Cập nhật mới

Dịch Full Tâm Lý Học

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Tâm Lý Học

Tâm Lý Học
Tác giả: dngnh463
Tình trạng: Đã hoàn thành




Tác giả: dngnh463

Thể loại: Dị Giới, Lịch Sử, Truyện Khác

Giới thiệu:

Có rất nhiều nguời nghĩ bệnh tâm thần chỉ xảy ra với một ít người không may mắn và không ngờ rằng nó có thể xảy ra với chúng ta hay những nguời mà chúng ta yêu mến. Thật sự các bệnh về tâm lý không hiếm gặp. Cứ mỗi bốn người thì sẽ có ít nhất hai người từng trải qua các loại tâm lý bất thường nghiêm trọng như nghiện rượu, trầm cảm, hoặc ngay cả tâm thần phân liệt. Như những vấn đề sức khoẻ khác, tôi, bạn, và tất cả mọi người xung quanh chúng ta đều có thể mắc bệnh tâm thần và bị ảnh hưởng bởi chúng.

Lâu rồi có một bạn hỏi tôi, căn cứ vào tiêu chuẩn nào thì xác định một người có bình thường hay không? Các bạn nghĩ như thế nào?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1: C1: 1. Hiệu Ứng Gaslighting


Gaslighting hay gas-lighting (nghĩa đen: thắp sáng đèn ga) là một hình thức lạm dụng tâm lý hoặc cảm xúc, trong đó kẻ lạm dụng sử dụng thông tin bị bóp méo, thiếu sự thật khiến nạn nhân ban đầu lo lắng, bối rối rồi dẫn đến nghi ngờ suy nghĩ, giá trị, trí nhớ, óc phán đoán của mình và mất dần đi cảm nhận về thực tế.

Thuật ngữ Gaslighting bắt nguồn từ vở kịch, phim cùng tên Gaslight và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu tâm lý nói chung cũng như tâm lý trị liệu nói riêng.

Ingrid Bergman, vai Mrs. Manningham trong phim Gaslight (1944) Trong vở kịch Gaslight (năm 1938,) còn được biết đến dưới tên Angel Street ở Mỹ và phim phỏng theo cùng tên (công chiếu năm 1940 và 1944,) một loạt những hành vi lạm dụng tâm lý có hệ thống của nhân vật chính (Mr. Manningham) với vợ (Mrs. Manningham) đã khởi nguồn cho việc sử dụng thuật ngữ. Cốt truyện diễn ra như sau: người chồng mặc sức thuyết phục mọi người và chính vợ mình rằng cô ta bị điên bằng cách thay đổi vị trí đồ đạc trong nhà rồi khăng khăng rằng cô nhớ nhầm hoặc trí nhớ có vấn đề khi có chỉ ra sự khác biệt. Khi người chồng đang truy tìm báu vật ở mái nhà, người vợ nhận ra chiến đèn sáng lờ mờ và sắp sửa hết ga nhưng người chồng không công nhận điều đó và cho rằng vợ mình đang ảo tưởng, từ đó dẫn đến tên vở kịch.

Trong ảnh phía trên là Ingrid Bergman trong phim Gaslighting năm 1944.


Thuật ngữ gaslighting bắt đầu được sử dụng từ thập niên 60 để miêu tả hành động lạm dụng nhận thức nạn nhân. Trong một cuốn sách xuất bản năm 1980 về lạm dụng tình dục trẻ em, The Best Kept Secret: Sexual Abuse of Children, Florence Rush đã bình luận phim Gaslight (năm 1944) như sau: "kể cả ngày nay người ta cũng sử dụng từ "gaslighting" để miêu tả hành vi phá hoại khả năng phán đoán của người khác.



Ví dụ kinh điển của việc thao túng theo cách gaslight là thay đổi môi trường của một người mà họ không hay biết, và giải thích rằng họ "chắc hẳn là đang tưởng tượng ra thôi" khi họ nghi ngờ những thay đổi này. Tương tự như thế, gia đình Manson, trong những vụ trộm của những "kẻ lén lút" của mình cuối những năm 1960, đã đột nhập vào trong nhà và không trộm gì cả mà chỉ sắp xếp lại nội thất để làm cho những người sống trong nhà cảm thấy bối rối và bị xáo trộn.


Theo các nhà tâm lý học Gas và Nichols, một hình thức khá thường xuyên khác của gaslighting xảy ra khi người chồng ngoại tình. Người chồng có thể sẽ cố chối bỏ việc ngoại tình và khăng khăng "Anh không nói dối; em chỉ đang tượng tượng ra mọi thứ thôi." Các nhà trị liệu nam giới về sau có thể còn làm tăng thêm sự đau khổ của người phụ nữ bằng việc gọi sai phản ứng của họ. [...] Các hành vi gaslight của người chồng đưa ra công thức cho cái được gọi là suy sụp tinh thần ở một số phụ nữ [và] việc tự sát trong các tình huống tồi tệ nhất."

Nhà tâm lý học Martha Stout giải thích cái cách mà những kẻ thái nhân cách sử dụng chiến thuật gaslighting thường xuyên. Những kẻ thái nhân cách thường rất tàn nhẫn, thích điều khiển hoặc rất thâm hiểm, và thường là những kẻ nói dối rất thuyết phục, những kẻ kiên quyết chối bỏ việc làm sai. Khi gặp phải sức hút cá nhân cái mà có thể là đặc điểm của những kẻ thái nhân cách thì rất nhiều người từng là nạn nhân của kẻ thái nhân cách sẽ nghi ngờ nhận thức của mình.

Jacobson và Gottman báo cáo rằng một số kẻ vũ phu có thể sử dụng cách thao túng gaslight với vợ mình, thậm chí là thẳng thừng chối bỏ việc sử dụng bạo lực của mình.


Cre:Tamlyhoctoipham.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2: C2: 2. Thế Nào Là Tâm Lý Bất Thường?


Abnormal Psychology - Tâm lý bất thường


Có rất nhiều nguời nghĩ bệnh tâm thần chỉ xảy ra với một ít người không may mắn và không ngờ rằng nó có thể xảy ra với chúng ta hay những nguời mà chúng ta yêu mến. Thật sự các bệnh về tâm lý không hiếm gặp. Cứ mỗi bốn người thì sẽ có ít nhất hai người từng trải qua các loại tâm lý bất thường nghiêm trọng như nghiện rượu, trầm cảm, hoặc ngay cả tâm thần phân liệt. Như những vấn đề sức khoẻ khác, tôi, bạn, và tất cả mọi người xung quanh chúng ta đều có thể mắc bệnh tâm thần và bị ảnh hưởng bởi chúng.

Lâu rồi có một bạn hỏi tôi, căn cứ vào tiêu chuẩn nào thì xác định một người có bình thường hay không? Các bạn nghĩ như thế nào?


Thực ra câu trả lời là không. Chúng ta không có bất kỳ tiêu chuẩn, thước đo nào cho sự bình thường hay bất thường cả.

Tuỳ theo từng xã hội mà những hành vi được coi là bất thường khác nhau.Ví dụ ở các nước Hồi giáo, đàn ông được quyền lấy đến 4 người vợ, trong khi ở nuớc ta, hành vi đó được coi là không bình thường và coi thường luật pháp. Từ ví dụ trên, ta có thể nói rằng hành vi bất thường là những hành vi đi ngược lại với những tiêu chuẩn, đạo đức xã hội.


Nhưng một câu hỏi khác đặt ra, cần bao nhiêu hành vi bất thường thì mới có thể xác định được người đó có tâm lý bất thường hay không? Lady Gaga mặc một bộ váy thịt đi dự lễ vậy, hành động đó rõ ràng là không bình thường vậy cô ta có vấn đề gì về tâm lý hay không?

Jerome Wakefield của trường đại học Rutgers (trường tôi đang theo học) đã đề xuất một định nghĩa được sử dụng rộng rãi khi nói về tâm lý bất thường, theo ông một nguời được coi là mắc chứng bệnh tâm thần phải thuộc một trong hai trường hợp sau:

Một số cơ quan hay cơ chế sinh học trong cơ thể họ không thể vận hành một cách bình thường. Các cơ chế đó bao gồm cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức...
Có tình huống gây hại đến bản thân trực tiếp hay gián tiếp theo tiêu chuẩn xã hội của người đó. Những hệ quả xấu này được đo dựa trên việc nguời đó bị ảnh huởng như thế nào (mệt mỏi, khó chịu, đau đớn) hoặc sự khó khăn khi phải đáp ứng yêu cầu nhỏ nhặt nhất trong xã hội.
Do đó bệnh tâm thần được định nghĩa dựa trên sự rối loạn gây hại đến người bệnh. Chức năng của nhận thức là tiếp thu và đón nhận sự vật sự việc theo cách mà chúng ta chia sẻ với mọi nguời xung quanh, suy nghĩ lý trí và giải quyết tình huống. Sự rối loạn trong bệnh tâm thần là hậu quả của việc suy nghĩ, giao tiếp, cảm xúc, nhận thức và động lực bị gián đoạn và người không nhận ra hoặc không có khả năng liên kết chúng lại với nhau.

Vì thế, dựa vào định nghĩa trên thì Lady Gaga chỉ là một nguời có hành vi bất thường chứ cô hoàn toàn không có vấn đề gì về tâm lý cả. Cô giao tiếp suôn sẻ, cảm xúc dạt dào, vẫn đi hát và làm việc bình thường.

Các bạn đã hiểu định nghĩa về tâm lý bất thường chưa? Nếu rồi thì hãy cùng tôi áp dụng vào trường hợp duới đây nhé:


Kevin và Joyce đã kết hôn được tám năm trước khi họ tìm đến nhà tâm lý để nhờ giúp đỡ cho cuộc hôn nhân của họ. Joyce đã 34 tuổi là nữ y tá trẻ em và giờ đang mang thai đứa con đầu lòng được sáu tháng. Kevin, 35 tuổi, đang chuẩn bị kết thúc ba năm công việc thủ thư tại một thư viện trường đại học gần nhà. Joyce cực kỳ lo lắng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Kevin bị mất việc làm nhất là khi con của họ chuẩn bị chào đời.

Nhà tâm lý học nhanh chóng nhận ra những hành vi khác người của Kevin. Trong buổi gặp đầu tiên. Joyce kể về một tình huống dẫn đến cuộc cãi nhau nảy lửa giữa hai người. Ngày hôm đó sau khi ăn chưa ở chỗ làm, Kevin cảm thấy ngực mình rất đau như bị ai đâm và cả khó thở. Anh lo lắng chạy đến phòng cấp cứu của bệnh viện nơi cô làm việc. Bác sĩ không phát hiện ra điều gì bất thường ở anh dù cho cô đã làm hết các loại xét nghiệm nên đành cho anh thuốc an thần và để anh về nhà nghỉ ngơi. Tối hôm đó khi Joyce về đến nhà, anh bảo với cô rằng anh nghi ngờ mình đã bị hạ độc và hung thủ chính là cấp trên của anh. Đến tận bây giờ anh vẫn tin như vậy.

Niềm tin đó của Kevin đã khiến viên tâm lý học cực kỳ lo lắng về tình trạng sức khoẻ tâm lý của anh. Joyce nhận ra rằng suy nghĩ "bị trúng độc" là điên rồ nhưng cô không cho đó là bằng chứng chứng minh Kevin có vấn đề về tâm lý. Cô quen Kevin đã 15 năm và như cô được biết thì anh không có niềm tin kỳ lạ nào cả ngoại trừ chuyện "suy nghĩ nhiều và nhạy cảm quá mức". Hơn nữa cái mà cô quan tâm ở đây là tình hình tài chính gia đình và nhấn mạnh rằng đây là lúc Kevin nên đối mặt với hiện thực.

Tình trạng của Kevin ngày càng tệ. Anh gần như thoát ly với mọi người , thường hay ngồi một mình trong căn phòng tối tăm sau bữa ăn. Anh bảo rằng anh gần như đánh mất suy nghĩ của mình. Không phải trí nhớ của anh có vấn đề mà là cảm thấy một phần bộ não của mình không hoạt động nữa. Ở chỗ làm, mặc dù anh đi làm hằng ngày nhưng đa số thời gian anh chỉ ngồi ở bàn và lẩm bẩm một mình. Khi gặp nhà tâm lý, anh thường bắt đầu câu chuyện rồi chợt ngưng lại, im lặng khoảng một thời gian, sau đó nhìn vào người đối diện, cười rồi nhún vai. Anh đánh mất mất dòng suy nghĩ của mình. Câu trả lời của anh đa số không đi vào chủ đề chính.

Tất cả những triệu chứng trên, không thể diễn đạt giao tiếp một cách bình thường, lời nói rời rạc tối nghĩa, bị ảo tưởng tin rằng có người hại mình của Kevin đều là triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Cuối cùng Joyce cũng phải đồng ý cho anh đi trị liệu vì không còn cách nào khác. Bệnh tình của anh ngày càng có xu hướng nặng thêm.


Bây giờ chúng ta hãy áp dụng định nghĩa về tâm lý bất thường mà tôi đã nói trên vào trường hợp này nhé. Kevin được coi là người có tâm lý bất thường và mắc bệnh tâm thần bởi mọi người có thể nhận ra được các cơ quan, cơ chế chịu trách nhiệm nhận thức, suy nghĩ và giao tiếp không thể vận hành bình thường. Sự gián đoạn hoạt động của các cơ chế này chính là nguyên nhân gây ra ảo tưởng mình bị hạ độc và nói năng lộn xộn, chẳng đâu vào đâu của anh. Sự rối loạn ấy gây tổn hại đến khả năng phán đoán của anh ta với các mối quan hệ xoay quanh trong cuộc sống, hôn nhân với Joyce, nghĩa vụ của một người cha, và biểu hiện ở nơi làm việc.

Tuy nhiên không phải sự rối loạn nào cũng gây ra bệnh, chỉ có những sự rối loạn gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống, cơ thể của một người thì mới được coi là bệnh. Ví dụ như vì một sự rối loạn nào đó mà bạn sinh ra với các ngón chân dính liền nhau thì tình huống này không thể coi là bạn mắc bệnh vì việc các ngón chân dính liền nhau không gây hại gì đến việc bạn suy nghĩ, đi lại, giao tiếp , làm việc, hoà đồng với xã hội, ngoại trừ một chút khó khăn khi đi lại.

Đối với bệnh tâm thần, thời gian phát bệnh cũng rất quan trọng vì bệnh tâm thần được xác định dựa vào khoảng thời gian dài hay ngắn của những hành vi bất thường ấy. Với một số bệnh thì các triệu chứng phải liên tục xuất hiện trong vòng 3, hoặc 6 tháng thì mới được coi là mắc bệnh.

Vậy thì chúng ta có cách nào xét nghiệm xem một người có bị mắc bệnh hay không?

Đáng tiếc là hiện tại các nhà tâm lý học cũng như bác sĩ tâm thần không có bất kỳ xét nghiệm nào để có thể chắc chắn rằng nguời được xét nghiệm bị bệnh hay không bởi vì nguyên nhân, cũng như quá trình gây ra các bệnh lý vẫn chưa được phát hiện và vẫn còn đang nằm trong phần nghiên cứu. Không giống như các bác sĩ ở các chuyên ngành khác, bác sĩ tâm thần và các nhà tâm lý học bất thường phải dựa trên việc quan sát hành vi của một nguời và những gì người đó trải qua để có thể chẩn đoán căn bệnh mà anh hay cô ta mắc phải.

Trong luật pháp, "bị điên" là một từ coi như hợp pháp quyết định xem tội phạm có nên bỏ tù cho hành vi phạm tội của anh ta hay là phải đưa đến bệnh viện điều trị vì anh ta có vấn đề tâm thần. Nếu Kevin sát hại bác sĩ tâm thần chữa trị cho mình bởi ảo tưởng cho rằng vị bác sĩ đó đang làm hại mình thì hội đồng thẩm phán có thể phán anh ta "vô tội bị điên."


Hôm bữa có một bạn nhắn tin cho mình hỏi rằng tại sao đồng tính được đưa ra khỏi danh sách cách bệnh tâm thần và cô giáo dạy Sinh của bạn nói những nguời không phải đồng tính mà lại chọn quan hệ với những nguời cùng giới thì những người đó có vấn đề về tâm lý, vậy cô nói đúng hay là sai?

Sao khi đọc xong và hiểu được định nghĩa tâm lý bất thường thì tôi nghĩ bạn có câu trả lời riêng của mình rồi.

Vào năm 1974, tổ chức bảo vệ quyền nguời của những người đồng tính đã biểu tình phản đối truớc nơi tổ chức họp thường niên giữa các nhà tâm lý và những nguời viết ra cuốn sách về các bệnh lý tâm thần (DSM) cảm thấy ấn tuợng trước những nỗ lực, sức ảnh huởng của những người đồng tính với xã hội. Trong cộng đồng, nhóm người đồng tính có thể hoà nhập và hoạt động không khác gì những nguời dị tính cả, sự cống hiến của họ đối với xã hội ngày càng rõ rệt hơn và tiếng nói của họ ngày càng có trọng luợng hơn.

Đối với nguời đồng tính thì họ không nằm trong hai trường hợp xác định tâm lý bất thường. Các cơ quan trong cơ thể họ vẫn hoạt động bình thuờng. Họ vẫn đáp ứng được những yêu cầu xã hội về con nguời, việc làm... nên không thể coi họ là những nguời có tâm lý bất thuờng. Chỉ là phuơng huớng tình dục của họ thiên về đồng tính hơn là dị tính. Đồng tính có thể là từ khi sinh ra đã như vậy, hoặc sau khi họ trải nghiệm một số chuyện trong cuộc sống rồi thành đồng tính, những nguời này hoàn toàn có thể quay lại cuộc sống dị tính nếu họ muốn, quyền lựa chọn là ở họ. Chúng ta không thể dựa trên sự lựa chọn tình dục của họ, bỏ qua các mặt khác như cống hiến trong xã hội, quan hệ với những nguời xung quanh, cung cách làm người mà nói rằng họ bị tâm thần vì không lựa chọn như chúng ta được.

Nhà tâm lý học Sigmund Freud, đã đưa ra một giả thuyết rằng con nguời sinh ra là song tính, trong quá trình truởng thành dựa vào những yếu tối bên ngoài (môi trường, xã hội..) hoặc bệnh trong (mong muốn của bản thân) mà chọn xu huớng tính dục cho mình. Một số nguời cảm thấy vui vẻ nếu là dị tính, cò một số nguời họ thấy hạnh phúc hơn nếu là đồng tính. Điều đó không là gì sai khi họ vẫn biết giữ mình truớc những cám dỗ và mặt xấu của xã hội.


Cre: hiroshimi.wordpress.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3: C3: 3. Bị Thuyết Phục Mình Đã Phạm Tội Không Tồn Tại


Người ta có thể bị thuyết phục rằng mình đã phạm phải một tội không hề tồn tại chỉ trong 3 giờ đồng hồ?

Nghiên cứu mới cho thấy chỉ trong vỏn vẹn vài giờ đồng hồ, những người trưởng thành vô tội có thể bị thuyết phục khiến họ tin rằng mình đã thực hiện một tội phạm nào đó trong suốt những năm thanh thiếu niên – một số tội có thể nghiêm trọng như tấn công có vũ khí – thậm chí nếu tội danh đó hoàn toàn do hư cấu.

Những người vô tội có thể bị cảnh sát tra hỏi theo cách khiến họ đi đến kết cục là họ tự thuyết phục bản thân mình đã từng phạm tội. Và niềm tin đó có thể rất mạnh mẽ, đôi khi họ tin vào điều đó đến mức thú nhận sai.

Đầu năm ngoái, một nhóm các luật sư và các nhà thống kê đăng một bài báo nói rằng 4.1% các bị cáo bị tuyên án tử hình ở Mỹ là bị phán xét sai lầm. Để điều tra hiện tượng này, một nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Julia Shaw từ đại học Bedfordshire ở Anh đã điều tra các nguyên nhân khả dĩ, và nhận thấy rằng, nếu bị tra hỏi "đúng cách" thì những người vô tội có thể tạo nên những câu chuyện trong tâm trí họ với đầy đủ các tình tiết đến mức họ có thể tự thuyết phục bản thân một cách sai lầm rằng họ đã phạm pháp.


"Những điều mà chúng tôi tìm ra cho thấy rằng ký ức sai về việc phạm tội có sự liên quan của cảnh sát có thể được tạo dựng một cách dễ dàng đến kinh ngạc, và có thể có tất cả các tình tiết phức tạp y hệt như ký ức thật sự", Shaw nói trong một bài phỏng vấn. "Tất cả những gì mà những người tham gia trong cuộc nghiên cứu cần để tạo ra những ký ức sai rất chi tiết là 3 giờ đồng hồ trong một môi trường thẩm vấn đàng hoàng không bạo lực, nơi mà người thẩm vấn đưa vào tâm trí họ một số chi tiết sai và lợi dụng kỹ năng triệu hồi ký ức yếu kém."

Shaw và đồng nghiệp của cô, nhà tâm lý pháp y Stephen Porter từ đại học British Columbia ở Canada, đã bắt đầu nghiên cứu bằng cách chiêu mộ 60 sinh viên đại học chưa từng có liên can hình sự nào. Những nhà nghiên cứu sau đó yêu cầu những người nuôi dưỡng họ điền vào một bảng câu hỏi có liên quan đến những sự kiện đặc biệt những sinh viên này có thể đã trải qua trong khoảng thời gian từ 11 đến 14 tuổi, và những người nuôi dưỡng cũng được yêu cầu kể lại những sự việc đó chi tiết đến khả năng cho phép của trí nhớ của họ. Những câu hỏi này được giữ bí mật đối với các sinh viên.

Tiếp theo, những sinh viên tham gia được đưa tới phòng thí nghiệm để tiến hành ba cuộc thẩm vấn kéo dài 40 phút mỗi cuộc đưa dàn trải trong khoảng thời gian 3 tuần.

Trong suốt cuộc thẩm vấn đầu tiên, các nhà nghiên cứu mô tả sơ lược 2 sự kiện cho mỗi sinh viên, một sự kiện mà những sinh viên đã trải qua trong độ tuổi thanh thiếu niên của họ (chi tiết của sự kiện này được cung cấp bởi những người nuôi dưỡng họ), và một sự kiện giả chưa từng xảy ra.

Phân nửa những sự kiện giả này liên quan đến một tội nào đó có sự liên quan với phía cảnh sát, chẳng hạn như một vụ xâm phạm, tấn công có vũ khí hay trộm cắp. Một nửa các sự kiện giả còn lại bao gồm những việc như bị chó cắn hay bị một loại thương tật nào đó, hay bị mất một số tiền lớn. Những sự kiện này trên thực tế chưa từng xảy ra, nhưng các nhà nghiên cứu lồng vào trong mô tả của họ các chi tiết thực về thời thanh thiếu niên của họ – ví dụ như tên của một người bạn ở thời điểm đó của họ – để làm cho những sự kiện giả nghe có vẻ thuyết phục.

Những sinh viên được yêu cầu giải thích những gì đã xảy ra với họ trong những sự kiên này. Một cách tự nhiên, họ gặp phải trở ngại trong việc gọi lại các chi tiết của các sự kiên giả, những được khuyến khích cố gắng nhớ lại, và các nhà nghiên cứu đề nghị họ thử các chiến thuật gợi nhớ khác nhau để giúp họ "nhớ lại".


Trong các cuộc thẩm vấn lần 2 và 3 trong các tuần sau đó, các sinh viên lại một lần nữa được yêu cầu nhớ lại những gì đã xảy ra với họ trong các sự kiện thực lẫn các sự kiện giả. Trong lúc họ đang mô tả một số chi tiết nào đó theo trí nhớ của họ, họ được hỏi xác định xem những ký ức đó sống động đến mức nào, và họ tin là nó có thật đến mức nào.

Công bố các kết quả của họ trong tạp chí Psychological Science, Shaw và Porter đã tìm ra rằng trong số 30 sinh viên được bảo rằng họ đã phạm tội trong thời niên thiếu, có 21 người – tương đương 71% – đã phát triển một ký ức sai về sự kiên đã diễn ra. Trong số 20 người được bảo rằng họ đã phạm tội xâm hại người khác, có hay không có vũ khí, 11 người đã có thể mô tả chi tiết đến kinh ngạc sự tương tác của họ với cảnh sát trong vụ việc – vốn dĩ không hề có thực.

Tương tự, 76.6% trong số 30 sinh viên được cung cấp những mẫu chuyện sai về thời niên thiếu nhưng không mang tính chất tội phạm cũng hình thành nên những ký ức sai về họ.

Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng khi họ so sánh các mẩu chuyện hư cấu, những ký ức sai có tính chất tội phạm cũng rất chi tiết như những ký ức sai về cảm xúc, và cũng có cùng mức độ tin cậy (của người được cung cấp các chuyện hư cấu), sự sống động và các chi tiết về giác quan, như các sinh viên đã xác định. Chính những chi tiết nhỏ nhưng có thật đã khiến họ bị thuyết phục tin vào những sự hư cấu lớn hơn.

"Trong những tình huống như thế, các quá trình ghi nhớ của não bộ vốn dĩ có thể làm cho bị sai lệch hay tái thiết có thể sẽ tạo ra những hồi tưởng sai với mức độ "thực" dáng ngạc nhiên. Trong những buổi phỏng vấn, chúng tôi ghi nhận một số người tham gia gọi lại những tình tiết hết sức sống động và mô diễn lại những tội mà họ chưa từng phạm phải," Shaw nói. "Nghiên cứu này cho thấy một khả năng nhất định mỗi chúng ta rất có khả năng tạo ra những ký ức sai về các sự kiện mang tính chất cảm xúc cũng như tội phạm."


Các nhà nghiên cứu nói rằng những gì họ phát hiện có thể có những ứng dụng lớn lao đối với hệ thống pháp luật hình sự khi đụng dến vấn đề ghi âm nghi can và khai báo của nhân chứng.

"Hiểu được rằng những ký ức giả rất chi tiết này tồn tại, và rằng những cá thể "bình thường" có thể bị dẫn dắt để tạo ra những ký ức sai như thế một cách khá dễ dàng, đó là bước đầu tiên trong việc đề phòng những việc cáo buộc sai xảy ra," Shaw nói trong bài phỏng vấn. "Bằng cách chứng minh thực nghiệm những tai hại mà các phương pháp thẩm vấn "tồi tệ" – những phương pháp được biết là tạo ra các ký ức sai – có thể đem lại, chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc thuyết phục các điều tra viên tránh sử dụng các phương pháp đó và thay vào đó dùng những phương pháp tra hỏi "tốt"."


Cre: tamlyhoctoipham.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4: C4: 4. Sự Thật Về Nạn Hiếp Dâm


Xã hội đang dạy chúng ta "Đừng bị hiếp dâm" thay vì "Đừng hiếp dâm"

Bức tranh trên mô tả Lucretia – một người phụ nữ thuộc dòng dõi quý tộc đã bị hiếp dâm bởi con trai của Hoàng đế La Mã Etruscan

Hiếp dâm, xâm phạm thân thể của một người một cách gợi dục, dù nhẹ đến cỡ nào, qua đường âm đạo, hậu môn, hay đường miệng mà không có sự đồng thuận (consent) của người đó (theo FBI), từ lâu đã là một vấn nạn nhức nhói. Từ định nghĩa, chúng ta cũng dễ dàng thấy được rằng không có bất kỳ ai muốn bị hiếp dâm cả. Cho nên, việc tìm cách tự vệ, phòng ngừa là không hề đáng trách.

Dạo gần đây, trên Facebook có một bài viết đưa ra những cách giúp mọi người trốn thoát hay phòng ngừa bị hiếp dâm đang được chia sẻ rộng rãi. Bài viết có nhiều dị bản, nhưng chủ yếu có mấy điểm sau đây:

"Incredible Humanity
(Hãy chú ý, hãy đọc, vì nó có thể cứu được nhiều n gười phụ nữ hay con gái ngoài kia).

TRONG CON MẮT CỦA NHỮNG KẺ HIẾP DÂM.

Một nhóm những kẻ hiếp dâm và những kẻ hiếp dâm trong nhà tù được phỏng vấn về những người có thể trở thành nạn nhân của chúng, và sau đây là một số thông tin:

1. Điều đầu tiên là kiểu tóc, tóc buộc đuôi ngựa, buộc chun, hay tóc tết, hay bất cứ kiểu nào mà chúng có thể bắt và nắm. Và cũng có thể chúng sẽ đuổi theo người có mái tóc dài. Tóc ngắn thường không phải mục tiêu (nhưng đừng chừa ra).

2. Điều thứ hai là những loại qần áo dễ bị lột bỏ nhanh chóng, và chúng có thể mang kéo để cắt xé cho nhanh.

3. Chúng còn theo dõi những chị em sử dụng điện thoại, đang lục túi hay ví đồ khi đang đi trên đường vì lúc đó chị em thường mất cảnh giác.

4. Nơi dễ bị bắt cóc nhất: khu để xe hay trước/sau các cửa hàng..


5. Nơi có khả năng thấp hơn: khu văn phòng, khu để xe văn phòng,...

6. Nơi thứ ba là các phòng vệ sinh công cộng, phòng thay đồ, đại loại vậy.

7. Thêm và đó là chúng cần phải bắt cóc được và đem đến nơi mà chúng biết sẽ không bị bắt.

8. Nếu bạn chống cự, chúng sẽ dễ nản lòng vì chỉ cần một đến hai phút chúng có thể nhận ra rằng bạn không đáng để phí phạm thời gian.

9. Những vật dụng như ô, hay những thứ mà có thể sử dụng để chống cự trong tầm tay ng con gái hay phụ nữ cũng dễ làm chúng thay đổi mục tiêu.

10. Móc chìa khoá không phải thứ nên dùng, vì nó thiên hướng "đánh cận chiến", trong khi ta phải vô hiệu hoá chúng từ khoảng cách an toàn.

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ:

1. Nếu có ai đang đi theo bạn ở trên phố hay ở nhà để xe, cầu thang máy hay bộ, thì nhìn vào mặt họ, và hãy hỏi họ một câu hỏi gì đó, như là mấy giờ hay tạo một cuộc đối thoại, nó có thể làm chúng chán và bạn không còn là mục tiêu nữa.

2. Nếu có ai đi tới trước mặt bạn, và bắt cổ tay hay cầm tay thì hãy la lớn lên. Hầu hết những kẻ hiếp dâm đều từ bỏ mục tiêu nếu các chị em la lớn hay có ý định đánh trả. Một lần nữa, chúng sẽ tìm mục tiêu dễ dàng hơn.

3. Nếu bạn đem hơi cay, thì hãy doạ chúng, và giơ ra nếu chúng có ý định tới gần.

4. Nếu ai đó túm bạn, và bạn không đọ lại được sức mạnh, thì hãy thông minh hơn chúng. Nếu bị túm, hãy cấu thật MẠNH vào vùng dưới cánh tay giữa nách và khuỷu tay, hoặc vùi đùi trong gần bẹn.


5. Sau khi cấu hai chỗ kia, luôn luôn chú ý đến vùng háng, hãy cố thúc mạnh hay đạp... wink emoticon vì nếu làm thế, chúng chỉ muốn bỏ đi thôi, là bởi chúng không muốn những người không nghe lời.

6. Nếu có ai hướng tay trước mặt với vẻ không thiện chí, hãy nắm 2 ngón trỏ, giữa của hắn thật nhanh và bẻ về phía hắn với hướng đi xuống càng NHANH, càng MẠNH, càng TỐT.

7. Và, luôn để ý xung quanh mình. Rủ những người bạn đi cùng. Để ý tới những điều lạ thường, và làm theo bản năng, dù nó có hơi lạ với bạn, và nếu lâm vào tình huống thật sự, thì sẽ rất rắc rối đấy!

VÀ, HÃY ĐỂ Ý THẬT KĨ NHỮNG ĐIỀU NÀY:

1. Sử dụng đầu gối, hoặc khuỷu tay thật NHANH, vì đó là những điểm tạo lực khá là mạnh.

2. Nếu có kẻ ăn cướp muốn lấy ví của bạn, đừng đưa cho hắn, mà hãy ném ra phía hắn rồi CHẠY thật NHANH theo hướng ngược lại (tất nhiên nếu hướng đó cũng không có kẻ nào ẩn nấp).

3. Bị nhốt trong cốp xe. Dùng chân hoặc tay đẩy đèn hậu của chiếc xe và thò tay ra vẫy LIÊN TỤC. Tên bắt cóc sẽ không thấy nhưng người đi đường sẽ thấy (điều này đã cứu được nhiều người).

4. Phụ nữ hay có thói qen ở trong xe và làm những việc riêng họ hay làm. Và đây là cơ hội để chúng lẻn vào xe và bắt bạn đưa hắn đến nơi bạn muốn. Vì thế, ngay khi vào xe, lái đi NGAY LẬP TỨC !

5. Một vài lời khuyên trước khi vào trong xe để lái đi:

a. Chú ý cẩn thận: nhìn xung quanh khu để xe, để ý xem có ai có thể lẩn trốn xung quanh không, rồi ngó vào xe, để ý vào ghế phụ, ghế sau, hay sàn để chân... (hãy làm điều này trước khi vào một chiếc tắc-xi).

b. Nếu bạn đỗ cạnh một chiếc xe to, lớn, thì lúc vào xe, vào từ cửa người ngồi, KHÔNG vào bên tay lái. Hầu hết những kẻ sát nhân đều chờ cơ hội để kéo những người xấu số vào xe chúng để bắt cóc.


c. Nhìn vào chiếc xe đỗ ở phía bên tay lái bạn, và bên người ngồi, nếu có một người đàn ông ngồi trong xe phía gần xe bạn, thì hãy qay trở lại nơi đông người, nhờ một người đi cùng. (thừa còn hơn bỏ sót, và hoang tưởng còn hơn là bị giết).

6. Luôn dùng thang máy thay vì thang bộ (thang máy có nút khẩn cấp, cầu thang heo hút tối tăm thì không).

7. Nếu kẻ xấu có súng, thì luôn luôn chọn phương án CHẠY ! Xác suất trúng đạn (khi đang di chuyển) là 4/100 phát. Kể cả có trúng, thì không trúng bộ phận trọng yếu.

8. Là phụ nữ, thì luôn có lòng thương cảm. DỪNG NGAY LẠI !! Nó có thể khiến bạn bị giết đó. Ted Bundy – sát nhân hàng loạt, là một người ưa nhìn, sáng sủa, có học, luôn nhắm tới những người có lòng thương cảm. Hắn thường giả vờ bị đau chân đau tay, đi khập khiễng để người đó giúp hắn vào trong xe – nơi hắn thực thi các vụ giết người của mình.

HÃY GỬI LỜI NHẮN TỚI BẤT KÌ NGƯỜI CON GÁI, PHỤ NỮ NÀO BẠN BIẾT, VÌ ĐÓ SẼ LÀM GIẢM NGUY CƠ HỌ BỊ BẮT CÓC HAY BỊ GIẾT.
HÃY CHIA SẺ LẠI BÀI VIẾT NẾU BẠN THỰC SỰ CÓ TÂM. "NÓI LÀ LÀM. ĐỪNG NÓI MỘT ĐẰNG, LÀM MỘT NẺO".

ĐIỀU NÀY THỰC SỰ CỨU ĐƯỢC NGƯỜI.
ĐỂ XEM CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI THỰC SỰ QUAN TÂM."

Tuy nhiên, phòng thân một cách thiếu hiểu biết có khi còn đem lại nhiều hậu quả hơn nữa. Bài viết nêu trên bao gồm rất nhiều thông tin sai lệch về nạn hiếp dâm mà có thể khiến người khác gặp nguy hiểm. Sau đây là một số thông tin chúng ta thực sự cần biết:

1. Nếu các kẻ hiếp dâm lựa chọn nạn nhân của mình dựa vào cách ăn mặc, kiểu tóc của họ, những người thi hành luật pháp sẽ rất ngạc nhiên, vì họ chưa bao giờ phát hiện xu hướng này. Nạn nhân bị cưỡng hiếp có thể có tóc ngắn, tóc dài, hay kể cả không có tóc; béo hoặc gầy, mặc váy ngắn hay mặc quần tây dài. Không có trang phục hay kiểu tóc nào có thể giúp chúng ta thoát cả.

Ngoài ra, tuy đa số nạn nhân bị hiếp dâm là nữ (9/10 nạn nhân), con số 1/10 cho các nạn nhân nam cũng vô cùng quan trọng. Bài viết hoàn toàn quên đi điều đó, tạo ấn tượng rằng tất cả các kẻ hiếp dâm đều là nam, và nạn nhân đều là nữ.

2. Theo điều 2 thì các kẻ hiếp dâm sẽ trang bị kéo để cắt xé quần áo bạn cho dễ thay vì kéo xuống hay gỡ nút cho nhanh. Tuy nhiên, bài viết lại quên đi rằng chúng cũng có thể trang bị một cuộn băng keo để kìm hãm nạn nhân.

3. Nơi hay xảy ra cưỡng hiếp nhất là nơi vắng vẻ chứ không có địa điểm cố định nào cả; thời gian hay diễn ra cưỡng hiếp nhất là 6h tối đến 6h sáng.

4. Hiếp dâm không phải lúc nào cũng là vì muốn thỏa mãn nhu cầu tình dục nhanh gọn lẹ. Mục tiêu của chúng là tra tấn, trừng phạt những người mà kẻ hiếp dâm cho là yếu hơn. Khi hiếp dâm, bọn chúng nhắm đến việc gây nhiều tổn thương cho cơ thể và tinh thần nạn nhân hơn là chỉ thỏa mãn nhu cầu tình dục của chúng.


5. Theo nghiên cứu của Nicholas Growth, ba lý do chính khiến cho kẻ hiếp dâm cưỡng hiếp là: cơn giận dữ, quyền lực và sự bạo dâm.

– Trường hợp giận dữ, kẻ hiếp dâm tấn công người khác để lấy lại công bằng mà hắn cho là đã bị cướp mất bởi cuộc đời hoặc bởi chính nạn nhân. Khi đó họ chủ yếu muốn hạ nhục, trả thù nạn nhân. Ở trường hợp này, nếu bạn phản kháng lại, hắn có thể sẽ ngừng vì quyết định hiếp dâm do giận dữ thường rất tùy hứng; tuy nhiên hắn cũng có thể cảm thấy bạn đang chống đối hắn, khiến hắn càng tức giận hơn và càng hành hạ bạn hơn.

– Trong trường hợp hiếp dâm vì muốn quyền lực, kẻ hiếp dâm sẽ rất ít khi dừng lại nếu bạn chống trả. Vì trong trường hợp này, kẻ hiếp dâm muốn có được cảm giác của một kẻ thống trị. Những người muốn chống trả những tên này nên chắc chắn rằng họ sẽ thoát, nếu không thì tính mạng của họ sẽ rơi vào lâm nguy.

– Còn nếu rơi vào trường hợp cuối, bạo dâm (sadism), tên hiếp dâm này chỉ đơn giản là muốn hiếp dâm. Hắn cảm thấy thèm khát tình dục khi mà đối phương không đồng ý và chống trả. Trong trường hợp này, càng chống trả, hắn sẽ càng khoái chí.

Câu hỏi về việc nên hay không nên chống trả khi bị hiếp dâm đã lỗi thời. Không có câu trả lời nào đúng cả. Một số có thể trốn thoát bằng cách dùng guốc đập vào đầu kẻ hiếp dâm, nhưng nếu làm điều tương tự với kẻ khác, tình huống có thể trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều lần. Lời khuyên về việc chống trả trong bài viết cho chúng ta ấn tượng ảo rằng có một lối thoát dễ dàng khi bị hiếp dâm nếu chúng ta biết tự vệ. Tuy nhiên, thực tế thì lại khác xa. Không phải kẻ hiếp dâm nào cũng có thể bị chống trả.

6. Liệu mọi sự tự vệ đều vô dụng? Không hẳn. Tuy nhiên, không có cách phòng thân nào là triệt để đối với nạn hiếp dâm. Điều tệ hơn là, khi cho rằng mình đã biết cách chóng trả, chạy trốn, chúng ta dễ dàng trở nên tự mãn hơn, và mất đi sự cảnh giác trong lúc cần thiết.

Sự tự mãn có thể cướp đi mạng người.

Luôn luôn cẩn trọng, hạn chế đến những khu vắng vẻ, tìm cách tránh xa những kẻ mà linh cảm của bạn mách bảo là nguy hiểm là những cách tốt nhất có thể giúp bạn hiện tại, nhưng kể cả như vậy vẫn không đảm bảo. Ngoài ra, trên thực tế, 82% nạn nhân bị cưỡng hiếp đều quen người cưỡng hiếp mình ít nhiều. Bài viết ở trên đầu dễ gây hiểu lầm là những kẻ hiếp dâm chỉ là những tên "yêu râu xanh" không quen biết, núp bóng nơi hẻm tối để rình mò "con mồi".

7. Bài viết còn đưa ra rất nhiều lời chỉ dẫn về làm thế nào để chạy trốn, làm thế nào để chống trả. Các gợi ý đó có thể có ích hoặc không, nhưng như đã nói ở trên, không có cách phòng thân nào là triệt để. Không một vụ hiếp dâm nào có diễn biến hoàn toàn giống một vụ hiếp dâm khác. Nhưng quan trọng hơn, chúng ta đang dành quá nhiều thời gian để dạy nạn nhân làm sao để thoát, mà quên đi rằng, điều cần dạy là hiếp dâm là điều sai.

Khi chúng ta đặt quá nhiều trách nhiệm phải "phòng chống", và "tự vệ" lên những người có nguy cơ bị hiếp dâm (nhiều hơn cả những người có khả năng cưỡng hiếp), việc đỗ lỗi cho nạn nhân (victim-blaming) sẽ dễ dàng xảy ra hơn rất nhiều.

"Xã hội đang dạy chúng ta "Đừng để bị hiếp dâm!", thay vì "Đừng hiếp dâm!", một câu nói khá phổ biến trên các mạng xã hội của một người vô danh; và những bài viết tương tự thế là một ví dụ điển hình cho thực trạng đáng buồn này.



Cre: tamlyhoctoipham.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5: C5: 5. Rối Loạn Nhân Cách Phản Xã Hội


Antisocial Personality Disorder - Rối Loạn Nhân Cách Phản Xã Hội

Đa số người Việt Nam đều cho rằng "thằng đó bị quỷ ám, bị ma nhập mới làm như vậy" nhưng thực sự là không phải, ranh giới giữa cái gọi là bình thường và khùng điên rất là mỏng manh. Đây là do nhiều người chưa được phổ cập về các chứng bệnh tâm lý, khiến họ luôn quy hết về cái bệnh "điên".

Bệnh chứng Antisocial personality disorder hay còn gọi là socialpath, hoặc psychopath dịch ra theo Việt Nam mình là "Rối loạn nhân cách phản xã hội." Nó thuộc dạng bệnh về nhân cách con người và là một trong những bệnh tâm lý mà các kẻ giết người hàng loạt (serial killers) thường hay mắc phải.

Dennis Lynn Rader



Dennis Lynn Rader là một kẻ giết người hàng loạt ở Mỹ được biết dưới biệt danh BTK Killer. "BTK" mang nghĩa Trói (bind), hành hạ (Torture) và giết (kill), nó cũng là chữ ký bỉ ổi của hắn ta. Sau mỗi lần thực hiện xong một vụ, hắn lại gửi một lá thư dài với đầy đủ các chi tiết hắn hành hạ nạn nhân ra sao, giết như thế nào đến cho cảnh sát và những tờ báo địa phương nơi xảy ra vụ sát hại. Và trong khoảng thời gian 30 năm, hắn đã sát hại tổng cộng mười người. Có thể thấy rất rõ ràng rằng Rader không hề có chút nhận thức về lương tri, coi thường và xâm hại đến quyền lợi của người khác. Và chính những điều này mà Rader được coi là mắc chứng bệnh Rối loại nhân cách phản xã hội (Antisocial Personality Disroder).



Henry Lee Lucas




Một trường hợp khác đó là Henry Lee Lucas. Hắn đã thừa nhận mình từng giết 360 người từ phụ nữ, trẻ em, người già, bằng các phương thức khác nhau như đâm , bắn, làm nghẹt thở... trong suốt 32 năm. Và 6 năm cuối cùng trong đế chế kinh khủng của mình, hắn bắt tay với Elwood Toole, kẻ đã tàn sát 50 người mà hắn cho là "không đáng để sống". Và tất cả kết thúc khi Lucas thú nhận là đã giết và cắt khúc người vợ lẽ 15 tuổi của hắn đồng thời cũng là cháu của Toole. Tên máu lạnh này còn thú nhận rằng "Khi tôi vừa xong một vụ, tôi liền quên nó mất tiêu". Toole cũng chẳng kém gì đồng bọn của mình, "Tôi nghĩ giết người giống hút một điếu thuộc vậy, tựa như một thói quen khác thôi." Lucas và Toole đã được xác nhận là mắc chứng Rối loạn nhân cách phản xã hội.

Nhưng không phải những kẻ giết người máu lạnh nào cũng mắc chứng bệnh này. Một kẻ tội phạm, dù có ác độc đến đâu, thì cũng có những người thân thuộc, những người mà hắn yêu thương và trong bất cứ trường hợp nào, hắn cũng không thể xuống tay sát hại được. Và đó chính là điểm để phân biệt giữa một tên tội phạm máu lạnh và một kẻ tội phạm mắc chứng rối loạn nhân cách phản xã hội. Bởi kẻ mắc bệnh này không hề có một tí ti cảm xúc gì với những người mà hắn giết hại, dù đó là người thân nhất của hắn. Quan hệ máu mủ, gia đình, ruột rà không là gì với những kẻ này cả. Trong thế giới của hắn, chỉ có hắn là nhất.

Theo cuốn DSM-IV, bệnh rối loạn nhân cách phản xã hội thường bao gồm việc coi thường và xâm hại đến quyền lợi của người khác. Và dấu hiệu của bệnh này thường bắt đầu sớm ở thời thơ ấu, hoặc những giai đoạn đầu tuổi thiếu niên và tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Bởi vì lừa dối và giả tạo là hai đặc điểm chính của bệnh này nên khi chuẩn đoán, sự liên kết giữa các nguồn thông tin về bệnh lý ở nơi điều trị và các nguồn thông tin lân cận từ các mối quan hệ xung quanh là đặc biệt Cần thiết.

Một bệnh nhân được coi là mắc chứng bệnh "rối loạn nhân cách phản xã hội" phải từ 18t trở lên, và phải có một vài dấu hiệu đáng lo ngại về đạo đức, hành xử, và kiềm chế bản thân trước độ tuổi 15. Ví dụ về những dấu hiệu đó bao gồm hành vi hung hăng gây gổ với mọi người, hành hạ thú vật, hăm dọa người khác, đánh nhau, hoặc dùng vũ khí có thể gây thương tích nghiêm trọng cho người khác như súng, dao, ná, chai bể... Có hành động gây thưởng tổn cho người và động vật (về mặt thể xác) . Có hành vi trộm cắp và khống chế nạn nhân. Có hành vi bắt buộc người khác quan hệ với mình. Phá hoại Tài sản của dân chúng như phóng hoả gây thiệt hại lớn. Dùng những lời nói dối ngon ngọt để mang lợi về mình. Những dấu hiệu này phải được lặp đi lặp lại và xâm hại đến quyền lợi của người khác, tiếp tục cho đến khi trưởng thành.


Bệnh nhân với chứng bệnh này thường không thích ứng được với những Tiêu chuẩn chừng mực của xã hội hoặc có những hành động không tuân theo luật pháp. Thường lặp đi lặp lại những hành vi có thể bị bắt tù hoặc khởi tố (dù cho họ có bị bắt hay không) như phá hoại của công, sỉ nhục, phiền nhiễu đến người khác, làm những nghề bất hợp pháp. Thường xuyên nói dối, kiếm đồng minh. Làm việc không hề có kế hoạch, đa số là tuỳ theo tình huống mà đưa ra quyết định, không quan tâm đến hậu quả bản thân hoặc người khác gặp phải, vì những đặc điểm này mà bệnh nhân thường hay đổi công việc một cách bất thình lình, hoặc các mối quan hệ không tồn tại lâu được. Bạo hành đối với vợ/bạn gái, hoặc ngay cả con cái. Không Cần quan tâm đến sự an toàn của bản thân hay của người khác, cực kỳ vô trách nhiệm, hay gặp khó khăn về vấn đề Tài chính.

Tất cả những điểm đó khiến cho bệnh nhân của chứng bệnh này cực kỳ khó chữa. Ngay cả những người làm việc trong phòng khám tâm lý đều phải thừa nhận rằng, họ rất là xui hoặc đen đủi lắm khi phải tiếp nhận bệnh nhân với bệnh chứng này. Người mắc chứng bệnh rối loạn phản xã hội thường có vẻ ngoài mà theo người khác nhận xét là "có duyên", "Hiền lành", "đáng tin tưởng", nhưng họ không hề biết rằng, vẻ ngoài đó chỉ là ngụy tạo để lấy thiện cảm của kẻ đó. Hắn thường dùng những lý do rất chi là có lý như, cuộc sống không công bằng, Anh ta biết rằng nó sẽ tới mà...để đổ tội cho nạn nhân vì "hắn/ả ngu ngốc để cho bị lừa, số của nó đáng bị như vậy". Không bao giờ chấp nhận mình sai, hay có cảm xúc thông cảm, đồng tình hoặc hối lỗi với nạn nhân. Và những người mắc bệnh này đa số là Nam giới hơn là nữ giới.

Nguyên nhân là do đâu? Có một câu nói rất hay là "DNA là câu trả lời cho tất cả" đúng vậy, di truyền và môi trường là hai nhân tố chính tạo nên chứng bệnh này. Gia đình không hoà thuận, trẻ hay bị bạo hành gia đình có nguy cơ dễ bị mắc chứng rối loạn nhân cách phản xã hội khi trưởng thành. Nhưng nghiên cứu về việc nhận con nuôi cho thấy, dù trẻ có di truyền về chứng bệnh này nhưng môi trường sống của ba mẹ nuôi có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh Rối loạn nhân cách phản xã hội theo chiều hướng xấu đi hoặc tốt hơn.

Có một điểm mà tôi cảm thấy kỳ lạ là đa số các Trang như Wikipedia , hay Y khoa nói rằng Nghiên cứu tiền sử gia đình cho thấy những người có rối loạn này thường có bố nghiện rượu và rối loạn nhân cách chống xã hội, mẹ có nhân cách kịch tính (histrionic) và rối loạn phân ly (histeria). Nhưng trong cuốn DSM-IV không hề nói đến yếu tố này. Theo những gì mà tôi đọc được thì gia đình có người mắc chứng bệnh này thì Nam giới đa phần mắc chứng Antisocial personality disorder và nữ giới thì có nguy cơ bị mắc chứng Somatization Disorder cao hơn (một bộ phận nào đó trên cơ thể không thể hoạt động Bình thường mà không có nguyên nhân rõ ràng). Hơn nữa, Nam giới và nữ giới đều có Khả năng mắc hai chứng này chứ không hề có chuyện phân biệt ra. Và chứng Rối loạn nhân cách phản xã hội này rất dễ bị nhầm lẫn với chứng nhân cách kịch tính là rối loạn phân ly mà không phải là do ba hoặc mẹ có hai chứng bệnh này mà di truyền xuống con thành chứng Antisocial. Một điểm đặc biệt là chứng antisocial personality disorder di truyền thế hệ đầu, tức là từ đời cha truyền xuống con mà không phải là từ tổ tiên. Nói một cách chi tiết hơn là nếu ông cố ông tổ mắc chứng bệnh này mà đời tiếp theo không ai bị di truyền thì Khả năng truyền xuống đời chắt đời chút rất thấp.

Giáo sư dạy tâm lý học cho tôi có kể về một trường hợp của một trẻ mà Trung tâm cô phụ trách chữa trị. Thằng bé mới 6t nhưng có thể thản nhiên nhân lúc cô phụ trách quay đi mà cầm cây bút đâm bạn bên cạnh, khiến tay cháu kia chảy máu đầm đìa rồi thản nhiên quay đi làm như không có chuyện gì mà tiếp tục Tô màu bức tranh của mình. Một lần khác, mẹ thằng bé đến Trung tâm để dự họp với một bên mắt bầm tím. Hỏi ra mới biết, đó là "món quà" thằng nhóc đó tặng cho bà. Với các biểu hiện như vậy, nếu không được uốn nắn cùng các liệu pháp tâm lý chữa trị, thì chắc chắn một điều là thằng bé đó sau này trưởng thành sẽ là mang chứng Rối loạn nhân cách phản xã hội.


Xét về mặt sinh học, những người mắc chứng bệnh này có hệ thần kinh giao cảm hoạt động rất ít, hoặc hầu như không hoạt động. Về hệ thần kinh giao cảm, nó là một phần chính trong hệ thần kinh tự trị, phụ trách về các phản xạ không điều kiện. Ví dụ như bạn ở nhà một mình giữa đêm, bỗng nhiên bạn nghe tiếng gì đó Lạch cạch nơi cửa, cơ thể bạn không thể tự chủ được mà cảm thấy sợ hãi, tay đổ mồ hôi, cả người trong tình trạng căng thẳng. Hệ thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm cho những phản ứng vô điều kiện đó. Nhưng những bệnh nhân Antisocial lại hiếm, rất hiếm khi có những phản ứng sợ hãi này, nói cách khác là hầu như không có. Bởi vì thế nên họ mới bị coi là "mắc bệnh" và vô cảm, không hề có cảm xúc đồng tình hay thương hại như tôi đã nói trên.

Tuy nhiên khi nói về chứng antisocial ở những tên tội phạm giết người hàng loạt, DSM-IV liệt nó vào dạng Adult antisocial disorder, Cần được sự chú ý từ các Trung tâm nghiên cứu ( Other conditions that may be a focus clinical attention.) vì một phần là những tên giết người ấy không có những biểu hiện đáng lo ngại về đạo đức, hành vi lúc còn trẻ. Mà chỉ biểu hiện rõ ra và xâm phạm đến quyền lợi người khác lúc trưởng thành. Đó là điểm khác biệt giữa chứng Antisocial Disorder và Adult Antisocial Disorder, ngoài ra, trên mặt bằng chung, hai dạng này giống nhau.




Cre: hiroshimi.wordpress.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6: C6: 6. Rối Loạn Đa Nhân Cách


Dissociative Identity Disorder - Rối Loạn Đa Nhân Cách

1. Rối loạn Đa Nhân Cách là gì? (tôi sẽ gọi tắt là Đa Nhân Cách)

Đa Nhân Cách không nằm trong tổ hợp những bệnh nhân cách như cái tên nó gọi, mà nó nằm trong tổ hợp các bệnh có liên quan đến chấn thương tâm lý như: Hậu Chấn Thương Tâm Lý Rối Loạn Căng Thẳng (PTSD), Rối Loạn Căng Thẳng Cấp Tính (ASD)...Đa Nhân Cách, PTSD và ASD có cùng một triệu chứng đó là sự tách rời nhận thức. Giống như PTSD là những người gặp chấn thương tâm lý quá nặng và sau đó đôi khi họ bị tách rời ra khỏi hiện thực họ đang sống, trải nghiệm cảm giác sống lại trong ký ức đáng sợ làm tổn thương tâm lý họ, Đa Nhân Cách cũng là sự tách rời ra khỏi hiện thực nhưng người mắc bệnh sẽ không nhớ gì và cũng không biết được là mình đã làm gì trong khoảng thời gian bị tách rời nhận thức ấy. Đa số sẽ cho rằng mình đang ngủ nhưng thực chất không phải. Và vì thế, từ DSM-IV, Đa Nhân Cách có tên gọi là Rối Loạn Tách Rời Nhận Thức (Dissociative Identity Disorder).

Một trong những đặc điểm chính của Đa Nhân Cách là người bị bệnh mất khả năng nhớ lại một số thông tin quan trọng về mình, những sự kiện lớn mà không thể giải thích được bằng từ "quên" bình thường. Nói đơn giản một chút, sẽ có những khoảng thời gian trống trong ký ức mà người bệnh không tài nào nhớ nổi. Có những chuyện quan trọng đã xảy ra trong quá khứ nhưng người bệnh không hề có một chút ý thức gì về nó cả, người bệnh không hề có một ý cảm giác hay ý thức gì về những nhân cách còn lại của mình. Sự rối loạn này phải không xuất phát từ thuốc, chất kích thích hay bất kỳ tình huống y khoa nào để được coi là Rối loạn đa nhân cách. Ví dụ như trường hợp của bệnh nhân dưới đây.

Mary Kendall là một nhân viên xã hội, cô năm nay 35t. Cô vốn được cho là một người rất tháo vát trong công việc của mình, nhưng lại có một cuộc sống riêng khá nhàm chán. Cô đã từng kết hôn một lần rồi li di vào 10 năm trước và chẳng hề có ý định kết hôn lại. Đa số khoảng thời gian rảnh rồi, cô đều tham gia tình nguyện ở mấy nhà tế bần chuyên giúp đỡ người nghèo. Trong lúc được chuẩn đoán tâm lý, cô kể lại một vài sự kiện lạ mà cô không thể nào giải thích nổi. Lúc Mary xong việc về nhà, bình gas của cô gần đầy, nhưng đến khi cô khởi động xe để đi làm vào sáng hôm sau, nó đã vơi đi quá nửa. Cô bắt đầu theo dõi chỉ số dặm mà cô đã chạy rồi phát hiện số xăng biến mất kia ứng với quãng đường 50-100 dặm trên đồng hồ. Có điều, cô không tài nào nhớ được mình đã đi đâu. Những câu hỏi đi sâu vào hơn nữa đã tiết lộ ra trong trí nhớ của cô có một lỗ hổng lớn về thời thơ ấu

Trong lúc được chữa trị bằng liệu pháp thôi miên, người chữa trị lại hỏi một lần nữa kí ức về khoảng thời gian mà cô không nhớ rõ. Bất chợt, có một giọng nói khác trả lời, "Đã đến lúc anh nên biết về tôi rồi đấy" . Nhân cách đó có cái tên chỉ khác đi một chút, Marian, kể và mô tả những chuyến đi đêm của cô đến những ngọn đồi gần đó hoặc bờ biển để "giải quyết vấn đề" . Trong khoảng thời gian này, người chữa trị đã có dịp tiếp xúc nhiều hơn với Marian, phát hiện ra cô thô lỗ và bất hợp tác còn Mary thì nhu nhược và biết quan tâm đến người khác. Marian nghĩ rằng Mary là kẻ yếu đuối và không biết cách làm bản thân vui vẻ, còn nói rằng "chỉ biết có người ngoài mà không biết lo cho bản thân mình chỉ phí thời gian thôi"


Thời gian trôi đi, thêm sáu nhân cách nữa bắt đầu hiện ra theo kiểu phụ thuộc/hung hăng. Áp lực và bất hòa căng thẳng nổi lên. Ai cũng muốn chiếm quyền điều khiển lâu hơn và Marian thì khơi dậy những tình huống hù dọa các nhân cách kia, bao gồm một nhân cách tự nhận cô chỉ là một đứa trẻ sáu tuổi. Khi người chữa trị đề nghị muốn bàn thảo vấn đề với một nhân cách khác thì cô bé không chịu, bảo rằng làm như thế sẽ xâm hại đến quyền riêng tư giữa bệnh nhân và bác sĩ.

Ký ức xuất hiện cùng với những nhân cách này là khoảng thời gian lúc còn nhỏ mà Mary không tài nào nhớ được. Mary nhớ về mẹ của cô như một người khắc khổ, chịu đựng những trận bạo hành, nhưng lại phụ thuộc vào người cha độc ác kia và bắt Mary phải nấu ăn và dọn dẹp từ khi còn rất nhỏ.

Chứng rối loạn đa nhân cách phản ánh sự thất bại trong việc thống nhất tất cả những khía cạnh của tính cách, trí nhớ và ý thức. Mỗi một trạng thái nhân cách có thể trải nghiệm từng khoảng ký ức nhất định và riêng biệt so với các nhân cách còn lại. Thường thì có một nhân cách chính mang tên thật ( tên được ba mẹ đặt và hiện diện trên giấy tờ hành chính) và nhân cách này luôn ở thế bị động, phụ thuộc, hay mang cảm giác tội lỗi và trầm uất. Những nhân cách còn lại có những tên riêng khác biệt và có tính cách trái ngược hẳn với nhân cách chính. Nếu như nhân cách chính ngoan hiền, vâng lời, thì các nhân cách còn lại thương là hung hăng và nổi loạn. Những nhân cách đặc biệt thường hiện ra trong một số tình huống nhất định và tuỳ theo độ tuổi, giới tính , ngôn ngữ, thường thức hoặc có những tác động chiếm ưu thế lên nhân cách chính. Những nhân cách xen kẽ kia chiếm quyền điều khiển liên tiếp nhau (nhân cách chính vừa mất quyền điều khiển là các nhân cách khác lần lượt nổi lên) , thường các nhân cách này không chấp nhận những kiến thức, sự hiểu biết của nhân cách kia, chỉ trích lẫn nhau hoặc xuất hiện cùng lúc. Giữa các nhân cách xen kẽ thì sẽ có một nhân cách mạnh hơn, nắm quyền lãnh đạo và phân phối thời gian cho những nhân cách còn lại.

Cá nhân người mang bệnh Rối loạn đa nhân cách này sẽ trải nghiệm những khoảng trống trong trí nhớ, về quá khứ lẫn hiện tại. Sự lãng quên này thường bất đối xứng. Nhân cách chính nào càng thụ động thì càng có ít ký ức về mình, và ngược lại, nhân cách nào càng hung hăng, chống đối , có ý điều khiển hoặc "bảo vệ" thì sẽ có nhiều ký ức hoàn chỉnh về mình. Những nhân cách khi không nắm quyền điều khiển vẫn có thể xâm nhập vào ý thức của nhân cách còn lại bằng việc tạo ra những thanh âm hoặc ảo giác ( ví dụ như ra lệnh ). Những bằng chứng về sự lãng quên và hiện diện của nhân cách khác thường được phát hiện bởi những người có dịp chứng kiến những hành vi mà thường nhân cách chính sẽ không bao giờ làm, hoặc được phát hiện ra bởi nhân cách chính ( tìm thấy những món đồ mà mình không thể nhớ là đã mua lúc nào) . Sự luân phiên thay đổi quyền điều khiển giữa các nhân cách thường xuất hiện dưới những áp lực về tâm lý. Và thời gian chuyển đổi giữa hai nhân cách chỉ xảy ra trong tích tắc. Những biểu hiện thường xuất hiện cùng với sự chuyển đổi nhân cách này thường là nháy mắt không ngừng, cơ mặt thay đổi , giọng nói khác hẳn . Số nhân cách thường ở trong khoảng từ hai cho đến mười.

2. Nguyên nhân gây ra Rối Loạn Đa Nhân Cách và cách chữa trị.

Cách đây hai năm tôi có nói trong bài viết cũ là chấn thương tâm lý gây ra Đa Nhân Cách. Thế nhưng những nghiên cứu mới đây về những hệ quả lâu dài của bạo hành trẻ em, người ta tìm rất ít bằng chứng về việc trẻ em bị bạo hành lớn lên sẽ bị rối loạn đa nhân cách. Vì những trường hợp về Đa Nhân Cách được nhiên cứu dưới dạng case study, tức là từng trường hợp riêng biệt, thế nên không thể tạo ra được kết luận dành chung cho tất cả bệnh nhân. Hơn nữa, những case studies này đa phần là dựa vào trí nhớ của người bệnh mà trí nhớ thì có thể lựa chọn, hoặc tái tạo lại bởi người bệnh cho phù hợp với những gì bác sĩ đoán.


Điều này nghĩa là sao? Có hai bộ phim nói về Đa Nhân Cách nổi tiếng là "Ba bộ mặt của Eve" (Three Faces of Eves) và Sybil. Ngay khi hai bộ phim này vừa ra đời thì tỷ lệ người mắc bệnh Đa Nhân Cách tăng vọt trong hai thập niên tiếp theo, trong khi trước đó chỉ có khoảng 200 trường hợp bệnh được ghi lại trên toàn thế giới trong các nghiên cứu từ trước cho tới năm 1980. Có một trường hợp bệnh nhân nghe y tá nói rằng bác sĩ nghi ngờ bà ta có thể mắc chứng Đa Nhân Cách, thế là bà thay đổi triệu chứng của mình sao cho giống với triệu chứng của những người mắc Đa Nhân Cách. Thậm chí, bà còn tự tao ra một nhân cách khác và đặt tên cho nó. Nhưng bà không trải nghiệm sự đứt đoạn trong ký ức. Trí nhớ của bà vẫn hoàn chỉnh và không hề có dấu hiệu bất thường nào.

Vì những lý do trên mà bệnh rối loạn đa nhân cách vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi. Nhiều chuyên gia cho rằng bệnh này không có thật khi có rất ít bằng chứng về nguyên nhân gây ra Đa Nhân Cách. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng chấn thương tâm lý dù ít dù nhiều vẫn có ảnh hưởng lên đến tâm lý và nhân cách người bệnh.

Hiện nay không có thuốc nào chữa trị bệnh Đa Nhân Cách vì người ta tìm ra rất ít những bằng chứng có liên quan đến sinh lý. Mục tiêu chính của việc chữa trị là kết nối và thống nhất các nhân cách lại với nhau thông qua thôi miên và phân tâm học. Sau bốn năm điều trị thì nhân vật Mary trong case bệnh tôi nói trên đã dung nhập được hai nhân cách lại làm một. Tuy vẫn còn sự đề phòng và đấu đá giữa các nhân cách nhưng sự dung nhập này khiến Mary phần nào dễ dàng hơn trong việc quản lý các nhân cách còn lại.

3. Liệu người mắc Đa Nhân Cách có phạm tội và giết người hàng loạt như phim ảnh và tiểu thuyết mô tả hay không?

Hoàn toàn không. Một số bộ phim lẫn lộn triệu chứng giữa hai bệnh Tâm thần phân liệt hoang tưởng và Đa Nhân Cách. Triệu chứng Tâm thần phân liệt hoang tưởng là thường nghe thấy một giọng nói khác trong đầu mình mang đầy vẻ tiêu cực, công kích và nghi ngờ kẻ khác, cho rằng tất cả mọi người đều mang ý xấu. Nó khiến cho bệnh nhân làm ra hành vi tổn thương người khác như đánh nhau, chửi bới, hoặc thậm chí giết người. Vì người bệnh Tâm thần phân liệt nghe tiếng nói khác vang lên trong đầu, họ nghĩ rằng mình có một nhân cách khác mà không biết rằng tiếng nói ấy chỉ là ảo tưởng, có thể là hệ quả của sự rối loạn nội tiết tố, hoặc rối loạn thần kinh. Vì sự hiểu làm này mà nhiều năm về trước, bệnh Đa Nhân Cách từng được cho là một dạng khác của bệnh Tâm Thần Phân Liệt nhưng thực tế hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Thế cho nên Đa Nhân Cách đã được dời ra khỏi mục Tâm thần phân liệt và được xếp vào Rối loạn tách rời nhận thức. Người mắc bệnh rối loạn Đa Nhân Cách hầu như không hề biết được sự tồn tại của các nhân cách khác cho đến khi họ đi khám và được nhân viên trị liệu cho biết. Hơn nữa, chưa có trường hợp bệnh nhân Đa Nhân Cách nào giết người vì căn bản sự hình thành của các nhân cách này là để bảo vệ chứ không phải gây tổn hại. Đó là một kiểu trốn chạy khỏi hiện thực của nhân cách chính.


4. Tỷ lệ người mắc Đa Nhân Cách là nhiều hay ít?

Rất hiếm, cực kỳ hiếm. Người thực sự mắc bệnh Đa Nhân Cách không nhiều. Thế nên nhiều nhà nghiên cứu mới tranh luận rằng Đa Nhân Cách không thật sự tồn lại mà nó giống như là sự nhập vai (role enactment) thì hơn. Lý do những nhà nghiên cứu này đưa ra là tỷ lệ mắc bệnh Đa Nhân Cách giảm mạnh khoảng giữa những năm 1990 (sau khi bộ phim Sybil ra đời một khoảng thời gian). Và bệnh Đa Nhân Cách chỉ được chẩn đoán ở Mỹ và Canada, còn những nước khác trên thế giới thì rất hiếm. Điển hình là chỉ có 1 trường hợp ở Anh được ghi nhận trong 25 năm trở lại.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh Đa Nhân Cách không thực sự tồn tại mà đó là sự ảnh hưởng của nhà tâm lý trị liệu lên người bệnh. Martin Orne, nhà tâm lý học trị liệu và thôi miên nổi tiếng trên toàn thế giới đã thử "bẫy" Kenneth Bianchi hay còn gọi là "Kẻ thắt cổ vùng Hillside" (Hillside Strangler). Hắn đã siết cổ và giết chết 27 cô gái. Khi đưa ra tòa, các bằng chứng đều chỉ tội hắn nhưng hắn lại bảo mình có những lúc không nhớ gì và có khoảng trống trong ký ức về những đêm mà hắn phạm tội. Vì thế bên công tố đã chỉ định một nhà sức khỏe tâm lý khám cho hắn. Khi viên tâm lý này khám cho hắn ta thì nói "Tôi đã nói chuyện với Ken rồi, nhưng tôi nghĩ có một phần khác của Ken (gọi tắt của Kenneth) mà tôi chưa nói chuyện cùng." Thế là Bianchi bảo rằng mình không phải là Kenneth mà là Steve, và Steve thì ghét Ken, và Steve chính là người giết 27 cô gái kia.

Có rất nhiều chuyên gia tranh cãi rằng triệu chứng Đa Nhân Cách của hắn không có thật. Orne đã kiểm tra bằng cách giả vờ gợi lên một triệu chứng mới cho Bianchi. Ông nói với hắn ta rằng, "Nếu cậu bị mắc Đa Nhân Cách thật thì cậu nên có một nhân cách thứ ba." Vì khi được khám bởi nhà sức khỏe tâm lý thì Bianchi chỉ có nhân cách thứ hai tên là Steve. Nếu hắn ta thực sự đang giả bệnh thì hắn sẽ tự tạo cho mình một nhân cách thứ ba. Tất nhiên, nhân cách thứ ba, Billy, xuất hiện khi Bianchi bị "thôi miên." Khi bị thôi miên, hắn ta làm theo sự gợi ý của Orne là hãy tưởng tượng vị luật sư của hắn đang ở trong phòng. Bianchi còn thực sự bắt tay với vị công tố viên tưởng tượng đó, một hành vi cực kỳ không bình thường với những người bị thôi miên. Và tất nhiên là Orne kết luận rằng Bianchi không mắc chứng Đa Nhân Cách mà hắn mắc chứng Rối loạn nhân cách phản xã hội. Bệnh này có triệu chứng là người mắc bệnh hay giả dối, xâm phạm lợi ích người khác để trục lợi cho bản thân... Lý do "bị điên" của Bianchi bị từ chối và hắn bị kết tội giết người.

Từ câu chuyện phía trên chúng ta có thể thấy rằng chuyên viên chữa trị có thể tác động lên bệnh nhân bằng những câu hỏi "dẫn đường" sai lầm như thế nào. Có nhiều trường hợp bệnh nhân không thực sự mắc Đa Nhân Cách, nhưng bởi vì họ muốn đáp lại sự kỳ vọng của chuyên viên chữa trị mà tự bắt buộc bản thân thể hiện những triệu chứng giống Đa Nhân Cách mà tôi đã đưa ra ví dụ trong câu hỏi số 2.

5. Có hay không chuyện các nhân cách trò chuyện với nhau?


Có thể có sự giao lưu giữa các nhân cách phụ, nhưng hầu như không có sự liên lạc giữa nhân cách phụ và nhân cách chính trước khi được chữa trị. Như tôi đã nói rất nhiều lần là bệnh nhân không hề biết đến sự tồn tại của các nhân cách khác và chỉ thực sự "liên lạc" khi đến khám tại các chuyên gia tâm lý và được họ cho biết. Thế nên việc bỗng dưng nghe được giọng nói, tự trò chuyện trong đầu xảy ra trước khi người bệnh gặp chuyên viên tâm lý và chẩn đoán thì nó giống như triệu chứng bệnh Tâm thần phân liệt hơn.

6. Nhân cách có giống Tính cách hay không? Tính tình tôi thay đổi thất thường, có khi tôi rất vui vẻ và hòa nhã, có khi tôi cáu gắt và nóng nảy. Liệu tôi có mắc Đa Nhân Cách?

Nếu bạn đọc bài này của tôi từ đầu đến đây thì bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi này. Nhân cách khác hẳn tính cách. Tính cách là tổ hợp những đặc điểm về tâm lý và các cơ chế giải đáp thông tin của một cá nhân được sắp xếp có tổ chức và tồn tại một khoảng thời gian, gây ảnh hưởng đển sự giao thoa giữa người ấy và sự thích nghi với tâm lý bên trong, sinh lý và xã hội. Còn nhân cách là sự nhận định của một người về bản thân mình và những cá nhân khác trong cùng một hội nhóm mà người đó thuộc về. Ví dụ như trong trường hợp trên, Mary là một nhân cách chính với tính cách thụ động, hiền hòa, còn Marian là nhân cách thứ hai với tính cách gắt gỏng, nóng nảy và dữ dằn.

Tính thay đổi thất thường không phải là triệu chứng của bệnh Đa Nhân Cách. Nếu bạn không rõ thì có thể xem lại phần số 1. Trong tâm lý tính cách con người có một định nghĩa gọi là tính cách xã hội (Social Personality) nghĩa là trong từng môi trường nhất định, bạn có những biểu hiện, hành vi, suy nghĩ khác nhau để cho phù hợp với môi trường đó. Ví dụ như bạn không thể dùng cách suy nghĩ, hành xử khi bạn ở trước mặt bạn bè với cha mẹ hay anh chị bạn. Môi trường khác nhau ảnh hưởng đến con người khác nhau. Nó giống như là kiểu nhập vai mà tôi nói ở phía trên. Bạn vẫn là bạn, bạn chỉ đang thích nghi với từng môi trường khác nhau chứ không phải là bạn có nhiều nhân cách khác nhau. Phải nói là bạn có nhiều tính cách khác nhau tùy vào môi trường mà bạn sinh hoạt và làm việc nhưng bạn chỉ có một nhân cách mà thôi.




Cre: hiroshimi.wordpress.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7: C7: 7. Tâm Thần Phân Liệt


Schizophrenia Disorder - Tâm Thần Phân Liệt


Nhiều bạn hỏi, "Bệnh tâm lý khác bệnh tâm thần như thế nào?" Thật ra thì trong tiếng Anh, hai cái này đều gọi chung là "Mental disorder" – tức rối loạn tâm trí. Nhưng nếu để giải thích theo kiểu dễ hiểu, thì nguyên nhân gây ra các bệnh tâm lý có thể phân chia đều cho ba yếu tố, tâm lý, sinh lý và môi trường. Trong đó, các tác động từ môi trường có thể chiếm phần nhiều hơn, là nguyên nhân kích thích những yếu tố tìm ẩn có sẵn như sinh lý, tâm lý rồi phát triển bằng bệnh lý. Rối loạn nội tiết tố trong bệnh tâm lý có thể điều chỉnh bằng việc dùng thuốc. Phần trăm di truyền có thể không cao. Ví dụ như các bệnh về cảm xúc như trầm cảm và rối loạn lo âu.  Trong khi các bệnh tâm thần thì có nguyên nhân chủ yếu nằm về phần sinh lý và di truyền. Ví dụ như bệnh tâm thần phân liệt mà chúng ta sẽ nói đến sau đây. Tỷ lệ di truyền trong gia đình là khá cao. Một số người mắc tâm thần phân liệt có cấu tạo não bộ khác với bình thường. Thường phải dùng thuốc cả đời. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể quản lý được.

Thuật ngữ (cũng là tên bệnh) Schizophrenia – tâm thần phân liệt được dùng lần đầu vào năm 1911 bởi Eugen Bleuer, bác sĩ tâm thần Thụy Sĩ. Thuật ngữ này dịch ra có nghĩa là sự phân tách của các kết nối trong tâm trí – cái mà Bleuer tin là đặc điểm của bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là cái khiến những người sau này lầm tưởng bệnh Đa Nhân Cách cũng là một dạng tâm thần phân liệt (trong DSM 3) vì nó cũng là một dạng tách rời tâm trí, nhưng tách rời về nhận thức, trong khi hai bệnh này có rất ít điểm chung với nhau. Khi DSM 4 ra đời, bệnh Đa Nhân Cách mới chính thức có danh mục riêng của mình.

Tâm thần phân liệt là một dạng hành vi bất thường hạng nặng mà chúng ta thường hay biết và gọi bằng cái tên thông dụng hơn, "bệnh điên". Người mắc tâm thần phân liệt có thể có nhiều triệu chứng loạn tinh thần dưới các dạng khác nhau và bị mất nhận thức với hiện tại. Họ có thể nghe thấy giọng nói vô hình nào đó mà vốn dĩ nó không có thật, nói năng khó hiểu, hoặc chẳng có logic tý nào. Hành vi của họ thường dựa trên những niềm tin hoang tưởng không thật. Ví dụ như người bệnh có thể tin rằng một con tàu từ hành tinh khác dùng sóng xâm nhập vào trí óc và điều khiển hành vi của anh ta.

Những triệu chứng đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt liên quan đến việc mất khả năng vận hành tổ hợp của nhận thức và cảm xúc, bao gồm nhận biết, suy luận, ngôn ngữ, giao tiếp, điều khiển hành vi, sự lưu loát, kết quả từ những suy nghĩ, năng lực nói, ý muốn và dục vọng. Và vì đây là một điểm quan trọng nên tôi muốn nhắc lại một lần nữa, để bị coi là mắc chứng tâm thần phân liệt, bệnh nhân phải có những triệu chứng của tổ hợp mà tôi vừa nói đến, chứ không phải là một trong số đó, không phải chỉ đơn lẻ một dấu hiệu mà là một tập hợp. Việc chuẩn đoán bệnh lý thường bao gồm nhận biết nhóm dấu hiệu, và triệu chứng liên quan đến mất khả năng lý giải và hoạt động thường ngày.

Các triệu chứng của tâm thần phân liệt được chia làm ba phương diện: dương tính (positive symptoms), âm tính (negative symptoms) , rối loạn tổ chức. Thuật ngữ triệu chứng dương tính  không phải chỉ những triệu chứng này có lợi hoặc có khả năng thích nghi với bệnh nhân. Ngược lại, những triệu chứng này có đặc điểm là sự hiện diện của  phản ứng khác thường (ví dụ như nghe những giọng nói không có thật – huyễn thính). Còn triệu chứng âm tính là chỉ về sự khuyết thiếu phản ứng đặc thù (ví dụ như cảm xúc, ngôn ngữ, động lực) mà đáng ra họ nên có.

Triệu chứng dương tính (còn gọi là triệu chứng loạn tinh thần)

Các giác quan cung cấp cho chúng ta những thông tin cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng trong việc xác định chúng ta là ai, chúng ta đang làm cái gì, hay người khác đang nghĩ gì về chúng ta. Nhiều người mắc bệnh tâm thần phân liệt trải nghiệm sự thay đổi phức tạp hoặc đáng sợ về nhận thức. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất và dễ thấy nhất chính là ảo giác, hoặc trải nghiệm của giác quan không đến từ kích thích thật sự. Mặc dù ảo giác có thể xảy ra với bất kỳ giác quan nào, nhưng thông thường, người mắc tâm thần phân liệt trải nghiệm nó dưới dạng huyễn thính – nghe thấy giọng nói không có thật. Nhiều bệnh nhân nghe thấy giọng nói bên tai nhận xét về hành vi của họ hay ra lệnh cho họ. Người khác thì nghe thấy nhiều giọng nói đang cãi lộn với nhau.

Tuy nhiên, ảo giác phải được phân biệt với lỗi nhận thức xảy ra trong giây lát mà nhiều người mắc phải. Bạn có từng đi trên đường và dường như nghe thấy tiếng ai đó gọi bạn, và khi bạn quay lại thì không có ai cả? Chắc hẳn bạn sẽ tự nhủ với mình, "Là do mình tưởng tượng ra thôi". Nhưng ảo giác thì trái ngược lại, nó tấn công vào tâm trí bệnh nhân rất thật, khiến cho thực sự trải nghiệm, thực sự thấy được dù rằng thực tế thì không.


Hoang tưởng:

Nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt mắc chứng hoang tưởng, hoặc có những niềm tin đặc thù kỳ quái dù cho nó có lố bịch thế nào đi chăng nữa. Trong những trường hợp tệ nhất, bệnh nhân cố hết sức và khăng khăng bảo vệ niềm tin ảo tưởng của mình mặc cho những bằng chứng trái ngược hiện ra ngay trước mắt. Lo lắng là một đặc tính khác của ảo tưởng. Trong chu kỳ loạn tinh thần cấp tính,  người bệnh không thể nào ngưng suy nghĩ về những niềm tin không thật đó. Và cuối cùng, bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng có thể không quan tâm hoặc suy nghĩ về những phương diện mà người khác đưa ra về niềm tin của họ.

Mặc dù hoang tưởng có nhiều loại nhưng đa số thì nó thuộc về dạng cá nhân. Những niềm tin này không được chia sẻ với người thân trong gia đình hoặc cộng đồng. Những hoang tuởng thông thường mà bệnh nhân có bao gồm suy nghĩ được đưa vào trong não họ, người khác có thể đọc được suy nghĩ của họ hay bệnh nhân bị điều khiển bởi sức mạnh siêu nhiên huyền bí nào đấy. Những niềm tin này là những mảnh rời rạc và không gắn kết tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh xuyên suốt nhận thức, không được bệnh nhân diễn tả thường xuyên.

Triệu chứng âm tính

Triệu chứng tiêu cực là sự khuyết thiếu những phản ứng đặc thù về cảm xúc, ngôn ngữ hay động lực. Và bởi vì thế, ban đầu nó thường rất khó thấy và khó phát hiện hơn triệu chứng tích cực. Nó cũng thường ổn định qua thời gian hơn là triệu chứng tích cực vì triệu chứng tích cực biến đổi nghiêm trọng khi bệnh nhân ở trong và ở ngoài chu kỳ loạn tinh thần.

Một trong những triệu chứng điển hình của dạng tiêu cực chính là người bệnh không thể hiện bất kỳ cảm xúc nào, được gọi là "Diễn đạt cảm xúc bị giảm thiểu" (diminished emotional experssion) hoặc "hiệu ứng cảm xúc cùn mòn" (blunted affect). Bệnh nhân với chứng này thường không thể hiện bất kỳ dấu hiện cảm xúc hay suy nghĩ. Họ không vui cũng chẳng buồn, và có vẻ thờ ơ với môi trường chung quanh. Gương mặt họ vô cảm và lãnh đạm. Giọng nói không có nhịp điệu lên xuống – cái thể hiện cảm xúc của người nói. Những tình huống sự kiện diễn ra xung quanh chẳng có nghĩa gì với họ cả. Họ có thể hoàn toàn không quan tâm đến bản thân  và những người xung quanh.

Một dạng khác của sự thiếu hụt cảm xúc chính là không thể cảm nhận được khoái lạc. Trong khi sự khuyết thiếu cảm xúc là chỉ về sự thiếu hụt phản ứng bề ngoài, còn không thể cảm nhận được khoái lại là kiểu thiếu hụt những cảm giác tích cực. Người mắc triệu chứng này không hề cảm thấy hứng thú với bất kỳ hoạt động cơ thể và mối quan hệ xã hội nào. Họ không tìm được niềm vui trong đó. Đồng thời, họ cũng có thể đánh mất đi vị giác và xúc giác của mình.

Nhiều người mắc tâm thần phân liệt trở nên cách ly với xã hội. Trong nhiều trường hợp, sự cô lập này phát triển trước khi các triệu chứng phát tác. Nó vừa là triệu chứng cũng vừa là chiến lược mà nhiều người bệnh dùng để đối phó với những triệu chứng khác của họ. Ví dụ như họ có thể hạn chế giao tiếp với người khác để giảm bớt mức độ kích thích có thể khiến cho sự rối loạn tri giác và nhận thức của họ trở nên trầm trọng hơn. Sự cô lập này thường đi kèm lưỡng lự, mâu thuẫn trong tư tưởng, và không có động lực làm gì cả. Họ có thể ngồi cả ngày trên ghế, chẳng buồn nhúc nhích lấy một ly, hay không thèm chải đầu hay tắm rửa mấy tuần liền.


Một dạng triệu chứng âm tính  khác đó là nhiễu loạn ngôn ngữ. Một kiểu của triệu chứng này được gọi là "nghèo nàn ngôn ngữ" (poverty of speech), người bệnh giảm thiểu số luợng ngôn ngữ quá nhiều. Họ dường như chẳng có gì để nói cả. Một kiểu khác là "suy nghĩ bị chặn", chuỗi suy nghĩ của bệnh nhân bị ngăn lại truớc khi một suy nghĩ hay ý tưởng kịp hình thành.

Rối loạn tổ chức:

Một số triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt khó có thể phân loại vào tích cực hay tiêu cực. Vì thế mà nhiễu loạn suy nghĩ và hành vi kỳ quặc thể hiện khía cạnh thứ ba của bệnh này, và được gọi bằng cái tên rối loạn vô tổ chức (Disorganization).

Một triệu chứng quan trọng trong tập hợp các triệu chứng của tâm thần phân liệt là ngôn ngữ vô tổ chức (disorganized speech). Nó liên quan đến xu hướng những gì bệnh nhân nói không có lý hoặc không có nghĩa gì cả. Dấu hiệu của ngôn ngữ vô tổ chức chính là trả lời những câu không liên quan gì đến câu hỏi, ý tưởng rời rạc không kết nối và dùng từ ngữ theo kiểu khác thường. Triệu chứng này cũng được gọi là "rối loạn suy nghĩ". Những đặc điểm thường gặp ở ngôn ngữ vô tổ chức chính là chuyển đổi chủ đề trò chuyện quá đột ngột, trả lời chẳng ăn nhập gì với câu hỏi, hoặc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ liên tục.

Chuyển động cơ thể bất thường

Người mắc bệnh tâm thần phân liệt còn bị cứng chi hay cứng cơ dẫn đến di chuyển không được bình thường. Trong những trường hợp nặng nhất, người bệnh có thể giữ nguyên tư thế bất thường, cứng ngắc khi đứng hoặc khi ngồi trong khoảng thời gian dài. Ví dụ, một số bệnh nhân sẽ nằm thẳng lưng nhưng gồng người lại, đầu nâng lên một chút như thể họ đang gối đầu vậy. Người bệnh mắc chứng này thường không chịu đổi tư thế khác dù cho giữ nguyên tư thế này sẽ khiến họ cực kỳ khó chịu và đau đớn.

Để được chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân liệt, người bệnh phải có ít nhất hai trong những triệu chứng bên trên, và phát tác ít nhất một tháng. Đồng thời, cuộc sống, công việc và các mối quan hệ cá nhân của người đó phải bị ảnh hưởng nặng nề so với trước khi phát bệnh. Tuy nhiên, nếu các bạn đã đọc qua các bài viết về bệnh tâm lý trước của tôi, ắt hẳn các bạn sẽ nhận ra một số triệu chứng tiêu cực của tâm thần phân liệt giống với bệnh trầm cảm lâm sàng. Vì thế, triệu chứng  phải phác tác trong khoảng vắng của bệnh trầm cảm và hưng cảm thì mới được coi là mắc tâm thần phân liệt.




Để hiểu hơn về triệu chứng bệnh, chúng ta hãy cùng nghiên cứu một case bệnh dưới đây:

            Emilio, 40t nhưng có ngoại hình trẻ hơn mười tuổi. Anh được mẹ đưa vào bệnh viện lần thứ 12 vì bà dần cảm thấy sợ Anh. Emilio mặc một chiếc áo choàng dài rách bươm, mang đôi dép ngủ, đội chiếc mũ bóng chày và đeo vài tấm huy chương quanh cổ. Triệu chứng bệnh của anh ta trải từ cơn giận vô cớ với mẹ mình ( bà ta cho tôi ăn phân từ ruột già của người khác) đến cười khúc khích , xun xoe dụ dỗ người khám. Ngôn ngữ và thái độ của anh ta như một đứa trẻ con, bước đi õng ẹo, đánh eo quá mức. Bà mẹ bảo anh không chịu uống thuốc chừng 1 tháng trước. Rồi từ đó, anh bảo mình lúc nào cũng nghe có một giọng nói trong đầu, cách ăn mặc và hành xử càng lúc càng kỳ quái. Khi được hỏi anh đang làm gì, Emilio trả lời, "Tôi đang ăn dây diện và chuẩn bị đốt lửa."

Trong trường hợp của Emilio, bạn có thể nhận thấy rõ ràng sự mất khả năng vận hành tổ hợp nhận thức và cảm xúc. Emilio không thể suy luận, nhận biết về những gì mình đang làm, không thể giao tiếp trôi chảy, ngôn ngữ bất bình thường, không thể điều khiển hành vi của mình theo chuẩn mực xã hội cho phép. Và vì thế nên Emilio được chuẩn đoán là mắc chứng tâm thần phân liệt. Anh phải uống thuốc hàng ngày, nhưng sự gián đoạn trong việc dùng thuốc khiến cho bệnh tình quay lại và nghiêm trọng hơn, dẫn đến chuyện anh nghe được tiếng nói hay hành xử càng khác lạ.

              Bà Green, một nhân viên thư viện 62t đã về hưu khi đi khám Bác sĩ, đã nói, "mấy con giun đó vẫn còn trong người tôi." 4 năm về trước, trong một lần tắm, bà chú ý đến những thứ mà bà cho là "mấy con giun nhỏ" . Không lâu sau đó, bà trải nghiệm cái cảm giác "mấy con giun đó đang chui qua da tôi" . Nhiều lần đi khám Bác sĩ và mang theo cả mẫu nước mà bà cho rằng có giun, nhưng không nhân viên nào có thể tìm ra được bất kỳ ký sinh trùng nào. Dù cho Bác sĩ không ngừng bảo rằng cái đó chỉ là mấy mảnh da khô của bà thôi nhưng bà vẫn không tin. Bà cảm thấy rằng bạn bè và đồng nghiệp đang dần lánh xa mình vì mấy con giun đó. Sau đó khoảng 9 tháng, lúc đi nhà thờ, bà thấy chuỗi tràng hạt tự dưng xoay theo chiều kim đồng hồ và bà thấy được mình có lực từ hút những thứ xung quanh. Bà Green cho rằng bởi vì những con giun xâm nhập vào tủy sống và không ngừng di chuyển lên xuống đã tạo ra lực từ như thế. Khi xét về lịch sử bệnh lý, bà Green không hề dùng bất kỳ chất kích thích nào, nên trường hợp của bà không khó để Bác sĩ trị liệu xếp vào Tâm thần phân liệt.

Trường hợp của bà Green lẫn Emilo đều là ví dụ điển hình của các triệu chứng tâm thần phân liệt tích cực. Không khó để xác định bà Green bị ảo giác và ảo tưởng thông qua miêu tả bên trên.

Vậy thì triệu chứng tiêu cực sẽ biểu hiện như thế nào, mời các bạn đọc ca bệnh dưới đây:

             Louise Larkin, 39t, lúc nào cũng khom người, cúi gầm mình xuống. Cô có gương mặt như một đứa trẻ với những bím tóc và dây ruy-băng hồng. Cô được đưa tới Văn phòng tâm lý bởi Bác sĩ gia đình, người ái ngại về tình trạng cô hoạt động cơ thể ở mức quá thấp này. Điều duy nhất mà cô nói với Bác sĩ chính là " tôi có khoảng thời gian gián đoạn trong việc chăm sóc bản thân và có cuộc sống thấp dưới mức Bình thường." Rồi sau đó, cô tiếp tục giữ im lăng và nhốt mình trong phòng. 20 năm về trước, sau khi vị hôn phu hủy bỏ lễ đính hôn, cô bắt đầu không thể tự sắp xếp mọi thứ cho ngăn nắp, lang thang một mình vô định trên những con đường, mặc những bộ đồ không đi đôi với nhau. Louise bị sa thải và được đưa tới bệnh viện, sau đó được mẹ cô làm giấy xuất viện với hy vọng là cô sẽ mau chóng hồi phục tinh thần và bắt đầu cuộc sống thật. Nhưng bao năm trải qua, cô vẫn trốn tránh xã hội, và càng ngày càng ít hoạt động hẳn đi. Hầu hết thời gian cô dành cho việc nấu nướng và xem TV. Những món ăn của cô là hỗn hợp lạ kỳ của những nguyên liệu như cải súp-lơ với bánh ngọt,ngồi một mình vì không ai trong gia đình muốn ăn những thứ đó. Khi mẹ cô bước vào phòng thì cô luôn quơ đại một cuốn tạp chí hay sách gì đó rồi giả vờ như đang đọc nhưng thực tế thì cô vốn chỉ ngồi đó và ngẩn ngơ nhìn vào khoảng không vô chừng. Louise không chịu tắm hay chải đầu. Cô ăn càng lúc càng ít đi. Lúc đi khám thì từ chối nhìn thẳng và đối thoại với bác sĩ.

Ở đây bạn có thể rõ ràng thấy được cô Louise cô lập bản thân mình với xã hội, không hề có hứng thú với bất kỳ hoạt động xã hội nào và hạn chế giao tiếp với người khác. Số lượng ngôn từ cô dùng được hạn chế và dường như cô chẳng có gì để nói cả. Rõ ràng, đây là những triệu chứng tâm thần phân liệt tiêu cực.

Nguyên nhân:

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tâm thần phân liệt, người mẹ đang mang thai bị virus xâm nhập thì đứa con sinh ra có nguy cơ bị mắc chứng bệnh này cao, di truyền, hay bị những chấn thương tâm lý, hoặc cả cấu trúc não bất thường. Chứng bệnh này không chỉ gói gọn trong một bộ phận não nhất định mà nó lên quan đến nhiều bộ phận khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu MRI báo cáo rằng tổng số lượng tế bào não của người mắc tâm thần phân liệt ít hơn hẳn so với người thường (trong hình, phần màu đen đen là phần rỗng, có thể thấy rõ ràng người bệnh tâm thần phân liệt (bên trái) có phần rỗng nhiều hơn người bình thường (bên phải). Các nghiên cứu về hoạt động não (fMRI) cũng cho thấy hoạt động não của người bệnh tâm thần phân liệt ít hơn hẳn người bình thường.  Một số báo cáo còn chỉ ra kích thước một số Bộ phận não như hồi hải mã, hạch hạnh nhân bị giảm. Những Bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc điều khiển cảm xúc, suy nghĩ và nhận thức. Sự giảm thiểu kích thước này thấy rõ nhất ở não trái – chịu trách nhiệm điều khiển ngôn ngữ.


Chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) dopamine ảnh hưởng đến ngôn ngữ, hành vi, học tập, và cảm xúc. Là chất khiến bạn cảm thấy hưng phấn và vui vẻ.  Thuyết Dopamine, thuyết có ảnh hưởng nhất về trong số các thuyết về chất dẫn truyền thần kinh và tâm thần phân liệt cho rằng các triệu chứng tích cực của bệnh là sản phẩm từ lượng dopamine và cơ quan thụ cảm, hay cửa tiếp nhận dopamine quá nhiều (mỗi chất dẫn truyền thần kinh có một cửa riêng biệt), dẫn đến người bệnh bị ảo giác. Tất cả những loại thuốc chữa trị tâm thần phân liệt ngày nay có cơ chế hoạt động chủ yếu là chặn cơ quan thụ cảm D2, ngăn cản cơ quan này tiếp nhận chất dopamine.

Ngoài ra, những chất dẫn truyền thần kinh khác như serotonin (chịu trách nhiệm cho cảm xúc), và glutamate (cảm giác phấn khích) đều nằm trong vòng nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học tin rằng, chúng đều có vai trò quan trọng cấu thành nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt. Nhất là với glutamate(có nhiều trong bột ngọt), đã có bằng chứng chứng minh sự suy giảm chất này (cơ quan thụ cảm bị chặn, không thể tiếp nhận) có thể gây ra một số triệu chứng tâm thần phân liệt.

Bên cạnh đó, những sự kiện gây áp lực từ bên ngoài có thể tác động lên sinh lý và tâm lý, khiến bệnh bộc phát nhanh hơn với những người đã có sẵn gene bệnh vì gene và môi trường luôn tác động lẫn nhau.

Điều trị:

Bởi vì các nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt nặng về phần di truyền và sinh lý nên việc chữa trị chủ yếu dựa vào thuốc. Tâm thần phân liệt không thể được chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc đúng liều và đều đặn, nếu không bệnh có thể sẽ tái phát nặng hơn, sẽ tổn hại đến não bộ nhiều hơn, như trường hợp của Emilio bên trên. Tuy nhiên có một điều đáng tiếc là khoa học thần kinh vẫn còn khá nhiều hạn chế, mà thuốc chữa trị các bệnh tâm thần, tâm lý có ảnh hưởng chủ yếu lên hệ nội tiết và chất dẫn truyền thần kinh. Mà hệ nội tiếng và chất dẫn truyền thần kinh có mối quan hệ khá phức tạp chồng chéo lên nhau. Việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây ra một số tác dụng phụ khó lường. Đối với bệnh tâm thần phân liệt thì tác dụng phụ của việc dùng thuốc chính là cứng cơ miệng và cơ mặt. Ví dụ như lưỡi thè ra ngoài, môi nhăn lại, tứ chi và chân tay co thắt. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh khiến cơ thể run rẩy, cứng cơ, kích động, hoặc có những dáng điệu kỳ dị mà người bệnh không thể khống chế được. May mắn là những tác dụng phụ này nằm ở những loại thuốc đời đầu (như Thorazine và Hadol)

Những loại thuốc đời hai như Clorazil, Risperdal , Zyprexa,  Seroqul và Solian thì có ít tác dụng phụ hơn nhưng vẫn giữ được hiệu quả như thuốc đời đầu và có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát. Một nghiên cứu  cho thấy chỉ có 13%  những người bệnh dùng thuốc đời hai là bị tác dụng phụ cứng cơ và co thắt, trong khi tỷ lệ đó là 32% đối với những người dùng thuốc đời đầu. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là những loại thuốc đời hai này không có hiệu quả mấy trong việc chữa trị những triệu chứng âm tính. Đã vậy, tác dụng phụ của nó còn khá nguy hiểm. Nó có thể khiến cho bệnh nhân tăng cân và béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như huyết áp cao, tiểu đường, và các bệnh về tim mạch. Những tác dụng phụ này có thể khiến cho bệnh nhân ngưng thuốc và dẫn đến tình trạng bệnh tái phát nặng hơn.

Điều trị, tư vấn tâm lý cũng giúp cải thiện đời sống của bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt. Các chuyên viên tư vấn giúp đỡ bệnh nhân cải thiện những vấn đề cuộc sống mà họ gặp phải khi mắc bệnh. Đồng thời huấn luyện những kỹ năng sống cần thiết để quản lý bệnh hiệu quả. Phương pháp nhận thức hành vi được sử dụng nhiều trong những năm gần đây, giúp bệnh nhân phán đoán, kiểm tra và chỉnh sửa lại những suy nghĩ méo mó của họ về bản thân mình và môi trường xung quanh.


Tâm thần phân liệt gây ra ảnh hưởng nặng nề đến bệnh nhân và người thân xung quanh. Gia đình bệnh phân phải hiểu rằng con họ đang mắc một chứng bệnh có thể thay đổi cuộc đời của anh/cô ta mãi mãi. Và biện pháp duy nhất để tình trạng bệnh cải thiện là đưa đi khám và điều trị kịp thời chứ không phải mời thầy cúng, cô đồng về để chữa. Đây không phải là bệnh chỉ cần quất vài roi, uống vài ba thứ bùa, cúng kiến nhang đèn là sẽ hết. Gia đình cần phải kiên nhẫn và ủng hộ người bệnh rất nhiều. Nên nhớ, bệnh tâm lý không phải gãy tay gãy chân, dùng mắt thường là có thể thấy nó khỏi được.


Cre: hiroshimi.wordpress.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8: C8: 8. Độc Ác (1)


"Độc ác được hiểu là sự thiếu hụt khả năng nhận thức về những điều tốt đẹp của thế giới và về nhân tính của tất cả sinh vật trên thế giới." - Andrew Delbanco


Toàn cảnh về diện mạo của Độc ác

Để biết về độc ác, bạn chỉ cần đứng trên con đường ở Jasper, Texas, vào ngày 7 tháng 6 năm 1998, nơi ba người đàn ông da trắng ngỏ lời cho quá giang một người đàn ông da đen 49 tuổi, James Byrd Jr., đang trên đường về nhà từ một bữa tiệc kỷ niệm. Thay vì chở anh ta đến nơi cần đến, họ đánh, đá, và tra tấn anh chỉ vì màu da, và rồi xịt sơn đen lên mặt anh trước khi trói cổ chân anh vào đuôi xe tải của họ. Họ phóng ga chạy trên một con đường hoang vắng, kéo lê anh gần ba dặm, anh cố gắng ngẩng đầu lên, nhưng da thì bị tróc, xương thì bị gãy, và cùi chỏ thì nát cả. Khi đụng phải một ống cống, đầu và cánh tay phải của anh bị đứt lìa. Những gì còn lại là tấm thân bị vứt trước cửa một nhà thờ cho đến khi được hội người da đen tìm thấy. Trong bộ phim tài liệu của TNT, The Faces of Fear (Những diện mạo của nỗi sợ hãi), Tiến sĩ Molefi Kete Asante của Đại học Temple cho thấy trên con đường vẫn còn hiện diện một số vòng tròn được vẽ ra để đánh dấu 75 chỗ tìm thấy bộ phận cơ thể của Byrd. "Trên con đường này," Asante nói khẽ, "tôi đang chứng kiến một sự tàn nhẫn vô biên có thể hiện diện trong trái tim con người."

Để biết về độc ác, bạn chỉ cần nhìn những bộ hài cốt còn sót lại ở tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở Manhattan, nơi hai máy bay Mỹ bị không tặc khống chế đã cướp đi mạng sống của hàng nghìn người, và nhớ lại những lời của Osama bin Laden: "Chúng tôi không phân biệt giữa người mặc quân phục và thường dân. Trong fatwa (sắc lệnh Hồi giáo) này họ đều là mục tiêu." Rất nhiều công nhân mới chỉ vừa pha tách cà phê sáng đã phải nhảy ra khỏi cửa sổ để chết, hoặc chỉ chờ đợi cả tòa nhà kì vĩ này sụp đổ lên người họ.

Khái niệm độc ác là một thứ đã rất cổ xưa. Nó có khi lại là một nguyên mẫu trong mỗi chúng ta mà ta không thể diệt trừ tận gốc được. Andrew Delbanco đã nói trong quyển sách của mình, The Death of Satan (Cái chết của Satan), rằng người Mỹ đã mất đi khái niệm về độc ác, và ông bàn về cách ta trở nên dung túng cho rất nhiều hình thức độc ác. Nó càng ngày càng rõ ràng, nhưng ta lại mất đi vốn từ để miêu tả nó, và những lời giải thích chưa bao giờ tồi tệ hơn. Những vụ án về thù ghét, bạo lực, và nhẫn tâm diễn ra không ngừng càng làm sáng tỏ rằng có những người dự định làm điều ác, và chúng ta phải cảnh giác. Các nhà pháp chứng đang cố gắng tìm ra một cách lý giải cụ thể hơn trước tòa, để hệ quả pháp lý được quyết định chính xác.

Một số người rất dễ dàng gọi một hành động là độc ác. Một số khác lại không sử dụng từ ngữ ấy, mà họ lý giải "độc ác" là một triệu chứng của sự mất cân bằng hay rối loạn. Các nhà triết học, nhà thần học, nhà tâm lý học, và cả nhà sinh vật học đều vật lộn với khái niệm một con người không thể cứu vãn, và ngay cả những người dẫn chương trình thảo luận cũng không biết ai là người đáng trách hơn: sát nhân liên hoàn hay kẻ giết những sát nhân liên hoàn. Chúng ta thật sự có thể xác định được tính cách độc ác hình thành thế nào không? Rất nhiều nhà lý luận đã thử, nhưng "câu trả lời" của họ không giải quyết triệt để những hành vi bất lương trong chúng ta. Có thể ta không muốn mất nó, có thể nó phục vụ một nhu cầu nào đó mà ta không nhận ra. Cũng có thể là do việc ta tập trung vào những kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội trong phim Pulp Fiction (Chuyện tào lao) và những người mẹ dìm chết con mình đã làm chệch hướng sự chú ý của ta, khiến những câu chuyện về người thực hiện hành vi tàn ác gây ra một loại kích thích mà ta không có trong nền văn hóa ý thức an toàn hiện nay.

Với sự phân hóa đa dạng của hành vi độc ác và những cố gắng đơn giản hóa chúng thành một lý luận cụ thể về bạo lực, chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề này từ ba góc độ:


1. Sự độc ác hiển nhiên nhất: hành động thù ghét, giết người vì khoái cảm, và sát hại trẻ em
2. Tái thiết lập: kẻ làm điều ác nhìn nhận nó như thế nào
3. Tâm lý học về sự độc ác

Tuy độc ác có rất nhiều hình hài, từ những sát nhân loạn thần kinh nhân cách lặp đi lặp lại tội ác của mình với mức độ tàn nhẫn gia tăng, đến những kẻ giết người vì khoái cảm muốn biết cảm giác cướp đi sinh mạng người khác là như thế nào, nhưng có lẽ không có sự độc ác nào đáng sợ như những hành vi thù ghét bởi một hệ tư tưởng. Một ngày nọ, những quan liêu quyền lực nhất Đảng Quốc xã Nazi gặp mặt để lạnh lùng thực hiện những kế hoạch tàn bạo nhất trong lịch sử loài người.

Lý giải về chế độ Hitler

Bối cảnh là căn nhà Wannsee xa hoa trong một khu phố bên ngoài Berlin. Những món đồ sứ trang hoàng trên chiếc bàn phủ tấm vải linen và những người hầu mặc đồng phục chờ đợi tiếp những ly rượu thượng hạng nhất cho những vị khách sắp đến. Trong bếp, đầu bếp đang chuẩn bị một bữa trưa buffet thịnh soạn. Mọi thứ phải thật hoàn hảo.

Lần lượt từng chiếc xe hơi và limousine chở những vị khách VIP đỗ lại. Lần lượt từng người một tiến vào đại sảnh trao áo khoác của mình cho quản gia, háo hức mong chờ những gì sẽ diễn ra.

Đó là một buổi sáng mùa đông lạnh, 20 tháng 1 năm 1942. Thủ lĩnh an ninh của Đế chế Thứ ba, Reinhard Heydrich, cho bắt đầu hội nghị. 15 nhà kỹ trị cao cấp nhất sẽ thảo luận về "Giải pháp Cuối cùng", gồm có Adolph Eichmann, Friedrich Krizinger, và Tiến sĩ Wilhelm Stuckart. Dù kế hoạch tước quyền công dân của người Do Thái trên khắp châu Âu đang được thực hiện, ở một số nơi còn tiến hành diệt chủng, họ vẫn nghĩ đã đến lúc cần một hiệu năng lớn hơn. Vẫn còn rất nhiều người cần phải trừ khử (khoảng 11 triệu) và điều này cần được tiến hành nhanh hơn.


Cuộc họp diễn ra quanh một chiếc bàn hội nghị bên cạnh căn phòng phục vụ bữa trưa thịnh soạn. Cuộc họp rất ngắn, chỉ hơn một giờ đồng hồ. Họ vốn không lưu trữ những gì được bàn bạc nhưng trên thực tế có một người đã ghi chú lại, và từ những ghi chú này mà thế giới đã biết được về những tranh luận máu lạnh, cùng với sự nhiệt tình diễn ra quanh bàn hội nghị, đã dẫn đến một cuộc thảm sát hàng triệu người.

Heydrich cố tình lược bỏ bản chất của cuộc họp bằng cách viết lại những ghi chú đó với giọng điệu trung lập, nhưng khi đã giải mã ra, đại ý rất rõ ràng: Những con người này xuất hiện ở đó để tán thành việc sử dụng trại hành quyết, buồng hơi ngạt, và lò hỏa thiêu. Tại thời điểm ấy, súng đạn và xe chở khí gây ngạt của đội giết người cơ động không đạt hiệu quả và trọng trách đè nặng lên các lãnh đạo. Giải pháp là sử dụng nhiều "trại lao động" hơn, nơi mà người ta chết vì "nguyên do tự nhiên".

Reinhard Heydrich

Bàn luận trong một cuộc họp chính thức mang ý nghĩa ép buộc người khác làm những việc họ phải làm. Thường ngày người ta đi làm nhưng không cảm thấy mình là một phần của một cỗ máy lớn mà cho rằng sự có mặt của mình chỉ để đảm bảo công việc được thực hiện. Không ai cảm thấy có trách nhiệm với những khởi đầu của công việc, mà chỉ để duy trì và tăng tiến độ. Họ có công việc để làm và họ sẽ làm công việc ấy mà không hỏi han gì cả. Giải pháp cuối cùng phải được quản lý dựa trên sự chính xác và chi tiêu hợp lý. Đó là chính sách của công ty. Là mệnh lệnh. Là luật.

Sau này trong phiên tòa ở Israel, Adolph Eichmann, người đã soạn bài diễn thuyết của Heydrich ngày hôm ấy, được hỏi về hội nghị Wannsee. Ông nói rằng lý do là vì Heydrich muốn tăng sức ảnh hưởng của mình bằng cách khắc sâu suy nghĩ của của mình vào người khác. Để giúp ông thực hiện mục tiêu ấy, Eichmann làm một cuộc khảo sát về "chiến dịch" cho vấn đề "di cư" của người Do thái, đặc biệt nhấn mạnh những khó khăn. Để đưa chiến dịch lên một bước tiến mới, những khó khăn này phải được giải quyết.

Có một đề xuất rằng ngừng việc cho phép người Do thái di cư, điều này chỉ càng tăng thêm lực lượng quân thù, mà thay vào đó là đưa người Do thái "đến miền đông", nghĩa là đến các trại tập trung. Những người thể chất khỏe mạnh sẽ bị ép buộc tuân theo một chương trình tên là "Vernichtung durch Arbeit", hay "làm việc cho đến chết". Họ sẽ chết vì kiệt sức nhưng trước đó phải lao lực để làm việc. Những người không có khả năng lao động thì bị giết. Heydrich đề xuất một cách thức "thủ tiêu" cụ thể và chuẩn bị báo cáo chi tiết bao nhiêu người sẽ bị "xóa sổ" trong một khoảng thời gian nhất định. Lúc này họ đã có một lịch trình rõ ràng và mỗi người đều có vai trò riêng của mình.



Adolph Eichman

Eichmann mô tả mọi người lúc ấy đều đồng tình và hào hứng. Các bên có mặt đều muốn tham dự, ngay cả những người thường ngày rất do dự và dè dặt. Khi được hỏi ông có cảm thấy khó khăn gì khi tham gia vào việc tước đi sinh mạng của rất nhiều người như vậy không, Eichmann trả lời, "Thành thật mà nói, cũng dễ lắm. Ngôn ngữ của chúng tôi khiến việc đó trở nên rất dễ dàng."

Chiến dịch của Hitler được hỗ trợ bởi những niềm tin mê tín đã tiến hóa thành một nỗi ám ảnh. Hội Ahnenerbe, một phần của lực lượng SS (Schutzstaffel) những năm giữa 1930 được ủy nhiệm nghiên cứu những di sản tổ tiên của chủng tộc Aryan, đi khắp nơi tìm bằng chứng chứng minh chỉ có một giống loài được định sẽ thống trị thế giới và chiến lược thanh lọc, độc chiếm thế giới của Nazi được các thế lực thần thoại ủng hộ. Họ muốn đưa ra những văn bản khoa học có thể liên kết giữa quá khứ tổ tiên với vận mệnh của họ. Heinrich Himmler xem quân đội của mình như các vị vua và hiệp sĩ Teuton được đầu thai, cụ thể là các hiệp sĩ bàn tròn của vua Arthur. Ông thiết kế cung điện Wewelsburg như cung điện Camelot, nhưng Peter Levendra gọi nó là Satanic Vatican (Vatican Ác quỷ) trong quyển The Unholy Alliance (Liên minh Tội lỗi).

Trong công cuộc thiết lập trật tự thế giới mới, Himmler phái người đi tìm Chén Thánh và mang trở về lâu đài, nơi được coi là trung tâm thế giới lúc bấy giờ. Chén Thánh là chén mà Christ đã dùng để uống rượu vang trong Bữa tiệc cuối cùng. Đáng lẽ ra Joseph xứ Arimathea phải tịch thu Chén Thánh và dùng nó để thu lại máu từ vết thương của Christ khi ngài bị đóng vào thánh giá. Joseph lại mang cái chén đến Anh Quốc để giấu ở một nơi bí mật gọi là Avalon, và nó đã trở thành tham vọng của các hiệp sĩ vua Arthur, họ muốn tìm được nó và khiến nó trở thành trung tâm vạn vật.

Cung điện Wewelsburg

Trên một tầng của cung điện Wewelsburg có một ngôi sao khảm tối màu đánh dấu vị trí trung tâm và tại nơi này những nghi thức bí mật được 12 chỉ huy Nazi thực hiện để triệu hồi linh hồn của những vị vua quá cố. Khi một trong số các chỉ huy này chết đi, tro cốt của họ được chôn dưới sàn như một thánh tích.

Với ý nghĩ được Christ ban phước lành, Nazi tự cho mình cái quyền thực hiện những cuộc thảm sát chống lại những ai "làm ô uế" chúng. Chúng mang nhiệm vụ thiêng liêng và tất cả những gì chúng làm vì mục đích ấy đều không sai. Thế giới xem đó là một trong những điều độc ác nhất được thực hiện bởi loài người, còn những kẻ trong cuộc thì xem đây là một con đường thiêng liêng không thể phủ nhận. Giết đi những người mà chúng cho là thấp kém là điều cần thiết để đạt được vinh quang tối thượng là thanh lọc cả thế giới.

Đáng chú ý còn có Thiên thần Chết chóc của Auschwitz, Josef Mengele. Là thủ lĩnh chiến lược y sinh học của Nazi, hắn nổi lên nhờ những thí nghiệm về biến dị di truyền. Khi đến Auschwitz vào ngày 30 tháng 5 năm 1943, hắn lên nắm quyền kiểm soát khâu "chọn lọc". Hắn đến nơi vận chuyển tù nhân, ăn mặc rất thanh lịch, và quyết định vận mệnh của mỗi tù nhân chỉ với một ánh nhìn. Hắn đày những ai có khiếm khuyết vào buồng hơi ngạt và chọn lựa những người còn lại để lao động khổ sai hoặc làm nạn nhân cho những thí nghiệm bất chính của mình.


Mengele rất hưởng thụ cương vị đầy quyền uy ấy. Duy trì lý tưởng thanh lọc chủng tộc của Nazi chính là động lực của hắn. Thế nhưng không ai thực sự biết nên trông chờ từ hắn những gì. Ngay cả khi hắn chia cắt gia đình người khác và thoải mái giết người không bị ai trừng phạt, đôi lúc hắn lại biến thành một vị bác sĩ có tâm hoặc tha chết cho một số người một cách khó hiểu.

Josef Mengele

Với tham vọng nâng cao hiệu quả cỗ máy giết người của trại tập trung, hắn đào tạo những bác sĩ khác tiêm phenol cho tù nhân xếp hàng dài, nhanh chóng kết thúc sinh mạng của họ. Hắn cũng bắn người, và có một số nguồn ghi rằng hắn còn ném em bé đang sống vào lò hỏa thiêu. Dù vậy, hắn vẫn giữ thái độ tách biệt,làm việc có hiệu quả và tự coi bản thân là một "nhà khoa học".

Đam mê lớn của Mengele là nghiên cứu về sinh đôi. Họ được cân, đo chiều cao, và so sánh theo mọi cách. Một số người hắn giết để kiểm tra bệnh lý, mổ xẻ và bảo quản các bộ phận cơ thể. Một số khác hắn phẫu thuật mà không gây mê, cắt bỏ chân tay và bộ phận sinh dục. Nếu một trong hai người sinh đôi chết trong những thí nghiệm ấy, người còn lại cũng chẳng còn giá trị, lúc này họ cũng bị đẩy vào buồng hơi ngạt.

Mặc dù hắn nhắm đến họ với mục đích tàn sát, hắn vẫn chơi đùa với họ và tỏ ra quan tâm. Hắn còn chở họ đến buồng hơi ngạt bằng xe riêng. Sau đó, có thể hắn sẽ cầm cái đầu của họ đi loanh quanh hay dán con mắt của họ lên bảng tin.

Dù những tội ác thực hiện bởi thuộc hạ của chế độ Hitler có thể được "biện hộ" bằng một hệ tư tưởng, nhưng cái quyền được chặt chém và giết hại người khác là một cơ hội quý giá đối với những người như Mengele. Làm thế nào mà ý tưởng làm hại người khác là kích thích họ đến vậy?


Cre: tamlyhoctoipham.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9: C9: 9. Độc Ác (2)


"Độc ác" tiếp tục với những vụ án giết người vì khoái cảm và cha mẹ giết con.


Giết người vì khoái cảm

Năm 1934, tại Chicago, có một đôi bạn thân Nathan Leopold và Richard Loeb, cả hai đều 19 tuổi, xuất sắc ngoài sức tưởng tượng, có giáo dục và rất giàu có. Loeb tôn thờ quyền lực và Leopold tôn thờ Loeb. Họ có quan hệ tình dục, dù đối với Loeb đó chỉ là cách để điều khiển Leopold và khiến hắn tham gia tội ác của mình.

Theo giáo sư Douglas Linder của Đại học Missouri, Leopold say mê ý kiến của triết học gia người Đức Friedrich Nietzsche cho rằng những người đàn ông địa vị cao không có ranh giới đạo đức. Nietzsche đưa ra giải thiết về Ubermensch sống bằng những luật lệ do chính hắn đề ra (Ubermensch trong tiếng Đức nghĩa là siêu nhân, Nietzsche cho rằng trên đời không có Chúa trời hay thần thánh, mà không có Chúa và thần thì không có điều gì đặt ra đạo đức và chuẩn mực, từ đó ông đề ra khái niệm Ubermensch, một người tự coi mình là thần, tự đưa ra đạo đức và chuẩn mực phù hợp với chỉ bản thân hắn.). Leopold dễ dàng thuyết phục Loeb rằng họ là những cá thể phi thường và cần phải họ minh điều đó bằng cách thực hiện những vụ án hoàn hảo. (Đây không phải những người đầu tiên nảy ra ý tưởng này. Nhà văn người Nga Fyodor Dostoevski trước đó đã đề cập trong quyển Crime and Punishment (Tội ác và Sự trừng phạt), thông qua nhân vật Raskolnikov, kẻ máu lạnh giết chết hai phụ nữ chỉ để họ minh hắn có thể làm được điều ấy mà không nhận lấy hậu quả đạo đức nào.) Theo lời kể của Hal Higdon, tác giả cuốn The Crime of the Century: The Leopold and Loeb Case (Tội ác của Thế kỷ: Vụ án Leopold và Loeb), họ bắt đầu từ gian lận với bạn bè khi chơi bài, trộm đồ trong cửa tiệm, ăn cắp. Hành vi ấy đem lại cho họ khoái cảm, nhưng khi những trò vặt này không được truyền thông chú ý, họ dành ra sáu tháng tỉ mỉ lên kế hoạch cho một phi vụ động trời hơn: bắt cóc và sát hạt một cậu bé.

Vào ngày 21 tháng 5, họ đi lựa chọn nạn nhân. Trong chương trình Born Killers (Sinh ra làm kẻ giết người) của The History Channel, ban đầu họ định ra tay với em trai của Loeb, nhưng lại nghĩ nếu nạn nhân có quan hệ với mình, họ sẽ nhanh chóng bị tình nghi. Vì thế họ quyết định khoanh vùng vào ngôi trường nam sinh mà Leopold từng học, rất nhiều học sinh ở đó biết họ và sẽ không ngần ngại theo họ lên xe. Kế hoạch là bắt lấy một đứa, giết nó, và moi tiền từ ba mẹ đứa bé.

Họ tin rằng mình đã lên kế hoạch một tội ác hoàn hảo và đinh ninh nó sẽ giúp họ tỏ bản thân đến mức họ tập dợt kỹ càng từng chi tiết. Họ liên tục đến địa điểm để quan sát các cậu bé, tìm hiểu từng thói quen và lộ trình. Đối với họ bắt ai không quan trọng. Chỉ cần đó là một người họ có thể dễ dàng điều khiển và công chúng sẽ nháo nhào chú tâm khi họ mất tích. Họ không hề biết rằng tội ác này - vụ giết người vì khoái cảm đầu tiên được biết đến tại Mỹ - sẽ khơi gợi truyền thông quốc tế và thu hút các nhà tâm lý học tội phạm cho đến hàng thập kỷ sau.

Trong khi họ đang quan sát, cậu bé 14 tuổi Bobby Franks tiến lại gần. Họ mời cậu bé lên xe và vì có quen biết, cậu bé liền tuân theo. Chỉ một lúc sau, một người dùng một cái đục đánh cậu, rồi nhét giẻ vào miệng khiến cậu bé ngạt thở. Sau đó họ lái xe đi thật xa để lột quần áo của cậu và tạt acid lên mặt và bộ phận sinh dục để khiến người khác không thể nhận diện được cậu bé. Rồi họ ăn tối trong xe và chờ đến khi mặt trời lặn hẳn. Cuối cùng họ quẳng thi thể trần trụi đã bị chặt từng khúc vào một ống cống nơi Leopold thường đến ngắm chim, rồi trở về nhà gọi điện thoại và viết thư tống tiền đòi 10,000 đô la gửi đến bố mẹ nạn nhân.

Leopold và Leob

Họ cho rằng người khác không thể nào liên hệ vụ án này với mình được. Họ nghĩ sẽ không ai phát hiện thi thể. Với sự ngạo mạn ái kỷ mù quáng ấy, họ tiếp tục kế hoạch của mình.

Tuy nhiên, vụ án hoàn hảo thường không bao giờ hoàn hảo như tưởng tượng. Thi thể được tìm thấy vào ngày hôm sau và được nhận dạng là cậu bé Bobby Franks bị mất tích. Ở bãi cỏ gần đó, điều tra viên tìm thấy một cặp kính. Chúng không phải kính bình thường. Chúng có bộ khớp bản lề đặc biệt rất dễ dò ra nguồn gốc.

Sau khi cặp kính siêu khác thường tìm thấy gần thi thể Bobby Franks được truy ngược về Leopold, hắn bị bắt về thẩm tra hàng giờ liền. Lời giải thích rất đơn giản: hắn khăng khăng rằng mình ở đó ngắm chim. Khi hắn bị thẩm tra, Loeb cũng bị tình nghi và được đưa về đồn. Nhưng cả hai đều không thừa nhận và phía cảnh sát không có đủ họ cứ để kết tội họ. Họ được trả tự do.

Tuy nhiên, đó chưa phải là toàn bộ cuộc điều tra. Cũng như trong Crime and Punishment, một thám tử kiên trì cuối cùng cũng ép Raskolnikov nhận tội, tổ đội giết người này cũng có kết cục tương tự. Leopold vẫn giữ im lặng nhưng Loeb bắt đầu đi nói với bạn bè và phóng viên, đưa ra giả thiết về vụ án và còn bảo nếu hắn là thủ phạm, Bobby Franks là nạn nhân hoàn hảo - vì nó đáng bị như vậy.

Cảnh sát tiếp tục điều tra lai lịch hai người, biết rằng người viết thư tống tiền là một người có học thức, và cuối cùng họ cũng tìm được bản nháp của Leopold trùng khớp với lá thư tống tiền. Họ không tìm thấy máy đánh chữ tại nơi ở của hắn, nhưng khi lời nói dối bị lật tẩy, hai kẻ giết người bắt đầu lần lượt khai nhận, nhanh chóng gán tội cho người kia.

Theo lời khai chi tiết đầy máu lạnh, họ tiết lộ vụ giết người nhằm mục đích mua vui cho hai vị học giả đang chán chường. "Đó chỉ là một cuộc thí nghiệm thôi," Leopold nói. "Cũng đơn giản như khi nhà côn trùng học dùng kim đâm vào con bọ cánh cứng ấy." Họ chỉ đơn giản là muốn thử khả năng lên kế hoạch và thực thi một vụ án mạng mà không để bị bắt. Không ai tỏ ra hối hận hay nghĩ rằng những gì mình làm là đáng lên án.


Giới truyền thông đưa tin vụ án bắt cóc/giết người này là độc nhất vô nhị trong biên niên sử án mạng của Mỹ. Động cơ không gì khác ngoài thử xem mình có trốn tội được không. Trước đó chưa từng xảy ra điều tương tự.

Tại phiên tòa, một vài bác sĩ tâm lý được triệu tập để "giải thích" hành vi suy đồi này, và ngay cả Sigmund Freud cũng được đề xuất một số tiền không được tiết lộ để phân tích về vụ án (ông đã từ chối), nhưng thẩm phán không lấy làm lay động. Thế nhưng ông cũng không muốn phán hai người đàn ông kia phải chết, nên đã áp đặt mức án tù chung thân. Loeb chết trong tù sau khi bị đâm một nhát chí mạng, còn Leopold được thả tự do sau 33 năm và sống hết quãng đời còn lại ở Puerto Rico.

***

Năm 1924 loại vụ án này rất dị thường, nhưng ngày nay thì không còn như vậy, và những kẻ giết người vì khoái cảm ngày càng trẻ hơn. Ví dụ năm 1993, Robert Thompson và Jon Venables, cả hai đều 10 tuổi, thường đưa cậu bé James Bulger 2 tuổi ra khỏi trung tâm thương mại ở Liverpool, Anh. Chúng chỉ muốn kiếm gì đó để làm, và quyết định thử xem mình có trốn được tội bắt cóc hay không.

Chúng bắt đầu hành động bằng việc tạt sơn xanh lên người James, chọi gạch vào người cậu, và dùng thanh sắt đánh đập. Hai đứa trẻ sau đó khai nhận rằng đã thả đứa bé xuống đường ray, nhưng không chịu thừa nhận những gì vật chứng pháp chứng chỉ ra - chúng đá vào đầu và háng cậu bé, rồi cởi hết quần và đồ lót của cậu để họ vuốt ve mơn trớn. Có suy đoán cho rằng chúng còn nhét cục pin vào hậu môn của cậu bé. Khủng khiếp hơn, cả hai đều nói rằng chúng tiếp tục tấn công vì "cậu bé vẫn còn đứng dậy được".

Các bác sĩ tâm thần phân tích lời khai cho rằng hai đứa trẻ này không bị tâm thần, chúng hiểu bản chất tội ác và biết rằng điều mình làm là sai. Vì thế, trạng thái tinh thần khi gây án hoàn toàn bình thường. Về bản chất, chúng hành sự với ý thức của người trưởng thành. Nhà bệnh lý học xác nhận các vết thương cho thấy người tấn công có ý đồ bạo lực.

***

Vào ngày 19 tháng 4 năm 1997, Thomas Koskovich, 18 tuổi, và Jayson Vreeland, 17 tuổi, gọi pizza từ một cửa hàng Dunkin Donuts ở Franklin, New Jersey. Họ gọi vài chỗ cho đến khi tìm thấy một chỗ giao hàng tận nơi. Họ yêu cầu hai pizza phô mai giao đến địa chỉ của một ngôi nhà bỏ hoang. Rồi họ đến nơi đó chờ đợi con mồi.

Jeremy Giordano, 22 tuổi, và Giorgio Gallara, 24 tuổi, đến giao hàng. Khi họ đến gần căn nhà, Koskovich và Vreeland bước đến chiếc xe. Gallara, người đang ngồi cầm hộp pizza trên ghế phụ, hạ cửa số xuống và yêu cầu trả tiền. Koskovich lôi ra một khẩu súng lục .45 và bắn bảy phát. Giordano chết do một viên đạn đâm vào tủy sống, còn Gallara bị bắn vào mặt, cánh tay, và vai. Viên đạn chí mạng vào sau đầu được bắn từ súng của Vreeland.

Hai kẻ giết người lục soát người nạn nhân tìm kiếm tiền và cực kỳ khoan khoái với những gì mình đã làm. "Yêu mày quá cơ," Vreeland nói. Không thể trộm xe giao hàng, họ trở lại xe của mình, thay quần áo, và đến nhà thờ vì Vreeland cảm thấy hối hận - hắn chối bỏ điều này khi khai với cánh sát.

Một người bạn gái cũ đã tố giác họ khi cô biết tin về vụ giết người, cô nhớ ra rằng Koskovich từng nói hắn có kế hoạch làm chuyện tương tự. Hắn muốn gia nhập Mafia hoặc trở thành thành viên của Navy SEAL, và hắn tin rằng giết người có thể giúp hắn đạt được mục tiêu ấy. Còn một nguyên nhân nữa, theo như tổ truy tố, hắn chỉ muốn thử xem có cảm giác thế nào. Trong lời khai nhận, hắn bảo đã phấn khích nói với Vreeland, "Tao không thể tin được mình đã làm điều đó!"

Nhiều người nghĩ rằng giết người vì khoái cảm là bản chất của độc ác, nhưng một số vụ án giữa cha mẹ và con cái cũng không hề kém cạnh.

Cha mẹ nguy hiểm

Mối nguy hại chí tử nhất đối với trẻ em chính là người bố hoặc người mẹ hủy hoại chúng vì mục đích cá nhân. Nguyên mẫu của sự việc này là thần Saturn (hay trong thần thoại Hy Lạp là thần Cronus), người đã ăn thịt tất cả con ruột của mình để đảm bảo họ sẽ không lật đổ mình như cái cách hắn đã lật đổ cha hắn.


Andrea Pia Yates, 36 tuổi, sống ở Houston, Texas, và có năm người con. Vào ngày 20 tháng 6 năm 2001, bà đã giết hết con của mình. Bà dìm chết ba người con trai, lần lượt 2, 3 và 5 tuổi, trong bồn tắm và đặt thi thể lên giường, phủ chăn lên người. Tiếp đến là Mary 6 tháng tuổi, cô con út. Trong khi bà đang thực hiện tội ác khủng khiếp này, người con trai trưởng Noah, 7 tuổi, tình cờ đi vào để xem chuyện gì đang xảy ra. Cậu bé chạy khỏi phòng tắm nhưng Yates rượt theo cậu, lôi cậu trở về bồn tắm, chìm cậu ngay bên cạnh Mary. Bà để mặc cho cậu nổi lềnh bềnh trong bồn, cảnh sát cũng tìm thấy thi thể cậu tại đó.

Đây không phải là hành động nhất thời, Yates thừa nhận đã suy nghĩ về nó khoảng vài tháng. Bà cho là những đứa trẻ không phát triển một cách bình thường và bà là một người mẹ tồi. Khám nghiệm tử thi tìm thấy nhiều vết bầm còn mới cho thấy bốn cậu bé đã bị hành hạ. Yates bị buộc tội mưu sát trẻ em bằng vũ khí chí mạng có ý thức và có chủ đích.

Trong lời bào chữa, bác sĩ tâm lý của bà, Tiến sĩ Gerald Harris, nói rằng bà muốn bị xử tử để bà và Satan đều bị tiêu diệt. Dù bà khai rằng mình vô tội với lý do tâm thần, người ta cho rằng bà không có khả năng hầu tòa. Bà nói rằng Satan đã đến tìm và trò chuyện với mình trong tù.

Andrea Pia Yates

Các bà mẹ có liên quan đến đa số vụ án bạo hành trẻ em dẫn đến chết người ở Mỹ. Tổ chức Điều tra Bạo hành và Bỏ mặc Trẻ em Quốc gia báo cáo con số cao đến 78%. Họ thường bảo rằng mình là nạn nhân của một loạt các chứng rối loạn từ trầm cảm sau sinh đến căng thẳng hậu chấn thương tâm lý đến bệnh tâm thần, và họ được hỗ trợ bởi những trung tâm sức khỏe tâm thần và tổ chức xã hội. Một số còn đổ lỗi cho xã hội. Yates có đề cập đến những triệu chứng trầm cảm của mình, theo Cheryl Mayer, người đưa ra lý giải về các vụ án tương tự. Không ai chú ý đến những nguy hiểm tiềm tàng. Các bác sĩ phải theo dõi chứng trầm cảm của bệnh nhân. Nếu họ không làm được, họ có lỗi, chứ không phải Yates. "Phụ nữ thường chịu đựng những thay đổi nội tiết có thể dẫn đến tâm trạng bất ổn," Tiến sĩ Tina Tessina nói với tờ Time. "Thường có một sự mất kết nối nghiêm trọng giữa những gì phụ nữ cảm nhận sau khi sinh con (trầm cảm, mệt mỏi, đau đớn) và những gì phụ nữ cần phải cảm nhận khi đã trở thành mẹ (vui mừng, hân hoan, hết lòng vì con)." Theo bà, điều này có thể tích tụ trong một khoảng thời gian dài không lộ ra ngoài, còn nhà tâm lý học Ann Dunnewold ở Dallas cho rằng những cơn trầm cảm như thế có thể tiến hóa thành bệnh tâm thần ảo giác.

Điều này có nghĩa năm đứa trẻ đã chết và trách nhiệm không thuộc về ai một cách rõ ràng cả. Nhưng không phải tất cả bà mẹ giết con đều có thể đổ lỗi cho các thay đổi nội tiết.

***

Vào ngày 17 tháng 10 năm 1994, Tom Findlay viết một lá thư gửi đến Susan Smith để nói rằng anh không thể tiếp tục mối quan hệ giữa hai người vì anh không muốn chịu trách nhiệm đối với con của người đàn ông khác. Anh cũng đề cập những vấn đề khác, nhưng Smith chỉ chăm chăm vào duy nhất một điều: Nếu cô không có con, anh sẽ ở bên cạnh cô.

Một tuần sau vào ngày 25 tháng 10, vẫn còn chưa hết bàng hoàng, cô đón hai đứa con trai và lái chiếc xe Mazda Protégé của mình hơn một giờ đồng hồ. Cô dừng lại ở hồ John D. Long ở ngoại ô Union, Nam Carolina, và đỗ xe ở bên bờ. Michael, 3 tuổi, và Alex, 14 tháng tuổi, đang nằm ngủ ở ghế sau. Smith ngắt hệ thống với động cơ và cảm nhận chiếc xe đang bắt đầu lăn bánh xuống nước.

Theo lời kể, cô không thể chịu đựng cuộc sống thêm nữa và muốn các con trai của mình lên thiên đường, nhưng người ta tin rằng cô chỉ không thể chấp nhận bị người đàn ông mình yêu bỏ rơi - một người đàn ông đã có gia đình. Cô đã mất đi cha và chồng. Cô không còn cách nào khác ngoài kết thúc mọi việc.

Susan Smith

Nhưng rồi cô phanh lại và ra khỏi xe. Cô muốn chết nhưng phải giết chết hai đứa con trai trước, để đảm bảo chúng đều chết. Cô do dự và rồi với tay vào trong xe thể thả phanh khẩn cấp. Chiếc Mazda vẫn còn sáng đèn lăn bánh xuống nước. Alex và Michael hoàn toàn bị kẹt bên trong. Mọi chuyện sẽ sớm kết thúc.

Smith đứng nhìn chiếc xe ngập đầy nước. Cuối cùng chiếc xe chìm hẳn và cô chạy đến căn nhà gần đó, hét lên rằng có một người da đen tấn công cô ở chỗ đèn giao thông và lấy chiếc xe chở hai đứa con đi mất. Cô ra vẻ là một người mẹ bị kích động, đánh lừa người phụ nữ ở căn nhà đó và nhanh chóng lừa cả đất nước khi cô lên TV khẩn thiết cầu xin tìm hai đứa con. Người chồng vốn không còn chút tình cảm, David, cũng kinh ngạc và ủng hộ cô.

Thế nhưng điều tra viên không tin câu chuyện của cô và kết quả kiếm tra nói dối cũng cho thấy điều đó. Có vẻ như cô biết các con mình đang ở đâu và biết rằng chúng đã chết. Người ta lặn xuống hồ, không có kết quả, vì họ tính toán sai vị trí chiếc xe. Không ai tưởng tượng được Smith chỉ đơn giản là để cho chiếc xe lăn bánh từ từ.


Cuối cùng cô cũng nhận tội, cô đã giết cả hai đứa con, và chín ngày sau đó, hai đứa trẻ được tìm thấy trong một chiếc xe lật ngược, vẫn còn bị kẹt trong ghế. Một thợ lặn đã nhìn thấy một bàn tay nhỏ trên cửa sổ.

***

Tuy nhiên Smith không phải người mẹ đầu tiên làm chuyện tàn ác như vậy với chính con đẻ của mình. Gần một thập kỷ trước đó, vào ngày 19 tháng 5 năm 1983, Diane Downs lái xe đến phòng cấp cứu tại Springfield, Oregon, nói rằng một người lạ mặt tóc xù xì tiến đến xe và bắn ba đứa con của bà. Cheryl 8 tuổi thiệt mạng, nhưng các bác sĩ đã cứu sống được Christie 7 tuổi và Danny 3 tuổi.

Downs không chỉ chấp nhận việc các con của mình bị thương nghiêm trọng, mà khi biết Danny sống sót, bà còn thốt lên, "Ý các người là viên đạn không trúng tim nó à? Chết tiệt!" Rồi khi Downs đến thăm Christie, các y tá nhận thấy cô bé cực kỳ sợ sự hiện diện của người mẹ.

Điều tra quá khứ của Downs cho thấy bà thường có các mối quan hệ không dài lâu với nhiều người đàn ông và người yêu gần đây đã bỏ bà. Vấn đề từ câu chuyện của bà, bao gồm một vết thương trên cánh tay có vẻ là tự gây ra, cuối cùng cũng làm sáng tỏ sự thật: Để khiến cuộc sống dễ dàng hơn, bà quyết định trừ khử con của mình. Chính bà đã bắn ba đứa trẻ và Christie run rẩy làm chứng cho điều này tại phiên tòa của Downs.

Diane Downs và 3 đứa con

Nhà tâm lý học pháp chứng Tiến sĩ Barbara Kirwin đã phân tích một số vụ án mẹ giết con - thường là trẻ sơ sinh. Bà đã từng thấy các chuyên gia cố gắng tạo dựng lời biện hộ về tâm thần, và thường đều thiếu thuyết phục. Trong vụ án Stephanie Wernick, được bà ghi chép trong The Mad, the Bad, and the Innocent (Kẻ điên, kẻ xấu, và người vô tội), bà tin rằng cô gái ấy là một kẻ thao túng đã quen với việc muốn gì được nấy và không thể chấp nhận những phiền phức. Đứa trẻ là một "phiền phức" và cô tìm cách trừ khử nó. Nhưng cô gái cũng đúng là hình mẫu để bên bào chữa đưa ra lý do tâm thần tạm thời. "Dù đôi lúc cô ta hay giở trò nước mắt cá sấu," Kirwin nói, "cô ta chưa bao giờ thể hiện sự hối hận đối với những gì mình đã làm hay cảm thấy cắn rứt với đứa con của mình." Đánh giá cuối cùng của Kirwin nhận định cô gái này là kẻ cuồng loạn mới chớm, chỉ quan tâm đến cuộc sống của mình. Cô ta nghĩ điều mình làm là "bình thường", nhưng điều đó không nói lên được cô ta mắc bệnh tâm thần. "Cô ta đã làm một điều thực sự độc ác. Chúng ta làm gì với điều đó đây?" Các nhà tâm lý học còn khó có thể gọi một hành động là độc ác, huống hồ là đưa ra công cụ để giải quyết nó, đây là một phần lý do tại sao độc ác có thể được giảm nhẹ xuống thành một hành động ít tàn ác hơn và không bị trừng phạt.

Và không chỉ có những bà mẹ mới làm những điều này.

***

Tại St. Charles, Missouri, tháng 2 năm 1992, Brian Stewart, 31 tuổi, đã thực hiện một hành vi khó tin. Để không phải trả 267 đô la mỗi tháng trợ cấp cho con, hắn tiếp cận đứa con trai sơ sinh của mình và vì là một nhân viên y dược, hắn đã tiêm máu nhiễm HIV vào người đứa bé. Sáu năm sau đó cậu bé mắc bao nhiêu là bệnh, trở nên điếc, và cuối cùng được chẩn đoán mắc AIDS. Người mẹ nhớ ra rằng Stewart đã từng nói với cô đứa trẻ sẽ không sống lâu, vì thế nên cô đã báo cảnh sát.

Stewart bị buộc tội và kết án tấn công người cấp độ một. Dù không có văn bản pháp lý nào nói về độc ác, thẩm phán không ngần ngại dùng thần học trong phiên tòa. "Tôi tin rằng khi Chúa cho gọi cậu," ông nói, "cậu sẽ bị thiêu sống dưới địa ngục từ giờ cho đến mãi mãi." Năm 1999, Stewart bị phán tù chung thân.

Còn có một vụ khác với Kenneth và Adelle Dudley, cả hai đều là nhân viên lễ hội. Họ bị bắt tại Lawrenceville, Kentucky năm 1961 vì tội giết chết con gái 7 tuổi bằng việc bỏ đói, bỏ rơi, không chăm sóc. Khi lấy lời khai, cặp đôi này từng có mười đứa con, và đã để sáu người chết đói theo cách tương tự. Mỗi khi con chết, họ vứt xác xuống hồ hoặc mỏ bỏ hoang ở khu vực phía Nam.

Nguyên do hay lý do?

Tiến sĩ Jonathan Pincus, trưởng khoa thần kinh tại bệnh viện Đặc trách Cựu chiến binh ở Washington, DC, nghiên cứu điều gì khiến con người bạo lực, và ông đưa ra ba biến thể: tổn thương não, bạo hành, và bệnh tâm thần - đáng chú ý là suy nghĩ hoang tưởng. Trong cuốn Base Instincts (Bản năng nền móng), ông nói, "Tổ hợp yếu tố ấy cũng là nền tảng của hành vi giết người." Phân tích qua hơn 150 vụ án giết người từ Ted Bunny đến sát nhân gái mại dâm Joel Rifkin, Pincus tin rằng những yếu tố này có liên quan đến hầu hết hành vi bạo lực chí mạng.

Phiên tòa của "sát nhân pizza" Thomas Koskovich tán đồng với ít nhất hai phần trong công thức này. Một nhân viên xã hội cho lời khai rằng nhà Koskovich xảy ra bạo lực gia đình, bạo hành thể chất, và hành vi tự tử. Cô đưa ra ý kiến rằng Koskovich được nuôi dạy trong một gia đình không có kết cấu, phải chịu đựng sự thờ ơ về mặt cảm xúc khi bố mẹ bỏ hắn cho ông bà nuôi. Một chuyên gia khác làm chứng Koskovich bị bệnh tâm thần, có nhận thức mờ nhạt về thực tế, và đang ủ bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Không ai nhắc đến việc hắn có bị tổn thương não hay không.

Pincus đồng tình với Dorothy Otnow Lewis, tác giả cuốn Guilty by Reason of Insanity (Có tội vì lý do tâm thần): cả hai đều tin rằng vai trò của tổn thương não và bạo hành đều là những yếu tố chủ chốt. Tuy nhiên, Pincus cho rằng hướng tiếp cần thì có đôi chút vấn đề. Ông bàn về vụ án của Louis Culpepper, ngồi tù vì tội lạm dụng tình dục một bé gái 6 tuổi. Khi Pincus tìm ra bằng chứng hắn bị tổn thương não từ một vụ tai nạn và trong quá khứ từng bị người thân họ hàng bạo hành tình dục đã sinh ra những ảo tưởng tình dục với trẻ em, ông đặt giả thiết rằng tổn thương não đã loại bỏ những rào cản của Culpepper và cho phép hắn làm những điều mà bình thường hắn sẽ không làm.


Pincus sau đó suy nghĩ lại những vụ án khác và dùng ý kiến của mình để đánh giá những vụ án tiếp theo mà ông được cho gọi. Nhưng vấn đề với hướng tiếp cận này là nó dựa trên lối ngụy biện logic gọi là "begging the question" (né tránh câu hỏi - có thể hiểu là nhận định một sự việc là đúng bởi vì nó đúng, nhưng không thể đưa ra lý giải vì sao nó đúng). Từ một mẫu nhỏ (một), ông xây dựng những giả thiết hình thành một hướng tiếp cận khiến ông chỉ nhìn thấy những bằng chứng mà mình muốn nhìn thấy. Nói cách khác, ông đặt ra một lý thuyết và tìm kiếm bằng chứng ủng hộ lý thuyết ấy. Điều có thể xảy ra là ông sẽ bỏ sót những yếu tố quan trọng cũng như nhấn mạnh thái quá lên những yếu tố thực chất lại rất nhỏ nhặt. Trên thực tế, lý giải của ông đúng với những bị cáo gây án nhất thời nhưng không đúng với loại người máu lạnh lên kế hoạch và thực hiện một vụ giết người hoặc loại hình tàn ác nào khác.

Để nhìn nhận những vấn đề này hợp bối cảnh, ta hãy xem qua vụ án mà Dorothy Lewis phân tích. Bà là nhân chứng chuyên gia bào chữa trong vụ án kẻ giết người liên hoàn Arthur Shawcross đến từ Rochester, New York. Cuối những năm 1980, hắn giết ít nhất 11 phụ nữ, đa số là gái mại dâm, và tìm lại thi thể để phanh thây. Một người hắn mổ xẻ từ trên xuống dưới, người khác hắn cắt bỏ bộ phận sinh dục.

Lewis giám định hắn và đưa ra kết luận sau buổi thôi miên cùng quá khứ thời thơ ấu chấn thương tâm lý nặng nề và mắc chứng động kinh thùy thái dương chặn mất ký ức. (Chị gái của hắn phủ nhận rất nhiều điều hắn cho là sự thật.) Lewis cho rằng những cơn động kinh chỉ xảy ra khi hắn ở một mình với gái mại dâm vào ban đêm (mặc dù sau đó bà đã thay đổi giả thiết và cho rằng ý kiến này khá mâu thuẫn). Dù tên sát nhân đã hoàn toàn thừa nhận giết người và đưa ra những chi tiết chỉ có kẻ giết người mới biết, bao gồm việc chỉ điểm vị trí hai thi thể nạn nhân cho điều tra viên, Tiến sĩ Lewis nói rằng ký ức của hắn bị tổn thương vào thời điểm gây án và hắn không thể biết được mình đang làm gì. Bà cũng nói rằng việc hắn cắt bỏ bộ phận sinh dục của một nạn nhân và ăn nó đã chứng minh hắn mắc chứng rối loạn - phần lớn giả thiết đều dựa trên những gì Shawcross nói với bà chứ không phải dựa trên chứng cứ pháp lý và tư liệu xác thực. (Và cần nhớ rằng Shawcross mong mình sẽ có được lời bào chữa bệnh tâm thần.)

Tuy nhiên, Lewis không hề nhận ra khả năng kẻ giết người đang diễn kịch để lợi dụng bà. Đa số nhà tâm lý học pháp chứng biết những kẻ cuồng loạn hay lừa lọc và chơi khổ nhục kế. Dù Lewis khăng khăng ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy có một túi nang nhỏ đầy chất dịch ở thùy thái dương bên phải của hắn, nhưng bà không thể chứng minh điều này có ảnh hưởng gì đến hành vi giết người. Sau 15 năm tù hắn được trả tự do vì trong suốt thời gian bị giam hắn hoàn toàn không hề có hành vi bạo lực. Nhưng hắn lại giết và phanh thây hai đứa trẻ. Làm sao mà tổn thương não và rối loạn tâm lý có thể khiến hắn giết người trong một trạng thái tách biệt chỉ khi hắn ở cùng với trẻ em hoặc gái mại dâm?

Một vấn đề khác với hướng tiếp cận của Pincus và Lewis là họ chỉ nghiên cứu những cá thể ngồi tù. Ví dụ, cả hai đều viết về một nghiên cứu trên 14 tù nhân tử hình thực hiện hành vi giết người trước tuổi 18. Họ tìm thấy tổ hợp ba yếu tố trên tất cả trường hợp. Nhưng có thể đó là do những người sở hữu tổ hợp ba yếu tố này thường bốc đồng hơn và vì thế dễ bị bắt hơn. Vì hai nhà tâm lý học này chưa hề nghiên cứu những kẻ giết người không bị bắt hay những người như Leopold và Loeb (không bị bạo hành, tổn thương não hoặc bệnh tâm thần), nhiều khả năng có những yếu tố khác góp phần vào bạo lực, và cũng nhiều khả năng là những yếu tố họ đưa ra không phải lúc nào cũng hiện diện.

Họ cũng bỏ qua ảnh hưởng của những yếu tố xã hội. Ví dụ, hãy nhớ rằng không phải tất cả hành vi bạo lực đều được xem là độc ác, ta hãy xem qua những giả thiết về nguyên do của bạo lực.

Xã hội học

Đa số giả thiết được xếp loại xã hội học thường gắn nguyên do của tội ác lên các động lực, hoàn cảnh xã hội hay văn hóa, mỗi cá nhân mỗi khác. Quan niệm cho rằng cá nhân là một thành viên của một nhóm bị ảnh hưởng bởi động lực hay hoàn cảnh nào đó sẽ có khả năng gây ra tội ác. Ví dụ, nghèo đói, thiếu cơ hội nâng cao địa vị, hay cảm giác bất lực vì là thành viên của một giai cao xã hội bị kỳ thị có thể là nguyên nhân dẫn đến hành vi tội ác. Sự chú ý của dư luận đối với loại hình tội ác nhất định, ví dụ như xả súng tại trường học, cũng là một nguyên nhân.

Sinh học

Những giả thiết này nhấn mạnh đến những yếu tố nảy sinh bên trong cơ thể là nguyên nhân gây ra tội ác. Có thể người đó có khuynh hướng di truyền và sống trong một hoàn cảnh có thể kích hoạt hành vi tội ác. Có thể những tội ác như cưỡng hiếp có yếu tố tổ tiên, có hiệu quả nâng cao dân số đối với người nguyên thủy nhưng đến nay được coi là xâm hại. Cũng có một số giả thiết chỉ ra các biến dị nhiễm sắc thể, yếu tố quyết định loại cơ thể, và các yếu tố hóa sinh. Dù đúng là nếu những loại tính cách nhất định, ví dụ như cuồng loạn, được định hình sẵn trong não bộ, và nếu cuồng loạn có liên quan mật thiết đến tội ác và tái phạm tội ác, thì sinh học cũng đóng một vai trò quan trọng.

Tâm lý học

Những giả thiết này hướng đến các yếu tố nhân cách để xác định liệu những kiểu tính cách hay đặc điểm nhất định sẽ có xu hướng gây ra tội ác hay không. Chúng bao gồm các giả thiết phân tâm học, hành vi, và đặc tính. Nhiều nhà tâm lý học đã viết sách về "nhân cách tội phạm". Tuy nhiên, vẫn không có bằng chứng cho thấy những đặc tính nhất định nào thực sự khiến một người thực hiện hành vi tội ác.

Tâm lý xã hội

Những giả thiết này nghiên cứu các cá thể trong một môi trường, ví dụ, một thanh niên da đen sống trong một khu phố nơi các băng đảng hoành hành và anh ta buộc phải tham gia. Một người học cách gây ra tội ác thông qua những tương tác xã hội và tiếp xúc với những hình mẫu nhất định. Một số người tin rằng bản chất con người thiên về trạng thái vô kỷ luật phải được kiềm chế bởi các tổ chức xã hội và xã hội hóa trong gia đình. Số khác tin rằng con người học cách bạo lực vì họ nhận thấy điều đó đem lại một sự tưởng thưởng ngắn hạn hoặc là cách duy nhất để giải quyết tình huống.

Giả thiết hỗn hợp

Đa số chuyên gia sức khỏe thần kinh chấp nhận một điều rằng có lẽ có một tổ hợp phức tạp các yếu tố dẫn đến tội ác. Rất khó bỏ qua nghiên cứu thần kinh học, nhưng cũng rất khó để không chú ý đến những tình huống nhất định khơi gợi bạo lực. Thêm vào đó, hiển nhiên là một số người mắc chứng rối loạn nhân cách nhiều khả năng có hành vi bạo lực hơn. Vì thế, một giả thiết hỗn hợp, dù không được chỉn chu tươm tất cho lắm, có khi lại chính xác hơn.

Các yếu tố liên quan đến hành vi độc ác rất đa dạng, và không có yếu tố đơn lẻ nào là cần thiết và đầy đủ để tự nó có thể gây ra tội ác.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10: C10: 10. Bệnh Sợ Xã Hội


Social Phobia - Bệnh Sợ Xã Hội

Tôi vẫn còn nhớ trong bài thi cuối kỳ môn tâm lý học của mình có câu:

Andrianna rất sợ phải tiếp xúc với đám đông, nỗi sợ ấy càng ngày càng lớn dần đến mức cô không dám đến lớp vì sợ cô phải nói chuyện, hoặc là phải tham gia vào những hoạt động nào đó với nhiều người. Từ những mô tả trên, Andrianna có thể bị mắc bệnh gì?
a) bệnh tâm thần phân liệt

b) bệnh hai cực
c) bệnh OCD
d) bệnh sợ xã hội (Social phobia)

Chắc chẳng khó để một người có những kiến thức cơ bản không chuyên về tâm lý học đoán ra Andrianna bị mắc chứng sợ xã hội. Nói một cách cực kỳ tóm gọn về bệnh này thì điểm nổi bật nhất của nó chính là bệnh nhân có những hành động quá cực đoan để tránh không tiếp xúc với bất kỳ ai ( trong trường hợp của Andrianna, cô thậm chí còn nghỉ học, ở nhà để tránh phải tiếp xúc với bất kỳ ai )


Những đặc điểm nổi bật của chứng sợ xã hội bao gồm nỗi sợ hãi dai dẳng về xã hội và các mối giao tiếp thường ngày , hoặc nỗi sợ hãi về những tình huống mà mình sẽ bị mất mặt hay xấu hổ xảy ra. Người bị mắc bệnh này khi bị bắt phải giao tiếp, tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tương tác giữa những thành viên thì ngay lập tức sẽ bị kích động dẫn đến sự hoảng loạn, và cơ thể sẽ có những phản ứng tương tự như bệnh đột quỵ ở người cao tuổi với hơi thở ngắn, tim đập nhanh, người bệnh cảm thấy không thở được . Mặc dù thanh thiếu niên và người lớn có thể nhận thấy sự sợ hãi của họ là quá mức hoặc vô lý, nhưng trẻ em thì không như vậy. Thông thường, trẻ em hay tránh những hoạt động mang tính chất xã hội hay bắt buộc mình phải tham gia nó với nỗi kinh sợ. Để được coi là mắc chứng sợ xã hội, thì người bệnh phải có những biểu hiện như tránh né, sợ hãi, lo lắng không nguôi trước những tình huống mình phải hòa với đám đông, hoặc để cho việc giao tiếp thông thường với những người xung quanh làm cản trở hoạt động thường ngày. Nếu bệnh nhân dưới 18 tuổi thì những biểu hiện trên phải liên lục trong vòng 6 tháng mới được chuẩn đoán mắc chứng Sợ xã hội. Nỗi sợ hãi hay sự lảng tránh không phải là kết quả từ việc dùng thuốc tác động lên tâm lý hay những điều kiện về sức khỏe. Và đương nhiên, không nên lầm lẫn chứng Sợ xã hội này với những căn bệnh tâm lý tương tự khác .

Nói về nỗi sợ hoặc những tình huống giao tiếp, mỗi cá nhân với chứng bệnh này thường quan tâm thái quá về mặt mũi và các tình huống có thể làm cho họ xấu hổ, lung túng hay ngượng nghịu, đồng thời luôn lo lắng cái nhìn của người khác với mình, sợ họ sẽ cho rằng mình ngu ngốc, điên khùng, hay yếu đuối. Họ cũng có thể cảm thấy sợ khi phải đứng phát biểu trước công chúng vì lo lắng người khác sẽ chú ý đến giọng nói run rẩy hay bàn tay đang mướt mồ hôi của mình. Người mắc chứng sợ xã hội trải nghiệm nỗi lo âu, kinh hoàng tột điểm lúc nói chuyện với người khác vì sợ rằng mình sẽ bị cà lăm, không thể giao tiếp đàng hoàng được. Nói một cách tóm gọn, họ sợ hãi những tình huống có thể làm cho người khác nghĩ xấu, cười cợt về họ. Đã là người, không ít thì nhiều đều để tâm đến cái nhìn thế tục, ánh mắt người đời, họ luôn có cách đối phó cho riêng mình, nhưng những bệnh nhân bị mắc chứng xã hội lại phòng bị trước những tình huống đó với một thái độ quá mức tiêu cực.

Bệnh nhân với chứng này thường tránh không ăn, uống, hoặc viết ở nơi công cộng, vì nỗi sợ những người qua lại sẽ nhìn thấy bàn tay đang run không ngừng của mình. Hầu hết, họ đều có những triệu chứng liên quan đến hoảng loạn như cơ bắp căng cứng, đổ mồ hôi, bao tử khó chịu, tiêu chảy, đỏ mặt, bối rối. Trong đó, đỏ mặt là một đặc điểm chính của chứng sợ xã hội


Nếu bạn đang băn khoăn rằng có những lúc bạn đến lớp mà quên không kịp chuẩn bị bài. Trong khi cô giáo đang dò danh sách để coi bạn nào chuẩn bị lên đoạn đầu đài ngày hôm nay thì ở dưới này, bạn cảm thấy tim mình sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Bàn tay không ngừng tướt mồ hôi, hơi thở gấp gáp chân thì run lẩy bẩy, và khi đọc đến đây, bạn đang tự hỏi rằng mình có bị mắc chứng sợ xã hội hay không thì tôi xin thưa rằng không. Những phản ứng cơ thể của bạn hoàn toàn có thể tránh khỏi bằng việc chuẩn bị bài kỹ hơn. Hơn nữa, nỗi sợ của bạn là có lý do (quên học bài nên sợ bị cô gọi lên) còn những người mắc chứng sợ xã hội không cần bất cứ lý do gì để sợ cả. Chỉ là, họ quá chú tâm vào cái cách mà người khác đánh giá về mình thôi, họ không muốn là trung tâm của mọi ánh nhìn, nếu được, họ muốn thu gọn mình về một góc, càng ít người chú ý thì càng tốt .

Không phải bất kỳ nỗi sợ nào khi phải giao tiếp với người khác đều được coi là chứng Sợ xã hội, mà nỗi sợ này phải can thiệp và ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến đời sống thường ngày của người bệnh trong công ăn việc làm, học hành, giáo dục, như Adrianna . Hoặc bệnh nhân phải có những lúc cực kỳ lo lắng về cảm xúc, sự lảng tránh bất bình thường này của mình. Nói cách khác, bệnh nhân phải biết được rằng, những hành vi trốn tránh, cảm giác sợ hãi, lo lắng tột độ, không dám làm gì và cố gắng thu mình về một góc này là vượt xa mức bình thường. Ví dụ như một người sợ phải phát biểu trước công chúng sẽ không được coi là mắc chứng Sợ xã hội nếu như nỗi sợ này của anh ta không ảnh hưởng gì đến hoạt động thường ngày và công việc, lớp học. Hơn nữa, anh cũng không quá lo về tình huống này của mình. Sợ mình sẽ bị mất mặt là chuyện bình thường ngày trong xã hội nhưng mức độ của nó thường không đến nỗi để bị liệt vào chứng Sợ xã hội. Những chứng sợ xã hội, hoặc ngại đám đông thì đặc biệt bình thường đối với trẻ em hoặc thanh thiếu niên (ví dụ như thiếu nữ mới trưởng thành thì ngại phải ăn uống trước mặt một đám con trai nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thì cô bé lại không cảm thấy sợ nữa). Thế nên với những người dưới 18 tuổi thì những biểu hiện phải liên tục trong vòng 6 tháng liền mới đươc coi là mắc chứng Sợ xã hội thật.

Đặc biệt hơn, những triệu chứng bệnh còn được dùng làm nguồn chuẩn đoán những nỗi sợ có liên quan nhiều đến tình huống xã hội (như bắt đầu, hoặc duy trì cuộc nói chuyện, tham gia vào nhóm, hẹn hò, nói chuyện với lãnh đạo, tham dự các buổi tiệc) Cá nhân người bệnh mắc chứng Sợ xã hội thì thường đồng thời sợ hoạt động trước công chúng và các tình huống giao tiếp với người xung quanh, và cũng vì bệnh nhân thường không phản ứng hết những triệu chứng, hành động mà tôi nêu trên trong một tình huống riêng rẽ, cho nên sẽ rất hữu dụng nếu bác sĩ phụ trách rà lại danh sách hoạt động xã hội mà bệnh nhân đã tham gia.

Theo khảo sát từ các phòng khám thì tỷ lệ người mắc bệnh thường khác nhau tùy theo nền văn hóa. Trong một vài nền văn hóa như Nhật và Hàn, người dân ở đó thường sợ làm mất lòng người khác một cách quá mức và đó cũng là một triệu chứng bệnh thay vì sợ xấu hổ. Những nỗi sợ này thường biểu hiện qua những hành vi lo lắng quá độ như đỏ mặt, nhìn thẳng vào mắt, hoặc mùi hôi của một người cũng có thể là nguyên nhân làm mất lòng người khác ( như ở Nhật)


Chứng bệnh này có nhiều khả năng di truyền cho đời thứ nhất, có thể tự động biến mất rồi quay lại hoặc có thể không . Ví dụ như nếu người bệnh có triệu chứng sợ hẹn hò, kết hôn thì người này sẽ dần làm quen với cuộc sống mới và khắc chế nỗi sợ của mình, tuy nhiên bệnh tình có thể quay lại sau khi người bạn đời của họ chết đi. Hay một công việc mới đòi hỏi người bệnh phải nói trước công chúng có thể tạm thời làm giảm chứng Sợ xã hội ở một người chưa bao giờ phải xuất hiện trước đám đông.

Qua những biện pháp chữa trị tâm lý mà tôi học được thì theo ý kiến cá nhân mình, bệnh Sợ xã hội có thể chữa trị bằng phương thức hành vì (Behavioral therapy), tập trung vào hành vi của bệnh nhân. Ban đầu bệnh nhân bị bắt phải tham gia vào những tình huống mà ngày thường họ sẽ tránh, và với những tình huống lặp đi lặp lại như vậy, họ sẽ dần bớt lo âu đi và học cách khắc phục nỗi sợ của mình. Một trong những liệu pháp được dùng rộng rãi nhất của phương thức hành vi này là gây cảm xúc có hệ thống (systematic sensitization), với quá trình được thực hiện theo từng bước một, bệnh nhân sẽ học được cách giảm dần nỗi sợ hãi của mình. Mục đích của liệu pháp này là tìm cách kết hợp nỗi sợ và thư giãn tinh thần lại với nhau.

Còn một biện pháp khác chính là dùng phương thức hành vi – nhận thức. Đây là biện pháp tổng hợp từ phương thức hành vi và phương thức nhận thức, tập trung vào xây dựng cách suy nghĩ của bệnh nhân, thay đổi nó để thay đổi hành vi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11: C11: 11. Rối Loạn Căng Thẳng Hậu Chấn Thương Tâm Lý (1)


Post Traumatic Stress Disorder (PTSD) - Rối Loạn Căng Thẳng Hậu Chấn Thương Tâm Lý

Câu Chuyện Về Những Người Lính Và Chiến Tranh Không Phải Là Trò Chơi Quyền Lực...


Post Traumatic Stress Disorder (PTSD – hậu chấn thương tâm lý, rối loạn căng thẳng) là một chứng bệnh dạng lo âu, hoảng sợ, kinh hoàng, thường xảy ra sau khi người bệnh chứng kiến/ trải nghiệm bất kỳ sự kiện gì làm tổn thương tâm lý.

Trước chiến tranh Iraq, tức là trước năm 2002, PTSD vốn không được chú trọng gì nhiều bởi vì không ai thấy được biểu hiện vật lý gì ở người bệnh. Nhưng sau khi chiến tranh Iraq, càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều ca PTSD từ dạng nhẹ cho đến nặng, nổi lên như một phần hậu quả mà chiến tranh mang lại. Và PTSD từ đó nghiễm nhiên được coi là một chứng bệnh của quân đội.

Trước khi đi sâu vào triệu chứng bệnh, tôi xin bạn dành ra một vài phút để đọc về tâm sự người mẹ của một quân nhân, và cả bức thư của anh nữa. Noah Pierce, người tham gia cuộc chiến Iraq nhưng sau đó lại được đưa về do tâm lý không ổn định. Sau vài khóa điều trị, tinh thần của Noah không được cải thiện chút nào. Bị ám ảnh bởi những tiếng súng, tiếng hò hét, hình ảnh những người đồng đội của mình bị trọng thương, lần lượt ngã xuống đất, tiếng van xin của đối phương... những thứ ấy chưa bao giờ thôi ám ảnh Noah cả. Quá mệt mỏi, anh đã chọn cách ra đi, để lại cho mẹ mình một bức thư duy nhất. . .

"Đó là chiếc xe tải mà Noah đã lái lên đồi, rồi nó để miếng thẻ kim loại ngay trên thái dương, đặt họng súng trước tấm thẻ ấy. . . và. . . bóp cò. Một phát súng hoàn hảo. . . Nó đã ra đi. . .


Đây cũng chính là khẩu súng mà con trai tôi dùng để tự kết liễu mình. Để tôi nói cho bạn nghe một sự thật, khẩu súng này chẳng là gì cả, nó chẳng đáng giá gì ngoại trừ việc bạn có thể dùng nó. . . để giết chính mình, hoặc lấy đi mạng sống người khác.

Tôi vẫn còn giữ con dao bỏ túi của Noah, và Noah dùng nó để đâm ngay vào gương mặt mình trên những tấm thẻ chứng minh, hay bằng lái. Trước khi nó tự bắn mình, thì nó đã bắn nát tấm gương ở trong xe, chỉ để nó khỏi nhìn mặt mình.

Tôi ghét tấm hình này của nó, gương mặt phủ đầy sự giận giữ và mệt mỏi. Nó nghĩ nó không xứng đáng gì cả. Nó cho rằng nó là kẻ sát nhân không đáng được tha thứ. Bên trong nó tự chết dần, chết mòn. Và như một hệ quả, bề ngoài của nó cũng chết theo.

Đó là những gì mà PTSD gây ra cho bạn. Nó giết bạn dần dần. . . dần dần. . . từ bên trong ra đến bên ngoài.

Đây là bức thư nó viết cho tôi, được tìm thấy trong xe của nó. . .

"Mẹ, con xin lỗi rất nhiều. Cuộc sống con giống như địa ngục kể từ tháng 3, 2003, khi con là một phần trong cuộc chiến xâm lược Iraq. Nó không liên quan gì đến ai cả. Mẹ đừng quá buồn phiền vì điều đó. Con tự giải thoát bản thân mình khỏi vùng sa mạc cằn cõi này một lần và mãi mãi. Con cứ nghĩ những thứ chết tiệt ấy dần sẽ trở nên khá hơn, nhưng con đã sai rồi. Bây giờ con đang dùng thuốc, nên con dễ mở lòng mình hơn. Con đã dự định làm chuyện này từ lâu lắm rồi mẹ ạ. Rồi cuối cùng, thời điểm cũng đã tới. Con không phải là người tốt, con đã làm những chuyện xấu xa. Con đã lấy đi mạng sống của nhiều người, và bây giờ đã đến lượt con."


Tôi đã không ngăn được nước mắt mình khi tôi nghe dòng thư ấy, cả tiếng nói run rẩy của người mẹ, và gương mặt hằn sâu nỗi đau. Và tôi nghĩ, nếu như bạn có trái tim, bạn kiên nhẫn ngồi xem hết 1 giờ 7 phút đoạn phim tài liệu về PTSD, Wartorn (1861-2010) của đài HBO thì bạn cũng sẽ khóc như vậy. Hoặc, chỉ đơn giản xem những trích đoạn ngắn về PTSD và những người lính, bạn cũng sẽ không thể nào kìm nổi mình. Vì, nó quá đáng sợ, vì, nó giết dần tâm trí con người ta, vì, nó dập tắt hết đi mọi hy vọng và dồn kẻ khác xuống hố sâu không đấy, và vì, nó là "món quà" mà chiến tranh mang lại."

Theo cuốn DSM –IV, những nét đặc trưng của PTSD chính là sự phát triển của một loạt các triệu chứng đặc thù sau khi người bệnh trải nghiệm, chứng kiến, hoặc giáp mặt với những tình huống liên quan đến cái chết, nguy hại đến mạng sống của họ, có xu hướng hay gây ra những thương tổn nghiêm trọng đến bản thân và người khác.Phản ứng của bệnh nhân trước những sự kiện đó thường là sợ hãi tột độ, không thể làm gì hoặc kinh hoàng. Ở trẻ em thì phản ứng phải liên quan đến hành vi mất tổ chức hoặc kích động. Đặc biệt, chứng bệnh này thường có nguy cơ kéo dài, hoặc trở nên nghiêm trọng nếu nguyên nhân gây ra tình huống chấn thương tâm lý là con người ví dụ như cưỡng bức, hành hạ, đánh đập... Hay nói đơn giản là thảm họa thiên nhiên cũng không có hành hạ tâm trí con người bằng những hành động mà họ gây ra cho nhau.

Bệnh nhân với chứng PTSD thường trải nghiệm những tình huống chấn thương tâm lý theo một hay nhiều đường như cảm nhận được nỗi đau khổ, mệt mỏi, thấy được những hình ảnh từ sự kiện kinh hoàng mà mình trải qua không ngừng tái hiện lại trước mắt. Hay gặp những cơn ác mộng về nó, những sự kiện kinh hoàng ấy xuất hiện lại. Trong một số trường hợp hiếm gặp , bệnh nhân còn trải nghiệm trạng thái nhân cách tách rời tương tự như bệnh Đa Nhân Cách trong khoảng vài giây, cho đến vài giờ, hoặc vài ngày trong khi những phần của sự kiện kia sống lại, và bệnh nhân cư xử , phản ứng, hành động, cảm giác như thể mình vẫn còn đang ở trong sự kiện ấy (hoảng loạn, khóc lóc, giận dữ, la hét, tấn công người khác...) bao gồm cả việc thấy được ảo giác hay những mảnh hồi ức rời rạc, những đoạn phim hồi ức về sự kiện, những thứ ấy tuy đặc biệt ngắn gọn, nhưng có thể gây ra những cơn chấn động mạnh. Tâm lý bị trầm uất nặng nề ở bên trong, hoặc những dấu hiệu ở bên ngoài tượng trưng hoặc gợi lại sự kiện gây tổn hại đến tâm lý.

Đồng thời, bệnh nhân còn có những triệu chứng mà vốn không có trước khi chấn thương xảy ra như cố chấp tránh đi những suy nghĩ, cảm nhận hay những cuộc đối thoại về tình huống chấn thương tâm lý. Chứng tránh nhớ lại này thường đi song song cùng với chứng quên về những thứ quan trọng đã xảy ra. Ngừng đáp lại sự tác động của thế giới bên ngoài được biết tới như "Đóng băng tâm lý" hay "Mất cảm xúc" Đột ngột mất đi hứng thú với những hoạt động mà họ đã từng tham gia. Khả năng cảm nhận cảm xúc giảm đi rõ rệt (như không thể yêu người khác...)

Bên cạnh đó, những triệu chứng như, khó buồn ngủ, khó ngủ tròn giấc, cáu gắt, hoặc dễ nổi giận mà những cơn giận này thường quá mức bình thường, không thể tập trung vào việc gì, cảnh giác quá độ, có phản ứng hoảng hốt quá cường điệu... đều được coi như những dấu hiệu có thể gợi lên sự kiện chấn thương tâm lý đó nếu hai hay nhiều triệu chứng xuất hiện cùng một lúc.


Ngoài ra, những dấu hiệu trên phải hiện diện liên tục trong vòng một tháng để được xếp vào chứng Hậu chấn thương tâm lý rối loạn căng thẳng. Nói một cách chi tiết hơn thì, bệnh được xếp vào loại tạm thời nếu các triệu chứng bệnh kéo dài dưới 3 tháng, và được coi là kinh niên nếu nó kéo dài hơn 3 tháng

Nhìn các triệu như vậy đấy mà nó giết người bệnh từng chút một . Những người lính trong thế chiến thứ hai đã gọi nó là cuộc chiến mệt mỏi. Sau cuộc nội chiến ở Mỹ, hơn phân nửa bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần là thương binh, lính giải ngũ. Vào năm 1980, PTSD chính thức được chuẩn đoán cho những người lính quân đội với những vết thương tâm lý.

Trong cuốn phim tài liệu Wartorn 1861-2010, nhà sản xuất, James Gandolfini, có đến thăm Walter Reed Army Medical Center, ở đây, ông đã gặp với trưởng khoa tâm lý trị liệu, John Bradley, và đã có một cuộc đối thoại ngắn về PTSD :

"James: Vẫn còn có rất nhiều điểm mù mờ về PTSD, anh có thể nói rõ ra vài dấu hiệu vật lý của nó được không?

John: À... Những triệu chứng đáng lưu ý nhất của nó chính là sự cáu bẳn, kích động, luôn ở trong trạng thái căng thẳng, như kiểu, "tôi sẵn sàng chiến đấu, tôi sẵn sàng đi cứu mạng ai đó, hay tôi sẵn sàng đánh nhau với quân địch." Và vấn đề với PTSD là những triệu chứng đó không, biến, mất, đi, khi chúng tôi được giải ngũ về nhà. Tôi có thể nói hầu như không ai có thể thoát ra được, họ không còn hứng thú gì với cuộc sống nữa.

"Tôi đã ở trong cuộc chiến Việt Nam 9 tháng," Akinsanya Kambon, bộ thủy binh lục chiến nói, " công việc của tôi là ở trong vòng chiến đấu và vẽ lại những gì mà tôi thấy, những xác chết. . . mọi thứ. Tấn công, tấn công, giết giết giết, bạn biết không, thủy binh dạy bạn cách trở thành thú vật, anh chìm trong cơn cuồng sát với những người mà anh không biết, giống như búp bê vậy, anh nhận chìm người ta, cắn họ, cố gắng giết họ, như một con chó điên. Và tôi không biết cách nào trốn khỏi nó cả. Chỉ có những xác chết không ngừng xuất hiện. Tôi nhìn thấy một người ở trên cây, bạn biết không, tôi nhìn mặt anh ta, và điều kỳ lạ là đôi mắt anh ta vẫn còn nháy. Anh ta vẫn còn sống, với nửa phần dưới đứt lìa. Đó là một trong những hình ảnh khiến tôi thét lên lúc giữa đêm và tỉnh giấc từ ác mộng . Nhưng mà, nó vẫn không chịu buông tha cho tôi."

"Có phải PTSD đang dần trở nên nghiêm trọng trong cuộc chiến lần này hơn so với những cuộc chiến khác?" nhà sản xuất Wartorn hỏi đại tướng quân Raymond Odierno, người chỉ huy các hoạt động trong cuộc chiến Iraq, và ông đã trả lời như sau: " Tôi nghĩ trong mấy năm qua, xã hội không ngừng thay đổi, tôi nghĩ chúng ta bây giờ biết cảnh giác nhiều hơn vì ngày càng có nhiều trường hợp liên quan đến PTSD. Tôi nghĩ, cuộc chiến ở Vietnam cũng là một phần nguyên nhân. Anh biết đấy, khi mới nhập ngũ thì chúng tôi đươc chuẩn bị và luyện tập để có được tinh thần lẫn thể xác thép. Thế nên khó ai chịu thừa nhận là mình đang mắc bệnh. Thật sự thì tầm khoảng 30% quân đội bị mắc chứng PTSD. Tôi nghĩ ít người ngoài kia hiểu được chuyện gì đang thật sự diễn ra ở đây. Anh không thể nào biết được ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì. Anh nghĩ anh vẫn bình thường, rồi đột nhiên, anh từ trạng thái cực kỳ bình tĩnh chuyển sang kinh hoàng, hoảng hốt chỉ trong vòng một cái búng tay." "


Trong cuốn Case book, cũng có một trường hợp về một quân nhân người Việt từ chiến tranh Việt Nam bị mắc chứng PTSD được liệt kê :

"Một quân nhân người Việt 23 tuổi được đưa vào bệnh viện 1 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc dưới lời yêu cầu từ người vợ anh ta, sau khi cô thấy anh có vài dấu hiệu của chứng trầm cảm, mất ngủ, và có những hồi ức rời rạc về khoảng thời gian chiến tranh. 2 năm về trước, anh đã giải ngũ trong danh dự sau khi tham gia chiến đấu gần khoảng một năm. Anh hầu như gặp rất ít trở ngại trong việc hòa nhập lại với cuộc sống bình thường, tiếp tục học lên đại học, và kết hôn 6 tháng sau khi anh rời khỏi quân đội. Vợ anh cũng chú ý đến việc anh không thích nhắc về cuộc sống quân ngũ của mình lúc trước nhưng cô cũng không mấy quan tâm vì nó không phải là những ký ức tốt đẹp gì. Sau khi xem ti vi tin tức về Sài Gòn, anh dẩn có những dấu hiệu của PTSD. Đầu tiên là anh mất ngủ, và thường hay thức dậy nửa đêm vì những cơn ác mộng, mà trong đó, những ký ức về cuộc chiến tranh năm nào sống dậy một lần nữa. Vợ anh đặc biệt chú ý đến tình trạng của anh vì có một ngày, một chiếc trực thăng bay qua sân nhà họ, nó bay hơi thấp một chút, và anh đã hoảng loạn nằm bẹp xuống đất, quơ đại bất cứ thứ gì để che mình lại, và nghĩ rằng kẻ thù đang tấn công. Số lần anh xem ti vi tỷ lệ thuận với những lần giận dữ cáu gắt. Anh cảm thấy mình có lỗi và là một kẻ tệ bạc khi chỉ có mình anh được sống còn những người đồng đội thì đã hy sinh. Anh như tự nhốt mình vào thế giới khác, không hề có hứng thú với bất kỳ thứ gì , bất cứ ai, kể cả vợ anh."

Người quân nhân này lúc nào bận tâm về khoảng thời gian một năm anh ở trong quân đội. Có thế thấy rõ ràng những trải nghiệm về những cuộc chiến mà anh đã tham gia có liên quan mật thiết đến những sự kiện làm chấn thương tâm lý anh ví dụ như những tình huống đe dọa đến tính mạng của anh và đồng đội làm gợi lên cảm xúc sợ hãi và kinh hoàng. Anh có lại những cảm xúc này thông qua từng cơn ác mộng mỗi đêm và những mảnh hồi ức rời rạc. Đồng thời anh còn mất đi hứng thú với những hoạt động thường ngày. Thêm vào đó, anh còn có triệu chứng mất ngủ, nổi giận , và phản ứng quá cường điệu trước một sự việc nào đó. Không còn nghi ngờ gì thêm, anh có đủ tất cả các điểm đặc thù của chứng PTSD thuộc dạng kinh niên vì nó kéo dài hơn 3 tháng.

Bạn đã thấy những gì mà PTSD mang lại cho những người lính chưa? Bạn đã thấy nó giết dần con người họ như thế nào? Càng ngày, số người lính không chết trận mà chết vì PTSD ngày càng tăng. PTSD không có thuốc trị, có chăng, họ cũng chỉ có thể dùng phương pháp nhận thức – hành vi, thay đổi nhận thức, tác động lên hành vi. Nhưng đó không phải là dễ làm, bởi vì không thể một sớm một chiều là có thể rũ bỏ đi những ký ức kinh hoàng của chiến tranh. Có người cả đời phải sống với nó vì có thể quay lại bất cứ lúc nào. Hoặc họ dùng thuốc chống trầm cảm chỉ để có được những khoảng khắc tâm hồn thanh thản. Họ không thể nào trốn tránh cũng không thể gạt bỏ được. Vì đó là những gì mà chiến tranh trao trả cho họ.

Và bạn thấy đấy, chiến tranh không phải là trò chơi quyền lực. ..


Cre: Hiroshimi.wordpress.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12: C12: 12. Rối Loạn Căng Thẳng Hậu Chấn Thương Tâm Lý (2)


PTSD giết bạn từ bên trong, cần nhiều hơn là chỉ mỗi yêu thương

Cách đây vài tuần tôi có đọc được một bài post của một vị thầy giáo trẻ có cơ hội làm việc một buổi với các em bị rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (tức là PTSD – Post Traumatic Stress Disorder). Anh có lên Google tìm hiểu bệnh rồi sau đó đến gặp và dạy vẽ cho các em, nhìn các em cười và anh nói rằng, cách DUY NHẤT khiến chúng biến mất là chúng ta kéo chúng lên trên bề mặt, bằng mọi khả năng mà chúng ta có, bằng mọi sự quan tâm, khéo léo và kiên nhẫn mà chúng ta có, để cho ánh sáng của yêu thương, của chia sẻ, bao bọc lấy chúng.

Thật ra bài viết này có lẽ sẽ không ra đời nếu một người bạn của tôi không vào tranh luận với các ý kiến khoa học mà anh ta vẫn bỏ ngoài tai và cho rằng mình đúng.
Nếu như là trước đây, có lẽ tôi sẽ cảm thấy câu nói ấy của anh hay biết bao nhiêu, nhân hậu như thế nào, cởi mở và bao dung nhiều đến đâu. Nhưng tôi không phải như trước đây, thế nên tôi cảm thấy nó thật nông cạn, kiêu ngạo và thiếu kiến thức. Nào có ai so sánh những nỗi đau với nhau? Thế nên không thể gộp chúng nó lại rồi bảo chỉ cần yêu thương là sẽ khỏi, đó là cách duy nhất để chữa lành.

Không phải, đó không phải là cách duy nhất.

PTSD cần nhiều hơn sự yêu thương. Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý không phải là một nỗi buồn vu vơ nào đó mà chúng ta thi thoảng gặp, không phải là những áp lực mệt mỏi hằng ngày, chỉ cần sự sẻ chia yêu thương là tan biến. Mà nó là một nỗi đau, một bệnh tâm lý cần được chữa trị từng bước một trong một khoảng thời gian dài với một đội ngũ bác sĩ chuyên gia tâm lý được đào tạo lâu năm. Bởi vì nếu chỉ tính riêng quân nhân giải ngũ thì cứ mỗi ngày lại có 22 người tự sát, cứ mỗi 65 phút thì lại có một người tự kết thúc mạng sống của mình. PTSD đáng sợ như thế đấy.


Tôi đã từng viết về PTSD cách đây hai năm, nhưng lúc ấy bài viết chỉ gói gọn về chiến tranh và những người lính, khiến cho một số bạn đọc có thể hiểu lầm rằng PTSD chỉ xảy ra với những người lính. Nhưng không, tôi, bạn, và cả những người thân, người xung quanh chúng ta đều có thể mắc PTSD sau chấn thương tâm lý khủng khiếp nào đó. Nó là một con quái vật luôn im lặng chực chờ rồi vồ lấy không cho chúng ta đường lui.
DSM-5 định nghĩa chấn thương tâm lý là sự trải nghiệm hoặc đối mặt cận kề với cái chết, chấn thương nặng, hay xâm hại tình dục. Có thể là nạn nhân trực tiếp từ các sự kiện ấy, hoặc là nhân chứng chứng kiến vụ việc, hay khi biết được người thân yêu của mình bị nạn, trải nghiệm từng chi tiết của sự kiện nhiều lần lặp đi lặp lại (ví dụ như cảnh liên tiếp nhận được các tình huống/chi tiết của vụ lạm dụng trẻ em). Những người này sau khi trải qua sự kiện như đã nêu trên, ảnh hưởng mạnh (chấn thương) tâm lý thường có nguy cơ mắc PTSD.

Triệu chứng của PTSD bao gồm sự trải nghiệm lại sự kiện gây chấn thương tâm lý đó (re-experiencing). Nó không phải chỉ là nhớ lại bình thường mà bệnh nhân cảm nhận được sự đau khổ khó chịu từ những ký ức đó. Còn số người khác thì sống lại sự kiện kinh khủng đó trong những cơn ác mộng kéo dài. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh nhân còn trải nghiệm trạng thái tách rời (dissociative state), họ cảm nhận và hành xử y thể như sự kiện đó đang diễn ra ngay lúc này. Ví dụ như một người lính giải ngũ có thể hành xử như thể anh ta vẫn còn đang ở trong trận chiến, và anh ta có thể có những hành động nguy hiểm như thu thập vũ khí, hoặc cô lập, tự phòng thủ mình ngay trong chính căn nhà của mình. Có những trường hợp quân nhân đang trong trạng thái tách rời bắn chết những người thường xung quanh mình vì tưởng họ là quân địch. Thường thì trạng thái này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng vẫn có các trường hợp trạng thái này kéo dài trong vòng ngày.

Sự lảng tránh các tình huống, môi trường có chứa các yếu tố kích thích liên quan đến sự kiện gây chấn thương tâm lý. Nạn nhân từ các vụ việc này thường cố gắng tránh không suy nghĩ hoặc có cảm nhận liên quan đến sự kiện. Họ có thể tránh người, tránh địa phương hoặc các hoạt động gợi nhớ lại sự kiện. Sự lảng tránh cũng bao gồm việc từ chối không bàn luậ hay nói về vụ việc hoặc cảm xúc về nó. Đương nhiên ai vừa mới trải qua sự kiện gây chấn thương tâm lý thì cũng lảng tránh không muốn nhắc lại tình huống lúc ấy. Nhưng nếu muốn hồi phục thì khó tránh khỏi việc bệnh nhân phải đối mặt với cảm xúc, ký ức và một số tình huống liên quan đến chấn thương tâm lý.
Cùng với hai triệu chứng bên trên, sự nâng cao tỉnh thức (increased arousal) là triệu chứng thứ ba của PTSD. Ở những người trải nghiệm tỉnh thức quá độ, họ có thể sợ hãi quá mức trước những tình huống không mong đợi, mặc dù tình huống đó không gây hại đến họ. Một số người thì trải nghiệm lo âu quá mức, khó ngủ, hoặc dễ dàng giận dữ.

Triệu chứng thứ tư là có tâm trạng hoặc suy nghĩ tiêu cực. Bệnh nhân mắc PTSD có thể mất đi khả năng trải nghiệm các cảm xúc tích cực, luôn cảm thấy sợ hãi, giận dữ, tội lỗi hoặc cảm nhận mình tách rời khỏi những người xung quanh, không thể nào gắn bó được với họ. Trong một số trường hợp thì sự tê dại trong phản ứng(numbing of responsiveness) hoặc tê liệt cảm xúc (emotional anesthesia) thường xảy ra. Với một số người khác thì sự tiêu cực nằm ở nhận thức. Họ luôn tự trách bản thân mình, lúc nào cũng tự hỏi rằng mình có thể làm gì khác để thay đổi tình huống lúc đó, hoặc nhìn thế giới đầy vẻ tiêu cực thiếu thực tế.

Sự tách rời là một triệu chứng khá phổ biến sau khi chấn thương tâm lý xảy ra. Nhiều người cảm thấy bàng hoàng, tách lập với môi trường xung quanh. Một số người thì mất đi nhân cách (depersonalization). Họ cảm thấy mình như một con robot, hoặc như đang bị mộng du, có một số trường hợp cảm thấy mình đang tách rời khỏi cơ thể, đứng một chỗ quan sát cơ thể mình hành động). Còn có cả trường hợp bệnh nhân trải nghiệm sự vô thức (derealization), cảm giác không thực. Ngay lập tức sau sự kiện 11/9, một số người tỉnh giấc và tự hỏi rằng có phải cuộc tấn công của bọn khủng bố chỉ là cơn ác mộng. Cảm giác không thực này có thể trải dàu vài ngày hoặc lâu hơn. Triệu chứng mất trí nhớ phân ly (dissociative amnesia) cũng có thể xảy ra với bệnh nhân mắc PTSD. Họ không thể nào nhớ được các khía cạnh của sự kiện gây chấn thương tâm lý.

Để chẩn đoán mắc PTSD thì người bệnh phải có bốn trong các triệu chứng mà tôi nêu bên trên. PTSD thường kéo dài hơn một tháng và còn có thể tái phát lại sau này. Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng của PTSD, chúng ta cùng tham khảo một case sau đây:

"Trong một buổi tối mùa xuân, Stephanie Cason, một sinh viên cao học 27 tuổi sáng dạ, và xinh đẹp chạy ra ngoài để kiểm tra hỏa hoạn từ tòa nhà bên cạnh gần sát căn hộ cô đang sống. Trong lúc quan sát những người lính cứu hỏa thì Stephanie có nói chuyện với một người đàn ông mà cô tưởng là hàng xóm mình. Sau khi nói chuyện thêm với vài người khác thì cô quay về nhà. Hỏa hoạn đã khiến khu nhà cô cúp điện, mặc dù tối nhưng Stephanie vẫn tìm được đường lên lầu, thay đồ ngủ và bước xuống lầu. Lúc đi xuống, cô bị giật mình bởi gã đàn ông mà cô gặp lúc nãy. Không nói lời nào, gã cầm ống tuýp sắt dùng thay bánh xe tấn công cô không ngưng cho đến khi cô ngã ra sàn nhà và ngừng kêu cứu. Stephanie bị cắt rất sâu và choáng váng, mặc dù vậy cô vẫn phản kháng được khi gã xé đồ cô ra. Cô nghe loáng thoáng gã thì thầm vào tai rằng gã muốn quan hệ với cô. Stephanie đã nghĩ "Hắn ta sẽ giết mình"

Tuy nhiên bằng cách nào đó, Stephanie vẫn giữ được tỉnh táo mặc dù máu vẫn không ngừng chảy. Cô "đồng ý" quan hệ với hắn ta nhưng cô đòi phải được tắm rửa gọn gẽ trước. Cuối cùng gã đồng ý để cô đi. Khi Stephanie bước tới phòng tắm của mình, cô kéo một cái tủ đến chặn cửa và hét toáng ra ngoài cửa sổ cầu cứu. Tiếng hét của cô khiến gã kia sợ hãi và tính bỏ trốn, tuy nhiên một người lính cứu hỏa đã kịp thời bắt hắn lại.

Stephanie cứu mình khỏi bị xâm hại nhưng cô không thể nào tự cứu mình ra khỏi cảm xúc suy sụp, gục ngã từ vụ tấn công tình dục ấy. Ngày qua tuần rồi qua tháng, cô lúc nào cũng cảm thấy sợ hãi tội độ, hoảng hốt và biết ơn khi mình vẫn sống. Cô thường xuyên nghĩ về sự kinh hoàng của đêm đó, và khi cô bắt đầu ngủ thiếp đi thì lại giật mình tỉnh giấc vì những cơn ác mộng tồi tệ. Cô hoảng sợ khi phải ở một mình, đặc biệt là buổi tối, còn cả một số thời điểm ban ngày.

Sau khi bị tấn công không lâu, cô tìm gặp một chuyên viên tâm lý học chữa trị, nhưng cô lại mắc thêm chứng trầm cảm trong lúc chữa trị.Thuốc chống trầm cảm phần nào giúp cô với tâm trạng và giấc ngủ nhưng trong mấy tháng trời Stephanie lúc nào cũng hoảng sợ và gặp khó khăn trong việc tập trung, cảm giác tê dại và không thực. Thêm vào đó cô còn trải nghiệm lại hình ảnh và cảm xúc đêm hôm đó. Cô vẫn đi học, đi làm bình thường nhưng không còn tự tin và tập trung như trước. Càng đến gần cái ngày xảy ra vụ tấn công, cô càng cảm thấy tồi tệ. Mùa xuân là mùa vui tươi và hy vọng nhưng đối với Stephanie, nó khiến cô nhớ về sự kiện kinh khủng hôm ấy. Cơn ác mộng, nỗi sợ hãi lại ùa về. Và sau khi cái này ấy qua đi thì phản ứng của cô dịu dần. Sau đó khoảng hai, ba tháng, cô quay lại cuộc sống bình thường.


Stephanie nhận ra rằng, mặc dù nói về vụ tấn công đó khiến cô đau đớn, nhưng đồng thời, nó cũng giúp đỡ cô nhiều hơn. Sau một năm, cô bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm của mình trong các buổi nói chuyện. Điều đó khiến cô cảm thấy thoải mái hơn, quan trọng hơn là nó giúp cô cảm nhận được rằng một số điều tốt đẹp có thể đến từ cơn chấn thương tâm lý ấy. Cô có thể giúp đỡ mọi người bằng chính kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên đôi lúc cô vẫn trải nghiệm lại các cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực. Có một lần bạn trai cô về nhà lúc nửa đêm và cố gắng hạn chế tiếng động nhưng Stephanie vẫn bị đánh thức. Hoảng sợ bởi sự xuất hiện bất thình lình của anh, cô hét lên đầy kinh sợ, rồi bắt đầu thổn thức, không thể kìm chế nỗi sợ hãi của mình và cảm thấy tê liệt, không thực cho đến tận mấy ngày sau."

Dựa theo tiêu chuẩn của DSM-5, Stephanie được chẫn đoán là mắc chứng PTSD, rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý. Cô thường xuyên trải nghiệm lại sự kiện đó, cảm thấy tê dại và không thực, hoảng sợ tột độ trước những tình huống ngoài dự đoán, khó ngủ, thường gặp ác mộng v...v.

Có thể bạn sẽ hỏi tôi rằng, có rất nhiều người trải qua chấn thương tâm lý nặng nề như chiến tranh, nhưng tại sao lại có người không mắc PTSD. Dựa theo định nghĩa thì chấn thương tâm lý gây ra PTSD, nhưng không phải người mắc chấn thương tâm lý nào cũng sẽ mắc PTSD. Chấn thương tâm lý là cần thiết, nhưng chưa đủ để tạo PTSD. Vậy thì những yếu tố nào sẽ làm tăng tỷ lệ mắc PTSD?

Nghiên cứu về yếu tố xã hội cho thấy nguy cơ mắc PTSD tập trung chủ yếu vào 1) bản chất của chấn thương tâm lý và mức độ mà người đó trải nghiệm nó; 2) sự giúp đỡ của xã hội ngay sau chấn thương đó. Nạn nhân của các vụ chấn thương tâm lý thường có khả năng mắc PTSD nếu sự kiện ấy quá dữ dội, ảnh hưởng đến mạng sống và họ trải nghiệm trực tiếp tình huống đó. Ví dụ như nạn nhân của các vụ cưỡng bức thường dễ mắc PTSD nếu như vụ cưỡng bức ấy xảy ra thành công, hoặc nếu họ bị thương nặng trong lúc bị tấn công hay họ nghĩ rằng kẻ tấn công muốn giết họ.

Sự ủng hộ và giúp đỡ của xã hội có vai trò quan đối với những người mắc chấn thương tâm lý. Nếu không có yếu tố này thì tỷ lệ người mắc PTSD sẽ cao hơn rất nhiều.
Chấn thương tâm lý có thể làm thay đổi một số hoạt động sinh lý của cơ thể. Người mắc PTSD có những hoạt động, hoặc cấu trúc của hạch hạnh nhân (amygdala) chịu trách nhiệm cho cảm xúc, và hồi hãi mã (hippocamous) chịu trách nhiệm về ký ức thuộc não bộ khác hẳn với người bình thường. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chấn thương tâm lý làm tổn hại đến não bộ và thần kinh trung ương.

Tính cách cũng góp phần quyết định đến việc một người mắc chấn thương tâm lý có mắc PTSD hay không. Trong mô hình 5 tính cách (Big Five Factor) thì nghiên cứu cho thấy kích thích thần kinh (neuroticism) có khả năng di truyền khoảng 30% và những người có kích thích thần kinh cao (dễ hoảng sợ, lo âu) thì có nguy cơ mắc PTSD cao hơn những người khác. Trong một số nghiên cứu khác thì kích thích thần kinh ở nữ cao hơn ở nam.Vì thế tỷ lệ nữ mắc PTSD cao nhiều hơn so với nam. Đối với những người stress hằng ngày thì họ cũng dễ dàng mắc PTSD hơn những người sống thoải mái, ít bị stress.


Chữa trị cho người mắc PTSD đòi hỏi sự nhạy cảm rất cao. Sự chuẩn bị chu đáo, có mục tiêu, và không đổ lỗi giúp bệnh nhân rất nhiều trong việc hồi phục. Phương pháp hiệu quả nhất chính là nhận thức hành vi bằng việc trải nghiệm lại sự kiện gây chấn thương tâm lý (Exposure therapy). Trong quá trình này, chuyên viên chữa trị sẽ giúp cho bệnh nhân lấy lại quyền điều khiển đối với nỗi sợ hãi của mình và những cảm xúc mệt mỏi quá sức chịu đựng mà sự kiện ấy mang lại. Nhưng quá trình này phải được tiến hành một cách cực kỳ cẩn thận, tránh cho việc bệnh nhân phải chịu chấn thương tâm lý thêm một lần nữa, dẫn đến biến chứng bệnh như bệnh nhân có thể trải nghiệm rối loạn hoảng sợ, hoặc đau tim. Phương pháp này có thể thực hiện bởi hai cách, cho bệnh nhân tiếp xúc với tất cả các yếu tố liên quan tới chấn thương tâm lý mức nặng nhất (flooding), hoặc chọn từ các yếu tố nhẹ rồi dần dần tăng mức độ của nó lên (desensitization), cái này giúp cho bệnh nhân giảm dần sự nhạy cảm của mình đối với môi trường và các yếu tố kích thích PTSD tái phát. Tùy theo bệnh nhân mà các chuyên viên tâm lý sẽ chọn phương pháp như đối diện với tình huống gây ra nỗi sợ hãi trong đời thực, hay tưởng tượng ra tình huống ấy trong đầu, hoặc kể lại chi tiết sự kiện ấy trong buổi chữa trị ...phù hợp với tính cách hay chấn thương tâm lý của từng người.
Đối với những người gặp ác mộng thì phương pháp tưởng tượng diễn tập (imagery rehearsal therapy) làm giảm các cơn ác mộng rất tốt. Người bệnh sẽ làm sống lại những cơn ác mộng đó khi thức tỉnh nhưng sẽ viết lại kịch bản cho nó theo cách mà họ muốn.

Chữa trị cho PTSD rất khó vì những biến chứng của nó. Những người mắc PTSD cũng thường mắc những bệnh tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu, và lạm dụng chất kích thích. Vì thế nên chữa trị cho PTSD ngoài phương pháp nhận thức-hành vi nêu trên thì còn cả dùng thuốc chống trầm cảm, nhưng nó chỉ giúp một phần rất nhỏ. Ngoài ra còn có cả rối loạn giấc ngủ như ác mộng, rối loạn sinh lý như đau đầu, vấn đề với hệ tiêu hóa và các mối quan hệ. Tỷ lệ tự tử tăng cao ở những người mắc PTSD, khoảng 33% những người bị cưỡng bức có ý định tự tử và khoảng 13% thực sự làm.

Một số người mắc PTSD chọn cách biến chấn thương tâm lý của mình thành điều gì có ý nghĩa hơn. Như Stephanie tìm thấy ý nghĩa từ chấn thương của mình thông qua việc cô khiến những người khác nâng cao cảnh giác về tấn công tình dục hơn. Tuy nhiên việc tìm kiếm ý nghĩa thường đi liền với nhiều triệu chứng PTSD hơn, còn việc tìm thấy thì gắn liền với sự thích nghi tốt hơn.

Thế đấy, PTSD cần nhiều hơn sự yêu thương qua những lời nói sáo rỗng, nó cần cả sự hiểu biết khoa học, nhẫn nại và chân thành nữa. Không phải cứ lôi nó lên bề mặt vỗ về bằng lời yêu thương là sẽ khỏi. Sự nông cạn, kiêu ngạo mang danh yêu thương ấy nó có thể giết chết một người.


Cre: Hiroshimi.wordpress.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13: C13: 13. Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế Và Rối Loạn Nhân Cách Ám Ảnh Cưỡng Chế


Obsessive Compulsory Disorder (OCD) - Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế
Obsessive Compulsory Personality Disorder (OCPD) - Rối Loạn Nhân Cách Ám Ảnh Cưỡng Chế



Đặc điểm chủ yếu của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là nỗi ám ảnh lặp đi lặp lại hay sự ép buộc nặng đến mức họ dành tất cả những thời gian mà họ có để phục vụ cho nỗi ám ảnh nọ. Nó có thể khiến cho người mắc bệnh trở nên tiều tụy, tinh thần mỏi mệt hoặc gây trở ngại trong cuộc sống.Vào một thời điểm nào đó, người bệnh sẽ nhận ra nỗi ám ảnh hay sự cưỡng chế quá vô lý. Và sự rối loạn này không phải là phải là do dùng thuốc hay do những điều kiện sức khỏe bình thường khác.

Ám ảnh là những ý tưởng , suy nghĩ hay hình ảnh cứ xuất hiện một cách dai dẳng, xâm nhập vào đầu óc khiến cho tâm thần bồn chồn, mỏi mệt. Sự xâm nhập này được nhận dạng là "kẻ lạ trong tiềm thức". Có nghĩa là với cá nhân mắc bệnh, họ nhận nỗi ám ảnh này là "lạ lùng" , không nằm trong quyền điều khiển của họ và không phải loại suy nghĩ mà họ nghĩ là mình sẽ có. Tuy nhiên, họ có thể nhận ra nỗi ám ảnh đó xuất phát từ trong tâm trí mà không phải là do tác động từ bên ngoài.



Những nỗi ám ảnh thường gặp nhất là những suy nghĩ lặp đi lặp lại về sự dơ bẩn (sợ bị nhiễm bẩn khi bắt tay). Giám khảo của American Got Talent, Howie Mandel bị ám ảnh về vi trùng tới mức ông đã cạo trọc đầu mình vì sợ vi khuẩn có thể sống trong đó. Hoặc là nỗi lo lắng thường trực (không biết hôm nay trên đường mình lái xe có khiến ai bực mình hoặc bị tổn thương hay không) hoặc là lúc nào cũng muốn mọi thứ sắp xếp theo một trình tự nhất định (có thể nổi điên lên khi một vật bị lệch ra khỏi thứ tự mà mình sắp xếp chúng). Những suy nghĩ, ám ảnh, và sự thôi thúc đó không chỉ đơn giản là nỗi ám ảnh quá mức về những tình huống trong cuộc sống hằng ngày và thật sự là nó cũng ít khi nào dính đến những tình huống xảy ra trong đời thật như về công việc, nhà cửa, những mối quan hệ.



Những cá nhân bị mắc nỗi ám ảnh như thế thường chọn cách lờ đi hoặc đè nén xuống. Một số khác thì bị thôi thúc, cố gắng giải tỏa nó bằng những hành động và đó gọi là cưỡng chế. Ví dụ như có người cứ lo không biết mình có tắt bếp chưa thì sẽ có hành động cố gắng cưỡng chế dập tắt nỗi lo đó đi bằng cách kiểm tra bếp hàng chục lần để chắc rằng nó đã tắt (và cái này phù hợp với đặc điểm là bệnh nhân dùng tất cả thời gian để phục vụ, cố gắng cưỡng chế nỗi ám ảnh)



Sự cưỡng chế là những hành động lặp đi lặp lại như rửa tay, kiểm tra không ngừng nhằm giảm thiểu đi nỗi lo lắng, mỏi mệt chứ không nhằm để thỏa mãn hay hài lòng gì cả. Trong hầu hết mọi trường hợp, bệnh nhân cảm thấy mình cần phải làm những hành động đó để giảm thiểu đi sự lo âu đi cùng với nỗi ám ảnh, hoặc để phòng ngừa chuyện gì đó. Ví dụ như với người bị ám ảnh là mình bị dơ, họ có thể giảm đi nỗi sợ hãi đó bằng cách rửa tay mình cho đến khi da đỏ lựng lên. Người lo không biết mình khóa cửa chưa thì bị thôi thúc đi kiểm tra cửa mỗi vài phút.




Theo định nghĩa, người lớn mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở một thời điểm nào đó sẽ phát hiện ra những nỗi ám ảnh và những hành động cưỡng chế quá mức và không hợp lý. Điều này không áp dụng lên trẻ em vì trẻ em còn thiếu những nhận thức cộng thêm sự cảnh giác để có thể phát hiện ra những bất thường.



Những hoạt động tôn giáo không thuộc phạm trù của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trừ khi nó vượt trên những tiêu chuẩn bình thường của xã hội, được những người trong cùng tôn giáo xác định là không hợp lý, và gây rối loạn với vai trò trong xã hội.



Với những người trưởng thành, bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xảy ra với cả nam và nữ. Nhưng đối với trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh ở con trai cao hơn con gái.



Nhiều người thường lầm lẫn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế với rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Bệnh rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế là chủ yếu nằm ở nhân cách. Bệnh nhân thường quá chú ý đến những chi tiết, quy luật và cách tổ chức mà quên mất đi trọng điểm của hoạt động. Họ bị mắc chứng hoàn hảo quá tất cả mọi thứ và để nó làm ảnh hưởng đến công việc. Ví dụ như không thể hoàn thành được công việc của mình nếu những quy định mà bản thân đề ra không được đáp ứng. Nói cách khác, họ quá cứng nhắc và khuyết thiếu sự thích ứng với thay đổi. Họ thường muốn nắm quyền chủ động, chú ý vào từng chi tiết nhỏ nhất quá mức cần thiết. Ví dụ như bệnh nhân làm lạc đi tờ giấy ghi lại những gì mình cần làm. Thì anh ta sẽ bỏ ra hàng giờ chỉ để tìm lại tờ giấy đó, hơn là bỏ ra vài phút cố gắng nhớ lại những gì mình cần phải làm. Họ phân phối thời gian rất tệ, và điều đó cũng gây trở ngại với những ng xung quanh. Bởi vì thế nên họ dành hầu hết thời gian cho công việc và khả năng hoàn thành công việc, hầu như không có thời gian rảnh cho các hoạt động gia đình bạn bè (trong trường hợp kinh tế gia đình ổn định). Họ cũng không thể bỏ đi những vật dụng cũ, hoặc hư nát mặc dù nó chẳng còn giá trị sử dụng gì nữa, thêm vào đó là khả năng chi tiêu quản lý tiền bạc của họ rất tệ.




Với những triệu chứng và hành vi tôi nói trên, thử xem trong hai trường hợp dưới đây bạn có thể phân biệt ra cái nào là rối loạn ám ảnh cưỡng chế và cái nào là rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế không nhé.



Trường hợp thứ nhất: Tim, một cậu bé tám tuổi được bác sĩ của mình cho nhập viện bởi vì trong năm vừa rồi, cân nặng của cậu tụt quá mức nghiêm trọng mà ông không thể tìm ra bất kỳ nguyên nhân bệnh trạng nào. Tim cực kỳ cực kỳ quan tâm đến cân nặng của mình, và cân bản thân mỗi ngày. Cậu lúc nào cũng than rằng cậu mập quá, và nếu như cậu không thể sụt kí thì cậu ăn ít lại. Cậu đã sụt hơn 5 kí trong năm qua nhưng cậu vẫn cho rằng mình còn mập, mặc dù thật sự là cậu bị thiếu dinh dưỡng và thiếu kí. Vì quá mệt mỏi, ba mẹ cậu đã quăng cái cân đi, và thế là cậu ghi chú lượng calo mà mình ăn hằng ngày. Cậu tiêu tốn rất nhiều thời gian vào đó, cứ kiểm tra rồi lại kiểm tra để chắc rằng mình đã đo đúng.



Thêm vào đó, Tim được cho là quá mức ám ảnh với sạch sẽ and ngăn nắp. Hiện tại, câu không có bạn bè bởi vì cậu từ chối không đến nhà họ chơi, cảm giác rằng nhà họ quá dơ. Cậu nổi giận nếu một người nào khác chạm vào cậu. Cậu lúc nào cũng kiểm tra xem cậu có làm mọi việc theo kiểu mà nó nên được hoàn thành không. Hơn nữa, Tim lúc nào cũng dậy sớm hai tiếng trước khi đi học để chắc rằng mình có đủ thời gian để chuẩn bị. Gần đây, cậu thức dậy lúc 1:30 sáng để chuẩn bị đi học.



Trường hợp thứ hai : Một bệnh nhân 45 tuổi là luật sự nhập viện dưới sự kiên trì của vợ ông. Bà không thể chịu đựng được thái độ lạnh lùng, không cảm xúc, thời gian làm việc của ông quá dài, hành vi bạo lực và thường đi công tác xa. Bệnh nhân không cảm thấy hôn nhân mình có vấn đề gì cả nhưng chấp nhận nhập viện để chọc cười vợ mình.

Nhưng sau đó, bệnh nhân có vẻ gặp rắc rối trong công việc của mình. Ông được biết như một thành viên chăm chỉ nhất trong công ty. Tuy ông là thành viên trẻ nhất nhưng ông nổi tiếng là có thể làm cùng lúc nhiều vụ án. Dạo gần đây ông phát hiện ông không thể nào bắt kịp được tiến độ công việc. Ông quá sĩ diện để từ chối bất kỳ vụ nào, và quá mức hoàn hảo hóa mọi thứ để có thể vừa lòng với những gì mà trợ lý ông làm. Ông không thích cách mà họ viết hay câu văn của họ. Ông nhận thấy mình thường xuyên phải sửa chữa những thứ nhỏ nhặt mà họ làm và vì thế ông không thể nào làm mọi việc theo thời khóa biểu của mình được. Những người trong công ty thường than phiền vì ông quá quan tâm đến những chi tiết và không biết cách phân phối công việc, trách nhiệm dẫn đến chất lượng công việc của ông bị hạn chế. Ông có thay từ hai đến ba thư ký mỗi năm trong 15 năm vì không ai chịu được tính khí của ông. Ông chỉ trích họ từ những lỗi nhỏ nhất. Khi những vụ án bị đình trệ, ông không thể quyết định được vụ nào sẽ được xử lý trước, bắt đầu phân công công việc cho từng người nhưng cuối cùng không thể gặp họ được dẫn đến ông phải làm việc 15 tiếng mỗi ngày.




Bệnh nhân là con của hai người cực kỳ ham làm việc. Ông lớn lên lúc nào cũng cảm thấy mình làm chưa đủ, và những gì mình gặt hái được quá ít. Ông không thích nghỉ ngơi nhưng thích được sắp xếp công việc , hoạt động của từng thành viên trong gia đình và sẽ nổi giận nếu có ai đó không theo sự sắp xếp của ông.



Sau khi bạn đọc xong hai trường hợp này, theo bạn, người nào mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế và người nào mắc bệnh rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế ? Đoán thử xem, áp dụng những triệu chứng bệnh lý và những thông tin tôi đưa ra, bạn hãy trổ tài làm bác sĩ xem nào. Không được nhìn lời giải đáp ở phía dưới đây nhé.



Rồi, bạn quyết định xong rồi chứ gì, vậy thì hãy kéo xuống để xem coi mình có chuẩn đoán bệnh lý của hai người kia đúng không nhé.



Tim bị ám ảnh bởi sự dơ bẩn và nỗi ám ảnh này cứ lặp đi lặp lại khiến cho cậu mỏi mệt và không vui. Hơn nữa, cậu lúc nào cũng kiểm tra xem những thứ mình làm có hoàn thành theo kiểu nó đáng ra phải được hoàn thành hay không. Và những hành động như vậy là ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của cậu. Những suy nghĩ này không nằm trong quyền điều khiển của cậu và khoảng thời gian dài cậu phải thức dậy để chuẩn bị đến trường là hành động cưỡng chế phục vụ cho nỗi ám ảnh này của cậu. Cậu thậm trí tránh đến nhà bạn vì cậu nghĩ nhà họ dơ . Từ những triệu chứng này, chúng ta có thể khẳng định cậu bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế.



Thật ra trường hợp này là bệnh lồng trong bệnh, Tim còn mắc cả chứng rối loạn tâm sinh lý khi cậu quá mức quan tâm về cân nặng của mình và lúc nào cũng nghĩ mình bị béo phì. Nhưng vì mục tiêu của bài là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nên mình không đi sâu vào bệnh này để tránh mọi người bị loạn.



Trường hợp thứ hai, vị luật sư này lạnh lùng, cứng nhắc và bị mắc chứng muốn mọi thứ phải hoàn hảo, và quá mức ám ảnh với từng chi tiết nhỏ. Mặc dù ông không thể quyết định chắc chắn, nhưng ông muốn mọi người phải theo ông. Hôn nhân của ông gặp khó khăn vì thời gian ông làm việc quá dài và không còn thời gian với gia đình và bạn bè. Ông cứng nhắc và lạnh lùng, không thích bất kỳ sự thay đổi nào. Đây là những đặc điểm của chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.




Thế nào, bạn cảm thấy mình hiểu rõ hơn về triệu chứng hai bệnh chưa? Xong rồi thì cùng tôi đi xuống phần nguyên nhân và cách chữa trị nhé.



Nghiên cứu cho thấy bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế có liên quan đến hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh, Serotonin, thấp. Serotonin đảm nhận nhiệm vụ truyền thông tin giữa những tế bào não và chất này có vai trò trong việc điều chỉnh cảm xúc, giận dữ, sự thôi thúc, sự thèm ăn, nhiệt độ cơ thể và cơn đau. Những loại thuốc điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế đều có tác dụng nâng cao hàm lượng Serotonin trong não lên và cũng đồng thời điều trị chứng trầm cảm.



Một trong những phương pháp chữa cả hai chứng là sự kết hợp giữa nhận thức- hành vi. Bệnh nhân phải nói chuyện với chuyên viên tâm lý, đối mặt với nỗi sợ của mình và bắt đầu làm chủ nó. Ví dụ như đối với người bị mắc chứng quá sạch sẽ, ban đầu họ sẽ nói chuyện với bác sĩ tâm lý, nghe lời khuyên. Bệnh nhân sẽ phải kháng cự lại sự thôi thúc muốn làm ra hành động cưỡng chế nào đó để giảm thiểu nỗi ám ảnh. Người bệnh sẽ không bao giờ bị bắt phải bỏ đi những hành động cưỡng chế đó Sau đó họ bắt đầu làm quen với những tình huống có liên quan đến chứng bệnh của họ nhưng họ sẽ phải dời hành động đó lại. Sự thôi thúc phải làm ra hành động sẽ giảm dần nếu như bệnh nhân nghe theo lời chỉ dẫn mà hành động chậm lại. Giống như cách 5 phút họ phải đi xuống coi cửa khóa chưa, thì bây giờ tăng lên 10 phút, 15 phút, rồi 20 phút, từ từ rồi sự thôi thúc bắt buộc phải làm ra hành động giảm dần và có thể sẽ biến mất. Đối với bệnh nhân sợ bị dơ và không thể ngăn nổi sự thôi thúc phải rửa tay thật sạch thì họ sẽ phải tiếp xúc với nguyên nhân kích thích sự thôi thúc đó, ví dụ như làm dơ tay họ lại bằng cách chạm vào bồn cầu. Một ví dụ khác là họ phải tiếp cần một tờ khăn giấy hơi dơ một chút, tiếp đó mức độ dơ sẽ tăng dần, và họ sẽ phải làm chủ bản thân mình bắt đầu đối mặt từ loại bỏ nỗi ám ảnh muốn quăng tờ giấy đi và rửa tay cho đến khi tróc da. Phương pháp này được cho là hữu hiệu nhất trong việc chữa trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.



Tuy nhiên phương pháp tốt nhất để chữa chứng này là để cho bệnh nhân tự đấu tranh với tâm lý của bản thân và chuyên viên điều trị chỉ quan sát và giúp đỡ khi cần thiết hơn là họ chỉ dẫn từng bước một. Bệnh nhân phải tự tập luyện một mình như là bài tập về nhà. Vai trò của chuyên viên điều trị sẽ phai mờ dần với bệnh nhân tự biết chịu trách nhiệm với bản thân mình, đến một lúc nào đó, họ không cần chuyên viên điều trị nữa và có thể tự mình điều khiển hành vi. Như vậy, bệnh mới chấm dứt hoàn toàn.



Tôi nghĩ đến đây mọi người có thể hiểu rõ hơn về hai chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế rồi nhỉ, đồng thời cũng hiểu thêm về cách chữa trị nó. Hai chứng này có thể tự bản thân mình tự chữa nhưng nó đòi hỏi người phải có tố chất tâm lý cực mạnh để có thể kháng cự lại những sự thôi thúc kia. Tôi hy vọng, người nào không biết thì bây giờ biết thêm để tăng thêm sự hiểu biết của mình, còn người mắc chứng này thì có thể tự mình chữa cho mình và có thể giúp đỡ những người cùng mắc bệnh khác.


Cre: Hiroshimi.wordpress.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14: C14: 14. Bệnh Trầm Cảm


Major Depressive Disorder - Bệnh Trầm Cảm

Tôi không biết các bạn như thế nào chứ lứa 91,92 bọn tôi dùng từ trầm cảm khá nhiều. Những khi buồn chán không muốn làm gì cả hay vừa trải qua một chuyện gì đó tồi tệ thì bọn tôi thường nói "Tao bị trầm cảm mày ơi" để giải thích tình huống của bản thân. Lâu dần từ trầm cảm mất đi cái nghĩa vốn có của nó và mang nghĩa gần giống như là đau đớn, buồn bã. Thế nên khi đọc bài này tôi hy vọng các bản quẳng cái suy nghĩ đó đi và hãy đọc từ từ để tìm hiểu một căn bệnh tâm lý là nguyên nhân chính dẫn đến sự ốm yếu, khuyết tật trên toàn thế giới. Bệnh đó được gọi là trầm cảm.

(Khuyết tật ở đây là chỉ về sự khiếm khuyết mặt tinh thần gây ra suy giảm đáng kể và ảnh hưởng lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày)

Khác với mọi khi, lần này tôi sẽ bắt đầu với case bệnh truớc tiên để mọi người có thể đọc và sau đó áp dụng nó trong việc tìm hiểu triệu chứng và chẩn đoán.

Cathy là một công tố viên vừa mới được thăng chức thành cổ đông năm ngoái. Trong công ty, cô được coi là một trong những nguời trẻ tuổi đầy hứa hẹn nhất. Thế nhưng mặc cho những thành tựu mà mình đạt được, Cathy thường xuyên nghi ngờ về khả năng của bản thân và cho rằng mình không xứng đáng với chức vụ vừa nhận được. Hơn cả chuyện thấy chán nản, mệt mỏi, cô còn cảm giác mình đang tê dại dần đi. Mấy tháng vừa qua cô mỏi mệt và khó chịu với mọi thứ một cách bất bình thường. Càm xúc của cô càng trở nên tệ hại hơn khi một khách hàng của công ty mà cô chịu trách nhiệm đổi sang một công ty khác. Dù quyết định chuyển công ty nằm ngoài vòng điều khiển của cô nhưng Cathy không ngừng tự trách chính mình. Cô giải nghĩa sự kiện này như một tấm gương phản chiếu sự bất lực của mình trong công việc dù những khách hàng khác của cô đều khen ngợi khả năng làm việc và những cổ đông lâu năm đều có những lời nói tích cực dành cho cô.

Cathy lúc nào cũng mong được đi làm và cô thực sự yêu thích công việc của mình. Nhưng kể từ khi vị khách đó chuyển công ty, thì chuyện đi làm trở thành một gánh nặng không thể chịu nổi với cô. Cathy không thể nào tập trung vào công việc được và thay vào đó cô suốt ngày nghiền ngẫm về sự bất lực của mình. Dần dà cô thường gọi cáo ốm và dành hầu hết thời gian ngồi ở trên giường nhìn đăm đăm cái TV mà không để ý chương trình gì đang chiếu trên đó và cô hầu như không ra khỏi nhà. Cathy thường xuyên cảm thấy cả người lờ đờ thiếu sức sống nhưng không thể nào ngủ được, khẩu vị cũng mất đi. Bạn thân lo lắng gọi điện cô cũng chả buồn nhấc máy mà chỉ ngồi đó thụ động nghe tin nhắn để lại trên máy bàn. Cô không muốn làm bất kỳ thứ gì, cũng không muốn nói chuyện với ai. "Cuộc sống đã đánh mất đi ý nghĩa cũng như sự thú của nó. Công việc làm không tốt, ngay cả các mối quan hệ cũng xử sự không xong. Mình đáng bị cô độc như thế". Cô nghĩ.

Cathy nghĩ các mối quan hệ xã hội của cô là tai họa và dường như mọi chuyện chẳng hề chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp nào. Cô ly dị với chồng đã năm năm và người bạn trai gần đây nhất cũng đã có bạn gái mới. Cô đã cố gắng đến tuyệt vọng mong muốn bản thân mình trở nên năng động hơn một tý nhưng dần dà cô chả còn quan tâm nữa. Mọi chuyện dường như trở nên vô vọng. Mặc dù cô thường hay đến các buổi tiệc của công ty nhưng dường như cô không thuộc về nơi đó. Ai cũng có đôi có cặp chỉ có cô là lẻ loi một mình. Mọi nguời không ai hiểu sự cô đơn sâu thẳm ấy và dường như mọi chuyện sẽ khá hơn nếu cô chết đi. Mặc dù cô thường suy nghĩ đến việc tự tử nhưng cô lại sợ điều đó sẽ khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bây giờ. Dựa vào tiêu đề và đoạn mở đầu của tôi, chắc các bạn cũng biết Cathy mắc chứng bệnh gì rồi phải không? Đúng vậy, Cathy được chẩn đoán là mắc bệnh trầm cảm nặng.


Có nhiều người nghĩ rằng mất đi khách hàng, lại gặp phải chuyện người yêu cũ có người yêu mới mà bản thân vẫn đang lẻ loi một mình ai mà chả buồn? Tại sao lại bảo cô ấy mắc chứng trầm cảm? Đúng vậy, làm sao chúng ta phân biệt được giữa trầm cảm và nỗi buồn bình thường?

Trong cuốn Abnormal Psychology mà tôi đang sử dụng có liệt kê ra cách phân biệt giữa bệnh trầm cảm và nỗi buồn thông thường. Trong đó có những điểm chính như sau. Với những người bị bệnh trầm cảm.

1. Tâm trạng thay đổi ngày càng nặng nề và tồi tệ trong mọi tình huống. Tâm trạng và cảm xúc của người đó không cải thiện , dù cho chỉ là tạm thời, khi anh/cô ta tham gia các hoạt động mà giải trí hay gây cười.

2. Tâm trạng thay đổi mà không có bất kỳ sự kiện hay nguyên nhân nào xảy ra trước đó, hoặc sự việc không tồi tệ đến mức khiến cảm xúc của họ bất ổn cực kỳ đến như vậy.

3. Tâm trạng chán nản, mệt mỏi buồn bã đi cùng với việc người đó không thể hoạt động bình thường trong các hoạt động xã hội và việc làm. Ngay cả những chuyện đơn giản nhất dường như trở nên quá sức với anh/cô ta.

4. Sự thay đổi cảm xúc đi kèm với tổ hợp những triệu chứng khác có liên quan đến nhận thức, hành vi và sinh lý cơ thể.

5. Sự thay đổi tâm trạng khác hẳn với nỗi buồn bình thường. Nó có thể rất "lạ" cảm giác như bản thân bị nuốt chửng bởi những đám mây mù hoặc chìm sâu trong những hố đen không lối thoát.


Trên lớp, cô tôi có cho tôi xem một đoạn video ngắn của một người bị bệnh trầm cảm nói về cuộc đời của mình. Trong đó có một câu anh nói mà tôi nghĩ nó đủ để định nghĩa bệnh trầm cảm là gì, xin phép được trích ra đây. "Trầm cảm không phải là khi bạn thấy buồn vì mọi thứ không xảy ra theo ý bạn mà là bạn thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn đang diễn biến tốt đẹp." (Depression is not when you feel sad that everything goes wrong. Depression is when you feel sad even if everything is going right)

Vậy thì những triệu chứng đi kèm mà tôi nói ở phần số 4 là gì? Bệnh trầm cảm có rất nhiều rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng được chia ra vào bốn hạng mục khác nhau : cảm xúc, nhận thức, sinh lý và hành vi. Chúng ta sẽ khám phá các triệu chứng dưới mỗi hạng mục này sau đây.

1. Triệu chứng của cảm xúc:

Tâm trạng chán nản, khó chịu là triệu chứng thông thường nhất và dễ thấy nhất của chứng trầm cảm. Những người mắc bệnh thường diễn tả rằng họ hoàn toàn cảm thấy tăm tối, ảm đạm. chán nản, thất vọng. Và vì phần chịu trách nhiệm cảm xúc trong não bộ cũng là phần chịu trách nhiệm cho những cơn đau vật lý mà bạn cảm nhận nên khi cảm xúc của bạn tiêu cực thì đồng thời bạn cũng cảm thấy đau đớn ở phần nào đó của cơ thể mình. Mức độ nặng nhẹ khi mắc bệnh trầm cảm có để chạm đến mức cực kỳ đau đớn và quá sức chịu đựng.

Andrew Solomon, tác giả của cuốn "Quái vật giữa ngày trưa" đã diễn tả quá trình từ một nỗi buồn bình thường thành trầm cảm nặng của mình như sau:

" Tôi trở về khu rừng nơi tôi thường ra chơi lúc nhỏ với em mình. Ở đó có cây sồi đã đứng sừng sững giữa đất trời hàng trăm năm qua. Tôi và em trai thường hay quanh quẩn dưới bóng râm của nó. Vậy mà chỉ trong vòng 20 năm, một nhánh tầm gửi đã phát triển và gần như nhấn chìm cây sồi dưới những vòng dây tươi tốt và xum xuê. Những gì bạn có thể thấy bây giờ chỉ là vài nhánh sồi yếu ớt cố gắng bám trụ lại. Tôi thấy mình như cây sồi ấy. Bệnh trầm cảm đã bủa vây lấy tôi như nhánh tầm gửi chiếm đoạt thân cây sồi nọ. Nó đang hút dần sức sống bên trong và quấn quanh tâm trí tôi, trở nên xấu xí nhưng lại còn "sống" hơn cả bản thân tôi."

2. Triệu chứng của nhận thức:

Bên cạnh việc thay đổi cảm xúc của người bệnh, bệnh trầm cảm còn khiến cho họ thayy đổi suy nghĩ về bản thân và môi trường xung quanh. Những người mắc bệnh thường để ý thấy dòng suy nghĩ của họ bị chậm lại, khó tập trung và dễ bị phân tâm. Song song còn có cảm giác tội lỗi và vô dụng. Họ thường tự trách bản thân nếu có chuyện gì không như ý xảy ra dù cho đó không phải là lỗi của họ đi chăng nữa. Họ dồn hết sự chú ý vào những mặt còn khiếm khuyết của băn thân, môi trường và tương lại. Rất nhiều người sau đó còn nảy ra ý nghĩ tự hại bản thân. Suy nghĩ muốn tự tử dần dần trở nên rõ rệt hơn. Sau một khoảng thời gian, người bệnh cho rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn nếu họ chết đi. Cô Cathy trong ví dụ mà tôi đưa ra ban đầu cũng từng nghĩ đến cái chết không ít lần. Đó là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh trầm cảm.

3.Triệu chứng của sinh lý cơ thể.
Người bệnh lúc nảo cũng thấy mỏi mệt, cả cơ thể đều đau, thay đổi mạnh trong khẩu vị và giấc ngủ. Như Cathy, cô thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Ngay cả những việc đơn giản nhất như đánh răng, tắm rửa và thay đồ bỗng trở nên quá sức với cô.

Sự thay đổi của giấc ngủ là triệu chứng thường thấy của bệnh trầm cảm, nhất là khó ngủ. Cái này thường đi cùng với chuyện nhận thức, suy nghĩ bị ảnh hưởng mà tôi đã đề cập bên trên. Một số người còn không thể ngủ yên giấc và họ thường dậy sớm khoaangr một, hai giờ so với bình thường. Một triệu chứng ít thấy khác là ngủ nhiều hơn bình thường.
Người bệnh còn không cảm thấy hứng thú gì với những hoạt động giải trí mà họ từng thích. Một trong những ví dụ thường thấy nhất là họ không còn hứng thú gì với chuyện chăn gối nữa. Một số người còn cảm thấy đau cả người và nhức đầu không thôi.

Triệu chứng của hành vi.
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm còn thể hiện ở những thứ mà người bệnh làm và mức độ họ làm những chuyện đó. Hành vi dễ thấy nhất ở những người này là hành động chậm chạp. Bệnh nhân đi và nói chuyện như thể họ đang ở trong một cuốn phim chiếu chậm. Một số người còn trở nên bất lực, không thể di chuyển được và ngừng luôn việc nói chuyện, hoặc họ có thể ngừng một khoảng thời gian cỡ chừng vài phút trước khi trả lời một câu hỏi nào đó.

Một người phải có từ năm triệu chứng trở lên thuộc bất kỳ hạng mục nào mà tôi nêu trên, xuất hiện gần như là hằng ngày trong khoảng 2 tuần thì người đó mới được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Cathy có những dấu hiệu như khó ngủ, tự trách bản thân, không thể rời nhà, không thể tự làm vệ sinh cá nhân, không muốn nói chuyện với ai, cảm xúc chán nản... Theo DSM-5, tất cả những triệu chứng trên của Cathy đều phù hợp với những triệu chứng của người mắc bệnh trầm cảm.

Một điều quan trọng trong việc xác định một người có bị trầm cảm hay không là họ phải chưa bao giờ trải qua cảm giác quá khích, hoặc quá vui vẻ đến mức không thể điều khiển bản thân mình trước hoặc sau khi tâm trạng trở nên tồi tệ như lọt vào hố đen không lối thoát. Nếu không thì họ sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh lưỡng cực thay vì bệnh trầm cảm.

Đọc đến đây chắc bạn sẽ hỏi tôi rằng, nguyên nhân gì gây ra bệnh trầm cảm và cách chữa trị của nó?


Các nhà tâm lý học hiện nay vẫn còn đang tranh luận đâu là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Thật khó để mà đưa ra câu trả lời xác định khi có quá nhiều vấn đề còn đang nằm trong vòng nghiên cứu và thí nghiệm.

Các học giả theo thuyết tiến hóa cho rằng những triệu chứng từ nhẹ đến trung bình của bệnh trầm cảm có thể phần nào đó hữu ích với bệnh nhân ngoài việc gây ra đau đớn và làm gián đoạn cuộc sống của họ. Dưới góc nhìn của tiến hóa, những triệu chứng như hoạt động chậm chạp , mất đi động lực, cách ly ra khỏi những người khác...có thể là đại diện cho hệ thống phản ứng giúp cho người đó thoát ra khỏi một tình huống đang dần xấu đi. Ở mức thấp và trong khoảng thời gian ngắn, tâm trạng chán nản có thể giúp chúng ta tìm lại được động lực của mình, đồng thời lưu trữ năng lượng cơ thể và dùng nó vào việc đối phó với những tình huống mất mát và thất bại.

Dưới góc nhìn của xã hội, từ khi sinh ra đến chết đi, cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng quấn với cuộc sống của những người khác. Chúng ta sống trong một tập thể và chúng ta cảm thấy buồn khi một người nào đó thân thiết đột nhiên mất đi, hoặc một mối quan hệ chấm dứt, hay lúc chúng ta mất đi việc làm...Trong những trường hợp như vậy, một số bác sĩ cho rằng thay vì cảm giác buồn vì mất đi người khác, chúng ta cảm thấy chán nản vì chúng ta có thể mất đi "vai trò xã hội" của mình hoặc cách mà chúng ta nghĩ về bản thân.

Với những nhà sinh học thì họ lại cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm có thể nằm trong gien của mỗi người và nó có thể là kết quả từ sự ảnh hưởng của nhiều gien khác nhau. Hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh, serotonin, thấp có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Bởi vì serotonin quan trọng trong việc điều khiển giấc ngủ, khẩu vị và những phản ứng khác trong cơ thể nên thiếu hụt chất này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến các bệnh tâm lý như trầm cảm, tâm thần phân liệt, lo lắng... Một số loại thuốc chữa trị bệnh trầm cảm có cơ chế hoạt động làm tăng hàm lượng serotonin trong cơ thể như Prozac được sử dụng rộng rãi vì tính an toàn và ít tác dụng phụ.

Bên cạnh với việc dùng thuốc, thì phương thức chữa trị dựa trên suy nghĩ – hành vi cũng được sử dụng rộng rãi. Phương thức này hướng dẫn người bệnh tập thay đổi cách suy nghĩ về mình và về mọi thứ xung quanh. Người bệnh sẽ phải suy nghĩ một cách khoa học, hệ thống hơn, thay vì cứ đổ lỗi cho chính mình khi gặp phải trắc trở, thất bại nào đó thì họ phải học cách xem xét tình huống xung quanh họ, những vấn đề, hoặc nguyên nhân ngoài lề có thể góp phần làm nên sự thất bại đó. Hiệu quả của phương pháp này càng tăng nếu đi kèm với việc dùng thuốc điều độ.

Tôi nghĩ bài này mình viết đủ dài rồi. Hy vọng mọi người đọc xong sẽ hiểu thêm về bệnh và có cái nhìn đúng đắn hơn về nó. Với những bạn nghĩ mình mắc bệnh và cần giúp đỡ thì hy vọng các bạn hãy mau chóng đi tìm bác sĩ hoặc chuyên viện tâm lý để có thể được chữa trị sớm nhất vì bệnh trầm cảm không tự nhiên khá lên mà sẽ ngày càng xấu đi, đến một lúc nào đó nó sẽ ăn mòn tâm trí của bạn như những dây tầm gửi rút hết sức sống của cây sồi già kia.


Cre: Hiroshimi.wordpress.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15: C15: 15. Lời Khai Giả Thường Có Tính Thuyết Phục


Thế giới gần đây đang phát cuồng lên vì một bộ phim tài liệu của Netflix mang tên "Making a Murderer".

Chương trình này bắt đầu với hiện trường một vụ án, nơi mà người đàn ông tên Steven Avery được phóng thích sau khi ngồi tù 18 năm vì một tội tình dục mà anh ta không hề phạm phải. Nhanh chóng sau đó, Steven Avery lại bị rơi vào một tình huống éo le mới khi có ám chỉ cáo buộc anh ta liên quan đến vụ sát hại nhiếp ảnh gia Teresa Halbach.

Một trong những bằng chứng quan trọng của án mạng này là lời thú tội của đứa cháu trai 16 tuổi Brendan Dassey. Cậu bé khẳng định rằng mình đã giúp người chú cưỡng hiếp và giết chết nạn nhân. Lời khai cực kì chi tiết, thuật lại nơi gây án, cách thức giết chết Teresa Halbach, và cách họ giấu tử thi. Sau đó, Brendan Dassey đã rút lại lời khai của mình.

Khi mẹ của cậu hỏi lí do tại sao cậu lại đưa ra lời khai giả với một tội ác ghê rợn như vậy, cuộc nói chuyện của họ đã được ghi âm lại (toàn bộ cuộc nói chuyện đã được rút ngắn, xem bản gốc ở đây):

Brendan: À vâng, mẹ biết đó, con đang kể cho mẹ nghe một sự thật không có thật .

Barb: Không có thật thì tại sao con lại nói ra? ...

Brendan: Họ nói rằng họ vốn đã biết chuyện gì xảy ra. Họ muốn con... Họ chỉ muốn con tự mình nói ra.


Barb: Nhưng điều mẹ không thể hiểu nổi là tại sao con lại nói ra những thứ vớ vẫn như vậy trong khi chúng không có thật? Và làm thế nào mà con lại nghĩ ra những điều đó?

Brendan: Con đoán.

Barb: "Đoán" , ý con là sao?

Brendan: Lúc đó con đoán thôi.

Barb: Brendan à, con không thể đoán trong những tình huống như thế.

Phần lớn thời gian trong chương trình Making a Murderer nói về quá trình khám phá sự thật đằng sau lời thú tội của Brendan và cách cậu ấy đã thêu dệt nên nó.

Hòm thư của tôi trở nên bận rộn khi bạn bè và đồng nghiệp cứ liên tục nhắn với tôi "Cậu cần xem cái này, đây là thứ mà cậu đang nghiên cứu", và họ đã đúng. Cùng với nhiều đồng nghiệp trong lĩnh vực tâm lý học pháp lý, tôi tiến hành nghiên cứu để ngăn chặn hiện tượng khai man.

Vì thế, đây này là một trường hợp có tầm ảnh hưởng đến những nghiên cứu về cách tạo ra một kí ức tội ác.

Tại sao người vô tội lại thú tội?

Có 3 lí do chính khiến con người thú nhận một tội danh mà họ không hề phạm phải.

Thứ nhất, họ tình nguyện khai man. Thi thoảng, người ta thú tội bởi vì họ muốn nổi tiếng hoặc muốn bao che cho ai đó. Ví dụ như một thành viên trong băng đảng sẽ nhận tội thay cho đại ca của mình. Họ cũng có thể nói dối bằng cách nhận một tội danh nhẹ hơn tội mà họ bị cáo buộc. Như là nhận tội trộm cướp để thoát tội giết người. Dựng nên một vụ vụng trộm là cách hiệu quả để tạo ra chứng cứ ngoại phạm.

Thứ hai, họ trở thành một người phục tùng. Họ sẽ bám theo tình huống hoặc đưa ra lời khai mà họ nghĩ là người thẩm vấn muốn nghe. Họ đoán, như cách Brendan đã làm. Vì cảnh sát muốn nhanh chóng phá án, họ luôn muốn nghe lời thú tội. Vấn đề đối với kiểu lời khai này là người đó có thể nói rằng họ phạm tội nhưng không thực sự tin tưởng vào điều đó. Tại sao người ta có thể trở nên phục tùng như vậy? Họ có thể bị choáng ngợp trước tình huống trước mắt và muốn thoát khỏi đó ngay lập tức. Cách dễ dàng để thoát khỏi chuỗi câu hỏi khó nhằn từ phía cảnh sát chính là thú tội.


Thứ ba, họ gặp vấn đề trong việc tách rời thực tại với tưởng tượng. Điều này có nghĩa là con người có thể thực sự tin rằng mình phải thú tội (dù họ không làm gì sai) và họ còn có thể nhớ được cách thức tội ác diễn ra. Đây gọi là ký ức tội ác sai lệch. Những kí ức này có thể cực kì dồi dào chi tiết, và người đó có thể thật sự tin vào câu chuyện được thêu dệt nên trong quá trình cảnh sát thẩm tra. Kiểu lời khai này gọi là "đồng bộ hoá", bởi người khai hoàn toàn xem các sự kiện trong vụ án như một phần trong quá khứ của mình.

Cách thêu dệt nên một ký ức án mạng

Making a Murderer đào sâu vào những giả định mơ hồ của cảnh sát và chiến thuật giúp ích cho việc tạo ra một lời khai man. Một điều mà chương trình vẫn chưa khám phá ra là sau khi có được lời khai đầu tiên từ nghi phạm, làm cách nào để khiến họ tin vào nó. (tức là nghi phạm lúc này đưa ra lời khai man nhưng thâm tâm họ vẫn chưa thật sự tin rằng mình phạm tội). Đây là điều mà tôi đang nghiên cứu, 70% người tham gia kể lại tường tận cho tôi cách họ thú tội (hành hung, hành hung với vũ khí và trộm cướp), những tội chưa từng có thật. Đây là cách lời khai man được thêu dệt nên:

Bước 1: Bắt đầu với việc nói với một người nào đó rằng họ đã làm một việc (mà thực ra họ chưa từng làm), các nhà khoa học thường gọi đây là "làm sai lệch thông tin". Giai đoạn này sẽ càng thuyết phục hơn nếu bạn có quyền lực và khẳng định có bằng chứng trong tay.

Bước 2: Khi họ bác bỏ lời buộc tội của bạn với những thứ đại khái như "Tôi không làm chuyện đó", hãy bác bỏ nó. "Tất nhiên là anh có làm đấy. "Khai sự thật đi."

Bước 3: Gợi ý giúp họ nhớ lại. Để họ tưởng tượng lại án mạng ấy như thế nào. Từ đây sẽ dẫn đến hiệu ứng "thổi phồng trí tưởng tượng", khi đó, mọi thứ được thêu dệt nên dựa trên nền tảng niềm tin rằng họ thật sự đã gây ra án mạng.

Đây là điểm Making a Murderer dừng lại. Họ có được lời thú tội từ Brendan và rồi ngừng làm phiền cậu ta. Tuy nhiên, trong một vụ án khác, cảnh sát có thể đòi hỏi một lời thú tội hoàn chỉnh hơn – nghi phạm phải hoàn toàn chấp nhận nó là sự thật. Ở những trường hợp này, chúng ta tiến đến bước tiếp theo, tại đây, nghi phạm từ phục tùng trở nên thành thật tin vào kí ức sai lệch.

Bước 4: Liên tục khẳng định rằng họ phạm tội và bắt họ cố gắng tưởng tượng về vụ án. Cố gắng khiến họ phác hoạ nên các chi tiết. Động cơ gây án? Nơi gây án? Thời điểm gây án? Cảm giác họ như thế nào? Dù họ nhớ đến bất kì thứ gì cũng phải dựa vào đó để củng cố vụ án. Nói như thể ký ức thật sự đang dần trở về. "Thật tốt khi cậu nói ra sự thật".

Bước 5: Thu hoạch toàn bộ kí ức sai lệch và ghi âm lời thú tội của nghi phạm thật chi tiết về cách họ phạm tội (mà họ chưa từng làm). Lúc này, nghi phạm đã thật sự tin rằng họ phạm tội.


Các chuyên gia nổi tiếng thế giới về khai man, gồm Saul Kassin và Richard Leo, khẳng định rằng nguỵ tạo lời khai có thể dẫn đến bắt nhầm người vì những hướng suy luận sai lệch, phá hoại bằng chứng. Cảnh sát và đội pháp y có thể bị mắc vào "thị giác đường hầm", khiến họ phớt lờ những chứng cứ cho thấy nghi phạm này vô tội.

Chỉ xảy ra với những người yếu đuối hay sao?

Trong Making a Murderer, Brendan Dassey là một cậu bé 16 tuổi yếu ớt, IQ thấp và chịu áp lực khi bị thẩm tra.

Vì thế, chúng ta dễ dàng hiểu được lí do tại sao một số người đầu óc trì trệ lại có thể tạo ra một lời khai giả. Tuy nhiên, dù những người khai man thường khá nhu nhược, thật ra hầu hết chúng ta vẫn sẽ khai man nếu đặt vào những tình huống thích hợp.

Theo Innocence Project, gần 25% các bản án sai đều liên quan đến khai man hoặc đổ tội cho người khác. Hầu hết những người này đều đã trưởng thành và có chỉ số IQ trong mức bình thường. Khiến người ta thú nhận một việc mà họ không hề làm dễ dàng hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.



Cre: tamlyhoctoipham.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16: C16: 16. Tội Phạm Hoang Tưởng


Việc giết người, đối với người bình thường, dó là một tội lỗi. Nhưng đối với bản thân kẻ giết người, đó có thể là một "sứ mệnh thiêng liêng".



Bài ca chết chóc

Từ tháng mười năm 1972 đến tháng hai năm 1973, một loạt vụ giết người xảy ra quanh Santa Cruz, California. Nạn nhân bao gồm bốn người đi cắm trại (bị giết trong một vụ thảm sát tập thể), một linh mục, một người đàn ông đang đào đất trong vườn, một cô gái đi nhờ xe, một người quen và vợ, và một người mẹ với hai đứa con (cũng bị giết chung). Cảnh sát bắt được hung thủ chỉ vài phút sau khi hắn đã giết nạn nhân thứ mười ba, hắn là Herbert Mullin (một số nguồn ghi là Mullen), 25 tuổi.

Không lâu sau người ta phát hiện hắn đã từng phải nhập viện năm 1969 vì cạo tóc và tự thiêu sau khi nghe những giọng nói nhưng đã được xuất viện. Nhập viện và lại xuất viện, hắn trở thành kẻ lang thang. Theo lời khai, hắn đã dừng sử dụng thuốc kháng thần và sau đó "nghe thấy" một giọng nói thôi thúc hắn giết người. Hắn tin là trái đất "hiểu" tỉ lệ tử đang quá thấp và đang khơi mào thảm họa tự nhiên để khắc phục tình hình. Vì vậy, nhiệm vụ được trao cho Mullin để cứu người dân California khỏi trận siêu động đất có khả năng phá hủy và nhấn chìm cả bang xuống biển. (Có lúc hắn gọi là "lục địa của tôi".) Hắn có thể làm điều này bằng cách tạo ra "thảm họa nhỏ". Hắn quyết định "ca bài ca chết chóc" để thuyết phục mười ba người hoặc là tự sát, hoặc là chấp nhận làm vật hy sinh (hắn bảo họ nói chuyện với hắn bằng ngoại cảm). Bằng một con dao, súng trường, súng lục, và gậy bóng chày, hắn tấn công nạn nhân một cách ngẫu nhiên cho đến khi bị cảnh sát bắt được. Được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng, hắn cho rằng mình vô tội với lý do rối loạn tâm thần. Dù vậy, bồi thẩm đoàn phát hiện ra rằng hắn hoàn toàn tỉnh táo và buộc tội hắn hai điểm ở án giết người cấp độ một và tám điểm ở án giết người cấp độ hai (và một loại khác được thêm vào sau này).

Có rất nhiều kẻ giết người bị loạn tinh thần khi thực hiện hành vi giết người, nhưng hiếm khi tòa tuyên bố hắn vô tội vì lý do mất lý trí. Điều này có thể thấy trong một số vụ án lo ngại bị cáo sau khi được thả có nên bị giam ở bệnh viện tâm thần. Nhưng luật pháp cũng ghi nhận chứng loạn tâm thần, một chứng bệnh tâm lý, không nhất thiết biểu thị mất lý trí. Một người có thể bị ảo tưởng khi gây án nhưng vẫn nhận thức được việc mình làm là sai. Đó là lý do luật sư bào chữa ở cả hai bên đều dựa vào chuyên gia tâm lý để chứng minh bị cáo đang ở trạng thái tâm lý nào khi gây án.

Ý chí phạm tội (mens rea)

Hệ thống luật pháp dựa trên quan điểm con người là những tác nhân lý trí có thể tự do lựa chọn hành động trong đa số sự việc, và vì thế con người phải chịu trách nhiệm và có thể bị trừng phạt. Tuy nhiên, chuyên gia tâm thần khẳng định rằng phần lớn hành vi còn người được quyết định bằng những yếu tố vượt ngoài khả năng điều khiển và nhận thức của họ. Vì vậy, tội trạng có thể được giảm nhẹ ở một mức độ nào đó, chứ không phải hoàn toàn. Mặc dù một người có thể có khách quan tội phạm (actus reus - hành động gây án) họ có thể không sở hữu ý chí phạm tội (mens rea - khả năng có ý định gây án, thừa nhận sai lầm, và biết trước kết cục). Cả hai điều kiện đều cần thiết để quyết định một người có chịu trách nhiệm hình sự hay không.


Hướng điều tra chủ chốt trong vụ án có liên quan đến rối loạn tâm thần là xác định trạng thái tâm thần của bị cáo tại thời điểm xảy ra vụ án và chứng bệnh tâm thần đó có liên hệ đến hành vi gây án hay không. Quan điểm này có từ thời Hy Lạp, nhưng chính xác hơn, thuật ngữ bị cáo rối loạn tâm thần của Mỹ xuất phát từ một vụ án ở Anh năm 1843. Daniel MNaghten cảm thấy mình bị quấy rối bởi những điệp viên tưởng tượng và để trả đòn phủ đầu, hắn bắn chết thư ký của Thủ tướng (nhầm tưởng đó là Thủ tướng). Hắn có ý định giết người, nhưng nhận thức của hắn bị hư hỏng nặng đến nỗi tòa phán quyết hắn không biết rằng mình đã làm sai. Đáp trả dư luận dậy sóng, hội đồng hoàng gia xem xét lại vụ án và lập ra tiêu chuẩn để đánh giá bị cáo có mất lý trí hay không: "tại thời điểm gây án, bị cáo chịu ảnh hưởng của một căn bệnh tâm thần, và không biết bản chất và ý nghĩa của việc mình đang làm, hoặc bị cáo biết việc mình đang làm, nhưng lại không nhận thức được việc đó là sai." Bệnh tật và khuyết tật đã cướp đi năng lực tự do lựa chọn của một người, và sự trừng trị của pháp luật là không đủ để họ cảm thấy đắn đo.

Tại Mỹ, nhiều năm liền có những cải tổ, bao gồm việc thêm lưu ý rằng dù một người có thể nhận thức được tính chất phạm tội của hành vi, họ vẫn bị thúc ép thực hiện hành vi ấy. Nói cách khác, một người có thể có sự điều khiển sai lệch đối với hành động của mình, điều này có khả năng là do những chứng bệnh tâm lý nhất định. Một số kẻ giết người hàng loạt được bào chữa là hoặc không có khả năng nhận thức hành động sai trái, hoặc không có khả năng điều khiển hành vi. Các chứng rối loạn nhất định thường dẫn đến mất chức năng hoạt động. Trước khi mô tả chúng, hãy so sánh một vụ án được phán là bị cáo bị mất lý trí với một số vụ khác bị cáo không thể thoát tội.

Dị thường

Khi cảnh sát đến một nông trại 195 mẫu bên ngoài Plainfield, Wisconsin vào năm 1957 để nói chuyện với người độc thân lập dị Edward Gein vì nghi ngờ dính líu đến một vụ cướp, hắn không có nhà. Họ nhìn xung quanh và vào nhà bếp ngoài trời, thấy một cái xác mặc đồ được treo lên trần. Khi nhìn kỹ hơn, họ rất sốc khi phát hiện đó là một thi thể phụ nữ không đầu, bị rút nội tạng, treo ngược. Họ tự hỏi liệu người đã chết này có phải là người bán hàng bị mất tích tên Bernice Worden. Họ cũng nghĩ tới ba năm trước có người mất tích tên Mary Hogan, bị bắn và mang đi.

Bên trong nhà, họ phát hiện một cảnh tượng kinh tởm: đệm ghế được làm bằng da người, một hộp chứa bảo quản bộ phận sinh dục nữ, một hộp khác chứa bốn cái mũi phụ nữ, một dây nịt được làm bằng núm vú, một quả tim trong cái túi gần lò nướng, hộp sọ từ một số đầu lâu, ruột trong tủ lạnh, mặt nạ người chết từ chín phụ nữ được bảo quản, một bộ da phụ nữ đầy đủ có cả bộ phận sinh dục, một khuôn mặt có da đầu tóc đen (sau đó được xác định là của Mary Hogan), đầu của Worden ở giữa hai tấm nệm, và một đôi môi treo trên sợi dây. Khi mọi thứ đã được thu thập, có thể thấy Gein, một người sống ẩn dật có vẻ vô hại, cất giữ bộ phận cơ thể của ít nhất mười lăm phụ nữ trong nhà hắn. Hắn cũng làm phòng ngủ của người mẹ quá cố thành một miếu thờ được bảo quản hoàn hảo để tưởng nhớ bà.

Edward Gein

Khi bị thẩm tra, Gein sẵn sàng thừa nhận trộm bộ phận cơ thể của xác phụ nữ mới chết từ nghĩa trang suốt mười năm. Hắn cũng đã giết Bernice Worden và Mary Hogan, vì họ có kích thước phù hợp mà hắn cần để làm bộ áo da người (hắn mặc nó để nhảy múa dưới ánh trăng). Hắn có vẻ không nhận thức được việc mình làm là sai. Vụ án kỳ dị này thu hút truyền thông quốc tế, nhất là những ai nghiên cứu tâm lý học tội phạm, và họ cho rằng Gein được nuôi dạy bởi một người mẹ áp bức, đạo đức chủ nghĩa, giờ bà đã chết, sau khi người bố rượu chè và anh trai của hắn chết vài năm trước đó. Bà đã dạy hắn rằng tình dục là một thứ đồi trụy và hư hỏng, "gây ra" sự thiếu cân bằng tâm lý. Vì vậy, hắn trở nên mơ hồ đối với tình dục. Hắn thích đọc sách về giải phẫu người, ăn thịt người, và thí nghiệm Nazi, dùng những cái đầu bị teo để trang trí căn nhà của mình (hắn còn cho trẻ em xem nữa).

Tại phiên điều trần năm 1958, Gein được phán mắc bệnh tâm thần và được đưa vào viện tâm thần vô thời hạn. Mười hai năm trôi qua và hắn được định là đủ khả năng trình tòa vì tội giết Bernice Worden. Thẩm phán Robert Gollmar phán hắn có tội với tội danh giết người cấp độ một, nhưng trong giai đoạn chịu tội, Gein lại được phán vô tội vì lý do mất lý trí và phải nhập viện lần nữa. Năm 1974, hắn trình kiến nghị, cho rằng mình đã bình phục và cần được thả tự do. Kiến nghị của hắn bị bác bỏ. Hắn chết vì suy hô hấp năm 1984 và được chôn bên cạnh mẹ mình.


Peter William Sutcliffe thì không may mắn như vậy. Hắn bị bắt năm 1981 sau sáu năm điều tra ở Anh vì tội giết người dưới cái tên "the Yorkshire Ripper" (Kẻ đồ tể xứ Yorkshire). Vụ án bắt đầu từ những cô gái mại dâm, với những bức thư ký tên "Jack the Ripper" được gửi đến cảnh sát, cùng lời lẽ khiêu khích tương tự. Nhưng những vụ giết người này còn tàn bạo hơn của Red Jack, và ít thường xuyên hơn. Một xác phụ nữ được phát hiện ở Leeds năm 1975 bị đập vào đầu đến chết bằng búa, và bị đâm khắp cổ, ngực, và bộ phận sinh dục mười bốn lần. Một nạn nhân khác được tìm thấy vào ba tháng sau, nhưng phải mất một năm sau thì hắn mới tiếp tục thực hiện bảy vụ giết người trong vòng mười lăm tháng. Tất cả đều bị đánh bằng dùi cui và bị chém. Ở một số vụ, hung thủ cắt xẻ bộ phận sinh dục của nạn nhân, ban đầu nạn nhân là gái mại dâm, nhưng phạm vi nhanh chóng lan rộng ra nữ nhân viên và sinh viên đại học. The Ripper cũng chuyển sang dùng tuốc nơ vít, đâm vào mắt nạn nhân. Có những người sống sót nhưng phải chịu biến dạng cực độ.

Khi được lấy lời khai bởi cảnh sát vì nghi ngờ chèo kéo gái mại dâm, Peter Sutcliffe, 35 tuổi, đã kết hôn, và từng là nhân viên nhà xác, có một cái búa đầu tròn và hai con dao (hắn đã cố giấu chúng trong bụi cỏ). Khi bị thẩm tra bởi Tổ điều tra Vụ án the Ripper, trong vòng mười sáu tiếng hắn thừa nhận thực hiện hai mươi vụ tấn công đâm chém và mười ba vụ giết người. Trong xe tải của hắn, cảnh sát tìm thấy một tờ ghi chú: "Trong xe tải này là một người đàn ông có tài năng thiên phú tiềm ẩn có thể gây chấn động cả đất nước, có năng lực sục sôi có thể lấn át những ai xung quanh." "Tinh tiết giảm nhẹ án" của hắn dựa trên lời khai rằng giọng nói của Chúa phát ra từ một ngôi mộ mà hắn đào ra lệnh cho hắn phải giết gái mại dâm: Hắn có một "nhiệm vụ thiêng liêng" (và cả một lịch trình trả thù vì bị một người phản bội). Cả hai bên đều đồng tình rằng hắn mắc chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng, nhưng tòa vẫn cho rằng hắn hoàn toàn tỉnh táo khi tấn công nạn nhân. Hắn bị khép tội giết người và nhận mức án tù chung thân.

[...]

Rối loạn tâm thần

Bệnh tâm thần cực độ bao gồm những cảm xúc, hành vi, suy nghĩ, niềm tin kỳ dị và nhiễu loạn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một người trong công việc và các mối quan hệ, thường sẽ cô lập người đó. Ở các dạng nghiêm trọng, nó có thể khiến một người trở nên nguy hiểm đối với người khác và/hoặc với chính bản thân họ. Từ giữa thế kỷ mười chín, tâm thần học đã cố gắng phân loại bệnh tâm thần ở từng người, và điều này đã được chính thức hóa ở một số văn bản [...].

Chứng rối loạn tâm thần thường thấy nhất, tâm thần phân liệt (schizophrenia), được xác định dựa trên sự lẫn lộn giữa suy nghĩ và lời nói, đôi lúc trở nên mãn tính. Chứng bệnh này xảy ra đồng đều giữa nam và nữ, và thường là ở độ tuổi mười lăm đến ba mươi lăm. Nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền có ảnh hưởng, một người được di truyền khuynh hướng mắc bệnh có thể bị kích hoạt bởi tác động bên ngoài.

Tâm thần phân liệt thường khiến người bệnh bị ảo tưởng làm nhiễu loạn thực tế của họ. Ví dụ, "Railway Killer" (Kẻ giết người trên đường tàu) Angel Maturino Resendez, 40 tuổi, cho rằng nhiệm vụ của hắn là cưỡng hiếp và giết chín người ở ba bang, vì họ độc ác. Resendez cũng tin là hắn có thể đi lại khi đang ngủ, trở nên vô hình, và thay đổi khí hậu. Hắn nghĩ rằng lý do hắn trốn được cảnh sát trong hai năm là nhờ tốc độ siêu nhiên của mình và sự bảo hộ của Chúa. Hắn bảo chó dò tìm của cảnh sát không muốn chạm trán "thiên thần sói-hổ với diện mạo của một con khủng long". Bồi thẩm đoàn bác bỏ lời biện hộ mất lý trí của hắn và hắn bị khép tội giết người cấp độ một.


Nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của tâm thần phân liệt là dị biệt về hóa học hoặc cấu trúc của não bộ. Những triệu chứng ban đầu bao gồm cảm giác căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, và mất đi hứng thú. Ở giai đoạn tồi tệ nhất, con người trải qua ảo tưởng, ảo giác, và rối loạn ngôn ngữ. Một số người mắc bệnh sẽ phát triển khuynh hướng bạo lực, đặc biệt là những ai trải qua ảo giác mệnh lệnh như Mullen và Sutcliffe đã khai.

Tâm thần phân liệt là chứng bệnh suốt đời chưa có thuốc chữa. Thuốc kháng thần có thể giúp ổn định hóa học não bộ, nhưng phải được sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ. Có rất nhiều vụ án mà hung thủ đã dừng thuốc. Trên thực tế, một số người mắc bệnh tâm thần phân liệt được cho là đủ khả năng thực hiện một số giai đoạn của quá trình phạm tội, bao gồm tự bào chữa. Colin Ferguson, hung thủ của vụ giết người tập thể vào một buổi chiều ở giờ cao điểm tại đường sắt Long Island, là một ví dụ. Một người khác, dù không đến mức độ đó những vẫn muốn tự bào chữa là "Unabomber" Theodore John Kaczynski, người đã giết ba người và làm bị thương hơn hai mươi người khác bằng một loại vụ đánh bom bằng thư từ. Hắn cũng viết một bản tuyên ngôn dài 35,000 chữ chống lại thế giới hiện đại và bị bắt vào năm 1996.

[...]

Một dạng rối loạn tâm thần khác là rối loạn xúc động lưỡng cực (bipolar affective disorder), từng được biết đến với cái tên rối loạn hưng cảm-trầm cảm (manic-depressive disorder). Đó là chứng rối loạn tuần hoàn dựa trên những thay đổi tâm trạng đột ngột từ hưng cảm sang trầm cảm, và người bệnh có thể có những giai đoạn cảm xúc mạnh và năng lượng cao khiến họ cảm thấy siêu nhiên. Họ đi không ngơi nghỉ suốt một quãng thời gian dài, có những suy nghĩ lớn lao, và có thể hoàn thành khối lượng công việc lớn. Tuy nhiên, họ sẽ ngay lập tức chuyển sang trạng thái trầm cảm nghiêm trọng, đôi lúc còn kèm theo ảo giác và ý nghĩ tự tử. Có thể họ nghe thấy những giọng nói ở một trong hai giai đoạn, nhưng ở khoảng giữa hai giai đoạn, họ cảm thấy bình thường.

Là người khác làm

Trong giới chuyên gia sức khỏe tâm thần, việc chẩn đoán chứng rối loạn đa nhân cách (dissociative identity disorder - DID) được ghi trong quyển DSM-IV thay cho tên gọi cũ trước năm 1994 (multiple personality disorder - MPD). Căn bệnh này thường bị nhầm lẫn với tâm thần phân liệt vì có nhân cách bị chia cắt. Ý nghĩa của DID là một người bị phân chia thành nhiều nhân cách khác nhau và hai hoặc nhiều hơn hai nhân cách phụ cùng chia sẻ một cơ thể, mỗi nhân cách có một danh tính riêng và thay phiên điều khiển tính cách và hành vi. Người ta tin rằng đây là kết quả của một chấn thương tâm lý (ngay cả điều này vẫn còn đang được tranh luận), như là lạm dụng tình dục, và thường phát sinh trước năm tuổi. Ở một mức độ nào đó, như một số chuyên gia đã viết, "nhân cách thay thế" trỗi dậy để bảo vệ "nhân cách cốt lõi" trước những cảm xúc quá mãnh liệt. Một số nhân cách thay thế xuất hiện để hình thành những động lực bị cấm.

Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, DID là một phương pháp trị liệu để đối phó với những ký ức bị kìm nén. Chuyên gia chỉ ra rằng ký ức chấn thương không được ghi nhớ vẫn còn có năng lượng để bộc phát thành các triệu chứng như trầm cảm, tê dại, đa cảm, và phản ứng với những kích thích nhất định từ môi trường có thể chạm đến ký ức đó. Đôi lúc còn có cả những hồi tưởng mơ hồ. Những người này có thể "thoát xác", mất liên hệ với thực tế, bỏ qua những nỗi đau thể xác, và chịu đựng một cơn hoảng loạn bất ngờ. Họ cũng sẽ mắc phải rối loạn ăn uống và một số thói nghiện ngập, và ngược đãi người khác hoặc chính bản thân họ. Nhìn chung, họ gặp vấn đề với chuyện tình cảm và có thể bị rối loạn tình dục và rối loạn giấc ngủ.

Mặc dù tính xác thực của DID vẫn còn gây tranh cãi, rất nhiều tội phạm đã nhìn ra tiềm năng giảm nhẹ tội, và có khi còn thoát được tội. Một số kẻ giết người hàng loạt cho rằng mình có một nhân cách khác trong cơ thể để trốn tránh trách nhiệm. Ví dụ, John Wayne Gacy, người đã giết ba mươi ba chàng trai trẻ dưới tên "Jack Hanley", một nhân cách thay thế. Sau khi nhận tội và vẽ bản đồ tầng hầm bên dưới căn nhà nơi cất giấu hơn hai mươi nạn nhân, hắn "thoát xác" và giả vờ rằng Hanley đã thực sự vẽ bản đồ. Tuy nhiên, mánh khóe này không thành công và hắn nhanh chóng phải từ bỏ, dựa trên một chẩn đoán tâm thần - ngất xỉu khi uống rượu tạo điều kiện cho một "động lực không thể cưỡng lại" mỗi lần hắn giết người. Điều này cũng không mang lại kết quả tốt đẹp cho hắn.


[...]

Nhắc đến việc làm giả một nhân cách "xấu" khiến hắn giết người, kẻ sát nhân thường được liên hệ nhất là Kenneth Bianchi, thành viên của một nhóm tên là "Hillside Stranglers" (Những kẻ bóp cổ bên sườn đồi). Họ bắt đầu hành động ở Los Angeles vào năm 1977, và trong một vài tháng, chín phụ nữ bị sát hại và vứt xác dọc theo lòng đường bên sườn đồi. Nhân chứng đã nhìn thấy hai người đàn ông cùng với một nạn nhân, nghĩa là có nhiều hơn một hung thủ gây án. Người phụ nữ thứ mười bị bỏ bên trong cốp xe của cô, nhưng phải đến vụ án chết hai mạng người ở Bellevue, Washington, cảnh sát mới có đầy đủ đầu mối dẫn hướng điều tra đến Kenneth Bianchi và em họ của hắn, Angelo Buono.

Khi Bianchi ngồi tù, luật sư bào chữa của hắn nhờ bác sĩ tâm thần John Watkins khám cho hắn. Watkins cho Bianchi vào trạng thái thôi miên, khiến hắn thừa nhận gây ra các vụ giết người và khai ra em họ mình, rồi hắn cho rằng mình bị MPD. Vì hắn giết người dưới tên "Steve Walker", hắn không có khả năng hầu tòa. Ba chuyên gia khác cũng bị thuyết phục với trường hợp của Bianchi.

Bên công tố đã thuê chuyên gia riêng, bác sĩ Martin Orne, người biết rằng cảnh sát đã điều tra ra "Steve Walker" là tên của một sinh viên đại học mà Bianchi đã trộm danh tính để làm giả quá trình chẩn đoán. Để bẫy hắn, bác sĩ Orne nghĩ ra một kế: ông nói với Bianchi rằng đa số người mắc MPD có nhiều hơn hai nhân cách, và không lâu sau "Billy" xuất hiện. Bianchi cũng giả vờ chạm vào một người giả tưởng không có ở đó, nhưng ảo giác không phải là một triệu chứng, và cơ quan thẩm quyền đã biết rằng Bianchi đang diễn kịch. Dưới sức ép, hắn thừa nhận lừa gạt cảnh sát. Điều này tạo điều kiện cho công tố khép tội hắn với bảy vụ giết người và buộc tội em họ hắn. Năm 1983, tòa kết tội Buono với chín vụ giết người với chín bản án tù chung thân.

Một vấn đề đã nảy sinh tại phiên tòa của Arthur Shawcross, kẻ bị truy tố giết mười phụ nữ ở Rochester, New York, từ 1988 đến 1989. Dù hắn đã thú nhận chi tiết, luật sư bào chữa vẫn biện hộ hắn "vô tội vì lý do mất lý trí". Để được coi là mất lý trí ở bang New York, Shawcross phải chứng minh tại thời điểm gây án, hắn chịu phải một căn bệnh hoặc tổn thương tâm thần khiến hắn hoặc không biết mình đang làm gì, hoặc không nhận thức được việc mình làm là sai.

Luật sư bào chữa thuê bác sĩ Dorothy Lewis, bác sĩ tâm thần và là chuyên gia về ảnh hưởng của các chứng rối loạn lên hành vi bạo lực. Lewis tin rằng Shawcross gặp chấn thương tâm lý vô cùng nghiêm trọng khi còn bé và mắc chứng động kinh thùy thái dương chưa hoàn thiện làm chặn ký ức. Những cơn động kinh chỉ xảy ra dưới những tình cảnh đặc biệt, như là khi hắn ở một mình với gái mại dâm vào ban đêm. Shawcross hỗ trợ bà bằng cách chấp nhận thôi miên, và bà đã quay phim lại để đưa ra trước tòa. Lewis rất tức giận khi tổ bào chữa không thể lấy được bản quét não mà bà cần để chứng minh vụ án dưới góc độ thần kinh học. Bà cũng không biết rằng một chuyên gia biện hộ khác cũng đã thẩm tra Shawcross cùng lúc đó - điều này có thể đã ảnh hưởng đến những gì Shawcross nói với bà. Vì thế, hy vọng sử dụng hắn làm ví dụ cho lý luận của bà trở nên rắc rối.

Bác sĩ Park Dietz, bên công tố, cho rằng Shawcross mắc chứng rối loạn nhân cách phản xã hội (antisocial personality disorder), không được coi là rối loạn hay tổn thương tâm thần gây cản trở nhận thức. Hắn nhớ đầy đủ các vụ án của mình để cung cấp chi tiết và đầu mối cho cảnh sát tìm ra hai nạn nhân nữa. Hắn cũng đã cố gắng tránh né điều tra và tránh vây bắt, vì vậy hắn biết điều hắn làm là sai và có thể khiến hắn bị bắt giam. Trên thực tế, hắn đã từng ngồi tù vì tội giết người tình dục. Kết thúc phiên tòa dài năm tuần, thầm phán ra quyết định Shawcross hoàn toàn tỉnh táo và khép tội hắn với mười điểm tội giết người cấp độ ha. Hắn nhận mười bản án hai mươi năm tù đến tù chung thân.



Cre: tamlyhoctoipham.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17: C17: 17. Bệnh Lưỡng Cực


Bipolar Disorder - Bệnh Lưỡng Cực


Bệnh Lưỡng cực từng được gọi là bệnh phấn khích – trầm cảm. Và đến tận nay có nhiều nhà tâm lý học thích dùng thuật ngữ này hơn vì nó diễn tả đúng các triệu chứng của bệnh. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-4 thì bệnh nhân mắc bệnh Lưỡng cực phải trải qua giai đoạn phấn khích và trầm cảm, hai giai đoạn trái ngược hẳn nhau thế nên mới có tên là bệnh Lưỡng cực. Tuy nhiên khi bản chính của DSM-5 ra đời năm ngoái thì phần chẩn đoán này đã bị loại bỏ và thay vào đó, DSM-5 nhấn mạnh giai đoạn phấn khích và tạo ra một phần tiêu chuẩn chẩn đoán mới cho bệnh Lưỡng cực có đủ giai đoạn phấn khích và trầm cảm. Nhưng ở bài viết này, tôi chỉ đề cập đến bệnh Lưỡng cực I và II nhấn mạnh vào giai đoạn phấn khích với những triệu chứng chẩn đoán theo DSM-5. Xin hãy lưu ý từ "phấn khích" ở đây tôi dùng với ý nghĩa tột cùng, cực kỳ phấn khích (thế nên mới gọi là "cực") , chứ không phải phấn khích vui mừng bình thường.

Phấn khích, tuy khác hẳn với trầm cảm, nhưng cả hai đều có chung đặc điểm là sự nhiễu loạn cảm xúc đi kèm với nhiều triệu chứng khác. Triệu chứng của phấn khích bao gồm cảm xúc hân hoan, tự mãn về bản thân, thời gian ngủ ít đi, dễ bị phân tâm, áp lực cần phải nói và nói nhiều hơn nữa, và suy nghĩ dường như chạy đua trong đầu nhanh hơn cả nói. Vì thế phấn khích tột độ giống như trầm cảm, là một hội chứng tâm lý.

Để nhìn rõ hơn các khía cạnh của hội chứng tâm lý này, chúng ta hãy bắt đầu với một case bệnh và thông qua đó, xác định các triệu chứng chẩn đoán của chứng Lưỡng cực.

Debbie, một cô gái độc thân 21 tuổi, phải nhập viện tâm thần giữa giai đoạn phấn khích. Cô đã từng được chữa trị tâm lý trầm cảm khoảng vài tháng khi cô còn học ở trường cấp 3 nhưng sau đó thì cô không nhận bất kỳ trị liệu nào nữa. Sau khi chấm dứt hai mùa học ở trường đại học cộng đồng thì Debbie tìm được một công việc tốt tại văn phòng quảng cáo của tòa soạn báo địa phương, và cô đã làm việc ở nơi đó khoảng hai năm.

Giai đoạn phấn khích của Debbie có thể lần ngược lại khoảng ba tháng trước khi cô nhập viện. Lúc ấy Debbie cảm thấy vui vẻ một cách bất thường trong vài tuần. Ban đầu thì cô không nghĩ đến điều gì bất thường. Ngược lại, Debbie cảm thấy như vậy rất rốt. Mọi thứ dường như đang đi đúng hướng. Năng lượng của cô tràn đầy, đồng thời cô cảm thấy tự tin với chính bản thân của mình và trong mọi mối quan hệ với người khác, đặc biệt là với cậu bạn trai mới vừa chuyển đến một thành phố xa. Ban đầu, cô rất chào đón cảm giác này, một phần vì bản tính Debbie khá ngại ngùng và xấu hổ khi phải tiếp xúc với người khác.

Một ngày nọ, Debbie cảm thấy cực kỳ hồ hởi. Cô thôi việc một cách bốc đồng và đi thăm bạn trai mình. Bỏ công việc mà không suy xét kỹ, và không có phương hướng thay thế tìm công việc khác là dấu hiệu đầu tiên cho thấy khả năng phán đoán, suy xét sự vật sự việc của Debbie có vấn đề. Mặc dù cô chỉ mang đủ tiền để mua vé máy bay nhưng cô ở lại thành phố đó tận vài tuần. Cũng chính trong khoảng thời gian đó, cô bắt đầu thấy khó ngủ. Cảm xúc của cô bắt đầu thay đổi. Dần dần vui mừng bị thay thế bởi sự khó chịu, bực mình. Cô trở nên mất kiên nhẫn và cực kỳ nóng vội, và điên tiết lên nếu bạn trai không đồng ý với cô. Một lần nọ, cả hai có một trận cãi vã lớn ở bãi đỗ xe trước nhà của cậu bạn trai. Cô cởi áo ra và từ chối mặc lại một cách bực tức mặc cho cậu bạn trai yêu cầu và cả sự hiện diện của mọt số người chung quanh. Ngay sau đó cô thu dọn quần áo và đi ra đường vẫy tay xin quá giang vài chiếc xe để đi về nhà.

Lúc về đến nhà ba mẹ, Debbie bắt đầu cãi nhau với họ không ngừng nghỉ trong vòng vài ngày. Cảm xúc của cô dao động thường xuyên. Có lúc cô tràn trề động lực với những kế hoạch và dự định và nếu kế hoạch cô gặp trở ngại thì ngay lập tức cô sẽ trở nên cuồng nộ giận dữ. Cô gọi điện cho một câu lạc bộ tennis và đề nghị được huấn luyện riêng mặc dù cô không đủ khả năng tài chính để chi trả chuyện đó. Mẹ cô phải ngăn cuộc điện thoại giữa chừng và cô bỏ nhà đi trong giận dữ, tiếp tục quá giang nhờ xe đến câu lạc bộ tennis. Giữa đường cô được hai người đàn ông lạ mặt cho quá giang và khuyên cô theo họ đi dự tiệc thay vì đi tập tennis. Khi đến bữa tiệc, cảm xúc của cô trở nên phấn khích lại và ngay trong đêm đó cô quan hệ tình dục với ba người đàn ông lạ mặt mà cô chưa gặp bao giờ.

Ngày hôm sau cô mượn tiền một người bạn và trở về nhà. Lúc đó cô đã có cuộc cãi vã lớn với ba mẹ. Debbie tấn công ba của mình và lái xe của họ đi. Giận dữ, thất vọng và lo sợ trước hành động của con, ba mẹ cô đã gọi cảnh sát đến. Thông qua sự xác định của chuyên viên tâm lý trước sự bất thường về nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc bạo lực, cả khả năng phán xét của Debbie, chuyên viên tâm lý đã sắp xếp để cô được nhập viện.


Trong viện, biểu hiện của Debbie đầy tính tham chiến, khiêu khích và đòi hỏi. Mặc dù cô ngủ tổng cộng khoảng bốn giờ trong ba ngày, cô bảo cô vẫn tràn trề năng lượng. Cô quyến rũ lẳng lơ trước những bệnh nhân nam khác bằng cách ngồi trên đùi họ, hôn họ và thỉnh thoảng cởi áo quần mình ra. Debbie có vài ý tưởng lạ lùng như bảo cô là vận động viên bơi lội Olympics, hoặc cô là sinh viên trường y. Cô không nghĩ nhận thức của mình có vấn đề gì, và cô khẳng định rằng mình đến viện tâm thần là vì muốn giúp đỡ các bệnh nhân khác.

"Tôi là chuyên viên chữa trị tâm linh học, tôi có năng lực chữa thương từ vũ trụ. Tôi nhìn mọi thứ rõ ràng và sâu đến tận gốc rễ và tôi phải chia sẻ kiến thức này cho những người xung quanh."

Cũng giống như bệnh trầm cảm. Các triệu chứng của bệnh Lưỡng cực chia làm bốn mục: Cảm xúc, Nhận Thức, Sinh lý và Hành vi.

Triệu chứng cảm xúc:
Bệnh nhân cảm thấy phấn khích không tưởng, tựa như họ đang "đứng trên đỉnh thế giới". Giống như Debbie vậy, cô cảm thấy vui vẻ lạc quan, mặc cho những hành vi không phù hợp ấy mang lại bất lợi cho cuộc sống của cô. Tuy nhiên, qua một thời gian những cảm xúc đó trở nên trầm trọng hơn, kéo dài trở nên có hại với người bệnh. Chưa có một ranh giới rõ ràng nào giữa cảm giác tích cực, vui vẻ, làm việc hiệu suất cao với cảm xúc không thể điều khiển được và gây hại đến bản thân.

Kay Jamison, giáo sư môn tâm thần học ở trường y học John Hopkins đã diễn tả lại sự chuyển đổi thầm lặng này trong căn bệnh Lưỡng cực mà cô mắc phải.

"Có một nỗi đau rất đặc biệt, phấn chấn, cô độc và khiếp sợ trong cơn điên rồ này. Khi bạn phấn chấn vui vẻ, những cảm xúc đó rất to lớn, dữ dội. Suy nghĩ và cảm xúc lướt qua bạn nhanh và thường xuyên như sao băng, và bạn cứ đi theo nó cho đến khi bạn tìm được cái tốt hơn và sáng hơn. Xấu hổ không còn, năng lực quyến rũ người khác như điều hiển nhiên. Bạn trở nên nhạy cảm hơn, muốn quyến rũ người khác và được người khác quyến rũ. Tất cả những vấn đề khó khăn dường chưa tồn tại. Bỗng nhiên, mọi thứ từ từ thay đổi. Những suy nghĩ, ý tưởng đó trở nên quá nhanh, nhanh đến mức bạn không kịp nắm bắt nó. Sự rối loạn thay thế sự rõ ràng. Mọi thứ lúc trước đang đi đúng hướng dường như bây giờ chống đối lại bạn. Bạn cảm thấy khó chịu, giận dữ, sợ hãi, không kiềm chế được bản thân và bạn giống như bị nhốt trong cái hang động đen tối nhất của tâm trí."

Nhiều người mắc bệnh lưỡng cực, mặc dù họ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc nhưng đồng thời cũng rất dễ tức giận, giống như Debbie trong case bệnh bên trên.

Triệu chứng nhận thức:
-Các bệnh nhân bệnh Lưỡng cực thường nói rằng suy nghĩ của họ đột nhiên nhanh hẳn đi. Ý tưởng suy nghĩ lướt qua đầu họ trước khi họ kịp suy nghĩ. Bệnh nhân còn thường dễ bị phân tâm, phản ứng trước những kích thích ngoài theo cách không thể lý giải nổi hoặc không mạch lạc. Sự hoang tưởng khuếch đại và tự mãn quá mức về bản thân cũng là một trong những đặc điểm của bệnh Lưỡng cực. Trong trường hợp trên thì Debbie nghĩ rằng mình là vận động viên Olympics và nhà tâm linh học là các triệu chứng nhận thức.


Triệu chứng cơ thể:
Người bị bệnh lưỡng cực ngủ rất ít nhưng lúc nào cũng cảm thấy trần trề năng lượng và phấn khích tột đỉnh. Tuy nhiên việc không đảm bảo giấc ngủ khiến cho khả năng tư duy và cảm xúc của họ bị ảnh hưởng. Đó cũng có thể là lý do sau một thời gian cảm thấy phấn khích và tích cực thì cảm xúc người bệnh chuyển sang khó chịu, giận dữ và nóng nảy.

Triệu chứng hành vi:
Như tôi lặp đi lặp lại nhiều lần bên trên. Người mắc bệnh lưỡng cực thích giao du và đầy năng lượng. Hành vi của Debbie là một ví dụ. Hành vi quyến rũ và thách thức của cô ở trong viện là không phù hợp. Cô không thể nào ngồi yên một chỗ trong vài phút. Dường như mọi thứ trở nên cực kỳ thú vị với cô và cô dễ bị phân tâm, thay đổi từ suy nghĩ này đến kế hoạch khác.

Tổng kết lại, các triệu chứng dùng để chẩn đoán bệnh Lưỡng cực bao gồm:

-Suy nghĩ rời rạc, nhanh và không liên kết

-Suy nghĩ, niềm tin hoang tưởng.

-Cảm giác khó chịu không phù hợp với tình huống

-Cảm giác hân hoan không phù hợp

-Ham muốn tình dục tăng cao


-Nói nhanh hơn bình thường và lớn giọng.

-Có nhiều năng lượng hơn mức bình thường.

-Khả năng suy xét phán đoán giảm

-Ngủ ít vì năng lượng nhiều hơn mức bình thường, gây ra khó ngủ.

Giai đoạn phấn khích phải kéo dài trong một tuần và hầu hết mỗi ngày, và phải có từ ba triệu chứng tôi liệt kê ở trên trở lên mới được chẩn đoán bệnh Lưỡng cực.

Giai đoạn phấn khích này được chia làm hai loại, cực phấn khích và hơi phấn khích. Sự khác nhau giữa hai loại này dựa vào mức độ nặng nề và thời gian của nó. Với cực phấn khích thì giai đoạn này phải kéo dài ít nhất một tuần, còn với hơi phấn khích thì giai đoạn này phải kéo dài ít nhất bốn ngày. Cực phấn khích khiến người bệnh không thể tham gia vào các hoạt động xã hội bình thường như Debbie, còn người bệnh với giai đoạn hơi phấn khích thì họ vẫn có thể tham gia các hoạt động xã hội bình thường dù họ có thể gặp một số khó khăn nhất định.

Bệnh lưỡng cực với cực phấn khích như Debbie sẽ được xếp vào bệnh lưỡng cự c loại I. Một số bệnh nhân với chẩn đoán này đồng thời cũng có khoảng thời gian bị trầm cảm trước hay sau giai đoạn phấn khích.

Bệnh lưỡng cực với hơi phấn khích sẽ được xếp vào loại II. Ngoài ra các triệu chứng chẩn đoán của hai bệnh này gần như giống nhau.

Bệnh trầm cảm nếu xuất hiện giai đoạn phấn khích sẽ ngay lập tức được chẩn đoán là bệnh Lưỡng cực thế nên không có trường hợp hai bệnh xảy ra trong cùng một người. Chỉ có hoặc bệnh trầm cảm, hoặc bệnh Lưỡng cực.

Đã xong phần triệu chứng, vậy thì chúng ta cùng đi đến phần nguyên nhân nhé. Do chưa có nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh tâm lý nên hầu hết các bệnh tâm lý đều được xét dưới mô hình xã hội, sinh học và tâm lý. Bệnh Lưỡng cực cũng không ngoại lệ.


Nghiên cứu về những ảnh hưởng của tác nhân xã hội và tình huống áp lực đối với bệnh Lưỡng cực không nhiều nhưng một vài nghiên cứu đã cho thấy vài tuần trước giai đoạn phấn của thì tầng suất các sự kiện áp lực trong cuộc sống đều tăng cao. Khác với bệnh trầm cảm, các sự kiện diễn ra trước giai đoạn phấn khích tột độ không phải tiêu cực mà là tích cực ví dụ như họ đạt được mục tiêu quan trọng nào đó trong cuộc sống, được lên chức v...v

Sự chỉ trích của những người thân trong gia đình đối với bệnh nhân bị bệnh Lưỡng cực có thể khiến cho họ tái phát bệnh nhanh hơn. Bằng chứng này cho thấy tiến trình của bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường.

Nghiên cứu giữa các cặp song sinh cùng trứng và khác trứng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh Lưỡng cực ở các cặp song sinh cùng trứng cao hơn hẳn so với các cặp song sinh khác trứng. Vì thế bệnh Lưỡng cực có thể di truyền được, nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con cũng mắc bệnh Lưỡng cực cao hơn người thường.

Ngoài ra sự rối loạn chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrine (có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm xúc), hoặc có nhiều chất dẫn truyền GABA (có chức năng gây hứng khởi) đều có thể gây ra bệnh Lưỡng cực.

Vì thế nên thuốc dùng để điều rị bệnh Lưỡng cực thường dùng các thuốc điều chỉnh hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh này. Trong đó muối Lithium carbonate (LiCO3) được dùng nhiều nhất. Muối này làm giảm hàm lượng GABA và khiến cảm xúc ổn định hơn. Tuy nhiên có khoảng đến 40% bệnh nhân mắc bệnh Lưỡng cực không cải thiện sau khi dùng thuốc. Những trường hợp như thế thì bệnh nhân sẽ được kê đơn dùng thuốc chống chấn động (anticonvulsant). Có khoảng 50% bệnh nhân có phản ứng tích cực với thuốc và thuốc này có thể dùng để trị giai đoạn phấn khích tột độ rất tốt.

Đi cùng với việc dùng thuốc thì phương pháp chữa trị nhận thức cũng được áp dụng nhiều. Hai phương pháp này được áp dụng chung với nhau làm tăng thêm hiệu quả chữa bệnh. Phương pháp chữa trị nhận thức cố gắng điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của bệnh nhân với các tình huống áp lực trong cuộc sống cũng như quan điểm của bệnh nhân về việc dùng thuốc. Bệnh Lưỡng cực khó chữa hơn bệnh trầm cảm ở chỗ bệnh nhân không cảm thấy phiền với tình huống của bản thân, ngược lại, họ thích cái cảm giác phấn khích ấy hơn, họ thích được "high" như vậy thế nên một số bệnh nhân từ chối uống thuốc hoặc từ chối nhận bất kỳ điều trị nào.

Bệnh Lưỡng cực không tự nhiên mà khỏi, nếu cứ kéo dài thì tình trạng bệnh sẽ càng thêm nặng nề. Nó không phải là bệnh mà nếu bạn cứ nghĩ mình không sao là nó khỏi được.

Bài viết đến đây đã dài nên tôi xin tạm dừng ở đây. Tôi cũng không ngờ là nó dài đến vậy. Đến khi viết rồi mới phát hiện ra có nhiều điểm cần phải triển khai. Kỳ sau tôi định viết về tự tử và vài mẩu chuyện đời tôi nếu có ai muốn đọc. Còn không thì tôi chuyển qua bệnh khác vậy.

Có một chuyện tôi cần phải nói rõ ở đây. Khi các bạn đọc các bài viết về bệnh chứng, bạn có thể tự xem xem mình có bao nhiêu dấu hiệu nhưng xin đừng tự chẩn đoán mình mắc bệnh này bệnh nó. Việc đó có hại đến tâm lý của các bạn. Chẳng ai cảm thấy vui vẻ khi nghĩ mình bệnh cả và điều đó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh bạn. Nếu bạn nghi ngờ phân vân thì hỹ đến gặp bác sĩ tâm lý để được định hướng và chẩn đoán chính xác nhất.



Cre: Hiroshimi.wordpress.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18: C18: 18. Rối Loạn Nhân Cách Hoang Tưởng


Peranoid Personality Disorder - Rối Loạn Nhân Cách Hoang Tưởng


Khi học về rối loạn nhân cách, tôi may mắn được một vị khách mời là bác sĩ tâm lý điều trị tại một bệnh viện nổi tiếng đến làm giảng viên khách mời. Thầy giảng bài rất cuốn hút khiến cho 80 phút trôi qua trong chớp mắt và điều tôi thích nhất trong bài giảng ngày hôm đó chính là việc thầy diễn tả các bệnh rối loạn nhân cách dưới góc nhìn về bảy tội lỗi lớn nhất của con người trong Kinh Thánh chính là phẫn nộ, phàm ăn, lười biếng, kiêu ngạo, đố kỵ, trụy lạc và tham lam. Theo thầy, bảy tội lỗi đó tượng trưng cho bảy tính cách xấu xa hủy hoại lòng nhân từ, thấu hiểu của con người.

Tuy nhiên chúng ta có đến 10 bệnh rối loạn nhân cách, và trong bảy tội lỗi của con người, phàm ăn (là ví dụ trái ngược của sự điều độ) được dùng làm đại biểu cho rắc rối trong sự phát triển tâm lý từ thuở nhỏ. Bất kỳ sự quá mức nào cũng có thể dẫn đến sự bất bình thường trong việc phát triển tâm lý. Ví dụ trải nghiệm quá mức thống khổ đau đớn như đánh đập, lạm dụng tình dục có thể dẫn đến rối loạn trầm cảm, lưỡng cực, hay rối loạn đa nhân cách. Còn lại sáu tội lỗi được chia cho hai trong ba nhóm bệnh rối loạn nhân cách chính là nhóm B và C, mỗi nhóm có những đặc điểm tính cách riêng biệt tượng trưng. Bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội – ASPD nằm trong nhóm B với những đặc điểm về tính cách như kịch tính, thất thường và đầy xúc cảm. Nhóm C tôi sẽ bàn tới trong loạt bài kế tiếp vì sợ luồng thông tin quá nhiều mọi người sẽ không hiểu hết được. Riêng nhóm A thì không có tội lỗi nào làm đại diện nhưng nhóm được gọi là nhóm kỳ quặc (The Weird- tên thầy tôi đặt) với tính cách, hành vi kỳ dị, khó hiểu.Và trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bệnh rối loạn nhân cách nằm trong nhóm A – Bệnh Hoang Tưởng (Paranoid Personality Disorder)

Chúng ta hãy bắt đầu với một case study trước khi đi vào triệu chứng, chẩn đoán và chữa trị nhé.


Anh C. người Hàn Quốc, 23 tuổi. Khi còn bé, anh là một đứa trẻ im lặng, lạnh lùng và dường như có chút xa cách với gia đình. Anh chuyển đến Mỹ sinh sống vào năm 8 tuổi, lúc học tiểu học, anh được bạn bè và thầy cô nhận xét là một học sinh ngoan và giỏi toán, tuy có chút cô độc nhưng đó là do anh chọn như vậy. Khi lên trung học và cấp ba thì C bị bạn bè cùng trang lứa bắt nạt và chọc ghẹo. Có một lần thầy giáo dọa là sẽ cho anh ở lại lớp nếu anh không chịu tham gia thảo luận cùng bạn thì C mới chịu mở miệng nhưng nói rất nhỏ, rời rạc và trầm thấp như thể anh đang ngậm cái gì trong miệng vậy. Lúc học đại học, C được giáo viên nhận xét là học sinh cá biệt, có vấn đề. C học chuyên ngành anh văn nhưng những bài anh viết lúc nào cũng tối tăm, u ám và dọa dẫm. Có lần C còn bị giáo viên mời ra khỏi lớp vì hành vi của anh gây ảnh hưởng đến lớp học và các sinh viên. C bị tố cáo là theo dõi hai sinh viên nữ và còn chụp những bức ảnh từ chân hướng lên của các bạn nữ khác. Có một lần C gửi tin nhắn có ý định tự tử tới bạn cùng phòng của mình. Người bạn này báo cảnh sát và anh bị giám sát. Tuy C bị tòa bắt đi khám bác sĩ tâm lý nhưng sau hai lần khám thì họ đề nghị không giữ anh trong viện tâm thần mà cho điều trị tại nhà. Vào 7h15 sáng ngày 16 tháng 4 năm 2007, C cầm theo hai khẩu súng bắn chết bạn cùng phòng của mình và bắt đầu cuộc thảm sát đẫm máu khiến toàn nước Mỹ rúng động và làm dấy động lên làn sóng yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt hơn về súng và tình trạng sức khỏe, đặc biệt là tình trạng tâm lý của học sinh sinh viên khi nhập học (Do ở Mỹ, hồ sơ sức khỏe chỉ có bác sĩ và bệnh nhân được biết, bác sĩ không được đưa hồ sơ bệnh án cho bất kỳ đoàn thể, cơ quan nào mà không có sự đồng ý của bệnh nhân, do đó trường học không có hồ sơ sức khỏe của học sinh, sinh viên, cũng như không hề biết về tình trạng tâm lý của họ).

Cuộc thảm sát đó chính là cuộc thảm sát đại học công nghệ Virginia. Hung thủ chính là Seung Hui Cho

Bức thư nằm trong gói đồ Cho gửi cho đài NBC cùng ngày cuộc thảm sát xảy ra chứa đầy giận dữ,

"Các người có cả trăm tỷ cơ hội để ngăn chặn điều này xảy ra nhưng các người không làm. Các người quyết định để tôi đổ máu. Các người ép tôi vào bước đường cùng, chỉ cho tôi một sự lựa chọn duy nhất. Quyết định đã nằm trong tay các người. Và bây giờ những đôi tay ấy sẽ đẫm ướt máu tươi mà không bao giờ gột rửa cho sạch được."


"Cảm ơn, vì các người mà tôi có thể chết như Chúa Jesu, người đã truyền cảm hứng cho các thế hệ yếu đuối và không thể tự bảo vệ bản thân."

Chưa có một chẩn đoán chính thức về Seung Hui Cho mặc dù có rất nhiều giả thuyết về chứng bệnh tâm thần mà Cho mắc phải, trong đó có chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng. Để tránh nhiễu thông tin vì mức độ phức tạp, chúng ta sẽ bỏ qua các chẩn đoán khác và tập trung phân tích dạng rối loạn nhân cách hoang tưởng mà Cho mắc phải.

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng thường không tin tưởng người khác, lúc nào cũng nghi ngờ mọi người nghĩ xấu hay có ý đồ xấu với mình mà không có bằng chứng hay lý do chính đáng. Người mắc chứng này tin rằng mọi người ngoài kia muốn hãm hại, lợi dụng, sỉ nhục họ. Với bạn gái/trai hay chồng/vợ của mình, họ lúc nào cũng nghĩ là người kia ngoại tình, không chung thủy mặc dù họ không có bằng chứng gì để chứng minh điều đó. Họ đổ lỗi cho người khác cho những điều không may xảy ra với họ. Họ luôn luôn đúng, chỉ có người khác sai. Người mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng thường hay chỉ trích, ganh tỵ, đổ thừa... Họ bỏ rất nhiều công sức để tự bảo về mình và xa lánh với mọi người, tấn công người khác khi họ cảm thấy bị đe dọa bởi người đó. Lúc nào cũng giận dữ, thù dai, ganh tỵ một cách bệnh hoạn, suy nghĩ lệch lạc. Những hành động, lời nói, cử chỉ bình thường, hay mang tính tốt đẹp đều bị họ coi là xấu xa, cười nhạo họ. Vì thế nên họ không bao giờ tâm sự với người khác, không cho phép bản thân thiết lập bất kỳ mối quan hệ nào. Cảm xúc chủ đạo trong họ chính là giận dữ và nghi kỵ. Nói ngắn gọn, đặc điểm chính của rối loạn nhân cách chính là,

Đa nghi (Suspect)
Không tha thứ, thù dai (Unforgiving)

Nghi ngờ người khác lợi dụng, hãm hại mình (Suspect)
Nóng tính, dễ tấn công người khác (Perceives attacks on character)
Kẻ thù hay bạn bè? Không tin vào lòng trung thành (Enimies or Friend?)
Không muốn tâm sự với người khác (Confiding – Reluctance)
Cảm thấy bị đe dọa ngay cả từ những hành động bình thường (Threatening meaning read in benign remarks)
Mỗi chữ cái trong bảy gạch đầu dòng trên tạo thành chữ SUSPECT – Nghi ngờ, cũng chính là đặc điểm nổi bật riêng biệt của rối loạn nhân cách hoang tưởng. Mặc dù người thường ai cũng có nghi ngờ nhưng người mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng nghi ngờ tột độ dẫn đến gây hại cho người khác và hủy hoại các mối quan hệ cá nhân của người đó. Hung thủ Cho có biểu hiện một số triệu chứng của bệnh này như nghi ngờ người khác muốn hại mình, muốn mình đổ máu, cách ly gia đình và xã hội, suy nghĩ lệch lạc, hành vi quá khích, vượt mức bình thường, đổ thừa mọi sự bất hạnh của mình là do người khác mang lại.

Chưa có nguyên nhân chính thức gây ra bệnh rối loạn hoang tưởng nên bệnh được giải thích dưới mô hình xã hội – sinh lý – tâm lý (biopsychosocial model). Từ việc những người mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng có thân nhân mắc chứng tâm thần phân liệt cho thấy sự di truyền giữa hai bệnh này và gien có vai trò quan trọng. Trải nghiệm thời thơ ấu như bị đánh đập, lạm dụng cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh.


Giải thích dưới góc nhìn thuyết phân tâm học (psychoanalytic theory), các bệnh rối loạn nhân cách là hệ quả từ việc các cơ chế tự bảo vệ bản thân trong tiềm thức hoạt động không thống nhất. Đối với bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng, cơ chế phóng chiếu suy nghĩ (projection) hoạt động không bình thường. Phóng chiếu suy nghĩ chính là động lực, ý tưởng, mong muốn mà một người không thể nào giải quyết hay chấp nhận được thì sẽ được phóng chiếu ra thế giới bên ngoài và áp đặt vào người khác. Nếu cơ chế này không hoạt động thì có thể dẫn đến bệnh trầm cảm (tự nhận tất cả mọi việc không may xảy ra đều là lỗi của mình trong khi thật ra nó không phải), còn nếu hoạt động quá mức thì dẫn đến rối loạn nhân cách hoang tưởng (tất cả chuyện không hay xảy ra với mình đều là lỗi của người khác) . Với những nhà khoa học theo phương pháp nhận thức- hành vi, họ cho rằng những người mắc bệnh này là hệ quả từ những niềm tin ẩn giấu bên dưới rằng người khác lúc nào cũng lừa dối cộng thêm việc thiếu tự tin vào bản thân.

Với sự hoạt động bất thường của cơ chế tự bảo vệ bản thân, việc chữa trị phổ biến cho rối loạn nhân cách hoang tưởng cũng dựa trên thuyết phân tâm học. Đa số bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách không cho rằng họ có vấn đề, do đó họ không tự đi khám hay tư vấn tâm lý, nhất là với người mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng. Sự đa nghi khiến cho họ nghi ngờ tất cả mọi người khiến cho việc điều trị khó khăn vì chuyện ngưng điều trị giữa chừng xảy ra thường xuyên. Chữa trị theo phân tâm học cần thời gian dài vì đó là phương thức điều trị gián tiếp. Chuyên viên tâm lý sẽ không nói thẳng vào vấn đề mà bệnh nhân đang mắc phải, thay vào đó họ sẽ lắng nghe bệnh nhân nói nhiều hơn và thu thập thông tin. Họ ngồi sau lưng bệnh nhân, không để cho cảm xúc của bệnh nhân ảnh hưởng đến mình hay của mình ảnh hưởng đến bệnh nhân vì điều đó dễ gây ra việc chẩn đoán sai lầm. Vì tính chất nghi ngờ của bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoang tưởng, chuyên viên liệu trị phải tốn rất nhiều công sức để gầy dựng niềm tin nơi bệnh nhân. Ngày qua ngày, bệnh nhân sẽ tin tưởng họ thêm và sẽ tiết lộ ra nhiều suy nghĩ lệch lạc khác. Họ sẽ phải giải quyết các suy nghĩ lệch lạc này một cách cẩn thận để không mất đi mục tiêu trị liệu và đồng thời không làm dấy lên nỗi nghi ngờ của bệnh nhân. Những sự nghi ngờ vô căn cứ của bệnh nhân đa phần là hoang tưởng thế nên không thể giải thích cho bệnh nhân theo logic được vì họ sẽ không nghe theo và điều đó có thể hủy hoại sự tin tưởng giữa họ và chuyên viên trị liệu. Mục tiêu cuối cùng của phương thức chữa trị này là giúp cho bệnh nhân có một số kỹ năng hòa nhập cơ bản, cũng như giao tiếp xã hội, và niềm tự tin nơi bản thân.

Do đa nghi nên bệnh nhân thường không dùng thuốc, tuy nhiên một số thuốc như chống trầm cảm, lo lắng có thể được kê đơn nếu bệnh nhân có triệu chứng lo âu quá mức (Anxiety disorder), là hệ quả từ việc nghi kỵ và không tin tưởng bất kỳ ai. Hiện nay chưa có cách nào để phòng bệnh này nhưng một số kế hoạch trị liệu giúp cho bệnh nhân nào có xu hướng mắc bệnh học cách giải quyết tình huống tốt đẹp hơn.



Cre: Hiroshimi.wordpress.com
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
563,037
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19: C19: 19. Rối Loạn Định Dạng Giới Tính/muộn Phiền Giới Tính


Gender Dysphoria - Rối Loạn Định Dạng Giới Tính/Muộn Phiền Giới Tính


Nguồn cơn để tôi viết nên bài này là từ một cuộc tranh luận giữa tôi – một người ủng hộ tình yêu đồng tính thật sự, chứ không phải tình yêu theo phong trào, ủng hộ hôn nhân đồng tính và hai page khác, một mang tiếng thầy lang mà lại gọi đồng tính là bệnh, page còn lại là phản đối hôn nhân đồng tính. Tôi sẽ không nói tên page ra đâu, vì cuộc tranh luận này là từ cuối tháng 10 các bạn muốn xem cũng khó. Dẫu sao tôi tranh luận cũng hơn 60 cái com, chẳng ai có kiên nhẫn mà đọc, với lại tính tôi nhỏ mọn, chẳng muốn kéo view cho page mà tôi không thích, vậy chẳng khác gì PR miễn phí.


Trong cuộc tranh luận đó, tôi bàn về Gender Dyphoria –GD , đã từng được gọi là Gender Identity Disorder – GID, được VN mình biết dưới tên Rối loạn định dạng giới tính. DSM-5 ra đời, đã đổi tên bệnh lại, thông qua đó, cũng thay đổi trọng tâm chẩn đoán bệnh. Bệnh này nay được gọi là Muộn phiền giới tính. Trước tiên tôi sẽ nói sơ về bệnh này, sau đó sẽ nói về phần mà tôi tranh luận và hy vọng rằng các bạn sẽ hiểu về hơn nội dung.

Cảm nhận của mỗi con người về việc mình là nam hay là nữ chính là định dạng giới tính. Định dạng giới tính gần như phản ánh cơ quan sinh lý của một đứa trẻ: Trẻ sơ sinh có bộ phận sinh dục nam học được nó là con trai, còn những trẻ có bộ phận sinh dục nữ học được nó là con gái. Định dạng giới tính khác hẳn với vai trò giới tính – vốn là những tính cách, hành vi và kỹ năng được xác định là phù hợp với nam giới hoặc nữ giới tùy theo văn hóa mỗi nước. Giống như ở Việt Nam mình, đàn ông là phải giỏi giang, gánh vác được cả gia đình, đàn bà là phải giỏi chăm chồng chăm con. Còn ở Mỹ thì đàn ông phải ga lăng, mở cửa xe, kéo ghế cho bạn gái ngồi mới là quý ông lịch sự, phụ nữ thì có thể không lấy chồng, hoặc lấy chồng mà không sinh con là chuyện bình thường.

Có một số người khẳng định rằng cơ quan sinh dục của họ và giới tính không phù hợp với nhau. Ở đàn ông, họ cảm thấy rằng mình là phụ nữ bị mắc kẹt trong cơ thể của một người con trai. DSM-5 xếp loại sự phiền muộn, khó chịu với cơ quan sinh dục là Muộn phiền giới tính. Những người này không hẳn tin tưởng rằng họ thuộc về giới tính còn lại mà họ cảm giác rằng, ngoại trừ là ngoại trừ bộ phận sinh dục thì họ có xu hướng thiên về giới tính bên kia hơn.

Những báo cáo về những người chuyển giới cho thấy họ nhận thức rõ những cảm giác khó chịu, phiền muộn này từ khi còn rất nhỏ. Nhiều báo cáo nói rằng họ mặc đồ và hành xử theo vai trò giới tính của giới tính còn lại. Nghĩa là đối với một bé trai mắc chứng này, sẽ có xu hướng mặc đồ và có hành vi như những bé gái. Mức độ nặng nề của sự khó chịu thay đổi tùy theo mỗi người. Nó sẽ ít dao động và dẩn dần chuyển nặng hơn khi đứa trẻ ấy bước vào tuổi vị thành niên với những sự thay đổi sinh lý cơ thể như con gái thì bắt đầu có ngực, và hông bự ra, còn con trai thì bắt đầu thay giọng, mọc râu và có cơ bắp. Những đặc điểm này khiến đứa trẻ khó tham gia vào các hoạt động và hành xử theo giới tính trái ngược. Có rất nhiều trẻ trong độ tuổi này bắt đầu bận tâm với mong muốn phẫu thuật thay đổi cơ quan sinh dục.


Mối liên hệ giữa Muộn phiền giới tính và xu hướng tình dục đến nay vẫn còn nằm trong vòng tranh luận. Một số nhà khoa học nói rằng những người chuyển giới chính là những người đồng tính tự nhận mình thuộc về giới tính còn lại như một cách để tránh sự kỳ thị của xã hội và những giá trị đạo đức không ủng hộ quan hệ đồng tính. Ý kiến này không hợp lý vì hai điều, thứ nhất, đồng tính nữ và đồng tính nam không hề bất mãn với cơ quan sinh dục của họ. Điều này chứng tỏ những người chuyển giới không chỉ đơn giản là muốn trốn khỏi kỳ thị xã hội về đồng tính. Thứ hai, nghiên cứu cho thấy người chuyển giới và người đồng tính có xu hướng gợi dục khác nhau khi tiếp xúc với cùng một kích thích. Cái này tôi đoán là những nhà nghiên cứu dùng biểu đồ điện não để so sánh.

Muộn phiền giới tính là một chứng bệnh tâm lý hiếm so với các bệnh tâm lý khác. Đàn ông chuyển giới sang đàn bà nhiều hơn là đàn bà chuyển giới sang đàn ông dựa trên tài liệu từ các văn phòng bác sĩ. Một số nghiên cứu ước tính tỷ lệ mắc chứng này là 1 trên 12,000 người với đàn ông và 1 trên 30,000 người với đàn bà.

Khởi nguồn về giới tính ở đàn ông và đàn bà bình thường vẫn còn chưa biết rõ, thế nên chẳng lạ gì khi chúng ta không biết được nguyên nhân gây ra muộn phiền giới tính. Vì nhiều nguyên nhân mà nhiều người tin rằng định dạng giới tính bị ảnh hưởng mạnh bởi các chất hóc môn sinh dục, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên động vật, nhưng đặc biệt nhất là những dữ liệu đến từ những người "song tính" (Pseudohermaphroditism). Những người này sinh ra theo di truyền học là đàn ông (XY) nhưng họ không thể sản xuất ra được hóc môn chịu trách nhiệm cho việc định hình cơ quan sinh dục (cây gậy và hai bé bi). Thế nên đứa trẻ sinh ra với hình dạng bộ phận sinh dục không phân biệt được là nam hay nữ.

Nhiều đứa trẻ như thế này được nuôi dưỡng như con gái trong gia đình. Khi đến tuổi thành niên, hàm lượng hóc môn testosterone đột nhiên tăng cao dẫn đến nhiều sự thay đổi to lớn với bộ phận sinh dục, khiến nó dần dần trở nên giống bộ phận sinh dục nam hơn. Giọng nói của trẻ sẽ trở nên trầm hơn, cơ bắp nhiều hơn và đứa trẻ sẽ nhanh chóng nhận định nó là con trai. Tốc độ chấp nhận và sự thoải mái trong việc thay đổi, xác nhận giới tính nam ở những đứa trẻ này tạo nên giả thuyết rằng bộ não đã được lập chương trình về thay đổi, lựa chọn giới tính này từ khi còn là phôi thai.

Đối với bạn, Rối loạn định dạng giới tính và Muộn phiền giới tính có gì khác nhau khi triệu chứng của hai chứng này gần như giống nhau? Đối với bạn có lẽ nó không có gì khác mấy ngoại trừ cái tên thay đổi nhưng đối với những chuyên viên chẩn trị tâm lý và những đứa học tâm lý như tôi, đó là sự thay đổi rất lớn bao gồm luôn cả trọng tâm chẩn đoán bệnh. Nếu như ở DSM-4 nó là một bệnh (các tác giả dùng chữ Rối loạn – Disorder) thì ở DSM-5 họ không coi nó là bệnh. Trọng tâm chứng này nằm ở những nỗi phiền muộn khó chịu với giới tính làm cho những người mắc chứng này gặp khó khăn trong việc hòa nhập xã hội và làm việc (Bỏ chữ rối loạn, thay vào đó là buồn bực – Dysphoria). Phương pháp chữa bệnh tập trung vào việc giải tỏa những nỗi muộn phiền này. Trong phần cập nhật mới nhất cho DSM-5, các tác giả đã nói rõ rằng việc cảm thấy không thoải mái bực bội với giới tính của mình không phải là bệnh mà là những hệ quả từ việc không thoải mái này như khó chịu, trầm cảm mới là điều quan tâm chính của bệnh này. Điều này có thể thấy rõ từ phương thức chữa trị của chứng này .

Dễ dàng nhận thấy có hai cách để chữa chứng này: một là thay đổi định dạng giới của một người để cho phù hợp với cơ quan sinh dục mà họ đang có. Hai là thay đổi bộ phận sinh dục để cho phù hợp với giới tính của một người. Có rất nhiều dạng chữa trị phân tâm học cố gắng thay đổi nhận định giới tính của một người (giống như thuyết phục người nam đang mắc chứng này rằng họ là nam, chứ không phải là nữ). Nhưng kết quả đến giờ đa số là tiêu cực.


Một phương pháp khác nhận được nhiều phản hồi tích cực chính là phẫu thuật chuyển giới. Người làm phẫu thuật chuyển giới phải ít nhất 18 tuổi và trước khi thực hiện phẫu thuật phải trải qua một thời sống vài tháng với giới tính mà họ mong muốn chuyển thành để chắc rằng đó là cuộc sống mà họ muốn. Đa số những người thực hiện phẫu thuật chuyển giới xong, nhiều năm sau cho biết họ sống rất tốt, biểu hiện tích cực. Các bài kiểm tra tâm lý cũng cho thấy với những người hoàn toàn phẫu thuật xong thì mức độ trầm cảm và lo lắng giảm dần so với những người chưa làm phẫu thuật. Phẫu thuật chuyển giới chính là cách giải tỏa nỗi muộn phiền về giới tính và khiến cho những người đó có thể hòa nhập tốt hơn.

Có nhiều bạn ủng hộ quan hệ, hôn nhân đồng tính giơ cao biểu ngữ cổ vũ "giới tính thứ ba". Cái này là hoàn toàn không đúng. Không phải các bạn không đúng mà là biểu ngữ không đúng. Giới tính (Gender) chỉ có hai, chính là nam và nữ. Còn về quan hệ đồng giới, dị giới thuộc về khuynh hướng tình dục (Sexual orientation). Xu hướng tính dục có bốn loại, đồng tính, dị tính, song tính và vô tính. Ba loại trước các bạn hẳn đã biết. Vô tính (asexual) ở đây mang nghĩa người này không có xúc cảm tình dục hoặc có rất ít các hoạt động tình dục với bất kỳ ai. Một nghiên cứu vào năm 2004 xác định tỷ lệ người vô tính ở Anh là khoảng 1% dân số.

Khuynh hướng tình dục và giới tính là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhưng có rất nhiều bạn vẫn lầm lẫn hai khái niệm này. Đó cũng chính là một phần tranh luận của tôi với các thành viên của hai page mà tôi nói ở bài trên. Một thành viên trong đó lấy trích dẫn từ một cuốn sách phát hành năm 2014 của APA,

In one perspective study of 66 boys with DSM-III diagnosis Gender Identity Disorder of Childhood, 75% subjects grew up identifying as gay men not as transgender. (Trong một nghiên cứu với 66 trẻ em trai được chẩn đoán mắc chứng rối loạn định dạng giới ở trẻ em, có khoảng 75% trong số này lớn lên tự nhận mình là đồng tính, chứ không phải là người chuyển giới).

Sau đó bạn ấy bảo rằng, từ cái study này có thể kết luận được, "Đồng tính luyến ái không phải là rối loạn định dạng giới. Nhưng ngược lại, Rối loạn định dạng giới nếu không được phát hiện và chữa trị thì bệnh nhân sẽ chuyển biến thành Đồng tính luyến ái hoặc sẽ đi tiến hành chuyển đổi giới tính."

Kết luận này thiếu cơ sở và thiếu cả chính xác. Chỉ dựa vào một nghiên cứu mà đưa ra một kết luận chung với tất cả những người mắc chứng Muộn phiền giới tính là hơi cẩu thả và thiếu độ tin cậy. Hơn nữa, nghiên cứu này còn dùng DSM-III làm cơ sở chẩn đoán, thời điểm sách dùng trích dẫn là năm 1987, nghĩa là nghiên cứu được thực hiện trong năm đó hoặc còn lâu hơn nữa. Điều này nói lên cái gì, nói lên kết quả nghiên cứu này có thể không còn áp dụng được với những tiêu chuẩn mới hiện nay. Bạn nào học tâm lý học sẽ biết, một khi DSM thay đổi thì tất cả các sách tâm lý đều thay đổi. Điều thứ hai là trong nghiên cứu không đề cập đến việc những người mắc bệnh rối loạn định dạng giới có đi chưa trị hay không, nên không thể bảo Rối loạn định dạng giới không được phát hiện và chữa trị sẽ dẫn đến đồng tính.


Muộn phiền giới tính/ Rối loạn định dạng giới tính là về những nỗi phiền muộn khi bị mắc kẹt trong cơ thể không phù hợp với giới tính của mình, chứ nó không liên quan gì đến xu hướng tình dục cả. Có nhiều trường hợp nhiều người đi chuyển giới xong về vẫn có những mối quan hệ đồng giới. Tôi đã xem vài video nói về những người nam chuyển giới sang nữ và sau khi chuyển giới xong họ có bạn đời là nữ. Đó chính là khuynh hướng tình dục của họ. Vì vậy không thể nói rằng Rối loạn định dạng giới dẫn đến Đồng tính luyến ái được. Cái này hoàn toàn sai lầm. Các bạn khi tìm nghiên cứu để đọc hoặc để viết, thì phải cẩn thận tránh việc kết luận cẩu thả như vậy. Một kết luận chung về một tập thể khó có thể dựa trên một nghiên cứu.

Bản thân tôi cho rằng Muộn phiền giới tính là bệnh phần nhiều do xã hội mang lại bởi vì sự kỳ thị, chỉ trỏ và định kiến hơn là căn bệnh mang lại cho chủ nhân của nó. Vậy tại sao DSM-5 không loại trừ nó ra khỏi danh sách các bệnh tâm lý? Những người khó chịu, buồn bực với giới tính của mình cần sự "chẩn đoán" để họ có thể nhận được sự chăm sóc và chữa trị. Phẫu thuật chuyển đổi giới tốn rất nhiều tiền, lên đến hàng trăm ngàn đô, nếu họ không có sự "chẩn đoán" từ bác sĩ là họ cần phẫu thuật để cảm thấy khỏe hơn, sống tốt hơn thì bảo hiểm sẽ không chi trả tiền để họ có thể có được sự chăm sóc cần thiết. Nếu loại bỏ bệnh này ra khỏi DSM-5 thì dẫn đến những khó khăn như vậy thế nên các tác giả của DSM-5 vẫn giữ lại bệnh này nhưng bắt đầu sự thay đổi về những định kiến từ việc chọn từ thích hợp như bỏ từ rối loạn và thay vào bằng muộn phiền như tôi đã nói trên. Như vậy thì tên sẽ giống hơn với triệu chứng và cũng loại bỏ ý nghĩ là bệnh nhân bị "bệnh"

Sau khi tranh luận xong phần đó, bạn ấy có hỏi tôi rằng, "Bao nhiêu người nghĩ mình đồng tính nhưng thực tế là họ mắc GID nhưng thiếu kiến thức nên ngộ nhận?Như vậy vấn đề tuyên truyền đồng tính đang khiến những người ngộ nhận này không nghĩ mình mắc bệnh, không muốn chữa trị ?"

Tôi đã trả lời như thế này, "Về câu hỏi của bạn, bao nhiêu người mắc GD không đc điều trị dẫn đến ngộ nhận. Như tôi nói, bạn nếu tìm được tài liệu nào nói về vấn đề này thì đưa lên đây. Nếu không có tài liệu thì những gì chúng ta bàn chỉ quay quanh xã hội và nhân đạo, sức thuyết phục sẽ hơi bị khó vì không có gì làm bằng chứng cả. Nhưng tôi cũng muốn nói một chút.

Tỷ lệ người mắc GD theo sách tôi là hiếm so với các bệnh tâm thần khác. Khoảng 1 trong 12,000 nam và 1 trong 30,000 nữ. Nếu chúng ta loại trừ những nước châu Âu, Mỹ và các nước có khoa học tiên tiến và chuyên ngành tâm lý học phát triển thì số người mắc GD nhưng thiếu kiến thức dẫn đến ngộ nhận là con số rất ít. Có thể vì thế nên nó không được ghi dữ liệu lại hoặc không có nghiên cứu nào nói về nó. Nếu bạn tìm ra tài liệu nào nói người mắc GID không được chữa trị dẫn đến ngộ nhận đồng tính thì cứ đưa lên đây. Và lúc đó chúng ta bàn tiếp về vấn đề này.

Tại sao tôi nói là loại trừ các nước châu Âu, Mỹ và các nước có nền tâm lý học phát triển? Do từ ở trường tiểu học xuyên suốt đại học đều có chuyên viên tâm lý để các trẻ em, thanh niên đều có thể tìm đến khi gặp khó khăn. Đến độ tuổi trước khi phát dục thì các em sẽ được chia ra thành hai nhóm trai và gái học giáo dục giới tính và khuynh hướng tình dục. Tôi đã từng ký giấy đồng ý cho cháu tôi khi ấy mới học lớp 5 để cháu tham gia buổi học về giới tính và khuynh hướng tình dục. Cấp 2, cấp 3 cũng như vậy. Lên đến đại học, nói không xa, trường tôi có nguyên một cái phòng khám tâm lý do các bác sĩ tâm lý, chứ không chỉ là chuyên viên tâm lý để khám và điều trị về bất kỳ nguyên nhân tâm lý nào. Ngay cả khi trong trường có bạn không may qua đời, trường cũng viết email cho tất cả học sinh, khuyên ai nếu cảm thấy buồn, phiền muộn thì hãy đến phòng tâm lý. Hệ thống y khoa liên thông tất cả các bác sĩ thuộc chuyên ngành khác nhau. Mỗi gia đình đều có bác sĩ gia đình nhất định, nếu gặp vấn đề khó khăn về tâm lý thì bác sĩ gia đình sẽ chuyển qua cho bác sĩ tâm lý giải quyết. Người bệnh sẽ không gặp cảnh bơ vơ không biết đi đâu hoặc không biết tìm ai. Hơn nữa với các nguồn dữ liệu và Internet dồi dào thì không sợ phần thiếu kiến thức ấy. Vậy thì tỷ lệ người mắc GID mà thiếu kiến thức là bao nhiêu ở những nước phát triển như vậy? Tôi nói là gần như con số 0.

Tiền đề để ngăn chặn những trường hợp như vậy thì trước hết xã hội phải chấp nhận người đồng tính và đối xử với họ như người bình thường, quan tâm đến phát triển tâm lý của họ. Họ không quan tâm đến giới tính và khuynh hướng tình dục mà quan tâm đến khả năng đóng góp cho xã hội của từng người. Họ coi mỗi người là "nguồn" để giúp cho xã hội đi lên và vì thế họ quan trọng tâm lý của mỗi người là vì thế, vì họ muốn ngăn cản lại những phiền muộn làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập của mỗi người, qua đó phần nào kéo xã hội đi xuống.

Trong những năm gần đây ở Mỹ những phong trào ủng hộ đồng tính đang giảm. Là vì người đồng tính bắt đầu nhận được những quyền lợi như những công dân bình thường. Kết hôn, nhận con nuôi, quyền lợi li dị... Họ còn có cả tổ chức bảo vệ quyền lợi cho mình sẵn sàng đấu tranh cho họ trên pháp luật của nước do những người có kiến thức, địa vị cao ủng hộ và phát triển.


Còn ở VN mình, tại sao phải tuyên truyền? Là do chúng ta cứ cấm cản. Ngay cả trong chương trình học về giới tính và sinh sản thì các cô giáo, thầy giáo còn thấy ngại và bỏ qua. Cách đây 8 năm khi tôi học lớp 11, cô tôi còn không đề cập đến nửa chữ. Việt Nam còn chưa có một tổ chức rõ ràng bảo vệ quyền lợi người đồng tính như một công dân tự do của nước (tôi không biết hiện giờ thì như thế nào). Các phong trào tuyên truyền do giới trẻ tự phát với mục đích đòi quyền lợi cho người đồng tính được đối xử như công dân bình thường. Vấn đề ở đây là do nhà nước cấm cản nên họ không được giáo dục về giới tính và khuynh hướng tình dục, và các tài liệu về vấn đề này được dịch ra rất ít và không da dạng. Không phải ai cũng như tôi, có cơ hội được ra nước ngoài mở mang kiến thức, hoặc như bạn đọc hiểu tiếng anh và có thể dùng nó để tìm các tài liệu bổ ích chưa được dịch khác. Vì thế tuyên truyền đi kèm với con dao hai lưỡi.

Vậy thì sao để giảm tải cái hại mang về? Thành lập một tổ chức phi chính phủ do những người có kiến thức khoa học và tâm lý phổ biến về giới tính và khuynh hướng tình dục. Nhà nước phải công nhận một số quyền lợi cho dân đồng tính, như dân đồng tính có thể kiện một công ty nếu họ không nhận người đó vì lí do là đồng tính dù người đó đủ điều kiện. Nếu không chấp nhận kết hôn thì ít ra cũng nên cho các cặp đôi đã sống lâu một số quyền lợi như phân chia tài sản hoặc hỗ trợ xã hội như Úc đã làm (xin lỗi nếu tôi nhớ nhầm) Nới rộng và quy định trường học phải dạy về giới tính....

Nhưng với một cái xã hội bảo thủ như VN thì những phương pháp tôi đề ra giống như người si nói mộng. Và vì thế bảo sao đồng tính ở VN ngày càng loạn đi. Bởi vì ngay cả bạn còn giới hạn quyền lợi công dân của họ, nhìn họ bằng con mắt kỳ dị hoặc thương hại vì họ "khác bình thường". Tâm lý con người dễ đồng cảm với những ai ở vị thế "yếu" hơn mình hoặc "tội nghiệp" hơn mình và vì thế mình dễ dàng tha thứ khi người đó làm gì sai. Có một số người đồng tính lợi dụng tâm lý này để mưu lợi và làm ra vẻ đáng thương, đổ lỗi cho xã hội. Chúng ta phải ngừng cái suy nghĩ "tội nghiệp" ấy đi và nghĩ họ như bình thường, đối xử với họ bình thường, thì lúc đó tình hình của người đồng tính VN mới khá hơn được, và phần nào giảm thiểu các tai nạn, và tệ nạn xã hội.

Phần tranh luận của tôi kết thúc ở đó vì page không cho bọn tôi tranh luận nữa và bạn kia cũng không quay lại trả lời.

Có một điều đáng buồn là khi tôi đọc những bài tranh luận bảo vệ đồng tính thì nhiều bạn lại dựa vào cảm tính như họ cũng là con người, cũng có quyền được yêu, được kết hôn. . . mà thiếu những kiến thức khoa học để phản biện lại những ý kiến mà bên phản đối đưa ra. Khiến cho các bạn bị đuối lý rồi đâm ra tức giận chửi thề... Làm cho bên kia hả hê và quy chụp rằng bọn bảo vệ hôn nhân đồng tính là nít ranh, chỉ biết theo phong trào chứ đầu óc chứ trong đầu chẳng có bao nhiêu kiến thức. Tôi nghe rất buồn, đó cũng là nguyên nhân khiến tôi nhảy vào tranh luận. Các bạn ạ, người Mỹ có câu, hãy bảo vệ bản thân bằng tri thức (armed yourself with knowledge). Các bạn thấy thương và thông cảm cho những người đồng tính thôi thì chưa đủ, các bạn còn phải hiểu rằng mình đang bảo vệ cái gì và vì sao mình lại bảo vệ nó. Đừng để cho người khác nghĩ rằng các bạn ủng hộ chỉ là vì phong trào. Hy vọng rằng bài viết này cung cấp đủ thông tin cơ bản để các bạn hiểu thêm về LGBT và có thêm kiến thức khi muốn bảo vệ cộng đồng đó.



Cre: Hiroshimi.wordpress.com
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom