Cập nhật mới

Dịch Full Lưu Công Kỳ Án

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 140: Cứu liên đăng, Lưu Dung vào phủ Soát phủ Hòa, báo sạch oán cừu


Hải thiên đông vọng tịch mang ngang.

Sơn xuyên hình thế khoát phục trường

Đăng hỏa vạn gia thành tứ bán.

Tinh hà nhất đạo thuỷ trung ương.

Dịch thơ:

Trời biển phương đông đêm mịt mùng

Núi sông hình thế trải mênh mông

Thành vây bốn mặt muôn đèn sáng

Một giải sông Ngân vắt khoảng không.

Lại nói chuyện Lại bộ thiên quan Lưu Dung cùng Hòa Thân chào hỏi nhau xong, nói:

- Hôm nay nhàn rỗi, phủ tôi nghèo khó, tôi tới quý phủ, dẫn theo tên thư đồng cho nó qua đây ngắm cảnh, mở rộng tầm mắt.

Rồi quay lại nói với Lưu An:

- Người nói phủ chúng ta không có cảnh đẹp, sao không đi chiêm ngưỡng phong cảnh nơi này?

Hòa Thân nói:

- Khắp nước, sau đều có thể đi dạo, duy chỉ có hoa viên là không được vào. Đó là nơi Càn Long lão Phật gia thường cho con dâu ta là Thập công chúa làm nơi du ngoạn. Nếu xúc phạm tới Thập công chúa, tội ấy không thể gánh nỗi đâu.

Lưu Dung nói:

- Chớ ngại. Cha ta Lưu Thống Huân là tam triều nguyên lão anh cả, anh hai của ta đều mất mạng dưới đao chém, lại định chém nốt lão Lưu Dung ta. Lão thái hậu hay tin, triệu ta vào Hoàng cung nuôi dưỡng, nhận ta làm con nuôi. Ta gọi Hoàng đế Càn Long là Hoàng huynh, tự xưng là ngự đệ. Hôm ấy, ta và Hoàng huynh Càn Long đánh cờ, đôi bên đang trong độ giằng co, khó phân cao thấp, chợt thấy hai ả cung nữ dẫn Thập công chúa lên điện. Hoàng huynh Càn Long rất yêu Thập công chúa, bèn bế trên lòng. Thập công chúa nghịch, làm rơi một quân cờ khiến Hoàng huynh bị thua. Hoàng huynh nổi giận, thả Thập công chúa xuống đất. Thập công chúa luôn miệng gào khóc, ta bèn bế công chúa lên. Công chúa nín khóc. Bởi vậy, công chúa đâu dám trách tội ta?

Hòa Thân nghe vậy, cúi đầu, không nói năng gì.

Lưu An nhân cơ hội ấy, lẻn đi. Đi khắp nơi một lượt, chợt nghe thấy có tiếng khóc từ trong vườn hoa vọng lại không ngừng.

Hắn bèn nương theo tiếng khóc nhìn sang, thấy một đứa bé tuổi độ mười hai, mười ba bị trói tại cột hoa đình, vội vàng chạy thẳng lên đại sảnh, chắp tay vái, nói:

- Bẩm đại nhân. Khi nãy nô tài đi dạo ngang qua vườn hoa, thấy một đứa bé bị trói trong hoa đình.

Lưu Dung nghe vậy, vô cùng sửng sốt, nói với Hòa Thân:

- Ngài hành sự quá lỗ mãng rồi: Cậu bé ấy chính là con nuôi của Chúa thượng. Nếu không tin, đây tôi có thánh dụ làm bằng.

Hòa Thân đón lấy đạo chỉ dụ, đọc qua một lượt, sợ đến tái mặt, vội đứng dậy, khom mình, chắp tay vái, nói:

- Thầy cứu trò với. Chẳng qua là trò nhất thời hồ đồ.

Lưu Dung nói:

- Ngài đã làm sai, nhất thiết phải do ngài đi cởi trói, chịu tội trước điện hạ mới được.

Hòa Thân đành phải nghe theo.

Hai thầy trò cùng tới hoa viên. Hòa Thân đích thân lên cởi trói, nói:

- Thiên tuế, ngài làm mất chỉ dụ làm bằng chứng nên thần mới đắc tội.

Rồi mờiTrương Liên Đăng lên đại sảnh. Trương Liên Đăng lên ghế chính, ngồi xuống. Hai thầy trò Lưu Dung quỳ xuống, hành lễ bên dưới. Sau đó cũng ngồi.

Hòa Thân liếc mắt ra hiệu cho đám gia đinh, nói:

- Chuẩn bị tiệc rượu.

Tên gia đinh hiểu ý, cầm bầu rượu hai đáy ra. Chiếc bầu rượu này vốn là vật được nước ngoài tiến cống, bị Hòa Thân giữ lại trong phủ của hắn để dùng. Sao lại gọi là bầu rượu hai đáy? Bởi trong bầu được chia làm hai ngăn. Một ngăn đựng rượu bình thường, một ngăn đựng rượu độc. Dưới đáy bình có một cái nút nhỏ, vặn về phía trái ba vòng, sau đó rót ra hai chén Trạng Nguyên Hồng ưu, một chén đưa về phía Thiên tuế, một chén đưa về phía Lưu Dung. Trương Liên Đăng do bị một phen kinh sợ, nó lóng ngóng, để tay áo gạt phải ly rượu làm đổ văng ra nền. Chỉ thấy phần rượu văng ra bàn lập tức bốc cháy.

Hòa Thân vội lệnh cho tùy tùng:

- Bắt lấy tên gia nhân dâng rượu.

Đám tùy tùng vội quỳ xuống, bẩm:

- Hắn đã bỏ chạy khỏi phủ rồi.

Lưu Dung ngồi một bên, khẽ nở nụ cười, nói:

- Mời Thiên tuế về triều.

Hòa Thân thấy kế của mình đã lộ, vội nói:

- Thiên tuế ngồi kiệu hay cưỡi ngựa?

Liên Đăng nói:

- Cưỡi ngựa.

Hòa Thân liền dặn gia nhân dắt ra một con ngựa chứng hung dữ, chỉ muốn Trương Liên Đăng ngã ngựa mà chết. Lưu Dung thấy con ngựa ấy không ngừng gầm rú, lông bờm dựng ngược, bèn sai Phiên Kiểm, Trương Thành giữ cương dắt ngựa đi. Lưu Dung ngồi kiệu.

Không lâu sau đã tới Ngọ Môn. Hai người xuống khỏi kiệu, ngựa. Người trong triều sớm đã biết chuyện. Bá quan ra đón tiếp vào triều phòng. Lưu Dung lệnh cho thái giám trực ban vào báo với Quốc mẫu. Không bao lâu, thái giám trở lại, tuyên:

- Quốc mẫu ban ý chỉ, tuyên triệu tiểu Thiên tuế vào triều kiến. Rồi lập tức dẫnTrương Liên Đăng vào Chiêu Dương chính điện. Gặp Quốc mẫu, hành lễ tam quỳ cửu khấu xong, sau lại hành lễ kiểu gia đình. Quốc mẫu vừa thấy Trương Liên Đăng, trong lòng đã mừng rỡ, nói:

- Thực là một vị a ca lanh lợi, tuấn tú, lắm phúc đức!

Lập tức lệnh thái giám dẫn Liên Đăng đi tắm rửa, thay quần áo. Thái giám tuân lệnh, dẫn Trương Liên Đăng tới phòng tắm. Tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo vào rồi lại trở về cung Chiêu Dương. Liên Đăng lại hành lễ thỉnh an Quốc mẫu. Quốc mẫu vui mừng, nói:

- Thánh thượng còn ở Thông Châu chưa trở về. Giờ ai gia tạm ban cho con một thanh Long Tuyền bảo kiếm hộ thân. Trương Liên Đăng dập đầu tạ ân, lui ra.

Tiến vào triều phòng. Lưu Dung đứng dậy thi lễ xong, ngồi xuống. Thấy Trương Liên Đăng mang bảo vật truyền quốc trên mình, giật mình, nghĩ thầm:

- Tại sao lại ban Long Tuyền bảo kiếm cho một đứa bé mới mười hai mươi ba tuổi như nó?

Lưu Dung đang buồn bực, chợt thấy Thập thất vương gia, Lật Tam vương gia tiến vào triều phòng. Họ nhìn thấy Trương Liên Đăng, liền hỏi:

- Đây là con của ai?

Lưu Dung vội đứng lên thi lễ, nói:

- Mời nhị vị hiền vương ngồi xuống nói chuyện.

Hai chú cháu họ ngồi xuống. Lưu lại bộ liền nói:

- Nhị vị vương gia xuất kinh tới Thông Châu ngầm hộ giá, bảo vệ Hoàng thượng, sao lại không biết chuyện này?

Thập Thất vương gia và Lật Tam vương gia nghe hỏi, trả lời:

- Hai chú cháu ta tới Thông Châu, tìm khắp lượt vẫn không gặp Thánh thượng. Hai chú cháu ta nghĩ Thánh thượng đã hồi cung nên mới về triều. Thánh thượng đã hồi triều chưa? Nếu người chưa về, hai chú cháu ta sẽ tới Thông Châu một chuyến nữa, đi tìm Thánh thượng. Không tìm được Thánh thượng, hai chú cháu ta sẽ không về triều.

Lưu Dung nghe vậy, cười, nói:

- Nhị vị Thông gia chắc không nhận ra vị tiểu Thiên tuế này. Đây chính là con nuôi của Thánh thượng, được người nhận tại Thông Châu, họTrương, tên gọi Liên Đăng, mở quán trọ tại Thông Châu. Trời tối Thánh thượng nghỉ tại quán trọ ấy nên mới nhận Trương Liên Đăng làm con nuôi. Người viết một đại chỉ dụ, lệnh Thiên tuế mang tới phủ Hòa Thân lấy ba ngàn lạng bạc, chẳng ngờ đánh rơi chỉ dụ, bị Hòa Thân bắt trói trong vườn hoa, định xử tội chết. Tấm chỉ dụ ấy may tệ chức nhặt được, vội vàng tới phủ đề đốc, cứu được tiểu Thiên tuế. Hòa Thân lại dùng rượu độc, suýt chút nữa ngay cả tệ chức cũng mất mạng. Tệ chức bèn dẫn tiểu Thiên tuế vào triều triệu kiến Quốc mẫu. Quốc mẫu vui mừng, ban cho tiểu Thiên tuế bảo kiếm, cho xuất cung. Thánh thượng nay vẫn còn ở trong quán trọ của họ Trương. Vương gia mau điều Trần Cơ Doanh, Hổ Thần Doanh cùng xuất kinh, tới Thông Châu nghênh đón thánh giá mới được.

Hai vịTrương gia nghe vậy vội phát trát điều động hai doanh tới Thông Châu nghênh đón thánh giá. Ngay lập tức, văn võ bá quan công hầu đại thần, bối tử, bối lạc biết tin, đều cùng hai vị vương gia và tiểu Thiên tuế, Lưu lại bộ kéo theo binh mã tới Thông Châu tiếp giá.

Rời khỏi kinh thành, sắc trời đã tối. Họ không quản ngày đêm, đi thẳng tới Thông Châu. Tới Thông Châu, phương Đông đã ửng hồng. Trương Liên Đăng đi trước dẫn đường, tới bên ngoài quán, nói:

- Hoàng thúc, hoàng huynh và các vị đại thần xin hãy dừng bước. Binh mã hãy ở cả ngoài đường. Để tôi vào trong gặp Chúa thượng trước, sau đó sẽ truyền gọi các vị.

Mọi người đều nghe theo. Trương Liên Đăng vào diện kiến Thánh giá. Hoàng đế Gia Khánh hỏi:

- Tại sao con ta đi thì sớm, về lại muộn vậy?

Trương Liên Đăng kể lại một lượt chuyện mình bị hại, được cứu cho Hoàng thượng nghe. Kể xong, nói:

- Nay có các vương công, đại thần đang đợi thánh chỉ bên ngoài.

Hoàng thượng tuyên gọi các vị vương công, đại thần vào tấn kiến. Đám vương công, đại thần nghe tuyên vội vào quán.

Hành lễ tham kiến xong, chia ra hai hàng đứng hầu. Hoàng thượng đưa mắt nhìn khắp một lượt, thấy người tới có Thập Thất vương gia, Lật Tam vương gia, văn có Lưu Dung, võ có Thạch Anh, lập tức hạ một đạo thượng dụ: "Trẫm xuất kinh vi hành, thăm dò hiệu cẩm đồ Thiên Thuận. Lưu Vạn Sơn bá đạo, làm khổ lê dân bá tánh. Bạch Sĩ Lộc trong quán Tăng Thịnh hung ác. Lý Phượng thay trẫm trả nợ. Thiện được báo ân, ác tất bị phạt nặng. Lệnh cho Thạch Anh đi tịch biên hiệu cầm đồ Thiên Thuận, bắt Lưu Vạn Sơn và Bạch Sĩ Lộc về xét xử. Cho hoàng nhi Trương Liên Đăng dùng lại tên cũ là Triệu Trương Thanh, đưa mẹ vào triều. Khâm thử.

Thạch Anh lĩnh chỉ, dẫn quân vây hiệu cầm đồ Thiên Thuận, tịch biên hiệu cầm đồ, bắt Lưu Vạn Sơn và chủ quán Tăng Thịnh là Bạch Sĩ Lộc, dẫn Lý Phượng tới quán trọ của nhà họ Trương để Lưu Dung phán quyết.

Lưu Dung lĩnh chỉ, lập công đường ngay ngoài hiên nhà, tới châu nha trọng dụng hình cụ và ba ban nha lại tới. Lưu Dung nói:

- Giỏi cho tên Bạch Sĩ Lộc lớn gan! Người có biết mình đã phạm phải tội kinh động thánh giá không?

Bạch Sĩ Lộc dập đầu lạy như gà mổ thóc, nói:

- Xin đại nhân tha cho cái mạng sâu kiến của tiểu nhân.

Lưu Dung cười nhạt, nói:

- Tên nô tài đáng chết. Tuy không xử ngươi tội chết nhưng bản quan xử ngươi phải nhượng lại quán Tăng Thịnh cho Lý Phượng trong vòng ba năm.

Bạch Sĩ Lộc nói:

- Tiểu nhân tình nguyện nhượng lại quán cho Lý Phượng trong ba năm.

- Lui xuống. Vụ của hai người tới đây kết thúc.

Hai người dập đầu lạy, lui xuống.

Lại dặn dò:

- Giải Lưu Vạn Sơn lên!

Thuộc hạ ứng tiếng dạ ran.

- Dạ!

Lưu Vạn Sơn bị còng khắp minh, bị ném vào, ngã lăn ra nền. Lưu Dung vừa thấy hắn dã nổi giận, quát lớn:

- Giỏi cho tên nô tài vạn ác không từ! Ngươi cậy thế của Hòa Thân, hại khổ dân chúng Thông Châu, tự ý dùng lò đúc tiền, ngươi đáng tội gì? Lôi hắn xuống, đánh tám mươi trượng cho ta!

Lập tức, đám nha dịch lới Lưu Vạn Sơn xuống, đánh đến nát thịt da, bật máu tươi. Máu thịt nhầy nhụa. Lưu đại nhân lại nói:

- Lưu Vạn Sơn cậy quyền thế, làm khổ dân chúng. Phạt đày tới vùng sơn lam chướng khí Vân Quý xung quân, vĩnh viễn không được trở về.

Phán xử xong, bãi đường đợi thánh chỉ.

Hoàng thượng hạ chỉ hồi cung. Triệu Trường Thanh mang theo mẹ cùng về kinh. Binh mã hộ tống thánh giá về Bắc Kinh. Văn võ triều thần ngươi Mãn, người Hán đều ra khỏi thành mười dặm nghênh đón thánh giá. Hoàng thượng về kinh, qua Ngọ Môn lên triều. Trên điện rồng, phong cho TriệuTrường Thanh làm Bình quận vương. Bởi Lưu Dung là trung lương quốc cán, lập được nhiều công trạng nên thăng quan năm cấp, thưởng cho một năm bổng lộc.

Thấy thái giám trực ban quỳ xuống tâu rằng:

- Hoàng đế Càn Long đã băng hà tại cung Càn Thanh.

Hoàng thượng hay tin, vội vào cung Càn Thanh chịu tang.

Tang lễ cử hành xong, hạ chỉ:

- Tuyên Lại bộ thượng thư Lưu Dung vào triều tấn kiến.

Lưu lại bộ phụng chỉ vào triều. Hành lễ tham kiến xong, đứng đợi lệnh. Thánh thượng hạ chỉ: Lệnh Lưu Dung đi bắt Hòa Thân, niêm phong gia sản, bán hết gia quyến của hắn cho người khác làm nô tỳ.

Lưu Dung nhận lệnh rời cung. Dẫn theo quân loan nghi vệ tới thẳng phủ đề đốc, lên đại sảnh tuyên chỉ. Hòa Thân quỳ bên dưới nghe chiếu. Tuyên chiếu xong, niêm phong toàn bộ gia sản, dẫn Hòa Thân vào diện kiến thánh giá. Hoàng thượng hạ chỉ:

- Cao Tông Hoàng đế băng hà tại cung Càn Thanh. Hòa Thân từng nói sẽ tuẫn táng theo. Nay thưởng cho một dải lụa trắng ân thưởng cho Thập công chúa và phò mã miễn tội.

Hòa Thân tạ ân, về phủ, dùng dải lụa trắng treo cổ tụ tử.

Vậy là Song long truyện đã kết thúc. Có bốn câu thơ rằng:

Khuyến quân mạc tác nghịch thiên sự

Thiên lý tuần hoàn thiên bất dung

Tác hảo sự dịch trung tu hảo

Hành ác chi nhân nan thiện chung.

Tạm dịch:

Khuyên ai chở dại gây điều nghịch

Thiên lý xoay vần trời chẳng tha

Làm điều tốt thì rồi sẽ tốt

Gây ác thoát sao khỏi ác mà.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 141: Dò ác bá giũa đường nhận con gái nuôi Anh hồ đồ Ra tay dẹp chuyện bất bình


THANH LONG TRUYỆN



Lại nói chuyện nhà Thanh thống nhất đất nước, đời đời sinh thánh đế, thời nào cũng đều có hiền thần phò giúp, do đó đất nước ngày càng lớn mạnh, thiên địa thuận hòa, nước giàu binh mạnh, thực là hạnh phúc thái bình. Mưa thuận gió hòa, ăn no mặc đủ. Hoàng đế Thuận Trị trấn giữ Bắc Kinh, ngồi trên ngai vàng mười tám năm rồi bỏ ngôi lên Ngũ Đài Sơn tu hành. Nhị đế Khang Hy lên ngôi sáu mươi mốt năm rồi băng hà. Hoàng đế Ung Chính giữ ngôi mươi ba năm. Hoàng đế Càn Long giữ ngôi sáu mươi năm rồi truyền lại cho Hoàng đế Gia Khánh. Hoàng đế Gia Khánh trị vì giang sơn hai mươi lăm năm, tới hành cung Nhiệt Hà săn bắn rồi quy tiên. Tuyên Tông Thành hoàng đế lên ngôi, lấy quốc hiệu là Đạo Quang. Từ sau khi lên ngôi, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, chỉ có lời khen, không có tiếng chê. Ngày hai mươi sáu tháng mười một năm Đạo Quang thứ mười lăm, sau ba tiếng roi hiệu, bá quan văn võ hành lễ tham kiến xong xuôi, đứng thành hai hàng. Hoàng đế duyệt tấu chương các tỉnh gửi về xong, chợt thấy trong hàng bên trái có một vị đại thần tiến ra, tay cầm bản tấu, quỳ xuống trước điện Thái Hòa, nói:

- Bẩm thánh thượng, thần có bản tấu.

Rồi dâng lên. Hoàng thượng đưa mắt nhìn xuống, thì ra là cháu của Lưu Dung tên gọi Lưu Hoán Chỉ, liền sai thái giám nhận lấy bản tấu, để lên ngự án, mở ra xem. Xem xong, trong lòng không vui, nghĩ thầm:

- Người bị tố cáo chính là anh em của Hoàng Sĩ Công. Lẽ nào hắn không biết họ đều là quốc thích, là quốc cữu của trẫm? Chắc hẳn hai nhà có chuyện bất hòa với nhau nên mới dâng tấu vạch tội cưỡng chiếm gái dân. Đây hẳn là bản tấu càn. Không chuẩn.

Lưu Hoán Chỉ chẳng biết làm sao, đành phải lui xuống khỏi điện trong lòng nóng nảy. Chợt thấy Đông Lộ vương TriệuTrương Thanh cầm cố triều châu trên tay bước lên điện, chắp tay thi lễ. Hoàng thượng nói:

- Hoàng huynh, miễn lễ, mời ngồi. Không biết hoàng huynh lên điện có việc lớn gì muốn bàn?

Đông Lộ vương nói:

- Bẩm Thánh thượng. Nhũng điều Lưu Hoán Chỉ vạch tội anh em Hoàng Sĩ Công không hề sai trá. Mong Thánh thượng hãy học theo các vị tiên đế, đi vi hành một chuyến. Năm xưa, lão tổ Khang Hy từng vi hành tới lầu Nguyệt Minh, Vu Thành Long từng tới Mai Hoa, thiên ty cung và Hồng Môn tự vi hành. Thi Sĩ Luân vi hành vùng Hoài An, Lưu Dung vi hành Sơn Đông tra xét rõ vụ án gió xoáy cản kiệu. Tiên đế Gia Khánh vi hành Thông Châu. Sao nay Thánh thượng không xuất cung vi hành Song Quan phố tìm hiểu hành vi của anh em họ Hoàng. Ai phải, ai quấy, tự khắc chúa thượng sẽ rõ.

Hoàng thượng nghe tấu, nói:

- Hoàng huynh xuống điện đợi chỉ.

Rồi hạ lệnh bãi triều.

Hoàng thượng về cung, cải trang thành một vị thầy bói rong, đầu đội mũ viền, mình mặc áo bào màu xanh da trời, ngoài khoác mã bốc màu sáng, gói một cuốn "Bách Trung Kinh" và một cuốn "Ma Y tướng" cùng bút, nghiên, giấy, mực vào tay nải, lại lén giấu một quả chùy đồng bên hông đề phòng bất trắc. Hoàng đế Đạo Quang vốn là một ông vua sống trên lưng ngựa, sức mạnh vô cùng, có tài bắn cung, võ nghệ siêu quần. Thu xếp xong xuôi dặn dò thái giám trực ban:

- Khoảng giờ ngọ trẫm sẽ hồi cung. Nếu quá ngọ chưa thấy trẫm trở về, hãy lệnh cho các đại thần, vương công Mãn, Hán dẫn binh sĩ đi tiếp giá.

Nói xong, rời khỏi cung điện.

Không lâu sau đã tới ngõ Giao Dân, tới đương lớn Cổ Lâu, móc đôi phách trúc ra gõ một hồi, cao giọng rao:

- Xem quẻ, xem tướng, đoán chữ, giảng tử bình. Hãy tới đây xem quẻ giữ mình, khi họa giáng xuống rồi có hỏi cũng đã muộn. Một quẻ giá tám tiền, đoán không chuẩn trả lại hai trăm tiền.

Lại thấy hai tên du đãng đi tới. Một đứa tên Lý Quế, một đứa tên Ngô Thiệu Anh. Suốt ngày chúng chỉ làm việc xấu, lừa người kiếm ăn. Hôm ấy, chúng uống rượu say túy lúy, đang đi chơi qua. Lý Quế nói:

- Người anh em, hãy nhìn vị thầy bói kia ăn mặc rất sang trọng ông ta nói xem một quẻ giá tám tiền, xem không chuẩn bồi thường hai trăm? Giờ chúng ta bảo ông ấy bói cho một quẻ, xem chuẩn ta cũng nói là không chuẩn, kiếm của lão hai trăm tiền, ta đi ăn điểm tâm chẳng phải thú lắm sao?

Ngô Thiệu Anh nói:

- Anh nói có lý lắm.

Liền cao giọng gọi:

- Tiên sinh chớ đi, anh em tôi muốn xem một quẻ.

Hoàng thượng nghe gọi, ngẩng đầu lên nhìn, thấy có hai người tiến lại. Người đi trước quấn bím tóc quanh cổ, chiếc mũ trên đầu nghiêng nghiêng, vẹo vẹo, mình mặc áo chèn màu lục, chân giận giày vảy cá, đầu nhỏ, cổ dài, mày thưa, mắt nhỏ, tuổi độ ba mươi. Người đi sau để đầu trần, mình mặc tấm áo da, bím tóc nhỏ, chân đi giày vẩy cá, đầu to, mình nhỏ, mày rậm, mắt to, tuổi độ hai mươi - Tên đi đầu chính là Lý Quế, tên đi sau là Ngô Thiệu Anh. Lý Quế nói:

- Tiên sinh thử đoán xem tôi đã ăn cơm chưa?

Ngô Thiệu Anh nói:

- Tiên sinh thử đoán xem tôi đã uống trà chưa?

Hai tên vô lại luôn đã say mèm, nói toàn lời ngớ ngẩn. Hoàng đế Đạo Quang nổi giận đùng đùng, nói:

- Lũ nô tài đáng chết! Hai đứa các người không cần xem làm gì. Chúng bay không thể sống nổi quá hai hôm nữa.

Hai tên vô lại nghe vậy, nổi giận đùng đùng, nói:

- Giỏi cho tên thầy bói to gan. Mở miệng ra là xúc phạm người. Coi như hôm nay ngươi gặp hạn rồi! Ngươi thử đi khắp thành Bắc Kinh này hỏi xem, hai anh em ta đâu phải loại dễ bị ăn hiếp. Hai anh em ta sẽ đánh cho người một trận!

Hoàng đế Đạo Quang nổi giận, nói:

- Nếu các người dám đánh ta, ta sẽ bắt cả nhà các người phải chết. Tru di cả chín họ chúng bay.

Hai tên vô lại càng giận dữ, xông tới, vung quyền đánh bừa. Hoàng thượng dùng chiêu thuận tay dắt đê, đánh cho Lý Quế ngã sấp mặt xuống đất. Ngô Thiệu Anh thấy tình hình không ổn vội co giò bỏ chảy. Hoàng thượng hỏi:

- Tên nô tài đáng chết, còn dám đứng đậy đánh nhau với ta nữa thôi?Lý Quế bị Hoàng thượng đánh cho một phát, bị ngã rất đau,. chỉ còn biết nằm trên mặt đất rên hừ hừ. Hoàng thượng nói:

- Ta đâu rảnh để ở đây đùa với chúng bay?

Rồi xoay mình, đi tiếp, trong lòng nghĩ thầm: Không biết Song Quan phố ở đâu? Ta làm sao dò la được tội lỗi của đám hung đồ, ác bá?

Bèn cúi đầu lầm lũi nước tiếp. Tới lầu hiệu Đông Tây, ngẩng đầu lên, chợt thấy một cô gái tóc tai bỏ xõa, nước mắt lắng tròng, dáng vẻ vội vã, tới trước mặt Hoàng thượng chúc câu "vạn phúc", nói:

- Tiên sinh, xin ngài chậm bước, chỉ cho oan nữ này biết đường nào tới vương phủ?

Hoàng thượng hỏi:

- Bắc Kinh này có chín cổng, chín ngõ, có vô số ngõ đều ăn thông với nhau, xin hỏi vị cô nương này định tìm tới phủ của ai? Có việc gì?

Cô gái trả lời, nói:

- Nô gia muốn tới phủ Đông Lộ vương kêu oan.

Hoàng thượng nói:

- Vương phủ rộng lớn, lại có quân canh cửa, cô không thể vào đó kiện được. Sao không tới nha môn bộ hình hoặc đô sát viện mà kêu oan?

Cô gái trả lời:

- Các nha môn khác đều không dám nhận đơn kiện. Nếu tới phủ Đông Lộ vương mà vẫn không kêu oan được, cha, mẹ của nô gia sẽ bị người ta hại chết mất thời.

Nói xong, khóc rống lên. Hoàng thượng hỏi:

- Cha, mẹ cô bị kẻ nào hại chết? Hãy kể cho ta nghe, ta sẽ giúp cô nghĩ kế báo thù.

Cô gái nín khóc, nói:

- Nếu nô gia nói ra đây thì cũng chỉ uổng công mà thôi. Ngài vẫn không thể nào giúp nổi.

Hoàng thượng nói:

- Người ta thường nói, nhìn nhận người không thể thông qua tướng mạo bề ngoài, không thể lấy đấu để đong nước biển. Cô chớ thấy ta chỉ là một lão thầy bói dạo mà xem thưởng. Ta thường xuyên qua lại ngũ phủ, lục bộ cùng các phủ công bá, vương hầu coi bói cho họ. Tới lúc ấy, ta sẽ thay cô kể lại nỗi oan này, có thể họ sẽ giúp cô báo thù rửa hận.

Cô gái nghe xong, "à" một tiếng, nói:

- Nô gia sống trong ngõ Thảo Mạo, huyện Uyển Bình, Bắc Kinh, cha là Thang Minh Quý, đỗ cử nhân khoa thi năm Giáp Tý thời Gia Khánh, năm ất Sửu đỗ tiến sĩ, được phong cho chức tri phủ Sơn Tây, năm nay đã gần bảy mươi tuổi, không có con trai, cáo lão về quê. Cha nô gia làm quan thanh liêm, yêu dân, trọng tài nên gia cảnh vẫn rất nghèo khó. Mẹ nô gia là Nhạc thị sinh ra một mình nô gia, đặt cho tên gọi Mĩ Dung, chỉ trông vào nô gia sống qua ngày.

Hoàng thượng nói:

- Chỉ trông vào cô để sống ư? Ta không tin. Cô không phải là đứa con trai mười bảy, mười tám tuổi hay bán chút hàng hóa kiếm tiền. Cô là một cô gái, vậy thực là kỳ.

Thang Mĩ Dung nói:

- Đây là nói tới sự khéo tay của nô gia.

Hoàng thượng nói:

- Cô có khéo tay cũng chỉ là cắm hoa, thêu thùa, mỗi ngày liệu kiếm được mấy tiền?

Thang Mĩ Dung nói:

- Những công việc thấp liền ấy nô gia không làm. Nô gia vẽ tranh bán, kiếm tiền qua ngày.

Hoàng thượng hỏi:

- Cô vẽ tranh liệu kiếm được mấy tiền?

Thang Mĩ Dung nói:

- Một bức tranh bán được một lượng.

Hoàng thượng nghe vậy, gật đầu, nói:

- Vậy mới phải.

Thang Mĩ Dung nói:

- Hôm qua cha nô gia ra phố bán tranh, mẹ nô gia ra giếng lấy nước. Những giếng khác nước không ngọt, duy chỉ có giếng ở Song Quan phố nước ngọt. Cái giếng ấy vốn do anh em ác bá Hoàng Sĩ Công, Hoàng Sĩ Long đào ra. Chúng đào giếng ấy bên cạnh cửa phủ, không cho đàn ông tới lấy nước. Nếu có cô gái trẻ nào tới lấy nước, có chút dung mạo là chúng lại bắt về nhà, ép phải thành thân. Cũng tại nô gia theo mẹ ra đó lấy nước, chúng liền bắt nô gia vào phủ. Cha, mẹ nô gia tìm tới phủ của chúng, liều mạng đòi nô gia, bị hai tên ác bá sai lũ ác nô dùng gậy gộc đánh chết, ném xác xuống giếng tưới hoa trong vườn rồi tiếp tục ép nô gia phải thành thân với chúng. Nô gia luôn miệng chửi mắng. Hai tên giặc ấy nổi giận, sai trói nô gia lại, treo lên để đánh. Chúng đánh nô gia đến nỗi thâm tím khắp hành, không chỗ nào không bị thương, chỉ còn biết nhắm mắt chờ chết. Tới khoảng canh hai hôm ấy, đám ác nô đã rút đi hết, may sao em gái của hai tên ác bá là Hoàng Quế Anh cứu nô gia xuống. Cô ta với nô gia nói chuyện rất hợp nhau, hai người bèn kết nghĩa chị em, sáng sớm nay đã thả nô gia khỏi chốn hầm lửa vạc dầu. Nô gia bèn tìm tới phủ Đông Lộ vương kêu oan, báo thù cho cha mẹ. Nạn nữ không biết phủ Đông Lộ vương ở đâu nên mới phải hỏi tiên sinh. Những lời vừa kể đây toàn là sự thực, không chút dối lừa. Ngài có thể giúp nô gia báo thù không?

Hoàng đế Đạo Quang nghe xong, bất giác nổi giận đùng đùng chửi thầm:

- Hoàng Sĩ Công, Hoàng Sĩ Long, chúng cậy là quốc cữu của trẫm nên dám hoành hành bá đạo, hại khổ lê dân, dám đánh chết quan tứ phẩm của triều đình! Nay trẫm đã nắm được tội ác của chúng, khi trở về cung sẽ phải cho bắt cả nhà họ Hoàng mới được.

Bèn nói:

- Thì ra là thù giết cha. Đáng kiện lắm. Cô cứ đi kiện. Đi dọc theo con đường lớn này, rẽ về phía tây là tới phủ Đông Lộ vương.

Thang Mĩ Dung nghe vậy, sa sầm mặt xuống, nói:

- Tôi không kể thì ông một mực bắt tôi phải kể. Tôi kể rồi, ông nghe tôi thế lực của nhà họ Hoàng nên không dám nhúng tay vào nữa phải không?

Hoàng thượng nói:

- Ngươi và ta vốn không quen biết, chẳng họ hàng thân thích, ai dám thay cô lên quan kiện vụ án liên quan tới mạng người này.

Thang tiểu thư nghe tới câu không thân không thích, có ý muốn mặc kệ mình, trong lòng nghĩ thầm:

- Vị tiên sinh này nhân phẩm đứng đắn, không phải loại người xấu, chi bằng ta nhận ông ấy làm cha nuôi cho xong.

Thang Mĩ Dung vốn là sao Hồng Loan giáng trần, phải chịu chút khổ sở rồi sau này mới huy hoàng, hưởng vinh hoa phú quý. Nghĩ tới đây, tiểu thư nói luôn:

- Cha nuôi, con xin khấu đầu lạy cha.

Hoàng thượng nói:

- Hãy khoan! Ta từ nhỏ tới giờ không thích nhận con nuôi.

Tiểu thư mắt ngấn lệ, nói:

- Cha nuôi, người nhận đi. Nếu không nhận con làm con nuôi, con xin quỳ mãi ở đây.

Hoàng thượng nhất thời động lòng trắc ẩn, nói:

- Thôi đi Ta nhận con rồi. Con quỳ dưới đất khóc lóc như vậy, người ta nhìn vào e bất nhã. Mau đứng dậy.

Tiểu thư dập đầu lay xong mới đúng dậy, nói:

- Cha nuôi, con gái gặp nạn, giờ chẳng biết nương thân vào đâu? Cha hãy dẫn con về nhà, con còn phải dập đầu lạy mẹ nữa, với lại về cho biết cửa biết nhà. Sau đó con sẽ đi kiện.

Hoàng thượng nói:

- Nhà ta rất dễ tìm. Đó là khu nhà lớn nhất thành Bắc Kinh này. Hãy theo ta về gặp mẹ nuôi của con.

Nói xong, hai cha con dẫn nhau đi.

Lại nói chuyện trong ngõ Thái Bình huyện Uyển Các, Bắc Kinh có một vị hảo hán sức khỏe vô cùng, họ Lý tên Vinh Hỷ, bày vai thứ ba. Người này hay ra tay can thiệp chuyện bất bình, người ta gọi anh ta là Lý Tam Lăng. Ngày thường anh ta làm nghề bán đậu phụ kiếm sống, hôm ấy gánh hàng ngang qua, ngẩng đầu lên, thấy phía chính Bắc có một vị tiên sinh, theo sau là một cô gái đang khóc thút thít, bất giác trong lòng buồn, bực, nghĩ thầm:

- Chắc hẳn tên thầy bói kia không thực thà, cướp con gái nhà người ta. Nếu không cũng là đứa hầu gái, a hoàn. Nay đã gặp phải ta, Lý Tam ta lẽ nào chịu bỏ qua.

Rồi đặt đòn gánh xuống, chưa đặt hẳn xuống đất đã vội rút đòn gánh ra khiến hai thùng đậu phụ đổ lênh láng nhưng anh ta cũng không thèm bận tâm, tay cầm đòn gánh, hùng hục lao tới đánh Hoàng thượng. Hoàng thượng nghiêng người, tránh qua một bên. Đòn gánh quật trượt, đập xuống đất, khoét thành một cái hố sâu, gãy cả đòn gánh. Anh ta lại cầm nửa khúc đòn gánh trên tay tiếp tục lao tới đánh Hoàng thượng. Hoàng thượng nổi giận, vứt tay nải sang bên đường, thấy nửa cây đòn gánh sắp đánh tới nghiêng mình né tránh, tung một đá trúng ngay cổ tay đại hán, đá văng nửa khúc đòn gánh đi. Chân phải vòng một cú đá tảo đường thoái, đá Lý Tam Lăng ngã lăn ra đất.

Hoàng thượng nói:

- Giỏi cho tên nô tài này. Giữa thanh thiên bạch nhật người dám chặn đường đánh ngươi cướp của ư?

Lý Tam Lăng nói:

- Ngươi ngờ ta đánh ngươi cướp của, còn ngươi giả làm thầy bói rong, thực ra là cướp con cái nhà người ta. Ngươi cướp cô gái này, gặp Lý Tam Lăng, ta phải đánh cho người một trận.

Hoàng thượng nghe vậy, nói:

- Người đúng là một tên ngớ ngẩn! Tại sao người không chịu hỏi cho rõ trước rồi hãy đánh cũng đâu có muộn. Đây là con gái nuôi của ta, vậy mà ngươi lại nghĩ ta lừa đảo để chiếm đoạt, chẳng nói chẳng rằng, vác đòn gánh xông vào đánh ngay. Nếu là người ta đi đón dâu, đang đi trên đường, người cũng xông vào đánh chết người ta hay sao?

Lý Tam Lăng nói:

- Ngươi đưa đón con gái, tại sao không sớm nói cho ta biết, ta đâu có đánh.

Hoàng thượng nói:

- Hai cha con ta đang đi, ngươi vác đòn gánh xông vào đánh, ngươi còn nói gì nữa.

Còn đang nói chuyện, Thang Mĩ Dung tiến lại, nói:

- Cha, chúng ta đi thôi, chớ nên đứng đây tranh cãi nữa.

Lý Tam Lăng nói:

- Hôm nay thục xui xẻo? Cha con nhà người ta, tại sao tôi lại khổ thế này? Đòn gánh thì gãy, đậu cũng đổ đầy đất, không thể thu lại được. Tiền vốn vậy là hết sạch. Ta không còn làm ăn được nữa rồi.

Rồi đứng ngây người ra.

_________________
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 142: Lý Tam Lăng bị đánh kết nghĩa anh em Chửi cường đồ, tức giận giết Vương quả phụ


Lại nói chuyện Lý Tam Lăng vốn là một hảo hán thẳng tính tuy bị thua thiệt nhưng cũng không so đo gì. Tục ngữ nói: "Hảo hán yêu hảo hán, anh hùng quý anh hùng". Bèn cười hì hì, tiến lên một bước, chắp tay vái Hoàng thượng một vái, nói:

- Tiên sinh, là tôi sai rồi, mong ngài bỏ qua cho.

Hoàng thượng nói:

- Không trách ngươi. Ngươi đi làm việc của ngươi, ta dẫn con gái ta về nhà, hai ta không làm khó dễ cho nhau nữa.

Lý Tam Lăng nói:

- Người ta nói rất đúng: Không đánh không thành anh em. Tôi có ý muốn hai ta kết nghĩa với nhau, ngài thấy thế nào?

Hoàng thượng nói:

- Từ xưa tới nay ta chưa từng kết nghĩa anh em bao giờ.

Lý Tam Lăng nói:

- Vậy là hai ta hôm nay đều là lần đầu tiên kết nghĩa anh em. Thực đúng như câu tục ngữ nói: "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng". Ta kết nghĩa thôi.

Hoàng thượng thấy Lý Tam Lăng là người nghĩa khí, chính trực cũng là một trang hảo hán, trong lòng cũng có ý yêu tướng, nói:

- Ngươi muốn kết nghĩa thì chúng ta kết nghĩa.

Tam Lăng nói:

- Không cần phải về nhà mua hương nến, vàng mã làm gì. Chúng ta chỉ cần đứng giữa đường lớn này mà thề, khai tuổi tác ra là xong.

Hoàng thượng nói:

- Ta năm nay ba mươi hai tuổi.

Lý Tam nói:

- Tôi hai mươi chín. Ngài là anh, tôi là em, nghe tôi thề đây.

Rồi quỳ xuống, Hoàng thượng cũng quỳ xuống. Lý Tam nói:

- Có thiên thần chứng giám. Tôi Lý Vinh Hỷ cùng vị thầy bói đây kết nghĩa anh em sinh tử, nếu hai lòng, tất không có kết cục tốt đẹp. Xin các ngài làm chứng.

Hoàng thượng nói:

- Lời em vừa thề cũng như ý ta. Ta cũng thề vậy.

Lý Tam Lăng nói:

- Vậy đâu có được!

Hoàng thượng chẳng biết làm sao, đành phải thề qua loa vài câu.

Hai người đứng dậy, Lý Tam nói:

- Xin hỏi quý tính đại danh của nghĩa huynh? Nhà ở đâu?

Hoàng thượng nói:

- Nếu nói ra nhà ta ở đâu, chỉ e đệ sẽ sợ.

Lý Tam Lăng nói:

- Anh chớ dọa em. Em bán đậu phụ, thường tới ngũ phủ, lục bộ, từng gặp rất nhiều vương gia. Đừng nói anh chỉ là một gã thầy bói, cứ việc nói ra.

Hoàng thượng nói:

- Ta sống tại quan ngoại, huyện Thừa Đức, thành Thẩm Dương, tỉnh Phụng Thiên.

Tam Lăng nói:

- Anh nói dối đấy à? Anh nói giọng Bắc Kinh - Phải rồi, anh nói nhà ở thật xa vì sợ em tới nhà ăn cơm, uống rượu chứ gì?

Hoàng thượng nói:

- Tổ tiên ta theo Hoàng thượng vào Bắc Kinh, sống trong Tử Cấm thành. Ta tên Triệu Thanh Long, ở đất Bắc Kinh này rất nổi tiếng.

Lý Tam Lăng hỏi:

- Anh đã nổi tiếng vậy, chắc coi tướng, xem bói phải kinh nghiệm lắm. Anh nổi tiếng vậy, quen được bao nhiêu quan viên văn võ ở Bắc Kinh này.

Hoàng thượng nói:

- Nếu kể tới những người đội mũ cắm lông chim thì ta quen nhiều lắm. Người đầu tiên là tam triều nguyên lão Tô Đại Quý, cửu môn đề đốc Anh Công, lại bộ Lưu Hoán Chỉ, bố chính ty Diêu Tổ Đồng. Đông Lộ vương là anh em với ta, tam cung, lục viện luôn theo ta đi chơi.

Lý Tam Lăng chạc lưỡi, nói:

- Hay quá! Thì ra anh là một tên thần kinh. May mà không có binh lính ở đây, nếu để họ nghe anh nói vậy, chắc anh em ta không thoát nổi trận đòn. Anh hãy bảo cháu cùng chúng ta về nhà em bước.. Một là nghỉ ngơi sưởi ấm, hai là uống bầu rượu. Ta rán ít đậu phụ, sau đó ngồi tâm sự chuyện gia đình.

Hoàng thượng nói:

- Đi, quấy nhiễu em một bữa.

Rồi cùng đi về nhà Lý Tam Lăng.

Ba người đang đi, chợt thấy trước mặt có hơn chục người, ai nấy đều tay cầm gậy gộc. Chỉ thấy một tên trong đám chúng nói:

- Phía trước chẳng phải là khuê nữ nhà họ Thang sao? Mau bắt lấy nó mang về lĩnh thưởng.

Thì ra bọn chúng là bốn tên giáo tập, tám tên ác nô của phủ họ Hoàng tại Song Quan phố đang đi tìm Thang Mĩ Dung vì sợ nàng đi kiện cáo. Nay gặp ở đây, đám ác nô lập tức xông lên bắt. Hoàng thượng thấy vậy, nổi giận đùng đùng, nói:

- Hiền đệ, đệ dám đánh đám người này không?

Lý Tam Lăng nói:

- Em đánh!

Hoàng thượng nói:

- Dám đánh mới thực là hảo hán. Ta sẽ đứng ra giải quyết cho. Liền rút đôi tham kim chùy ra, đưa cho Lý Tam một quả.

Hai người hét lớn:

- Giỏi cho đám ác nô, dám cậy thế cướp ngươi, vô pháp vô thiên. Đánh!

Đám ác nô nghe vậy, trợn mắt dựng mày, xông cả lên đánh.

Quân thần hai người vung chùy chặn lại, quấn vào đánh nhau.

Lý Tam Lăng vốn là người giỏi võ, chỉ trong phút chốc đã đánh cho lũ ác nô tơi bời hoa lá. Đám ác nô và bốn tên giáo tập thấy tình thế bất lợi bèn kéo nhau bỏ chạy về Song Quan phố. Quân, thần hai người đuổi tới tận Chương Nghi môn, đuổi tới Song Quan phố, thấy đám ác nô chạy tọt vào một tòa cổng lớn, đóng kín cửa lại. Hai người bèn đứng ngoài lớn tiếng chửi mắng một hồi, vẫn không thấy động tỉnh gì.

Lại nói chuyện Thang Mĩ Dung thấy cha nuôi và người em kết nghĩa của ông ta đuổi theo đám ác nô, chỉ còn trơ lại một mình đứng giữa đường. Gió lạnh thổi tới, mình lạnh, lại sợ hãi, nghĩ thầm:

- Nếu lại có ác nô của phủ họ Hoàng nhìn thấy, không có người bảo vệ, ta chết là chắc chắn. Thù của cha mẹ sẽ không rửa được.

Nghĩ xong, chầm chậm bước về lối đường lớn Cổ Lâu. Thấy một ngôi lầu lớn bèn nép vào cổng lầu tránh gió. Đây chính là nhà của bà quả phụ họ Vương. Năm nay bà ta đã hơn sáu mươi tuổi, vốn là một bà lão cô độc. Chồng bà ta là Vương Lão Khuyết, đã qua đời, không có con cái, sống bằng nghề bán hoa. Lúc này, bà quả phụ họ Vương đang tưới hoa, chợt thấy con chó nhỏ sủa ấm ĩ, bèn đặt đóa hoa thủy tiên xuống, bước ra cửa ngó, thấy một cô gái xinh đẹp hai mắt đẫm lệ đang đứng một mình cạnh cổng, bèn hỏi:

- Vị cô nương này đi đâu vậy? Tại sao lại đứng trước cửa nhà ta mà khóc?

Thang Mĩ Dung ngẩng đầu lên xem thấy người hỏi mình là một bà lão, bèn trả lời, nói:

- Cháu là gái gặp nạn.

Bà quả phụ họ Vương nghe nói là gái bị nạn, bất giác động lòng trắc ẩn, nói:

- Cháu tuổi còn nhỏ đã bị cô độc, chịu cảnh lạnh lẽo, hãy vào trong nhà sưởi cho ấm đã.

Thang Mĩ Dung nói:

- Thưa cụ, đa tạ lòng tốt của cụ. Sau này gặp thời, cháu tất hậu tạ.

Bà quả phụ họ Vương nói:

- Báo với đáp gì? Mau vào nhà sưởi cho ấm người.

Hai người cùng vào phòng. Bà quả phụ họ Vương bảo Thang tiểu thư ngồi lên giường, bên cạnh chậu than hồng, hỏi:

- Cô nương, nhà cô ở đâu? Tên họ là gì? Tại sao lại gặp nạn? Hãy kể cho già này rõ.

Tiểu thư nghe hỏi, bèn kể lại một lượt câu chuyện của mình.

Bà quả phụ họ Vương nghe xong sững sờ, nói:

- Cô nương, cô gặp phải tay khó chơi rồi. Ai mà chẳng biết binh bộ Văn Hồng là cậu của chúng, chúng còn kết nghĩa anh em với hoàng thân Cao Tông Thiện. Tới nha môn không thể kiện nổi chúng, vào tướng phủ kiện chúng cũng chưa chắc đã thành

Tiểu thư nghe vậy, bất giác nước mắt đầm đìa, khóc lóc không thôi. Thấy nàng khóc, bà quả phụ họ Vương cũng phải mềm lòng:

- Ôi! Ta và con không thân không thích. Nếu thân thích, ta cũng quyết thí cái mạng già này, thay con lên quan một chuyến.

Tiểu thư nói:

- Cháu hiện không còn chỗ nương thân, nguyện nhận bà làm mẹ nuôi.

Nói xong, tụt xuống giường, nói:

- Con xin cúi đầu lạy mẹ.

Bà quả phụ họ Vương cười, nói:

- Thực là đứa con gái giỏi ăn nói. Ta sống đã hơn sáu mươi tuổi, chưa từng được ai gọi là mẹ một câu. Nay ta đã thỏa nguyện rồi. Con gái ngoan, mau đứng lên nghỉ ngơi. Ta đi nấu cơm cho con ăn.

Lại nói chuyện trên đường Cổ Lâu có một tên vô lại là Lý Năng. Suốt ngày hắn uống rượu say ngất ngưỡng, đi lại nghiêng nghiêng, vẹo vẹo, va vào bờ tường, nổi giận, nói:

- Đây là cổng nhà ai mà lại xây giữa đường thế này? Thực tức chết đi được!

Ngẩng đầu nhìn lên, nói.

- À há! Đây chính là cổng nhà mẹ nuôi ta Vương quả phụ. Ta đã đi qua đây, nếu bỏ đi thẳng, bà ta biết được sẽ nói ta mắt mù. Ta phải vào chào bà ta một tiếng rồi nhanh tay thò lấy vật gì đó mang đi đổi rượu uống chơi.

Nghĩ rồi đi thẳng vào trong, nói:

- Mẹ nuôi ơi, con tới thăm mẹ đây.

Xộc thẳng vào nhà. Thấy trên giường có một cô gái xinh đẹp đang ngồi, bất giác động lòng, lửa dục bừng bừng, hỏi:

- Cô gái này từ đâu tới đây.

Bà quả phụ họ Vương nói:

- Là con gái nuôi của ta. Cô ta muốn đi báo mối thù giết cha mẹ, nay ta dẫn nó đi báo quan. Mày từ đâu tới?

Lý Năng nói:

- Mẹ dẫn cô ta đi báo quan chỉ là chuyện nhỏ. Mẹ thấy đấy thằng con nuôi này của mẹ tới nay vẫn chưa có vợ, mẹ hãy đứng ra thành toàn cho bọn con, bảo cô ta cùng con bái đường thành thân. Sau khi chúng con đã là vợ chồng, sẽ phụng dưỡng mẹ cả đời. Việc nuôi mẹ tới lúc chết sẽ do con lo liệu.

Bà quả phụ họ Vương nghe vậy, nổi giận đùng đùng, nói:

- Giỏi cho thằng khốn nạn. Tức chết đi được! Mau cút đi!

Rồi vươn tay ra, vớ lấy cây gậy đánh tới. Lý Năng lách mình tránh, chỉ tránh được phần đầu, vai không kịp tránh, bị đập trúng một gậy, ngươi lảo đảo. Hắn tức giận, nói:

- Giỏi cho mụ quả phụ họ Vương này. Bà làm mối giúp ta hay không là việc của bà, tuyệt đối không nên đánh ta một gậy khi nãy. Hừ, cũng được. Coi như bà đã tới số rồi.

Liền rút soạt thanh cương đao đeo bên hông ra, nhằm bà quả phụ họ Vương chém tới. Bà quả phụ họ Vương bị trúng một đao, ngã lăn ra đất. Thêm một đao nữa, bà ta hết thở.

Lý Năng dùng đao chỉ, nói:

- Cô gái này có chịu thành thân với ta không? Nếu không chịu, hãy lấy bà quả phụ họ Vương kia làm gương. Một đao mất mạng.

Thang tiểu thư thấy hung thủ giết chết mẹ nuôi mình, lại ép mình phải thành thân, nghĩ thầm:

- Nếu ta chết đi, mối thù của cha mẹ sẽ không rửa được.

Đôi lông mày hơi nhau lại, lập tức nghĩ ra một kế, nói:

- Chớ nên làm vậy. Ta ưng thuận là xong.

Lý Năng nói:

- San không nói sớm, làm cho ta tức giận cành hông!

Rồi vút thanh đao xuống nền, nói:

- Đi! Theo ta về nhà bái đường thành thân.

Tiểu thư giả đò hỏi:

- Nhà chàng ở đâu?

Lý Năng nói:

- Nhà ta trong ngõ Đậu Phụ.

Tiểu thư nói:

- Phải giấu xác của mẹ nuôi đi mới được. Nếu không, lỡ có người nhìn thấy, bắt chàng giải lên quan, đền mạng cho bà ta, vợ chồng ta sẽ không thể sống với nhau lâu dài được.

Lý Năng nói:

- Phải lắm. Việc này dễ thôi. Đằng sau năm có một giếng nước tưới hoa, vứt xác bà ta xuống giếng là xong.

Rồi vác cái xác lên, nói:

- Nàng cũng phải theo ta.

Tiểu thư chửi thầm:

- Ác tặc! Ta muốn lừa hắn đi ra để tìm kế bỏ chạy. Không ngờ tên ác tặc này quá xảo quyệt, bắt ta phải đi theo. Ta không thể bỏ chạy.

Chẳng còn cách nào khác, đành phải đi theo Lý Năng ra giếng sau vươn. Lý Năng ném "tõm" thi thể xuống giếng, nói:

- Tiểu thư, mau đi theo ta!

Thang Mĩ Dung nói:

- Chàng ngó xuống dưới xem thi thể nổi hay chìm? Nếu nổi thì vẫn chưa được.

Lý Năng nói:

- Có lý lắm:

Bèn vươn ngươi ngó xuống giếng. Thang Mĩ Dung nhân lúc Lý Năng không đề phòng, dùng sức xô một cái thực mạnh. Chỉ nghe "ùm" một tiếng, Lý Năng rơi xuống giếng.

Lúc ấy, nhà hàng xóm phía Tây tên gọi Vương Đồng đang quét sân, chợt nghe thấy "ùm" một tiếng, bèn vịn tay lên bờ tường, ngó đầu qua xem. Không nhìn thấy Lý Năng vứt xác bà quả phụ họ Vương xuống giếng, chỉ thấy cảnh Thang Mĩ Dung đẩy Lý Năng, trong lòng vô cùng kinh sợ, vội chạy thẳng ra ngoài đường, kêu váng lên:

- Không xong rồi! ới hàng xóm bên Đông, hàng xóm bên Tây, hương giáp, bảo địa ơi. Các ngươi mau tới đây! Không biết từ đâu có một con điên tới đây đẩy Lý Năng ngã xuống giếng rồi!

Lập tức trưởng thôn, bảo chính và các nhà hàng xóm quanh đó đổ xô tới, hỏi:

- Ở đâu?

Vương Đồng nói:

- Mau theo tôi.

Bèn kéo nhau vào, tới miệng giếng sau vườn nhà bà quả phụ họ Vương. Vương Đồng nói:

- Các vị hãy canh giữ con điên này, chớ để hắn chạy thoát.

Mau vớt Lý Năng lên mới là việc quan trọng.

Mọi người nghe vậy, vội dùng câu liêm, sào móc, chân năm tay mười thả xuống giếng khua khoắng. Vớt được một thi thể lên, nhìn vào. Mọi người cùng kinh hãi. Thì ra thi thể họ vừa vớt lên đây chính là bà quả phụ họ Vương. Vương Đồng nói:

- Rõ ràng ta nhìn thấy Lý Nang ngã xuống giếng. Mò tiếp!

Rồi lại khua khoắng, cuối cùng cũng vớt được xác Lý Năng lên. Đám đông bàn tán xôn xao:

- Đây là vụ án liên quan tới hai mạng ngươi. Trưởng thôn, bảo chính vội chạy tới nha môn huyện Uyển Bình báo quan. Viên tri huyện Dục Niết vốn là người trong đội Hoàng kỳ, xuất thân từ hàng ân khoa tiến sĩ. Nghe báo vụ án liên quan tới hai mạng ngươi, không dám chậm trễ, vội sai chuẩn bị kiệu, dẫn theo ba ban nha dịch, thư lại, tế tác (người khám nghiệm tử thi), không lâu sau đã tới trường lớn Cổ Lâu, hạ kiệu, đi bộ tới hiện trường. Người khám nghiệm tử thi vội tới khám nghiệm, khám xong bẩm lên:

- Tử thi nam chết đuối, trên mình không có thương tích. Tử thi nữ chết do đao chém.

Thư lại thu nghiệm tử thi. Dục tri huyện dặn dò trưởng thôn, bảo chính mang tử thi đi chôn. Còn ông ta dẫn cô gái kia về nha môn thẩm vấn.

Lại nói chuyện Hoàng thượng và Lý Tam Lăng đứng trước cổng phủ họ Hoàng chửi bới một hồi, vẫn không thấy ai ra mở cổng, liền nói:

- Hai anh em ta trở về. Con gái ta còn đợi ta trên đừơngt

Rồi cùng vào thành. Chợt nghe người trên phố bàn tán xôn xao, nói trên đường lớn Cổ Lâu có cô gái điên giết chết bà quả phụ họ Vương làm nghề bán hoa, lại đẩy Lý Năng xuống giếng chết đuối. Lý Tam Lăng nói:

- Đây đúng là chuyện lạ.

Chợt nghe thấy tiếng hét vang:

- Tránh đường, tránh đường! Huyện thái gia tới!

Lý Tam Lăng chợt ngẩng đầu lên nhìn, nói:

- Anh xem, người bị trói kia chẳng phải là cháu Thang Mĩ Dung sao?

Hoàng thượng nghe vậy, ngẩng đầu nhìn lên, nói:

- Đúng là nó rồi! Thiết nghĩ nó không thể hại người. Trong vụ này hẳn phải có duyên cớ gì đây.

Lý Tam Lăng nói:

- Hai anh em ta đi theo xem sao. Thử lên công đường nghe xử.

Hoàng thượng nói:

- Hay lắm!

Rồi cùng tới nha môn. Nhân lúc tri huyện xuống kiệu, chung quanh hỗn loạn, hai người lẻn vào công đường, nép một bên nghe xử. Chỉ thấy tri huyện tiến lên công đường, quát lớn:

- Giải phạm nhân lên.

Thang Mĩ Dung bị giải lên công đường, quỳ xuống, nói:

- Oan uổng quá.

Dục tri huyện hỏi:

- Ả nữ phạm nhân người nhà cửa ở đâu? Tên họ là gì? Ngươi đã hại chết hai mạng người, tại sao còn kêu oan? Hãy mau khai thực ra, chớ để ta phải dùng hình cho đau đớn thể xác.

Thang tiểu thư mắt ngấn lệ, nói:

- Nô tì ở trong ngõ Thảo Mao, cha tên Thang Danh Quý, từng giữ chức tri phủ Sơn Tây, sau cáo lão vế quê. Nô tì tên gọi Thang Mĩ Dung. Hai tên ác quốc thích Hoàng Sĩ Công, Hoàng Sĩ Long sống tại Song Quan phố thấy nô tì có chút nhan sắc nên đã bắt về phủ của hắn. Cha mẹ nô tì hay tin, tới phủ của chúng đòi con gái, bị đám ác nô nhà chúng dùng gậy đánh chết, vứt xác xuống giếng tưới hoa sau vườn. Nô tì được em gái của Hoàng Sĩ Công cứu ra khỏi phủ, đang đi kêu oan. Trên đường đi nhận một người làm cha nuôi, gặp đúng lúc đám ác nô nhà họ Hoàng đi tìm, bị cha nuôi và người em kết nghĩa của ông ta đánh đuổi. Bà mẹ nuôi họ Vương đón tôi vào nhà, chợt Lý Năng tới đòi lấy nô tài làm vợ. Mẹ nuôi không chịu, Lý Năng giết mẹ nuôi tôi, vứt xuống giếng. Nô tài bèn đẩy hắn ngã xuống giếng. Đây toàn là những lời khai thực. 
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 143: Lý Tam Lăng đại náo nha môn huyện Bạch Vân Am cứu em giết gian tặc


Lại nói chuyện tri huyện huyện Uyển Bình là Dục Niết, sau khi nghe xong khẩu cung, trong lòng nghĩ thầm: "ả này v n là kẻ thù của phủ họ Hoàng, đang đi kiện hai anh em nhà họ Hoàng. Nếu ta cứ điều tra theo tình thục, không địch nổi thế lục nhà họ Hoàng. Mất đi chức quan này chỉ là chuyện nhỏ nhưng nếu họ bới ra một lỗi lầm của ta, mạng này khó giữ được. Chi bằng ta đổ vụ án hai mạng người này lên thân ả, đánh đập bức cung, ghép ả vào tội chết. Nếu phủ họ Hoàng biết được chuyện này tất sẽ dùng vàng bạc hậu tạ ta, rất có thể còn giúp ta dâng một bản tấu lên Hoàng thượng khen ta xử án rõ ràng. Thánh thượng xem xong, trong lòng vui mừng, tất sẽ thăng chức cho ta. Họ chẳng phải nhất cử lưỡng tiện hay sao?Thôi, ta cứ làm như vậy?. Nghĩ xong, đập bàn, quát lớn:

- Giỏi cho ả điêu ngoa kia, Chỉ toàn nói chuyện đâu đâu! Còn không mau mau khai ra! Tả hữu, mau dùng hình!

Lý Tam Lăng lén nói với Hoàng thượng:

- Tri huyện thực là một tên khốn kiếp, chưa hỏi rõ trắng đen đã vội dùng hình. Ta thực bất bình.

Hoàng đế Đạo Quang hỏi:

- Em dám đánh tên tham quan này không?

Lý Tam Lăng nói:

- Em ra tay quá nặng. Đây lại là công đường của Vạn tuế gia. Nếu ra tay đánh chết sai nha, tất phải đền mạng, đánh chết quan trên, tất bị tội, giết cả nhà.

Hoàng thượng nói:

- Hôm nay, dù em đánh chết tám đứa, mười đứa, ta bảo đảm em vẫn không phải đền mạng cho ai.

Lý Tam Lăng nói:

- Nếu đã vậy, tên tham quan này thực đáng ghét. Cái đầu này em cũng chẳng cần nữa.

Nói rồi, xắn tay áo lên, quát lớn:

- Giỏi cho tên cẩu quan kia. Người có biết xử án không vậy? Một cô gái, sao có thể giết được hai mạng người? Ngươi chưa hỏi rõ trắng đen đã vội dùng hình.

Miệng quát vang xông thẳng lên công đường, nói:

- Cẩu quan ngươi cút xuống dây cho ta!

Rồi hất công án sang một bên, đưa tay ra tóm lấy tên tri huyện họ Dục. Đám nha dịch vội xông lên bắt lấy kẻ náo loạn trên công đường. Tri huyện nhân cơ hội ấy vội chạy vào phía sau, đóng kín cổng lại. Đám nha dịch quát vang:

- Mau bắt lấy tên giặc giết quan cướp ấn. Chớ để cho hắn chạy thoát.

Lúc này, Lý Tam Lăng tức đỏ hai mắt, đánh cho đám sai nha nghiêng ngả tơi bời. Chợt thấy quân của Cửu môn đề đốc điều tới đã đến bên ngoài nha môn. Hoàng thượng thấy quan binh tới, nghĩ thầm: "Không ổn! Trẫm phải mau chóng trở về triều hạ chỉ, cứu Lý Vinh Hỷ". Nghĩ xong, len lén rời khỏi huyện nha bỏ đi. Ở trong huyện nha, Lý Tam Lăng thấy quan binh vây tròn lấy mình, dùng tay lại, hét vang:

- Đám quan binh nghe đây! Ta - Lý Tam Lăng - không phải loại người không biết vương pháp. Chỉ vì hận tên tri huyện không biết xử án nên mới ra tay can thiệp chuyện bất bình. Nay phạm pháp, đại trượng phu trên đời sống có gì là vui, chết có gì là sợ! Nào! Nào! Nào, muốn trói thì trói, muốn còng thì còng ta quyết không chống trả.

Đám quan binh nghe vậy, lập tức tiến lên trói Lý Tam Lăng lại, đẩy về nha môn phủ Đề đốc.

Lại nói chuyện Thang tiểu thư nhân lúc hỗn loạn, len lén rời khỏi nha môn, cắm đầu bỏ chạy, không phân biệt nổi đâu là Đông, Tây, Nam, Bắc. Mình bị rét, chạy được hơn một dặm đường, cảm thấy khắp mình mệt mỏi, chân đau nhức. Ngửa mặt nhìn lên thấy một ngôi chùa. Trên cổng chùa có treo một tấm hoành phi viết ba chữ "Bạch vân am", trong lòng nghĩ thầm: "Chi bằng ta nghỉ lại tại cổng chùa này rồi sẽ đi tiếp".

Trụ trì "Bạch vân am" vốn là một nữ ni, pháp danh Liên Châu, xuất gia từ nhỏ, năm nay mười tám tuổi. Sư phụ đã qua đời trong am chỉ còn lại một mình cô ta. Cô ta có một người tình họ Trương, tên Tiêu, vốn là một giám sinh. Tên này ngày đi tối lại đến, mấy hôm nay có việc bận không tới được khiến ni cô Liên Châu nóng lòng mong đợi. ả bèn rời khỏi thiền phòng, ra ngoài cửa chùa, ngóng ra ngoài, thấy một cô gái đang ngồi bên cổng, bèn hỏi:

- Vị cô nương này từ đâu tới, đi tới đâu?

Thang Mĩ Dung ngẩng đầu nhìn lên, thấy một nữ ni, liền nói:

- Bạch sư phụ! Tôi là người gặp nạn bị oan, không biết phải đi đâu. Tạm thời ngồi nghỉ ở đây tránh gió một lúc.

Liên Châu nói:

- Người xuất gia chúng ta vốn lấy từ bi làm gốc, cô nương nay không có chỗ an thân, sao không theo ta tới thiển phòng dùng chén trà, sưởi cho ấm?

Thang tiểu thư nói:

- Tiểu nữ vô cùng đội ơn ý tốt của sư phụ. Sau này gặp vận, tất sẽ hậu tạ.

Liên Châu nói:

- Người xuất gia đâu mong được báo. Mời vào trong.

Hai người đưa nhau vào thiền đương, ngồi xuống uống trà.

Lại nói chuyện giám sinh Trương Tiêu thu xếp xong công việc lại mò tới Bạch Vân Am. Đầu đường nhà anh ta có hai tên vô lại một người tên cuồng Vượng, một người tên Triệu Ngọc. Họ vốn biết Trương Tiêu thường lén lút qua lại, tình tự với ni cô trong am Bạch Vân, định tới Bạch Vân am bắt quả tang hai người kia, tống tiền kiếm mấy chục lạng bạc để tiêu xài. Hôm nay thấy Trương Tiêu đi về phía am Bạch Vân, hai người cả mừng, bèn chạy theo đường vòng tới Bạch Vân am trước, ẩn thân vào một chỗ kín đáo. Trương Tiêu nghênh ngang tiến vào cửa am, vào thiền phòng, thấy Thang tiểu thư dung nhan xinh đẹp liền hỏi Liên Châu:

- Vị cô nương này là ai?

Ni cô Liên Châu nói:

- Vị cô nương này là người gặp nạn, bị oan.

Trương Tiêu nghe vậy, bật cười ha hả, nói:

- Thực là duyên tiền định. Cô là một cô gái nhỏ, sao thể báo thù cho cha? Ta tên gọiTrương Tiêu, vốn đã đỗ giám sinh, trong nhà giàu có lại có mười mấy cửa hàng. Chi bằng tiểu thư hãy làm vợ ta, sẽ được ăn sơn hào hải vị, mặc gấm vóc lụa là, sai nô gọi bộc, chẳng phải tốt hơn sao? Tới lúc ấy ta sẽ thay cha mẹ vợ báo thù. Nàng thấy thế nào?

Tiểu thư nghe hắn nói vậy, nổi giận đùng đùng, đưa tay chỉ thẳng vào mặt hắn, chửi mắng:

- Tên cuồng đồ to gan! Người không biết bà cô Thang này là ai hay sao mà dám nói lời cuồng ngạo, làm bẩn tai bà cô này!

Sao ngươi không cùng chị em ngươi trong nhà bái đường thành thân, lại đòi cùng ta kết làm vợ chồng?

Trương Tiêu bị chửi, tức giận, nói:

- Giỏi cho con tiện tỳ không biết thức thòi! Nay ta đánh ngươi một trận, ngươi vẫn phải thành thân thôi!

Nói rồi đưa tay ra tóm lấy Thang Mĩ Dung, đè xuống đất, giơ nắm đấm định đánh. Chợt thấy có hai người từ bên ngoài xông vào tóm lấyTrương Tiêu, đè hắn xuống, tay đấm, chân đá túi bụi.

Thì ra hai người ấyTrương Vượng, Triệu Ngọc. Thấy trong phòng có tiếng cãi nhau, cưỡng gian, Triệu Ngọc hạ giọng, nói:

- Trương đại ca, anh có nghe thấy không? Tên cuồng Tiêu này thông dâm với ni cô đã đáng giận, nay lại cưỡng gian gái nhỏ. Cô nương này cũng chẳng phải người xa lạ, là em họ của tôi Thang lão gia là cậu ruột của tôi. Mấy năm trước tôi tới nhà cậu bởi suốt ngày tôi chỉ biết chơi bời lêu lổng, không chịu chăm chỉ làm ăn. Năm ấy tôi tới nhà cậu chơi, cậu mắng tôi vì tội không chịu làm ăn, đánh cho một trận. Cho tới nay đã sáu năm rồi tôi vẫn sợ không dám tới đó. Nay em họ tôi gặp nạn, đại ca hãy giúp tôi tới trói tên khốn nạn Trương Tiêu này lại.

Trượng Vượng nói:

- Em họ của ngươi nào khác gì em họ của ta. Đánh cho hắn một trận!

Hai người liền xông vào phòng, đè Trương Tiêu ra mà đánh.

Trương Tiêu nói:

- Giỏi cho Trương Vượng, Triệu Ngọc hai thằng súc sinh vong ân này. Ngày thường ta đối với chúng bay đâu có bạc bẽo gì, thường mời chúng bay vào hiệu thết cơm, đãi rượu, nay lại lấy oán báo ân! Trừ phi chúng bay đánh chết ta, nếu không, qua hôm nay, chúng bay có sống cũng phải bị một trận trày vi tróc vẩy!

Trương Vượng nói:

- Mày đã nói ra những lời này, tao phải đánh chết thằng lộn giống nhà mày mới được.

Triệu Ngọc nghe vậy, vớ lấy thanh sắt thông lò, nhằm đầuTrương Tiêu bổ xuống. Chỉ thấy "chát" một tiếng, óc văng tung tóe.

Ni cô Liên Châu thấy Trương Tiêu đã bị đập chết, vội vàng hô lên:

- Đánh chết người rồi!

Quay mình chạy vụt ra ngoài. Triệu Ngọc đưa tay ra tóm lấy ả ni cô nói:

- Để Con dâm ni ngươi sống mà làm gì?

Rồi nâng bỗng ả dâm ni lên, ném xuống bậc thềm. Ni cô Liên Châu chết tốt.

Thang tiểu thư sợ run cầm cập, hỏi:

- Có phải anh họ Triệu Ngọc đấy không?

Triệu Ngọc trả lời, nói:

- Chính là ta.

Tiểu thư nói:

- Anh họ cứu em. Phải kiếm cho em một chỗ yên thân mới được.

Triệu Ngọc nói:

- Dễ thôi. Tới nhà ta. Ở ngay ngõ hàng kéo thôi. Nhân lúc chưa ai hay biết, hãy theo hai người bọn ta ra khỏi nơi này.

Ba người lần lượt đi ra. Không lâu sau đã về tới nhà. Triệu Ngọc nói:

- Em họ, đây chính là nhà ta. Em vào mà chào cô. Hai ta còn có chuyện phải làm.

Lại nói chuyện Triệu Ngọc quay sang nói với Trương Vượng:

- Trương đại ca. Chúng ta hãy quay trở lại am, lột bỏ quần áo của hai đứa kia ra, đặt nằm chung một chỗ, sau đó đi báo quan, nhận tội bắt bọn gian dâm đánh chết hai đứa chúng nó rồi chịu sự trừng trị. Làm vậy hai ta cũng được coi là bậc đại trượng phu, không di họa cho người khác.

Trương Vượng nói:

- Đi! Chúng ta đi ngay thôi.

Lại nói chuyện cửu môn để đốc bắt được Lý Tam Lăng, giải tới bộ hình. Văn Hồng lập tức thăng đường, nói:

- Giải tên phản nghịch Lý Tam lên công đường?

Chỉ thấy đám sai quan hét vang:

- Giải phản nghịch Lý Tam lên công đường.

Lý Tam quỳ xuống. Văn Hồng đập bàn ầm ầm, quát lớn:

- Giỏi cho tên nô tài to gan. Người nhà ở đâu? Tên họ là gì? Tại sao lại hành hung, làm náo động công đường? Hãy mau khai thực ra, đùng để ta phải dùng hình. Nói?

Lý Tam Lăng nói:

- Người đại náo công đường chính là ta. Tục ngữ nói: Nhân bình bất ngữ, thủy bình bất lưu. Cũng bởi tên tri huyện hồ đồ, không biết xử án, ta bất bình nên mới đại náo công đường. Những lời vừa nói đều là lẽ thực, không chút sai trá.

Thử lại chép khẩu cung, Văn Hồng dặn dò tả hữu:

- Đưa tên nô tài điêu toa Lý Tam này vào trong bộ hình, giam lại. Sau đó bãi đường.

Trương Vượng, Triệu Ngọc vừa tới nha môn bộ hình, thấy một đám quan binh còng anh ba Lý bán đậu phụ giải tới bộ hình, họ biết ngay chỉ vì vụ án của Thang tiểu thư, Lý Tam Lăng đại náo công đường nên mới bị giải tới bộ hình. Hai người bàn với nhau:

- Hai ta đều là người có tội, chi bằng đại náo một trận, cứu Lý Tam ca ra, đó cũng là cách bày tỏ nghĩa khí nam tử của bọn ta.

Rồi cùng hiệp lực đồng tâm, nhân lúc mấy tên quan binh không phòng bị, xông vào đánh gục cả. Lý Tam Lăng vô cùng mừng rỡ, bứt đứt dây trói, ba người dốc sức đánh tan đám quan binh, công sai rồi chạy ra khỏi thành.

Lại nói chuyện Hoàng đế Đạo Quang rời khỏi nha môn huyện Uyển Bình, đi tới ngõ Giao Dân, thấy bụng đói cồn cào. Lúc này trời đã quá ngọ, thấy trước mặt có một quán ăn, trên cửa quán có tấm bảng hiệu, trên viết ba chữ "Ý Hợp quán" mạ vàng thực lớn. Từ trong quán vang ra tiếng dao thớt chí chát, tiếng gọi, nói xôn xao. Nhìn vào quầy bán hàng, thấy một người mặt mày hung ác tuổi độ ngoài ba mươi ngồi đó - chính là Hoàng Sĩ Long. Hoàng thượng nghĩ thầm:

- Chi bằng ta lên lầu ngồi uống vài chén, sau đó hồi triều cũng không muộn.

Rồi tiến vào Ý Hợp quán.

Tên tiểu nhị Vương Nhị tươi cười bước tới, nói:

- Nếu lão tiên sinh muốn dùng cơm rượu, xin mời lên lầu.

Hoàng thượng nghe vậy, trèo lên cầu thang, chọn bàn chính giữa ngồi xuống. Tiểu nhị Vương Nhị tiến lại, hỏi:

- Ngài dùng món gì? Xin hãy nói để tiểu nhân sai nhà bếp phục vụ ngài.

Hoàng thượng nói:

- Bày cho ta ba bàn rượu thịt kiểu Mãn, Hán loại thượng hạng, mỗi loại mỹ tửu đều cho một bình.

Tên tiểu nhị cười, hỏi:

- Thực sự ngài cần hay đùa tiểu nhân vậy? Một người sao ăn hết được từng ấy rượu thịt?

Hoàng thượng nói:

- Ta có tiền mua, lo gì.

Tiểu nhị nghe vậy, chỉ còn biết lau dọn bàn, bày lên ba bàn rượu thịt đủ món Mãn, Hán. Hoàng thượng tự tay rót rượu uống. Chợt nghe thấy có người ngâm thơ rằng:

Tiểu tiểu lý ngư vị thành long.

Thân khốn tiện thủy khu ma hàng.

Nhất triều nhược toại lăng vân chí,

Cửu tiêu vân ngoại nhậm phi đằng.

Dịch thơ:

Cá chép con con chửa hóa rồng

Thân trong hố nhỏ nước uông uông

Một mai thỏa chí vươn mây được

Ngoài cỏi mây cao mặc vẫy vùng.

Hoàng thượng nghe xong, vội đứng dậy, tới bên cửa sổ nhìn ra. Thì ra là một người nghèo khó, mình mặc bộ quần áo nhàu nát. Người ấy tuy ăn mặc rách rưới nhưng trạng mạo phú quý, bụng chứa kinh luân, sau này tất làm nên sự nghiệp bèn nói vọng xuống:

- Người nghèo kia lên đây. Ta có điều này muốn nói.

Tiểu nhị Vương Nhị vội nói:

- Đại thái gia, ngài chớ gọi hắn lên lầu. Hắn quá bẩn thỉu.

Hoàng thượng nói:

- Ta thích hành thiện. Gọi hắn lên lầu, ta muốn giúp hắn vài xâu tiền.

Vương Nhị nói:

- Ngài muốn hành thiện, tôi đâu dám nói nhiều. Để tôi gọi hắn lên cho ngài. Này! Tên làm thuê họ Triệu hãy lên đây, đại thái gia muốn giúp đỡ ngươi. Ngươi muốn lên thì lên. Trông tướng của người chắc còn phải sải bước khắp tứ phương (đi ăn mày) quá.

Triệu công tử lên lầu. Vương Nhị đưa tay chỉ, nói:

- Vị lão thái gia kia muốn giúp đỡ ngươi.

Triệu công tử nghe vậy vội tiến lại, chắp tay thi lễ thực cung kính, nói:

- Lão tiên sinh cho gọi học sinh, không biết có điều chi dạy bảo?

Hoàng thượng hỏi:

- Nghe giọng của ngươi không phải người Bắc Kinh. Ngươi nhà ở đâu. Tên họ là gì? Tại sao lại ra nông nỗi này?

Triệu công tử nói:

- Tiểu nhân nhà trong thôn Triệu Gia phủ Tô Châu tỉnh Nam Kinh, Triệu Khai là cụ tổ, Triệu Kế Tông là ông tổ. Cha tiểu sinh là Triệu Xuyên, học sinh tên gọi Triệu Hội Thanh. Cha tiểu sinh từng giữ chức đô thống tại phủ Bảo Định, sau lâm bệnh nặng, qua đời. Trong nhà gặp chuyện bất hạnh, gia sản bị cháy rụi, hai mẹ con tiểu sinh đành phải sống trong miếu làng. Học sinh đã đến tuổi đi thi, được đám bạn bè thân hữu lo giúp hành lý lên phủ Thuận Thiên dự kỳ thi hương. Dọc đường gặp cướp, bị chúng cướp mất hành lý, lệ phí. Đành phải bán chữ kiếm tiền dọc đường. Tới Bắc Kinh, nghỉ lại quán này, chẳng may mắc phải bệnh nặng mất hơn tháng trời mới khỏi. Khỏi bệnh rồi lại nợ tiền của quán. Chủ quán lòng dạ độc ác, bắt học sinh ở đây làm công trừ nợ. Ban ngày đi cắt cỏ nuôi ngựa, tối đến lại phải canh giữ chuồng ngựa. Thân lạnh không áo mặc, do đó mới nhìn trời ngâm thơ, mạo phạm tiên sinh.

Hoàng thượng nói:

- Nghe ngươi kể hoàn cảnh thực khổ. Ta có ý muốn giúp ngươi nhưng hiện giờ không mang theo tiền bạc. Ngươi hãy tạm đứng sang một bên, nghỉ ngơi chốc lát.

Hoàng thượng mở tay nải ra, lấy văn phòng tứ bảo, mài mực, trải giấy ra mặt bàn, nâng bút, viết:

- Thượng dụ: Trẫm xuất cung vi hành, tại quán ý Hợp ngõ Giao Dân gặp Triệu Hội Thanh người Tô Châu, tài học uyên bác, có ý muốn để y lại trong phủ của khanh thay áo mũ. Sau khi về triều trẫm sẽ trọng dụng. Khâm thử.

Sau lại viết bằng chữ Mãn rồi dùng phong bì gói lại. Gọi Triệu Hội Thanh, nói:

- Ngươi cầm phong thư này tới trao cho Lưu Hoán Chỉ tại phủ Thiên Quan. Chớ sợ, hãy sai hắn mở Nghi môn đón người vào.

Triệu Hội Thanh nghe vậy, trong lòng không vui, nghĩ thầm:

- Vị tiên sinh này lai lịch chắc không nhỏ.

Rồi nhận lấy thư, xuống lầu. Hoàng Sĩ Long chặn lại, nói:

- Ngươi chưa trừ hết nợ, không được đi.

Hoàng thượng nổi giận, nói:

- Kẻ nào dám ngăn không cho hắn đi đưa thư?

Hoàng Sĩ Long nổi giận, nói:

- Giỏi cho tên súc sinh hoang dã, dám xen vào việc của ta!

- Ngươi đâu, đánh tên thầy bói chó này cho ta.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
558,467
Điểm cảm xúc
33
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 144: Quan thần đại náo quán Ý Hợp Niêm phong Hoàng phủ báo oán cừu


Lại nói chuyện Hoàng đế Đạo Quang thấy chủ quán không cho Triệu Hội Thanh đi đưa thư, còn quát đám hung nô tới đánh mình, bất giác nổi trận lôi đình, lật đổ cả ba bàn rượu thịt, tay cầm đồng chùy xông lên đánh với đám ác nô.

Đúng lúc ấy, Trương Vượng, Triệu Ngọc, Lý Tam Lăng ngang qua chốn này. Lý Tam Lăng thấy trong quán ăn có tiếng người hò hét, đánh nhau bèn nhìn vào trong, nói:

- Không ổn. Ông anh kết nghĩa của ta đang đánh nhau. Đơn thân tại chốn này. Hai vị huynh trưởng, hãy giúp ta đánh lũ cẩu nô tài này!

Trương Vượng, Triệu Ngọc nói:

- Quán này vốn là của Hoàng Sĩ Long, không ai dám tới phá. Nay đã phá, phải ra tay thực dữ mới được. Lên đánh! Đánh chết tên khốn nạn ấy đi.

Rồi ba người xông bừa vào quán, gặp ai đánh nấy. Hoàng thượng thấy Lý Tam Lăng dẫn theo hai người dũng mãnh như mãnh hổ xuất chúng xông vào giúp mình, nói:

- Lý Tam đệ, các đệ hãy dốc sức giúp ta.

Rồi gọi lớn:.

- Triệu Hội Thanh, ta đưa ngươi đi.

Cùng nhau bảo vệ Triệu Hội Thanh rời quán.

Hoàng thượng thấy lúc này đã quá ngọ, lại thấy ba người kia không đến nỗi bị thua, chi bằng nhân cơ hội này về triều.

Hoàng Sĩ Long thấy đám gia nô ở đây không chống nổi ba người này liền lén rời khỏi ý Hợp quán, chạy về Song Quan phố gọi thêm người.

Lại nói chuyện Triệu Hội Thanh tới phủ lại bộ đưa thư, lại không biết đường, phải hỏi một cụ già, mới biết phủ lại bộ trên đường chợ lừa, ngõ Thang Mậu. Đi theo lời ông cụ chỉ dẫn, không lâu sau đã tới trước Công phủ lại bộ. Vừa bước lên thềm, quân canh cửa đã cản lại:

- Này, tên ăn mày mắt mù kia, sao người dám vào phủ lại bộ xin cơm? Còn không chịu đi nơi khác?

Triệu Hội Thanh nói.

- Chớ có hỗn xược! Các ngươi mau chóng vào bẩm với đại gia nhà ngươi, nói có người đưa thư đang đứng ngoài phủ, bảo ông ta mở Nghi môn đón tiếp.

Bốn tên quân canh nghe vậy, nổi giận đùng đùng. Tên quản gia thấy vậy vội nói:

- Chớ giận. Người này tuy là ăn mày nhưng diện mạo không hề tầm thường chút nào. Hắn nói lời vô lễ, chắc hẳn phải có duyên cớ chi dây. Đợi ta vào bẩm một tiếng nước đã.

Rồi chạy vào thư phòng, chắp tay vái Lưu lại bộ, kể lại một lượt chuyện tên ăn mày tới đưa thư. Lưu lại bộ nghe xong, đoán chuyện này bên trong hẳn phải có nguyên do chi đây, bèn dặn dò:

- Mở rộng Nghi môn, đợi bản bộ ra nghênh tiếp.

Quản gia không dám chậm trễ, lập tức đi ra ngoài mở cổng.

Hô vang:

- Đại nhân ra!

Lại bộ đón Triệu Hội Thanh vào sảnh đường, thi lễ xong xuôi nhận lấy phong thư. Vừa nhìn qua nét chữ, biết ngay là thánh chỉ, vội lệnh cho quản gia:

- Dẫn đại nhân vào nhà sau tắm rửa, thay quần áo.

Từ đó, Triệu Hội Thanh an thân trong phủ lại bộ.

Lại nói chuyện Hoàng đế Đạo Quang rời khỏi quán ăn, đi hết năm dặm đường, tới Ngọc Thạch kiều, thấy chân đã mỏi, lại thấy bên cầu có một cỗ xe, bèn hỏi:

- Có phải xe đang đợi chở người không?

Người chủ xe là Vương Lập Công vội trả lời:

- Đúng vậy! Tiên sinh định thuê xe đi về đâu?

Hoàng thượng nói:

- Hãy đưa ta tới trước Ngọ Môn. Ngươi đòi bao nhiêu tiền?

Vương Lập Công nghe vậy, nghĩ thầm:

- Vị tiên sinh này hẳn không tầm thường. Chắc hẳn phải là một vị công hầu vương bá. Nếu ta nói được câu khiến ông ta hài lòng, chắc sẽ được trọng thưởng.

Liền nói:

- Ngài không cần phải hỏi giá xe. Tôi sẽ cẩn thận đánh xe, ngài thưởng thêm cho tôi vài trăm. Nếu tôi đánh xe mà ngài không hài lòng, tôi sẽ không lấy tiền.

Hoàng thượng nói:

- Ngươi thực là nhân nghĩa.

Rồi lên xe. Vương Lập Công ra roi. Vượt đường ngang ngõ tắt, đi chưa đầy hai dặm, thấy toàn triều văn võ, trong đám ấy có tam triều nguyên lão Tô Đại Quý, Diều Tổ Đồng, Lưu Hoán Chỉ, cửa môn đề đốc Anh Phúc, Đông Lộ vương Triệu Trường Thanh, phía sau là xa giá, nghi vệ. Tất cả cũng bởi Lưu lại bộ biết Hoàng thượng đang ở đâu nên đã vào cung truyền lệnh cho bá quan Mãn Hán trong triều đi tiếp giá. Hai bên tới gần, Vương Lập Công vẫn thúc ngựa xông thẳng vào. Quan quân, nha dịch vội xông lên định đánh phu xe Vương Lập Công. Cửu Môn đề đốc Anh Phúc thấy Hoàng thượng đang ngồi ngay ngắn trong xe, vội vàng xuống kiệu, quỳ trước cỗ xe. Bá quan văn võ cũng vội xuống ngựa, quỳ cả xuống bên đường, nhất tề hô vang:

- Khai bẩm Hoàng thượng, chúng thần tiếp giá.

Hoàng thượng dặn dò:

- Thưởng cho phu xe ngàn lạng bạc.

Rồi xuống khỏi xe, lên kiệu. Lập tức phu xe được thưởng ngàn lạng bạc. Tới lúc này, Vương Lập Công mới biết vị khách thuê xe của mình chính là Hoàng đế Đạo Quang.

Lại nói tới chuyện của tiểu thư Thang Mĩ Dung. Triệu Ngọc đưa nàng về tới cửa nhà. Thang tiểu thư vào trong, thỉnh an Thang thị, nói:

- Cô vẫn khỏe đấy chứ?

Thang thị nhận ra đứa cháu gái, vội đỡ đứng dậy, hỏi:

- Cha mẹ cháu có khỏe không?

Thang tiểu thư kể lại chuyện nhà mình gặp nạn cho Thang thị nghe. Thang thị nghe nói anh mình gặp họa tày trời, con trai mình cũng đã gây ra họa lớn, trong lòng vô cùng lo lắng, kinh sợ. Oán trách nói:

- Cô chỉ sinh được một mình anh họ cháu. Nay nó tự gây ra họa, biết phải làm sao đây?

Thang Mĩ Dung nói:

- Không ngại. Dù phải mất cái mạng cỏ rác này, cháu cũng phải đi báo quan để cứu anh họ ra.

Thang thị nói:

- Cháu còn nhỏ tuổi, đi kiện sao nổi.

Trong khi hai cô cháu đang bàn chuyện báo thù, chợt nghe thấy tiếng quát vang:

- Người không phận sự tránh ra. Diêu đại nhân tới.

Rồi nghe thấy tiếng thanh la từ xa vọng lại. Thang tiểu thư nghĩ thầm:

- Diêu đại nhân hẳn phải là một vị quan cực kỳ thanh liêm. Chi bằng ta hãy đi chặn kiệu kêu oan, báo thù rửa hận.

Nghĩ xong, rời khỏi phòng, mở cổng lớn, thấy đám chấp sự đi qua, đại kiệu sắp tới nơi. Thang tiểu thư vội chạy ra khỏi cổng, quỳ xuống trước kiệu, kêu to:

- Oan uổng quá!

Đám thị vệ đang định ra cản lại, chợt nghe thấy tiếng nói từ trong kiệu vọng ra, hỏi:

- Kẻ nào kêu oan? Hãy dẫn tới đây cho ta hỏi chuyện.

Đám thị vệ nghe vạy vội dẫn tiểu thư lại. Đại nhân hỏi:

- Cô gái này có nỗi oan gì? Có đơn kiện không? Mau mau trình lên.

Tiểu thư nói:

- Bẩm đại nhân, nạn nữ chưa kịp viết đơn, nay xin kể ra đây

Diễn đại nhân nói:

- Người hãy từ từ kể ra.

Thang tiểu thư mắt ngấn lệ, kể lại một lượt từ đầu đến cuối sự việc. Diêu đại nhân nghe xong, biết người này kiện anh em họ Hoàng, nghĩ thầm:

- Nếu ta nhận đơn kiện của cô gái này, nhất thiết phải tấu lên Hoàng thượng. Nếu Hoàng thượng chuẩn tấu, anh em nhà họ Hoàng sẽ bị chém đầu. Còn như Hoàng thượng không chuẩn tấu, chúng vốn có quan hệ với quốc cữu Cao Tông Thiện, binh bộ Văn Hồng là cậu của chúng. Hai nhà ấy có quan hệ thân mật với ta. Hứ! Thêm một việc chi bằng giảm đi một việc.

Nghĩ rồi, nói:

- Cô gái kia. Người không có đơn kiện, ta không thể thụ án - Lui ra!

Rồi hạ lệnh khởi kiệu, đi tiếp.

Tiểu thư thấy vụ kiện của mình không được nhận, kêu khóc ầm lên. Chợt nghe bên tai có tiếng nói:

- Cháu gái, tại sao lại khóc ở đây?

Tiểu thư nghe vậy, ngẩng đầu nhìn lên, thì ra là chú kết nghĩa với cha nuôi mình Lý Tam Lăng, theo sau còn có anh họ Triệu Ngọc, cùng người khi nãy cứu mình trong am. Nàng bèn kể lại chuyện mình chặn kiệu kêu oan mà không được nhận cho họ nghe. Lý Tam Lăng quát lớn:

- Hai người anh em. Diêu đại nhân không chịu nhận đơn kiện, còn gọi gì là Diêu Thanh Thiên nữa? Anh em ta hay can thiệp vào chuyện bất bình, hay gây họa, nay hãy đứng ra làm chứng cho cháu ta. Trương Vượng, Triệu Ngọc nói:

- Có lý!

Thấy kiệu đã đi được một đoạn xa, họ bèn đuổi theo, chặn kiệu lại - kêu oan khiến cỗ kiệu suýt chút nữa bị kéo đổ. Diêu đại nhân hạ lệnh trói họ lại, mang lên triều đình tấu với thánh thượng.

Gặp đúng lúc triều đình gióng trống Triều Dương, thúc chuông Cảnh Dương. Sau ba tiếng roi hiệu, Hoàng đế Đạo Quang thăng điện. Công hầu vương bá, bối lặc, bối tử cùng bá quan văn võ Mãn Hán hành lễ tham kiến xong, lui xuống. Văn đứng sang hàng văn, võ đứng sang ban võ. Chợt thấy một vị đại thần đứng hàng bên trái bước ra, quỳ phục xuống, Hoàng thượng thấy ông ta chính là lại bộ Lưu Hoán Chỉ, liền hỏi:

- Ái khanh có bản tấu gì.

Lưu lại bộ tấu, nói:

- Nay có Triệu Hội Thanh phụng chỉ dụ tới phủ vi thần, hiện đang đợi chỉ bên ngoài Ngọ Môn.

Hoàng thượng nói:

- Trẫm đã thử anh ta tại quán ý Hợp, nay lệnh cho mặc áo, đội mũ đô sát viện vào gặp trẫm.

Lưu lại bộ lui xuống. Lệnh cho Triệu Hội Thanh thay áo mũ xong liền dẫn lên triều. Lén nhìn thấy kim điện uy nghiêm, hai bên đông, tây triều phòng nhiều vô kể. Bên trái điện có một bức tượng tiên hạc, bên phải điện có tượng rùa thần, đều đưọc đúc bằng đồng đen. Triệu Hội Thanh lên điện, hành lễ tam quỳ cửu khấu sau bước lùi ba bước, đứng vào hàng. Chợt thấy từ dưới điện có một vị đại thần bước lên, tới trước phẩm cấp đài hành lễ theo đúng quy tắc trong triều, quỳ xuống, nói:

- Bẩm Thánh thượng. Thần đi qua ngõ Hàng Kéo, gặp một cô gái nhỏ tên gọi Thang Mĩ Dung kiện Hoàng Sĩ Công, Hoàng Sĩ Long gây tội ác tày trời. Còn có bị cáo Lý Vinh Hỷ, Trương Vượng, Triệu Ngọc ba người bị thần giải tới đây, hiện đang ở bên ngoài Ngọ Môn đợi chỉ. Kính xin bệ hạ định đoạt.

Hoàng thượng nghe tấu, trong lòng hiểu ngay, nói:

- Việc Diêu ái khanh tấu, trẫm đã điều tra rõ ràng. Thang Mĩ Dung là con gái nuôi của trẫm, Lý Vinh Hỷ là anh em kết nghĩa của trẫm. Trương Vượng, Triệu Ngọc hai người có công hộ giá tại quán Ý Hợp. Ái khanh hãy thay trẫm tuyên gọi bốn người ấy lên điện gặp trẫm.

Không lâu sau, bốn người ấy lên điện. Tất cả cùng hành lễ tam quỳ cửu khấu, quỳ dưới thềm son, hô vang "vạn tuế". Hoàng thượng nói:

- Trẫm nhận Thang Mĩ Dung làm con nuôi, thương con gặp oan chưa được rửa, phải báo thù cho cha mẹ, một lòng kiên nghị, nay phong cho làm Ngọc Khánh công chúa, gả cho Triệu Hội Thanh làm Đông sàng phò mã. Ban thường cho vạn lạng vàng, ngàn hộc gạo, xây phủ phò mã tại ngõ Tứ Cảng. Trẫm đứng ra làm chủ hôn, chọn ngày lành tháng tốt cử hành hôn lễ cho hai người.

Thang Mĩ Dung dập đầu tạ ân, lui xuống. Cung nga, thái nữ dẫn nàng đi thay đồ, tham bái Hoàng hậu.

Hoàng thượng nói vọng xuống:

- Lý Vinh Hỷ là bậc nam tử nghĩa khí, nay phong cho làm Lỗ Vương. Trương Vượng, Triệu Ngọc có công cứu giá, phong cho làm ngự tiền thủ bị. Ba người hãy dẫn theo năm trăm hiệu úy tới bắt cả nhà Hoàng Sĩ Công.

Ba người lĩnh chỉ, lui xuống. Dẫn theo năm trăm hiệu úy, rời khỏi đường Nghi môn, tới Song Quan phố, vây kín phủ họ Hoàng, xông thẳng vào trong, gặp ai bắt nấy, cả thảy bắt được bốn mươi tám người già, trẻ, lớn, bé, niêm phong gia sản, khóa phủ lại, về cung đợi chỉ.

Hoàng thượng hạ chỉ: Những ai là gái bị cướp vào phủ, hãy gọi cha mẹ tới nhận về. Những kẻ còn lại lôi ra chợ Vân Dương xử trảm. Chỉ thấy công chúa Ngọc Khánh lên trước điện, quỳ xuống, tấu:

- Con gặp nạn tại Song Quan phố, may nhờ em gái Hoàng Sĩ Công là Hoàng Quế Anh cứu. Cô ta vốn là gái hiền lương, đã thả con ra nên mới có được ngày hôm nay. Khẩn cầu phụ hoàng tha tội cho cô ta, giúp con gái báo ân.

Hoàng thượng hạ chỉ:

- Chuẩn tấu. Tha chết cho Hoàng Quế Anh. Trẫm đứng ra làm mối, gả cho Lỗ Vương, ban cho vạn lạng vàng, ngàn thạch gạo, lập tức bái đường thành thân ngay trên kim điện. Những kẻ còn lại đều bị xử trảm. Quốc cữu Cao Tông Thiện, binh bộ Văn Hồng ngày thường che chở cho Sĩ Công, Sĩ Long, giúp giặc làm ác, nay biến làm thứ dân, vĩnh viễn không dùng lại. Tri huyện huyện Uyển Bình Dục Niết theo đuôi đám quyền thế, xử án bất minh, cách chức, vĩnh viễn không dùng lại. Khâm thử.

Hoàng thượng lâm triều xong, lui về hậu cung. Có khúc "Tây Giang Nguyệt" làm chứng như sau:

Vi thiện thiện báo tự đa

Vi ác ác báo cánh thỏa

Hoàng gia huynh đệ thường giao nga

Toại hữu diệt môn chi họa.

Khuyến quân quảng hành thiện đức

Thiên vạn mạc bả ác tác.

Tuần hoàn báo ứng vô di na

Chân thị bất thố bất thố.

Tạm dịch:

Làm lành thời có quả lành

Làm ác, ắt có quả ác

Anh em họ Hoàng hại dân nữ

Diệt vong cả nhà chuốc lấy họa

Khuyên người làm nhiều điều thiện

Mảy may việc ác chớ làm

Báo ứng tuần hoàn nào sai biệt

Nhân nào quả nấy có sai đâu!

Lại có một bài "Tây Giang Nguyệt" ngợi khen vua tôi nhà Đại Thanh:

Đại Thanh quân chính thần hiền

Triều dã trinh tường lũy hiện

Tài tử khuyến nhân tác thư thiên

Biên thành Thanh Long dã truyện

Nhân hậu tiết liệt trung gian

Biểu đích nhất hào bất loạn

Tuy thị tiểu thuyết phi đại quan

Khước dã khả khan khả khan

Tạm dịch:

Đại Thanh vua chính tôi hiền

Khắp chốn điềm lành hiền hiện

Tài tử khuyên người viết thành sách

Viết thành câu chuyện Thanh Long

Người mà tiết liệt trung gian

Ấy là mảy may không loạn

Tuy là tiểu thuyết đặt bày

Cũng là đáng xem đáng xét.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom