Cập nhật mới

Dịch Full Tâm Lý Học

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
562,892
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 40: C40: 40. Tâm Lý Những Kẻ Sát Nhân Hàng Loạt (12)


ƯƠNG 12 NHỮNG KHAO KHÁT ĐẦU TIÊN

Trong khi số đông những tên sát nhân nam thường bắt đầu "sự nghiệp" trong thuở thiếu niên,có một nữ sát nhân giữ kỉ lục về kẻ sát nhân hàng loạt trẻ tuổi nhất thế giới. Liệu chúng ta có thể phát hiện bản năng tiềm ẩn của kẻ sát nhân hàng loạt khi chúng vừa chớm nở? Dù chưa thể hiện những dấu hiệu của hành động bạo lực, chúng ta hoàn toàn có thể biết được những biểu hiện có liên quan đến hội chứng "bờ vực thái tâm lý". Thêm vào đó,một số đứa trẻ đã đặt mục tiêu cuộc đời là trở thành một kẻ sát nhân hàng loạt. Trường hợp của chúng đưa đến hy vọng về sự hiểu biết sâu sắc hơn.

NHỮNG HẠT GIỐNG XẤU

Ngày 25 tháng 5,1968, bé Martin Brown 4 tuổi đã chết vì bị bóp cổ ở New Castle, Anh quốc. Dì của bé biết được tin từ bé Mary Bell, người đã chạy đứt hơi đến để báo cho dì biết đã có một tai nạn. Ít ngày sau, Mary và người bạn 13 tuổi, Norma Bell (không phải họ hàng), đến nhà bé Brown nhiều lần và hỏi người mẹ có nhớ con hay không. Mary cũng xuất hiện nhiều lần để xin được xem xác của Brown trong quan tài. Không ai tin rằng cái chết bi thảm đó là một vụ cố sát.


2 ngày sau khi cậu bé được tìm thấy, đã có nhiều dòng chữ nghuệch ngoạc của kẻ tự nhận trách nhiêm, 2 trong số đó được kí bởi "Fannu va Faggot", được để ở trường mẫu giáo. Một lá thư ghê rợn chỉ ra rằng kẻ sát nhân vẫn chưa kết thúc: "Tao giết người để tao có thể quay về." Tuy nhiên, cảnh sát tin rằng đó chỉ là một trò đùa bệnh hoạn.

2 tháng sau vào ngày 31 tháng 7, một cậu bé khác, Brian Howe,đã bị sát hại. Bé chỉ mới 3 tuổi đã bị bóp cổ và bị xâm hại tình dục nhiều lần với một dụng cụ sắc nhọn. Y còn dùng lưỡi dao lam để khắc chữ "M" lên bụng nạn nhân. Hai cái chết có sự liên hệ và toàn bộ khu vực đã e sợ về một kẻ săn mồi. Họ giữ con cái của họ gần bên. Một lần nữa, Mary và Norma đã có liên quan. Chúng đã giúp người thân tìm ra đứa bé, dẫn người chị đến thẳng chỗ cái xác. Khi Howe được chôn cất, trưởng ban điều tra James Dobson theo dõi Mary Bell, người đang chờ ở bên ngoài để được thấy chiếc quan tài được đưa ra. Nó chà sát hai tay và cười. Ông ấy nhận ra rằng, ngoài sức tưởng tượng, có thể ông đã nắm được kẻ sát nhân trong lòng bàn tay- một bé gái. Và nó chỉ mới 11 tuổi; trên thực tế, vụ giết người đầu tiên đã xảy ra trước ngày sinh nhật 11 tuổi của cô bé, vì vậy cô bé mới 10 tuổi. Dường như là một việc không thể, nhưng ông ấy phải điều tra trước khi cô bé gây án lần nữa. (Cô bé rõ ràng đã bóp cổ em gái Norma nhưng Norma đã can thiệp.) Dobson kéo Mary và Norma vào cuộc thẩm vấn. Hai đứa ngay lập tức đổ lỗi cho nhau, và cả 2 đã bị tạm giam. Mary đã đưa cho cảnh sát bản tường thuật chi tiết thật sự đáng lo ngại vì sự lãnh đạm đáng sợ của nó. Khi 2 đứa bé gái được đưa đến vành móng ngựa, báo chí đã tập trung vào khái niệm "hạt giống xấu", hoặc là "đứa con của quỷ". Mary, với biểu hiện thờ ơ của nó, dường như xứng đáng với bản án, của cả báo chí lẫn công tố viên. Dù Norma tưởng chừng như là xấu xa, đầu óc tàn ác với sự khôn ngoan và thông minh, Normal vẫn chỉ là một cô bé đơn giản lạc hậu với trí tuệ thấp hơn mức bình thường. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Norma được tha bổng, nhưng Mary bị kết tội giết người và bị kết án theo chế độ dành cho nam giới. Báo chí gọi cô ta là kẻ bắt nạt, kẻ nói dối, tên sát thủ nhẫn tâm, có khả năng hành động đơn độc. Công chúng đã đồng thuận rằng, Mary Bell, mặc dù nhỏ tuổi, là hiện thân của quỷ dữ.

Mặc dù vậy, nhiều năm sau, Gitta Sereny, người đã chịu trách nhiệm vụ án, đã tìm gặp Bell sau khi cô ả được thả. Sereny biết được câu chuyện đáng kinh ngạc về mẹ của Bell, một kĩ nữ, đã lạm dụng cô nhiều lần, ép cô phải tham gia vào các họa động tình dục với đàn ông khi cô chỉ mới lên 5. Người đàn bà đó đã tìm cách giết Mary rất nhiều lần. Sự phát hiện này đã đưa quá khứ thảm thương của cô ra ánh sáng.


Không có lời biện hộ nào như vậy dành cho Craig Price, người đã lần đầu tiên phạm tội cố sát vào năm 1988 ở Warwick, đảo Rhode, khi mới 13 tuổi,làm y trở thành nam sát nhân hàng loạt trẻ tuổi nhất. Hắn đã đâm một người phụ nữ 58 lần. Chưa từng ai nhận ra bản chất tội phạm của hắn cho đến khi hắn trèo vào bếp của gia đình Joan Heaton để giết cô và hai bé gái. Họ đều bị đâm và chém nhiều nhát- hơn 120 vết thương trên khắp cơ thể. Price đã chặt nhầm tay của hắn khi đang giằng co, và từ đó máu ở hiện trường không chỉ hoàn toàn của nạn nhân, không quá khó khăn khi đưa hắn vào danh sách nghi phạm. Tuy nhiên, không ai nghi ngờ hắn ta. Mặc dù là một trong số ít trẻ da đen ở khu phố đa số người da trắng, hắn là một người có tinh thần thể thao và thân thiện, trong một gia đình gia giáo. Nhưng hắn có tiền sử đột nhập gia cư bất hợp pháp và trộm cắp. Dấu vân tay trên tủ lạnh ở nhà Heaton trùng khớp với Price,và hắn đã thất bại trong cuộc kiểm tra nói dối về việc làm sao hắn bị đứt tay vì mảnh vỡ kính xe. Không có một tang chứng nào của chiếc kính vỡ nơi chiếc xe hơi đã đậu. Vụ án đã trở thành vụ đầu tiên ở đảo Rhode, vì theo luật của họ, Price không bị kết án như một người lớn, vì vậy Price sẽ được thả vào năm 21 tuổi. E ngại hắn sẽ ngựa quen đường cũ, họ đã viết lại luật. Năm 1995, thẩm phán kết án Price thêm 7 năm cho những hành vi tội ác khác, và sau đó hắn tấn công 2 quản ngục và lãnh thêm 25 năm nữa.

Hơn một thế kỉ trước vào năm 1874, kẻ sát nhân trẻ tuổi nhất tiếp theo đã gây án. Một cô bé 10 tuổi thất lạc ở Boston và bí ẩn về nơi ở của cô bé được giải mã khi Jesse Pomeroy thừa nhận đã giết và cắt Horace Mullen, 4 tuổi,ra nhiều mảnh. Mullen đã được tìm thấy gần đầm lầy ngoại ô thị trấn, bị đâm và chết dã man và gần như bị chặt đầu. Pomeroy,được biết đến vì sự ác độc với những bé trai khác, đã được đưa đến chỗ xác chết. Khi bị tra hỏi, hắn đã thừa nhận hành vi của mình. Pomeroy bắt đầu chuỗi tội ác của mình vào năm 12 tuổi. Hắn đã dụ những cậu bé khác vào rừng để đánh và tra tấn chúng, vì vậy hắn đã bị đưa đến trại cải tạo. Sự tàn bạo của hắn có thể đã bị ảnh hưởng bởi hành vi bắt nạt người khác, hắn có một ngoại hình mà có thể thu hút tính bốc đồng của những đứa trẻ khác: cái đầu dốc kì dị và đôi mắt trắng dã. Không lâu sau đó bé gái mất tích và phát hiện đã chết, được chôn dưới tầng hầm nơi mẹ Poremoy có một cửa hàng. Hắn nói đơn giản là thích việc giết chóc. Theo báo chí, kẻ được đặt tên là "Thằng quỷ nhỏ xứ Boston", Pomeroy đã bị kết án tử hình. Trong lúc bản án của hắn chấn động khăp nơi, những nhà đạo đức đã đổ lỗi sự bạo lực của hắn cho những tiểu thuyết kinh dị rẻ tiền. Một số nguồn tin nói rằng hắn đã thừa nhận hơn hai chục vụ thảm sát, và nhiều thi thể đã được khai quật, nhưng những nguồn tin này dường như không có thật. Pomeroy đã chấm dứt cuộc đời trong trại biệt giam.

KHÁT VỌNG LẠNH LÙNG


Trong một trái tim rạo rực bạo lực, nhà tâm lý Gregory Moffatt chỉ ra rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất trong những nguyên nhân liên quan đến sự tăng trưởng về tính hung hăng đó là sự lựa chọn chủ quan. Trong trường hợp của những người trẻ tuổi thiếu khả năng nhận thức, lựa chọn của họ chỉ bó hẹp trong giới hạn đó. Chúng thường có vẻ non nớt về mặt bên ngoài và về sự nhận thức về hậu quả của hành vi chúng gây ra. Một người đàn ông trẻ đưa cuộc đời "trong mơ" của hắn ra ánh sang bằng cách viết những cuốn nhật kí chi tiết. Trong khi hắn đã phải dừng lại trước khi thực hiện vụ giết người thứ ba, mục tiêu cuối cùng của hắn đã quá rõ rang. Ở Texas năm 1993, Jason Massey, 20 tuổi, đã thực hiện vụ 2 vụ giết người một lúc khi giết một bé trai và bé gái tiểu vị thành niên những nạn đã bị hắn dụ dỗ ra ngoài vào một đêm. Sau khi bị bắt, mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng trong suốt quảng đời thơ ấu của mình, hắn đã ấp ủ ước mơ về một hành vi bạo lực cực đỉnh, và đã giết những con vật nhỏ như một sự luyện tập cho mục tiêu của mình. Trên thực tế, mẹ của Massey đã kể với một người bạn rằng nếu anh ta có bao giờ nghe về một kẻ sát nhân hàng loạt trong khu vực, đó chắc chắn sẽ là Massey.

2 năm sau đó, mẹ Massey đã đưa hắn đến gặp bác sĩ Kenneth Deklleva, một bác sĩ tâm lí của bang. Bà ấy tìm thấy 2 quyển sách chứa những lời tự bạch của Massey, viết từ năm 1989, và phát hoảng bởi nội dung bạo lực của chúng, đặc biệt là danh sách tên của những bé gái hắn muốn sát hại. Dekleva thông qua cuốn nhật kí mà biết được rằng Massey đã có một cuộc sống ám ảnh mơ mộng và đã ước muốn trở thành một kẻ sát nhân hàng loạt. Hắn mô tả đó là "cuộc hành trình thiêng liêng" và một cách để "khắc tên hắn lên cộng động". Dễ thấy rằng, hắn muốn gây ra càng nhiều nổi đau và sự thống khổ cho người khác càng tốt. Massey thậm chí đã lên kế hoạch và mua những thứ hung khí, những thứ đã làm cho hắn trở nên nguy hiểm và có thể sát hại người khác. Dekleva kết luận rằng Massey có thể gây tổn thương đến người khác, vì vậy hắn đã được đưa tới đơn vị chăm sóc tâm thần đặc biệt ở Dallas để theo dõi, mặc dù Dekleva biết rằng không có một phương pháp điều trị nào cho chứng rối loạn chống đối xã hội này. Những bác sĩ khác đã kiểm tra hắn 18 lần nhưng họ không đồng ý với kết luận của Dekleva, vì vậy Massey đã được trả về. Trong thời gian Massey bị tạm giam, một người bạn cũ học cùng lớp 7,Anita Mendoza,nói với tòa án rằng trong năm 1989 Massey đã thực hiện một cuộc gọi đe dọa cô ấy, gây rối cô ấy với những ngôn ngữ đê tiện và những kí hiệu kì quái, và nói với cô ấy rằng hắn đã có những giấc mơ về sự giết hại cô ta. Thực tế hắn đã giết và căt xẻo con chó của cô ấy trên đường về khi cô ấy từ chối gặp hắn, máu của nó đã làm bẩn xe cô. Cô khẳng định rằng chính hắn đã làm. Hắn còn gửi cho cô một bức hình trong một quyển tạp chí có hình một người phụ nữ bị chặt đầu bằng cây kéo, và nói với cô rằng đó là những gì cô sẽ trở thành.

Thậm chí khi bồi thẩm đoàn được biết về cuộc thảm sát kép dã man, nhật kí của Massey được tìm thấy ở trong rừng bởi một người leo núi, cùng với chiếc thùng giữ lạnh màu đỏ trong đó chứa xương sọ của 31 con vật nhỏ bị chặt đầu. Quyển nhật kí, được bọc trong bao nhựa, có dán nhãn: "Quyển sách sát nhân của thần chết. Chương 1-4. Những suy nghĩ của Jason Massey." Có hơn 500 trang đã viết, từ 1989 đến 1993, vào tháng mà nạn nhân bị sát hại. Trong đó, bên cạnh những thứ khác, Massey thừa nhận đã giết con chó của cô gái và bôi máu của nó lên xe cô.Trong những trang này, rõ ràng rằng Massey đã chọn ra từng bé gái một, tất cả nằm trong độ tuổi từ 10 đến 13, để trở thành "con mồi đầu tiên" của hắn. Hắn nói rằng đã dành cho họ một tình yêu vĩnh cửu và muốn sở hữu họ mãi mãi, chỉ thực hiện được bằng cách giết họ. Cũng dễ nhận thấy rằng hắn quyết tâm để làm những việc hắn khẳng định sẽ làm, bởi vì đó là cách của "một người đàn ông", và hắn muốn thực hiện mọi thứ mà hắn đặt ra một cách hoàn hảo. Cuối cùng, sự bạo lực của hắn được hoàn thiện bởi cảm giác "chủ nhân-quỷ Satan-đã đang quan sát hắn mọi lúc mọi nơi. Hắn muốn làm chuyện gì đó đầy ý nghĩa, như một vụ thảm sát giữa thanh thiên bạch nhật. Hắn lo lắng rằng nếu hắn không hành động sớm, Thượng Đế sẽ đến và lấy đi "những cô gái của hắn". Luật sư bào chữa sử dụng quyển nhật kí để chỉ ra những đoạn Massey diễn tả về những khoảng thời gian cô đơn, những hoài nghi, và ý định dẹp bỏ tất cả để trở thành người tốt. Hắn đã miêu tả cảnh bị quấy rối tình dục bởi một bảo mẫu khi hắn chỉ mới 5 tuổi và bị đánh bởi người cha người đã rời bỏ hắn và mẹ khi hắn mới 2 tuổi. Luật sư còn cho chị Massey kể về khó khăn của họ lúc thiếu thời. Mặc dù vậy, những tình tiết giảm nhẹ không thể hơn được lời tự thú của Massey. Hắn đã ghi lại hành động hành hạ súc vật của mình, giết 41 con mèo, 21 con chó, và 7 con bò, cắt đầu chúng để làm bằng chứng cho hành vi bạo lực của mình. Rõ ràng rằng nếu hắn đã không bị ngăn chặn vào tháng 7 năm 1993, hắn sẽ thực hiện tội ác nhiều lần nữa. Khát vọng lớn nhất của hắn, hắn viết, chính là trở thành kẻ sát nhân hàng loạt nổi tiếng nhất nước Mĩ. "Mục đích của ta là 700 mạng người trong vòng 20 năm."

Lần viết nhật kí vào tháng 1 năm 1991, một ngày chủ nhật, Massey khẳng định hắn đã cố và thất bại trong nổ lực sát hại bạn gái của hắn và "Thật nhàm chán khi không có gì để giết." Hắn đang trông đợi đến ngày thực hiện phi vụ đầu tiên. Hắn muốn ăn não, trái tim và uống máu của các cô gái theo nghĩa đen. Hắn muốn những bộ xương khóc than với hắn từ lòng đất, xương của những nạn nhân đã mãi thuộc về hắn, một mình hắn. 3 ngày sau, hắn chế ra một biểu tượng đặc biệt cho cuốn "hành trình thiêng liêng". Chủ nhân của hắn là Satan, kẻ đã gọi tên Massey tại khu rừng Massey tin rằng một khi hắn đã bắt đầu,hắn sẽ không thể dừng lại. Chủ tọa không mất nhiều thời gian để kết án Massey về tội sát nhân kép, và sau khi được các bác sĩ tâm lý thông báo rằng không có hy vọng cứu chữa. Cuối cùng họ kết án tử hình. Hắn bị xử tử vào năm 2001. Những đứa trẻ lớn lên trong bấp bênh, như Massey, gặp những khó khăn trong việc hình thành những tình cảm gắn bó dành cho những người chăm sóc và người xung quanh trong quãng đời về sau. Jason, kẻ chưa từng được biết về cha, đã bị bắt ép và đưa đến sống tại một môi trường bất an và bạo động bất thường, Người mẹ đã khai nhận đã đối xử với con như một vật dư thừa. Bà không chỉ nuôi con một cách thờ ơ trong một môi trường bất ổn, mà còn ruồng bỏ, bỏ đói, và những sự trừng phạt ngẫu nhiên. Không có gì bất ngờ khi Massey, cảm thấy bất lực và thèm muốn, có thể phát triển một mối quan hệ yêu ghét đối với phụ nữ. Mẹ của hắn chưa bao giờ thấy những điều bà đã gây ra. Đầu tiên, bà ta là một khuôn mẫu chính ảnh hưởng đến tư duy của những đứa con rằng bạo lực giải quyết tất cả vấn đề trong cuộc sống. Thứ hai, bà ta khuyến khích ít nhất một trong hai đứa trẻ cái cảm giác mà nó phải tự tạo chỗ đứng cho mình giữa cuộc đời, và với một người đàn ông thì đó chính là đi tìm một hình tượng làm cho bản thân trở thành kẻ mạnh. Thật không may, Massey chiêm ngưỡng những tên sát nhân như những biểu tượng của sức mạnh và sự nam tính. Dù cách dạy dỗ và tuổi thơ đau khổ không hẳn sẽ làm cậu con trai trưởng thành trở thành tội phạm, nhưng nó rõ ràng cũng có ảnh hưởng đến quyết định của Massey về ý nghĩa cuộc đời của hắn. Cảm thấy giận giữ và sợ hãi, hắn đã nuôi dưỡng những khát vọng về bạo lực, và nhận thức của hắn về người khác giới đã được người mẹ định hình bởi người mẹ xấu tính, người đã không bao giờ giáo dục và dạy dỗ. Khi hắn nhận thấy rằng bạo lực chống lại người khác đã tiếp sức mạnh cho hắn, một điều không thể tránh được đó là cuộc đời của hắn được định hình bởi những hình tượng như vậy và văn hóa phẩm đồi trụy đặc biệt khi hắn đang ở tuổi dậy thì.


Hắn lang thang khắp khu rừng để tìm kiếm khu nghĩa trang thuộc sở hữu cá nhân của hắn, tự cho rằng mình đang phục vụ những "Ông chủ" nào đó và lập đền thờ cho quỷ dữ. Hắn giết những con thú ở đó dưới ánh trăng và trở nên ám ảnh bởi những cô gái đặc biệt mà hắn thấy. Hắn thậm chí đã viết rằng hắn muốn chặt đầu một cô gái và thực hiện hành vi tình dục trong cổ của cô ấy. Vì vậy, hắn bị thu hút bởi những kẻ tìm niềm an ủi và giải quyết vấn đề bằng bạo lực, những kẻ đáng quan tâm ví dụ như Charles Manson, Ted Bundy, và Henry Lee Lucas. Chúng là ai đó, bởi vì chúng nổi tiếng, hắn nghỉ rằng nếu hắn trở thành một kẻ như vậy, hắn sẽ không còn bị lãng quên nữa. Tất cả mọi người sẽ nhớ đến hắn, họ sẽ viết về hắn, hắn sẽ xuất hiện trong những hồ sơ tội phạm, được nói đến như một biểu tượng của sự nguy hiểm thật sự. Những suy nghĩ như vậy thật hấp dẫn đối với một thằng con trai cô đơn, khốn khổ và có ít kĩ năng giao tiếp như hắn.

Nhà tâm lý học Donald Black tin rằng những trường hợp rối loạn tâm lý chống đối xã hội giống như vậy bị cuốn hút bởi những kẻ sát nhân mà đã ảnh hưởng đến hơn 7 triệu người Mỹ, với tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới đến 8 lần, và ông tin vào giả thuyết cho rằng một số người sinh ra để làm kẻ xấu. Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo, ông nói, bao gồm tính cách phản động và thích chống đối, không nhận thức được đúng sai, và thiếu sự cảm thông và hối hận. Thành quả nghiên cứu của ông cũng trùng khớp với những kết luận của những người từng nghiên cứu về những dấu hiệu của loại tội phạm thái nhân cách trước đó.



Cre: ver1.tamlyhoctoipham.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
562,892
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 41: C41: 41. Tâm Lý Những Kẻ Sát Nhân Hàng Loạt (13)


BỆNH TÂM LÝ THỜI NIÊN THIẾU

Một thiếu niên 16 tuổi (không được đưa tên lên báo) đã tham gia cùng một tên giết người hàng loạt Douglas Moore để giết và phi tang 2 xác chết nạn nhân tại Misissauga,ontario,ở Canada. Mặc dù luật sư đã biện hộ rằng cậu bé bị Moore uy hiếp và thao túng,những thẩm phán thấy rằng cậu ta đã có những biểu hiện như một "kẻ sát nhân non trẻ" và vì vậy đã phải chịu trách nhiệm như một kẻ đồng lõa cho tội ác.

Moore đã sát hại Robert Grewal và Joseph Machisi trong ga-ra vào tháng 11 năm 2013. Cậu thiếu niên đã phi tang hung khí là chiếc dao đã được tên sát nhân sử dụng khi hung thủ không yêu cầu, và cậu ta đã thừa nhận đã giữ thủ cấp của những nạn nhân khi Moore đang rửa xe để chở nạn nhi đi chôn tại 2 khu rừng khác nhau tại Quebec và rõ ràng cậu đã ăn cắp thuốc phiện và tiền của Moore, tên sát nhân nghĩ những nạn nhân đã làm. Cậu thiếu niên đã biết trước Moore có ý định giết người vì nghi ngờ và cậu ta đã không ngăn hắn lại. Moore từng bị tố cao đã giao cấu với trẻ em và là nghi phạm về cái chết của một thiếu niên khác trong vùng. Cậu ta khẳng định rằng cậu đã xem Moore như một người cha. Cậu ta đã phải nhận bản án 6 tháng tù, cậu ta thậm chí đã kháng án(nhưng không thành công). Trong khi những hành xử sai lầm khi còn nhỏ thường được gọi là rối loạn hành vi, với hy vọng là chúng sẽ vượt qua, theo đó là những sự bất ổn vì những vấn đề tuổi thiếu niên, Frick và tổ chức của ông đã tìm thấy khái niệm về bệnh thái nhân cách ở trẻ nhỏ để phát triển trở thành hành vi. Họ quan sát những yếu tố nổi bật của những tội phạm vị thành niên để đưa ra kết luận về cấu trúc tâm lí của một kẻ tâm thần vừa chớm nở như các vấn đề như bốc đồng/hành vi và thái độ vô cảm tàn nhẫn. Họ đánh giá 95 trẻ em có triệu chứng lâm sàng và hành vi độc lập với nhau,giống như những biểu hiện của tội phạm đã trưởng thành. Những đứa trẻ này biểu hiện sự hoang tưởng thái quá,vô trách nhiệm, và nhạy cảm với sự nhàm chán. Những nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng những đứa trẻ dù có hay không những hành vi sai trái nhưng với sự vô tâm (gần giống những trường hợp của bệnh thái nhân cách) đã tham gia vào các hoạt động tăng dần sự trừng phạt để nhận thưởng. Những đứa trẻ vô tâm nhất giành được giải thưởng cao nhất. Nói cách khác, chúng phản ứng mạnh với tín hiệu bên ngoài và không ngại sự trừng phạt. Donald Lynan dường như đã tiến hành thí nghiệm quy mô nhất với những loại người này. Ông chỉ ra rằng bệnh thái nhân cách có tiền thân giống với rối loạn thách thức chống đối,coi thường và nhẫn tâm, hiếu động thái quá. Ông tin rằng tình trạng thiếu nơ-ron thần kinh đã dẫn đến biểu hiện thiếu kiềm chế hành vi, chẳng hạn như những đứa trẻ hiếu động và bốc đồng. Trong giai đoạn trưởng thành,chúng trở nên vô trách nhiệm và những hành vi thô lỗ. Bệnh thái nhân cách được đánh giá trên 430 bé trai, độ tuổi 12 và 13,bằng thông tin được cung cấp bởi các bảo mẫu. Bệnh thái nhân cách thời ấu thơ trùng hợp với khuôn mẫu ở người trưởng thành,và những đứa trẻ với triệu chứng của chứng thái nhân cách biểu hiện hành vi phạm tội thường xuyên dẫn đến cực đỉnh của tội lỗi. Bệnh thái nhân cách thời thơ ấu rõ ràng là triệu chứng quan trọng nhất để phát hiện hành vi chống đối xã hội ở tuổi vị thành niên. Lynam cũng tiến hành thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết về mối liên hệ đang nảy nở giữa trẻ em và người lớn mắc chứng thái nhân cách với triệu chứng hiếu động thái quá, giảm sự tập trung, và sự bốc đồng (HIA), và hành vi tội lỗi trùng khớp(CP). Ông chia những bé trai làm 4 nhóm: không HIA-CP,chỉ HIA,chỉ CP,và HIA-CP. Chúng được sợ sánh và đánh giá bằng thang điểm chuyên dụng của bệnh thái nhân cách. Như ông dự đoán,những cậu bé HIA-CP đa số gần giống với những kẻ sát nhân trưởng thành. Trong số 4 nhóm trên,chúng là những đứa nặng nhất về những triệu chứng chống đối xã hội,........Trong một cuộc thí nghiệm trên 81 bé trai ở một khu dân cư đang thực hiện chương trình điều trị, triệu chứng rối loạn hành vi hung hãn,kèm theo nói dối và trộm cắp, được cho là dấu hiệu của những kẻ sát nhân vị thành niên trong độ tuổi từ 14 đến 17. Nói cách khác, nếu chúng có một rối loạn hành vi nào đó và cũng đã hành động với tính chống đối xã hội, thì nhiều khả năng chúng sẽ trở thành sát nhân khi trưởng thành. Như chúng ta đã thấy ở chương 3, những kẻ thái nhân cách trưởng thành được định hình bởi những tính chất và hành vi như nói dối, lợi dụng, bắt nạt, khéo léo, không tự biết lỗi, không đáng tin cậy, và thiếu sự cảm thông. Là những kẻ tội phạm,chúng thường có xu hướng lập lại hành vi tội lỗi của mình thường xuyên và đa dạng hơn. Một số đứa trẻ vấn dề về hành vi thường có xu hướng trở thành những kẻ phạm tội, vì vậy những nhà nghiên cứu đã chuyển đổi văn bản đánh giá trở thành phương pháp đánh giá theo độ tuổi để tiện cho việc nghiên cứu những đứa trẻ có nguy cơ trở thành những kẻ thái nhân cách trưởng thành. Với những thước đo này, Lyam và những đồng sự của ông nói, những kẻ thái nhân cách ở độ tuổi thanh thiếu niên thường có liên quan đến những hành vi phạm tội, và có thể đánh giá thông qua 5 mẫu tính cách (gồm những tính cách cố định không đổi qua thời gian), có thể dùng để dự đoán chúng sẽ trở nên như thế nào khi trưởng thành:

1. Hướng ngoại(thích giao tiếp )

2.Dễ hài lòng(Tính cách lạc quan,thoải mái)

3.Tự chủ(kiểm soát tốt cơn giận,khả năng lên kế hoạch)

4.Trầm tĩnh(kiềm chế tốt cảm xúc và khá ổn định)


5.Cởi mở(thích thay đổi cho những hoạt động và cảm xúc mới)

Chứng thái nhân cách, như Lyam chỉ ra, bao gồm sự hỗn tạp giữa một phần nhỏ tính cách tự chủ, phần lớn tính cách hướng ngoại, và phần ít còn lại là những tính chất của tính cách trầm tĩnh có liên quan đến sự lo lắng và sợ hãi. Với một số điều chỉnh trong cuộc thí nghiệm, ta có thể hy vọng rằng những đứa trẻ có thể được theo dõi bằng cách tổng quát hóa các tính cách bằng lý thuyết hơn là thông qua các cuộc thí nghiệm cực đoan khi dán nhãn những đứa trẻ như những kẻ chống đối xã hội hoặc thái nhân cách.

Tóm lại, sự hiện diện của những tính chất và biểu hiện có thể dùng để chuẩn đoán hội chứng thái nhân cách thời thơ ấu và đã được chứng minh là dấu hiệu quan trọng nhất để dự đoán khả năng của các hành vi chống đối xã hội trong tương lai, đặc biệt là ở những đứa bé trai sống theo chủ nghĩa cá nhân,tăng động thái quá,ngỗ nghịch, xấu tính với người khác, và thiếu sự tập trung. Thêm vào đó, những đặc trưng tính cách nào đó không thay đổi theo thời gian có thể dùng để dự đoán hành vi chống đối xã hội khi trưởng thành.

Tổng hợp tư liệu từ nhiều cuộc nghiên cứu,những trường hợp thường thấy trong hồ sơ của một đứa trẻ thái nhân cách gồm:

-Một người mẹ...
-Một người cha dượng
-Một người mẹ không thể giữ mối liên kết cảm xúc bền vững với đứa trẻ
-Thiếu sự liên hệ với người lớn và bạn bè
-Không thể nhìn thẳng vào mắt người khác khi có tâm trạng xấu

-Tự cho mình là quan trọng
-Những mối quan hệ thoáng qua thời trẻ,hoặc thân thiết với một ai đó
-Độc ác với người khác
-Hành hạ động vật
-Bắt nạt người khác
-Đề cao bản thân
-Không có cảm giác có lỗi khi làm đau người khác
-Thiếu sự thông cảm trong quan hệ bạn bè

Nhưng chúng ta cần một lý thuyết phổ quát hơn hàm chứa nhân tố sinh học và môi trường.

BẠO LỰC ĐÁP ỨNG BẠO LỰC


Bác sĩ Helen Smith, một bác sĩ tâm lý của tòa án, đã nghiên cứu hàng ngàn trường hợp người lớn và trẻ em bị khủng hoảng tin thần. Cô ấy phản đối ý kiến của nhiều chuyên gia đã đỗ lỗi cho những thứ như Tivi, rối lạn tâm lý (hạt giống xấu), hoặc loại âm nhạc mà những đứa trẻ thưởng thức. Bạo lực, cô ấy khẳng định, sinh ra từ sự tích lũy của suy nghĩ sai lệch và các tác nhân gây căng thẳng cuối cùng đã đẩy một đứa trẻ đến bờ vực tội lỗi. Nó được tìm thấy trong những tác nhân mà đứa trẻ va chạm khi cậu ấy hoặc cô ấy thấy,nghe,hoặc trải nghiệm. Smith nhận thấy rằng những đứa trẻ sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề đã từng có những suy nghĩ về bạo lực từ trước. Chúng nhận thức môi trường và những tình huống của chúng theo kiểu bạo lực là cách giải quyết tốt nhất. Chúng thường có một hình tượng chủ yếu nào đó là người thân hoặc người ngang hàng với chúng, người mà thực hiện hành động đó trước mắt chúng, điều này nói lên rằng những đứa trẻ thích giết chóc sẽ có xu hướng trở thành sát nhân. Chúng không chỉ suy nghĩ thoáng qua; chúng nuôi dưỡng sự chuẩn bị để hành động qua một thời gian dài. Chúng có cái nhìn hạn hẹp về quyền lợi của người khác và một số mặt nào đó chúng phải đưa vị trí của chúng đến một kết cục đầy ấn tượng. Bạo lực là thứ đàu tiên chúng nghĩ đến. Những đứa trẻ mang vẻ ngoài bình thường thật chất chỉ là vỏ bọc bên ngoài để phù hợp với hoàn cảnh hiện thời, chúng không cần cảm thấy bình thường hay vui vẻ về bất kì điều gì. Nếu một đứa trẻ biểu hiện bất kì dấu hiệu nào của sự bạo lực tiềm tàng, hoặc thậm chí cảnh báo mọi người rằng nó có thể sẽ nổi giận đùng đùng, con người thường nhìn vấn đề theo cách khác hoặc hiểu theo chiều hướng lạc quan. Những đứa trẻ sát nhân ở vùng ngoại ô thường tự yêu quí bản thân. Chúng nghĩ chúng tuyệt vời và tự đề cao quyền lợi của chúng. Thỉnh thoảng chúng tra tấn động vật hay những đứa trẻ khác, và chúng thường xuyên biểu lộ sự thích thú quá mức đối với súng hoặc chất nổ. Một đặc điểm dễ nhận thấy khác chính là ngộ nhận về giới hạn quyền của bản thân, đặc biệt là quen với xu hướng đỗ lỗi cho người khác. Khi chúng ra tay, chúng muốn cả thế giới biết rằng chúng giận giữ như thế nào. Thường thì những cuộc phân tích về quá khứ tìm thấy xu hướng ám ảnh về bạo lực của những tên sát nhân.

Những bé gái bạo lực, Smith nhận thấy,khác biệt nhiều so với những bé trai.Những bé gái thường ít biểu lộ sự giận giữ của mình vì chúng biết những cảm xúc đó không được chấp nhận trong giao tiếp. Một bé gái thường nhờ bạn trai ra tay giết người và sau đó giả vờ vô tội.Những cô gái cũng thích súng và dao,và khả năng họ sẽ ra tay sát hại hoặc gây tổn thương cho địch thủ nhiều hơn.

Smith chỉ ra rằng bạo lực ở tuổi thơ thường đến từ môi trường, đặc biệt là từ sự thiếu gắn kết trong cộng đồng,nhưng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ sự thiếu những kĩ năng suy nghĩ cơ bản, thứ giúp những đứa trẻ hiểu được hậu quả của hành động chúng thực hiện. Bởi vì suy nghĩ sai lệch,chúng không biết cách xoay sở những lúc giận giữ và thất vọng.

Debra Niehoff, một nhà nghiên cứu thần kinh học, chỉ ra rằng cả nhân tố sinh hóa và môi trường đểu có liên quan đến sự hình thành nhân cách bạo lực, và tác nhân này ảnh hưởng tác nhân kia như mỗi người có một kiểu hành xử khác nhau trước thái độ bạo lực. Nói cách khác, không có tác nhân đặc biệt nào cho mỗi trường hợp cá biệt.Nìehoff nói rằng não bộ lưu lại kinh nghiệm và sự tương tác của con người thông qua các bộ mã hóa học. Mỗi trải nghiệm mới đem đến thông tin mới và cũng cố cho những thông tin đã được lưu trữ. Mọi chuyện trải qua sau đó sẽ xử lý thông qua hệ thống thần kinh hóa học, thứ mà bị ảnh hưởng bởi những thái độ được nuôi dưỡng về suy nghĩ thế giới liệu có an toàn hay không. Nó thể hiện ở hành vi hành thái độ, và khi những người khác phản ứng, một cá nhân khác xử lý phản ứng đó và cập nhật thông tin. Nếu một người nuôi dưỡng cảm giác rằng thế giới đầy sự đe dọa và họ cần phải đáp lại bằng sự hung dữ và bạo lực thì anh ấy hoặc cô ấy sẽ trốn chạy vào những giấc mơ mà một ngày nào đó sẽ trở thành hành động thật sự. Những giấc mơ sẽ lập đi lập lại trong suy nghĩ và nếu chúng đủ mạnh và xảy ra nhiều lần, chúng sẽ ảnh hưởng đến cấu tạo cấu trúc hóa học thần kinh. Niehoff nhận thấy rằng có những điểm nhấn khác nhau của hành vi bạo lực và rằng sự khác biệt nào đó về thể chất có liên quan với mỗi điểm nhấn.

Chúng ta có thể thấy điều này biểu hiện như thế nào trong vụ án kẻ sát nhân thiếu niên, Harvey Robinson. Câu chuyện của hắn được phanh đưa ra ánh sáng sau khi hắn bị bắt ở thị trấn Allen, Pennsylvania, năm 1993, bị kẹt trong một ngôi nhà khi bị vây bắt bởi cảnh sát. Qua một quá trình 14 tuần,bắt đầu từ hi hắn lên 17, Robinson đã thực hiện 5 vụ hiếp dâm và đã thủ tiêu 3 nạn nhân.

Robinson là con lai và người cha nghiện rượu của hắn đã giết người khi hắn còn rất nhỏ. Cha và mẹ của hắn thường xuyên gây gỗ,và một vài lần cha hắn đã bạo hành mẹ hắn.Họ chia tay khi hắn còn là một đứa trẻ và hắn ở với mẹ. Lật lại hồ sơ của hắn làm mọi chuyện trở nên rõ ràng tại sao hắn lại có cảm giác không an toàn với thế giới hắn đang sống.Anh trai của hắn cũng đã ở tù. Robinson là một đứ trẻ thích bắt nạt với rất ít khả năng tập trung và tính khí thất thường .Khi hắn lên 9, hắn bị bắt vì phạm tội ở tuổi thiếu niên. Qua 8 năm sau, hắn đã bị bắt hàng chục lần, đa số là do trộm cắp và đột nhập gia cư bất hợp pháp. Hắn được biết đến khi tấn công người trong chính quyền, có tiền án xâm phạm tài sản của người khác, và được chuẩn đoán với chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.Mỗi khi hắn thực hiện hành vi tội lỗi, hắn chạy về nhà và trốn.

Khi hắn bắt đầu tiếp cận và hãm hiếp, hắn đang chờ bản án của tòa án vị thành niên về tội ăn cắp khác. Hắn tìm những người phụ nữ có chiều cao, giống như mẹ của hắn. Hắn tìm ra nạn nhân đầu tiên qua cửa sổ của cô ấy, đang thay đồ đi ngủ. Hắn đột nhập và dùng dùi cui đánh cô ấy cho đến chết, sau đó hắn trộm một cặp quần lót và tẩu thoát. Bị giam giữ 8 tháng, khi được thả,hắn bắt đầu chuỗi tội ác ở nơi hắn được trả về.Robinson bắt một cô bé gái 15 tuổi khi cô đang đi xe đạp, cưỡng bức và giết cô, để xác cô lại ở công viên.


6 tuần sau, hắn vào một ngôi nhà khác,nhưng bắt gặp mục tiêu đang ở cùng bạn trai,nên hắn đã tấn công người con gái 5 tuổi của cô,cưỡng hiếp cô bé. Cô bé được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh nhưng vẫn còn sống. Chỉ sau 1 tháng Robinson lại hành động.Nhưng khi hắn đột nhập thì người phụ nữ đã cảnh giác vì tiếng động và chạy ra ngoài. Hắn tóm được cô và định xâm hại cô nhưng bị gián đoạn, vì vậy hắn bỏ chạy. Báo chí đăng tin rằng hắn còn sống vì thế cảnh sát tin rằng hắn sẽ quay lại để thủ tiêu nạn nhân bịt đầu mối. Cô ấy đã đồng ý cho một số nhân viên cảnh sát vào nhà để bảo vệ khi đêm xuống.

Nhưng Robinson đã chuyển hướng sang nạn nhân thứ 5,xâm hại và bóp cổ cô đến chết. Sau đó hắn quay trở lại người phụ nữ thứ 4 để hoàn thành công việc. Ở đó, có một nhân viên cảnh sát đang chờ hắn. Dù vậy, hắn đã chạy thoát, bị cắt bởi mảnh vỡ cửa sổ. Vì vết cắt khá sâu,hắn đã đến bệnh viện,nơi hắn cuối cùng đã bị bắt. Y vẫn khăng khăng là mình vô tội.

Vào ngày 8 tháng 11 năm 1994, Robinson đã bị kết tội về 3 vụ sát nhân và bị kết án tử hành. 5 tháng sau, hắn bị kết án về tội cưỡng hiếp và nỗ lực giết hại Cindy Thompson. Hắn đã kháng án về vụ cưỡng hiếp thứ 5 và tội có sát. Một vị chủ tọa đã kết án tử hình vì 2 cái chết do hắn bởi vì sự sai sót của bồi thẩm đoàn, cái chết thứ 3 đã bị bỏ quên. Điều này vẫn còn gây tranh cãi.

Khi chưa kết luận được rằng điều gì đã thúc đẩy Robinson cưỡng hiếp và sát hại, hoặc tại sao hắn tiếp tục thực hiện nhiều vụ như thế, ta có thể thấy rằng hắn lớn lên trong điều kiện rất tồi tệ điều mà có thể đã ảnh hưởng đến nhận thức của hắn về thế giới và những người khác. Còn lại, với người cha đã chối bỏ hắn, một người anh trai tội phạm,và một người mẹ thiếu kỉ luật, không quá ngạc nhiên khi hắn đã chọn rẽ vào con đường thù địch với xã hội. Bị bắt bớ nhiều lần, hắn trở nên nhạy cảm và chai lì với sự hoàn lương. Hắn đơn giản là huân tập sự giận giữ, và với mỗi lần hắn thất bại hắn thường lấp đầy những giấc mơ của hắn với viễn cảnh về những điều hắn sẽ làm để tự an ủi bản thân và quay lại với con đường hắn đã chọn. Như thể hắn đã tự tạo ra thái độ rằng hắn đã trở thành một lời tiên tri để tự thỏa mãn khát vọng của mình. Vì vậy, mỗi lần hắn phạm luật và bị bắt, mỗi lần hắn gây nguy hiểm hoặc giết người nào đó, hắn đã cập nhật thông tin nhận thức về thế giới, coi con đường đi tới quyền lực chính là thông qua trộm cướp, cưỡng hiếp, và giết chóc, khi nhận thức rằng cảnh sát và tòa án như nguồn gốc của sự đe dọa và có thể tước đi quyền lực của hắn. Vì vậy hắn đã quay lại để thủ tiêu nạn nhân trưởng thành duy nhất người có khả năng nhận diện và bỏ tù hắn-nơi đại diện cho sự vô vọng.

Nếu giả thuyết và sự ổn định của nhân tố cá tính đặc biệt là đúng,vậy thì Robinson đã tiếp tục hành vi bạo lực, đặc biệt đối với giới chức có thẩm quyền, đại diện là những người phụ nữ giống với mẹ hắn và những nhân viên ch ính phủ thực thi pháp luật. Có thể hắn đã được sinh ra với tín khí bốc đồng hoặc thừa hưởng nps từ người cha hung bạo của mình.Hăn sau đó nhận thức về ý nghĩa của thế giới thông qua cách mà người khác đối xử với hắn,và sự kết hợp đó dường như cơ bản là tiêu cực đối với Robinson.

Từ khi chúng ta bàn về những kẻ sát nhân hàng loạt những kẻ đã bắt đầu sự nghiệp từ sớm,chúng ta hãy chuyển hướng qua những kẻ sát nhân lặp lại mà dường như dòng máu đó chảy trong huyết quản của dòng họ,hoặc bị dẫn dắt bởi những thành viên trong gia đình.



Cre: ver1.tamlytoipham.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
562,892
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 42: C42: 42. Tâm Lý Những Kẻ Sát Nhân Hàng Loạt (14)


ương 14: NHỮNG SỰ KẾT HỢP TẠO NÊN ĐỊA NGỤC

Bộ phim "Những kẻ sát nhân bẩm sinh" của Oliver Stone nói về một cặp vợ chồng hư cấu ham mê những hành động bạo lực để trút giận và thể hiện quyền lực. Bộ phim đã cho thấy làm thế nào mà các cặp đôi có thể phát triển một xung lực tàn sát cùng với nhau, pha trộn những cơn bốc đồng vào một loạt vụ bạo lực. Trách nhiệm được lan truyền giữa hai hoặc nhiều người, làm giảm nhẹ cảm giác tội lỗi nào có thể tồn tại và tìm kiếm sự khẳng định- thậm chí những ý tưởng – từ những hành động của người khác. Bất cứ khi nào hai (hoặc nhiều hơn) người cùng đi tàn sát, câu hỏi đặt ra là khi hành động một mình thì liệu họ có hành xử theo lối đó không. Nói cách khác, một người có thể ảnh hưởng đến người khác, người không có tính bạo lực, để thực hiện những hành vi mà anh/cô ta sẽ không làm? Hoặc chuyện gì khác xảy ra?

Chúng ta có tất cả bao gồm những nhóm nam sát thủ, nữ sát thủ và một nhóm kết hợp cả hai. Chúng ta đã nhìn thấy hai người phối hợp cùng nhau, ba, và thậm chí năm hoặc sáu. Đôi khi đó là một cặp vợ chồng hoặc người yêu, lần khác đó chỉ là bạn bè hoặc hợp tác với nhau có cùng mục đích. Trong mỗi trường hợp, sự tàn bạo thường được hướng dẫn bởi kẻ mạnh trong đội, với những kẻ yếu hơn có thể làm bất cứ gì để được cùng đội với kẻ mạnh. Trong một số trường hợp, kẻ mạnh cầm đầu trong đội thậm chí không phạm tội giết người nhưng những mơ tưởng của hắn được thực hiện thông qua một hoặc nhiều người đồng phạm.

CHỈ CÓ CÁI CHẾT CHIA LÌA CHÚNG TA

Trong suốt mùa hè năm 1991, một người phụ nữ trẻ sống ở Gloucester, Anh, đã đưa ra lời cáo buộc bị lạm dụng tình dục bởi cha cô Frederick West, người mà hàng xóm xem như một người đàn ông gia đình rất bình thường. Mọi người rất thích anh ta và vợ, Rosemary, nhưng các cô gái nhấn mạnh rằng "Rose" đã thực sự hỗ trợ Fred khi hãm hiếp. Khi cô từ chối làm chứng tại Tòa án, quá trình điều tra bị hủy.

Tuy nhiên, quá trình này đã phát hiện ra một số dấu hiệu bất thường. Nhân viên xã hội đã đến thăm nhà gia đình West, phát hiện ra một số dụng cụ tình dục và biết được rằng Rose bán dâm thông qua những quảng cáo trên tạp chí. Một số người trong số tám người con của cô ấy không phải là con của Fred, có vài dấu hiệu cho thấy sự loạn luân và bệnh hoạn. Các nhân viên xã hội cho rằng đứa trẻ nhỏ nhất của gia đình West đã bị chuyển đi. Tuy nhiên việc phá vỡ bức màn đạo đức xuất phát từ những tội lỗi của họ. Những đứa trẻ nói với một điều tra viên rằng chúng từng có một người chị, Heather, người đã biến mất cách đây bảy năm trước và cha mẹ chúng thường xuyên đe dọa sẽ chôn chúng dưới hành lang giống như đã làm với Heather. Các nhà điều tra biết Heather đã được cho là bỏ nhà đi từ lúc mười sáu tuổi, và từ lúc đó gia đình West không nhận bất cứ tin tức gì về cô.

Sau đó một số thông tin khác được thu thập cho thấy: trước năm 1972 khoảng hai mươi năm, khi Rose chỉ mười chín, hai vợ chồng đã bị bắt vì tấn công tình dục một cô gái khác. Họ đã mời cô ấy chuyển đến sống cùng như là một vú em cho ba đứa con của họ. Tuy nhiên, khi Fred thực hiện lời đề nghị và mô tả hành động phá thai mà ông ấy có thể làm, cô gái bỏ đi. Một thời gian sau đó, họ phát hiện ra cô ấy, bắt lấy cô ấy, và bị lạm dụng tình dục hàng giờ đồng hồ. Khi được họ thả, cô ấy đến báo cảnh sát. Các điều tra viên đã thuyết phục cô ấy không khởi kiện, vì vậy mà vợ chồng nhà West chỉ bị phạt hành chính. Tuy nhiên, lời khai của cô gái đưa viết vào biên bản, và đã có một mục đánh dấu chú ý: vợ chồng nhà West đã đe dọa sẽ chôn cô gái dưới sân lát đá. Với hai bản báo cáo như vậy, cùng với việc một cô gái mất tích đã đưa ra những nghi ngờ.

Vào năm 1994, cảnh sát đến nhà để khám xét hàng hiên nhà bê tông bên trong của gia đình Fred West. Ngay khi các cảnh sát viên tiến hành công việc, Fred đã thú nhận giết chết Heather. Rose tái diễn việc đó trong nỗi kinh hoàng và bất ngờ, nhưng điều này sớm đã bị phát hiện là một hành động đã có sự chuẩn bị trước. Các điều tra viên tiếp tục đào sâu và sớm tìm thấy hài cốt người, tài liệu nha khoa chứng minh bộ xương đó là của Heather. Tuy nhiên ở đó còn có một thi thể khác, Fred đã thừa nhận rằng anh ta đã giết nhiều hơn hai cô gái, trong đó có một người đang mang thai, và chôn họ trong sân. Khi cảnh sát thực hiện kế hoạch khám xét sàn nhà, anh ta thừa nhận rằng họ sẽ tìm thấy nhiều thi thể hơn nữa. Bây giờ họ thực sự đã có một ngôi nhà đầy ghê tởm, rùng rợn.

Phần còn lại của thi thể sáu người phụ nữ trẻ, hầu hết trong số họ bị trói bởi dây thừng, đã được phát hiện trong ngôi mộ vuông dưới hầm sàn nhà, phía bên dưới nơi vợ chồng West đặt giường ngủ của con họ. Xương cánh tay và bàn chân bị mất, rõ ràng chúng được giữ lại như kỉ vật. Fred cũng đã thú nhận rằng anh ta đã giết người vợ đầu tiên, con gái riêng của hắn là Charmaine và hai người phụ nữ khác. Trong khi phần còn lại của ba trong số bốn nạn nhân được tìm thấy, cái chết của Chairmaine được chứng minh một cách chắc chắn bởi các kết quả phân tích pháp y là do Rose gây nên. Theo một cách rõ ràng, Fred đã được bao che bởi cô.

Cô ấy phủ nhận bất cứ vai trò tham gia nào trong vụ giết người và từ bỏ chồng, nhưng không ai tin rằng anh ta có thể giết và chặt nhiều người phụ nũ trẻ ở trong nhà của chính mình mà người vợ không hề hay biết về điều đó. Cuối cùng Fred đã thừa nhận rằng anh ta đã không kể toàn bộ câu chuyện, sau đó vào ngày đầu năm 1995, hắn tự sát, để lại cho mọi người suy đoán hắn có thể làm nhiều việc hơn thế nữa. Rose đã bị buộc tội gây ra mười vụ giết người và kết án với mọi cáo buộc.


Một số nạn nhân sống sót sau sự tàn bạo của các cặp chồng, được phép làm chứng chống lại cô ấy trong đó có một đứa trẻ nhà West, Anne Marie. Cha cô cùng Rose đã lạm dụng tình dục cô, điều đó lặp đi lặp lại đã làm cho cô có. Như vậy cùng với các bằng chứng rõ ràng khi mà nhiều các cô gái đã chết bị trói chặt chỉ ra rằng Fred và Rose tra tấn tình dục nhiều phụ nữ trẻ trước khi giết chết họ.

Tội phạm học đã chỉ ra lịch sử của việc loạn luân, lạm dụng tình dục, sự cẩu thả của Fred và Rose và mức độ ra tay độc ác của họ trong khoảng thời gian gần hai thập kỷ có sự ảnh hưởng từ hiện tượng khác. Nhà tâm lý học thuộc ngành pháp y người Anh tên Paul Britton đã diễn tả hành vi của họ là "đồi bại kết hợp", hoặc ác dâm hỗ trợ lẫn nhau . Vợ chồng nhà West dường như rất kích động với những vụ hãm hiếp-giết người với những gì từng được cung cấp về hợp tác và tăng cường. Nói cách khác, càng đồi trụy, họ lại càng khuyến khích lẫn nhau. Họ tương tự như các cặp vợ chồng khác đó là làm người truyền cảm hứng cho điều tồi tệ nhất với nhau và khuyến khích biểu hiện tính cực đoan nhất của nó.

Trong một thời gian dài, khi những kẻ khác giết nạn nhân của họ cùng một lúc thì một số nhóm lại giết người trong sự điên loạn. Từ các cuộc phỏng vấn sau các vụ bắt giữ, một số thành viên trong nhóm đã thừa nhận ngay sau khi họp nhóm, họ đã có thể cảm nhận được tính chất tiềm năng cho quan hệ đối tác đồi trụy và đã háo hức mong chờ. Hoặc là họ đã từng cảm thấy có một sức thu hút lãng mạn cực kì mạnh hay họ đã từng sớm thiết lập một sự thân quen cho phép chia sẻ bí mật trong tưởng tượng, thậm chí là bạo lực hoặc lệch lạc.

Sự hòa hợp cảm xúc của một mối quan hệ nói chung là được thiết lập ngay từ đầu. Ở những đội như thế, kẻ mạnh luôn chiếm ưu thế dụ dỗ hoặc ra lệnh cho kẻ khác làm ra một hành động cụ thể. Ví dụ, James William Miller khẳng định anh ta chỉ giết người để giữ gìn tình yêu của Christopher Robin Worrell. Cuối những năm 1970 tại Australia, Worrell là người giúp hắn đến đón những cô gái, sau khi quan hệ tình dục hắn sẽ giết họ, hắn hướng dẫn Miller giúp hắn vứt những cái xác . Miller quả quyết rằng mình vô tội hoàn toàn trong vụ giết người, mặc dù rõ ràng là trong hầu hết các trường hợp, hắn đều biết rõ Worrell lên kế hoạch để làm việc gì. Người đàn ông đó đã giết bảy người phụ nữ trước khi Worrell đã chết bởi một tai nạn xe hơi. Nhờ có chỉ dẫn từ bạn gái của Worrell, cảnh sát đã bắt Miller, hắn nhận tội và chỉ ra ba của trong số những thi thể bị vứt đi. Nhưng hắn ta tin hắn có một tình tiết giảm nhẹ tội : Hắn đã yêu Worrell, hắn không thể trở mặt với anh ta và sẵn sàng làm bất cứ điều gì Worrell yêu cầu.

Những chuyên gia sức khỏe tâm thần đã hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực hình sự đã chỉ ra rằng khi mà bị một tâm lý thống trị , cái khác là thường dễ dàng thao túng và thậm chí có thể bị bệnh tâm thần. Trong số các rối loạn tâm thần thường tác động chủ yếu là rối loạn nhân cách- dễ uốn nắn, người hay mê tín với sự bất ổn định về cảm xúc, lo lắng xã hội quá mức, hoang tưởng, lối suy nghĩ kỳ diệu, và những cảm xúc cằn cỗi. Nếu nhóm nào thành công, kẻ cầm đầu thấy phấn khích, trong khi thực hiện có thể cảm thấy tội lỗi nhưng vẫn sẽ tiếp tục mà chối bỏ sự sợ hãi hay là một số nhu cầu sâu xa cần có ở người khác.

Một số phụ nữ đã cố tình dẫn dụ các nạn nhân để bạn nam trong nhóm hiếp dâm và giết. Charlene Gallego đã gài bẫy mười nạn nhân nữ cho chồng, và hai người Úc tên là David và Catherine Birnie hợp tác cùng nhau gây án với bốn nạn nhân trong nhà của họ. khi say thuốc Karla Homolka cùng với người chồng hơn mình mười lăm tuổi, Paul Bernardo, đã sát hại em gái khi đang say thuốc như một món quà Giáng sinh, vì vậy ông có thể cưỡng hiếp cô. Họ cũng đã giết chết hai cô gái trẻ trong nhà của họ ở Canada, chặt chân tay một trong số họ.

Mỗi cặp vợ chồng làm việc như một đội để cùng đối xử dã man với nạn nhân vô tội và nhiều chuyên gia đã suy đoán rằng với đối tác khác nhau, người phụ nữ sẽ không hành động như vậy. Một số người gọi những người phụ nữ này là "đồng lõa phục tùng". Cựu nhân viên đặc vụ đặc biệt FBI Robert Hazelwood và Tiến sĩ Janet Warren- một giáo sư y học lâm sàng chuyên về tâm thần, đã cùng tiến hành một nghiên cứu kéo dài sáu năm đối với hai mươi phụ nữ đã từng là vợ hoặc bạn gái của kẻ sát nhân tình dục tàn bạo. Bảy trong số những người đàn ông mà họ nghiên cứu đã giết người, và bốn trong số những người phụ nữ đã tham gia với những mức độ khác nhau. Những người phụ nữ tham gia nghiên cứ thuộc về tầng lớp trung lưu và hầu hết trong số họ không ai có tiền án, tiền sự. Họ không có dấu hiệu của bệnh tâm thần, mặc dù nhiều người có xuất thân có liên quan đến việc bị lạm dụng thể chất và tình dục. Sau khi gia nhập với các đối tác tàn bạo, Hazelwood và Warren xác định, họ đã không thể hình thành bản sắc riêng của họ, vì "tưởng tượng tàn bạo của nam giới sẽ trở thành một nguyên tắc được định hình trong hành vi của người phụ nữ." Nghiên cứu kết luận rằng những người đàn ông đã tiếp cận phụ nữ với lòng tự trọng thấp, sau đó cô lập và dần dần cải cách suy nghĩ của họ. Hazelwood xác định quá trình này có năm bước để biến những người phụ nữ này thành kẻ đồng lõa. Đó là:

Nhận dạng : xác định một người dễ bị tổn thương, dễ bị kiểm soát.

Quyến rũ: Khiến cho người phụ nữ đem lòng cảm mếm mình.

Tái định hình mức độ tình dục cho người phụ nữ: Giới thiệu cô ấy xem hình ảnh và hành vi tình dục, có thể xúc phạm hoặc cảm giác lo sợ nhưng mà cô phải làm để làm hài lòng người đàn ông và thu hút anh ta tham gia.


Cô lập xã hội: tách người phụ nữ ra khỏi gia đình và bạn bè.

Trừng phạt: thân thể, lời nói và tình dục là những vấn đề ăn mòn lòng tự trọng của người phụ nữ và thiết lập khả năng tự hành động của chính họ.

NHỮNG MỤC TIÊU GIỐNG NHAU

Nhóm nguy hiểm nhất là các cặp đôi nam-nam, và trong đó, năng nổ nhất là những người bạn cùng trang lứa, họ nhận ra rằng giờ đây họ đã có những người bạn cũng trụy lạc như mình. Không cần biết ranh giới luân lý, chúng làm việc cùng nhau để xác lập và mở rộng sở thích phạm tội của chúng.

Roy Norris và Lawrence Bittaker gặp nhau trong tù, nơi chúng phát cả hai có chung sở thích tra tấn tình dục dã man. Ngay khi được thả, chúng mua một xe tải ở Los Angeles, đặt tên cho chiếc xe là "Quý ngài giết người" (Kẻ giết người) và sử dụng nó để tìm kiếm những người phụ nữ trẻ.Vào ngày 24 tháng 6 năm 1979, chúng bắt được Cindy Schaeffer, 16 tuổi, chúng hiếp dâm cô nhiều lần trước khi siết cổ bằng một cái móc áo và đem vứt xác cô. Nạn nhân tiếp theo đã bị đâm xuyên não bằng dụng cụ phá băng. Sau vụ tấn công đó, những tên sát nhân này đã hành hạ, giết và vứt xác thêm 2 đứa bé thiếu niên từ một vách đá.

Sau đó, chúng hiếp dâm 1 đứa trẻ, và thả cô bé đi. Cô ấy đã tố giác chúng. Khi bị bắt giam, Norris đã tự thú, chỉ ra Bittaker chính là chủ mưu, và cho cảnh sát biết nơi chúng vứt xác. Cả hai bị kết tội với 5 vụ giết người. Norris được miễn hình phạt tử hình vì anh ta đã thành khẩn khai báo, bị tuyên phạt 45 năm tù, trong khi Bittaker thì được đưa đến nhà tù tử hình thuộc Bang California.

Tiếp theo là một bộ ba, tại Texas vào ngày 8 tháng 8 năm 1973, vụ án về ba người đàn ông cùng nhau giết người trong cùng một khoảng thời gian đã được đưa vào điều tra. Một trong số chúng, Elmer Wayne Henley, 17 tuổi đã đầu thú, khai nhận rằng kẻ cầm đầu bọn chúng là Dean Corll, 34 tuổi, tên gọi trong nhóm là Candy Man. Henley nói rằng hắn đã bắn ông ta (6 phát) để tự vệ và đồng ý đưa cảnh sát đến nơi chúng thường chôn xác nạn nhân. Trong quá trình điều tra, hắn đã chỉ ra David Brooks, người đã dụ dỗ nạn nhân đến một nhà thuyền để lấy 200 đô la mỗi lần, đến đó, Corll sẽ trói họ trên chiếc bàn để tra tấn, hiếp dâm sau đó giết họ. Đôi khi, Henley còn nói, Corll còn nhai nát bộ phận sinh dục hoặc thiến họ. Henley yêu cầu hắn bắn Corll để tự vệ. Sau khi khai thác thông tin lấy lời khai, họ đã đào và phát hiện tổng cộng 27 xác người, có cả trẻ em 9 tuổi.

Câu chuyện đi đến hồi kết khi Corll quyết định giết Henley và một vài người bạn của hắn. Henley, cùng với những người còn lại đã thuyết phục hắn ta nên dừng lại, và khi được thả, hắn (Henley) đã bắn người đã từng là chủ của hắn. Cả Brooks và Henley đều phải nhận án tù chung thân vì đã tham gia vào quá trình phạm tội. Những tội mà chúng tham gia thật kinh khủng, có vẻ như chúng không hề tham gia vào việc tra tấn theo cách mà những đồng phạm khác vẫn làm. Robin Gecht đã từng làm cho John Wayne Gacy, một nhà thầu khoán đã từng giết 33 người đàn ông trẻ. Trong suốt những năm 1980, theo như lời thú tội được đưa ra của một thành viên trong nhóm tội phạm, Gecht đã dẫn dắt một nhóm 3 người đàn ông được biết với cái tên "đội máy cưa" hay "Máy cưa Chicago" đi giết một cô gái khoảng 17 tuổi. Gecht có khả năng lôi kéo người khác và bắt họ làm theo mệnh lệnh của mình. Dù là ý tưởng bệnh hoạn và ghê tởm tới đâu, hắn cũng có thể lôi người khác vào cuộc. Trong suốt thời thiếi niên, hắn đã quan tâm sâu sắc đến việc thờ cúng quỷ Satan và những nghi lễ bí mật theo đó, hắn tin bọn họ là những người đi trao quyền năng cho người khác.

Khi Gecht 30 tuổi, hắn gặp Ed Spreitzer- 21 tuổi, và những cậu em thiếu niên của Koko-Raleis, Andrew và Thomas. Cả ba đều dễ dàng bị Gecht lôi kéo và chúng cùng nhau lang thang ở Chicago vào ban đêm trên một chiếc xe tải để tìm kiếm phụ nữ. Khi bắt được người nào đó, chúng cưỡng hiếp cô ta, đánh đập và tra tấn sau đó siết cổ. Chúng thậm chí đã cắt một bên ngực để đặt lên bàn thờ của Gecht. Một tên tham gia trong lễ nghi kinh khủng này đã thú nhận chúng đã ăn bộ phận đó trong khi Gecht đang đọc kinh thánh.


Bọn chúng chạy trốn cùng nhau trong vài năm, nhưng đã bị bắt khi một nạn nhân đã sống sót nhận ra chiếc xe tải. Tuy nhiên, Gecht chưa bao giờ bị kết tội giết người, vì hắn không phải là kẻ ra tay giết các nạn nhân, hắn chỉ ra lệnh cho những người khác làm. Hai trong số bọn chúng đã phải lãnh án tử hình và người thứ 3 thì ngồi tù 70 năm. Năm 1999, Andrew Kokoraleis bị xử tử, trong khi Spreitze được giảm án xuống còn tù chung thân.

NHỮNG TÊN ĐỒNG PHẠM

Đã có rất nhiều bài viết về Charles Manson, kẻ theo một giáo phái tại California, bị tình nghi là kẻ gây ra 37 vụ giết người nhưng Manson chưa bao giờ thực sự bị kết án cho những tội lỗi mà có thể do chính hắn gây ra. Thay vào đó, hắn chỉ đạo người khác giết người theo lệnh của mình. Như thế, hắn ta đã thể hiện một sự kết hợp hiếm có: giống như Getch ở trên, hắn ta có thể thuyết phục người khác lamd theo kế hoạch của mình, trong đó bao gồm cả việc giết người. Băng đảng của hắn nổi tiếng nhất với những vụ giết người Tate –Labianca lần lượt xảy ra vào ngày 9 và 10 tháng 8 năm 1969. Vụ đầu tiên xảy ra ở ngôi nhà của đạo diễn phim Roman Polanski, trong đó có 5 người bị sát hại dã man, kể cả nữ diễn viên đang mang thai là Sharon Tate, vợ của Polanski. Tất cả đều bị đâm nhiều nhát, cách thức giống như thế vợ chồng Labianca cũng bị giết vào đêm của ngày tiếp theo. Sau đó, vào tháng 11, một kẻ trong giáo phái là Susan Atkins, bị đi tù vì một tội ác không liên quan đến tội mình đang chịu trách nhiệm khi thừa nhận với người bạn tù rằng mình có tham gia trong vụ giết người kia. Điều này giúp cảnh sát tìm ra những đồng phạm của ả, những tên lập dị sống ở trang trại chăn nuôi gia súc Spahn ở ngoại ô thành phố. Charlie Manson, kẻ lãnh đạo của chúng cũng ở đó. Họ bắt Susan Atkins, Leslie Van Houten, Patricia Krenwinkel, cùng với Manson và một tên lang thang tên là "Tex" Watson. Rõ ràng là tên Mason đã lôi léo rất nhiều thành viên của giáo phái tham gia cuộc sát hại, họ thực hiện điều đó trông giống như cách của những phần tử da đen quá khích. Những người theo hắn được coi như là "Gia đình" và chiến lược "Helter Skelter" của hắn có nghĩa là những người da đen sẽ nổi dậy, giết chết hàng loạt người da trắng và thống trị thế giới.

Công tố viên Vince Bugliosi đã tham gia giải quyết vụ án vào năm 1970, cho rằng vì Manson là lãnh đạo của nhóm, hắn ta phải là kẻ có tội. Bồi thẩm đoàn kết án Manson, Susan Atkins và Patricia Krenwinkel 7 tội dựa khung hình phạt thứ nhất dành cho tội giết người. Leslie Van Houten bị kết 2 tội, và trong 1 phiên toà khác, Watson đã bị kết án cho vai trò tham gia của hắn. Cũng có những lãnh đạo của những nhóm như thế này là nữ. Ở Nhật, Kau Kobayashi đã bị tống giam vào ngục vì 3 vụ giết người mà ả chính là người đã lên kế hoạch và thực hiện. Vào năm 1952, nạn nhân đầu tiên chính là chồng ả, bị giết bởi người người tình của Kau theo lệnh ả. Tám năm sau, ả có một người tình khác và đã lên kế hoạch giết vợ của tên này. Chúng giao việc này cho một kẻ vô gia cư rồi trả hắn tiền và tình dục. Sau đó tên này trở thành người tình mới của Kau Kobayashi, hai kẻ này lại giết gã người tình thứ 2- người đã từng là đồng phạm trong vụ giết người đầu tiên của ả. Không lâu sau đó ả lại tìm một người tình mới có thể giúp ả thủ tiêu gã người tình thứ ba, nhưng trước khi chuyện đó xảy ra thì chúng đã bị bắt.

Có một cặp tình nhân thậm chí còn bệnh hoạn hơn ở Bang California. Vào khoảng 1giờ chiều thứ 5, ngày 12 tháng 6 năm 1980, một công nhân công ty Caltrans trên đường đi thu dọn rác dọc theo xa lộ Ventura đã thấy một thi thể gần như trần truồng của một thiếu nữ. Cô bé bị bắn một phát vào đầu bằng một khẩu súng ngắn, nhỏ. Cách đó không xa, là một thi thể một thiếu nữ khác, cũng bị bắn. Họ được nhận dạng là Gina Marano, 15 tuổi và Cynthia Chandler, 16 tuổi.

Không lâu sau đó, có một cuộc gọi từ một người phụ nữ ám chỉ bạn trai của cô ta vướng vào vụ giết người nhưng lại từ chối không cho biết anh ta đang ở đâu. Cô ta biết những chi tiết không được tiết lộ với truyền thông và cô ta cũng cho biết mình và bạn trai vừa mới rửa xe từ trong ra ngoài, khớp với cách mà một kẻ sát nhân muốn xoá toàn bộ chứng cứ sẽ làm. Nhưng sau đó, nhân viên tổng đài đã ngắt liên lạc và cô ta không gọi lại nữa.

Sau đó 11 ngày, 2 nạn nhân nữ khác được tìm thấy và bị bắn tương tự hai người kia. Đầu tiên, vào ngày 23 tháng 6 một người phát hiện thi thể của một gái mại dâm tên là Karen Jones, 24 tuổi trên đại lộ Franklin. Sau đó, một thi thể không đầu của một người nữ được cho là khoảng hai mươi mấy tuổi được phát hiện trần truồng cạnh một thùng đựng rác bằng sắt. Nạn nhân được nhận diện là Exxie Wilson, 20 tuổi, cũng là gái mại dâm, bạn của Karen Jones. Một cuộc điều tra kỹ càng được mở ra trong khu vực nhưng cũng không tìm được phần đầu của cô, nhưng 4 ngày sau, một người đàn ông tìm được một chiếc hộp gỗ được chạm trổ tinh xảo có chứa cái đầu đó.

Không lâu sau đó, một thợ bắt rắn ở thung lũng San Fernando đã thấy phần thi thể còn lại đã biến dạng của nạn nhân thứ 5, bị bắn và giấu dưới gầm một chiếc giường cũ. Cô gái được liên hệ với loạt vụ giết người được báo chí gọi là "giết người lột truồng lúc mặt trời lặn". Cô được nhận dạng là Marnette Comer 17 tuổi.

Vào ngày 11 tháng 8, Carol Bundy, 37 tuổi, kể với đồng nghiệp rằng mình đã giết người, những người này đã báo cảnh sát. Khi cảnh sát bắt Carol, cô ta giao nộp 3 cái quần mà cô ta nói là của những nạn nhân mới được tìm thấy gần đây, cùng với những bức ảnh trong đó là Doug Clark với một cô bé 11 tuổi, trông rất đáng ngờ. Bundy cũng thừa nhận rằng cô ta chỉ trợ giúp trong những vụ giết người khác còn Jack Murray thì tự cô ta giết. Một nhóm cảnh sát khác bắt Clark tại nơi làm việc, một đồng nghiệp của hắn tìm thấy hai khẩu súng Raven tự động nòng 25 li và cảnh sát tìm thấy có nét tương đồng giữa một trong hai khẩu súng đó với 5 nạn nhân trong một cuộc thử nghiệm nhanh chóng. Clark đã bị kết tội tham gia thực hiện những vụ giết người.

Theo thông thường, hai tên tội phạm này đổ lỗi cho nhau về vai trò trong các vụ giết người. Cuối cùng, Bundy kể chi tiết về câu chuyện đầy kinh tởm của bọn chúng. Cô ta gặp Clark trong một quán rượu vào năm 1979 và trở thành người tình của nhau. Clark mang vào đời sống tình dục của họ niềm đam mê của hắn với bạo lực, giam giữ, quan hệ tình dục với xác chết. Vào mùa xuân năm 1980, Clark về nhà với hình ảnh trên người dính đầy máu. Hắn nói dối về nguyên nhân những vết máu đó nhưng vào một lần khác, Carol phát hiện quần áo của phụ nữ nhuốm máu trong xe hơi. Sau đó Doug đã kể cô ta nghe về Gina và Cynthia, hai cô gái sau này được tìm thấy bị vứt trên đường xa lộ.

Bundy bị cuốn hút bởi những trải nghiệm tình dục biến thái này, vì thế Clark đã chỉ cô thấy những nơi mà hắn vứt xác những cô gái mại dâm này sau khi bắn chết họ. Bundy cũng cùng tham gia với Clark trong chuyến đi tới Holywood và trong một bãi đậu xe, cô ta đã dụ dỗ một gái mại dâm tự xưng là Cathy vào xe. Bundy leo ra ghế sau, xem Cathy quan hệ bằng miệng với Clark. Theo dự định, Bundy sẽ ra hiệu là cô ta có muốn tự mình bắn cô gái mại dâm không, tuy nhiên Clark nhận ra điều đó nên đã nổi điên và bắn vào đầu cô gái.

Sau đó Clark mang cái đầu nạn nhân về nhà, bỏ nó vào tủ đông để bảo quản và dùng làm đồ chơi tình dục. Carol chỉnh sửa lại cái đầu để Clark có thể thâm nhập vào miệng cô gái mại dâm kiểu quan hệ tình dục bằng miệng với xác chết. Chúng tiếp tục dùng cái đầu ấy trong 3 ngày trước khi bỏ vào cái hộp mà người ta đã tìm thấy sau này.


Vào ngày 5 tháng 8, Bundy tìm gặp người yêu cũ là Jack Murray để kết thân. Cô ta để lộ những việc đã làm cùng Clark, và theo cô ta thì cô ta có trình báo với cảnh sát. Đó không phải điều mà Bundy định làm, cô ta dụ dỗ Murray vào chiếc xe tải nhỏ của anh, bắt anh ta nằm sấp xuống rồi bắn vào đầu. Nhưng anh vẫn chưa chết nên ả đã đâm anh. Sau đó cô ta cắt đầu Murray.

Cái kết đáng ghê rợn này của chúng đã được báo trước dựa vào sức mạnh của thống trị và phục tùng. Nhưng có một hiểu lầm phổ biến xảy ra ở những mối quan hệ giống như kiểu này đó là kẻ thống trị sẽ luôn điều khiển mọi việc và quyết định tất cả, kẻ phục tùng không có sự lựa chọn nào ngoài việc phải nghe lệnh. Trên thực hực tế thì cả 2 người đó đều có điểm mạnh và yếu, cả 2 đều thao túng và bổ khuyết lẫn nhau.

Để mọi việc diễn ra trôi chảy, chúng đều cần nhau. Kẻ thống trị tìm thấy niềm vui trong việc làm chủ còn kẻ phục tùng thì vui với sự đầu hàng. Họ giúp nhau cùng khám phá lạc thú. Những trải nghiệm sẽ giúp đưa cả hai đến gần với nguồn năng lượng dồi dào và mạnh mẽ. Lạ lùng thay, họ đạt được sự cân bằng theo cách ngược đời. Hình thức thể hiện rõ nhất của loại năng lượng này là bạo dâm, trong đó họ đạt được sự đồng thuận cao nhất về bạo lực. "Người chủ" gây ra đau đớn và nhục nhã để giúp "nô lệ" bùng phát cảm xúc. Theo như những bác sĩ thì bạo dâm biến những nỗi đau thể chất và tinh thần thành khoái cảm tình dục. Những hành vi mang tính nghi thức này khiến họ đều cảm thấy thoái cảm mạnh mẽ và là cách để họ đạt khoái cảm cực điểm về tâm lý.

Clark lại kể câu chuyện theo cách của hắn. Hắn kể rằng Bundy tưởng tượng rằng cô ta là vợ của Ted Bundy. Cô ta đính hôn với Jack Murray trong ảo tưởng và chúng đã giết nạn nhân trước khi Carol nổi điên với Jack. Nhưng cảnh sát đã tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy Clark có liên quan đến việc này nhưng lại không có bằng chúng nào chứng tỏ Muray có sự liên quan.

Bundy và Clark đã được phân tích bởi một chuyên gia, Bundy là kẻ bề trên và kiểm soát. Cô ta không bị tổn thương nào về đầu óc và không có bất cứ dấu hiệu của chứng bệnh rối loạn tâm thần. Clark cũng vậy, không thấy hắn bị tổn thương hay rối loạn thần kinh gì.

Nhân chứng chính chống lại Clark trước toà là Bundy, hứa sẽ bảo đảm về điều đó. Cô ta ăn mặc như một người nội trợ bình thường và kể rành rọt về việc bị Clark chi phối như thế nào. Mặc dù Bundy nói rằng cô ta bị buộc phải nói sự thật, cô ta tự hại mình với một bức thư cô ta đã viết, nói rõ ràng rằng cô ta không được tin cậy để nói lên sự thật.

Tuy nhiên, Clark bị tuyên 6 tội giết người và một tội cố gắng giết người. Hắn vẫn khăng khăng là mình vô tội, nhưng khi đứng trước vành móng ngựa, hắn ta lại thể hiện sự kiêu ngạo của mình, hắn yêu cầu toà tuyên án tử hình bằng hơi ngạt. Họ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu đó. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1988, Douglas Clark nhận 6 án tử hình.

Carol Bundy thú nhận tội giết Jack Murray để xin khoan hồng, không bị án tử hình. Mặc dù làm chứng chống lại Clark, nhưng cô ta vẫn tiếp tục viết thư cho hắn.

Trong khi những vụ án chỉ được thực hiện bởi một nhóm toàn là phụ nữ cũng được ghi nhận và điều này cũng hiếm gặp hơn và chỉ diễn ra chủ yếu dưới vai trò người quản lý. Chúng ta đã bắt gặp một nhóm như thế khi bàn về vụ giết người vừa rồi, và chúng ta cũng sẽ tiếp tục chủ đề này trong chương tiếp theo.



Cre: ver1.tamlyhoctoipham.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
562,892
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 43: C43: 43. Tâm Lý Những Kẻ Sát Nhân Hàng Loạt (15)


hương 15: NGƯỜI CHĂM SÓC

Vào cuối năm 2004, y tá Charles Cullen bị bắt về tội kê sai đơn thuốc và thừa nhận đứng sau nhiều vụ án mạng trong các tổ chức. Năm tiếp theo, một tổ chức điều tra Anh kết án tên bác sĩ sát nhân Harold Shipman, thông tin tiết lộ rằng hắn có thể phải chịu trách nhiệm cho ít nhất 250 cái chết của bệnh nhân. Những tên này đã che giấu sự thật và gây án trong nhiều thế kỉ, nhưng gần đây tội ác của chúng dần bị phơi bày, và động cơ ngày càng chi li trầm trọng. Những tên sát nhân hàng loạt trong lĩnh vực y tế được các chuyên gia biết đến với cái tên HCSK. Chúng có thể là bất cứ nhân viên nào lạm dụng quyền hạn của mình giết chết ít nhất hai nạn nhân trong hai vụ khác nhau, với khả năng phạm tội cao về tâm lí. Đây không phải là làm chết nhân đạo, nó vượt quá lòng ích kỉ và mất nhân tính.

Trong ba mươi năm gần đây, có hơn 80 vụ việc của HCSK ở những xã hội phát triển (hơn một nửa là tại Mỹ), với hơn 2000 trường hợp tử vong, và nhiều cái chết đáng ngờ không được điều tra đầy đủ. Vài HCSK hiếm hoi vào nghề như những "thiên sứ của sự thương xót" đầy tà tâm, mà hầu hết họ biến thành kẻ sát nhân xuất phát từ động cơ tốt đẹp ban đầu. Những bệnh nhân nhạy cảm nhất chính là trẻ em, thanh thiếu niên hoặc người bệnh nặng. Nói cách khác, đó là những người gần như khó có thể báo với ai về những gì y tá đã làm với họ.

BÁC SĨ

HCSK mà là bác sĩ thì rất hiếm. Thông qua các trường hợp, chúng ta thấy thường bác sĩ ra tay do xuất phát từ ham muốn trải nghiệm cảm giác quyền lực thần thánh đối với bệnh nhân hay chỉ là tò mò muốn thực nghiệm. Họ tự xem bản thân như cấp trên và giết người do ảo tưởng quyền lực. Một trong những bác sĩ khét tiếng ở Anh chính là Harold Shipman. Hắn giữ kỉ lục số vụ án gây ra cho đến nay trong danh mục phụ sát nhân hàng loạt.

Shipman ban đầu được cho là bắt đầu việc gây án sau khi tham gia một buổi luyện tập tổng quát ở Todmodern năm 1974. Nhưng khi cơ quan điều tra được thôi thúc bởi những bản báo cáo của một y tá ở nơi mà Shipman làm việc năm 1971, liền kiểm tra thi thể trước thời gian đó. Một cơ quan đặc biệt giám định lại 137 thi thể bệnh nhân và Shipman xác nhận nhúng tay vào ít nhất một phần ba số đó. Một con số đáng báo động so với tỉ lệ trung bình 1,6% của các bác sĩ khác. Đây quả là tỉ lệ cao bất thường của những cái chết xảy ra từ 6h chiều đến giữa đêm.

Trong những năm sau đó, Shipman gọi những cuộc gọi nội bộ đến những người già (hầu hết là phụ nữ) và lợi dụng sự dễ dãi của họ. Tuy nhiên hắn vẫn chú ý đến những đối tượng khác. Nạn nhân đầu tiên là Margaret Thompson, 76 tuổi, bị đột quỵ. Bà mất vào tháng 3 năm 1971, hồ sơ ghi nhận Shipman đã ở cùng bà vào thời điểm đó. Tiếp đó hắn giết ba người đàn ông ở độ tuổi 54 đến 84. Khi Hội đồng điều tra những khả năng cho hành vi của Shipman, họ biết được hắn đã thức canh người mẹ bị ung thư nặng của mình chết trong hơi gây mê và trở thành tên nghiện pethidine. Vì thế hắn đã phát triển phương pháp gây mê bằng ma túy. Có bằng chứng cho thấy hắn thích thí nghiệm ranh giới của các hình thức điều trị. Khi một vài bệnh nhân chắc chắn chết trong vòng vài tiếng, dường như Shipman tận dụng cơ hội để thí nghiệm họ bằng cách đẩy nhanh quá trình tử vong. Thí nghiệm của hắn thường được làm vào ca trực chiều lúc ít ai đi lại quanh đó.

Đối với những bệnh nhân phải điều trị tại nhà thì Shipman được xem rất tài giỏi và nhã nhặn. Nhưng theo điều tra thì hắn đã nhạo báng các nạn nhân và gọi họ bằng những cái tên như WOW-Whining Old Woman (Mụ già rên rỉ) and FPTBI-Fail To Put Brain In (Đồ không não). Hắn thể hiện sự ngạo mạn ở những thử nghiệm và chẳng hề ăn năn với những hành động của mình, mưu toan hưởng thụ .....Hắn vào tù năm 2004, sau đó tự tử trong xà lim bằng chiếc ra trải giường trong tư thế thách thức công khai.

Tuy có những bác sĩ nữ giết bệnh nhân, thì theo chúng tôi được biết không có ai trong số đó là giết người hàng loạt trong nhóm này.


Y TÁ NAM

Các y tá thường mang cảm giác thấp kém, và cụ thể là y tá nam dễ gặp áp lực với những đồng nghiệp vì mình không có tiếng nói và bị xem thường. Sự cuồng sát của các y tá ở cả hai giới dường như được bắt nguồn từ việc nhằm đạt được sự chú ý, đạt được quyền lực và kiểm soát trong lĩnh vực nào đó, làm giảm căng thẳng, thất vọng, trả đũa hệ thống bất công và làm giảm khối lượng công việc nặng nề.

Năm 2003, Charles Cullen bị bắt khi là tình nghi trong vụ sát hại một bệnh nhân và cố giết một người khác ở bệnh viện tại New Jersey. Cả hai người họ được hắn đưa thuốc bệnh tim, dioxin – những thứ lẽ ra không được dùng. Cullen, 43 tuổi là một yếu tố chung của họ, vì hắn từng liên quan với 4 trường hợp nữa dùng liều cao isulin và dioxin. Hóa ra hắn cũng bị nghi kê toa làm chết bệnh nhân ở các bệnh viện khác nhưng không có chứng cứ. Những tên HSCK biết rất khó để tìm thấy loại thuốc nhất định, nhất là sau khi thi thể bị ướp hoặc thiêu). Bất cứ nơi nào hắn thường đặt chân đến thì các cơ quan này đều ém nhẹm vụ việc.

Tại một phiên tòa trước mặt hai nạn nhân, Cullen thừa nhận hắn đã cho thuốc quá liều với họ. Nhưng điều gây sốc quan tòa và các nhà báo vây chật kín ở đó là: Trong hơn mười sáu năm qua tại mười cơ quan khác nhau ở New Jersey và Pennsylvania, hắn đã làm điều tương tự với ba mươi, bốn mươi bệnh nhân. Hắn từ chối đại diện pháp lí nhưng chấp nhận luật sư công bào chữa. Người ấy đã bảo Shipman cung cấp tên của các nạn nhân để thoát án tử hình.

Những thám tử ở New Jersey đã thẩm vấn Cullen trong bảy tiếng đồng hồ vào ngày 12 tháng 12 năm 2003. Hắn huyên thuyên về sự dễ dàng khi nhảy việc từ chỗ này sang chỗ khác ngay khi dấy lên nghi ngờ. Hắn còn chỉ ra đó là lỗi của hệ thống, khi mà những người như hắn có thể âm thầm tiến hành phẫu thuật mà không bị ai chú ý. Một trong những cách làm của hắn là lấy thuốc từ ngăn kéo hay tủ đồ bệnh nhân. Vì ban đầu chẳng có ai (...) cả. Khi việc theo dõi thuốc điện tử được đặt đúng chỗ, hắn biết làm cách nào để thao túng dữ liệu máy tính. Dù để lại "dấu vết" nhưng không ai kiểm tra cả, và các y tá không chịu trách nhiệm cho số thuốc họ đã kê. Tại một nơi khác, hắn có thể ăn cắp bất cứ lúc nào tùy thích trong phòng trữ thuốc không bao giờ khóa. Hắn khai vài cấp trên biết nhưng vẫn lờ đi những việc hắn làm. Ở vài chỗ hắn chỉ bị sa thải hay ép nghỉ việc, và chưa từng bị báo cáo lên hội đồng bang. Hắn hiểu rằng các bệnh viện phải có chứng cứ nếu không muốn bị kiện.

Cullen khẳng định việc giết người là để chấm dứt khổ đau cho họ. Hắn từng trải qua một cuộc đời bất hạnh khi là con út của một gia đình có chín anh chị em. Cha mất khi hắn còn nhỏ và người mẹ cũng qua đời khi hắn lên trung học. Hai trong số những người chị em mất và hắn phải chăm sóc cho một trong những người còn lại. Trước 1988, hắn nhận công tác trong một bệnh viện. Sau đó, hắn lập gia đình và có hai cô con gái, nhưng cuộc sống hôn nhân đổ vỡ và họ li dị. Năm 1998, Cullen giải trình phá sản với những khoản nợ còn thiếu của trợ cấp trẻ em hơn 65000 đô. Cơ quan bảo vệ động vật từng tịch thu con chó của hắn khi được báo chủ của nó đã bỏ bê không chăm sóc.

Theo nghiên cứu dọc, có vẻ Cullen giết người trong những lần căng thẳng, có lẽ bắt nguồn từ cảm giác mình là kẻ thất bại. Năm 1993, vợ hắn đệ đơn lệnh ngăn giữ Cullen vì lo rằng hắn sẽ gây nguy hiểm cho cô và những đứa con. Cô kể hắn từng pha xăng vào rượu người khác, đốt sách con gái mình và hành hạ cả thú nuôi. Sau khi vợ đưa đơn li hôn vài tuần thì hắn bị bắt giữ vì tội theo dõi nhân tình. Hắn đã đột nhập vào nhà cô ta và gây rối, ngay sau đó thừa nhận bị tâm thần. Và chỉ trong một năm có đến hai lần Cullen tự sát. Tại những nơi làm việc trong khoảng thời gian đó, hắn giết bệnh nhân, và hồ sơ cho thấy khi có gì đó không vừa lòng, hắn thường hung hăng phản ứng lại.

Tháng 1 năm 2006, Cullen nhận tội trong 20 vụ giết người và 6 vụ giết người không thành. Hắn cũng tỏ ra hối lỗi trước gia đình.

Y tá nam không hẳn đại diện cho những người chăm sóc chuyên gây hại bệnh nhân. Theo tính định lượng, có rất hơn vụ việc về y tá nữ phạm tội để thỏa mãn hành vi. Beatrice Yorker – Chủ nhiệm khoa Cao đẳng Sức khỏe và Dịch vụ Cộng đồng ở đại học bang California, Los Angeles đã viện dẫn con số thống kê rằng: Từ năm 1975, trong số các y tá gây án, y tá nam chỉ chiếm 146000 vụ (5-7%), và cũng chỉ liên quan đến một phần ba những vụ án ở Hoa Kì do y tá gây ra.


Donald Harvey là người nắm giữ kỉ lục. Năm 1987, hắn thú tội ở Indiana, Kentucky và Ohio trong 37 vụ án mạng và một vài vụ giết người không thành (dù ban đầu hắn thừa nhận khoảng 80 vụ). Hầu hết hắn dùng phương pháp đầu độc hoặc làm ngạt. Một nhà tâm thần học đã kiểm tra và xác nhận rằng sở thích giết chóc của hắn phát sinh từ nhu cầu bắt buộc để giảm tải căng thẳng. Hắn khai đã dùng ma túy và tận hưởng cái cảm giác có được quyền lực và sự kiểm soát mà sự giết chóc đó mang lại.

Orville Lynn Majors, LNP, có mặt trong đội ngũ y tá tại bệnh viện Vermillion County ở Clinton, Indiana vào năm 1993. Chỉ có 26 người chết ở đây mỗi năm trong phòng hồi sức cấp cứu, nhưng trong năm 1994 số ca tử vong lên đến hơn 100 người, hơn một nửa xảy ra trong ca trực của Majors. Điều tra cho thấy trong suốt 22 tháng hắn ở đây có 147 người chết, hầu hết xảy ra trong lúc hắn làm việc. Các nhà điều tra khai quật 15 thi thể và phát hiện có những cái chết khớp với sự quản lí epinephrine và KCl. Dù Majors bị tình nghi trong hàng tá vụ án nhưng chỉ bị buộc tội 6 vụ vào ngày 17 tháng 10 năm 1999.

Các nơi khác cũng thỏa thuận với những kẻ như thế này. Ngày 14 tháng 1 năm 2004, Roger Adermatt bị bắt ở Switzerland về tội giết người trong 22 vụ và giết người không thành trong 3 vụ. Hắn thú nhận đã dùng cả thuốc và thuốc quá liều và gây ngạt để giết các bệnh nhân. Nạn nhân của hắn thường là những người ở độ tuổi 66-95 cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Như những HCSK khác, Andermatt khẳng định đã ra tay vì lòng thương hại, tuy nhiên thêm rằng cũng cảm thấy quá tải với lượng công việc mà cả nhóm hoàn thành. Hắn bị bắt và nhận bản án chung thân.

Y TÁ NỮ

HCSK thông thường dùng cách cho thuốc quá liều hoặc làm ngạt thở, và nhanh chóng cho biết hành động xuất phát từ sự thương hại và lòng trắc ẩn. Nhưng với hầu hết ở các vụ án, những động cơ này và các bằng chứng lại cho thấy họ thực sự là kẻ sát nhân. Bằng chứng đầu tiên thuyết phục nhất là sự hiện diện của chúng lặp đi lặp lại ở gần hiện trường ngay trước khi vụ việc xảy ra. Nam và nữ HCSK có động cơ và phương pháp giống nhau, nhưng cũng có những điểm khác biệt đáng kể.

Trong mỗi trong ca trực của Kristen Gilbert ở khu C – khu chăm sóc bệnh nhân cấp tính của trung tâm y khoa Veterants Affairs ở Northampton, Massachusetts, số bệnh nhân ở đây bị tim ngừng đập bỗng tăng nhanh (thậm chí có những người không có vấn đề gì về tim mạch khi được đưa vào). Thật ra trong suốt 14 tháng, Gilbert gây ra 47 vụ án và 50% trường hợp khẩn cấp ở khu đó – cao hơn rất nhiều so với bất kì y tá nào khác. Ở nhà Gilbert lưu trữ những quyển sách về độc dược và trợ tử. Những năm về trước, Gilbert đã gọi báo 22 trong 30 mã xanh. Biệt danh của cô ta là "Thiên thần báo tử", dấu hiệu của kẻ dám giết người. Cuối năm 1966, có ba y tá báo ban quản trị bệnh viện rằng họ nghi có kẻ giết người trong nội bộ. Chỉ có vài bệnh nhân được cứu sống và hơn tám mươi liều thuốc trợ tim epinephrine bị thiếu một cách khó hiểu. Gilbert bị tình nghi vì có thái độ hào hứng với các trường hợp khẩn cấp liên quan đến tim mạch. Ngay khi biết về phản ảnh cô ta đã làm đơn nghỉ phép.

Để điều tra, thi thể của hai bệnh nhân trước đó được khai quật và phân tích độc tố. Kết quả cho thấy có liên quan đến chất độc epinephrine- một chất được cơ thể sản xuất tự nhiên như adrenaline và khó phát hiện. Nhưng epinephrine không hề được kê toa cho những người này. Một trong số họ tử vong ngay sau khi Gilbert hỏi cô ta có thể về sớm trong ngày mất của ông cố không. Một bệnh nhân khác, bị cảm cúm và trải qua bốn lần đau tim. Một bệnh nhân sống sót khẳng định chính Gilbert đã truyền chất gì đó vào tay ông gây tê liệt.

Cuối năm 1998, Gilbert khi đó 33 tuổi, bị bắt và buộc tội với 4 tội danh giết người và 3 tội danh giết người không thành. Cô ta cũng từng đánh lạc hướng cuộc điều tra bằng việc gọi đến bệnh viện đe dọa đánh bom, và sau đó lãnh 17 tháng tù cho việc này. Cuộc điều tra cho thấy cô ta cũng giả mạo tài liệu và chuyển sang bộ phận khác từ dải EKG.


Trợ lí U.S. Attorney William M. Welch 2 nghĩ ra giả thuyết: Gilbert có quan hệ với một nhân viên an ninh của bệnh viện, James Perrault. Những mã xanh gần như luôn xảy ra trong ca làm của anh ta và quá bận rộn để trả lời. Nghĩa là Gilbert theo sát hoạt động của anh ta và liên lạc nhanh. Rồi mối quan hệ ấy cũng kết thúc, không khó để buộc Perault ra tòa làm chứng. Hắn khai nhận với bồi thẩm đoàn rằng Gilbert nói với hắn đã tiêm thuốc giết bệnh nhân.

Các nhân chứng khác đưa ra chứng cứ cụ thể hơn: những kiện epinephrine bị vỡ được tìm thấy trong một thùng nhựa bị bỏ sau ca tim. Và họ từng nghe một bệnh nhân la khóc trước lúc chết khi Gilbert bước vào "Không! Đừng! Cô đang giết tôi!". Cũng theo một y tá, Gilbert mang theo chất "epi" trong túi.

Luật sư David P.Hoose đại diện cho bị cáo phát ngôn rằng không ai tận mắt chứng kiến cô ta tiêm chết bệnh nhân. Thêm vào đó, họ ở trong bệnh viện thì rất có thể chết vì nguyên nhân khác liên quan đến sức khỏe. Để phản bác Perrault, Hoose nói anh ta phản ứng với lời nói của Hoose vì chính hắn đã phá hủy mối quan hệ của họ. Về việc số epinephrine bị mất, có thể vài y tá vì vấn đề về thuốc men trong khu đã lấy cắp chúng. Luật sư vẫn khăng khăng Gilbert mới là người bị đem ra thế tội.

Cuối cùng sau 12 tuần, Gilbert bị bắt về tội danh giết người mức độ một với 3 vụ, giết người mức độ hai với 1 vụ và giết người không thành với 2 vụ, cùng với vài lời cáo buộc khác. Dù vụ việc vượt quá thẩm quyền liên bang, Gilbert vẫn bị kết án chung thân. Cô ta kháng án nhưng bất thành.

Gilbert, 33 tuổi, là một bà mẹ đơn thân của hai cậu con trai lên 7 và 10, nhưng không được gặp chúng trong bốn năm. Cô dọn ra khỏi nhà để được ở cạnh Perrault. Trong lời khai của cha của cô ta, ông Richard Strickland nói rằng cô được nuôi dạy trong một gia đình trung lưu, và cũng là Brownie và Girl Scout. Người ông tuyệt vời của cô đã phải chịu cái chết kéo dài từ từ trong một bệnh viện cựu chiến binh, chính điều này có lẽ đã tác động sâu sắc đến cô. Gilbert không hề tỏ ra ăn năn. Cô cực kì liều lĩnh khi gọi điện liên tục đe dọa có bom nhằm ép sơ tán bệnh viện.

Những hành vi của cô ta tại phiên tòa, lời cáo buộc chống lại cô ta bởi những người quen cho thấy người chỉ biết yêu bản thân chỉ biết có nhu cầu và mong muốn cá nhân. Mọi người chỉ là con tốt tong trò chơi của cô ta, không có vị thế và quyền lợi. Qủa thật, việc thoát được tội giết người càng tạo cảm hứng cho cảm giác quyền lực đủ để truyền động lực cho cô ta tiếp tục.

Những người như Gilbert giết người hàng loạt trong các cơ quan sức khỏe cộng đồng nhìn chung rất thông minh. Những lời Gilbert nói với đồng nghiệp cho thấy họ nắm được nhiều cách giết người và biết những cách nào dễ xóa dấu vết. Khi bị bắt, họ đổ lỗi cho bệnh viện vì đã không kiểm soát được dược phẩm (như Cullen đã làm). Gilbert dựa vào nguyên nhân dùng thuốc quá liều vì rất khó để giám định, và chọn những người lớn tuổi vì cái chết của họ có thể trong sự mong đợi của người khác.

Bằng chứng ban đầu cáo buộc những sát nhân như Gilbert chính là sự hiện diện nhiều lần của họ tại hiện trường xảy ra vụ án hoặc gần đó, cũng như xem sắc mặt của họ. Ở Texas, Genene Jones cũng là một HCSK khét tiếng, bị bắt về tội dùng một loại thuốc làm bắp thịt bớt căng succinlyncholine gây thiệt mạng một đứa trẻ, và giết không thành một đứa trẻ khác. Cô ta dựng lên một vở kịch của trường hợp khẩn cấp và khăng khăng mình là chỉ người mang thi thể đứa trẻ đến nhà xác, nơi được báo cáo là nhiều lần cô ta bị bắt gặp ngồi trên ghế và lắc lư thi hài nhỏ. Cô ta còn bị tình nghi trong nhiều vụ sát hại trẻ em ở Trung tâm y dược San Antonia trong năm 1981 và 1982. Trong ca trực, tỉ lệ tử vong ở phòng chăm sóc đặc biệt khoa nhi tăng 178%, một đứa trẻ dưới sự chăm sóc của cô ấy đã mười lần suýt chết và 23 lần động kinh. Đối với một sát nhân với bằng chứng gấp sáu lần người khác thì xứng đáng phải lãnh 99 năm tù.

Trong các HCSK nữ, cũng có một vài nhóm giết người đáng sợ. Chúng tôi đã xem qua trường hợp của Gwendolyn Graham và Catherine Wood, những kẻ đã khởi động "trò chơi án mạng" tại nhà thương, nhưng cũng có sự xuất hiện vài hiêp hội của nhân viên bệnh viện.

CHỊ ĐỠ ĐẦU


Ở nước Úc, có bốn y tá và các phụ tá cùng lập nhóm với nhau. Chuyện khởi đầu vào năm 1983 và tiếp diễn đến gần sáu năm, trước khi bị một bác sĩ tố giác sau khi nghe lén những gì chúng bàn bạc với nhau. Trong khoảng thời gian đó, số người chết ước tính khoảng 42-49, có thể là cao hơn. Người đứng sau là Waltraud Wagner, 24 tuổi, từng một lần chiều theo ý một bệnh nhân 77 tuổi để kết thúc sự chịu đựng của bà ấy. Cô ta thấy giá trị của hành động này ở những bệnh nhân nhất định và ngay lập tức tuyển chọn đồng bọn từ ca trực đêm. Maria Gruber, 19 tuổi, và Ilene Leidolf, 21 tuổi. Lần tuyển chọn thứ ba là bà Stephanija Mayer 43 tuổi. Họ xem khu của họ là "Sảnh Tử Thần" .

Wagner dạy cho nhóm cách tiêm chết người, và cô ta sáng tạo thêm cơ chế của riêng mình. Kinh khủng nhất là phương pháp bằng nước, giữ mũi nạn nhân trong khi ép họ uống nước. Đây là cái chết cực kì đau đớn, gây phình phổi, nhưng không thể xem là án mạng. Từ khi có nhiều bệnh nhân chết do phình phổi, giám định vẫn không tìm thấy dấu hiệu đáng nghi nào. Động cơ ban đầu là lòng thương hại, nhưng rồi họ dần thích thú với cảm giác đó và trở nên tàn độc, xuống tay với cả bệnh nhân quá phiền hà.

Những người này làm ra "Vé về Trời". Ban đầu, chúng hành động không thường xuyên, nhưng đến năm 1987, sự việc bỗng chốc leo thang và những lời đồn thổi về một sát nhân ở nhanh chóng lây lan ở Sảnh 5 dần xuất hiện.

Vị bác sĩ phát hiện vụ việc đã đến đồn cảnh sát và phát động cuộc điều tra sáu tuần. Cả bốn nữ y tá bị bắt vào ngày 7 tháng 4 năm 1989. Người bác sĩ chịu trách nhiệm ở khu của họ không chú ý đến mức độ tử vong bất thường cũng bị đình chỉ công tác. Họ thú nhận 49 vụ giết người và 7 vụ giết người không thành. Wagner nhận 39 vụ, dù sau đó chỉ nhận 10 vụ. Cuối cùng, Wagner bị kết án chung thân sau 15 vụ giết người, 17 giết người không thành, hai cáo buộc tấn công. Leidolf với 5 vụ giết người. Còn 2 người khác ở tù 15 năm cho tội cố sát và giết người không thành.

DẤU HIỆU

Những kẻ giết người này thường xuyên được chuyển công tác từ bệnh viện này sang bệnh viện khác. Chúng bị sa thải nhưng hiếm khi chịu trách nhiệm trước công lí cho tới lúc bằng chứng phạm tội đạt tới mức độ khó tin. Không thể tìm kiếm loại tâm thần với biểu hiện rõ rệt, mà tập hợp những dấu hiệu và hành vi chứng minh là những dự đoán khá chính xác , ít nhất nhiều trong số chúng xuất hiện cùng nhau: cư xử bí ẩn, mất thuốc, cùng ca trực tối, những cái chết không ngờ trong ca trực của một người nhất định, lý lịch làm việc không rõ ràng. Những dấu hiệu này nhìn chung càng củng cố những mối nghi ngờ. Nhưng những người được cho là HCSK có vẻ như "dự đoán" đc khi có ai đó sắp mất, làm việc ở ca mà các vụ tai nạn hay mã xanh tăng cao, bị bắt gặp khi trong phòng một bệnh nhân không dưới sự chăm sóc, hay thường xuyên bàn tán về chết chóc.

Theo thống kê, mức độ tử vong cao hơn khi kẻ tình nghi làm trong ca đó và những cái chết bất ngờ xảy đến. Mối nghi ngờ bắt nguồn từ cả một quá trình, những lời phản ảnh của bệnh nhân, những đợt chuyển công tác. Chúng tỏ ra bức bối với lượng công việc phải làm và cợt nhả về sự chết. Một vài kẻ mắc phải sự rối loạn như hội chứng Munchausen.

Hầu hết những gì chúng ta biết về HCSK thông qua những người làm việc chung với họ. Những nguyên tắc nắm giữ sự thật với những kiểu giết người hàng loạt khác. Và những người gần gũi nhất với chúng, thì sẵn sàng cung cấp những thông tin giá trị.



Cre: ver1.tamlyhoctoipham.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
562,892
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 44: C44: 44. Tâm Lý Những Kẻ Sát Nhân Hàng Loạt (16)


hương16: ĐẾN GẦN VỚI KẺ SÁT NHÂN

Người ta cho rằng nguồn thông tin tốt nhất để hiểu về một kẻ sát nhân thì hãy đặt mình vào chính kẻ sát nhân đó, nhưng vì những người bị tâm thần luôn tự cô lập mình , do vậy "những lời tự thú" của chúng đã bị làm lệch đi, và những tên sát nhân tâm thần thường bị hoang tưởng. Thêm nữa, tất cả mọi người đều có những điều mà mình không thể biết hết được. Lời thú tội của Unabomber Ted Kaczynski không cho thấy phong cách của hắn được thể hiện trong bài viết chống lại "bản Tuyên Ngôn" khi hắn xuất bản trên Bưu điện Washington vào năm 1995,nhưng anh trai và chị ruột hắn đã nhận ra sự giống nhau trong những quan điểm và phong cách viết. Vì vậy, sau 16 vụ đánh bom từ năm 1978 đến năm 1995, đã làm thiệt mạng 3 người, làm bị thương 23 người khác, mới xác định được hắn. Có vẻ hợp lý khi giả định rằng những người thân thuộc gần gũi với những kẻ sát nhân thường có nhiều thông tin về họ hơn là những luật sư bào chữa. Nếu như vậy, chúng ta có thể tiến hành khảo sát thêm ở 3 góc độ: gia đình, các mối quan hệ (bạn bè, người yêu, đồng nghiệp, hoặc các đối tác), và người sống sót. Hãy cùng theo dõi một vài người nói gì về những kẻ giết người hàng loạt được trình bày chi tiết ở các trường hợp trong cuốn sách này:

NHỮNG NGƯỜI THÂN CỦA KẺ SÁT NHÂN

Nhiều kẻ giết người hàng loạt đã từng kết hôn hoặc có những mối quan hệ xác định khi họ giết người. Một số đàn ông đã có con thường được đánh giá là người cha tốt, mặc dù kẻ sát nhân là phụ nữ có xu hướng giết chính đứa con của mình hoặc những thành viên khác trong gia đình. Sau khi những tên quỷ đội lốt người này bị bắt, gia đình họ thường sống thu mình lại và từ chối trả lời các phương tiện truyền thông. Rất ít người đã tiết lộ về việc đã sống cùng kẻ giết người máu lạnh như thế nào, ngoài việc phát biểu thay mặt họ trước tòa thì thường thấy trong khi kết án.

Thường thì gia đình sẽ nói rằng họ không hề biết rằng anh trai /cha /chị /mẹ của mình là một kẻ giết người hàng loạt, nhưng một trong số ít các thành viên trong các gia đình này đã thừa nhận là đã từng nghi ngờ trước khi bắt giữ là em gái của Edmund Kemper, Allyn. Cô đã làm chứng trong suốt phiên tòa xử anh trai mình rằng khi cô đọc về thông tin một nạn nhân ở Santa Cruz bị chặt đầu, cô đã nhớ lại cách mà anh trai cô đã từng chặt đầu con mèo của gia đình , cũng như cách mà anh trai cô đã làm với con búp bê của mình. Cô đã đương đầu với người anh cao 6 feet 9, người đã phủ nhận là kẻ giết người hàng loạt ở Santa Cruz. Cô cho biết anh cô đã rất kích động khi bị mẹ, bà Clarnell Kemper, tra hỏi về vụ giết người. Và sau cùng, anh ta đã giết chính ông bà nội của mình khi mới 15 tuổi, đúng như những gì mà Clarnell đã từng cảnh báo cho chồng trước của mình trước khi vụ việc xảy ra. Nhưng sau khi bị kết án một cách nhanh chóng về tội giết người,chính nhờ sự can thiệp của bà, hắn đã cố gắng tìm mọi cách được ra khỏi cơ sở giam giữ trẻ vị thành niên sớm, để rồi sau đó là cái chết thương tâm của chín Clarnell-người mẹ và cũng chính là nạn nhân cuối cùng của hắn.

Allyn hy vọng sẽ hỗ trợ biện hộ cho tình trạng điên rồ của Kemper bằng cách mô tả một số hành vi khác thường của y. Trong thời gian vụ án giết người của hắn chưa được chú ý, cô đã đến chơi ở căn hộ của hắn và đã vô cùng ám ảnh bởi bộ sưu tập súng cùng và còng tay của anh trai mình. Cô cũng nhớ lại thời thơ ấu, một trong những trò chơi của anh trai mình gồm có việc dàn dựng việc thi hành án tử hình chính anh ấy. Anh ta yêu cầu cô dẫn vào một chiếc ghế, bịt mắt hắn lại, và kéo "đòn bẩy". Sau đó, anh ta sẽ quằn quại như thể bị hành hình bởi chất khí nào đó rồi giả vờ "chết". Một sự cố mà cô nhớ là lần cố gắng trêu chọc anh trai mình để anh ta hôn một giáo viên, Anh trai cô đã phản kích lại rằng nếu như anh ta muốn hôn một người phụ nữ, thì việc đầu tiên anh ta sẽ làm là giết chết người đó trước.

Tại phiên tòa xét xử tên giết người Harrison "Marty" Graham, người đã từng sống trong một căn hộ ở Philadelphia với 12 xác chết là gái mại dâm, hai trong số những người bạn gái cũ của mình và mẹ nuôi của hắn đã cung cấp mọi thông tin chi tiết về quá trình phát triển, tính cách và thủ đoạn phạm tội của hắn.

Một phụ nữ tên là Paula đã từng sống với Graham trong ba năm nói rằng trong khi quan hệ tình dục, hắn thường đặt tay quanh cổ họng của cô và siết chặt. Trong một vài lần, cô đã tưởng như là hắn sẽ giết chết cô. Hắn ta còn nói hắn đã giết Robin DeShazor, một trong những người bạn gái cũ, bởi vì hắn ta rất tức giận khi cô hẹn hò với người đàn ông khác, hắn đe dọa Paula sẽ bị như vậy nếu cô làm điều tương tự, đôi khi hắn đẩy cô vào căn hộ, vung dao về phía cô hoặc cưỡng hiếp khi cô đang bị say ma túy. Cô cũng nhớ lại rằng hắn thừa nhận đã từng quan hệ với xác chết. Paula cũng đã đến thăm Graham sau khi cô chuyển ra ngoài và thường ngửi thấy mùi hôi thối phát ra từ căn phòng ngủ họ từng sử dụng trước kia. Cô cho biết, hắn

ói với cô đó chỉ mùi hôi phát ra từ xô nước tiểu và cảnh báo cô đừng bao giờ vào xem xét trong căn phòng đó.

Mary Hogan cũng đã từng sống chung với Graham, và cô cho biết họ quan hệ tình dục
bốn hoặc năm lần một ngày. Hắn ta cũng cố siết cổ cô, và cô đã nhìn thấy thi thể DeShazor đang bị phân hủy ở trên mái nhà bên ngoài căn hộ. Để có thể ra ngoài với đồ dùng cá nhân của mình, cô đã phải tìm đến sự hỗ trợ của của cảnh sát, bởi vì Graham đã đe dọa sẽ giết cô bằng rựa và đã khóa cửa từ bên trong căn hộ. (Cảnh sát dường như không nhìn thấy bất cứ thi thể nào trên mái nhà tại thời điểm đó.)


Nhân chứng đầu tiên trong vụ án của Graham là mẹ nuôi cũ của hắn ta, Wilhelmina Williams, người đã nuôi anh từ lúc hai tuổi đến bảy tuổi. Williams cho biết, Graham trước đây một đứa bé "chậm phát triển", về cơ bản không có khả năng tự chăm sóc bản thân mình. Cô chưa bao giờ thấy anh học đọc và viết. Mẹ của Graham cũng làm sáng tỏ thông tin này khi bà nói rằng con trai mình dường như không thể học bất cứ điều gì. Không giống như những đứa trẻ khác của bà đã nuôi dưỡng, Graham không thể phân biệt được đúng và sai. Hắn ta cũng chính là một đại ca và đầu trò trong việc gây rối trong trường học, và thường hay gặp nhiều cơn ác mộng.

THẾ GIỚI CỦA KẺ SÁT NHÂN

Dù là chỉ làm chứng với vai trò họ hàng, nhưng đứng trước sự soi mói của truyền thông, họ thường muốn thay tên đổi họ và lẩn tránh. Một chương trình trò chuyện tìm kiếm thành viên trong gia đình để phỏng vấn tên là truy bắt kẻ giết người hàng loạt có biệt danh là BTK, tên thật là Dennis Rader, nhanh chóng nhận ra những khó khăn khi tìm những người thân, ngay cả khi để họ một mình nói chuyện. Chương trình đã bị loại bỏ.

Tuy nhiên vẫn có một số người nỗ lực mô tả đời sống cá nhân của kẻ sát nhân, đặc biệt là thời niên thiếu với hy vọng hiểu được điều gì đó về con người, bản thân và gia đình họ. Người đã viết ra cuốn hồi ký được coi là chi tiết nhất khi ở gần kẻ giết người hàng loạt trong thời gian hoạt động của hắn chính là ông Lionel Dahmer, cha của Jeffrey Dahmer- một kẻ chuyên ăn thịt người và thích sống với tử thi. Bởi vì cuốn sách của ông ta mô tả quá rõ ràng những điều chúng ta sẽ kết luận, tôi sẽ để dành những sự mô tả của ông Dahmer cho chương sau.

Tôi sẽ thay vào đó một bức chân dung vô cùng chi tiết về một kẻ sát nhân trong quá trình trưởng thành, do người em út của Gary Gilmore tên là Mikal, cũng là người tiếp cận với 2 vụ giết người của anh trai mình bằng cách lý giải cấu trúc của gia đình anh ta. Như đã đề cập trong chương 11, vào ngày 19 và 20 tháng 7 năm 1976, Gary Gilmore đã bắn chết 2 thanh niên ở Utah, nhưng chỉ bị phạt tù 2 tháng. Hắn không kiếm đủ tiền để mua những thứ mình muốn. Hắn ta là người rất nóng nảy, không thích ứng với xã hội, giận dữ, và nhiều năm điều trị thuốc. Hắn ta là một trong những kẻ sát nhân thực hiện hành vi mà không cần nghĩ đến những lý do cụ thể, Mikal cũng thắc mắc về chuyện dường như Gary rất ít tắm, do đó trong cuốn sách Shot in Heart ( bắn vào tâm) anh ta đã phân tích gia đình của họ và một trong những những câu chuyện văn chương và truyền cảm sâu sắc nhất về những điều kiện đã tác động cho một đứa bé ngọt ngào và tài năng trở thành một tên sát nhân.

Các chàng trai của nhà Gilmore đã lớn lên trong một gia đình hoang tưởng và bị chối bỏ, cùng với tình trạng ngược đãi thường xuyên bởi người cha nghiện rượu và cũng là một kẻ chuyên lừa đảo, Frank Gilmore Sr. Hắn cưới Bessie trong một ý thích thoáng qua, trong khi hắn đã có nhiều người vợ và nhiều gia đình trước đó, hắn cũng không chăm sóc hay hỗ trợ bất kỳ ai. Frank và Bessie có một con trai, Frank Jr., và sau đó đổi tên là Gary trong lúc họ đang lang thang Texas dưới biệt danh "Coffman" nhằm tránh bị bắt do những hành vi lừa đảo phạm pháp của Frank. Frank làm lễ rửa tội cho đứa con thứ 2 là Faye Robert Coffman, điều mà Bessie không chính thức thay đổi thành Gary, và khi Gary nhìn thấy tên gốc trên giấy khai sinh, anh ta tin rằng sự tồn tại của anh ta là bất hợp pháp và bị chối bỏ bởi người cha của mình.

Frank Sr. có những bí mật đen tối, và bản thân Bessie là một người theo đạo Mormon bị bỏ rơi. Do đó họ dường như bám vào nhau để thoát khỏi thực tế cuộc sống mang nhiều tổn thương. Bởi vì Frank khao khát sự tự do, ông ta thường biến mất trong một khoảng thời gian dài. Bessie thì lại không cho phép lũ trẻ chạm và ôm cô ta. Sống với bậc sinh thành như vậy, làm cho lũ trẻ thiếu hụt cảm xúc trong cuộc sống của chúng. Vì Bessie mong muốn sự an toàn, cô đã thuyết phục Frank sống ở Portland, Orregon, và mở một doanh nghiệp hợp pháp. Ông ta thực sự đã thành công ở đó và gia đình họ đã ổn định trong một khoảng thời gian.

Do Frank ngập trong bia rượu, ông ta thường có những cơn thịnh nộ khủng khiếp. Ông ta dùng roi đánh những đứa trẻ một cách tàn nhẫn. Những đứa trẻ nhanh chóng nhận ra dù bất kể chúng nói hay làm gì, đơn giản là người cha muốn bạo hành chúng, dù cho chúng luôn nói chúng thương ông. Mikal tin rằng Gary đã phải nhận lấy sự giận dữ của cha mình bởi vì hắn ta làm gợi nhớ rất rõ những thất bại của chính ông. Có một lần, Gary đã bị bỏ rơi ở ghế đá công viên trong khi cha của hắn đi lừa đảo người khác, và hắn đã ở trại trẻ mồ côi vài ngày. Những chuyện này đã để lại các vết sẹo tình cảm và đến khi trưởng thành, Gary lúc nào cũng giận dữ. Hắn khinh bỉ quyền của người khác và phản kháng lại bằng cách ăn cắp xe hơi. Cả cha lẫn mẹ hắn đều nhắm mắt làm ngơ trước các vấn đề của hắn. Không có sự tôn trọng luật lệ, Frank thà lừa dối hệ thống pháp luật nhằm thoát tội cho những đứa trẻ hơn là để cho chúng nhận ra hậu quả của những hành động của chúng đã thực hiện.

Thêm nữa và dường như có ảnh hưởng, là Bessie có sự mê tín sâu sắc về Gary mà nguồn gốc xuất hiện là trong thời thơ ấu của cô ta. Cô ta tin rằng thông qua bảng gọi hồn Ouija, cô đã triệu hồi một con quỷ bám vào gia đình cô ta. Khi một trong những chị em của cô ta bị giết và một số người khác bị liệt trong một tai nạn, cô ta càng chắc chắn là do ma quỷ. Sau đó cô kết hôn với Frank và phát hiện ra mẹ Frank, Fay, là một bà đồng. Một hôm khi ở nhà của Fay, Bessie đã học được có một cách đặc biệt để liên hệ với linh hồn của một người đàn ông nghi là vì bị giết. Sau buổi lễ, cô ta thấy Fay trong trình trạng kiệt quệ và sợ hãi. Trong đêm hôm đó, theo lời kể của cô ta, Bessie đã thức dậy nhìn thấy khuôn mặt của một người tàn bạo ghê rợn. Fay hét lên kêu cô ta ra ngay, rồi cô ta chạy đến phòng của Gary. Tại đó cô ta cho rằng đã nhìn thấy bóng ma quỷ nghiêng về con trai mình, nhìn chằm chằm vào mắt nó. Cô ta ôm các đứa trẻ và rời khỏi căn nhà. Fay chết ngay sau đó và Gary trở nên hoảng sợ, có những cơn ác mộng ghê rợn bị chặt đầu- và những cơn ác mộng đó đã theo đuổi hắn trong phần đời còn lại. Bessie đổ lỗi cho con quỷ.

Cô ta tin rằng Gary trở thành nạn nhân vì hắn ta bị trêu chọc. Cô ta đánh dấu cái đêm ở nhà Fay là một bước ngoặt của Gary, bởi vì cuộc đời của hắn về sau đầy những giận dữ, năng lượng ác độc mà dường như hướng vào sự tự hủy diệt. Không biết là do chịu ảnh hưởng từ người mẹ hay vị bị ngược đãi trong gia đình, Gary dường như dự định kết thúc bằng cái chết trong bạo lực; nghĩa là hắn dường như mong muốn được chết. Hơn nữa, hắn ta cũng như những bé trai khác, chịu ảnh hưởng bởi một câu chuyện mà Bessie đã lặp lại thường xuyên chuyện cha của bà đã ép buộc bà xem một vụ treo cổ thế nào. Tất cả những bé trai tin rằng chúng đã thực sự chứng kiến vụ việc và gây ấn tượng mạnh mẽ cho chúng.

Nhưng sau đó, Mikal, người đã bị tổn thương sâu sắc do mẹ của anh ta, đã nghiên cứu sự kiện trong hồ sơ ở Utah và nhận ra cô ta không thể nào chứng kiến những điều như vậy. Cô ta đã tự mình bịa ra chúng, và sự giả dối kinh khủng này đã tác động cuộc sống của tất cả bọn họ. Mikal kết luận rằng những điều giả dối mà mẹ anh bịa đặt là do những chấn động tâm lý sâu sắc không thể nói ra cho các con mình, dường như Bessie muốn họ xóa đi sự tồn tại của chính bản thân mình. Thực tế là, một Gilmore đã bị sát hại, một bị hành hình, một rơi vào tình trạng tâm lý hoảng loạn ... và một Mikal đã trở thành một nhà văn- bất cứ điều gì như là một sự tẩy xóa.


Chân dung đầy sắc sảo về Gary của ông đã cho thấy từ một người đàn ông trẻ thông mình và tài năng đã bị bỏ bê, thờ ơ, giận dữ, lạm dụng, xu hướng phạm tội và không có khả năng vượt qua lịch sử tâm lý tâm thần của gia đình. Ngay cả khi hắn được cho một cơ hội thứ 2 ( hơn 1 lần), hắn dường như không thể tạo ra một kết quả tốt. Hắn ta thậm chí đã một lần được cho tại ngoại để học nghệ thuật vì hắn có tài thiên bẩm, nhưng thay vào đó hắn say xỉn và gây ra một vụ cướp có vũ trang và khiến phải hắn quay lại sau song sắt. Sự hung hăn của Gary đối với người khác có thể dễ dàng được coi như một hình thức tự hủy diệt.

Sự tìm tòi giải thích của Mikal chỉ ra sự lạm dụng, hỗn loạn, chăm sóc không tốt và những khó khăn chung đã gây ra. Những điều này càng trầm trọng hơn khi Gary dành trải qua phần lớn thời gian ở trong giáo dưỡng và nhà tù. Hắn không có những tấm gương tốt từ bậc cha mẹ hay phạm nhân một cách rõ ràng để phát triển các kỹ năng hòa nhập xã hội. Trong khi các nguyên nhân về bạo lực không được xác định một cách rõ ràng trong bất kỳ một trường hợp đơn lẻ nào. Bức chân dung kĩ lưỡng của Mikal về một gia đình đã cung cấp một trong nhiều lý do để coi trọng những ảnh hưởng của tình trạng bị lạm dụng sớm từ sự bất ổn trong một gia đình khắc nghiệt.

KẺ LẠ MẶT

Vào năm 1980, Ann Rule đã xuất bản quyển sách "Kẻ lạ mặt ngay cạnh tôi ", viết về một người đàn ông đã làm việc cùng cô ấy ở Trung tâm Cấp cứu Seattle. Tên anh ấy là Ted Bundy. Bundy là một sinh viên tại chức còn Rule thì tình nguyện tham gia công tác. Khi cô gặp Bundy lúc ấy anh ta là một chàng trai 24 tuổi với vẻ ngoài gọn gàng, sạch sẽ kèm theo một nụ cười niềm nở thường trực. Anh ấy học giữa những tiếng kêu gọi mà vẫn đạt được thành tích tốt trong chuyên ngành tâm lý học của mình, không những thế, Bundy còn có mong muốn được học tại trường luật. Ngày từ lần đầu gặp nhau, Rule đã có thiện cảm với anh ấy và cô nói họ đã là một đội ăn ý.

"Đến hôm nay tôi vẫn có thể hình dung được anh ấy... hình dung được anh ấy khom người để lấy điện thoại, tiếp chuyện bằng một giọng nói đều đều, đầy an ủi, rồi nhìn tôi, nhún vai và cười niềm nở. Tôi có thể cảm nhận được... sự kiên nhẫn vô hạn và sự quan tâm trong giọng của anh ấy... Anh ấy không bao giờ lỗ mãng, không bao giờ hấp tấp ".

Bất cứ khi nào được nghỉ, họ đều nói chuyện hàng giờ liền với nhau trong trung tâm. Rule thấy rằng Bundy hoàn toàn tập trung vào những gì cô ấy nói, " Bạn có thể nói với Ted những thứ mà bạn không thể nói với người khác ". Vì cô rất thích anh ấy và thấy rằng anh ấy thật sự chu đáo, khi sau này Bundy nói với cô rằng hắn vô tội trong những cáo buộc giết người của hắn, cô ấy đã tin lời hắn trong một thời gian dài đến nỗi cô không nghĩ là mình có thể tin được đến như vậy.

Sau khi vài người phụ nữ mất tích ở Colorado và Utah, và Bundy đã bị bắt vì tội bắt cóc một trong những người đã nói chuyện với anh ấy qua đường dây tư vấn, một cuộc điều tra đã được tiến hành nhằm xác định sự liên quan giữa các cô gái bị mất tích ở Tây Bắc nước Mỹ, đó chính là khi Rule liên lạc với Bundy lần nữa. Vào tháng 9 năm 1975, hắn gọi để báo cho cô rằng hắn là một nghi phạm và trấn an cô rằng hắn không hề liên quan đến những vụ án mạng ấy. Hắn mong được sự ủng hộ của cô, và khi hắn đã bị kết tội bắt cóc, hắn vẫn tiếp tục liên lạc với cô ấy.

Trong lúc đợi phiên tòa xét xử về tội giết người ở Colorado, Bundy đã trốn thoát, bị bắt lại, và trốn thoát lần nữa, xuất hiện ở Tallahassee, Florida. Tại đó, hắn đã bị bắt vì vi phạm luật giao thông không lâu sau bị cáo buộc về ba tội giết người. Hắn đã nói chuyện với Rule trước phiên tòa sắp diễn ra vào năm 1979, cô ấy đã hoài nghi về vụ bắt giữ trước đó và đã có ý đồng ý giúp đỡ hắn, nhưng vào lúc này, cô ấy nghĩ rằng thế là quá nhiều cho một trường hợp ngẫu nhiên khi mà hắn đều ở đó khi các cô gái bị sát hại. Cô ấy nghĩ nhất định phải có một vài lời buộc tội trong số chúng là đúng.

Đối mặt với việc lựa chọn tham gia phiên tòa với tư cách là một người bạn hoặc người báo tin, cô ấy quyết định tham gia với tư cách là người báo tin. Tuy nhiên, trong suốt thủ tục tố tụng, Bundy luôn nhìn cô ấy như thể hắn muốn chắc chắn có được sự ủng hộ của cô. Rule hồi tưởng lại cái cách hắn nhìn cô sau đó, cách hắn nhún vai, và cách hắn không quan tâm đến mọi thứ xung quanh như thể hắn không liên quan đến phiên tòa hơn cả cô. Cô ấy thấy việc đó rất khó chịu, đặc biệt là khi nghĩ lại nó. Thời điểm khó khăn nhất mà cô đã phải trải qua chính là khi xem bằng chứng về vết cắn được đưa ra. Vết bầm để lại trên một nạn nhân đủ rõ ràng để đối chứng với khuôn răng của Bundy.

Điều đó làm cho Rule có tí nghi ngờ về kẻ đã giết cô gái trẻ ấy. Đột nhiên một nhân chứng đã chỉ thẳng mặt Bundy nói rằng chính hắn là người đàn ông mà cô ấy đã thấy trong kí túc xá nữ, nơi mà hai cô bạn của cô ấy bị giết. Ngay khi Rule nhận ra rằng cô ấy đã từng rất thân với người mà đã giết nhiều cô gái trẻ, cô liền chạy vào nhà vệ sinh nữ và nôn. Đó là một dạng phản ứng tâm sinh lý, và nó đã dạy cô ấy bài học về việc một tên tâm thần cẩn thận và thông minh như Bundy có thể làm được những gì.


Sau phiên tòa, Bundy bị tuyên ba án tử hình, Rule thì bắt đầu viết sách về vụ án. Khi hắn đọc được nó, Bundy không đồng ý về kết quả vụ án, hắn cho rằng cô đã không nói thật. Nhưng Rule đã khai báo đúng như những gì cô thấy. Những gì Rule đã trải qua đã ám ảnh cô, cô thấy bản thân bị lừa một cách quá dễ dàng. Nhưng câu chuyện của cô ấy đã cung cấp một bức tranh chân dung về một người làm bạn với một kẻ giết người trong một thời gian dài và không hề nhận ra dấu hiệu về mảng tối của hắn, thậm chí còn có thể trở thành người tình mà không hề biết hắn đang làm gì khi vắng mặt.

MỐI QUAN HỆ NGUY HIỂM

Sau khi giết chết hai người là Carswell Carr và con gái 15 tuổi, vào mùng 7/11/1974 tại nhà của họ ở Georgia, tên giết người Paul John Knowles đã thay đồ và xe của Carr đi dự lễ Inn ở Atlanta, Georgia. Cùng lúc đó, nhà báo người Anh Sandy Fawkes tới quán bar của một khách sạn để uống rượu. Họ ăn tối, khiêu vũ rồi ngủ với nhau.

Fawkes mô tả rằng Knowles cần phải tự kích thích thì mới quan hệ tình dục được và bản thân hắn cũng hiểu vấn đề của mình. Cô cảm nhận thấy hắn muốn được yêu, và dù cô thấy vài điểm lạ lùng nhưng hắn chứng tỏ mình có thể làm cô thỏa mãn nên cô vẫn ở với hắn vài ngày. Hắn rất nhạy cảm, chu đáo, mang lại cho người khác cảm giác được bảo vệ, nhẹ nhàng đi vào cuộc sống của cô. Mặc dù khá nhạy cảm, nhưng cô vẫn để mọi thứ diễn ra. Khi hắn là một người lạ, và mọi người vẫn thường hay cảnh báo về những người lạ như thế, Fawkes thình thoảng cũng đùa với rằng Knowles, người mà cô biết ví như là Lester Daryl Golden,có thể là kẻ giết người. Trông có vẻ chẳng buồn cười tí nào khi một buổi sáng thức dậy, hắn vẫn ngủ và nhìn thấy đôi môi của hắn cong như biểu cảm của một con vật bị dồn đến đường cùng, điều đó làm cô sợ.

Fawkles cũng gặp rắc rối khi họ đi du lịch với nhau và ở St. Augustine, hắn muốn tìm phòng tra tấn trong một lâu đài cổ. Trong dịp khác, cô thấy hắn xé bài báo khi cho rằng vụ giết Carr và con gái có thể liên quan đến ba vụ khác. Hắn nhanh chóng giấu sơ hở của mình, và lấp liếm bằng cách bảo rằng hắn có bạn bè sống trong khu vực đó. Hắn tỏ ra cẩn trọng, nhưng đều tỏ ra hứng thú khi bàn về chuyện kinh doanh và niềm tin vào Chúa của mình. Hắn cũng tin vào số phận, và nói với cô rằng hắn sẽ chết trong năm nay. (Trước đó, chúng ta đã thảo luận đầy đủ hơn về niềm tin của hắn khi cho rằng mình đặc biệt).

Một thời gian ngắn sau khi chia tay từ Gloden, Fawkes tìm cách né tránh hắn. Hắn liên lạc với vài người cô quen biết nhưng họ đều từ chối. Ngày hôm sau, hắn tìm cách cưỡng hiếp một người phụ nữ nhưng cô này đã trốn thoát và báo cảnh sát. Họ tiến hành vây bắt nhưng hắn đe dọa sẽ bắn con tin bằng khẩu súng ngắn. Sau đó hắn tẩu thoát, một con tin sống sót trong khi hai người còn lại đã chết.

Các thám tử đã tra hỏi thêm Fawkes để tìm ra những gì cô ta đã biết về Paul John Knowles, một nghi phạm giết người hàng loạt. Cô ta rất ngạc nhiên về những gì họ nói. Knowles di chuyển từng bang này sang bang khác, chủ yếu ở miền Nam. Nhật ký ghi âm của hắn đã đề cập đến 16 vụ giết người ở 8 tỉnh, một số thì vì tình dục, một số vì vật chất, một số khác thì thích sự tai tiếng. Hắn tự so sánh bản thân mình với tên cướp ngân hàng John Dillinger, rằng một ngày hắn cũng sẽ nổi tiếng như vậy.

Fawkes tự nhủ, tại sao Knowles không giết cô, thực sự không có chuyện gì đã xảy ra, thậm chí họ đã rất vui vẻ và hắn còn làm cô thỏa mãn. Có thể hắn tìm kiếm sự nổi tiếng vì cô là nhà báo, cô có thể làm cho câu chuyện của hắn thi vị hơn. Dù thế nào, Knowles khi ở đỉnh của trò chơi đầy mấu của hắn, Fawkes không hề thấy điều gì khác hơn một gã bình thường hay khó chịu. Do đó, khi hắn đề nghị cô nên viết một cuốn sách về hắn, cô không thể tưởng tượng nổi điều gì khiến hắn nghĩ mình đặc biệt.

NGƯỜI SỐNG SÓT

Theo những nguồn thông tin đáng tin cậy đã được thu nhận, những tên quỷ đội lốt người là người trông rất thân thiện trong khi chúng lại sự tấn công một cách bí ẩn.

Những người sống sót đã miêu tả chính xác cách thức chúng tiếp cận, những việc chúng làm và hình dáng của những kẻ sát nhân. Có rất nhiều người sống sót và nhiều người trong số họ trở thành nhân chứng trong việc khỏi tố những kẻ giết người.

Bốn trong số năm phụ nữ bị Ted Bund tấn công ở Utah đã chết. Carol DaRonch 19 tuổi, người đã tìm cách trốn thoát và câu chuyện của cô đã cho thấy cách hắn tiếp cận nạn nhân diễn ra như thế nào. Carol kể lại rằng, hắn giới thiệu mình như thể là "viên chức Roseland", một nhân viên cảnh sát văn phòng, và nói rằng chiếc xe mà cô đã đậu bên ngoài cửa hàng Sears ở Murray, bang Utal đang bị đánh cắp. Có điều lạ là người hắn có mùi rượu và mái tóc đen được chải ngược bóng bẩy. Carol đã kiểm tra chiếc xe nhưng không thấy bất cứ điều gì bất ổn. Mặc dù trước đó Carol được yêu cầu xuất trình thẻ căn cước nhưng Bunny vẫn yêu cầu Carol hãy đi cùng với hắn đến một trạm biến áp gần đó và cô ấy đồng ý. Có một vật gì đó lóe sáng trong ví của hắn nhưng Carol không nhìn thấy rõ, hắn dẫn cô đến phía sau một tòa nhà nơi mà hắn bảo đó là trạm biến áp( đó là một tiệm giặt tự động ) và bắt buộc cô lên xe. Carol cảm thấy rất lạ, hắn lái một chiếc xe Volkswagen Beetle bị lõm và rất bẩn vì thế cô đã từ chối khi hắn muốn thắt dây an toàn cho cô. Họ lái xe một lúc thì bất ngờ "viên chức Roseland" tấp vào lề và còng tay cô.


DaRonch cố gắng vùng vẫy để cho tên bắt cóc không thể thực hiện được điều đó. Nhưng hắn có súng và đe dọa sẽ bắn ngay vào đầu cô nếu cứ cố gắng kháng cự nhưng cô vẫn tiếp tục và cửa bên cạnh ghế phụ chợt mở ra. Bundy nhào đến với một cái đòn bẩy lốp xe bằng sắt trên tay, DaRonch tìm mọi cách có thể để ngăn cản hắn,la hét và chạy ra khỏi xe. Dù không mang giày nhưng cô chạy rất nhanh xuống ra đường, vẫy một chiếc xe để chạy trốn. Bundy lái xe bỏ đi. Một cặp vợ chồng đã đưa cô đến cảnh sát, và khi cô đang trình báo sự việc thì lúc này Bunny đã tấn công một phụ nữ khác cách đó chỉ 20 dặm. DaRonch nói với cảnh sát rằng hắn có vẻ rất học thức và thân thiện, hắn không làm việc gì quá khác thường để khiến cho cô phải cảnh giác với hắn. Và mới vừa đây thôi, hắn đã có ý định giết cô.

Bundy nổi tiếng bởi cách thức hắn tiếp cận nạn nhân, nhìn chung hắn sẽ giả vờ như đang tuyệt vọng và hoảng sợ để nạn nhân không cảnh giác. Tuy nhiên, hắn thay đổi hoàn toàn khi trở thành kẻ ăn thịt người ghê rợn trong lúc phá nát hộp sọ của những người phụ nữ. Và DaRonch là người phụ nữ duy nhất sống sót để có thể miêu tả rõ về điều đó.

Một cách tiếp cận nạn nhân nữ khác được thực hiện bởi Christopher Wilder ("Hoa hậu giết người" Chương 2). Nơi mà hắn tiếp cận nạn nhân nữ đầu tiên chính là ở một trung tâm thương mại và trong khi hắn đang trên đường bỏ trốn thì các nhà thám tử chỉ có thể nghĩ hắn đã làm gì nạn nhân, như thế là chưa đủ. Nạn nhân là một cô gái 19 tuổi với mái tóc màu vàng rất dễ thương và cô đã dễ dàng bị xiêu lòng trước những lời khen của hắn. Hắn nói với cô rằng hắn là à một nhiếp ảnh gia đang đi tìm kiếm người mẫu phù hợp cho ý tưởng của mình và cô chính là người mà hắn cần tìm. Hắn sẽ trả ít nhất 25$ cho một giờ để làm người mẫu cho hắn nếu cô đồng ý theo hắn đến công viên gần đây. Hắn dường như đã tạo được sự tin tưởng ở cô bởi lẽ hắn mặc một bộ com-lê sọc nhỏ và không có vẻ phô trương. Bỏ qua sự cảnh giác cô cùng đi ra xe, nơi mà hắn sẽ cho cô xem những một cuốn tạp chí thời trang và những bức hình tuyệt đẹp trông đó chính là do hắn thực hiện. Theo bản năng của mình, cô linh cảm có gì đó không ổn ở đây, vì vậy cô cảm ơn và từ chối lời mời của hắn rồi lập tức rời đi.

Ngay lúc đó, "nhiếp ảnh gia" đấm vào bụng rồi đánh liên tiếp vào mặt, đẩy cô vào bên trong xe, nhanh chóng lái xe. Quá bất ngờ, cô không thể thở được và cố chịu đựng những cơn đau mà không thể chống cự lại. Hắn dừng xe ở một nơi hẻo lánh, cửa xe bị khóa chặt, hắn dùng băng keo quấn hai tay và bịt miệng cô lại. Tiếp tục di chuyển, đột nhiên hắn dừng xe và lôi cô vào cốp xe phía sau để tránh sự kháng cự quyết liệt từ cô. Cô bị nhốt hàng giờ liền trong cốp xe vừa chật hẹp lại tối tăm với đôi tay bị cột chặt bằng băng keo dính, do vậy mà cô không biết mình được đưa đi đến nơi nào. Cuối cùng hắn đã đến nơi mà hắn muốn ( đã qua ranh giới tiểu bang), hắn mở cốp xe, nhét cô vào một túi ngủ và mang đến một phòng trọ. Cô không thể hình dung được đây là nơi nào và hắn sẽ làm gì cô tiếp theo. Cô chỉ có thể biết rằng cô sắp chết.

Thực ra,hắn nói nếu như cô không giữ yên lặng thì hắn sẽ giết cô. Cô bị đẩy lên giường mà trên người không còn mặc quần áo, hắn nằm bên cạnh và bắt đầu thủ dâm. Hắn cạo hết lông mu trên người cô, bắt cô phải làm những hành vi kích dục trước khi hắn cưỡng hiếp cô. Ngay trong lúc hắn hành hạ cô, hắn thỉnh thoảng vẫn liếc nhìn ti-vi để theo dõi các chương trình truyền hình đang trình chiếu. Một lúc sau, cô gái hoảng sợ khi thấy hắn rút ra 1 đoạn dây điện bằng đồng được nối lại với nhau, gắn vào ngón chân của cô. Hắn bật công tắc và dòng điện chạy ngang qua cơ thể cô. Chưa dùng ở đó, ông dùng keo siêu dính để dán mi mắt và làm khô chúng bằng một chiếc máy sấy. Cô chỉ quan sát hắn thông qua những khe hở qua mí mắt và cô biết rằng cô cần phải làm việc gì đó ngay lúc này nếu muốn sống sót.

Hắn dò từng kênh truyền hình cho đến khi tìm thấy một chương trình thể dục nhịp điệu, và yêu cầu cô hãy bắt chước những động tác đó trên một cái ống. Cô phải làm theo khi mà hầu như không thấy gì bởi hắn sẽ tức giận khi cô không làm theo những gì mà hắn yêu cầu. Nhận thấy sự mất cảnh giác của hắn, cô lao thẳng phòng tắm. Hắn đuổi theo tấn công, cô rất khó khăn để chống trả và khóa chặt cửa ngay khi vừa kịp vào phòng tắm. Sau một lúc la hét, đập mạnh vào tường, cô nghe có tiếng động ở bên ngoài và cửa đóng sầm lại. Mạo hiểm ra ngoài sau khi chờ hơn 30 phút ở bên trong, căn phòng lúc này hoàn toàn yên tĩnh, kẻ bắt cóc đã bỏ đi, cô ngay lập tức chạy đến phòng trực của nhà nghỉ nhờ nhân viên báo cảnh sát.

Texas, nơi mà Wilder gặp nạn nhân tiếp theo. Hắn giữ các cô gái còn sống để làm mồi nhử các nạn nhân tiếp theo. Thủ đoạn của hắn ngày càng tinh vi, hắn tiếp cận các cô gái xinh đẹp,giả danh là một người có thể giúp họ trong công việc và chính nhờ điều đó đã giúp hắn thực hiện được những hành vi : tra tấn, cưỡng hiếp và thậm chí là giết người.

Trong vụ án 10 thiếu nữ bị giết ở Tampa Bang Florida, các nạn nhân bị cưỡng hiếp chính là những người giúp cho cảnh sát truy tìm được kẻ giết người bằng cách miêu tả lại sự việc diễn ra giữa họ với kẻ giết. Vào ngày 3 tháng 11 năm 1984, Lisa McVey 19 tuổi đã bị một người đàn ông giấu xe đạp của cô vào trong bụi cây. Hắn dùng súng và dao đe dọa, bịt mắt và đẩy cô lên một chiếc xe. Lisa cầu xin hắn đừng giết cô, cô sẽ làm bất cứ điều gì mà hắn muốn. Người đàn ông này ra lệnh cô hãy cởi bỏ hết quần áo trên người và yêu cầu quan hệ tình dục bằng miệng với hắn. Lisa thực hiện và nhân lúc hắn sơ hở khi đang bịt mắt cô, Lisa đã thấy xe của hắn. Sau một lúc chạy xe, hắn đưa cô về căn hộ, nơi giam giữ các con tin. Trong 26 giờ trôi qua, hắn vuốt ve, liên tiếp cưỡng hiếp và buộc cô phải quan hệ tình dục, thậm chí hắn tắm và lau khô người cô.

Trong suốt cơn ác mộng này, Lisa cố gắng giữ đầu óc thật tỉnh táo để tìm kiếm cơ hội nhận diện được hắn nếu sau này cô được tự do. Cô đã nhìn lướt qua xe cũng như tòa nhà trét vữa trắng nơi mà họ đã leo lên mười bảy bước đỏ. Phòng bên cạnh toàn mùi thuốc khử trùng, McVey cố tình đánh rơi kẹp tóc của mình gần chiếc giường để chứng minh rằng cô đã từng đến nơi này. Lisa quyết tâm cô phải sống sót mặc cho chuyện gì cô cũng làm.

Trong suốt thời gian bị cưỡng hiếp liên tục, kẻ bắt cóc liên tục đe dọa để cô có thể làm cho hắn kích thích hơn, sau đó hắn đã ngủ thiếp đi. Cô quả quyết với hắn rằng cô thích hắn và thích những việc hắn đang làm, nhưng hắn vẫn trói cô lại nhằm đảm bảo cô không thể trốn thoát. Sau khi hắn thức dậy, hắn nói bây giờ hắn đã tin tưởng cô. Hắn đã ít hung ác và không còn gọi cô là "con đĩ" mà thay vào đó là "em yêu". Hắn thậm chí còn bảo ước gì có thể giữ cô ở lại, nhưng cuối cùng, hắn dường như mất đi sự thích thú vào những việc hắn đang làm, vì vậy hắn lôi cô ra ngoài xe, cô cảm thấy rất ngạc nhiên khi hắn lái xe và thả cô đi.

McVey lập tức đến cảnh sát trình báo và họ gửi bằng chứng là quần áo của cô đến phòng thí nghiệm của FBI để chắc rằng liệu có sự liên kết giữa các vụ án giết người hàng hoạt nào ở trong khu vực gần đó. Các kĩ thuật viên phòng thí nghiệm đã xác định có 1 loại sợi màu đỏ được tìm thấy ở hầu hết ở trên người nạn nhân của vụ giết người. Cùng với sự mô tả của Lisa về chiếc xe và căn nhà của kẻ bắt cóc, cảnh sát đã bắt giữ Bobby Joe Long. Sau khi bị cảnh sát thẩm vấn với những bằng chứng mà họ đã có từ những vụ giết người, hắn đã thú nhận về việc mình đã giết chết 10 người phụ nữ.

Một người phụ nữ từng hẹn hò với hắn và cũng đã từng bị cưỡng hiếp và đánh đập, đã hợp tác cùng với McVey để viết một cuốn sách kể về những thử thách mà họ đã từng trải qua. Cả hai người họ đều nhận thấy ở Long có một sự kết hợp kì quặc giữa sự thiếu thốn và sự công kích. Khi hắn cảm thấy làm nhục, hắn sẽ trả đũa nhưng khi một người phụ nữ làm một chút gì đó để thay đổi hắn, hắn trở nên dễ sai bảo, thậm chí còn mong muốn cô gái ấy sẽ ở lại bên cạnh hắn. Hắn không khác gì những con quỷ đội lốt người ham muốn tình dục cảm thấy tức giận vì phụ nữ chính là vấn đề của họ, thất vọng khi họ không thể đạt được những điều mà họ muốn.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
562,892
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 45: C45: 45. Tâm Lý Những Kẻ Sát Nhân Hàng Loạt (17)


HƯƠNG 17 ĐẰNG SAU NHỮNG ĐÔI MẮT

Tóm tắt các vấn đề trong chương này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý kiến cho rằng những người gần gũi nhất với những kẻ sát nhân thậm chí cũng không nhận ra được mối nguy hiểm đang gần bên cạnh.Từ đó, ta có thể thấy được cách thức tiếp cận nạn nhân của những tên quỷ dữ đột lốt người là như thế nào và cũng làm chấm dứt nghi vấn khi cho rằng một người vợ hoặc cha mẹ là người "chắc đã biết điều gì đó". Theo như những thông tin đã được đăng trên các tờ báo vào năm 1969, sau khi Jerome Brudos thú nhận tội ác sát hại 4 cô gái trong công xưởng tại nhà, thậm chí đã giết ít nhất một người ngay khi vợ hắn chỉ ở cách hiện trường vụ án không xa, người vợ đã bị cáo buộc là đồng phạm. Cô ấy không chỉ phải chịu đựng nỗi khiếp sợ khi biết được hành động dã man của người chồng, cũng là người cha của 2 cô con gái của mình, mà còn là sự nhục nhã khi bị cho là đã tiếp tay cho những hành vi vô nhân đạo hắn. Cuối cùng thì cô được Tòa xử vô tội. Và đến năm 2004 khi Dennis Rader được biết đến với biệt danh kẻ sát nhân "BTK" bị bắt giữ, chúng ta thấy được một cách rõ ràng về sự che giấu rất kín đáo của một kẻ sát nhân hàng loạt khi đã để vợ và các con ở những khoảng không gian riêng tư. Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng cô ta chắc hẳn đã phải nhận thấy dấu hiệu nào đó.

Không có lí do gì để tin cô ta không biết về những việc làm đó, và thậm chí là những người đã bầu cho Rader làm lãnh đạo giáo đoàn Luther cũng vậy. Hắn là một kẻ giết người "có tổ chức", rất chuyên nghiệp trong việc che giấu những ham muốn điên cuồng và các hành vi bệnh hoạn của mình. Trên thực tế, ta có thể nói rằng hành vi tiếp cận, tra tấn và thảm sát đã làm thõa mãn những cơn giận và sự thèm khát bệnh hoạn của hắn lớp nhờ vào vỏ bọc điềm đạm trong những hoàn cảnh như ở nhà và giáo đường. Những kẻ sát nhân như hắn có bản chất không lương thiện mà cũng không ác,và liều thuốc độc nào đã dẫn đến sự biến đổi thuộc về tâm lý thầm kín.

NHỮNG BÍ MẬT

Nhiều người tin rằng những tên sát nhân là những kẻ đơn độc và thất bại, không có khả năng duy trì sự nghiệp và các mối quan hệ. Họ được cho là kém giáo dục, đề cao bản thân, và tìm kiếm sự thỏa mãn. Xã hội muốn những con quái vật đó lộ diện một cách rõ ràng và nhiều tác phẩm văn hóa phổ biến cũng thể hiện mong muốn đa số chúng cần phải sống ngoài rìa của xã hội. Nhưng những con quái vật đó thật sự đang sống giữa mỗi người chúng ta -một cách dễ dàng và ít gây chú ý bởi những kẻ thông minh luôn biết điều chỉnh sự chú ý của người khác, làm chệch hướng nghi ngờ đối với bọn họ.

Ted Bundy giết hại một người phụ nữ trẻ khi là một nhân viên tư vấn khẩn cấp; John Wayne Gacy chôn cất những nạn nhân nam dưới chính ngôi nhà mà hắn đang kinh doanh gây quỹ cho những nhà chính trị gia địa phương và nuôi dưỡng những đứa trẻ bệnh tật. Và kẻ giết hàng chục gái điếm ở thành phố Spokane, Robert Yates, là một cựu phi công từng được tặng thưởng rất nhiều huy chương đã sát hại 5 đứa trẻ vô tội. "Kẻ sát nhân nhãn cầu"- Charles Albright, có bằng thạc sĩ, thông thạo nhiều ngoại ngữ, cựu giáo viên môn khoa học và đã từng có một cuộc hôn nhân dường như rất hạnh phúc. Kẻ sát nhân giết 3 đứa trẻ , John Joubert, từng là người trợ giúp nhóm hướng đạo sinh nam. Andrei Chikatilo, cũng giống Micheal Ross có một bằng đại học, đã thừa nhận đã sát hại 8 phụ nữ, hắn cũng có thêm một tấm bằng của đoàn thể thao Ivy. Tại sao chúng ta không phát hiện ra những kẻ giết người hàng loạt đang được che giấu bởi vỏ bọc là một người hoàn toàn có trách nhiệm với xã hội, trước khi chúng gây ra hậu quả ngiêm trọng?

Những kẻ sát nhân cố gắng hòa hợp với mọi người bởi họ thuộc dạng người có thể thích nghi rất tốt với sự vận động của cuộc sống trong khi vẫn âm thầm gây tội ác mà không hề để lộ sở hở nào. Nói một cách khác, chúng không biểu lộ sự rối loạn một cách rõ ràng, và khi chúng, những kẻ "lầm đường lạc lối", dưới lớp vỏ bọc đạo đức có thể che giấu mọi chuyện trong sự ôn hòa giả tạo mỗi ngày. Trong số những đặc tính nguy hiểm nhất của họ đó là sự vô tâm đến nhẫn tâm đối với quyền và lợi ích của người khác và xu hướng vi phạm các chuẩn mực xã hội. Họ có thể dụ dỗ và lôi kéo những người khác vì mục đích riêng của bản thân, lừa gạt mà không cần quan tâm đến cảm nhận của bất kì ai. Thực tế đã cho thấy, chúng không nghĩ rằng những người xung quanh chúng là con người.


Theo kết quả điều tra cho thấy rằng đa số những kẻ sát nhân đều có dấu hiệu của hội chứng rối loạn nhân cách, tức là chúng đề cao giá trị bản thân, bốc đồng, nhẫn tâm và có xu hướng đổ lỗi cho người khác để làm chính mình như thể là một nạn nhân. Những cuộc thí nghiệm về nội soi cắt lớp não bộ đã chỉ ra rằng chúng không thể kiểm soát toàn bộ những cảm xúc trong các tình huống cũng như là việc cảm thông, quan tâm hoặc cảnh giác, họ có xu hướng tìm kiếm cảm giác kích thích, hưng phấn. Hành vi phạm tội của chúng thường tàn bạo hơn so với những loại tội phạm khác, hung hăng hơn và đa dạng hơn. Một tỉ lệ cao cho thấy người phạm tội tái phạm. Chúng cương quyết từ chối điều trị và không chịu đựng được nỗi thất vọng. Không quan tâm người mà chúng gây tổn hại là ai, không cần biết vấn đề gì xảy ra khi chúng đạt được mục đích cho bản thân -tiền, trung tâm của mọi sự chú ý, cảm giác hồi hộp, báo thù, thõa mãn các vấn đề sinh lý và với những thi thể. Chúng tìm nạn nhân một cách dễ dàng bởi vì chúng rất giỏi trong việc giao tiếp, có sức hút và khả năng lợi dụng người khác. Trong khi đó, các nạn nhân thường cả tin, không có sự nghi ngờ và rất ngây thơ. Chúng không lo lắng về hậu quả sẽ xảy ra trong tương lai.Vì vậy, với những kẻ sát nhân đang trà trộn vào giữa mọi người, vào những ngôi nhà và trong mỗi gia đình, chúng có thể đi nhà thờ (mặc dù không có cuộc đấu tranh nào trong nội tâm) và thậm chí được đánh giá là người hàng xóm tốt bụng. Chúng biết cách cư xử để tránh sự nghi ngờ hoặc phát hiện. Nhưng chúng luôn tìm kiếm những cơ hội-chọn một công việc ổn định, để mà có cơ hội gặp những nạn nhân tiềm năng, ví dụ- khi đến thời điểm thích hợp, chúng không ngần ngại khai thác họ ngay lập tức. Chúng ta muốn phát hiện ra chúng song chúng lại thường phát hiện ra chúng ta trước tiên. Sự đề phòng tốt nhất đó chính là nhận ra mối nguy hiểm tồn tại giữa chúng ta và chúng, bỏ qua sự cả tin, biết được những kĩ xảo lừa dối của chúng và phải từ chối chúng ngay. Vậy làm thế nào để có thể nâng cao khả năng phân biệt người thường với một con quái vật?

Robert J. Homant, một nhà tâm lý học hình sự có nhiều kinh nghiệm với tội phạm xâm hại tình dục và Daniel B. Kennedy, nhà tội phạm học chuyên giải quyết các vụ án của cảnh sát, đã xem xét các tài liệu về sát nhân hàng loạt và tập trung vào những tên sát nhân xâm hại tình dục tàn bạo hàng loạt. Sau khi nghiên cứu một vài phương thức phân loại dựa trên động cơ gây án được đề xuất bởi các chuyên gia, họ đã tổng kết lại thành ba kiểu mẫu với những quyền hạn hợp lý:

1. Kiểu kiểm soát chấn thương tâm lí (Eric Hickey) một vài sự kiện chấn động xảy ra trong quá trình phát triển của một người, và người này trở nên dễ bị kích động và có khuynh hướng sinh lý là phản ứng lo lắng, giận dữ, ngượng ngập và ngờ vực; cá nhân này đổ lỗi cho các nguyên nhân khách quan và phản ứng dữ dội để lấy lại trạng thái cân bằng hoặc lòng tin ở bản thân.

2. Kiểu có động cơ (Robert Ressler, Ann Burgess, John Douglas) – việc hình thành một kẻ sát nhân hàng loạt là hậu quả của sự tương tác giữa năm yếu tố định hình nhân cách. Đó là: môi trường xã hội không hiệu quả; những khủng hoảng thời thơ ấu; trốn tránh thực tại bằng những mộng tưởng; những thất bại cá nhân; và các đặc điểm tiêu cực, hay các hành vi được củng cố bởi hệ thống tín ngưỡng, giúp hợp lý hóa và tự bào chữa cho ham muốn thống trị và điều khiển của cá nhân đó.

3. Ham muốn giết người do lệch lạc tình dục (Bruce Arrigo, C. E. Purcell) – hành vi là kết quả của một căn bệnh, khi những phản ứng hóa sinh của thần kinh gặp trục trặc trong việc lan truyền và phối hợp những thôi thúc tình dục mạnh mẽ.

Cũng có một ý kiến khác bổ sung cho những kiểu mẫu trên đến từ Al Carlisle, nhà tâm lý học đã từng làm việc với các tù nhân tại nhà tù tiểu bang Utah. Ông mô tả những tên sát nhân hàng loạt như một tâm hồn riêng lẽ, hoặc một bản ngã được phân chia của một cá nhân. Những kẻ này cố tình thể hiện công khai là một nhân vật tốt, trong khi đó ở bên trong chúng lại nuôi dưỡng một khía cạnh đen tối hơn giúp tạo nên thế giới mộng tưởng tự do tàn sát của riêng chúng. Bởi vì chúng có những ký ức đau thương vì bị ngược đãi thời thơ ấu, sự chán chường, hay nỗi thất vọng vì bị bắt nạt hay những việc tương tự, chúng đã học được cách sử dụng trí tưởng tượng để trốn tránh thực tại, tự xoa dịu bản thân và thậm chí là phát triển một nhân dạng thay thế quyền lực hơn hoặc có thân phận tuyệt vời hơn. Những ảo tưởng này có thể trở nên mãnh liệt và đòi hỏi sự giải thoát, chính những tình huống thực tế có các nét tương đồng với ảo tưởng trước đó có thể thúc đẩy những mộng tưởng này biểu hiện ra bên ngoài. Ví dụ, Jerome Brudos, thường xuyên bị mẹ mình nạt nộ, có thể cảm thấy thỏa mãn với những ảo tưởng tình dục về giày và đồ lót của người phụ nữ trẻ đến nhà hắn bán bách khoa toàn thư. Khi gia đình Brudos đều đi vắng, hắn đã có được cô gái cho riêng mình; và đó dường như là cơ hội hoàn hảo để hắn thực sự thực hiện những điều bản thân đã ấp ủ từ lâu. Hắn giết cô gái, cắt bỏ chân cô ấy để giữ trong ngăn đông (dùng cho mục đích chụp ảnh và thử giày), và hắn nhận ra rằng mình không chỉ thích thú với trải nghiệm này mà còn muốn lặp lại nó lần nữa. Trong thế giới ảo tưởng, việc biểu hiện những ham muốn, những khao khát, những nguyện vọng không thể kiềm chế ấy dần trở thành một phần ngang bằng với phần nhân cách tốt; do đó những tên sát nhân thường tồn tại hai phần nhân cách cân bằng nhưng đối lập nhau. Khi cuộc sống bình thường trở nên không còn thú vị nữa hoặc có nhiều thất bại, trở nên đầy thất vọng, thế giới ảo tưởng lại càng trở nên hấp dẫn hơn. Cuối cùng, khía cạnh tàn bạo trở nên mạnh mẽ hơn qua những cơ hội cũng như những quá trình lặp đi lặp lại mộng tưởng tinh thần, và những ảo tưởng không giới hạn đó phát triển thành một thói quen không thể dập tắt. Tuy vậy, Carlisle thừa nhận rằng " quá trình bệnh lý dẫn đến sự phát triển của những thèm muốn ám ảnh (và rất có thể là cơn nghiện) giết người vẫn là một trong những bí ẩn tâm lý phức tạp nhất chưa được giải đáp".


Khi những tên sát nhân trốn thoát khỏi những hành động giết người này, chúng học được cách tốt nhất để đánh lạc hưởng người khác khỏi những bí mật của chúng và tận hưởng việc không phải nhận trách nhiệm về những tội ác đã gây ra. Chúng đặt ra những khuynh hướng giá trị khác nhau cho những hệ thống xã hội tương ứng và nhờ đó có thể nói chuyện một cách thuyết phục về tụ điểm được xã hội chấp nhận đúng sai, nhưng không e ngại về những hành vi đáng lên án của chúng. Cuộc sống bí mật này dần đen tối và lầm lạc hơn, vì những đạo lý bào chữa cho góc khuất này đều là những lời ngụy biện từ chính kẻ sát nhân chứ không phải từ những luân thường đạo lý mà chúng vốn được dạy dỗ để trưởng thành và hòa hợp với mọi người. Chúng có thể cảm thấy thỏa mãn về tội ác của chúng trong khi vẫn lên án những điều tương tự ở người khác, có thể là chỉ trích việc li hôn, lối sống phóng khoáng của giới trẻ, hoặc là tệ nạn mại dâm (như Gacy từng làm). Chúng cũng có thể thực hiện hoạt động ở mức độ cao trong cuộc sống bình thường trong khi tìm kiếm nạn nhân, bởi việc tàn sát giúp chúng đạt được những điều chúng nghĩ là cần thiết cho bản thân.

Carlisle đề xuất rằng khả năng lặp lại việc giết người và phân hóa bản thân xảy ra trong quá trình phát triển từ ba quy trình cơ bản sau:

1. Ảo tưởng – chủ thể tưởng tượng ra những viễn cảnh để tiêu khiển hoặc để tự an ủi bản thân

2. Phân ly – chủ thể tránh những kí ức và cảm xúc khó chịu

3. Chia nhỏ nhân cách – chủ thể chuyển những hình ảnh và ý tưởng khác nhau đến những hệ thống thần kinh chuyên biệt và vạch ra ranh giới giữa chúng.

Mơ mộng quá nhiều, như những đứa trẻ cô đơn, rụt rè hoặc dễ hoảng sợ thường hay làm, có thể đặt nền móng cho con người sau này chúng sẽ trở thành và cách mà chúng hành động. Một số đặc tính hay thay đổi như thái độ thù địch, thách thức, giận dữ và nhu cầu được cảm thấy đặc biệt có thể hình thành và được củng cố trong thế giới tưởng tượng. Cá nhân cũng có thể đạt được sự thảo mãn về tình cảm và tình dục bằng hình ảnh, những cảm giác và hành động – mà chúng biết sẽ không được ủng hộ – được chúng chôn vào những ngăn chứa bí mật để nhấm nháp và củng cố khi chúng một mình. Ảo tưởng cũng xây dựng sự thèm muốn được trải nghiệm thực tế. Có khi những vật chúng tôn sùng như là quần áo lót hoặc búp bê có thể giúp nâng cao trải nghiệm, nhưng đến cuối cùng, ngay cả khi trí tưởng tượng có ảnh hưởng tâm lý để tạo ra một danh tính bí mật thì cũng không đủ để thỏa mãn chúng. Tuy nhiên, sự ham muốn này phải luôn được giữ kín trong hầu hết các trường hợp. Như Ted Bundy đã từng mô tả, lâu đài ảo tưởng cá nhân hoàn toàn tách rời và được kiểm soát để không thể trở thành một phần của nhân cách ngoài xã hội.


Chính những nỗ lực giữ những mộng tưởng riêng biệt đã hình thành nên những ranh giới rõ ràng cho những ảo tưởng ấy. Nhưng khi những mộng tưởng này càng bị đè nén, chúng sẽ càng trở nên mạnh mẽ, đặc biệt đối với nhân cách bình thường của chủ thể có ít sức mạnh hay tính toàn vẹn của bản ngã. Mọi chuyện trở nên dễ dàng để làm cho ảo tưởngbận rộn hơn, và khi chúng trở thành hành động thực, tức là ranh giới đã bị phá vỡ, đó sẽ là cây cầu kết nối giữa tưởng tượng vào cuộc sống thực tế. Trí óc của chúng mới thể hiện bản chất thật sự con người chúng chứ không phải là nhân dạng giả bên ngoài mà mọi người vốn biết. Giờ khi ảo tưởng và hành động đã hợp nhất với nhân dạng, đặc biệt khi việc hiện thực hóa ảo tưởng giúp chúng cảm thấy thỏa mãn và quyền lực hơn; bất kì thái độ ăn năn, chán ghét bản thân hoặc tội lỗi sẽ được đưa vào một ngăn thần kinh và niêm phong lại. Kẻ sát nhân không thể để những cảm xúc cấm kỵ can thiệp vào hành trình lặp lại những trải nghiệm khát máu ấy, để có thể tự mình đạt được những tầm cao mới một cách hoàn hảo và chuyên nghiệp lần nữa. Khi không còn những kiềm chế, cuộc đi săn lại bắt đầu. Khi nhu cầu này có xu hướng trở nên ép buộc tổng thể, như xu hướng leo thang trong hành động (tàn ác hơn, hoặc những biến cố xảy ra thường xuyên hơn), kẻ sát nhân có thể bị nhấn chìm và suy yếu về sinh lý, dẫn đến hậu quả không hoàn trả được, những bất cẩn và sai lầm. Khi đến thời điểm, kẻ sát nhân sẽ kết thúc bằng việc tự giao nộp mình, và những kẻ tự thú rằng chúng bị kiểm soát bởi phần con người muốn tàn sát bên trong chúng. Cho dù thế, những người thân cận nhất với chúng cũng không nhìn thấu được.

Quan sát dưới cách nhìn chính xác

Lionel Dahmer, cha của Jeffrey Dahmer, đã viết một cuốn sách sau khi chứng kiến phiên tòa xét xử con trai ông vào năm 1992 về hành vi giết hại 17 người đàn ông và nhận ra cách thức ông từng lý giải cho những hành vi của Jeff là quá đỗi ngây thơ và bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ hãi cá nhân. Ông bị ám ảnh với việc con của 17 người cha khác đã bị hành xử dã man bởi đứa con trai của mình. Đó cũng là lý do mà ông viết một tập hồi kí "Câu chuyện của người cha" để tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, những cố gắng của ông để thấu hiểu thế giới đang bị đóng kín của Jeff về việc giết và ăn thịt người không phải là vấn đề ở đây: những gì chúng ta quan tâm là cách ông đã thất bại trong việc nhìn ra những chứng cứ quá rõ ràng, khi được hồi tưởng lại.

Lionel, người thường xuyên ở trong căn hộ của con trai mình, đã vô cùng kinh ngạc khi cảnh sát tìm ra những bức ảnh Paraloid về các thi thể nam bị phanh thây, bộ phận sinh dục bị ngâm trong dung dịch, một bộ xương hoàn chỉnh treo trong tủ quần áo, những cái đầu trong tủ lạnh, những thùng chứa đầy bộ phận người đang trogn quá trình phân hủy. Ông nhớ lại đã hỏi Jeff về lý do mua tủ lạnh và đã chấp nhận câu trả lời hết sức hợp lý rằng nó sẽ giúp tiết kiệm tiền. Nhưng mục đích thực sự của Jeff là để làm đông lạnh các phần cơ thể của nạn nhân. Liệu có ai sẽ nghi ngờ câu trả lời hợp lý như thế cho việc mua một món đồ vật thông dụng trong nhà. Đó là một phần của vấn đề: kẻ sát nhân thực hiện hành vi phạm tội của chúng theo những hành động mà người bình thường sử dụng nhằm đáp ứng cho mục đích thông thường.

Lionel đã phạm sai lầm rất nhiều lần. Ông thừa nhận đã không sớm nhận biết được việc con trai mình đang lạm dụng thuốc (mặc dù vợ ông đã từng bắt gặp hắn đang say và ngất đi), ông để ý thấy con trai mình thường hay đờ đẫn- kèm theo như thể đang không suy nghĩ, mất tập trung. Lionel thắc mắc liệu con trai ông vốn sinh ra đã như vậy hay hắn đã mất mát hoặc tiếp thu điều gì đó mà lại đưa hắn tới khuynh hướng phạm tội kinh khủng như trên. Khi Lionel biết được sự thật kinh hoàng về con trai mình, ông đã lý giải lại được một số sự việc.

Jeff không hứng thú với phụ nữ và chưa từng hẹn hò, nhưng Lionel lại coi điều đó là biểu hiện của sự xấu hổ, không phải là đồng tính luyến ái. Jeff đổ chất lỏng đầy vào những cái chai trong tủ sau khi đã làm cạn nó, nhưng Lionel không xác nhận điều này như một dấu hiệu của một vấn đề sâu xa. Jeff có một con ma nơ canh giống như thật trong tủ quần áo và Lionel cho phép điều đó và xem một trò đùa mang tính bốc đồng, như cách gọi chai Magnum 357 dưới gầm giường là "khẩu súng lục mục tiêu". Vợ Lionel, mẹ kế Jeff, nghĩ sự hiện diện của nó ám chỉ điều gì đó không bình thường với hắn nhưng Lionel đáp lại sự lo lắng của bà bằng gợi ý lựa chọn công việc cho con trai: nếu điều gì đó không phải, một công việc sẽ làm nó đúng. Lionel đã không biết tại sao, khi nghe chi tiết trong phiên tòa, ông đã không nhận ra Jeff bị ám ảnh với động vật chết, và từng thậm chí cắm đầu một con chó lên một cái que. Jeff đã giấu nấm mồ của con chó cho chắc chắn, nhưng chắc hẳn vẫn phải còn để lại một vài dấu vết: một mùi hương, một cọng lông trên quần áo của anh ta. Dù vậy, ai có thể kết luận đó chỉ là một mùi hương ghê tởm mà một đứa trẻ đang thu thập từ những cái chết cho nghĩa trang riêng của hắn. Hoặc thậm chí nếu họ biết được, liệu ai có thể tin rằng đó là một phần của sự ảo tưởng về tình dục chứ không phải là sự tò mò của một chàng thanh niên mới lớn.

Nhưng từ những dấu hiệu làm cho Lionel để ý đến hành vi của Jeff khi nghĩ về cuộc đời của con trai mình, dường như trước đó ông đã không tìm ra cách để nhận thấy. Ví dụ như khi Jeff sống ở nhà bà nội, bà đã gọi cho Lionel kể về mùi thối kinh khủng và Jeff nói đó xuất phát từ một cái hộp mèo. Khi phải giải trình với cha, Jeff nhanh chóng nói dối rằng hắn thích thực hiện thí nghiệm hóa học trên các bộ phận của con gà mua từ cửa hàng tạp hóa và một con gấu trúc chết hắn tìm thấy trên đường. Lionel tìm kiếm khắp nhà nhưng không thấy thứ gì bất thường trừ chất lỏng gần thùng rác mà ông nghĩ đó chỉ là nước thịt thông thường (Ai có thể tưởng tượng đó là chất dịch sinh học tiết ra từ cơ thể của một nạn nhân bị phanh thây?) "...Tôi cho phép bản thân mình tin tưởng vào Jeff," Lionel ngậm ngùi, "chấp nhận mọi câu trả lời từ nó mặc cho có nhiều sự vô lý đến đâu...Hơn bất cứ điều gì, tôi cho phép bản thân tin tưởng rằng có một giới hạn ở Jeff mà nó sẽ không thể nào vượt qua...Cuộc sống của tôi trở thành một bài tập được thực hiện trong sự trốn tránh và phản đối.

Khi Jeff đã được tại ngoại trong một vụ án về lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên (Lionel tin vào lời nói dối của Jeff rằng hắn không biết chàng trai kia chỉ là một đứa bé và hắn chỉ ngẫu nhiên đụng chạm cậu bé, đó là một tai nạn), hắn ta trở về nhà bà nội mình. Lionel đến để giúp hắn trong phiên tòa xét xử và ông tình cờ tìm thấy một cái hộp vuông bị niêm phong. Ông đã hỏi có cái gì ở trong đó, nhưng Jeff khăng khăng không chịu mở hộp. Họ có một cuộc tranh luận dữ dội và cuối cùng Lionel đã thỏa hiệp, Jeff nói sẽ chỉ cho ông xem vào ngày sau đó. Khi chiếc hộp được mở ra, bên trong chứa những tạp chí đồi trụy. Lionel cảm thấy hài lòng khi nghĩ Jeff chỉ đang xấu hổ mà thôi. Sau này ông đã biết được nếu lúc đó việc ông mở cái hộp đó là việc mà đáng lẽ ra ông cần phải làm, ông sẽ có thể tìm thấy cái đầu của một trong những nạn nhân của Jeff.


Những sự phản đối của ông là có thể hiểu được. Cha mẹ, vợ chồng, và những đối tượng thân thiết khác thường tìm kiếm lời giải thích tốt nhất có thể cho những hành vi mà người họ yêu đã thực hiện. Đó là cách những người họ yêu quý đã không bị phát hiện khi ngoại tình hay ăn trộm tiền trong ví mẹ. Đó là lý do tại sao trẻ con thường không bị đưa đến các nhà tư vấn ngay vào thời điểm có sự khác lạ, bởi vì các bậc phụ huynh hi vọng chính họ sẽ là người giải quyết những sự khác lạ đó bằng cách riêng của mình. Trên thực tế, vào cái ngày Lionel Dahmer nhận ra con trai là một kẻ dối trá, nghiện rượu, thích phô trương, trộm cướp và là một kẻ lạm dụng tình dục trẻ em, ông đã nghĩ: " thậm chí tất cả những hành vi kỳ cục và ghê tởm đó có thể như một giai đoạn và một ngày nào đó sẽ qua đi". Ông so sánh hành vi của mình với việc tạo ra một chiếc buồng cách âm trong đó ông vẽ những tấm rèm cửa, ngăn cho ông khỏi nhìn thấy hay nghe thấy việc con trai ông đã thực hiện. Rất nhiều người có sự gần gũi với nhữngcác kẻ giết người hàng loạt cũng từng có các hành động tương tự vậy. Nhưng chúng ta cũng phải công nhận những kẻ giết người hàng loạt ấy là những kẻ có khả năng che giấu bí mật rất giỏi và hkỹ năng diễn xuất của họ thực sự quá hoàn hảo.

Các chuyên gia tin rằng tất cả những kẻ giết người hàng loạt đều bị thúc đẩy bởi cùng một thứ; một số nói để có được danh tiếng, một số khác tin có thể giảm mức chịu sự kiểm soát của vấn đề nào đó, và một số thậm chí phát biểu những kẻ giết người hàng loạt này không có động cơ gì cả. Nhưng không ai có thể nói rằng Javed Iqbal, kẻ đã giết hàng trăm đứa bé trai vì mục đích trả thù, tiến hành cùng phương thức tâm lý như Melvin Rees, là kẻ thèm khát kinh nghiệm trí tuệ ; Ted Bundy, kẻ muốn sở hữu nạn nhân của mình; Dennis Nilsen, kẻ tìm kiếm các xác chết làm bạn đồng hành; Herbert Mullin, kẻ hi vọng cứu California; hay Jane Toppan , kẻ thèm khát trải nghiệm cảm giác chết. Phải, tất cả các động cơ này đều là về sự kiểm soát, nhưng không, chúng không giống nhau. Đã đến lúc từ bỏ những suy nghĩ quá mức đơn giản về nguyên nhân và động cơ phạm tội.

Thực tế, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy hội chứng rối loạn lo âu có liên quan đến lý thuyết về sự phát triển của xu hướng bạo lực, mặc dù không ai tạo ra sự liên kết giữa chúng. Susan Mineka và Richard Zinbarg đã ứng dụng lý thuyết hiện thời vào các thông tin đã có của chứng rối loạn lo âu, tận dụng các tư liệu lịch sử về các vụ án. Kết luận của họ là các dấu hiệu dự báo, các ngữ cảnh, và những sự tổn thương đặc biệt về tính khí phần nào tác động đến các kinh nghiệm đầu đời từ đó ảnh hưởng xuyên suốt cuộc đời, như là phản ứng tạm thời hoặc rối loạn kinh niên.

Khi ý tưởng này được áp dụng vào một người có sự phát triển cuồng loạn về việc giết người vượt qua nỗi e dè, ví dụ ta có thể thấy làm cách nào mà ai đó với tính khí hoặc thường phản ứng nổi nóng và trở nên bạo lực từ việc bị bạo hành, trong khi người anh em của hắn lại không như thế dù cùng trải qua sự bạo hành tương tự nhưng xử lý tình huống một cách khác biệt. Có lẽ anh ta có mối quan hệ tốt hơn với mẹ, hoặc có thể chuyển đổi từ việc không thỏa mãn sang cách đọc sách, chơi thể thao, hoặc anh ta đơn giản không xem việc lạm dụng người khác để thõa mãn cá nhân. Có lẽ anh ta không nhạy cảm hoặc anh ta nghĩ mình xứng đáng bị như thế. Dù vì bất cứ lí do gì, rõ ràng là những người khác nhau trong những tình huống giống nhau có thể phát triển cách phản ứng dài hoặc ngắn hạn khác nhau. Thật vậy, những người tin chắc sẽ trở nên bạo lực hơn người khác có lẽ là những người từ chối bị bạo lực trong khi người khác dễ chịu đựng nó. Nói cách khác, việc Mineka và Zinbarg đã nghiên cứu về chứng rối loạn lo âu, có lẽ giúp chúng ta tìm ra cách để đánh giá khả năng phát triển trở thành một kẻ giết người hàng loạt từ giai đoạn đầu đời của hắn, cách đối phó với vấn đề và tính khí đặc biệt đó, hơn là từ những công thức vốn đã thất bại trong việc giải thích các nhân tố kỳ cục của con người.

Nói tóm lại, những kẻ giết người hàng loạt phát triển từ bên trong các tình huống mang tính cá nhân của họ, và nếu chúng ta hi vọng hiểu điều đó, và thậm chí một ngày nào đó có lẽ xác định được một tên giết người hàng loạt vừa mới định hình, một phương thức phân tích vụ án được thực hiện bao gồm trong đó là cuộc sống thời thơ ấu, tâm lý, ảnh hưởng xã hội, việc thừa kế từ gia đình, trí tưởng tượng, niềm cảm hứng, sự e dè, cơ chế đối phó, và các chiến lược được thực hiện ở các vụ việc tiếp theo của họ. Trong khi họ không phải ai cũng giống nhau, chúng ta có thể tìm hiểu làm thế nào chúng trở nên nguy hiểm để từ đó có cách bảo vệ chúng ta và định hướng lại nguyên nhân khiến cho trẻ em có hành vi chống đối xã hội.



Cre: ver1.tamlyhoctoipham.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
562,892
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 46: C46: 46. Mức Độ Nhận Thức Của Con Người


ững cách mà những mức độ khác nhau của ý thức con người bộc lộ chúng là sâu sắc; những ảnh hưởng của chúng vừa rõ ràng vừa tinh tế. Tất cả những mức độ ý thức thấp hơn 200 thì có tính phá hoại cuộc sống ở cả khía cạnh cá nhân và xã hội; tất cả những mức độ ý thức trên 200 là những sự bộc lộ của sức mạnh có tính xây dựng.

Mức năng lượng 20: Xấu hổ

Ở mức xấu hổ, chúng ta ước là mình vô hình.

Những kinh nghiệm đầu đời dẫn đến Xấu hổ – như bị lạm dụng tình dục – làm lệch lạc nhân cách suốt một cuộc đời, trừ khi những vấn đề đó được giải quyết bởi trị liệu tâm lý. Freud cho rằng Xấu hổ tạo ra chứng loạn thần. Nó hủy hoại sức khỏe tình cảm và tâm lý, làm cho một người có xu hướng mắc những bệnh về phát triển thể chất.

Xấu hổ được sử dụng như một công cụ của tội ác. Những đứa trẻ xấu hổ tàn bạo với động vật và với người khác. Hành vi của những người có ý thức ở mức 20 là nguy hiểm. Họ dễ bị những chứng ảo giác, hoang tưởng. Một số người trở nên loạn thần và phạm những tội ác kì quái.

Mức năng lượng 30: Tội lỗi

Sự tội lỗi thường được dùng phổ biến trong xã hội chúng ta để kiểm soát và trừng phạt.

Bị thống trị bởi Tội lỗi đem lại kết quả là một sự ám ảnh về "tội lỗi", một thái độ cảm xúc không tha thứ thường được lợi dụng bởi những kẻ mị dân tôn giáo sử dụng nó để áp bức và kiểm soát. Những kẻ buôn bán "tội lỗi và sự bảo vệ", bị ám ảnh với hình phạt, có khả năng hành động theo sự Tội lỗi của họ hoặc phóng chiếu sự Tội lỗi sang người khác.

Mức năng lượng 50: Thờ ơ, vô cảm

Mức năng lượng này được đặc trưng bởi sự nghèo khổ, thất vọng và tuyệt vọng. Thế giới và tương lai trông thật ảm đạm. Sự vô cảm là một trạng thái của sự bất lực; những nạn nhân của nó không chỉ thiếu những nguồn lực mà còn thiếu cả năng lượng để giúp cho bản thân họ tiếp cận với những nguồn lực có sẵn. Trừ khi nguồn năng lượng bên ngoài được cung cấp bởi những người chăm sóc, cái chết thông qua sự tự tử thụ động có thể là kết quả của sự vô cảm.

Mức năng lượng 75: Đau buồn

Đây là mức độ của sự buồn rầu, mất mát và chán nản. Hầu hết chúng ta từng trải nghiệm mức năng lượng này vào những khoảng thời gian nào đó, nhưng những người vẫn duy trì ở mức năng lượng này sống một cuộc đời của sự hối tiếc và trầm cảm liên miên. Đây là mức năng lượng của sự đau buồn, sự tổn thất và hối hận về quá khứ; nó cũng là mức độ của những người thường xuyên thất bại và những người đánh bạc mãn tính chấp nhận sự thất bại như một phần của lối sống của họ, thường đem đến những kết quả là mất việc làm, bạn bè, gia đình và cơ hội cũng như tiền bạc và sức khỏe.

Những mất mát lớn những năm đầu đời làm cho một người dễ bị tổn thương đến nỗi chấp nhận thụ động sự đau buồn về sau này, như thể nỗi buồn là cái giá của cuộc sống. Trong tình trạng đau buồn, một người nhìn thấy nỗi buồn khắp mọi nơi – ở những đứa trẻ, ở bản thân cuộc đời. Một phần của triệu chứng của đau buồn là quan điểm về sự không thể thay thế được của những thứ đã bị mất. Có một sự khái quát hóa từ sự cụ thể đến nỗi mất 1 người yêu được đánh đồng với mất luôn tình yêu. Ở mức độ này, những mất mát tình cảm đó có thể kích hoạt sự trầm cảm nghiêm trọng hoặc cái chết.

Dù Đau buồn là nghĩa địa của cuộc sống thì nó vẫn có nhiều năng lượng hơn Vô cảm. Do đó, khi một thân chủ vô cảm, bị sang chấn tâm lý bắt đầu khóc, chúng ta biết rằng họ đang trở nên tốt hơn. Một khi họ bắt đầu khóc, họ sẽ ăn uống trở lại.

Mức năng lượng 100: Sợ hãi

Ở mức năng lượng 100, con người có nhiều năng lượng sống hơn. Sợ nguy hiểm là lành mạnh. Sợ hãi điều khiển nhiều thứ trong thế giới, khuyến khích hoạt động liên tục. Sợ kẻ thù, sợ tuổi già, sợ cái chết, sợ bị từ chối và nhiều nỗi sợ xã hội khác là động lực thúc đẩy cơ bản trong cuộc sống của hầu hết mọi người.

Từ quan điểm của mức độ năng lượng này, thế giới trông thật nguy hiểm, đầy cạm bẫy và đe dọa.


Một khi sợ hãi là sự tập trung của một người, những sự kiện gây lo lắng không ngớt về thế giới nuôi dưỡng nỗi sợ. Sự sợ hãi trở thành nỗi ám ảnh và có thể có bất kì hình thức nào – sợ mất một mối quan hệ dẫn đến ghen tuông và mức độ stress cao.

Nỗi sợ hạn chế sự phát triển của nhân cách và dẫn đến sự kìm hãm.

Mức năng lượng 125: Khao khát, ham muốn

Mức này thậm chí có nhiều năng lượng hơn: sự khao khát thúc đẩy nhiều lĩnh vực hoạt động của con người, bao gồm kinh tế. Khao khát thúc đẩy chúng ta nỗ lực rất lớn để đạt được những mục tiêu hoặc phần thưởng. Khao khát tiền, danh tiếng hoặc quyền lực điều khiển cuộc sống của nhiều người đã vượt lên trên sự sợ hãi như là yếu tố chiếm ưu thế.

Khao khát cũng là mức độ của nghiện ngập, ở đó nó trở thành một sự thèm muốn còn quan trọng hơn bản thân cuộc sống. Nạn nhân của Khao khát có thể thực sự không ý thức được cơ sở nào của những động cơ của anh ấy.

Khao khát có liên quan đến sự tích lũy và lòng tham. Nhưng khao khát là không thể thỏa mãn được, do đó sự thỏa mãn ở một lĩnh vực này bị thay thế bởi sự khao khát về một điều gì khác chưa được thỏa mãn.

Sự khao khát rõ ràng là có một năng lượng cao hơn nhiều so với Vô cảm hoặc Đau buồn, vì để "lấy" được điều gì đó thì bạn trước tiên phải có năng lượng để "muốn". TV có một ảnh hưởng lớn lên nhiều người, đẩy những mong muốn và khao khát của họ đến mức độ họ muốn thoát ra khỏi Vô cảm và bắt đầu tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.

Mức năng lượng 150: Tức giận

Dù tức giận có thể dẫn đến hành động giết người và chiến tranh, thì sự Tức giận có thể dẫn đến hành động có tính xây dựng hoặc hủy hoại. Khi con người bước ra khỏi Vô cảm và Đau buổn để vượt qua Sợ hãi như một cách sống, họ bắt đầu muốn; Khao khát dẫn đến sự thất vọng, đến lượt nó dẫn đến Tức giận. Do đó, Tức giận có thể là một phương tiện mà người bị áp bức đạt được tự do.Tức giận trước những bất công xã hội, sự bất bình đẳng tạo ra những phong trào lớn dẫn đến những thay đổi chính trong cấu trúc xã hội.

Nhưng sự Tức giận bộc lộ bản thân nó thường xuyên nhất là ở sự oán giận và trả thù và do đó dễ biến động và nguy hiểm.Tức giận như 1 phong cách sống được minh họa bởi những người dễ cáu, quá nhạy cảm trước sự xem thường, những người hay cãi nhau, hay gây gổ, tranh chấp.

Vì sự Tức giận bắt nguồn từ mong muốn bị làm thất vọng, nó dựa trên mức năng lượng ở dưới nó (Khao khát). Sự thất vọng là kết quả của việc phóng đại tầm quan trọng của khao khát. Người tức giận có thể nổi cơn thịnh nộ, giống như một đứa trẻ thất vọng. Sự tức giận dễ dàng dẫn đến sự căm ghét, có một ảnh hưởng ăn mòn lên tất cả lĩnh vực của cuộc sống của một người.

Mức năng lượng 175: Sự kiêu hãnh

Con người cảm thấy tích cực khi họ đạt đến mức này. Nhưng vấn đề là, sự Kiêu hãnh có tính phòng vệ và dễ bị tổn thương vì nó phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài, nếu không có điều kiện bên ngoài thì nó có thể đột ngột trở lại một mức năng lượng thấp hơn. Cái tôi tự mãn dễ bị tổn thương trước sự tấn công. Lòng kiêu hãnh vẫn là yếu đuối.

Sự kiêu hãnh gây chia rẽ và tư tưởng bè phái. Con người thường xuyên chết vì sự kiêu hãnh. Chiến tranh tôn giáo, khủng bố chính trị và lòng cuồng tín là cái giá của sự Kiêu hãnh mà tất cả các xã hội phải trả.

Mặt trái của sự Kiêu hãnh là kiêu ngạo và chối bỏ. Những đặc điểm đó ngăn chặn sự phát triển.

Mức năng lượng 200: Dũng cảm


Ở mức năng lượng 200, sức mạnh lần đầu tiên xuất hiện.

Đây là ranh giới quan trọng phân biệt giữa những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của cuộc sống. Ở mức độ Dũng cảm, một sự đạt được sức mạnh đích thực đã xuất hiện. Đây là vùng của sự khám phá, thành tựu, chịu đựng ngoan cường, và quyết tâm.

Ở những mức độ thấp hơn 200, thế giới bị xem là tuyệt vọng, đau buồn, sợ hãi hoặc đáng thất vọng; nhưng ở mức Dũng cảm, cuộc sống được xem là thú vị, thách thức và kích thích.

Sự dũng cảm ám chỉ sự sẵn sàng thử những điều mới và xử lí với những thay đổi và thách thức của cuộc sống. Ở mức này, một người có thể đương đầu và xử lí hiệu quả trước những cơ hội của cuộc sống. Sự trưởng thành và học tập, giáo dục trở thành những mục tiêu có thể đạt được. Có khả năng đương đầu với những nỗi sợ và phát triển mặc cho những nỗi sợ.

Những người ở mức năng lượng này cho đi nhiều năng lượng vào thế giới như họ đã nhận được; ở những mức độ thấp hơn, đó là những người rút cạn năng lượng từ xã hội mà không đền đáp lại.

Mức độ ý thức chung của loài người giữ ở mức 190 trong nhiều thế kỉ và chỉ nhảy lên mức 207 vào những năm 1990.

Mức năng lượng 250: Trung tính

Năng lượng trở nên rất tích cực khi chúng ta đạt đến mức độ trung tính.

Thái độ này là không đánh giá và không dẫn đến bất kì nhu cầu kiểm soát hành vi của người khác.

Người trung tính đánh giá cao sự tự do.

Mức năng lượng 310: Sẵn sàng.

Đây là mức độ năng lượng rất tích cực có thể được xem như cánh cổng đi đến những mức năng lượng cao hơn. Ví dụ, ở mức độ trung tính, các công việc được hoàn thành đầy đủ nhưng ở mức Sẵn sàng, công việc được thực hiện tốt và thành công.

Sự sẵn sàng ám chỉ một người đã vượt qua sự chống đối nội tâm đối với cuộc sống và cam kết tham gia vào cuộc sống. Dưới mức năng lượng 200, con người có xu hướng bảo thủ, như ở mức 310, một sự cởi mở lớn xuất hiện. Ở mức này, con người trở nên nhìn chung là thân thiện và thành công về mặt xã hội và kinh tế dường như theo sau một cách tự động. Người sẵn sàng không gặp rắc rối bởi thất nghiệp; họ sẽ làm bất kì công việc nào khi họ phải làm; hoặc tự tạo ra một nghề nghiệp cho bản thân; họ không cảm thấy hạ mình khi làm những công việc phục vụ hoặc bắt đầu với những công việc ở dưới thấp. Họ có ích cho người khác và đóng góp vào sự tốt đẹp của xã hội. Họ cũng sẵn sàng đối mặt với những vấn đề nội tâm và không có những chướng ngại chính cản trở sự học tập.

Ở mức này, lòng tự trọng là cao và được củng cố bởi những phản hồi tích cực từ xã hội dưới nhiều hình thức như sự ghi nhận, đánh giá cao và phần thưởng. Sẵn sàng là đồng cảm và sẵn sàng đáp lại những nhu cầu của người khác. Người sẵn sàng là người xây dựng và đóng góp cho xã hội. Với khả năng phục hồi từ nghịch cảnh và học hỏi từ kinh nghiệm, họ có xu hướng trở nên tự sửa chữa. Đã từ bỏ sự kiêu hãnh, họ sẵn sàng nhìn vào những thiếu sót của họ và học hỏi từ người khác. Ở mức sẵn sàng con người trở thành những sinh viên ưu tú. Họ dễ dàng được huấn luyện, đào tạo và đại diện cho một nguồn sức mạnh đáng kể cho xã hội.

Mức năng lượng 350: Chấp nhận

Tất cả những người có mức năng lượng thấp hơn 200 có xu hướng bất lực và xem bản thân họ như những nạn nhân của cuộc đời. Điều này bắt nguồn từ một niềm tin cho rằng hạnh phúc của một người hoặc nguyên nhân của những vấn đề rắc rối của một người là "ở ngoài kia".


Ở mức Chấp nhận, con người nhận ra nguồn gốc của hạnh phúc nằm ở bên trong 1 người.

Mức độ này không nên bị nhầm lẫn với tính thụ động – một triệu chứng của Vô cảm. Chấp nhận cho phép con người dấn thân vào cuộc sống mà không cố gắng làm cuộc sống phù hợp với bản thân. Có sự bình tâm với Chấp nhận. Một người bây giờ nhìn sự việc mà không xuyên tạc, bóp méo hoặc diễn giải sai; bối cảnh của kinh nghiệm được mở rộng đến nỗi một người có khả năng nhìn thấy bức tranh tổng thể. Sự chấp nhận có liên quan với sự cân bằng và thích hợp.

Cá nhân ở mức độ Chấp nhận không quan tâm/hứng thú đến việc quyết định đúng hoặc sai mà thay vào đó quyết định giải quyết vấn đề và tìm ra cách xử lí vấn đề. Những công việc khó khăn không gây khó chịu. Những mục tiêu dài hạn đứng trước những mục tiêu ngắn hạn.

Chúng ta không bị phân cực bởi xung đột và sự đối lập; chúng ta nhận thấy người khác có những quyền tương tự như chúng ta và chúng ta tôn trọng sự bình đẳng.

Mức năng lượng 400: Lý trí

Lý trí là khả năng xử lý khối lượng thông tin to lớn, phức tạp và đưa ra những quyết định nhanh và chính xác và hiểu được sự rắc rối, phức tạp của những mối quan hệ, sự phát triển từng bước và những sự khác biệt nhau.

Đây là mức của khoa học, y học và khả năng khái niệm hóa và sự nhận thức. Kiến thức và giáo dục được xem là trên hết. Sự hiểu biết và thông tin là những công cụ chính của thành tựu, là dấu hiệu xác nhận của mức 400. Đây là mức của những người đoạt giải Nobel. Einstein, Freud và nhiều nhà tư tưởng lớn khác trong lịch sử cũng ở mức này.

Mức năng lượng 500: Tình yêu

Tình yêu được miêu tả trên truyền thông không phải là kiểu tình yêu ở mức này. Những thứ mà thế giới nhìn chung ám chỉ về tình yêu như một tình trạng cảm xúc mãnh liệt, kết hợp với sự thu hút thân thể, sự sở hữu, kiểm soát, nghiện ngập, tư tưởng dâm dục và tính mới lạ. Nó thường mong manh dễ vỡ và dao động, thay đổi và suy yếu với những điều kiện hay thay đổi. Khi gặp thất vọng, cảm xúc này thường tiết lộ một sự tức giận và phụ thuộc ở bên dưới mà nó từng che giấu. Tình yêu có thể chuyển thành căm ghét.

Mức 500 được đặc trưng bởi sự phát triển của một Tình yêu vô điều kiện, không thay đổi và vĩnh cửu. Nó không bị dao động – những nguồn gốc của nó không phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài. Tình yêu là một trạng thái sống. Nó là một cách quan hệ với thế giới có tính tha thứ, nuôi dưỡng và hỗ trợ.

Đây là mức của hạnh phúc đích thực. Nhưng dù thế giới bị mê hoặc bởi Tình yêu, thì điều thú vị cần để ý là chỉ có 0.4% dân số thế giới đạt đến mức độ của sự tiến hóa ý thức này.

Mức năng lượng 540: Niềm vui

Khi Tình yêu trở thành vô điều kiện nhiều hơn, nó bắt đầu được trải nghiệm như Niềm vui nội tại. Đây không phải là niềm vui đột ngột của một sự thoải mái, hài lòng từ những sự kiện. Nó là một cái đi kèm theo với tất cả hoạt động. Niềm vui xuất hiện từ trong mỗi khoảnh khắc sống hơn là từ bất kì nguồn nào khác.

Từ mức 540 là lĩnh vực của những vị thánh và những người chữa lành về tâm linh. Một khả năng kiên nhẫn và kiên trì to lớn của một thái độ tích cực khi đối mặt với nghịch cảnh kéo dài là đặc trưng của mức năng lượng này. Dấu hiệu của mức này là lòng từ bi. Người đạt được mức này có một ảnh hưởng đáng kể đến người khác.

Ý thức về trách nhiệm của một người đối với người khác ở mức độ này có một sự khác biệt về chất so với những mức năng lượng thấp hơn: Có một khao khát sử dụng tình trạng ý thức của một người vì lợi ích của cuộc sống hơn là lợi ích cá nhân. Khả năng yêu nhiều người cùng một lúc đi kèm bởi khám phá rằng một người càng yêu nhiều, người đó càng có thể yêu nhiều hơn.

Những trải nghiệm gần chết cũng thường cho phép con người trải nghiệm mức năng lượng giữa 540 và 600.

Mức năng lượng 600: Bình an

Đây là mức gắn liền với những kinh nghiệm như tính siêu việt, nhận ra bản thân và ý thức Chúa. Nó cực kỳ hiếm, chỉ có 1 trên 10 triệu người đạt được. Khi đạt đến mức này, sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể biến mất.

Một số người trở thành những người giảng dạy về tâm linh; những người khác làm việc thầm lặng, vô danh cho sự tốt đẹp hơn của nhân loại. Một số ít khác trở thành những thiên tài vĩ đại có những đóng góp lớn cho xã hội.


Nhận thức ở mức 600 và trên 600 đôi lúc được thông báo là xuất hiện trong chuyển động chậm, thời gian và không gian ngưng lại, và tất cả thật sống động và rực rỡ.

Mức năng lượng 700-1000: Giác ngộ.

Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa ý thức.

Ở mức này, không còn trải nghiệm của một cái tôi cá nhân tách rời khỏi người khác; mà thay vào đó có một sự đồng nhất hóa của cái tôi với Ý thức và thần thánh.

Ở mức này, không còn sự đồng nhất hóa với thân thể "tôi" và do đó, số phận của nó không còn là mối bận tâm. Cơ thể được xem như một công cụ của ý thức thông qua sự can thiệp của tâm trí.

Sự phân bổ của những mức độ ý thức

Chỉ 4% dân số đạt đến mức độ 500 hoặc cao hơn; chỉ 0.4% đạt mức 540; và mức 600 hoặc hơn thì chỉ đạt được bởi 1 trên 10 triệu người.

Thoạt đầu, những số liệu đó dường như không chắc có thực, nhưng nếu chúng ta xem xét về điều kiện của thế giới, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận thấy dân số thế giới của toàn bộ các lục địa nhỏ đang sống ở mức độ vừa đủ tồn tại. Nạn đói, bệnh tật là phổ biến, thường đi cùng với sự đàn áp chính trị và khan hiếm những nguồn lực xã hội. Nhiều người sống trong tình trạng tuyệt vọng ở mức năng lượng Vô cảm, cam chịu cuộc sống nghèo khổ của họ. Chúng ta cũng phải nhận ra là nhiều người chủ yếu sống trong Sợ hãi; hầu hết mọi người dành cả cuộc đời của họ để tìm kiếm một hình thức của sự an toàn. Đối với những người mà cuộc sống đã vượt qua nhu cầu sinh tồn cấp bách để cho phép họ tự do làm theo ý mình thì trở nên Khao khát, và thành công trong việc đạt được những khao khát dẫn đến Kiêu hãnh.

Bất kì sự thỏa mãn đầy ý nghĩa nào của con người không thể bắt đầu cho đến khi đạt đến mức năng lượng 250, đây là mức mà một số mức độ tự tin bắt đầu xuất hiện như 1 nền tảng cho những trải nghiệm cuộc sống tích cực trong sự tiến hóa của ý thức.

Những tương quan văn hóa

Mức năng lượng dưới 200 là phổ biến nhất ở những điều kiện cực kì thô sơ, nơi mà con người phải lo cho sự sinh tồn tối thiểu. Mù chữ, thất học, tỷ lệ trẻ sơ sinh chết cao, bệnh tật và suy dinh dưỡng là phổ biến. Những kỹ năng là sơ đẳng và xoay quanh việc thu lượm thức ăn và nhiên liệu, phụ thuộc hoàn toàn vào những thay đổi bất thường của môi trường. Đây là mức độ văn hóa thời đồ đá, chỉ cao hơn sự tồn tại của động vật.

Mức năng lượng giữa 200 gắn liền với lao động bán kỹ năng. Trình độ giáo dục cấp 2 bắt đầu.

Mức năng lượng 200 cao được đại diện bởi những lao động có kỹ năng, công nhân cổ xanh...

Ở mức 300, chúng ta thấy những nhà kỹ thuật, nhà chuyên môn, thợ thủ công lành nghề...

Ở mức giữa 300, chúng ta thấy những nhà quản lý cấp cao, những nhà giáo dục..

Mức 400 là mức của sự thức tỉnh trí tuệ, tầng lớp những người chuyên nghiệp, trình độ giáo dục cao hơn, kỹ năng cao hơn, những nhà khoa học. Ngôi nhà của họ trưng bày những tạp chí xuất bản định kỳ và những kệ đầy sách. Họ hứng thú với những kênh truyền hình giáo dục và ý thức chính trị phức tạp. Những hoạt động nghệ thuật, những cuộc trò chuyện tinh thông, những bận tâm trí tuệ, những hoạt động sáng tạo như chơi cờ, du lịch, đến rạp hát và xem hòa nhạc.

Mức 400 cao gắn liền với những nhà lãnh đạo ở những lĩnh vực của họ, với danh tiếng và thành tựu cao. Cả Einstein, Freud, Newton, Descartes đạt mức 499.

Ở mức 500, ý thức tạo nên sự tiến bộ phi thường. Dù sự sinh tồn của cá nhân vẫn quan trọng thì động lực của Tình yêu bắt đầu tô màu cho tất cả hoạt động, và sự sáng tạo được bộc lộ trọn vẹn, đi cùng với nó là sự cam kết và cống hiến và sự bộc lộ của những đức tính thu hút quần chúng. Ở đây, sự xuất sắc phổ biến ở mọi lĩnh vực, từ thể thao đến khoa học. Ở mức độ này âm nhạc, hội họa và kiến trúc vĩ đại xuất hiện, cũng như khả năng nâng cao tinh thần của người khác chỉ bằng sự hiện diện của người đó.

Ở mức 600 cuộc sống của một người có thể trở thành thần thoại.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
562,892
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 47: C47: 47. Quá Trình Thiết Lập Hồ Sơ Tội Phạm


Từ năm 1970s, FBI đã phát triển kỹ năng phác hoạ hồ sơ tội phạm khá chính xác mà ngày nay gọi là "Quá trình thiết lập hồ sơ tội phạm"

Quá trình này theo định nghĩa của FBI là phương thức tiếp cận từng bước một bao gồm năm giai đoạn, đó là:

1. Thông tin đầu vào (profiling input)
2. Xác định mô hình hoạt động (decision process model)
3. Đánh giá tội ác (crime assessment)
4. Hồ sơ tội phạm (The criminal profile)
5. Điều tra
6. Mục tiêu (thuờng được coi là giai đoạn thứ 6), bắt giữ nghi phạm.

1. Thông tin đầu vào.

Quá trình thiết lập hồ sơ tội phạm bắt đầu với giai đoạn sàng lọc thông tin có sẵn. Trong giai đoạn này, các nhà điều tra thu thập thông tin từ hiện truờng và các loại dữ liệu, bằng chứng có liên quan đến tội ác. Bằng chứng dù nhỏ đến mức nào cũng có tác dụng rất lớn cung cấp thông tin giúp họ hiểu được hành vi của nghi phạm. Hiện truờng vụ án, thông tin về nạn nhân, thông tin pháp lý, và các báo cáo ban đầu của cảnh sát phải được điều tra nghiên cứu cẩn thận.

Trong quá trình khám xét hiện trường, một điều rất quan trọng là cần phải chú ý miêu tả toàn cảnh hiện truờng, vị trí các vật chứng, xác nạn nhân và hung khí nằm ở hiện truờng. Các yếu tố khác cũng cần lưu tâm đến như thời gian, tình huống thời tiết, vị trí chính trị và xã hội của khu dân cư nơi nạn nhân sinh sống.

Toàn bộ thông tin quá khứ của nạn nhân cũng rất quan trọng, nhất là trong các vụ sát hại. Các thông tin đó phải bao gồm gia cảnh, các mối quan hệ với nguời thân, tình trạng sức khoẻ, lịch sử pháp lý, cũng như danh tiếng, tính cách, thói quen và đạo đức xã hội. Nếu có nhiều nạn nhân thì có khả năng giữa các nạn nhân có mối liên kết gì đó.

Nguời nghiên cứu nạn nhân (victimology) nhìn vào những điểm tuơng đồng giữa các nạn nhân như tuổi tác, giới tính hay thậm chí là những nét ngoại hình giống nhau như màu mắt. Đồng thời họ còn tìm xem các nạn nhân có cùng quá khứ nào không hay đã từng gặp nhau ở đâu đó rồi.


Các thông tin pháp lý như khám nghiệm tử thi, các loại chất độc hay các bức hình về cơ thể nạn nhân và các vết thương rất trọng yếu đối với việc điều tra. Báo cáo nên có cả giám định của pháp y, loại hung khí được sử dụng và cả nghi vấn về chuỗi vết thuơng trên người nạn nhân.

2. Xác định mô hình hoạt động.

Khi bạn bắt đầu phân loại và sắp xếp thông tin đầu vào, bạn bắt đầu quá trình xác định. Quá trình này được tạo thành bởi bảy yếu tố xác định được gọi là "mô hình" bao gồm: (1) kiểu và phuơng thức sát hại, (2) mục đích ban đầu, (3) nguời gặp nguy hiểm, (4) mức độ nguy hiểm của tội phạm (5) sự leo thang, (6) thời gian vụ án, (7) các yếu tố liên quan đến địa điểm gây án.

a. Loại và phương thức sát hại:

Có nhiều loại án mạng khác nhau dựa trên kiểu và phuơng thức. Nếu chỉ có một nạn nhân trong vụ việc thì đó được gọi là án mạng đơn, nếu có hai nạn nhân trong trong cùng vụ án thì là án mạng kép, nếu có ba thì chính là án mạng ba. Nhưng nhiều hơn ba, tức là bốn, năm... trong cùng một địa điểm và vụ án thì được gọi là án mạng tập thể.

Có hai loại án mạng tập thể: Cổ điển và gia đình. Án mạng tập thể kiểu cổ điển là khi một người, không kiểm soát được lý trí của mình, giải toả sự thù địch của mình bằng cách giết những nguời không liên quan đến anh ta, những nguời không may ở cùng trong địa điểm gây án (ví dụ như vụ án mạng Bình Phước). Án mạng tập thể gia đình là nguời đó giết nhiều hơn ba nguời thân thích của anh ta và cuối cùng tự tử.

Các loại án mạng khác bao gồm tàn sát bừa bãi và giết nguời hàng loạt. Tàn sát bừa bãi bao gồm việc giết nhiều hơn hai nguời ở các địa điểm khác nhau nhưng tình cờ ở trong cùng một tình huống vì kẻ sát nhân bất chợt bộc phát giết người, không có thời gian bình tĩnh lại. Ở mặt khác, giết nguời hàng loại là khi một nguời giết từ ba nguời trở lên ở những tình huống khác nhau. Các tình huống sát hại có thể cách nhau một khoảng thời gian nghỉ ngơi của hung thủ, có thể là từ vài ngày, cho đến vài tháng, vài năm.

Sát nhân hàng loạt là những có suy tính từ truớc, lên kế hoạch và ảo tuởng về cách thức thực hiện tội ác của mình. Trong khi kẻ giết nguời tập thể và tàn sát bừa bãi chỉ giết những người có mặt ở địa điểm gây án thì kẻ giết nguời hàng loạt có thể lựa chọn nạn nhân và nghĩ hắn sẽ không bao giờ bị bắt.

b. Mục đích ban đầu:

Mục đích ban đầu của tội phạm có thể phân loại vào trong: (1) Nghề nghiệp , (2) cảm xúc, cá nhân hoặc nguyên nhân đặc biệt, hay (3) tình dục.

Khi mục đích của tội ác bắt nguồn do nghề nghiệp của tội phạm, điều đó có nghĩa là tội phạm coi việc gây án chính là nguồn thu nhập của hắn (Vd: giết muớn). Hắn không chút đắn đo truớc nạn nhân và chỉ làm những việc hắn được trả để làm


Cảm xúc, cá nhân hoặc nguyên nhân đặc biệt là khi hung thủ sát hại nạn nhân vì lý do nào đó. Đôi khi là để tự vệ, thoả mãn cơn giận, hoặc trả thù khi ai đó có thể bị giết vì niềm tin, giấc mơ, hoặc tôn giáo.

Cuối cùng, một nguời lấy đi tính mạng của nguời khác chỉ vì hoạt động tình dục, xẻo nguời, cắt khúc hay bất kỳ hoạt động nào khác mang ý nghĩa tình dục với tội phạm.

Trong một số truờng hợp, sát hại có thể là hành vi bộc phát phụ trợ chứ không phải là nguyên nhân ban đầu của tội ác.

c. Nguời gặp nguy hiểm:

Việc khoanh vùng những người gặp nguy hiểm có thể cung cấp thông tin cho quá trình thiết lập hồ sơ tội phạm. Những nguời gặp nguy hiểm có thể có những yếu tố liên quan đến nhau như giới tính, tuổi tác, phong cách sống, nghề nghiệp, ngoại hình, khả năng, và nơi sống, cũng như mối liên hệ với nghi phạm. Những thông tin này giúp các nhà điều tra phác hoạ hình ảnh tội phạm.

d. Mức độ nguy hiểm của tội phạm:

Thông tin về nạn nhân gặp nguy hiểm có thể giúp cung cấp thông tin về mức độ nguy hiểm của tội phạm. Ví dụ, dựa vào vóc nguời của nạn nhân và người gặp nguy hiểm, một người có thể có khả năng phác họa chiều cao và dáng nguời của hung thủ. Trong hồ sơ cá nhân của nạn nhân, các nhà điều tra có thể biết được bất hoà, hận thù của tội phạm và các giai đoạn cảm xúc của hắn.

e. Sự leo thang:

Xác định xu huớng tội phạm từ mô hình hoạt động từ những vụ án truớc đó có thể cung cấp cho chúng ta mức độ leo thang của tội ác. Điều này có thể giúp các nhà điều tra suy luận được những hành động cần thiết liên quan đến vụ án. Từ những điều này, người lập hồ sơ có thể suy luận được bước tiếp theo của tội phạm ( ví dụ từ nhìn lén, có thể leo thang thành theo dõi, tấn công, cuỡng bức và có thể là sát hại) hoặc nếu nó chỉ là những hành động tội ác được tiến hành theo thứ tự.

f. Thời gian vụ án:


Có vài yếu tố thời gian cần được quan tâm trong việc điều tra tội phạm. Những yếu tố này bao gồm khoảng thời gian cần thiết để giết nạn nhân, thời gian cần để thực hiện một số hành động với xác nạn nhân và thời gian đủ để phi tang xác. Những mảnh thông tin này có thể dẫn chúng ta tới mục đích gây án hoặc đặc thù thể chất của hung thủ. Ví dụ như nếu nạn nhân bị cắt thành từng mảnh chỉ trong vài giờ thì hung thủ phải rất khoẻ , đủ để chặt những khúc xương lớn.

Thời gian gây án cũng rất quan trọng vì nó gợi ý cho bạn biết về lối song61 cũng như nghề nghiệp của nghi phạm.

g. Những yếu tố địa điểm:

Thông tin về các địa điểm, như lần cuối cùng trông thấy nạn nhân ở đâu, vụ án xảy ra ở chỗ nào, hoặc hiện trường gây án có cùng một nơi phát hiện ra xác nạn nhân hay không sẽ cung cấp các thông tin kèm theo về hung thủ. Ví dụ, có phải hung thủ giết nạn nhân ở chỗ nào đó dùng xe chở xác nạn nhân quăng ở nơi khác?

3. Đánh giá tội ác:

Trong giai đoạn đánh giá, chúng ta cố gắng tái lập lại chuỗi sự kiện cũng như hành vi của nạn nhân lẫn hung thủ.

a. Tái hiện vụ án:

Dựa vào những quyết định ở các giai đoạn trước, chúng ta có thể tái lập lại cách vụ án được dàn dựng và sắp xếp, mỗi nguời cư xử ra sao và tội ác xảy ra như thế nào. Việc này sẽ cho cung cấp cho chúng ta những đặc điểm riêng biệt của hung thủ, giúp phác thảo hồ sơ tội phạm và giúp chúng ta xác định được loại tội ác, là tội ác có tổ chức hay không có tổ chức ( sẽ được phân tích vào kỳ sau)

Tội ác có tổ chức thường được sắp xếp một cách tỉ mĩ kỹ càng, và hung thủ nắm quyền điều khiển cả hiện trường (ví dụ hung khí, vật chứng, hay xác nạn nhân bị giấu đi). Nguợc lại, tội ác không tổ chức thường ít hoặc không hề được tính toán sắp xếp từ truớc và hiện trường vụ án thường rất lộn xộn.

b. Động lực:

Động lực có liên quan đến các suy nghĩ bên trong của hung thủ, thường khó xác định. Động lực dễ được xác định với các vụ án có tổ chức mà hung thủ có suy tính và lên kế hoạch hành động, trong khi tội ác không tổ chức thường xảy ra do tâm lý bất ổn, ảo giác, cũng như dưới tác dụng của thuốc hoặc rượu và áp lực quá mức.

c. Thông tin về hiện trường vụ án:


Các thông tin về hiện trường vụ án bao gồm nơi xảy ra, phương thức giết nguời, nguyên nhân chết, chấn thương quá mức, vị trí các vết thương, và nhiều yếu tố thuờng thấy ở các hiện trường cần được phân tích và đánh giá bởi các nhà điều tra và rất dễ bị hiểu sai.

Thông tin hiện trường được lý giải dựa trên kinh nghiệm của nhà điều tra về các vụ án tương tự như vụ án ở hiện tại, khi kết quả hoặc phương thức được biết.

4. Lập hồ sơ tội phạm:

Giai đoạn này bao gồm việc phác thảo hồ sơ tội phạm, có quan hệ với những đặc điểm của hung thủ cũng như hành vi của kẻ đó.

Hồ sơ tội phạm thuờng bao gồm nhận diện bề ngoài, thói quen, địa vị, tôn giáo, những hành vi dẫn đến tội ác, và những hành vi có thể có sau khi phạm tội. Nó cũng có thể bao gồm cả những lời khuyên cho các nhà điều tra ví dụ như phương thức hay cách thẩm vấn tội phạm.

5. Điều tra:

Giai đoạn thứ năm nói về quá trình điều tra tội ác dựa trên hồ sơ đã được thiết lập. Trong quá trình này, các nhà điều tra sẽ xác định lại các thông tin, tìm các bằng chứng khác và xác định mức hiệu quả của hồ sơ.

Mục tiêu: Bắt giữ tội phạm.

Sau giai đoạn thứ năm, cuối cùng chúng ta đi đến mục đích, đôi lúc được gọi là giai đoạn thứ sáu. Việc giam giữ xảy ra khi cảnh sát đã tím được nghi can.

Sau khi nghi can thừa nhận tội lỗi thì một cuộc thẩm vấn chi tiết với tội phạm được thực hiện để xác định tính hiệu quả của hồ cơ. Việc này giúp cho các nhà điều tra biết được liệu quá trình thiết lập hồ sơ có thành công hay không và có thể dùng cho những vụ án sau này được không.



Cre: Hiroshimi.wordpress.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
562,892
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 48: C48: 48. Rối Loạn Cư Xử


Conduct Disorder - Rối Loạn Cư Xử


Rối loạn cư xử (RLCX) bao gồm một nhóm các vấn về về cảm xúc và hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ mắc RLCX thường xuyên có những hành vi cực kỳ gây rối, không được xã hội chấp nhận, và thường bất hợp pháp, mặc dù vậy, chúng luôn bào chữa cho hành động của mình và không hoặc rất ít tỏ ra thấu cảm với các nạn nhân. Một số người có thể coi những đứa trẻ này là "hư đốn", mà không nhận ra rằng chúng thực sự đang gặp rối loạn tâm thần. RLCX có thể được chẩn đoán ở người trưởng thành, nhưng các triệu chứng thường hay gặp từ độ tuổi 16. Một số trẻ mắc RLCX sẽ tiếp tục phát triển lên thành một bệnh lý Rối loạn nhân cách phản xã hội khi trưởng thành.

Triệu chứng. Symptoms

Triệu chứng của RLCX nói chung thường rơi vào 4 nhóm phân loại:

Symptoms of conduct disorder generally fall into four categories:

1) Hành vi hung hăng với người và động vật. Bao gồm các hành vi bắt nạt, đe dọa, bạo lực thể xác, sử dụng vũ khí, cư xử độc ác lên người và động vật, và ép buộc ai đó phải thực hiện hành vi tình dục.


Aggressive behavior toward people and animals. This includes bullying, threatening, physical violence, use of a weapon, physical cruelty to people or animals, and forcing someone to perform a sexual act.

2) Phá hoại tài sản, bao gồm phóng hỏa và phá hoại có mục đích.

Property destruction, including setting fires and purposefully destroying property.

3) Lừa đảo hoặc trộm cắp, bao gồm nói dối, đột nhập vào nhà/cơ sở vật chất của người khác để ăn cắp và trộm đồ trong các cửa hàng.

Deceit or theft, including lying, breaking into someone elses property with the intent to steal, and shoplifting.

4) Vi phạm nghiêm trọng các quy định, không tuân theo quy tắc trong gia đình, trốn khỏi nhà và thường xuyên bỏ học trước tuổi 13.

Serious violations of rules, including breaking family rules, running away from home, and frequently skipping school before the age of 13.


Để chẩn đoán mắc bệnh, người được chẩn đoán phải có ít nhất 3/4 hành vi trên trong vòng 1 năm trở lại, và có ít nhất 1 hành vi xuất hiện trong vòng 6 tháng gần nhất. Số lượng triệu chứng thấy được, mức độ thương tổn hay hủy hoại ghi nhận được sẽ xác định liệu RLCX sẽ ở mức nhẹ, trung bình hay nghiêm trọng.

For a diagnosis of conduct disorder, at least three of these behaviors must have occurred within the past year, with at least one of them occurring within the past six months. The number of symptoms exhibited, and the degree of injury or damage done, determines whether it is a case of mild, moderate, or severe conduct disorder.

Nguyên nhân. Causes

Mặc dù nguyên nhân bệnh vẫn chưa được xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bao gồm việ bị lạm dụng, các hành vi bốc đồng, kết quả học tập kém, cha mẹ thiếu giám sát chặt chẽ, cha mẹ có thái độ vô cảm hoặc độc ác, cha mẹ hoặc bạn bè có triệu chứng phản xã hội, bị chấn thương, nghèo đói, và sống ở khu vực có tỷ lệ tội phạm cao hoặc thường xuyên chểnh mảng việc học.

While the cause is unclear, many possible factors can put a child at risk of developing conduct disorder. These include child abuse, impulsive behavior, low academic achievement, poor parental supervision, callous or unemotional parental attitude, antisocial parents or peers, trauma, poverty, and living in a high-crime neighborhood or attending a school with a high delinquency rate.

Điều trị. Treatments

Nếu được quan tâm đúng cách và có hệ thống hỗ trợ tại chỗ tốt, RLCX có thể được kiểm soát tốt. Chẩn đoán càng sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao. Điều trị thường là tâm lý trị liệu và liệu pháp hành vi kéo dài, thuốc cũng có thể được cân nhắc sử dụng để điều trị cả RLCX lẫn các bệnh lý đồng diễn liên quan. Thêm vào đó, các khóa đào tạo ngắn hạn cho phụ huynh cũng có thể giúp gia đình hiểu được vấn đề, học cách tương tác mới với trẻ và tái dựng mối quan hệ cha mẹ – con cái.


Cre: trangtamly.blog
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
562,892
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 49: C49: 49. Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý


Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD) - Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý


Rối loạn tăng động – giảm chú ý (RLTĐ-GCY) là một rối loạn phát triển thần kinh. Đặc tính nổi bật nhất của bệnh lý này là khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung và kiểm soát các ý muốn thôi thúc và tính hiếu động thái quá.

Attention deficit hyperactivity disorder (ADHD) is a neurodevelopmental disorder. The core characteristics are difficulty with regulating attention and controlling impulses and hyperactivity.

Attention-deficit-hyperactivity-disorder-ADHD
Nguồn: http://health.family.my/
Về tổng quan, RLTĐ-GCY phát triển trong thời thơ ấu, mặc dù có thể mãi sau này bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc. Bệnh lý này sẽ tiếp diễn trong thời thanh thiếu niên và thời kỳ trưởng thành. RLTĐ-GCY ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống, cả sự thành công trong công việc và học tập lẫn trong các mối quan hệ, sức khỏe và tình hình tài chính.

Generally, ADHD develops in childhood, although it might not be diagnosed until later in life. It continues into adolescence and adulthood. ADHD affects all aspects of life, including achievement in school and work, relationships, health, and finances.

Cảm xúc của người bệnh cũng bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này và trong thực tế, nhiều người mắc RLTĐ-GCY trải qua cảm giác tủi hổ sâu sắc và luôn có cảm giác bản thân thất bại khi vật lộn với cuộc sống hằng ngày, những điều tưởng chừng quá đơn giản đối với người bình thường.

It also has an emotional cost, as many people with ADHD experience deep shame and a sense of failure as they struggle with daily activities other people seem to do effortlessly.

Tuy nhiên, tin tốt ở đây là chứng bệnh này có thể được chữa trị và kiểm soát.

However, the good news is ADHD can be successfully treated and managed.

Các triệu chứng của RLTĐ-GCY. Symptoms of ADHD

Cẩm nang các Số liệu Chẩn Đoán các Rối loạn Tâm Thần DSM-5 đã xác định có 3 loại RLTĐ-GCY. Đó là:

The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th edition, (DSM-5) identifies three different types of ADHD. These are:

– Không/Thiếu chú ý. inattentive

– Tăng động-luôn bị kích thích. hyperactive-impulsive

– Dạng kết hợp (với sự xuất hiện của cả tăng động và giảm chú ý). combined (where both inattention and hyperactive-impulsivity are present)

Trước đây, người ta gọi những loại kể trên là "RLTĐ-GCY kiểu phụ". Hiện nay, chúng được gọi là "dạng thể hiện" của rối loạn này. Một bệnh nhân nào đó có thể bị chẩn đoán mắc RLTĐ-GCY thuộc dạng kết hợp.

In the past, these types were called "ADHD subtypes." They are now called "presentations." For example, someone might be diagnosed with attention deficit hyperactivity disorder, combined presentation.

Các triệu chứng của RLTĐ-GCY có thể không đồng nhất. Mỗi người sẽ có các triệu chứng ở nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau.

ADHD symptoms are not uniform. Each person experiences ADHD symptoms differently and to varying degrees of severity.

Sau đây là 1 danh sách các triệu chứng của Dạng giảm chú ý. Những người mắc dạng này thường:

Here is a list of symptoms of the inattentive presentation. People who have this type of ADHD presentation:


– Cảm thấy khó khăn trong việc tập trung sâu vào cái đang diễn ra. Ví dụ, những bệnh nhân này có thể khó mà nghe kịp bài giảng trên lớp, trong cuộc họp công việc hay trong một cuộc hội thoại với bạn bè. find it hard to pay close attention to what is happening in the environment. For example, they may have trouble listening to what is being said in class, at a work meeting, or during a conversation with friends.

– Dễ bị xao nhãng và gặp khó khăn trong việc bền bỉ thực hiện một công việc từ đầu đến cuối. appear easily distracted and have difficulty doing tasks from the beginning to end

– Cảm thấy bản thân khó bắt kịp được hướng dẫn của người khác và làm theo những hướng dẫn đó. find it difficult to listen to instructions and follow through on them

- Thường bị phê bình vì bất cẩn, nhưng có lẽ thực sự họ không cố tình tránh né những công việc được giao, đôi lúc là những công việc đòi hỏi tập trung cao độ. are often criticized for making careless mistakes, as it looks like they are not tryingresist tasks needing sustained mental effort

– Cảm thấy việc sắp xếp có tổ chức là rất vất vả. find being organized very challenging

– Thường làm mất đồ, dù đó là thứ đồ đắt tiền (điện thoại) hoặc quan trọng (hộ chiếu) đến đâu chăng nữa. often lose items, regardless of how expensive (cell phones) or important (passports) they are

– Không có vẻ đang nghe khi người khác nói chuyện, có thể khá thô lỗ và hay nhìn ra cửa sổ hoặc xem đồng hồ liên tục. do not appear to be listening when spoken to, might even appear rude and look out of the window or check the time

– Thường hay mơ màng hoặc đắm chìm trong thế giới của riêng họ. often appear to be daydreaming or in a world of their own

Sau đây là một danh sách các triệu chứng biểu hiện của Dạng tăng động/bốc đồng. Những người mắc dạng này thường: Here is a list of symptoms of the hyperactive/impulsive presentation. People who have this type of ADHD presentation:

– Lúc nào cũng chuyển động và di chuyển liên tục. are always moving and "on the go"

– Cảm thấy gần như không thể ngồi yên một chỗ, thậm chí là khi ở những nơi mà ai cũng phải ngồi ổn định như trong lớp học hay trên máy bay. find it almost impossible to sit in a chair, even when being seated is socially expected like in a classroom or airplane

– Nhịp chân, bồn chồn hoặc lúng túng khi phải ngồi một chỗ. will tap feet or fidget or squirm when sitting

– Chạy lòng vòng và leo trèo để đốt cháy năng lượng. Người bệnh trưởng thành có thể có đam mê đặc biệt với các bài tập vận động khắc nghiệt hay các môn thể thao mạo hiểm. will run around and climb in order to burn energy. Adults might develop a passion for rigorous exercise or extreme sports.

– Cảm thấy cực kỳ khó xếp hàng, chờ đến lượt hoặc bị kẹt xe. find it extremely difficult to take turns, wait in line, or be held up in traffic

– Chen ngang và ngắt lời khi người khác đang nói và khi hoạt động trò chơi. interrupt when other people are speaking, and butt into games and conversations

– Trả lời câu hỏi trước khi câu hỏi được đọc xong và thường hoàn thành nốt câu nói dang dở của người khác. answer questions before they have been asked fully, and finish other peoples sentences

– Đưa ra quyết định hấp tấp mà không nghĩ đến hậu quả. Điều này đôi khi có thể gây nguy hiểm đến bản thân cơ thể người bệnh hoặc gây tổn thương cho người khác. make impulsive decisions without thinking of the consequences. This can sometimes be physically dangerous or hurtful to others.

– Đâm đầu vào làm ngay việc được giao, thường mắc lỗi vì cảm thấy khó khăn khi phải làm từ từ và theo tình tự hệ thống. rush through tasks, often making mistakes because it feels uncomfortable doing the task slowly and systematically

Các triệu chứng có thể thay đổi theo độ tuổi và khi người bệnh tìm ra những chiến lược đối phó và có được tự do tạo dựng môi trường phù hợp với mình hơn. Ví dụ, một cậu bé 7 tuổi có thể gặp khó khăn trong việc ngồi yên trong lớp học. Nhưng khi trưởng thành, cậu có thể phát triển các phương thức giúp bản thân ít nhất là trông có vẻ đang ngồi yên vì đơn giản là cậu được yêu cầu như vậy. Tuy nhiên, bên trong cậu vẫn cảm thấy không yên. Sau này cậu ta có thể chọn lựa một công việc không đòi hỏi phải ngồi bàn giấy nhiều trong thời gian dài, vậy chứng RLTĐ-GCY của cậu có thể sẽ thể hiện không quá rõ ràng.

The symptoms can change with age, as a person develops coping strategies and has more freedom to create environments that suit him or her. For example, a 7-year-old boy might have a hard time sitting still in class. In adulthood, he might develop strategies to look externally still because that is what is expected. However, internally he feels very restless. He might choose a job where sitting at a desk is not required for long periods, so his ADHD symptoms are not so apparent.

Các triệu chứng của RLTĐ-GCY có thể xuất hiện khác nhau tùy theo giới.


ADHD symptoms can also appear different between genders.

Một cậu bé tăng động bốc đồng có thể băng qua đường mà không quan sát xe cộ, trong khi đó, một cô bé có thể bốc đồng trong lời nói và liên tục ngắt lời người khác.

A young boy with impulsivity might dash into the street without looking for traffic, whereas a girl might be verbally impulsive and constantly interrupt others.

Nguyên nhân gây bệnh? What Causes ADHD?

Cho tới thời điểm hiện tại, nguyên nhân lớn nhất của RLTĐ-GCY là do gen di truyền. Nghiên cứu và khảo sát trên các gia đình, các cặp song sinh, và trẻ được nhận nuôi sẽ giúp chúng ta hiểu được các nhân tố mang tính di truyền của chứng RLTĐ-GCY.

By far the biggest cause of ADHD is genes. Research and studies on families, twins, and adopted children have been helpful in our understanding about the genetic factors of ADHD.

Tuy nhiên, nếu cha hoặc mẹ mắc RLTĐ-GCY, không phải lúc nào con cái họ cũng sẽ mắc chứng bệnh này.

However, if a parent has ADHD, it does not automatically mean his or her child will inherit ADHD.

Ăn quá nhiều đường, bị dị ứng, xem TV, chơi games, không được nuôi nấng đàng hoàng hoặc thiếu kỷ luật không phải là nguyên nhân gây RLTĐ-GCY.

Eating too much sugar, allergic reactions, watching television, playing video games, poor parenting, or a lack of discipline does not cause ADHD.

Chẩn đoán và kiểm tra. Diagnosis and Testing

Cách chính xác nhất để đánh giá chứng RLTĐ-GCY là đến bác sĩ có kinh nghiệm để được kiểm tra cụ thể. Người có chứng nhận hành nghề và được đào tạo đầy đủ có thể sẽ đưa ra chẩn đoán RLTĐ-GCY khác với những người khác; tuy nhiên, đánh giá thường được thực hiện bởi bác sĩ tâm thần, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ thần kinh và một số bác sĩ gia đình.

The most accurate way to get an ADHD evaluation is to have detailed testing done by an experienced clinician. There maybe differences in who is licensed and qualified to make an ADHD diagnosis; however, it is typically psychiatrists, psychologists, neurologists, and some family doctors that carry out evaluations.

Không có một hình thức xét nghiệm tuyệt đối, chẳng hạn như xét nghiệm máu, để tìm ra chứng RLTĐ-GCY.

There is not a definitive test, like a blood test, to see if you have ADHD.

Thay vào đó, người ta sẽ thực hiện một đánh giá bao gồm nhiều yếu tố mà bác sĩ tổng hợp các thông tin về người bệnh từ nhiều nguồn khác nhau. Thông tin được tập hợp từ tiền sử bệnh án và học bạ, phỏng vấn cha mẹ và các bảng hỏi. Trí nhớ làm việc (trí nhớ ngắn hạn) và những chức năng nhận thức khác có thể cũng được kiểm tra. Việc xem xét các triệu chứng đồng diễn là rất quan trọng vì những chứng bệnh khác cũng có thể xuất hiện đồng thời cùng với chứng RLTĐ-GCY. Vì lý do này, bạn có thể sẽ được tầm soát cả những khiếm khuyết về mặt học tập.

Instead, an evaluation is carried out. This includes many elements as the practitioner pieces together information about you from various sources. Information is gathered from medical and school records, interviews with parents, and questionnaires. Your working memory and other cognitive functions may be tested. It is also important to check that your symptoms are not due to another condition, as other conditions sometimes occur at the same time as ADHD. For this reason, you could also be screened for learning disabilities.

Việc kiểm tra có thể kéo dài nhiều giờ. Thường thì khách hàng phải ghé thăm bác sĩ nhiều lần. Trong quá trình đánh giá, bác sĩ sẽ xác định xem liệu bạn có đáp ứng các tiêu chuẩn của RLTĐ-GCY hay không dựa trên Cẩm Nang DSM-V. Đây là phương cách chuẩn đoán chuẩn hóa tại Hoa Kỳ.

The testing can take several hours. It is often spread out over more than one appointment. During the evaluation, the healthcare practitioner will determine if you meet the criteria for ADHD outlined in the DSM-5. This is the official diagnostic guide used in the United States.

Qua qui trình này, bạn sẽ biết mình có bị RLTĐ-GCY hay không, đồng thời cũng sẽ biết được mình có mắc thêm bệnh lý hay khiếm khuyết học tập nào khác không.

At the end of the process, you will know if you have ADHD. You will also know if you have any other conditions or learning disabilities.


Các bệnh đồng diễn. Coexisiting Conditions

RLTĐ-GCY thường tồn tại cùng với những bệnh lý khác gọi là các bệnh đồng diễn. Những bệnh lý này có thể có triệu chứng tương tự như RLTĐ-GCY, chúng "núp bóng" và rất khó nhận ra. Việc xác định và điều trị cả các bệnh lý này là rất quan trọng, giúp các triệu chứng ở bạn (hoặc con bạn) do mỗi bệnh gây ra sẽ trở nên bớt trầm trọng hơn. Đây là 6 bệnh lý đồng diễn thường gặp:

ADHD often exists along with other conditions. These are called comorbid or coexisting conditions. These conditions can have similar symptoms to ADHD and can mask its presence. It is important to identify and treat each condition so that you (or your child) get relief from the symptoms of each disorder. There are many coexisting conditions. Here are six common ones:

– Các rối loạn lo âu. anxiety disorders

– Một rối loạn khí sắc như trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực. a mood disorder, such as a depressive or bipolar disorder

– Một rối loạn học tập như đọc khó. a learning disorder, such as dyslexia

– Một rối loạn giấc ngủ. a sleep disorder

– Rối loạn thách thức chống đối. oppositional defiant disorder

– Rối loạn phổ tự kỷ. autism spectrum disorder

​Quản lý và Điều trị bệnh. Management and Treatment

Sau khi được chẩn đoán mắc RLTĐ-GCY, chúng ta sẽ bắt đầu điều trị và quản lý ca bệnh này. Thường thì mọi người cứ nghĩ đến điều trị là nghĩ đến thuốc. Tuy nhiên, phạm vi điều trị RLTĐ-GCY rộng hơn nhiều không đơn thuẩn chỉ là kê toa thuốc. Nó có thể bao gồm giáo dục kỹ năng sống, áp dụng các liệu pháp, quá trình điều chỉnh và thích nghi tại trường học hoặc nơi làm việc. Những cách tiếp cận can thiệp kết hợp nhiều phương pháp thường được xem là cách hữu hiệu nhất để quản lý các triệu chứng của RLTĐ-GCY.

After an ADHD diagnosis has been made, treatment and management of ADHD can begin. People typically think of treatment as medication. However, the treatment of ADHD is much broader than prescription medication. It can include life skills, therapy, and accommodations at school or work. A combination of these treatment approaches is usually the most effective way to manage ADHD symptoms.

Thuốc điều trị. Medication

Đối với nhiều trẻ, điều trị bằng thuốc là cần thiết trong kế hoạch điều trị. Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để tìm ra loại thuốc và liều lượng thuốc phù hợp cho bạn hoặc con bạn.

For many children and adults, medication is a necessary part of the treatment plan. Work closely with your doctor to find the right type of medication and a therapeutic dosage for you or your child.

Kỹ năng sống. Life Skills

Học các kỹ năng mới là cực kỳ hữu ích giúp giảm các triệu chứng RLTĐ-GCY. Ví dụ, học cách sử dụng công cụ lên kế hoạch hằng ngày có thể giúp người bệnh trưởng thành quản lý các công việc cần làm hoặc giúp trẻ nộp bài tập đúng thời hạn. Việc học các kỹ năng này nghe có vẻ khá đơn giản nhưng hiệu quả cải thiện chất lượng cuộc sống là vô cùng to lớn.

Learning skills to help with ADHD symptoms is exceptionally helpful. For example, learning how to use a day planner can help an adult to manage work assignments or a child to hand in school assignments on time. Learning life skills like this might seem simple but can have a huge effect on quality of life.

Quá trình điều chỉnh – thích nghi. Accommodations

Học sinh được phép điều chỉnh và thích nghi bản thân, giúp đạt được kết quả trong tầm khả năng của mình. Ví dụ, một ai đó có thể giúp học sinh đó ghi chú lại những nội dung bài học, hay ta có thể cân nhắc việc cung cấp một phòng thi yên tĩnh. Tại nơi làm việc, việc điều chỉnh hay thích nghi có thể được cần nhắc để hỗ trợ nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc.

Students are allowed accommodations to help them get the grades they are capable of achieving. For example, another person can take notes for the student in class, and a quiet room can be provided to write exams. In the work place, there might be accommodations available that support workers in their job performance.

Giáo dục. Education

Giáo dục về RLTĐ-GCY chính là chìa khóa giải quyết vấn đề. Kiến thức về RLTĐ-GCY có thể đến từ những nguồn chính thống như các chuyên gia và các nguồn không chính thức như trang web, sách vở và ứng dụng Podcast. Tìm hiểu về RLTĐ-GCY sẽ giúp bạn hiểu được bệnh lý và cách nó ảnh hưởng lên bạn và con bạn.

Education about ADHD is key. ADHD knowledge can come from formal sources like doctors and professionals, and informal sources like websites, books and podcasts. Learning about ADHD helps you to understand the condition and how it uniquely affects you or your child.

Tư vấn. Counseling


Tư vấn giúp giải quyết các vến đề về lòng tự trọng, trầm cảm, lo âu hay các vấn đề với các mối quan hệ gây ra bởi RLTĐ-GCY.

Counseling or therapy helps to address self-esteem issues, depression, anxiety, or relationship issues that might result from ADHD.

Thách thức mới có thể xuất hiện tại mỗi giai đoạn phát triển và giai đoạn sống nên những lựa chọn điều trị khác nhau sẽ đưa đến những hiệu quả tốt nhất tùy theo từng giai đoạn. Hãy cứ thoải mái cân nhắc các lựa chọn điều trị tùy theo nhu cầu từng thời điểm. Việc điều chỉnh hay thay đổi là rất bình thường.

Because new challenges can occur at each development stage and life stage, different treatment options will be most effective at different phases. Be open to tailoring the treatment to your changing needs. Adjustments and tweaking are normal!

RLTĐ-GCY là một rối loạn của thời hiện đại? Is ADHD a Modern Disorder?

Một số người tự hỏi không biết RLTĐ-GCY có phải là một bệnh lý mới không, có thể bị gây ra do cuộc sống hối hả thời hiện đại. Thực ra, RLTĐ-GCY lại không phải một rối loạn mới. Người ta đã đề cập đến nó trong các văn bản và sách y khoa cả 100 năm về trước. Cái mới ở đây là tên gọi, RLTĐ-GCY. Qua nhiều năm, chứng bệnh quen thuộc được gọi bằng nhiều tên khác nhau.

Some people wonder if ADHD is a new condition, perhaps caused by the fast pace of modern life. However, ADHD is not a modern disorder. It has been written about in literature and medical books for over 100 years. What is new is the name, ADHD. Over the years, the same condition has been called different names.

Năm 1845, BS. Heinrich Hoffman mô tả RLTĐ-GCY trong một cuốn sách có tên gọi "Câu chuyện về Fidgety Philip". Năm 1902, George F. Still đã mô tả ca lâm sàng đầu tiên về một nhóm trẻ có các biểu hiện bốc đồng và các vấn đề khác về hành vi. Ông gọi đó là "Khiếm khuyết trong kiểm soát đạo đức". Trong những năm 1950, RLTĐ-GCY được gọi là "Rối loạn tăng động thôi thúc".

In 1845, Dr. Heinrich Hoffman described ADHD in a book called, The Story of Fidgety Philip. In 1902, Sir George F. Still wrote the first clinical description about a group of children who showed impulsivity and behavior problems. He called this condition "defect of moral control." In the 1950s, ADHD was called "hyperkinetic impulse disorder."

Sự khác biệt giữa RLTĐ-GCY và Rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorder) What Is the Difference Between ADHD and ADD?

Mọi người hay bị nhập nhằng hai khái niệm: RLTĐ-GCY và Rối loạn giảm chú ý. Cả hai đều chỉ một bệnh lý giống nhau. Bệnh lý hiện được gọi là RLTĐ-GCY này đã có rất nhiều tên trong suốt 100 năm qua. Khi nghiên cứu được thực hiện càng nhiều và con người ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn về nó thì chính cách ta gọi tên sẽ phản ánh được tri thức ta có được. Rối loạn giảm chú ý là từ được sử dụng từ năm 1980 đến 1987 để mô tả cái ta gọi là RLTĐ-GCY dạng giảm chú ý ở thời hiện tại. Tuy nhiên, một vài tác giả và bác sĩ vẫn còn sử dụng từ Rối loạn giảm chú ý này khi họ muốn đề cập đến RLTĐ-GCY thiên về giảm chú ý, hoặc sử dụng qua lại cả hai cụm từ này.

People often get confused with the terms ADD and ADHD. They are both acronyms for the same condition. The condition we now call ADHD has had many names over the last 100 years. As more research is carried out and our understanding of the condition deepens, the official name changes to reflect this new knowledge. ADD was used from 1980 to 1987, to describe what we now call ADHD inattentive presentation. However, some authors and doctors still use ADD when they refer to inattentive ADHD, or use ADD and ADHD interchangeably.

Người trưởng thành. Adults

RLTĐ-GCY đã từng bị coi là một bệnh lý chỉ có ở trẻ nhở và rồi sẽ biến mất khi lớn lên. Hiện nay chúng ta biết được RLTĐ-GCY kéo dài cả đời. Các triệu chứng có thể thay đổi theo độ tuổi. Ví dụ, sự hấp tấp hay tính bốc đồng có thể giảm đi. Con người ta cũng sẽ hình thành một số chiến thuật cả lúc vô thức lẫn lúc tỉnh thức để kiểm soát các triệu chứng đó. Tuy nhiên, RLTĐ-GCY vẫn tiếp tục hiện hữu và ca bệnh vẫn tiếp tục cần được quản lý và điều trị.

ADHD used to be considered a condition that children would "grow out of." We now know that ADHD spans a lifetime. Symptoms can change with age. For example, impulsivity might decrease. People also develop conscious and subconscious strategies to manage their symptoms. However, the ADHD continues to be present, and ongoing treatment and management is required.

Nhiều người được chẩn đoán mắc RLTĐ-GCY lần đầu khi đã trưởng thành. Đôi khi việc này bị phát hiện ra khi con cái của những người này bị chẩn đoán mắc RLTĐ-GCY, và trong quá trình chẩn đoán này, họ thấy bản thân mình trong đó. Một số người trưởng thành luôn cảm thấy mình khác biệt so với nhứng người đồng trang lứa và cuối cùng cũng phải tìm kiếm hỗ trợ sau khi trải qua một sự kiện đặc biệt căng thẳng nào đó trong cuộc sống.

Many people are first diagnosed with ADHD as adults. Sometimes this happens when their child is diagnosed with ADHD, and they recognized themselves during the diagnosis process. Other adults have always felt different from their peers and finally reach out for help after a particularly stressful event.

Bé gái và phụ nữ. Girls and Women

RLTĐ-GCY từng được xem là bệnh dành riêng cho trẻ nhỏ chứ không có ở người lớn. Tương tự, bệnh này cũng từng được xem là bệnh lý của nam giới hơn là nhóm nữ giới.

ADHD used to be thought of as something children had, but adults did not. In a similar way, ADHD was also thought of as a male condition rather than a condition that females had too.

Nói chung, các bé gái có thể mắc RLTĐ-GCY nhưng thiên về giảm chú ý, đây là lý do chứng bệnh không được phát hiện trong thời thơ ấu. Việc phát hiện ra một cậu bé tăng động vẫn dễ hơn nhiều so với một cô bé hay mơ màng. Trong lịch sử, nữ giới mắc chứng này trong thời thơ ấu thường bị chẩn đoán nhầm với chứng lo âu hoặc trầm cảm.

Typically, girls are more likely to have inattentive ADHD, which is one of the reasons why their ADHD goes undetected in childhood. It is much easier to notice a hyperactive boy than a daydreaming girl. Historically, females who reached out for help in adulthood were often misdiagnosed with anxiety or depression.

Ngày nay khi nhận thức về căn bệnh ày ngày càng được nâng cao nên nhiều bé gái và phụ nữ đã nhận được chẩn đoán chính xác, có nghĩa là họ cũng nhận được hình thức điều trị phù hợp.

Because of the increased awareness about ADHD, more girls and women are being accurately diagnosed, which means they can get the right treatment for their symptoms.

Nữ giới mắc RLTĐ-GCY thực sự phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Hormone làm thay đổi trải nghiệm của họ trong suốt cuộc đời, từ lúc dậy thì, mang thai và thời mãn kinh, cũng như những thay đổi hàng tháng, có thể khiến triệu chứng RLTĐ-GCY trở nên tệ hơn.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
562,892
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 50: C50: 50. Rối Loạn Phổ Tự Kỷ


Autism Spectrum Disorder (ASD) - Rối Loạn Phổ Tự Kỷ


Tự kỷ, hay còn được gọi đầy đủ là Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK), là một dạng rối loạn phát triển. Rối loạn phát triển thường được chẩn đoán từ thời thơ ấu nhưng hậu quả để lại kéo dài suốt đời. Có khá nhiều hiểu lầm và thông tin sai lệch về tự kỷ đăng trên internet. Kết quả là, việc tìm ra một nguồn tin thực sự đáng tin cậy về tự kỷ – cái gì là tự kỷ, cái gì không phải – là khá khó khăn.

Autism, also called "autism spectrum disorder (ASD)," is a developmental disorder. Developmental disorders are diagnosed in childhood but usually result in lifelong disabilities. There are many myths about autism and plenty of misinformation available on the internet. As a result, it can be hard to find reliable information about what autism really is—and isnt.

bigstock-Autism-written-on-the-wipe-boa-85039910-1024x714
Nguồn: .buildingbridgesforautism.com

Tự kỷ là gì? What Is Autism?

Tự kỷ là một rối loạn với sự xuất hiện của sự khác biệt và/hoặc những thách thức trong các kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng vận động, ngôn ngữ và khả năng phát triển trí tuệ bình thường.

Autism is a disorder that includes differences and/or challenges in social communication skills, fine and gross motor skills, speech, and intellectual ability.

Những người bị tự kỷ cũng có phản ứng không bình thường trước những kích thích lên giác quan, như nhạy cảm quá mức với ánh sáng, âm thanh, mùi vị, và/hoặc thèm thuồng bất thường một cảm giác nào đó.

People with autism also have atypical responses to sensory input, like unusual sensitivity to light, sound, smell, taste, and/or sensory cravings.

Những triệu chứng thường gặp khác bao gồm "cơ thể không yên" (đập tay liên tục, di chuyển chân, người đung đưa), luôn có những hành vi lặp đi lặp lại, không thích sự thay đổi, lo âu, và một số trường hợp thậm chí có tài năng "bác học" trong một số lĩnh vực nhất định (thường là âm nhạc hoặc toán học).

Other common symptoms include "stims" (hand flapping, toe walking, rocking), a need for sameness and repetition, anxiety, and—in some cases—amazing "savant" abilities in certain areas (often music and math).

Vì tự kỷ là một rối loạn phổ nên mức độ của nó sẽ dao động từ nhẹ đến trung bình hoặc nặng.

Because autism is a spectrum disorder, it is possible to be mildly, moderately, or severely autistic.

Nguyên nhân gây bệnh. Causes of Autism

Điều phức tạp ở đây là bạn có thể xuất hiện triệu chứng kết hợp của cả rối loạn mức độ nhẹ và nghiêm trọng. Ví dụ, bạn rất thông minh và có khả năng ngôn ngữ nhưng lại có các triệu chứng lo âu và rối loạn chức năng các giác quan nghiêm trọng.

Confusingly, you can also have a combination of mild and severe symptoms. For example, it is possible to be very intelligent and verbal but also have severe symptoms of anxiety and sensory dysfunction.


Chúng ta cần biết một sự thật là tự kỷ không phải là một bệnh lý hay rối loạn tâm thần trở nặng theo thời gian. Trong thực tế, hầu hết bệnh nhân tự kỷ vẫn lớn lên và trưởng thành theo thời gian, đặc biệt là những người được tiếp cận điều trị chuyên sâu.

It is important to know that autism is neither a mental illness nor a condition that gets worse over time. In fact, almost every autistic person grows and matures over time, particularly with intensive treatment.

Tuy nhiên, cũng bởi điều này mà tự kỷ không có một phương pháp điều trị chính thức nào. Có nghĩa là một đứa trẻ được chẩn đoán mắc tự kỷ vẫn lớn lên thành người trưởng thành mắc tự kỷ – với những khó khăn và cả thế mạnh cố hữu theo như chẩn đoán của bác sĩ.

By the same token, however, there is no established cure for autism. This means that a child diagnosed with autism will almost certainly grow up to be an adult with autism—with the challenges and strengths that come along with the diagnosis.

Tự kỷ đã thay đổi như thế nào qua thời gian. How Autism Has Changed

Tự kỷ được mô tả lần đầu tiên dưới danh nghĩa là một rối loạn riêng biệt vào những năm 1930. Tuy nhiên, định nghĩa về nó đã thay đổi theo thời gian. Và sự thay đổi đáng kể nhất diễn ra khi có sự xuất hiện của Hội chứng Asperger, hội chứng này đã được bổ sung vào các nhóm bệnh phổ tự kỷ vào năm 1994.

Autism was first described as a distinct disorder during the 1930s. The definition, however, has changed radically over the years. Perhaps most significantly, Asperger syndrome was added to the autism spectrum in 1994.

Kể từ lần mô tả đầu tiên, số ca chẩn đoán mắc tự kỷ đã tăng trên diện rộng. Điều này có thể góp phần khá lớn làm thay đổi định nghĩa của rối loạn này.

Since autism was first described, the number of people diagnosed has risen radically. This can be attributed, at least to a large extent, to changes in the definition of the disorder.

Giữa những năm từ 1994 đến tháng 5/2013, có 5 chẩn đoán phổ tự kỷ khác nhau. Một đầu của thước đo phổ là Hội chứng Asperger, có khi được gọi là "Hội chứng Giáo Sư Nhí". Đầu kia của phổ là rối loạn tự kỷ, gây ra sự trì trệ và khó khăn cho sự phát triển của trẻ. Giữa hai đầu phổ này là một loạt các rối loạn phát triển mang tính xâm lấn như Hội chứng Rett, Hội chứng Nhiễm Sắc Thể X dễ gãy và cả những rối loạn phát triển mang tính xâm lấn khác chưa được phân định (PDD-NOS)

Between 1994 and May 2013, there were five different autism spectrum diagnoses. At one end of the spectrum was Asperger syndrome, sometimes called "The Little Professor syndrome." At at the other end of the spectrum was autistic disorder, known for profound developmental delays and challenges. In between were a variety of pervasive developmental disorders including Rett syndrome, Fragile X Syndrome, and pervasive developmental disorder not otherwise specified (PDD-NOS).

Ngày nay, với sự ra đời của Cẩm nang Số liệu và Chẩn đoán các Rối loạn Tâm thần DSM-5, hiện chỉ có một nhóm chẩn đoán duy nhất cho những người bị tự kỷ: Rối loạn phổ tự kỷ.

Today, with the publication of the DSM-5 (Diagnostic Manual Version 5) there is only one diagnostic category for people with autism: autism spectrum disorder.

Triệu chứng thường gặp? What Symptoms Do All Autistic People Have in Common?

Bất kỳ ai có triệu chứng trùng khớp với chứng tự kỷ sẽ được chẩn đoán mắc RLPTK, bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được chia theo cấp độ chức năng: mức độ chức năng 1 (chức năng cao), 2 (nặng mức trung bình) hoặc 3 (rất nặng) và nếu được, có kèm theo mô tả bệnh lý. Một số mô tả bệnh thường gặp bao gồm khiếm khuyết về nhận thức, rối loạn co giật, v.v...

Anyone with symptoms consistent with autism will receive an ASD diagnosis, along with a functional level (1 (high functioning), 2 (moderately severe), or 3 (severe)) and, if appropriate, specifiers. Some common specifiers include cognitive disabilities, seizure disorders, and so forth.


Sự thay đổi này cũng hàm ý rằng những người bị chẩn đoán mắc Hội chứng Asperger đã không còn giữ được "danh hiệu" chính thức. Nhưng vì thuật ngữ "Hội chứng Asperger" đã quá thông dụng và được mô tả là một nhóm chẩn đoán cụ thể nên tên này vẫn được người ta sử dụng. Kết quả là những người mắc chứng tự kỷ chức năng cao vẫn tự xem bản thân là đang mắc Hội chứng Asperger.

This change means that many people who were diagnosed with Asperger syndrome have "officially" lost that label. But because the term Asperger syndrome was so commonly used, and described such a specific diagnostic category, the name has stuck. As a result, many people with high functioning autism still describe themselves as having Asperger syndrome.

kartinka-1024x1024
Nguồn: EarthTones
5 Điều cần biết về chứng tự kỷ. 5 Things to Know About Autism

1. Trong hầu hết trường hợp, chúng ta không biết nguyên nhân gây tự kỷ. Có một số ít thuốc uống trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ. Tuy nhiên, ngoài lý do đó, ta không biết thêm về các nguyên do khác dẫn đến chứng bệnh này.

In most cases, we dont know what causes autism. We know that a few drugs, taken during pregnancy, can increase the risk of autism. Outside of that, however, our knowledge is limited.

Ví dụ, ta biết rằng các bé trai thường có nguy cơ mắc cao hơn nhiều so với bé gái, nhưng ta không lý giải được tại sao lại như vậy. Tương tự như vậy, ta biết cha mẹ cao tuổi thường có khả năng sinh ra trẻ tự kỷ cao hơn – nhưng một lần nữa, ta cũng không biết nguyên nhân của hiện tượng này.

For example, we know that boys are at much higher risk than girls, but we dont know why. Similarly, we know that older parents are more likely to have autistic children—but again, we dont know why.

Ta biết tự kỷ cũng lan truyền trong gia đình, nhưng ngoại trừ thông qua quyết định sinh hay không sinh con, ta không có cách nào biết được liệu đứa bé có bị tự kỷ hay không.

We do know that autism seems to run in families, but short of deciding not to have children at all, there is no way to know if a baby will or will not be autistic.

2. Có rất nhiều phương pháp điều trị có hiệu quả nhưng không đảm bảo chữa khỏi căn bệnh này. Điều trị tự kỷ ít khi sử dụng thuốc mà thay vào đó là các liệu pháp tác động hành vi, phát triển, ngôn ngữ và nghề nghiệp chuyên sâu.

There are many effective autism treatments but no known cure. Autism treatments are rarely medical, but instead include intensive behavioral, developmental, speech, and occupational therapy. In many cases, therapies can have a significantly positive impact.

Vì nhiều trẻ bị tự kỷ gặp vấn đề về dạy dày-ruột nên vừa cần tránh ăn một số loại thức ăn nhất định vừa phải đảm bảo con trẻ được cung cấp dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc hay hình thức điều trị hoặc chế độ ăn uống nào có thể chữa khỏi tự kỷ.

Because many children with autism have gastrointestinal issues, it is often important to avoid certain foods while ensuring your child has proper nutrition. At present, however, there is no drug, treatment, or special diet that will actually cure autism.

3. Tự kỷ có thể vừa mang đến thế mạnh vừa gây ra khó khăn. Đương nhiên bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn do bệnh gây ra. Nhưng đồng thời, nhiều người bị tự kỷ có nhiều thế mạnh đang chú ý, thậm chí vượt trội.

Autism can be a source of strengths as well as challenges. There are, of course, many challenges associated with autism. But at the same time, many people on the spectrum have moderate to extreme strengths.


Ví dụ: For example:

Nhiều bệnh nhân tự kỷ cực kỳ thông minh. Đa phần bệnh nhân đều thông minh ở mức trung bình trong một số lĩnh vực đòi hỏi khá năng trí tuệ cao.

Many people with autism are highly intelligent. An even larger number are of at least average intelligent with areas of great intellectual strength.

Nhiều người có khả năng nổi bật trong các lãnh vực như âm nhạc, toán học, công nghệ, nghệ thuật và kỹ sư – mặc dù số người thực sự sở hữu bộ não "bác học" khá hiếm.

Many people on the spectrum have strong abilities in the areas of music, math, technology, art, and engineering—though true "savant" skills are rare.

Bệnh nhân tự kỷ thường thành thật và đáng tin, một phần là vì họ gặp khó khăn trong việc nhận ra hoặc sử dụng lối nói mỉa mai, giấu giếm, tâng bốc hay kể cả những lời nói dối vô hại.

People with autism tend to be trustworthy and honest, in part because they find it difficult to recognize or use sarcasm, dishonesty, flattery, or "white lies."

4. Có nhiều hiểu lầm về tự kỷ. Rất khó để một người không bị tự kỷ tưởng tượng ra cảm giác của người tự kỷ. Ngoài ra, hầu hết các bài kiểm tra IQ và phát triển đều dành cho những người không bị tự kỷ. Kết quả là nhiều hiểu lầm xuất hiện.

There are many myths about autism. It is difficult for most non-autistic people to imagine what it is like to be autistic. In addition, most developmental and IQ tests are developed for non-autistic people. As a result, myths have arisen around autism.

Ví dụ, một số người tin rằng bệnh nhân tự kỷ không có khả năng yêu thương, không biết tưởng tượng hoặc không cảm xúc. Những lối suy nghĩ này xuất hiện từ các hiểu lầm, không xuất phát từ thực tế.

For example, some people believe that autistic people are incapable of love, have no imagination, or are emotionless. These beliefs arise from misunderstanding and not from reality.

5. Tất cả các dạng tự kỷ đều gây ra nhiều khó khăn. Tự kỷ dạng nặng có thể khá khó kiểm soát vì nó có thể đi kèm các hành vi hung hăng và thách thức cực đoan trong giao tiếp. Nhưng tự kỷ chức năng cao thường kèm theo các vấn đề tâm thần khác như lo âu, các hành vi ám ảnh, rối loạn nghiêm trọng chức năng giác quan, và thậm chí cả trầm cảm.

All forms of autism can be challenging. Severe forms of autism can be very difficult to manage because they can come along with aggressive behaviors and extreme communication challenges. But high functioning autism is often accompanied by mental health issues such as anxiety, obsessive behaviors, serious sensory dysfunction, and even depression.

Đối với những người mới được chẩn đoán mắc bệnh. For Those With a Recent Diagnosis

Nếu con bạn mới được chẩn đoán mắc tự kỷ, bạn nên tham khảo thêm ý kiến chuyên môn từ một bên thứ 2 – đặc biệt là nếu chẩn đó đến từ một nguồn tin nào đó chứ không phải từ một chuyên gia có kinh nghiệm tiếp xúc và điều trị tự kỷ.

If your young child was recently diagnosed with autism, its a good idea to seek a second opinion—especially if the diagnosis came from a source other than a professional with extensive autism experience.

Một khi bạn đã xác định chắc chắn con mình mắc bệnh, bước tiếp theo nên làm là liên hệ với Bác sĩ nhi và các giáo viên ở trường nơi bé học để có những can thiệp phù hợp sớm. Bạn cũng có thể tham khảo các nhóm mẫu giáo và chương trình trị liệu trước khi bé nhập học. Khi tìm hiểu thông tin về căn bệnh, hãy chắc chắn rằng bạn đang tìm đến một nguồn đáng tin cậy, vì hiện tại có khá nhiều các thông tin sai lệch đăng tải trên Internet và những tin đồn nhảm.

Once youve confirmed your childs diagnosis, a good next step is to contact your pediatrician and school district to set up early intervention services. You may also want to look into therapeutic preschool programs and playgroups. When researching autism, be sure to check out your sources carefully, as there is a great deal of misinformation available on the internet and through the grapevine.

Người lớn cũng bị chẩn đoán mắc tự kỷ, mặc dù khá hạn chế do bởi những triệu chứng của họ tương đối nhẹ. Trong thực tế, ta cũng không cần can thiệp gì cả khi bị chẩn đoán mắc; tự kỷ là một căn bệnh không thể chữa khỏi, vì vậy các liệu pháp và thuốc điều trị là tùy chọn.


When adults are diagnosed with autism, it is usually because they are living with relatively mild symptoms. The reality is that there is no need to do anything at all following a diagnosis; autism is not curable, so therapies and medications are optional.

Tuy nhiên, nhiều người trưởng thành vẫn cố gắng cải thiện tình hình thông qua các nhóm hỗ trợ và tự lực, chuyên gia trị liệu có kinh nghiệm, tìm đến các phương thức hỗ trợ giải quyết những vấn đề về giác quan, hoặc đơn giản chỉ là tìm hiểu thêm về căn bệnh.

Many adults, however, do choose to follow up on their diagnosis by reaching out to adult self-advocacy and support groups, by finding a therapist with appropriate experience, by seeking help with sensory challenges, or by simply learning more about the disorder.

Những câu hỏi nên được đặt ra về tự kỷ. Questions to Ask About Autism

Khi bạn bắt đầu tính đến việc nhờ bác sĩ chẩn đoán bệnh tự kỷ, có lẽ bạn nên cân nhắc một số câu hỏi cụ thể sau:

As you begin to think about an autism diagnosis, there are some specific questions youll want to investigate. These are likely to include:

– Những liệu pháp tốt nhất cho con của tôi là gì? Which are the best therapies for my child?

– Con tôi nên được học tập trong môi trường nào là tốt nhất? What kind of educational setting is best for my child?

– Những hoạt động cộng đồng hay vui chơi giải trí nào là phù hợp với con tôi? What kind of recreational and community experiences might be appropriate for my child?

– Tôi phải xây dựng kế hoạch tương lai cho con tôi như thế nào? How should I plan for my childs long-term future?

Sống chung với chứng tự kỷ. Living With Autism

Nếu con bạn bị chẩn đoán mắc tự kỷ, căn bệnh sẽ là yếu tố chi phối hầu hết các quyết định của bạn về con mình. Những quyết định của bạn sẽ phụ thuộc vào triệu chứng của con, cách bạn phản ứng lại các triệu chứng này, môi trường sống và tình trạng tài chính.

If your child is diagnosed with autism, it will be a factor in most decisions you make with and for him/her. Your decisions will vary depending upon your childs symptoms, your response to those symptoms, your living situation, and your finances.

Nhưng dù thế nào đi nữa, bạn cũng cần suy tính và lên kế hoạch cho con mình. Có thể nhiều khả năng là bạn sẽ phải phối hợp với nhà trường, các cơ quan chức năng, các nhà trị liệu và luật sư để giúp đáp ứng các nhu cầu đặc thù của trẻ.

But no matter what, youll need to think about and plan around your childs autism. Perhaps more significantly, youll need to work with schools, state and federal agencies, therapists, and lawyers to advocate for your childs needs.

Kết luận. A Word From Verywell

Chẩn đoán mắc tự kỷ không phải là chuyện nhỏ. Thậm chí nhiều người sẽ sợ hãi nó. Nhưng quan trọng là chúng ta vẫn có thể sống một cuộc sống lành mạnh ngay cả khi mắc bệnh.

A diagnosis of autism can be overwhelming. For some people, it can even be frightening. But its important to know that it is more than possible to live well with autism.

Theo thời gian, bạn sẽ khám phá ra nhiều nguồn hỗ trợ và cơ hội cho trẻ tự kỷ và gia đình. Bạn cũng sẽ biết được khả năng ứng phó – thậm chí là vượt lên – của bản thân trước căn bệnh tự kỷ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
562,892
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 51: C51: 51. Chứng Sợ Không Gian Rộng


Agoraphobia - Chứng Sợ Không Gian Rộng


Rời khỏi căn nhà mình đang ở là một điều đáng sợ với một số người. Chứng sợ không gian rộng là nỗi sợ tất những nơi nào mà một người khó trốn khỏi đó, bao gồm những không gian mở rộng lớn hoặc các đám đông, không gian trên các phương tiện đi lại.

Leaving home can be a reason to panic for some. Agoraphobia refers to a fear of any place where escape may be difficult, including large open spaces or crowds, as well as various means of travel.

9a16c7dc44a273fb3fcfb3c51d814e73
Nguồn: Hypnosis On Demand

Định nghĩa. Definition

Chứng sợ không gian rộng – agoraphobia, dịch từ tiếng Hy Lạp là "nỗi sợ nơi họp chợ", là một nỗi sợ và lo âu sâu sắc đối với một nơi chốn hoặc tình huống có thật hay giả định với khả năng trốn chạy khỏi đó khó khăn. Những người mắc chứng sợ này có thể né tránh những tình huống họ phải ở một mình khi ra khỏi nhà, hay di chuyển bằng xe hơi, xe buýt, máy bay, ở khu vực đông người, ở nơi không gian khép kín như rạp chiếu phim hoặc các cửa hàng, di chuyển trên các cây cầu hoặc trong thang máy.

Translated from Greek as "fear of the marketplace," agoraphobia involves intense fear and anxiety to a real or anticipated place or situation where escape might be difficult. People with agoraphobia may avoid situations such as being alone outside of the home, traveling in a car, bus, or airplane, being in a crowded area, being in enclosed spaces such as shops and cinemas, or being on a bridge or in an elevator.

Người bệnh sợ hãi những tình tình huống này vì họ nghĩ rằng rất khó thoát ra khỏi những nơi đó, đặc biệt khi có sự cố khẩn cấp xảy ra, hoặc nghĩ rằng mình sẽ bị hạn chế giúp đỡ nếu có bị các triệu chứng hoảng loạn hoặc bối rối ngượng ngùng. Sự bất an và căng thẳng dang cao có thể buộc họ phải có ai đó cùng đồng hành trong những lúc như vậy. Để được chẩn đoán mắc chứng sợ không gian rộng, tình huống gây sợ ở đây phải luôn gây ra sợ hãi và lo âu ở mức bất hợp lý so với nguy cơ thực sự có thể xảy ra, và những dấu hiệu lo lắng căng thẳng thường phải kéo dài ít nhất 6 tháng. Trường hợp nghiêm trong nhất, người bệnh hoàn toàn không thể ra khỏi nhà.

An individual with agoraphobia fears these situations because of thoughts that escape might be difficult in the event of an emergency, or that help might not be available if the person develops panic-like symptoms or other embarrassing symptoms. Such high discomfort and stress may require another persons company in such situations. For agoraphobia to be considered as a diagnosis, the agoraphobic situations must almost always create fear and anxiety that are out of proportion to the actual danger posed, and these signs of distress typically last for a minimum of six months. In its most severe form, people with agoraphobia are completely unable to leave their home.

Sad woman looking through the window
Nguồn: HealthCentral
Có khoảng 1.7% thanh thiếu niên và người trưởng thành bị chẩn đoán mắc chứng sợ không gian rộng. Phụ nữ có khả năng mắc cao gấp 2 lần nam giới. Lần khởi phát bệnh đầu tiên thường xuất hiện vào cuối giai đoạn thanh thiếu niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành, mặc dù căn bệnh này cũng có thể xuất hiện từ thời thơ ấu. Nhứng kiểu suy nghĩ thường gây sợ hãi và lo âu có xu hướng thay đổi theo độ tuổi: Trẻ thường sợ bị lạc, người lớn sợ gặp các triệu chứng hoảng sợ, và người cao tuổi hay sợ bị ngã. Chứng sợ không gian rộng thường đi kèm với các rối loạn lo âu khác (như rối loạn hoảng sợ hoặc một chứng sợ hãi cụ thể nào khác) và các rối loạn trầm cảm.

Approximately 1.7 percent of adolescents and adults are diagnosed with agoraphobia. Women are twice as likely as men to experience agoraphobia. Initial onset is typically in late adolescence or early adulthood, although agoraphobia can occur in childhood as well. The thoughts that usually cause fear and anxiety tend to change with age: Children often fear becoming lost, adults may fear experiencing panic-like symptoms, and older adults may fear falling. Agoraphobia often accompanies another anxiety disorder (such as panic disorder or a specific phobia) and depressive disorders.

Ở rối loạn hoảng sợ, cơn hoảng sợ tái diễn nhiều lần và người bệnh xuất hiện một nỗi sợ sâu sắc với việc bị hoảng loạn lần tiếp. Nỗi sợ này – được gọi là lo âu tự nguyện hoặc Sợ nỗi sợ – có thể hiện diện hầu như mọi lúc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh ngay cả khi cơn hoảng sợ không tiếp diễn. Đa phần mọi người bị rối loạn hoảng sợ đều cho thấy các dấu hiệu của chứng sợ không gian rộng và lo âu trước khi tiến đến rối loạn hoảng sợ.

In panic disorder, panic attacks recur and the person develops an intense fear of having another attack. This fear—called anticipatory anxiety or fear of fear—can be present most of the time and seriously interfere with the persons life even when a panic attack is not in progress. The majority of people with panic disorder show signs of agoraphobia and anxiety before developing panic disorder.

Thông thường, người bị chứng sợ không gian rộng thường "giới hạn" bản thân trong "vùng an toàn" bó hẹp ở nhà hoặc khu dân cư lân cận. Bất kỳ sự chuyển dịch nào ra khỏi lằn ranh của vùng an toàn này đều gây lo âu leo thang.


Typically, people with agoraphobia restrict themselves to a "zone of safety" that may include only the home or the immediate neighborhood. Any movement beyond the edges of this zone creates mounting anxiety.

Người bị chứng sợ không gian rộng có thể gặp khiếm khuyết nghiêm trọng vì bệnh lý này. Một số không thể đi làm, và họ có thể dựa dẫm nhiều vào các thành viên khác trong gia đình, những người này vừa phải làm các công việc mua sắm, chăm lo việc nhà cũng như hộ tống người bệnh trong những chuyến du hành hiếm hoi ra khỏi vùng an toàn của họ. Những người bị rối loạn này có thể không ra khỏi nhà được trong nhiều năm trời, kết quả là nhiều mối quan hệ tương tác xã hội bị hủy hoại. Theo ước tính, hơn một phần ba người bị chứng sợ không gian rộng không ra khỏi nhà và không thể đi làm.

People with agoraphobia can be seriously disabled by their condition. Some are unable to work, and they may need to rely heavily on other family members, who must do shopping and household errands as well as accompany the affected person on rare excursions outside the "safety zone." People with this disorder may become housebound for years, with resulting impairment of relationships. It has been estimated that more than one-third of people with agoraphobia do not leave their home and are unable to work.

Triệu chứng. Symptoms

Bệnh nhân xuất hiện nỗi sợ hoặc lo âu về: Fear or anxiety about:

– ra khỏi nhà một mình. being outside of the home alone

– sử dụng phương tiện giao thông công cộng. using public transportation

– ở một nơi khép kín (cửa hàng, rạp chiếu phim). being in enclosed places (stores, movie theaters)

– đứng xếp hàng hoặc ở trong một đám đông. standing in line or being in a crowd

– ở trong một không gian mở (chợ, bãi đậu xe) being in open spaces (markets, parking lots)

– ở những nơi khó trốn thoát. being in places where escape might be difficult

– chủ động tránh né tất cả các tình huống gây sợ hãi và lo âu. Active avoidance of all situations that provoke fear and anxiety

– Dần không thể ra khỏi nhà trong những khoảng thời gian kéo dài. Becoming housebound for prolonged periods

– Cảm thấy bị người khác tách biệt và ghẻ lạnh. Feelings of detachment or estrangement from others

– Cảm thấy bất lực. Feelings of helplessness


– Lệ thuộc vào người khác. Dependence upon others

– Lo âu hoặc bị hoảng sợ (lo âu ở mức cấp tính nghiêm trọng). Anxiety or panic attack (acute severe anxiety)

Một người có thể mắc chứng sợ không gian rộng nếu các triệu chứng xuất hiện không phải do những rối loạn và bệnh lý tâm thần khác. Thêm vào đó, thường thì những người bệnh cũng lạm dụng chất có cồn và các thuốc giảm đau, coi đó là một cách đối phó với những vấn đề đang gặp phải.

A person may be described as having agoraphobia if other mental disorders or medical conditions do not provide a better explanation for the persons symptoms. Additionally, it is common for people with agoraphobia to also abuse alcohol and sedative medication as a way of coping with their distress.

Nguyên nhân. Causes

Mặc dù vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ nhưng căn nguyên của hầu hết các rối loạn lo âu được đã được tập trung đào sâu hơn trong vòng một thập kỷ qua. Nói rộng hơn, khả năng xuất hiện bệnh lý lo âu có liên quan đến sự kết hợp giữa một loạt các yếu tố như trải nghiệm sống, các đặc tính tâm lý, và/hoặc yếu tố di truyền. Đặc tính di truyền trong chứng sợ không gian rộng được báo cáo là 61%, khiến người ta tin rằng căn bệnh có mối liên hệ lớn nhất với yếu tố di truyền quyết định khả năng mắc bệnh. Một số các yếu tố môi trường cũng được coi là có liên quan đến sự phát triển của chứng bệnh này, đó là việc một người có trải nghiệm sự kiện đau buồn (cha mẹ mất, bị tấn công hoặc hành hung) và lớn lên trong một gia đình thiếu sự ấm áp và mức bảo bọc con cái quá cao.

The etiology of most anxiety disorders, although not fully understood, has come into sharper focus in the last decade. In broad terms, the likelihood of developing anxiety involves a combination of life experiences, psychological traits, and/or genetic factors. Heritability for agoraphobia is reported to be 61 percent, making it the phobia most strongly linked to the genetic factor that represents predisposition to phobias. Some of the environmental factors that are known to be associated with the development of agoraphobia are experiencing stressful events (the death of a parent, being attacked or mugged) and being raised in a household characterized by little warmth and high levels of overprotection.

Điều trị. Treatments

Mục tiêu của điều trị là giúp người bệnh vận hành cuộc sống hiệu quả hơn. Sự thành công của điều trị thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh. Phương pháp giải cảm ứng có hệ thống, hay còn gọi là "liệu pháp tiếp xúc", là một kỹ thuật can thiệp hành vi dùng để điều trị các chứng sợ. Trong liệu pháp này, trị liệu viên sẽ yêu cầu người bệnh thư giãn, sau đó tưởng tượng ra những thứ tạo nên chứng sợ của mình, cùng đương đầu với cái ít đáng sợ nhất đến cái gây sợ hãi nhất. Trải nghiệm tiếp xúc thực tế theo cấp độ cũng được áp dụng giúp người bệnh vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Ở kỹ thuật này, người ta sẽ cho người bệnh trực tiếp tiếp xúc với các tình huống khó khăn ngoài đời thực, theo cấp độ từ ít đến cực kỳ nghiêm trọng. Ví dụ, một người bệnh được cho tiếp xúc với một vài người trước khi dành thời gian ở trong một nhóm lớn nhiều người để tập vượt qua nỗi sợ đám đông. Người bệnh sẽ làm việc với chuyên gia trị liệu để xây dựng những kỹ thuật đối phó với nỗi sợ như liệu pháp thư giãn và kỹ thuật thở. Mặc dù lý tưởng vẫn là cho tiếp xúc thực tế hay thực hành "ngoài phòng thí nghiệm", nhưng tiếp xúc dựa trên tưởng tượng cũng là một liệu pháp thay thế tạm chấp nhận được trong nhóm liệu pháp tiếp xúc nói chung. Điều trị chứng sợ không gian rộng bằng liệu pháp tiếp xúc sẽ giúp giảm lo âu và cải thiện tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống trên 75% tổng số ca bệnh.

The goal of treatment is to help the agoraphobic person function effectively. The success of treatment usually depends upon the severity of the phobia. Systematic desensitization, also called "exposure therapy," is a behavioral technique used to treat phobias. It is based on having the person relax, then imagine the components of the phobia, working from the least fearful to the most fearful. Graded real-life exposure has also been used with success to help people overcome their fears. This technique involves exposure to real aversive situations, progressing from less to more extreme situations. For example, a person might be in contact with a few people before they progressively spend time with large groups of people in order to overcome a fear of crowds. The individual will work with a therapist to develop coping strategies such as relaxation and breathing techniques. While "in-vivo" or real-life exposure is ideal, imagined exposure is an acceptable alternative in desensitization exercises. Treating agoraphobia with exposure therapy reduces anxiety and improves morale and quality of life within 75 percent of cases.

Các dạng trị liệu khác như liệu pháp can thiệp nhận thức, liệu pháp phản hồi sinh học, thôi miên, thiền, thư giãn hoặc liệu pháp cặp đôi cũng khá hữu ích cho một số bệnh nhân. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) là một phương pháp kết hợp liệu pháp nhận thức – liệu pháp giúp điều chỉnh hoặc chấm dứt các dạng thức suy nghĩ góp phần gây ra triệu chứng ở bệnh nhân, và liệu pháp can thiệp hình vi, hướng đến giúp bệnh nhân thay đổi hành vi của bản thân.

Other types of therapy, such as cognitive therapy, assertiveness training, biofeedback, hypnosis, meditation, relaxation, or couples therapy were found to be helpful for some patients. Cognitive behavioral therapy (CBT) is a combination of cognitive therapy, which can modify or eliminate thought patterns contributing to the patients symptoms, and behavioral therapy, which aims to help the patient change his or her behavior.

CBT nói chung cần thực hiện trong vòng ít nhất 8 đến 12 tuần. Một số người có thể phải cần nhiều thời gian điều trị hơn để học và thực hiện những kỹ năng mới học được. Loại trị liệu này, với tỷ lệ tái phát thấp, có hiệu quả trong việc loại trừ những cơn hoảng sợ hoặc giảm thiểu tần suất của chúng. Nó cũng làm giảm hiện tượng lo âu tự nguyện và thái độ tránh né các tình huống gây sợ hãi.

CBT generally requires at least 8 to 12 weeks. Some people may need more time in treatment to learn and implement their newly acquired skills. This kind of therapy, which is reported to have a low relapse rate, is effective in eliminating panic attacks or reducing their frequency. It also reduces anticipatory anxiety and the avoidance of feared situations.

Điều trị có thể khá phức tạp bởi một thực tế là bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc hẹn gặp bác sĩ do nỗi sợ hãi tồn tại trong họ. Để giải quyết vấn đề này, một vài trị liệu viên đã phải đến nhà của người bệnh để thực hiện các phiên can thiệp ban đầu. Thường trị liệu viên sẽ dẫn bệnh nhân đến các trung tâm mua sắm và những những nơi mà bình thường bệnh nhân vẫn tránh né để hỗ trợ, giúp bệnh nhân đối phó với nỗi sợ của mình.


Treatment may be complicated by the fact that patients have difficulty getting to appointments because of their fears. To address this issue, some therapists will go to an agoraphobic patients home to conduct the initial sessions. Often therapists take their patients on excursions to shopping malls and other places the patients have been avoiding, in order to provide support and help the patient cope with their fear.

Bệnh nhân sẽ được dần dần tiếp cận với tình huống gây sợ hãi, họ sẽ nỗ lực ở lại, không bỏ trốn dù lo âu trong họ tăng cao. Theo đó, bệnh nhân sẽ thấy rằng mặc dù cảm xúc này có thể cực kỳ đáng sợ nhưng chúng không nguy hiểm, và chúng sẽ qua đi. Mỗi lần cố gắng, bệnh nhân sẽ đối mặt với nỗi sợ trong phạm vi nhiều nhất họ có thể chịu đựng được. Người bệnh sẽ phát hiện ra rằng, với biện pháp tiếp cận từng chút một, cộng với sự động viên và tư vấn chuyên nghiệp của trị liệu viên, họ có thể dần làm chủ được nỗi sợ hãi và có thể đương đầu được với những hoàn tình hay tình huống mà trước đây dường như không thể đối với họ.

The patient approaches a feared situation gradually, attempting to stay in spite of rising levels of anxiety. In this way, the patient sees that as frightening as the feelings are, they are not dangerous, and they do pass. In each attempt, the patient faces as much fear as he or she can stand. Patients find that with this step-by-step approach, aided by the encouragement and skilled advice of therapist, they can gradually master their fears and enter situations that had previously seemed unapproachable.

exposure_therapy_by_erikrogers-d68fq63
Nguồn: Erik Rogers – DeviantArt
Nhiều trị liệu viên thậm chí còn giao "bài tập" cho bệnh nhân vào giữa các phiên can thiệp. Đôi khi bệnh nhân chỉ thực hiện một vài phiên tiếp xúc một-một với trị liệu viên, còn lại họ sẽ tự thực hiện có tham khảo sổ tay hướng dẫn.

Many therapists assign their patients "homework" to do between sessions. Sometimes patients spend only a few sessions in one-on-one contact with a therapist and continue to work on their own with the aid of a printed manual.

Thường thì bệnh nhân sẽ tham gia trị liệu nhóm với những người cũng đang cố gắng vượt qua chứng sợ không gian rộng giống họ, họ gặp nhau hàng tuần để thảo luận quá trình tiến bộ, động viên nhau và tiếp nhận hướng dẫn từ trị liệu viên.

Often the patient will join a therapy group with others striving to overcome agoraphobia, meeting with them weekly to discuss progress, exchange encouragement, and receive guidance from the therapist.

Điều trị bằng thuốc. Treatment with Medications

Bệnh nhân có xuất hiện các cơn hoảng sợ, là một trong các triệu chứng của chứng sợ không gian rộng có thể được kê toa thuốc để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tần suất và độ nghiêm trọng của những cơn hoảng sợ, và cũng để hạn chế tình trạng lo âu tự nguyện có liên quan. Khi bệnh nhân thấy mình gặp hoảng loạn với tần suất và độ nghiêm trọng thấp hơn, họ sẽ ngày càng dám thử thách bản thân hơn trong những tình huống gây căng thẳng trước đây.

Patients who experience panic attacks as part of their agoraphobia may benefit from a prescription medication to prevent panic attacks or reduce their frequency and severity, and to decrease the associated anticipatory anxiety. When patients find that their panic attacks are less frequent and severe, they are increasingly able to venture into situations that had previously been anxiety-provoking.

Các nhóm thuốc thường được sử dụng phổ biến nhất là thuôc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRIs), benzodiazepines liều công dụng cao, và Thuốc ức chế oxid monoamine (MAOIs). Chọn loại thuốc nào để sử dụng sẽ dựa trên việc cân nhắc các yếu tố an toàn, tính hiệu quả, và nhu cầu đặc thù của bệnh nhân.

The groups of medications most commonly used are tricyclic antidepressants, selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs), the high-potency benzodiazepines, and the monoamine oxidase inhibitors (MAOIs). Determination of which drug to use is based on considerations of safety, efficacy, and the personal needs of the patient.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng xuất hiện trước SSRIs và có tác dụng tương đương SSRIs trong điều trị các rối loạn lo âu trừ Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Imipramine là thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng phổ biến nhất để điều trị chứng bệnh này. Khi Imipramine được kê cho bệnh nhân, họ thường bắt đầu bằng liều thấp mỗi ngày, rồi tăng dần từ từ cho đến khi đạt đến liều hiệu quả. Khởi liều Imipramine chậm giúp giảm thiểu những tác dụng phụ như khô miệng, táo bón và tầm nhìn suy giảm.

Tricyclics are older than SSRIs and work as well as SSRIs for anxiety disorders other than OCD. Imipramine is the tricyclic most commonly used for this condition. When Imipramine is prescribed, the patient usually starts with small daily doses that are increased every few days until an effective dosage is reached. The slow introduction of Imipramine helps minimize side effects such as dry mouth, constipation, and blurred vision.

SSRIs thay đổi mức độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong não, chất này cũng tương tự như các chất dẫn truyền thần kinh khác, giúp các tế bào não giao tiếp với nhau.

SSRIs alter the levels of the neurotransmitter serotonin in the brain, which, like other neurotransmitters, helps brain cells communicate with one another.

Fluoxetine (Prozac), sertraline (Zoloft), escitalopram (Lexapro), paroxetine (Paxil), and citalopram (Celexa) là một số các thuốc SSRIs được kê toa phổ biến trong điều trị rối loạn hoảng sợ, Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và chứng ám ảnh sợ xã hội. SSRIs cũng được sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ khi bệnh lý này xuất hiện kết hợp với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Những loại thuốc này được khởi liều thấp và dần tăng lên cho đến khi tạo được hiệu quả điều trị.


Fluoxetine (Prozac), sertraline (Zoloft), escitalopram (Lexapro), paroxetine (Paxil), and citalopram (Celexa) are some of the SSRIs commonly prescribed for panic disorder, OCD, PTSD, and social phobia. SSRIs are also used to treat panic disorder when it occurs in combination with OCD, social phobia, or depression. These medications are started at low doses and gradually increased until they have a beneficial effect.

SSRIs có ít tác dụng phụ hơn các thuốc chống trầm cảm cũ (Thuốc chống trầm cảm ba vòng), nhưng đôi khi chúng cũng gây buồn nôn nhẹ hoặc bồn chồn trong lần đầu uống. Những triệu chứng này sẽ mất dần theo thời gian. Một số người cũng gặp một số vấn đề rối loạn chức năng tình dục khi uống SSRIs, điều này có thể được cải thiện bằng cách điều chỉnh liều hoặc đổi sang loại SSRI khác.

SSRIs have fewer side effects than older antidepressants (tricyclics), but they sometimes produce slight nausea or jitters when people first start to take them. These symptoms fade with time. Some people also experience sexual dysfunction with SSRIs, which may be helped by adjusting the dosage or switching to another SSRI.

Benzidiazepines liều công dụng cao là một nhóm thuốc được sử dụng hiệu quả trong điều trị lo âu. Alprazolam, clonazepam và loaepam là những thuốc thuộc nhóm này. Thuốc có tác dụng nhanh, có một vài tác dụng phụ khó chịu và được hầu hết người bệnh dung nạp tốt. Tuy nhiên, một số bệnh nhân, đặc biệt là những người có vấn đề lệ thuộc rượu bia và ma túy có thể trở nên lệ thuộc vào benzodiazepine.

The high-potency benzodiazepines are a class of medications that effectively reduce anxiety. Alprazolam, clonazepam, and lorazepam are medications that belong to this class. They take effect rapidly, have few bothersome side effects, and are well-tolerated by the majority of patients. However, some patients, especially those who have had problems with alcohol or drug dependency, may become dependent on benzodiazepines.

Điều trị bằng benzodiazepine công dụng cao thường kéo dài liên tục từ 6 tháng đến 1 năm. Một điểm trừ của thuốc này là bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng cai – khó chịu, yếu sức và những tác dụng không mong muốn khác – khi chấm dứt điều trị. Giảm liều từ từ nói chung có thể hạn chế những vấn đề này. Cơn hoảng sợ cũng có thể tái diễn sau khi ngưng sử dụng thuốc.

Treatment with high-potency benzodiazepines is usually continued for six months to a year. One drawback of these medications is that patients may experience withdrawal symptoms—malaise, weakness, and other unpleasant effects—when the treatment is discontinued. Reducing the dose gradually generally minimizes these problems. There may also be a recurrence of panic attacks after the medication is withdrawn.

Trong các loại huốc ức chế oxid monoamine, một nhóm thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị rối loạn hoảng sợ, phenenelzine là loại sử dụng phổ biến nhất. Điều trị bằng phenelzine thường bắt đầu với một liều nhỏ mỗi ngày, liều sẽ tăng dần dần cho đến khi cơn hoảng sợ biến mất hoặc bệnh nhân đạt đến ngưỡng liều tối đa, khoảng 100mg/ngày.

Of the MAOIs, a class of antidepressants that have been shown to be effective against panic disorder, phenelzine is the most commonly used. Treatment with phenelzine usually starts with a relatively low daily dosage that is increased gradually until panic attacks cease or the patient reaches a maximum dosage of about 100 milligrams a day.

Sử dụng phenelzine hay bất cứ Thuốc ức chế oxid monoamine nào khác đều yêu cầu bệnh nhân phải tuân thủ chế độ ăn uống kiêng nghiêm ngặt vì có một số thức ăn, thuốc kê toa và một số chất bị lạm dụng có thể tương tác với loại thuốc này, gây tăng huyết áp đột ngột cực kỳ nguy hiểm. Tất cả bệnh nhân uống Thuốc ức chế oxid monoamine nên tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ liên quan đến chế độ ăn kiêng và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc kê toa hoặc không kê toa nào.

Use of phenelzine or any other MAOI requires the patient to observe exacting dietary restrictions, because there are foods and prescription drugs and certain substances of abuse that can interact with the MAOI to cause a sudden, dangerous rise in blood pressure. All patients who are taking MAOIs should obtain their physicians guidance concerning dietary restrictions and should consult with their physician before using any over-the-counter or prescription medications.

Điều trị kết hợp. Combination Treatments

Một vài bệnh nhân mắc các rối loạn lo âu cũng có thể được điều trị hiệu quả bằng cách kết hợp hoặc sử dụng liên tiếp cả liệu pháp điều trị tâm lý và dùng thuốc. Điều trị kết hợp được cho là nhanh chóng khiến bệnh nhân cảm thấy thoải mái, hiệu quả cao và tỷ lệ tái phát thấp.

Some patients with anxiety disorders may benefit from the combination or sequential use of psychotherapy and pharmacotherapy treatment modalities. The combined approach is said to offer rapid relief, high effectiveness, and a low relapse rate.

Tối ưu hóa kết quả điều trị. Ways to Make Treatment More Effective

Nhiều người mắc rối loạn lo âu cũng có thể cải thiện tình hình bằng cách tham gia các nhóm tự lực hoặc nhóm hỗ trợ, nơi đó họ chia sẻ vấn đề của mình và những thành tích đạt được trong quá trình điều trị với người khác. Trao đổi với một người bạn đáng tin cậy hoặc bạn thân có thể hỗ trợ bệnh nhân, nhưng cách này không thay thế được sự can thiệp và chăm sóc từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Many people with anxiety disorders benefit from joining a self-help or support group and sharing their problems and achievements with others. Talking with a trusted friend or confidante can also provide support, but it is not a substitute for care from a mental-health professional.

Kỹ thuật quản lý căng thẳng và phương pháp thiền có thể giúp người bệnh rối loạn lo âu bình tâm hơn và có thể giúp cải thiện hiệu quả điều trị. Tập thể dục nhịp điệu cũng có thể giúp bệnh nhân cảm thấy bình tâm. Caffeine, một số ma túy bất hợp pháp và thậm chí một số loại thuốc cảm không kê toa có thể làm trầm trọng các triệu chứng của rối loạn lo âu nên bệnh nhân cần tránh các thuốc này. Kiểm tra lại với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc phụ kèm nào.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom