đồng hiến sắt cho quốc gia là việc quang vinh, khi đi trên đườngnhặt được một cây đinh sắt cũng không quên nộp lên trên, bởi vậy sáu con mèo sắt bị mang đi nấu chảy ra. Những người công nhân trị thuỷ đa phầnlà người có xuất thân thấp hèn làm công việc chân tay, những người nàyrất mê tín, tin rằng sáu đứa bé ngày hôm đó là do sáu con mèo sắt ở đáysông biến thành người. Đồ cổ đã sinh ra linh khí, nếu bị hủy sẽ mang lại tai họa, họ bèn âm thầm thắp hương cầu khấn, nhưng từ đó về sau vẫnkhông hề có việc gì lạ phát sinh.

Lần thứ hai xảy ra bên ngoài cửa tây. Thời xưa, Thiên Tân vệ có bốncửa thành, theo thứ tự là "Củng Bắc Môn, Trấn Đông Môn, An Tây Môn, Định Nam Môn". Năm Canh Tý (1900) toàn bộ tường thành cửa thành đã bị phádỡ, nhưng mọi người vẫn tiếp tục gọi theo tên cũ. Bên ngoài cửa tây cómột con sông bảo vệ thành, có một thời đã từng là chiến hào. Khi ngườita nạo vét bùn lắng ở đó đã đào được một ngôi mộ cổ, bên trong không cóquan tài, chỉ có một cái huyệt rất chật hẹp. Bên dưới huyệt có một cáixác đã khô quắt, quần áo vẫn chưa hoàn toàn mục nát, kín mít từ đầu đếnchân. Trong vài năm nạo vét sông khi ấy, số mộ mà người ta đã đào rakhông dưới vào trăm, nhưng chỉ có ngôi mộ này là đáng sợ. Gương mặt củacái xác khô quắt đó lõm vào trong, cũng có thể nói là không có mặt, bởiphần mặt từ hàm dưới đến lông mày chỉ là một lỗ thủng bằng cỡ nắm tay.Nước tù đọng dưới ngôi mộ vàng úa, tanh hôi khó ngửi. Sau đó không aibiết cái xác ướp cổ đó đã bị mang đi đâu. Sự việc này đã làm dấy lênkhông ít lời đồn, nhưng tất cả đều không đáng tin.

Lần thứ ba là tại cầu nổi Diêu Oa. Khi còn là mặt đất bằng, vào thời nhà Thanh nơi đây đã từng là nha môn Tổng đốc Trực Lệ. Khi nạo vét phùsa, người ta đã đào ra được một con rắn kỳ dị dài hơn thước, to cỡ cẳngtay, toàn thân đỏ rực, trên đầu có một cái mào thịt. Điều kỳ quái nhất là con rắn này biết nói, há miệng ra là có thể phát ra tiếng người. Có một người công nhân trị thủy bạo gan, vung xẻng đập chết con rắn đó, máu nó văng vào người những người đứng xung quanh, vừa tiếp xúc đã làm da thịt thối rữa biến thành mủ, bởi vậy đã chết mất tầm hai ba người. Sau này xuất hiện lời đồn bảo rằng, con vật nửa rồng nửa rắn đó là mầm gây tai họa, phải ăn đào mới tránh được nạn, khiến cho một dạo cháy hàng không tìm đâu ra đào mà mua.

Lần thứ tư có sự có mặt của Quách sư phụ, xảy ra ngay tại nơi mà họ nạo vét con sông cái, lần đó là kỳ quái nhất. Khi nạo vét sông, họ đào được hai cái bàn đá xanh, mặt bàn lớn xấp xỉ với bàn bát tiên, dày đến vài thước, được mô phỏng theo hình dạng của một loại động vật nào đó, khắc chìm hoa văn hình sóng nước. Nếu có phiến đá, phía dưới chắc chắn có thứ gì đó.

Khi nạo vét bùn ở đáy sông đã đào lên một phiến đá, mặt ngoài có khắc hình hoa văn bia đã bị mờ, hình như là ba chữ "Trương Cẩm Văn", còn có đầy đủ cả năm nào tháng bao nhiêu. Lúc mới đầu, họ cứ tưởng đó là mộ Hải Trương Ngũ. Tên thật của Hải Trương Ngũ là Trương Cẩm Văn, là trùm buôn lậu muối xuất thân từ du côn lưu manh vào những năm cuối triều Thanh. Khi còn bé, hắn theo mẹ ăn xin mà sống, sau khi lang bạt qua Quan Đông, lúc trở lại Thiên Tân vệ đã trở thành kẻ bảo kê đường buôn muối. Người khác muốn vận chuyển muối phải trả phí bảo vệ cho hắn, không trả tiền là sẽ bị "đao trắng đi vào đao đỏ rút ra", dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng khống chế việc buôn muối, cứ thế mà phát tài. Vào thời Hàm Phong, Hải Trương Ngũ bỏ tiền tổ chức dân đoàn đánh quân Thái Bình lập công, triều đình phong cho hắn danh hiệu quan Tam phẩm. Ở Thiên Tân Vệ, thanh danh Hải Trương Ngũ cực kỳ xấu, nhất là không có công danh, là võ quan ít ra ngươi cũng phải xuất thân từ võ cử thì mới được người kính trọng. Nói trắng ra, công danh chính là văn bằng. Thời xã hội phong kiến, người có công danh sẽ có đặc quyền cực lớn. Nếu ai có công danh, thân phận địa vị người đó đã thoát ra khỏi phạm trù dân chúng bình thường. Ví dụ như cùng phạm vào vương pháp, mặc dù cũng sẽ bị đưa lên công đường chịu thẩm vấn, nhưng nếu bản thân có công danh, phạm nhân gặp quan huyện không cần phải quỳ xuống, phạm tội cũng không bị đánh đòn. Muốn đánh đòn trước hết phải tước công danh đi đã. Hải Trương Ngũ là hạng người du côn vô lại ăn chùa cướp trắng không kiêng nể gì ai, nhưng lại làm quan đến chức to, bởi vậy ai cũng coi thường hắn. Hắn xuất thân bần hàn, hầu như là mù chữ, đầy mưu mô xảo quyệt, mỗi lần ghi sớ dâng triều đình là lại nhờ sư gia viết thay. Nhưng như vậy chưa đáng là cái gì, chủ yếu là vào năm Hàm Phong thứ tám, lúc liên quân Anh Pháp đến đánh chiếm, kẻ này đã từng làm tay sai cho liên quân. Từ lúc ấy thanh danh hắn không thể tồi tệ hơn được nữa, dân chúng không ai là không mắng chửi hắn. Nghe nói sau khi chết, Hải Trương Ngũ được chôn bên ngoài cửa tây.

Đám đông cảm thấy có khả năng đây là mộ Hải Trương Ngũ, đào cũng đã đào lên rồi, huống chi quan hàm của Hải Trương Ngũ không nhỏ, lại còn là tư thương buôn muối, trong nhà vàng bạc thực sự chất cao như núi, trong mộ có lẽ có vài đồ tốt, thừa dịp hỗn loạn lấy đi một hai thứ, chẳng phải là bỗng dưng kiếm được món hời hay sao. Bởi có cùng ý nghĩ này, người nào người nấy hùng hục đào bới, toàn thân lấm lem bùn đất. Có ai ngờ, khi đào phiến đá đầy bùn đất lên họ mới phát hiện ra, đó căn bản không phải huyệt mộ. Hơn nữa, những vật chui từ trong ra còn khiến cho toàn bộ những người công nhân trị thuỷ kinh hồn bạt vía.

Ba

Đám công nhân trị thuỷ xúm vào nạy phiến đá ra, phát ra tiếng động vang vọng khắp bốn phía, những người nghỉ luân phiên gần đó cũng kéo hết đến xem, Quách sư phụ và Đinh Mão chen lên đằng trước. Ngay dưới phiến đá là một cái động lớn, vách động rắn như đá, tối om không biết sâu bao nhiêu, có nhiều khả năng là mộ Hải Trương Ngũ, bởi ngôi mộ này không giống với bất cứ ngôi mộ nào khác. Có hai công nhân trị thủy to gan lớn mật muốn đi xuống dưới, bảo người khác đi tìm dây thừng. Dây thừng còn chưa tìm được, mọi người chợt nghe thấy bên dưới có tiếng động vang lên, giống như tiếng một loạt thân cây cao lương bị bẻ gãy cùng một lúc.

Đám công nhân trị thuỷ người nào người nấy giật mình kinh hãi, hai người có ý định đi xuống dưới lúc này cũng rụt vòi lại. Âm thanh đó giống hệt như tiếng thủy triều đang lên, bắt đầu từ dưới sâu rồi càng lúc càng lên cao dần. Mọi người biến sắc mặt, cảm giác trong động có vật gì đó sắp đi ra, chợt nhớ tới ngày xưa có truyền thuyết nói rằng Long Ngũ Gia đã trói Hạn ma Đại tiên lại rồi ném xuống một cái giếng cổ, cái giếng đó cũng nằm ở bên ngoài cửa tây. Chẳng lẽ khi nạo vét sông cái đã moi ra được Hạn ma Đại tiên hay sao?

Đám công nhân trị thuỷ sợ hết hồn, tất cả đều không tự chủ được giật lùi về phía sau. Đinh Mão to gan lớn mật, vẫn còn muốn xông lên phía trước quan sát, nhưng đã bị Quách sư phụ túm chặt kéo lùi lại. Đúng lúc ấy, từ trong động có một bầy chuồn chuồn đuôi vàng chi chít bay ra, số lượng nhiều vô kể, vỗ cánh vù vù, giống như một đám mây vàng, rợp trời loạn xạ lượn vòng quanh. Những người đứng nhìn nổi da gà toàn thân. Hình dáng những con chuồn chuồn đuôi vàng đó rất quái lạ, chỉ có một cặp cánh, đầu to đuôi nhỏ, bay không cao lắm, chỉ trong chớp mắt đã tản ra khắp nơi, cắm đầu cắm đuôi rơi xuống đồng ruộng gần đó. Tất cả đám trẻ con đang chơi đùa gần đó lao tới bắt, còn mang cả chim tước tới mổ chuồn chuồn. Còn đám người nạo vét sông cái thì lại ngây người ra cả một đám, cả đời họ chưa từng thấy nhiều chuồn chuồn đuôi vàng như vậy. Cái động lớn dưới đáy bùn tại sao lại có chuồn chuồn?

Giữa trưa đào được một cái động lớn, buổi chiều có người đến tìm Quách sư phó và Đinh Mão. Có một cậu học trò xuống sông Tử Nha bơi bị bùn nhão rong rêu ở đáy sông hút chặt nên đã chết đuối, không tìm thấy xác, nhờ họ chạy sang đó hỗ trợ. Hai người vội vàng chạy đi. Không nói tới chuyện Quách sư phụ tới sông Tử Nha tìm xác ra sao, giờ chỉ nói đến đám công nhân trị thủy. Họ đứng quây tròn xung quanh cái động bàn tán xôn xao. Có người mê tín bảo, chuồn chuồn là hóa thân của Hạn ma Đại tiên, người nào đụng tới sẽ chết, không cho bọn nhỏ bắt chúng, chẳng trách năm nay hạn hán lại khốc liệt như vậy, chẳng biết chừng Hạn ma Đại tiên còn sắp hiện thân cũng nên. Người khác lại bảo, long mạch của con sông biến chất, không phải là điềm tốt. Đủ mọi cách nói khiến cho lòng người hoang mang. Đến khi chiều đến, trong động không còn chuồn chuồn bay ra nữa, nhưng không một ai dám đi xuống, công việc đình trệ cho đến lúc chạng vạng tối. Trời vừa tối không thể nào tiếp tục làm việc được nữa, bởi thực sự sợ gặp chuyện không may, đám công nhân trị thuỷ trước hết đậy phiến đá lại, nếu như ngày mai tiếp tục nạo vét, cửa động nhất định càng đào càng rộng, có trời mới biết bên trong còn có vật gì nữa.

Sắc trời dần tối, chỉ còn ba người ở lại cái rạp lớn để gác đêm, cuốc xẻng và xe cút kít dùng để phục vụ công việc nạo vét sông vứt ngổn ngang khắp nơi, những người còn lại đều đã ra về. Mùa hạ trời sáng sớm, tối muộn. Lúc ấy đã là tầm tám giờ tối, ba người ở lại chẳng có việc gì để làm. Trước giải phóng, ba người họ đã lang bạt khắp nơi làm công việc chân tay, kết nghĩa làm anh em, gọi nhau là lão đại lão nhị và lão tam. Lão đại là người âm trầm lớn mật, lão nhị lắm mưu ma chước quỷ, lão tam tay chân không sạch sẽ, trộm cắp móc túi. Người họp theo bầy, ngưu tầm ngưu mã tầm mã, ba người bọn chúng táo tợn ăn trộm ăn cướp chẳng khác gì đám lưu manh, không làm được việc gì tốt. Những công nhân trị thuỷ còn lại đã về hết, bọn chúng ăn cơm xong, ngồi canh chừng giữa vùng trũng hoang vắng. Chúng đốt giấy bản để đuổi muỗi, quanh đó không một bóng người, trong khung cảnh mây đen trăng mờ, chợt nảy sinh ý tưởng tham lam đen tối.

Lão đại lên tiếng: "Hai người các chú nói thử coi, dưới cái động lớn ở đáy sông có cái gì?"

Lão Tam nói: "Có lẽ nào là Hạn ma Đại tiên?"

Lão Nhị bảo: "Ngu dân nói hươu nói vượn, làm gì có chuyện như vậy. Trên tấm bia đá có khắc cái tên Trương Cẩm Văn, tôi thấy nhất định là mộ Hải Trương Ngũ."

Lão đại tán đồng: "Lão Nhị nói rất đúng, phiến đá dưới lớp bùn là cửa mộ, phía dưới sẽ là quan tài của Hải Trương Ngũ."

Lão Tam thắc mắc: "Nhưng tại sao bên trong mộ lại có nhiều chuồn chuồn bay ra như vậy?"

Lão Nhị gắt lên: "Chú đúng là một thùng cơm vô tích sự, đó là bảo khí trong mộ biến thành."

Lão Tam nói: "Đại ca nhị ca, tôi hiểu rồi, theo ý trong cách nói chuyện của hai ông anh, là định. . ."

Lão đại cắt ngang: "Định làm cái gì, còn phải nói rõ ra nữa hay sao! Bản thân Hải Trương Ngũ là trùm buôn lậu muối, có công đánh bại quân Thái Bình, được phong làm mệnh quan triều đình, thứ có nhiều nhất chính là tiền, đồ tùy táng trong mộ của y toàn là đồ tốt."

Lão Nhị nói: "Nếu ngày mai tiếp tục đào, số châu báu chôn cùng Hải Trương Ngũ tìm được sẽ bị hiến toàn bộ, nhưng bây giờ chỉ có ba người chúng ta, chẳng bằng xuống dưới lấy trước vài món, không tận dụng lần này sẽ không còn cơ hội nữa đâu."

Lão đại và lão tam đồng loạt gật đầu: "Người không có thu nhập ngoài luồng không giàu, ngựa không ăn cỏ đêm không béo, có ai nguyện ý nghèo cả đời đâu, thời cơ đã tới trước mặt, nếu vẫn không có gan ra tay, vậy thì khốn cùng suốt kiếp cũng là đáng đời, có chết đói cũng chẳng ai thương tiếc."

Toàn bộ dân chúng Thiên Tân vệ, ai ai cũng biết, trùm lưu manh Hải Trương Ngũ nhờ khống chế việc buôn bán muối mà giàu có. Xã hội xưa, thuế muối rất nặng, nhưng nhà nào mà chẳng phải ăn muối, có ai là ngoại lệ. Muối lại được lấy từ biển, buôn muối là hình thức mua bán không cần vốn. Đối với các ngành các nghề khác, khi thực hiện bất cứ vụ mua bán nào cũng là hình thức "bỏ vốn kiếm lời", chỉ có thương nhân buôn muối là không phải bỏ vốn nhưng vẫn có lời, cho nên tất cả những người giàu nứt đố đổ vách thời Thanh mạt đều là thương nhân buôn muối, Hải Trương Ngũ lại là kẻ đứng đầu trong số đó. Vào năm quân Thái Bình Bắc phạt, thế như chẻ tre thẳng tiến, chẳng mấy chốc sẽ đánh tận tới Thiên Tân vệ. Tri huyện Tạ Tử Trừng không có binh không có lương, quẫn bách đến độ muốn treo cổ tự vẫn, may nhờ có Hải Trương Ngũ bỏ tiền, chiêu mộ bốn ngàn quân không chính quy, mua thêm súng đạn, khi trận chiến ở Sao Trực Khẩu kết thúc, đã đánh tan quân Thái Bình. Hắn quả thực còn lắm tiền hơn cả triều đình. Vàng bạc châu báu trong mộ của hắn, có ai mà không mờ mắt động lòng?

Ba người bàn nhau kỹ càng, quyết định xuống dưới động khai quật quan tài của Hải Trương Ngũ. Bởi vậy bọn chúng lập tức chọn đồ mang theo, nhét đèn lồng không thấm nước vào lồng ngực, bó mấy cây đuốc, cầm theo cuốc xẻng nạo vét sông chuyên dụng và dây thừng. Nhân lúc trời không có trăng, chúng lần mò đến chỗ phiến đá dưới đáy sông, xem thời gian thì vừa đúng tầm giữa canh ba. Sau nửa đêm chính là thời gian thích hợp để đào trộm mộ.

Bốn

Trùm buôn lậu muối thời nhà Thanh Hải Trương Ngũ, tên thật là Trương Cẩm Văn, là con thứ năm trong gia đình, thuở bé bị mang cho Hải đại nhân quản lý ngành muối làm con nuôi, được triều đình phong thưởng. Ở trước mặt, mọi người tôn kính gọi hắn là Ngũ Gia, nhưng sau lưng thì khinh bỉ gọi là Hải Trương Ngũ*. Vào thời Hàm Phong, kẻ này dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng, đã từng đánh bại quân Thái Bình thủ vững Đại Cô Khẩu, chết vào những năm cuối thời Quang Tự. Lần nạo vét sông với quy mô lớn vào năm 1958, cách lúc hắn chết chỉ tầm năm mươi năm. Vào những năm cuối nhà Thanh, xã hội loạn lạc, dân trộm mộ hoành hành ngang ngược, quan trộm dân trộm, cấm mãi vẫn tái diễn. Bản thân Hải Trương Ngũ giàu kếch xù, cho nên để phòng ngừa bị người ta trộm mộ sau khi chết, việc hạ táng được tiến hành trong bí mật. Cho đến bấy giờ, vẫn không có ai biết rõ phần mộ Hải Trương Ngũ nằm ở đâu. Năm ấy, khi nạo vét sông cái ở ngoài cửa tây, người ta đã đào được một phiến đá có khắc tên Hải Trương Ngũ ở bên trên, chặn cửa cửa vào một cái động lớn dưới đáy sông, ba tên lưu manh nghèo kiết xác xuất thân từ đầu đường xó chợ cho rằng phía dưới có quan tài của Hải Trương Ngũ, trong đầu nảy sinh ý định đào trộm mộ.

*Người Trung Quốc ghép họ bố đẻ và bố nuôi của ông ta lại để gọi mang hàm ý khinh miệt giống như người Việt chúng ta hay chửi là 'đồ năm cha ba mẹ'. 

Gặp phải hạn hán nghiêm trọng, lòng sông cạn nước, trong những bãi cỏ hoang không có lấy một tiếng ếch hay côn trùng kêu, bốn bề tối đen như mực. Đáng lẽ ra, ít nhất phải có một người ở lại để tiếp viện, hai người còn lại xuống dưới khai quật quan tài chiếm đoạt báu vật. Nhưng ba kẻ này nghi ngờ lẫn nhau, vì tiền bạc anh em ruột thịt còn cạn tình hết nghĩa với nhau, huống chi chỉ là anh em kết nghĩa. Bởi vậy sau khi bàn bạc thống nhất, ba người bọn chúng quyết định cùng nhau xuống dưới, tìm được bảo vật sẽ chia làm ba phần đều nhau, mỗi người được một phần. Lúc ban ngày, tảng đá lớn chắn cửa động đã bị đào lên một lần, bấy giờ đẩy ra rất dễ dàng. Bọn chúng đã uống vài ngụm rượu để tăng thêm lòng dũng cảm, lão đại cầm bó đuốc chiếu sáng, đồng thời để phòng ngừa dưới đáy sông có rắn, lão nhị cõng theo bao tải đựng vật dụng, lão tam cầm xẻng chuyên dụng để nạy quan tài. Chúng tìm ba sợi dây thừng dài, một đầu buộc chặt vào gốc một cây lớn bên bờ sông, đầu kia thả xuống dưới động. Sau khi thả hết chiều dài sợi dây, hình như mới xấp xỉ chạm đáy, ba người cùng nhau bám dây thừng tụt xuống dưới. Rõ ràng là cái động lớn này dựng đứng, vừa sâu vừa rộng. Bên ngoài trời vô cùng oi bức, nhưng vào bên trong khí lạnh đã ập tới, bởi vậy khi vừa chui xuống, bọn chúng không hẹn mà chợt cùng nhau rùng mình, toàn thân nổi hết cả gai ốc.

Cái động thẳng đứng dưới đáy sông, càng xuống sâu lòng động lại càng rộng. Nói ra kể cũng lạ, trong động có một cây cột đá đồ sộ, được chạm trổ tỉ mỉ, cao hơn hai trượng, chóp nhỏ đáy rộng. Trong động tối đen như mực, nhìn không thấy cuối cùng, chỉ có vô số trận gió lạnh âm u đập vào người, nền động vô cùng lầy lội. Bọn chúng phán đoán bên trong cây cột đá dưới đáy sông chứa thi thể Hải Trương Ngũ, chắc hẳn là một loại quách được đục từ đá nguyên khối, lớn ngoài sức tưởng tượng. Chúng dùng tay xoa xạch lớp bùn đất bám bên ngoài, nhờ ánh đuốc để quan sát tìm hiểu một lúc lâu, nhưng nhìn thế nào cũng không giống một cái quan tài, mà có vẻ giống như một cái tháp bằng đá trắng được hạ táng dưới đáy sông. Cái tháp gồm năm tầng, được tạc bằng đá trắng nguyên khối, đặc ruột. Cái bệ tám cạnh dưới chân được khảm tám cái gương lớn bằng đồng lạnh như băng, sau khi lau sạch bùn đất, tấm gương đồng vẫn có thể soi rõ mặt người, một nửa số gương đã rơi xuống bùn. Ba người bọn chúng, mỗi đứa theo đuổi một ý nghĩ của riêng mình. Dù không có kiến thức, nhưng bọn chúng vẫn có thể nhìn ra, đây không phải là quan tài của Hải Trương Ngũ.

Nhắc đến Hải Trương Ngũ là liên tưởng ngay đến một tư thương buôn muối xuất thân từ lưu manh. Một kẻ ăn mày thối tha ngoi lên từ tầng lớp bần cùng, khống chế thị phần lớn của việc buôn muối, được phong làm mệnh quan triều đình, một kẻ có năng lực như thế làm sao có thể là hạng người bình thường. Dù xét về mặt tâm trí hay là gan dạ sáng suốt, hắn luôn là nhân vật đẳng cấp hàng đầu. Không riêng gì năng lực giỏi nắm bắt yếu điểm của kẻ khác, ngay cả việc buôn bán hắn cũng có khả năng hơn người, gặp khó khăn không chùn bước, chỉ cần có cơ hội là lập tức nắm bắt dốc sức liều mạng bò lên bên. Nhưng cho dù bản lĩnh cao đến đâu, hắn cũng không phải là tăng nhân xuất gia, không cần phải đặt một tòa tháp đá ngay trong mộ của mình, huống hồ đó còn là một bảo tháp có bệ tám mặt. Bọn chúng chợt liên tưởng tới Tháp trấn yêu.

Khu vực hạ lưu chín sông của Thiên Tân vệ, từ xưa đến nay lũ lụt liên miên. Theo truyện cổ, Thanh Xà Bạch Xà lừa Hứa Tiên, bởi vậy đã bị hòa thượng Pháp Hải giam dưới chân tháp Lôi Phong. Kể từ đó, truyền thuyết về bảo tháp trấn yêu đã in đậm trong lòng mọi người. Bạch xà trong câu chuyện cổ Bạch xà Thanh xà không hề giống như hình tượng Bạch Nương Tử trong kịch truyền hình cận đại của Hồng Kông. Trong kịch truyền hình Hồng Kông, Bạch nương tử đã được tô điểm thành hiện thân của cái đẹp. Trong truyện cổ, ả chính là một yêu quái, dùng sắc đẹp mê hoặc chính nhân quân tử, toàn bộ tiền ả mang cho Hứa Tiên đều lấy trộm từ quốc khố, lại dâng nước muốn nhấn chìm Kim Sơn, làm chết đuối vô số quân dân, bị giam dưới chân tháp cũng coi như trừng phạt đúng tội. Bởi vậy có thể nói, phong tục dựng Tháp trấn yêu đã hình thành từ thời xưa. Vào cuối thời nhà Thanh, để làm việc thiện tích đức, thương nhân đã bỏ tiền dựng tháp, nhằm mục đích trấn yêu trừ tà, còn dùng để chôn cất những thi hài vô chủ. Người dân Thiên Tân vệ không ai là không biết tới Tháp trấn yêu và Tháp dưỡng cốt. Ban ngày đào được phiến đá có khắc tên Hải Trương Ngũ ở bên trên, bởi vì năm xưa Hải Trương Ngũ đã bỏ tiền dựng Tháp trấn yêu khảm Kính bát quái, chôn dưới lòng sông để ngăn chặn cái ác.

Mặc dù nhận ra đây không phải là quan tài của Hải Trương Ngũ, nhưng lão đại và lão nhị vẫn chưa chịu từ bỏ ý định, cầm bó đuốc tìm tòi khắp mọi nơi, nhưng ngoài mùi cá chết nồng nặc thì trong động chẳng còn thứ gì nữa.

Lão tam nói: "Ca ca này, chẳng biết dưới chân tháp trấn có thứ quỷ quái gì nữa, không thể kinh động đến được, chúng ta mau ra ngoài thôi, đừng liều lĩnh chẳng có gì tốt lành đâu."

Lão nhị bảo: "Lão Tam ngươi cả đời này không làm nên cơm cháo gì, 'mẹ cu tèo đưa thanh cài cửa -- nạy cái này lên'**."

Lão đại nói: "Lão Nhị, tôi cũng không ngờ tới bên dưới này lại là Tháp trấn yêu, không phải mộ Hải Trương Ngũ, không có thứ gì đáng giá, không bằng ta rút về đã?"

Lão nhị đáp: "Đại ca, chúng ta mạo hiểm xuống đáy sông một chuyến, cũng không thể nào tay không mà quay về, tốt nhất là cứ nạy hết số gương đồng này ra."

Lão đại nói: "Ừ. . . Mấy cái gương đồng lớn này không dưới một trăm cân, cho dù nạy ra để hiến cho quốc gia, không thể thiếu đi được một phần công lao của huynh đệ chúng ta. Lợi ích đã bày sẵn ra trước mặt, không thể để cho người khác chiếm mất."

Lão Tam hùa theo: "Đúng đúng. . . Vẫn là hai anh giỏi nghĩ cách, đừng có nghe đệ gàn, đệ đúng là 'mẹ cu tèo khóc than con -- chết lâu rồi'**."

Lão đại nói: "Mau ra tay, tránh dây dưa đến hừng đông, thế này đúng là 'mẹ cu tèo ngồi bóc tỏi -- chậm quá thể'**."

**Đây là cách hát bình thư tướng thanh theo lối ví của riêng người Thiên Tân, có đoạn ngắt ở giữa để người khác phỏng đoán. Phần trước là câu mượn cớ, ví von; phần sau là câu mục đích. Cách hát này chủ yếu dùng để thể hiện hoàn cảnh đặc thù hoặc tâm trạng của một người nào đó. Nguyên văn tên mụ đứa trẻ là "Nhị Cá" tôi đã chuyển thành "Cu Tèo'' cho phù hợp (DG).

Trong khi chúng nói chuyện, chẳng biết có một trận gió âm u từ đâu quét qua, bó đuốc trên tay ba người đột ngột đồng loạt tắt ngấm.

Khi còn đuốc chiếu sáng bọn chúng vẫn còn giữ lại được phần nào gan ăn cắp. Ngay khi bó đuốc vụt tắt, trước mắt tối sầm nhìn không rõ bàn tay, chúng chợt cảm thấy lông tóc toàn thân dựng đứng. Lão đại vội vàng lần tìm diêm, đánh lên thắp lại bó đuốc. Cứ mỗi lần lửa vừa thắp sáng là trận gió âm u lại nổi lên, bó đuốc liên tục bị thổi tắt ngấm. Y liên tiếp châm đuốc mấy lần, nhưng cứ châm lần nào là tắt lần đó.

Năm

Trong lòng ba tên lưu manh phát lạnh. Tại sao cứ đốt đuốc lên là gió âm u lại thổi tới, còn gì ma quái hơn nữa?

Ba anh em bọn chúng hãi hùng khiếp vía, chẳng còn nhớ gì tới việc cạy gương đồng ra nữa, chỉ muốn mau mau ra khỏi đây, thế nhưng trước mặt tối om, mò loạn cả lên mà không tìm thấy sợi dây thừng đâu.

Lão tam không tìm thấy dây thừng, vội la lên: "Đại ca, anh châm đuốc một lần nữa đi, có ánh sáng chúng ta mới leo lên được!"

Lão đại moi diêm ra, vừa chạm vào bao diêm trong lòng đã lạnh ngắt, chỉ còn lại một cây cuối cùng, nếu như đốt đuốc lên lại bị trận gió âm u kia thổi tắt thì biết phải làm sao?

Lão nhị bảo: "Đừng đốt đuốc vội, chẳng phải còn một cái đèn lồng không thấm nước ư, đèn lồng đó có thể thông khí, chỉ cần có một chút ánh sáng sẽ dễ dàng tìm thấy dây thừng."

Lão đại nói: "Đúng vậy, chú thấy đấy, tôi đã hoảng sợ đến hồ đồ rồi, chẳng phải là có mang theo đèn lồng không thấm nước hay sao!" Y thò tay vào trong lồng ngực lấy cây đèn lồng không thấm nước ra, run rẩy cắm nến vào. Ba người xúm lại một chỗ, ngậm chặt miệng nín thở, khum tay che gió, trong đầu âm thầm niệm Phật, ngọn đèn lồng ngàn vạn lần đừng làm tắt. Hết Tây Thiên Phật tổ Thái Thượng Lão Quân Ngọc Hoàng Đại Đế lại đến Thổ Thần Long Vương, cứ nhớ tới vị thần phật nào là chúng lôi ra cầu khấn cho bằng sạch.

Tay run lẩy bẩy, lão đại lập cập đánh cây diêm cuối cùng, thắp sáng ngọn đèn lồng không thấm nước. Ngọn đèn lồng sáng lên không bị tắt ngấm ngay tức thì, ba người thở phào một hơi, vừa cầm đèn lồng quay người lại thì đã sợ tới mức lão đại thiếu chút nữa đã tuột tay ném văng cây đèn lồng đi.

Bó đuốc cứ châm lên là lập tức tắt ngấm, ba anh em bọn chúng quay sang đốt đèn lồng, lập tức làm sáng lên mấy khuôn mặt người trắng bệch như tờ giấy, chẳng thể hiểu nổi những người này đã đi ra từ chỗ nào. Đèn lồng không thấm nước thực ra là một loại đèn lồng đơn giản, được làm bằng cách dùng giấy nến dán lên ba thanh nan trúc uốn tròn, chính giữa cắm một ngọn nến, lúc treo ở nhà xí của cái rạp lớn giành cho công nhân trị thuỷ thì còn tạm đủ chiếu sáng vào ban đêm, bởi ánh sáng của nó rất yếu. Giờ ở giữa cái động đen kịt đáy sông này, tầm chiếu sáng của nó càng bị thu hẹp. Dưới ánh đèn lồng, y lờ mờ nhìn thấy trước mặt có mấy người, trong bóng tối hình như vẫn còn nữa. Tất cả những người đó đều ngây ngây ngô ngô, mặt trắng bệch không có một chút máu, quần áo tả tơi, có thậm chí có kẻ còn không mặc gì cả, cơ thể gầy đến mức chỉ còn da bọc xương, đủ mọi lứa tuổi, đa phần là đàn ông, người nhỏ tuổi nhất chỉ tầm mười mấy, đờ đẫn nhìn ba người bọn chúng chằm chằm, không nói một lời.

Tâm trí ba anh em bọn chúng chết lặng, dưới đáy sông sao lại có những người này? Xưa kia, có một cách nói mê tín, ma quỷ không có bóng dưới ánh đèn. Bọn chúng cố giơ đèn lồng phía trước để chiếu sáng rộng hơn, những gương mặt trắng bệch trước mắt vẫn không có biểu hiện gì, giống hệt như ảo ảnh, lại vừa giống như chỉ có mỗi cái đầu. Trong động tối đen, trợn mắt hết cỡ cũng không nhìn rõ lắm, nhưng bọn chúng khằng định đó không phải là quỷ, bởi nếu thật sự là âm hồn chết oan, ba người đã chết từ lâu rồi. Lão đại lấy hết dũng cảm lên tiếng hỏi những những người kia từ đâu đến, tại sao lại sống ở dưới cái động dưới đáy sông?

Nhưng sắc mặt những người đó vẫn đờ đẫn, không ai hé răng phát ra một âm thanh nào. Khi nhìn thấy ánh đèn, họ càng lúc càng xúm lại gần, văng vẳng vang lên tiếng khóc thút thít ai oán.

Lão đại thầm nghĩ: "Trong động có nhiều người như vậy, có lẽ nào là những công nhân trị thuỷ ở nơi khác bị lạc dưới chỗ này, không có đèn nên không tìm thấy đường ra, định đi theo chúng ta ra ngoài? Xem ra đã bị nhốt ở dưới đáy sông đã lâu lắm rồi, chắc là đã sống sót nhờ ăn cá chết?" Y chỉ hy vọng suy đoán này của mình là đúng. Trong lúc y vẫn chưa quyết định được nên làm thế nào, nhóm người kia đã tiến đến ngay trước mặt rồi. Ba tên lưu mạnh bọn chúng không có biện pháp gì, có thể đuổi người ta đi được hay sao?

Ba người ngươi nhìn ta, ta nhìn ngươi, cảm giác trận gió âm u vẫn luôn lượn lờ bên cạnh mình, mắt thấy đèn lồng chống thấm nước sắp tắt đến nơi, trong lòng giống như bị tảng đá nghìn cân đè nặng -- tâm trạng bất ổn, không tự chủ lùi lại phía sau.

Lão đại cầm đèn lồng không thấm nước quay người, hoảng loạn tìm loạn sợi dây thừng bọn chúng đã thả xuống. Thật ra, sợi dây thừng ở ngay gần chúng, chỉ cần thò tay ra là có thể với tới. Nhưng do vừa rồi rơi vào cảnh tối lửa tắt đèn, trong lòng hốt hoảng không sao mò thấy được. Đã thấy cây cỏ cứu mạng, y vững tâm hơn phần nào, nhưng lão nhị và lão Tam ở bên cạnh lại cứ như đột nhiên bị rắn cắn vậy, toàn thân run lẩy bẩy.

Lão đại là kẻ âm trầm lớn mật, người âm trầm thường bạo gan. Trong lòng y cảm thấy kỳ quái, hai người anh em này bị làm sao vậy, có sợ cũng nên sợ những người đang đứng đằng sau kia chứ, trước mặt chẳng phải chỉ có một tòa tháp hay sao, lẽ nào đã nhìn thấy cái gì? Y vừa đưa mắt nhìn vào gương đồng ở dưới chân tháp, tóc tai đã dựng đứng, hồn vía thiếu chút nữa đã lìa khỏi xác. Thì ra trong tấm gương đồng chỉ có ba anh em bọn chúng, còn những người bám theo phía sau, không có một kẻ nào hiện lên trên đó.

Ba anh em bọn chúng lập tức nhận ra, những kẻ ở sau lưng không phải là người, tất cả đều là cô hồn dã quỷ. Ba tên sợ tới mức mặt xanh nanh vàng, âm thầm tìm cách chạy trốn. Nào ngờ, đám quỷ đói ở sau lưng đã vươn tay ra, tóm chặt lấy bọn chúng kéo về phía sau. Lâm vào thời khắc sống chết, phận ai nấy lo, lão đại dốc hết sức bình sinh giãy giụa. Vừa với được một sợi dây thừng, hắn đã hoàn toàn bỏ mặc hai người anh em của mình. Y quẳng cái đèn lồng không thấm nước đi, hai tay túm lấy dây thừng, hai chân đạp vào tòa tháp đá lấy đà, leo lên trên cửa động.

Ngày hôm sau, khi đám công nhân trị thủy đến làm việc thì nhìn thấy lão đại đang nằm giữa vũng bùn, chỉ khác với người chết là còn một hơi thở mong manh, vội vàng cứu tỉnh hỏi xem đã xảy ra chuyện gì, hai người gác đêm còn lại đã đi đâu rồi?

Sau khi trải qua cơn kinh hãi, hơn nữa còn có người mất mạng, lão đại không thể nào giấu diếm không khai báo, hai năm rõ mười khai ra sạch sành sanh. Y nói rằng, do lầm tưởng đây là mộ Hải Trương Ngũ, bản thân bèn cùng với hai người anh em xuống dưới định kiếm chác, nào ngờ dưới sông chỉ có Tháp trấn yêu.

Sáu

Năm 1958, khi nạo vét sông cái, người ta đã tìm được một cái Tháp trấn yêu, trả giá bằng tính mạng của hai người. Đương nhiên lời đồn ngoài đường nổi lên không phải là ít. Năm ấy, tình hình hạn hán nghiêm trọng, lúc đào sông đã phát hiện ra một cái động lớn, bên trong có mấy vạn con chuồn chuồn bay ra, mọi người đều thống nhất cho rằng, đó là dấu hiệu báo trước có thảm họa, lúc thì nói sẽ có động đất, lúc lại bảo sẽ xảy ra lũ lụt.

Ba tên công nhân trị thuỷ nổi lòng tham, nhân dịp lúc trời tối đen lẻn vào động tìm mộ Hải Trương Ngũ, kết quả có hai người xuống dưới không bao giờ lên nữa. Kẻ trốn được ra bảo rằng bên dưới có quỷ, hai người kia đã chết cả dưới động rồi, còn bảo rằng dưới đó có Tháp trấn yêu do Hải Trương Ngũ chôn xuống. Vào thời kỳ ấy, xảy ra chết người thực sự không phải là chuyện nhỏ, sống phải thấy người, chết phải thấy xác, nhưng làm gì có ai dám xuống dưới nữa. Không còn cách nào đành mời Quách sư phụ tới, nhờ ông ta dẫn người xuống dưới thám hiểm. Quách sư phụ là người kiếm cơm bằng công việc này, nên phải đứng ra lãnh trách nhiệm. Ông ta và mấy người Đinh Mão mang theo đèn pin, xuống dưới cái động lớn ở đáy sông. Sau khi xem xét thì đúng là có một tòa tháp, còn hai tên công nhân trị thuỷ thì nằm giữa vũng bùn, mặt mũi tím tái, giống như bị ngạt thở mà chết. Họ bèn buộc xác chúng vào dây thừng để kéo lên trên. Giữa ban ngày ban mặt, không phát hiện thấy quỷ. Quách sư phụ vớt xác trôi sông trông nghĩa trang, xưa nay chưa bao giờ biết sợ là gì, nhưng riêng lần này ông ta lại cảm thấy sởn hết cả gai ốc, tại sao vậy? Thì ra dưỡi vũng bùn ở đáy động có không ít tử thi, giống như được bọc trong một lớp kén trắng muốt. Mặc dù đã làm việc ở đội vớt xác nhiều năm như vậy, nhưng đây mới là lần đầu tiền Quách sư phụ và Đinh Mão nhìn thấy nhiều người chết đến thế. Dù đã đào lên được rất nhiều tử thi, nhưng lại không thể lập án, bởi vì những người đó chết từ ít nhất bảy tám chục năm trước. Thời gian dài như vậy, đã qua mấy đời người, dù điều tra thế nào cũng không ra manh mối.

Nhà nước có luật lệ của riêng mình, căn cứ vào những hồ sơ cũ được lưu lại của đội tuần sông, chỗ đào sông đó xưa kia có một cái động lớn, thông với con sông ngầm bên dưới, là mắt sông trong truyền thuyết dân gian. Thật ra, mắt sông không đến mức ly kỳ như trong truyền thuyết, mà chỉ là một cái động tiếp nối giữa con sông trên mặt đất và con sông ngầm dưới lòng đất, nhưng cực kỳ nguy hiểm. Thông thường, mỗi khi dòng sông hình thành xoáy nước, người đã bị hút vào đó thì đừng có mong trở ra. Những người bơi lặn bị chết đuối cùng với những xác chết trôi từ trên thượng du xuống đều bị xoáy nước hút xuống dưới con sông ngầm. Vùng đất nơi này bị nhiễm mặn, muối hòa tan trong nước của dòng sông ngầm. Người và cá chết lọt vào trong động sẽ ngập trong bùn, bị muối hòa tan trong nước kết tinh lại bao phủ kín toàn thân, vĩnh viễn giữ nguyên dáng vẻ như vừa mới chết không lâu, bao nhiêu năm trôi qua cũng không thay đổi. Năm ấy xảy ra hạn hán nghiêm trọng, mạch nước ngầm khô kiệt, đám côn trung bay từ cái động lớn dưới đáy sông ra rõ ràng là sinh vật phù du chuyên sống ở những huyệt động ẩm ướt, hoàn toàn không phải là chuồn chuồn. Chuồn chuồn có hai đôi cánh, còn sinh vật phù du chỉ có một cặp cánh, đuôi dài. Ba tên công nhân trị thuỷ xuống dưới trộm mộ, trong động nồng nặc khí phân hủy, không đủ dưỡng khí cho nên cây đuốc cứ châm lần nào là tắt lần đó. Hai trong số ba người đã ngạt thở vì khí phân hủy chết dưới động. Kẻ sống sót chỉ là bởi phước lớn mạng lớn, nhưng sau khi xuống động ngầm yếm khí dưới lòng đất, cũng bởi vì thiếu ôxi lên não, tâm thần trở nên hoảng hốt, hoa mắt tưởng rằng mình đã gặp quỷ. Người ta dùng các giải thích này để dẹp hết những lời đồn nhảm nhí, giúp cho mọi người không bị mê hoặc bởi những lời đồn đó.

Trước kia quan phủ thường dùng tượng thú bằng sắt hoặc phiến đá để chặn mắt sông. Trên tảng đá dưới đáy sông có khắc tên Hải Trương Ngũ, cho nên chắc chắn là kẻ này là người đã chôn cái tháp ở bên dưới. Bên trong 'Địa phương chí' ghi lại thông tin đầy đủ rõ ràng về những người trước kia tương đối có thân phận có địa vị nguyện ý tích đức làm việc thiện, sửa cầu làm đường, xây tháp dựng miếu, thu nhặt xác chết vô chủ. Họ được cả xã hội công nhận là người làm việc thiện. Đến khi đã có tiền đã có địa vị, thứ người con người ta khao khát nhất chính là danh vọng. Tiền và địa vị đã không dễ gì mà có được, danh vọng tốt lại càng khó mà có hơn. Loại người như Hải Trương Ngũ không có công danh, là lưu manh vô lại dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng, cho nên lúc nào cũng cảm thấy vô cùng tự ti, luôn muốn gây dựng lên danh vọng. Theo tương truyền, vào thời Hàm Phong, Hải Trương Ngũ đã tổ chức dân đoàn đánh bại quân Thái Bình, triều đình phong thưởng cho hắn quan hàm Tam phẩm, nếu so sánh với hiện giờ thì tương đương với sĩ quan quân đội cấp trung đoàn. Ngay sau đó, đất Hà Nam Sơn Đông lại bị Niệp quân tàn phá, cách hai vùng Kinh Tân hai không xa, triều đình hạ chỉ ra lệnh phòng thủ thành phố vững vàng, phải tu sửa pháo đài, nhưng muốn tu sửa pháo đài thì phải có tiền mới làm được chứ. Mấy năm liên tục chiến tranh loạn lạc, quan phủ và dân chúng đều không có lấy một xu, thật sự không có màu mè gì mà kiếm chác. Từ quan viên cho tới dân chúng, nghe thấy phải bỏ tiền cá nhân làm việc công, toàn bộ đều bỏ trốn sạch. Nghe thấy có chỉ như vậy, riêng Hải Trương Ngũ lại chịu đứng ra đảm nhiệm, còn tuyên bố xanh rờn đó chỉ là chuyện nhỏ nhít, tình nguyện bỏ ra số tiền đó giúp triều đình phân ưu. Năm ấy đồng thời xảy ra lũ lụt, không chỉ tu sửa gia cố pháo đài phòng thủ thành phố, hắn còn một công đôi việc dựng tháp lấp mắt sông. Số tiền đó thực sự không phải là ít, nhưng Hải Trương Ngũ là kẻ leo lên từ đáy xã hội, dù bạc chảy vào túi như nước, nhưng tuyệt sẽ không tự móc tiền túi. Hắn khống chế việc buôn muối, lấy cớ chiến tranh và lũ lụt tàn phá vận chuyển không tiện, khắp nơi cung không đủ cầu, tăng thuế muối lên gấp ba. Trong lòng hắn thừa hiểu, thương nhân buôn muối kiếm được lợi nhuận rất cao, cho dù mình có sử dụng công phu sư tử ngoạm tăng thuế muối lên vài lần, đám thương nhân kia cũng không dám phản đối. Quả nhiên hắn kiếm được một khoản tiền lớn, chỉ cần dùng non nửa số tiền đó đã đủ để tu sửa pháo đài gia cố tường thành, lại xin dựng một ngọn Tháp trấn yêu để trừ tà trấn yêu, chôn xuống đáy sông ngăn chặn mắt sông. Hơn phân nửa ngân lượng còn lại, toàn bộ đều chui vào túi tiền của Hải Trương Ngũ. Năm 1958, khi nạo vét phù sa phòng lụt, người ta đã đào lên được đúng ngọn tháp này. Đến giữa thập niên chín mươi, khoảng năm chín bảy chín tám gì đó, khi xây dựng nhà bên ngoài cửa tây, người ta đã tình cờ đào trúng phần mộ của Hải Trương Ngũ. Nghe nói, quan tài của hắn hóa ra cũng không lớn lắm, tử thi bên trong vẫn chưa phân hủy. Người chết mặc trang phục và đeo giày quan lại rất giống cương thi thời nhà Thanh trong phim ảnh Hồng Kông. Trong hòm quan tài còn chôn theo cả chén đũa bằng vàng. Những vật tùy táng đã bị dân công và quần chúng hiếu kỳ đến xem giành giật nhau lấy đi mất. Từ đó, chén đũa bằng vàng đã bị thất lạc, không thể nộp hết lên trên. Đó là chuyện ngoài lề, cuốn sách này chỉ nói sơ qua, không đi sâu vào chi tiết.

Chúng ta đang nói đến vụ hạn hán khốc liệt năm 1958, khi nạo vét sông cái đã tìm được Tháp trấn yêu chôn dưới đáy, vật này hóa ra lại có liên quan đến ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương. Vào buổi chiều cái ngày tìm được thi thể hai công nhân trị thuỷ, Trương Bán Tiên vội tới chỗ Quách sư phụ bói cho ông ta một quẻ. Anh ta căn dặn Quách sư phụ phải cẩn thận hơn nữa, phong thủy lò bát tiên của nhà họ Quách đã bị phá, coi chừng gặp phải vận rủi, quẻ hung tại bắc, có lẽ căn nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương sẽ gây bất lợi cho Quách sư phụ. "Căn nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương" là tên gọi ngôi nhà của tên ăn cướp bằng búa thợ mộc Bạch Tứ Hổ. Sau khi Bạch Tứ Hổ bị xử bắn, hai gian phòng đó đã bị dán giấy niêm phong bỏ không nhiều năm. Căn phòng đó là do tổ tiên nhà họ Bạch xây dựng nên bằng những viên gạch cổ mót về khi phá thành Thiên Tân vào cuối thời nhà Thanh. Trong phòng chôn dấu vật gì đó. Một khi vậy này xuất hiện, chắc chắn mực nước Hải Hà sẽ tràn đê, khi đó Thiên Tân vệ chắc chắn gặp phải lũ lụt nghiêm trọng. Nghe nói, Bạch Tứ Hổ coi cái xác phụ nữ như vợ của mình, cả ngày trốn trong nhà tâm sự với người chết. Nhưng thật ra, không phải là đầu óc hắn không bình thường, mà bởi trong căn nhà đó quả thật có vật gì đó biết nói. Tuy nhiên, vật đó không phải là xác người phụ nữ trên giường gạch, mà là vật tổ tiên Bạch Tứ Hổ đã dấu ở trong nhà. Mặc dầu vậy, rốt cục là bên trong ngôi nhà bị ma ám đó có vật gì, Trương Bán Tiên thật sự không suy tính ra.

Quách sư phụ nghĩ thầm: "Mấy năm trước truy bắt Bạch Tứ Hổ, ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương đã bị người ta lật tung lên không dưới mười mấy lần, hai gian phòng từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài không bỏ sót một tấc nào, nhưng đâu có tìm ra cái gì?" Vì vậy, ông ta không tránh khỏi nghi ngờ, chẳng hiểu Trương Bán Tiên có phán chuẩn hay không. Năm 1958 phát sinh hạn hán nghiêm trọng, theo thường lệ, cứ một năm hạn thì đến năm sau quá nửa là sẽ phát sinh hồng thủy úng lụt. Hạn hán nghiêm trọng như thế, hồng thủy năm sau e rằng không nhỏ. Mặc dù đã làm cho hai người mất mạng, nhưng công việc nạo vét sông phòng lụt không thể dừng lại, mà vẫn phải tiếp tục tiến hành. Sau khi nạo vét thêm nửa tháng nữa, mọi người đã sắp đào đến đáy cái động lớn ở đáy sông, nhưng đào đến khi đã làm một nửa ngọn Tháp trấn yêu lộ ra ngoài, công việc bắt buộc phải dừng lại.

Bởi vì lúc ấy đã xảy ra một sự việc kỳ lạ khiến người nghe phải kinh sợ, thậm chí tận đến hôm nay một số người cao tuổi vẫn còn nhớ như in. Nội dung câu chuyện mà họ kể lại đại khái như nhau, chi tiết bên trong không quá nhiều khác biệt. Nhưng bất kể nội dung như thế nào, mọi người đều nhắc đến "phần mộ số hai trăm linh chín". Vào thập niên năm mươi sáu mươi, chỉ cần nhắc đến cụm từ "phần mộ số hai trăm linh chín" là có thể dọa cho trẻ con không dám khóc đêm. Qua đó có thể thấy được, câu chuyện này đáng sợ đến thế nào. Nếu như có đứa trẻ nào không nghe lời, người lớn thường đe nó: "Mày còn nghịch nữa, coi chừng tao ném xuống phần mộ số hai trăm lẻ chín!". Bảy từ này nghiễm nhiên đã trở thành một danh từ làm cho con người ta sởn hết cả gai ốc. Sự việc đó vừa xảy ra, công việc nạo vét sông cái ở Thiên Tân vệ năm 1958 phải dừng hẳn lại.
 
Chương 17: Hành Thủy Đan cướp đoạt bảo vật


Một

Trước khi nói đến "phần mộ số hai trăm linh chín", phải nhắc đến câu chuyện "Hành Thủy Đan cướp đoạt bảo vật", bởi vì câu chuyện này cũng có quan hệ đến ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương, hơn nữa còn xảy ratrước câu chuyện "phần mộ số hai trăm lẻ chín". Lại nói tiếp đến trậnhạn hán khủng khiếp năm 1958, kỳ lạ nhất là cả mùa hè không mưa, côngviệc nạo vét bùn đã lấy đi tính mạng của hai người. Cùng ngày hôm đó,Quách sư phụ tất bật làm xong công việc thì trời đã chạng vạng tối. Ôngta cùng với Đinh Mão đạp xe đi về nhà. Trên đường về, hai người nhắc đến chuyện buổi chiều gặp Trương Bán Tiên, nghe anh ta nói bên trong ngôinhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương có bảo vật do tổ tiên nhà họ Bạch chôndấu. Nhưng hai gian phòng lụp xụp đó chỉ có bốn vách tường trống trơn,mấy năm trước, lúc đuổi bắt Bạch Tứ Hổ họ đã từng đào sâu ba thước đất,lục soát khắp mọi xó xỉnh, cũng không thấy có đồ vật thần kỳ nào, xem ra câu chuyện này không đáng tin.

Nói người nói vô tâm, người nghe hữu ý. Trong lúc vừa đạp xevừa thảo luận về căn nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương, Quách sư phụ vàĐinh Mão bỗng nhiên phát hiện ra có người bám theo sau. Hai người quayđầu lại, thấy người kia cũng đang đạp một chiếc xe đạp, là một người bán bánh hấp Dương Thôn.

Người bán rong bánh hấp Dương Thôn đó tà tà theo sát phía sau haingười họ. Thấy họ quay đầu lại, người này vội vàng lớn tiếng rao to: "Ai mua bánh hấp nóng hổi đây, bánh hấp Dương Thôn vừa mới ra lò đây. Haivị có mua bánh hấp không?"

Đinh Mão đã bận việc cả ngày, đói ngấu chưa có hột cơm nào vào bụng. Nghe thấy người bán hàng rong đó mời chào, gã lập tức dừng lại định mua mấy cái bánh hấp.

Quách sư phụ bảo: "Trời nóng thế này, lại không có nước uống, ănbánh hấp làm gì. Chị dâu cậu đã làm mì sợi ở nhà, chúng ta về ăn cơmthôi."

Đinh Mão nói: "Em đã đói đến mức da bụng đã dính vào lưng rồi, tốt nhất là cứ nhồi tạm hai cái bánh hấp đã."

Thấy hai người họ dừng lại, người bán hàng rong vội vàng lấy bánh hấp ra, gói kỹ bằng lá sen rồi mới đưa cho họ.

Quách sư phụ vừa cầm vào tay đã cảm thấy không đúng, bèn hỏi ngườibán hàng rong: "Chẳng phải anh nói bánh hấp vừa mới ra lò sao, tại saolại nguội lạnh thế này?"

Người bán hàng rong nói: "Bánh hấp nguội ăn cũng ngon mà, vào ngàynóng như đổ lửa thế này, làm gì có ai muốn ăn bánh hấp nóng chứ?"

Bánh hấp Dương Thôn là loại bánh đặc trưng của riêng Dương ThônThiên Tân. Trước kia, toàn bộ những người vào thành bán bánh hấp đều làdân Dương Thôn, phần lớn là nông dân trai tráng, ăn ngay nói thật, tácphong nhanh nhẹn, khiến cho người mua cảm thấy tin tưởng. Bánh hấpthường là loại nóng hổi vừa mới ra lò, bên trong có nhân đậu, rắc thêmmấy sợi tơ màu xanh đỏ. Mặc dù còn có cả loại bánh hấp nguội không nhân, nhưng tuyệt không có ai nhầm lẫn bánh nguội thành bánh nóng được. Giữađường tình cờ gặp cái tên bán rong này, nghe giọng nói đã thấy khôngphải là người Dương Thôn, cách nói chuyện cũng thiếu trung thực.

Quách sư phụ và Đinh Mão là người ăn cơm công môn, mắt sắc taithính, vừa nghe câu trả lời của hắn đã phát hiện ra kẻ này không phảingười tốt, chí ít ra là không nói thật.

Người bán hàng rong nói: "Hai vị đừng quá đa nghi, tôi có thói quenrao lớn tiếng, hôm nay bán loại bánh hấp nguội, quen mồm cứ rao thànhbánh hấp nóng."

Quách sư phụ quan sát kỹ người bán rong bánh hấp Dương Thôn đó một lượt, rồi mới hỏi hắn: "Anh là ngươi Dương Thôn?"

Người bán hàng rong đáp: "Tôi là người sinh ra và lớn lên ở DươngThôn, nhà tôi bao nhiêu đời nay đều bán bánh hấp. Các vị cứ nếm thử sẽbiết tài nghệ của tôi, ăn một miếng có lẽ cả đời sẽ không quên ấychứ."

Quách sư phụ lại hỏi: "Anh họ Đỗ hả?"

Người bán hàng rong nói: "Rốt cục là các vị có mua bánh hấp haykhông, tại sao lại cứ hỏi giống như là điều tra hộ khẩu thế?"

Quách sư phụ nói: "Anh cũng đừng quá đa nghi, nhà làm bánh hấp giatruyền chính tông ở Dương Thôn là nhà họ Đỗ, bánh của những nhà khác kém ngon hơn một chút, cho nên tôi mới hỏi anh họ gì. Hai anh em chúng tôirất kén ăn, chỉ ăn mỗi bánh hấp Dương Thôn nhà họ Đỗ thôi."

Nghe nói vậy, người bán hàng rong bình tĩnh lại, bảo: "Tôi họ Đỗ, là con cháu dòng chính của nhà họ Đỗ làm bánh hấp, hai người các vị muamấy cái bánh hấp mang về chứ?"

Quách sư phụ đã nhận ra, kẻ bán bánh hấp này miệng lưỡi trơn tru, cứ mở miệng ra là nói dối như cháo chảy. Kẻ này tuyên bố mình là dòngchính của nhà họ Đỗ làm bánh hấp Dương Thôn, nói như vậy có lẽ sẽ lừagạt được người khác, chứ không thể qua mặt được Quách sư phụ. Nói đếnđây tôi lại phải nhắc tới đôi câu ngoài lề, nói thêm một chút thông tinvề loại bánh hấp Dương Thôn này. Nghe nói, vào thời kỳ đầu nhà Minh, cómột người tên Đỗ Thiệu Hưng đến phương bắc an cư lạc nghiệp, định cư tại Dương Thôn bán bánh hấp. Dương Thôn nằm ở ngay cạnh sông đào. Khi ấy,lương thực được vận chuyển từ phía nam lên phía bắc, số lượng dân phulàm công việc vận chuyển theo đường thủy lên đến mấy vạn người, lần vậnchuyển nào cũng phải dừng chân nghỉ trọ tại Dương Thôn, bởi vậy quán cơm bình dân nhà hàng nhỏ ở nơi này mọc lên san sát. Hầu hết dân phu làmcông việc vận chuyển đường thủy là người phương nam, thích ăn gạo. Đểchiều theo khẩu vị của dân phu, Đỗ gia đã dùng gạo xay nhuyễn trộn vớiđường trắng hấp lên thành bánh hấp, dần dần gây dựng nên thương hiệubánh hấp Dương Thôn. Vào năm kênh đào Panama thông tàu thuyền, người tađã tổ chức hội chợ ẩm thực quốc tế, giới thiệu các món ăn đặc trưng từng vùng miền của các quốc gia. Khi ấy, bánh hấp Dương Thôn được cử đi dựthi và đã giành được huy chương. Từ đó về sau, món ăn này đã vang danhbốn biển. Sau khi quân Nhật chiếm lĩnh Bình Tân, gạo trở thành quânlương, dân chúng chỉ được trồng mà không được ăn. Ai dám ăn gạo, khôngmay bị bọn lính Nhật phát hiện ra, không cần nhiều lời, tặng cho mộtnhát lưỡi lê. Nguyên liệu chính của Bánh hấp Dương Thôn là gạo xaynhuyễn, quân Nhật không cho dùng gạo, người ta không còn cách nào khácđành phải thay thế bằng bột ngô, coi như xứng với bốn chữ 'hữu danh vôthực'. Sau giải phóng, người ta lại khôi phục phương pháp làm bánhtruyền thống, chuyên dùng loại gạo Tiểu Trạm thượng đẳng, ngâm nước chonở rồi hong khô, nghiền thành bột mịn, sàng lọc kỹ lưỡng, cho thêm đường vào nhào kỹ, dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào xửng hấp chín,vậy là ra thành phẩm bánh hấp. Bánh hấp mềm dẻo mịn, trong suốt ngonmiệng. Sau này, không chỉ có bánh hấp nhà họ Đỗ, mà còn có cả bánh hấpChi Lan Trai. Nhà họ Đỗ chuyên làm bánh hấp nóng nhân đậu, Chi Lan Traithì chủ yếu làm bánh hấp nguội. Ở Thiên Tân vệ, bánh hấp Dương Thôn làmón ăn vặt phổ biến, Quách sư phụ và Đinh Mão đã từng nếm thử, sao lạikhông phân biệt được hai loại bánh này. Tên bán hàng rong rõ ràng là bán bánh hấp Chi Lan Trai, nhưng lại bảo là bánh hấp nhà họ Đỗ, nhân dịptrời tối đen không nhìn rõ đánh lừa người khác, kẻ này làm vậy chẳngphải là muốn lừa đảo hay sao?

Hai

Tên bán bánh hấp Dương Thôn rong thực ra mang họ Ô, có một biệt hiệu là "Đại Ô Đậu". Ô đậu không có nghĩa là đậu đen, mà là loại đặc sản đậu tằm của riêng Thiên Tân đã luộc chín. Sau khi đậu tằm được đun sôi,người ta không vội vớt ra khỏi nồi, mà dùng một cái nắp gỗ đã chuẩn bịsẵn úp kín một thời gian ngắn, ủ cho đậu tằm nhừ tướp ngon miệng, xưagọi là đậu ủ, người dân gốc Thiên Tân chuyên nói nhịu, bởi vậy phát âmthành đậu đen, nhưng thực tế là đậu tằm. Kẻ này có biệt danh là ô đậu,qua đó có thể thấy hắn không phải là hạng đứng đắn lắm, tướng mạo trướcgáo sau thìa*, trán dô hẳn ra đằng trước, gáy lõm sâu vào bên trong, mặt dài cằm vểnh, đầu có hình dạng y như hạt đậu đen, còn có một biệt hiệukhác là "Hành Thủy Đan".

*Cách miêu tả tướng mạo của Thiên Tân, dùng để chỉ những người trán dô gáy hõm

Vào thời xã hội cũ, bến tàu thuỷ bộ Thiên Tân vệ hoạt động nhộnnhịp, phường hội mọc lên san sát như cây rừng, người bốn phương támhướng đổ về, nuôi sống rất nhiều kẻ biếng nhác không chịu làm việc đànghoàng, Đại Ô Đậu chính là một người trong số đó. Hắn vừa tham ăn vừalười nhác, phương châm sống của hắn là: "Tham ăn do mệnh, lười nhác tại số, không tham ăn không lười nhác là không tốt số", bởi vậy không chịulàm việc nặng nhọc, chỉ dựa vào miệng lưỡi trơn tru kiếm cơm. Gáy hắnlõm hẳn vào trong, nhưng không phải là dị tật bẩm sinh, mà nguyên nhânthực sự là do bị người khác đánh, bởi vì hắn bán "Hành Thủy Đan". ThiênTân vệ có không ít người bán Hành Thuỷ Đan, đó là những kẻ bịp bợmchuyên lừa đảo người khác. Nghe nói, trước kia có một đạo sĩ bán rongmột loại thuốc nam, tự đặt cho nó một cái tên rất kêu là tiên dược HànhThủy Đan. Tại sao lại gọi là Hành Thủy Đan? Chỉ cần ăn viên thuốc nàycủa y là có thể đi lại trên mặt nước, vượt sông giống như đi trên đấtbằng. Ban đầu không ai tin, đừng thấy mọi người hay nhắc đến thần ma đạo sĩ mà lầm, sờ sờ bày ra trước mặt cũng chưa chắc đã tin hẳn, ai cũngcho rằng đạo sĩ này khoác lác. Lấy đâu ra tiên đan thần dược có thể giúp cho con người ta qua sông như đi trên đất bằng? Đạo sĩ khẳng định nhưđinh đóng cột, lại còn dám viết giấy biên nhận, ăn xong Hành Thủy Đancủa y, nếu trăm ngày sau không thể đi trên mặt sông như đi trên đấtbằng, y chấp nhận bồi thường tiền gấp mười lần. Có kẻ hay chuyện vừanghe thấy vậy, cảm thấy có chỗ tốt dại gì mà không chiếm, lập tức đồng ý bỏ tiền ra mua Hành Thủy Đan của y, nhưng vừa nghe thấy giá đã biếtkhông móc đâu ra đủ tiền mà trả. Đạo sĩ bảo, tiên đan há có thể là vậttầm thường, một viên Hành Thủy Đan ra giá một trăm lượng bạc ròng, không phải ông chủ lớn thì không thể mua nổi. Câu chuyện này lan ra, có người thực sự có tiền tìm đến mua, mua được tiên đan là ăn vào luôn. Qua mộttrăm ngày, ông này vừa mới đến bờ sông thì đã vỡ lẽ ra mình bị lừa. Bởivì sau một trăm ngày, trời chuyển rét đậm, mặt sông đã hoàn toàn đóngbăng, thế này chẳng phải là như đi trên đất bằng sao? Tuy có giấy tờ làm chứng nhưng không thể cãi lý lại được, đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt.

Trước đây, những kẻ sử dụng mánh lới lừa tiền khiến cho người khácphải ngậm bồ hòn làm ngọt được gọi là Hành Thủy Đan. Đại Ô Đậu dùng mánh khóe này để kiếm cơm, hãm hại lừa gạt không có chuyện xấu gì là khônglàm. Trong vòng mấy năm đó, hắn đã bị người ta đánh không ít lần. Mộttrong những lần đó, gáy hắn bị người ta đập cho một cú như trời giánglõm hẳn vào trong, thiếu chút nữa là đi đời nhà ma, đến nay vẫn khônglần ra được là đòn đánh dã man của kẻ nào. Mụ vợ Đại Ô Đậu cũng chẳngphải kẻ tốt lành gì, há mồm ra là hót còn hay hơn cả hắn, trước kiachuyên môn đi mai mối hôn sự cho người ta, nhưng không chịu làm mai chotử tế, mà lại gây ra không ít vụ lừa đảo thất đức. Ví dụ như nghe nóinhà phú hộ nào đó có một cô con gái đã sắp ba mươi rồi mà vẫn chưa gảđược cho ai, Đại Ô Đậu nảy sinh ý định mờ ám, bảo vợ mình tới đó mai mối hôn nhân cho nhà đó kiếm mấy đồng tiêu xài. Ngài nên nhớ, vào thời ấy,phụ nữ ba mươi tuổi mà vẫn chưa xuất giá thì đã là gái lỡ thì rồi. Nhàmẹ đẻ cô nàng đó lại có tiền, nếu như không có duyên cớ gì, sao lạikhông thể tìm được một tấm chồng, bên trong nhất định là có khúc mắc.Nhưng kể cả cô gái đó có xấu đến ma chê quỷ hờn, qua lời giới thiệu củabà mai, cũng có thể biến thành Lâm Đại Ngọc. Người ta có câu "Chỉ cầnqua mồm bà mối, sóng lăn tăn cũng có thể biến thành sóng thần**", câunày không sai một chút nào. Mụ vợ Đại Ô Đậu rất giỏi lừa gạt. Trướctiên, ả tìm một anh chàng gánh nước thuê, vào nhà người ta ngồi đànghoàng, khách sáo mấy câu rồi mớm lời: "Chú em đâu còn ít tuổi nữa, tạisao vẫn chưa lập gia đình, hay là để bà chị dâu này đi mai mối cho mộtcô vợ. Chú có yêu cầu gì không?"

**Một tấc lên đến giời.

Anh chàng gánh nước thuê đáp: "Chị dâu à, dù tôi chỉ là người bánsức kiếm cơm nhưng yêu cầu lại rất cao, muốn kết hôn với một cô gái tốt, thà rằng cả đời làm lưu manh, cũng không muốn kết hôn với quả phụ,không phải hoàng hoa khuê nữ tôi nhất định không cưới."

Mụ vợ Đại Ô Đậu lại bảo: "Chú thử ra ngoài hỏi thăm một chút, xemcách làm người của chị dâu chú ra sao, đã nói một là một, hai là hai, từ trước đến nay chưa từng có một câu điêu ngoa gian dối nào, trăm phầntrăm sẽ là hoàng hoa khuê nữ."

Anh chàng gánh nước mừng rơn, vội hỏi: "Một cô nương cao sang hoànghoa khuê nữ có thể nào để mắt đến một kẻ cu li nghèo kiết xác như tôichứ? Không phải tệ đến mức chó chê mèo mửa đấy chứ? Tôi xin nhấn mạnhtrước, không đứng đắn chính chuyên tôi cũng sẽ không cưới."

Mụ vợ Đại Ô Đậu nói: "Giờ bà chị dâu này xin cam đoan với chú, chúcứ yên một trăm hai mươi cái tâm đi. Thực sự là một hoàng hoa khuê nữcủa một gia đình giàu có, tính tình đoan chính thế nào thì khỏi cần phải bàn, chỉ tiếc. . . chỉ tiếc là miệng không quá kín đáo. . ."

Nghe bảo cô gái đó không kín miệng, anh chàng gánh nước thuê khôngcoi đó là khuyết điểm gì quá lớn. Phụ nữ ấy à, có mấy người không chuangoa lắm lời cơ chứ. Bởi vậy anh chàng lập tức đồng ý, bỏ tiền nhờ mụ vợ Đại Ô Đậu đến nhà gái cầu hôn.

Mụ vợ Đại Ô Đậu là kẻ lừa gạt thành tinh. Bên phía anh chàng gánhnước thuê đã quyết định xong, mụ bèn đến nhà phú hộ bàn đến chuyện hônnhân của con gái nhà người ta, bảo rằng có một chàng trai gánh nướcthuê, tốt tính thế nào, tướng mạo đường đường ra sao, chỉ đáng tiếc làdưới mắt thiếu thốn một chút. Phú hộ đã xiêu lòng trước lời rào đón củamụ vợ Đại Ô Đậu. Tuy rằng hai nhà một giàu một nghèo, môn không đăng hộkhông đối, nhưng con gái mình đã lớn tuổi, không gả đi được nói chungcũng không phải việc hay ho gì. Nghe nói anh chàng kia dưới mắt thiếuthốn một chút, đương nhiên là muốn ám chỉ thiếu tiền rồi, việc đó thìdễ giải quyết thôi. Lão phú hộ đồng ý bỏ ra một khoản tiền giúp đỡ conrể tương lai cục mịch, mau chóng đưa con gái về nhà chồng, coi như giảiquyết được một mối tâm sự đè nặng trong lòng. Bởi vậy hai bên đã quyếtđịnh đính hôn, chọn ngày hoàng đạo bái đường. Khi chú rể tân nương vàođộng phòng, chú rể vạch khăn cô dâu của tân nương tử ra, hai vợ chồngvừa mới nhìn thấy mặt nhau, cả hai đã trợn tròn mắt chết sững. Tại saolại như vậy? Tân nương tử là người bị sứt môi, theo cách nói bây giờchính là hở hàm ếch, người ta thương tình thì bảo là "Miệng không kín",nhìn đến ngũ quan của chú rể cũng chẳng tốt hơn là bao, thiếu hẳn cáimũi, nhưng dù thế nào cũng không thể bảo rằng "Dưới mắt thiếu thốn mộtchút" được. Người hai nhà lôi bà mối là mụ vợ Đại Ô Đậu ra chửi ầm lênmột chặp, mắng tám đời nhà thị không có đức. Nhưng mụ vợ Đại Ô Đầu đâucó quan tâm gì đến hai vợ chồng đó sau này sống với nhau như thế nào, đã lừa tiền vào tay chạy mất dạng từ bao giờ. Sau đó ả hết qua bên đônglại sang bên tây làm mai mối hôn nhân. Trước giải phóng, hai vợ chồngbọn chúng họ đã sử dụng mánh khóe lừa đảo này để kiếm ăn, cuộc sống cóthể coi là không tệ, chỉ là bị người ta ghi hận.

Từ khi đất nước thành lập năm 1949 cho đến bấy giờ, nghề mai mối hôn nhân coi như hết đường làm ăn, Thiên Tân vệ cũng chẳng còn là bến tàugiang hồ như dưới thời xã hội cũ. Kỹ nữ hoàn lương, quán thuốc đóng cửa, rắn rít địa phương và lưu manh vô lại hoành hành một thời, nếu khôngphải bị tống giam thì cũng bị đưa đi cải tạo, trật tự trị an xã hội càng ngày càng ổn định. Dạo ấy không còn giống như lúc trước, không bỏ sứcra làm việc không được, ngay cả tên thầy bói Trương Bán Tiên cũng cònphải đi đạp xích lô nữa là. Đôi vợ chồng Đại Ô Đậu đâu có biết làm cáigì, hơn nữa lại còn vừa tham ăn vừa lười nhác, thường ngày buộc phảithực hiện vài phi vụ trộm vặt móc túi. Có một ngày, Đại Ô Đậu trôngthấy một người bán bánh hấp Dương Thôn để xe ở ven đường để đi vào nhàvệ sinh. Nhân cơ hội đó, hắn đẩy xe bánh hấp bỏ chạy. Thế nhưng, bánhhấp không thể mang về nhà, thỉnh thoảng ăn vài ba miếng còn thấy ngon,ăn nhiều quá ngán đến tận cổ. Nam ngọt bắc mặn đông cay tây chua, ngườiphương bắc không quen ăn đồ ngọt. Vừa khéo giữa đường gặp Quách sư phụvà Đinh Mão, Đại Ô Đậu định nhân cơ hội trời tối đen, lớn tiếng rao bánsố bánh hấp đã trộm được, kiếm vài đồng rồi về nhà. Nhưng hắn đâu cóngờ, Quách sư phụ là công an đường thủy, chỉ hỏi khó mấy câu đã làm hắnlòi đuôi. Đại Ô Đậu là kẻ cắp chuyên nghiệp, nói chuyện đến giữa chừngthì phát hiện ra tình hình không hay, thẳng tay vứt lại xe bánh hấp,cũng chẳng thèm quan sát chui ngay vào một con hẻm gần đó. Kết quả, hắnngã xuống một khe nước lớn, đổ máu rách toạc da đầu, cũng còn may làtrời tối đen không bị người ta đuổi kịp. Hắn thầm rủa: "Ngày hôm nayđúng là bị vận đen ám vào người, vất vả lắm mới trộm được một xe bánhhấp, ngờ đâu lại chạm trán với hai tên Tang môn thần***, may mà nhanhchân không thì đã bị người ta bắt được. Nhưng tay không trở về biết nóivới vợ như thế nào đây?" Hắn chợt nhớ lại, trong lúc bàn chuyện về ngôinhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương trong khi đi đường, hai người kia cónói bên trong nhà đó có chôn bảo vật, đã nhiều năm trôi qua mà vẫn không ai có thể tìm ra được. Nghe nói, lúc trước, khi truy bắt kẻ cướp nguyhiểm chuyên dùng búa thợ mộc, người ta đã phát hiện ra một cái xác phụnữ trong căn nhà đó, rốt cuộc là ngôi nhà bị ma ám chôn dấu bảo vật, hay chỉ là câu chuyện hoang đường về ngôi nhà bị ma ám?

***Thần cai quản về tang sự

Ba

Thời xưa có quan niệm mê tín "Bảo vật nhận chủ", bởi vậy Đại Ô Đậuthầm nghĩ: "Không có lửa làm sao có khói, ai cũng bảo ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương chôn dấu bảo vật, vậy nhất định trong ngôi nhà đó cónhiều của cải. Người khác không tìm thấy, chưa hẳn là ta cũng không thểtìm thấy, sao không đi thử thời vận một phen?" Hắn lại sợ trong ngôi nhà bị ma ám đó có quỷ, dâng cái mạng mình cho chúng chẳng phải là lỗ vốnhay sao. Trong lúc nhất thời, hắn phân vân không quyết định được. Huốnghồ, cú ngã xuống khe nước vừa rồi không nhẹ, dường như đã bị vẹo cảxương sống rồi, hắn quyết định tới nhà Tô lang trung dán thuốc trước đã.

Thiên Tân vệ có hai danh y họ Tô. Mặc dù cùng một họ Tô, nhưng mộtngười có danh tiếng, còn người kia lại có tai tiếng. Vị Tô đại phu códanh tiếng là người kế thừa gia tộc hành nghề trung y nhiều đời, chuyêntrị thương tật do té ngã, đặc biệt là thuốc viên đặc trị trật khớp. Vàocuối thời nhà Thanh, cha ông ông này đã từng theo học khoa chỉnh hìnhcủa người Pháp, kỹ thuật nối xương cao siêu đến mức thần kỳ. Trật khớpthì dùng thuốc viên đặc trị, còn gãy xương thì sẽ dùng đến kỹ thuật kia. Hai tuyệt chiêu đó của nhà họ Tô gia chỉ đời đời truyền riêng cho concháu trong nhà. Vào cuối thời nhà Thanh, Thiên Tân vệ đầy rẫy lưu manhngoài đường. Mỗi khi lưu manh nổi máu yêng hùng, phạm án bị bắt giải lên công đường. Nhưng bất kể quan phủ dùng hình như thế nào, đám lưu manhcũng dám không rên lấy một tiếng, bởi một khi nhận tội, sau này sẽ không đường lăn lộn nữa. Hình phạt nặng trên công đường há có phải trò đùa.Không cần nói đến hình phạt khác, chỉ riêng việc đánh bằng roi cũng đủkhả năng lấy mạng con người ta rồi. Năm mươi cây gậy gỗ nặng giángxuống, tránh sao được da tróc thịt bong gãy xương đứt gân, toàn thân nhừ xương mềm oặt, đặt lên cáng vải mềm khênh đến nhà Tô đại phu, nhờ ôngnày nối lại từng đoạn xương đã bị gãy nát của toàn thân, đảm bảo xươngcốt hình dạng của ngươi trước khi nhận hình phạt trên công đường như thế nào, một trăm ngày sau sẽ vẫn là như thế. Tô đại phu người ta dám lớntiếng tuyên bố đến thế, bởi vì ông này thực sự có bản lãnh làm được điều đó. Bắt đầu từ thời Thanh mạt, nhà này bắt đầu gây dựng nên tên hiệu.Cho tới tận hôm nay, mỗi khi phải bó xương chỉnh hình, mọi người vẫntranh nhau tới những bệnh xá treo biển hiệu Tô đại phu. Không cần biếtđó có phải là đời sau của nhà họ Tô gia hay không, chỉ cần mang họ Tô,những người đó đã cảm thấy trình độ bệnh xá này nhất định sẽ tương xứngvới cái tên đó. Về phần vị danh y tai tiếng kia, người này cũng nổitiếng chả kém, nhắc đến tên y là ai cũng biết. Để cho dễ phân biệt,người ta gọi y là Tô lang trung. Tô lang trung là một người hành nghề ychuyên đi rong hoặc đến những hội chợ phiên bán thuốc nam. Trước giảiphóng, y thường treo biển bày bàn bên lề đường, bán miếng dán thuốc cao. Từ bong gân trật xương phong thấp cảm lạnh, cho đến đau đầu sốt cao thổ tả, bất kể là bệnh gì, cứ đến chỗ Tô lang trung là đều được trị bằngcách dán thuốc cao. Nhìn, nghe, hỏi, sờ***, bắt mạch, xem lưỡi, toàn bộnhững phương pháp chẩn bệnh đó y không thông một môn nào, cũng chẳngthèm ghi đơn thuốc, cứ dán thuốc cao là xong chuyện.

***Bốn phương pháp chẩn bệnh của đông y

Thời ấy có một câu nói thế này: "Dán thuốc của Tô lang trung -- tựchuốc lấy phiền phức". Bởi vì thuốc cao dán của Tô lang trung không được nấu đủ lửa, do y không được chân truyền, nói chung khả năng nắm bắt vàđiều chỉnh thực sự không được tốt. Mặc dù không hẳn là non tay, nhưngthuốc dán của y không có đủ độ dính cần thiết. Trước giải phóng, cóngười bị xơ cứng cổ, đến chỗ y mua một miếng thuốc dán, bóc ra dán lênchỗ đốt sống cổ. Về đến nhà, đêm đang ngủ thì chợt giật mình tỉnh giấc,người này vừa mới sờ ra sau cổ thì tay đã dính đầy thuốc dán, vừa đenlại vừa nhớp nhúa, vậy là nổi giận đùng đùng chạy đến nhà Tô lang trungchất vấn. Tô lang trung cả vú lấp miệng em bảo rằng nhà ngươi bệnh nặng, miếng thuốc dán hơi nhỏ không trị được hết bệnh, phải đổi thành miếnglớn hơn, khiến cho người nọ lại phải bỏ tiền mua một miếng khác, vẫntiếp tục dán vào chỗ đốt sống cổ. Đến đêm người này lại giật mình tỉnhgiấc, sờ vào chỗ thuốc dán thì đã không thấy đâu. Hóa ra miếng thuốc dán không đủ độ dính, đến đêm đã dịch chuyển, chạy từ cổ xuống mông, rửamãi mà không sạch. Người nọ ôm đầy một bụng tức giận, lại tiếp tục tớinhà Tô lang trung, yêu cầu y trả lại tiền. Tô lang trung bảy lần khôngchịu, tám lần không cam lòng, một trăm hai mươi lần không muốn, bèn gâncổ lên bảo, vậy chẳng phải điều đó đã chứng tỏ nguồn gốc căn bệnh củangươi không phải ờ cổ mà là ở mông hay sao? Thuốc dán nhà hộ Tô của y có linh tính, có khả năng tự tìm được nguồn gốc căn bệnh, cho nên nó tự đã chạy xuống mông, có lý nào lại phải trả lại tiền? Chuyện này vỡ lở rarồi trở thành một câu chuyện tiếu lâm, bởi vậy mới có câu nói châm biếm"Dán thuốc của Tô lang trung -- tự chuốc lấy phiền phức" như ở trên. Sau này, cấu nói đó đã trở thành câu cửa miệng để ám chỉ đến việc tự chuốckhổ vào thân hoặc tự mình làm bản thân điên đầu.

Đại Ô Đậu leo lên bờ con mương, nhận thấy này cách nhà Tô lang trung không xa, bèn chạy đến đó gõ cửa mua thuốc dán. Tô lang trung là kẻ cótiếng không tốt lành gì, nhưng không hẳn đã là kẻ bất tài, bởi dẫu sao y cũng đã nấu cao dán cả nửa đời người. Cho dù không phải là linh đandiệu dược, nhưng ít nhiều cũng có một chút tác dụng. Y dán thuốc cao cho Đại Ô Đậu xong là ngửa tay đòi tiền. Đại Ô Đậu giở trò vô lại, phủi tay trợn mắt, không chịu trả một xu. Trước kia, Tô lang trung cũng đã từnglăn lộn ngoài giang hồ, hạng người lưu manh vô lại nào mà chưa từng gặpqua, không thể nào nuốt trôi cục tức này, không trả tiền đừng hòng mà đi được, một tay níu chặt Đại Ô Đậu không chịu buông tha, một tay cởi giày đánh loạn xạ lên mặt hắn. Đại Ô Đậu có tật giật mình, chỉ sợ ầm ĩ lênsẽ kéo người khác đến, cuống cuồng xô Tô lang trung ra, tông cửa xông ra ngoài. Nào ngờ Thái Dương của Tô lang trung đập thẳng vào góc mặt bàn, ô hô ai tai ngay tức thì. Vị lang trung nấu cao dán bán thuốc dạo ngoàiđường có ngờ đâu mình sẽ lăn đùng ra chết oan chết uổng thế này.

Đại Ô Đậu không hề hay biết, cú đẩy đó đã lấy mạng Tô lang trung.Vừa mới thấy đối phương vỡ đầu chảy máu, y vội vội vàng vàng đẩy tungcửa vọt ra bên ngoài, tai vẫn còn kịp nghe thấy trong nhà họ Tô vang lên tiếng vợ kêu con khóc. Y lo sợ bị người khác đuổi theo đánh mình, guồng chân hết tốc lực mà chạy. Lúc bấy giờ, lưng đã được dán thuốc cao, ychạy được một đoạn thì cảm thấy không còn đau nữa. Hắn là kẻ tham tiềnăn vào máu, trong đầu chợt thay đổi ý định, thế là chạy thẳng đến ngôinhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương. Ngõ hẻm đó nằm ở gần khu vực nhà gaphía bắc, nhà ga phía bắc lại ở ngay cạnh công viên Bắc Ninh. Cuối thờnhà Thanh, công viên này vẫn còn là một vùng nước thải, dân cư thưathớt, Viên Thế Khải đã cho tiến hành đào hồ tạo công viên khởi công xâydựng nhà ga. Tới thập niên năm mươi, quanh đó đã có không ít cư dân. Nhà ga phía bắc là một cái ga tàu hỏa. Để thuận tiện cho việc vận chuyểnhàng hóa, đường cái trước mặt nhà ga đã được mở rộng thênh thang, trảinhựa đường. Trước năm 1949, những gia đình ở khu vực nhà ga phía bắc,phần lớn là người nghèo sống nhờ vào ngành đường sắt. Người có sức khỏethì đi bốc vác hàng lên tàu, trẻ con và đám đàn bà con gái thì đi dọctheo đường sắt nhặt than xỉ rơi từ đầu xe lửa xuống, còn một cách kiếmcơm nữa là bốc dỡ kho hàng. Nếu như có thể làm công nhân đường sắt, cảnhà già trẻ quanh năm suốt tháng được ăn ngũ cốc, coi như có nghề nghiệp ổn định. Thời bấy giờ, khắp nơi kết bè kéo cánh, lập đảng tạo phái,người không nằm trong tổ chức đừng có mong mon men lại gần. Cho dù chỉnhặt than rơi trên đường tàu, không quen biết ai thì đừng hòng mà chenchân vào được. Tình trạng tẩy chay người ngoài rất nghiêm trọng, phátsinh vô số lần tranh giành. Kể từ lúc thành lập đất nước năm 1949 chotới bấy giờ, nhà ga phía bắc đồng thời đóng vai trò là nhà ga vận chuyển khách lẫn vận chuyển hàng hóa, không chỉ có những đoàn tàu chở kháchngược xuôi nam bắc, mà hàng ngày còn có những đoàn tàu vận chuyển hànghóa ra vào. Trước cửa nhà ga đông nghịt người, giao thông nhộn nhịp. Câu chuyện của chúng ta đang nói đến mùa hè năm 1958. Vào giữa mùa hè, nắng nóng khô hạn. Ban ngày vừa oi bức vừa nóng, hầm hập như trong một cáinồi hơi. Cái hồ trong Ninh viên cũng cạn nước, chẳng còn mấy người chèothuyền du ngoạn. Sau khi trời tối, cái nóng dịu đi một chút. Những người ở quanh đó ai mà chẳng muốn tìm chỗ mát mẻ, thế là người lớn lẫn trẻcon đổ xô ra vỉa hè hóng mát, vừa mát mẻ vừa tiết kiệm điện. Nhưngchẳng có ai dại gì đi tới ngõ hẻm kho lương cả, có chăng chỉ là những kẻ mù lòa.

Bốn

Ngôi nhà cổ nào mà chẳng từng có người chết, nhưng nguyên nhân chếtcủa người đó phải là đột tử mới được gọi là nhà bị ma ám. Lúc mới giảiphóng, cơ quan công an đã phá án và bắt giam hung thủ của vụ án ăn cướpbằng búa thợ mộc, trong nhà của kẻ cướp nguy hiểm Bạch Tứ Hổ đã tìm thấy một cái xác phụ nữ. Kể từ ngày hôm đó, câu chuyện về ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương đã lan truyền ra với tốc độ chóng mặt. Nhưng hộ giađình quanh đó trước kia không biết thì không sao, nhưng sau khi pháthiện ra cái xác đó, họ càng nghĩ càng thấy sợ. Nhà nào có khả năng dọnđi được thì không chần chừ lấy một giây. Cộng thêm việc Ninh viên đượcmở rộng, người ta lại phá dỡ thêm một bộ phận nhà dân. Bởi vậy, đến năm1958, trong ngõ hẻm này chẳng còn lại mấy hộ gia đình sinh sống. Ngôinhà hai gian của Bạch Tứ Hổ là ngôi nhà mang số bảy mươi hai ngõ hẻm kho lương, nhìn về hướng tây, ngay sau lưng là cái hồ của công viên BắcNinh. Vào thập niên năm mươi sáu mươi, cái hồ trong Ninh viên không rộng lớn như hiện nay, trong công viên cũng chưa có ngọn tháp trắng. Cứ đếnđêm là công viên tối om om, tương đối hoang vắng.

Đại Ô Đậu đã từng nghe người ta nói đến ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻmkho lương từ lâu. Sau khi xử bắn Bạch Tứ Hổ, hai gian phòng đó bị dángiấy niêm phong, nhiều năm rồi mà vẫn không có người ở. Bởi dãi nắng dầm mưa, giấy niêm phong đã tróc ra từng mảng từ bao giờ. Tìm đến nơi làlẻn được vào trong nhà mà chẳng tốn mấy sức lực. Trong nhà, ngoài bốnbức vách thì chẳng còn cái gì, không có đèn chiếu sáng. Hắn đang ăntrộm, làm sao dám đốt đèn. Nhờ ánh trăng lọt qua cửa sổ mất cánh, hắn lờ mờ nhìn thấy mọi vật. Trong nhà, ngoại trừ tiếng tim đập thình thịchcủa chính hắn thì không có một tiếng động nào. Trước khi vào trong nhà,đầu óc hắn hoàn toàn bị ý nghĩ chiếm đoạt bảo vật phát tài chiếm cứ,nhưng đến khi đã vào trong đóng cửa phòng lại, chỉ có một mình trongbóng tối, lông tóc toàn thân bất chợt dựng đứng. Hắn bèn ư ử ngâm ngamột đoạn dân ca để tăng thêm lòng dũng cảm để tiếp tục trộm cắp: "Uốngno gió đông tây nam bắc, đói đến mức ăn sạch cả rễ cỏ; phiêu bạt ngangqua một ngôi mộ, gặp quả phụ vừa mắt hắn; lôi lôi kéo kéo về đến nhà,quả phụ đưa cho hắn hai cái bánh nướng, ăn xong bánh nướng đứng ngây cảngười. . ."

Vụ án Bạch Tứ Hổ hung hãn dùng búa thợ mộc ăn cướp năm ấy được bàntán khắp đầu đường cuối ngõ. Mọi người kể rành rẽ Bạch Tứ Hổ mang cáixác cô gái về nhà coi như vợ, hàng ngày trốn biệt trong phòng tâm sự với người chết ra sao; Sợ láng giềng láng giềng phát hiện ra mùi thối, hắnđã còng cõng từng túi muối về nhà để ướp xác như thế nào. Bởi thế chonên ngõ hẻm kho lương đặc biệt có nhiều dơi. Khi ấy, người ta cho rằngchuột ăn nhiều muối ăn là có thể biến thành dơi, toàn bộ dơi trong ngõ hẻm đều là chuột nhà Bạch Tứ Hổ biến hình, bởi vì trong nhà hắn muốichất đầy đến nóc. Quả thực là nghe cứ như chuyện thật vậy! Người nàongười nấy nói cứ như mình tận mắt nhìn thấy. Nhưng những câu truyện đồnthổi ngoài đường chỉ thoảng qua như một làn gió. Bản án đã bị phá năm1945, đến năm 1958 thì đã chẳng còn mấy người nhắc đến nữa. Nghe Quáchsư phụ và Đinh Mão nói chuyện trong ngôi nhà bị ma ám có chôn dấu bảovật, Đại Ô Đậu nảy sinh lòng tham. Hắn ngâm nga vài câu để tăng thêmlòng dũng cảm, cắn răng kiên trì lục lọi khắp nơi trong nhà với tâm lýcầu may, hòng kiếm cho bằng được tiền của phi nghĩa.

Vào thời xã hội cũ, Thiên Tân vệ có một tác phong rất lệch lạc. Rấtnhiều người ham ăn biếng làm, trong đầu lúc nào cũng chỉ quan tâm đếnmột từ 'quậy', bản thân không có lý tưởng gì đã đành, đã thế còn coithường những người trung thực dốc sức làm việc, coi việc đầu cơ trục lợi như một loại bản lĩnh. Đại Ô Đậu cũng không nằm ngoại lệ. Sau giảiphóng, hắn vẫn theo tác phong lệch lạc của thời trước, không chịu ép vào mình vào khuôn khổ, vẫn cố tình đến ngôi nhà bị ma ám cướp đoạt bảovật. Ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương này, ban đầu là do lão chưởng quầy của tiệm quan tài nhà họ Bạch nhặt gạch xây dựng lên vào cuối thời nhà Thanh. Nghe nói, trong nhà cất giấu một vật gì đó. Thời xưa, nhữnggia đình giàu có thường làm thế này, có tiền không chịu gửi trong cácngân hiệu*, không lúc nào yên tâm, mà thường thường sẽ bí mật đào hốtrong nhà để chôn dấu vàng bạc hoặc một vài đồ quý giá, phòng khi saunày có việc cần dùng gấp. Cuộc đời ngắn ngủi, thời gian thấm thoắt nhưthoi đưa, những ngôi nhà chôn dấu bảo vật đương nhiên đã qua vài lần đổi chủ. Kết quả, có một lần nào đó, người có phúc duyên đã vô tình đàođược bảo tàng phát tài, hiện tượng giàu có chỉ sau một đêm như thế xảyra không ít. Đại Ô Đậu lúc nào cũng mơ mộng hão huyền mình sẽ có lầnđược như vậy. Hy vọng của nửa phần đời còn lại của hắn hoàn toàn ký thác vào ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương. Giờ phút đó, chữ 'tham' đãchoán hết tâm trí, chữ 'sợ' đã bị hắn ném lên tận chín tầng mây.

*Một loại hình thái sơ khai của ngân hàng

Hắn rón ra rón rén, sờ lần theo vách tường lục soát một lượt, còncẩn thận tỉ mẩn hơn cả lúc bả hồ quét sơn lót. Hai gian phòng được xâyhoàn toàn bằng gạch xây thành, mặt ngoài trát vữa. Có vài chỗ, váchtường đã tróc hẳn ra, vừa sờ tay vào đã cảm nhận được lớp gạch cổ lạnhnhư băng ở bên trong. Gõ tay vào là đã biết ngay bức tường không cókhoảng trống bí mật ở bên giữa. Hắn hết sờ lần toàn bộ bốn vách tường,lại lần tìm trên mặt đất. Nền nhà được lát gạch theo kiểu Hải Mãn, cónhiều chỗ đã lung lay. Dưới lớp gạch là nền đất, chẳng có gì khác ngoàigạch vụn lẫn bùn đất. Mướt mồ hôi một phen, đến bát vỡ cũng không tìmthấy lấy một cái, hắn dựa lưng vào tường, mệt nhọc phù phù thở hổn hển.Vừa mới định há miệng chửi đổng để cho hả giận, hắn chợt nghe thấy trênđỉnh đầu vang lên tiếng "Lộp bộp".

Ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương được xây cùng một kiểu với đại đa số những ngôi nhà cổ khác, bốn bức tường gạch, trên mái có rầm nóc,diện tích không lớn, có xà không trụ, nóc nhà lợp ngói, trên cùng là tấm lợp che mưa. Nhưng nếu đứng nhìn từ bên dưới lên, người ta sẽ khôngnhìn thấy xà nhà, bởi vì những căn nhà được xây vào thời kỳ trước bắtbuộc phải dán trần, nếu không dán thì ở không yên lành. Bốn vách tườngquét vôi trắng, theo quan niệm 'Tứ bạch lạc địa' của các cụ, còn bắtbuộc phải dán trần nhà bằng loại giấy dày để phòng ngừa tro bụi rơixuống. Chẳng tới nửa năm, lớp giấy dán trần nhà đã bị ẩm mốc ố vàng, đến lúc đó lại dán đè lên một lớp khác. Ngôi nhà của dân chúng bình thườngnào cũng được trang trí theo cách này. Nhờ ánh trăng, Đại Ô Đậu ngẩngđầu lên quan sát, nghe tiếng động có vẻ giống như chuột chạy trên máinhà. Khi ấy, chuột rất nhiều. Chúng thường chạy tới chạy lui trên xànhà, thỉnh thoảng không may rơi xuống lớp giấy dán trần, mỗi lần như vậy phát ra tiếng động "Lộp bộp". Ngã không chết, chúng lại vật lộn trởmình chạy tiếp. Mỗi khi đêm khuya thanh vắng, trong những ngôi nhà cấpbốn thường xuyên nghe thấy tiếng động như thế này. Đôi khi còn có haicon chuột đánh nhau, ngã lăn lộn trên trần nhà như muốn trêu ngươi, quấy phá đến mức con người ta không sao ngủ yên được. Thậm chí có cả nhữngcon chuột to đùng, hành động chậm chạp nặng nề, ngã xuống làm thủ cả lớp giấy dán trần, rơi tọt vào nồi canh đang đun sôi trên bếp. Việc này xảy ra thường xuyên không ai còn thấy lạ. Người nấu ăn nhìn thấy còn tốt,cùng lắm thì đổ đi không ăn nữa. Nếu không trông thấy, vậy thì cả nhà sẽ được thưởng thức món canh chuột rồi. Trước kia, rất hiếm khi con người không bị đám chuột quấy phá. Nghe thấy tiếng chuột náo loạn trên nócnhà, Đại Ô Đậu không thèm để tới. Nhưng đột nhiên hắn ngẩn người ra mộtlúc. Hắn chợt có ý nghĩ, chẳng lẽ đồ vật được giấu trong ngôi nhà bị maám ở ngõ hẻm kho lương lại ở trên nóc nhà?

Năm

Giữa đêm khuya, ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương bị chuột quậyphá, phát ra tiếng động giống như hai con chuột đang đánh nhau. Mộttrong con ngã xuống lớp giấy dán trần, phát ra âm thanh "Lộp bộp", đãđánh động suy nghĩ của Đại Ô Đậu. Hắn suy đoán, hai gian phòng này đã bị người ta xới tung lên rất nhiều lần rồi, kể cả đào sâu ba thước cũngkhông thể tìm thấy một cái gì, nhưng lại chẳng có mấy người hướng ánhmắt lên nóc nhà. Theo lệ thường, mỗi khi những gia đình giàu có chôn dấu tiền tài bảo vật, phần lớn là sẽ bí mật chôn dưới đất. Nhưng, thật radấu chúng trên xà nhà mới xác thực là thần không biết quỷ không hay.Hắn khấp khởi mừng thầm. Các cụ xưa đã có câu, cuộc đời mỗi con người,giàu sang có số. Giàu nghèo sang quý, như mây trôi vô định, có lẽ thờivận của Đại Ô Đậu hắn đã đến, nếu không thì tại sao lại trùng hợp có con chuột rơi xuống trần nhà như vậy? Xem ra, trong số mệnh hắn đã định làsẽ có được số tiền của vô chủ này. Hắn cứ nghĩ rằng mình sắp phát tài,đâu có biết rằng "Tương lai mù mịt, không ai đoán trước được", bởi vậylàm sao có thể nghĩ ra, trên nóc nhà có vật nào đó đang chờ mình sẵn.

Ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương quay về hướng nam, hai gianphòng một khách một buồng, cửa chính nằm ở gian ngoài, trong góc là bếplò, buồng trong có giường. Vào những năm năm mươi sáu mươi, những ngôinhà cổ đã tồn tại nhiều năm mà ít khi được tu sửa lại. Sau khi Bạch TứHổ bị xử bắn, nhà hắn vẫn luôn bị bỏ hoang. Giấy dán trần nhà đã xuấthiện vô số chỗ mủn nát, màu sắc ố vàng, thậm chí có nhiều chỗ nấm mốc đã mọc tốt um, trần nhà đã bị thủng nhiều nơi. Tinh thần trở nên hưngphấn, hắn trèo lên giường, kiễng chân với tay, nhưng chỉ có thể chạm đầu ngón tay tới lớp giấy dán trần. Không còn cách nào khác, hắn đành chạyra ngoài tìm thứ gì đó để kê chân. Khi mở rộng Ninh viên, người ta đãphá hủy đi gần nửa con hẻm nhỏ, gạch đá la liệt ở khắp nơi. Hắn bê cảmột chồng gạch vào trong nhà, xếp lên trên giường gạch. Đến lúc ấy, hắnđã có thể thò đầu lên trên lớp giấy dán trần rồi. Hắn chọc ngón tay vàolỗ thủng giật tung một mảnh giấy dán trần ra. Tro bụi phủ một lớp dầybên trên cái trần nhà dán giấy, hắn vừa đụng đến đã ào ào đổ xuống, vậylà Đại Ô Đậu thành kẻ giơ đầu chịu báng. Tro bụi ở những ngôi nhà cổ đãđược tích lại qua không biết bao nhiêu năm tháng, đen sì dinh dính, mùivị bị đám tro bụi đó rơi vào miệng khó chịu thế nào thì khỏi cần phảibàn. Bụi bay mù mịt khiến mắt không sao mở ra được, lại còn cả chui vàolỗ mũi, khiến hắn sặc sụa hắt hơi liên tục. Bởi sợ người khác nghe thấy, hắn cố gắng hành động nhẹ nhàng không phát ra tiếng động lớn. Cuốicùng, sau khi tốn không ít công sức, hắn cũng xé thủng lớp giấy dán trần ra một lỗ hổng vừa phải. Đa phần phần đỉnh mái nhà truyền thống của dân chúng được dựng theo kết cấu hình chữ kim ( 金), khoan lỗ để bắt mộngrường nhà. Trước kia, mỗi khi làm mái nhà, người ta cần phải tuân thủtục lệ không được dùng tới đinh sắt, toàn bộ những chỗ tiếp nối chỉ được gá bằng mộng. Người ta đồn rằng, nếu nhà dân và cung điện sử dụng đinhsắt để xây dựng sẽ có hại đến đường con cháu. Thời bấy giờ, quả thực cóđiều kiêng kị như vậy. Giữa nửa đêm, mặc dù trong phòng có ánh trăng,nhưng khi quan sát phần bên trên nóc nhà hắn không thể nhìn thấy cái gì, chỉ có mùi ẩm mốc mục nát xộc vào mũi rồi xông thẳng lên não. Đại Ô Đậu nghiện thuốc lá nặng, ngày nào cũng phải hút, đi đến đâu hút đến đó,bởi vậy trên người lúc nào cũng thủ sẵn diêm. Hắn đánh một cây diêm, hai tay khum lại để che ánh sáng. Vừa mới nhô đầu lên nóc nhà, một vật đãđập ngay vào mắt, hắn lợm giọng thiếu chút nữa là há miệng nôn mửa.

Vô số mạng nhện đen xì, rủ từ xà ngang xuống, bụi bẩn tích tụ lạidày cỡ một đốt ngón tay. Nhưng cho dù không bị mạng nhện bám đầy bụi bẩn che chắn, tầm nhìn của hắn cũng không thể vượt quá nửa thước. Trước mặt hắn là một con chuột chết đang bốc mùi phân hủy, các loại côn trùng,gián, tường xuyến sống trong bóng tối bị kinh động, cắm đầu cắm cổ chạyloạn xạ. Trên nóc những ngôi nhà cũ phần lớn là như vậy, bình thườngkhông nhìn thấy không biết ghê tởm đến thế nào, một khi nhìn thấy, không một ai có thể chịu đựng được. Đại Ô Đậu bụm miệng nôn khan một chặp,nhưng trong đầu thì lại đang có ý nghĩ, trong đêm nhìn thấy tường xuyếnlà dấu hiệu may mắn, sắp phát tài. Tường xuyến chính là con du diên,hình thù giống hệt như con rết, thường sống trên nóc nhà và trong hốctường, dân chúng thường gọi chúng là "Tường xuyến", còn một cách gọikhác là "Dây xâu tiền", bởi vì tiền đồng ngày xưa được xỏ dây buộc thành từng xâu. Chữ xuyến chủ tài, nếu nhìn thấy tường xuyến trong nhà là sẽ có tài vận, nhưng không phải lúc nào nhìn thấy cũng là tốt. Tục ngữ cónói "Sớm xuyến phúc, muộn xuyến tài, không sớm không muộn xuyến tai", ýmuốn nói, buổi sáng trông thấy tường xuyến là có phúc vận, buổi tốitrông thấy là tài vận, giữa trưa nhìn thấy chắc chắn là điềm xấu. Đếngiờ không ai còn tin tưởng cách dùng tường xuyến định cát hung nữa,nhưng thời trước thực sự có người tin vào điều đó. Vào giữa nửa đêm, Đại Ô Đậu nhìn thấy tường xuyến trên nóc nhà, tự cho rằng hy vọng phát tàiđã lớn hơn vài phần, chỉ cần có thể tìm được số tài bảo trong ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương này, một chút dơ bẩn đó có đáng là cái gì. Hắn cố kìm chế cảm giác buồn nôn, đánh một cây diêm khác, mở mắt trừngtrừng cố nhìn sâu vào bên trong. Đúng lúc đó, hắn đột nhiên phát hiện ra trong bóng tối có một đôi mắt đầy thù địch đối chọi lại mình.

Đại Ô Đậu cứ đinh ninh là ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương chôn dấu bảo vật, có ngờ đâu nóc nhà lại có người đang lẩn trốn. Trần haigian phòng này đã được dán từ vài chục năm trước, từ khi phá thành nhặtgạch năm Canh Tý cho đến năm 1958, nó chưa từng bị động chạm đến. Mặc dù lớp giấu dán trần đã thủng vài lỗ, nhưng phải xé rách ra một lỗ hổngvừa đủ mới có thể chui đầu lên bên trên được, làm gì có người nào có khả năng trốn ở trên xà nhà tích tụ đầy bụi đất không đi xuống cả vàichục năm, trừ phi là thần tiên không cần ăn uống, hoặc là những vong hồn không tiêu tán trong ngôi nhà bị ma ám. Trường hợp này tám chín phầnmười rơi vào khả năng thứ hai. Lại nói tiếp, trên nóc nhà đen kịt khôngcó ánh sáng, hắn chỉ có thể nhìn thấy ở phía đối diện hình như là haicon mắt, hai tròng mắt đen bóng to đến mức khó có người dám tin. Nếugương mặt không to bằng cái khay trà, e rằng cũng không để đủ cân xứngvới hai con mắt này. Nhưng vấn đề là làm gì có ai có gương mặt to nhưkhay trà? Nếu như mặt người này to cỡ khay trà, vậy thân thể của y sẽcao lớn đến mức nào? Đại Ô Đậu lập tức sợ gần chết, tay chân giống nhưđã không thuộc về mình nữa, miệng há hốc không khép lại được, lưỡi thèlè ra ngoài, cổ cứng đơ giống như đã hóa đá.

Sáu

Đại Ô Đậu vừa nhìn thấy vật trong ngôi nhà bị ma ám đã kinh sợ đếnmức ba hồn bảy vía lìa khỏi xác, cứt đái tự động xổ đầy trong đũng quần. Đột nhiên có một trận gió nổi lên, quả thật là "Quét hết đất trước cửađịa ngục, thổi sạch bụi trên đỉnh Phong Đô"**, cây diêm đang cầm trêntay tắt ngấm, trước mặt tối sầm, hắn chợt rùng mình run rẩy từ đầu đếnchân, thân thể không tự chủ lùi lại phía sau, quên bẵng mình đang đứngtrên một chồng gạch. Hắn hẫng chân, thét lên một tiếng rồi ngã ngửaxuống cái giường gạch, bốn vó chổng lên trời, té cứt té đái tông cửachạy ra bên ngoài. Lúc đến như cưỡi rồng giá hổ, khi về giống như chónhà có tang. Hắn chạy trốn về đến nhà, còn chưa kịp chui đầu vào nhà thì đã bị người khác đè nghiến xuống. Thì ra vợ Tô lang trung đã báo án, tố cáo Đại Ô Đậu đến dán thuốc cao, không những không trả tiền, mà cònđánh người gây tai nạn chết người. Nghe nói có người chết, cục công anlập tức vào cuộc. Không xảy ra án mạng chỉ là chuyện nhỏ, nếu xảy ra thì là việc lớn rồi, họ không trì hoãn một giây phút nào, lập tức tìm tớitận cửa, vừa đúng lúc bắt được hắn.

**Phong Đô là vùng đất của linh hồn người chết. Câu này muốn nói trận gió đó âm u rùng rợn như thổi tới từ âm tào địa phủ

Đại Ô Đậu đã sợ đến bể mật, vừa đến cục công an đã thú nhận tất cả,từ lúc hắn bắt đầu ăn trộm, ngã xuống rãnh nước như thế nào, đi dánthuốc cao, nổi lên tranh chấp, không may đẩy Tô lang trung ngã gây ra án mạng ra sao, không dám giấu diếm một chút gì. Tiếp theo đó, hắn lạikhai báo, bởi nghe nói ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương có bảo vật, bản thân đã nổi lòng tham, định mượn gió bẻ măng, nhân cơ hội trời tốiđen lẻn vào trong nhà, xé rách lớp giấy dán trần, thò đầu lên nhìn xemcó vớ được cái gì không, nào ngờ trên xà nhà đó lại có quỷ.

Đại Ô Đậu ăn trộm bánh hấp Dương Thôn rồi phạm tội ngộ sát, coi nhưlà việc ván đã đóng thuyền. Về phần lẻn vào nhà người khác ăn trộm vậtbáu, công an không có cách nào định tội hắn được. Ngôi nhà bị ma ám ởngõ hẻm kho lương đã bị đóng cửa từ năm 1945 cho đến bấy giờ, do mở rộng Ninh viên, ngôi nhà sẽ nhanh chóng bị phá hủy. Trong phòng có đầy chuột bọ côn trùng sinh sống, không có bất cứ đồ vật thần kỳ nào cả. Hắn lẻnvào căn nhà rách nát bị bỏ hoang một chuyến, hoàn toàn không thể nàokhép vào tội gì được. Mọi người cho rằng con vật mà Đại Ô Đậu nhìn thấytrên nóc nhà chỉ là chuột, nhưng dù có thế nào thì đầu chuột cũng khôngthể to bằng cái khay trà được. Đến sáng ngày, cơ quan công an phái người đến kiểm tra căn nhà, nhìn thấy lớp giấy dán trần đã bị xé thủng ra một lỗ hổng lớn, trên giường gạch có mấy cục gạch, hoàn toàn ăn khớp vớilời khai của Đại Ô Đậu. Nhưng khoảng không gian trên xà nhà ngoại trừbụi đất phủ đầy, thì xác thực không còn gì khác nữa. Trong lúc tối lửatắt đèn, rõ ràng là Đại Ô Đậu đã nhìn nhầm mất rồi, không ai tin tưởngvào những gì hắn nói. Nhưng kể từ đó về sau, Đại Ô Đậu sợ quá đâm rangớ ngẩn. Trong lúc bị giam chờ tái thẩm, hắn bắt đầu mê sảng nói huyênthuyên những lời vô nghĩa. Về phần sau này hắn bị phán xử như thế nào,tôi sẽ bỏ qua không nói đến nữa.

Quách sư phụ phát hiện ra Đại Ô Đậu đã trộm cắp bánh hấp Dương Thôn. Đêm hôm đó, ông ta và Đinh Mão đuổi theo sau hắn rất lâu, nhưng khôngthể bắt được, nào có biết đêm ngày hôm đó tên trộm này lại đến ngôi nhàbị ma ám ở ngõ hẻm kho lương, hơn nữa còn khẳng định như đinh đóng cộtlà trong phòng có quỷ. Mặc dù cảm thấy nghi vấn, nhưng Quách sư phụ làcông an đường thủy, không thể xen tay vào một vụ án như thế. Bởi vậy,ông ta không thắc mắc bất cứ câu gì, mà chỉ âm thầm ghi nhớ ở tronglòng, ban ngày vẫn tiếp tục xuống sông nạo vét bùn, còng lưng ra gánhđất chuyển đá. Bởi vì nhân lực có hạn, tiến độ công việc nạo vét sôngrất chậm chạp. Dù đã qua Tam phục, trời vẫn khô hạn không chịu mưaxuống. Khoảng thời gian giữa Đại thử và Tiểu thử của âm lịch được gọi là tam phục***. Chẳng mấy chốc đã đến trung tuần tháng bảy âm lịch năm1958, lúc ấy đã đào sâu ngang thân ngọn Tháp trấn yêu của Hải TrươngNgũ, nửa phần trên của ngọn tháp trắng đã bị phá cụt, chỉ còn lại phầnchân bằng đá nguyên khối. Trời vẫn không dịu nắng đi chút nào.

***Tiểu thử bắt đầu ngày 7 hoặc 8/7, đại thử kết thúc vào ngày 7 hoặc8/8 dương lịch. Như vậy, Tam phục là khoảng thời gian 1 tháng từ 7 hoặc8/7 đến 7 hoặc 8/8 dương lịch.

Tháng bảy âm lịch có hai cái tiết. Một là tiết "Khất Xảo" mùng bảytháng bảy. Theo tương truyền, mỗi lần đến mùng bảy tháng bảy, Ngưu LangChức Nữ sẽ gặp nhau tại sông Ngân Hà. Theo tục lệ xưa, đêm ngày hôm đó,các cô gái sẽ xỏ bảy cây kim bằng bảy loại chỉ màu khác nhau, bày biệndưa leo đã bổ sẵn hướng lên trời tế bái, cầu khẩn được tài thêu thùakhéo léo như của Chức Nữ, có thể may được quần áo đẹp đẽ, ngay cả đámphi tần cung nữ trong hoàng cung đại nội cũng không nằm ngoại lệ. Lớpngười già vẫn thường nói, vào giữa trưa ngày tết "Khất Xảo'', nếu thảmột cây châm vào trong bát nước, nó sẽ nổi trên mặt nước không chìm. Đám thanh thiếu nữ xem bóng châm để bói xem là giỏi hay vụng, dân gian gọilà "Bổng chủy châm". Họ còn nhấn mạnh, tối ngày hôm đó, nếu ai đứng dưới giàn dưa là có thể nghe thấy tiếng Ngưu Lang Chức Nữ rủ rỉ nói chuyện ở trên trời. Mặc dù chỉ là truyền thuyết, nhưng đã đủ khiến cho ngườinghe phải kinh sợ, không có con cái nhà nào dám núp dưới bóng giàn dưavào lúc nửa đêm nửa hôm. Qua tiết "Khất xảo" không được vài ngày là đãđến "Tiết vong linh" ngày mười lăm tháng bảy. Theo dân gian, vào ngàymười lăm âm lịch, Quỷ Môn quan mở rộng cửa, đó là thời gian thả đèn hoađăng siêu độ vong linh.

Công việc nạo vét sông năm ấy đã kéo dài đến ngày tiết vong linhmười lăm tháng bảy âm lịch. Ngày hôm đó vẫn bình thường như mọi ngày,không có chuyện gì xảy ra, người đào bùn cứ đào, người chở đất cứ chở.Nhưng đến ngày mười sáu tháng bảy âm lịch, công việc nạo vét bắt buộcphải dừng lại, liên tiếp vài năm về sau vẫn không thể tiếp tục thực hiện được. Toàn bộ đám công nhân trị thuỷ đều lén lút bảo rằng: "Ông trờikhông cho làm việc này!"

Khi ấy, người ta bảo rằng công việc nạo vét sông cái không thể tiếnhành được nữa, nguyên nhân chủ yếu là vì xảy ra sự việc "Phần mộ số haitrăm lẻ chín", sự việc này phát sinh đúng vào đêm ngày mười lăm thángbảy đó.
 
Chương 18: Phần mộ số hai trăm lẻ chín


Một

Theo dân gian, mười lăm tháng bảy âm lịch là tiết vong linh, Đạo gia gọi là Tết Trung Nguyên, còn Phật giáo lại gọi là "Lễ Vu Lan". Nhưngtrên thực tế, trên thế gian này lấy đâu ra cái bồn theo đúng nghĩa bồnvu lan. Từ này bắt nguồn từ Phật giáo, trong tiếng Phạn đọc là vu lanbồn, nghĩa đen của nó là giải cứu treo ngược, còn hiểu rộng ra thì cónghĩa là giải cứu lũ quỷ đói dưới địa ngục khỏi nỗi thống khổ bị treongược. Vào ngày mười lăm tháng bảy âm lịch, các tín đồ mở đàn tràng, thả đèn hoa đăng, tôn vinh tăng chúng thập phương.

Đến thời cận đại (1), tiết vong linh đã bị đơn giản hóa, chỉ còn giữ lại nghi thức hoá vàng mã và thả đèn hoa đăng. Hoá vàng mã có nghĩa làđốt tiền vàng mã cho tổ tiên nhà mình, đồng thời còn đốt thêm một chúttiền giấy cho cô hồn dã quỷ. Còn thả đèn hoa đăng chủ yếu là để giải cứu đám cô hồn dã quỷ, là việc thiện có thể tích âm đức. Người ta gấp giấy thành hình hoa sen, dưới đáy bôi sáp chống thấm nước, bên trên cắm mộtngọn nến. Đến đêm ngày mười lăm tháng bảy âm lịch, người ta đốt ngọn nến rồi thả cho đèn trôi xuôi theo dòng sông. Theo tương truyền, toàn bộvong hồn đều có thể được đèn hoa đăng siêu độ, thoát khỏi bể khổ vô bờ.Tuy nhiên, nếu đèn hoa đăng do chính tay mình làm thì không có tác dụnggì, phải mua những cây đèn do hòa thượng ở trong các chùa miếu làm thìmới được. Khi thiện nam tín nữ bỏ tiền mua đèn hoa đăng cũng không thểnói là 'mua', mà phải nói là 'quyên'. Không thiếu những người lắm tiềnnhiều của cúng thẳng một khoản tiền vào trong chùa chiền, quy đổi thànhsố đèn hoa đăng nhất định, đến lúc cần thả đèn hoa đăng sẽ do tăng nhânthay mình thực hiện. Có nhiều tiền quyên nhiều, ít tiền quyên ít, bờidẫu sao mỗi một chiếc đèn hoa đăng cũng có thể siêu độ được một con quỷđói. Bất kể là đèn nhiều hay ít, chỉ cần có lòng làm việc thiện là được, bời vậy dân gian mới có câu "Người giàu vạn ngọn đèn, người nghèo mộtngọn đèn". Thời xưa, mỗi khi đến tiết vong linh, cứ nơi nào trong thànhcó nước là sẽ có vô số đèn hoa đăng, tạo thành cảnh tượng giống như muôn vì sao sáng. Người ta còn mời tăng ni đạo sĩ tụng kinh niệm chú, némmàn thầu cúng cô hồn, lại còn dựng đài Thí Cô (bố thí cho trẻ mồ côi),mở đủ các loại pháp đàn trên bờ dưới nước, cực kỳ náo nhiệt. Nơi nàokhông có nước thì chỉ cúng cô hồn hoá tiền vàng mã. Những người nàokhông phải ra ngoài hoá vàng mã và thả đèn hoa đăng thì phần lớn sẽ vềnhà sớm. Trời vừa mới chập choạng tối đã đóng cửa, không bước chân rakhỏi nhà, bởi dù sao vào ngày mười lăm tháng bảy âm lịch cũng chính làngày cửa địa ngục mở toang. Những gia đình bình thường, nếu không cóchuyện gì khẩn cấp không hoãn lại được thì chẳng ai dám ra khỏi nhà vàolúc nửa đêm.

(1) Từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1919.

Thời trước, cứ đến ngày mười lăm tháng bảy âm lịch, đội tuần sônglại phải đi hóa vàng mã dưới chân từng cây cầu một. Từ năm 1949 trở vềsau, phong tục đã thay đổi, hoá vàng mã thả đèn hoa đăng bị liệt vàophong tục cổ hủ mê tín còn rơi rớt lại từ thời phong kiến, người ta cấmtuyệt đối. Thậm chí, Tết âm lịch năm 1945 còn không cho đốt pháo nổ, bảo rằng làm vậy là để phòng ngừa có phần tử phản động lợi dụng tiếng pháonổ để nổ mìn tiến hành phá hoại, đúng là suy nghĩ thiển cận. Nhưng quanniệm và phong tục đã kéo dài cả trăm ngàn năm thì không thể nào chuyểnbiến chỉ trong một chốc một lát. Buổi tối ba mươi Tết năm ấy thành ra im lìm vắng lặng, không có lấy một chút không khí mừng năm mới. Nhưng đếnmười hai giờ đêm, chẳng biết nhà nào đã mở đầu, đột nhiên tiếng pháo nổđùng đùng tạch tạch nổi lên. Đã có nhà dám phá vỡ lệnh cấm, những nhàkhác lập tức đua nhau đốt theo, sau đó toàn thành đều đốt, không khí của lễ mừng năm mới lập tức sống dậy. Sang năm sau, lệnh cấm đốt pháo đãtrở thành thùng rỗng kêu to. Nhưng những tục lệ mê tín như hoá vàng mã,thả đèn hoa đăng, mở đàn tràng, vào thập niên năm mươi sáu mươi quả thật là không thấy diễn ra trong nội thành.

Dù trong nội thành không thể hoá vàng mã, nhưng ở nông thôn và vùngngoại thành hoang vu thì lại chẳng có mấy ai ngó ngàng tới. Nông thônvẫn chôn cất theo hình thức thổ táng, cứ đến thanh minh đông chí làngười đi tảo mộ hoá vàng vẫn nườm nượp như xưa. Ngay cả những người sống trong nội thành cũng đến vùng ngoại thành hoá vàng mã. Chúng ta đangnói về ngày mười lăm tháng bảy âm lịch năm 1958. Lúc bấy giờ có mộtchàng trai tên là Vương Khổ Oa(2), tầm hai mươi bảy hai mươi tám tuổi,con nhà cùng khổ. Nông dân không được đặt tên, anh ta họ Vương, tên mụlà Khổ Oa, bởi vậy lúc đăng ký hộ khẩu đã khai đại là Vương Khổ Oa, quêquán ở Quan Trung, trước đó vài năm đã chạy đến Thiên Tân bốc vác thanđá kiếm miếng ăn. Khi ấy có không ít người ở nhà tầng, mùa đông phải đốt than đá để sưởi ấm. Những người bán than không những phải kéo xe chởthan đá đến tận chân cầu thang, mà còn phải chất than vào giỏ rồi cõngtừng giỏ một lên trên tầng. Cõng đến cửa nhà người ta, lại phải xếp gọnvào một chỗ ở ngoài hành lang. Kiếm sống bằng công việc này vừa bẩn vừacực nhọc, không dễ chịu một chút nào. Mẹ Vương Khổ Oa theo đạo Phật, ănchay trường, chú trọng tích đức làm việc thiện, bởi vì đi lại khôngtiện, rằm tháng bảy năm nào cũng sai Vương Khổ Oa thay mặt bà ta đi hoávàng mã, siêu độ cô hồn dã quỷ, làm như vậy là để tích âm đức. Năm ấycũng không ngoại lệ, bà ta lại sai Vương Khổ Oa đi hoá vàng mã.

(2)Khổ Oa: đứa trẻ mệnh khổ

Vương Khổ Oa cực kỳ bối rối. Từ khi giải phóng đến bấy giờ, người ta đã không cho hoá vàng mã nữa rồi. Năm ngoái, khi đi hóa vàng mã, thiếu chút nữa là anh ta đã bị tóm sống, năm nay sao còn dám đi tiếp? Nhưngmẹ anh ta là một bà lão nông dân mê tín đến u mê, nhất định bắt anh taphải đi, tiền vàng đã chuẩn bị sẵn cả rồi. Anh ta không thể nào thoáithác, đến nửa đêm ngày mười lăm tháng bảy âm lịch không thể không rakhỏi nhà đi hoá vàng mã. Anh ta lo canh cánh bị người khác nhìn thấy sẽđi tố cáo, nên định tìm đến một nơi vắng vẻ. Anh ta sống ở gần khu vựcnhà ga phía bắc và Ninh Viên. Lúc bấy giờ, phía bắc Ninh Viên còn có một con kênh phân lũ, là một con kênh nhân tạo được đào vào thời nhà Thanh. Trời khô hạn không có nước, cỏ dại mọc um tùm dưới lòng sông, qua consông nhân tạo này là đến một vùng đất hoang, xa hơn nữa là đất bị nhiễmmặn và rừng cỏ lau, xét theo địa hình thì chỗ đó là một góc chết. Vàothời Đạo Quang nhà Thanh vẫn còn có mấy hộ gia đình cư trú ở nơi nàytrồng cao lương. Sau này, họ đã dọn đi hết. Vắng khói thiếu rơm(3), khuvực này thường xuyên có hồ ly và nhím hoạt động, cho dù ban ngày cũngkhông có lấy một bóng người. Anh ta là một kẻ đầu óc đơn giản sức khỏecó thừa, không biết sợ là cái gì, một mình ôm buộc vàng mã lội qua sôngnhân tạo, đi sang vùng đất hoang vu bên bờ bên kia, định hoá vàng mã ởbên đó. Anh ta là người ở nơi khác đến, chỉ nghe nói ở khu vực này cóngười sinh sống có nhà cửa, nhưng do đất bị nhiễm mặn, không trồng đượchoa mầu, nên vào thời Quang Tự, toàn bộ các gia đình đó đã chuyển đi nơi khác sinh sống. Còn những chuyện khác, anh ta không hay biết gì. Giữanửa đêm ngày mười lăm, trăng sáng vằng vặc, anh ta chợt thấy một ngôimiếu đổ nát thấp thoáng trong đám cỏ hoang, một bên chái miếu đã bịsập. Gió hiu hiu thổi, cỏ dại mọc trên mái hiên đung đưa dưới ánh trăng. Trên tấm bia đá bên cạnh miếu có ba chữ rất lớn nhưng anh ta chỉ đọcđược chữ 'tam'. Sau miếu là một cái hủng, quan tài nằm ngổn ngang lộnxộn khắp nơi.

(3)Ý muốn nói không có người sinh sống và trồng trọt

Hai

Trước mỗi quan tài có một viên gạch cổ được đánh số. Lúc mới giảiphóng, nông dân hoàn toàn mù chữ, Vương Khổ Oa chỉ nhận biết được sốkhông biết chữ, nhưng như vậy đã là khá lắm rồi, bởi vì lúc giao thanphải xem biển số nhà, không đọc được số sẽ không giao đúng nhà. Anh tanhìn thấy trong cái miếu đổ nát thờ phụng ba pho tượng thần, nhưngkhông phải là Tam Tinh Phúc Lộc Thọ, cũng không phải là Tam Thanh Đạogiáo(4). Vị tướng quân ngồi bệ vệ ngay chính giữa có tướng mạo hiềnlành, mang khí thế vương giả, lưng đeo song kiếm. Một tướng quân mặt đen và một tướng quân mặt đỏ chia nhau đứng hai bên, vẻ mặt hung dữ rấtđáng sợ. Tướng quân mặt đen cầm xà mâu, tướng quân mặt đỏ cầm Yển Nguyệt Đao. Vậy là đã rõ, đây là một ngôi miếu Tam Nghĩa, chuyên thờ phụng bavị anh hùng kết nghĩa vườn đào Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi. Mặc dù nôngdân mù chữ, nhưng nhắc tới Lưu Quan Trương thì không ai là không biết.Bên dưới cái hủng lớn sau ngôi miếu Tam Nghĩa cỏ hoang mọc um tùm, quantài nằm bừa bãi khắp mọi nơi.

(4) Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn và Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn cũng chính là Thái Thượng Lão Quân.

Dưới cái hủng lớn có rất nhiều huyệt mộ đã bị đào bới, dãy nọ nốitiếp dãy kia. Trong mỗi huyệt mộ đều có một hoặc hai cái quan tài, nhưng chẳng có cái nào thuộc loại tốt, tất cả đều là những chiếc quan tàimỏng sơ sài bằng gỗ bách, thời gian hạ táng cũng không giống nhau, phầnlớn đều nhỏ hẹp. Do dãi nắng dầm mưa quá lâu, thành quan tài hầu như đãmục nát, thậm chí còn có cả lỗ thủng, nhở ánh trăng có thể nhìn thấyxương trắng ở bên trong. Còn có hai con chó hoang đang chầu chực ở đằngxa. Vương Khổ Oa đã sợ đến mức không còn thấy sợ nữa, thậm chí tronglòng còn rất bức bối, rõ ràng sau miếu là một khu nghĩa địa, tại saoquan tài lại bị đào bới hết lên rồi bỏ mặc ở nơi này không có ai quantâm tới? Kỳ quái nhất là trước mộ phần không có bia, chỉ cắm một viêngạch xanh theo chiều thẳng đứng đằng trước quan tài, một nửa viên gạchchôn dưới đất, nửa bên trên được viết số bằng sơn, giống như cố tìnhđánh số thứ tự cho quan tài vậy. Là người có đầu óc đơn giản, anh tathấy nơi đó là một nghĩa trang, bèn có ý nghĩ hoá vàng mã mà chẳng làđốt, chẳng bằng đốt luôn cho cô hồn dã quỷ dưới khu mộ trũng này, tranhthủ lúc không có người đốt cho nhanh, đốt xong còn về nhà ngủ.

Vương Khổ Oa không hiểu tại sao dưới khu mộ trũng này lại có rấtnhiều quan tài, nhưng tôi thì lại được kể cho nghe rõ ngọn ngành. Muốnbiết rõ đầu đuôi, chúng ta phải quay lại thời kỳ trước giải phóng. Trước đây, Thiên Tân vệ có hai Lý, là hai vị có tiền có thế cùng mang họ Lý.Mặc dù cùng một họ, nhưng hai người lại không có bất cứ quan hệ gì, bởingười họ Lý đâu có ít, Trương Vương Lý Triệu nơi đâu mà chẳng có, Lý lại là đệ nhất thế gia vọng tộc. Một trong hai Lý của Thiên Tân vệ là ĐốcQuân Lý Thuần, chính là người đã phá vương phủ xây từ đường nhà họ Lý,phần đầu truyện đã đề cập đến chuyện của ông này. Lý còn lại tên là LýDiên Chương, là nhân vật trong Thanh Bang, trước kia cũng đã từng là một phu khuân vác thuê, giúp người ta khuân đồ lên thuyền kiếm miếng cơmmanh áo. Có một lần, có một ông khách người Sơn Tây ra tỉnh ngoài buônbán, bôn ba vất vả kinh doanh nhiều năm, tích cóp đầy một cặp da vàngbạc đồ quý. Trên đường mang tiền của về nhà, ông khách này đã lên thuyền của Lý Diên Chương, đến lúc xuống thuyền thì không tìm thấy chiếc cặpda đâu nữa. Bởi vì đã nhận ra chiếc cặp da có chứa vàng bạc đồ quý ở bên trong, Lý Diên Chương chẳng khác gì ruồi nhặng ngửi thấy mùi máu. Nhâncơ hội ông khách kia mất cảnh giác, hắn ta đã âm thầm đánh cắp chiêc cặp da rồi giấu biệt. Đến lúc về gần đến nơi, ông khách người Sơn Tây mớiphát hiện ra chiếc cặp đã bị mất cắp, lập tức lửa giận công tâm, há mồmphun ra máu tươi. Ông khách đó báo quan không đường, xin giúp đỡ khôngcửa, nhất thời phẫn uất tìm đến cái chết, nhảy cầu tự vẫn.

Bởi đánh cắp được số vật báu trong cặp da của ông khách Sơn Tây, từđó về sau Lý Diên Chương phất lên nhanh chóng. Hắn ta mua một giấy phép"Long Phiếu" để hành nghề khuân vác thuê, tiến hành bóc lột sức lao động của phu khuân vác trên sông đào bằng rất nhiều con đường. Bởi hắn cótrong tay Long Phiếu là loại giấy phép hành nghề khuân vác thuê do chính quyền phát hành, cũng có nghĩa là được quyền thay mặt triều đình quảnlý, bởi vậy không cần phải tranh giành công việc đến đầu rơi máu đổ. Nói theo ngôn ngữ của dân Thanh Bang, như vậy gọi là "Lăn lộn trong nướcsạch". Toàn bộ việc bốc xếp bên bờ bắc của con sông đào đều nằm trongtay quân cửu vạn của hắn ta. Về sau hắn đến huyện Ninh Hà mua danh bántước, bỏ ra tiền mua chức Huyện thái gia, Ninh Hà là tên một huyện thuộc Thiên Tân. Thời ấy có câu nói "Kim Bảo Để, ngân Võ Thanh, không nhiềubằng một lần năm canh của Ninh Hà", câu này thật ra không phải muốn ámchỉ vào lúc canh năm tối trời có thể đào được bảo vật ở huyện Ninh Hà,mà có nghĩa là cho dù huyện Bảo Để huyện Võ Thanh có tốt đến mấy, quảnlý đến cả trăm ngàn cái thôn, làm quan huyện ở hai nơi này cũng có thểcoi là chức vụ béo bở, nhưng vẫn không thể kiếm nhiều tiền bằng làm quan huyện ở huyện Ninh Hà một ngày. Nguyên nhân chính là bởi vì Ninh Hà làm ra muối, khắp nơi nơi đâu cũng là tiền. Làm quan huyện ở Ninh Hà béođến mức chảy mỡ, chỉ riêng tiền hối lộ của đám thương nhân đã thu mỏitay. Để thu phục nhân tâm, vị quan tiền nhiệm của Lý Diên Chương đã thắp hương thề trong miếu, tuyên bố nhất định sẽ làm quan thanh liêm, tuyệtkhông tham ô nhận hối lộ, tay trái nhận tiền sẽ thối rữa tay trái, tayphải nhận tiền sẽ thối rữa tay phải. Nhưng đến khi nhậm chức, kẻ này đãsinh ra hối hận, nhớ tới lời thề độc địa đã phát ra, không thể dùng đưatay ra nhận tiền, nhưng không có tiền thì còn khó chịu hơn cả bị rữa nát bàn tay. Bởi vậy, kẻ này bèn dùng khay trà để nhận tiền, nếu có thốirữa thì chỉ cái khay trà phải chịu. Thời trước, hắn ta là kẻ nghèo cùngquẫn, loại người này một khi đắc thế sẽ vơ vét tiền của phi nghĩa, quánửa là sẽ trở nên vi phú bất nhân (làm giàu thì thường không có nhânđức), càng nhiều tiền càng thấy thiếu, dùng hết mọi thủ đoạn để vơ vétcủa cải, bị người ta đặt cho biệt danh là Quát Địa Hổ(5). Sau khi đếnhuyện Ninh Hà, hắn ta giàu có đến mức nứt đố đổ vách, có tiền rồi đươngnhiên là muốn mua sắm của cải phòng ốc đất đai. Hắn ta nghe nói ở HàĐông có một nơi gọi là lầu Lý Công(6). Trên thực tế, vị Lý Công đó chẳng có quan hệ dây mơ rễ má gì với hắn ta. Hắn ta bắt đầu lập nghiệp bằngnghề khuân vác thuê, hễ nhắc tới là thấy khó nghe, dù có tiền vẫn bịngười khác coi thường, cho nên lúc nào cũng muốn thếp vàng lên mặt chính mình. Hắn ta cảm thấy cách xưng hô Lý Công này rất kêu, coi như thuậnthế bò lên trên, cho nên cũng muốn làm Lý Công.

(5)Ý muốn chửi là loài cầm thú ăn tục, không chừa bất cứ cái gì

(6)Người Trung Quốc thêm Công vào sau họ người nào đó để tỏ ý kính trọng

Lý Công được tôn vinh ở lầu Lý Công là một vị quan viên quản lýđường thủy thời nhà Thanh. Ông này có công tìm được một tòa lầu nhỏ cóphong thuỷ đẹp, bởi vậy tòa lầu đó mới có tên gọi như vậy, đến nay vẫnđược gọi là lầu Lý Công. Vào cuối thời nhà Thanh, những thương gia buônbán giàu có của Thiên Tân vệ đều xây dựng nhà tứ hợp viện ở khu vực lầuLý Công để ở. Buôn bán quan trọng nhất là dĩ hòa vi quý phát tài, thường xuyên quyên tặng bố thí, bởi vậy nơi đó đã trở thành vùng đứng đầu vềlàm việc thiện. Lý Diên Chương cho rằng chỉ cần đến ở khu lầu Lý Công là mình có biến thành Lý Công. Nhà giàu mới nổi nào cũng có tâm lý tự tinhư vậy. Hắn ta bỏ tiền mua lại toàn bộ vùng đất đó, những vẫn lo chưađủ lớn bởi vậy mấy cái thôn cạnh đó cũng bị hắn ta mua luôn. Nói là mua, nhưng thực ra là cướp đoạt bằng mọi thủ đoạn, bởi vậy hắn ta cũng chẳng phải bỏ ra bao nhiêu tiền. Giữa khu vực đó có vài khu nghĩa địa, toànbộ mộ phần ở những nghĩa địa đó đều là mộ cổ từ mấy trăm năm trước, chủnhân của những ngôi mộ này đa phần là người nghèo. Bởi vì thời gian đãquá lâu, hầu như không thể xác định được con cháu của họ là ai, mộ phầnđã biến thành mộ hoang vô chủ, ngay cả dân trộm mộ cũng không thèm ngóngàng gì đến, bởi vì trong quan tài chỉ có xương cốt người chết, may mắn lắm thì mới vớ được một hai đồng tiền cổ áp mắt người chết (7), thật sự chẳng có chút béo bổ nào. Theo ý định ban đầu của Lý Diên Chương, cứvứt bừa quan tài xuống những cái hủng ở nơi hoang vắng là xong chuyện,thế nhưng lại sợ việc đó làm hỏng danh tiếng của mình, khiến cho ngườita có cớ chửi bới sau lưng, không thể nào rước lấy tai tiếng đó được.Nhưng hắn lại không muốn tốn nhiều tiền, làm cách nào bây giờ? Con ngươi đảo một vòng, Quát Địa Hổ nảy ra một ý hay. Phía sau miếu Tam Nghĩa làmột cái hủng chuyên vứt xác vô chủ, chứa rất nhiều thi thể của nhữngngười chết ven đường không ai thu nhặt. Hắn ta sai người di chuyển toànbộ quan tài dưới những ngôi mộ cổ đến cái hủng ở sau ngôi miếu, rồi dùng gạch có ghi số bên trên để đánh dấu phần mộ của nhà nào ra nhà đấy,tổng cộng có hơn hai trăm chiếc quan tài. Hắn bảo rằng đợi đến khi nàotìm được một nơi có phong thuỷ tốt sẽ chôn lại, nhưng trên thực tế thìcứ bỏ mặc như vậy. Lý Diên Chương làm như vậy đã bị tổn hại rất nhiều âm đức, đương nhiên là sẽ không có kết cục tốt lành. Sau khi di dời mộkhông lâu, khi hắn ta đi ngang qua bến tàu kênh đào, trong lúc người tađang cẩu hàng hóa, một chiếc hòm gỗ đang được cẩu giữa không trung độtnhiên rơi xuống, tức khắc đập Lý Diên Chương nát thành muôn vàn đóa hoamáu đỏ rực, đầu nát bét, dù có mời nghệ nhân đóng giày cao tay đến cũngkhông thể chắp lại được như cũ. Cuối cùng, đến khi đóng nắp quan tài đểhạ táng, bên trong quan tài là một thi thể không đầu, dùng gỗ trầm hương đẽo thành đầu người để thay thế.

(7)Theo quan niệm mê tín của Trung Quốc, người ta đặt hai đồng tiền lênmắt người chết để người này trả tiền cho người chèo đò khi qua sông NạiHà.

Sau khi Lý Diên Chương chết, cái hủng sau miếu Tam Nghĩa được quanphủ lấp đất qua loa. Nơi này vắng vẻ, hiếm khi có người xuất hiện, mọingười hầu như đã quên bẵng đằng sau miếu Tam Nghĩa còn có một cái hủngchôn người lớn như vậy. Trải qua vài chục năm dầm mưa dãi nắng, đất phủtrên quan tài càng ngày càng lún xuống, khiến cho đám quan tài dưới hốchôn người sau miếu Tam Nghĩa chồi lên mặt đất nằm bừa bãi ngổn ngang.

Ba

Anh chàng giao than Vương Khổ Oa nào có biết hố chôn xác sau miếuTam Nghĩa đã từng xảy ra chuyện gì. Anh ta chỉ muốn tìm một nơi vắngngười để hoá vàng mã. Thời trước, cứ đến ngày rằm tháng bảy là trênđường không có một bóng người, toàn bộ cửa tiệm đóng cửa cài then từsớm, nghiêm cấm trẻ con ra khỏi nhà, để nhường hẳn đường lại cho cô hồndã quỷ đến nhận bố thí, toàn bộ những người ra khỏi nhà hoá vàng mã đềulà thiện nam tín nữ. Không giống như tiết thanh minh vào đông chí, người ta đốt quần áo rét hóa vàng mã lúc tảo mộ là để gửi cho gia tiên nhàmình, tiết vong linh tương đối mang nặng sắc thái đạo phật. Dù vào thậpniên năm mươi sáu mươi không còn nhiều kiêng kỵ như thời trước đó, nhưng đến khi ra ngoài để hoá vàng mã người ta vẫn sợ bị người khác nhìnthấy, phải đợi đến lúc nửa đêm mới ra khỏi nhà. Họ không thể đi tớinhững ngõ hẻm và đường phố đông đúc người qua lại, cũng không thể tớicông viên Bắc Ninh. Bởi mặc dù đến tối là công viên sẽ đóng cửa, nhưngvẫn có một ông lão gác đêm. Do rảnh rỗi đến phát chán, cho nên tính cảnh giác của ông lão này rất cao. Chỉ cần gió khẽ thổi cỏ khẽ lay, ông lãođẫ lập tức bật đèn pin chạy xộc tới xem xét, cho nên anh ta không thểkhông vượt qua công viên Bắc Ninh tới tận vùng đất hoang phía sau. Bởichưa từng tới đó bao giờ, anh ta không ngờ nơi đó còn có một ngôi miếuđổ nát, còn cái hố chôn người sau miếu lại đầy rẫy quan tài. Nhưng anhta không hề thấy sợ, tự đánh giá chưa từng làm ra bất cứ việc gì tráivới lương tâm, một thanh niên khỏe như vâm tâm trí đơn giản can đảm thìcó gì phải sợ. Anh ta vào trong miếu dập đầu bái lạy Lưu Quan Trương,tìm một chỗ kín gió trong góc tường để hóa sạch số vàng mã mẹ mình đãđưa. Đánh diêm châm lửa, lập tức tro tàn bay lượn lờ. Trước kia do mêtín, người ta cho rằng hiện tượng đó là ma quỷ đến lấy tiền vàng, nhưngthật ra là lúc hoá vàng mã đã làm khí nóng bốc lên cuốn theo tro tàn.Anh ta nhặt một cành cây khô cời đám tro, bởi khi hoá vàng mã người takiêng kị đốt còn sót, phải làm mọi cách để giấy cháy hoàn toàn thànhtro, hơn nữa miệng còn phải lẩm bẩm khấn vài câu: "Hoá vàng mã hơ lửatay, đánh bài thắng một đấu; hoá vàng mã hơ lửa chân, ngã sấp mặt nhặtđược cục nguyên bảo to; hoá vàng mã hơ lửa mặt, phúc lộc thọ hỉ tất cảđều đến; hoá vàng mã hơ lửa mông, quanh năm suốt tháng không mắc bệnh."

Ngày xưa, khi đến rằm tháng bảy, dân chúng sẽ rải bánh màn thầu rađất gọi là cúng cô hồn, tức là tiến hành bố thí cho quỷ đói ở khắp nơi.Nhưng trên thực tế, bánh màn thầu ném khắp mặt đất thì chẳng có ma quỷnào đến ăn, mà chỉ lát sau đã bị chó hoang tha đi bằng sạch, làm vậychẳng khác gì là biến tướng cho chó ăn. Đồng thời, cũng không phải aicũng rải màn thầu loại ngon. Vào thời kỳ đói kém mất mùa, lương thực cho người sống còn không đủ, lấy đâu ra dư thừa mà cho ma quỷ ăn? Bởi vậycó nhiều vùng dùng cách hoá tiền vàng mã để thay thế. Trong một năm cómấy cái tiết vong linh, phong tục vào rằm tháng bảy trong dân gian đãnhiều lại còn hỗn tạp, mỗi nơi một kiểu, ví dụ như "đài Thí Cô, cờ Chiêu Hồn, bày hương án, hoá tiền vàng mã, rải màn thầu, thả đèn hoa đăng".Nhưng dù làm theo hình thức nào, mục đích cũng chỉ có một, tất cả đềunhằm bố thí cho cô hồn dã quỷ không nơi nương tựa. Hòa thượng đạo sĩnhân cơ hội đó làm pháp sự bán đèn hoa đăng, tranh thủ kiếm mấy đồngtiền.

Năm nào Vương Khổ Oa cũng đi ra ngoài hoá tiền vàng mã. Bản thân anh ta không thể khẳng định được là mình tín, cũng không dám phủ nhận làmình không tín. Anh ta nghĩ: "Nếu như tích đức làm việc thiện thực sựđược báo đáp, tại sao chân mẹ ta không thấy khá hơn, còn ta cũng chỉ cóthể cõng than đá kiếm miếng cơm, ngày nào cũng đầm đìa mồ hôi như tắm,lần hồi sống qua ngày, chẳng lẽ là kiếp trước đã không làm được chuyệngì tốt? Nhưng vấn đề là ai có thể nhớ rõ kiếp trước đã làm cái gì, dù có nợ tiền kiếp đi nữa, cũng không nên báo ứng lên đầu ta. . ." Những việc liên quan đến nhân quả, anh ta vừa nghĩ đến đã cảm thấy nhức đầu, không muốn nghĩ ngợi nhiều, mẹ nói lúc nào cũng đúng: "Trong đời mình, ngườita chỉ cần sẵn lòng giúp đỡ kẻ khác, không cần biết sau này ra sao,trong lòng không cảm thấy hổ thẹn đã là có phúc rồi."

Mỗi lần anh ta hoá vàng mã, trong đầu luôn luôn quanh quẩn những ýnghĩ này. Đốt xong tiền giấy đã là tầm mười giờ đêm, anh ta thu dọn sơqua đám tro tàn trên mặt đất, vừa mới định đi về nhà thì đột nhiên giónổi trăng lặn, bầu trời tối đen đến mức không còn nhìn thấy đường đi lối lại nữa. Đang lo không biết làm sao về nhà được, anh ta chợt nghe thấytiếng cót két do nắp một chiếc quan tài ở sau miếu lay động phát ra. Bên đó là một hủng trũng phủ kín cỏ dại, giữa đêm tối nghe thấy ván gỗ phát ra tiếng động, chẳng phải bên trong quan tài xảy ra chuyện gì đó thìcòn có thể là cái gì? Tuy rằng bản thân to gan lớn mật, nhưng một mìnhgiữa đêm tối trong ngôi miếu đổ nát không một ánh đèn, chợt nghe thấynắp quan tài phát ra tiếng động, anh ta cũng không tránh khỏi tóc taidựng đứng, toàn bộ lỗ chân lông trên người nổi gai.

Lúc ấy trời chợt nổi gió, ánh trăng xuyên qua tầng mây chiếu sáng mờ ảo, anh ta lại có thể nhìn thấy cảnh vật trước mặt, thầm nghĩ: "Trongquan tài chỉ có thi thể xương cốt người chết, làm sao có thể gây ratiếng động, có lẽ nào là đám chó hoang đang cậy nắp quan tài?"

Thời xưa, ở những vùng hoang vu có rất nhiều chó hoang, thậm chí cócả loại đầu lớn bằng cái đấu. Ban ngày chúng ẩn khuất quanh đâu đó,quan sát người ta chôn cất trong nghĩa địa, đợi đến lúc nửa đêm mới chạy đến đào bới mộ, phá tung nắp quan tài, lôi tử thi ở bên trong ra ăn nội tạng. Vào thời chiến tranh loạn lạc, mộ chôn sơ sài, xác chết được chôn trong quan tài bằng gỗ mỏng, còn nếu là người nghèo thì chỉ được bóbằng chiếu, sau khi chôn xuống tám chín phần mười là làm mồi cho chóhoang, xương thịt bầy nhầy, tình trạng thê thảm khó có thể miêu tả bằnglời. Vương Khổ Oa là người có tâm địa đơn giản, nghĩ đến đó, anh ta bènnhặt một cây gậy đi ra ngoài, thầm nhủ: "Nếu như là chó hoang bới xácngười chết, há có thể khoanh tay đứng nhìn, đến lúc ta xông ra đuổisạch đám chó hoang, coi như đã làm được một việc tích âm đức."

Lúc bấy giờ, nắp một chiếc quan tài dưới một cái huyệt đột nhiên mởtung, nhưng không thấy chó hoang đâu cả, mà giống như là người chếttrong quan tài đã đẩy ra vậy. Anh ta vội vàng rụt bàn chân đã sắp bướcra ngoài ngôi miếu đổ nát trở về, nấp sau tường mở to mắt quan sát, chợt thấy từ trong quan tài có một bàn tay thò ra, tiếp theo là cái đầu nhôlên. Ánh trăng mờ ảo, đứng cách xa khó nhìn thấy rõ, anh ta chỉ loángthoáng thấy được một kẻ nửa giống như người nửa giống thú, toàn thể cómột lớp lông trắng dài hơn tấc, hai mắt sáng quắc, hai tay giống nhưvuốt chim ưng, bò từ trong quan tài ra, xoay người cúi lạy. Nói ra kểcũng lạ, nắp quan tài vậy mà tự động khép lại như cũ. Sương đêm mù mịt,con vật kia lắc người một cái, đẩy vẹt đám cỏ dại ra, nhằm về hướng tâymà đi, chỉ trong chốc lát đã biến mất.

Bốn

Trốn ở trong ngôi miếu đổ nát quan sát, Vương Khổ Oa ngây ngườira, chẳng khác gì một bức tượng gỗ. Anh ta đã không ít lần được nghe câu chuyện đánh Hạn Bạt ở vùng nông thôn. Con vật chui từ trong quan tài ởmiếu Tam Nghĩa ra, nhìn thế nào cũng thấy giống cương thi biến thành Hạn Bạt. Theo tương truyền, tử thi chôn dưới phần mộ hút sạch mây đen,khiến cho cả một vùng phát sinh nạn hạn hán. Thời xưa, tình hình hạn hán rất nghiêm trọng, hoa màu trong phạm vi vài trăm dặm héo rũ. Đến lúc ấy thì phải cúng tế Long vương gia. Tất cả các hộ gia đều phải dán bùa cầu mưa ở cửa chính, sau đó mời thầy phong thủy đến xem khí, tìm ra cái mộnào sinh ra Hạn Bạt là lập tức đồng loạt khuya chiêng gõ trống, tụ tậpdân chúng lại, chạy đến ngôi mộ đó đánh Hạn Bạt. Con nào mới trăm nămthì có thể moi lên quất roi rồi đốt cháy. Nhưng nếu là Hạn Bạt hơn ngànnăm, hơi thở và máu của nó có thể truyền ôn dịch, chém không chết đốtcũng không xong, chỉ có thể trói lại dùng tháp giam giữ. Tục lệ này bắtnguồn từ Quan Trung. Khí hậu Quan Trung khắc nghiệt, dưới lớp đất khôcằn có nhiều xác khô, cứ xuất hiện hạn hán là người ta sẽ đổ cho xác khô đã hút hết mây đen. Quê quán ở Quan Trung nên Vương Khổ Oa đã từng mấylần được xem đánh Hạn Bạt. Anh ta tin tưởng vào sự việc này không mảymay nghi ngờ. Chẳng trách cả mùa hè năm 1958, Thiên Tân vệ lại không cómưa, rõ ràng là nghĩa địa ở miếu Tam Nghĩa đã sinh ra Hạn Bạt.

Anh ta định đi tìm người giúp, nhưng lại lo ngại mình đã nhìn nhầm,nếu loan tin ra, không may con vật vừa rồi ở miếu Tam Nghĩa không phảilà Hạn Bạt, chẳng phải là tự rước lấy phiền toái hay sao? Có lẽ chỉ làdân trộm mộ chuyên ăn cắp tiền áp lên mắt người chết, anh ta nghĩ thầm:"Nếu thật sự là Hạn Bạt, hiển nhiên là nó sẽ quay lại, bởi vì ban ngàyquái vật này phải trốn trong quan tài. Trước hết ta sẽ không vội, cứtrốn kỹ ở trong ngôi miếu đổ nát này xem rốt cục là thế nào. Đến khinhìn thấy hai năm rõ mười, ta mới can dự vào cũng không muộn." Xưa nayanh ta luôn là người lớn gan tò mò, cho rằng chỉ cần không xuất hiện,nhìn thêm một lần nữa cũng không có vấn đề gì. Nếu chính xác không phảilà Hạn Bạt, mà chỉ là kẻ cắp đến trộm mộ thì cũng chẳng có gì đáng ngạcnhiên. Bức tường sau miếu Tam Nghĩa đã bị thủng một lỗ lớn, sau khi trốn ra sau bức tường đó, anh ta ngậm tăm không nói một câu, tập trung tinhthần canh gác khu nghĩa địa. Mây mù dày đặc cỏ đẫm sương, khung cảnhvắng lặng không một bóng người. Cành cây khô bị gió đêm lay động, đungđưa dưới ánh trăng mơ hồ giống như là ma quỷ giữa núi rừng đang giươngnanh múa vuốt. Dù sao Vương Khổ Oa cũng là kẻ bạo gan lòng dạ đơn giản,nếu đổi thành người nhát gan thì đã kinh sợ bỏ chạy từ lâu. Đợi đến quánửa đêm, vầng trăng đã lặn về phía tây, nhưng vẫn không thấy có chuyệngì xảy ra, Vương Khổ Oa thầm nghĩ trong lòng: "Chắc là đã nhìn nhầm rồi, đó chỉ là một kẻ nạy quan tài ăn trộm mà thôi, nếu không phải vậy tạisao kẻ đó lại phải cúi lạy quan tài? Làm ta mất công ngồi đợi ở đây cảnửa đêm, đào đâu ra Hạn Bạt cơ chứ? Nhưng mà. . . bên trong đám quan tài mục nát dưới khu mộ hoang, ngoại trừ mấy đồng tiền cổ áp lên mắt ngườichết thì làm gì có cái quái gì giá trị mà ăn trộm?"

Trong lòng nghĩ ngợi lung tung, anh ta đợi lâu quá, không chống đỡđược bắt đầu ngủ gật. Đột nhiên có một cơn gió lạnh quét qua người, anhta rùng mình một cái, lập tức cơn buồn ngủ bay đi mất. Anh ta vừa mởbừng mắt ra quan sát thì đã thấy đám cỏ dại trong khu mộ lay động dữdội, xác chết trong quan tài đã quay trở về. Vương Khổ Oa ngồi lì trongngôi miếu đổ nát cả nửa đêm, hai chân đã tê rần. Anh ta vừa vịn tay vàotường, thì chạm vào một con vật lạnh như băng di chuyển cực kỳ mau lẹ,trong bóng tối không nhìn rõ là con gì, có khả năng là thạch sùng sốngtrong hốc tường, đến đêm chui ra ngoài bắt muỗi ăn. Nó đâm sầm vào tayVương Khổ Oa, dù không cắn người cũng có thể khiến người ta hoảng sợnhảy dựng lên. Vương Khổ Oa vội vàng rụt tay lại, không may do khôngkhống chế được tay vung quá đà về phía sau, khuỷu tay đập vào bàn thờtrong miếu, nghe đánh chát một tiếng, theo đó trái tim anh ta cũng thótlại. Mặc dù tiếng động không lớn, nhưng giữa đêm hôm khuya khoắt, lạinghe rõ mồn một. Trong lòng thầm than không hay, anh ta vừa ngẩng đầulên thì đã nhìn thấy cách bức tường đổ nát ngoài một trượng có một conquái vật da thô ráp như cây chết khô, hai mắt như hai ngọn đèn nhỏ, phản chiếu ánh trăng phát ra màu xanh.

Vương Khổ Oa thấy mình đã làm kinh động đến Hạn Bạt, chân tay trởnên luống cuống, thét lên một tiếng sợ hãi, mất thăng bằng rồi ngã nhàoxuống đất. Anh ta bò dậy chạy ra chỗ cửa miếu. Có ngờ đâu xác chết biếnthành quái vật kia có khả năng đi lại nhanh như gió, đã vòng từ sau bứctường ra trước cửa từ lúc nào, duỗi thẳng hai cánh tay ra chỉ chực vồ.May sao Vương Khổ Oa kịp hãm chân lại, mới không đâm sầm vào xác chếtbiến thành quái vật, đành phải lui lại phía sau, trốn sau lưng bức tượng thần Lưu Quan Trương. Khi đến trước cửa miếu, con quái vật đột nhiêndừng lại bất động, miệng phát ra tiếng rít chói tai. Vương Khổ Oa cực kỳ khó hiểu, thở hổn hển quan sát xung quanh một lượt, thầm nghĩ: "Hóa racái thứ này không dám vào miếu, đích thị là sợ hãi tượng thần ở bêntrong, trong số Tam Nghĩa dù sao cũng có Quan Công. . ." Còn chưa kịpdứt ý nghĩ, anh ta chợt nghe thấy chỗ cửa miếu vang lên một tiếng rắckhô khốc. Cửa miếu vốn dĩ đã sập sệ, đến lúc đó lại hứng chịu cú đâm vacủa Hạn Bạt, lập tức bắn văng lên trời, xé gió rít lên chói tai, va đánh sầm vào đỉnh điện, ván cửa văng ngược trở lại mặt đất, còn đỉnh điện bị nó phá ra một lổ thủng, gạch ngói lập tức đua nhau rơi rụng mất mộtmảng lớn, tượng Lưu Quan Trương cũng ngập trong bụi đất, ba bức tượngthần phủ đầy bụi đất giống như tượng nặn bằng đất vậy, hoàn toàn khôngcòn nhìn rõ mặt mũi.

Vương Khổ Oa kinh hãi, thầm nghĩ: "Hoàn toàn dựa vào Tam Nghĩa hiểnlinh bảo hộ, vừa rồi mới may mắn thoát chết, nếu để bụi đất phủ kín thì tượng thần có khác gì là tượng đất tầm thường?" Anh ta vội vàng nhảylên điện thờ dùng ống tay áo lau tượng. Có ngờ đâu, miếu Tam Nghĩa đãđược xây dựng từ mấy trăm năm trước, đã bị hủy hoại do bị bỏ hoang nhiều năm, lâu không được hương khói, lớp sơn son trên mặt tượng đã bị hanhkhô trở nên giòn, vừa mới đụng vào đã tróc ra thành từng mảnh. Con quáivật dĩ nhiên là nhảy vào trong miếu, giơ cánh tay ra vồ, một người mộtquái chạy vòng quanh ba bức tượng phủ đầy bụi đất. Chạy được hai bavòng, hai chân Vương Khổ Oa gần như đã nhũn ra. Anh ta thở hổn hển nhưsắp đứt hơi. Khoảng cách giữa hai bên càng lúc càng gần, Vương Khổ Oathấy rõ mình đã lâm vào đường cùng, chỉ sợ khó mà giữ được tính mạng. Bị ép đến nước này, đến chó cùng cũng phải rứt giậu người ngu cũng phảikhôn ra, vừa liếc mắt qua lỗ thủng trên đỉnh điện, anh ta chợt nghĩ ramột cách: "Đến chồn còn biết đánh rắm cứu mạng, cũng chỉ còn cách nhưvậy mà thôi!"

Năm

Thấy Hàn Bạt hành động không linh hoạt, Vương Khổ Oa cái khó ló cáikhôn, dùng cả tay lẫn chân leo lên vách tường phía sau, trèo lên đỉnhmái hiên đã đổ nát của ngôi miếu để tránh né. Anh ta còn chưa kịp thởlấy hơi, đột nhiên có một trận gió lạnh ngắt nổi lên, mây đen che khuấtánh trăng, cỏ dại lay động dữ dội. Hạn Bạt vừa nhảy dựng lên vừa vươntay ra đánh thẳng về phía Vương Khổ Oa, nhưng vẫn còn cách đỉnh miếu gần nửa thước. Nó đánh trượt rồi rơi thẳng xuống đất, miệng phát ra tiếngkêu chói tai. Ngay sau đó, nó lại tiếp tục nhảy lên tấn công. Vương KhổOa thấy Hạn Bạt nhảy lên mỗi lân một cao, chỉ ba lần nữa là sẽ lên đếnđỉnh miếu, anh ta vội vàng dỡ ngói trên mái ra, dùng hết sức bình sinhđập thẳng vào nó. Miếng ngói khảm hoa văn dày cộp đánh trúng đầu Hạn Bạt rồi nát vụt.

Hạn Bạt lên không lên được, Vương Khổ Oa xuống không xong. Hai bêngiằng co không biết bao lâu, chợt vang lên tiếng gà gáy văng vẳng đâuđây, phía đông sáng dần lên, bên dưới trở nên im ắng. Vượt qua cơn kinhhồn, anh ta đã sức cùng lực kiệt, vừa ngó xuống dưới quan sát thì đãthấy Hạn Bạt đang nằm bất động trên mặt đất. Mặc dù vậy, anh ta vẫnkhông dám xuống dưới. Không lâu sau có người tìm đến nơi. Thì ra mẹVương Khổ Oa bảo anh ta đi hoá vàng mã rồi một mình vừa ngồi may vá ởnhà, vừa chờ con. Nhưng thằng con Vương Khổ Oa ra khỏi nhà là mất tíchgiống như đá ném xuống biển, như diều đứt dây.

Bà mẹ ngồi nhà đợi mãi mà không thấy anh ta trở về, đến quá nửa đêmvẫn không thấy bóng dáng đâu. Bà mẹ lo lắng nửa đêm nửa hôm anh ta gặpphải chuyện gì không may, năn nỉ hàng xóm giúp đỡ đi tìm. Theo mọi người suy đoán, Vương Khổ Oa lén lút ra khỏi nhà hoá vàng mã, nhất định là sẽ đến nơi vắng người, nhưng chắc hẳn sẽ không đi quá xa, nhưng ngẫm đinghĩ lại quanh đó không có nơi nào như vậy. Mặc dù nhà ga phía bắc nhộnnhịp kẻ đến người đi, nhưng ngõ hẻm kho lương lại vắng tanh, thực sựkhông có mấy người cư trú. Công viên Bắc Ninh lại có một ông lão chuyêncanh cổng gác đêm, vậy công viên đó không phải là nơi thích hợp để hoávàng mã. Trong khi đó, phía sau Ninh viên có một ngôi miếu Tam Nghĩa.Ngôi miếu này đã đổ nát nhiều năm, trước không có lối, sau không cóđường, ngăn cách với Ninh Viên bởi con kênh đào. Năm xưa Lý Diên Chươngđã tiến hành di chuyển mộ phần, để lại một cái hủng sâu chứa đầy quantài, thỉnh thoảng lại có chó hoang qua lại. Vương Khổ Oa tám chín phầnmười là đã đến ngôi miếu đổ nát đó để hoá vàng mã. Đến hừng đông, khimọi người tìm đến nơi, họ nhìn thấy Vương Khổ Oa đang trốn trên đỉnhmái hiên đổ nát của ngôi miếu, mặt cắt không còn một hột máu, dưới chântường có một xác chết. Nhìn thấy thế, mọi người đều kinh hãi không thốtlên lời. Đến khi Vương Khổ Oa trèo xuống dưới, nghe anh ta kể lại rõràng những gì mình đã trải qua, họ lại càng thêm hoảng sợ.

Đối với câu chuyện Vương Khổ Oa kể lại, những người có mặt ở đó nửatin nửa ngờ. Họ tin là có Hạn Bạt, nhưng lại ngờ rằng Vương Khổ Oa đãđào cái xác đó lên để trộm mộ. Nhưng trong đám quan tài ở miếu Tam Nghĩa chỉ có xương trắng xác khô, đến một mảnh áo rách cũng khó mà tìm thấy,không có vật tùy táng nào đáng giá cả, chẳng lẽ lại có người ăn no rỗiviệc đến mức đêm hôm khuya khoắt đi đào mộ mở tung quan tài ra giảisầu? Thảo luận một lúc lâu nhưng không ai nghĩ ra chân tướng sự việc.Mọi người bén báo cáo lên trên, nhưng không dám nhắc đến hai chữ HạnBạt. Dù sao đi nữa, xác những người nằm trong quan tài ở miếu Tam Nghĩađã được chôn xuống khi tiến hành di dời nghĩa trang từ rất nhiều nămtrước rồi, không thể nào do Vương Khổ Oa ra tay giết hại được. Vương Khổ Oa đi hoá vàng mã vào tiết vong linh chỉ đáng quy vào tệ đoan mê tínngu muội, rốt cục chẳng phải là việc gì đáng kể, cùng lắm là phải nghemột bài giảng giải giáo dục để anh ta lần sau đừng có tiếp tục hoá vàngmã nữa. Xác chết được mang tới lò hỏa thiêu để đốt, sự việc được ngườita tìm mọi cách để hạ tầm ảnh hưởng xuống mức thấp nhất, chuyện lớn hóanhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Nhưng lời đồn ngoài xã hội không dễ dẹp tanđược như vậy, mọi người lén lút truyền tai nhau rằng, trận hạn hán năm1958 đó, nguyên nhân có lẽ là do Hạn Bạt ở miếu Tam Nghĩa tác quái,nhưng đa phần nghiêng về phía giả thiết "phần mộ số hai trăm lẻ chín"mới chính là nguyên nhân chủ yếu.

Việc Vương Khổ Oa đến miếu Tam Nghĩa hoá vàng mã vào nửa đêm rằmtháng bảy năm 1958 và sự việc "phần mộ số hai trăm lẻ chín" đã nhắc đếnlúc trước, cả hai phát sinh trong cùng một ngày, cũng vào tối mười lămâm lịch đó. Tuy nhiên, nói chuyện phải có trước có sau, xong câu chuyệnmiếu Tam Nghĩa, giờ chúng ta sẽ nói tiếp đến sự việc "phần mộ số haitrăm lẻ chín" .

Sáu

"Phần mộ số hai trăm lẻ chín" mà chúng ta đang nói đến nằm ở vị tríkhông xa nhà ga phía bắc Ninh Viên lắm, chỗ đó được gọi là Vương XuyếnTràng. Nghe nói, trước kia nơi đây có một sân đập lúa, người chủ tên làVương Xuyến, người ta gọi gộp lại là "Sân đập lúa Vương Xuyến", nghe tên quá dài bèn gọi tắt lại là Vương Xuyến Tràng. Vào cuối thời nhà Thanh,nơi này đã bắt đầu có không ít nhà dân mọc lên, có vài con hẻm nhỏ. Ngôi nhà số hai trăm lẻ chín là một trong số đó, chủ nhà tên Triệu Giáp, đãngoài ba mươi mà vẫn còn lận đận, trước kia từ tỉnh ngoài di cư đến, đãtừng học theo người ta buôn bán, lăn lộn kiếm sống đi sớm về tối, vất vả lắm mới kiếm đủ tiền mua lại căn nhà cấp bốn bé tẹo này. Sau giảiphóng, y bán bánh quẩy ở một cửa hàng quốc doanh chuyên phục vụ ăn sáng ở đối diện nhà ga. Đồ ăn sáng chủ yếu là bánh quẩy, còn được gọi là bổngchùy hoặc bánh rán, còn có cả bánh rán nhân trứng gà. Cửa hàng này cònbán cả sữa đậu nành, cháo quẩy, mì hoành thánh, bánh bao, sáng sớm mởcửa, buổi chiều mới đóng. Triệu Giáp chuyên trách bán bánh quẩy, trờilạnh thì không nói làm gì, nhưng vào mùa hè, đứng cạnh nồi mỡ sôi sùngsục, toàn thân quện đầy mỡ lẫn với mồ hôi, chẳng khác gì bị tra tấn.

Trong lứa anh em họ hàng, Triệu Giáp thân nhau với một đứa em tênTriệu Ất, nhỏ hơn y mười mấy tuổi. Năm ấy cậu ta tới chỗ người anh nương nhờ, định xin vào làm ở một nhà máy nào đó, tạm thời ở tạm nhà của anhmình là Triệu Giáp. Hai anh em ở cùng một căn phòng. Khi ấy, diện tíchnhà dân như nhau, tầm hơn một trượng vuông, tức là xấp xỉ trên dưới mười mét vuông, hai bên đặt hai tấm ván lát, Triệu Giáp ngủ bên trái, TriệuẤt ngủ bên phải. Ở chưa được vài ngày, Triệu Ất đã phát hiện ra cănphòng này có điều gì đó bất thường. Khi ở đây, cậu ta luôn khát nước,uống bao nhiêu nước cũng không thấy đủ.

Ngay từ lúc ban đầu, Triệu Giáp đã bảo với Triệu Ất: "Em này, hiệngiờ công việc ở nhà máy đang bị người ta tranh giành nhau, chỉ dựa vàosức lực là không đủ, phải có phương pháp. Có câu 'Thứ nhất là tự có cửa, thứ hai là đi tìm cửa, thứ ba là không có cửa', anh và em thì ngay cảthứ tư cũng còn không tới. Nói cho dễ hiểu, không cửa không đường chẳngbiết lối nào mà lần, không phải cứ muốn là có thể tìm được. Theo anhthấy, trước tiên em cứ ở lại đây chơi vài ngày, sau đó quay về quê nhàđi thôi."

Triệu Ất nghe nói vậy không thấy lọt tai, hỏi: "Có phải là anh ghét bỏ thằng em này hay không?"

Triệu Giáp bảo: "Nghĩ đi đâu vậy, em là em họ của anh, sao anh lại ghét bỏ cho được."

Triệu Ất lại hỏi: "Vậy tại sao anh lại muốn đuổi em về? Có phải khó chịu vì em ở đây làm phiền anh không?"

Triệu Giáp nói: "Em không hiểu đâu, căn nhà này của anh không sạch sẽ, trước kia là một ngôi mộ."

Triệu Ất nghi ngờ: "Thực sự là dựng nhà trên mồ mả hay sao?"

Triệu Giáp đáp: "Anh lừa em làm gì, nếu không phải là một căn nhà như thế, một kẻ chỉ bán đồ ăn sáng như anh đủ tiền mua được sao?"

Triệu Ất bảo: "Như thế là mê tín, nếu anh đã dám ở, em đây cũng chả sợ."

Triệu Giáp nói: "Em ở lại đây cũng được, nhưng không được lục lọi lung tung trong nhà của anh."

Triệu Ất không tin những gì người anh cậu ta nói, cứ nghĩ rằng ônganh mình đang tích cóp tiền cưới vợ rồi dấu ở trong nhà. Anh mình chỉlà một người bán đồ ăn sáng, ngoại trừ việc đó ra chẳng lẽ còn có việcgì khác hay sao? Tại sao lại cảnh giác với em mình cứ như đề phòng kẻtrộm như thế?

Kể từ đó, Triệu Ất trú tạm tại căn nhà số hai trăm lẻ chín. Sớm tinhmơ mỗi ngày, chuông vừa điểm năm tiếng là Triệu Giáp đã đi tới cửa hàngbán ăn sáng bắc xoong chảo rán bánh, khi đó Triệu Ất vẫn còn đang chìmtrong giấc ngủ. Mãi không tìm được việc làm, cả ngày cậu ta vô công rồinghề, cũng chẳng cảm thấy căn nhà có chỗ nào không yên lành, ngoại trừthường xuyên khát nước thì không còn có bất kỳ chỗ nào khác thường. Bởivậy, cậu ta càng khẳng định những câu hù dọa của Triệu Giáp lúc trướcchỉ là bịa đặt vô căn cứ. Đêm hôm ấy, cậu ta ngủ chập chờn, cứ có cảmgiác là có người đang đứng trước mặt. Khi đó trời đã tảng sáng, trongphòng không đến mức quá tối, cậu ta vừa hé mắt định xem kẻ đó là ai thìđã nhận ra Triệu Giáp đang đứng giữa nhà, im hơi lặng tiếng, không nháymắt nhìn chằm chằm vào mình. Triệu Ất giật mình nhận ra người đó làTriệu Giáp, nhưng đã thừa biết là anh mình thức dậy sớm để kịp đến cửahàng ăn uống nhóm lửa rán bánh, ngày nào mà chẳng như vậy, bởi vậy cậuta không để ý gì nữa, cứ thế nằm yên không nhúc nhích. Nhưng cậu takhông thể tưởng tượng nổi, sự việc xảy ra tiếp theo lại kỳ quái đầy khóhiểu.

Bảy

Triệu Giáp đứng giữa nhà không nhúc nhích, nhìn chằm chằm vào TriệuẤt, rất lâu sau y mới đi tới đầu giường của cậu ta thò tay lục lọi dướigầm, giống như đang lần mò tìm cái gì đó. Đến khi cầm được vật đó vàotay xác nhận là nó vẫn còn ở đó, dường như y đã thở phào nhẹ nhõm, sauđó dấu vật đó trở lại chỗ cũ, xong xuôi mới chịu đi ra khỏi nhà, tới cửa hàng bán ăn sáng để bán bánh quẩy.

Triệu Ất cực kỳ khó hiểu: "Chả hiểu ông anh giấu cái gì đầu giườngcủa mình, đã thế lại còn lo lắng bất an, phải nhìn thấy vật kia vẫn cònthì mới an tâm, chẳng lẽ sợ ta nhìn thấy hay sao?" Cậu ta hết sức hiếukỳ, lập tức ngồi dậy xem xét, thò tay xuống mò được một tấm phù đã cũnát ố vàng, thuộc về loại phù chú trừ tà trước giải phóng. Cậu ta thầmnghĩ: "Anh em thân thích mà thế này ư, đuổi đi không được lại định dọacho ta sợ phải bỏ đi, anh cứ chống mắt mà xem tôi đốt cái của nợ viếtnhư gà bới này đi!" Hôm ấy, trong lúc tức giận, cậu ta đã đốt tấm phù ốvàng đó thành tro, rồi giận dỗi lượn lờ ngoài đường cả ngày, đến nhàđồng hương kiếm bữa cơm. Sau khi ăn uống no nê, mãi đến khi trời tốimịt, Triệu Ất mới nhớ đến về nhà.

Đúng vào ngày rằm tháng bảy năm 1958. Sau khi trời tối, trên đườngkhông còn ai qua lại, muỗi và dơi dường như cũng ít hơn so với mọi ngày. Triệu Ất nhát gan, chợt nhớ ra hôm đó là tiết vong linh, tinh thần trởnên hoảng hốt, một bụng tức giận lúc sáng đã tiêu tan sạch sẽ. Ngẫm lạicho kỹ, có khi ông anh không ghét bỏ mình như vậy, tóm lại dù có đánhsứt đầu mẻ trán thì cũng vẫn là hai anh em ruột thịt như tay chân liềnvới thân cơ mà, có lẽ mình đã trách oan anh ấy mất rồi. Càng nghĩ cậuta càng cảm thấy hổ thẹn, vội vàng chạy về nhà. Bởi khi ấy không có ốngnước dẫn đến từng căn nhà, muốn dùng nước thì đến vòi nước công cộngchung cho cả ngõ hẻm, hoặc là dùng nước giếng. Bởi vậy, khi về đến chỗvòi nước ở đầu hẻm, cậu ta đến bên vòi nước rửa sơ qua mặt mũi, kỳ cọchân tay, há miệng uống một bụng nước lạnh bởi chưa bao giờ biết tiêuchảy là cái gì. Chẳng hiểu vì sao cậu ta luôn khát nước, uống bao nhiêunước cũng không đã, có khả năng là do thời tiết quá nóng, oi bức ranhiều mồ hôi khát nước là chuyện bình thường. Cậu ta chưa bao giờ nghĩngợi quá nhiều về hiện tượng này, uống xong nước là mở cửa vào nhà.

Do công việc hàng ngày của bản thân cực kỳ mệt nhọc, Triệu Giáp thứcdậy cũng sớm mà đi ngủ cũng sớm. Còn Triệu Ất cứ lượn lờ nay đây mai đó, chẳng biết lúc nào mới về nhà, cho nên y để ngỏ cửa cho em mình,không chốt chặt ở bên trong, tránh cho nó về đến nhà còn phải gõ cửa,còn đồ ăn để phần thì đặt trên mặt bàn úp lồng bàn.

Vẫn như mọi ngày, Triệu Ất đẩy cửa vào nhà, nghe tiếng ngáy phát ralà đủ biết Triệu Giáp đã ngủ say. Sợ đánh thức anh mình, có gì cần nóingày mai nói sau cũng không muộn, cho nên cậu ta không đốt đèn lên. Cănphòng chỉ có diện tích tầm mười mét vuông, nhắm tịt hai mắt cũng có thểmò lên giường được. Cậu ta với tay cài chặt chốt cửa, miệng lẩm bẩm nói"Phá nhà đền bạc triệu". Sau nửa đêm phải đặc biệt đề phòng trộm cướp,tục ngữ có câu trộm không về tay không, không may có kẻ trộm vặt móctúi lẻn vào nhà, nhìn thấy cái gì trộm cái đó, ngay cả chổi cùn rế rách cũng không tha, nhưng đáng hận nhất chính là những kẻ ăn trộm giầy dépquần áo. Mặc dù quần áo giày dép không đáng giá mấy đồng tiền, nhưngchúng lại là đồ vật thiết yếu, dù có thế nào cũng không thể nào trầntrùng trục đi chân đất ra ngoài đường được. Thiên Tân vệ có tập quán,trời có nóng đến mấy cũng không được đi chân trần ra ngoài đường, nếukhông quấn xà cạp thì chí ít cũng phải đeo một đôi giày vải, giày tốthay xấu thì không cần biết, chỉ có lũ người quê mùa mới đi chân trần rađường. Ai không tuân theo tập quán đó sẽ bị người khác coi thường, bởivậy mới có câu châm ngôn -- dưới chân không có giày, quá nửa là kẻ quêmùa.

Nhập gia phải tùy tục, Triệu Giáp thực sự không muốn đi chân đấtkhiến người khác coi thường, vì thế năm lần bảy lượt dặn dò Triệu Ất,bảo cậu ta mỗi lần vào nhà nhớ chốt chặt cửa phòng, đề phòng trộm lẻnvào ăn trộm giày. Lúc trước Triệu Ất chỉ nghe tai nọ xọ tai kia, nhưngngày hôm ấy chả hiểu sao lại nhớ ra, vào nhà xong cậu ta chốt chặt cửaphòng, sau đó lên ván nằm ngủ, chỉ chốc lát sau đã chìm vào cơn mơ. Đếnnửa đêm, Triệu Ất phát hiện trên người mình có thứ gì đó, nhưng mí mắtnặng trịch không sao mở ra được, trong phòng lại tối đen, chẳng nhìnthấy rõ bất cứ cái gì. Cậu ta mơ mơ màng màng nhấc tay lên sờ lần, ngóntay chợt chạm vào một lớp da thịt trơn nhẵn lạnh như băng, hóa ra là tay của một cô gái.

Tám

Dù đầu óc tỉnh táo nhưng Triệu Ất không sao mở mắt ra được, cũngkhông thể ngồi dậy được, chỉ cảm nhận được cô gái kia từ từ bò qua người mình, ngay sau đó nghe thấy chiếc giường bằng ván lát bên kia dồn dậpvang lên tiếng "Ken két ken két". Cậu ta thật sự buồn ngủ díp cả mắt,xoay nghiêng người rồi lại chìm vào giấc ngủ.

Cậu ta đánh một giấc đến tận lúc trời đã sáng hẳn mới dậy, vừa nhìnsang bên kia thì thấy Triệu Giáp vẫn còn nằm lì ở đó. Mọi ngày, vào giờnày y đã đi bán bánh quẩy từ lâu rồi, hôm nay có chuyện gì không biết?Cậu ta vội vàng nhảy xuống giường, nhưng vừa mới qua bên đó xem xét đãphát hiện có chuyện xảy ra. Anh cậu ta nằm thẳng thuỗn, mặt xanh tím,thân thể lạnh ngắt, đã phơi thây trong phòng từ bao giờ. Lúc cậu ta vềđến nhà ngày hôm qua, Triệu Giáp vẫn còn cất tiếng ngáy, tại sao ngủ dậy đã biến thành người chết rồi? Có lẽ nào trộm cắp đã lẻn vào lúc nửađêm, nhưng nhìn đến chốt cửa phòng vẫn thấy còn chốt chặt, không có khảnăng có người lẻn vào. Mà dù cho có người vào nhà đi nữa, lúc ra khỏinhà cũng không thể nào buộc chặt chốt cửa từ bên ngoài. Đột nhiên nhớra, dường như đêm hôm qua trong phòng còn có một cô gái, cậu ta hoảngsợ, hét to trong nhà có ma rồi ba chân bốn cẳng chạy ra khỏi nhà cầu cứu người khác.

Nghe nói nhà số hai trăm lẻ chín xảy ra án mạng, toàn bộ hàng xómláng giềng đều chạy sang xem, có người nhanh chân chạy đi báo án. Đếnkhi xem xét cơ thể Triệu Giáp thì không thấy có vết thương ngoài da nào, chắc chắn là đã đột tử trong đêm mà không phải là án mạng. Triệu Ấtkhông đồng ý, cậu ta khăng khăng bảo rằng trong phòng có nữ quỷ, nữ quỷđó đã bóp cổ chết anh mình. Nhưng chẳng có ai tin lời cậu ta. Cậu tabất chấp tất cả, xông vào trong nhà lật ván lát lên, nhìn thấy gạch bêndưới có nhiều viên đã lung lay, rõ ràng là chúng bị thường xuyên độngchạm đến. Cậu ta nhấc hai viên gạch lên làm lộ ra một cái xác đã khôquắt tóc dài.

Sau khi nhận dạng, cái xác khô đó là của một quả phụ còn trẻ đã mấttích trước giải phóng. Bởi thế, sự việc đã trở nên nghiêm trọng rồi.Chúng ta sẽ nói ngắn gọn chi tiết những gì đã xảy ra. Nhà số hai trăm lẻ chín đã từng là một ngôi mộ cổ, khi di dời mộ để xây phòng, người ta đã đào ra được một cái xác khô quắt. Ở nơi này rất hiếm khi có xác khô,một khi xảy ra thì cái xác khô đó tức là Hạn Bạt, bởi vậy không có aicòn muốn sống ở nơi này. Trước giải phóng, Triệu Giáp tham rẻ nên đã mua ngôi nhà số hai trăm lẻ chín, nhưng nguyên nhân chủ yếu có lẽ là vì yđộng lòng với người quả phụ còn trẻ ở bên cạnh. Có một đêm, y mượn cớlừa quả phụ trẻ đó vào nhà mình, cưỡng hiếp không thành nên đã lấy mạngcô ta. Bên ngoài nhiều người qua lại, y không có biện pháp nào phi tangxác chết, đành phải chôn dưới tấm ván lát. Y cũng biết, trước kia nhà số hai trăm lẻ chín là một ngôi mộ, phong thuỷ không tốt, bởi vậy đã mờimột đạo sĩ "Thiên quan áp quỷ", dán lá bùa vào đầu giường. Quả phụ trẻtứ cố vô thân, đột nhiên mất tích không còn bóng dáng, mọi người đều cho rằng cô nàng đã chạy trốn theo tình nhân. Bởi lúc ấy xã hội cực kỳ loạn lạc, chẳng ai thèm để ý đến việc này, cho nên y tự cho rằng thần cũngkhông biết quỷ cũng không hay, có ngờ đâu đến ngày rằm tháng bảy năm1958 ấy, Triệu Ất giận dỗi anh mình nên đã lén đốt mất lá bùa, cho nênTriệu Giáp mới chết bất đắc kỳ tử trong phòng vào lúc đêm khuya. Saunày, bởi vì hung thủ là Triệu Giáp đã chết, vụ án đó không cần phải tiến hành điều tra nữa.

Nhưng suy nghĩ của mọi người vẫn thiên hẳn về cách giải thích củaTriệu Ất hơn. Theo những gì cậu ta nói, giữa đêm nữ quỷ dưới ván lát đãchui ra, bóp cổ anh trai mình là Triệu Giáp chết tươi. Nhà số hai trămlẻ chín trước kia là một ngôi mộ cổ, đã từng sinh ra Hạn Bạt, Triệu Giáp giết người chôn xác trong phòng, cô gái đó cũng biến thành Hạn Bạt, nếu không phải vậy tại sao người ở khu vực này luôn khát nước, cây cốitrong ngõ hẻm khô héo, giếng đào sâu bao nhiêu cũng không có nước. Câuchuyện phần mộ số hai trăm lẻ chín chỉ trong nháy mắt đã lan ra khắpnơi, cho tới nay vẫn còn có người nhắc tới. Tuy nhiên, đại bộ phận những câu truyền đồn thổi đó không thống nhất về mặt nội dung, đã bị thêmthắt rất tình tiết thần bí ly kỳ quái dị. Nhưng trên thực tế chỉ là haianh em ở chung một phòng, người anh chẳng hiểu tại sao giữa đêm đột tử,người em báo án bảo rằng trong phòng có quỷ, sau đó đào lên được một cái xác khô. Vụ án này chính là tích truyện về phần mộ số hai trăm lẻ chín.

Tóm lại, vào cùng một ngày, không hơn kém nhau vài giờ, ở hai nơi làmiếu Tam Nghĩa và phần mộ số hai trăm lẻ chín cùng phát hiện ra xác khô, tuy nhiên cơ quan nhà nước không công nhận đó là Hạn Bạt. Nhưng khôngtin cũng không được, gần trưa ngày hôm đó, từ phía tây bắc mây đen ùn ùn kéo đến, sấm chớp ầm ầm, một trận mưa dữ dội đổ ập xuống, nước bắt đầudâng lên dưới lòng sông khô cạn. Đám công nhân trị thuỷ vừa mới đào đếncửa động có chứa ngôi tháp của Hải Trương Ngũ thì trời mưa nước dâng,không thể nào tiếp tục đào sâu xuống nữa, từ đó về sau công việc nạo vét tạm dừng vô thời hạn.

Câu chuyện xin được tiếp tục. Buổi chiều ngày mười sáu tháng bảy âmlịch, thời tiết đột nhiên biến đổi, mây đen vần vũ vang lên tiếng sấmrền, công việc nạo vét sông cái bắt buộc phải ngừng lại. Quách sư phụđứng bên bờ sông nhìn thấy thời tiết thay đổi, vừa định tìm một chỗtránh thì đột nhiên nhìn thấy một luồng khí đen bốc từ mặt đất lên tậntrời cao, giống như một con rắn đang hóa rồng. Trời càng lúc càng tối,bắt đầu lất phất mưa, luồng khí đen đó nhanh chóng bị mây đen che khuất, cuối cùng không thể nhìn thấy được nữa. Xưa kia, người ta cho rằng mâymù bốc lên trời là hiện tượng rắn hóa rồng. Khi phát hiện ra phươnghướng đám mây mù xảy ra quá trình rắn hóa rồng đó ứng vào ngõ hẻm kholương ở cạnh công viên Bắc Ninh, Quách sư phụ mới chợt nhớ ra Trương Bán Tiên đã từng nói bên trong ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương thựcsự có vật gì đó. Hơn nữa, một khi vật này hiện thân, nhất định sẽ nhấnThiên Tân vệ chìm trong biển nước, xảy ra lũ lụt nghiêm trọng.
 
Chương 19: Hỏa thiêu con rối bằng da người


Một

Khi việc nạo vét sông cái phòng lụt năm 1958 tiến hành đến ngày rằmtháng bảy, tại miếu Tam Nghĩa và Vương Xuyến Tràng liên tiếp phát hiệnhai cái xác khô quắt. Khí hậu vùng đất hai bên bở Hải Hà không quá khắcnghiệt, rất hiếm khi có xác khô. Ngoài đường đồn ầm lên là đã phát hiệnra Hạn Bạt, chẳng cần biết lời đồn là thật hay là giả, dù sao sau đó mưa to cũng đổ ập xuống, liên tục hai ngày hai đêm mới tạnh, nước sông dâng cao.

Trước khi trởi đất biến đổi, Quách sư phụ đã nhìn thấy một luồng khí đen xuất hiện ở đằng xa, nhờ vậy mới chợt nhận ra lời đồn ngôi nhà bịma ám ở ngõ hẻm kho lương có chôn dấu bảo vật là không ngoa. Thứ đó sắpgây họa tới nơi, nếu không suy nghĩ ra biện pháp đối phó, sớm muộn gìcũng sẽ có ngày nước tràn đê Hải Hà, nhấn chìm Thiên Tân vệ. Chợt nhớtới một câu chuyện cũ đã từng được nghe, nhưng muốn nói rõ được toàn bộtiền căn hậu quả của nó, chúng ta phải quay về thời gian trước nữa. Câuchuyện này xảy ra vào cuối thời nhà Thanh.

Lúc ấy, Đại Thanh thù trong giặc ngoài, quả thật là bốn bể rungchuyển, thiên hạ đại loạn. Vào thời đó, Thiên Tân vệ xuất hiện một vị kỳ nhân, tên là Thôi Đạo Thành chuyên bày quầy xem bói tại cửa Nam, đượcmọi người gọi là Thôi lão đạo, dựa vào xem bói kể chuyện thuyết thư kiếm sống. Mặc dù không thể coi là phán lúc nào cũng chuẩn, nhưng cũng đủkhả năng làm cho những người ở tỉnh ngoài đến tin sái cổ. Dân bản xứ thì ai cũng thừa biết, Thôi lão đạo xem bói "Mười quẻ chín không được".Nhưng Thôi lão đạo lại biết điển tích cổ, có thể kể thao thao bất tuyệtcả bộ Nhạc Phi truyện theo đúng nguyên bản. Nhạc Phi chính là Kim Sí Đại Bằng Điểu bị Phật Tổ Như Lai thu vào vầng hào quang trên đỉnh đầu củamình. Chỉ vì lúc nghe Phật Tổ giảng kinh không may phọt rắm, Nữ Thổ Bứcđã khiến cho Kim Sí Đại Bằng Minh Vương nổi giận, mổ chết tươi. Bởi vậy, Kim Sí Đại Bằng Minh Vương bị giáng xuống hạ giới, nửa đường lại mổchết Thiết Bối Cầu Long, sau đó đầu thai gửi hồn vào con người trở thành Nhạc Phi kháng Kim bảo vệ Tống. Nữ Thổ Bức và Thiết Bối Cầu Long cũngđi đầu thai rồi đến tìm Nhạc Phi báo thù. Bởi có những tình tiết nhânquả báo ứng liên quan cả đến thần tiên ma quái Phật Đạo, cộng thêm tìnhtiết Nhạc Gia quân đánh quân Kim ra sao, bày trận và phá trận như thếnào,cho nên càng kể càng ly kỳ kích thích trí tò mò của con người. Khiấy, mọi người đặc biệt thích nghe những câu chuyện như thế này. Thôi lão đạo không những chỉ biết kể chuyện, mà còn có thể tự biên tự diễn thêm, trên giang hồ tương đối được lòng người khác. Thời ấy, được lòng ngườikhác cũng có nghĩa là có được cơm ăn. Dựa vào xem bói và kể chuyệnthuyết thư, ông này tạm kiếm đủ miếng cơm.

Thấy Thôi lão đạo kiếm sống được không được khá giả lắm mọi ngườirất dễ lầm tưởng, nghe nói ông này thực sự có bản lĩnh, thủ đoạn khônghề tầm thường, chỉ đáng tiếc là bị mệnh kìm hãm, có năng lực cũng khôngdám dùng, cho nên cuộc sống rất túng quẫn. Ông này cũng không phải làđạo sĩ thật sự, mà cũng có nhà có người thân, chuyên mặc một chiếc đạobào rách rưới để làm chiêu bài bày bàn.

Có một năm, nhiều tỉnh đồng thời bị mất mùa, lúc đầu nước sông Hoàng Hà khô kiệt, sau nạn châu chấu lại hứng chịu nạn hạn hán, đồng ruộngkhông thể gieo trồng được, đất khô cằn cả ngàn dặm. Trong nội thành cònsống tạm được qua ngày, nhưng ở ngoại thành thì người chết đói khắp nơi, mọi người đói vàng cả mắt, có ai còn muốn xem bói nghe kể chuyện? Giacảnh nhà Thôi lão đạo nghèo rớt mồng tơi, đành phải đi phục vụ tang lễ.Lúc bấy giờ, ông lão chủ nhà của một gia đình giàu có bị chết, thiếungười chấp sự. Chấp sự là người đứng trước linh đường, khi các tăng nhân siêu độ xong, người này có trách nhiệm đọc văn tế. Ngoài ra, nếu cóngười đến viếng, khi họ được người phụ việc dẫn vào chánh đường qua cửachính, chấp sự phải lập tức hô lớn: "Nhất bái, nhị bái, tam bái, giađình nhà hiếu hoàn lễ." Những người đến phúng viếng và toàn bộ gia đìnhnhà hiếu đều phải làm theo lời hô của chấp sự, bảo quỳ xuống là phải quỳ xuống, bảo dập đầu là phải dập đầu, tương đương với người lãnh đạo cóquyền lớn nhất trong linh đường, người ta thường gọi là "Đại Liễu" .

Ông lão chủ nhà giàu này qua đời, khi tổ chức việc tang lễ, vừa vặnthiếu mất một vị chấp sự, Thôi lão đạo lấp vào vị trí đó. Phục vụ tanglễ nhìn thì có vẻ dễ dàng, nhưng không phải ai cũng có thể làm. Xã hộixưa có rất nhiều điều kiêng kị mê tín, nhưng nếu nói đến người thôngthạo những chuyện kỳ lạ hiếm có, hiểu biết chữ nghĩa thì không ai sánhbằng Thôi lão đạo. Ông này tuyên bố xanh rờn "Mưu thắng Trương Lương,trí vượt Gia Cát", táo ông táo bà, Long Vương năm châu bốn biển, tiềnhậu địa chủ tài thần, không vị nào là mình không biết. Ông này thầm tính toán "Việc này không tệ, chỉ cần khéo nói là xong chuyện, dù có nhắm cả hai mắt cũng không làm sai chuyện gì được. Bao ăn bao uống còn kèm theo phần thưởng, so với bày quầy ở cửa Nam uống gió thì tốt hơn rất nhiều.Từ lúc liệm cho đến lúc đưa tang, tổng cộng là bảy ngày. Trong vòng bảyngày tới coi như không phải phát rầu vì phải tìm nơi kiếm miếng cơmrồi, sau này ra sao thì để tính sau", nhưng không lường trước được ýnghĩ đó đã gây ra họa lớn.

Hai

Đêm ngày hôm đó, gia đình nhà hiếu thuê công nhân dựng rạp kín cảcon phố để ngày hôm sau bắt đầu phúng viếng. Thôi lão đạo đồng ý làm một chân phục vụ tang lễ, lĩnh trước một phần tiền đặt cọc rồi về nhà chuẩn bị. Vừa mới sớm tinh mơ, ông này đã ăn mặc chỉnh tề ra khỏi nhà. Vàingày trước không có gì ăn, ông ta đói đến mức da bụng dính vào sau lưng. Lúc ban đầu, ông này định ăn cơm do nhà hiếu cung cấp, nhưng theo nhưtiền lệ thì phải bắt tay ngay vào việc, đến buổi trưa mới được ăn cơm.Ông ta thầm nhủ: "Trong bụng không có cái gì thì lấy đâu ra sức mà lớntiếng hô với hét, vừa mới ngày đầu tiên cũng đừng có làm hỏng chuyệnnhà người ta chứ, cứ tìm chỗ nào ăn sáng rồi mới tới đó sau." Vừa lúc ấy đi qua một cửa tiệm "Cơm cháy Đại Phúc Lai", ông ta vừa vào tới cửa làđã gọi ngay hai cái bánh nướng một chén cơm cháy.

Cơm cháy là món ăn sáng chỉ riêng Thiên Tân vệ mới có, giá rất rẻ,chỉ hai đồng một chén. Thường ngày, Thôi lão đạo nghiện ăn món này,nhưng năm ấy mất mùa đói kém, nếu không phải nhận trước tiền đặt cọcphục vụ tang lễ, ông này cũng không dám ăn. Khi tiểu nhị bưng món cơmcháy lên, Thôi lão đạo còn ngắm nghía xem có đúng là cơm cháy Đại PhúcLai hay không. Gia vị phải đầy đủ, miếng cháy phải mỏng, như vậy mớiđúng là món của nhà này.

Đại Phúc Lai là cửa tiệm lâu đời trên trăm năm, chủ tiệm họ Trương,theo tương truyền đã được hoàng thượng phong thưởng. Trước lúc ấy, dùtiệm này không có tiếng tăm gì, mọi người không biết tới, nhưng nhà nàyvẫn tuyệt tối nghiêm ngặt sử dụng đúng đủ nguyên liệu. Đậu xanh xaynhuyễn, tráng thành bánh, để nguội hẳn rồi cắt thành lát mỏng. Tươngvừng trộn với nhiều loại gia vị chế thành nước chấm. Khi ăn, cho cơmcháy đã cắt sẵn thành miếng nhỏ vào chén đầy đến tận miệng, giội tươngvừng, muối tiêu, đậu chao, tương ớt, cuối cùng rắc thêm một chút rauthơm lên trên, cách mấy con phố vẫn có thể ngửi thấy được mùi thơm mátđó, hình thức cũng rất ngon miệng. Có một ngày, một ông lão tôn quý dẫntheo mấy người tùy tùng tới, sau ăn xong món cơm cháy của nhà này đãkhen ngợi không tiếc lời. Ngày hôm sau, một vị Ngự tiền thị vệ tìm đếncửa, bảo với chưởng quầy: "Chúc mừng chúc mừng, hồng phúc của ngươi đãđến." Chưởng quầy không hiểu đầu đuôi ra sao: "Nhà tiểu nhân chỉ làmbuôn bán nhỏ thì lấy đâu ra hồng phúc?" Ngự tiền thị vệ bèn giải thíchcho chưởng quầy: "Ngày hôm qua, Hoàng Thượng đã cải trang vi hành đếntiệm của ngươi, sau khi ăn xong món cơm cháy ở đây cảm thấy rất ngon,muốn phong thưởng cho ngươi." Từ đó về sau, món cơm cháy nhà này vangdanh thiên hạ, thực khách nghe danh nối đuôi nhau không ngừng kéo đến.Nhà này mở thêm hơn mười chi nhánh, chưởng quầy đổi tên tiệm thành "ĐạiPhúc Lai"*.

*Hồng phúc đến

Lâu rồi Thôi lão đạo không có nổi vài đồng, hai ba tháng nay chưatừng được thưởng thức món này. Hôm ấy ngon miệng không cưỡng lại được,ông này liên tiếp ăn hết ba chén cơm cháy. Được nhà hiếu ứng trước tiềnlàm việc tang lễ, ông này cắm đầu vào ăn sạch ba chén cơm cháy rồi mớichịu tới chỗ đám tang. Bên đó người ta đã dựng xong rạp trước cổngchính, hai người phụ việc một phụ trách khu vực bên trong cửa chính, một phụ trách bên ngoài. Linh đường được đặt tại phòng khách, hòa thượngđạo sĩ đến siêu độ tụng kinh sắp đồ đầy cả gian phòng. Bởi ông cụ chủnhà qua đời, con trai và con dâu phải mặc đồ tang đốt vàng mã, toàn bộngười thân họ hàng và thân bằng cố hữu gần xa thì chầu chực ở bên ngoàilinh đường. Thôi lão đạo vừa đến nơi thì cũng là lúc bắt đầu tụng kinhniệm chú, ông ta vội vàng chỉnh trang lại quần áo rồi đứng vào vị trítrước linh đường. Đứng bên cạnh là một trợ thủ tên là Ngô Đại Bảo, là đồ đệ trên danh nghĩa của Thôi lão đạo, cũng coi như là một kẻ theo chânkiếm ăn. Anh chàng này dốt đặc cán mai, một chữ bẻ đôi cũng không biết,tay xách một ấm trà, chuyên châm trà rót nước cho đám hòa thượng và đạosĩ tụng kinh nhấp giọng. Thôi lão đạo từng than thở, cái tên Ngô Đại Bảo này không hay, Ngô có nghĩa là không, Đại Bảo chính là nguyên bảo, gộplại có nghĩa là ngay cả một đại bảo cũng không có, trong tay không cótiền, thế chẳng phải là khố rách áo ôm thì là cái gì?

Không phải tất cả hòa thượng đạo sĩ đang siêu độ vong hồn trong rạpđều là người xuất gia, có những người tu tại nhà nhưng vẫn biết niệmkinh, đó cũng là một loại khả năng. Bảy ngày đầu tiên là tuần đầu, kéodài từ lúc người đó chết đến lúc đưa đi hạ táng mới chấm dứt. Trong bảyngày đó, ngày nào cũng phải niệm kinh năm lần, buổi sáng hai lần buổichiều hai lần, đến đêm là lần dài nhất. Trong thời gian đó, chấp sự cótrách nhiệm đọc văn tế, nhắc nhở con cháu nhà hiếu và người đến phúngviếng lúc nào cần bái lạy, công việc của Thôi lão đạo chính là việc này. Sau khi nghe thấy tiếng tụng kinh tắt hẳn, có nghĩa là lần niệm thứnhất đã xong rồi, ông ta bắt đầu đọc văn tế. Bởi quanh năm suốt thángkể chuyện thuyết thư xem bói ở cửa Nam, ông này biết cách ăn nói, làm bộ làm tịch sao cho hợp với tình huống, giọng nói cũng đầy tình cảm. Nghethấy bên dưới linh đường đồng loạt dậy lên tiếng than khóc, đọc xong văn tế rồi hô to dập đầu bái lạy, Thôi lão đạo chợt thấy chóng mặt, thầmhô: "Hỏng hết cả việc rồi!"

Ba

Thì ra mấy ngày hôm ấy, Thôi lão đạo không có gì để mà ăn, trongbụng không có lấy một hột cơm, buổi sáng ăn liền ba chén cơm cháy, đầybụng không tiêu, lúc đọc văn tế chỉ trực xả xú uế ra, khẩn cấp phải đinhà xí. Thế nhưng, lúc ấy còn hơn chục người đến phúng viếng đang xếphàng ngoài linh đường, chỉ chờ chấp sự hô lên là sẽ bước lên dập đầu,không thể nào bỏ mặc nhiều người đứng chờ như vậy, giờ nên làm thế nàocho phải?

Chẳng kịp nghĩ ngợi nhiều, Thôi lão đạo lôi phắt vị đồ đệ trợ thủNgô Đại Bảo đang đứng bên cạnh lại, nhét vội bài văn tế vào tay y: "Visư phải chạy đi nhà xí một lúc, giờ con cứ bắt chước y chang theo mà hô, bình thường vi sư hô như thế nào con cũng sẽ hô như vậy, hiếu tử quỳ,dập đầu lần thứ nhất, tiếp tục dập đầu, dập đầu lần thứ ba, sau hiếu tửlà đến con dâu, nhớ kỹ chưa?"

Ngô Đại Bảo không biết chữ, văn tế không biết đọc, nhưng hô dập đầuthì y nghe suốt đến thuộc làu, chẳng có gì là khó cả, bèn bảo với Thôilão đạo: "Sư phụ yên tâm, việc này cứ giao cho con, người mau đi đi, đãcó giấy chùi chưa?"

Thôi lão đạo chẳng buồn đáp lại cho mất thời gian, vơ vội một nắmgiấy vàng mã dưới mặt đất, giống như bị lửa đốt đít, ôm bụng phóng thẳng tới nhà xí.

Ngô Đại Bảo buông ấm trà xuống, tay cầm văn tế, bắt đầu dẫn dắt việc phúng viếng, hô lên một câu 'hiếu tử quỳ'. Con cháu trong xếp thành một hàng, ai trước ai sau phải tuân theo theo thứ tự nhất định, như vậyngười chấp sự mới không gọi sai. Người con kia nghe thấy chấp sự gọimình, lập tức bước lên trước linh đường quỳ rạp xuống đất, khóc ầm lên.

Tiếp theo, đáng lẽ ra Ngô Đại Bảo phải hô "Dập đầu", nhưng y chỉ làkẻ "không có chó bắt mèo ăn cứt', cố sức lắm mới giữ được bình tĩnh, đột ngột bị nhiều người trong linh đường cùng đổ dồn ánh mắt vào như vậy,không tránh khỏi có đôi phần luống cuống. Y khẩn trương líu cả lưỡi,trong đầu thì nghĩ đến "Dập đầu", nhưng ra khỏi miệng lại thành "Lộnđầu" .

Người con kia là kẻ sinh ra trong nhà giàu có, không hiểu biết gì về đạo đối nhân xử thế, cũng chưa từng tham gia một buổi tang lễ nào, đâymới chỉ là lần đầu tiên. Lúc trước có người nhắc nhở anh ta, khi ở trênlinh đường thì nhất nhất phải nghe theo chấp sự, chấp sự bảo anh làm cái gì thì anh phải làm cái đó, bảo dập đầu thì phải dập đầu, bảo khóc thìphải khóc hết nước mắt, nếu không người ta chắc chắn sẽ đánh giá anh làngười bất hiếu. Bởi trong đầu lúc nào nghĩ đến lời nhắc này, cho nên khi nghe thấy chấp sự hô lên "Lộn đầu", anh ta ngơ ngác không hiểu ra sao,"Lộn đầu" là nghĩa làm sao? Lộn nhào? Anh ta sợ không gánh nổi tội danh bất hiếu, nên cho dù không biết lộn nhào cũng phải lộn, thôi thì cứ cắn răng mà làm cho xong. Anh ta gồng người lên, hai tay ôm chặt lấy đầu,chổng mông lên lộn một vòng rồi té lăn chiêng linh đường. Mọi người đứng bên dưới nhìn lên hoa mắt choáng váng, thế này là thế nào?

Ngô Đại Bảo hô đủ ba lượt, bắt hiếu tử phải nghiêng ngả lộn nhào balần. Sau khi người con đó đã lộn đủ ba vòng thì đến lượt cô vợ của anhta. Dù cô ta đang mang thai tháng thứ sáu thứ bảy, nhưng trong lòng biết chắc là không thể trốn tránh, ai có thể gánh nổi tội danh bất hiếu?Nhưng cô ta thật sự không thể lộn nhào được, bèn van xin: "Tôi nằm dàixuống đất rồi lăn tròn thầy thấy có được hay không?"

Đến nước này mọi người đến phúng viếng ở bên dưới không nhịn đượcnữa, nào đâu có cái trò bắt con cháu nhà hiếu phải lộn nhào trên linhđường? Chấp sự trên linh đường chẳng phải là Thôi lão đạo ư, sao lạithay bằng Ngô Đại Bảo rồi? Bèn quy kết là Ngô Đại Bảo đã nhận được lệnhcủa Thôi lão đạo, cố ý quấy rối linh đường, cái trò này còn đáng hận hơn cả đào mộ tổ tiên nhà người ta. Những người thâm giao với gia đình nhà hiếu đều là kẻ có quyền thế, những người này không có một ai là kẻ dễtrêu, nhổ bừa một sợi lông trên đùi cũng to hơn eo Ngô Đại Bảo và Thôilão đạo. Lúc bấy giờ, họ bèn gọi một đám gia đinh hùng hổ như sói như hổ tới, đè nghiến Ngô Đại Bảo xuống, dùng côn đập loạn cho một trận thừasống thiếu chết, sau đó tiếp tục nổi giận đùng đùng đi tìm chủ nợ làThôi lão đạo để tính toán.

Vừa mới bước ra khỏi nhà xí, Thôi lão đạo đã phong thanh nhận thấycó chuyện không hay, có nhảy xuống Hoàng Hà cũng không rửa sạch tội,người khôn phải biết nặng nhẹ, lập tức vắt chân lên cổ chuồn ra ngoàithành, nhất thời không dám trở về. Nhưng trên người lại không có baonhiêu tiền, ông này quyết định về nông thôn né tránh chờ mọi việc lắngxuống rồi tính sau, bèn lấy số tiền đặt cọc cho việc phục vụ tang lễ đimua lương khô đủ cho vài ngày ăn, gói ghém qua loa rồi một đường thẳngtiến vượt qua vùng đất trũng phía nam. Sau khi ra khỏi thành, ông nàylại chỉ thấy cảnh tượng hoa mầu mất mùa ở khắp nơi. Trên đường nghe được tin tức, ở Hà Nam có rất nhiều dân gặp nạn nổi loạn, triều đình cử quân đội đóng tại Trực Lệ tới trấn áp, thẳng tay tàn sát. Dọc đường ông tachỉ gặp dân đói rách và quân nổi loạn chạy lên phía bắc, bỏ cả nhà cửavườn tược lại đằng sau. Đi sâu xuống phía nam, ngay cả dân đói rách cũng không còn nhìn thấy nữa, mọi người đã chết đói cả rồi, khắp nơi la liệt xác chết, trong lòng ông này trở nên nặng trĩu, đau buồn thui thủi mộtmình cất bước. Khi đi ngang qua một khu nghĩa địa, ông này chợt thấy đầu một con chó đen ló ra sau một ngôi mộ. Cái đầu con chó đó chắc phải tohơn cả đầu con nghé, miệng ngậm một đứa bé, trợn trừng đôi mắt đỏ rựclên, nhe răng khẽ gầm gừ với Thôi lão đạo.

Bốn

Thôi lão đạo tay không tấc sắt, chắc mẩm lần này mình sẽ biến thànhthức ăn trong miệng chó trong cái nghĩa địa này, nhưng mệnh chưa đến lúc tuyệt, đột nhiên một con chó dữ khác nhảy vọt ra, nhe răng há mõm muốnđoạt xác đứa bé trong miệng con chó đen. Nhân lúc hai con chó hoangtranh giành nhau, Thôi lão đạo tận dụng cơ hội chạy trối chết. Toàn bộvùng đất trũng không có con đường mòn nào, ông ta lúc thì rẽ bên trái,khi thì ngoặt sang phải, rụng rời cả hai chân mà không biết đến khi nàomới thoát khỏi nơi này. Chạy được tầm hơn hai dặm, ông ta đột nhiên dừng phắt lại. Kể ra đôi mắt của ông ta cũng độc, đã phát hiện ra mặt đấtbên đường có điểm không thích hợp. Cỏ dại trên mặt đất úa vàng héo rũ,nhưng màu sắc và tính chất của đất ở chỗ đó lại không có gì khác với khu vực xung quanh, vậy là đã chứng tỏ bên dưới mặt đất chắc chắn có mộ cổ. Dù không nhìn thấy tạo hình của ngôi mộ, cũng không thấy con thú cõngbia đá trước mộ, nhưng đại loại là một ngôi mộ cổ mà phần mặt ngoài được phủ một lớp cao lanh, bởi vậy cỏ trên mặt đất rất khó mọc được. Ông này bước qua bên đó nhổ một ngọn cỏ lên để quan sát rễ của nó, quả nhiên có ám âm khí của mộ cổ. Ngôi mộ bên trong lớp cao lanh này chí ít ra cũngphải là một của một vị Vương Hầu nào đó. Nếu là ngày trước, Thôi lão đạo chưa chắc đã có ý định đào trộm ngôi mộ này, nhưng khi chạy nạn đến nơi xa lạ, trên người không có tiền rất khó xoay sở, khắp nơi lại gặp thiên tai nhân họa liên tục, có ai còn tâm tư xem bói với đoán quẻ. Giờ giữađường gặp một ngôi mộ cổ, chẳng phải là tiền tài do trời ban hay sao?

Thôi lão đạo nghĩ thầm không làm thì thôi, đã làm thì làm cho chót,nếu phải làm chuyện xấu thà rằng đi trộm mộ cổ còn hơn, lấy được vàngngọc đồ quý là sẽ xa chạy cao bay. Dù đã thông tư tưởng, nhưng ông nàylại không phải là kẻ chuyên sống bằng cái nghề thất đức này. Mặc dù biết xem phong thuỷ tìm âm trạch dương trạch, nhưng ông này lại không có tay nghề đào đất khoét tường khai quật động tiên, một thân một mình trộm mộ cướp đoạt bảo vật là việc nằm ngoài khả năng của bản thân. Cũng may nơi này là vùng đất hoang vu làng xóm tiêu điều, phạm vi hơn mười dặm quanh đó không thấy một bóng người, chỉ cần có nước có lương khô, tìm mộtgian phòng đủ che nắng mưa trong những thôn hoang vắng gần đây trú tạmmấy ngày cho đến lúc đào được bảo vật, như vậy coi như đã tốt lắm rồi.Ông này hạ quyết tâm, trước tiên cần chuẩn bị đầy đủ nước uống và lươngthực, còn phải kiếm thêm hai dụng cụ đào bới phần mộ, nếu không thìchẳng có cách nào mà ra tay. Lúc bấy giờ, mặt trời đỏ ối đã lặn về tây,Thôi lão đạo đang lo sợ lại gặp phải chó hoang thì chợt nhìn thấy có một con đường cách ngôi mộ cổ không xa. Đó là một ngã tư, bên cạnh lại cómột lối rẽ khuất nẻo, cỏ mọc tốt um cao quá đầu người, bụi gai rậm rịt,giống như rất nhiều năm rồi không có người qua lại.

Thôi lão đạo đã xông pha giang hồ nhiều năm, trong lòng tự hiểu conđường nhỏ đó không dễ đi, sài lang thổ phỉ thứ nào cũng nên tránh, bènđi thẳng theo đường cái. Nhưng vừa đi được không bao xa, ông này đã bắtgặp một con lừa, có lẽ là do dân chạy nạn bỏ sót. Con lừa này cũng cóthể coi là mạng lớn, không bị đám dân chạy nạn làm thịt. Thôi lão đạomừng như điên, trong lòng hào hứng nghĩ: "Thật sự là ước cái gì được cái đó, con lừa này vừa khéo có thể giúp lão đạo ta chuyên chở đồ vật." Ông này bước lại gần tóm lấy dây cương, trèo lên lưng lừa. Nhưng đến lúcbấy giờ, bởi không dưng kiếm được món hời, ông này lại không dám đi theo đường cái nữa, sợ chạm mặt với người đã bỏ quên con lừa, vội vàng rẽvào con đường nhỏ. Có con lừa ít nhất không cần phải sợ chó hoang nữa,lừa mà nổi nóng lên là sẽ đá hậu. Cho dù hung tàn đến mấy, đám chó hoang cũng không dám trêu vào một loại gia súc lớn như lừa.

Ngoài ra còn có quan niệm mê tín, cho rằng cương thi sợ tiếng hí của lừa. Thôi lão đạo vớ bở được một con lừa, gan trộm mộ dường như đã lớnhơn trước nhiều. Ông này cỡi lừa đi xuôi theo con đường nhỏ. Con đườnggập ghềnh, rất hoang vu. Bởi tính tình bướng bỉnh, con lừa cứ đi ba bước lại lùi hai bước. Đi được tầm hơn hai dặm, ông này chợt nhìn thấy mộtthôn làng hoang vắng nằm ven đường. Công việc đào trộm mộ cổ không thểnào chỉ trong vòng ngày một ngày hai là có thể hoàn thành, phải tìm mộtchỗ qua đêm. Ông này thầm tính toán, cái thôn này cách ngôi mộ cổ khôngxa, hay là cứ vào trong thôn tìm một ngôi nhà đủ che gió che mưa ở tạm,buổi tối ngủ, còn ban ngày đào mộ. Bởi vậy, ông này đánh lừa rẽ vàothôn. Giữa đám ruộng bỏ hoang có một cái cuốc, ông này tiện đường nhặtlên đặt ngang lưng lừa, chờ đến lúc đào mộ sẽ mang ra sử dụng. Khi đếncửa thôn, trong sương chiều bao la mù mịt, ông ta nhìn thấy trên tấmbia đá ở bên đường có khắc ba chữ "Thôn Huyền Đăng".

Thôi lão đạo tự lẩm bẩm: "Tên thôn quái dị thật! Huyền mà chả làhắc, thôn Huyền Đăng thì có khác gì là thôn Hắc Đăng đâu? Chẳng lẽ vàobuổi tối không nhà nào đốt đèn hay sao?"

Năm

Thôi lão đạo đã đi lại trong giang hồ nhiều năm, không ngại ngần gìnếu phải một mình qua đêm ở một cái thôn vắng nhà hoang như thế này.Hiển nhiên "thôn Huyền Đăng" là một cái thôn bị bỏ hoang không có ngườiở, có khả năng người trong thôn đã chạy nạn hết cả rồi, nhưng ông nàyvẫn không hiểu tại sao người ta lại đặt tên thôn quái dị như thế, khôngthể không đề cao cảnh giác. Ông này giục lừa đi vào thôn. Rõ ràng là bốcục của thôn này hết sức kỳ lạ, phòng ốc xây quây lại thành một vòng,toàn bộ cửa sổ đều mở toang cánh khép vào bên trong, khác hẳn nhà bìnhthường. Chính giữa thôn là một khoảng đất trống, ở giữa khoảng đất nàycó một cái đèn đá to đùng, kiểu dáng rất cổ xưa, ít nhất cũng phải có từ mấy trăm năm trước. Đến khi vào trong, ông này mới phát hiện ra, nơiđây không hẳn là một thôn bị bỏ hoang không có người, nhưng cũng chỉ cómỗi một căn nhà là có người ở. Trong nhà có một ông lão ngoài sáu mươituổi, da mặt đầy vết sạm, bên cạnh ông lão còn có một thanh niên vụngvề, cả hai đều đặc chất nông dân, nhìn bề ngoài dường như là hai chacon.

Thôi lão đạo thấy trong thôn có người còn ở lại, do vậy không dám tựtiện chọn một căn nhà để ở. Ông này bước lại gần chắp tay, bảo với ônglão đó mình là một đạo nhân bán thuốc nam, đang hái thảo dược ở khu vựcgần đó, định vào thôn tìm một gian phòng ở tạm vài ngày, lương khô nướcuống thì tự mình đã chuẩn bị sẵn cả rồi, mong ông lão tạo điều kiện.

Ông lão đáp: "Tạo điều kiện cho người cũng chính là tạo điều kiện cho chính mình. Huống chi, quanh đây ngoại trừ cái thôn Huyền Đăng này ra,không còn nơi nào có thể ngủ nhờ được nữa, trước không có thôn sau không có nhà trọ, không ở lại nơi này thì còn có thể ở đâu nữa? Tuy nhiên,nhà cửa trong thôn đa phần là cũ nát lắm rồi, tường xiêu vách nát, giólùa mưa tạt, chỉ sợ không xứng với đạo trưởng."

Thôi lão đạo nói: "Tôi là người thường lang bạt, tiện đâu ngủ đó,không quá kén chọn, chỉ cần một gian phòng nát một cái giường đất làđược, dù sao cũng tốt hơn là ngủ ngoài trời nơi hoang dã."

Nhận thấy đạo sĩ này đã quyết tâm tá túc trong thôn mình, ông lão bèn chỉ tay vào gian nhà bên cạnh, bảo: "Nếu đạo trưởng không chê, có thểvào ở gian phòng bên kia hai ngày."

Thôi lão đạo rối rít cảm ơn rồi hỏi ông lão: "Tại sao trong thôn chỉcòn hai người lão trượng và con trai, những người cùng thôn còn lại đãchuyển đi chỗ rồi khác hay sao? Hơn nữa vì sao lại gọi là thôn HuyềnĐăng, chắc hẳn là buổi tối không thể thắp đèn phải không?"

Ông lão lắc đầu trả lời: "Dạo này khó khăn, người trong thôn đã chạynạn đi nơi khác cả rồi, chỉ còn một mình tôi và đứa con trai vụng vềnày là còn ở lại nhặt ve chai kiếm củi lần hồi sống qua ngày. Còn nhữngviệc khác ấy ư, đạo trưởng ngài đừng có hỏi nhiều, bởi thấy ngài khôngcó nơi ngủ qua đêm, cho nên tôi mới thương tình cho ngài ở lại. Ngài ởlại cái thôn này cũng không có vấn đề gì, chỉ cần đồng ý với tôi ba điều kiện."

Mặc dù trong lòng Thôi lão đạo thầm nghĩ: "Rừng sâu núi thẳm mà cònlắm quy định như vậy", nhưng ngoài miệng lại nói: "Không vấn đề gì không vấn đề gì, không hiểu ba điều kiện đó là gì, kính mong lão trượng chỉbảo."

Ông lão nói: "Thứ nhất, ban đêm đạo trưởng đốt đèn cũng được, nhưngsau khi trời tối, bất kể có nghe thấy nhìn thấy bên ngoài có chuyện gìxảy ra, ngàn vạn lần không nên tò mò, hơn nữa còn tuyệt đối không đượcbước chân ra khỏi phòng."

Thôi lão đạo âm thầm kinh ngạc, buổi tối không được ra khỏi phòng?Chẳng lẽ trong thôn có vật gì không tiện cho người khác nhìn thấy? Cũngmay là ban ngày ông này còn phải đào trộm mộ, điều kiện này có thể tuântheo.

Ông lão nói tiếp: "Thứ hai, không cần biết là lúc nào, đạo trưởngtuyệt đối không thể bước vào nhà của hai cha con chúng tôi."

Lúc bấy giờ trời đã tối đen, Thôi lão đạo đứng ngoài cửa, còn ông lão kia và người con vụng về thì đứng ở trong nhà. Dù không nhìn thấy trong phòng ra sao, nhưng chỉ là một căn nhà ở vùng thôn quê thì có thể cóthứ gì đáng giá cơ chứ, sao lại phải cảnh giác với người lạ cứ như đềphòng kẻ cướp thế? Chả hiểu trong thôn vì sao lại có quy định này nữa?

Ông lão lại bảo: "Đạo trưởng đừng quá đa nghi, tôi làm vậy chỉ vìmuốn tốt cho ngài, chỉ có điều là không tiện nói rõ ràng. Ngài còn phảiđồng ý với tôi điều thứ ba nữa, đó chính là đừng có hỏi bất cứ câu nào.Nếu như có thể tuân theo thì ngài cứ ở lại, giả như không đồng ý, vậycứ cứ nơi khác mà tìm chỗ ngủ trọ cho sớm."

Thôi lão đạo vội nói: "Bần đạo là khách từ bên ngoài đến, nếu chủ nhân đã căn dặn, làm sao dám không vâng lời."

Mặc dù ngoài miệng nói một đằng, nhưng trong lòng lại nghĩ một nẻo,ông này chắc mẩm trong thôn này có bí mật không thể cho ai biết. Nhưngvì mục đích trộm mộ cướp đoạt bảo vật, ông này thực sự chẳng cần tìmhiểu thêm cho rách việc, chỉ mong có một chỗ để qua đêm, sau khi khaiquật được mộ cổ là sẽ lập tức xa chạy cao bay, bởi vậy đồng ý ngay tứcthì. Sau khi trời tối, ông này đóng cửa không bước ra khỏi cửa, ăn lương khô cho đỡ đói rồi nằm ngủ trong phòng. Ngày hôm đó coi như trôi qua êm đẹp, ông này mặc nguyên quần áo nằm chết dí trên giường, ôn lại nhữnglời căn dặn lúc trước của ông lão kia một lượt, trong lòng tự hiểu đếnđêm nhất định có chuyện gì đó, dù ngủ cũng phải mở to một con mắt.

Sáu

Đang nằm trên giường gạch Thôi lão đạo bỗng cảm thấy khát nước. Lúcăn lương khô ông này không uống nước, đến đêm cổ họng khô khốc, hối tiếc vì đã không tới chỗ ông lão xin chén nước uống. Lúc bấy giờ trời đã tối rồi, trong ba điều kiện mà ông lão nêu ra, điều đầu tiên là ban đêmkhông thể ra khỏi phòng. Ông này thầm nghĩ, dù trời đã tối đen, nhưngmới chỉ mới tối không lâu, chắc là chưa tới nửa đêm, tốt nhất là nêntranh thủ lúc này đi uống hớp nước sôi, có lẽ ông lão kia sẽ không trách móc. Ông ta lập tức bước ra khỏi nhà, nhìn thấy bên ngoài có ánh trăng, nhưng cửa nẻo nhà hai cha con ông lão đã đóng chặt, bên trong lại không đốt đèn. Ông này qua bên đó định gõ cửa thì chợt nghe thấy trong phòngvang lên tiếng thút thít nỉ non, giống như có hai người phụ nữ đang khẽthan thở.

Thôi lão đạo cảm thấy hết sức kỳ lạ: "Ông lão đã khẳng định trongthôn chỉ có mỗi hai cha con mình, vì sao lại có tiếng của phụ nữ?" Lạisuy đoán: "Chẳng trách ông lão lại không cho mình ra khỏi nhà vào banđêm, nguyên nhân là bọn họ dự định làm việc bất chính như thế này, chắclà bắt cóc người ở nơi khác về, để ta xem rốt cục là. . ."

Ông này nằm dán sát người xuống đất, ngó qua khe cửa để quan sát tình hình trong nhà. Lúc ấy ánh trăng mờ ảo, chỉ lờ mờ nhìn thấy hình dánghai cha con đang ở trong nhà. Hai người nằm nghiêng, một người quay đầuvề phía đông, người kia quay về phía tây, quay lưng vào nhau, nằm lộnđầu đuôi trên giường gạch, dường như đã ngủ lâu rồi. Căn phòng mộttrượng vuông (~10m2) nhìn một cái là thấy toàn bộ, nhưng nào có thấyngười phụ nữ nào?

Thôi lão đạo cảm thấy kinh hãi, toàn thân nổi hết da gà, rõ ràngkhông hề nghe lầm, nhưng ông này tự nhắc nhở chính mình thêm một chuyệnkhông bằng bớt một chuyện. Một mình chạy nạn tới nơi xa lạ, chưa đủ thời gian làm quen với cuộc sống ở nơi đó, lại chẳng quen biết ai để có thểtìm hiểu được tin tức, cũng chỉ còn cách nhìn trước quên sau, trước mắtđào trộm mộ kiếm bảo vật vẫn là quan trọng hơn, không thể vì bên cạnhphát sinh chuyện lặt vặt mà tự rước lấy phiền toái. Sau khi trải qua một hồi kinh sợ, ông này không còn thấy khát nước nữa, lặng lẽ trở về cănphòng sát vách ở bên cạnh, cài chặt thanh chặn cửa rồi nằm xuống ngủ.Nhưng đến nửa khuya, tầm khoảng giữa canh ba, ông này chợt nghe thấy bên ngoài vang lên tiếng bước chân. Không nhìn cho rõ thì không thể nào yên tâm, ông này nhấm nước bọt vào đầu ngón tay chọc thủng một lỗ trên cửasổ, nín thở, lặng lẽ nhìn trộm ra bên ngoài. Đập vào mắt là một đám đông xếp thành một hàng, đang đi từ khu đất trống chính giữa ra bên ngoàithôn. Nam nữ già trẻ gà vịt mèo chó đều có cả, còn có người cưỡi ngựaruổi lừa. Lúc ấy mây đen che khuất ánh trăng, khi đứng trong phòng nhìnra ngoài, ông ta chỉ có thể nhìn thấy những bóng hình mờ mờ ảo ảo. Những người đó quá nửa đêm đi ra ngoài, đi một lát rồi lại quay trở về, cứ đi đi lại lại cho tận đến tầm canh bốn rồi đột ngột biến mất không cònbóng dáng.

Thôi lão đạo rùng mình toát mồ hôi. Trốn trong phòng nhìn không rờimắt cả nửa đêm, ông này cảm thấy vừa sợ vừa ngờ vực, thầm nghĩ: "Chẳnglẽ là những người trong thôn đã chết rồi biến thành quỷ? Vì sao linh hồn những người này không tan? Cặp cha con sống trong này rốt cục là đangche dấu cái gì?" Mặc dù thừa biết nếu mình ở lại cái thôn này thì có thể sẽ gặp nguy hiểm, nhưng ông này vẫn luyến tiếc ngôi mộ cổ, có thể nàotrơ mắt đứng nhìn "con vịt" đã sắp đến miệng lại bay mất. Bởi lòng thamlấn át lý trí, cuối cùng Thôi lão đạo không nỡ bỏ đi. Đến lúc hừng đông, ông này làm ra vẻ như không có chuyện gì xảy ra, bảo với ông lão mìnhđi hái thảo dược rồi vác cuốc cưỡi lừa ra khỏi thôn. Trước đó đã ghi nhớ đường đến mộ cổ, cho nên ông này chằng mất bao nhiêu thời gian đã đếnnơi. Sau khi ngẩng đầu nhìn mặt trời để xác định hướng của quan tài,dùng bước chân tính toán xong, ông này mới ra tay đào bới. Bình thường,việc trộm mộ phải tiến hành vào ban đêm, bởi bản thân công việc này thực sự có một vài kiêng kỵ mê tín, nhưng chủ yếu vẫn là sợ bị người khácbắt gặp.

Vùng đất hoang vắng không một bóng người, coi như đã trút bỏ đượcphần nào gánh nặng đó. Mặt khác, vào ban ngày dương khí thịnh, một sẽkhông có ma quỷ lộng hành, hai sẽ không có cương thi, không cần phải quá mức căng thẳng sợ bóng sợ gió. Mặc dù không phải là người chuyên kiếmcơm bằng cái nghề trộm mộ này, nhưng Thôi lão đạo thường xuyên tiếp xúcvới âm dương trạch, dưới mồ mả tổ tiên hay mộ cổ có đồ vật gì, có thứnào mà ông này chưa từng nhìn thấy. Nhưng đồ vật ở trong ngôi mộ cổtrước mặt lại nằm ngoài tầm hiểu biết của ông này.

Bảy

Lại nói tiếp, Thôi lão đạo một mình đào bới, cật lực làm việc cả mộtngày mới đào sâu ngang thân ngôi mộ cổ. Lúc ngẩng đầu lên thì mặt trờiđã ngả về tây, ông này vội vàng thu thập dọn cuốc thuổng, cưỡi lừa ravề. Trời sẩm tối mới về đến thôn Huyền Đăng, đến đêm lại đóng cửa ngủtrong nhà. Chúng ta sẽ chỉ nói đến ý chính. Ông này liên tục ở lại thônHuyền Đăng ba ngày. Nửa đêm hôm nào cũng vậy, có rất nhiều người cứ liên tục ra khỏi thôn rồi lại đi vào. Thôi lão đạo đã lẳng lặng nhìn trộmmấy lần, lần nào cũng gặp tiết trời u ám, trong thôn không có lấy mộtánh đèn, tối om om không thể nhìn rõ được là người hay là ma quỷ. Ôngnày đã thử tìm cách moi từ trong miệng ông lão và đứa con vụng về ở bêncạnh xem có lộ ra cái gì không, nhưng đáng tiếc là hai cha con nhà đóít nói kiệm lời, hỏi chán cũng không nhận được một câu trả lời có tácdụng nào. Hơn nữa, thấy đã sắp mở được mộ cổ đến nơi, Thôi lão đạo bèntự nhắc nhở bản thân đừng có vẽ thêm chuyện làm gì, đến mai cùng lắm chỉ cần một buổi là có thể khai quật được phần mộ, lấy hết những thứ đánggiá rồi bỏ đi trong ngày luôn, không muốn ở lại cái thôn không có chỗnào là không kỳ quái này dù chỉ một ngày. Ông này tính toán rất hay,nhưng đến ngày hôm sau muốn đi cũng không thể đi được.

Sáng sớm tinh mơ, Thôi lão đạo nuốt vội mấy miếng lương khô rồi nhanh chóng đi đào mộ. Sau khi phá thủng lớp cao lanh trong cùng, ông nàynhìn thấy một cái huyệt xây bằng gạch cổ, chính giữa có một chiếc quantài bằng đá. Thôi lão đạo không có kinh nghiệm khai quật, bởi vậy lúccạy gạch đá lẫn mở nắp chiếc quan tài đó quả thực đã làm ông này mấtkhông ít thời gian và sức lực. Nhưng sau khi cạy được nắp ra, ông nàychỉ nhìn thấy bên trong chiếc quan tài bằng đá có mỗi bộ xương.

Thôi lão đạo thất vọng, không ngờ người chết trong ngôi mộ này chỉđược mai táng theo cách đơn giản nhất. Chắc là lúc còn sống, chủ nhâncủa ngôi mộ lo sợ sau này kẻ trộm sẽ đào mộ mình lên, bởi vậy dù bảnthân có tôn quý đến cỡ nào, lúc chết cũng chỉ dùng quần áo rẻ tiền, quan tài bằng đá để chôn cất, không mang theo một mẩu vàng bạc hay một miếng ngọc. Thôi lão đạo dậm chân thở dài: "Đúng là toi công mất vài ngày!Xem ra, mình không có cái phúc phận đó, ngay cả một đồng tiền rơi rớtcũng không được hưởng. . ."

Trong lúc đang than thân trách phận, ông này chợt nhìn thấy trongquan tài đá có một vật duy nhất chôn cùng người chết. Đó là một cái hồlô to khác thường, chắc hẳn là một đồ cổ hơn ngàn năm, có dây buộc bằngda trâu để có thể treo bên hông, nặng trịch giống như bên trong có chứarất nhiều thứ. Nhưng đến khi mở nắp dốc lên dốc xuống, bên trong lạichẳng có cái gì rơi ra. Thôi lão đạo suy đoán: "Cái hồ lô lớn này nhấtđịnh là vật mà lúc còn sống chủ nhân ngôi mộ vô cùng quý trọng, nếukhông thì đã chẳng chôn cùng trong quan tài đá, ta cứ mang về nhờ ngườikhác xem hộ một chút." Nghĩ vậy, ông này vái lạy bộ xương trong quan tài đá: "Quý đài* thăng tiên đã lâu, giữ lại vật ngoài thân này cũng chẳngcó tác dụng gì, chi bằng lại để cho bần đạo mang đi, dù sao cũng tốt hơn là để nó mai một trong đất vàng." Nói xong, Thôi lão đạo đóng nắp quantài đá lại, chèn gạch đá và lấp đất lại, sau đó nhét hồ lô vào bao tải,cưỡi lừa định đi khỏi nơi này ngay. Thế nhưng sắc trời đã tối, ông nàyđành phải ở lại "thôn Huyền Đăng" thêm một tối.

*Đài: cách xưng hô tôn kính của người xưa

Thôi lão đạo về thôn chui vào nhà, cài then cửa chính đóng chặt cửasổ. Nằm trên giường thao thức mãi mà không ngủ được, ông này bèn đứngdậy thắp nến, xem xét kỹ lưỡng cái hồ lô, thầm nghĩ: "Mặc dù đồ vậttrong mộ này không đáng giá một xu, nhưng dù sao cũng là một đồ cổ đúngchất. Lúc ra ngoài đi lại, cứ mang theo nó bên người, chắc chắn người ta sẽ cho rằng trong cái hồ lô này của lão đạo ta chứa đan dược thần diệunào đó. . ." Quá hưng phấn với ý tưởng đó, ông này vừa khoác chiếc hồ lô lên lưng thử xem sao, bất chợt nhớ ra một việc, thất thanh thốt lên:"Không hay!"

Đêm hôm khuya khoắt, Thôi lão đạo chớt nhớ ra, hôm ấy sau khi trở vềđã quên buộc con lừa lại. Ông này vẫn nuôi ý định cưỡi con lừa đó đếnchợ để bán, kiếm lấy vài đồng coi như có cái để mà xoay sở, nếu khôngthì trên người không một xu dính túi, làm thế nào mà đi lại ở bên ngoài? Ông này tức thời sốt ruột, giầy cũng không kịp đeo, lập tức tông cửaphòng chạy ra ngoài, chỉ mong sao con lừa kia dù không bị buộc nhưngcũng đừng có chạy đi đâu. Ông này vừa mới ló mặt ra ngoài xem xét, đúnglúc những hồn ma đen thui trong thôn đi ngang qua trước mặt.

Tám

Lúc bấy giờ trời sáng trăng, mặt đất phủ đầy sương trắng, Thôi lãođạo chợt nhận ra, những kẻ trước mặt mình hoàn toàn không phải là hồn ma của người dân trong thôn, bởi chúng ăn mặc quần áo mũ mão theo lối xưa, hoặc mặc giáp cầm đao, hoặc áo bào đai ngọc, hoặc áo rồng mũ phượng,trong số đó cũng không thiếu quái vật mặt xanh nanh vàng, tư thế đilại cứng đờ đầy quái dị, tay chân đều thẳng tắp, cách ăn mặc giống nhưnhững nhân vật trong các buổi diễn hí kịch của đoàn hát rong. Đang quâytròn xung quanh chiếc đèn đá giữa thôn, vừa nhìn thấy có người trongphòng đi ra, những kẻ này lập tới lao tới.

Thôi lão đạo rùng mình lạnh buốt toàn thân, thấy không ổn, vội vànglui về trong trong phòng, quên mất dưới chân còn có bậu cửa, vậy là ngãngửa xuống đất. Nhưng ứng với câu nói "sống chết có số", đáy cái hồ lôthu được dưới mộ cổ treo ở bên hông đập xuống đất, từ bên trong đột ngột bắn ra một quả cầu lửa. Lúc ấy, đám người ăn mặc quan phục thời xưa đãxúm lại gần sát ông này rồi, sau khi bị quả cầu lửa bắn trúng chínhdiện, toàn bộ bắt lửa bốc cháy phừng phừng, phát ra tiếng gào thảmthiết. Lửa cháy càng lúc càng mạnh, chỉ trong nháy mắt bọn chúng đã biến thành tro bụi. Cả khu vực nồng nặc mùi thối xác chết, rất lâu sau vẫnkhông chịu tan.

Thôi lão đạo giật mình tỉnh ngộ, bên trong cái hồ lô ở bên cạnh bộxương có lắp đặt cơ quan bằng lò xo, nhét đầy đất dẫn lửa của Tây Vực,đập mạnh để phát động, có khả năng phun ra Thiên Lôi Địa Hỏa. Nghe nóixưa kia nước Liêu đã từng có một vị Hỏa Hồ Lô Vương, còn khu vực này lại thuộc về địa phận của nước Liêu, bởi vậy bộ xương trong ngôi mộ cổ quánửa là của người này. Lúc bấy giờ ông này vẫn chưa hết kinh sợ, nhưngvẫn kịp nhận ra con lừa đã chạy mất rồi. Nhờ có con lừa bị buộc ở cửamấy ngày vừa rồi, do tiếng lừa hí có thể trừ tà, cho nên ma quỷ trongthôn dám bước vào cửa. Hôm ấy ông này quên không buộc dây, con lừa đãchạy đi mất, nếu không phải lúc đào trộm mộ thu được cái hồ lô Thiên Lôi Địa Hỏa thì sợ rằng khó thoát khỏi cái chết. Ông này chỉ muốn mau chóng rời khỏi nơi ma quái này, lảo đảo đứng dậy, chợt nhớ ra lương khô vẫnđể trong phòng. Bên ngoài loạn lạc, người chết đói la liệt khắp nơi, dùcó chạy trốn giữ mạng cũng phải vào lấy lương khô rồi mới chạy. Ông nàyđẩy cửa vào trong nhà định lấy lương khô, thế nhưng do tâm trí hoảngloạn, trong lúc vội vàng không kịp định hướng, vừa đẩy cửa ra đã pháthiện mình đã vào nhầm phòng, căn phòng đó là của hai cha con nhà nọ.

Dù bên ngoài ánh trăng sáng như gương, nhưng trong phòng vẫn tối đen. Đẩy cửa phòng ra, Thôi lão đạo vừa ngó vào đã lờ mờ nhìn thấy hai người phụ nữ. Ông này ngẩn người ra, dụi mắt nhìn kỹ lại. Ông lão và ngườicon ngớ ngẩn đứng như trời trồng trong phòng, trong đầu ông này tự hiểucó chuyện không hay, nhưng còn chưa kịp nghĩ ra rốt cục là có chuyện gìxảy ra thì đã thấy hai cha con nhà nọ đột ngột xoay người lại. Sau khiquay lại, hai người đã hoàn toàn biến thành phụ nữ, phát ra tiếng thútthít nỉ non, gương mặt kỳ dị, nhìn thế nào cũng không thấy giống ngườicòn sống.

Thôi lão đạo chợt nhận ra, sau lưng ông lão và người con ngớ ngẩn cómột vật thể giống như con rối bằng da người bám chặt vào, chúng cũngchẳng khác gì đám ma quỷ bên ngoài kia, tất cả đều là con rối bằng dangười thành tinh. Ông này định thả Thiên Lôi Địa Hỏa trong hồ lô ra đểthiêu hủy hai con rối bằng da người đó, nhưng lại sợ làm hại đến hai cha con nhà nọ. Cái khó ló cái khôn, ông này rút một cây châm thép tronglồng ngực ra, đâm vào hai con rối bằng da người mỗi con một phát. Chợtvang lên hai tiếng thét chói tai, ông lão và đứa con ngớ ngẩn ngã gụcxuống đất, hai con rối bằng da người lảo đảo định chạy trốn. Nhìn thấythế, Thôi lão đạo vội vỗ vào đáy hồ lô, Thiên Lôi Địa Hỏa phụt thẳng vào hai con rối bằng da người, chúng lập tức bị đốt thành tro bụi.

Hai cha con nhà đó dần tỉnh lại, quỳ rạp xuống đất dập đầu binh binhcảm ơn ân cứu mạng của Thôi lão đạo. Thì ra thôn Huyền Đăng là nơi sốngtập trung của những nghệ nhân diễn kịch bóng. Kịch bóng còn được gọi làhí kịch đèn chiếu hoặc hí kịch chiếu bóng. Nhà nào trong thôn cũng cótay nghề gia truyền. Họ dùng da dê làm thành con rối, sau khi trời tốicăng một tấm vải trắng trước cây đèn chiếu sáng, nghệ nhân trốn phíasau, miệng hát theo câu chuyện, tay điều khiển con rối. Trên tấm vảitrắng sẽ hiện lên hình ảnh có màu sắc. Người trong thôn túm năm tụm bahợp nhau lại thành gánh hát, đi ra ngoài diễn hí kịch đèn chiếu để mưusinh. Toàn bộ nam nữ già trẻ ai ai cũng biết diễn, trình độ làm con rốicó thể nói là cao tuyệt. Mỗi khi đến dịp tế tổ hàng năm, họ phải căngvải trắng vây tròn xung quanh cây đèn đá trong thôn rồi diễn hí kịch đèn chiếu dưới ánh trăng.

Đời này qua đời khác đều bám vào nghề này để kiếm sống, tình trạngnày đã kéo dài cả mấy trăm năm. Nhưng chén cơm này không dễ nuốt trôi,bởi vì công việc này luôn đi đôi với tình trạng cạnh tranh gay gắt, đốithủ quá nhiều. Nếu muốn kiếm được tiền thì phải có tuyệt chiêu đặc biệtkhông giống ai, bởi vậy có người dân trong thôn đã giết người rồi lột da nạn nhân ra để làm con rối. Khi biểu diễn bằng loại con rối bằng dangười, có khả năng biến giả thành thật, hình ảnh chẳng khác bao nhiêuso với người sống. Kể từ đó, nhà nào cũng đua nhau làm việc này. Nhữngngười đi ngang qua vào thôn Huyền Đăng tìm nơi ngủ trọ, thông thường sẽbị người trong thôn giết hại để làm con rối bằng da người. Mặc dù tiềnkiếm được không ít, nhưng có ai ngờ âm khí của con rối bằng da người rất nặng. Sau khi để trong hòm gỗ trên trăm năm, chúng sẽ biến thành yêutinh hình người. Có một năm, sau khi diễn xong hí kịch đèn chiếu, họ đãnhất thời sơ sẩy quên không đóng kín rương, con rối bằng da người chuira tác quái, ăn sống nuốt tươi toàn bộ người trong thôn, sau đó tản rakhắp nơi quậy phá, cứ đến tối mới quay hết cả về đây. Toàn bộ cư dân của thôn Huyền Đăng chỉ còn lại ông lão và đứa còn là may mắn sống sót,nhưng hai người bị con rối bằng da người bám chặt sau lưng. Những nămqua, hai người vẫn bị cầm chân ở trong thôn, may nhờ có Thôi lão đạo hỏa thiêu con rối bằng da người, yêu quái sau lưng họ tức thì bị diệt.

Chín

Ông lão kể lại ngọn ngành câu chuyện cho Thôi lão đạo, chỉ hận kiếtxác không một xu dính túi, không biết báo ân bằng cách nào. Sau khi lụctung cả nhà, ông lão tìm được mấy cây đinh dài ba tấc, là loại đinhthuyền dùng để đóng quan tài, đưa chúng cho Thôi lão đạo, bảo rằng đâylà thứ dùng để khóa chặt rương ngày trước.

Bởi đào được hồ lô Thiên Lôi Địa Hỏa trong ngôi mộ cổ ở ngoài vùnghoang vu đã là tốt lắm rồi, cho nên Thôi lão đạo không còn đòi hỏi gìhơn. Thấy ông lão đưa cho mấy cây đinh đóng tài đinh, ông này nghĩ mãimà không hiểu ông lão có dụng ý gì. Những người biểu diễn hát rong ngoài đường rất kiêng kị đinh, bởi vì đụng phải đinh tức là điềm báo bị đậpvỡ nồi cơm. Ông này suy đoán, vào nửa đêm nửa hôm chắc con lừa sẽ khôngchạy đi quá xa, có lẽ ở ngay ngoài rìa thôn, tìm được nó còn có thể bánlấy tiền, bởi vậy không còn tâm tư nói thêm vài câu với ông lão nữa,giữa đêm chạy ra ngoài tìm lừa. Nhưng nói thì dễ làm thì khó, con lừachẳng biết đã chạy đi đâu từ bao giờ, ông này lùng sục khắp cả vùng đấthoang cho đến lúc hừng đông, nhưng ngay cả lông lừa cũng còn chẳng tìmthấy được một cọng. Bởi vậy, trời vừa tảng sáng là ông này lại quay vềthôn Huyền Đăng, trong lòng cực kỳ chán chường, định chào từ biệt ônglão. Thế nhưng, trong phòng không có người nào, chỉ có hai bức tượng đất chỏng chơ trên mặt đất, hình dáng tướng mạo có đôi nét tương tự như hai cha con nhà nọ. Thôi lão đạo chấn động, lúc bấy giờ mới biết, do đượccúng bái đã nhiều năm, bức tượng tổ sư của thôn Huyền Đăng đã sinh ralinh, vội vàng nhặt mấy cây đinh đóng quan tài dưới nền nhà lên, khi cầm đến tay thấy nặng trịch, gõ vào nhau vang phát ra tiếng lanh lảnh. Thôi lão đạo có mắt nhìn hàng, trong lòng tự hiểu mấy cây đinh đóng quan tài đó không phải là vật tầm thường.

Thôi lão đạo ngẫm nghĩ: "Năm xưa, người dân thôn Huyền Đăng dùng conrối bằng da người để biểu diễn hí kịch đèn chiếu, chắc là để phòng người lũ rối tác quái, chẳng hiểu họ đã tìm được ở đâu mấy cây đinh đóng quan tài rồi thả vào rương chứa bọn chúng. Sau này, vì chủ quan nên đã quênkhóa rương, tạo cơ hội cho lũ con rối bằng da người chui ra tác quái,toàn bộ người trong thôn đã không thoát được kiếp nạn đó. Đến hôm nay,mấy cái đinh đóng quan tài này rơi vào tay lão đạo ta, chẳng biết chừngsau này sẽ có tác dụng trọng yếu." Bèn nhét số đinh đóng quan tài vàotrong người, khoác hồ lô Thiên Lôi Địa Hỏa lên lưng, châm nến lạy haibức tượng đất vài cái rồi tìm đường ra khỏi "thôn Huyền Đăng". Nghe nóiHà Nam xảy ra nạn đói chiến tranh loạn lạc, quan binh và nghĩa quân tànsát nhau ở khắp nơi, qua bên đó là cửu tử nhất sinh, ông này đành chuyển hướng đi về phía Quan Đông. Sau này, Thôi lão đạo vượt qua được hiểmnguy rồi quay trở về Thiên Tân vệ, lại bày quày xem bói kể chuyện thuyết thư như trước. Lúc hỏa thiêu con rối bằng da người, hồ lô Thiên Lôi Địa Hỏa của ông ta đã bị sử dụng hết công năng, đất dẫn lửa lưu huỳnh diêm tiêu cũng không đào đâu ra được, chiếc hồ lô rỗng đã không còn tác dụng gì.

Thôi lão đạo quen biết vị sư phụ già của đội tuần sông. Ông này từngbảo, khu vực hạ lưu chín sông của Thiên Tân vệ có thế phục long, xưa nay lũ lụt khó trừ, khi nào nhìn thấy mây đen trên trời xảy ra hiện tượngrắn hóa rồng, chắc chắn chỉ trong vòng vài năm nữa là sẽ xảy ra đại hồng thủy, đến lúc đó nước sẽ nhấn chìm Thiên tân vệ, cả người lẫn động vậtchết đuối vô số kể. Nếu như có thể tìm ra chỗ phát ra yêu khí sớm, có lẽ còn có khả năng trừ được kiếp nạn này, đến lúc đó sẽ cần phải dùng đếnmấy cây đinh đóng quan tài kia. Kể từ đó, ông này đã chôn số đinh đóngquan tài trong nghĩa trang miếu Hà Long. Từ cuối thời nhà Thanh cho đếnnăm 1958, cách nhau bởi thời kỳ dân quốc, chớp mắt đã vài chục năm trôiqua, chỉ còn Quách sư phụ là còn nhớ rõ việc này. Muốn đối phó vật ởtrong ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương, không có mấy cây đinh Thôilão đạo đã lưu lại chỉ sợ không làm nổi.

Lúc dỡ bỏ nghĩa trang miếu Hà Long vào thời kỳ mới giải phóng, Quáchsư phụ đã moi số đinh đóng quan tài đó lên, bọc kín bằng vải dầu, mấynăm qua vẫn chôn chặt dưới gầm giường gạch của nhà mình. Nhưng vấn đề là vật ở trong ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương đã trốn ở chỗ nào?Tại sao nhiều người tìm kiếm bao nhiêu lần như vậy mà vẫn không thể tìmra? Truyền thuyết về ngôi nhà bị ma ám của chưởng quầy tiệm quan tài nhà họ Bạch có chôn dấu bảo vật, thực ra bảo vật đó là thứ gì? Ông ta tựhiểu, một mình không thể làm được việc này, phải gọi mấy người anh emđáng tin tưởng đến giúp đỡ. Bởi vậy, ông ta bèn bảo Đinh Mão đi gọi LýĐại Lăng và Trương Bán Tiên đến để bàn bạc cách đối phó yêu ma trong"Ngôi nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương".
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại: https://hoinhieuchu.com
Back
Top