Cập nhật mới

Dịch Vương Mệnh

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 100: Huyền Sử 2 Phục Hy





Phục Hy thị
Trú lại Thiên Sơn, Tổ tiên ta đã có được một chỗ ở ổn định, không còn bị các bộ lạc khác uy hiếp.

Thế nhưng, khó khăn lại đến.

Thời Thái Cổ, nhân loại sống bằng hái lượm và săn bắn.

Mà Thiên Sơn điều kiện khắc nghiệt, khắp nơi tuyết phủ, cây cối cao vút, toàn là những loại cây không có trái cho con người ăn được.

Thú thì cũng có, nhưng cũng chẳng có bao nhiêu.

Săn bắn chẳng đủ ăn.


Đôi khi quá đói, phải hái cả lá cây ăn, khổ biết dường nào.
Một ngày kia, một nhóm tộc nhân đi săn, gặp một con thú, vừa phóng lao vừa truy đuổi, cuối cùng cũng bắt được.

Con thú này bị thương khá nặng, nhưng vẫn chưa chết.

Tộc nhân khiêng nó về.

Lúc đó thì một nhóm tộc nhân khác cũng may mắn săn được thú, nhưng đã chết.

Trưởng lão của bộ lạc bảo trước tiên hãy xẻ thịt con thú đã chết, còn con thú sống giữ lại dành cho lúc khác.

Trưởng lão còn bảo tộc nhân chăm sóc vết thương cho nó, bởi thú chết thì thịt không thể giữ lâu bằng thú sống.


Thế là con thú đó sống cùng bộ lạc, dành cho lúc bộ lạc không tìm được thức ăn.
Cho đến một hôm, con thú kia bỗng trở dạ, rồi sinh được một bầy con.

Nó đã có thai trước khi bị bắt.

Tộc nhân vui như mở hội, cùng nhau chăm sóc nó.

Trưởng lão có một quyết định trọng đại : từ nay tộc nhân khi đi săn phải cố gắng bắt sống thú, mang về nuôi.

Con thú được nuôi đầu tiên đó gọi là Hy (một loài thú thời cổ), được tộc nhân xem là linh vật, dùng cho các dịp tế lễ.

Bộ lạc từ đó còn gọi là Phục Hy.

Người Hán gọi là Thái Hạo.
Chú : Theo sử cũ, Phục Hy là tổ tiên chung của người Kinh và người Hán, nhưng cách gọi tên khác nhau.

Tộc trưởng đều gọi là Phục Hy, nhưng tên bộ lạc người Kinh gọi là Phục Hy tộc hay Phục Hy thị, còn người Hán gọi là Thái Hạo tộc, Phong thị (họ Phong, là tôn tộc của Thái Hạo tộc)

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 101: Nguy Cơ





Nghe báo Man tộc đại phản công, Giang Phong không khỏi ngẩn người, nhưng lập tức trấn tĩnh, hỏi :
- Vương Đại tướng quân thế nào rồi ?
Lão Lâm An đáp :
- Hồi bẩm đại nhân.

Vương Đại tướng quân đã đi bố trí phòng ngự.

Đại tướng quân dự định sẽ bố trí phòng tuyến từ xa.

Còn Giang lão tiên sinh đã về An Phú Trấn điều động thêm viện binh, đặc biệt là pháp sư và tế tự.
Giang Phong hỏi :
- Sự tình thế nào ?
Lão Lâm An đáp :
- Hồi bẩm đại nhân.

Sự việc cũng chưa rõ.

Tối qua thám báo phát hiện đại lượng Man binh đang tiến về phía này.

Số lượng ước khoảng năm vạn.

Vương Đại tướng quân đã ra lệnh cho bọn họ tiếp tục do thám.
Năm vạn.

Giang Phong cả kinh.

Toàn bộ quân đội của Giang Phong chưa đến một vạn, lại còn phải phân ra trấn giữ An Phú Trấn và Nguyên Thành.

Hay là … Giang Phong nghĩ đến việc phát bố nhiệm vụ để huy động người chơi tham chiến, nhưng rồi lại lắc đầu.

Chưa đến mức dùng hạ sách đó.

Người chơi tham chiến biến số quá lớn.

Giang Phong gia đại nghiệp đại, không thể mạo hiểm được.

Quá lắm thì đại lượng chiêu mộ NPC binh sĩ.


Vấn đề có nuôi nổi mấy vạn sĩ binh hay không thì không cần phải lo.

Hiện giờ đang lúc chiến tranh, chỉ cần nhượng lại một phần sĩ binh cho những người chơi khác thì sẽ lập tức có ngay một lượng lớn kim tệ.

Cung không đủ cầu mà, không lo không có thị trường.
Xem ra vấn đề cũng không đến nỗi nghiêm trọng như tưởng tượng ban đầu.

Giang Phong khẽ dao đầu, nói :
- Vấn đề nghênh địch, chờ Vương Đại tướng quân và Giang lão tiên sinh về đến sẽ họp bàn.

Hiện giờ chính sự Nguyên Thành đã ổn định chưa ?
Lão Lâm An thấy Giang Phong điềm tĩnh như thế, cũng thấy an tâm, cung kính nói :
- Hồi bẩm đại nhân.

Chính sự đã tạm ổn định.

Dân chúng đã làm việc trở lại.

Ngoài ra, số dân tản cư khỏi Phần Dương thuộc hạ đã cho di chuyển hết đến đây, tổng số đến hơn năm vạn.

An Phú Trấn là thương nghiệp thành thị, một lúc tiếp nhận nhiều người như thế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.
Giang Phong khẽ gật đầu.

An Phú Trấn đang phát triển ổn định.

Nếu cùng một lúc tiếp nhận đến hơn năm vạn người, chỉ riêng việc lo nơi ăn chốn ở cho những người mới đến thôi cũng đủ khiến công việc đình đốn, chỉ số kinh tế sẽ giảm mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường.

Còn Nguyên Thành có đến gần năm vạn Man dân, nguyên bản là một tòa Man thành, phải có thêm hơn năm vạn Kinh tộc di cư, thì mới có thể xóa bỏ ảnh hưởng của Man tộc ở đây.
Từ trên cao lâu nhìn ra ngoài, Giang Phong quan sát được toàn cảnh Nguyên Thành.

Mọi người đều đang lao động khẩn trương.

Người lo xây nhà, người lo vận chuyển vật liệu.

Bên ngoài thành, thợ mộc dựng nên các Trại mộc, nông dân đang lo khai hoang, dựng nên các Nông trường, Mục trường, … Quang cảnh náo nhiệt nhưng rất có quy củ.

Giang Phong rất hài lòng năng lực quản lý của lão Lâm An.

Chờ Giang Phong quay vào, lão Lâm An lại hỏi :
- Đại nhân.

Về vấn đề thuế, ở An Phú Trấn, trấn dân được miễn thuế, người ngoài trấn và dị nhân phải nộp thuế là 3%, nơi đây có áp dụng giống như thế không ?
Người chơi sau khi tử vong có thể hạ hoạt, sống lại mạnh khỏe như thường, nên NPC gọi người chơi là dị nhân.

Đương nhiên Giang Phong cũng là dị nhân.

Giang Phong nói :
- Không chỉ ở đây, từ nay về sau, mức thuế suất đó sẽ được áp dụng chung cho toàn lãnh địa.
Lão Lâm An vâng dạ, lại hỏi tiếp :
- Đại nhân.

Trưa nay, chuyến di dân cuối cùng sẽ đến đây.

Lúc đó dân số bản thành đã quá mười vạn.

Chỉ cần khẩn trương xây dựng thêm một số kiến trúc còn thiếu thì đến tối nay sẽ đủ điều kiện thăng cấp thành thị.

Không biết ý đại nhân thế nào ạ ?
Giang Phong hỏi :
- Có vấn đề gì không ?
Lão Lâm An đáp :
- Thăng cấp thành thị tốn khá nhiều thời gian.

Thăng cấp từ Châu Thành lên Phủ Thành phải mất 12 canh giờ (1 ngày đêm), trước đó còn phải tế bái thiên địa; hiến tế gỗ, đá, lương thực mỗi loại 10 vạn đơn vị; đồng khí 100 kiện; ngọc khí 10 kiện; kim tệ 1000.
Tốn kém ghê a.

Phải như thăng cấp thôn trấn thì đỡ biết bao.

Giang Phong cau mày hỏi :
- Lễ vật hiến tế chúng ta có đủ không ?
Nếu phải xuất tiền mua thì đành chờ vậy, Giang Phong nghĩ.

Cũng may, lão Lâm An đáp :
- Hồi bẩm đại nhân.


Khi tiếp quản Nguyên Thành, thuộc hạ kiểm kê trong Kho thấy thu được rất nhiều chiến lợi phẩm.

Vật tư mỗi loại đến mấy mươi vạn.

Nơi đây có lẽ là nơi sẽ cung cấp hậu cần vật tư cho Man binh Đông chinh.

Đồng khí, ngọc khí thì không đủ, cần phải đưa thêm từ An Phú Trấn đến.

Còn kim tệ thì không lo, lãnh địa hiện rất phú túc.

Nếu đại nhân chấp thuận, ngay tối nay mọi thứ sẽ tề toàn.
Giang Phong suy tính, thấy rằng nếu thăng cấp lên Phủ Thành thì chỉ số phòng ngự sẽ tăng lên, tăng cường khả năng đề kháng Man binh, nên quyết định cho thăng cấp.

Lão Lâm An vâng mệnh, lập tức đi lo chuẩn bị.
Còn lại một mình, Giang Phong đi đến trước địa đồ, nghiên cứu cách chống lại Man binh.

Cuộc chiến này quan hệ rất trọng đại.

Nếu thua, không chỉ những gì Giang Phong thu hoạch được từ trước đến nay đều mất cả, mà Man binh còn có thể thừa thế công kích Tương Nguyên, uy hiếp Vương Đô.

Man binh lưỡng diện hiệp công, Kinh triều sẽ rơi vào thế bị động.
Có nên khẩn cấp chiêu mộ sĩ binh hay không ? Giang Phong tính toán.

Chiêu mộ sĩ binh, sau này hết nguy cơ có thể chuyển nhượng lại cho những người chơi khác, thu hồi kim tệ.

Nhưng như thế thì dân số Nguyên Thành sẽ đại giảm, có nguy cơ thành thị sẽ bị giảm cấp.

Hơn nữa, Vương Đại tướng quân chỉ là hàm Đại tướng quân, chỉ có thể thống lĩnh một sư, 1 vạn 1110 binh sĩ.

Dù có chiêu mộ đại lượng sĩ binh thì số còn lại cũng chỉ có thể là dự bị binh, sử dụng khi cần bổ sung binh sĩ trận vong.

Nếu không còn cách nào khác, Giang Phong mới chọn hạ sách đó.

Hiện giờ, còn chờ Giang lão và Vương Đại tướng quân trở về, nắm rõ tình hình rồi mới đưa ra quyết định.
Trong khi chờ đợi, Giang Phong đi thị sát thành thị.

Sau nhiều lần thị sát lãnh địa, Giang Phong đã phát hiện ra rằng làm thế có thể tăng tín phục độ lên chút ít.

Nếu nói chuyện, thăm hỏi dân chúng thì hiệu quả càng cao.

Nguyên Thành mới chiếm lãnh, dân chúng lưỡng tộc sống chung, tín phục độ vốn không cao lắm, chỉ 62 điểm.
Đến chiều, Giang lão dẫn theo số pháp sư và tế tự mới tốt nghiệp đến.


Quan quân thì không có, vì An Phú Trấn chỉ còn lại hơn trăm sĩ binh giữ nhiệm vụ duy trì trật tự, không thể điều động.

Vương Đại tướng quân của quay về.

Mọi người tập họp ở Phủ Đường nghị sự.

Giang Phong hỏi Vương Đại tướng quân :
- Tình hình Man binh thế nào rồi ?
Vương Đại tướng quân nói :
- Trình đại nhân.

Theo thám tử hồi báo, lần này Man vương điều năm sư đến đây, do Man soái Tây La thống lĩnh.

Gã này rất có danh vọng trong Man binh, được tôn xưng là Man tộc đệ nhị nguyên soái.

Hiện Man binh đang tập trung ở Thạch Khê trấn, chuẩn bị phản công quân ta.
Giang Phong hỏi :
- Hiện Man binh đang chuẩn bị đại chiến với Kinh triều ở Phần Dương, sao lại có thể điều động đại quân đến đây được ? Chẳng lẽ Man vương tin chắc có thể đẩy lui được đại quân Kinh triều.
Giang lão nói :
- Đúng thế.

Man tộc tin chắc Kinh triều sẽ không cử đại quân tây tiến, nên mới dám điều đại quân đến đây.
Giang Phong giật mình :
- Sao ạ ?
Không chỉ Giang Phong, mọi người đều chấn kinh.

Giang lão thở dài :
- Lão vừa mới nhận được tin.

Bắc quân lại cử đại quân nam xâm.

Các cứ điểm ở nam ngạn sông Hoài đều đã thất thủ.

Hiện chúng đã vượt sông, đang trên đường tiến về Viêm đô.

Hiện Viêm triều đã dốc hết quân đội tổ chức phòng tuyến kháng giặc.

Nhưng nếu không nhận được viện trợ từ Kinh tộc, Viêm triều khó thể giữ vững quá một tháng.

Một khi phòng tuyến tan vỡ, phần đất phía bắc Đại Giang sẽ thất thủ, đại bán giang sơn sẽ hoàn toàn rơi vào tay giặc.
Tin tức này càng làm mọi người thêm chấn kinh.

Tình hình nguy ngập a.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 102: Huyền Sử 3 Thảm Họa





Thảm Họa
Ngày tháng trôi qua trong yên bình, nhờ thuật thuần dưỡng xuất hiện, Phục Hy thị yên tâm định cư lại đó, tuy vẫn còn khó khăn, nhưng không đến nỗi đói khổ như trước nữa.
Nào ngờ, một ngày kia, trời bỗng trở lạnh, rồi tuyết rơi ngày một nhiều, ngày một dày hơn.

Sau đó, khắp nơi đều là băng tuyết.


Thời tiết khắc nghiệt, lại kéo dài từ năm này qua năm khác, khiến loài người rơi vào thảm cảnh.
Sau nhiều lần băng giáng (có tài liệu nói là 7 lần, nhưng tui không kiểm chứng được, chỉ tạm gọi là nhiều lần) nhân loại gần như diệt tuyệt.

Ở khắp mọi nơi, đâu đâu cũng phủ đầy băng tuyết, sinh vật hầu như không thể sống được.


Đầu tiên, các đại bộ lạc sinh sống ở các đồng bằng, do quen cảnh no đủ sung túc nên không chịu được đói khổ, bị diệt vong trước.

Tiếp đó là các bộ lạc ở vùng rừng núi, rồi hầu như tất cả các bộ lạc khác, đều lần lượt diệt vong, không vì rét thì cũng vì đói.
Nhân loại lâm nguy.
Phần tiếp : Hy vọng

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 103: Bị Chiến





Lại nói, nghe Giang lão báo tin Bắc quân lại cử đại quân nam xâm, phòng tuyến sông Hoài đã thất thủ, Viêm triều dù dốc hết quân lực cũng chỉ có thể cầm cự được chừng một tháng, mọi người không khỏi chấn kinh.

Không phải nguy cơ, mà là đại nguy cơ a.
Vương Đại tướng quân nói :
- Viêm triều dù gì cũng là một đế quốc, tuy không còn cường thịnh như hồi mấy chục năm trước, nhưng lẽ nào lại kém đến vậy chứ.

Dù dốc hết quân đội cũng chỉ cầm cự được một tháng.

Lẽ nào lại thế.
Giang lão thở dài nói :
- Đâu phải ngươi không biết.

Hà gia giờ đây đâu còn như xưa nữa.

Từ khi Đế Quang đăng cơ, Viêm triều đã bắt đầu suy bại rồi.

Sau khi chiến tranh với Đông Hải đại tộc, quốc lực tận thất, vì thế mới thất trận ở Trác Lộc, dẫn đến Viêm đô thất thủ.

Dù Đế Minh được chư tộc ủng hộ, tụ nghĩa quân, khôi phục được Viêm đô, nhưng phần giang sơn phía bắc cũng vĩnh viễn mất đi, chỉ còn có thể dựa vào sông Hoài mà phòng ngự.
Vương Đại tướng quân cũng thở dài, nói :
- Lão tiên sinh nói phải.

Mấy mươi năm nay, Hà gia đời sau kém hơn đời trước, trừ Kinh Vương ra, chẳng có ai đáng gọi là hiền năng.

Nếu không Đế Minh đã không định truyền ngôi cho Kinh Vương.

Chỉ tiếc Kinh Vương quá ôn hậu, nhường ngôi lại cho anh.

Nếu không thì … Ai !
Giang lão nói :
- Ngươi tưởng Kinh Vương không biết trọng đại cuộc hay sao.

Chỉ vì Kinh Vương là con thứ, mẹ lại là người phương Nam, trong gia tộc sức yếu thế cô, chẳng được ai ủng hộ.


Đế Minh vừa tỏ ý thì ai ai cũng phản đối cả, làm sao có thể kế vị được.

Ngay cả khi được chia cho đất Tương Nguyên, Kinh Vương cũng chỉ có vài mươi tùy tùng theo hầu.

Ngươi nên nhớ rằng lúc đó Tương Nguyên chỉ phụ thuộc Viêm triều trên danh nghĩa.

Phái Kinh Vương về Tương Nguyên thì có khác nào muốn hại Kinh Vương đâu.

Nếu không được Động Đình Quân ủng hộ, Kinh Vương chẳng thể nào có được cơ nghiệp như ngày nay.

Còn Đế Nghi thì … đến lúc này thế lực còn thua cả Kinh Vương, chỉ toàn nhờ Kinh Vương viện trợ mới có thể giữ vững được ngôi vua.
Vương Đại tướng quân hỏi :
- Kém đến thế ư ? Chẳng lẽ Viêm triều không còn danh thần đại tướng nào sao ?
Giang lão lắc đầu nói :
- Viêm đô đã từng thất thủ, triều đình từng phải vượt Đại Giang lánh về phương nam, thế mà Hà gia vẫn chưa tỉnh ngộ.

Hiện giờ tại Viêm triều, những chức vị trọng yếu đều toàn do Hà gia nắm giữ.

Triều đình do Hà gia nhất gia độc đại.

Danh thần đại tướng đâu ra.

Nam phương lưỡng tộc, Đông Hải lưỡng tộc, đâu còn ai tôn trọng Viêm triều nữa đâu.
Vương Đại tướng quân thở dài nói :
- Nếu phần đất phía bắc Đại Giang thất thủ, Viêm triều kể như chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.

Khu vực Đại Giang là lãnh địa của Giang tộc mà.

Còn phía Đông là thế cừu, Đông Hải đại tộc.

Lúc đó bọn họ không đổ thêm dầu vào lửa là đã may mắn lắm rồi.

Chỉ đáng buồn Đế Quang và Xi Vưu chẳng xem trọng đại cuộc, gây nên nội chiến, khiến một đế quốc hùng mạnh tan rã như ngày nay.
Thấy chuyện đi mỗi lúc một xa, Giang Phong nói :
- Chuyện đó sau này hãy bàn.

Trước mắt phải tìm cách kháng cự Man binh.

Nếu Nguyên Thành thất thủ, An Phú Trấn cũng chẳng thể giữ được lâu.

Đại quân Man tộc có thể xuôi Nguyên Giang đông tiến, đánh thẳng đến tận Động Đình Hồ.
Vương Đại tướng quân nói :
- Bắc quân nam xâm, Viêm triều nguy cấp.

Kinh Vương tất phải cử binh viện trợ.

Như thế thì không thể nào tập trung cho mặt trận phía Tây được.

Việc đề nghị mặt trận Phần Dương chia bớt áp lực với chúng ta xem ra chẳng mấy hiện thực.
Giang lão nói :
- Đúng thế.

Bọn họ còn đề nghị chúng ta chia bớt áp lực với bọn họ.
Vương Đại tướng quân bật dậy :
- Lẽ nào lại thế ? Chẳng lẽ bọn họ không biết rằng chúng ta chỉ có mấy nghìn quân hay sao ?
Giang lão lắc đầu thở dài.

Giang Phong chợt hiểu ra.

Lãnh địa phát triển quá nhanh, bọn họ muốn mượn tay Man binh làm suy yếu lãnh địa đây mà.


Giang Phong mím môi, hạ quyết tâm, nhìn Vương Đại tướng quân hỏi :
- Việc bố trí phòng ngự thế nào rồi ?
Vương Đại tướng quân nói :
- Đường từ Man địa đến Nguyên Thành chỉ là con đường mòn nhỏ, mã xa không đi được, lại còn xuyên qua mấy hẻm núi.

Thuộc hạ đã bố trí quân mai phục tại các hẻm núi, phục kích địch quân.

Bọn chúng mà đến được Nguyên Thành thì cũng thiệt hại quá nửa.
Giang Phong khẽ nhíu mày, nói :
- Nếu bọn chúng tiến được đến Nguyên Thành thì chúng ta buộc phải thủ thành, rất bị động.

Đó là chưa kể một khi bọn chúng vừa vây thành, đồng thời phái thêm viện binh đông tiến.

Có cách nào chặn giặc từ xa hay không ?
Mọi người cúi đầu suy nghĩ.

Giang Phong lại nói :
- Phá đường được không ?
Vương Đại tướng quân nói :
- Đấy là con đường độc đạo, lại rất hiểm trở, một khi phá đường thì rất khó khôi phục, địch quân không thể đông tiến thì chúng ta cũng không thể tây tiến.

Nghe nói khi xưa Man tộc mất mười mấy năm mới mở được con đường đó.
Giang Phong nhìn vào địa đồ treo trên tường, nói :
- Chúng ta không cần con đường đó.

Nếu hủy luôn được thì càng tốt.

Muốn tây tiến thì vẫn có thể ngược dòng Nguyên Giang.

Ta lo là Man tộc vẫn còn chiến thuyền, có thể cho thủy quân xuôi dòng Nguyên Giang tấn công chúng ta.

Nếu lão lo phục kích địch quân trên bộ, một khi thủy quân của địch tấn công, chúng ta đâu còn tướng lĩnh nào khác để lãnh quân ngăn giặc.

Hơn nữa Man soái cũng là danh tướng, nếu tổ chức phản phục kích, song phương nhân số chênh lệch quá lớn, chúng ta sẽ thiệt hại nặng nề.

Dù sát địch một nghìn chỉ thiệt hại năm trăm, chúng ta cũng sẽ gặp nguy.
Giang lão chép miệng nói :
- Chúng ta thiếu đại tướng, trong chiến tranh thật không có nhiều chọn lựa, ngay cả muốn tăng quân cũng khó vì không có người thống lãnh.
Vương Đại tướng quân hỏi :
- Ý đại nhân là phá hủy toàn bộ đường đi.
Giang Phong nói :
- Phải.


Phá hết.

Không chỉ ở các hẻm núi mà toàn bộ.

Phá hủy hết những đoạn đường nào có thể.

Còn lão tập trung lo phòng thủ mặt sông, ưu tiên phá hủy chiến thuyền của giặc, khiến giặc không còn phương tiện đông tiến.
Giang lão nói thêm :
- Nếu thủy chiến, pháp sư đoàn của chúng ta sẽ có nhiều ưu thế, còn vu sư đoàn của Man tộc chẳng có mấy tác dụng.

Ngược lại, nếu chiến đấu ở vùng rừng núi, vu sư đoàn uy lực rất lớn.
Giang Phong nghĩ đến độc xà đại quân của Man tộc đại vu trước đây, gật đầu khen phải.

Thế là quyết định.

Mọi người tích cực bị chiến.
Chiều tối, Giang Phong lên thuyền thị sát các tuyến phòng ngự do Vương Đại tướng quân thiết lập dọc theo hai bờ Nguyên Giang.

Theo kế hoạch, nếu chiến thuyền của Man tộc xuôi dòng tấn công, Vương Đại tướng quân sẽ thống lãnh chiến thuyền ngăn chặn, làm chậm bước tiến của địch.

Giang lão sẽ chỉ huy pháp sư đoàn và cung thủ dùng pháp thuật và hỏa tiễn từ hai bên bờ tấn công phá hủy thuyền địch.

Vì địch xuôi dòng, nếu trực tiếp nghênh chiến sẽ chịu nhiều bất lợi, chưa kể địch đông ta ít.
Thuyền đang ngược dòng về phía thượng lưu, chợt đâu nghe thấy có tiếng ai ca văng vẳng theo gió truyền đến, Giang Phong cố lắng nghe.

Đó là một giọng nam đã lớn tuổi, ca rằng :
“Núi nam có gốc cây da,
Thân cao tán rộng, um tùm dây leo.
Gặp người quân tử vui sao,
Chúc người đại nghiệp được mau tựu thành.”
Lời ca nhiều thâm ý của bậc hiền giả.

Giang Phong truyền cho thuyền hướng về phía đó.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 104: Huyền Sử 4 Hy Vọng





Hy vọng
Khắp thế gian đều trở thành băng thiên tuyết địa, đẩy nhân loại vào nguy cơ diệt tuyệt.

Các đại bộ lạc lần lượt diệt vong, không vì rét thì cũng vì đói.
Thế nhưng, dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã như thế, mầm mống phục hưng của nhân loại vẫn còn tồn tại.

Vâng.


Chính là Phục Hy thị.

Thiên Sơn hoàn cảnh khắc nghiệt, khắp nơi phủ đầy băng tuyết.

Phục Hy thị đã vượt qua những gian khó buổi đầu, đứng vững được tại đó, cho nên đối với thảm họa của nhân loại hầu như chẳng chịu mấy ảnh hưởng.


Trước đây họ vẫn phải sống giữa băng thiên tuyết địa kia mà.
Do vậy, trong lúc các bộ lạc khác lần lượt diệt vong, Phục Hy thị vẫn tiếp tục phát triển, tộc nhân vẫn ngày càng tăng.

Đến khi tộc nhân đông đến mức không thể sống tập trung một chỗ nữa (điều kiện khắc nghiệt, khó kiếm được thức ăn), các thị tộc trong bộ lạc chia nhau ra, đến sống ở nhiều nơi trong vùng.

Tại chỗ ở trước đây, tôn tộc ở lại lo việc tế tự.
Cứ như thế, cuộc sống vẫn tiếp diễn ngày này qua ngày khác.
Phần tiếp : Nữ Oa

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 105: Nguyên Tộc





Lại nói, nghe tiếng ca ngụ ý thâm sâu, Giang Phong truyền cho thuyền chèo về hướng đó.

Từ phía xa xa, một chiếc thuyền câu đang lững lờ trôi trên sông.

Ngư phủ tay cầm cần câu, vừa câu cá vừa nghêu ngao hát.

Thấy thuyền của Giang Phong chèo đến gần, lão ngư lại ngâm nga :
“Gió bấc thổi mấy làn vi vút,
Mưa tuyết bay, bay trút tơi bời.
Biên dân khốn khó bao đời,
Nào ai biết nỗi ngậm ngùi gian nan.
Nay giặc đến nhà tan cửa nát,
Dắt tay nhau rời bỏ xóm thôn.
Rưng rưng dõi hướng về đông,
Vua ta sớm phái đại quân diệt thù.”
Văn thơ Giang Phong cũng biết chút ít.

Giang Phong ngẫm nghĩ giây lát, rồi cũng ngâm :
“Ở phương đông thái dương đã hiện,
Cơn mưa này đến ngọ tạnh rồi.
Đôi bờ cành lá tốt tươi,
Nguyên Giang khói bếp khắp nơi lững lờ.”
Thuyền đến gần, lão ngư ngẩng lên nhìn về phương đông, hỏi :
- Thái dương sắp hiện rồi chăng ?
Giang Phong đáp :
- Sau cơn mưa trời lại sáng thôi.
Giang Phong ngắm nhìn lão ngư một lượt.

Lão tuổi quá năm mươi, râu tóc đã điểm bạc, vận bộ trường bào bằng vải thô nhưng gọn gàng, ánh mắt tinh anh duệ trí.


Giang Phong vòng tay hỏi :
- Tiên sinh xưng hô thế nào ?
Lão ngư đáp :
- Lão là ngư dân ở vùng này.

Tổ tiên lão bao đời nay vẫn sinh sống ở đây, nên lấy tên sông làm họ.

Lão gọi là Nguyên Phương.
Giang Phong khẽ mỉm cười, nói :
- Tiên sinh chắc đã biết ta là ai rồi, không cần phải giới thiệu nữa.

Nếu như tiên sinh cũng lo cho vận nước, mời tiên sinh lên thuyền ta cùng đàm đạo.
Lão Nguyên Phương nhìn Giang Phong, ánh mắt sáng rực, rồi cuộn dây câu, cặp thuyền câu vào thuyền lớn, sau đó lên thuyền.

Mời ngồi đâu vào đấy, lão Nguyên Phương hỏi ngay :
- Man binh đại cử nhập xâm, chẳng hay đại nhân đã có cách nào chống giặc chưa ?
Giang Phong ngẫm nghĩ giây lát, nói :
- Giặc thế mạnh, quân ta tạm thời giữ thế phòng ngự, tránh trực tiếp giao chiến với đại quân của giặc.

Ta đã truyền lệnh phá đường, trước mắt có thể ngăn được bước tiến của giặc một thời gian.

Đồng thời, sẽ phái những toán quân nhỏ thuận theo Nguyên Giang xâm nhập quấy nhiễu hậu phương của giặc.

Chỉ cần cắt đứt được đường vận lương của giặc thì giặc không cần đánh cũng phải rút lui.
Lão Nguyên Phương gật gù nói :
- Kế hay.

Nhưng theo lão được biết, Man binh hiện vẫn còn 10 chiếc Lâu thuyền và 50 chiếc Đại thuyền, trú đóng ở Phong Khê Thành.

Đại nhân cũng cần đề phòng giặc dùng thủy quân tấn công.
Giang Phong nói :
- Chính vì đề phòng thủy quân của giặc nên ta mới phải truyền lệnh phá đường đó.

Ban đầu Vương Đại tướng quân đề nghị cho quân mai phục ở các hẻm núi, phục kích quân giặc.

Nhưng vì thiếu tướng lĩnh thống quân, ta đành phải cho phá đường ngăn giặc, và để Vương Đại tướng quân phòng ngự mặt Nguyên Giang.
Quân đội của Giang Phong phát triển quá nhanh nên thiếu tướng lĩnh trầm trọng.

Đến giờ đó vẫn là vấn đề khiến Giang Phong đau đầu.

Toàn quân chỉ có duy nhất Vương Đại tướng quân là có thể thống quân, tối đa 1 sư.

Nhưng dưới sư là vệ thì không có tướng quân thống lĩnh.

Biên chế quân đội hiện giờ chỉ có đội, đoàn, bỏ qua vệ, trực tiếp đến sư.

Thay vì mỗi sư 10 vệ, mỗi vệ 10 đoàn thì Giang Phong buộc phải cho 100 đoàn hợp lại thành sư.

Cũng may Vương Đại tướng quân là thống soái hình tướng lĩnh, lại là lão tướng nhiều kinh nghiệm nên mới chưa xuất hiện vấn đề nghiêm trọng.
Đến khi Nguyên Thành thăng cấp thành Phủ Thành thì vấn đề này có thể giải quyết được.

Theo quân chế trong “Vương Mệnh”, quân đội ở Phủ Thành do Đại tướng quân thống lĩnh, dưới Đại tướng quân có thể có các tướng quân, số lượng tùy thuộc vào quân số.

Nhưng tướng quân không thể tùy tiện phong cho ai cũng được, cần phải có thanh vọng hoặc công huân nhất định.


Ngoài ra còn có chỉ số thống soái trị ảnh hưởng đến năng lực thống quân.

Thống soái trị quá thấp thì sức chiến đấu của quân đội cũng sẽ thấp.

Tuy nhiên, việc mua quan bán tước cũng có thể xảy ra.

Nếu thanh vọng hoặc công huân chưa đạt điều kiện mà vẫn được phong tướng quân thì gọi là “hậu bổ tướng quân” hay “ngụy tướng”.

“Hậu bổ tướng quân” chỉ có tước chứ không có chức, nếu miễn cưỡng cầm quân thì cũng có thể được, nhưng trừ thân quân ra, chiến lực sẽ giảm rất đáng kể.

Ví dụ như thanh vọng hoặc công huân thiếu 20% thì chiến lực sẽ giảm 30%, thiếu đến 67% thì chiến lực không còn, khi gặp giặc quân đội sẽ không chiến đấu mà bỏ chạy.
Khi nghe Giang Phong nói đang thiếu tướng lĩnh, lão Nguyên Phương ngẫm nghĩ giây lát, rồi hỏi :
- Nghe nói Bắc quân cũng đang nam xâm, Viêm triều vô cùng nguy ngập, Kinh Vương phải viện trợ khẩn cấp cho Viêm triều nên không đủ quân lực phản công Man binh ở chiến trường Phần Dương.

Đại nhân đành phải tự mình chống giữ mặt này.

Đại nhân không lo sức yếu thế cô, không chống nổi giặc hay sao ?
Giang Phong thở dài nói :
- Còn cách nào khác đâu.

Nếu ta không chống giữ, toàn địa hạt Nguyên Giang sẽ rơi vào tay giặc.

Khi đó quân giặc có thể xuôi dòng Nguyên Giang tiến thẳng đến Động Đình Hồ, tình hình sẽ càng tồi tệ hơn.
Lão Nguyên Phương ngẫm nghĩ một hồi lâu nữa, rồi chợt nói :
- Vận nước nguy nan, lão cũng không thể thanh nhàn được nữa.

Nếu đại nhân không chê, lão xin được trở thành gia thần, giúp đại nhân cầm quân chống giặc.

Lão là tộc trưởng Nguyên tộc, cũng có chút thanh vọng, có thể đảm nhiệm tướng quân, thống lĩnh thủy quân.
Lão vừa nói xong thì Giang Phong nghe thấy hệ thống thông báo :
- Đinh.

Chúc mừng Thiếu Quân.

Tộc trưởng Nguyên tộc Nguyên Phương kính phục, muốn trở thành gia thần.

Xin hỏi có chấp thuận hay không ?
Đương nhiên chấp thuận.


Giang Phong mỉm cười nói :
- Được tiên sinh gia nhập, cơ hội của chúng ta càng cao hơn.

Tiên sinh tạm thời hãy là Trấn Giang tướng quân.

Việc thao luyện thủy quân ta ủy thác cho tiên sinh vậy.

Vương Đại tướng quân chỉ tinh thông kỵ chiến, đối thủy quân không có nhiều kinh nghiệm.
Lão Nguyên Phương đứng dậy chắp tay nói :
- Tạ đại nhân.
Giang Phong nói :
- Giờ chúng ta hãy về thành cùng mọi người bàn cách chống giặc.
Quan quân được lệnh quay thuyền chèo trở về Nguyên Thành.

Chuyến đi thị sát này, Giang Phong thu hoạch không nhỏ a.

Tuy không biết thân phận địa vị của lão Nguyên Phương cao đến mức nào, nhưng Giang Phong tin rằng lão này chắc chắn không phải nhân vật tầm thường.

Nếu không hệ thống sẽ không bao giờ cho xuất hiện quang cảnh như vừa rồi.

Theo các truyện xưa nay, việc giữa đường ngâm thơ chọn chủ công thế này thường là ái hảo của các bậc đại hiền danh sĩ.

Và lão Nguyên Phương cũng có phong thái của bậc trí tướng, giống như Vương Đại tướng quân.

Loại hình tướng lĩnh như thế Giang Phong ưa thích nhất.

Còn “nhất giới võ phu”, võ lực hình tướng lĩnh, chỉ thích hợp xung phong hãm trận, đối thống quân hiệu quả không cao.

Tuy lưỡng quân đối trận cho đại tướng đan thân tỷ thí dễ tạo nên hình tượng anh hùng, có thể tăng gia sĩ khí cho quân đội, nhưng Giang Phong không ưa thích cách làm đó (Giang Phong thiếu tướng lãnh quân, nếu đan thân tỷ thí mà tử trận thì lấy ai thống quân đánh giặc).

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 106: Huyền Sử 5 Nữ Oa





Nữ Oa
Ngày này qua ngày khác, Phục Hy thị vẫn sống cuộc sống thần tiên (trong tình cảnh lúc bấy giờ) ở Thiên Sơn.
Một hôm, một nhóm tộc nhân trong lúc đi săn bắn chợt phát hiện một nhóm người xơ xác ốm yếu dắt dìu nhau đi trong băng tuyết.

Động lòng thương, họ chia cho thức ăn đỡ dạ, rồi dẫn về bộ lạc.

Đó là nhóm người còn sót lại của một bộ lạc ở phía Đông.

Do ở cố hương không thể tìm được thức ăn, bọn họ đành dắt dìu nhau đi từ nơi này sang nơi khác, tình cờ đến được Thiên Sơn.

Đói rét đã khiến đại đa số tộc nhân chết dần trên đường lưu lãng.

Tình cảnh bọn họ còn thảm hơn Phục Hy thị trước đây.


"Lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá tả tơi", bộ lạc đã thu nhận bọn họ.

Và từ bọn họ, Phục Hy thị lần đầu tiên biết được tình cảnh của các bộ lạc bên ngoài.
Gia nhập bộ lạc, bọn họ không còn lo đói nữa, nhưng vẫn bị cái lạnh uy hiếp.

Bọn họ không như Phục Hy thị tộc nhân, vốn đã quen với cái lạnh của Thiên Sơn.

Y phục bằng da thú không đủ sức làm giảm bớt cái lạnh khắc nghiệt của thời bấy giờ.
Rồi một hôm, một vị trưởng lão trong bộ lạc nhìn thấy số lông vũ còn sót lại trong góc động, chợt nảy ra ý định dùng lông vũ kết thành y phục.

Thế là áo lông ra đời.


Toàn bộ lạc đều rất ưa thích loại y phục mới này.

Theo sử cũ, loại lông vũ đó là của huyền điểu, nên loại chim này sau cũng trở thành linh vật của bộ lạc.
Không chỉ dừng lại ở đó, vị nữ trưởng lão kia còn hướng dẫn tộc nhân xếp đá che chắn bớt cửa động, để ngăn gió tuyết.

Với những tảng đá quá lớn, họ đã biết luyện đá bằng cách đốt nóng cho đá tự vỡ ra (có lẽ là kinh nghiệm sau khi họ dùng đá kê lại thành bếp, đốt nóng lâu đá bị vỡ ra).

Những hang động được che chắn như thế sau được gọi là Oa, và vị nữ trưởng lão kia được tôn xưng là Nữ Oa.
Chú : Huyền điểu là một loài chim nhỏ, lông đen, tương tự như loài quạ đen ngày nay.

Tuy nó không đẹp, nhưng người thời đó chất phác, có ích thì tôn trọng.

Thời đại đó người Việt vẫn xem là Phục Hy thị, còn người Hán gọi là Thiếu Hạo, và xem là em của Thái Hạo.

Người Hán còn đổi linh vật huyền điểu thành phượng hoàng là loài chim đẹp hơn (người Hán vẫn công nhận rằng ban đầu linh vật của Thiếu Hạo là huyền điểu, nhưng vào cuối thời Thiếu Hạo thì được đổi thành phượng hoàng - loài chim chỉ có trong truyền thuyết).
Phần tiếp : Đại di dân.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 107: Phủ Thành Tiền Nhật





Nguyên Thành.
Cả tòa thành thị lúc này đang vô cùng náo nhiệt, mọi người dân đều háo hức tham gia chuẩn bị cho việc thăng cấp sắp được tiến hành.

Điều này cũng dễ hiểu thôi, ngay cả trong hiện thật, một thị xã nâng cấp lên thành phố, người dân sao không háo hức cho được.

Thăng cấp thành thị, cả quan phủ và người dân đều có thể hưởng được nhiều lợi ích.
Giang Phong đưa lão Nguyên Phương về thành, và gặp lão Lâm An đang bận rộn sắp đặt lễ tế trời ở đại quảng trường trước Phủ Đường.

Theo ý Giang Phong, để tạo mỹ quan cho thành thị, toàn bộ đường xá và các kiến trúc quan trọng đều đã được phá dỡ và xây dựng lại bằng cẩm thạch trắng, màu sắc mà Giang Phong yêu thích.

Thành thị do Man tộc xây dựng tuy vững chắc nhưng không hề chú ý đến mỹ quan.

Cũng vì có quá ít thời gian, nếu không, Giang Phong đã cho xây dựng lại toàn thành.

Gì chứ đá và gỗ thì lãnh địa không thiếu.

Bạch Thạch trại nay đã thăng cấp thành Bạch Thạch Trấn, chỉ cần đủ nhân lực khai thác, “bạch thạch” đầy cả một ngọn núi, muốn bao nhiêu cũng có.

Còn gỗ, khắp nơi đều là rừng, 10 vạn dân Nguyên Thành, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu.
Lão Lâm An thấy Giang Phong về đến, cung kính nghênh đón.

Giang Phong giới thiệu lão Lâm An với lão Nguyên Phương xong, lão Lâm An nói :
- Đại nhân.

Mọi thứ chuẩn bị sắp xong rồi.

Chỉ cần nửa canh giờ nữa là đã có thể tiến hành thăng cấp.
Giang Phong cảm thấy dường như còn thiếu sót gì đó, cau mày suy nghĩ, hồi lâu chợt nhớ ra, hỏi :
- Chúng ta thăng cấp mà không cần đăng ký hay sao ?
Giang Phong nhớ lại rằng trước đây mỗi lần muốn thăng cấp đều phải đến Lục Hoa Thành đăng ký.

Lão Lâm An mỉm cười nói :

- Đại nhân.

Không cần đâu.

Lãnh địa của chúng ta vốn là độc lập lãnh địa, do đại nhân thân tự mở mang, từ đầu đã chẳng phụ thuộc vào thế lực nào.

Trước đây do lãnh địa còn nhỏ yếu, mỗi khi thăng cấp phải đến Lục Hoa Thành đăng ký.

Còn giờ đang là phi thường thời kỳ, lãnh địa cũng đã lớn mạnh, thế lực đã tương đương chư hầu quốc, đại nhân muốn tự kiến quốc cũng không vấn đề gì, nói chi đến việc đăng ký.
Kiến quốc ? Khái niệm mới.

Giang Phong chỉ mới nghe lần đầu, liền hỏi :
- Kiến quốc cần những điều kiện gì ?
Lão Lâm An đáp :
- Hồi bẩm đại nhân.

Muốn kiến quốc trước tiên phải có được Kiến Quốc Lệnh.

Cái này, với điều kiện hiện nay của lãnh địa chúng ta, chỉ cần tiêu diệt được lực lượng phản công của Man binh là đại nhân có thể thu được thôi.

Ngoài ra lãnh địa còn phải đạt đến dân số hoặc diện tích tương ứng, chỉ số chính trị và tín phục độ phải lớn hơn 60.

Thực ra phụ thuộc lãnh địa muốn kiến quốc thì chỉ cần chính trị và tín phục độ trên 50, nhưng lãnh địa của chúng ta là độc lập lãnh địa, yêu cầu cao hơn một chút.
Tiêu diệt lực lượng phản công của Man binh.

Nói thì dễ.

Man binh có đến 5 vạn a.

Không biết tiêu diệt được Man soái có được tính không ? Như thế thì có lẽ dễ hơn một chút, chỉ cần tìm cơ hội phục kích trung quân của Man binh là có thể hoàn thành.

Đương nhiên, quan trọng nhất là phải có cơ hội.


Ngẫm nghĩ một lúc, Giang Phong lại hỏi :
- Thế còn yêu cầu diện tích và dân số thì thế nào ?
Lão Lâm An nói :
- Diện tích hoặc dân số là điều kiện để xác định quy mô của quốc gia.

Nếu như diện tích từ 1 nghìn dặm vuông đến 1 vạn dặm vuông hoặc dân số từ 500 đến 5 nghìn thì xem là phụ dung quốc.

Nếu diện tích trên 1 vạn dặm vuông đến 100 vạn dặm vuông hoặc dân số trên 5 nghìn đến 50 vạn thì xem là chư hầu quốc.

Nếu diện tích trên 100 vạn dặm vuông hoặc dân số trên 50 vạn thì xem là vương quốc.

Còn đế quốc thì diện tích phải trên 400 vạn hoặc dân số trên 200 vạn.

Hiện chỉ có Viêm triều và Bắc triều (Hoàng triều) là xưng đế quốc thôi.

Kinh triều tuy cũng đủ điều kiện xưng đế quốc, nhưng Kinh Vương cũng chỉ xưng vương.
(Chú : 1 dặm ta = 400 mét, 1 dặm vuông = 400 x 400 = 160000 mét vuông = 0,16 kilômét vuông).
Lão Nguyên Phương nãy giờ chỉ đứng lắng nghe, bỗng xen vào hỏi :
- Mọi người định tự lập quốc hay sao ?
Giang Phong khẽ cau mày.

Từ khi “được” yêu cầu tiến công Man binh để chia bớt áp lực với chiến trường Phần Dương, Giang Phong đã có ý định tự lập.

Lão Lâm An nhìn họ Nguyên một lúc, rồi mỉm cười nói :
- Triều đình có xem chúng ta là người của họ đâu.

Hơn nữa, lãnh địa của chúng ta vốn là độc lập lãnh địa, do đại nhân thân tự mở mang kia mà.
Lão Nguyên Phương hỏi :
- Lâm đại nhân nói thế là sao ?

Lão Lâm An hỏi lại :
- Chắc đại nhân đã nói cho tướng quân biết thế lực giữa ta và giặc rồi ?
Lão Nguyên Phương gật đầu, nói :
- Đại nhân có nói sơ qua.
Lão Lâm An nói :
- Giặc đông đến 5 vạn, do Man tộc đệ nhị nguyên soái thống lĩnh.

Quân ta chưa đến 1 vạn, tướng cầm quân chỉ có Vương Đại tướng quân, nay có thêm tướng quân nữa là hai người.

Giặc lại được phối hợp rất nhiều vu sư, rất có ưu thế khi chiến đấu tại núi rừng.

Quân ta thế yếu, phòng thủ thôi cũng đã rất khó khăn.

Vậy mà không những không được viện trợ, lại còn “được” yêu cầu tấn công Man binh để chia bớt áp lực với chiến trường Phần Dương.

Như thế có khác nào muốn đẩy quân ta vào chỗ chết đâu.
Lão nhấn giọng mạnh chữ “được”, thanh âm đầy vẻ bất mãn.

Lão Nguyên Phương cả kinh :
- Lẽ nào thế được.

Lãnh địa của chúng ta nằm ở vị trí quan trọng, đáng ra triều đình cần tăng viện mới phải.
Lão Lâm An lại nói :
- Đúng thế.

Nếu lãnh địa thất thủ, Man binh có thể thuận dòng Nguyên Giang tiến thẳng đến Động Đình Hồ, lúc đó không những đất Phần Dương sẽ hoàn toàn sát nhập vào bản đồ Man tộc mà Vương Đô cũng sẽ trực tiếp chịu sự uy hiếp của Man binh.

Dù Kinh triều cũng có thủy quân, nhưng lại ở hạ lưu, so với Man binh ở thượng lưu, yếu thế thấy rõ.
Lão Nguyên Phương thất vọng thấy rõ, cứ mãi lẩm bẩm :
- Sao lại thế được.

Sao lại thế được.
Giữa lúc đó có tiếng cười nhạt :
- Sao lại không thể.

Tất cả đều là do bọn Hà Minh Tuệ mà ra cả thôi.


Hừ.

Cái bọn “thành sự thì ít mà bại sự thì nhiều”.
Giang Phong nghe tiếng Giang lão, quay lại hỏi :
- Ông đã nghe được tin gì mới ?
Giang lão bực bội nói :
- Cái bọn Hà gia ấy … Chính bọn chúng đã hại Viêm triều đến nông nỗi này, giờ lại còn định làm hại đến Kinh tộc nữa.

Trong triều, bọn chúng đã lập bè kết đảng chống đối Hồ gia, lại còn tạo lập vây cánh bên ngoài.

Trước đây bọn chút định lôi kéo cậu vào phe bọn chúng, nhưng sau này thấy không kiểm soát được, nên mới quyết trừ khử.
Nghe Giang lão nói, Giang Phong chợt nhớ đến lần gặp Hà Minh Đạo trước đây.

Dù họ Hà có âm mưu gì đi nữa thì món quà tặng của y đã giúp Giang Phong khá nhiều trong buổi đầu khó khăn ấy.

Nhưng món quà ấy là tưởng lệ trả công cho Giang Phong hộ tống y đến trấn thành nên Giang Phong cũng không có cảm giác đặc biệt gì.
Lão Nguyên Phương nhìn Giang lão một lúc, chợt thốt :
- Phải Giang lão tiên sinh …
Giang lão hanh một tiếng.

Họ Nguyên không nói nữa, nhưng thái độ đối Giang lão trở nên rất cung kính.

Lão dù sao cũng là tộc trưởng của Nguyên tộc, tiêu tức linh thông, biết nhiều hiểu rộng, nên đối thân phận Giang lão cũng biết được ít nhiều.

Giang Phong thật ra chỉ biết Giang lão là tôn sư cấp pháp sư, địa vị không phải tầm thường, nhưng vì quan hệ của hai người đã tốt đến mức không thể tốt hơn, nên Giang Phong cũng không định tìm hiểu sâu hơn làm gì.
Lão Nguyên Phương chợt ấp úng hỏi :
- Giang lão tiên sinh, chẳng phải triều đình được Động Đình Quân hậu thuẫn hay sao ? Sao lại có họ Hà ở đây ?
Giang lão hừ lạnh nói :
- Ngươi đừng quên Kinh Vương họ gì ? Bọn họ Hà ấy là những người đã theo Kinh Vương lúc trước nên rất được Kinh Vương tin tưởng.

Đối với bọn họ, Hà gia là trên hết, Kinh tộc đối bọn họ không là gì cả.

Ai !
Không gian chợt lặng phắt.

Ngay lúc đó, tin chiến sự khẩn cấp buộc mọi người khẩn trương hành động.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 108: Huyền Sử 6 Đại Di Dân





Đại di dân
Kể từ khi Nữ Oa kết áo lông, cải tiến hang động, cuộc sống của Phục Hy thị được nâng lên rất nhiều.

Và cũng từ đó, bộ lạc cũng thường xuyên phát hiện và thu nhận những người lưu lãng qua đó.

Dân số các thị tộc ngày một đông đúc, thế lực các thị tộc cũng ngày càng mạnh.
Cho đến một hôm, cảm thấy Thiên Sơn không đủ khả năng nuôi sống từng ấy người, các vị trưởng lão các thị tộc họp nhau lại, tìm phương khắc phục.

Và rồi cuộc đại di dân bắt đầu.


Có thị tộc xuống núi, đi về phía bắc, có thị tộc lại đi về phía nam.

Cũng có thị tộc chọn phía đông hoặc phía tây.

Đủ cả.

Vì sự sinh tồn, tộc nhân lại tiếp bước lữ trình.


Nhưng lần này, Phục Hy tộc nhân lên đường trong thế mạnh.
Trong cảnh băng thiên tuyết địa, khắp nơi vắng vẻ điều hiu.

Phục Hy thị rời Thiên Sơn, tỏa đi khắp nơi, và nhờ khả năng sinh tồn trong băng tuyết, họ đã đứng vững ở nhiều nơi, tạo dựng nên nhiều bộ lạc mới.

Tất cả dù mang tên gọi gì thì vẫn đồng tông, đồng xuất thân từ Phục Hy thị.

Phục Hy cũng trở thành vị đại thần tối cổ, tối cao quý của thần thoại phương Đông.

Dù là Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông của người Việt; hay Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế của người Hán; thì Phục Hy cũng giữ vị trí tôn quý nhất, đứng đầu Tam Hoàng.
Phần tiếp : Đông tiến.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 109: Tập Kích Bác Hôi Binh





Lại nói, Giang lão bức bội vì hoạt động của anh em họ Hà ở triều đình, không khỏi cằn nhằn mấy câu.

Giang Phong mỉm cười nói :
- Hà gia căn cơ ở Giang Bắc, có “thân tại Giang nam, tâm tại bắc” cũng dễ hiểu thôi.
Giang lão khẽ hanh một tiếng, nói :
- Nhưng “ăn lộc Kinh triều, phụng sự Viêm triều”, tam tâm nhị ý là không nên.

Lão phu thấy chướng mắt.
Giang Phong gật gù khen phải.

Mấy lời này của Giang lão nói ra thật đúng lúc.

Hy vọng các gia thần của lãnh địa không ai tam tâm nhị ý.

Thật ra những người khác Giang Phong đều hoàn toàn tin cậy, duy chỉ có lão Nguyên Phương là vẫn còn phân vân do dự, nên Giang Phong cũng chưa tin được.
Giữa lúc đó, thám tử hồi báo :
- Đại nhân.

Quân tình khẩn cấp.
Giang Phong trầm giọng hỏi :
- Thủy quân của giặc đã xuất phát rồi phải không ?
Thám tử đáp :
- Hồi bẩm đại nhân.

Bọn thuộc hạ đã phát hiện thủy quân của giặc đang hướng về phía này.

Đội tiên phong của giặc lúc bị phát hiện đã cách nơi đây chỉ 120 dặm.

Thám thuyền của bọn thuộc hạ tốc độ tối đa gần 130 dặm 1 canh giờ, gần gấp đôi thuyền của giặc.

Nếu giặc cũng chèo hết tốc lực, tính ra chỉ còn khoảng 1 canh giờ nữa giặc sẽ đến đây.
Thám thuyền là thuyền dành cho thám tử sử dụng khi cần do thám địch tình, là loại thuyền câu được cải tiến, chỉ chở được một người, thuyền nhẹ nên tốc độ khá nhanh, đạt từ 80 - 100 dặm/ canh giờ (chú : 100 dặm/ canh giờ = 40 kilômét/ canh giờ = 20 kilômét/ giờ tây), sử dụng thêm một cột buồm, tốc độ tăng 10% - 30%, nên tối đa khoảng 130 dặm/ canh giờ, là loại thuyền có tốc độ nhanh nhất trong game.
Giang Phong lại hỏi :
- Quân số của giặc thế nào ?
Thám tử đáp :
- Hồi bẩm đại nhân.


Tổng quân số của giặc hiện đang được tiếp tục tra thám, bọn thuộc hạ phát hiện đội tiên phong của giặc liền lập tức hồi báo.

Đội tiên phong đa số là dị nhân cùng dân binh thủ hạ của họ, gồm 20 chiếc Đại thuyền cùng với 80 đội dân binh.

Còn tổng quân số của giặc, theo ước lượng thì không quá 5 nghìn.
Giang lão hừ lạnh :
- Tiên phong quân chỉ có 80 đội bác hôi binh do dị nhân thống lĩnh, rõ ràng là muốn thăm dò thực hư quân ta đây mà.
Đại hình chiến tranh mà sử dụng dân binh, bị Giang lão gọi là bác hôi cũng phải.

Dân binh mà đụng độ chính quy quân, chỉ có cách ngửa cổ chờ chết.

Có điều dân binh chiêu mộ phí rẻ, tiền lương thấp, thích hợp cho những người ít tiền mà muốn có cảm giác cầm quân.

Dân binh đẳng cấp 25, vào lúc này cũng đủ sức đối phó những người chơi khác (đẳng cấp trung bình chỉ vào khoảng 20 - 25), hay tấn công tiểu quái.

Một số người còn dùng dân binh tấn công bình dân sinh sống tại các thôn làng thuộc phe đối địch, thậm chí còn có một vài làng ở Phần Dương bị người chơi phe Man tộc chiếm giữ (thôn cấp được hệ thống bảo hộ, không thể chiếm đóng).
Lão Nguyên Phương nói thêm :
- Đại nhân.

Man binh hiện chỉ còn 10 chiếc Lâu thuyền và 50 chiếc Đại thuyền.

Lâu thuyền tải trọng 160 người, Đại thuyền 50 người.

Tính ra tổng số chỉ chở được 4100 người cùng lúc, đó là chưa kể đến số lương thảo cần mang theo, tối đa 4 nghìn quân là cùng.
Giang Phong ngẫm nghĩ giây lát, đoạn phân phó mọi người bắt đầu hành động.

Thởi gian không cần nhiều, cần phải thật khẩn trương.

Đoàn thuyền gồm 20 chiếc Đại thuyền một cột buồm xếp thành bốn hàng bồng bềnh trên dòng Nguyên Giang, hối hả tiến về phía hạ lưu.

Các thuyền đều có tải trọng tối đa.

Biên chế mỗi thuyền đều giống hệt nhau, ngoài 4 người chèo thuyền, là 4 đội dân binh, mỗi đội do một dị nhân (người chơi) làm đội trưởng.

Tất cả đều là tư binh.


Ngoài ra còn có 200 đơn vị lương thực.

Lượng lương thực đó chỉ đủ cho hai ngày (dân thường mỗi ngày cần 1 đơn vị lương thực, binh sĩ cần gấp đôi), đúng quy chế của bác hôi binh.
Trên một chiếc thuyền ở hàng đầu, một “vị” đội trưởng khôi giáp tiên minh, vai “vác” thanh đại đao sáng loáng, miệng không ngớt cằn nhằn :
- Nhật.

Bao giờ mới tới.

Ngồi một chỗ suốt mấy giờ, chán quá đi mất.
Một gã khác lào bào :
- Chó ở đâu mà sủa mãi, điếc tai quá đi mất.
Gã kia “múa” đại đao một vòng, trừng mắt quát :
- Ngươi đừng tưởng ta sợ ngươi rồi cứ mãi lấn tới.

Lát nữa lên bờ ta sẽ cho ngươi biết thế nào là lợi hại.
Nhìn gã ta đỏ mặt tía tai, cũng biết ngay gã giận đến mức nào.

Chỉ vì trên thuyền chật chội không có chỗ động võ, nếu không gã đã “múa” đao động thủ rồi.
Thấy tình hình có vẻ căng thẳng, một người khác lên tiếng :
- Mọi người có ai biết mục tiêu thực lực thế nào không ?
Trên thuyền mọi người nhìn nhau.

Một người ở thuyền bên cạnh nói :
- Nghe nói đối phương quân số chỉ có mấy nghìn.

Man vương phái Tây La nguyên soái thống lĩnh hơn 5 vạn quân chinh phạt.

Thắng bại không cần phải bàn.

Chúng ta được phái tập kích là để chúng ta có cơ hội lập công đấy thôi.
Một người khác nói theo :
- Phải đó.

Ta còn nghe nói nếu lập được đại công sẽ được phong làm tướng quân nữa đó.


Làm tướng quân sẽ được thống lĩnh hơn một nghìn quân (1 vệ gồm 1111 quân quan).

Chỉ nghĩ đến thôi cũng đã thấy oai phong rồi.
Mọi người hai mắt đều sáng rỡ, đấu chí dâng cao.

Ai đó chợt cao giọng hát :
- Chúng ta là những con người vui tính … á a …
Cả bọn hòa theo :
- Chúng ta là những con người vui tính … chăm phần chăm … á a …
Gã “vác” đại đao chỉ về phía trước, quát lớn :
- An Phú trấn, Tử Long Học Viện, hãy đợi đấy.
Từ chỗ này chỉ cần xuôi dòng khoảng nửa ngày là có thể đến được An Phú Trấn.

Xem gã ta khí thế hung hung, rất “có vẻ” anh hùng khí khái.

Đệm theo tiếng quát là những tiếng hô vang lừng : “… những con người vui tính … chăm phần chăm … á a …”
Chợt đâu từ phía trước có một giọng ồm ồm cất lên, khiến ai nấy đều sửng sốt :
- Các ngươi là những con lừa ngu ngốc … chăm phần chăm … á a …
Cả bọn kinh ngạc dáo dát nhìn quanh.

Và rồi không để cả bọn chờ lâu, tiếng đồng la khua vang inh ỏi.

Mười chiếc Lâu thuyền một buồm lừng lững ngược dòng tiến thẳng đến chỗ bọn họ.

Trên thuyền cung tên tua tủa, trường thương sáng loáng, quan quân đông đảo, uy thế bức nhân.

Quan quân trên thuyền không ngớt hô theo :
- … những con lừa ngu ngốc … chăm phần chăm … á a … chăm phần chăm … ứ ư …
Cả bọn thảy đều xám mặt, hối hả bị chiến.

Chỉ đáng tiếc dân binh không thể sử dụng cung tên, chỉ sử dụng được những loại phổ thông khí giới như thương, phủ, giáo, mác, … để cận thân chiến đấu.

Mà dù có cận thân, dùng thương đối trường thương, mạnh yếu thấy rõ.

Ai nấy đều lúng túng bất an.
Trong lúc Man quân hoảng loạn bị chiến, lão Nguyên Phương đứng trên Lâu thuyền nhìn về phía giặc, không khỏi lắc đầu.

Đúng là bác hôi binh.

Chỉ cần giao cho lão trường thương binh thôi lão cũng tin chắc có thể chiến thắng, đằng này Giang Phong điều cho lão một vệ binh có biên chế 3 thương binh đoàn, 3 cung binh đoàn, 3 pháp sư đoàn và 1 tế tự đoàn.

Lão dao dao đầu, quát vang đầy vẻ khoa trương :
- Bớ lũ bác hôi kia.


Mau rửa sạch cổ chờ chết.
Quan quân đồng hô vang :
- Rửa sạch cổ chờ chết … rửa sạch cổ chờ chết …
Tiếp đó, sau một tiếng lệnh truyền, cung tên, hỏa tiễn, thủy tiễn đủ loại công kích pháp thuật nhằm địch phương bắn tới tấp.

Tên bay đầy trời, pháp thuật huyễn lệ.
Thế nhưng, đối với phe Man binh, quang cảnh chẳng chút huyễn lệ.

Tên bay rít gió, pháp thuật tung hoành, cứ như những lời réo gọi của tử thần chào đón bọn họ về nơi chín suối.

Chỉ sau loạt đầu tiên, quá nửa số dân binh trên hàng thuyền đầu tiên thọ trọng thương mất sức chiến đấu.

Kèm theo đó là ba vị đội trưởng bất hạnh trận vong, bốn trong năm chiếc thuyền bốc lửa, nhiều dân binh trong lúc hoảng hốt làm rơi vũ khí xuống sông, chỉ còn hai tay không.

Phải nói là thiệt hại nặng nề.
Lão Nguyên Phương lại quát vang :
- Bác hôi binh, chờ chết.
Tiếp đó là loạt cung tên, pháp thuật thứ hai.

Năm chiếc thuyền trên hàng đầu tiên xem như bị loại khỏi vòng chiến, mất người điều khiển, quay ngang giữa sông.

Mười lăm chiếc thuyền còn lại kinh hãi tản ra xa.

Đội hình phân tán giúp cho số thương vong giảm đáng kể.
Thấy giặc phân tán, lão Nguyên Phương cười nhạt, lấy cung tên ra nhắm bắn.

Khác với quan quân cứ nhắm đúng phương vị mà loạn xạ, lão chỉ nhắm bắn những “vị” đội trưởng.

Giữa đám dân binh áo vải, những “vị” ấy khôi giáp tiên minh, rất dễ nhận biết.

Tuy không đến nỗi bách phát bách trúng, nhưng mười phát lão ít ra cũng bắn trúng được năm phát.
Chiến đấu hoàn toàn áp đảo, sau chưa đầy nửa giờ, toàn bộ chỉ huy tận thất, Man binh sĩ khí toàn vô.

Lão Nguyên Phương thấy vậy, quát lớn :
- Đầu hàng khỏi chết.
Quan quân dừng tấn công, đồng hô vang :
- Đầu hàng khỏi chết.

Đầu hàng khỏi chết.
Và trận chiến kết thúc với việc chiêu hàng Man binh.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 110: Huyền Sử 7 Đông Tiến





Đông tiến
Trong số những thị tộc di dân, có hai thị tộc đáng lưu ý.

Cả hai thị tộc này cũng như các thị tộc khác, lúc này đều chưa có tên riêng, nhưng cả hai có cùng một điểm chung : cùng đi về phía đông.

Cùng đi chung đường, đỡ đần lẫn nhau những khi khó khăn, hai thị tộc có quan hệ khá gần gũi.

Trên bước lữ trình, hai thị tộc không ngừng thu nhận những người còn sống sót của các bộ lạc bản địa, đội ngũ ngày một đông, ngày một đông hơn.

Họ đi mãi, cho đến một hôm, cảm thấy đội ngũ quá đông đảo, đi cùng nhau sẽ khó khăn trong việc tìm thức ăn, các trưởng lão quyết định chia tay.

Một thị tộc đi về hướng đông bắc, thị tộc còn lại đi về hướng đông nam.
Thị tộc đi theo hướng đông bắc, vượt qua nhiều ngọn núi, họ đến được một khu vực bằng phẳng.

Lúc này, trời đã ấm dần lên, băng tuyết đã tan nhiều.

Nơi bình nguyên đó nhiều vùng cỏ non đã mọc đầy, xanh mơn mởn.


Đàn thú nuôi mang theo hớn hở tung tăng gặm nhắm những ngọn cỏ non.

Các trưởng lão quyết định tạm dừng chân nơi đó.

Và cuộc dừng chân này kéo dài gần 200 năm (nhà nghiên cứu Nguyễn Thu Phong cho rằng là 182 năm, nhưng con số này chỉ có được từ việc so sánh số liệu giữa các tài liệu cổ của người Việt và Sử Ký Tư Mã Thiên, khó kiểm chứng độ chính xác).
Thị tộc đi theo hướng đông nam, cũng băng qua nhiều đồi núi, họ đến được ngọn nguồn của một dòng sông.

Họ tiếp tục đi men theo dòng sông về phía hạ lưu, xa dần vùng đồi núi.

Dòng sông chảy theo hướng đông nam, và họ tiếp tục đi về hướng đông nam.
Phần tiếp : Giang tộc.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 111: Nguyên Thành Thủy Chiến





“Mùa thu năm Nhâm Tuất, niên hiệu Kinh Vương nguyên niên (2879 trước công nguyên), Man tộc tập kết vật tư tại Nguyên Đô, chuẩn bị đông xâm.
Mùa đông, bản triều chiếm Nguyên Đô.

Cùng tháng, Man Vương sai Tây La nguyên soái thống lĩnh 5 vạn Man binh, tổ chức phản công, thủy bộ hai đường cùng tiến.
Nguyên Đô thượng lưu 20 dặm, Man binh thủy lộ tiên phong đụng độ bản triều thủy quân.

Trấn Giang tướng quân Nguyên Phương anh dũng thiện chiến, thống lĩnh thủy quân toàn tiêm quân giặc, chiêu hàng Man binh 382, thu giữ Đại thuyền 20.

Bản quân sĩ khí đại tăng.”
(Thần Thánh quốc sử - Khai quốc bản kỷ)
Sau khi đánh tan Man binh thủy lộ tiên phong, lão Nguyên Phương thống lĩnh quan quân thẳng tiến.

Theo kế hoạch, sau khi đánh tan thủy lộ tiên phong của giặc, lão không rút về Nguyên Thành mà đưa thuyền vào một nhánh sông gần đấy mai phục sẵn, chờ khi giặc đến sẽ xông ra tập kích.

Man tộc hàng binh có một toán quân khác do Giang lão chỉ huy phụ trách áp giải về thành.
Hai canh giờ sau, Man tộc thủy lộ đại quân rầm rộ đi qua nơi đó, nhưng vì trận chiến lúc nãy không để lại dấu tích gì, nên Man binh yên tâm thẳng tiến.
Đến khoảng cách Nguyên Thành 10 dặm, Man binh mới gặp phải phòng tuyến đầu tiên do Vương Đại tướng quân chỉ huy.

Man tộc thủy lộ đại quân gồm 10 chiếc Lâu thuyền một buồm và 30 chiếc Đại thuyền một buồm.

Tổng quân số khoảng 3000 binh sĩ và thuyền phu.

Nguyên Thành thủy quân gồm 20 chiếc Lâu thuyền một buồm và 50 chiếc Đại thuyền một buồm.

Tổng quân số gồm 40 đoàn (thiếu Tướng quân nên không có cấp vệ) với 4441 quan quân và 440 thuyền phu.

Nguyên Thành thủy quân chiếm ưu thế quân số, Man tộc thủy quân chiếm ưu thế thượng lưu.

Song phương xem như thế quân lực địch, dàn ra đối trận.
Ba viên Man tướng trên Thuyền chỉ huy cùng hội ý, sau đó một tên bước ra trước mũi thuyền cao giọng quát hỏi :

- Các ngươi cớ sao vô cớ xâm chiếm đất đai Man tộc ta ? Nay bản tướng phụng vương mệnh hưng sư vấn tội, mau mau hạ khí giới quy hàng, may ra toàn mạng.
Vương Đại tướng quân cười nhạt quát trả :
- Man tộc các ngươi hưng sư đông tiến được, lẽ nào không cho chúng ta huy quân tây tiến.

Kẻ nào đã gây chiến trước.

Sao dám bảo là vô cớ.
Man tướng đỏ mặt tía tai, không trả lời được.

Vương Đại tướng quân nói cũng không sai.

Man tộc đã xuất quân tập kích Bạch Mã Quan trước, lại còn chiếm lĩnh gần hết Phần Dương.

Giang Phong dựa vào cớ ấy mà tây tiến là hoàn toàn hợp tình hợp lý.

Man tướng nói lý không lại, động nộ, truyền lệnh tiến công.

Nguyên Thành thủy quân cũng dàn ra nghênh chiến.
Trống đánh vang trời, chiêng khua dậy đất.

Tên bắn như mưa, tiếng reo như sấm.

Song phương ác chiến trời long đất lở.

Nguyên Thành thủy quân dựa vào lượng thuyền nhiều hơn, cùng với cung binh và pháp sư tinh nhuệ, dùng hai đánh một, áp chế Man tộc thủy quân.

Nhưng trên Man tộc chiến thuyền còn có đại hình viễn trình vũ khí : Đại nỗ, đã gây cho Nguyên Thành thủy quân khá nhiều tổn thất.
Đại nỗ tuy chỉ đơn giản là loại nỗ thường được phóng lớn, sử dụng mũi tên bằng gỗ dài gần một mét, đầu bọc đồng, chuyên dùng tấn công thuyền đối phương, có uy lực rất lớn.

Dù Man binh chỉ có 10 dàn Đại nỗ, nhưng sau mấy lượt đối xạ, đã có một chiếc Lâu thuyền của Nguyên Thành thủy quân bị xuyên thủng bên hông, khiến nước tràn vào trong.


Quan quân trên thuyền phải khẩn cấp di tản sang các thuyền cạnh đó.

Cũng may các thuyền đều chưa chở hết tải trọng (111 quan quân + 8 thuyền phu/ 160 người) nên vẫn còn đủ sức chứa.
Để đối phó, Vương Đại tướng quân cho tăng cường uy lực tấn công của pháp sư.

Pháp sư đoàn được lệnh tập trung hỏa lực công kích vào những vị trí đặt Đại nỗ.

Sau mấy phen oanh kích, cũng đã có 2 dàn Đại nỗ bị phá hủy.
Nhận thấy hỏa lực của đối phương quá dày đặt, Man tướng truyền lệnh Man binh cho thuyền tản ra xa để giảm bớt thiệt hại.

Còn Vương Đại tướng quân phát huy chiến tích, cho thuyền tập trung công kích vào giữa đội hình của giặc, dồn thuyền giặc sang hai bên.
Khi một số thuyền giặc bị dồn vào gần bờ, phục binh hai bên bờ sông liền phát huy hỏa lực.

Mỗi bên bờ đều có 1 vệ quân do Giang Phong và Giang lão chỉ huy, chủ yếu là pháp sư và cung binh, nên hỏa lực cũng khá mạnh, gây khá nhiều thiệt hại cho Man binh.
Song phương ác chiến kịch liệt hơn.

Do Đại nỗ công kích, Nguyên Thành thủy quân bị thiệt hại thêm 4 chiếc Lâu thuyền nữa.

Còn Man tộc thủy quân cũng bị hỏa tiễn làm cháy 3 chiếc.

Dù thiệt hại theo tỷ lệ 5 : 3, nhưng Nguyên Thành thủy quân vẫn chiếm ưu thế.
Trong khi Man binh buộc phải chia ra chống cự sự tấn công mãnh liệt từ ba hướng, chợt đâu mặt sau lửa cháy rực trời.

Ánh lửa làm đỏ hồng cả mặt nước, làm sáng rực cả đêm đen.

Lão Nguyên Phương đã thống lĩnh thủy quân tập kích từ mặt sau.


Và lão đã tận dụng năm chiếc Đại thuyền bị cháy hỏng trong trận chiến trước, không dùng được nữa, liền đốt cháy và thả trôi theo dòng nước.
Bị tập kích bất ngờ, không kịp ứng phó, một số thuyền của Man binh không tránh kịp, bị hỏa thuyền trôi vào, bốc cháy dữ dội.

Đồng thời, lão Nguyên Phương cũng chỉ huy quan quân tấn công từ mặt sau.

Man tộc thủy quân tứ diện thọ địch, lại phải chiến đấu với đối phương đông hơn 2,5 lần, cục thế vô cùng nguy ngập.
Thấy cơ hội đến, Giang Phong truyền lệnh đại lực tấn công.

Bị quan quân bất ngờ gia tăng công kích lực, Man tộc thủy quân loạn cả phương thốn, đội ngũ hỗn loạn, một số cảm thấy vô vọng, đã có ý thoái lui.
Quan quân xung phong hết lượt này đến lượt khác, người phía trước ngã xuống thì người phía sau lại xông lên tiếp thế.

Song phương bắt đầu hỗn chiến.

Quan quân dựa vào ưu thế số đông, chia cắt địch quân thành từng mảng nhỏ.

Giang Phong cho quan quân xung phong bởi nhận thấy Đại nỗ của Man binh uy lực quá lớn.

Dùng viễn trình công kích đối xạ, càng kéo dài thời gian càng thiệt hại rất nặng nề.
Khi binh sĩ song phương cận thân tiếp chiến, Giang Phong đứng bên bờ sông, sử dụng Đại hồi phục thuật thi triển đại phạm vi tế tự thuật bổ sung sinh mạng cho số binh sĩ chiến đấu ở hàng đầu.

Vì trên thuyền diện tích hạn chế, binh sĩ chiến đấu ở hàng đầu của mỗi thuyền chỉ vài chục người.

Bổ sung một lần hơn trăm sinh mạng cũng là đáng kể.

Giang Phong lại lần lượt đối từng chiến thuyền thi triển Đại hồi phục thuật.

Sự xuất hiện của Giang Phong ở chiến trường đã cổ vũ sĩ khí cho quan quân thủy bộ.

Sĩ binh đều nói với nhau rằng : Thấy không, đại nhân cùng chúng ta chiến đấu đó, cố gắng lên.

Quan quân sĩ khí tăng thêm một bậc.
Kịch chiến gần nửa giờ, các Lâu thuyền của Man binh đều bị quan quân chiếm lĩnh.

Khi nhóm đề kháng trên Thuyền chỉ huy bị tiêu diệt, ba vị Man tướng lần lượt trận vong, trận chiến chính thức kết thúc.


Do quan quân đồng thời tấn công từ cả hai phía thượng lưu và hạ lưu nên không có thuyền nào của Man binh đào thoát.

Một số Man binh nhảy xuống nước tìm cách bơi vào bờ thì đều bị quan quân chờ sẵn trên bờ bắt giữ.

Đây đó chỉ còn thấy quan quân dùng Đại thuyền thâu tập chiến lợi phẩm, áp giải hàng binh hay truy bắt đào binh.
Cuộc chiến tuy Nguyên Thành thủy quân giành được thắng lợi tuyệt đối, toàn diệt địch quân, nhưng cũng thiệt hại rất nặng nề.

Do Đại nỗ của Man binh đối với chiến thuyền uy lực quá lớn, quan quân buộc phải cận thân chiến đấu, chấp nhận chịu thiệt hại lớn.
Thống kê chiến quả.

Trừ số pháp sư, tế tự, trọng yếu tướng sĩ được Giang Phong dùng Hồi sinh thuật cứu sống, quan quân vẫn còn trận vong 216 người.

Lâu thuyền bị phá hủy 7 chiếc, thiệt hại nặng 8 chiếc, số còn lại cũng thiệt hại nhẹ.

Đại thuyền bị phá hủy 21 chiếc, thiệt hại nặng 26 chiếc, số còn lại cũng thiệt hại nhẹ.

Hàng binh 618 người, toàn là phổ thông sĩ binh, không một tướng lĩnh nào, kể cả cấp đội trưởng, chấp nhận đầu hàng, cho thấy Man binh hung hãn đến mức nào.

Có 3 dàn Đại nỗ bị phá hủy trong chiến đấu, còn lại 7 dàn trở thành chiến lợi phẩm.

Giang Phong cho đưa ngay một dàn về Nguyên Thành, hy vọng có thể dựa theo đó mà chế tạo Đại nỗ.

Thuyền của Man binh có 6 chiếc Lâu thuyền, 8 chiếc Đại thuyền bị phá hủy, số còn lại đều thiệt hại nặng, trở thành chiến lợi phẩm và được đưa về Thuyền trường ở Nguyên Thành để sửa chữa.
Kết thúc chiến dịch, Giang Phong trở thành người bận rộn nhất.

Sĩ binh cũng là tiền, cứu sống một người là giảm bớt thiệt hại một lượng đáng kể kim tệ.

Giang Phong chưa giàu đến độ có thể tự do vung vãi tiền bạc.

Thế là suốt ngày hôm đó, Giang Phong liên tục sử dụng Hồi sinh thuật cho đến khi thời gian hữu hiệu chấm dứt.

Người đã tử vong có thời gian một ngày chờ được hồi sinh, quá hạn thì vô hiệu.
Vì phải lo cứu kim tệ, không, cứu người, kế hoạch tấn công theo dự định phải dời lại.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 112: Huyền Sử 8 Giang Tộc





Giang tộc
Thị tộc đi về hướng đông nam, đi dọc theo dòng sông, đi mãi cho đến khi đặt chân đến một vùng bình nguyên (đồng bằng).

Thời tiết đã ấm lại, cây cỏ xanh tươi, đàn thú nuôi tung tăng gặm cỏ.

Cũng giống như thị tộc đi về hướng đông bắc, họ dừng chân định cư lại đó.
Có chỗ định cư, điều kiện hoàn hảo (so với trước đây), thị tộc ngày càng phát triển.

Nhưng khác với thị tộc anh em kia là bên cạnh họ còn có một dòng sông, một dòng sông lớn, càng về hạ lưu lại càng lớn hơn.


Họ đặt tên cho dòng sông đó là Giang (江).

Người xưa thường lấy những sự vật xung quanh làm họ, ví như sống gần rừng lấy họ Lâm, họ Mộc; chăn nuôi lấy họ Mã, họ Ngưu; ...!Do vậy thị tộc còn được gọi là Giang tộc.

Vùng bình nguyên mà Giang tộc định cư, nay thuộc Tứ Xuyên, còn gọi là đất Thục, nên nền văn minh mà họ để lại được gọi là Văn Hóa Thục Sơn (Theo "Chinese expansion in South China - Dr.

Harold Wiens" : do đã vào Trung Hoa theo ngọn sông Dương Tử miền nước Thục, vì thế họ cũng gọi văn minh Viêm Việt là văn hóa Thục Sơn).
Chú : Trường Giang hay Dương Tử Giang là những tên đang lưu hành hiện nay.


Tên cổ của sông này là Giang, đời sau từ Giang mới trở thành danh từ chung chỉ sông, còn sông này lại gọi là Trường Giang, Dương Tử Giang hay Đại Giang.

Từ Giang đọc theo âm cổ là "kang".

Cách phát âm này hiện được giữ lại trong các tiếng địa phương Quảng Đông và Thượng Hải.

Thật vậy, xét theo tự dạng, từ Giang (江) lại dùng chữ Công (工) (trong từ công nhân) để phiên âm.

(Theo "Thời Đại Hùng Vương : Lịch sử - Văn hóa - Kinh tế - Chính trị - Xã hội" của Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng).
Từ Giang (江) gồm chữ công (工) thêm bộ Thủy phía trước, ngoài cách đọc "kang" còn có cách đọc "kong", như trong Mê Kông (Mekong), người Lào còn đọc là Mé Khoảng ...
Phần tiếp : Thần Nông.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 113: Ngoài Lề Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân





Lễ nhân 23 tháng chạp.

thêm số chổ mọi người chưa biết:
Chúng ta vẫn thường gọi Táo quân, Vua bếp, hay ba ông bà táo.

Thế có bà con nào biết quan chức đầy đủ của họ không ? Theo truyền thuyết dân gian, quan chức đầy đủ của Táo quân là : Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân (tạm dịch : vị Thần Quân của Phủ Táo có thể tự lĩnh nhà bếp phía đông).

Đây là một chức quan tuy nhỏ mà lớn.
Gọi là nhỏ, bởi đây là chức quan nhỏ nhất trong hệ thống Thiên Đình, không có thuộc hạ, không có bổng lộc, hoàn toàn sống nhờ gia chủ.

Nhà nào sung túc thì nhà Táo ấm no, nhà nào nghèo thì nhà Táo đói.

Quan phục của Nhà Táo cũng không đầy đủ, chỉ có áo mà không có quần, các Táo vẫn phải mặc quần ở nhà (quần ngắn, "quần tà lỏn").

Một số phim Táo ngày nay cho Táo quân mặc áo dài, quần dài phi bóng cho đẹp, nhưng lại trái với quan niệm về nhà Táo theo truyền thống.
Gọi là lớn, bởi nhà Táo được "khai phủ".
Ở đây có thể bà con chưa biết, tui nói thêm về "khai phủ".


Thời phong kiến, chỉ các bậc Đại tướng, Đại vương được Hoàng Đế "tuyệt đối" tin tưởng mới được "khai phủ".

Chứ không phải xây dựng dinh thự thật lớn, trên biển viết chữ "Vương phủ", "Hầu phủ", ...!là được gọi là "khai phủ".

Trên chức vụ có chữ "XXX phủ" chứng tỏ quyền lực cực lớn.

Khi được "khai phủ", phủ chủ được quyền có quân đội riêng, luật lệ riêng, quan lại tướng lĩnh riêng như một "tiểu triều đình".

Một số phủ chủ còn được đúc tiền.

Quân đội, quan chức trong phủ dù cũng lãnh bổng lộc của triều đình, nhưng chỉ tuân lệnh phủ chủ, triều đình không thể quản lý được.

Quân đội là chính quy quân chứ không phải tư binh, nhưng Binh bộ không thể quản lý.

Quan chức là quan viên chính thức chứ không phải gia thần, nhưng Lại bộ không thể quản lý.

Phủ chủ chỉ phải nghe lệnh Hoàng Đế.

Thậm chí khi Hoàng Đế truyền lệnh, phủ chủ không nghe theo thì Hoàng Đế chỉ có thể "nhắm mắt làm ngơ", nếu không muốn cử quân thảo phạt.
Trong lịch sử Trung Hoa có một số "phủ" nổi tiếng.
"Thiên Sách Phủ" của Lý Thế Dân nhà Đường có quân đội mạnh nhất thời ấy, tướng lãnh của "Thiên Sách Phủ" chỉ tuân lệnh Lý Thế Dân, vua Đường cũng không chỉ huy được.

Khi vua Đường giải tán "Thiên Sách Phủ", tiếp thu quân đội, các tướng lãnh đồng loạt bỏ đi.

Có người về quê ở ẩn, có người dẫn bản bộ lên núi lập sơn trại.

Cuối cùng vua Đường phải cho Lý Thế Dân tái lập "Thiên Sách Phủ".
"Thiên Ba Phủ" của Dương gia đời Tống.

Trước khi nhà Tống thành lập, Dương gia đã trấn thủ San Hậu.

Tống Đế Triệu Khuông Dẫn đã chiêu hàng Dương gia bằng cách cho lập "Thiên Ba Phủ", ban cho Xa lão thái quân Long Đầu Trượng "tiên đả hôn quân, hậu đả loạn thần".


Thiên Ba Phủ đời đời trấn thủ San Hậu, Tam Sơn Quan, có quân đội riêng, vua Tống cũng không điều động được (đương nhiên vua có thể ra lệnh cho Dương gia chủ, rồi Dương gia chủ tuân theo).

Dương gia tướng đời này truyền cho đời kia mãi đến khi vô hậu (không con nối dõi).
Đời Minh có "Đại tướng quân phủ" của Đại tướng quân Lam Ngọc.

Vì Lam Ngọc đã lập nhiều đại công nên được Minh Đế Chu Nguyên Chương cho "khai phủ", quân đội đến 10 vạn.

Sau Minh Đế muốn giải tán "Đại tướng quân phủ", nên đã kết tội Lam Ngọc lộng quyền (dù thực tế được quyền, một số tội khác mà chỉ nghe thôi đã thấy vô lý, các sử gia sau này cho là Lam Ngọc bị oan), xử tử không chỉ Lam gia mà toàn bộ quân quan trong phủ cùng gia quyến, đến hơn 2 vạn người bị trảm.

Cũng may phổ thông binh sĩ không bị giết, nếu không phải đến hàng chục vạn.
Các vua Đại Việt ngày xưa trên danh nghĩa vẫn thần phục Bắc triều, và được các Hoàng Đế Bắc triều phong cho là : Kiểm Hiệu Thái Sư, Khai Phủ Nghị Đồng Tam Ty, An Nam Quốc Vương.

Thái Sư đứng đầu Tam Công, là quan lớn nhất triều đình, thêm Kiểm Hiệu là tôn xưng mỹ đức.

Triều đình có Tam Ty, mỗi triều có tên gọi khác nhau nhưng vẫn là các cơ quan cao nhất (phụ trách hành chính, quân sự, giám sát), vua Việt được "khai phủ", hành chức quyền tam ty, đồng nghĩa với việc "tiểu triều đình" hoàn toàn độc lập.
Nói nhiều chuyện dưới trần, giờ lại nói chuyện trên Thiên Đình.

Các vị thần trên Thiên Đình cũng có một vị được "khai phủ".

Đó chính là Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh.


Thiên Đình có nhiều vị Thiên Vương, thậm chí còn có Tứ Đại Thiên Vương là cận thần của Ngọc Hoàng Thượng Đế, hầu hạ ở Linh Tiêu Điện.

Lý Thiên Vương không phải là một trong Tứ Đại Thiên Vương, nhưng được "khai phủ", nên có địa vị siêu nhiên, đứng đầu Thiên Binh Thiên Tướng.

Trong Tây Du Ký, khi Thiên Đình đánh nhau với Tề Thiên Đại Thánh, dù có mời được Nhị Lang Thần Dương Tiễn thì Lý Thiên Vương vẫn là Đại nguyên soái.
Nói tóm lại, được "khai phủ" là có địa vị siêu nhiên, triều đình không thể quản lý, chỉ tuân Đế mệnh.

Táo Quân được "khai phủ" nên không chịu sự quản lý của các thần trên Thiên Đình, chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngọc Hoàng Thượng Đế, và mỗi năm vào ngày 23 tháng chạp là lại về trời báo cáo với Thượng Đế công việc trong năm.

Trong khi đó, các vị thần khác thì không được như vậy.

Sơn Thần, Thổ Địa chịu sự quản lý của Thổ Đức Tinh Quân.

Thần Tài chịu sự quản lý của Huyền Đàn Nguyên Soái Triệu Công Minh.

Long Vương, Hà Bá lại do Thủy Đức Tinh Quân cai quản, ...!Trên mấy vị Tinh Quân lại còn có Tứ bộ Chánh thần (Lôi, Hỏa, Ôn, Đẩu), trên nữa còn có Thiên Đình.
Và cuối cùng, người xưa xài bếp có 3 ông Táo, còn giờ đây nhà tui xài bếp ga, trên bếp có 4 thanh sắt đỡ nồi khi nấu ăn, không biết tính là có mấy vị Táo Quân nhỉ ?

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 114: Thân Chinh





Dù bận rộn suốt ngày, Giang Phong cũng chỉ cứu sống được hơn 1200 binh sĩ.

Vẫn còn hàng trăm binh sĩ khác hoàn toàn tử vong do đã quá thời hiệu của Hồi sinh thuật.

Dù sao thì cũng đã tiết kiệm được rất nhiều kim tệ.

Tuy rất mệt mỏi nhưng Giang Phong cũng rất hài lòng.
Cảm thấy đầu óc choáng váng, Giang Phong đăng xuất.

Lần đầu tiên online cả ngày, Giang Phong cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Ai ! Giang Phong không có tố chất của chức nghiệp gia a.

Một khi nhiễu loạn nhịp sống bình thường, Giang Phong đều cảm thấy rất khó chịu.
Thấy trời quá trưa, sau khi ăn uống qua loa chút thức ăn còn lại trong tủ lạnh, Giang Phong lăn ra giường ngủ vùi một giấc dài.

Không gì hạnh phúc hơn khi được ngủ đủ giấc, Giang Phong nghĩ vậy.

Đương nhiên, khi đói Giang Phong sẽ nghĩ rằng không gì hạnh phúc hơn khi được ăn ngon.
Sáng hôm sau, Giang Phong thức dậy, bụng đói cồn cào.

Ai ! Phải chi mỗi sáng thức dậy có bữa ăn nóng chờ sẵn thì hạnh phúc biết bao, Giang Phong nghĩ vậy.
Làm xong bữa sáng, bày ra bàn ăn, Giang Phong vừa ăn vừa xem tin tức trên tivi.

Bản tin thời sự buổi sáng đưa tin chiến sự ở Trung Đông lại bùng nổ, xung đột giữa hai dân tộc xóm giềng đã kéo dài gần trăm năm nay, tuy gần đây không xuất hiện đại hình chiến tranh, nhưng những xung đột lẻ tẻ năm nào cũng xảy ra vài ba lần.

Giang Phong khẽ lắc đầu, thù hận dân tộc kéo dài hàng nghìn năm nay đã thấm sâu vào huyết mạch cả hai dân tộc, thật khó mà hòa giải.
Ăn xong, Giang Phong suy nghĩ một lúc, rồi gọi điện đến một trung tâm giải quyết việc làm, nhờ tuyển giúp người giúp việc nhà, rồi đề ra yêu cầu và đãi ngộ.


Muốn mỗi khi thức dậy sẽ có ngay bữa ăn nóng chờ sẵn, Giang Phong cần phải có người giúp việc nhà.

Tuy tự nấu ăn có thể tiết kiệm ít tiền, nhưng Giang Phong muốn hưởng thụ một chút, bỏ ra vài ba triệu một tháng cũng có thể chấp nhận được.
Xong đâu đấy, Giang Phong chưa vội đăng nhập vào game mà duyệt qua diễn đàn một chút.

Tin tức về cuộc chiến ở khu vực sông Hoài đã lan truyền trong cộng đồng mạng.

Nhiều người chơi kiến thôn ở địa hạt Viêm triều đang rất hoang mang, bởi bắc quân đang hùng hổ tiến về nơi ấy, thế bất khả đáng.

Quân đội Viêm triều hết thoái lại thoái, khiến mọi người lo cho bước đường tương lai.

Một số lại thẳng thừng tuyên bố : chơi thôi mà, dù sao thì thôn cũng được hệ thống bảo hộ, không thể bị phá hủy, bất quá đầu thân Hoàng triều rồi mọi sự cũng an ổn cả thôi.

Chỉ những ai đã thăng cấp lên làng thì mới phải lo.
Chiến sự ở Phần Dương vẫn tiếp tục khích liệt, dù quân đội song phương vẫn tiếp tục quá trình “chuẩn bị” khá dài hơi.

Nhiều ngôi làng hết bị người chơi phe Man binh chiếm lĩnh rồi lại bị người chơi phe Kinh tộc giành lại.

Khắp mọi nơi đều có những trận chiến lớn nhỏ liên tục diễn ra.

Điều kích thích người chơi hai phe không ngừng xung đột, chiến đấu, tương tranh là bởi có tin đồn người nào có công huân trác việt sẽ được phong làm tướng quân, thống lĩnh hơn nghìn NPC quân đội, vô cùng oai phong.

Tin này có được từ NPC nên mọi người đều tin tưởng.

Do đó mà ai nấy đều ra sức tích lũy công huân.

Các đại bang hội cũng tích cực tham gia khiến cuộc chiến càng thêm khích liệt.

Giang Phong dao đầu, chuyển sang chuyên khu dành cho “Thiếu Quân ái mộ hội”.

Dù Giang Phong rất hiếm khi xuất hiện, được xem là người chơi thần bí nhất, nhưng chuyên khu không vì thế mà kém phần náo nhiệt.

Chủ đề được bàn tán sôi nổi nhất vẫn là : Thiếu Quân là người thế nào ? Giang Phong chỉ lướt qua chứ không xem kỹ.

Nhưng một chuyên mục được đưa lên vị trí trang trọng nhất, rất nổi bật khiến Giang Phong chú ý.

Tựa đề chuyên mục là : Thiếu Quân đã nói …
Click vào đó xem.

Bên trong chỉ có một bài viết duy nhất là bài viết về Phi Điểu Hội của Giang Phong lúc trước.

Xem ra … Ai ! Giang Phong dao đầu, soạn bài mới ngay bên dưới :
“Kinh Man đại chiến có thể xuất hiện Kiến Quốc Lệnh.

Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Thành lập gia tộc sẽ có lợi hơn.”
Không muốn nhiều lời, Giang Phong chỉ viết vài dòng, vừa đủ những ý muốn nói.

Thế nhưng, bài viết vừa được đăng lên thì ngay lập tức số lượt người xem tăng lên vùn vụt.

Giang Phong nhìn kỹ lại, chợt nhận ra rằng chuyên mục này tuy ít bài, nhưng vẫn là nơi có số lượt xem kỷ lục, gần tương đương với các thông báo của “Kinh Vương Tập đoàn”.

Cùng lúc đó, Hộp thư của tài khoản cháy sáng liên tục báo hiệu có thư mới gửi đến.


Nhưng Hộp thư từ lâu đã đầy ắp, Giang Phong không còn dùng đến nó nữa.
Rời khỏi diễn đàn, Giang Phong đăng nhập vào “Vương Mệnh”, mặc cho sự náo nhiệt trên diễn đàn mà Giang Phong vừa mới tạo nên.
Xuất hiện tại Nguyên Thành, Giang Phong triệu tập các gia thần bàn bạc việc quân.

Ngoài ba gia thần của Giang Phong là Vương Đại tướng quân, lão Lâm An và lão Nguyên Phương, còn có thêm Giang lão tham dự.
Đầu tiên là Vương Đại tướng quân báo cáo tình hình chiến sự.

Nói chung thì mọi việc vẫn như thường.

Do đường đi đã bị phá hủy, lục lộ đại quân của Man tộc tiến thoái lưỡng nan.

Còn Man tộc thủy quân vừa bị tiêu diệt, chiến thuyền mất hết, hơn bảy nghìn quân còn lại của thủy lộ đại quân buộc phải trú lại Phong Khê Thành, chờ đóng thêm thuyền mới.

Nhưng do điều kiện hạn chế, Man tộc giờ chỉ còn đóng được từ Đại thuyền trở xuống.

Muốn đóng Lâu thuyền cần phải có Thuyền trường, mà muốn nâng cấp Nhà tạo thuyền lên Thuyền trường cần phải có đại sư cấp chuyên chức thợ đóng thuyền, Man tộc không có nên không thể đóng được.

(Đại thuyền trở xuống chỉ cần cao cấp thợ mộc là đóng được).
Tiếp đó, lão Lâm An báo cáo chính sự.

Đúng như kế hoạch, tối qua Nguyên Thành đã được tiến hành thăng cấp lên Phủ Thành, nhưng phải sau một ngày, tức là tối nay mới hoàn thành.

Công việc di dân đã hoàn thành mỹ mãn, dân chúng đều đã ổn định cuộc sống.
Theo lệnh Giang Phong, Vương Đại tướng quân đã cho thám báo thu thập địa hình khu vực Ngũ Khê, và giờ đây được mang ra thảo luận.

Giang Phong đã có kế hoạch cử một toán quân thâm nhập vào khu vực đó để phá hoại tuyến đường tiếp tế cho lục lộ đại quân của giặc, nếu cắt đứt được hẳn thì càng tốt.

Thiếu lương thực, Man binh sẽ phải rút lui.
Về vấn đề cầm quân, mặc cho ý kiến phản đối của mọi người, Giang Phong quyết định thân chinh.

Dù rằng mọi người cho rằng Giang Phong thân là gia chủ, không thể mạo hiểm.

Nhưng Giang Phong lại có ý nghĩ riêng.


Nếu bất hạnh trận vong, Giang Phong bất quá chỉ bị giảm một cấp.

Binh sĩ thiệt hại cũng có thể chiêu mộ thêm.

Còn lỡ như Vương Đại tướng quân hay lão Nguyên Phương mà có gì bất trắc, Giang Phong biết đi đâu tìm được những tướng lĩnh khác, và rồi ai sẽ thống lĩnh quân đội.

Giang Phong dù được hệ thống công nhận là lãnh chủ, nhưng là của độc lập lãnh địa, không phụ thuộc thế lực nào nên Giang Phong cũng không có quan chức cụ thể, chỉ có thể cầm quân dựa vào uy vọng.

Mà với uy vọng là 5, Giang Phong chỉ có thể thống lãnh 4x4x4x4x4 = 1024 binh sĩ.

Với quy mô quân đội đã phát triển lên đến gần một vạn, Giang Phong hoàn toàn không thể chỉ huy được.
Thế là, Giang Phong thân chinh thống lĩnh hơn một nghìn quân thâm nhập vào đất giặc.

Quân đội được tuyển chọn rất kỹ, gồm toàn những binh sĩ thiện chiến nhất (đẳng cấp cao nhất), với biên chế 2 thương binh đoàn, 2 cung binh đoàn, 2 pháp sư đoàn, 2 tế tự đoàn, số còn lại là Thần Miếu Cấm vệ (1024 – 888 = 136 Cấm vệ quân).

Ngoài ra còn có 10 thợ mộc, 5 thợ rèn (chỉ sơ cấp, có thể xây dựng doanh trại trú quân và sửa chữa vũ khí), cùng một vạn đơn vị lương thực và một số vật tư.

Lương thực vật tư sẽ do binh sĩ mang vác.

Theo hệ thống quy định, cứ 100 đơn vị vật tư tương đương trọng lượng một người (ví dụ Tiểu thuyền trừ người chèo thuyền thì còn chở thêm được 4 người hoặc 400 đơn vị vật tư).

Một người bình thường mang vác tương đương trọng lượng cơ thể không vấn đề gì.

Giang Phong chỉ định cho mỗi binh sĩ mang vác 20 đơn vị vật tư, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ hành quân.
Lão Nguyên Phương đích thân thống lĩnh một đội 20 chiếc Lâu thuyền hộ tống Giang Phong đến khu vực phụ cận Thạch Khê Trấn, nơi bắt đầu tuyến tiếp tế của Man tộc lục quân.

Khi quân đội của Giang Phong lên bờ rồi, lão mới thống lĩnh đội thuyền cùng một vệ bản bộ thủy quân phụ trách phong tỏa Nguyên Giang thủy lộ, bảo đảm đường rút lui cho Giang Phong khi có biến cố xảy ra.
Lên bờ rồi, Giang Phong dẫn quân hành quân xuyên rừng, thẳng đến một ngọn núi hiểm trở nằm khá gần con đường tiếp tế của Man binh.

Ngay từ khi lập kế hoạch, Giang Phong đã chọn nơi đó bởi sự hiểm trở và vị trí đặc thù của nó, tuy không nằm cạnh đường, nhưng cũng không xa lắm, có thể dùng làm căn cứ xuất quân tập kích các toán vận lương của Man binh.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 115: Huyền Sử 9 Thần Nông





Thần Nông
Giang tộc định cư lại đất Thục.

Do sống tại vùng đồng bằng gần sông lớn, ngoài chăn nuôi và săn bắn, họ đã bắt đầu trồng trọt, chủ yếu là trồng các loại cây ăn trái mà họ mang về từ trên rừng.

Từ đó, thức ăn của họ ngày càng phong phú hơn.
Sau một thời gian phát triển, Giang tộc ngày càng trở nên hùng mạnh.

Theo thông lệ, khi bộ lạc đã đông đảo, một số nhóm tộc nhân sẽ ra đi mở mang các vùng đất mới.


Lần này họ lên đường tiếp tục men theo sông Giang đi về phía hạ lưu.
Càng đi về phía đông, trước mắt họ xuất hiện nhiều vùng đồng bằng rộng lớn hơn.

Họ chọn một vùng đất đai màu mỡ nhất định cư lại.

Sau nhiều năm trồng trọt các loại cây ăn trái có sẵn từ trên rừng, họ đã phát hiện ra kê (sách xưa gọi là thử), và đã bắt đầu đốt rừng để lấy đất canh tác.

Việc trồng kê đã mang lại lượng lương thực lớn và ổn định, ít còn phụ thuộc vào việc săn bắn và chăn nuôi.

Họ đã bắt đầu chuyển sang nền kinh tế nông nghiệp với trồng trọt là chính.


Một tên mới xuất hiện : Thần Nông thị.
Thần Nông thị tộc nhân làm ruộng, mỗi năm lại đốt ruộng trước khi bắt đầu vụ canh tác mới.

Quá trình này diễn ra hàng trăm năm, nên sau này còn có người gọi họ là Viêm tộc (người Hán thích gọi là Viêm tộc, trong khi người Việt vẫn gọi là Thần Nông thị).

Tập quán đốt ruộng này đến ngày nay vẫn được nhiều nông dân áp dụng.
Chú : Viêm (炎) là từ cổ để chỉ ngọn lửa.

Hoàng tộc Hữu Hùng thị sống ở phía bắc, lăm le nhòm ngó đất đai của Viêm tộc Thần Nông thị ở phương nam, rồi dùng luôn từ Viêm để chỉ phương nam, vùng đất nóng (so với phương bắc).

Ví dụ Viêm phương (炎方) để chỉ phương Nam, viêm nhiệt (炎熱) để chỉ cái nóng của phương Nam, ...
Phần tiếp : Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 116: Vô Danh Sơn Chiến Dịch 1





“Mùa đông năm Nhâm Tuất (2879 trước công nguyên), Vương thân chinh thảo phạt Man tộc.

Vô Danh Sơn chiến dịch, Vương sư đánh tan địch quân đông hơn 45 lần, trảm địch vô số.

Từ đó, Vô Danh Sơn cải danh thành Man Đầu Sơn, đánh dấu một sự kiện lịch sử trọng đại của thời kỳ Khai quốc.”
(Thần Thánh quốc sử - Khai quốc bản kỷ)
Vô Danh Sơn, một ngọn núi vô danh không ai biết đến, nhưng từ khi Giang Phong đặt chân đến đấy, nó đã trở thành chứng nhân của lịch sử.
Ngọn núi không cao lắm, chỉ khoảng 800 thước (320 mét), nhưng rất hiểm trở.

Trên đỉnh núi có một vùng bằng phẳng tiện việc đóng quân.

Sườn núi dốc cao, cây rừng rậm rạp, dã thú độc xà vô số.

Chỉ có hai con đường nhỏ quanh co ở mặt trước và mặt sau dẫn lên đỉnh núi.
Hành quân đến nơi, Giang Phong truyền lệnh binh sĩ phát quang cây cỏ trên đỉnh núi, rồi cho thợ mộc dựng một số Trại mộc và Trại khai thác đá gần bìa rừng.

Vì lo vật tư không đủ nên Giang Phong quyết tận dụng tất cả những gì có trên núi.

Tiếp đó là xây dựng Giếng và Quân doanh.

Do chỉ có 10 thợ mộc nên việc xây dựng kéo dài khá lâu.

Quan quân được lệnh nghỉ ngơi tại chỗ và luân phiên canh phòng hai đầu yếu đạo dẫn lên đỉnh núi.
Trong lúc đó, Giang Phong dẫn theo Cấm vệ đi tuần tra xung quanh, nhất là hai yếu đạo.

Tuy thám báo đã điều tra trước đó, nhưng tận mắt nhìn thấy vẫn tốt hơn.


Giang Phong có thể dựa vào địa hình thực tế mà bố trí phòng ngự.
Sơn đạo ở mặt trước dài khoảng ba dặm, tuy không dốc lắm nhưng quanh co khúc khuỷu.

Nhiều khúc quanh khá hẹp, một bên là sườn núi cao, một bên và vực sâu, thông đạo ở giữa chỉ rộng chưa đầy hai mét, chỉ cần bố trí một chút sẽ trở thành cứ điểm dễ thủ khó công.

Còn mặt sau, sơn đạo ngắn hơn, chỉ dài gần hai dặm, nhưng có một số đoạn rất dốc, chỉ có thể leo chứ không thể đi.

Thay vì gọi là sơn đạo thì gọi là đường mòn thì đúng hơn.

Đường không hề bằng phẳng, Giang Phong nghĩ rằng đường mòn này là do dã thú đi qua nhiều lần mà thành chứ không phải do con người.
Thị sát một vòng, Giang Phong trở lại đỉnh núi.

Vì đang hoạt động trong vùng địch, mà chiến đấu ở vùng rừng núi Kinh tộc không thể bằng Man tộc, Giang Phong không chọn cách du kích chiến mà dùng nơi đây làm cứ điểm để xuất quân nhiễu loạn hậu phương của giặc.

Nếu có bị phát hiện thì dựa vào cứ điểm hiểm yếu mà tiêu hao bớt quân lực của giặc.

Dù có toàn quân phúc diệt, chỉ cần tiêu diệt được hơn vạn Man binh là có thể xem như mỹ mãn.
Lên núi nghỉ ngơi một lúc, thấy vẫn chưa dựng xong một nửa số Quân doanh cần thiết, Giang Phong sốt ruột, điều 4 thợ mộc đi xuống sơn đạo xây dựng Tiễn lâu dùng cho việc phòng thủ cứ điểm.

Nơi này là ở dã ngoại, không thể xây dựng được những công trình kiên cố như Tiễn tháp, chỉ có thể xây dựng được Tiễn lâu, là loại kiến trúc đơn giản, chỉ gồm một giàn gỗ cao dựng trên bốn chiếc cột gỗ, xung quanh giàn có vách gỗ để chắn tên.

Tiễn lâu cao đến 6 mét, không chỉ giúp cho cung thủ chiếm ưu thế về độ cao, còn có thể dùng để cảnh giới, có thể phát hiện giặc từ xa.

Mỗi tòa Tiễn lâu chỉ cung cấp vị trí cho 4 cung thủ.

Giang Phong hạ quyết tâm cho dựng đến 55 tòa, mặt trước 30 tòa, mặt sau 25 tòa.

Đương nhiên việc xây dựng cũng mất rất nhiều thời gian.

Cùng thời gian đó, một số Cấm vệ được Giang Phong phái xuống núi theo dõi tình hình của giặc.

Bọn họ không cần đi đâu xa, chỉ cần loanh quanh chân núi, khi phát hiện bóng dáng quân giặc đi qua thì lên núi hồi báo.
Cả ngày bình tĩnh, không chuyện gì xảy ra.

Quân doanh trên núi đều đã dựng xong.

Quan quân đều có chỗ nghỉ ngơi.

Các thợ mộc còn xây dựng mấy gian Nhà gỗ để bọn họ và Giang Phong cư trú.

Ở dã ngoại không xây dựng được Biệt viện, mọi người đành chịu vậy.
Đến trưa hôm sau, Giang Phong được tin báo có toán vận lương của Man binh sắp đi qua.

Giang Phong chọn vị trí này rất đắc địa, cách Thạch Khê trấn gần nửa ngày đường.

Các toán vận lương của Man binh xuất phát từ buổi sáng, đến đây đã gần trưa, lúc đó vừa nóng vừa mệt, sự cảnh giác không còn cao, tiện việc phục kích.
Giang Phong thân thống lĩnh Cấm vệ xuống núi mai phục, tìm cơ hội tập kích.

Do quân giặc không đông lắm, chỉ vài trăm người nên Giang Phong chỉ điều động Cấm vệ, để quan quân ở lại trấn giữ cứ địa.
Một quãng sơn đạo hẹp, hai bên vệ đường cây rừng rậm rạp, cảnh sắc thâm u.

Giang Phong ẩn sau một đám cỏ dại trên một gò cao bên đường, quan sát mấy trăm Man binh đang hộ tống đoàn xe lương ngày càng đến gần.
Khi Man binh đến nơi, theo lệnh Giang Phong, một viên Cấm vệ xuất hiện chặn đường, cao giọng quát :
“Núi nầy do ta giữ.
Đường này do ta khai.
Nếu muốn lưu tính mạng.

Mau nộp mãi lộ ngay.”
Biến cố đột ngột khiến Man binh chững lại giây lát.

Có lẽ sự việc thế này không có trong trình tự nên hệ thống chưa kịp xử lý.

Nhân cơ hội đó, Giang Phong phát lệnh tấn công.

Hơn trăm Cấm vệ lần lượt buông tên.

Chỉ trong chốc lát, hơn trăm mũi tên bắn ra như mưa, tất cả đều nhắm vào thân thể Man binh đang đứng sửng sốt trên đường.
“A !”, “A !”, “A !” …
Vô số tiếng gào thét trong đội hình Man binh, đau đớn, sợ hãi, giận dữ, … đủ mọi thanh âm.

Thần Miếu Cấm vệ là đội quân tinh nhuệ nhất trong quân đội của Giang Phong, gồm toàn 50 cấp thống lĩnh hợp thành, lại đa kỹ năng : đi bộ thành trường thương binh, đại đao binh; lên ngựa thành kỵ binh; dùng cung tên thành cung binh; còn có thể thi triển cả tế tự thuật như các tế tự.

Do đó hơn trăm Cấm vệ 50 cấp cùng tấn công độ khoảng 400 Man binh đại đa số chỉ 30 – 40 cấp, hiệu suất rất cao.

Chỉ sau vài lượt tên, gần trăm Man binh đã trọng thương, mất sức chiến đấu.

Cũng có hơn chục Man binh tử vong vì bị trúng tên ở chỗ yếu hại.
Trong “Vương Mệnh”, sĩ binh có lượng máu lên đến vài nghìn điểm (huyết trị = đẳng cấp x100, đặc thù nhân vật tính theo cách riêng), khi bị trúng tên chỉ bị mất máu từ từ, nhiều hay ít tùy theo công kích lực.

Nên có khi bị trúng hàng chục mũi tên vẫn chưa tử trận.

Tuy nhiên, nếu bị công kích vào chỗ yếu hại, như bị tên bắn xuyên qua đầu, xuyên qua tim, hay bị chém rơi đầu, … thì sẽ tử vong.

Cả người chơi cũng vậy.

Trường hợp đó được gọi là “Nhất kích tất sát”.
Chỉ huy tối cao của Man binh ở đây là một viên Man tướng, lập tức hô hào Man binh ổn định đội hình, tiến hành phản kích.

Gã ta tổ chức số Man binh còn lại thành ba nhóm, chia ba đường tấn công lên gò cao chỗ địch nhân mai phục.


Giang Phong cũng chia quân thành ba nhóm ứng chiến.

Nhân lúc Man binh xung phong, Cấm vệ quân lại xạ thương thêm một số nữa.

Song phương chưa tiếp chiến mà phía Man binh đã có gần một nửa trọng thương, bị loại khỏi vòng chiến.
Chiến quả có thể nói là huy hoàng.
Song phương cận thân tiếp chiến, Cấm vệ quân bỏ cung tên chuyển sang dùng đại đao.

Tiếng quát tháo chém giết vang trời.

Tuy nhân số có ít hơn, nhưng Cấm vệ quân đẳng cấp cao hơn, vũ khí tinh lương, kỹ năng chiến đấu tinh luyện, nên một địch hai vẫn chiếm thượng phong.

Ngay cả bốn viên thống lĩnh 50 cấp hiện có của Man binh, dù có đơn đả độc đấu cũng yếu thế thấy rõ.

Duy chỉ có viên Man tướng là khó đối phó.

Cấp tướng quân thì đẳng cấp phải từ 55 đến dưới 60, thậm chí đôi khi có những vị tướng quân quá 60 cấp, nhưng vì chưa đủ thanh vọng hay công huân nên chưa thể thăng lên Đại tướng quân.

Giữa trên và dưới 50 cấp là hai cảnh giới khác nhau : tiên thiên cảnh giới và hậu thiên cảnh giới.

Tiên thiên cảnh giới, mỗi thăng một cấp thì thực lực tăng rất nhiều, hậu thiên cảnh giới không thể so sánh được.

Mà thật ra thì quá 50 cấp, mỗi thăng một cấp thì cần một lượng kinh nghiệm trị rất lớn.

Do đó mà tướng quân so với thống lĩnh, tuy chỉ hơn có 5 cấp, nhưng thực lực chênh lệch còn lớn hơn giữa thống lĩnh và đội trưởng mà thực lực hơn nhau đến 10 cấp.
Thấy viên Man tướng tả xung hữu đột, không ai địch nổi, mới giây lát mà đã có hai Cấm vệ quân tử thương, Giang Phong vội điều động 10 Cấm vệ quân vây đánh Man tướng.

Sau đó thêm 10 Cấm vệ khác đã diệt xong địch nhân, cũng gia nhập vòng chiến.

Tình hình được vãn hồi.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 117: Huyền Sử 10 Thần Nông Giáo Dân Nghệ Ngũ Cốc





Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc
Sau khi chuyển sang nền văn minh nông nghiệp, lấy trồng kê (thử mễ) làm chính, Thần Nông thị phát triển vượt bậc, thực lực tăng cường nhanh chóng.

Và theo thông lệ, tộc nhân lại lên đường mở mang các vùng đất mới.

Sau hàng nghìn năm không ngừng mở mang bờ cõi, Thần Nông thị đã có mặt ở khắp mọi nơi.

Bắc đến Hoàng Hà, nam đến Việt Giang, thành lập vô số bộ lạc mới, nhưng tất cả đều gọi chung là Thần Nông thị, và đều phụng tôn tộc làm chủ.

Một hình thức liên minh bộ lạc sơ khai hình thành.
"Trung Quốc Thống Sử" của Chu Cốc Thành (người Tàu) viết : Viêm tộc đã bước vào nước ta trước theo theo ngọn sông Dương Tử, thoạt kỳ thủy chiếm 7 tỉnh Trường Giang, rồi tỏa lên mạn bắc chiếm 6 tỉnh Hoàng Hà, cũng như tỏa xuống mạn nam chiếm 5 tỉnh Việt Giang, ...

Trong quá trình mở mang bờ cõi, Thần Nông thị tộc nhân đã lần lượt tìm ra những loại lương thực mới thích hợp cho từng vùng.

Ở phương bắc, họ trồng túc rồi mạch.

Ở phương nam, có lúa nước (đạo mễ) và đậu nành (thục).

Năm loại lương thực đó gọi chung là ngũ cốc (thử, túc, mạch, đạo, thục), là năm loại lương thực chính của Thần Nông thị.
Thử : kê (tên khoa học : Proso Panicum miliaceum)
Túc : còn có tên kê đuôi chồn (Setaria Italica)
Mạch : đại mạch, tiểu mạch, hắc mạch, yến mạch; trong đó tiểu mạch là lúa mì (Triticum spp).
Đạo : lúa nước (Oryza spp.)
Thục : đậu nành (Glycine max)

Chú : Việt Giang (ngày nay gọi là Châu Giang) ngày xưa là đất đai của người Việt nên có tên đó.

Cho đến cuối thời Tam quốc, vùng đất từ nam Chiết Giang cho đến bắc Hợp Phố (gồm phần đất 5 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây) vẫn là vùng đất của người Việt.

Ngô đế Tôn Quyền đánh chiếm mãi mà không được, hễ đánh là thua.

Thời đó, để đi từ Giao Châu lục quận (Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) về Trung Nguyên chỉ có con đường duy nhất là đi men theo con kênh đào từ Trường Sa đến Hợp Phố (Tần Thủy Hoàng cho đào để đánh Âu Lạc).

Mãi đến đầu đời Tống, nước Mân Việt vẫn còn tồn tại ở đây.

Đến khi bị Tống diệt, người Mân Việt cho rằng đều cùng là người Việt nên đã chạy sang nước ta theo nhà Lý.

Còn có thuyết cho rằng Lý Thái Tổ là hậu duệ của một vị quan nước Mân Việt (dù rằng sử cũ đã thần thánh hóa lai lịch Lý Thái Tổ).
Phần tiếp : Hoàng tộc

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 118: Vô Danh Sơn Chiến Dịch 2





Lại nói, sau khi cho 20 Cấm vệ quân vây công Man tướng, tình hình đã hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Giang Phong.

Tuy vậy, Giang Phong vẫn chưa thật sự yên tâm, lưu ý từng diễn biến của chiến trường.
Quả nhiên, khi Man binh chỉ còn lại hơn trăm người, biến cố đột ngột phát sinh.

Vô số độc xà xuất hiện ngay giữa chiến trường, xông vào tấn công Cấm vệ quân.

Vu sư ? Chắc chắn có vu sư ẩn thân gần chiến trường.

Giang Phong quan sát thật kỹ, độc xà khắp nơi đều có, nhưng khá phân tán, nhiễu loạn chiến trường là chính, chứ sát thương lực không cao.

Chắc chắn Man vu đẳng cấp không cao, số lượng không nhiều.

Một ý nghĩ thoáng qua thật nhanh, Giang Phong liền điều 10 Cấm vệ quân đi lùng sục xung quanh chiến trường.

Man vu muốn duy trì triệu hoán thuật phải ở trong một phạm vi nhất định.

Nếu ở quá xa, triệu hoán thuật sẽ hết hiệu nghiệm.
Quả nhiên, chỉ chừng hơn khắc sau, bọn họ đã có phát hiện.

Hai gã Man vu bị bọn họ phát hiện và vây chặt.

Giang Phong yên tâm lo giải quyết chủ chiến trường.
Độc xà tuy đối Cấm vệ quân mà nói thì sát thương lực không cao, nhưng cứ để vậy thì phiền mãi không thôi.

Giang Phong niệm chú, thi triển đại hình quần thể trị liệu Đại hồi phục thuật, liên tục tát bạch quang khắp chiến trường, những nơi tập trung nhiều độc xà thì được ưu tiên đặc biệt.

Quả như Giang Phong nghĩ, hiệu quả thấy rõ.

Tuy Giang Phong trước đây ít chơi game, nhưng những truyện huyền ảo cũng có xem không ít.

Trị liệu thuật của tế tự hay quang minh ma pháp của mục sư đều là bạch quang, đều là phụ trợ, nhưng lại có tác dụng tịnh hóa tà ác lực lượng.


“Vương Mệnh” cũng theo nguyên lý đó.

Độc xà do Man vu triệu hoán có thể xem là tà ác lực lượng, nên tế tự thuật có thể tịnh hóa.

Chỉ có điều muốn tịnh hóa tà ác lực lượng thì phải tiêu tốn năng lượng, số độc xà bị tịnh hóa tỷ lệ nghịch với số người được trị liệu, độc xà bị tịnh hóa càng nhiều thì số người được trị liệu càng ít.
Giải quyết xong Man binh, Giang Phong đi đến chỗ Man tướng, mỉm cười hỏi :
- Đại thế đã rõ.

Ngươi có chịu hàng không ?
Man tướng sôi giận, quát :
- Ngươi ỷ đông hiếp ít, ta không phục.
Giang Phong vẫn mỉm cười, nói :
- Chúng ta chỉ có hơn trăm người, các ngươi có đến hơn 400, vậy mà gọi là ỷ đông hiếp ít à.
Man tướng cãi :
- Nhưng các ngươi đều là thống lĩnh, chiến đấu với tiểu binh tiểu tốt, không thể lấy số lượng so sánh.
Giang Phong cười hỏi :
- Ngươi cũng biết nói là đẳng cấp không đồng thì không thể lấy số lượng so sánh.

Chẳng lẽ ngươi lại cho rằng ta phái thống lĩnh đơn đả độc đấu với ngươi mới là công bằng à ?
Thống lĩnh với Tướng quân không đồng đẳng cấp.

Man tướng ngớ người, nhưng rồi quật cường nói :
- Nói tóm lại là ta không phục.
Giang Phong vẫn tươi cười nói :
- Ta không hỏi ngươi phục hay không phục.

Ta chỉ hỏi ngươi có chịu hàng hay không ?
Man tướng nói :
- Không phục.

Không hàng.
Giang Phong mỉm cười hỏi :
- Làm sao ngươi mới chịu hàng ?
Man tướng nói :
- Chừng nào ta phục, ta mới chịu hàng.
Giang Phong lắc đầu, cười hỏi :
- Thế làm sao ngươi mới chịu phục ?
Man tướng suy nghĩ giây lát, nói :
- Man tộc chúng ta chỉ tôn kính kẻ mạnh.

Cường giả vi tôn.

Sau khi hay tin lương thực bị cướp, Tây La nguyên soái tất dẫn quân đến vây bắt.

Nếu ngươi có thể đánh bại Tây La nguyên soái, ta mới chịu phục.
Giang Phong gật đầu :
- Cứ quyết định như thế ? Ngươi hãy hạ vũ khí chịu trói.

Nếu ta đánh bại được Tây La nguyên soái thì ngươi phải đầu hàng.

Còn như ta đánh không lại sẽ thả ngươi.
Thấy có chiến đấu cũng vô pháp vãn hồi chiến cục, Man tướng xuôi tay chịu trói.

Lúc này, Cấm vệ quân đã áp giải hai gã Man vu đến nơi.

Hai gã thấy Man tướng đã xuôi tay chịu trói, vô cùng hoang mang.

Giang Phong mỉm cười hỏi :
- Giao ước giữa chúng ta các ngươi cũng nghe rồi ? Các ngươi nghĩ sao ?
Hai gã Man vu đưa mắt nhìn nhau.


Một gã lên tiếng :
- Đại nhân bảo rằng nếu đại nhân bị Tây La nguyên soái đánh bại thì sẽ thả chúng ta ra.
Giang Phong mỉm cười nói :
- Đúng thế.

Nhưng nếu ta đánh bại được Tây La thì các ngươi phải hàng phục.
Gã còn cẩn thận hỏi :
- Đại nhân quân lực rất đông ạ ?
Thấy gã này biết hỏi như vậy, chứng tỏ có trí thông minh cao, Giang Phong hài lòng đáp :
- Không nhiều, chỉ hơn nghìn.
Gã ta yên tâm nói :
- Nhất ngôn vi định.
Giang Phong mỉm cười :
- Nhất ngôn vi định.
Tiếp đó là giải quyết chiến trường.

Có hơn hai mươi Cấm vệ quân trận vong, Giang Phong truyền lệnh tập hợp lại một chỗ.

Quang cảnh xung quanh bị chiến đấu phá hại khá nặng nề, có hủy thi diệt tích cũng không giấu được, Giang Phong mặc kệ luôn, không cần che giấu nữa.

Thi thể Man binh vẫn để lại đó chờ hệ thống xử lý.
Kiếm tra chiến lợi phẩm.

Ba trăm chiếc xe ngựa chở đầy lương thực khiến Giang Phong giật mình.

Mỗi xe tải trọng 1000, tính ra lên đến 30 vạn đơn vị lương thực.

Nhưng nghĩ lại cũng phải.

Gần năm vạn Man binh, lương thực tiêu tốn mỗi ngày cũng đến 10 vạn.

Số lương thực này cũng chỉ đủ cho Man binh dùng trong 3 ngày.

Giang Phong khẽ lắc đầu.

Đại chiến, động một chút là vài chục vạn quân, nghe oai thì có oai thật, nhưng hậu cần vật tư tiêu tốn cũng là một con số khủng bố a.

Thiêu tiền a.
Cảm xúc hôm nay sau này sẽ dẫn đến một lựa chọn trọng đại của Giang Phong.
Chiến lợi phẩm đương nhiên sẽ thu giữ.


Giang Phong truyền Cấm vệ quân áp giải xe ngựa về cứ địa.

Có được số lương thực này, Giang Phong có thể cố thủ 5 tháng mà không lo thiếu lương thực.
Tiếp đó, theo thường lệ, Giang Phong cứu kim tệ, à không, cứu Cấm vệ.

Nhưng không thể thị triển Hồi sinh thuật ở ngay giữa chiến trường này được.

Muốn cứu sống hơn hai mươi Cấm vệ trận vong, Giang Phong cần phải mất khá nhiều thời gian thi triển Hồi sinh thuật.

Mà ở đây là hậu phương của giặc, không thể nấn ná lâu.

Do đó thi thể các Cấm vệ quân được đưa về cứ địa, rồi mới được hồi sinh.
Cứ địa giờ đây tuy không thể nói là thành đồng vách sắt, nhưng Man binh muốn công lên núi, cái giá phải trả tất sẽ rất nặng nề.

Những tòa Tiễn lâu sừng sững án ngữ các yếu địa trên sơn đạo dẫn lên núi.

Đó sẽ là những cứ điểm khó thể vượt qua.

Giang Phong hy vọng nó sẽ tiêu hao nghiêm trọng lực lượng của giặc.

Còn như có thể đánh bại Tây La hay không ? Giang Phong chỉ hy vọng vậy thôi.
An trí tù binh xong, Giang Phong truyền lệnh cho quan quân nghỉ ngơi dưỡng sức, chuẩn bị cho cuộc chiến khốc liệt sắp tới.

Trận đầu ra quân đại thắng, lại thu được một lượng lớn lương thực, quan quân sĩ khí dâng cao.

Ai nấy đều rất hăng hái chuẩn bị chiến đấu.

Giang Phong cũng không mất cảnh giác, cho Cấm vệ quân luân phiên xuống núi thám thính tình hình.

Trận vừa rồi vận lương đội toàn diệt, tin tức chắc chưa truyền đến đại bản dinh của Man binh.

Nhưng cẩn thận vẫn hơn.
Ba ngày sau, cũng vào lúc gần trưa, Cấm vệ quân phụ trách do thám trở về hồi báo, phát hiện một toán vận lương khác của Man binh.

 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
590,981
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 119: Huyền Sử 11 Hoàng Tộc





Hoàng tộc
Nói về thị tộc di cư theo hướng đông bắc, sau khi dừng chân ở khu vực thảo nguyên Tân Cương một thời gian khá dài.

Họ phát triển lớn mạnh, trở thành đại bộ lạc, rồi họ lại tiếp tục đông tiến.
Họ đi mãi về phía đông, cho đến một hôm, họ đến được một vùng cao nguyên rộng lớn, đất dưới chân đều màu vàng, cả con sông lớn gần đó cũng đều màu vàng.

Đất đai ở đây rất màu mỡ, cây cốt tốt tươi, dã thú vô số.

Vốn sinh sống bằng chăn nuôi và săn bắn, nơi đây quả là điều kiện lý tưởng, tốt hơn chỗ cũ rất nhiều.


Thế là họ định cư lại đấy.

Cao nguyên đó được gọi là cao nguyên Hoàng Thổ (đất vàng).

Dòng sông đó được gọi là Hoàng Hà (sông vàng).

Những tên gọi này vẫn còn được sử dụng cho đến tận ngày nay.

Và bộ lạc được gọi chung là Hoàng tộc.


Vì sau này có một vị tộc trưởng xưng đế, gọi là Hoàng Đế (vua vàng), nên người đời sau còn gọi họ là Hoàng Đế tộc.
Từ cao nguyên Hoàng Thổ, Hoàng tộc phát triển dần ra xung quanh, dần dần chiếm cứ cả một vùng đất rộng lớn phía bắc Hoàng Hà.

Nền văn minh của họ là văn minh du mục, lấy chăn nuôi và săn bắn làm chủ.

Và cũng như mọi nền văn minh du mục khác, họ rất thiện chiến, và cũng rất hiếu chiến.
Chú : Hoàng (黃) ở đây là màu vàng, chỉ màu sắc của hành Thổ.

Vì tổ tiên định cư ở cao nguyên Hoàng Thổ, nên sau này người Hán đã chọn màu vàng đại diện cho hành Thổ (cũng như đã chọn màu đen đại diện cho Thủy, do câu "Bạch Sơn Hắc Thủy" thường dùng ở vùng thảo nguyên phía bắc).

Chữ Hoàng này khác với chữ Hoàng (皇) trong Hoàng Đế (皇帝) là danh xưng của các vua Trung Quốc kể từ thời nhà Tần về sau.
Phần tiếp : Xung đột đầu tiên giữa văn minh du mục và văn minh nông nghiệp

 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom