Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Miếu Hoang

Miếu Hoang
Tác giả: Trường Lê
Tình trạng: Đã hoàn thành




Tác Giả: Trường Lê

Bộ 1: Thầy Tàu Ly Kỳ Truyện Hệ Liệt

Thể loại: Đô Thị, Linh Dị, Tâm Linh

Giới thiệu:

Hành trình của một thầy bùa lang bạt trên khắp mọi vùng đất của Việt Nam. Khi ông dừng chân lại tại một ngôi làng thì phát hiện ra ngay tại ngôi làng này có những điều kỳ lạ. Quá khứ của ngôi làng đã xảy ra biến cố gì mà đến tận thời gian này, chướng khí, tai ương mới bắt đầu xuất hiện. Những người dân trong làng rốt cuộc đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng đến đâu để bây giờ họ đang phải gánh nghiệp..?

Liệu với khả năng của mình, thầy Lương có thể giải mã những bí ẩn, những nguyên do đã bị thời gian phủi quên và cứu được những con người vô tội.
 
Sửa lần cuối:

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1: Thầy Tàu


" Ăn...đi....Tiếp...tục...ăn...đi..."

" Hi...hi...hi.... Nó...ngon...lắm.... có...phải.....không...? "

- - Rất ngon, nó rất ngon....

" Nhoàm.... nhoàm.... nhoàm..."

" Rầm "

Cánh cửa của ngôi nhà sàn bị đạp bung ra, tiếng nói ồn ào cũng với tiếng những bước chân đang chạy trên chiếc cầu thang gỗ vang lên dồn dập, nhưng rồi những kẻ chạy lên sau bỗng nhiên bị khững lại, đập mặt vào lưng của người phía trước:

- - Cái gì vậy...? Tại sao lại dừng lại...?

Tiếp theo đó là một tiếng hét thất thanh:

- - QUỶ..... QUỶ ĂN THỊT NGƯỜI..... CHẠY..... CHẠY..... NGAY... ĐII....

Một vài kẻ yếu bóng vía lập tức quay đầu, bỏ chạy trối chết, thậm chí còn ngã lăn lộn từ trên bậc cầu thang xuống bên dưới nền đất khô cằn đầy đá sỏi. Những kẻ bạo gan hơn thì tiếp tục tò mò, bám vào thành cửa, họ không dám tin vào mắt mình. Đang ngồi giữa nhà chính là người thầy thuốc mà họ vô cùng tin tưởng, quý mến. Nhưng bộ dạng đó không phải người thầy thuốc với ánh mắt nhân từ, ân cần thường ngày, thay vào đó là một tấm thân nhuốm đầy máu tươi, trên sàn nhà là một người phụ nữ đã chết. Nhưng đó vẫn chưa phải cảnh tượng kinh khủng nhất. Người thầy thuốc đó trên tay đang cầm một quả tim người và nhe răng cắn xé, nhai một cách ngấu nghiến. Đôi mắt anh ta đỏ sọc, sau những nhát cắn, khóe miệng của hắn lại rỉ ra những giọt máu tươi rồi chảy tong tong xuống sàn nhà. Quả tim đó là quả tim của cô con gái đang nằm ngay bên dưới chân của hắn.

" Ăn... đi.... ăn.... tiếp... đi..."

" He... he... he... Nó... ngon... lắm.... phải... không...."

" Nhoàm... Nhoàm.... Nhoàm "

- - Phải rồi.... hi... hi... hi... nó.... rất ngon....

[.........]

" Uỳnh "

Một tiếng sấm nổ vang, cảm tưởng như cả ngôi nhà vừa khẽ rung chuyển. Mở trừng mắt, bốn xung quanh chỉ là một màu đen tối. Bên ngoài có lẽ trời sắp đổ mưa lớn, những ánh chớp lập lòe thi thoảng lại giật lên khiến ánh sáng len lỏi qua những khe hở của cánh cửa sổ lâu năm có phần ọp ẹp. Tất cả những chuyện vừa rồi chỉ là một giấc mơ. Không, nó không hẳn là mơ, bởi đó là những việc đã xảy ra trong quá khứ. Một quá khứ nghiệt ngã, đau thương tưởng chừng như chỉ có cái chết mới khiến cho người đàn ông này trút bỏ được gánh nặng. Một giấc mơ có thật, kéo dài dai dẳng suốt 30 năm qua.

" Cạch "

Khẽ mở cửa phòng vì thoáng nghe thấy tiếng động bên ngoài. Dưới ánh đèn dầu leo lắt, chủ nhà trọ cuống quýt xin lỗi:

- - Ấy chết, thầy Lương, có phải do tôi gây tiếng động khiến thầy không ngủ được phải không ạ...?

Ông Lương đáp:

- - Không phải do bác chủ đâu, tiếng sấm ban nãy to quá.

Chủ nhà trọ nói:

- - Dạ đúng rồi thầy, sấm động giữa đêm, trời bất chợt chuyển mưa lớn, không biết có xảy ra chuyện gì không...? Ban nãy tôi đi xem cái máng nước, sợ rác nó tắc, mưa lớn, nước không chảy đi được rồi lụt hết vào bên trong. À mà, cái cửa sổ phòng của thầy hơi cũ rồi, tiện thầy còn thức, để tôi lấy thanh gỗ chẹn lại cho chắc ăn. Kẻo đang ngủ mà bị gió thổi bung ra, bất tiện lắm.

Ông Lương đáp:

- - Vậy cảm phiền bác chủ.

Bước vào trong, chủ nhà trọ châm thêm ngọn đèn dầu trong phòng rồi lịch kịch chèn cửa. Vừa chèn ông vừa bắt chuyện:

- - Vậy là thầy Lương chỉ ở lại đây đêm nay nữa thôi phải không...? Cũng phải 3 năm rồi thầy mới quay lại đây đấy nhỉ...?

Ông Lương khẽ gật đầu:

- - Bác chủ vẫn còn nhớ quá nhỉ....? Ba năm trước mộ tổ nhà họ Nguyễn phát mộ kết, xuất hiện dây tơ hồng. Lúc đó gia chủ họ Nguyễn mời tôi về ban đầu chỉ là làm một cái lễ cầu siêu cho người cha mới mất. Ông ta ngỏ ý muốn đưa xác cha về mảnh đất xây mộ tổ để chôn cất. Nhưng khi đến đó xem tôi thấy không được, mộ kết, lại nằm ngay trên long mạch của làng. Nếu đào huyệt chôn ở đó, không cẩn thận, không chỉ họ Nguyễn lụi bại mà cả dân làng cũng phải chịu hậu quả về sau. Do vậy tôi có lời khuyên không nên chôn ông cụ tại đó, và đợi 3 năm sau mới được trùng tu, xây sửa lại mộ tổ..... Nay công việc cũng đã xong, trưa mai tôi đi có chút công chuyện ở chùa Thiên An rồi sẽ rời khỏi đây.

Chủ quán trọ đã chèn xong cửa, phủi phủi tay ông ta cười rồi nói:

- - Phải nhớ chứ ạ, tiếng tăm của thầy Lương khắp nơi ai mà không biết. Họ Nguyễn có thầy giúp đỡ thế này thì lại nở mày, nở mặt rồi. Nhưng được cái họ giàu mà cũng biết san sẻ lắm. Âu cũng là phúc đức gia tộc tích cóp để lại cho con cháu sau này. Tiện đây, nếu thầy không chê, trưa mai mời thầy về nhà tôi dùng bữa cơm. Cảm kích tấm lòng của thầy mà sau mấy năm mới dám ngỏ lời. Nói nhà tôi chắc thầy lạ vì tôi sống ở đây, nhưng đó là nhà vợ tôi. Khổ cũng hơn 40 tuổi rồi, cố lấy mụn con trai nên sinh xong, tôi đưa vợ về bên ngoại để bà chăm sóc. Nhà cũng ở gần chùa Thiên An thôi, thầy cứ đi công chuyện, khoảng mấy giờ xong tôi đến chùa đợi thầy.... Được không ạ.

Nhìn vẻ mặt phúc hậu của chủ quán trọ, cộng thêm lời mời chân thành, 3 năm trước cũng từng trọ tại đây, 3 năm sau gặp lại âu cũng là có duyên, ông Lương mỉm cười rồi gật đầu đồng ý.

Đêm đó trời mưa rất lớn, nhưng may thay đến sáng thì trời quang mây tạnh. Cơn mưa rào buổi đêm lại khiến cho không khí có phần mát mẻ, thoáng đãng hơn. Thịnh tình của chủ quán trọ còn được biểu hiện bằng việc, mới sáng sớm, chủ quán trọ đã pha trà, đem thêm một vài cái bánh nếp nhân đậu xanh lên tận phòng của ông Lương.

Ông Lương khẽ nói:

- - Như này bác chủ khiến tôi cảm thấy ngại quá, không có công sao dám nhận hậu đãi.

Chủ quán trọ vội xua tay:

- - Ấy chết, thầy đừng nói vậy....Chút đồ điểm tâm này đâu có là gì, chỉ là lòng thành của tôi đối với thầy thôi. Thầy dùng xong rồi sửa soạn còn lên chùa sớm chứ, mạn phép hỏi thầy, khoảng mấy giờ thì thầy xong việc ạ..?

Ông Lương trả lời:

- - Tôi lên đó cũng không lâu đâu, trước là thăm sư trụ trì, sau có một vài việc nhỏ. Chắc chỉ khoảng độ 10h sáng là tôi xong việc.

Chủ quán trọ vâng dạ rồi nói:

- - Vậy khi ấy tôi sẽ đứng đợi thầy ở đầu con đường đi vào chùa. Trà nóng, bánh nóng, thầy dùng đi ạ.

Ăn điểm tâm sáng xong, ông Lương sửa soạn đồ đạc rồi đi bộ đến chùa Thiên An. Cái thời mà dân còn không đủ ăn thì nói gì đến việc tu sửa, chăm lo cho đình chùa, miếu mạo. Trải qua những cuộc chiến tranh dai dẳng, nhiều ngôi chùa, ngôi đình bị thực dân Pháp tàn phá. Chùa Thiên An cũng không ngoại lệ, sau chiến tranh, dù đã được bà con giúp sức tu bổ, nhưng cũng chỉ phần nào. Cảnh quan của chùa rất đẹp và thanh tịnh, nhưng những khoảng sân, những bờ tường, hay thậm chí gian nhà chính của chùa cũng phải chắp vá, lụp xụp..... Nhưng điều đó không phải là nguyên nhân khiến thầy Lương lui đến chùa. Mà là, dù cho ngôi chùa có tiêu điều đến đâu thì đó vẫn là nơi mà sư trụ trì Thích Vạn Đức đang cưu mang những đứa trẻ bị bỏ rơi, những đứa con bị lạc mất cha mẹ, hoặc cũng có thể cha mẹ chúng đã chết bởi những lý do nào đó mà chúng trở thành trẻ mồ côi, không nơi nương tựa.

Bước vào chùa, ông Lương thấy người đang quét những chiếc lá rụng lả tả sau cơn mưa đêm qua chính là sư trụ trì. Khẽ cúi đầu, ông Lương nói:

- - Kính bạch thầy, đã lâu không gặp. Bạch thầy vẫn khỏe chứ.

Thoáng thấy tiếng người, sư trụ trì dừng tay lại rồi nhìn về phía ông Lương, nở một nụ cười hiền hậu, sư trụ trì đưa tay trước ngực rồi cúi đầu chào đáp lễ:

- - Thì ra là thí chủ, đã ba năm rồi mới thấy thí chủ quay lại vãn cảnh chùa. Mời thí chủ vào bên trong, bần tăng pha trà mời thí chủ.

Ông Lương kính cẩn rồi bước vào bên trong mái hiên của chùa, nhác thấy người lạ đến chùa, những cô bé, cậu bé mới chỉ khoảng chừng 5-6 tuổi len lén đứng sau cây cột trụ trong chùa nhìn ra bên ngoài. Rót trà vào hai cái chén đã cũ kỹ nhưng rất sạch sẽ, sư trụ trì khẽ nhìn bọn trẻ rồi mỉm cười nói:

- - Đã ba năm rồi, mấy đứa nhỏ giờ cũng đã lớn hơn trước. Ngày thí chủ đến đây lần đầu mấy đứa hãy còn nhỏ xíu, thí chủ lượng thứ nếu các con không nhận ra mặt ân nhân.... A di đà phật.

Ông Lương nói:

- - Bạch thầy đừng nói vậy, tất cả cũng là vì một chữ duyên. Giúp người mà đợi trả công thì không còn là giúp người nữa. Thật may mắn khi đến đây, thấy bạch thầy và bọn trẻ vẫn khỏe mạnh.

Sư trụ trì nhìn ông Lương, thoáng buồn, nhà sư tiếp:

- - Chẳng hay cuộc sống ba năm qua của thí chủ đã gặp phải nhiều khó khăn, biến cố...?

Ông Lương hỏi lại:

- - Sao bạch thầy lại hỏi vậy...?

Nhà sư đáp:

- - Chỉ ba năm mà thí chủ đã già đi trông thấy, đuôi mắt, vầng trán, tất cả đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn.

Ông Lương cười:

- - Ha ha ha, ra là vậy..... Bạch thầy đừng lo, công việc của tôi vốn dĩ đã như vậy. Thôi, không dài dòng nữa, tôi đến đây hôm nay là muốn đưa cho thầy thứ này.

Dứt lời, ông Lương lấy tay nải mở ra, cầm lấy cái bọc nhỏ bằng nắm tay được làm tử vải đen. Ông Lương đặt xuống mặt rồi nói:

- - Mong bạch thầy nhận lấy số tiền này để trang trải cuộc sống.

Sư trụ trì mở cái túi ra, nhà sư vội đặt xuống rồi xua tay từ chối:

- - Nhiều tiền quá, cảm ơn lòng tốt của thí chủ. Ba năm trước, nhờ thí chủ mà các con vượt qua được cảnh đói khát, ơn đức của thí chủ với các con và nhà chùa cao tựa mây xanh. Còn chưa trả được ơn làm sao nhà chùa dám nhận tiếp.

Ông Lương mỉm cười:

- - Ban nãy tôi đã nói với bạch thầy, giúp người đâu cần đến chuyện đền ơn. Bạch thầy yên tâm, những đồng tiền này đều là tiền chân chính, không phải cướp bóc, dối lừa của ai. Bọn trẻ cần phải ăn uống, nhà chùa cũng đâu dư dả gì, mọi người cần số tiền này hơn tôi. Bạch thầy có thể không biết, nhưng ba năm trước tôi đến mảnh đất này, duyên số đã đưa tôi đến chùa Thiên An kịp lúc. Và ba năm sau, tôi có việc phải quay lại đây, tất cả những điều đó như một sự sắp đặt của ông trời. Tôi, bạch thầy và bọn trẻ, có một sợi dây nào đó gắn kết chúng ta lại với nhau, đó là số trời. Bạch thầy từ chối há chẳng phải muốn trái lệnh trời hay sao. Hơn nữa số tiền này là để dành cho bọn trẻ, những người như chúng ta tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, mong bạch thầy suy nghĩ những điều tôi vừa nói và nhận cho.

Bên trong chùa, bọn trẻ không còn thấy lạ nữa, từng đứa, từng đứa bước ra cửa rồi nhìn ông Lương bằng những cặp mắt long lanh, ngây thơ, non dại. Nhìn những bộ quần áo rách phải chắp vá những miếng vá nham nhở, nhưng nụ cười của bọn chúng lại tươi sáng và vô cùng hồn nhiên. Ban nãy sư trụ trì có nói sau ba năm ông Lương đã già đi nhiều, nhưng nhà sư quên mất rằng, bản thân nhà sư cũng đã gầy đi quá nhiều so với ba năm trước, đôi gò má hốc hác, tuy ánh mắt của nhà sư vẫn đầy nhân từ, hiền hậu nhưng nhiêu đó cũng không thể thay đổi sự thật, cuộc sống của họ vẫn còn nhiều nỗi trăn trở.

Sư trụ trì rơi nước mắt khi nhìn đám trẻ, nhà sư chắp hai tay trước ngực rồi cúi đầu:

- - A di đà phật, cảm tạ công đức của thí chủ. A di đà phật.

Ông Lương cũng chắp tay, cúi đầu đáp lễ........ Công việc mà ông Lương nói với chủ quán trọ cần lên chùa Thiên An chính là đem toàn bộ số tiền ông được trả công sau khi giúp họ Nguyễn phát mộ kết để công đức, cứu tế cho nhà chùa.

Trước khi rời đi, ông Lương có nói thêm với sư trụ trì:

- - Sau này tôi sẽ không trở lại đây nữa, công việc của tôi ở đây đã hoàn thành. Tôi cũng có một giao kèo với họ Nguyễn, nếu như trong vòng 1 năm tới mà đại sự hanh thông, họ Nguyễn ăn lên làm ra, thì khi đó chỉ mong họ trích một phần nhỏ để công đức cho chùa. Đó cũng là điều cuối cùng tôi có thể giúp cho bọn trẻ và nhà chùa...... Chào bạch thầy, tôi đi.

Ông Lương rời khỏi chùa Thiên An, bọn trẻ đứng bám lấy chân của sư trụ trì, chúng hỏi nhà sư:

- - Ông lão đó là ai vậy, thưa thầy...?

Nhà sư chắp tay cúi đầu tiễn bước ông Lương rồi khẽ trả lời:

- - Ông ấy là một người Trung Quốc, nhưng dành phần lớn cuộc đời ngao du khắp nơi trên đất nước của chúng ta. Cũng là ân nhân của các con, ông ta tên là Lương..... Người đời gọi ông ta bằng cái tên quen thuộc, thầy Tàu.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2: Tà Ám


Ông Lương rời khỏi chùa, lúc đó cũng đã là hơn 9h sáng. Đeo cái tay nải, ông Lương bước ra đến đầu đường, vừa thấy ông Lương xuất hiện, chủ nhà trọ đã chạy vội lại rồi nói:

- - Chào thầy, thầy xong việc rồi ạ..?

Ông Lương nhìn chủ quán trọ rồi mỉm cười:

- - Chào bác chủ, bác đợi tôi ở đây lâu chưa...?

Chủ quán trọ gãi đầu gãi tai, đúng ra thì ông ấy đã đến đây từ sớm, ngay khi ông Lương rời khỏi quán trọ là chủ quán cũng giao lại quán cho người làm rồi đi theo ông Lương rồi. Chủ quán trọ đáp:

- - Dạ, cũng không lâu lắm thưa thầy. Nếu thầy đã xong việc thì mời thầy quá bộ đến nhà ăn bữa cơm gia đình, dạ, mời thầy đi đường này.

Nhìn sắc mặt của chủ quán trọ có phần hơi nhợt nhạt, ông Lương hỏi:

- - Vừa đây chắc bác chủ còn chạy đi đâu nữa phải không...?

Chủ quán trọ giật mình, ông ta đáp:

- - À dạ, dạ.... Ban nãy trước khi đến đây đợi thầy, tôi có đảo qua nhà nói vợ tôi ở nhà chuẩn bị cơm nước đợi thầy về dùng. Mà sao thầy lại biết ạ...?

Ông Lương khẽ vuốt nhẹ chòm râu, ông nói:

- - Là do thí chủ mặt ướt mồ hôi, nếu chỉ ở đây đợi thì không đến nỗi như vậy, trời tuy có nắng nhưng đang giữa thu, sao lại đổ mồ hôi nhiều như thế.

Chủ quán trọ cười cười:

- - Thầy đúng là có mắt tinh tường.

Đi sau chủ quán trọ, ông Lương nhìn chằm chằm vào phần lưng của chủ quán trọ. Tất nhiên câu hỏi ban nãy của ông Lương xem chủ quán trọ đi đâu là có nguyên nhân. Còn việc giải thích thì là ông Lương chỉ nói để cho chủ quán trọ yên tâm mà thôi. Còn sự thật, chủ quán trọ này có vấn đề. Đêm hôm qua chủ quán trọ mời mọc rất nhiệt tình, nhưng việc quá săn đón khiến cho ông Lương có chút suy nghĩ.

Tuy nhiên chủ quán trọ này chắc chắn không phải người xấu, chỉ là ông ta đang có một vấn đề gì đó khó nói mà thôi. Biết vậy nên ông Lương vẫn đồng ý đi theo chủ quán trọ về nhà mẹ vợ của ông ta. Trên đường đi, ông Lương đặc biệt chú ý quan sát những giếng nước, bụi tre, hoặc những ngôi mộ được đắp ngay ven bờ ruộng.

Ông Lương nói:

— Làng mình mấy năm nay yên bình quá nhỉ. So với 3 năm trước thì có vẻ sung túc hơn nhiều.

Chủ quán trọ đáp:

— Dạ, cũng còn nhiều khó khăn, nhưng đúng là được cải thiện hơn mấy năm trước.

Vòng vèo thêm hai đoạn đường đất, cuối cùng thì cũng đến nhà chủ quán trọ. Đúng như ông ta nói, nhà vợ ông ta cách chùa Thiên An không xa lắm.

Chủ quán trọ mời ông Lương vào trong rồi nói:

— Thầy vào đi ạ, chắc cơm nước cũng sắp xong cả rồi.

Nhưng ông Lương lại không chịu bước qua cổng, ngay trước cổng nhà có một bụi trúc nhỏ, bụi trúc chỉ cao hơn nửa thân người một chút. Chủ quán trọ thì mở cổng chờ đợi, vậy mà ông Lương lại chỉ đứng ngắm nhìn bụi trúc. Đột nhiên, ông Lương tháo tay nải, ông đặt ngay dưới bụi trúc rồi lẩm bẩm nói những câu gì đó nghe rất khó hiểu.

Xong ông Lương mới bước qua cổng, chủ quán trọ vội nói:

— Ấy chết, sao thầy lại để đồ đạc ngoài đó, lỡ như ai đi qua lấy mất thì tôi biết phải làm sao..? Thầy, thầy để tôi đem vào trong nhà.

Ông Lương hừm một tiếng rồi xua tay:

— Đồ của tôi có người trông rồi, để đến ba ngày cũng không ai lấy đâu mà sợ. Bác chủ, nếu bác muốn tôi giúp thì sau khi bước chân vào nhà, không được gọi tôi là thầy, không được đả động gì đến chuyện đang lo lắng trong lòng. Coi như tôi chỉ là một người bạn quá giang xin ở lại một hôm.

Nghe ông Lương nói, toàn thân chủ quán trọ nổi da gà. Nhận ra ông Lương dường như đã biết mọi chuyện nên chủ quán trọ chỉ biết rơm rớm nước mắt rồi cúi đầu khẽ nói:

— Dạ, lâu ngày không gặp...Mời bác vào nhà chơi.

Lúc này ông Lương mới khoan thai bước vào sân nhà, cái tay nải ông vẫn để ngoài bụi trúc. Thấy chồng về, đoán người đi cùng chính là thầy Tàu mà chồng đã nói. Người vợ đi ra định chào thì chủ quán trọ lắc đầu ngăn lại. Chủ quán trọ vội cướp lời vợ:

— Bác lâu lắm mới đến thăm vợ chồng em. Bác ra sau nhà rửa chân tay mặt mũi rồi lên nhà ngồi uống nước.

Ông Lương cười rồi đáp:

— Cảm ơn vợ chồng anh đã tiếp đón. Lâu không gặp, nay tôi đến thăm gia đình, cũng xin bữa cơm rồi tôi lại đi. À mà tôi đang có vấn đề về tiêu hoá, thịt cá ăn vào sợ đau bụng. Phiền chị nhà luộc giúp tôi 5 quả trứng. Luộc xong cứ để trên nhà, lát tôi vào ăn tạm. Chậc, phải lót dạ cái gì đó mới uống rượu được. Cảm phiền anh chị.

Chủ quán trọ ra hiệu cho vợ đi luộc ngay 5 quả trứng gà. Gà nhà mới đẻ sáng ngày hôm nay, về phần ông Lương, ông đi ra sau hè, nhìn ngắm vườn tược, múc nước trong bể, ông Lương khẽ đưa lên mũi ngửi ngửi rồi gật gù, uống một ngụm nước mưa trong bể, rửa tay chân xong, ông Lương dạo quanh nhà một vòng rồi mới bước vào bên trong.

Lúc ông Lương đi vào thì thấy một bà cụ đang nằm trên giường. Bà cụ nằm quay úp mặt vào bên trong tường. Hơi thở có phần yếu ớt, ông Lương hỏi chủ quán trọ:

— Bác gái ốm lâu chưa..?

Chủ quán trọ đáp:

— Đã 2 tuần nay mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Hình như bệnh càng lúc càng nặng hơn. Cũng đã mời thầy thuốc về tận nhà thăm khám. Nhưng cứ uống thuốc là lại nôn ra hết. Giờ ngày chỉ ăn được bát cháo loãng. Tôi cũng không biết phải làm sao..?

Ông Lương tiếp:

— Sao anh không đưa cụ đi khám..?

Chủ quán trọ thở dài:

— Tôi cũng muốn vậy, nhưng cứ đưa đi là cụ nằng nặc không chịu. Gào thét, cào cấu rồi đòi chết.

Ông Lương nhấp ngụm chè rồi tặc lưỡi:

— Nhà anh là bậy bạ lắm, cứ để thế này không ổn đâu.

Khẽ liếc mắt nhìn về góc buồng trong, trong buồng có 1 giường và 1 cái nôi. Bên trong nôi là con của chủ quán trọ, một bé trai mới sinh được khoảng 6 tháng. Đứa bé đang nằm trong nôi ngủ rất ngon.

Vừa lúc đó vợ chủ quán trọ bê bát trứng gà luộc đặt lên mặt bàn rồi kính cẩn nói:

— Mời bác dùng cho nóng. Trứng gà nhà nuôi, sáng nay vừa mới đẻ, lúc em nhặt vào hãy còn nóng hổi. Bác ăn rồi ngồi uống nước, cơm em nấu xong hết rồi. Khi nào bác và nhà em dùng em bê lên.

Chủ quán trọ thò tay vào bát trứng, có lẽ ông ta định bóc trứng mời thầy Lương. Nhưng ông Lương ngăn lại, ông Lương lấy ấm rót nước chè vào chén rồi nhấp môi:

— Chè ngon có khác, trứng hãy nóng, bóc không sạch vỏ. Anh cứ để đấy, lát nguội tôi khắc ăn.

Để bát trứng đó phải đến 10 phút sau, ông Lương vẫn chưa chạm vào 1 quả nào. Đột nhiên, ông Lương đứng dậy rồi nói:

— Ban nãy quên, trước khi đến đây tôi có đi qua quán rượu ngoài đầu đường lớn. Nghe mùi rượu thơm lắm. Giờ tôi đi ra đó mua một ít, về mình nhâm nhi. Anh đi cùng tôi chứ..?

Chủ quán trọ gật đầu đồng ý, ông Lương lúc này mới thò tay vào nhặt hai quả trứng gà, miệng nói:

— Vậy tôi lấy hai quả trứng, vừa đi đường vừa ăn vậy. Chị nhà cứ sắp mâm cơm đi nhé. Chúng tôi về ngay.

Ở dưới bếp, vợ chủ quán trọ " Dạ " một tiếng rõ to. Ông Lương cùng chủ quán trọ rời khỏi nhà, ông Lương đi trước, chủ quán trọ đi sau. Lúc đi ra tay nải của ông Lương vẫn còn nguyên ở đó, ông Lương cúi xuống, thò tay vào tay nải lấy một thứ gì đó rồi nhanh tay bỏ vào túi áo, xong xuôi ông Lương thắt tay nải lại rồi để im vị trí cũ.

Đi đến gốc cây bàng cách nhà chủ quán trọ ước chừng 300m, dưới tán cây bàng. Ông Lương mới lấy ra 2 quả trứng gà ban nãy rồi nhìn chủ quán trọ nói:

— Trứng gà nhà mới đẻ ban sáng phải không..?

Chủ quán trọ gật đầu lia lịa:

— Dạ đúng thưa thầy.

Ông Lương tiếp:

— Trứng thối hết rồi, không chỉ hai quả này mà cả ba quả ở nhà cũng đều đã thối hết.

Dứt lời, ông Lương bẻ đôi hai quả trứng, chủ quán trọ giật mình, bên trong lòng đỏ hai quả trứng đã thâm đen, đưa lên mũi ngửi đúng thật nó đã bốc mùi thum thủm.

Ông Lương nhìn chủ quán trọ rồi nói:

— Nhà có tà, lẽ ra bác chủ nên nói với tôi ngay từ đầu. Tà ám một già, một trẻ.... Vợ chồng bác chủ vẫn khoẻ mạnh thì có nghĩa, cụ bà và cháu nhỏ bị tà ám rồi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3: Bắt hồn


Lời nói của ông Lương như giúp cho chủ quán trọ trút bỏ hết được những tâm tư đang đè nén trong lòng. Chủ quán trọ vội chắp tay rồi cúi lạy ông Lương, miệng run run nói:

- - Thầy ơi, thầy giúp nhà tôi với..... Tôi không dám giấu thầy, thực lòng cũng rất ngưỡng mộ thầy vì những việc thầy đã làm. Nhưng mấy ngày qua thấy thầy bận bịu công chuyện, đi sớm về muộn nên tôi không dám mở lời. Lúc thầy xong việc thì cũng là lúc thầy rời đi. Tôi chỉ còn biết cách mời thầy về nhà, mong thầy giúp đỡ..... Gia đình tôi đội ơn thầy nhiều lắm.

Ông Lương đỡ chủ quán trọ lên rồi đáp:

- - Bác chủ đứng dậy đi, tôi biết bác chủ không phải người xấu, ba năm trước khi đến ở trọ tại nhà của bác chủ, tôi mắt thấy những việc tốt mà bác chủ làm. Mặc dù thời gian đó rất khó khăn, vậy mà bác chủ vẫn san sẻ đồ ăn cho những người ăn mày, cơ nhỡ ghé vào nhà trọ chỉ để xin ngụm nước. Nhưng tôi chỉ đoán được phần nào khi ban nãy nhìn thấy bác chủ đợi tôi ở gần chùa Thiên An. Khi tôi hỏi bác chủ có chạy đi đâu không là lúc ấy trên người bác chủ có vương chút tà khí. Và lúc bác chủ trả lời là có về nhà mẹ vợ, tôi đã đoán ngôi nhà đó có điểm bất thường. Và quả thực khi đến nơi, chỉ cần nhìn vào trong thôi là đã nhận ra chướng khí khá nặng rồi. Tôi để tay nải bên ngoài là vì trong đó có một vài bảo pháp trừ yêu, có dương khí cao. Nếu tôi đem vào đó, tà âm trong nhà có thể sẽ lập tức ám hại người thân của bác chủ. Nhưng để xác định chính xác nên tôi đã nhờ chị nhà luộc trứng gà rồi để trong nhà khoảng nửa tuần hương. Trứng bẻ ra bên trong đã thâm đen, chắc chắn trong nhà có tà khí. Căn cứ vào màu đen của lòng đỏ, tà này ít nhất đã lưu lại trong nhà nửa năm nay rồi. Tại sao suốt thời gian đó bác chủ không đưa cháu bé đi...? Về điều này hình như có uẩn khúc gì đó...?

Chủ quán trọ đáp:

- - Thưa thầy, sự việc mới chỉ xảy ra gần 1 tháng nay. Mẹ vợ tôi đang khỏe mạnh. mặc dù bà đã 70 tuổi. Nhưng hãy còn tinh tường lắm, vợ chồng tôi cũng luống tuổi rồi nhưng vẫn cố đẻ lấy mụn con trai. Vì công việc nên từ lúc lâm bồn cho đến nay, tôi để vợ con ở nhà ngoại để tiện chăm sóc. Trước đó thì mọi thứ vẫn rất bình thường, chỉ là một tháng trước, mẹ tôi bắt đầu ốm. Mà ốm không rõ bệnh. tôi mời thầy về nhà, thuốc nam, thuốc bắc đều cắt cả. Nhưng uống đủ loại mà bà vẫn không khỏi, ban đầu chỉ là mệt mỏi, nằm rên trên giường. Nhưng mấy ngày sau thì cứ mỗi đêm, bà lại dậy lọ mọ đi lại trong nhà, rồi ngồi quay mặt vào tường cười khúc khích. Cái này tôi cũng nghe vợ tôi kể lại, nghĩ mẹ tuổi già, đau ốm nên sinh lẩn thẩn. Lúc đó mà bỏ đi thì sao đành, con tôi được 4 tháng tuổi rồi nên cũng đỡ, trộm vía, sinh ra nó rất ngoan, không quấy khóc bao giờ. Vậy nên vợ tôi ở lại chăm mẹ luôn, thêm vài ngày nữa thì bà đỡ dần..... Đang ốm mà khỏe dậy ăn liền lúc 3-4 bát cơm, có hôm tôi đến thấy bà ăn ngấu nghiến, thậm chí còn dùng tay bốc. Nhìn mẹ khỏe lại vợ chồng tôi cũng mừng. Mẹ tôi trước vẫn ẵm cháu, nên ốm dậy là lại tìm cháu bế bồng ngay. Nhưng khác với trước kia, sau này khi bà bế cháu thì thằng bé cứ khóc thôi, nó khóc không dỗ được, vợ tôi bế thì nó lại nín.

Ông Lương hỏi:

- - Rồi sau đó thế nào...?

Chủ quán trọ tiếp:

- - Thực tình thì ngay lúc đó tôi đã muốn vợ bế con về nhà. Nhưng khi tôi đến thì mẹ vợ tôi lại lăn ra ốm. Mà lần này còn ốm nặng hơn trước, bà nôn mửa khắp nhà, mặt mũi hốc hác. Mà cả vợ tôi cũng không biết bà ăn uống lúc nào ở đâu mà nôn ra thức ăn nhiều lắm..... Khi dọn bãi nôn, vợ tôi còn phát hiện.... trong đó.... trong đó...

Ông Lương khẽ nói:

- - Có thức ăn sống như thịt sống đúng chứ...?

Chủ quán trọ tròn mắt gật đầu lia lịa:

- - Dạ... dạ.... đúng, đúng rồi thầy.... Có thịt lợn sống, vợ tôi nói tôi không tin, vợ tôi cũng không tin vì thịt mua về đều nấu chín thì sao bà lại ăn thịt sống được. Nhưng sao thầy lại biết...?

Ông Lương đáp:

- - Mẹ vợ của bác chủ bị tà nhập rồi...... Ngoài thức ăn bình thường thì người bị tà nhập rất thích ăn đồ sống. Lúc ra sau rửa tay chân, tôi thấy trong bụi cỏ, ngay bên ngoài cửa sổ chỗ bà cụ nằm....Có vài vỏ trứng gà, bà cụ đã ăn trứng gà sống rồi vứt vỏ ra bên ngoài. Giờ bác chủ nói lúc nôn, có nôn ra cả thịt sống thì chắc chắn bà cụ đã bị tà nhập.

Chủ quán trọ kể tiếp:

- - Mẹ ốm, vợ tôi phải ở lại chăm..... Con nhỏ đang bú không xa mẹ được, nhưng đó cũng không phải lý do chính.... Mà mỗi khi tôi đến bế con, ngỏ ý muốn bế cháu về nhà một chút là mẹ vợ tôi nổi điên, chửi bới um sùm, thậm chí còn lấy dọa sẽ đập đầu vào tường, hoặc nhảy giếng chết nếu tôi bế cháu đi. Phận con cái, sao dám để cha mẹ phải chịu đau đớn. Mời thầy thuốc về không chữa được bệnh, tôi có mời thầy cúng về nhà để cúng kiếng, giải hạn.... Đã mời 2 thầy, nhưng không những không cúng được, ngược lại mỗi lần cúng xong, con của tôi trên người lại nổi những vết hằn tím bầm, thằng bé cứ thế khóc ré lên cả đêm. Có một điều lạ, trước đó 2 tuần mẹ vợ tôi bế là nó khóc, nhưng 1 tuần gần đây khi mẹ vợ tôi bế nó không khóc nữa. Nhưng cháu lười bú mẹ, chỉ ngủ li bì suốt ngày. Còn mẹ vợ tôi, sáng nằm không ăn uống gì, chỉ úp mặt vào trong tường..... Đến tối mới dậy ăn cơm, ăn xong phải bế cháu đến khoảng 8-9h tối mới chịu buông.

Ông Lương hỏi:

- - Mới xảy ra 1 tháng nay, nhưng lòng đỏ quả trứng chuyển màu thâm đen như vậy thì chắc chắn ta khí trong nhà lưu lại phải lâu hơn thời gian đó. Nhưng bác chủ chắc chắn mấy tháng trước không xảy ra vấn đề gì chứ...?

Chủ quán trọ vội đáp:

- - Vâng ạ, tôi không dám giấu thầy nửa lời.

Ông Lương tiếp:

- - Vậy trong vòng 2 tháng trở lại đây, gia đình có tang hay có đi đám ma của ai rồi về không...?

Chủ quán trọ trả lời:

- - Nhà không có tang thưa thầy, gia đình vợ tôi chỉ có mình vợ tôi là con, bố vợ cũng đã mất cách đây 2 năm rồi, vẫn còn chưa bốc mả. Nhà có người mới đẻ, lại có trẻ con nên tôi chắc chắn là mẹ tôi cũng như vợ tôi không đi đám ma của ai trong làng.

Ông Lương chép miệng:

- - Ừm, đối với tôi, loại tà ma này không khó để diệt trừ. Nhưng trong nhà còn có trẻ con, hơn nữa cụ bà đã lớn tuổi. Giải trừ tà khí không đúng cách, không những không giúp được gì, ngược lại còn gây hậu quả nghiêm trọng. Như 2 lần trước, bác chủ mời thầy cúng về, cúng không được mà chỉ khiến nó giận dữ thêm mà thôi. Tôi nói để bác chủ còn chuẩn bị, nhưng nghe xong phải bình tĩnh.

Chủ quán trọ im lặng chờ đợi ông Lương chỉ dạy, ông Lương nói:

- - Tà ma trong nhà đang muốn bắt con của bác chủ đi đấy. Linh hồn của cậu bé dần dần sẽ bị nó cướp lấy, đó là lý do vì sao bây giờ bà cụ bế cháu mà cháu nó không khóc, ngủ li bì không phải là tốt, trẻ con khi sinh ra, dương khí rất mạnh, có thể cảm nhận được phần âm, do vậy trẻ con rất dễ bị ma trêu, quỷ ghẹo. Do tiếp xúc với tà lâu ngày, con của bác chủ đã bị bắt đi một phần hồn. Nếu không nhanh chóng tìm cách ngăn lại, tính mạng khó mà giữ được. Chính vì nó đã bắt hồn con của bác chủ nên nếu tôi ra tay diệt nó, chỉ sợ nó sẽ hại con của bác chủ. Chuyện ma quỷ không thể xem thường.

Chủ quán trọ nghe ông Lương nói mà rùng mình, nổi da gà. Đôi mắt khẽ nheo lại ép nươc mắt chảy ra, chủ quán trọ quỳ luôn xuống đất van nài:

- - Thầy ơi, thầy làm phúc, làm đức.... thầy bày cách cho nhà con với, phải mất gì con cũng chịu..... Vợ chồng con cố mãi mới sinh được mụn con trai, con trăm ngàn lạy lạy thầy.

Vội đỡ chủ quán trọ dậy, bởi đây đang là ở ngoài đường, tuy đường làng vắng vẻ không ai qua lại nhưng làm thế cũng khó coi. Ông Lương nói:

- - Bác chủ đừng làm vậy, khi phát hiện ra trên người bác chủ có điều bất ổn mà tôi vẫn theo bác chủ về tận nhà thì tất nhiên tôi phải giúp bác chủ rồi. Bác chủ đối xử với tôi không tệ, lại có tấm lòng nhân hậu, việc này coi như là phúc đức giúp người bao năm qua của bác chủ, không cần nghĩ đến chuyện công xá, báo đáp. Chỉ có điều, dục tốc bất đạt, vạn vật trên đời này từ khi sinh ra cho đến khi chết đi đều có nguyên nhân của nó. Trước khi tôi tìm được cách hợp lý để cứu con bác chủ thì trong nhà, mọi người đừng vội làm gì cả. Hãy cứ sinh hoạt như bình thường, việc còn lại cứ để tôi liệu sự. Còn bây giờ, bác chủ dẫn tôi ra chợ mua một vài thứ cần thiết, gần đây có tiệm bạc nào không nhỉ...?

Chủ quán trọ đáp:

- - Dạ có, để tôi dẫn thầy đi, mà thầy đến tiệm bạc làm gì vậy..?

Ông Lương mỉm cười:

- - Đừng hỏi nhiều quá, sau khi đến tiệm bạc, tôi sẽ ở lại đó, còn phiền bác chủ ra ngoài chợ mua cho tôi một cân muối hột, nhớ chọn loại nào hạt càng to, càng trắng càng tốt, mua thêm ít than hoa..... 0Và cả rượu nữa.. nhớ là quán rượu ở đầu đường nhé.

Chủ quán trọ ngạc nhiên, ông ta nói:

- - Tôi tưởng thầy chỉ lấy lý do đi mua rượu để ra đây thôi chứ...?

Ông Lương cười:

- - Khà khà, một phần thôi, còn đúng là quán rượu ở đó có rượu ngon thật. Hôm nay tôi với bác chủ phải uống một bữa thật say..... Khà khà khà. Nhớ mua đúng những gì mà tôi dặn.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4: Bóng in trên tường


Ông Lương và chủ quán trọ quay trở về nhà vào lúc gần 11h trưa. Ở nhà, vợ chủ quán trọ cũng đã bày mâm đũa, sắp xếp bát chén chờ sẵn. Trước khi bước vào trong nhà, chủ quán trọ còn cẩn thận ngó qua bụi trúc, thấy vậy ông Lương nói:

- - Bác chủ đừng lo, đồ của tôi không mất được đâu mà sợ.

Quả đúng như lời ông Lương, cái tay nải bằng vải nâu đã bạc màu vẫn nằm nguyên vị trí. Ban nãy đi chủ quán trọ thấy ông Lương lấy gì đó bên trong tay nải, nhưng lúc về không thấy động đến tay nải nữa. Không dám thắc mắc nhiều, chủ quán trọ mở cổng rồi mời ông Lương đi vào.

Bữa cơm trưa hôm ấy diễn ra khá rôm rả, trước lúc quay về, ông Lương có dặn gia đình không được ủ rũ, buồn rầu mà phải cố gắng cười nói, coi như không có chuyện gì xảy ra. Rượu ngon, lại nhiều đồ nhắm, ông Lương và chủ quán trọ cứ ngồi chén vơi, chén đầy, thế mà quay lại trời đã chuyển chiều.

Lúc này ông Lương mới vươn vai rồi nói:

- - Ây da, chết thật, đã gần 4h chiều rồi.... Mải mê uống rượu mà quên cả thời gian. Giờ cũng muộn mất giờ đi, có đi cũng sợ không kiếm được chỗ ngủ. Hay là anh chị cho tôi ngủ nhờ ở đây một tối, sáng mai tôi đi sớm. Như vậy có được không ạ...?

Vợ chồng chủ quán trọ rối rít:

- - Dạ được chứ...? Nhưng nhà không còn giường trống, liệu có bất tiện không ạ..?

Ông Lương mỉm cười:

- - Không cần bận tâm, tôi nằm ở ghế dài dựa lưng ngủ cũng được.... Chỉ cần cho tôi mượn 1 cái chăn là đủ.

Nói xong, ông Lương đứng dậy rồi ngồi luôn lên ghế, vợ chồng chủ quán trọ vội đi lấy chăn gối cho ông Lương kê đầu. Quay đi quay lại ông Lương đã ngáy o o, ngủ lúc nào không biết. Đến khoảng 6h tối, mẹ vợ chủ quán trọ đang nằm úp mặt vào trong tường lúc này mới lục đục ngồi dậy, mái tóc dài đã bạc phơ xõa xuống lưa thưa, thoáng trông qua rất đáng sợ. Bước xuống giường, có vẻ như bà cụ không quan tâm gì đến tiếng ngáy của người lạ đang nằm ở ghế. Bám tay vào thành cửa, bà cụ quát:

- - Cơm.... cơm của tao đâu...?

Chắc có lẽ thời gian gần đây chuyện này đã xảy ra thường xuyên nên sau khi nghe thấy tiếng mẹ, vợ chủ quán trọ lập tức bê mâm cơm đã chuẩn bị sẵn từ dưới bếp lên. Ngồi luôn ở hiên nhà, dưới ánh đèn dầu leo lắt, một mình bà cụ cứ thế xúc cơm trong nồi rồi ăn ngấu nghiến, nồi cơm phải dành cho 3 người ăn mà cụ bà ăn sạch. Không chỉ thế, bà ta còn lấy móng tay cạo cháy nồi rồi bốc rau, thịt bỏ hết vào mồm nhai.

Ông Lương tuy giả bộ ngủ, nhưng vẫn he hé mắt nhìn toàn bộ sự việc đang diễn ra trước hiên nhà. Một cụ bà gần 70 tuổi nhưng lại ăn khỏe hơn cả thanh niên, chẳng ai dám nghĩ cụ bà năm nay đã 70 tuổi. Ăn xong, cô con gái dọn dẹp cho mẹ, còn bà cụ lẳng lặng đi ra phía sau vườn không nói không rằng. Nghe phía sau nhà có tiếng nước dội, chắc có lẽ bà cụ múc nước rửa tay hoặc uống. Tiếp theo đó, ông Lương còn nghe thấy cả những tiếng bước chân sột soạt, bởi sau nhà là vườn tược nên cỏ mọc phủ kín lối đi.

" Quác... Cục.... Tác.... Ục... Tác..."

Tiếng gà kêu vang lên sau vườn, ông Lương nghe thấy giọng của vợ chủ quán trọ:

- - Mẹ, tối rồi mẹ còn ra chuồng gà làm gì...?

Nhưng không thấy bà cụ đáp lại, ông Lương tiếp tục ngáy khò khò khi tiếng bước chân loẹt quẹt của bà cụ đang bước vào bên trong nhà. Ăn uống xong, bà cụ lại trèo lên giường nằm quay mặt vào bên trong. Miền quê, nên 7h là mọi nhà tối om, bên ngoài chỉ có tiếng ếch nhái đang kêu ra rả. Nhà mẹ vợ chủ quán trọ cũng không ngoại lệ, hôm nay có thêm ông Lương đang nằm trên ghế, còn bên trong buồng nhỏ là chiếc giường nơi vợ chồng chủ quán trọ đang nằm, kế bên cạnh là cái nôi của cậu con trai vài tháng tuổi. Gian ngoài là giường của cụ bà, đèn dầu được tắt hết, chỉ duy nhất còn một ngọn đang cháy ngay bàn uống nước, cạnh ghế ông Lương đang nằm. Cái này cũng là do ông Lương nói vợ chồng chủ quán trọ sắp xếp cho mình.

" Loẹt.... xoẹt... Loẹt... xoẹt "

Tiếng bước chân của bà cụ đi ngang qua chỗ ông Lương đang nằm. Khi bà cụ chưa bước đến buồng của vợ chồng chủ quán trọ thì cậu con trai nằm trong nôi, cả ngày không khóc một tiếng thì lúc này bất chợt ré lên:

" Oe.... Oe.... Oe...."

" Oe... Oe... Oe.."

Vợ chủ quán trọ ngồi dậy, đưa nôi dỗ con, khi chị ta định bế con lên để dỗ thì bà cụ đứng ngay trước cửa buồng, mái tóc xõa rũ rượi, ánh mắt nhìn chằm chằm vào con gái, bà cụ nhoẻn miệng cười:

- - Để đó.... để đó mẹ dỗ cháu nó cho.... He he he.... Ngoan nào, con ngoan nào, bà thương, bà thương..

Nhìn cảnh tượng đó, chị vợ rùng mình, chị không muốn đưa con cho bà, nhưng nhớ lời chồng nói lúc chuẩn bị đi nằm:

" Thầy dặn cứ để cho bà bế cháu hôm nay nữa. Đừng ngăn cản, cố gắng coi như không có chuyện gì. "

Cắn răng chịu đựng, chị vợ đành để cho bà cụ bế cháu. Ẵm đứa bé trong tay, bà cụ tiếp tục loẹt xoẹt tiếng dép quay về giường của mình, vừa đi bà ta vừa hát:

- - Cái... cò... mày đi... á.... ăn đêm.... Đậu phải... cành mềm... ả à ơi..... Lộn cổ... xuống.... ả... à.... ao.... Hi... hi.... hi.... Ngoan quá.... ngoan quá... nín khóc... rồi nè...

Bước qua bàn uống nước, nơi có ngọn đèn dầu vẫn đang sáng. Ông Lương khẽ hé chút chăn để nhìn. Và điều mà ông Lương đang chờ đợi cuối cùng cũng đã đến, cái bóng người đang đổ trên tường nhà dưới ánh đèn dầu le lắt không phải là cái dáng còng lưng của một cụ bà 70 tuổi, bóng đen đang in trên tường có hình dáng thẳng đứng, tóc dài, không chỉ vậy, bà cụ đang ẵm đứa bé, nhưng cái bóng đổ lên tường thì lại là hình ảnh một người phụ nữ đang dắt theo sau một đứa trẻ con chứ không phải bế.

Bất chợt, bà cụ dừng lại rồi nhìn vào cái ghế nơi ông Lương đang nằm.

" Khò.... Khò.... Khò..."

Tiếng ngáy vang lên, không thấy gì lạ, bà cụ tiếp tục đi về phía giường của mình. Ngồi trên giường, trong bóng tối, bà cụ liên tục hát ru rồi cười khúc khích. Cứ như thế phải đến 9h tối bà cụ mới đem đứa bé quay lại buồng hai vợ chồng chủ quán trọ rồi đặt cậu nhóc vào trong nôi. Đến lúc này, vợ chồng chủ quán trọ mới dám đi ngủ, bình thường chủ quán trọ cũng có chút nghi vấn, nhưng cả hai vợ chồng vẫn nghĩ do bà quý cháu, mà cứ đến tầm đó thằng bé lại khóc, chẳng ai dỗ được, chỉ có bà cụ bế là nó im nên không thấy sợ. Trưa nay, nghe ông Lương giải thích, đến tối, lúc mẹ vợ vào đòi bế cháu, nhìn bà cụ khi ấy, chủ quán trọ sợ đến kinh hồn bạt vía.

Không biết ông Lương đã có cách gì chưa, nhưng bên ngoài vẫn vang lên tiếng ngáy khá to. Hai vợ chồng chủ quán trọ khép cửa lại rồi chốt bên trong, màn đêm trôi qua mỗi lúc một tĩnh lặng, tiếng ếch nhái vang vọng mỗi lúc một rõ hơn. Họ chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.

[.....]

" Ò.... Ó... O.... O "

Tiếng gà gáy báo hiệu buổi sáng vang lên khiến cho vợ chồng chủ quán trọ giật mình tỉnh giấc. Hồi tối còn nơm nớp lo sợ, ấy vậy mà đêm qua cả hai ngủ rất ngon. Gà đã gáy, nhưng trời mới chỉ tờ mờ chứ chưa sáng hẳn. Nhớ đến ông Lương đang nằm bên ngoài, chủ quán trọ vội bật dậy, nhìn trong nôi, cậu con trai vẫn nhắm mắt ngủ ngon lành. Mở cửa buồng, phía cái ghế dài, không còn thấy ông Lương đâu nữa. Chăn gối đã được gấp gọn và xếp cẩn thận.

Cửa nhà thì đang mở một bên cánh, nghĩ ông Lương đã đi, chủ quán trọ vội chạy ra sân thì may thay ông Lương đang đứng ngoài sân nhìn ngắm thứ gì đó. Chủ quán trọ bước lại gần rồi nói:

- - Bác dậy sớm thế...? Tôi còn tưởng bác đi rồi..?

Ông Lương nói:

- - Cả đêm qua cụ bà lục xục tôi không ngủ được.... Đến nửa đêm bà còn mở cửa đi ra ngoài, nửa canh giờ sau mới quay lại. Lát nữa vợ chồng anh kiểm tra xem dưới bếp có mất hay thiếu gì không...?

Vợ chủ quán trọ nghe thấy vậy lập tức chạy xuống bếp, lát sau chị ta đi ra với cái rổ nhỏ trên tay:

- - Rổ trứng gà tối qua vẫn còn chục quả, hôm nay không hiểu biến đâu hết cả rồi.

Ông Lương nói:

- - Giờ chị vào trong nhà, nhớ đừng gây tiếng động mạnh. Xong chị nhìn xuống gầm giường là sẽ thấy.

Chủ quán trọ vội nói:

- - Như... như vậy có sao không hả bác...?

Ông Lương trả lời:

- - Đừng lo, gà gáy buổi sáng là lúc tà ma, quỷ quái sợ nhất. Lúc này chúng không dám làm gì đâu, chỉ là tôi muốn chứng thực cho vợ chồng anh biết thực hư chuyện bà cụ đã bị tà nhập mà thôi. Cả đêm hôm qua, tôi tuy ngủ nhưng thực ra là thức nguyên đêm. Tôi đã biết tà ma trong nhà này từ đâu mà xuất hiện rồi.

Vợ chủ quán trọ mặt tái mét, chị ta bước từ trong nhà bước ra, miệng run run:

- - Mình... mình... ơi.... dưới... dưới... gậm giường..... toàn là... vỏ trứng.

Ông Lương khẽ nói:

- - Có phải hai người nói bà cụ luôn ngủ trong nhà phải không...?

Vợ chủ quán gật đầu:

- - Dạ đúng, cả tháng nay mẹ tôi không đi ra ngoài. Lúc nào cũng nằm trên giường.

Ông Lương khẽ mỉm cười:

- - Thật vậy sao....? Đúng là cụ ở trong nhà, nhưng đêm qua cụ không nằm trên giường đâu.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5: Gỗ áo quan


Hai vợ chồng chủ quán trọ quay sang nhìn nhau, mặt mũi ngẩn ngơ không hiểu ông Lương đang nói gì. Trong nhà tính ra thì chỉ có 2 gian, căn buồng nhỏ thì hai vợ chồng chủ quán trọ cùng cậu con trai ở đó, bên ngoài là bàn uống nước, còn bên trong nữa kê một chiếc giường nơi mẹ vợ chủ quán trọ nằm. Chỗ bàn uống nước thì đêm qua ông Lương đã nằm trên ghế dài, vậy nếu bà cụ không nằm trên giường thì còn nằm đi đâu được nữa, vợ chủ quán trọ như vừa nghĩ ra điều gì, chị ta vội nói:

— Vậy.... vậy có phải, mẹ tôi thường nằm dưới gầm giường đúng.... đúng không ạ..?

Chủ quán trọ thấy vợ nói cũng hợp lý, những vỏ trứng dưới gầm giường phần nào đã giải thích điều này, nhưng ông Lương lắc đầu:

— Không phải, bà cụ chỉ ăn trứng sống rồi vứt vỏ xuống gầm giường mà thôi. Còn chỗ mà bà cụ ngủ mỗi đêm là chỗ khác. Đó cũng chính là nguyên nhân tại sao ngôi nhà này lại bị tà ma quấy nhiễu.

Chủ quán trọ càng nghĩ lại càng không ra nơi mà ông Lương đang nói là nơi nào.

" Ò.... Ó.... O.... O "

Tiếng gà gáy lại vang lên, nhìn hai vợ chồng chủ quán trọ ông Lương lúc này mới nói tiếp:

— Thời gian qua, cứ đến nửa đêm, bà cụ lại chui vào tủ quần áo để ngủ. Tà ma trong nhà bắt nguồn từ cái tủ quần áo đó mà ra.

Vợ chồng chủ quán trọ nhìn nhau tròn mắt, họ há hốc mồm:

— Tủ.... tủ... quần áo sao...? Sao lại là tủ quần áo thưa bác...?

Ông Lương trả lời:

— Cái tủ đó chắc chắn đã được đóng bằng gỗ quan tài của người chết. Có thể người đóng ra chiếc tủ ấy cũng không hề biết loại gỗ mà mình dùng là gỗ quan tài. Chuyện này tuy hiếm nhưng không phải không có, có những ngôi mộ của người giàu, họ chôn cùng xác chết nào là vàng bạc, trang sức. Và ngay cả loại gỗ đóng quan tài đó cũng phải là gỗ tốt, còn là gỗ hiếm, gỗ đắt tiền. Những ngôi mộ như vậy nếu không chôn cất bí mật, hoặc có người canh gác thì rất dễ bị bọn trộm mộ đánh hơi thấy. Và khi đào mộ để lấy đi những vật quý giá, những tên trộm có kinh nghiệm, có hiểu biết về gỗ sẽ phát hiện ra ngay cả chiếc quan tài đó cũng có giá trị. Gỗ quan tài sẽ được chúng ra ra thành từng mảnh, bào đi phần hoa văn chạm trổ, lúc ấy những ván gỗ ấy được đem đến những tiệm gỗ bán lại với cái giá thấp hơn, nhưng chất lượng thì lại là gỗ tốt. Thợ mộc mua gỗ đó đóng thành những vật dụng như bàn, ghế mà không hề hay biết loại gỗ đó chính là áo quan của người đã chết. Tà trong nhà xuất hiện từ cái tủ mà ra, do vậy mỗi đêm, bà cụ lại chui vào tủ để ngủ, như người chết nằm trong quan tài vậy.

Nghe đến đây, cả hai vợ chồng chủ quán trọ đều lạnh gáy, rùng mình. Chị vợ bây giờ mới nghiệm lại, chị ta nói:

— Mình.... mình ơi.... Vậy là đúng rồi..... Cái... cái tủ... đó, mẹ đem về nhà chỉ trước 1 tháng khi tôi sinh.

Chủ quán trọ hỏi vợ:

— Nhưng cái tủ đó mẹ mua ở đâu...?

Chị vợ đáp:

— Cũng.... cũng... không phải mua..... Mà là một nhà... người quen bên làng bên cho mẹ...... Mình biết nhà chú Sáu không...? Chú Sáu là họ hàng với mẹ, chú ấy mất 1 năm trước đó. Nhà đó bỏ không suốt 1 năm vì con trai chú ấy đi làm mãi trên vùng biên. Đợt rồi nó về rao bán nhà, còn đồ dùng trong nhà nó gọi người quen rồi cho hết..... Mẹ, mẹ mình sang, thấy cái tủ còn mới, gỗ lại tốt, chắc chắn nên xin đem về nhà..... Tôi... tôi còn nhớ lúc về đây chuẩn bị sinh, mẹ còn khoe là xin được cái tủ đẹp lắm.... Nhưng không ngờ... cái tủ lại như... như vậy....?

Ông Lương cau mày:

— Chị nhà có biết, nguyên nhân mà chú Sáu đó chết là do đâu không..?

Vợ chủ quán trọ mặt tái mét, chị ta ấp úng nói:

— Chú Sáu sống 1 mình, vào cái hôm mà chú ấy chết, lúc hàng xóm chạy sang nhà mượn cái cuốc, gọi mãi không thấy ai trả lời, ngó vào trong nhà thì chú ấy đã chết cứng từ bao giờ. Lúc đó tôi cũng chỉ nghe kể lại là chú Sáu chết do lên cơn đau tim, đột quỵ. Chân tay co quắp, mắt trợn ngược nhìn lên trần nhà, miệng sùi bọt mép, họ bảo chết nhìn sợ lắm.

Chủ quán trọ nhìn ông Lương mặt đầy hoang mang:

— Bác ơi.... có khi nào... là do....

Ông Lương gật đầu:

— Rất có thể là như vậy..... Nếu như tà ma này đã giết người thì oán nghiệt của nó càng nặng. Tôi đoán không nhầm, cứ để tình trạng này diễn ra, chưa tới 3 tháng nữa bà cụ sẽ chết, và người tiếp theo bị bắt đi chính là con trai của hai vị. Không thể kéo dài nữa, chuyện này đã trở nên rất nghiêm trọng. Tôi cũng không ở lại đây lâu hơn được, tối nay tôi sẽ bắt con ma này cho hai vị. Nguyên nhân đã rõ, việc này cũng không quá khó khăn. Nhưng để làm được điều này, hai vị phải làm theo những gì tôi dặn sau đây.

Vợ chồng chủ quán trọ vâng dạ chờ đợi, ông Lương tiếp:

— Ngày hôm qua quan sát, tôi thấy bà cụ chỉ dậy lúc chập tối. Trước đây bà cụ có vậy không..?

Vợ chủ quán trọ trả lời:

— Dạ, chỉ mới mấy ngày gần đây thôi, trước đó mẹ tôi buổi trưa vẫn dậy ăn cơm bình thường.

Ông Lương gật gù:

— Đó là do âm khí nhập vào bà cụ lâu ngày, dương khí yếu đi, do vậy sẽ sợ ánh nắng ban ngày. Đó là lý do vì sao tôi nói nếu càng để như này, sợ rằng chưa đến 3 tháng bà cụ sẽ phải chết.

Nhìn sang chủ quán trọ, ông Lương nói:

— Chỗ muối trắng và than hoa hôm qua tôi nhờ bác chủ mua vẫn còn chứ..?

Chủ quán trọ gật đầu đáp:

— Dạ, vẫn còn..... Tôi để ở trong thùng sắt dưới nhà bếp.

Ông Lương tiếp:

— Giờ bác chủ giã than hoa vụn thành bột, tiếp đó trộn với muối trắng. Trộn xong đem rải xung quanh nhà, rải quanh buồng, trước cửa ra vào buồng của vợ chồng bác chủ. Như vậy sẽ ngăn cho bà cụ không tiếp cận được con của hai vị nữa, hồn vía của cậu bé đã bị bắt đến mấy phần. Hồi tối qua tôi nhìn thấy bóng con ma dẫn theo một đứa bé, đó chính là một phần hồn phách của con bác chủ. Nếu nó bắt hết mấy phần hồn vía còn lại, con trai hai vị sẽ chết. Vì hồn vía bị bắt mất nên cậu bé nằm ngủ li bì suốt cả ngày. Làm theo lời tôi dặn, tà mà này tiêu diệt không khó, nhưng cái khó là phải lấy lại được phần hồn phách của cậu bé đã bị nó bắt đem đi. Tôi đã có dự liệu, nhân lúc gà còn gáy, chị nhà đun ngay cho tôi một nồi nước gừng pha với rượu. Sau khi đun xong chế thêm nước ấm rồi tắm cho con, còn bác chủ, đi giã than hoa rồi trộn với muối như tôi đã nói. Tắm cho cậu nhóc xong, thay quần áo mới, tã mới, không cho nằm nôi nữa mà để nằm trên giường, cái nôi đó đem bỏ ra ngoài. Cuối cùng là rắc muối trộn than hoa xung quanh buồng. Lập tức đi làm ngay.

Khi vợ chồng chủ quán trọ vừa quay đi thì ông Lương gọi người vợ lại, lấy trong người ra một mảnh giấy màu vàng, vuông vuông chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay cái, ông Lương cắn ngón tay trỏ đến bật máu, thấm máu của mình vào mảnh giấy, ông Lương đưa cho chị vợ chủ quán trọ rồi dặn thêm:

— Dính cái này vào trán con chị, như vậy khi đưa cháu đi tắm, nó sẽ không khóc. Giờ tôi sẽ ra ngoài, đến tối tôi mới quay lại. Làm xong tất cả những gì tôi dặn, sau đó hai người cứ tiếp tục công việc như thường ngày. Khi trời bắt đầu tối, trước khi tôi quay lại, nơi bàn uống nước gần chỗ ghế tôi nằm đêm qua, đặt ở đó ba cây đèn dầu. Cơm nước cứ chuẩn bị cho bà cụ như thường ngày, cổng cử mở để đấy cho tôi. Vào lúc 7h tối, cả hai người cũng phải ngồi bên trong buồng, tuyệt đối không đươc bước ra ngoài. Nhớ thêm điều này nữa, trước khi vào buồng thì thắp sáng ba cây đèn dầu kia lên.

Vợ chủ quán trọ lo lắng:

— Bác... bác đi đâu vậy....? Bác sẽ... quay lại chứ...?

Ông Lương gật đầu:

— Yên tâm, xưa nay tôi hành sự chưa bao giờ bỏ ngang. Hôm qua tôi có nói sáng nay sẽ đi, nếu tôi còn ở lại chưa chắc đã là điều tốt. Khi đến giờ, tôi sẽ quay lại, hơn nữa để bắt được thứ tà ma này, tôi cần phải có một thứ đồ này nữa. Hai vị chớ lo, mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi. Tay nải tôi vẫn để ở đây, sao tôi lại không quay lại được chứ.

Dứt lời, ông Lương giục hai vợ chồng chủ quán trọ nhanh tay làm theo lời mình dặn trước khi trời sáng hẳn. Phần mình, ông Lương rời khỏi ngôi nhà, đúng như lời ông Lương nói, tay nải của ông vẫn để bên dưới bụi trúc phía trước cổng nhà. Còn ông đi đâu thì không ai rõ.

Vợ chồng chủ quán trọ không dám chần chừ, người vợ đi đun nước gừng pha rượu để chuẩn bị tắm cho con, người chồng thì đem chỗ than hoa mua ngày hôm qua ra cho vào cối giã vụn thành bột, tiếp đó ông trộn lẫn than hoa với muối trắng rồi chờ đợi vợ mình tắm cho con xong. Lời ông Lương nói không sai, sau khi dán miếng giấy vàng có thấm máu của ông Lương lên trên trán, bình thường, ban ngày, hễ cứ bế cậu nhóc ra khỏi buồng là nó khóc. Nhưng hôm nay, nó không khóc nữa, tắm nước rượu gừng xong, da dẻ cậu nhóc có phần hồng hào trở lại. Tất cả đều làm đúng y như lời ông Lương căn dặn.

Giờ, việc còn lại là chờ đợi đến tối xem ông Lương liệu có quay lại và sẽ xử lý chuyện này ra làm sao mà thôi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6: Đinh bạc ghim vong hồn


Thời gian cứ thế trôi đi, một ngày dài đằng đẵng theo như cảm nhận của vợ chồng chủ quán trọ cuối cùng thì trời cũng chuyển về chập tối. Nhưng đã gần 6h tối mà vẫn chưa thấy ông Lương quay lại. Như mọi ngày, mẹ vợ chủ quán trọ lúc này mới bước xuống khỏi giường, và bà cụ lại đòi ăn cơm. Ăn xong, hôm nay bà cụ không đi ra sau vườn nữa mà trèo lên giường, nằm úp mặt vào tường luôn.

Vợ chồng chủ quán trọ vừa dọn dẹp, vừa nhìn ra bên ngoài cổng, trong lòng lo lắng không biết ông Lương có quay lại hay không..?

" Ộp... Ộp... Ộp "

Tiếng ếch kêu bên ngoài bờ ruộng, dã gần 7h tối mà vẫn chưa thấy ông Lương đâu. Nhớ lời thầy dặn:

" Lúc 7h tối, khi mà bà cụ chuẩn bị bước vào buồng đòi bế cháu thì cả hai người cũng phải ở im trong đó, tuyệt đối không được bước ra ngoài."

Nhìn đồng hồ thì chỉ còn 5 phút nữa là đến 7h tối. Ngồi im bên trong buồng, hai vợ chồng chủ quán trọ vội đóng chặt cửa buồng lại, khi mà bên gian ngoài, chiếc giường mà bà cụ đang nằm bắt đầu vang lên những tiếng:

" Kẽo... kẹt.... kẹt... kẹt... kẹt "

Bà cụ đang xoay người ngồi dậy khiến cho chiếc giường phát ra những âm thanh gai người. Từ trong buồng, qua khe nứt của cánh cửa, vợ chồng chủ quán trọ nhìn nhau kinh sợ, họ không dám thở mạnh bởi dưới ánh sáng của ba cây đèn dầu, bóng của bà cụ đang đổ xuống nền nhà đen thui.

" Loẹt.... xoẹt... loẹt... quẹt "

Tiếng bước chân của bà cụ mỗi lúc một gần với cánh cửa buồng hơn, nhưng hôm nay cậu con trai bé bỏng của họ không khóc, trên trán đứa bé vẫn được dán miếng giấy nhỏ màu vàng có thấm máu của ông Lương.

Vừa đúng 7h tối, vợ chồng quán chủ giật bắn người bởi tiếng gõ cửa bên ngoài:

" Cộc... cộc... cộc..."

Kèm theo đó là giọng nói thều thào của bà cụ:

— Con ơi..... con ơi..... mở cửa... cho mẹ đi con..... mẹ bế cháu một chút....

Hai vợ chồng im bặt không ai dám trả lời, tiếng gõ cửa lại vang lên, và lần này tiếng gõ đã mạnh hơn:

" CỘC...... CỘC.... CỘC "

Giọng nói của bà cụ cũng ma mị hơn, xen lẫn đó là tiếng cười man dại:

— Hi... hi... hi.... Mở cửa ra nào.... Mẹ đây.... mẹ đây mà.... Cho mẹ bế cháu..... Hi... hi... hi

Vợ chồng chủ quán trọ sợ quá, cả hai ngồi hẳn lên trên giường rồi ôm lấy cậu con trai vẫn đang nhắm mắt ngủ say. Và ngay sau đó chị vợ phải hét toáng lên bởi bên ngoài cửa buồng, bà cụ không gõ cửa nữa, thay vào đó là những âm gai sống lưng, cứ như cánh cửa đang bị thứ gì đó cào vào vậy.

" Kít.... két.... kít... kít....."

" Kẹt.... kẹt.... kẹt...."

Đột nhiên, không gian im ắng, không còn tiếng cào cửa, cũng không còn nghe thấy giọng nói của bà cụ nữa. Nhưng không, sự tĩnh lặng chỉ diễn ra trong chốc lát. Hai vợ chồng chủ quán trọ thất kinh bạt vía khi phá tan sự im lặng đó chính là tiếng khóc của cậu con trai mà họ đang bế trên tay:

" Oe... oe.... Oa..... Oa...."

" Oe.... Oe.... oe..."

Ngay khi cậu con trai vừa cất tiếng khóc thì bên ngoài buồng, những tiếng đập cửa dồn dập vang lên:

" Rầm.... Rầm.... Rầm "

Bà cụ gào lên điên dại:

— Mở cửa ra.... Mở ra... Ngừ.... ngừ..... Đừng khóc.... đừng khóc.... Mẹ đây.... mẹ đây..

Hai vợ chồng chủ quán trọ vội bế con lùi sâu vào trong góc nhà, cánh cửa buồng yếu ớt như sắp sửa bung ra bởi lực đập như điên cuồng từ phía bên ngoài của bà cụ. Không ai dám tin một cụ già 70 tuổi lại khỏe đến như vậy, giọng nói của bà cụ mỗi lúc một khác, không thều thào như ban đầu nữa, bây giờ, giọng nói đó là của một người phụ nữ đối với vợ chồng chủ quán trọ hoàn toàn xa lạ:

— Con tao.... ngừ... ngừ..... he he he..... Trả con... tao đây..... Chúng... mày..... trả con tao đây.... Hi... hi.. hi...

Chủ quán trọ chắp tay lạy vào không trung, miệng lắp bắp:

— Thầy.... thầy.... Lương... thầy... ở đâu.... cứu... cứu... chúng con với.

" Rầm "

Ngay khi chủ quán trọ vừa cầu khấn thì nguyên cánh cửa buồng bị đạp đổ rạp xuống nền nhà. Ngồi trên giường, hai vợ chồng chủ quán trọ sợ đến cứng cả họng, trước mắt họ, đang đứng bên ngoài cửa buồng là người mẹ già của họ, nhưng khác với ngày thường, bà cụ đi lại với cái lưng còng thì nay, người đứng ngoài căn buồng lại đứng thẳng lưng, mái tóc bạc trắng xõa xuống che kín khuôn mặt, hai bàn tay bà cụ buông thõng sát phần hông với những cái móng tay dài ngoằng, nhọn hoắt.

Giọng nói lạ lùng kia từ đâu vang lên:

" Đây rồi.... con... tao.... đây... rồi..."

Đứa bé nằm trong vòng tay mẹ lại càng khóc to hơn, vợ chủ quán trọ ôm chặt lấy con, miệng mếu máo:

— Cút đi.... cút đi..... Đừng bắt con của tôi.... Tôi xin bà..... Đừng bắt con tôi...

Cả hai nhận ra đó không còn phải là mẹ của họ nữa, những ngón tay với những chiếc móng nhọn hoắt bắt đầu bám lấy thành cửa. Nhưng ngay khi bà cụ định bước vào trong thì bà ta lập tức thét lên đầy đau đớn:

— Á..... á.... đau... quá.... đau quá...

Dưới ánh đèn dầu, vợ chồng chủ quán trọ nhìn thấy đôi bàn chân của mẹ mình đang bốc khói, cứ như thể ai vừa dùng lửa đốt chân bà cụ vậy. Thì ra khi bước chân vào bên trong, bà cụ đã đạp phải chỗ muối được trộn cùng vối than hoa mà chủ quán trọ đã rải khắp căn buồng.

Đau đớn đứng dậy, cụ bà cào những cái móng tay xuống nền nhà thành vết rồi tiếp tục bước vào trong một lần nữa, nhưng vẫn như lần trước, đôi bàn chân của bà cụ ngay khi đạp trúng muối tinh trộn than hoa thì lại cháy khét, bốc khói.

Đến lúc này, vợ chồng chủ quán trọ mới phần nào yên tâm vì chí ít thì tạm thời bà cụ vẫn chưa thể lao được vào bên trong phòng.

Đúng lúc này, bên ngoài cửa ra vào đổ xuống nền nhà một cái bóng đen, kèm theo đó là giọng nói quen thuộc:

— Có ai ở nhà không...? Tôi quay lại làm phiền gia đình một đêm nữa đây.

Nhận ra đó là giọng của ông Lương, chủ quán trọ hét lớn:

— Thầy Lương, cứu.... cứu nhà con với... Mẹ vợ con phát điên rồi.

Khác với ngày hôm qua, có lẽ lúc này, con ma nhập vào bà cụ đã biết được ông Lương không phải người bình thường. Vừa nhác thấy ông Lương bước vào, bà cụ đã chồm dậy rồi lao bổ nhào ra phía cửa. Nhưng không phải tấn công ông Lương, mà nó muốn tìm đường thoát thân, lối thoát duy nhất bây giờ chính là cửa ra vào.

Nhưng sao nó có thể chạy thoát, tất cả mọi chuyện đều nằm trong dự tính của ông Lương. Trước khi bước vào nhà, ông Lương đã ghim ngay cửa hai lá bùa, bà cụ chạy ra đến cửa thì lập tức ngã ngửa lại đằng sau, đưa hai bàn tay lên ôm mặt, bà ta lăn lộn dưới dất gào lên những tiếng đầy đau đớn:

— Ư.... ư..... đau quá..... ngừ... ngừ..... đau quá.... đau quá...

Lùi về phía bàn uống nước, cái bóng của bà cụ bị ánh đèn dầu soi sáng, bóng đổ lên trên tường nhà. Ngay lập tức, ông Lương rút ra một cây đinh bạc rồi dùng búa trong tay nải ghim cây đinh bạc vào phần đầu của cái bóng.

Tiếp theo đó, lấy trong người ra một lá bùa, ông Lương dán thẳng vào phần đầu của bà cụ rồi lẩm nhẩm đọc những câu gì đó. Lập tức, bà cụ đổ rạp xuống đất bất tỉnh, nhưng cái bóng trên tường thì vẫn giãy dụa. Nếu không tận mắt chứng kiến, chắc có lẽ vợ chồng chủ quán trọ cũng không thể tin đây là sự thật.

Đứng trước cái bóng đang bị ghim bởi cây đinh bạc, ông Lương quát lớn:

— Vong nữ kia, mau trả hồn vía nhà ngươi đã bắt mất của con hai vị gia chủ đây. Bằng không ta đánh cho ngươi hồn bay phách tán, mãi mãi không được siêu sinh.

Nhưng có vẻ như cái bóng trên tường không đồng ý, nó vẫn giãy dụa, thậm chí là tạo thành hình nanh vuốt như muốn bổ vào ông Lương.

Im lặng, không nói thêm câu nào.... Ông Lương tiến về phía cái tủ gỗ rồi bắt đầu lấy tiếp ra 4 cây đinh bạc khác.

" Cộp... Cộp... Cộp "

Cây định bạc đầu tiên được đóng vào giữa thân tủ. Ngay khi chiếc đinh cắm sâu vào thân tủ, trong nhà lập tức vang lên những âm thanh gai người.

" Ngéc.... ngéc.... ngừ.... ngừ..."

Ông Lương quát:

— Còn không chịu thả hồn.

" Cộp.... Cộp... Cộp "

Chiếc đinh thứ hai được đóng xuống chân tủ, và lần này âm thanh vang lên là tiếng khóc của một người phụ nữ:

" Hu... hu... hu.... Đau... quá.... tôi... thả... tôi.... thả..... hu... hu..."

Từ cái bóng lớn in trên tường nhà bỗng xuất hiện một cái bóng nhỏ xíu khác mang hình dáng của trẻ con. Cái bóng nhỏ đó từ từ tách ra khỏi cái bóng lớn rồi biến mất, bên trong buồng, cậu bé con đang khóc sa sả bỗng nhiên im bặt, nó ngừng khóc, thậm chí còn đưa tay lên gãi gãi mũi rồi cười khúc khích. Vợ chồng chủ quán trọ cũng nhận ra sự thay đổi của con mình. Lúc này, ông Lương cũng rút chiếc đinh ghim trên bức tường ra, cái bóng kia cũng biến mất.

Ông Lương nói với vợ chồng chủ quán trọ:

— Ổn rồi, mọi người ra đưa bà cụ lên giường nằm nghỉ. Chắc có lẽ phải tối mai bà cụ mới tỉnh dậy được. Nhớ, trong vài ngày tới chăm sóc cho bà cẩn thận. Công việc tạm thời đã xong một nửa, con trai hai vị cũng đã không còn nguy hiểm. Chị nhà có thể cho cháu đi ngủ, còn bác chủ ra bàn uống nước, tôi có vài điều cần nói.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7: Con đường trả nghiệp


Hai vợ chồng chủ quán trọ đỡ bà cụ lên giường, bà cụ hình như bị ngất xỉu, phần cánh tay có một vài vết bầm nhỏ do va đập nhưng không đến nỗi tồi tệ lắm. Những cái móng tay dài ngoằng, sắc nhọn khi nãy giờ cũng đã biến mất. Đắp chăn cho bà cụ xong, vợ chủ quán trọ đi vào bên trong phòng ru cậu con trai ngủ, còn chủ quán trọ ngồi xuống ghế, đối diện với ông Lương, chờ đợi xem ông Lương sắp nói gì.

Nhấp ngụm nước, ông Lương bắt đầu:

— Trước tiên cho tôi xin lỗi vì đã quay về hơi chậm. Chắc hai vị đã phải rất sợ hãi.

Chủ quán trọ vâng dạ gật đầu, chủ quán trọ thắc mắc:

— Dạ, thưa thầy, bây giờ đã xong việc, thầy có thể cho tôi biết thầy đã đi đâu được không ạ..?

Ông Lương mỉm cười:

— À, cũng không có gì. Tôi đến chỗ tiệm bạc hôm trước. Bác chủ còn nhớ trưa hôm qua, lúc rời khỏi nhà, tôi có thò tay vào tay nải để dưới bụi trúc lấy một vật gì đó chứ...?

Chủ quán trọ tất nhiên là nhớ, ông ta hỏi:

— Dạ có, là thứ gì vậy thầy..?

Ông Lương đáp:

— Là một thỏi bạc, tôi đem thỏi bạc ấy dến tiệm bạc rồi nhờ họ đúc thành 5 cây đinh bạc và hẹn hôm nay sẽ lấy. Nhưng không may, chẳng hiểu họ làm ăn thế nào mà lúc tôi đến lại chỉ có 3 cây đinh. Thành thử ra phải đợi làm nốt 2 cây còn lại, do vậy mới quay về hơi muộn giờ. Nhưng không ai bị sao là tốt rồi.

Mặc dù ông Lương nói như vậy, nhưng chủ quán trọ cũng hiểu, ông Lương đã dự trù hết được mọi việc. Thế cho nên ông Lương mới cẩn thận dặn dò rải muối trộn than hoa bên trong buồng. Thứ đó đã ngăn cản không cho bà cụ đặt chân vào bên trong, ông Lương tiếp:

— Ban nãy tôi mới chỉ dùng đến 3 cây đinh, trong đó mới chỉ ghim 2 cây vào tủ. Số đinh vẫn còn, điều đó có nghĩa là tà ma trong nhà tôi chưa diệt được hết. Đó là lý do vì sao ban nãy tôi nói công việc mới làm xong một nửa.

Chủ quán trọ run run hỏi:

— Như vậy có nghĩa là nó vẫn sẽ tiếp tục ám hại nhà tôi phải không hả thầy...?

Ông Lương cười:

— Không, diệt ma, trừ yêu xưa nay mỗi một thầy bùa, thầy pháp đều có những cách khác nhau. Người thì bắt nhốt, người thì đánh cho hồn tiêu, phách tán khiến cho linh hồn ma quỷ đó tan vào hư vô, còn cũng có người tuy biết chúng là tà ma, đã từng hại người nhưng vẫn để cho chúng một con đường sám hối, sau đủ duyên kiếp chúng sẽ được siêu thoát. Thường thì người ta không dùng cách số 3, bởi nó mất công, mất sức, giải nghiệp cho người sống đã khó, huống gì là giải nghiệp cho người đã chết. Cần phải tìm hiểu cặn kẽ, căn nguyên sâu xa mọi chuyện, gỡ bỏ những oán hận chất chứa trong linh hồn, và quan trọng muốn độ cho người khác thì bản thân người độ phải có tâm trước đã. Tôi đóng 2 cây đinh bạc vào tủ là đã phong bế linh hồn của người phụ nữ này trong đó. Bây giờ chỉ cần đóng nốt 3 cây đinh còn lại vào tủ, cuối cùng, bác chủ chỉ cần đốt cái tủ đó đi, đem tro tủ rải về 4 hướng. Như vậy thứ tà ma này sẽ bị tiêu diệt, vạn kiếp linh hồn phân tán, không còn cách siêu sinh. Như vậy, nó cũng không còn hại được gia đình thí chủ hay bất cứ một ai nữa. Tôi để ba cây đinh bạc còn lại ở đây, cách làm tôi cũng đã chỉ rõ. Khi trời sáng, bác chủ chỉ cần làm đúng như vậy là được.

Khẽ đặt ba cây đinh lên mặt bàn, ông Lương nhìn chủ quán trọ chờ đợi. Nhưng chẳng mất một giây suy nghĩ, chủ quán trọ nói:

— Thưa thầy, đúng là tôi đã rất sợ khi chứng kiến chuyện này. Nhưng suy cho cùng, cũng do mẹ tôi đưa cái tủ này về nhà. Giờ nếu làm như thầy nói tôi thấy ác quá, lỗi do chúng ta gây ra nhưng lại trút bỏ hết lên người khác, tôi e, tôi không thể làm được. Tôi.... tôi..... tôi xin thầy, còn có cách nào khác để giúp cho hồn ma này được siêu sinh không ạ...? Tốn kém như thế nào, gia đình tôi cũng đều xin chấp nhận.

Ông Lương hỏi:

— Vậy là bác chủ muốn giải nghiệp cho người đã chết...? Nhưng điều này sẽ khiến bác chủ gặp một số phiền hà đấy, bác chủ vẫn muốn làm như vậy...?

Chủ quán trọ gật đầu đầy quả quyết:

— Dạ thưa thầy, chỉ cần có cách tôi chấp nhận. Mong thầy chỉ dạy.

Ông Lương cười lớn:

— Ha ha ha, ha ha ha, quả đúng là bác chủ đây có lòng nhân hậu. Tôi thật kính phục, quả nhiên tôi đã không nhìn lầm người.

Dứt lời, ông Lương nói vào không trung:

— Vong nữ kia, nhà ngươi nghe thấy rồi chứ. Lẽ ra ta phải đánh cho người hồn tiêu phách tán. Nhưng nay, vị gia chủ đây một lòng nhân đức, không những muốn tha cho ngươi mà còn muốn giúp ngươi giải nghiệp chướng. Thương hoàn cảnh của ngươi đáng thương hơn là đáng trách, trước khi rời khỏi đây, ta sẽ giúp ngươi vậy.

Nhìn chủ quán trọ, ông Lương nói:

— Gỗ đóng tủ chính là gỗ được trộm từ quan tài của một người phụ nữ, người này chết năm 30 tuổi, chôn chưa được mấy ngày thì bị đào mộ. Linh hồn đi theo quan tài vất vưởng trần gian, qua nhiều năm oán khí tích tụ, dần dần trở thành vong ác. Nhưng cũng chưa hại ai bao giờ, việc chú Sáu chết không phải do hồn ma của cô ta báo oán. Cái tủ này đã ở nhà chú Sáu 3 năm nay rồi, nhưng việc trong nhà có vong hồn người chết thực sự không phải chuyện tốt. Tuy nhiên đúng như lời bác chủ nói, một phần nguyên nhân dẫn đến chuyện này cũng do người sống. Xét về một mặt nào đó, cô ta cũng là người bị hại.

Chủ quán trọ thắc mắc:

— Nhưng sao cô ta ở nhà chú Sáu 3 năm không hại ai mà về đây lại muốn hại mẹ vợ và con của tôi.

Ông Lương gật đầu giải thích:

— Người phụ nữ này chết trong khi sinh, con cô ta cũng không cứu được. Do vậy khi vợ bác chủ sinh con, vô hình cô ta nghĩ đó là con của mình. Do chỉ là vong linh gá vào cái tủ nên cô ta bắt buộc phải nhập vào mẹ vợ thí chủ, ngày ngày đòi bế cháu. Âm dương cách biệt, ma quỷ cuối cùng vẫn là ma quỷ, tà niệm trong chúng là vô cùng lớn. Nó khiến cô ta muốn đưa đứa bé đi cùng để thay thế cho đứa con của mình. Mấy năm qua, hồn phách của cô ta luôn đi cùng chiếc tủ, muốn đi không được, muốn ở không xong.

Chủ quán trọ rân rấn nươc mắt sau khi nghe ông Lương kể chuyện về quá khứ của hồn ma nơi chiếc tủ, chủ quán trọ hỏi:

— Thưa thầy, vậy giờ tôi phải làm gì...?

Ông Lương đáp:

— Mọi thứ muốn giải quyết triệt để thì phải giải quyết từ điểm bắt đầu. Ngày mai, sau khi làm một cái lễ, phiền bác chủ chuẩn bị cho tôi hai con hình nhân bằng giấy, con lớn là người nữ, con nhỏ mang hình hài một bé trai, kèm theo đó là tiền vàng, vài bộ quần áo dành cho hai con hình nhân. Làm lễ xong, bác chủ khấn tên Đoàn Thị Thanh Trang rồi đốt. Còn về phần cái tủ như tôi nói ban nãy, nếu chọn cách cầu siêu cho vong hồn thì bác chủ sẽ phải đưa cái tủ này về với gia đình của vong nữ kia để họ nhận lại rồi có cách cải táng mồ mả, nhang khói, thờ phụng, như thế mới giúp cô ta sớm được siêu thoát. Địa chỉ, nơi chốn của cô ta trước khi rời khỏi đây tôi sẽ để lại cho bác chủ. Chỉ cần đưa cái tủ đúng đến nơi đó và đọc tên Đoàn Thị Thanh Trang là họ sẽ biết.

Chủ quán trọ còn cẩn thận hỏi:

— Nhưng nếu họ nghĩ tôi lừa đảo thì sao ạ...?

Ông Lương mỉm cười:

— Nếu vậy thì bác chủ chỉ cần mở cánh tủ bên tay trái, nhìn vào góc tủ phía trên sẽ thấy một dòng chữ, cho người nhà họ Đoàn nhìn thấy dòng chữ đó ắt họ phải cúi lạy bác chủ chứ đừng nói đến chuyện vu cho bác chủ là lừa đảo.

Chủ quán trọ cũng muốn xem dòng chữ trong tủ là gì nhưng do sợ nên không dám đến gần cái tủ. Sáng hôm sau, đúng như lời thầy Lương dặn, đồ lễ bái được chuẩn bị đầy đủ. Làm lễ, đốt hình nhân xong thì bà cụ bên trong nhà bừng tỉnh, bà bước xuống giường rồi đi ra ngoài nhà nhìn con gái, bà cụ nói:

— Chết thật, mẹ luộc rổ khoai mà không nhớ là đã tắt bếp, bắc nồi xuống hay chưa...?

Vợ chủ quán trọ nghe đúng giọng của mẹ, lại thêm việc luộc khoai, đó là việc mà bà cụ đã làm một tháng trước, khi đó đang luộc khoai thì bà lăn ra ngất xỉu, rồi cứ thế lúc ốm lúc khỏe và chỉ nằm im trên giường. Ông Lương nói:

— Vậy là bà cụ ổn rồi đấy, lễ cúng cũng đã xong, đây là địa chỉ mà bác chủ cần phải đưa cái tủ đến. Nên làm sớm ngày nào, hay ngày đấy, ở lại nơi đây cũng lâu rồi, giờ tôi phải đi đây..... Chúc cho gia đình bác chủ sau này luôn bình an.

Biết thầy Lương đã nói đi thì không giữ được, mặc dù còn muốn khoản đãi thầy vài ngày nữa nhưng không dám nài, chủ quán trọ kính cẩn nói:

— Gia đình tôi đội ơn thầy lắm lắm, nhưng thầy làm việc cũng phải tính công, chỗ này là chút lòng thành mà vợ chồng tôi đã chuẩn bị, mong thầy nhận cho ạ.

Ông Lương mở túi ra rồi chỉ lấy trong đó đúng 10 đồng bạc, chỗ còn lại ông trả lại chủ quán trọ rồi nói:

— Nếu như nhà bác chủ muốn trả ơn tôi thì hãy cứ nhận lại số tiền này. Sau chuyến đi xa quay về mà được việc, tôi chỉ xin 1/3 tiền công mà bác chủ nhận được từ chuyến đi đó. Nếu như không được trả công thì số tiền này coi như tôi giúp cho vong nữ kia lộ phí đi đường. Còn nếu có tiền công thì ⅓ của tôi đó phiền bác chủ đem lên chùa Thiên An, xây sửa lại mái chùa mục nát để nhà chùa có chốn lui ra lui vào.

Hai vợ chồng chủ quán trọ không hiểu thâm ý của thầy là gì, nhưng thầy đã nói thì chỉ biết làm theo. Tiễn ông Lương ra đến cổng, chủ quán trọ có ý muốn đi cùng thầy một đoạn nữa, nhưng ông Lương ngăn lại, nhìn vào bụi trúc trước cổng nhà, ông Lương khẽ cười:

— Bụi trúc này là do ông cụ thân sinh ra vợ bác chủ trồng trước khi mất phải không...?

Chủ quán trọ giật mình:

— Dạ đúng rồi ạ, sao thầy lại biết...?

Ông Lương im lặng một lúc không đáp, lát sau ông nói:

— Chẳng trách lại có duyên, bụi trúc này được đánh từ chùa Thiên An. Tuy còn nhỏ nhưng đã có chút thiên tính, chỉ cần gia đình bác chủ chăm sóc cho nó, sau này lớn lên nó sẽ như một vật bảo hộ cho gia đình, yêu ma vất vưởng muốn vào nhà cũng khó mà vào được. Đúng là phúc đức ba đời, trong rủi có may, trong họa lại có phúc..... Ha ha ha, ha ha ha.... Tiễn đến đây được rồi.

Ông Lương rời khỏi nhà chủ quán trọ, khi ông Lương quay lưng đi, chủ quán trọ quỳ xuống đất lạy ông ba lạy từ phía đằng sau, bóng dáng ông Lương khuất dần sau lũy tre làng, chẳng ai biết ông Lương sẽ đi đâu tiếp theo, nhưng những nơi mà ông đến luôn luôn có một mục đích gì đó...... Cứ như thể mệnh trời đã sắp đặt hết tất cả mọi thứ từ trước vậy.

Và ông Lương gọi con đường của mình là: Con đường trả nghiệp.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8: Mùi tanh của mưa


2 tuần sau.... Tại chùa Thiên An..

" Cộp... Cộp... Cộp.."

Chủ quán trọ cũng đang có mặt tại đây, mồ hôi ướt đẫm khuôn mặt, ông ta nói:

— Chỗ cánh cửa đó ép gỗ lại rồi đóng cho chắc vào nhé, nãy tôi thấy vẫn còn hở đó.

Sư trụ trì chùa Thiên An tay cầm siêu nước, rót một cốc nước, đưa cho chủ quán trọ, sư trụ trì nói:

— Thí chủ uống ngụm nước cho tỉnh táo, từ sáng đến giờ thí chủ cũng vất vả rồi.

Chủ quán trọ kính cẩn đưa hai tay nhận lấy cốc nước từ sư trụ trì, ông nói:

— Dạ, cảm ơn sư thầy, vất vả gì đâu ạ, con chỉ đứng xem rồi thấy chỗ nào chưa được yêu cầu họ làm cẩn thận hơn thôi.

Sư trụ trì đáp:

— A di đà phật, công đức này của thí chủ, nhà chùa vô cùng cảm kích. Vậy là mùa đông sắp tới, các cháu không còn lo chỗ nằm bị mưa gió tạt vào nữa rồi. Cảm ơn thí chủ nhiều lắm.

Chủ quán trọ ngồi xuống nhấp ngụm nước rồi vội xua tay:

- - Ấy chết, này là con chỉ góp công thôi... Còn thực ra chi phí tu sửa lại chùa là của thầy Lương cả đó chứ. Mà nhắc đến thầy Lương, phải nói thầy Lương dự liệu mọi chuyện như thần. Lúc nghe thầy nói gì đến tiền công sau chuyến đi, con còn chẳng hiểu ý thầy là gì, nhưng khi tìm đến đúng với địa chỉ mà thầy Lương ghi lại trên giấy. Nơi mà con đem chiếc tủ đến là nhà họ Đoàn, một dòng họ nổi tiếng giàu có. Sư thầy biết không, khi con nhắc đến cái tên Đoàn Thị Thanh Trang, người nhà họ Đoàn ai cũng giật mình, nhưng họ nghĩ con bịa chuyện hòng kiếm tiền cúng bái, giải hạn.... Sau khi con làm như lời thầy Lương dặn, mở cánh tủ rồi nhìn vào góc trong tủ, quả đúng là có một dòng chữ.

Sư trụ trì khẽ hỏi:

— Chẳng hay đó là dòng chữ gì vậy..?

Chủ quán trọ trả lời:

— Trong góc tủ đó có khắc một dòng chữ nhỏ, tuy hơi mờ nhưng vẫn đọc được: Bà trẻ họ Đoàn - Đoàn Thị Thanh Trang. Những tấm gỗ được đóng thành cái tủ ấy hóa ra lại chính là gỗ từ quan tài của bà trẻ nhà họ Đoàn. Những chữ khắc trong tủ được chính họ Đoàn thuê người về rồi khắc tên vào quan tài. Ngay khi nhìn thấy ký tự được lưu lại, người nhà họ Đoàn lập tức mời con vào trong nhà. Sau khi con kể lại những việc đã xảy ra thì già trẻ trong nhà ôm mặt khóc nức nở. Họ nói đúng là 4 năm trước, mộ của bà trẻ sau khi chôn được một thời gian ngắn thì đã bị bọn trộm mộ đào bới, xới tung lên, ngoài vàng bạc chôn kèm, ngay cả đến áo quan chúng cũng lấy bởi chúng biết loại gỗ đóng quan tài đó là gỗ quý, đắt tiền. Hôm sau người nhà phát hiện ra thì chỉ nằm dưới cái hố chỉ còn cái xác trơ trọi. Nhìn cảnh tượng đó ai cũng xót xa, đau đớn.

Sư trụ trì khẽ nhắm mắt, chắp hai tay lại ông thở dài:

— A di đà phật, thiện tai, thiện tai..... Trên đời này sao lại còn những người nhẫn tâm, mất đi nhân tính đến như vậy...? Đến người chết mà cũng không tha, nghe thôi mà bần tăng cũng thấy nhói tận tâm can. Nhưng cũng thật may là thí chủ không quản ngại đường xá xa xôi, lặn lội đưa vong linh người chết về gia đình của họ.

Chủ quán trọ nghe sư trụ trì khen thì ngượng ngùng đáp:

— Sư thầy quá lời rồi, tất cả con đều làm theo lời của thầy Lương mà thôi. Nhưng con không hiểu, tại sao buổi tối hôm ấy, thầy Lương lại cho con lựa chọn. Một là thiêu cái tủ ra tro, đem tro ấy rải bốn hướng, nếu làm như vậy sau này hồn ma kia sẽ không hại ai được nữa, và cách sau đó là chấp nhận giải nghiệp cho người đã chết.

Sư trụ trì mỉm cười:

— Thầy Lương sau khi cứu được bà cụ và cháu bé thì coi như đã làm hết công việc của mình. Thầy Lương cũng không thể đưa vong hồn người phụ nữ đó về với gia đình cô ta. Việc này chỉ có thí chủ làm được, nhưng những việc mà vong nữ đó đã làm với gia đình thí chủ cũng coi như vướng phải tội nghiệt, nếu như thí chủ có đốt cái tủ thì cũng không thể trách thí chủ được. Nhưng thí chủ đã chọn cách khó khăn hơn, tuy vậy lại là cách nhân nghĩa nhất. Ý của thầy Lương há chẳng phải quá rõ ràng rồi sao. Việc thí chủ chọn cách đưa vong linh người phụ nữ đó quay về nhà cũng chính là phúc phần của thí chủ. Công đức của thí chủ không chỉ được tính bằng số tiền mà người nhà họ Đoàn phúc báo mà còn là đức hạnh cho đời sau. Tiếp theo đó thí chủ lại dùng toàn bộ số tiền nhận được để giúp chùa xây sửa, tu bổ, giúp cho các con nhỏ nương tựa cửa chùa có một cuộc sống bình an hơn...... Cái này là thầy Lương dùng chính phúc của thí chủ để tạo phúc cho thí chủ và cho nhà chùa. Thầy Lương quả thật suy nghĩ sâu xa, đầy lòng nhân hậu. A di đà phật..

Nghe sư trụ trì nói mà chủ quán trọ như vỡ ra được nhiều điều. Đúng là như vậy, nếu khi ấy, ông chọn cách tiêu diệt hồn mà đó thì sao có được công đức về sau. Nếu chỉ hám cái lợi trước mắt chẳng phải sẽ mất những thứ trân quý sau này hay sao.

Chắp tay cúi lạy sư trụ trì, chủ quán trọ khẽ nói:

— A di đà phật, cảm ơn sư thầy đã giúp con hiểu ra được mọi chuyện.

Sư trụ trì mỉm cười:

— Đều là do lòng nhân hậu của thí chủ mà thành, bần tăng mới là người phải cảm ơn.

Chủ quán trọ trầm ngâm một lát rồi bất chợt hỏi:

— Nhưng sao thầy Lương lại phải lang thang, nay đây mai đó. Với khả năng cũng như cái tâm của mình, thầy Lương hoàn toàn có thể có một cuộc sống sung túc.

Sư trụ trì nét mặt thoáng buồn, ông nói:

— Mỗi con người từ khi sinh ra đã có một số mệnh khác nhau. Thí chủ nói không sai, thầy Lương là người đức độ, tuy nhiên bần tăng cảm nhận thấy sâu thẳm bên trong trái tim của thầy Lương vẫn còn một màn đen tựa sương khói bao phủ. Trong mỗi chúng ta, có người sinh ra đã mang thiên mệnh giàu sang, phú quý, nhưng cũng có những người phải chịu cảnh bần hàn, bệnh tật, nhưng ai cũng phải cố gắng để tiếp tục sống. Ngoài những người đó ra thì có người mang trong mình ác nghiệp, có thể nghiệp đó từ kiếp trước, hoặc chính kiếp này do bản thân họ gây ra.... Và nói theo dân gian, họ là những người bị trời hành. Bần tăng không biết thầy Lương đã mắc tội nghiệt gì đến mức sống qua tuổi 50 vẫn phải trả nghiệp. Nhưng bần tăng hi vọng, công đức của thầy Lương suốt những năm tháng qua sẽ sơm giúp cho thầy sớm thanh thản, trút bỏ được gánh nặng trong lòng.... A di đà phật.

Lặng lẽ nhìn lên bầu trời xanh cao vời vợi, cả chủ quán trọ và sư trụ trì đều thầm cầu mong cho thầy Lương thượng lộ bình an, sớm tạo được nhiều công đức giúp đời.

[.......]

" Rào....Rào....Rào..."

Trời vẫn đổ mưa lớn, 2 tuần nay, ông Lương vẫn đang đi về phía Nam trong cuộc hành trình của mình. Tình từ lúc rời khỏi nhà chủ chủ quán trọ, ông Lương ước chừng mình chắc có lẽ đã đi được 50 dặm. Đi đến nơi này thì trời bắt đầu đổ mưa, càng đi thì mưa lại càng lớn.

" Ùng... Đùng... Đoàng "

Sấm chớp gầm gừ rung chuyển trời đất, biết khó mà có thể đi tiếp trong tình trạng thời tiết thế này, nhưng ngặt một nỗi, xung quanh đây chỉ toàn là ruộng lúa, là đồng không, mông quạnh. Chẳng thấy có một ngôi nhà nào cả.

" Lộp... độp... lộp.. độp "

Mưa càng lúc càng nặng hạt, cố lê những bước chân nặng nhọc dính đầy bùn đất với hi vọng tìm đươc một chỗ trú chân. Cuối cùng thì ông Lương cũng nhìn thấy dưới gốc cây đa có một quán lá, đội mưa, đội gió, ông Lương vừa chạy vào trong thì một tiếng sấm nổ kinh thiên động địa vang lên:

" Oàng "

Cảm tưởng mặt đất dưới chân ông cũng vữa rung chuyển, tiếng sấm khủng khiếp cộng thêm cơn mưa xối xả như dự báo điềm chẳng lành. Bất ngờ bên trong quán có tiếng nói, vừa giật mình bởi tiếng sấm nên ông Lương chưa kịp mở lời chào hỏi chủ quán nước, người vừa nói là một người phụ nữ ngoài 40 tuổi:

- - Bác đứng lui vào trong này cho nó đỡ mưa...... Cả năm nay mới thấy một trận mưa to đến như vậy. Thế này thì lại ngập úng hết cả thôi, thời tiết giữa thu rồi mà mưa khiếp thế không biết.

Ông Lương cất lời chào rồi đáp lại:

- - Dạ chào bà chủ, mưa lớn quá, cho tôi trú nhờ một chút, lát tạnh mưa rồi tôi đi.

Bà chủ quán nước khẽ cười để lộ hàm răng đen xì do nhai trầu rồi nói tiếp:

- - Bác cứ ngồi đấy, mưa bất chợt quá, lại còn to nữa nên tôi cũng chẳng dọn hàng mà về được. Thằng con trai ở nhà chắc thấy mưa to nên cũng không ra phụ mẹ được. Chứ sấm chớp như này, ngồi ngay gốc cây cũng sợ.... Nhìn bác lạnh run hết cả người rồi kia, ngồi xuống đó tôi rót cho chén trà nóng, uống cho nó ấm cái bụng.

Nhấp ngụm trà nóng, đỡ run hơn, ông Lương mới khẽ hỏi:

— Bà chủ cho tôi hỏi, đây là chỗ nào ấy nhỉ...?

Chủ quán nước đáp:

— Nhìn bác là tôi biết không phải người ở đây rồi, nhưng bác đi đâu mà cũng không biết à...? Đây là địa phận làng Văn Thái, xã Tam Hưng, Thủy Nguyên. Mà bác là người ở đâu, sao lại đến đây.

Ông Lương gật đầu rồi trả lời:

— Tôi là người gốc Trung, nhưng sinh sống tại Việt Nam cũng hơn 30 năm rồi. Nay tôi đang trên đường vào Thanh Hóa. Nhưng sao làng mình vắng vẻ thế bà chủ nhỉ...? Đi suốt một quãng đường dài mà chẳng thấy nhà cửa gì cả..?

Bà chủ quán cười rồi nói:

— Làng tôi rộng mà, đất đai nhiều, chỗ bác đi qua là ruộng lúa thì làm gì có ai ở. Phải từ đây, tính từ gốc đa này đi vào trong mới có nhiều người, nhà tôi cũng ở đó, chỗ này là quán nước bán cho bà con đi đồng qua lại nghỉ chân. Mà bác bảo bác đi Thanh Hóa, đừng nói với tôi là bác đi bộ đó nha.... Mà nhìn bác, kể cả nghe bác nói chẳng ai biết bác là người Trung đâu.

Ông Lương uống thêm ngụm trà rồi trả lời:

— Tôi đi bộ mà, đến đây thì mắc mưa..... Mà nhìn trời thì chắc chắn phải mưa ít nhất là 5 ngày nữa mới dứt. Vậy nên nếu nhà bà chủ có ruộng đồng gì thì khi trời ngớt mưa phải tháo nước ra ngay. Trời không dễ gì tạnh sớm đâu.

Bà chủ quán nước ngạc nhiên:

— Ủa, bác nói cứ như bác là thầy tướng số ấy nhỉ...? Mà thật là trời mưa đến tận 5 ngày cơ à..?

Ông Lương gật đầu:

— Tôi chỉ là một người làm nghề bốc mộ thôi, nhưng nếu bà chủ tin thì cứ làm theo lời tôi dặn. Đừng thấy trời quang mà nghĩ mưa dừng.

Vừa dứt lời thì bên ngoài trời mưa đã ngớt, khẽ đứng dậy, ông Lương trả tiền chén nước chè cho bà chủ quán rồi hỏi:

— Trong này có nhà trọ nào không hả bà chủ...?

Bà chủ quán nước đáp:

— Nhà trọ hả, ở đây không có đâu, toàn dân trong làng, có ai đến đây mấy đâu mà có nhà trọ. Này chỉ có bác đi vào làng rồi hỏi nhờ xem nhà ai cho tá túc được thì ở. À không thì bác vào đó rồi hỏi nhà trưởng làng, xem ông trưởng làng có giúp gì được cho bác không. Nhà trưởng làng thì cứ đi thẳng con đường này, khi nào đến cái giếng làng thì quẹo tay phải, thấy con đường đất mà hai bên trồng kín tre, tới đó gặp ai bác hỏi tiếp là họ chỉ đường cho đến nhà trưởng làng. Mà chẳng phải bác bảo bác đi Thanh Hóa sao...?

Ông Lương nói:

— Đột nhiên tôi lại muốn ở đây ít ngày, hơn nữa giờ đồ đạc của tôi ướt hết rồi. Phải tìm một chỗ nghỉ ngơi đã chứ. Cảm ơn bà chủ nhiều nhé, tôi đi trước.

Rời khỏi quán lá dưới gốc cây đa, ông Lương bước trên con đường đất mà theo bà chủ quán nước nói là đường đi vào làng Văn Thái. Ngay khi ra khỏi quán lá, ông Lương ngẩng mặt lên nhìn bầu trời vẫn còn mây đen thâm xì, thi thoảng vẫn có tiếng sấm khan ùng ùng.

Khẽ đưa bàn tay lên mũi rồi ngửi ngửi, ông Lương cau mày:

— Sao nước mưa lại phảng phất mùi tanh thế này, làng này sắp xảy ra chuyện gì hay sao...?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9: Điềm báo Thiên tai


Trời đã ngớt mưa nhưng không khí thì vẫn âm u, ảm đạm. Theo lời của chủ quán lá, ông Lương đi thẳng rồi gặp một cái giếng rộng, quanh giếng được lát gạch đỏ, thành giếng phủ những mảng rêu xanh toát lên cái vẻ cổ kính, lâu năm khi mà cách đó một khoảng ngắn là cây lộc vừng với bộ thân gồ ghề, cành lá um tùm, xanh mướt. Phía bên phải giếng có một con đường đất, hai bên đường trồng rặt tre là tre chảy dài một đoạn.

Ông Lương khẽ nói:

— Làng này cảnh vật thật yên bình, giếng nước trong vắt, cây lộc vừng tốt tươi..... Chướng khí không có, vậy sao nước mưa lại xuất hiện mùi tanh...? Thật khó hiểu.

Đi theo lời bà hàng nước, ông Lương toan bước chân vào đoạn đường đất, trời mới mưa xong nên đường làng vắng vẻ, không có ai qua lại. Đang không biết phải hỏi đường ai thì ông Lương nghe thấy tiếng ho khù khụ ngay sau lưng mình. Khẽ quay lại, ông Lương nhìn thấy đang múc nước ở giếng là một cụ già mặc đồ trắng. Mới vừa đây còn chẳng thấy ai, nhưng quay đi ngoảnh lại đã xuất hiện một ông cụ. Rõ ràng là chuyện lạ, nhưng ông Lương chưa kịp nói gì thì cụ già khẽ chỉ tay về phía trước đoạn đường đất rồi nói:

- - Cứ đi thẳng, thấy nhà nào trước cổng có cây me thì vào.

Bất giác ông Lương nhìn theo chỉ tay của cụ già, nhưng ngay sau đó ông Lương quay lại nhìn về phía giếng thì chẳng còn thấy ai ở đó nữa. Có điều, cái gầu múc nước lúc nãy vẫn nằm đổ dưới nền gạch đỏ thì nay đang nằm trên thành miệng giếng, trong gầu sóng sánh nước vương cả ra bên ngoài.

Giữa đoạn đường vắng vẻ, ông Lương khẽ cúi đầu rồi nói:

— Cảm ơn đã chỉ đường.

Đi độ hơn 300m, qua một vài ngôi nhà, bất chợt ông Lương dừng lại trước một cánh cổng tre, bên trong cổng chếch về bên phải là một cây me lớn. Đứng bên ngoài nhìn vào thì ngôi nhà nằm sâu trong sân là nhà tranh, mái lá nhưng khá rộng, có vườn tược cùng một cầu ao nhỏ đối diện trước nhà.

Ông Lương cất tiếng gọi:

- - Có ai ở nhà không...?

Nhà có nuôi chó nên nghe thấy động, con chó với bộ lông màu vàng sậm từ trong sân lao ra lối đi vào trước cổng sủa lên inh ỏi:

" Gâu.... Gâu.... Gâu..."

Nghe tiếng chó sủa, trong nhà vọng ra một giọng nói đàn ông:

— Ai ở ngoài đấy đấy....?

Ông Lương đứng bên ngoài cổng chờ đợi, bước ra sân là một người đàn ông khoảng chừng hơn 50 tuổi. Ông ta nhìn ra cổng, thấy bên ngoài có người bèn lớn tiếng quát con chó:

— Vàng, thôi nào..... Đi vào trong.

Nghe thấy tiếng chủ, con chó đang sủa hung dữ lập tức im bặt, khi người đàn ông trong nhà bước ra gần đến cổng nó mới cụp đuôi quay đầu đi vào trong sân rồi nằm phủ phục dưới mái lá hiên nhà.

Người đàn ông nhìn ông Lương thì thấy lạ lắm, chắc có lẽ ông ta nhận ra ông Lương không phải người trong làng, ông ta hỏi:

— Chào bác, bác tìm ai ạ...?

Sở dĩ ông ấy xưng hô như vậy bởi vì vẻ bề ngoài của ông Lương khá già so với độ tuổi. Ông Lương cúi đầu chào rồi đáp:

— Chào bác, mạn phép cho tôi hỏi bác có phải là trưởng làng không ạ...?

Mở cổng ra, người đàn ông trả lời:

— Đúng rồi, tôi là trưởng làng đây, nhìn bác không phải người làng này. Chẳng hay bác tìm tôi có chuyện gì...?

Đứng gần, nhìn rõ, điều đầu tiên ông Lương nhận thấy ở vị trưởng làng này là khuôn mặt chữ điền, tuy nước da đen sạm, điểm nhiều nốt đồi mồi nhưng ánh mắt rất sáng toát lên một vẻ phúc hậu. Ông Lương kính cẩn nói tiếp:

— Chào trưởng làng, vừa nhìn đã nhận ra không phải người trong làng, chứng tỏ bác trưởng làng đây phải quan tâm đến người dân trong làng lắm. Tôi chỉ là một người đi qua làng mình, chẳng may trời đổ mưa to, muốn tìm một chỗ dừng chân để nghỉ ngơi, hong khô quần áo mà không có. Được bà hàng nước gốc đa đầu làng chỉ đường nên đến đây nhờ vả.

Nghe vậy thôi mà trưởng làng đã hồ hởi rồi mở toang hai cánh cổng tre, ông nói:

- - Ra là vậy, thế mời bác vào trong nhà, ướt hết cả rồi. Nhanh, nhanh đi vào bên trong.

Được trưởng làng nhiệt tình tiếp đón mặc dù chỉ là người lạ, ông Lương lại càng thấy có gì đó không ổn. Cảnh vật, con người làng này đều rất tốt, tuy chưa tiếp xúc được nhiều người ở đây, nhưng từ bà hàng nước cho đến ông trưởng làng, họ đều là những con người chất phác, lương thiện. Chưa kể ban nãy nơi giếng làng còn có điềm lạ chỉ dẫn. Từ khi đặt chân vào làng, mọi thứ đều rất yên bình, ông cụ chỉ đường cho ông Lương khi nãy chắc chắn không phải người thường. Với giếng nước cổ cùng cây lộc vừng tươi tốt ấy, cụ già mặc đồ trắng xuất hiện chỉ đường tựa hồ như thần trong làng. Điều đó chứng tỏ đất này rất thiêng, có thần bảo hộ, nhưng sao vương trong nước mưa, ông Lương lại ngửi thấy mùi tanh.

Thấy quần áo ông Lương ướt hết, trưởng làng chu đáo lấy quần áo của mình cho ông Lương thay rồi nói:

— Bác thay bộ quần áo ướt ra rồi mặc cái này vào. Nhìn tạng người chúng ta cũng tựa tựa nhau nên chắc là vừa.

Ông Lương nhận lấy bộ quần áo rồi mỉm cười:

— Cảm ơn trưởng làng, trưởng làng chu đáo quá.

Thay quần áo xong, bước ra ngoài, nơi bàn uống nước, trưởng làng đã pha trà đợi sẵn. Mời ông Lương ngồi, trưởng làng rót nước ra chén rồi khẽ nói:

— Mời bác xơi nước, tôi vẫn chưa biết tên bác là gì...?

Ông Lương trả lời:

— Tôi tên Lương, chẳng giấu gì trưởng làng, tôi làm nghề bốc mộ, đang trên đường đi công chuyện thì gặp trời mưa. Ven đường không có chỗ trú chân nên ướt hết cả, gặp bà hàng nước ở gốc đa hỏi thăm xem nơi này có nhà trọ nào không để tá túc ít ngày trước khi lên đường thì mới biết làng mình không có. Nghe bà ấy chỉ đường nên mạo muội đến đây xin nhờ vả. Làm phiền trưởng làng thế này...... thật bất tiện quá.

Trưởng làng xua tay:

- - Uầy, bác đừng nói thế.....Có bất tiện gì đâu, tôi sống ở đây có một mình. Thường thường làng có hội gì, mấy ông cán bộ xã về đây cũng đều nghỉ lại ở nhà tôi cả. Thế cho nên bà Miên hàng nước mới chỉ bác đến đây đó. Bác đi vào đây thì chắc cũng thấy rồi, làng này dân còn nghèo lắm, toàn nhà tranh, vách đất thì lấy đâu ra nhà trọ. Nếu bác không chê, cứ ở lại đây khi nào tiện thì đi.

Ông Lương hỏi:

- - Người nhà mình đi đâu hết rồi ạ...?

Trưởng làng đáp:

- - Vợ tôi mất chục năm nay rồi, có đứa con trai thì đi làm ăn xa đã 3 năm nay. Khổ, thanh niên bây giờ không muốn gắn bó với đồng ruộng nên thoát ly hết. Nhưng biết sao được, tuổi trẻ chúng nó xông pha, mình phải ủng hộ chứ. Thế nên ở nhà chỉ còn mỗi thân già này thôi..... Ha ha ha.

Nói xong, nhìn ông Lương, trưởng làng vội tiếp:

- - Chết, có bác Lương ở đây mà tôi nói chuyện than già thật ngại quá. Mà quên mất chưa giới thiệu, tôi tên là Vọng, năm nay 52 tuổi, cũng làm cái chức trưởng làng này mười mấy năm nay rồi, chiến tranh xong, xuất ngũ được mọi người trong làng giao cho cái chức trưởng làng từ đó đến giờ luôn.

Ông Lương khẽ cười:

— Vậy tính ra bác Vọng còn nhiều hơn tôi 1 tuổi đấy. Nhưng nhìn bác vẫn còn phong độ, khỏe khoắn lắm.

Ông Vọng tròn mắt giật mình, bởi nhìn vẻ ngoài của ông Lương người ta nghĩ chí ít ông Lương cũng phải từ 55 đến 60 tuổi. Ông Vọng nói:

- - Bác cứ đùa, sao thế được..?

Ông Lương cười:

- - Tôi không lừa trưởng làng đâu, râu tóc tuy bạc nhưng kỳ thực tôi còn kèm trưởng làng 1 tuổi. Chắc có lẽ do công việc phải đi lại khắp nơi nên tôi già trước tuổi. Mà bỏ qua chuyện tuổi tác đi, tôi rất cảm kích khi trưởng làng cho tôi ở lại tá túc, chắc có lẽ tôi phải làm phiền trưởng làng độ dăm hôm.

Ông Vọng cười xòa:

- - Không thành vấn đề, làng tôi tuy còn nghèo, nhưng ai cũng hiếu khách. Chỉ có điều nhà cửa không được khang trang, mong bác không chê.

Ông Lương gật gù, uống hết chén trà, ông Lương nói:

- - Trưởng làng quả thực là người nhân hậu, tôi cũng biết chút ít về phong thủy, tướng số......Để trả ơn cho tấm thịnh tình của trưởng làng, tôi sẽ thông báo cho trưởng làng một tin này.

Ông Vọng đáp:

- - Có gì bác Lương cứ nói.

Ông Lương tiếp:

- - Làng mình lâu rồi mới có trận mưa lớn như hôm nay phải không..?

Ông Vọng trả lời:

- - Đúng rồi, trời hanh khô đã lâu, nước ở kênh mương cũng sắp không đủ tưới tiêu. Cơn mưa này đúng là may mắn, vụ mùa năm nay được cứu rồi.

Ông Lương lắc đầu:

- - Mưa là rất tốt, nhưng nếu mưa lớn như vậy kéo dài 4-5 hôm mà không kịp thoát nước, chẳng phải hoa màu sẽ bị ngập úng hết hay sao.

Ông Vọng nhìn ông Lương vừa cười vừa nói:

- - Bác cứ nói đùa, trời nắng hạn lâu ngày, mong mãi mới có cơn mưa. Mưa rào mau tạnh, ngập úng là ngập úng thế nào được.

Ông Lương thở dài:

- - Nếu trưởng làng không tin thì tôi cũng không biết phải nói sao. Nhưng cơn mưa ban nãy chỉ là bắt đầu, trong vòng 5 ngày tới, trời sẽ mưa to không ngừng. Nếu không tận dụng khoảng thời gian trong ngày hôm nay để tạo đường thoát nước, mở hết kênh mương, dùng bạt che chắn lại những loại cây sắp thu hoạch thì chỉ e đến khi mưa lớn xảy ra muốn làm cũng không kịp.

Ông Lương vừa nói xong thì bầu trời chợt hửng nắng, điều này lại càng khiến cho trưởng làng thấy hoài nghi về cảnh báo của người đàn ông làm nghề bốc mộ. Thực ra, khi đi đến giếng làng, điềm báo về một trận mưa khủng khiếp kéo dài đã xuất hiện nơi chiếc gầu múc nước.

Nước trong gầu sóng sánh, đầy ắp đến mức chảy cả ra ngoài chính là điềm mà thần làng báo hiệu cho người dân nơi đây. Ông cụ già mặc bộ đồ trắng đó không phải tự nhiên xuất hiện, cũng không phải ông cụ xuất hiện chỉ để chỉ đường cho ông Lương đến nhà trưởng làng, tất cả đều có nguyên do của nó.

Chỉ có điều, khi được cảnh báo về trận mưa lớn......chẳng ai tin đó là thật.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10: Máu đen


Đêm hôm đó, ông Vọng đang ngủ cũng phải giật mình choàng tỉnh vì tiếng sấm động rung cả nền nhà. Kèm theo đó là một trận mưa như trút nước, tuy mưa lớn nhưng trời không có giông, gió cũng chẳng lớn, chỉ có mưa là xối xả. Lúc ông Vọng tỉnh dậy thì đã thấy ông Lương đứng trước cửa nhà nhìn ra ngoài bờ ao.

Ông Vọng vội nói:

- - Mưa to quá khiến bác không ngủ được à..?

Ông Lương quay lại trả lời:

- - Thực ra thì tôi chưa ngủ, trưởng làng nhìn kìa.

Vừa nói, ông Lương vừa chỉ tay ra phía cầu ao trước sân nhà. Chớp giật liên hồi, dưới ánh chớp, ông Vọng phải dụi mắt hai lần mới dám tin đây là sự thật, mưa chưa được bao lâu, nhưng phía ao nhà ông, mực nước đã dâng lên ngập cả sân. Sống mấy chục năm ở đây từ khi cha sinh mẹ đẻ, chưa bao giờ ông Vọng thấy nước ao lại dâng cao đến ngập cả sân như vậy cả. Ông Vọng nhìn ông Lương mà rùng mình, nổi da gà, lùi lại một bước, ông Vọng bàng hoàng:

- - Lụt..... lụt rồi..... Ở đây còn lụt thì ngoài ruộng, hoa màu.... hoa màu của bà con chết úng hết mất. Lẽ ra, lẽ ra tôi phải nghe theo lời bác.

Ông Lương thở dài, khẽ lắc đầu ông đáp:

- - Muộn mất rồi, giờ có ra đó mở đường thoát nước xuống kênh, xuống mương cũng chẳng kịp. Ý trời đã vậy, không thể thay đổi.

Quay lưng đi vào trong nhà, ông Lương đưa tay lên bấm độn, nhưng ông chợt cau mày, một tiếng sấm lớn vang lên giữa màn đêm mưa gió. Ông Lương suy nghĩ:

" Sao quẻ không ứng, chẳng lẽ trận mưa này mới chỉ là khởi đầu của tai ương. Làng này sắp gặp họa lớn rồi. "

[........]

4 ngày sau, trời vẫn mưa rả rích, tuy lượng mưa không lớn như mấy ngày trước đó, nhưng sau 2 ngày mưa như thác đổ, hoa màu, ruộng lúa không có gì che chắn, ruộng nào cũng ngập úng, xác xơ hết cả. Chỉ còn hơn 2 tháng nữa sẽ đến mùa thu hoạch, nhìn công lao bấy lâu chăm bẵm giờ úng sạch, úa sạch, dân làng Văn Thái cả đời chỉ trông mong vào nghề nông đau đến thắt từng đoạn ruột. Đến buổi chiều thì trời ngừng mưa, nhưng bầu không khí u ám của đất trời cũng không thê lương bằng cảnh dân làng thất thểu trên từng cánh đồng, rừng ruộng lúa chỉ mong sao hi vọng còn cứu vớt được chút gì sót lại.

Đã 5 ngày trôi qua, nhưng ông Lương vẫn không thể luận được bất cứ một quẻ nào về sự việc đã xảy ra với ngôi làng. Trong cuộc đời hành nghề của mình, đây là lần đầu tiên ông Lương gặp phải hoàn cảnh như vậy. Do không luận được quẻ nên mặc dù có nhiều hoài nghi trong lòng nhưng ông Lương cũng không thể giải thích cũng như giúp dân làng ra sao. Xưa nay chuyện thiên tai vốn là chuyện của trời, muốn xê dịch là điều không thể, âu đó cũng là số trời đã định.

Tối hôm đó, sau khi dùng cơm xong, ông Lương gấp một vài bộ quần áo vào trong tay nải. Nhân tiện, ông Lương lấy một ít tiền đưa cho trưởng làng, ông Lương nói:

- - Cảm ơn trưởng làng đã cho tôi ở lại mấy ngày qua. Chỗ này không nhiều, nhưng đây là tấm lòng cảm kích của tôi những ngày qua được ăn uống, ngủ nghỉ tại đây. Mong trưởng làng nhận cho, sáng mai tôi lên đường sớm.

Ông Vọng nhất mực từ chối số tiền mà ông Lương đưa, ông Vọng nói:

- - Bác cất tiền đi, nhà rộng để không cũng chẳng ai ở, cơm nước thì chỉ là thêm bát thêm đũa, hà có tốn bao nhiêu mà bác đưa tiền. Như thế há chẳng phải bác coi lòng hiếu khách của người làng tôi chỉ đong đếm bằng tiền bạc hay sao. Mấy ngày qua tôi không ngủ được, đêm nào cũng trằn trọc suy nghĩ về lời bác nói, phải chi tôi nghe theo bác, thông báo với bà con thì thiệt hại đâu nặng nề, đâu mất trắng đến như vậy. Tôi thật hổ thẹn với dân làng, là do tôi cả.

Vừa nói ông Vọng vừa rưng rưng nước mắt, đúng là 3 ngày nay ông Vọng đêm không ngủ, lúc nào cũng đứng ngoài hiên nhà mong cho trời đừng mưa nữa. Mới có mấy ngày mà tóc ông Vọng đã bạc đi trông thấy do suy nghĩ quá nhiều.

Ông Lương nói:

- - Chuyện thiên tai là do trời định, có những lúc biết để mà tránh cũng không tránh được. Trưởng làng đừng trách bản thân, mỗi chúng ta so với trời đất thì chỉ như hạt bụi không hơn không kém, làm sao có thể nghịch chuyển được càn khôn. Tôi rất tiếc vì không giúp gì được cho dân làng.

Ông Vọng buồn bã pha ấm trà rồi đáp:

- - Vâng, lời bác dạy chí phải...... Uống chén trà thơm rồi bác nghỉ sớm, mai còn lên đường.

Trà hãm chưa được bao lâu thì từ bên ngoài cổng có một người phụ nữ chạy như ma đuổi vào bên trong sân nhà, nhìn thấy ông Vọng đang ngồi trên ghế, chị ta quáng quàng đến mức ngã dúi xuống hiên, ông Vọng vội chạy ra đỡ thì chị ta khóc lóc kêu gào:

- - Bác Vọng ơi, bác Vọng ơi....... Chết, chết nhà em rồi...... Bác Vọng ơi.

Vừa nói chị ta vừa vò đầu bứt tai, ông Vọng hỏi:

- - Chết cái gì...? Sao lại khóc lóc thảm thiết thế...?

Chị nay vừa nấc vừa nói:

- - Đàn gà, đàn gà..... nhà em bị đứa nào nó.... nó.... đánh thuốc chết hết cả đàn rồi bác..... Vọng ơi. Em chết mất thôi, mùa màng thì hư hoại hết, đến đàn gà mấy chục con mà cũng chết sạch thế này thì bác bảo..... em chết đi chứ..... sống sao nổi nữa..... Hu hu hu..... Trời ơi là trời.

Ông Vọng nhăn mặt, từ trước đến nay trong làng bà con ai nấy cũng đều sống hòa thuận, vui vẻ với nhau.... Mười mấy năm làm trưởng làng ở làng Văn Thái, chưa bao giờ có ai lấy trộm của nhau quả trứng chứ đừng nói là đánh thuốc chết cả đàn gà mấy chục con.

Ông Vọng nói:

- - Không thể nào, người làng mình từ xưa đến giờ làm gì có ai làm mấy chuyện đó.

Chị này chống tay đứng dậy, đầu tóc bết bát, nước mắt giàn dụa, chị ta mếu máo:

- - Hu hu, bác không tin thì bác đến nhà em mà xem..... Em nói điêu trời đánh em chết, mấy hôm mưa to nên nhân tầm chiều tạnh ráo, em mới thả gà ra rồi rải thóc cho ăn. Lúc chiều vẫn còn khỏe mạnh, nhưng đến chập tối xua gà vào chuồng thì ra vườn thấy nằm chết cứng, chổng cả chân lên trời. Thử nói không phải đánh thuốc thì sao gà nhà em chết hết như vậy.

Ông Vọng chạy ngay vào nhà lấy đèn pin, đi qua ông Lương, ông Vọng nói:

- - Xin lỗi bác, tôi có chút chuyện phải đi bây giờ... Bác cứ ở nhà nghỉ ngơi đi nhé.

Ông Lương nói:

- - Tôi cũng đã nghe qua rồi, không biết tôi có thể đi cùng trưởng làng đến đó được không..?

Ông Vọng gật đầu:

- - Thế cũng được, nếu bác muốn đi thì đi theo tôi.

Ông Lương đeo tay nải rồi bước ra bên ngoài, cả hai đi theo người phụ nữ kia về nhà của chị ta. Trên đường, tiếng chó sủa inh ỏi, đi một lúc thì cũng đến nơi. Dẫn ông Vọng ra ngay khu vườn sau nhà, người phụ nữ nấc lên những tiếng nghẹn ngào:

- - Hức... ức.. đây, bác... bác nhìn mà xem... Chết, chết hết cả rồi.. Hức.. hức.. ức.

Dưới ánh đèn pin, nằm la liệt trên khoảng vườn là xác của hơn 20 con gà chết cứng ngắc, ngửa bụng, chân giơ lên trời. Chứng kiến tận mắt ông Vọng mới dám tin đây là sự thật. Ông Vọng hỏi:

- - Nhưng sao chị lại nghi là có người đánh thuốc, thóc là thóc nhà chị, chính tay chị cho ăn cơ mà....?

Chị này vừa khóc vừa đáp:

- - Đúng là như vậy, nhưng thả gà cho ăn xong, em có chạy ra ngoài ruộng để nhặt lại ít rau cải đem về ăn. Về đến nhà thì gà chết hết cả, bác nghĩ mà xem, nếu mà dịch thì nó đâu có chết một loạt mà nhanh như vậy, lúc em thả khỏi chuồng chúng nó còn khỏe lắm.

Khi mà ông Vọng và người phụ nữ kia còn đang kẻ phân bua, người gặng hỏi thì ông Lương lên tiếng:

- - Chị ta không nói dối đâu, đàn gà này chết là do trúng độc.

Ông Vọng cũng không biết ông Lương đã lấy đèn pin của mình khi nào, đang ngồi xem dưới đất, ông Lương kiểm tra một con gà rồi tiếp tục:

- - Trưởng làng lại đây mà xem, chân gà cứng đơ, phần cựa chuyển màu tím đen, cả mào gà cũng như vậy. Toàn bộ những con gà chết ở đây đều bị một triệu chứng giống như nhau. Chị ta nói đúng, nếu là dịch thì ít nhất cũng phải vài ngày mới phát tác, hơn nữa không thể chết đồng loạt.

Ông Vọng vẫn cố chấp:

- - Nhưng tôi tin trong làng này không ai làm chuyện thất đức như vậy cả... Làm sao có thể trúng độc được.

Lúc này ông Lương mới lấy trong tay nải ra một cây châm dài nửa gang tay màu trắng ngà, đưa đèn pin cho ông Vọng, ông Lương nói:

- - Nếu trưởng làng vẫn chưa tin thì hãy nhìn đây, tôi sẽ dùng cây châm bằng ngà voi này chích vào thân con gà.

Ông Vọng cùng người phụ nữ kia hồi hộp chờ đợi, khẽ chích châm ngà voi vào thân con gà, ông Lương rút ra sau đó để đầu mũi châm vào ánh sáng đèn pin, máu gà dính ở phần đầu cây châm khoảng chừng 2cm, ông Lương khẽ nói:

- - Là máu đen.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11: Nắm thóc "độc"?


Ông Vọng há hốc mồm, chị chủ nhà thì ôm mặt nói:

- - Em đã nói với bác rồi mà, gà nhà em có kẻ dùng thuốc độc đánh chết cả đàn.

Đưa tay định chạm vào chỗ máu dính vào đầu cây châm ngà voi để một lần nữa khẳng định xem đó có thực sự là máu đen hay không, nhưng ông Lương ngăn lại, ông Lương nói:

- - Đừng chạm vào, còn chưa biết độc này từ đâu và là loại độc gì. Nếu trưởng làng chạm vào nó chỉ e cả con người cũng sẽ trúng độc. Việc cần làm bây giờ là đem toàn bộ những con gà đã chết này dốt đi tránh loại độc này truyền nhiễm ra bên ngoài.

Chị chủ nhà nghe ông Lương nói xong thì ngồi phịch xuống đất, chị ta khóc lóc kêu gào:

- - Ông trời ơi là ông trời, hoa màu thì ngập úng, nhà chỉ còn đàn gà cũng chết sạch không còn một con.....Tại sao ông không giết tôi luôn đi, để tôi sống làm gì nữa.

Thương cảm trước hoàn cảnh của chị ta, của đau con xót, dân làng Văn Thái cũng không phải thuộc dạng khá giả gì. Chuyện đồng áng, chăn nuôi, chân lấm tay bùn cũng chỉ giúp cho mọi người đủ ăn. Nhìn đàn gà nằm chết cứng dưới sân vườn, không ai không đau lòng. Ông Vọng nói với chị ta:

- - Trước mắt cứ làm theo lời của bác Lương đây đã, chỉ giữ lại 1 con, ngày mai trời sáng tôi sẽ ra đình làng thông báo sự việc. Nếu thật sự là người trong làng làm chuyện này, bằng mọi giá tôi sẽ truy ra đến cùng. Không thể bỏ qua được, chuyện đã thế rồi, chị đừng quá đau buồn, khi đưa việc này ra, tôi cũng sẽ vận động bà con trong làng, mỗi người giúp đỡ một ít. Chắc cũng không được nhiều, nhưng trong lúc này một miếng khi đói bằng một gói khi no. Giờ tôi sẽ giúp chị đào một cái hố rồi thiêu số gà này.

Nghe ông Vọng nói như vậy, chị chủ nhà vừa khóc vừa cảm ơn trưởng làng, nén đau thương lại, ông Lương cũng xắn tay áo phụ giúp việc đào hố. Số gà chết được chất củi rồi thiêu cháy chỉ giữ lại duy nhất 1 con để ngày mai ông Vọng họp làng tại đình để trình bày sự việc.

Xong việc thì cũng phải đến 9h tối, trên con đường đất vắng vẻ đi về nhà, ông Vọng nói với ông Lương:

- - Tuy bác nói là đàn gà đó chết do bị trúng độc, nhưng đến tận bây giờ tôi vẫn không dám tin trong làng lại có người ra tay ác đức như vậy.

Ông Lương im lặng một lát rồi khẽ trả lời:

- - Bác trưởng làng lại hiểu sai ý tôi rồi, tôi chỉ nói là đàn gà đó trúng độc mà chết chứ chưa hề nhắc hay khẳng định việc này là do ai làm.

Trưởng làng ngạc nhiên hỏi lại:

- - Như vậy là sao...? Nếu như là bị hạ độc thì há chẳng phải do con người làm hay sao..?

Ông Lương thở dài:

- - Trước mắt chúng ta cứ đi về nhà cái đã, tiện đây trưởng làng có thể cho tôi ở lại thêm ít ngày nữa được không...?

Ông Vọng đáp:

- - Tất nhiên là được rồi, nhưng tại sao đột nhiên bác lại thay đổi ý định như vậy..?

Ông Lương trả lời:

- - Thú thật với trưởng làng, nếu sự thật đàn gà nhà chị kia là do có kẻ gian đánh thuốc độc thì thực sự mà nói vấn đề còn có thể khắc phục được, bởi dẫu sao kẻ ác đó cũng chỉ là con người. Nhưng tôi sợ, đàn gà chết đó không phải do bàn tay con người làm thì đó mới là điều kinh khủng nhất. Tôi nói câu này mong trưởng làng đừng giận, chỉ e làng ta sắp gặp họa lớn rồi.

Trở về nhà trưởng làng, trời đã chuyển dần về nửa đêm, chỉ có mấy ngày thôi ma cảm giác như làng Văn Thái đã thay đổi hoàn toàn. Sau cơn mưa kéo dài, một bầu không khí âm u, ảm đạm bao trùm lấy toàn bộ dân làng. Khi còn chưa bình tĩnh lại được tinh thần trước vụ mùa bị tàn phá thì tin dữ về đàn gà hơn hai chục con của một hộ gia đình bị trúng độc chết cả thảy khiến cho ông Vọng vốn đã suy nghĩ nay lại còn suy nghĩ nhiều hơn.

Màn đêm cứ thế trôi đi, quá nửa đêm, ông Lương giật mình bởi ông vừa chợt nghe thấy tiếng chó tru vọng về từ nơi nào đó trong làng. Ban đêm yên tĩnh, do vậy tiếng chó tru rõ mồn một. Ngay sau tiếng chó tru là con Vàng, con chó của ông Vọng đang nằm trong hiên nhà dưới cột trụ, bỗng nó nhảy phốc ra giữa sân gạch rồi cứ thế cào cào những chiếc móng vuốt của hai chân trước xuống nền sân, miệng gầm gừ:

" Ngừ..... Ngừ.... Ngừ...."

Nó hạ thấp người xuống, hai chân trước quỵ như sắp sửa lao bổ về phía trước tấn công một thứ gì đó vậy, mặc dù lúc này trời đã chuyển về quá nửa đêm, bên ngoài không có lấy một bóng người qua lại.

" Gừ..... Ngừ.... Ngừ...."

Con Vàng vẫn gầm gừ bên ngoài sân, ông Lương đã tỉnh dậy từ bao giờ, nhưng ông chỉ đứng bên trong nhà nhìn ra bên ngoài qua khe cửa gỗ. Bầu trời đêm hôm nay khá sáng, bởi sau cơn mưa dài, trời cao, trăng sao hiện rõ. Dưới ánh trăng mờ ảo, ông Lương thấy con Vàng đang xù lông, nó cào xước hết cả nền sân gạch, nhìn nó hung dữ như thế nhưng nó lại không sủa. Trong con người hay động vật, luôn tồn tại thứ gọi là bản năng sinh tồn, khi cảm nhận được nguy hiểm, chúng ta sẽ thủ thế để chờ cơ hội rút lui, kẻ yếu nhìn thấy kẻ mạnh sẽ không dại dột mà tấn công.

Ngày đầu khi đến nhà trưởng làng, con Vàng nhìn thấy ông Lương đã lao từ trong nhà ra sủa inh ỏi. Nhưng đêm nay, nó xù lông, tứ chi trong tư thế phòng thủ, không dám sủa mà chỉ dám gầm gừ..... Đó là bởi vì bên ngoài kia đang xuất hiện một thứ gì đó khiến cho nó sợ hãi. Chó là loài vật theo quan niệm dân gian là có thể nhìn thấy những thứ mà con người không nhìn thấy được.

Giữa đêm hôm thế này, con người không phải là thứ khiến cho chó phải sợ, vậy thì là thứ gì ngoài ma quỷ được nữa...... Tiếng chó tru vang vọng ban nãy ông Lương nghe được không bình thường, chó chỉ tru lên vào ban đêm khi chúng nhìn thấy hồn ma xuất hiện xung quanh mình, khi đó tiếng sủa của chúng sẽ biến thành tiếng tru vang xa, ngắt nhịp lên xuống.

Một lát sau, con Vàng trở lại trạng thái bình thường, nhưng nhưng bước chân của nó khi đi vào trong hiên nhà rất rệu rã, mệt mỏi, vừa đến cột trụ, con Vàng nằm bẹp xuống bất động, cứ như thể nó vừa phải chiến đấu với thứ đáng sợ kia bằng tất cả sức lực vậy. Ông Lương cũng quay lại giường, nhưng ông không ngủ nữa, cứ mỗi ngày trôi qua, nơi này dường như lại có sự thay đổi bất thường nào đó. Điều lạ đó là, bình thường ông Vọng rất thính khi ngủ, chỉ một tiếng động nhỏ thôi cũng khiến cho ông Vọng thức giấc trở mình, vậy mà từ lúc con Vàng gầm gừ, cào xước cả mặt sân mà ông Vọng vẫn không biết gì.

[.....]

Sáng ngày hôm sau, ông Vọng thức dậy thì đã thấy ông Lương đang ngồi ngoài sân vuốt ve con Vàng. Ông Vọng nói:

- - Ủa, con chó làm sao vậy bác...?

Ông Lương mỉm cười:

- - À, nó không sao đâu, chắc cu cậu thích được vuốt lông nên nằm im thôi. Lát lại chạy tung tăng ngay ấy mà.

Đúng như lời ông Lương nói, khi ông Lương thả tay ra, con Vàng nhổm dậy, nó quẫy đuôi rồi dụi dụi đầu vào lòng bàn tay ông Lương, nó liếm liếm tay ông Lương một cách thân thiện.

Đứng dậy, ông Lương hỏi trưởng làng:

- - Nhà ta cũng có nuôi gà phải không nhỉ..?

Ông Vọng gật đầu:

- - Có có, tôi có nuôi mấy con thả ngoài vườn, nuôi ít nên cứ thả ra vườn cho chúng nó bới đất tìm sâu mà ăn, xong chuồng ở đó, đến giờ vào chuồng là tự kéo nhau vào. Bác thèm ăn thịt gà phỏng, để xong việc ở đình làng, tôi làm gà đãi bác ăn.

Ông Lương khẽ cười rồi đáp:

- - Cảm ơn trưởng làng, nhưng ý tôi không phải như vậy..... Trưởng làng đi theo tôi ra vườn một chút, tôi muốn cùng trưởng làng cùng làm thử điều này.

Ông Vọng dù không hiểu rốt cuộc thì ông Lương muốn làm điều gì, nhưng vẫn đi cùng với ông Lương ra đến vườn. Ngoài vườn cây cối tươi tốt, dưới gốc cây là ba con gà ông Vọng đang nuôi, con nào con đấy béo múp, chắc nịch. Ông Vọng cười:

- - Giờ mà thịt đãi khác là chuẩn nhất rồi đấy.

Khi ông Vọng đang nói thì ông Lương móc trong túi áo ra một bọc giấy, mở lớp giấy bọc ngoài ra thì bên trong là một nắm thóc, ông Lương rải xuống đất cho gà mổ trước sự ngỡ ngàng của ông Vọng, ông Vọng hỏi:

- - Bác lấy thóc này ở đâu ra vậy..?

Ông Lương trả lời:

- - Là thóc của nhà chị tối hôm qua bị chết cả đàn gà, trong lúc hai người thiêu hủy xác lũ gà thì tôi đã lén bốc trộm một nắm thóc ngay chỗ chị ta rải cho gà ăn.

Ông Vọng giật mình, ông ta nói:

- - Giời ơi là giời, sao bác lại làm thế...? Mấy con gà trúng độc chết hết thì sao...?

Ông Lương khẽ đáp:

- - Trưởng làng đừng lo, nếu như gà mà chết, tôi sẽ đền trưởng làng gấp 3 số tiền bán gà. Hơn nữa, chẳng phải đây là cách hiệu quả nhất để xác minh xem có phải có kẻ đã tẩm độc vào thức ăn cho gà hay không sao....? Trưởng làng bình tĩnh đợi một chút xem sao.

Nghe ông Lương nói cũng hợp lý, nếu mấy con gà nhà ông ăn thóc nhà chị kia mà lăn quay ra chết thì chắc chắn có kẻ hạ độc. Nhưng sau khi gà mổ hết chỗ thóc đó phải đến gần 1 tiếng sau, chẳng có con nào chết cả, ba con gà béo múp vẫn khỏe mạnh bình thường.

Ông Vọng hỏi:

- - Vậy... vậy là sao...?

Ông Lương nói:

- - Độc giết chết lũ gà không phải từ thóc, chuyện này nguy hiểm rồi đây.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12: Nén nhang trước sân đình


Lúc này ông Vọng mới thực sự hoảng loạn, mọi chuyện càng lúc càng rối rắm, không cách nào giải thích. Sực nhớ ra một chuyện, ông Vọng quay sang nói với ông Lương:

— Bác Lương, lần trước bác đã cảnh báo mà tôi không nghe. Hình như bác biết gì đó về phong thuỷ, dự đoán được cả thời tiết. Nay trong làng xảy ra chuyện này, tôi cúi đầu xin bác giúp tôi tìm hiểu về sự việc này được không ạ...? Tối qua chắc hẳn bác đã có suy tính gì rồi thì phải..?

Ông Lương đáp:

— Trưởng làng không cần quá khách khí, thực ra tôi cố nán lại nơi này cũng chính là muốn tìm hiểu rõ nguyên nhân sự việc. Chỉ có điều mọi nghi vấn của tôi đến giờ vẫn còn nhiều khúc mắc. Không giấu gì trưởng làng, ngoài công việc bốc mộ, tôi cũng biết một chút về kinh dịch, phong thuỷ. Ngay khi đặt chân vào trong làng, Lương tôi đã có một linh cảm không lành. Tuy nhiên làng mình có vượng khí khá tốt, con người hiền hậu, mến khách. Làng còn có thần bảo hộ, nhưng mà....

Ông Vọng hồi hộp hỏi:

— Nhưng sao ạ, bác có gì cứ nói.

Ông Lương đáp:

— Nhưng sau cơn mưa kéo dài ấy, làng ta đã có một sự thay đổi. Đúng hơn, trận mưa đầu tiên rơi xuống, nước mưa đã phảng phất một mùi tanh rồi. Xưa nay, trong nước mưa mà có mùi hôi tanh, thường đó là điềm dữ. Ngay sau đó làng liên tiếp xảy ra chuyện. Chỉ e đất làng bị động, hoặc không may nơi linh thiêng của làng đã bị ô uế. Cơ mà không hiểu tại sao, mấy ngày qua tôi thử bấm độn, luận quẻ, cố cách mấy cũng không thể luận được ra đó là nơi nào. Thịnh tình của trưởng làng đối với tôi rất tốt, tôi cũng muốn giúp dân làng nhưng xem ra phải tìm hiểu thêm một số chuyện. Trưởng làng yên tâm, tôi sẽ cố gắng hết sức mình. Đây có lẽ cũng chính là một cơ duyên trong cuộc hành trình của tôi. Trước mắt, trưởng làng cứ họp làng rồi thông báo cho mọi người chuyện đã xảy ra ngày hôm qua. Cẩn tắc vô áy náy, để mọi người đề phòng thì vẫn hơn.

Ông Vọng cúi đầu cảm ơn ông Lương rối rít. Đúng là việc cần làm bây giờ chính là thông báo về đàn gà bị trúng độc chết tối ngày hôm qua. Hối hả cho người đi thông báo với đại diện từng hộ gia đình trong làng, làng Văn Thái họp làng khẩn cấp. Khoảng hơn 1 tiếng sau, người này gọi người kia, cuối cùng mọi người cũng đã tụ tập ở trước sân đình thờ thần Thành Hoàng làng. Ngôi đình khá lớn nằm về phía tay trái tính từ chỗ giếng làng quẹo sang. Ngược với đường đi vào nhà trưởng làng.

Thoáng thấy đã đông người, ông Vọng, với tư cách là trưởng làng đứng trước dân làng phát biểu:

— Mọi người trật tự, gọi mọi người đến sân đình gấp như thế này là có hai việc quan trọng. Việc đầu tiên đó là chúng ta phải hợp sức cùng nhau cải tạo lại đồng ruộng sau đợt ngập úng vừa rồi. Thiên tai là ý trời khó tránh khỏi, nhưng bà con đừng vì thế mà nản lòng. Vụ sau chắc chắn sẽ bội thu. Còn con giống, cây giống là chúng ta còn có thể bắt đầu lại. Làng ta đã tồn tại cả 100 năm nay, ngày xưa các cụ cũng phải oằn mình chống chọi với mưa bão, lụt lội. Chỉ cần bà con ta đoàn kết thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua.

Nghe ông trưởng làng nói, mọi người bên dưới đều đồng tình. Dù sao đó cũng là cách tốt nhất lúc này, không thể cứ ngồi ủ rũ tiếc nuối những thứ đã bị tàn phá được. Mọi người chờ đợi trưởng làng nói tiếp đến việc thứ hai.

Ông Vọng tiếp tục, nhưng trước khi nói, ông đặt cái chậu bên trong có đựng xác con gà đã chết từ tối hôm qua lên trên bàn. Từ tối qua cho đến sáng nay mà con gà đã rụng hết lông, thịt của nó đã thối bốc mùi rồi rữa ra từng mảng nhỏ. Một mùi xú uế toả ra trong không khí khiến cho ai ngửi thấy cũng phải bịt mũi.

Ông Vọng chỉ tay vào cái chậu rồi nói:

— Đây chính là chuyện thứ 2 tôi muốn nói với mọi người. Tối ngày hôm qua, đàn gà nhà cô Xoan không rõ tại sao nhưng đã lăn đùng ra chết cả đàn. Nguyên nhân ban đầu được xác định, đàn gà chết là do bị trúng độc. Cả đàn hơn hai chục con chết cứng, chổng chân lên trời, chích máu từ thân gà ra thì máu đó có màu đen kịt. Do sợ để lâu sẽ sinh lây nhiễm nên ngay tối qua, tôi cùng với cô Xoan đã thiêu huỷ toàn bộ số gà chết. Chỉ giữ lại 1 con để cho mọi người nhìn. Mọi người xem xem, mới qua 1 đêm, nhưng xác con gà đã thối rữa, rụng hết lông, da thịt chuyển màu đen sậm.

Dứt lời, ông Vọng kêu người bê cái chậu đựng xác con gà đặt giữa sân đình để bà con tự nhìn. Mọi người bịt mũi tiến lại gần xem có đúng như vậy hay không. Và không ai dám nhìn lại lần thứ hai. Dưới sân đình, những tiếng xì xào bàn tán bắt đầu vang lên:

" Sao lại chết thối ra thế nhỉ.."

" Có thật là bị trúng độc không..? "

" Thật đấy, nhìn xác con gà chuyển màu đen kia thì không sai đâu. Mà nhìn mặt nhà Xoan thất thần thế kia cơ mà..Cả đàn gà 20 con chứ ít gì."

" Tôi không tin trong làng lại có kẻ nào ác đức thế đâu."

" Khổ thân nhà Xoan, chồng thì mất sớm, hai mẹ con sống với nhau, đã vậy đứa con gái còn bị mù. Nhà nó có bao giờ cãi vã hay gây thù với ai đâu cơ chứ.."

Ông Vọng gõ gõ tay xuống bàn rồi nói:

— Bà con cũng nhìn thấy rồi đấy, cả đàn gà chết cùng với một triệu chứng giống hệt nhau. Không thể là do dịch được. Bản thân tôi cũng không tin trong làng có người làm chuyện ác nhân này. Nhưng trước khi tìm ra nguyên nhân khiến cho đàn gà bị chết. bà con nên cẩn thận chú ý, đề phòng vẫn hơn. Bà con ạ, hoàn cảnh của cô Xoan đây chúng ta ai cũng biết, hai mẹ con cô ấy nương tựa vào nhau mà sống sau khi anh Tỵ qua đời. Biết rằng dân làng ta làm lụng đồng áng quanh năm cũng chỉ đủ ăn, nhà cũng vẫn toàn nhà tranh vách đất, ai khá giả mới có cái nhà ngói. Vụ mùa vừa rồi mưa lụt làm úng ngập gần như mất trắng. Nhưng truyền thống của làng từ thời cha ông để lại, luôn đặt ra tôn chỉ, đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Bà con ta nghèo tiền bạc, vật chất nhưng sống với nhau luôn giàu cái tình cảm xóm làng. Nay tôi thay mặt cô Xoan, mở lời mong muốn bà con mỗi người giúp cho cô ấy một chút. Để mẹ con cô ấy có cái sinh nhai sau những chuyện không may.

Ông Vọng vừa nói dứt câu thì bên dưới đã hô hào:

— Bác trưởng làng nói đúng lắm, chúng tôi cũng nghĩ như vậy. Thế nên, ai có gì giúp nấy, người có tiền giúp tiền, người có gạo giúp gạo. Của ăn bao nhiêu cũng hết, mỗi người góp một ít cũng đủ mẹ con cô ấy trang trải đến vụ mùa sau. Góp gió thành bão, đây là lúc dân làng ta thể hiện tình làng nghĩa xóm thiêng liêng, phải không mọi người.

Người khác đồng tình:

— Nhà Xoan đừng lo lắng nhiều nhé, của đi thay người. Lát về tôi bảo mụ vợ cầm sang cho dăm cân gạo.

Ông Vọng cảm động rấn nước mắt trước tình cảm của người dân trong làng. Đó chính là lý do vì sao khi ông Lương nói đàn gà bị trúng độc mà chết ông không tin. Xưa nay người dân trong làng chưa bao giờ sống ác với nhau như vậy. Nhưng cái chết của cả đàn gà vẫn còn là một ẩn số chưa có lời giải. Nếu không phải có người hạ độc thì làm sao cả đàn gà lại chết hết cùng một lúc như vậy..?

Trong lúc mọi người đang an ủi nhà chị Xoan thì bất ngờ có người đàn ông đứng lên trước đám đông rồi nói:

- - Thưa bác Vọng, thưa toàn thể bà con, tôi có điều này muốn nói.

Ông Vọng đáp:

- - Nhà anh Sửu có gì cứ trình bày cho bà con nghe.

Anh Sửu tiếp:

- - Việc giúp đỡ nhà cô Xoan thì chắc chắn bà con sẽ chung tay giúp đỡ rồi. Nhưng còn việc cả đàn gà bị trúng độc chết chúng ta cũng phải tìm ra nguyên nhân. Cho dù nó có không phải là do bị hạ độc thì việc chết cả đàn gà ít nhiều cũng khiến bà con lo lắng nếu không biết rõ lý do là vì đâu.

Ông Vọng ngắt lời Sửu:

- - Nhà Sửu nói rất đúng, tôi cũng đang tìm hiểu chuyện này, trước mắt tôi sẽ báo cáo xã về việc này để cán bộ xã cử người về xem xét, điều tra. Hi vọng chúng ta sẽ có câu trả lời sớm nhất.

Sửu đưa tay ra rồi nói tiếp:

- - Trưởng làng nói chí phải, nhưng ý của tôi là....Mặc dù lâu nay làng ta chưa xảy ra việc này bao giờ, nhưng con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu....Thế nên, trước khi chờ sự việc sáng tỏ, chi bằng ngay bây giờ, tại sân đình thờ Thành Hoàng làng, bà con mỗi người đứng trước lư hương của đình, thắp một nén nhang rồi khấn không phải mình làm chuyện ác đức kia, có thần linh chứng giám, kẻ nào làm ác sẽ bị trừng phạt.

Ông Vọng ấp úng:

- - Chuyện này....chuyện này có cần phải như vậy không....? Tôi tin bà con mình không ai....

Sửu lắc đầu:

- - Cũng chỉ là thắp một nén hương thôi mà, nếu ai không có tâm ác thì sao phải sợ chứ, phải không bà con. Đình làng mình xưa nay rất thiêng, kẻ nào làm ác đứng trước sân đình coi chừng bị Thành Hoàng vật cho méo miệng đấy nhé. Chắc mọi người còn nhớ ngày trước thằng con nhà Thìn uống rượu say, đi bậy ngay cổng đình bị vật cho ốm suốt 2 tháng, không có bà Điều thầy cúng làm lễ đi xin Thành Hoàng 3 ngày thần mới tha cho là gì.

Thấy Sửu nói cũng có lý, dù sao cũng chỉ là thắp một nén hương trước sân đình, tâm trong sạch, không làm chuyện thất đức thì có gì đâu phải sợ. Vậy nên mọi người đều đồng ý. Ông Vọng là trưởng làng lên ông là người dầu tiên thắp nhang cầu khấn trước. Tiếp theo đó là nhà Sửu, người đã đề xuất việc này.....Lần lượt, lần lượt từng người đứng trước lư hương lớn của đình chắp tay kính cẩn.

Cũng gần hết những người có mặt ở Đình thì đột nhiên ông Vọng nghe thấy có tiếng ồn ào phía dưới:

- - Ơ này, nhà Mão định đi đâu đấy....Thắp hương xong rồi hãy về chứ.

Mọi người nghe vậy thì quay lại, đúng thật là có người đang định bỏ về, mà người này còn đứng cuối hàng, đó chính là tay Mão bán rượu. Thấy mọi người nhìn mình Mão cười gượng:

- - À hi hi, tôi định đi ra ngoài vệ sinh một chút, mắc quá....Ngồi từ sớm đến giờ rồi.

Cuối cùng cũng đến lượt Mão khi tất cả mọi người đều đã thắp hương lạy thần Thành Hoàng xong. Mão lúng túng không chịu lên, Sửu nói:

- - Kìa chú Mão, còn mỗi mình chú thôi đấy....Nhanh rồi cho mọi người còn về.

Mão nói run run:

- - Hay....hay là không...cần đâu.....Mọi người cứ về...đi nhỉ...?

Càng lươn khươn thì Mão lại càng khiến mọi người cảm thấy có gì đó không bình thường. Tất nhiên là Mão phải lên thắp hương, bước chân chậm chạp, càng tiến đến gần lư hương thì Mão lại càng run lên bần bật. Khói nhang bốc lên nghi ngút từ những nén nhang được mọi người thắp trước đó, phía bên trong đình, bức tượng thần Thành Hoàng cứ như đang nhìn thẳng vào mặt Mão.

Hai bàn tay run như cầy sấy, Mão nhìn mọi người xung quanh, ai cũng đang chờ Mão cắm nhang vào lư, thì đột nhiên Mão thả nén nhang ở tay ra rồi quay lưng bỏ chạy, miệng gào thét:

- - Không.....không....Tha...tha....cho tôi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13: Vết nứt trên mai rùa


Mão vừa quay lưng bỏ chạy thì ngay lập tức Sửu cùng một người nữa lao bổ vào tóm lấy Mão. Mão bị lôi quay lại sân đình, Sửu nói:

- - Mão, là mày làm phải không...? Ngay từ lúc bác Vọng đem con gà đặt giữa sân cho mọi người xem, tao đã chú ý đến mày rồi....Mày là thằng không xem xét gì hết, cứ như thể mày biết trước điều gì vậy. Nhà mày với nhà cô Xoan đây lại chỉ cách nhau mỗi ruộng rau muống. Mắt của mày đảo như rang lạc, mặt thì gian.....Nói, có phải chính mày đã hạ độc đàn gà nhà cô Xoan không...?

Những lời mà Sửu phân tích khá đúng với hoàn cảnh, lúc này mọi người mới nhận ra, ngay khi xuất hiện ở đình, Mão đã có những biểu hiện kỳ lạ, nhưng do ai cũng nghĩ làng vừa xảy ra chuyện nên mọi người cùng buồn, nhưng đến khi tất cả thắp nhang lạy Thành Hoàng thì chỉ duy nhất một mình Mão không dám làm.

Ông Vọng sợ bà con quá khích sẽ đánh Mão nên đứng ra hỏi:

- - Kìa nhà Mão, trả lời câu hỏi của chú Sửu đi chứ...? Có đúng là cho nhà Mão làm không..?

Mão chắp tay rồi quỳ mọp xuống van lạy:

- - Bác Vọng ơi, oan cho em quá, em không làm chuyện đó.....Em xin thề là em không làm.

Sửu cục cằn:

- - Mày còn dám cãi, nếu như mày không làm thì tại sao đứng trước sân đình mày lại không dám thề là không làm ác với nhà cô Xoan....Mày còn dám chối, cái mặt mày gian nhất làng này, hay để tao phải đánh thì mày mới khai.

Sợ quá, Mão túm lấy chân ông Vọng rồi khóc lóc:

- - Bác Vọng cứu em với.....Em không làm mà, em không giết gà nhà cô Xoan....

Ông Vọng ngăn Sửu rồi khuyên nhủ Mão:

- - Nếu nhà anh không làm thì có gì mà phải sợ, anh mà không nói thật thì tôi cũng không cứu được anh đâu. Nếu có làm thì nhận đi, rồi tôi bảo mọi người tha cho.

Đến nước này thì Mão đành phải nói, nước mắt ngắn dài, mặt mũi tái nhợt vì sợ, Mão phân trần:

- - Không phải tôi làm mà.....Bởi vì, khi tôi sang nhà cô Xoan đàn gà đã chết từ trước rồi.....Tôi thề là tôi nói thật, nói sai nửa lời Thành Hoàng vật tôi chết.

Sửu vẫn chưa vừa lòng với câu trả lời của Mão, Sửu quát:

- - Nếu chỉ có thế tại sao mày không dám thắp hương trước Thành Hoàng.......Mà mày sang nhà cô Xoan tầm đó để làm gì..?

Chị Xoan lúc này mới nói:

- - Bác Mão, lúc em đi ra đồng tầm chập tối, trên đường em có gặp bác, em còn chào bác....Có phải trên đường về bác đã ghé nhà em phải không..?

Mão gật đầu lia lịa:

- - Đúng rồi, là lúc đó.....Tôi định sang nhà mượn....mượn cô cái thùng.....Nhưng lúc sang ra đoạn vườn thì đã thấy gà chết nằm la liệt, sợ quá nên tôi chạy về luôn.

Sửu vẫn cương quyết:

- - Mày nói láo, mượn gì thì mày cũng phải nói qua người ta, được đồng ý thì mới được phép vào nhà chứ.....Thề miệng tao không tin, giờ mày thắp nhang đứng trước sân đình thề rồi cắm nhang vào lư lạy ba lạy tao mới tin.

Mọi chuyện đang căng thẳng thì từ bên ngoài, một người phụ nữ chạy thúc mạng vào bên trong, miệng gọi lớn:

- - Chết rồi, chết rồi......Anh Mão ơi, về nhà ngay.....Chết....chết mất rồi.

Người đang chạy vào trong đình chính là vợ của Mão, vợ Mão chạy trối chết, mặt mũi tá hỏa, mồ hôi mồ kê đầm đìa, hình như chị ta vừa chạy một mạch từ nhà đến đình làng.

Thở hồng hộc, vợ Mão không hiểu tại sao chồng mình lại đang bị bắt quỳ giữa sân đình, nhưng chị ta hốt hoảng nói:

- - Mình ơi....mình ơi.....Về nhà mau...Hai con bò....của nhà mình....lăn đùng ra chết rồi.

Thông tin của vợ Mão khiến cho những người có mặt ở làng phải giật mình, khi mà họ còn đang truy cứu chuyện đàn gà nhà cô Xoan trúng độc chết còn chưa xong thì đã nhận thêm một tin dữ.

Ông Vọng chạy lại chỗ vơ Mão gặng hỏi:

- - Vợ Mão nói thật chứ...? Bò sao lại chết...? Mà chết bao giờ...?

Vợ Mão sụt sùi:

- - May quá, có bác trưởng làng ở đây....Em thề em nói điêu sét đánh em chết, hai còn bò nhà em sáng vẫn còn khỏe mạnh, dột nhiên ban nãy lăn đùng ra chết cứng, ngửa cả bụng. Mà em ở nhà từ sáng đến giờ, có thấy chúng nó đau ốm gì đâu. Đang dở tay nấu mẻ rượu thì nghe cái rầm một cái.....Chạy ra chuồng bò, hai con bò chết đổ kềnh ra đất....Hu hu hu, bác xem xét giúp em với.

Ông Vọng suy nghĩ:

" Chết cứng ngửa cả bụng, cái chết của hai con bò sao lại giống với cái chết của đàn gà nhà Xoan như vậy...? Hơn nữa vợ Mão có nói cô ta ở nhà cả buổi sáng, ai ra vào thì phải biết ngay chứ...? Tại sao hai con bò lại chết..? "

Ông Vọng kêu Sửu thả Mão ra, ông Vọng nói:

- - Nhà Sửu thả nhà Mão ra, giờ mọi người giải tán ai về nhà nấy. Tôi sẽ đến nhà Mão xem sự tình thế nào. Việc hôm nay ở đình sẽ truy cứu sau, mà mọi người nhớ, về đến nhà thì phải lấy vôi rải xung quanh chuồng gia súc, gia cầm.....Nếu đúng là hai con bò nhà Mão bị chết giống với đàn gà nhà cô Xoan thì bà con cần phải cẩn trọng đề phòng. Nhà Mão, dẫn tôi về xem sao.

Sửu thả Mão ra, nghe tin bò bị chết, dân làng ai cũng nơm nớp lo lắng, chưa biết nguyên nhân do đâu nhưng họ sợ nhà tiếp theo chính là nhà mình. Bởi làng quê nên gia đình nào cũng có con trâu, con bò, con gà, con lợn để chăn nuôi, phụ việc nông trồng. Riêng Sửu thì nói với ông Vọng:

- - Bác Vọng, bác cho tôi đi cùng được chứ...? Tôi là tôi vẫn nghi ngờ nhà Mão kia có gì khuất tất, bác cứ để tôi đi cùng, tôi hứa sẽ không gây phiền toái gì đâu.

Ông Vọng gật đầu:

- - Ừ, như thế cũng được...Đến nhà Mão phải đi qua nhà tôi, tới đó tôi ghé qua nhà nhờ người này đi cùng xem sao...?

Sửu thắc mắc:

- - Ủa, nhà bác Vọng còn có ai nữa hả...?

Ông Vọng đáp:

- - Ừ, mấy ngày trước khi trời mưa, có một người đàn ông đi ngang qua làng, gặp mưa ướt hết nên được bà hàng nước gốc đa chỉ đến nhà tôi xin giúp đỡ. Ông ấy ở đây cũng 6 hôm rồi, mấy hôm trước mưa lũ có đi được đâu đâu....Người này thông về phong thủy, làm nghề bốc mộ, ông ta có những suy đoán theo tôi rất chính xác. Đàn gà nhà Xoan cũng do ông ta xác định là trúng độc đó chứ. Tôi có lời nhờ ông ấy ở lại xem xét giùm vài chuyện....Sáng nay, ông ta có nói nếu không phải đàn gà nhà Xoan do có người hạ độc mà chết thì làng ta gặp chuyện lớn rồi. Giờ đến bò nhà Mão cũng chêt, lời ông ấy nói cứ như đang ứng nghiệm theo từng ngày trôi qua. Phải nhờ ông ấy đi đến nhà Mão xem thế nào.

Nghe ông Vọng nói, Sửu bán tín bán nghi, Sửu nói:

- - Có thực vậy không..? Có người lạ trong làng, nhỡ đâu lại do chính ông ta gây ra mấy chuyện này thì sao...?

Ông Vọng nheo mày:

- - Đừng có nói bừa nói bãi, suốt mấy ngày qua trời mưa lớn, ông ấy ở nhà tôi, đến tôi còn chẳng đi đâu thì ông ấy đi được chỗ nào.....Ông ta nói chạc tuổi tôi nhưng nhìn già lắm, tuy nhiên đôi mắt ông ta sáng quắc, mặt phúc hậu....Nhà Sửu đừng nghĩ như thế oan cho người ta, lẽ ra tôi mà nghe lời ông ấy thì dân làng mình có thể đã tránh được họa rồi....

Thấy trưởng làng tin tưởng người đó như vậy, lại cho ở trong nhà, Sửu vội xin lỗi:

- - Tôi lại vạ miệng rồi, bác Vọng thông cảm...Cũng tại có mấy ngày mà làng mình xảy ra nhiều chuyện quá, xin lỗi bác Vọng.

Về đến nhà, ông Vọng bảo vợ chồng Mão cứ về nhà trước, nhớ đừng động gì vào hiện trường, lát ông Vọng sẽ đến ngay sau. Mở cổng, ông Vọng cùng Sửu bước vào trong, đến trước sân thì hai người thấy trong nhà, trên bàn uống nước, ông Lương đang ngồi trên ghế, trước mặt bàn là những thanh quẻ nằm ngổn ngang. Khuôn mặt ông Lương tấm tấm mồ hôi mặc dù trời không lạnh.

Ông Vọng khẽ nói:

- - Bác Lương, tôi về rồi đây.

Nhìn sang bên, ông Lương chào trưởng làng cùng Sửu rồi thở dài:

- - Vẫn không thể được, quẻ luận kiểu gì cũng không ra. Có cảm giác như khả năng của tôi tại mảnh đất này đang bị phong tỏa. Ngôi làng nay đang có thứ gì vậy...?

Ông Vọng vội nói tiếp:

- - Bác Lương, lại có chuyện xảy ra rồi....Hôm nay lại có nhà báo tin hai con bò của họ, đang khỏe mạnh bỗng lăn đùng ra chết. Cái chết giống hệt như đàn gà nhà cô Xoan tối ngày hôm qua.

Đang thu xếp những thanh quẻ gọn vào, trên tay ông Lương đang cầm một chiếc mai rùa. Nghe thấy trưởng làng nói vậy, ông Lương tự nhiên rùng mình rồi buông tay ra khiến cho chiếc mai rùa rơi xuống nền nhà.

Cái mai rủa nhỏ bằng lòng bàn tay rơi xuống rồi lăn lông lốc đến chân của Sửu, Sửu vội nhặt lên thổi thổi bụi rồi nói:

- - Mấy cái mai rùa này cứng lắm.....không....vỡ...được....

Nhưng bất chợt Sửu dừng lại, bởi khi đang thổi bụi thì Sửu nhận ra trên mai rùa có vết nứt. Sợ bị vu cho làm hỏng, Sửu vội đặt cái mai rùa lên bàn trước mặt ông Lương. Ông Lương chợt đổ mồ hôi hột, ông nuốt nước bọt, bởi vì sau khi đặt nguyên vị trí trên bàn, vết nứt trên mai rùa vẫn tiếp tục nứt ra rồi lan rộng khắp bề mặt của mai.

Ông Lương nhìn trưởng làng nói:

- - Làng động Long Mạch.......Họa lớn rồi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14: Hiểm họa tư�? Lòng đất


Không chậm trễ nữa, ông Lương cùng với trưởng làng và Sửu tức tốc đi đến nhà Mão. Đường đến nhà Mão cũng nằm trên trục đường đến nhà chị Xoan tối ngày hôm qua. Hai nhà cách nhau chỉ đúng một ruộng rau muống, đến nơi, cổng nhà đã mở, ông Vọng bước vào trong miệng gọi:

- - Nhà Mão đâu hết rồi...?

Phía sau chuồng bò vang lên tiếng của Mão:

- - Bác Vọng ơi, chết hết thật rồi.

Ông Lương cùng với Sửu chạy nhanh ra sau nhà nơi chuồng bò, quả không sai, bên trong chuồng bò là hai con bò đã chết cứng đơ, ngửa bụng, chổng bốn chân lên trời. Ông Vọng quay lại nhìn ông Lương rồi ấp úng nói:

- - Bác Lương....như...như này...là sao...?

Ông Lương nói mọi người tránh ra, ông lấy trong tay nải chiếc châm ngà ngày hôm qua rồi cũng chích vào phần đùi của con bò để lấy máu. Đưa cây châm ngà ra trước mặt mọi người, ông Lương nói:

- - Vẫn là máu đen, không còn nghi ngờ gì nữa, hai con bò này cũng chết do bị trúng độc. Mà loại độc này giống với loại độc đã giết chết cả đàn gà nhà cô Xoan ngày hôm qua.

Ông Vọng hoang mang cố gắng nhìn máu trên cây châm ngà một lần nữa, Sửu thì vẫn chưa hiểu lắm nên Sửu hỏi:

- - Vậy là sao bác trưởng làng..?

Ông Vọng đáp:

- - Tối hôm qua, đàn gà nhà cô Xoan cũng chết y như thế này. Lúc đó thầy Lương đã lấy châm ngà voi ra để thử máu gà, kết quả máu trên đầu cây châm có màu đen xì, là máu dộc. Xác con gà để qua 1 đêm đã thối rữa như những gì chúng ta nhìn thấy ngoài đình sáng nay.

Mão nổi khùng:

- - Đứa nào, đứa nào lại làm trò thất đức này cơ chứ...?

Sửu đến giờ đã bớt nghi ngờ rằng gà nhà chị Xoan chết là do Mão. Bởi chẳng thằng ngu nào lại đi hạ độc 2 con bò nhà mình cả, tính thiệt hại thì hai con bò ấy còn gấp nhiều lần đàn gà, tuy nhiên việc Mão không dám thắp hương trước đình thờ Thành Hoàng làng vẫn có gì đó khiến Sửu chưa yên tâm. Nhưng đó không phải là việc cần suy nghĩ bây giờ, đã có gia cầm, gia súc bị chết do trúng độc. Thế rốt cuộc độc đó là do ai bỏ, và từ đâu mà ra....? Đây mới chính là điều cần lo lắng ngay lúc này.

Sửu hỏi ông Lương:

- - Nếu thầy đã nói là độc thì liệu thầy có thể phân tích xem thứ độc đó có nguồn gốc từ đâu được không ạ...? Hôm qua cô Xoan ra ngoài thì còn có khả năng là người khác hạ độc, nhưng nhà Mão đây, vợ Mão ở nhà cả ngày, muốn đi vào trong nhà phải đi qua cổng, nhà còn có chó, chẳng lẽ người lạ vào mà chị Mão không biết hay sao...?

Ông Lương đáp:

- - Cậu bình tĩnh, tôi nói là do độc, nhưng chưa bao giờ tôi nói là do con người hạ độc. Điều cậu thắc mắc cũng chính là điều mà cả đêm qua tôi suy nghĩ, hôm qua tôi còn đem thóc nhà cô Xoan về, sáng nay dùng thóc đó cho gà nhà bác Vọng mổ, kết quả mấy con gà không sao cả, như vậy độc không phải bị thả vào thức ăn.

" Ve....Vo...Ve "

Chuồng bò nên ruồi nhặng vo ve khá nhiều, chúng đậu trên thành chuồng, trên xác hai con bò, trên cả máng nước nơi chuồng bò......Đột nhiên ông Lương nhìn thấy hai con ruồi sau khi vừa đậu vào máng nước được vài giây thì bỗng nhiên chết nổi trên mặt nước mặc dù nước trong máng rất trong và sạch.

Khi ông Vọng, Sửu cùng vợ chồng Mão vẫn đang cố gắng xem ai là người hạ độc, hay chất độc đó có nguồn gốc từ đâu thì họ im bặt khi ông Lương nói lớn:

- - Mọi người trật tự, nhà Mão có thể cho tôi biết điều này được không...?

Mão đáp:

- - Có chuyện gì bác cứ hỏi..?

Ông Lương hỏi:

- - Nước này hai vị lấy ở đâu...?

Vợ Mão trả lời:

- - Dạ là nước giếng ở gần đình đấy ạ. Bao năm nay dân làng này vẫn dùng nước ở giếng làng. Vừa rồi mưa lớn, nhưng theo thói quen tôi vẫn ra giếng gánh nước về cho gia súc uống, rồi tắm rửa cho chúng luôn. Mưa lớn nên nước giếng dâng cao gần miệng, gánh về cũng tiện lắm.

Ông Lương tiếp:

- - Vậy là sáng nay chị cho bò uống nước giếng phải không..?

Vợ Mão gật đầu, ông Vọng hỏi:

- - Thầy, thầy nói vậy nghĩa là sao....? Chẳng lẽ trong nước có độc...?

Ông Lương chưa vội chắc chắn, nhưng việc hai con ruồi chết trong máng nước thật khiến cho người ta phải nghi ngờ. Lấy châm ngà ra thêm một lần nữa, ông Lương nhúng phân nửa cây châm vào nguồn nước. Tất cả mọi người có mặt ở đó chăm chú chờ đợi xem việc gì sẽ xảy ra, và rồi mọi người tá hỏa, ngay khi cây châm được nhung vào nước, chỉ ít giây sau chỗ nước bao quanh cây châm ngà ấy đã sủi bọt trắng, tiếp theo đó nước trong máng chuyển dần về màu đen.

Rút cây châm ra, ông Lương nói:

- - Ngà voi có tính kháng độc, nếu phát hiện độc tố, nó sẽ có phản ứng.....Nước trong máng sủi bọt, đổi màu thì tôi đã chắc chắn, nguồn nước đã bị nhiễm độc. Hai con bò chết là do trúng độc sau khi uống nước.

Ông Vọng vội hỏi:

- - Vậy còn đàn gà nhà cô Xoan thì sao...? Liệu có phải cũng do nước, nhưng hôm qua cô ấy nói, buổi chiều mới thả gà, và tầm đó cô ta ra ruộng chứ không phải đi gánh nước giếng, trước đó thì trời mưa thông mấy ngày, không phải cô ấy đã gánh nước giếng về từ trước rồi chứ...?

Ông Lương lắc đầu:

- - Không đâu, theo những gì mà tôi dự đoán. Những chuyện kỳ lạ xảy ra trong làng chỉ bắt đầu khi trời tạnh mưa. Nhưng bác trưởng làng này, hình như nhà cô Xoan cũng có một cái giếng nhỏ phải không..? Hôm qua trời tối nên tôi chỉ nhìn mang máng.

Ông Vọng gật đầu:

- - Đúng...đúng rồi, nhà cô Xoan có cái giếng nhỏ nằm ngay gần vườn.

Ông Lương tức tốc đi ngay sang bên nhà cô Xoan, mọi người cũng vội đi theo. Ông Vọng gọi nhưng bên trong không có ai trả lời, chắc có lẽ cô Xoan không có nhà. Tình hình cấp bách nên ông Vọng tự động mở cổng bước vào trong. Đi ngang qua hiên nhà, ông Lương nhìn thấy một đứa bé gái đang ngồi dưới bậc thềm, hình như cô bé bị mù nên dù mọi người đi đến gần cô bé vẫn cứ ngồi im không nói năng gì cả.

Ông Lương hỏi:

- - Đây là...?

Ông Vọng buồn rầu trả lời:

- - Là con gái của cô Xoan, con bé tên là Mị, mới sinh ra đã bị mù và câm bẩm sinh. Gia đình cô Xoan hoàn cảnh lắm, chồng mất sớm, cô Xoan một mình nuôi con, con gái thì lại không được như những đứa trẻ khác. Lần này nhà cô ấy lại thiệt hại gần hết, thế cho nên tôi mới đứng ra kêu gọi dân làng ủng hộ cho mẹ con cô ấy.

Tạm bỏ qua cô bé, ông Lương cùng mọi người đi ra cái giếng nhỏ nhà cô Xoan. Cạnh giếng có một chậu nước, nhìn xung quanh một vòng, ông Lương nói mọi người đừng đi lại, tiếp đó ông Lương soi kỹ khu vực giếng. Xung quanh chậu nước có vô số nhưng vết chân gà hãy còn in hằn lại bởi phần đất quanh giếng vẫn còn ẩm ướt.

Dùng châm ngà để thử độc nước bên trong chậu, kết quả cuối cùng cũng y hệt như nước trong máng nhà vợ chồng Mão. Ông Lương nhìn cây châm mà sắc mặt nhợt đi, đúng lúc đó, cô Xoan đi về, trên tay cầm rổ rau sam, chắc có lẽ cô Xoan mới đi hái, và đây là bữa trưa của hai mẹ con cô.

Nhìn thấy mọi người, cô Xoan đặt rổ rau xuống hiên rồi chạy lại hỏi:

- - Các bác, các bác đang làm gì vậy ạ...?

Ông Lương hỏi cô Xoan:

- - Chậu nước này cô lấy ở đâu vậy...? Có phải từ giếng làng không..?

Cô Xoan đáp:

- - Bác nói gì vậy..? Nhà em cũng có giếng nên bao năm nay em có dùng nước giếng làng đâu. Nước trong chậu là em múc lên từ chiều hôm qua, thả gà ra thì phải múc nước cho chúng nó uống chứ..

Ông Vọng nhìn cô Xoan hốt hoảng:

- - Nước giếng nhà cô có độc, đó chính là nguyên nhân khiến cho cả đàn gà bị chết đó.....Cả nhà Mão....

Ông Lương ngắt lời ông Vọng, ông Lương nói run run giọng:

- - Không chỉ nước giếng nhà cô ấy có độc đâu, mà là tất cả nguồn nước trong làng này, trừ nước mưa......Đều đã bị nhiễm độc.....Đây cũng chính là nguyên nhân phần mai rùa bị nứt cứ thế lan rộng ra khắp nơi. Như tôi đã nói, làng gặp họa lớn rồi......
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15: "Giấu Long Mạch"


Ông Vọng cùng mọi người nghe xong ai nấy cũng giật mình, giếng làng có từ thời xa xưa, ngay cả ông Vọng, năm nay đã ngoài 50 tuổi, nhưng khi ông mới sinh ra thì cái giếng đã có mặt từ rất lâu rồi. Lịch sử 100 năm của làng gắn liền với cái giếng, ngày xưa để đào được một cái giếng không phải đơn giản, vậy mà làng Văn Thái lại đào được một cái giếng khá lớn, nước luôn trong vắt và chưa bao giờ cạn. Nước giếng làng chính là nước sinh hoạt của hầu như toàn bộ những hộ dân trong làng bởi không phải nhà nào cũng đào được giếng, cũng không phải nhà nào cũng có nhiều bể lớn để mà chứa nước mưa.

Nay nghe nước giếng bị nhiễm độc, ông Vọng không khỏi bàng hoàng, ông Vọng nói:

- - Thực...thực....sự là như...như vậy sao....? Sao nước giếng lại có độc được chứ...?

Ông Lương vội vàng nói:

- - Để chứng minh rằng nước giếng có độc, có rất nhiều cách, nhưng bây giờ, điều quan trọng nhất chính là trưởng làng phải lập tức đi thông báo cho toàn bộ người dân trong làng Văn Thái, tuyệt đối không được sử dụng nước giếng, nước ao trong phạm vi khu vực làng. Chỉ được uống nước mưa, bởi vì nếu trong nước mưa có độc thì bác và tôi cũng đã chết rồi, vì ngày nào chúng ta cũng dùng nước mưa để pha trà.

Nhà Mão nói:

- - Nhưng hôm qua tôi cũng dùng nước giếng để tắm rửa cho bò có sao đâu nhỉ...?

Ông Lương thở dài:

- - Nước giếng đó các vị đã gánh về từ trước hôm trời đổ mưa lớn có phải không..? Cái tôi đang nói ở đây chính là, sau cơn mưa, trong làng đã xảy ra chuyện bất ổn. Tôi chưa dám chắc điều gì đang xảy ra, nhưng tôi đã sai một chuyện, cơn mưa kéo dài ấy chưa chắc đã là thiên tai....Nếu như nước giếng bị nhiễm dộc thì trận mưa 5 ngày vừa qua chính là thiên ý của trời muốn cứu dân làng này. Nếu đúng là như vậy thì làng này vẫn còn có thể thoát được kiếp nạn. Đừng mất thời gian nữa, bác trưởng làng, bác phải nghe tôi, thông báo với mọi người ngay....Càng để lâu, sự việc càng nguy hiểm. Sau khi trời mưa tạnh, thời tiết bắt đầu nắng nóng trở lại, chuyện này không đùa được đâu.

Lần trước vì không nghe cảnh báo của ông Lương khiến cho thiệt hại mùa màng vô cùng nặng nề nên lần này, ông Vọng vội vã vâng dạ rồi nói với Sửu:

- - Anh Sửu, nhà anh sức khỏe tốt, anh giúp tôi chạy đi thông báo cho từng hộ gia đình....Người này truyền tai người kia, như vậy mới giúp cho bà con tránh sử dụng nguồn nước nhiễm độc. Nhanh lên, nhanh chân lên...

Ông Lương khẽ hỏi:

- - Nhưng chỉ thông báo vậy có sợ bọn họ sẽ không tin không..?

Sửu đáp:

- - Thầy cứ yên tâm, làng chúng tôi tuy nghèo nhưng đồng tâm một lòng từ đời cha ông, chỉ cần nói đó là lời cùa trưởng làng, ai ai cũng sẽ nghe theo thôi.

Ông Lương thở phào:

- - Nếu được như vậy thì thật là may mắn, vậy cậu nhanh chân đi thông báo cho mọi người đi. Còn bác trưởng làng, giờ bác đi cùng tôi ra giếng làng một chuyến, tôi muốn kiểm tra nước ở giếng.

Sửu chạy vội đi, cả nhà Mão cũng chạy theo giúp sức, nhà chị Xoan thì ôm mặt khóc:

- - Trời ơi, chẳng lẽ ông trời lại tuyệt đường sống của dân làng chúng con đến độ này hay sao...?

Ông Lương nói:

- - Kìa cô Xoan, cô đừng mói vậy....Trời xanh luôn có đức hiếu sinh, chuyện xảy ra vẫn còn nhiều uẩn khúc. Không phải tự nhiên trên trời lại mưa ròng rã suốt 5 ngày, tất cả đều có lý do của nó......Trước mắt nhà chị nên đậy cái giếng lại, đừng sử dụng nước ở giếng nữa. Tôi thấy nhà chị cũng có một bể nước mưa cùng vài cái cóng đầy nước. Trước khi khắc phục được hậu quả, tạm thời hãy sử dụng nước một cách tiết kiệm. Giờ tôi với bác trưởng làng phải đi đây.

Đi ngang qua cô bé Mị đang ngồi trên hiên nhà, trên tay cô bé cầm một mẩu gạch nhỏ, đôi mắt mù hướng thẳng về phía trước một cách ngây dại, cô bé đang gạch những nét nguệch ngoạc xuống nền hiên. Chị Xoan nhìn con buồn rầu:

- - Khổ thân con tôi.

Ông Lương cùng ông Vọng chào chị Xoan rồi đi đến giếng của làng Văn Thái. Đến nơi, ông Lương cẩn thận xem xét kỹ lưỡng những chi tiết xung quanh khu vực giếng. Trời mới mưa kéo dài, vậy mà bám trên thành giếng, một vài khoảng rêu đã úa màu và đang có dấu hiệu chết dần.

Ông Lương gọi trưởng làng lại rồi nói:

- - Bác trưởng làng nhìn xem, rêu mọc quanh giếng bắt đầu chết rồi. Chỉ e là sau đây, không chỉ nguồn nước mà cả đất đai cũng không thể nuôi dưỡng được bất kỳ một loại cây nào nữa.

Ông Vọng nhìn khoảng rêu úa vàng mà lắc đầu ngao ngán, ông không biết chuyện gì đang xảy ra với ngôi làng của mình, ông nói:

- - Chỉ còn 2 ngày nữa là đến lễ hội 100 năm của làng, dân làng tôi từ xưa đến nay ăn ở nhân đức. Chẳng ai tranh cướp, giành giật thứ gì của ai.....Tại sao lại xảy ra họa này cơ chứ...?

Nói xong, quay sang nhìn ông Lương, ông Vọng vội tiếp:

- - Thầy Lương, thầy là người thông thiên văn, địa lý.....Thầy như nhìn trước được sự việc sắp xảy ra.....2 ngày nữa đình làng mở hội, hay là nhân đây thầy giúp cho chúng tôi lập đàn, làm một cái lễ, bái lạy thánh thần, xin các ngài cứu dân làng Văn Thái qua khỏi tai kiếp. Chỉ cần giải được hiểm họa này, dân làng chúng tôi dù nghèo cũng sẽ cố lo đầy đủ. Trăm sự nhờ thầy....

Ông Lương không phải không muốn giúp, nếu có ý bỏ qua thì ông đã đi khỏi làng này rồi. Nhưng chuyện cúng tế, lập đàn phải có căn nguyên, phải biết chỗ nào động, chỗ nào sai để mà sửa. Không phải cứ thích làm lễ là làm, thích cúng là cúng. Những ngày qua, ông Lương miệt mài luận quẻ, xem thiên văn, địa lý trong làng để cốt yếu tìm ra được Long Mạch nhưng không thể nào luận được một điều gì cả.

Biết đất động Long Mạch, nhưng lại không thể xem xem Long Mạch đang nằm ở đâu, nếu làm bừa, đào bừa, tai ương không giải được mà chỉ chồng chất hiểm họa mà thôi. Thấy ông Lương ngập ngừng, ông Vọng tưởng ông Lương không muốn giúp nên vội van nài:

- - Thầy, nếu thầy mà không giúp làng chúng tôi thì chúng tôi chết mất, mong thầy rủ lòng thương.

Đỡ ông Vọng dậy, ông Lương giải thích:

- - Trưởng làng đừng nói như vậy, tôi ở lại đây là cũng muốn chung tay cùng bà con vượt qua tai ương này. Chỉ có điều, tôi sử dụng đủ mọi cách cũng chưa thể tìm ra được Long Mạch. Ngay khi đặt chân đến đây, nhìn cảnh vật, cây đa, giếng nước, sân đình....tất cả đều toát lên làng này có vượng khí rất tốt. Tuy dân không giàu có nhưng chân chất, thật thà, ai cũng khỏe mạnh và có lòng nhân hậu. Thiết nghĩ, nếu một mảnh đất chướng khí tích tụ, sẽ không bao giờ người dân được sống thư thái như vậy. Tuy nhiên, sau trận mưa kéo dài, không khí nơi đây đã thay đổi, mây đen tích tụ, nước mưa bốc mùi tanh nhẹ, gia súc, gia cầm trúng độc mà chết, nguồn nước nhiễm độc chính là nguyên nhân.....Nhiêu đó thôi cũng đủ nhận thấy thằng, làng ta vượng khí đang cạn dần, ban đêm có tiếng chó tru nghĩa là ma quỷ bắt đầu xuất hiện. Chắc chắn là động vào Long Mạch nhưng nếu không xác định được Long Mạch nằm ở đâu mà đào bới, trấn yểm bừa bãi, chỉ e ngay đến tính mạng của bà con cũng không giữ được. Tôi rất muốn giúp mọi người, nhưng tôi khả năng cũng chỉ có hạn. Tạm thời tránh để bà con gặp nguy hiểm, trước mắt chúng ta cần phong tỏa những cái giếng trong làng lại, Đừng cho ai dùng nước giếng nữa, trận mưa vừa qua chắc có lẽ nhà nào nhà nấy đều ít nhiều tích được nước mưa. Trời xanh vẫn để cho dân làng một con đường sống. Việc tìm ra Long Mạch không phải chuyện một sớm một chiều. Nếu như quẻ luận không được thì chúng ta phải tìm dựa trên các ghi chép, các dấu tích ở những nơi trọng yếu, là địa thế đinh của làng trong suốt 100 năm qua. Việc này không chỉ tôi, mà bác trưởng làng, cùng toàn thể dân làng phải cùng nhau làm mới thực hiện được.

Ông Vọng nghe thầy Lương ( giờ chuyển sang gọi thầy Lương cho đỡ lặp từ) nói thì đã hiểu được tâm sự canh cánh trong lòng thầy mấy ngày hôm nay. Trông vậy thôi, nhưng từ khi trận mưa đổ xuống, thầy Lương chưa đêm nào ngủ được trọn giấc, tiếng chó tru đêm ngày hôm qua càng khiến cho thầy lo lắng hơn, bởi con Vàng đến sáng đã gần như không còn sức lực. Cả đêm qua, hình như nó đã phải chiến đấu với một thứ đáng sợ vô hình nào đó. Vượng khí trong làng yếu đi, không khó để đoán đây là lúc âm binh, ma quỷ hoành hành.

Nhưng điều mà thầy Lương chưa hiểu được, tại sao với khả năng của mình mà thầy Lương không thể luận ra dù chỉ một quẻ. Xưa nay càn khôn thiên biến vạn hóa, vạn vật sinh linh trên cõi đời này nếu có sinh có tử, đều có tương khắc, áp chế lẫn nhau giống như âm dương là hai phần tách biệt.

Dù rất khó để chấp nhận, nhưng thầy Lương không còn cách nào để giải thích về việc này đó chính là:

" Ngôi làng này đã bị trấn yểm bởi một người cực kỳ cao tay, hoặc thứ bùa chú trấn yểm này thuộc dạng vô cùng thâm độc."

Đến đây, thầy Lương nhớ lại lúc mình mới chỉ 15 tuổi, ngày đó thầy còn đang theo vị đạo sĩ kia học nghề....Đó là năm thầy Lương mới chỉ tầm 15 tuổi, lúc đó hình như sư phụ của ông có nhắc đến một thuật trấn yểm với tên gọi: Giấu Long Mạch.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16: Yêu cầu của ba�? Thầy cúng


[.......]

- - Sư phụ, sư phụ uống trà ạ. - Lương vừa nói vừa nhẹ đặt ly trà nóng phảng phất khói thơm lên bàn.

Sư phụ Lương mỉm cười:

- - Con đọc hết chỗ sách mà ta dặn chưa...?

Lương đáp:

- - Dạ thưa sư phụ, con đã đọc xong hết rồi ạ.

Vị đạo sĩ gật đầu, ông vuốt nhẹ chòm râu rồi nói:

- - Khá lắm, quả đúng là người có tư chất thông minh. Con là người có thiên phú từ nhỏ, học một biết mười. Tính tình lại nhân hậu, chỉ mong con sau này thay ta làm việc thiện giúp đời, nhưng đừng phô trương, khoe mẽ, hãy cứ giản dị hành nghề y cứu giúp người dân. Nhớ kỹ lời ta dặn.

Lương cúi đầu kính cẩn nghe lời sư phụ dặn, thấy trên bàn, sư phụ đang đọc một quyển sách, Lương hỏi:

- - Sư phụ, người đang đọc sách gì vậy ạ..?

Vị đạo sĩ trả lời:

- - À, quyển sách này nói về thuật " Giấu Long Mạch ". Đây là một thuật trấn yểm cực kỳ xấu xa. Nó không dành cho những người như chúng ta.

Lương thắc mắc:

- - Vậy sao thầy lại đọc nó..?

Vị đạo sĩ cười lớn:

- - Ha ha ha, câu hỏi hay lắm....Nó xấu nhưng tại sao ta lại đọc..? Bởi vì trên đời này, có những kẻ làm việc xấu, thì cũng có những người làm điều tốt. Ta đọc để lỡ như sau này, có kẻ dùng thuật " Giấu Long Mạch " để làm chuyện ác thì ta còn biết cách để phá giải....Ha ha ha..

Lương hỏi tiếp:

- - Nhưng sao thuật " Giấu Long Mạch " lại là xấu hả sư phụ...?

Vị đạo sĩ trả lời:

- - Long Mạch là nơi tích tụ nhiều vượng khí, có địa mạch mạnh mẽ, dương khí tích tụ có thể lên đến hàng triệu năm, có thể ví Long Mạch như căn nguyên, khởi nguồn sinh khí, năng lượng của cả một vùng đất, thậm chí là của cả một đất nước. Vậy cho nên, những thầy bùa, thầy địa lý luôn cố gắng đi tìm Long Mạch, số ít thì vì lợi ích của chúng sinh, nhưng số nhiều lại muốn độc giữ Long Mạch đó cho bản thân, cho gia tộc của họ. Bởi nắm được Long Mạch, gia tộc sẽ vượng phát, hoặc họ còn có thể điều khiển sự hưng thịnh, vong suy của vùng đất đó. Tuy nhiên, Long Mạch có nhiều nhưng không phải ai cũng nhìn thấy, chỉ những người có khả năng mới phát hiện ra và mỗi loại Long Mạch sẽ được sử dụng theo đúng với những mong muốn riêng của từng thầy địa lý, từng thầy bùa. Nhưng Long Mạch là tinh hoa của đất trời, chiếm giữ làm của riêng chính là nghịch đạo. Do vậy những thầy địa lý, những thầy bùa cao tay họ đã nghĩ ra một cách khiến cho ngoài họ ra, không ai có thể tìm được Long Mạch mà họ trấn yểm với mục đích giữ Long Mạch cho riêng mình. Và đó là thuật " Giấu Long Mạch ". Họ tạo ra một kết giới dựa trên địa hình, địa lý vùng đất đó, khi con bước vào kết giới này, con không thể dùng khả năng của mình để tìm được Long Mạch của họ.

Lương tròn mắt ngạc nhiên:

- - Thực sự có chuyện này sao sư phụ..?

Vị đạo sĩ gật đầu:

- - Có chứ, chuyện kinh thiên, dị lý trên cõi đời này nhiều vô số kể, dù là ta hay con cũng không bao giờ am hiểu hết được.....Chúng ta chỉ cần làm tốt với lương tâm của mình là được....Ha ha ha, nhưng con đừng lo, để tạo được kết giới ấy, người thực hiện phải là một người cực kỳ tinh thông về địa lý, về bùa thuật trấn yểm. Không nhiều người có thể làm được điều này đâu, hơn nữa " Giấu Long Mạch " là đại kỵ, vì ai trấn yểm Long Mạch sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

[......]

- - Thầy Lương, thầy làm sao vậy...? Ra ăn chút cơm đi chứ...? Thầy ngồi thẫn thờ như thế một lúc rồi đấy...?

Nghe giọng trưởng làng, thầy Lương mới sực nhớ ra trời đã tối, bên ngoài im phăng phắc không một tiếng động, khẽ ngồi xuống, tay cầm bát cơm, thầy Lương lẩm bẩm:

- - Thực sự có người làm được điều này sao....?

Cả hai người đang ăn cơm thì con Vàng bên ngoài sủa lên inh ỏi:

" Gấu...Gâu...Gâu....Gâu.."

Hạ bát cơm xuống, ông Vọng đi ra ngoài sân nói vọng ra cổng:

- - Ai đấy...? Ai ở ngoài đó đấy.

Một giọng nói vang lên đáp lại:

- - Là con, con là Tèo cháu của cô Điều đây ạ..

Ông Vọng đáp:

- - À, ra là thằng Tèo, đợi ông một chút. Mày đến giờ này có việc gì đấy.

Ông Vọng tất bật đi ra cổng, 5 phút sau, ông Vọng quay lại, lấy cái đèn pin, bữa cơm ăn còn chưa xong mà hình như ông Vọng định đi đâu thì phải, thầy Lương bèn hỏi:

- - Ủa, bác trưởng làng, cơm ăn chưa hết bát sao đã vội đi đâu..?

Ông Vọng trả lời:

- - Thầy cứ ăn đi rồi để trên bàn, lát về tôi ăn sau....Giờ tôi phải đến ngay nhà bà thầy cúng, bà ấy bảo thằng cháu sang gọi, nhắn là làng có chuyện, cần phải cúng tế gấp. Xưa nay lễ bái trong làng đều do một tay bà ấy làm cả. Thầy ở nhà nhé, tôi đi một chút rồi về.

Thầy Lương lấy làm lạ, ông cố sức kiểu gì cũng không thể luận được chút gì về thiên cơ trong ngôi làng. Không lẽ bà thầy cúng đã phát hiện ra điều gì đó, nhưng nghĩ bụng, chắc có lẽ bà ta ở làng này đã lâu, quen với thổ nhưỡng nơi đây, ít nhiều cũng biết được chút ít. Lòng muốn xin đi cùng để biết thêm một vài manh mối, nhưng ông Lương trộm nghĩ, đi theo sợ rằng bà thầy cúng lại nghĩ ông Lương là người ngoài mà tham gia sâu, sẽ sinh lòng nghi hoặc. Bởi vậy, ông Lương chỉ nói:

- - Vậy bác cứ đi đi, lát về có gì bác nói cho tôi nghe để tôi biết thêm một chút cũng được.

Ông Vọng gật đầu rồi rảo bước rời khỏi nhà, còn lại một mình, thầy Lương ăn nốt bát cơm rồi dọn mâm đũa. 7h tối, trên bầu trời sao sáng lung linh, không khí có chút khô hanh, đang thu mà cảm giác oi bức lạ thường. Tất cả giải thích cho việc, sau trận mưa kéo dài kia, dường như thời tiết bắt đầu hanh khô khắc nghiệt. Thầy Lương bỗng cảm thấy may mắn, bởi nếu như không có cơn mưa kia, chắc có lẽ cả làng này sẽ lầm vào tình trạng khốn đốn bởi thiếu nước sinh hoạt khi mà các nguồn nước ngầm đều đã bị nhiễm độc. Tuy nhiên, nước mưa cũng chỉ có hạn, cùng lắm dùng được 1-2 tháng, nếu trời sau đó tiếp tục không mưa há chẳng phải người dân trong làng cũng đến bước đường cùng hay sao. Hơn nữa, nước ngầm bị nhiễm độc, khả năng lâu dần, đất đai cũng sẽ không trồng trọt được gì nữa. Viễn cảnh tồi tệ đang hiển hiện trước mắt nếu không nhanh dứt điểm nguồn gốc của sự việc.

Suy nghĩ của thầy Lương cũng chỉ là dự đoán, nếu thực sự có kẻ " Giấu Long Mạch " thì lý do tại sao hắn lại làm điều này, tại sao 100 năm qua không xảy ra chuyện gì mà phải đợi tới tận bây giờ. Liệu ngôi làng này còn ẩn giấu bí mật nào đó không ai biết..? Còn nếu Long Mạch không bị giấu thì nó nằm ở đâu, làng này vượng khí tồn tại suốt trăm năm, không thể không có địa mạch, ngược lại địa mạch nơi đây còn rất vượng, có như vậy mới xuất hiện thần bảo hộ cho làng. Dương khí mạnh như thế tại sao không thể nhận biết Long Mạch đang nằm ở đâu...?

Biết như không biết, có như không có, mọi thứ cứ rối tung rối mù, chỉ có một điều chắc chắn đó là làng Văn Thái đang đứng trước một tai họa lớn, nếu muốn toàn mạng, dân làng không còn cách nào khác là bỏ làng ra đi, nhưng đi đâu khi đây là nơi chôn, cắt rốn của họ, lịch sử trăm năm của làng gắn liền ít nhất là 3 đời người dân ở đây. Bỏ làng đi rồi sống ở đâu, sống bằng gì....?

Tầm 8h tối thì ông Vọng quay về, thầy Lương rót nước cho ông Vọng rồi khẽ hỏi:

- - Bác đi công chuyện thế nào...? Có phát hiện được điều gì mới không..?

Ông Vọng đáp:

- - Bà Điều thầy cúng có nói, do dân làng năm qua không tu sửa đình làng, không đúc tượng thần Thành Hoàng nên thần giận trút tai ương lên đầu dân chúng.

Ông Lương nheo mày:

- - Đúc tượng thần Thành Hoàng là sao...? Tôi nhớ không lầm thì ở đình đã có tượng thờ thần Thành Hoàng rồi mà..?

Ông Vọng nhấp ngụm nước rồi chép miệng:

- - Không giấu gì thầy, năm ngoái xong vụ mùa, như mọi năm, dân làng có giết trâu cúng tế thần ở sân đình, mong thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng gieo trồng tươi tốt. Mổ trâu xong, dân làng đem đầu trâu tế trước tượng thần, thì đúng lúc đó, cái bệ nơi tượng thần bị nứt một vết nhỏ. Chỗ nứt đó chỉ nhỏ xíu, nhưng bà Điều thầy cúng nói nghiêm trọng lắm, nói là phải xây tượng mới. Mà thầy thấy đấy, chi phí xây dựng tượng không phải ít, mùa màng bà con thu lại cũng chỉ đủ ăn. Tôi nghĩ không hợp lý nên chỉ cho thợ trát lại vết nứt. Đến năm nay thì xảy ra nhiều chuyện, bà ấy trách móc tôi là trưởng làng mà không biết thờ cúng thần linh, để thần phật nổi giận. Nếu năm ngoái nghe lời bà ấy xây tượng mới thì đâu ra nông nỗi.

Ông Lương lặng im nghe rồi khẽ hỏi thêm:

- - Bà ấy còn nói gì nữa không...?

Ông Vọng kể tiếp:

- - Có chứ, bà ấy bảo 2 ngày nữa làng làm lễ 100 năm, lúc đó phải làm tượng mới để bà ấy thật long trọng, thật lớn để mong thần xá tội. Mà thầy thấy đấy, mới có 2 ngày trong làng đã xảy ra bao nhiêu chuyện, mùa màng coi như mất trắng, người dân bây giờ chạy từng bữa ăn, nguồn nước nhiễm độc. Nếu giờ tổ chức xây tượng, làm lễ lớn, những nhà như nhà cô Xoan, biết đào đâu ra tiền.

Thầy Lương bây giờ mới gật gù, ông nói:

- - Thần phật trên cao là để phổ độ chúng sinh, là bảo vệ cho mọi người. Làng ta năm nào cũng nhớ đến thần, làm lễ, giết trâu tạ ơn thần thì làm sao thần nổi giận được cơ chứ. Chuyện xảy ra trong làng không phải do thần nào trị tội cả, nói như vậy há chẳng phải vu tội cho thần hay sao. Tôi chỉ là người ngoài, can thiệp vào chuyện của làng sợ rằng kẻ gian không đạt được mục đích sẽ đàm tếu, dèm pha. Trong lúc này, một chút của dự trữ cũng là quý giá, đừng đem phung phí. Vài lời này mong trưởng lang suy nghĩ kỹ. Ngày mai, tôi xin phép trưởng làng được đi dạo quanh một vòng làng, biết đâu tôi lại tìm được gì đó. Hôm nay cũng mệt mỏi rồi, trưởng làng nên nghỉ ngơi sớm đi.

Dứt lời, thầy Lương đi ra ngoài hiên, trên tay thầy Lương cầm một quả chuông bạc nhỏ bằng ngón chân cái. Ông lấy một sợi dây gai, luồn qua móc chuông rồi buộc vào cổ con Vàng. Xoa đầu con Vàng, ông khẽ mỉm cười:

- - Đêm nay mày lại vất vả rồi, cái này sẽ giúp mày.

Con Vàng hướng đôi mắt mệt mỏi lên nhìn thầy Lương, nó khẽ liếm tay thầy Lương như muốn cảm ơn.....Trở vào trong, vừa nằm lên giường, khẽ nhắm mắt, thầy Lương chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay........Bên ngoài, màn đêm tĩnh lặng, một tiếng ếch nhái kêu lên cũng không hề có, lúc này đã là 12h đêm......
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17: Cái lắc bạc


Đêm đó thầy Lương đã nằm mộng, ông thấy mình đứng ngay tại giếng làng, đúng với vị trí mà lần đầu tiên ông bỡ ngỡ còn chưa biết nhà của trưởng làng ở đâu. Tuy nhiên, khác với lần đó, lúc này cảnh vật xung quanh ông điêu tàn, đất đai chuyển màu xám xịt, từ dưới giếng bốc lên một mùi hôi thối, tanh nồng, cây lộc vừng lá đã ngả màu vàng úa....Còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì thầy Lương giật mình nhìn thấy, đang ngồi dưới gốc cây lộc vừng chính là ông cụ mặc bộ đồ trắng đã chỉ đường cho mình bữa trước. Ông cụ ngồi tựa lưng vào gốc cây lộc vừng, nét mặt u buồn, thầy Lương toan chạy lại hỏi thăm nhưng đôi chân không thể bước tới.

Dưới gốc cây, ông cụ ho lên những tiếng khù khụ, hướng mắt về phía thầy Lương, miệng ông cụ mấp máy điều gì đó. Trong đầu ông Lương chợt vang lên một giọng nói:

" Hướng Đông 5 dặm, trâu gặm đồng hoang, mặt trời trên cao, giờ Ngọ tam khắc "

" Bóng đổ đến đâu, đào sâu 6 thước "

Dứt lời, thầy Lương thấy ông cụ ho ra máu rồi biến mất. Choàng tỉnh dậy, lúc này đã quá nửa đêm, đêm nay thầy Lương không còn nghe thấy tiếng chó tru nữa, khẽ bước xuống giường, ông Vọng vẫn đang ngủ say, ngoài hiên nhà, con Vàng cũng nằm thu mình vào góc tường, hôm nay nó không có biểu hiện gì lạ như đêm ngày hôm qua. Chỉ duy nhất, màn đêm tĩnh lặng một cách bất bình thường.

Thầy Lương ngồi xuống ghế, ông dựa mình vào thành ghế, mồ hôi trên trán khẽ lăn xuống. Giấc mơ ban nãy là sao, hai câu nói của ông cụ mặc đồ trắng đó có ý nghĩa gì, tại sao đêm nay mọi thứ lại tĩnh mịch đến thế. Một sự im ắng khiến cho con người ta phải thấy rùng mình. Cố nằm để ngủ lại nhưng thầy Lương không tài nào chợp mắt nổi, trong đầu ông văng vẳng 2 câu nói của cụ già mặc đồ trắng mà vẫn chưa thể luận được ý nghĩa của hai câu nói đó là gì, phải chăng đây là một điều chỉ dẫn, nhưng chỉ dẫn đến đâu và đào cái gì thì phải đợi trời sáng mới tính tiếp được.

Màn đêm cứ thế trôi qua, tiếng gà gáy báo hiệu trời sáng vang lên từ vườn nhà ông Vọng. Cả đêm không ngủ, thầy Lương dậy sớm mở cửa ngay khi gà vừa mới gáy, bên ngoài trời vẫn còn nhá nhem, buổi sáng trời khá lạnh mặc dù đến trưa thì lại hanh khô khó chịu. Thầy Lương vừa bước ra cửa thì con Vàng nhổm đầu dậy, đi ra phía cổng, thầy Lương lẩm bẩm:

- - Hướng Đông 5 dặm, lát nữa đợi trưởng làng dậy rồi hỏi vậy. Nhân tiện hôm nay mình cũng có ý muốn đi quanh làng 1 vòng.

Thấy con Vàng cào cào vào thành cổng, tưởng nó muốn ra ngoài, thầy Lương bèn mở cổng cho nó chạy ra. Vừa ra đến đường, con Vàng lập tức chúi mũi xuống mặt đường đất hít hít, đánh hơi cái gì đó. Đột nhiên nó sủa lên ba tiếng:

" Gâu...Gâu...Gâu "

Đoạn nó quay lại cắn lấy ống quần của thầy Lương kéo xuống, thấy lạ, thầy Lương nạt con Vàng:

- - Mày làm sao đấy...? Sao lại cắn quần của tao..?

Nhưng con Vàng vẫn cứ thế dùng răng kéo kéo quần thầy Lương, đoạn chân nó cào xuống mặt đường đất. Lúc này, thầy Lương mới hiểu ra ý của con chó, nó muốn ông cúi xuống nhìn thứ mà nó vừa tìm thấy. Trời hãy còn tối, thầy Lương phải ngồi hẳn xuống mới nhận ra, dưới mặt đường có một sợi dây bạc nhỏ xíu. Hóa ra đây là thứ mà con Vàng sủa báo hiệu từ nãy đến giờ.

Nhặt sợi dây bạc lên, sợi dây khá ngắn, là dây bạc để đeo tay, với kích cỡ này thì chỉ vừa với tay của trẻ con, bởi người lớn không thể đeo vừa. Chắc có lẽ ai đi qua đây đã vô tình đánh rơi, tạm giữ lại, lát thầy Lương sẽ đưa cho trưởng làng để tìm người đánh rơi mà hoàn.

Xoa đầu con Vàng, thầy Lương khen:

- - Giỏi lắm, không ngờ mày lại tinh vậy luôn.

Mở cổng bước vào trong nhà cũng là lúc ông Vọng thức dậy, bước ra sân, ông Vọng nói:

- - Thầy dậy sớm thế, trời mới tờ mờ sáng thôi mà.

Thầy Lương mỉm cười:

- - Có nhiều chuyện khiến tôi không ngủ được. À, bác trưởng làng, ban nãy tôi với cu cậu này ra đường có nhặt được sợi dây bạc nhỏ nhỏ, không biết của ai. Nay đưa cho bác trưởng làng, hỏi xem của nhà ai thì trả lại họ.

Nói rồi thầy Lương đưa cho ông Vọng sợi dây bạc, ông Vọng nhìn rồi ngờ ngợ:

- - Này hình như là tôi nhìn thấy ở đâu rồi thì phải. Mà nhỏ như này chắc của trẻ con, của con nhà ai được nhỉ. Rơi ở đường này thì chắc chỉ có mấy nhà như nhà Sửu, nhà Mão, nhà cô Xoan là có con nhỏ.....Nhưng chắc không phải của nhà cô Xoan rồi, tại con bé Mị nó có ra ngoài đường bao giờ đâu. Nghĩ lại thấy khổ thân nó, bố thì mất sớm, sinh ra đã bị mù với câm bẩm sinh. Năm nay cũng phải 13-14 tuổi rồi mà suốt ngày chỉ ở trong nhà. Cũng may hôm qua bà con cũng đến giúp đỡ chút ít. Cảm ơn thầy nhé, lát trời sáng tôi đi dọc đường này ghé qua hỏi mấy nhà xem có phải của họ không...?

Dứt lời ông Vọng đứng dậy, thầy Lương vội hỏi:

- - Trời còn chưa sáng hẳn, bác tính đi luôn bây giờ à..?

Ông Vọng cười:

- - Không, tôi đi rửa mặt rồi bắc nồi nước luộc mấy củ khoai, tiện pha ấm trà....Lát thầy cầm đi đường mà ăn. Chẳng phải hôm qua thầy nói hôm nay sẽ đi vòng quanh làng hay sao. Thầy cứ ngồi đó đi, đợi tôi lát xong ngay ấy mà.

Ông Lương đáp:

- - ́y chết, bác trưởng làng không phải mất công như vậy đâu, trong tay nải tôi có ít lương khô, tôi ăn thế được rồi. Mùa màng mới mất hết, cái ăn, cái uống không phải dễ dàng gì, khoai để ăn bữa trưa cũng được.

Ông Vọng xua tay:

- - Thầy đi là đi lo công chuyện cho làng, phải ăn có sức thì mới đi được chứ. Đi xong, trưa thầy quay lại đây tôi nấu cơm chờ sẵn.

Cung kính không bằng tuân lệnh, đây cũng là lý do mà thầy Lương muốn ở lại để tìm hiểu căn nguyên sâu xa của mọi chuyện. Họa giáng xuống đầu những người dân làng nhân hậu như này chẳng phải quá bất công hay sao. Khoai luộc xong, trời cũng đã sáng hẳn, gói hai củ khoai to nhất vào lá chuối, ông Vọng dúi vào tay thầy Lương rồi cười cười:

- - Thầy cầm lấy đi ăn đường, làng này trông thế thôi nhưng rộng lắm đấy, đi có khi cả ngày vẫn chưa hết. Sáng rồi, giờ tôi cũng đi hỏi mấy nhà trên con đường này xem ai đánh rơi sợi dây bạc này.

Thầy Lương hỏi ;

- - Đi xuống cuối con đường này có lối vòng ra gốc đa nơi bà hàng nước không bác nhỉ..?

Ông Vọng gật đầu:

- - Có chứ, nhưng đường vòng là đường ruộng, không phải đường đất, làng tuy rộng nhưng dân cư cũng chỉ tập trung quanh đây. Còn đâu toàn ruộng lúa, bờ hoang ấy mà.

Thầy Lương đáp:

- - Vậy tiện đường tôi đi với bác trưởng làng một đoạn.

Ông Vọng mở cổng, con Vàng vẫy đuôi tiễn chủ. Trên đường đi, ông Vọng nói:

- - Nhà Sửu gần đây nhất, có cậu con trai tầm 10 tuổi, ta ghé vào hỏi xem sao.

Miền quê nên gà gáy là hầu như nhà nào cũng dậy hết cả, đang phơi quần áo ở sân là vợ Sửu, ông Vọng đứng ngoài cổng gọi với vào trong:

- - Anh Sửu có nhà không đấy..?

Vợ Sửu nghe giọng nhận ngay ra là bác trưởng làng, chạy ra phía cổng vợ Sửu chào rồi đáp:

- - Bác Vọng, bác tìm nhà em có việc gì thế....? Mà sáng nay nhà em đi đâu từ sớm rồi bác ạ. Mời bác vào nhà ngồi đợi ạ.

Ông Vọng nói:

- - À không cần đâu, có vợ Sửu cũng được....Chẳng là tôi có nhặt được sợi dây bạc này, của trẻ con, vợ Sửu ra nhìn xem có phải của con mình không...?

Vợ Sửu nhìn sợi dây bạc trên tay ông Vọng, cô lắc đầu:

- - Không phải ạ, thằng cu nhà em cũng đeo bạc, nhưng mắt nó to hơn cái này. Không phải của nhà em đâu.

Ông Vọng chào vợ Sửu rồi đi tiếp, ông Vọng nói:

- - Quanh đây thì chỉ còn hai nhà là nhà Mão với nhà cô Xoan, hai nhà đều có con gái, con nhà Mão thì mới 9 tuổi, có khi là của nhà hắn thật.

Nhưng kết quả là khi hỏi Mão, thì Mão cũng nói con gái Mão không có đeo dây bạc. Thầy Lương lúc này mới nói:

- - Hai nhà cạnh nhau, hay ta sang bên cô Xoan hỏi xem sao...?

Ông Vọng chép miệng:

- - Cơ mà con bé Mị nó có bao giờ ra đường đâu cơ chứ...? Thôi cứ đi sang vậy.

Bước sang nhà cô Xoan, ông Vọng gọi:

- - Cô Xoan có nhà không đấy..?

Ngay sau câu đầu tiên, cô Xoan trong nhà đã hớt hải chạy ra, tay vẫn còn lấm lem, cô Xoan nói:

- - Là bác Vọng ạ, bác tìm em có chuyện gì ạ..?

Ông Vọng cầm sợi dây bạc giơ lên, chưa kịp hỏi gì thì cô Xoan đã vội chộp lấy:

- - Ơ, sao bác lại có cái lắc bạc này, cái này là của con gái em mà.

Ông Vọng ngớ người, ông hỏi lại:

- - Thật là của con gái cô chứ...? Sáng nay tôi nhặt được ở ngoài đường, phía trước cổng nhà tôi đấy. Thảo nào tôi cứ ngờ ngợ là thấy ở đâu, chắc là hôm qua nhìn thấy con bé ngồi vẽ trên hiên nhà nên nhớ mang máng.

Cô Xoan gật đầu lia lịa:

- - Em thề với bác là em nói thật, cái này là lắc bạc của con gái em. Này là của bà nội nó cho nó trước khi mất mà. Nhưng bác nói thế nào, con em nó có đi đâu đâu mà lại rơi trước cổng nhà bác được.

Ông Vọng cau mày:

- - Ơ nhà cái cô này, cô nói thế khác gì bảo tôi lấy....Mà cô vào xem xem có đúng là của con bé không..?

Cô Xoan mở cổng cho ông Vọng và thầy Lương vào, hãy còn sớm nên Mị chưa ngủ dậy, cô Xoan dẫn mọi người vào tận giường, đúng là trên tay Mị không đeo cái lắc nào cả. Cô Xoan ngớ người:

- - Sao lại thế nhỉ, cả ngày hôm qua em ở nhà, mà trước tới nay con bé có đi đâu đâu. Nó mù, lại không nói được, sao thấy đường mà đi để rơi cả lắc bạc được chứ..?

Đến đây thì ông Lương bắt đầu thấy lạ, nếu như cả ngày hôm qua cô Xoan ở nhà với con như cô ấy nói thì Mị không thể nào đi ra ngoài mà cô Xoan không biết được, nhưng cái lắc bạc cũng không thể nào có chân tự chạy đến đó mà rơi được. Đang thắc mắc thì từ ngoài đường, một giọng nói thất thanh vang lên:

- - Bác Vọng ơi, bác có ở đây không....? Xảy......xảy ra chuyện.....lớn rồi.....Có...có người.....chết....chết rồi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18: Nét vẽ trên hiên nhà


Chạy thục vào bên trong nhà cô Xoan chính là Sửu, Sửu vừa chạy vừa hét, vừa thở, thấy ông Vọng cùng thầy Lương đứng trong nhà, Sửu nói vội vàng:

- - May quá, bác Vọng....bác ở đây....Em vừa chạy đến nhà bác không thấy bác đâu, chạy về nhà thì vợ bảo bác đi xuống dưới này. Bác Vọng ơi, lão Phan thầy thuốc......treo cổ chết trong nhà.....từ...từ đêm hôm qua rồi.

Ông Vọng giật mình hỏi lại:

- - Cậu nói gì cơ...? Nói lại tôi nghe xem nào...?

Sửu nói lại thật chậm rãi:

- - Lão Phan thầy thuốc, nhà ở đầu làng, treo cổ chết từ đêm hôm qua rồi. Sáng nay người nhà mới biết, đang khóc lóc um sùm hết cả lên. Em đi ngang qua thấy nên chạy về đây báo bác. Mà lạ một cái, đêm qua vợ chồng lão ấy vẫn còn ngủ chung, thế mà chồng đi ra ngoài sân treo cổ chết từ bao giờ vợ cũng không biết, đến sáng mở cửa ra nhìn thấy chồng lủng lẳng nơi gốc cây nhãn mới hét toáng lên. Bác đến ngay đi....

Đến đây thì cả ông Vọng lẫn cô Xoan đều bàng hoàng, nghe đến có người chết, mặt cô Xoan tái đi trông thấy. Hai bàn tay cô Xoan bất giác túm chặt lấy áo ông Vọng, ông Vọng hỏi:

- - Cô có đến đó xem không..? À mà quên, cô còn con Mị....Thôi, tốt nhất là ở nhà.

Cô Xoan ấp úng:

- - Vâng...dạ....dạ....Bác trưởng làng đến đó...chứ...chứ...em đến làm gì.

Ông Vọng vội vã rời khỏi nhà cô Xoan, cả thầy Lương cũng đi theo, hai hôm trước là gà với bò chết, hôm nay lại có người treo cổ tự tử. Đang định đi quanh làng một vòng để xem xét địa hình, mà giờ mới sáng sớm đã có tin người chết, thầy Lương đành tạm gác việc kia lại.

Đứng trước nhà lang Phan, đây có lẽ là một trong vài ngôi nhà gạch hiếm hoi của làng Văn Thái, nói vậy đủ hiểu nhà lang Phan giàu có hơn hầu hết những gia đình còn lại. Sân gạch đỏ, nhà mái ngói, người dân đang bu kín cổng vì nghe tin lang Phan treo cổ chết. Sửu dọn đường cho ông Vọng:

- - Trưởng làng đến rồi, mọi người tránh ra một chút.

Đi vào trong sân, đập ngay vào mắt hình ảnh đầu tiên chính là lang Phan đang treo lơ lửng trên một cành nhãn với phần cổ thít chặt thòng lọng. Phủ phục dưới gốc cây là vợ của Phan, thấy trưởng làng đến, vợ Phan gào thét:

- - Bác trưởng làng ơi, sao chồng em lại chết thế này.

Nhìn xác lang Phan vẫn còn treo ở đó, ông Vọng phải nhờ Sửu cùng vài người nữa cố gắng đưa xác lang Phan xuống. Nhìn khuôn mặt lang Phan khi ấy ai cũng phải kinh sợ, chết vì treo cổ nên toàn thân lang Phan tím tái, tụ máu bầm, hai tròng mắt thì chảy ra máu tươi đỏ lòm, đắp tạm cái chiếu lên xác của lang Phan, ông Vọng mới hỏi vợ của y:

- - Trong nhà không xảy ra vấn đề gì đấy chứ...?

Vợ Phan lắc đầu nguầy nguậy:

- - Không có bác ơi, chiều hôm qua vẫn còn uống rượu, ăn nhậu bù khú....Đêm đến hai vợ chồng em còn ngủ chung, ổng còn hùng hục cho đến tận nửa đêm. Ổng hành em đến hết cả sức, em mệt quá lăn ra ngủ.....Lúc đó cũng thấy ông ấy nằm vật ra rồi, sáng nay tỉnh dậy sờ bên cạnh không thấy người đâu. Tưởng ông ấy ra sân tập thể dục. ai ngờ....Vừa mở cửa ra thì lấp loáng phía cây nhãn có bóng người đung đưa.....Em chạy lại thì nhận ra chồng mình đã treo cổ chết từ bao giờ....hu hu hu....hu hu hu.

Lời nói của vợ Phan mặc dù trong hoàn cảnh có người chết nhưng những người đứng xem bên ngoài đường cũng không khỏi bật cười. Nhưng nhìn cái xác của Phan lúc đưa xuống thì chẳng ai dám cười dai thêm nữa. Nhà cao cửa rộng, lại hành nghê bốc thuốc, một trong những nghề được tôn làm thầy, chẳng có lý do gì khiến cho lang Phan phải tự tử. Nhưng nếu không phải do lang Phan tự tìm cái chết thì chẳng lẽ là do ma nhập.

Gà chết, bò chết, nước giếng nhiễm độc, giờ lại đến một người không rõ nguyên nhân gì mà treo cổ tự tử trong khi lắm tiền, nhiều bạc, có của ăn của để.....Tất cả những sự việc diễn ra trong ba ngày qua đang khiến cho người dân làng Văn Thái cảm thấy sợ hãi.

Trong đám đông bỗng nhiên có một người cười lớn:

- - Ha ha ha....Ha ha ha....Ta đã bảo rồi, nếu không nghe lời ta thì làng này sẽ bị thần trừng phạt.

Giọng nói của bà Điều làm nghề thầy cúng trong làng, nghe làng có người bị chết, bà Điều đến xem rồi tiếp tục gieo thêm sự sợ hãi vào tiềm thức của mọi người. Ông Vọng nhìn thầy Lương khẽ nói:

- - Có lẽ....có lẽ bà ta nói đúng.....Phải dựng tượng thần Thành Hoàng mới thôi.

Ông Lương nói:

- - Phiền trưởng làng dẫn tôi đến đình, cho tôi xem vết nứt của tượng được chứ...?

Ông Vọng gật đầu, người nhà lang Phan khi đó cũng đã đến, xác lang Phan được đưa vào trong nhà. Ông Vọng cùng thầy Lương và Sửu đi đến đình làng cách đó không xa. Cả bà Điều cũng đi đến đó, dân làng cũng hiếu kỳ đi theo bà thầy cúng. Đến ngã ba làng, bỗng nhiên từ dưới giếng nhảy lên một con cá chuối phải to bằng cổ chân người lớn, con cá quẫy tung mặt nước rồi rơi bịch xuống nền gạch, tất cả mọi người ai nấy hoảng hồn, bởi con cá chuối to bất thường ấy không mang màu đen như những con cá chuối khác mà nó có màu trắng.

Con cá giãy đành đạch vài nhịp rồi nằm im bất động, có vẻ như nó đã chết.

Chứng kiến cảnh tượng đó, trong đầu ông Lương nghĩ ngay đến hình ảnh cụ già ngồi dưới gốc cây lộc vừng trong giấc mơ đêm qua, cũng là hình ảnh cụ già mặc bộ đồ trắng đứng bên giếng chỉ đường cho ông đến nhà trưởng làng lần trước. Hay nói cách khác, con cá chuối màu trắng kia chính là hiện thân của cụ già, và cũng chính là vị thần bảo hộ cho làng Văn Thái.

" Rầm "

Giếng làng cách đình không xa, một tiếng động lớn vừa phát ra hướng đình làng, hình như là có gì vừa đổ vỡ. Chẳng ai bảo ai, tất cả mọi người lập tức chạy về hướng đình làng. Dừng chân lại giữa sân đình, phía bên trong đình bụi tung mờ mịt. Ông Vọng điếng người, ông loạng choạng suýt nữa thì ngả ngửa ra đằng sau nếu không có Sửu đỡ. Bên trong đình, bức tượng thờ thần Thành Hoàng đã đổ sập xuống thành từng mảnh.

Tiếng cười của bà Điều thầy cúng lại vang lên sang sảng:

- - Ha ha ha.....Hết rồi, hết thật rồi....Làng này rồi sẽ chết hết không còn một ai....Thần nổi giận rồi....Ha ha ha.

Điệu cười man rợ ấy khiến một người cục cằn như Sửu cũng phải rùng mình nổi da gà. Ông Vọng thì đổ mồ hôi lạnh, mặt ông tái nhợt đi, theo như những gì ông biết thì từ xưa đến nay, chưa bao giờ làng lại xảy ra chuyện này. Tượng thờ thần Thành Hoàng đã có từ rất lâu, nhưng chưa bao giờ tượng bị vỡ chứ đừng nói đến đổ nát thành những mảnh vụn như thế này.

Tượng thần bị đổ, bị vỡ chính là đại kỵ, nhưng đây không phải là do thần phật nổi giận, mà là bởi vì vị thần bảo hộ cho làng Văn Thái đã biến mất, hay theo cách gọi của người đời, vị thần đó đã chết.

Dân làng Văn Thái, những ai chứng kiến hình ảnh bức tượng thần Thành Hoàng bị đổ sập đều bỏ chạy khỏi sân đình. Sửu nuốt nước bọt, Sửu hỏi:

- - Bác...bác Vọng....bây....bây giờ phải làm sao...? Chẳng lẽ lời...bà Điều nói khi nãy là sự thật.

Ông Vọng không biết phải trả lời làm sao, bởi ông cũng tin vào những lời mà bà thầy cúng vừa nói, ông Vọng hối hận đáp:

- - Phải chi năm ngoái tôi nghe lời bà ta dựng tượng mới thì làng đâu gặp phải họa này.

Nói rồi ông Vọng quỵ chân xuống đất chắp tay hướng vào trong đình bái lạy. Giữa sân đình thanh vắng, thầy Lương giờ mới lên tiếng:

" Hướng Đông 5 dặm, trâu gặm đồng hoang, mặt trời lên cao, giờ Ngọ tam khắc. "

" Bóng đổ đến đâu, đào sâu 6 thước "

- - Đó là những gì mà thần bảo hộ nhắn nhủ cho dân làng trước khi biến mất. Thần Thành Hoàng của làng Văn Thái gắn bó với con dân nơi đây hàng trăm năm. Nay làng gặp đại họa, bản thân thần cũng không tránh được kiếp nạn, nhưng thần vẫn cố gắng gửi lời sấm đến người dân trong làng. Giờ thì tôi đã hiểu rồi, bác trưởng làng, giờ đây ngồi khóc lóc không giải quyết được việc gì, nếu như cái chết dành cho dân làng là điều không tránh khỏi, vậy tại sao trước khi chết, chúng ta không làm một điều gì đó.

Sửu nhìn thầy Lương hỏi:

- - Những lời thầy vừa nói là sao...? Thầy có cách nào giúp dân làng chúng tôi không thầy.

Thầy Lương khẽ đáp:

- - Tôi không chắc chắn, nhưng muốn giúp dân làng chẳng bằng người dân trong làng tự cứu mình. Giờ tôi cần hai người đi theo tôi, tính từ giếng làng, dẫn tôi đi đúng 2 dặm về hướng Đông, cầm theo cuốc, xẻng, dụng cụ đào bới. Đến nơi tôi sẽ có chỉ dẫn tiếp theo. Trước khi gặp kiếp nạn, thần bảo hộ vẫn cố đưa ra lời sấm truyền....Đây có lẽ là cách cứu dân làng tránh được họa diệt thân.

[.........]

Tại nhà cô Xoan, Mị đã ngủ dậy, vẫn như thường lệ, Mị lần từng bước đi ra trước hiên nhà, tay cầm mẩu gạch đỏ nhỏ, Mị tiếp tục vẽ những nét nguệch ngoạc lên nền hiên.

Đôi mắt trắng đục, vô hồn nhìn thẳng vào không trung, tay Mị cứ thế đưa đi đưa lại mẩu gạch trên hiên nhà tạo thành những tiếng:

" Quẹt...Xoẹt...Quẹt "

Vừa vẽ Mị vừa cất tiếng cười:

" Hi...hi...hi....He...he...he...."

" He....he....he....he.."

Cô Xoan đang ở sau nhà, nghe thấy tiếng cười, cô vội buông rổ rau đang nhặt dở, chạy vội lên nhà thấy Mị đang ngồi đó, cô Xoan nhìn xung quanh, cô hỏi con gái mặc dù biết con mình không thể trả lời:

- - Có phải con vừa cười không...?

Mị không đáp lại dù chỉ bằng hành động, cô Xoan thở dài:

- - Làm sao nó cười được, mười mấy năm nay mình có thấy nó cười bao giờ đâu.

Nhìn xuống hiên nhà nơi con gái đang ngồi, cô Xoan tưởng con gái chỉ vẽ những nét không có hình thù nên thở dài bỏ xuống bếp nhặt tiếp mớ rau. Nhưng không, dưới hiên nhà là một hình vẽ nhìn rất giống một cái cây, trên cành cây có treo một vật được vẽ giống như hình thù con người......Những nét vẽ đó không phải những nét gạch lung tung, nó có hình dạng nhất định. Và " bức tranh " cây và người kia là bức tranh mà Mị vẽ ngày hôm qua.

Còn bây giờ, nó đang vẽ một bức tranh mới với những nét nguệch ngoạc mới......
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19: Bãi hoang


30 phút sau, Sửu quay lại nơi giếng làng, đi theo Sửu là một người khác, trên tay họ cầm đủ cả cuốc, xẻng, dây thừng, nước uống.

Sửu nói với thầy Lương:

- - Đây là Lực, là em vợ tôi....Nó khỏe lắm, thầy bảo đem theo cuốc xẻng thì chắc phải đào bới ở đâu đó, vậy nên tôi gọi nó theo có gì phụ một tay.

Trước khi đi, thầy Lương nói với trưởng làng:

- - Chuyện nước giếng bị nhiễm độc bác trưởng làng đã thông báo cho mọi người hết chưa...?

Ông Vọng đáp:

- - Đã báo đến từng nhà rồi thưa thầy.

Sửu nói chen vào:

- - Thầy đừng lo, khi nãy nhìn thấy con cá chuối trắng nhảy lên khỏi giếng rồi chết, dân làng ai cũng khiếp hồn. Hôm qua còn bán tín bán nghi chứ hôm nay chẳng ai dám dùng nước giếng nữa đâu.

Để chắc ăn, thầy Lương tiếp:

- - Tuy đó mới chỉ là dự đoán sau khi nước giếng nhà cô Xoan làm chết đàn gà và nước giếng của làng khiến cho hai con bò nhà anh Mão cũng chết theo cách tương tự. Nhưng có vẻ như nước ở ao, ở mương vẫn chưa có dấu hiệu bị nhiễm độc bởi nếu nước có độc, chắc chắn tôm cá đã chết nổi hết rồi. Đây tạm coi như một dấu hiệu chất độc hiện tại chỉ ngấm trong mạch nước ngầm của nước giếng. Tuy nhiên, để cho an toàn, mọi người trong khoảng thời gian này vẫn chỉ nên sử dụng nước mưa.

Ông Vọng gật đầu:

- - Ngày hôm qua khi thầy nói là tôi đã nhắc nhở mọi người cẩn thận rồi.

Thầy Lương ban nãy nhìn thấy trong sân đình có một tấm bạt che mưa khá lớn, nãy ông đã đem ra đây. Dải tấm bạt ra, thầy Lương nói:

- - Giờ mọi người giúp tôi căng tấm bạt này che miệng giếng lại, tốt nhất nên làm vậy để cảnh báo mọi người.

Phủ bạt che kín miệng giếng xong, lúc này đã gần 9h sáng, thầy Lương đứng im lặng một lúc rồi chỉ tay ra hiệu cho mọi người:

- - Hướng đông 5 dặm, cảm phiền mọi người dẫn đường.

Lực khẽ hỏi:

- - Nhưng hướng này chẳng phải là đi đến bãi hoang của làng hay sao...? Mà sao biết được đi đến đâu thì đúng 5 dặm.

Thầy Lương khẽ cười:

- - Cậu đừng lo điều đó, tôi tự có cách tính đường của riêng mình. Mà cậu nói bãi hoang là sao...?

Ông Vọng liền giải thích:

- - À, đó là khu đất cũng thuộc làng Văn Thái, nhưng từ đời bố mẹ tôi kể lại là đất ở đó trồng cây gì cũng không lên được, không hiểu lý do vì sao. Nghĩ là đất xấu nên dân làng không canh tác ở đó nữa. Cha ông chúng tôi sau này mới mở rộng đất, dựng nhà, dựng cửa, vậy cho nên thầy thấy đó, làng tui đất rộng nhưng bà con chỉ tập trung quanh khu vực đình làng, giếng làng. Khu vực không trồng trọt được, dần dà mọi người gọi nó là bãi hoang.

Được nghe thêm một chi tiết khá lạ, đang trên đường đi, thầy Lương phải tập trung vào những sải chân, qua đó tính được quãng đường đang đi. Ông Vọng nói không sai, giống với đoạn đường đi tới cây đa đầu làng, phải nói đất làng này rất rộng, nhưng dân cư, nhà ở lại thu hẹp trong phạm vi kể từ ngôi đình thờ Thần Thành Hoàng đổ ra. Khi mới đặt chân đến đây, khó khăn lắm thầy Lương mới tìm được quán nước ngay dưới gốc đa để xin trú mưa. Thầy Lương nghĩ trong đầu:

" Bãi Hoang, chẳng lẽ đất đai ở đó cằn cỗi đến mức không trồng được thứ gì hay sao..? "

Đi hết con đường đất, đến đoạn này thì hai bên đường cỏ mọc um tùm che kín cả lối đi. Có lẽ rất lâu rồi chẳng ai đi đến đây nên con đường cũng dần bị cỏ dại, cây dại che phủ. Sửu với Lực đi trước dùng dao phạt bớt cỏ hoang hai bên lấy lối, thầy Lương vẫn đi sau, vừa đi vừa lẩm nhẩm......Cuối cùng thì cũng đi qua đoạn đường rậm rạp, cũng là lúc con đường đất đã đến điểm cuối cùng.

Bất chợt thầy Lương nói:

- - Dừng lại, chúng ta đi được 5 dặm rồi.

" Phạt...Roạt....Roạt..."

Những nhát dao sắc lẹm chém quang cả bụi cây trước mặt của Sửu để lộ ra phía trước mặt chính là Bãi Hoang.

Lực chạy ra rồi cười lớn:

- - Đấy thấy chưa, em đã bảo là đến Bãi Hoang mà.

Trước mặt thầy Lương, cảnh vật hoàn toàn trái với suy nghĩ của ông, khi nghe đến cái tên Bãi Hoang, ông đã nghĩ nơi đây đất đai khô cằn, xám xịt, vậy cho nên bà con nông dân mới không canh tác được, vậy mà những gì ông tưởng tượng đều ngược lại. Trước mặt thầy Lương là một cánh đồng cỏ tươi tốt, những bụi bông lau cao gần bằng người trải dài bao quanh.

Thầy Lương có phần bất ngờ với nơi này, Sửu chạy lại hỏi:

- - Thầy Lương, có phải chỗ thầy muốn đến là nơi này không..?

Thầy Lương gật đầu:

- - Đi đúng 5 dặm thì đến nơi đây, chắc không sai được.

Sửu tiếp:

- - Thế bây giờ phải đào ở đâu, thầy cứ nói.....Chúng tôi sẽ làm ngay.

Ông Vọng cũng chờ đợi xem tiếp theo thầy Lương sẽ chỉ dẫn làm gì, thầy Lương đáp:

- - Hướng đông 5 dặm đã đến, nhưng phải đợi đến giờ ngọ tam khắc mới đúng thời điểm. Chưa kể hãy còn một vấn đề mà tôi đang chờ đợi.

Ông Vọng hỏi:

- - Là vấn đề gì vậy thầy, có thiếu gì nữa không ạ...? Cuốc xẻng, nước uống cũng đã đem theo đủ rồi.

Thầy Lương đưa tay ra bấm độn, nhưng vẫn như những ngày trước đây, ông không thể luận ra được điều gì cả. Thầy Lương hỏi:

- - Đồng cỏ tốt như này chắc bà con cũng dắt trâu bò ra đây thả phải không trưởng làng.

Lực cười rồi nói:

- - Không có đâu thầy ơi, ban nãy đi vào đây thầy cũng thấy rồi, lối đi bị cây dại phủ kín, phải dùng dao phạt quang mới đi được. Hơn nữa làng chúng tôi đất rộng, xung quanh khu vực nhà dân cũng có đồng ruộng, chẳng ai hơi đâu mà dắt trâu đến tận Bãi Hoang để chăn cả. Vừa xa mà lại vừa ghê chết đi được.

Sửu quát:

- - Cái thằng này, ăn nói cho cẩn thận.....Mày nói chuyện với thầy thế à...?

Lực gãi tai vội xin lỗi thầy Lương, thầy Lương cười rồi hỏi:

- - Xa thì đúng, nhưng sao lại ghê...? Cậu có thể nói rõ hơn được không..?

Lực nhìn ông Vọng với anh rể không dám nói, ông Vọng đáp:

- - Thực ra thì từ khi tôi lên làm trưởng làng, thấy đất đai ở đây rộng, cỏ với lau mọc tươi tốt nên tôi cũng có ý định khai khuẩn rồi bảo bà con trồng thêm ngô, mía ở đây....Mặc dù đời ông bà đã nói là làm cách nào cũng không trồng được. Tính tôi bộ đội nên ngày ấy tôi chẳng tin. Huy động được một vài hộ gia đình đồng lòng, bọn tôi có đến đây cày cuốc để gieo giống. Nhưng.....

Thầy Lương hỏi:

- - Nhưng sao....?

Ông Vọng ấp úng:

- - Nhưng trong ba hộ gia đình đi theo tôi, có hai vợ chồng mới cưới. Sau khi khai hoang được 3 ngày thì cả hai không đến đây nữa. Tôi có hỏi lý do thì họ nói không muốn làm......Và 3 ngày sau, chẳng hiểu tại sao cả hai vợ chồng đều chết trong nhà không rõ lý do. Lúc chúng tôi đến nhà đóng cửa khóa trong, gọi mãi không thấy ai trả lời, sợ xảy ra chuyện gì nên tôi phá cửa lao vào. Trên giường, hai vợ chồng họ đã chết từ bao giờ, họ nằm trên giường với tư thế quằn quại, cứ như trước khi chết họ phải chịu đựng điều gì đau đớn lắm......Còn một điều nữa, ngoài xác của hai vợ chồng đó thì trên giường còn có rất nhiều tiền.

Thầy Lương nheo mày:

- - Tiền sao...? Họ giàu có lắm phải không..?

Ông Vọng lắc đầu:

- - Nếu mà giàu thì họ đâu cần theo tôi đi mở đất ở chỗ này. Tôi cũng không hiểu tại sao chỉ sau vài ngày mà họ lại có nhiều tiền như vậy...? Nguyên nhân cái chết của cặp vợ chồng đó đến bây giờ vẫn còn là bí ẩn. Đã hơn 20 năm trôi qua rồi.

Sửu chen vào:

- - Thế cho nên dân làng nói khu đất này có vấn đề, vậy nên chẳng ai mò ra đây cả.

Lực lúc này mới nói thêm:

- - Em còn nghe thằng Hòa kể, đợt nó với con vợ nó mới yêu nhau. Vì gia đình ngăn cấm nên chúng nó mò tận ra đây để tâm sự....Ban đầu thanh vắng không có gì, nhưng một hôm hai đứa ngồi trước bụi lau tâm sự thì đột nhiên nghe thấy tiếng cười ở ngay sau lưng. Mà giọng cười ghê lắm, đợt đó chúng nó bỏ cả quần áo chạy luôn mà.

Tuy không rõ ràng, nhưng một hai mẩu chuyện về Bãi Hoang khiến cho thầy Lương biết, khu đất này chắc chắn ẩn giấu một thứ gì đó. Nhưng rốt cuộc nó là thứ gì thì phải đợi đến giờ Ngọ ba khắc mới có thể biết được......
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom