Cập nhật mới

Dịch Vợ Người Du Hành Thời Gian

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Vợ Người Du Hành Thời Gian

Vợ Người Du Hành Thời Gian
Tác giả: Audrey Niffenegger
Tình trạng: Đã hoàn thành




Henry DeTamble mang trên mình một gen lạ, nó khiến anh có thể du hành thời gian. Rắc rối ở chỗ anh không thể tự chủ được thời gian và địa điểm đến. Tệ hơn, khi du hành, anh không thể mang theo bất cứ thứ gì. Bởi vậy, phần lớn thời giờ trong cuộc sống của anh là trần truồng, chạy trốn, ăn trộm quần áo, thức ăn, tiền bạc, đánh lộn, chống lại cảnh sát… Đó là chuỗi dài những tháng ngày bi kịch, bị đau đớn và dằn vặt cả về tâm hồn lẫn thể xác, anh trượt dài trong những ký ức đau buồn về cái chết của mẹ, về sự tuột dốc của cha và về sự kỳ dị lạc loài của chính mình. Anh hoàn toàn chán nản và tuyệt vọng.

Nhưng phần thưởng của việc du hành thời gian chính là việc anh có thể gặp người vợ trong tương lai của mình khi cô ấy chỉ mới 6 tuổi. Và mọi việc đã thay đổi từ đó.
Cô ấy là ai, Clare Abshire, cô ấy đã trải qua tuổi thơ kỳ dị và thú vị như thế nào để cuối cùng, khi gặp được người chồng của mình trong thực tại thì mọi việc cũng mới chỉ là bắt đầu… Tất cả bi kịch, tình yêu thương, những điều đẹp đẽ nhất vẫn còn là phía trước.

Với họ, quá khứ, hiện tại, tương lai chồng chéo, đan xen vào nhau, khiến cho độc giả phải khóc, cười, vui, buồn, hồi hộp, và đợi chờ cùng họ.

Vợ người du hành thời gian là “… câu chuyện lay động lòng người… Mối tình nồng cháy của họ hừng hực giữa biển thời gian và giam giữ họ trong chiếc bẫy tình không thể giũ bỏ. Cuốn sách được viết ra để quyến rũ người đọc hàng thế kỷ (Amazon.com).

“Một bi kịch được tạo nên bởi thật nhiều nỗi đau - tình cảm - niềm vui - và những điều ngang trái, đến nỗi nó bùng cháy trong cảm xúc (Monica Morgan).

Tờ Daily Telegraph của Anh đã bình chọn Vợ người du hành thời gian là một trong những cuốn sách hay nhất trong 25 năm qua, chỉ đứng sau Harry Potter. Sách bán được hơn 7 triệu bản trên toàn thế giới và được dựng thành phim với sự tham gia của Eric Bana và Rachel McAdams, được đánh giá là một trong những bộ phim tình cảm hay nhất năm 2009. Tại Việt Nam, bộ phim được trình chiếu với tên “Chồng ảo”.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1: Người đàn ông bên lề thời gian


CLARE: Thật khó khi là người bị bỏ lại. Tôi đợi Henry mà không hề biết anh ấy đang ở đâu, luôn phân vân tự hỏi liệu anh ấy có ổn không. Là người ở lại thật không dễ dàng.

Tôi giữ cho mình luôn luôn bận rộn để thời gian trôi qua nhanh hơn.

Tôi đi ngủ một mình và thức dậy một mình. Tôi đi dạo, hoặc làm việc cho đến khi mệt lả. Tôi ngắm nhìn cơn gió chơi đùa với những đám rác bị vùi dưới tuyết suốt mùa đông. Mọi việc tưởng chừng như đơn giản cho đến khi ý nghĩ lại ùa về. Tại sao tình yêu luôn mãnh liệt hơn trong xa cách?

Khi xưa, đàn ông căng buồm ra biển cả và phụ nữ mỏi mòn chờ đợi, họ đứng trên bờ dõi mắt về phía đại dương, mong được thấy bóng chiếc thuyền li ti phía cuối chân trời. Và giờ tôi đợi Henry trở về. Anh ấy tan biến bất chợt, không một lời báo trước, không tự nguyện. Tôi đợi. Mỗi giây trôi qua như cả một thế kỉ, dai dẳng và bất tận. Chúng trôi qua tôi chậm rãi, rõ rệt. Mỗi giây trôi qua, tôi lại thấy hàng giờ, hàng ngày dài chờ đợi khác đang đợi tôi phía trước. Tại sao anh ấy đến những nơi mà tôi không thể đi theo?

HENRY: Cảm giác đó thế nào? Cảm giác đó thế nào?

Đôi khi, cảm giác đó như thể sự chú ý của bạn nhãng đi trong chốc lát. Và rồi, bạn thấy cuốn sách mình đang cầm, áo ca-rô sọc đỏ với những chiếc khuy trắng muốt bạn đang mặc, chiếc quần jeans đen ưa thích và đôi vớ màu tía gần rách để lộ đầu ngón chân cái, căn phòng khách, ấm đun nước đang chuẩn bị réo lên trong bếp: tất cả biến mất. Bạn đang đứng trên con mương ở một con lộ không tên vùng nông thôn hẻo lánh, nước lạnh buốt ngập đến mắt cá chân, trần như nhộng. Bạn đứng chờ trong chốc lát để xem có thể bất ngờ quay trở lại căn hộ của mình, túm lấy cuốn sách trước khi nó kịp rơi xuống hay không. Sau năm phút run lẩy bẩy trong cái lạnh, miệng không ngừng chửi rủa và hi vọng có thể biến mất trở lại, bạn bắt đầu bước về bất kì hướng nào, rồi cuối cùng sẽ tìm thấy một nông trại, nơi bạn có hai lựa chọn: ăn trộm hoặc giải thích. Ăn trộm đôi khi sẽ dẫn bạn vào tù, nhưng giải thích thì thật dài dòng, tốn thời gian và đằng nào cũng sẽ phải nói dối, thi thoảng cũng sẽ bị túm cổ lôi vào tù, vậy nên việc gì phải nghĩ.

Đôi khi bạn cảm thấy như thể vừa đứng dậy quá nhanh, mặc dù bạn đang nằm gật gù trên giường. Bạn cảm thấy máu chạy rần rần khắp nơi trong đầu, một cảm giác choáng váng, chóng mặt đến điên cuồng. Từng dây thần kinh trên tay chân bạn nhói đau rồi đột nhiên chúng không còn ở đó nữa. Bạn lại biến mất. Tất cả diễn ra chỉ trong tích tắc, chỉ đủ thời gian để bạn vung tay ra cố bám lấy (mà nhiều khả năng sẽ chỉ làm đau chính mình hoặc làm vỡ một vài đồ vật quý giá nào đó) rồi bạn bổ nhào ở hành lang trải thảm xanh rợp như rừng trong nhà nghỉ số 6 tại Athens, Ohio, lúc 4 giờ 16 phút sáng, thứ Hai, ngày 6, tháng 8, năm 1981, bạn đập đầu vào cửa phòng một ai đó, khiến họ, bà Tina Schulman đến từ Philadelphia, phải ra mở cửa và bắt đầu hét toáng lên vì bạn đang trần trùng trục, bầm dập, nằm bất tỉnh dưới chân bà. Bạn tỉnh dậy trong bệnh viện hạt, e ngại nhìn viên cảnh sát đang đứng ngoài cửa phòng theo dõi trận đấu của đội Phillies qua chiếc đài bán dẫn xách tay. Chúa rủ lòng thương, bạn lại nằm vật ra bất tỉnh và thức dậy vài giờ đồng hồ sau trên giường của mình, vợ bạn đang cúi xuống nhìn đầy lo lắng.

Đôi khi bạn cảm thấy cực kì sảng khoái. Mọi thứ đang thăng hoa và ngời sáng, rồi đột nhiên bạn buồn nôn dữ dội và biến mất. Bạn nôn thốc nôn tháo lên những chậu cây phong lữ ở khu ngoại ô hẻo lánh nào đó, lên đôi giày tennis của bố, trên sàn nhà tắm của bạn ba ngày trước, bên vệ đường bằng gỗ ở Oak Park, Illinois, khoảng năm 1903, trên sân tennis một ngày mùa thu đẹp trời những năm 1950, hay lên chính đôi chân trần của bạn ở nhiều thời điểm và nhiều nơi chốn khác nhau.

Cảm giác đó như thế nào?

Cảm giác đó hệt như trong những giấc mơ khi bạn chợt nhận ra mình phải làm bài kiểm tra mà chưa hề chuẩn bị trước và bạn không có một mảnh vải che thân, ví để ở nhà.

Khi tôi ở ngoài kia, tôi hoàn toàn thay đổi, tôi biến thành phiên bản tuyệt vọng của chính tôi. Tôi trở thành một tên trộm, một kẻ lang thang, một con thú chỉ biết chạy và lẩn trốn. Tôi khiến các bà lão giật mình, trẻ con thích thú. Tôi là một trò mánh khóe, một ảo ảnh của đấng bề trên, không thể tin là tôi thực sự tồn tại.

Có sự logic, có quy luật nào cho tất cả những lần tan biến và trở về, cho tất cả những lần du hành này? Có cách nào để cứ ở nguyên thế, để bám trụ lấy hiện tại bằng tất cả mọi tế bào trong tôi? Tôi không biết. Có một số manh mối; như mọi căn bệnh khác, có các cơ sở và triệu chứng. Kiệt sức, âm thanh ồn ào, căng thẳng, đứng dậy đột ngột, ánh đèn chớp - tất cả những điều đó có thể khơi mào cho sự xuất hiện của nó. Nhưng: tôi cũng có thể đang đọc The Sunday Times, cà phê trên tay và Clare đang gà gật bên cạnh trên giường, rồi đột nhiên thấy mình ở năm 1976 ngắm tôi tuổi 13 đang cắt cỏ trong vườn của ông nội.

Đôi khi, những lần du hành đó chỉ diễn ra trong tích tắc; như nghe đài bị nhiễu sóng. Tôi hiện ra lẫn trong đám đông cũng nhiều như khi tôi một mình trên đồng ruộng, trong nhà, trong xe trên bãi biển, trong trường tiểu học giữa đêm khuya. Tôi sợ phải thấy mình đứng trong phòng giam, trong thang máy nhung nhúc người, hay ở giữa xa lộ. Tôi đột nhiên xuất hiện, chẳng biết từ đâu đến, trần truồng. Làm sao tôi có thể giải thích? Tôi không thể mang theo mình thứ gì. Không quần áo, không tiền, không thẻ căn cước. Tôi dành phần lớn thời gian của những lần du hành để tìm quần áo và lẩn trốn. Cũng may tôi không đeo kính.

Thật mỉa mai. Tất cả khoái lạc của tôi là những gì thân thuộc và đầm ấm: chiếc ghế bành êm ái, những vui thú gia đình giản dị. Tất cả những gì tôi muốn có là những khoái cảm tầm thường. Một cuốn tiểu thuyết trinh thám trên giường, mùi thơm từ mái tóc vàng đỏ dài mới gội vẫn còn ẩm ướt của Clare, một tấm bưu thiếp của người bạn gửi từ nơi họ đi nghỉ mát, kem trong cốc cà phê đang hòa dần vào nước, làn da mềm mại bên dưới ngực của Clare, hai túi đồ vừa mua từ cửa hàng tạp hóa nằm cân xứng trên bàn trong bếp chờ được dỡ ra. Tôi thích được đi lang thang quanh những giá sách trong thư viện sau khi tất cả khách đọc đã ra về, khẽ chạm vào gáy từng cuốn sách. Đó là những điều đâm thủng ruột gan tôi bằng một nỗi khao khát mãnh liệt mỗi khi tôi lạc vào dòng thời gian.

Và Clare, luôn luôn là Clare. Clare vào buổi sáng, vẫn gật gù và nhăn nhó. Clare đang nhúng tay vào hũ làm giấy, nhẹ nhàng kéo tấm khuôn ra và lắc cho đến khi nó thành hình. Clare đang đọc sách, tóc xõa xuống phía sau ghế, xoa xoa dầu thơm vào hai bàn tay nứt nẻ đỏ hỏn của cô ấy trước khi đi ngủ. Và giọng nói trầm ấm của Clare luôn văng vẳng bên tai tôi.

Tôi ghét phải đi đến những nơi cô ấy không có mặt. Vậy mà, tôi luôn đi, và cô ấy chẳng thể theo.

Ồ, không phải vì hạnh phúc tồn tại,

sự vồ vập vội vàng khỏi những tổn thất đang tới.

Mà vì được ở đây đã là quá đủ; vì mọi thứ nơi này cần chúng ta, cái thế giới phù du này, cứ không ngừng vẫy gọi. Chúng ta, những điều phù du trên hết.

A, nhưng chúng ta có thể mang theo gì về thế giới bên kia? Không phải nghệ thuật từ cái nhìn, mà chúng ta được học thật chậm rãi; chẳng phải những điều đã diễn ra nơi này. Không gì cả.

Chỉ có những khổ đau. Và trên hết, những gánh nặng, và sự trải nghiệm dài lâu của tình yêu - chỉ những gì không thể chối bỏ.

—Trích Bi khúc Duino thứ chín,

Rainer Maria Rilke,

Dịch sang tiếng Anh bởi Stephen Michell

Cuộc hẹn thứ nhất, một

Thứ Bảy, 26/10/1991 (Henry 28 tuổi, Clare 20 tuổi)

CLARE: Thư viện được làm bằng cẩm thạch, mát mẻ và có mùi như máy hút bụi thảm. Tôi kí vào sổ người đọc: Clare Abshire, 11 giờ 15, 26/10/1991, khu vực sách đặc biệt. Đây là lần đầu tiên tôi vào thư viện Newberry. Sau khi bước qua chỗ tối, cửa vào hiện ra trước mắt khiến tôi thấy hứng khởi. Đối với tôi, thư viện như một hộp quà Giáng Sinh khổng lồ đầy sách. Thang máy gần như im lặng hoàn toàn trong ánh sáng mập mờ. Tôi dừng ở tầng ba và điền vào thẻ người đọc rồi đi lên cầu thang vào khu vực sách đặc biệt. Đôi bốt của tôi nện từng tiếng lộc cộc lên nền gỗ. Căn phòng tĩnh lặng và đông đúc, đầy ắp những cái bàn nặng nề rắn chắc chất đầy sách và được bao quanh bởi nhiều người đọc khác. Ánh nắng của buổi sáng mùa thu Chicago chiếu qua các ô cửa sổ. Tôi đi đến bàn và cầm tập giấy đăng kí mượn sách. Tôi đang viết bài luận cho lớp Lịch sử Nghệ thuật của mình, chủ đề nghiên cứu là Chaucer của Kelmscott Press. Tôi tìm được cuốn sách và điền giấy mượn. Muốn đọc thêm về nghệ thuật làm giấy ở Kelmscott, nhưng không biết phải tìm ở danh mục nào nên tôi quay trở lại bàn nhân viên để hỏi. Sau khi giải thích cho người phụ nữ ở đó loại sách mà tôi đang tìm, cô ta liếc mắt về phía người vừa bước qua phía sau tôi và nói, “Có lẽ anh DeTamble đây sẽ giúp được cô”. Tôi quay người lại, chuẩn bị giải thích thêm một lần nữa, thì thấy mình đang đối diện với Henry.

Tôi bất ngờ đến không thể nói nên lời, Henry đang đứng đó, điềm tĩnh, ăn mặc đầy đủ, và trẻ hơn nhiều so với những lần tôi đã gặp. Henry làm việc ở thư viện Newberry, đang đứng trước mặt tôi, trong hiện tại. Ngay lúc này đây, tôi hân hoan khó tả. Henry chỉ nhìn tôi kiên nhẫn, đầy thắc mắc nhưng vẫn lịch sự.

“Tôi có thể giúp gì cho cô?” anh ấy nhã nhặn hỏi.

“Henry!” Khó khăn lắm tôi mới không khỏi nhảy chồm vào anh ấy. Dĩ nhiên, anh ấy chưa từng một lần gặp mặt tôi trong đời.

“Chúng ta có quen nhau không nhỉ? Xin lỗi, tôi không…” Henry vừa đảo mắt nhìn quanh, e ngại đồng nghiệp và những người đọc khác đang dòm ngó, vừa lục tìm trong trí nhớ rồi nhận ra có thể bản thân của tương lai đã gặp cô gái đang vui mừng hớn hở đứng trước mặt mình. Lần cuối cùng tôi gặp Henry, anh ấy đang mút đầu ngón chân của tôi trên đồng cỏ.

Tôi cố giải thích. “Em là Clare Abshire. Em đã gặp anh từ hồi còn là một cô bé...” Tôi lúng túng không biết phải nói thế nào, vì tôi yêu say đắm người đàn ông đang đứng trước mặt tôi, người chưa có chút kí ức nào về tôi. Mọi thứ là tương lai đối với anh ấy. Tôi muốn cười phá lên trước sự tréo ngoe này. Những năm tháng ở bên Henry đang tràn dâng trong tôi, trong khi anh ấy chỉ nhìn tôi bối rối và ái ngại. Henry mặc quần đi câu cũ của bố tôi, kiên nhẫn giúp tôi học thuộc bảng cửu chương, kiểm tra từ vựng tiếng Pháp, đối chiếu thủ phủ của các bang; Henry cười trước bữa ăn trưa kì quái được cô bé bảy tuổi mang đến đồng cỏ; Henry mặc áo đuôi tôm, cởi những chiếc khuy áo bằng đôi tay run rẩy trong ngày sinh nhật lần thứ 18 của tôi. Đang ở đây! Vào lúc này! “Hãy đi uống cà phê với em, hoặc ăn tối, hoặc gì cũng được...” Chắc chắn anh ấy sẽ phải đồng ý. Henry, người đã yêu tôi trong quá khứ và tương lai cũng sẽ phải yêu tôi trong hiện tại. Và trong sự hân hoan nhẹ nhõm của tôi anh ấy đồng ý. Chúng tôi sẽ gặp nhau ở nhà hàng Thái gần đây vào tối nay. Dưới cái nhìn chằm chằm kinh ngạc của người phụ nữ phía sau quầy lễ tân, tôi bỏ đi, quên hẳn Kelmscott và Chaucer. Tôi đi như bay xuống những bậc cầu thang cẩm thạch, qua đại sảnh và bước ra ngoài, hòa vào ánh nắng Chicago tháng Mười, chạy dọc qua công viên, qua những con chó nhỏ và sóc, hò reo hớn hở.

HENRY: Đó là một ngày tháng Mười nắng giòn tan như mọi ngày khác. Tôi đang ở chỗ làm, trong một căn phòng nhỏ không có cửa sổ được điều chỉnh độ ẩm trên tầng bốn thư viện Newberry, đang phân loại chồng tài liệu chuyên ngành khắc vân cẩm thạch mới được quyên góp. Những cuốn tài liệu đẹp tuyệt, nhưng việc phân loại chúng thật tẻ nhạt, tôi thấy chán nản và tiếc thay cho chính mình. Nói đúng ra, tôi thấy mình già cỗi, theo cách chỉ một người ở tuổi 28 mới có thể cảm thấy, sau khi đã thức đến gần sáng để uống những li vodka đắt quá thể, và cố, nhưng không thành công, để khiến Ingrid Carmichel lại trở nên vui vẻ. Chúng tôi dành cả đêm để cãi nhau, mà giờ tôi cũng không thể nhớ vì cái gì. Đầu tôi đang giật lên từng cơn. Tôi cần cà phê. Bỏ lại đám tài liệu vân cẩm thạch trong trạng thái lộn xộn vừa phải, tôi đi qua văn phòng, qua quầy lễ tân ở phòng đọc. Bị chặn lại bởi giọng nói của Isabella, “Có lẽ anh DeTamble đây sẽ giúp được cô”, mà ý của cô ta thật ra là “Henry, đồ xảo trá, cậu đang định lẩn đi đâu đấy?” Rồi cô gái có mái tóc màu hổ phách, cao, mảnh dẻ, xinh đẹp tuyệt vời quay lại và nhìn tôi như thế tôi là Đức Chúa trời của cô ấy. Ruột gan tôi chao đảo. Rõ ràng cô ấy biết tôi, còn tôi thì không. Chỉ có Chúa mới biết tôi đã nói gì làm gì hay hứa gì với cô gái đẹp lộng lẫy này, nên tôi buộc phải nói ra câu cửa miệng của một thủ thư, “Tôi có thể giúp gì cho cô”. Cô gái thở không ra hơi, rồi thốt lên “Henry!” theo cách mà khiến tôi biết rằng vào thời điểm nào đó trong đời, chúng tôi đã, sẽ, có những quãng thời gian tuyệt đẹp bên nhau. Thật tệ là tôi không hề biết chút gì về cô ấy, thậm chí cả tên cũng không. Tôi nói “Chúng ta có quen nhau không nhỉ?” và Isabella ném cho tôi cái nhìn hàm ý “Đồ khốn!” Cô gái nói, “Em là Clare Abshire. Em đã gặp anh từ hồi còn là một cô bé...” rồi rủ tôi đi ăn tối. Tôi nhận lời, vẫn sửng sốt. Cô ấy nhìn tôi hào hứng và trìu mến, mặc dù đã mấy ngày nay tôi chưa cạo râu, vẫn còn chưa tỉnh sau trận say đêm qua, tóm lại là không được đạo mạo cho lắm. Chúng tôi sẽ cùng nhau ăn tối ở Beau Thai, rồi Clare lả lướt bước ra khỏi phòng đọc, để lại mùi thơm thoang thoảng.

Khi đứng trong thang máy, chưa hết choáng váng, tôi nhận ra tấm vé số độc đắc mà tôi của tương lai trúng đã bằng cách nào đó tìm được đến tôi trong hiện tại, rồi tôi phá lên cười. Bước qua đại sảnh, tôi chạy như băng xuống những bậc thang ra tới đường cái và nhìn thấy Clare cũng đang nhảy chân sáo qua quảng trường Washington, vui mừng hớn hở, tôi chực khóc mà không hiểu vì sao.

Buổi tối hôm đó:

HENRY: 6 giờ tối. Tôi chạy vội về nhà sau khi tan sở và cố làm cho mình trở nên quyến rũ trở lại. Nhà của tôi những ngày này là căn hộ nhỏ nhưng đắt đến điên khùng ở bắc Dearborn; tôi liên tục đâm sầm vào tường, cạnh bàn và đồ đạc trong phòng. Bước thứ nhất: mở 17 ổ khóa ở cửa căn hộ, nhảy bổ vào phòng khách đồng thời cũng là phòng ngủ và bắt đầu lột bỏ từng phần y phục. Bước thứ hai: tắm gội và cạo râu. Bước thứ ba: nhìn chằm chằm vô vọng vào tủ quần áo, và từ từ nhận ra rằng tôi chẳng có cái quần hay áo nào thực sự sạch. Tôi khám phá ra một chiếc sơ mi trắng vẫn còn nằm trong túi bọc đồ, quyết định sẽ mặc vét đen đi giày da và thắt cà vạt xanh nhạt. Bước thứ tư: hoàn tất khâu mặc đồ và thừa nhận tôi trông hệt như đặc vụ FBI. Bước thứ năm: nhìn quanh căn hộ và nhận ra nó là một đống hổ lốn lộn xộn. Tôi quyết tâm sẽ tránh không đưa Clare về nhà, kể cả nếu có thể. Bước thứ sáu: nhìn vào trong chiếc gương dài đúng bằng chiều cao của tôi và thấy một gã gầy nhom xương xẩu, mắt tròn xoe như Egon Schiele 10 tuổi cao 1 mét 85 trong chiếc áo sơ mi sạch sẽ và áo vét dành để mặc trong những dịp tang lễ. Tôi tự hỏi không biết cô gái này đã nhìn thấy tôi trong bộ dạng như thế nào, khi mà dĩ nhiên tôi của tương lai không thể mặc quần áo của chính mình để du hành thời gian đến quá khứ của cô ấy. Cô ấy nói “từ khi còn là một cô bé”? Một loạt câu hỏi không thể trả lời chạy nhốn nháo trong đầu tôi. Tôi dừng lại một chút để thở. Được rồi. Tôi vơ lấy ví, chìa khóa rồi đi ra: khóa 37 ổ khóa, bước vào chiếc thang máy cà tàng chật chội, mua hoa tại cửa hàng ở đại sảnh cho Clare, đi bộ qua hai con phố đến nhà hàng trong thời gian kỉ lục nhưng vẫn chậm 5 phút so với giờ hẹn. Clare đã ngồi yên vị trong quán, cô ấy có vẻ nhẹ nhõm khi trông thấy tôi, vẫy tay với tôi như thể cô ấy đang ở trong một cuộc diễu hành.

“Xin chào”, tôi nói. Clare mặc váy nhung màu rượu và đeo ngọc trai. Cô ấy đẹp như vừa bước ra từ tranh của Botticelli: cặp mắt xám to tròn, mũi dài, miệng nhỏ nhắn mỏng manh như Geisha. Mái tóc đỏ dài che khuất đôi bờ vai và rũ xuống tới tận giữa lưng. Clare trông nhợt nhạt tựa tượng sáp trong ánh nến. Tôi chìa bó hồng về phía cô ấy, “Của em”.

“Cảm ơn anh”, Clare nói với vẻ hớn hở đến ngớ ngẩn. Cô ấy nhìn tôi và nhận thấy tôi đang bối rối trước phản ứng của mình. “Anh chưa bao giờ tặng hoa cho em cả.”

Tôi ngồi xuống ghế đối diện với cô ấy. Một cảm giác thích thú. Cô gái này biết tôi; cô ta không chỉ là một người lướt qua tôi trong những lần du hành của tôi trong tương lai. Cô bồi bàn đi đến và đặt thực đơn xuống bàn.

“Kể anh nghe đi”, tôi gặng hỏi.

“Kể gì cơ?”

“Mọi thứ. Em có biết vì sao anh không nhận ra em? Nhân tiện, anh rất xin lỗi vì điều đó...”

“Ồ không, anh không cần phải xin lỗi. Em biết... nguyên nhân vì sao.” Clare hạ giọng. “Đối với anh, tất cả những điều đó đều chưa xảy ra. Còn với em thì... em đã biết anh trong một khoảng thời gian khá dài.”

“Chính xác là bao lâu?”

“Khoảng 14 năm. Em gặp anh lần đầu tiên khi em sáu tuổi.”

“Ôi trời. Em có thường xuyên gặp anh không? Hay chỉ một vài lần?”

“Lần cuối khi gặp nhau, anh dặn em mang cái này đến cho anh trong hiện tại”, Clare chìa ra một cuốn nhật kí màu xanh nhạt dành cho trẻ con, “nó đây”. Tôi mở cuốn nhật kí, lật đến trang được đánh dấu bằng một mẩu báo cũ, hai chú chó Tây Ban Nha lấp ló góc trên bên phải, ở giữa trang là danh sách ghi lại ngày tháng. Bắt đầu bằng “23 tháng 9 năm 1977” và kết thúc sau 16 trang xanh, nhỏ nhắn, bằng “24 tháng 5 năm 1989”. Tôi đếm. Có tất cả 152 ngày được viết nắn nót bằng bút bi mực xanh, nét chữ uốn lượn của cô bé sáu tuổi.

“Em đã viết danh sách này sao? Chúng đều chính xác?”

“Thực ra anh đã đọc cho em viết. Vài năm trước, anh đã nói với em rằng, anh nhớ như in những ngày tháng trong danh sách này. Vậy nên em không biết chính xác từ đâu danh sách này được hình thành. Ý em là, nó như một vòng luẩn quẩn. Nhưng tất cả đều chính xác. Em đã dùng nó để biết khi nào anh sẽ đến mà ra đồng cỏ gặp anh.” Cô bồi bàn lại xuất hiện và chúng tôi gọi món: Tom Kha Kai cho tôi, Gang Mussaman cho Clare. Một anh chàng bồi bàn khác mang trà đến và rót cho chúng tôi mỗi người một li.

“Đồng cỏ là gì?” Tôi bồn chồn hớn hở. Chưa bao giờ tôi được gặp một người trong tương lai của tôi, nói gì đến một Botticelli, người đã gặp tôi 152 lần.

“Đó là một phần trong mảnh đất của bố mẹ em ở Michigan. Một bên là rừng rậm, bên còn lại là nhà chính. Ở giữa là khoảng rừng thưa có đường kính rộng chừng 10 thước, nơi có một tảng đá lớn, nếu anh ở đó, sẽ chẳng ai trong nhà có thể nhìn thấy anh cả, vì bên ngoài khu đất trồi lên cao vút rồi lọt thỏm ở giữa. Em thường ra đó vì thích được chơi một mình. Em đã nghĩ sẽ chẳng ai biết em ở đó. Rồi một ngày lúc em đang học lớp một, khi mới từ trường trở về em liền chạy ra ngoài khu đất thì anh đã ở đó.”

“Trần như nhộng và nhiều khả năng đang nôn thốc nôn tháo.”

“Thực ra anh đã có vẻ khá bình tĩnh. Anh biết tên em, và em nhớ, anh đã biến mất một cách ngoạn mục. Giờ nghĩ lại, có lẽ anh đã từng ở đó trước đấy. Lần đầu tiên đối với anh có lẽ là năm 1981; khi em mười tuổi. Anh không ngừng nói, “Ôi Chúa ơi”, và cứ nhìn em chằm chằm. Anh cũng có vẻ khá lo lắng vì không có lấy một mảnh vải che thân, nhưng hồi đó em chỉ quan tâm đến việc người đàn ông trần truồng đến từ tương lai này xuất hiện một cách kì diệu và sắp sửa hỏi xin quần áo.” Clare mỉm cười. “Cả thức ăn nữa.”

“Có gì buồn cười sao?”

“Suốt mấy năm trời, em đã bắt anh phải ăn những bữa ăn kì dị. Bơ lạc và sanwich cá trồng, củ cải đường và pa-tê phết trên bánh quy mơ. Một phần vì em muốn thử xem có thứ gì anh không dám ăn hay không, phần vì em muốn gây ấn tượng với anh bằng quỷ thuật nấu nướng của mình.

“Lúc đó anh bao nhiêu tuổi?”

“Em nghĩ lần già nhất mà em nhìn thấy anh là lúc anh ngoài bốn mươi. Em không chắc về khi trẻ nhất; có lẽ ba mươi? Bây giờ anh bao nhiêu tuổi?”

“Hai mươi tám.”

“Hiện giờ trông anh trẻ hơn nhiều so với anh mà em đã gặp. Những năm gần đây em gặp anh hầu hết là lúc anh ngoài bốn mươi, anh có vẻ đang gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống... khó để biết chắc, khi ta còn nhỏ, tất cả người lớn đều có vẻ già dặn và to lớn.”

“Vậy chúng ta đã làm những gì ở đồng cỏ? 152 lần là cả một quãng thời gian dài.”

Clare mỉm cười. “Rất nhiều thứ, thay đổi tùy theo thời tiết và theo tuổi của em. Anh dành rất nhiều thời gian giúp em làm bài tập về nhà, chúng ta cũng chơi trò chơi, nhưng hầu hết chỉ nói chuyện. Khi còn nhỏ, em nghĩ anh là thiên thần; em đã hỏi anh rất nhiều về Chúa. Khi ở tuổi dậy thì, em tìm mọi cách để anh ngủ với em, và anh không để bị em cám dỗ, tất nhiên điều đó càng khiến em quyết tâm cám dỗ anh hơn. Có lẽ anh đã nghĩ anh sẽ khiến em hư hỏng. Ở khía cạnh nào đó mà nói, anh đối xử với em như với con cái vậy.”

“Ồ. Đó chắc là tin tốt, nhưng vào lúc này, anh không muốn được coi như một bậc phụ huynh đâu nhé.” Chúng tôi nhìn vào mắt nhau rồi cùng mỉm cười. Chúng tôi đều có mưu đồ cả. “Mùa đông thì sao? Mùa đông ở Michigan chẳng phải khắc nghiệt lắm sao.”

“Em thường lén đưa anh vào tầng hầm; nhà em có một tầng hầm khổng lồ với nhiều phòng; một trong số chúng là nhà kho, phía sau là lò sưởi. Nhà em gọi nó là phòng đọc, vì tất cả những cuốn sách và tạp chí cũ vô dụng đều được tống vào đó. Một lần khi anh đang ở đấy vào ngày có bão tuyết, chẳng ai đi học hay đi làm cả, em đã suýt phát điên khi phải tìm đủ mọi cách lén lút lấy thức ăn cho anh, vì trong nhà cũng không còn nhiều. Em vừa chuẩn bị đi mua đồ thì cơn bão ập đến. Vậy là anh nằm bẹp dí trong phòng, đọc tạp chí Reader’s Digests suốt ba ngày liền, sống bằng cá mòi và mì gói.”

“Nghe mặn mà quá nhỉ. Anh sẽ đợi đến ngày đó.” Đồ ăn của chúng tôi được mang ra. “Em đã bao giờ học nấu ăn?”

“Không, em không dám nhận là mình biết nấu ăn. Nell và Etta luôn cáu bẳn mỗi khi em làm gì ngoài việc lấy cho mình một lon Cô-ca trong bếp. Và kể từ khi dọn đến Chicago, chẳng có ai để em nấu ăn cho cả, nên cũng chẳng có động lực để em tập làm gì. Hầu hết thời gian, em bận rộn với việc học trên trường nên em ăn luôn ở đó.” Clare đưa một miếng cà ri lên miệng. “Món này ngon thật đấy.”

“Nell và Etta?”

“Nell là đầu bếp nhà em.” Clare mỉm cười. “Bà là cuốn bách khoa toàn thư về ẩm thực, là Julia Child với ngoại hình của Aretha Franklin. Etta là quản gia, bà trông nom mọi việc trong nhà. Bà gần như mẹ của bọn em; mẹ em thì... Etta luôn có mặt khi bọn em cần. Bà là người Đức, nghiêm khắc nhưng luôn sẵn sàng an ủi, chăm nom, mẹ em lúc nào cũng thả hồn trên mây, anh hiểu không?”

Tôi gật đầu, miệng nhồm nhoàm đầy súp.

“Còn Peter nữa”, Clare nói tiếp. “Peter là người làm vườn.”

“Ồ. Nhà em có nhiều người giúp việc. Có vẻ ngoài tầm với của anh rồi. Đã bao giờ anh gặp người nhà em chưa?”

“Anh đã gặp ngoại Meagram ngay trước khi bà qua đời. Bà là người duy nhất được nghe em kể về anh. Lúc đó bà gần như đã mù. Bà biết chúng ta sẽ kết hôn và muốn được gặp anh.”

Tôi ngừng ăn và nhìn Clare. Cô ấy nhìn lại, trong sáng, thánh thiện, hoàn toàn thản nhiên. “Chúng ta sẽ kết hôn?”

“Em nghĩ vậy”, cô ấy trả lời. “Trong nhiều năm trời, bất kể là đến từ năm nào, anh đều nói với em rằng em là vợ của anh.”

Quá sức. Việc này là quá sức. Tôi nhắm mắt lại và cố gắng để đầu mình trống rỗng; điều cuối cùng tôi muốn lúc này là biến mất vào dòng thời gian.

“Henry? Henry, anh ổn chứ?” Tôi cảm nhận được Clare đang ngồi xuống ghế bên cạnh. Tôi mở mắt, cô ấy nắm lấy tay tôi, giữ chặt. Tôi nhìn xuống đôi bàn tay thô ráp, nứt nẻ của cô ấy, đôi tay của một người lao động.

“Em xin lỗi, Henry. Em vẫn chưa thể quen được. Thật trái ngược. Ý em là, từ trước đến nay anh luôn là người biết mọi việc. Em cứ quên rằng em phải từ từ nói cho anh biết.” Cô ấy cười. “Đúng ra thì, điều cuối cùng anh nói với em là: Hãy nhân từ với anh một chút nhé Clare. Anh nói bằng giọng như đang nhái lại ai đó, giờ thì em đoán rằng chắc hẳn anh đã nhái em.” Cô ấy vẫn nắm tay tôi, nhìn tôi háo hức, say mê, tràn đầy tình yêu. Tôi cảm thấy bối rối vô cùng.

“Clare?”

“Vâng?”

“Chúng ta có thể giả vờ như đây là cuộc hẹn đầu tiên bình thường giữa hai người bình thường được không?”

“Được thôi.” Clare đứng dậy và trở về ghế của mình. Cô ấy ngồi thẳng lưng dậy, cố không mỉm cười.

“Ừm, phải rồi. Chà! Clare, kể cho anh nghe về em được không? Sở thích của em là gì? Thú cưng? Có khuynh hướng tình dục khác thường nào không?”

“Anh tự mà tìm hiểu.”

“Phải rồi. Xem nào, gì nữa nhỉ... em học ở đâu? Ngành gì”

“Học viện Nghệ thuật; em làm điêu khắc được một thời gian và mới bắt đầu theo học nghệ thuật làm giấy.”

“Thú vị nhỉ. Nó như thế nào?”

Lần đầu tiên Clare có vẻ ngượng ngùng. “Nó đại loại là... to, và... về... những con chim.”Cô ấy nhìn xuống mặt bàn, rồi nhấp một ngụm trà.

“Chim?”

“Ừm, thực ra nó về... ừm... sự khao khát.” Cô ấy vẫn không nhìn vào tôi, nên tôi đổi chủ đề.

“Kể cho anh nghe về gia đình em đi.”

“Được rồi”, Clare bớt căng thẳng, mỉm cười. “Gia đình em sống ở Michigan, tại một thị trấn nhỏ gần hồ tên là Nam Haven, đúng ra thì nằm trong một vùng đất tư nhân bên ngoài thị trấn. Nó vốn thuộc về ông bà ngoại của em, Meagram. Ông mất trước khi em sinh ra, còn bà sống với gia đình em cho đến khi qua đời lúc em 17 tuổi. Ông ngoại là luật sư, bố em cũng là luật sư; họ gặp nhau khi bố đến làm việc cho ông ngoại.”

“Vậy là bố em lấy con gái của ông chủ.”

“Phải. Đôi lúc em tự hỏi ông lấy mẹ em hay lấy căn nhà. Mẹ là con một, và căn nhà thì khá tuyệt vời; nó được nhắc đến trong rất nhiều sách về kiến trúc và nghệ thuật.”

“Nó có tên chứ? Ai đã xây nó?”

“Nó được gọi là Chim Sáo Bắc Mỹ, xây năm 1896 bởi Peter Wyns.”

“Ồ. Anh đã xem ảnh về nó. Căn nhà được xây cho người nhà Henderson phải không?”

“Phải. Đó là món quà cưới cho Mary Henderson và Dieter Bascombe. Họ li dị hai năm sau khi dọn về đó sống và rao bán căn nhà.”

“Một căn nhà thượng lưu.”

“Gia đình em thượng lưu. Và họ cũng khá kì quặc về điều đó.”

“Anh chị em?”

“Mark 22 tuổi và đang chuẩn bị hoàn thành chương trình dự bị đại học Luật ở Harvard. Alicia 17 tuổi, năm cuối phổ thông. Con bé là một nghệ sĩ trung hồ cầm.” Ngay lập tức tôi có cảm tình với cô em gái và thờ ơ với ông anh trai. “Em không ưa anh trai lắm thì phải?”

“Mark giống hệt bố. Họ đều thích được chiến thắng, họ cãi với anh cho đến khi anh phải chịu thua.”

“Anh luôn ghen tị với những ai có anh chị em, ngay cả khi họ không ưa nhau cho lắm.”

“Anh là con một?”

“Phải. Anh tưởng em đã biết mọi thứ về anh?”

“Nói đúng hơn, em biết tất cả và không gì cả. Em biết anh trông thế nào khi không mặc quần áo, nhưng cho đến tận trưa nay em mới biết họ của anh. Em biết anh sống ở Chicago, nhưng em không biết gì về bố mẹ anh, ngoại trừ mẹ anh đã mất vì tai nạn ô tô khi anh lên sáu. Em biết anh rất rành về nghệ thuật, nói thành thạo tiếng Pháp và tiếng Đức; nhưng em không hề biết anh là thủ thư. Anh đã đảm bảo để em không thể tìm được anh trong hiện tại; anh nói mọi việc sẽ diễn ra khi nó phải diễn ra, và giờ thì chúng ta ở đây.”

“Và giờ thì chúng ta ở đây”, tôi tán đồng. “Ừm... gia đình anh không phải thượng lưu; bố mẹ anh là nghệ sĩ. Bố anh là Richard DeTamble, còn mẹ anh là Annette Lyn Robinson.”

“Ồ, ca sĩ Annette Lyn Robinson.”

“Phải rồi. Bố anh là nghệ sĩ vĩ cầm. Ông chơi cho dàn nhạc giao hưởng Chicago. Nhưng ông không nổi tiếng như mẹ anh. Đáng tiếc, vì bố anh là một nhạc công phi thường. Sau khi mẹ anh mất ông lúc nào cũng chông chênh.” Hóa đơn được đưa đến. Chẳng ai trong chúng tôi ăn được gì nhiều, nhưng lúc này tôi không có hứng với thức ăn. Clare cầm ví lên nhưng tôi lắc đầu. Tôi trả tiền và chúng tôi rời nhà hàng, đứng giữa đường Clark trong tiết trời mùa thu tuyệt đẹp. Clare đang mặc áo choàng xanh bằng len được đan cầu kì và khăn lông; tôi quên không mang theo áo khoác ngoài nên giờ run lẩy bẩy.

“Anh sống ở đâu?” Clare hỏi.

Thôi chết. “Cách đây hai dãy phố, nhưng căn hộ của anh rất chật và bừa bộn. Còn em?”

“Làng Roscoe, ở Hoyne. Nhưng em sống cùng với bạn.”

“Nếu đến chỗ anh, em sẽ phải nhắm mắt lại và đếm đến một nghìn. Có khi nào em có một cô bạn cùng phòng bị điếc và không tọc mạch?”

“Rất tiếc là chúng ta không may mắn đến vậy. Em không bao giờ dẫn ai về nhà; Charisse sẽ nhảy bổ vào anh và chọc tăm tre vào các đầu ngón tay cho đến khi anh khai ra tất cả.”

“Anh luôn ao ước được bị tra tấn bởi ai đó tên Charisse, nhưng anh chắc là em không có cùng sở thích ấy. Đến chỗ anh vậy.” Chúng tôi đi về phía bắc, dọc phố Clark. Tôi dừng lại mua một chai rượu. Khi trở ra, Clare nhìn tôi lúng túng.

“Em tưởng anh không được uống rượu?”

“Anh không?”

“Bác sĩ Kendrick rất nghiêm khắc trong chuyện đó.”

“Ông ấy là ai?” Chúng tôi bước đi chậm rãi vì Clare mang đôi giày không thích hợp cho việc đi bộ.

“Đó là bác sĩ của anh, ông ấy là chuyên gia về chứng suy giảm thời gian.”

“Giải thích thêm cho anh chứ?”

“Em cũng không biết nhiều. Chỉ biết rằng bác sĩ David Kendrick là nhà nghiên cứu di truyền học phân tử, người đã khám phá ra... sẽ khám phá ra tại sao có chứng suy giảm thời gian ở con người. Đó là một yếu tố di truyền học; ông ấy sẽ khám phá ra nó vào năm 2006.” Clare thở dài. “Có lẽ vẫn còn quá sớm. Anh đã từng nói với em rằng, sẽ có nhiều người mắc chứng suy giảm thời gian trong mười năm tới.”

“Anh chưa từng nghe nói có ai khác... mắc chứng... suy giảm này.”

“Em nghĩ, nếu anh có đến gặp bác sĩ Kendrick lúc này thì ông ấy cũng không thể giúp gì được cho anh. Và nếu ông ấy có thể thì chúng ta sẽ chẳng gặp được nhau.”

“Vậy thì hãy không nghĩ về nó nữa.” Chúng tôi bước qua đại sảnh. Clare đi vào thang máy trước tôi. Tôi đóng cửa rồi bấm tầng 11. Cô ấy có mùi như tấm vải cũ, xà phòng, lông thú và mồ hôi quện lẫn. Tôi thở sâu. Thang máy kêu lên lẻng kẻng khi dừng lại, chúng tôi thoát ra khỏi nó và bắt đầu bước dọc hành lang hẹp. Tôi đút chùm chìa khóa lần lượt vào 107 ổ rồi mở hé cửa. “Nó đã trở nên tệ hại hơn nhiều trong lúc chúng tôi dùng bữa tối. Anh sẽ phải bịt mắt em lại.” Clare cười khúc khích trong lúc tôi đặt chai rượu xuống đất và tháo bỏ chiếc cà vạt. Tôi giơ nó qua ngang tầm mắt cô ấy rồi buộc chặt. Sau khi mở cửa rộng hơn, tôi dắt Clare vào căn hộ và đặt cô ấy ngồi xuống ghế bành. “Được rồi, em bắt đầu đếm đi.”

Clare đếm thành tiếng. Tôi chạy đua khắp căn phòng, nhặt lên nào những quần lót, tất, nằm rải rác trên sàn nhà, lượm thìa, cốc cà phê từ đủ mọi ngóc ngách rồi quẳng chúng vào bồn rửa bát. Khi Clare đếm tới 967, tôi cởi bỏ chiếc cà vạt đang bịt mắt cô ấy ra. Giường ngủ kéo ra từ ghế sô pha đã được đẩy trở lại vào trong, và nó lại là chiếc ghế sô pha như lúc ban ngày, tôi ngồi xuống đó. “Rượu? Nhạc và nến chứ?”

“Hoàn hảo.”

Tôi đứng dậy thắp nến. Sau khi tắt đèn trần, căn phòng nhảy múa dưới ánh sáng lập lòe và mọi thứ trở nên đẹp hơn nhiều. Tôi cắm hoa vào trong nước, với lấy cái mở nắp chai và khui chai rượu vang, rót cho chúng tôi mỗi người một li. Sau một giây lưỡng lự, tôi đặt chiếc đĩa hát của mẹ tôi đang biểu diễn lieder của Schubert vào máy rồi chỉnh âm lượng du dương vừa đủ.

Căn hộ của tôi cơ bản là một chiếc ghế bành, một chiếc sô pha và chừng 4.000 cuốn sách.

“Thật ấm áp”, Clare nói. Cô ấy đứng dậy và chỉnh lại tư thế trên ghế sô pha. Tôi ngồi xuống cạnh cô ấy. Có những khoảnh khắc khoan khoái làm sao khi chúng ta chỉ cần ngồi đó và nhìn vào nhau. Ánh sáng từ những ngọn nến bập bùng trên mái tóc của Clare. Cô ấy đưa tay ra và chạm vào má tôi. “Thật tuyệt khi được gặp anh. Những ngày qua em đã rất cô đơn.”

Tôi kéo cô ấy lại gần hơn. Chúng tôi hôn nhau. Một nụ hôn mê đắm, nụ hôn của sự gần gũi đã từ lâu, tôi tự hỏi chính xác thì tôi và Clare đã làm những gì trên đồng cỏ, nhưng rồi tôi gạt ý nghĩ đó sang một bên. Môi chúng tôi rời ra; thông thường đây sẽ là thời điểm tôi tính đến các phương án để vượt qua pháo đài đa dạng của lớp quần áo, nhưng thay vào đó, tôi dựa người trở lại sô pha, mang theo Clare với tôi bằng cách ôm lấy cô ấy trong vòng tay và kéo lại gần; bộ váy nhung khiến cô ấy trơn trượt, Clare trườn vào khoảng không giữa tôi và lưng ghế sô pha như một con cá chình bằng nhung. Cô ấy đang kề mặt tôi, tôi có thể cảm nhận được từng khúc trên thân thể của cô ấy dựa vào thân thể tôi qua lớp vải mỏng. Một phần trong tôi đang rạo rực điên cuồng muốn nhảy xổ lên, liếm láp và hùng hục đánh chén, nhưng tôi đã không còn chút sức lực nào sót lại.

“Tội nghiệp Henry.”

“Tại sao lại ‘Tội nghiệp Henry’? Anh đang ngập tràn trong hạnh phúc mà.” Đó là sự thật.

“Em đã ném hàng loạt bất ngờ như những viên đá tảng vào anh suốt buổi tối hôm nay.” Clare quàng chân qua người tôi, và giờ thì cô ấy đang ngồi trên đỉnh của thằng nhỏ. Nó thu hút sự chú ý của tôi một cách tuyệt đối.

“Đừng di chuyển”, tôi nói.

“Vâng. Buổi tối hôm nay thật thú vị. Ý em là, Tri thức là sức mạnh, đại loại thế. Em lúc nào cũng tò mò muốn tìm ra nơi ở của anh, đồ anh mặc và công việc anh làm.”

“Voila!” (Đây rồi!) Tôi luồn tay dưới váy của Clare rồi vuốt ngược lên đùi. Cô ấy đang mặc tất nịt. Đúng kiểu con gái tôi thích. “Clare?”

“Oui.” (Vâng)

“Thật đáng tiếc nếu cứ nuốt mọi thứ cùng lúc. Một chút dè dặt không làm hại ai đâu.”

Clare bối rối. “Em xin lỗi! Nhưng, anh biết đấy, em đã phải dè dặt hàng năm trời. Và đây không phải như chiếc bánh ngọt ăn rồi là hết.”

“Hãy cầm lấy bánh của em và cùng ăn đi.”

“Em cũng định thế.” Cô ấy cười ranh mãnh rồi đẩy hông qua lại một vài lần. Giờ thì tôi dựng đứng như đường tàu lượn siêu tốc trong khu vui chơi Great America.

“Em luôn có được thứ mình muốn, phải không?”

“Luôn luôn. Em tệ vậy đấy. Chỉ có anh là cứ trơ trơ trước những vòi vĩnh của em. Em đã phải cam chịu trải qua những buổi phụ đạo tiếng Pháp nghiêm khắc và những trận cờ đam của anh.”

“Có lẽ anh nên cảm thấy được an ủi vì anh của tương lai ít ra cũng có vũ khí để khuất phục em. Em làm thế này với tất cả các chàng trai hả?”

Clare phật ý; tôi không thể đoán được cô ấy thành thật đến mức nào. “Có trong mơ em cũng không thèm làm việc này với các chàng trai. Anh thật tục tĩu làm sao!” Cô ấy cởi áo tôi ra. “Chúa ơi anh thật... trẻ.” Cô ấy bấu mạnh vào ngực tôi. Mặc kệ đức hạnh. Tôi đã tìm được cách vận hành chiếc váy của cô ấy.

Buổi sáng hôm sau:

CLARE: Tôi thức dậy và không biết mình đang ở đâu. Trần nhà lạ hoắc. Tiếng xe cộ kêu inh ỏi không ngớt ngoài đường phố. Giá sách. Ghế bành màu xanh với chiếc váy nhung của tôi vắt ngang, một chiếc cà vạt đàn ông nằm trên. Rồi tôi nhớ ra. Tôi quay đầu lại và Henry nằm đó. Bình dị như thể chúng tôi đã làm điều này suốt cả đời. Anh ấy đang ngủ say sưa, xoắn lại thành một hình thù kì lạ, tay đặt trên mắt che đi buổi sáng, mái tóc đen dài xõa ra trên gối. Thật giản đơn. Chúng tôi cùng ở đây, trong hiện tại lúc này, cuối cùng cũng là hiện tại.

Tôi cẩn trọng bước xuống giường. Giường của Henry cũng là ghế sô pha. Nó kêu lên kẽo kẹt khi tôi đứng dậy. Chẳng có nhiều khoảng trống giữa giường và các giá sách nên tôi len lỏi lách qua cho đến khi vào tới sảnh. Phòng tắm bé tí teo. Tôi thấy mình như Alice ở xứ sở thần tiên, to lớn khổng lồ, phải thọc tay ra ngoài cửa sổ để có thể quay người lại. Chiếc lò sưởi nhỏ khắc hoa văn vừa phả nhiệt vừa kêu lẻng kẻng. Tôi đi vệ sinh và rửa tay, rửa mặt. Rồi tôi để ý thấy trong chiếc cốc sứ trắng có hai cái bàn chải đánh răng.

Tôi mở hộc tủ thuốc. Kệ phía trên là dao lam, kem cạo râu, nước sát trùng Lixtơ, thuốc giảm đau Tylenol, nước xoa sau khi cạo, một viên bi xanh, tăm xỉa răng, lăn khử mùi... kem dưỡng da tay, băng vệ sinh, màng tránh thai, lăn khử mùi, son môi, một hộp vitamin và một tuýp thuốc diệt t*ng trùng ở kệ dưới. Thỏi son có màu đỏ chót.

Tôi đứng đó, cầm thỏi son môi trên tay và cảm thấy phát bệnh. Tôi tự hỏi cô ta trông thế nào, tên cô ta là gì, họ đã hẹn hò được bao lâu. Hẳn cũng đủ lâu. Tôi đặt thỏi son trở lại rồi đóng cửa tủ, nhìn thấy mình trong gương - mặt trắng trẻo, tóc dựng tứ phía. Bất kể cô là ai đi nữa, từ giờ đã có tôi. Cô có thể là quá khứ của Henry, nhưng tôi là tương lai của anh ấy. Tôi mỉm cười với chính mình. Sự phản chiếu của tôi trong gương mỉm cười đáp lại. Tôi lấy chiếc áo choàng tắm vải bông xù màu trắng của Henry ở phía sau cửa và khoác lên mình. Bên dưới nó, là một chiếc áo choàng khác bằng lụa có màu xanh nhạt. Mặc áo của anh ấy khiến tôi cảm thấy phấn chấn hơn mà chẳng cần lí do.

Quay trở lại phòng khách, Henry vẫn còn đang ngủ. Tôi tìm thấy đồng hồ đeo tay của mình trên bậu cửa sổ. Mới 6 giờ 30 sáng. Tôi quá chộn rộn để có thể quay lại giường và ngủ tiếp. Tôi vào căn bếp nhỏ để tìm cà phê. Từng chồng bát đĩa bẩn, tạp chí và đủ loại sách chất đầy trên mặt bàn, trên bếp lò và trên tất cả những chỗ đủ bằng phẳng để đặt đồ lên. Thậm chí có cả một chiếc vớ trong bồn rửa. Chắc hẳn tối qua Henry đã vơ tất cả mọi thứ và ném vào trong bếp. Tôi đã luôn hình dung về Henry như một người chỉn chu ngăn nắp. Giờ thì rõ rằng anh ấy là kiểu người chỉ kĩ lưỡng về diện mạo của mình còn mọi việc khác thì luộm thuộm, nhếch nhác. Tôi tìm thấy cà phê trong tủ lạnh, tìm được đến máy pha rồi bắt đầu tự pha cho mình. Trong lúc chờ, tôi tham quan một vòng các giá sách của Henry.

Đây chính là Henry mà tôi biết. Khúc bi thương, tình ca và thơ Sonnet của Donne. Bác sĩ Faustus của Christopher Marlowe, Bữa trưa trần trụi của Anne Bradstreet, Immanuel Kant. Barthes, Foucault, Derrida. Những khúc hát thơ ngây và từng trải của Blake. Chú gấu Pooh. Alice lời chú giải, Heidegger. Rilke, Tristram Shandy. Chuyến đi Wisconsin tang tóc, Aristotle. Bishop Berkelcy. Andrew Marvell, Tê cóng, giảm thân nhiệt và các chấn thương nhiệt lạnh khác.

Tiếng cọt kẹt từ chiếc giường kêu lên làm tôi giật mình. Henry đang ngồi dậy, nheo mắt nhìn tôi trong ánh nắng sớm. Anh ấy thật trẻ. Anh ấy chưa biết tôi. Đột nhiên tôi sợ rằng anh ấy đã quên mất tôi là ai.

“Em trông có vẻ lạnh đấy”, Henry nói. “Hãy quay trở lại giường đi, Clare.”

“Em đã pha cà phê” tôi đề nghị.

“Ừm, anh có thể ngửi thấy. Nhưng trước hết, hãy lại đây và nói chào buổi sáng đã nào.”

Tôi trèo lên giường, vẫn mặc nguyên áo choàng tắm của anh ấy. Henry luồn tay dưới áo choàng rồi dừng lại trong giây lát, anh ấy đã nhận ra sự liên kết.

“Nó có khiến em khó chịu không?” anh ấy hỏi.

Tôi ngần ngại.

“Có. Dĩ nhiên nó làm em khó chịu.” Henry ngồi dậy. Anh ấy nhìn thẳng vào tôi. “Dù sao thì nó cũng gần như đã kết thúc rồi.”

“Gần như?”

“Anh đã định chia tay với cô ấy. Chỉ là chưa đúng thời điểm. Hoặc đã quá thời điểm. Anh không biết nữa.” Anh ấy cố đọc phản ứng của tôi qua nét mặt, để tìm gì? Sự tha thứ? Đó đâu phải lỗi của anh ấy. Làm sao anh ấy biết được. “Đại khái, bọn anh đã tra tấn nhau suốt một thời gian dài...” Anh ấy nói càng lúc càng nhanh hơn, rồi ngừng lại “Em có muốn biết?” Không.

“Cảm ơn em.” Henry đưa hai tay lên mặt. “Anh xin lỗi. Nếu anh biết trước em đến, anh sẽ dọn dẹp sạch sẽ hơn. Ý anh là cuộc sống của anh, chứ không chỉ căn hộ này.” Có vết son môi trên tai Henry. Tôi với tay chùi sạch nó. Anh ấy nắm tay tôi và giữ chặt lấy. “Anh có quá khác so với những gì em đã tưởng tượng?” Henry bồn chồn hỏi.

“Có... anh có vẻ...” ích kỉ, tôi tự nhủ, nhưng rồi lại nói, “trẻ hơn nhiều”

“Đó là điều tốt hay xấu?”

“Chỉ khác thôi.” Tôi quàng hai tay lên vai Henry rồi vuốt dọc lưng anh ấy, nhẹ nhàng xoa nắn từng thớ thịt, thám hiểm từng đường khúc quanh co trên thân thể. “Anh đã nhìn thấy chính mình ở tuổi bốn mươi bao giờ chưa?”

“Rồi. Anh trông có vẻ đã trải qua nhiều khó khăn.”

“Phải, nhưng anh không có... anh khá là... Ý em là, anh biết em khi đó, nên...”

“Có phải em đang muốn nói với anh rằng, lúc này đây, anh còn thiếu sót và vụng về lắm?”

Tôi lắc đầu, mặc dù đó chính xác là những gì tôi muốn nói. “Chỉ là, em biết đủ thứ chuyện, còn anh thì... Em chưa quen với việc ở bên anh khi anh chẳng nhớ gì về những điều đã xảy ra.”

Henry ủ rũ. “Anh xin lỗi. Nhưng con người mà em biết chưa tồn tại. Nán lại bên anh, sớm hay muộn, con người đó cũng sẽ xuất hiện. Đó là tất cả những gì anh có thể làm vào lúc này”

“Có vẻ công bằng” tôi nói. “Nhưng trong lúc chờ...”

Anh ấy đau đáu nhìn tôi. “Trong lúc chờ thì làm sao?”

“Em muốn...”

“Em muốn gì?”

Tôi đỏ mặt. Henry cười và nhẹ nhàng đẩy tôi xuống gối. “Anh biết rồi còn hỏi.”

“Anh không biết nhiều, nhưng anh có thể đoán được điều này điều kia.”

Một lát sau, khi đang nằm da kề da bên nhau, lơ mơ ngủ trong ánh nắng ấm áp vàng nhạt của buổi sáng tháng Mười, Henry nói khẽ vào tai tôi điều gì đó.

“Sao cơ?” tôi hỏi lại.

“Anh đang nghĩ, yên bình làm sao khi được ở đây bên em. Thật tuyệt khi cứ việc nằm kế bên nhau và biết rằng tương lai sẽ tốt đẹp.”

“Henry?”

“Hả?”

“Tại sao anh không bao giờ nói với mình về em?”

“Ồ, anh không làm thế?”

“Tại sao?”

“Rất ít khi anh nói với chính mình về tương lai, trừ phi đó là việc hệ trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Anh cố hết sức để được sống như một người bình thường. Anh thậm chí không thích ở gần chính mình, trừ phi không còn lựa chọn nào khác.”

Tôi cân nhắc một chút về điều Henry nói. “Nếu là em, em sẽ nói với chính mình tất cả mọi thứ ư?”

“Không, em sẽ không làm thế. Chỉ mang lại nhiều phiền toái hơn mà thôi.”

“Em đã luôn tìm đủ mọi cách để anh nói cho em biết về tương lai.” Tôi quay người và nằm ngửa mặt lên trần, Henry chống tay nhỏm đầu dậy nhìn tôi. Mặt chúng tôi cách nhau chừng 15 centimet. Thật kì lạ khi được nói chuyện với anh ấy trong hiện tại gần như theo cách mà chúng tôi đã luôn nói cùng nhau. Nhưng sự gần gũi về da thịt khiến tôi khó có thể tập trung.

“Anh có nói không?” Henry hỏi.

“Đôi khi. Lúc anh muốn nói hoặc phải nói.”

“Như việc gì?”

“Thấy chưa? Anh cũng muốn được biết. Nhưng em không nói cho anh nghe đâu.”

Henry cười vang. “Em cũng chẳng vừa nhỉ? Anh đói quá. Đi ăn sáng nhé.”

Ngoài trời lạnh giá. Ô tô và xe đạp chạy ì ạch dọc con phố Dearborn, các cặp đôi thong thả tản bộ trên vỉa hè, hai chúng tôi cũng nằm trong số đó, tay trong tay dưới nắng sớm, cuối cùng cũng được bên nhau để mọi người thấy. Một chút hối hận lóe lên trong tôi, như thể tôi vừa đánh mất một bí mật trân quý, nhưng rồi cảm giác hưng phấn nhanh chóng chiếm trọn cơ thể: từ giờ, mọi việc sẽ bắt đầu.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2: Lần đầu tiên


Chủ nhật, 16/6/1968

HENRY: Đó là lần đầu tiên diệu kì. Làm sao tôi biết được nó có nghĩa gì? Hôm ấy là sinh nhật lần thứ năm của tôi, cả nhà đi thăm Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Tôi chưa từng được đi thăm viện bảo tàng trước đó. Suốt một tuần bố mẹ không ngừng kể về những điều kì thú mà tôi sẽ được xem ở đó, những con voi nhồi bông to tổ chảng trong đại sảnh, bộ xương của những con khủng long khổng lồ, rồi còn cả những cảnh mô phỏng cuộc sống của người tiền sử. Mẹ vừa trở về từ Sydney và mang cho tôi một con bướm xanh to dị thường, Papilio ulysses thuộc họ bướm Phượng, được gắn trong khung đổ đầy cotton. Tôi thường xuyên đưa nó lên gần mặt, gần đến nỗi tôi chẳng thể nhìn thấy gì ngoài màu xanh dương đó. Nó mang cho tôi một cảm giác mà về sau tôi cố tìm lại trong những chai rượu và cuối cùng cũng tìm được nơi Clare, cảm giác của sự hợp nhất, không bận tâm đến mọi việc xung quanh và hoàn toàn thả lỏng mình. Bố mẹ đã kể cho tôi nghe về hàng chục loài bướm, chim ruồi và các loài côn trùng khác nhau có ở viện bảo tàng, nên tôi đã rất bồn chồn muốn được tận mắt chứng kiến. Tôi thức dậy trước cả khi trời kịp sáng. Tôi xỏ chân vào đôi giày thể thao, cầm theo hộp Papilio ulysses và chạy xuống vườn, xuống những bậc thang ra ngoài sông, trên người vẫn mặc nguyên bộ pijama. Tôi ngồi xuống bờ sông chờ cho trời sáng. Một gia đình vịt bơi qua trước mặt tôi, rồi một con gấu trúc Bắc Mỹ xuất hiện ở bờ bên kia và nhìn tôi tò mò trước khi rửa bữa sáng của nó và ăn ngấu nghiến. Tôi đã ngủ gật một lát. Tôi nghe có tiếng mẹ đang gọi nên chạy vào nhà, đường trơn trượt bởi sương sớm, tôi ôm con bướm cẩn thận trước ngực. Mẹ không hài lòng khi thấy tôi ra bờ sông một mình, nhưng bà không cáu vì dù sao hôm nay cũng là sinh nhật của tôi.

Tối hôm đó bố mẹ tôi không ai phải làm việc nên họ thư thả mặc đồ và bước đi thong thả. Tôi thì đã sẵn sàng từ lâu. Tôi ngồi trên giường của họ và giả bộ đọc một bản nhạc. Đó là vào khoảng thời gian bố mẹ tôi vừa nhận ra được một thời gian rằng đứa con trai duy nhất của họ chẳng có chút năng khiếu âm nhạc nào. Không phải tôi không cố gắng, chỉ là tôi không thể nào nghe được thứ mà họ nghe trong các bản nhạc, bất kể thứ đó là gì. Tôi thích âm nhạc, nhưng tôi chẳng thể nào giữ cho một giai điệu được trọn vẹn. Và mặc dù tôi biết đọc báo từ khi bốn tuổi, nhưng đối với tôi, các bản nhạc vẫn chỉ là những đường ngoằn ngoèo xinh xắn mà thôi. Bố mẹ vẫn chưa từ bỏ hi vọng một ngày nào đó tôi sẽ bộc lộ khả năng tiềm ẩn, nên khi tôi nhặt bản nhạc lên nghịch, mẹ liền ngồi xuống bên cạnh và cố giúp tôi đọc nó. Chẳng bao lâu, mẹ bắt đầu cất tiếng hát và tôi phụ họa bằng những tiếng nghêu ngao dở tệ khủng khiếp, tay không ngừng búng cái tách theo từng giai điệu lộn xộn, rồi chúng tôi cùng cười rộ lên, mẹ thọc léc tôi. Bố bước ra từ nhà tắm, khăn quấn quanh hông và tham gia với chúng tôi. Trong một vài phút diệu kì, họ cùng nhau hát, bố nhấc bổng tôi lên, họ nhảy với nhau, tôi bị kẹp giữa hai người. Rồi điện thoại đổ chuông, cảnh tượng tan biến. Mẹ nghe điện còn bố đặt tôi xuống giường và đi mặc đồ.

Rồi cuối cùng họ cũng sẵn sàng. Mẹ tôi mặc một chiếc váy hở vai màu đỏ và đi xăng-đan, bà đã đánh móng tay và móng chân cùng với màu váy. Bố đĩnh đạc trong chiếc quần xanh đậm và áo sơ mi trắng dài tay, làm nền cho sự sặc sỡ của mẹ. Cả nhà tôi chui vào xe. Như mọi lần, mình tôi sẽ chiếm trọn ghế sau, tôi nằm xuống và ngắm những tòa nhà chọc trời dọc Lake Shore Drive vụt qua cửa kính.

“Ngồi dậy nào Henry, chúng ta đến nơi rồi.” Mẹ nói.

Tôi ngồi dậy và nhìn viện bảo tàng. Cả cuộc đời tôi từ trước đến giờ phần lớn dành cho những chuyến bám đuôi bố mẹ đến khắp các thành phố ở châu Âu, nên Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên đã thỏa mãn đúng suy nghĩ của tôi về “viện bảo tàng”, mặc dù mặt tiền bằng đá có hình vòm của nó chẳng đặc biệt cho lắm. Hôm nay là Chủ Nhật nên mãi chúng tôi mới có thể tìm được một chỗ đỗ xe rồi đi bộ dọc theo hồ, qua những chiếc thuyền, tượng và nhiều đứa trẻ đang hớn hở khác. Chúng tôi bước giữa những cột trụ to lớn nặng nề để đi vào bên trong viện bảo tàng.

Và rồi tôi bị bỏ bùa mê.

Tất cả vạn vật thiên nhiên tụ hội về đây, được gắn mác và sắp xếp theo một trật tự logic, trường tồn vĩnh cửu như được tạo ra bởi Chúa. Có lẽ Chúa đã làm mất bản đồ sáng tạo thế giới và phải nhờ các nhân viên ở viện bảo tàng này giúp đỡ để quản lí vạn vật. Đối với một đứa trẻ năm tuổi có thể tìm thấy sự sung sướng tột cùng ở một con bướm nhỏ đã chết thì việc được đi khắp nơi trong viện bảo tàng này giống như một cuộc dạo chơi trong Vườn Địa Đàng.

Chúng tôi đã được nhìn thấy đủ thứ: các loại bướm (chắc chắn rồi), hàng ngàn hàng vạn con từ Brazil, Madagascar, thậm chí cả con bướm từ Úc anh em với con bướm xanh của tôi cũng có. Viện bảo tàng rất tối, lạnh và cũ kĩ đã làm tăng thêm vẻ ngưng trệ của thời gian và cái chết cho không gian bên trong những bức tường. Chúng tôi được xem chuột nước, báo, sư tử, và cả xác ướp, cùng với muôn vàn hóa thạch. Chúng tôi dùng bữa trưa ngoài trời, trên bãi cỏ trong viện bảo tàng rồi lại vào xem các loài chim, cá sấu và người Neanderthal đã tuyệt chủng. Lúc gần cuối, tôi mệt đến độ đứng không vững nhưng vẫn không muốn ra về. Những người bảo vệ phải đến và nhẹ nhàng dồn chúng tôi ra cửa. Tôi gắng kiềm chế để không bật khóc, nhưng vẫn òa lên nức nở vì mệt và muốn được xem tiếp. Bố kiệu tôi lên vai rồi chúng tôi bước ra bãi đỗ xe. Tôi lăn quay ra ngủ trên ghế sau, khi tỉnh dậy chúng tôi đã ở nhà và đã đến giờ ăn tối.

Chúng tôi dùng bữa trong căn hộ của ông bà Kim bên dưới. Họ là chủ nhà. Ông Kim là một người cộc cằn, ít nói. Ông có vẻ thích tôi nhưng chẳng mấy khi tôi thấy ông mở miệng trò chuyện với ai bao giờ. Còn bà Kim (mà tôi hay gọi là Kimy) là bạn thân của tôi, cũng là bà giữ trẻ thích chơi bài, người Hàn Quốc, hơi điên điên của tôi. Tôi dành phần lớn thời gian ban ngày với bà. Mẹ tôi chẳng biết nấu ăn, còn Kimy thì có thể nấu được đủ món trên đời, từ bánh trứng phồng đến bibimbap thơm ngon. Nhân hôm nay sinh nhật tôi, bà đã làm pizza và bánh sô-cô-la.

Chúng tôi ăn. Mọi người hát Chúc mừng sinh nhật và tôi thổi nến. Tôi không nhớ mình đã ước gì. Tôi được phép thức khuya hơn mọi ngày bởi tôi vẫn còn phấn khích với những gì đã thấy hôm nay, và vì tôi đã ngủ một giấc dài hồi chiều. Tôi ngồi ở hiên sau nhà với bố, mẹ và ông bà Kim, vừa uống nước chanh và ngắm bầu trời đêm, vừa lắng nghe tiếng ve xa xả và tiếng ti vi vọng lại từ các căn hộ xung quanh. Cuối cùng bố tôi nói, “Đến giờ đi ngủ rồi, Henry.” Tôi đánh răng, cầu nguyện, rồi leo lên giường. Tôi đã mệt lả nhưng mắt vẫn thao láo. Bố đọc truyện cho tôi nghe sau một hồi, thấy tôi vẫn không thể ngủ, ông và mẹ tắt đèn để cửa phòng tôi hé mở, rồi quay trở lại phòng khách. Luật là: họ sẽ chơi nhạc cho tôi nghe đến khi nào tôi chán, nhưng tôi phải nằm trên giường của mình để lắng nghe. Mẹ ngồi xuống bên chiếc đàn piano, bố lấy ra cây vĩ cầm rồi họ bắt đầu đàn hát một hồi lâu. Các bài hát ru, lieder, những khúc ca đêm - thể loại âm nhạc du dương dễ gây buồn ngủ - để làm dịu cơn phấn chấn của cậu bé quá khích đang nằm trong phòng. Rồi mẹ lại vào kiểm tra xem tôi đã ngủ chưa. Tôi chắc đã trông nhỏ bé và cảnh giác dữ lắm trên chiếc giường tí hon, trong bộ pijama có in hình những con thú đang đi săn đêm.

“Ồ con yêu, vẫn chưa ngủ được sao?”

Tôi gật đầu.

“Bố và mẹ phải đi ngủ rồi, con sẽ ổn chứ?”

Tôi dạ và mẹ lại gần ôm tôi. “Hôm nay đi xem viện bảo tàng thật vui phải không?”

“Mai chúng ta lại đi nữa được không mẹ?”

“Mẹ e là không. Nhưng chúng ta sẽ sớm đi lần nữa, nhé?”

“Vâng ạ.”

“Chúc con ngủ ngon”, mẹ để ngỏ cửa rồi tắt điện hành lang, “đừng để bị rệp cắn nhé”.

Tôi nghe thấy những tiếng động vọng lại, tiếng nước chảy, tiếng giật cần toilet. Rồi bốn bề lặng thinh. Tôi ngồi dậy, bước ra khỏi giường và quỳ xuống bên cửa sổ. Tôi có thể nhìn thấy ánh đèn vẫn sáng trong những căn nhà xung quanh, ở đâu đó xa xa ngoài kia có một chiếc xe đang chạy với tiếng radio mở to ầm ĩ. Tôi cứ ngồi đó một lúc, cố gắng để chìm vào giấc ngủ. Khi tôi đứng dậy, mọi thứ thay đổi.

Thứ Bảy, ngày 2/1/1988, 4:03 sáng Chủ Nhật, ngày 16/6/1968, 10:46 chiều (Henry 24 tuổi, và Henry 5 tuổi)

HENRY: Lúc này đã là 4 giờ 3 phút sáng. Một buổi sáng tháng Một lạnh khủng khiếp, tôi đang trên đường về nhà. Tôi đã la cà nhảy nhót suốt đêm, chỉ hơi ngà ngà say nhưng hoàn toàn kiệt quệ. Trong lúc đang dò dẫm đút đống chìa khóa lần lượt vào ổ dưới ánh điện hành lang chói lòa, tôi bỗng ngã khụy, đập hai đầu gối xuống sàn, chóng mặt và buồn nôn, rồi tôi thấy mình trong bóng tối, nôn thốc nôn tháo. Tôi ngẩng đầu lên và thấy tấm biển báo LỐI RA sáng trưng màu đỏ. Trong lúc mắt tôi từ từ thích ứng, tôi nhìn thấy nào hồ, nào người tiền sử - đàn ông cầm những lưỡi giáo dài ngoằng, đàn bà mặc những bộ đồ làm bằng vỏ cây nửa che nửa lộ - và những con chó sói. Tim tôi đập thình thịch, và trong một phút chếnh choáng hơi men, tôi đã nghĩ Chúa ơi, mình đã trở về tận thời kì Đồ Đá, cho đến khi tôi nhận ra tấm biển LỐI RA chỉ mới có mặt từ thế kỉ XX. Tôi đứng dậy, lắc đầu, và đi về phía cửa. Sàn nhà dưới chân lạnh toát khiến tôi sởn gai ốc, tóc dựng ngược cả lên. Vắng lặng như tờ. Không khí lành lạnh ẩm ướt phả ra từ máy điều hòa. Khi ra đến cửa, tôi nhìn sang phòng bên cạnh. Những chiếc hộp kính đặt đầy trong phòng. Ánh đèn đường cao quá cửa sổ rọi vào làm lộ ra hàng ngàn hàng vạn con côn trùng trước mắt tôi. Lạy Chúa, tôi đang ở Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Tôi đứng như trời trồng và thở khó nhọc, cố hết sức để làm cho đầu óc minh mẫn trở lại. Cảnh tượng này làm gợi nhớ điều gì đó trong cái đầu đờ đẫn của tôi và tôi đang cố đào bới nó lên. Tôi có việc gì đó phải làm. Phải rồi. Sinh nhật lần thứ năm của tôi... có ai đó ở đấy, và tôi phải chuẩn bị làm ai đó. Tôi cần quần áo. Phải rồi.

Tôi chạy băng băng qua khu trưng bày côn trùng vào tới hành lang dài chia đôi tầng hai, qua cầu thang bộ phía tây xuống tầng một, rất mừng vì đang ở trong thời kì tiền-máy-dò-chuyển-động. Những con voi to tổ chảng đứng sừng sững lăm le đe dọa tôi trong ánh trăng mờ đục, tôi vẫy tay chào chúng trong lúc chạy đến cửa hàng lưu niệm nhỏ bên phải cửa ra vào. Tôi đảo một vòng quanh các món đồ và tìm được một số thứ hữu ích: một con dao mở thư, một cái kẹp sách bằng kim loại có lô-gô của bảo tàng, hai chiếc áo phông in hình khủng long trước ngực. Những cái ổ khóa trong ô tủ kính đựng đồ chẳng khác gì chỉ để làm cảnh, tôi cạy chúng ra chỉ bằng cây kim băng tôi tìm thấy cạnh tủ thu ngân. Được rồi, đã đến lúc lên tầng ba - “gác mái” của viện bảo tàng - nơi các phòng thí nghiệm, văn phòng của nhân viên trú ngụ. Tôi lướt nhanh bảng tên trên cửa các phòng, chẳng có cái nào hợp với tôi. Rồi cuối cùng tôi chọn bừa một cửa và đẩy tấm kẹp sách dọc theo ổ khóa cho đến khi then cửa mở ra.

Chủ nhân của căn phòng này là V.M. Williamson, một anh chàng bừa bộn. Giấy lộn, cốc cà phê bẩn và tàn thuốc lá ngập ngụa khắp nơi; trên bàn anh ta có một phần bộ xương rắn đang được nối dở. Tôi lục khắp nơi tìm quần áo nhưng không thấy. Văn phòng bên cạnh thuộc về một phụ nữ, J.F. Bettley. Thử đến lần thứ ba thì tôi gặp may. D.W. Fitch có cả một bộ sưu tập áo vét bày biện cẩn thận trong giá để áo khoác. Chúng khá vừa với tôi, mặc dù ống tay và ống chân hơi ngắn, ve áo thì rộng. Tôi mặc một trong hai chiếc áo phông khủng long bên trong áo khoác. Chân trần nhưng trông cũng đã đủ chỉnh tề. D.W. cũng trữ một gói bánh quy Oreo chưa bóc trên bàn, Chúa phù hộ anh ta. Tôi vớ lấy gói bánh rồi bỏ đi, nhẹ nhàng đóng cửa lại.

Mình đã ở đâu khi nhìn thấy mình? Tôi nhắm mắt lại và sự mệt mỏi trùm lên khắp thân thể, vuốt ve tôi bằng những ngón tay mềm mại ru ngủ của nó. Hồn tôi gần lạc vào cõi mộng, nhưng tôi bấu vào chính mình và nó trở về trong trí nhớ của tôi; người đàn ông bước ra từ bóng tối đi về phía tôi ở cửa chính viện bảo tàng. Tôi cần phải quay trở lại đại sảnh chính.

Khi tôi đến nơi, bốn bề im lặng như tờ, hoàn toàn tĩnh mịch. Tôi bước dọc chính giữa tầng trệt, cố hình dung lại vị trí của các cửa ra vào. Tôi ngồi xuống gần phòng để áo choàng, chờ đợi đến giờ ra sân khấu. Tôi nghe thấy tiếng máu chảy rần rần trong đầu, tiếng hệ thống điều hòa o o, tiếng ô tô rít ngoài cao tốc Lake Shore Drive. Tôi ăn hết mười cái Oreo, chậm rãi, từ tốn, nhẹ nhàng tách chúng ra làm hai, cạo lớp kem ở giữa bằng răng cửa, ngậm phần sô-cô-la trong miệng cho đến khi chúng tan ra thành từng mảnh vị nhỏ. Tôi không biết bây giờ là mấy giờ, cũng không biết tôi phải chờ thêm bao lâu. Giờ thì tôi gần như đã tỉnh rượu và lanh lợi vừa đủ, thời gian cứ thế dần qua đi và không có chuyện gì xảy ra. Rồi cuối cùng, tôi nghe thấy một tiếng uỵch nhẹ, tiếng thở hổn hển. Im lặng. Tôi đợi. Tôi cẩn trọng đứng dậy, không để gây ra một tiếng động nào, nhẹ nhàng bước vào đại sảnh trong ánh sáng đang chiếu nghiêng nghiêng xuống sàn nhà bằng cẩm thạch. Tôi đứng giữa cửa và gọi, không quá to, “Henry”.

Không có tiếng đáp lại. Cậu bé ngoan, rất cảnh giác và điềm tĩnh. Tôi thử lại, “Đừng sợ, Henry. Chú là hướng dẫn viên của cháu. Chú ở đây để dẫn cháu đi tham quan bảo tàng. Đây là chuyến đi đặc biệt. Đừng sợ, Henry.”

Tôi nghe có tiếng thở dốc. “Chú có mang cho cháu một cái áo phông để cháu khỏi lạnh trong lúc đi xem.” Giờ thì thằng bé đã bước ra. “Đây, bắt lấy.” Tôi ném áo về phía nó, chiếc áo biến mất, thằng bé hiện ra. Áo dài đến tận đầu gối nó. Tôi ở tuổi lên năm có mái tóc bông xù tối màu, nhợt nhạt dưới ánh trăng, mắt nâu gần như người Xla-vơ, mảnh khảnh và dẻo dai. Ở tuổi lên năm, tôi đang hạnh phúc, đang được bao bọc trong sự bình thường và trong vòng tay của bố mẹ. Mọi việc sẽ thay đổi, kể từ lúc này.

Tôi từ từ bước về phía trước, cúi người xuống và nhẹ nhàng nói, “Xin chào, rất vui được gặp cháu, Henry. Cảm ơn cháu đã đến đây vào tối nay.”

“Cháu đang ở đâu đây? Chú là ai?” Giọng của thằng bé cao, thanh và vang, hơi có chút lạnh lùng”

“Cháu đang ở Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Chú được cử đến đây để dẫn cháu đi xem những thứ cháu chưa được xem lúc ban ngày. Tên chú cũng là Henry đấy, trùng hợp không?”

Thằng bé gật đầu.

“Cháu có muốn ăn bánh quy không? Chú lúc nào cũng thích vừa ăn vừa tham quan bảo tàng. Như vậy thú vị hơn.” Tôi đưa cho thằng bé gói Oreo. Nó ngần ngại đôi chút, không chắc có nên cầm lấy hay không, nó đói nhưng không biết nên cầm bao nhiêu là phải phép. “Cháu cứ lấy bao nhiêu tùy thích. Chú đã ăn hết mười cái rồi, vậy nên cháu phải ăn nhanh để đuổi kịp nhé.” Thằng bé lấy ba cái. “Có thứ gì cháu muốn xem trước không?” Thằng bé lắc đầu. “Thế này nhé. Chúng ta sẽ lên tầng ba trước, đó là nơi họ cất những thứ không đem ra trưng bày. Được không?”

“Được ạ”

Chúng tôi đi trong bóng tối lên các bậc thang. Thằng bé bước đi chậm rãi nên tôi cũng phải đi chậm theo.

“Mẹ cháu đâu?”

“Mẹ cháu đang ngủ ở nhà. Đây là chuyến đi đặc biệt chỉ dành cho cháu, bởi vì hôm nay là sinh nhật cháu. Hơn nữa, người lớn không làm những việc thế này.”

“Chú chẳng phải là người lớn sao?”

“Chú là một người cực kì khác với những người lớn khác. Công việc của chú là tìm kiếm sự phiêu lưu mạo hiểm. Vậy nên khi biết cháu muốn quay trở lại Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, ngay lập tức, chú đã chộp lấy cơ hội dẫn cháu đi tham quan lần nữa.”

“Nhưng làm sao cháu đến được đây?” Thằng bé dừng lại ở đầu cầu thang và nhìn tôi bối rối.

“Đó là một bí mật. Nếu chú nói cho cháu biết, cháu phải hứa không được kể với bất kì ai.”

“Tại sao phải vậy ạ?”

“Vì họ sẽ không tin cháu, cháu có thể kể cho mẹ và Kimy nếu cháu muốn, nhưng không thêm ai khác nữa. Được chứ?”

“Dạ...”

Tôi khuỵu gối trước mặt thằng bé tôi ngây thơ, nhìn vào mắt nó. “Thề trước Chúa chứ?”

“Dạ...”

“Được rồi. Chú sẽ nói cho cháu biết vì sao cháu đến được đây: cháu đã đi xuyên thời gian. Cháu đang nằm trong phòng của mình, rồi đột nhiên: Bùm! Cháu du hành đến đây. Và vì vẫn còn khá sớm nên chúng ta có rất nhiều thời gian để thăm thú trước khi cháu phải trở về.” Thằng bé im lặng suy xét. “Cháu hiểu không?”

“Nhưng... tại sao?”

“Việc đó thì chú cũng chưa được rõ lắm. Chú sẽ giải thích cho cháu khi chú khám phá ra tại sao. Từ giờ đến lúc đó, ta nên tiếp tục tham quan, nhé? Cháu ăn bánh quy nữa không?”

Thằng bé cầm lấy một cái bánh rồi chậm rãi bước về phía cuối hành lang. Tôi đẩy thanh kẹp sắt kim loại dọc khe cửa đánh số 306 và mở nó ra. “Hãy thử phòng này trước nhé.” Tôi với tay bật điện trong phòng, những hòn đá to như những quả bí ngô nằm ngập dưới sàn nhà, nguyên vẹn hoặc bị bổ làm đôi, bên ngoài lởm chởm và bên trong vằn vện những đường vân kim loại “Ổ, xem này. Henry. Đá thiên thạch.”

“Đá thiên thạch là gì?”

“Là đá rơi từ không gian.” Thằng bé nhìn tôi như thể tôi đến từ không gian. “Chúng ta thử cửa khác nhé?” Nó gật đầu. Tôi đóng căn phòng trưng bày thiên thạch lại và thử mở cánh cửa bên kia hành lang. Căn phòng này chất đầy chim. Chim trên đường bay mô phỏng, chim đậu chật trên cành, đầu chim, da chim. Tôi mở một trong hàng trăm ngăn tủ; nó chứa cả chục ống thủy tinh, mỗi ống đựng một con chim vàng và đen tí hon được gắn tên dưới chân. Mắt Henry mở to như những cái chén. “Cháu có muốn sờ chúng không?”

“Được thôi.”

Tôi tháo lớp bông chèn khỏi miệng ống và lắc cho đến khi con chim Kim Oanh tuột vào lòng bàn tay. Nó giữ nguyên hình dáng như một cái ống. Henry âu yếm vuốt ve cái đầu nhỏ xíu của con chim. “Nó đang ngủ ạ?”

“Đại loại thế.” Thằng bé nhìn tôi sắc lẹm, không tin vào sự lập lờ của tôi. Tôi nhét con chim trở lại ống kính, chèn lớp bông và đặt nó vào chỗ cũ rồi đóng ngăn tủ lại. Tôi mệt lả. Chỉ riêng từ “ngủ” đã có sức quyến rũ khó cưỡng. Tôi dẫn đường ra ngoài hành lang, rồi đột nhiên tôi nhớ ra điều gì đã khiến tôi yêu cái đêm này khi còn nhỏ.

“Này, Henry. Hãy đi đến thư viện nhé.” Thằng bé nhún vai. Tôi bước đi, khá nhanh, khiến thằng bé phải chạy theo. Thư viện nằm ở tầng ba, phía đông, cuối tòa nhà. Khi đến nơi, tôi đứng im trong giây lát, tính toán các ổ khóa. Henry nhìn tôi như để nói: “Ờ, chỉ có vậy thôi hả?” Tôi thọc tay vào túi tìm con dao mở thư. Tôi xoay xoay nắm cửa bằng gỗ; bên trong có thanh chốt mỏng dài bằng kim loại. Tôi chọc quá nửa con dao mở thư vào và ngoáy quanh. Tôi có thể nghe thấy tiếng đàn hồi của những cái lẫy khóa, và khi đã chọc vào hẳn, tôi đút nửa còn lại vào, dùng cái kẹp sách với ổ khóa kia và thế là Vừng ơi, mở ra!

Cuối cùng người bạn đồng hành của tôi cũng lộ vẻ ấn tượng thích đáng. “Sao chú làm được vậy?”

“Không khó lắm đâu. Khi khác chú sẽ dạy cháu. Entrez! (Vào đi nào). Tôi giữ cửa mở cho thằng bé đi vào. Tôi bật điện và phòng đọc hiện lên dưới ánh sáng: những bộ bàn ghế gỗ chắc chắn, thảm màu nâu sẫm, quầy tra cứu khổng lồ. Thư viện của Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên không được thiết kế để làm hấp dẫn một đứa trẻ lên năm. Nó chỉ là một thư viện với những giá sách liền nhau dành cho các nhà khoa học và học giả. Trong các tủ sách chất đầy phòng hầu hết là tạp chí khoa học thường kì thời Victoria được bọc da. Cuốn sách tôi đang tìm nằm trong một cái hộp bằng gỗ sồi và kính ở chính giữa căn phòng. Tôi cạy khóa bằng chiếc kim băng rồi mở cánh cửa kính. Viện bảo tàng thực sự cần tăng cường thêm an ninh. Tôi không cảm thấy quá tệ khi làm việc này, vì dù sao tôi cũng là một thủ thư ngay thẳng ở Newberry. Tôi bước ra phía sau quầy tra cứu và tìm thấy một miếng nỉ và vài miếng đệm lót, rồi trải chúng lên chiếc bàn gần nhất. Tôi đóng cuốn sách lại và nhẹ nhàng nâng nó ra khỏi hộp, đặt xuống miếng nỉ. Tôi kéo một chiếc ghế lại gần. “Cháu hãy đứng lên đây để có thể thấy rõ hơn.” Thằng bé trèo lên và tôi bắt đầu mở cuốn sách.

Đó là cuốn Các loài chim nước Mỹ của Audubon, một cuốn sách hạng sang đẹp tuyệt vời cao 1 mét 27 - gần bằng chiều cao của thằng bé tôi. Đây là bản sách đẹp nhất hiện có, tôi đã dành không biết bao buổi trưa mưa gió ướt át ngồi ngưỡng mộ nó. Tôi mở trang đầu tiên ra và Henry mỉm cười nhìn tôi. “Chim lặn Gavia”, thằng bé đọc. “Trông nó giống hệt như một con vịt.”

“Đúng vậy. Chú cược rằng chú có thể đoán được loài chim ưa thích của cháu là gì.”

Nó lắc đầu và mỉm cười.

“Cháu cược gì nào?”

Thằng bé nhìn xuống chính mình trong chiếc áo phông rồi nhún vai. Tôi hiểu cảm giác đó.

“Thế này nhé, nếu chú đoán đúng cháu sẽ được ăn một cái bánh, nếu chú đoán sai, cháu sẽ phải ăn một cái bánh.”

Thằng bé nghĩ ngợi rồi quyết định đây là một vụ cá cược an toàn. Tôi mở cuốn sách đến loài chim Hồng Hạc. Henry cười.

“Chú đoán có đúng không?”

“Có!”

Thật dễ trở thành nhà thông thái khi bạn đã trải qua tất cả chuyện đó trước đây. “Được rồi, bánh của cháu đây. Và chú cũng được một cái vì đoán đúng. Nhưng chúng ta phải để dành cho đến khi xem xong cuốn sách này đã; chúng ta không muốn vụn bánh rơi vãi khắp những loài chim xanh, phải không?”

“Phải ạ!” Thằng bé đặt cái bánh Oreo lên thành ghế rồi chúng tôi bắt đầu xem lại từ những trang đầu của cuốn sách, chậm rãi lật qua từng loài chim sống động hơn nhiều so với những cái ống kính trong căn phòng vừa nãy.

“Đây là con Diệc Xanh. Chúng rất lớn, lớn hơn nhiều so với Hồng Hạc. Chú đã thấy con Chim Ruồi bao giờ chưa? Hôm nay cháu đã thấy đấy!”

“Ở Viện bảo tàng này hả?"

“Dạ.”

“Chờ đến khi cháu thấy chúng ngoài đời nhé - chúng như những chiếc trực thăng tí hon, cánh của chúng đập liên hồi, cháu chỉ có thể thấy mờ mờ...” Lật từng trang sách như đang dọn giường, một dải bao la giấy chậm rãi dựng lên rồi hạ xuống. Henry đứng chăm chú đợi từng điều kì thú hiện ra, thốt lên những âm thanh sung sướng nho nhỏ khi thấy sếu Bắc Mỹ, chim Sầm Cầm, chim Anca, chim Gõ Kiến. Khi lật đến trang cuối cùng, chim sẻ Tuyết, thằng bé nhoài người tới chạm vào trang sách, nhẹ nhàng vuốt ve những nét trạm. Tôi nhìn nó, nhìn vào cuốn sách và nhớ, cuốn sách này, khoảnh khắc này, cuốn sách đầu tiên tôi yêu, tôi nhớ cảm giác muốn cuộn mình vào nó mà ngủ.

“Cháu mệt hả?”

“Dạ.”

“Chúng ta đi nhé?”

“Được ạ.”

Tôi đóng cuốn Những loài chim nước Mỹ lại và trả nó về căn nhà kính của nó, mở đến trang chim Hồng Hạc, rồi đóng cửa hộp và khóa nó lại. Henry nhảy khỏi ghế và ăn bánh Oreo của mình, tôi cất trả miếng nỉ và đẩy ghế vào. Henry tắt điện trong phòng rồi chúng tôi rời thư viện.

Chúng tôi vừa đi thơ thẩn vừa líu lo bàn về những loài vật có thể bay và những loài có thể trườn, vừa ăn bánh Oreo. Henry kể cho tôi nghe về bố, mẹ và bà Kim, người đang dạy nó nấu món lasaga, và Brenda, người mà tôi đã hoàn toàn quên bẵng, cô bạn gái thân thiết nhất của tôi lúc còn nhỏ cho đến khi gia đình cô ấy chuyển đến Tampa, Florida sau ba tháng nữa. Chúng tôi đang đứng trước Bushman, con gorilla lưng màu trắng xám huyền thoại, đang oai vệ nhìn chúng tôi trừng trừng từ bệ đứng cẩm thạch nhỏ của nó ở tiền sảnh tầng một, thì Henry thét lên, lảo đảo về phía trước, gấp gáp với tay về phía tôi. Tôi túm lấy thằng bé, và nó biến mất. Chiếc áo phông ấm, trống rỗng nằm trên tay tôi. Tôi thở dài. Giờ này thằng bé đã về nhà, đang trèo lên giường. Tôi còn nhớ. Tôi còn nhớ đã thức dậy vào sáng hôm sau và nghĩ về nó như một giấc mơ tuyệt đẹp. Mẹ cười và nói rằng du hành thời gian có vẻ thú vị, mẹ cũng muốn thử.

Đó là lần đầu tiên.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3: Cuộc hẹn thứ nhất, hai


Thứ Sáu, 23/9/1977 (Henry 36 tuổi, Clare 6 tuổi)

HENRY: Tôi đang ở trong đồng cỏ, chờ đợi. Tôi đợi ngoài rìa khoảng rừng thưa, trần truồng, vì quần áo Clare để cho tôi trong cái hộp bên dưới tảng đá không có ở đó; cái hộp cũng không, dù vậy tôi rất cảm kích đây là một buổi trưa đẹp trời, có lẽ tháng Chín, của một năm chưa xác định. Tôi đang ngồi chồm hổm trong đám cỏ cao, suy nghĩ. Cái hộp không có ở đây có nghĩa rằng tôi đã du hành đến khoảng thời gian trước khi Clare và tôi gặp mặt. Cũng có thể Clare còn chưa ra đời. Việc này đã xảy ra trước đây, và nó thực sự không dễ chịu chút nào; tôi nhớ Clare và tôi đã dành thời gian lẩn trốn, trên người không một mảnh vải, trong đống cỏ, không dám bén mảng xuất hiện gần gia đình Clare. Tôi khao khát nhìn về phía cây táo ở mạn rìa tây của đồng cỏ. Vào mùa này hẳn nó đã ra trái, những quả nhỏ và chua đã bị nai gặm dở, nhưng vẫn có thể ăn. Tôi nghe thấy tiếng cửa đóng sầm; tôi ló đầu ra khỏi đám cỏ nhìn. Một đứa bé đang chạy như bay ra ngoài, và khi nó đến gần con đường cỏ dập dềnh, trái tim tôi nhéo lại - Clare đang băng băng tiến vào khoảng rừng thưa.

Cô ấy còn rất nhỏ, chưa biết gì và chỉ có một mình. Clare vẫn đang mặc đồng phục của trường, áo liền quần màu xanh lá với chiếc áo choàng trắng, tất dài quá gối và đi giày da, tay cầm túi mua đồ Marshall Field và chiếc khăn dùng khi đi biển. Cô ấy trải chiếc khăn xuống đất rồi bắt đầu lôi đồ từ trong túi ra: đủ mọi loại bút có thể hình dung. Bút bi cũ, bút chì nhỏ ngắn và dày của thư viện, bút màu và bút mực. Cô ấy còn mang theo cả đống những đồ dùng văn phòng của bố. Clare sắp xếp đồ đạc ngay ngắn rồi vuốt ve xấp giấy, bắt đầu thử từng loại bút, cẩn thận gạch từng dòng, từng xoắn ốc và lẩm nhẩm một mình. Sau khi cẩn thận lắng nghe một lúc, tôi nhận ra cô ấy đang hát theo điệu nhạc của “The Dick Van Dyke Show”.

Tôi ngần ngại. Clare đang mải mê chăm chú. Cô ấy chắc hẳn mới chừng sáu tuổi; nếu đây đang là tháng Chín, thì chắc hẳn cô ấy vừa vào lớp một. Clare rõ ràng đang không đợi tôi, tôi là một người lạ mặt, và tôi chắc rằng điều đầu tiên bạn được học ở lớp một là không được lại gần một người lạ trần truồng xuất hiện ở nơi bí mật yêu thích của mình, lại còn biết tên bạn và bảo bạn đừng kể cho bố mẹ biết. Tôi tự hỏi liệu hôm nay có phải ngày đầu tiên chúng tôi gặp mặt hay đó là một ngày khác. Có lẽ tôi nên im lặng; hoặc Clare sẽ đi nơi khác rồi tôi có thể gặm nhấm những quả táo chua lè và ăn trộm vài món quần áo, hoặc tôi sẽ tan biến, trở lại với hoạt động thường ngày đang dang dở của mình. Tôi ngắt ra khỏi sự mơ màng và thấy Clare đang nhìn chằm chằm vào tôi. Tôi nhận ra, mặc dù quá muộn, rằng tôi đang lẩm nhẩm hát theo cô ấy.

“Ai ở đó?” Clare nói rít lên. Cô ấy trông như một con ngỗng đang xù lông giận giữ. Tôi nghĩ nhanh.

“Xin chào, cư dân địa cầu” tôi nhẹ nhàng ngân nga.

“Mark! Anh là đồ đần độn!” Clare nhìn quanh tìm vật gì đó để ném, rồi quyết định dùng đôi giày nặng nề có gót nhọn của mình. Cô ấy tháo chúng ra và ném. Tôi không nghĩ cô ấy có thể thấy tôi, nhưng cô ấy gặp may, một trong hai chiếc giày phi trúng miệng. Tôi bắt đầu chảy máu.

“Làm ơn đừng làm vậy.” Tôi không có thứ gì có thể dùng để cầm máu, nên đã dí chặt tay vào môi, và vì thế giọng tôi trở nên ồ ề. Cằm tôi nhói đau.

“Ai đấy?” Giờ thì Clare hoảng sợ, tôi cũng vậy.

“Henry. Clare, chú là Henry. Chú sẽ không làm gì cháu, nên đừng ném chú nữa nhé.”

“Trả giày lại cho tôi. Tôi không biết ông. Tại sao ông lại trốn?” Clare nhìn tôi chằm chằm.

Tôi ném trả đôi giày trở lại khoảng rừng thưa. Cô ấy nhặt chúng lên và ôm khư khư lấy chúng như thể đang cầm một khẩu súng ngắn. “Chú lẩn trốn vì đã đánh mất quần áo và chú lấy làm xấu hổ. Chú đã phải đi rất xa nên đói lả. Chú lại không quen biết ai, và giờ thì đang chảy máu nữa.”

“Ông từ đâu đến? Tại sao ông biết tên tôi?”

Chỉ có sự thật, không gì hơn. “Chú đến từ tương lai. Chú là người du hành thời gian. Trong tương lai, chúng ta là bạn.”

“Người du hành thời gian chỉ có trong phim thôi.”

“Đó là điều bọn chú muốn các cháu tin”

“Tại sao?”

“Nếu ai cũng du hành thời gian thì sẽ rất chật chội. Như khi cháu đi thăm bà nội Abshire vào Giáng Sinh năm ngoái và cháu phải đi qua sân bay O’Hare vậy, rất đông đúc phải không? Nhà du hành thời gian như bọn chú không muốn làm mọi chuyện rắc rối, nên bọn chú đã giữ im lặng.”

Clare suy nghĩ một phút. “Bước ra đây.”

“Cho chú mượn cái khăn tắm nhé.” Cô ấy nhặt nó lên và tất cả bút chì, bút vẽ cùng giấy bay tứ tán. Clare ném chiếc khăn về phía tôi, tôi đưa tay ra chụp lấy và quay lưng về phía Clare trong khi đứng dậy quấn nó quanh hông. Chiếc khăn có màu hồng và cam với những đường hoa văn hình học to rõ. Đích thị là thứ bạn muốn mặc trong lần đầu gặp vợ tương lai. Tôi quay người lại và bước vào khoảng rừng thưa; tôi ngồi xuống một tảng đá trong tư thế đạo mạo hết mức có thể. Clare đứng trong khu đất, giữ khoảng cách - vẫn nắm chặt đôi giày trên tay.

“Ông đang chảy máu.”

“Phải rồi. Cháu ném giày vào chú mà.”

“Ồ.”

Im lặng. Tôi cố tỏ ra vô hại và tử tế. Sự tử tế rất được Clare trân trọng, vì trong tuổi thơ của cô ấy, nhiều người không hề tử tế chút nào.

“Ông đang giễu cợt tôi.”

“Chú không đời nào làm vậy. Tại sao cháu lại nghĩ chú đang giễu cợt cháu?”

Clare sẽ chẳng còn gì đặc biệt nếu không cứng đầu. “Chẳng có ai du hành thời gian cả. Ông đang nói dối.”

“Santa du hành.”

“Cái gì?”

“Dĩ nhiên rồi. Thế cháu nghĩ làm sao ông ấy có thể chuyển hết đống quà đó chỉ trong một đêm? Ông ấy không ngừng quay ngược thời gian tới một vài giờ đồng hồ trước cho đến khi chui xuống ống khói của tất cả mọi người.”

“Santa có phép siêu nhiên. Ông đâu phải Santa.”

“Ý cháu là chú không có phép siêu nhiên? Trời, Louise, cháu thật là một khách hàng khó tính.”

“Tên tôi không phải là Louise.”

“Chú biết. Cháu là Clare. Clare Anne Abshire, sinh ngày 24 tháng Năm, 1971. Bố mẹ cháu là Philip và Lucille Abshire, cháu sống cùng họ và bà ngoại, anh trai Mark và em gái Alicia trong nhà lớn đằng kia.”

“Chỉ vì ông biết chuyện này chuyện kia không có nghĩa ông đến từ tương lai.”

“Nếu cháu nán lại một chút, cháu sẽ thấy ta biến mất” tôi có cảm giác mình có thể hi vọng vào chuyện này, vì Clare đã từng nói rằng, đó là điều cô ấy ấn tượng hơn tất thảy trong lần đầu tiên chúng tôi gặp mặt.

Im lặng. Clare đổi tư thế đứng từ chân này sang chân kia và đuổi muỗi. “Ông có quen Santa không?”

“Không.” Máu đã ngừng chảy, nhưng chắc hẳn trông tôi vẫn thật khủng khiếp. “Này, Clare, cháu có tình cờ mang theo chiếc băng cá nhân nào không? Và thức ăn nữa? Du hành thời gian khiến chú rất đói.”

Cô ấy suy nghĩ một chút rồi đút tay vào túi áo len, lôi ra thanh Hershey đã cắn dở. Cô ấy ném nó về phía tôi.

“Cảm ơn cháu. Chú rất thích món này.” Tôi ăn ngấu nghiến nhưng vẫn lịch sự. Lượng đường trong máu tôi rất thấp. Tôi nhét giấy gói vào túi mua đồ của Clare. Cô ấy tỏ vẻ vui mừng.

“Ông ăn như một con chó.”

“Đâu có!” Tôi bị xúc phạm ghê gớm. “Chú có ngón tay cái có thể chụm lại đấy.”

“Ngón cái có thể chụm lại là gì?”

“Hãy làm thế này.” Tôi làm dấu OK. Clare làm theo. “Ngón cái có thể chụm lại nghĩa là cháu có thể làm thế. Nghĩa là cháu có thể mở nắp hộp và thắt dây giày, cùng những việc khác mà động vật không thể làm.”

Clare tỏ vẻ không hài lòng. “Sơ Carmelita nói động vật không có linh hồn.”

“Dĩ nhiên động vật có linh hồn. Ai bảo cô ấy như vậy?”

“Sơ nói Giáo Hoàng bảo vậy.”

“Giáo Hoàng là một ông già khó tính. Động vật có linh hồn hiền lương hơn chúng ta rất nhiều. Chúng không bao giờ nói dối hay cho nổ bom thổi bay ai cả.”

“Chúng ăn thịt lẫn nhau.”

“Ừ thì chúng phải ăn thịt lẫn nhau; chúng không thể đi đến Dairy Queen và gọi món kem ốc quế rải sô-cô-la được, phải không?” Đây là món ăn ưa thích nhất trần đời của Clare (khi còn là một đứa trẻ. Lớn lên, Clare thích sushi, đặc biệt là sushi ở Katsu trên đại lộ Peterson).

“Chúng có thể ăn cỏ.”

“Chúng ta cũng có thể, nhưng chúng ta đâu có ăn. Chúng ta ăn hamburger.”

Clare ngồi xuống. “Etta nói tôi không nên nói chuyện với người lạ.”

“Đó là một lời khuyên tốt.”

Im lặng.

“Khi nào ông sẽ biến mất?”

“Khi chú sẵn sàng. Cháu chán nói chuyện với chú rồi hả?” Clare đảo mắt nhìn quanh. “Cháu đang viết gì vậy?”

“Thư pháp.”

“Chú xem được không?”

Clare thận trọng đứng dậy và nhặt một vài mẩu giấy trong khi vẫn không ngừng nhìn tôi chằm chằm đe dọa. Tôi chậm rãi nhoài người về phía trước đưa tay ra như thể cô ấy là một loài chó hung dữ. Clare nhanh chóng đẩy mạnh những tờ giấy về phía tôi rồi lùi lại. Tôi nhìn chúng chăm chú như thể cô ấy vừa đưa cho tôi những bản vẽ đầu tiên của Bruce Rogers về con Nhân Mã hay cuốn sách của Kells. Cô ấy đã viết nhiều dòng chữ in hoa khổ lớn “Clare Anne Abshire”. Tất cả các nét trên và dưới của các chữ đều được nắn nót thành những vòng xoáy trang trí và tất cả các nét tròn đều được vẽ thêm những mặt cười bên trong. Chúng khá đẹp.

“Đáng yêu lắm.”

Clare tỏ vẻ hài lòng, như cô ấy vẫn thường vậy mỗi khi nhận được lời khen cho thành quả của mình. “Tôi có thể viết cho ông một bản.”

“Chú muốn lắm. Nhưng chú không được phép mang theo bất cứ thứ gì mỗi khi du hành thời gian, nên có thể cháu hãy cứ giữ lấy và chú sẽ thưởng thức nó mỗi khi chú ở đây.”

“Tại sao ông không thể mang theo thứ gì?”

“Cháu nghĩ mà xem. Nếu những người du hành thời gian như chú có thể di chuyển đồ vật theo dòng thời gian thì thế giới sẽ sớm trở thành một đống hỗn độn. Giả dụ như nếu chú mang theo tiền bên mình và quay trở về quá khứ, chú có thể tìm mua vé số độc đắc, cá cược bóng đá và kiếm cả triệu đô. Việc đó không công bằng, phải không? Hoặc nếu chú là người cực kì bất lương, chú có thể trộm đồ và mang chúng về tương lai, nơi không ai có thể tìm thấy chú.”

“Chú có thể làm hải tặc!” Clare tỏ vẻ hớn hở trước ý nghĩ về tôi như một hải tặc đến nỗi cô ấy quên rằng tôi là một người lạ mặt nguy hiểm. “Chú có thể chôn tiền và vẽ bản đồ kho báu rồi đào nó trong tương lai.” Thực ra đây gần như chính là cách để tôi và Clare có được cuộc sống thoải mái. Clare cho rằng việc đó thật trái đạo lí, cho dù nó giúp chúng tôi không ít trên thị trường chứng khoán.

“Đó là một ý tưởng tuyệt vời. Nhưng thứ chú cần không phải tiền, mà là quần áo.”

Clare nhìn tôi ngờ vực.

“Bố cháu có món quần áo nào mà ông ấy không dùng đến không? Chỉ một cái quần cũng đủ rồi. Ý chú là, chú thích cái khăn này, nhưng ở nơi chú đến, chú thường mặc quần.” Philip Abshire lùn hơn tôi một chút nhưng nặng hơn khoảng 30 pound. Quần của ông ấy khá hài hước nhưng thoải mái.

“Cháu không biết...”

“Không sao. Cháu không cần phải lấy chúng ngay bây giờ. Nhưng nếu lần sau cháu có thể mang theo thì chú sẽ rất cảm kích.”

“Lần sau?”

Tôi tìm thấy một mẩu giấy chưa dùng và một cây bút chì. Tôi nghệch ngoạc viết ra dòng chữ: thứ Năm, ngày 29 tháng 9 năm 1977, sau bữa tối. Tôi đưa nó cho Clare và cô ấy nhận lấy trong cảnh giác. Quang cảnh xung quanh tôi mờ dần. Tôi có thể nghe thấy tiếng Etta gọi Clare. “Đây là một bí mật, được chứ, Clare?”

“Tại sao?”

“Chú không thể nói được. Chú phải đi rồi. Rất vui được gặp cháu. Bắt tay thế nào.” Tôi chìa tay ra và Clare can đảm nắm lấy. Trong lúc đang bắt tay, tôi biến mất.

Thứ Tư, 9/2/2000 (Clare 28 tuổi, Henry 36 tuổi)

CLARE: Sáu giờ sáng, tôi đang mơ màng trong giấc ngủ chập chờn thì Henry đổ ầm lên tôi, tôi nhận ra anh ấy đã lại du hành thời gian. Anh ấy đột ngột hiện ra và nằm đè lên tôi, tôi hét toáng lên, cả hai đều hoảng hồn. Henry bắt đầu cười rồi quay người lại, tôi cũng quay về phía anh ấy và nhận ra miệng anh ấy đang chảy máu. Tôi bật dậy, chạy đi lấy khăn mặt. Khi tôi trở lại, Henry vẫn mỉm cười, miệng be bét máu.

“Chuyện gì đã xảy ra vậy?”

“Em ném giầy vào mặt anh.” Tôi không nhớ đã ném bất cứ thứ gì vào Henry.

“Đâu có.”

“Em có. Đấy là lần đầu tiên chúng ta gặp mặt, ngay khi vừa nhìn thấy anh, em đã nói, ‘Đây là người đàn ông con sẽ lấy làm chồng’, rồi em ném giày vào mặt anh. Anh luôn nói em có con mắt nhìn người mà.”

Thứ Năm, 29/9/1977 (Clare 6 tuổi, Henry 35 tuổi)

CLARE: Tờ lịch trên bàn của bố buổi sáng nay trùng với ngày tháng trong tờ giấy mà người đàn ông đó đã viết. Nell đang luộc trứng cho Alicia, còn Etta đang mắng Mark vì đã không làm bài tập mà bỏ đi chơi ném đĩa với Steve. Tôi hỏi Etta, Cháu có thể xin vài bộ quần áo để trong hòm được không? Tôi muốn nói đến những chiếc hòm trên gác mái nơi chúng tôi hay chơi hóa trang, Etta hỏi Để làm gì? Tôi trả lời, Cháu muốn chơi hóa trang với Megan. Etta nổi cáu và bảo Đã đến giờ đi học, cháu có thể nghĩ đến chuyện chơi đùa sau khi tan trường. Vậy nên tôi đi học và làm phép tính cộng, quan sát ấu trùng rồi lên lớp nghệ thuật ngôn ngữ, sau bữa ăn là giờ học tiếng Pháp, âm nhạc và tôn giáo. Cả ngày tôi chỉ lo lắng về chuyện tìm quần áo cho người đàn ông lạ mặt, vì ông ấy có vẻ rất muốn có nó. Khi về nhà, tôi hỏi Etta một lần nữa, nhưng bà đã vào thị trấn. Nell để tôi liếm cả que quấy bột làm bánh lẫn số bột còn thừa, Etta chẳng bao giờ cho chúng tôi làm vậy. Mẹ đang viết gì đó. Tôi định bỏ đi mà không chào mẹ, nhưng bà đã kịp nói, Có chuyện gì vậy, con yêu? nên tôi hỏi xin và bà nói tôi có thể tìm trong túi đồ từ thiện Goodwill và lấy bất cứ thứ gì tôi muốn. Tôi đi xuống phòng giặt đồ, tìm trong túi Goodwill và thấy ba cái quần của bố, một cái có lỗ thủng lớn do thuốc lá. Tôi chọn hai cái lành lặn và chiếc áo sơ mi trắng bố hay mặc đi làm, với chiếc cà vạt có hoa văn cá và áo len đỏ. Cả chiếc áo choàng tắm màu vàng bố hay mặc khi tôi còn nhỏ, nó có mùi của bố. Tôi nhét tất cả quần áo vào một cái túi rồi đặt trong tủ phòng khách. Khi vừa bước ra khỏi phòng, Mark nhìn thấy tôi và hỏi, Mày đang làm cái gì thế, đồ đần độn? Tôi trả treo, Chẳng làm gì cả, đồ đần độn! Mark kéo tóc tôi, còn tôi đạp mạnh vào chân khiến anh ấy khóc toáng lên và chạy đi mách lẻo. Tôi về phòng mình chơi trò Truyền hình với ngài Gấu và Jane. Jane là ngôi sao điện ảnh, còn ngài Gấu hỏi Jane cảm giác làm ngôi sao điện ảnh như thế nào. Jane nói cô ấy rất muốn trở thành bác sĩ thú y, nhưng vì quá xinh đẹp nên cô ấy phải trở thành ngôi sao điện ảnh. Ngài Gấu nói sau này về già Jane có thể trở thành bác sĩ thú y. Etta gõ cửa và hỏi, Tại sao cháu giẫm lên chân Mark? và tôi trả lời, Ai bảo anh ấy giật tóc cháu. Etta cằn nhằn, Cô cậu làm tôi bực mình lắm rồi nhé và bỏ đi. Chúng tôi ăn tối một mình với Etta vì bố mẹ đi dự tiệc. Hôm nay có món gà rán với đậu nhỏ và bánh sô-cô-la. Mark được chia phần lớn hơn, nhưng tôi chẳng tị nạnh vì đã được liếm bột trước đó. Sau bữa tối, tôi xin Etta ra ngoài chơi. Bà hỏi tôi có bài tập về nhà không, tôi trả lời, Có bài tập chính tả và thu thập lá cây cho lớp mỹ thuật. Bà đồng ý cho tôi đi, Miễn sao cháu trở về trước khi trời tối. Tôi chạy đi lấy áo len xanh có vằn, lấy túi, rồi ra ngoài khoảng rừng thưa. Người đàn ông lạ mặt ấy vẫn chưa xuất hiện. Tôi ngồi xuống tảng đá, đợi một lúc rồi quyết định đi tìm lá cây. Tôi quay trở lại khu vườn và nhặt lá từ cái cây nhỏ của mẹ, mà về sau bà bảo tôi là cây bạch quả, và một số lá từ cây phong và cây sồi. Khi tôi quay trở lại đồng cỏ, ông ta vẫn không có ở đó. Tôi đã nghĩ, Có lẽ ông ta chỉ bịa chuyện sẽ đến. Rốt cuộc thì ông ta chẳng muốn có quần áo đến mức ấy. Có lẽ Ruth nói đúng. Tôi đã kể cho cậu ấy nghe về ông ta và cậu ấy nói tôi bịa chuyện, vì ngoài đời chẳng ai có thể đột nhiên biến mất cả, chỉ có trên ti vi thôi. Hoặc có thể đó là một giấc mơ giống như khi Buster chết, tôi đã mơ nó vẫn khỏe mạnh và nằm yên trong lồng, nhưng khi tôi tỉnh dậy không thấy Buster đâu cả, mẹ đã nói, Giấc mơ khác với cuộc sống thực tế nhưng nó cũng rất quan trọng. Tôi bắt đầu cảm thấy lạnh và tự nhủ có lẽ tôi nên bỏ túi đồ lại, nếu người đàn ông đó đến, ông ta có thể lấy quần áo trong đấy. Đang bước ngược trở lại con đường vào nhà thì tôi nghe có tiếng động và ai đó nói, Ôi, chết tiệt, đau quá. Tôi sợ.

HENRY: Tôi ngã phịch xuống một tảng đá khi xuất hiện và bị trầy đầu gối. Tôi đang ở trong khoảng rừng thưa. Mặt trời đẹp rực rỡ một màu cam và đỏ trên đầu những ngọn cây như tranh của J.M.W. Turner. Đồng cỏ trống trải chẳng có gì ngoài chiếc túi mua sắm đầy quần áo. Ngay lập tức tôi đoán ra Clare đã để chúng lại. Chắc hẳn chỉ mới vài ngày sau lần gặp đầu tiên của chúng tôi. Không thấy bóng dáng Clare đâu cả, tôi cất tiếng gọi khẽ. Không hồi đáp. Tôi lục túi quần áo. Có một chiếc quần may bằng vải bông thô, một chiếc quần len tuyệt đẹp màu nâu, một chiếc cà vạt xấu xí có hình cá hồi gớm giếc, áo len Harvard, áo sơ mi trắng vải sần cáu bẩn ở cổ, vết mồ hôi xỉn lại bên dưới cánh tay và chiếc áo choàng tắm bằng lụa được may tinh tế thêu tên Philip có một miếng rách lớn ở túi. Tất cả là đồ cũ trừ chiếc cà vạt, tôi rất mừng khi được thấy chúng. Tôi mặc chiếc quần vải bông thô và áo len, thầm cảm tạ vì gu thẩm mỹ di truyền của Clare. Tôi thấy rất thoải mái, ngoại trừ việc thiếu một đôi giày thì tôi đã ăn vận khá gọn ghẽ cho vị thế hiện tại của mình trong dòng thời gian. “Cảm ơn Clare, cháu làm tốt lắm”, tôi gọi khẽ.

Tôi ngạc nhiên khi thấy cô ấy xuất hiện ở lối vào khoảng rừng thưa. Trời tối nhanh khiến Clare trông nhỏ bé và sợ hãi trong ánh sáng nhá nhem.

“Xin chào.”

“Xin chào, Clare. Cảm ơn cháu về bộ quần áo. Chúng rất tuyệt, chúng sẽ giữ ấm cho chú đêm nay.”

“Cháu sắp phải về rồi.”

“Không sao, trời cũng sắp tối rồi. Mai cháu phải đi học đúng không?”

“Phải.”

“Hôm nay là ngày bao nhiêu?”

“Thứ Năm, 29 tháng 9, năm 1977.”

“Rất hữu ích. Cảm ơn cháu.”

“Làm thế nào mà chú lại không biết điều đó?”

“Chú chỉ vừa mới đến nơi. Vài phút trước đang là thứ Hai, ngày 27 tháng Ba, năm 2000. Đó là một buổi sáng trời mưa ướt át; chú đang nướng bánh mì.”

“Nhưng chú đã viết ra cho cháu mà.” Cô ấy chìa mảnh giấy viết thư của văn phòng luật Philip. Tôi lại gần và cầm lấy nó, cảm thấy thích thú khi nhìn dòng chữ hoa được viết nắn nót của tôi. Tôi ngập ngừng tìm cách tốt nhất để giải thích tính bất định của việc du hành thời gian cho Clare nhỏ bé lúc này.

“Cháu biết dùng máy ghi băng phải không?”

“Dạ.”

“Vậy cháu cho băng vào và bật từ đầu đến cuối, đúng không?” “Phải.”

“Cuộc đời của cháu cũng vậy. Cháu thức dậy vào buổi sáng, cháu dùng điểm tâm và đánh răng rồi đến trường. Cháu không thức dậy và đột nhiên thấy mình đang ăn trưa ở trường với Helen và Ruth, rồi đột nhiên lại ở nhà và đang mặc quần áo đúng không?”

Clare cười khúc khích. “Đúng ạ.”

“Với chú thì khác. Là người du hành thời gian, chú nhảy quanh từ thời điểm này đến thời điểm khác. Giống như khi cháu bật cuộn băng và nghe một lúc rồi cháu nói, Ồ mình muốn nghe lại ca khúc đó một lần nữa, thế là cháu nghe bài hát đó và trở lại lúc cháu bỏ giữa chừng, nhưng cháu tua đoạn băng quá tay nên phải tua trở lại một lần nữa, nhưng vẫn quá tay. Cháu hiểu không ?”

“ Hơi hơi ạ.”

“Đó không phải là phép so sánh tuyệt nhất. Cơ bản thì, đôi khi chú bị lạc trong dòng thời gian và không biết mình đang ở thời điểm nào.”

“Phép so sánh là gì ?"

“Là khi cháu muốn giải thích một việc nào đó bằng cách so sánh nó với một việc khác. Ví dụ như, vào lúc này, chú ấm như một con bọ nằm trong chăn trong chiếc áo len đẹp đẽ này, và cháu xinh như một bức tranh, còn Etta sẽ phát điên phát cuồng nếu cháu không trở vào nhà sớm.”

“Chú sẽ ngủ ngoài này à? Chú có thể vào nhà cháu, nhà cháu có phòng khách đấy.”

“Cháu thật tốt bụng. Nhưng rất tiếc, chú không được phép gặp gia đình cháu trước năm 1991.”

Clare hoàn toàn bối rối. Tôi nghĩ một phần vì cô ấy không thể hình dung nổi ngày tháng vượt ra khỏi những năm 70. Tôi vẫn nhớ mình đã gặp khó khăn y hệt với những năm 60 khi tôi ở độ tuổi của cô ấy lúc này. “Tại sao không?”

“Đó là một phần của luật lệ. Những người du hành thời gian không được phép đi loanh quanh và nói chuyện với mọi người trong khi du hành, vì như vậy sẽ có thể khiến mọi việc trở nên lộn xộn.” Thực ra tôi không tin vào điều này; mọi việc diễn ra theo cách nó đã định, một lần và chỉ một. Tôi không phải căn nguyên dẫn đến sự phân cắt thế giới.

“Nhưng chú nói chuyện với cháu đấy thôi.”

“Cháu là trường hợp đặc biệt. Cháu dũng cảm, thông minh và rất giỏi giữ bí mật."

Clare ngượng ngịu. “Cháu đã kể cho Ruth. Nhưng bạn ấy không tin cháu.”

“Ồ, không sao cả. Cũng chẳng có mấy ai tin chú. Nhất là các bác sĩ. Bác sĩ không tin bất cứ điều gì trừ phi chúng ta chứng minh cho họ thấy.”

“Cháu tin chú.”

Clare đang đứng cách tôi chừng hơn một mét. Khuôn mặt xanh xao nhỏ nhắn của cô ấy hứng trọn tia nắng đỏ au cuối cùng từ trời tây. Tóc cô ấy buộc chặt phía sau thành đuôi ngựa. Cô ấy đang mặc quần jean xanh, áo len tối màu có xọc vằn chạy quanh ngực, hai tay nắm chặt. Cô ấy trông mãnh liệt và kiên định. Con gái của chúng tôi, tiếc thay, chắc hẳn trông cũng sẽ giống hệt như vậy.

“Cảm ơn cháu, Clare.”

“Cháu phải về đây.”

“Ý tưởng không tồi.”

“Chú sẽ quay trở lại chứ?”

Tôi lục tìm danh sách, trong trí nhớ. “Chú sẽ trở lại vào 16 tháng Mười, hôm đó sẽ là thứ Sáu. Ngay sau khi tan trường, cháu hãy ra đây. Nhớ mang theo cuốn nhật kí nhỏ màu xanh mà Megan tặng cháu vào ngày sinh nhật và một chiếc bút bi mực xanh.” Tôi nhắc lại ngày tháng, nhìn thẳng vào Clare để chắc rằng cô ấy đã ghi nhớ.

“Au revoir, Clare.” (Tạm biệt, Clare)

“Aurevoir...” (Tạm biệt...)

“Henry.”

“Au revoir, Henri.” (Tạm biệt chú Henry). Chưa gì cô ấy đã phát âm giỏi hơn tôi. Clare quay người và chạy dọc theo con đường trở về vòng tay của ngôi nhà ấm áp, niềm nở, còn tôi quay về phía bóng tối và bắt đầu đi dọc đồng cỏ. Một lát sau trong buổi tối hôm đó, tôi quẳng chiếc cà vạt vào thùng rác phía sau Dina's Fish 'n Fry.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4: Bài học sinh tồn


Thứ Năm, 7/6/1973 (Henry 27 tuổi, và Henry 9 tuổi)

HENRY: Tôi đang đứng bên kia đường đối diện với Viện Nghệ thuật Chicago vào một ngày tháng Sáu nắng chói chang năm 1973, cùng với tôi tuổi lên chín. Thằng bé du hành đến từ thứ Tư; còn tôi đến từ năm 1990. Chúng tôi có một buổi chiều dài và một buổi tối để tiêu khiển cùng nhau, nên chúng tôi đã đến một trong những viện bảo tàng nghệ thuật tuyệt vời nhất thế giới cho bài học móc túi.

“Chúng ta không thể chỉ thưởng ngoạn thôi sao?” Henry nài nỉ. Thằng bé đang lo lắng. Nó chưa bao giờ làm việc này.

“Không. Cháu cần phải học. Cháu sẽ sống sót thế nào nếu không biết ăn trộm?”

“Ăn xin.”

“Ăn xin rất phiền phức, cháu sẽ không ngừng bị công an gô cổ. Nghe này, khi chúng ta vào trong đó, chú muốn cháu đứng càng xa chú càng tốt, giả vờ như chúng ta không biết nhau. Nhưng đủ gần để theo dõi những gì chú làm. Nếu chú đưa vật gì cho cháu, đừng làm rơi nó, hãy nhét nó vào túi nhanh hết mức có thể. Được chứ?”

“Chắc là được. Chúng ta đi xem Thánh George được không?”

“Dĩ nhiên rồi.” Chúng tôi bước qua đại lộ Michigan, đi giữa các sinh viên và những bà nội trợ đang phơi nắng trên bậc thang của viện bảo tàng. Henry vỗ vào một con sư tử bằng đồng khi chúng tôi đi qua.

Tôi cảm thấy hơi áy náy. Một mặt, tôi đang dạy cho chính mình những kĩ năng sinh tồn cần thiết bức bách. Các bài học khác trong chương trình giảng dạy này bao gồm trộm đồ trong cửa hàng, đánh người, cậy khóa, trèo cây, lái xe, đột nhập, nhảy dù vào thùng rác và cách sử dụng những đồ vật kì quái như rèm cửa và nắp thùng rác để làm vũ khí. Mặt khác, tôi đang đầu độc thằng bé ngây thơ tội nghiệp là tôi. Tôi thở dài. Phải có người đứng ra làm thôi.

Hôm nay là ngày nghỉ nên bảo tàng chật kín người. Chúng tôi đứng xếp hàng, di chuyển dần vào cửa chính và chậm rãi trèo lên những bậc thang trung tâm vĩ đại. Chúng tôi bước vào phòng trưng bày nghệ thuật châu Âu và đi lùi từ Hà Lan thế kỉ 17 đến Tây Ban Nha thế kỉ 15. Thánh George đứng hiên ngang, như mọi lần, sẵn sàng đâm xuyên qua con rồng bằng lưỡi giáo mỏng manh của mình, trong khi nàng công chúa áo hồng e thẹn đứng đợi. Bản sao tôi và tôi yêu con rồng bụng vàng vô cùng, và chúng tôi luôn cảm thấy nhẹ nhõm khi biết giờ chết của nó chưa điểm.

Henry và tôi đứng trước một bức tranh của Bernardo Martorell trong khoảng năm phút, và rồi thằng bé quay về phía tôi. Trong phòng trưng bày lúc này chỉ có hai chúng tôi.

“Không khó lắm đâu”, tôi nói. “Hãy chú ý. Tìm người nào đang lơ là. Quan sát xem họ để ví ở đâu. Hầu hết đàn ông nhét ở túi quần phía sau hoặc túi trong áo vét. Phụ nữ thì để ví sau lưng. Nếu cháu đang ở ngoài đường thì cháu có thể giật cả túi, nhưng làm vậy, cháu sẽ phải chắc chắn rằng có thể chạy nhanh hơn bất kì ai có ý định đuổi theo. Sẽ an toàn hơn nhiều nếu có thể lấy mà không bị ai phát hiện.”

“Cháu xem trên ti vi thấy họ thực hành với chiếc áo vét không người mặc có gắn chuông, nếu họ làm dịch chuyển áo vét trong khi lấy ví thì chuông sẽ kêu lên.”

“Phải, chú cũng đã xem bộ phim đó. Cháu có thể tập ở nhà. Giờ thì theo chú nào.” Tôi dẫn Henry đi từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 17; chúng tôi đến giữa trường phái Ấn tượng Pháp. Viện nghệ thuật này nổi tiếng vì bộ sưu tập tranh thuộc trường phái Ấn tượng của nó. Tôi có thể dừng lại hoặc bỏ đi, nhưng như thường lệ, các căn phòng này chật kín người đang xô lấn, chen chúc nhau cho dù chỉ để kịp liếc nhìn Ngày Chủ Nhật ở La Grande Jatte hoặc một bức Đống rơm của Monet. Henry quá thấp để nhìn qua đầu những người lớn đang chen chúc, nên không thấy được các bức tranh, dù sao thằng bé cũng đang quá lo lắng để ngắm chúng. Tôi liếc quanh căn phòng. Một người phụ nữ cúi xuống đứa con nhỏ đang vặn vẹo khóc rống lên. Hẳn đã đến giờ ngủ trưa của nó. Tôi gật đầu với Henry và bước về phía cô ta. Túi xách của cô ta chỉ có móc gài đơn giản và được đeo trên vai, thả lỏng xuống một bên hông sau lưng. Cô ta hoàn toàn tập trung vào việc dỗ cho con khỏi khóc. Cô ta đang đứng trước bức Cối xay gió đỏ của Toulouse Lautrec. Tôi giả vờ ngắm nó trong lúc đi ngang qua, va phải cô ta, khiến cô ta bổ nhào về phía trước, tôi chụp lấy tay cô ta, “Tôi xin lỗi, tôi không để ý. Cô không sao chứ? Trong này đông quá...” Tay tôi đã luồn vào trong túi xách, cô ta bối rối. Cô ta có cặp mắt sẫm màu, tóc dài và ngực bự, vẫn đang cố giảm đi số cân đã tăng trong thời gian mang thai. Tôi nhìn vào mắt cô ta trong lúc vẫn mò tìm chiếc ví, tiếp tục xin lỗi, ví chạy tuột lên ống tay áo khoác của tôi, tôi nhìn cô ta từ đầu đến chân và mỉm cười, lùi lại, quay người bước đi, ngó nhìn qua vai. Cô ta đã bế con lên và đang nhìn tôi chằm chằm, có chút hụt hẫng. Tôi mỉm cười và bước đi. Henry chạy theo trong lúc tôi đang đi cầu thang bộ xuống Bảo tàng Thiếu niên. Chúng tôi gặp nhau trong nhà vệ sinh.

“Thật kì quái” Henry nói. “Tại sao cô ấy nhìn chú như vậy?”

“Cô ấy cô đơn”, tôi đáp. “Có thể chồng cô ấy thường xuyên vắng nhà.” Sau khi cùng chui vào một buồng vệ sinh, tôi mở ví ra. Tên cô ta là Denise Radke, sống ở Villa Park, Illinois. Cô ta là thành viên của viện bảo tàng và là cựu sinh viên Đại học Roosevelt. Cô ta mang theo 20 đô la tiền mặt, chưa kể tiền xu. Tôi chìa tất cả ra cho Henry xem trong im lặng, rồi đặt mọi thứ trở lại vào ví và đưa cho thằng bé. Chúng tôi bước ra khỏi buồng, ra khỏi nhà vệ sinh, quay trở lại cổng vào viện bảo tàng. “Đưa nó cho bảo vệ. Nói rằng cháu nhặt được trên sàn nhà.”

“Tại sao?”

“Chúng ta không cần đến nó; chú chỉ muốn làm mẫu cho cháu thôi.” Henry chạy lại phía bảo vệ - một phụ nữ da màu đứng tuổi - bà ta mỉm cười và cúi xuống ôm Henry nửa vời. Thằng bé chậm rãi quay trở lại và chúng tôi đi chỗ khác, cách đó chừng năm mét. Tôi đi trước dẫn đường xuống hành lang dài tối mò mà về sau sẽ là nơi trưng bày nghệ thuật trang trí và dẫn tới việc mở rộng khu nhà Lúa, còn lúc này chỉ là nơi chứa đầy áp-phích quảng cáo. Tôi đang tìm một mục tiêu dễ, và ngay trước mắt là đối tượng trong mơ của một kẻ móc túi. Lùn xủn, béo tốt, da cháy nắng, hắn ta trông như thể vừa đi lạc từ sân vận động Wrigley Field trong chiếc mũ bóng chày và cái quần vải poly với chiếc áo sơ mi ngắn tay, khuy nổi màu xanh sáng. Hắn đang lên lớp cho cô bạn gái rụt rè về Vincent van Gogh.

“Ông ta cắt tai của mình và tặng cho cô gái. Sao, em có thích được tặng một thứ như vậy không? Một cái tai nhé. Người ta ném ông ấy vào nhà thương điên...”

Tôi không dằn vặt chút nào khi phải móc túi gã này. Hắn điềm nhiên bước đi, cứ ông ổng nói không hề biết trời đất, ví nằm trong túi sau bên trái. Hắn ta bụng ễnh, mông lép, và chiếc ví chềnh ềnh vẫy gọi tôi lấy đi. Tôi thong thả đi sau họ. Henry có thể quan sát tường tận cảnh tôi khéo léo thò ngón cái và ngón trỏ vào túi đối tượng rồi nhẹ nhàng rút ví ra. Tôi dừng lại, họ đi tiếp, tôi luồn chiếc ví qua cho Henry và thằng bé nhét ngay vào trong quần khi tôi bước tiếp.

Tôi chỉ cho Henry một số kĩ năng khác như: cách lấy ví từ túi trong áo vét, cách che tay khi đang mò mẫm bên trong túi xách của mục tiêu, sáu cách làm phân tán một người khi đang lấy ví của họ, cách lấy ví ra khỏi ba lô, và cách khiến người ta vô tình chỉ cho bạn họ để tiền ở đâu. Thằng bé đã thư giãn hơn, nó thậm chí bắt đầu thấy thích thú. Cuối cùng, tôi nói, “Được rồi, giờ đến lượt cháu thử.”

Ngay lập tức thằng bé chết điếng. “Cháu không thể.”

“Dĩ nhiên cháu có thể. Hãy nhìn quanh và tìm một đối tượng.” Chúng tôi đang đứng trong phòng tranh Nhật Bản. Trong phòng toàn các phụ nữ luống tuổi.

“Không phải ở đây.”

“Vậy ở đâu?”

Thằng bé suy nghĩ một chút. “Trong nhà hàng.”

Chúng tôi im lặng đi đến nhà hàng. Tôi vẫn còn nhớ như in chuyện xảy ra. Tôi đã vô cùng sợ hãi. Tôi nhìn thằng bé và biết chắc điều đó, mặt nó trắng bệch vì sợ. Tôi mỉm cười, vì tôi biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Chúng tôi đứng cuối hàng đợi đến lượt vào nhà hàng sân vườn. Henry nhìn quanh, suy nghĩ.

Đứng trước chúng tôi là người đàn ông trung niên cao lêu nghêu đang mặc một bộ vét nhẹ được may tinh tế màu nâu; không có cách nào biết được ông ta để ví ở đâu. Henry tiến lại gần, trên tay cầm một trong những chiếc ví tôi đã móc được trước đó.

“Đây có phải ví của bác không ạ?” Henry nhỏ nhẹ nói. Nó rơi dưới đất.”

“Hả? Ồ”, người đàn ông sờ túi quần sau bên phải để kiểm tra thấy ví của mình vẫn còn nguyên, ông ta nhoài người về phía Henry để nghe thằng bé rõ hơn, nhận lấy chiếc ví từ tay Henry và mở ra “Cháu nên đưa nó đến cho bảo vệ. Ồ, trong này có khá nhiều tiền.” người đàn ông liếc mắt qua cặp kính dày cộm của mình để nhìn Henry, trong khi ông ta nói và Henry luồn tay ra sau dưới lớp áo của ông ta, móc lấy chiếc ví. Vì Henry đang mặc áo phông ngắn tay nên tôi bước lại gần và nhận lấy chiếc ví từ thằng bé. Henry bỏ đi theo hướng người đàn ông chỉ dẫn, và tôi theo sau, vượt qua Henry, dẫn nó ra ngoài bảo tàng, qua mặt bảo vệ, tiến vào đại lộ Michigan cho đến khi chúng tôi dừng lại cười ranh mãnh ở Café Artists, nơi chúng tôi tự thưởng cho mình hai li kem sữa và khoai tây rán bằng những đồng tiền chúng tôi kiếm được (một cách không chính đáng). Chúng tôi ném tất cả số ví vào thùng thư sau khi đã móc hét tiền, và thuê một phòng ở Palmer House.

“Thế nào?” Tôi hỏi khi đang ngồi trên thành bể tắm nhìn Henry đánh răng.

“Sao ạ?” Henry trả lời, miệng đầy bọt kem đánh răng.

“Cháu thấy thế nào?”.

Thằng bé nhổ bọt. “Về cái gì cơ?”

“Móc túi.”

Nó nhìn tôi qua gương nói “Không tệ”, rồi quay lại nhìn thẳng vào tôi, miệng cười toe toét, “Cháu đã làm được!”

“Cháu đã làm rất tốt!”

“Đúng nhỉ?” Nụ cười vụt tắt. “Henry, cháu không thích du hành thời gian một mình. Đi với chú tốt hơn. Chú không thể luôn đi cùng cháu sao?”

Thằng bé đang đứng quay lưng lại phía tôi, và chúng tôi nhìn nhau trong gương. Tội nghiệp thằng bé tôi nhỏ bé: lưng gầy nhom, hai xương đòn gánh chòi ra như đôi cánh non. Thằng bé quay lại đợi câu trả lời, và tôi biết phải nói với nó điều gì. Tôi xoay thằng bé lại và bế nó lên để chúng tôi đứng ngang tầm nhau, mặt cùng quay vào gương.

“Cháu nhìn xem.” Chúng tôi quan sát cái bóng của nhau, cặp song sinh trong phòng tắm nguy nga mạ vàng ở Palmer House. Tóc chúng tôi cùng có màu nâu đen, mắt chúng tôi có cùng cái nhìn u ám và thâm quầng, vành tai có hình dáng y hệt nhau. Tôi cao và to con hơn, râu cạo nhẵn. Thằng bé mảnh khảnh, vụng về, chẳng có gì ngoài da và xương. Tôi đưa tay lên vuốt ngược tóc ra sau, chỉ cho thằng bé thấy vết sẹo sau tai nạn. Thằng bé làm theo trong vô thức, đưa tay chạm vết sẹo trên trán nó.

“Nó giống hệt của cháu”, thằng bé tôi nói, vẻ ngạc nhiên thích thú. “Sao chú cũng có nó?”

“Cùng một lí do như cháu. Nó cùng là một vết sẹo. Chúng ta là một.”

Một chút mơ hồ. Tôi đã không hiểu, rồi tôi hiểu, đơn giản vậy đấy. Tôi đứng nhìn nó diễn ra. Tôi muốn được trở thành cả hai chúng tôi cùng một lúc, để một lần nữa cảm nhận cảm giác quá sức chịu đựng, để lần đầu tiên nhìn thấy sự trộn lẫn giữa hiện tại và tương lai. Tôi đã quá quen thuộc, quá thoải mái với nó, nên tôi chỉ có thể ở ngoài nhìn vào, nhớ lại sự kì diệu của tuổi lên chín đột nhiên nhận ra người bạn, người chú, người hướng dẫn cũng chính là tôi. Tôi, chỉ tôi. Cô đơn du hành giữa dòng thời gian.

“Chú là cháu?”

“Khi cháu lớn lên.”

“Nhưng... còn những người khác thì sao?”

“Những người du hành thời gian khác?”

Thằng bé gật đầu.

“Chú không nghĩ còn ai khác. Chú chưa từng gặp bất kì ai.”

Nước mắt rớm chảy trong khóe mắt trái của thằng bé. Khi còn nhỏ, tôi đã hình dung ra cả một cộng đồng những người du hành thời gian, mà ở đó, Henry, người thầy giáo của tôi, là một đặc phái viên được cử đến hướng dẫn cho tôi để chuẩn bị cho sự gặp mặt sau cùng trong tình thân bao la. Giờ tôi vẫn cảm thấy như một kẻ bị ruồng bỏ, như thành viên cuối cùng của một loài giống đã từng đông đảo. Hệt như khi Robinson Crusoe khám phá ra bước chân trên bãi biển rồi nhận ra đó là của chính mình. Tôi, nhỏ như một chiếc lá, mỏng manh như làn nước, bắt đầu bật khóc. Tôi ôm lấy thằng bé, ôm lấy tôi, thật lâu.

“Sau đó chúng tôi gọi hai cốc sô-cô-la nóng và xem Johnny Carson. Henry chìm vào giấc ngủ khi đèn vẫn còn sáng. Khi chương trình kết thúc tôi nhìn qua và thằng bé đã biến mất, nó đã quay trở lại căn phòng cũ của bố tôi, đứng ngái ngủ bên cạnh chiếc giường rồi thả mình xuống đó trong hân hoan. Tôi tắt ti vi và tắt đèn ở đầu giường. Những âm thanh ồn ào của đường phố năm 1973 luồn qua ô cửa sổ đang mở vào trong phòng. Tôi muốn về nhà. Tôi nằm trên chiếc giường cứng ngắc của khách sạn, lẻ loi và đơn độc. Tôi vẫn không hiểu.

Chủ Nhật, 10/10/1978 (Henry 15 tuổi, và Henry 15 tuổi)

HENRY: Tôi đang ở trong phòng ngủ với tôi. Cậu ấy đến từ tháng Ba tới. Chúng tôi đang làm việc chúng tôi vẫn thường làm mỗi khi có được chút riêng tư, khi ngoài trời lạnh cóng, khi cả hai chúng tôi đã dậy thì mà chưa có bạn gái để trải nghiệm. Tôi nghĩ ai cũng sẽ làm vậy nếu họ có cơ hội tốt. Ý tôi là, tôi không đồng tính.

Đã gần đến trưa Chủ Nhật. Tôi có thể nghe thấy tiếng chuông vang lên từ nhà thờ Thánh Joe. Tối qua bố về muộn; tôi nghĩ chắc hẳn ông đã ghé quán bar sau khi buổi hoà nhạc kết thúc; ông đã say mèm và ngã xuống cầu thang, tôi phải kéo ông vào phòng và đặt lên giường. Tôi nghe thấy tiếng ông ho và tiếng ông lượn lờ trong bếp.

Tôi kia có vẻ bị phân tán; cậu ấy cứ không ngừng nhìn ra cửa. “Có chuyện gì thế?” Tôi hỏi. “Không có gì cả,” cậu ấy đáp. Tôi đứng dậy kiểm tra khoá cửa. “Đừng,” cậu ấy thì thào. Có vẻ như cậu ấy phải cố gắng lắm để mở miệng. “Tiếp tục nào,” tôi nói.

Tôi nghe thấy tiếng bước chân nặng nề của bố ngoài cửa. “Henry?” ông nói và tay nắm cửa từ từ quay. Tôi đột ngột nhận ra mình đã vô tình mở cửa lúc đứng dậy kiểm tra; Henry nhảy bổ ra chặn lại nhưng đã quá muộn: Bố thò đầu vào và thấy chúng tôi in flagrante delicto[1]. “Ôi”, ông thảng thốt. Mắt ông mở to hết mức có thể và mặt ông lộ vẻ kinh hãi. “Chúa ơi, Henry.” Ông đóng cửa lại. Tôi nghe thấy tiếng bước chân ông quay trở về phòng mình. Tôi ném cho tôi cái nhìn trách móc trong khi mặc vội chiếc quần jean và áo phông vào. Tôi đi dọc hành lang đến phòng ngủ của bố. Cửa đóng. Tôi gõ cửa. Không có tiếng trả lời. Tôi đợi. “Bố?” Im lặng. Tôi mở cửa. “Bố?” Ông đang ngồi trên giường quay lưng lại phía tôi. Ông vẫn cứ ngồi đó. Tôi đứng ở ngưỡng cửa một lúc nhưng không đủ can đảm để bước vào phòng. Cuối cùng, tôi đóng cửa lại và đi về phòng.

[1] In flagrante delicto: tiếng Latin, có nghĩa ”Bắt quả tang tại trận”- ND.

“Đó hoàn toàn là lỗi của cậu”, tôi gay gắt mắng tôi. Cậu ấy đang mặc quần jean, ngồi trên ghế, gục đầu vào hai bàn tay. “Cậu đã biết, cậu biết nó sẽ diễn ra mà chẳng nói gì. Tính tự bảo vệ của cậu đâu rồi hả? Cậu có bị làm sao không thế? Biết trước tương lai thì có ích lợi gì nếu cậu không thể giúp chúng ta tránh khỏi bẽ mặt...”

“Im đi”, Henry rên rỉ. “Cậu im đi.”

“Tớ sẽ không im”, tôi lên giọng. “Tất cả những gì cậu cần làm chỉ là lên tiếng.”

“Nghe này”, cậu ấy nhìn tôi vẻ thoái thác. “Nó giống như ngày hôm đó ở sân trượt băng.”

“Ôi, chết tiệt.” Vài năm trước, tôi nhìn thấy một cô bé bị quả bóng khúc côn cầu trên băng đập vào đầu. Thật khủng khiếp. Về sau tôi được biết cô bé chết trong bệnh viện. Rồi tôi bắt đầu du hành thời gian quay trở lại ngày hôm đó, hết lần này đến lần khác, và tôi muốn cảnh báo cho mẹ cô bé, nhưng không thể. Nó giống như tôi chỉ là một khán giả đang ngồi xem phim. Tôi như một bóng ma. Tôi đã cố hét lên, “Không, hãy đưa cô bé về nhà, đừng để cô bé lại gần mặt băng, đưa cô bé đi, cô bé sẽ bị thương, cô bé sẽ chết đấy”, để rồi nhận ra tất cả những câu chữ đó chỉ vang lên trong đầu tôi, và mọi thứ lại diễn ra đúng như nó đã diễn ra.

Henry nói, “Cậu nói về thay đổi tương lai, nhưng đối với tớ đây là quá khứ, và theo những gì tớ biết, tớ chẳng thể làm gì được cả. Tớ đã thử, nhưng chính vì thử mà nó đã diễn ra. Nếu tớ không nói gì cả, cậu sẽ không đứng dậy...”

“Vậy tại sao cậu còn nói?”

“Vì tớ đã. Và cậu sẽ. Cứ chờ mà xem.” Cậu ấy nhún vai. “Giống như tai nạn của mẹ vậy. Immer wieder[2]” Luôn luôn tái diễn, luôn luôn giống nhau.

[2] Immer wieder (tiếng Đức): Một lần nữa và một lần nữa.

“Tự do ý muốn ở đâu?”

Cậu ấy đứng dậy, đi đến bên cửa sổ và nhìn ra sân sau nhà Tatinger. “Tớ vừa nói chuyện với bản thể khác của chúng ta năm 1992. Anh ấy có nhắc đến một điều rất thú vị: anh ấy nghĩ chỉ có tự do ý muốn khi chúng ta ở trong thời gian, trong hiện tại. Khi ở trong quá khứ, chúng ta chỉ có thể làm điều chúng ta đã làm, và chúng ta chỉ có thể ở đó nếu chúng ta đã ở đó.”

“Nhưng bất kể tớ ở đâu, đó sẽ là hiện tại của tớ. Chẳng phải tớ sẽ có thể quyết định...”

“Không. Không thể.”

“Anh ấy đã nói gì về tương lai?”

“Nghĩ mà xem. Cậu đi tới tương lai, cậu làm điều gì đó rồi quay trở lại hiện tại. Thì điều cậu đã làm là một phần của quá khứ. Nên đó cũng là điều không tránh khỏi.”

Tôi có cảm giác xen lẫn kì quái giữa tự do và tuyệt vọng. Tôi toát mồ hôi; tôi mở cửa sổ và không khí lạnh tràn vào trong phòng. “Nhưng như vậy thì tớ không phải chịu trách nhiệm cho bất kì điều gì tớ làm khi không ở trong hiện tại.”

Cậu ấy mỉm cười. “Tạ ơn Chúa.”

“Và mọi chuyện đã diễn ra rồi.”

“Có vẻ như vậy.” Cậu ấy đưa tay xoa mặt, tôi nhận thấy cậu ấy cần cạo râu đôi chút. “Nhưng anh ấy nói rằng cậu phải hành xử như thể cậu có tự do trong ý chí, như thể cậu phải chịu trách nhiệm cho việc mà cậu đã làm.”

“Tại sao? Điều đó thì có quan trọng gì?”

“Nếu không, mọi chuyện sẽ rất tệ.”

“Anh ấy đã trải nghiệm nó?”

“Phải”

“Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?”

“Bố sẽ phớt lờ cậu trong ba tuần tới. Và chuyện này” - cậu ấy khua tay trên giường - “chúng ta phải dừng kiểu gặp mặt này”

Tôi thở dài. “Được rồi. Còn gì nữa không?”

“Vivian Teska.”

Vivian là cô gái trong lớp hình học, người tôi thèm khát nhưng chưa từng nói một lời với cô ấy.

“Sau buổi học ngày mai, hãy đến rủ cô ấy đi chơi.”

“Tớ thậm chí còn không biết cô ta.”

“Tin tớ đi.” Cậu ấy nhìn tôi cười tự mãn, theo kiểu khiến tôi tự hỏi vì lí do quái quỷ gì mà tôi nên tin cậu ta, nhưng tôi rất muốn tin. “Được rồi.”

“Tớ nên đi. Đưa tiền cho tớ.” Tôi phát chán cho cậu ta 20 đô la. “Thêm đi.” Tôi đưa thêm 20 đô la nữa.

“Đó là tất cả những gì tớ có.”

“Được rồi.” Cậu ấy mặc vào quần áo lôi ra từ đống đồ tôi không cảm thấy phiền nếu không được nhìn thấy một lần nữa. “Áo khoác?” Tôi đưa cho cậu ấy chiếc áo len trượt tuyết Peru mà tôi luôn ghét. Cậu ấy nhăn mặt rồi mặc nó vào. Chúng tôi đi tới cửa sau của căn hộ. Chuông nhà thờ điểm giữa trưa. “Tạm biệt”, tôi nói.

“Chúc may mắn”, tôi nói, xúc động kì quái trước bóng hình của chính tôi lầm lũi vào vô định, vào trong cái lạnh của buổi sáng Chủ Nhật Chicago mà cậu ấy không thuộc về. Cậu ấy giậm thình thịch xuống những bậc thang gỗ, còn tôi âm thầm quay trở lại căn hộ.

Thứ Tư, 17/11/ - Thứ Ba, 28/9/1982 (Henry 19 tuổi)

HENRY: Tôi đang ngồi trên ghế sau của chiếc xe cảnh sát Zion, Illinois, tôi đang đeo một chiếc còng tay và chẳng còn gì nhiều hơn thế trên người. Bên trong xe cảnh sát nồng nặc mùi thuốc lá, đồ da, mồ hôi và một mùi khác mà tôi không thể xác định. Có lẽ là mùi của sự hoảng loạn. Mắt trái của tôi sưng vù và phần trước cơ thể chằng chịt những vết bầm tím, vết cắt và đất bẩn sau khi bị chế ngự bởi hai cảnh sát hộ pháp trên nền nhà đầy thủy tinh vỡ trong trạng thái không một mảnh vải che thân. Viên cảnh sát đang đứng bên ngoài xe nói chuyện với người dân quanh đó, ít nhất một người trong số họ đã nhìn thấy tôi đang tìm cách đột nhập vào căn nhà Victoria vàng và trắng mà xe đang đỗ trước mặt. Tôi không biết mình đang ở thời gian nào. Tôi chỉ mới đến đây một giờ đồng hồ và đã dính vào rắc rối to. Tôi rất đói, rất mệt. Đáng lẽ tôi phải đang có mặt tại buổi họp chuyên đề Shakespeare của tiến sĩ Quarrie, hẳn là tôi đã bỏ lỡ. Thật tệ. Hôm nay chúng tôi sẽ bàn về Giấc mộng đêm hè.

Điểm có lợi ở chiếc xe cảnh sát này là: nó ấm và không ở Chicago. Cảnh sát Chicago ghét tôi vì tôi không ngừng biến mất trong khi bị tạm giam, và họ không thể hiểu vì sao. Chưa kể tôi từ chối nói chuyện với họ, nên họ vẫn không biết tôi là ai và ở đâu. Ngày họ tìm ra sẽ là ngày tử của tôi, vì có khá nhiều trát dưới tên tôi: đột nhập, ăn trộm, chống đối người thi hành công vụ, vượt trại tạm giam, xâm phạm đất đai, ở truồng nơi công cộng, trấn lột, và nhiều nữa. Có thể bạn sẽ nghĩ tôi là một tên tội phạm ngớ ngẩn, nhưng thực ra rắc rối chủ yếu là thật khó để trở nên kín đáo khi bạn đang lõa lồ. Lén lút và tốc độ là tài sản chính của tôi, nhưng khi tôi đang bẻ khóa đột nhập vào nhà người ta giữa thanh thiên bạch nhật mà lại trần truồng, thì đôi khi không được thành công cho lắm. Tôi đã bị bắt bảy lần, và cho đến giờ tôi luôn biến mất trước khi họ kịp lấy vân tay của tôi hay chụp ảnh.

Người dân xung quanh cứ không ngừng nhòm qua cửa xe cảnh sát nhìn tôi. Tôi không quan tâm. Tôi không quan tâm. Chuyện này đang kéo dài quá lâu. Chết tiệt, tôi ghét thế này. Tôi thả người phía sau và nhắm mắt lại.

Cửa xe mở ra. Không khí lạnh - mắt tôi choàng mở - và trong thoáng chốc tôi nhìn thấy song sắt kim loại phân cách giữa khoan trước và sau, những chiếc ghế nhựa nứt nẻ, đôi tay tôi trong chiếc còng, đôi chân đang sởn gai ốc vì lạnh, bầu trời phẳng lặng sau ô cửa kính, chiếc mũ cảnh sát đặt trên bảng đồng hồ, bìa kẹp hồ sơ trên tay viên cảnh sát, khuôn mặt đỏ au của ông ta, lông mày xám xịt thành từng múi và các ngấn dưới cằm xệ xuống như rèm cửa - mọi thứ mờ nhạt, óng ánh, đủ màu như bươm bướm và viên cảnh sát nói, “Này, hắn ta như đang bị...” hai hàm răng tôi đập mạnh vào nhau và chiếc xe cảnh sát biến mất trước mắt tôi, tôi nằm ngửa mặt lên trời trong sân sau nhà tôi. Hay lắm. Hay lắm! Tôi hít đầy khí trời đêm tháng Chín ngọt ngào vào phổi. Tôi đứng dậy và xoay cổ tay, nơi chiếc còng vẫn còn để lại vết.

Tôi cười và cười. Tôi lại trốn thoát một lần nữa! Houdini, Prospero, hãy chú ý, tôi cũng là nhà ảo thuật nữa.

Cơn buồn nôn chiếm lấy tôi và tôi ói lên bụi cúc của Kimy.

Thứ Bảy, 14/5/1983 (Clare 11 tuổi, gần bước sang tuổi 12)

CLARE: Hôm nay là sinh nhật của Mary Christina Heppworth, tất cả các bạn gái lớp Năm ở trường Thánh Basil đang ngủ qua đêm tại nhà Mary. Chúng tôi dùng pizza, co-ca và sa-lát hoa quả cho bữa tối. Cô Heppworth đã làm một cái bánh to bự có hình đầu con ngựa một sừng với dòng chữ “Chúc mừng sinh nhật Mary Christina” bằng kem màu đỏ. Chúng tôi hát chúc mừng sinh nhật rồi Mary Christina thổi tắt 12 ngọn nến bằng một hơi. Tôi nghĩ tôi biết bạn ấy đã ước gì; bạn ấy ước mình đừng cao thêm nữa. Ít nhất đó là điều tôi sẽ ước nếu tôi là bạn ấy. Mary Christina là người cao nhất trong lớp chúng tôi. Bạn ấy cao 1 mét 75. Cô Heppworth thấp hơn Mary Christina một chút, nhưng bố bạn ấy thì rất, rất cao. Có lần Helen đã hỏi Mary Christina và bạn ấy bảo, ông cao gần 2 mét. Mary Christina là con gái duy nhất trong nhà, tất cả các anh trai của bạn ấy cũng rất cao và đều cạo râu nhẵn nhụi. Họ không thèm ngó ngàng đến chúng tôi mà chỉ chăm chú ăn thật nhiều bánh. Patty và Ruth cứ không ngừng khúc khích mỗi khi họ đi ngang qua. Thật xấu hổ. Mary Christina bắt đầu mở quà. Tôi đã tặng bạn ấy một chiếc áo len có viền ren màu xanh lá hãng Laura Ashley giống hệt chiếc áo màu xanh da trời của tôi mà bạn ấy rất thích. Sau bữa tối chúng tôi cùng nhau xem The Parent Trapy, cả nhà Heppworth cứ lởn vởn xung quanh để trông chúng tôi cho đến khi chúng tôi thay phiên nhau mặc đồ ngủ trong phòng tắm tầng hai rồi lũ lượt đổ về phòng Mary Christina, căn phòng được trang trí toàn màu hồng, đến cả thảm trải sàn cũng vậy. Bạn có thể thấy bố mẹ Mary Christina đã mừng đến thế nào khi cuối cùng cũng sinh được một cô con gái sau tất cả ngần ấy cậu con trai. Ai cũng mang theo túi ngủ nhưng chúng tôi xếp chồng chúng lại một bên phòng và cùng ngồi lên giường của Mary Christina lẫn dưới sàn nhà. Nancy có một chai rượu sơ-náp bạc hà, mỗi người chúng tôi uống một ít. Nó có vị thật khủng khiếp, tôi có cảm giác như thể cả lọ dầu Vicks VapoRub vừa chui tọt vào ngực. Chúng tôi chơi Sự thật hay thử thách. Ruth thách Wendy chạy dọc hành lang mà không mặc áo. Wendy hỏi Francie, Lexi - cô chị gái 17 tuổi của Frencie - mặc áo ngực cỡ bao nhiêu. (Câu trả lời: 38D), Francie hỏi Gayle bạn ấy đã làm gì với Michael Planner ở Dairy Queen thứ Bảy tuần trước. (Câu trả lời: ăn kem.) Sau một hồi, chúng tôi đã chán trò chơi này, chủ yếu vì chẳng thể nghĩ ra sự thách đố nào đủ khó mà chúng tôi dám làm, và vì tất cả chúng tôi đều đã biết hết mọi thứ về nhau - chúng tôi đã học cùng nhau kể từ mẫu giáo. Mary Christina nói, “chơi cầu cơ đi”, và chúng tôi đồng ý, vì đây là sinh nhật của bạn ấy, và vì trò này khá vui. Bạn ấy lấy tấm bảng từ trong tủ ra. Chiếc hộp đựng đã méo xẹo, và mũi tên nhựa nhỏ xíu dùng để chỉ vào các chữ cái đã bị mất ô nhựa. Có lần Henry kể cho tôi nghe rằng chú ấy đã tham gia một buổi gọi hồn và ruột thừa của bà đồng bục ra ngay trong lúc đang cầu hồn, họ đã phải gọi xe cấp cứu. Tấm bảng chỉ đủ rộng cho hai người chơi một lúc, nên Mary Christina và Helen đi chơi trước. Luật chơi là bạn phải nói to điều muốn hỏi bằng không sẽ không hiệu nghiệm. Hai bạn ấy thọc ngón tay vào mũi tên nhựa. Helen nhìn Mary Christina, người đang ngần ngại, và Nancy nói, “Hãy hỏi về Bobby”, nên Mary Christina đã hỏi, “Bobby Duxler có thích tôi không?” Mọi người cười khúc khích. Câu trả lời thật ra là không, nhưng cầu cơ đã nói có, nhờ Helen đấy. Mary Christina cười toét miệng, đến nỗi tôi có thể thấy cả hàm trên lẫn hàm dưới của chiếc niềng răng bạn ấy đang đeo. Helen hỏi có bạn trai nào thích bạn ấy không. Chiếc cầu cơ xoay một hồi rồi dừng lại ở D, A, V. “David Henley?” Patty nói và mọi người cười rộ. Dave là người da màu duy nhất trong lớp chúng tôi. Cậu ấy rất nhút nhát, nhỏ con và rất giỏi Toán. “Có thể bạn ấy sẽ giúp bạn làm phép chia nhiều con số”, Laura người cũng rất nhút nhát nói. Helen cười. Bạn ấy rất sợ Toán. “Đây, Clare, bạn và Ruth thử đi.” Chúng tôi thế chỗ Helen và Mary Christina. Ruth nhìn tôi, còn tôi chỉ nhún vai. “Tớ chẳng biết hỏi gì cả”, tôi nói. Mọi người lại khúc khích; có những câu hỏi nào có thể hỏi. Nhưng có rất nhiều điều tôi muốn biết. Mẹ có ổn hay không? Tại sao sáng nay bố mắng Etta. Henry có thật hay không? Mark đã giấu bài tập tiếng Pháp của tôi ở đâu? Ruth nói, “Cậu con trai nào thích Clare?” Tôi ném cho Ruth cái nhìn trách móc, nhưng bạn ấy chỉ mỉm cười. “Cậu không muốn biết sao?” “Không”, tôi nói nhưng vẫn đặt tay vào mũi tên nhựa. Ruth cũng đặt tay vào nhưng chẳng có gì di chuyển. Chúng tôi đều chỉ chạm nhẹ vào nó, chúng tôi đang cố gắng làm đúng cách - không đẩy. Rồi nó từ từ chuyển động. Nó quay vòng rồi dừng lại ở H. Nó tiếp tục tăng tốc. E, N, R, Y. “Henry”, Mary Christina nói. “Henry là ai?” Helen hỏi. “Tớ không biết, nhưng Clare đang đỏ mặt kìa. Clare, Henry là ai?” Tôi chỉ lắc đầu như thể nó cũng là một bí ẩn đối với tôi. “Đến lượt bạn hỏi đấy, Ruth.” Bạn ấy hỏi (ngạc nhiên lớn) ai thích bạn ấy; cầu cơ đánh vần R, I, C, K. Tôi có thể cảm nhận được bạn ấy đang đẩy. Rick là tên thầy Malone, giáo viên Khoa học của chúng tôi, người thích cô Engle, giáo viên tiếng Anh. Tất cả mọi người cười lớn, trừ Patty; Patty cũng thích thầy Malone. Ruth và tôi đứng dậy, Laura và Nancy ngồi xuống. Nancy quay lưng về phía tôi nên tôi không thể nhìn thấy mặt bạn ấy khi bạn ấy hỏi, “Henry là ai?” Mọi người im lặng nhìn tôi. Tôi nhìn tấm bảng. Chẳng có gì. Ngay khi tôi nghĩ mình đã an toàn thì mũi tên nhựa lại bắt đầu quay. Nó chỉ, H. Tôi nghĩ có thể nó lại chỉ nói Henry một lần nữa. Rốt cuộc thì Nancy và Laura đâu biết gì về Henry. Tôi cũng chẳng biết gì nhiều về Henry. Rồi nó tiếp tục quay: U, S, B, A, N, D.[3] Tất cả mọi người nhìn tôi. “Tớ đâu đã kết hôn, tớ mới 11 tuổi.” “Nhưng Henry là ai?” Laura thắc mắc. “Tớ không biết. Có thể là một người tớ chưa gặp.” Bạn ấy gật đầu. Mọi người băn khoăn. Tôi băn khoăn. Chồng? Chồng?

[3] Husband (tiếng Anh): Chồng.

Thứ Năm, 12/4/1984 (Henry 36 tuổi, Clare 12 tuổi)

HENRY: Clare và tôi đang chơi cờ bên đống lửa trong rừng. Đó là một ngày mùa xuân đẹp trời, khu rừng sống động với lũ chim đang ve vãn nhau và làm tổ. Chúng tôi đang né tránh gia đình Clare, họ đã ra ngoài dạo chơi từ trưa. Clare đang bí nước, tôi đã ăn quân hậu của cô ấy từ ba nước trước, cô ấy đã rơi vào thế bí nhưng quyết không đầu hàng mà không đánh trả.

Cô ấy ngước lên nhìn, “Henry, chú thích thành viên nào củaThe Beatles nhất?”

“Dĩ nhiên là John.”

“Tại sao lại là dĩ nhiên?”

“Ringo cũng không tệ nhưng ông ấy khá u ám. Còn George thì khá tân thời so với gu của chú.”

“Tân thời là gì ?”

“Tín ngưỡng kì quái. Nhạc ầm ĩ nhàm chán. Những cố gắng thảm bại để thuyết phục mọi người về tính vượt trội của tất cả mọi thứ liên quan đến người da đỏ. Các loại y học trừ Tây y.”

“Nhưng chú cũng không thích Tây y.”

“Đó là vì các bác sĩ cứ không ngừng bảo chú bị điên. Nếu bị gãy tay, chú sẽ rất chuộng Tây y.”

“Còn Paul thì sao?”

“Paul dành cho các cô gái.”

Clare mỉm cười e thẹn. “Cháu thích Paul nhất.”

“Vì cháu là con gái.”

“Tại sao Paul lại dành cho con gái?”

Cẩn thận nguy hiểm, tôi tự bảo mình, “Ừ thì, Paul giống như Con bọ Hiền lành, cháu hiểu không?”

“Đó là điều xấu sao?”

“Không hề. Nhưng con trai thích những người thú vị hơn, và John là Con bọ Thú vị.”

“Nhưng chú ấy chết rồi.”

Tôi cười. Cháu vẫn có thể trở nên thú vị kể cả sau khi chết. Thậm chí, nó còn dễ hơn, vì cháu không bị già đi, không béo lên và không rụng tóc.”

Clare ngân nga đoạn dạo đầu ca khúccho cô ấy biết, cô ấy vội vàng đi trở lại.

“Tại sao cháu thích Paul?” Tôi hỏi. Tôi ngước lên nhìn vừa kịp lúc để thấy cô ấy đang đỏ mặt ngượng ngịu.

“Chú ấy thật... đẹp”, Clare nói. Có gì đó trong cách cô ấy nói khiến tôi cảm thấy kì lạ khó tả. Tôi quan sát bàn cờ và nhận ra nếu Clare lấy quân Mã ăn Tượng của tôi thì cô ấy sẽ có thể chiếu tướng. Tôi tự hỏi có nên chỉ cho cô ấy biết. Nếu cô ấy còn nhỏ hơn một chút, tôi sẽ nói, nhưng 12 tuổi đã đủ lớn để tự xoay sở cho chính mình. Clare đang mơ màng nhìn bàn cờ. Tôi nhận ra mình đang ghen. Chúa ơi. Tôi không thể tin mình đang ghen với ngôi sao nhạc rock tỉ phú đủ già để làm bố Clare.

“Hừm”, tôi nói.

Clare ngước lên nhìn, mỉm cười ngây thơ. “Chú thích ai?”

Em, nhưng tôi không nói. “Ý cháu là khi chú ở tuổi cháu?”

“Ừm, phải. Chú ở tuổi cháu khi nào?”

Tôi nhẩm tính trước khi buồn rầu đáp. “Chú ở tuổi cháu vào năm 1975. Chú nhiều hơn cháu tám tuổi.”

“Vậy là chú 20 tuổi ?”

“Không. Chú 36 tuổi.” Đủ già để làm bố cháu.

Clare nhíu mày. Toán không phải môn học ưa thích của cô ấy. “Nhưng nếu chú 12 tuổi vào năm 1975 thì...”

“Ồ, xin lỗi. Cháu nói đúng. Ý chú là, chú hiện tại 36 tuổi, nhưng ở đâu đó ngoài kia...” tôi khua tay về phía nam“, chú mới 20. Ở thời điểm này.”

Clare cố gắng để tiếp nhận thông tin này. “Vậy có hai chú?

Không hẳn. Lúc nào cũng chỉ có một chú. Nhưng khi du hành, đôi khi chú đến nơi chú đã có mặt rồi, và phải, khi đó cháu có thể nói có hai chú. Hoặc nhiều hơn.” .

“Tại sao cháu chưa bao giờ gặp nhiều hơn một chú?”

“Cháu sẽ. Khi chú và cháu gặp nhau ở hiện tại của chú việc đó diễn ra khá thường xuyên.” Nhiều hơn chú muốn, Clare ạ.

“Chú đã thích ai ở năm 1975?”

“Không có ai cả. Ở tuổi 12, chú có nhiều thứ khác để lo lắng. Nhưng khi 13 tuổi, chú đã rất thích Patty Hearst.”

Clare có vẻ khó chịu. “Bạn cùng trường với chú?”

Tôi cười. “Không. Cô ấy là một nữ sinh đại học người California bị bắt cóc bởi những kẻ khủng bố chính trị tệ hại, chúng bắt cô ấy phải cướp nhà băng. Cô ấy xuất hiện trên bản tin mọi tối trong suốt nhiều tháng liền.”

“Chuyện gì xảy ra với chị ấy? Tại sao chú thích chị ấy?”

“Cuối cùng họ cũng thả cô ấy ra, cô ấy kết hôn và sinh con, giờ thì cô ấy đã trở thành một quý bà giàu có ở California. Tại sao chú thích cô ấy? Chú cũng không biết. Nó không có logic gì cả. Chú nghĩ có lẽ vì chú biết cảm giác của cô ấy, bị đem đi nơi khác và buộc phải làm những điều mình không muốn, rồi sau đó lại có vẻ như bắt đầu thấy thích thú với nó.”

“Chú có làm những việc chú không muốn không?”

“Có. Thường xuyên.” Chân tôi tê cứng, tôi phải đứng dậy và lắc cho đến khi nó ngứa ran. “Không phải lúc nào chú cũng an toàn và yên ấm như khi du hành đến chỗ cháu, Clare ạ. Hầu hết chú xuất hiện ở những nơi chú phải ăn trộm quần áo và đồ ăn.”

“Ồ.” Mặt cô ấy tối sầm lại, rồi cô ấy nhận ra nước đi của mình và ngước lên nhìn tôi đắc thắng. “Chiếu tướng!”

“Giỏi lắm!” Tôi khen. “Cháu đích thị là nữ hoàng Cờ Vua.

“Đúng vậy”, Clare nói, mặt đỏ bừng vì tự hào. Cô ấy bắt đầu xếp lại bàn cờ. “Lại chứ?”

Tôi giả vờ liếc nhìn chiếc đồng hồ tưởng tượng trên tay. “Được thôi.” Tôi lại ngồi xuống. “Cháu có đói không?” Chúng tôi đã ở ngoài này được vài giờ đồng hồ và đồ ăn đã sắp hết. Tất cả những gì còn lại là chút mẩu vụn của gói Dorito.

“Một chút.” Clare giấu các quân Tốt ra sau lưng; tôi gõ nhẹ vào khuỷu tay phải của cô ấy và cô ấy chìa ra đưa cho tôi quân Tốt trắng. Tôi bắt đầu bằng nước đi mở màn cơ bản, quân Tốt Hậu đi tới Q4. Cô ấy đáp trả bằng nước đi cơ bản khác, Tốt Hậu đi tới Q4. Chúng tôi đi mười nước tiếp theo khá nhanh, chỉ chạm chán chừng mực, rồi Clare ngồi trầm ngâm nghiên cứu bàn cờ một lúc. Cô ấy lúc nào cũng thử nghiệm, luôn âm mưu nổi loạn. “Giờ chú thích ai?” cô ấy hỏi mà không ngước lên nhìn.

“Ý cháu là ở tuổi 20? Hay 36?”

“Cả hai.”

Tôi cố nhớ lại mình ở tuổi 20. Chỉ mờ ảo bóng dáng những người phụ nữ khác nhau, những bộ ngực, chân, tay, da, tóc. Chuyện với họ tất cả là một mớ hỗn độn, và khuôn mặt họ không còn dính với tên. Tôi rất bận rộn nhưng cùng khổ ở tuổi 20. “Tuổi 20 không có gì đặc biệt. Không có ai cả.”

Tôi nhìn Clare chăm chú. Mười hai tuổi có trẻ quá? Tôi chắc rằng 12 tuổi là quá trẻ. Thà mơ tưởng đến ngôi sao đẹp đẽ, không thể với tới và an toàn như Paul McCartney còn hơn là phải tranh đấu với ông già du hành thời gian Henry. Mà cô ấy hỏi vậy để làm gì?

“Henry?”

“Sao?”

“Chú kết hôn chưa?”

“Rồi”, tôi miễn cưỡng thừa nhận.

“Với ai?”

“Với một phụ nữ xinh đẹp, tài năng, thông minh và giàu sức chịu đựng.”

Mặt cô ấy buồn thiu. “Ồ.” Cô ấy cắm quân Tượng mà cô ấy ăn của tôi hai nước cờ trước lên, và quay nó dưới đất như một con cù. “Thích nhỉ” Cô ấy có vẻ thất vọng trước tin này.

“Có chuyện gì vậy?”

“Không có gì.” Clare di chuyển quân Hậu từ Q2 đến KN5. “Chiếu tướng.”

Tôi di chuyển quân Mã đến chắn trước Vua.

“Cháu có kết hôn không?” Clare hỏi.

Tôi nhìn vào mắt cô ấy. “Hôm nay cháu hỏi nhiều quá đấy.”

“Có sao chứ? Dù sao chú cũng chẳng bao giờ nói cho cháu biết điều gì cả. Đi mà, Henry, hãy nói với cháu rằng cháu sẽ không trở thành một bà cô già.”

“Cháu là một nữ tu”, tôi trêu cô ấy.

Clare rùng mình. “Trời, cháu hi vọng là không.” Clare ăn quân Tốt của tôi bằng quân Xe của cô ấy. “Chú đã gặp vợ mình thế nào?” “Xin lỗi. Bí mật quốc gia.” Tôi ăn quân Xe của cô ấy bằng quân Hậu của mình.

When I’m 64. Cô ấy di chuyển quân Xe lùi lại năm ô. Giờ thì tôi có thể chiếu tướng, tôi chỉ ra

Clare nhăn mặt. “Có phải khi chú đang du hành thời gian? Lúc chú gặp cô ấy?”

“Khi chú không chõ mũi vào chuyện của người khác.”

Clare thở dài. Cô ấy ăn một quân Tốt nữa bằng quân Xe còn lại của mình. Tôi bắt đầu hết Tốt để cho cô ấy ăn. Tôi di chuyển quân Tượng bên cạnh quân Hậu đến KB4.

“Không công bằng khi chú biết mọi thứ về cháu còn chú chẳng bao giờ nói với cháu về mình.”

“Đúng vậy. Không công bằng.” Tôi cố tỏ ra hối lỗi và sốt sắng. “Ruth, Helen, Megan và Laura nói với cháu mọi thứ, và cháu cũng nói với họ mọi thứ.”

“Mọi thứ?”

“Phải. Nhưng cháu không kể cho họ về chú.”

“Ồ? Tại sao vậy?”

Clare có vẻ cảnh giác. “Chú là một bí mật. Dù sao họ cũng sẽ chẳng tin cháu.” Cô ấy bẫy quân Tượng của tôi bằng quân Mã của mình, ném cho tôi cái nhìn quỷ quyệt. Tôi nhìn chăm chăm vào bàn cờ, cố tìm cách ăn quân Mã của cô ấy hoặc di chuyển quân Tượng của tôi. Tình thế đang bí bách cho quân trắng. “Henry, chú có phải người thật không?”

Tôi bị kéo lại đôi chút. “Phải. Chú còn có thể là gì nữa?”

“Cháu không biết. Một linh hồn?”

“Chú thực sự là người, Clare ạ.”

“Chứng minh đi.”

“Chứng minh thế nào?”

“Cháu không biết.”

“Chú không nghĩ cháu có thể chứng minh cháu là con người, Clare ạ.”

“Dĩ nhiên cháu có thể.”

“Bằng cách nào?”

“Cháu có hình dáng của con người.”

“Chú cũng có hình dáng của con người.” Thật buồn cười khi Clare đề cập đến chuyện này. Vào năm 1999, tiến sĩ Kendrick và tôi đã xảy ra xung đột trong quan điểm về vấn đề này. Kendrick cho rằng tôi là tiến thân của một giống loài mới của loài người, như sự phát triển giữa người Cận Đại và người hàng xóm Neanderthal. Tôi cãi rằng tôi chỉ là một mẩu của tập hợp hỏng, và sự bất lực trong việc sinh con đã chứng tỏ tôi sẽ không trở thành một loài tiến hóa trung gian. Chúng tôi đã trích lời Kierkegaard và Heidegger để tranh cãi với nhau. Trong khi đó, Clare đang nhìn tôi nghi hoặc.

“Con người không xuất hiện và biến mất như chú. Chú giống như con mèo Cheshire.”

“Có phải cháu đang nói rằng chú là một nhân vật hư cấu?” Cuối cùng tôi cũng tìm ra nước đi của mình: Xe của Vua đến QR3. Giờ thì cô ấy có thể ăn Tượng của tôi, nhưng đổi lại cô ấy sẽ mất Hậu. Mất một lúc để Clare nhận ra và khi nhận ra, cô ấy lè lưỡi về phía tôi. Lưỡi cô ấy vàng khè màu Dorito đã ăn.

“Nó khiến cháu nghĩ đến những câu chuyện cổ tích. Nếu chú là thật, thì tại sao chuyện cổ tích không thể là thật ?” Clare đứng dậy, vẫn quan sát bàn cờ, và nhảy quanh như thể quần cô ấy đang bén lửa. “Cháu nghĩ mặt đất đang trở nên cứng hơn. Mông cháu tê hết cả rồi.”

“Có thể chúng là thật. Hoặc có thể một phần trong chúng là thật và người ta đã thêm thắt vào câu chuyện.”

“Như kiểu Bạch Tuyết thực ra bị hôn mê?”

“Cả công chúa ngủ trong rừng nữa.”

“Và Jack, người trồng đậu chỉ là một người làm vườn cực giỏi.”

“Và Noah là một ông già kì quặc với một chiếc nhà thuyền và rất nhiều mèo.”

Clare nhìn tôi chằm chằm. “Noah là trong Kinh thánh. Ông ấy không phải trong chuyện cổ tích.”

“Ồ. Phải. Xin lỗi cháu.” Tôi đang rất đói. Nell sắp rung chuông báo giờ ăn tối và Clare sẽ phải quay vào nhà. Cô ấy ngồi lại xuống bên kia bàn cờ. Tôi có thể biết cô ấy đã mất hứng thú với trận đấu khi cô ấy bắt đầu xây một hình chóp nhỏ bằng những quân cờ ăn được.

“Chú vẫn chưa chứng minh chú là thật”, Clare nói.

“Cháu cũng vậy.”

“Có bao giờ chú tự hỏi liệu cháu có thật hay không?” cô ấy hỏi, vẻ ngạc nhiên.

“Có thể chú đang mơ về cháu. Có thể cháu đang mơ về chú. Có thể chúng ta chỉ tồn tại trong giấc mơ của nhau và mỗi buổi sáng sau khi thức giấc, chúng ta sẽ quên.”

Clare tư lự, và đưa tay làm một động tác như để gạt đi ý tưởng kì cục này. “Nhéo cháu đi”, cô ấy yêu cầu. Tôi nhoái người lại và véo nhẹ vào tay cô ấy. “Mạnh hơn!” Tôi véo lại, đủ mạnh để lưu lại một vệt đỏ và trắng tồn tại trong giây lát rồi tan biến. “Chẳng lẽ chú không nghĩ cháu sẽ thức dậy nếu thực sự lúc này cháu đang nằm mơ? Dù sao thì, cháu không thấy như mình đang ngủ.”

“Còn chú không thấy như một linh hồn. Hay một nhân vật hư cấu.”

“Làm sao chú biết được? Nếu cháu đang tạo ra chú và cháu không muốn chú biết chú được cháu tạo ra, thì cháu sẽ không nói cho chú, phải không?”

Tôi ngọ ngoạy lông mày trêu chọc cô ấy. “Có thể Chúa đã tạo ra chúng ta, và Ngài không muốn cho chúng ta biết.”

“Chú không nên nói những điều như vậy”, Clare thảng thốt. “Hơn nữa, chú thậm chí không tin vào Chúa. Phải không?”

Tôi nhún vai và đổi chủ đề. “Chú thật hơn Paul McCartney.”

Clare tỏ vẻ lo lắng. Cô ấy bắt đầu đặt các quân cờ vào lại trong nộp của chúng, cẩn thận chia quân đen, trắng. “Rất nhiều người biết đến Paul McCartney - nhưng cháu là người duy nhất biết về chú.” “Nhưng cháu đã gặp chú, và chưa bao giờ gặp Paul.”

“Mẹ cháu đã đến xem buổi hòa nhạc của The Beatles.” Cô ấy đậy nắp bộ cờ rồi duỗi tay chân. “Nó diễn ra ở sân vận động Comiskey Park, Chicago, mùng 8 tháng 8, năm 1965.” Tôi chọc vào bụng cô ấy và cô ấy cuộn tròn lại như con nhím, cười khúc khích. Sau một hồi chọc léc và lăn lộn trên đất, chúng tôi nằm xuống tay nắm chặt tay đặt ở giữa và Clare hỏi, “Vợ chú có phải người du hành thời gian không?”

“Không. Tạ ơn Chúa.”

“Tại sao lại Tạ ơn Chúa? Cháu nghĩ nó sẽ rất thú vị. Chú và vợ có thể đi cùng nhau.”

“Một người du hành trong gia đình là quá đủ rồi Clare. Nó rất nguy hiểm.”

“Cô ấy có lo lắng về chú không ?”

“Có”, tôi nhẹ nhàng nói. “Cô ấy có.” Tôi tự hỏi Clare đang làm gì vào lúc này ở năm 1999. Có thể cô ấy đang ngủ. Có thể cô ấy không biết tôi đã biến mất.

“Chú có yêu cô ấy không?”

“Rất nhiều”, tôi thì thầm. Chúng tôi im lặng nằm cạnh nhau, ngắm lá rụng, ngắm trời và chim. Tôi nghe có tiếng sụt sịt, liền liếc qua nhìn Clare. Tôi ngạc nhiên khi thấy những giọt nước mắt đang chảy dài trên má cô ấy. Tôi ngồi dậy và cúi xuống. “Có chuyện gì vậy Clare?” Cô ấy chỉ lắc đầu và mím chặt môi. Tôi vuốt tóc cô ấy và kéo cô ấy ngồi dậy, choàng tay qua người. Cô ấy là một đứa trẻ, ấy vậy mà không chỉ là một đứa trẻ. “Có chuyện gì vậy?”

Cô ấy nói rất khẽ, tôi đã phải bảo cô ấy nhắc lại: “Cháu đã nghĩ rằng, có thể chú sẽ kết hôn với cháu.”

Thứ Tư, 27/6/1984 (Clare 13 tuổi)

CLARE: Tôi đang đứng trong đồng cỏ một buổi chiều muộn cuối tháng Sáu; chỉ vài phút nữa thôi sẽ đến giờ ăn tối. Nhiệt độ đang giảm dần. Mười phút trước bầu trời còn xanh trong và khắp đồng cỏ bao trùm trong khí nóng, có cảm giác như vạn vật cong cong, như đang đứng dưới mái vòm thủy tinh khổng lồ, tất cả tiếng động bị nuốt chửng trong cái nóng giữa điệp khúc côn trùng vo ve. Tôi ngồi trên chiếc cầu treo nhỏ xíu ngắm những con nhện nước đang trượt trên mặt ao tù nhỏ phẳng lặng, và nghĩ về Henry. Hôm nay không phải ngày anh ấy đến; lần tới cách đây 22 ngày nữa. Trời đã mát mẻ hơn nhiều. Henry đang khiến tôi hoang mang bối rối. Suốt cả đời này tôi đã chỉ coi Henry như một phần nhỏ trong cuộc sống của mình; mặc dù anh ấy là một bí mật, một điều lôi cuốn diệu kì, Henry cũng như một phép màu mà chỉ đến gần đây tôi mới nhận ra hầu hết các cô gái không có một Henry cho mình, nếu có hẳn họ đã rất giỏi che giấu. Có cơn gió đang thổi tới; những ngọn cỏ cao dập dềnh trong gió, tôi nhắm mắt lại và nghe như tiếng sóng biển (điều mà tôi chưa từng trải nghiệm trước đó, trừ trên ti vi). Khi mở mắt ra, bầu trời đã ngả vàng rồi lại xanh. Henry nói anh ấy đến từ tương lai. Khi còn nhỏ tôi đã chẳng thấy có vấn đề gì với chuyện đó, tôi đã chẳng biết nó có nghĩa gì. Giờ thì tôi tự hỏi liệu tương lai có phải là một nơi chốn, hay ít nhất là giống như một nơi chốn, mà tôi có thể đi tới bằng một cách nào đó khác với chỉ đơn thuần là già đi. Tôi tự hỏi liệu Henry có thể mang tôi đến đó. Khu rừng đen sẫm những ngọn cây cong dạt xuống mặt đất và cúi chào. Côn trùng đã thôi ngân nga và những cơn gió đang san bằng tất cả, những ngọn cỏ dạt phẳng lì, những ngọn cây đang kẽo kẹt rên rỉ. Tôi sợ tương lai; nó giống như một thế giới khổng lồ đang đợi tôi đến. Henry nói anh ấy biết tôi ở tương lai. Những đám mây đen to lớn đang di chuyển lại gần đằng sau những ngọn cây, chúng ập đến quá bất ngờ khiến tôi bật cười khúc khích, chúng giống như những con rối, mọi thứ đang ào ào tấp về phía tôi, cả những tràng sấm dài và thấp. Tôi đột ngột nhận ra mình đang đứng mỏng manh thẳng tắp giữa đồng cỏ, nơi mọi thứ đang cúi rạp người xuống trước cơn giông. Nên tôi cũng ngả mình xuống mong trốn được con mắt của cơn bão lớn đang cuồn cuộn bước tới. Tôi ngửa mặt nhìn những giọt nước bắt đầu được thả xuống từ bầu trời. Quần áo của tôi ướt nhẹp trong thoáng chốc và đột nhiên tôi cảm thấy như Henry đang ở đây, một cảm giác mãnh liệt cần có Henry, cần được anh ấy vòng tay qua ôm lấy. Đối với tôi, cơn mưa này chính là Henry. Tôi đang một mình và đang muốn có anh ấy.

Chủ nhật, 23/9/1984 (Henry 35 tuổi, Clare 13 tuổi)

HENRY: Tôi đang ở khoảng rừng thưa, trong đồng cỏ một buổi sáng, ngay trước khi mặt trời ló dạng, một ngày cuối hè. Tất cả hoa và cỏ đã cao quá ngực. Trời lạnh giá và tôi đang một mình. Tôi lội qua những đám cây tìm đường đến hộp quần áo, mở nó và lấy ra chiếc quần jeans xanh và áo sơ mi trắng kèm đôi dép lê. Tôi chưa từng nhìn thấy những món đồ này trước đó, nên tôi không biết mình đang ở thời điểm nào. Clare cũng đã để lại cho tôi một chút đồ ăn: bơ lạc, sandwich mứt được gói cẩn thận trong giấy nhôm; một quả táo và túi khoai tây chiên. Có thể đây là một trong những bữa ăn trưa ở trường của Clare. Tôi nghĩ ngay đến cuối thập niên 70 hoặc đầu thập niên 80. Tôi ngồi xuống một tảng đá và ăn, và liền cảm thấy khá hơn rất nhiều. Mặt trời đang ló dạng. Khắp đồng cỏ ngập trong màu xanh, cam, và màu hồng. Những cái bóng dần được kéo dài ra, rồi ngày đã tới. Không có chút dấu hiệu của Clare. Tôi bò vào trong bụi cây, cuộn tròn trên nền đất cho dù nó vẫn còn đang ẩm hơi sương - và ngủ.

Khi tôi thức dậy, mặt trời đã lên cao và Clare đang ngồi cạnh tôi đọc sách. Cô ấy mỉm cười và nói, “Bình minh trong đầm lầy. Những con chim đang hót, ếch đang kêu, và đã đến giờ thức dậy.”

Tôi lầm bầm dụi mắt. “Chào Clare. Hôm nay là ngày bao nhiêu?”

“Chủ Nhật, 23 tháng 9, năm 1984.”

Clare 13 tuổi. Độ tuổi khó khăn và kì lạ, nhưng không khó khăn như những gì chúng tôi đang trải qua ở hiện tại. Tôi ngồi dậy và ngáp. “Clare, em có thể chạy vào nhà lén mang ra cho anh cốc cà phê được không?”

“Cà phê?” Clare nói như thể cô ấy chưa bao giờ nghe đến tên thứ chất này. Lớn lên, cô ấy nghiện món đồ uống này chẳng kém gì tôi.

“Được rồi, em sẽ thử.” Cô ấy chậm rãi đứng dậy. Đây là năm Clare cao lên rất nhanh. Trong năm ngoái, cô ấy đã cao hơn 12 centimet và cô ấy vẫn chưa quen với cơ thể mới của mình. Ngực, chân và hông, tất cả mới được đúc thêm vào. Tôi cố không nghĩ đến nó khi nhìn cô ấy bước đi trên con đường mòn trở vào nhà. Tôi liếc qua cuốn sách cô ấy đang đọc. Một tác phẩm của Dorothy Sayers mà tôi chưa đọc. Tôi đang ở trang 33 khi cô ấy quay lại. Cô ấy mang theo một cái bi đông, vài chiếc cốc, một tấm mền và vài cái doughnut. Mùa hè đầy nắng đã để lại tàn nhang trên mũi Clare, và tôi phải cưỡng lại ý muốn luồn bàn tay mình vào mái tóc của cô ấy, nó xõa dài xuống tay trong khi cô ấy trải tấm mền ra.

“Chúa phù hộ cho em.” Tôi nhận lấy chiếc bi đông như thể nó chứa bí tích. Chúng tôi ngồi xuống tấm mền. Tôi đá đôi dép lê ra, rót một cốc cà phê và đưa lên môi. Nó đắng và đặc khủng khiếp. “Ôi trời! Đây là nguyên liệu tàu vũ trụ hả, Clare?”

“Quá đặc sao?” Clare lộ vẻ buồn rầu, và tôi phải nhanh chóng khen ngợi cô ấy.

“Có lẽ không có gì gọi là quá đặc, nhưng món này cũng khá đặc đấy. Dù vậy, anh thích nó. Em tự pha hả?”

“Phải. Em chưa từng pha cà phê bao giờ, lại đúng lúc Mark bước vào, khiến em phân tâm, nên có lẽ em đã pha không đúng cách.”

“Không, nó rất ổn.” Tôi thổi cà phê cho nguội và tu ừng ực. Tôi cảm thấy khá hơn ngay lập tức và rót thêm một li khác.

Clare đỡ lấy chiếc bi đông từ phía tôi. Cô ấy tự rót cho mình chừng nửa phân cà phê và cảnh giác đưa lên miệng. “Chà”, cô ấy nói. “Món này dở tệ. Vị của nó lúc nào cũng thế này sao?”

“Thường thì nó nhạt hơn. Em thích uống cà phê với thật nhiều kem và đường.”

Clare đổ cốc cà phê của mình xuống đồng cỏ và cầm doughnut lên. Rồi cô ấy nói, “Anh đang biến em thành kẻ dở người.”

Tôi không có câu trả lời sẵn cho câu nói này, vì ý nghĩ đó chưa từng xuất hiện trong tôi. “Hừm, anh đâu có làm thế.”

“Có?”

“Không có.” Tôi dừng lại. “Ý em là sao khi bảo anh biến em thành một kẻ dở người? Anh chẳng biến em thành gì cả.”

“Như cách anh nói với em rằng em thích uống cà phê với kem và đường trước cả khi em kịp thử nó. Làm sao em có thể biết em thực sự thích như vậy hay vì anh đã nói em thích như vậy?”

“Nhưng Clare ạ, đó là sở thích cá nhân. Em phải có khả năng tự nhận ra mình thích cà phê như thế nào bất kể anh có nói gì hay không. Hơn nữa, chẳng phải em là người luôn đòi anh phải kể cho em nghe về tương lai sao?”

“Biết về tương lai khác với chuyện bị nói em thích gì”, Clare nói.

“Tại sao? Tất cả đều là tự do ý muốn.”

Clare cởi giày và tất. Cô ấy nhét tất vào trong giày rồi đặt chúng ngay ngắn bên rìa tấm mền. Rồi cô ấy nhặt đôi dép lê của tôi và đặt chúng bên cạnh giày của mình, như thể tấm mền là một chiếc tatami. “Em nghĩ tự do ý muốn là tội lỗi.”

Tôi suy nghĩ rồi nói, “Không, tại sao tự do ý muốn lại bị giới hạn bởi đúng và sai? Ý anh là, em vừa quyết định, bằng sự tự do ý chí cá nhân, để cởi giày ra. Nó không có gì quan trọng, không ai bận tâm nếu em có đi giày hay không, và nó không có gì là tội lỗi, hay có đạo đức cả; nó không ảnh hưởng đến tương lai, nhưng em đã thực hiện sự tự do của mình.”

Clare nhún vai. “Nhưng đôi khi anh nói cho em biết điều gì đấy và em có cảm giác như tương lai đã có sẵn ở đó. Như thể tương lai của em đã diễn ra và em không thể làm gì với nó.”

“Đó gọi là thuyết định mệnh”, tôi nói. “Anh luôn trăn trở với nó.

Trí tò mò của Clare đã bị kích thích. “Tại sao?”

“Nếu em đã cảm thấy bị bó buộc khi nghĩ đến tương lai của mình đã được định trước, thì hãy hình dung xem anh sẽ cảm thấy thế nào. Anh không ngừng dằn vặt với thực tế rằng anh không thể thay đổi bất cứ điều gì, cho dù anh đang ở ngay đó, nhìn nó diễn ra.

“Nhưng Henry, anh có thay đổi sự việc! Anh đã viết ra những thứ để em có thể đưa cho anh vào năm 1991 về đứa bé bị hội chứng Down. Cả danh sách nữa. Nếu không có danh sách, em sẽ không biết khi nào ra gặp anh. Anh không ngừng thay đổi sự việc.”

Tôi mỉm cười. “Anh chỉ có thể tác động đến những việc đã diễn ra. Anh không thể, ví dụ như, đảo ngược sự thật rằng em vừa cởi giày ra.”

Clare cười. “Tại sao anh bận tâm em có cởi chúng ra hay không?”

“Anh không bận tâm. Nhưng nếu như có, thì bây giờ nó cũng đã là một phần lịch sử không thể thay đổi của thế giới và anh không thể làm gì với nó. Tôi tự lấy cho mình một cái doughnut Bismarck loại yêu thích của tôi. Lớp kem đã bị chảy ra đôi chút dưới ánh nắng, nó dính vào các ngón tay tôi.

Clare ăn hết bánh doughnut của mình, vén gấu quần jeans và ngồi khoanh chân lại. Cô ấy duỗi cổ và nhìn tôi phiền muộn. “Giờ thì anh khiến em lo lắng. Em có cảm giác như mỗi lần em hỉ mũi là một lần em tạo ra sự kiện lịch sử nào đó.”

“Đúng là như vậy.”

Cô ấy đảo mắt. “Đối lập với thuyết định mệnh là gì?”

“Hỗn loạn.”

“Ồ. Em không nghĩ mình thích như vậy. Anh có thích như vậy không?”

Tôi cắn một miếng lớn Bismarck và cân nhắc về sự hỗn loạn. “Có và không. Hỗn loạn tức nhiều tự do hơn; thậm chí hoàn toàn tự do. Nhưng không có ý nghĩa. Anh muốn được tự do quyết định hành động nhưng anh cũng muốn hành động của mình phải có ý nghĩa.”

“Nhưng, Henry, anh đang quên mất Chúa - tại sao không thể có một vị Chúa trời tạo ra ý nghĩa của vạn vật?” Clare trầm ngâm thành khẩn và nhìn xa xa về phía bên kia đồng cỏ trong khi nói.

Tôi ném phần còn lại của chiếc Bismarck vào miệng, nhai chậm rãi để tranh thủ thời gian. Mỗi khi Clare nhắc đến Chúa, lòng bàn tay tôi lại đổ mồ hôi và dâng lên cảm giác muốn chạy trốn hay biến mất.

“Anh không biết, Clare ạ. Đối với anh, mọi việc có vẻ quá ngẫu nhiên và vô nghĩa để có thể tin rằng Chúa tồn tại.”

Clare xiết chặt hai tay quanh đầu gối. “Nhưng anh vừa nói mọi việc đều đã được định từ trước.”

“Hừm”, tôi chỉ ậm ừ. Tôi chụp lấy mắt cá của Clare, kéo chân cô ấy lại gần, đặt lên đùi tôi và cứ giữ như thế. Clare cười và nằm ngửa người ra, chống hai khuỷu tay xuống đất. Đôi bàn chân lạnh giá của Clare nằm gọn trong tay tôi; chúng rất hồng và sạch sẽ. “Được rồi”, tôi nói, “Xem nào. Những lựa chọn chúng ta có ở đây là một thế giới khép kín, nơi quá khứ, tương lai và hiện tại cùng tồn tại một lúc, nơi mọi thứ đều đã diễn ra. Thế giới hỗn độn, nơi bất kể điều gì cũng có thể xảy ra, không thể dự báo trước bởi vì chúng ta không thể biết hết tất cả các hằng số; và một thế giới Cơ Đốc, nơi Chúa tạo ra vạn vật và chúng đều có ý nghĩa riêng của mình, nhưng chúng ta vẫn có sự tự do ý muốn của mình. Đúng không?”

Clare ngoe nguẩy ngón chân về phía tôi. “Chắc vậy.”

“Em ủng hộ thế giới nào ?”

Clare im lặng. Sự thiết thực và cảm giác lãng mạn cô ấy dành cho Chúa và Đức mẹ, ở độ tuổi 13, gần như cân bằng. Nếu là một năm trước cô ấy sẽ nói, Chúa, mà không ngần ngại. Trong 10 năm nữa, cô ấy sẽ ủng hộ cho thuyết định mệnh, và 10 năm sau đó nữa Clare sẽ tin rằng thế giới là tùy tiện, rằng nếu Chúa tồn tại, thì Ngài không nghe những lời cầu nguyện của chúng ta, rằng nguyên do và hệ quả là không tránh khỏi và tàn độc, nhưng vô nghĩa. Còn sau đó nữa? Tôi không biết. Nhưng vào lúc này, Clare đang đứng trên ngưỡng cửa của tuổi trưởng thành với niềm tin ở một bên và sự hoài nghi một bên khác, tất cả những gì cô ấy có thể làm là cố gắng tráo chúng qua lại, hoặc cùng bóp nghẹt chúng cho đến khi chúng vỡ tan. Cô ấy lắc đầu. “Em không biết. Em muốn có Chúa. Có được không?”

Tôi cảm thấy mình như một kẻ khốn. “Dĩ nhiên là được. Đó là niềm tin của em.”

“Nhưng em không chỉ muốn tin, em muốn nó là sự thật.”

Tôi đưa ngón tay cái chạy dọc gan bàn chân của Clare, và cô ấy nhắm mắt lại.

“Em và Thánh Thomas Aquinas đều muốn vậy”, tôi nói.

“Em đã nghe nói về ông ấy”, Clare nói như cô ấy đang kể về ông bác yêu thích lâu ngày không gặp, hay về một MC chương trình ti vi cô ấy thường xem khi còn nhỏ.

“Ông ấy muốn có trật tự, có lí do và có Chúa. Ông ấy sống ở thế kỉ XIII, từng giảng dạy ở Đại học Paris. Aquinas tin vào cả Aristotle và các thiên thần.”

“Em yêu các thiên thần” Clare nói. “Họ thật đẹp. Em ước gì mình cũng có cánh để bay lượn khắp nơi và ngồi trên những đám mây.”

“Ein jeder Engel ist schrecklich.”

Clare thở dài, tiếng thở dài khe khẽ hàm ý Em không biết tiếng Đức, nhớ chứ? “Hả?”

“Mọi thiên thần đều đáng sợ. Đó là một phần trong loạt thơ có tên gọi Bi khúc Duino, của nhà thơ Rilke. Ông ấy là một trong các nhà thơ yêu thích của chúng ta.”

Clare cười. “Anh lại làm vậy nữa!”

“Làm gì?”

“Nói cho em biết em thích gì.” Clare dùng chân xoáy vào đùi tôi. Không suy nghĩ, tôi đặt chân cô ấy lên vai, nhưng rồi nhận nó quá riêng tư nên đã nhanh chóng đặt chúng trở lại vào lòng bàn tay và giữ trên cao bằng một tay trong khi cô ấy nằm ngả lưng xuống đất, thánh thiện và ngây thơ với mái tóc xõa ra như mưa dông quanh đầu trên tấm mền. Tôi cù léc chân cô ấy. Clare khúc khích cười và quẫy ra khỏi tay tôi như một chú cá, cô ấy bật dậy chạy vòng quanh khoảng rừng thưa, mỉm cười nhìn tôi như để thách tôi đuổi theo và bắt lấy. Tôi chỉ mỉm cười đáp trả, cô ấy quay trở lại tấm mền và ngồi xuống cạnh tôi.

“Henry?”

“Sao vậy?”

“Anh đang khiến em thay đổi.”

“Anh biết.”

Tôi quay sang nhìn Clare và chỉ trong một khoảnh khắc, tôi quên rằng cô ấy còn trẻ và lúc này đang là quá khứ nhiều năm về trước; tôi nhìn thấy Clare, người vợ hiền của tôi, ẩn hiện lên trong khuôn mặt của cô gái trẻ; tôi không biết phải nói thế nào với Clare này, người vừa già, vừa trẻ và khác biệt so với các cô gái khác, người biết rằng sự khác biệt có thể là khó khăn. Nhưng Clare không có vẻ như đang đợi một câu trả lời. Cô ấy nghiêng người tựa vào tay tôi và tôi vòng tay qua ôm vai cô ấy.

“Clare!” Phía bên kia đồng cỏ yên ắng, bố của Clare đang thét gọi tên cô ấy. Clare nhảy dựng dậy, chụp lấy giày và tất.

“Đến giờ đi lễ nhà thờ”, cô ấy nói, đột nhiên lo lắng.

“Tạm biệt em”, tôi nói. Tôi vẫy tay và cô ấy mỉm cười, lẩm bẩm nói lời tạm biệt rồi chạy dọc theo con lộ nhỏ và biến mất. Tôi nằm dưới ánh nắng một lúc, tự phân vân về Chúa, đọc Dorothy Sayers. Sau khoảng một giờ đồng hồ, tôi cũng biến mất, chỉ còn lại tấm mền và quyển sách, những chiếc cốc cà phê và quần áo, để chứng tỏ chúng tôi đã ở đó.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5: Sau khi kết thúc


Thứ Bảy, 27/10/1984 (Clare 13 tuổi, Henry 43 tuổi)

CLARE: Tôi đột ngột tỉnh giấc. Có tiếng động: có ai đó gọi tên tôi. Nghe như Henry. Tôi nhỏm người ngồi dậy và lắng nghe. Tôi nghe tiếng gió, tiếng quạ đang gọi than. Nhưng lỡ là Henry thì sao? Tôi nhảy khỏi giường và chạy chân trần xuống dưới nhà, ra cửa sau và vào đồng cỏ. Ngoài trời lạnh buốt, những cơn gió thổi xuyên qua áo choàng ngủ của tôi. Anh ấy ở đâu? Tôi dừng lại nhìn và nhận thấy bố và Mark đang ở vườn cây ăn quả trong bộ quần áo đi săn màu cam sáng của họ, và có một người đàn ông khác nữa. Tất cả bọn họ đang đứng nhìn thứ gì đấy nhưng rồi họ nghe tiếng tôi và quay đầu lại. Tôi nhận ra người đàn ông đó là Henry. Henry đang làm gì với bố và Mark? Tôi chạy lại phía họ, những ngọn cỏ chết cứa vào chân tôi. Bố chạy lại chỗ tôi, “Con gái”, ông nói, “con đang làm gì ở ngoài vào giờ này?”

“Con nghe có tiếng ai gọi tên con”, tôi nói. Bố mỉm cười với tôi, nụ cười của ông như muốn nói, Con gái ngốc nghếch, và tôi nhìn Henry, mong chờ anh ấy giải thích. Tại sao anh gọi em, Henry? Nhưng anh ấy chỉ lắc đầu và đặt một ngón tay lên môi, Suỵt, đừng nói gì cả, Clare. Anh ấy đi về phía vườn cây ăn quả. Tôi muốn biết họ đang nhìn gì nhưng chẳng có gì ở phía đó cả, và bố nói, “Quay trở lại giường đi, Clare, chỉ là một giấc mộng thôi.” Ông quàng tay qua người tôi và bắt đầu bước trở vào trong nhà cùng tôi. Tôi ngoái đầu lại nhìn Henry, anh ấy vẫy tay cười, Không sao đâu, Clare. Anh sẽ giải thích sau (mặc dù tôi biết Henry sẽ chẳng bao giờ giải thích, anh ấy sẽ để tôi tự tìm hiểu hoặc mọi chuyện sẽ tự sáng tỏ sau một thời gian). Tôi vẫy tay đáp lại rồi ngước nhìn xem Mark có để ý thấy tôi làm vậy hay không, nhưng Mark đang quay lưng lại phía chúng tôi, anh ấy đang bực bội, đang đợi cho tôi đi khuất để anh ấy và bố có thể tiếp tục săn bắn. Nhưng Henry đang làm gì ở đây? Họ đã nói gì với nhau? Tôi ngoái lại nhìn nhưng không thấy Henry đâu nữa. Bố nói, “Đi tiếp đi, Clare, quay trở về giường”, rồi ông hôn lên trán tôi. Ông cũng có vẻ bực bội nên tôi chạy ngược trở về nhà, nhẹ nhàng lên trên gác, và ngồi xuống giường, run lẩy bẩy. Tôi vẫn không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng tôi biết nó rất tệ, vô cùng tệ.

Thứ Hai, 2/2/1987 (Clare 15 tuổi, Henry 38 tuổi)

CLARE: Khi trở về từ trường, Henry đang đợi tôi trong phòng đọc. Tôi đã thu xếp một căn phòng nhỏ phía sau phòng sưởi cho anh ấy; nó nằm đối diện với nơi để xe đạp. Tôi đã đánh tiếng để mọi người trong nhà biết tôi muốn dành thời gian đọc sách trong tầng hầm, và thực tế tôi dành khá nhiều thời gian ở đây, nên không có vẻ gì bất thường. Henry đã lấy ghế chèn ở cửa. Tôi gõ bốn tiếng và anh ấy mở cửa cho tôi vào. Anh ấy đã xây một cái tổ bằng những chiếc gối, đệm sô-pha và mền. Anh ấy đang đọc các cuốn tạp chí cũ bên dưới cây đèn bàn của tôi. Anh ấy mặc quần jean cũ của bố và áo ca-rô vải dệt. Henry trông mệt mỏi, đã không cạo râu trong nhiều ngày. Sáng nay tôi không khóa cửa sau để anh ấy có thể vào nhà, và giờ anh ấy đã ở đây.

Tôi đặt khay thức ăn lấy trên nhà ra. “Em có thể mang xuống vài cuốn sách cũ.”

“Thực ra những cuốn tạp chí này rất tuyệt.” Anh ấy đang đọc Mad từ những năm của thập niên 60. “Thứ này rất tuyệt cho người du hành thời gian - những người cần biết đủ loại tin lá cải hiện hành”, anh ấy nói, tay giơ cuốn Niên giám thế giới năm 1968 lên.

Tôi ngồi xuống cạnh anh ấy trên tấm mền và nhìn anh ấy, để xem anh ấy có bắt tôi đi chỗ khác hay không. Tôi biết anh ấy đang suy nghĩ về điều đó, nên tôi giơ tay lên để anh ấy có thể nhìn thấy rồi ngồi lên chúng. Henry mỉm cười. “Em cứ tự nhiên như nhà của mình nhé”, anh ấy nói.

“Anh đến từ năm nào?”

“Tháng Mười, năm 2001.”

“Trông anh có vẻ mệt mỏi.” Tôi có thể thấy anh đang cân nhắc có nên nói cho tôi biết lí do vì sao anh mệt mỏi hay không, rồi quyết định không nói. “Anh đang làm gì ở năm 2001 ?”

“Những việc lớn. Những việc vất vả.” Henry bắt đầu ăn sandwich bò quay tôi mang đến. “Món này ngon quá.”

“Nell làm đấy.”

Anh ấy cười. “Anh không tài nào hiểu được tại sao em có thể tạo ra những bức tượng khổng lồ đủ sức trụ vững trước bão táp, nghĩ ra các công thức nhuộm, nấu kozo, và đủ thứ nguyên liệu khác, nhưng em không thể làm bất cứ món ăn nào. Thật kì lạ.”

“Trở ngại tâm lí. Sự ám ảnh, nỗi sợ hãi.”

“Kì cục.”

“Mỗi lần bước vào bếp, em liền nghe thấy một giọng nói vang lên trong đầu, Đi chỗ khác, và em đã làm theo.”

“Em có ăn uống đủ không đấy? Trông em gầy quá.”

Tôi cảm thấy mập. “Em ăn đủ.” Một ý nghĩ ảm đạm nảy ra trong đầu tôi. “Em của năm 2001 béo lắm sao? Có thể vì thế mà anh nghĩ em gầy.”

Henry mỉm cười trước những trò đùa mà tôi không thể hiểu. “Ở hiện tại của anh, em khá bụ bẫm, nhưng sẽ qua thôi.”

“Ôi trời.”

“Bụ bẫm là điều tốt. Em trông sẽ rất tuyệt.”

“Không, cảm ơn.” Henry nhìn tôi lo lắng. “Em không bị biếng ăn hay gì cả. Anh không cần phải lo lắng.”

“Chỉ là, mẹ đã luôn lo lắng cho em vì chuyện đó.”

“Ý anh là vẫn luôn.”

“Tại sao anh nói đã?”

“Không vì sao cả. Lucille vẫn khỏe. Đừng lo lắng.” Anh ấy đang nói dối. Dạ dày tôi thắt lại; tôi quàng tay qua đầu gối và gục mặt xuống.

HENRY: Không thể tin tôi đã buột miệng để lộ việc hệ trọng đến vậy. Tôi vuốt tóc Clare và ước giá như có thể quay trở lại hiện tại của tôi trong giây lát, đủ lâu để hỏi ý kiến Clare rằng tôi nên nói gì với cô ấy khi cô ấy ở tuổi 15, về cái chết của mẹ mình. Chỉ vì tôi đang thiếu ngủ. Nếu ngủ đủ giấc tôi sẽ có thể suy nghĩ nhanh hơn, hay ít nhất sẽ có thể nói lấp liếm tốt hơn để che giấu sự lỡ miệng của mình. Nhưng Clare, người thật thà nhất mà tôi từng biết, rất nhạy cảm với những lời nói dối, dù là nhỏ nhặt, và giờ lựa chọn duy nhất của tôi là từ chối trả lời bất cứ điều gì - mà vốn sẽ chỉ khiến cô ấy càng điên cuồng hơn, hoặc nói dối - mà cô ấy sẽ không tin, hoặc nói sự thật - mà sẽ khiến cô ấy buồn và làm những điều kỳ lạ tới mối quan hệ giữa cô ấy và mẹ. Clare nhìn tôi, Nói cho em biết đi”, cô ấy nài nỉ.

CLARE: Henry lộ vẻ khổ sở. “Anh không thể, Clare ạ.”

“Tại sao không?”

“Nó không tốt cho tương lai phía trước của em. Nó sẽ đảo lộn cuộc sống của em.”

“Đúng vậy. Nhưng anh không thể chỉ nói lấp lửng với em như vậy.”

“Chẳng có gì để nói cả.”

Tôi thực sự bắt đầu hoảng loạn. “Bà đã tự tử. Tôi có thể khẳng định. Đó là điều tôi luôn lo sợ nhất.

“Không. Không. Hoàn toàn không.”

Tôi nhìn anh ấy chằm chằm. Henry có vẻ cực kì khổ sở. Tôi không thể đoán liệu anh ấy có nói thật hay không. Giá như tôi có thể đọc ý nghĩ của anh ấy thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn biết bao. Mẹ ơi. Mẹ.

HENRY: Thật tệ hại. Tôi không thể bỏ mặc Clare. “Ung thư buồng trứng”, tôi nói khẽ. “Tạ ơn Chúa,” Clare thổn thức.

Thứ Sáu, 5/6/1987 (Clare 16 tuổi, Henry 32 tuổi)

CLARE: Tôi đã đợi Henry cả ngày. Tôi đang rất hưng phấn. Tôi vừa nhận bằng lái xe hôm qua, và bố nói tôi có thể lấy chiếc Fiat đi đến buổi tiệc của Ruth tối nay. Mẹ không thích ý tưởng đó, nhưng vì bố đã đồng ý nên bà chẳng thể làm được gì. Tôi nghe thấy họ tranh cãi trong thư viện sau giờ ăn tối.

“Đáng lẽ anh phải hỏi em...”

“Có gì to tát đâu, Lucy...”

Tôi cầm theo quyển sách và chạy ra đồng cỏ. Tôi nằm xuống bãi cỏ non. Mặt trời đã bắt đầu xuống núi. Không khí chung quanh mát dịu, những con bướm đêm màu trắng nhỏ xíu đậu đầy trên các ngọn cỏ. Mặt trời phía Tây tuyền một màu đỏ cam trên đỉnh các ngọn cây và một vầng vòng cung xanh thẫm trên đầu tôi. Tôi đang định quay trở về nhà lấy chiếc áo len thì nghe có tiếng người bước qua đám cỏ. Dĩ nhiên là Henry. Anh ấy đi vào khoảng rừng thưa và ngồi xuống trên một tảng đá. Tôi theo dõi anh ấy từ bãi cỏ. Anh ấy trông khá trẻ, có lẽ khoảng đầu 30. Anh ấy đang mặc một chiếc quần jean, áo phông đen và giày thể thao cao cổ. Anh ấy chỉ yên lặng ngồi đó chờ đợi. Bản thân tôi không thể đợi thêm một giây phút nào nữa; tôi nhảy lên và hù anh ấy.

“Chúa ơi, Clare, đừng khiến ông già này bị đau tim chứ.”

“Anh đâu phải ông già.”

Henry mỉm cười. Anh ấy rất buồn cười khi nhắc đến tuổi tác.

“Hôn em đi”, tôi đòi và anh ấy hôn tôi.

“Cái hôn đó vì điều gì?” Anh ấy hỏi.

“Em đã có bằng lái xe!”

Henry có vẻ cảnh giác. “Ôi, không. Ý anh là, chúc mừng!”

Tôi mỉm cười với anh ấy; không gì anh ấy nói có thể làm hỏng tâm trạng của tôi lúc này. “Anh chỉ đang ghen thôi.”

“Đúng vậy. Anh ấy rất thích lái xe, nhưng anh không bao giờ lái.”

“Tại sao?”

“Quá nguy hiểm.”

“Thỏ đế.”

“Ý anh là nguy hiểm cho người khác. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu anh đang lái xe và đột nhiên biến mất ? Chiếc xe sẽ vẫn chuyển động và UỲNH! Rất nhiều người đổ máu và chết. Không vui chút nào.”

Tôi ngồi xuống bên cạnh Henry trên tảng đá. Anh ấy nhích ra xa. Tôi tảng lờ. “Em sẽ đi dự tiệc của Ruth vào tối nay. Anh muốn đi cùng không?”

Anh ấy nhướn mày. Điều này thường có nghĩa rằng anh sẽ trích lời một cuốn sách mà tôi chưa từng đọc hay sẽ thuyết giáo tôi về điều gì đấy. Nhưng thay vào đó anh ấy chỉ nói, “Nhưng Clare như vậy có nghĩa anh sẽ phải gặp rất nhiều người bạn của em.”

“Tại sao không? Em chán phải giữ bí mật chuyện này rồi.”

“Xem nào. Em 16 tuổi. Lúc này anh 32, chỉ gấp đôi tuổi của em. Anh chắc rằng sẽ không ai để ý, và bố mẹ em sẽ không bao giờ được biết.”

Tôi thở dài. “Em phải đi dự buổi tiệc này. Đi với em và ngồi trong xe, em sẽ không ở lại lâu, rồi chúng ta có thể đi đâu đó.”

HENRY: Chúng tôi đỗ xe cách nhà Ruth một dãy phố. Tận nơi đây tôi vẫn có thể nghe thấy tiếng nhạc; ca khúc Once in A Lifetime của Talking Heads. Tôi ước gì có thể vào cùng Clare, nhưng như vậy thật không sáng suốt. Cô ấy nhảy ra khỏi xe và nói, “Ở lại đây! ” như thể tôi là một con chó lớn không vâng lời, rồi ngúng nguẩy trong chiếc váy ngắn và đôi giày cao gót đi về phía nhà Ruth. Tôi hạ ghế xuống và đợi.

CLARE: Ngay khi bước qua ngưỡng cửa, tôi đã biết buổi tiệc này là một sai lầm. Bố mẹ Ruth đi San Francisco một tuần, nên ít nhất cậu ấy sẽ có thời gian để dọn dẹp, sửa chữa và giải thích. Tôi mừng đó không phải là nhà của mình. Anh trai của Ruth - Jake - cũng mời bạn của anh ấy; tất cả chừng 100 người có mặt ở đây và bọn họ đều xỉn quắc cần câu. Con trai nhiều hơn con gái. Tôi ước gì mình đã mặc quần và đi giày bệt, nhưng đã quá muộn. Khi đang bước vào trong bếp để lấy đồ uống, ai đó phía sau tôi nói, “Xem này, cô nàng Nhìn-Nhưng-Đừng-Sờ!” và dấy lên những tiếng xì xầm tục tĩu xung quanh. Tôi quay lại và thấy gã mặt rỗ đang liếc mắt nhìn tôi dâm đãng. “Váy đẹp lắm, Clare.”

“Cảm ơn, nhưng nó không dành cho cậu, Mặt Rỗ ạ.”

Hắn ta đi theo tôi vào trong bếp. “Nói vậy không lịch sự lắm đâu, quý cô. Tớ chỉ đang cố gắng bày tỏ sự ngưỡng mộ trước bộ đồ đoan trang của cậu, vậy mà cậu chỉ biết lăng mạ tớ...” Hắn ta không chịu câm miệng lại. cuối cùng tôi cũng thoát được bằng cách túm lấy tay Helen và dùng cô ấy như tấm khiên người để ra khỏi bếp.

“Bữa tiệc này thật tệ”, Helen nói. “Ruth đâu?”

Ruth đang trốn trong phòng trên gác với Laura. Họ đang ngồi trong bóng tối hút thuốc và nhìn ra cửa sổ ngắm lũ bạn của Jake trần trụi nhảy vào hồ bơi. Tất cả chúng tôi sớm cùng nhau ngồi bên cửa sổ ngẩn ngơ nhìn.

“Hừm”, Helen nói. “Tớ muốn có anh ta.”

“Ai ?” Ruth hỏi.

“Anh chàng trên cầu nhảy.”

“Ồ!”

“Nhìn Ron kìa”, Laura nói.

“Đó là Ron sao?” Ruth khúc khích cười.

“Ồ! Có lẽ ai cũng đẹp hơn khi không có chiếc áo phông Metallica và áo khoác da đáng tởm”, Laura nói. “Này, Clare, cậu im lặng quá đấy.”

“Hả? Ừ, có lẽ vậy”, tôi nói yếu ớt.

“Nhìn cậu kìa”, Helen nói. “Cậu đang lé mắt vì thèm khát. Tớ cảm thấy xấu hổ vì cậu. Làm sao cậu có thể để mình rơi vào tình trạng đó?” Cậu ấy cười. “Nghiêm túc đấy, Clare, sao cậu không làm bừa đi cho xong chuyện.”

“Tớ không thể”, tôi khổ sở nói.

“Dĩ nhiên cậu có thể. Chỉ cần đi xuống nhà và hét lên ‘Hãy làm tình với tôi! là có khoảng 50 gã sẽ đổ xô đáp ‘Tớ! Tớ!’ ”

“Cậu không hiểu. Tớ không muốn... không phải là...”

“Cậu ấy chỉ muốn một người nhất định nào đó” Ruth không rời mắt khỏi bể bơi. “Ai?” Helen hỏi.

Tôi nhún vai.

“Thôi nào, Clare. Nói đi.”

“Để cậu ấy yên”, Laura nói. “Nếu Clare không muốn nói, thì cậu ấy không cần phải nói.” Tôi đang ngồi cạnh Laura, và tôi tựa đầu vào vai cậu ấy.

Helen bật dậy. “Đợi tớ một chút.”

“Tớ đã mang theo rượu sâm-banh và nước lê ép để làm Bellinis nhưng tớ để quên trong xe.” Cậu ấy nhảy bổ ra khỏi cửa. Một anh chàng tóc dài ngang vai đang thực hiện động tác lộn nhào ra sau trên cầu nhảy.

“Ồ, ồ”, Ruth và Laura đồng thanh.

HENRY: Đã một hồi lâu trôi qua, khoảng một giờ gì đó. Tôi đã ăn nửa gói khoai tây chiên và uống cốc cô-ca ấm mà Clare mang theo. Tôi chợp mắt một chút. Cô ấy đi đã khá lâu, và tôi bắt đầu cân nhắc đến chuyện đi dạo một vòng. Chưa kể tôi cũng cần tháo nước.

Tôi nghe có tiếng giày cao gót đang đi về phía mình. Tôi nhìn ra ngoài cửa xe. Không phải Clare mà là một cô gái tóc vàng nóng bỏng trong bộ váy đỏ bó sát. Tôi chớp mắt và nhận ra đây là Helen Powell, bạn của Clare. Thôi chết.

Cô ấy cúi xuống và nhìn tôi. Tôi có thể thấy đến tận Tokyo qua làn váy của cô ấy. Tôi hơi mụ người.

“Xin chào bạn trai của Clare. Em là Helen.”

“Nhầm địa chỉ rồi, Helen. Nhưng rất vui được gặp em.” Hơi thở của cô ấy nồng nặc mùi cồn.

“Anh không định bước ra khỏi xe và giới thiệu cho phải cách sao?”

“Ồ, anh khá thoải mái trong này, cảm ơn em.”

“Vậy thì em sẽ bầu bạn với anh trong đó.” Cô ấy chập choạng bước vòng qua phía bên kia xe, mở cửa và ngồi phịch xuống ghế của người lái.

“Em đã đợi rất lâu để được gặp anh”, Helen bật mí.

“Thật sao? Tại sao vậy?” Tôi thành khẩn cầu mong Clare sẽ quay lại và giải cứu cho tôi, nhưng chẳng phải như vậy trò chơi sẽ kết thúc sao?

Helen nhoài người về phía tôi và hạ giọng nói, “Em đã suy đoán về sự tồn tại của anh. Sức mạnh quan sát khổng lồ đã dẫn em đến kết luận rằng bất kể thứ gì còn sót lại sau khi loại bỏ các khả năng đều là sự thật, không cần biết nó không tưởng đến mức nào. Do đó”, Helen dừng lại để ợ. “Thật thô tục làm sao. Bỏ qua cho em. Do đó, em đã đưa ra suy đoán rằng chắc hẳn Clare phải có bạn trai ở đâu đó, bằng không cậu ấy sẽ không từ chối làm tình với những anh chàng đẹp mã, tốt tính, những người thèm khát được làm chuyện đó với cậu ấy. Và giờ thì em gặp anh ở đây.”

Tôi luôn thích Helen và tôi rất tiếc khi phải nói dối cô ấy. Dù sao thì việc này cũng giải thích cho những gì cô ấy đã nói với tôi ở đám cưới của tôi và Clare. Tôi rất thích khi các mảnh ghép được khớp lại với nhau như thế này.

“Đó là một giả thiết rất thuyết phục, Helen ạ, nhưng anh không phải bạn trai của Clare.”

“Vậy thì tại sao anh lại ngồi trong xe của cậu ấy?”

Tôi động não. Clare sẽ giết tôi vì chuyện này. “Anh là bạn của bố mẹ Clare. Họ lo lắng vì cô ấy đi xe đến bữa tiệc nơi sẽ có rượu bia, nên họ nhờ anh đi theo và làm tài xế trong trường hợp Clare quá xỉn để tự lái.”

Helen bĩu môi. “Đó là điều hoàn toàn không cần thiết. Clare nhỏ bé của chúng ta hầu như chẳng uống một giọt rượu nào.”

“Anh đâu có nói cô ấy sẽ uống. Chỉ là bố mẹ cô ấy hơi lo xa.”

Tiếng giày cao gót nện trên vỉa hè. Lần này mới là Clare. Cô ấy cứng đơ người khi nhìn thấy tôi có khách.

Helen nhảy ra khỏi xe và nói, “Clare! Người đàn ông nghịch ngợm này bảo ông ấy không phải bạn trai của cậu.”

Clare và tôi trao đổi ánh mắt. “Thì anh ấy đâu phải”, Clare nói cộc lốc.

“Ồ”, Helen hụt hẫng. “Cậu đi về sao ?”

“Đã quá nửa đêm. Tớ sắp hóa thành quả bí ngô rồi.” Clare đi vòng qua xe và mở cửa. “Đi thôi Henry.” Cô ấy khởi động xe và bật đèn.

Helen đứng bất động trước đầu xe. rồi cô ấy đi về phía cửa xe chỗ tôi ngồi. “Không phải bạn trai của cậu ấy hả, Henry? Suýt nữa thì anh đã lừa được tôi. Phải, suýt nữa. Tạm biệt, Clare.” Cô ấy cười và Clare ngượng ngịu lái xe ra khỏi chỗ đậu rồi phóng đi. Ruth sống ở Conger. Khi chúng tôi rẽ vào Broadway, tất cả đèn đường đều đã tắt. Broadway là đường cao tốc hai làn. Chỉ việc đi thẳng nhưng không có đèn đường, có cảm giác như chúng tôi đang tiến vào hũ mực.

“Tốt hơn nên bật đèn pha đi, Clare”, tôi nói. Cô ấy với tay về phía trước và tắt toàn bộ đèn của xe.

“Clare!”

“Đừng bảo em phải làm gì!” Tôi nín lặng. Tất cả những gì tôi có thể nhìn là các con số phát quang trên đồng hồ của đài phát thanh. Đang 11 giờ 36 phút đêm. Tôi nghe tiếng không khí rít ngược qua xe và tiếng động cơ rền rĩ; tôi cảm nhận được bốn bánh xe lướt qua mặt đường, nhưng chẳng hiểu sao có vẻ như chúng tôi đang bất động, còn thế giới đang di chuyển quanh chúng tôi với vận tốc 45 dặm một giờ. Tôi nhắm mắt lại. Chẳng có gì khác. Tôi lại mở mắt ra. Tim tôi đập thình thịch.

Phía xa có ánh đèn dội lại. Clare bật đèn của cô ấy lên và chúng tôi lại phóng về phía trước, hoàn toàn thẳng hàng với những viền vàng ở giữa con lộ và cạnh của đường cao tốc. Đang 11 giờ 38.

Clare chẳng biểu lộ một cảm xúc nào dưới ánh đèn dội lại từ bảng đồng hồ. “Tại sao em làm vậy?” Tôi hỏi cô ấy, giọng run rẩy.

“Tại sao không?” Giọng Clare bình thản như mặt nước mùa hè.

“Vì chúng ta có thể cùng tan xác mà chết?”

Clare giảm tốc độ và rẽ vào đường cao tốc Blue Star. “Nhưng đó không phải là chuyện sẽ diễn ra”, cô ấy nói. “Em sẽ lớn lên và gặp anh, chúng ta sẽ kết hôn và anh đang ở đây.”

“Em có thể gây tai nạn và cả hai chúng ta sẽ mất cả năm trời ngồi trên xe lăn.”

“Nếu vậy anh sẽ cảnh báo em không được làm thế”, Clare nói.

“Anh đã cố, nhưng em mắng anh...”

“Ý em là, anh của tương lai sẽ nói với em của quá khứ không được gây tai nạn.”

“Đến lúc đó nó đã xảy ra rồi.”

Chúng tôi đến ngõ Meagram và Clare rẽ vào đó. Đây là con đường tư nhân dẫn tới nhà cô ấy. “Tấp vào lề đường đi, Clare. Làm ơn được chứ?” Clare lái xe vào bãi cỏ, dừng lại, tắt máy và tắt đèn. Lại hoàn toàn tối mịt. Tôi có thể nghe thấy tiếng hàng triệu con ve sầu đang rả rích hát trong đêm. Tôi nhoài người và kéo Clare lại gần, quàng tay qua người cô ấy. Cô ấy căng thẳng và cứng đơ.

“Hãy hứa với anh một chuyện.”

“Chuyện gì?” Clare hỏi.

“Hãy hứa em sẽ không bao giờ làm điều tương tự. Không chỉ chuyện lái xe, mà về bất kể việc nguy hiểm nào. Em không thể biết, tương lai rất kì quái. Em không thể hành xử như mình bất khả xâm phạm...”

“Nhưng nếu anh đã gặp em trong tương lai...”

“Cứ tin anh đi.”

Clare cười. “Tại sao em phải tin?”

“Anh không biết. Vì anh yêu em ?”

Clare quay đầu lại nhanh đến nỗi cô ấy va phải cằm tôi.

“Ối.”

“Em xin lỗi.” Tôi chẳng thể nhìn thấy cô ấy. “Anh yêu em?”, cô ấy hỏi.

“Phải.”

“Ngay lúc này?”

“Phải.”

“Nhưng anh chẳng phải bạn trai em.”

Ồ. Đó là điều khiến cô ấy bận lòng. “Chính xác mà nói, anh là chồng em. Nhưng vì em chưa thực sự kết hôn, có lẽ chúng ta phải gọi em là bạn gái của anh.”

Clare đặt tay vào chỗ cô ấy không nên đặt vào. “Em thà làm người tình của anh.”

“Em mới 16 tuổi, Clare ạ.” Tôi nhẹ nhàng gạt tay cô ấy ra và vuốt má cô ấy.

“Mười sáu đã là đủ lớn. Ôi, tay anh ướt nhẹp.” Clare bật đèn trần và tôi giật mình khi thấy mặt và váy cô ấy nhuốm mấu. Tôi nhìn xuống tay mình, chúng nhớp nháp và đỏ úa. “Henry! Có chuyện gì vậy?”

“Anh không biết.” Tôi liếm lòng bàn tay phải của mình cho đến khi bốn vệt cắt hình lưỡi liềm song song với nhau xuất hiện. Tôi cười. “Vệt móng tay của anh. Anh đã tự cào mình khi em lái mà không có đèn.”

Clare tắt đèn trần và chúng tôi lại ngồi trong bóng tối. Những con ve sầu đang hát bằng tất cả sức lực. “Em không có ý làm anh sợ.” “Em đã cố ý. Thường thì anh cảm thấy an toàn khi em lái xe. Chỉ là...”

“Chỉ là sao?”

“Anh đã bị tai nạn xe hơi khi còn nhỏ, nên anh không thích xe.”

“Ồ, em xin lỗi.”

“Không sao. Mấy giờ rồi nhỉ?”

“Ôi Chúa ơi.” Clare lại bật đèn lên. 12 giờ l2. “Muộn quá rồi. Làm sao em có thể vào nhà trong tình trạng dính đầy máu thế này?” Cô ấy trông hoàn toàn quẫn trí khiến tôi không khỏi bật cười.

“Đây.” Tôi xoa lòng bàn tay trái của mình dọc môi trên và dưới mũi cô ấy. “Em bị chảy máu cam.”

“Được rồi.” Cô ấy khởi động xe, bật đèn pha và từ từ quay trở lại con đường.

“Etta sẽ hết hồn khi nhìn thấy em.”

“Etta? Bố mẹ em thì sao?”

“Mẹ chắc hẳn đã ngủ, và đêm nay là đêm poker của bố.” Clare mở cổng, chúng tôi tiến vào.

“Nếu con anh lấy xe ra ngoài vào ngày đầu tiên nó có bằng lái, anh sẽ ngồi ngoài cửa chính với chiếc đồng hồ bấm giờ trên tay và đợi.” Clare dừng xe khuất tầm mắt nhà chính.

“Chúng ta có con không?”

“Xin lỗi em, đó là thông tin tuyệt mật.”

“Em sẽ tìm nó dưới mác Thông tin Tự do.”

“Cứ tự nhiên.” Tôi cẩn thận hôn cô ấy để không làm hỏng dấu tích của vệt máu cam giả. “Nhớ cho anh biết em tìm được gì.” Tôi mở cửa xe. “Chúc may mắn với Etta.”

“Tạm biệt.”

“Tạm biệt.” Tôi bước ra khỏi xe và đóng cửa nhẹ nhàng hết mức có thể. Chiếc xe lướt đi trên đường, rẽ qua khúc ngoặt va tiến vào màn đêm. Tôi đi sau nó về phía chiếc giường của mình trên đồng cỏ dưới trời sao.

Chủ Nhật, 27/9/1987 (Henry 32 tuổi, Clare 16 tuổi)

HENRY: Tôi hiện hình trên đồng cỏ, khoảng 15 thước về phía Tây cánh rừng thưa. Tôi cảm thấy tệ hại, chóng mặt và buồn nôn nên đã ngồi xuống vài phút để lấy lại sức. Trời lạnh và xám xịt. Tôi lặn ngụp trong đồng cỏ màu nâu cao chót vót đang cắt vào da thịt. Sau một hồi, tôi cảm thấy khá hơn, và bốn bề yên ắng, nên đã đứng dậy đi về phía khoảng rừng thưa.

Clare đang ngồi trên mặt đất, tựa người vào tảng đá. Cô ấy chẳng nói chẳng rằng, nhìn tôi bằng vẻ mà chỉ có thể được miêu tả là sự giận giữ. Mình đã làm gì rồi? tôi nghĩ. Cô ấy đang trong giai đoạn Grace Kelly; mặc áo xanh dương, áo choàng len và váy đỏ. Tôi run lẩy bẩy chạy đi tìm hộp quần áo. Tôi thấy một chiếc quần jeans đen, áo len đen, vớ len đen, áo choàng đen, giày đen và găng tay da cũng màu đen, tôi trông như một ngôi sao trong phim của Wim Wenders. Tôi ngồi xuống cạnh Clare.

“Chào Clare. Em khỏe không?”

“Chào Henry. Đây.” Cô ấy đưa cho tôi một cái bi đông và hai chiếc bánh sandwich.

“Cảm ơn. Nhưng anh đang cảm thấy như muốn bệnh, anh sẽ đợi một lát.” Tôi đặt thức ăn lên tảng đá. Trong bi đông đựng cà phê; tôi hít một hơi dài. Đích thị mùi có thể khiến tôi cảm thấy khá hơn. “Em có thực sự ổn không?” Cô ấy không nhìn tôi. Trong lúc quan sát Clare, tôi nhận ra cô ấy đã khóc.

“Henry. Anh có thể giúp em đánh người không?”

“Sao cơ?”

“Em muốn đánh một người, nhưng em không đủ lớn và không biết cách đánh nhau. Anh sẽ làm giúp em chứ?”

“Em đang nói gì vậy? Ai? Tại sao ?”

Clare nhìn đăm đăm xuống đùi. “Em không muốn nói về chuyện đó. Anh không thể cứ tin lời em rằng hắn ta đáng phải nhận điều đó sao?”

Tôi nghĩ tôi biết chuyện gì đang diễn ra; nếu tôi nhớ không nhầm, tôi đã nghe câu chuyện này trước đây. Tôi thở dài và nhích lại gần Clare hơn. Tôi quàng tay qua người cô ấy. Cô ấy tựa đầu vào vai tôi.

“Là tên em đã hẹn hò một lần, phải không?”

“Và hắn ta là một tên khốn, nên em muốn anh làm gỏi hắn?”

“Clare, đàn ông rất nhiều người không tử tế. Anh cũng đã từng là một kẻ bất lương...”

Clare cười. “Em cược rằng anh không bất lương như Jason Everleigh.”

“Hắn ta là cầu thủ bóng đá hay gì đó, phải không?”

“Clare, điều gì khiến em nghĩ anh có thể hạ gục một vận động viên đô con trẻ bằng một nửa tuổi anh? Mà tại sao em lại bận tâm hẹn hò với một kẻ như vậy làm gì?”

Cô ấy nhún vai. “Ở trường, ai cũng làm phiền em vì em chưa từng hẹn hò với ai bao giờ. Ruth, Meg và Nancy... ý em là, có không ít tin đồn em là người đồng tính. Đến cả mẹ cũng hỏi tại sao em không đi chơi với con trai. Họ rủ em, em từ chối. Rồi Beatrice Dilford, một người đồng tính, hỏi nếu em cũng như cô ấy, và em trả lời không. Cô ấy nói cô ấy không ngạc nhiên khi nghe em bảo vậy, nhưng ai cũng nói em đồng tính. Bởi vậy em đã nghĩ, em nên hẹn hò với một ai đó. Khi người tiếp theo rủ, em đã đồng ý. Đó là Jason. Hắn ta là vận động viên, lại ưa nhìn, nên em biết nếu em đi chơi với hắn, mọi người sẽ nghe chuyện và có thể sẽ thôi không đàm tiếu nữa.”

“Vậy đó là lần đầu tiên em từng hẹn hò ?”

“Phải. Bọn em đã đến một nhà hàng Ý. Laura và Mike cũng ở đó, cùng một nhóm người trong lớp Sân khấu. Em đề nghị đi tới Dutch, nhưng hắn ta nói không, hắn không bao giờ đến đó. Cuộc hẹn cũng không đến nỗi tệ. Ý em là, bọn em nói chuyện về trường học, bóng đá và đủ thứ rồi đi xem Thứ Sáu ngày 13 phần 7, một bộ phim cực kì ngớ ngẩn - phòng khi anh đang định xem nó.”

“Anh đã xem nó.”

“Ồ. Tại sao? Nó không có vẻ là gu của anh.”

“Cũng một lí do như em; bạn hẹn của anh đã muốn xem nó.”

“Bạn hẹn của anh là ai?”

“Một người phụ nữ tên Alex.”

“Cô ta thế nào?”

“Một giao dịch viên ngân hàng với bộ ngực to bự và thích bị tét vào mông.” Ngay khi những điều này lọt ra khỏi miệng, tôi nhận ra mình đang nói chuyện với Clare tuổi mới lớn, không phải Clare vợ tôi, và tôi tự gõ vào đầu mình - trong tưởng tượng.

“Tét vào mông?” Clare nhìn tôi mỉm cười, lông mày cố ấy nhướn đến tận đỉnh đầu.

“Quên nó đi. Vậy em đã đi xem phim, và...?”

“Hắn muốn đi đến Traver.”

“Traver là gì ?”

“Đó là một trang trại trên phía Bắc.” Giọng Clare nhỏ đi nhanh chóng, tôi hầu như chẳng thể nghe cô ấy nói gì. “Đó là nơi mọi người đến để... ân ái.” Tôi không nói gì cả. “Em bảo hắn em mệt và muốn về nhà. Hắn nổi giận.” Clare ngừng nói. Trong một lát, chúng tôi chỉ ngồi và lắng nghe tiếng chim hót, tiếng máy bay và tiếng gió. Đột nhiên, Clare nói, “Hắn đã rất giận.”

“Chuyện gì xảy ra sau đó?”

“Hắn khăng khăng không đưa em về. Lúc đó em không biết mình đang ở đâu; đâu đó gần Lộ 12, hắn cứ thế lái xe đi vòng quanh qua những con hẻm nhỏ. Hắn lái đến con đường đất, nơi có một cái chòi xập xệ. Gần đấy có một cái hồ, em có thể nghe thấy tiếng nước. Và hắn ta có chìa khóa vào căn chòi.”

Tôi bắt đầu lo lắng. Clare chưa bao giờ kể cho tôi nghe chuyện này; cô ấy chỉ nói đã có một cuộc hẹn tồi tệ với một kẻ tên Jason - một cầu thủ bóng đá. Clare lại chìm vào im lặng.

“Clare. Có phải hắn ta đã cưỡng hiếp em?”

“Không. Hắn nói em không... đủ tốt. Hắn nói... không, hắn đã không cưỡng hiếp em. Hắn chỉ... đánh đập em. Hắn bắt em...” Cô ấy không nói nên lời. Tôi đợi. Clare tháo cúc áo khoác và cởi nó ra. Cô ấy lột tiếp lớp sơ mi để lộ ra tấm lưng chằng chịt những vết bầm đen tím trên làn da trắng. Clare quay người lại, có một vết bỏng thuốc lá trên ngực trái của cô ấy, phồng rộp và xấu xí. Có lần tôi đã hỏi cô ấy vết xẹo từ đâu có nhưng cô ấy không nói. Tôi sẽ giết chết tên khốn này. Tôi sẽ đánh què hắn. Clare ngồi trước tôi, lưng quay lại, sởn gai ốc vì lạnh, và đợi. Tôi đưa áo cho cô ấy mặc vào.

“Được rồi”, tôi nói khẽ. “Anh có thể tìm gã này ở đâu?”

“Em sẽ đưa anh đi”, cô ấy nói.

Clare đón tôi trên chiếc Fiat cuối con đường, khuất tầm mắt khỏi nhà chính. Cô ấy đeo kính râm cho dù trời đang giữa trưa u ám, tóc buộc cao sau đầu, môi đánh son. Cô ấy trông già dặn hơn nhiều so với tuổi 16, trông như thể vừa bước ra từ Rear Window - nét tương đồng sẽ là hoàn hảo nếu tóc cô ấy màu vàng. Chúng tôi tăng tốc qua những hàng cây đang trút lá, nhưng tôi không nghĩ bất kì ai trong hai chúng tôi để ý đến cảnh sắc xung quanh. Cuốn băng về những gì đã xảy ra với Clare trong căn chòi nhỏ đó cứ không ngừng được tua đi tua lại trong đầu tôi.

“Hắn ta to con đến mức nào?”

Clare suy nghĩ. “Cao hơn anh vài phân và nặng hơn rất nhiều. Hơn chừng 50 pound?”

“Chúa ơi.”

“Em đã mang theo cái này.” Clare lấy ra trong túi xách một khẩu súng ngắn.

“Clare!”

“Của bố em.”

Tôi suy nghĩ nhanh. “Clare, đây là một ý tưởng tồi tệ. Anh đang rất giận dữ, đủ giận để thực sự dùng nó, nhưng nếu làm vậy thì thật ngu ngốc. À, đợi đã.” Tôi nhận lấy khẩu súng, mở băng súng và tháo hết đạn, rồi cho chúng vào túi của Clare. “Tốt hơn rồi. Ý tưởng hay lắm, Clare.” Clare nhìn tôi thắc mắc. Tôi nhét khẩu súng vào túi áo khoác. “Em muốn anh làm việc này nặc danh hay em muốn hắn ta biết em đã thu xếp?”

“Em muốn có mặt ở đó.”

“Ồ.”

Cô ấy đánh xe vào một con hẻm của tư nhân rồi dừng lại. “Em muốn đưa hắn ta đến một nơi nào đó, em muốn anh hành hạ hắn và em muốn được đứng nhìn, em muốn hắn ta sợ đến ị ra quần.”

Tôi thở dài. “Clare, thường thì anh không làm việc như thế này. Anh chỉ đánh nhau khi phải tự vệ.”

“Làm ơn.” Cô ấy nói trong sự dứt khoát hoàn toàn.

“Dĩ nhiên rồi.” chúng tôi tiếp tục đi, rồi dừng lại trước một căn nhà nhái phong cách thực dân mới xây rộng lớn. Không có bóng dáng bất kì chiếc xe nào xung quanh. Tiếng nhạc Van Halen vọng ra từ ô cửa sổ đang mở tầng hai. Chúng tôi bước đến cửa chính và tôi đứng tránh sang một bên trong khi Clare bấm chuông. Sau một giây, âm nhạc đột ngột tắt và tiếng người bước xuống cầu thang nặng nề vang lên. Cánh cửa mở ra và sau vài giây im lặng, một giọng trầm cất tiếng, “Sao? Quay lại để ăn đòn thêm hả?” Đó là tất cả những gì tôi cần nghe. Tôi rút khẩu súng ra, bước đến bên Clare và chĩa khẩu súng vào ngực tên khốn.

“Chào, Jason”, Clare nói. “Tớ nghĩ có lẽ cậu sẽ muốn ra ngoài với bọn tớ.”

Hắn hành động như tôi cũng sẽ làm nếu tôi là hắn: khuỵu người xuống và lăn ra khỏi tầm bắn, nhưng hắn không đủ nhanh. Tôi phi qua cửa và nhảy chồm lên hắn. Tôi đứng dậy, chân đặt trên ngực, súng chĩa vào đầu hắn. C’est magnifique mais ce n’estpas la guerre[1]. Hắn trông khá giống Tom Cruise, rất đẹp, rất Mỹ. “Hắn chơi ở vị trí nào?” Tôi hỏi Clare.

[1] C’est magnifique mais ce n’estpas la guerre: Rất tráng lệ, nhưng đó không phải chiến tranh, đó là sự giận dữ.

“Trung vệ.”

“Hừm. Chẳng thể nào đoán được. Đứng dậy, đặt tay nơi tao có thể thấy chúng”, tôi nói với hắn trong vui vẻ. Hắn nghe theo, rồi tôi đẩy hắn ra ngoài cửa. Tất cả chúng tôi đứng trên lối xe đi. Tôi có một ý tưởng. Tôi bảo Clare quay lại nhà và lấy dây; vài phút sau cô ấy trở ra với kéo và một cuộn băng keo.

“Em muốn làm ở đâu?”

“Trong rừng.”

Jason thở hồng hộc trong lúc chúng tôi áp giải hắn ta và rừng. Chúng tôi đi bộ chừng năm phút, và rồi tôi nhìn thấy khoảng rừng thưa nhỏ với một cây du non ở rìa khu đất. “Ở đây được không, Clare?”

“Được.”

Tôi nhìn Clare. Cô ấy hoàn toàn bình tĩnh, dửng dưng như nữ sát thủ của Raymond Chandler. Tuyên bố đi Clare.

“Trói hắn vào cây.” Tôi đưa khẩu súng cho Clare, vòng tay Jason ra sau cây và trói chúng lại với nhau bằng băng keo. Cuộn băng keo hầu như còn nguyên và tôi định sẽ dùng chúng cho bằng hết. Jason thở khò khè căng thẳng. Tôi bước quanh hắn và nhìn Clare. Cô ấy đang nhìn Jason như thể hắn là một tác phẩm nghệ thuật thất bại “Mày bị hen suyễn phải không?”

Hắn gật đầu. Hai con ngươi của hắn co lại thành những chấm đen nhỏ li ti. “Em sẽ đi lấy bình hít của hắn”, Clare nói. Cô ấy đưa lại khẩu súng cho tôi và thong thả bước trên con đường mòn xuyên rừng mà chúng tôi đã đi qua. Jason đang cố gắng thở chậm rãi và cẩn thận. Hắn đang gắng sức để nói.

“Ông... là ai?” hắn hỏi, giọng khàn khàn.

“Là bạn trai của Clare. Tao ở đây để dạy cho mày một bài học về cách xử sự, thứ mà mày hoàn toàn thiếu.” Tôi bỏ giọng khinh thường, và bước lại gần hắn, nói nhẹ nhàng, “Tại sao mày có thể làm như vậy với cô ấy? Cô ấy còn quá trẻ, còn chưa hiểu chuyện. Và mày đã làm hỏng mọi thứ...”

“Cô ta là... kẻ... thích... mơn trớn để con trai phải thèm.”

“Cô ấy đâu hề hay biết. Mày tra tấn một con mèo con chỉ vì nó cắn mày.”

Jason không trả lời. Hắn thở từng tiếng run rẩy và nặng nhọc. Vừa khi tôi đang bắt đầu ái ngại thì Clare đến. Cô ấy giơ cao bình thuốc hít và nhìn tôi hỏi, “Anh yêu, anh có biết cách dùng thứ này không?”

“Anh nghĩ em phải lắc rồi nhét nó vào miệng hắn và nhấn đầu bình xuống.” Cô ấy làm theo rồi hỏi Jason có muốn thêm nữa không. Hắn gật đầu. Sau bốn lần hít, chúng tôi đứng nhìn hắn từ từ thở bình thường đều đặn.

“Sẵn sàng chưa?” Tôi hỏi Clare.

Cô ấy giơ cây kéo lên, cắt vài đường vào không khí. Jason nhăn mặt. Clare đi về phía hắn, quỳ xuống và bắt đầu cắt bỏ quần áo của hắn. “Này”, Jason hét lên.

“Vui lòng yên lặng cho”, tôi nói. “Không ai làm đau mày cả. Ít nhất là chưa.” Clare đã cắt xong chiếc quần jeans của hắn và bắt đầu cắt tới áo phông. Tôi quấn băng keo quanh người hắn, trói hắn vào thân cây, bắt đầu từ mắt cá trở lên; rất gọn gàng và chặt quanh bắp chân và đùi của hắn. “Dừng lại ở đó”, Clare nói, ngụ ý ngay dưới háng Jason. Cô ấy cắt bỏ quần lót của hắn còn tôi quấn quanh hông. Làn da hắn lạnh và ẩm ướt; khắp người rám nắng chỉ trừ khu tam giác. Hắn đổ mổ hôi nhễ nhại. Tôi quấn quanh hắn cho đến tận hai vai rồi dừng lại vì muốn để cho hắn có thể thở. Chúng tôi lùi lại và ngắm nhìn thành quả. Jason giờ đã trở thành một xác ướp băng keo đang cương cứng. Clare cười rộ lên. Tiếng cười của cô ấy ma mị, vang vọng khắp khu rừng. Tôi nhìn cô ấy chăm chú. Có điều gì đó ranh mãnh và dữ tợn trong điệu cười của Clare, và tôi có cảm giác như khoảnh khắc này là một làn ranh giữa một-vùng-đất-không-đàn-ông giữa thời thơ ấu và cuộc sống trưởng thành của Clare với tư cách một phụ nữ chững chạc.

“Làm gì tiếp theo đây?” Tôi hỏi. Một phần trong tôi muốn Làm gỏi tên khốn này, một phần lại không muốn đánh đập kẻ đã bị trói chặt vào cây.

Mặt Jason đỏ phừng phừng, trái ngược với màu xám xịt của băng keo.

“Ồ”, Clare nói. “Em nghĩ vậy là đủ rồi.”

Tôi nhẹ nhõm. Nhưng dĩ nhiên tôi hỏi lại, “Em chắc chứ? Anh có thể tra tấn hắn đủ kiểu. Làm thủng màng nhĩ của hắn? Đánh cho vỡ mũi? Ồ đợi đã, chẳng phải mũi hắn đã vỡ một lần rồi sao? Chúng ta có thể cắt dây chằng của hắn. Hắn sẽ không thể chơi bóng đá trong một thời gian.”

“Không!” Jason vùng vằng hòng thoát khỏi dây trói và băng keo.

“Vậy thì xin lỗi đi”, tôi bảo hắn.

Hắn ngập ngừng. “Xin lỗi.”

“Thật thảm hại.”

“Em biết”, Clare nói. Cô ấy lục trong ví và lấy ra một cây bút dạ. Clare từ từ bước lại gần Jason như thể hắn là một con vật nguy hiểm trong sở thú, rồi bắt đầu viết lên bộ ngực băng keo của hắn. Viết xong, cô ấy đứng lùi lại và đậy nắp bút. Cô ấy đã viết lại chuyện xảy ra trong cuộc hẹn của họ. Clare nhét cây bút vào ví rồi nói, “Đi nào.”

“Chúng ta không thể cứ bỏ hắn ở đây được. Hắn sẽ lại lên cơn suyễn.”

“Hừm, được rồi. Em sẽ gọi một số người đến.”

“Đợi chút”, Jason lên tiếng.

“Gì?” Clare hỏi lại.

“Hãy gọi cho Rob.”

Clare cười lớn. “Làm gì có chuyện đó. Tao sẽ gọi cho tất cả các cô gái mà tao biết.”

Tôi lại gần Jason và dí miệng súng dưới cằm hắn. “Nếu tao mà biết mày nhắc đến sự hiện diện của tao với bất kì ai thì tao sẽ còn trở lại và xé xác mày. Khi đó mày sẽ không còn sức để bước đi, không còn khả năng mở miệng nói, mở miệng ăn hay quan hệ khi tao xong việc. Từ giờ, với mày Clare là một cô gái tốt, người vì một số lí do không thể lí giải nên không muốn hẹn hò với ai. Hiểu chưa?”

Jason nhìn tôi hằn học. “Hiểu.”

“Chúng tao đã rất khoan dung với mày. Nếu mày còn gây rắc cho Clare nữa thì mày sẽ phải hối tiếc.”

“Được rồi.”

“Tốt.” Tôi nhét khẩu súng vào túi. “Rất vui được gặp mày. “Nghe này, thằng khốn...”

Ồ, gì nữa đây? Tôi lùi lại và dồn hết sức đã mạnh vào bộ hạ của hắn. Jason rú lên thảm thiết. Tôi quay lại nhìn khuôn mặt trắng trẻo bên dưới lớp trang điểm của Clare. Nước mắc giàn giụa trên má Jason. Tôi tự hỏi liệu hắn có lăn ra bất tỉnh. “Đi thôi”, tôi nói. Clare gật đầu. Chúng tôi lững thững bước trở lại xe. Tôi nghe tiếng Jason đang gào thét với chúng tôi. Chúng tôi bước vào xe, Clare khởi động máy, quay đầu và phi như bay về phía con lộ.

Tôi nhìn Clare lái xe. Trời bắt đầu đổ mưa. Một nụ cười thỏa mãn ẩn trên khóe môi cô ấy. “Đó có phải điều em đã muốn?” Tôi hỏi.

“Phải”, Clare đáp. “Chính xác những gì em muốn. Cảm ơn anh.”

“Rất sẵn lòng.” Tôi bắt đầu cảm thấy chóng mặt. “Anh nghĩ anh sắp phải đi.”

Clare tấp xe vào lề đường. Cơn mưa gõ những tiếng bập bùng lên nóc xe, giống như chúng tôi đang đi xuyên qua máy rửa xe. “Hôn em đi”, Clare nói. Tôi làm theo và rồi biến mất.

Thứ Hai, 28/9/1987 (Clare 16 tuổi)

CLARE: Ở trường vào thứ Hai, mọi người nhìn tôi nhưng không ai nói chuyện với tôi. Tôi có cảm giác như mình là điệp viên Harriet sau khi các bạn cùng lớp phát hiện ra cuốn sổ tay gián điệp của cô ấy. Đi dọc hành lang như đi rẽ đôi Biển Đỏ. Khi tôi bước vào lớp Anh Văn, tất cả mọi người đột nhiên ngừng nói. Tôi ngồi xuống bên cạnh Ruth. Cậu ấy mỉm cười có vẻ lo lắng. Tôi cũng không hé môi nói nửa lời nhưng rồi tôi cảm nhận được bàn tay Ruth đặt lên tay tôi dưới bàn, nóng và nhỏ nhắn. Cậu ấy nắm tay tôi một lúc, chỉ rút lại khi thầy Partaki bước vào lớp. Thầy Partaki nhận thấy mọi người đang im lặng một cách ngượng ngùng. Thầy nói ôn tồn, “Mọi người đã có một kì nghỉ cuối tuần vui vẻ chứ?” Sue Wong đáp, “Có ạ” và những tiếng cười dè dặt vang lên khắp phòng. Thầy Partaki ngơ ngác. Cả lớp học lại chìm trong sự yên lặng ngượng ngùng. Rồi thầy Partaki nói, “Được rồi, vậy thì hãy bắt đầu bắt tay vào Billy Budd nhé. Năm 1851, Herman Melville đã xuất bản cuốn Moby Dick hay Con cá voi, và hoàn toàn bị công chúng Mỹ ngó lơ...” Tất cả những gì thầy Partaki nói cứ trôi tuột qua tai tôi. Kể cả khi đã mặc vào một chiếc áo trong bằng cotton, tôi vẫn cảm thấy áo len bên ngoài thật thô ráp và những gọng sườn của tôi nhức nhối. Các bạn trong lớp đang khổ sở thảo luận về Billy Budd. Cuối cùng, một hồi chuông vang lên và mọi người tháo chạy ra ngoài. Tôi chậm rãi đi theo họ, Ruth bước đi bên cạnh.

“Cậu ổn chứ?” cậu ấy hỏi.

“Gần như vậy.”

“Tớ đã làm như cậu bảo.”

“Lúc mấy giờ?”

“Khoảng sáu giờ tối. Tớ sợ bố mẹ hắn sẽ về và đi tìm hắn. Thật khó để giải thoát cho hắn. Băng keo đã lột sạch lông ngực của hắn.”

“Tốt. Có nhiều người nhìn thấy hắn không?”

“Tất cả mọi người. Chính xác là tất cả mọi cô gái. Theo tớ biết thì không có đứa con trai nào.” Hành lang gần như không một bóng người. Tôi đang đứng trước cửa lớp tiếng Pháp. “Clare, tớ có thể hiểu tại sao cậu làm vậy, nhưng tớ không hiểu làm thế nào cậu có thể làm vậy?”

“Tớ có người trợ giúp.”

Chuông vào lớp kêu lên và Ruth nhảy cẫng lên. “Ôi Chúa ơi. Tớ sẽ đến lớp thể dục muộn năm lần liên tiếp mất!” Cậu ấy biến mất nhanh như thể bị hút bởi một cục nam châm khổng lồ. “Kể cho tớ nghe trong giờ nghỉ trưa nhé”, Ruth nói với khi tôi đang bước vào lớp của cô Simone.

“Mademoiselle Abshire, asseyez-vous, s’il vous plait.”[2] Tôi ngồi xuống giữa Laura và Helen. Helen đưa cho tôi một mẩu giấy viết: Cậu làm tốt lắm. Chúng tôi đang phải dịch Montaigne[3].Cả lớp yên lặng làm bài còn cô Simone đi quanh lớp và sửa lỗi cho mọi người. Tôi không tài nào tập trung nổi. Vẻ mặt của Henry sau khi anh ấy đá Jason cứ không ngừng hiện ra trong đầu tôi: hoàn toàn dửng dưng, lạnh nhạt như thể anh ấy chỉ đang bắt tay ai đó, như thể anh ấy chẳng màng bận tâm; rồi Henry chợt lo lắng vì không biết tôi sẽ phản ứng thế nào. Tôi nhận ra Henry đã thích thú khi hành hạ Jason. Có giống như Jason đã thích thú khi hành hạ tôi? Nhưng Henry là người tốt. Như vậy có khiến nó trở nên thích đáng? Có sao không nếu tôi đã muốn anh ấy làm thế?

[2] Mademoiselle Abshire, asseyez-vous, s’il vous plait (tiếng Pháp): Cô Clare, vui lòng ngồi xuống nào.”

[3] Michel Eyquem de Montaigne (28 tháng 2, 1533 - 13 tháng 9, 1592) là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất của thời kì Phục Hưng Pháp.

“Clare, attendez” cô Simone nhắc nhở tôi.

Khi chuông tan giờ vang lên, một lần nữa, mọi người lại đổ xô ra khỏi lớp. Tôi sánh bước cùng Helen. Laura ôm tôi áy náy rồi chạy đến lớp âm nhạc của mình ở phía bên kia tòa nhà. Helen và tôi cùng đến lớp thể dục.

Helen cười. “Tớ đã không thể tin nổi vào mắt mình. Làm thế nào cậu có thể trói hắn vào cây như vậy?”

Tôi đang dần cảm thấy chán ngấy với câu hỏi này. “Tớ có một người bạn chuyên làm những việc như vậy. Anh ấy đã giúp tớ.”

“Anh ấy là ai?”

“Khách hàng của bố tớ”, tôi nói dối.

Helen lắc đầu. “Cậu là một kẻ nói dối dở tệ.” Tôi chỉ mỉm cười, không đáp lại.

“Là Henry phải không ?”

Tôi lắc đầu và đặt một ngón tay lên môi. Chúng tôi đã đến phòng thể dục nữ. Chúng tôi bước vào phòng thay đồ và úm-ba-la-xi-bùa! Tất cả các cô gái ngừng nói. Rồi những tiếng thì thầm dần chiếm chỗ cho sự yên lặng. Tủ đồ của tôi và Helen ở gần nhau. Tôi mở tủ, lấy ra bộ đồ thể dục và đôi giày. Tôi đã nghĩ nhiều đến chuyện tôi sẽ làm tiếp theo đây. Tôi cởi giày và tất, tháo áo trong và quần lót. Tôi không mặc áo ngực vì đau.

“Này, Helen”, tôi nói. Helen quay lại khi tôi đang cởi bỏ áo ngoài.

“Chúa ơi, Clare!” Các vết bầm tím trông còn khủng khiếp hơn cả hôm qua. Một vài trong số chúng đã chuyển sang màu xanh lục. Đùi tôi hằn những vết lằn bởi thắt lưng của Jason. “Ôi, Clare. Helen bước lại và cẩn trọng quàng tay ôm lấy tôi. Cả căn phòng im lặng. Tôi nhìn qua vai Helen và thấy mọi người đang xúm lại quanh chúng tôi, tất cả đều đang nhìn tôi. Helen đứng thẳng người lại, nhìn họ rồi nói, “Sao?” Có ai đó ở phía sau bắt đầu vỗ tay, rồi tất cả cùng vỗ theo, vừa cười, vừa nói, vừa tán thưởng. Tôi thấy lâng lâng tựa không khí.

Thứ tư, 12/7/1995 (Clare 24 tuổi, Henry 32 tuổi)

CLARE: Tôi đang mơ màng trong giấc ngủ khi Henry lướt nhẹ tay qua bụng và tôi nhận ra anh ấy đã trở lại. Tôi mở mắt nhìn anh ấy đang cúi xuống hôn lên vết sẹo bỏng thuốc lá của tôi. Tôi đưa tay chạm vào khuôn mặt anh ấy trong ánh đèn đêm lập lòe. “Cảm ơn anh”, tôi nói, và Henry đáp, “Đó là vinh hạnh của anh.” Đấy là lần duy nhất chúng tôi nói về nó.

Chủ Nhật, 11/9/1988 (Henry 36 tuổi, Clare 17 tuổi)

HENRY: Clare và tôi đang ở trong vườn cây ăn quả một buổi trưa tháng Chín ấm áp. Những con côn trùng đang rền rĩ o e trong đồng cỏ dưới ánh nắng vàng ươm. Mọi thứ như đứng yên bất động, và khi tôi đưa mắt nhìn qua những ngọn cỏ khô, không khí đang lung linh trong hơi ấm. Chúng tôi đang ngụ dưới bóng một cây táo. Clare tựa người vào thân cây, chiếc gối lót giữa cô ấy và rễ cây bên dưới. Còn tôi đang nằm duỗi dài, đầu gối lên đùi Clare. Những gì còn sót lại của bữa trưa đang la liệt quanh chúng tôi, xen lẫn với những quả táo rụng rải rác dưới gốc. Tôi nằm thư thái và gà gật ngủ. Ở hiện tại của tôi đang là tháng Một, Clare và tôi đang trải qua giai đoạn khó khăn. Bởi vậy, chút thư giãn trong điền viên thế này thật sảng khoái.

Clare nói, “Em muốn vẽ anh như vậy.”

“Lộn ngược và đang ngủ?”

“Không, thư giãn. Trông anh thật yên bình.”

Tại sao không chứ? “Em cứ tự nhiên.” Chúng tôi ra đây vì Clare phải vẽ cây cho lớp nghệ thuật của mình. Cô ấy lôi ra cuốn sổ kí họa và than chì, rồi đặt chúng lên đầu gối. “Em có muốn anh rời đi chỗ khác không?” Tôi hỏi.

“Không, như vậy sẽ thay đổi quá nhiều. Hãy cứ giữ nguyên tư thế của anh như lúc này.” Tôi lại tiếp tục nhìn chăm chăm biếng nhác vào các hoa văn mà những nhánh cây vẽ lên bầu trời.

Sự tĩnh mịch là kỉ luật. Tôi có thể không động đậy trong một thời gian dài khi đang đọc sách, nhưng ngồi cho Clare vẽ lúc nào cũng khó khăn đến kinh ngạc.

Ngay cả một tư thế có vẻ như thoải mái lúc đầu cũng trở thành tra tấn sau khoảng 15 phút. Không hề nhúc nhích bất cứ thứ gì ngoại trừ đôi mắt, tôi nhìn Clare. Cô ấy đang chìm trong bức vẽ. Khi vẽ, Clare trông như thể cả thế giới đã tan biến, chỉ để lại cô ấy và đối tượng mà cô ấy đang chăm chú vẽ. Đó là lí do vì sao tôi thích được Clare vẽ: khi cô ấy nhìn tôi bằng sự tập trung như vậy, tôi có cảm giác như mình là mọi thứ đối với cô ấy. Đó cũng là cái nhìn cô ấy dành cho tôi khi chúng tôi đang làm tình. Clare nhìn vào mắt tôi và mỉm cười.

“Em quên hỏi anh, anh đến từ năm nào?”

“Tháng Một, năm 2000.”

Mặt cô ấy dịu đi. “Thật sao? Em đã nghĩ anh đến từ thời điểm muộn hơn.”

“Tại sao? Trông anh già lắm sao?”

Clare vuốt ve mũi tôi. Những ngón tay của cô ấy lướt dọc sống mũi lên tới chân mày. “Không. Nhưng anh có vẻ hạnh phúc và bình tĩnh. Thường thì, khi anh đến từ năm 1998, hoặc 1999 hoặc 2000, anh có vẻ bực bội hay hoảng hốt mà anh chẳng bao giờ cho em biết vì sao. rồi năm 2001 thì anh lại bình thường trở lại.”

Tôi cười. “Em nói như một nhà tiên tri. Anh đã không hề biết em theo dõi tâm trạng của anh kĩ đến vậy.”

“Em có gì khác để bám lấy đâu?”

“Em phải nhớ rằng, thường thì sự căng thẳng là nguyên nhân đưa anh đến nơi này với em. Nên em đừng nghĩ rằng những năm tháng đó của chúng ta chỉ có khó khăn không dứt. Có rất nhiều điều tốt đẹp trong khoảng thời gian đó.”

Clare quay trở lại với bức vẽ của mình. Cô ấy đã từ bỏ không còn hỏi tôi về tương lai nữa. Thay vào đó, cô ấy hỏi, “Henry, anh sợ điều gì?”

Câu hỏi này khiến tôi bất ngờ và phải suy nghĩ về nó. “Cái lạnh”, tôi đáp. “Anh sợ mùa đông. Anh sợ cảnh sát. Anh sợ phải du hành đến những nơi và những lúc không thích hợp để rồi bị xe tông hay bị đánh cho bầm dập. Anh sợ bị mắc kẹt trong dòng thời gian và không thể quay trở lại. Anh sợ phải mất em.”

Clare mỉm cười. “Làm sao anh có thể mất em? Em sẽ chẳng đi đâu cả.”

“Anh sợ rằng một ngày nào đó em sẽ quá mệt mỏi vì phải chịu đựng sự bất ổn khi ở bên anh và sẽ rời bỏ anh.”

Clare đặt cuốn sổ kí họa của mình sang một bên. Tôi ngồi dậy. “Em sẽ không bao giờ bỏ anh”, cô ấy nói. “Cho dù anh luôn bỏ em mà đi.”

“Nhưng anh không bao giờ muốn bỏ em ở lại.”

Clare cho tôi xem bức tranh cô ấy vừa vẽ. Tôi đã nhìn thấy nó trước đó; nó được treo cạnh bàn vẽ của Clare trong xưởng ở nhà. Đúng là tôi trông rất thảnh thơi trong bức tranh. Clare kí tên và bắt đầu viết ngày tháng. “Đừng”, tôi nói. “Bức tranh này không được ghi ngày tháng.”

“Không?”

“Anh đã nhìn thấy nó trước đây. Trên đó không ghi ngày tháng.” “Được rồi.” Clare tẩy ngày tháng đang ghi dở và thay vào đó, cô ấy viết Sáo Bắc Mỹ. “Xong.” Cô ấy nhìn tôi băn khoăn. “Có bao giờ anh thấy mình quay trở lại hiện tại và có gì đó đã thay đổi không? Sẽ thế nào nếu em viết ngày tháng lên bức tranh này vào lúc này? Chuyện gì sẽ xảy ra?”

“Anh không biết. Thử xem thế nào”, tôi nói, vẻ tò mò. Clare xoá dòng chữ Sáo Bắc Mỹ và viết 11 tháng Chín, 1988.

“Rồi”, cô ấy nói, “đơn giản thôi mà”. Chúng tôi nhìn nhau ngơ ngác. Clare cười. “Nếu em vừa can thiệp vào thể liên tục của không gian và thời gian thì nó có vẻ như không dễ thấy kết quả cho lắm.”

“Anh sẽ nói cho em biết nếu em vừa tạo ra Thế chiến thứ Ba” Tôi bắt đầu cảm thấy run rẩy. “Anh nghĩ mình sắp phải đi rồi, Clare.” Cô ấy hôn tôi, rồi tôi biến mất.

Thứ Năm, 13/1/2000 (Henry 36 tuổi, Clare 28 tuổi)

HENRY: Sau bữa tối tôi vẫn nghĩ đến bức tranh của Clare nên đã đi đến xưởng vẽ để kiểm tra. Clare đang làm một bức tượng khổng lổ từ những nắm giấy màu tía bé tí teo; nó trông như sự kết hợp giữa một con rối và cái tổ chim. Tôi cẩn thận đi vòng qua nó để đến bàn vẽ của Clare. Bức tranh không có ở đấy.

Clare bước vào, tay ôm một mớ đầy sợi xơ chuối Philippines. Cô ấy ném chúng xuống sàn rồi bước lại phía tôi. “Có chuyện gì vậy anh?”

“Bức tranh mọi khi vẫn được treo ở đây đâu rồi? Bức tranh về anh ấy?”

“Hả? Ồ, em không biết. Có thể nó rớt đâu đó.” Clare chui xuống dưới bàn và nói, “Em không thấy. Ồ, đợi đã, nó đây rồi. Cô ấy đứng dậy, giữ bức tranh bằng hai đầu ngón tay. “Nó dính đầy mạng nhện rồi.” Clare phủi sạch nó rồi đưa cho tôi. Tôi nhìn tranh. Vẫn không ghi ngày tháng.

“Chuyện gì đã xảy ra với ngày tháng?”

“Ngày tháng gì?”

“Em đã viết ngày tháng ở dưới bức tranh, chỗ này này. Bên dưới tên của em. Có vẻ như nó đã bị cắt bỏ.”

Clare cười. “Được rồi, em tự thú. Em đã cắt nó đi.”

“Tại sao?”

“Em đã hoảng sợ trước lời nhận xét của anh về Thế chiến thứ Ba. Em đã nghĩ, lỡ như chúng ta không được gặp nhau trong tương lai chỉ vì em đã muốn thử trò ngốc nghếch này thì sao?”

“Anh mừng vì em đã làm vậy?”

“Tại sao?”

“Anh không biết. Anh chỉ mừng vậy thôi.” Chúng tôi chăm chú nhìn nhau rồi Clare mỉm cười còn tôi nhún vai, chuyện chỉ có vậy. Nhưng tại sao tôi có cảm giác như thể một việc bất khả thi suýt chút nữa đã xảy ra? Tại sao tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm?”
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6: Giáng sinh, một


(Luôn đâm vào cùng một chiếc xe)

Thứ Bảy, 24/12/1988 (Henry 40 tuổi, Clare 17 tuổi)

HENRY: Đó là một buổi trưa mùa đông u tối. Tôi đang ở trong tầng hầm của căn nhà Sáo Bắc Mỹ. Clare đã để lại đồ ăn cho tôi: thịt bò nướng, pho-mát, bánh mì lúa mạch với mù tạt, một quả táo, một phần tư lít sữa và nguyên một bịch bánh quy, bánh pút-đinh táo, bánh quế, và bánh quy đậu phộng với sô-cô-la Hershey’s Kisses bên trong. Tôi đang mặc chiếc quần jeans ưa thích và áo phông Sex Pistols[1], trông như một người cắm trại vui vẻ. Clare cũng để lại cho tôi tờ South Haven Daily của ngày hôm nay, 24 tháng 12, năm 1988. Đêm Giáng Sinh. Vào buổi tối này, trong quán rượu Get Me High ở Chicago, tôi tuổi 25 sẽ uống cho đến khi ngã khỏi ghế quầy bar, nằm vật xuống sàn và phải rửa ruột ở bệnh viên Mercy. Hôm nay là ngày giỗ thứ 19 của mẹ tôi.

[1] Sex Pistols: Tên một nhóm nhạc rock Anh.

Tôi ngồi yên lặng và nghĩ về mẹ. Cách những ký ức của chúng ta bị xói mòn mới thật buồn cười làm sao. Nếu chỉ từ những kí ức tuổi thơ, hình ảnh mẹ đối với tôi thật mơ hồ và mong manh, chỉ có vài khoảnh khắc sẽ hiện ra sắc nét. Khi 5 tuổi, tôi đã được nghe bài hát Lulu ở nhà hát Lyric. Tôi nhớ bố đã ngồi cạnh tôi, ngước lên mỉm cười với mẹ bằng sự hồ hởi tột cùng khi màn mở đầu kết thúc. Tôi nhớ đã ngồi cạnh mẹ ở Orchestra Hall, ngắm bố chơi Beethoven cùng Boulez. Tôi nhớ đã được phép vào phòng khách khi bố mẹ đang có tiệc và ngâm bài Tyger, Tyger cháy sáng của Blake cho các vị khách, kết thúc bằng những tiếng gầm gừ của hổ; khi đó tôi mới lên bốn, và khi đọc xong mẹ sẽ bế tôi lên rồi hôn vào má trong tiếng vỗ tay của mọi người. Hôm đó bà tô son sẫm màu và tôi nằng nặc đòi đi ngủ với vết son môi vẫn còn trên má. Tôi nhớ bà đã ngồi trên một chiếc ghế đá ở công viên Warren trong khi bố đẩy tôi trên chiếc xích đu, hình ảnh bà cứ xa rồi lại gần, xa rồi lại gần theo một vòng quay.

Một trong những điều tuyệt vời nhất và cũng đau khổ nhất của việc du hành thời gian là cơ hội để tôi được nhìn thấy mẹ còn sống. Thậm chí có đôi lần tôi còn được nói chuyện với bà; về những điều nhỏ nhặt như “Thời tiết hôm nay tệ quá nhỉ?” Tôi nhường ghế cho bà trên xe điện ngầm, đi theo bà đến siêu thị, và xem bà biểu diễn. Tôi lượn lờ quanh căn hộ mà hiện giờ bố tôi vẫn đang sống và ngắm hai người họ, đôi khi có cả đứa trẻ sơ sinh là tôi trên tay, đi bộ, ăn tối ở nhà hàng, đi xem phim. Đó là những năm của thập niên sáu mươi, họ là những nhạc công trẻ tài năng và lịch lãm với cả thế giới đang ở phía trước. Họ hạnh phúc như những con chim chiền chiện, họ tỏa sáng với niềm vui và sự may mắn của mình. Chúng tôi vẫy tay chào mỗi khi đi ngang qua nhau; họ tưởng tôi là ai đó sống trong khu phố này, ai đó rất hay đi bộ, ai đó có mái tóc kì quái và có độ tuổi thường xuyên thay đổi kì bí. Đã có lần tôi nghe bố tự hỏi có phải tôi là một bệnh nhân bị ung thư chăng. Đến giờ tôi vẫn ngạc nhiên rằng bố chưa từng nhận ra người đàn ông không ngừng ẩn hiện trong những năm đầu hôn nhân của họ là con trai mình.

Tôi thấy cách mẹ đã đưa tôi đến thế giới này. Giờ bà đang có mang, giờ họ đưa tôi trở về nhà từ bệnh viện, giờ mẹ cho tôi ra công viên trong chiếc nôi cầm tay và ngồi học bảng tổng phổ, tay đung đưa hát khẽ, làm mặt hề và lắc đồ chơi về phía tôi. Giờ chúng tôi tay trong tay bước đi và ngắm nhìn những con sóc, những chiếc xe, những con chim bồ câu và bất cứ thứ gì chuyển động. Bà mặc áo choàng vải, giày đế xuồng và quần Capri. Tóc bà ngắn sẫm màu, khuôn mặt biểu cảm, miệng tươi tắn và đôi mắt to; bà có vẻ đẹp Ý nhưng thực ra bà là người Do Thái. Mẹ tôi tô son, thoa phấn và kẻ mắt đi đến cửa hiệu giặt là. Bố gần như vẫn vậy, cao, gầy, ăn mặc giản dị và thích đội mũ. Chỉ khác ở khuôn mặt. Ông đang cực kỳ mãn nguyện. Họ thường xuyên chạm vào nhau, tay trong tay, bước đi cùng một nhịp. Ở bãi biển cả ba chúng tôi đeo kính đen giống hệt nhau và tôi đội một chiếc mũ xanh quái dị. Chúng tôi nằm và bôi dầu trẻ em dưới ánh nắng. Chúng tôi uống Rum, Coke và Hawaiian Punch.

Mẹ tôi là một ngôi sao đang nổi. Bà học với Jehan Meek, với Mary Delacroix, họ tận tình hướng dẫn bà trên bước đường danh vọng; bà thể hiện một số vai diễn nhỏ nhưng sáng giá, thu hút được đôi tai của Louise Behaire ở Lyric. Bà học vai Aida của Linea Waverleigh. Rồi bà được chọn để hát Carmen. Các đoàn kịch khác chú ý đến bà và không lâu sau chúng tôi bắt đầu đi vòng quanh thế giới. Bà thu Schubert cho Decca, Verdi và Weill cho EMI; chúng tôi đi đến London, đến Paris, đến Berlin, đến New York. Tôi chỉ nhớ một chuỗi dài bất tận của những căn phòng khách sạn và các chuyến bay. Màn trình diễn của bà ở Trung tâm Lincoln được chiếu trên ti vi; tôi xem nó cùng với ông bà ở Muncie. Tôi mới sáu tuổi và chẳng thể tin được đó là mẹ tôi, trong chiếc màn hình trắng đen bé nhỏ. Bà đang hát Madama Butterfly.

Họ lên kế hoạch để chuyển đến Vienna sau khi mùa diễn năm 1969, 1970 ở Lyric kết thúc. Bố tham gia diễn thử ở Philharmonic. Bất kể khi nào điện thoại đổ chuông đều là chú Ish - quản lý của mẹ - gọi đến, hoặc ai đó từ hãng đĩa.

Tôi nghe tiếng cửa ở đầu dãy bậc thang mở ra và đóng lại, rồi tiếng bước chân chậm rãi đi xuống. Clare gõ bốn tiếng khe khẽ, tôi dỡ bỏ chiếc ghế lưng thẳng đang dựa dưới nắm cửa. Tuyết vẫn còn vương trên tóc của Clare và đôi má cô ấy đang đỏ ửng. Cô ấy 17 tuổi. Clare vòng tay quanh người tôi và ôm tôi hào hứng. “Chúc mừng Giáng sinh, Henry!” cô ấy nói. “Thật tuyệt khi có anh ở đây!” Tôi hôn lên má cô ấy; sự hồ hởi và rộn ràng của cô ấy đã gạt đi những suy tư của tôi, nhưng cảm giác của nỗi buồn và sự mất mát vẫn còn ở lại. Tôi đưa tay vuốt tóc cô ấy và gạt ra được một nắm nhỏ tuyết tan chảy ngay lập tức.

“Có chuyện gì vậy?” Cô ấy để ý thấy đống đồ ăn chưa đụng đến và tâm trạng rầu rĩ của tôi. “Anh hờn dỗi vì không có mayo?”

“Suỵt! Yên lặng nào.” Tôi ngồi xuống chiếc ghế La-Z-Boy cũ đã hỏng và Clare ép vào bên cạnh. Tôi quàng tay qua vai cô ấy. Cô ấy kẹp tay vào trong đùi tôi. Tôi gỡ nó ra và cầm lấy. Chúng lạnh ngắt. “Đã bao giờ anh kể cho em nghe về mẹ anh chưa?”

“Chưa.” Clare chăm chú; cô ấy luôn thèm thuồng được nghe bất kì thông tin gì về tiểu sử của tôi mà tôi để lộ. Ngày tháng trong danh sách còn lại ngày càng ít và hai năm xa cách của chúng tôi càng đến gần, Clare bí mật tự thuyết phục mình rằng cô ấy có thể tìm thấy tôi ở đời thực, chỉ cần tôi phát chẩn cho vài thông tin. Dĩ nhiên cô ấy không thể, vì tôi sẽ không nói, và cô ấy sẽ không thể tìm.

Chúng tôi ăn mỗi người một cái bánh quy. “Được rồi. Ngày xửa ngày xưa, anh có một người mẹ. Anh cũng có người bố, và họ yêu nhau sâu đậm. Rồi họ có anh. Cả gia đình đều khá hạnh phúc. Hai người họ rất tuyệt vời trong công việc của mình, đặc biệt là mẹ anh đã rất tuyệt, và nhà anh thường đi khắp nơi, ở khắp các khách sạn trên thế giới. Gần Giáng Sinh…”

“Của năm nào?”

“Năm anh lên sáu. Đó là buổi sáng Giáng Sinh, bố anh đang ở Vienna vì gia đình anh sẽ sớm chuyển đến đó nên ông đang đi tìm thuê một căn hộ. Kế hoạch là bố sẽ đáp xuống sân bay còn anh và mẹ sẽ lái xe đến đón ông rồi tất cả có thể đến nhà bà nghỉ lễ.

“Buổi sáng hôm đó trời xám xịt và tuyết đang rơi, những con đường được phủ lên một lớp băng chưa kịp rải muối. Mẹ anh là một tài xế nhút nhát. Bà ghét đường cao tốc, ghét phải lái xe đến sân bay; bà chấp nhận lái vì kế hoạch này khá hợp lí. Mẹ và anh dậy sớm, bà đã chuẩn bị ra xe. Anh mặc một chiếc áo choàng mùa đông, mũ len, quần jeans, chân đi ủng, mặc áo len chui đầu, quần lót, vớ len khá chật và đeo găng hở ngón. Bà mặc tuyền màu đen, là điều không phổ biến như bây giờ.”

Clare uống một chút sữa trực tiếp từ hộp, để lại lớp son màu quế. “Xe hiệu gì vậy?”

“Một chiếc Ford Fairlane ‘62 màu trắng.”

“Xe đó là gì?”

“Em hãy tìm hiểu đi. Nó được chế tạo như một chiếc xe tăng. Nó có cả vây rìa. Bố mẹ anh rất thích nó - nó chứa nhiều kỉ niệm đối với họ.

“Mẹ và anh lên xe. Anh ngồi ở ghế trước, cả hai đều đã thắt dây an toàn. Rồi mẹ lái đi. Thời tiết thật khủng khiếp. Khó để có thể thấy gì, và thiết bị xóa sương trên chiếc xe đó không phải điểm mạnh của nó. Mẹ và anh đi qua một mê cung những con đường dân cư rồi ra đến xa lộ. Đã quá giờ cao điểm nhưng giao thông vẫn hỗn loạn vì thời tiết và vì đang là ngày lễ. Mẹ và anh di chuyển chừng mười lăm, hai mươi dặm một giờ. Mẹ anh vẫn chạy trong làn bên tay phải, có lẽ bà không muốn chuyển làn khi không thể nhìn rõ và vì bọn anh sẽ không ở trong xa lộ lâu trước khi rẽ vào sân bay.

Mẹ và anh chạy sau một chiếc xe tải, cách xa nó, chừa ra cả một quãng dài. Khi đi qua lối vào, một chiếc xe nhỏ - chiếc Corvette đỏ - theo sau. Chiếc Corvette được lái bởi một nha sĩ đang hơi chếnh choáng hơi men, vào lúc 10 giờ 30 sáng, đi vào hơi quá vội và không thể giảm tốc độ đủ nhanh vì lớp băng trên bề mặt đường, và đâm vào xe anh. Với điều kiện thời tiết bình thường, chiếc Corvette sẽ biến dạng còn chiếc Ford Fairlane bất khả hư hại sẽ chỉ bị một vết méo nhỏ và chuyện sẽ chẳng có gì đáng kể.

Nhưng thời tiết rất tệ, mặt đường trơn láng, nên cú hích từ chiếc Corvette đã đẩy xe của anh phóng nhanh về phía trước đúng lúc giao thông đang chững lại. Chiếc xe tải trước mặt hầu như chẳng hề di chuyển. Mẹ anh không ngừng đạp thắng nhưng chẳng có tác dụng gì.

Xe anh đâm vào chiếc xe tải trong trạng thái quay chậm, hay ít nhất nó có vẻ như vậy đối với anh. Trên thực tế, xe anh chạy với tốc độ 40 dặm một giờ. Chiếc xe tải không cửa hậu chở đầy thanh kim loại. Khi xe anh đâm vào nó, một tấm thép lớn tuột ra khỏi xe, đập vào cửa kính và xuyên vào người mẹ anh.”

Clare nhắm chặt mắt lại. “Không!”

“Đó là những gì đã diễn ra.”

“Nhưng anh đã ở ngay đó...anh đã quá thấp!”

“Không, không phải vậy, tấm thép đâm vào ghế ngay đúng chỗ mà trán anh đáng lẽ phải ở đó. Anh vẫn còn vết sẹo nơi tấm thép cắt vào trán.” Tôi chỉ cho Clare thấy. “Mũ của anh kẹt sau tấm sắt. Cảnh sát không thể hiểu vì sao. Tất cả quần áo của anh nằm trong xe, trên ghế và trên sàn xe, còn anh được tìm thấy trần trụi bên lề đường.”

“Anh đã du hành thời gian.”

“Phải, anh đã.” Chúng tôi im lặng trong một khoảnh khắc. “Đó là lần thứ hai nó xảy ra với anh. Anh đã không hiểu chuyện gì. Một phút trước anh đang nhìn thấy chính mình đâm vào xe tải, lúc sau đã thấy mình ở trong bệnh viện. Thậm chí, anh chẳng hề bị xây xước, chỉ bị sốc.”

“Làm thế nào… anh nghĩ tại sao nó xảy ra?”

“Áp lực - nỗi sợ hãi đơn thuần. Anh nghĩ cơ thể anh đã thực hiện thủ thuật duy nhất có thể.”

Clare quay mặt về phía tôi, buồn và kích động. “Vậy…”

“Vậy đấy. Mẹ anh qua đời, anh thì không. Đầu chiếc Ford bẹp dúm, tay lái đập vào ngực mẹ anh, còn đầu của bà nhô ra khỏi cửa kính mà giờ đây đã trống trơn và vào phía sau của chiếc xe tải, lượng máu chảy ra nhiều không tưởng. Người đàn ông trong chiếc Corvette bình an vô sự. Lái xe tải nhảy ra khỏi xe để xem thứ gì đâm vào ông ta và nhìn thấy mẹ anh rồi lăn ra ngất xỉu, và bị đâm bởi người lái xe buýt của trường do không nhìn thấy ông ta và do đang lúng túng bởi tai nạn. Ông ta bị gãy hai chân. Trong khi đó, anh hoàn toàn vắng mặt khỏi hiện trường tai nạn trong khoảng 10 phút 47 giây. Anh không nhớ mình đã đi đâu; có thể nó đã chỉ là một hoặc hai giây đối với anh. Giao thông xung quanh hoàn toàn ngừng trệ. Xe cứu thương đến từ ba hướng khác nhau nhưng không thể lại gần trong khoảng nửa giờ đồng hồ. Các nhân viên cứu thương phải chạy bộ. Anh hiện hình trở lại bên rìa đường. Người duy nhất thấy anh hiện hình là một cô gái nhỏ; cô bé ngồi ở ghế sau chiếc Chevrolet màu xanh. Miệng cô bé mở to, và cô bé chỉ nhìn anh chằm chằm.”

“Nhưng… Henry, anh mới… anh bảo là anh không nhớ gì cả. Vậy làm sao anh biết những điều này? Mười phút và bốn mươi bảy giây? Không hơn không kém?”

Tôi yên lặng trong chốc lát, tìm cách tốt nhất để giải thích. “Em biết thuyết trọng lực, phải không? Độ lớn của vật càng to, thì lực hấp dẫn của nó càng lớn? Nó kéo những vật nhỏ lại gần và chúng cứ quay theo quỹ đạo vòng quanh nó?”

“Vâng..”

“Cái chết của mẹ anh… là điểm then chốt… mọi thứ khác cứ xoay vòng quanh nó… Anh mơ về nó, và anh cũng du hành đến nó. Hết lần này đến lần khác. Nếu em có thể ở đó, và có thể lởn vởn quanh hiện trường tai nạn, có thể nhìn thấy mọi chi tiết nhỏ, thấy hết thảy mọi người, thấy xe, thấy cây cối và cả các ụ tuyết… nếu em có đủ thời gian để nhìn tất cả mọi thứ, em sẽ nhìn thấy anh. Anh ở trong những chiếc xe, sau những bụi cây, trên cầu, trên cành cây. Anh đã nhìn cảnh tượng đó từ mọi góc độ, anh thậm chí còn can thiệp vào chuyện sau đó: anh đã gọi điện đến sân bay từ trạm xăng gần nhất và nhắn bố đến bệnh viện ngay lập tức. Anh đã ngồi trong phòng đợi của bệnh viện nhìn bố anh đi tìm anh. Trông ông xám ngắt và suy sụp. Anh đi dọc rìa đường đợi cho đứa bé anh hiện hình trở lại, và trùm lên đôi vai trẻ con gầy guộc của anh một cái chăn mỏng. Anh nhìn vào khuôn mặt nhỏ ngây thơ chẳng hiểu chuyện của mình và nghĩ… anh đã nghĩ…” tôi bắt đầu bật khóc. Clare choàng tay qua người tôi và tôi khóc không thành tiếng trên bộ ngực áo len nỉ của cô ấy.

“Anh đã nghĩ gì, Henry?”

“Anh đã nghĩ, đáng lẽ anh cũng nên chết!”

Chúng tôi ôm lấy nhau. Tôi từ từ lấy lại bình tĩnh. Tôi đã làm bẩn áo của Clare. Cô ấy đi đến phòng giặt đồ và quay trở lại với một trong những chiếc áo mặc khi chơi nhạc thính phòng bằng vải poly màu trắng của Alicia. Alicia chỉ mới 14 tuổi nhưng đã cao và to hơn Clare. Tôi nhìn chằm chằm Clare đang đứng trước mặt và cảm thấy áy náy vì đã ở đây, làm hỏng Giáng Sinh của cô ấy.

“Anh xin lỗi, Clare. Anh không có ý đặt nỗi buồn này lên em, Chỉ là Giáng Sinh khá… khó khăn đối với anh.”

“Ồ, Henry! Em mừng vì anh đã ở đây và, em thà được biết… Ý em là, anh cứ đến từ khoảng không rồi lại biến mất vào khoảng không, nếu được biết nhiều chuyện về cuộc sống của anh hơn, sẽ khiến anh trở nên... thực hơn. Kể cả là những điều khủng khiếp. Em cần được biết nhiều hết mức anh có thể nói.” Alicia đang gọi với xuống cầu thang tìm Clare. Đã đến giờ Clare phải tụ họp cùng gia đình, để chào mừng Giáng Sinh. Tôi đứng dậy, chúng tôi hôn nhau thận trọng, rồi Clare nói, “Đến ngay đây!” và mỉm cười với tôi rồi chạy lên những bậc thang. Tôi dựng ghế ngáng cửa trở lại và chuẩn bị đón một đêm dài.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7: Giáng sinh, hai


Thứ Bảy, 24/12/1988 (Henry 25 tuổi)

HENRY: Tôi gọi cho bố để hỏi ông có muốn tôi ghé qua dùng bữa tối sau buổi hòa nhạc chiều Giáng Sinh hay không. Ông cố gắng gượng nửa vời mời tôi nhưng tôi thoái lui, trong sự nhẹ nhõm của ông. Ngày Tang lễ chính thức của nhà DeTamble năm nay sẽ được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau. Bà Kim đã đi Hàn Quốc để thăm chị em gái của bà; thời gian gần đây tôi đang giúp bà tưới cây và nhận thư. Tôi gọi cho Ingrid Carmichel và rủ cô ấy đi chơi, cô ấy nhắc cho tôi nhớ, bằng thái độ quả quyết, rằng hôm nay là đêm Giáng Sinh và một số người có gia đình để phải quyến luyến. Tôi dò một vòng hết cuốn sổ địa chỉ của mình. Tất cả mọi người đều không ở thành phố hoặc ở thành phố với họ hàng đang thăm viếng. Đáng lẽ tôi nên đi thăm ông bà. Rồi tôi nhớ ra họ ở tận Florida. Đang là 2 giờ 53 phút chiều, mọi cửa hàng đang dần đóng cửa. Tôi mua một chai rượu sơ-náp ở Al và nhét nó vào túi áo khoác măng-tô. Rồi tôi nhảy lên tàu điện ở Belmont và đi vào trung tâm. Đó là một ngày u ám và lạnh lẽo. Tàu điện kín một nửa, chủ yếu là những người đưa con đi xem các ô cửa kính Giáng Sinh của Marshall Field và mua đồ muộn ở Water Tower Place. Tôi xuống tàu ở đường Randolph và đi bộ về phía đông để tới công viên Grant. Tôi đứng trên cầu vượt một lúc, uống rượu, rồi đi bộ xuống sân trượt băng. Một vài cặp tình nhân cùng mấy đứa trẻ đang trượt trên sân. Lũ trẻ rượt đuổi nhau và đi giật lùi hình số 8. Tôi thuê một đôi giày, xỏ chúng vào rồi tiến về phía mặt băng. Tôi trượt vòng quanh sân một cách êm ả không nghĩ ngợi. Sự tái diễn, những chuyển động, độ thăng bằng và không khí lạnh. Khá dễ chịu. Mặt trời đang dần khuất bóng. Tôi đã trượt trong khoảng một giờ đồng hồ rồi đem giày đi trả, xỏ chân trở lại đôi ủng, và bước đi.

Tôi đi dọc phía tây Randolph, nam đại lộ Michigan, đi qua Viện Nghệ thuật. Những con sư tử được trang hoàng các vòng hoa Giáng Sinh trên mình. Tôi đi qua Columbus Drive. Cả công viên Grant vắng tanh, chỉ trừ lũ quạ đang tụ tập vòng quanh đầu những ụ tuyết xanh của trời đêm. Những ngọn đèn đường nhốm một màu cam lên nền trời phía trên tôi; còn ở phía hồ chỉ tuyền một màu xanh dương. Tôi đứng ở đài phun nước Buckingham ngắm những con hải âu quay vòng và lặn ngụp, tranh nhau một ổ bánh mì ai đó bỏ lại, cho đến khi cái lạnh trở nên không thể đương đầu nổi. Viên cảnh sát cưỡi ngựa chậm rãi vòng quanh đài phun nước rồi lại từ tốn đi về phía nam.

Tôi bước đi. Đôi ủng của tôi không phải loại không thấm nước, và bất chấp mấy lần áo len, chiếc áo măng tô khá mỏng trước sự hạ nhiệt độ lúc này. Không đủ mỡ, tôi luôn cảm thấy lạnh vào khoảng thời gian từ tháng Mười Một đến tháng Tư. Tôi đi bộ dọc đường Harrison rồi qua đường State, qua Pacific Garden Mission, nơi những người vô gia cư tụ họp để tìm chốn nương náu và thức ăn. Tôi tự hỏi họ đang ăn gì; liệu có hoạt động ăn mừng Giáng Sinh nào trong đó, tại nơi trú ngụ tạm bợ. Trên đường chỉ lác đác vài chiếc xe. Tôi không có đồng hồ, nhưng tôi đoán đang chừng bảy giờ. Gần đây tôi nhận thấy giác quan thời gian của tôi có vẻ khác, nó dường như chạy chậm hơn mọi người. Một buổi chiều có thể như một ngày, một chuyến tàu điện có thể như một cuộc hành trình vĩ đại. Ngày hôm nay dài bất tận. Tôi đã tìm cách vượt qua hầu hết những ngày khác mà không nghĩ quá nhiều về mẹ, về vụ tai nạn, về tất cả mọi thứ liên quan đến nó… nhưng lúc này, trong buổi tối nay, nó đang đuổi theo tôi, Tôi nhận ra mình đang đói. Lượng cồn trong người đã hết. Tôi đã đến gần Adams, tính thầm trong đầu số tiền tôi có trong người và quyết định vung tay một chút cho bữa tối ở Berghoff, một nhà hàng Đức sang trọng, nổi tiếng với xưởng bia của họ.

Quán Berghoff ấm và ồn ào. Có khá đông thực khách đang ăn và đứng quanh quán. Các nhân viên phục vụ huyền thoại của Berghoff đang lăng xăng từ bếp đến các bàn ăn. Tôi xếp hàng, giữa những cặp tình nhân và những gia đình đang líu lo tán gẫu. Cuối cùng tôi cũng được dẫn tới một chiếc bàn ăn nhỏ trong phòng ăn chính gần phía sau. Tôi gọi một vại bia đen và đĩa xúc xích vịt với spätzle. Khi thức ăn được mang đến, tôi ăn chậm rãi. Tôi nhanh chóng ăn hết đống bánh mì và nhận ra tôi đã không ăn trưa. Đây là điều tốt, tôi đang tự để ý chăm sóc bản thân, tôi không hành động như một kẻ ngốc, tôi còn nhớ để mà ăn tối. Tôi ngả người vào ghế và ngó quanh căn phòng. Bên dưới trần nhà cao, những mảng ván ốp tối màu và các bức tranh bán tường có in hình những con thuyền, các cặp đôi trung niên đang ăn bữa tối của họ. Họ đã dành cả buổi chiều mua sắm, hay đi xem giao hưởng, họ vui vẻ nói chuyện về những món quà họ đã mua, về con cháu họ, về vé máy bay và giờ hạ cánh, về Mozart. Lúc này nỗi ham muốn đi xem giao hưởng trong tôi nổi dậy, nhưng không có buổi diễn nào vào buổi tối. Chắc hẳn bố đang trên đường về nhà từ Orchestra Hall. Tôi sẽ ngồi ở hàng ghế trên cùng của ban công cao nhất (vị trí đẹp nhất để ngồi, xét về mặt âm thanh) và lắng nghe Das Lied von der Erde, hay Beethoven, hay thứ gì đó không mang âm hưởng Giáng Sinh. Để năm sau vậy. Bỗng nhiên tôi thoáng thấy tất cả Giáng Sinh của cuộc đời mình xếp hàng từng cái một, đợi để được trải qua, và nỗi thất vọng tràn ngập trong tôi. Không. Trong khoảnh khắc, tôi ước thời gian sẽ nhấc tôi khỏi cái ngày này và đưa tôi đến một ngày khác bình dị hơn. Rồi tôi cảm thấy hối lỗi vì muốn trốn tránh nỗi buồn; những người đã chết cần chúng ta nhớ đến họ, ngay cả khi nó đang ăn mòn chúng ta, ngay cả khi tất cả những gì chúng ta có thể làm là nói tôi rất lấy làm tiếc cho đến khi nó vô nghĩa tựa không khí. Tôi không muốn đè nặng lên nhà hàng ấm áp ngày lễ hội này bằng nỗi sầu khổ mà sẽ khiến tôi phải nhớ lại trong lần tới tôi đến đây cùng với ông bà, nên tôi thanh toán và bỏ đi.

Trở lại đường phố, tôi đứng trầm ngâm. Tôi không muốn về nhà. Tôi muốn ở bên người khác. Tôi muốn bị làm cho xao nhãng. Đột nhiên tôi nghĩ tới quán Get Me High, nơi mọi thứ có thể xảy ra, thiên đường của sự lập dị. Được lắm. Tôi đi về phía Water Tower Place và bắt xe buýt số 66 đến đại lộ Chicago, xuống xe ở Damen, rồi lại bắt xe 50 đi về phía bắc. Chiếc xe sặc mùi nôn mửa và tôi là hành khách duy nhất. Tài xế đang hát Silent Night bằng giọng tenor mượt mà, tôi chúc ông ta Giáng Sinh vui vẻ khi bước xuống xe ở Wabansia. Khi đang bước qua cửa hàng Fix-It, tuyết bắt đầu rơi, tôi chụp lấy những bông tuyết to ẩm ướt bằng những đầu ngón tay. Tôi có thể nghe thấy tiếng nhạc lọt ra từ quán bar. Chuyến tàu ma bị lãng quên để lại những vết lăn trên mặt đường trong làn hơi nước na-tri. Khi tôi vừa mở cửa, ai đó bắt đầu thổi kèn trumpet và những điệu nhạc jazz nóng bỏng đập vào tôi. Tôi bước vào quán như một kẻ đang chết đuối, là thứ mà tôi đến đây để trở thành.

Có khoảng mười người trong quán, tính cả Mia - cô bartender. Ba nhạc công, trumpet, bass và clarinet chiếm giữ sân khấu tí hon; các vị khách đang ngồi ở quầy bar. Các nhạc công đang chơi dữ dội, quay cuồng với âm lượng lớn nhất như sóng âm và khi ngồi xuống tôi nhận ra giai điệu của White Christmas. Mia lại gần và nhìn tôi chằm chằm, tôi thét lên “Whiskey và nước!” to hết cỡ, cô ấy thét lại “Loại thường của quán?” rồi tôi lại thét “Phải!”, rồi cô ấy quay đi pha chế. Âm nhạc tạm ngưng đột ngột. Điện thoại đổ chuông, Mia chụp lấy, nói, “Get Me High nghe!” Cô ấy đặt ly đồ uống trước mặt tôi, tôi lấy ra đồng 20 đô la để lên quầy bar. “Không”, Mia nói vào ống nghe. “Chết tiệt! anh cũng đi chết đi!” Cô ấy đập ống nghe xuống máy như thể đang liệng bóng rổ. Mia đứng đó trông có vẻ bực bội trong vài giây rồi châm một điếu Pall Mall và nhả luồng khói thuốc lớn vào tôi. “Ồ, xin lỗi.” Các nhạc công xúm lại quầy bar và Mia đưa bia cho họ uống. Cửa nhà vệ sinh ở trên sân khấu, nên tôi tranh thủ giờ nghỉ giải lao để đi tháo nước. Khi trở lại quầy bar, Mia đã đặt một ly rượu khác nơi tôi ngồi. “Em đúng là nhà tiên tri”, tôi nói.

“Còn anh thật dễ đoán.” Cô ấy nện chiếc gạt tàn xuống, tựa người lên mặt quầy và trầm ngâm. “Chốc nữa anh làm gì?”

Tôi cân nhắc các lựa chọn của mình. Tôi đã về nhà cùng Mia một hoặc hai lần trước đó, cô ấy rất khá và đủ thứ, nhưng tôi thực sự không có hứng cho sự phù phiếm đơn thuần vào lúc này. Mặt khác, một thân thể nóng không phải là điều tệ khi bạn đang cảm thấy chán chường. “Anh định sẽ uống thật say. Em nghĩ thế nào?”

“Nếu anh không quá say thì có thể ghé qua chỗ em, và nếu anh không chết sau khi thức dậy thì anh có thể giúp em một việc cực kì lớn là đến dùng bữa tối Giáng Sinh ở nhà bố mẹ em ở Glencoe và cất tiếng đáp mỗi khi có ai đó gọi Rafe.”

“Ôi, Chúa ơi, Mia. Chỉ nghĩ đến anh đã muốn chết rồi. Xin lỗi.”

Mia nhoài người về phía trước, nói một cách mạnh mẽ. “Đi mà, Henry. Giúp em đi. Anh là một người đàn ông chỉnh tề. Chết tiệt, anh là một thủ thư chứ chả đùa. Anh sẽ không phát rồ lên khi bố mẹ em bắt đầu hỏi về gia đình và trường đại học mà anh đã theo học.”

“Thực ra anh sẽ. Anh sẽ chạy thẳng vào phòng vệ sinh và cắt cổ chính mình. Dù sao thì để làm gì chứ? Ngay cả khi họ thích anh thì cũng chỉ có nghĩa họ sẽ tra tấn em hàng năm trời với câu hỏi “Chuyện gì đã xảy ra với anh chàng thủ thư trẻ dễ mến mà con hẹn hò?” Và sẽ thế nào khi họ gặp cậu Rafe thật?”

“Em không nghĩ mình sẽ phải lo về chuyện đó. Đi mà. Em sẽ thực hiện thế làm tình Triple X mà anh thậm chí còn chưa nghe đến bao giờ.”

Tôi đã từ chối gặp bố mẹ Ingrid nhiều tháng trời. Tôi mới từ chối không đến dùng bữa tối Giáng Sinh nhà họ vào ngày mai. Không đời nào tôi lại làm việc đó vì Mia, người tôi hầu như chẳng hề quen biết. “Mia. Nếu là một ngày khác trong năm… nghe này, mục tiêu tối nay của anh là say đến độ anh sẽ chẳng thể đứng nổi, chứ nói gì đến dựng nó dậy. Gọi cho bố mẹ em và bảo họ Rafe phải đi cắt a-mi-đan hay gì đó đi.”

Mia đi đến cuối quầy bar để phục vụ ba cậu thanh niên trẻ đáng ngờ có vẻ là sinh viên. Rồi cô ấy chúi mũi vào mấy chai rượu một hồi, pha chế thứ gì đó có vẻ phức tạp. Cô ấy đặt chiếc cốc cao trước mặt tôi. “Đây. Miễn phí.” Món thức uống có màu Kool-Aid dâu.

“Là gì vậy?” Tôi hớp một ngụm. Nó có vị như 7-Up.

Mia khẽ cười ranh mãnh. “Một món em sáng tạo. Nếu anh muốn xỉn quắc cần câu thì đây là chuyến tàu tốc hành.”

“Ồ, cảm ơn em.” Tôi nâng cốc với cô ấy rồi uống cạn. Một cảm giác nóng bừng rạo rực tràn dâng trong tôi. “Chúa nhân từ, Mia, em phải được cấp bằng sáng chế cho món này. Em có thể dựng những cái quầy nhỏ khắp Chicago và bán chúng trong ly Dixie. Em sẽ trở thành triệu phú.”

“Ly nữa chứ?”

“Dĩ nhiên rồi.”

Với tư cách một đối tác hứa hẹn của DeTamble và DeTamble, Những Kẻ Nghiện Rượu, tôi chưa thấy giới hạn của mình trong khả năng hấp thu chất cồn. Một vài li sau, Mia liếc nhìn tôi từ bên kia quầy bar với vẻ lo lắng.

“Henry?”

“Hả?”

“Em không cho anh uống nữa đâu.” Đây có lẽ là ý hay. Tôi cố gật đầu đồng ý với Mia, nhưng nó cần quá nhiều công sức. Thay vào đó, tôi trượt chậm rãi, một cách gần như duyên dáng, xuống sàn nhà.

Rất lâu sau đó tôi thức dậy trong bệnh viện Mercy. Mia đang ngồi bên cạnh giường của tôi. Mascara chảy lấm lem khắp mặt cô ấy. Tôi đang được gắn với một túi truyền và tôi cảm thấy tất tệ. Cực kì tệ. Tệ mọi mặt. Tôi quay đầu và nôn vào chậu. Mia nhoài người lại lau miệng cho tôi.

“Henry…” Mia thì thầm.

“Chào. Có chuyện quái gì vậy?”

“Henry, em xin lỗi…”

“Đâu phải tại em. Chuyện gì xảy ra vậy?”

“Anh lăn ra bất tỉnh. Em đã tính… anh nặng bao nhiêu kí lô?”

“80.”

“Chúa ạ. Anh đã ăn tối chưa?”

Tôi nghĩ một lát. “Rồi.”

“Món đồ uống có nồng độ chừng 40 độ. Và anh đã uống hai ly Whiskey trước đó… nhưng anh có vẻ hoàn toàn ổn, rồi đột nhiên trông anh thảm hại vô cùng, lăn ra bất tỉnh, em nhẩm tính và nhận ra trong người anh có cực nhiều cồn. Nên em đã gọi 911 để đưa anh tới đây.”

“Chắc là phải cảm ơn em.”

“Henry, anh muốn được chết hay gì đó phải không?” Tôi cân nhắc. “Phải.” Rồi quay vào tường và giả vờ ngủ.

Thứ Bảy, 8/4/1989 (Clare 17 tuổi, Henry 40 tuổi)

CLARE: Tôi đang ngồi trong phòng ngoại Meagram và chơi ô chữ New York Times cùng bà. Đó là một buổi sáng tháng Tư mát mẻ rực rỡ, tôi có thể nhìn thấy những ngọn tulip đỏ đang phất phơ trong gió ngoài vườn. Mẹ đang trồng cây gì đó nhỏ và trắng gần bụi hoa Đầu Xuân. Mũ của bà bị gió thổi gần tuột và bà cứ không ngừng gõ tay lên đầu, cuối cùng bà cũng cởi mũ ra và đặt giỏ đựng đồ lên mũ.

Đã gần hai tháng nay tôi chưa được gặp Henry. Ngày tiếp theo trong danh sách còn ba tuần nữa. Chúng tôi đang đến gần quãng thời gian mà tôi sẽ không được gặp anh ấy trong suốt hai năm trời. Tôi đã thường coi chuyện về Henry thật đơn giản khi còn là một đứa trẻ; gặp gỡ Henry chẳng phải việc gì quá bất bình thường. Nhưng giờ mỗi lần anh ấy ở đây là thêm một lần anh ấy sẽ không còn ở đây. Chuyện giữa chúng tôi đã khác. Tôi muốn thứ gì đó… tôi muốn Henry nói gì đó, làm gì đó để chứng tỏ rằng tất cả những chuyện này không phải là một trò đùa công phu. Tôi muốn. Chỉ vậy thôi. Tôi đang muốn.

Ngoại Meagram đang ngồi trên chiếc ghế bành màu xanh da trời gần cửa sổ của bà. Tôi ngồi trên bệ cửa, báo đặt trên đùi. Chúng tôi đã hoàn thành gần một nửa ô chữ. Sự chú ý của tôi đã trôi dạt đi phương nào.

“Cháu hãy đọc lại ô đó đi”, ngoại nói.

“20 dọc. ‘Khỉ thầy tu.’ Tám chữ cái, chữ cái thứ hai là ‘a’, chữ cái cuối là ‘n’.”

“Capuchin[1].” Ngoại mỉm cười, đôi mắt không còn nhìn được của bà quay về phía tôi. Đối với ngoại, tôi là một mảng tối tựa trên nền của thứ gì đó có phần sáng hơn. “Khá hay, nhỉ?”

[1] Capuchin: Khỉ mũ.

“Dạ. Tuyệt lắm ạ. Thử ô này nhé: ngang 19: ‘Đừng thò cùi chỏ của bạn ra quá xa. Mười chữ cái, chữ cái thứ hai là ‘u’’.”

“Burma Shave. Trước cả thời của cháu.”

“Cháu sẽ chẳng bao giờ đoán được.” Tôi đứng dậy và duỗi tay chân. Tôi rất cần phải ra ngoài đi bộ. Phòng của ngoại khá thoải mái nhưng tù túng. Trần nhà thấp, giấy dán tường có hoa màu xanh dương trang nhã, khăn trải giường cũng màu xanh dương, thảm màu trắng, và nó có mùi của phấn, của bộ răng giả và mùi của da người luống tuổi. Ngoại Meagram ngồi gọn gàng và thẳng thắn. Tóc của bà tuyệt đẹp, trắng nhưng vẫn phảng phất màu đỏ mà tôi được kế thừa từ bà, được cuộn và buộc thành búi hoàn hảo. Mắt ngoại tựa màu mây xanh thẳm. Ngoại bị mù đã chín năm nay, và bà đã thích nghi với nó khá tốt; miễn sao ở trong nhà là bà có thể tự đi lại. Bà đang dạy tôi nghệ thuật giải ô chữ nhưng tôi gặp khó khăn khi tìm kiếm đủ hứng thú để tự giải ô chữ một mình. Ngoại thường dùng bút mực để giải chúng. Henry rất thích ô chữ.

“Một ngày tuyệt đẹp, phải không?” Ngoại nói, lưng dựa vào ghế và xoa mu bàn tay.

Tôi gật đầu rồi nói, “Vâng, nhưng khá nhiều gió. Mẹ cháu đang ở dưới vườn, và mọi thứ cứ không ngừng bị thổi bay đi.”

“Thật đúng là Lucille”, ngoại nhận xét. “Cháu biết không, ta muốn được đi dạo.”

“Cháu cũng đang nghĩ về điều đó”, tôi nói. Ngoại mỉm cười và chìa tay ra. Tôi nhẹ nhàng đỡ bà dậy. Tôi lấy áo choàng, quấn khăn quanh tóc bà để chúng khỏi bị gió làm cho rối tung. Chúng tôi chậm rãi bước xuống cầu thang và ra tới cửa chính. Chúng tôi đứng trên đường xe chạy rồi tôi quay qua ngoại hỏi, “Bà muốn đi đâu ạ?”

“Hãy ra vườn cây ăn quả”, ngoại nói.

“Khá xa đấy ạ. Ồ, mẹ cháu đang vẫy tay chào; hãy vẫy lại đi ạ.” Chúng tôi vẫy tay chào mẹ đang ở tít phía vòi phun nước. Peter, người làm vườn của chúng tôi, đang ở đó cùng bà. Ông ấy dừng nói chuyện với mẹ và nhìn về phía chúng tôi, chờ cho chúng tôi đi khuất để ông có thể tiếp tục tranh cãi với bà, mà chắc hẳn là về những khóm hoa thủy tiên vàng hoặc hoa mẫu đơn. Peter rất thích tranh cãi với mẹ tôi, nhưng bà luôn thắng sau mỗi lần tranh cãi đó. “Từ đây ra vườn cây ăn quả tận một dặm đường cơ đấy, ngoại ạ.”

“Chân ta đâu có thương tật gì, Clare.”

“Vậy thì chúng ra sẽ ra vườn cây ăn quả.” Tôi nắm lấy tay bà và chúng tôi bắt đầu đi. Khi tới rìa đồng cỏ, tôi hỏi, “Bóng râm hay ngoài nắng ạ?” Bà trả lời, “Ồ, dĩ nhiên là ngoài nắng rồi”, và chúng tôi chọn con đường chạy giữa đồng cỏ dẫn tới khoảng rừng thưa. Tôi miêu tả cho bà biết những gì đang đi qua.

“Chúng ta đang bước qua đống lửa trại. Có rất nhiều chim đậu trên đó… Ồ, chúng bay mất rồi!”

“Quạ, chim sáo đá và cả bồ câu nữa”, ngoại nói.

“Phải… giờ thì chúng ta đã đến cổng. Bà cẩn thận, đường khá lầy lội. Cháu thấy có dấu chân chó, một con chó khá lớn, có thể là con Joey từ Allinghams. Cây cối đang mọc lên khá tốt. Kia là ụ hồng dại.”

“Đồng cỏ cao bao nhiêu?” ngoại hỏi.

“Chỉ chừng một phần ba mét. Nó có màu xanh lá cây nhợt. Kia là những cây sồi nhỏ.”

Bà quay mặt về phía tôi, mỉm cười. “Hãy lại gần và chào chúng nhé.” Tôi dẫn đường cho bà bước lại phía những cây sồi mọc bên vệ đường. Bố tôi đã trồng ba cây sồi này vào những năm 40 để tưởng nhớ ông cậu Teddy, anh trai của ngoại, người đã chết trong Thế chiến thứ Hai. Những cây sồi vẫn chưa quá lớn, chỉ cao chừng hơn bốn mét. Ngoại đặt tay lên thân cây ở giữa và nói, “Xin chào.” Tôi không biết bà đang nói với cây sồi hay với anh trai của bà.

Chúng tôi bước tiếp. Khi bước qua con dốc tôi nhìn thấy đồng cỏ trải ra bên dưới, và Henry đang đứng giữa khoảng rừng thưa. Tôi khựng lại. “Có chuyện gì vậy?” ngoại hỏi. “Không có gì ạ”, tôi trả lời bà. Tôi dẫn bà đi dọc con đường. “Cháu nhìn thấy gì?” bà lại hỏi tôi. “Có một con diều hâu đang bay vòng quanh trên đầu cánh rừng”, tôi đáp. “Mấy giờ rồi?”

Tôi nhìn đồng hồ. “Gần trưa rồi ạ.”

Chúng tôi đi vào khoảng rừng thưa. Henry đứng im không động đậy. Anh ấy mỉm cười với tôi. Anh ấy có vẻ mệt mỏi. Tóc anh ấy đã nhuốm màu bạc. Anh ấy đang mặc chiếc áo choàng đen, nổi bật giữa cánh đồng sáng lòa. “Tảng đá ở đâu?” ngoại nói. “Ta muốn ngồi xuống.” Tôi dẫn bà tới tảng đá, giúp bà ngồi xuống. Bà quay mặt về hướng Henry đang đứng và cứng người lại. “Ai ở đó?” bà hỏi tôi, có sự khẩn trương trong giọng nói của bà. “Không có ai ạ”, tôi nói dối.

“Có một người đàn ông, ở đằng kia”, bà nói, hất đầu về phía Henry. Anh ấy nhìn tôi bằng vẻ như muốn nói Cứ nói với bà đi. Có tiếng chó sủa trong rừng. Tôi ngần ngại.

“Clare”, ngoại nói. Bà có vẻ sợ hãi.

“Hãy giới thiệu anh đi”, Henry nhẹ nhàng nói.

Bà ngồi yên chờ đợi. Tôi quàng tay quanh vai bà. “Không sao đâu ngoại”, tôi nói. “Đây là bạn cháu, Henry. Anh ấy là người cháu đã kể cho ngoại nghe.” Henry bước lại gần và chìa tay ra. Tôi đặt tay bà vào tay anh ấy. “Elizabeth Meagram”, tôi nói với Henry.

“Vậy ra là cậu đây”, bà nói.

“Dạ, phải”, Henry đáp, và tiếng phải này rơi vào tai tôi như mật ngọt. Phải.

“Ta có thể chứ?” bà với tay về phía Henry.

“Cháu nên ngồi cạnh bà chứ?” Henry ngồi xuống tảng đá. Tôi đưa tay bà chạm vào mặt anh ấy. Henry nhìn tôi khi bà chạm mặt. “Nhột đấy ạ”, Henry nói với bà.

“Nhám như giấy ráp”, bà lên tiếng trong lúc chạy các đầu ngón tay quanh chiếc cằm chưa được cạo của Henry. “Cậu không phải một chàng trai trẻ”, bà nói.

“Không ạ.”

“Cậu bao nhiêu tuổi?”

“Cháu hơn Clare tám tuổi.”

Bà có vẻ lúng túng. “Hai lăm tuổi?” Tôi nhìn vào mái tóc muối tiêu của Henry, vào những vết châm chim quanh mắt. Anh ấy trông khoảng bốn mươi, hoặc già hơn.

“Hai lăm tuổi”, anh ấy nói chắc nịch. Ở đâu đó ngoài kia, đúng là vậy.

“Clare nói với ta rằng nó sẽ kết hôn với cậu”, bà hỏi Henry.

Anh ấy mỉm cười nhìn tôi. “Phải, chúng cháu sẽ kết hôn. Vài năm nữa, khi Clare đã tốt nghiệp.”

“Thời của ta, các quý ông đến nhà dùng bữa tối và gặp mặt gia đình.”

“Hoàn cảnh của chúng cháu có điều khó xử. Nên chưa thể làm vậy.”

“Ta không thấy vì sao không thể. Nếu cậu có thể tung tăng trên đồng cỏ với cháu gái của ta thì cậu dĩ nhiên có thể đến nhà và để cho bố mẹ nó hỏi han tìm hiểu.”

“Cháu rất sẵn lòng”, Henry nói trong lúc đứng dậy, “nhưng cháu sợ rằng bây giờ cháu phải đi cho kịp chuyến tàu.”

“Chờ chút đã, chàng trai trẻ…” bà bắt đầu, trong lúc Henry nói, “Tạm biệt, bà Meagram. Rất mừng vì cuối cùng cũng được gặp bà. Clare, anh xin lỗi anh không thể ở lâu hơn…” Tôi với tay về phía Henry, nhưng có một âm thanh như thể mọi tiếng động đang bị hút ra khỏi thế giới này vang lên, và anh ấy biến mất. Tôi quay về phía bà. Bà đang ngồi trên tảng đá, tay dang rộng, vẻ mặt hoàn toàn bối rối.

“Chuyện gì xảy ra vậy?” bà hỏi, và tôi bắt đầu giải thích. Khi tôi nói xong bà ngồi lặng thinh cúi đầu xuống, bện những ngón tay bị viêm khớp của bà thành những hình thù kì lạ. Cuối cùng bà ngẩng đầu về phía tôi và nói, “Nhưng Clare, cậu ấy chắc hẳn phải là ma quỷ.” Bà nói bằng giọng điệu chắc nịch, như thể bà đang bảo tôi rằng áo khoác của tôi đã được cài lệch khuy, hay như thể đã đến giờ dùng bữa trưa.

Tôi có thể nói gì đây? “Cháu đã nghĩ đến điều đó”, tôi nói với bà. Tôi đỡ lấy tay bà để ngăn bà khỏi cọ xát chúng cho đến khi đỏ rát. “Nhưng Henry là người tốt. Anh ấy không có vẻ gì của quỷ dữ.”

Bà mỉm cười. “Cháu nói như thể cháu đã gặp vô khối quỷ dữ.”

“Bà không nghĩ ma quỷ phải có vẻ gì đó… ma mị sao?”

“Ta nghĩ chúng có thể ngọt ngào như những chiếc bánh nếu chúng muốn.”

Tôi cẩn thận chọn từ. “Henry đã từng nói với cháu, bác sĩ của anh ấy nghĩ rằng anh ấy là một giống loài mới. Bà biết đấy, như một bước tiến hóa của loài người.”

Bà lắc đầu. “Như vậy cũng tệ chẳng khác một con quỷ, Chúa ơi, Clare, tại sao cháu lại muốn kết hôn cùng người như vậy? Hãy nghĩ đến những đứa con mà cháu sẽ có. Nhảy đến tuần sau và trở về trước bữa sáng!”

Tôi cười. “Nhưng nó sẽ rất thú vị! Như Mary Poppins, hay Peter Pan.”

Bà bóp nhẹ tay tôi. “Hãy nghĩ cho thấu đáo, cháu gái của ta: trong truyện cổ tích, chỉ có những đứa trẻ mới có các chuyến phiêu lưu thú vị. Còn những bà mẹ phải ở nhà và đợi chúng bay trở về qua ô cửa sổ.”

Tôi nhìn xuống đống quần áo nằm lộn xộn trên mặt đất nơi Henry vừa bỏ lại. Tôi nhặt chúng lên và gấp lại. “Bà chờ cháu một chút”, tôi nói, rồi đi tìm hộp quần áo để nhét chúng vào. “Hãy trở về thôi, đã quá giờ ăn trưa rồi.” Tôi đỡ bà xuống tảng đá. Những cơn gió đang gào thét trên từng ngọn cỏ, chúng tôi rạp người trong gió và tìm đường trở về nhà. Khi đi đến con dốc, tôi quay lại nhìn quanh khoảng rừng thưa. Nó trống trơn.

Một vài ngày sau, tôi ngồi trong phòng bà và đọc Mrs. Dalloway cho bà nghe. Đó là buổi tối. Tôi nhìn lên, bà có vẻ như đang ngủ. Tôi dừng đọc và đóng sách lại. Mắt bà mở ra.

“Chào bà”, tôi nói.

“Cháu có nhớ cậu ta không?” bà hỏi tôi.

“Mỗi ngày. Mỗi phút.”

“Mỗi phút”, bà nói. “Phải rồi, nó là thế đấy, phải không?” Bà quay người lại và vùi mình vào gối.

“Chúc bà ngủ ngon”, tôi nói, với tay tắt đèn. Tôi đứng trong bóng tối nhìn xuống bà đang nằm trên giường, một nỗi thương hại chính mình tràn ngập trong tôi như thể ai đó vừa tiêm nó thẳng vào các mạch máu của tôi. Nó là thế đấy, phải không? Phải không.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8: Ăn hay bị ăn


Thứ Bảy, 30/11/1991 (Henry 28 tuổi, Clare 20 tuổi)

HENRY: Clare mời tôi đến ăn tối ở căn hộ của cô ấy. Charisse, bạn cùng phòng của Clare và Gomez, bạn trai của Charisse cũng sẽ có mặt. Đúng 6 giờ 59 phút tối theo giờ chuẩn Trung Mỹ, tôi đứng ngoài hành lang nhà Clare trong bộ diện ngày Chủ Nhật bảnh chọe nhất của mình, ngón tay đặt trên chuông cửa, giò lan Nam Phi vàng thơm phức và chai Cabernet Úc nằm trên tay còn lại, tim tôi nhảy lên nằm ở miệng. Tôi chưa từng đến căn hộ của Clare, cũng chưa từng gặp người bạn nào của cô ấy. Tôi không biết phải trông đợi gì.

Chuông cửa kêu lên một tiếng ghê rợn, tôi mở cửa. “Lên đi!” giọng đàn ông trầm la lớn. Tôi leo lên bốn dãy cầu thang một cách nặng nhọc. Chủ nhân của giọng nói ban nãy là một gã cao ráo tóc vàng hoe vuốt ngược ra sau một cách chỉn chu nhất trên đời, tay bập bùng điếu thuốc và mặc áo phông Solidarnosc. Anh ta trông rất quen nhưng tôi không thể nhớ ra đã gặp ở đâu. Với một người tên Gomez, anh ta khá… bóng bẩy. Về sau tôi được biết tên thật của anh ta là Jan Gomolinski.

“Xin chào, nhóc thủ thư!” Gomez oang oang nói.

“Chào anh bạn!” Tôi đáp lại và đưa giỏ hoa cùng chai rượu cho anh ta. Chúng tôi nhìn nhau chằm chằm, nỗ lực giữ hòa khí, và bằng một cái vung tay mạnh mẽ Gomez dẫn đường cho tôi vào trong căn hộ.

Đó là một trong những căn hộ dạng ống dài bất tận từ những năm hai mươi - hành lang dài nối các phòng với nhau. Có hai phong cách kiến trúc ở đây, tân thời và Victoria. Điều này được thể hiện hết mức có thể qua những chiếc ghế thêu cổ với chân ghế được chạm khắc chi chít bên cạnh các bức tranh Elvia bằng nhung. Tôi có thể nghe thấy bản I Got It Bad and That Ain’t Good vang lên từ cuối hành lành, và Gomez dẫn tôi đi theo hướng đó.

Clare và Charisse đang ở trong bếp. “Những con mèo bé bỏng của anh, anh đã mang đồ chơi mới đến cho bọn em đây”, Gomez ngân nga. “Nó sẽ trả lời với cái tên Henry, nhưng bọn em có thể gọi nó là Nhóc Thủ Thư.” Tôi bắt gặp ánh mắt của Clare. Cô ấy nhún vai và ghé má cho tôi hôn; tôi ban cho cô ấy một cú mổ trinh trắng vào má rồi quay sang bắt tay Charisse, một người lùn và tròn quay dễ chịu, mái tóc xoăn dài. Cô ấy có khuôn mặt hiền hậu đến mức tôi chỉ muốn kể ngay cho cô ấy nghe một bí mật nào đó, bất kể là gì, chỉ để xem phản ứng của cô ấy ra sao. Cô ấy là một Madona nhỏ, người Philippin. Bằng giọng Đừng-Giỡn-Mặt-Với-Bà ngọt ngào, cô ấy nói, “Ôi, Gomez, im miệng đi. Chào anh, Henry. Em là Charisse Bonavant. Đừng bận tâm đến Gomez nhé, em giữ anh ấy bên mình chỉ để dùng cho những lúc cần khuân vác vật nặng thôi.”

“Và những cuộc ân ái. Đừng quên khoản đó chứ”, Gomez nhắc. Anh ta nhìn tôi. “Bia?”

“Được thôi.” Gomez vùi đầu vào tủ lạnh rồi đưa cho tôi một chai Blatz. Tôi cạy nắp và làm một hơi dài. Căn bếp trông như thể nhà máy bột Pillsbury mới nổ tung ở đây. Clare nhìn về hướng tôi đang ngó chằm chằm. Tôi chợt nhớ ra cô ấy không biết nấu ăn.

“Công trình đang trong giai đoạn thực thi”, Clare nói.

“Đây là bước nền móng”, Charisse nói.

“Chúng ta sẽ được ăn chứ?” Gomez nói.

Tôi nhìn hết người này đến người kia, và tất cả chúng tôi phá lên cười. “Có ai trong ba người biết nấu ăn không?”

“Không.”

“Gomez biết nấu cơm.”

“Chỉ Rice-A-Roni thôi.”

“Clare biết cách gọi pizza.”

“Và món Thái, em biết gọi cả món Thái nữa.”

“Charisse biết ăn.”

“Im đi, Gomez”, Charisse và Clare đồng thanh.

“Hừm… món đó sẽ là gì?” Tôi hỏi, hất đầu về bãi chiến trường trên bàn. Clare đưa cho tôi mẩu giấy được cắt ra từ tạp chí. Đó là công thức món thịt gà và cơm ý, nấm hương với bí đỏ và sốt hạt thông. Nó được cắt ra từ Gourmand, có khoảng 20 nguyên liệu. “Em có đủ các thứ này không?”

Clare gật đầu. “Khoản đi chợ thì em có thể làm. Chế biến mới là phần rắc rối.”

Tôi xem xét đống lộn xộn kĩ hơn. “Anh có thể sẽ nấu được món gì đó từ đống này.”

“Anh biết nấu ăn?” Tôi gật đầu.

“Cậu ta biết nấu ăn! Bữa tối được cứu rồi! Uống thêm chai bia nữa!” Gomez hoan hỉ. Charisse có vẻ nhẹ nhõm, mỉm cười trìu mến với tôi. Clare, người đang rụt rè sợ hãi nãy giờ, khép nép lại gần tôi và thì thầm, “Anh không giận chứ?” Tôi hôn cô ấy, chỉ lâu hơn một chút so với nụ hôn lịch sự trước mặt mọi người. Tôi đứng thẳng lại, cởi áo khoác và kéo ông tay áo lên. “Đưa cho anh cái tạp dề”, tôi ra lệnh. “Anh, Gomez, mở chai rượu ra. Clare, lau những thứ bị bắn tung tóe đó đi, chúng bắt đầu đóng tảng rồi. Charisse, em vui lòng dọn bàn ăn nhé?”

Một tiếng và 43 phút sau, chúng tôi ngồi quanh bàn trong phòng ăn và thưởng thức món cơm gà hầm với sốt bí. Món nào cũng rất nhiều bơ. Chúng tôi đều say bí tỉ.

CLARE: Suốt khoảng thời gian Henry nấu bữa tối, Gomez đứng quanh phòng bếp pha trò, hút thuốc, uống bia và cứ mỗi khi không ai để ý là anh ấy lại làm mặt nhăn nhó với tôi. Cuối cùng Charisse cũng nhìn thấy và dùng ngón tay vạch một đường quanh cổ, thế là Gomez dừng lại. Chúng tôi nói chuyện về những điều nhạt nhẽo nhất: công việc, trường học, nơi chúng tôi lớn lên, và tất cả những điều người ta vẫn nói với nhau trong lần đầu gặp mặt. Gomez kể cho Henry nghe về công việc luật sư của anh ấy, đại diện cho những đứa trẻ bị bỏ rơi và bạo hành - những đứa trẻ được Bang giám hộ. Charisse tiêu khiển cho chúng tôi bằng các câu chuyện về chiến tích của cậu ấy ở Lusus Naturae, một công ty phần mềm bé tí teo đang tìm cách khiến máy tính hiểu những gì con người nói với chúng, và tác phẩm nghệ thuật của cậu ấy - những bức tranh số. Henry kể chuyện về thư viện Newberry và những người kỳ quái đến đọc sách.

“Có phải thư viện Newberry thực sự có cuốn sách làm bằng da người không?” Charisse hỏi Henry.

“Phải. Cuốn Biên niên sử Nawat Wuzeer Hyderabed. Nó được tìm thấy trong cung điện của vua Delhi vào năm 1857. Khi nào rảnh đến thư viện, anh sẽ lấy cho em xem.”

Charisse rùng mình mỉm cười. Henry đang khuấy món hầm. Khi anh ấy nói, “Giờ ăn đến rồi”, tất cả chúng tôi túm tụm lại quanh bàn. Suốt từ nãy đến giờ Gomez và Henry không ngừng uống bia, còn tôi và Charisse uống rượu vang, Gomez chăm chút rót thêm cho chúng tôi, chưa ai ăn uống gì. Nhưng tôi không nhận ra mình đã say đến mức nào cho đến khi suýt chút nữa ngồi hụt khỏi chiếc ghế Henry kéo ra cho tôi, và Gomez thì suýt đốt cháy tóc mình khi đang châm nến.

Gomez nâng cốc lên. “Vì cách mạng!”

Charisse và tôi nâng cốc, Henry cũng vậy. “Vì cách mạng!” Chúng tôi bắt đầu ăn nhiệt tình. Món cơm Ý trơn và mềm, sốt bí ngọt ngào, thịt gà bơi trong bơ. Nó ngon đến nỗi khiến tôi muốn khóc.

Henry xúc một miếng rồi chĩa cái dĩa của anh ấy về phía Gomez. “Cách mạng nào?”

“Hả?”

“Chúng ta đang uống mừng cuộc cách mạng nào?” Charisse và tôi nhìn nhau cảnh giác, nhưng đã quá muộn.

Gomez mỉm cười và tim tôi đập trật nhịp, “Cuộc cách mạng tiếp theo.”

“Cuộc cách mạng nơi giai cấp vô sản nổi dậy và những kẻ giàu có bị nuốt chửng, còn giai cấp tư bản bị lật đổ vì một xã hội không phân chia giai cấp?”

“Chính nó.”

Henry nháy mắt với tôi. “Như vậy thì khó cho Clare quá. Mà anh định làm gì với tầng lớp trí thức?”

“Ồ”, Gomez nói, “nhiều khả năng chúng tôi cũng sẽ ăn họ. Nhưng chúng tôi sẽ giữ cậu lại làm đầu bếp. Mấy món này tuyệt quá đi mất.”

Charisse chạm vào tay Henry đảm bảo. “Bọn em sẽ không thực sự ăn thịt ai đâu”, cậu ấy nói. “Bọn em sẽ chỉ phân chia lại tài sản của họ mà thôi.”

“Thật nhẹ nhõm khi nghe em nói vậy”, Henry đáp. “Anh không muốn phải làm thịt Clare đâu.”

Gomez nói, “Đó là điều đáng tiếc. Tôi chắc rằng Clare sẽ rất ngon.”

“Em tự hỏi không biết cách nấu thịt người như thế nào?” Tôi nói. “Có cuốn sách dạy nấu thịt người nào không nhỉ?”

“Món Sống và Món Chín”, Charisse nói.

Henry phản đối. “Đó không thực sự là sách hướng dẫn. Anh không nghĩ Levi-Strauss đưa ra bất kì công thức nào.”

“Chúng ta có thể tạo ra một công thức”, Gomez nói, lấy thêm cho mình một miếng thịt gà nữa. “Clare nấu với nấm Porcini và sốt cà chua kèm mì sợi. Hoặc ngực Clare sốt cam. Hoặc…”

“Này”, tôi nói. “Nếu em không muốn bị ăn thì sao?”

“Xin lỗi, Clare”, Gomez nói nghiêm trang. “Anh sợ rằng em phải bị làm thịt vì lợi ích cao cả hơn.”

Henry bắt gặp ánh mắt của tôi và mỉm cười. “Đừng lo, Clare, nếu cách mạng đến, anh sẽ giấu em ở thư viện Newberry. Em có thể sống giữa các giá sách và anh sẽ cho em ăn Snickers và Doritos lấy từ phòng ăn trưa của nhân viên. Họ sẽ không bao giờ tìm được em.”

Tôi lắc đầu. “Thế còn Đầu tiên phải giết hết lũ luật sư thì sao?”

“Không”, Gomez nói. “Em sẽ chẳng thể làm gì nếu không có luật sư. Cách mạng sẽ hỗn loạn chỉ sau mười phút nếu không có luật sư ở đó để giữ cho mọi việc hoạt động trong khuôn khổ.”

“Nhưng bố em là luật sư”, tôi nói với anh ấy, “nên bọn anh sẽ không thể ăn cả nhà em được.”

“Ông ấy là dạng luật sư sai đường lối”, Gomez nói. “Ông ấy đấu tranh vì lợi ích của người giàu. Còn anh, ngược lại, đại diện cho trẻ em nghèo bị đàn áp…”

“Ôi, im đi, Gomez”, Charisse nói. “Anh đang làm tổn thương Clare đấy.”

“Đâu có! Clare muốn bị làm thịt vì cách mạng, có phải không, Clare?”

“Không.”

“Ồ.”

“Thế còn Mệnh Lệnh Tuyệt Đối thì sao?” Henry hỏi.

“Gì cơ?”

“Anh biết đấy, Quy Luật Vàng. Đứng ăn người khác trừ phi bạn sẵn sàng để bị ăn.”

Gomez cạy móng tay bằng một nhánh của chiếc dĩa. “Cậu không nghĩ rằng Ăn hoặc Bị Ăn mới thực sự khiến thế giới xoay vòng sao?”

“Phải, hầu hết là vậy. Nhưng không phải chính bản thân anh là một ví dụ cho lòng vị tha sao?” Henry hỏi.

“Thì là vậy, nhưng tôi được nhiều người biết đến như một thằng đần nguy hiểm.” Gomez nói điều này bằng vẻ lạnh nhạt giả tạo, nhưng tôi có thể thấy anh ấy đang bị Henry làm cho lúng túng. “Clare”, anh ấy nói, “món tráng miệng thì sao nhỉ?”

“Ôi trời, suýt chút nữa em quên”, tôi nói rồi vội đứng dậy, nhanh đến nỗi phải bám lấy bàn để khỏi ngã. “Em sẽ đi lấy.”

“Anh giúp em”, Gomez nói và theo tôi vào trong bếp. Tôi đang đi giày cao gót, khi bước vào bếp tôi vấp phải gờ cửa và loạng choạng ngả về phía sau, Gomez túm lấy tôi. Trong giây lát chúng tôi tựa sát vào nhau, tôi có thể cảm nhận được hai tay anh ấy đang đặt trên hông mình, nhưng rồi anh ấy để tôi đi. “Em say rồi, Clare”, Gomez bảo tôi.

“Em biết. Anh cũng vậy.” Tôi bấm nút pha cà phê và từng giọt đen đặc bắt đầu nhỏ xuống ấm. Tôi tựa người vào mặt bàn, cẩn thận gỡ giấy kiếng ra khỏi đĩa bánh sô-cô-la hạnh nhân. Gomez đứng rất gần phía sau, nhướng người sang, anh ấy nói khẽ, hơi thở của anh ấy khiến tai tôi nhột nhột, “Cậu ấy là một người…”

“Ý anh là gì?”

“Cái gã mà anh đã cảnh báo em. Henry, cậu ấy là gã đó…”

Charisse bước vào bếp và Gomez nhảy xa ra khỏi tôi, mở tủ lạnh. “Này”, Charisse nói. “Tớ giúp được gì không?”

“Đây, cậu mang cà phê lên nhé…” Chúng tôi lóng ngóng mang nào cốc, dĩa, bánh và đưa chúng an toàn đến bàn ăn. Henry đang đợi với vẻ mặt anh ấy vẫn thường có mỗi khi tôi mang đồ ăn đến cho anh ấy ở đồng cỏ… nhưng anh ấy không nhớ, anh ấy chưa từng đến đó. “thư giãn đi”, tôi nói. “Chỉ là bánh hạnh nhân thôi. Đến cả em cũng làm được mà.” Mọi người cười và ngồi xuống, Hóa ra bánh vẫn chưa chín. “Gỏi sô-cô-la hạnh nhân”, Charisse nói. “Kẹo mềm khuẩn Salmonella”, Gomez nói. “Tôi luôn thích bột nhào”, Henry nói và liếm ngón tay, Gomez cuốn một điếu thiếu, châm lửa và hít một hơi dài.

HENRY: Gomez châm thuốc và ngả người tựa lưng vào ghế. Có điều gì đó ở anh ta khiến tôi khó chịu. Có thể bởi thái độ sở hữu Clare mà anh ta thường tỏ ra, hoặc vì chủ nghĩa Mác xoàng xĩnh? Tôi chắc chắn đã gặp anh ta ở đâu đó. Quá khứ hay tương lai? Hãy cùng tìm hiểu. “Anh trông rất quen”, tôi nói với anh ta.

“Hả? Ồ, phải, tôi nghĩ chúng ta đã nhìn thấy nhau.”

Tôi nhớ rồi. “Iggy Pop ở nhà hát Riviera?”

Anh ta giật mình. “Phải. Cậu đã đi cùng cô gái tóc vàng, Ingrid Carmichel, tôi luôn thấy cậu với cô ấy.” Gomez và tôi cùng nhìn Clare. Cô ấy đang chăm chú nhìn Gomez, anh ta mỉm cười với cô ấy. Clare quay mặt đi, nhưng không nhìn vào tôi.

Charisse giải vây, “Anh đi xem Iggy mà không có em?”

Gomez nói, “Hôm đó em bận.”

Charisse bĩu môi hờn dỗi. “Cái gì em cũng bỏ lỡ”, cô ấy nói với tôi. “Em bỏ lỡ Patti Smith và giờ thì bà ấy đã giải nghệ. Em lỡ không xem lần cuối Talking Heads đi lưu diễn.”

“Patti Smith sẽ đi lưu diễn trở lại”, tôi nói.

“Thật sao? Làm sao anh biết?” Charisse hỏi. Clare và tôi nhìn nhau trao đổi.

“Anh chỉ đoán vậy thôi”, tôi nói. Chúng tôi bắt đầu khám phá khẩu vị âm nhạc của nhau và nhận ra tất cả đều yêu punk rock. Gomez kể cho chúng tôi nghe về lần gặp New York Dolls ở Florida ngay trước khi Johnny Thunders rời nhóm. Tôi miêu tả buổi nhạc hội Lene Lovich mà tôi được xem trong một lần du hành. Charisse và Clare phấn khích vì Violent Femmes sẽ chơi ở Aragon Ballrom trong vài tuần nữa và Charisse đã kiếm được vé miễn phí. Buổi tối kết thúc mà không có thêm sự kiện nào. Clare tiễn tôi xuống dưới. Chúng tôi đứng ở ngưỡng cửa, ranh giới giữa cửa trong và cửa ngoài.

“Em xin lỗi”, cô ấy nói.

“Ồ, không có gì. Buổi tối vui lắm, anh không ngại nấu ăn chút nào.”

“Không”, Clare nhìn xuống giày, nói, “ý em là về Gomez.”

Trời khá lạnh. Tôi quàng tay qua người Clare và cô ấy dựa vào tôi. “Gomez thì sao?” Tôi hỏi cô ấy. Cô ấy đang nghĩ gì đó. Nhưng rồi chỉ nhún vai nói, “Không có gì”, và tôi không hỏi thêm nữa. Chúng tôi hôn nhau. Tôi mở cửa ngoài, Clare mở cửa trong; tôi bước xuống đường, quay người lại nhìn. Clare vẫn đứng ở ngưỡng cửa nhìn tôi. Tôi đứng đó, muốn quay trở lại và ôm cô ấy vào lòng, muốn trở lên nhà cùng cô ấy. Clare quay người và bắt đầu đi lên, tôi đứng nhìn cho đến khi cô ấy đi khỏi tầm mắt.

Thứ Bảy, 14/12/1991 - Thứ Ba, 9/9/2000 (Henry 36 tuổi)

HENRY: Tôi đang đập cho gã béo say xỉn ở ngoại thành bán sống bán chết vì tội dám gọi tôi là pê-đê, rồi lại còn định đánh tôi để chứng minh quan điểm của hắn. Chúng tôi đang ở trong con hẻm cạnh nhà hát Vic. Tôi có thể nghe thấy tiếng bass của Smoking Popes vọng ra từ cửa hông nhà hát, trong khi đang đập vỡ mũi gã đần này rồi chuyển xuống làm thịt xương sườn hắn cho có hệ thống. Tôi đang trải qua một buổi tối thối rữa, và gã ngốc này đang phải chịu trận cho sự bực bội của tôi.

“Này, nhóc thủ thư.” Tôi tha cho gã thanh niên kì thị đồng tính đang rên rỉ, quay sang và thấy Gomez đang tựa thùng rác, mặt nhăn nhó.

“Chào chiến hữu.” Tôi tha cho gã thanh niên đang bị tôi hành hung, người đang trượt xuống đường cảm kích, gập làm đôi. “Khỏe chứ?” Tôi rất nhẹ nhõm khi nhìn thấy Gomez, vui mừng là đằng khác. Nhưng cậu ấy có vẻ không đồng cảm xúc.

“Chúa ạ, tôi không muốn làm phiền, nhưng người cậu đang làm gỏi là bạn tôi đấy.”

Dĩ nhiên không phải. “Hắn ta tự thỉnh cầu. Bước đến ngay trước mặt tớ và nói. ‘Thưa ông, tôi cần phải bị nện cho nhừ tử.’”

“Làm tốt lắm. Rất khéo kéo là khác.”

“Cảm ơn.”

“Không phiền nếu tôi đưa cậu Nick đây đến bệnh viện chứ?”

“Cứ tự nhiên.” Chết tiệt. Tôi đang định chiếm đoạt quần áo của Nick, đặc biệt là đôi giày của hắn, đôi Doc Martens mới tinh, đỏ đậm, hầu như chưa được sử dụng. “Gomez.”

“Hả?” Gomez đang khom người đỡ bạn của cậu ấy dậy, người mới khạc ra một cái răng vào đùi của chính hắn.

“Hôm nay ngày bao nhiêu?”

“14 tháng Mười Hai.”

“Năm nào?”

Cậu ấy nhìn tôi như thể cậu ấy có nhiều việc để làm hơn là giỡn với gã điên mất trí và vác Nick lên trong tư thế của một người lính cứu hỏa mà chắc hẳn phải khó nhọc lắm. Nick bắt đầu rên rĩ. “1991. Cậu chắc hẳn đang xỉn hơn vẻ bề ngoài.” Gomez bước ra khỏi con hẻm và biến mất theo hướng cửa ra vào của nhà hát. Tôi nhanh chóng tính nhẩm. Lúc này đang là không lâu sau khi tôi và Clare bắt đầu hẹn hò, bởi vậy tôi và Gomez hầu như chẳng biết nhau. Không trách cậu ấy ném cho tôi cái nhìn dò xét.

Gomez xuất hiện trở lại, rảnh rang hơn. “Tôi để cho Trent giải quyết. Cậu ấy là anh của Nick. Cậu ấy chẳng hài lòng cho lắm.” Chúng tôi bắt đầu đi dọc con hẻm về phía đông. “Thứ lỗi cho tôi vì phải hỏi, chàng thủ thư thân mến, nhưng thế quái nào cậu lại ăn mặc thế kia?”

Tôi đang mặc quần jeans xanh, áo len xanh nhạt có hình những con vịt vàng khè khắp áo, áo vét đỏ và giày tennis hồng. Thực tình thì cũng chẳng bất ngờ khi có ai đó cảm thấy cần tẩn cho tôi một trận.

“Đây là những gì tốt nhất tớ có thể kiếm lúc đó.” Tôi hi vọng rằng gã bị tôi lột đống đồ này đang ở gần nhà lúc đó. Trời đang dưới 0oC. “Tại sao cậu giao thiệp với mấy gã thanh niên đó?”

“Chúng tôi học chung trường luật.”

Chúng tôi đang đi ngang qua cửa sau của cửa hàng Quân đội - Hải quân, và tôi đối mặt với cảm giác thèm thuồng có được một bộ quần áo bình thường. Tôi quyết định mạo hiểm làm cho Gomez phát hoảng. Tôi biết cậu ấy sẽ chịu được. Tôi dừng lại. “Anh bạn. Việc này sẽ chỉ mất vài giây thôi. Tớ có chuyện phải làm. Cậu có thể đợi tớ ở cuối con hẻm được không?”

“Cậu định làm gì?”

“Không gì cả. Chỉ đột nhập thôi. Đừng để ý đến gã đàn ông đứng sau rèm nữa.”

“Tôi đi theo được không?”

“Không.” Cậu ấy lộ vẻ ỉu xìu. “Được rồi, nếu cậu muốn.” Tôi bước vào mái vòm che cửa sau. Đây là lần thứ ba tôi đột nhập vào nơi này, mặc dù hai lần khác vẫn còn ở tương lai so với hiện tại lúc này. Tôi đã rành nó như lòng bàn tay. Đầu tiên tôi mở tổ hợp khóa tầm thường đang giữ an toàn cho khung chắn ngang lối vào, đẩy khung chắn về phía sau, cậy ổ khóa Yale bằng lõi một cây bút cũ và cái kim băng tìm thấy lúc nãy ở đại lộ Belmot, rồi dùng mẩu nhôm giữa hai cánh cửa kép để đẩy then chốt bên trong. Voila! Tất cả mất khoảng ba phút. Gomez nhìn tôi bằng vẻ gần như thán phục.

“Cậu học nó ở đâu thế?”

“Chỉ là tài lẻ thôi”, tôi khiêm tốn đáp. Chúng tôi bước vào trong. Pa-nô đèn đỏ nhấp nháy giả bộ như hệ thống báo động, nhưng tôi biết thừa. Bên trong rất tối. Tôi nhớ lại sơ đồ cửa hàng và hàng hóa bên trong. “Đừng đụng vào thứ gì, Gomez.” Tôi muốn tỏ ra thân thiện và kín đáo. Tôi bước cẩn thận qua lối đi giữa căn phòng, và mắt tôi dần thích nghi với bóng tối. Tôi bắt đầu với quần trước: Levi’s đen. Tôi chọn một chiếc áo vải dệt xanh sẫm, áo choàng len màu đen nặng nề với lớp vải lót dày, tất len, quần đùi, găng tay leo núi và chiếc mũ cụp tai. Ở khu vực giày tôi tìm thấy, trong sự thỏa mãn tột cùng, đôi Docs hệt như của anh bạn Nick vừa đi. Tôi đã sẵn sàng hành động.

Trong khi đó, Gomez đang lởn vởn phía sau quầy thanh toán. “Đừng mất công”, tôi nói với cậy ấy. “Nơi này chẳng bao giờ để tiền mặt lại vào ban đêm đâu. Đi thôi.” Chúng tôi bỏ đi theo đúng cách chúng tôi đến. Tôi đóng cửa nhẹ nhàng và kéo khung chắn ngang lại. Tôi có bộ đồ đã mặc trước đó nằm gọn trong túi. Chốc nữa tôi sẽ thử tìm thùng chứa đồ quyên góp của Salvation Army. Gomez nhìn tôi chờ đợi, như một con chó đang chờ xem có còn thịt bữa trưa để ăn nữa không.

Nói mới nhớ. “Tớ đói rã cả rồi. Đi đến Ann Sather’s nhé.”

“Ann Sather’s? Tôi đang đợi cậu rủ đi cướp nhà băng hay ít nhất cũng là đi giết người. Cậu đang trên đà lăn, đừng dừng lại vào lúc này chứ!”

“Tớ phải nghỉ tiếp nhiên liệu. Đi thôi.” Chúng tôi băng từ con hẻm qua bãi đỗ xe của nhà hàng Thụy Điển Ann Sather’s. Nhân viên bảo vệ câm lặng, chào chúng tôi như thể chúng tôi đang du ngoạn ngang qua vương quốc của anh ta. Chúng tôi ra tới Belmont. Chỉ mới chín giờ tối, và con đường nhung nhúc những kẻ lữ khách thường lệ của nó, một tổ hợp những con người đang trốn chạy, những người vô gia cư tâm thần bất ổn, những người đi bar, và dân ngoại thành. Ann Sather’s nổi bật như một hòn đảo của sự bình thường giữa những quán hàng xăm và các tiệm bao cao su. Chúng tôi bước vào, và đứng ở tủ bánh ngọt đợi bàn. Bụng tôi réo ùng ục. Cách bài trí theo phong cách Thụy Điển rất dễ chịu, tất cả các tường được ốp ván gỗ vân đỏ xoáy. Chúng tôi được dẫn đến bàn ở khu vực được hút thuốc, ngay trước mặt lò sưởi. Chúng tôi cởi áo choàng, ngồi xuống và đọc thực đơn, cho dù với tư cách là người dân Chicago lâu năm, chúng tôi chắc hẳn có thể phổ nhạc và cùng hát nó từ trí nhớ. Gomez đặt tất cả đồ dùng hút thuốc của cậu ấy bên cạnh dao đĩa.

“Cậu không phiền chứ?”

“Có. Nhưng cứ tự nhiên.” Cái giá của việc làm bạn với Gomez là bị ướp trong những làn khói thuốc không ngừng tuôn ra từ lỗ mũi của cậu ấy. Các ngón tay của cậu ấy có màu hoàng thổ đậm; chúng đập nhẹ nhàng vào mảnh giấy mỏng trong lúc cậu ấy cuộn thuốc lá sợi hiệu Drum thành một khối trụ dày, liếm đầu giấy, xoắn nó lại và nhét nó vào giữa môi rồi châm thuốc. “A!” Đối với Gomez, nửa giờ đồng hồ mà không có thuốc là một điều bất thường. Tôi luôn thích thú ngắm người khác thỏa mãn sự khao khát của họ, ngay cả khi tôi không thể chia sẻ chúng.

“Cậu không hút thuốc? Bất kể loại gì?”

“Tớ chạy.”

“Ồ. Phải. Chết tiệt, cậu rất sung sức. Tôi đã tưởng cậu sẽ giết chết Nick, và cậu thậm chí đã không hề thở dốc.”

“Hắn quá say để chiến đấu. Chỉ là một đống bị thịt đờ đẫn chờ bị đánh.”

“Tại sao cậu làm gỏi cậu ta như thế?”

“Chuyện ngớ ngẩn thôi.” Bồi bàn xuất hiện, nói với chúng tôi rằng tên cậu ta là Lance và món đặc biệt hôm nay là cá hồi và đậu kem. Cậu ta ghi thực đơn đồ uống của chúng tôi rồi đi. Tôi mân mê hộp đựng sữa. “Hắn nhìn thấy bộ đồ tớ đã mặc, nghĩ rằng tớ là một miếng thịt dễ gặm, và muốn đập tớ một trận, không chịu thoái lui nên phải nhận chút ngạc nhiên. Tớ chỉ lo chuyện của mình, thực vậy.”

Gomez tỏ vẻ đăm chiêu. “Chuyện gì?”

“Gì cơ?”

“Henry. Tôi có thể trông như thằng đầu đất, nhưng ông cậu Gomez của cậu không phải không biết gì. Tôi đã chú ý đến cậu được một thời gian, chính xác là trước cả khi Clare bé nhỏ của chúng ta dẫn cậu về nhà. Ý tôi là, tôi không biết cậu có nhận ra hay không, nhưng cậu hoạt động trong một phạm vi nhất định. Tôi biết rất nhiều người biết cậu. Người, ừ, thì là đàn bà. Những quý bà, quý cô quen biết cậu.” Gomez liếc mắt nhìn tôi qua làn khói thuốc, “Họ nói một số điều khá kì quái.” Lance trở lại với cà phê của tôi và sữa cho Gomez. Chúng tôi gọi món: bánh hăm-bơ-gơ pho-mát và khoai tây chiên cho Gomez, súp đậu, cá hồi, khoai lang và hoa quả cho tôi. Tôi có cảm giác tôi sẽ ngã ngửa ngay lúc này nếu không có thật nhiều calo ngay lập tức. Lance nhanh chóng đi khỏi. Tôi chẳng bận tâm nhiều lắm đến những việc xấu xa tôi đã làm khi còn trẻ, nói gì đến giải thích chúng cho Gomez hiểu. Dù sao đó cũng chẳng phải việc của cậu ấy. Nhưng cậu ấy đang đợi câu trả lời của tôi. Tôi khuấy kem cho tan đều trong cốc cà phê, ngắm lớp bọt trắng trên mặt cốc tan biến trong mỗi lần khuấy. Tôi dẹp bỏ lo ngại. Tôi mặc kệ. Rốt cuộc thì cũng chẳng gì quan trọng.

“Cậu muốn biết gì nào, chiến hữu?”

“Mọi thứ. Tôi muốn biết tại sao anh thủ thư có vẻ ngoài hiền lành lại suýt đánh chết một gã say, chỉ vì chuyện vớ vẩn là ăn vận quần áo của gã giáo viên mầm non? Tôi muốn biết tại sao tám ngày trước Ingrid Carmichel tìm cách tự tử. Tôi muốn biết tại sao lúc này trông cậu già hơn mười tuổi so với lần tôi gặp cậu. Tóc cậu đang bạc đi. Tôi muốn biết tại sao Clare có ảnh của cậu trước cả khi cô ấy gặp cậu?”

Clare có ảnh của tôi trước năm 1991? Tôi đã không biết chuyện đó. Khỉ thật. “Ảnh đó trông như thế nào?”

Gomez đảo mắt nhìn tôi. “Giống với cậu hiện tại hơn là lúc cậu đến dùng bữa tối vài tuần trước.” Chỉ hai tuần trước? Chúa ạ, đây chỉ là lần thứ hai Gomez và tôi gặp mặt. “Nó được chụp ngoài trời. Cậu đang mỉm cười. Ngày tháng được ghi tít từ tháng Sáu, 1988.” Thức ăn được mang đến, và chúng tôi tạm dừng để sắp xếp chúng trên cái bàn nhỏ của mình. Tôi bắt đầu ăn như thể chẳng có ngày mai.

Gomez ngồi nhìn tôi ăn, chẳng thèm đụng đến thức ăn của mình. Tôi đã nhiều lần thấy Gomez giở chiêu với nhân chứng của đối phương tại các phiên tòa, giống hệt thế này. Cậu ấy chỉ đơn giản khiến họ phải tiết lộ bí mật. Tôi không phiền nếu phải giải thích, tôi chỉ muốn được ăn trước đã. Thực ra, tôi cần Gomez phải biết sự thật, vì cậu ấy sẽ không ngừng cứu cánh cho tôi trong những năm tới.

Tôi đã chén gần hết món cá hồi mà cậu ấy vẫn ngồi im. “Ăn đi, ăn đi”, tôi nói bằng giọng bắt chước bà Kim. Cậu ấy nhúng một cọng khoai tây chiên vào ketchup và nhai trệu trạo. “Đừng lo, tớ sẽ xưng tội. Nhưng để cho tớ ăn bữa cuối trong bình yên đã.” Cậu ấy đầu hàng và bắt đầu ăn món bơ-gơ của mình. Không ai trong chúng tôi nói nửa lời cho đến khi tôi ngốn xong đĩa hoa quả. Lance mang thêm cà phê đến. Tôi xăm xoi nó, khuấy nó. Gomez đang nhìn tôi như thể cậu ấy muốn túm lấy tôi và lắc mạnh. Tôi phì cười trước biểu hiện của cậu ấy.

“Được rồi. Của cậu đây: du hành thời gian.”

Gomez đảo mắt và nhăn mặt, nhưng không nói gì.

“Tớ là người du hành thời gian. Vào lúc này tớ đang 36 tuổi. Buổi trưa nay của tớ đang là ngày 9 tháng Năm, năm 2000. Đó là thứ Ba. Tớ đang ở nơi làm việc, chỉ vừa kết thúc buổi Show’N Tell cho một nhóm các thành viên Caxton Club, tớ đang đi đến giá để đặt sách trở lại thì đột nhiên thấy mình ở đường School, vào năm 1991. Như thường lệ, tớ gặp khó khăn trong việc tìm thứ gì đó để mặc. Tớ trốn dưới hiên nhà ai đó một lúc. Trời rất lạnh và không có ai đi ngang qua cả. Cuối cùng cũng có một cậu thanh niên trẻ, mặc đồ… cậu biết lúc nãy tớ mặc như thế nào rồi đấy. Tớ trấn lột cậu ta, lấy tiền và cả mọi thứ cậu ta đang mặc, chỉ trừ chiếc quần lót. Cậu ta sợ chết khiếp; có lẽ cậu ta tưởng tớ định cưỡng hiếp cậu ta hay sao đấy. Dù sao thì, tớ đã có quần áo. Nhưng ở khu vực này, cậu không thể ăn mặc như thế mà không bị hiểu lầm. Cả buổi tối tớ bị hàng tấn người gây sự, bạn cậu chỉ là giọt nước tràn ly. Tớ rất tiếc nếu anh ta bị thương nặng. Tớ đã rất muốn có được bộ quần áo của cậu ta, đặc biệt là đôi giày.” Gomez liếc xuống dưới bàn nhìn vào chân tôi. “Tớ thường xuyên thấy mình bị vướng vào những tình huống như vậy. Thực tình, có điều gì đó không ổn với tớ. Tớ bị lạc vào dòng thời gian mà không vì lý do nào cả. Tớ không thể kiểm soát nó, tớ không biết khi nào nó sẽ diễn ra, hay sẽ đến đâu và khi nào. Vậy nên, để thích ứng, tớ cậy khóa, ăn trộm, móc ví, trấn lột, ăn xin, đột nhập, ăn trộm xe, nói dối, trốn chui nhủi, hành hung và đánh đập. Bất kể việc gì cậu có thể nghĩ ra, tớ đều đã làm.”

“Giết người.”

“Theo tớ nhớ thì không. Tớ cũng chưa cưỡng hiếp ai bao giờ.” Tôi nhìn Gomez khi nói. Mặt cậu ấy không có biểu hiện gì hết. “Ingrid. Cậu có thực sự biết Ingrid?”

“Tôi biết Celia Attley.”

“Chúa nhân từ. Đúng là cậu làm bạn với toàn những người kì quái. Ingrid đã tìm cách tự sát như thế nào?”

“Dùng quá liều Valium.”

“1991? Hừm! Vậy đây là lần thứ tư Ingrid tự tử.”

“Cái gì?”

“À, cậu không biết việc đó? Celia là người chỉ cung cấp thông tin có chọn lọc. Thực ra Ingrid thành công trong việc tự sát vào ngày 2 tháng Một, năm 1994. Cô ấy bắn vào ngực mình.”

“Henry…”

“Cậu biết không, nó đã xảy ra sáu năm trước, và tớ vẫn rất giận cô ấy. Thật đáng tiếc. Nhưng cô ấy đã suy sụp trong một thời gian dài và thực sự bị chìm trong nỗi sầu muộn. Tớ chẳng thể làm được gì cho cô ấy. Đó là một trong những điều thường khiến chúng tớ cãi nhau.”

“Đây là một trò đùa bệnh hoạn, nhóc thủ thư ạ.”

“Cậu muốn có bằng chứng?”

Cậu ấy chỉ nhếch miệng cười.

“Bức ảnh đó thì sao? Bức ảnh mà anh bảo Clare sở hữu?”

Nụ cười biến mất. “Được rồi. Tôi thừa nhận tôi có chút thắc mắc về điều đó.”

“Tớ gặp Clare lần đầu tiên vào tháng Mười, 1991. Cô ấy gặp tớ lần đầu tiên vào tháng Chín, năm 1977. Lúc đó cô ấy sáu tuổi, tớ ba mươi tám. Cô ấy đã biết tớ suốt cuộc đời cô ấy. Vào năm 1991 tớ chỉ mới bắt đầu biết về cô ấy. Nhân tiện, cậu nên hỏi Clare về chuyện này. Cô ấy sẽ kể cho cậu nghe.”

“Tôi đã hỏi. Cô ấy đã kể.”

“Chết tiệt, Gomez. Cậu đang lãng phí thời gian quý báu, bắt tớ kể lại một lần nữa như vậy. Cậu không tin Clare sao?”

“Không. Liệu cậu có tin không nếu cậu là tôi?”

“Chắc rồi. Clare rất đáng tin. Đó là sự giáo dục tín ngưỡng của một tín đồ Công Giáo.” Lance lại gần rót thêm cà phê. Tôi đã say caffein, nhưng nhiều hơn nữa chẳng làm hại ai. “Vậy? Cậu cần bằng chứng gì?”

“Clare nói cậu tan biến.”

“Phải, Đó là một trong những trò kịch tính khác mà tớ biết làm. Bám lấy tớ như keo dính chuột, sớm hay muộn, tớ cũng sẽ tan biến. Có thể sẽ mất vài phút, vài giờ hoặc vài ngày, nhưng tớ rất đáng tin ở khoản đó.”

“Chúng ta có biết nhau ở năm 2000 không?”

“Có.” Tôi cười với cậu ấy. “Chúng ta là những người bạn tốt.”

“Nói cho tôi nghe về tương lai của tôi đi.”

Ồ, không. Ý tưởng tồi tệ. “Không.”

“Tại sao không?”

“Gomez, mọi việc sẽ diễn ra. Biết trước chỉ khiến chúng trở nên.. kì quái. Đằng nào cậu cũng không thể thay đổi được gì.”

“Tại sao?”

“Tính nhân quả chỉ chạy theo chiều xuôi. Mọi việc diễn ra một lần và chỉ một lần. Nếu cậu biết trước… trong hầu hết mọi trường hợp, tớ cảm thấy mình như bị mắc bẫy. Nếu cậu đang ở trong dòng thời gian và không biết gì… cậu sẽ tự do. Tin tớ đi.” Trông cậu ấy có vẻ nản chí. “Cậu sẽ là phù rể tại đám cưới của chúng tớ. Và tớ sẽ là phù rể của cậu. Cậu sẽ có cuộc sống tốt, Gomez ạ. Nhưng tớ sẽ không nói chi tiết cho cậu đâu.”

“Chút thông tin chứng khoán?”

Tại sao không. Ở năm 2000, thị trường chứng khoán thật điên khùng, nhưng có cả núi tiền để kiếm, và Gomez sẽ là một trong những người may mắn. “Đã từng nghe đến internet chưa. Đó là thứ dùng cho máy tính. Một hệ thống toàn cầu khổng lồ mà hầu như tất cả mọi người đều sử dụng, giao tiếp qua đường dây điện thoại nối với máy tính. Cậu sẽ muốn mua cổ phiếu công nghệ. Netscape, America Online, Sun Microsystems, Yahoo!, Microsoft, Amazon.com.” Cậu ấy ghi lại.

“Chấm com?”

“Đừng bận tâm đến nó. Cứ mua chúng khi IPO lên sàn.“ Tôi mỉm cười. “Vỗ tay vào nhau nếu cậu tin vào chuyện cổ tích.”

“Tôi tưởng cậu sẽ bổ đầu bất kì ai ám chỉ điều gì liên quan đến chuyện cổ tích tối nay?”

“Nó từ Peter Pan, đồ mù chữ”. Đột nhiên tôi cảm thấy buồn nôn. Tôi không muốn tạo ra cảnh náo loạn ở đây, vào lúc này. Tôi bật dậy. “Đi theo tớ”, tôi nói, chạy về phía phòng vệ sinh nam, Gomez bám theo sau. Mồ hôi chảy thành dòng trên mặt tôi. Tôi nôn thốc nôn tháo vào bồn rửa mặt. “Chúa ạ!” Gomez nói. “Chết tiệt, nhóc thủ…” nhưng tôi chẳng thể nghe được những gì còn lại mà cậu ấy chuẩn bị nói, vì tôi đang nằm trần truồng trên sàn nhà lạnh lẽo trong bóng tối. Tôi cảm thấy chóng mặt nên đã nằm đó một lúc. Tôi với tay ra và chạm vào gáy của những cuốn sách. Tôi đang trong thư viện Newberry. Tôi đứng dậy và lảo đảo đi tới cuối gian phòng và bật điện; ánh sáng tràn ngập giữa những chiếc giá sách, lóa mắt tôi. Quần áo của tôi và xe chở sách tôi đang sắp xếp ở gian bên cạnh. Tôi mặc quần áo vào, xếp sách lên rồi thận trọng mở cửa an toàn trong kho sách. Tôi không biết bây giờ là mấy giờ; chuông báo động có thể sẽ kêu lên. Nhưng không, mọi thứ vẫn như nó đã từng. Isabelle đang hướng dẫn sơ đồ phòng đọc cho một người đọc mới; Matt đi qua và vẫy tay chào. Mặt trời đang đổ nắng qua cửa sổ, và đồng hồ trong phòng đọc đang chỉ 4 giờ 15. Tôi biến mất chưa đầy 15 phút. Amelia nhìn thấy tôi và chỉ về phía cửa. “Tôi đi ra Starbucks. Anh có muốn một cốc không?”

“Không. Cảm ơn cô.” Tôi đang đau đầu ghê gớm. Tôi thò đầu vào văn phòng của Roberto và bảo ông ấy rằng tôi không được khỏe. Ông ấy gật đầu cảm thông, chỉ tay về chiếc điện thoại đang bắn ra những tràng tiếng Ý với tốc độ ánh sáng vào tai ông ấy. Tôi thu dọn đồ và ra về.

Chỉ là một ngày bình thường ở nơi làm việc của “nhóc thủ thư”.

Chủ Nhật, 15/12/1991 (Clare 20 tuổi)

CLARE: Đó là một buổi sáng thứ Bảy nắng đẹp, tôi đang trên đường về nhà từ căn hộ của Henry. Những con đường phủ đầy băng và ngập trong vài phân tuyết mới rơi. Mọi vật chìm trong một màu trắng sáng đến lóa mắt. Tôi đang hát theo Aretha Franklin, “R-E-S-P-E-C-T!” khi rẽ từ Addison qua Hoyne và nhìn thấy phía trước có chỗ đỗ xe. Hôm nay là ngày may mắn của tôi. Tôi đỗ xe, khéo léo đi qua vỉa hè trơn láng, bước vào tiền sảnh, miệng vẫn lẩm bẩm hát. Tôi có cảm giác lâng lâng mơ màng vì bắt đầu được ngủ cùng Henry, được thức dậy trên giường của anh ấy, được trở về nhà vào buổi sáng. Tôi trôi bồng bềnh qua những bậc thang. Chắc hẳn Charisse đang ở nhà thờ. Tôi nóng lòng được thảnh thơi tắm táp và cầm tờ New York Times. Ngay khi mở cửa, tôi không còn một mình nữa. Gomez đang ngồi ở phòng khách trong làn mây khói thuốc, rèm cửa đóng kín. Anh ấy chỉ ngồi yên đó, nên tôi bước về phòng mà không thèm chào hỏi. Tôi vẫn còn giận anh ấy.

“Clare.”

Tôi quay lại. “Gì?”

“Anh xin lỗi. Anh đã sai rồi.” Tôi chưa từng thấy Gomez thừa nhận mình sai bao giờ. Giọng anh ấy rền rĩ ồm ộp.

Tôi bước vào phòng khách và mở rèm cửa. Ánh nắng vất vả chui qua làn khói thuốc, nên tôi mở cửa sổ ra. “em không hiểu sao anh có thể hút thuốc nhiều đến thế này mà không làm thiết bị báo khói réo lên.”

Gomez giơ cục pin 9 volt lên. “Anh sẽ lắp nó lại trước khi về.”

Tôi ngồi xuống ghế trường kỉ. Tôi đợi cho Gomez nói tại sao anh ấy thay đổi chính kiến. Anh ấy cuộn một điếu thuốc khác, đốt nó lên và nhìn vào tôi.

“Anh đã ở bên cạnh anh chàng Henry của em cả đêm qua.”

“Em cũng vậy.”

“Thật sao? Bọn em đã làm gì?”

“Đi đến Facets, xem phim của Peter Greenaway, ăn món Ma-rốc và quay trở về căn hộ anh ấy.”

“Và em chỉ vừa rời đi.”

“Đúng vậy.”

“Buổi tối của anh thì không được lãng mạn bằng, nhưng kịch tính hơn. Anh đụng mặt anh chàng yêu đời của em trong một con hẻm cạnh Vic, đang nện Nick tới số. Sáng nay Trent nói với anh rằng Nick bị vỡ mũi, gãy ba cái xương sườn, năm cái ở xương tay, tổn thương cơ và phải khâu 46 mũi. Chưa kể cậu ấy sẽ cần một cái răng cửa mới nữa.” Tôi thản nhiên. Nick là một kẻ chuyên bắt nạt người khác. “Em phải nhìn mới thấy, Clare. Bạn trai em tẩn Nick như thể cậu ấy là một vật vô tri vô giác. Như thể Nick là một bức tượng anh ta đang tạc. Dồn hết sức vào nơi cần nện, BỤP. Anh sẽ rất ngưỡng một nếu nạn nhân không phải là Nick.”

“Tại sao Henry đánh Nick?”

Gomez tỏ vẻ không thoải mái. “Có vẻ như lỗi tại Nick. Cậu ấy thích bắt nạt… người đồng tính, và Henry đã ăn mặc như Bé Muffet đáng yêu.” Tôi có thể tưởng tượng. Tội nghiệp Henry.

“Và rồi?”

“Rồi bọn anh đột nhập cửa hàng đồ quân dụng”. Chưa có vấn đề gì.

“Và?”

“Rồi bọn anh đi đến Ann Sather’s dùng bữa tối.”

Tôi phì cười. Gomez cũng mỉm cười. “Rồi cậu ta kể cho anh nghe câu chuyện khùng điên mà em đã kể.”

“Vậy tại sao anh tin lời anh ấy?”

“Thì tại cái vẻ dửng dưng như không của cậu ta. Anh có thể thấy cậu ta biết anh khá rõ, từ trong ra ngoài. Và rồi cậu ta… tan biến, bỏ anh lại đó, và anh chỉ… không thể nào không tin.”

Tôi gật đầu cảm thông. “Việc biến mất khá ấn tượng nhỉ? Em vẫn còn nhớ đều đó từ lần đầu tiên gặp anh ấy, khi em còn nhỏ xíu. Một giây trước anh ấy còn bắt tay em, rồi, phụp! anh ấy biến mất. Mà này, anh ấy đến từ năm nào?”

“2000. Anh ta trông có vẻ già hơn rất nhiều.”

“Anh ấy phải trải qua nhiều khó khăn.” Thật dễ chịu khi có thể ngồi đây và nói về Henry với một người khác cũng biết chuyện. Một nỗi cảm kích với Gomez trào dâng rồi tan biến ngay khi anh ấy nhoài người về phía tôi và nói, vẻ nghiêm trọng. “Đừng lấy anh ta, Clare.”

“Anh ấy vẫn chưa hỏi em mà.”

“Em biết ý anh đấy.”

Tôi ngồi lặng thinh, nhìn đôi bàn tay của chính mình yên lặng siết chặt vào đùi. Tôi thấy lạnh và giận dữ. Tôi ngước lên. Gomez nhìn tôi lo âu.

“Em yêu Henry. Anh ấy là cuộc sống của em. Em đã đợi anh ấy cả cuộc đời này, và giờ, anh ấy đã ở đây.” Tôi không biết phải giải thích thế nào. “Với Henry, em có thể thấy mọi việc được bày ra, như một tấm bản đồ, quá khứ và tương lai, mọi việc đồng nhất, như thiên thần…” Tôi lắc đầu. Tôi không thể lý giải bằng lời. “Em có thể với tới anh ấy và chạm vào thời gian… anh ấy yêu em. Bọn em sẽ kết hôn bởi vì… bọn em là một phần của nhau…” Tôi ấp úng. “Nó đã diễn ra rồi. Tất cả đồng nhất.” Tôi liếc nhìn Gomez để xem những lời tôi nói có nghĩa gì không.

“Clare. Anh thích Henry, rất nhiều. Cậu ta rất thú vị. Nhưng cậu ta nguy hiểm lắm. Tất cả những người đàn bà ở bên cậu ta đều trở nên suy sụp. Anh chỉ không muốn em vô tình ngã vào vòng tay của tên khùng quyến rũ này…”

“Anh không thấy đã quá muộn rồi sao? Anh đang nói về người em đã biết từ khi lên sáu. Em biết Henry. Anh chỉ gặp anh ấy có hai lần và anh đang cố thuyết phục em nhảy khỏi chuyến tàu. Em không thể. Em đã nhìn thấy tương lai của mình; em không thể thay đổi nó, và ngay cả khi có thể em cũng không muốn.”

Gomez có vẻ đăm chiêu. “Cậu ta nhất quyết không nói cho anh về tương lai của anh.”

“Henry quan tâm đến anh; anh ấy không muốn làm vậy với anh.”

“Cậu ta đã làm vậy với em.”

“Điều đó không thể thay đổi; cuộc sống của bọn em rối vào nhau. Cả tuổi thơ của em khác biệt vì anh ấy, và anh ấy chẳng thể làm gì khác. Anh ấy đã cố gắng hết sức có thể.” Tôi nghe tiếng chìa khóa phòng của Charisse đang xoay ổ khóa.

“Clare, đừng giận… anh chỉ đang cố giúp em.”

Tôi mỉm cười với anh ấy. “Anh có thể giúp được bọn em. Rồi anh sẽ thấy.”

Charisse vừa ho vừa bước vào. “Ồ, anh yêu. Anh đã đợi lâu chưa?”

“Anh đang nói chuyện với Clare. Về Henry.”

“Em chắc rằng anh đang nói với cậu ấy rằng anh quý Henry đến mức nào”, Charisse nói bằng giọng cảnh cáo.

“Anh đang bảo cô ấy chạy càng xa càng tốt, về hướng ngược lại.”

“Ôi, Gomez. Clare, đừng nghe lời anh ấy. Khẩu vị đàn ông của anh ấy dở tệ.” Charisse nghiêm nghị ngồi xuống chỉ cách Gomez một bàn chân, Gomez đưa tay ra lôi cậu ấy vào đùi. Charisse liếc xéo.

“Cô ấy luôn thế này mỗi khi đi nhà thờ về.”

“Em muốn ăn sáng.”

“Dĩ nhiên em muốn, con bồ câu bé nhỏ.” Họ đứng dậy và lướt dọc hành lang vào trong bếp. Không lâu sau đó Charisse bật lên những tràng khúc khích lanh lảnh và Gomez cố tét vào mông cậu ấy bằng cuốn tạp chí Times. Tôi thở dài và đi về phòng mình. Mặt trời vẫn chiếu sáng. Tôi xả nước nóng vào chiếc bồn tắm cũ khổng lồ và trút bỏ bộ quần áo tối qua. Trong lúc trèo vào bồn, tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong gương. Khá đẫy đà. Nó khiến tôi phấn chấn lên nhiều; tôi trầm mình trong nước, cảm thấy mình như cung phi trong tranh của Ingres. Henry yêu tôi. Cuối cùng Henry cũng ở đây, vào lúc này. Và tôi yêu anh ấy. Tôi đưa tay vuốt ngực, một làn bọt mỏng bị nước kéo đi rồi phân tán. Tại sao mọi chuyện phải trở nên phức tạp? Chẳng phải phần phức tạp đã bị bỏ lại sau lưng chúng tôi rồi sao? Tôi dìm tóc xuống nước, ngắm nó bồng bềnh xung quanh mình, tối sẫm và trông như mạng nhện. Mình chưa bao giờ chọn Henry, anh ấy cũng chưa bao giờ chọn mình. Vậy thì tại sao nó có thể là sai lầm được? Lại một lần nữa tôi đối mặt với thực tế rằng chúng tôi không thể biết. Tôi nằm đó trong bồn tắm, nhìn chăm chăm vào những viên gạch lát phía trên bàn chân, cho đến khi nước trở nên nguội lạnh. Charisse gõ cửa và hỏi có phải tôi đã chết rồi không, cậu ấy có thể vào đánh răng chứ? Khi đang quấn tóc vào khăn, tôi thấy mình mờ ảo trong gương vì hơi nước và thời gian có vẻ như cuộn lại trong chính nó; tôi thấy mình như một tổ hợp của những ngày, những tháng năm cũ và tất cả thời gian tương lai đang tới. Đột nhiên tôi cảm thấy mình như đã trở nên vô hình. Nhưng rồi cảm giác đó tan biến nhanh như khi nó đến; tôi đứng yên trong một thoáng, rồi khoác lên mình chiếc áo choàng tắm, mở cửa bước ra ngoài

Thứ Bảy, 22/12/1991 (Henry 28 tuổi và Henry 33 tuổi)

HENRY: Chuông cửa kêu lúc 5 giờ 25 phút sáng luôn là điềm xấu. Tôi lảo đảo đi đến hệ thống điện thoại nội bộ và nhấn nút.

“Ai đấy?”

“Cho tôi vào.” Tôi nhấn nút một lần nữa và tiếng chuông khủng khiếp, biểu thị Chào mừng đến tổ ấm của tôi truyền qua đường dây. Bốn lăm giây sau tiếng thang máy kêu lên leng keng và bắt đầu đi lên. Tôi trùm áo choàng ngủ vào người, ra ngoài và đứng ở hành lang nhìn thang máy chuyển động qua ô cửa kính an toàn nhỏ, Chiếc lồng chim khổng lồ bay lượn lọt vào tầm mắt rồi dừng lại, và dĩ nhiên, người đứng trong đó là tôi.

Anh ta mở cửa lồng và bước vào hành lang, trần truồng, râu ria chưa được cạo, tóc rất ngắn. Chúng tôi nhanh chóng băng qua hành lang im lìm và chuồn vào trong căn hộ. Tôi đóng cửa lại, chúng tôi đứng nhìn nhau trong khoảnh khắc.

“Sao?” Tôi nói, chỉ để cho có. “Mọi việc thế nào?”

“Bình thường. Hôm nay ngày bao nhiêu?”

“22 tháng Mười Hai, năm 1991. Thứ Bảy.”

“Ồ! Violent Femmes ở Aragon tối nay hả?”

“Phải.”

Anh ta cười. “Chết tiệt. Đó là một buổi tối mới kinh khủng làm sao.” Anh ta đi về phía giường của tôi và trèo lên, kéo chăn trùm quá đầu. Tôi thả mình xuống bên cạnh.

“Này.” Không có tiếng phản hồi. “Anh từ đâu đến?”

“13 tháng Mười Một, năm 1996. Tôi đang nằm trên giường của mình. Nên để cho tôi ngủ chút đi, hoặc cậu sẽ hối tiếc sau 5 năm nữa đấy.”

Nghe cũng hợp tình hợp lý. Tôi cởi áo choàng ngủ và quay trở lại giường. Tôi đang nằm sai phía, đây là phía của Clare, như cách tôi vẫn gọi nó gần đây, vì bản sao của tôi đã chiếm đoạt chỗ thường ngày của tôi.

Mọi thứ đều khác khi nằm ở bên này của giường. Như thể khi bạn nhắm một mắt lại và nhìn thứ gì đó thật gần một lúc, rồi lại nhìn nó bằng con mắt còn lại. Tôi nằm đó hết nhìn vào chiếc ghế bành của mình với đống quần áo đặt trên bậu cửa sổ, rồi qua mu bàn tay phải của mình. Móng tay tôi cần phải cắt và căn hộ của tôi có thể đủ tiêu chuẩn cho quỹ viện trợ tai ương Bang. Có thể bản sao của tôi sẽ sẵn lòng góp sức, giúp đỡ dọn dẹp căn hộ một chút để trả công trú ngụ. Tôi nhẩm tính số đồ có trong tủ lạnh và chạn thức ăn rồi đi đến kết luận chúng tôi dự trữ đủ. Tôi đang tính đưa Clare về đây tối nay, nhưng không biết phải làm gì với cái thân thể thừa ra của tôi này. Tôi chợt nghĩ có lẽ Clare thích được ở bên phiên bản về sau này hơn, vì rốt cuộc họ biết nhau rõ hơn. Chẳng hiểu sao điều này khiến tôi rầu rĩ. Tôi cố nghĩ rằng bất cứ điều gì đang thiếu lúc này sẽ được bổ sung về sau, nhưng vẫn không khỏi cáu kỉnh và ước giá mà một trong hai chúng tôi biến đi nơi khác.

Tôi quan sát bản sao của mình. Anh ta đang cuộn tròn như một con nhím, quay lưng lại phía tôi, say sưa ngủ. Tôi ghen tỵ với anh ta. Anh ta là tôi, nhưng tôi chưa là anh ta. Anh ta đã trải qua 5 năm cuộc đời mà vẫn còn là một ẩn số đối với tôi, một điều bí ẩn đang cuộn mình chờ đợi để nhảy ra và cắn xé. Dĩ nhiên, bất kể khoái lạc có thể hưởng nào, anh ta đều đã hưởng; còn với tôi, chúng đang đợi như một hộp sô-cô-la chưa đụng tới.

Tôi cố hình dung anh ta dưới con mắt của Clare. Tại sao phải tóc ngắn? Tôi luôn tự hào về mái tóc đen ngang vai lượn sóng của mình; tôi đã để kiểu tóc này từ khi còn học phổ thông. Nhưng sớm hay muộn, tôi cũng sẽ cắt bỏ nó. Tôi chợt nhận ra mái tóc này là một trong những điều gợi nhắc cho Clare biết rằng tôi không hẳn là người đàn ông cô ấy đã biết từ những năm tháng tuổi thơ của cô ấy. Tôi chỉ là một bản thể gần đúng mà cô ấy đang ngầm dẫn lối đi đến con người tôi tồn tại trong mắt cô ấy. Tôi sẽ ra sao nếu không có cô ấy?

Sẽ không phải là người đàn ông đang thở sâu, từ tốn, và chậm rãi phía bên kia giường. Cổ và lưng của anh ta lượn sóng những đốt sống lưng và xương sườn. Da anh ta nhẵn thín, hầu như chẳng có sợi lông nào, được gắn khéo léo chắc nịch vào những thớ thịt và xương. Anh ta đang mệt lả, vậy mà vẫn ngủ như thể bất cứ giây phút nào anh ta sẽ có thể bật dậy mà chạy. Tôi trông có căng thẳng thế này? Chắc vậy. Clare vẫn thường phàn nàn rằng tôi không chịu thoải mái cho đến khi tôi cạn kiệt sức lực, nhưng thực ra tôi thường rất thoải mái mỗi khi ở bên cô ấy. Bản thể tôi già hơn này gầy và mệt mỏi hơn, săn chắc và tự tin hơn. Nhưng trước mặt tôi, anh ta có thể thành thực, anh ta hiểu tôi tường tận đến mức tôi chỉ có thể bằng lòng chấp nhận, vì lợi ích của chính tôi.

Đã là 7 giờ 14 phút, tất nhiên tôi không thể ngủ được nữa. Tôi bước xuống giường và bật máy pha cà phê. Tôi mặc quần lót và quần thun vào rồi vươn vai. Gần đây hai đầu gối của tôi đau nhức, nên tôi lót tấm đệm quanh chúng. Tôi đi tất và xỏ đôi giày chạy bộ tả tơi mà nhiều khả năng là nguyên nhân đau đầu gối vào, tự hứa sẽ đi mua đôi giày mới vào ngày mai. Đáng lẽ tôi nên hỏi vị khách của tôi thời tiết bên ngoài thế nào. Mà thôi, tháng Mười Hai ở Chicago, thời tiết tệ hại là điều không tránh khỏi. Tôi mặc vào chiếc áo phông Lễ hội Phim Chicago cổ lỗ sỉ, áo len chui đầu màu đen, và áo ấm dài tay màu cam có mũ trùm với hai chữ X ở trước và sau làm bằng băng keo phản quang. Tôi chộp đôi găng tay và chùm chìa khóa rồi đi ra ngoài, vào trong ngày mới.

Hôm nay không phải một ngày xấu trời như những ngày đầu đông vài hôm trước. Chỉ có rất ít tuyết trên mặt đường, và những cơn gió đang đùa giỡn với chúng, đẩy chúng chạy vòng quanh. Giao thông đang tắc nghẽn trên đường Dearborn, tạo nên một dàn nhạc âm thanh động cơ; bầu trời xám xịt như màu tro.

Tôi buộc chùm chìa khóa vào giày và quyết định chạy quanh hồ. Tôi chạy từ từ theo hướng đông từ Delaware qua đại lộ Michigan, qua cầu vượt, và bắt đầu tăng tốc bên cạnh đường dành cho xe đạp, tiến về phía bắc dọc bờ biển đường Cây Sồi. Chỉ có những người thực sự mê chạy và người đi xe đạp ra ngoài hôm nay. Hồ Michigan đặc một màu xám xịt; thủy triều đang xuống để lộ ra một dải cát màu nâu đậm. Những con hải âu đang bay lượn vòng quanh trên đầu tôi và tít xa giữa hồ. Tôi chuyển động khó nhọc; cái lạnh không bao giờ nương nhẹ cho khớp xương, tôi nhận ra trời khá lạnh ở đây, quanh hồ, có lẽ dưới 20oF. Nên tôi chạy chậm hơn bình thường một chút, làm nóng người, gợi nhắc cho hai đầu gối và hai mắt cá đáng thương của tôi rằng công việc cả đời của chúng là mang tôi đi thật xa và thật nhanh theo yêu cầu. Tôi có thể cảm nhận được không khí khô lạnh đang tràn ngập trong phổi, thấy tim bình thản đập, và khi ra tới đại lộ Phía Bắc tôi cảm thấy khỏe khoắn hơn nên đã bắt đầu tăng tốc độ. Chạy có nhiều ý nghĩa đối với tôi: sinh tồn, sự yên bình, phấn khích và độc lập. Nó là bằng chứng sự tồn tại hữu hình của tôi, của khả năng điều khiển chuyển động qua không gian mà không phải thời gian, của sự phục tùng, dù chỉ tạm thời, của cơ thể tôi trong tự do ý muốn chính tôi, Trong lúc chạy, tôi thở ra không khí và mọi vật cứ thế đến rồi đi xung quanh tôi, và con đường chuyển động như một bộ phim đèn chiếu dưới chân tôi. Tôi vẫn nhớ, hồi còn nhỏ, rất lâu trước khi có trò chơi điện tử và mạng Internet, tôi vẫn lắp những bộ phim đèn chiếu vào máy chiếu tồi tàn ở thư viện trường và chăm chú ngồi xem, vặn núm điều chỉnh hình ảnh sau một tiếng bíp. Tôi không còn nhớ chúng như thế nào hay chúng nói về điều gì, nhưng tôi vẫn nhớ mùi của thư viện, nhớ cách tôi nhảy dựng mỗi khi tiếng bíp vang lên. Tôi đang bay trong cảm giác đê mê đó, như thể tôi có thể chạy trên không khí, và tôi không thể bị đánh gục, không gì có thể cản tôi lại, không gì có thể, không gì có thể, không gì có thể…

Buổi tối cùng ngày (Henry 28 và 33, Clare 20)

CLARE: Chúng tôi đang trên đường đến nhạc hội Violent Femmes ở Aragon Ballroom. Sau một hồi miễn cưỡng từ phía Henry mà tôi không thể hiểu tại sao, vì anh ấy yêu Femmes, chúng tôi lượn quanh Uptown để tìm chỗ đậu xe. Tôi cứ đi lòng vòng mãi, qua Green Mill, qua các quán bar, qua những tòa căn hộ lờ mờ sáng và các cửa hiệu giặt tự động trông như những sân khấu sáng đèn. Cuối cùng tôi cũng đỗ được xe ở Argyle và chúng tôi lẩy bẩy đi bộ qua những vỉa hè lồi lõm. Henry đi rất nhanh, tôi luôn hết hơi mỗi khi chúng tôi đi bộ cùng nhau. Tôi để ý thấy anh ấy đang cố gắng đi cùng nhịp với tôi. Tôi tháo găng tay ra và đút tay vào túi áo choàng của anh ấy, anh ấy quàng tay qua vai tôi. Tôi rất hứng khởi vì Henry và tôi chưa bao giờ đi khiêu vũ trước đó; tôi lại rất thích Aragon, trong vẻ Tây Ban Nha tráng lệ suy tàn giả tạo của nó. Ngoại Meagram vẫn thường kể cho tôi nghe về các buổi khiêu vũ với các ban nhạc lớn ở đây vào những năm ba mươi, lúc mọi thứ vẫn còn mới mẻ và đáng yêu, chẳng có ai nổ súng trên ban công, và chẳng có những vũng nước tiểu trong phòng vệ sinh nam. Nhưng c’est la vie [1], thời thế thay đổi, và chúng ta ở đây, trong hiện tại.

[1] C’est la vie (tiếng Pháp): Đó là cuộc sống.

Chúng tôi đứng xếp hàng trong vài phút. Henry có vẻ căng thẳng, trong tình trạng cảnh giác. Anh ấy nắm tay tôi nhưng mắt liếc nhìn khắp đám đông. Tôi tranh thủ cơ hội để ngắm anh ấy. Henry thật đẹp. Tóc anh ấy dài ngang vai, chải ngược về phía sau, đen và bóng mượt. Anh ấy như một con mèo, mảnh dẻ, luôn toát ra vẻ bồn chồn và manh động. Anh ấy trông như thể sẽ không ngần ngại cắn bạn. Henry đang mặc áo choàng đen, áo sơ mi cotton trắng, cổ tay kiểu Pháp đang để lỏng, đung đưa dưới cổ tay áo choàng, một chiếc cà vạt bằng tơ màu xanh nõn chuối đáng yêu mà anh ấy để lỏng chỉ vừa đủ để tôi có thể nhìn thấy cơ bắp trên cổ, quần jeans đen và giày đế mềm cổ cao màu đen. Henry đưa tay vuốt tóc tôi và giữ nó quanh cổ tay. Trong khoảnh khắc, tôi là tù nhân của anh ấy, rồi mọi người trong hàng di chuyển về phía trước và anh ấy để tôi đi.

Chúng tôi đưa vé ra soát và ùa cùng đám đông đi vào trong tòa nhà. The Aragon có nhiều sảnh dài, hốc vòm và ban công bao quanh đại sảnh, rất lý tưởng để lẩn trốn hoặc đi lạc. Henry và tôi đi lên ban công gần sân khấu rồi ngồi xuống một cái bàn nhỏ xíu. Chúng tôi cởi áo khoác ra. Henry đang nhìn tôi chằm chằm.

“Trông em thật đáng yêu. Chiếc váy rất đẹp; nhưng anh không thể tin em có thể khiêu vũ khi mặc nó.”

Tôi đang mặc chiếc váy tơ tằm màu hoa tử đinh hương bó sát, chỉ duỗi ra vừa đủ để di chuyển. Tôi đã mặc thử nó trước gương buổi trưa nay và nó ổn. Điều khiến tôi lo ngại là mái tóc; vì không khí khô hanh của mùa đông nên nó trông có vẻ như dày gấp đôi bình thường. Tôi đưa tay vén nó lên thì Henry ngăn tôi lại.

“Đừng. Anh muốn ngắm em khi xõa tóc.”

Màn biểu diễn chuẩn bị bắt đầu. Chúng tôi kiên nhẫn lắng nghe. Mọi người đang lượn lờ quẩn quanh, nói chuyện và hút thuốc. Không có ghế ngồi dưới tầng chính. Tiếng ồn thật khủng khiếp.

Henry nhoài người và hét vào tai tôi. “Em có muốn uống gì không?”

“Cô-ca được rồi ạ.”

Anh ấy đi đến quầy bar. Tôi đặt tay lên rào chắn của ban công và ngắm đám đông. Các cô gái trong những bộ váy cổ điển, trong những bộ đồ chiến, các chàng trai để tóc mào gà, trong những chiếc áo vải dệt. Người cả hai giới trong áo phông và quần jeans. Các thanh niên đại học và người tuổi hai mươi, xen lẫn một số người đứng tuổi lác đác xung quanh.

Henry đã đi khá lâu. Màn trình diễn của ban nhạc mở màn đã kết thúc, rải rác có tiếng vỗ tay, các nhân viên kỹ thuật bắt đầu dọn nhạc cụ của ban nhạc lùi vào trong tường và đang mang ra một đống những nhạc cụ tương tự khác. Cuối cùng tôi mệt mỏi vì chờ đợi; bỏ rơi đống đồ đạc và bàn chúng tôi ngồi, tôi nép mình đi qua dòng người xuống những bậc thang và tiến vào tiền sảnh lờ mờ sáng nơi quầy bar được sắp xếp. Henry không có ở đó. Tôi di chuyển chậm rãi qua những đại sảnh và mái vòm, tìm kiếm nhưng gắng tỏ vẻ như đang không tìm kiếm.

Tôi nhìn thấy anh ấy ở cuối đại sảnh. Anh ấy đang đứng rất gần một người phụ nữ khác mà ban đầu tôi tưởng rằng họ đang ôm nhau; cô ấy đứng tựa vào tường, còn Henry đang rướn người về phía cô ấy, tay đặt trên mảng tường phía trên vai cô gái. Sự thân mật trong tư thế của họ khiến tôi như muốn ngừng thở. Cô ấy tóc vàng, có vẻ đẹp Đức, cao và rất rực rỡ.

Khi tiến đến gần hơn, tôi nhận ra không phải họ đang hôn nhau mà là đang cãi nhau. Henry đang dùng tay còn lại để nhấn mạnh bất cứ điều gì anh ấy đang thét vào mặt cô ấy. Đột nhiên khuôn mặt bình thản của cô ấy chuyển sang giận dữ, chực òa khóc. Cô ấy hét điều gì đó trở lại. Henry lùi lại và vung tay lên trời. Tôi nghe được những điều cuối cùng Henry nói trong lúc anh ấy bỏ đi: “Anh không thể, Ingrid, anh không thể. Anh rất tiếc…”

“Henry! Cô ấy đuổi theo Henry, rồi cả hai người họ nhìn thấy tôi đang đứng trơ giữa hành lang. Henry rầu rĩ nắm tay tôi và chúng tôi bước nhanh quay trở lại cầu thang. Khi bước lên đến bậc thứ ba, tôi quay người lại và thấy cô gái đang đứng đó nhìn chúng tôi, tay cô ấy buông lỏng hai bên, bất lực và căng thẳng. Henry liếc nhìn, chúng tôi quay người trở lại và tiếp tục đi lên những bậc thang.

Chúng tôi tìm thấy bàn của mình vẫn còn trống một cách kì diệu và áo choàng vẫn còn nguyên. Đèn vòm dịu xuống và Henry cao giọng giữa tiếng ồn của đám đông. “Anh xin lỗi. Anh chưa kịp tới quầy bar, anh gặp Ingrid và…”

Ingrid là ai? Tôi nghĩ đến hình ảnh chính mình lúc đứng trong phòng tắm nhà Henry với thỏi son trên tay và tôi cần phải biết, nhưng bóng tối bao trùm và Violent Femmes bước lên sân khấu.

Gordon Gano đứng trước microphone liếc nhìn tất cả chúng tôi, âm nhạc vang lên rồi anh ấy rướn người về phía trước và ngân nga đoạn mở đầu của Blister in the Sun. Henry và tôi ngồi lắng nghe, rồi anh ấy nhoài người lại gần tôi, hét lên hỏi, “Em có muốn về không?” Sàn nhảy đang rầm rập tiếng ồn của đám đông.

“Em muốn nhảy!”

Henry có vẻ nhẹ nhõm. “Tuyệt! Phải rồi! Hãy nhảy nào!” Anh ấy cởi bỏ cà vạt và nhét nó vào túi áo choàng. Chúng tôi đi xuống tầng dưới và bước vào đại sảnh chính. Tôi thấy Charisse và Gomez đang nhún nhảy cùng nhau. Charisse dĩ nhiên đang cuồng dại, còn Gomez hầu như chẳng di chuyển chút nào, điếu thuốc vẫn bập bùng trên môi. Anh ấy nhìn thấy tôi và khẽ vẫy tay. Di chuyển vào đám đông giống như lội xuống hồ Michigan; chúng tôi bị cuốn vào và dạt theo dòng người, trôi nổi lại gần sân khấu. Đám đông đang rống lên Nữa đi! Nữa đi! và Femmes trả lời bằng cách tấn công nhạc cụ của họ điên cuồng mãnh liệt. Henry đang chuyển động, lắc lư theo tiếng bass. Chúng tôi ở ngay rìa đám người náo loạn, những người đang nhảy hết tốc lực ở một phía, phía bên kia là những người đang lắc hông, tay đập xuống không ngừng theo giai điệu.

Chúng tôi nhảy. Âm nhạc chạy qua tôi, những đợt sóng âm chộp lấy tôi đến tận xương tủy, di chuyển chân tôi, hông và vai tôi mà chẳng cần hỏi ý kiến não bộ. (Hỡi cô gái xinh đẹp, tôi yêu chiếc váy của cô, nụ cười nữ sinh rạng rỡ, ồ phải, cô ấy đâu rồi, tôi chẳng rõ). Tôi mở mắt ra và thấy Henry đang nhìn tôi trong khi nhảy. Khi tôi đưa tay lên, anh ấy ôm ghì lấy hông tôi và nhấc bổng tôi lên. Tôi có thể nhìn toàn cảnh của sàn nhảy. Ai đó vẫy tay với tôi nhưng trước khi tôi có thể nhận dạng Henry đã đặt tôi xuống trở lại. Chúng tôi nhảy gần nhau, chúng tôi nhảy xa nhau. (Làm sao tôi có thể giải thích nỗi đau riêng mình?). Mồ hôi đang chảy ròng ròng. Henry lắc đầu, mái tóc của anh ấy tạo nên một màng đen mờ ảo và mồ hôi của anh ấy bắn khắp người tôi. Âm nhạc đang thúc giục, nhạo báng những người hiện hữu (Tôi chẳng có gì nhiều để sống cho, tôi chẳng có gì nhiều để sống cho, tôi chẳng có gì nhiều để sống cho). Chúng tôi ném mình vào từng điệu nhạc. Thân thể tôi giãn nở, hai chân tôi tê dại, và cảm giác nóng nực tràn từ háng cho đến đỉnh đầu. Mái tóc tôi là những dải dây ướt át dính chặt vào tay, cổ, mặt và lưng. Tiếng nhạc nện vào tường và dừng lại. Tim tôi đập thình thịch. Tôi đưa tay lên ngực Henry và ngạc nhiên khi thấy nó chỉ hơi trật nhịp.

Vài phút sau, tôi bước vào nhà vệ sinh nữ và thấy Ingrid đang ngồi khóc trên bệ. Một người phụ nữ da màu nhỏ nhắn với mái tóc dài cuốn lọn đẹp tuyệt vời đang ngồi trước mặt Ingrid, nhỏ nhẹ nói và vuốt tóc cô ấy. Tiếng sụt sịt của Ingrid vọng lại từ những viên gạch lát ẩm ướt màu vàng. Tôi đi ra khỏi phòng và sự chuyển động của tôi đã thu hút sự chú ý của họ. Họ nhìn tôi. Ingrid trông nhếch nhác. Tất cả vẻ đẹp Đức của cô ấy đã biến mất, khuôn mặt cô ấy đỏ và sưng húp, đồ trang điểm của cô ấy chảy từng vệt dài trên má. Cô ấy nhìn tôi chằm chằm, trống trải và kiệt quệ. Người phụ nữ da đen bước lại gần tôi. Cô ấy thanh tú, mỏng manh, tối và buồn. Cô ấy đứng rất gần, nói khẽ.

“Em gái”, cô ấy nói, “em tên gì?”

Tôi ngần ngại. “Clare”, cuối cùng tôi đáp.

Cô ấy ngoái lại nhìn Ingrid. “Clare. Một lời khuyên chân thành, em đang lởn vởn nơi em không được chào đón. Henry, anh ấy là một kẻ tồi tệ, nhưng là kẻ tồi tệ của Ingrid; em sẽ là một kẻ khờ nếu định vui đùa cùng anh ta. Hiểu chị nói gì không?”

Tôi không muốn biết nhưng tôi không thể ngăn nổi mình. “Chị đang nói gì vậy?”

“Họ đã chuẩn bị kết hôn. Rồi Henry tháo chạy, nói với Ingrid rằng anh ta xin lỗi. Mà quên đi. Chị đã bảo Ingrid rằng không ở bên anh ta sẽ tốt hơn cho cô ấy, nhưng cô ấy không chịu nghe. Anh ta đối xử với cô ấy thật tệ, vùi đầu vào uống như thể họ không còn sản xuất rượu nữa, biến mất hằng ngày dài rồi lại xuất hiện như chưa từng có việc gì xảy ra, làm tình với bất cứ thứ gì đứng yên đủ lâu. Henry là người như thế đấy. Khi anh ta khiến em khóc lóc rên rỉ, đừng nói rằng không có ai cảnh báo em.” Cô ấy quay đi đột ngột và bước trở lại bên cạnh Ingrid, người vẫn đang nhìn tôi chằm chằm, với vẻ tuyệt vọng khôn cùng.

“Tôi xin lỗi”, tôi nói, rồi bỏ chạy.

Tôi lang thang quanh các đại sảnh, rồi cuối cùng cũng tìm được một góc vòm trống chỉ có mình cô gái trẻ ăn vận theo mốt của thập niên 80, đang lăn ra bất tỉnh trên chiếc tràng kỉ bằng nhựa với điếu thuốc đang cháy trên tay. Tôi lấy điếu thuốc ra khỏi tay cô gái và dúi nó vào một viên gạch dơ dáy. Tôi ngồi trên thành ghế, âm nhạc rúng động từ xương cụt lên tận xương tủy của tôi. Tôi có thể cảm nhận được nó bằng răng của mình. Tôi vẫn cần phải đi vệ sinh và đầu tôi đau như búa bổ. Tôi muốn khóc. Tôi không hiểu chuyện gì vừa mới xảy ra. Chính xác là, tôi hiểu nhưng không biết phải làm gì với nó. Tôi không biết liệu tôi có nên quên nó đi, hay giận dữ với Henry và yêu cầu một sự giải thích. Tôi đã trông đợi gì chứ? Tôi ước gì mình có thể gửi một tấm thiệp đến quá khứ, đến Henry ti tiện mà tôi chẳng biết gì này: Đừng làm gì cả, hãy đợi em. Ước gì anh ở đây giờ này.

Henry thò đầu vào. “Em đây rồi. Anh tưởng đã lạc mất em.”

Tóc ngắn. Hoặc là Henry đã cắt tóc trong nửa giờ đồng hồ vừa rồi, hoặc tôi đang nhìn thấy người lạc giữa dòng thời gian yêu thích của mình. Tôi nhảy dựng lên và bổ nhào vào anh ấy.

“Ối… xin chào, anh cũng rất mừng được gặp em…”

“Em nhớ anh…” giờ thì tôi đang khóc.

“Em đã ở bên anh không rời trong nhiều tuần lễ.”

“Em biết, nhưng… anh chưa phải là anh… ý em là, anh rất khác. Chết tiệt.” Tôi tựa vào tường và Henry tựa vào tôi. Chúng tôi hôn nhau, rồi Henry bắt đầu liếm mặt tôi như một con mèo mẹ. Tôi cố kêu rừ...ừ...ừ rồi phá lên cười. “Anh thật đê tiện. Anh đang cố làm em xao nhãng khỏi những hành vi bỉ ổi của anh…”

“Hành vi nào? Anh đã không biết về sự tồn tại của em. Anh đã hẹn hò Ingrid trong buồn rầu. Rồi anh gặp em. Anh đã chia tay Ingrid trong vòng chỉ chưa đến 24 giờ đồng hồ sau đó. Ý anh là, sự bội tín không có hiệu lực đối với những hành vi trong quá khứ.”

“Cô ta nói…”

“Ai nói?”

“Người phụ nữ da đen.” Tôi ra dấu tóc dài. “Lùn, mắt to, tóc xoăn từng lọn…”

“Ôi Chúa ơi. Đó là Celia Attley. Cô ta căm ghét anh. Cô ta yêu Ingrid.”

“Cô ta nói anh đang chuẩn bị kết hôn cùng Ingrid. Rằng anh say xỉn tối ngày, quan hệ lăng nhăng, cơ bản bảo rằng anh là một người tồi tệ và em nên bỏ chạy càng xa càng tốt. Đó là những gì cô ta nói.”

Henry bị giằng xé giữa sự khôi hài và ngờ vực. “Thì, một số điều trên là đúng, Anh đã khá lăng nhăng, và anh nổi tiếng là bợm rượu. Nhưng bọn anh không đính hôn cùng nhau. Anh không điên đến mức muốn cưới Ingrid. Bọn anh chỉ tận hưởng cảm giác khốn khổ cùng nhau.”

“Nhưng tại sao…”

“Clare, rất ít người gặp tri kỉ của họ ở tuổi lên sáu. Vậy nên em phải giải khuây bằng cách nào đó. Và Ingrid đã rất… kiên nhẫn. Quá kiên nhẫn. Sẵn sàng chấp nhận những hành vi kỳ quái của anh, hy vọng một ngày anh sẽ tu chỉnh và cưới kẻ đọa đầy là cô ấy. Và khi có ai đó kiên nhẫn như vậy với mình, em sẽ phải thấy cảm kích và không muốn làm tổn thương họ. Những điều này có lý chút nào không?”

“Có lẽ. Ý em là, không, không có đối với em. Em không suy nghĩ theo lối đó.”

Henry thở dài. “Rất quyến rũ khi em có thể mông muội trong logic hủ nát của hầu hết các mối quan hệ như vậy. Tin anh đi. Khi chúng ta gặp nhau, anh đã là một mớ hoang tàn, tồi tệ và đáng bị nguyền rủa. Anh đã dần trấn tĩnh lại vì anh có thể thấy rằng em là một con người và anh cũng muốn được làm một con người. Anh đã cố gắng làm điều đó mà không để em nhận ra, vì anh vẫn chưa nhận ra tất cả sự giả vờ đó là vô nghĩa giữa chúng ta. Đó là một quãng đường dài để đi từ con người mà em đang đối mặt ở năm 1991 đến anh, người đang nói chuyện với em vào lúc này, đến từ năm 1996. Em phải cố gắng cùng anh; anh không thể đến đó chỉ dựa vào sức mình.”

“Vâng, nhưng thật khó khăn. Em không quen làm một cô giáo.”

“Cứ mỗi khi em cảm thấy nản chí, hãy nghĩ đến tất cả thời gian anh đã dành, đang dành cho con người bé xíu của em. Dạy toán, thực vật học, đánh vần và lịch sử nước Mỹ. Ý anh là, em có thể nói những điều tồi tệ về anh bằng tiếng Pháp vì anh đã ngồi đó và nhồi nhét chúng vào đầu em.”

“Quả đúng vậy. Il a les defaults de ses qualities [2]. Nhưng em cược rằng dạy những điều đó dễ dàng hơn nhiều so với chuyện dạy cách làm thế nào để hạnh phúc.”

[2] Il a les defaults de ses qualities (tiếng Pháp): Trong ưu điểm có những nhược điểm

“Nhưng em làm anh hạnh phúc. Giữ được hạnh phúc mới là phần khó khăn.” Henry đang nghịch tóc tôi, cuộn chúng lại thành từng nút nhỏ. “Nghe này, Clare, anh sẽ trả em lại cho thằng đần em đến đây cùng. Cậu ta đang ngồi rầu rĩ trên ban công và tự hỏi em ở đâu.”

Tôi nhận ra rằng tôi đã quên bẵng Henry hiện tại của mình để mải mê trong niềm hân hoan vì được gặp người cũ, Henry của tương lai, và tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi bỗng có niềm ham muốn mãnh liệt gần như của một bà mẹ muốn dỗ dành cậu bé lạ lẫm đang trên đường trở thành người đàn ông đứng trước mặt tôi lúc này, người hôn tôi và bỏ tôi lại với lời khiển trách, dặn tôi phải tử tế hơn. Trong lúc bước lên cầu thang, tôi nhìn Henry tương lai của mình hòa vào đám đông cuồng nhiệt, và tôi di chuyển như thể đang ở trong một giấc mơ để tìm Henry của tôi ở đây, vào lúc này.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9: Giáng sinh, ba


Thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, 24, 25, 26/12/1991 (Clare 20 tuổi, Henry 28 tuổi)

CLARE: 8 giờ 32 phút sáng ngày 24 tháng Mười Hai, tôi và Henry đang trên đường đến biệt thự Sáo Bắc Mỹ cho kỳ nghỉ Giáng Sinh. Hôm nay là một ngày sáng đẹp, ở Chicago lúc này không có tuyết, nhưng ở Nam Haven, tuyết rơi dày sáu inch. Trước khi lên đường, Henry đã dành thời gian bảo trì xe, kiểm tra lốp và nhìn cả vào đầu máy. Tôi không nghĩ anh ấy biết mình đang nhìn gì một chút nào. Xe của tôi là một chiếc Honda Civic năm 1990 màu trắng đáng yêu, và tôi rất thích nó, nhưng Henry cực kỳ ghét đi xe, đặc biệt là những chiếc xe nhỏ. Anh ấy là một hành khách khó tính, lúc nào cũng bám chặt lấy tay vịn trên ghế và đạp thắng mỗi khi chúng tôi vượt qua xe ai đó. Có lẽ anh ấy sẽ bớt sợ nếu có thể cầm lái, nhưng vì một số lý do hiển nhiên, Henry không có bằng lái. Vậy nên chúng tôi rong ruổi dọc cao tốc Indiana trong ngày mùa đông đẹp trời này; tôi thì điềm tĩnh và mong đợi được gặp gia đình, còn Henry thật vô phương cứu chữa. Chưa kể sáng nay anh ấy đã không tập chạy; tôi nhận ra rằng Henry cần một lượng lớn hoạt động thân thể mọi lúc để có thể trở nên vui vẻ. Giống như thể đi chơi cùng chó săn nhỏ. Ở bên Henry trong thời gian thực thật khác. Khi tôi còn nhỏ, Henry đến rồi đi, và những lần chúng tôi gặp mặt đều tập trung, kịch tính và đáng lo nghĩ. Có rất nhiều điều Henry đã chẳng nói cho tôi, và hầu hết mọi thời gian anh ấy không chịu để tôi lại gần, nên tôi luôn có cảm giác không thỏa mãn mãnh liệt. Khi cuối cùng cũng tìm được anh ấy ở hiện tại, tôi những tưởng nó cũng sẽ như vậy. Nhưng không, nó tuyệt hơn nhiều, ở nhiều mặt. Điểm đầu tiên và quan trọng nhất là thay vì từ chối đụng vào tôi, Henry lại không ngừng chủ động lại gần, hôn tôi và quan hệ cùng tôi. Tôi cảm thấy như mình đã trở thành một con người khác, một người được tắm trong hồ nước của dục vọng. Và anh ấy kể cho tôi nghe nhiều thứ. Bất kể điều gì tôi hỏi anh ấy về bản thân, cuộc sống và gia đình, anh ấy đều kể cho tôi nghe, với đầy đủ tên, địa chỉ, và ngày tháng. Những điều đã có vẻ kì bí khi tôi còn là một đứa trẻ giờ đây trở nên hoàn toàn hợp lý. Nhưng điều tuyệt vời hơn hết thảy là tôi được gặp anh trong khoảng thời gian dài - hàng giờ, hàng ngày. Tôi biết phải tìm anh ở đâu. Anh ấy đi làm, rồi trở về nhà. Đôi lúc, tôi mở sổ địa chỉ ra và cứ nhìn đăm đăm vào: Henry DeTamble, 714 Dearborn, lie, Chicago, IL 60610, 312-431-8313. Họ tên, địa chỉ và số điện thoại. Tôi có thể gọi điện cho anh. Đây là một phép màu. Tôi cảm thấy như Dorothy, khi ngôi nhà của cô ấy hạ cánh xuống Oz và thế giới chuyển sang chỉ có màu trắng và đen. Chúng tôi không còn ở Kansas nữa.

Thực tế, chúng tôi đang chuẩn bị vào tới Michigan, và có một trạm nghỉ phía trước. Tôi tấp xe vào bãi đỗ, rồi chúng tôi ra ngoài và duỗi tay chân. Chúng tôi bước vào trong tòa nhà, có nhiều bản đồ, tờ rơi cho khách du lịch, và một dãy dài những chiếc máy bán hàng tự động.

“Ồ”, Henry nói. Anh ấy lại gần và xem xét đống đồ ăn tạp nhạp, rồi bắt đầu đọc bộ sách quảng cáo. “Hãy đi đến Frankenmuth nhé! 365 ngày Giáng Sinh mỗi năm! Chúa ơi, anh sẽ tự mổ bụng chỉ sau nửa giờ đồng hồ ở đó. Em có tiền lẻ không?”

Tôi tìm thấy một nắm tiền lẻ ở đáy túi xách và chúng tôi hân hoan dùng chúng để mua hai lon Cô-ca, một hộp Good & Plenty, và một thỏi Hershey. Chúng tôi bước trở ra không khí khô lạnh, tay trong tay. Chúng tôi ngồi trong xe, mở nắp cô-ca và hấp thu các món đường. Henry nhìn đồng hồ của tôi nói, “Thật suy đồi. Mới chỉ có 9 giờ 15.”

“Một vài phút nữa sẽ là 10 giờ 15.”

“Ồ phải. Thời gian ở Michigan sớm hơn 1 tiếng. Thật không tưởng.”

Tôi nhìn anh ấy. “Mọi thứ đều không tưởng. Em không thể tin anh thực sự đang trên đường đến gặp gia đình em. Em đã mất biết bao thời gian để che giấu anh khỏi họ.”

“Chỉ vì yêu mến em nên anh mới làm thế này. Anh đã dành biết bao thời gian lảng tránh những chuyến đi đường dài, gặp gỡ gia đình bạn gái vào Giáng Sinh. Việc anh đang làm cả ba điều một lúc chứng tỏ anh yêu em biết nhường nào.”

“Henry…” Tôi quay sang phía anh ấy; chúng tôi hôn nhau. Nụ hôn chuyển sang thứ gì đó nhiều hơn thế khi tôi nhìn thấy qua khóe mắt ba cậu bé còn chưa dậy thì và con chó to lớn đang đứng cách chúng tôi chỉ vài thước, nhìn chúng tôi với vẻ thích thú. Henry quay sang để xem tôi đang nhìn gì và cả ba cậu bé mỉm cười rồi ra dấu tán thưởng. Chúng đi nước kiệu về phía xe tải nhỏ của bố mẹ chúng.

“Nhân tiện, việc nghỉ ngơi ở nhà em được sắp xếp như thế nào nhỉ?”

“Ồ. Hôm qua Etta gọi cho em về chuyện đó. Em sẽ ở phòng riêng của em còn anh ở phòng màu xanh. Chúng ta ở hai đầu hành lang, phòng của bố mẹ em và Alicia ở giữa.”

“Và chúng ta quyết tâm nghe theo sự sắp xếp này đến khi nào?”

Tôi khởi động xe và chúng tôi trở lại xa lộ. “Em không biết vì em chưa từng làm việc này bao giờ. Mark thường đưa các cô bạn gái của anh ấy xuống phòng tập và quan hệ với họ trên ghế bành trong vài giờ. Tất cả mọi người giả vờ như không biết. Nếu chuyện trở nên khó khăn, chúng ta lúc nào cũng có thể xuống phòng đọc; em vẫn thường giấu anh dưới đó mà.”

Henry nhìn ra ngoài cửa sổ. “Việc này cũng không đến nỗi tệ.”

“Việc gì cơ?”

“Đi đường. Trong xe. Trên xa lộ.”

“Chao ôi! Tiếp theo anh sẽ dám đặt chân lên máy bay.”

“Không bao giờ.”

“Paris. Cairo. London. Kyoto.”

“Không đời nào. Anh luôn tin rằng mình sẽ biến mất khi đang ở trên máy bay và chỉ có Chúa mới biết anh có thể hiện hình trở lại trên một con chim đang phóng đi với tốc độ 350 dặm một giờ hay không. Anh sẽ rơi từ trên trời xuống như Icarus.”

“Thật sao?”

“Chắc chắn anh sẽ không kiểm chứng.”

“Anh có thể đi đến những nơi đó bằng cách đi xuyên thời gian không?”

“Giả thiết của anh là, nhớ, đây chỉ là giả thiết đặc biệt về du hành thời gian với tư cách người du hành trải nghiệm Henry DeTamble chứ không phải giả thiết chung về du hành thời gian đâu nhé.”

“Được rồi.”

“Đầu tiên, anh nghĩ đó là vấn đề não bộ. Anh nghĩ nó rất giống với chứng động kinh, vì nó có xu hướng xảy ra khi anh bị áp lực, và có một số tín hiệu vật chất, như đèn chớp, có thể dẫn đến việc du hành. Và vì những việc như chạy bộ, tình dục và thuốc có thể giúp anh bám trụ lại với hiện tại. Thứ hai, anh hoàn toàn không có khả năng điều khiển nơi chốn và thời gian sẽ đến, hay độ dài của mỗi cuộc hành trình, hay khi nào sẽ trở lại. Vậy nên du lịch thời gian vòng quanh vùng duyên hải miền nam châu Âu hiếm có thể xảy ra. Nói vậy vì tiềm thức của anh có vẻ can thiệp rất nhiều vào chuyện kiểm soát du hành, vì anh dành rất nhiều thời gian trong quá khứ của mình, quay trở lại những sự kiện thú vị hoặc quan trọng, hiển nhiên anh sẽ dành một khoảng thời gian tương đối để ghé thăm em, mà anh đang rất nóng lòng chờ đợi. Anh có khuynh hướng đi tới những nơi ngẫu nhiên. Nhưng về cơ bản, anh có xu hướng trở về quá khứ nhiều hơn là đi tới tương lai.”

“Anh đã đi tới tương lai? Em không biết anh có thể làm vậy.”

Henry trông có vẻ thỏa mãn với chính mình. “Cho đến giờ, phạm vi của anh dao động trong khoảng 50 năm theo mỗi chiều. Nhưng rất ít khi anh đi đến tương lai, và anh không nghĩ mình có thể thấy gì hữu ích ở đó. Nó luôn ngắn ngủi. Và có thể tại vì anh không biết mình đang nhìn gì. Quá khứ kéo anh lại nhiều hơn. Khi ở trong quá khứ, anh cảm thấy chắc chắn hơn. có lẽ vì bản thân tương lai ít ổn định hơn? Anh không biết. Anh luôn có cảm giác không khí loãng hơn ở tương lai: cảm giác khác biệt. Khó hơn để chạy ở đó.” Henry trầm ngâm nói những điều này, và bất chợt tôi có cảm giác kinh hãi thoáng qua vì phải ở những nơi, những thời điểm xa lạ, không quần áo, không bạn bè…

“Đó là lý do vì sao chân anh…”

“Như da thuộc.” Lòng bàn chân Henry có những vết chai sạn dày, như thể chúng đang cố gắng biến thành một đôi giày. “Anh là con quỷ móng guốc. Nếu có chuyện gì xảy ra với chân anh thì bắn chết anh luôn cho rồi.”

Chúng tôi lái xe trong im lặng một hồi. Xa lộ nhấp nhô, cao lên rồi hạ xuống, những cánh đồng ngập xác ngô chết vụt qua mặt. Các nông trang đứng tắm trong ánh nắng mùa đông, những chiếc xe tải nhỏ, xe ngựa kéo và ô tô xếp dọc trên đường vào nhà. Tôi thở dài. Về thăm gia đình thật là một trải nghiệm lăn lộn. Tôi nóng lòng muốn gặp Alicia và Etta, tôi lo lắng cho mẹ và không muốn phải đối mặt với bố và Mark. Nhưng tôi tò mò muốn biết họ sẽ đối mặt với Henry, cũng như anh ấy sẽ đối mặt với họ như thế nào. Tôi tự hào vì đã giữ Henry như một bí mật trong suốt thời gian dài như vậy. Suốt 14 năm. Khi bạn là một đứa trẻ, 14 năm là bất tận.

Chúng tôi đi qua Wal-Mart, Dairy Queen, McDonald’s, nhiều cánh đồng ngô khác, một vườn cây ăn quả. Vườn dâu tây, vườn cây việt quất cho khách tự hái. Vào mùa hè, con đường này là một hành lang dài của hoa quả, ngũ cốc và chủ nghĩa tư bản. Nhưng giờ những cánh đồng đã chết và khô cằn; xe cộ chỉ biết tăng tốc dọc con đường cao tốc lạnh đầy nắng và lờ đi các bãi đỗ xe đang vẫy gọi.

Tôi chưa bao giờ nghĩ nhiều về Nam Haven cho tới khi chuyển đến Chicago. Nhà của chúng tôi lúc nào cũng như một hòn đảo, nằm trong khu vực tư nhân, bao quanh bởi đồng cỏ, vườn cây ăn quả, rừng và nông trại, còn Nam Haven chỉ là thị trấn, như trong Hãy đi đến thị trấn và mua kem nhé. Thị trấn là cửa hàng tạp hóa, là tiệm dụng cụ đồ bếp, cửa hàng bánh ngọt Mackenzie và cửa hàng băng đĩa, nhạc phổ ở trung tâm mua sắm Music, cửa hàng ưa thích của Alicia. Chúng tôi thường đứng trước tiệm ảnh của Appleyard và vẽ lên những câu chuyện về các cô dâu, các cậu bé sơ sinh và các gia đình đang nở nụ cười khó ưa sau ô cửa sổ. Chúng tôi đã không nghĩ thư viện trông buồn cười trong vẻ tráng lệ nhái Hi Lạp của nó, hay đã không thấy việc nấu nướng thật tẻ nhạt và hạn chế, hay các bộ phim ở Michigan thật đơn giản. Những suy nghĩ này xuất hiện về sau này, khi tôi đã trở thành một cư dân của thành phố, một người xa quê khắc khoải ngăn cách chính mình khỏi những cung cách quê mùa thời tuổi trẻ của cô ấy. Một nỗi luyến tiếc cho cô gái nhỏ là tôi, người đã yêu những cánh đồng và tin vào Chúa, người đã dành những ngày nghỉ ốm mùa đông ở nhà đọc Nancy Drew và mút từng giọt thuốc ho vị bạc hà, người có thể giữ bí mật. Tôi liếc nhìn Henry và thấy anh đã lăn ra ngủ.

Nam Haven, 50 dặm.

Hai mươi dặn, mười hai, ba, một.

Đường Phoenix.

Cao tốc Blue Star.

Và rồi: ngõ Meagram. Tôi với tay sang đánh thức Henry nhưng anh ấy đã tỉnh từ lâu. Anh ấy mỉm cười lo lắng và nhìn ra cửa sổ tới đường hầm hun hút những ngọn cây trơ trọi giữa mùa đông trong lúc chúng tôi rầm rập tiến tới. Khi cánh cửa ló dạng, tôi dò dẫm trong ngăn đựng đồ nhỏ trên xe để tìm điều khiển, rồi cánh cửa bật ra và chúng tôi đi qua nó.

Căn nhà hiện ra như bật lên từ trang sách. Henry há hốc miệng, rồi bắt đầu phá lên cười.

“Sao vậy?” Tôi hỏi.

“Anh không nghĩ nó khổng lồ đến thế. Con quái vậy này có tất cả bao nhiêu phòng?”

“Hai mươi tư”, tôi trả lời anh ấy. Etta đang vẫy tay với chúng tôi từ cửa sổ đại sảnh trong lúc tôi đi vòng quanh con đường và dừng lại trước cửa chính. Tóc bà đã bạc nhiều hơn so với lần cuối tôi ở nhà, nhưng mặt bà đang ửng hồng trong niềm hân hoan. Trong lúc chúng tôi trèo ra khỏi xe, Etta thận trọng bước xuống những bậc thang phủ băng, bà không mặc áo choàng, chỉ độc chiếc váy màu xanh nước biển với cổ viền ren, thận trọng giữ thăng bằng cho thân thể mập mạp trên đôi giày bệt. Tôi chạy lại định đỡ tay bà nhưng bà xua tôi ra cho đến khi xuống bậc thềm cuối cùng rồi ôm lấy tôi và hôn (tôi ngửi mùi Noxzema và mùi phấn của Etta một cách hân hoan) trong lúc Henry đứng bên cạnh, chờ đợi. “Và chúng ta có gì ở đây thế này?” bà nói như thể Henry là cậu bé tôi mang theo về mà không báo trước. “Etta Milbauer, Henry DeTamble”, tôi giới thiệu. Tôi nhìn thấy vẻ “Ồ” thoáng qua trên mặt Henry và tôi tự hỏi không biết anh ấy đã nghĩ bà là ai? Etta cười toét miệng với Henry trong lúc chúng tôi trèo lên bậc thềm. Henry hạ giọng và hỏi tôi, “Đồ đạc chúng ta thì thế nào?” tôi bảo anh ấy rằng Peter sẽ lo việc đó. “Mọi người đâu hết ạ?” tôi hỏi, Etta bảo rằng bữa trưa sẽ được chuẩn bị trong 15 phút nữa, chúng tôi có thể cởi áo khoác ngoài, đi rửa ráy rồi vào dùng bữa. Bà bỏ chúng tôi đứng giữa tiền sảnh rồi lẩn vào bếp. Tôi quay người, cởi áo khoác và treo nó trong tủ quần áo ở tiền sảnh. Khi tôi quay người lại Henry đang vẫy tay với ai đó. Tôi liếc nhìn xung quanh anh ấy và nhận ra Nell đang thò khuôn mặt với cái mũi hếch, to kềnh ra từ cửa phòng ăn, mỉm cười và tôi chạy lại trao cho bà một nụ hôn sướt mướt, bà khúc khích cười với tôi, nói, “Một anh chàng đẹp trai đấy, đồ khỉ cái”, rồi lại lẩn vào phòng trước khi Henry có thể đuổi kịp chúng tôi.

“Nell?” anh ấy đoán và tôi gật đầu. “Không phải bà xấu hổ đâu, chỉ bận thôi”, tôi giải thích. Tôi dẫn anh ấy tới cầu thang hậu lên tầng hai. “Anh sẽ ở đây”, tôi bảo anh ấy, mở cửa căn phòng ngủ màu xanh. Anh ấy nhìn vào trong rồi theo tôi xuống cuối hành lang. “Đây là phòng của em”, tôi bồn chồn nói và Henry lách qua tôi, đứng giữa tấm thảm trải sàn, chỉ nhìn quanh và khi anh ấy quay qua tôi, tôi biết anh ấy chẳng nhận ra thứ gì; không có gì trong căn phòng này có ý nghĩa gì với anh ấy, và con dao của sự nhận thức cứa sâu hơn vào tôi: tất cả những kỷ vật trong bảo tàng quá khứ này của chúng tôi giống như những bức thư tình được gửi tới cho một người không biết chữ. Henry cầm một tổ chim hồng tước lên (đó tình cờ là tổ chim đầu tiên trong rất nhiều tổ chim mà anh ấy đã đưa cho tôi suốt nhiều năm trời) và nói, “Thú vị đấy”. Tôi gật đầu, rồi mở miệng nói cho anh ấy biết và anh ấy đặt nó trở lại trên giá, nói, “Cửa này có thể khóa không?” Tôi vặn ổ khóa và chúng tôi muộn giờ ăn trưa.

HENRY: Tôi điềm tĩnh đi theo Clare xuống cầu thang, qua hành lang tối lạnh và đi vào phòng ăn. Mọi người đều đã đang dùng bữa. Căn phòng thấp trần và thoải mái theo kiểu William Morris; không khí ấm áp tỏa ra từ ngọn lửa bập bùng trong một chiếc lò sưởi nhỏ; và những ô cửa sổ mờ đi vì băng giá đến nỗi tôi không thể nhìn thấy gì bên ngoài. Clare lại gần một người phụ nữ gầy với mái tóc đỏ nhạt mà chắc hẳn là mẹ của cô ấy, người đang nghiêng đầu đón nụ hôn của Clare, người khẽ nhướn người đứng lên để bắt tay tôi. Clare giới thiệu với tôi bà ấy là “mẹ em” và tôi gọi bà là “cô Abshire”, ngay lập tức bà nói, “Ồ, nhưng cháu phải gọi ta là Lucille, ai cũng gọi vậy cả”, rồi mỉm cười mệt mỏi nhưng nồng hậu, như thể bà là mặt trời rực rỡ ở một thiên hà khác. Chúng tôi ngồi xuống đối diện nhau. Clare ngồi giữa Mark và một người phụ nữ luống tuổi, bà dì Dulcie; còn tôi ngồi giữa Alicia và một cô gái tóc vàng xinh đẹp bụ bẫm, người được giới thiệu với cái tên Sharon và có vẻ như đi cùng Mark. Bố của Clare ngồi ở đầu bàn và ấn tượng đầu tiên của tôi về ông là ông có vẻ cực kỳ bối rối khi nhìn thấy tôi. Anh chàng đẹp trai ngỗ ngược Mark cũng có vẻ cùng cảm xúc. Họ đã nhìn thấy tôi trước đó. Tôi tự hỏi mình đã làm gì để họ phải chú ý, nhớ và giật nảy mình có thoáng chút ác cảm khi Clare giới thiệu tôi, Nhưng Philip Adshire là một luật sư, một bậc thầy biểu cảm, nên chỉ chưa đến một phút sau ông ấy đã trở nên nhã nhặn và mỉm cười, đã là chủ nhà, là bố của bạn gái tôi, một người trung niên đang dần hói với cặp kính rộng bản và một thân thể cường tráng đã trở nên mềm nhũn và phì nộn, nhung có đôi bàn tay mạnh mẽ, bàn tay của một người chơi tennis, đôi mắt xám vẫn nhìn tôi cảnh giác bất kể nụ cười kín đoán. Mark gặp khó khăn trong việc che đậy nỗi bất an của mình, và cứ mỗi lần tôi bắt gặp ánh mắt của anh ta là anh ta lại nhìn vội xuống đĩa của mình. Alicia không giống với những gì tôi hình dung; con bé thẳng tính và tốt bụng, nhưng hơi kỳ quái, bất thần. Con bé có mái tóc sẫm của Philip, giống Mark, và đường nét của Lucille, tương đối; Alicia trông như thể ai đó tìm cách dung hòa giữa Clare và Mark nhưng bỏ cuộc nên ném Eleanor Roosevelt vào thay thế. Philip nói gì đó và Alicia cười, đột nhiên con bé trở nên đáng yêu. Tôi quay sang con bé, ngạc nhiên khi thấy nó đứng dậy khỏi bàn.

“Em phải đi đến St.Basil’s”, con bé cho tôi biết. “Em có buổi tập dượt. Anh sẽ đến nhà thờ chứ?” Tôi liếc nhanh sang Clare, cô ấy khẽ gật đầu, rồi tôi bảo Alicia, “Dĩ nhiên rồi”. Mọi người thở dài vẻ… nhẹ nhõm? Theo tôi nhớ Giáng Sinh là một ngày lễ Cơ Đốc, bên cạnh việc là ngày chuộc tội của cá nhân tôi. Alicia bỏ đi. Tôi hình dung ra mẹ đang cười vào tôi, cặp lông mày tỉa cẩn thận của bà nhướn lên cao trước cảnh cậu con trai nửa Do Thái của bà lạc lõng giữa kỳ Giáng Sinh ở Goyland, và tôi lắc ngón tay về phía bà. Mẹ mà cũng cười sao, tôi bảo bà. Mẹ đã cưới một người theo đạo Tân giáo. Tôi nhìn xuống đĩa của mình; nó gồm thịt lợn muối, đậu và lèo tèo chút salad. Tôi không ăn thịt lợn và tôi ghét đậu.

“Clare nói với chúng tôi cậu là một thủ thư.” Philip dò hỏi, tôi thừa nhận rằng đúng là vậy. Chúng tôi có một cuộc thảo luận nho nhỏ sôi động về Newberry và các ủy viên quản trị của Newberry, những người đồng thời là khách hàng của hãng luật của Philip mà hóa ra có trụ sở tại Chicago khiến tôi không rõ tại sao gia đình Clare lại sống tận Michigan này.

“Các biệt thự mùa hè”, ông ấy giải thích, rồi tôi nhớ ra Clare đã nói với tôi rằng bố cô ấy chuyên về di chúc và các khoản quỹ. Tôi tưởng tượng ra cảnh các bô lão giàu có nằm trên bãi biển tư nhân của họ, tắm mình trong kem chống nắng, quyết định cắt con cháu ra khỏi di chúc và với tay lấy điện thoại gọi cho Philip. Rồi tôi nhớ ra đồng nghiệp của bố tôi trong dàn nhạc giao hưởng Chicago có một căn nhà đâu đó gần đây. Tôi đề cập đến điều này và tai của mọi người vểnh lên.

“Cậu có biết ông ấy không?” Lucille hỏi.

“Chắc rồi. Ông ấy và bố cháu ngồi cạnh nhau.”

“Ngồi cạnh nhau?”

“Cô biết đấy, violin chính và thứ.”

“Bố cậu là nghệ sĩ violin?”

“Vâng.” Tôi quay sang Clare, người đang nhìn mẹ cô ấy chằm chằm với vẻ đừng làm con xấu hổ trên mặt.

“Và ông ấy chơi cho dàn nhạc giao hưởng Chicago?”

“Phải.”

Mặt của Lucillie ngập trong màu hồng; giờ thì tôi đã biết Clare thừa hưởng vẻ ngượng ngùng của cô ấy từ ai. “Cậu có nghĩ ông ấy sẽ lắng nghe Alicia chơi nếu chúng tôi đưa cho ông ấy cuộn băng ghi âm?”

Tôi hy vọng rằng Alicia chơi cực kì, cực kì giỏi. Mọi người vẫn thường gửi băng thu âm tới cho bố tôi. Rồi tôi có một ý tưởng khác hay hơn.

“Alicia chơi vi-ô-lông-cen phải không?”

“Phải.”

“Cô ấy có đang tìm thầy dạy chăng?”

Philip xen vào, “Con bé đang học với Frank Wainwright ở Kalamazoo.”

“Cháu có thể đưa băng ghi âm cho Yoshi Akawa. Một trong những học trò của ông ấy vừa nghỉ để nhận việc ở Paris.” Yoshi là một người tuyệt vời và là vi-ô-lông-cen chính. Tôi biết ít nhất ông ấy sẽ lắng nghe đoạn băng; bố tôi, người không hề dạy dỗ, sẽ đơn giản chỉ ném nó đi. Lucille rất hứng khởi; thậm chí cả Philip cũng có vẻ hài lòng. Clare trông nhẹ nhõm. Mark vẫn ăn. Bà dì Dulcie, nhỏ xíu và có mái tóc hồng, hoàn toàn mù tịt về vụ trao đổi này. Có lẽ bà bị điếc? Tôi nhìn sang Sharon, người đang ngồi bên tay trái của tôi và vẫn chưa hé răng nói nửa lời. Cô ấy có vẻ khổ sở. Philip và Lucille đang thảo luận nên đưa cho tôi cuộn băng nào, hay có lẽ Alicia nên thu một cuộn băng mới? Tôi hỏi Sharon có phải lần đầu tiên cô ấy đến đây không và cô ấy gật đầu. Đúng lúc tôi định hỏi tiếp thì Philip hỏi tôi mẹ tôi làm nghề gì và tôi nháy mắt; tôi nhìn Clare như muốn nói Em chưa kể cho họ nghe bất cứ điều gì sao?

“Mẹ cháu từng là ca sĩ. Bà đã qua đời.”

Clare nói khẽ, “Mẹ của Henry là Annette Lyn Robinson”. Chẳng thà cô ấy cứ bảo mẹ tôi là Đức mẹ đồng trinh Marry; mặt Philip bừng sáng. Lucille khua tay xúc động.

“Thật không thể tin nổi - thật tuyệt vời! Chúng ta có tất cả các đĩa nhạc của bà ấy…” và một tràng dài nữa. Nhưng rồi Lucille nói, “Cô đã được gặp bà ấy khi cô còn trẻ. Bố cô đã đưa cô đi xem Madame Butterfly, và người quen của ông dẫn chúng ta ra phía sau sân khấu khi màn trình diễn kết thúc, chúng ta đi đến phòng thay đồ của bà, và bà ấy đang ở trong đó, với hàng đống hoa được tặng! Có một cậu bé trong đó… đó là cậu!”

Tôi gật đầu, cố tìm lại giọng nói của mình, Clare hỏi, “Bác ấy trông như thế nào?”

Mark nói, “Trưa nay chúng ta sẽ đi trượt tuyết chứ?” Philip gật đầu. Lucille mỉm cười, chìm trong ký ức. “Bà ấy đẹp tuyệt vời, vẫn đội nguyên tóc giả, một mái tóc đen dài, và bà ấy đang dùng nó để giỡn với cậu bé, thọc lét cậu bé, và cậu bé nhảy quanh phòng. Bà ấy có đôi tay thật đáng yêu, bà ấy chỉ cao cỡ ta, rất mảnh mai, và là người Do Thái, nhưng ta nghĩ bà ấy giống người Ý hơn…” Lucille bất ngờ ngừng lại và đưa một tay lên che miệng, mắt nhìn vào cái đĩa trống trơn chỉ còn vài hạt đậu.

“Cậu có theo đạo Do Thái?” Mark thích thú hỏi.

“Tôi đoán vậy, nếu tôi muốn, nhưng chưa ai từng bàn rõ chuyện này. Mẹ tôi mất khi tôi lên sáu, và bố tôi vốn theo đạo Tân giáo.”

“Trông cậu giống hệt bà ấy”, Lucille nói, và tôi cảm ơn. Đĩa của chúng tôi được Etta dọn đi, bà hỏi Sharon và tôi có muốn uống cà phê không. Cả hai chúng tôi đồng thanh nói Có, dứt khoát đến nỗi cả nhà Clare bật cười. Etta nở một nụ cười mẫu tử với chúng tôi rồi vài phút sau bà đặt cà phê trước mặt chúng tôi, và tôi nghĩ Cũng không quá tệ. Mọi người nói chuyện về trượt tuyết, về thời tiết; tất cả chúng tôi đều đang đứng, Philip và Mark dẫn nhau đi xuống hành lang; tôi hỏi Clare nếu cô ấy muốn đi trượt tuyết, cô ấy nhún vai và hỏi tôi có muốn đi không, tôi giải thích rằng tôi không biết trượt và không có hứng học. Cô ấy vẫn quyết định đi sau khi nghe Lucille nói bà ấy cần người giúp đi ván trượt. Trong lúc đi lên lầu tôi nghe tiếng Mark nói, “... giống nhau đến lạ thường…” và tôi mỉm cười một mình.

Sau khi mọi người đã rời đi và căn nhà trở nên yên tĩnh, tôi mạo muội đi ra từ căn phòng lạnh lẽo của mình để tìm hơi ấm và chút cà phê. Tôi đi ngang qua phòng ăn, vào tới nhà bếp và đối mặt với một đội quân hùng hậu đồ thủy tinh, đồ bạc, bánh ngọt, rau củ đã gọt, và chảo nóng trong bếp, giống như những gì bạn thấy trong nhà hàng bốn sao. Đứng giữa đống dụng cụ là Nell đang quay lưng lại phía tôi, ngân nga hát Rudolph con tuần lộc mũi đỏ và lắc lư cái eo bự chảng của bà, vẫy ống rút nước sốt với cô gái da đen trẻ đang câm lặng chỉ tay về phía tôi. Nell quay người lại và nở một nụ cười hở răng cửa lớn, nói, “Cậu đang làm gì trong bếp của tôi, cậu Bạn trai?”

“Cháu đang tự hỏi không biết có còn chút cà phê nào dư không?”

“Dư? Cậu nghĩ tôi ủ cà phê suốt ngày cho nó chua lòm? Xùy, con trai, đi ra khỏi đây, tới phòng khách ngồi và rung chuông rồi ta sẽ pha cà phê mới cho cậu. Mẹ cậu đã không dạy cậu chút nào về pha cà phê hả?”

“Thực ra, mẹ cháu không giỏi khoản nấu nướng”, tôi nói với bà, mạo hiểm tiến tới gần trung tâm của con lốc xoáy hơn. Có mùi gì đó thật thơm. “Bác đang nấu gì vậy?”

“Mùi cậu đang ngửi thấy là gà tây của Thompson”, Nell nói. Bà mở cửa lò để cho tôi xem một con gà tây khổng lồ trông cứ như thứ gì đó đã trải qua vụ hỏa hoạn Chicago vĩ đại. Chỉ một màu đen. “Đừng nhìn vẻ ngờ vực như vậy, nhóc. Bên dưới lớp vỏ đó là món gà tây ngon nhất trần đời đấy.”

Tôi sẵn lòng tin bà; mùi của nó thật hoàn hảo. “Gà Tây của Thompson là gì ạ?” Tôi hỏi, và Nell bắt đầu diễn thuyết về món Gà Tây của Thompson huyền diệu, được sáng chế bởi Morton Thompson, một ký giả, vào những năm 1930. Hóa ra quá trình chế biến con quỷ tuyệt diệu này liên quan đến hàng đống công đoạn nhồi nhét, khâu vá và lật trở không ngừng. Nell cho phép tôi ngồi trong bếp trong lúc bà pha cà phê cho tôi và vật lộn lôi con gà tây ra khỏi lò rồi vật nó ngửa bụng lên, sau đó khéo léo nhỏ nước sốt rượu táo lên khắp mình nó trước khi tống nó trở lại hầm ngục. Có 12 con tôm hùm đang bò lổn ngổn trong bể nước lớn bằng nhựa cạnh bồn rửa bát. “Thú cảnh?” Tôi trêu bà, và bà trả lời, “Đó là bữa tối Giáng Sinh của cậu đấy, con trai; cậu muốn chọn một con không? Cậu không ăn chay đấy chứ?” Tôi cam đoan với bà rằng không hề, rằng tôi là một cậu bé ngoan sẽ ăn bất cứ thứ gì được dọn ra trước mặt.

“Ai mà đoán được, trông cậu thật gầy”, Nell nói. “Ta sẽ vỗ béo cậu.”

“Đó là lý do Clare mang cháu đến đây.”

“Hừm”, Nell nói, vẻ hài lòng. “Được rồi. Giờ thì lượn đi để ta có thể tiếp tục công việc, đây.” Tôi nhận lấy ly cà phê bự, thơm phức và hướng về phía phòng khách, nơi có một cây Giáng Sinh khổng lồ và lò sưởi. Trông như một bức tranh quảng cáo cho Pottery Barn. Tôi an tọa xuống chiếc ghế bành màu cam và đang lục chồng báo khi có người nói, “Anh đã lấy cà phê ở đâu thế?” Tôi ngẩng đầu lên và thấy Sharon đang ngồi đối diện trong chiếc ghế bành màu xanh dương hoàn toàn hợp với áo len của cô ấy.

“Xin chào”, tôi nói. “Tôi xin lỗi, tôi đã không thấy…”

“Không sao”, Sharon nói.

“Tôi đã xuống bếp, nhưng tôi nghĩ chúng ta phải dùng chuông, ở đâu đó.” Chúng tôi quét qua căn phòng và đúng là có một cái chuông trên tường.

“Nơi này thật kỳ quái”, Sharon nói. “Chúng tôi đến đây từ hôm qua và tôi cứ thấp thỏm không thôi, cứ sợ dùng sai loại dĩa hay gì đấy…”

“Cô từ đâu đến?”

“Florida.” Cô ấy cười. “Tôi chưa bao giờ biết đến Giáng Sinh trắng cho tới khi vào Harvard. Bố tôi sở hữu một trạm xăng ở Jacksonville. Tôi đã định sau khi tốt nghiệp sẽ quay trở lại đó, anh biết đấy, vì tôi không thích cái lạnh, nhưng giờ có lẽ tôi đã mắc kẹt.”

“Sao lại thế?”

Sharon ngạc nhiên, “Họ chưa nói với anh sao? Mark và tôi sắp kết hôn.”

Tôi tự hỏi liệu Clare có biết chuyện này. Đây có vẻ như là chuyện Clare sẽ nhắc đến nếu có ấy biết. Rồi tôi nhìn thấy viên kim cương trên tay Sharon. “Xin chúc mừng.”

“Có lẽ vậy. Ý tôi là, cảm ơn anh.”

“Cô không chắc chắn sao? Về việc kết hôn?” Sharon thực ra trông có vẻ như đã khóc; khóe mắt cô ấy sưng vù.

“Tôi đang có mang, nên…”

“Điều đó không nhất thiết rằng cô phải…”

“Có, nếu anh theo đạo Cơ Đốc.” Sharon thở dài và rũ người xuống ghế. Thực ra tôi biết một số cô gái theo đạo Cơ Đốc đã đi phá thai và không bị sét đánh, nhưng có vẻ như niềm tin của Sharon ít dễ dãi hơn.

“Chúc mừng. Khi nào…”

“11 tháng Một.” Sharon nhìn thấy sự ngạc nhiên của tôi và nói, “Ồ, đứa bé? Tháng 4.” Cô ấy nhăn nhó. “Tôi hy vọng nó sẽ xong trước kỳ nghỉ xuân, bằng không tôi không biết phải lo chuyện học hành như thế nào… dù sao cũng chẳng còn quan trọng nữa…”

“Chuyên ngành của cô là gì?”

“Dự bị Y khoa. Bố mẹ tôi đang rất giận dữ, họ muốn tôi đem nó cho người khác nuôi.”

“Họ không thích Mark sao?”

“Họ thậm chí chưa bao giờ gặp Mark. Đó không phải vấn đề. Chỉ là họ sợ tôi sẽ không theo học Y nữa và sẽ thật lãng phí.” Cửa chính mở ra và những người đi trượt tuyết trở về. Một luồng gió lạnh luồn vào tận phòng khách và ùa qua người chúng tôi. Tôi cảm thấy thoải mái, rồi nhận ra tôi đang bị nướng chín như con gà tây của Nell bởi ngọn lửa trong lò sưởi ở đây. “Mấy giờ dùng bữa tối nhỉ?” tôi hỏi Sharon.

“Bảy, nhưng tối qua chúng tôi đã uống rượu ở đây trước. Khi đó Mark vừa nói với bố mẹ anh ấy, và họ không hẳn đã ôm chầm lấy tôi trong hân hoan khi hay chuyện. Ý tôi là, họ tử tế, anh biết đấy, cách người ta có thể vừa tử tế vừa ác ý. Cứ như tôi có thể tự làm cho mình chửa và Mark chẳng liên quan gì cả ấy…”

Tôi nhẹ nhõm khi thấy Clare bước vào. Cô ấy đang đội một chiếc mũ lưỡi trai màu xanh lá cây với núm tua lớn xõa xuống và chiếc áo trượt tuyết xấu xí màu vàng cùng quần jeans xanh dương. Mặt cô ấy ửng hồng vì cái lạnh và đang mỉm cười. Tóc cô ấy ướt nhẹp và tôi thấy trong lúc cô ấy bước sôi nổi trên tấm thảm Ba Tư khổng lồ bằng đôi chân đi bít tất về phía tôi rằng cô ấy thuộc về nơi này, cô ấy không phải một người lầm lạc, cô ấy chỉ đơn giản chọn cho mình một lối sống khác, và tôi rất mừng vì điều đó. Tôi đứng dậy và cô ấy quàng tay qua người tôi, rồi nhanh chóng quay sang Sharon nói, “Em vừa hay tin! Chúc mừng chị!” rồi ôm lấy Sharon, người đang nhìn tôi qua bờ vai của Clare, sửng sốt nhưng đang mỉm cười. Về sau, Sharon nói với tôi rằng, “Tôi nghĩ anh đã vớ được người tử tế duy nhất ở đây.” Tôi lắc đầu phủ nhận nhưng tôi hiểu điều cô ấy nói.

CLARE: Chúng tôi có một giờ đồng hồ rảnh rỗi trước bữa tối và sẽ không ai để ý nếu chúng tôi biến mất. “Đi nào”, tôi nói với Henry. “Hãy cùng ra ngoài.” Anh ấy rên rỉ.

“Bắt buộc sao?”

“Em muốn chỉ cho anh xem thứ này.”

Chúng tôi mặc áo choàng, ủng, mũ và găng tay rồi lê bước ra ngoài bằng cửa sau. Bầu trời trong vắt, chỉ một màu xanh biếc và tuyết trên đồng cỏ phản chiếu trở lại, có chút sáng hơn. Hai màu xanh gặp nhau ở một đường tối những ngọn cây - điểm bắt đầu vào rừng rậm. Vẫn quá sớm cho những vì sao, nhưng có một chiếc máy bay đang nhấp nháy trên đường nó băng qua không gian. Tôi hình dung ngôi nhà của chúng tôi chỉ là một chấm đen nhỏ xíu được nhìn thấy từ trên máy bay, như một ngôi sao.

“Lối này.” Con đường tới khoảng rừng thưa chìm dưới sáu inch tuyết. Tôi nghĩ tới những lần hì hụi lội trên những vết chân trần để không ai nhìn thấy chúng chạy xuống con đường dẫn tới nhà chính. Giờ thì có dấu vết của những con hươu và vết của một con chó rất lớn.

Gốc của những cái cây chết lởm chởm nhô ra dưới tuyết, gió và tiếng ủng của chúng tôi. Khoảng rừng thưa là một vùng trũng nhẵn nhụi của tuyết xanh; tảng đá là một hòn đảo có đỉnh hình nấm. “Là nó đây.”

Henry đứng thò tay vào túi áo choàng. Anh ấy xoay qua xoay lại, ngắm nhìn. “Vậy ra là nó đây”, anh ấy nói. Tôi tìm trên khuôn mặt anh ấy biểu hiện của sự quen thuộc. Chẳng có gì. “Đã bao giờ anh thấy ký ức ảo giác chưa?” tôi hỏi.

Henry thở dài. “Cả cuộc đời anh là một chuỗi những ký ức ảo giác bất tận.”

Chúng tôi quay lại và bước đi trên chính vết chân của mình, trở về nhà.

Một lát sau:

Tôi đã dặn Henry rằng chúng tôi sẽ đóng bộ khi dùng bữa tối Giáng Sinh nên khi gặp nhau ở hành lang, anh ấy chói lọi trong bộ vét màu đen, sơ mi trắng, cà vạt màu hạt dẻ có móc gài khảm xà cừ. “Chúa ạ”, tôi nói. “Anh đã chải chuốt.”

“Phải”, anh ấy thừa nhận. “Thật thảm hại, phải không?”

“Trông anh rất hoàn hảo, một Thanh Niên Đĩnh Đạc.”

“Trong khi thực tế, anh là một Thủ Thư Cuồng Loạn Hạng Sang. Các bậc phụ huynh, hãy cảnh giác con em mình.”

“Họ sẽ yêu anh.”

“Còn anh yêu em. Đến đây nào.” Henry và tôi đứng trước tấm gương dài cả người ở đỉnh cầu thang, cảm phục chính mình. Tôi đang mặc chiếc váy không dây màu xanh nhạt bằng lụa vốn thuộc về bà ngoại. Tôi có bức ảnh chụp bà lúc đang mặc nó vào đêm giao thừa năm 1941, bà đang mỉm cười, môi bà tối màu son và tay đang cầm điếu thuốc. Người đàn ông trong bức ảnh là anh trai của bà, Teddy, người bị giết ở Pháp sáu tháng sau đó; ông ấy cũng đang cười. Henry đặt tay lên eo tôi và tỏ ra ngạc nhiên trước những lớp gọng áo ngực dưới lần vải lụa. Tôi kể cho anh ấy nghe về bà ngoại. “Bà nhỏ hơn cả em. Nó chỉ đau khi ngồi xuống thôi; đầu của những gọng thép chọc vào hông em.” Henry đang hôn lên cổ tôi khi có tiếng ai đó đằng hắng và chúng tôi rời nhau ra. Mark và Sharon đứng ở ngưỡng cửa phòng Mark; bố và mẹ đã miễn cưỡng đồng ý rằng chẳng có lý do gì họ không nên ở cùng phòng.

“Không phải lúc này, nhé”, Mark nói bằng giọng bà cô khó tính. “Cô cậu chưa rút ra được bài học xương máu nào từ anh chị hả, nhóc?”

“Có chứ”, Henry đáp trả. Luôn luôn phòng bị”. Anh ấy mỉm cười gõ vào túi quần (mà thực ra trống không) rồi chúng tôi lướt xuống dưới nhà trong tiếng cười khúc khích của Sharon.

Mọi người đã uống được vài ly khi chúng tôi ra đến phòng khách. Alicia giơ tay làm dấu hiệu bí mật giữa chúng tôi: Cẩn thận với mẹ, bà đang lên cơn. Mẹ đang ngồi trên ghế trường kỉ, vẻ vô hại, tóc bà được cuốn lên thành búi, cổ đeo dây chuyền ngọc trai, và chiếc váy nhung đào, ống có ren. Bà tỏ vẻ hài lòng khi Mark bước đến ngồi xuống bên cạnh, cười khi anh ấy bày trò với bà, và trong khoảnh khắc tôi đã nghĩ có lẽ Alicia đã nhầm. Nhưng rồi tôi thấy cách mà bố đang nhìn mẹ, và tôi nhận ra chắc hẳn bà đã nói điều gì đó tệ lắm trước khi tôi bước vào. Bố đang đứng cạnh giá để rượu. Ông quay sang tôi, bớt căng thẳng, rót cho tôi một ly Cô-ca, đưa cho Mark chai rượu và một chiếc cốc. Ông hỏi Sharon và Henry uống gì. Sharon xin một ly La Croix, Henry, sau khi cân nhắc một hồi, xin một ly Scotch và nước lọc. Bố pha đồ uống bằng một tay, trợn mắt khi thấy Henry nhẹ nhàng tu sạch ly Scotch.

“Ly nữa chứ?”

“Không ạ, cảm ơn bác.” Tôi biết rằng lúc này Henry muốn cầm cả chai và cốc rồi cuộn tròn trên giường với một cuốn sách trong tay, và rằng anh ấy từ chối ly thứ hai để đỡ cảm thấy ái ngại khi phải xin ly thứ ba, thứ tư nữa. Sharon đang lởn vởn quanh Henry; tôi bỏ mặc họ, đi ngang qua phòng để ngồi cạnh bà dì Dulcie bên ghế gần cửa sổ.

“Ồ, cháu à, đáng yêu làm sao… ta đã không thấy chiếc váy đó kể từ khi Elizabeth mặc nó đến dự tiệc nhà Lichts, tổ chức ở cung Thiên Văn.” Alicia lại chỗ chúng tôi; con bé đang mặc chiếc áo cổ rùa màu xanh tím than với một cái lỗ nhỏ xíu nơi tay áo đang tách ra khỏi vạt trên và một chiếc váy cũ xộc xệch, chân đi tất vải phồng phềnh quanh mắt cá chân như một bà lão. Tôi biết con bé ăn mặc như vậy để chọc tức bố.

“Có chuyện gì với mẹ vậy? tôi hỏi nó.

Alicia nhún vai. “Mẹ bực chuyện Sharon.”

“Có chuyện gì với Sharon?” bà dì Dulcie hỏi, đọc môi chúng tôi. “Con bé có vẻ tử tế. Theo ta nó còn tử tế hơn Mark.”

“Chị ấy đang có mang”, tôi nói với bà dì Dulcie. “Họ sắp kết hôn. Mẹ cháu nghĩ chị ấy là dân bần hàn, vì chị ấy là người đầu tiên trong gia đình được học đại học.”

Bà dì Dulcie nhìn tôi sắc sảo, và thấy rằng tôi biết điều bà cũng biết. “Lucille, trong tất cả mọi người, phải là người hiểu con bé nhất.” Alicia định hỏi Dulcie ý bà là gì thì chuông báo bữa tối kêu lên và chúng tôi đứng dậy, trong vô thức, nối đuôi nhau về phía nhà ăn. Tôi thì thầm với Alicia, “Có phải mẹ đã say?” Alicia thì thầm đáp lại, “Em nghĩ mẹ đã uống rượu trong phòng trước khi xuống.” Tôi bóp nhẹ tay Alicia; Henry đi chậm lại, chúng tôi cùng nhau bước vào phòng ăn và tìm chỗ ngồi của mình. Bố và mẹ ngồi ở hai đầu bàn ăn, bà dì Dulcie, Sharon và Mark ngồi một phía, Mark ngồi cạnh mẹ, Alicia, Henry và tôi ngồi phía còn lại, Alicia ngồi cạnh bố. Căn phòng tràn ngập nến và những bông hoa nhỏ trôi bồng bềnh trong tô thủy tinh có hoa văn chạm trổ, Etta đã bày ra tất cả đồ đạc và đĩa sứ trên tấm khăn trải bàn của ngoại do các bà sơ Địa Trung Hải thêu. Một buổi tối Giáng Sinh hệt như mọi buổi tối Giáng sinh mà tôi có thể nhớ khác, ngoại trừ Henry đang ngồi cạnh tôi, bẽn lẽn cúi đầu trong lúc bố đang cầu nguyện.

“Lạy cha chúng con ở trên trời, chúng con xin gửi lời cảm tạ trong đêm thánh này vì lòng khoan dung và nhân từ của Người, cho một năm tới khỏe mạnh và hạnh phúc, cho gia đình sung túc và cho những người bạn mới. Xin cảm tạ Người đã gửi con trai của mình trong hình hài một đứa trẻ xuống soi lối và cứu rỗi chúng con, chúng con cảm tạ người vì đứa trẻ mà Mark và Sharon sẽ mang đến gia đình này. Chúng con cầu xin để được trở nên hoàn hảo hơn trong tình yêu thương của mình và kiên nhẫn với nhau. Amen.” Ôi trời, tôi nghĩ. Bố gây chuyện rồi. Tôi liếc nhìn mẹ và thấy bà đang sôi lên sùng sục. Bạn sẽ không thể nào nhận ra nếu không biết tính bà: bà chỉ ngồi yên không nhúc nhích và nhìn chằm chằm vào dĩa của mình. Cửa phòng ăn mở ra và Etta bước vào với món súp, bà đặt một bát nhỏ trước mặt mỗi người. Tôi bắt gặp ánh mắt của Mark, anh ấy khẽ nghiêng đầu về phía mẹ và nhướn mày, tôi chỉ khẽ gật đầu. Anh ấy hỏi mẹ về vụ thu hoạch táo năm nay và bà trả lời. Alicia và tôi bớt căng thẳng hơn một chút. Sharon đang theo dõi tôi, tôi nháy mắt với chị ấy. Món súp hạt dẻ và củ cải vàng có vẻ như một ý tưởng tồi, cho đến khi bạn nếm món do Nell nấu. “Ồ”, Henry nói, và tất cả mọi người cười, rồi ăn súp của mình. Etta dọn bát súp đi, Nell mang gà tây vào. Nó màu vàng, đang bốc khói và to khổng lồ, chúng tôi hồ hởi ca ngợi, như chúng tôi vẫn làm hằng năm. Nell toét miệng cười, nói, “Thôi mà”, như bà vẫn nói hằng năm. “Ồ, Nell, nó thật hoàn hảo”, mẹ tôi nói trong nước mắt. Nell nhìn bà sắc lẹm rồi quay sang bố tôi, và nói, “Cảm ơn bà, bà Lucille.” Etta lấy cho chúng tôi nhân nhồi, cà rốt ướp bơ đường, khoai tây nghiền, và nước chanh cô, rồi chúng tôi chuyển đĩa của mình cho bố, người sẽ làm đầy chúng bằng thịt gà tây. Tôi nhìn Henry ăn miếng gà tây đầu tiên do Nell nấu: ngạc nhiên, rồi ngất ngây. “Cháu đã nhìn thấy tương lai của mình”, anh ấy tuyên bố, và tôi cứng đơ người. “Cháu sẽ bỏ việc ở thư viện, đến đây sống trong nhà bếp của mọi người và phủ phục kính ngưỡng dưới chân Nell. Hoặc có khi cháu sẽ cưới bác ấy cho tiện.”

“Cậu đến muộn rồi”, Mark nói. “Nell đã kết hôn.”

“Ồ, vậy thì tôi sẽ phải ở dưới chân bác ấy rồi. Tại sao mọi người không béo trên 300 pounds nhỉ?”

“Ta đang trên đường đến đích đó”, bố tôi nói, vỗ vỗ vào cái bụng căng tròn.

“Khi nào già em sẽ nặng 300 pounds và sẽ không phải kéo cây vi-ô-lông-cen đi khắp nơi nữa”, Alicia bảo Henry. “Em sẽ dọn đến Paris sống và chẳng ăn gì ngoài sô-cô-la, em sẽ hút xì-gà, dùng heroin và chỉ nghe nhạc của Jimi Hendrix và The Doors. Phải không, mẹ?”

“Mẹ sẽ đi cùng con”, mẹ tôi nói, rành mạch từng tiếng. “Nhưng mẹ sẽ chỉ nghe Johnny Mathis thôi.”

“Nếu em hút heroin em sẽ không muốn ăn gì nhiều đâu”, Henry đính chính với Alicia, nó đang đăm chiêu nhìn anh ấy. “Hút cần sa ấy.” Bố tôi cau mày. Mark chuyển chủ đề: “Con nghe đài báo tuyết sẽ rơi dày tám inches vào đêm nay.”

“Tám?!?” chúng tôi đồng thanh.

“Tôi đang mơ về một Giáng Sinh trắng[1]…”, Sharon đánh bạo nói mà không hề nhận thức về tội lỗi.

[1] Nguyên gốc: I’m dreaming of a white Christmas (trích ca khúc White Christmas).

“Hy vọng rằng nó sẽ không trút xuống đầu chúng ta khi đang ở nhà thờ”. Alicia cáu kỉnh nói. “Con rất buồn ngủ cứ mỗi khi xong lễ mi-sa.” Chúng tôi ríu rít bàn về những cơn bão tuyết mà chúng tôi trải qua. Bà dì Dulcie kể cho chúng tôi nghe về lần đầu bị mắc kẹt trong cơn bão tuyết lớn vào năm 1967 ở Chicago. “Ta đã phải bỏ xe ở cao tốc Lake Shore Drive và đi bộ từ Adams đến Belmont.”

“Cháu cũng có lần bị mắc kẹt trong cơn bão tuyết”, Henry nói. “Suýt nữa cháu đông thành đá; cuối cùng phải trú tại nhà của mục sư ở nhà thờ giáo hội Trưởng Nhiệm Thứ Tư trên đại lộ Michigan.”

“Khi đó cậu bao nhiêu tuổi?” Bố tôi hỏi, Henry ngập ngừng rồi trả lời, “Ba.” Anh ấy liếc nhìn tôi và tôi biết anh ấy đang nói về một trải nghiệm gặp phải khi đang du hành thời gian. Anh ấy nói thêm. “Lúc đó cháu đang đi cùng bố.” Những lời anh ấy nói rõ ràng là bịa đặt nhưng có vẻ chẳng ai để ý. Etta bước vào dọn đĩa rồi bày ra loạt đĩa mới dùng cho đồ tráng miệng. Sau một chút chậm trễ, Nell bước vào với món pút-đinh màu mận chín bốc lửa. “Ồ!” Henry nói. Nell đặt bánh xuống trước mặt mẹ tôi, và ngọn lửa chuyển mái tóc mờ nhạt của bà sang màu đỏ đồng, giống của tôi, trong giây lát trước khi tắt lịm. Bố tôi mở sâm-banh (bên dưới chiếc khăn ăn, để nút bật không bắn vỡ mắt một ai đó). Tất cả mọi người chuyển ly của mình cho ông và ông rót đầy chúng rồi trả lại. Mẹ tôi cắt bánh thành những miếng mỏng rồi Etta lấy cho mọi người. Có thêm hai chiếc ly nữa, một cho Etta, một cho Nell, và chúng tôi đứng dậy nâng ly chúc mừng.

Bố tôi bắt đầu: “Vì gia đình.”

“Vì Nell và Etta, những người như gia đình, những người đã làm việc vất vả chăm sóc cho nơi này và những người thật tháo vát, tài năng”, mẹ tôi nói, nhẹ nhàng.

“Vì hòa bình và công lý”, bà dì Dulcie nói.

“Vì gia đình”, Etta nói.

“Vì những sự khởi đầu”, Mark nói, hướng tới Sharon.

“Vì sự tình cờ”, chị ấy đáp lại.

Đến lượt tôi. Tôi nhìn vào Henry. “Vì hạnh phúc. Vì giây phút và nơi chốn này.”

Henry nghiêm trang đáp, “Vì thế gian và thời gian”, tim tôi trật nhịp, tôi tự hỏi làm sao anh ấy biết, nhưng rồi tôi nhận ra Marvell là một trong những nhà thơ ưa thích của anh ấy và anh ấy chẳng ám chỉ gì khác ngoài tương lai.

“Vì tuyết, vì Chúa, vì mẹ, vì bố và vì dây đàn vi-ô-lông, vì đường và vì đôi giày Converse cao cổ màu đỏ của con”, Alicia nói, và mọi người bật cười.

“Vì tình yêu”, Nell nói, nhìn thẳng vào tôi, nở nụ cười hết cỡ của bà. “Và vì Morton Thomposon, nhà sáng chế món gà tây ngon nhất quả đất này.”

HENRY: Trong suốt bữa tối, Lucille cứ không ngừng chao đảo từ buồn rầu sang phấn chấn rồi tuyệt vọng. Cả gia đình bà rất cẩn thận thăm dò tâm trạng của bà, đưa bà quay trở lại với trạng thái cân bằng hết lần này đến lần khác, đỡ cho bà, che chở cho bà. Nhưng khi chúng tôi ngồi xuống và bắt đầu ăn điểm tâm, bà khụy ngã và lặng thinh nức nở, hai vai bà run rẩy, bà quay đầu đi như thể chuẩn bị rúc nó sau một đôi cánh như một con chim đang liu riu ngủ. Lúc đầu chỉ có tôi để ý thấy, và tôi ngồi đó, kinh hãi, chẳng biết nên làm gì. Rồi Philip nhìn thấy, và rồi căn phòng chìm trong im lặng. Philip đứng dậy đi về phía bà. “Lucy?” ông ấy thì thầm. “Lucy, có chuyện gì vậy?” Clare hối hả chạy lại, nói, “Thôi mà, mẹ, sẽ ổn thôi, mẹ…” Lucille lắc đầu, không, không, và khóc ướt hai bàn tay. Philip lùi lại; Clare nói, “Suỵt”, và Lucille hấp tấp nói không rõ ràng. Tôi nghe những câu vội vã khó nghe, rồi “Sai lầm hết cả”, và rồi “Phá hủy cuộc đời nó”, và cuối cùng là “Ta hoàn toàn bị ngó lơ trong cái gia đình này”, và “Giả nhân giả nghĩa”, rồi sụt sùi. Tôi ngạc nhiên khi bà dì Dulcie là người phá vỡ im lặng. “Con à, nếu có ai giả nhân giả nghĩa ở đây thì đó là con. Con đã trải qua việc y hệt và ta không thấy nó phá hủy cuộc đời Philip một chút nào. Theo ta, còn khiến nó tốt hơn.” Lucille ngừng khóc và nhìn dì, sững sờ đến rơi vào yên lặng. Mark nhìn bố, người đang gật đầu, và rồi nhìn Sharon, đang mỉm cười như thể cô ấy vừa trúng số. Tôi nhìn Clare, cô ấy chẳng có vẻ ngạc nhiên, và tôi tự hỏi làm sao cô ấy biết mà Mark lại không, rồi lại tự hỏi còn điều gì cô ấy biết mà không nói ra, rồi nó giáng xuống tôi rằng Clare biết mọi thứ, tương lai của chúng tôi, quá khứ của chúng tôi, tất cả mọi thứ, và tôi rùng mình trong căn phòng ấm áp. Etta mang cà phê vào. Chúng tôi không nán lại vì nó.

CLARE: Etta và tôi đưa mẹ về giường. Bà cứ không ngừng xin lỗi, như cách bà vẫn luôn luôn làm, và gắng thuyết phục chúng tôi rằng bà đủ khỏe để đi dự lễ mi-sa, nhưng cuối cùng chúng tôi cũng đặt được bà nằm xuống và bà chìm vào giấc ngủ gần như ngay lập tức. Etta nói bà sẽ ở nhà phòng khi mẹ tỉnh giấc, tôi bảo bà đừng ngớ ngẩn, tôi sẽ ở lại, nhưng Etta rất khó bảo nên tôi để bà ngồi bên cạnh giường của mẹ, đọc St.Matthew. Tôi đi xuống hành lang và nhìn vào trong phòng Henry, nhưng nó tối om. Khi tôi mở cửa phòng mình, tôi thấy Henry đang nằm uể oải trên giường của tôi và đọc Nếp gấp thời gian. Tôi khóa cửa và lên nằm cùng anh ấy.

“Mẹ em bị sao vậy?” anh ấy hỏi trong lúc tôi đang cẩn thận nằm xuống cạnh anh, cố không để bị đâm bởi cái váy của mình.

“Mẹ mắc chứng hưng trầm cảm.”

“Bà luôn bị vậy sao?”

“Khi em còn nhỏ, bà có khá hơn. Một đứa con khác của bà qua đời, khi em bảy tuổi, đó là quãng thời gian tồi tệ. Mẹ đã tìm cách tự tử. Em tìm thấy bà.” Tôi vẫn còn nhớ máu chảy khắp nơi, một bể tắm đầy máu loang trong nước, những chiếc khăn tắm ướt sũng vì máu và nước. Tôi hét lên tìm sự giúp đỡ, nhưng chẳng có ai ở nhà. Henry không nói một lời, và tôi nghển cổ lên, anh ấy đang nhìn đăm đăm lên trần nhà.

“Clare”, cuối cùng anh ấy lên tiếng.

“Vâng?”

“Tại sao em không nói với anh? Ý anh là, có rất nhiều chuyện đang xảy ra trong gia đình em mà sẽ tốt hơn nếu anh được biết trước.”

“Nhưng anh đã biết…” tôi ngẩn người. Anh ấy không biết. Làm sao anh ấy có thể biết? “Em xin lỗi. Em đã kể cho anh nghe khi nó vừa xảy ra, và em quên mất rằng lúc này đang là thời điểm trước đó, em đã nghĩ anh biết hết mọi chuyện…”

Henry ngập ngừng, rồi nói, “Anh đã lột sạch những gì thuộc về gia đình anh, tất cả những bí mật và những việc xấu xa đã được vạch trần cho em thấy, anh chỉ ngạc nhiên khi…”

“Nhưng anh chưa giới thiệu em với ông.” Tôi rất nóng lòng được gặp bố của Henry, nhưng tôi ngại không dám đề cập đến.

“Phải, anh chưa.”

“Anh có định sẽ?”

“Một ngày nào đó.”

“Khi nào?” Tôi trông đợi Henry sẽ nói với tôi rằng tôi đang đòi hỏi quá mức, như anh ấy vẫn thường nói khi tôi hỏi quá nhiều, nhưng thay vào đó anh ấy ngồi dậy và đu chân xuống giường. Lưng áo của anh ấy nhàu nhĩ hết cả.

“Anh không biết, Clare. Có lẽ khi anh có thể chịu được điều đó.”

Tôi nghe có tiếng chân dừng lại ngoài cửa, và tay nắm xóc nhẹ qua lại. “Clare?” bố tôi nói. “Tại sao cửa lại khóa?” Tôi đứng dậy và mở cửa. Bố mở miệng định nói thì thấy Henry và ra hiệu cho tôi ra ngoài hành lang.

“Clare, con biết ta và mẹ con không cho phép con dẫn bạn vào phòng ngủ của mình”, ông nói khẽ. “Còn đầy những căn phòng trống khác trong nhà này…”

“Chúng con chỉ đang nói chuyện…”

“Con có thể nói chuyện trong phòng khách.”

“Con chỉ đang kể cho anh ấy nghe về mẹ và con không muốn nói về nó trong phòng khác.”

“Con yêu à, ta không nghĩ con cần phải nói cho cậu ta nghe về mẹ con…”

“Sau màn trình diễn vừa rồi của mẹ, con phải làm gì chứ? Henry có thể tự thấy rằng bà có vấn đề tâm thần, anh ấy đâu phải thằng ngốc…” tôi cao giọng và Alicia mở cửa phòng nó, đặt ngón tay lên miệng.

“Mẹ con chẳng có vấn đề tâm thần gì cả”, bố tôi nghiêm khắc nói.

“Phải, bà có”, Alicia khẳng định.

“Con đừng có xía vào…”

“Con cứ xía vào đấy…”

“Alicia!” Mặt bố tôi đỏ bừng lên, mắt ông lồi cả ra và ông lớn giọng. Etta mở cửa phòng mẹ và nhìn ba chúng tôi bực tức. “Xuống dưới nhà mà la hét”, bà rít khẽ rồi đóng cửa lại. Chúng tôi nhìn nhau bối rối.

“Không phải lúc này”, tôi bảo bố. “Bố có làm phiền con thì lúc khác hãy làm phiền”. Henry đang ngồi trên giường tôi suốt từ nãy đến giờ, giả vờ như anh ấy không có mặt ở đó. “Đi nào, Henry. Hãy sang phòng khác.” Henry, ngoan ngoãn như một cậu bé mắc lỗi, đứng dậy và đi theo tôi xuống dưới nhà. Alicia đắc thắng nhảy theo sau chúng tôi. Đứng dưới chân cầu thang, tôi nhìn lên và thấy bố đang nhìn xuống chúng tôi bất lực. Ông quay lưng bỏ đi và bước tới trước cửa phòng của mẹ rồi gõ cửa.

“Hãy xem Cuộc sống tươi đẹp đi”, Alicia nói, mắt nhìn vào đồng hồ của nó. “năm phút nữa sẽ chiếu trên kênh 60 đấy.”

“Lại nữa? Chẳng phải em đã xem nó cả hai trăm lần rồi sao?”

Alicia thích Jimmy Stewart.

“Anh chưa xem”, Henry nói.

Alicia có vẻ sốc. “Chưa bao giờ? Tại sao anh có thể?”

“Anh không có ti vi.”

Giờ thì Alicia thực sự sốc. “Ti vi của anh bị hỏng hay sao?”

Henry cười. “Không. Anh chỉ ghét chúng thôi. Chúng khiến anh đau đầu.” Chúng khiến anh ấy du hành thời gian. Vì sự nhấp nháy của màn hình.

Alicia thất vọng. “Vậy là anh không muốn xem?”

Henry nhìn tôi; tôi không phiền. “Dĩ nhiên rồi”, tôi nói. “Nhưng chúng ta sẽ không xem đoạn kết; chúng ta phải chuẩn bị cho lễ mi-sa.”

Chúng tôi kéo sang phòng chiếu phim, ngay bên cạnh phòng khách. Alicia bật máy. Dàn hợp ca đang hát It Came Upon the Midnight Clear. “Kinh”, con bé cười nhạo. “Nhìn đống áo choàng bằng nhựa vàng khè kìa. Chúng trông như những chiếc áo mưa.” Con bé rơi tõm xuống sàn nhà, còn Henry ngồi xuống ghế tràng kỉ. Tôi ngồi xuống bên cạnh anh ấy. Kể từ lúc về nhà, tôi cứ không ngừng lo nghĩ đến chuyện cư xử với Henry như thế nào trước mặt các thành viên đa chủng loại của gia đình tôi. Tôi nên ngồi gần đến mức nào? Nếu Alicia không ở đây, tôi sẽ nằm xuống ghế, tựa đầu lên đùi Henry. Henry giải quyết vấn đề của tôi bằng cách ngồi xích gần lại và quàng tay qua người tôi. Cánh tay ngượng nghịu e dè. Chúng tôi sẽ chẳng bao giờ ngồi như thế này trong hoàn cảnh khác. Dĩ nhiên, chúng tôi chẳng bao giờ xem ti vi cùng nhau. Có thể đây sẽ là cách chúng tôi ngồi gần nếu có lúc nào đó xem ti vi. Dàn đồng ca biến mất và một vài đoạn quảng cáo hiện lên. McDonald’s, đại lý phân phối Buick địa phương, Pillsbury, Red Lobster, họ đều chúc chúng tôi một Giáng Sinh an lành. Tôi nhìn Henry đang lộ vẻ sửng sốt tột độ trên mặt.

“Sao vậy?” tôi hỏi khẽ.

“Tốc độ hình ảnh. Chúng cứ thay phiên nhau nhảy sau vài giây; anh phát ốm mất.” Henry lấy ngón tay xoa mắt. “Anh nghĩ anh sẽ đi đọc sách một lát.” Anh ấy đứng dậy và bước ra khỏi phòng, sau một lát, tôi nghe tiếng bước chân anh ấy đi lên cầu thang. Tôi cầu nguyện nhanh: Chúa ơi, làm ơn đừng để Henry du hành vào lúc này, không phải lúc chúng con chuẩn bị đi lễ nhà thờ và con sẽ chẳng thể nào giải thích. Alicia trườn lên ghế trong lúc đoạn giới thiệu xuất hiện trên ti vi.

“Anh ấy không trụ được lâu cho lắm”, con bé nói.

“Anh ấy bị đau đầu ghê gớm. Cơn đau mà khiến em phải nằm yên trong bóng tối không động đậy, và nếu có ai đó la ó thì đầu em sẽ nổ tung.”

“Ồ.” James Stewart đang lôi ra một đống tờ rơi giới thiệu du lịch, nhưng sự khởi hành của anh ta sẽ sớm bị dập tắt bởi một điệu nhảy. “Anh ấy rất dễ thương.”

“Jimmy Stewart?”

“Anh ấy cũng dễ thương. Nhưng ý em là người đàn ông của chị. Henry.”

Tôi cười. Tôi tự hào như thể đã tạo ra Henry. “Phải.”

Donna Reed đang mỉm cười rạng rỡ với Jimmy Stewart ở bên kia căn phòng chật ních người. Giờ họ đang nhảy cùng nhau, và tình địch của Jimmy Stewart đã gạt cần khiến sàn nhảy tách đôi, lộ ra bể bơi bên dưới. “Mẹ rất thích anh ấy.”

“Tạ ơn chúa.” Donna và Jimmy đang nhảy giật lùi về phía bể; sớm thôi mọi người trong những bộ cánh dạ vũ cũng sẽ gia nhập cùng họ khi ban nhạc vẫn đang chơi.

“Nell và Etta cũng duyệt.”

“Tuyệt. Giờ thì bọn chị chỉ cần vượt qua 36 giờ đồng hồ tới mà không làm hỏng ấn tượng ban đầu.”

“Việc đó thì có gì khó? Trừ phi… không, chị đâu có ngốc đến mức đó…”

Alicia nhìn tôi nghi ngờ. “Có không?”

“Dĩ nhiên là không.”

“Dĩ nhiên là không”, con bé lặp lại. “Chúa ạ, em không thể tin được Mark. Ngu ngốc làm sao.” Jimmy và Donna đang hát Những cô gái Buffalo, sao cô không ra đây tối nay trong lúc đi dọc những con đường phố Bedford Falls chói lọi, trong bộ đồng phục bóng đá và áo choàng tắm.

Chị phải ở đây ngày hôm qua mới thấy. Em đã tưởng bố sẽ bị nhồi máu cơ tim ngay trước cây Giáng Sinh. Em đã tưởng tượng cảnh bố ngã xuống, cây đổ lên người và nhân viên cứu thương sẽ phải nhấc đống quà và đồ trang trí khỏi người ông trước khi họ có thể tiến hành CPR[2]…” Jimmy dâng tặng Donna mặt trăng, và Donna đồng ý.

[2] CPR: Cardiopulmonary resuscitation: Xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

“Chị tưởng em đã học CPR ở trường.”

“Em sẽ rất bận rộn với việc hồi sức cho mẹ. Đã khủng khiếp lắm, Clare ạ. La hét suốt một hồi.”

“Sharon có ở đó không?”

Alicia cười lớn. “Chị giỡn hả? Em và Sharon đã ngồi đây và cố nói chuyện lịch sự với nhau, còn Mark và bố mẹ ở phòng khách hét vào mặt nhau. Sau một hồi bọn em chỉ ngồi đây và nghe ngóng.”

Alicia và tôi trao đổi cái nhìn như muốn nói, Có gì mới lạ? Chúng tôi đã dành cả cuộc đời này lắng nghe bố mẹ la hét, với nhau, với chúng tôi. Đôi khi tôi có cảm giác như nếu tôi phải nghe mẹ khóc thêm một lần nữa tôi sẽ bỏ đi và không bao giờ quay lại. Ngay lúc này đây tôi muốn túm lấy Henry và trở về Chicago, nơi không ai có thể la hét, không ai có thể giả vờ như mọi chuyện vẫn ổn và không có gì xảy ra. Một người đàn ông bụng phệ, giận dữ, trong chiếc áo ba lỗ đang hét với James Stewart rằng hãy thôi nói chuyện với Donna Reed đi và cứ thế mà hôn cô ấy. Tôi không thể đồng tình hơn, nhưng anh ta không làm theo. Thay vào đó, anh ta giẫm lên áo choàng của cô ấy và dĩ nhiên cô ấy bước ra khỏi áo, điều tiếp theo bạn nhận ra, cô ấy đang trần trụi trốn sau bụi tú cầu lớn.

Mẫu quảng cáo Pizza Hut hiện ra và Alicia tắt tiếng. “Clare?”

“Sao?”

“Henry đã từng đến đây bao giờ chưa?”

Bỏ xừ. “Không, chị không nghĩ vậy? Tại sao em hỏi thế?”

Con bé nặng nề chuyển tư thế và nhìn ra xa trong khoảnh khắc. “Chị sẽ nghĩ em bị khùng.”

“Sao?”

“Đã có chuyện rất kỳ quái xảy ra. Lâu lắm rồi… khi em chừng 12 tuổi. Hôm đó em phải đi tập đàn, nhưng em nhớ ra mình không có áo sơ mi sạch cho buổi diễn thử hay gì đó, Etta và mọi người đều đã ra ngoài, Mark đáng lẽ phải đi trông trẻ nhưng anh ấy trốn trong phòng và hút thuốc phiện. Em đi xuống dưới nhà, đến phòng giặt đồ. Khi đang tìm áo, em nghe thấy có tiếng động, như tiếng cửa phòng cuối tầng hầm, phòng chứa xe đạp, nghe như tiếng gió rít. Em đã nghĩ chắc hẳn là Peter. Nên em đứng ở ngưỡng cửa phòng giặt đồ và lắng nghe, rồi cánh cửa phòng để xe mở ra và Clare ạ, chị sẽ không tin đâu, đó là một người đàn ông trần như nhộng, trông giống hệt Henry.”

Tôi bật cười, tiếng cười nghe hoàn toàn giả tạo, “Ồ, thôi mà.”

Alicia cười theo. “Thấy chưa, em biết ngay chị sẽ nghĩ em bị khùng mà. Nhưng em thề, nó thực sự đã xảy ra. Người đàn ông này chỉ nhìn em hơi chút ngạc nhiên. Ý em là, em đứng ở đó, miệng há hốc và tự hỏi không biết người đàn ông trần truồng này sẽ cưỡng hiếp mình, hay giết mình gì đó, nhưng anh ta chỉ nhìn em và thản nhiên nói, “Ồ, xin chào, Alicia”, rồi đi vào phòng đọc và đóng cửa lại.”

“Hả?”

“Nên em chạy lên nhà và gõ cửa phòng Mark thình thịch, anh ấy bảo em biến đi, cuối cùng em cũng khiến được anh ấy mở cửa ra, anh ấy phê bí tỉ nên mất một lúc mới hiểu em nói gì, rồi, dĩ nhiên, anh ấy không tin lời em nói nhưng em cũng thuyết phục được anh ấy xuống dưới nhà, anh ấy gõ cửa phòng đọc, cả hai bọn em đều sợ mất vía, hệt như Nancy Drew, chị biết đấy, như lúc chị nghĩ. ‘Mấy đứa con gái đó thật ngu, đáng lẽ chúng nên gọi cảnh sát’, nhưng chẳng có gì xảy ra cả, rồi Mark mở cửa và chẳng có ai ở đó, anh ấy đã nổi giận với em vì cho rằng em đã bịa chuyện, nhưng rồi bọn em nghĩ người đàn ông đó đã đi lên nhà, nên bọn em bò đi và ngồi trong nhà bếp, bên cạnh chiếc điện thoại và con dao băm của Nell để trên bàn.”

“Sao chưa bao giờ em kể cho chị nghe chuyện này?”

“Thì, đến lúc mọi người về nhà, em cảm thấy thật ngu ngốc, và em biết chắc rằng bố sẽ nghĩ đó là chuyện lớn, nhưng chẳng có gì thực sự xảy ra cả… nhưng nó cũng không khôi hài một chút nào, vả lại em đã không muốn nói về nó.” Alicia cười. “Em đã từng hỏi bà ngoại xem trong nhà này có ma không, nhưng bà bảo không, ít nhất theo bà là không.”

“Và người đàn ông đó, hoặc con ma đó, trông giống hệt Henry?”

“Phải! Em thề đấy, Clare, suýt chút nữa em đứng tim mà chết khi bọn chị bước vào, ý em là, anh ấy là người đàn ông đó! Ngay cả giọng nói cũng giống hệt. Có điều, người đàn ông em thấy trong tầng hầm có tóc ngắn hơn, và già hơn, có lẽ khoảng 40 tuổi…”

“Nhưng nếu người đàn ông đó khoảng 40 tuổi, và chuyện này xảy ra đã 5 năm trước… Hiện nay Henry 28 tuổi, có nghĩa là lúc ấy Henry mới 23 tuổi, Alicia ạ.”

“Ừ nhỉ. Nhưng Clare, thật kỳ quái mà… Henry có anh trai nào không?”

“Không. Và anh ấy không giống bố nhiều lắm.”

“Có thể đó là một hiện tượng hồn lìa khỏi xác cũng nên.”

“Hoặc du hành thời gian”, tôi mỉm cười.

“Ồ, phải. Chúa ạ, quái dị làm sao.” Màn hình ti vi tối đi trong khoảng khắc, chúng tôi quay trở lại với Donna trốn sau bụi tú cầu và Jimmy Stewart đi vòng quanh với áo choàng tắm của cô ấy gọn lỏn trên tay. Anh ấy đang bỡn cợt với cô, nói với cô rằng anh ấy sẽ bán vé cho mọi người xem cảnh tượng này. Đồ đểu cáng, tôi nghĩ, mặc dù tôi đỏ mặt khi nhớ tới những chuyện còn tồi tệ hơn mà tôi đã nói và làm với Henry trong lĩnh vực quần áo và sự trần trụi. Rồi một chiếc xe chạy tới và Jimmy Stewart ném cho Donna chiếc áo choàng của cô. “Bố cậu bị đột quỵ!” người ngồi trong xe lên tiếng, và anh ta chạy đi mà không thèm ngoảnh lại, bỏ Donna Reed đứng hụt hẫng trong những tán lá. Mắt tôi ướt nhòe. “Chúa ạ, Clare, anh ta sẽ quay lại mà”, Alicia nhắc tôi. Tôi mỉm cười, và chúng tôi chỉnh đốn lại để xem ông Potter ép Jimmy Stewart phải từ bỏ việc học và điều hành văn phòng cho vay xây dựng đang bi đát của gia đình. “Đồ đáng ghét”, Alicia nói. “Đồ đáng ghét”, tôi đồng tình.

HENRY: Khi chúng tôi bước ra từ khí đêm lạnh lẽo đi vào cái ấm và những ngọn đèn nhà thờ, ruột gan tôi chao đảo. Tôi chưa từng đến dự lễ mi-sa của đạo Công giáo bao giờ. Lần cuối cùng tôi tham dự bất kể hoạt động tín ngưỡng nào là ở đám tang của mẹ. Tôi nắm lấy tay Clare như một người mù cần được cô ấy dẫn qua lối đi giữa các dãy ghế trung tâm, rồi chúng tôi an tọa tại một hàng ghế trống. Clare và gia đình cô ấy quỳ lên tấm đệm lót gối, còn tôi ngồi trên ghế, như lời Clare bảo. Chúng tôi đến sớm. Alicia đã biến mất, và Nell đang ngồi đằng sau chúng tôi cùng với chồng và con của bà, lính hải quân đang nghỉ phép. Bà dì Dulcie đang ngồi với các cụ đồng trang lứa khác. Clare, Mark, Sharon và Philip quỳ cạnh nhau với những thái độ khác nhau: Clare rất tự giác, Mark quỳ cho có, Sharon bình tĩnh và chăm chú, Philip kiệt quệ. Nhà thờ chứa đầy những cây trạng nguyên. Nó có mùi như mùi nến và những chiếc áo choàng ẩm ướt. Có một mô hình dàn dựng tỉ mỉ cảnh Mary và Joseph cùng những tùy tùng của họ bên phải án thờ. Mọi người dần kéo tới, chọn ghế và chào hỏi lẫn nhau. Clare khẽ ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh tôi, Mark và Philip cũng làm theo, chỉ có Sharon là vẫn quỳ thêm một vài phút rồi tất cả chúng tôi im lặng ngồi trong một hàng, chờ đợi. Người đàn ông mặc áo vét bước lên sân khấu...án thờ, gì cũng được… và thử chiếc mic được gắn vào một cái bục nhỏ, rồi lại biến mất vào phía sau. Đã có thêm rất nhiều người, chật cứng. Alicia và hai người phụ nữ cùng một người đàn ông xuất hiện bên phía cánh trái của sân khấu, mang theo nhạc cụ của họ. Người phụ nữ tóc vàng chơi violin, người phụ nữ tóc nâu xám chơi viola; còn người đàn ông, già đến nỗi lưng đã còng và chân lê từng bước nặng nhọc, cũng chơi violin. Tất cả bọn họ đều mặc quần áo màu đen. Họ ngồi trên những chiếc ghế gập, bật đèn trên giá đỡ bảng phổ, lật qua lật lại các tấm nhạc phổ, tạo ra tiếng kêu lanh canh trên những sợi dây đàn, và nhìn nhau, để tìm sự đồng nhất. Mọi người bỗng nhiên im lặng, và trong sự im lặng đó một nốt trầm, chậm, và dài ngân lên lấp đầy khoảng không, nó chẳng kết nối đến một bản nhạc phổ biến nào nhưng đơn giản tồn tại và kéo dài, âm thanh mà cô ấy tạo ra có vẻ như hiện lên từ một nơi bất chợt nào đó, có lẽ khởi nguồn từ giữa hai tai của tôi, vang dội trong hộp sọ của tôi như những ngón tay đang vuốt ve não bộ. Rồi cô ấy dừng lại. Sự tĩnh lặng kéo theo tuy ngắn ngủi nhưng cùng cực. Rồi cả bốn nhạc công dâng lên vào cuộc. Sau sự mộc mạc giản đơn của một nốt nhạc duy nhất hồi nãy đó, âm nhạc của họ bất hòa, hiện đại và chói tai, tôi nghĩ có lẽ một bản của Bartok? Nhưng rồi tôi phân tích những gì mình đang nghe và nhận ra họ đang chơi Silent Night. Tôi không thể hiểu vì sao nó nghe thật kỳ quái cho đến khi tôi nhìn thấy người phụ nữ tóc vàng chơi violin đá vào ghế Alicia, và sau một nhịp, bản nhạc trở nên hòa hợp. Clare liếc nhìn tôi và mỉm cười. Tất cả mọi người trong nhà thờ nhẹ nhõm hơn. Silent Night mở đường cho một bài thánh ca tôi không nhận ra. Mọi người đứng dậy. Họ quay về phía sau nhà thờ, và một mục sư bước trên lối đi chính với một đoàn tùy tùng đông đúc những cậu bé và một vài người đàn ông đóng bộ đĩnh đạc. Họ trịnh trọng diễu hành đến phía trước của nhà thờ và đứng vào vị trí của mình. Âm nhạc dừng lại đột ngột. Ối, không, tôi nghĩ, lại gì nữa đây? Clare nắm lấy tay tôi, và chúng tôi đứng cùng nhau, giữa đám đông, và nếu Chúa trời có tồn tại, thì Chúa ơi, hãy để tôi được đứng đây, trong yên lặng và kín đáo, ở đây ngay lúc này.

CLARE: Henry trông có vẻ như chuẩn bị lăn ra bất tỉnh. Chúa nhân từ, đừng để anh ấy biến mất vào lúc này. Cha Compton đang chào đón chúng tôi bằng giọng diễn thuyết phát thanh của ông. Tôi thò tay vào túi áo choàng của Henry, thọc qua cái lỗ ở đáy túi, tìm thằng nhỏ của anh ấy và bóp mạnh. Anh ấy nhảy dựng lên như thể tôi vừa sốc điện vào anh ấy. “Chúa ban phước lành cho con”, Cha Compton nói. “Và cho cả Cha”, tất cả chúng tôi đồng thanh đáp lại. Vẫn như vậy, mọi thứ vẫn như vậy. Thế mà, chúng tôi đang ở đây, cuối cùng cũng có thể, để mọi người cùng ngắm. Tôi có thể cảm nhận được cặp mắt buồn chán của Helen đang gắn chặt sau lưng tôi. Ruth đang ngồi ở năm hàng ghế phía sau chúng tôi, với anh trai và bố mẹ của cậu ấy. Nancy, Laura, Mary Christina, Patty, Dave và Chris, thậm chí cả Jason Everleigh; có vẻ như tất cả những ai đã từng đi học cùng tôi đều có mặt tại đây vào tối nay. Tôi nhìn sang Henry, người chẳng hiểu gì về tất cả những chuyện này. Anh ấy đang đổ mồ hôi ròng ròng. Anh ấy liếc nhìn tôi, nhướn một bên lông mày. Lễ mi-sa được bắt đầu. Những bài cầu nguyện, bài kinh, Cầu phước lành đến với con: và với Cha. Tất cả mọi người đứng dậy khi đọc Phúc m, Luca,… Henry đang lắc nhẹ hai chân xao nhãng. Mắt anh ấy nhắm nghiền, môi mím chặt. Nhiều thiên thần hơn. Cha Compton ngân nga, “Nhưng Mary giữ tất cả những đồ vật ấy, và trân quý chúng bằng cả trái tim” “Amen”, chúng tôi nói, và ngồi xuống nghe thuyết pháp. Henry nhoài người lại và thì thầm, “Nhà vệ sinh ở đâu vậy?”

“Đằng sau cánh cửa đó”, tôi bảo anh ấy, tay chỉ về phía cửa mà Alicia, Frank và những người khác đi qua. “Làm thế nào để có thể đến đó?”

“Đi ra phía sau của nhà thờ rồi qua lối đi bên kia.”

“Nếu anh không quay trở lại…”

“Anh phải quay trở lại.” Trong lúc Cha Thompton nói, “Trong buổi tối tràn ngập niềm vui này…” Henry đứng dậy và bước đi nhanh lẹ. Cha Compton đưa mắt dõi theo anh ấy đang bước ngược trở lại rồi quay lên và đi ra phía cửa. Tôi nhìn anh ấy mở cửa rồi đóng lại.

HENRY: Tôi đang đứng ở nơi trông có vẻ là hành lang của một trường tiểu học. Đừng hoảng hốt, tôi tự nhủ với chính mình. Không ai có thể thấy mày. Trốn đi. tôi dáo dác nhìn quanh, có một cánh cửa: BOYS. Tôi mở ra, và đứng giữa phòng vệ sinh nam nhỏ, lát gạch nâu, tất cả đồ vật đều nhỏ xíu và thấp sát mặt đất, lò sưởi làm tăng thêm mùi xà phòng. Tôi mở cửa sổ he hé và thò đầu ra ngoài. Những cây thường xuân chắn hết mọi lối nhìn vào, khiến không khí lạnh ngắt tôi đang hít vào có mùi nhựa thông. Sau một vài phút, tôi cảm thấy bớt mong manh. Tôi nằm xuống sàn nhà, cuộn tròn lại, gối chạm vào cằm. Rồi đấy, tôi đã chắc chắn.

Giờ thì. Nằm giữa sàn nhà lát gạch nâu này. Nó có vẻ là một điều thật nhỏ nhoi để đưa ra hỏi. Nếu Chúa có tồn tại, ngài sẽ muốn chúng ta làm người tốt, và sẽ thật vô lý khi trông đợi ai đó làm người tốt mà không có sự khích lệ, Clare là người rất, rất tốt, cô ấy thậm chí tin vào Chúa, vậy mà tại sao ngài lại quyết định làm bẽ mặt cô ấy trước bàn dân thiên hạ…

Tôi mở mắt. Tất cả những đồ vật bằng sứ nhỏ xíu đang sáng lên óng ánh, bầu trời xanh trong, tím ngắt, tôi cam chịu biến mất một lần nữa, đã chẳng thể nào dừng lại, tôi run rẩy, “Không!” nhưng tôi đã biến mất.

CLARE: Cha Compton đã kết thúc bài thuyết pháp về hòa bình thế giới, bố tôi nhoái người qua Sharon và Mark thì thầm, “Bạn của con không được khỏe hả?”

“Vâng”, tôi thì thầm đáp lại, “anh ấy bị đau đầu và đôi khi chúng làm anh ấy buồn nôn.”

“Ta có nên đi xem có giúp được gì không?”

“Không! Anh ấy sẽ ổn thôi.” Bố tôi có vẻ không được thuyết phục, nhưng ông vẫn ngồi lại ghế. Cha Compton đang chúc phúc. Tôi gắng gượng kìm nén nỗi thúc giục muốn tự mình chạy đi tìm Henry. Hàng ghế đầu đứng dậy đón nhận thánh thể. Alicia đang chơi một bản nhạc của Bach. Nó rất buồn và đáng yêu. Hãy quay trở lại, Henry. Hãy trở lại.

HENRY: Tôi đang trong căn hộ của mình ở Chicago. Căn phòng tối om, và tôi đang quỳ gối xuống sàn phòng khách. Tôi lảo đảo đứng dậy và huých cùi chỏ vào giá sách. “Chết tiệt!” Không thể tin được. Tôi thậm chí không thể trải qua một ngày trọn vẹn với gia đình Clare, bị hút đi và ném vào căn hộ chết tiệt của chính mình như một quả bóng…

“Này.” Tôi quay lại, và tôi đang ngái ngủ ngồi dậy, trên ghế sô-pha kiêm giường ngủ.

“Hôm nay là ngày bao nhiêu?” Tôi hỏi.

“28 tháng Mười Hai, năm 1991.” Bốn ngày sau.

Tôi ngồi uống giường. “Không thể chịu đựng nổi.”

“Bình tĩnh đi. Cậu sẽ quay lại sau vài phút nữa. Sẽ không ai để ý. Cậu sẽ an toàn trong suốt quãng thời gian còn lại của kỳ nghỉ.”

“Thật không?”

“Thật. Thôi than vãn đi”, tôi nói, bắt chước y hệt giọng của bố. Tôi muốn đấm cho cậu ta một cái, nhưng để làm gì chứ? Có tiếng nhạc êm ái đang cất lên.

“Bach hả?”

“Sao? Ồ, phải, nó ở trong đầu của cậu. Là Alicia.”

“Kì quái. Ôi!” Tôi chạy vào phòng tắm, và mém chút nữa thì đến nơi.

CLARE: Những người cuối cùng đang nhận thánh thể khi Henry bước qua ngưỡng cửa, hơi xanh xao, nhưng vẫn đi vững vàng. Anh ấy đi vòng ra sau rồi đi lên lối đi giữa các dãy ghế và nép vào bên tôi. “Lễ mi-sa đã kết thúc, hãy ra về trong bình an”, Cha Compton nói. “Amen”, chúng tôi đáp lại. Các cậu bé đoàn tùy tùng tụ quanh Cha như những con cá nhỏ theo đàn, họ thong dong bước dọc lối đi chính giữa và tất cả mọi người nối đuôi theo sau. Tôi nghe Sharon hỏi Henry có ổn không, nhưng tôi không kịp nghe câu trả lời vì Helen và Ruth đã chặn đầu chúng tôi và tôi giới thiệu Henry với họ.

Helen cười ý nhị. “Nhưng chúng ta đã gặp nhau rồi!”

Henry nhìn tôi cảnh giác. Tôi lắc đầu với Helen, người đang cười đắc thắng. “Có lẽ chưa”, cậu ấy nói. “Rất vui được gặp anh, Henry.” Ruth bẽn lẽn đưa tay cho Henry. Trước sự bất ngờ của tôi, anh ấy giữ nó một lúc rồi nói, “Xin chào, Ruth”, trước khi tôi kịp giới thiệu tên cậu ấy. Nhưng theo tôi biết, cậu ấy không nhận ra anh ấy. Laura gia nhập cùng chúng tôi đúng lúc Alicia chạy lại, va đập chiếc vi-ô-lông-xen của con bé vào đám đông. “Ngày mai ghé qua nhà tớ nhé”, Laura ngỏ ý. “Bố mẹ tớ sẽ đi Bahamas lúc bốn giờ.” Tất cả chúng tôi nhiệt tình đồng ý; cứ hàng năm bố mẹ Laura lại đi đến một địa danh nhiệt đới nào đó ngay khi các món quà đã được mở, và cứ hàng năm chúng tôi lại tụ tập ở nhà Laura ngay khi chiếc xe của bố mẹ cậu ấy khuất bóng khỏi lối đi. Chúng tôi chia tay trong tiếng đồng thanh “Chúc mừng Giáng Sinh!” và ngay sau khi chúng tôi ra khỏi cửa hông của nhà thờ để ra bãi đỗ xe, Alicia nói, “Khỉ, em biết ngay mà!” một lớp tuyết mới rơi phủ kín khắp nơi, thế giới đã được làm mới lại trong màu trắng tinh khôi. Tôi đứng yên nhìn những ngọn cây và những chiếc xe bên kia đường về phía hồ, mà đang đâm sầm, một cách vô hình, ra biển xa xa dưới nhà thờ bên kia con dốc. Henry đứng bên tôi, chờ đợi. Mark nói, “Đi thôi, Clare”, và tôi bắt đầu bước đi.

HENRY: Chúng tôi bước qua ngưỡng cửa căn nhà Sáo Bắc Mỹ lúc 1 giờ 30 sáng. Suốt quãng đường về, Philip đã không ngừng quở trách Alicia vì “lỗi lầm” của con bé ở đoạn đầu bản Silent Night, và con bé chỉ ngồi yên không nói nửa lời, nhìn ra ngoài cửa sổ tới những ngôi nhà tối om im lìm và những ngọn cây. Giờ thì mọi người đã lên nhà trở về phòng của mình sau khi nói “Chúc mừng Giáng Sinh” lần thứ 50, trừ Alicia và Clare, những người đã biến mất vào căn phòng cuối hành lang tầng một. Tôi tự hỏi mình nên làm gì, và trong một phút bốc đồng, tôi đi theo họ.

“... thật đáng ghét”, Alicia đang nói trong lúc tôi thò đầu vào cửa. Căn phòng bị chế ngự bởi chiếc bàn bi-a khổng lồ đang tắm trong ánh sáng huyền ảo của ngọn đèn treo lơ lửng phía trên. Clare đang xếp bóng trong lúc Alicia đi tới đi lui trong bóng tối bên cạnh bờ mép của chiếc bàn đầy ánh sáng.

“Nếu em cố tình khiến ông tức giận và ông đã tức giận, thì chị không hiểu tại sao em còn bực mình”, Clare nói.

“Ông ấy thật tự mãn”, Alicia nói, giơ tay đấm vào không khí. Tôi đằng hắng. Hai chị em bọn họ nhảy dựng lên, rồi Clare nói, “Ôi, Henry, Chúa ạ, em tưởng anh là bố.”

“Anh muốn chơi không?” Alicia hỏi tôi.

“Không, anh chỉ xem thôi.” Có một chiếc ghế đẩu cao bên cạnh bàn, và tôi ngồi lên nó.

Clare đưa cơ cho Alicia, Con bé xoa phấn rồi phá bóng, sắc lẹm. Hai bi sọc rơi vào lỗ góc. Alicia đưa thêm hai bị nữa vào lỗ trước khi đánh hụt, chỉ tí chút, một cú căn băng liên hoàn. “Chà”, Clare nói. “chị gặp thế khó rồi.” Clare dễ dàng đưa bi số 2 đang nằm sát cạnh bàn bên góc vào lỗ. Trong lượt cơ tiếp theo cô ấy để lọt bi cái vào lỗ sau bi số 3, Alicia nhặt cả hai bi lên và tìm vị trí cho cơ tiếp theo của con bé. Con bé ăn hết các bị sọc khác mà không gặp trở ngại nào. “Bi số tám, lỗ bên”, Alicia nói, và trận đấu kết thúc. “Ôi”, Clare thở dài. “Anh có chắc là không muốn chơi chứ?” Cô ấy đưa cơ của mình cho tôi.

“Chơi nào, Henry”, Alicia nói. “Mà anh chị muốn uống gì không?”

“Không”, Clare đáp.

“Em có gì?” tôi hỏi. Alicia bật đèn và một quầy bar cũ tuyệt đẹp xuất hiện cuối căn phòng. Alicia và tôi lọ mọ phía sau quầy, hầu như có đủ hết các loại rượu trên đời. Alicia pha cho mình một ly Rum Coke. Tôi ngần ngại trước đống đồ phong phú, rồi cuối cùng tự lấy cho mình một ly whiskey loại nặng. Clare quyết định cũng sẽ uống, và trong lúc cô ấy cạy đá từ khay vào cốc Kahlua của mình thì cửa phòng mở ra và tất cả chúng tôi giật nảy mình.

Là Mark. “Sharon đâu?” Clare hỏi anh ta. “Khóa cửa lại”, Alicia ra lệnh.

Mark quay người khóa cửa và bước tới quầy bar. “Sharon đang ngủ”, anh ta nói, lôi một chai Heineken từ trong chiếc tủ lạnh bé xíu ra. Anh ta vặn nút và thong dong đi về phía bàn. “Ai đang chơi?”

“Alicia và Henry”, Clare nói.

“Hừm. Đã có ai cảnh báo cậu ấy chưa?”

“Im đi, Mark”, Alicia nói.

“Con bé là Jackie Gleason giả trang đấy”. Mark nhắc nhở tôi.

Tôi quay sang Alicia. “Vậy thì hãy để trận đấu bắt đầu.” Clare lại xếp bóng. Alicia được quyền phá bóng. Whiskey đã lan ra khắp các tế bào trong tôi, mọi thứ trở nên sắc cạnh và rõ ràng. Những viên bi nổ ra như pháo hoa và trổ ra một đường nét mới. Bi 13 lảo đảo bên mép lỗ góc rồi rơi xuống. “Lại bi sọc”, Alicia nói. Con bé đưa thêm bi số 15, 12 và bi số 9 vào lỗ trước khi rơi vào thế bí khiến con bé phải thực hiện cú dội băng kép bất khả thi.

Clare đang đứng ngay rìa ánh sáng nên khuôn mặt của cô ấy chìm trong bóng tối, nhưng thân hình bồng bềnh ra khỏi màn đêm, hai tay khoanh trước ngực. Tôi hướng sự chú ý trở lại bàn. Đã được một lúc. Tôi dễ dàng đưa bi số 2, 3 và 6 vào lỗ, rồi tìm kiếm đường bi khác. Bi số 1 đang nằm ngay trước lỗ góc ở bên kia bàn, tôi đưa bi cái tới bi số 7 đập vào bi số 1 và đưa nó vào lỗ. Tôi lại đưa bi số 4 vào lỗ bên bằng một cú căn băng và đưa bi số 5 vào lỗ góc bằng một cú liên hoàn may mắn. Chỉ là tình cờ, nhưng Alicia vẫn huýt sáo thán phục. Bi số 7 vào lỗ mà không gặp rủi ro. “Bi số 8, lỗ góc”, tôi dùng cơ ra dấu, và bi vào lỗ. Một tiếng thở dài thốt ra đâu đó quanh bàn.

“Ồ, chơi tuyệt lắm”, Alicia nói. “Nữa đi.” Clare mỉm cười trong bóng tối.

“Không giống em hằng ngày chút nào”, Mark nói với Alicia.

“Em quá mệt để tập trung. Và bực mình nữa.”

“Vì bố?”

“Phải.”

“Nếu em thọc ông, ông phải thọc lại thôi.”

Alicia bĩu môi. “Ai chẳng có lúc mắc lỗi.”

“Đã có lúc nó nghe như Terry Riley”, tôi bảo Alicia.

Con bé mỉm cười. “Nó là Terry Riley. Trong album Salome Dances for Peace!”

Clare cười. “Làm thế nào mà Salome lại xuất hiện trong Silent Night?”

“Thì John the Baptist, em đã nghĩ như vậy là đủ liên quan rồi, và nếu chị hạ tông đoạn violin đầu đó xuống một quãng tám thì nó nghe sẽ khá tuyệt, la la la, LA…”

“Nhưng em không thể trách bố vì đã nổi giận”, Mark nói. “Ý anh là, ông biết em sẽ không đời nào chơi thứ gì nghe như vậy chỉ vì không may mắc lỗi.”

Tôi rót cho mình ly rượu thứ hai.

“Frank đã nói gì?” Clare hỏi.

“Ông ấy rất thích nó. Ông ấy đã tìm cách tạo ra một bản nhạc mới từ đó, như kiểu Silent Night kết hợp Stravinsky. Frank đã 87 tuổi, ông ấy chẳng bận tâm nếu em bày trò miễn sao ông ấy thấy thích thú. Còn Arabella và Ashley đã càu nhàu không ít.”

“Thì nó không được chuyên nghiệp cho lắm”, Mark nói.

“Ai thèm bận tâm? Đây chỉ là nhà thờ Thánh Basil.” Alicia nhìn tôi. “Còn anh nghĩ sao?”

Tôi ngần ngại. “Anh không thực sự bận tâm”, cuối cùng tôi nói. “Nhưng nếu bố anh nghe em chơi như vậy, ông ấy sẽ rất giận.”

“Thật ư? Tại sao?”

“Ông ấy có quan điểm rằng mọi bản nhạc cần phải được tôn trong, cho dù đó là bản nhạc ông ấy không thích. Ông ấy không thích Tchaikovsky hay Strauss, nhưng ông ấy sẽ chơi chúng rất nghiêm túc. Đó là lý do vì sao ông ấy tuyệt đến vậy. Ông chơi mọi bản nhạc như thể ông yêu chúng say đắm.”

“Ồ”, Alicia đi ra sau quầy bar, pha cho mình một ly rượu nữa và nghĩ về điều này trong giây lát. “Anh rất may mắn vì có được một ông bố yêu thứ gì đó ngoài tiền.”

Tôi đứng sau Clare, lướt các ngón tay dọc sống lưng cô ấy trong bóng tối. Cô ấy đưa tay ra phía sau và tôi siết chặt lấy nó. “Anh nghĩ em sẽ không nói như vậy nếu em biết đủ về gia đình. Vả lại, anh thấy bố em có vẻ rất quan tâm đến em.”

“Không”, con bé lắc đầu. “Ông chỉ muốn em phải hoàn hảo trước mặt bạn bè ông thôi. Ông chẳng quan tâm chút nào.” Alicia xếp bi và xoay cho chúng vào vị trí. “Ai muốn chơi?”

“Anh sẽ chơi”, Mark nói. “Henry?”

“Được thôi.” Mark và tôi thoa lơ rồi đứng đối mặt nhau hai bên bàn.

Tôi phá băng. Bi số 4 và số 15 vào lỗ. “Bi trơn”, tôi nói, nhìn thấy bi số 2 gần góc bàn. Tôi đưa nó vào lỗ, rồi trượt bi số 3. Tôi đang dần thấm mệt, sự tập trung đang loãng dần do whiskey. Mark chơi bằng sự quyết tâm mà không có sự tinh tế, và đưa bi số 10, rồi số 11 vào lỗ. Tôi sớm đưa tất cả bi trơn còn lại vào lỗ. Bi 13 của Mark đang nằm trên mép của lỗ góc. “Bi 8”, tôi nói và chỉ vào nó. “Anh không thể đưa bi của Mark vào lỗ, bằng không anh sẽ thua”, Alicia nói. “Không sao đâu”, tôi đáp. Tôi đánh bi cái nhẹ nhàng chạy dọc bàn, rồi nó hôn nhẹ vào bi số 8, đẩy mượt mà và dễ dàng về phía bi 13, trông gần như đi vòng quanh bi 13 trên đường ray, rồi lịch thiệp rơi tõm xống lỗ, Clare bật cười, nhưng rồi bi 13 lảo đảo và rơi theo xuống lỗ.

“Ừ thì”, tôi nói, “dễ ăn, dễ mất.”

“Ván đấu hay lắm”, Mark nói.

“Chúa ạ, anh học chơi như vậy ở đâu thế?” Alicia hỏi.

“Đó là một trong những điều anh học ở trường.” Đi kèm với nhậu nhẹt, thơ Anh và Đức, cả thuốc phiện nữa. Chúng tôi xếp cơ lại rồi nhặt cốc và chai lên.

“Chuyên ngành của cậu là gì?” Mark mở cửa và chúng tôi cùng nhau đi dọc hành lang về phía bếp.

“Văn học Anh.”

“Tại sao không phải là âm nhạc?” Alicia cầm cốc của mình và của Clare bằng một tay trong lúc đẩy cửa phòng ăn.

Tôi cười. “Em sẽ không tin anh mù âm nhạc đến mức nào đâu. Bố mẹ anh đã nghĩ họ đem nhầm con từ bệnh viện về.”

“Đó chắc hẳn là một gánh nặng”, Mark nói. “Ít nhất thì bố cũng không bắt em trở thành luật sư”, anh ấy nói với Alicia. Chúng tôi bước nhà bếp và Clare bật điện lên.

“Ông cũng đâu có bắt anh”, con bé vặn lại. “Anh thích nó.”

“Đó là ý anh muốn nói. Ông không bắt chúng ta phải làm điều chúng ta không muốn.”

“Đó có phải một gánh nặng không?” Alicia hỏi tôi.

“Trước khi mẹ anh mất, mọi thứ đang rất tuyệt. Sau đó thì thật khủng khiếp. Nếu anh đã là một thần đồng violin thì có thể… anh không biết”. Tôi nhìn Clare, và nhún vai. “Dù sao thì, bố anh và anh không hợp nhau một chút nào.”

“Tại sao?”

Clare nói, “Đến giờ đi ngủ rồi.” Ý cô ấy là, đủ rồi. Alicia đang đợi câu trả lời.

Tôi quay mặt về phía con bé. “Em đã nhìn thấy bức hình nào của mẹ anh chưa?” Con bé gật đầu. “Trông anh giống hệt mẹ.”

“Thì sao?” Alicia rửa cốc dưới vòi nước. Clare lau khô.

“Thì ông ấy không thể chịu được mỗi khi nhìn anh. Đó chỉ là một trong nhiều lý do.”

“Nhưng…”

“Alicia…” Clare cố gắng nhưng Alicia không phải người có thể bị ngăn lại.

“Nhưng ông ấy là bố của anh.”

Tôi mỉm cười. “Những việc em làm để khiến bố em bực mình chỉ là một cốc bia nhỏ so với những gì anh và bố anh đã làm với nhau.”

“Như điều gì?”

“Như vô số lần ông nhốt anh trong căn hộ, trong đủ loại thời tiết. Như lần anh ném chìa khóa xe của ông xuống sông. Đại loại vậy.”

“Tại sao anh làm thế?”

“Anh không muốn ông phá nát chiếc xe, ông đã say.”

Cả Alicia, Mark và Clare nhìn tôi gật đầu. Họ hoàn toàn hiểu.

“Đến giờ đi ngủ”, Alicia nói, rồi chúng tôi rời nhà bếp và đi về phòng mà không nói thêm một lời, ngoại trừ, “Chúc ngủ ngon.”

CLARE: Theo đồng hồ báo thức của tôi thì bây giờ đang là 3 giờ 14 phút sáng và tôi đang cảm thấy ấm dần lên trên chiếc giường lạnh lẽo khi cửa phòng mở ra và Henry im lặng bước vào. Tôi kéo chăn ra và anh ấy trèo lên. Chiếc giường kêu lên kẽo kẹt trong lúc chúng tôi chỉnh lại tư thế.

“Xin chào”, tôi thì thầm.

“Xin chào”, Henry thì thầm đáp lại.

“Đây không phải là một ý hay.”

“Phòng anh lạnh lắm.”

“Ồ”. Henry chạm vào má tôi, và tôi phải nén không xuýt xoa, những ngón tay của anh ấy lạnh buốt. Tôi xoa chúng giữa lòng bàn tay của mình. Henry chui sâu hơn vào trong chăn. Tôi tựa sát vào anh ấy, gắng tìm lại chút hơi ấm. “Em có đi tất không?” anh ấy hỏi khẽ.

“Có.” Anh ấy với xuống và cởi chúng ra. Sau một vài phút và rất nhiều kẽo kẹt cùng với tiếng Suỵt! cả hai chúng tôi đã trần trụi.

“Anh đã đi đâu khi biến mất khỏi nhà thờ?”

“Căn hộ của anh. Trong khoảng năm phút, bốn ngày sau.”

“Tại sao?”

“Mệt mỏi. Căng thẳng. Có lẽ vậy.”

“Không, tại sao lại ở đó?”

“Anh không biết. Chế độ mặc định chăng? Có lẽ người điều khiển giao thông du hành thời gian nghĩ trông anh sẽ bảnh chọe khi ở đó.” Henry vùi tay vào tóc tôi.

Trời đang sáng dần ngoài kia. “Giáng Sinh vui vẻ”, tôi thì thầm.

Henry không trả lời, tôi nằm thao thức trong tay anh ấy và nghĩ về các thiên thần, lắng nghe hơi thở nhịp nhàng của anh ấy và trân trọng nó bằng tất cả tấm lòng.

HENRY: Tôi thức dậy khi trời vừa sáng để đi vệ sinh; lúc tôi đang ngái ngủ đứng trong phòng tắm của Clare và tháo nước trong ánh sáng của chiếc đèn ngủ Tinkerbell thì nghe thấy tiếng con gái vang lên, “Clare?” Trước khi tôi có thể nhận ra tiếng nói này phát ra sau cánh cửa mà tôi đã nghĩ là cửa tủ quần áo đang mở thì tôi thấy mình đứng trần truồng trước mặt Alicia. “Ối”, cô bé thì thầm trong lúc tôi chụp lấy chiếc khăn tắm và che chính mình trong muộn màng. “Ồ, xin chào, Alicia”, tôi thì thầm, và cả hai chúng tôi nhe răng cười. Cô bé biến mất trở lại vào phòng của mình đột ngột như khi xuất hiện.

CLARE: Tôi gà gật lắng nghe căn nhà thức giấc. Nell đang ở dưới bếp, ngân nga hát và khua khoắng xoong chảo. Có ai đó đang đi ngoài hành lang, đi qua phòng tôi. Tôi nhìn lên và Henry vẫn đang say sưa ngủ, rồi tôi chợt nhận ra tôi phải đưa anh ấy ra khỏi đây trước khi có ai nó nhìn thấy. Tôi gỡ mình ra khỏi Henry và những lớp chăn rồi cẩn thận trèo xuống giường. Tôi nhặt áo choàng ngủ dưới sàn lên và choàng qua đầu trong lúc Etta nói, “Clare! Trời sáng rồi, Giáng Sinh đến rồi!” và thò đầu vào cửa. Tôi nghe tiếng Alicia gọi Etta, và trong lúc ló đầu ra khỏi áo choàng ngủ tôi thấy Etta chạy tới chỗ Alicia. Tôi quay trở lại giường và Henry không còn ở đó nữa. Quần ngủ của anh ấy đang nằm trên thảm và tôi đá chúng xuống dưới giường. Etta bước vào phòng tôi trong chiếc áo choàng tắm màu vàng của bà, tóc bà xõa xuống hai vai. Tôi nói, “Giáng Sinh vui vẻ!” và bà kể cho tôi nghe điều gì đó về mẹ, nhưng tôi không thể tập trung lắng nghe vì mải hình dung ra cảnh Henry hiện hình trước mặt Etta. “Clare?” Etta nhìn tôi lo lắng.

“Hả? Ồ, xin lỗi. Có lẽ cháu vẫn còn ngái ngủ.”

“Dưới nhà có cà phê đấy.” Etta đang dọn giường. Trông bà có vẻ lúng túng.

“Để cháu làm, Etta. Bác cứ xuống dưới đi.” Etta vòng sang bên kia giường. Mẹ tôi ló đầu vào cửa. Bà trông rạng rỡ, sáng sủa hơn sau cơn bão đêm qua. “Chúc mừng Giáng Sinh, con yêu.”

Tôi bước lại gần bà, hôn khẽ lên má. “Chúc mừng Giáng Sinh, mẹ.” Thật khó để tức giận với bà khi bà là người mẹ thân thiện đáng yêu của tôi.

“Etta, chị xuống dưới nhà với tôi nhé?” Mẹ hỏi. Etta lấy tay vỗ vỗ vào gối và các vết hằn song song của hai cái đầu của chúng tôi biến mất. Bà nhìn tôi, nhướn lông mày, nhưng không nói gì cả.

“Etta?”

“Đến đây…” Etta hối hả đi theo mẹ. Tôi đóng cửa lại và dựa người vào nó sau khi họ đi khỏi, chỉ vừa kịp lúc để thấy Henry lăn ra khỏi gầm giường. Anh ấy đứng dậy và mặc quần ngủ vào. Tôi khóa cửa lại.

“Anh đã ở đâu vậy?” Tôi thì thầm.

“Dưới gầm giường”, Henry thì thầm đáp, như thể đó là điều hiển nhiên.

“Từ nãy giờ?”

“Phải.” Chẳng hiểu sao tôi thấy điều này thật khôi hài, và tôi bắt đầu khúc khích. Henry đặt tay lên miệng tôi, và không lâu sau cả hai chúng tôi run lên vì cười, trong im lặng.

HENRY: Ngày Giáng Sinh yên tĩnh đến kỳ lạ sau những cơn giông bão đêm qua. Chúng tôi tập trung quanh cây thông, bồn chồn đứng trong những chiếc áo choàng tắm và dép lê, còn các bậc cha mẹ lo mở quà, và những tiếng kêu hồ hởi vang lên. Sau tràng cảm ơn dạt dào từ mọi phía, chúng tôi ăn sáng. Có một khoảng thời gian bình lặng rồi lại ăn bữa tối Giáng Sinh, với những lời khen nức nở dành cho Nell và những con tôm hùm. Ai cũng mỉm cười vui vẻ, cư xử phải phép và trông bảnh chọe. Chúng tôi là một gia đình hạnh phúc kiểu mẫu, một tấm áp phích quảng cáo cho giai cấp tư sản. Chúng tôi là tất cả những gì tôi đã luôn ước có được khi ngồi trong nhà hàng Lucky Wok với bố và ông bà Kim mỗi ngày Giáng Sinh, và giả vờ như đang vui vẻ trong lúc họ lo âu nhìn tôi. Nhưng ngay cả khi chúng tôi đang thư thả, ấm thân no bụng, ngồi trong phòng khách sau bữa tối, xem bóng đá và đọc những cuốn sách chúng tôi đã tặng nhau và gắng điều khiển những món quà cần sử dụng pin và/hoặc phải lắp ráp, vẫn có sự căng thẳng dễ dàng nhận thấy. Như thể ở đâu đó, tại một trong những căn phòng vắng vẻ trong căn nhà này, lệnh ngừng bắn đã được ban ra, và tất cả các bên đang cố gắng thực thi, ít nhất cho đến ngày mai, đến khi lô đạn dược mới được chuyển đến. Tất cả chúng tôi đang diễn kịch, đang giả vờ như thoải mái, khoác lên mình vai diễn của một người mẹ, người cha, anh trai, chị em gái, bạn trai và vị hôn phu lý tưởng. Bởi vậy nó là một sự giải thoát khi Clare nhìn đồng hồ của mình, đứng dậy khỏi ghế, và nói, “Đi nào, đã đến giờ ghé nhà Laura rồi.”

CLARE: Bữa tiệc của Laura đang náo nhiệt khi chúng tôi đến. Henry căng thẳng và xanh xao, đi liền tới quầy rượu ngay lúc chúng tôi cởi áo khoác ra. Tôi vẫn còn cảm thấy buồn ngủ do rượu uống trong bữa tối, nên tôi lắc đầu khi anh ấy hỏi tôi muốn uống gì, và anh ấy mang cho tôi một ly cô-ca. Henry nắm chặt lấy chai bia của mình như thể nó là phao cứu sinh. “Trong bất kì hoàn cảnh nào, đừng bỏ anh lại chống đỡ một mình”, Henry đòi hỏi, mắt nhìn qua vai tôi, và trước khi tôi kịp quay đầu lại Helen đã ở trước mặt. Chúng tôi im lặng ngượng ngùng trong chốc lát.

“Henry”, Helen nói, “bọn em nghe nói anh là thủ thư. Nhưng trông anh không giống thủ thư chút nào.”

“Thực ra, anh là người mẫu đồ lót cho Calvin Klein. Chức thủ thư chỉ là vỏ bọc mà thôi.”

Chưa bao giờ tôi thấy Helen bối rối như lúc này. Giá mà tôi có mang theo máy ảnh. Cậu ấy nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, nhìn Henry từ trên xuống, rồi mỉm cười. “Được rồi, Clare, cậu có thể giữ anh ấy”, Helen nói.

“Thật nhẹ nhõm khi nghe cậu nói vậy”, tôi bảo cậu ấy. “Tớ đã đánh mất biên lai rồi.” Laura, Ruth và Nancy kéo lại chỗ chúng tôi, mặt mày quả quyết, và tra khảo chúng tôi: chúng tôi đã gặp nhau như thế nào, Henry làm gì, anh ấy học đại học gì, đủ thứ trên trời dưới biển. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng khi Henry và tôi cuối cùng cũng xuất hiện giữa đám đông cùng nhau lại có thể vừa đau đầu vừa nhàm chán đến thế. Tôi giật mình khi Nancy nói, “Thật kỳ lạ khi tên anh cũng là Henry.”

“Ồ?” Henry nói, “Tại sao vậy?”

Nancy kể cho anh ấy nghe về bữa tiệc ở nhà Mary Christina, bữa tiệc mà tấm cầu cơ đã phán rằng tôi sẽ cưới một người tên Henry, Henry lộ vẻ ấn tượng. “Thật sao?” anh ấy hỏi tôi.

“Ừm, phải.” Đột nhiên tôi cần phải đi vệ sinh gấp. “Xin lỗi”, tôi nói, tự tách mình ra khỏi nhóm và lờ đi vẻ mặt nài nỉ của Henry. Helen bám theo gót tôi trong lúc tôi đi lên cầu thang. Tôi phải đóng sầm cửa vào mặt cậu ấy để ngăn cậu ấy khỏi đi theo vào.

“Mở cửa ra, Clare”, cậu ấy nói, lắc lắc tay nắm cửa. Tôi thong thả đi vệ sinh, rửa tay và tô lại son môi. “Clare”, Helen càu nhàu, “Tớ sẽ đi xuống nhà và kể cho bạn trai cậu mọi điều xấu xa cậu đã từng làm trong đời nếu cậu không mở cửa ra ngay lập…” tôi mở toang cánh cửa và Helen chút nữa ngã lăn ra sàn.

“Được lắm, Clare Abshire”, Helen nói hăm dọa. Cậu ấy đóng cửa lại, Tôi ngồi xuống thành bể tắm còn cậu ấy tựa lên bồn rửa mặt, oai vệ trước mặt tôi với mưu đồ moi móc thông tin của cậu ấy. “Khai mau. Chuyện gì đang diễn ra giữa cậu và anh chàng Henry này? Ý tớ là, cậu đứng giữa thanh thiên bạch nhật và xổ ra một tràng dối trá. Không phải cậu mới gặp anh ta ba tháng trước, cậu đã biết anh ta hàng năm trời rồi. Bí mật lớn này là gì?”

Tôi thực sự không biết phải bắt đầu từ đâu? Tôi có nên nói cho Helen biết sự thật? Không.

Tại sao không? Theo tôi biết, Helen chỉ mới gặp Henry một lần duy nhất, và anh ấy đã không khác bây giờ là mấy. Tôi quý Helen. Cậu ấy mạnh mẽ, cậu ấy điên loạn, cậu ấy không dễ bị lừa. Nhưng tôi biết cậu ấy sẽ không đời nào tin nếu tôi nói, du hành thời gian, Helen ạ. Bạn phải chứng kiến mới có thể tin.

“Được rồi”, tôi nói, tự trấn tĩnh lại mình. “Phải, tớ đã biết anh ấy từ rất lâu.”

“Lâu đến mức nào?”

“Từ khi tớ sáu tuổi.”

Mắt Helen trợn tròn lên như một nhân vật hoạt hình. Tôi phì cười.

“Tại sao… làm thế nào… cậu đã hẹn hò với anh ta được bao lâu rồi?”

“Tớ không biết. Đã có một khoảng thời gian mối quan hệ của bọn tớ mập mờ không xác định, nhưng chẳng có gì xảy ra cả. Henry kiên quyết rằng anh ấy sẽ không lả lơi với một đứa trẻ, nên tớ chỉ yêu anh ấy vô vọng…”

“Nhưng… làm thế nào mà bọn tớ chưa từng biết gì về anh ta? Tớ không hiểu tại sao cậu phải giữ bí mật. Cậu có thể nói với tớ.”

“Cậu cũng lờ mờ đoán được mà.” Câu này thật dở, đến tôi cũng biết vậy.

Helen có vẻ tổn thương. “Đâu có giống với cậu kể tớ nghe.”

“Tớ biết. Tớ xin lỗi.”

“Hừm. Vậy lý do là gì?”

“Anh ấy lớn hơn tớ tám tuổi.”

“Thì sao?”

“Thì khi tớ 12 tuổi, anh ấy đang 20, đó là vấn đề.” Chưa kể khi tôi 6 tuổi, anh ấy đang 40.

“Tớ vẫn không hiểu. Ý tớ là, tớ biết tại sao cậu không muốn bố mẹ cậu biết cậu đang chơi trò Lolita và Humbert với anh ta, nhưng tớ không hiểu tại sao cậu không thể nói với bọn tớ. Bọn tớ sẽ hoàn toàn ủng hộ. Ý tớ là, bao lâu nay bọn tớ cảm thấy ái ngại cho cậu, lo lắng cho cậu, và tự hỏi tại sao cậu cư xử như một bà sơ…” Helen lắc đầu. “Trong khi thực tế thì cậu đang chơi trò người lớn với anh thủ thư suốt từ đó đến giờ…”

Tôi không thể nhịn được, tôi đỏ mặt. “Tớ không có chơi trò người lớn với anh ấy suốt từ đó đến giờ.”

“Ôi, thôi đi.”

“Thật đấy! Bọn tớ đã đợi cho đến khi tớ 18 tuổi. Vào sinh nhật của tớ.”

“Kể cả vậy đi nữa, Clare”, Helen bắt đầu, nhưng có tiếng gõ cửa thình thịch, và một giọng nam ồm ồm hỏi, “Các cô xong chưa?”

“Cậu chưa xong với tớ đâu”, Helen rít lên khi chúng tôi ra khỏi nhà tắm trong tiếng vỗ tay của năm gã thanh niên đứng xếp hàng trong hành lang.

Tôi tìm thấy Henry trong bếp, đang kiên nhẫn lắng nghe một trong những cậu bạn vận động viên của Laura ba hoa về bóng đá. Tôi bắt gặp ánh mắt của cô bạn mũi khoằm tóc vàng của cậu ta, và cô ấy kéo cậu ta đi lấy thêm đồ uống.

“Henry nói, “Clare, nhìn này, Baby Punks[3]!” Tôi nhìn theo hướng anh ấy chỉ, đó là Jodie, cô em gái 14 tuổi của Laura, và bạn trai cô ấy, Bobby Hardgrove. Bobby có kiểu tóc Mohawk xanh và chiếc áo phông rách rưới gắn đầy kim băng, còn Jodie đang gắng để trông như Lydia Lunch, nhưng thay vào đó, cô bé chỉ giống một con gấu trúc Mỹ xù lông. Trông chúng như đang tham dự lễ hội Halloween thay vì tiệc Giáng Sinh. Chúng như bị mắc kẹt, lạc lõng và đầy cảnh giác. Nhưng Henry lại hăng hái. “Ồ! Chúng bao nhiêu tuổi? Mười hai?”

[3] Punks: Những người cuồng nhạc rock thập niên 70.

“Mười bốn.”

“Xem nào, 14 tuổi, năm 1991, có nghĩ là… ôi trời, chúng sinh năm 1977. Anh thấy mình già cỗi quá. Anh cần một li nữa.”

Laura đi qua nhà bếp, tay bưng khay Jell-O. Henry lấy hai ly và liên tiếp uống cạn chúng một cách nhanh chóng, rồi nhăn mặt. “Ôi, thật kinh khủng làm sao.” Tôi cười. “Em nghĩ bọn chúng nghe gì?” Henry nói.

“Em không biết. Sao anh không lại gần và hỏi chúng?”

Henry có vẻ cảnh giác. “Ồ, anh không thể, anh sẽ làm chúng sợ.”

“Em nghĩ anh sợ chúng.”

“Có lẽ em nói đúng. Trông chúng thật mỏng manh và trẻ trung, và xanh lè như những hạt đậu non.”

“Đã bao giờ anh ăn mặc như vậy chưa?”

Henry khịt mũi chế nhạo. “Em nghĩ sao? Dĩ nhiên là chưa. Bọn trẻ này đang bắt chước dân rock Anh. Còn anh là rock Mỹ. Anh thường ăn vận như Richard Hell hơn.”

“Sao anh không lại nói chuyện với chúng? Chúng có vẻ cô đơn.”

“Em phải đi cùng và giới thiệu anh, nắm tay anh.” Chúng tôi đi dọc nhà bếp vẻ cảnh giác, như Levi-Strauss đang lại gần bộ đôi ăn thịt người. Jodie và Bobby toát ra vẻ chiến đấu hoặc bỏ chạy mà bạn thường thấy ở loài hươu trên kênh Thế giới Động vật.

“Chào, Jodie, Bobby.”

“Chào chị Clare”, Jodie nói. Tôi biết Jodie từ khi con bé còn nằm nôi, nhưng nó có vẻ ngượng ngùng bất chợt, tôi cược rằng trang phục rock này chắc hẳn là ý tưởng của Bobby.

“Trông bọn em có vẻ buồn chán nên chị dẫn anh Henry qua nói chuyện với bọn em. Anh ấy thích trang phục của bọn em.”

“Xin chào”, Henry nói, ngượng ngùng. “Anh chỉ đang thắc mắc bọn em thường nghe gì.”

“Nghe?” Bobby hỏi lại.

“Em biết đấy, âm nhạc. Bọn em thích nghe nhạc gì?”

Bobby tươi tỉnh hẳn ra. “Sex Pistols”, thằng bé nói, rồi ngập ngừng.

“Hẳn rồi”, Henry nói, gật đầu. “Và The Clash?”

“Vâng. Và Nirvana…”

“Nirvana khá được”, Henry nói.

“Blonde?” Jodie nói như thể câu trả lời của con bé có thể sai.

“Chị thích Blondie”, tôi nói. “Còn anh Henry thích Deborah Harry.”

“Ramones?” Henry nói. Chúng cùng nhau gật đầu. “Còn Pattie Smith thì sao?”

Jodie và Bobby nhìn ngơ ngác.

“Iggy Pop?”

Bobby lắc đầu. “Pearl Jam?”

Tôi ngắt lời. “Ở đây không có nhiều kênh radio lắm”, tôi bảo Henry. “Bọn chúng không thể biết những nghệ sĩ đó được.”

“Ồ”, Henry nói. Anh ấy ngập ngừng. “Bọn em có muốn anh liệt kê ra một số thứ không? Để nghe?” Jodie nhún vai. Bobby gật đầu, có vẻ nghiêm túc, và hứng khởi. Tôi lục trong túi ra một mẩu giấy và bút. Henry ngồi xuống bàn ăn, và Bobby ngồi đối diện với anh ấy. “Được rồi”, Henry nói. “Phải quay lại với những năm 60 trước, phải không? Bắt đầu với Velvet Underground, ở New York. Rồi ngay ở Detroit này, có MC5, và Iggy Pop, Stooges. Rồi trở lại New York, có The New York Dolls, và The Heartbreakers…”

“Tom Petty?” Jodie nói. “Bọn em có nghe nói về anh ấy.”

“Không, đây là ban nhạc hoàn toàn khác”, Henry nói. “Hầu hết bọn họ đã chết trong những năm 80.”

“Tai nạn máy bay?” Bobby hỏi.

“Thuốc phiện”, Henry đính chính. “Dù sao thì, có Television, Richard Hell, Voidoids và Patti Smith.”

“Talking Heads”, tôi nói thêm.

“Anh không chắc. Em có thực sự coi họ là nhóm punk rock?”

“Họ đã từng.”

“Được rồi”, Henry ghi tên vào danh sách, “Talking Heads. Và rồi, nó chuyển qua nước Anh…”

“Em tưởng punk rock bắt đầu từ nước Anh? Bobby hỏi.

“Không. Dĩ nhiên”, Henry nói, đẩy lùi ghế ra sau, “một số người, trong đó có anh, tin rằng punk rock chỉ là sự biểu thị gần đây nhất của cảm giác, của niềm tin rằng mọi việc không đúng đắn, thậm chí là cực kỳ sai lầm, rằng việc duy nhất chúng ta có thể làm là nói quên mẹ nó đi hết lần này đến lần khác, to hết sức, cho đến khi có ai đó ngăn chúng ta lại.”

“Đúng vậy”, Bobby nói khẽ, khuôn mặt thằng bé bừng sáng trong sự hăng hái gần như tín ngưỡng dưới mái tóc tua tủa. “Đúng vậy.”

“Anh đang đầu độc bọn trẻ đấy”, tôi bảo Henry.

“Ồ, đằng nào nó cũng sẽ đến được đó mà không có anh. Phải không?”

“Em đang cố, nhưng ở đây, nó không dễ dàng.”

“Anh có thể hiểu điều đó”, Henry nói. Anh ấy ghi thêm vào danh sách. Tôi nhìn qua vai anh ấy. Sex Pistols, The Clash, Gang of Four, Buzzcocks, Dead Kennedys, X, The Mekons, The Raincoats, The Dead Boys, New Order, The Smiths, Lora Logic, The Au Paors, Bog Black, PiL, The Pixies, The Breeders, Sonic Youth…

“Henry, chúng sẽ không thể nào kiếm được những thứ này ở đây.” Anh ấy gật đầu, rồi viết số điện thoại và địa chỉ của Vintage Vinyl xuống dưới tờ giấy. “Em có máy nghe đĩa chứ?”

“Bố mẹ em có”, Bobby nói. Henry nhăn mặt.

“Em thực sự thích gì?” Tôi hỏi Jodie. Tôi có cảm giác như con bé đã bị bật ra khỏi cuộc hội thoại của hai người đàn ông mà Henry và Bobby đang làm chủ.

“Prince” con bé thừa nhận. Henry và tôi thốt lên một tiếng Ồ! lớn và tôi bắt đầu hát 1999 to hết mức có thể, Henry nhảy dựng lên và chúng tôi bám sát vào nhau nhảy điệu lắc mông giữa bếp. Laura nghe thấy chúng tôi và chạy đi bật đĩa nhạc thực sự vào, rồi như thế, bữa tiệc trở thành vũ hội.

HENRY: Chúng tôi đang trên đường trở về nhà Clare sau khi rời bữa tiệc nhà Laura. Clare nói, “Anh im lặng quá đấy.”

“Anh đang nghĩ đến những đứa trẻ đó. Baby Punks.”

“Ồ. Chúng thì sao?”

“Anh đang tự hỏi điều gì khiến cậu bé đó…”

“Bobby.”

“... Bobby, trở lại và theo đuổi dòng nhạc được sinh ra trước cả khi nó ra đời.”

“Em đã rất thích The Beatles”, Clare chỉ ra, “và họ đã tan rã trước cả khi em ra đời.”

“Phải rồi, tại sao vậy? Đáng lý em phải ngất ngây với Depeche Mode, hay Sting hay ai đó khác. Bobby và bạn gái của nó phải nghe The Cure nếu chúng muốn ăn vận theo thần tượng. Nhưng thay vào đó, chúng vùi đầu vào punk, thứ mà chúng không biết là gì…”

“Em chắc rằng chủ yếu chỉ để chọc tức bố mẹ chúng. Laura đã nói với em rằng bố cậu ấy không để Jodie ăn mặc như vậy ra khỏi nhà. Con bé nhét quần áo vào ba lô rồi thay đồ trong phòng vệ sinh nữ ở trường”, Clare nói.

“Nhưng đó là việc ai cũng làm hồi đó. Ý anh là, đó là vấn đề của việc đòi hỏi quyền cá nhận, anh có thể hiểu, nhưng tại sao chúng lại đòi hỏi quyền tự do cá nhân của năm 1977? Đáng lẽ chúng nên mặc áo ca rô vải dệt.”

“Tại sao anh lại quan tâm đến điều đó?” Clare hỏi.

“Nó khiến anh chán nản. Nó gợi nhớ rằng khoảnh khắc anh thuộc về là cái chết, và không chỉ cái chết, mà còn bị lãng quên. Những thứ này không được chơi trên radio nữa. Anh không thể hiểu vì sao. Như thể nó chưa bao giờ tồn tại. Đó là lý do vì sao anh cảm thấy hứng thú khi nhìn thấy những đứa trẻ này ăn vận như những người cuồng punk rock, vì anh không muốn tất cả những thứ đó dễ dàng biến mất.”

“Anh luôn có thể quay trở lại”, Clare nói. “Hầu hết mọi người bị gắn chặt vào hiện tại; anh lại được quyền xuất hiện ở đó hết lần này đến lần khác.”

Tôi nghĩ về điều đó. “Như vậy càng buồn thêm, Clare ạ. Kể cả khi anh có thể làm việc gì đó thú vị, như đi đến buổi nhạc hội mà anh từng bỏ lỡ, nhưng có thể ban nhạc đã tan rã hoặc có ai đó đã chết, như vậy sẽ thật buồn khi xem họ biểu diễn vì anh đã biết chuyện gì sẽ xảy ra.”

“Nhưng vậy thì có gì khác so với những việc còn lại trong cuộc sống của anh?”

“Chúng không khác.” Chúng tôi về đến con đường riêng dẫn tới nhà Clare. Cô ấy rẽ vào.

“Henry?”

“Sao?”

“Nếu bây giờ anh có thể dừng lại… nếu anh không thể du hành thời gian nữa, và sẽ không có hậu quả gì, liệu anh có dừng lại?”

“Nếu anh có thể dừng lại mà vẫn được gặp em?”

“Anh đã gặp em rồi.”

“Có. Anh sẽ dừng.” Tôi nhìn Clare mờ ảo trong bóng tối.

“Nếu vậy sẽ rất khôi hài,” cô ấy nói, “em sẽ có tất cả những ký ức mà anh sẽ chẳng bao giờ được trải nghiệm. Nó sẽ giống như ở bên người mắc hội chứng quên. Em đã cảm thấy như vậy kể từ khi chúng ta đặt chân đến đây.”

Tôi cười. “Vậy trong tương lai em sẽ có thể nhìn anh rơi vào từng ký ức một, cho đến khi anh gom đủ từng mảnh ký ức vào nhau trọn vẹn.”

Cô ấy cười. “Có lẽ vậy.” Clare rẽ vòng xuyến trước nhà. “Về tới tổ ấm rồi đây.”

Chúng tôi rón rén trở về phòng riêng của mình, tôi mặc quần áo ngủ, đánh răng, rồi lại lẻn vào phòng Clare, và lần này nhớ khóa cửa lại. Chúng tôi nằm ấm áp trên chiếc giường hẹp, cô ấy thì thầm. “Em không muốn anh bỏ lỡ chúng.”

“Bỏ lỡ gì?”

“Tất cả những gì xảy ra, khi em còn là một đứa trẻ. Cho đến giờ chúng mới đang trên đường diễn ra, vì anh chưa từng xuất hiện nơi đó. Nên khi chúng xảy ra với anh, đó sẽ là thực.”

“Anh đang trên đường đến.” Tôi vuốt tay qua bụng Clare, rồi xuống giữa hai chân cô ấy. Clare kêu ré lên.

“Suỵt!”

“Tay anh lạnh như đá”

“Anh xin lỗi.” Chúng tôi cẩn thận quan hệ, trong im lặng. Khi cuối cùng cũng đến đỉnh, nó mãnh liệt đến độ đầu tôi đau như búa bổ, và trong một thoáng, tôi sợ rằng mình sẽ biến mất, nhưng không. Thay vào đó, tôi nằm trong vòng tay Clare, nhắm nghiền mắt vì đau. Clare đang ngáy, tiếng ngáy nhẹ nhàng mà ngỡ như những chiếc xe ủi chạy qua đầu tôi. Tôi muốn chiếc giường của riêng mình, trong căn hộ của riêng mình. Tổ ấm thân yêu. Không có nơi nào như nhà. Hãy đưa tôi trở về, hỡi những con đường làng. Nhà là nơi trái tim tôi ngự trị. Nhưng trái tim tôi đang ở đây. Vậy đây chắc hẳn là nhà. Clare thở sâu, quay đầu lại, rồi im lặng. Chào em thân yêu, anh đã về. Anh đã về nhà.

CLARE: Buổi sáng trong veo và lạnh giá. Điểm tâm sáng đã được ăn. Xe đã được chất đồ. Mark và Sharon đã đi cùng bố đến sân bay ở Kalamazoo. Henry đang trong hành lang nói lời tạm biệt tới Alicia; tôi chạy lên lầu vào phòng của mẹ.

“Ồ, đã muộn rồi sao?” bà hỏi khi nhìn thấy tôi đang mặc áo choàng và đi ủng. “Mẹ tưởng con sẽ ở lại ăn trưa.” Mẹ tôi đang ngồi tại chiếc bàn mà thường xuyên chất đầy những mẩu giấy chi chít chữ viết tay của bà.

“Mẹ đang viết gì vậy?” Bất kể nó là gì, nó chằng chịt những nét chữ nguệch ngoạc và gạch xóa.

Mẹ tôi úp tờ giấy xuống bàn. Bà rất bí mật về những gì mình viết. “Chẳng có gì cả. Chỉ là một bài thơ về khu vườn dưới tuyết. Nó chẳng hay chút nào.” Mẹ tôi đứng dậy, đi về phía cửa sổ. “Thật buồn cười khi thơ chẳng bao giờ đẹp như khu vườn thật. Ít nhất thơ của mẹ là vậy.”

Tôi không thể nhận xét gì về điều này, vì mẹ chưa bao giờ để tôi đọc một bài thơ nào của bà, nên tôi nói, “Khu vườn đẹp tuyệt vời”, và bà xua tay gạt đi lời tán dương. Khen ngợi chẳng ích gì với mẹ tôi, bà không tin vào chúng. Chỉ sự chỉ trích là có thể khiến má bà đỏ ửng và thu hút được sự chú ý của bà. Nếu tôi nói gì không phải phép là bà sẽ nhớ mãi không thôi. Chúng tôi yên lặng ngượng ngùng trong giây lát. Tôi nhận ra rằng bà đang đợi tôi rời khỏi để có thể quay trở lại với việc viết lách của mình.

“Tạm biệt mẹ”, tôi nói. Tôi hôn lên khuôn mặt mát lạnh của bà, rồi trốn chạy.

HENRY: Chúng tôi đã lên đường được gần một tiếng đồng hồ. Suốt nhiều dặm, đường cao tốc được bao quanh bởi những ngọn cây thông; giờ chúng tôi đang ở trong một vùng phẳng lặng vây kín bởi những hàng rào thép gai. Đã một lúc không ai trong chúng tôi lên tiếng. Ngay khi nhận ra sự im lặng này là kỳ lạ, tôi mở miệng nói.

“Kỳ nghỉ cũng không tệ nhỉ?” Giọng tôi quá hồ hởi, quá to trong chiếc xe nhỏ. Clare không trả lời, tôi quay sang nhìn cô ấy. Cô ấy đang khóc; những giọt nước mắt chảy xuống hai bên má trong lúc lái xe và giả vờ như mình đang không khóc. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy Clare khóc trước đây, và có điều gì đó trong những giọt nước mắt im lặng chịu đựng của cô ấy khiến tôi trở nên yếu đuối. “Clare. Clare, có lẽ… em có thể dừng xe một lúc chăng?” Vẫn không nhìn vào tôi, cô ấy giảm tốc độ và tấp vào lề đường rồi dừng lại. Chúng tôi đang ở đâu đó ở Indiana. Bầu trời xanh trong và có nhiều quạ trên cánh đồng bên đường. Clare gục đầu xuống tay lái và hít một hơi dài.

“Clare.” Tôi nói chuyện với cái gáy của cô ấy. “Clare, anh xin lỗi. Có phải anh đã làm sai điều gì? Có chuyện gì vậy? Anh…”

“Không phải tại anh”, cô ấy lên tiếng dưới làn tóc. Chúng tôi cứ ngồi vậy trong vài phút.

“Vậy thì có chuyện gì?” Clare lắc đầu, và tôi cứ ngồi vậy nhìn đăm đăm vào cô ấy. Cuối cùng tôi cũng gom đủ cam đảm để chạm vào cô ấy. Tôi vuốt tóc, và cảm nhận những lóng xương trên cổ và xương sườn cô ấy. Clare quay lại; tôi lóng ngóng ôm cô ấy qua hai chiếc ghế tách biệt và giờ Clare khóc to hơn, run rẩy.

Rồi cô ấy im lặng. Rồi cô ấy nói, “Chỉ tại mẹ hết.”

Lát sau, khi đang tắc đường trên xa lộ Dan Ryan, và lắng nghe Irma Thomas, Clare hỏi, “Henry? Nó có… anh có thấy phiền không?”

“Phiền gì cơ?” tôi hỏi, nghĩ tới lúc Clare khóc.

Nhưng cô ấy lại nói, “Gia đình em. Họ có… có phải họ…”

“Họ chẳng sao cả, Clare. Anh thực sự thích họ. Nhất là Alicia.”

“Đôi lúc em chỉ muốn ném tất cả bọn họ xuống hồ Michigan và đứng nhìn họ chìm.”

“Anh hiểu cảm giác đó. Mà này, anh nghĩ bố em và Mark đã thấy anh trước đó. Và Alicia có nói điều gì đó rất kỳ quái lúc chúng ta ra về.”

“Em đã từng nhìn thấy anh với bố và Mark. Alicia chắc chắn đã nhìn thấy anh ở dưới tầng hầm khi con bé 12 tuổi.”

“Liệu nó có là vấn đề?”

“Không, vì sự lý giải kỳ quái để có thể tin.” Cả hai chúng tôi bật cười, và sự căng thẳng đã đi cùng chúng tôi suốt quãng đường đến Chicago biến mất. Giao thông đã thông thoáng hơn. Không lâu sau Clare dừng lại trước cửa tòa nhà của tôi. Tôi lấy đồ đạc trong cốp xe, nhìn Clare lùi lại và lướt đi về phía Dearbon, cổ họng tôi nghẹn lại. Vài tiếng sau đó tôi nhận ra cảm giác mà mình đang cảm nhận là nỗi cô đơn, và một Giáng Sinh nữa đã chính thức khép lại.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10: Nhà là bất kì nơi nào bạn cúi đầu hối lỗi


Thứ Bảy, 9/5/1992 (Henry 28 tuổi)

HENRY: Tôi quyết định rằng cách tốt nhất là cứ hỏi thẳng, bất kể ông đồng ý hay không. Tôi đi tàu điện Ravenswood đến căn hộ của bố, ngôi nhà tuổi thơ của tôi. Dạo gần đây tôi không hay đến đó; bố hiếm khi mời tôi và tôi không định xuất hiện mà không báo trước, như cách tôi chuẩn bị làm. Nhưng nếu ông không chịu nghe điện thoại, thì còn cách nào khác chứ? Tôi dừng ở Western và đi bộ về phía tây đường Lawrence. Căn hộ hai tầng đó ở Virginia; mái hiên sau nhìn ra sông Chicago. Khi đang đứng ở đại sảnh và mò mẫm tìm chìa khóa, bà Kim thò đầu ra cửa nhà bà và vẫy gọi tôi vào. Tôi cảnh giác; Kimy thường rất nồng nhiệt và ầm ĩ trìu mến, mặc dù bà biết tất cả mọi thứ về chúng tôi, bà cũng không bao giờ xen vào. Gần như không bao giờ. Thực ra, bà có liên quan khá nhiều đến cuộc sống của chúng tôi, nhưng chúng tôi thích như vậy. Tôi có cảm giác bà đang rất buồn bực.

“Cô-ca chứ?” Chưa gì bà đã diễu hành về phía nhà bếp mình.

“Vâng.” Tôi đặt ba-lô xuống cạnh cửa trước rồi đi theo bà. Kimy đang cạy khay đá kim loại kiểu cũ. Tôi luôn kinh ngạc trước sức mạnh của Kimy. Bà chắc hẳn đã 70 và đối với tôi, trông bà vẫn hệt như khi tôi còn nhỏ. Tôi đã dành rất nhiều thời gian dưới này, giúp bà chuẩn bị bữa tối cho ông Kim (người đã qua đời 5 năm trước), đọc sách, làm bài tập về nhà, và xem ti vi. Tôi ngồi xuống bàn ăn và Kimy đặt cốc Cô-ca đầy ắp đá trước mặt tôi. Bà lấy cho mình nửa cốc cà phê pha sẵn trong một chiếc cốc sứ Trung Hoa có in hình những con chim ruồi trên miệng cốc. Tôi nhớ lần đầu tiên bà cho phép tôi uống cà phê bằng một trong những chiếc cốc này là khi tôi 13 tuổi. Tôi đã cảm thấy như một người lớn.

“Lâu không gặp, anh bạn.”

Ôi. “Cháu biết. Cháu xin lỗi… gần đây cháu bận quá.”

Bà quan sát tôi. Kimy có đôi mắt đen sắc lẹm, có vẻ như có thể thấy tận cùng suy nghĩ của tôi. Khuôn mặt Hàn Quốc dẹt của bà che dấu mọi cảm xúc, trừ phi bà muốn bạn nhìn thấy chúng. Bà là cao thủ chơi bài brít.

“Du hành thời gian?”

“Không. Cháu chưa du hành lấy một lần trong mấy tháng qua. Mọi việc rất tốt.”

“Cháu có bạn gái?”

Tôi toét miệng cười.

“Được rồi, ta biết cảm giác đó. Tên con bé là gì? Tại sao cháu không dẫn nó đến chơi?”

“Cô ấy tên Clare. Cháu đã đề nghị được dẫn cô ấy đến chơi nhiều lần nhưng bố cháu luôn từ chối.”

“Cháu không đề nghị với ta. Nếu cháu đến đây, Richard cũng sẽ đến theo. Chúng ta sẽ cùng ăn vịt.”

Như mọi lần, tôi ấn tượng trước sự đần độn của mình, bà Kim luôn biết cách giải quyết các vấn đề về giao thiệp một cách hoàn hảo nhất. Bố tôi không ngần ngại tỏ ra thô lỗ với tôi, nhưng ông sẽ luôn cố gắng vì Kimy, theo cách ông nên làm, vì bà gần như đã nuôi con hộ ông và chắc hẳn không đòi ông tiền thuê nhà theo giá thị trường.

“Bà là thiên tài.”

“Phải, ta là thiên tài. Tại sao ta không được giải MacArthur nhỉ?”

“Cháu không biết. Có lẽ vì bà không ra khỏi nhà đủ nhiều. Cháu không nghĩ người của MacArthur lởn vởn ở Bingo World.”

“Không, chúng đã có đủ tiền rồi. Vậy khi nào cháu sẽ kết hôn?”

Cô-ca sặc lên mũi tôi, tôi cười nghiêng ngả. Kimy lảo đảo chạy đến vỗ lưng tôi. Tôi dịu lại và bà trở về ghế của mình, gắt gỏng. “Có gì buồn cười? Ta chỉ hỏi vậy. Ta có quyền hỏi chứ, hả?”

“Không, không phải vậy… cháu không cười vì nó khôi hài, cháu cười vì bà biết đọc ý nghĩ của cháu. Cháu đến đây để hỏi bố cho cháu nhẫn cưới của mẹ.”

“Ồ!!! Thật là. Ồ, cháu sắp kết hôn. Tuyệt thật! Con bé sẽ đồng ý chứ?”

“Cháu nghĩ vậy. Cháu chắc đến 90 phần trăm.”

“Vậy là đủ chắc rồi, Nhưng về nhẫn của mẹ cháu thì ta không biết. Đó là điều ta muốn nói với cháu…” mắt bà liếc lên trần nhà, “bố cháu, ông ấy không được ổn. Ông ấy la hét nhiều, rồi ném đồ đạc, và không hề chơi đàn.”

“Chẳng có gì ngạc nhiên. Nhưng cũng không ổn cho lắm. Gần đây bà có lên đó không?” Kimy rất hay lên căn hộ của bố tôi. Tôi nghĩ bà âm thầm dọn dẹp nó. Tôi đã từng thấy bà là áo cho bố tôi, cấm tôi không được bình luận gì.

“Ông ấy không để ta vào!” Bà chực khóc. Thế này thì thật tệ. Dĩ nhiên bố tôi có vấn đề của riêng mình, nhưng thật kỳ quái khi ông để chúng ảnh hưởng tới cả Kimy.

“Còn khi ông ấy không có nhà thì sao?” Bình thường tôi giả vờ như không biết rằng Kimy vẫn ra vào căn hộ của bố tôi mà không để ông biết; bà giả vờ như bà không đời nào làm chuyện như vậy. Nhưng thực ra tôi rất cảm kích việc đó, khi tôi không còn sống ở đây nữa phải có ai đó để mắt đến ông.

Kimy có vẻ bối rối, láu cá và hơi có chút cảnh giác khi tôi nhắc đến chuyện này. “Được rồi. Phải, ta đã làm vậy một lần. Vì ta lo cho ông ấy. Rác rưởi khắp nơi; chúng ta sẽ có đầy dòi bọ nếu ông ấy cứ tiếp tục thế này. Chẳng có gì trong tủ lạnh ngoài bia và chanh. Quần áo vứt đầy giường đến nỗi ta không nghĩ ông ấy ngủ trên nó chút nào. Ta không biết ông ấy đang làm gì. Ta chưa từng thấy ông ấy trong tình trạng tệ đến thế kể từ khi mẹ cháu mất.”

“Ôi trời. Cháu nghĩ đó là gì?” Có tiếng đổ vỡ lớn trên đầu chúng tôi, bố tôi đã làm rơi thứ gì đó xuống sàn bếp. Có lẽ ông ấy chỉ vừa thức dậy.

“Cháu nên lên đó thì tốt hơn.”

“Phải rồi.” Kimy ủ rũ. “Ông ấy là người rất tốt; ta không hiểu tại sao ông ấy để mình ra nông nỗi này.”

“Ông ấy nghiện rượu. Và đây là những gì rượu chè tác động đến chúng ta. Nó được ghi trong mô tả công việc của chúng: Sa lầy, rồi sa lầy thêm.”

Bà chĩa cái nhìn sầu muộn về phía tôi. “Nhân tiện nói về công việc…”

“Vâng?” Ôi, chết tiệt.

“Ta không nghĩ ông ấy vẫn làm việc.”

“Đang là mùa nghỉ ngơi. Bố cháu đâu có làm việc trong tháng Năm.”

“Họ đang đi lưu diễn ở châu Âu, vậy mà bố cháu vẫn ở nhà. Chưa kể, ông ấy chưa trả tiền nhà hai tháng rồi.”

Chết tiệt, chết tiệt, chết tiệt. “Kimy, tại sao bà không gọi cho cháu? Chuyện này thật tệ quá. Chúa ạ.” Tôi đứng dậy và đi qua hành lang; chụp lấy ba-lô của mình rồi trở lại nhà bếp. Tôi lục lọi một lúc rồi tìm thấy sổ séc của mình. “Ông ấy nợ bà bao nhiêu?”

Bà Kim vô cùng lúng túng. “Không, Henry, đừng… ông ấy sẽ trả mà.”

“Ông ấy có thể trả lại cho cháu. Thôi mà, Kimy, không sao đâu. Bà cứ nói đi, bao nhiêu?”

Bà không nhìn vào tôi. “1.200 đô”, bà nói lí nhí.

“Chỉ vậy thôi sao? Bà đang làm gì vậy, điều hành nhà tình thương hỗ trợ những người nhà DeTambles ương ngạch?” Tôi viết séc rồi nhét nó dưới đáy cốc của bà. “Bà phải đi rút tiền đấy, nếu không cháu sẽ đến tìm bà.”

“Vậy thì ta sẽ không rút và cháu sẽ phải đến thăm ta.”

“Dù sao cháu cũng sẽ đến thăm.” Tôi cực kỳ áy náy. “Cháu sẽ dẫn Clare tới nữa.”

Kim toét miệng cười với tôi. “Hy vọng vậy. Ta sẽ là phù dâu của cháu, phải không?”

“Nếu bố cháu không xuất hiện, bà sẽ là người đưa cháu về nhà vợ. Mà đó là một ý tưởng không tồi: bà đưa cháu đi giữa giáo đường, và Clare sẽ đứng đợi trong bộ tuxedo, ban nhạc chơi Lohengrin…”

“Ta phải mua váy mới.”

“Đừng mua vội, chờ đến khi cháu thông báo sự đã thành hãy mua.” Tôi thở dài. “Cháu nên lên nhà gặp bố thì hơn.” Tôi đứng dậy. Đột nhiên, đứng trong căn bếp của bà Kim, tôi cảm thấy mình to lớn vô cùng, như thể tôi đang ghé thăm trường cũ và ngạc nhiên trước kích cỡ của những cái bàn nhỏ. Kimy chậm rãi đứng dậy và theo tôi ra cửa. Tôi ôm bà. Trong khoảnh khắc, bà có vẻ mong manh và lạc lõng, khiến tôi tự hỏi về cuộc sống của bà, chuỗi ngày của dọn dẹp, vườn tược và chơi bài brít; nhưng rồi những băn khoăn riêng của tôi trở lại. Tôi sẽ sớm quay trở lại; tôi không thể dành cả đời này để trốn trên giường với Clare. Kimy đứng nhìn tôi mở cửa căn hộ của bố.

“Bố? Bố có nhà không?”

Một thoáng im lặng, rồi. “CÚT ĐI!”

©ST.ENT

Tôi đi lên cầu thang và bà Kim đóng cửa lại.

Điều đầu tiên ập vào tôi là mùi: có thứ gì đó đang phân hủy trong này. Phòng khách ngổn ngang, hoang tàn. Tất cả sách vở đâu rồi? Bố mẹ tôi có cả tỉ cuốn sách, về âm nhạc, về lịch sử, tiểu thuyết, bằng tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Italia; chúng đâu hết rồi? Đến cả bộ sưu tập đĩa hát và CD cũng có vẻ ít đi. Giấy vung vãi khắp nơi, thư rác, báo, bảng tổng phổ, che lấp cả sàn nhà. Cây đàn piano của bố đầy bụi và lọ hoa lay-ơn đã chết từ lâu nằm quắt queo trên bậu cửa sổ. Tôi đi qua hành lang, nhìn vào phòng ngủ. Một mớ hỗn độn cùng cực những quần áo bẩn, rác rưởi và báo. Một chai Michelob nằm dưới bồn rửa mặt trong phòng tắm và lớp bia đã khô phủ lên những viên gạch.

Bố ngồi trong bếp, quay lưng lại phía tôi, nhìn ra ngoài cửa sổ xuống dòng sông bên dưới. Ông không quay lại lúc tôi bước vào. Không nhìn lúc tôi ngồi xuống. Nhưng cũng không đứng dậy và bỏ đi, nên tôi coi đó là dấu hiệu của một cuộc chuyện trò có thể được bắt đầu.

“Chào bố.”

Im lặng.

“Con vừa gặp bà Kim. Bà bảo bố không được ổn.”

Im lặng.

“Con nghe nói bố không làm việc.”

“Đang là tháng Năm.”

“Tại sao bố không đi lưu diễn?”

Cuối cùng ông cũng nhìn vào tôi. Ẩn dưới sự bướng bỉnh có một nỗi sợ hãi. “Ta đang nghỉ ốm.”

“Từ khi nào?”

“Tháng Ba.”

“Nghỉ có lương?”

Im lặng.

“Bố bị bệnh sao? Có gì không ổn vậy?”

Tôi đã nghĩ ông sẽ phớt lờ tôi, nhưng rồi ông trả lời bằng cách giơ hai bàn tay lên. Chúng đang run rẩy như thể đang trải qua cơn động đất nhỏ. Rốt cuộc cũng đã xảy ra. Suốt 23 năm say xỉn và ông đã phá hủy khả năng chơi đàn của mình.

“Ôi, Chúa ạ. Bác sĩ Stan nói sao?”

“Hắn nói thế là xong. Các dây thần kinh đã tê liệt, và không bao giờ có thể hồi phục.”

“Chúa ơi.” Chúng tôi nhìn nhau trong khoảnh khắc một phút dài không thể chịu đựng nổi. Khuôn mặt ông đau khổ, và tôi bắt đầu hiểu vì sao: ông chẳng còn gì. Không còn gì để giữ ông, để níu kéo ông lại với cuộc sống của mình. Đầu tiên là mẹ, giờ đến âm nhạc, đã biến mất, mất cả rồi. Tôi chưa bao giờ là quan trọng đối với ông, nên sự cố gắng muộn màng của tôi sẽ chỉ là vụn vặt tầm thường. “Giờ thì sao?”

Im lặng. Giờ thì chẳng sao cả.

“Bố không thể cứ ở đây và uống hết 20 năm còn lại.”

Ông nhìn xuống bàn.

“Lương hưu của bố thì sao? Trợ cấp lao động? Dưỡng lão? AA?”

Ông đã không còn bận tâm đến những điều đó và để mọi thứ trôi đi. Tôi đã ở đâu suốt thời gian đó?

“Con đã trả tiền nhà cho bố.”

“Ồ”, ông bối rối. “Ta chưa trả sao?”

“Chưa. Bố nợ hai tháng rồi. Bà Kim rất ngượng. Bà không muốn cho con biết, và bà không muốn con đưa tiền cho bà, nhưng thật vô lý khi để vấn đề của bố trở thành của bà.”

“Bà Kim đáng thương.” Nước mắt nhỏ xuống hai gò má của bố. Ông đã già. Đã 57 tuổi, và đã là một ông lão. Tôi không giận ông. Tôi xót thương và sợ hãi giùm ông.

“Bố”, ông lại nhìn tôi. “Bố phải để con làm gì đó cho bố, được chứ?” Ông nhìn đi chỗ khác, lại nhìn ra ngoài cửa sổ tới những rặng cây thú vị hơn nhiều phía bên kia mặt nước. “Bố phải để con kiểm tra giấy tờ trợ cấp và tài khoản ngân hàng, đủ thứ khác nữa. Phải để con và bà Kim dọn dẹp nơi này. Và bố phải ngừng uống rượu.”

“Không.”

“Không cái gì? Tất cả hay chỉ một vài điều trên?”

Im lặng. Tôi bắt đầu mất kiên nhẫn, nên tôi quyết định chuyển chủ đề. “Bố, con sắp kết hôn.”

Giờ thì tôi có được sự chú ý của ông.

“Với ai? Ai mà thèm cưới mày?” Ông nói điều này, theo tôi, không có ý cay độc. Ông thực sự tò mò. Tôi rút ví ra và lấy tấm ảnh của Clare khỏi ngăn nhựa. Trong bức ảnh, Clare đang trầm tư nhìn ra biển Light House. Tóc cô ấy tung bay như một ngọn cờ trong gió lạnh và trong ánh sáng sớm mai, cô ấy trông bừng sáng trên nền tối của những rặng cây. Bố tôi cầm bức ảnh và cẩn thận ngắm nhìn.

“Tên cô ấy là Clare Abshire. Cô ấy là một họa sĩ.”

“Nó rất đẹp”, ông miễn cưỡng nói. Đây là điều gần nhất với lời chúc phúc từ cha mẹ mà tôi sẽ nhận được.

“Con muốn… con rất muốn tặng cô ấy nhẫn đính hôn và nhẫn cưới của mẹ. Con nghĩ mẹ sẽ thích điều đó.”

“Làm sao mày biết bà ấy thích gì? Mày chắc hẳn chẳng nhớ gì về mẹ mày.”

Tôi không muốn tranh luận về chuyện này, nhưng tôi cảm thấy một sự quả quyết đột ngột, cần phải có được điều tôi muốn. “Con vẫn gặp mẹ. Con đã nhìn thấy mẹ cả trăm lần kể từ sau khi mẹ mất. Con thấy mẹ đi dạo quanh khu phố, cùng với bố, với con. Mẹ đến công viên và học tổng phổ, mẹ đi mua sắm, mẹ uống cà phê với Mara ở Tia’s. Con thấy mẹ với cậu Ish. Con thấy mẹ ở Julliard. Con được nghe mẹ hát!” Bố đang há hốc miệng nhìn tôi. Tôi đang đốn ngã ông, nhưng tôi không thể dừng lại. “Con đã nói chuyện với mẹ. Đã có lần con đứng cạnh mẹ trên chuyến tàu đông đúc, được chạm vào mẹ.” Bố tôi đang khóc. “Không phải lúc nào nó cũng là một lời nguyền. Đôi khi du hành thời gian là điều tuyệt vời. Con đã cần phải được gặp mẹ, và đôi khi con được gặp mẹ. Mẹ sẽ rất quý Clare, mẹ sẽ muốn con được hạnh phúc, và mẹ sẽ xót xa khi thấy bố phá hủy cuộc đời mình sau khi mẹ qua đời.”

Ông ngồi ở bàn ăn và khóc. Ông khóc mà không thèm che mặt, chỉ đơn giản cúi đầu và để nước mắt chảy ròng trên má. Tôi nhìn ông một lúc, cái giá của việc để cho cơn giận lấn át. Rồi tôi vào nhà vệ sinh và trở lại với một cuộn giấy. Ông lấy một ít, rồi hỉ mũi. Chúng tôi ngồi đó trong vài phút.

“Tại sao mày không nói với ta?”

“Ý bố là sao?”

“Tại sao mày không nói với ta mày có thể nhìn thấy bà ấy? Ta sẽ muốn… được biết.”

Tại sao tôi đã không nói với ông? Bởi vì bất kỳ ông bố bình thường nào cũng sẽ nhận ra người lạ mặt đã theo bám những năm đầu cuộc sống hôn nhân của họ thực sự là đứa con du hành thời gian, bất bình thường của mình. Bởi vì tôi sợ: vì ông đã ghét tôi do tôi mới là người sống sót. Vì tôi sẽ thầm cảm thấy mình tốt đẹp hơn ông vì tôi có điều mà ông quan niệm là một khiếm khuyết. Những lý do xấu xa vậy đấy.

“Vì con đã nghĩ nó sẽ khiến bố thêm đau khổ.”

“Ồ. Không. Nó không… khiến ta đau khổ; ta… mừng khi biết bà ấy vẫn ở ngoài kia, một nơi nào đó. Ý ta là… điều tồi tệ nhất là bà ấy đã ra đi. Nên ta mừng khi bà ấy vẫn ở đó. Dù ta không thể gặp lại.”

“Trông mẹ rất hạnh phúc, hầu như mọi lúc.”

“Phải, bà ấy đã rất hạnh phúc… chúng ta đã hạnh phúc.”

“Phải. Bố đã là một con người khác. Con luôn tự hỏi sẽ thế nào nếu được lớn lên với con người của bố trước kia.”

Ông đứng dậy, chậm rãi. Tôi ngồi yên trên ghế, bố tôi lảo đảo bước dọc hành lang rồi vào phòng của mình. Tôi nghe tiếng ông lục lọi xung quanh, rồi ông lảo đảo quay ra với một chiếc hộp trang sức màu xanh sẫm. Ông mở nó và lấy ra hai chiếc nhẫn thanh nhã. Chúng nằm như những hạt cỏ trong bàn tay run rẩy của ông. Bố tôi đặt tay trái lên tay phải đang giữ nhẫn, và ngồi như thế một lát, như thể hai chiếc nhẫn là những con côn trùng bị mắc kẹt trong đôi bàn tay ông. Mắt ông nhắm nghiền; rồi mở ra và chìa tay phải ra. Tôi chụm tay lại, rồi ông đặt hai chiếc nhẫn vào lòng bàn tay chờ đợi của tôi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11: Sinh nhật


Chủ Nhật, 24/5/1992 (Clare 21 tuổi, Henry 28 tuổi)

CLARE: Hôm nay là sinh nhật lần thứ 21 của tôi. Một buổi tối mùa hè hoàn hảo. Tôi đang ở trong căn hộ của Henry, trên giường của Henry, và đọc The Moonstone. Henry đang ở trong căn bếp tí teo chuẩn bị bữa tối. Lúc khoác lên chiếc áo choàng tắm và hướng về phía nhà vệ sinh, tôi nghe tiếng anh ấy chửi thề với cái máy xay. Tôi từ tốn gội đầu, hơi nước làm mờ cả những chiếc gương. Tôi nghĩ đến việc cắt tóc. Sẽ thích làm sao nếu có thể gội đầu, chải tóc nhanh chóng và sẵn sàng để cuồng loạn. Tôi thở dài. Henry yêu mái tóc của tôi như thể nó là một sinh vật có ý thức riêng, như thể nó có linh hồn riêng, và như thể nó có thể đáp lại tình yêu của anh ấy. Tôi biết anh ấy yêu nó như một phần con người tôi, và tôi cũng biết anh ấy sẽ rất buồn nếu tôi cắt nó. Tôi cũng sẽ nhớ nó nữa. Chỉ là nó cần thật nhiều công sức, đôi khi tôi muốn gỡ nó ra như một bộ tóc giả và đặt nó sang một bên để ra ngoài chơi. Tôi cẩn thận chải tóc, gỡ những lọn rối. Tóc tôi thật nặng khi bị ướt. Nó kéo đầu tôi trĩu nặng. Tôi mở cửa phòng tắm để cho hơi nước bay đi. Henry đang hát thứ gì đó như Carmina Burana; nghe kì quái và lạc tông. Tôi bước ra khỏi phòng tắm trong lúc anh ấy đang dọn bàn ăn. “Đúng giờ lắm; bữa tối đã sẵn sàng.”

“Đợi một phút, để em mặc đồ đã.”

“Như vậy được rồi, thật đấy.” Henry đi vòng quanh bàn, mở áo choàng tắm ra và đưa tay vuốt nhẹ qua ngực tôi.

“Hừm, bữa tối sẽ nguội mất.”

“Bữa tối nguội rồi. Nó phải nguội như vậy.”

“Ừ, thì, hãy ăn tối thôi.” Tôi đột nhiên mệt lả, và khó tính.

“Được rồi.” Henry buông tôi ra mà không nói thêm một lời. Anh ấy trở lại với việc sắp xếp dao dĩa bạc. Tôi ngắm anh ấy một phút, rồi nhặt quần áo lên từ khắp mọi nơi trên sàn và mặc chúng vào. Tôi ngồi xuống bàn; Henry mang ra hai bát súp, nhợt nhạt và dày đặc. “Súp tỏi và khoai. Công thức của bà anh.” Tôi húp một thìa. Hoàn hảo, ngậy và mát. Món tiếp theo là cá hồi, với một lát măng tây dài trong dầu ô liu và nước ướp hương thảo. Tôi mở miệng để nói điều gì đó tốt đẹp về đồ ăn nhưng thay vào đấy lại nói, “Henry… những người khác có ngủ với nhau nhiều như chúng ta không?”

Henry cân nhắc. “Hầu hết những người khác… không, anh nghĩ là không. Chỉ những người mới quen nhau và vẫn chưa thể tin vào sự may mắn của mình. Như vậy là quá nhiều?”

“Em không biết. Có thể.” Tôi nói mà không rời mắt khỏi đĩa. Tôi không thể tin rằng mình đang nói điều này; tôi đã dành cả tuổi trưởng thành của mình để cầu xin Henry ngủ với tôi và giờ tôi đang bảo anh ấy rằng như vậy là quá nhiều. Henry ngồi rất im lặng.

“Clare, anh xin lỗi. Anh đã không nhận ra, anh không nghĩ đến điều đó.”

Tôi ngẩng đầu lên; Henry có vẻ hoang mang. Tôi bật cười. Henry mỉm cười, có đôi chút hối lỗi, nhưng mắt anh ấy thì hấp háy.

“Chỉ là, anh biết đấy, có những ngày em không thể ngồi nổi nữa.”

“Em chỉ cần lên tiếng. Cứ nói rằng ‘Không phải đêm nay, anh yêu, chúng ta đã làm 23 lần hôm nay rồi, em muốn đọc Bleak House.’”

“Và anh sẽ ngoan ngoãn nghe theo, không đòi hỏi?”

“Anh vừa làm theo đó thôi, chẳng phải sao? Khá ngoan ngoãn còn gì.”

“Phải. Nhưng rồi em cảm thấy tội lỗi.”

Henry bật cười. “Em không thể trông chờ anh giúp em trong khoản đó được. Đó có thể là hi vọng duy nhất của anh: ngày qua ngày, tháng đoạn tháng, anh sẽ trở nên còm cõi, thèm thuồng một nụ hôn, ham muốn được quan hệ sẽ quắt queo dần, và sau một thời gian em sẽ ló đầu ra khỏi cuốn sách của mình và nhận ra anh sẽ thực sự chết dưới chân em nếu em không ngủ với anh ngay lập tức, nhưng anh sẽ không nói một lời. May ra sẽ chỉ thốt ra những tiếng rên rỉ thì thầm.”

“Nhưng… em không biết, ý em là, em thì mệt lả, còn anh thì chẳng sao. Có phải em bất bình thường hay không?”

Henry nhoài người qua bàn và chìa tay ra. Tôi đặt tay mình lên tay anh ấy.

“Clare.”

“Dạ?”

“Có thể sẽ khiếm nhã khi nói điều này, và em bỏ quá, nhưng ham muốn tình dục của em vượt xa hầu hết tất cả những phụ nữ mà anh đã từng hẹn hò. Nếu là hầu hết những người khác họ đã thét gọi tên Chúa và không thèm nghe điện của anh hàng tháng trước rồi. Nhưng đáng lẽ anh phải biết… em luôn có vẻ thích thú. Nhưng nếu là quá nhiều, hoặc khi em không muốn, em phải nói cho anh biết, bằng không anh sẽ cứ bồn chồn và tự hỏi liệu anh có đang khổ sở với nhu cầu gớm ghiếc của anh.”

“Nhưng bao nhiêu là vừa đủ?”

“Đủ cho anh? Ồ, Chúa ạ. Ý tưởng của anh về một cuộc sống hoàn hảo là nếu chúng ta có thể ở trên giường cả ngày. Chúng ta sẽ quan hệ không ngừng nghỉ, và chỉ đứng dậy để lấy đồ dùng thiết yếu, nước và hoa quả để tránh bị thiếu vitamin, thi thoảng vào nhà tắm để cạo râu trước khi vùi đầu lên giường trở lại. Rồi lâu lâu chúng ta có thể thay ga trải giường. Và đi xem phim để tránh thối loét do nằm liệt giường. Và chạy nữa. Anh sẽ vẫn phải chạy mỗi buổi sáng.” Chạy bộ là tín ngưỡng đối với Henry.

“Tại sao phải chạy? Đằng nào anh cũng sẽ được tập thể dục không ngừng rồi.”

Anh ấy đột nhiên nghiêm túc. “Vì khá thường xuyên cuộc sống của anh phụ thuộc vào việc anh có thể chạy nhanh hơn kẻ đang rượt đuổi anh đến mức nào.”

“Ồ.” Giờ thì đến lượt tôi lúng túng, vì tôi đã biết điều đó. “Nhưng… biết nói thế nào nhỉ?... có vẻ như anh không đi đâu cả, kể từ khi anh gặp em trong hiện tại, anh hiếm khi du hành thời gian nữa. Phải không?”

“Vào Giáng Sinh, em đã chứng kiến rồi đấy. Và khoảng lễ tạ ơn nữa. Lúc đó em đang ở Michigan, anh không muốn nhắc đến nó vì anh đã rất phiền muộn.”

“Anh lại chứng kiến vụ tai nạn?”

Henry nhìn tôi chằm chằm. “Đúng vậy. Làm sao em biết?”

“Vài năm trước anh xuất hiện ở Sáo Bắc Mỹ vào dịp Giáng Sinh và kể cho em nghe. Anh đã rất buồn.”

“Phải rồi. Anh nhớ đã rất buồn khi chỉ cần nhìn vào ngày tháng đó trong danh sách, Chúa ạ, một Giáng Sinh phụ trội phải vượt qua. Chưa kể đó là một Giáng Sinh vốn đã tồi tệ; anh bị ngộ độc rượu và phải rửa ruột. Hi vọng anh đã không làm hỏng kì lễ của em.”

“Không. Em đã rất hạnh phúc khi gặp được anh. Và anh đã kể cho em nghe một điều rất quan trọng, rất riêng tư, cho dù anh đã cẩn thận không nói ra bất kì cái tên hay địa điểm nào. Nhưng nó vẫn là cuộc sống thực của anh, và em đã rất thèm khát bất kì thứ gì có thể giúp em tin rằng anh là thực chứ không phải một triệu chứng tâm thần trong em. Đó cũng là lí do vì sao em đã luôn chạm vào anh.” Tôi cười. “Em đã không nhận ra mình đã khiến anh khổ sở đến mức nào. Ý em là, em đã làm tất cả mọi việc em có thể nghĩ đến, mà anh vẫn điềm tĩnh hết mức. Chắc hẳn anh đã thèm muốn chết.”

“Ví dụ?”

“Món điểm tâm là gì nhỉ?”

Henry đảm đang đứng dậy lấy điểm tâm. Món kem xoài và quả mâm xôi. Có một cây nến nhỏ ló ra từ một góc; Henry hát Chúc mừng sinh nhật và tôi khúc khích cười vì anh ấy hát lạc tông hết cả; tôi ước rồi thổi nến. Kem có vị rất tuyệt; tôi rất hớn hở, và lục lọi trí nhớ để tìm lần nhử Henry đặc biệt nhất.

“Được rồi. Đây là vụ tệ nhất. Lúc đó em 16 tuổi, em đang đợi anh vào một buổi tối muộn. Đang khoảng 11 giờ, ngoài trời có trăng non, nên rất tối trong khoảng rừng thưa. Em đang rất bực với anh, vì anh đối xử với em như một đứa trẻ, hay như một cô bạn gái bình thường, đại loại thế… và em rất nóng lòng được đánh mất sự trinh trắng. Đột nhiên em nảy ra ý nghĩ giấu quần áo của anh đi...”

“Ôi, không.”

“Phải. Nên em đã giấu quần áo sang một chỗ khác…” Tôi hơi xấu hổ vì câu chuyện này, nhưng đã quá muộn.

“Và?”

“Và anh xuất hiện, em căn bản đã chòng ghẹo anh cho đến khi anh không thể chịu đựng nổi.”

“Và?”

“Và anh nhảy chồm lên em, ghìm chặt lấy, và trong khoảng 30 giây, cả em và anh đã nghĩ ‘Là lúc này đây’. Không phải như anh đã cưỡng hiếp em, vì em đã hoàn toàn tự nguyện đòi hỏi. Nhưng mặt anh lộ vẻ như vậy, rồi anh nói ‘Không’, và anh đứng dậy bỏ đi. Anh đi thẳng vào đồng cỏ qua những rặng cây và em đã không gặp lại anh trong suốt ba tuần sau đó.”

“Ồ. Anh ta có vẻ đứng đắn hơn anh nhiều.”

“Em rất áy náy nên đã cố gắng hết sức để hành xử đàng hoàng trong hai năm sau đó.”

“Cảm ơn Chúa. Anh không thể hình dung sẽ thế nào nếu phải tự kiềm chế mình thường xuyên hơn.”

“Nhưng anh sẽ. Đó là điều đáng kinh ngạc nhất. Suốt một thời gian dài em đã nghĩ anh không thích em. Dĩ nhiên, nếu chúng ta sẽ dành suốt quãng đời còn lại trên giường, thì em nghĩ anh có thể thực hành chút kiềm chế trong những cuộc dạo chơi của anh tới quá khứ của em.”

“Anh không đùa về việc muốn quan hệ nhiều đến thế. Ý anh là, anh biết nó nghe không thiết thực. Nhưng có một điều anh muốn nói với em từ lâu: anh cảm thấy rất khác. Anh thấy rất gần gũi với em. Và anh nghĩ chính điều đó đã giữ anh ở lại với hiện tại. Được gần gũi thể xác như cách chúng ta gần gũi đã sắp xếp lại não bộ của anh” Henry vuốt tay tôi bằng những đầu ngón tay của anh ấy. Rồi anh ấy ngẩng lên. “Anh có thứ này cho em. Hãy đến đây ngồi.”

Tôi đứng dậy và đi theo anh ấy vào phòng ngủ. Anh ấy xếp giường lại thành ghế tràng kỉ và tôi ngồi xuống. Mặt trời đang nép bóng và căn phòng tắm chìm trong ánh sáng hồng cam. Henry ở bàn, thò tay vào ngăn kéo và lôi ra một chiếc túi satin nhỏ. Anh ấy chỉ ngồi cách xa tôi chút xíu; đầu gối chúng tôi chạm vào nhau. Chắc hẳn anh ấy có thể nghe thấy tiếng tim mình đang đập, tôi nghĩ. Là giây phút này đây. Henry cầm tay tôi và nhìn tôi nghiêm trang. Mình đã đợi giây phút này lâu lắm rồi, giờ nó đã đến và mình đang sợ.

“Clare?”

“Vâng?” giọng tôi nhỏ bé và run rẩy.

“Em biết rằng anh yêu em. Em sẽ lấy anh chứ?”

“Vâng… Henry.” Một cảm giác quen thuộc trào dâng. “Nhưng anh biết đấy, thực ra thì… em đã lấy anh rồi.”

Chủ nhật, 31/5/1992 (Clare 21 tuổi, Henry 28 tuổi)

CLARE: Henry và tôi đang đứng trong tiền sảnh căn hộ nơi anh ấy đã lớn lên. Chúng tôi đã hơi muộn, nhưng vẫn chỉ đứng đây; Henry đang tựa vào thùng thư và thở chậm rãi, mắt nhắm tịt.

“Đừng lo lắng”, tôi nói. “Sẽ không thể tệ hơn lần anh gặp mẹ em.”

“Bố mẹ em đã rất tử tế với anh.”

“Nhưng mẹ em… rất khó lường.”

“Bố anh cũng vậy.” Henry đút chìa khóa vào ổ cửa trước và chúng tôi đi lên một dãy cầu thang rồi Henry gõ cửa một căn hộ. Ngay lập tức nó được mở ra bởi một bà lão Hàn Quốc nhỏ nhắn: Kimy. Bà mặc bộ váy bằng lụa màu xanh, môi tô đỏ sáng, và cặp lông mày bị tô hơi lệch. Mái tóc muối tiêu được búi và cuộn thành hai lọn quanh tai. Chẳng hiểu sao bà khiến tôi nhớ đến Ruth Gordon. Bà tiến đến ngang vai tôi rồi ngửa đầu ra sau nói, “Ồ, Henry, con bé thật xinh đẹp!” Tôi có thể cảm thấy mặt mình đang chuyển đỏ. Henry nói, “Kimy, phép lịch sự của bà đâu rồi?” Kimy cười và bảo, “Chào cháu, Clare Abshire!” và tôi nói, “Chào bà, bà Kim.” Chúng tôi mỉm cười với nhau, rồi bà nói, “Ồ, cháu cứ gọi ta là Kimy, ai cũng gọi ta là Kimy.” Tôi gật đầu và đi theo bà vào phòng khách; bố Henry đang ngồi đó, trong một chiếc ghế bành.

©.S.T.E.N.T

Ông chẳng nói gì cả, chỉ nhìn tôi. Bố của Henry gầy, cao, góc cạnh và mệt mỏi. Trông ông không giống Henry lắm. Ông có mái tóc ngắn, bạc, mắt tối màu, mũi dài và miệng mỏng hơi xệ xuống. Ông ngồi co cụm trên ghế và tôi để ý thấy đôi bàn tay ông, đôi bàn tay dài thanh tao được đặt trên đùi như một con mèo đang ngủ.

Henry đằng hắng và nói, “Bố, đây là Clare Abshire. Clare, đây là bố anh, Richard DeTamble.”

Bác DeTamble chậm rãi đưa một tay ra, và tôi bước lên bắt lấy nó. Nó lạnh như băng. “Xin chào, bác DeTamble. Rất vui được gặp bác.” tôi nói.

“Thật sao? Vậy thì Henry chắc hẳn chưa kể gì nhiều về ta cho cháu nghe.” Giọng ông khàn và vui vẻ. “Ta sẽ phải lợi dụng sự lạc quan của cháu rồi. Đến đây, ngồi cạnh ta. Kimy, có thể cho chúng tôi chút gì để uống chứ?”

“Tôi đang định hỏi mọi người. Clare, cháu uống gì? Ta đã làm Sangria, cháu uống thử nhé? Henry, cháu thì sao? Sangria? Được rồi. Richard, ông uống bia chứ?”

Mọi người có vẻ dừng lại trong giây lát. Rồi bác DeTamble nói, “Không, Kimy, tôi nghĩ tôi sẽ uống trà, nếu bà không phiền pha giùm.” Kimy mỉm cười rồi biến mất vào trong bếp, bác DeTamble quay sang tôi và nói, “Ta đang bị cảm. Ta đã uống thuốc, nhưng ta sợ rằng nó sẽ chỉ khiến ta đờ đẫn.”

Henry đang ngồi trên ghế trường kỉ ngắm chúng tôi. Tất cả nội thất trong nhà đều có màu trắng và trông như được mua ở JCPenney khoảng năm 1945. Bàn ghế được bảo vệ bằng nhựa trong và lớp vinyl được trải trên tấm thảm trắng. Lò sưởi trông như chưa từng được sử dụng bao giờ; bên trên là bức tranh thủy mạc tuyệt đẹp vẽ những ngọn tre trong gió.

“Bức tranh đẹp quá”, tôi lên tiếng, vì chẳng có ai nói gì.

Bác DeTamble trông có vẻ hài lòng. “Cháu thích nó không? Annette và ta đã mua nó ở Nhật Bản vào năm 1962. Chúng ta mua nó ở Kyoto, nhưng thực ra nó có xuất xứ từ Trung Quốc. Chúng ta đã nghĩ Kimy và Dong sẽ thích nó. Nó là bản sao chép thế kỉ XVII của một bức họa lâu đời hơn rất nhiều.

“Bố kể cho Clare về bài thơ đi”, Henry nói.

“Phải rồi. Bài thơ như thế này: ‘Tre không hồn, gửi tâm tư vào tận những tầng mây. Đứng một mình trên đỉnh núi, yên lặng, thanh cao, chí anh hùng. - Một trái tim thư thái, Trần Võ .[1]”

[1] Tạm dịch.

“Hay quá”, tôi nói. Kimy bước vào với đồ uống trên khay, Henry và tôi mỗi người lấy một cốc Sangria, còn bác DeTamble cẩn thận đỡ lấy tách trà của mình bằng cả hai tay; ly trà kêu lách cách trên đĩa trong lúc ông đặt nó xuống bàn. Kimy ngồi lên chiếc ghế bành nhỏ gần lò sưởi và uống Sangria của mình. Tôi nếm cốc của tôi và nhận ra nó rất mạnh. Henry nhìn tôi, nhướn lông mày.

Kimy nói, “Cháu có thích vườn tược không, Clare?”

“Có ạ,” tôi nói. “Mẹ cháu rất thích làm vườn.”

“Vậy thì cháu phải ra xem khu vườn của ta trước bữa tối. Những khóm mẫu đơn đang bắt đầu nở, và chúng ta phải cho cháu ngắm dòng sông nữa.”

“Nghe thú vị quá.” Tất cả chúng tôi kéo nhau ra ngoài vườn. Tôi thích thú ngắm sông Chicago, yên bình chảy dưới chân cầu thang gác bấp bênh; ngắm những bụi mẫu đơn. Kimy hỏi, “Vườn của mẹ cháu trồng gì? Bà có hoa hồng chứ?” Kimy có một vườn hồng nhỏ ngăn nắp và các giống trà lai ghép.

“Mẹ cháu có trồng hoa hồng. Thực ra, đam mê đích thực của bà là diên vĩ.”

“Ồ, ta cũng có diên vĩ. Chúng ở đằng kia.” Kimy chỉ tay về khóm diên vĩ. “Ta phải tách chúng ra. Cháu nghĩ mẹ cháu có muốn lấy vài cây không?”

“Cháu không biết. Cháu sẽ hỏi.” Mẹ tôi đã có hơn hai trăm bụi diên vĩ khác nhau. Tôi bắt gặp nụ cười trên môi Henry sau lưng Kimy và nhăn mặt với anh ấy. “Cháu sẽ hỏi mẹ xem bà ấy có muốn đổi lấy một vài cây của bà không; mẹ cháu có một số giống tự lai tạo, và bà rất thích tặng chúng cho bạn bè.”

“Mẹ cháu tự lai giống diên vĩ?” Bác DeTamble hỏi.

“Vâng. Bà cũng lai giống cả tulip, nhưng diên vĩ là giống ưa thích của bà.”

“Bà ấy là thợ làm vườn chuyên nghiệp?”

“Không ạ”, tôi nói. “Chỉ là nghiệp dư thôi. Mẹ cháu có người làm vườn riêng, ông ấy lo hầu hết công việc và còn nhiều người khác đến cắt và dọn cỏ nữa.”

“Chắc hẳn phải là một khu vườn rộng lắm”, Kimy nói. Bà dẫn đường trở vào trong căn hộ. Đồng hồ trong bếp đã hỏng. “Được rồi”, Kimy nói, “Đã đến giờ ăn.” Tôi đề nghị được giúp nhưng Kimy xua tay bảo tôi ngồi xuống. Tôi ngồi đối diện Henry. Bố anh ấy ngồi bên tay phải của tôi và chiếc ghế trống của Kimy ở bên trái. Bác DeTamble đang mặc áo len cho dù trong này khá ấm. Kimy có một chiếc tách sứ rất đẹp; khắc hình những con chim ruồi. Mỗi người chúng tôi có một cốc nước đá lạnh. Kimy rót vang trắng cho chúng tôi. Bà ngập ngừng trước li của bác DeTamble rồi bỏ qua khi thấy ông lắc đầu. Bà mang salad ra và ngồi xuống. Bác DeTamble nâng cốc nước. “Vì cặp đôi hạnh phúc”, ông nói. “Cặp đôi hạnh phúc”, Kimy nói, chúng tôi cụng li và uống. Kimy lại nói, “Clare, Henry nói cháu là nghệ sĩ, phải không? Nghệ sĩ gì?”

“Cháu chuyên về giấy. Nghệ thuật giấy.”

“Ồ. Cháu phải chỉ cho ta xem mới được, vì ta chẳng hiểu nó là cái gì. Giống nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản?”

“Ồ, không.”

Henry giải thích giùm tôi. “Nó giống như các tác phẩm của nghệ sĩ người Đức mà chúng ta đã xem ở Viện Nghệ thuật, Anselm Kiefer. Những pho tượng giấy đen xì, to lớn đáng sợ.”

Kimy bối rối. “Tại sao một cô gái xinh đẹp như cháu lại làm ra những thứ xấu xí như vậy?”

Henry cười. “Đó là nghệ thuật, Kimy. Hơn nữa, chúng đẹp tuyệt vời.”

“Cháu dùng rất nhiều hoa”, tôi bảo Kimy. “Nếu bà cho cháu những bông hoa hồng đã héo của bà, cháu sẽ đưa chúng vào tác phẩm đang làm.”

“Được thôi”, bà nói. “Nó là gì vậy?”

“Một con quạ khổng lồ được làm từ hoa hồng, tóc và sợi hoa hiên.”

“Tại sao lại là quạ? Quạ tượng trưng cho sự bất hạnh.”

“Vậy sao? Cháu nghĩ chúng rất đẹp.”

Bác DeTamble nhướn một bên mày và trong thoáng chóc trông ông giống với Henry; ông nói, “Cháu có quan điểm khác thường về cái đẹp.”

Kimy đứng dậy dọn đĩa salad và mang ra một bát đậu xanh, đĩa vịt nướng sốt tiêu hồng cùng với đĩa xôi đang nghi ngút khói. Ngon tuyệt. Giờ thì tôi đã biết Henry học nấu ăn từ ai. “Mọi người thấy sao?” Kimy hỏi. “Tuyệt vời, Kimy ạ”, bác DeTamble đáp, và tôi đồng thanh với lời tán dương của ông. “Ít đường thêm một chút?” Henry hỏi. “Phải, ta cũng nghĩ vậy”, Kimy nói. “Dù sao cũng rất mềm”, Henry tiếp, và Kimy cười. Tôi với tay lấy cốc rượu của mình, Bác DeTamble gật đầu với tôi và nói, “Nhẫn của Annette rất hợp với cháu.”

“Nó đẹp vô cùng. Cảm ơn bác đã đồng ý để cháu đeo nó.”

“Chiếc nhẫn đó chứa rất nhiều kỉ niệm và lịch sử. Nó được làm ở Paris vào năm 1823 cho cụ của ta, tên Jeanne. Nó được bà của ta, Yvette, mang đến Mỹ vào năm 1920 và đã nằm yên trong ngăn kéo từ năm 1969 khi Annette qua đời. Ta rất mừng khi được thấy nó trở lại dưới ánh sáng ban ngày.”

Tôi nhìn chiếc nhẫn và nghĩ, Mẹ của Hery đã đeo nó trong lúc bị tai nạn. Tôi liếc nhìn Henry, người có vẻ cũng đang nghĩ như tôi, và nhìn bác DeTamble, người đang ăn món vịt của mình. “Kể cho cháu nghe về bác Annette đi”, tôi hỏi bác DeTamble.

Ông đặt dĩa xuống và tựa khuỷu tay lên mặt bàn, chắp tay lên trán. Ông nhìn tôi từ sau đôi bàn tay. “Ta chắc rằng Henry hẳn đã kể cho cháu đôi chút.”

“Vâng. Chỉ một chút. Cháu lớn lên bằng nhạc của bác ấy; bố mẹ cháu rất hâm mộ bà.”

Bác DeTamble mỉm cười. “Vậy thì cháu đã biết Annette có chất giọng phi thường tuyệt diệu nhất, ấm áp và trong trẻo, một giọng hát mới hay, mới cao làm sao. Bà ấy có thể diễn tả tâm hồn mình với chất giọng đó, cứ mỗi khi nghe bà ấy hát, ta lại cảm thấy cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa hơn chứ không chỉ là vấn đề sinh học đơn thuần. Bà ấy có thể thực sự nghe, và hiểu kết cấu, có thể phân tích chính xác cốt lõi của bản nhạc và cách thể hiện cần có. Bà ấy là người rất tình cảm, Annette. Bà ấy lôi ra những cảm xúc từ phía những người xung quanh. Sau khi bà ấy qua đời, ta không nghĩ mình có thể cảm nhận được bất kì thứ gì trên đời này nữa.”

Bác DeTamble ngừng lại. Tôi không thể nhìn vào ông nên quay sang nhìn Henry. Anh ấy đang đăm đăm nhìn bố với một nỗi buồn vô hạn, nên tôi lại nhìn vào đĩa của mình.

Bác DeTamble nói, “Nhưng cháu đã hỏi về Annette, đâu có phải về bác. Bà ấy là một người tốt, là một nghệ sĩ tuyệt vời; cháu không thường thấy hai thứ đó đi kèm với nhau. Annette khiến người ta hạnh phúc; bản thân bà ấy cũng hạnh phúc. Bà ấy luôn vui vẻ sống. Ta chỉ thấy bà ấy khóc hai lần trong đời: một lần khi ta trao chiếc nhẫn đó cho bà ấy và lần khác là khi Henry ra đời.

Lại một sự im lặng khác. Cuối cùng tôi nói, “Bác đã rất may mắn.”

Ông mỉm cười, vẫn giấu mình sau hai bàn tay. “Chúng ta đã may mắn, rồi đã không. Một phút trước chúng ta có tất cả những gì chúng ta mơ ước, rồi phút sau bà ấy đã tan thành từng mảnh trên xa lộ đó.” Henry nhăn nhó.

“Nhưng bác không nghĩ rằng”, tôi kiên quyết, “thà sống hạnh phúc trong một thời gian ngắn, cho dù phải đánh mất đi hạnh phúc đó, còn hơn là chỉ lay lắt sống suốt cả cuộc đời sao?”

Bác DeTamble nhìn tôi. Ông đưa tay ra khỏi mặt và nhìn tôi đăm đăm. Rồi ông nói, “Ta cũng thường tự hỏi như vậy. Cháu có tin vào điều đó?”

Tôi nghĩ về tuổi thơ của mình, tất cả sự chờ đợi, sự phân vân, và nỗi vui sướng khi được nhìn thấy Henry bước qua đồng cỏ sau nhiều tuần, nhiều tháng không được gặp anh ấy, rồi tôi nghĩ đến cảm giác chờ đợi trong hai năm để rồi tìm thấy anh ấy đứng trong phòng đọc của thư viện Newberry: niềm hân hoan khi có thể chạm vào anh ấy, sự xa xỉ vì được biết anh ấy ở đâu, được biết anh ấy yêu mình. “Có”, tôi nói, “Cháu tin.” Tôi bắt gặp ánh mắt của Henry và mỉm cười.

Bác DeTamble gật đầu. “Henry biết chọn người lắm.” Kimy đứng dậy để lấy cà phê, và trong lúc bà đang vào bếp, bác DeTamble nói tiếp, “Nó không biết mang yên bình đến cho cuộc sống của bất kì ai. Thậm chí, nó hoàn toàn ngược lại với mẹ nó: không đáng tin cậy, nhẹ dạ, và chẳng thèm quan tâm đến ai ngoài bản thân. Nói cho ta nghe, Clare, tại sao một cô gái đáng yêu như cháu lại muốn cưới người như Henry.

Mọi vật trong phòng dường như nín thở chờ đợi. Henry cứng đơ người nhưng chẳng nói điều gì. Tôi nhoài người về phía trước, mỉm cười với bác DeTamble và nói, bằng vẻ hăng hái, như thể ông vừa hỏi móm kem ưa thích của tôi là gì: “Vì anh ấy rất, rất giỏi trên giường.” Cả căn bếp rung lên vì tiếng cười. Bác DeTamble nhìn Henry đang nhướn lông mày và cười toe toét, rồi cuối cùng bác DeTamble cũng cười, nói, “Trả treo giỏi lắm, cháu gái.”

Sau khi đã uống cà phê và ăn bánh ga-tô hạnh nhân hoàn hảo của Kimy, sau khi Kimy cho tôi xem những bức ảnh của Henry khi còn nằm nôi, khi mới biết đi, rồi khi lên trung học (trong sự ngượng ngùng hết cỡ của anh ấy); sau khi Kimy đã thu thập được nhiều thông tin về gia đình tôi (“Có bao nhiêu phòng? Nhiều vậy sao! Này, nhóc, tại sao cháu không nói với ta rằng con bé vừa xinh đẹp vừa giàu có?”), tất cả chúng tôi đứng chào nhau ở cửa trước, tôi cảm ơn Kimy về bữa tối và tạm biệt bác DeTamble.

“Rất vui được gặp cháu, Clare”, ông nói. “Nhưng cháu phải gọi ta là Richard nhé.”

“Cảm ơn bác… Richard.” Ông nắm tay tôi trong giây lát và trong khoảnh khắc đó tôi nhìn thấy trong ông hình ảnh mà chắc hẳn bác Annette đã thấy rất nhiều năm trước… rồi nó tan biến và ông gật đầu ngượng ngùng với Henry, người đang hôn tạm biệt Kimy, rồi chúng tôi bước xuống nhà và đi vào buổi tối mùa hè rực rỡ. Tưởng như cả thế kỉ đã trôi qua kể từ khi chúng tôi bước vào nhà.

“Ôi”, Henry nói. “Anh đã chết cả ngàn lần trong bữa tối.”

“Em thể hiện ổn chứ?”

“Ổn? Em rất tuyệt! Ông ấy rất thích em.”

Chúng tôi bước dọc con phố, tay trong tay. Có một sân chơi cuối dãy phố, tôi chạy về phía xích đu và trèo lên, Henry cũng ngồi xuống xích đu bên cạnh, nhìn về hướng ngược lại với tôi, và chúng tôi đánh đi cao hơn, rồi cao hơn, vượt qua nhau, đôi khi cùng nhịp, đôi khi lao lại nhanh đến nỗi trông như chúng tôi sẽ đâm vào nhau. Chúng tôi cười, rồi cười, chẳng điều gì có thể khiến chúng tôi đau buồn, chẳng ai có thể lạc lối hay chết, hoặc cách xa: ngay lúc này đây chúng tôi đang ở cùng nhau, và chẳng thứ gì có thể làm hư hại sự hoàn mỹ của chúng tôi, hay có thể đánh cắp niềm vui trong giây phút hoàn hảo này.

Thứ Tư, 10/6/1992 (Clare 21 tuổi)

CLARE: Tôi đang ngồi một mình bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ quán Café Peregolisi, một cái hố chuột nhỏ ấm cúng với món cà phê ngon tuyệt. Tôi phải làm bài luận Alice ở xứ sở thần tiên cho lớp Lịch sử Nghệ thuật Hư cấu xen lẫn Thực tại mà tôi đang theo học mùa hè này; nhưng thay vì làm bài, tôi lại đang ngồi mơ mộng, nhìn đăm đăm bất thần vào những người dân trong khu phố, những người đang vội vã tất bật buổi chiều muộn trên đường Halsted. Tôi không thường đến Boy’s Town, nhưng tôi nghĩ tôi sẽ có thể tập trung hơn nếu đi tới nơi mà không ai quen biết sẽ đến tìm. Henry lại biến mất. Anh ấy không ở nhà và cũng không đi làm. Tôi cố không nghĩ đến chuyện ấy. Tôi đang học cách thờ ơ lạnh nhạt. Henry có thể tự lo liệu cho bản thân. Chỉ vì tôi không biết anh ấy đang ở đâu không có nghĩa rằng có chuyện không ổn. Ai biết được? Có thể anh ấy đang ở bên tôi.

Có ai đó đang đứng bên kia đường và vẫy tay với tôi. Tôi nheo mắt, tập trung nhìn, và nhận ra đó là người phụ nữ da đen thấp bé và cô ấy băng qua đường. Chỉ trong chốc lát cô ấy đã đứng trước mặt tôi. Cô ấy nhỏ đến nỗi mặt cô ấy chỉ ngang bằng tôi, cho dù tôi đang ngồi, còn cô ấy đứng.

“Chào Clare”, Celia nói. Giọng cô ấy mượt tựa bơ. Tôi chỉ muốn cuộn tròn trong giọng nói đó mà ngủ.

“Xin chào Celia. Chị ngồi đi.” Cô ấy ngồi, đối diện với tôi, và tôi nhận ra cô ấy trông thấp bé là do đôi chân; vì khi ngồi xuống, cô ấy trông không khác gì một người bình thường.

“Chị nghe nói em đã đính hôn”, cô ấy nói.

Tôi giơ bàn tay trái lên, cho cô ấy xem chiếc nhẫn. Bồi bàn lững thững đi lại và Celia gọi một cốc cà phê Thổ Nhĩ Kì. Cô ấy nhìn tôi và ném cho tôi một nụ cười tinh quái. Răng cô ấy trắng muốt, dài và lởm khởm. Mắt cô ấy to và mí mắt lờ đờ như muốn đóng lại. Mái tóc cuốn lọn dài của cô ấy được vén cao và tô điểm bằng những chiếc đũa màu hồng, cùng tông với chiếc váy hồng sáng lóa.

“Hoặc em rất dũng cảm hoặc điên khùng”, cô ấy nói.

“Mọi người cũng nói vậy.”

“Đến giờ thì em hẳn đã biết câu trả lời.”

Tôi mỉm cười, nhún vai, và hớp môt ngụm cà phê, quá ngọt và đã nguội.

Celia nói, “Em có biết bây giờ Henry đang ở đâu không?”

“Không. Chị có biết bây giờ Ingrid đang ở đâu không?”

“Có”, Celia nói. “Cô ấy đang ngồi trên chiếc ghế đẩu ở Berlin đợi chị.” Celia nhìn đồng hồ. “Chị muộn rồi.” Ánh sáng từ đèn đường khiến làn da nâu của cô ấy chuyển xanh rồi tím. Cô ấy trông như một người Sao Hỏa quyến rũ. Cô ấy mỉm cười với tôi. “Henry đang chạy trên phố Broadway trong bộ vét mặc lúc chào đời với một đám đầu trọc bám theo đuôi.” Ôi, không.

Người bồi bàn mang cà phê của Celia đến và tôi chỉ vào cốc của mình. Cậu ta rót đầy nó rồi cẩn thận đo một thìa đường, đổ vào rồi khuấy. Celia dựng chiếc thìa thẳng dậy trong cốc cà phê Thổ Nhĩ Kì bé tí. Nó đen và sánh như mật. Ngày xửa ngày xưa, có ba chị em gái… và họ sống dưới đáy giếng… Tại sao họ sống dưới đáy giếng?... đó là một cái giếng mật.

Celia đang đợi tôi nói gì đó. Nhún người khi bạn đang lựa lời để nói. Tranh thủ thời gian. “Thật sao?” tôi nói. Ồ, tuyệt lắm, Clare.

“Em có vẻ không lo lắng. Nếu người đàn ông của chị trần truồng chạy trên phố như vậy, ít nhất chị cũng sẽ phân vân một chút.”

“Thì, Henry không phải một người bình thường như mọi người khác.”

Celia cười. “Có thể nói thế, em gái ạ.” Cô ấy biết được đến đâu? Ingrid có biết không? Celia hướng người về phía tôi, uống cà phê của mình, mở to mắt, nhướn lông mày và mím môi. “Em thực sự sẽ lấy cậu ta?”

Một cơn giận dữ bốc đồng khiến tôi nói, “Nếu không tin chị có thể chứng kiến tôi làm điều đó. Hãy đến dự đám cưới.”

Celia lắc đầu. “Chị? Em biết đấy, Henry không thích chị. Dù chỉ một chút cũng không.”

“Chị cũng đâu quý mến gì anh ấy.”

Celia cười toe toét. “Giờ thì có. Cậu ta đá Ingrid Carmichel một cách tàn nhẫn, và chị đang hàn gắn lại từng mảnh của cô ấy.” Cô ấy liếc nhìn đồng hồ. “Chị muộn giờ hẹn rồi.” Celia đứng dậy và nói, “Sao em không đi cùng nhỉ?”

“Ồ, không, cảm ơn.”

“Thôi nào, em gái. Em và Ingrid phải gặp nhau mới được. Bọn em có rất nhiều điểm chung. Chúng ta sẽ có bữa tiệc độc thân nho nhỏ.”

“Ở Berlin?”

Celia cười. “Không phải thành phố. Quán bar.” Nụ cười của cô ấy như kẹo ngọt; nó nghe như được phát ra từ thân hình của một người phải lớn hơn nhiều. Tôi không muốn cô ấy bỏ đi, nhưng…

“Không, tôi không nghĩ đó là ý kiến hay.” Tôi nhìn vào mắt Celia. “Như vậy thì tàn nhẫn quá.” Cái nhìn chăm chăm của cô ấy giữ tôi lại, khiến tôi liên tưởng đến những con rắn, và mèo. Mèo có ăn dơi không?... Dơi có ăn mèo không? “Chưa kể, tôi còn phải hoàn thành bài luận này.”

Celia liếc nhanh vào cuốn sổ của tôi. “Gì đấy, bài tập về nhà hả? Ồ, đang là ngày phải lên lớp! Cứ nghe lời chị Celia của em đi, chị biết điều gì là tốt nhất cho các cô nữ sinh bé nhỏ… này, em đủ tuổi uống rượu rồi chứ?”

“Phải”, tôi tự hào nói với cô ấy. “Từ ba tuần trước.”

Celia tựa gần vào tôi. Mùi quế thoang thoảng toát ra từ cô ấy. “Đi nào đi nào đi nào. Em phải tận hưởng một chút trước khi lấy anh chàng thủ thư chứ. Đi nào, Clare. Em sẽ chết chìm trong đống phân mà lũ trẻ con nhà thủ thư ị ra tã trước cả khi em nhận ra đấy.”

“Tôi thực sự không nghĩ…”

“Vậy thì đừng nói gì, cứ đi thôi.” Celia gom đống sách của tôi lại và làm đổ bình đựng sữa nhỏ. Tôi loay hoay lau chùi, còn Celia cứ thế đi ra khỏi quán, tay cầm sách của tôi. Tôi chạy theo cô ấy.

“Celia, đừng, tôi cần chúng…” Với một người có đôi chân ngắn và đôi giày cao gót mười phân thì cô ấy đi rất nhanh.

“Chị sẽ không trả chúng cho em, cho đến khi em hứa sẽ đi cùng chị.”

“Ingrid sẽ không thích đâu.” Chúng tôi bước đi, hướng về phía Nam Halstead qua Belmont. Tôi không muốn gặp Ingrid. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi gặp cô ấy là ở đại nhạc hội Violent Femmes, như vậy là đủ rồi.

“Dĩ nhiên cô ấy sẽ thích. Ingrid rất tò mò về em.” Chúng tôi sẽ qua Belmont, đi qua các cửa hàng xăm hình, nhà hàng Ấn Độ, cửa hàng đồ da và những nhà thờ nằm đối diện cửa hàng. Chúng tôi đi dưới đường ray tàu điện và Berlin đã ở kia rồi. Nhìn từ bên ngoài nó không có vẻ hấp dẫn; các cửa sổ sơn đen kín mít và tôi có thể nghe tiếng nhạc disco đập thình thịch trong bóng tối phía sau gã gầy gò mặt đầy tàn nhang, người đòi xem thẻ căn cước của tôi mà không hỏi Celia, đóng dấu lên tay chúng tôi rồi để chúng tôi bước vào.

Khi mắt đã quen với bóng tối, tôi nhận ra nơi này đông nghịt phụ nữ. Họ túm tụm quanh sân khấu bé tí nhìn một vũ nữ thoát y đang uốn éo trong chiếc quần lót đỏ, ngực chỉ che hờ. Họ đang cười nói và tán tỉnh nhau ở quầy bar. Hôm nay là Đêm của các Quý bà. Celia kéo tôi lại bàn. Ingrid đang ngồi đó một mình với chiếc cốc chứa loại nước màu xanh da trời trước mắt. Cô ấy ngước nhìn lên và không nhảy cẫng vì vui mừng khi thấy tôi. Celia hôn Ingrid, vẫy tay bảo tôi ngồi xuống. Tôi đứng yên.

“Chào em,” Celia nói với Ingrid.

“Chị giỡn mặt với tôi hả”, Ingrid nói. “Chị dẫn cô ta đến đây làm gì?” Cả hai người bọn họ ngó lơ tôi. Celia vẫn ôm chặt lấy đống sách của tôi.

“Không sao đâu, Ingrid, cô ấy tốt mà. Chị chỉ nghĩ cả hai em có thể muốn biết nhau rõ hơn, thế thôi.” Celia có vẻ gần như hối lỗi, nhưng đến cả tôi cũng có thể thấy cô ấy đang thích thú trước sự khó chịu của Ingrid.

Ingrid liếc nhìn tôi. “Tại sao cô đến đây? Để lên mặt hả hê?”

Cô ấy tựa lưng vào ghế và hất cằm về phía tôi. Ingrid trông như một con ma cà rồng tóc vàng, áo khoác nhung đen và đôi môi đỏ mọng màu máu. Cô ấy đẹp mê hồn. Tôi cảm thấy mình như một cô nữ sinh nhà quê. Tôi chìa tay về phía Celia và cô ấy trả sách cho tôi.

“Tôi bị ép phải đến. Tôi về giờ đây.” Tôi quay người bỏ đi nhưng Ingrid chụp vội lấy tay tôi.

“Đợi đã…” cô ấy giật mạnh tay trái của tôi về phía cổ, tôi loạng choạng và làm rơi đống sách tứ tung. Tôi giật tay lại và Ingrid nói, “…Cô đã đính hôn?” tôi nhận ra cô ấy đang nhìn vào chiếc nhẫn của Henry.

Tôi chẳng nói gì. Ingrid quay qua Celia. “Chị đã biết, phải không?” Celia nhìn xuống bàn, chẳng nói nửa lời. “Chị mang cô ta tới đây để xát vào mặt tôi, đồ khốn.” Cô ấy thì thào. Tôi chẳng thể nghe được gì giữa tiếng nhạc đinh tai.

“Không, Ing, chị chỉ…”

“Cút đi, Celia.” Ingrid đứng dậy. Trong khoảnh khắc, mặt cô ấy xát vào mặt tôi và tôi hình dung cảnh Henry hôn lên đôi môi đỏ mọng đó. Ingrid nhìn tôi chằm chằm. Cô ấy nói, “Cô nói với Henry hãy xuống địa ngục đi. Và nói với anh ấy rằng tôi sẽ gặp anh ấy ở đó.” Ingrid đùng đùng bỏ đi. Celia ngồi vùi mặt vào hai bàn tay.

Tôi nhặt sách lên. Khi tôi chuẩn bị bước đi, Celia nói, “Đợi đã.”

Tôi đợi.

Celia nói, “Chị xin lỗi, Clare.” Tôi nhún vai. Tôi bước ra cửa, và khi quay người lại, tôi thấy Celia đang ngồi một mình ở bàn, uống li rượu màu xanh của Ingrid và tựa mặt vào tay. Cô ấy không nhìn tôi.

Ra đến ngoài đường tôi bước nhanh hơn cho đến khi ra tới xe, tôi lái về nhà rồi vào phòng và nằm trên giường mà gọi cho Henry, nhưng anh ấy không có nhà. Tôi tắt đèn nhưng không ngủ.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12: Cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ hóa chất


Chủ Nhật, 5/9/1993 (Clare 22 tuổi, Henry 30 tuổi)

CLARE: Henry đang nghiên cứu cuốn Lời khuyên của bác sĩ sờn rách của anh ấy. Không phải một dấu hiệu tốt.

“Em đã không biết anh là tên nghiện thuốc.”

“Anh không nghiện thuốc. Anh nghiện rượu.”

“Anh không có.”

“Dĩ nhiên là có.”

Tôi đang nằm trên tràng kỉ, vắt chân qua đùi Henry. Anh ấy đặt cuốn sách lên cẳng chân tôi rồi tiếp tục giở.

“Anh không uống nhiều đến thế.”

“Đã từng. Nhưng anh hạn chế bớt kể từ khi anh suýt giết chính mình. Hơn nữa bố anh là một tấm gương buồn.”

“Anh đang tìm gì thế?”

“Thứ gì đó anh có thể dùng trong đám cưới. Anh không muốn bỏ em đứng một mình giữa lễ đường trước 400 người.”

“Phải rồi. Ý kiến không tồi.” Tôi cân nhắc viễn cảnh này rồi nhún vai. “Hãy cùng nhau bỏ trốn.”

Anh ấy nhìn vào mắt tôi. “Đồng ý. Anh ủng hộ cả hai tay.”

“Bố mẹ sẽ từ em mất.”

“Dĩ nhiên là không.”

“Anh chưa để ý sao? Đây là một vở kịch Broadway quan trọng. Chúng ta chỉ là cái cớ để bố em vung tay thiết đãi và gây ấn tượng với các luật sư đồng nghiệp của ông. Nếu chúng ta bỏ trốn, bố mẹ em sẽ phải thuê diễn viên đóng giả chúng ta.”

“Vậy thì hãy đến Tòa thị chính Thành phố kết hôn trước đó. Như vậy nếu có gì xảy ra, ít nhất chúng ta cũng đã kết hôn.”

“Ồ, nhưng… em sẽ không thích thế. Như vậy là lừa dối.. em sẽ cảm thấy kì cục. Làm vậy sau lễ cưới thì sao? Nếu lễ cưới thật có trục trặc.”

“Được rồi. Kế hoạch dự phòng.” Anh ấy chìa tay ra và tôi bắt lấy, lắc.

“Vậy chính xác thì anh đang làm gì?”

“Trường hợp tuyệt nhất, anh muốn thuốc an thần có tên Risperdal, nhưng nó sẽ không được đưa ra thị trường cho đến năm 1994. Thứ tốt nhất tiếp theo đó là Clozaril, và có lẽ lựa chọn thứ ba là Haldol.”

“Nghe như thuốc ho công nghệ cao.”

“Chúng là thuốc chống rối loạn thần kinh.”

“Thật sao?”

“Phải.”

“Nhưng anh đâu bị tâm thần.”

Henry nhìn tôi và làm mặt nhăn nhó rồi cào cào vào không khí như một con ma sói. Rồi anh ấy nói, khá nghiêm nghị, “Trên EEG, anh có não bộ của một người bị tâm thần phân liệt. Đã có nhiều hơn một bác sĩ khăng khăng rằng ảo giác du hành thời gian của anh là do chứng tâm thần phân liệt. Những lọai thuốc này ngăn chặn thụ quan chất dopamine.”

“Hiệu ứng phụ?”

“Rối loại trường lực cơ, đứng ngồi không yên, giả chứng Parkinson. Có nghĩa là, co cơ không kiểm soát, bồn chồn, lắc lư, đi tới đi lui, mất ngủ, cứng đơ, thiếu biểu cảm khuôn mặt. Rồi cả rối loạn vận động muộn, mất kiểm soát cơ mặt mãn tính, và mất bạch cầu, mất khả năng sinh sản bạch cầu. Còn mất cả khả năng tình dục.”

“Anh không thực sự định uống những loại thuốc này đấy chứ?”

“Anh đã từng uống Haldol và Thorazine.”

“Và…”

“Rất khủng khiếp. Anh đã như một xác sống. Như thể não anh chứa đầy keo Elmer’s siêu dính.”

“Không có gì khác thay thế sao?”

“Valium. Librium. Xanax.”

“Mẹ em cũng uống những loại đó. Xanax và Valium.”

“Phải rồi, nghe cũng hợp lí.” Anh ấy nhăn mặt rồi đặt cuốn Lời khuyên của bác sĩ sang một bên và nói, “Nhích qua nào.” Chúng tôi ngọ nguậy trên tràng kỉ cho đến khi nằm sánh vai nhau. Rất ấm cúng.

“Đừng uống gì cả.”

“Tại sao không?”

“Anh không có bệnh.”

Henry cười to. “Đó là điểm anh yêu ở em: thiếu hụt khả năng nhìn nhận tất cả những khuyết điểm gớm ghiếc của anh.” Anh ấy gỡ cúc áo của tôi và tôi đặt tay lên tay anh ấy. Anh ấy nhìn tôi, chờ đợi. Tôi hơi giận.

“Em không hiểu sao anh nói chuyện kiểu đó. Anh luôn nói những điều tội tệ về bản thân mình. Anh không giống như vậy. Anh là người tốt.”

Henry nhìn vào tay tôi và gỡ tay anh ấy ra, kéo tôi lại gần hơn. “Anh không phải người tốt”, anh ấy khẽ nói vào tai tôi. “Nhưng có thể anh sẽ?”

“Anh liệu hồn mà làm vậy.”

“Anh tốt đối với em.” Đúng vậy. “Clare?”

“Vâng?”

“Em có bao giờ nằm thao thức và tự hỏi liệu anh có phải trò đùa mà Thượng Đế đang ném cho em?”

“Không. Em nằm thao thức lo rằng anh sẽ biến mất và không bao giờ quay lại. Em nằm thao thức suy tư về những điều em mập mờ biết về tương lại. Nhưng em hoàn toàn có niềm tin rằng chúng ta được định để thuộc về nhau.”

“Niềm tin kiên định.”

“Anh không tin sao?”

Henry hôn tôi. “Không có Thời gian nào, không có Nơi chốn nào, không có Sự ngẫu nhiên hay Tử thần nào có thể khiến niềm khát khao bé nhỏ nhất của ta phải chịu lìa xa.”

“Gì cơ? Anh nhắc lại đi.”

“Anh không phiền nếu phải làm vậy.”

“Đồ khoác lác.”

“Giờ thì ai đang nói những điều xấu xa về anh nào?”

Thứ Hai, 6/9/1993 (Henry 30 tuổi)

HENRY: Tôi đang ngồi bên hiên ngôi nhà dơ dáy lợp nhôm trắng hai bên ở công viên Humboldt. Đang khoảng 10 giờ sáng thứ Hai. Tôi đang đợi Ben về. Tôi không thích khu vực này lắm; tôi cảm thấy lồ lộ khi ngồi trước cửa nhà Ben, nhưng cậu ấy là một người cực kì đúng hẹn, nên tôi yên tâm đợi tiếp. Tôi ngắm hai phụ nữ gốc Tây Ban Nha đẩy xe nôi đi dọc vỉa hè nhấp nhô và thoai thoải dốc. Trong lúc đang suy ngẫm về sự bất bình đẳng trong dịch vụ công trong thành phố, tôi nghe có người gọi lớn, “Nhóc thủ thư!” từ xa. Tôi nhìn theo tiếng hướng gọi và dĩ nhiên rồi, đó là Gomez. Tôi thầm rên rỉ. Gomez có biệt tài là luôn đụng mặt tôi, mỗi khi tôi chuẩn bị làm việc gì đó xấu xa. Tôi phải cắt đuôi cậu ấy trước khi Ben xuất hiện.

Gomez lững thững đi lại phía tôi, hớn hở. Cậu ấy đang mặc bộ cánh luật sư của mình, tay xách cặp. Tôi thở dài.

“Khỏe chứ, chiến hữu.”

“Khỏe. Cậu đang làm gì ở đây?”

Câu hỏi hay. “Đợi bạn. Mấy giờ rồi?”

“10 giờ 15. Mùng 6 tháng 9, năm 1993”, cậu ấy nói thêm.

“Tớ biết ngày tháng, Gomez. Dù sao cũng cảm ơn. Cậu đi gặp khách hàng hả?”

“Phải. Một cô bé 10 tuổi. Bạn trai của mẹ con bé bắt nó uống Drano. Tớ bắt đầu mệt với con người rồi đấy.”

“Phải. Quá nhiều kẻ khùng điên, không đủ Michelangelos.”

“Cậu ăn trưa chưa? Ăn sáng thì đúng hơn nhỉ?”

“Rồi. Tớ phải ở đây, đợi bạn.”

“Tớ không biết cậu có bạn sống trong khu vực này đấy. Tất cả những người tớ biết quanh đây đều cần sự hỗ trợ về pháp luật một cách ghê gớm.”

“Một người bạn ở trường đại học.” Và cậu ấy đây rồi. Ben đang tiến lại gần trong chiếc Mercedes ’62 màu bạc của cậu ấy. Bên trong xe đã hư hỏng nặng nhưng nhìn từ ngoài, đó là một chiếc xe bắt mắt. Gomez khẽ huýt sáo.

“Xin lỗi, tớ đến muộn”, Ben nói, bước tới vội vã. Gomez nhìn tôi tọc mạch. Tôi lờ cậu ấy đi. Ben nhìn Gomez, rồi nhìn tôi.

“Gomez, đây là Ben. Ben, đây là Gomez. Rất xin lỗi, nhưng cậu phải đi chỗ khác giùm, chiến hữu.”

“Thực ra tớ có vài tiếng rảnh rang…”

Ben giải quyết tình huống hộ tôi. “Gomez. Rất vui được gặp anh. Nhưng khi khác nói chuyện, nhé?” Ben bị cận nặng, và cậu ấy nhìn Gomez thân thiện sau cặp kính dày đang khuếch đại kích cỡ đôi mắt của cậu ấy lên gấp hai lần. Ben xóc xủng xoảng chùm chìa khóa trong tay. Nó khiến tôi lo lắng. Cả hai chúng tôi đứng im lặng, chờ cho Gomez bỏ đi. “Được rồi. Thì, tạm biệt”, Gomez nói.

“Lát nữa tớ sẽ gọi cho cậu”, tôi nói với Gomez. Cậu ấy bỏ đi mà không thèm nhìn tôi. Tôi cảm thấy áy náy, nhưng có những điều tôi không muốn cho Gomez biết, và đây là một trong số đó. Ben và tôi nhìn nhau, chia sẻ một cái nhìn thấu đáo rằng chúng tôi biết những điều khó xử của nhau. Cậu ấy mở cửa trước. Tôi luôn ngứa ngáy muốn đột nhập vào nhà Ben,vì cậu ấy có số lượng khổng lồ và phong phú các ổ khóa và thiết bị an toàn. Chúng tôi bước vào hành lang tối. Trong này có mùi cải bắp, mặc dù tôi biết Ben chẳng bao giờ nấu bất kì món ăn gì. Chúng tôi đi đến cầu thang sau nhà, đi lên và tới một hành lang khác, qua phòng ngủ và đi vào một phòng khác nữa, nơi Ben đặt phòng thí nghiệm. Cậu ấy đặt túi xuống và treo áo khoác. Tôi nửa trông đợi cậu ấy sẽ đi giày tennis vào, hệt như Ngài Rogers, nhưng thay vào đó cậu ấy chỉ lăng xăng bên chiếc máy pha cà phê của mình. Tôi ngồi xuống cái ghế gấp và đợi Ben xong việc

Ben giống một thủ thư hơn tất cả những người tôi biết. Và thực tế tôi đã gặp cậu ấy ở Rosary, nhưng cậu ấy bỏ học trước khi tốt nghiệp. Cậu ấy gầy hơn một chút so với lần trước tôi gặp, và tóc cũng rụng bớt. Ben bị AIDS, và mỗi lần gặp cậu ấy, tôi đều cẩn thận, vì tôi sẽ chẳng thể đoán được chuyện gì sẽ xảy ra, khi ở bên cậu ấy.

“Trông cậu rất ổn”, tôi bảo cậu ấy.

“Nhờ những liều thuốc AZT mạnh. Và vitamin, yoga. Nhân tiện, tớ có thể giúp gì cho cậu đây?”

“Tớ sắp kết hôn.”

Ben ngạc nhiên, rồi vui mừng. “Chúc mừng cậu. Với ai vậy?”

“Clare. Cậu đã gặp cô ấy rồi đấy. Cô gái có mái tóc đỏ dài.”

“Ồ, phải.” Ben nghiêm túc, “cô ấy có biết?”

“Có.”

“Thế thì tốt.” Cậu ấy ném cho tôi cái nhìn tỏ ý tất cả những chuyện này rất đáng mừng, “Nhưng thì sao?”

“Bố mẹ cô ấy đã lên kế hoạch cho một đám cưới hoành tráng ở Michigan. Nhà thờ, phù dâu, gạo, suốt cả chín thước. Và bữa tiệc hậu hĩ ở Yacht Club, sau hôn lễ. Cà vạt trắng, không ngoại lệ.”

Ben rót cà phê và đưa cho tôi cái cốc Winnie the Pooh. Tôi khuấy kem. Trên này rất lạnh, và cà phê đắng nhưng khá ngon.

“Tớ cần phải có mặt ở đó. Tớ cần phải vượt qua tám tiếng căng thẳng muốn nổ óc, mà không được biến mất.”

“À.” Ben có kiểu tiếp nhận vấn đề mà tôi thấy rất dễ chịu, chỉ đơn giản chấp nhận nó.

“Tớ cần thứ gì đó sẽ knock-out mọi cơ quan thụ cảm dopamine mà tớ có.”

“Navane, Haldol, Thorazine, Serntil, Mellaril, Stelazine…” Ben lau kính vào vạt áo len. Trông cậu ấy như một con chuột trọc lóc khổng lồ khi không có chúng.

“Tớ hi vọng cậu có thể làm thứ này cho tớ.” Tôi lục túi quần jeans lấy ra một mẩu giấy. Ben nheo mắt, đọc.

“3-[2-[4-96-fluoro-1,2-benizisoxazol-3-yl)… collodidal sillicon dioxide, hydroxypropyl methylcellulose… propylene glycol-” Cậu ấy ngước lên nhìn tôi, hoang mang. “Cái gì đây?”

“Đó là một loại thuốc an thần mới có tên risperidone, được đưa ra thị trường dưới nhãn Risperdal. Nó sẽ được chính thức bán vào năm 1998, nhưng tớ muốn thử nó bây giờ.”

“Cậu lấy công thức này từ đâu?”

“PDR. Số năm 2000.”

“Ai viết nó?”

“Janssen.”

“Henry, cậu biết cậu không thích ứng tốt với thuốc an thần. Trừ phi loại này hoạt động theo một phương thức khác?”

“Họ cũng không biết làm thế nào nó có hiệu quả. ‘Các monoamine chọn lọc đối kháng với serotonon loại 2, dopamine loại 2,…’”

“Chẳng có gì mới. Điều gì khiến cậu nghĩ thứ này sẽ tốt hơn Haldol?”

Tôi cười nhẫn nại. “Chỉ đoán dựa trên thông tin có được thôi. Tớ không biết chắc. Cậu có thể làm nó chứ?”

Ben lưỡng lự. “Được.”

“Khi nào? Cần một thời gian để ngấm thuốc?”

“Tớ sẽ báo sau. Đám cưới diễn ra khi nào?”

“23 tháng Mười.”

“Liều dùng thế nào?”

“Bắt đầu với 1 milligram rồi tăng dần.”

Ben đứng dậy, duỗi tay chân. Trong ánh sáng mờ ảo của căn phòng lạnh lẽo này, trông cậu ấy có vẻ già cỗi và vàng vọt. Một phần Ben thích những thử thách (này, hãy sáng chế ra loại thuốc mà chưa ai nghĩ đến cả) và cả một phần cậu ấy không thích sự mạo hiểm. “Henry, cậu còn không biết chắc liệu dopamine có phải nguyên nhân hay không”.

“Cậu đã nhìn thấy bản scan rồi đấy.”

“Ừ, ừ. Tại sao không chấp nhận nó? Điều trị có thể còn tệ hơn bản thân vấn đề.”

“Ben. Sẽ thế nào nếu tớ búng ngón tay”, tôi đứng dậy, tiến đến gần Ben, và búng tay, “Và ngay lập tức cậu thấy mình đang đứng trong phòng ngủ của Allen, vào năm 1986…”

“… Tớ sẽ giết chết thằng khốn nạn đó.”

“Nhưng cậu không thể, vì cậu đã không làm vậy.” Ben nhắm mắt, lắc đầu. “Và cậu không thể thay đổi điều gì: hắn ta vẫn sẽ mắc bệnh, và cậu sẽ mắc bệnh. Sẽ thế nào nếu cậu phải nhìn hắn ta chết hết lần này đến lần khác?” Ben ngồi yên trên chiếc ghế gập. Cậu ấy không nhìn vào tôi. “Nó như vậy đấy Ben. Phải, đôi khi nó thú vị. Nhưng hầu hết, chỉ toàn là đi lạc, trộm cắp và chỉ cố gắng để…”

“Vượt qua.” Ben thở dài. “Chúa ạ, tớ không biết tại sao tớ vẫn dính vào cậu.”

“Sự kì thú? Vẻ ngoài đẹp trai thư sinh của tớ?”

“Mơ đi. Mà này, tớ có được mời đến đám cưới không đây?”

Tôi giật mình. Tôi chưa bao giờ nghĩ Ben sẽ muốn đến. “Dĩ nhiên rồi! Mà thật chứ? Cậu muốn đến dự?”

“Cũng đỡ hơn đi dự đám tang.”

“Tuyệt. Lượng khách của tớ đang tăng nhanh chóng. Cậu sẽ là khách thứ tám của tớ.”

Ben cười. “Mời tất cả các cô bạn gái cũ của cậu ấy. Như vậy sẽ tăng vùn vụt cho coi.”

“Tớ sẽ không sống sót nổi mất. Hầu hết bọn họ đều muốn chặt đầu tớ đem đi diễu hành.”

“Phải rồi.” Ben đứng dậy và lục lọi một trong những ngăn bàn của cậu ấy. Cậu ấy lôi ra một hộp thuốc trống và mở ngăn kéo khác lấy ra một hộp lớn đầy thuốc, đổ ra ba viên và cho vào hộp nhỏ. Cậu ấy ném nó cho tôi.

“Cái gì đây?” Tôi hỏi, mở hộp ra và đổ một viên vào lòng bàn tay.

“Thuốc cân bằng hoóc-môn kết hợp với thuốc chống suy nhược. Nó… này, đừng…” Tôi đã nhét một viên vào miệng và nuốt chửng. “Nó chủ yếu chứa moóc-phin.” Ben thở dài. “Cậu sẽ trở nên cực kì kiêu căng ngạo mạn do tác dụng của thuốc.”

“Tớ thích thuốc phiện.”

“Còn lạ gì. Đừng nghĩ tớ sẽ đưa cho cậu một mớ thuốc loại đó. Báo cho tớ biết nếu cậu nghĩ nó có thể dùng được trong đám cưới. Phòng khi lọai thuốc mới này không khả dĩ. Chúng có tác dụng trong bốn giờ đồng hồ, nên cậu sẽ cần hai viên.” Ben hất đầu về phía hai viên thuốc còn lại. “Đừng tọng chúng chỉ vì muốn phê, rõ chưa?”

“Tuân lệnh.”

Ben cười khụt khịt. Tôi trả tiền thuốc cho cậu ấy rồi ra về. Trong lúc bước xuống cầu thang tôi cảm thấy cơn mê lâng lâng chồm lấy tôi và dừng lại dưới chân cầu thang để tận hưởng nó. Đã khá lâu rồi. Bất kể thứ gì Ben pha trong viên thuốc, nó thật tuyệt vời. Nó tuyệt gấp mười lần sự cực khoái cộng cả cô-ca-in, và có vẻ như nó đang tăng mạnh hơn nữa. Lúc bước ra khỏi cửa chính, tôi gần như đổ ầm lên người Gomez. Cậu ấy đã đứng đợi tôi nãy giờ.

“Cần đi nhờ không?”

“Được thôi.” Tôi cực kì cảm động vì sự quan tâm của cậu ấy. Hoặc sự tò mò. Hoặc gì cũng được. Chúng tôi bước về phía xe của Gomez, chiếc Chevy Nova với hai cái đèn pha nát bét. Tôi trèo lên ghế khách. Gomez ngồi vào và đóng mạnh cửa. Cậu ấy dỗ dành chiếc xe bé nhỏ khởi động rồi chúng tôi lên đường.

Thành phố xám xịt và dơ dáy, trời đang bắt đầu mưa. Những giọt mưa nặng nề đập vào cửa kính chắn gió, những căn nhà nứt nẻ và những lô đất trống trôi qua mặt chúng tôi, Gomez bật đài lên và họ đang chơi Charles Mingus, âm thanh nghe có vẻ chậm rãi đối với tôi, nhưng có sao chứ? Đây là một đất nước tự do. Đại lộ Ashland đầy những ổ gà, đến long cả óc, còn những chuyện khác thì ồn, rất ồn là đằng khác, đầu tôi lâng lâng đầy nước, như thủy ngân lỏng tràn ra từ chiếc nhiệt kế vỡ, và đó là tất cả những gì tôi có thể làm để giữ cho mình khỏi rên lên vì sung sướng trong lúc viên thuốc đang tủa ra trên mọi tế bào thần kinh trong tôi bằng những cái miệng hóa chất bé nhỏ của chúng. Chúng tôi đi qua khu bói bài, Burger King, Pizza Hut, và những ca từ của I am a Passenger đang chạy trong đầu tôi, thế chỗ cho Mingus. Gomez nói gì đó mà tôi không thể nghe, rồi cậu ấy nhắc lại.

“Henry!”

“Hả?”

“Cậu đang phê gì đấy?”

“Tớ không chắc nữa. Đại loại là một thí nghiệm khoa học.”

“Tại sao?”

“Một câu hỏi xuất sắc. Tớ sẽ trả lời cậu sau”

Chúng tôi không nói thêm gì cho đến khi chiếc xe dừng lại trước cửa căn hộ của Clare và Charisse. Tôi nhìn Gomez, thắc mắc.

“Cậu cần người để mắt tới”, Gomez nhẹ nhàng nói với tôi. Tôi không phản đối. Gomez dẫn đường cho cả hai chúng tôi tiến vào cửa trước, rồi đi lên tầng. Clare mở cửa và khi cô ấy nhìn thấy tôi, cô ấy có vẻ tức giận, nhẹ nhõm, và thích thú, cùng một lúc.

CLARE: Tôi đã thuyết phục được Henry lên giường tôi ngủ; Gomez và tôi đang ngồi trong phòng khách uống trà, ăn bơ lạc và sandwich mứt kiwi.

“Học nấu ăn đi, bà cô”, Gomez ậm ừ. Anh ấy nói như Charleton Heston đang ban ra Mười Điều Răn.

“Sẽ có ngày.” Tôi khuấy đường trong cốc trà, “Cảm ơn anh đã đưa anh ấy về.”

“Bất cứ điều gì vì em, mèo con ạ.” Anh ấy bắt đầu quấn thuốc. Gomez là người duy nhất tôi biết hút thuốc trong bữa ăn. Tôi kiềm chế không nhận xét gì. Anh ấy châm thuốc. Anh ấy nhìn tôi, và tôi dựng thẳng người dậy. “Rốt cuộc chuyện này là sao hả? Hầu hết những người đến gặp Dược sĩ Tình thương đều là nạn nhân AIDS hoặc bị ung thư.”

“Anh biết Ben?” Tôi không hiểu tại sao tôi ngạc nhiên. Gomez biết tất cả mọi người trên đời.

“Anh biết về Ben. Mẹ anh thường đến chỗ Ben khi bà phải trải qua hóa chất điều trị.”

“Ồ.” Tôi cân nhắc tình huống, tìm lời giải thích an toàn nhất.

“Bất kể thứ gì Ben đưa cho Henry, nó đã khiến cậu ấy đờ đẫn.”

“Bọn em đang tìm thứ gì đó có thể giúp Henry trụ lại với hiện tại.”

“Cậu ấy đã chứng tỏ mình quá lơ ngơ để có thể sử dụng chúng mỗi ngày.”

“Đúng vậy.” Có lẽ dùng liều nhẹ hơn?

“Tại sao em muốn làm chuyện này?”

“Làm gì?”

“Xúi giục và tiếp tay cho Quý Ông Lộn Xộn làm điều xằng bậy. Kết hôn cùng cậu ấy.”

Henry gọi tên tôi. Tôi đứng dậy. Gomez nhoài người chụp lấy tay tôi.

“Clare. Làm ơn…”

“Gomez, bỏ em ra.” Tôi lườm anh ấy. Sau một hồi dài khủng khiếp anh ấy cụp mắt xuống và để tôi đi. Tôi bước vội qua hành lang, đi vào phòng và đóng cửa.

Henry đang duỗi dài như một con mèo, nằm vắt ngang qua giường, mặt úp xuống. Tôi cởi giầy rồi nằm xuống cùng anh ấy.

“Anh cảm thấy thế nào?” Tôi hỏi anh ấy.

Henry lăn người lại rồi mỉm cười. “Như thiên đàng.” Anh ấy vuốt má tôi. “Muốn tham gia với anh không?” Không.

Henry thở dài. “Em thật ngoan ngoãn quá đi. Đáng lẽ anh không nên thử dụ dỗ em.”

“Em không ngoan ngoãn. Chỉ sợ thôi.” Chúng tôi nằm cùng nhau trong yên lặng. Mặt trời đã ló ra khỏi những đám mây đen, và nó soi cho tôi thấy căn phòng của mình trong buổi sáng muộn: đường cong của khung giường gỗ óc chó, tấm thảm Phương Đông vàng và tím, lược, son môi, và kem dưỡng tay trên bàn. Cuốn Nền nghệ thuật Mỹ với Leon Golub ở bìa sách nằm trên mặt chiếc ghế bành cũ. Henry đang đi tất đen. Đôi bàn chân dài xương xẩu của anh ấy thò ra khỏi giường. Anh ấy có vẻ gầy đi. Mắt Henry nhắm nghiền; có lẽ anh ấy có thể cảm nhận được tôi đang nhìn anh ấy chằm chằm, vì anh ấy vừa mở mắt ra và mỉm cười. Tóc anh ấy xõa xuống mặt và tôi vuốt nó ngược trở lại. Henry túm lấy tay tôi và hôn vào lòng bàn tay. Tôi cởi khóa quần jeans của anh ấy, thò tay vào thằng nhỏ, nhưng Henry lắc đầu và túm lấy tay tôi giữ lại.

“Xin lỗi, Clare”, anh ấy nói khẽ. “Có thứ gì đó trong thuốc khiến nó ngủ rồi. Để sau nhé?”

“Đêm tân hôn của chúng ta sẽ vui lắm đây.”

Henry lắc đầu. “Anh không thể uống thứ này trong lễ cưới. Nó quá phê. Ben là thiên tài, nhưng cậu ấy quen làm việc với người mắc bệnh nan y rồi. Bất kể thứ cậu ấy cho vào thuốc là gì, nó có công dụng như một trải nghiệm gần cái chết.” Anh ấy thở dài và đặt lọ thuốc lên chiếc bàn ở đầu giường. “Có lẽ anh nên gửi thứ này cho Ingrid. Đây là loại thuốc hoàn hảo cho cô ấy.” Tôi nghe cửa trước mở ra rồi đóng lại; “Gomez đã về.”

“Anh muốn ăn gì không?” tôi hỏi.

“Không, cảm ơn em.”

“Ben sẽ chế tạo loại thuốc kia cho anh chứ?”

“Cậu ấy sẽ thử”, Henry nói.

“Sẽ ra sao nếu không được?”

“Ý em là nếu Ben không thành công?”

“Vâng.”

Henry nói, “Bất kể điều gì xảy ra, cả hai chúng ta đều biết rằng anh sẽ sống ít nhất đến khi 43 tuổi. Nên em đừng lo lắng.”

Bốn mươi ba? “Chuyện gì xảy ra sau khi anh bốn mươi ba?”

“Anh không biết, Clare. Có thể anh sẽ tìm được cách để ở lại với thực tại.” Anh ấy kéo tôi lại và chúng tôi im lặng. Khi tôi tỉnh giấc, trời đã tối và Henry đang ngủ bên cạnh tôi. Lọ thuốc nhỏ sáng đỏ dưới ánh đèn LED của chiếc đồng hồ báo thức. Bốn mươi ba?

Thứ Hai, 27/9/1993 (Clare 22 tuổi, Henry 30 tuổi)

CLARE: Tôi bước vào căn hộ của Henry và bật điện. Chúng tôi sẽ đi xem opera tối nay; vở Bóng ma Versailles. Nhà hát Lyric sẽ không cho người đến muộn vào, nên tôi đang hối hả và lúc đầu tôi không nhận ra không có điện nghĩa là Henry không có ở đây. Rồi tôi nhận ra điều đó và khó chịu vì Henry sẽ khiến chúng tôi đến muộn. Tôi tự hỏi có phải anh ấy đã biến mất. Rồi tôi nghe có tiếng thở.

Tôi đứng yên bất động. Tiếng thở phát ra từ nhà bếp, tôi chạy vào bếp bật điện, Henry đang nằm trên sàn nhà, quần áo đầy đủ, trong tư thế cứng đơ kì quái, nhìn chằm chằm về phía trước. Anh ấy kêu lên một tiếng ồm ồm. không như tiếng của con người, một tiếng rên rỉ trong cổ họng, luồn ra ngoài qua hai hàm răng nghiến chặt.

“Ôi Chúa ơi, Chúa ơi.” Tôi gọi 911. Nhân viên trực nói với tôi rằng họ sẽ có mặt chỉ sau vài phút. Trong lúc ngồi trên sàn nhà bếp mắt không rời khỏi Henry, tôi cảm thấy một làn sóng giận dữ trào lên và tôi tìm cuốn sổ địa chỉ của Henry trong ngăn bàn rồi bấm số.

“Xin chào?” Giọng nói nhỏ và xa xôi cất lên.

“Có phải Ben Matteson đấy không?”

“Phải rồi. Ai đấy?”

“Clare Abshire. Nghe này, Henry đang nằm cứng đơ trên sàn nhà và không thể thốt lên nửa lời. Có chuyện quái quỷ gì đấy?”

“Sao cơ? Chết tiệt! Gọi 911 đi!”

“Tôi đã gọi rồi…”

“Thuốc được mô phỏng thuốc đặc trị Parkinson, cậu ấy cần dopamine. Nói với nhân viên cứu thương như vậy… chết tiệt, hãy gọi cho tôi khi đến bệnh viện…”

“Họ đến đây rồi…”

“Được rồi! Hãy gọi cho tôi…” Tôi cúp máy và đối mặt với nhân viên cứu thương.

Sau khi xe cứu thương đưa chúng tôi đến bệnh viện Mercy, sau khi Henry đã được nhập viện, tiêm, lắp ống thở và đang nằm trên giường bệnh, nối với một chiếc máy, thư thái và đang ngủ, tôi nhìn lên và thấy một người đàn ông cao, gầy hốc hác đứng trước cửa phòng của Henry, tôi sực nhớ mình đã quên không gọi cho Ben. Anh ấy bước vào, đứng đối diện với tôi, phía bên kia giường bệnh. Căn phòng tối om và ánh sáng từ hành lang đổ bóng lên Ben trong lúc anh ấy cúi đầu, nói, “Tôi rất xin lỗi. Rất xin lỗi.”

Tôi với tay qua giường, cầm lấy tay anh ấy. “Không sao đâu. Anh ấy sẽ ổn thôi. Thật đấy.”

Ben lắc đầu. “Đây hoàn toàn là lỗi của tôi. Tôi không nên pha chế nó cho cậu ấy.”

“Chuyện gì đã xảy ra?”

Ben thở dài và ngồi xuống ghế. Tôi ngồi lên giường. “Có thể do một vài nguyên nhân khác nhau”, anh ấy nói. “Có thể chỉ là hiệu ứng phụ, có thể xảy ra với bất kì ai. Nhưng cũng có thể Henry đã không uống theo đúng chỉ cẫn. Khá nhiều thứ cần phải nhớ. Và tôi đã không thể kiểm tra.”

Chúng tôi im lặng. Chiếc máy nhỏ nước truyền vào tay Henry. Hộ lí đẩy xe đi ngang qua. Cuối cùng tôi nói, “Ben?”

“Sao, Clare?”

“Giúp em một việc nhé.”

“Bất cứ điều gì.”

“Đừng giúp Henry nữa. Không đưa thuốc cho anh ấy nữa. Thuốc sẽ chẳng có tác dụng gì đâu.”

Ben cười với tôi, vẻ nhẹ nhõm. “Nói không với cậu ấy.”

“Chính xác.” Chúng tôi cùng cười. Ben ngồi với tôi thêm một lúc. Khi đứng dậy ra về, anh ấy cầm tay tôi và nói, “Cảm ơn em đã rất tử tế trong tai nạn không may này. Henry đã có thể chết.”

“Nhưng anh ấy đã không chết.”

“Phải, cậu ấy đã không chết.”

“Hẹn gặp anh ở lễ cưới.”

“Hẹn gặp lại.” Chúng tôi đang đứng trong hành lang. Trong ánh đèn huỳnh quang sáng lóa, trông Ben có vẻ mệt mỏi và ốm yếu. Anh ấy cúi đầu và quay người bước đi, còn tôi quay trở lại căn phòng mờ tối nơi Henry đang nằm ngủ.

Ngã rẽ

Thứ Sáu, 22/10/1993 (Henry 30 tuổi)

HENRY: Tôi đang đi trên phố Linden, Nam Haven, tôi được tự do khoảng một giờ đồng hồ trong lúc Clare và mẹ cô ấy lo việc ở cửa hàng hoa. Ngày mai là đám cưới, nhưng trong vai trò chú rể, tôi không có nhiều trách nhiệm phải làm. Có mặt; đó là nhiệm vụ chính trong danh sách công việc của tôi. Clare không ngừng bị kéo đi thử đồ, trao đổi, và việc dành cho cô dâu. Mỗi lần gặp, tôi đều thấy cô ấy có vẻ đăm chiêu.

Hôm nay là một ngày lạnh và trong trẻo; tôi nhởn nhơ đi lang thang. Ước gì Nam Haven có được một cửa hàng sách tử tế. Ngay cả thư viện cũng chủ yếu chỉ có Barbara Cartland và John Grisham. Tôi có mang theo bản Penguin của Kleist theo người, nhưng tôi không hứng thú để đọc nó. Tôi đi qua một cửa hàng đồ cổ, một tiệm bánh, một ngân hàng, rồi lại một tiệm đồ cổ khác. Lúc đi qua hiệu cắt tóc, tôi ngó vào trong; một ông già đang được cạo râu bởi thợ cắt tóc nhỏ nhắn linh hoạt đầu sắp hói, và ngay lập tức tôi biết mình sẽ phải làm gì.

Những cái chuông nhỏ kêu lên leng keng khi tôi bước vào tiệm. Tiệm có mùi xà bông, mùi hơi nước, mùi kem dưỡng tóc và mùi cơ thể của người già. Mọi thứ đều có màu lục nhạt. Chiếc ghế cũ, được chạm trổ bằng crôm, những cái chai bóng bẩy đặt thành hàng trên giá gỗ, và nhiều khay đựng kéo, lược cùng dao cạo. Trông như những dụng cụ phẫu thuật; rất Norman Rockwell. Anh thợ liếc nhìn tôi. “Cắt tóc?” tôi hỏi. Anh ta hất hàm về phía dãy ghế thẳng lưng đang trống, những cuốn tạp chí xếp ngăn nắp trên giá ở cuối dãy. Sinatra đang hát trên radio. Tôi ngồi xuống và lôi ra cuốn tạp chí Reader’s Digest. Anh thợ chùi bọt còn sót lại trên cằm ông lão, và phết nước hoa sau cạo lên. Ông lão thận trọng trèo ra khỏi ghế và trả tiền. “Tạm biệt, Ed”, anh thợ trả lời. Anh ta chuyển sự chú ý sang tôi. “Cắt thế nào đây?” Tôi trèo lên ghế và anh ta chỉnh cho tôi ngồi đối diện với gương. Tôi nhìn một hồi lâu vào mái tóc của mình. Tôi giữ ngón cái và ngón trỏ cách nhau chừng một inch. “Cắt hết đi.” Anh ta gật đầu và quấn một chiếc áo choàng không tay bằng nhựa quanh cổ tôi. Không lâu sau cây kéo của anh ta đã lóe lên những ánh kim loại và phát ra những tiếng leng keng quanh đầu tôi, tóc tôi rơi lã chã xuống sàn nhà. Sau khi xong việc anh ta phủi tóc bám trên cổ tôi và dỡ chiếc áo choàng, rồi voila, tôi đã trở thành tôi của tương lai.

Hãy đưa tôi đ ến nhà thờ đúng giờ

Thứ Bảy, 23/10/1993 (Henry 30 tuổi, Clare 22 tuổi)

6 giờ sáng

HENRY: Tôi thức dậy lúc 6 giờ sáng và trời đang mưa. Tôi đang nằm trong căn phòng ấm cúng nhỏ màu xanh, bên dưới những mái hiên trong khách sạn nhỏ tên Black’s ở ngay trên bãi biển phía Nam Haven. Bố mẹ Clare đã chọn nơi này; bố tôi đang ngủ trong căn phòng màu hồng cũng ấm cúng tương tự dưới nhà, bên cạnh bà Kim trong căn phòng màu vàng đáng yêu; còn ông bà tôi đang trong căn phòng lớn màu xanh. Tôi nằm trên cái giường cực kì êm ái bên dưới tấm ga giường Laura Ashley, và tôi có thể nghe thấy tiếng những cơn gió đang tự ném mình vào bốn bề khách sạn. Mưa đang ầm ầm trút xuống. Tôi tự hỏi liệu có thể chạy trong gió mù thế này không. Tôi nghe tiếng nước mưa đánh trống trên mái nhà, cách mặt tôi chỉ chưa đến một mét, rồi chảy qua máng. Căn phòng này tựa như môt căn gác xép. Nó có một chiếc bàn nhỏ trang nhã, phòng khi tôi cần viết đôi dòng ủy mị trong ngày cười của mình. Có một chiếc bình sứ và cái thau đặt trên bàn: tôi thực sự muốn dùng chúng, chắc hẳn tôi sẽ phải đập lớp băng trong nước, vì trời rất lạnh ngoài kia. Tôi cảm thấy như con sâu hồng hào bên trong căn phòng xanh ngắt này, như thể tôi đã đục khoét nó suốt quãng đường để đến được đây và tôi nên chuẩn bị để nó thành bướm. Tôi chưa thực sự tỉnh giấc, ở đây, vào lúc này. Tôi nghe có tiếng ho. Tôi nghe tiếng trái tim tôi đập từng nhịp và tiếng re ré phát ra từ thần kinh. Ôi chúa ơi, hãy để ngày hôm nay là một ngày bình thường. Hãy để tôi mụ mị bình thường, lo lắng bình thường; hãy đưa tôi đến nhà thờ đúng giờ, đúng lúc. Hãy đừng để tôi làm ai phát hoảng, đặc biệt là chính tôi. Hãy để tôi trải qua ngày cưới một cách tốt nhất có thể, mà không có tác động riêng biệt nào. Hãy tránh cho Clare khỏi những tình cảnh khó xử. Amen.

(7 giờ sáng)

CLARE: Tôi thức dậy trên giường của mình, chiếc giường của thời thơ ấu. Trong khi đang bồng bềnh chưa kịp tỉnh táo, tôi không thể nhớ nổi giờ đang là thời khắc nào; có phải Giáng sinh, hay Lễ Tạ Ơn? Có phải tôi đang trở lại thời lớp ba? Có phải tôi bị bệnh? Tại sao trời lại mưa? Bên ngoài chiếc rèm màu vàng, bầu trời đã chết và cây du to lớn đang bị gió bứt đi từng chiếc lá. Suốt đêm qua tôi đã nằm mơ. Giờ những giấc mơ đã hòa vào nhau. Trong một phần của giấc mơ tôi đang bơi giữa đại dương, tôi là một nàng tiên cá. Tôi là nàng tiên cá mới và một trong những nàng tiên cá khác đang dạy tôi, cô ấy giảng cho tôi nghe những bài học tiên cá. Tôi sợ phải thở dưới nước. Nước tràn vào phổi và tôi không thể tìm được cách thở, tôi cảm thấy vô cùng tệ hại và cứ không ngừng trồi lên khỏi mặt nước để thở, còn cô tiên cá kia cứ không ngừng nói, Không, Clare, như thế này này... cho đến khi cuối cùng tôi cũng nhận ra cô ấy có mang ở cổ, và tôi cũng có, rồi chuyện trở nên suôn sẻ hơn. Bơi cũng giống như bay lượn, mà mỗi con cá là một con chim. Có một chiếc thuyền trên mặt nước, và chúng tôi bơi lại gần để xem. Chỉ là một chiếc thuyền buồm nhỏ và mẹ tôi đang trên đó, một mình. Tôi bơi lại phía bà và bà ngạc nhiên khi thấy tôi, bà nói, Tại sao, Clare, ta tưởng hôm nay con sẽ kết hôn, và tôi đột nhiên nhận ra, theo cách mà bạn nhận ra trong những giấc mơ, rằng tôi sẽ không thể cưới Henry nếu tôi là một tiên cá, và tôi bắt đầu khóc, rồi tôi thức dậy và đang là nửa đêm. Tôi đã nằm một lát trong bóng tối và đi đến kết luận rằng tôi đã trở thành một người phụ nữ bình thường, giống như Nàng Tiên Cá, có điều tôi không phải trải qua những cơn đau ghê gớm dưới chân hay bị cắt lưỡi. Hans Christian Andersen chắc hẳn là một người kì lạ và u buồn. Rồi tôi lại chìm vào giấc ngủ và giờ tôi đang nằm trên giường, ngày hôm nay Henry và tôi sẽ kết hôn.

(7 giờ 16 phút sáng)

HENRY: Hôn lễ bắt đầu lúc 2 giờ chiều và sẽ mất chừng nửa tiếng để tôi mặc quần áo, khoảng 20 phút để chúng tôi đi đến nhà thờ Thánh Basil’s. Bây giờ là 7 giờ 16 phút sáng, có nghĩa chúng tôi có 5 tiếng 44 phút để giết thời gian. Tôi mặc quần jean và chiếc áo vải dệt cũ xấu xí vào, đi giày cao cổ và rón rén hết mức có thể xuống nhà tìm cà phê. Bố đã đến trước nhà tôi; ông đang ngồi trong phòng ăn sáng, tay ôm chiếc cốc thanh nhã nghi ngút thứ chất màu đen. Tôi rót cho mình một cốc rồi ngồi xuống đối diện ông. Dưới ánh sáng yếu ớt chiếu từ khung cửa sổ che rèm bằng ren, trông bố tôi có vẻ ma mị; ông là phiên bản màu của bộ phim trắng đen về chính ông trong buổi sáng nay. Tóc ông tủa ra bốn phía, tôi tự đông đưa tay lên vuốt tóc mình, như thể bố tôi là một cái gương. Ông cũng làm điều tương tự rồi chúng tôi mỉm cười.

CLARE: Alicia đang ngồi trên giường, thọc tôi. “Dậy đi, Clare”, con bé nói.”Mặt trời đã ra đồng. Gà đã gáy, (điêu toa) “những con ếch đang nhảy khắp nơi, và đã đến giờ thức giấc!” Alice cù lét tôi. Con bé tung chăn lên và chúng tôi vật lộn trên giường, ngay lúc tôi vừa ghìm chặt lấy nó, Etta đã thò đầu vào cửa và rít lên, “Làm gì mà ồn ào thế? Bố các cô những tưởng có cái cây nào đổ vào nhà, nhưng không, chỉ là đồ ngốc các cô tìm cách ăn tươi nuốt sống nhau. Bữa sáng đã sẵn sàng rồi đấy.” Chỉ như vậy Etta thình lình thụt đầu lại và nện từng bước nặng trịch xuống cầu thang và chúng tôi phá lên cười.

(8 giờ 32 sáng)

HERRY: Gió vẫn giật ầm ầm ngoài trời nhưng tôi vẫn chạy ra. Tôi nghiên cứu tấm bản đồ Nam Haven (“viên ngọc sáng trên bờ biển Sunset của hồ Michigan!”) mà Clare đưa cho tôi. Hôm qua tôi đã chạy dọc bãi biển, rất dễ chịu, nhưng không phải việc có thể làm trong buổi sáng hôm nay. Tôi có thể thấy những con sóng cao sáu Feet đang chồm vào bờ. Tôi ước lượng độ dài của những con phố và quyết định sẽ chạy theo vòng; nếu thời tiết quá tệ, tôi có thể giảm số vòng xuống. Tôi co duỗi chân. Mọi khớp xương kêu lên răng rắc. Tôi gần như có thể nghe thấy sự căng thẳng đang nổ lốp bốp trong các dây thần kinh của tôi như tĩnh điện trên đường dây điện thoại. Tôi mặc quần áo và tiến vào thế giới ngoài kia.

(8 giờ 54 sáng)

CLARE: Chúng tôi đang tập trung quanh bàn ăn sáng. Cái lạnh len lỏi vào trong qua từng ô cửa sổ, và tôi gần như chẳng thể thấy gì bên ngoài, trời đang mưa như trút nước. Làm sao Henry có thể chạy dưới thời tiết này?

“Một ngày hoàn hảo để tổ chức hôn lễ”, Mark giỡn.

Tôi nhún vai. “Em đâu có chọn nó.”

“Không?”

“Bố chọn.”

“Thì, ta là người phải trả tiền”, bố tôi nói hờn dỗi.

“Đúng vậy.” Tôi trệu trạo nhai bánh mì nướng.

Mẹ nhìn đĩa đồ ăn của tôi chỉ trích. “Con yêu, sao con không ăn chút thịt lợn muối xông khói? Và trứng?”

Chỉ nghĩ đến tôi đã muốn nôn. “Con không thể. Thật đấy. Kệ con đi.”

“Ít nhất cũng phết chút bơ lạc lên bánh mì nướng. Con cần protein.” Tôi trao đổi ánh mắt với Etta, bà sải bước vào trong bếp và trở lại sau vài phút với đĩa thủy tinh nhỏ đầy bơ lạc. Tôi cảm ơn bà và phết một ít lên bánh.

Tôi hỏi mẹ, “Con có chút thời gian rảnh nào trước khi Janice đến không?” Janice là người sẽ trang điểm cho mặt và tóc của tôi trông thật lố bịch.

“Cô ấy sẽ đến lúc 11 giờ. Để làm gì?”

“Con phải chạy vào thị trấn mua vài thứ.”

“Mẹ sẽ mua hộ con.” Trông bà có vẻ nhẹ nhõm trước ý nghĩ được ra khỏi nhà.

“Con muốn tự đi.”

“Chúng ta có thể đi cùng nhau.”

“Tự con đi được.” Tôi nài nỉ. Mẹ tôi thắc mắc nhưng cũng nhún nhường.

“Tùy con.”

“Tuyệt. Con sẽ quay lại ngay.” Tôi đứng dậy. Bố tôi đằng hằng.

“Con đi được chưa?”

“Dĩ nhiên rồi.”

“Cám ơn bố.” Và tôi lần đi.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13: (9 giờ 35 sáng)


HENRY: Tôi đang đứng trong chiếc bồn tắm trống trải, rộng lớn và vật lộn với đống quần áo ướt nhẹp, lạnh ngắt trên người. Đôi giày chạy bộ mới cứng của tôi đã đem cả đại dương về phòng. Tôi đã để lại một dãy dài những vết chân bằng nước từ cửa chính vào đến bể tắm, hi vọng bà Blake sẽ không để tâm.

Có tiếng gõ cửa. “Đợi chút”, tôi hét vọng ra. Tôi lọc cọc chạy ra cửa và hé mở, ngạc nhiên khi thấy đó là Clare. “Mật khẩu là gì?”

Tôi nhẹ nhàng nói.

“Ngủ với em đi”, Clare đáp. Tôi mở tung cửa.

Clare bước vào, ngồi lên giường và bắt đầu cởi giày.

“Em không đùa?”

“Thôi mà ông chồng sắp cưới. Em phải về trước 11 giờ đấy.” Cô ấy nhìn tôi từ đầu đến chân. “Anh đã chạy? Em không nghĩ anh vẫn chạy dưới thời tiết này.”

“Tình thế bức bối phải cần đến giải pháp bức bối.” Tôi cởi áo phông và ném nó vào bồn tắm. Nó rơi bẹt xuống thành. “Chẳng phải chú rể mà nhìn thấy cô dâu trước lễ cưới sẽ xui xẻo lắm sao?”

“Vậy thì anh nhắm mắt lại.” Clare nhảy tưng tưng vào nhà tắm và chụp lấy một chiếc khăn tắm. Tôi nhướn người lại gần để cô ấy lau đầu cho tôi. Một cảm giác thật tuyệt. Tôi có thể làm thế này suốt đời. Phải, suốt đời.

“Trên này thật lạnh”, Clare nói.

“Hãy lại gần và trèo lên giường đi, vợ sắp cưới. Đó là nơi ấm áp duy nhất trong căn phòng này.” Chúng tôi trèo lên.

“Chúng ta làm tất cả mọi thứ trái với tự nhiên, nhỉ?”

“Em không thích vậy sao?”

“Thích.”

“Tốt. Vậy thì em đã gặp đúng người để đáp ứng nhu cầu đặc biệt về thứ tự thời gian của mình.”

(11 giờ 15 phút sáng)

CLARE: Tôi bước vào nhà qua cửa sau và cất dù trong sảnh. Tôi suýt tông phải Alicia trong hành lang. “Chị đã đi đâu vậy? Janice đến rồi?”

“Mấy giờ rồi?”

“Mười một giờ mười lăm. Này, chị mặc áo trái và lộn ngược kìa.”

“Chị nghĩ đó là điềm may mắn, không phải sao?”

“Có thể, nhưng chị nên mặc lại trước khi lên lầu thì hơn.” Tôi quay trở lại sảnh và mặc quần áo. Rồi chạy lên lầu. Mẹ và Janice đang đứng ở hành lang bên ngoài phòng tôi. Janice đang xách một chiếc túi bự tổ chảng chứa đồ trang điểm và các dụng cụ tra tấn khác.

“Con đây rồi. Làm ta lo mãi.” Mẹ áp giải tôi vào phòng và Janice đi theo sau. “ Ta phải đi nói chuyện với nhân viên phục vụ đã.” Tay bà xiết chặt khi bà bỏ ra ngoài.

Tôi quay sang Janice, người đang kiểm tra tôi vẻ trách cứ. “Tóc cô ướt và rối hết cả. Cô hãy tự chải tóc trong lúc tôi chuẩn bị nhé.” Cô ấy bắt đầu lôi hàng triệu chai và lọ từ trong túi ra và đặt chúng lên bàn trang điểm của tôi.

“Janice.” Tôi chìa tấm bưu thiếp từ Uffizi cho cô ấy xem. “Chị có thể làm như vậy không?” Tôi đã luôn yêu cô công chúa Medici bé nhỏ, người có mái tóc không khác tôi; cô ấy có nhiều bím tóc nhỏ và ngọc trai cùng xõa xuống mái tóc màu hổ phách tuyệt đẹp. Người họa sĩ vô danh chắc hẳn cũng đã rất yêu cô ấy. Làm sao có thể không yêu cho được?

Janice cân nhắc. “Đây không giống với những gì mẹ cô nghĩ chúng ta sẽ làm.”

“Đúng vậy. Nhưng đây là đám cưới của tôi. Là tóc của tôi. Tôi sẽ bo cho chị rất nhiều nếu chị làm theo ý tôi.”

“Tôi sẽ không có thời gian để trang điểm mặt cho cô nếu tôi làm tóc thế này; sẽ mất nhiều thời gian để làm những bím tóc.”

Hallelujah. “Không sao. Tôi sẽ tự trang điểm.”

“Được rồi. Chải tóc đi rồi chúng ta bắt đầu.” Tôi tiến hành gỡ những lọn tóc rối.Tôi bắt đầu cảm thấy thích thú. Trong lúc đầu hàng trước những đôi tay màu nâu mảnh của Janice, tôi tự hỏi giờ này Henry đang làm gì.

(11 giờ 36 sáng)

HENRY: Áo tuxedo và tất cả đống phụ tùng linh kiện đi kèm đang được trải ra trên giường. Cặp mông thiếu ăn của tôi đang tê cóng bởi cái lạnh trong phòng. Tôi ném đống quần áo ướt nhẹp trong bồn tắm vào chậu rửa mặt. Căn phòng tắm này rộng đến kinh ngạc, to gần bằng phòng ngủ. Nó được trải thảm và nhái theo phong cách Victoria một cách tàn nhẫn. Chiếc bồn tắm trũng, cong, và rộng thênh thang, nằm giữa những cây dương xỉ, một chồng khăn tắm, một chiếc tủ nhiều ngăn và một bản sao bức Lương tâm thức tỉnh của Hunt. Bậu cửa sổ cao sáu inch so với sàn và rèm cửa trắng muốt mỏng tang, nên tôi có thể thấy đường Maple trong sự huy hoàng của những chiếc lá khô queo quắt của nó. Một chiếc Licoln Continental màu be lười nhác lăn bánh trên phố. Tôi xả nước nóng vào bồn tắm, vì bồn quá lớn nên tôi hết kiên nhẫn đợi và trèo vào. Tôi tự giải trí bằng trò chơi tắm gội theo phong cách châu Âu, mở nắp của chừng chục lọ dầu gội, dầu tắm, dầu xả và ngửi chúng; đến lọ thứ năm tôi cảm thấy đau đầu. Tôi hát Yellow Submarine. Mọi thứ trong bán kính một mét ướt nhẹp.

(12 giờ 35 phút chiều)

CLARE: Janice phóng thích tôi, mẹ và Etta ùa vào nói, “Ôi, Clare, trông cháu đẹp tuyệt trần!” Mẹ tôi nói, “Đó không phải kiểu tóc chúng ta trao đổi, Clare.” Mẹ tôi cằn nhằn rồi mới thanh toán cho Janice, và tôi đưa tiền bo như đã hứa cho chị ấy lúc mẹ tôi không chú ý. Tôi thay đồ ở nhà thờ, nên họ đẩy tôi vào xe và chúng tôi đi đến St.Basil’s.

(12 giờ 55 phút chiều) (Henry 38 tuổi)

HENRY: Tôi đang đi dọc cao tốc 12, khoảng hai dặm về phía nam của Nam Haven. Thời tiết hôm nay thật khủng khiếp. Đang là mùa thu, mưa đang ầm ầm đổ xuống mặt đường, lạnh và đầy gió. Tôi chẳng mặc gì trên người trừ chiếc quần jeans, đi chân trần, và ướt như chuột lột. Tôi không biết mình đang ở đâu trong dòng thời gian. Tôi đang hướng tới trang trại Sáo Bắc Mỹ, hi vọng có thể sưởi ấm trong phòng đọc và may ra được ăn chút gì đó. Tôi không có tiền, nhưng khi thấy ánh đèn neon hồng của trạm xăng Cut-Rate-Gas for Less, tôi liền thay đổi hướng đi về phía đó. Tôi bước vào trạm xăng, nước chảy tồ tồ xuống thảm trong khi tôi đứng yên một lúc để lấy lại hơi.

“Một ngày khó chịu để ra ngoài”, một ông lão gầy gò đứng sau quầy thu ngân lên tiếng.

“Vâng”, tôi đáp lại.

“Xe cậu hỏng hả?”

“Dạ? Ồ, không.” Ông ấy nhìn tôi từ đầu đến chân, để ý đôi chân trần, và kiểu ăn mặc trái mùa. Tôi ngập ngừng, giả vờ xấu hổ. “Bạn gái đuổi cháu ra khỏi nhà.”

Ông ấy nói gì đó nhưng tôi không nghe rõ vì đang mải nhìn tờ Nhật báo Nam Haven. Hôm nay là thứ Bảy, 23 tháng Mười, 1993. Ngày cưới của chúng tôi. Đồng hồ trên giá để thuốc lá chỉ 1 giờ 10 phút.

“Cháu phải đi đây”, tôi nói với ông lão rồi bỏ chạy.

(1 giờ 42 phút chiều)

CLARE: Tôi đang đứng giữa phòng học lớp bốn của tôi trong bộ váy cưới. Đó là bộ váy bằng lụa lục vân trắng với rất nhiều ren và hạt ngọc trai. Phần trên được may vừa vặn với ngực và cánh tay, nhưng phần dưới thì to bự chảng, đuôi váy dài lê thê với 20 thước vải quét xuống sàn. Tôi có thể giấu được 10 chú lùn dưới đó. Tôi cảm thấy mình như một cái xe diễu hành, nhưng mẹ tôi thì đang làm rộn cả lên vì tôi; bà om sòm chụp ảnh và gắng thuyết phục tôi trang điểm nhiều hơn. Alicia, Charisse, Helen và Ruth đang lúng túng lượn quanh trong những bộ đồ phù dâu bằng nhung màu lục xám đồng điệu của họ. Vì Charisse và Ruth đều lùn tịt, còn Alicia và Helen đều cao nên họ trông như những nữ hướng đạo sinh hỗn tạp kì quặc, nhưng chúng tôi đều đồng ý sẽ tỏ ra vui vẻ trước mặt mẹ tôi. Họ đang so sánh màu sắc những đôi giày của mình và cãi nhau về việc ai nên chụp bó hoa cưới. Helen nói, “Charisse, cậu đã đính hôn rồi, cậu thậm chí không nên muốn chụp hình nó mới phải”, và Charisse nhún vai, nói, “Phòng khi thôi. Với Gomez, cậu chẳng bao giờ biết trước được điều gì.”

(1 giờ 48 phút chiều)

HENRY: Tôi đang ngồi trên lò sưởi căn phòng mốc meo chất đầy sách Kinh Thánh. Gomez đang đi qua đi lại, miệng phì phèo thuốc. Trông cậu ấy rất ổn trong bộ tuxedo. Tôi cảm thấy mình như đang thủ vai người dẫn chương trình truyền hình. Gomez vẫn đi đi lại và khẩy tàn thuốc vào một chiếc cốc uống trà. Cậu ấy chỉ khiến tôi hồi hộp hơn.

“Cậu cầm nhẫn đó chưa?” Tôi hỏi lần thứ một tỷ.

“Rồi. Có đây rồi.”

Cậu ấy dừng lại một lát, nhìn tôi và hỏi, “Muốn uống gì không?”

“Có.” Gomez móc ra một chai bẹt nhỏ và đưa cho tôi. Tôi vặn nắp rồi tu một ngụm. Là rượu Scotch, rất êm. Tôi tu một ngụm đầy nữa rồi trả lại. Tôi có thể nghe tiếng mọi người cười nói ngoài tiền sảnh. Tôi đổ mồ hôi ròng ròng, và đầu tôi đau nhức. Căn phòng rất ấm. Tôi đứng dậy và mở cửa sổ, thò đầu ra ngoài, hít thở. Trời vẫn đang mưa.

Có tiếng động trong bụi cây. Tôi mở cửa sổ rộng hơn rồi nhìn xuống. Tôi đang ngồi đó, trong bùn lầy, bên dưới cửa sổ, ướt nhẹp, thở hổn hển. Cậu ta nhìn tôi và giơ ngón tay cái lên.

(1 giờ 55 phút chiều)

CLARE: Tất cả chúng tôi đang đứng ở tiền sảnh của nhà thờ. Bố tôi nói, “Hãy khởi động buổi biểu diễn nào”, rồi gõ cửa phòng thay đồ của Henry. Gomez thò đầu ra và nói, “Chờ chúng tôi một phút”. Anh ấy ném cho tôi cái nhìn khiến ruột gan tôi thắt lại rồi gục đầu vào và đóng cửa. Tôi bước về phía cửa đúng lúc Gomez mở nó ra lần nữa, và Henry xuất hiện, đang cài cổ tay áo. Anh ấy ướt sũng, bẩn, và chưa cạo râu. Anh ấy trông khoảng 40 tuổi. Nhưng anh ấy ở đây và trao cho tôi nụ cười hoan hỉ trong lúc bước qua cửa nhà thờ và đi xuống lễ đường.

Chủ nhật, 13/6/1976 (Henry 30 tuổi)

HENRY: Tôi đang nằm trên sàn nhà phòng ngủ cũ của mình. Chỉ mình tôi và đó là một buổi tối mùa hè rực rỡ của một năm bất định. Tôi nằm đó một lúc, chửi đổng và cảm thấy như một thằng ngốc. Rồi tôi đứng dậy và đi vào bếp tự lấy cho mình vài chai bia của bố.

Thứ Bảy, 23/10/1993 ( Henry 38 và 30, Clare 22)

(2 giờ 37 phút chiều)

CLARE: Chúng tôi đang đứng tại lề đường. Henry quay sang tôi và nói, “Anh, Henry, xin lấy em, Clare, làm vợ mình. Anh nguyện sẽ luôn ở bên em trong những lúc vui, cũng như lúc buồn, trong bệnh tật, và trong bình an. Anh nguyện sẽ yêu và trân trọng em suốt cả đời này.” Tôi nghĩ: hãy nhớ lấy điều đó. Tôi lặp lại lời hẹn ước với anh ấy. Cha Compton mỉm cười với chúng tôi và nói, “...Điều Chúa đã tác hợp, con người không được phân chia.” Tôi nghĩ: Đó không thực sự là vấn đề. Henry đeo chiếc nhẫn bạc thanh tao vào tay tôi, bên trên chiếc nhẫn đính hôn. Tôi đeo chiếc nhẫn vàng trơn, dầy, vào tay anh ấy, lần duy nhất anh ấy sẽ được đeo. Hôn lễ được tiếp tục, và tôi nghĩ Điều quan trọng là: anh ấy đang ở đây, mình đang ở đây, chẳng quan trọng bằng cách nào, miễn sao anh ấy ở đây cùng mình. Cha Compton chúc phúc cho chúng tôi, rồi nói, “Hôn lễ đã kết thúc, hãy ra về bình an”, chúng tôi đi dọc giáo đường, tay trong tay, cùng nhau.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14: (6 giờ 26 phút chiều)


HENRY: Bữa tiệc chỉ mới đang bắt đầu bận rộn. Các nhân viên phục vụ hối hả chạy qua chạy lại với những chiếc xe đẩy thép và lấp đầy các khay đồ ăn. Mọi người đang đến dần và cất áo khoác. Cơn mưa cuối cùng cũng đã tạnh. Câu lạc bộ Du thuyền Nam Haven nằm trong bờ biển Bắc, một tòa nhà xây dựng từ những năm 1920 bằng ván ốp, da, thảm đỏ và những bức tranh thuyền bè. Bên ngoài trời đang tối, những ngôi nhà đang nhấp nháy ánh điện ra tới tận bến tàu. Tôi đứng gần cửa sổ, uống Glenlivet, và đợi Clare, cô ấy đã bị mẹ kéo đi vì một số lí do tôi không được biết. Tôi thấy bóng Gomez và Ben đang đi về phía tôi, và tôi quay lại.

Ben có vẻ lo lắng. “Cậu thế nào ?”

“Tớ khỏe. Các cậu giúp tớ một việc được không?” Họ gật đầu. “Gomez, hãy quay lại nhà thờ. Tớ đang ở đó, và đợi trong tiền sảnh. Hãy đón tớ và đưa tớ đến đây. Lén đưa tớ vào nhà vệ sinh nam dưới tầng và để kệ tớ ở đó. Ben, hãy để mắt đến tớ”, (tôi chỉ vào ngực) “Và khi tớ ra hiệu, cậu hãy cầm lấy quần áo của tớ và mang đến cho tớ ở nhà vệ sinh. Được chứ?”

Gomez hỏi, “Bọn tớ có bao nhiêu thời gian?”

“Không nhiều.”

Cậu ấy gật đầu rồi bỏ đi. Charisse tiến lại gần, và Gomez hôn cô ấy lên trán rồi tiếp tục bước đi. Tôi quay sang Ben, người trông có vẻ mệt mỏi. “Cậu khỏe chứ ?” Tôi hỏi cậu ấy.

Ben thở dài. “Khá mệt mỏi. À, Henry?

“Sao?”

“Cậu từ năm nào đến?”

“2002,”

“Cậu có thể... tớ biết cậu không thích làm thế này, nhưng...”

“Sao? Cứ nói đi, Ben. Bất cứ điều gì cậu muốn. Hôm nay là một ngày đặc biệt.”

“Nói cho tớ biết, tớ có còn sống không?” Ben không nhìn vào tôi cậu ấy nhìn đăm đăm vào ban nhạc đang bắt đầu chơi trên sàn nhảy.

“Có. Cậu vẫn khỏe. Tớ vừa gặp cậu vài ngày trước; chúng ta đã chơi bida cùng nhau.”

Ben thở ra một tiếng vội vã. “Cám ơn cậu.”

“Không có gì.” Nước mắt đang long lanh lên trong mắt Ben. Tôi đưa khăn mùi xoa của mình cho cậu ấy, cậu ấy cầm lấy nhưng trả lại không dùng và bỏ đi tìm nhà vệ sinh nam.

(7 giờ 04 phút, tối)

CLARE: Mọi người đang ngồi xuống dùng bữa mà không ai có thể tìm thấy Henry. Tôi hỏi Gomez anh ấy có thấy Henry không, nhưng anh ấy cam đoan Henry sẽ xuất hiện chỉ trong giây lát. Kimy tiến lại gần chúng tôi, trông rất mỏng manh và lo lắng trong bộ váy lụa màu hồng của bà. “Henry đâu?” bà hỏi tôi.

“Cháu không biết, Kimy.”

Bà kéo tôi lại và thì thầm vào tai tôi, “Ta nhìn thấy cậu bạn Ben của nó đem theo một chồng quần áo ra khỏi quán rượu.” Ôi, không. Nếu Henry đã tan biến trở lại hiện tại của anh ấy thì chuyện sẽ thật khó để giải thích. Có thể tôi sẽ nói đã có việc khẩn cấp? Việc gấp của thư viện cần sự có mặt của anh ấy ngay lập tức. Nhưng tất cả đồng nghiệp của Henry đang ở đây. Có thể tôi sẽ nói Henry bị đãng trí, và đã đi lạc đâu đó...

“Nó đây rồi”, Kim nói. Bà bóp nhẹ tay tôi. Henry đang đứng trên ngưỡng cửa và dáo dác nhìn đám đông, rồi anh ấy thấy chúng tôi. Anh ấy chạy lại.

Tôi hôn anh ấy. “Xin chào, người lạ mặt.” Anh ấy đã trở lại với hiện tại, Henry trẻ của tôi, người thuộc về nơi này. Henry nắm tay tôi, và tay Kimy, dẫn chúng tôi nhập tiệc. Kimy cười khúc khích và nói điều gì đó với Henry mà tôi không nghe kịp. “Bà nói gì vậy?” tôi hỏi lúc ngồi xuống. “Kimy hỏi liệu chúng ta có muốn ménage a trois[1] cho đêm tân hôn không.” Mặt tôi đỏ như gấc. Kimy nháy mắt với tôi.

[1] Ménage a trois (tiếng Pháp): quan hệ tập thể.

(7 giờ 16 phút, tối)

HENRY: Tôi đang ngồi trong thư viện của câu lạc bộ, ăn điểm tâm và đọc bản in dấu đầu tiên, đắt tiền, xa xỉ, và chắc hẳn chưa bao giờ được giở ra của cuốn Trái tim bóng tối. Tôi liếc thấy quản lí câu lạc bộ đang vội vã tiến lại phía tôi. Tôi gập sách lại và đặt nó lên giá.

“Rất xin lỗi, thưa ngài, tôi sợ rằng tôi phải nhờ ngài đi giùm cho.” Không áo, không giày, không phục vụ. “Được thôi.” Tôi đứng dậy, và vừa lúc người quản lí quay lưng lại, máu chảy rầm rầm trong đầu tôi và tôi biến mất. Tôi hiện hình trên sàn nhà bếp của chúng tôi vào ngày 2 tháng Ba, 2002, cười như nắc nẻ. Tôi đã luôn muốn được làm vậy.

(7 giờ 21 phút, tối)

CLARE: Gomez đang phát biểu chúc mừng: “Clare, Henry, gia đình, bạn bè và các thành viên bồi thẩm đoàn thân mến... đợi đã, quên câu đó đi. Mọi người thân mến, chúng ta có mặt ở đây, trong buổi tối này, trên bờ biển của vùng đất độc thân để vẫy tay tạm biệt Clare và Henry, tiễn họ lên đường bước vào cuộc hành trình của chuyến tàu hôn nhân hạnh phúc. Và trong khi chúng ta ngồi đây buồn bã ngắm đôi chim này tạm biệt những thú vui của cuộc sống độc thân, thì chúng ta tự tin biết rằng, niềm hạnh phúc vợ chồng, thứ đã được quảng cáo rùm beng thái quá này sẽ chỉ là nhiều hơn một địa chỉ. Một vài trong số chúng ta thậm chí sẽ gia nhập cùng họ trong thời gian ngắn, trừ phi chúng ta có thể nghĩ ra cách để lẩn tránh nó. Và vì vậy, hãy cùng nâng cốc chúc mừng: tới Clare Abshire DeTamble, một kiệt tác thiếu nữ, người xứng đáng nhận được mọi điều hạnh phúc sẽ xảy ra với cô ấy trong thế giới mới của mình. Và tới Henry DeTamble, một anh chàng khá được và là một thằng khốn may mắn: mong biển đời sẽ luôn trải dài trước hai cô cậu, và mong cô cậu sẽ luôn có gió đỡ lưng! Vì đôi uyên ương hạnh phúc!” Gomez nhoài người và hôn vào miệng tôi, tôi bắt gặp ánh mắt của anh trong giây lát, rồi giây lát đó qua đi.

(8 giờ 48 phút, tối)

HENRY: Chúng tôi đã cắt và ăn bánh kem. Clare đã ném bó hoa cưới (Charisse chụp được) và tôi đã ném nịt bít tất của Clare (Ben, trong tất cả mọi người, đã chụp được). Ban nhạc đang chơi Take the A train, và mọi người đang khiêu vũ. Tôi đã nhảy với Clare, Kimy và Charisse; giờ tôi đang nhảy với Helen, người khá nóng bỏng, và Clare đang nhảy với Gomez. Trong lúc nhẹ nhàng xoay Helen, tôi nhìn thấy Celia Attley đã thay chỗ cho tôi. Lúc xoay Helen ra xa, tôi hòa vào đám đông gần quầy bar và ngắm Clare nhảy với Celia. Ben tới ngồi cùng tôi. Cậu ấy uống nước khoáng có ga. Tôi gọi vodka và tonic. Ben đang đeo nịt bít tất của Clare quanh tay như thể cậu ấy đang chịu tang.

“Ai thế?” cậu ấy hỏi.

“Celia Attley. Bạn gái của Ingrid.”

“Kì cục thế.”

“Đúng vậy.”

“Chuyện với anh chàng Gomez đó là sao vậy?”

“Ý cậu là sao?”

Ben nhìn tôi chằm chằm rồi quay đầu đi. “Quên nó đi”

(10 giờ 23 phút, tối)

CLARE: Lễ cưới đã kết thúc. Chúng tôi đã ôm hôn và tạm biệt mọi người trong suốt quãng đường rời câu lạc bộ, đã rời đi trong chiếc xe buộc đầy vỏ lon và hộp nhựa của mình. Tôi tấp xe vào trước nhà nghỉ Dew Drop, một nhà nghỉ tồi tàn và bé tẹo trên Hồ Bạc. Henry đang ngủ. Tôi ra khỏi xe, làm thủ tục nhận phòng, nhờ anh lễ tân giúp tôi khiêng Henry vào phòng và ném anh ấy lên giường. Lễ tân quay lại lấy hành lí, mắt dán vào chiếc váy cưới của tôi và tình trạng quắc cần câu của Henry, rồi cười đểu với tôi. Tôi bo cho anh ta. Anh ta bỏ đi. Tôi tháo giày cho Henry, nới lỏng cà vạt. Tôi cởi áo của mình và đặt nó lên ghế bành.

Tôi đứng trong phòng tắm, run lẩy bẩy trong chiếc áo lót, và đánh răng. Qua gương, tôi có thể thấy Henry đang nằm trên giường. Tôi nhổ kem đánh răng và xúc miệng. Đột nhiên nó chồm lên tôi: hạnh phúc. Và ý thức: chúng tôi đã kết hôn .

Khi tôi tắt đèn và hôn Henry chúc ngủ ngon, anh ấy nồng nặc mùi rượu, mùi mồ hôi và nước hoa của Helen. Chúc ngủ ngon, ngủ ngon, đừng để rận rệp cắn nhé. Và tôi chìm vào giấc ngủ, hạnh phúc và không mộng mị.

Thứ Hai, 25/12/1993 (Henry 30 tuổi, Clare 22 tuổi)

HENRY: Thứ Hai sau ngày cưới, Clare và tôi đến Tòa nhà thị chính Thành phố để được kết hôn bởi viên thẩm phán. Gomez và Charisse là nhân chứng. Sau đó tất cả chúng tôi đi ăn tối ở Charlie Trotter’s, một nhà hàng xa hoa đến nỗi được trang trí tương tự như khoang hạng nhất của máy bay. Rất may, mặc dù đồ ăn trông như một tác phẩm nghệ thuật nhưng có vị rất ngon. Charisse chụp lại ảnh từng món được mang ra trước mặt chúng tôi.

“Cảm giác hôn nhân thế nào?” Charisse hỏi.

“Như một cặp vợ chồng”. Clare trả lời.

“Em có thể tiếp tục”, Gomez nói, “Thử đủ kiểu lễ cưới, Phật giáo, Khỏa thân giáo...”

“Em tự hỏi không biết mình có phạm tội song hôn không?” Clare đang ăn món gì đó có màu như hạt dẻ cười với một vài con tôm lớn đặt thăng bằng phía trên như thể chúng là một ông lão cận thị đang đọc báo.

“Tớ nghĩ cậu được phép kết hôn với cùng một người bao nhiêu lần cậu muốn”, Charisse nói.

“Cậu có phải cùng một người không?” Gomez hỏi tôi. Món tôi đang ăn được bọc bởi những lát cá ngừ sống mỏng, tan chảy trong lưỡi. Tôi dành một vài giây để thưởng thức chúng trước khi trả lời:

“Phải. Gần như vậy.”

Gomez cáu kỉnh và lầm bầm điều gì đó về công án Zen, nhưng Clare mỉm cười với tôi và nâng li. Tôi cụng vào li của cô ấy bằng li của mình: một âm thanh thủy tinh thanh mảnh vang lên và chìm vào trong những tiếng xì xầm của nhà hàng.

Và như vậy, chúng tôi đã kết hôn.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15: Một giọt máu trong bát sữa


“Có chuyện gì vậy, em yêu?”

“Làm sao chúng ta có thể chịu nổi đây?”

“Chịu điều gì?”

“Điều này. Trong khoảnh khắc thật ngắn. Làm sao chúng ta có thể ngủ cho nó qua đi?”

“Chúng ta có thể cùng nhau yên lặng, và vờ như – nếu như nó đã chỉ là điểm khởi đầu – rằng chúng ta có tất cả thời gian trên thế giới này.”

“Rồi mỗi ngày chúng ta lại có ít hơn. Cho đến khi chẳng còn lại gì.”

“Vậy thì em thà không có, dù chỉ một chút?”

“Không. Đây là nơi em đã luôn tìm đến. Kể từ khi thời gian của em bắt đầu. Và mỗi khi em đi xa khỏi nơi này, nó sẽ luôn là tâm điểm, nơi mà mọi thứ đã chạy đến, trước đây, và từ đây mọi thứ sẽ chạy đi. Nhưng giờ, tình yêu của em, chúng ta đang ở đây, vào lúc này, và những thời khắc khác kia đang chạy về một phương trời khác.”

--A.S Byatt, Chiếm hữu

Cuộc sống hôn nhân

Tháng Ba, 1994 (Clare 22 tuổi, Henry 30 tuổi)

CLARE: Và thế là chúng tôi đã kết hôn. Ban đầu, chúng tôi sống trong căn hộ hai tầng, hai phòng ngủ ở Ravenswood. Nó luôn tràn ngập ánh sáng, sàn gỗ màu bơ và nhà bếp chứa đầy chạn tủ và đồ dùng cổ. Chúng tôi mua sắm, dành các buổi chiều Chủ Nhật ở Crate & Barrel để đổi quà cưới, mua chiếc ghế sofa không thể nhét vừa cửa căn hộ và phải trả lại. Căn hộ giống như phòng nghiên cứu, nơi chúng tôi đưa ra những thí nghiệm, khám phá lẫn nhau. Chúng tôi phát hiện ra Henry ghét mỗi khi tôi lơ đãng gõ thìa vào răng lúc đọc báo trong bữa sáng. Chúng tôi đồng ý với nhau rằng tôi có thể nghe Joni Nichell và Henry có thể nghe The Shags, trong lúc người kia không có nhà. Chúng tôi nhận ra Henry nên phụ trách việc bếp núc, còn tôi phụ trách việc giặt giũ, và không ai trong chúng tôi chịu hút bụi nên chúng tôi sẽ thuê người dọn dẹp.

Chúng tôi rơi vào một thói quen trong các công việc hàng ngày. Henry làm từ thứ Ba đến thứ Bảy ở Newberry. Anh ấy thức dậy lúc 7 giờ 30 và pha cà phê, mặc quần áo thể thao vào và chạy. Khi trở về, anh ấy tắm gội và mặc đồ, còn tôi đờ đẫn bước ra khỏi giường và nói chuyện với anh ấy trong lúc anh ấy chuẩn bị bữa sáng. Sau khi ăn, anh ấy đánh răng và chạy vội ra ngoài để kịp bắt tàu điện, còn tôi quay trở lại giường và ngủ thêm khoảng một giờ nữa.

Khi tôi thức dậy lần nữa, căn phòng im lặng như tờ. Tôi đi tắm, chải tóc và mặc quần áo làm việc vào. Tôi tự rót cho mình một cốc cà phê nữa, rồi đi vào căn phòng phía sau phòng ngủ, nơi tôi đặt xưởng vẽ, và đóng cửa lại.

Tôi đang gặp phải khó khăn trong thời gian đầu của cuộc sống hôn nhân bởi xưởng vẽ bé tẹo teo. Khoảng không tôi có thể gọi là của tôi, mà không tràn ngập bóng dáng Henry, rất nhỏ, khiến những ý tưởng của tôi cũng trở nên nhỏ theo. Tôi như một con tằm trong cái kén bằng giấy; xung quanh tôi là những bản phác thảo cho bức tượng, những bức vẽ nhỏ đến nỗi trông như những con bướm đêm đang vo ve trên cửa sổ, đập cánh cố thoát khỏi không gian nhỏ hẹp này. Tôi nặn mô hình, các bức tượng nhỏ thử nghiệm cho bức tượng lớn. Mỗi ngày các ý tưởng lại trở nên khiên cưỡng hơn, như thể chúng biết tôi sẽ bỏ đói và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Ban đêm tôi mơ về những màu sắc, về hình ảnh đôi tay mình nhúng sâu trong hũ giấy sợi. Tôi mơ về những khu vườn thu nhỏ mà tôi không thể đặt chân vào, vì tôi là một người khổng lồ.

Điều thú vị trong sáng tác nghệ thuật – hay trong sáng tác bất kể thứ gì – là khoảnh khắc khi một ý tưởng mơ hồ trở thành hiện thực, một món đồ, một thể vật chất trong thế giới của vật chất. Nữ thần Circe, Nimbue, Artemis, Athena, các nữ pháp sư chắc hẳn hiểu cảm giác đó, vì họ đã biến những người đàn ông tầm thường thành những sinh vật tuyệt mỹ nhất, ăn cắp bí mật của các ma pháp sư, các đội quân bí mật: nhìn kìa, nó đây rồi, thứ đồ mới. Gọi nó là một con heo, một cuộc chiến tranh, một cây nguyệt quế. Gọi nó là nghệ thuật. Ma thuật tôi có thể tạo ra bây giờ chỉ là một ma thuật nhỏ, một ma thuật trì hoãn. Mỗi ngày tôi đều làm việc, nhưng chẳng có gì được tạo ra. Tôi cảm thấy mình như Penelope, cứ dệt rồi gỡ, gỡ rồi lại dệt.

Còn Henry, Odysseus của tôi? Henry là một nghệ sĩ trường phái khác, nghệ sĩ của sự tan biến. Cuộc sống của chúng tôi trong căn hộ quá chật hẹp này bị ngắt quãng bởi những lần biến mất ngắn ngủi của Henry. Đôi khi anh ấy im lặng biến mất; tôi có thể đang đi từ nhà bếp vào hành lang và thấy một đống quần áo trên sàn nhà. Tôi có thể bước xuống giường buổi sáng và thấy vòi nước trong nhà tắm đang xả mà không có ai. Đôi lúc nó thật đáng sợ. Tôi đang làm việc trong xưởng một buổi trưa nọ và nghe có tiếng rên rỉ ngoài cửa; khi mở cửa tôi thấy Henry đang khụy cả tay chân xuống sàn, trần truồng, trong hành lang, máu đang chảy ròng ròng trên đầu. Anh ấy mở mắt ra, nhìn thấy tôi, rồi tan biến. Đôi khi tôi thức dậy vào ban đêm và Henry đã biến mất. Sáng ra anh ấy sẽ kể cho tôi nghe về nơi anh ấy đã đến, theo cách mà các đấng ông chồng khác kể cho vợ nghe về những giấc mơ họ đã mơ thấy: “Anh đã ở trong bóng tối thư viện Selzer, năm 1989.” Hay: “Anh bị cảnh sát Đức đuổi khắp sân sau nhà ai đó và anh đã phải trèo lên cây để trốn.” Hay: “Anh đã đứng trong mưa gần căn hộ của bố mẹ anh và nghe mẹ anh hát.” Tôi đợi Henry nói với tôi rằng anh ấy đã ở cùng tôi khi còn là một đứa trẻ, nhưng đến giờ nó vẫn chưa xảy ra. Khi còn nhỏ, tôi đã rất mong ngóng đến ngày được gặp Henry. Mỗi lần gặp là một sự kiện đáng nhớ. Còn giờ, mỗi lần biến mất là một lần xa cách, là một cuộc hành trình tôi sẽ được nghe kể khi kẻ phiêu du của tôi trở về, máu chảy ròng ròng hoặc hớn hở thổi sáo, miệng mỉm cười hoặc run rẩy toàn thân. Giờ, tôi sợ mỗi khi anh ấy biến mất.

HENRY: Khi sống cùng một người phụ nữ, mỗi ngày bạn sẽ học được một điều gì đó. Cho đến giờ tôi đã học được rằng tóc dài sẽ làm tắc ống dẫn nước của nhà tắm nhanh hơn cả thời gian bạn dành để nói “Nước vải”; rằng không nên cắt bất cứ thứ gì ra khỏi tờ báo trước khi vợ bạn đọc, cho dù dó là báo của tuần trước; rằng tôi là người duy nhất trong gia đình của hai người có thể ăn cùng một món ba bữa tối liên tiếp mà không ngán ngẩm; và rằng tai nghe được sáng chế để giúp các cặp vợ chồng chịu đựng thẩm mỹ âm nhạc của nhau. (Tại sao Clare có thể nghe Cheap Trick? Tại sao cô ấy thích The Eagles? Tôi sẽ chẳng bao giờ biết được, vì cô ấy cứ sửng cồ lên mỗi khi tôi hỏi. Tại sao người phụ nữ tôi yêu có thể không muốn nghe Musique du Garrot et de la Farraille?) Bài học khó khăn nhất là sự biệt lập của Clare. Đôi lúc tôi về nhà và Clare có vẻ cáu tiết; tôi đã làm gián đoạn dòng tư duy của cô ấy, phá vỡ sự yên tĩnh mơ màng trong ngày của cô ấy. Đôi lúc tôi thấy biểu cảm trên khuôn mặt của Clare như một cánh cửa đóng kín. Hồ như cô ấy đã nhốt mình trong căn phòng suy tư và ngồi đó đan áo. Tôi khám phá ra rằng Clare thích được ở một mình. Nhưng khi tôi trở về sau mỗi lần du hành thời gian, cô ấy luôn nhẹ nhõm khi thấy tôi.

Khi người phụ nữ bạn sống cùng là một nghệ sĩ, mỗi ngày sẽ là một bất ngờ. Clare đã biến phòng ngủ thứ hai thành một ngăn tủ kì quan, đầy những bức tượng nhỏ và các bản phác thảo được gắn đầy trên từng phân của bức tường. Những cuộn dây và các nắm giấy được nhét trên giá và ngăn kéo. Các bức tượng khiến tôi nhớ đến những con diều, hay các mô hình máy bay. Tôi nói điều này với Clare một buổi tối nọ, đứng ở ngưỡng cửa phòng vẽ của cô ấy trong bộ com-lê và cà vạt của mình, vừa từ nơi làm việc về, chuẩn bị nấu bữa tối, và cô ấy ném một trong số chúng vào tôi; chúng bay xa đến kinh ngạc, và không lâu sau chúng tôi đã đứng hai đầu hành lang ném những bức tượng tí hon vào nhau, kiểm tra khí động lực học của chúng. Ngày hôm sau tôi về nhà và thấy Clare đã tạo ra một đàn chim được làm từ giấy và dây nhợ, chúng được treo trên trần nhà rũ xuống phòng khách. Một tuần sau cửa sổ phòng ngủ của chúng tôi đã tràn ngập những khối hình màu xanh pha trộn trong suốt mà mặt trời chiếu vào, dọc qua căn phòng tới những bức tường, tạo ra một bầu trời cho những con chim mà Clare đã vẽ ở đó. Chúng đẹp tuyệt vời.

Buổi tối hôm sau, tôi đang đứng trên ngưỡng cửa phòng vẽ của Clare, ngắm cô ấy hoàn tất bản vẽ một bụi cây từ những đường đen u ám quanh một con chim nhỏ màu đỏ. Bất chợt tôi nhìn thấy Clare, trong căn phòng nhỏ của cô ấy, ngổn ngang những đồ vật, và tôi nhận ra cô ấy đang cố nói điều gì đó, và tôi biết mình phải làm gì.

Thứ Tư, 13/4/1994 (Clare 22 tuổi, Henry 30 tuổi)

CLARE: Tôi nghe tiếng chìa khóa của Henry đút vào cửa trước và tôi đi ra khỏi xưởng vẽ đúng lúc anh ấy bước vào. Trước sự ngạc nhiên của tôi, anh ấy đang ôm một dàn ti vi. Chúng tôi không có ti vi vì Henry không thể xem nó và tôi không muốn phải xem một mình. Đó là một chiếc ti vi trắng đen cũ, nhỏ và bụi bặm với một chiếc ăng-ten hỏng.

“Chào em yêu, anh về rồi.” Henry nói trong lúc đặt ti vi xuống bàn ăn.

“Bẩn quá”, tôi nói. “Anh đã nhặt nó trong hẻm hả?”

Henry có vẻ tự ái. “Anh đã mua nó ở Unique. Giá 10 đô la.”

“Để làm gì vậy?”

“Tối nay có một chương trình mà anh nghĩ chúng ta nên xem.”

“Nhưng…” Tôi không thể hình dung chương trình gì khiến Henry mạo hiểm du hành thời gian.

“Không sao đâu. Anh sẽ không ngồi xem. Anh muốn em xem.”

“Ồ. Chương trình gì vậy?” Tôi chẳng biết về những gì trên ti vi.”

“Đó là một bí mật. 8 giờ sẽ có.”

Chiếc ti vi yên vị trên sàn phòng ăn trong lúc chúng tôi dùng bữa. Henry từ chối trả lời bất kì câu hỏi nào về nó, và không ngừng chòng ghẹo tôi bằng cách hỏi tôi sẽ làm gì nếu có một xưởng vẽ lớn.

“Chuyện đó thì có gì quan trọng? Em có tủ quần áo của mình. Có thể em sẽ học nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản.”

“Thôi nào, anh nghiêm túc đấy.”

“Em không biết.” Tôi cuốn mì sợi vào dĩa. “Em sẽ làm mô hình to gấp một trăm lần hiện tại. Em sẽ vẽ trên giấy cao ba mét. Sẽ đi giầy trượt để di chuyển trong xưởng. Em sẽ đặt những hũ làm giấy khổng lồ, và một hệ thống hong khô của Nhật, máy dập Reina mười pound…” Tôi say đắm trong hình ảnh của xưởng vẽ tưởng tượng này, nhưng rồi tôi nhớ tới xưởng vẽ thật của tôi, và tôi nhún vai. “Ờ thì, có lẽ một ngày nào đó.” Chúng tôi đủ sống bằng lương của Henry và lãi từ quỹ tín nhiệm của tôi, nhưng để có thể chi trả cho một xưởng vẽ thực sự tôi sẽ phải đi tìm việc, và rồi tôi sẽ không có chút thời gian nào để có mặt trong xưởng. Đó là một lựa chọn không hoàn hảo. Tất cả những người bạn nghệ sĩ của tôi đều đang đói tiền, hoặc đói thời gian, hoặc cả hai. Charisse đang phải thiết kế phần mềm vào ban ngày và hoạt động nghệ thuật vào buổi tối. Cậu ấy và Gomez sẽ kết hôn vào tháng sau. “Chúng ta nên mua gì làm quà cưới cho Gomez và Charisse nhỉ?”

“Hả? Ồ, anh không biết. Chúng ta không thể tặng họ tất cả máy cà phê mà chúng ta đã được tặng sao?”

“Chúng ta đã đổi chúng lấy lò vi sóng và máy làm bánh mì rồi mà.”

“Ồ, phải. Mà đã gần tám giờ rồi. Lấy cà phê của em đi, hãy ra phòng khách nào.” Henry đẩy ghế ra sau và nhấc bổng chiếc ti vi lên, còn tôi mang theo cả hai tách cà phê của chúng tôi vào phòng khách. Anh ấy đặt ti vi lên bàn uống nước và sau khi loay hoay một hồi với đống dây nhợ và những cái nút, chúng tôi ngồi xuống sofa và xem quảng cáo giường nước trên kênh 9. Trông như đang có tuyết rơi trong phòng trưng bày giường nước. “Khỉ thật”, Henry nói, hé mắt nhìn màn hình. “Nó đã chạy tốt hơn khi ở Unique.” Logo của xổ số Illinois nhá trên màn hình. Henry thò tay vào túi quần và đưa cho tôi một mẩu giấy trắng, nhỏ. “Em cầm đi.” Đó là một tấm vé xổ số.

“Chúa ơi. Anh đã không…”

“Suỵt. Hãy xem đi.” Sau một tràng kèn trống ầm ĩ, chương trình xổ số chính thức bắt đầu, những người đàn ông nghiêm nghị trong những bộ com-lê, công bố các con số được chọn ngẫu nhiên từ những quả bóng bàn nhảy ra từng quả một vào vị trí trên màn hình. 43, 2, 26, 51, 10, 11. Dĩ nhiên chúng trùng với các con số trên tấm vé trong tay tôi. MC chúc mừng chúng tôi. Chúng tôi vừa trúng tám triệu đô la.

Henry tắt ti vi. Anh ấy mỉm cười. “Ngoạn mục chứ?”

“Em không biết phải nói gì nữa.” Henry nhận ra tôi không nhảy lên vì vui mừng.

“Nói, ‘Cảm ơn anh yêu, vì đã kiếm vài đồng cắc chúng ta cần có để mua nhà.’ Vậy là đủ rồi.”

“Nhưng… Henry… nó không thật.”

“Dĩ nhiên là thật. Đó là tấm vé thật. Nếu em mang nó đến Katz’s Deli, Minnie sẽ ôm hôn em thắm thiết và bang Illinios sẽ viết cho em tấm séc thật.”

“Nhưng anh đã biết.”

“Dĩ nhiên rồi. Chỉ cần nhìn vào tờ Tribune của ngày mai là xong.”

“Chúng ta không thể… như vậy là gian lận.”

Henry vỗ vào trán mình, vờ vĩnh. “Anh mới ngớ ngẩn làm sao. Anh hoàn toàn quên mất anh phải mua vé số mà không hề hay biết số trúng thưởng là gì. Chúng ta có thể sửa lại mà.” Anh ấy biến mất vào hành lang, vào trong bếp và quay trở ra với một hộp diêm trên tay. Anh ấy quẹt diêm và đưa tấm vé số lại gần ngọn lửa.

“Không!”

Henry thổi diêm. “Chẳng có gì quan trọng, Clare. Chúng ta có thể trúng số mỗi tuần trong suốt một năm tới nếu muốn. Nên nếu em thấy khó khăn để chấp nhận, cũng đừng bận tâm.” Tấm vé đã hơi bén lửa ở một bên mép. Henry ngồi xuống bên cạnh tôi trên ghế. “Nghe này, chúng ta sẽ giữ tấm vé này lại, và nếu em cảm thấy muốn nhận thưởng, chúng ta sẽ đi nhận, hoặc nếu muốn, em cũng có thể đưa nó cho người vô gia cư đầu tiên em gặp…”

“Thật bất công.”

“Điều gì bất công?”

“Anh không thể ném cho em trách nhiệm hệ trọng này được.”

“Anh thì thế nào cũng được. Nên nếu em nghĩ chúng ta gian lận bang Illinois những đồng tiền mà họ lừa gạt từ những gã khờ đã phải làm việc vất vả, thì quên nó đi. Anh chắc rằng chúng ta sẽ tìm được cách khác để trang trải cho em một xưởng làm việc lớn hơn.”

Ôi. Một xưởng làm việc lớn hơn. Tôi chợt nhận ra rằng Henry có thể trúng số bất kì lúc nào nếu anh ấy muốn, nhưng anh ấy chưa bao giờ làm vậy, vì nó trái với tự nhiên; rằng anh ấy đã quyết định gạt bỏ sự cố gắng mãnh liệt để sống như một người thường, để tôi có thể có một xưởng vẽ đủ lớn để trượt patin trong đó; rằng tôi đang tỏ ra vô ơn.

“Clare?”

“Cảm ơn anh”, tôi nói lấc cấc.

Henry nhướn mày. “Có nghĩa là chúng ta sẽ đi nhận thưởng?”

“Em không biết. Nó có nghĩa là, ‘Cảm ơn anh’”.

“Không có gì.” Chúng tôi im lặng ngượng ngùng. “Anh tự hỏi không biết có gì trên ti vi nhỉ?”

“Có tuyết.”

Henry cười, đứng dậy và kéo tôi ra khỏi ghế. “Thôi nào, hãy đi tiêu gia tài chúng ta vừa nhận được.”

“Đi đâu cơ?”

“Anh chưa biết.” Henry mở tủ đồ ở hành lang, đưa áo khoác cho tôi. “Hãy mua cho Gomez và Charisse một chiếc xe làm quà cưới.”

“Em nghĩ họ đã tặng chúng ta li uống rượu.” Chúng tôi nhảy tung tăng xuống cầu thang. Bên ngoài đang là một buổi tối mùa xuân tuyệt đẹp. Chúng tôi đứng trên vỉa hè trước tòa nhà căn hộ của mình, Henry nắm tay tôi và tôi nhìn anh ấy; tôi giơ đôi bàn tay đang nắm nhau lên, Henry xoay tôi vòng quanh và không lâu sau chúng tôi khiêu vũ xuống đại lộ Belle Plaine, không có tiếng nhạc mà chỉ có âm thanh từ những chiếc xe đang rít qua mặt chúng tôi cùng với tiếng cười của tôi và Henry, mùi của những bông hoa anh đào đang rụng xuống như tuyết trên vỉa hè trong lúc chúng tôi nhảy dưới bóng những tán cây.

Thứ Tư, 18/5/1994 (Clare 22 tuổi, Henry 30 tuổi)

CLARE: Chúng tôi đang chọn mua nhà. Đây là một công việc thật thú vị. Những người sẽ chẳng bao giờ mời bạn vào tổ ấm của họ trong bất kì hoàn cảnh nào giờ mở rộng cửa, cho phép bạn ngó vào tủ quần áo, nhận xét về giấy dán tường của họ, và hỏi những câu tọc mạch về máng nước nhà họ.

Henry và tôi có cách chọn nhà rất khác nhau. Tôi bước chậm rãi qua từng ngóc ngách, quan sát sàn nhà, đồ dùng, hỏi về hệ thống sưởi, kiểm tra mức độ hư hại của đường nước dưới tầng hầm. Còn Henry chỉ đi thẳng tới sau nhà, ngó qua cửa sổ phía sau, và lắc đầu với tôi. Nhân viên nhà đất của chúng tôi, Carol, nghĩ anh ấy bị khùng. Tôi nói với cô ấy rằng Henry là người say mê làm vườn. Sau một ngày dài như vậy, chúng tôi trở về nhà từ văn phòng của Carol và tôi quyết định hỏi về sự điên khùng này của anh ấy.

“Anh đang làm cái quỷ gì vậy?” Tôi hỏi, nhã nhặn.

Henry bẽn lẽn. “Anh không chắc em có muốn biết điều này không, nhưng anh đã tới ngôi nhà tương lai của chúng ta. Anh không biết khi nào, nhưng anh đã ở - sẽ ở - đó vào buổi chiều muộn một ngày mùa thu đẹp trời. Anh đã đứng ở cửa sổ phía sau nhà, bên cạnh chiếc bàn cẩm thạch nhỏ mà em nhận được từ bà, anh đã nhìn qua khu vườn vào một ô cửa sổ bằng gạch mà có vẻ là xưởng vẽ của em. Em đang kéo những phiến giấy trong đó. Chúng có màu xanh. Em đã dùng một chiếc khăn để buộc tóc ra phía sau, áo len và chiếc tạp dề hằng ngày của em. Có một cây nho trong vườn. Anh đã ở đó chừng hai phút. Nên anh đang cố hình dung lại khung cảnh đó, khi anh thấy lại nó, đó sẽ là nhà của chúng ta.”

“Chúa ạ. Tại sao anh không nói cho em biết sớm hơn? Giờ thì em cảm thấy mình đã thật ngớ ngẩn.”

“Ồ, không. Đừng. Anh chỉ nghĩ em sẽ thấy thích thú khi mua nhà theo cách thông thường. Ý anh là, em có vẽ cẩn thận, và em đọc đủ loại sách hướng dẫn, anh nghĩ em muốn mua sắm, chứ không bị thuận theo điều không thể tránh khỏi.”

“Phải có ai đó hỏi về mối mọt, khô mục, và thối rữa…”

“Đúng vậy. Thế nên hãy cứ tiếp tục theo cách chúng ta đang làm, chắc chắn rồi chúng ta sẽ có chung đích đến từ hai hướng khác nhau.”

Đó là điều cuối cùng xảy ra, mặc dù có một số thời điểm khá căng thẳng trước đó. Tôi bị mê hoặc bởi một căn nhà cũ mà sẽ tốn khá nhiều tiền tu sửa ở công viên East Roger, khu vực rùng rợn ở vành đai phía bắc thành phố. Đó là một căn biệt thự Victoria, một con quỷ đủ lớn cho gia đình 12 người và người giúp việc. Tôi biết trước cả khi hỏi, rằng đây không phải nhà của chúng tôi; Henry sợ nó trước cả khi chúng tôi bước qua cửa chính. Sân sau là bãi đỗ xe của một hiệu thuốc lớn. Bên trong biệt thự có kết cấu của một ngôi nhà thực sự hoàn hảo: trần cao, những chiếc lò sưởi có bề mặt cẩm thạch, sàn gỗ hoa mỹ… “Đi mà”, tôi vòi vĩnh. “Nó thật không thể tin nổi.”

“Phải, không thể tin nổi chính xác là từ dành cho nó. Chúng ta sẽ bị cưỡng hiếp và bị cướp sạch chỉ trong một tuần. Chưa kể nó cần phải được tu sửa hoàn toàn, đường dây điện, đường nước, hệ thống sưởi mới, và nhiều khả năng cả mái nhà mới nữa… Không phải căn nhà này.” Anh ấy quả quyết, giọng của một người đã nhìn thấy tương lai và không định đùa giỡn với nó. Tôi hờn dỗi suốt mấy ngày sau đó. Henry dẫn tôi đi ăn sushi.

“Nói anh nghe nào.”

“Em đâu có im lặng với anh.”

“Anh biết. Nhưng em đang giận. Và anh không muốn là nguyên nhân của sự hờn dỗi.”

Cô bồi bàn xuất hiện, và chúng tôi vội vã xem thực đơn. Tôi không muốn cãi nhau ở Katsu, nhà hàng sushi ưa thích của tôi, nơi chúng tôi rất thường đến ăn. Tôi nhận ra Henry đã tính đến việc này, bên cạnh tình yêu sushi, để làm cho tôi bớt giận. Chúng tôi gọi goma-ae, hijuki, futomaki, kappamaki và một danh sách ấn tượng những món gỏi trên các nắm cơm hình chữ nhật. Kiko, cô bồi bàn, biến mất với thực đơn của chúng tôi.

“Em không giận anh.” Điều này chỉ đúng một phần.

Henry nhướn mày. “Tốt. Vậy thì rốt cuộc có chuyện gì không ổn?”

“Anh có thực sự chắc nơi anh đã đến là nhà của chúng ta? Lỡ như anh đã sai và chúng ta đã từ chối nhiều căn nhà tuyệt đẹp chỉ vì chúng không có khung cảnh phía sau vườn như anh đã thấy thì sao?”

“Có rất nhiều đồ đạc của chúng ta trong đó, nên nó không thể không phải là nhà của chúng ta. Anh đồng ý với em rằng đó có thể không phải là ngôi nhà đầu tiên của chúng ta. Anh đã đứng không đủ gần để biết em đang bao nhiêu tuổi. Anh nghĩ em khá trẻ, có thể chỉ vì em sẽ trẻ lâu. Nhưng anh thề rằng nó rất đẹp, và chẳng phải tuyệt lắm sao nếu có một xưởng vẽ sau nhà như thế?”

Tôi thở dài. “Phải. Rất tuyệt. Chúa ạ. Em ước gì anh có thể quay phim một trong những lần du ngoạn của anh. Em rất muốn được nhìn thấy nơi này. Anh không nhìn thấy địa chỉ sao?”

“Anh xin lỗi. Nó diễn ra quá nhanh.”

Đôi lúc tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả để có thể mở đầu Henry ra và nhìn vào các kí ức của anh ấy như một bộ phim. Tôi nhớ lần đầu tiên tôi sử dụng máy tính; lúc đó tôi 14 tuổi và Mark đang cố dạy tôi cách vẽ trên máy Mac của anh ấy. Sau khoảng 10 phút tôi đã muốn thọc tay qua màn hình và túm lấy thứ bên trong đó, bất kể nó là gì. Tôi thích làm mọi việc một cách trực tiếp, chạm vào bề mặt, nhìn thấy màu sắc. Đi mua nhà cùng Henry khiến tôi phát điên lên được. Nó giống như chạy một chiếc xe đồ chơi điều khiển từ xa. Tôi luôn đâm chúng vào tường. Có chủ ý.

“Henry. Anh có phiền nếu em đi lựa nhà một mình một thời gian không?”

“Không, anh nghĩ là không.” Anh ấy có vẻ tổn thương đôi chút. “Nếu em thực sự muốn vậy.”

“Thì đằng nào chúng ta cũng sẽ chọn nơi anh đã đến mà, phải không? Ý em là việc này sẽ chẳng làm thay đổi điều gì.”

“Đúng vậy. Đừng bận tâm đến anh. Nhưng gắng đừng đi đến ổ chuột nào nữa nhé?”

Cuối cùng tôi cũng tìm được nó, một tháng và khoảng 20 căn nhà sau đó. Nó nằm trên đường Ainslie, quảng trường Lincoln, một căn bungalow gạch đỏ xây năm 1926. Carol mở hộp và vật lộn với ổ khóa, ngay khi cánh cửa mở ra tôi có một cảm giác tràn ngập điều gì đó cực kì hòa hợp… tôi đi thẳng đến cửa sổ phía sau, ngó ra vườn, và xưởng vẽ tương lai của tôi đang ở đó, cả giàn nho nữa. Khi tôi quay người lại, Carol đang nhìn tôi tò mò và tôi nói, “Chúng tôi sẽ mua nó.”

Cô ấy ngạc nhiên không ít. “Chị không muốn xem phần còn lại của căn nhà đã sao? Còn chồng chị thì sao?”

“Ồ, anh ấy đã nhìn thấy nó rồi. Nhưng, phải, dĩ nhiên rồi, hãy xem qua một vòng.”

Thứ Bảy, 9/7/1994 (Henry 31 tuổi, Clare 23 tuổi)

HENRY: Hôm nay là ngày chuyển nhà. Cả ngày trời nóng nực; những chiếc áo sơ mi của thợ chuyển đồ dính chặt vào người trong lúc họ bước lên cầu thang căn hộ của chúng tôi sáng nay, miệng mỉm cười vì họ nghĩ chuyển một căn hộ hai phòng ngủ chỉ là chuyện nhỏ, họ sẽ làm xong trước giờ ăn trưa. Nụ cười vụt tắt khi họ đứng trước những món nội thất Victoria nặng nề của Clare và 78 thùng sách của tôi trong phòng khách. Giờ trời đã tối, Clare và tôi đang lượn lờ quanh căn nhà, chạm vào những bức tường, vuốt tay trên những ô cửa sổ làm bằng gỗ anh đào. Hai đôi chân trần của chúng tôi giẫm trên sàn gỗ. Chúng tôi xả nước vào bồn tắm cong cong, bật rồi lại tắt bếp lò Universal. Những khung cửa sổ đang trần trụi, chúng tôi không bật đèn và ánh điện từ ngoài đường tràn vào lò sưởi trống qua lớp kính bụi bặm. Clare đi ra từ phòng này đến phòng khác, âu yếm vuốt ve căn nhà của cô ấy, của chúng tôi. Tôi đi theo sau, ngắm nhìn cô ấy hết mở cửa tủ, lại đến cửa sổ, cửa chạn. Cô ấy nhón chân đứng trong phòng ăn, chạm vào chùm đèn chạm trổ bằng những đầu ngón tay. Rồi cô ấy cởi áo ra. Tôi chạy dọc đầu lưỡi qua ngực cô ấy. Căn nhà bao bọc chúng tôi, ngắm nhìn và suy ngẫm trong lúc chúng tôi quan hệ lần đầu tiên trong nó, lần đầu tiên của nhiều lần về sau, và khi xong, trong lúc chúng tôi đang nằm trên nền nhà, bao quanh bởi những thùng đồ, tôi cảm thấy chúng tôi đã tìm được mái ấm của mình.

Chủ Nhật, 28/8/1994 (Clare 23 tuổi, Henry 31 tuổi)

CLARE: Đang là buổi trưa Chủ Nhật nóng nực, ẩm ướt và nhớp nháp, Henry, Gomez và tôi nhởn nhơ ở Evanston. Chúng tôi đã dành cả buổi tối trên biển Lighthouse, chơi bên hồ Michigan và tự nướng thân mình. Gomez muốn được chôn dưới cát nên tôi và Henry đã cho anh ấy thỏa nguyện. Chúng tôi đã ăn bữa trưa ngoài trời, và đã ngủ. Giờ chúng tôi đang đi trên vỉa hè đổ bóng râm của đường Church, mút kem và chệnh choạng dưới cái nóng.

“Clare, tóc em đầy cát”, Henry nói. Tôi dừng lại, nghiêng đầu và lấy tay vỗ tóc như đang vỗ thảm trải sàn. Cả một bãi biển rơi ra từ tóc.

“Hai tai anh đầy cát. Và cả ở những chỗ không nên gọi tên ra nữa”, Gomez nói.

“Em sẵn sàng vỗ vào đầu anh, những chỗ khác thì anh phải tự làm lấy”, tôi nói. Một cơn gió nhẹ thổi qua và chúng tôi đưa người theo nó. Tôi cuốn tóc lên đỉnh đầu và ngay lập tức cảm thấy thoải mái hơn.

“Chúng ta nên làm gì tiếp theo?” Gomez hỏi. Henry và tôi trao đổi anh mắt.

“Con hẻm của học giả”, chúng tôi đồng thanh nói.

Gomez rên rỉ, “Ôi, Chúa ạ. Không phải một cửa hàng sách chứ. Lãnh Chúa, Phu Nhân, xin hãy thương cho bầy tôi hèn mọn…”

“Con hẻm của học giả thẳng tiến”, Henry nói vô tình.

“Hứa với tớ rằng các cậu sẽ không ở đó nhiều hơn, xem nào, chừng, ba tiếng?”

“Em nghĩ họ đóng cửa lúc năm giờ”, tôi bảo anh ấy, “Và giờ đã là 2 giờ 30 phút.”

“Cậu có thể đi uống bia”, Henry nói.

“Tớ tưởng Evanston cấm nấu và bán rượu?”

“Không, tớ nghĩ họ đã sửa luật. Nếu cậu có thể chứng minh cậu không phải thành viên của YMCA, thì cậu có thể uống.”

“Tớ sẽ đi với cậu. Mọi người vì một người, một người vì mọi người.” Chúng tôi rẽ qua Sherman, đi qua nơi từng là Marshall Field, giờ là cửa hàng đại lí giày, đi qua nơi từng là nhà hát Varity và giờ là Gap. Chúng tôi rẽ vào con hẻm chạy giữa cửa hàng hoa và hiệu sửa giày; và Con hẻm của học giả kia rồi. Tôi đẩy cửa ra và chúng tôi lũ lượt kéo vào cửa hàng mát mẻ tối mập mờ như thể chúng tôi đang ngã nhào vào quá khứ.

Roger ngồi sau chiếc bàn bừa bãi nhỏ xíu của mình và nói chuyện với một quý ông bệ vệ tóc bạc về điều gì đó liên quan đến nhạc cổ điển. Ông ấy mỉm cười khi nhìn thấy chúng tôi. “Clare, ta có thứ cháu sẽ thích đây”, ông ấy nói. Henry bay thẳng đến cuối cửa hàng nơi để những cuốn sách hiếm. Gomez lởn vởn vòng quanh và nhìn vào những đồ vật nhỏ kì quái được nhét vào các khu vực khác nhau: một cái yên ngựa Miền Tây, một cái mũ thợ săn thời Trung cổ. Anh ấy nhặt một thỏi kẹo cao su từ chiếc tô khổng lồ ở khu vực sách trẻ em, không nhận ra rằng những thỏi kẹo cao su này đã ở đó hàng năm trời. Cuốn sách Roger lấy cho tôi là một cuốn danh mục của Hà Lan làm từ những mảnh giấy được trang trí hấp dẫn với các mẫu giấy thực gấp bên trong. Ngay lập tức tôi có thể thấy đây là một phát hiện quý báu nên tôi trải nó ra bàn. Và tôi bắt đầu hăm hở nghiên cứu nó một cách tỉ mỉ, hít sâu mùi bụi bặm của giấy, keo, thảm cũ và gỗ. Tôi thấy Henry đang ngồi trên sàn trong khu vực sách Nghệ Thuật với một cuốn sách giở ra trên đùi. Anh ấy đã bị cháy nắng, và tóc dựng ngược khắp nơi. Tôi rất mừng vì anh ấy đã cắt nó. Đối với tôi, giờ, anh ấy trong giống với chính mình hơn với mái tóc ngắn. Tôi ngắm anh ấy đưa tay lên xoăn một lọn tóc quanh đầu ngón tay, rồi nhận ra nó quá ngắn để làm vậy, rồi gãi tai. Tôi muốn chạm vào anh ấy, muốn luồn tay qua mái tóc dựng ngược kì khôi của anh ấy, nhưng thay vào đó tôi quay người và thả mình vào khu vực sách du lịch.

HENRY: CLARE đang đứng trong phòng chính bên cạnh một chồng khổng lồ những cuốn sách mới nhập về, Roger không thích người khác đụng vào những món đồ chưa được định giá, nhưng tôi thấy ông ấy để Clare làm bất cứ điều gì cô ấy muốn trong cửa hàng của ông ấy. Clare đang cúi đầu xuống một cuốn sách nhỏ màu đỏ. Tóc cô ấy đang tìm cách thoát ra khỏi búi trên đầu, và một bên dây chiếc váy đầm mùa hè của cô ấy đang tuột ra khỏi vai, để lộ một phần chiếc áo tắm. Cảnh tượng này rất cảm động, rất quyền năng, đến nỗi tôi cảm thấy cần phải ngay lập tức đến bên cô ấy, chạm vào cô ấy, và có thể, nếu không ai nhìn, sẽ cắn cô ấy; nhưng đồng thời tôi cũng không muốn khoảnh khắc đó biến mất.

Đột nhiên tôi để ý đến Gomez, đang đứng trong khu vực sách Kì Bí và nhìn Clare với biểu cảm giống như sự phản chiếu cảm xúc của chính tôi…

Đúng lúc đó, Clare ngước lên nhìn tôi và nói, “Henry, xem này, là Pompeii.” Cô ấy giơ cao cuốn sách tranh bưu thiếp nhỏ, và có điều gì đó trong giọng nói của cô ấy như muốn nói, Em đã chọn anh. Tôi bước lại gần cô ấy, quàng tay qua vai cô ấy và kéo dây váy thẳng lại. Khi tôi nhìn lên một giây sau đó, Gomez đã quay lưng lại phía chúng tôi và đang chăm chú xem Agatha Christies.

Chủ Nhật, 15/1/1995 (Clare 23 tuổi, Henry 31 tuổi)

CLARE: Tôi đang rửa bát đĩa và Henry đang thái ớt xanh. Mặt trời đang ửng hồng trên những ụ tuyết tháng Một trong sân sau nhà chúng tôi vào buổi tối Chủ Nhật. Chúng tôi đang nấu thịt nêm ớt và hát Yellow Submarine:

Trong thị trấn nơi tôi sinh ra,

Có một người đàn ông căng buồm ra biển cả…

Những lát hành đang kêu xì xèo trong chảo trên bếp. Khi chúng tôi đang hát Và những người bạn của chúng tôi đều đã lên thuyền, đột nhiên tôi thấy giọng mình tôi bồng bềnh một mình, tôi quay lại và thấy quần áo của Henry đang chất thành đống, con dao nằm trên sàn nhà bếp. Một nửa quả ớt xoay nhẹ trên thớt.

Tôi tắt bếp và đậy chảo hành. Tôi ngồi xuống cạnh đống quần áo rồi nhặt chúng lên, vẫn còn ấm hơi Henry. Tôi ngồi cho đến khi tất cả hơi ấm của chúng là từ người tôi tỏa ra, khi đang ôm chúng. Rồi tôi ngồi dậy và đi vào phòng ngủ, gấp quần áo cẩn thận và đặt chúng lên giường. Tôi tiếp tục nấu bữa tối hết mức có thể, rồi ăn một mình, chờ đợi và phân vân.

Thứ Sáu, 3/2/1995 (Clare 23 tuổi, Henry 31, và 39 tuổi)

CLARE: Gomez, Charisse, Henry và tôi đang ngồi quanh bàn ăn chơi Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện Đại Chết Tiệt. Đó là một trò chơi do Gomez và Charisse sáng tạo ra. Chúng tôi chơi nó bằng bộ cờ Tỷ Phú. Nó yêu cầu phải trả lời các câu hỏi, đi đến các điểm, tích lũy tiền, và bóc lột người cùng chơi. Đang đến lượt Gomez. Anh ấy đổ xúc xắc, được sáu điểm, và đi tới Khí Vận. Anh ấy rút một tấm thẻ.

“Được rồi, mọi người. Phát minh công nghệ hiện đại nào đáng bị xóa bỏ vì lợi ích của cộng đồng?”

“Ti vi”, tôi nói.

“Nước xả vải”, Charisse nói.

“Máy dò chuyển động”, Henry nói dữ dội.

“Còn tôi nói thuốc súng.”

“Đó đâu phải hiện đại”, tôi cự nự.

“Được rồi, dây chuyền lắp ráp.”

“Cậu không được trả lời hai lần”, Henry nói.

“Dĩ nhiên được. Mà ‘máy dò chuyển động’ là thể loại câu trả lời ngớ ngẩn gì thế?”

“Tớ không ngừng bị hại bởi cái máy dò chuyển động ở Newberry. Tuần này đã hai lần tớ hiện hình trong thư viện sau giờ làm việc, và ngay khi tớ xuất hiện, bảo vệ đã chạy lên kiểm tra. Nó đang khiến tớ phát điên.”

“Tớ không nghĩ giai cấp vô sản sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi sự hủy bỏ sáng chế máy cảm biến chuyển động đâu. Clare và tớ mỗi người được 10 điểm cho câu trả lời đúng, Charisse được năm điểm vì sáng tạo, còn Henry đi lùi lại ba bước vì tội đặt nhu cầu của một cá nhân lên trước lợi ích tập thể.”

“Như vậy tớ được quay trở lại Điểm Xuất Phát. Đưa anh 200 đô la, Ngân Hàng.” Charisse đưa Henry tiền của anh ấy.

“Ối”, Gomez nói. Tôi cười với Gomez. Đến lượt tôi. Tôi có bốn điểm.

“Công viên. Em sẽ mua nó.” Để có thể mua bất cứ thứ gì, tôi phải trả lời đúng một câu hỏi. Henry rút một tấm từ xấp Cơ Hội.

“Em muốn ăn tối với ai trong số những người sau và tại sao: Adam Smith, Karl Marx, Rosa Luxembourg, Alan Greenspan?”

“Rosa.”

“Tại sao?”

“Cái chết thú vị nhất.” Henry, Charisse, và Gomez bàn bạc và đồng ý cho tôi mua Công Viên. Tôi đưa tiền cho Charisse và cậu ấy đưa khế ước cho tôi. Henry đổ và đi tới Thuế Thu Nhập. Thuế Thu Nhập có những tấm thẻ riêng, đặc biệt của nó. Tất cả chúng tôi căng thẳng, vì sợ hãi. Anh ấy đọc thẻ.

“Bước Nhảy Vĩ Đại.”

“Chết tiệt!” Chúng tôi đưa lại cho Charisse tất cả đất đai của mình và cậu ấy cất chúng vào Nhà Băng, cùng với đất đai của cậu ấy.

“Vừa mua được Công Viên đã mất.”

“Anh xin lỗi.” Henry di chuyển quá nửa bàn, đưa anh ấy tới St. James. “Anh sẽ mua nó.”

“St. James bé nhỏ tội nghiệp của ta”, Charisse rên rỉ. Tôi rút một tấm thẻ từ chồng Bãi Đỗ Xe Miễn Phí.

“Tỷ giá giữa đồng yên Nhật và đô la Mỹ ngày hôm nay là bao nhiêu?”

“Anh chịu. Câu hỏi này từ đâu ra vậy?”

“Từ em.” Charisse mỉm cười.

“Câu trả lời là gì?”

“99.8 yên một đô la.”

“Được rồi. Không St. James. Đến lượt em.” Henry đưa xúc xắc cho Charisse. Cậu ấy đổ được bốn điểm và phải vào Tù. Cậu ấy bốc một tấm thẻ nói rằng tội của cậu ấy là: Tiết lộ thông tin nội bộ. Chúng tôi cười.

“Nghe giống các cậu hơn là Charisse”, Gomez nói. Henry và tôi cười e thẹn. Gần đây chúng tôi đang kiếm bộn tiền trên thị trường chứng khoán. Để ra khỏi Tù, Charisse phải trả lời ba câu hỏi.

Gomez rút từ chồng Cơ Hội. “Câu hỏi thứ nhất: kể tên hai nghệ sĩ nổi tiếng Trotsky quen biết ở Mexico.”

“Diego Rivera và Frieda Kahlo.”

“Tốt. Câu hỏi thứ hai: Nike trả cho công nhân Việt Nam của họ bao nhiêu mỗi ngày để làm ra những đôi giày đắt đến ngớ ngẩn đó?”

“Ôi, Chúa ạ, em không biết… 3 đô la? Mười xu?”

“Câu trả lời của em là gì?” Có tiếng động lớn vang lên trong bếp. Tất cả chúng tôi nhảy dựng lên, và Henry nói, “Ngồi im!” dứt khoát đến nỗi chúng tôi làm theo. Anh ấy chạy vào trong bếp. Charisse và Gomez nhìn tôi hoảng hốt. Tôi lắc đầu nói: “Tôi không biết gì cả”. Nhưng thực ra tôi biết. Có những tiếng thì thầm khẽ và tiếng rên rỉ. Charisse và Gomez cứng đơ người, lắng nghe. Tôi đứng dậy và nhẹ nhàng đi theo Henry.

Anh ấy đang quỳ gối dưới sàn, giữ tấm giẻ lau đầu người đàn ông trần truồng đang nằm trên sàn nhà, người dĩ nhiên là Henry. Chiếc tủ gỗ đựng chén đĩa đang bổ nhào; cốc vỡ tan tành và tất cả bát đĩa tung tóe thành từng mảnh văng khắp nơi. Henry đang nằm giữa đống hỗn loạn đó, máu chảy ròng ròng và giữa những mảnh vỡ. Cả hai Henry nhìn tôi, một thảm thương, một hối hả. “Tôi quỳ gối đối diện Henry, phía trên Henry. “Máu chảy từ đâu vậy?” tôi thì thầm. “Anh nghĩ từ trên đầu”, Henry thì thầm đáp lại. “Hãy gọi xe cứu thương đi”, tôi nói. Tôi nhặt những mảnh vỡ ra khỏi ngực Henry. Anh ấy nhắm mắt lại và nói, “Đừng.” Tôi dừng lại.

“Ôi, chết tiệt.” Gomez đứng giữa ngưỡng cửa. Tôi thấy Charisse đang nhón chân đứng sau anh ấy, cố nhìn qua vai. “Ối”, cậu ấy nói, đẩy Gomez ra một bên. Henry ném tấm vải lau lên trên phần kín của bản sao đang nằm sóng xoài trên sàn.

“Ôi, Henry, đừng bận tâm. Em đã vẽ hàng tỉ người mẫu…”

“Anh đang cố giữ lại chút riêng tư ít ỏi”, Henry ngắt lời. Charisse phản ứng như thể Henry vừa tát cậu ấy.

“Nghe này, Henry…” Gomez đùng đùng.

Tôi không thể nghĩ được gì trước sự hỗn loạn này. “Mọi người làm ơn yên lặng đi”, tôi nói, cáu tiết. Trước sự ngạc nhiên của tôi, họ đều làm theo. “Chuyện gì xảy ra vậy?” Tôi hỏi Henry, người đang nằm nhăn nhó trên sàn và gắng không nhúc nhích. Anh ấy mở mắt và nhìn tôi chằm chằm trong một khoảnh khắc trước khi trả lời.

“Anh sẽ biến mất sau vài phút nữa,” cuối cùng anh ấy nói, khẽ khàng. Anh ấy nhìn Henry. “Tớ muốn uống chút gì đó.” Henry nhảy dựng dậy và quay trở lại với một cốc Daniles đầy. Tôi đỡ đầu Henry và anh ấy uống hết một phần ba cốc.

“Đó có phải ý hay không đấy?” Gomez hỏi.

“Không biết. Không quan tâm”, Henry trả lời anh ấy từ dưới sàn. “Đang đau muốn chết.” Anh ấy thở dốc, “Đứng lùi ra! Nhắm mắt lại…”

“Tại sao?...” Gomez lại bắt đầu.

Henry giãy giụa trên sàn như thể anh ấy đang bị sốc điện. Đầu anh ấy giật dữ dội liên hồi và anh ấy hét lên “Clare!” và tôi nhắm mắt lại. Một tiếng động như thể tiếng ga trải giường bị giật tung lên nhưng lớn hơn nhiều, vang lên và rồi những mảnh vỡ thủy tinh, mảnh sành đổ xuống như thác, và Henry đã biến mất.

“Ôi Chúa ơi”, Charisse nói. Henry và tôi nhìn nhau đăm đăm. Thật khác quá, Henry. Nó rất hung bạo và đau đớn. Chuyện gì đang xảy ra với anh vậy? Khuôn mặt trắng bệch của anh ấy nói với tôi rằng anh ấy cũng không biết. Anh ấy kiểm tra kĩ li rượu whiskey để tìm mảnh thủy tinh vỡ rồi uống cạn nó.

“Đống đổ vỡ này là sao?” Gomez hỏi, cẩn thận phủi các mảnh vỡ khỏi người.

Henry đứng dậy, đưa tay cho tôi. Anh ấy dính đầy máu và mảnh thủy tinh, mảnh sành. Tôi cũng đứng dậy và nhìn Charisse. Cậu ấy bị một vết cắt dài trên mặt, máu đang chảy trên má như nước mắt.

“Tất cả những gì không phải một phần của cơ thể tớ sẽ bị bỏ lại”, Henry giải thích. Anh ấy chỉ cho họ thấy lỗ hổng nơi chiếc răng bị nhổ vì anh ấy không ngừng bỏ lại phần trám vào. “Nên bất kể nơi nào tớ trở về, ít nhất những mảnh vỡ đã không còn, họ sẽ không phải ngồi lấy nhíp mà nhặt chúng ra.”

“Không. Nhưng chúng ta sẽ phải”, Gomez nói, từ tốn nhặt một mảnh thủy tinh từ tóc Charisse. Anh ấy nói có lí.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16: Thư viện khoa học giả tưởng


Thứ Tư, 8/3/1995 (Henry 31 tuổi)

HENRY: Matt và tôi đang chơi trốn tìm trong các giá sách ở khu vực sách đặc biệt. Cậu ấy tìm tôi vì chúng tôi phải tổ chức buổi Show ‘N Tell thư pháp cho ủy viên quản trị Newberry và câu lạc bộ các quý bà thư pháp của bà ấy. Tôi trốn cậu ấy vì đang cố mặc quần áo đầy đủ vào người trước khi cậu ấy thấy tôi.

“Thôi nào, Henry, họ đang đợi.”, Matt gọi vọng ra từ đâu đó trong khu vực sách một mặt. Tôi kéo quần lên trong khu vực sách nghệ thuật Pháp thế kỉ 20. “Đợi một chút, tớ muốn tìm thứ này đã”, tôi gọi với ra. Tôi tự nhủ sẽ phải học thuật nói bụng phát ra những âm thanh nghe như thể của một người đang ở xa cho những trường hợp như thế này. Giọng Matt đang tiến lại gần hơn, “Cậu biết bà Connelly sẽ rất lo lắng nếu chậm trễ, quên thứ cậu đang tìm đi, ra đây...” Matt thò đầu vào đúng lúc tôi đang cài cúc áo. “Cậu đang làm gì đấy?”

“Sao cơ?”

“Cậu lại trần truồng mà chạy lông nhông hả?”

“Có lẽ vậy.” Tôi giả đò thờ ơ.

“Vì Chúa, Henry, đưa xe đây.” Matt túm lấy chiếc xe chất đầy sách và bắt đầu kéo về phía phòng đọc. Cánh cửa kim loại nặng nề mở ra rồi đóng lại. Tôi đi tất, xỏ giày vào, thắt cà vạt, phủi bụi trên áo khoác và mặc lên người. Rồi tôi bước vào phòng đọc, đứng đối mặt với Matt qua chiếc bàn học dài vây quanh bởi các quý bà trung niên giàu có, và bắt đầu diễn thuyết về những cuốn sách viết tay của thiên tài thư pháp Rudolf Koch. Matt trải lớp nỉ rồi mở hồ sơ và những món đồ thông thái về Koch ra. Đến cuối buổi, cậu ấy tỏ ra có vẻ sẽ không giết chết tôi lần này. Các quý bà hạnh phúc bỏ đi ăn trưa. Matt và tôi đi quanh bàn, nhét sách trở lại hộp của chúng và vào xe đẩy.

“Tớ xin lỗi vì sự chậm trễ”, tôi nói.

“Nếu không phải vì cậu có tài”, Matt đáp, “thì chúng tôi đã thuộc da cậu và dùng để đóng Bản tuyên ngôn của Chủ nghĩa Khỏa thân rồi.”

“Chẳng có cuốn sách nào như thế cả.”

“Cược không?”

“Không.” Chúng tôi đẩy xe trở lại các giá sách và bắt đầu xếp chúng lên. Tôi khao Matt bữa trưa ở Beau Thai, và mọi chuyện được xí xóa, nhưng không được quên.

Thứ Ba, 11/4/1995 (Henry 31 tuổi)

HENRY: Có một dãy cầu thang ở thư viện Newberry mà tôi rất e ngại. Nó nằm cuối hành lang dài chạy qua suốt bốn tầng, ngăn cách phòng đọc khỏi những dãy giá sách. Nó không hùng vĩ như cầu thang chính với những bậc thang cẩm thạch và chấn song chạm trổ. Nó không có khoang hở. Nó được lắp đèn huỳnh quang, tường bê tông xỉ than, bậc thang bê tông sơn các dải an toàn màu vàng. Cửa kim loại không cửa sổ ở mỗi tầng. Nhưng đây không phải là những điều khiến tôi ái ngại. Điều tôi sợ ở dãy cầu thang này là cái lồng.

Cái lồng cao bốn tầng ở giữa trung tâm cầu thang.

Mới nhìn, nó trông hệt như lồng thang máy, nhưng không có thang máy, trước đây cũng không. Không ai ở Newberry biết cái lồng này dùng để làm gì, hay tại sao nó được lắp ráp. Tôi đoán chắc để ngăn người ta khỏi nhảy xuống cầu thang và đáp xuống đất trong hình hài bầy nhầy một đống. Cái lồng được sơn màu vàng be. Nó được làm từ thép.

Khi tôi mới đến làm việc ở Newberry, Catherine đã dẫn tôi đi khắp mọi ngóc ngách. Cô ấy tự hào chỉ cho tôi các dãy giá sách, phòng phân loại và phòng chưa đem vào sử dụng ở phía đông, nơi Matt tập hát, phòng ngủ nhỏ bừa bộn đến kinh ngạc của McAllister, phòng làm việc cá nhân của nhân viên, phòng ăn. Lúc Catherine mở cửa cầu thang, khi trên đường đến phòng thảo luận, tôi đã bị hoảng loạn trong giây lát. Tôi liếc nhìn đống dây nhợ lòng thòng của cái lồng và khựng lại, như một con ngựa bất kham.

“Đó là cái gì vậy?” Tôi hỏi Catherine.

“Ồ, đó là cái lồng”, cô ấy trả lời.

“Lồng thang máy?”

“Không, chỉ là một cái lồng thôi. Tôi không nghĩ nó có chức năng gì cả.”

“Ồ.” Tôi bước lại gần, nhòm vào trong. “Có cửa ở dưới không?”

“Không. Không thể vào trong đó được.”

“Ồ.” Chúng tôi bước lên cầu thang và tiếp tục chuyến tham quan.

Kể từ đó, tôi đã tránh không sử dụng cầu thang. Tôi cố không nghĩ đến cái lồng; tôi không muốn bày vẽ chuyện. Nhưng nếu tôi hiện hình trong đó, sẽ không có cách nào thoát ra.

Thứ Sáu, 9/6/1995 (Henry 31 tuổi)

HENRY: Tôi hiện hình trên sàn nhà vệ sinh nam dành cho nhân viên ở tầng bốn thư viện Newberry. Tôi đã đi mấy ngày trời, lạc ở năm 1973, đâu đó vùng quê Indiana. Tôi mệt, đói và râu ria lởm chởm; tệ nhất là, mắt tôi thâm tím và tôi không thể tìm thấy quần áo của mình. Tôi đứng dậy và đóng cửa buồng vệ sinh, ngồi xuống nghĩ. Trong lúc tôi đang nghĩ, có người bước vào, kéo khóa quần và làn nước tiểu chảy ra. Sau khi xong việc, anh ta kéo khóa và đứng yên trong vài giây, ngay lúc đó tôi hắt hơi.

“Ai đó?” Roberto nói. Tôi ngồi im. Qua khe hở dưới cửa, tôi thấy Roberto đang từ từ cúi người xuống và nhìn vào chân tôi.

“Henry?” ông ấy nói. “Tôi sẽ bảo Matt mang quần áo cho cậu. Vui lòng mặc vào rồi đến văn phòng tôi.”

Tôi lẻn vào văn phòng Roberto và ngồi xuống đối diện ông ấy. Ông ấy đang có điện thoại, nên tôi lén nhìn vào tờ lịch trên bàn. Đang là thứ Sáu. Đồng hồ phía trên chỉ 2 giờ 17. Tôi đã biến mất hơn 22 tiếng. Roberto từ tốn đặt ống nghe xuống và quay sang tôi. “Đóng cửa lại”, ông ấy nói. Đây đơn thuần chỉ là hình thức, vì các bức tường của văn phòng của chúng tôi không thực sự cao kín tới trần nhà, nhưng tôi vẫn làm theo lời ông ấy bảo.

Roberto Calle là một học giả lỗi lạc về thời kì Phục Hưng Ý và là chủ nhiệm của phòng sưu tập đặc biệt. Ông ấy là một người đàn ông trung niên hồng hào, râu quai nón, và rất thân thiện; ông ấy đang nhìn tôi buồn bã sau cặp kính cận và nói, “Thư viện không thể chấp nhận chuyện này được, cậu hiểu chứ?”

“Vâng, tôi hiểu.”

“Tôi có thể hỏi làm sao mắt cậu lại thâm quầng ấn tượng thế chứ?”

“Tôi nghĩ tôi đã va vào cây.”

“Dĩ nhiên rồi. Tôi mới ngớ ngẩn làm sao khi không nghĩ ra chuyện đó.” Chúng tôi ngồi và nhìn nhau. Roberto nói, “Hôm qua tôi tình cờ nhìn thấy Matt ôm một chồng quần áo đi vào văn phòng của cậu. Vì đây không phải là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Matt đi loanh quanh với quần áo trên tay, nên tôi hỏi cậu ấy đã lấy đâu ra chỗ quần áo đó, và cậu ấy nói rằng cậu ấy nhặt được nó trong phòng vệ sinh nam. Tôi lại hỏi vì sao cậu ấy cảm thấy cần phải chuyển đống quần áo đó tới văn phòng của cậu, và cậu ấy bảo vì chúng trông như những gì cậu đã mặc, và đúng vậy. Và vì không ai có thể tìm thấy cậu, nên chúng tôi đã để chồng quần áo lên bàn của cậu.”

Ông ấy dừng lại như thể đáng ra tôi phải nói gì, nhưng tôi không thể nghĩ ra điều gì hợp lí để nói. Ông ấy tiếp tục, “Sáng nay Clare gọi điện và báo với Isabelle rằng cậu bị cúm, không thể đi làm.” Tôi tựa đầu vào tay. Mắt tôi đang giật liên hồi. “Cậu tự giải thích đi”, Roberto nói.

Tôi rất muốn được nói, Roberto ạ, tôi bị mắc kẹt ở năm 1973 và không thể trở lại. Tôi đã ở Muncie, Indiana, suốt mấy ngày trời và phải sống trong chuồng gia súc. Tôi đã bị thụi bởi gã chủ chuồng gia súc đó vì hắn nghĩ tôi đang tính giở trò đồi bại với con cừu của gã. Nhưng dĩ nhiên tôi đã không nói vậy. Tôi nói, “Tôi thực sự không thể nhớ được gì, Roberto ạ. Tôi xin lỗi.”

“Thôi thì, có lẽ Matt đã thắng.”

“Thắng gì cơ?”

Roberto mỉm cười, tôi nghĩ có lẽ ông ấy sẽ không đuổi việc tôi. “Matt cược rằng cậu sẽ không thèm giải thích. Amelia đặt tiền vào cửa bắt cóc bởi người ngoài hành tinh. Isabelle cược cậu có dính líu đến đường dây ma túy quốc tế, đã bị bắt cóc và bị giết bởi xã hội đen.”

“Catherine thì sao?”

“Ồ, Catherine và tôi tin rằng tất cả những chuyện này là do sở thích tình dục kì quái lập dị không thể nói ra có liên quan đến thoát y và sách.”

Tôi hít một hơi dài. “Nó giống chứng động kinh hơn”, tôi nói.

Roberto có vẻ hoài nghi. “Động kinh? Cậu biến mất trưa ngày hôm qua. Cậu bị thâm tím một bên mắt và trầy xước khắp tay lẫn mặt. Tôi đã sai bảo vệ đi tìm cậu khắp mọi ngóc ngách của tòa nhà; họ bảo tôi rằng cậu có sở thích cởi quần áo giữa những giá sách.”

Tôi nhìn chằm chằm vào móng tay của mình. Khi tôi ngẩng lên, Roberto đang đăm chiêu nhìn ra cửa sổ. “Tôi không biết phải làm gì với cậu, Henry ạ. Tôi rất ghét nếu phải thiếu cậu; khi cậu ở đây và ăn vận đầy đủ, cậu khá... xuất sắc, hữu ích. Nhưng cứ thế này thì không được.”

Chúng tôi ngồi và nhìn nhau trong vài phút. Cuối cùng Roberto nói, “cam đoan với tôi chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra nữa.”

“Tôi không thể. Tôi ước nếu tôi có thể.”

Robert thở dài, rồi xua tay về phía cửa. “Đi. Đi phân loại bộ sưu tập Quigley đi. Nó sẽ giữ cậu tránh xa khỏi phiền toái một thời gian.” (Bộ sưu tập Quigley, vừa được hiến tặng, là tuyển tập Victoria gồm hơn 2.000 bản, chủ yếu là kịch dài tập). Tôi gật đầu vâng lời và đứng dậy.

Lúc tôi mở cửa, Roberto nói, “Henry, nó tệ đến mức cậu không thể kể cho ta nghe?”

Tôi ngập ngừng, “Phải”, rồi nói. Roberto im lặng. Tôi đóng cửa lại và đi về văn phòng. Matt đang ngồi sau bàn của tôi, chép lịch của cậu ấy sang của tôi. Cậu ấy ngước lên nhìn lúc tôi bước vào. “Ông ấy có đuổi việc cậu không?” Matt hỏi.

“Không”, tôi đáp.

“Tại sao không?”

“Chịu.”

“Kì lạ. Mà này, tớ đã thay cậu giảng buổi thuyết trình cho Những Người Thợ Đóng Sách Chicago rồi đấy.”

“Cảm ơn. Đãi cậu bữa trưa mai đền đáp nhé?”

“Được thôi.” Matt ghi vào cuốn lịch trước mặt. “Chúng ta có buổi Show ‘N Tell cho lớp Lịch sử Nghệ thuật In máy từ Columbia trong 45 phút nữa.” Tôi gật đầu và lục tìm trên bàn của mình danh sách ấm phẩm chuẩn bị phải đưa ra. “Henry?”

“Sao?”

“Cậu đã ở đâu?”

“Muncie, Indiana. 1973.”

Matt đảo mắt và cười mỉa mai. “Coi như tớ chưa hỏi.”

Chủ Nhật, 17/12/1995 (Clare 24 tuổi, Henry 8 tuổi)

CLARE: Tôi đến thăm Kimy vào buổi trưa Chủ Nhật đầy tuyết tháng Mười Hai. Tôi đã ra ngoài mua sắm cho Giáng Sinh, và giờ đang ngồi trong căn bếp của Kimy uống sô-cô-la nóng, sưởi ấm hai bàn chân trên chiếc lò sưởi ốp sát chân tường, kể cho bà nghe những câu chuyện về đồ trang trí và giá cả. Kimy chơi bài một mình trong lúc chúng tôi nói chuyện; tôi ngưỡng mộ cách xào bài điêu luyện của bà, cách bà đập quân bài đỏ lên bài đen. Nồi thịt hầm đang sôi trên bếp. Có tiếng động trong phòng ăn; một chiếc ghế đổ xuống. Kimy ngẩng đầu lên, quay người.

“Kimy”, tôi thì thầm. “Có một cậu bé dưới bàn ăn.”

Có tiếng khúc khích. “Henry?” Kimy hỏi với ra. Không có tiếng trả lời. Bà đứng ở ngưỡng cửa. “Này, anh bạn. Thôi ngay đi. Mặc quần áo vào.” Kimy đi vào phòng ăn. Tiếng thì thầm. Tiếng khúc khích. Im lặng. Bỗng nhiên có một cậu bé trần truồng đang đứng ở cửa nhìn tôi chằm chằm, và bất ngờ như khi đến, cậu bé biến mất. Kimy quay trở lại, ngồi xuống bàn và tiếp tục chơi bài.

“Ôi”, tôi nói.

Kimy mỉm cười. “Gần đây những việc như vậy không còn diễn ra thường xuyên nữa. Giờ mỗi khi nó đến, nó đều đã trưởng thành. Nó không thường đến như trước.”

“Cháu chưa từng thấy anh ấy đi xuôi dòng thời gian như vậy, tới tương lại.”

“Thì cháu đâu đã có nhiều tương lai với nó.”

Mất một vài giây tôi mới hiểu ý bà. Tôi tự hỏi tương lai đó sẽ như thế nào, và rồi tôi nghĩ đến tương lai nới rộng, dần dần mở ra đủ nhiều để Henry đến với tôi từ quá khứ. Tôi uống sô-cô-la và nhìn đăm đăm ra khu vườn đóng băng của Kimy.

“Bà có nhớ anh ấy không?” tôi hỏi.

“Có, ta nhớ. Nhưng giờ nó đã lớn. Mỗi khi nó đến chỗ ta trong hình hài một đứa trẻ, nó giống như một bóng ma vậy. Cháu hiểu không?” Tôi gật đầu. Kimy kết thúc ván bài, gom bài lại. Bà nhìn tôi mỉm cười. “Khi nào các cháu định sinh con, hả?”

“Cháu không biết nữa, Kimy. Cháu không chắc bọn cháu có thể.”

Bà đứng dậy, đi về phía bếp và khuấy nồi thịt hầm. “Không nói trước được”

“Phải.” Không biết trước được.

Lát sau, Henry và tôi nằm trên giường của mình. Tuyết vẫn đang rơi; chiếc lò sưởi phát ra những tiếng cục cục yếu ớt. Tôi quay sang Henry, anh ấy nhìn tôi và tôi nói, “Hãy cùng tạo ra em bé nào.”

Thứ Hai, 11/3/1996 (Henry 32 tuổi)

HENRY: Tôi đã tìm được bác sĩ Kendrick; ông ấy đang làm việc ở bệnh viện Đại học Chicago. Hôm nay là một ngày tháng Ba lạnh và ẩm ướt. Tháng Ba ở Chicago giống như sự cải thiện của tháng Hai, nhưng đôi khi không phải vậy. Tôi bước lên tàu điện và ngồi ngược chiều đi. Chicago trôi qua sau lưng chúng tôi và không lâu sau chúng tôi đã ở đường 59. Tôi xuống tàu và vật lộn dưới cơn mưa tuyết. Đang là chín giờ sáng, thứ Hai. Mọi người ủ rũ, khự nự lại với thực tế phải bước vào một tuần làm việc mới. Tôi thích công viên Hyde. Nó khiến tôi có cảm giác như đã thoát ra khỏi Chicago và bước vào một thành phố khác, Cambridge chẳng hạn. Các tòa nhà bằng đá xám xịt u ám dưới cơn mưa và những rặng cây khô nhỏ từng giọt nước nặng nề xuống lữ khách qua đường. Tôi cảm thấy như vừa vượt qua cơn bão tôi sẽ thuyết phục được Kendrick, cho dù tôi đã thất bại nhiều lần khi thuyết phục nhiều bác sĩ khác. Ông ấy sẽ là bác sĩ của tôi, vì trong tương lai ông ấy là bác sĩ của tôi.

Tôi bước vào một tòa nhà nhái phong cách Mies bên cạnh bệnh viện. Tôi đi thang máy lên tầng ba, mở cánh cửa bằng kính có treo bảng tên màu vàng khắc chữ Bác dĩ C.P Shane và Bác Sĩ D.L Kendrick, báo tên cho lễ tân và ngồi xuống một trong những chiếc ghế bọc màu hoa oải hương. Phòng đợi có màu hồng và tím, có lẽ để làm an dịu bệnh nhân. Bác sĩ Kendrick là nhà nghiên cứu di truyền học, và không ngẫu nhiên, là một triết gia; vế sau chắc hẳn để bù đắp cho thực tế khắc nghiệt của vế trước. Hôm nay không có ai ở đây ngoài tôi. Tôi đến sớm mười phút. Giấy dán tường hình sọc có màu giống hệt của Pepto-Bismol. Nó đối lập với bức tranh cối xay nước chỉ độc màu xanh và nâu trước mặt tôi. Nội thất theo phong cách giả thuộc địa, nhưng có một tấm thảm khá đẹp, một loại thảm Ba Tư mềm, và tôi cảm thấy tiếc thay cho nó, bị mắc kẹt ở đây, trong phòng chờ rùng rợn này. Lễ tân là một người phụ nữ trung niên có vẻ ngoài hiền hậu với những nếp nhăn từ nhiều năm tắm nắng; da bà ấy rám nắng, giữa tháng Ba, ở Chicago.

Đúng 9 giờ 35, tôi nghe có tiếng người trong hành lang và một phụ nữ tóc vàng bước vào phòng chờ cùng với một cậu bé ngồi trên xe lăn. Cậu bé có vẻ bị mắc chứng liệt não hay gì đó tương tự. Người phụ nữ mỉm cười với tôi; tôi mỉm cười đáp lại. Khi cô ấy quay người, tôi nhận ra cô ấy đang có mang. Lễ tân nói, “Cậu có thể vào, cậu DeTamble”, và tôi mỉm cười với cậu bé trong lúc đi ngang qua. Đôi mắt to của cậu bé nhìn tôi đáp, nhưng cậu bé không cười lại.

Lúc tôi bước vào văn phòng của bác sĩ Kendrick, ông ấy đang viết ghi chú vào hồ sơ. Tôi ngồi xuống và ông ấy vẫn tiếp tục viết. Ông ấy trẻ hơn tôi nghĩ; cuối ba mươi. Tôi đã luôn nghĩ bác sĩ phải là những người già. Đó là kết quả của tuổi thơ không ngừng gặp bác sĩ. Kendrick có mái tóc đỏ, mặt mảnh dẻ, râu quai nón và cặp kính dầy cộm có dây đeo. Ông ấy trông hơi có chút giống D.H Lawrence. Ông ấy đang mặc một bộ vét màu xám than và cà vạt xanh xẫm nhỏ, kẹp cà vạt cá hồi. Một chiếc gạt tàn đầy tràn dưới khuỷu tay; căn phòng ngập khói thuốc, cho dù lúc này ông ấy không hút. Mọi đồ vật trông rất tân thời: các ống thép, vải dệt màu be, gỗ vàng. Ông ấy ngẩng lên nhìn tôi và mỉm cười.

“Chào buổi sáng, cậu DeTamble. Tôi có thể giúp gì cho cậu?” Ông ấy nhìn vào lịch của mình. “Có vẻ như tôi không có nhiều thông tin của cậu ở đây. Cậu gặp vấn đề gì?”

“Dasein[1] .”

[1] Dasein (tiếng Đức): sự tồn tại.

Kendrick khựng lại. “Dasein? Sự tồn tại? Sao lại như vậy?”

“Tôi mắc chứng mà tôi sẽ được nói cho biết là chứng suy giảm thời gian. Tôi gặp khó khăn để trụ lại với hiện tại.”

“Gì cơ?”

“Tôi đi xuyên thời gian. Không tự nguyện.”

Kendrick bối rối, nhưng nén lại. Tôi thích ông ấy. Ông ấy đang gắng tiếp chuyện tôi như với một người tỉnh táo, cho dù tôi chắc rằng ông ấy đang cân nhắc nên gửi tôi đến bác sĩ tâm thần nào.

“Nhưng tại sao cậu lại cần một nhà di truyền học? Hay cậu đang hỏi ý kiến tôi với tư cách triết gia?”

“Đó là căn bệnh thuộc di truyền. Cho dù sẽ là khá thú vị nếu được nói chuyện với ai đó về vấn đề dễ chịu hơn của rắc rối này.”

“Cậu DeTamble, cậu hiển nhiên là một chàng trai thông minh... nhưng tôi chưa bao giờ nghe đến căn bệnh này. Tôi e rằng không thể giúp gì được cho cậu.

“Ông không tin tôi.”

“Phải. Tôi không tin cậu.”

Giờ thì tôi mỉm cười đau khổ. Tôi cảm thấy tệ hại về việc này, nhưng không còn cách nào khác. “Tôi đã gặp khá nhiều bác sĩ, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên tôi đưa ra điều gì đó làm bằng chứng. Dĩ nhiên sẽ không ai tin tôi. Ông và vợ đang trông chờ sự ra đời của cậu con trai vào tháng sau phải không?”

Ông ấy cảnh giác. “Phải. Làm sao cậu biết?”

“Vài năm nữa tôi sẽ được nhìn thấy giấy khai sinh của con trai ông. Tôi đã trở về quá khứ của vợ tôi và viết ra những thông tin trong phong bì này. Cô ấy đưa lại cho tôi khi chúng tôi gặp nhau trong hiện tại. Giờ thì tôi đưa nó cho ông. Mở nó ra sau khi con trai ông chào đời.”

“Chúng tôi sắp sinh con gái.”

“Không, ông nhầm rồi”, tôi từ tốn nói. “Nhưng hãy đừng đôi co về chuyện đó. Giữ nó lại, và mở nó ra sau khi đứa bé ra đời. Đừng vứt nó đi. Sau khi đọc, hãy gọi cho tôi, nếu ông muốn.” Tôi đứng dậy và ra về. “Chúc may mắn”, tôi nói, cho dù gần đây tôi không còn tin vào may mắn nữa. Tôi thực sự rất thương cho ông ấy, nhưng không còn cách nào khác.

“Tạm biệt, cậu DeTamble”, bác sĩ Kendrick nói lạnh lùng. Tôi ra về. Trong lúc bước tới thang máy, tôi tự nhủ chắc hẳn ông ấy đang mở phong bì ra ngay lúc này. Bên trong là một dòng chữ đánh máy. Viết:

Colin Joseph Kendrick

6 tháng Tư, 1996, 1 giờ 18 phút sáng

6 pound, 8 auxơ, nam

Hội chứng Down.

Thứ Bảy, 6/4/1996, 5 giờ 32 phút sáng (Henry 32 tuổi, Clare 24 tuổi)

HENRY: Chúng tôi đang quấn vào nhau và ngủ. Cả đêm chúng tôi không ngừng tỉnh giấc, trở mình, ngồi dậy rồi trở lại giường. Đứa trẻ nhà Kendrick sẽ ra đời đêm nay. Không lâu nữa điện thoại sẽ đổ chuông. Nó đổ chuông. Điện thoại ở bên giường của Clare, cô ấy nhấc máy và nói “Xin chào?” rất khẽ, rồi đưa nó cho tôi.

“Làm sao cậu biết? Làm sao cậu biết?” Kendrick gần như thì thầm.

“Tôi rất tiếc. Tôi rất lấy làm tiếc.” Không ai trong chúng tôi nói gì một hồi. Tôi nghĩ Kendrick đang khóc.

“Hãy đến văn phòng của tôi.”

“Khi nào?”

“Ngày mai”, ông ấy nói, rồi cúp máy.

Thứ Bảy, 7/4/1996 (Henry 32 và 8 tuổi, Clare 24 tuổi)

HENRY: Clare và tôi đang lái xe đến công viên Hyde. Chúng tôi đã im lặng trong suốt quãng đường. Trời đang mưa, và cần gạt nước đem đến cho dòng nước chảy khỏi mặt kính sự gián đoạn nhịp nhàng.

Như thể để tiếp tục cuộc trò chuyện mà chúng tôi không hẳn đang có. Clare nói, “Thật không công bằng.”

“Gì cơ? Kendrick?”

“Vâng.”

“Bản chất của tự nhiên là không công bằng.”

“Ồ,... không. Ý em là, phải, chuyện của đứa bé rất đáng thương, nhưng em muốn nói chúng ta. Không công bằng khi chúng ta lợi dụng nó như vậy.”

“Ý em là không đàng hoàng?”

“Phải.”

Tôi thở dài. Lối ra khỏi đường 57 đã hiện ra. Clare rẽ rồi tấp vào lề đường. “Anh đồng ý với em là vậy, những đã quá trễ. Và anh đã thử...”

“Phải, dù sao cũng đã quá muộn.”

“Phải.” Chúng tôi lại chìm vào im lặng. Tôi chỉ dẫn cho Clare ra khỏi mê cung đường một chiều, và không lâu sau chúng tôi đã ở trước tòa nhà văn phòng của Kendrick.

“Chúc anh may mắn.”

“Cảm ơn em.” Tôi hồi hộp.

“Nhớ lịch sự.” Clare hôn tôi. Chúng tôi nhìn nhau, tất cả hi vọng của tôi chìm trong cảm giác tội lỗi với Kendrick. Clare mỉm cười rồi nhìn đi nơi khác. Tôi ra khỏi xe và ngắm Clare lái chậm rãi xuống đường 59 và rẽ qua Midway. Cô ấy có việc ở phòng tranh Smart.

Cửa chính không khóa, tôi đi thang máy lên tầng ba. Không có ai trong phòng đợi của Kendrick, tôi đi qua nó xuống hành lang. Cửa phòng Kendrick để mở. Phòng không bật điện. Kendrick đang đứng sau bàn làm việc, lưng quay lại phía tôi, nhìn ra ngoài cửa sổ xuống con đường mưa bên dưới. Tôi đứng yên lặng trước ngưỡng cửa hồi lâu. Cuối cùng tôi bước vào trong phòng.

Kendrick quay lại và tôi choáng váng trước sự khác biệt trên khuôn mặt ông ấy. Tàn phá không phải là từ thỏa đáng. Ông ấy trống rỗng; có điều gì đó đã biến mất. Sự tự tin, vững chãi, niềm tin. Tôi đã quá quen với việc sống trong sự bất ổn nên tôi quên rằng người ta thường ưa thích mặt đất vững chãi.

“Henry DeTamble”, Kendrick nói.

“Xin chào.”

“Tại sao cậu đến tìm tôi?”

“Vì tôi phải đến tìm ông. Đó không phải vấn đề của sự lựa chọn.”

“Định mệnh?”

“Ông có thể gọi nó thế nào cũng được. Mọi chuyện trở nên lẫn lộn khi ông là tôi, nguyên nhân và hệ quả rối vào nhau.”

Kendrick ngồi xuống bàn. Chiếc ghế kêu lên kẽo kẹt. Tiếng động khác duy nhất là tiếng mưa. Ông ấy thò tay vào túi tìm thuốc, lấy chúng ra và nhìn tôi. Tôi nhún vai. Ông ấy châm thuốc và hút một hồi. Tôi quan sát ông ấy.

“Làm sao cậu biết?” ông ấy nói.

“Tôi đã nói với ông rồi. Tôi đã nhìn thấy tờ giấy khai sinh.”

“Khi nào?”

“Năm 1999.”

“Không thể nào.”

“Vậy thì ông giải thích đi.”

Kendrick lắc đầu. “Tôi không thể. Tôi đã cố tìm cách giải thích, nhưng không thể. Mọi thứ... đều chính xác. Ngày, giờ, cân nặng, và... sự bất thường.” Ông ấy nhìn tôi tuyệt vọng. “Sẽ ra sao nếu chúng tôi quyết định đặt tên thằng bé khác đi... Alex, hay Fred, hay Sam...?”

Tôi lắc đầu, rồi dừng lại khi nhận ra tôi đang làm theo ông ấy. “Nhưng ông đã không làm vậy. Tôi sẽ không nói ông không thể, nhưng ông đã không. Tất cả những gì tôi làm chỉ là thuật lại. Tôi không phải nhà tiên tri.”

“Cậu có con không?”

“Không.” Tôi không muốn thảo luận chuyện này, mặc dù cuối cùng tôi sẽ phải. “Tôi rất tiếc về chuyện Colin. Nhưng ông biết không, nó là một cậu bé đáng yêu.”

Kendrick nhìn tôi chằm chằm. “Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân sai sót. Kết quả xét nghiệm của chúng tôi không may đã bị nhầm với cặp vợ chồng tên Kenwick.”

“Ông sẽ làm gì nếu ông biết trước?”

Ông ấy nhìn đi chỗ khác. “Tôi không biết. Vợ tôi và tôi theo đạo Công giáo, nên tôi nghĩ kết quả cũng vẫn sẽ như vậy. Thật mỉa mai...”

“Phải.”

Kendrick dụi thuốc và châm một điếu khác. Tôi cam chịu cơn đau đầu vì khói thuốc.

“Nó hoạt động thế nào?”

“Cái gì cơ?”

“Chuyện du hành thời gian mà cậu làm.” Ông ấy có vẻ tức giận. “Cậu đọc thần chú? Trèo lên cỗ máy?”

Tôi cố tìm cách giải thích hợp lí. “Không. Tôi không làm gì cả. Nó cứ thế diễn ra. Tôi không thể điều khiển, tôi chỉ... một phút trước mọi thứ đều ổn, phút sau tôi đã ở nơi khác, vào một thời gian khác. Như chuyển kênh. Tôi chỉ đột nhiên thấy mình ở một không gian và thời gian khác.”

“Cậu muốn tôi làm gì với nó?”

Tôi nhướn người tới trước, để nhấn mạnh. “Tôi muốn ông tìm hiểu tại sao, và dừng nó lại.”

Kendrick mỉm cười. Đó không phải là một nụ cười thân thiện. “Tại sao cậu muốn làm vậy? Có vẻ như nó khá hữu dụng đối với cậu. Biết hết những điều mà người khác không biết.”

“Nó nguy hiểm. Và sớm hay muộn nó cũng sẽ giết chết tôi.”

“Tôi không thể nói rằng tôi sẽ buồn.”

Chẳng có nghĩa lí gì để tiếp tục. Tôi đứng dậy và bước ra khỏi cửa. “Tạm biệt, bác sĩ Kendrick.” Tôi bước chậm rãi dọc hành lang, để ông ấy có thể gọi tôi lại, nhưng ông ấy không làm vậy. Đứng trong thang máy, tôi khổ sở ngẫm lại rằng bất cứ điều sai sót gì đã diễn ra, nó buộc phải diễn ra theo cách đó, và sớm hay muộn nó sẽ tự giải quyết. Tôi mở cửa và thấy Clare đang đợi bên kia đường. Cô ấy quay đầu lại và có một biểu cảm của sự hi vọng, sự mong đợi trên khuôn mặt cô ấy khiến tôi tê tái. Tôi sợ phải kể lại cho cô ấy biết. Trong lúc băng qua đường về phía cô ấy, hai tai tôi ù cả lên và tôi mất thăng bằng. Tôi đã ngã, nhưng thay vì xuống đường, tôi gập người xuống thảm. Tôi nằm im nơi tôi ngã xuống cho đến khi nghe thấy một giọng nói trẻ con quen thuộc, “Henry, chú ổn chứ?” Tôi nhìn lên và thấy chính mình, ở tuổi lên tám, đang ngồi trên giường nhìn tôi.

“Chú ổn, Henry.” Thằng bé vẫn hoài nghi. “Thực mà, chú ổn.”

“Chú muốn uống chút Ovaltine không?”

“Được thôi.” Thằng bé bước xuống giường, chập chững đi ngang căn phòng xuống hành lang. Đang là nửa đêm. Nó lục lọi quanh căn bếp một hồi, rồi quay trở lại với hai tách sô-cô-la nóng. Chúng tôi uống chậm rãi trong im lặng. Sau khi uống xong, Henry mang tách trở lại bếp và rửa chúng. Không được để bằng chứng lại. Khi thằng bé bước vào phòng, tôi hỏi, “Có chuyện gì vậy?”

“Không có gì. Cháu đã đến gặp một bác sĩ khác ngày hôm nay.”

“Chú cũng vậy. Cháu đã gặp ai?”

“Cháu quên tên rồi. Một ông già, tai ông ấy mọc đầy tóc.”

“Cuộc gặp thế nào?”

Henry nhún vai. “Ông ấy không tin cháu.”

“Cháu nên từ bỏ thì hơn. Không ai trong số bọn họ sẽ tin cháu. Người chú gặp hôm nay có tin chú, nhưng ông ấy không muốn giúp đỡ.”

“Tại sao vậy?”

“Có lẽ ông ta không thích chú.”

“Ồ, chú muốn đắp chăn không?”

“Có lẽ chỉ một cái.” Tôi lột khăn trải giường ra khỏi giường của Henry và cuộn tròn trên sàn nhà. “Chúc ngủ ngon.” Tôi thấy một ánh sáng lóe lên từ hàm răng trắng của tôi nhỏ giữa màu xanh ảm đạm của căn phòng ngủ, và rồi thằng bé quay đi, cuộn tròn lại mơ màng ngủ, bỏ lại tôi nhìn đăm đăm lên trần nhà, mong mỏi được quay trở lại với Clare.

CLARE: Henry bước ra khỏi tòa nhà, có vẻ không vui, và đột nhiên anh ấy hét lên rồi biến mất. Tôi bật ra khỏi xe và chạy tới nơi Henry vừa đứng, chỉ một vài giây trước, nhưng dĩ nhiên giờ chỉ còn đống quần áo ở lại. Tôi nhặt chúng lên và đứng đó một lát, giữa con đường. Một khuôn mặt đàn ông từ trên cửa sổ tầng ba nhìn xuống tôi. Rồi ông ấy biến mất. Tôi quay trở lại xe rồi ngồi nhìn đăm đăm vào chiếc áo xanh sáng và quần vải đen của Henry, tự hỏi có nên ở lại. Tôi có cuốn Trở lại Brideshead trong túi xách, nên tôi quyết định nán lại phòng khi Henry quay về. Trong lúc tìm cuốn sách, tôi nhìn thấy một người đàn ông tóc đỏ chạy về phía mình. Ông ấy dừng lại ở cửa khách và nhìn tôi. Đây chắc hẳn là Kendrick. Tôi mở khóa cửa và ông ấy lên xe, rồi ông ấy chẳng biết phải nói gì.

“Xin chào”, tôi nói. “Ông chắc hẳn là David Kendrick. Tôi là Clare DeTamble.”

“Phải..” ông ấy hoàn toàn bối rối, “Phải, phải rồi. Chồng cô...”

“Vừa biến mất giữa ban ngày.”

“Phải!”

“Ông có vẻ ngạc nhiên.”

“Thì...”

“Chẳng phải anh ấy đã nói với ông rồi sao?” Tôi chưa có ấn tượng gì với người đàn ông này lắm, nhưng vẫn là kiên trì. “Tôi rất tiếc về chuyện của cháu bé. Nhưng Henry nói rằng nó là một đứa trẻ đáng yêu, và nó vẽ rất giỏi, nó có trí tưởng tượng rất tốt. Con gái ông cũng rất tài năng, mọi chuyện rồi sẽ ổn. Ông sẽ thấy.”

Ông ấy há hốc miệng nhìn tôi. “Chúng tôi không có con gái. Chỉ mình... Colin.”

“Ông sẽ. Tên cô bé là Nadia.”

“Đó là một cú sốc. Vợ tôi rất buồn bực...”

“Nhưng mọi chuyện rồi sẽ ổn cả. Thật đấy.” Trước sự ngạc nhiên của tôi, người đàn ông xa lạ này bật khóc, hai vai ông ấy rung lên nức nở, vùi mặt trong bàn tay. Sau vài phút, ông ấy dừng lại và ngẩng đầu lên. Tôi đưa ông ấy tờ Kleenex và ông ấy hỉ mũi.

“Tôi xin lỗi”, ông ấy nói.

“Đừng bận tâm. Chuyện gì xảy ra trong đó vậy, với ông và Henry? Tại sao lại căng thẳng vậy?”

“Làm sao cô biết?”

“Anh ấy đã rất căng thẳng, đó là nguyên nhân khiến anh ấy biến mất.”

“Cậu ấy đã đi đâu?” Kendrick nhìn quanh như thể tôi đang giấu Henry dưới ghế sau.

“Tôi không biết. Không phải ở đây. Chúng tôi đã hi vọng ông có thể giúp đỡ, nhưng có lẽ chúng tôi đã nhầm.”

“Tôi không biết tôi có...” Đúng lúc đó Henry xuất hiện trở lại ngay trên chính vị trí mà anh ấy biến mất. Một chiếc xe cách đó chưa đến 20 feet đang phóng tới, và người lái xe đạp mạnh thắng trong lúc Henry nhảy bổ lên đầu xe tôi. Người đàn ông kéo cửa kính xuống, Henry ngồi dậy, và người đàn ông hét lên điều gì đó rồi phóng đi mất. Máu đang hát rầm rầm quanh tai tôi. Tôi nhìn qua Kendrick, người đang cứng họng. Tôi nhảy ra khỏi xe, và Henry trượt xuống khỏi đầu xe.

“Chào em, Clare. Suýt chút nữa hả?” Tôi ôm chầm lấy anh ấy; anh ấy đang run rẩy. “Em giữ quần áo của anh ở đó chứ?”

“Có, trên xe... ồ, mà, Kendrick đang ở đây.”

“Sao? Ở đâu cơ?”

“Trong xe.”

“Tại sao?”

“Ông ấy nhìn thấy anh biến mất và có vẻ nó đã tác động đến bộ não của ông ấy.”

Henry thò đầu vào cửa lái. “Xin chào.” Anh ấy với tay lấy quần áo và bắt đầu mặc vào. Kendrick bước ra khỏi xe và hối hả đi quanh chúng tôi.

“Cậu đã ở đâu?”

“Năm 1971. Tôi đã uống Ovaltine với tôi hồi tám tuổi, trong phòng ngủ của tôi, vào lúc một giờ sáng. Tôi đã ở đó chừng bốn tiếng đồng hồ. Mà ông hỏi làm gì?” Henry nhìn Kendrick lạnh lùng trong lúc chỉnh lại cà vạt.

“Không thể tin nổi.”

“Ông có thể nói vậy cho đến khi chán, nhưng không may nó lại là sự thật.”

“Ý cậu là cậu trở lại hồi tám tuổi?”

“Không. Ý tôi là tôi đã ngồi trong phòng ngủ của mình vào năm 1971, vẫn mang hình hài như lúc này, 32 tuổi, và trò chuyện với chính tôi lúc tám tuổi. Uống Ovaltine. Chúng tôi đã nói với nhau về sự ngờ vực của những người làm nghề y.” Henry đi vòng qua xe và mở cửa. “Clare, đi thôi. Chuyện này thật vô nghĩa.”

Tôi bước về phía cửa lái. “Tạm biệt, bác sĩ Kendrick. Chúc may mắn với Colin.”

“Đợi đã…” Kendrick ngập ngừng, lấy lại bình tĩnh. “Đây là hội chứng gen di truyền?”

“Phải”, Henry đáp. “Nó là hội chứng gen đi truyền, và chúng tôi đang tìm cách để có con.”

Kendrick mỉm cười buồn bã. “Một việc mạo hiểm.”

Tôi mỉm cười đáp lại. “Chúng tôi đã quen với việc mạo hiểm. Tạm biệt.” Henry và tôi bước vào xe, lái khuất đi. Khi rẽ vào cao tốc Lake Shore Drive, tôi nhìn qua Henry và ngạc nhiên thấy anh ấy đang cười hớn hở.

“Anh vui mừng vì chuyện gì vậy?”

“Kendrick. Ông ấy đã hoàn toàn bị thuyết phục.”

“Anh nghĩ vậy sao?”

“Chắc rồi.”

“Vậy thì tốt. Nhưng ông ấy có vẻ chậm tiêu.”

“Không đâu.”

“Nếu anh đã nói vậy.” Chúng tôi lái xe về nhà trong yên lặng, sự yên lặng hoàn toàn khác hẳn với lúc đến. Kendrick gọi cho Henry vào tối hôm đó, họ lên lịch để bắt đầu tìm cách giúp Henry trụ lại với hiện tại.

Thứ Sáu, 12/4/1996 (Henry 32 tuổi)

HENRY: Kendrick ngồi cúi đầu. Hai ngón tay cái của ông ấy di chuyển vòng quanh mép lòng bàn tay như thể chúng đang muốn chạy trốn. Chiều đã qua, văn phòng của Kendrick chìm trong ánh sáng vàng rực rỡ; Kendrick ngồi yên không nhúc nhích, ngoại trừ hai ngón tay cái đang ngọ nguậy, và lắng nghe những gì tôi nói. Tấm thảm Ấn Độ màu đỏ, những cái chân bằng thép của chiếc ghế bành vải dệt màu be đang sáng bừng. Thuốc lá của Kendrick, một gói Camels, nằm yên chưa được đụng đến trong lúc ông ấy lắng nghe. Đôi gọng vàng của cặp kính tròn ông ấy đang đeo nổi lên dưới ánh sáng; vành tai phải của Kendrick đỏ ửng, mái tóc như lông cáo và làn da hồng hào bóng loáng trong ánh nắng hệt như những bụi cúc vàng trong chậu đồng trên bàn ở giữa chúng tôi. Cả buổi chiều, Kendrick đã ngồi đó trên ghế của mình và lắng nghe.

Còn tôi đã kể cho ông ấy nghe mọi chuyện. Sự khởi đầu, việc học cách thích ứng, sự vội vã của sinh tồn và thú vui của việc biết trước tương lai, nỗi kinh hãi khi biết những việc không thể ngăn chặn, sự thống khổ của những mất mát. Giờ, chúng tôi ngồi trong yên lặng. Cuối cùng ông ấy ngẩng đầu lên và nhìn tôi. Trong đôi mắt sáng của Kendrick là một nỗi buồn mà tôi muốn xóa bỏ; sau khi trút tất cả lên mình ông ấy, tôi muốn thu chúng lại và bỏ đi, tránh cho ông ấy khỏi nghĩ về tất cả những điều này. Ông ấy với tay lấy bao thuốc, rút ra một điếu và châm lửa, rít vào rồi nhả ra một làn mây xám.

“Cậu có gặp khó khăn về giấc ngủ?”

“Có.”

“Có thời điểm đặc biệt trong ngày nào cậu thường có xu hướng… biến mất?”

“Không… có lẽ sáng sớm nhiều hơn các thời điểm khác.”

“Cậu có bị đau đầu?”

“Có.”

“Đau nửa đầu?”

“Không. Đau áp lực. Và sự bóp méo hình ảnh, mùi.”

“Hừm.” Kendrick đứng dậy. Đầu gối ông ấy kêu lên răng rắc. Ông ấy đi tới đi lui trong phòng, hút thuốc, đi dọc theo mép của tấm thảm. Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu khi ông ấy dừng lại và ngồi xuống. “Nghe này”, ông ấy nói vẻ tư lự, “có một khái niệm gọi là đồng hồ sinh học. Chúng kiểm soát các nhịp ngày đêm, giữ cho cậu đồng bộ hóa với mặt trời, đại loại vậy. Chúng tôi đã thấy chúng trong rất nhiều loại tế bào khác nhau, trong khắp cơ thể, nhưng chúng đặc biệt gắn chặt với thị giác, và có vẻ cậu phải đối mặt với nhiều triệu chứng về thị giác. Các tế bào nhân nằm ngay trên cơ quan thị giác của cậu, có tác dụng như nút khởi động lại, điều khiển cảm giác về thời gian của cậu… vậy nên chúng ta sẽ bắt đầu với nó.”

“Ừm, được thôi”, tôi nói vì ông ấy đang nhìn tôi và trông đợi sự hồi đáp. Kendrick lại đứng dậy và bước về phía cánh cửa mà tôi đã không chú ý đến trước đó, mở nó ra và biến mất trong khoảng một phút. Khi quay trở lại, ông ấy cầm đôi găng tay nhựa và kim tiêm trên tay.

“Xắn tay áo lên”, Kendrick yêu cầu.

“Ông làm gì vậy?” tôi vừa hỏi vừa kéo tay áo lên quá khuỷu. Ông ấy không trả lời, mở gói kim tiêm, thấm tay tôi bằng miếng gạc, buộc nó lại và tiêm cho tôi một cách lành nghề. Tôi nhìn đi chỗ khác. Mặt trời đã lặn, bỏ rơi căn phòng trong bóng tối ảm đạm.

“Cậu có bảo hiểm y tế không?” ông ấy hỏi, rút kim tiêm và tháo tay tôi ra. Ông ấy lót bông và dán băng cá nhân lên trên vết tiêm.

“Không. Tôi sẽ tự trả mọi chi phí. Tôi dí ngón tay lên chỗ nhức, gập khuỷu tay lại.

Kendrick mỉm cười. “Không, không. Cậu sẽ là thí nghiệm khoa học nhỏ của tôi, sử dụng quỹ NIH cho việc này.”

“Việc gì?”

“Chúng ta sẽ không chơi đùa.” Kendrick dừng lại, cầm đôi găng tay đã sử dụng và lọ thủy tinh nhỏ chứa máu của tôi mà ông ấy vừa rút. “Chúng ta sẽ giải mã DNA của cậu.”

“Tôi tưởng việc đó mất hàng năm trời?”

“Đúng vậy, nếu cậu giải mã bộ gen. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc nghiên cứu các đối tượng khả dĩ. Nhiễm sắc thể 17 chẳng hạn.” Kendrick ném đôi găng tay và kim tiêm vào thùng rác hiệu Biohazard và viết thứ gì đó lên chiếc lọ thủy tinh chứa máu. Ông ấy ngồi xuống trở lại đối diện với tôi và đặt lọ thủy tinh lên bàn, cạnh bao thuốc Camels.

“Nhưng bộ mã gen của con người sẽ không được hoàn thành cho đến năm 2000. Ông sẽ lấy gì để so sánh?”

“Năm 2000? Nhanh vậy sao? Cậu chắc chứ? Ta đoán là chắc. Để trả lời cho câu hỏi của cậu, một chứng bệnh… đứt đoạn… như của cậu thường có vẻ giống chứng cà lăm, sự lặp lại của một mã, mà về cơ bản, là không tốt. Như hội chứng Huntington chẳng hạn, chỉ là một tập hợp những mã bộ ba CAG trên nhiễm sắc thể số 4.”

Tôi đứng dậy và duỗi tay chân. Tôi cần cà phê. “Vậy là xong? Tôi đi được chưa?”

“Tôi muốn chụp cắt lớp não bộ của cậu, nhưng không phải hôm nay. Tôi sẽ lên lịch cho cậu ở bệnh viện. MRI, CAT, và X quang. Tôi cũng sẽ gửi cậu đến một người bạn của tôi, Alan Larson; ông ấy có một phòng thí nghiệm giấc ngủ ở ngay giảng đường này.”

“Thú vị nhỉ”, tôi nói và từ từ đứng dậy để máu không chạy hết lên đầu.

Kendrick nhìn tôi. Tôi không thể thấy đôi mắt ông ấy, cặp kính cận đang sáng lóa ở góc độ này. “Nó rất thú vị”, ông ấy nói. “Đó là một mảnh ghép kì bí mà cuối cùng chúng tôi cũng có công cụ để tìm ra…”

“Tìm ra gì?”

“Bất kể nó là thứ gì. Bất kể cậu là gì.” Kendrick mỉm cười và tôi nhận thấy răng của ông ấy không đều và ố vàng. Ông ấy đứng dậy, chìa tay ra, và tôi bắt lấy, nói cảm ơn; có sự ngập ngừng ngượng ngùng: chúng tôi lại là những người xa lạ một lần nữa, sau buổi trưa thân mật vừa trải qua cùng nhau. Tôi bước ra khỏi văn phòng, đi xuống cầu thang và ra tới đường, nơi mặt trời đang đợi tôi. Bất kẻ tôi là gì? Tôi là thứ gì? Tôi là thứ gì?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17: Khúc nh ạc ngắn


Thứ Tư, 12/8/1998 (Clare 27 tuổi)

CLARE: Cuối cùng mẹ cũng đã ngủ. Bà ngủ trên chiếc giường trong phòng riêng của bà; bà đã trốn khỏi bệnh viện chỉ để tìm lại căn phòng riêng của mình, nơi ẩn náu đã bị biến thành một căn phòng bệnh viện. Nhưng giờ bà đã không còn có thể nhận thức được gì. Suốt đêm bà nói, cười, thổn thức, la hét và gọi tên “Philip!” và “Mẹ ơi!” “Không, không, không...” Suốt đêm những con ve sầu và những con nhái bén của tuổi thơ tôi rộn ràng khúc âm sôi nổi của chúng. Ánh đèn ngủ khiến làn da mẹ tựa sáp ong, đôi bàn tay gầy gò của bà chắp lại van nài, chụp lấy li nước tôi đưa tới gần đôi môi khô nẻ của bà. Trời đã hửng sáng. Cửa sổ của mẹ tôi nhìn ra phía đông. Tôi ngồi trên chiếc ghế trắng gần cửa sổ, hướng mặt về phía giường, nhưng không nhìn gì cả, không nhìn mẹ tôi đang lu mờ trên chiếc giường to lớn của bà, không nhìn những lọ thuốc, những chiếc thìa và những chiếc cốc, không nhìn cột IV với túi nước truyền treo lủng lẳng và ánh đèn LED đỏ nhấp nháy và cái bô, cái chậu hình quả thận dùng để ói mửa dưới gậm giường và hộp găng tay nhựa, giỏ rác ghi dòng chữ cảnh báo Tác Nhân Sinh Học Nguy Hiểm đựng đầy kim tiêm dính máu. Tôi nhìn ra cửa sổ, về hướng đông. Lác đác những con chim đang líu lo hót. Tôi có thể nghe thấy những con bồ câu sống trên giàn đậu tía đang bắt đầu tỉnh giấc. Cả thế giới là một màu xám xịt, rồi màu sắc chậm rãi len lỏi vào trong, không phải đỏ rực một góc trời mà chậm rãi lan tỏa một vệt màu cam. Một giây trước còn lởn vởn phía đường chân trời, rồi tràn qua khu vườn, rồi ánh sáng vàng rực và bầu trời xanh, tất cả màu sắc ngân vang tại vị trí mà chúng được phân bổ, những cây loa kèn, hoa hồng, hoa xác pháo trắng và cúc vạn thọ, tất cả long lanh dưới sương mai như thủy tinh. Những cây bạch dương ở bìa rừng đang đu đưa như những sợi dây trắng trên bầu trời. Một con quạ bay ngang qua bãi cỏ, bóng của nó bay song song bên dưới và chạm vào nhau khi nó đậu xuống dưới bậu cửa sổ và kêu lên chỉ một tiếng. Ánh sáng tìm đến khung cửa sổ, trùm lên hai bàn tay, lên thân thể nặng trĩu của tôi trên chiếc ghế trắng của mẹ. Mặt trời đã lên.

Tôi nhắm mắt lại. Tiếng máy điều hòa rên rỉ. Tôi lạnh. Tôi đứng dậy và đi về phía cửa sổ khác, tắt điều hòa. Giờ thì căn phòng lặng thinh. Tôi đến bên giường. Mẹ vẫn nằm im bất động. Tiếng thở khó nhọc ám ảnh những giấc mơ của tôi đã dừng lại. Miệng bà mở he hé, chân mày nhướn lên như thể đang ngạc nhiên, cho dù mắt bà vẫn nhắm chặt; có thể bà đang hát. Tôi quỳ gối bên giường, kéo chăn lại và đặt tai lên tim bà. Làn da của bà vẫn ấm. Chẳng có gì cả. Không có tiếng tim đập, không có tiếng máu chảy, không có những nhịp thở phập phồng trong phổi. Lặng thinh.

Tôi ôm thân thể đang bốc mùi của bà vào lòng, và bà lại hoàn hảo, bà lại là người mẹ tuyệt đẹp hoàn mỹ của tôi, chỉ trong khoảnh khắc, cho dù những lóng xương của bà đang ép vào ngực tôi và đầu bà đang nghẹo xuống, cho dù cái bụng đầy tế bào ung thư căng tròn như thể bà đang có mang, bà vẫn trỗi lên trong kí ức của tôi, rực rỡ, vui tươi và nhẹ nhõm: bà tự do.

Có tiếng bước chân trong hành lang. Cửa phòng bật mở và giọng Etta vang lên:

“Clare? Ôi.. ”

Tôi đặt mẹ nằm xuống gối trở lại, vuốt chiếc váy ngủ và vuốt tóc bà.

“Mẹ cháu đã qua đời.”

Thứ Bảy, 12/9/1998 (Henry 35 tuổi, Clare 27 tuổi)

HENRY: Lucille là người rất yêu vườn tược. Mỗi khi chúng tôi đến thăm, Clare sẽ đi thẳng đến cửa trước của biệt thự Sáo Bắc Mỹ và ra cửa sau tìm Lucille, người hầu như lúc nào cũng ở trong vườn, dù nắng hay mưa. Khi bà còn khỏe, chúng tôi luôn thấy bà quỳ gối bên những luống hoa, gieo hạt hoặc bấng cây đi chỗ khác, hoặc bón phân cho những bụi hồng. Khi bà ốm, Etta và Philip đã đưa bà xuống dưới, quấn mình trong chăn và ngồi trên ghế mây, đôi khi bên cạnh vòi phun nước, đôi khi dưới gốc cây lê nơi bà có thể ngắm Peter làm việc, đào bới, xén tỉa và ghép cành. Khi Lucille còn khỏe, bà luôn tiêu khiển cho chúng tôi bằng các câu chuyện làm vườn: những con chim sẻ đầu đỏ rốt cuộc cũng phát hiện ra tổ mới, những cây thược dược cạnh đồng hồ mặt trời ra hoa đẹp hơn mong đợi, những khóm hồng mới hóa ra có màu tím oải hương xấu xí nhưng tươi tốt đến nỗi bà thấy kinh tởm và phải vứt bỏ. Một mùa hè nọ, Lucille và Alicia tiến hành một thí nghiệm mới: Alicia dành hàng giờ mỗi ngày để chơi vi-ô-lông-xen trong vườn, để xem cây cỏ sẽ phản ứng với âm nhạc như thế nào. Lucille thề rằng những khóm cà chua của bà chưa bao giờ ra nhiều quả đến thế, và bà đã cho chúng tôi xem một quả bí dài có kích cỡ bằng một bên đùi của tôi. Thí nghiệm được cho là thành công, nhưng chưa bao giờ lặp lại vì đó là mùa hè cuối cùng Lucille đủ khỏe để làm vườn.

Sức khỏe của Lucille tốt xấu theo mùa, như cây cỏ. Vào mùa hè khi tất cả chúng tôi về thăm, Lucille khỏe ra và căn nhà tràn ngập những tiếng la hét hạnh phúc, tiếng huyên náo của con trai Mark và Sharon, nó chạy quanh vòi phun nước như chó con, nhảy cẫng lên vui sướng và nô đùa trên bãi cỏ. Lucille rít hay cáu bẳn nhưng luôn luôn tao nhã. Bà đứng dậy khi chào đón chúng tôi, mái tóc trắng và đỏ đồng của bà được cuộn thành búi dày với những sợi dài xõa xuống mặt, đôi găng tay làm vườn màu trắng và dụng cụ Smith & Hawken được bỏ xuống trong lúc bà ôm chúng tôi. Lucille và tôi luôn hôn nhau chào đón rất chuẩn mực, hôn lên cả hai má, như thể chúng tôi là hai vị phu nhân bá tước già người Pháp lâu ngày không gặp. Bà lúc nào cũng rất tử tế đối với tôi, mặc dù bà có thể khiến con gái mình đau khổ chỉ bằng một cái nhìn. Tôi nhớ bà. Và “nhớ” không phải là một từ thỏa đáng để diễn tả cảm xúc của Clare. Clare cảm thấy mất mát vô cùng. Cô ấy có thể bước vào phòng và quên mất tại sao mình ở đó. Cô ấy ngồi nhìn đăm đăm vào quyển sách mà không hề lật một trang trong suốt cả giờ đồng hồ. Nhưng cô ấy không khóc. Clare mỉm cười nếu tôi pha trò. Clare ăn bất kể thứ gì tôi đặt trước mặt. Nếu tôi muốn quan hệ với Clare, cô ấy sẽ chiều theo, nhưng không lâu sau, tôi sẽ lại để cho cô ấy được yên, tôi sợ khuôn mặt ngoan ngoãn không nhỏ một giọt nước mắt nhưng lại có vẻ như đang ở ngàn dặm xa xôi của cô ấy. Tôi nhớ Lucille, nhưng Clare mới là người tôi đã đánh mất, Clare, người đã biến mất tự phương nào và bỏ tôi lại với người chỉ có vẻ ngoài giống Clare.

Thứ Tư, 26/12/1998 (Clare 27 tuổi, Henry 35 tuổi)

CLARE: Phòng của mẹ tôi trắng phau và trống trải. Tất cả các thiết bị y tế đã được đem đi. Chiếc giường bị lột sạch chỉ còn tấm đệm hoen ố và xấu xí trong căn phòng sạch tinh tươm. Tôi đang đứng trước bàn của mẹ. Đó là một chiếc bàn mi-ca nặng nề màu trắng, tân thời và lạ lẫm trong căn phòng nữ tính và thanh cao đầy các món nội thất Pháp cổ xưa. Chiếc bàn của mẹ tôi nằm trong một gian nhỏ được bao quanh bởi các ô cửa sổ. Ánh sáng ban mai đang chìm lên bề mặt trống trơn của nó. Ngăn kéo được khóa. Tôi đã dành cả giờ đồng hồ để tìm chìa khóa nhưng vẫn không tìm thấy. Tôi tì khủyu tay lên phía sau chiếc ghế xoay của mẹ và nhìn chằm chằm vào ngăn kéo. Cuối cùng tôi đi xuống dưới nhà. Phòng khách và phòng ăn trống trơn. Tôi nghe có tiếng cười trong bếp, nên tôi đẩy cửa bước vào. Henry và Nell đang túm tụm quanh đống bát, bột mì và que lăn.

“Khẽ thôi nhóc, khẽ thôi! Cậu sẽ khiến nó trở nên cứng ngắc nếu cứ lăn như vậy. Chỉ chạm khẽ vào chúng thôi, Henry, hoặc chúng sẽ nhẵn thín như kẹo cao su đấy.”

“Cháu xin lỗi. Cháu sẽ nhẹ tay, bác đừng đánh cháu như vậy. Chào em, Clare.” Henry quay người lại mỉm cười và tôi có thể thấy anh ấy đang lem luốc bột mì.

“Anh đang nấu gì vậy?”

“Bánh sừng bò. Anh đã thề sẽ thành thục nghệ thuật làm bánh bột gấp hoặc sẽ chết trong sự nỗ lực.”

“Yên nghỉ nhé, con trai”, Nell nói, miệng cười toe toét.

“Có chuyện gì vậy?” Henry hỏi trong lúc Nell điêu luyện lăn một cục bột, gấp nó lại, cắt và bọc trong giấy dầu.

“Cho cháu mượn Henry vài phút nhé, Nell.” Nell gật đầu và chỉ que lăn của bà vào Henry. “Quay trở lại sau 15 phút và chúng ta sẽ bắt đầu làm nước ướp thịt.”

“Vâng, thưa bà.”

Henry đi theo tôi lên lầu. Chúng tôi đứng trước bàn của mẹ.

“Em muốn mở nó nhưng không thể tìm được chìa khóa.”

“À.” Anh ấy ném cho tôi một cái nhìn, nhanh đến nỗi không thể hiểu nó có nghĩa là gì. “Đơn giản thôi.“ Henry đi ra khỏi phòng và quay trở lại sau vài phút. Anh ấy ngồi trên sàn trước mặt bàn, nắn thẳng hai cái kẹp giấy lại. Anh ấy bắt đầu với ngăn dưới bên trái, cẩn thận dò và xoay một cái kẹp giấy, rồi nhét cái còn lại vào sau đó. “Voila!” anh ấy nói, kéo ngăn bàn ra. Nó đựng đầy giấy. Henry dễ dàng mở bốn ngăn còn lại. Không lâu sau chúng đều mở toang hoác cả, phơi bày ra những thứ bên trong: sổ tay, giấy lò xo, danh mục dụng cụ làm vườn, túi hạt giống, bút mực và bút chì ngắn, sổ séc, một thanh kẹo Hershey, thước dây, và nhiều đồ vật nhỏ khác mà giờ đây trông có vẻ trơ trọi và bẽn lẽn trước ánh sáng ban ngày. Henry đã không đụng vào bất kì thứ gì bên trong. Anh ấy nhìn tôi; tôi hững hờ nhìn vào cửa và Henry hiểu ý. Tôi quay lại với chiếc bàn của mẹ.

Những tờ giấy không được sắp xếp theo thứ tự. Tôi ngồi trên sàn nhà vì xếp các đồ vật bên trong ngăn bàn ra trước mặt. Những món có chữ viết tay của bà được tôi vuốt phẳng và xếp sang bên trái. Một vài trong số chúng là các danh sách và ghi chú mà bà viết cho chính mình: Đừng hỏi P về S. Hay: Nhắc Etta về bữa tối thứ Sáu của B. Có rất nhiều tờ giấy được viết xiên xẹo, nguệch ngoạc, bôi đen và các đánh dấu như bàn chân của những con chim. Một vài trong số chúng có một câu hoặc một cụm từ được viết lên. Để nó cắt tóc mình bằng một con dao. Và: không thể làm nó. Và: Nếu tôi yên lặng nó sẽ trôi qua thôi. Một vài tờ là những bài thơ được đánh dấu và gạch xóa gần hết, rất ít từ còn lại, như những khúc thơ của Sappho:

Như miếng thịt cũ, thanh thản và mong manh

chẳng còn chút không khí XXXXXXX cô đồng ý

cô nói rằng XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX

Hay:

bàn tay của anh ấy XXXXXX

XXXXXXXXXXXX

trong cùng cực XXXXXXXX

Một số bài thơ đã được chép lại:

Vào lúc này đây

mọi hi vọng thật mong manh

và nhỏ bé.

Âm nhạc và vẻ đẹp

là những hạt muối nêm vào nỗi đau;

một khoảng trống xé toạc băng giá

Ai có thể nói

rằng thiên thần tình ái

lại buồn đến thế?

hay có thể biết đam mê

lại thiêu chảy đêm mùa đông

dài đăng đẵng thành cơn lũ

của bóng đêm.

23/1/79

Khu vườn mùa xuân:

con thuyền của mùa hạ

bơi

trong ảo ảnh mùa đông.

6/4/79

1979 là năm em tôi mất và mẹ tôi đã tìm cách tự tử. Ruột gan tôi đau thắt và mắt nhòe lệ. Giờ thì tôi đã có thể hiểu cảm giác của bà lúc đó. Tôi đặt tất cả đống giấy tờ sang một bên, không đọc thêm nữa. Trong ngăn kéo khác, tôi tìm thấy những bài thơ viết gần đây. Và tôi tìm thấy một bài dành cho tôi:

Khu vườn dưới tuyết

tặng Clare

Giờ, khu vườn đã chìm dưới tuyết

một tờ giấy trắng chúng ta viết lên bằng những bước chân

Clare, người chưa bao giờ là của tôi

người luôn thuộc về chính nó

Công Chúa Ngủ Trong Rừng

đắp chiếc chăn bằng pha lê

nó chờ đợi

đây là mùa xuân của nó

là giấc ngủ là sự thức tỉnh của nó

con bé chờ

mọi thứ chờ

chờ một nụ hôn

những hình hài bất định của thân củ gốc rễ

tôi chưa bao giờ nghĩ

con gái tôi

khuôn mặt nó

một khu vườn, đang đợi

HENRY: Đã gần đến giờ ăn tối và tôi đang làm Nell chộn rộn, nên khi bà nói, “Chẳng phải cậu nên đi xem người đàn bà của mình đang làm gì sao ?” thì nó có vẻ là một ý hay.

Clare đang ngồi trên sàn nhà trước chiếc bàn của mẹ cô ấy, vây quanh bởi những tờ giấy trắng và vàng. Chiếc đèn bàn thả một bể ánh sáng xung quanh Clare, nhưng khuôn mặt của cô ấy ẩn trong bóng tối; mái tóc màu đồng của cô ấy chói lòa. Clare ngẩng đầu lên nhìn tôi, giơ một mẩu giấy ra và nói, “Hãy xem này, Henry, bà viết cho em một bài thơ”. Trong lúc ngồi bên cạnh Clare và đọc bài thơ, tôi tha thứ cho Lucille, đôi chút, vì sự ích kỉ lớn lao và cái chết tàn ác của bà. Tôi nhìn Clare, nói, “Nó thật hay”, và cô ấy gật đầu, mãn nguyện trong giây lát rằng mẹ cô ấy đã thực sự yêu cô ấy. Tôi nghĩ đến mẹ tôi đang hát lieder sau bữa trưa một buổi chiều mùa hè, mỉm cười với hình ảnh phản chiếu của chúng tôi trong cửa sổ một cửa hàng, quay vòng trong chiếc váy xanh dương dọc căn phòng thay đồ của bà. Bà đã rất yêu tôi. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ tình yêu của bà. Còn Lucille thay đổi như một cơn gió. Bài thơ Clare đang giữ là một bằng chứng bất biến, không thể chối cãi, là sự lưu giữ của một cảm xúc. Tôi nhìn quanh biển giấy trên sàn nhà và cảm thấy nhẹ nhõm khi biết trong đống lộn xộn này đã có thứ nổi lên khỏi mặt nước và trở thành con thuyền cứu nạn cho Clare.

“Bà đã viết cho em một bài thơ”, Clare lặp lại trong kinh ngạc. Nước mắt đang chảy ra trên má cô ấy. Tôi đưa tay ôm lấy cô ấy, cô ấy đã trở lại, vợ của tôi, Clare, đã bình an đáp bờ sau khi đắm thuyền, đang thút thít như một đứa trẻ khi thấy mẹ vẫy tay từ trên boong chiếc tàu đắm.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18: Giao th ừa, một


Thứ Sáu, 31/12/1999, 11 giờ 55 phút đêm (Henry 36 tuổi, Clare 28 tuổi)

HENRY: Clare và tôi đang đứng trên một sân thượng ở Wicker Park cùng với vô số những người can trường khác, chờ đợi sự đến gần của một thiên niên kỉ mới. Trời đêm nay trong trẻo và không quá lạnh; tôi có thể nhìn thấy hơi thở của chính mình, tai và mũi tôi hơi tê lại. Clare đang rúc trong chiếc khăn choàng lớn màu đen, khuôn mặt cô ấy sáng bừng trong ánh đèn đường và ánh trăng. Sân thượng này thuộc về một cặp tình nhân nghệ sĩ, bạn của Clare. Gomez và Charisse đang ở gần đây, ôm nhau khiêu vũ chậm rãi trong âm nhạc mà chỉ họ mới nghe thấy. Mọi người xung quanh đang say sưa đùa bỡn trong hơi men về những những món đồ hộp họ đã tích trữ, các biện pháp hùng mạnh họ sử dụng để bảo vệ máy tính của mình khỏi bị tiêu hủy. Tôi mỉm cười, tự nhủ rằng tất cả những điều vô nghĩa về thiên niên kỉ mới này sẽ hoàn toàn bị quên lãng khi những nhánh cây giáng sinh được dọn đi khỏi lề đường bởi nhân viên vệ sinh môi trường.

Chúng tôi đang đợi đợt pháo hoa đầu tiên bắn lên. Clare và tôi tựa người vào lan can của sân thượng và ngắm trung tâm thành phố Chicago. Chúng tôi đang quay mặt về phía đông, nhìn ra hồ Michigan. “Xin chào mọi người”, Clare nói, vẫy tay về phía hồ, về Nam Haven, Michigan. “Thật buồn cười”, cô ấy quay sang tôi. “Ở đó bây giờ đã là năm mới. Chắc rằng tất cả mọi người đều đã lên giường đi ngủ.” Chúng tôi đang trên tầng sáu, tôi ngạc nhiên về những gì tôi có thể nhìn thấy trên này. Nhà của chúng tôi ở quảng trường Lincoln nằm đâu đó phía tây bắc; khu phố của chúng tôi tối om và yên tĩnh. Khu trung tâm, ở phía đông nam, đang sáng bừng rực rỡ. Một vài tòa nhà lớn được trang hoàng Giáng Sinh, xanh rì và đỏ rực ánh đèn trên các khung cửa sổ. Tòa Sears và Hancock nhìn nhau như những con rô-bốt khổng lổ trên đầu các tòa nhà chọc trời nhỏ hơn đôi chút khác. Tôi gần thấy tòa nhà tôi đã ở khi mới gặp Clare, ở nam Dearborn, nhưng nó bị lu mờ bởi tòa nhà cao hơn, xấu xí hơn bên cạnh mà họ mới xây vài năm sau đó. Chicago có quá nhiều công trình kiến trúc xuất sắc đến nỗi họ cảm thấy có trách nhiệm phải lâu lâu đập bỏ một vài trong số chúng và dựng nên những tòa nhà gớm ghiếc chỉ để giúp tất cả chúng ta cảm kích những điều tốt đẹp hơn. Giao thông không có nhiều, ai cũng muốn có mặt ở một nơi nào đó lúc nửa đêm, không phải trên đường. Tôi nghe có tiếng pháo nổ rải rác, đôi khi ngắt quãng bởi tiếng súng của những kẻ ngu độn quên mất rằng súng đạn có nhiều công dụng hơn là chỉ tạo ra những tiếng động ầm ĩ. Clare nói, “Em tê cứng cả rồi”, và nhìn vào đồng hồ đeo tay của cô ấy. “Hai phút nữa.” Tiếng reo vui mừng nổ ra đâu đó trong vùng ngụ ý rằng, đồng hồ của ai đó đang chạy nhanh.

Tôi nghĩ về Chicago của thế kỉ tiếp. Nhiều người hơn, rất rất nhiều. Giao thông lố bịch, nhưng ít ổ gà. Sẽ có một tòa nhà gớm ghiếc trông giống như một lon Co-ca nổ tung giữa công viên Grant; phía tây sẽ dần thoát khỏi cảnh nghèo túng và phía nam sẽ tiếp tục suy tàn. Cuối cùng họ cũng sẽ đập bỏ Wrigley Field và xây một sân vận động khổng lồ xấu xí, nhưng lúc này nó vẫn đứng rực rỡ trong ánh đèn phía đông bắc.

Gomez bắt đầu đếm ngược: “Mười, chín, tám...” và tất cả chúng tôi hùa vào bắt nhịp: “Bảy, sáu, năm, bốn, BA! HAI! MỘT! CHÚC MỪNG NĂM MỚI!” Nắp Champagne được bật, pháo hoa được đốt và lướt qua bầu trời, Clare và tôi ngụp trong vòng tay nhau. Thời gian ngừng lại, và tôi hi vọng những điều tốt đẹp hơn sẽ tới.

B a

Chủ Nhật, 13/3/1999 (Henry 35 tuổi, Clare 27tuổi)

HENRY: Charisse và Gomez vừa sinh đứa con thứ ba, Rosa Evangeline Gomolinski. Chúng tôi chờ cho một tuần trôi qua rồi bất ngờ đến thăm họ với hàng đống quà và thức ăn.

Gomez mở cửa. Maximilian, ba tuổi, đang bám vào chân và giấu mặt sau đầu gối của Gomez khi chúng tôi nói, “Xin chào, Max!” Joseph, hướng ngoại hơn ở độ tuổi lên một, chạy bổ lại gần Clare và bi bô, “Ba ba ba” rồi ợ to khi cô ấy bế nó lên. Gomez đảo mắt, còn Clare cười, Joe cười, đến cả tôi cũng phải cười trước sự hỗn loạn tuyệt đối này. Nhà của họ trông như một dòng sông băng với cửa hàng Toys “R” Us bên trong vừa di chuyển, để lại hàng đống những đồ chơi Lego và những con gấu nhồi bông bị bỏ rơi.

“Đừng nhìn”, Gomez nói. “Chẳng có thứ gì ở đây là thực cả. Bọn tớ chỉ đang thử nghiệm một trong những trò chơi mô phỏng thực tế của Charisse. Bọn tớ gọi nó là Làm cha mẹ.”

“Gomez?” tiếng Charisse vọng ra từ phòng ngủ. “Có phải Clare và Henry đấy không?”

Chúng tôi kéo nhau đi qua hành lang vào phòng ngủ. Tôi liếc nhìn vào nhà bếp trong lúc đi qua. Một phụ nữ trung niên đang rửa bát.

Charisse đang nằm trên giường với em bé trong tay. Con bé đang ngủ. Nó nhỏ xíu và có mái tóc đen, trông như thổ dân Mehico. Max và Joe có tóc màu sáng. Charisse trông thật khủng khiếp (đối với tôi. Về sau Clare quả quyết rằng cô ấy trông “tuyệt vời”). Cô ấy đã tăng cân rất nhiều, có vẻ kiệt quệ và ốm yếu. Cô ấy phải mổ đẻ. Tôi ngồi xuống một chiếc ghế. Clare và Gomez ngồi trên giường, Max trèo lên với mẹ rồi rúc vào dưới cánh tay còn rảnh rang của Charisse. Thằng bé nhìn tôi chằm chằm và đút một ngón tay vào miệng, Joe ngồi trên đùi Gomez.

“Con bé thật đáng yêu”, Clare nói. Charisse mỉm cười. “Và cậu trông rất rạng rỡ.”

“Tớ mệt muốn chết”, Charisse nói. “Nhưng vậy là xong. Bọn tớ đã có cô con gái của mình.” Cô ấy vuốt má đứa bé, Rosa ngáp và đưa bàn tay nhỏ xíu lên. Cặp mắt con bé chỉ là một đường đen kịt.

“Rosa Evangeline”, Clare thủ thỉ với con bé. “Thật là một cái tên đẹp.”

“Gomez muốn đặt tên nó là Wednesday[1], nhưng tớ cương quyết không cho”, Charisse nói.

[1]Wednesday: thứ Tư.

“Dù sao thì con bé cũng sinh vào thứ Năm”, Gomez giải thích.

“Cậu muốn bế nó không?” Clare gật đầu, Charisse cẩn thận đặt cô con gái của mình vào tay Clare.

Nhìn Clare bế đứa trẻ trong tay, hiện thực của những lần xảy thai lại vây lấy tôi, và trong giây lát tôi cảm thấy buồn nôn. Tôi hi vọng mình không sắp sửa biến mất. Cảm giác nôn nao biến mất và tôi bị bỏ lại với thực tế của những gì chúng tôi đang làm: chúng tôi đang đánh mất những đứa con của mình. Chúng đang ở đâu, những đứa trẻ bị đánh mất này? Lang thang, quanh quất trong bối rối ở một nơi nào đó?

“Henry, anh có muốn bế Rosa không?” Clare hỏi tôi.

Tôi hoảng hốt. “Không”, tôi nói quá mạnh. “Anh cảm thấy thông khỏe”, tôi giải thích. Tôi đứng dậy và đi ra khỏi phòng ngủ, qua nhà bếp và ra cửa sau. Tôi đứng trong sân. Trời đang mưa lất phất. Tôi chỉ đứng và thở.

Cánh cửa sau bật mở. Gomez bước ra và đứng cạnh tôi.

“Cậu ổn chứ?” cậu ấy hỏi.

“Tớ nghĩ vậy. Chỉ cảm thấy hơi tù túng ở trong kia thôi.”

“Tớ hiểu cảm giác đó.”

Chúng tôi đứng im lặng trong vài phút. Tôi đang gắng nhớ lại những khoảnh khắc khi bố bế tôi lúc còn nhỏ. Tất cả những gì tôi có thể nhớ là chơi cùng ông, chạy nhảy, cười đùa và cưỡi trên vai ông. Tôi nhận ra Gomez đang nhìn tôi, và những giọt nước mắt đang thi nhau chảy trên má tôi. Tôi quẹt tay áo ngang mặt. Phải có ai lên tiếng nói điều gì đó.

“Đừng bận tâm đến tớ”, tôi nói.

Gomez làm một cử chỉ kì cục rồi nói, “Tớ sẽ quay lại ngay”, và biến mất vào trong nhà. Tôi đã nghĩ cậu ấy sẽ đi hẳn, nhưng rồi cậu ấy trở ra với một điếu thuốc đang cháy trên tay. Tôi ngồi xuống chiếc bàn picnic xập xệ đang ẩm ướt vì mưa và phủ đầy lá thông. Trời ngoài này khá lạnh.

“Các cậu vẫn đang cố sinh con?”

Tôi giật mình vì điều này, rồi nhận ra chắc hẳn Clarẹ đã kể cho Charisse nghe mọi chuyện, và Charisse chắc hẳn chẳng giấu Gomez điều gì.

“Phải.”

“Clare vẫn buồn vì vụ xảy thai đó sao ?”

“Các vụ xảy thai. Số nhiều. Bọn tớ xảy thai ba lần tất cả rồi.”

“Ông DeTamble, để mất một đứa con có thể bị coi là bất cẩn, nhưng để mất ba đứa thì thật cẩu thả quá mức đấy.”

“Không phải lúc tấu hài đâu, Gomez.”

“Xin lỗi.” Lần đầu tiên Gomez tỏ ra lúng túng. Tôi không muốn nói về chuyện này. Tôi chẳng có gì để nói; tôi hầu như không thể nói với Clare, với Kendrick và với các bác sĩ khác mà chúng tôi đã đặt gánh nặng lên vai họ. “Xin lỗi”, Gomez lặp lại.

Tôi đứng dậy. “Chúng ta nên vào thì hơn.”

“Họ không muốn chúng ta có mặt, họ muốn nói chuyện đàn bà với nhau.”

“Vậy thì chúng ta sẽ nói về đội Cubs nhé?” Tôi lại ngồi xuống. “Im đi.” Chẳng ai trong chúng tôi theo dõi bóng chày. Gomez đang đi tới đi lui. Tôi ước gì cậu ấy dừng lại, hoặc tốt hơn là đi vào trong. “Vấn đề là gì ?" cậu ấy hỏi, thản nhiên.

“Về cái gì? Đội Cubs hả? Theo tớ thì vì không có tay ném bóng tốt.”

“Không, nhóc thủ thư, không phải đội Cubs. Nguyên nhân khiến cậu và Clare không thể sinh con là gì?”

“Đó không phải là chuyện của cậu, Gomez.”

Cậu ấy vẫn không chịu dừng lại. “Cậu có biết nguyên nhân nằm ở đâu không?”

“Biến đi, Gomez.”

“Chậc, chậc. Coi chừng miệng lưỡi chứ. Chẳng là tớ biết một bà bác sĩ tài ba...”

“Gomez...”

“Bà ấy chuyên về rối loạn nhiễm sắc thể bào thai.”

“Tại sao cậu biết...”

“Nhân chứng chuyên gia.”

“Ồ.”

“Tên bà ấy là Amit Montague”, Gomez tiếp tục, “Bà ấy là một thiên tài. Bà ấy đã xuất hiện nhiều lần trên ti vi và đạt được đủ kiểu giải thưởng. Bồi thẩm đoàn yêu bà ấy.”

“Nếu bồi thẩm đoàn yêu bà ấy thì...” tôi bắt đầu bật lại, châm biếm.

“Cứ đi gặp bà ấy đi. Chúa ạ, tớ chỉ đang cố tìm cách giúp đỡ cậu.”

Tôi thở dài. “Được rồi. Cảm ơn.”

“Đó là ‘Cảm ơn, bọn tớ sẽ chạy đến gặp bà ấy ngay như lời cậu bảo, chiến hữu đáng mến’, hay ‘Cảm ơn, giờ thì đi chết đi’?”

Tôi đứng dậy, phủi lá thông dính trên mông. “Vào nhà thôi”, tôi nói, và chúng tôi đi vào.

B ốn

Thứ Tư, 21/7/1999 - 8/9/1998 (Henry 36 tuổi, Clare 28 tuổi)

HENRY: Chúng tôi đang nằm trên giường. Clare nằm cuộn tròn bên phía của cô ấy, quay lưng lại với tôi, và tôi nằm cuộn tròn quanh Clare, áp mặt vào lưng cô ấy. Đang khoảng hai giờ sáng, và chúng tôi vừa tắt điện đi ngủ sau một cuộc trao đổi dài vô nghĩa về sự bất hạnh trong việc sinh nở của chúng tôi. Tôi nằm áp chặt vào Clare, một bên tay tôi khum khum bên dưới ngực phải của cô ấy, tôi đang cố xác định xem liệu chúng tôi có đang đi cùng đường hay tôi đã bị bỏ lại phía sau.

“Clare”, tôi nói khẽ vào cổ cô ấy.

“Dạ?”

“Chúng ta nhận con nuôi nhé?” Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này hàng tuần, hàng tháng nay. Nó có vẻ như là một đường vòng hợp lí: chúng tôi sẽ có một đứa con. Nó sẽ khỏe mạnh. Clare sẽ khỏe mạnh. Chúng tôi sẽ hạnh phúc. Đó là một giải pháp hiển nhiên đúng đắn.

Clare nói, “Nhưng như vậy là ngụy tạo, là giả vờ”. Cô ấy ngồi dậy, đối mặt với tôi, và tôi cũng làm y hệt.

“Nó sẽ là một đứa trẻ thực sự, và sẽ là của chúng ta. Như vậy thì có gì là ngụy tạo ?”

“Em mệt mỏi vì suốt ngày phải giả tạo rồi. Chúng ta không ngừng giả dối. Em muốn thực sự làm việc này.”

“Chúng ta không suốt ngày giả tạo. Em đang nói gì vậy?”

“Chúng ta vờ như mình là những người bình thường, có một cuộc sống bình thường! Em vờ như mình hoàn toàn ổn mỗi khi anh biến mất đến nơi chỉ có Chúa mới biết. Em vờ như mọi chuyện vẫn không có vấn đề gì khi anh suýt nữa bị giết và Kendrick không biết phải làm cái quái gì với nó! Em vờ như em không đau buồn khi các con của chúng ta chết...” Clare thổn thức và gập người lại, mặt cô ấy chìm trong tóc, một chiếc rèm cửa bằng lụa che chắn cho khuôn mặt.

Tôi mệt mỏi với những tiếng khóc. Tôi mệt mỏi vì phải nhìn Clare khóc. Tôi vô dụng trước những giọt nước mắt của cô ấy, tôi không thể làm bất cứ điều gì để thay đổi được nó.

Clare... tôi với tay chạm vào cô ấy, để an ủi cô ấy, để an ủi chính tôi, nhưng cô ấy đẩy tôi ra. Tôi đứng dậy khỏi giường và nhặt quần áo của mình. Tôi vào trong phòng tắm và mặc đồ. Tôi lấy chìa khóa của Clare từ trong túi xách của cô ấy và đi giày vào. Clare xuất hiện trong hành lang, hỏi:

“Anh đi đâu đấy?”

“Anh không biết.”

“Henry...”

Tôi bước ra ngoài, đập mạnh cửa. Thật thoải mái khi được ở bên ngoài. Tôi không thể nhớ xe đỗ ở đâu. Rồi tôi nhìn thấy nó bên kia đường. Tôi chạy lại và bước vào.

Ý nghĩ đầu tiên của tôi là sẽ ngủ trong xe, nhưng khi đã ngồi vào trong tôi quyết định sẽ lái đi đâu đó. Bãi biển, tôi sẽ lái xe ra biển. Tôi biết đây là một ý tưởng tồi tệ. Tôi đang mệt, đang buồn bực. Sẽ là điên khùng nếu lái xe lúc này. Nhưng tôi rất muốn được lái xe đi. Những con phố vắng tanh, không một bóng người. Tôi nổ máy. Nó gầm lên oai vệ. Mất hơn một phút để tôi lái xe ra khỏi bãi đỗ. Tôi nhìn thấy khuôn mặt Clare bên ô cửa sổ chính. Để cho cô ấy lo lắng. Lần đầu tiên tôi chẳng bận tâm.

Tôi đi qua Ainslie tới Lincoln, rẽ sang Western và tiếp tục đi về phía bắc. Đã khá lâu kể từ lần cuối tôi ra ngoài một mình lúc nửa đêm trong hiện tại; tôi không thể nhớ nổi lần cuối cùng tôi lái xe khi tôi không thực sự buộc phải lái là khi nào. Khá dễ chịu. Tôi tăng tốc qua nghĩa trang Roschill và đi qua một dãy dài các cửa hàng đại lí ô tô. Tôi bật radio, họ đang chơi Coltrane, nên tôi tăng volume và hạ cửa kính ô tô xuống. Tiếng ồn, những cơn gió, sự lặp lại dịu dàng của những cột đèn đỏ và đèn đường khiến tôi bình tĩnh trở lại, khiến tôi đê mê, và sau một hồi, tôi gần như quên mất lí do tôi ở đây. Ở ranh giới Evanston, tôi rẽ qua Ridge, và đi vào Dempster để tới hồ. Tôi đỗ xe gần bờ, để nguyên chìa khóa trong ổ, bước ra ngoài và đi bộ. Trời mát và yên tĩnh. Tôi đi ra cầu tàu và đứng ở cuối bến, nhìn xuống đường bờ biển Chicago đang bập bùng bên dưới bầu trời cam và tía.

Tôi mệt lử. Tôi mệt vì phải nghĩ đến cái chết. Tôi mệt vì phải làm tình với ý nghĩ một sự kết thúc. Tôi sợ nơi mà tất cả có thể sẽ chấm dứt. Tôi không biết mình có thể chịu đựng được thêm bao nhiêu áp lực nữa từ Clare.

Những bào thai, những phôi thai, và những tổ hợp tí bào mà chúng tôi không ngừng tạo ra rồi đánh mất này là gì? Chúng có gì quan trọng để phải mạo hiểm tính mạng của Clare vì nó, để nhuốm màu thất vọng lên mỗi ngày trôi qua. Tự Nhiên đang bảo chúng tôi hãy từ bỏ, Tự Nhiên đang bảo rằng: Henry, mày là một thể sinh vật thất bại của tạo hóa, và chúng tao không muốn tạo ra bất kì sinh vật nào khác giống mày nữa. Tôi đã sẵn sàng để chấp nhận điều đó.

Tôi chưa từng thấy chính mình trong tương lai với một đứa trẻ. Cho dù tôi đã dành nhiều thời gian ở bên chính mình khi còn nhỏ, cho dù tôi đã dành nhiều thời gian ở bên Clare khi còn nhỏ, tôi không cảm thấy cuộc sống của mình không trọn vẹn nếu không có một đứa trẻ của riêng tôi. Không một bản thể từ tương lai nào của tôi từng khích lệ tôi hãy tiếp tục kiên trì. Thậm chí, vài tuần trước, tôi đã không thể chịu nổi và hỏi tôi đến từ năm 2004, khi đụng mặt cậu ta ở thư viện Newberry. Chúng ta có bao giờ có con không? Tôi hỏi. Tôi chỉ mỉm cười và nhún vai. Cậu phải sống và trải nghiệm nó thôi, xin lỗi, cậu ta trả lời, chảnh chọe và cảm thông. Ôi Chúa ạ, cứ nói toẹt ra đi, tôi khóc, thét ầm lên trong lúc cậu ta giơ tay lên và biến mất. Đồ khốn, tôi rống lên, Isabelle thò đầu qua cửa an toàn và hỏi tại sao tôi đứng đây la hét, rồi tôi nhận ra rằng họ có thể nghe thấy tôi từ phòng đọc.

Tôi không thấy có cách nào để thoát khỏi những chuyện này. Clare đang bị nó ám ảnh. Amit Montague khích lệ cô ấy, kể cho cô ấy nghe chuyện về những đứa trẻ sinh ra như một kì tích, đưa cho cô ấy đồ uống vitamin và khiến tôi nhớ đến Đứa trẻ của Rosemary. Có lẽ tôi nên đình công. Phải rồi, đó là giải pháp: đình công tình dục. Tôi cười với chính mình. Tiếng cười bị nuốt chửng bởi những con sóng đang hiền từ vỗ vào cầu tàu. Khó mà khả thi. Tôi sẽ ngã quỵ chỉ trong vài ngày.

Đầu tôi đau nhức. Tôi gắng ngó lơ; tôi biết nó xuất hiện vì tôi đang mệt. Tôi tự hỏi liệu tôi có thể ngủ trên bãi biển mà không bị ai quấy rầy không. Trời đêm tuyệt đẹp. Tôi đang ngây ngất trong ánh sáng mãnh liệt trải vàng dọc cầu tàu và trên khắp mặt tôi thì đột nhiên đã thấy mình trong bếp của Kimy, nằm ngửa người bên dưới chiếc bàn ăn, vây quanh bởi những cái chân ghế. Kimy đang ngồi trên một trong những chiếc ghế và đang nhìn tôi dưới gầm bàn. Hông trái của tôi đang tựa vào giày của bà.

“Chào bạn già”, tôi nói yếu ớt. Tôi cảm thấy như sắp sửa lăn ra ngất xỉu.

“Sẽ có ngày cháu khiến ta trụy tim mà chết, anh bạn ạ”, Kimy nói. Bà thúc tôi bằng mũi giày. “Chui ra khỏi đó và mặc quần áo vào.”

Tôi lăn ra khỏi bàn, cuộn tròn người trên thảm lót sàn và nghỉ một Iát, trấn tĩnh lại và cố không nôn ra sàn.

“Henry, cháu ổn chứ?” Kimy nhoài người về phía tôi. “Cháu muốn ăn gì không? Súp nhé? Ta có súp thịt đấy. Hay cà phê?” Tôi lắc đầu. “Cháu muốn nằm lên ghế sofa không? Cháu ốm hả?”

“Không, Kimy, cháu ổn, cháu sẽ ổn thôi.” Tôi gắng gượng đứng dậy. Tôi lảo đảo bước vào phòng ngủ và mở tủ quần áo gần như trống không của Kimy, ngoại trừ vài chiếc quần jeans đủ kích cỡ được treo cẩn thận, xếp theo thứ tự từ của một cậu bé đến người lớn, vài chiếc áo sơ mi trắng, tủ quần áo dự phòng nho nhỏ của tôi, sẵn sàng vì chờ đợi. Tôi mặc quần áo vào rồi quay trở lại nhà bếp, cúi người xuống Kimy và hôn nhẹ lên mi bà. “Hôm nay là ngày bao nhiêu ạ?”

“8 tháng Chín, năm 1998. Cháu từ đâu đến?”

“Tháng Bảy tới.” Chúng tôi ngồi xuống bàn. Kimy đang chơi ô chữ New York Times.

“Chuyện gì xảy ra ở tháng Bảy tới?”

“”Đó là một mùa hè mát mẻ, khu vườn của bà rất đẹp. Tất cả cổ phiếu công nghệ đều đang lên. Bà nên mua cổ phiếu của Apple vào tháng Một tới”

Kimy ghi chú trên một góc của chiếc túi giấy màu nâu. “Được rồi. Còn cháu? Cháu ổn chứ? Clare thế nào? Bọn cháu có con chưa?”

“Cháu đói quá. Cho cháu ít súp mà hồi nãy bà nhắc đến nhé?”

Kimy nặng nề di chuyển ra khỏi ghế và mở tủ lạnh. Bà lôi ra một cái chảo và bắt đầu hâm lại súp. “Cháu chưa trả lời câu hỏi của ta.”

“Chẳng có gì mới, Kimy ạ. Vẫn không có con. Clare và cháu dùng mọi thời gian tỉnh táo để cãi nhau về nó. Làm ơn đừng bắt đầu lên lớp cháu nhé?”

Kimy quay lưng lại phía tôi. Bà mạnh tay khuấy súp. Lưng bà tỏa ra sự phiền muộn. “Ta không ‘lên lớp’ cháu. Ta chỉ hỏi vậy thôi, được chứ?”

Chúng tôi yên lặng trong vài phút. Tiếng ồn của chiếc thìa cọ vào đáy chảo khiến tôi khó chịu. Tôi nghĩ đến Clare nhìn ra ngoài cửa sổ lúc tôi lái xe đi mất.

“Kimy.”

“Sao, Henry?”

“Tại sao bà và ông Kim không sinh con?”

Im lặng hồi lâu. Rồi: “Chúng ta đã có con.”

“Thật sao?”

Bà đổ món súp nghi ngút khói vào một trong những chiếc tô Mickey Mouse mà tôi đã rất thích khi còn nhỏ. Bà ngồi xuống và đưa tay vuốt tóc, vén những sợi tóc bạc đang xõa ra vào trong búi tóc nhỏ phía sau. Kimy nhìn tôi, nói, “Ăn súp đi. Ta sẽ quay lại ngay.” Bà đứng dậy và đi ra khỏi bếp. Tôi nghe tiếng bà lê bước trên hành lang. Tôi ăn súp của mình. Nó đã gần hết khi bà quay trở lại.

“Đây là Min. Con gái của ta” Tấm ảnh trắng đen đã mờ của một cô bé khoảng chừng năm, sáu tuổi đang đứng trước nhà của bà Kim, trước căn nhà này, nơi tôi đã lớn lên. Cô bé mặc đồng phục trường Công Giáo, mỉm cười, tay cầm một chiếc ô. “Đó là ngày đầu tiên nó đến trường. Nó đã rất hạnh phúc, rất sợ.”

Tôi chăm chú nhìn tấm ảnh. Tôi ngại không dám hỏi gì. Tôi ngẩng đầu lên. Kimy đang nhìn chăm chăm ra cửa sổ, ra dòng sông. “Chuyện gì đã xảy ra?”

“Con bé đã qua đời. Trước cả khi cháu được sinh ra. Nó bị bạch cầu”

Đột nhiên tôi nhớ ra. “Có phải cô bé hay ngồi ở xích đu trong sân sau? Trong bộ váy đỏ?”

Kimy sững sờ nhìn tôi chằm chằm. “Cháu đã thấy nó ?”

“Cháu nghĩ vậy. Đã khá lâu rồi. Khi cháu khoảng bảy tuổi. Cháu đứng trên bậc cầu thang dẫn ra sông, trần trùng trục, và cô bé bảo cháu rằng tốt hơn cháu đừng có lại gần vườn nhà cô ấy, và cháu cãi lại rằng đó là vườn nhà cháu, nhưng cô ấy không tin. Cháu đã không hiểu.” Tôi cười. “Cô bé nói với cháu rằng mẹ cô bé sẽ tét vào mông cháu nếu cháu không đi chỗ khác.”

Kimy cười run run. “Con bé nói đúng.”

“Khi đó cô bé chỉ mới vài tuổi.”

Kimy mỉm cười. “Con bé rất hiếu động. Bố nó hay gọi nó là Mồm Rộng. Ông ấy yêu nó rất nhiều.” Kimy quay đầu đi chỗ khác, lén lấy tay chạm vào mắt. Trong kí ức của tôi ông Kim là một người trầm lặng, người dành hầu hết thời gian ngồi trên chiếc ghế bành và xem thể thao trên ti vi.

“Min sinh năm bao nhiêu ạ?”

“1949. Con bé mất năm 1956. Thật khôi hài, đáng lẽ nó đang là một bà trung niên với con cái của riêng nó vào lúc này. Đáng lẽ nó đang 49 tuổi. Con của nó sẽ đang học đại học, có thể lớn hơn một chút.” Kimy nhìn tôi, và tôi nhìn lại bà.

“Bọn cháu đang cố, Kimy ạ. Bọn cháu đang thử tất cả những gì có thể nghĩ đến.”

“Ta đã không nói gì cả.”

Kimy hấp háy mắt với tôi như thể bà là Louise Brooks hay ai đó khác. “Này anh bạn, ta đang mắc kẹt ở ô chữ này. Ô thứ 9 dọc, bắt đầu bằng chữ K...”

CLARE: Tôi nhìn cảnh sát trong những bộ đồ lặn sục sạo khắp hồ Michigan. Một buổi sáng nhiều mây nhưng chưa gì đã rất nóng. Tôi đang đứng trên cầu tàu đường Dempster. Có năm chiếc xe cứu hỏa, ba xe cứu thương và bảy xe cảnh sát đang nhấp nháy đèn. Có 17 nhân viên cứu hỏa và sáu nhân viên cứu thương, 14 nam cảnh sát và một nữ cảnh sát - một phụ nữ mập lùn, người có cái đầu như bị bóp nén lại bởi chiếc mũ của cô ấy, người không ngừng nói những câu tẻ nhạt nhằm an ủi tôi cho đến khi tôi khao khát được đẩy cô ta ngã khỏi cầu tàu. Tôi đang ôm quần áo của Henry. Đang là năm giờ sáng. Có 21 nhà báo, một vài trong số họ là phóng viên truyền hình với xe tải và micro, cùng những người quay phim của họ, một vài người khác là phóng viên báo giấy với các nhiếp ảnh gia. Có một cặp đôi già đang đứng quanh rìa hiện trường, thận trọng nhưng tò mò. Tôi gắng không nghĩ đến những miêu tả của viên cảnh sát về cảnh Henry nhảy khỏi cầu tàu, lọt vào ánh đèn pha của xe cảnh sát. Tôi gắng không nghĩ.

Hai nhân viên cảnh sát mới đến bước dọc cầu tàu. Họ trao đổi với một vài cảnh sát đã có mặt ở đây từ trước, rồi một trong số họ, viên cảnh sát già hơn, tách ra và đi về phía tôi. Ông ấy có bộ ria mép cong quăn tít, đuôi bé tí teo, kiểu cổ điển. Ông ấy giới thiệu mình là đội trưởng Michels và hỏi tôi liệu có lí do gì khiến chồng tôi muốn tự kết liễu đời mình hay không.

“Tôi không nghĩ vậy. Anh ấy bơi rất giỏi, có lẽ anh ấy chỉ đang bơi đến Wilmette hay đâu đó thôi”...

Tôi vẫy tay về phía bắc... “và anh ấy sẽ sớm trở lại...”

Viên đội trưởng vẫn có vẻ hồ nghi. “Anh ấy có sở thích đi bơi lúc nửa đêm?”

“Anh ấy bị mất ngủ.”

“Anh chị có cãi nhau trước đó? Anh ấy có tức giận?”

“Không”, tôi nói dối. “Dĩ nhiên không.” Tôi nhìn ra biển. Tôi biết mình không có vẻ thuyết phục. “Lúc đó tôi đang ngủ, chắc hẳn anh ấy đã quyết định đi bơi và không muốn đánh thức tôi.”

“Anh ấy có để lại ghi chú?”

“Không.” Trong lúc đang lục lọi trong đầu để tìm sự giải thích hợp lí hơn, tôi nghe có tiếng rơi tõm gần bờ. Tạ ơn Chúa! Vừa đúng lúc. “Anh ấy kia rồi!” Henry bắt đầu đứng lên khỏi mặt nước, nghe tiếng tôi gọi và lặn xuống trở lại, bơi vào gần cầu tàu.

“Clare. Chuyện gì đang diễn ra vậy?”

Tôi quỳ xuống cầu tàu. Henry có vẻ mệt mỏi và lạnh. Tôi nói khẽ, “Họ tưởng anh bị chìm. Một trong số họ đã nhìn thấy anh nhảy xuống khỏi cầu tàu. Họ đã tìm xác anh suốt hai giờ đồng hồ.”

Henry có vẻ lo lắng, nhưng cũng có vẻ thích thú. Bất cứ điều gì có thể chọc tức cánh cảnh sát đều khiến anh ấy thích. Tất cả các nhân viên cảnh sát đã quây lại quanh tôi và nhìn Henry trong yên lặng.

“Anh là Henry DeTamble?” viên đội trưởng hỏi.

“Phải. Ông có phiền nếu tôi lên bờ không?” Tất cả chúng tôi đi theo Henry lên bờ, Henry bơi, còn chúng tôi đi bên cạnh anh ấy trên cầu tàu. Anh ấy bước lên khỏi mặt nước và đứng ướt như một con chuột lột. Tôi đưa áo sơ mi cho Henry, anh ấy dùng nó để lau người. Anh ấy mặc đống quần áo còn lại vào rồi đứng điềm tĩnh, đợi cho đám cảnh sát quyết định xem họ sẽ làm gì với anh ấy. Tôi muốn ôm chầm lấy anh ấy mà hôn rồi giết chết anh ấy. Hoặc ngược lại. Henry quàng tay qua người tôi. Anh ấy lạnh và ướt nhèm nhẹp. Tôi tựa vào anh ấy, để lấy cái lạnh, và anh ấy tựa vào tôi, để lấy hơi ấm. Cảnh sát tra hỏi anh ấy. Anh ấy trả lời họ rất lịch sự. Đây là những viên cảnh sát Evanston, cùng một số cảnh sát ở Morton Grove và Skokie ghé qua chỉ để cho đông đúc. Nếu họ là cảnh sát Chicago, họ sẽ biết Henry và sẽ bắt giam anh ấy.

“Tại sao anh không trả lời khi cảnh sát tuần tra yêu cầu anh ra khỏi mặt nước?”

“Lúc đó tôi đang đeo bịt tai, thưa đội trưởng.”

“Bịt tai?”

“Để tránh không cho nước vào tai.” Henry giả vờ tìm kiếm trong túi. Tôi không biết chúng biến đâu mất rồi. Tôi luôn đeo bịt tai khi bơi.”

“Tại sao anh đi bơi vào lúc ba giờ sáng?”

“Tôi không ngủ được.”

Và nhiều nữa. Henry nói dối trơn tru và đưa ra các dẫn chứng để chứng minh câu chuyện của mình. Cuối cùng, phía cảnh sát bất đắc dĩ phải phạt anh ấy vì tội đi bơi khi bãi biển đã đóng cửa. Mức phạt là 500 đô la. Khi cảnh sát để chúng tôi đi, các nhà báo, nhiếp ảnh và máy quay đổ dồn vào chúng tôi trong lúc chúng tôi bước về xe của mình. Không có gì để nói. Chỉ ra ngoài đi bơi thôi. Làm ơn, chúng tôi không muốn bị chụp hình. Click. Cuối cùng chúng tôi cũng đến được xe, nó đang nằm trơ trọi một mình với chùm chìa khóa vẫn còn nguyên trong ổ, trên đường Sheridan. Tôi khởi động máy và kéo cửa kính xuống. Cảnh sát và đám nhà báo cùng cặp bô lão đang đứng trên bãi cỏ nhìn chúng tôi. Chúng tôi không nhìn nhau.

“Clare.”

“Henry.”

“Anh xin lỗi.”

“Em cũng vậy.” Anh ấy nhìn tôi, chạm vào tay tôi đang đặt trên cần lái. Chúng tôi về nhà trong im lặng.

Thứ Sáu, 14/1/2000 (Clare 28 tuổi, Henry 36 tuổi)

CLARE: Kendrick dẫn chúng tôi qua một mê cung thảm, tường vữa và hành lang cách âm, rồi đi vào một phòng họp. Phòng không có cửa sổ, chỉ có tấm thảm xanh và một chiếc bàn đen dài, vây quanh bởi những chiếc ghế xoay bọc đệm. Có một tấm bảng trắng và vài cây bút dạ, một chiếc đồng hồ phía trên cửa, bình đựng cà phê và cốc, kem và đường bỏ sẵn bên trong. Kendrick và tôi ngồi xuống bàn, còn Henry đi tới đi lui khắp phòng. Kendrick gỡ kính ra và mát-xa hai bên sống mũi bằng các đầu ngón tay. Cánh cửa mở ra và một người đàn ông gốc Tây Ban Nha trong bộ đồ phẫu thuật đẩy xe vào phòng. Trên xe là một cái lồng được che bằng vải. “Ngài muốn đặt nó ở đâu?” người đàn ông trẻ hỏi, và Kendrick nói, “Cứ để cả xe đó, nếu cậu không cảm thấy phiền”, người đàn ông nhún vai rồi bỏ đi. Kendrick đi tới cửa và xoay tay nắm rồi vặn đèn tối bớt lại. Tôi chỉ lờ mờ thấy Henry đang đứng cạnh cái lồng. Kendrick đi về phía anh ấy và lặng lẽ tháo lớp vải.

Mùi gỗ tuyết tùng tỏa ra cừ chiếc lồng. Tôi đứng dậy và nhìn nó chằm chằm. Chẳng có gì ngoài một cái lõi của cuộn giấy vệ sinh, vài bát thức ăn, một chai nước và một cái bánh xe tập thể dục, mùn cưa từ gỗ cây tuyết tùng. Kendrick mở nắp lồng và thò tay vào, nhấc lên một thứ gì đó nhỏ và trắng. Henry và tôi tiến lại gần, nhìn vào con chuột tí hon đang ngồi nháy mắt trong lòng bàn tay của Kendrick. Kendrick lôi từ trong túi ra một cái đèn pin nhỏ bật nó lên và không ngừng chớp về phía con chuột. Con chuột căng ra, rồi biến mất.

“Ồ”, tôi nói. Kendrick đặt tấm vải trở lại lồng và bật điện lên. “Nó sẽ được công bố trên số tuần tới của tờ Nature”, ông ấy nói, mỉm cười. “Nó sẽ là bài báo chính.”

“Xin chúc mừng”, Henry nói. Anh ấy liếc nhìn đồng hồ. “Chúng thường biến mất trong bao lâu? Và chúng đi đâu?”

Kendrick chỉ tay về phía bình cà phê và cả hai chúng tôi gật đầu. “Chúng thường biến mất trong khoảng mười phút”, ông ấy nói, rót ra ba cốc cà phê trong lúc trò chuyện, rồi đưa cho chúng tôi mỗi người một cốc. “Chúng đi đến phòng thí nghiệm động vật ở dưới tầng hầm, nơi chúng sinh ra. Chúng có vẻ không thể du hành nhiều hơn vài phút theo mỗi chiều của dòng thời gian.”

Henry gật đầu. “Chúng sẽ du hành xa hơn khi chúng lớn hơn.”

“Đúng vậy, cho đến giờ đó là biểu hiện chung.”

“Ông đã làm thế nào vậy?” tôi hỏi Kendrick. Tôi vẫn không thể tin ông ấy đã thực sự làm được nó.

Kendrick thổi cà phê của mình và nhấp một ngụm, rồi nhăn mặt. Cà phê khá đắng, tôi bỏ thêm đường vào cốc của mình. “Việc Celera hoàn thành sự sắp xếp của toàn bộ hệ thống gen ở chuột đã giúp ích rất nhiều”, ông ấy nói. “Nó chỉ cho chúng tôi nơi cần tìm bốn bộ gen mà chúng tôi lấy làm mục tiêu. Nhưng dù sao chúng tôi cũng có thể hoàn thành thí nghiệm cho dù không có nó.”

“Chúng tôi đã tiến hành sao chép các gen của cậu và sử dụng các en-zim để cắt các phần DNA bị tổn thương. Rồi chúng tôi lấy những mẫu này nhét vào các bào thai chuột ở kì phân bào cuối. Đó là phần khá dễ dàng.”

Henry nhướn lông mày. “Phải rồi, dĩ nhiên. Clare và tôi làm như vậy suốt, ở trong bếp của chúng tôi. Vậy phần khó khăn là gì ?” Anh ấy ngồi lên mặt bàn và đặt cốc cà phê bên cạnh. Tôi có thể nghe thấy tiếng cót két phát ra từ xe tập thể dục trong lồng.

Kendrick liếc nhìn tôi. “Phần khó khăn là khiến những chuột mẹ sinh sản thành công. Chúng không ngừng chết, vì xuất huyết.”

Henry có vẻ cảnh giác cao độ. “Những con chuột mẹ chết?”

Kendrick gật đầu. “Chuột mẹ chết, và chuột con chết. Chúng tôi không thể khám phá ra vì sao, nên chúng tôi bắt đầu theo dõi chúng sát sao từng giây phút, và rồi chúng tôi nhận ra. Các thai nhi đã đi xuyên thời gian, ra khỏi bụng mẹ, rồi lại quay về, khiến những con chuột mẹ chảy máu trong mà chết. Hoặc chúng chỉ đơn giản ngừng phát triển bào thai ở ngày thứ mười. Thật dễ bực bội.”

Henry và tôi trao đổi cái nhìn rồi quay mặt đi chỗ khác. “Chúng tôi có thể hiểu cảm giác đó”, tôi nói với Kendrick.

“Phải”, ông ấy nói. “Nhưng chúng tôi đã giải quyết được vấn đề.”

“Bằng cách nào ?” Henry hỏi.

“Chúng tôi nghĩ đó có thể là phản ứng miễn dịch. Có điều gì đó ở bào thai chuột rất khác lạ đối với hệ thống miễn dịch của chuột mẹ nên chúng tìm cách chống lại bào thai như thể nó là một loại vi-rút. Nên chúng tôi đã kìm hãm hệ thống miễn dịch của chuột mẹ lại, và nó có hiệu quả như một phép màu.”

Tim tôi đập tận lên tai. Như một phép màu.

Kendrick đột nhiên khom người lại và nhặt thứ gì đó trên sàn lên. “Tóm được mày rồi”, ông ấy nói, xòe con chuột trong lòng bàn tay ra.

“Hay lắm!” Henry nói. “Giờ thì sao?”

“Liệu pháp gen”, Kendrick trả lời. “Thuốc, hóa chất” Ông ấy nhún vai. “Mặc dù chúng tôi có thể khiến nó xảy ra chúng tôi vẫn không hiểu tại sao nó xảy ra. Hoặc làm thế nào nó xảy ra. Nên chúng tôi sẽ cố tìm hiểu điều đó.” Ông ấy đưa con chuột cho Henry.

Anh ấy chụm tay lại và Kendrick thả con chuột vào. Henry tò mò xem xét nó kĩ lưỡng.

“Nó có một vết xăm”, anh ấy nói.

“Đó là cách duy nhất để chúng tôi có thể theo dõi chúng”, Kendrick đáp. “Chúng khiến các kĩ sư ở phòng thí nghiệm động vật phát điên, chúng luôn trốn thoát.”

Henry cười. “Đó là ưu thế tiến hóa của chúng tôi”, anh ấy nói. “Chúng tôi trốn thoát.” Anh ấy vuốt ve con chuột và nó ỉa lên lòng bàn tay anh ấy.

“Không có sức chịu đựng trước áp lực”, Kendrick nói, rồi đặt con chuột vào lồng, nó chạy biến vào lõi của cuộn giấy vệ sinh.

Ngay khi về nhà, tôi gọi cho bác sĩ Montague và bép xép về sự kìm hãm hệ thống miễn dịch và xuất huyết trong. Bà ầy lắng nghe rất cẩn thận và bảo tôi đến gặp bà ấy vào tuần tới, trong thời gian từ giờ đến lúc đó, bà ấy sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề này. Tôi đặt điện thoại xuống và Henry đang nhìn tôi lo lắng sau mục kinh tế của tờ Times. “Đáng để thử mà”, tôi bảo anh ấy.

“Rất nhiều con chuột mẹ đã chết trước khi họ tìm ra giải pháp”, Henry nói.

“Nhưng nó đã có hiệu quả! Kendrick đã thành công!”

Henry chỉ nói, “Phải”, rồi tiếp tục đọc báo. Tôi mở miệng định nói rồi thay đổi ý định và đi ra ngoài, bước vào xưởng vẽ. Tôi quá phấn khích để tranh cãi vào lúc này. Nó đã có hiệu quả. Như một phép màu. Như một phép màu.

Năm

Thứ Năm, 11/5/2000 (Henry 39 tuổi, Clare 28 tuổi)

HENRY: Tôi đang bước trên đường Clark một ngày cuối mùa xuân năm 2000. Chẳng có gì đáng chú ý về cảnh tượng này. Chỉ là một buổi tối ấm áp đáng yêu ở Andersonville, và tất cả các thanh niên thời thượng đang ngồi uống những cốc cà phê lạnh đắt tiền của họ bên những chiếc bàn nhỏ ở Kopi, hoặc đang ngồi ăn Couscous[1] bên những chiếc bàn cỡ trung ở Reza, hoặc chỉ đang đi bách bộ, ngó lơ các cửa hàng ăn vặt Thụy Điển và trầm trồ khen những con chó của nhau. Đáng lẽ tôi đang phải làm việc, ở năm 2002, nhưng mặc kệ. Matt sẽ phải thay tôi làm buổi Show ‘N Tell vào trưa nay. Tôi tự nhủ sẽ dẫn cậu ấy đi ăn tối để đền đáp.

[1] Couscous: Một món ăn vùng Bắc Phi, được làm từ bột mì) và thịt (hoặc nước thịt).

Trong lúc vẩn vơ lượn quanh, tôi bất ngờ nhìn thấy Clare bên kia đường. Cô ấy đang đứng trước cửa George - một cửa hàng quần áo cổ điển - và ngắm những bộ đồ trẻ con bày mẫu. Đến cả tấm lưng của cô ấy cũng thèm thuồng, cả đôi vai của cô ấy cũng thở dài trong khao khát. Tôi đứng đó nhìn cô ấy, cô ấy tựa trán lên cửa sổ của cửa hàng và cứ thế đứng chán ngán. Tôi băng qua đường, tránh một chiếc xe tải nhỏ và một chiếc Volvo, rồi đứng sau lưng Clare. Cô ấy ngẩng đầu lên, giật mình, và nhìn vào bóng tôi trong cửa kính.

“Ồ, là anh”, cô ấy nói rồi quay người lại. “Em tưởng anh đang đi xem phim với Gomez ?” Clare có vẻ hơi cảnh giác, một chút hối lỗi, như thể tôi vừa bắt gặp cô ấy đang làm điều gì đó mờ ám.

“Có lẽ vậy. Thực ra đáng lẽ anh phải ở nơi làm việc. Vào năm 2002.”

Clare mỉm cười. Cô ấy trông mệt mỏi. Tôi nhẩm ngày tháng trong đầu và nhận ra lần xảy thai thứ năm của chúng tôi vừa xảy ra cách đây ba tuần. Tôi ngần ngại, rồi quàng tay qua người cô ấy, tôi ngạc nhiên khi cô ấy nhẹ nhõm tựa đầu lên vai tôi.

“Em khỏe chứ?” Tôi hỏi.

“Em cảm thấy khủng khiếp lắm”, cô ấy nói khẽ. “Mệt mỏi.” Tôi nhớ ra. Cô ấy đã nằm lì trên giường trong nhiều tuần lễ. “Henry, em từ bỏ rồi.” Cô ấy nhìn tôi, cố tìm cách đọc phản ứng của tôi trước câu nói này, chăm chú cân nhắc những gì tôi biết. “Em từ bỏ. Nó sẽ chẳng bao giờ diễn ra cả.”

Có điều gì ngăn tôi khỏi đưa cho cô ấy điều cô ấy cần? Tôi không nghĩ có lí do gì khiến tôi không thể nói cho cô ấy nghe. Tôi đứng đó và lục lọi trong trí nhớ. Tất cả những gì tôi nhớ là sự chắc chắn của cô ấy, mà tôi sắp sửa tạo ra.

“Hãy kiên trì, Clare.”

“Sao cơ?”

“Đừng từ bỏ. Trong hiện tại của anh, chúng ta có một đứa con."

Clare nhắm mắt lại, thì thầm, “Cảm ơn”. Tôi không biết cô ấy đang nói với tôi hay với Chúa. Chẳng quan trọng. “Cảm ơn anh”, cô ấy nói lại nhìn vào tôi, nói với tôi, và tôi cảm thấy như mình là một thiên thần trong phiên bản cuồng loạn nào đó của Lễ Truyền Tin. Tồi nhoài người hôn cô ấy; tôi có thể cảm nhận được niềm vui, sự kiên định và mục tiêu đang tràn ngập trong Clare. Tôi nhớ đàn cá đầu nhỏ xíu đầy tóc đen chui ra từ giữa hai chân Clare và tôi kinh ngạc trước cách khoảnh khắc này tạo ra điều kì diệu đó, và ngược lại. Cảm ơn. Cảm ơn.

“Anh biết trước ?” Clare hỏi tôi

“Không.’’ Cô ấy có vẻ thất vọng. “Không những anh không biết, mà anh còn làm tất cả mọi việc có thể để ngăn em khỏi có mang lần nữa.”

“Tuyệt.” Clare cười. “Vậy bất kể chuyện gì xảy ra, em cứ phải im lặng và cứ thế thuận theo ?”

“Phải.”

Clare nhìn tôi cười rạng rỡ, và tôi cười lại. Cứ thế thuận theo.

Sáu

Thứ Bảy, 3/6/2000 (Clare 29 tuổi, Henry 36 tuổi)

CLARE: Tôi đang ngồi ở bàn ăn và lơ đãng lật tờ Chicago Tribune ngắm Henry dỡ đồ tạp phẩm. Những cái túi giấy màu nâu đứng thẳng hàng trên mặt bàn. Henry lôi ra nào những ketchup, thịt gà, và pho-mát Gouda như một nhà ảo thuật. Tôi không ngừng đợi cho con thỏ và những dải dây bằng lụa xuất hiện. Nhưng thay vào đó, anh ấy lôi ra nấm, đậu đen, mì sợi, xà lách, dứa, váng sữa, cà phê, củ cải, bột yến mạch, bơ, pho-mát Cottage, bánh mì đen, mayonnaise, trứng, dao cạo, lăn khử mùi, táo xanh, bánh mì vòng, tôm, pho-mát kem, ngũ cốc đông MiniWheats, sốt cà chua tỏi, nước cam đông lạnh, cà rốt, bao cao su, khoai lang... bao cao su? Tôi đứng dậy và đi tới bàn, cầm chiếc hộp xanh lên và lắc trước mặt Henry. “Sao, anh đang ngoại tình hả?”

Anh ấy ngước lên nhìn tôi thách thức trong lúc lục lọi tủ lạnh. “Không. Chúa đã hiển linh gặp anh. Anh đang đứng trong gian hàng kem đánh răng khi nó diễn ra. Em muốn nghe không?”

“Không.”

Henry đứng dậy và quay về phía tôi. Biểu hiện của anh ấy như một tiếng thở dài, “Dù sao em cũng cứ nghe nhé: chúng ta không cứ tiếp tục cố gắng sinh con nữa.”

Đồ phản bội. “Chúng ta đã đồng ý...”

“... tiếp tục cố gắng. Anh nghĩ năm lần xảy thai đã đủ rồi. Anh nghĩ chúng ta đã cố gắng đủ rồi.”

“Không. Ý em là... tại sao không thử thêm lần nữa?” Tôi gắng không để sự van nài lộ ra trong giọng nói, không để sự giận dữ đang vùng dậy trong cổ họng tôi thoát ra ngoài.

Henry đi vòng qua bàn, đứng trước mặt tôi, nhưng không đụng vào tôi, biết rằng anh ấy không thể đụng vào tôi. “Clare, lần xảy thai tiếp theo sẽ lấy đi tính mạng của em, và anh sẽ không tiếp tục làm việc có thể khiến em chết. Năm lần xảy thai... Anh biết em muốn tiếp tục, nhưng anh không thể. Anh không thể chịu đựng thêm được nữa, Clare. Anh xin lỗi.”

Tôi chạy ra cửa sau và đứng trong ánh nắng, bên cạnh bụi mâm xôi. Những đứa con của chúng tôi, chết, được bọc trong giấy lụa và nằm trong những chiếc hộp gõ nhỏ xíu, đang trú trong bóng râm, trong buổi chiều muộn, bên cạnh những bụi hồng. Tôi cảm nhận thấy cái nóng của mặt trời trên da thịt, còn chúng rùng mình sâu bên dưới khu vườn mát mẻ của một ngày giữa tháng Sáu này. Hãy giúp mẹ, tôi nói trong đầu với đứa con tương lai của chúng tôi. Bố không biết, và mẹ không thể nói cho bố biết. Hãy đến nhanh lên.

Thứ Sáu, 9/6/2000 - 9/11/1986 (Henry 36 tuổi, Clare l5 tuổi)

HENRY: 8 giờ 45 phút sáng, thứ Sáu, tôi đang ngồi trong phòng chờ của bác sĩ Robert Gonsalez. Clare không biết tôi đến đây. Tôi quyết định sẽ cắt ống dẫn tinh.

Văn phòng của bác sĩ Gonsalez nằm trên đường Sheridan, gần Diverey, trong một trung tâm y tế sang trọng, ngay phía trên nhà kính Lincoln Park. Phòng đợi được trang trí màu nâu và xanh sẫm, rất nhiều khung hình của những người chiến thắng các cuộc đua ngựa thường niên Derby vào những năm 1880. Rất đàn ông. Tôi có cảm giác như đáng lẽ tôi phải chùm một chiếc áo khoác ngoài mặc khi hút thuốc và bập bùng điếu xì gà bự chảng giữa hai hàm. Tồi cần rượu.

Người phụ nữ dễ mến ở phòng Kế hoạch hóa gia đình đã quả quyết với tôi bằng giọng dịu dàng, có chuẩn bị sẵn, của cô ấy rằng việc này sẽ không đau một chút nào. Có năm người đàn ông khác đang ngồi đợi cùng tôi. Tôi tự hỏi có phải họ bị lậu, hay vì tuyến tiền liệt của họ dở chứng. Hoặc cũng có thể một vài người trong số họ giống như tôi, ngồi đây đợi để chấm dứt con đường trở thành một ông bố tương lai. Tôi có cảm giác đồng cảm với những người đàn ông không quen biết này, tất cả chúng tôi ngồi đây cùng nhau trong căn phòng màu nâu của những đồ vật bằng da và gỗ, trong buổi sáng xám xịt này, đợi để được bước vào phòng khám và tụt quần ra. Có một người đàn ông rất già đang ngồi nhoài người về phía trước, đôi bàn tay siết chặt cây gậy của mình, mắt nhắm lại sau cặp kính cận dày cộm làm nổi bật hai mí mắt của ông. Chắc hẳn ông ấy không ở đây để đợi được cắt. Một cậu thanh niên mới lớn đang ngồi đọc lướt qua tờ Ensquire cũ kĩ, giả vờ thờ ơ. Tôi nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang ở trong một quán bar, cô bartender đang quay lưng lại phía tôi và pha cốc Scotch với một lượng nhỏ nước ấm. Có lẽ đó là một quán bar của Anh. Phải, như vậy sẽ lí giải cho các đồ vật trang trí. Người đàn ông bên trái tôi ho, một tiếng ho rung phổi, và tôi mở mắt ra, tôi vẫn đang ngồi trong phòng đợi của bác sĩ. Tôi lén nhìn đồng hồ trên tay người đàn ông phía bên phải của tôi. Anh ta có một chiếc đồng hồ thể thao to bự mà bạn có thể dùng để bấm giờ các cuộc đua hoặc gọi cho phi thuyền mẹ; 9 giờ 58 phút. Hai phút nữa đến giờ hẹn của tôi. Có vẻ bác sĩ bị muộn giờ. Lễ tân gọi, “Cậu Liston”, và cậu thanh niên trẻ đột ngột đứng dậy đi qua cánh cửa nặng nề vào trong văn phòng. Những người còn lại trong chúng tôi ngấm ngầm nhìn nhau, như thể chúng tôi đang ở trên tàu điện và có ai đó đang tìm cách bán tờ Streetwise cho chúng tôi.

Tôi cứng đơ vì căng thẳng. Tôi tự nhủ rằng việc tôi sắp làm là cần thiết, và là điều tốt. Tôi không phải là một kẻ phản bội. Tôi không bội ước. Tôi đang cứu Clare khỏi sự sợ hãi và những nỗi đau. Cô ấy sẽ không bao giờ biết. Nó sẽ không làm tổn thương ai. Có lẽ có một chút. Một ngày nào đó tôi sẽ nói cho cô ấy biết, và cô ấy sẽ nhận ra tôi bắt buộc phải làm vậy. Chúng tôi đã cố gắng. Tôi không có lựa chọn nào khác. Tôi không phải một kẻ phản bội. Cho dù nó có làm tổn thương ai, thì cũng đáng. Tôi làm điều này vì tôi yêu cô ấy. Tôi nghĩ đến hình ảnh Clare ngồi trên giường, chìm trong máu, và thổn thức, tôi cảm thấy như muốn bệnh.

“Anh DeTamble.” Tôi đứng dậy, giờ thì tôi thực sự cảm thấy bệnh. Đầu gối tôi oằn lại. Tâm trí tôi vặn vẹo, và tôi khom người lại, nôn mửa, tôi đang quỳ xuống bằng cả hai tay và hai chân, sàn nhà lạnh lẽo và tràn ngập những ngọn cỏ chết lởm chởm. Bụng tôi trống không, tất cả những gì tôi nôn ra là chất nhầy. Trời rất lạnh. Tôi nhìn lên. Tôi đang ở trong cánh rừng thưa, trên đồng cỏ. Những ngọn cây trơ trụi, bầu trời đầy mây, bóng tối đang tiến đến gần. Chỉ có mình tôi.

Tôi đứng dậy và đi tìm hộp quần áo. Không lâu sau tôi đã mặc một chiếc áo phông của nhóm Gang of Four và áo len, quần jeans, đôi tất nặng nề và đôi ủng bộ đội màu đen, áo choàng len đen và đôi găng tay rộng màu xanh dương. Có thứ gì đó đã cắn thủng hộp và làm tổ bên trong. Bộ quần áo này cho tôi biết đang là giữa thập niên 80. Clare đang khoảng 15 hay 16 tuổi. Tôi tự hỏi có nên nán lại và đợi cô ấy hay cứ thế đi nơi khác. Tôi không biết mình có thể đối mặt với tuổi xuân phơi phới của Clare lúc này hay không. Tôi quay người và bước về phía vườn cây ăn quả.

Có vẻ như đang là cuối tháng Mười Một. Đồng cỏ chỉ một màu nâu và tạo ra những tiếng lạo xạo cùng cơn gió. Những con quạ đang giành nhau những quả táo rụng bên rìa vườn cây ăn quả. Ngay khi tôi bước tới gần chúng, tôi nghe có tiếng ai đó thở hổn hển và chạy về phía sau tôi. Tôi quay người lại, đó là Clare.

“Henry...” Clare đi theo tôi, túm lấy tay tôi. “Sao vậy? Em đã làm gì sao? Tại sao anh không chịu nói chuyện với em?”

Ôi Chúa ơi. “Anh đã định làm một chuyện vì em, một chuyện quan trọng, nhưng đã không thành. Anh đã hồi hộp quá mức và biến mất đến đây.”

“Là chuyện gì vậy?”

“Anh không thể nói với em. Anh thậm chí còn không nói với em ở hiện tại. Em sẽ không thích ý tưởng đó một chút nào.”

“Vậy thì tại sao anh muốn làm nó?” Clare run rẩy trong gió. “Đó là cách duy nhất. Anh đã không thể thuyết phục được em. Anh đã nghĩ chúng ta sẽ thôi cãi nhau nếu anh làm việc này.” Tôi thở dài. Tôi sẽ thử lại một lần nữa, và nếu cần, sẽ thêm lần khác nữa.

“Tại sao chúng ta cãi nhau?” Clare ngước lên nhìn tôi, căng thẳng và lo lắng.

Nước mũi cô ấy chảy ròng ròng.

“Em bị cảm lạnh hả?”

“Vâng. Tại sao chúng ta cãi nhau?”

“Mọi chuyện bắt đầu khi vợ của đại sứ của em tát vào mặt người tình của thủ tướng của anh tại buổi vũ hội được tổ chức ở đại sứ quán. Việc này đã ảnh hưởng đến giá nhập khẩu lúa mạch, dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao và các cuộc bạo động...”

“Henry.”

“Sao vậy?”

“Chỉ lần này thôi, chỉ một lần này thôi, anh có thể thôi trêu chọc em và nói cho em biết điều em đang hỏi được không?"

“Anh không thể.”

Không có sự báo trước, Clare tát vào mặt tôi, mạnh. Tôi lùi lại, ngạc nhiên, và vui mừng.

“Tát anh nữa đi.”

Cô ấy có vẻ lúng túng, lắc đầu. “Làm ơn đi, Clare.”

“Không. Tại sao anh lại muốn em đánh anh? Em đã muốn trừng phạt anh.”

“Anh muốn em trừng phạt anh. Hãy làm ơn.” Tôi giơ mặt ra.

“Anh bị làm sao vậy?”

“Mọi việc thật tồi tệ và có vẻ như anh chẳng còn có thể cảm nhận được nó.”

“Việc gì tồi tệ? Có chuyện gì đang diễn ra vậy?”

“Đừng hỏi anh.” Clare tiến lại gần, rất gần, và cầm tay tôi, tuột chiếc găng tay màu xanh lố bịch ra, đưa lòng bàn tay tôi lên miệng cô ấy và cắn. Cơn đau khốc liệt. Cô ấy dừng lại và tôi nhìn vào tay mình. Máu đang từ từ chảy từng giọt nhỏ quanh vết cắn. Tôi chắc hẳn sẽ bị ngộ độc máu, nhưng lúc này tôi không bận tâm.

“Nói cho em biết đi.” Mặt cô ấy cách mặt tôi chỉ vài phân. Tôi hôn cô ấy, rất thô bạo. Cô ấy chống cự lại. Tôi thả cô ấy ra và cô ấy quay lưng lại với tôi. “Anh làm vậy là không tốt chút nào”, cô ấy nói lí nhí.

Có chuyện gì với tôi thế này? Clare, ở tuổi 15, không phải là người đang tra tấn tôi hàng tháng trời, người không từ bỏ hi vọng có con, người mạo hiểm với cái chết và nỗi tuyệt vọng, người biến những cuộc ái ân thành chiến trường la liệt xác chết trẻ con. Tôi đặt tay lên vai Clare. “Anh xin lỗi. Anh rất xin lỗi, Clare.”

Cô ấy quay mặt lại. Cô ấy đang khóc, khuôn mặt lấm lem. May mắn thay có một tờ Kleenex trong túi áo khoác của tôi. Tôi chấm nhẹ lên mắt cô ấy, và cô ấy cầm lấy tờ khăn giấy, hỉ mũi.

“Anh chưa từng hôn em bao giờ.” Ôi, không. Mặt tôi chắc hẳn tức cười lắm, vì Clare đã phá lên cười. Không thể tin được. Tôi thật là một thằng đần.

“Ôi Clare,... quên nó đi, nhé? Coi như nó chưa từng xảy ra. Lại đây nào. Thử lần nữa nhé? Clare?”

Cô ấy ngập ngừng bước về phía tôi. Tôi quàng tay qua người cô ấy. Mắt cố ấy đỏ hoe, mũi đang sưng mọng, chắc chắn cô ấy đang bị cảm nặng. Tôi đặt tay lên hai tai cô ấy, đỡ đầu và hôn cô ấy. Tôi cố đặt hết cả chân tình vào nụ hôn, để gửi gắm, phòng khi tôi lại lạc mất nó.

Thứ Sáu, 9/6/2000 (Clare 29 tuổi, Henry 36 tuổi)

CLARE: Henry có vẻ im lặng, lơ đãng và trầm ngâm suốt cả buổi tối. Trong suốt bữa ăn, anh ấy có vẻ đang lục tìm trong trí nhớ tất cả những cuốn sách anh ấy đã đọc trong năm 1942 hay sao đó. Chưa kể, tay phải của anh ấy được băng kín mít. Sau bữa tối, anh ấy đi vào phòng ngủ và nằm lên giường, đầu quay về phía cuối giường, chân đặt lên gối của tôi. Tôi đi vào xưởng vẽ, đổ giấy vào khuôn và uống cà phê nhưng vẫn không tìm được cảm hứng vì tôi không thể hiểu có chuyện gì đã xảy ra với Henry. Cuối cùng, tôi quay vào nhà. Anh ấy vẫn nằm yên ở vị trí đó, trong bóng tối.

Tôi nằm xuống sàn. Lưng tôi phát ra tiếng kêu răng rắc khi tôi duỗi người.

“Clare?”

“Dạ?”

“Em có nhớ lần đầu tiên anh hôn em không?”

“Rất rõ.”

“Anh xin lỗi.” Henry quay người.

Tôi cháy lên trong tò mò. “Anh đã buồn bực chuyện gì vậy? Anh đã định làm việc gì đó, nhưng không thành, và anh nói em sẽ không thích nó. Là chuyện gì vậy?”

“Làm sao em có thể nhớ tất cả những điều đó?”

“Em là Đứa Con Của Voi. Anh sẽ nói với em chứ?”

“Không.”

“Nếu em đoán, anh sẽ nói em đã đoán đúng hay sai chứ?”

“Có lẽ không.”

“Tại sao không?”

“Vì anh mệt lắm rồi, và anh không muốn cãi nhau vào tối nay.” Tôi cũng không muốn cãi nhau. Tôi thích nằm dưới sàn như thế này. Khá lạnh nhưng rất vững chãi. “Anh đã đi cắt ống dẫn tinh.”

Henry im lặng. Anh ấy im lặng trong khoảng thời gian rất dài, đến nỗi tôi muốn đặt một chiếc gương trước mặt anh ấy để xem anh ấy còn thở hay không. Cuối cùng, anh ấy nói, “Làm sao em biết?”

“Em không biết chính xác. Em đã sợ điều đó là đúng. Và em đã nhìn thấy ghi chú anh viết về cuộc hẹn với bác sĩ sáng nay.”

“Anh đã đốt mẩu ghi chú đó rồi mà.”

“Em đã nhìn thấy vết hằn trên tờ giấy bên dưới tờ anh đã viết lên.”

Henry rên rỉ. “Được rồi, Sherlock. Anh đầu hàng.” Chúng tôi tiếp tục nằm yên bình trong bóng tối.

“Anh cứ làm đi.”

“Sao cơ?”

“Anh cứ đi cắt ống dẫn tinh. Nếu anh cảm thấy buộc phải làm như vậy.”

Henry lại quay người và nhìn tôi. Tất cả những gì tôi có thể nhìn thấy là bóng của cái đầu trên nền trần tối. “Em không la mắng anh.”

“Không. Em cũng không thể tiếp tục được nữa. Em từ bỏ. Anh đã chiến thắng, chúng ta sẽ thôi không tìm cách sinh con nữa.”

“Anh không nghĩ đây là một chiến thắng. Chỉ là, nó có vẻ... cần phải vậy.”

“Sao cũng được.”

Henry xuống khỏi giường và ngồi xuống sàn nhà với tôi. “Cảm ơn em.”

“Không có gì.” Anh ấy hôn tôi. Tôi nhớ lại ngày tháng Mười Một lạnh lẽo của năm 1986 mà Henry vừa từ đó trở về, nhớ cơn gió, nhớ hơi ấm từ cơ thể anh ấy tỏa ra giữa vườn cây ăn quả lạnh giá. Không lâu sau, lần đầu tiên trong nhiều tháng, chúng tôi quan hệ mà không cần lo đến hậu quả. Henry bị lây trận cảm của tôi 16 năm trước. Bốn tuần sau, Henry đi cắt ống dẫn tinh và tôi phát hiện ra mình đã mang thai lần thứ sáu.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
594,332
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19: Những giấc mơ trẻ con


Tháng 9/2000 (Clare 29 tuổi)

CLARE: Tôi mơ thấy mình đang bước xuống cầu thang tới tầng hầm của nội Abshire. Dấu bồ hóng dài của cái lần con quạ bay xuống từ ống khói vẫn còn trên bức tường bên trái; những bậc thang bụi bặm và tay vịn để lại trên tay tôi một vệt xám xịt khi tôi túm vào nó để giữ thăng bằng; tôi đi xuống và bước vào căn phòng đã luôn khiến tôi sợ hãi khi còn nhỏ. Trong căn phòng này là hàng dãy dài những cái giá đựng đồ hộp, cà chua và dưa chuột muối, nước sốt ngô và củ cải đường. Trông chúng như những xác chết ướp. Bên trong một chiếc lọ là bào thai một con vịt nhỏ. Tôi cẩn thận mở lọ ra rồi đổ con vịt và nước ối vào tay. Nó thở khó nhọc rồi nôn ọe. “Tại sao mẹ bỏ con?” nó hỏi khi nó đủ khả năng để cất tiếng nói, “Con đã đợi mẹ lâu lắm rồi.”

Tôi mơ thấy mình và mẹ đang sánh bước cùng nhau trên một con đường vắng vẻ ở Nam Haven. Tôi đang ẵm một đứa trẻ. Trong lúc chúng tôi bước đi, đứa trẻ ngày càng trở nên nặng hơn, cho đến khi tôi không thể bế nổi nó. Tôi quay sang mẹ và bảo bà rằng tôi không thể tiếp tục bế đứa bé được nữa; bà nhận nó từ tôi một cách dễ dàng và chúng tôi tiếp tục bước đi. Chúng tôi về đến nhà và đi qua một lối đi bộ ra phía sau vườn. Trong khu vườn có hai cái màn hình và một cái máy chiếu. Mọi người đang ngồi trên ghế trong bãi cỏ và ngắm những slide về cây cối. Mỗi màn hình chiếu một nửa của một cây. Một nửa là mùa hè, nửa còn lại là mùa đông; chúng cùng là một cây, nhưng khác mùa. Lũ trẻ cười và la hét trong vui thú.

Tôi mơ thấy mình đang đứng trên sân ga Sedgewick đợi chiếc tàu điện Brown Line, tay xách hai chiếc túi mua đồ mà sau khi xem xét kĩ lưỡng hóa ra là những hộp bánh quy giòn mặn và một đứa trẻ chết non bé tí xíu với mái tóc đỏ, được gói trong giấy bọc thức ăn.

Tôi mơ thấy mình đang ở nhà, trong căn phòng cũ của tôi. Đang là nửa đêm và căn phòng được chiếu sáng lờ mờ bởi ánh đèn từ bể cá. Đột nhiên tôi nhận ra, trong sợ hãi, rằng có một sinh vật nhỏ bé đang bơi vòng quanh bể; tôi vội vàng mở nắp và vớt sinh vật, hóa ra là một con chuột có mang cá, ra khỏi bể. “Mẹ xin lỗi”, tôi nói. “Mẹ quên mất con.” Con chuột nhỏ chỉ nhìn tôi trách móc.

Tôi mơ thấy mình đang đi lên lầu trong căn biệt thự Sáo Bắc Mỹ. Tất cả nội thất đã biến mất, các căn phòng trống rỗng, bụi bay trong ánh nắng đang đỏ vàng lên sàn nhà làm bằng gỗ sồi bóng loáng, tôi đi dọc hành lang dài, ngó vào các phòng ngủ, rồi bước vào phòng mình, nơi một chiếc nôi gỗ nhỏ nằm trơ trọi một mình. Không một tiếng động. Tôi sợ phải nhìn vào trong nôi. Trong phòng của mẹ tôi, những tấm ga giường trắng muốt đang trải khắp sàn. Dưới chân tôi là một giọt máu nhỏ vừa lem vào góc của tấm ga và loang ra, cho đến khi cả sàn nhà ngập trong biển máu.

Thứ Bảy, 23/9/2000 (Clare 29 tuổi, Henry 37 tuổi)

CLARE: Tôi đang sống dưới đáy đại dương. Mọi thứ có vẻ đang diễn ra chậm rãi và xa tít. Tôi biết có một thế giới ở trên kia, một thế giới vội vã ngập trong ánh nắng, nơi thời gian chạy qua như cát chảy trong đồng hồ cát. Còn ở dưới này, nơi tôi đang sống, không khí, tiếng động, thời gian, cảm xúc dày đặc và nặng nề. Tôi đang ở trong chiếc chuông lặn với đứa trẻ này, chỉ hai chúng tôi tìm cách sinh tồn giữa thế giới xa lạ, nhưng tôi cảm thấy rất cô đơn. Xin chào! Con có ở đó không? Không có tiếng trả lời đáp lại. Thằng bé đã chết rồi, tôi nói với Amit. Không, bà ấy bảo, mỉm cười lo âu, không, Clare, thấy chưa, nhịp tim của thằng bé đây. Tôi không thể giải thích. Henry lảng vảng quanh tôi, nấu cho tôi ăn, mát-xa cho tôi, tìm cách làm cho tôi vui, cho đến khi tôi cáu lên với anh ấy. Tôi đi qua khu vườn đổ vào xưởng vẽ. Nó như một bảo tàng, một lăng mộ, thật tĩnh mịch, chẳng có chút sức sống, chẳng có một hơi thở, không còn những ý tưởng, chỉ có đồ vật, những đồ vật nhìn tôi cáo buộc. Xin lỗi, tôi nói với chiếc bàn vẽ trống trơn của tôi, với những cái khuôn và những chiếc hũ khô ráo, với nửa bức tượng đang làm dở dang. Chết non, tôi nghĩ thầm, nhìn vào phần lõi bức tượng bọc giấy màu xanh diên vĩ đã từng tràn đầy hi vọng hồi tháng Sáu. Hai tay tôi sạch sẽ, mềm và hồng hào. Tôi ghét chúng. Tôi ghét sự trống trải này. Tôi ghét đứa trẻ này. Không. Không. Tôi không ghét nó. Tôi chỉ không thể tìm được nó.

Tôi ngồi xuống bảng vẽ, bút chì trong tay, và một tờ giấy trắng trước mặt. Chẳng có gì đến. Tôi nhắm mắt lại; và tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là màu đỏ. Tôi lấy tuýp màu nước ra, màu đỏ đậm, và một nhúm bút vẽ, rồi đổ đầy nước vào lọ và bắt đầu lấp đầy màu đỏ lên tờ giấy trắng. Nó sáng lên long lanh. Tờ giấy mềm ra trong nước, và sẫm tối khi khô lại. Tôi nhìn nó khô. Nó có mùi gôm arabic. Ở giữa tờ giấy, tôi vẽ một quả tim, rất nhỏ, bằng mực đen, nó không phải một trái tim Valentine ngớ ngẩn mà là một quả tim thực sự, bé xíu, như của búp bê, rồi tôi vẽ các mạch máu mỏng manh ra tới tận mép của tờ giấy, móc vào quả tim nhỏ khiến nó trông như một con ruồi giữa mạng nhện. Thấy chưa, nhịp tim của thằng bé đây.

Trời đã tối. Tôi đổ nước trong lọ và rửa bút vẽ. Tôi khóa cửa xưởng đi qua khu vườn và vào nhà qua cửa sau. Henry đang làm sốt spaghetti. Anh ấy nhìn lên khi tôi bước vào.

“Em đã thấy khá hơn chưa?” anh ấy hỏi.

“Đã khá hơn”, tôi nói với anh ấy, và với chính mình.

Thứ Tư, 27/9/2000 (Clare 29 tuổi)

CLARE: Nó đang nằm trên giường. Có máu, nhưng không quá nhiều. Nó đang nằm ngửa, cố gắng thở, lồng ngực nhỏ xíu của nó run rẩy phập phồng, nhưng vẫn còn quá sớm, nó co giật, máu chảy ra từ dây rốn mỗi lần tim nó đập. Tôi quỳ gối bên cạnh giường và đỡ nó lên, đỡ thằng bé lên, con trai bé nhỏ của tôi, co giật như một con cá vừa mắc câu, chìm trong không khí. Tôi ôm thằng bé, rất nhẹ nhàng, nhưng nó không biết tôi đang ở đây, đang ôm nó. Nó trơn tuột và làn da gần như chưa thành hình, mắt nó nhắm chặt; tôi nghĩ đến việc hô hấp nhân tạo, gọi 911 và đến Henry. Ôi, làm ơn đừng đi trước khi Henry có thể nhìn thấy con nhưng hơi thở của nó đang nổi tăm, sinh vật biển bé nhỏ thở ra nước, rồi thằng bé mở to miệng và tôi có thể nhìn xuyên qua người nó, hai tay tôi trống trơn. Nó đã biến mất, đã biến mất.

Tôi không biết đã trôi qua bao lâu. Tôi quỳ gối và cầu nguyện. Chúa nhân từ. Chúa nhân từ. Chúa nhân từ. Đứa trẻ quẫy đạp trong bụng tôi. Suỵt. Hãy trốn đi.

Tôi tỉnh dậy trong bệnh viện. Henry đang ở đây. Đứa trẻ đã chết.

B ảy

Thứ Năm, 8/12/2000 (Henry 33 và 37tuổi, Clare 29 tuổi)

HENRY: Tôi đang đứng trong phòng ngủ của chúng tôi, ở tương lai. Đang là nửa đêm, nhưng ánh trăng đem đến cho căn phòng một vẻ sáng bừng đơn sắc phi thường. Hai tai tôi đang ù đi, như cách chúng vẫn thường xảy ra khi tôi ở tương lai. Tôi nhìn xuống Clare và tôi đang ngủ. Có cảm giác như cái chết. Tôi cuộn tròn người ngủ, đầu gối chạm vào ngực, trùm chăn kín mít, miệng hơi hé mở. Tôi muốn chạm vào tôi. Tôi muốn ôm tôi trong tay mình, nhìn vào mắt tôi. Nhưng chuyện đó sẽ không xảy ra; tôi đứng nhìn đăm đăm không dứt vào tôi đang ngủ của tương lai trong vài phút đằng đẵng. Cuối cùng tôi bước khẽ về phía Clare, quỳ xuống. Tôi cảm thấy hệt như đang ở trong hiện tại. Tôi cố quên đi cái thân thể khác của mình đang nằm trên giường để tập trung vào Clare.

Cô ấy cựa người, mở mắt. Cô ấy không chắc mình đang ở đâu. Tôi cũng vậy.

Tôi tràn ngập trong cảm hứng, trong sự khao khát được gắn kết với Clare mãnh liệt hết mức có thể, để được ở đây, lúc này. Tôi hôn nhẹ cô ấy hồi lâu. Cô ấy vẫn đang say sưa trong giấc ngủ, đưa tay lên mặt tôi và dần tỉnh táo hơn khi cảm nhận được sự vững chắc của tôi. Giờ thì Clare đã tỉnh; cô ấy vuốt dọc tay tôi âu yếm. Tôi cẩn thận gỡ tấm ga giường ra khỏi người cô ấy để khỏi kinh động đến bản thể khác của tôi, người mà Clare vẫn chưa nhận ra. Tôi tự hỏi liệu tôi khác này có không thể nào thức dậy, nhưng rồi tôi quyết định không tìm hiểu thêm, tôi nằm trên người Clare, che chắn hoàn toàn cô ấy bằng thân thể mình. Tôi ước gì có thể ngăn cô ấy khỏi quay đầu lại, nhưng cô ấy sẽ sớm quay đầu. Khi tôi bắt đầu đi vào trong Clare, cô ấy nhìn tôi và tôi nghĩ mình như không tồn tại. Một giây sau đó, cô ấy quay đầu đi và nhìn thấy tôi. Cô ấy kêu lên, không quá to, rồi quay lại nhìn tôi, đang ở trên cô ấy, bên trong cô ấy. Rồi cô ấy nhớ ra, và chấp nhận nó, việc này khá kì cục nhưng chẳng sao cả, trong khoảnh khắc đó tôi yêu cô ấy hơn cả cuộc sống này.

Thứ Hai, 12/12/2001 (Henry 37 tuổi, Clare 29 tuổi)

HENRY: Tâm trạng của Clare rất kì lạ suốt tuần vừa rồi. Cô ấy có vẻ lơ đễnh. Như thể có điều gì đó mà chỉ mình cô ấy nghe thấy đã thu hút tất cả sự chú ý của cô ấy, như thể cô ấy đang nhận sự tiết lộ từ Chúa, hay đang tìm cách đọc mã tín hiệu truyền từ vệ tinh của Nga trong đầu cô ấy. Khi tôi hỏi, cô ấy chỉ mỉm cười và nhún vai. Thật không giống với Clare một chút nào, nên tôi cảnh giác.

Tôi trở về nhà từ nơi làm việc một buổi tối nọ và chỉ nhìn Clare tôi đã biết có chuyện gì đó tồi tệ vừa xảy ra. Biểu hiện của cô ấy vừa có vẻ sợ hãi, vừa van nài. Cô ấy tiến lại gần tôi rồi dừng lại, chẳng nói gì. Có lẽ ai đó đã qua đời. Ai? Bố tôi? Kimy? Philip?

“Em hãy nói gì đi”, tôi hỏi. “Có chuyện gì xảy ra vậy?”

“Em đã có mang.”

“Làm thế nào.. ” tôi biết làm thế nào. “Quên đi, anh nhớ ra rồi”. Đối với tôi, đêm đó đã là nhiều năm trước, nhưng đối với Clare nó chỉ vài tuần trước. Tôi đã đến từ năm 1996, khi chúng tôi đang gắng hết sức để thụ thai, và Clare hầu như còn chưa tỉnh giấc. Tôi nguyền rủa chính mình vì sơ suất ngu ngốc đó. Clare đang đợi tôi nói gì đó. Tôi buộc chính mình phải mỉm cười.

“Bất ngờ lớn nhỉ?”

“Phải.” Cô ấy có vẻ chực khóc. Tôi ôm cô ấy vào lòng và cô ấy ôm lại tôi thật chặt.

“Em sợ không?” tôi thì chầm vào tai Clare.

“Có.”

“Trước đây em chưa bao giờ sợ.”

“Trước đây em đã sợ. Nhưng giờ em biết...”

“Biết nó là gì.”

“Biết điều gì sẽ xảy ra.” Chúng tôi đứng và nghĩ về điều sẽ xảy ra.

Tôi ngập ngừng. “Chúng ta có thể...” tôi bỏ lửng câu nói.

“Không. Em không thể.” Phải rồi. Clare không thể. Một lần theo Công Giáo, cả đời theo Công Giáo.

Tôi nói, “Có thể sẽ không sao cả. Một tai nạn hạnh phúc.”

Clare mỉm cười, và tôi nhận ra rằng cô ấy muốn điều này, rằng cô ấy thực sự hi vọng 7 sẽ là con số may mắn của chúng tôi. Cổ họng tôi nghẹn lại, và tôi phải quay mặt đi chỗ khác.

Thứ ba, 20/2/2001 (Clare 29 tuổi, Henry 37 tuổi)

CLARE: Đồng hồ trên radio đang điểm 7 giờ 46 phút sáng, và đài trung ương đang tiếc thương nói với tôi rằng có một vụ tai nạn máy bay ở đâu đó, 86 người đã chết. Tôi chắc rằng mình là một trong số họ. Phía giường của Henry đang trống trơn. Tôi nhắm mắt lại và thấy mình đang nằm trên chiếc giường nhỏ trong cabin của một chiếc du thuyền, lênh đênh giữa biển cả dữ dội. Tôi thở dài và cẩn thận bước xuống giường, đi vào nhà vệ sinh. Tôi vẫn đang nôn mười phút sau đó khi Henry thò đầu vào cửa và hỏi tôi có ổn không. “Tuyệt. Chưa bao giờ khỏe hơn.”

Anh ấy ngồi xuống thành bồn tắm. Tôi thà không có khán giả chứng kiến cảnh tượng này. “Anh có nên lo lắng không? Trước đây em chưa bao giờ ốm nghén.”

“Amit nói đây là dấu hiệu tốt; em phải nôn.” Nó có liên quan gì đấy đến việc cơ thể tôi tiếp nhận đứa trẻ như một phần của tôi, thay vì như một cơ thể xa lạ. Amit đã đưa cho tôi loại thuốc mà họ đưa cho các bệnh nhân sau khi cấy ghép nội tạng.

“Có lẽ chốc nữa anh nên đi hiến thêm máu cho em.” Henry và tôi cùng nhóm máu O. Tôi gật đầu và lại nôn. Chúng tôi là ngân hàng máu của nhau; anh ấy đã phải truyền máu hai lần, còn tôi ba lần, một trong những lấn ấy cần một lượng máu lớn. Tôi ngồi đó một lúc rồi lảo đảo đứng dậy. Henry giữ cho tôi đứng vững. Tôi lau miệng và đánh răng. Henry xuống dưới nhà chuẩn bị bữa sáng. Một cơn thèm cháo yến mạch không thể cưỡng nổi dấy lên trong tôi.

“Anh nấu cháo yến mạch nhé!” tôi hét vọng xuống dưới nhà.

“Được rồi!”

Tôi bắt đầu chải tóc. Hình ảnh của tôi trong gương hồng hào và sưng húp. Tôi tưởng phụ nữ có mang đáng lẽ phải đỏ hây hây. Tôi chẳng hây hây chút nào. Ừ thì, tôi vẫn có mang, và đó là tất cả những gì đáng bận tâm.

Thứ Năm, 19/4/2001 (Henry 37 tuổi, Clare 29 tuổi)

HENRY: Chúng tôi đang ở văn phòng của Amit Montague để siêu âm. Clare và tôi vừa nóng lòng vừa miễn cưỡng làm việc này. Chúng tôi không đồng ý chọc ối, vì chúng tôi biết chắc rằng sẽ mất đứa bé nếu chọc nó bằng một cây kim khổng lồ. Clare đã có mang 18 tuần. Đã được nửa đường; nếu chúng tôi có thể gập thời gian lại làm hai như bài kiểm tra Rorschach thì đây sẽ là điểm gấp chính giữa. Chúng tôi sống trong tình trạng phập phồng lo lắng, e ngại không dám thở vì sợ sẽ thổi đứa bé ra quá sớm.

Chúng tôi ngồi trong phòng đợi với các cặp sớm thành phụ huynh khác và những bà mẹ đẩy xe nôi, những đứa trẻ chập chững chạy quanh rồi ngã bổ vào đồ đạc. Văn phòng của bác sĩ Montague luôn khiến tôi sầu não, vì chúng tôi đã dành quá nhiều thời gian ở đây, lo lắng và không ngừng nghe những tin không vui. Nhưng hôm nay thì khác. Hôm nay mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

Y tá gọi tên chúng tôi. Chúng tôi vào phòng khám. Clare cởi quần áo ra, nằm lên bàn và đang được bôi trơn, được nội soi. Kĩ thuật viên theo dõi màn hình. Amit Montague, một phụ nữ cao ráo quý phái người Pháp, theo dõi màn hình. Clare và tôi nắm chặt tay nhau. Chúng tôi cùng theo dõi màn hình. Từ từ, hình ảnh được hiện lên, từng chút một.

Trên màn hình là bản đồ thời tiết của thế giới. Hoặc một dải ngân hà, vòng xoáy của những vì sao. Hoặc là một đứa trẻ.

“Là một bé gái”, bác sĩ Montague nói. “Cô bé đang mút ngón tay cái của mình. Cô bé rất kháu khỉnh. Và rất lớn.”

Clare và tôi thở phào. Dải ngân hà xinh xắn trên màn hình đang mút ngón tay cái của nó. Trước sự chứng kiến của chúng tôi, con bé đưa tay ra khỏi miệng. Bác sĩ Montague nói, “Cô bé đang mỉm cười”. Và chúng tôi cũng vậy.

Thứ Hai, 20/8/2001 (Clare 30, Henry 38)

CLARE: Con bé sẽ được sinh ra sau hai tuần nữa và chúng tôi vẫn chưa quyết định được sẽ đặt tên nó là gì. Thậm chí, chúng tôi hầu như không hề trao đổi về chuyện này, chúng tôi lảng tránh chủ đề này một cách mê tín, như thể việc đặt tên sẽ khiến ba nữ thần Furies để ý đến nó và đầy đọa nó. Cuối cùng Henry mang về nhà cuốn Từ điển Tên.

Chúng tôi đang nằm trên giường. Lúc này là 8 giờ 30 phút tối, và tôi rất mệt. Tôi nằm nghiêng người, bụng tôi là cả một bán đảo, đối diện với Henry cũng đang nằm nghiêng, đầu dựa vào tay, cuốn sách được đặt giữa chúng tôi. Chúng tôi nhìn nhau, mỉm cười lo lắng.

“Em có ý tưởng nào không?” anh ấy nói, đọc lướt qua cuốn sách.

“Jane”, tôi trả lời.

Anh ấy nhăn mặt. “Jane ?”

“Em thường đặt tên cho tất cả những con búp bê và thú nhồi bông của mình là Jane. Tất cả.”

Henry tìm đến nó. “Nó có nghĩa là Quà tặng của Chúa.”

“Em thích như vậy.”

“Hãy chọn tên nào đó khác lạ một chút. Em thấy Irette thế nào? Hay Jodotha?” Anh ấy lật sách. “Tên này hay: Loololuluah. Tiếng Ả rập, có nghĩa là Ngọc Trai.”

“Tên Pearl[1] thì thế nào?” Tôi tưởng tượng con bé như một quả bóng trắng mịn màng óng ánh.

[1] Pearl: Ngọc trai.

“Ôi. Cuốn sách này dở tệ.” Tôi giật lấy nó từ tay Henry, và để tiêu khiển, tôi tìm “Henry (tên Đức) Người trị vì tổ ấm: người cai quản nơi trú ngụ.”

Anh ấy cười. “Tìm Clare đi.”

“Chỉ là một cách viết khác của Clara (tiếng Latin): rạng rỡ, sáng sủa.”

“Tên hay”, anh ấy nói.

Tôi lật sách ngẫu nhiên. “Philomele?”

“Anh thích cái tên đó”, Henry nói. “Nhưng biệt danh của nó mới khủng khiếp làm sao, Philly? Mel?”

“Pyrene (Hy Lạp) Tóc đỏ?”

“Nếu tóc con bé không đỏ thì sao?” Henry với tay qua quyển sách và túm một nắm tóc của tôi, rồi đặt ngọn tóc vào miệng anh ấy. Tôi giật nó lại và đẩy ra sau lưng.

“Em tưởng chúng ta đã biết tất cả những gì cần biết về con bé. Chắc hẳn Kendrick đã kiểm tra nếu tóc nó đỏ hay không?” tôi nói.

Henry lấy lại quyển sách. “Yseult? Zoe? Zoe được đấy.”

“Nó có nghĩa gì?”

“Cuộc sống?”

“Hay đấy. Hãy đánh dấu lại.”

“Eliza”, Henry đề nghị.

“Elizabeth.”

Henry nhìn tôi, ngập ngừng. “Annette.”

“Lucy.”

“Không.” Henry nói chắc nịch.

“Thì không”, tôi đồng ý.

“Điều chúng ta cần là một sự khởi đầu mới”, Henry nói, “Một bắt đầu mới. Hãy gọi con bé là Tấm Bảng Trắng.”

“Hoặc Titan Trắng.”

“Blanche, Blanca, Bianca...”

“Alba”, tôi nói.

“Như trong nữ công tước?”

“Alba DeTamble.”

“Nghe hay đấy, tất cả các âm tiết đôi nhỏ, nhịp nhàng...” Anh ấy lật tìm trong sách. “Alba: Trắng (tiếng Latin), Bình minh của ngày mới (tiếng Roman). Hừm.” Henry tụt xuống giường. Tôi có thể nghe thấy tiếng anh ấy sục sạo trong phòng khách; anh ấy trở lại sau vài phút với Tập I của OED trên tay, cuốn từ điển Random House to bự và cuốn Bách khoa Văn hóa Hoa Kì Tập I cũ kĩ của tôi. “Khúc nhạc sớm của những nhà thơ Roman... dành tặng những cô nhân tình. ‘Reveilles, a Vaurore, par le cri du guet-teur, deux amants qui viennent de passer la nuit ensemble se separent en maudissant le jour qui vient trop tat; tel est le theme, non moins invariable que celui de la pastourelle, d’un genre dontle nom est emprunte au mot alba, qui figure parfois au debut de la piece. Et regulkrement a la fin de chaqtie couplet, ou ilforme refrain.’[2] Thật buồn làm sao. Thử Random House nhé. Cái này khá hơn. ‘Thành phố trắng trên đồi. Một pháo đài.’” Henry ném cuốn Random House xuống đất và mở cuốn bách khoa toàn thư. “Aesop, Age of Reason[3], Alaska... đây rồi, Alba.” Anh ấy lướt qua lời giải thích. “Một loạt các thành phố đã bị xóa sổ ở Italy cổ đại. Và Công tước Alba.”

[2] Bị đánh thức khi tới Vaurore bởi tiếng quát của người canh gác, đôi tình nhân vừa qua đêm cùng nhau liền chia tay và nguyền rủa trời sao mau sáng. Chủ đề ấy, cũng thường xuất hiện nhự chủ đề cô nàng mục đồng, mượn từ chữ alba xuất hiện đôi lần ngay từ đầu vở diễn. Và cứ thế đều đặn, cuối mỗi đoạn, nó trở thành một điệp khúc. (Tạm dịch)

[3] Age of Reason (Thời đại lí tính): Phong trào ủng hộ lí tính trong việc chấp nhận các ý tưởng và thể chế xã hội ở thế kỉ 18.

Tôi thở dài rồi nằm ngửa ra. Con bé đang cựa mình. Chắc hẳn nó đang ngủ nãy giờ. Henry tiếp tục đọc. “Chuyện tình, con Tatu. Vú. Chúa ạ, dạo này họ in đủ thứ tạp nham.” Anh ấy lướt tay xuống dưới áo ngủ của tôi, chậm rãi di chuyển nó trên cái bụng tròn căng của tôi. Con bé đạp mạnh ngay chỗ tay anh ấy đang để. Henry nhìn tôi sửng sốt. Hai bàn tay anh ấy rong đuổi tìm đường vượt qua những địa hình quen thuộc lẫn xa lạ. “Em có thể nhét thêm bao nhiêu DeTamble vào đó nữa?”

“Lúc nào cũng đủ chỗ cho một người nữa.”

“Alba”, anh ấy nói khẽ.

“Một thành phố trắng. Một pháo đài vững chãi trên ngọn đồi tinh khôi.”

“Con bé sẽ thích cái tên đó.” Henry kéo quần lót của tôi ra. Anh ấy ném nó xuống đất và nhìn tôi.

“Cẩn thận...,” tôi bảo anh ấy.

“Rất cẩn thận”, anh ấy đồng tình, trong lúc cởi bỏ quần áo của mình.

Tôi cảm thấy mênh mông rộng lớn, như một đại lục giữa biển gối và chăn. Henry cúi xuống tôi, chuyển động bên trên tôi, như một nhà thám hiểm đang khám phá làn da của tôi bằng lưỡi. “Chậm thôi, chậm thôi...” tôi ái ngại.

“Một khúc nhạc được cất lên bởi những người hát rong giữa hừng đông...” anh ấy thì thầm với tôi trong lúc đi vào trong tôi.

“... tới những cô nhân tình của họ”, tôi đáp lại. Mắt tôi nhắm chặt và tiếng Henry xa xăm như vọng lại từ phòng bên:

“Cứ thế...” và rồi, “Ôi. Ôi!”

Alba, lời giới thiệu

Thứ Tư, 16/11/2011 (Henry 38 tuổi, Clare 40 tuổi)

HENRY: Tôi đang đứng trong phòng tranh chủ nghĩa Siêu Thực ở Viện Nghệ thuật Chicago trong tương lai. Tôi ăn mặc không được hoàn hảo; tất cả những gì tôi có thể kiếm được là một chiếc áo choàng mùa đông dài màu đen lấy từ phòng gửi áo khoác và quần từ tủ đồ của bảo vệ. Tôi đã tìm cách kiếm được một đôi giày, mà vốn luôn là thứ khó kiếm nhất. Tôi quyết định sẽ thó một chiếc ví, mua áo phông trong cửa hàng của bảo tàng, đi ăn trưa, ngắm tranh, rồi sẽ chuồn ra khỏi tòa nhà, vào trong thế giới của những cửa hàng và khách sạn. Tôi không biết mình đang ở thời gian nào. Ngoài kia, quần áo và đầu tóc không quá khác so với năm 2001. Tôi vừa phấn khích vì sự tạm trú ngắn ngủi này, vừa thấy phiền vì trong hiện tại của tôi, Clare sắp sửa sinh Alba bất kì lúc nào, và hiển nhiên tôi rất muốn có mặt trong thời khắc đó, nhưng mặt khác đây là một trong những lần du hành vào tương lai tốt đẹp đến bất bình thường. Tôi cảm thấy khỏe khoắn và rất thực, rất tốt. Vậy nên tôi đứng im lặng trong căn phòng tối với những chiếc hộp của Joseph Cornell được rọi sáng và ngắm nhóm học sinh đang đi theo một hướng dẫn viên, tay chúng cầm ghế và ngồi lên ngoan ngoãn khi bà ấy bảo chúng ổn định.

Tôi quan sát nhóm học sinh. Hướng dẫn viên, vẫn như thông thường, là một phụ nữ chải chuốt tuổi ngũ tuần với tóc vàng thường và khuôn mặt căng đét. Giáo viên, một cô gái trẻ vui tính tô son màu xanh nhạt, đứng sau đám học sinh, sẵn sàng chặn đứng đứa trẻ nào muốn gây náo loạn. Đám học sinh mới là những người khiến tôi hứng thú. Chúng chỉ chừng mười tuổi, tôi đoán khoảng lớp năm. Đây là học sinh trường Công Giáo nên chúng đều mặc quần áo giống nhau, sọc xanh cho các nữ sinh và xanh nước biển cho nam sinh. Chúng tỏ ra chăm chú và lễ phép, nhưng không hứng thú. Thật tệ. Tôi nghĩ Cornell sẽ rất hợp với lũ trẻ. Nhân viên hướng dẫn có vẻ nghĩ rằng chúng nhỏ hơn tuổi thực của chúng, bà ấy nói chuyện với chúng như thể chúng là những đứa trẻ mới chập chững biết đi. Cô bé ngồi hàng cuối có vẻ chăm chú hơn số còn lại. Tôi không thể nhìn thấy mặt cô bé. Cô bé có mái tóc đen dài quăn tít và bộ váy màu xanh con công, tách biệt cô bé khỏi đám bạn còn lại. Cứ mỗi lần hướng dẫn viên hỏi gì là tay cô bé lại giơ lên, nhưng bà hướng dẫn viên không bao giờ gọi cô bé. Tôi có thể thấy cô bé đang bắt đầu cảm thấy buồn chán.

Nhân viên hướng dẫn đang nói về những chiếc hộp Chuồng Chim của Cornell. Mỗi hộp là một sự trống trải vắng lặng, và nhiều trong số chúng có phần bên trong được sơn trắng, có cành chim đậu và những cái lỗ mà một cái nhà chim phải có. Một số hộp có các bức ảnh của những con chim trong đó. Chúng là những tác phẩm giản dị nhất, mộc mạc nhất của ông ấy, không có cái kì quái của Bộ Bong Bóng Xà Phòng hay cái lãng mạn của những chiếc hộp Khách Sạn.

“Các cháu nghĩ tại sao ông Cornell lại tạo ra những chiếc hộp này?” Hướng dẫn viên rạng rỡ nhìn lũ trẻ một lượt để tìm câu trả lời, tảng lờ cô bé xanh-con-công, người đang vẫy tay như thể cô bé bị động kinh. Một cậu bé ngồi hàng đầu bẽn lẽn nói rằng chắc hẳn người nghệ sĩ rất thích chim. Điều này vượt quá sức chịu đựng của cô bé. Cô bé đứng dậy, tay vẫn chĩa thẳng lên trời. Bà hướng dẫn viên bất đắc dĩ phải nói, “Sao?”

“Ông ấy đã làm ra những chiếc hộp này vì ông ấy cảm thấy cô đơn. Ông ấy không có ai để yêu. Ông ấy đã làm ra những chiếc hộp này để có thể yêu chúng, và để người khác biết đến sự tồn tại của mình, và vì những con chim là các sinh vật tự do, những chiếc hộp này sẽ là nơi ẩn náu của chúng để chúng cảm thấy an toàn, ông ấy muốn được tự do và an toàn. Những chiếc hộp này dành cho ông ấy để ông ấy có thể trở thành một con chim.” Cô bé ngồi xuống.

Tôi sửng sốt trước câu trả lời của cô bé. Lại có một cô bé mười tuổi đồng cảm được với Joseph Cornell. Cả bà hướng dẫn viên lẫn đám trẻ chẳng biết phản ứng thế nào trước điều này, nhưng cô giáo trẻ, người hiển nhiên đã quen với cách hành xử của cô bé, nói, “Cảm ơn em, Alba. Đó là một hiểu biết rất sâu sắc.” Cô bé quay đầu, mỉm cười cảm kích với cô giáo, và tôi đã có thể nhìn thấy mặt cô bé, tôi đang nhìn con gái mình. Tôi đang đứng ở phòng triển lãm ngay bên cạnh, nên tôi tiến thêm vài bước để nhìn con bé, để gặp con bé, và nó nhìn thấy tôi, khuôn mặt nó bỗng trở nên rạng ngời, và con bé nhảy lên, xô ngã chiếc ghế gấp nhỏ của nó, và trước khi tôi kịp nhận ra, tôi đã đang ôm Alba trong lòng, giữ nó thật chặt, khuỵu gối trước mặt con bé trong vòng tay, con bé không ngừng nói, “Bố ơi!”

Tất cả mọi người há hốc miêng. Cô giáo của con bé vội chạy lại.

Cô ấy nói, “Alba, đây là ai vậy? Xin lỗi ông, ông là ai vậy?”

“Tôi là Henry DeTamble, bố của Alba.”

“Đây là bố của em!”

Cô giáo lộ vẻ lo lắng. “Nhưng bố của Alba đã mất.”

Tôi không nói nên lời. Nhưng Alba, con gái của tôi đã giải cứu tình thế.

“Bố em đã chết”, con bé nói với cô giáo. “Nhưng không tiếp tục chết.”

Tôi lấy lại bình tĩnh. “Rất khó để giải thích...”

“Bố em là CDP”, Alba nói, “giống em”. Điều này có vẻ hoàn toàn hợp lí đối với cô giáo, cho dù tôi chẳng hiểu gì. Cô giáo hơi tái mặt bên dưới lớp trang điểm nhưng có vẻ cảm thông. Alba bóp tay tôi, ý con bé muốn bảo tôi hãy nói gì đi.

“Cô...”

“Cooper.”

“Cô Cooper, liệu tôi có thể gặp riêng Alba vài phút được không? Chỉ để nói chuyện, ở đây. Chúng tôi không được gặp nhau thường xuyên cho lắm.”

“Tôi... chúng tôi đang đi dã ngoại... với cả lớp... tôi không thể để ông tách cháu ra khỏi đoàn, và tôi không thực sự biết liệu ông có phải là ông DeTamble hay không...”

“Hãy gọi cho mẹ”, Alba nói. Con bé chạy lại cặp của mình và lôi ra một chiếc điện thoại di động. Nó bấm số và tôi nghe tiếng chuông reo, có người nhấc máy ở đầu bên kia và Alba nói, “Mẹ?... Con đang ở Viện Nghệ thuật... Không, con vẫn ổn... Mẹ ơi, bố đang ở đây! Mẹ hãy bảo cô Cooper đây thực sự là bố nhé?... Dạ, được ạ, chào mẹ!” Con bé đưa điện thoại cho tôi. Tôi ngập ngừng, lấy lại bình tĩnh.

“Clare?” Có tiếng thở vội vã. “Clare?”

“Henry! Ôi Chúa ơi, em không thể tin được. Hãy về nhà đi!”

“Anh sẽ cố...”

“Anh đến từ năm nào?”

“2001. Ngay trước khi Alba ra đời.” Tôi mỉm cười với Alba. Con bé đang tựa vào tôi, nắm tay tôi.

“Có lẽ em nên đến đó.”

“Như vậy sẽ nhanh hơn. Em có thể nói với cô giáo rằng anh thực sự là anh không?”

“Dĩ nhiên rồi. Anh sẽ đứng đâu đợi?”

“Trước những con sư tử. Hãy đến nhanh hết mức có thể. Anh không còn ở lại lâu.”

“Em yêu anh.”

“Anh yêu em, Clare.” Tôi ngập ngừng, rồi đưa điện thoại cho cô Cooper. Cô ấy và Clare trao đổi nhanh, Clare thuyết phục cô ấy để tôi đưa Alba tới cổng bảo tàng, nơi Clare sẽ gặp chúng tôi. Tôi cảm ơn cô Cooper, người đã rất đáng mến trước tình huống kì quái này. Tôi và Alba bước đi tay trong tay ra khỏi gian Morton, xuống những bậc cầu thang xoắn ốc và đi vào gian đồ gốm Trung Quốc. Tâm trí tôi đang hỗn loạn với những câu hỏi không biết phải bắt đầu từ đâu.

Alba nói, “Cảm ơn bố về những đoạn băng video, mẹ đã đưa nó cho con vào ngày sinh nhật.” Đoạn băng nào? “Con có thể mở ổ Yale và Master rồi, giờ con đang tập mở Walters.”

Ổ khóa. Con bé đang tập cạy khóa. “Tuyệt lắm. Hãy tiếp tục thực hành. Alba này.”

“Dạ?”

“CDP là gì?”

“Người dịch chuyển thời gian[1].” Chúng tôi ngồi lên chiếc ghế băng trước mặt con rồng bằng sứ đời Đường. Alba ngồi đối diện với tôi, tay đặt trên đùi. Con bé giống hệt tôi hồi mười tuổi. Tôi không thể tin chuyện này một chút nào. Alba thậm chí còn chưa ra đời mà giờ đã ngồi đây, lớn khôn như Athena sinh ra từ trán Zeus. Tôi cúi xuống ngang bằng con bé. “Con biết không, đây là lần đầu tiên bố gặp con.”

[1] Nguyên gốc: Chrono-Displaced Person.

Alba mỉm cười. “Bố khỏe không?” Con bé là đứa trẻ điềm tĩnh nhất mà tôi từng gặp. Tôi chăm chú nhìn nó: Clare ở đâu trong đứa trẻ này?

“Chúng ta có hay gặp nhau không?”

Con bé suy nghĩ. “Không nhiều ạ. Đã hơn một năm rồi. Con đã gặp bố vài lần khi con tám tuổi.”

“Bố mất khi con bao nhiêu tuổi?” Tôi nín thở. “Năm.” Chúa ơi. Tôi không thể đối mặt với chuyện này.

“Con xin lỗi! Con không nên nói ra điều đó?” Alba hối hận. Tôi ôm con bé vào lòng. “Không sao đâu. Là bố đã hỏi mà, phải không?” Tôi hít một hơi dài. “Mẹ con khỏe chứ?”

“Bình thường ạ. Mẹ lúc nào cũng buồn.” Điều này đâm xé ruột gan tôi. Tôi thấy mình không muốn biết thêm chuyện gì nữa.

“Còn con? Trường lớp thế nào? Con đang được học gì?”

Alba cười rạng rỡ. “Con không học nhiều ở trường, nhưng con đang đọc về tất cả các nhạc cụ thuở khai sinh, về Ai Cập, mẹ và con đang đọc Chúa tể của những chiếc nhẫn, và con đang học điệu tăng-gô của Astor Piazzolla.”

Ở tuổi lên mười? Trời đất quỷ thần ơi. “Còn vĩ cầm thì sao? Ai dạy con?”

“Ông nội.” Trong khoảnh khắc tôi đã tưởng con bé muốn ám chỉ ông nội của tôi, và rồi tôi nhận ra nó muốn nói đến bố tôi. Điều này thật tuyệt. Nếu bố chịu dành thời gian cho Alba, chắc hẳn nó phải chơi rất khá.

“Con chơi có giỏi không?” Một câu hỏi bất lịch sự làm sao.

“Có. Con rất giỏi.”

“Tạ ơn Chúa. Bố đã chẳng có năng khiếu âm nhạc một chút nào”.

“Đó là những gì ông nội vẫn thường nói.” Con bé khúc khích cười.“Nhưng bố thích âm nhạc.”

“Bố yêu âm nhạc. Bố chỉ không thể tự chơi nó.”

“Con đã nghe bà ngoại hát. Bà thật tuyệt vời.”

“Con đã nghe đĩa nào?”

“Con đã gặp bà trực tiếp. Ở rạp hát Lyric. Bà đã hát Aida.”

Bố em là CDP, giống em. Ôi, chết tiệt. “Con cũng du hành thời gian?”

“Dĩ nhiên rồi ạ.” Alba mỉm cười hạnh phúc. “Mẹ luôn nói con và bố giống hệt nhau. Bác sĩ Kendrick nói con rất phi thường.”

“Tại sao lại như vậy?”

“Đôi khi con có thể chọn thời gian và địa điểm con muốn đến.” Alba có vẻ tự hào với bản thân; tôi ghen tị với con bé.

“Con có thể không đi nếu con không muốn?”

“Không ạ”, con bé có vẻ ngượng ngùng. “Nhưng con thích du hành. Ý con là, đôi khi nó bất tiện, nhưng nó khá thú vị, bố biết mà?” Phải. Tôi biết.

“Nếu con có thể đi đến nơi con muốn, hãy đến thăm bố.”

“Con đã thử. Có lần con đã nhìn thấy bố trên đường; bố đang đi với một người phụ nữ tóc vàng. Bố có vẻ đang bận.” Alba đỏ mặt và đột nhiên hình ảnh Clare hiện lên nhìn tôi len lén chỉ trong một phần triệu giây.

“Đó là Ingrid. Bố đã hẹn hò với cô ấy trước khi gặp mẹ.” Tôi tự hỏi tôi đang làm gì lúc đó mà đến nỗi Alba phải ngượng ngùng; tôi cảm thấy một nỗi day dứt bùng lên, hối hận vì đã để lại hình ảnh tồi tệ trong tâm trí của cô con gái đáng yêu và trong sáng này. “Chúng ta nên ra ngoài đợi mẹ thôi?” Tiếng rè the thé đã bắt đầu vang lên, tôi chỉ hi vọng Clare sẽ đến kịp trước khi tôi biến mất. Alba và tôi đứng dậy rồi nhanh chóng ra ngoài. Trời đang vào cuối thu, Alba không mang theo áo khoác nên tôi choàng áo của tôi lên cả hai. Tôi tựa người vào phiến đá gra-nít đang đỡ cho một trong những con sư tử, mặt quay về hướng nam, và Alba tựa vào tôi, đút tay vào túi áo choàng, nép mình vào tấm thân trần của tôi, chỉ có đầu con bé ló ra ngoài. Một ngày mưa tầm tã. Giao thông đang chuyển mình bơi lội dọc đại lộ Michigan. Tôi say sưa trong tình yêu tràn ngập mà tôi dành cho đứa trẻ này, người đang nép vào tôi như thể con bé thuộc về tôi, như thể chúng tôi sẽ không bao giờ chia lìa, như thể chúng tôi có tất cả thời gian trên đời này. Tôi bám vào khoảnh khắc này, chiến đấu chống lại sự mệt mỏi và sự triệu hồi của thời gian của chính tôi. Hãy để tôi ở lại, tôi khẩn nài cơ thể của mình, khẩn nài Chúa, Đức Cha Thời Gian, và Santa, cầu xin bất kể ai đang lắng nghe. Hãy để tôi được gặp Clare, rồi tôi sẽ ngoan ngoãn trở về.

“Mẹ kia rồi”, Alba nói. Một chiếc xe màu trắng xa lạ đối với tôi đang phóng về phía chúng tôi. Nó tấp vào ngã tư và Clare nhảy ra, để mặc chiếc xe ở đó cản trở giao thông.

“Henry!” Tôi gắng chạy về phía cô ấy, và ngã xuống bậc tam cấp, tôi với tay về phía Clare. Alba đang ôm tôi và hét lên điều gì đó, Clare chỉ còn cách tôi vài bước chân. Tôi sử dụng chút ý chí cuối cùng để nhìn Clare, người có vẻ thật xa vời, và tôi nói rõ hết mức có thể, “Anh yêu em”, rồi biến mất. Chết tiệt. Chết tiệt.

7giờ 20 phút tối, thứ Sáu, 24/8/2001 (Clare 30 tuổi, Henry 38 tuổi)

CLARE: Tôi đang nằm trên chiếc đi-văng tả tơi trong vườn, sách và tạp chí nằm ngổn ngang xung quanh, cốc nước chanh đặt bên cạnh chỉ còn một nửa đã loãng đi vì những viên đá đã tan chảy. Trời đang bắt đầu mát hơn một chút. Không lâu trước đó trời nóng gần 30°C; giờ những cơn gió mát đang hiu hiu thổi và những con ve đang hát bài ca mùa hè muộn. Mười lăm chiếc máy bay đã vụt qua mặt tôi trên đường đi đến O’Hare từ khoảng không xa xăm bất định. Cái bụng căng tròn của tôi đang lù lù trước mặt, neo tôi lại với vị trí này. Henry đã biến mất từ tám giờ sáng hôm qua và tôi đang bắt đầu lo lắng. Lỡ như tôi trở dạ khi anh ấy không có ở đây? Lỡ như tôi sinh con mà anh ấy vẫn chưa về? Lỡ như anh ấy bị thương? Lỡ như anh ấy đã chết? Lỡ như tôi chết? Những suy nghĩ này đuổi nhau trong đầu tôi như những tấm khăn lông thú mà các quý bà ngày xưa vẫn hay quàng quanh cổ, với cái đuôi che miệng; chúng chạy vòng quanh không thôi cho đến khi tôi không thể chịu đựng thêm một giây phút nào nữa. Thông thường tôi gặm nhấm nỗi lo trong vòng xoáy của các hoạt động; tôi lo lắng cho Henry trong lúc đang dọn dẹp xưởng hay đang giặt chín mẻ quần áo, hay đang kéo ba chồng giấy nặng. Nhưng giờ tôi chỉ nằm đây, mắc kẹt vì cái bụng trong ánh nắng cuối ngày ngoài sân trong lúc Henry đang ở ngoài kia làm những việc chỉ có Chúa mới biết. Ôi, Chúa. Hãy mang anh ấy trở về. Ngay bây giờ.

Nhưng chẳng có gì xảy ra. Ông Panetta lái xe vào hẻm, cửa ga-ra của ông ấy mở ra ầm ĩ rồi đóng lại. Một chiếc xe tải GoodHumor đến rồi đi. Những con đom đóm bắt đầu cuộc hoan lạc của chúng. Vẫn không có Henry.

Tôi bắt đầu đói. Tôi sẽ chết đói trong khu vườn này vì Henry không có ở đây để nấu bữa tối. Alba đang cựa quậy. Tôi cân nhắc việc đứng dậy và đi vào bếp chuẩn bị gì đó để ăn. Nhưng rồi tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn hay làm mỗi khi Henry không ở bên cạnh để nấu cho tôi. Tôi đứng dậy chậm rãi, và thong dong bước vào trong nhà. Tôi tìm túi xách của mình, bật điện, rồi đi ra ngoài cửa trước và khóa lại. Thật dễ chịu khi được di chuyển. Một lần nữa tôi ngạc nhiên, rồi ngạc nhiên vì thấy mình ngạc nhiên, rằng tôi chỉ to bự ở một phần của cơ thể, như một người phẫu thuật thẩm mỹ bị hỏng, như những phụ nữ của các bộ lạc Âu Phi, những người mà quan điểm về cái đẹp là phải có cổ, môi và dái tai dài cực độ. Tôi giữ thăng bằng cơ thể của mình và Alba, và trong điệu nhảy song sinh của người Xiêm này, chúng tôi đi về phía nhà hàng Thái Opart.

Bên trong nhà hàng mát mẻ và chật kín người. Tôi được dẫn tới chiếc bàn cạnh cửa sổ. Tôi gọi nem cuốn và Pad Thai với đậu phụ, nhạt nhẽo và an toàn. Tôi uống hết cốc sữa. Alba tựa người vào bàng quang của tôi; tôi vào nhà vệ sinh và khi quay lại, thức ăn đã được dọn ra. Tôi ăn. Tôi hình dung ra câu chuyện sẽ nói với Henry nếu anh ấy ở đây. Tôi tự hỏi anh ấy đang đi đâu. Tôi lục tìm trong trí nhớ để so sánh Henry đã biến mất khi đang mặc quần ngày hôm qua có giống với bất kì Henry nào tôi đã gặp lúc còn nhỏ hay không. Thật lãng phí thời gian; tôi sẽ chỉ đợi anh ấy kể cho tôi nghe khi trở về. Có thể anh ấy đã trở về. Tôi phải ngăn mình không lao ra khỏi nhà hàng để đi kiểm chứng. Món ăn tiếp theo được mang tới. Tôi vắt chanh lên mì và xúc vào miệng. Tôi tưởng tượng ra Alba, nhỏ xíu và đỏ hỏn, đang cuộn tròn bên trong tôi và ăn Pad Thai bằng đôi đũa nhỏ mảnh dẻ. Tôi tưởng tượng ra cảnh tôi đang nói chuyện với mái tóc đen dài và đôi mắt xanh. Con bé mỉm cười nói, “Cảm ơn mẹ”. Tôi mỉm cười và đáp lại, “Không có gì, đó là hạnh phúc của mẹ.” Con bé có một con thú nhồi bông nhỏ trong đó, nó đặt tên cho con thú là Alfonzo. Alba đút đậu phụ cho Alfonzo ăn. Tôi dừng bữa. Tôi ngồi đó nghỉ ngơi chốc lát.

Có ai đó ở bàn bên cạnh châm thuốc. Tôi trả tiền và đứng dậy ra về.

Tôi lảo đảo đi qua đại lộ Western. Một chiếc xe chở các thanh niên Puerto Rico đang hét gì đó với tôi nhưng tôi không kịp nghe. Về đến hiên nhà, tôi lần mò tìm chìa khóa và Henry mở bật cửa, nói, “Tạ ơn Chúa”, rồi vung tay ôm chặt lấy tôi.

Chúng tôi hôn nhau. Tôi nhẹ nhõm khi thấy anh ấy trở về đến nỗi mất vài phút tôi mới nhận ra anh ấy cũng cực kì nhẹ nhõm khi thấy tôi trở về.

“Em đã ở đâu vậy?” Henry hỏi.

“Opart. Anh đã ở đâu?”

“Em không để lại lời nhắn, khi anh trở về và không thấy em, anh đã tưởng em đang ở bệnh viện. Nên anh gọi điện, nhưng họ nói em không có ở đó...”

Tôi phá lên cười không ngừng. Henry có vẻ bối rối. Khi cuối cùng cũng có thể dừng lại, tôi bảo anh ấy, “Giờ thì anh đã hiểu cảm giác đó như thế nào.”

Henry mỉm cười. “Anh xin lỗi. Anh không biết em đang ở đâu nên hốt hoảng. Anh tưởng anh đã không kịp chứng kiến Alba ra đời.”

“Anh đã ở đâu?”

Henry cười toe toét. “Em sẽ không thể tin nổi đâu. Đợi đã, hãy ngồi xuống nào.”

“Hãy nằm xuống đi. Em mệt quá.”

“Em đã làm gì ngày hôm nay?”

“Nằm vất vưởng khắp nơi.”

“Khổ thân, thảo nào em mệt.” Tôi đi vào phòng ngủ và bật điều hòa lên rồi kéo rèm. Henry biến mất vào trong bếp rồi quay trở ra với hai li đồ uống trên tay. Tôi ngọ nguậy nằm xuống giường rồi nhận lấy li nước gừng. Henry đá giày ra rồi nằm xuống cùng tôi với cốc bia trên tay.

“Kể cho em nghe đi.”

Henry nhướn một bên mày, mở miệng ra rồi lại đóng. “Anh không biết phải bắt đầu từ đâu.”

“Nhanh nào.”

“Phải nói rằng đây là một trong những điều kì cục nhất xảy ra với anh từ trước đến nay.”

“Kì hơn cả anh và em?”

“Phải. Chuyện anh và em là lẽ thường tình của tự nhiên con trai gặp con gái...”

“Kì hơn cả việc nhìn mẹ anh qua đời hết lần này đến lần khác?”

“Đến giờ đó chỉ còn là một việc tồi tệ quen thuộc. Nó là một cơn ác mộng mà anh thường mơ thấy. Còn việc anh vừa trải qua thật không tưởng.” Anh ấy đưa tay vuốt bụng tôi. “Anh đã đi đến tương lai. Anh đã thực sự ở đó, em hiểu không? Hoàn toàn khỏe mạnh và tỉnh táo. Và anh đã gặp cô con gái rượu này của chúng ta.”

“Ôi Chúa ơi. Thật sao? Đáng ghen tị quá đi.”

“Phải. Con bé khoảng mười tuổi. Nó thật tuyệt vời... nó thông minh và có năng khiếu âm nhạc... và rất tự tin, không gì có thể khiến nó lúng túng.”

“Con bé trông như thế nào?”

“Giống anh. Một phiên bản nữ của anh. Ý anh là, con bé rất đáng yêu, nó có đôi mắt của em, nhưng về cơ bản rất giống anh: tóc đen, trắng, có chút tàn nhang, miệng con bé nhỏ hơn của anh khi bằng tuổi nó, và tai nó nhỏ gọn. Con bé có mái tóc xoăn dài, đôi bàn tay giống như của anh với những ngón tay dài, và cao ráo... Nó giống như một con mèo nhỏ.”

Hoàn hảo. Hoàn hảo.

“Anh sợ rằng gen của anh đã truyền lại cho nó. Nhưng tính cách của nó thì giống hệt em. Con bé có phong thái thật đáng kinh ngạc... Anh đã nhìn thấy nó giữa đám học sinh ở Viện Nghệ thuật và nó đang nói về những chiếc hộp Chuồng Chim của Joseph Cornell, nó đã lột tả chính xác những gì Cornell muốn gửi gắm... và bằng cách nào đó, anh có thể biết nó là con của chúng ta. Và con bé nhận ra anh.”

“Dĩ nhiên nó nhận ra.” Có điều tôi phải hỏi, “Con bé có... nó có phải...?”

Henry ngần ngại. “Có”, cuối cùng anh ấy nói. “Đúng vậy.” Cả hai chúng tôi im lặng. Anh ấy đưa tay vuốt má tôi. “Anh biết.”

Tôi muốn khóc lên.

“Clare, con bé có vẻ hạnh phúc. Anh đã hỏi nó... nó nói nó thích du hành thời gian.” Anh ấy mỉm cười. “Con bé nói việc đó rất thú vị!”

Chúng tôi bật cười, lúc đầu có chút buồn bã, nhưng rồi tôi phận ra, và chúng tôi cười như điên dại cho đến khi hai má đau nhức, cho đến khi nước mắt chảy ròng xuống má. Bởi vì, dĩ nhiên rồi, việc đó thú vị. Rất thú vị.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom