Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn

Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn
Tác giả: Thiên Hạ Bá Xướng
Tình trạng: Đã hoàn thành

--- oOo ---


“Ma khóc dưới hồ Tiên Đôn” là tập đầu tiên trong series tiểu thuyết kinh dị “Ma câm” của tác giả Thiên Hạ Bá Xướng, đây là tác phẩm truyện kinh dị mới nhất được ấp ủ trong suốt 5 năm kể từ sau sự ra đời của tác phẩm bán chạy - “Ma thổi đèn”. Với “Ma câm”, tác giả đã khởi động lại mật mã trộm mộ, mở ra những cuộc phiêu lưu mạo hiểm giống như truyền kỳ về những trải nghiệm quái dị gắn liền với một nền văn hóa cổ xưa và thần bí của Trung Quốc - văn hóa Na giáo. Ma Câm đưa bạn xuyên qua mọi ngóc ngách thần bí nhất của mảnh đất Hoa Hạ rộng lớn, để kiếm tìm hư thực ảo diệu phía sau một truyền thuyết xa xưa. Sức tưởng tượng mới mẻ, ly kỳ cộng với đề tài độc đáo của tác phẩm đã khiến đạo diễn Trần Gia Thượng (đạo diễn “Họa bì”) chọn làm tư liệu quan trọng để xây dựng nên kịch bản cho tác phẩm điện ảnh “Ma thổi đèn 3D”.

Câu chuyện kể về hai cuộc hành trình trộm mộ đầy ly kỳ của nhân vật tôi và các bạn. Ở chuyến phiêu lưu đầu tiên, nhân vật tôi và cô bạn Sách Ni Nhi dấn thân đi tìm ngôi mộ cổ của nữ thần Saman thời Liêu. Với lần đầu tiên hoàn toàn lạ lẫm ấy, họ đã bị những bí ẩn, những cơ quan đầy nguy hiểm cài đặt trong mộ cổ làm cho kinh hoàng bạt vía, không những không lấy được bảo vật mà còn suýt phải trả giá bằng tính mạng. Trước khi rút chạy, nhân vật tôi chẳng may vấp chân ngã vào thi thể nữ thần Sa man và chạm đầu vào chiếc gối của nàng, kể từ đó tôi bị cơn ác mộng dằn vặt từng đêm. Nhân vật tôi mơ lại cơn ác mộng từng dày vò nữ thần đến chết của hàng ngàn năm trước.

Để tìm ra ẩn số của giấc mơ hãi hùng và quái dị, tôi cùng người anh họ Điếu bát, anh bạn đồng hành Mặt dày và cô giảng viên trường họa Điền Mộ Thanh dấn thân vào cuộc phiêu lưu thứ hai. Tại đây, họ phải đối mặt với những loài động vật giết người trong chớp mắt, đối mặt với những cương thi sống dậy từ thời cổ đại, đối mặt với một lễ giáo thần bí cổ xưa và hơn hết họ phải đối mặt với một sinh vật kỳ dị có khả năng làm không gian biến mất… Cuộc phiêu lưu đi tìm câu trả lời đầy nguy hiểm và cái giá phải trả cho đáp số chính là tính mạng của chính mình.

Xen giữa hai cuộc phiêu lưu của nhân vật tôi là cuộc phiêu lưu đi tìm những di chỉ xưa đầy mạo hiểm và đáng sợ của các bậc tiền bối qua lời kể của nhân vật tôi. Cái kết bi thảm của chuyến phiêu lưu này như lời cảnh báo để ngăn các bậc hậu bối dừng bước, nhưng sự bức bách của số phận đã khiến bốn người bạn đồng hành không thể không sa chân vào vòng tròn sinh tử không lối thoát
 
Sửa lần cuối:

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1: Chuyện kể về chợ Âm phủ


Trước đây, khái niệm "Chợ âm phủ" mà người Bắc Kinh xưa hay gọi còncó tên "Chợ ma" hoặc chợ đêm. Những loại chợ như thế này thường được họp ở một số nơi nhất định. Vào canh tư, khi trời còn tối đen chưa có chútánh nắng, hàng hóa được bày ra bán và toàn hàng không rõ nguồn gốc. Mỗilần đến chợ âm phủ, người ta thường thấy những bóng hình dật dờ qua lạikhông rõ là người hay là ma, khiến những ai yếu bóng vía đều không dámtiến lại gần.

Nhắc đến chợ âm phủ, tôi muốn nói đến một người tên là Nghĩa, ngườidân quanh đây vẫn gọi là lão Nghĩa mù. Ngày trước, phía ngoài cổng Namcó rất nhiều người sinh sống bằng nghề khiêng kiệu. Khiêng kiệu cũng cónhiều loại, loại kiệu bên trong có chiếc hòm màu đen, khiêng thẳng ranghĩa trang để chôn cất đó là khiêng người chết, còn khiêng người sốngthì dân gian gọi là phu khiêng kiệu. Người ta gọi nơi các phu khiêngkiệu ở là hẻm Giang phòng, cái tên này được dùng đến tận ngày nay. Giađình lão Nghĩa mù sống ở khu phố đó. Trước giải phóng, lão sống qua ngày bằng việc đi đào trộm mồ mả, giới trong nghề gọi đây là "đổ đấu", lãocũng không phải mù thật, chỉ do tuổi tác cao, nhìn mọi thứ không cònđược tinh tường, nhiều lúc nhầm lẫn đến dở khóc dở cười, dần dần bà conlối xóm gọi luôn lão là Nghĩa mù.

Mắt lão kém tới mức, có lần giữa ban ngày ban mặt, đang đi trênđường, bỗng lão nhìn thấy vật gì đen đen của ai đánh rơi, lão nghĩ bụng: "Ai làm rơi món hàng da thế này nhỉ?", rồi nhân lúc không có người định cúi xuống nhặt mang về, nào ngờ, lão vừa mới thò tay ra, thì nghe tiếng sủa gâu gâu, rồi thấy bóng một con chó vàng vụt chạy qua bên kia đường.

Một lần khác, lão Nghĩa mù mua hai chiếc bánh mì nướng, bên trên cònrắc một ít vừng đen, bánh vừa mới ra lò còn nóng hổi, phải ăn lúc cònnóng mới ngon. Hôm đó gió to trời lạnh, lão chọn một bức tường khuất gió đừng ăn cho đỡ rét mà không biết trên bức tường có dán tờ cáo thị, trên tờ cáo thị đóng dấu đỏ tròn. Trước kia thường dùng dấu vuông, sau nàymới đổi thành dấu tròn, thời đó nào có mấy người biết chữ. Lúc này, cóngười đi ngang qua ghé vào xem cáo thị, người qua đường này cũng chưanhìn thấy dấu tròn bao giờ, cứ ngỡ lão Nghĩa mù đã đọc cáo thị rồi lêntiếng hỏi cái tròn tròn kia là gì, lão Nghĩa mù trả lời: "Là bánh mì chứ là gì nữa, cậu thích ăn thì tự đi mà mua". Người qua đường không hiểulão đang nói gì, chỉ lên chỗ cáo thị hỏi lại lần nữa: "Không phải bánhmì, tôi hỏi cái bên trên kia cơ?" Lão Nghĩa mù trả lời: "Bên trên làvừng", đúng là ông nói gà bà nói vịt, hai người lời qua tiếng lại mộtlúc suýt chút nữa thì xảy ra ẩu đả.

Những câu chuyện này chưa hẳn đã là thật, có thể mọi người cố tìnhbịa ra nhưng chung quy là cả khu phố đều biết đến lão Nghĩa mù. Còn nghe nói có lần lão đang đi bộ, thấy một chiếc đinh mũ nằm giữa đường, ánhlên những tia sáng lóng lánh dưới trời nắng. Cứ tưởng rằng đó là viênngọc trai do ai đánh rơi, lão liền nhặt vội cầm chặt trong tay. Lão bịchiếc đinh đâm cho chảy máu, liền vứt đi. Nhưng lão cũng không nghĩ rằng mình mắt kém nhìn nhầm mà tự lẩm bẩm: "Xời, hóa ra là con sâu, bóp nátchảy cả máu."

Chung quy là mắt của lão Nghĩa mù rất kém, nếu trời nổi gió cuốn baynhững cọng lông gà, lão ta lại tưởng là một đàn chim sẻ bay qua. Mặc dùmắt lão chưa phải là mù hẳn nhưng không thể tiếp tục kiếm cơm bằng nghềđổ đấu được nữa. Vậy là, lão đành chuyển sang buôn bán nhỏ tại chợ âmphủ. Kiểu buôn bán của lão cũng khác người, chỉ là bày bán vài bao "thắp đèn" trên một tấm bạt trải dưới đất, bao thắp đèn chính là bao diêm,bao thắp đèn là cách gọi xưa. Ở chợ âm phủ nếu đến mua diêm, người tagọi lóng là "đổi trống mềm", thắp đèn gợi liên tưởng đến ánh sáng, nghĩa là "minh", mà "minh" còn có nghĩa khác nữa là "âm phủ". Lão bán diêm là muốn ngầm bảo mọi người rằng mình chuyên thu những đồ móc lên từ mộ cũ. Lão Nghĩa mù ngồi đó, chẳng thèm hỏi han ai, càng không buồn đoái hoàiđến những người lạ.

Lão Nghĩa mù kể lại, chuyện mắt của lão bị mù cũng rất ly kỳ. Từ lúclão vẫn làm nghề đổ đấu, có lần đi đào mả ở tỉnh khác, nghe một ngườiđồng hương kể rằng tại một ngọn núi ở vùng này thường xuyên xảy ra mộthiện tượng lạ. Cứ mỗi đêm trăng rằm, trên ngọn núi đó lại xuất hiện mộtđốm sáng, không rõ là vật gì, nhìn từ xa trông cứ như có hai vầng trăngsáng.

Lão Nghĩa mù nghe kể, chắc mẩm trên núi có mộ cổ chôn nhiều báu vật,liền hỏi thăm đường lên núi. Đến chập tối thì tới được chân núi, trờibỗng nổi mây đen, loáng thoáng nghe thấy tiếng sấm xa. Sợ trời đổ mưa sẽ khó lên núi, lão dừng chân quan sát xung quanh, thấy một ngôi chùa nhỏbỏ hoang bên đường liền quyết định nghỉ đêm tại đây. Vì đã bị bỏ hoanglâu ngày nên trong chùa không còn tăng ni sư sãi, lão cũng không phảingười tin tà ma, bèn thắp đèn lên rồi đi vào bên trong Phật điện, phíasau bức tượng Phật có một gian phòng nhỏ, hai cánh cửa sập sệ, hỏng nát, mở ra là không đóng lại được nữa. Lão gom mớ rơm trên sàn lại một góclàm chỗ nằm, một mình ngồi trong phòng mở lương khô ra ăn cho đỡ đói,không để ý tiếng gió bên ngoài mỗi lúc một gấp hơn, trời đất tối sầm,chưa có mưa nhưng tiếng sấm xa thì nổi lên không ngớt.

Đang định đi nằm, bỗng nghe phía bên ngoài có tiếng động, sợ gặp phải bọn cướp, lão vội ra ngoài, nấp sau bức tượng Phật nghe ngóng tìnhhình. Lúc này, cửa chùa bật mở, một người con gái mặc chiếc váy màu xanh từ bên ngoài bước vào, lão Nghĩa mù bất chợt giật mình, bao nhiêu nămlàm nghề đào mả trộm khiến nhãn lực của lão cũng trở nên khác thường, cơ thể cô gái này tỏa ra một luồng âm khí, cứ như cô ta vừa mới bò ra từmột ngôi mộ nào vậy. Cô gái vội vàng đi vào trong, quỳ xuống trước tượng Phật vái lạy liên hồi. Bên ngoài, chớp giật ngoằn nghèo, sáng chói trên bầu trời, rồi đánh thẳng vào trong chùa, ngôi chùa bốc cháy, lão Nghĩamù hồn bay phách lạc, không rõ lai lịch của người con gái này thế nào mà phải tới ngôi chùa hoang này tránh thiên lôi?

Cô gái dường như cũng phát hiện ra phía sau bức tượng có người, bấtchợt ngẩng đầu lên, lão Nghĩa mù kinh hoàng, trên mặt cô gái có tới sáucon mắt, lão vội cắm đầu bỏ chạy, cô gái đuổi theo phía sau lưng, bấtchợt một tia sét nổi lên đánh trúng ngay giữa đỉnh đầu cô gái, lão Nghĩa mù cũng lăn ra bất tỉnh, đôi mắt của lão bị lửa sét thiêu đốt, chưa đến nỗi mù nhưng không nhìn rõ được nữa. Ngày hôm sau, người dân đi ngangqua ngôi chùa hoang đã cứu lão, họ còn thấy một con nhện rất to bị sétđánh chết nằm trên nền nhà, trong bụng con nhện đó toàn là những viên đá thoạt trông như những viên ngọc bích, tựa ngọc mà lại không phải làngọc, đến tối những viên đá này phát ra ánh sáng lấp lánh, trông như ánh trăng. Đây chính là nguyên nhân mà người dân nhìn thấy hai vầng mặttrăng vào những đêm trăng sáng.

2

Lời của lão Nghĩa mù có đúng hay không, không có cơ sở để xác minh,nhưng tôi không mấy tin vào câu chuyện ly kỳ này. Nghe nói, lão Nghĩa mù đã từng cứu mạng tôi. Tôi tuổi rắn, theo lời các cụ, rắn là rồng nhỏ.Hồi tôi khoảng ba bốn tuổi, một lần bố tôi tan ca đêm, một mình đạp xetrở về nhà, khi rẽ vào con đường đất bỗng thấy chiếc xe nảy lên như vừađằn qua một vật gì đó, bố tôi dừng lại xem thì thấy ông vừa cán chết một con rắn, cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, ông lên xe chuẩn bị đi tiếp,bỗng phía trước xuất hiện một cậu bé chắn ngang đường giận dữ nói: "Ôngđâm chết tôi cũng không sao, nhưng tôi sẽ bắt người tuổi rắn trong nhàông phải đền mạng", nói xong cậu bé biến mất. Về nhà, bố thấy tôi đangsốt cao, miệng nói mê sảng, chữa chạy khắp nơi mà không khỏi. Hàng xómđều nói rằng tôi bị trúng tà. Lão Nghĩa mù có quan hệ rất đặc biệt vớigia đình tôi, lão là anh em kết nghĩa với ông nội tôi, bố tôi biết lãorất rành về lĩnh vực này, liền đem chuyện đêm hôm nọ cán chết con rắndọc đường kể cho lão nghe và nhờ lão nghĩ cách giúp đỡ. Lão Nghĩa mù bày cách: "Đúng là con rắn kia về đòi mạng rồi. Bây giờ gia đình phải đưacháu về quê ở đúng bảy bảy bốn chín ngày, phải thay tên đổi họ cho cháu, về quê phải đi ban ngày, gặp các ngã ba ngã tư thì phải rải hùnghoàng[1], có như vậy mới tránh được tai họa lần này". Gia đình tôi làmtheo đúng lời của lão Nghĩa mù, cả tên khai sinh lẫn tên gọi ở nhà đềukhông dùng nữa mà đổi hết thành tên mới cho tôi, tôi về quê sống mộtthời gian, cuối cùng cũng khỏi bệnh, may là đã giữ lại được cái mạng.

[1] Hùng Hoàng: là loại bột màu vàng cam hoặc lẫn lộn giữa bột màuvàng và đỏ, thành phần chủ yếu là Asen sunfua. Đây là loại thuốc kỵ(đuổi) rắn rất công hiệu. Hùng hoàng có tác dụng giải độc, sát trùng,hóa ứ, tiêu đờm, lợi đại tiểu tiện, triệt ngược định kinh.

Chuyện bố tôi đi xe đạp cán chết rắn cũng là nghe lão Nghĩa mù kểlại, tôi vẫn nhớ hồi còn nhỏ, các gia đình đều khó khăn cả, đó là thờitem phiếu, chỉ có năm hết Tết đến mới dám mua tí thịt để ăn Tết, nhưnglão Nghĩa mù tháng nào cũng có hai bữa thịt dê, mà cách ăn của lão cũngchẳng giống ai, một tấm sắt được đặt trên bếp lò đốt bằng củi thông,phía trước đặt chiếc ghê băng, nhưng không phải là để ngồi mà là để lãogác chân, một chân lão gác lên ghế, tay trái cầm bát nước chấm đầy đủ xì dầu, tương, tỏi, ớt, rau mùi v.v... tay phải gắp từng miếng thịt dênướng chín chấm nước chấm hoặc kẹp với tỏi tây, bánh mì nướng. Lão Nghĩa mù giải thích đây là cách ăn của người dân tộc Kỳ ở Quan Ngoại. Hồitrẻ, lão từng đi tìm mỏ vàng trong rừng xanh núi thẳm ở vùng đó, nên đãquen với cách ăn hoang dã này. Vì lão mắt kém, lại ở một mình nên từ khi biết cầm đũa thì tôi cũng là người nướng thịt cho lão Nghĩa mù và cũnglà để được ăn ké, lần nào tôi cũng được ăn thoải mái. Mỗi lần ăn thịtnướng, lão Nghĩa mù đều có thói quen uống rượu, vừa uống vừa kể cho tôinghe những câu chuyện năm xưa lão đi đã đi tìm long mạch như thế nào,làm sao để đào vật báu trong mộ cổ, còn giải thích "nhện qua sông" là mộ gì, "rắn vào bụi cỏ" là mộ gì, toàn những chuyện xưa như quả đất nhưngkhông kém phần ly kỳ hấp dẫn, tôi cứ nghe mê mẩn, đến sau này lớn lênmới biết, mỗi lần lão Nghĩa mù ăn thịt dê nướng chính là lúc lão vừađược món hời nào đó ở dưới mộ.

Không thể coi thường khu phố mà lão Nghĩa mù sinh sống, trông tồi tàn vậy nhưng có rất nhiều nhân tài, ví dụ như Hàn sư phụ, sống bằng nghềlàm ngói nhưng lại cực kỳ giỏi võ, không phải loại võ thuật nổi tiếng ởBắc Kinh như Thái Cực Quyền, mà chỉ là loại quyền cước vô danh ở quêhương của ông, nhưng ở vùng quê đó ai ai cũng biết múa loại võ này.Tôicũng đã từng theo học Hàn sư phụ vài năm. Lão Nghĩa mù cứ can tôi đừngtheo Hàn sư phụ, vì học võ vào rồi thường hay rước vạ vào thân.

Tôi vốn không tin, chẳng ngờ đúng là xảy ra chuyện thật. Số là chớmđông năm đó, tôi đi ngang qua công viên Địa Đàn, gặp một thằng khùngcùng bọn du côn đang chặn đường trêu chọc hai cô gái, nghe kể bố mẹthằng này là cán bộ cấp cao. Thời Cách mạng đại văn hóa, nó bị kích động mạnh nên giờ đầu óc không được bình thường, dựa vào tấm giấy chứng nhận tâm thần của bệnh viện, nó huênh hoang rằng cho dù có cầm dao đâm chếtngười cũng chẳng ai làm gì được, nên thường ngày chỉ chuyên phá phách,thêm vào đấy thằng này lại có bọn choai choai đầu đường xó chợ theo làmđàn em, không việc gì mà bọn chúng không dám làm. Lần này, nó trêu chọccon gái nhà lành, trong đó có một cô lại là ban học của tôi ngày trước,tôi liền tiến đến can ngăn, thằng khùng không nói một lời, rút dao ranhằm thẳng tôi đâm tới, tôi ra tay không mạnh cũng không nhẹ, rút ngaychiếc khóa xe quất hai phát vào đầu thằng khùng, nó đổ xuống đất khôngkịp kêu lên một tiếng, máu chảy ào ào như vỡ ống nước, lũ đàn em đầnthối mặt, rồi hét lên ầm ĩ "Giết người rồi! Giết người rồi!", sau đó bỏchạy toán loạn.

Lúc này, tôi biết mình đã gây ra vạ lớn, liền chạy một mạch đến nhàlão Nghĩa mù để lánh nạn vài hôm. Căn nhà của lão vốn ẩm thấp, giữa banngày cũng tranh sáng tranh tối, tôi đẩy cửa bước vào, thấy lão Nghĩa mùđang đắp chăn nằm trên giường, phía dưới chăn lòi ra một chiếc đuôi,không rõ là đuôi sói hay đuôi hồ ly, tôi hoảng quá quay đầu chạy bổ rabên ngoài.

3

Chạy ra đến cổng tôi ngã nhào, va cả đầu vào lu nước sứt miếng da,sau này để lại vết sẹo trên trán. Vừa lúc đó, lão Nghĩa mù từ ngoài đivào. Lão Nghĩa mù xương khớp không tốt nên rất sợ trời lạnh, mùa đôngthường đắp chăn lông thú, vật mà vừa rồi tôi nhìn thấy trong nhà là tấmchăn da thú của lão. Thấy tôi, lão Nghĩa mù hỏi: "Gì mà hoảng hốt thế,lại gây chuyện ở đâu rồi hả?"

Tôi kể lại chuyện đánh nhau ở công viên Địa Đàn cho lão nghe, có thể đã xảy ra án mạng rồi cũng nên.

Lão Nghĩa mù hốt hoảng: "Mạng người quan trọng, hơn nữa bố mẹ ngườita còn làm quan, mày mà rơi vào tay họ chẳng phải như đầu dê đặt trênthớt, mặc cho người ta muốn làm gì thì làm sao."

Tôi nói: "Họ muốn làm gì thì làm, cùng lắm là mất đầu chứ gì, mười tám năm nữa cháu vẫn là cháu."

Lão Nghĩa mù nói: "Không được hành động bốc đồng, mau thu dọn hànhlý, lên Nội Mông lánh tạm ít lâu, chỗ bố mày cứ để đấy ông lo."

Lúc đấy, tôi cứ chắc mẩm là đã đánh chết người nên nghe lời lão Nghĩa mù, đi tàu suốt đêm lên Đông Bắc vào nơi rừng xanh núi thẳm. Lão Nghĩamù có người anh em kết nghĩa, biệt danh là "Thổ địa gia", làm quản lýlâm trường ở huyện Hưng An, Nội Mông. Hai người là bạn chí cốt với nhau, tấm chăn lông thú của lão Nghĩa mù chính là do Thổ địa gia tặng. Gặptôi, ông cứ lôi vào hỏi chuyện tới tấp không cho đi đâu. Ít lâu sau,người nhà gửi điện báo gọi tôi quay về, ở nhà không có chuyện gì cả, tên khùng đó chưa chết, chỉ bị thương hai chỗ ở đầu. Hai cô gái kia sau đóđã đi trình báo, công an tiến hành điều tra, thì ra chứng nhận tâm thầncủa hắn là giả, chuyện bố mẹ hắn là cán bộ cách mạng cũng chỉ do hắn bịa ra. Nhưng tôi đã quen với cuộc sống tang bồng bên ngoài, muốn cùng Thổđịa gia đi đào vàng thêm một thời gian nữa, chờ khi nào phát tài thì sẽquay về.

Tổ tiên Thổ địa gia họ Sách, là Vương gia thời nhà Thanh, sau vì mang tội nên bị triều đình lưu đày xung quân ở biên cương, sinh sống bằngnghề săn bắt. Ông có cô cháu gái tên Sách Ni Nhi, tôi theo hai ông cháuhọ đi săn thỏ bắt hồ ly lấy da, men theo sông Hắc Long Giang để tìm mỏvàng. Nhưng Thổ địa gia tuổi đã cao, sức khỏe không còn dẻo dai nhưtrước đây, trải qua mùa đông dài lạnh lẽo, mùa xuân và mùa hè đến bấtchợt, chớp mắt đã sang thu, xem chừng cũng chẳng có thu hoạch gì, Thổđịa gia quay về Hưng An trước, tôi và Sách Ni Nhi mang mấy bộ da thúđánh được trước đó xuống chợ bán. Từ mùa xuân khi sông băng tan cho tớikhi tuyết dày bao phủ các dãy núi thì người ta họp ba phiên chợ cạnhdòng sông, đây là phiên chợ cuối cùng trong năm. Nơi này từ xưa vốn đãhoang vu ít người sinh sống, trước giải phóng những người đến chợ phiênthường là dân lâm trường, dân giang hồ, tàn binh bại tướng, ăn mày vàmột số người dân du mục. Vì nhu cầu mà tự lập ra chợ phiên, hàng giaodịch trong chợ thường là vàng đào được trong núi, nhân sâm, lộc nhung,da thú v.v... phong tục này được lưu lại tới ngày nay.

Sau khi bán được mấy tấm da thú cho một người dân du mục Mông Cổ,Sách Ni Nhi nói với tôi: "Anh theo ông cháu em lăn lộn vất vả trong núimột thời gian rồi, hôm nay phải ăn một bữa thật ngon."

Tôi thấy trong chợ cũng có vài quán ăn tương đối tốt, trước cửa còntreo biển hiệu hình đèn lồng. Vùng Đông Bắc rất để ý đến biển đèn lồng.Ngoài cửa tiệm cùng lắm là viết tên mặt hàng, không có giá cả cũng không nói rõ quán bán những món gì, nhưng chỉ cần xem biển đèn lồng là biếttất cả. Nếu phân loại theo màu sắc thì màu vàng là quán chay, màu xanhlà quán người Đạo Hồi, nếu treo một đèn lồng là quán bình dân, trên cóvẽ vòng tròn là quán bánh bao, có hình hoa là quán bán màn thầu, bánhbao, phía dưới có tua rua là quán bán mì, quán treo hai đèn lồng thì cao cấp hơn, có thể tổ chức tiệc tùng, treo bốn đèn lồng là cao cấp nhất.Chưa thấy ai treo ba biển đèn lồng bao giờ, vì phát âm của nó nghe nhưlừa đảo khách hàng nên kiêng. Mặc dù những chuyện này tôi đã được nghelão Nghĩa mù kể nhưng chưa đến ăn bao giờ nên cũng chẳng biết món nàongon, đành để Sách Ni Nhi tự quyết định.

Sách Ni Nhi dẫn tôi vào một cái quán gần đó, quán có bán món cá hầm,loại cá tầm được bắt từ sông Hắc Long Giang lên, dù cách chế biến đơngiản nhưng giữ lại được hương vị thơm và tươi ngon của cá. Lần đầu tiênđược ăn món cá ngon như vậy, tôi bỗng thèm uống vài ly, liền gọi nửa cân rượu hoa quả rừng. Đang ăn thì có hai thực khách nữa bước vào quán, họcũng gọi món cá hầm, vừa ăn vừa hỏi thăm chủ quán đường tới Lão Câu. Chủ quán lộ vẻ kinh ngạc: "Lão Câu[2]? Hai người tới đó làm gì? Đi đào mộà?"

[2] Lão Câu: Trong tiếng Hán có nghĩa là khe núi cổ.

4

Chủ quán quen biết Sách Ni Nhi, bèn nói với hai người khách: "Lão Câu à... bao năm nay chẳng có ai tới đó, hai người muốn đi thì hỏi cô gáikia kìa, ông nội cô ấy trước giải phóng từng vào Lão Câu đào vàng. Ngoài Thổ địa gia ra thì chưa ai vào Lão Câu mà có thể sống sót trở về đâu."

Hai người khách sán ngay tới chỗ chúng tôi để hỏi đường vào Lão Câu,còn hứa sẽ trả một khoản tiền lớn nếu Sách Ni Nhi nhận dẫn đường.

Lưu vực sông Hailar và sông Nuomin ở Nội Mông là một vùng đầm trạchhoang vu, phía tây bắc là núi cao, phía đông là rừng rậm, phía nam làthảo nguyên, chu vi trăm cây số không có bóng nhà. Hai dòng sông uốnlượn ngoằn nghèo và có nhiều nhánh nhỏ, vì địa hình thấp nên nước sôngchảy vào đây hình thành vùng đầm lầy mọc đủ loại thực vật thủy sinh.Giữa vùng đầm cỏ bao la này là những vũng sình lầy sâu hoắm, nếu đitrong đầm cỏ phải dò đường cẩn thận, không may rơi xuống đám sình lầy mà không có người cứu lên sẽ bị lún sâu hơn cho đến khi chìm hẳn và chết.Từ xưa tới nay, vùng này không có dấu tích của người hay động vật sinhsống. Nghe nói phía sâu bên trong vùng đầm lầy này có một khe núi, trong đó có một hang động cổ, thời xưa đã có rất nhiều người mạo hiểm vào đótìm mỏ vàng, hầu như có đi mà không có về, cho dù cao số không chếttrong vùng đầm lầy thì khi xuống tới hang động cũng bị ma đất ăn thịt,những người đào vàng truyền nhau như vậy. Nơi đó gọi là Kim Câu[3], haycòn gọi là Lão Câu, chỉ cần nhắc đến tên thôi là mọi người đã thất kinhhồn vía, chẳng ai dám đi.

[3] Kim Câu: Trong tiếng Hán có nghĩa là khe núi vàng.

Sách Ni Nhi nhìn hai người khách, trông họ không giống dân đào vàng,hơn nữa mỏ vàng cũng chỉ là truyền thuyết, liền hỏi: "Hai người làm nghề gì? Đến Lão Câu làm gì?"

Một trong hai người đó là đạo sĩ, khoảng ngoài bốn mươi tuổi. Đạo sĩđược chia làm hai phái, một phái chuyên ở trong đạo quán, thường xuyênmặc áo đạo sỹ, tu luyện cầu đắc đạo, đó cũng là phái thường gặp nhất,thường thuộc Toàn Chân giáo, phái còn lại ăn mặc như người dân bìnhthường, ít khi mặc trang phục đạo sỹ, có thể lấy vợ sinh con nhưng cũngbiết các thuật làm bùa, bắt ma trừ yêu, niệm thần chú, xem bói xemtướng, xem phong thủy v.v... Họ thuộc phái Chính nhất giáo. Người Đôngbắc thường nôm na gọi họ là Nhị lão đạo.

Mới đầu, Nhị lão đạo không chịu nói thật, chỉ kể rằng sư phụ ông tabáo mộng giao cho nhiệm vụ đi bắt cương thi. Cương thi đó đã tồn tại lâu năm, có nhiều phép thuật cần phải tiêu trừ tránh hậu họa về sau. Sau vì Sách Ni Nhi truy hỏi gắt gao, họ đành tìm chỗ vắng người để nói chuyện. Sự thật là những chiêu trò sư phụ ông ta truyền lại không thể lừa người kiếm cơm được nữa, dựa vào chút khả năng xem phong thủy nên ông ta đổinghề đi đào trộm mộ. Nghe nói ở Lão Câu có bích họa, chắc rằng nơi đó có mộ cổ nên quyết đi một chuyến thu một mẻ to. Người đi cùng ông ta làTrương Cự Oa, vốn là một cậu bé mồ côi trên thảo nguyên, bố mẹ chếttrong một nạn đói của vùng Đông Bắc, chỉ còn mình cậu ta sống sót, sauđó được một người lính nhận làm con nuôi rồi lấy họ Trương theo họ củacha nuôi. Người này khoảng hơn hai mươi tuổi, thân hình to lớn vạm vỡ,cao hơn người bình thường đến nửa cái đầu, là một chàng thanh niên thậtthà chất phác, được Nhị lão đạo nhận làm đồ đệ. Hai người họ đang tìmngười dẫn đường vào Lão Câu đào mộ tìm bảo vật. Ở cái nơi núi thì cao,Hoàng đế thì ở xa này, gặp đâu ăn đó, cái trò đào vàng quật mả đều không thể công khai, mặc dù chẳng hay ho gì, nhưng trước mặt người dân địaphương thì cũng không cần giấu giếm.

Nhị lão đạo giơ ngón tay cái lên nói với tôi và Sách Ni Nhi: "Lãohuynh đệ, đại cô nương! Lão đạo tôi đều nói thật hết với cô cậu rồituyệt đối không để cô cậu phải thiệt, nếu dẫn đường cho tôi tới được Lão Câu, sự việc thành công thì cô cậu cứ việc ra giá, một lời chấp thuậnluôn, hai bên đều thoải mái. Được chứ?"

Sách Ni Nhi vốn là một cô gái có chủ kiến, nghe Nhị lão đạo hứa sẽtrả cho một khoản lớn, cô ngẫm nghĩ một lúc rồi nhận lời. Giờ vừa mớihết mùa mưa, lúc này đi vào cái nơi ăn thịt người không thèm nhả xươngđó thì chín phần chết chắc, thế nên cần chuẩn bị kỹ càng trước khi đi.Cô giao cho Nhị lão đạo và Trương Cự Oa chuẩn bị lương thực và ngải cứu, ngày 16 tháng 7 âm lịch gặp nhau tại khúc cong thứ ba của sông Nuomin.

Sách Ni Nhi đợi hai người kia đi khuất liền dặn tôi không được nóichuyện này với Thổ địa gia. Mỏ vàng giờ đây ngày càng khó tìm, cô muốnkiếm thêm ít tiền để sau này ông nội cô không phải đi đào vàng nữa. Tôinói: "Những việc khác thì anh không lo. Có điều anh thấy Nhị lão đạocũng chỉ là dân nửa vời, cùng lắm thì đào được mấy cái mộ cũ kiếm đượcchút tiền. Ông ta mà tìm được mộ cổ mới lạ. Vùng Lão Câu đến thú giữ còn khó vào làm gì có mộ cổ đời nào cơ chứ. Anh cũng chưa nghe thấy ai nóitrong Lão Câu có mộ cổ bao giờ, chỉ nghe nói trong đó có ma đất ăn thịtngười thôi."

5

Chuyện trong Lão Câu có ma đất ăn thịt người cũng là do dân đào vàngtruyền nhau, có mới mới biết thực hư thế nào. Đi Lão Câu chắc phải mấtsáu ngày cả đi lẫn về, chúng tôi sẽ phải đối mặt với rất nhiều mối nguyhiểm, đầu tiên đó là sự thay đổi thất thường của thời tiết, nếu đi vàomùa mưa mà không biết địa hình thì đúng là tự tìm đường chết. Thực racác mùa khác cũng chẳng khá hơn gì, mùa đông dễ lạc đường vì tứ bề tuyết phủ, dễ gặp phải bầy sói, mùa thu và mùa xuân nước trong đầm đóng băngkhông chắc, không biết được chỗ nào có thể đi qua.

16 âm lịch, tôi và Sách Ni Nhi mang theo khẩu súng săn một nòng, đếnbờ sông gặp hai thầy trò nhà Nhị lão đạo, họ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng,Trương Cự Oa còn vác trên lưng một chiếc nồi sắt rất to.

Nhị lão đạo hỏi chúng tôi: "Cô cậu không đem theo vài con chó à? Lỡ gặp thú dữ thì sao?"

Sách Ni Nhi nói: "Mùa này trong đầm trạch không có thú dữ, chỉ cóchim và rắn thôi, đem theo súng săn phòng thân là được rồi. Mà hai người mang theo chiếc nồi sắt to thế kia làm gì? Không nặng à?"

Nhị lão đạo nói: "Lần này đi cũng phải mất đến mấy ngày, vùng đó lạikhông có dân sinh, trong đầm cỏ vừa lạnh vừa ẩm, tôi nghĩ mang nồi đinấu món gì đó nóng nóng ăn nên mới bảo đồ đệ mang theo cái nồi này.Không sao, cậu ta không thấy nặng đâu, thanh niên đang sung sức mà."

Tôi nói: "Đạo trưởng, đồ đệ của ông không thấy nặng, vấn đề là chúngta đi vào vùng đầm lầy, cậu ta to cao thế kia vốn đã nặng rồi, giờ vácthêm bao nhiêu đồ, ông định để cậu ta rơi vào hố sình à? Chúng tôi phảinói trước với ông, cậu ta to cao như vậy, nếu sa chân vào hố sình chúngtôi không kéo nổi cậu ta lên đâu."

Nhị lão đạo nói: "Ờ nhỉ! Lão huynh đệ nói chí phải, thế mà tôi khôngnghĩ ra. Không mang nồi sắt nữa, hành lý càng nhẹ càng tốt."

Sách Ni Nhi nói: "Muốn đun nước thì đã có nồi quân dụng, ngoài những đồ vật thiết yếu ra thì cố gắng mang thêm ngải cứu."

Chúng tôi đều biết Sách Ni Nhi rât thông thạo vùng thảo nguyên hoangvu và rừng sâu núi thẳm, cô ấy nói mang theo vật gì tất có lý do của nó. Chúng tôi sửa soạn lại hành trang, cái nào cần mang thì mang, cái nàokhông cần thiết thì bỏ lại, bốn người lên đường, thẳng tiến đến hướngnam vùng đồng cỏ mênh mông ngút ngàn tới tận chân trời. Thực vật chủ yếu của vùng này là cây chịu lạnh tốt như họ nhà cói, chúng mọc thành từngcụm nối nhau, phía bên dưới chính là những hố sình, cả nhóm bước thấpbước cao, tưởng chừng như không bao giờ đi tới được điểm dừng. Mùa thu ở đây đến sớm, chớm thu cây cỏ đã úa vàng, phóng tầm mắt nhìn ra xa, xung quanh chỉ thấy một màu vàng xanh xen lẫn, một biển cỏ trải dài, trướckhông thấy núi, sau không thấy rừng, không có đường đi, chỉ có một vùngđầm lầy nước đọng, bốc lên mùi hôi thối của cây cỏ bị phân hủy, mỗi bước đi đều phải dùng gậy thăm dò trước, chỉ cần một chút sơ ý sẽ bị chônthây lại nơi đây.

Mây mù trên bầu trời thay đổi liên hồi, trong một ngày thời tiết biến đổi bảy tám lần là chuyện bình thường, có lúc sương mù dày đặc, giăngmắc một màu trắng đục, không phân biệt được đông tây nam bắc, có lúctrời nắng như đổ lửa, muốn trốn cũng không có chỗ trốn, rồi mây đen lạiđột nhieên kéo đến bay là là trên đầu, có lúc mưa đổ như trút nước, sấmrung chớp giật, khi thì mưa đá rơi tối tăm mặt mũi, khi lại mưa phùn nhẹ bay hoặc mưa quấn gió lạnh đổ từng cơn lúc khoan lúc nhặt. Chỉ mưa mộtlúc là nước đã dâng lên, khắp nơi lênh láng màu trắng xóa, kỵ nhất làphải lội bì bõm trong nước, những lúc như vậy cần tìm nơi cao một chút,đứng chờ nước rút rồi mới đi tiếp được. Cứ như vậy, lúc mưa lúc nắng,lúc nóng, lúc lạnh, bữa đói bữa no, bước thấp bước cao, cả hội trải quakhông biết bao nhiêu gian nan, vất vả.

Nhị lão đạo vì muốn phát tài, nên lão không màng tới những nỗi vất vả đó, suốt dọc đường chỉ trời nói đất, bốc phét với chúng tôi về nhữngkinh nghiệm của lão trong quá khứ, còn hứa với Trương Cự Oa: "Đợi chuyến này kiếm được món lớn, thầy sẽ xây nhà lấy vợ cho con". Trương Cự Oacảm ơn ân đức của thầy, thấy Nhị lão đạo mệt không đi nổi liền cõng lãolên đi tiếp, bước thấp bước cao lội bì bõm, mặc dù to khỏe nhưng cậu tavẫn mệt thở phì phò.

Ngày đầu tiên qua đi, mặt trời đã xế về Tây, nhiệt độ trên đồng cỏgiảm xuống, gió cũng ngừng thổi, một vùng hoang dã ngút ngàn chân mây.Nhị lão đạo nói nếu mà được như thế này mãi thì đi mấy ngày mấy đêmtrong đồng cỏ cũng được. Còn chưa nói hết câu thì từng đụn mây đen trong đám bụi rậm không ngừng đùn lên, Trương Cự Oa hét lên kinh hãi: "Đạotrưởng, cái gì thế kia?". Nhị lão đạo nói: "Ối mẹ ơi, yêu khí ngúttrời!"

6

Người đông bắc có thói quen gọi người nhỏ tuổi lão, như vậy mới thânthiết, ví dụ gọi người nhỏ nhất trong nhà là lão út. Nhị lão đạo gọi tôi là lão huynh đệ, gọi Trương Cự Oa là lão đồ đệ, nhìn thấy từng đụn mâyđen đùn lên từ trong những bụi cỏ, ông ta liền hô to: "Lão đồ dệ, maulấy thanh kiếm chém yêu của thầy ra đây!"

Trương Cự Oa đần mặt hỏi: "Con chưa thấy bao giờ, nó là cái gì hả thầy?"

Nhị lão đạo tức điên lên: "Cái đồ bị thịt, lên giường biết ôm đúngvợ, xuống đất biết xỏ đúng dép, thế mà không biết thanh kiếm chém yêugia truyền của thầy mình, cái roi gỗ đào ta vẫn gác trên xà cửa ấy, rõchửa..."

Sách Ni Nhi nói: "Quẳng mấy thứ vô dụng của ông đi, đây là đinh tử ngưu ở vùng đầm lầy, mau đốt ngải cứu đuổi nó."

Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những đám mây to đen như thế này,chúng túm tụm thành một khối, phát ra tiếng kêu ong gong nghe rất lạ,tôi không khỏi giật mình kinh sợ. Nghe Sách Ni Nhi nhắc tới "đinh tửngưu" thì mới hiểu đây là bọn ruồi trâu, tôi đã từng thấy ruồi trâu ởHưng An nhưng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều như lần này. Người vùng đôngbắc còn gọi ruồi trâu là muỗi đen, chúng như những chiếc phi cơ chiếnđấu được trang bị kỹ càng, bay đến tối tăm mặt mũi, trong chớp mắt cóthể hút sạch máu một con trâu mộng. Ban ngày mưa lớn nắng to không thấychúng đâu, đêm đến chúng mới rời tổ đi kiếm ăn, ruồi trâu mang trên mình virus viêm não, nếu bị chúng cắn có thể tử vong. Tôi vội làm theo lờiSách Ni Nhi, lấy ra bốn chiếc ống làm bằng vỏ cây, phát cho mỗi ngườimột cái, nhét đầy ngải cứu vào rồi đốt lên, dùng khói ngải cứu để đuổibọn ruồi trâu đi. Vậy là từ chập tối cho tới khi trời sáng, nếu trời cómưa thì không sao, chỉ cần tạnh mưa là lại phải đốt ngải cứu lên, nếungừng đốt ngải là lũ ruồi trâu lại lao vào chực đốt người.

Trương Cự Oa giờ mới hiểu ra: "Ối, thì ra là ruồi trâu, thế mà đạo trưởng lại nói là yêu khí."

Nhị lão đạo phân bua: "Cái bọn này cũng ăn thịt người mà, không khéolại là oan hồn hóa thành. Yêu khí quá nặng, đáng tiếc thanh kiếm chémyêu của ta không có ở đây, nếu không chỉ cần đưa vài đường thì bọn ruồitrâu này phải tan biến hết, cần gì hun khói như thế này."

Trương Cự Oa tâm phục khẩu phục: "Phải nói là trình của đạo trưởng cao siêu thật đấy."

Nhị lão đạo mặt dày tự đắc: "Đương nhiên rồi."

Đi qua vùng ruồi trâu, bóng đêm bắt đầu ập tới, bao phủ thảo nguyên,nhiệt độ xuống thấp, không thể đi tiếp trong bóng đêm, nên cả hội đànhphải tìm chỗ dựng trại đốt lửa sưởi ấm. Chúng tôi bắt được vài con cátại đầm nước bên cạnh, trời mưa to nước dâng cao, có khá nhiều cá bơivào trong đầm và bị mắc kẹt lại bên trong, còn có cả cá taimen hoặc cátầm đen, có con dài tới hơn năm mươi centimet, bắt bọn cá này không khó. Dọc đường đi, Sách Ni Nhi để ý hái một ít cây lá chua và ớt dại, dùngque xiên dọc theo thân cá nướng trên lửa cho tới khi thịt cá trắng đều,xé cá thành từng miếng nhỏ, chấm cùng ớt dại và lá chua ăn, hương vị rất nguyên thủy, ngon không thể tả được.

Nhị lão đạo uống vài ngụm rượu, bắt đầu kể chuyện rông dài.

Tôi hỏi: "Đạo trưởng, nghe nói người Chính nhất giáo các ông thườngkhông mặc áo đạo sỹ nhưng cũng biết đạo pháp, ví dụ ngậm một ngụm rượucó thể phun ra thành hình mũi tên. Nếu không luyện tập sẽ phun tung tóera khắp nơi, đúng vậy không?"

Nhị lão đạo nói: "Chà, lão huynh đệ không hổ danh là người từ thànhphố lớn đến, biết nhiều hiểu rộng, đến món này mà cậu cũng biết. Cậu nói đúng đấy, để tôi phun thử cho cậu xem nhé...". Nói rồi, lão hớp mộtngụm rượu ngậm trong mồm rồi phun ra, lão còn bấm đốt ngón tay niệm mộtcâu trong miệng, cũng ra dáng gớm, đáng tiếc là không thành công, rượuphun ra tung tóe giống như tiên nữ rắc hoa vậy.

Ba người chúng tôi vội vàng né tránh, may không thì bị Nhị lão đạo phun cho đầy mặt.

Nhị lão đạo hơi ngượng, lau miệng nói: "Cậu xem, chẳng hiểu sao nữa,chắc tại lâu ngày không tập, chủ yếu là bây giờ chẳng ai xem mấy món này nữa, nên không có đất dụng võ, các cụ nói sao nhỉ --- Miệng đói đầu gối cũng phải bò. Nếu không thì lão đạo ta không đến nỗi phải đi theo conđường đào mộ quật mả này."

Tôi hỏi Nhị lão đạo: "Đạo trưởng chưa đi Lão Câu bao giờ, sao lại biết ở đây có mộ cổ?"

Vầng trăng tròn nhô lên từ phía chân trời, lúc ẩn lúc hiện sau biểnmây bồng bềnh, mặt trăng to lạ kỳ giữa đồng cỏ mênh mông, tựa hồ chỉ cần giơ tay ra là có thể chạm tới. Đêm trên đồng cỏ hoang huyền ảo như mơ,khó tin như câu truyện mà Nhị lão đạo sắp kể cho chúng tôi nghe.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2: Bức bì họa ăn thịt người


Nhị lão đạo nói trong Lão Câu có mộ cổ của một cô gái người KhiếtĐan, dân đào trộm mộ ở Quan Nội, Quan Ngoại đều không biết bí mật này,chỉ có môn đồ của Chính nhất đạo biết mà thôi. Khoảng bảy tám trăm nămtrước, nước Liêu chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai triều đại Đường Tống,nên người Khiết Đan cũng rất chú trọng tới phong thủy long mạch khi chọn nơi xây lăng mộ. Tương truyền, công chúa Mang Cổ con gái Liêu Thế Tônglà nữ thần Saman, sau khi chết nàng được chôn tại Lão Câu. Trong hầm mộvà đường hầm dẫn vào mộ treo đầy bích họa, đó đều là những tuyệt tác,nghe nói còn tùy táng cả người sống. Lúc đó, đầm cỏ đi lại không khókhăn như bây giờ, nó vốn là một thảo nguyên bao la. Lăng mộ hoàng đếthường chọn thế núi hai bên cao, ở giữa thấp để xây lăng tẩm. Ngôi mộ cổ trong Lão Câu chính là ngôi mộ do đích thân sư tổ Nhị lão đạo xem phong thủy, sau đó suýt chút nữa bị Bắc đại vương giết người diệt khẩu. Bímật về ngôi mộ được truyền từ đời này sang đời khác cho tới ngày nay,chính vì vậy Nhị lão đạo mới nắm rõ về ngôi mộ trong Lão Câu.

Mấy năm gần đây, nghề kiếm cơm của Nhị lão đạo gần như không thể trụđược nữa, nhớ lại lời sư tổ truyền lại về một số vị trí long mạch, không kìm được lòng tham, lão đào được vài ngôi mộ cũ, kiếm được chút tiềnnhưng không nhiều. Lần này nhắm vào ngôi mộ cổ của công chúa Khiết Đan,lão biết rằng trong đó có nhiều báu vật, nếu thành công thì từ giờ tớicuối đời không cần phải lo lắng gì nữa.

Chuyện trong Lão Câu có mộ cổ hiếm người biết đến, nhưng từ cuối đờiThanh tới nay, mọi người đồn nhau trong đó có mỏ vàng nên rất nhiềungười tham tiền tới đây tìm vàng, kết quả vàng đâu chẳng thấy, nhưngngười mất mạng ở đây quả không ít. Có người cao số không chết trong đầmcỏ thì cũng chết trong khe núi. Nghe đồn trong đó có những bức bích họanhiều năm tuổi chứa yêu quái ăn thịt người, nếu vào tới bên trong thìkiểu gì cũng bị yêu quái trong bích họa ăn thịt. Cũng có lời đồn trongđó có ma đất hoành hành, nói chung là đủ loại lời đồn.

Nhị lão đạo cũng không rõ những lời đồn đại đáng sợ này có liên quangì tới ngôi mộ cổ Khiết Đan hay không, nhưng thời buổi này đói kém sinhlàm liều, nhát gan chỉ có chết, đã dám làm nghề quật táng thì đừng tintà ma, những người quá tin vào ma quỷ thì không thể kiếm cơm bằng nghềđổ đấu được.

Đây là lần đầu tiên tôi và Sách Ni Nhi nghe tới chuyện bích họa ănthịt người. Năm xưa, số người đi qua được đầm cỏ vào tới trong khe núikhông nhiều, phần đa đều chết dọc đường, không rơi vào hố sình lầy thìcũng bị chìm trong đầm trạch, hoặc làm mồi cho đám ruồi trâu. Chúng tôikhông thể lý giải nổi, cũng rất hiếu kỳ, bích họa chẳng qua là những bức tranh được vẽ trên tường, sao có thể ăn thịt người được?

Nhị lão đạo cũng không hiểu: "Cũng có thể người ta nhìn thấy nhữngbức tranh đó có niên đại đã lâu, hiếm thành ra thấy lạ, cũng có thểnhững bức tranh đó hình thù kỳ quái đáng sợ, mọi người đồn tới đồn luithành yêu quái ăn thịt người cũng nên, làm sao mà tin được. Mọi người mà muốn nghe kể chuyện ma thì để lão đạo ta kể cho một chuyện. Thời Tống,bên dòng sông Hoàng Hà có một con hồ ly tu luyện nhiều năm đã thànhtinh, thường biến thành hình dạng cô gái và đi vào thành. Có một họa sỹtrông thấy cô gái dung mạo đẹp tuyệt trần thì vẽ lại, bức tranh được vẽsinh động như người thật. Sau đó, con hồ ly tinh này đã trà trộn vàocung cấm để mê hoặc quân vương, không ngờ sau khi uống rượu đã hiệnnguyên hình, lộ ra chiếc đuôi hồ ly, bị ngự lâm quân nhìn thấy bắt lấychém đầu tại Ngũ Triều môn. Con hồ ly chết nhưng hồn chưa siêu thoátđược, nó đã chốn trong bức tranh mỹ nhân. Về sau, bức tranh đó lưu lạctrong dân gian, người dân nhầm tưởng rằng đó là bức tranh tiên nữ, chỉcần nửa đêm thắp hương cầu khấn thì tiên nữ trong tranh sẽ bước ra. Cómột lão nhà giàu trong vùng đã bỏ khoản tiền lớn để mua bức tranh về thờ trong nhà chờ thời cơ gặp tiên nữ trong tranh. Kể từ đó gia đình ông ta bị yêu tinh trong tranh hại chết từng người từng người một. Đúng lúcnày sư tổ của ta đi qua, thấy yêu khí từ trong nhà bốc ra mù mịt khiếnngười không mở mắt nổi, sư tổ liền đeo kiếm bước vào nhà, dùng tam vịchân hỏa đốt bức tranh, giải cứu cho dân chúng trong vùng."

Tôi thấy câu chuyện của Nhị lão đạo chỉ là chuyện bịa, nhưng vùngĐông Bắc lại lưu truyền rất nhiều những câu chuyện ma mãnh như vậy, vìnơi đây nhiều rừng rậm, thường xuyên bắt gặp cáo và hồ ly, nên không tin không được. Sách Ni Nhi và Trương Cự Oa tròn mắt lắng nghe, vừa sợ vừamuốn nghe tiếp, nghe xong còn thỏa sức tưởng tượng.

Đêm đó ngủ lại trên đầm cỏ, tôi cứ có cảm giác như bên cạnh mình cóthêm một người nữa khiến toàn thân gai lạnh, chẳng biết có phải do nghĩngợi nhiều quá hay không mà suốt đêm mộng mị liên miên, mơ màng thấy cóngười đi đi lại lại suốt đêm, làm tôi không thể ngủ yên. Tôi cứ tưởng đó chỉ là ảo giác, nhưng khi trời sáng thức dậy thấy bên cạnh đúng là thừa ra một người, có điều không phải là người còn sống.

2

Trước giải phóng có lời đồn đại rằng, không ít người mạo hiểm đi vàoLão Câu tìm vàng, nhưng rất nhiều người không nắm rõ tình hình, mới điđược nửa đường đã làm mồi cho lũ ruồi trâu, bị hút cạn máu thành nhữngxác chết khô đét, khắp người chi chít chấm đen, bộ dạng hết sức kinhkhủng. Những xác chết này nằm rải rác trong các bụi cỏ, năm này qua nămkhác chịu gió dập mưa vùi. Có những xác chết đến bây giờ vẫn còn nằm đóvà trở thành ký hiệu dẫn đường tới Lão Câu. Tối qua, chúng tôi dừng chân dựng trại, vì quá mệt nên sau khi nghe Nhị lão đạo huyên thuyên xong,tôi vào lều lăn ra ngủ ngay, đến khi trời sáng mới biết có một xác chếtđang nằm cạnh mình, kinh sợ đến nỗi cả ngày hôm đó không muốn ăn bất cứthứ gì.

Ngày thứ hai rồi ngày thứ ba, thời tiết vẫn lúc đẹp lúc xấu, lúc nắng cháy khi mưa rào, luôn khiến người ta cảm thấy khó chịu, có những chỗkhông thể đi vòng đành phải lội nước, những lúc như vậy cần quấn xà cạptránh bị đỉa cắn. Cứ như vậy, chúng tôi lần mò đi trong đầm cỏ, đi quanhững vũng lầy. Trên trời mây trắng, dưới đất là cỏ vàng, ngút ngàn tầmmắt như không có điểm tận cùng. Đi đến ngày thứ tư, mây đen đầy trời,gió dữ nổi lên, phía chân trời phía nam xuất hiện hai vệt màu đen, tựanhư hai con cá quả khổng lồ chui lên từ trong những bụi cỏ.

Sách Ni Nhi nói: "Đó là núi Kháng Diên Tử, phía dưới có một khe núi gọi là Lão Câu, cũng không đến nỗi sâu lắm."

Nhị lão đạo xem xét một lúc, mừng rỡ nói: "Núi Kháng Diên Tử hai bêncao chính giữa thấp, hình dạng giống như hai con quỷ đang đứng gác cổng, y như lời Sư tổ tôi truyền lại. Đúng là chỗ này rồi! Trông thì gần vậy, nhưng đi tới nơi cũng còn xa lắm, ít nhất thì chiều mới tới, giờ vẫncòn sớm, chúng ta nghỉ chân ăn trưa đã rồi đi tiếp."

Chúng tôi tìm một chỗ đất bằng để nghỉ chân, gặm tạm miếng bánh mìkhô cùng rau vuốt mèo[1]. Đi vào đầm trạch không mang được nhiều lươngkhô, dọc đường đều phải ăn tạm rau dại cho đỡ đói. Nhị lão đạo đã hứa,chỉ cần tới nơi là đưa trước nửa tiền, lúc ra sẽ trả nốt phần còn lại.Ông ta y lời lấy tiền đưa cho Sách Ni Nhi, còn nói: "Tôi và đồ đệ xuốngLão Câu đào mộ, e hơi ít người, nếu hai cô cậu đồng ý ở lại giúp một tay thì hai người có thể chọn bất cứ thứ gì trong cỗ quan tài cổ đó, mỗingười chọn lấy một món tùy thích."

[1] Là một loại rau dại có hình dạng giống vuốt mèo.

Sách Ni Nhi lắc đầu nói: "Tôi cứ nghĩ trong Lão Câu chẳng có gì, mớiđồng ý dẫn đường cho ông, nhưng dọc đường nghe đạo sỹ kể chuyện, hóa racó mộ cổ thật, giờ tôi hối hận lắm rồi, trở về thể nào cũng bị ông nộitôi mắng chết."

Nhị lão đạo nói: "Chỉ cần chúng ta không nói ra thì làm sao có ngườibiết được. Cô xem, giờ đã tới đây rồi, sao còn hối hận nữa?". Ông ta lại hỏi tôi: "Lão huynh đệ, thế còn cậu? Tiền đến tận tay rồi mà không cógan lấy à?"

Tôi cũng không kìm nén được nỗi tò mò, muốn theo Nhị lão đạo vào bêntrong xem chuyện bích họa trong ngôi mộ cổ thực hư thế nào, vả lại nghelão đạo kể thì ngôi mộ này quy mô không nhỏ, cơ hội tốt như vậy thậthiếm có. Mặc dù trước đây nghe lão Nghĩa mù nói không thể kiếm cơm bằngnghề đổ đấu, trò đào mộ trộm báu vật không tránh khỏi chữ "tham", khilòng tham đã nổi lên thì không có nghĩa khí gì nữa, gan ăn trộm cũngngày một to hơn, lấy mạng để đổi tiền khác gì xẻo thịt ở chân để lấp đầy bụng đói, sớm muộn gì thì mình cũng chết dưới tay mình. Nhưng sợ hãikhông dám đi chẳng phải để Nhị lão đạo và đồ đệ của ông ta chê cười tôinhát gan sao? Người ta đã nói tới nước này rồi tôi cũng không thể để mất mặt được. Kéo Sách Ni Nhi sang một góc bàn bạc, cuối cùng chúng tôicũng nhận lời Nhị lão đạo.

Nhị lão đạo nói: "Lão huynh đệ không hổ là người tới từ thành phốlớn, biết nhiều hiểu rộng, cái khác thì tôi không dám chắc, còn hôm naycậu cứ đợi sẽ được mở mang tầm mắt. Mấy ngày nay chúng ta lăn lộn trênđồng cỏ, hít gió trời ăn cỏ dại, đợi sự việc thành công, tôi sẽ mời mọingười ăn một bữa no nê, tay gấu hầm hạt thông, nấm thông nhung kho mũichó rừng, môi cá tầm hầm gân hươu, cứ món ngon mà gọi, được không?"

Trương Cự Oa nghe vậy, nước miếng đã chảy ròng ròng: "Đạo trưởng, thế thì còn nói gì được nữa, thầy bảo sao con làm vậy."

Nhị lão đạo nói: "Tốt! Lần này thì lão đạo ta điều hành đại cục, mọingười phải nghe theo lời tôi, lát nữa nghỉ chân xong thì chúng ta tớichỗ khe núi xem tình hình ra sao rồi tính kế sách."

Lúc này mây đen che kín bầu trời, một con chim nhạn cô đơn vỗ cánhbay ngang qua, đầm cỏ lại nổi gió, những cơn gió lạnh buốt kèm theo mưa, thời tiết lại đột ngột chuyển xấu. Chúng tôi ăn vội mấy miếng lương khô rồi thẳng tiến về phía Lão Câu, tới chân núi Kháng Diên chúng tôi nhìnthấy ngọn núi thấp, mà thực ra cũng không thể gọi là núi, cùng lắm làmột quả đồi, trên núi có khe nứt chạy theo hướng đông tây, trên hẹp dưới rộng, sâu khoảng mười mấy mét, hơi lạnh bốc lên gai cả người, nước mưachạy dọc theo sườn núi xuống tận đáy. Nhị lão đạo bật đèn pin lên, dẫnđầu nhóm, đi dọc xuống khe núi theo sườn đất. Trên đường đi, tôi pháthiện, trên vách núi có nhiều hoa văn giống hình cá tầm bốn chân, đầu tođuôi nhỏ. Lời đồn bích họa ăn thịt người có khi chỉ là những dấu tíchnày, niên đại của nó còn lâu đời hơn mộ cổ Khiết Đan.

Trương Cự Oa cố mở to mắt hết cỡ nhìn những hoa văn trên vách núi:"Trông thế nào cũng không giống quái vật ăn thịt người". Nói rồi cậu tađịnh sờ vào những họa tiết đó.

Tôi giữ lấy tay Trương Cự Oa: "Nếu là tôi, thì tôi sẽ không động vàonó, tục ngữ có câu "Không có lửa làm sao có khói", lời đồn bích họatrong Lão Câu ăn thịt người không phải tự mọc ra đâu."

3

Nhị lão đạo nói với Trương Cự Oa: "Lão huynh đệ nói không sai, kiếm cơm bằng nghề này chúng ta phải hết sức cẩn thận."

Trương Cự Oa trả lời: "Vâng, em xin nghe anh và đạo trưởng."

Sách Ni Nhi cũng hiếu kỳ hỏi tôi: "Anh nghĩ dưới khe núi đó vẽ những hình gì?"

Tôi nói: "Có thể là rắn hoặc rồng gì đó, cũng có thể là hóa thạch. Niên đại lâu quá rồi tôi cũng không nhìn rõ."

Ở Nội Mông có tục thờ rắn, rồng, vùng thảo nguyên thờ sói, vùng rừngrậm thờ gấu, có hang động thì thờ rắn v.v... nhưng những dấu tích ở LãoCâu này đơn thuần là dấu tích tự nhiên, có thể không phải do con ngườitạo ra.

Vết tích trên vách núi có niên đại lâu đời hơn bích họa trong mộKhiết Đan. Năm xưa, những người đi đào vàng mạo hiểm vào đây, rồi đồnnhau bích họa trong này ăn thịt người có thể là do nhìn thấy những hìnhthù trên vách núi, không liên quan tới ngôi mộ cổ chúng tôi đang tìm.Chúng tôi thận trọng di chuyển cẩn thận trong khe núi, không có dấu vếtcủa con người cũng không có dấu vết của động vật, dưới khe núi vừa ẩmvừa lạnh, toát ra một mùi hôi tanh ẩm thấp.

Nhị lão đạo lôi la bàn ra tìm phương hướng, đi phía trước dẫn đường,lúc rẽ hướng đông lúc rẽ hướng tây. Núi Khang Diên có địa thế hai bêncao ở giữa thấp, phía bắc cao hơn phía nam. Vị trí hầm mộ nằm tại phầntrũng xuống, đường hầm thông vào mộ chính là chỗ khe núi. Phía dưới khenúi toàn nhũ đá bị gãy, cho dù có tìm thấy đường hầm thì dựa vào mấyngười chúng tôi thì chưa chắc đã đào nổi. Mấy trò phép thuật của Nhị lão đạo tuy chẳng ra sao, nhưng bản lĩnh tìm huyệt mộ thì không phải vừa.Nhận thấy lớp đá rất cứng, khó có thể di chuyển được, lão liền ra khỏikhe leo hẳn lên trên núi Khang Diên, trên tay vẫn cầm la bàn đi tới đilui, qua trái phải, sang đông sang tây, tìm một lúc thì đi xuống sườnnúi. Lão chỉ vào một đám bùn lầy mọc đầy cỏ dại phía bên ngoài khe núi:"Ngắm chuẩn rồi! Đào chỗ này chắc chắn sẽ thông tới đường hầm."

Trương Cự Oa nhận được lệnh liền lôi xẻng cán ngắn ra phát cho tôi và Sách Ni Nhi mỗi người một chiếc. Dưới sự hướng dẫn của Nhị lão đạo,chúng tôi bắt đầu đào từ đám bùn lầy đó. Mặc dù đất bùn lầy dễ đào nhưng vì khe núi hẹp tay chân không thể cử động thoải mái được, nên tới nửađêm, chúng tôi mới đào tới đáy, bên dưới lộ ra những viên gạch dài màuđỏ đun, dùng đất sét đỏ khớp rãnh, ba người chúng tôi cạy vài viên gạchlên thì đã mệt bở hơi tai, bên dưới là một đường hầm chỉ vừa một ngườiđi.

Tôi nhìn thấy Nhị lão đạo tránh đi vào cửa chính của ngôi mộ mà đàotừ phía trên đỉnh đường hầm xuống. Vì bị ngâm trong nước nhiều năm, nênkết cấu giữa những viên gạch đã có phần lỏng lẻo, chúng tôi không khỏikhâm phục đôi mắt gian xảo của Nhị lão đạo, trông thế mà chuẩn.

Nhị lão đạo cố nén lòng tham, lão giải thích vì hầm mộ bị bịt kínnhiều năm, bên trong có nhiều âm khí, không thể vào bên trong ngay được, hơn nữa bây giờ trời cũng tối rồi, mọi người ai nấy đều mệt, nghỉ ngơichút đã, cuối đường hầm còn một lần cửa nữa, ngày mai vẫn còn việc đểlàm.

Đêm hôm đó trời mưa không ngớt, Trương Cự Oa hỏi chúng tôi: "Mọingười có tin lúc đào trộm mộ mà gặp trời mưa nghĩa là ma đang khóckhông?"

Sách Ni Nhi nhát gan, hay tin vào mấy câu chuyện mê tín dị đoan kiểu này, nghe Trương Cự Oa hỏi vậy mặt cô đã tái mét.

Tôi nói với Sách Ni Nhi: "Không có chuyện đó đâu, người chết bị chôntrong mộ giữa chốn hoang vu không có ai làm bạn, lạnh lẽo bao nhiêu nămnhư vậy, giờ khó khăn lắm mới có người đến thăm, vui mừng còn không hết, sao mà phải khóc."

Nhị lão đạo nói: "Đúng là lão huynh đệ không tin tà ma, lão đạo tôisớm nhận ra cậu không phải người tầm thường, hơn hẳn thằng đồ đệ của tôi chỉ biết mỗi việc khiêng đồ. Tôi thấy cô hồn dã quỷ có đáng sợ đến mấycũng không đáng sợ bằng nghèo đói, tôi bị cái nghèo hành cho phát sợrồi. Đợi mẻ này thành công đủ cho nửa đời còn lại ăn chơi phè phỡn, cáccậu chỉ cần nghĩ như vậy thôi là cứng gan lại ngay."

Chúng tôi uống nước lạnh, ăn lương khô, nghe Nhị lão đạo nói đến đóthì hai mắt díp lại không thể chống lên được nữa, đêm hôm nay đúng làquá mệt. Bốn người thay nhau gác cửa đường hầm tránh không cho nước chảy vào, chịu đói chịu khát tới khi trời sáng.

Sáng hôm sau, Nhị lão đạo thắp một ngọn đèn bão giao cho tôi vàTrương Cự Oa vào trong thám thính, ông ta còn dặn dò: "Lão huynh đệ phải nhớ kỹ, đèn tắt thì người chết."

4

Nhị lão đạo nói với tôi, ngôi mộ Khiết Đan này nằm phía dưới một đồiđất to, bên trên mọc đầy cỏ dại, hầm mộ ở ngay dưới đồi đất, lần cửa thứ nhất nằm dưới khe núi Lão Câu, để đảm bảo không ảnh hưởng tới phongthủy nên người xưa đã dùng gạch xây nối giữa hầm mộ và cửa mộ, phía saucửa mộ còn một lần cửa đá nữa, tường hầm mộ xây bằng đá rất kiên cố, khó mà đào vào trong được. Để vào ngôi mộ cổ này, cách đơn giản nhất chínhlà đào từ phía trên đường hầm dẫn vào mộ. Nhưng ngôi mộ bị bịt kín nhiều năm, không lưu thông khí, đi vào sâu bên trong sẽ thấy khó thở, nếungọn đèn bị tắt chứng tỏ âm khí trong mộ vẫn còn nhiều, phải quay rangay, đêm dài lắm mộng, ở trong đó lâu ắt có biến cố, thăm dò rõ tìnhhình trong mộ, mở cửa mộ lấy đồ xong, phải nhanh chóng quay trở ra ngay.

Chúng tôi quấn xà cạp, rồi thòng dây thừng để xuống đường hầm, bêndưới lạnh lẽo vô cùng, nếu hai người đi song song nhau thì hơi chật, đất rất xốp, chạm tay vào tường là từng mảng đất rơi xuống, đường hầm cóthể sập bất cứ lúc nào, và chúng tôi sẽ bị chôn sống dưới này bất cứ lúc nào. Đường hầm được xây bằng gạch nung dài, bên trên phủ một lớp bụidày, trên tường đều khắc bích họa tuy nhiên đoạn hầm này bị sụt lởnghiêm trọng, lại ngâm trong nước lâu năm nên chỉ vài họa tiết còn nhìnthấy được, trong đường hầm vương vãi ít xương cốt, có thể là xương người bị tùy táng, cũng có thể là xương súc vật, chúng đã gãy vụn không thểnhận biết được.

Trương Cự Oa tuy to xác nhưng nhát gan, cậu ta theo sát phía sau lưng tôi và hỏi: "Anh à, anh đã đào mộ cổ bao giờ chưa?"

Tôi nói: "Hồi ở quê vẫn hay chơi dưới mấy cái huyệt không, còn cácược với lũ bạn ngủ qua đêm ở bãi tha ma nhưng chỉ là huyệt trống, ngoài mấy con nhện ra thì chẳng có gì dưới đó cả. Mộ cổ như mộ thời Liêu nàythì lần đầu tiên đấy, cậu là đồ đệ của Nhị lão đạo mà chưa vào mộ cổ lần nào à?"

Trương Cự Oa nói: "Nửa năm nay em theo đạo trưởng cũng đào được mấycái mộ, nhưng chưa bao giờ đào cái mộ nào to như thế này, chỉ riêngđường hầm thôi mà đã sâu thế vậy rồi, bên trong không biết có gì?"

Tôi nghĩ bụng: "Biết rồi còn hỏi, trong mộ cổ ngoài 'bánh chưng[2]'ra còn có gì được nữa? Trước đây nghe Nhị lão đạo nói ngôi mộ này chônmột người con gái Khiết Đan, lúc còn sống nàng không những là ngườihoàng tộc, xinh đẹp tuyệt trần, mà còn là một nữ thần Saman, thân phậnrất đặc biệt."

[2] Bánh chưng: là tiếng lóng của dân trộm mộ, ám chỉ xác chết trong quan tài.

Trương Cự Oa kêu lên: "Chà! Không biết nàng đẹp đến mức nào?"

Tôi hỏi cậu ta: "Cậu nghĩ xem, trong số những cô gái cậu đã từng gặp thì ai là xinh nhất?"

Trương Cự Oa nói: "Sách Ni Nhi! Tóc dài thướt tha, trông là đã thấythích rồi. Cả đời em chưa bao giờ thấy cô gái nào xinh như vậy cả."

Tôi nói: "Sách Ni Nhi đúng là rất xinh, nếu sinh vào thời Thanh thìcô ấy cũng có thể là Cách Cách đấy, nhưng so với cô gái Khiết Đan nàythì khí chất có khi không bằng vì Sách Ni Nhi lớn lên trong gia đình săn bắn, tính khí nhiều lúc còn cương hơn cả đám đàn ông."

Trương Cự Oa nói: "Dù sao cô gái Khiết Đan kia cũng chết rồi, người chết thì không sánh được với người còn sống."

Tôi nói: "Biết đâu chết nhưng không bị phân hủy, mở nắp quan tài ra thấy vẫn như còn sống..."

Trương Cự Oa nói: "Thế thì thành cương thi rồi còn đâu. Anh đừng nói nữa, em yếu bóng vía lắm."

Tôi nói: "Mà bọn mình nói đến đâu rồi nhỉ! Cậu đừng nói chuyện này với Sách Ni Nhi nhé, nếu không cô ấy không tha cho tôi đâu."

Trương Cự Oa nói: "Đánh yêu mắng yêu thôi. Cô ấy để ý đến anh mới làm vậy, con gái ở vùng bọn em toàn thế thôi."

Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện cho bớt sợ, đi tới tận cùng của đường hầm, theo ánh sáng ngọn đèn chúng tôi nhìn thấy một lần cửa bằng gỗ,mỗi bên cánh cửa có dãy đinh tán bằng đồng mạ vàng. Ở giữa có một chiếckhóa lớn đã hoen rỉ. Lớp cửa mộ đầu tiên dưới lòng núi Khang Diên là một cánh cửa đá, trong đường hầm có một khối đá to đùng để chặn kẻ xâmphạm, không có lừa ngựa kéo thì đừng mơ tưởng đến chuyện mở ra, nhưnglớp cửa thứ hai chỉ làm bằng gỗ nẹp đồng, lại bị hoen rỉ mục nát, nên về cơ bản là không chặn được ai.

Trương Cự Oa rút từng cái đinh trên tấm cửa, rồi đục xuyên qua, bêntrong toàn cát, đào hết lớp cát lại là than cốc. Đây là lớp chống ẩmtrong mộ cổ, may mà không dày lắm, phía sau lớp đất cát đó lại là mộtlần cửa nữa.

Tôi và Trương Cự Oa toàn thân nhễ nhại mồ hôi và lấm lem đất cát,nghĩ tới chuyện phía trước chính là địa cung, tự nhiên tôi lại thấy căng thẳng. Khi chúng tôi chuẩn bị cạy lớp cửa thứ ba, thì thấy Sách Ni Nhiđi vào, tôi hỏi: "Sao em lại vào đây? Không sợ xác chết Khiết Đan à?"

Sách Ni Nhi nói: "Hai người vào lâu quá mà không thấy động tĩnh gì, em lo xảy ra chuyện, sao vẫn chưa xong?"

Tôi nói: "Sắp xong rồi, còn một lần cửa nữa, cạy xong lớp cửa này, bên trong chính là địa cung..."

Nói xong thì Trương Cự Oa cũng đã đẩy bật được cánh cửa, địa cungchẳng qua cũng là huyệt đạo trong lòng đất, đúng lúc Trương Cự Oa đẩybật cánh cửa, một luồng gió đen từ bên trong phụt ra khiến mọi ngườinghẹt thở. Tôi và Trương Cự Oa mới nhắc đến chuyện hình dạng cô gáingười Khiết Đan nên rất hiếu kỳ, mọi người bất giác cầm đèn lên, đi vàobên trong xem xét tình hình. Bất thình lình, từ bên trong hầm mộ tối đen xông ra một con quái vật hình thù kỳ dị, toàn thân mọc đầy lông trắngtoát, hai mắt sáng rực, răng nanh nhọn hoắt.

5

Ngọn đèn bão lung lay trước cơn gió âm từ trong hầm mộ thổi ra lúc tỏ lúc mờ, cùng lúc đó một con quái vật chưa ai nhìn thấy bao giờ, lôngtrắng mắt vàng, há to cái miệng đỏ au như máu xông ra. Ba người chúngtôi hồn bay phách lạc, tóc trên đầu dựng ngược hết cả lên, chôn chântrong đường hầm chật hẹp không biết chạy trốn đi đâu, chỉ biết giươngmắt nhìn con quái vật đang lao tới. Tôi kinh hoàng vơ vội chiếc cuốcchim ném về phía con quái vật, chỉ thấy như ném vào không khí, chiếccuốc va vào lớp tường gạch phát ra tiếng kêu chát chúa, vì ném mạnh quánên lưỡi cuốc đã bị nứt, còn con quái vật lao về phía chúng tôi như mộtcơn lốc khiến mọi người không thể thở được, khi nhìn lại thì trước mắtbỗng không thấy gì hết.

Chúng tôi thất kinh hồn vía, thở không ra hơi, vội vã quay ra theođường cũ. Trương Cự Oa kể lại hình ảnh kinh hãi vừa rồi cho Nhị lão đạonghe. Cả ba người đều nhìn thấy, không thể nhìn nhầm được, nếu tiếp tụcđi vào bên trong chắc chắn sẽ bị con quái vật canh mộ đó ăn tươi nuốtsống.

Nhị lão đạo kiếm cơm bằng nghề đổ đấu, kinh nghiệm cũng rất phongphú, nghe Trương Cự Oa tả lại như vậy thì biết ngay đó không phải ácthú. Ngôi mộ cổ này đã hàng nghìn năm không lưu thông không khí, nhữngbức tranh vẽ trên tường màu sắc vẫn sặc sỡ giống như vừa được vẽ xong,đúng thời khắc mở cửa mộ, âm khí trong mộ sẽ tràn ra ngoài, màu sắc trên những bức tranh cũng theo cơn gió đó mà bị bay ra bên ngoài một phầnnào. Mắt thường nhìn thấy hình ảnh quái thú chẳng qua là màu sắc củanhững bức bích họa bị thổi ra ngoài. Thời xưa mê tín, cứ nghĩ rằng đó là hồn ma bóng quỷ. Nếu gặp phải những trận gió như vậy, nhẹ thì sợ tớihồn bay phách lạc, nặng thì chết ngay tại chỗ. Thực ra điều này cho thấy ngôi mộ đã được bảo tồn nguyên vẹn.

Tôi nhớ lão Nghĩa mù cũng từng nói với tôi chuyện này, Nhị lão đạokhông nói dối, nhưng Trương Cự Oa thì nói thế nào cũng không chịu vào mộ lần nữa.

Nhị lão đạo quát: "Đồ vô dụng! Suốt ngày không biết làm gì, chỉ muốnngồi không ăn sẵn, cũng không nghĩ lại xem trên mộ tổ nhà mày có mọcngọn cỏ dại nào không? Nhát gan không làm được tướng quân, sợ chết không phải là đại trượng phu, mày có muốn kiếm tiền xây nhà, cưới vợ khônghà?". Nhị lão đạo biết tỏng gan ruột của Trương Cự Oa, nói một hồi nhưvậy, cậu ta lại bị thuyết phục.

Trương Cự Oa ôm mộng làm giàu, nghe Nhị lão đạo nói vậy, cậu ta lại liều ôm cuốc cầm đèn quyết tâm vào mộ cổ tìm báu vật.

Nhị lão đạo quay lại nói với tôi: "Lão huynh đệ, thằng đồ đệ của tôichẳng được tích sự gì, đành phải nhờ cả vào cậu. Cậu cũng biết từ cổ tới nay có ba giáo phái: Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo. Nho giáo thì bìnhthường, Phật giáo thanh đạm khổ cực, duy có Đạo giáo là trường sinh bấtlão, biến hóa vô cùng và lanh lợi nhất. Đi tới đâu cũng khiến mọi ngườiphải ngước mắt nhìn. Thuật trường sinh bất lão tuy khó luyện thành nhưng sư phụ tôi cùng các đạo nhân đều dựa vào xem bói xem tướng, xem phongthủy để kiếm sống. Tuy chưa đến mức giàu có nhưng không tới nỗi chếtđói. Có điều tới đời chúng tôi gặp lúc đất nước giải phóng, nhà nước chủ trương đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan. Bát cơm từ nhiều đời tổ tiên đểlại, đến đời tôi thì không bị đạp đổ, tôi chẳng biết làm gì khác, khôngđi đào trộm mộ thì biết làm gì? Ngày trước tôi hút thuốc phiện, giờ thìthành đồ bỏ đi rồi, không thể chịu được cái lạnh dưới hầm mộ, nên đànhnhờ vào cậu hướng dẫn đồ đệ tôi vào mộ, nhờ cậu trong nom nó với."

Tôi nghĩ trong bụng: "Lão cáo già này khéo sai bảo người khác, tựthân mình không vào mộ cổ, mấy việc nặng nhọc khó khăn này đều đùn hếtcho mình và Trương Cự Oa". Nhưng tôi là người ưa nhẹ chứ không ưa nặng,thời buổi đó lại đang tuổi thanh niên hiếu thắng, biết là việc khó cũngkhông muốn kiếm cớ thoái thác. Tôi nghe theo sự sắp xếp của Nhị lão đạo, bảo Trương Cự Oa mang túi da rắn, đeo găng tay, dây thừng, đèn pin, đèn bão và rìu.

Lúc này đã quá ngọ, chắc dưới hầm mộ đã có chút không khí tràn vào,tôi và Trương Cự Oa đeo khẩu trang chuẩn bị đi xuống, Sách Ni Nhi váctheo khẩu súng săn đòi đi theo vào hầm mộ, một phần cô lo tôi xảy rachuyện, một phần cũng do hiếu kỳ, càng sợ càng muốn đi, nói cho cùng côvẫn là kẻ to gan, vác theo súng săn tuy không dọa được người chết, nhưng cũng đủ để người sống thêm phần vững dạ.

Tôi không muốn để Sách Ni Nhi xuống mộ, tuy tôi không tin âm hồnngười chết vẫn còn trong mộ, nhưng những hiểm họa như cát rơi đá đổ thìluôn rình rập, thời gian lưu thông không khí cũng chưa lâu, chưa biếtchừng xuống đó lại chết ngạt, đường hầm thì có thể sập xuống bất cứ lúcnào. Nhưng Sách Ni Nhi một mực đòi theo, tôi đành phải để cô đi theo vàbắt phải đi sát phía sau tôi, không được đi lên phía trước.

Lần này trước khi xuống đường hầm, Nhị lão đạo đưa cho tôi một câyhương, dặn kỹ chúng tôi phải hành động nhanh chóng, trước khi que hươngcháy hết phải trở lại mặt đất. Tôi hỏi lại tại sao phải vậy, thì lão tachỉ ậm ừ trả lời rằng ở dưới lâu sợ xảy ra biến cố.

Trương Cự Oa cầm rìu và đèn bão đi trước, tôi cùng Sách Ni Nhi cầmđèn pin đi sau, ba người thả dây thừng xuống đường hầm, lần mò vào tớicửa mộ theo đường cũ. Hầm mộ được đào bên dưới đồi đất, chia thành tiền, trung, hậu ba gian mộ thất. Tiền thất nhỏ hẹp, chỉ cách cửa mộ khoảngnăm bước chân, trên bức tường đối diện cửa mộ vẽ hình một con mãnh hổđang nhe nanh giương vuốt, đây là linh thú trấn mộ tránh tà, phần lớnmàu sắc đã bị bay mất khi mở cửa mộ, bức tranh giờ có mày tối sậm nhưngvẫn nhìn rõ hình ảnh con vật gầm gừ hung dữ. Những bức bích họa phíatrong bay màu không nghiêm trọng lắm, chúng tôi quét đèn pin một lượt,chỉ thấy màu tranh vẫn tươi tắn như mới, trên đó vẽ người, vật, hoa cỏ,cung điện, núi non, còn có quần thần ca hát tiệc tùng, nét vẽ điêuluyện, có phong cách của hội họa đời Đường. Ở giữa nơi này, tôi thấymình như đi lạc vào một phòng tranh nghìn năm tuổi.

6

Diện tích tiền thất không lớn nhưng rộng hơn nhiều so với đường hầm.Bốn bề đều được xây bằng gạch. Mới bước vào trong, ánh sáng chiếc đènbão đã giảm đi, đèn pin cũng không chiếu sáng được xa, mùi ẩm mốc vẫnnồng nặc kèm thêm mùi tanh khó chịu của đất. Chúng tôi sợ bị ngạt nênkhông dám đi quá nhanh.

Vừa đi vào, chúng tôi đã nhìn thấy bức bích họa ác thú gác cổng, haibên và phía trên đầu có họa tiết hạc tiên và mây vờn, hai bên có bốntượng đất quay mặt vào nhau trong tư thế nửa quỳ nửa ngồi, xem ra đây là hình ảnh của lính thị vệ, người nào người nấy mắt to mày rậm, tóc dàingang vai, trên mình mặc áo dài cổ tròn có hoa, chân đi hài, thắt dâylưng, tay cầm búa dài. Họa tiết hoa trên áo, trên búa và hài đều đượcdát vàng.

Thấy Trương Cự Oa đang cạo lớp vàng bên ngoài, tôi liền nói: "Nhị lão đạo dặn rồi, lấy năm món bảo vật ở hậu thất là được, đồ tùy táng ở ngôi mộ này quá nhiều, đến vàng dát mà cậu cũng lấy thì cạy ba ngày ba đêmcũng không hết đâu."

Trương Cự Oa tuy hoa hết cả mắt nhưng vẫn gật đầu nói: "Vâng, em nghe anh. Anh này, mấy ông tượng gốm này sao không cầm dao quăm mà lại cầmvũ khí hao hao giống búa thế nhỉ, liệu có dùng được không?"

Tôi nói: "Cậu thì biết gì, không phải búa, mà là kim trảo, trước ngựgiá không được dùng đao, nên chỉ có thể dùng kim trảo, Hoàng thượng thấy ai chướng mắt liền lệnh cho thị vệ lôi ra ngoài điện dùng kim trảo"kích đỉnh", có nghĩa là đè phạm nhân xuống dưới đất, dùng búa dài nàygõ mạnh vào đầu, như là bổ dưa hấu ấy."

Trương Cự Oa nói: "Anh giỏi thật đấy, chuyện này mà cũng biết."

Sách Ni Nhi nói: "Hình như em có nghe ông nội nói, cái này gọi là cốt đóa..."

Thực ra thì Sách Ni Nhi nói không sai, vũ khí mà võ sỹ trong mộ Liêucầm chính là cốt đóa. Từ rất lâu rồi, nó là binh khí của người KhiếtĐan, cũng là binh khí của đội quân tự vệ. Lúc đó tôi cũng không biết nólà binh khí gì, chỉ tiện mồm nói vậy thôi. Tôi giải thích với Sách NiNhi rằng cốt đóa và kim trảo không khác gì nhau, chỉ là cách gọi củaQuan Nội và Quan Ngoại không giống nhau mà thôi.

Trung thất là một hầm mộ xây dựng theo thuyết trời tròn đất vuôngtrần vòm, diện tích bằng bốn gian nhà dân, tường cao khoảng ba bốn mét,đèn pin không thể chiếu sáng đến điểm tận cùng, hai bên mỗi bên có mộtgian nhĩ thất[3], góc tường là những chiếc cột xây bằng gạch, trên tường vẽ những bức tranh đen trắng và tranh màu trên nền đỏ, trên trần mộ vàbốn phía xung quanh bức tường là một bức tranh hoàn chỉnh, màu sắc vẫncòn tươi tắn, hình ảnh sinh động như thật.

[3] Nhĩ thất: là gian phòng nhỏ nằm ở hai cạnh gian chính.

Trần mộ tô màu xanh lam điểm xuyết những ngôi sao màu trắng, phíađông nam vẽ vầng mặt trời đỏ au, bên trong có con chim vàng ba chân,phía tây nam vẽ vầng trăng sáng vằng vặc, trong cung trăng có cây đa vàthỏ ngọc, không gian thăm thẳm, trời thăng trăng giáng, toàn cảnh bứctranh khiến người ta có cảm giác như thỏ đang chạy, chim đang bay, thờigian đang trôi chảy như ánh sáng, và cuộc sống đang được hồi sinh. Tôingẩng đầu nhìn trần ngôi mộ cổ nghìn năm tuổi, vừa xem tim vừa đập thình thịch, Sách Ni Nhi và Trương Cự Oa cũng tròn mắt kinh ngạc đứng.

Tôi nghĩ thầm: "Cô gái Khiết Đan này cũng biết hưởng thụ thật đấy,chết rồi mà vẫn còn được ngắm những bức tranh đẹp như trong truyện cổtích thế này". Vừa nghĩ, tôi vừa lia ánh đèn pin sang phía bức tường,tiền gần lại xem thì thấy những bức bích họa trong ngôi mộ cổ này đượcsắp xếp theo lớp lang, miêu tả lại cuộc sống của chủ nhân khi còn sống,những buổi ca hát tiệc tùng trong hoàng cung, những buổi tế lễ thần,những buổi cưỡi ngựa săn bắn trong rừng, đội quan thị vệ uy nghiêm trong bộ áo giáp lấp lánh, người hầu quỳ dưới chân kính cẩn dâng rượu thịt,lính dắt ngựa nghiêm trang trong tư thế sẵn sàng đợi lệnh xuất hành củachủ nhân. Bên gian nhĩ thất chất đầy các loại bát bằng mã não, thủytinh, bát đĩa sứ tráng men trắng, men xanh, bình vàng hũ bạc, yên ngựakhảm ngọc dát vàng. Chỉ cần lau lớp bụi dày bên ngoài đi, là vàng ròng,bạc trắng, mã não đỏ hiện ra chói lóa cả mắt. Những ngôi mộ bình thườngkhông thể nào so sánh nổi. Dù đã cách hàng nghìn năm, nhưng nhìn vàonhững đồ tùy táng này cũng đủ biết được cuộc sống, sa hoa, cơm vàng áobạc, người hầu kẻ hạ của chủ nhân ngôi mộ.

Trương Cự Oa nói: "So với chủ nhân ngôi mộ này thì mình đúng là lãngphí đời, sao người ta lại có cuộc sống sa hoa như vậy được chứ?"

Tôi nói: "Sư phụ cậu nói một câu rất chuẩn, số đã đểu còn biết trách ai, có trách thì trách mộ tổ nhà cậu không mọc được cỏ."

Sách Ni Nhi hỏi: "Toàn những thứ sinh không mang đến chết không mangđi, cần nhiều thế để làm gì? Công chúa Mang Cổ lúc sống có bao kẻ hầungười hạ, của cải chất đống, nhưng chẳng phải vẫn chết trẻ đấy thôi."

Tôi hỏi lại: "Sao em biết cô gái Khiết Đan chết trẻ?"

Sách Ni Nhi trả lời: "Có gì lạ đâu, nữ thần Saman Mang Cổ chết lúcngoài hai mươi tuổi, nếu hỏi mộ nàng ở đâu thì không ai biết, nhưng nhắc tới tên của nàng thì lớp người trước của giáo phái Saman ai cũng rõ.Truyền thuyết nói rằng, nữ thần Mang Cổ có thể nói chuyện với quỷ thần,mắt của nàng có thể nhìn xa ngàn dặm, sắc đẹp nghiêng nước nghiêngthành, thế gian hiếm có."

Tôi nói: "Cô gái Khiết Đan này lúc sống xinh đẹp đến đâu chúng takhông ai biết, vì hồi đó chưa có máy ảnh, nhưng trên những bức bích họakia chắc phải khắc họa lại dung nhan của chủ nhân ngôi mộ."

Tôi muốn tìm tranh chân dung nữ thần Saman trong số những bức bíchhọa kia, có điều nhiều bức họa như vậy nhưng hoàn toàn không có tranhchủ nhân ngôi mộ. Tôi biết, thi thể cô gái không nằm ở hậu thất mà nằmtrong hầm mộ âm u lạnh lẽo này và đang theo dõi mỗi hành động của bachúng tôi từ đầu đến cuối.

7

Tôi nói với Trương Cự Oa và Sách Ni Nhi là chúng tôi đã ở rất gần thi thể cô gái Khiết Đan, chủ nhân ngôi mộ được đặt ở chính nơi này.

Trương Cự Oa thắc mắc: "Sao chủ nhân ngôi mộ lại không ở hậu thất hả anh?"

Tôi nói: "Cậu theo Nhị lão đạo làm đồ đệ bao lâu thành công cốc à?Hậu thất thường chỉ dùng để bia đá, chủ nhân ngôi mộ đương nhiên phải ởgian chính thất rồi."

Sách Ni Nhi nghe tôi nói thi thể cô gái Khiết Đan ở ngay đây thì sợhết hồn, trách tôi sao không nói sớm. Những truyền thuyết về nữ thầnSaman nước Liêu lưu truyền rộng rãi khắp vùng Đông Bắc, giáo phái Samanngày nay chỉ còn biết thuật trừ tà. Nghe nói thời xưa họ thông thạo mọipháp thuật thần thông. Sách Ni Nhị nghe quá nhiều những truyền kỳ về họtừ các bậc tiền bối, nên giờ sợ thì sợ nhưng vẫn muốn xem hình dạng củacô gái Khiết Đan kia như thế nào.

Càng đi sâu vào trong, ánh đèn bão càng tối, chúng tôi hít thở cũngthấy khó khăn hơn, hơi thở bắt đầu trở nên gấp gáp, mồ hôi túa ra đầylòng bàn tay. Chúng tôi tiếp tục tiến lên, phía trước mờ mờ ảo ảo hiệnra hình ảnh một chiến giường bằng đá kê sát chân tường, cao đến lưngngười bình thường, chạm khắc thành hình đầu rồng mình cá, đó là mộtchiếc giường đá hình cá Ma Kết, có điều chỉ có chiếc giường đá chứ không có quan tài, thi thể cô gái nằm nghiêng trên chiếc giường đá đó. Phongtục mai táng của người Khiết Đan khác với vùng Quan Nội. Người Saman cổtin vào thuyết thông linh, khi mai táng kiêng dùng quan tài. Điều nàytôi cũng được nghe lão Nghĩa mù kể lại. Tôi tiến lên vài bước để xem cho rõ hơn, Sách Ni Nhi nấp phía sau tôi và Trương Cự Oa, cố rướn người xem ra chúng tôi gần như nín thở, quan sát mọi thứ trước mắt dưới ánh sánglờ mờ của chiếc đèn pin.

Phía dưới chiếc giường đá vẽ hình một nam hai nữ, hình thức và thầnthái đều rất sinh động, hai cô gái mặc váy cung nữ màu xanh, một ngườicầm quạt lông vẹt trắng, một người cầm chậu vàng, bên cạnh còn có một cụ già trong trang phục Saman, đầu quàng khăn voan màu đen, khuôn mặt hơigầy, mũi cao mắt sâu, để râu dài, hai tay chắp phía trước cung kính, vẻmặt trang nghiêm khiến người nhìn phải nể sợ. Phía trước giường đá có ba thi thể đã khô quắt, cũng là hai nữ một nam, trang phục giống như hìnhvẽ trong tranh, trên thi thể chi chit những nốt đen.

Ba người này hẳn là người tùy táng, trên giường đá có vẽ hình dạngcủa ba người này cho thấy họ là người hầu thân cận của chủ nhân ngôi mộ. Người sống bị bắt uống thủy ngân rồi tùy táng, thì khi chết cơ thể mớicó nhiều nốt chấm đen như vậy, thủy ngân giúp thi thể bảo tồn được nhiều năm mà không bị phân hủy.

Nhìn lại cô gái nằm nghiêng trên giường đá, cô gái Khiết Đan được đeo mặt nạ vàng, hai bím tóc tết phía sau đầu, bên trên còn cài trâm bằngvàng, cô gái gối đầu trên một chiếc gối hình thú, lưng đeo đai cài khuyNhư Ý, tay đeo găng, chân đi hài thêu kim tuyến, cổ tay đeo một đôi vòng vàng hình đầu rồng, tai đeo hoa tai bằng đá quý, ngón tay đeo nhẫnvàng, bên hông đeo hai chiếc đao có cán làm bằng ngọc, trước ngực đeochiếc vòng hổ phách lớn, kết bằng hàng trăm viên hổ phách và ngọc trai,toàn thân mặc chiếc áo dệt bằng sợi bạc, tay ôm một chiếc hộp bằng vàngcó trang trí mã não. Mặt nạ vàng hẳn được làm mô phỏng lại diện mạo củacô gái khi còn sống, dùng những lát vàng mỏng dát thành, dù sao thì đócũng không phải là khuôn mặt của người sống, nó chỉ là một chiếc mặt nạlạnh lẽo suốt hơn nghìn năm, khi phản chiếu ra những tia sáng lấp lánhtiếp xúc với ánh đèn pin nhưng trong ngôi mộ lạnh lẽo này, tôi không hềcảm nhận được vẻ đẹp hay vẻ đoan trang của cô gái, mà chỉ thấy nó thậtkỳ dị.

Tôi nghĩ bụng, chẳng trách người ta ví xác chết trong các ngôi mộ cổlà "bánh chưng", cứ bao bọc từ trong ra ngoài tầng tầng lớp lớp như vậylàm sao mà xem diện mạo trước đây được.

Trương Cự Oa nhìn thi thể cô gái Khiết Đan một lúc thì hỏi tôi: "Anhà, cứ nhìn mãi thế này khiếp lắm. Em nói rồi mà, cô gái Khiết Đan nàylàm sao mà đẹp bằng chị em được."

Sách Ni Nhi không hiểu gì, hỏi lại Trương Cự Oa: "Cậu vừa nói gì thế?"

Trương Cự Oa giải thích: "Anh bảo, chị với cô gái Khiết Đan kia tướng mạo như nhau, nhưng em nghĩ xác chết kia làm sao đẹp bằng chị được...."

Sách Ni Nhi nghe vậy nổi cáu, véo tai tôi đay nghiến: "Anh dám so sánh em với người chết à?"

Tôi đau đến thở hắt ra, vội phân bua với Sách Ni Nhi: "Em đừng tinmồm thằng Oa, chắc nó lại nằm mơ, rồi tưởng là thật đấy", nói rồi quaysang liếc xéo Trương Cự Oa một cái. Tôi hỏi: "Phía sau chiếc mặt nạ kialà chân dung cô gái Khiết Đan, mọi người có dám xem không?"

Sách Ni Nhi sợ hãi phản đối ngay: "Không cần... đừng xem, mặt người chết... có gì đáng xem đâu."

Tôi nói, Nhị lão đạo đã dặn rồi, không cần lấy đồ tùy táng gì khác vì bảo vật đích thực đều nằm trên người cô gái Khiết Đan kia, chỉ cần lấychiếc hộp mã não khảm vàng trong tay cô gái, chuỗi vòng cổ mã não, chiếc mặt nạ vàng, ba thứ này là đủ. Đặc biệt là chiếc mặt nạ vàng có chạmtrổ hình long phượng rất tinh vi, lại có hình dạng khuôn mặt của cô gáiKhiết Đan khi còn sống, nên không có món đồ nào có giá trị bằng nó cả.

Sách Ni Nhi nói: "Nhị lão đạo nói thì hay, sao ông ta không xuống đây mà tháo chiếc mặt nạ từ trên người cô gái Khiết Đan kia xuống?"

Trương Cự Oa nói: "Sư phục em không dám xuống đâu, nếu xuống chỉ có nước chết."

8

Tôi hỏi lại Trương Cự Oa: "Cậu nói thế nghĩa là sao? Sao lão đạo tặc kia xuống mộ lại chết?"

Trương Cự Oa kể cho tôi và Sách Ni Nhi biết, tổ tiên Nhị lão đạo nămxưa xem phong thủy cho ngôi mộ này đã thề độc rằng, ông và hậu thế củaông không được đến đào trộm mộ, nếu không sẽ bị chết.

Tôi hỏi lại: "Cậu là đồ đệ của Nhị lão đạo, ông ta sợ chết, cậu không sợ chết à?"

Trương Cự Oa ngẩn người ra, rồi kinh hãi kêu lên: "Ối! Em còn chưa nghĩ tới điều này!"

Tôi hỏi lại cậu ta: "Nhị lão đạo đã dạy cậu những thứ gì rồi?"

Trương Cự Oa nói: "Nhiều lắm, đạo trưởng dạy em, đào trộm mộ khởinguồn từ lưu vực Hoàng Hà, phát triển trong dân gian, sau đó còn đưa vào cả trong kịch của người Đông Bắc, thông thường do nhóm hai người cùnglàm việc..."

Tôi mới nghe là đã biết, Nhị lão đạo là tên gian xảo, ông ta chẳngdạy gì cho Trương Cự Oa cả, mấy thứ này cũng chỉ có thằng ngốc nhưTrương Cự Oa mới tin thôi.

Trương Cự Oa ít tiếp xúc với xã hội, nhìn thấy vàng bạc châu báu trên cơ thể cô gái Khiết Đan thì nổi lòng tham, chẳng còn biết sợ là gì nữaliền giục tôi soi đèn cho cậu ta lấy đồ, cậu ta còn quỳ trước cô gái vái lạy, khấn: "Em gái, em chết rồi giữ mấy thứ này cũng chẳng để làm gì,thôi thì chia cho bọn anh một ít, coi như tích đức, anh đây xin đắctội."

Trương Cự Oa niệm vài câu cho vững dạ, rồi giơ tay lấy những báu vậttrên thi thể cô gái, vì vướng ba cái xác khô nằm phía trước giường đá,nên cho dù Trương Cự Oa cao to, tay dài thì cũng không thể với xa được,cậu ta đành dời ba xác chết sang một bên, người chết do uống thủy ngânsẽ rất nặng dù đã bị khô đét, Trương Cự Oa di chuyển hết sức chật vật.

Sách Ni Nhi cầm đèn bão và súng săn đi sát phía sau tôi, tôi cắm quehương mà Nhị lão đạo đưa cho vào khe gạch trên tường, cầm sẵn túi darắn, soi đèn pin cho Trương Cự Oa. Lúc này, thời gian không khí lưuthông trong hầm đã khá lâu, nên phạm vi chiếu sáng của ánh đèn đã đượcmở rộng, có thể nhìn thấy bức tranh phía sau thi thể cô gái Khiết Đan.Đó là một bức bích họa, có điều nội dung hết sức kỳ lạ, khiến cho ngườixem khó lòng lý giải.

Phần trên bức bích họa hình ảnh sói đang ăn mặt trăng, vầng trăng totròn bị biến thành màu đen, hơn nữa lại to đến kỳ lạ khiến người xem sởn gai ốc, cảm tưởng chỉ cần nhìn thêm chút nữa sẽ bị hút vào bên trong.Góc trái vẽ hình con sói đói với bộ dạng to xù và hung ác. Theo quanniệm mê tín của người Trung Nguyên xưa, nguyệt thực là hiện tượng thiêncẩu ăn mặt trăng, còn người Liêu thì cho rằng là thiên lang; tức sóitrời ăn mặt trăng. Cả hai cách nói này đều ám chỉ tới cùng một hiệntương. Nửa dưới bức bích họa vẽ một ngọn núi to, trong lòng núi có mộtchiếc quan tài bằng gỗ, bên ngoài quấn mấy vòng xích sắt, xung quanh cómười mấy bức tượng bằng vàng. Phía ngoài ngọn núi có rất nhiều người với những khuôn mặt vô cảm, nam nữ lớn nhỏ đều có, không biết là còn sốnghay đã chết, tất cả đều nằm ở phía dưới vầng mặt trăng đen kia.

Trương Cự Oa chỉ chăm chăm lấy vàng bạc châu báu, còn tôi và Sách NiNhi thì bị bức tranh hút hồn. Các bức vẽ trong ngôi mộ này phần lớn làtranh tả thực, duy có bức họa này hết sức cổ quái, lại được đặt ở vị trí phía sau nữ thần, nó mang ý nghĩa vô cùng rõ ràng.

Tôi nhìn chăm chú một lúc, vẫn không nghĩ ra bức tranh này có ý gì, chỉ thấy thật khó hiểu.

Sách Ni Nhi lẩm bẩm một mình: "Bức họa này cứ như là giấc mơ của cô gái Khiết Đan."

Tôi nghe vậy bất giác sững người, Sách Ni Nhi đã nói trúng điểm trọng yếu, thi thể cô gái Khiết Đan được đeo mặt nạ vàng, nằm nghiêng trêngiường đá, phía sau lưng là bức tranh, nó giống như đang thể hiện giấcmơ của chủ nhân ngôi mộ lúc còn sống, khiến người ta cảm thấy cô gáiKhiết Đan này chưa chết, chỉ nằm ngủ một giấc dài miên man trong ngôi mộ âm u lạnh lẽo này. Nếu là một giấc mơ, thì đây quả là một giấc mơ rấtkỳ dị.

Tôi nói với Sách Ni Nhi: "Không chừng em đoán đúng đấy. Người xưa hay mê tín, nghĩ rằng nằm mộng có thể gặp được thần linh, hơn nữa trái lành phải hung. Cô gái Khiết Đan khi còn sống thuộc dòng dõi hoàng tộc, lạilà nữ thần Saman, khi còn sống chắc đã mơ một giấc mơ khiến cô không thể nào quên, giấc mơ này có thể rất quan trọng, nên cho đến lúc chết côvẫn dặn dò mọi người vẽ lại bức tranh ấy trong hầm mộ của mình."

Sách Ni Nhi nhìn vào bức tranh rùng mình: "Đây là một cơn ác mộng không thể nào lý giải được..."

Trương Cự Oa lên tiếng: "Mọi người đừng nhìn mãi bức bích họa đó nữa, giấc mơ trước đây của người đã chết thì liên quan gì tới chúng ta, maulại giúp em một tay."

Tôi quay lại thấy Trương Cự Oa đang giơ hai cánh tay run cầm cập raphía trước, chuẩn bị nâng đầu cỗ thi thể để lấy chiếc vòng cổ hổ phách.Hai tay cậu ta đang bận ôm lấy đầu cô gái, nên không còn cách nào để lấy chiếc vòng.

Tôi nói với Trương Cự Oa: "Cô gái Khiết Đan là nữ thần Saman, lại làcông chúa nước Liêu, thằng nghèo kiết xác như cậu lấy tư cách gì mà đòiôm cô ấy hả?"

Trương Cự Oa giọng run run: "Ôi anh ơi, anh đừng dọa em, em sợ sắpđái cả ra quần rồi đây này, may mà lần này em mang theo hai cái quần."

Tôi thấy Trương Cự Oa đã sợ lắm rồi, đành không quan sát bức bích họa nữa, tắt đèn pin treo vào dây lưng, gọi Sách Ni Nhi cầm đèn tiến đếngần tháo chiếc vòng cổ trên thi thể cô gái ra, chiếc vòng rất nặng, tôithuận tay cho luôn vào chiếc túi da rắn, nghĩ bụng: "Nhị lão đạo phennày đúng là vớ được món bở."

Trương Cự Oa rón rén hạ đầu cô gái Khiết Đan xuống, biết rõ đây làngười chết, nhưng nhìn thấy ánh sáng phát ra từ chiếc mặt nạ vàng, cậuta có cảm giác chỉ cần hơi manh động là thi thể cô gái Khiết Đan này sẽngồi bật dậy, nên đến thở cũng không dám thở mạnh.

Sau chiếc vòng hổ phách, chúng tôi phải gỡ chiếc mặt nạ trên mặt xácchết. Tôi không thể tưởng tượng được bên dưới chiếc mặt nạ kia là khuônmặt như thế nào, cô gái Khiết Đan đã chết hơn nghìn năm, cũng bị đổ thủy ngân, sẽ là xác chết khô đét trên người đầy nốt đen như ba người tùytáng kia ư? Hay vẫn giữ được dung mạo như khi còn sống?

9

Thường ngày, Sách Ni Nhi nghe nhiều lời đồn về nữ thần Saman, giờthấy chúng tôi chuẩn bị lấy mặt nạ thì sợ quá bịt hai mắt lại không dámnhìn mặt xác chết.

Trương Cự Oa nói: "Chị đừng nhắm mắt đấy! Nhỡ bóp cò trúng em và anh thì bọn em thành ma chết oan."

Tôi trấn an Sách Ni Nhi đừng sợ, khuôn mặt cô gái Khiết Đan khôngđáng sợ hơn ba xác chết dưới đất kia đâu. Theo lý thuyết thì bên dướichiếc mặt nạ kia chỉ là một bộ xương khô, công chúa Mang Cổ có vẻ đẹpnghiêng nước nghiêng thành, cô rất yêu quý nhan sắc của mình, nên mớiuống thủy ngân để mong thi thể không bị phân hủy, nhưng người chết vàngười sống hoàn toàn khác nhau. Trước đây, cũng chỉ có người hầu tùytáng thì uống thủy ngân để chống phân hủy, ngôi mộ cổ này lại không cóquan quách gì, cô gái Khiết Đan đã chết hàng nghìn năm, bảo vệ tốt đếnmấy cũng chỉ là một bộ xương khô. Trên người được bọc nhiều lớp vải, đeo mặt nạ vàng, nằm trên giường đá trông có vẻ như một người bình thườngthôi, chứ phía dưới lớp áo liệm và chiếc mặt nạ đó có khi không có gìngoài bộ xương khô cả.

Sách Ni Nhi lại cho rằng nữ thần Saman không như những người bìnhthường khác, ít ra thì mái tóc của người chết vẫn đen dài, chỉ khôngđược mượt như người sống mà thôi.

Nghe Sách Ni Nhi nói như vậy, Trương Cự Oa cũng không có gan mở mặtnạ vàng ra nữa, cậu ta với tay lấy mấy thứ trang sức bằng vàng và chiếcdao bạc có cán bằng hổ phách, đưa tất cho tôi bỏ vào túi da rắn, rồi gỡcánh tay cô gái ra để lấy chiếc hộp vàng khảm mã não, chiếc hộp dàikhoảng một thước.

Tôi mở ra xem, bên trong có ba ngăn, ngăn đầu tiên chỉ để vài chiếc xương thú.

Sách Ni Nhi nói: "Em biết cái này, đây là Shagai của Mang Cổ."

Tôi nghe kể, ở vùng Đông Bắc, các cô gái thích đeo một loại trang sức làm bằng xương thú, gọi là "Shagai", người Quan Nội quen gọi nó là"Dương quải". Người Quan Ngoại sử dụng xương đầu gối của lợn, còn ngườiQuan Nội thì dùng xương đầu gối của dê, nhưng đều không phải thứ tôiđang cầm trên tay, cái này chắc có niên đại rất lâu đời, bề mặt sángbóng như ngọc, bên trên có khắc ký hiệu những lá bùa, các mặt đều cóđường viền đỏ, đen, xanh, trắng. Có thể là người Saman xưa dùng để bóiquẻ hung cát. Hai ngăn còn lại của chiếc hộp đựng vòng ngọc và một viênngọc trai to như mắt rồng. Tôi không biết vòng ngọc trị giá bao nhiêu,nhưng nhìn viên ngọc trai phát ra ánh sáng kỳ lạ dưới ánh đèn như muốnát hẳn ánh sáng của ngọn đèn bão thì biết giá trị của nói đúng là liênthành, thậm chí thông qua ánh sáng rực rỡ của viên ngọc có thể nhìn rõđược từng sợi tóc của cô gái Khiết Đan. Tôi nhớ đến lời lão Nghĩa mù,làm nghề đổ đấu thì không được nổi lòng tham, phàm việc gì cũng khôngđược làm thái quá, vòng hổ phách, đao ngọc, hộp vàng đều là những thứbên ngoài, lấy cũng không sao, còn mặt nạ vàng và chiếc gối ngọc thì tốt nhất là không nên lấy.

Tôi định gọi Trương Cự Oa dừng tay, thì nghe thấy Sách Ni Nhi kêu lên: "Sao em thấy bức bích họa có gì đó khác với vừa này".

Tôi bỏ chiếc hộp vàng vào túi da rắn, nhìn lên bức bích họa phía sauthi thể cô gái, quan sát một lúc lâu vẫn có cảm giác sắp bị vầng trăngđen hút vào bên trong, nhưng không nhận ra bức tranh có gì thay đổi, nói chung nhìn vào bức tranh đó chỉ thấy một màu đen ngòm.

Lúc này, que hương cũng đã cháy gần hết, tôi cứ nghĩ que hương sẽcháy được khoảng một tiếng, ai ngờ chỉ được hai mươi phút, tôi vội giụcTrương Cự Oa: "Được rồi đấy, cậu không dám lấy chiếc mặt nạ thì chúng ta quay ra thôi, chỗ này không thể ở lâu."

Ban đầu, Trương Cự Oa rất sợ hãi, nhưng khi đã lấy được vài món trang sức trên người cô gái Khiết Đan mà không thấy có chuyện gì xảy ra thìto gan hơn, cậu ta lấy hết món này đến món khác, vì dù sao lấy một ítcũng là lấy mà lấy tất thì cũng là lấy, bây giờ không lấy sau này lạihối hận, nghĩ tới nghĩ lui cậu ta vẫn muốn gỡ chiếc mặt nạ vàng xuống.Chiếc mặt nạ có một khuy cài phía sau đầu, Trương Cự Oa dùng tay nhấcđầu thi thể cô gái Khiết Đan lên để tháo chiếc khuy phía sau ra, lóngnga lóng ngóng toát cả mồ hôi mà vẫn không tháo ra được. Lúc này, quehương đã hoàn toàn cháy hết.

Tôi không hiểu vì sao Nhị lão đạo lại dặn dò phải ra ngoài trước khique hương cháy hết, nhưng tôi bỗng có cảm giác bất an, vội lôi Trương Cự Oa: "Đừng lấy mặt nạ nữa, đi thôi."

Trương Cự Oa vẫn tiếc rẻ chưa nỡ buông tay, chiếc mặt nạ đã bị cậu ta lôi tuột ra. Lúc đó tôi và Sách Ni Nhi đứng phía sau, lại chỉ có mỗingọn đèn bão chiếu sáng nên không nhìn thấy mặt cô gái Khiết Đan, cũngkhông biết Trương Cự Oa nhìn thấy gì, chỉ nghe thấy cậu ta thét lên: "Ối trời ơi, khiếp quá!" vừa kêu lên thảng thốt, cậu ta vừa nhảy lùi rasau.

Dưới ánh đèn bão chập chờn, chúng tôi nhìn thấy diện mạo cô gái Khiết Đan, vị nữ thần Saman có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành giờ cũngchỉ là cái xác khô như vỏ cây, hai hốc mắt và miệng sâu hoắm như ba cáihố đen sì, trông khủng khiếp chẳng khác gì vầng trăng đen trên bức bíchhọa.

Cô gái Khiết Đan có thể lúc còn sống bị cơn ác mộng đó giày vò nênkhi chết rất đau khổ, chẳng trách khiến cho Trương Cự Oa sợ chết khiếp.Tôi nhìn mà còn dựng hết tóc gáy, nói với Trương Cự Oa: "Bảo cậu đừng có gỡ mặt nạ thì không nghe, giờ sợ rồi chứ gì?", nhưng quay đầu lại thìkhông thấy Trương Cự Oa đâu nữa, nếu cậu ta bỏ chạy ra ngoài không lẽtôi không nghe thấy tiếng bước chân? Người sống sờ sờ ra vậy sao lại tựnhiên mất tích được.

Sách Ni Nhi cũng hoảng hốt: "Anh ấy đâu rồi? Chuồn rồi à?"

Tôi nghĩ Trương Cự Oa không thể nào nhanh chân như vậy được, khôngbiết phải trả lời Sách Ni Nhi ra sao, đành bấm đèn pin tìm xung quanh.Tôi giật bắn mình khi nhìn Trương Cự Oa đang bị bức bích họa cổ ăn thịt.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3: Ác mộng ngàn năm


Sau khi mở tấm mặt nạ vàng của công chúa Khiết Đan, Trương Cự Oa sợkhiếp vía vì nhìn thấy khuôn mặt khô héo của nữ thần Saman, cậu ta bậtngửa ra phía sau sát tận chân tường, rồi chúng tôi không nhìn thấy cậuta đâu nữa, tới lúc tôi lấy đèn pin ra soi mới thấy nửa thân trên củacậu ta đã bị nuốt vào phía trong bức bích họa, hai chân vẫn đang giãygiụa ở phía ngoài, trông như người trong bức tranh sống dậy, túm lấy cậu ta và lôi tuột vào bên trong. Những biến cố xảy ra liên tục chỉ trongchớp mắt khiến tôi không kịp phân tích xem chuyện gì đang xảy ra, nỗi sợ hãi khó tả lan rộng xâm chiếm khắp cơ thể tôi.

Tôi cứng đờ người nhìn người trong bức họa đang cử động, ngôi mộ cổtriều đại Liêu này bị chôn vùi trong lòng đất hàng nghìn năm nay, khôngcó chút không khí nào lọt vào, trong này không có sự sống mới đúng chứ,trừ phi trong bức bích họa có yêu quái, làm sao có thể như thế được?

Tôi không kìm được nỗi sợ hãi, tay cầm đèn pin cũng run lên, trongánh sáng chập chờn, thì thấy cậu ta ngày càng bị lún sâu vào trong bứctranh, lúc này tôi và Sách Ni Nhi mới sực tỉnh, cứu người là trên hết,cũng chẳng có thời gian mà sợ, vứt luôn súng săn, đèn bão và túi da rắn, hai đứa chạy vội tới mỗi người cầm một chân của cậu Trương cố hết sứckéo ra ngoài.

Hai người nghiến răng nghiến lợi để kéo, cuối cùng cũng lôi đượcTrương Cự Oa ra, chỉ thấy mặt cậu ta máu me be bét, lớp da trên mặt đãbị lột hết, không còn nhận diện được, cũng không biết là còn sống hay đã chết, xem tình hình thì lành ít dữ nhiều. Lại nói, cả một con người tolớn như vậy bị nuốt vào trong bức tranh thì trên tường phải để lại lỗhổng mới phải, đằng này bức tường vẫn không có dấu vết gì, chỉ thấy cómột mảng tường dường như hơi nhô ra, tôi soi đèn pin lại gần, dưới ánhsáng lờ mờ chỉ thấy mặt một cung nữ hình như lồi ra khỏi bức tranh.

Tôi và Sách Ni Nhi thất kinh, chẳng lẽ người trong bức tranh chuẩn bị bước ra ngoài sao? Chúng tôi có to gan đến mức nào cũng không dám ở lại tiếp tục nghiên cứu bức tranh, vội lôi xềnh xệch cậu Trương đang dởsống dở chết ra ngoài, trong lúc vội vã quên mất trong hầm mộ còn có baxác ướp nữa, tôi vấp phải đám xác ướp này ngã ngửa ra phía sau, đầu vavào một vật gì đó rất cứng, trước mắt bỗng tối sầm lại.

Cú vấp khiến tôi ngã nhào lên chiếc giường đá đặt xác ướp công chúanước Liêu, đầu va vào chiếc gối đá hình thú, tôi ngã nhào xuống gần nhưnằm song song với thi thể cô gái Khiết Đan, tôi kêu thầm trong bụng,thật xúi quẩy, rồi vội vã ngồi dậy nhưng chân tay cứng đờ không thể cửđộng được, dường như tôi đang bị ác mộng bao vây, ý thức của tôi dần hòa nhập vào bức tranh phía sau thi thể này, quên mất mình đang trong hầmmộ cổ, tôi thấy mình tiến gần đến một chiếc quan tài, nhìn thấy nhữngbức tượng vàng đặt xung quanh, nhủ thầm trong bụng lần này thì phát tàirồi, vừa đưa tay ra định sờ vào thì chiếc dây xích buộc xung quanh quantài bỗng bị đứt, nắp quách bằng gỗ chò mở bung ra, để lộ một chiếc quantài bằng ngọc nằm bên trong, một người tóc tai rũ rượi đẩy nắp quan tàibước ra, trên mặt máu chảy thành ròng, tứ chi đơ cứng, toàn thân cũngđầy máu, phèo ruột tuột cả ra ngoài, nửa thân dưới vẫn nằm trong quantài, thoắt cái đã tiến tới trước mặt tôi, tôi khiếp đảm vô cùng, muốnkêu lên nhưng cổ họng cứng đơ không thể nào bật ra thành tiếng, muốnchạy trốn mà chân không thể cử động được, đành nhắm mắt chờ chết.

Bỗng nhiên, có người kéo tuột tôi từ trên chiếc giường đá xuống, tôimở bừng mắt, thở hồng hộc, toàn thân lạnh toát, mồ hôi nhễ nhại, nhìnlại hóa ra là Sách Ni Nhi lôi tôi xuống, bức tranh sau thi thể cô gáiKhiết Đan không có gì thay đổi, dường như cảnh tượng vừa rồi chỉ là ảogiác do đầu tôi bị chấn thương, ý thức của tôi lúc đó đã bị cơn ác mộngbao trùm. Cô gái Khiết Đan khi còn sống đã mơ một giấc mơ mà đến tận khi chết vẫn không thể nào quên, nghìn năm sau, tôi cũng mơ một giấc mơ yhệt như vậy trong chính hầm mộ này. Mặc dù chỉ trong khoảnh khắc ngắnngủi nhưng nỗi sợ hãi thì không thể nảo tả xiết, đủ để tôi nhớ suốt đời. Tôi không hiểu vì sao mình lại mơ lại giấc mơ của cô gái Khiết Đan kia, lúc đó tôi không lý giải được chuyện gì đã xảy ra, chỉ nghĩ là do hồnma cô gái Khiết Đan đang giở trò. Tôi thực sự không ngờ, sau này ác mộng nghìn năm của nữ thần Khiết Đan sẽ bám riết lấy tôi không tha.

2

Lúc được Sách Ni Nhi lôi xuống, thì tôi cũng bừng tỉnh cơn mê, khắpmình mẩy đau nhức, đầu bị va vào đá tương đối mạnh, giờ vẫn còn ong ong, dưới ánh đèn pin lúc tỏ lúc mờ, tôi thấy Trương Cự Oa đang nằm bất động dưới đất không biết sống chết ra sao, phía sau bức tranh chỗ mặt côcung nữ hơi nhô ra bên ngoài dường như là cả một lớp tường đang cử động.

Tôi vội nói với Sách Ni Nhi: "Anh không sao, mình mau đi thôi", vừadứt lời bỗng một lớp bụi trên trần hầm mộ rơi xuống, ngẩng đầu lên xem,chỉ thấy phía trên như có những con vật to bằng chiếc bao tải đang dichuyển, không rõ là con gì, nhưng những bức bích họa trong mộ cổ đềuđược vẽ trên lưng của những con vật này. Không hiểu nguyên do từ đâu,lúc này những con vật đó bỗng sống dậy trườn ra khỏi bức tranh, để lạitừng lỗ hổng. Ngôi mộ cổ này vốn vẫn nguyên vẹn từ xưa đến nay, trướckhi chúng tôi đào thông đường hầm thì nó chưa từng được mở ra, chẳng lẽtrong bức tranh nghìn tuổi kia có ma chắc?

Trong lúc tôi thất thần suy nghĩ, đã có một vật giống như một mảngtường rơi bịch xuống trước mặt tôi, thứ đỏ dẹt, mềm nhũn không xương,đầu to đuôi nhỏ, trông như chiếc đàn tỳ bà, trong tay tôi chỉ có chiếcđèn pin, tay không khó mà đối phó được với nó, tôi vơ vội chiếc cuốcchim của Trương Cự Oa bổ về phía con quái vật, nhưng cứ như là bổ vào bì tải vậy, trên lưng nó là vỏ tường, bỗng nhiên nó quay đầu lại cắn lấychiếc cuốc chim, tôi hoảng sợ, vội giằng chở lại.

Sách Ni Nhi giương súng lên nhằm vào cái bao tải rách kia bóp cò,tiếng súng săn vang lên trong hầm mộ nghe càng chói tai, con vật bậtngửa ra nền đất, tôi thấy tay mình nhẹ bẫng, giành lại được chiếc cuốcchim, một đầu cuốc dính đầy chất nhầy nhầy sặc mùi thịt phân hủy, nhữngchỗ dính thứ nước nhầy đó đã bị ăn mòn, cán cuốc không thể đóng chặt vào lưỡi cuốc được nữa, tôi thở hắt ra kinh hãi, con vật nấp mình trong bức tranh hàng nghìn năm kia không rõ đó là yêu quái gì mà có thể phun raloại nước có sức tàn phá như axít vậy.

Sách Ni Nhi hét lên: "Anh xem kìa... trông nó như là rắn tỳ bà ấy!"

Tôi nhớ lại Thổ địa gia đã từng nói tới chuyện này, tương truyền,trong những khu rừng nguyên sinh và thảo nguyên ở vùng đông bắc thườnghay có rắn tỳ bà, nói nó giống chiếc đàn tỳ bà không chính xác bằng nóinó giống như con nòng nọc khổng lồ, sau khi chết đi nó trở thành hóathạch, nghe nói loài này muôn đời chỉ dùng một thân xác, thế hệ sau nhập vào thi thể đã chết trước đó, chỉ cần gặp dương khí là hồi sinh, quátrình ra đời của nó cũng giống như loài bò sát ngủ đông, khi cảm nhậnđược hơi ấm của mùa xuân thì tỉnh dậy. Người Khiết Đan xưa đều coi nó là rắn thần, cũng vì loài này tuyệt chủng đã lâu nên không ai có thể giảithích nó có phải họ nhà rắn hay không, tên của nó chỉ còn được nhắc lạitrong những câu chuyện của những người thợ săn, cũng có người gọi loàivật này là "yển đình".

Khi nghe Sách Ni Nhi nói vậy, tôi cũng đoán con vật kỳ quái trongngôi mộ cổ Khiết Đan này có thể là rắn tỳ bà, không chừng người KhiếtĐan đã mang những xác chết của rắn tỳ bà đính vào tường rồi vẽ những bức tranh lên đó, dưới lòng đất lạnh thì sẽ không sao, nếu có người đàotrộm mộ, đốt đèn trong hầm mộ và hơi thở của con người sẽ khiến nhữngcon rắn tỳ bà này hồi sinh, lần lượt ăn thịt những kẻ dám xông vào quấyrối giấc ngủ nghìn thu của vị nữ thần Saman này. Nhị lão đạo dặn chúngtôi phải quay lại trước khi hương tàn, hiển nhiên là lão ta đã biếttrước trong hầm mộ có rắn thần, nhưng lại sợ chúng tôi không dám vàotrong nên cố tình giấu giếm không nói ra sự thật.

Những dấu tích để lại trên vách núi trong Lão Câu chắc cũng là donhững con rắn tỳ bà này gây nên, những câu chuyện về bức tranh ăn thịtngười hẳn cũng từ đây mà ra, tôi thầm rủa lão đạo trường đáng bị băm vằm thành trăm mảnh, nhưng trước mắt phải làm sao để nhanh chóng thoát rakhỏi chỗ này, bọn rắn tỳ bà trong bức tranh chui ra ngày càng nhiều, mồm chúng há ra rộng bằng miệng chiếc bao tải, đủ để nuốt chửng những vậtto hơn chúng gấp nhiều lần, khẩu súng săn cũ rích trong tay Sách Ni Nhivà nửa chiếc cuốc chim của tôi không thể nào đánh lại lũ kia được, cũngmay là bọn rắn mới bò trong bức tranh ra, di chuyển còn chưa linh hoạt,chúng tôi vẫn còn cơ hội để chạy thoát.

Trương Cự Oa trước đó bị nuốt vào trong bức tranh, được tôi và SáchNi Nhi lôi ra nhưng cũng đã bị bọn rắn tỳ bà cắn nát phần trên, be bétmáu nằm dưới đất, khi chúng tôi định tháo chạy thì nghe thấy cậu ta rên"ư" lên một tiếng, chứng tỏ vẫn chưa chết, tôi không nỡ để cậu ta lạitrong hầm mộ làm mồi cho bọn rắn, bèn cùng với Sách Ni Nhi mỗi người một tay lôi cậu ta ra cùng, chiếc túi đựng vàng bạc châu báu rơi trên đấtcũng chẳng còn tâm trí đâu mà nhặt.

Tôi đạp đổ đèn bão, dầu chảy loang lổ trên mặt đất, ngọn lửa bùngcháy, chúng tôi nhân cơ hội lôi Trương Cự Oa rồi chạy ra phía đường hầm, lũ rắn tỳ bà vẫn không ngừng chui ra từ trong bức bích họa. Ngôi mộ cổKhiết Đan nằm giữa thung lũng trong lòng núi, bên trên là đầm cỏ quanhnăm ngập nước, bên dưới là đồi đất, huyệt mộ được đào phía dưới đồi đất, xung quanh dựng cột để chống đỡ hầm mộ, bọn rắn tỳ bà chui ra từ trongtường mộ khiến bức tường lộ ra những lỗ hổng lớn nhỏ, nước từ bên ngoàitràn vào, ngôi mộ cổ lập tức chìm xuống đầm lầy.

Tôi và Sách Ni Nhi nhìn nhau, mặt biến sắc, không ngờ hôm nay bọn tôi lại bị chôn sống ở đây cùng với thi thể cô gái Khiết Đan này, chỉ sợmột nghìn năm sau cũng chẳng còn cơ hội được thấy lại ánh sáng mặt trời.

3

Nước không ngừng chảy vảo trong hầm mộ, toàn bộ ngôi mộ đang chìmdần, chúng tôi chạy thục mạng ra ngoài, chỉ cố lôi cho được Trương CựOa, còn mọi thứ khác đều vứt lại phía sau lưng.

Bên ngoài, Nhị lão đạo đợi lâu sốt ruột cũng mò vào đường hầm tìmchúng tôi, thấy chúng tôi lôi xềnh xệch Trương Cự Oa be bét máu chạy rathì hiểu ngay cơ sự, nhưng vì không thắng nổi lòng tham, lão nhổ một bãi nước bọt vào lòng bàn tay hạ quyết tâm, rồi đốt đuốc lên phăm phăm đivào phía trong ngôi mộ mà không rõ chuyện gì vừa xảy ra, lão cứ cho rằng thứ gì cũng sợ lửa, chỉ cần có lửa thì đuổi được hết lũ rắn rết bọ cạp, và kiểu gì cũng phải lấy cho được vài món bảo vật, chứ không cam tâm về tay không. Trong đầu chỉ nghĩ có vậy nên lão quên béng lời sư tổ củamình đã dặn, đi được một đoạn chợt thấy tình hình bất ổn, lão dừng lạido dự.

Tôi và Sách Ni Nhi lôi Trương Cự Oa tháo chạy ra ngoài, mệt thở không ra hơi, hồn xiêu phách lạc, không nói nên lời, cũng không kịp ngăn cảnNhị lão đạo, đúng lúc này phần ngoài của đường hầm bỗng sập xuống, bịtkín lối ra, Nhị lão đạo đang rướn cổ nhìn vào bên trong, khi phát hiệnra đường hầm bị sập thì đã quá muộn, tôi chỉ còn biết đứng nhìn lão bịnhấn chìm cùng ngôi mộ cổ, nói theo cách của dân đổ đấu thì "đã độn thổrồi".

Tôi và Sách Ni Nhi lôi được Trương Cự Oa ra ngoài, quay lại nhìn thấy Nhị lão đạo bị chôn sống trong đường hầm mà đau lòng, nhưng chỗ chúngtôi đứng, bùn cũng bắt đầu ngập tới đầu gối, đành phải mau chóng bò rangoài, bên tai nghe thấy tiếng gió thổi, đồng cỏ vàng đã hiện ra trướcmắt. Bên ngoài, trời cao mây trắng, cứ như những chuyện kinh hoàng trong hầm mộ chưa từng xảy ra, chỉ thấy mặt trên đám sình lầy sủi tăm khôngngớt, điều này chứng tỏ ngôi mộ cổ đang chìm xuống, một lúc sau thìkhông thấy gì nữa, chỉ còn dấu tích một phần con đường hầm bị sập, ngậpđầy bùn đất.

Trải qua việc này, tôi đã tin vào những gì lão Nghĩa mù nói, quậttáng lấy bảo vật thì không được nổi lòng tham, Nhị lão đạo có thể coi là người có am hiểu về thuật trộm mộ, nhưng chỉ vì một ý tà niệm mà hốihận không kịp, chúng tôi suýt nữa cũng mất mạng, Trương Cự Oa da mặt đãbị lột hết, mê man bất tỉnh, may mà Sách Ni Nhi kiếm được một ít cỏ balá, băng bó viết thương, vắt nước cho cậu ta uống, nên chưa đến nỗi bịchết. Tôi và Sách Ni Nhi xốc nách vác cậu ta quay trở ra. Mới đi đượcnửa đường bỗng tuyết rơi đầy trời, phút chốc mặt đầm đã trắng xóa, chúng tôi chẳng mang áo rét, chỉ còn cách cố gắng đi càng nhanh càng tốt,cuối cùng cũng thoát ra được vùng đồng cỏ ăn thịt người không nhả xươngnày trước khi thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn. Chúng tôi đưa cậuTrương vào làng để dưỡng thương, số tiền Nhị lão đạo đưa cho chúng tôivà một ít vàng cạy được trên cửa mộ, tôi đều để lại cho cậu ta và muamột ít tiền giấy đốt cho Nhị lão đạo, cầu mong cho lão mau được siêuthoát.

Quay trở về lâm trường, Sách Ni Nhi không dám dấu ông nội, cô kể lạiđầu đuôi chuyến đi vào Lão Câu cho Thổ địa gia nghe, ông trợn mắt mắngcô cháu gái một trân tơi bời, vơ lấy cây gậy còn định đánh cô, tôi đànhphải nhận hết tội lỗi về mình, nhưng cũng sợ cái tính ngang tàng của Thổ địa gia, nhân tiện viện cớ về nhà một thời gian, chờ cơn lôi đình củaông qua rồi tính tiếp. Tôi lên tàu ở một ga nhỏ gần lâm trường, sau khicáo biệt Sách Ni Nhi, tôi về chỗ ngồi, trong lòng bỗng thấy như mất đimột thứ gì đó, cảm thấy hết sức chán nản, lật đi lật lại cuốn sách cũtrong tay để giết thời gian, đây là cuốn "Âm dương bảo kíp" mà sư tổ Nhị lão đạo truyền lại, bên trong không chỉ giới thiệu về sơn hình, thủythế, âm phần, dương trạch, còn có nhập địa tầm long, bói toán, giải mộng v.v... Nhị lão đạo bị chôn sống trong hầm mộ nhưng cuốn "Âm dương bảokíp" của lão thì vẫn ở bên ngoài, tôi nhìn thấy khi mở tay nải của lãođể tìm diêm, tôi định bụng cầm về cho lão Nghĩa mù. Trước đó chưa cóthời gian xem, giờ ngồi tàu mới có cơ hội đọc, tôi đọc phần phong thủyhình thế trước, thấy cũng không khác với những gì lão Nghĩa mù nói làmấy, chỉ thêm phần chú thích bằng hình ảnh, xem ra sẽ dễ hiểu hơn, lúcgiở tới phần giải mộng, bất chợt tôi nhớ đến bức bích họa trong mộ cổ.

Suốt thời gian ngồi tàu, tôi xem đi xem lại mấy lần bí kíp giải mộngcủa đạo giáo, nhưng cơn ác mộng của tôi lúc trong hầm mộ thì không thểgiải mã nổi. Lần này nghe lời Nhị lão đạo đi đào mộ cổ trong Lão Câuđúng là xui tận mạng, giờ nghĩ lại cũng phải trách mình lỗ mãng, nhưngdám làm thì dám chịu, chẳng có gì phải oán thán cả. Vốn nghĩ sự việc như vậy là đã xong, ai ngờ ác mộng ngàn năm mới chỉ bắt đầu, điều khôngtưởng tượng được vẫn chờ tôi phía trước.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4: Thông thiên hoàng tuyền


Trong ký ức của tôi, năm đó khí trời Bắc Kinh nóng nực, ít mưa, bụitung mù mịt trời đất, trên trời một màu vàng ệch, dưới đất một màu trotàn, hiếm khi thấy có hôm nào trời cao trong xanh. Tương truyền cuối đời Minh, Lý Sấm Vương vào Bắc Kinh, đã để lại một câu ngạn ngữ: "Trời vàng thì động đao binh, đất bụi thì người lang sói". Người lang sói ở đây là chỉ những kẻ hung ác mất hết tính người. Ngày nay thời thế thái bình,không có biến cố, nhưng giữa mùa hè mà lại có bão cát thì cũng chẳngphải điềm lành gì.

Trên đường từ ga tàu về nhà, thấy trời đất mù mịt, tôi không khỏi cólinh cảm không lành, một nỗi sợ hãi mơ hồ trỗi dậy, cũng không rõ là sợđiều gì, về đến nhà mới biết lão Nghĩa mù đã cưỡi hạc quy tiên, vừa mớiđi ngày hôm kia, vậy là tôi không gặp được lão lần cuối. Bình thường lão Nghĩa mù cũng không được khỏe, thị lực kém, nhưng có rất nhiều biệt tài mà người khác không có, ví dụ ai mang đến một chiếc nhẫn ngọc, lãoNghĩa mù cầm lên ngửi trước, lấy tay sờ qua, cùng lắm là liếm thêm mộtcái là có thể nói được niên đại của đồ vật đó, còn biết được đó là đồchôn dưới mộ hay là vật gia truyền, hầu như chưa đoán sai bao giờ, nếukhông có biệt tài đó, thì lão làm sao dám "đổi diêm thắp đèn", đổi"trống mềm" ở chợ âm phủ được chứ? Năm đó, chỉ cần nhắc đến tên lãoNghĩa mù, giới chơi đồ cổ không ai là không phục, lão cũng gom được rấtnhiều đồ quý nhưng tiếc thay đều bị hủy dưới thời cách mạng văn hóa, chỉ còn lại tấm sắt để nướng thịt và tấm chăn lông sói và một mối làm ăn về đá hầm mộ. Lúc lâm chung lão Nghĩa mù dặn rằng, lão để tất cả những thứ đó lại cho tôi.

Mặc dù lão Nghĩa mù đã mất, nhưng danh thì vẫn còn, tự hiệu của lãovẫn còn, mọi người nể mặt lão Nghĩa mù, cho rằng tôi hẳn là cao đồ củalão, cứ dăm ba bữa lại có người mang đồ đến nhờ tôi giám định, không làm sao mà thoái thác được, cũng may thường ngày tôi được nghe lão Nghĩa mù nói chuyện, hàng thật cũng được tận mắt thấy nhiều, lúc nào không tránh được đành vừa lừa vừa dọa ứng phó cho qua chuyện, cũng chưa đến nỗi làm tổn hại thanh danh của lão Nghĩa mù, có lúc cao hứng tôi cũng mang vài"bao diêm" ra ngồi một mình ngoài chợ âm phủ thử vận may xem có thu được thứ gì đáng giá không.

Những năm trước, lão Nghĩa mù chủ yếu buôn bán mấy vụ đá lát đườnghầm mộ quanh khu vực Độc Thạch Khẩu, Xích Thành, Hà Bắc. Riêng cái tênđã nói lên tất cả, vùng này có một khối đá niên đại đã lâu đời, một khối đá to lớn lừng lững như mọc từ dưới đất lên, cao hơn hai trượng, đi một vòng quanh tảng đá chắc cũng đến trăm bước chân, quanh năm dầm mưa dãinắng mà vẫn đứng sừng sững, trên tảng đá mọc bốn cây cổ thụ, cành lá sum suê che lấp được cả con trâu. Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc củatảng đá đó, nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức. Nơi này nổitiếng vì làm nghề điêu khắc đá, có cả đá hầm mộ, cột đá, đá ông trọngv.v... tất cả đều có ở Độc Thạch Khẩu, có đồ thật cũng có đồ giả cổ.

Buôn bán ở lĩnh vực này quả là độc, yêu cầu cũng cầu kỳ, đặc biệt lànhững hòn đá có hoa văn động vật, mỗi kiểu hoa văn lại có hàm ý riêng,ví dụ: hoa văn đầu thuồng luồng có nghĩa là nhìn xa trông rộng; hoa văncá mình chim ưng nhả ra mây có thể dùng để trấn hỏa; hoa văn sử tử có ýnghĩa duy trì hương hỏa; hoa văn con giải trãi[1] có thể phân biệt trung thần hay gian thần, thiện hay ác... Tin vào những phong tục này phần đa là những tay giàu có và quan lại địa phương.

[1] Con giải trãi: là con thú có ngoại hình giống như dê nhưng chỉ có một sừng.

Đầu những năm 90, phong tục này lại rộ lên ở những vùng nông thôn, họ không tiếc tiền của để tu sửa mộ phần cho tổ tiên, bởi họ thấy sử dụngnhững hòn đá hàng trăm tuổi trong nghĩa trang gia tộc là một việc rấtđáng hãnh diện. Đá hầm mộ có rất nhiều loại, ví dụ như những viên đá cóhoa văn khắc lồi hoặc lõm, trụ đá trong hầm mộ, đá ông trọng dùng đểtrấn mộ tránh tà, tượng người tượng ngựa bằng đá, tất cả những thứ đóđều gọi là "mộ đạo thạch", mỗi khách một nhu cầu, người nhiều tiền thìdùng đồ thật, tiền ít thì dùng đổ giả cổ. Thợ đá chủ yếu tới từ XíchThành ở Hà Bắc. Lão Nghĩa mù từ bảy tám năm trước đã chuyên buôn bán món này, lão mất đi còn nợ hàng rất nhiều khách. Những người này cũng đếntìm tôi, tôi đành phải cấu chỗ nọ đập chỗ kia, hàng ngày chăm sóc mấy vị khách hàng này, lại còn phải về vùng nông thôn lấy hàng. Bận tối tămmặt mũi, cứ nghĩ đến việc đây là vốn buôn bán mà lão Nghĩa mù để lại cho mình thì dù có khó khăn mấy cũng không thể bỏ được. Đối phó được ngàynào hay ngày đó, tôi đành phải gửi thư cho Sách Ni Nhi nói với cô ấy tạm thời tôi chưa quay về trên đó được, chờ mùa xuân năm sau xem tình hìnhthế nào tôi sẽ lên Đông Bắc tìm mỏ vàng sau.

Sau đó, tôi cũng mấy lần đi Độc Thạch Khẩu, Ký Bắc, dần cũng tìm rađược bí quyết, chỉ cần làm quen được với dân bản địa ở đó thì việc gìcũng dễ giải quyết. Từ xưa đến nay, người dân vùng Ký Bắc vốn hiếukhách, ở vùng đó, khách đến nhà sẽ được chủ nhà dùng bát to mời nước mời cơm, nếu muốn chủ nhà quý mến thì khách phải hiểu phong tục ở đó, uốngtrà không được uống hết sạch nước trong bát, ăn cơm không được dừng lạinửa chừng, nếu không sẽ bị coi là khinh thường chủ nhà, sau khi đã ăn no thì gác đũa lên bát cơm của mình. Nghe nói khi vào mùa lạnh, khách cònphải nằm ngủ cùng với gia đình nhà chủ mà không được chê bai, khi tạmbiệt sẽ được chủ nhà tặng những sản vật địa phương mang về, thích mangbao nhiêu cũng được. Toàn bộ người dân trong thôn đều là thợ khắc đá,đặc biệt là mô phỏng đồ cổ bằng đá y như thật, cũng có cả những phiến đá trộm được từ những ngôi mộ trên núi. Cứ như vậy, tôi bận rộn liên hồiđến mức không có thời gian để suy nghĩ nhiều. Thời gian đó, tôi lăn lộnhết ngày này sang ngày khác, nhưng hễ đêm đến tôi lại gặp ác mộng, cứnhắm mắt là hình ảnh người đàn ông đầu tóc rũ rượi kéo theo khúc ruộtdài loằng ngoằng bò ra từ quan tài lại hiện ra. Tôi cho rằng chắc tạimình tưởng tượng quá nhiều, nhưng cũng không tránh khỏi sợ hãi, cho đếnkhi tôi tới vùng núi sâu ở Dự Tây gặp một kỳ nhân, người vốn nằm trongquan tài từ rất lâu rồi.

2

Các cụ nói cấm có sai - Gặp quý nhân thì phát tài mà móc phải lưỡicâu thì xui xẻo. Và tôi đã gặp phải một cái "lưỡi câu" như vậy nên mớicó chuyến hành trình đi Dự Tây. Trong số những người thường xuyên tớihẻm Giang Phòng tìm tôi, có một người anh họ xa, biệt danh là Điếu bát,tính theo thứ bậc thì tôi phải gọi anh ta là chú họ, thực tế thì anh tachẳng hơn tôi bao nhiêu, tôi cũng không biết thứ bậc này tính ra sao,nói chung họ hàng xa, xa tới mức bắn tám tầm đại bác cũng không đến, tôi thấy rất thiệt thòi nên chỉ gọi anh ta bằng biệt danh Điếu bát. Vìnghiện thuốc nặng, cả ngày không thể rời thuốc nên bà con lối xóm đềugọi anh ta bằng biệt danh ấy. Anh chàng này nghèo nhưng hay kiểu cách,tim to gan nhỏ, hay gây chuyện nhưng không dám gánh trách nhiệm, cũngchẳng rõ ngọn cỏ nào trên mộ phần tổ tiên nhà anh ta bị mọc lệch nên vận khí toàn xui xẻo. Năm anh ta mười tuổi, tự nhiên lại muốn tìm hiểu bímật của phụ nữ, thế là trong một lần không kìm được sự tò mò, đã trèotường nhà xí nữ để nhìn trộm, chưa kịp nhìn thấy gì đã bị cán bộ thôn đi ngang qua bắt gặp, bị hai bà cô trong thôn áp giải lên đồn công an,chưa đợi người ta tra hỏi tự mình đã khóc lóc khai ra hết tất cả nhữngviệc xấu từng làm từ nhỏ đến giờ, cả việc hai năm trước bố anh ta trótđi chơi gái cũng khai tuột ra luôn, thời đó đấy là một tội nặng. Bố anhta bị phán đi cải tạo lao động ở Tây Bắc, Điếu bát bị nhốt ở đồn côngan, sau đó thì cũng nghỉ học. Anh ta bắt đầu ra ngoài xã hội từ đó, giờthì 'cao không tới thấp không thông', vẫn lởn vởn khắp nơi, không cónghề ngỗng gì đàng hoàng, dựa vào cái miệng khéo ăn khéo nói, cũng lượmđược vài món hàng ở chợ âm phủ, thấy người khác kiếm tiền thì mắt sánglên, cũng về quê thu mua đồ cổ, tìm được món nào thì lại lo kiếm kháchhàng để bán. Anh ta thường nói với tôi, giá mà vận may tốt, thu được món đồ có giá trị, ví như đi trên đường bỗng nhặt được con chó bằng vàngròng chẳng hạn, thì cả đời này không phải lo lắng về tiền nong nữa.Nhưng giờ người dân ở nông thôn cũng không còn đơn thuần như trước, họđã biết tìm mua những đồ giả cổ vật về để trong nhà, có người đến hỏithì nói là đào được dưới đất lên, ông chú họ tôi cũng bị lừa nhiều lầnnên giờ đã biết sợ, không dám một mình đi tới những nơi xa, hơn nữa nếukhông biết nhìn mặt hàng thì có đi cũng bằng không.

Mùa hè năm đó, trời khô như rang, khắp nơi nóng như trong lò hấp bánh bao. Thời tiết nóng bức vậy mà Điếu bát cứ khăng khăng mời tôi ăn thịtnướng. Từ ngày lão Nghĩa mù qua đời, tôi chưa dùng tấm sắt nướng thịtlần nào, là vì chưa thu được món nào cho có giá trị, nhưng nói không lại được với Điếu bát. Hôm đó, hai chúng tôi vẫn ngồi trong ngôi nhà ẩmthấp của lão Nghĩa mù, vẫn đốt lò bằng củi thông và quả thông, còn uốngvài cút rượu trắng nữa, trời nóng, mồ hôi nhễ nhại, tôi đoán chắc Điếubát có chuyện gì đó muốn nói, đang đoán xem anh ta sẽ bắt đầu từ đâu thì Điếu bát đã thở dài thườn thượt: "Hây... Cậu nói xem, anh là người hiếu thắng như thế, ngày xưa bao nhiêu hoài bão là thế, nhưng không thểthắng được số phận, đúng là số anh xui xẻo, có chí khí mấy thì cũng bằng không. Năm đó, chỉ một lần trèo tường nhà xí nữ, chẳng nhìn được cáiquái gì đã bị lôi vào đồn công an, tiền đồ cũng tiêu tan, còn liên lụyđến cả ông già. Cậu nói xem, thằng nhóc con mười lăm, mười sáu tuổi, cóđứa nào không làm cái trò đó đâu, thế mà mỗi anh cậu gặp xui xẻo."

Tôi nói lại: "Tới đồn công an chưa đợi người ta tra hỏi anh đã khai tuốt hết cả rồi, giờ còn trách ai được nữa?"

Điếu bát thở dài: "Đúng là thiệt vì mình còn trẻ người non dạ, chưahiểu chuyện đời, cứ nghĩ đã bị bắt vào đồn chưa cần nói gì thì họ đã cho mình một phát súng vào mông rồi, hảo hán nào mà chịu cho nổi? Anh cậuthì lại nghĩ, sỹ phu có thể chết nhưng không thể bị làm nhục, phải thậtthà khai báo mới bảo vệ được cái mông, may ra họ khoan hồng mà không xửnặng cho mình, thế nên mới khai ra tuốt, ai dè cái trò bắn vào mông chỉlà đồn đại, hây... chuyện này..."

Tôi nói: "Đừng nhắc lại mấy chuyện mất mặt ấy nữa, gần đây công việc làm ăn của anh thế nào rồi?"

Điếu bát lần này đến tìm tôi cũng là để nói chuyện này, anh ta đã gom góp hết vốn liếng gia tài định cùng tôi về vùng quê nào đó kiếm vài thứ có giá trị. Vì không tìm thấy món nào hay ở mấy vùng gần gần xungquanh, muốn làm giàu thì phải mạo hiểm, đi xa một chút để thử vận may.Nếu may mắn, thì một ăn mười. Anh ta nói với tôi: "Chúng ta là chú cháu, lại là anh em, anh cậu từng này tuổi đầu rồi chưa cầu xin ai bao giờ,cậu không giúp người khác thì cũng phải giúp anh". Hỏi anh ta định điđâu, hóa ra đã có chủ ý trước, Điếu bát mở một tờ giấy ra chỉ cho tôixem.

Tôi nhìn vào tờ giấy, đọc to nội dung: "Mao Chủ tịch đã từng giúp ông nội tôi..." không hiểu gì cả, tôi hỏi lại: "Thế là sao, anh định đưatôi đến đài tưởng niệm Mao Chủ tịch à?"

Điếu bát nghe xong cũng thấy khó hiểu, nhìn kỹ lại hóa ra là tôi cầmngược, vì anh ta tiện tay vẽ lên tờ báo cũ, lật mặt bên kia là một sơ đồ vẽ loằng ngoằng xiêu vẹo, có hình một ngọn núi, anh ta giải thích đó là Thông Thiên Lĩnh, núi Phục Ngưu ở Dự Tây, trước đây từng có người muađược một chiếc cốc ngọc từ một người dân ở khe Hoàng Tuyền, Thông ThiênLĩnh. Một chiếc cốc bằng ngọc trong suốt, trên miệng cốc nẹp viền vàng.Thời cổ, chỉ có hoàng đế hoặc các chư hầu mới dùng loại cốc như vậy,điều đó chứng tỏ ở Thông Thiên Lĩnh hẳn có mộ cổ. Trước giải phóng, cóngười dân đã từng đào được tượng đá, vòng ngọc khi đang cày ruộng, nghenói trong núi còn có xác chết biết bay.

3

Thông Thiên Lĩnh dường như tách biệt với thế giới bên ngoài, thời xưa không những có người rừng xuất hiện mà tương truyền còn có cương thibiết bay. Nhưng đó đều là lời của những người trộm mộ trước giải phóngkể lại, mấy trăm năm trở lại đây không ai nhìn thấy hiện tượng này cả.Những chuyện truyền miệng ở chợ âm phủ đều là thông tin không chínhngạch, khó mà tin được, thế mà Điếu bát lại tin. Anh ta còn vẽ lại mộtsơ đồ theo lời kể của mọi người, đến gạ gẫm tôi đi cùng anh ta mộtchuyến, thực ra tấm bản đồ của anh ta chẳng có chút giá trị nào.

Nếu đi làm mấy cái trò đào mồ quật mà trộm đồ thì tôi không muốn đicùng anh ta, có điều tới Thông Thiên Lĩnh xem có kiếm được món đồ cổkhông thì cũng được. Tôi nghe nói nơi giáp ranh giữa tỉnh Hà Nam và SơnTây là núi Phục Ngưu, đó là ở vùng nếp gấp nối liền các mạch núi dôi racủa Thái Hành Tần Lĩnh, thế núi to lớn hơn hẳn những ngọn núi bìnhthường, Thông Thiên Lĩnh chính là một ngọn núi nằm trên dãy núi này. Từxưa đến nay, tình trạng thổ phỉ hoành hành ở Dự Tây rất nghiêm trọng,đây là nơi thường xuất hiện bọn "thảng tướng", người Dự Tây gọi thổ phỉlà "thảng tướng". Từ cuối triều Thanh đến thời kỳ Dân quốc, tình hìnhhỗn loạn, thêm vào đó là nạn hạn hán quanh năm, đây chính là thời điểmthích hợp cho bọn thổ phỉ cướp bóc lộng hành. Lúc đó, quân số của bọnthổ phỉ không dưới trăm ngàn tên. Thủ lĩnh quân phiệt Tôn Điện Anh cũngtừng xuất thân từ thổ phỉ, hắn trở nên nổi tiếng vì đào trộm Đông Lăngcủa các hoàng đế Mãn Thanh để cướp bảo vật. Trong những truyền thuyết mê tín xưa, trên trời có chín tầng trời gọi là huyền thiên, dưới đất cóchín tầng suối gọi là hoàng tuyền, chỉ cần nghe tên khe hoàng tuyền làđã thấy ẩn chứa một mối nguy hiểm rồi, nó với Thông Thiên Lĩnh tạo thành hai thế đối ngược nhau, một cao một sâu, vậy cũng đủ thấy sự khác biệtgiữa núi và vực. Tuy nói bây giờ khác với ngày xưa, sau giải phóng, thổphỉ ở Dự Tây đã bị tiêu diệt sào huyệt, hiện đã không còn nạn thổ phỉnữa, nhưng Thông Thiên Lĩnh vốn cách biệt với bên ngoài, ít dấu tích con người, khó mà dám chắc không gặp gì bất trắc, để Điếu bát đi một mìnhtôi cũng không yên tâm, hơn nữa lòng hiếu kỳ lại trỗi dậy, tôi liền đồng ý đi theo anh ta.

Tôi nghĩ lên kế hoạch thì cũng không thể lường trước được mọi sự, cứđi rồi tính tiếp, nên cũng không chuẩn bị gì nhiều. Sáng ngày hôm sau,chúng tôi lên đường, nhằm hướng Dự Tây thẳng tiến, manh mối chỉ dựa vàomột lời đồn từ mấy chục năm trước. Thông Thiên Lĩnh núi non hùng vĩ,phía bắc giáp Thái Hành, phía tây nối với Tân Lĩnh, núi non trùng trùngđiệp điệp, là một dãy núi quá to lớn, không biết sẽ phải tìm ra khe núi ở đó như thế nào đây?

Không ngờ, trên bản đồ cũng có một vùng gọi là khe Hoàng Tuyền ởThông Thiên Lĩnh, tuy nằm giữa các ngọn núi nhưng vẫn có lối vào. Dọcđường, chúng tôi đi nhờ một chiếc xe tải nhỏ chở hàng, lái xe là mộtquân nhân xuất ngũ, cũng là người trong thành phố như chúng tôi, anh tahọ Bì, người béo tròn, tôi nghe những người bạn của anh ta gọi anh ta là Mặt dày, chắc là biệt danh. Anh ta vỗ ngực khẳng định sẽ đưa chúng tôitới thẳng Thông Thiên Lĩnh, xuống xe đi bộ một đoạn là đến khe HoàngTuyền, nhưng sẽ thu tiền xe, Điếu bát cò kè gẫy lưỡi nhưng anh ta nhấtđịnh một đồng cũng không chịu bớt, anh ta nói vì đường núi khó đi, phảiqua nhiều đèo dốc nguy hiểm, Điếu bát không còn cách nào khác đành chấpnhận trả tiền.

Mặt dày chắc chắn: "Các anh đừng sợ thiệt, tìm chỗ không có người tựcười sung sướng đi, tôi sẽ đưa các anh đi đường Ô Thử động, đó là conđường tắt, đảm bảo tới nơi trước khi trời tối". Anh ta lái xe về phíanhững ngọn núi, chúng tôi nhìn thấy phong cảnh hai bên đường đều lànhững sườn núi, do bị sói mòn nên hình thành những đụn đất tròn, trôngnhư những nấm mồ kích thước to nhỏ khác nhau.

Nghe nói thời xưa ở vùng Thông Thiên Lĩnh hay xuất hiện một loài động vật có hình thù kỳ quái, con quái vật này có khuôn mặt giống người, môi dài, khắp người đầy lông lá, đi bằng hai chân, nhìn thấy người ta cườicũng cười theo. Theo cách miêu tả này thì nó tựa như vượn người hoặc gấu chó, nhưng đã tuyệt chủng từ lâu. Hơn hai ngàn năm trước, vùng ThôngThiên Lĩnh khí hậu ôn hòa, ẩm thấp, cây cối xanh tươi, nhưng về sau dođất đai bị nước sói mòn, đến mèo rừng chó hoang cũng hiếm gặp, chỉ cònlại rừng sâu núi thẳm. Dọc đường toàn đèo núi và những đồi trọc nhấpnhô, núi tiếp núi tít tắp đến tận chân trời.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5: Cuộc kỳ ngộ ở Ô Thử


Dọc đường đi toàn đất trống đồi trọc khiến hai mắt tôi cứ díp lại,Mặt dày một mình chiếm nửa cabin, còn ăn hết số xúc xích chúng tôi mangtheo, hút hết hai bao thuốc lá, tôi và Điếu bát chán không thèm để ý đến anh ta, hai người chen nhau trên một chiếc ghế, nhắm mắt giả vờ ngủ.

Mặt dày lại là gã lắm chuyện, toàn kiếm cớ nói chuyện. Anh ta dùngkhuỷu tay huých tôi một cái, hỏi: "Khe Hoàng Tuyền ở Thông Thiên Lĩnh xa xôi hẻo lánh thế, điện còn chưa có, các cậu tới đó làm gì?"

Tôi nói: "Vừa khéo, bọn tôi tới đó để kéo điện về, lên trước xem xét tình hình dân bản trên đó ra sao."

Mặt dày không tin: "Nhắm mắt nói xàm! Muốn kéo lưới điện về trên đó thì phải cắm bao nhiêu cột điện cho đủ?"

Điếu bát tiện miệng hỏi thăm luôn tình hình: "Cậu lái xe ở vùng này thì có thông thạo Thông Thiên Lĩnh không?"

Mặt dày nói: "Không thạo lắm nhưng cũng biết chút ít. Mà này, haingười chỉ trả tiền xe thôi đấy, muốn hỏi thăm thì phải trả thêm tiền.Tôi kiếm tiền cũng có dễ dàng gì đâu, mọi người cũng phải ý tứ chútchứ."

Nghe thấy anh ta nhắc đến tiền, tôi lại điên tiết: "Cải cách mở cửamới có mấy năm, một thằng lái xe như anh bị tiền nhập à? Nói thật vớianh, bọn tôi không có xu nào hết, anh có cướp cũng chẳng có."

Mặt dày cậy mình to con, không coi chúng tôi ra gì, giọng không khách khí: "Không có tiền trong người mà dám đi à? Tôi cũng nói cho mấy người biết, có tiền thì đi tiếp, không có tiền thì xuống xe cho sớm chợ."

Tôi nói: "Chưa có ai dám ăn nói như thế với tôi đâu, dám xuống xe thử vài đường không? Có tin là tôi bẻ cổ anh ra không?"

Mặt dày cũng nói mạnh: "Nhìn bộ dạng cậu em thế kia, dám xuống xe thì anh cho cậu biết thế nào là hối hận đã đến với cuộc đời này."

Điếu bát lên tiếng phân giải: "Có gì từ từ nói, phải văn minh lịch sự chứ. Làm gì cũng phải có lý, cậu lái xe ăn hết hơn hai chục cái xúcxích, hút hết hai bao thuốc của chúng tôi, đó chẳng phải là tiền sao,tới nơi tính tiền xe có khi phải bớt đi cho chúng tôi đấy."

Mặt dày nói: "Keo kiệt! Có vài cái xúc xích mà cũng dám nói tới tiền."

Tôi nói lại: "Mấy cái xúc xích thì cũng là mồ hôi nước mắt của chúng tôi, anh định ăn không luôn chắc?"

Mặt dày còn cãi lý: "Cậu không biết đâu 'đói đầu gối cũng phải bò' à? Hai vị đại gia ngồi không trên xe chẳng phải làm gì, tôi đây còn phảilái xe. Đường núi khó đi, không lót dạ vài cái xúc xích, hút vài điếuthuốc cho tỉnh táo, nhỡ xe lao xuống vực, tới lúc đó đừng có khóc."

Tôi chưa gặp ai đáng ghét như gã này, định nói thêm mấy câu cho bõghét thì bị Điếu bát ngăn lại, anh ta không muốn gây sự, đưa thêm cho gã lái xe điếu thuốc: "Cậu đừng có chấp, thằng em này của tôi thẳng tínhnhưng là người tốt, bọn mình làm ăn bên ngoài không dễ dàng gì, đi nhờxe cậu làm sao mà không trả tiền được chứ, đồng chí Lôi Phong thì cũngphải ăn cơm mà, đúng không?"

Mặt dày dài miệng nói: "Hừ! Đồng chí Lôi Phong không cần lo chuyện ăn mặc, mọi thứ đã có quân đội chu cấp, anh ta trên không có mẹ già, dướikhông có vợ con, một người ăn no cả nhà không ai đói. Tôi trên có mẹ già dưới có trẻ nhỏ, so sánh thế nào được với anh ta. Nể tình mấy ngườicũng là dân lao động nên tôi không khó dễ mấy người, để cho mấy người tự nguyện thể hiện chút tấm lòng là được rồi. Tôi chỉ không hiểu khe Hoàng Tuyền ở Thông Thiên Lĩnh có cái gì hay mà cứ phải đến đó chứ."

Điếu bát nói: "Chúng tôi cũng chỉ nghe cái tên lạ rồi hiếu kỳ thôi,chẳng phải người chết thì mới xuống Hoàng Tuyền sao? Sao vùng này lạiđặt cái tên lạ thế? Hay là nơi chôn người chết?"

Mặt dày cười: "Sao lại liên tưởng đến Hoàng Tuyền của người chết thế? Nói cho mấy người biết, trong núi thiếu nước, Thông Thiên Lĩnh tuy cónước nhưng đặc sệt, vàng khè như đất đỏ nên mới gọi là khe Hoàng Tuyền."

Tôi và Điếu bát nhìn nhau vỡ lẽ, hóa ra trước giờ mình hiểu nhầm,nguồn gốc cái tên Hoàng Tuyền là như vậy. Hỏi thêm về tình hình trongkhe núi thì anh ta bắt đầu loanh quanh nói không ra đầu ra đuôi. Sau rồi chúng tôi mới biết, tính cả lần này nữa thì anh ta mới chạy đường nàycó hai lần, hơn nữa chưa đi Hoàng Tuyền bao giờ, nhưng vì thấy tiền nênsáng mắt nhận liều, chẳng cần biết có thạo đường hay không, chỉ nhắm bừa hướng đó mà chạy. Dọc đường còn bận chém gió, tới khi đi vào trong núirồi thì càng đi càng chậm. Trời dần tối, những ngọn núi trước mặt dần bị bóng đêm nuốt chửng, đường núi gập ghềnh khó đi, phía trước không cónhà phía sau không có tiệm, dọc đường không một bóng xe, muốn kiếm người để hỏi đường cũng khó. Xung quanh là màn đêm tĩnh mịch, chúng tôi cứ đi như vậy rồi bỗng thấy hình như phía sau có tiếng xe, nghe như ở gần sát phía sau rồi.

Điếu bát lên tiếng: "Tốt rồi, chờ xe phía sau lên hỏi đường, nếu may gặp được người tốt có thể đi cùng một đoạn."

Mặt dày thì chết cũng không chịu dừng xe, nét mặt có gì đó khác khác. Anh ta nói tôi và Điếu bát nhìn vào gương chiếu hậu, phía sau xe chúngtôi chỉ một màu đen kịt, chẳng có xe nào đi phía sau cả.

Sau khi trời tối, xe chúng tôi lăn bước trong bóng đêm dày đặc, nghephía sau có tiếng xe mà không thấy có ánh đèn, cho dù xe chúng tôi chạychậm thế nào thì vẫn nghe thấy tiếng động cơ phía sau, dừng xe chờ thìkhông thấy động tĩnh gì, tiếp tục chạy thì lại nghe thấy tiếng xe phíasau, khiến ai nấy đều nổi da gà.

2

Điếu bát sợ dựng cả tóc gáy, hỏi Mặt dày: "Đoạn đường này có ma à?"

Tôi nói anh đừng đoán già đoán non, tôi không tin, ma quỷ, cô hồn dã quỷ mà biết lái xe sao?

Mặt dày thấp giọng nói: "Cái đó thì chưa chắc, không chừng trước đâycó chiếc xe nào đó lăn xuống vực không tìm thấy xác, giờ chắc là nhữnghồn ma bị tai nạn đó quay lại tìm bọn mình đấy, không tin tôi dừng xecho mấy người xuống tìm."

Điếu bát mặt trắng bệch, nói với tôi: "Đừng có xuống xe, cậu to ganthật đấy nhưng anh không để cậu làm mấy cái chuyện hại mình ấy đâu."

Tôi cũng hơi chột dạ, liếc mắt nhìn sang gã Mặt dày, thấy vẻ mặt củahắn rất lạ, ngay lập tức hiểu ra vấn đề. Chúng tôi đang đi trên conđường hai bên đều là núi, chỉ có điều trời tối không nhìn thấy mà thôi,khi xe đi qua tiếng động cơ dội vào vách núi phản hồi trở lại, nhữngngười quen đi đường núi đều biết hiện tượng này, luôn có cảm giác nhưphía sau đang có xe đi theo, nhưng thực tình chỉ là tiếng vọng của chính xe mình. Gẵ Mặt dày hẳn đã rõ điều này, hắn ta giả ma giả quỷ chỉ đểdọa chúng tôi.

Mặt dày biết tôi đã phát hiện ra, cười nói: "Chú mày được đấy, cũng to gan phết, giờ thì hai người không buồn ngủ nữa chứ?"

Tôi nghĩ bụng: "Ông nội mày chứ, nếu không phải bố mày không biếtđường thì đã cho mày một trận, hôm nay tao nhịn, sau này cho mày biếtmặt ông."

Mặt dày cũng không phải thằng đần, tự mình lái xe đường núi sợ lạclại lo chúng tôi buồn ngủ không ai nói chuyện với hắn, nên mới bày racái trò ma quỷ để dọa người. Tôi và Điếu bát gặp phải loại người nàycũng đành chịu, tức tím ruột rồi, chỉ mong mau chóng tới Thông ThiênLĩnh để còn nghỉ ngơi.

Chiếc xe chở hàng nhờ chút ánh sáng trước đèn pha tiếp tục bò trêncon đường gồ ghề xóc nảy, đương càng đi càng xấu, biển báo bên đường đềchữ "Ô Thử động". Tôi không ngừng nhắc nhở gã Mặt dày chú ý lái xe, khirẽ vào một khúc cua, bỗng tôi nhìn thấy phía trước có người mặc bộ đồtrắng, vội kêu gã lái xe chú ý. Anh ta phanh gấp xe, nhưng người đó xuất hiện bất ngờ nên trước khi xe dừng lại hẳn thì đã đâm phải người ta,chiếc xe lao chéo về phía vách núi, suýt chút nữa là đâm thẳng vào núi.

Chúng tôi bổ nhào ra phía trước, Điếu bát ngồi giữa đâm thẳng vàothanh chắn trước xe, tôi thấy anh ta bị va rất mạnh, chắc mẩm phải gãymấy cái xương sườn, không chừng còn mất mạng, tôi không kịp để ý mìnhcũng đang đau, vội đỡ anh ta dậy hỏi xem có sao không?

Điếu bát đau quá, không thở được, cố gắng nói: "Có sao chứ... làm sao mà không sao được... con người ta bằng xương bằng thịt cơ mà..."

Tôi băn khoăn, nếu gãy xương sườn thì làm sao mà nói được, vẫn nóiđược chứng tỏ bị thương không nặng, đâm mạnh vậy sao lại không sao nhỉ?Tôi đưa tay sờ lên người anh ta mới biết, anh ta buộc tiền xung quanhngười, vừa nãy va vào thanh chắn, may có đống tiền này đỡ, xem ra tiềncó thể cứu người, điều này không sai chút nào.

Mặt dày cũng ngẩn cả người, đến khi hoàn hồn vội vàng xuống xe xemtình hình, tìm khắp các bánh xe mà không thấy gì, lúc đó mới thở phàonhẹ nhõm.

Điếu bát nói: "Rõ ràng nhìn thấy người mà, sao giờ lại không thấy đâu, phía sau cũng không có vết máu, đúng là gặp ma rồi."

Mặt dày nhổ bãi nước bọt, nói: "Đâm phải ma còn hơn đâm phải người.Đâm phải ma thì đền mạng, đâm phải người thì phải đền tiền. Thời buổinày kiếm tiền quá khó, bắt tôi đền tiền khác gì lấy mạng của tôi."

Điếu bát nói: "Nửa đêm trời tối, đâm phải cái gì cũng phiền phức, nói chung không sao là tốt rồi, không nói nữa, lên xe đi thôi."

Mặt dày cằn nhằn: "Nếu không phải đưa mấy người đi Thông Thiên Lĩnhthì tôi đâu phải lòng vòng giữa đêm trong núi thế này, vừa mất thời gian vừa tốn xăng, xúc xích thì chẳng đủ ăn, chuyện gì thế này chứ? Nếu tựtôi lái xe thì giờ này đã ở nhà trọ, tắm rửa sạch sẽ, làm ấm trà nóng,ăn bát mì nóng hổi..."

Tôi tức lên: "Ông nói xong chưa? Ông còn nói kiểu này cháu ông nhịn được, chứ ông đây không nhịn được đâu."

Điếu bát nói: "Phải nói là kẻ sỹ có thể bị giết nhưng không thể bị hạ nhục."

Tôi nói: "Ai mà nhịn được? Tiền xe thì bọn mình trả cho nó, còn nóthì đi sai đường, dọc đường lại bị nói này nọ, con mẹ nó nhịn được chứtôi không nhịn được."

Gã Mặt dày còn già mồm: "Có giỏi mày xuống xe mà tự đi, tao nói trước cho chúng mày biết, xuống xe dọc đường cũng phải trả tiền, không đượcthiếu một xu..." hắn ta vừa nói vừa nổ máy, bật đèn xe lên rồi lùi xe,vừa lùi được vài ba mét bỗng thấy một đôi hài trắng thò ra phía trên đầu xe.

3

Từ khi đi nhờ chiếc xe này, gặp phải gã lái xe Mặt dày không thật thà này là tôi đã linh cảm sớm muộn gì cũng xảy ra chuyện. Nửa đêm giữarừng núi hoang vu, trước đầu xe xuất hiện hai cái cẳng chân người làmchúng tôi chết khiếp, cả bọn ngồi trong xe không ai bảo ai đều toát mồhôi hột.

Gã Mặt dày vội vã lùi xe, khi đã nhìn thấy rõ nửa trên của người đóthì chỉ thấy một màu trắng toát, áo trắng, quần trắng, mặt trắng, trênmá còn có hai chấm son đỏ chót, hóa ra là một hình nhân. Chắc nhà ai vừa có tang đưa người chết lên chôn trên núi, hình nhân bị rơi lại dọcđường bị xe chúng tôi đâm phải, vì giấy nhẹ nên khi đâm mạnh đã bật lênnóc xe, thế nên lúc chúng tôi xuống xe tìm đã không nhìn thấy gì, lúclùi xe thì nó mới rơi xuống. Cả bọn thở phào, nhưng vì phản ứng quámạnh, lùi xe hơi quá đà, quên mất phía sau là vực, cả người lẫn xe lănxuống sườn núi trong tiếng thét thất thanh của cả ba chúng tôi.

Một bên đường là vực sâu, rơi xuống đây chỉ có xe nát ngươi tan, thời khắc đó chẳng nghĩ được gì, chắc mẩm cuộc đời chúng tôi vậy là kết thúc tại đây, nhưng may mắn thay phía sườn núi có nhiều cây dây leo mọcchằng chịt đã giảm bớt tốc độ rơi của chiếc xe, cuối cùng chiếc xe củachúng tôi rơi vào một hang đất, nơi đây gọi là Ô Thử động, cái tên ngherất lạ, trước đó gã Mặt dày có nói: "Vì đất cát trong núi bị sói chảy đã dể lại rất nhiều những hang đất nhỏ, nhìn từ trên xuống chi chít lỗ đen to nhỏ khác nhau giống như hang chuột nên gọi là Ô Thử động."

Hang đất này, phía trên rộng phía dưới hẹp, không sâu cho lắm. Chúngtôi cả người lẫn xe rơi gọn vào đó, đè bẹp một góc hang đất, may khôngai bị thương nghiêm trọng. Chiếc xe thì coi như bỏ đi, ba người bị xâyxát khắp nơi, đất trộn máu dính bê bết, lục phủ ngũ tạng lộn tùng phèo,lóp ngóp bò ra khỏi xe. Dưới ánh trăng mờ mờ, tôi nhìn thấy phần đuôi xe tải đã bẹp dí, mãi lúc sau chẳng ai nói được câu nào. Gã Mặt dày haimắt đờ đẫn, ngồi bệt dưới đất, tới lúc tỉnh táo lại đổ hết lỗi lên đầuchúng tôi.

Tôi phát điên, lên tiếng: "Xe do ông lái, đường do ông đi, tiền xechúng tôi trả không thiếu một xu, giờ xe lăn xuống đây rồi, bọn tôikhông đòi tiền bồi thường thì thôi, ông còn định rạch mặt ăn vạ à?"

Gã Mặt dày không còn lý do nào khác, đành xuống nước: "Hai vị, thôithì phát huy chút tinh thần chủ nghĩa nhân đạo vậy, tôi không lấy nhiều, có bao nhiêu lấy bấy nhiêu."

Điếu bát nói: "Chúng tôi đúng là không có tiền, phát huy tinh thần nhân đạo thì cùng lắm là thông cảm với cậu thôi."

Tôi nói: "Phát huy tinh thần nhân đạo còn phải xem đối tượng, nó là cái thá gì chứ?"

Gã Mặt dày cũng nổi sung: "Thằng kia lại định đánh nhau phải không?Nói cho mày biết tao cũng có nghề đấy nhá, đừng để tao động được vàomày, nếu không thì không hay đâu...", nói rồi, hắn xắn tay áo chuẩn bịđộng thủ.

Tôi cũng xắn tay áo lên nói: "Mấy trò của ông chỉ để đánh nhau vớicác cụ trên viện dưỡng lão Nam Sơn, bắt nạt bọn trẻ con trường mẫu giáoBắc Hải thôi, tôi đang muốn lĩnh hội bản lĩnh của ông đây."

Điếu bát vội can: "Có gì từ từ nói, hai người nể mặt tôi được không?"

Gã Mặt dày nói: "Có gì mà phải nói? Toàn tại các người hại tôi, giờxe cũng không còn, sau này tôi biết lấy gì kiếm sống? Tôi cũng khôngmuốn sống nữa, hôm nay tôi quyết sống chết với mấy người."

Tôi nói: "Muốn chơi tới bến phải không? Thích kiểu văn hay võ, kiểu chay hay mặn? Ông chọn đi, tôi chiều tất."

Điếu bát không ngăn được, hai chúng tôi lao vào nhau, vừa lúc đó mâyđen che lấp mặt trăng, xung quanh bỗng tối đen như hũ nút. Điếu bát mồmvẫn hô không được đánh nhau, tay lần trong túi lấy ra chiếc đèn pin, lúc bật đèn lên, mới thấy chúng tôi đang đứng trong một bãi tha ma, chiếcxe lăn xuống húc đổ một cỗ quan tài đã mục nát.

Tôi không thèm tranh cãi với Mặt dày nữa, chăm chú quan sát tình hình xung quanh, đây hẳn là ngôi mộ trước giải phóng, hố đất nhỏ chính làdấu tích bị đào trộm. Ngôi mộ này không phải của nhà giàu có, huyệt đàokhông sâu, gỗ quan tài cũng chỉ là loại gỗ bách bình thường. Ngâm trongnước lâu năm, côn trùng gặm nhấm, quan tài đã mục, nước sơn ngoài bạcmàu lộ ra màu trắng bên trong, soi đèn vào chỉ thấy một bộ xương khô.Một ngôi mộ bình thường như vậy mà cũng bị đào trộm. Mặt dày thấy trongnày ẩm mốc, định trèo qua cỗ quan tài ra ngoài, thì bỗng đâu nhảy ra một con vật trong bộ dạng giống như mèo nhưng to hơn mèo, rất hung hăng,hai mắt sáng rực như đèn, đang xù lông làm tư thế dọa người, vẻ như đang ngăn chúng tôi không cho ai tiến lại gần cỗ quan tài.

4

Con vật đó to hơn mèo nhưng nhỏ hơn chó, có thể là họ nhà cầy, thỉnhthoảng vẫn hay xuất hiện tại những nơi hoang vắng, trông thấy người làbỏ chạy, nhưng bộ dạng của con cầy này lại rất hung dữ, như đang cảnhcáo chúng tôi không được tới gần quan tài, tôi nghĩ thầm: "Ngôi mộ nàyđã bị đào trộm, bên trong chẳng có gì, không lẽ con cầy này muốn gặmxương người?"

Mặt dày huơ tay đuổi mấy lần không được liền rút chiếc dây lưng ra,một tay xách quần, tay kia quất dây lưng có mặt bằng đồng về phía concầy, anh ta ra tay vừa nhanh vừa mạnh, vài phát đã đuổi được con cầychạy mất hút, Điếu bát mắt tròn mắt dẹt nhìn, gã Mặt dày được thể lênmặt: "Đừng sợ, để tôi xử lý, hai người chỉ cần tay không là đủ, khôngcần tới thắt lưng quần đâu."

Tôi lại sôi máu lên, nói với Điếu bát: "Lần này anh đừng có mà can tôi, tôi phải bẻ gãy lưng thằng đó ra..."

Điếu bát lại vội ngăn: "Chớ động thủ! Chớ động thủ! Cãi nhau mãichẳng phải vì tiền sao? Xem trong cỗ quan tài kia có gì không mà con cầy đó không cho mình tới gần."

Mặt dày nghe nói có thứ đáng giá thì nửa tin nửa ngờ, đẩy nắp cỗ quan tài đã mục nát ra, Điếu bát soi đèn pin vào bên trong, tôi cũng tiếnlại gần, bên trong chỉ có bộ xương mục nát, chưa nói đến tiền áp quantài, tới bộ quần áo cũng rách bươm, tất cả đều bị bọn trộm khoắng hếtrồi. Nhưng bên trong quan tài còn một chiếc hũ màu đen, bên ngoài phủlớp bụi dày, Mặt dày háo hức mở ra xem, trong đó chỉ có ngũ cốc đã lênmen, mùi như mùi rượu, thấy vậy anh ta thất vọng vô cùng.

Tôi và Điếu bát lại thấy vật này không tầm thường chút nào. Theophong tục của người Thiểm Tây, trong quan tài người chết bao giờ cũng có một hũ ngũ cốc, mang hàm ý tổ tiên phù hộ cho con cháu sung túc, no đủ. Ngoài ra, ngũ cốc cũng là một loại đồ tùy táng, vàng ngọc nhiều đến mấy thì cũng không ăn được, lăng tẩm của hoàng thân quốc thích đều có ngũcốc tùy táng, chỉ có điều ít được người ta chú ý đến. Dân đào trộm mộnếu mở hũ ngũ cốc ra mà không ngửi thấy mùi thối mốc, thậm chí còn cómùi hương tỏa ra, theo dân gian nói, đó chính là loại rượu "Đỉnh quantửu". Để tạo ra "Đỉnh quan tửu" thì mùi xác chết phân hủy, mùi âm khítrong huyệt mộ và nhiều yếu tố khác, thiếu một cái cũng không được.

Vì Đỉnh quan tửu hiếm khi gặp, chỉ dựa vào vận may, nên nó đắt nhưvàng. Lăng tẩm của hoàng đế vương gia đầy ngọc ngà châu báu, đào đượcmột cái như vậy thì ăn cả đời, nhưng mộ người dân thường lấy đâu ra mấythứ đắt tiền đó mà tùy táng. Những ngôi mộ cũ từ trước thời nhà Thanh đa phần đều có hũ ngũ cốc, chỉ có điều mỗi mộ một khác, không phải đào mộnào lên cũng có Đỉnh quan tửu. Hồi đó còn có một nhóm dân đào trộm mộchuyên đi săn Đỉnh quan tửu, đào trộm mộ gặp đồ vàng ngọc cũng tiện taykhoắng luôn, nhưng mục đích chính không phải nhằm vào ngọc ngà châu báumà chủ yếu là Đỉnh quan tửu. Chúng tôi gặp nạn dọc đương không ngờ lạiphát hiện ra Đỉnh quan tửu, nhìn màu rượu không phải là tuyệt hảo thìcũng là hảo hạng. Có lẽ con cầy kia ngửi thấy mùi rượu thơm nên mới mòtới.

Điếu bát gỡ chiếc bi đông nước quân dụng đeo bên người xuống, vừa dốc hết số Đỉnh quan tửu vào trong bi đông vừa nói với Mặt dày: "Trước mắtthì anh em tôi không có tiền, nhưng thứ này có thể đổi lấy tiền, ngườianh em dẫn đường giúp chúng tôi, khi nào bán lấy tiền, dù ít dù nhiềuvẫn sẽ có phần của cậu."

Mặt dày suy nghĩ, chỉ cần kiếm được tiền thì việc gì hắn cũng dámlàm. Lần này đến lượt Điếu bát trấn áp hắn ta, Mặt dày nói: "Tôi sớmbiết hai người không phải tầm thường, nếu không làm sao biết được Đỉnhquan tửu, hay mấy người là dân đào trộm mộ? Nghe nói nghề đó hái ra tiền lắm, sau này cho tôi theo với được không, lên núi đao xuống biển lửavào vạc dầu đều được..."

Điếu bát nói: "Chúng tôi chỉ là dân buôn đồ cổ thôi, chuyện đào mộtrộm đồ chúng tôi chẳng dám, nhưng cũng đang lúc thiếu người, nếu chútin tưởng chúng tôi thì đi cùng. Sớm muộn gì anh cũng giúp chú kiếm đủtiền mua xe mới. Đây không phải là nơi nói chuyện, bọn mình tìm đường ra đã rồi tính kế lâu dài."

Mặt dày nghe thế liền đổi giọng: "Đại ca, sau này có việc cứ để em,được bao ăn bao mặc lại kiếm được tiền thì chỉ cần anh nói một câu, đốivới em đó là thánh chỉ."

Nửa đêm, nhiệt độ trong núi xuống thấp, khu huyệt mộ lại càng lạnhlẽo hơn, không thể ở lâu, chúng tôi bật đèn pin lên rồi lần mò ra bênngoài mới thấy chúng tôi đang ở giữa một bãi tha ma lưng chừng núi, mộmới mộ cũ đều có, chẳng trách dọc đường gặp hình nhân. Một số mộ vẫn còn đồ cúng, thu hút thú hoang lần mò tới kiếm ăn. Chẳng ai trong chúng tôi muốn ở lại đây tới trời sáng cả, nên đành phải mò mẫm trong đêm tìmđường ra ngoài, tiếng gió rít lên thê lương bên tai, nghe như tiếng makhóc quỷ hờn.

Bước thấp bước cao tới tận khi trời sáng, chúng tôi mới thoát ra được khe đất chật hẹp đó. Trước mắt là một vùng rộng lớn, một ngọn núi caonhô lên giữa biển mây mù, ngọn núi cao vút hùng vĩ mây vờn xung quanh.Xem ra ngọn núi này chính là Thông Thiên Lĩnh, nhìn dọc nó như một ngọnnúi, nhưng nhìn ngang thì như một dãy núi. Đi tiếp thêm một đoạn, chúngtôi nhìn thấy một hang động đen ngòm khổng lồ hiện ra mờ ảo trong lànmây, cả hội không khỏi ngạc nhiên, Thông Thiên Lĩnh làm gì có hang độngnào to như vậy, điều khiến người ta kinh ngạc hơn là cái hang này rấttròn không giống được tự nhiên tạo hóa.

Vì mây vờn che khuất không nhìn rõ, nên khi đi thêm một đoạn nữa,khoảng cách đã gần hơn, chúng tôi thấy đó không phải một miệng hang màlà một vật gì đó hình tròn rất to nhô lên trên sườn núi, chẳng lẽ đó làđĩa bay rơi từ trên trời xuống? Hay là một cây nấm khổng lồ mọc dưới đất lên?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6: Thiên ngoại phi tiên


Trèo đèo vượt núi, lăn lộn mãi mới ra được bãi tha ma, bỗng nhìn thấy một vật thể lạ, tôi không dám tin vào mắt mình, hai người kia cũng ngẩn mặt ra xem không hiểu là vật gì. Mặc dù kinh ngạc, nhưng chúng tôi vẫn đi tiếp, tới gần hơn để xem cho rõ. Hóa ra, dưới đó là một thôn làng hình cầu có đường kính trăm mét, cao khoảng mười mấy mét, bên ngoài là bức tường đất bao xung quanh. Bên trong là những gian phòng cũng quây lại thành vòng tròn, được chia ra làm ba vòng trong, giữa và ngoài. Mỗi vòng nhà đều xây ba tầng, mái nhà lợp ngói màu đen, chính giữa là một cái giếng trời hình tròn lõm vào trong, tường lũy bảo vệ chặt chẽ, trông như một tòa thành.

Điếu bát và Mặt dày nghệt mặt ra nhìn, nhà mà xây kiểu này sao? Lạ thật! Hai người họ người thì nói là đĩa bay, người thì nói là nấm.

Tôi giải thích với họ: “Nghe nói thời cổ có kiểu căn cứ quân sự mà cả dòng họ sống chung với nhau để tránh thổ phỉ cướp bóc. Họ xây nhà như thành lũy. Giống như vùng Dự Tây này, trước giải phóng đây là nơi thổ phỉ hoành hành, vì vậy trong núi xuất hiện ngôi làng kiểu này cũng không có gì là lạ.”

Điếu bát vỡ lẽ: “Hóa ra là vậy, xem ra thôn làng này ít nhất cũng bốn trăm năm tuổi rồi, trong đó có gì hay không nhỉ? Đại nạn không chết ắt có phúc về sau, vận tốt của anh em mình tới rồi, có cản cũng không được”. Anh ta dặn dò Mặt dày phải thêm cái khóa vào miệng, cái gì không cần nói thì đừng lắm mồm, nếu cứ bô bô nói ra thì đến người thực vật cũng biết tụi mình muốn làm gì, dân trong làng lại được thế hét giá cao.

Nói thật là đã sắp đi tới trước cửa thôn làng rồi, dù ngôi làng có thể ở được mấy trăm hộ gia đình nhưng dọc sườn núi đồng ruộng bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, bên ngoài cổng thôn có một cái cổng lớn bằng đá trông như cổng thành, lớp vôi vữa bên ngoài tường đã bong hết, trơ ra lớp tường đá bên trong, trước cổng dán những bức tranh Tết đã cũ nát bạc màu, cảnh tượng hết sức kỳ lạ.

Có hai người và một con chó mực ngồi ngoài cổng, trong đó có một cụ già có khuôn mặt dài đang ngồi hút thuốc, thấy chúng tôi đi tới thì ngạc nhiên hỏi: “Các cậu từ đâu tới vậy? Thông Thiên Lĩnh chỉ có một lối đi duy nhất, hướng các cậu tới làm gì có đường?”

Tôi tiến lên phía trước giải thích: “Thưa cụ, bọn cháu đi qua động Ô Thử, dọc đường bị lật xe rơi xuống khe đất, may mà không chết, bọn cháu đi cả đêm mới ra được đến đây, bây giờ vừa đói vừa khát, cụ có thể cho bọn cháu nghỉ chân một lát được không?”

Ông cụ nói: “Đúng là mạng lớn, mau vào trong đi, đợi tôi làm cơm cho các cậu ăn.” Nói rồi ông gọi người còn lại tới, đó là một cậu thanh niên to béo trông rất thật thà, hai người dẫn chúng tôi đi vào bên trong.

Quy mô thôn làng rất lớn, đi vào bên trong mới thấy còn hoành tráng hơn cả bên ngoài, trong thôn toàn là xà kéo cột gỗ, cao ba tầng, mỗi tầng đều có ba vòng, từng tầng nối tiếp nhau, từng vòng lồng vào nhau.

Ông cụ dẫn chúng tôi vào một gian phòng phía Tây, ông nói nơi đây thiếu nước nên đã lâu trong thôn không có người sinh sống, chỉ còn ông và cậu Ngốc ở lại trông nom hương khói cho Tổ miếu. Ông cụ cứ dặn dò chúng tôi: “Nếu không có người trong thôn dẫn đường thì các cậu đừng có đi lại linh tinh, ông tổ nhà chúng tôi có bày trận bát quái trong thôn này, ba tầng ba vòng các gian phòng ở đây đều được bố trí theo trận đồ bát quái, đúng tám tám sáu tư quẻ, trong quẻ lồng quẻ, giữa hai quẻ có một tường lửa, một quẻ bị cháy sẽ không ảnh hưởng tới các tầng lầu khác, đóng các cửa quẻ hành lang giữa các lầu thì các quẻ sẽ hợp thành một thể thống nhất, mở cửa hành lang thì các quẻ vẫn có thể thông với nhau. Nếu có thổ phỉ xông vào, dân làng đóng cửa quẻ lại, thì bọn thổ phỉ chẳng khác gì ba ba trong giỏ. Người ngoài đi vào chắc chắn bị lạc, kẹt lại bên trong đến chết cũng không có gì là lạ. Xem tôi nói nhiều quá, chẳng qua cũng là lo các cậu lỡ xảy ra chuyện thôi...”

Nói đến đây, ông cụ thắp đèn dầu lên, đợi chúng tôi ngồi đàng hoàng rồi mới gọi cậu Ngốc tới ngồi bên cạnh chúng tôi, còn ông thì đi đun nước. Cậu Ngốc thật thà có phần khờ dại, ngồi trong góc nhà chơi với các ngón tay, coi như không nhìn thấy chúng tôi.

Thấy cậu Ngốc không để ý gì tới chúng tôi, tôi nhân tiện quan sát xung quanh. Ngôi nhà được làm rất kiên cố, bàn đá, ghế đá, giường đá, bức tranh treo trên tường đã bạc màu cũ nát, có vài bức ảnh đen trắng được lồng trong khung kính, phong cảnh phía sau chính là ngôi làng, đó là bức ảnh tập thể chụp rất nhiều người, có lẽ là những người dân đã từng sinh sống ở đây ngày trước. Trong đó có một bức ảnh khiến tôi chú ý.

Cả tôi và Điếu bát đều nhìn chăm chăm vào bức ảnh, trong ảnh có đủ người già trẻ nhỏ, được chụp trong một gian nhà rộng, người thì chẳng có gì đặc biệt, nhưng bài trí trong ảnh không phải tầm thường.

Điếu bát chỉ vào chiếc ghế mà các vị trưởng lão ngồi, nháy mắt với tôi.

Tôi hiểu ý anh ta, gật đầu nói: “Nếu tôi không nhìn nhầm thì đây chính là chiếc ghế trầm hương trên trăm năm tuổi.”

Điếu bát hạ thấp giọng nói với Mặt dày: “Đúng thế, ghế trầm hương cơ đấy. Tôi lăn lộn bao nhiêu năm trong nghề, cũng chỉ nghe người ta nhắc tới thôi, lần đầu tiên nhìn thấy đấy. Nếu không phải tối qua lật xe rơi xuống khe đất thì làm sao tìm được nơi này. Cái này gọi là trong cái họa có cái phúc.”

Mặt dày hỏi: “Nhưng ông cụ kia có nỡ đưa cho chúng mình không? Hay là bọn mình cướp?”

Điếu bát nói: “Không được làm mấy trò vi phạm pháp luật đó, cướp giật là hành vi của bọn thổ phỉ, chỉ cần ông cụ đồng ý thì tôi sẽ mua lại, tiền tôi buộc hết trong người đây rồi.”

Mặt dày nói: “Thất đức không cơ chứ? Anh chẳng bảo là hết tiền rồi sao? Tôi là người thật thà thế mà anh còn lừa.”

Điếu bát nói: “Có nhưng không nhiều, cả gia tài nhà tôi dốc hết cả vào đây rồi, tiền vốn không thể tiêu tùy tiện được, chúng ta đang đi làm ăn, hiểu chưa?”

Mặt dày gật đầu: “Hiểu rồi! Chưa nhìn thấy thỏ thì chưa thả chim ưng.”

Chợt nghe thấy bên ngoài hành lang có tiếng bước chân, tôi vội nhắc hai người đừng nói chuyện nữa, để người dân trong làng nghe thấy thì không hay.

Một lúc sau, ông cụ mang lên mấy bát mì, ông và cậu Ngốc cùng ngồi ăn với chúng tôi, đây được coi là bữa trưa.

Điếu bát lấy thuốc mời ông cụ hút, sực nhớ ra vẫn còn chai rượu Nhị Oa Đầu, liền mang ra mời ông cụ uống, nhân tiện thăm dò tình hình.

Ông cụ là người ưa chuyện, bình thường đã nói nhiều, giờ uống nửa chai rượu vào lại càng nói nhiều lời, ông kể: “Mấy trăm năm trước, Thông Thiên Lĩnh nhiều chó sói, bản tính của loài này hung dữ gian xảo, thường xuất hiện trong đêm cắn vật nuôi trong thôn, không có cách nào mà phòng tránh được. Thêm vào đó là nạn thổ phỉ cướp bóc hoành hành. Vì vậy, tổ tiên chúng tôi đã xây thành lũy định cư ở đây để tự vệ, phần là tránh thú hoang, phần là phòng thổ phỉ. Năm xưa, khi xây thành lũy này, từ trong ra ngoài đều được bố trí theo trận đồ Cửu cung bát quái, các cửa quẻ được bố trí khắp nơi, có cái ẩn có cái hiện. Sau đó vì đất cát bị sói mòn nghiêm trọng, không còn trồng trọt được nữa, nơi đây giao thông lại không được thuận tiện, phần lớn các phòng đều bỏ trống nhiều năm, người ngoài vào không thạo đường, đêm đến mà đi lại bên trong rất dễ lạc, lỡ kẹt lại ở nơi nào đó thì phiền phức lắm, vì vậy các cậu ở lại qua đêm thì được, chỉ có điều không được rời cậu Ngốc kia nửa bước, trông nó khờ khờ thế nhưng thông thạo các cửa quẻ trong thôn còn hơn cả tôi đấy.”

Ba chúng tôi vâng vâng dạ dạ, ban ngày trông nơi đây đã khủng khiếp rồi, đêm đến ai mà dám đi lại lung tung trong tòa lâu đài khổng lồ này cơ chứ.

Điếu bát hỏi: “Xin hỏi cụ họ gì ạ?”

Ông cụ trả lời: “Cả thôn này của chúng tôi đều cùng một dòng họ, họ Chu.”

Điếu bát nói: “À, cụ Chu, thôn mình tên là gì hả cụ? Là Chu Gia thôn chăng?”

Ông cụ lắc đầu: “Không phải Chu Gia thôn, tên mỹ miều lắm - Thông Thiên Lĩnh Phi Tiên thôn!”

Mặt dày thì không biết gì rồi, tôi và Điếu bát nghe cái tên đều bất giác giật mình. Trước đây có nghe dân đào mộ đồn nhau rằng Thông Thiên Lĩnh có phi cương. Thế nào được gọi là phi cương? Phi cương hay còn gọi là xác chết biết bay theo cách nói mê tín của người xưa, thi thể để lâu trong nghĩa trang không ai đến nhận thường là những người tha hương chết nơi đất khách quê người, nếu nghĩa trang đó bỏ hoang không ai cai quản, người chết không thể về với đất, không được yên nghỉ nơi chín suối, nếu để lâu sẽ xảy ra biến cố, tóc và móng tay của người chết vẫn tiếp tục mọc dài ra, đến khi xác chết đắc đạo, thì ban đêm ra ngoài phá phách hại người, ban ngày lại về trốn trong quan tài. Những lời đồn đại này không có căn cứ, đơn thuần chỉ là mê tín dọa người. Nhưng nghe nói nhiều năm trước, ở Thông Thiên Lĩnh đã có người nhìn thấy phi cương.

Tôi nghĩ cái gọi là phi cương chẳng qua là loại chim lớn trong rừng sâu núi thẳm mà thôi. Thời Thanh, ở vùng Thiểm Tây cũng từng xuất hiện một loài chim rất to, đôi cánh sải dài như hai cánh cửa, thường bay liệng trên trời rồi đột ngột lao xuống bắt dê bắt bò, nếu gặp người đi một mình cũng có lúc nó nhào xuống tấn công. Mỗi lần cứ thấy loại chim này chao lượn trên bầu trời, người dân liền mang chiêng mang trống ra khua gõ loạn xạ để đuổi chúng đi, sau đó loài chim này cũng bị tuyệt chủng. Thông Thiên Lĩnh núi cao chạm mây, sườn núi dốc đứng, tại nơi núi cao rừng sâu này chắc chắn có rất nhiều loài thú lạ, có thể mấy trăm năm trước người dân đã nhìn thấy một loài chim lớn, một đồn mười, mười đồn trăm, cuối cùng thành phi cương.

Nghe ông cụ Chu nói đây là thôn Phi Tiên, đằng sau nó hẳn có ẩn chứa một câu chuyện khác, xem ra còn ly kỳ hơn cả lời đồn phi cương. Chúng tôi muốn hỏi rõ xem thế nào, Điếu bát lại mời ông cụ điếu thuốc nữa, mới hỏi: “Cụ kể cho chúng con nghe xem tại sao nơi đây lại gọi là thôn Phi Tiên ạ?”

Ông cụ uống không ít, đã mở lời thì như mở cửa đập, ông rít một hơi thuốc dài bị sặc cứ ho mãi, vừa ho vừa kể: “Bắt đầu từ đâu nhỉ, ừ... phải bắt đầu từ lịch sử thôn làng này của chúng tôi. Cuối thời Minh, có một vị tướng quân tên là Chu Ngộ Cát, từng là Tổng quan quân đội, chính là lão tổ tiên của thôn chúng tôi, cụ thống lĩnh đạo quân đào hầm...”

Mặt dày nghe tới đây không hiểu, chen ngang hỏi: “Tổng quan quân đội là quan gì? Đội quân đào hầm thuộc quân chủng nào? Sao tôi chưa nghe thấy bao giờ?”

Tôi nói: “Ông còn nói nhiều thứ chưa nghe lắm, đừng có chen ngang, để ông cụ kể tiếp đi.”

Mặt dày nói: “Làm bộ làm tịch, xem ra cậu cũng chẳng biết gì.”

Tôi nói lại: “Tôi mà không biết? Đội quân đào hầm có từ thời Bắc Tống, là đội quân chuyên đào hầm, đào hào chiến sự.”

Mặt dày không tin: “Đoán chứ gì đoán khéo đến nỗi đoán cho cả người chết sống lại được nữa đấy.”

Ông cụ Chu hơi bất ngờ, nhìn tôi nói: “Không sai, chính là đội quân đào hầm đào chiến sự, giờ không mấy ai biết về điều này nữa đâu.”

Điếu bát nói: “Cụ đừng nghe tụi nó chen ngang, cụ kể tiếp đi. Tổng quan thống lĩnh đội quân đào hầm sau đó thế nào?”

Ông cụ Chu kể tiếp: “Tổng quan Chu Ngộ Cát còn được gọi là Âm dương đoan công, thông thạo ngũ hành bát quái, xem được trăng sao gió mưa, dưới trướng có hơn ba ngàn quân, thông thạo việc đào hầm đào hào. Hiềm nỗi lúc đó trong triều gian thần làm loạn, không có cơ hội trung quân báo quốc, đành treo ấn từ quan, dẫn theo thuộc hạ và gia đình tới ẩn cư trong núi, ông đã chọn Thông Thiên Lĩnh...”

Nghe tới đây chúng tôi cứ nghĩ cụ Chu sẽ giải thích lý do chọn nơi đây vì phong thủy tốt, nhưng hóa ra không phải: “Lão tổ tiên chúng tôi chọn Thông Thiên Lĩnh để lập thông bày trận bát quái, không chỉ đề phòng thổ phỉ mà còn có nguyên nhân khác. Nghe kể, trước khi Âm dương đoan công Chu Ngộ Cát lập thôn, thì người dân trong vùng một lần đi săn bỗng thấy mây đen ùn ùn kéo đến che phủ bầu trời, bỗng chốc trời long đất lở, ngọn núi nứt ra một khe hở, một bóng người từ bên trong bay vụt ra ngoài, sau đó ngọn núi liền lại như cũ, lại nghe thấy một tiếng sấm nổ đinh tai, người dân nhìn thấy người đó bị các loại dây đeo buộc kín người treo lơ lửng trên không trung, đang giãy dụa để thoát ra. Người dân ai cũng sợ hãi, người làm sao mà biết bay được? Mấy ngày trôi qua, khi nhìn từ xa không thấy người đó giãy dụa nữa, đoán chắc là đã chết, lúc này có mấy người thợ săn gan dạ mới dám tiến gần xem xét. Các cậu đoán xem họ nhìn thấy gì?”

Chúng tôi đều bị thu hút bởi câu chuyện ly kỳ của cụ Chu. Mọi người đều biết chỉ có thần tiên mới biết bay, còn kia là thân xác phàm trần, nhưng trên đời này có thần tiên thật không? Không biết người dân đã nhìn thấy gì, không lẽ là một vị tiên bị dây leo quấn chết?

Ông cụ Chu kể tiếp: “Mấy tay thợ săn gan dạ leo lên vách núi, nhìn thấy một con quái vật bị trói trong đám dây leo. Con vật đó vừa giống người lại vừa giống vượn, miệng nhọn, má cao, toàn thân đầy lông, dưới cánh tay có lớp thịt mọc dài ra trông như đôi cánh, nó bị trói trong đám dây thừng và đã chết từ lâu, thi thể bắt đầu phân hủy, mùi hôi thối bốc lên, chim chóc bay tới rỉa thịt, máu thịt lẫn vào nhau be bét. Người dân nói rằng đây là thân xác phàm trần của một vị tiên đã lên trời, cũng có người nói là Lôi công, cũng có người nói là thứ khác, nhưng chẳng ai giải thích được rõ ràng. Vừa vặn lúc đó Âm dương đoan công đi ngang qua, thấy Thông Thiên Lĩnh yêu khí quá nặng, biết nơi đây có Thổ long, liền đưa người nhà và thuộc hạ tới ẩn cư nơi đây, thôn làng được xây theo trận đồ bát quái, trấn áp cửa núi Thông Thiên. Chỗ này vốn gọi là Đoan công bát quái bảo, nhưng người dân địa phương thì vẫn quen gọi là thôn Phi Tiên.”

Ông cụ ham uống, mới nói chuyện được một lúc đã say bí tỉ, gọi thế nào cũng không tỉnh, tôi đành dìu ông cụ vào phòng bên ngủ. Chúng tôi đã loay hoay một ngày trên núi, giờ cũng rất mệt, quay về cùng hai người kia lăn ra giường là ngủ ngay, trong mơ vẫn văng vẳng lời kể của ông cụ Chu.

Thôn Phi Tiên là nơi do chính Tổng quan đội quân đào hầm xây dựng, những người dân ở trong thôn đều là con cháu hậu duệ của Âm dương đoan công Chu Ngộ Cát, nơi đây vẫn còn lưu giữ phong cách của thời nhà Minh. Tôi từng nghe lão Nghĩa mù nhắc tới Chu Ngộ Cát, đó là một người thông thạo Âm dương ngũ hành, phong thủy, trận đồ bát quái. Chẳng trách hậu duệ của ông chỉ là một ông cụ bình thường mà ăn nói gãy gọn đâu vào đấy. Mặc dù nghe ông cụ Chu kể mấy trăm năm trước, trên núi có thần tiên bị dây leo quấn chết, câu chuyện có nhiều nét tương đồng với lời đồn phi cương, nhưng đến trong mơ tôi cũng không tin chuyện này có thật, mơ mơ màng màng tôi nghe như tiếng Điếu bát kêu lên thất thanh: “Dậy mau, có chuyện rồi!”

Tiếng kêu làm tôi giật mình tỉnh giấc, ngồi bật dậy dụi mắt xem chuyện gì xảy ra.

Mặt dày cũng đã tỉnh, vội hỏi: “Sao thế đại ca, xảy ra chuyện gì?”, đồng thời rút chiếc dây lưng ra cầm sẵn trong tay. Loại dây lưng này rất chắc chắn, phía trước lại có một chiếc mặt bằng đồng rất nặng, bị đánh trúng đồng chỉ có vỡ đầu chảy máu, có thể dùng làm vũ khí phòng thân không những không lộ liễu, mà còn rất tiện dụng.

Định thần nhìn lại, chỉ thấy Điếu bát đang giành lại chiếc bi đông quân đội trong tay cậu Ngốc, hóa ra trong lúc ngủ anh ta đã sơ ý quên mất trong phòng còn có cậu Ngốc, có thể là cậu Ngốc khát nước đã lấy bi đông nước trên người Điếu bát xuống uống, Đinh quan tửu thế là bị cậu ta nốc sạch bách. Tôi và Mặt dày cũng vội chạy tới giằng lấy chiếc bi đông, bên trong không còn giọt rượu nào. Mặt dày tức điên lên, bắt cậu Ngốc phải nôn ra. Còn cậu Ngốc vì say rượu nên hai mắt trợn tròn, ngã vật ra đất, lắc thế nào cũng không tỉnh.

Điếu bát tức bầm ran tím ruột, thằng ngốc béo này thật đáng ghét, cơ đồ của bọn này thế là tan tành mây khói, nếu ông cụ Chu mà không chịu nhận lỗi thì bọn này cũng chịu.

Tôi thấy Điếu bát tức quá nghiến răng ken két, liền khuyên nhủ: “Anh đừng tức, coi như đó không phải là lộc của bọn mình, may mà ông trời không tuyệt đường chúng ta, thôn Phi Tiên này là nơi đội quân đào hầm trú ẩn, trong thôn chắc có cổ vật, tôi thấy bộ ghế trầm hương kia không phải vừa đâu, đợi ngày mai ông cụ Chu tỉnh dậy, mình thương lượng với ông cụ để lại cho anh em mình giá rẻ, chắc không có vấn đề gì.”

Mặt dày nói: “Đúng, kiểu gì cũng không thể về tay không, em gái tôi còn chờ tiền chữa bệnh.” Lão ta móc trong túi ra một tấm ảnh cho chúng tôi xem, đó là ảnh em gái lão ta, hai anh em dựa vào nhau mà sống, cô gái từ nhỏ vốn thường xuyên đau yếu, Mặt dày xuất ngũ nửa chừng về nhà chạy xe kiếm tiền chữa bệnh cho em.

Tôi đón lấy tấm ảnh, cô gái trong ảnh gầy khô như que củi nhưng khuôn mặt thì giống hệt Mặt dày. Tôi nghĩ thầm trong bụng: “Mình trách nhầm lão ta, hắn thấy tiền thì cứ như trông thấy bố mẹ đẻ là vì có lý do cần dùng tiền.”

Mặt dày hỏi: “Thế nào? Em gái tôi xinh không?”

Thực tình tôi không biết phải trả lời ra sao, không nhìn kỹ còn không biết người trong ảnh là con trai hay con gái, đành phải lấp liếm: “Nói thế nào nhỉ... nếu như nhìn từ sau lưng... thì hình như cũng không đến nỗi nào...”

Mặt dày giật lại tấm ảnh trên tay tôi nói: “Nhìn là biết đồ lưu manh. Nói trước với cậu, đừng có ý đồ gì với em gái tôi đấy, nếu không tôi bóp chết cậu.”

Tôi vừa có chút cải thiện cách nhìn về Mặt dày, nghe lão nói vậy, máu nóng lại bốc lên đầu: “Ông nội nhà mày chứ, có giỏi thì bóp chết tao ở đây luôn, nếu mà giết không chết thì tao sẽ tìm em gái mày, cưỡng bức xong rồi giết chết.”

Mặt dày nói: “Mày đừng trách tao nặng tay, hôm nay tao sẽ thay trời hành đạo, trừ hại cho dân...”

Điếu bát nói: “Các cậu sao cứ ruột để ngoài da thế nhỉ? Bọn mình đến đây để kiếm tiền hay để cãi nhau? Nghe tôi nói đây, đợi cậu Ngốc và ông cụ Chu tỉnh dậy thì nói họ dẫn chúng ta đi xem bộ ghế trầm hương trong bức ảnh kia, dù sao ảnh đen trắng nhìn cũng không rõ, phải thấy tận mắt thì tôi mới yên tâm.”

Chúng tôi lại chụm đầu thì thầm bàn bạc. Đến lúc trời tối, cậu Ngốc mới tỉnh dậy, còn cụ Chu vẫn ngủ, có khi phải tới sáng mai mới tỉnh hẳn cũng nên.

Điếu bát hỏi cậu Ngốc: “Cậu em, tỉnh rồi hả?”

Cậu Ngốc nói lại: “Cậu em, tỉnh rồi hả?”

Điếu bát cầm bức ảnh trên tường xuống, chỉ vào bộ ghế trầm hương hỏi: “Cái này ở phòng nào?”

Cậu Ngốc lại nói: “Cái này ở phòng nào?”

Điếu bát nói: “Tôi không biết, tôi đang hỏi cậu nó ở phòng nào?”

Cậu Ngốc lại nói: “Tôi không biết, tôi đang hỏi cậu nó ở phòng nào?”

Điếu bát hỏi: “Cậu cố ý chọc tức tôi phải không?”

Cậu Ngốc nói: “Cậu cố ý chọc tức tôi phải không?”

Ba người chúng tôi nhìn nhau, giờ mới hiểu ra cậu Ngốc chỉ biết nói theo người khác, mình nói một câu, cậu ta nhại lại một câu.

Mặt dày nói với cậu Ngốc: “Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng. Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng. Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng”

Cậu Ngốc ngay lập tức nói lại lời của Mặt dày, không sai một chữ.

Mặt dày trợn mắt nhìn cậu Ngốc, quay sang nói với Điếu bát: “Thằng này ghê thật, tôi hết cách rồi, mấy người có câu nào khó hơn không?”

Điếu bát nói: “Chán cậu, cậu thì nói với thằng Ngốc đó làm gì? Có thi ra tiền được không? Quan trọng là để nó dẫn đường cho mình, trong này đường sá như mê cung, không biết đường làm sao mà đi được.”

Tôi nhớ lại lời cụ Chu, ông nói cậu Ngốc thuộc đường trong thôn như lòng bàn tay, cậu ta có thể thuộc đường chứng tỏ không phải hoàn toàn không biết gì. Nếu vậy thì không nói bằng lời nữa, tôi cầm lấy bức tranh và ra dấu với cậu Ngốc, chỉ vào bức tranh nhờ cậu ta dẫn đường.

Cậu Ngốc cũng bắt chước bộ dạng ra dấu của tôi, chỉ vào bức tranh rồi bỗng đứng bật dậy quay lưng đi ra ngoài.

Điếu bát hô lên: “Nhanh, đi theo cậu Ngốc, cậu ta dẫn đường cho tụi mình đến chỗ bộ ghế trầm đấy.”

Tôi chẳng kịp chuẩn bị, tiện tay gỡ vội tấm ảnh trên tường xuống, cầm thêm chiếc đèn pin, Mặt dày cầm chiếc đèn dầu trên bàn để soi đường, hai người chúng tôi theo sát ngay sau cậu Ngốc. Chúng tôi đi dọc theo hành lang đầy bụi vì đã nhiều năm không có người sinh sống, cứ vậy đi sâu vào bên trong thôn, lúc đó cũng không nghĩ được cậu Ngốc sẽ đưa chúng tôi đi đâu.

Cậu Ngốc đi trước dẫn đường cho chúng tôi vào sâu bên trong, thôn làng này được xây dựng với mục đích phòng ngự, bố trí theo trận đồ bát quái, tổng thể có ba dãy nhà tròn ba tầng lồng vào nhau, giữa mỗi dãy nhà có một hành lang, không có con đường thẳng nào thông từ đầu thôn tới cuối thôn cả, đều phải đi vòng giữa ba dãy nhà tròn đó. Rõ ràng là cậu Ngốc rất thạo đường, không cần soi đèn vẫn thành thạo mở từng cánh cửa quẻ, đi lại nhanh nhẹn trong bóng đêm.

Không ngờ, đường trong thôn lại phức tạp như vậy, chúng tôi quan sát thấy các hành lang thông tới từng gian phòng hoàn toàn giống nhau, các phòng trong thôn hầu như đều trống trơn, những bức tranh treo trên tường đã cũ nát bạc màu. Vì lâu ngày không có người ở, không lưu thông khí nên bụi bặm mạng nhện bám đầy, khắp nơi sực lên toàn mùi ẩm mốc.

Trước mái hiên nhà và xà ngang đều trạm trổ hoa văn tinh xảo, ví dụ như bát mã, tùng, trúc, nho v.v... họa tiết nho tượng trưng cho sự đông con đông cháu, cũng có họa tiết phù dung, quế hoa, vạn niên thanh, mong cầu được vạn niên phú quý, còn có phù diêu đá như Bát tiên chúc thọ, vượn trắng dâng đào v.v...

Chúng tôi sợ bị lạc đường nên không dám dừng lại xem, cứ bám sát cậu Ngốc rẽ trái rẽ phải cho tới khi đến trung tâm của thôn làng, chính là Tổ miếu. Ba dãy nhà tròn vây quanh gian nhà to nhất này, trên cửa đá khắc hình bốn con sư tử, miệng nhả ra mây, gọi là “Từ thời thổ vân”. Xung quanh khắc hình chín con hươu, có nghĩa là “Cửu lộ thông suốt”, trên tường là hoa văn mai rùa, tổ hợp sáu khung hình kết hợp với nhau thành hình khối lục lăng, vì họa tiết giống như mai rùa nên gọi là hoa văn mai rùa, mang hàm ý trường tồn vĩnh cửu, người trong nghề mới nhìn là thấy ngay hàm ý bên trong.

Cậu Ngốc đẩy cánh cửa có khắc hình bốn con sư tử đi vào bên trong, trên bệ thờ bằng đá trong Tổ miếu có một bức tượng gốm, đó là một vị tướng quân oai phong lẫm liệt, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ giáp, lưng đeo bảo kiếm, thần thái uy nghiêm, phía sau bên trên có tấm biển “Trung nghĩa tham thiên” khiến ai bước vào đều cảm thấy kính sợ. Phía trước bức tượng có một hương án bằng đồng, đôi hạc sắt, mấy ngọn nến to. Cậu Ngốc vừa bước vào đã thắp hương dập đầu khấn vái, chúng tôi nhìn bức tượng thì biết ngay đây chính là Âm dương đoan công Chu Ngộ Cát. Đội quân đào hầm có từ thời Bắc Tống, cuối đời Minh vì tránh nạn nên Chu Ngộ Cát đành phải lui về ở ẩn, từ đó không còn đội quân đào hầm nữa. Chu Ngộ Cát tinh thông ngũ hành bát quái, phong thủy địa thế, lại là thống lĩnh của đội quân đào hầm, cũng coi như kiếm cơm bằng nghề đào đất, nghề này có chút tương đồng với nghề buôn đồ cổ của chúng tôi. Chúng tôi lại đang muốn lấy vài món đồ cổ trong thôn, đã gặp Âm dương đoan công ở đây thì không thể thất lễ, cả bọn cũng cung kính vái lạy.

Trong Tổ miếu của thôn Phi Tiên đèn đóm sáng trưng, Điếu bát quan sát xung quanh, không thấy bộ ghế đâu, Tổ miếu cũng không phải gian phòng trong bức ảnh, anh ta hỏi cậu Ngốc: “Cậu Ngốc, đây là gian phòng tronh ảnh à?”

Cậu Ngốc cũng quay sang nói với Điếu bát: “Cậu Ngốc, đây là gian phòng trong ảnh à?”

Điếu bát sực nhớ ra là không thể nói chuyện với cậu Ngốc được, có nói cũng bằng không, anh ta giơ bức ảnh lên trước mặt cậu Ngốc, chỉ mạnh vào bộ ghế trầm hương.

Cậu Ngốc cũng chỉ tay vào bức ảnh, rồi chỉ lên những chiếc bài vị bày chi chít trên ban thờ, ý nói rằng: “Không sai, chính là nơi này.”

Tôi nhìn lên ban thờ rồi nhìn lại vào bức ảnh, chợt hiểu ra ý của cậu Ngốc, cậu ta nghĩ rằng chúng tôi hỏi những vị trưởng lão ngồi trên chiếc ghế, mà những người đó giờ đã quy tiên cả rồi, linh vị đã được chuyển vào Tổ miếu.

Điếu bát ngao ngán nói: “Không thể nói chuyện rõ ràng với thằng ngốc này được, đành chờ mai ông cụ Chu tỉnh dậy rồi tính sau.” Anh ta nhìn một lượt những đồ vật trong Tổ miếu, có vẻ tiếc rẻ nói: “Chiếc hương án bằng đồng, cặp hạc sắt này đều không vừa đâu, nhìn màu đen bóng của nó thì biết, theo cách nói của người trong nghề là màu đen gia truyền, mặc dù đồ trong này chưa chắc ông cụ Chu đã nhường lại cho chúng mình, nhưng đã tới đây rồi tôi nghĩ chúng ta không nên đi vội, mở mang tầm mắt, học thêm chút kiến thức cũng hay.”

Tôi quan sát thấy bên trong Tổ miếu bày hương án và cặp hạc, trên trần nhà còn có hình vẽ “Kim giáo thần minh”, hình vẽ rất sinh động, mặc dù chịu nhiều năm hương khói ám vào, màu sắc có phần đã bị trôi, nhưng vẫn nhìn thấy được diện mạo của vị thần đó, mắt mở to giận dữ, râu tóc rậm rạp, cơ bắp cuồn cuộn, tay cầm thanh kích dài giơ lên trời, khí thế áp đảo, tư thế trông như sắp lao ra ngoài. Vị thần ác được đặt ở vị trí trên cao, cúi đầu nhìn xuống toàn bộ Tổ miếu.

Gian phòng rộng này chính là Tổ miếu của thôn, là nơi thờ phụng tổ tiên, vậy mà trên trần lại vẽ hình một vị ác thần, không giống với những từ đường khác. Chúng tôi đã được nghe cụ Chu kể về nguồn gốc của thôn Phi Tiên, biết rằng vị ác thần trong Tổ miếu chính là để trừ tà ma, nhưng vẽ trên trần là một điều chúng tôi không ngờ tới, không lẽ miệng núi Thông Thiên lại chính là Tổ miếu này?

Điếu bát càng quan sát càng thấy nơi này không bình thường, anh ta khẳng định với chúng tôi, nơi này chắc chắn có mộ cổ. Mộ của Vương hầu quý tộc thời Hán thường xẻ núi làm mộ, hơn nữa nơi nào có mộ cổ thời Hán thì tên những ngọn núi đó thường liên quan đến các linh vật như Quy Sơn, Xà Sơn, Sư Tử Sơn v.v... không biết Phục sơn ở Thông Thiên Lĩnh có mộ cổ không?

Có thể cuối thời Minh, Thông Thiên Lĩnh từng bị động đất, người dân đã nhìn thấy phi cương ra vào ở những khe nứt của núi, Chu Ngộ Cát thống lĩnh đội quân đào hầm đã xây thôn làng ở đây, nhằm trấn áp tà khí trong mộ cổ, càng suy luận anh ta càng thấy phỏng đoán của mình có lý.

Điếu bát bắt đầu ngứa ngáy nói: “Đáng tiếc là không biết lối vào mộ cổ ở Thông Thiên Lĩnh...”

Tôi nhìn xuống sàn nhà, lối vào mộ cổ thời Hán không chừng ở ngay dưới chân chúng tôi.

Tôi đoán Thông Thiên Lĩnh có hang động ngầm có thể đi thẳng được vào trong lòng núi, ngôi làng này nằm ngay bên trên hang động đó, trong Tổ miếu có hai tấm đá khắc hình hai con cá, thôn làng lại được bài trí theo trận đồ bát quái, ba vòng, ba tầng xây xung quanh gian từ đường này. Trong khuôn viên Tổ miếu còn có hai cái giếng, chính là hai điểm âm dương, đối chiếu với vị thần trên trần nhà thì hai chiếc giếng này có khả năng là thông xuống lòng núi.

Thôn Phi Tiên được xây dựng như vậy chủ yếu là để phòng ngự, nếu bị thiếu nước thì dù thành lũy kiên cố tới mức nào cũng không thể cố thủ được. Giếng nước được đặt trong Tổ miếu đủ thấy được tầm quan trọng của nó, nếu tôi đoán không nhầm, với bản lĩnh của Âm dương đoan công, thôn làng của ông không những tránh được thú dữ, thổ phỉ mà còn chặn luôn cả miệng núi Thông Thiên Lĩnh, chiếm một địa thế có lợi, một mũi tên trúng hai đích.

Điếu bát thì cứ khăng khăng nhận định trong lòng núi có mộ cổ thời Hán cũng có lý của anh ta bởi phàm những mộ cổ phạt núi làm quách, thì chủ nhân của ngôi mộ ắt thuộc hàng vương tôn, chư hầu. Thông Thiên Lĩnh là một ngọn núi lớn, thế núi hiểm trở, mây vờn thân núi, khiến người ta phải choáng ngợp, nếu không đầu tư tiền của và nhân lực thì khó mà đào được huyệt mộ trong lòng ngọn núi này. Nếu nói trong Thông Thiên Lĩnh có mộ cổ thời Hán thì không biết là mộ của ai, bởi hơn hai nghìn năm nay, hầu như chưa có bậc đế vương hoàng tộc nào đặt lăng tẩm tại đây. Vì thế, trong hang động dưới thôn Phi Tiên có thể có đồ cổ quý giá nhưng chưa chắc đã có mộ cổ thời Hán.

Mặt dày hỏi: “Giờ sao đại ca? Tụi mình vào Thông Thiên Lĩnh đào mộ cổ nhà Hán chứ? Nếu gặp phi cương thì phải làm sao?”

Điếu bát nạt lại: “Làm gì có chuyện cương thi biết bay, cậu không nghe ông cụ Chu nói à, cuối thời Minh ở đây có động đất, lúc đó trời rung đất chuyển, chim thú tan tác, nhân lúc ngọn núi nứt đôi, có vật thể toàn thân hôi thối đã bay ra ngoài nhưng bị sét đánh rồi bị các loại đay leo quấn chặt, thi thể đều bị chim rỉa nát rồi. Thời đó dân tình mê tín mới cho là cương thi biết bay. Cho dù đó là thứ gì thì cũng chết từ lâu rồi, giờ còn gì đáng sợ nữa đâu.”

Mặt dày nói: “Không phải là tôi sợ, tôi vốn chẳng còn hy vọng gì vào cuộc sống, không tin trên đời này sẽ có chuyện tốt đến với mình. Từ lúc gặp hai người, đi ngang qua Ô Thú động bị lật xe rơi xuống nghĩa địa mà còn nhặt được bảo bối thì tôi biết đã đến lúc số mình phất lên rồi. Đã dám đi cùng với hai người thì tất nhiên tôi phải hạ quyết tâm theo đến cùng, chỉ cần có cửa kiếm tiền, mẹ nó chứ, chết cũng làm.”

Mặc dù cũng tham, nhưng Điếu bát không có cái gan đi đào trộm mộ, hơn nữa chưa có sự chuẩn bị, tay không làm sao mà làm việc được? Anh ta chỉ tiện mồm nói vậy, thấy Mặt dày tưởng thật liền nói: “Dựa vào ba chúng ta với vài khẩu súng thì làm sao giải quyết được việc lớn như vậy. Trước mắt phải mua được bộ ghế trầm hương của ông cụ Chu, đợi quay về rồi tính tiếp.”

Tôi nói: “Hai người bàn bạc cứ như trong thôn Phi Tiên này có mộ cổ thời Hán thật không bằng. Có mộ cổ hay không còn chưa biết kia.”

Điếu bát nói: “Cũng đúng, nhưng mà tôi cứ băn khoăn...”

Chúng tôi vừa nói đến đó thì thấy Mặt dày đang ra dấu hỏi cậu Ngốc: “Phía dưới tấm đá này là gì vậy?”

Cậu Ngốc cũng ra dấu lại, ý nói rằng: “Dưới đó chỉ có nước.”

Mặt dày không tin: “Chỉ là giếng thôi à... không có gì khác sao?” thấy chẳng hỏi thêm được gì từ cậu Ngốc, liến nắm lấy vòng sắt được cố định trên tấm đá loay hoay tìm cách mở nắp giếng, dùng hết sức bình sinh mới dịch được chiếc nắp sang một bên, phía dưới như một cái hố sâu không nhìn thấy đáy. Trong tổ miếu có hai tấm đá như vậy, trông giống như hai miệng giếng nhưng thực chất là thông tới một nơi nào đó, bên thành giếng còn sót lại sợi dây thừng đã mục nát, đúng là giếng cổ, nhưng xem ra đã hơn trăm năm nay không có ai lấy nước ở đây, anh ta thò cổ xuống xem xét ở dưới.

Tôi nói: “Sao ông dám nhấc tấm đá ra? Nếu đây là chiếc giếng phong thủy của thôn thì ông không sợ cụ Chu liều mạng với ông à?”

Mặt dày này: “Đồ thỏ đế! Mỗi cái giếng có gì đâu mà phải sợ. Hai người qua đây xem đi, hình như dưới đó chẳng có gì cả.”

Tôi với Điếu bát tuy mồm nói đừng động đến giếng cổ nhà người ta nhưng trong lòng cũng hiếu kỳ, cầm đèn pin ra soi, cái giếng vừa rộng vừa sâu, không nhìn thấy đáy đâu cả.

Mặt dày nói: “Mọi người chẳng nói bên dưới có mộ cổ sao? Ở chỗ nào?”

Điếu bát nói: “Có mộ cổ thì cũng phải ở bên cạnh thôn, trong lòng núi cao ấy, cái giếng này cùng lắm chỉ là đường hầm thông ra núi thôi.”

Mặt dày trợn tròn mắt nhìn xuống phía dưới: “Dưới này tối thui, ai mà nhìn thấy đường hầm ở đâu.”

Tôi nói: “Ông to gan thì xuống dưới đó xem là biết liền chứ gì...”

Vừa nói xong thì thấy Mặt dày rơi tọt xuống giếng, tôi và Điếu bát ngạc nhiên, nghĩ: “Lão này cũng liều phết.”

Vừa mới nghĩ vậy thì nghe thấy tiếng Điếu bát kêu lên “Ối!” một tiếng rồi cũng rơi tọt xuống giếng. Tôi thấy tình hình không ổn, vừa quay đầu lại đã thấy cậu Ngốc đang lao về phía mình, hóa ra hai người vừa rồi đều bị cậu ta đạp xuống giếng. Sự việc xảy ra quá đột ngột khiến tôi không kịp phòng bị, tới lúc tôi nhận ra thì đã quá muộn, cậu Ngốc to béo, như một tấm phản thịt sầm sập lao tới, cậu ta cũng chẳng cần giơ chân ra, dùng bụng huých một cái là tôi đã đứng không vững, chỉ thấy tiếng gió vù vù bên tai, cơ thể rơi tự do trong không khí, rơi suốt hồi lâu mà vẫn chưa tới đáy.

Lúc đó tôi chợt nghĩ: “Chết rồi, chắc cậu Ngốc nghĩ bọn tôi là cướp, hoặc cho rằng chúng tôi đã động vào chiếc giếng phong thủy của thôn nên mới tấn công từ sau lưng. Mà sao cái giếng của thôn Phi Tiên lại sâu thế nhỉ, không biết dưới giếng còn nước hay không, nếu rơi xuống giếng cạn...”

Chưa nghĩ hết thì tôi đã rơi tõm xuống nước, vì rơi từ rất cao nên lực đẩy rất mạnh, rơi xuống nước rồi vẫn tiếp tục chìm sâu xuống, tôi bị uống mấy ngụm nước vội nín thở để trồi lên. May trong lúc hoảng hốt vẫn cầm chặt chiếc đèn pin trong tay, xung quanh thành giếng đều bằng đá. Hai người rơi xuống trước tôi, Mặt dày thì biết bơi, nhưng Điếu bát chỉ là con vịt cạn, uống đầy một bụng nước, đang ho sặc sụa, tôi và Mặt dày dìu anh ta bơi vào phía thành giếng, bám vào khe hở nơi thành giếng rồi cả bọn đứng thở hồng hộc.

Mặt dày tức điên, chỉ lên trên miệng giếng chửi rủa một hồi, phía trên một màu đen kịt, không nhìn thấy chút ánh sáng nào của miệng giếng, chắc cậu Ngốc đã đóng nắp giếng lại rồi.

Chiếc giếng này sâu mười mét, rộng cũng phải đến mười mét, nước đỏ quạch và lạnh buốt. Chúng tôi ướt nhẹp từ đầu đến chân, tôi và Mặt dày còn chịu được, Điếu bát tuy chưa đến nỗi bị sặc chết nhưng lạnh tím tái cả môi, toàn thân run bắn, không nói thành tiếng, hai hàm răng va vào nhau cầm cập. Tôi phải túm lấy cổ áo anh ta thì anh ta mới không bị chìm xuống nước.

Tôi nói với Mặt dày: “Ông tiết kiệm sức lực đi, đừng có chửi nữa, cái giếng này quá sâu, trong thôn thì thành lũy trùng trùng lớp lớp, cửa quẻ khắp nơi, ông có đốt thuốc nổ ở đây thì trên đó cũng không nghe thấy đâu, hơn nữa thủ phạm là cậu Ngốc, ông còn mong cậu ta đến cứu bọn ta chắc?”

Mặt dày hậm hực: “Chết tiệt, tôi không chửi thằng đó thì khen nó chắc. Tôi mà được lên trên đó, tôi sẽ cho thằng Ngốc kia và lão Chu biết tay, xem hai ông cháu nhà nó chịu được mấy cú đấm của tôi!”

Tôi nói: “Ngồi đó mà bốc phét, ông lợi hại thế thật thì không đến nỗi bị cậu Ngốc đá xuống đây!”

Mặt dày nói: “Xem như tôi non đi, tôi nhìn nhầm người, không ngờ thằng ngốc kia lại xấu xa thế. Cậu cũng đâu có nhận ra mà nói tôi.”

Tôi nói: “Không nói chuyện này nữa, tìm cách ra ngoài đi, nước giếng lạnh quá, chân tôi sắp bị chuột rút rồi.”

Mặt dày nói: “Ai bảo là không chứ, tôi cũng sắp không trụ nổi rồi, đứng thêm tí nữa cả ba đều mất mạng ở đây. Hai người một thân một mình, chết cũng không sao, tôi còn có em gái đang... đợi ở nhà, tôi làm sao nhẫn tâm... nhẫn tâm để em gái tìm anh nước mắt chan hòa nhân gian sao? Có cách... cách... cách nào không, mau nghĩ... nghĩ... nghĩ đi.”

Mặt dày vừa nói vừa run lập cập, chân tay tôi cũng tê dại, lạnh không thể chịu nổi, chiếc đèn pin bị ngâm nước không biết có phải bị chập mạch không, lúc sáng lúc tối, có khi sắp hỏng rồi. Tôi sốt ruột tìm đường ra, nên cũng không buồn đấu khẩu với Mặt dày nữa. Thành giếng rất trơn, mọc đầy rêu, đừng nói ba đứa chúng tôi, ngay cả khỉ cũng không trèo lên được. Trước đây, nghe ông cụ Chu nói phía dưới thôn Phi Tiên có một cửa núi, không chừng dưới giếng này có đường hầm bí mật cũng nên, tôi trấn an mình không được cuống, định thần quan sát xung quanh, phát hiện có một vết nứt ở thành giếng, phần lớn bị chìm trong nước. Theo ánh đèn pin chiếu sáng, tôi thấy dấu vết của lớp rêu cho thấy trước đây mực nước của giếng cao hơn bây giờ rất nhiều. Vì sau này nguồn nước bị cạn nên vết nứt mới lộ ra.

Chúng tôi chỉ mong mau mau chóng chóng ra khỏi nơi nước lạnh như cắt này, thấy có đường thoát như chết đuối vớ được cọc, vội lôi Điếu bát lặn ra ngoài. Bên dưới vết nứt khá rộng rãi nhưng khoảng không không bị ngập nước chỉ tầm một nắm đấm, đi chừng năm sáu mét thì vào một huyệt động. Lúc này thì chiếc đèn pin không sáng được nữa, chúng tôi không nhìn thấy gì ở phía trước, đành mò mẫm để leo lên nhũ đánh trong động, ba người lạnh run như cầy sấy, vội cởi quần áo vắt khô nước, quần áo ướt rồi cũng không thể mặc ngay được. Điếu bát cũng hồi tỉnh được đôi chút, cởi trần ngồi xổm tìm thuốc hút, nhưng thuốc bị ngâm nước đã nát hết cả, chỉ tìm thấy chiếc bật lửa cơ, tôi bảo anh ta vẩy hết nước đi, bật mấy lần, cuối cùng cũng bật được, không ngờ ánh sáng vừa lóe lên bỗng có ai đó thổi phù một cái tắt phụp, chúng tôi đều giật mình, đồng thanh hỏi: “Ai đấy?”

Mặt dày lên tiếng: “Là tôi, là tôi. Đừng có kêu lên thế, chúng ta đang trần như nhộng, bật lửa lên, ngại chết đi được.”

Tôi nói: “Đừng có làm loạn lên! Mẹ nó, ông mà còn biết xấu hổ thì mặt tôi với Điếu bát biết để đâu.”

Điếu bát nói: “Không có mảnh vải trên người đúng là không lịch sự lắm, rất ảnh hưởng tới hình ảnh của chúng ta, nhưng dù sao cũng toàn đàn ông với nhau, ở đây cũng không có người ngoài, có gì lạ đâu mà ngại!” Nói rồi, Bát Điếu bật lửa lên, trước mặt chúng tôi cuối cùng cũng có được chút ánh sáng. Điếu bát nhìn thấy tiền của mình bị nước ngâm nát hết ra, cuống quýt hết cả lên: “Mạng sống của tôi, vất vả phấn đấu hơn hai mươi năm, giờ lại quay về thời trước giải phóng rồi...”

Tôi nói: “Nếu không phải Mặt dày mở giếng phong thủy của người ta ra thì cậu Ngốc đã không đánh lén tụi mình.”

Mặt dày nói: “Tôi là oan nhất đấy, cái thằng trông mặt mũi thật thà thế mà lại gian xảo, uống mất rượu Đinh quan của chúng ta đã không nói rồi, sợ chúng ta tính sổ với nó nên mới lừa đến Tổ miếu để diệt khẩu, không phải tôi nói đâu nhá, mà sự việc nó rõ rành rành ra như vậy. Bình thường hai người tinh tường thế, thông minh hơn cả người Do Thái mà lại không nhìn ra sao? Còn để tôi mang tội thay cho thằng ngốc kia.”

Điếu bát lạnh quá vẫn run cầm cập, lên tiếng càm ràm: “Giờ nói gì cũng muộn rồi, kẹt trong động tối thế này không chết lạnh cũng chết đói.”

Mặt dày nói: “Tôi không sợ chết, chỉ sợ không chết nổi, sống mang tội, chịu khổ cực rồi vẫn phải chết, thế mới gọi là xui xẻo, xui xẻo hơn là sau khi chết không có người lo chôn cất, thi thể vứt đây cho rắn chuột gặm nhấm.”

Điếu bát thất kinh: “Hả? Cậu nói ở đây có chuột và rắn sao?”

Mặt dày nói: “Có rắn hay không tôi không biết, nhưng chuột thì có, lúc nãy có một con vừa chạy ngang qua chân tôi”.

Bị kẹt trong hang động lạnh lẽo tối om, giơ tay ra trước mặt cũng không nhìn thấy, trên người không mảnh vải che thân, ướt nhèm nhẹp, xung quanh lại toàn chuột cống, tối om không nhìn thấy gì, bị chúng cắn phải cũng gay. Điếu bát càng nghĩ càng sợ. Sợ vì không muốn chết, vậy nên anh ta thay đổi chủ ý, không ngồi chờ chết nữa.

Tôi nói: “Chiếc giếng cổ trong tổ miếu thôn Phi Tiên thông xuống núi thì nhất định có đường đi, dù không biết là đường sống hay đường chết nhưng vẫn tốt hơn là ngồi đây chờ chết, xem ra đi được bước nào hay bước đó. Cắn răng chịu đựng một chút, không chừng có cơ hội sống sót.”

Điếu bát nói: “Nói chí lí lắm, những người vĩ đại cũng thường hành sự như vậy, biết là mạo hiểm nhưng chỉ cần quyết tâm thì vẫn qua được.”

Mặt dày nói: “Vậy chúng ta đừng nói nhiều nữa, dù sao thì tôi cũng coi thường sự sống chết rồi, không kiếm được nhiều tiền thì sống cũng vô vị.”

Ba người chúng tôi bàn xong liền đi sâu vào phía trong tìm đường, chỉ mặc mỗi quần đùi và đi giày, quần áo ướt quấn lại vắt lên vai, mỗi tội không có ánh sáng cứ phải dò dẫm trong bóng tối, nên rất khó di chuyển.

Mặt dày hỏi mượn Điếu bát chiếc bật lửa để đi trước dẫn đường, có chút ánh sáng sẽ dễ đi hơn.

Điếu bát phản đối: “Không được! Hai cậu mặc dù là bạn tốt của tôi nhưng lúc cần phê bình tôi vẫn phải phê bình, các cậu thường ngày vẫn chỉ quẹt diêm hút thuốc làm sao mà biết được sự lợi hại của chiếc bật lửa này, cái này gọi là Dupont, mạ vàng đấy, bên trong còn có cái vè đồng, mỗi lần bật lửa đều phát ra tiếng kêu, có thể mang vào khách sạn tham dự những sự kiện lớn đấy. Giờ trên người tôi chỉ còn mỗi thứ này có giá trị thôi, giao cho ai cũng không được, tự tôi cầm vẫn chắc ăn nhất.”

Mặt dày không tin: “Làm gì mà xịn thế, có cái bật lửa cũ rích, tôi có làm rơi vài lần cũng chẳng hỏng đâu.”

Điếu bát không dám đi trước dẫn đường, lại không muốn đưa bật lửa cho Mặt dày, đành phải chọn giải pháp ở giữa, đó là giao cho tôi.

Tôi nói trước với anh ta nếu đánh mất là tôi không chịu trách nhiệm. Nói rồi làn mò theo vách đá đi lên trước dẫn đường, tôi phát hiện ra vách đá ở đây lô nhô lổn nhổn không giống như vách đá thông thường, đánh bật lửa lên xem thì thấy sần sùi nổi cục như rễ cây. Cây gì mà rễ lại có thể đâm xuống sâu tới mức này, không thể tưởng tượng được cái cây phải to đến mức nào, hơn nữa trước đó cũng không thấy thôn Phi Tiên có cái cây nào to như vậy.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7: Rồng đất


Tương truyền thời Nữ Oa và Phục Hy có một cây cổ thụ rất to, rễ cuồncuộn như rồng cuốn, đỏ au như máu, nếu không phải là cây râu rồng nhưtrong truyền thuyết thì thân cây này cũng đã sống rất lâu đời rồi, rễmọc khắp nơi trên núi, phần lớn đã khô héo, còn một số vẫn sống, nó đãhút hết khí, nước, đất trong dãy núi, khiến cho thôn Phi Tiên thiếu nước trầm trọng, không thể trồng trọt chăn nuôi, vật nuôi trên núi tuyệtchủng. Vụ lở núi thời cuối nhà Minh chắc cũng do rễ cây đùn ra ngoài gây nên.

Điếu bát nói: "Hình như cụ Chu có nhắc tới Âm dương đoan công Chu Ngộ Cát lựa chọn dựng thôn Phi Tiên ở đây là để trấn Thổ Long trong ThôngThiên Lĩnh, lúc đó thì cũng không kịp nghĩ Thổ Long là gì, cứ nghĩ cũnglà thứ gì đó như long mạch, giờ xem ra Thổ Long chính là chỉ chỗ rễ câynày."

Mặt dày nói: "Ông cụ Chu đúng là giống như ông tổ Chu Ngộ Cát củamình thích giả thần giả quỷ, rễ cây thì cứ nói rễ cây, lại còn nói làThổ Long nữa".

Tôi nói: " 'Long' trong phong thủy không phải là loại rồng cưỡi mâycưỡi gió, ví dụ như long mạch trong những vùng núi, trong long mạch hẳnsẽ có long khí, cũng chính vì Thông Thiên Lĩnh có long khí nên rễ câymới trường sinh bất tử, theo tôi nghĩ, long khí chính là địa khí, lànăng lượng thoát ra từ lòng đất chứ không hoàn toàn là quan niệm mê tín. Nên nếu ví những chiếc rễ cây to có thể đẩy vỡ cả vách núi này là ThổLong thì cũng không có gì là quá lời."

Mặt dày không quan tâm đến Thổ Long gì hết, anh ta nói: "Nếu trongnúi có ngôi mộ cổ của hoàng thất thì mình tranh thủ vào đó lấy vài thứbảo bối, cũng không uổng công vào đây một chuyến."

Tôi bật lửa lên soi vào mặt anh ta: "Ông cũng không nhìn lại xem bộ dạng của ông lúc này như thế nào."

Mặt dày nói: "Nhìn gì mà nhìn, mấy thằng đàn ông ở trần có gì đâu mà nhìn."

Tôi nói: "Ông đừng có mà nói mê, tưởng mộ thời Hán là đồ hàng mã à?Hơn nữa Thông Thiên Lĩnh chưa chắc đã có mộ cổ, theo bố cục của thôn Phi Tiên và câu chuyện mà cụ Chu kể thì từ ngoài vào trong đều rất nguyhiểm, trước mắt phải thoát thân đã, chuyện kiếm báu vật phát tài gácsang một bên đi."

Điếu bát gật đầu lia lịa: "Mía không thể ngọt hai đầu, một là mạngsống, hai là tiền, mạng sống vẫn là trên hết. Còn rừng thì lo gì thiếucủi đốt."

Ba người trần trùng trục, vừa nói chuyện cho đỡ sợ vừa mò mẫm tìmđường ra, trong tay chỉ còn lại một chiếc bật lửa, đi một đoạn lại bậtlên một lần, lọ mọ trong bóng tối không thể nào phân biệt được đông tâynam bắc, cũng không rõ chiếc bật lửa còn dùng được bao lâu, chúng tôi cứ vậy đi theo địa hình trong động, rồi bỗng trước mắt xuất hiện một cỗquan tài, một nửa bị chôn sâu trong gốc cây đã chết khô.

Mặt dày tiến lên đẩy nắp quan tài, anh ta nghiến răng nghiến lợi mộtlúc mà nắp quan tài vẫn không động đậy, cứ như người chết ở bên tronggiữ lại không cho mở ra vậy.

Điếu bát sờ thấy đây là một cỗ quan tài bằng đá, bên trên phủ một lớp rêu đã chết khô, có thể sờ thấy những hoa văn khắc trên quan tài.

Tôi lấy tay che ngọn lửa, tiến lên phía trước xem xét. Hoa văn trênquan tài thể hiện nội dung rất rõ ràng, có hình ảnh một vị tướng quânmình mặc áo giáp, cưỡi ngựa, đang dương cung bắn chết một con mãnh hổ,bên cạnh có một con vượn già đang cúi đầu bái lạy. Trước đây nghe kể, Âm dương đoan công Chu Ngộ Cát đi đến vùng núi này gặp một con vượn taydài, con vượn đó như hiểu được tiếng người, đã đến bái lạy trước ngựacủa ông, dẫn ông đến một sơn cốc sâu trong rừng, bỗng ở đâu chạy đến một con hổ hết sức hung ác, cắn chết con cháu của bầy vượn, Chu Ngộ Cátgiương cung bắn chết con hổ, để báo đáp lại công ơn của Chu Ngộ Cát, con vượn già đã dẫn ông đi xem bộ Thiên thư được cổ nhân khắc trên váchnúi, từ đó ông thông thạo thuật âm dương. Những hình thù và hoa văn khắc trên nắp quan tài chính là mô tả lại điển tích Chu Ngộ Cát bắn hổ, được Thiên thư, hiển nhiên đây chính là chủ nhân thôn Phi Tiên - Chu NgộCát.

Lúc này, ngọn lửa lay động, lúc tỏ lúc mờ chỉ còn là ánh sáng le lóinhỏ như hạt đỗ tương, xem chừng gas sắp cạn. Tôi nhìn thấy chiếc đế nhôra hai phía bên quan tài, trông như là đĩa đèn dầu, thổi lớp bụi dày bên trên, bên dưới là đèn đối bằng dầu cá, tôi gọi hai người kia lại, tìmnhững sợi dây leo khô tết lại thành bó chặt, rồi nhúng vào chỗ dầu cá.Loại dầu này không sợ ướt, chúng tôi thắp lửa vào đầu đã nhúng dầu thành những ngọn đuốc, hai bó buộc vào làm một, hang động tối đen bỗng chốcsáng hẳn, nhưng tôi lại có cảm giác bất an hơn hẳn lúc còn mò mẫm trongbóng tối, nghĩ thầm trong bụng: "Tại sao với thành lũy tầng tầng lớp lớp trấn áp còn chưa đủ, đến lúc chết vẫn phải dùng quan tài của Chu NgộCát chắn ở đây?"

2

Mặt dày hận người đã bày trận đồ bát quái trong thôn Phi Thiên, anhta nhặt một cục đá ném mạnh vào chiếc quan tài bị chôn một nửa vào gốccây kia.

Điếu bát lấy lại chiếc bật lửa trong tay tôi, quay đầu lại nhìn thấyhành động của Mặt dày thì lấy làm lạ: "Đừng có làm gì quá đáng, cậukhông muốn mua lại đồ cổ trong thôn nữa à? Hơn nữa Âm dương đoan côngChu Ngộ Cát lúc sinh thời có thể sai thần khiến quỷ, con cháu ông ta đời đời sung túc, đến giờ vẫn chưa tuyệt tự, xem ra không thể thất lễ được, muốn sống để ra khỏi chỗ này còn phải cầu ông ấy phù hộ cho chúng tađấy."

Mặt dày vẫn không phục: "Chẳng cần biết cái ông Chu Ngộ Cát bản lĩnhthế nào, giờ ông ta cũng chết rồi. Hơn nữa dựa vào đâu mà dân của ông ta đánh lén tụi mình được còn mình thì không được động đến quan tài củaông ta chứ. Mình cứ chơi lại, xem ai xấu hơn ai." Nói rồi vẫn tiếp tụclấy đá nện vào quan tài, nhưng cỗ quan tài đá đó hết sức kiên cố, hắnnghiến răng gõ một lúc mà chẳng ăn thua gì, nhưng khe hở giữa rễ cây vàquan tài thì bắt đầu chảy ra thứ nước bùn màu vàng.

Bùn dưới quan tài cứ tuôn ra không ngớt, chốc lát đã lấp đầy chỗ khethông với đáy giếng, Điếu bát hốt hoảng hô lên: "Nước ở đâu ra mà lắmthế này?"

Tôi cũng hốt hoảng không kém, theo ánh sáng của ngọn đuốc, tôi pháthiện ra hình dáng quan tài Chu Ngộ Cát rất quái dị, vội hét to lên vớiMặt dày và Điếu bát: "Không được động vào quan tài, chính nó là vật trấn long mạch của Thông Thiên Lĩnh đấy."

Hai người đó nghe nói vậy đều ngẩn ra: "Quan tài trấn long mạch nghĩa là gì?"

Tôi giải thích: "Quan tài có hình dạng trên to dưới nhỏ gọi là Trảmlong đinh, bên trong Thông Thiên Lĩnh dày đặc rễ cây, vừa khéo chắnngang long mạch vùng này, còn cỗ quan tài của Chu Ngộ Cát giống nhưchiếc đinh đóng vào long mạch và chắn ngay cửa miệng mạch nước ngầm,khiến cho cây chết khô, nên Thông Thiên Lĩnh mới không xảy ra lở núinữa."

Mặt dày hỏi: "Thông Thiên Lĩnh có bị lở núi hay không thì liên quan gì đến Chu Ngộ Cát chứ?"

Tôi giải thích: "Năm xưa khi lở núi thì người dân nhìn thấy xác chếtbiết bay, ngày nay không ai còn biết sự việc đó cụ thể là thế nào, nhưng việc quan tài của Chu Ngộ Cát chắn ở đây chắc chắn có liên quan đếnviệc đó."

Giọng Điếu bát run run: "Ý cậu nói là... trong núi có phi cương?"

Tôi nói: "Tôi cũng không biết, nói chung tốt nhất đừng động vào quan tài của Chu Ngộ Cát."

Điếu bát nói: "Đúng, giữ mạng sống là trên hết, nếu không mình đừngđi vào trong núi nữa..." Anh ta đang bàn lùi, nhưng đường về đã bị bùnđất lấp mất rồi, mà nước vẫn không ngừng chảy, cứ đứng mãi ở đây cũngkhông ổn, chỉ còn cách đi sâu vào bên trong thôi, Điếu bát cuống quá cứloay hoay mãi, vô tình phát hiện một đầu huyệt động có chỗ tấp đầy những tảng đá, có thể gốc cây cổ chưa chết hẳn, những khe đá có phần lỏnglẻo, có chỗ đủ để một người lách qua, chắc là có thể đi vào trong lòngngọn núi.

Từ cuối đời Minh, khi ngọn núi nứt ra rồi khép lại thì xung quanhThông Thiên Lĩnh chưa từng có người nhìn thấy phi cương, nên chưa chắcphía trước đã có lối ra ngoài. Nhưng lúc này chúng tôi không nghĩ đượcnhiều như vậy, đi vòng qua quan tài của Chu Ngộ Cát, trèo vào những kheđá, ngọn đuốc trên tay vẫn chưa tắt chứng tỏ nơi đây không khí có thểlưu thông, đến lúc này chúng tôi không tin trong Thông Thiên Lĩnh có mộcổ nhà Hán nữa, cũng không thể tưởng tượng được nơi đó sẽ thế nào, cónhững thứ gì.

Điếu bát nói: "Tôi chỉ nghĩ gì nói nấy thôi, hoàn cảnh rơi xuốnggiếng cạn của chúng ta cũng hơi giống 'Bầu trời trong miệng giếng' đấynhỉ!"

Mặt dày nói: "Có mà giống ếch ngồi đáy giếng thì có."

Tôi nói: "Bầu trời trong miệng giếng cũng chỉ là một truyền thuyếtthôi. Tương truyền có một người tiều phu bị rơi vào một cái giếng nhưngmay không chết, có điều không thể trèo lên được, may mắn tìm ra được một khe nứt nơi thành giếng, liền đi sâu vào bên trong, sau khi đi ngoằnngoèo một lúc lâu, không rõ là đã đi bao xa, bỗng tới một thung lũngphong cảnh hữu tình, hoa thơm chim hót, ở đó anh ta đã gặp các vị tiên,được cho thuốc tiên. Câu chuyện này sau đó được truyền trong dân gian và trở thành điển tích."

Mặt dày vỡ lẽ: "Ừ! Anh em ta rơi xuống giếng ở Tổ miếu khu bảo thànhnày, cũng lọ mọ trong này đã lâu rồi, nếu không kiếm được món gì đó chora hồn thì có phải là phí mất lần xuống giếng này không."

Ba người vừa đi vừa nói chuyện, chẳng mấy chốc đã vào đến lòng núiThông Thiên, trong này rộng rãi, tôi đứng thẳng người nhìn xung quanh,rễ cây đã chết khô trông như những con rắn bò dưới đất, trong động phủmột lớp bụi dày, khắp nơi đều là những đám rêu dày đặc nhưng cũng đềuchết khô, phía trên mờ ảo có chút ánh sáng tựa như ánh mặt trời chiếuxuống. Điếu bát tưởng rằng phía trên có khe nứt thông ra bên ngoài, anhta bị nghiện nặng, chỉ muốn mau chóng ra ngoài để tìm thuốc hút, thế làanh ta vội vàng đu lên những cành dây leo để trèo lên trên. Tôi sợ anhta trượt chân ngã xuống thì gay nên gọi Mặt dày đi theo. Tôi vẫn thấy có chuyện gì đó không ổn, nhưng cũng không giải thích được là không ổn ởđiểm nào. Điếu bát thấy tôi còn chần chừ thì giục: "Số anh em mình vẫnchưa phải chết, theo lối này leo lên thể nào cũng có đường ra." Tôi trảlời: "Không đúng, giờ này là nửa đêm rồi, sao lại có ánh sáng chiếu vàotrong lòng núi được."

3

Điếu bát nghe nói cũng ngẩn người ra, thời gian không đúng thật, lúccùng cậu Ngốc ở Tổ miếu thì trời vừa tối, từ lúc bị rơi xuống giếng rồimò mẫm trong lòng núi tới giờ thì cũng chỉ tầm nửa đêm, còn lâu mới tớilúc trời sáng.

Tôi nhìn thấy phía trên như có một vầng sáng, nhưng vì xung quanh quá tối, lại có nhiều cành dây leo che phủ nên nhìn không rõ đó là thứ gì.

Mặt dày nói: "Đêm tối thì cũng có ánh trăng mà, kiểu gì thì vòm độngcũng không thể tự sáng lên được, sắp tới đỉnh rồi đấy, không lẽ cậu định quay về theo đường cũ."

Tôi với Điếu bát nghĩ cũng phải, đã tới nước này rồi cứ phải đi thôi, xem đó là cái gì.

Trong lòng núi toàn là rễ cây khô, bên ngoài là vách núi, hàng trămrễ cây to khủng khiếp mọc dọc theo vách động, chúng tôi trèo qua nhữngrễ cây đó lên phía trên, khắp người bị rễ cây cào xước. Mặt dày sơ ýtrượt chân bong một tảng rêu khô, lộ ra hoa văn được khắc trên thànhđộng, hình như là hình vẽ một đoàn người đang xếp hàng, nét khắc thô sơ, đơn giản, kỳ lạ ở chỗ những người này đều có thêm một con mắt dọc giữatrán, xung quanh còn có những miếng vỡ sành sứ, bên trên đều có họa tiết người ba mắt.

Điếu bát kêu lên kỳ lạ: "Tranh đá và miếng vỡ sành sứ trong động này có niên đại còn lâu hơn cả thôn Phi Thiên."

Mặt dày nói: "Cuối thời Minh đến nay... mà còn chưa đủ lâu à?"

Điếu bát nói: "Hai ba trăm năm thì cũng như cái búng tay thôi, xem ra những bức tranh đá này cũng phải đến hai nghìn năm tuổi rồi."

Mặt dày hỏi: "Thời đó có người ba mắt à?"

Tôi lắc đầu: "Thời nào thì cũng không có, từ xưa đến giờ con ngườilúc nào chẳng hai mắt một mũi, ngoại trừ Mã vương gia và Nhị lang thần."

Điếu bát vỡ lẽ vỗ đánh bốp vào đầu nói: "Ôi giời, các cậu đoán xem tôi nghĩ ra cái gì rồi?"

Tôi nói: "Đầu anh có mọc trên người tôi đâu mà tôi biết được anh đang nghĩ gì."

Điếu bát trả lời: "Những họa tiết trên sành sứ đều là người ba mắtcả, lại xuất hiện ở Thông Thiên Lĩnh này, tự nhiên làm tôi nhớ đến tíchnước 'Tấn diệt Cừu Vưu'. Cừu Vưu các cậu biết chứ? Còn gọi là Cừu Thủ,đó là một nước ở vùng biên Trung Nguyên, trước đây tôi từng xem qua đồsứ của họ, họa tiết trên đó cũng toàn là người ba mắt, đây cũng có thểlà đồ của họ để lại."

Mặt dày nói: "Người Cừu Vưu à... chưa nghe thấy bao giờ, giờ còn tồn tại nữa không?"

Điếu bát trả lời: "Đã bị nước Tấn tiêu diệt từ lâu rồi, hai nghìn năm trước khi nước Tấn diệt Cừu Vưu, do thế núi hiểm trở, đại quân khôngvào được bên trong liền đúc một chiếc chuông đồng thật to, nói dối rằngđể tặng quân vương Cừu Vưu. Quân vương Cừu Vuu không hề nghi ngờ, vuimừng nhận quà, còn cho người sửa đường làm lễ đón chuông, đến khi đườnglàm xong thì nước Tấn đưa quân đến diệt Cừu Vưu."

Tôi nghĩ thầm trong bụng: "Điếu bát kiếm cơm bằng nghề này có khác,nếu không có những kiến thức đó thì làm sao mà trụ lại trong nghề nàyđược. Cho dù tích nước Tấn diệt Cừu Vưu này có chính xác hay không, thìnơi đây cũng tương tự như một Cừu Vưu, đã bị diệt vong từ lâu rồi. Thông Thiên Lĩnh không lẽ có mộ của người Cừu Vưu thật, nếu không thì sao ởđây lại xuất hiện nhiều tranh đá và đồ sành sứ như vậy, nhưng lại khôngthấy hài cốt, không lẽ đều chôn ở dưới đáy động. Nghĩ đến đây, tôi bấtgiác nhìn xuống dưới chân, ánh đuốc chỉ soi được một diện tích nhỏ,trong lòng động rộng lớn như vậy không tài nào nhìn rõ được."

Điếu bát nói: "Không thấy xác chết cũng không có gì lạ, cho dù trongđộng có quan tài xác chết thì giờ cũng hóa thành đất hết rồi."

Tôi thấy cũng có lý, lấy dũng khí tiếp tục tiến lên phía trước, pháthiện mảnh sành sứ trong động không phải là ít, đủ các thể loại họa tiếtngười và thú, đồ vật hình dáng đơn giản, thô sơ, họa tiết người rất dễnhận và chủ yếu vẫn là người ba mắt. Nhiều đồ tùy táng và tranh đá nhưvậy, chứng tỏ rằng lòng động là một ngôi mộ cổ, cương thi thời cuối nhàMinh chẳng lẽ là do xác chết trong động biến thành? Xác chết xảy ra thibiến như vậy có liên quan gì đến rễ cây rồng trong động không?

Mặt dày hỏi Điếu bát: "Phi cương là thứ gì vậy? Là người chết biết bay à?"

Điếu bát nói: "Theo cách nói mê tín của người xưa, những cương thi để lâu trong mộ sẽ biến thành yêu quái, có thể thở, đi lại nhẹ như gió, đó là phi cương. Nhưng cũng chỉ những người dân ít học ở nông thôn thì mới tin vào những thứ này, anh cậu lăn lộn trong giang hồ nhiều năm chưatừng thấy yêu ma quỷ quái bao giờ..."

Anh ta mới nói đến đây, bỗng có trận âm phong mang theo một mùi hôithối thổi đến, ngọn đuốc suýt chút nữa bị tắt, tựa hồ như có một vật gìđó bay ngang qua, Điếu bát sợ quá ngã bệt xuống đất, kêu lên: "Phi cương ở Thông Thiên Lĩnh!"

4

Tôi và Mặt dày thấy tình hình bất ổn, cùng giơ cao ngọn đuốc về phíacơn gió âm kia, trong ánh sáng mờ ảo của ngọn đuốc, một khuôn mặt ngườichết đã khô đét hiện ra lơ lửng trong không trung, khuôn mặt thì giốngnhư cương thi, màu da đỏ, hai hốc mắt sâu hoắm, miệng phát ra tiếng kêu"khè khè" khó nghe hơn cả tiếng mèo kêu đêm, cổ nó rất dài cứ lắc lưkhông ngừng mang theo từng trận gió âm.

Mặc dù trước đó đã được cụ Chu kể về lai lịch của thôn Phi Thiên,nhưng vốn nghĩ trước đây người dân nhìn thấy loại cầm thú nào đó, chứtrên đời làm gì có phi cương. Phần lớn những chuyện về cương thi mà dânđào trộm mộ vẫn kể đều ở vùng Hoàng Hà nước sâu đất dày, mà đó cũngkhông hẳn là xác chết biết đi, chỉ do chôn sâu nên xác chết nhiều nămkhông phân hủy, tóc và móng tay vẫn tiếp tục mọc dài ra, nên khi bật nắp quan tài lên trông bộ dạng của xác chết rất đáng sợ, còn chuyện xácchết đi lại chỉ là người nói thì nhiều mà người gặp thì ít, cuối cùng có hay không cũng không thể biết chính xác. Theo lời các cụ, những xácchết hàng trăm năm mà biết đi thì gọi là Bạt, nghìn năm thì gọi là Hống. Bạt mọc tóc trắng hoặc tóc đen, Hống mọc tóc đỏ. Chỉ có Phật tổ mới cóthể trấn áp được Kim mao Hống. Phi cương từ cổ chí kim lại càng kiếmthấy, đúng như Điếu bát nói, chỉ là cách nói mê tín của người xưa màthôi, không thể tin được. Cũng giống như người xưa thấy nhật thực thì cứ nghĩ rằng thiên cẩu đang ăn mặt trăng, thực ra chỉ là vấn đề kiến thứcmà thôi. Không chừng người dân nhìn thấy những con chim lạ ở trong rừngsâu lại cho rằng đó là phi cương. Không ngờ, chúng tôi lại gặp phi cương ở đây, cả ba gần như cứng đơ người, không đủ bình tĩnh để phân tích sao cương thi lại có thể bay được, huơ ngọn đuốc trong tay vài phát, rồitiếp tục chạy về phía ánh sáng ở đỉnh động, hi vọng phía đó có lối thoát cho chúng tôi chạy ra khỏi nơi này.

Điếu bát bình thường nói lý nói lẽ, đến lúc xảy ra chuyện thì nhátnhư thỏ đế, giờ phút này anh ta chỉ lo chạy thoát thân, hận một nỗikhông mọc thêm vài cái chân nữa để chạy cho nhanh, quên cả đang ở tronglòng động, rễ cây chi chít, anh ta vấp ngã dúi dụi, mồm miệng be bétmáu, còn gẫy mất hai cái răng cửa.

Phi cương sợ lửa, vẫn do dự không dám tiến lại gần, một tay tôi đỡĐiếu bát dậy, một tay huơ huơ bó đuốc ra phía trước, bó đuốc đã cháy gần hết, bất ngờ dưới chân bị một lực gì đó vồ lấy khiến tôi ngã lăn ragiữa đống rễ cây, tôi buông bó đuốc ôm vội vào một chiếc rễ cây gần đó,Điếu bát thì đã sợ chết khiếp rồi nào còn tâm trí mà cứu tôi, điều không ngờ là Mặt dày rất trượng nghĩa đã chạy tới đỡ tôi lên một chiếc rễcây, tôi kéo theo Điếu bát đã mềm nhũn cùng với Mặt dày cố leo lên chỗcao nhất của huyệt động. Bên trong lòng núi Thông Thiên Lĩnh, khắp nơidày đặc rễ cây khô, bên ngoài là thành núi dày hàng trăm mét, đứng bêndưới lòng động nhìn lên thấy có ánh sáng, nhưng khi lên gần đến nơi mớithấy đó là những vật tròn tròn màu trắng giống như những chiếc đèn lồng, cả ba chúng tôi trợn mắt nhìn như đều muốn hỏi: "Đó là thứ gì?"

Lúc này ngọn đuốc trong tay Mặt dày cũng sắp tắt, ngọn gió âm lại nổi lên, phi cương liền bay đến để vồ người. Nhờ vào ánh sáng trên đỉnhđộng, tôi thấy xung quanh có tới ba đến năm con phi cương, cứ như bầychuồn chuồn mọc ra từ trong động vậy. Điếu bát gần như sợ vỡ cả mật, nằm bẹp dưới đất tay ôm đầu run như cầy sấy, mồm luôn miệng niệm Phật tổphù hộ. Tôi không cam tâm buông tay chịu chết, ngặt nỗi giờ trần nhưnhộng, tay không tấc sắt, trong lúc vội vàng tháo luôn đôi giày dướichân ném thẳng vào con phi cương đang bay về phía tôi. Mặt dày vốn tínhhay giao chiến, giờ tình thế khẩn cấp, cầm lấy bó đuốc ném về phía bọnphi cương, chỉ nghe phịch một tiếng rơi trúng mặt một con. Nó ré lên,lùi lại phía sau chạy trốn, nhưng vì Mặt dày ném quá mạnh, bó đuốc baythẳng lên phía trần động chạm vào đám đèn lồng trắng, thực ra đó là mộtlớp kén khô dễ cháy, gặp lửa liền cháy rực lên, lan sang cả đám rễ câybên cạnh.

Đám lửa rực lên bất ngờ, có một số con phi cương không tránh kịpgiống như thiêu thân gặp lửa, thành một ngọn đuốc sáng rực lăn xuống đáy động, tứ bề trong động đều bén lửa, chúng tôi ở phía trên cũng không có nơi để nấp, hơi nóng ngày một mạnh hơn, thấy như tóc trên đầu chúng tôi cũng chuẩn bị bốc cháy tới nơi rồi, mồm miệng khô rát, cảm giác mỡ đang chảy qua lớp da, chúng tôi chắc mẩm sẽ chết ở chốn này: "Bị kẹt tronghang động, lên trời không lối, xuống đất không đường, chắc sẽ thành vịtquay mất thôi."

5

Đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc, bỗng thấy trên đỉnh động một luồngánh sáng chiếu xuống, một người to béo đu trên sợi dây thừng đang xuốngdưới động, chính là cậu Ngốc đã đẩy chúng tôi xuống giếng, cậu ta khôngnói lời nào, cắp lấy Điếu bát leo lên, động tác nhanh nhẹn không khác gì những chú khỉ.

Tôi và Mặt dày trong lúc tuyệt vọng thấy có cứu tinh xuất hiện cũngquên luôn món nợ cũ với cậu Ngốc, nhanh chóng theo cậu ta đu dây thừngthoát ra khỏi hang động. Đám rễ cây khô trong Thông Thiên Lĩnh bị cháykhiến đất đá rơi xuống ầm ầm, ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy sâu vào bêntrong. Lúc chúng tôi trèo lên được đỉnh núi thì vừng đông cũng vừa hửng, gió núi thổi ù ù lạnh ngắt, cụ Chu cũng ở trên núi, chính ông cụ đưacậu Ngốc tới cứu chúng tôi. Ba đứa nhìn thấy cụ Chu và cậu Ngốc thì cơntức giận lại trỗi dậy nhưng vì trên người không có mảnh vải che thân, bộ dạng tệ hại hết mức nên có gì thì cũng đành để quay lại thành rồi tínhsau.

Cậu Ngốc cõng cụ Chu, dẫn đường cho chúng tôi xuống núi, về lại thônPhi Tiên, lấy nước cho chúng tôi tắm rửa, rồi lại tìm mấy bộ quần áo cũcho chúng tôi mặc, sau đó cả đám vào trong phòng cụ Chu. Lúc này, ông cụ mới kể cho chúng tôi nghe đầu đuôi câu chuyện. Vốn ở Thông Thiên Lĩnhcó cây rồng, long khí rất vượng, nếu thi thể được chôn ở đây thì nghìnnăm không bị phân hủy, là một mảnh đất phong thủy rất tốt. Thời Xuân Thu Chiếc Quốc, nơi đây từng có mộ cổ của người Cừu Vưu, bên trong cây rồng có loại trùng râu đỏ được người Cừu Vưu gọi là rồng đất, thờ phụng nhưthần. Nghe nói loại ấu trùng này sẽ nhả tơ làm kén trên cương thi, xácchết được bao bọn kỹ nhiều năm sẽ hồi sinh trở lại. Năm xưa có cương thi bay ra bên ngoài, vừa vặn lúc Âm dương đoan công Chu Ngộ Cát đi ngangqua bắt gặp, thấy đây không phải là người chết hồi sinh mà do bọn trùngrâu đỏ mượn xác chết làm tổ để sinh ấu trùng, thấy chúng bay ra để hạingười liền ra tay diệt trừ rồng đất, hiềm nỗi trong động có nước khôngvào được, cũng không thể dùng phép lửa. Chỉ còn cách xây thôn bát quáichặn phía ngoài chỗ nứt của ngọn núi, sau đó còn lệnh cho con cháu saunày ông chết thì dùng quan tài của ông để trấn long mạch, đợi khi mạchnước trong núi cạn, cây rồng chết khô thì xuống đốt hết kén của rồng đất để trừ hậu họa.

Tối qua vì quá chén mà say bí tỉ, đến khi tỉnh dậy không thấy bangười đâu, hành lý vẫn còn trong phòng, sợ mọi người đi lạc lỡ kẹt trong thôn thì nguy, cụ liền gọi cậu Ngốc tới hỏi chuyện, nghe cậu ta khuachân múa tay kể lại mới biết chuyện mọi người tới Tổ miếu đã động tớigiếng phong thủy của thôn không được tùy tiện mở ra, cậu Ngốc vì thấymọi người định mở nắp giếng nên mới đạp cả ba người ngã xuống dưới. CụChu nghe kể thì thất kinh, sợ là sẽ xảy ra án mạng, bảo cậu Ngốc xuốnggiếng xem sao, không thấy xác chết ở dưới, lại thấy nước giếng đầy trởlại đoán là ba người đã vào Thông Thiên Lĩnh, vội gọi cậu Ngốc lên núimở cửa động đã bị phong tỏa hơn hai trăm năm nay, kịp thời cứu mọi người ra ngoài. Cũng may địa khí trong lòng Thông Thiên Lĩnh đã tan hết, gốccây đã chết hẳn, nếu không thì hậu quả khôn lường.

Mặt dày nghe kể thì bất bình: "Chúng tôi có gây sự với ai đâu chứ,khi không bị cậu Ngốc đá cho xuống giếng, nếu không phải chúng tôi caosố thì giờ này chắc đã toi rồi, chuyện lớn như vậy mà chỉ định vài câunói để cho qua hết à?"

Cụ Chu lại nói: "Chúng tôi cứ phải canh giữ ở đây là để chờ tới khicây rồng chết hẳn, nhưng đã bao năm qua chẳng ai dám xuống dưới đó đểthám thính tình hình, ba vị tráng sĩ lần này xuống động đã đốt hết đámkén của rồng đất, đây cũng chính là do tổ tiên linh thiêng phù hộ, người dân thôn Phi Tiên chúng tôi rất biết ơn các cậu."

Điếu bát lên tiếng: "Có tấm lòng đó là đã đủ. Cũng nói thật với cụ,chúng cháu là dân buôn đồ cổ, chuyến này đi cũng không dễ dàng gì, nửađường lật xe, giờ đến cái quần cũng không có mà mặc. Vừa rồi đã giúpthôn ta một việc lớn như vậy, cụ cũng không nỡ để chúng cháu về taykhông chứ ạ. Xem trong thôn có đồ gia bảo gì đó cụ có thể lấy ra vài thứ cho chúng cháu xem được không, chỉ cần là đồ có giá trị, chúng cháu sẽmua, tuyệt không để cụ phải thiệt."

Ông lão lại nói: "Thôn chúng tôi cũng có đến 300 tuổi rồi, nhưng ởchốn rừng sâu núi thẳm này, có thứ gì lọt vào mắt ba cậu được, trước đây thì cũng có cổ vật do tổ tiên để lại thật, nhưng mấy năm khô hạn đóikém đều mang đi đổi lương thực cả rồi."

Nghe cụ Chu nói đem cổ vật đi đổi lương thực, chúng tôi tiếc đứtruột, vì trông cụ thật thà chất phác không thể nói dối. Điếu bát vẫnchưa hết hy vọng: "Bộ ghế trầm hương còn trong thôn không cụ?" Cụ Chunói: "Bộ ghế đó cũng không còn nữa, thế này đi, các cậu cứ xem trongthôn còn món gì nữa thì các cậu cứ lấy, trừ đồ trong Tổ miếu ra thì lấythứ gì cũng được, không cần tiền, cứ coi như tôi cảm ơn các cậu."

Từ khi vào phòng của cụ Chu, tôi đã để ý đến món đồ sứ có hình vuôngnhư kiểu tượng một con vật, đầu tròn, đuôi tròn, móng cong. Nó được đặttrong góc nhà, bụi bẩn không bắt mắt chút nào, nhưng tôi thấy như mìnhđã nhìn thấy thư như vậy ở đâu đó, tôi hỏi cụ Chu: "Cái kia là gì vậycụ?" Ông cụ hơi ngạc nhiên, trả lời: "Là chiếc gối."

6

Tôi nghĩ lại đúng là không sai, là chiếc gối sứ. Trong ngôi mộ cô gái người Khiết Đan cũng có một chiếc gối sứ hình động vật như vậy, chẳngtrách tôi thấy quen quen.

Ông cụ Chu sai cậu Ngốc mang chiếc gối lại đặt trên bàn, dùng khănướt lau sạch lớp bụi, bốn phía của chiếc gối đều có hoa văn chi chít.

Mặt dày chẳng hiểu gì, hỏi tôi: "Gối cũng chỉ để dùng khi đi ngủ thôi mà, đúc hình động vật làm gì nhỉ?"

Tôi giải thích: "Trước đây do mê tín mà người dân nghĩ rằng đêm ngủmà hay gặp ác mộng là liên quan tới ma quỷ, gối hình động vật có thể xua đuổi tà ma, giúp chủ nhân ngủ ngon lành hơn."

Điếu bát thì luôn mồm khen đẹp: "Chiếc gối này hay đấy, mỗi mặt củanó đều vẽ ba giấc mơ, mọi người xem, đây là Trang Tử mộng hồ điệp, đâylà Lý Bạch ban ngày nằm mơ du ngoạn núi Thiên Lão, đây là Đường MinhHoàng mơ du ngoạn Quảng Hàn Cung, đây là Triệu Giản Tử mơ du ngoạn QuânThiên, đây là Tần Thủy Hoàng mơ giao chiến với Hải thần, còn có Lâmxuyên tứ mộng, Mẫu đơn đình, Hàm Đan mộng, Nam Kha mộng, Tử Thoa ký..."

Cụ Chu giải thích: "Chiếc gối này gọi là gối âm dương, trên gối vẽ về mười giấc mơ, đó là mười giấc mơ nổi tiếng nhất từ xưa đến nay, trongđó còn ẩn chứa những huyền lý thiền cơ của đạo Phật, ví dụ như 'Trang Tử mộng hồ điệp' ý ám chỉ thật giả khó lường, 'Hàm Đan mộng' kể về câuchuyện chàng Lư Sinh vào ở trọ trong một điếm quán, trong lúc đợi tiểunhị nấu cháo ngủ lúc nào không hay, trong giấc mơ Lư Sinh thấy mình trải qua cuộc sống vinh hoa phú quý sinh lão bệnh tử, tỉnh dậy thấy cháo vẫn chưa chín, từ đó thấu rõ hồng trần, ngộ đạo thành tiên."

Điếu bát cũng lăn lộn chốn chợ âm phủ nhiều năm, anh ta không làmnhững vụ buôn bán lớn nhưng cũng học được nhiều thứ, từ đời Tống, gốm sứ rất thịnh hành ở dân gian, ở những lò gốm thông thường hoặc lò nổitiếng đều có, nhưng loại gối âm dương này thì lần đầu nhìn thấy, trướcđây cũng chưa từng được nghe, anh ta phỏng đoán chiếc gối này xuất hiệnkhoảng cuối đời Minh, vì trong đó có hình Lâm xuyên tứ mộng, bắt đầu từđời nhà Minh mới có. Chiếc gốm được nung ở lò gốm thường nhưng chấtlượng không kém gì các lò nổi tiếng, trên đó còn có hình mười giấc mơ,kiểu gì cũng là hàng độc, anh ta ôm khư khư trước ngực không chịu bỏxuống, hỏi thăm ông cụ Chu về lai lịch chiếc gối là do tổ tiên truyềnlại hay đào được trong núi?

Cụ Chu trả lời: "Chiếc gối này là do tổ tiên để lại. Âm dương đoancông Chu Ngộ Cát giỏi về giải mộng, nên đã để lại chiếc gối này, khôngthể xem thường chiếc gối cũ kỹ này, tuy không phải là đồ gốm ở lò nungdanh tiếng, nhưng không thể có cái thứ hai như nó đâu, nếu các cậu không chê thì cứ cầm về."

Điếu bát do dự: "Trong thôn không còn thứ gì có giá hơn chiếc gối này ạ?"

Mười giấc mơ trên chiếc gối, Mặt dày chưa từng nghe nói bao giờ, tôicũng chỉ biết chừng một nửa nên chỉ ngồi im một bên lắng nghe, không nói được câu nào. Nhưng nghe cụ Chu kể một lúc, lại thấy hai đầu chiếc gốilà phần đầu và phần đuôi của con vật, hai bên thành và phía trên mỗi bên đều có ba giấc mơ, tất cả là chín giấc mơ, còn giấc mơ cuối cùng chắclà ở phía dưới chiếc gối. Ngoài những giấc mơ của Trang Tử, Thiên LãoSơn, Quảng Hàn Cung, Quân Thiên mộng, Hải Thần mộng và Lâm Xuyên mộng ra thì giấc mơ thứ mười cụ Chu không hề nhắc tới, lại được vẽ phía dướigối, rất là bất thường. Tôi bảo Điếu bát lật chiếc gối lên, chỉ thấy mặt dưới có hình một thành trì, phòng ốc nghiêm ngặt, phía dưới hồ còn cómột cung điện, nhưng không phải trong thành, phía trước cung điện cótượng người đá và ngựa đá đứng quay mặt vào nhau, phía trước đường vàocó một tấm bia đá rất lớn được con bí hí cõng trên lưng, tựa như lăng mộ hoàng tộc.

Mặt dày hỏi Điếu bát: "Đại ca, đây là giấc mơ gì vậy?"

Điếu bát trợn mắt lên nghiên cứu một lúc, nét mặt thể hiện rõ sự ngạc nhiên: "Cái này... chưa nhìn thấy bao giờ... làm gì có lăng mộ hoàngtộc ở dưới nước nhỉ?"

Tôi cũng chưa từng nghe thấy có một thành trì nào nằm dưới nước cả,nếu thế chẳng phải có bao nhiêu người bị chết đuối sao, còn lăng mộ dưới đáy hồ thì càng chưa nghe nói bao giờ.

Cụ Chu nói: "Hồ này là có thật, theo như tổ tiên của chúng tôi truyền lại, đây là giấc mơ của Âm dương đoan công về sự việc chiếc hồ bị lấp."

7

Tôi hỏi: "Cụ có thể kể cho chúng cháu nghe được không, đúng là có cả thành trì bị chìm dưới đáy hồ thật ạ?"

Điếu bát và Mặt dày cũng đồng thanh: "Đúng đấy, chúng cháu cũng muốn nghe."

Ông cụ Chu kể: "Chuyện dài lắm, các cậu mới thoát ra từ Thông ThiênLĩnh, còn chưa ăn gì, chắc đói lắm rồi, tôi đi nấu cái gì ăn đã, vừa ănvừa nói chuyện." Nói rồi ông cụ tất tả đi làm mấy bát mì, cậu Ngốc cũngăn cùng, cả hội quây quần lại nghe ông cụ kể chuyện.

Cụ Chu kể, cuối đời Minh, khi Chu Ngộ Cát vẫn còn làm quan trongtriều, chưa ẩn cư ở thôn Phi Thiên, ông trấn giữ ở khu vực hồ HồngTrạch, thành Tứ Châu, lưu vực sông Hoài. Thời đó hồ vẫn chưa rộng nhưbây giờ, địa thế vùng đó chín núi mười tám sông, nhiều núi nhiều nước.Thành Tứ Châu thời xưa vốn là nơi trọng yếu, bị nhiều nơi tranh giành,thời Minh nhiều lần bị bọn thảo khấu tấn công nên thành được xây dựngrất kiên cố. Khi Âm dương đoan công điều binh tới thành Tứ Châu từng gặp một cơn ác mộng, ông nằm mơ thấy hai con rồng ở sông Hoàng và sông Hoài đánh nhau khiến Tứ Châu chìm trong biển nước, nhà cửa thành trì đềuchìm sâu trong nước, quân và dân đều làm mồi cho cá. Ông vội trình tấutriều đình di dời quân dân vùng Tứ Châu để tránh nạn về sau.

Hiềm nỗi trong triều có gian thần xàm tấu, triều đình không thèm để ý đến tấu trình của ông. Phần khác, quân dân thành Tứ Châu cũng không tin lời ông nói, Chu Ngộ Cát bị bức từ quan, ông tới ở ẩn tại thôn PhiThiên. Ông đi khắp vùng Hoàng Hà và sông Hoài mới được biết, kiếp nạnnày là do trên núi Hùng Nhĩ có một ngôi mộ cổ làm động đến long mạch của vùng khiến Hoàng Hà xâm lấn sang sông Hoài, thành Tứ Châu trong nhữngnăm tới tất gặp nạn. Ông đã cho vẽ và nung giấc mơ của mình lên gối sứ.Sau đó sự việc đã xảy ra đúng như vậy, cuối đời Minh xảy ra nhiều sựviệc, đầu đời Thanh, nhánh nam sông Hoàng Hà bị lụt, ngập tràn sang cảsông Hoài rồi đổ ra biển, mưa lớn kéo dài hàng chục ngày, nước lụt ào ào dâng, khắp nơi ngập trong nước, quân dân thành Tứ Châu đều làm mồi chocá, thành quách nhà cửa đều trở thành nơi ở của ba ba, thuồng luồng.

Hồ Hồng Trạch, cái tên của nó đã nói lên tất cả, nó được hình thànhsau trận đại hồng thủy đó, nhiều con hồ nhỏ đã thông với nhau sau trậnlụt sông Hoàng Hà và sông Hoài. Không chỉ có thành trì Tứ Châu bị chìmsâu dưới đáy hồ mà còn có cả Tổ lăng của hoàng đế nhà Minh. Chu Ngộ Cátcó tâm cứu giúp đã đem quân tới núi Hùng Nhĩ để đào ngôi mộ cổ kia, đáng tiếc thời cơ chưa đúng nên không thành công, lại thêm sự cố rồng đất ởthôn Phi Thiên nên việc đào mộ cổ đành phải gác lại. Sau khi Âm dươngđoan công qua đời, thổ phỉ nổi lên khắp nơi, thiên hạ loạc lạc, con cháu của ông cũng đành cố thủ trong thôn, không thể tiếp tục công việc đàomộ cổ trên núi Hùng Nhĩ.

Chúng tôi càng nghe càng thấy ly kỳ, hóa ra trước đây Chu Ngộ Cátthống lĩnh quân đội đào hầm cũng đã từng đi làm cái việc đào mồ quật mả, được người ta gọi là Âm dương đoan công thì bản lĩnh giỏi đến chừngnào, dưới trướng lại có đạo quân chuyên nghiệp, đào ngôi mộ nhà Hán đócó gì là khó, tại sao lại không làm được? Ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩđó cũng trong dãy Thông Thiên Lĩnh sao?

Ông cụ Chu nói: "Thực tình tôi không biết gì nhiều về ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ, chỉ biết nó cũng ở Dự Tây nhưng không phải ở núi PhụcNgư, Thông Thiên Lĩnh, mà là ở núi Hùng Nhĩ, Thảo Hài Lĩnh. Nghe các cụ ở thôn Phi Tiên kể lại, ở Thảo Hài Lĩnh trên núi Hùng Nhĩ có một ngôi mộrất lớn, chôn rất nhiều tượng vàng quan ngọc, không biết chủ nhân ngôimộ là ai, truyền thuyết lời đồn lan ra đủ kiểu nhưng không lời nào cócăn cứ. Tương truyền, ngôi mộ này có từ thời Tây Hán, không khác gì mộtcung điện trong lòng đất, có thể là lăng tẩm của một vị chư hầu nào đó.Nhiều năm trôi qua, nước lụt tràn lan, khi nước ngập lên tận trên núithì ngôi mộ cũng bị chìm trong nước. Nước lớn nước ròng theo con nướccủa hồ, cứ mỗi lần có những đợt hạn hán hàng trăm năm mới gặp một lầnthì ngôi mộ lại lộ ra một ít, dân gian gọi ngôi mộ đó là Tiên Đôn, vìthế mà cái hồ này cũng được gọi là hồ Tiên Đôn. Năm xưa, khi Âm dươngđoan công Chu Ngộ Cát định đưa quân đi đào mộ cổ, nhưng mặt hồ rộng mênh mông, hồ lại sâu, quân của ông chỉ giỏi đào hầm, đối với loại mộ dướinước thế này thì họ cũng chịu, cuối cùng đành bỏ cuộc. Sơ đồ ngôi mộ cổtrên núi Hùng Nhĩ đến nay vẫn được giấu trong gối Âm dương. Nhưng đã mấy trăm năm trôi qua, giờ địa hình địa thế không còn giống như cuối thờiMinh nữa, nạn lụt Hoàng Hà đã qua, giờ có lấy ra cũng không tác dụnggì."

Tôi nghe thấy mà giật mình, nghĩ: "Cơn ác mộng trong bức bích họa tại ngôi mộ nhà Liêu cũng có tượng vàng quan ngọc, không lẽ là ở trong hầmngôi mộ cổ ở núi Hùng Nhĩ?"

Điếu bát nghe cụ Chu kể đầu đuôi câu chuyện về ngôi mộ trên núi HùngNhĩ thì nổi lòng tham, anh ta nói với cụ Chu: "Chúng cháu mới vào cănphòng này là đã để ý tới chiếc gối âm dương này rồi, cũng coi như códuyên với nó, chúng cháu chọn chiếc gối này. Chúng ta trước lạ sau quen, đợi lần này về kiếm được tiền chúng cháu sẽ quay lại cảm ơn cụ. Trongthôn còn vật gì quý giá nữa thì cụ cứ để lại cho chúng cháu."

Chúng tôi ở lại trong thôn thêm hai ngày nữa, đúng là không thu thêmđược thứ gì, đành cáo từ quay về. Ông cụ Chu sai cậu Ngốc tiễn chúng tôi ra tận đường quốc lộ, chỗ tôi còn một ít tiền đủ làm lộ phí, chuyến đinày đúng là xui xẻo tận mạng. Trên người Điếu bát chỉ còn lại đúng chiếc bật lửa bảo bối của anh ta và chiếc gối thời Minh, nhưng nó trị giá bao nhiêu thì chẳng ai biết được. Xe của Mặt dày đã hỏng, không thể chạy xe kiếm tiền được nữa, chúng tôi đều ăn ở tại nhà Điếu bát, chiếc gối mãivẫn chưa bán được, chưa gặp được người chủ biết nhận mặt hàng, Điếu bátluôn mồm kêu khổ: "Nói thật với các chú, anh không thể nuôi không haichú mãi thế này được, chúng ta phải nghĩ cách thôi, không thì chỉ cónước chết, cũng do đứng vào thế bí, giờ đã đến nước này rồi, nếu khôngđi đào mộ cổ trong núi Hùng Nhĩ lấy chút tượng vàng quan ngọc thì khôngsống nổi."

8

Hôm đó Điếu bát dẫn tôi và Mặt dày vào một quán vắng khách gọi nồi lẩu, mấy đĩa thịt và rau.

Mấy ngày rồi, chúng tôi không được ăn thịt, ở nhà Điếu bát tối ngàychỉ có món mì trộn tương, giờ nhìn thấy lẩu ai cũng chảy nước miếng.

Mặt dày hỏi: "Ý gì đây? Trung ương đã nhắc đi nhắc lại là không đượclấy lý do công việc để tranh thủ ăn uống, tôi trong quân ngũ bao năm,một đời ngay thẳng liêm chính, ghét nhất... là... suy đồi...". Anh tavừa nói vừa gắp miếng thịt vừa chín nhét vào mồm, ăn được rồi là chẳngnói gì được nữa.

Tôi nhìn thấy Điếu bát chỉ ngồi quẹt diêm hút thuốc, liền hỏi: "Điếu bát, anh bán bật lửa để mời bọn tôi ăn lẩu đấy à?"

Điếu bát trả lời: "Hây, anh nghĩ, đã nghèo thì cho nghèo luôn, thuốccũng không hút nổi nữa rồi còn giữ bật lửa làm gì, bán đi mời anh em một bữa cho đàng hoàng còn hơn, trước đây đúng là không biết chữ bần cùnglà gì, giờ thì biết rồi, bần trước cùng sau, cái nghèo làm cho con người ta không có đất dụng võ, chẳng có điều gì đáng sợ hơn nghèo. Nếu khôngcó tiền, đến chó nó cũng coi thường mình."

Tôi biết Điếu bát có được chiếc bật lửa đó không dễ dàng gì, nó làmạng sống của anh ta, lúc bị nạn trong Thông Thiên Lĩnh, đến quần cũngkhông còn nhưng nhất quyết không chịu để mất chiếc bật lửa, giờ đây nghe nói anh ta bán chiếc bật lửa đi để mời chúng tôi ăn lẩu, thật là áynáy, tôi khuyên: "Cuộc sống khó mà tránh được lúc thế này thế khác,chúng ta sẽ không xui xẻo mãi vậy đâu, đợi sau này phất lên rồi, tôi sẽtặng anh cái bật lửa còn xịn hơn."

Điếu bát nói: "Thôi, chú có lòng như vậy là được rồi, chỉ sợ là anhkhông đợi được đến ngày đó thôi. Thực ra, từ khi nghe ông cụ Chu kể vềngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ, anh đã nghĩ đây chính là một cách để mìnhlàm giàu, bọn mình cứ làm ăn nhỏ nhặt thế này thì có mà nghèo mãi, không thể nào phất lên được, muốn kiếm tiền nhanh thì vẫn phải đi đào mộ cổ.Anh đã nghe ngóng tình hình rồi, cũng có không ít truyền thuyết về mấymón tượng vàng quan ngọc trong ngôi mộ cổ đó. Anh đã xác nhận thông tin, hiện vẫn còn nơi tên là hồ Tiên Đôn. Năm 1965, Hoàng Hà có đập TamHiệp, nguồn nước ở hồ Tiên Đôn cũng khô cạn, mực nước thấp hơn trước đây nhiều, bây giờ là lúc chúng ta có thể ra tay."

Mặt dày chẳng suy nghĩ gì và đồng ý ngay, còn muốn đi đào mộ luôntrong ngày ấy chứ. Với cái tính thẳng như ruột ngựa của anh ta, có cầmquả cam trong tay thì cũng bóp thành nước, Lý Thiên Vương ngang qua cổng nhà anh ta thế nào cũng đánh nhau, đẳng cấp mà đã được nâng cao thì khó mà hạ xuống được. Từ lúc ở Thông Thiên Lĩnh về, anh ta đã không camchịu chạy xe chở hàng kiếm từng đồng nữa, giờ lại biết ở Dự Tây có mộcổ, nếu mà không đi thì đã không phải là Mặt dày.

Tôi nói: "Không dễ thế đâu, tiền đi đường còn không có, làm sao mà đi đào mộ được? Theo tôi, phải tìm cách bán được chiếc gối sứ kia đã. Nghe nói, gần đây chợ âm phủ ở ngoài Thành Nam hay có người nước ngoài đếnmua hàng, bọn con cháu của Bát nước liên quân lại muốn đến bòn rút củacải nước xã hội chủ nghĩa chúng ta đấy. Bọn người Tây đó rất thích đồcổ, lại dám tiêu tiền, tôi hận nhất bọn quỷ này, chi bằng để mai tôimang chiếc gối sứ ra chợ dạo vài vòng xem có lừa được thằng nào không."

Mặt dày tranh: "Nói đến lừa người, thì đúng là sở trường của tôi rồi. Lừa bọn nước ngoài là vinh quang cho đất nước, phải tính phần tôi vớichứ, mai tôi đi với cậu."

Điếu bát nói: "Thế thì lừa được mấy đồng? Anh em chúng mình có đầuóc, có bản lĩnh, ngoài việc hay gặp xúi quẩy ra thì cũng chẳng thua aicái gì, phải yêu cầu nghiêm khắc hơn với mình chứ."

Tôi chua chát: "Nếu xem ai xui xẻo hơn, thì chắc ba đứa mình cũngđược giải gì đó ở hẻm Giang Phòng này, nhưng nói về bản lĩnh thì chẳngđáng để nhắc đến."

Điếu bát nói: "Sao lại bảo là không có bản lĩnh, ai chẳng biết cậu là truyền nhân của lão Nghĩa mù, chuyện đào mộ trộm báu vật, thì còn aibản lĩnh bằng cậu được? Anh đã dò hỏi kỹ rồi, chuyện về ngôi mộ cổ trênnúi Hùng Nhĩ không ai biết nhiều bằng lão Nghĩa mù, ông cụ có kể lại với cậu chứ? Chúng mình đều là huynh đện với nhau, chuyện đã đến nước nàyrồi, cậu vẫn còn giấu chúng tôi sao?"

Hôm đó, tôi có uống thêm vài ly bia, Điếu bát đã nói đến vậy, tôicũng không ngại kể ra sự thật với anh ta, thực ra lão Nghĩa mù cũng làngười bình thường trong giới đào trộm mộ, chẳng phải nhân vật đình đámnào hết, nhưng đời trước của ông ấy thì có những nhân vật có sức ảnhhưởng kinh thiên động địa thật. Ngoài ra, chuyện mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ và những bảo vật mà ông cụ Chu kể rất giống với hình ảnh trong bức bích họa tôi nhìn thấy tại mộ cổ nhà Liêu. Còn chuyện vì sao mà lão Nghĩa mù biết được những thông tin này thì cũng dài dòng, kể ra cũng thất kinhbát đảo, các anh ngồi cho vững mà nghe tôi kể.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8: Mộ cổ thành Lạc Dương


Lão Nghĩa mù quen một vị đạo sỹ hay ngồi xem bói ở ngoài thành ThiênTân Vệ[1]. Vị đạo sỹ đó họ Thôi, nên mọi người gọi ông ta là Thôi lãođạo. Trước giải phóng tự xưng mình là "Thiết chủy bá vương hoạt TửNha[2]", người địa phương đều biết "Thôi lão đạo xem bói - mười quẻ thìchín quẻ trượt", ông ta sử dụng toàn những chiêu lừa người trên gianghồ, thường là chỉ lừa được người nơi khác đến, nhiều khi xem bói chẳngkiếm được tiền phải nuôi miệng bằng việc kể chuyện, ông ta kể hay nhấtlà truyện "Tinh trung Nhạc Phi", nhưng trình độ thì chưa bằng những nghệ nhân kể truyện ở các quán trà, chỉ là thuận miệng bịa truyện, bịa đếnđâu biết đến đó.

[1] Thiên Tân Vệ: Tức thành phố Thiên Tân ngày nay. Là một trong bốnthành phố trực thuộc Trung ương của Trung Quốc, gồm: Bắc Kinh, ThiênTân, Thượng Hải, Trùng Khánh.

[2] "Thiết chủy bá vương hoạt Tử Nha": Tử Nha tái thế.

Lớp người trước nếu nhắc tới Thôi lão đạo thường nói ông ta là ngườiuyên thâm không thể đoán biết được, là người có bản lĩnh. Những câuchuyện ly kỳ về Thôi lão đạo có kể từ mồng một Tết tới đêm ba mươi Tếtcũng không hết.

Dân quốc năm thứ nhất, Thôi lão đạo vẫn ngồi xem bói ở cửa Nam, nhưng thời thế không tốt, tiền kiếm được không đủ nuôi thân, ăn bữa sáng phải lo bữa tối. Nếu ông ta dùng bản lĩnh thực sự của mình thì cũng kiếmđược tiền đấy, nhưng lại không dám dùng, phúc mỏng mệnh mỏng sợ khôngtrụ nổi, tốt nhất là không dùng, dùng đến chắc chắn xui xẻo.

Bữa đó, lão có một mối làm ăn có thể kiếm ra tiền. Gia đình họ Đỗ cóba người con trai đều là thư sinh, gia đình tầm tầm bậc trung, cả ba anh em đều bị thọt chân phải. Anh cả lúc đi chân phải cứ vẽ vòng tròn, anhhai thọt còn nặng hơn, phải nhón gót chân lên mới đi được, cậu út thìchân phải bị lết. Cả ba anh em đã hơn hai mươi tuổi đầu mà vẫn chưa lấyđược vợ. Thời đó, ngoài hai mươi mà chưa lấy vợ đã được coi là muộn rồi. Luận về điều kiện gia cảnh thì họ cũng không tồi, hiềm nỗi vì bị tậtnên lỡ mất chuyện tình duyên, đã thế yêu cầu của ba anh em lại rất cao,họ đã cùng thề rằng, không xinh không lấy, nếu xinh mà không phải congái nhà đài các, gia đình không giàu có thì cũng không lấy.

Với điều kiện như vậy mà đòi lấy con nhà giàu xinh đẹp như Tây Thi,đúng là cao không tới thấp không thông, cứ lần lữa mãi như vậy cho đếngần đây ba anh em ưng ý ba cô con gái nhà họ Cao giàu có, ba cô vừa đếntuổi cập kê, xinh đẹp giỏi giang, điều quan trọng là nhà họ giàu, càngnghĩ càng thấy hợp, ba anh em quyết chí làm rể nhà họ Cao, vội tới tìmThôi lão đạo nhờ sang nhà họ Cao nói giúp. Theo phong tục, chuyện cướihỏi phải thông qua bà mối, nhưng ba anh em nhà họ Đỗ bị tật quá nặng,chẳng bà mối nào dám nhận lời, ai gặp cũng khuyên họ đừng nằm mơ giữaban ngày nữa, ba anh em liền tính kế "Chúng ta phải đến tìm Thôi lão đạo ở cổng Nam, đạo trưởng ra tay thì không có chuyện gì không làm được."

Thôi lão đạo được mệnh danh là Thiết chủy bá vương, xem bói rấtchuẩn. Thực tình chuyện tốt chẳng lần nào ông nói đúng, chuyện xấu thìnói đâu trúng đó, gọi là "Hắc Chủy bá vương" tức bá vương miệng thối thì đúng hơn, ông ta còn một biệt danh nữa là "Tử Nha tái thế", Tử Nha làai? Chính là Khương Tử Nha, người giúp Võ Vương diệt Trụ, chém PhongThần lập nên nước Chu. Thử nghĩ xem, bản lĩnh như Khương Tử Nha mà tớinhà họ Cao để bàn chuyện hôn nhân thì chỉ là chuyện nhỏ, vì ba anh emnhà họ Đỗ trả thù lao tương đối nhiều, Thôi lão đạo thấy tiền thì sángmắt, vỗ ngực hứa rằng: "Ba vị cứ yên tâm, bần đạo chờ uống rượu mừng của ba vị."

Bình thường Thôi lão đạo cũng kiếm tiền bằng việc lừa gạt người khác, chỉ được cái nói giỏi, làm cái nghề này mà da mặt mỏng không biết nóinăng, không lấn áp được người khác thì không xong. Ông ta đeo râu giả,mặc áo đạo tràng, động tác cử chỉ đâu ra đó, những trò lừa gạt trêngiang hồ thì đều biết cả, nói về chuyện hôn nhân cũng có bài có bản,cũng lắc đầu bấm đốt ngón tay, miệng niệm thần chú: "Kê hầu bất đáo đầu, bạch mã phạm thanh ngưu, thiên long xung địa thố, hổ xà như đao tỏa,dương thử nhất đán hưu..."

Những lời này của Thôi lão đạo chỉ thích hợp để lừa gạt lớp phu khuân vác hoặc những người làm ăn buôn bán nhỏ, bởi nói uyên thâm quá họ sẽkhông hiểu. Ông chủ họ Cao là người rất mê tín, nghe Thôi lão đạo đọcmột hồi thì tin ngay, cho rằng ba anh em nhà họ Đỗ tuổi trẻ tài cao,tuổi tác đều hợp với con gái nhà mình, chắc chắn sau này sẽ phú quý phát tài.

Nhưng để cho chắc chắn ông chủ họ Cao vẫn yêu cầu gặp mặt ba chàngthanh niên, dù sao chỉ nói không thôi thì cũng khó mà tin được. Thôi lão đạo đã sắp xếp từ trước, địa điểm gặp nhau là một quán trà, lão và baanh em nhà họ Đỗ đến trước ngồi đợi, khi Cao tài chủ tới, họ cùng đứngdậy chào rồi ngồi xuống luôn, hai bên nói chuyện giới thiệu tình hìnhgia đình, cả buổi nói chuyện chỉ ngồi im một chỗ không đứng dậy đi lại.Cao tài chủ thấy ba chàng trai nói năng đàng hoàng, mặt mũi khôi ngô,rất chững chạc không suồng sã cợt nhả, trong lòng mừng thầm, còn chuẩnbị lễ lớn để cảm ơn Thôi lão đạo.

Trong xã hội cũ, chuyện hôn nhân nói là phiền phức thì rất phiềnphức, nói đơn giản thì cũng thật đơn giản. Qua lời giới thiệu của Thôilão đạo, hôn sự nhanh chóng được định đoạt, chọn ngày lành tháng tốtthành hôn, cô dâu trước khi về nhà chồng đều không biết mặt chồng, đợikhi biết thì sự đã rồi, gạo đã nấu thành cơm, hối hận cũng không kịp.Nhưng cũng may là sau khi bái đường thành thân thì mấy ngày sau là ngàychúc thọ Cao tài chủ, các chàng rể mới phải về bái kiến nhạc phụ nhạcmẫu. Phải làm sao đây? Thôi lão đạo đảo mắt vài lần đưa ra kế sách.

Đến ngày chúc thọ, ba anh em cưỡi ngựa đến nhà họ Cao. Cao tài chủdẫn theo bạn bè họ hàng thân thích ra tận ngoài cửa để đón rể hiền. Baanh em thấy nhạc phụ đích thân ra đón vội vàng xuống ngựa nhưng không ai dám đi trước, sợ chỉ cần bước một bước thôi là lộ tẩy, liền làm theolời dặn của Thôi lão đạo, anh cả chắp tay cúi chào nhạc phụ nói: "Nhạcphụ lão thái sơn xin nhận của tiểu tế một lạy, hôm nay là ngày thọ củacha, tiểu tế bất tài, xin được vẽ ra đây một vầng trăng tròn chúc thọcha, đây gọi là Mãn song nguyệt", nói rồi nhấc chân phải lên vừa đi vừavẽ vòng tròn vào tới tận phòng khách.

Anh thứ hai lên tiếng: "Tiểu tế xin kính chào nhạc phụ lão Thái Sơn,đại ca con đã vẽ hình trăng tròn để chúc thọ, tiểu tế cũng xin thể hiệnchút tài mọn, từ nhỏ con đã luyện công phu, đây gọi là Chim Yến chao mặt nước" nói rồi nhấc chân phải lên cà nhắc đi vào trong, để lại trên mặtđất những dấu chấm tròn.

Đến lượt cậu út: "Nhạc phụ đại nhân, hôm nay con đến chúc thọ cha,cha thấy đấy, các anh con đều vui quá mà hóa ra hồ đồ, những trò nhỏnhặt đó làm sao mà dám trình lên trước mặt cha được, để con xóa mấy bứctranh vớ vẩn kia đi nhé..." Nói rồi lết chân đi vào bên trong.

Ba anh em đúng là "Gấu trời qua sông", lại qua được một cửa ải. Chođến lúc các cô gái về nhà thăm cha mẹ kể lại sự tình thì không thể giấugiếm được nữa. Cao tài chủ chửi đến tám đời tổ tông nhà Thôi lão đạo.Thời đó, con gái đã gả chồng thì như bát nước đã đổ đi, không thể lấylại được, nhưng không thể nuốt trôi cơn giận này, đường đường ba cô congái xinh đẹp là vậy, đúng là quá hời cho ba thằng thọt, phải tìm ngườiđánh gãy chân Thôi lão đạo mới được. Thôi lão đạo không ngờ Cao tài chủlại để bụng như vậy, ngặt nỗi nhà người ta giàu có cũng không thể dâyvào, nghe phong phanh được thông tin liền bỏ chạy cả đêm, trong thờigian ngắn không dám về nhà. Tiền tiêu cũng đã gần hết, không tránh khỏinảy ý đồ đào trộm mộ, vừa hay lão ta cũng có quen vài người anh em ở bên ngoài, hỏi đường đi qua Hoàng Hà tìm lại mấy người anh em đó, hợp lạithành một nhóm đi đào trộm mộ, làm giàu một chuyến.

2

Người đầu tiên mà Thôi lão đạo nghĩ tới là người em kết nghĩa "Đảthần tiên Dương Phương", vì người này thân thủ nhanh nhẹn như linh miêu, nên còn biệt danh "Trại ky miêu". Kỹ thuật đổ đấu đều do các sư phụtrong Quan Nội truyền lại, những trò như lên trời xuống đất kiểu gì cũng biết, lớp người trước trong giang hồ nhắc tới cậu ta thì không ai không biết tên.

Có một giai thoại rằng, trước khi sinh Dương Phương thì bố anh ta nằm mơ thấy mình đi vào một ngôi điện nguy nga lộng lẫy với những chiếc cột lớn chạm hình rồng vàng bao quanh. Một vị trưởng lão râu tóc bạc phơđang ngồi chính giữa điện, trong góc tường có một con mèo đang nằm cuộntròn. Con mèo đó không có gì phải chê ngoại trừ không có mắt, nó là mộtcon mèo mù. Ông cụ chỉ vào con mèo nói với bố Dương Phương: "Đây là concủa ngươi." Bố Dương Phương lắc đầu: "Tôi không cần con như thế này".Ông cụ nghe vậy liền lấy hai con mắt vàng trên con rồng cuốn quanh chiếc cột lắp vào cho con mèo. Bố Dương Phương giật mình tỉnh dậy, ngày hômsau vợ ông ta sinh hạ một cậu con trai có đôi mắt long lanh sáng rực.

Thực ra, Dương Phương là một cậu bé mồ côi, được sư phụ nhặt về nuôi, bản thân cậu ta cũng chẳng biết bố mẹ mình là ai, câu chuyện trên cũngkhông có căn cứ gì nên không thể tin được. Nhưng đã có câu chuyện nhưvậy lưu truyền trong dân gian cũng chứng tỏ rằng đôi mắt của cậu takhông phải là vừa, trời càng tối đôi mắt càng sáng, thị lực càng phithường. Sư phụ cậu ta có mệnh danh là "Bàn tính vàng", thường xuất hiện ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó không rõ đi đâu, chắc là đã chết, để lạicho Dương Phương một chiếc roi bảy khúc "Đả thi tiên", tức là roi đánhxác chết. Đó không phải loại roi mềm giang hồ hay sử dụng, mà là chiếcroi bảy khúc được làm từ gang thép, giống như binh khí mà các tướng sĩhay dùng, rất nặng và không có lưỡi dao, chủ yếu dùng lực để đả thương.Tương truyền, năm xưa Ngũ Tử Tư đào mộ Sở vương đã đánh vào thi thể batrăm roi, chắc hẳn các cương thi đều sợ bị roi đánh. Loại roi mạ vàng mà dân đổ dấu dùng gọi là "Đả thi tiên", roi nhưng có khúc, giữa các khúccó mắt nối ba cạnh, là loại vũ khí hai trong một, có màu đồng, rất nặng, dài hai thước năm thốn sáu phân, tổng cộng có bảy khúc, bốn sáo lõm,khắc chìm câu chú trừ yêu trấn ma, tay cầm của roi có vỏ bọc như vảyrồng, ngoài tác dụng trấn tử thi trừ tà, còn có thể dò đất tìm mộ. Donhắc trực tiếp từ "tử thi" là phạm húy điều cấm kỵ nên gọi nó là "Đảthần tiên."

Dương Phương nhận được chân truyền, dựa vào khả năng thông thạo đường đi lối lại, vác thêm roi đồng trên vai, chuyên đi khắp nơi hành nghềđào trộm mộ, gặp phải nhà giàu nào mà tâm địa không tốt liền trèo tườngcướp của chia cho người nghèo. Từ khi hành nghề, anh ta chưa một lầnthất bại. Dân quốc năm thứ nhất, thiên tai nhân họa liên miên, thiên hạđại loạn cũng là lúc thổ phỉ xuất hiện khắp nơi, người Dự Tây gọi thổphỉ là thảng tướng. Thời đó, có một tên thảng tướng tên Đồ Hắc Hổ thủlĩnh quân phiệt, trong tay nắm binh quyền, hùng cứ một phương. Những năm đó, quân phiệt phát tài và mở rộng quân lực nhờ việc đào trộm mộ làchuyện bình thường. Đồ Hắc Hổ cũng thường làm ba cái chuyện thất đứcnày, không chỉ làm giàu từ người chết, hắn còn đoạt cả mạng người sốngđể làm giàu. Mới đây không lâu, hắn đánh nhau với một đội quân phiệtkhác tại vùng lân cận phủ Khai Phong, Hà Nam. Cuộc chiến kéo dài daidẳng mà Đồ Hắc Hổ lại muốn đánh nhanh thắng nhanh, liền đào mương dẫnnước từ Hoàng Hà vào gây đại lụt làm chết không ít người dân vô tội.

Lúc đó, Dương Phương cũng đi ngang qua, nghe nói Khai Phong phủ ở HàNam là cố đô của sáu triều vua, phong cách của nhà Tống vẫn còn lưu lạiđến nay, nên thuận đường đi qua thưởng ngoạn. Từ xa đã nghe thấy tiếngnước chảy ầm ầm, đi nửa ngày đường mới tới cửa sông Hoàng Hà, chỉ thấynước chảy cuồn cuộn, sôi sục đổ ra biển đông, cảm thấy dòng sông thậtmạnh mẽ, hùng vĩ. Nhưng khi qua sông tới bờ bên kia, anh thấy từng đoànngười dân đang đi tị nạn, dọc đường thường xuyên bắt gặp cảnh bắt cócbuôn bán phụ nữ trẻ em, đó đều là những hậu quả do nạn lụt sông Hoàng Hà để lại, người chết đói đầy đường. Sau mỗi trận thiên tai, không khítang tóc bao trùm khắp vùng vì người chết quá nhiều, những người chếtkhông có người nhà tới nhận đều bị chó hoang chim rừng rỉa thịt trơ cảxương. Tìm người hỏi mới biết là do quân phiệt Đồ Hắc Hổ mở cửa sông mới gây ra cơ sự.

Dương Phương nghe tiếng ác của Đồ Hắc Hổ thì biết ngay đây là một tên thổ phỉ tâm địa độc ác, giết người không ghê tay, lợi dụng thời thếloạn lạc để tác oai tác quái, gây họa không ít. Tên này hai mắt trắngdã, theo thuật xem tướng, đây là tướng mạo của kẻ gian xảo, để lâu ắtgây đại họa về sau.

Trưa hôm đó, Dương Phương tự tin bước vào Khai Phong phủ, cổ nhân nói rất đúng "Sóng sông Hoàng Hà không có gió cũng cao ba thước, cát thànhKhai Phong không có gió cũng cao ba thước", sau trận đại hồng thủy thìtrời nổi gió, gió rít như tiếng quỷ gào, trong thành ngoài thành bụi bay mù mịt, Dương Phương than thầm: "Đúng là ngoài cửa sông gió to thật!Gió cứ như muốn cuốn bay cả người thế này, tựa hồ thổi con người ta tớitận cung điện của Vương Mẫu nương nương vậy."

3

Vừa đi vừa nghĩ cho tới tận cổng thành Khai Phong, người dân ở đây đã quá quen thuộc với những trận bão cát như vậy, trên phố người đi lạivẫn tấp nập, bỗng ở đâu xuất hiện nhiều quân lính, diện mạo hung tợnđang xua đuổi người dân dẹp sang hai bên đường, Dương Phong nghe thấytiếng vó ngựa, chen lấn trong đám đông để nhìn cho rõ, hóa ra là đội kỵbinh của quân phiệt đi ngang qua thành.

Đội quân kỵ binh này được trang bị kỹ lưỡng, người như rồng ngựa nhưhổ, đi lại như gió, chính giữa là một người đàn ông to lớn như cái cộtsắt, khoảng chừng trên dưới bốn mươi tuổi, khuôn mặt vuông đen xì, diệnmạo hung dữ, râu ria rậm rạp, đằng đằng sát khí, mình mặc quân phục,lưng đeo quân đao, còn có súng ngắn, chân đi hài, cưỡi trên con tuấn mãdũng mãnh lao vút ra phía cổng thành.

Dương Phương đứng trong đám đông nên trông thấy rất rõ ràng, khôngcần hỏi cũng biết viên tướng quân mặt sắt đen xì cưỡi ngựa đó chính làthủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ. Trông bộ dạng người đó ngồi vững vàngtrên lưng ngựa cho thấy võ công của hắn ta cũng không phải hạng xoàng.

Dương Phương thân thủ cũng rất giỏi, những người bản lĩnh lớn thườnghơi kiêu ngạo, anh ta nhìn thấy Đồ Hắc Hổ đi ngang qua quả đúng là cơhội đưa đến tận cửa, không nhịn được, giơ tay định với lấy chiếc roi sau lưng, nghĩ: "Tên này cũng không phải tay vừa, nếu đánh chính diện chưachắc đã có lợi cho mình, nhưng ta đã có sự chuẩn bị trước, chỉ cần baylên khỏi đám người này rồi xuất chiêu thì đảm bảo chiếc roi của ta sẽđánh trúng đầu Đồ Hắc Hổ, cho dù công phu của hắn có giỏi đến mấy thìcũng vỡ sọ, đảm bảo là đi gặp Diêm Vương. Hôm nay ta thay trời hành đạo, diệt trừ quân gian ác này, sau đó nhân lúc hỗn loạn trốn ra khỏi thành, ai làm gì được ta."

Dương Phương nhất thời hăng khí, muốn nhân cơ hội thành Khai Phongđang nổi bão cát thì rút roi tấn công Đồ Hắc Hổ, không ngờ, chưa kịp rút roi thì như có bàn tay của ai đó ngăn lại, cũng chưa rõ là ai, quay lại nhìn thì thấy có một đạo sỹ mặc bộ quần áo đã cũ, lưng đeo một chiếc hồ lô, chẳng phải ai khác, chính là người anh kết nghĩa - Thôi lão đạo.Dương Phương ngạc nhiên hỏi: "Đạo trưởng, sao lại là huynh?"

Thôi lão đạo nói nhỏ bên tai Dương Phương: "Huynh đệ, từ khi đệ vàothành là ta đã trông thấy rồi, giữa đường không tiện nói chuyện, tìm chỗ nào đó rồi nói sau."

Chỉ lơ đãng có một chút mà đã để cho đội quân của Đồ Hắc Hổ đi quamất, Dương Phương đành phải theo Thôi lão đạo rời khỏi cổng thành, tìmmột quán nhỏ yên tĩnh, hai người ngồi lại bàn về sự việc vừa rồi.

Thôi lão đạo cũng là người trong giang hồ, trước đây bày quán xem bói tại cổng Nam, cũng biết kể chuyện, tự xưng là Thiết chủy bá vương, thực tình chẳng có bản lĩnh gì, chỉ có một bụng đầy mưu mô quỷ kế, nhưng kết giao rất rộng, lần này lão cũng tìm tới xem cho vận hạn Đồ Hắc Hổ đểkiếm ít tiền, vừa hay trong đám đông phát hiện ra Dương Phương đangchuẩn bị ra tay liền tiến tới ngăn lại, kéo vào quán nói chuyện: "Huynhđệ, Đồ Hắc Hổ là Thống đốc quân sự của một tỉnh, cậu xem bên cạnh hắn có bao nhiêu vệ sỹ tiền hô hậu ủng, người ta súng nhanh ngựa nhanh, cậumột thân một mình làm sao mà tiếp cận được? Hãy nghe ta một lần, Đồ HắcHổ đã làm nhiều chuyện ác khiến trời tức giận, người dân oán hận, hômnay không cần cậu phải ra tay, sớm muộn gì hắn cũng bị ông trời trừngphạt."

Dương Phương nói: "Huynh trưởng nói có lý, có điều Đồ Hắc Hổ làm quánhiều chuyện ác, tôi mà không cho hắn một roi vào đầu thì hắn không biết ở gầm trời này còn có ai."

Thôi lão đạo nói: "Huynh đệ, cậu họ Dương, tức là dê, hắn là Hổ, xung khắc. Đối đầu trực diện khó mà phân biệt thắng bại, hơn nữa tôi thấy Đồ Hắc Hổ cao to lực lưỡng, diện mạo thập toàn, nếu không phải là mạng lớn thì làm sao có thể làm thống lĩnh quân phiệt được? Khí sắc của ngườinày còn nhuận lắm, vận may cũng chưa cạn, chúng ta chưa thể đụng vào hắn được. Trước mắt ta có một kế, hai chúng ta sao không tới núi Mang ở Lạc Dương một chuyến, tới mộ tổ của Đồ Hắc Hổ phá hỏng phong thủy mang lạimay mắn cho hắn."

Dương Phương nghe thấy thì giơ ngón tay cái lên khen: "Đúng là cáiđầu của huynh trưởng không phải chỉ để làm cảnh, kế này của huynh rấtđúng ý tôi."

Thôi lão đạo cười ha hả nói: "Huynh đệ, trong bụng ta toàn là của quý thôi, một bồ thao lược trị quốc an bang đấy, không thua kém gì KhươngTử Nha thời Tây Chu đâu, ta tạm thời xem bói ở cổng Nam chẳng qua là vìchưa gặp thời vận, chứ đối phó với Đồ Hắc Hổ thì sức ta có thừa."

Dương Phương nói: "Tiểu đệ hiểu rồi, đạo trưởng hẳn có kế hoạch từlâu, nếu không làm sao biết được mộ tổ của Đồ Hắc Hổ ở đâu chứ?"

Quả nhiên, Thôi lão đạo nghe tin thủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ làmnhiều chuyện bất nghĩa, nhưng dưới trướng có đám quân như hổ báo, cósúng có pháo, chỉ dựa vào một mình lão đạo xem bói thì không thể làm gìtên thủ lĩnh quân phiệt nắm binh quyền trong tay, đành phải dò hỏi thông tin trong giới ngầm, biết được mộ tổ của hắn ở núi Mang, Lạc Dương. Tổtiên Đồ Hắc Hổ là một vị tướng quân thời nhà Thanh, thời đó người dânrất mê tín, cho rằng ngôi mộ đó phong thủy rất tốt, thế núi như rồng nằm hổ phục, tất phù hộ cho con cháu làm quan làm tướng, Thôi lão đạo tínhtoán tìm cách đào ngôi mộ này, cũng coi như thay trời hành đạo, còn nhân cơ hội đó kiếm một chút tiền, cho dù là vấn đề phong thủy không thể tin hết được nhưng khi nghe tin mộ tổ bị đào trộm thì Đồ Hắc Hổ cũng sẽphẫn nộ, đứng ngồi không yên, thế lực của hắn vì thế mà giảm sút.

Thôi lão đạo nói với Dương Phương: "Chuyện đào mộ tổ nhà Đồ Hắc Hổnói là chuyện lớn thì không lớn, nhưng nói là chuyện nhỏ thì cũng khôngnhỏ, anh em ta phải tìm thêm trợ thủ nữa mới được."

Dương Phương nói cậu ta có hai huynh đệ tốt cũng đang ở gần đây, mộtngười là Thảo thái tuế Mạnh Bôn, người còn lại là Thần đạo khoái thủPhùng Điện Thần.

Thảo thái tuế Mạnh Bôn từng luyện khí công, có thể dùng đầu đánh vỡcối xay đá, giờ sống qua ngày bằng chức tiểu đội trưởng trong quânphiệt.

Khoái thủ Phùng là tên trộm nổi tiếng ở thành Lạc Dương, giang hồ gọi việc đào hang động là "Mở vườn đào", Khoái thủ Phùng làm chuyện này làhợp nhất rồi, đào đất phá gạch không để lại dấu vết gì, tay nghề rấtxuất sắc, hơn nữa còn nhanh đến thần kỳ. Anh ta là người nhanh nhẹn thạo việc, thông thạo cách bố trí của các cạm bẫy, cũng hiểu về cách dùngmìn.

Thôi lão đạo nghe vậy, hai mắt lim dim, vuốt râu nói: "Có thêm haingười này giúp thì chuyến đi này mười phần chắc chín rồi, chuyện này cần phải làm sớm, không nên để muộn, ăn xong chúng ta lên đường tới thànhLạc Dương ngay."

Nói ngắn gọn, hai người tiến về phía Lạc Dương, rời khỏi nơi loạnlạc, làng xóm hai bên đông dần, đường cũng dễ đi hơn. Thời cổ, Lạc Dương nằm phía nam con sông, cực dương của Lạc Thủy vì vậy mới có tên LạcDương, nơi đây là kinh đô của chín triều đại, là điểm giao giữa mườitỉnh, là một cửa ngõ giao thông rất lớn, nhưng vì đang gặp lúc chiếntranh, nên công việc kinh doanh làm ăn trong thành không tránh khỏi bịgián đoạn.

Việc đầu tiên là phải tìm hai người kia, như vậy bốn người gồm Thiếtchủy bá vương Thôi lão đạo, Đả thần tiên Dương Phương, Khoái thủ thầnđạo Phùng Điện Thần và Thảo thái tuế Mạnh Bôn cùng khấu đầu kết nghĩahuynh đệ. Tối đến kéo nhau vào quán Thịnh Nguyên, chọn một phòng riêngphía trong yên tĩnh. Dương Phương kiếm được mấy đồng bạc Tây nên mời anh em ăn cơm, cho nhà hàng tự quyết, cứ món ngon mà chọn.

Những năm đầu của nhà nước Dân quốc vật giá rất thấp, mấy đồng bạc là có thể gọi một bàn ăn thịnh soạn rồi. Không lâu sau, phục vụ đã mang đồ ăn lên, nhà hàng Thịnh Nguyên vốn nổi tiếng gần xa ở Lạc Dương. Mới đầu là bốn món trộn mặn, bốn món trộn chay gồm: gà hầm rượu Đỗ Khang, thịtbò hầm, trứng luộc chiên, chân giò hầm ngũ vị, Khương hương thúy liên,canh rau chân vịt, nộm sứa, bánh đỗ xanh; tiếp theo là bốn món lớn, támmón vừa: súp thập cẩm, gà hầm nguyên con, cá sốt cay, cơm rang bát bảo,thịt kho tộ, món thịt nấu kiểu Lạc Dương, mực xào, món tràng hầm, gà xéphay, canh thịt viên, khoai lang mật ong, nước sơn trà; bốn món sau cùng gồm: thịt kho tàu thái lát to, rau cải xào nấm hương tươi, thịt viênnấu kiểu Lạc Dương, canh trứng. Bát bát đĩa đĩa, món kho món xào móncanh, thức ăn đưa lên ào ào như nước, hai mươi tư món ăn, có nóng cólạnh, có chay có thịt, có ngọt có mặn, có chua có cay.

Thực đơn Thủy Tịch[3] giờ đã khác xưa, cứ xem thực đơn của quán, mộtthương hiệu nổi tiếng từ xưa thì thấy đã khác nhiều so với trước đây.Câu chuyện xảy ra từ thời Dân quốc, nên chẳng có bào ngư tôm hùm gì hết, cũng chỉ là gà vịt thịt cá mà thôi. Những năm đó, ăn những món này được coi là đã quá sang rồi.

[3] Thủy Tịch: bắt nguồn từ Lạc Dương, liên quan rất lớn tới đặc thùkhí hậu và địa lý ở Lạc Dương. Lạc Dương bốn bên đều có núi, là một vùng bình địa, khí hậu khô lạnh nên thói quen ẩm thực có nhiều món canh vàcay để chống lại thời tiết khô lạnh. Lạc Dương là vùng sản xuất miến nổi tiếng, ngoài ra còn có khoai môn, củ cải, cải thảo v.v... mỗi bữa ănđều có nhiều món canh hoặc món nước, lâu dần hình thành phong cách ẩmthực riêng của vùng Lạc Dương, gọi là Lạc Dương Thủy tịch.

Mấy anh em họ chưa bàn chuyện lớn vội mà hàn huyên giao lưu tình cảmtrước. Rượu được ba tuần, ăn uống no say, Thôi lão đạo bỏ đũa xuống, cầm chém rượu lên, đầu lắc lư than rằng: "Muốn biết thiên hạ hưng thịnh thế nào chỉ cần xem Lạc Dương thành. Hây... thành Lạc Dương là kinh đô củamười ba triều đại, là thành phố trọng yếu của tám triều đại, có chínmươi lăm đời Hoàng đế dựng nước tại đây. Từ cổ chí kim, đây là nơi màcác nhà quân sự đều muốn chiếm đóng, bần đạo đã bấm đốt tay bói một quẻrồi, thời Đông Hán loạn Đổng Trác, Lạc Dương thành bị hủy hoại chỉ cònlà một đống đổ nát..."

Thảo thái tuế Mạnh Bôn cắt ngang: "Thôi ông anh đừng dài dòng nữa,ông anh tìm bọn tôi đến, bày mâm cao cỗ đầy như vậy chắc chắn là cóviệc, ông anh cứ nói đi, chúng ta không phải là người ngoài. Huynh đệkết nghĩa gặp nhau không cần bàn chuyện cổ kim, không cần phải vòng vo.Cuối cùng là có việc gì? 'Mở vườn đào' hay 'vượt núi cao'?"

Thôi lão đạo cười nói: "Được rồi, mỗi cậu là hiểu lòng anh, ở thànhLạc Dương này bắc có núi Mang, nam có Long Môn, chính là thế rồng nằm hổ phục, địa thế rất đẹp. Trong núi Mang có mộ cổ, trong Long Môn có hangđá. Chúng ta đến đây thì có thể làm được gì khác nữa chứ?"

Khoái thủ Phùng mừng rỡ ra mặt: "Đạo trưởng, đi 'mở vườn đào' đổ đấu hả?"

Thôi lão đạo cố tình ra vẻ huyền bí, chỉ vào Dương Phương nói: "Để Dương lão đệ kể lại sự tình với các đệ."

Dương Phương đứng dậy xem xét bên ngoài không có ai mới quay lại,đóng cửa cẩn thận, kể lại toàn bộ sự việc cho Mạnh Bôn và Phùng ĐiệnThần nghe: "Thủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ là một tên làm nhiều chuyện ác tày trời, dẫn nước sông Hoàng Hà làm người dân chết lụt, nhưng thế lựccủa hắn lại quá mạnh, trong tay có nhiều binh lính, muốn lấy đầu hắnkhông phải dễ, tôi và đạo trưởng nghĩ ra cách đào trộm mộ tổ của hắn,trong mộ chắc có nhiều châu báu, anh em ta mỗi người một phần, phần cònlại chia cho dân nghèo, nếu không có châu báu thì coi như chúng ta đãdạy cho Đồ Hắc Hổ một bài học, thay trời hành đạo, hạ thấp uy danh củahắn trong giới lục lâm."

Mạnh Bôn và Khoái thủ Phùng hết mực đồng tình: "Lạc Dương cũng là địa bàn của Đồ Hắc Hổ, tên này giết người như giết kiến, dân chúng hận hắnđến tận xương tủy, nếu là thay trời hành đạo thì phải tính phần củachúng tôi nữa, cứ vậy mà xử con bà nó đi. Chúng ta sẽ đi đào mộ tổ nhàhắn, trong mộ không có vàng bạc châu báu cũng không sao, dù sao chúng ta cũng chán ngấy nơi này rồi. Từ giờ, chúng ta thành một hội với nhau,cùng làm ăn, đợi ít năm khi có thể ăn no uống say, cùng chia vàng bạccủa cải, có chết cũng thỏa lòng."

Thôi lão đạo nói: "Có câu nói này của các huynh đệ thì ta yên tâmrồi, lão đạo ta đã tìm hiểu chắc chắn, mộ tổ Đồ Hắc Hổ kiểu gì cũng cómón hay."

4

Mạnh Bôn và Khoái thủ Phùng nghe vậy, sướng quá cứ đưa tay gãi máliên hồi: "Ông anh mau kể đi, ngôi mộ đó có món gì đáng tiền vậy?"

Thôi lão đạo nói, ông tổ nhà họ Đồ vốn là một võ quan theo Tăng CáchLâm Thấm tiêu diệt Niệm Quân, người này có một biệt danh "Tứ bảo tướngquân"[4] gồm bảo khôi, bảo kiếm, bảo giáp, bảo mã. Nghe nói ông ta bịđột tử tại gia, thi thể đặt tại nhà, nửa năm sau đó mới đem tới chôn tại núi Mang, tứ bảo kia có tùy táng cùng hay không không ai biết, nóichung ngựa chết thì không đáng giá, nhưng nghe nói khi nhập quan thi thể của ông ta được ăn mặc trang điểm đầy đủ như lúc còn sống, bộ áp giáođó, chiếc mũ đó, thanh bảo kiếm đó cùng với ngọc ngà châu báu do triềuđình ban tặng đều được cho hết vào bên trong cỗ quan tài.

[4] Bảo khôi, bảo kiếm, bảo giáp, bảo mã: mũ giáp quý, áp giáp quý, kiếm quý, ngựa quý.

Bốn người bàn tính tới tận nửa đêm, chọn ngày không bằng gặp ngày,tối đó tất cả quay về chuẩn bị, sáng sớm ngày hôm sau thì ra khỏi thànhtiến thẳng về phía núi Mang.

Núi Mang nằm phía chính Bắc thành Lạc Dương, phía nam thành là dãynúi Long Môn, có một khe nước chảy qua chính giữa, thành cổ Lạc Dươngnằm phía nam hướng về Long Môn, phía bắc dựa vào núi Mang, trước vọngsau dựa. Thế nào được gọi là vị thế phong thủy đẹp? Đây chính là thế đẹp của đẹp. Từ cổ chí kim, những hoàng đế chọn nơi đây lập lăng tẩm nhiềukhông đếm xuể, khắp nơi trên núi đều là mộ, nhưng dân trộm mộ tới viếngthăm cũng rất nhiều, đa số những ngôi mộ đều đã bị đào trộm nhiều lần,đồ trong mộ chẳng còn gì để lấy nữa, may mắn gặp được ngôi mộ nhỏ ít bịđào trộm có khi còn bòn được vài món gì đó.

Ngôi mộ của Tứ bảo tướng quân mà mọi người định đào trộm nằm ở phíatây núi Mang, cùng mạch núi Tần Lĩnh, toàn là các đồi núi đất đỏ nhấpnhô trùng điệp, phía sâu bên dưới chính là mộ tổ nhà Đồ Hắc Hổ, sau khiđã có thế lực, Đồ Hắc Hổ đã cho trùng tu lại nơi này, phía trước còndựng tổ miếu. Hắn ta câu kết với nước ngoài, đào mộ cổ, trộm quốc bảođổi lấy súng ống đạn dược, vũ trang cho quân đội của mình để mở rộng địa bàn, hắn cũng sợ mộ tổ của mình bị người ta đổ đấu nên dù mộ của vịtướng quân này không to lắm nhưng ít người biết đến, để phòng quân thổphỉ và bọn trộm thì hắn đã cắm chốt quân lính xung quanh để bảo vệ, hàng ngày đều có lính đi tuần, phía sau tổ miếu là mộ phần, xung quanh đượcxây thành dày bảo vệ, giữa các mạch gạch đổ thép nung chảy vào để lấpđầy nên có dùng khoan cũng không khoan được, nếu có người muốn đêm đếntới đào thì cũng làm kinh động tới quân lính.

Những việc trên Thôi lão đạo đã dò hỏi rõ ràng. Bốn người họ đi vòngtránh doanh trại quân đội, nấp sau một khe núi chờ trời tối hẳn thì mớidễ ra tay. Hôm đó trời nhiều mây, đêm tối mịt mùng. Theo cách nói mê tín của người xưa, để thi thể không bị ánh trăng chiếu vào, trời tối giócao chính là thời cơ tốt để đào mộ. Bốn người mang lương khô ra ăn, thay trang phục dạ hành, che mặt, tìm đường vào tổ miếu nhà họ Đồ. Cách bốtrí ở đây cũng tương tự như phong cách xây tổ miếu của địa phương, ởgiữa là chính điện to bằng khoảng ba gian nhà dân, hai bên là phối điện.

Khoái thủ Phùng thấy hai người kia đã thành công liền thắp đèn lên,đẩy cửa tổ miếu bước vào trong, theo ánh đèn quan sát thấy chính giữagian điện treo mấy bức tranh đã bạc màu, trong đó có một bức vẽ hình một võ tướng mặc áo giáp đội mũ giáp ngồi trên lưng ngựa đang dương cung,phía trước có một số bài vị, trên bàn còn bày đồ cúng như hoa quả, gàluộc, thủ lợn v.v... Thế lực của tên thủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ đanglúc phất lên, tổ miếu mới được tu sửa không lâu, thường xuyên có ngườiquét dọn, đồ cúng thường xuyên được thay mới.

Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn cầm một miếng gà cho vào mồm ăn rồi kéovạt áo lên để lau mỡ trên tay, chỉ vào bức tranh vẽ hình viên tướng quân nói: "Con mẹ mày! Tranh vẽ cũng uy phong nhỉ, đợi lát nữa ông nội xembộ dạng của mày trong quan tài như thế nào."

Thôi lão đạo đứng một bên cười nhạt, trong lòng nghĩ: "Đồ Hắc Hổ cũng từng đem quân đi đào trộm mộ nhà người để phát tài, hắn mà nhìn thấycảnh này không biết sẽ phản ứng ra sao."

Dương Phương thân thủ nhanh nhẹn, xem xét trong điện một hồi lâu,nhảy một cái lên trên bàn thờ, động tác nhẹ như mèo, không một tiếngđộng.

Bọn Thôi lão đạo đều tấm tắc khen thầm trong bụng, thấy Dương Phươngdỡ bức tranh Tứ bảo tướng quân xuống cuộn lại treo sau lưng, thấy lạliền hỏi: "Huynh đệ lấy bức tranh này làm gì?"

Dương Phương nói: "Đợi một ngày tôi sẽ mang bức tranh này vào tận phủ Đồ Hắc Hổ cho hắn lĩnh giáo tài nghệ của tôi."

Mạnh Bôn và Khoái thủ Phùng đều nói: "Dương lục ca võ nghệ cao cường lại dũng cảm, Đồ Hắc Hổ chắc sẽ tức mà chết mất thôi."

Thôi lão đạo nói: "Các huynh đệ đừng làm việc bằng cảm tính. Trướcmặt phải đào phần nấm mộ đã, tránh đêm dài lắm mộng, lão đạo ta vừa mớibấm một quẻ, tối nay phạm vào Thái Tuế, là sát tinh đấy."

Thôi lão đạo xem bói, mười lần có chín lần không chuẩn, thi thoảngđúng được một lần cũng chỉ là đoán mò, đó là điều mà ai cũng biết nênnhiều cũng chẳng cho là thật, hỏi lại: "Sát tinh chiếu mệnh thì sao?"

Thôi lão đạo nói: "Quẻ ta vừa bấm nói canh ba tối nay là phạm sát,không tốt, việc này không thể lề mề, để lỡ nhiều thời gian chắc chắn cóchuyện, huynh đệ lại đây mà xem...", nói rồi lão chỉ trỏ, khuơ tay múachân giải thích: "Phía sau tổ miếu có mấy cái mộ, sau chính điện là mộcủa Tứ bảo tướng quân, năm xưa chỉ là ngôi mộ rất bình thường, nếu không đã bị trộm từ lâu, thủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ trước đây là một tênthổ phỉ, chẳng thèm quan tâm tới mộ tổ, mấy năm nay làm trong quân độicó thế lực mới bắt đầu trùng tu mộ tổ, xem xét từ ngôi miếu này cho thấy tên này rất mê tín, rất coi trọng mộ tổ, sợ khi đào sẽ động đến phongthủy nên không dám đào quan tài lên để trùng tu lại huyệt đạo mà chỉdùng những hòn đá to bao quanh bên ngoài. Đào được những hòn đá này racũng là một vấn đề. Đồ Hắc Hổ cũng từng đưa quân đi đào mộ nhưng chẳngbiết gì, cách này của hắn chỉ lòe được những thằng ngốc thôi, không thểphòng dân đổ đấu chuyên nghiệp được, chúng ta sẽ đào ngay một đường hầmgiữa chính điện này thông thẳng vào bên trong, lôi quan tài trong đó ra, với tay nghề của Khoái thủ Phùng thì không cần phải ra khỏi điện, chắcchắn sẽ xong trước lúc nửa đêm."

Vừa dứt lời, hội Dương Phương đồng thanh khen hay. Trước thời Thanh,cách đặt quan tài của quan văn quan võ đều khác nhau, quan văn đầu hướng về phía tây chân về phía đông, quan võ đầu về phía bắc chân phía nam,từ độ cao của ngôi mộ cho thấy hố huyệt không sâu. Sau khi ngắm chuẩnphương hướng, bốn người bắt đầu động thổ, cạy lớp gạch sàn giữa chínhđiện lên, tài nghệ đào đất của Khoái thủ Phùng thì không ai bằng, chưađến hai tuần thuốc đã đào đến bên trong mộ, ba người còn lại đào rộngđường hầm và kiên cố lối đi, một lát sau, Khoái thủ Phùng đã chạm đượcđến phần đế quan tài, chính là phía chân của người chết.

Giờ tới lượt Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn vào đẽo đáy quan tài. Từ thời Minh đến thời Dân quốc, đáy quan tài thường là đúc thành hình đài senmây quấn quanh, chỉ cần đẽo được đáy quan tài ra là có thể chui vào lấytrộm đồ, cũng có thể lôi được cả thi thể người chết ra bên ngoài, đây là thủ pháp mà chỉ dân đổ đấu chuyên nghiệp mới có thể làm được, ngườingoài nghề không cách nào đào chuẩn được như vậy, chỉ có thể đào mộ lên, nhìn thấy phần nào của quan tài thì đẽo phần đó, trình độ "mở vườn đào" cao thấp như thế nào chính là dựa vào đây mà phân biệt.

Thảo đầu thái tuế đào bật đáy quan tài ra, không thấy mùi hôi thốibốc lên, chỉ thấy mùi mốc vì không khí không được lưu thông, bốn ngườicảm thấy rất lạ, thế là sao?

Từ lúc Thiết mạo tử vương Tăng Cách Lâm Thấm thống lĩnh quân tiêudiệt Niệm Quân, cách đây cũng đến năm sáu mươi năm, với những tay đào mộ lão luyện thì ngôi mộ mấy chục năm không phải là lâu, nhưng nói ngắncũng không phải ngắn, mấy chục năm trời, mấy đời người cũng qua rồi, một cỗ quan tài chôn trong mộ không thể không có mùi xác chết.

Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn sốt ruột, nói không cần quan tâm nhiều như vậy, xem viên tướng quân đó có những bảo bối gì, liền nằm bò ra bênngoài huyệt động, thò tay qua chỗ vừa đẽo thủng của quan tài định dùngdây thừng để lôi thi thể ra ngoài, nhưng khi thò tay vào thì thấy có gìđó không ổn, kêu lên một tiếng.

Ba người nghe thấy, biết là có chuyện liền hỏi Mạnh Bôn: "Cậu sờ thấy gì thế?"

5

Mạnh Bôn lùi lại, vẻ mặt ngạc nhiên: "Tôi sờ thấy vật gì đó lạnh lạnh, rất cứng, không biết là thứ gì."

Khoái thủ Phùng thấy Mạnh Bôn không thắp đèn, bên trong tối om khôngnhìn thấy gì, cũng chẳng biết trong quan tài có gì, liền cầm chiếc đènbão đi vào bên trong xem xét tỉ mỉ, một lúc sau quay ra, nét mặt cổquái, lắc đầu nói: "Cả đời này tôi chưa từng gặp thứ nào như thế, đừngnói là nhìn thấy, đến nghe cũng chưa nghe thấy bao giờ."

Dương Phương và Thôi lão đạo càng nghe càng thấy kỳ lạ liền hỏi:"Trong quan tài có gì thế? Không phải là hài cốt của vị tướng quân kiaà?"

Khoái thủ Phùng nói: "Gặp ma rồi, trong quan tài không phải thi thể mà lại là một cái quan tài bằng đồng khác."

Thôi lão đạo ra vẻ trấn an mọi người: "Ngoại quan nội quách không có gì là lạ."

Khoái thủ Phùng nói: "Từ khi tôi vào nghề tới giờ, không biết đã đàobao nhiêu mộ, vào bao nhiêu động rồi, chỉ cần ngửi một cái là biết ngayđó là cổ vật phải trên một nghìn năm tuổi."

Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn xòe năm ngón tay ra đếm: "Tứ bảo tướngquân là tằng tổ của Đồ Hắc Hổ, mất khoảng thời gian là Đồng Trị năm thứhai cho đến năm thứ tư, tính... tính... tính thế nào cũng không thể hàng nghìn năm được."

Thôi lão đạo nói: "Vẫn có trường hợp dùng quan tài cổ để an táng,chúng ta đừng đoán mò nữa, tốt nhất là lôi cái quan tài bằng đồng đó rađây xem thế nào, đã gần canh ba rồi, không thể chậm trễ được."

Bốn người lại đào rộng đường hầm, Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn là người khỏe nhất, liền tiến lại chiếc vòng mặt thú phía bên dưới quan tài nhấc lên, những người còn lại buộc dây thừng và kéo ở đầu kia, từ từ lôichiếc quan tài bằng đồng ra ngoài, ai cũng thở phì phò.

Bốn người thở hổn hển, cầm đèm tiến lại gần quan sát, bên trên cónhiều văn tự cổ, nhưng vì bị ô-xy hóa nặng nên không nhìn rõ nữa.

Dương Phương thấy cỗ quan tài này hình dạng kỳ quái, hoen rỉ nặng,giống như vớt từ dưới nước lên, trong lòng càng thấy lạ hơn, hỏi Thôilão đạo xem có cao kiến gì không.

Thôi lão đạo nói: "Ta cũng nghĩ không ra, quan tài bằng đồng hàngnghìn năm... tại sao lại được chôn trong nhà mộ tổ nhà Đồ Hắc Hổ?"

Mạnh Bôn nhìn thấy trên quan tài có một chiếc dây xích, nghĩ rằng đểphòng dân trộm mộ, cho là bên trong có nhiều báu vật liền ra sức tháochiếc dây.

Thôi lão đạo bỗng nhiên thất sắc, kêu lên: "Khoan đã, cỗ quan tài này không thể mở được, chúng ta bị lừa rồi..."

Dương Phương phản ứng rất nhanh, cũng hiểu ra vấn đề nhưng đã muộn.

Cỗ quan tài bằng đồng này niên đại đã lâu, qua nhiều năm bị ô-xy hóanặng, nắp đồng chỉ cạy một cái là đã bật ra, bên trong bốc ra một mùi ẩm mốc của thời gian, ánh sáng chiếc đèn bão bỗng mờ đi.

Bốn người cùng thất kinh, vội lùa ra phía sau né tránh luồng khí đó,Dương Phương vì có thị lực hơn người, trong bóng tối vẫn nhìn thấy mộtcánh tay mọc đầy lông lá đang thò ra từ bên trong quan tài, móng tay dài uốn cả lại cào lên thành chiếc quan tài bằng đồng phát ra tiếng kêu ken két vang lên trong đêm thanh vắng khiến người ta sởn cả tóc gáy.

6

Mạnh Bôn cũng nhanh tay nhanh mắt nhìn thấy cương thi thò tay rangoài liền giơ rìu lên chém vào cánh tay đó, nhưng như chém vào đồng vào sắt, lực phản hồi khiến cả người anh ta rung lên bần bật, chân răng êlên từng đợt, lòng thầm kinh hãi, cả nhóm đồng thanh kêu lên: "Là cươngthi núi Mang."

Dương Phương, Thôi lão đạo, Khoái thủ Phùng cùng lúc nghĩ tới vấn đềnày. Con người có ba hồn bảy vía, hồn thiện còn vía ác, ma quỷ quấy rốilà do âm hồn không tiêu tán được, người chết rồi thì hồn tiêu tan đi như ngọn đèn bị tắt, nhiều khi hồn thì tan rời nhưng vía thì chưa tan, víachính là phần âm khí của cơ thể, nếu hồn đã tan mà vía chưa tan, khi gặp dương khí thì sẽ trở thành cương thi. Thời Tống, có một nhóm đào trộmmộ trên núi Mang gặp phải xác chết cứng như thép, không rõ chết từ thờinào, lúc đó khá nhiều người đã bị vồ chết. Cương thi sợ nhất ban ngày,trời vừa sáng là đã không thể cử động bởi âm vía không tiêu tan được vìvậy cương thi chỉ có thể xuất hiện vào ban đêm, ngoài ra cương thi cònsợ cả tiếng lừa kêu, nhưng đó chỉ là lời đồn không có căn cứ. Khi cươngthi đuổi theo người đào mộ cuối cùng thì va vào một cái cây, móng taycắm vào thân cây không rút ra được, khi gà gáy trời sáng bị người dânnhìn thấy báo lên quan phủ, quan phủ phái người tới xem xét, chỉ thấyquần áo trên người cương thi bị cháy như tro, móng tay và tóc tự dài ra, thi thể cứng như sắt thép, đao kiếm không đâm thủng được, châm lửa đốtcũng không cháy, quan phủ chỉ còn cách nhốt nó vào một chiếc quan tàibằng đồng chôn trong núi phía nam thành Lạc Dương. Quan tài bằng đồng bị ngâm trong nước lâu năm, những người kiếm cơm bằng nghề đổ đấu thườngxuyên gặp phải những biến cố về xác chết, vì nguyên nhân đất và nướckhiến cho thi thể bị biến đổi thành nhiều kiểu quái dị không thể nào kểhết, nhưng kiểu có thể nhảy lên để vồ lấy người hoặc di chuyển đi lạithì chưa từng gặp bao giờ, những chuyện như vậy hiếm như lông phụng vảylân vậy, nên sự việc cương thi trên núi Mang thì hầu như ai cũng biếtnhưng hoàn toàn không nghĩ đến chuyện nó lại xuất hiện trong mộ tổ củaĐồ Hắc Hổ.

Thực ra, hội Dương Phương đã lờ mờ hiểu được vấn đề, nhưng sự cố xảyra quá đột ngột, mọi người vừa mới nhận ra tức thì. Bọn họ đã tính toánkỹ lưỡng như vậy, cuối cùng lại bị Đồ Hắc Hổ lừa cho một vố, thủ lĩnhquân phiệt là một tên thổ phỉ, hắn đã từng đào bới quá nhiều mộ cổ, chắc chắn có người quân sư cho hắn, hắn đã di dời mộ tổ từ lâu, hắn cũngđoán trước sẽ có cao thủ tới trộm mộ tổ nhà hắn nên đã đem cỗ quan tàibằng đồng trên núi Long Môn tới đây, còn xây dựng từ đường tổ miếu, mỗingày cho quân lính tuần tra, những bọn trộm mộ thông thường không dámbén mảng tới, những người có bản lĩnh đào trộm mộ bảo vật đạt tới trìnhđộ chỉ làm trong một đêm thì có quá nhiều, nhưng ai tới thì người đó xui xẻo chạm mặt với "cương thi núi Mang", lại chết thêm vài mạng ngườinữa, rồi sẽ không ai dám tơ tưởng đến đào trộm mộ tổ nhà hắn nữa.

Nếu trong mộ còn có thuốc nổ, thì việc này đối với Khoái thủ PhùngĐiện Thần chỉ là việc nhỏ, nhưng không ai nghĩ tới chuyện Đồ Hắc Hổ lạichôn một cương thi nghìn năm trong mộ tổ nhà hắn. Nhóm Dương Phương biết mình đã thua một vố, Thôi lão đạo chửi thầm trong bụng vì mình quá sơý, nếu đây đúng là mộ tổ nhà họ Đồ thì sao có thể xây tổ miếu được, đêmđến lại không có ai canh trông, đây chẳng phải là cố tình để cho trộm mò đến sao?

Nghĩ tới đó, bốn người nhanh chóng đè nắp quan tài lại, nhưng cươngthi sức mạnh phi phàm, cuốn theo một trận gió âm từ trong quan tài bậtmạnh ra ngoài.

Thôi lão đạo và Khoái thủ Phùng thấy không ổn liền vội tránh sang hai bên. Mạnh Bôn khỏe như vậy cũng bị đánh bật ra ngã xuống đất đau quákhông thở nổi, chiếc nắp quan tài rơi xuống đè trúng người hộc máu tươi, chỉ thấy nằm đơ dưới đất không thể động đậy.

Dương Phương thấy tình hình không ổn cũng vội nhảy lên bám lấy thanhxà ngang trên điện thờ, may không bị nắp quan tài va phải, nhìn thấycương thi đang từ trong quan tài bò ra, đầu tóc xõa ra rũ rượi, móng tay dài như vuốt, thân thể trần truồng, khắp người mọc lông trắng toát,khắp nơi trong tổ miếu ngột ngạt mùi xác chết, âm khí nồng nặc, haichiếc đèn bão bị rơi trên sàn nhà đang le lói chực tắt. Khi cương thiđứng dậy thì nó đã chụp lấy Khoái thủ Phùng Điện Thần, bộ vuốt dài củanó đâm thủng ngực anh ta rồi móc ra quả tim đỏ rực, nóng hổi vẫn đangcòn đập.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9: Thủy quái sông Hoàng Hà


Thôi lão đạo và mọi người hô nhau đậy nắp quan tài lại, không ngờcương thi quá mạnh, hất nắp quan tài bò ra ngoài, túm lấy Khoái thủPhùng móc tim ra ngoài.

Nguyên do vì cương thi bị âm vía nhập vào, gặp người sống thì sẽ đuổi theo không tha, một tay móc tim của Khoái thủ Phùng, một tay giơ bộmóng vuốt về phía Thôi lão đạo. Thôi lão đạo lưng như dính sát vào cộtcủa gian điện, mặt trắng bệch vì sợ, cứ nghĩ rằng cái mạng già của mìnhsẽ tiêu đời. Thảo đầu thái tuế bị thương nằm bệt trên sàn nhà, miệng thổ máu tươi, trông thấy Thôi lão đạo gặp nguy liền kêu: "Lục ca, mau cứuđạo trưởng!"

Dương Phương đang đu mình trên xà ngang, nhìn thấy Khoái thủ Phùng bị chết, Thôi lão đạo gặp nguy, mọi việc diễn ra quá nhanh khiến anh takhông kịp phản ứng, lúc này vội buông tay nhảy xuống, lộn một vòng trênkhông trung rút roi đồng ra, dựa vào thế đang rơi xuống, hai tay quấtmạnh roi, chỉ nghe tiếng roi đồng cắt gió như tiếng rồng gầm.

Dương Phương tay cầm roi đồng, với thế xẻ núi, đánh một roi chí mạnggiữa đỉnh đầu cương thi, phát ra tiếng kêu như sấm, chỉ thấy một luồngkhí đen bốc lên từ đỉnh đầu cương thi, thi thể nó như một cái cây khô đổ gục xuống, không chút động đậy.

Chiếc roi đồng đánh tử thi được mệnh danh "Đả thần tiên" này thực ralà hữu danh vô thực, không phải chiếc roi mà Khương Tử Nha thời Tây Chusử dụng khi đánh Phong Thần, chiếc roi đó chỉ có thể đánh Bát bộ chínhthần, còn roi đánh tử thi nghe nói là pháp khí của Trương thiên sư trênnúi Long Hổ truyền lại, bên trên có khắc câu chú để trấn ma trừ tà, cóthể đánh tan hồn phách. Lúc này, cương thi bị đánh trúng đầu, hồn pháchbị đánh tan, chính Dương Phương cũng không ngờ chiếc roi của mình lợihại như vậy, từ khi sư phụ truyền lại cho anh ta thì đây là lần đầu tiên dùng roi đánh người chết, nhìn lại cương thi thấy đầu đã bị đánh nát,không thể gây họa nữa, lúc đó mới biết sư phụ đã truyền lại cho mình một bảo vật, niệm thầm trong bụng: "Sư phụ trên trời linh thiêng, phù hộ đệ tử."

Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn đỡ Thôi lão đạo dậy, ba người đưa mắt nhìn Phùng Điện Thần chết thảm, đỡ lấy thi thể của anh ta òa lên khóc, Thôilão đạo đấm ngực giậm chân, nước mắt lã chã, hối hận vô cùng: "Chúng tagặp nhau định thay trời hành đạo, đào mộ tổ của Đồ Hắc Hổ, không ngờ hắn lại có sự chuẩn bị trước khiến chúng ta gặp nạn, tứ đệ đáng thương củata lại ra đi như thế này, cậu chết thảm quá..."

Mạnh Bôn nói: "Lần này chúng ta tổn thất nặng nề quá, phải báo thù. Thù này không trả, Mạnh Bôn tôi thề không làm người."

Thôi lão đạo than: "Quân tử báo thù mười năm không muộn. Chuyện trảthù từ từ tính. Giờ chúng ta phải tranh thủ khiêng xác tứ đệ ra khỏi đây trước khi trời sáng, nếu làm kinh động tới đám lính tuần, thì đến chúng ta thoát ra cũng khó."

Dương Phương chau mày, nghĩ ra một kế. Liền gọi Thôi lão đạo lôi thithể Khoái thủ Phùng ra bên ngoài, anh ta và Mạnh Bôn ở lại dọn dẹp bêntrong trở về nguyên trạng, để Đồ Hắc Hổ nghĩ rằng chưa có ai động tới mộ tổ nhà hắn ta, tránh đánh rắn động cỏ.

Ba người lập tức bắt tay vào việc, đẩy quan tài bằng đồng vào tronghuyệt động, lấp đất lắp lại đá sàn nhà, lau sạch vết máu, chỉ có con gàquay trên bàn thờ bị Mạnh Bôn gặm mất mấy miếng, nơi đây đồi núi hoangvu, đồ thờ bị thú rừng ăn phải cũng không có gì là lạ, mất một con gàcũng không gây sự chú ý gì.

Sau khi xong việc, trời cũng vừa hửng sáng, ba người nhanh tay chôncất Khoái thủ Phùng trong một sơn cốc, lòng thề sẽ trả thù cho huynh đệ, sau đó quay trở về thành Lạc Dương, vào quán trọ đóng cửa bàn bạc.

Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn nghiến răng: "Theo tôi nên chọn ngày trờitối gió to, bịt mặt trốn vào phủ hắn mỗi đứa cho một đao giết hết cả nhà nó đi, không tha một ai, sau đó cho mồi lửa rồi mình rút."

Thôi lão đạo lắc đầu nói: "Không được, không được. Chúng ta không làm những việc liên lụy tới người vô tội. Hơn nữa phủ đệ của Đồ Hắc Hổ ởLạc Dương nhưng gần đây hắn thống lĩnh quân đội ở gần phủ Khai Phong,muốn xâm nhập vào doanh trại để giết hắn còn khó hơn lên trời."

Dương Phương cũng có ý định giết người: "Khó cũng không sợ, chỉ sợkhông tìm thấy người thôi, giờ đã biết hắn đang ở doanh trại gần KhaiPhong phủ, tôi sẽ kiếm bộ quân phục vào bên trong lấy đầu hắn."

Thôi lão đạo can: "Nghe nói tên Đồ Hắc Hổ đó cũng dũng mãnh lắm,không phải hạng xoàng đâu, chúng ta cần phải bình tĩnh, nhẫn nại chỉ cólợi thôi, hành sự hấp tấp ắt sinh đại họa. Đồ Hắc Hổ rất mê tín, tin vào phong thủy của mộ tổ, nếu có thể đào được mộ tổ nhà hắn thì còn hơn làđâm mấy nhát dao vào người hắn, làm thế nào nghĩ cách tìm được mộ tổ nhà hắn mới là quan trọng."

2

Ba người bàn bạc tới lui, sau cùng nghĩ ra được một cách. Ngày hômsau, Dương Phương và Mạnh Bôn đi tìm mua hai bộ đồ đạo sỹ, hóa trangthành đạo đồng, là đồ đệ của Thôi lão đạo, trên mặt mỗi người đều bôiphấn, dán cao, một người cầm cờ, một người cắp tráp theo hầu Thôi lãođạo. Họ tới xếp đồ ngồi xem bói trước cửa phủ Đồ Hắc Hổ, vừa để ý ngườira vào phủ, vừa tranh thủ dò la tin tức, lần này phải lần cho ra tin tức mộ tổ nhà hắn. Di dời mộ tổ là một chuyện lớn, không thể giấu diếm hoàn toàn được.

Thời đó, người dân còn rất mê tín, Thôi lão đạo lại rất sành mấy mónkỹ xảo giang hồ, giương cao cờ "Thiết chủy bá vương", tự xưng là "Phương ngoại toàn chân, vân du bán tiên, truyền danh tặng quẻ, không lấy mộtđồng", vì Thôi lão đạo không lấy tiền, nên số người xúm lại xem bói rấtđông, thêm vào đó, Thôi lão đạo khéo ăn khéo nói, lừa cho người tới xembói tâm phục khẩu phục, mới có mấy ngày mà tên tuổi đã nổi tiếng khắptrong thành, ở đâu cũng thấy người ta đang khen ông là thần tiên hạ thế. Lời đồn cứ như vậy được truyền đi, nhanh chóng truyền vào trong phủthống đốc, Đồ Hắc Hổ lúc đó không có nhà, mấy trò này của Thôi lão đạocũng chẳng lừa nổi hắn, nhưng vợ hắn lại là người rất mê tín, nghe nóingoài cửa có một lão đạo, xem bói xem tướng rất giỏi, liền mời lão đạovà hai đồ đệ vào phủ, tới hậu đường nói chuyện.

Thôi lão đạo đem theo Dương Phương và Mạnh Bôn nhân cơ hội đó tràtrộn vào trong phủ thống đốc, tới hậu đường thì thấy vợ Đồ Hắc Hổ là một mụ đàn bà to béo phốp pháp, khoảng ba mươi tuổi, mặt phì nộn đầy thịt,khóe mắt ánh lên vẻ hung tợn.

Thôi lão đạo sớm biết Đồ Hắc Hổ xuất thân là thổ phỉ, nên vợ cả củahắn thì không thể nào đẹp vào đâu được. Hôm nay gặp mặt, con mẹ này đúng là một con hổ cái.

Con hổ cái đó mời Thôi lão đạo ngồi, hai cậu đạo đồng đứng ở hai bên, mụ ta ra hiệu cho người hầu rút lui, mở miệng nói: "Đạo trưởng, nghenói ông xem bói rất chuẩn."

Thôi lão đạo nhắm hờ đôi mắt, ngâm rằng: "Vô lượng thiên tôn, một chút khả năng của bần đạo không đáng để nhắc tới."

Hổ cái nói: "Nếu đạo trưởng đúng là biết xem bói thì hôm nay bói cho tôi một quẻ, ông xem tôi..."

Không đợi mụ ta nói hết, Thôi lão đạo đã lên tiếng: "Phu nhân, khoanhãy mở lời, lão đạo xem tướng mạo phu nhân, chỉ nói được ba việc màthôi, nếu có nói sai cũng không phiền phu nhân đuổi, ba thầy trò chúngtôi tự khắc cuốn gói khỏi quý phủ."

Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn thấy Thôi lão đạo quá tự tin, đưa mắt rahiệu cho Dương Phương, Dương Phương cũng ra hiệu lại, ý rằng Thôi lãođạo mồm như được bôi mỡ, lừa mụ hổ cái này chỉ là trò đùa, không cầnphải lo lắng.

Chẳng thèm quan tâm tới hai người đang nháy qua nháy lại, Thôi lãođạo làm một tràng như ngâm thơ: "Ngoại hình ngũ quan của con người tađều cơ sự khác nhau, thường xem tướng mạo là khó nhất, không thể nhìnmột lần mà đoán hung cát ngay được, cần phải quan sát tỉ mỉ...", nóirồi, lão ngẩng lên quan sát khuôn mặt của mụ hổ cái và khen rằng: "Tướng mạo của phu nhân thật tốt, khuôn mặt tròn, môi đỏ mọng như son, giọngnói thanh thanh, sơn căn bất đoạn, chính là tướng phú quý. Đặc biệt làđôi tai, mỗi bên một cái, không cao không thấp, sao lại mọc khéo thế,theo thuyết xem tướng mà nói, nếu vành tai dày thì kim ngọc mãn đường,tai cao trên lông mày thì tuổi thọ cao, dái tai dài và dày có lộc trời,thật là tướng tốt! Hiềm nỗi..."

Mụ hổ cái ngồi nghe chỉ hơi gật đầu. Mụ ta là phu nhân của thống đốc, vinh hoa phú quý là điều đương nhiên, không cần Thôi lão đạo phải nói.Nhưng nghe tới từ "hiềm nỗi" thì giật thót mình, vội hỏi: "Hiềm nỗi saohả đạo trưởng?"

Thôi lão đạo nói: "Hiềm nỗi khí sắc giảm sút, đây là thời vận không tốt, mệnh phạm phải tiểu nhân."

Mụ hổ cái vỗ bàn đánh rầm, những thớ thịt trên mặt cùng với tách tràtrên bàn rung lên bần bật: "Ôi trời đạo trưởng, ông đúng là thần tiên,tôi đang gặp phải tiểu nhân đây."

Thôi lão đạo không hề thay đổi thái độ, chỉ cười thầm trong bụng: "Thấy chưa, bị ta đoán đúng hai việc rồi."

Xem tướng, xem bói là phải biết quan sát nét mặt thái độ, thứ nữa làphải hiểu về nhân tình thế thái. Nếu người này phong thủy đều thuận lợithì sẽ không bao giờ nghĩ tới chuyện đi xem bói, có xui xẻo mới tìm đếnthầy bói, hơn nữa thường con người ta gặp lúc không thuận lợi thường hay liên tưởng tới việc bị tiểu nhân làm hại, ai chẳng có mấy kẻ oan giađối đầu. Nên lúc xem bói nói "phạm tiểu nhân" thì một trăm lần đúng tớichín mươi chín lần, thêm nữa Thôi lão đạo quan sát thấy thần thái mụ hổcái như đang nổi cơn ghen, chắc chắn sau khi kết tóc xe tơ không cònđược Đồ Hắc Hổ để ý tới nữa, ngày ngày ghen tuông tranh giành với mấy bà vợ lẽ, đây cũng là chuyện thường tình. Nhưng người xem bói phải biếtvận dụng linh hoạt, nói đúng thời điểm khiến mụ hổ cái phục lăn.

Dương Phương và Mạnh Bôn đứng phía sau quan sát Thôi lão đạo lừa mụhổ cái tới lần này tới lần khác, không nhịn được cười mà không dám cườithành tiếng, đành phải căng mặt ra cố nhịn khiến nét mặt hai người hếtsức cổ quái.

Mụ hổ cái đang mải khen Thôi lão đạo xem bói chuẩn, thấy hai tên đạođồng đang nhăn mày nhăn mặt thì không vui, hỏi Thôi lão đạo vậy nghĩalàm sao?

Thôi lão đạo vội lấp liếm: "Đây chính là việc thứ ba rồi, thưa phunhân. Phu nhân đừng vội coi thường hai tên đồ đệ bị câm của ta, hai đứanó rất có căn cơ đấy, chúng có đôi mắt rất tinh tường, đã nhìn thấy ấnđường phu nhân có màu đen, thời vận không tốt, xem ra sẽ gặp đại hạn.Hai đứa nó muốn mách cho phu nhân nhưng lại không nói được nên làm vẻmặt đau khổ như vậy để ra hiệu."

Mụ hổ cái bán tính bán nghi hỏi: "Ông chắc là hai đồ đệ của ông không bị sao chứ, vẻ đau buồn mà như vậy à? Sao tôi thấy như hai đứa nó đangcó ý đồ gì đó. Mà thôi, đạo trưởng ông nói xem là vận hạn gì?"

Thôi lão đạo nhắm mắt bấm đốt ngón tay, bỗng thở dài thườn thượt nói: "Ôi trời, không xong rồi, mộ tổ nhà phu nhân..."

Mới nói một nửa thì dừng lại không nói nữa, để chờ xem phản ứng của mụ hổ cái, theo cách nói của giang hồ là "nói nửa vời".

Mụ hổ cái nghe Thôi lão đạo nói tới mộ tổ thì mặt biến sắc: "Ôi lãothần tiên! Chuyện động tới mộ tổ không người ngoài nào biết mà ông cũngbói ra được! Lúc đó, tôi đã nói mộ tổ thì không được động đến, nhưng phu quân nhà tôi cứ đòi dời tới Lôi Công Lĩnh, nói nào là địa hình địa thếđẹp, cái gì mà sói hạ rắn rừng, tôi có khuyên thế nào cũng không được,lần này thì có chuyện thật rồi, đang yên đang lành lại gặp đại hạn, làmsao mà tôi sống được đây?"

Thôi lão đạo cũng chỉ đợi có câu nói này, nghĩ bụng: "Cái gì mà thầntiên, con mẹ này, Đồ Hắc Hổ lấy phải mày xem như hắn xui xẻo". Lão làmra vẻ bình tĩnh, nói với mụ hổ cái: "Phu nhân không phải lo lắng sợ hãi, thực ra cũng không phải là chuyện to tát lắm, di dời mộ tổ sang nơikhác cũng không phải là không được, nhưng làm kinh động đến hài cốt củatổ tiên là một sự bất kính, cần phải lập đạo tràng để hóa giải. Thiên cơ không thể lộ, nên không được nói ra bên ngoài, đạo tràng làm không chutoàn cũng không được. Lão đạo ta quay về núi sẽ lập đạo tràng giúp phunhân, tiêu trừ vận hạn, thêm phúc thêm thọ, phù hộ gia đình ta lớn béđều được bình an, phu nhân về sau thêm con thêm cháu, phú quý vô biên,tất cả cứ để lão đạo ta lo. Lão đạo ta gieo quẻ xem tướng là vì muốn lưu danh đời sau, là vì có duyên với phu nhân. Ta sẽ lập tức quay về núilàm phép, không làm phiền nữa, xin cáo từ". Nói rồi từ biệt mụ hổ cái,cùng hai huynh đệ rút khỏi phủ thống đốc.

Mụ hổ cái thấy Thôi lão đạo không lấy một đồng, kiến thức uyên thâmkhôn lường, nên trong lòng khâm phục, chuyện này cũng giấu kín không dám nói với ai.

Lại nói, ba người sau khi ra khỏi thành, thấy xung quanh không có ailiền lột bỏ đồ hóa trang, nhìn nhau cười nghiêng ngả. Dương Phương vàMạnh Bôn đều khen thủ đoạn của Thôi lão đạo rất tuyệt, mới vài lời đãmoi được thông tin mộ tổ của Đồ Hắc Hổ. Mụ hổ cái cứ tuồn tuột kể rahết, lần này chắc không sai nữa.

Thôi lão đạo nói: "Không ngờ Đồ Hắc Hổ dời mộ tổ tới Lôi Công Lĩnh.Nhắc đến nơi này lão đạo tôi cũng có biết đôi chút. Đó là một địa thếhiểm ác, là ngọn núi quanh năm mây đen bao phủ."

3

Đồ Hắc Hổ là một tên nguy hiểm độc ác, tâm địa thâm sâu, khốn nỗi gặp phải hội Thôi lão đạo, cái này gọi là "Chày đồng gặp phải cối đá - Vỏquýt dày có móng tay nhọn", phu nhân của hắn, mụ vợ hổ cái mời Thôi lãođạo về xem bói đã khai ra vị trí mộ cổ trong khi hắn thì vẫn chưa biếtsự tình.

Nhưng từ thời Thanh, Thôi lão đạo từng bị người ta đánh cho gãy chân, sau đó tuy đã khỏi nhưng việc trèo đèo vượt núi thì không làm được nênkhông thể đích thân tới Lôi Công Lĩnh.

Dương Phương hỏi rõ về địa thế núi, kiếm chỗ cho Thôi lão đạo nghỉchân, còn anh ta và Mạnh Bôn cùng lên núi, thực hiện kế hoạch đào trộmmộ tổ của Đồ Hắc Hổ.

Lôi Công Lĩnh nằm tại biên giới hai tỉnh Sơn Tây và Hà Nam, giữa haidãy núi Thái Hành và Vương Ốc, hai người hóa trang thành thợ dán giấyrồi lên đường. Nếu đã từng nghe kể chuyện về các "truyền kỳ phá án", các bạn sẽ thấy hễ nhân vật lục lâm xuất hiện thì đều cùng một hình ảnh"đầu đội khăn mềm, tai cài bông hoa, trên người khoác chiếc áo choànglông thú, lưng đeo đao, hông đeo một túi phi tiêu". Nhưng đó chỉ lànhững hình ảnh xuất hiện trên sân khấu, ngoài đời chẳng có nhân vật lụclâm nào dám ăn mặc như vậy ra đường. Thời xưa giao thông không thuậntiện, thường là dân buôn bán làm ăn và dân giang hồ mới đi xa, nếu ănmặc bắt mắt quá hoặc bình thường quá đều gây sự chú ý. Ăn mặc bắt mắtquá khiến người ta hay để ý, mặc quá rách rưới tới những vùng quê cũngkhiến người ta thấy lạ. Những vùng đó đất rộng người thưa, dân trongvùng đều biết nhau hết, nếu có người lạ xuất hiện, không phải là buônbán hoặc đi thăm người thân sẽ bị nghi ngờ, không phải kẻ trộm thì cũnglà kẻ cướp, có khả năng gây ra nguy hiểm cho người dân, họ sẽ sinh ra đề phòng, đi đâu cũng bị theo dõi, không có cơ hội ra tay.

Vì vậy, Dương Phương và Mạnh Bôn hóa trang thành thợ dán giấy, DươngPhương thời thiếu niên có học qua nghề này nên lúc ra bên ngoài có việcvẫn thường hóa trang như vậy, thêm vào đó tay nghề cao, giỏi ăn nói, tới đâu cũng không khiến người ta nghi ngờ, nơi hẻo lánh mấy cũng đi được.

Hai người họ vừa đói vừa khát, ngày đi đêm nghỉ không dừng một ngàynào. Tới chân núi Lôi Công, chỉ thấy núi cao sừng sững, rừng cây rậm rạp xanh mướt, nhìn xa xa, núi tiếp núi như một tấm bình phong, chính giữacó một khe núi rất hẹp, đúng như lời Thôi lão đạo nói, đó là lối đi quáhiểm trở chỉ có chim và mây là bay qua được. Nhìn khe núi đó giống nhưbị sét đánh tách làm đôi, chắc vì thế mà nơi đây mới gọi là Lôi CôngLĩnh, vết nứt từ trên xuống dưới, hình thế này chính là hạ lĩnh xà, mộtổ nhà Đồ Hắc Hổ chắc nằm bên dưới chỗ đầu rắn, phía trước có núi, bêncạnh có sông, còn có một thôn làng khá lớn. Hai người vào tới đầu thônthì được biết đây là thôn Thảo Lư nghĩa là lều cỏ. Núi Vương Ốc từ cổtới nay là nơi đạo giáo đắc đạo thành tiên, nên có rất nhiều Thần cungĐạo quán, thời Hán đã từng có một vị tiên nhân, dựng lều cỏ ẩn cư trongnúi, thôn làng này cũng được mang tên từ đó.

Dương Phương lặng lẽ gật đầu, nghĩ bụng: "Nơi này núi non trùng điệp, như một lớp hàng rào bảo vệ, suối chảy uốn lượn, mây khói trập trùng,thế núi rất đặc biệt, ẩn hiện toát lên một không khí như tiên cảnh, đúng là phi phàm, Đồ Hắc Hổ dời mộ tổ tới đây hẳn là có người chỉ lối, nhưng không rõ cụ thể là chôn ở đâu, khoảng cách tới mộ của Tứ bảo tướng quân vẫn còn một đoạn đường dài."

Hai người hóa trang thành thợ dán giấy đi vào trong thôn, vừa giúpdân dán lại trần nhà vừa hỏi thăm tin tức mộ tổ nhà Đồ Hắc Hổ nhưngkhông hỏi được gì. Lúc đó có một gia đình giàu có trong thôn có tang,ông cụ nhà đó qua đời, trưởng thôn phải bận rộn lo việc tang cho nhà họ, vừa hay có hai tay thợ dán giấy tới làng, tay nghề cũng tương đối khá,vùng này chưa thấy ai tay nghề cao như vậy liền nhờ hai người phụ tráchchuẩn bị đồ hàng mã.

Dương Phương và Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn sợ dân làng nghi ngờ nênkhông có cách nào để từ chối, đành cố gắng phối hợp, bận tối mắt tối mũi tới tận khi trời tối mới được rảnh tay ăn cơm. Trưởng thôn tới tận nơichúc rượu, còn nói may có hai vị tiểu sư phụ chuẩn bị đồ hàng mã rấtđẹp, việc tang tổ chức rất hoành tráng, đúng là hai người vào nam rabắc, đi nhiều biết nhiều chứ ở trong núi như bọn họ thì không ai có taynghề cao đến vậy.

Dương Phương hỏi: "Viên ngoại đúng là biết nhìn hàng, tay nghề củachúng tôi là của Phú Thọ Trang từ thời nhà Thanh truyền lại đấy, chuyênchỉ để phục vụ cho các phủ lớn ở Bắc Kinh, không biết đã làm cho baonhiêu gia đình quan lại ở kinh thành rồi đấy, lần này tới đây gặp việccũng là phúc phận của ông cụ và cũng là do chúng ta có duyên với nhau."

Trưởng thôn đồng tình, còn nói trần nhà ông ta cũng đã cũ, cần dánlại, nhờ hai người ít hôm nữa qua làm giúp rồi tính tiền một thể.

Dương Phương nghe rồi cũng không mấy quan tâm, chỉ hỏi trưởng thônlúc nào phát tang, ngày giờ phát tang hạ huyệt là phải xem cẩn thận. Anh ta đang tìm cơ hội để xem xét nghĩa trang của làng.

Trưởng thôn nói đã mời thầy xem ngày rồi, chiều ngày mai phát tang,địa điểm cũng đã chọn. Người trong thôn chết đều được chôn trên núi sauthôn.

Dương Phương tiếp lời: "Âm trạch là chuyện lớn, cần tìm nơi phong thủy tốt..."

Trưởng thôn hơi quá chén, tiện mồm nói luôn: "Thôn Thảo Lư của chúngtôi là đất của Đạo giáo, không có chỗ nào là phong thủy không tốt, thôncủa chúng tôi có từ thời Hán, vẫn luôn mưa thuận gió hòa, cho nên cũngkhông ai cố ý chọn nơi chôn cất cả. Mấy năm trước còn có người nơi kháctới chọn khe nứt dưới Lôi Công Lĩnh để chôn cất người nhà, thấy khiêngmột quan tài xuống chôn dưới đó, còn thậm thà thậm thụt, bên ngoài quantài bọc một lớp chiếu, đợi nửa đêm trời tối mới hạ huyệt. Họ không biếtlà đã bị thợ săn của thôn nhìn thấy, còn đòi giấu ai cơ chứ."

Trưởng thôn say rượu nói ra những lời đó là "vô tình", nhưng DươngPhương và Mạnh Bôn hai người nghe lại "hữu ý", chắc chắn là Đồ Hắc Hổ đã cho người dời mộ tổ tới đây, mặc dù hành sự bí mật nhưng đã bị ngườidân trong thôn nhìn thấy, cũng do Đồ Hắc Hổ chuyên làm việc thất đức,ông trời đã bắt hắn phải chịu báo ứng.

Dương Phương nghĩ, giờ đã nhận lời sửa nhà cho Trưởng thôn mà lại rađi đột ngột ắt bị nghi ngờ. Hai người bèn ở lại thôn Thảo Lư mấy hôm,tiện thể dò hỏi đường sá cho rõ ràng.

Ba hôm sau, bọn họ rời khỏi thôn, đầu tiên là đi lòng vòng một lúctrên núi, sau đó chọn một lối không có đường mòn ít người đi lại để lênLôi Công Lĩnh, tới nơi chỉ thấy vách núi như một bức tường thành, ngọnnúi bửa đôi thành hai nửa, mây khói vờn xung quanh, dưới khe núi thôngtùng mọc xum xuê, nước suối chảy róc rách, chỉ thấy "Mây vờn đỉnh núitrăm nghìn dạng/ Thác đổ một dòng dải lụa trong", thi thoảng vài chú gàgô, chú báo gấm, chim rừng xuất hiện trong khe núi. Hai người bám vàovách núi leo xuống phía dưới, một lúc lại có vài chú chim bay lượn ngang qua người, dây leo mọc dọc theo vách núi xuống tận bên dưới.

Phía bắc thôn Thảo Lư núi non trùng điệp, hết ngọn núi này tới ngọnnúi khác kế tiếp nhau, từ xưa tới nay không có đường thông qua nơi này,rừng núi còn nguyên sơ hoang vu nên vẫn còn dấu tích của rắn rết và thúdữ. Người trong thôn hầu như không đi về hướng này, Dương Phương và Mạnh Bôn không sợ thú dữ, thổ phỉ, họ cũng không mang theo súng ống gì vìthời đó đi qua các cửa thành vẫn bị kiểm tra, nếu mang theo súng sẽ dễbị chú ý. Dương Phương mang theo roi đồng, Mạnh Bôn nhìn thấy trong thôn có chiếc rìu chặt củi, tiện tay cầm luôn để còn chẻ quan tài, mọi người chuẩn bị chút lương khô, cứ thế là lên núi, chẳng coi mộ tổ nhà Đồ HắcHổ ra gì.

Lên tới miệng núi Lôi Công, thấy bên dưới sơn khe núi đá nhọn lởmchởm, hai bên vách núi dựng đứng, từng vệt mây trắng vờn quanh như những chiếc đai ngọc, bọn họ mò mẫm theo địa thế rắn cuốn về xuôi để xuốngdưới khe núi. Dương Phương lấy tay quệt ít đất bụi trên nền đất đưa lênmũi ngửi, lại thấy màu đất và màu sắc cây cối ở đây cho thấy gần đây đất nơi này đã từng bị đào xới, liền gọi Mạnh Bôn tới bắt đầu ra tay từ chỗ đó. Lớp đất rất sâu, là đất sét, hai người đào nửa ngày, bên dưới lộ ra một cỗ quan tài sơn màu đen, trên nắp quan tài có một số tiền đồng, hai chiếc bát ngọc, trong bát vẫn còn dầu đèn, chắc lúc lấp huyệt thì đèntắt. Trước đây nếu dời hòm chuyển mộ thì khiêng quan tài từ huyệt cũ lên phải thắp một ngọn đèn, trước khi chôn tại mộ mới thì đèn không đượctắt, cũng là một thông lệ xưa. Dương Phương và Mạnh Bôn cũng có thônglệ, đó là đã đi ăn trộm không về tay không, về tay không là xui xẻo, cóthứ gì lấy thứ đó, cứ thế vơ đại cho vào bao tải.

4

Mạnh Bôn hỏi Dương Phương: "Lục ca, anh nói xem có phải cỗ quan tài của tổ tiên nhà Đồ Hắc Hổ không?"

Dương Phương nói: "Cỗ quan tài đúng là kiểu của thời nhà Thanh, nhưng bên trong là gì thì tôi không biết."

Nói chuyện tới đó thì trời vừa tối, Dương Phương thắp đèn bão lên, đi vòng quanh cỗ quan tài nghiên cứu, nhìn phần đất trên quan tài khônggiống với đặc tính đất xung quanh, có lẽ là đất từ mộ cũ được chuyển tới từ hai ba năm trước, anh ta nhìn kỹ đám đất đó, gật đầu lia lịa vớiMạnh Bôn, nói: "Không sai, chắc chắn là quan tài của vị tướng quân thờiThanh, cụ tổ nhà họ Đồ rồi. Tên Đồ Hắc Hổ đúng là cũng bỏ nhiều công sức vào việc chăm lo mộ tổ, lần này thì cho hắn biết tay."

Mạnh Bôn nghe nói đã mừng, xắn tay áo lên, rút rìu ra nhắm chuẩn vàoquan tài bổ xuống. Ngôi mộ của vị tướng quân này không có nấm mộ cũngkhông có bia mộ là vì sợ có người tới đổ đấu, nhưng Dương Phương có đôimắt quá lợi hại, biết được thế núi như thế nào thì huyệt ra sao, khôngthể không tìm ra. Thời tiêu diệt Niệm Quân là cuối thời Minh, quốc lựcsuy thoái, cỗ quan tài của một vị quan võ cũng không thể làm quá cầu kỳ, bên ngoài cũng không có quách, chỉ là một cỗ quan tài gỗ khá dày, đóngđinh cẩn thận, nhưng không thể trụ được sức mạnh của Mạnh Bôn, vài banhát rìu đã bổ bật nắp quan tài, một làn khói trắng bốc ra, bên trong là một cỗ thi thể.

Dương Phương cùng Mạnh Bôn vội lùi lại phía sau lấy khăn che mặt, chờ âm khí trong quan tài tỏa ra hết thì mới đặt chiếc đèn bão xuống đất,thắp thêm ngọn nến cầm trên tay tiến lại gần xem xét. Bên trong là mộtthi thể có thân hình cao to lực lưỡng được quấn trong áo gấm, để râudài, khuôn mặt như đang sống, áo choàng của tướng lĩnh, đầu đội mũ giáp, thân mặc áo giáp, trước ngực cầm thanh Thất tinh bảo kiếm, đều là những cổ vật trên trăm năm tuổi, ngoài ra trong cỗ quan tài không còn gìkhác, đó cũng chính là phong cách mai táng của con nhà võ.

Mạnh Bôn nói: "Lục ca nhìn xem, đây chính là bảo khôi, bảo giáp, bảokiếm, còn thiếu con ngựa nữa, nhưng ngựa chết rồi cũng chẳng tác dụnggì, chỉ cần lấy ba thứ bảo bối này là đủ."

Dương Phương nói: "Tôi thấy còn một bảo bối nữa, người này chết đãnăm sáu mươi năm nay, lại di chuyển quan tài vậy mà tướng mạo vẫn nhưđang sống, nếu tôi không nhìn nhầm thì trong miệng ông ta còn có mộtviên ngọc."

Mạnh Bôn nói: "Lục ca có nhìn nhầm bao giờ đâu, để em cạy ra xem cóđúng là ngọc không...", nói rồi dùng dây thừng buộc vào cỗ thi thể kéođầu dậy, tay trái đỡ phía sau đầu, tay phải bóp hai bên má cho miệng thi thể há ra, bên trong quả là có một viên ngọc rất to, móc ra xem mớibiết đó là viên Dạ quang châu.

Dương Phương nhìn viên ngọc phát ra ánh sáng rất mạnh, biết đây làvật hiếm có, liền gói kín cho vào túi. Lúc này, Mạnh Bôn gỡ tấm áo giápvà những vật có giá trên thi thể đều lấy hết ra, mũ giáp là Bát môn kimđỉnh Thiên vương khôi, áo giáp là Tỏa tử liên hoàn thái tuế giáp, thanhbảo kiếm thì tay cầm được bọc da cá mập, trên thanh kiếm đen sì có khắchình thất tinh bát đẩu. Nhìn lại thi thể trong quan tài, từ khi các bảovật bị lấy đi thì thịt rữa da chùng bắt đầu có hiện tượng phân hủy.

Hai người buộc chặt chiếc bao tải đã đựng đầy đồ, cho một mồi lửathiêu cháy cả quan tài và thi thể bên trong, sau đó san chỗ đất vừa đàolên ra xung quanh, phá hủy hoàn toàn ngôi mộ. Sau khi trời sáng thìxuống núi, toàn bộ quá trình thần không biết quỷ không hay. Hai người đi một mạch về tới quán trọ ở ngoài thành Lạc Dương, kể lại đầu đuôi câuchuyện cho Thôi lão đạo nghe, chờ tối đến vào phòng khóa trái cửa, thắpđèn lên, mở bao tải ra, bày từng món đồ lên bàn.

Thôi lão đạo cười nói: "Biết trước là hai huynh đệ đã ra tay, không có việc gì không làm được."

Dương Phương nói: "Công đầu vẫn là của đạo trưởng, nếu không có đạotrưởng lấy được thông tin từ mụ hổ cái thì làm sao ta biết được mộ tổnhà Đồ Hắc Hổ ở trên núi Lôi Công chứ. Chúng tôi tới đó đào mộ lấy báuvật dễ như thò tay vào túi lấy đồ, chẳng tốn chút sức lực nào."

Thôi lão đạo gật đầu: "Đồ Hắc Hổ nằm mơ cũng không ngờ là mộ tổ nhà hắn đã bị đổ đấu."

Mạnh Bôn nói: "Vậy mới giải được nỗi hận trong lòng, tiên sư cáithằng Đồ Hắc Hổ, nó mà biết được chắc tức ói máu. Đạo trưởng thử nói xem mấy món này bán được bao nhiêu tiền."

Thôi lão đạo nói, đồ thời Thanh cũng có nhiều thứ đáng tiền, nhưngphải xem đó là đồ gì. Bộ áo giáp kia niên đại chưa lâu lắm, không phảilà thứ đắt tiền, viên ngọc xem ra có giá hơn, hình như được truyền từtrong cung ra, có thể thời đó thắng trận nên được thưởng, cũng có thể là chiến lợi phẩm sau trận tiêu diệt Niệm Quân, mặc dù chỉ là một vật nhỏbé thôi, nhưng không có viên thứ hai nào như vậy. Tiếp nữa là thanh bảokiếm và hai chiếc chén ngọc đựng dầu thắp, đừng xem thường chiếc chénngọc, nó là cổ vật thời Hán, chắc là Đồ Hắc Hổ đã đoạt được trong nhữnglần đào trộm mộ. Thanh bảo kiếm là bảo vật thời Bắc Tống, cũng là một cổ vật hiếm có. Trước mắt, việc buôn bán trong nghề không được tốt cholắm, nhưng những món đồ này mà được giao dịch thì cũng kiếm được mộtkhoản lớn đấy.

Thôi lão đạo nói tới đó thì dừng lại một lúc: "Số tiền này ba anh emchúng ta chia ba, lão đạo tôi cả đời nghèo đói lắt lay, không thể pháttài được, nếu phát tài ắt xui xẻo, phát bao nhiêu thì xui xẻo bấy nhiêu, nên phần của tôi sẽ dùng để cứu trợ cho người dân bị nạn ở vùng HoàngHà, hai phần còn lại hai anh em cậu chia nhau, đây cũng là tiền của bấtnghĩa, lấy cũng chẳng sao."

Dương Phương lên tiếng: "Đạo trưởng, tiểu đệ cũng được biết, từ xưatới nay, phú quý chỉ là hư không, vinh hoa như bọt nước, chỉ có trungthần nghĩa sỹ anh hùng hào kiệt là được lưu danh muôn đời, với tráchnhiệm phải luôn tiêu diệt kẻ tiểu nhân nên được người đời kính trọng,nếu đệ tham chút của cải này, thì thiên hạ đầy nhà giàu có, tội gì phảiđi đào mộ nhà Đồ Hắc Hổ? Chúng ta mới đầu quyết tâm làm việc này, chẳngphải là để thay trời hành đạo diệt trừ kẻ ác sao, nên phần của tôi cũnggiống như đạo trưởng, sẽ dùng để cứu trợ cho người dân bị nạn."

Mạnh Bôn nói: "Hai vị đừng trượng nghĩa quá, thời buổi này bước rakhỏi cửa là phải cần tiền, ở trọ phải trả tiền nhà, ăn cơm phải trả tiền cơm, chúng ta ít nhiều cũng phải để lại một ít phòng thân chứ."

Dương Phương nói: "Cũng đúng, hay là để lại một ít?"

Thôi lão đạo là anh cả, mở miệng ra nói chia tiền ngay thì cũng ngại, lão ta biết Mạnh Bôn thế nào cũng nói vậy, liền gật đầu: "Vậy thì đểlại một ít, nhưng không được nhiều."

Ba người bàn bạc xem nên đem mấy món này đi bán ở đâu, tới tận nửađêm mới đi ngủ. Sáng hôm sau, cả hội thu dọn hành lý lên đường. Thôi lão đạo chân cẳng què quặt, không thể đi đường dài, Dương Phương mua một cỗ xe lừa cho lão ngồi, ba người vừa đi vừa nghỉ, dọc đường hoang vắng ítngười, tới trưa thì nghỉ chân tại một quán mì, vừa gọi mấy bát mì ngồiăn thì thấy bên ngoài có một nhóm người đi ngang qua, trên xe lừa có một cỗ quan tài còn mới, xem ra là đưa người quá cố về quê an táng.

Bọn Dương Phương đều hành tẩu giang hồ đã lâu, chỉ cần nhìn vết xe là biết trong cỗ quan tài đựng khá nhiều đồ, không thể chỉ là một thi thểngười chết. Còn nhóm người kia tất cả có bốn người gồm ba nam một nữ,dẫn đầu là một người trung niên khoảng trên năm mươi tuổi, tuổi chưagià, nhưng hai bên tóc mai đã điểm bạc, mặc bộ đồ quê mùa đơn giản,nhưng khí chất phi phàm, thái độ hòa nhã, bên cạnh ông là cô gái trongbộ trang phục thôn quê, nhưng nhìn là biết con gái nhà thành thị, lôngmày lá liễu, tóc búi gọn gàng, hai mắt to tròn, thần thái nhẹ nhàng nhưnước mùa thu, xinh đẹp tới mức khiến người ta không dám nhìn thẳng vàomặt cô. Hai người còn lại, một người như là người hầu, cắt mái tóc nhưchiếc nồi úp, người còn lại là một thanh niên lực lưỡng, hai mắt liếcngang liếc dọc, trông không giống người tốt chút nào.

Bọn Dương Phương đều thấy lạ, dựa vào nhãn lực của bọn họ làm sao màkhông biết nhóm người kia làm gì, nhưng vì lúc này không muốn xảy rachuyện nên không để ý tới họ, chỉ chăm chú ăn.

Thôi lão đạo ăn được một nửa thì hạ giọng nói với Dương Phương vàMạnh Bôn: "Sáng nay, tôi nhìn trời thấy có một tia sáng đỏ như máu, làdấu hiệu rất khác thường, chỉ e hôm nay thời tiết sẽ thay đổi, nếu trờinổi giông tố thì nước sông Hoàng Hà lại dâng lên. Chúng ta phải lênđường sớm không lại gặp nạn lớn ở sông Hoàng Hà đấy."

Mạnh Bôn nói: "Đạo trưởng à, lên đường sớm thế làm gì, ngày nào mà chẳng vậy."

Thôi lão đạo nói: "Cậu Ngốc này! Tôi xem không sai đâu, chỉ nay mai thôi, thể nào cũng có chuyện."

Dương Phương nói: "Hoàng Hà đã từng lụt rồi, nếu lại có thiên tai nữa thì dân sống sao nổi."

Thôi lão đạo nói: "Đường thì còn xa, trời đất không ngừng phẫn nộ, cứ xem đi, chuyện lớn còn chưa tới đâu."

Tục ngữ có câu: "Họa tại miệng", chỉ vì câu nói đó của Thôi lão đạo mà rước đến một đại họa diệt thân.

5

Trong tiệm mì chỉ có hai nhóm người đang ngồi ăn, người đàn ông mangtheo cỗ quan tài ngồi ngay sau bàn Thôi lão đạo, ông ta và cô gái nhìnthấy Thôi lão đạo và hai người thợ dán hồ giấy tuy ăn mặc rách rướinhưng không che được khí thế anh hùng, không nén nổi lén nhìn sang bênnày, nghe Thôi lão đạo nói thời tiết có thể sẽ thay đổi, Hoàng Hà sắpxảy ra nạn lớn, liền quay sang hỏi: "Thưa đạo trưởng, tôi thấy mấy ngàynay thời tiết rất đẹp, sao có thể biết được thời tiết sẽ thay đổi?"

Thôi lão đạo nói: "Vô lượng thiên tôn, tôi không có khả năng thấy trước, chỉ là xem hướng gió nhìn sắc trời mà biết thôi."

Người đàn ông nói: "Lão đạo có bản lĩnh như vậy, xin cho hỏi tu hành ở danh sơn động phủ nào?"

Mạnh Bôn nhanh miệng, chưa đợi Thôi lão đạo nói đã trả lời: "Làm gìcó danh môn động phủ nào, đạo trưởng nhà chúng tôi không nhà không cửakhông tiền bạc, đêm ngủ trong lò gốm ở thành Nam, ngày bày quán xem bói ở cổng thành thôi."

Người đàn ông nghe vậy cười nói: "Hóa ra là thủ đoạn giang hồ..." nói rồi quay đầu đi, không thèm nói chuyện với hội Thôi lão đạo nữa.

Nếu lúc bình thường thì Thôi lão đạo cũng không chấp, nhưng lúc đó do kích động, trong lòng nghĩ: "Trông người đàn ông này không phải tầmthường, hẳn là người có thân phận địa vị cao, trước giờ rất coi thườngnhững kỹ xảo giang hồ, nếu hôm nay mình không thể hiện bản lĩnh thì đếnhai vị huynh đệ kia cũng sẽ coi thường mình."

Thôi lão đạo nghĩ vậy liền cười ha hả, nói: "Tình cờ gặp nhau cũngcoi là có duyên, lão đạo ta ngày hôm nay cũng học Trương thiên sư bánthuốc, sẽ bói cho lão huynh một chữ được chứ? Nếu nói đúng phiền lãohuynh truyền tên giúp tôi, nếu nói không đúng thì xin chớ cười."

Cô gái có vẻ không ưa mấy chuyện này, khuyên người đàn ông đừng quantâm đến bọn lão đạo giang hồ, tránh mắc lừa, người đàn ông thì lại hiếukỳ, nói: "Được, cũng thú vị lắm." Nói rồi lấy một chiếc đũa chấm vào bát nước chấm rồi viết lên bàn một chữ "Lộ", rồi nói: "Đạo trưởng vừa rồinói rất đúng, chúng ta tình cờ gặp nhau, đều là người đi đường, vậy xinbói cho tôi chữ 'Lộ' đi."

Thôi lão đạo nhìn chữ đó một lúc rồi cười nhạt, nói: "Ngôn ngữ làtiếng nói của con tim, chữ là bức tranh của con tim, xem lão huynh viếtchữ cũng có chút mạnh mẽ cứng cáp, hẳn là người dám làm dám chịu, vậy cứ bói chữ này đi, không biết lão huynh định hỏi việc gì?"

Người đàn ông nói: "Đạo trưởng nói xem tôi kiếm cơm bằng nghề gì?"

Thôi lão đạo nói: "Chữ 'Lộ'[1] bắt đầu bằng chữ khẩu, xem ra lão huynh cũng giống bần đạo, kiếm cơm bằng miệng."

[1] "Lộ" chữ Hán là 路,bắt đầu bằng bộ口, tức là miệng.

Vừa dứt lời, người đàn ông và những người xung quanh đều biểu lộ sự ngạc nhiên.

Dương Phương và Mạnh Bôn thì cười thầm trong bụng, Thôi lão đạo lạiđoán trúng rồi. Người đàn ông hộ tống cỗ quan tài hoàn toàn không giốngnông dân, chữ viết cũng tốt, đương nhiên là kiếm cơm bằng miệng rồi, còn nghề bằng miệng thì nhiều lắm, trong giang hồ bói toán, ca hát, kểchuyện thì đều là nghề bằng miệng cả. Dạng người được ăn sung mặc sướngthì không thể làm việc nặng nhọc, làm ăn buôn bán, làm quan cũng đềuphải nói, chẳng phải là nghề bằng miệng cả sao? Có điều bản lĩnh ứngbiến linh hoạt của Thôi lão đạo thì không ai bằng.

Người đàn ông nói: "Không giấu đạo trưởng, tôi làm nghề buôn bán,hiện giờ phải mang cỗ quan tài này đi làm một việc lớn, nhưng chưa biếtchuyến đi này kết quả ra sao, xin đạo trưởng chỉ giáo."

Thôi lão đạo chẳng cần nghĩ ngợi, nói luôn: "Chữ 'lộ' này bắt đầubằng chữ khẩu, kết thúc cũng bằng chữ khẩu. Trong chữ khẩu lại không cógì cả, lúc đến chữ khẩu không có gì, lúc đi chữ khẩu cũng không có gì,lão đạo tôi nói câu không hay xin ngài đừng trách, chữ này không phải là một điềm tốt."

Người đàn ông nghe rồi có vẻ thất vọng, bất chợt ngồi im không nóigì, cùng ông đi theo hộ tống cỗ quan tài, chính là cậu thanh niên vai uthịt bắp đập bàn đánh rầm đứng dậy, hét lên: "Ông chủ, ông đừng nghe lão đạo đó nói năng linh tinh, mấy trò tiểu xảo giang hồ đó lừa được ôngchứ không lừa được Biên Hải Long tôi đâu, ba đứa này rõ ràng là dân đàotrộm mộ, mới gặp là tôi đã ngửi thấy mùi âm khí của mồ mả trên ngườichúng nó rồi, không chừng còn mang theo cả đồ móc trộm nữa đấy, có dámbỏ đồ ra cho mọi người xem không..."

Dương Phương đánh rơi súng của người khác mà thần khí, nét mặt khôngthay đổi, trên mặt không biểu hiện cảm xúc nhưng trong lòng rất đắc ý,quay về phía người đàn ông chắp tay cúi chào, nói một câu: "Đắc tội" rồi thu roi lại.

Mạnh Bôn chỉ vào người đàn ông rồi nói với chủ quán: "Tổn thất thì sẽ do người này đền, vì người của ông ta ra tay trước."

Ông chủ quán mì là người thật thà, nào dám lên tiếng. Cô gái đứng dậy trả tiền, nói rằng tiền đền bù bàn ghế bị đánh hỏng, tiền ăn của tất cả mọi người, còn hỏi chủ quán là tiền trả đã đủ hay chưa. Chủ quán runrẩy nhận lấy tiền, nói: "Đủ rồi, đủ rồi. Mua luôn toàn bộ quán chúng tôi cũng đủ rồi, các vị cứ tự nhiên... tự nhiên...", rồi lủi ngay vào phòng trong, gọi thế nào cũng không dám ra.

Người đàn ông được Biên Hải Long gọi là ông chủ đứng dậy nói: "Chàngthanh niên đi cùng đạo trưởng đây tuổi còn trẻ mà thân thủ phi thường,chắc không phải là thợ dán giấy rồi, các vị không lẽ đúng là dân đi đàotrộm mộ."

Thôi lão đạo nhìn nhóm người này văn không ra văn, võ không ra võ,đẩy một cỗ quan tài, lại có người mang theo súng đi cùng, nói là dân áptải hàng cũng không phải, dân áp tải hàng kỵ nhất là sinh sự gây chuyện. Giờ đã bị bọn họ phát hiện ra trên người có đồ tang lễ, không còn cáchgiấu giếm, nhưng Thôi lão đạo rất biết cách lựa: "Không nói giấu gì, baanh em chúng tôi có tên tuổi đàng hoàng, giang hồ gọi là Thiết chủy đạivương hoạt Tử Nha Thôi Đạo Thành, Trại Ly miêu đả thần tiên DươngPhương, Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn. Chúng tôi mang trong mình tấm lòngtrung nghĩa, noi gương các anh hùng hiệp sỹ, lập trí trừ gian diệt ác,giúp đỡ dân nghèo. Thời buổi này nhiều loạn lạc, trên không có vươngđạo, dưới không có vương pháp, dân chúng không còn đường sống. Anh emchúng tôi không thể không thay trời hành đạo, đã tới thôn Thảo Lư ở LôiCông Lĩnh đào mộ tổ của thủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ, giờ đang trênđường đem những thứ đào được đổi thành lương thực để cứu tế cho ngườidân bị nạn vùng Hoàng Hà. Chúng tôi tuy thân phận thấp hèn, nhưng đã cólời thề không bao giờ lấy đồ bất nghĩa, cũng không lấy những vật vôdanh, chúng tôi không phải dân đào trộm mộ."

Người đàn ông nghe xong, nhìn hội Thôi lão đạo một lượt, rồi nghiêmtúc nói: "Nghe danh đã lâu, nay được mở mang tầm mắt, tôi thực vinh dựđược gặp đạo trưởng và các vị. Tôi cũng có một việc muốn nói để mọingười rõ."

Hóa ra, thủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ vẫn thường đào trộm mộ rồi đemquốc bảo bán cho người nước ngoài, khiến trời đất đều nổi giận. Hiềm nỗi thời thế loạn lạc, Đồ Hắc Hổ tay nắm binh quyền, không ai dám động vàohắn. Gần đây, Đồ Hắc Hổ điều binh hoạt động tại thành Khai Phong, đangđịnh đào trộm ngôi chùa cổ thời Bắc Tống đã bị mất tích. Ngôi chùa cổnày rất lớn, vị trí nằm tại ven sông Hoàng Hà, được gọi là Hộ Quốc đạiPhật tự. Nhưng từ xưa tới nay, lụt lội quanh vùng sông Hoàng Hà đã diễnra liên miên, đất lở đất bồi, lòng sông ngày một dâng cao, vậy mới cócâu nói Khai Phong là sông trên trời, sông còn cao hơn thành, cộng thêmmấy lần thay đổi dòng chảy của sông, nước lụt nhiều lần nhấn chìm ngôichùa. Những năm vua Tống Nhân Tông trị vì, thành đô là Biện Lương, nhàvua cho xây ngôi chùa Đại Hộ Quốc này bên dòng sông Hoàng Hà để cầu chodân chúng được bình an. Trong chùa thờ hai tượng Phật trăm tay nghìnmắt, một to một nhỏ, bức tượng nhỏ được làm bằng vàng trên khảm rấtnhiều ngọc ngà châu báu, là báu vật vô giá của thời nhà Tống. Ai ngờ,sau một trận đại hồng thủy vô tiền khoáng hậu, đất bên bờ sông bị lở đãnhấn chìm cả ngôi chùa. Thời gian trôi qua, vật đổi sao dời, triều đạithay đổi, chẳng còn ai biết được vị trí ngôi chùa bị nhấn chìm ở chỗ nào nữa.

Thủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ nghe nói bức tượng nghìn tay nghìn mắtlà báu vật vô giá liền đem quân đi tìm di tích ngôi chùa, mong tìm lạiđược bức tượng để đổi cho bọn người Tây lấy quân hỏa. Người đàn ông họTriệu này là một thương nhân giàu có, thời trai trẻ thích giao du mạohiểm, say mê khảo cổ sưu tầm hiện vật, thường tìm cơ hội ra nước ngoàimua lại những cổ vật bị lưu lạc. Được biết Đồ Hắc Hổ chuyên đi đào mộ cổ đã nhiều lần viết thư cho cơ quan địa phương nhưng các quan lại vùngnày đều nhận tiền đút lót của Đồ Hắc Hổ nên ai cũng muốn yên thân, không ai dám lên tiếng, đều thoái thác do không có chứng cứ cụ thể nên khônggiải quyết. Ông chủ Triệu không có cách nào khác đành lên kế hoạch tìmra ngôi chùa cổ trước Đồ Hắc Hổ, cất giấu tượng phật nghìn tay nghìnmắt, để rơi vào tay bọn quân phiệt thì không hay chút nào, lỡ lưu lạc ra nước ngoài, bản thân chúng ta là con cháu Trung Hoa, sau này còn mặtmũi nào đi gặp liệt tổ liệt tông. Thời thế loạn lạc, phải dùng cách củabọn trộm để phòng trộm vậy, cũng là cách bần cùng bất đắc dĩ. Ngoài ra,căn cứ vào tài liệu lịch sử, ngôi chùa bị vùi sâu trong cát này còn cómột bí mật khác.

Trong cỗ quan tài cất giấu súng săn, đèn pin, mũ bảo hiểm, xẻngv.v... Mang theo súng săn là để phòng khi gặp thổ phỉ, tất cả các vậtdụng đều để trong quan tài. Mượn danh đưa người thân về quê mai táng,thứ nhất để tiện đi lại trên đất do quân phiệt chiếm lĩnh, tránh gây sựchú ý, lại chi một khoản tiền lớn thuê một người tên Biên Hải Long, làdân đào trộm mộ đi hỗ trợ, không ngờ người này khứu giác không tồi nhưng quá nhát gan, mới ra tay đã bị Dương Phương đánh cho bỏ chạy, nhữngngười còn lại ngoài ông chủ Triệu ra còn có cô cháu gái tên Đạm Đài Minh Nguyệt, người còn lại để mái tóc như chiếc nồi úp là người hầu, giađinh nhà họ Triệu, tên Triệu Nhị Bảo, mặc dù không có bản lĩnh gì, nhưng theo hầu ông đã nhiều năm, rất trung thành, đáng tin cậy.

Ông chủ Triệu nói, nếu không có sự giúp đỡ của dân đào trộm mộ chuyên nghiệp thì khó hoàn thành được việc lớn, lại cần phải ra tay trước ĐồHắc Hổ, thời gian rất gấp rút, không còn kịp để tìm người mới, có ý nhờhội Thôi lão đạo giúp cho một tay, sự việc thành công sẽ hậu tạ.

Thôi lão đạo vừa rồi mới thao thao bất tuyệt, nào là tấm lòng trungnghĩa, nào là hiệp sỹ hào kiệt, thế nên việc lớn vì dân vì nước nàykhông làm sao được? Lão đạo quay sang bàn bạc với Dương Phương và MạnhBôn, nói chung chỉ cần là việc làm chống lại Đồ Hắc Hổ thì họ đều đồngtình ủng hộ, huống hồ còn được trả tiền. Hơn nữa tìm một bức tượng nghìn tay nghìn mắt thì có gì là to tát đâu, chỉ cần một mình Dương Phương đi là được, Thôi lão đạo chân cẳng không nhanh nhẹn, Mạnh Bôn sẽ đưa ôngqua sông trước, vài bữa nữa cả hội sẽ gặp nhau tại thị trấn Cao Đài phía bắc sông Hoàng Hà.

Ông chủ Triệu thấy Dương Phương đồng ý giúp đỡ thì cảm ơn rối rít,trong lòng nghĩ: "Có được sự giúp đỡ của người này thì một người bằngmười người."

Hai nhóm người chia tay tại quán, Dương Phương dặn dò Mạnh Bôn: "Huynh đệ, cậu chăm sóc cho đạo trưởng, tôi đi ít hôm rồi về."

Thôi lão đạo cũng dặn dò: "Lục đệ! Ta thấy thiên thời không được tốt, có khả năng sẽ có họa lớn đấy, mọi người dọc đường phải hết sức cẩnthận. Ngoài ra, tên Đồ Hắc Hổ rất lợi hại, nếu hắn quyết tâm đi tìmtượng Phật thì không chừng sẽ chạm mặt với mọi người, cậu phải chú ý,nhớ lời của ta thà bị đánh trên mặt đất, còn hơn bị chôn dưới lòng đất.Không được hành sự bốc đồng, các cụ đã dạy rồi 'Bá Vương tự tử ở sôngNgô Giang, Chu Du có tài nhưng mệnh đoản, bao nhiêu anh hùng hào kiệttrước khi xuất trận thì dũng mãnh nhưng cuối cùng cũng thiệt mạng vì bốc đồng', một khi gặp phải nguy hiểm, ba mươi sáu kế kế chuồn là thượngsách, với bản lĩnh của cậu, thoát thân không phải là khó."

6

Dương Phương nói: "Đạo trưởng cứ yên tâm, tôi ghi nhớ cả rồi." Tronglòng lại nghĩ: "Đồ Hắc Hổ mặc dù ghê gớm nhưng đánh tay đôi với mình thì mình cũng chẳng sợ hắn."

Tại quán ăn, Thôi lão đạo bói cho ông chủ Triệu chữ "Lộ", cho thấychuyến đi này không thuận lợi. Lão ta vốn bói mười quẻ có tới chín quẻsai, chỉ toàn áp dụng mấy trò tiểu xảo giang hồ. Nhưng lăn lộn tronggiang hồ lâu năm, lão cũng có khả năng nhìn việc nhìn người rất chuẩn,cảm thấy có việc lớn sắp xảy ra khiến trong lòng bất an, cứ dặn đi dặnlại Dương Phương phải hết sức cẩn thận, sau đó mới cùng Mạnh Bôn quasông đi về hướng Bắc.

Không nói đến chuyện Thôi lão đạo qua sông thế nào. Còn bốn người bọn Dương Phương, men theo bờ sông đi theo hướng đông, thời đó loạn lạc, đi ra ngoài không dám quá lộ liễu, mọi người phải cải trang thành ngườidân quê, kéo theo cỗ quan tài, cũng chẳng có ngựa, vì nếu có ngựa sẽ bịquân thổ phỉ giết người cướp của chú ý tới.

Ông chủ Triệu rất quan tâm tới Dương Phương, hỏi: "Nghe đạo trưởnggọi cậu là Dương Phương? Đó là tên thật của cậu?" Dương Phương trả lời:"Tôi chỉ là đứa trẻ mồ côi, chẳng biết bố mẹ ở đâu, làm gì có tên thật.Năm đó, sư phụ tôi đã mua tôi từ nhà họ Phương ở huyện Dương nên đặt tên cho tôi là Dương Phương". Ông chủ Triệu nói: "Hóa ra là vậy, đúng làanh hùng không cần hỏi xuất thân. Thân thế của Dương huynh đệ có phầngiống đứa cháu gái của tôi". Dương Phương hỏi lại: "Ông chủ Triệu nóivậy là sao?" Đạm Đài Minh Nguyệt nghe nhắc tới tên mình thì vội lêntiếng: "Chú! Chú đừng nói với anh ta". Ông chủ Triệu trả lời: "Khôngsao! Dương huynh đệ không phải là người ngoài", rồi bắt đầu kể: "Đứacháu gái này của tôi cũng là đứa bé tội nghiệp không có cha mẹ". DươngPhương hỏi: "Đại tiểu thư cũng không có cha mẹ từ nhỏ?" Ông chủ Triệugật đầu: "Đúng thế! Chuyện đầu đuôi thế nào đến nó cũng không rõ. Hômnay nhân tiện tôi sẽ kể cho hai đứa nghe luôn. Chuyện là hai mươi nămtrước, thời vẫn còn triều đại nhà Thanh ấy."

Cuối thời Thanh, ông chủ Triệu vẫn chưa giàu có như bây giờ, để kiếmtiền đi học, đã mạo hiểm theo người Anh vượt biển xuống Nam Hải đầu cơ,không ngờ dọc đường gặp bão suýt chút nữa chìm tàu, cột buồm bị gió đánh đổ, chỉ còn cách lênh đênh trên biển, cho đến khi lương thực và nước đã cạn, sắp bị chết đói thì gặp bọn hải tặc, nhìn thấy bộ quần áo nhàMinh, bọn họ liền kéo thuyền vào một hòn đảo hẻo lánh, trên đảo cây cốium tùm, có một chiếc hang rất lớn, bên trong nhiều nhà cửa, trông giốngnhư một thành trì, ông chủ Triệu bị bọn hải tặc đưa vào phía sâu trongđộng cùng những tù binh khác. Chỉ thấy bên trong thờ một bức tượng đất,ăn mặc trang phục cổ, đầu đội mũ giáp, đây chính là bức tượng tổ tiêncủa bọn hải tặc. Trong động, vàng bạc châu báu chất cao như núi, thủlĩnh bọn hải tặc là người khảng khái, đối xử không tồi với ông chủTriệu, cho ăn uống đàng hoàng, hỏi thăm ông về tình hình ở nhà, còn kếtnghĩa anh em với ông. Một đêm, thủ lĩnh hải tặc mời ông tới một gian nhà đá cùng uống rượu hàn huyên, kể lại lai lịch của chiếc hang động màquân hải tặc đang cư trú này. Đó là trước khi Bát kỳ thiết giáp của quân Mãn Thanh tràn vào thành, có một đội quân bại trận của nhà Minh, dướidự thống lĩnh của một vị tổng quan đã tháo chạy ra hoang đảo ngoài biểnlàm hải tặc. Vị tổng quan đó biết xem phong thủy, nhìn thấy địa thếtuyệt vời của hòn đảo này có thể dùng để chặn cướp tàu của nhà Thanh.Nhưng phụ nữ không được phép ở lại trên đảo quá một năm, nếu không sẽphá hỏng phong thủy của hòn đảo này, một khi phong thủy bị phá hỏng thìsố phận hòn đảo cũng coi như chấm hết. Vì vậy lập ra quy định, nhữngngười phụ nữ cướp được về trên đảo, phải giết hết trong vòng một năm,nếu sinh ra con gái cũng phải giết hết, không được để sót, tránh vị tríhòn đảo bị tiết lộ ra ngoài, quân triều đình sẽ tới tiêu diệt đảo. Haitrăm năm sau đó, những người sinh sống trên đảo không ai dám làm tráilời dạy của tổ tiên, truyền tới đời thống lĩnh hải tặc này vẫn vậy. Nămngoái, bọn hải tặc cướp về được một thiếu nữ có dung mạo tuyệt trần, sau đó cô gái có mang với thủ lĩnh, hai người yêu nhau thực sự, thủ lĩnhhải tặc không nỡ giết người con gái đó, một năm sau cô gái sinh được một bé gái, nếu để bị phát hiện, cả hai mẹ con sẽ bị giết. May mắn lúc đótàu ông chủ Triệu bị bắt vào đảo. Thấy người này tác phong khác người,hẳn không chịu khuất phục người khác, liền kết nghĩa anh em, còn tặngnhiều vàng bạc, sửa sang lại con tàu của ông chủ Triệu, nhờ ông đem vợcon chạy trốn khỏi đảo. Không ngờ trong lúc chạy trốn lại bị quân hảitặc phát hiện. Đám người này và nhóm trung thành với thủ lĩnh hải tặcphát sinh mâu thuẫn kịch liệt, một trận đấu súng nổi lên, hầu như cả hai bên đều chết hết, thành trì trong động cũng bị cháy sạch, những ngườisống sót sau trận đấu súng cũng bị đám cháy thiêu rụi, người phụ nữ nhảy xuống biển tự tử theo chồng, chỉ còn lại đứa bé gái tròn hai tháng tuổi mà ông chủ Triệu bế trên tay. Ông ngồi thuyền chạy thoát khỏi đảo, từđó giàu có, coi đứa bé như con đẻ của mình, chỉ biết thủ lĩnh hải tặc họ Đạm Đài, trong đêm ông bỏ chạy trăng sáng vằng vặc nên đặt tên cho đứabé là Minh Nguyệt. Có thể nói, tính mệnh và của cải của ông đều do thủlĩnh hải tặc ban tặng, nếu không có đứa bé này thì ông cũng không thểsống để rời khỏi hòn đảo đó. Đạm Đài Minh Nguyệt từ bé đã thích cưỡingựa săn bắn, có thể là di truyền từ bố. Ông chủ Triệu cũng không cócách nào mà quản được, nuông chiều hết mực, đòi trăng trên trời thìchẳng dám hái sao, chỉ còn cách mời thầy về dạy bắn cung, cưỡi ngựa, múa kiếm. Nhưng lần này là đối đầu với thủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ, quámạo hiểm. Ông nói với Dương Phương, nếu chuyến đi này ông có gì bấttrắc, nhờ Dương Phương trông nom Đạm Đài Minh Nguyệt hộ ông. Vì ông linh cảm thấy điều không may, lại không thể giương mắt lên nhìn quốc bảo bịđánh cắp để đổi lấy vũ khí quân đội, đành phải đem thân liều mình vàochốn nguy hiểm.

Đạm Đài Minh Nguyệt nói: "Chú đừng nói mấy lời không may mắn đó, cháu không cần ai phải chăm lo, chú cũng sẽ không sao cả."

Dương Phương vốn nghĩ chỉ là vớt bức tượng nghìn tay nghìn mắt dướilòng sông lên thôi, chẳng có gì to tát, có gì mà mạo hiểm? Vì vậy cũngkhuyên ông chủ Triệu không nên quá lo lắng, Đồ Hắc Hổ chỉ là quân phiệt, mộ tổ của hắn thì Dương Phương tôi cũng đã đào rồi, hắn còn làm gì được tôi?

Ông chủ Triệu nói: "Dương huynh đệ tài năng xuất chúng, nhưng khôngnên vì anh hùng thì phải khiêm nhường mà cam tâm chôn vùi tài năng củamình. Với kỹ năng này của cậu, sao lại chỉ dùng vào việc đào trộm mộquân phiệt được, sao cậu không nghĩ tới chuyện xây dựng nghiệp lớn?"

Dọc đường, ông chủ Triệu cũng tâm sự rất nhiều, nhưng Dương Phươngkhông nghĩ như vậy: "Nếu để cho ông chủ Triệu này ăn bánh ngô hấp vớirau muối vài tháng thì ông ta cũng chẳng còn tâm trí đâu mà lo việc dânviệc nước nữa."

Chiều ngày hôm đó, họ tới một bến phà bên bờ sông Hoàng Hà, đây làmột khúc quanh của dòng sông, chỉ thấy dòng nước chảy xiết, nước cuộn ầm ầm. Phía nam bờ sông là bên đất bồi, khoảng không rộng lớn, có mấy gian nhà đất nhấp nhô, bên trên cắm một ngọn cờ đã cũ rách, viết chữ "Quántrọ Cổ Độ", gió mạnh thổi cờ bay phần phật, phía xa xa có mấy con chóhoang đang gặm xương người, một vùng hoang vắng, nhìn ra xa nữa chỉ lànhững điểm đen nhỏ li ti.

7

Ông chủ Triệu nhìn bản sơ đồ một hồi lâu, nói với ba người còn lại,theo kinh nghiệm thu thập cổ vật và khảo cổ của ông, ngôi chùa cổ thờiBắc Tống nằm ở vị trí này, chính điện của ngôi chùa đã bị nhấn chìmtrong đám bùn đất của sông Hoàng Hà trong những trận đại lụt. Đồ Hắc Hổcho rằng ngôi chùa cổ ở vị trí gần thành Khai Phong, nên đội quân phiệtchỉ đào bới xung quanh thành. Cách đó rất xa, có một quán trọ hẻo lánh,cả nhóm tạm thời dừng chân ở quán trọ rồi tìm kiếm kỹ càng sau, chắcchắn sẽ có thu hoạch, đừng để người khác phát giác.

Dương Phương nói: "Ông chủ Triệu không biết đấy thôi, nghe nói quántrọ bên bờ sông là một hắc điếm, chuyên làm bánh bao nhân thịt người,ông chở một quan tài đưa người chết về quê mai táng chỉ là để che mắtquân phiệt, nhưng không thể nào qua mắt được bọn giang hồ kia, nếu vào ở trọ chắc chắn bị bỏ thuốc mê, giết thịt làm nhân bánh, đầu, chân tay và xương thì bị vứt xuống sông Hoàng Hà."

Ba người nghe nói vậy thì đều cảm thấy buồn nôn, bất giác rùng mình.Thời thế loạn lạc, chuyện bán bánh bao nhân thịt người chưa chắc chỉ làlời đồn.

Nhị Bảo thốt lên: "May có Lục ca nhắc nhở, nếu không mình trọ lại ở đây chắc ăn phải bánh bao nhân thịt người mất."

Dương Phương nói: "Huynh đệ, tụi mình ăn phải mấy chiếc bánh bao nhân thịt người cũng không sao, chứ trông cậu toàn thân đều là thịt ba chỉthế này, là loại thịt cao cấp làm nhân bánh bao đấy, chủ tiệm nỡ tha cho cậu sao, cho một liều thuốc mê, lột hết quần áo, trói lên bàn mổ..."

Nhị Bảo kinh hoàng: "Lục ca à, nghe nói hắc điếm cũng là hảo hán lụclâm, họ cũng phải phân biệt tốt xấu chứ, gặp người là giết hết sao?"

Đạm Đài Minh Nguyệt nói: "Nhị Bảo đừng tin anh ta nói xằng, anh ta đã ở quán trọ này đâu mà biết, dựa vào đâu mà nói người ta là quán bánhbao nhân thịt người?"

Ông chủ Triệu nói: "Không thể không đề phòng, Dương huynh đệ nóikhông sai. Chúng ta kéo theo một cỗ quan tài đi trên đường còn lý giảiđược, nếu ở trọ dài ngày trong quán nhất định sẽ gây sự chú ý. Dươnghuynh đệ, theo ý cậu chúng ta nên làm gì?"

Dương Phương nói: "Theo quy tắc giang hồ, đành phải trả thêm ít tiềncho chủ tiệm, nói rõ sự tình, bảo họ đừng quản việc người khác."

Bốn người bàn bạc xong xuôi, đánh xe tiến về phía quán trọ. Tới gầnmới biết, trong đó không một bóng người, bụi bám dày đặc. Xem ra, từtrận lụt trước đây thì mọi người đã tháo chạy hết, chỉ còn lại mấy gianphòng ẩm thấp, thông thống gió, nhưng như vậy cũng bớt được rất nhiềuphiền phức. Triệu Nhị Bảo không còn lo bị người ta giết thịt làm nhânbánh nữa, cậu ta vui vẻ buộc lừa bên ngoài cửa tiệm, rồi lại bận rộn dọn dẹp phòng trọ. Trời cũng vừa sập tối, gió mạnh dần lên, tiếng gió rítnghe như tiếng sói tru ma khóc, chân trời một màu vàng ệch.

Có quán trọ hoang làm chốn nghỉ chân, mọi người cũng an tâm phần nào, nếu không nhà không cửa mà gặp phải trận cuồng phong này thì không còncách nào để qua đêm cả.

Mọi người chuyển cỗ quan tài nặng trịch đó vào bên trong, ăn qua loavài miếng lương khô lót dạ. Nhị bảo xuống bếp đun nước, ông chủ Triệunói chuyện với Dương Phương và Đạm Đài Minh Nguyệt: "Chúng ta phải ratay trước Đồ Hắc Hổ, thời gian không đợi chúng ta, đêm nay nghỉ ngơi cho tốt, sáng sớm mai là bắt tay vào tìm chùa Đại Hộ Quốc ngay."

Dương Phương mở quan tài ra xem xét, bên trong có bốn khẩu súng sănhai nòng và thuốc nổ. Giờ nơi đây hoang vu không một bóng người, đêm đến ngoài thú hoang ra thì chỉ sợ gặp thổ phỉ nên vẫn cần có súng để phòngthân. Ngoài ra còn có đèn pin, xẻng đào đất, đến đồ đi săn và lương khôv.v... đều chuẩn bị đầy đủ.

Ông chủ Triệu giở cuốn sổ vẫn luôn mang theo bên người, trong đó cómột bản sơ đồ vẽ bố cục Hộ quốc đại Phật tự. Chỉ cần tìm thấy một Phậtđường hay gian điện nào đó trong chùa, rồi đối chiếu với bản đồ là cóthể tìm ra gian chính điện. Tượng phật nằm và bức tượng nghìn tay nghìnmắt đều trong gian chính điện. Ông phân tích, phía sau quán trọ có những mô đất cao hơn những mô đất khác, nếu không nhầm thì đó chính là Phậtpháp của ngôi chùa, nếu vậy thì phía bên dưới nền đất của quán trọ nàychính là gian chính điện.

Dương Phương nói: "Chuyện này chẳng phải dễ như trở bàn tay sao, chỉcần tìm đúng vị trí, ngày mai cứ đào từ đây xuống, nhiều lắm cũng mộthai ngày là xong."

Ông chủ Triệu nói: "Chuyện không đơn giản như vậy. Có một điều mà tôi phải đợi đến đây mới nói với mọi người được. Thời Bắc Tống khi xây dựng ngôi chùa bên dòng sông, có một truyền thuyết rất đáng sợ, mọi người có tin rằng... bức tượng Phật nghìn tay nghìn mắt là để trấn áp thủy quáidưới sông Hoàng Hà không?"

8

Dương Phương nghe ra đằng sau chuyện này còn có sự việc khác, liềnhỏi: "Ông chủ Triệu nói tượng Phật của chùa Đại Hộ Quốc trấn... thủyquái? Chuyện là thế nào?"

Ông chủ Triệu nói: "Đó là lời đồn từ rất nhiều năm trước, tôi chỉ lonếu di chuyển bức tượng Phật sẽ dẫn dến tai nạn không thể lường trướcđược."

Đạm Đài Minh Nguyệt nói: "Chú không cần lo lắng, những ghi chép dã sử đó làm sao mà thật được."

Ông chủ Triệu cũng mong đó chỉ là do ông quá lo lắng, nói chung chờtới khi nhìn thấy bức tượng phật nghìn tay nghìn mắt đó thì sẽ biết sựviệc là thế nào.

Dương Phương hỏi: "Lấy được tượng phật rồi thì để trong cỗ quan tài này chuyển đi sao?"

Ông chủ Triệu nói: "Đúng vậy, kích thước bức tượng đó cũng tươngđương với người thật, để trong quan tài chở qua sông, tìm nơi nào bọnquân phiệt không thể tìm được rồi chôn. Thiên hạ không thể cứ loạn lạcmãi được, Đồ Hắc Hổ tự cho mình dũng mãnh, giết người không ghê tay, sau này không thể nào lọt qua lưới trời, sớm muộn gì cũng bị quả báo. Chờthời thế hết loạn lạc, chúng ta sẽ đào bức tượng lên trả nó về cho nhândân."

Dương Phương vẫn cảm thấy chuyện này có gì đó rất lạ, định truy hỏithêm việc bức tượng phật đó trấn áp yêu quái gì, nhưng do ông chủ Triệutuổi đã cao, liên tục đi hơn mười ngày đã thấm mệt, Triệu Nhị Bảo dọndẹp xong gian phòng trong mời ông vào nghỉ ngơi, Dương Phương cũng không hỏi thêm nữa.

Ngôi quán trọ bỏ hoang bên bến phà cạnh dòng sông có khoảng bảy támphòng trọ, đều có sẵn giường, quét đi lớp bụi bên trên là có thể sửdụng. Ông chủ Triệu nghỉ tại gian phòng ngoài cùng phía tây, lúc nàycũng đã muộn, ba người còn lại ngồi ở đại sảnh, thắp một ngọn đèn dầu,sắp xếp lại đám dụng cụ trong quan tài tiện cho ngày mai sử dụng. Quántrọ hoang tàn, tứ bề lộng gió, ngọn đèn dầu lúc tỏ lúc mờ, bên ngoàivọng lại tiếng kêu "ngao ngao" nghe rất lạ, cũng không rõ là tiếng sóihoang hay tiếng gió thổi.

Đạm Đài Minh Nguyệt nghĩ tới chuyện Dương Phương kể về bánh bao nhânthịt người, ban ngày thì cô không sợ, nhưng giờ trời đã tối đen, khôngkhỏi cảm thấy rùng rợn, cô lên tiếng trách Dương Phương: "Dương Lục, tôi thấy trong quán trọ này làm gì có thứ gì giống như bàn mổ đâu, câuchuyện của anh chỉ là bịa thôi."

Dương Phương nghĩ thầm: "Ta hành tẩu giang hồ có ai dám không gọi tamột tiếng Dương Lục ca, riêng cô đại tiểu thư này không coi mình ra gì,gọi thẳng mình là Dương Lục, mình không dọa được cô ta đêm nay gặp ácmộng thì chẳng phải hổ danh anh hùng hảo hán sao..."

Dương Phương nghĩ vậy rồi nói với Đạm Đài Minh Nguyệt và Nhị Bảorằng, không ngờ quán trọ bên bờ sông đã bị bỏ hoang từ lâu, nhưng chuyện bánh bao nhân thịt người là có thật, sư phụ anh ta đích thân gặp phảichuyện này. Năm đó, sư phụ anh ta chuyên tới vùng này buôn bán, một mình tới nghỉ trọ ở quán này, chỉ thấy xung quanh hoang vắng, chủ quán làmột quả phụ, có hai thanh niên to khỏe làm phụ tá, bán cho sư phụ anh ta hai chiếc bánh bao còn nóng hổi. Ông thấy nhân chiếc bánh bao toàn mỡ,vừa thơm vừa ngon...

Đạm Đài Minh Nguyệt nghe tới đó thì cau mày còn Nhị Bảo lấy tay bịtmiệng kêu lên: "Lục ca, sư phụ huynh ăn bánh bao thịt người à?"

Dương Phương kể tiếp rằng không phải vậy, dựa vào nhãn lực của sư phụ anh ta, nhìn vào nhân bánh bao ông phát hiện ra giống như thịt người,là phần thịt gần mông và đùi, nếu không thì sao có nhiều mỡ như vậy? Donghi ngờ nên cố nhịn đói không ăn. Tới nửa đêm, khi ông đang nằm ngủtrên giường thì nghe thấy tiếng động dưới gầm giường, như có người đangkéo giường của ông cụ, nghe cọt kẹt cọt kẹt, âm thanh đó vang lên giữađêm khuya khiến người ta ghê rợn, dựng cả tóc gáy.

Dương Phương khéo kể chuyện, thêm nữa bên ngoài gió rít nghe nhưtiếng ma hờn quỷ khóc, khiến Nhị bảo sợ run người nhưng vẫn muốn nghetiếp, cứ liên tục hỏi sau đó rồi sao? Không lẽ bọn người hắc điếm trốndưới gầm giường, định giết sư phụ huynh để làm nhân bánh bao?

Dương Phương nói không phải, nếu người quán trọ trốn dưới gầm giườngthì còn kéo giường làm gì? Sư phụ anh ta cũng băn khoăn không hiểu vìsao, nghe gõ vài cái rồi im lặng, giờ lại thấy có tiếng cào gõ, ông liền dậy thắp đèn xem có gì dưới gầm giường. Ôi mẹ ơi, là một xác người mấtđầu, chắc là nạn nhân trong ngày bị giết, giấu trong gầm giường chưa kịp dọn dẹp. Thịt trên đùi đã bị xẻo đi làm nhân bánh, không biết là do thi biến hay sao mà xác chết không đầu này cứ lấy tay gõ vào thang giường.

Đạm Đài Minh Nguyệt biết đây chỉ là Dương Phương bịa chuyện để dọangười nhưng nơi hoang vu lạnh lẽo này nghe kể chuyện ma thì cũng khôngkhỏi sợ hãi, trong lòng thấy bất an vô cùng.

Dương Phương cười thầm trong bụng, nói mọi người tranh thủ nghỉ ngơi, ngày mai còn phải bận rộn. Nói xong vào phòng mình đóng cửa lại, đểchiếc roi đồng phía dưới gối, không nghĩ ngợi gì, trong đầu trống rỗng,một lúc sau thì chìm vào giấc ngủ. Ngoài trời bỗng nổi luồng âm phong,lạnh đến thấu xương, trên người nổi hết da gà. Anh choàng tỉnh dậy, cửaphòng bị gió thổi bật ra, có một người toàn thân máu me bê bết từ bênngoài bước vào.

9

Dương Phương thất kinh, giật mình tỉnh dậy, thấy toàn thân lạnh toát, mồ hôi nhễ nhại, nhìn lại thấy cửa phòng vẫn đóng, đêm đã khuya, trongphòng không có ai cả, chợt nghĩ bụng: "Tự mình nghĩ chuyện bánh bao nhân thịt người định bụng dọa cô gái không biết trời cao đất dày kia, nàongờ lại dọa chính mình, nửa đêm nửa hôm nằm mơ thấy ác mộng này, thậtchẳng có đầu đuôi gì."

Sư phụ của Dương Phương giờ không rõ tung tích, chẳng truyền lại bùamô kim cho anh ta nên anh ta hành sự chẳng theo quy tắc của mộc kim hiệu úy[2], hơn nữa anh ta lại học được nhiều kỹ nghệ trên giang hồ, gan dạkhông ai bằng, nhưng giờ nằm mơ thấy gì anh ta cũng không rõ, xem xétlại lần nữa trong phòng không có gì khả nghi lại lên giường nằm, vừanhắm mắt, trời lại nổi gió âm, cửa phòng bật mở, một người mình đầy máume, từng bước tiến gần lại giường anh ta, Dương Phương hét lên một tiếng rồi tỉnh dậy, nhìn quanh phòng vẫn không thấy gì, mồ hôi toát ra ướtđẫm áo, tim đập thình thịch, tại sao lại nằm mơ hai lần giấc mơ giốnghệt nhau?

[2] Mộc Kim Hiệu Úy: là một phái chuyên đi đào trộm mộ của thời xưacủa Trung Quốc. Theo sử sách ghi chép, Mộc Kim Hiệu Úy bắt nguồn từ cuối thời Đông Hán, Tam Quốc. Lúc đó, thủ lĩnh quân Ngụy là Tào Tháo vì đểbổ sung quân lương bị thiếu hụt đã thiết lập ra các quân hàm như PhátTrung Lương Tướng, Mộc Kim Hiệu Úy v.v... chuyên đi đào trộm mộ, bổ sung cho quân đội. Phái đào mộ Mộc Kim Hiệu Úy chủ yếu dựa vào xem phongthủy, phân biệt thời tiết, dựa vào "kim dịch" làm tôn chỉ để xác địnhhuyệt mộ của mộ cổ.

Anh ta nghĩ bụng: "Gặp ma rồi, không lẽ quán trọ này có ma? Nhưng nếu lúc này mà gọi mọi người dậy thì vị đại tiểu thư kia và Nhị bảo sẽ cười mình mất, sau này mình còn mặt mũi nào mà gặp mọi người?"

Dương Phương nhảy ra khỏi giường, lại xem xét mọi ngóc ngách trongphòng, không thấy gì khác lạ, nghĩ bụng: "Nghĩ nhiều sinh ra ma quỷ,mình không thèm để ý đến nó xem thế nào." Nghĩ rồi, anh ta nằm xuốnggiường ngủ, vừa nhắm mắt thì gió lại nổi lên, cánh cửa phòng lần thứ babị bật mở, người đàn ông toàn thân máu bê bết đó lại bước vào từ bênngoài, tóc Dương Phương dựng ngược hết cả lên, nhưng anh ta đúng là ganto bằng trời, cố gắng không động đậy, nằm im theo dõi người đó tiến lạigần mình, anh thấy người đó như đang muốn nói gì với mình, hình như đólà từ "Mau chạy đi!"

Dương Phương thất kinh, nhìn lại trong phòng đã trở lại như bìnhthường, toàn thân lạnh toát. Người trên giang hồ không có ai không tinđiềm báo, trong lòng nghĩ: "Giấc mơ đó sinh động như thật, chỉ e đây làđiềm báo không lành, hơn nữa mình nằm mơ ba lần đều chung một nội dung,trong phòng này chắc có ma, con ma đó là ai? Tại sao muốn nhắn mình hãychạy thoát? Không lẽ sẽ xảy ra chuyện lớn?"

Trong lòng đang nghĩ ngợi như vậy thì trời hửng sáng, nhóm Đạm Đài Minh Nguyệt đã dậy thay đồ.

Đạm Đài Minh Nguyệt thấy Dương Phương sắc mặt nhợt nhạt, tinh thầnhoảng hốt, như kiểu cả đêm không ngủ được thì cười trêu: "Dương huynh,sao sắc mặt anh khó coi thế? Không lẽ đêm qua kể chuyện ma lừa bọn tôicuối cùng thành dọa chính mình?"

Dương Phương vốn định đem chuyện đêm qua nằm mơ kể lại cho ba ngườikia nghe, chỉ e có chuyện liên quan tới tính mạng, nên mau chóng rờikhỏi nơi đây. Nhưng vừa nghe Đạm Đài Minh Nguyệt nói vậy, không dám đểmất mặt đành nói: "Cứ nghĩ tới dân tình khổ cực, cả đêm suy nghĩ khôngngủ được."

Ông chủ Triệu nói: "Thật đáng quý, Dương huynh đệ người trong gianghồ mà có chí cả, lúc ngủ cũng không quên lo lắng cho bách tính. Thời thế loạn lạc, cho dù là tàn binh bại tốt thì cũng nên cống hiến cho quốcgia, lần này chúng ta đi tìm tượng phật nghìn tay nghìn mắt, không đượcđể rơi vào tay Đồ Hắc Hổ, chính là bảo vệ quốc bảo."

Dương Phương đồng tình: "Ông chủ Triệu nói đúng lắm. Chúng ta hoànthành việc này chính là góp thêm công đức trên tòa Phật tháp."

Ông chủ Triệu nói: "Tốt! Vậy thì lát nữa chúng ta ra phía sau quán trọ bắt đầu nào, xem bên dưới có Phật tháp không."

Nói chuyện một hồi như vậy, Dương Phương cũng không có cơ hội kể lạiviệc gặp ma đêm qua. Anh thấy nhóm ông chủ Triệu đã thay trang phục đisăn, từ đầu đến chân đều là đồ Anh quốc, trong lòng nghĩ, kiểu Tây à,nhưng đúng là mặc đồ này vào thì làm việc dễ dàng hơn. Bên ngoài trờinổi gió to, cát bụi bay mù mịt, bốn người đi trong gió cát tới phía sauquán trọ bắt tay vào đào. Dưới lớp đất cát là một lớp đất khô cứng, tiếp tục đào thêm mấy tấc nữa, bên dưới lộ ra lớp gạch, quả nhiên là có Phật tháp. Ông chủ Triệu mừng rỡ, hai mắt sáng ngời, ngôi chùa có tượng Phật nghìn tay nghìn mắt thời Bắc Tống đây rồi, chính điện của ngôi chùangay bên dưới quán trọ bên bờ sông Hoàng Hà, ông bỏ ra bao công sứcnhiều năm nay để đi tìm, giờ phút này tìm được vẫn chưa dám tin là sựthật.

Dương Phương không hiểu bức tượng kia có sức quyến rũ như thế nàokhiến ông chủ Triệu mê mẩn đến như vậy, cũng muốn nhanh chóng được nhìnthấy. Anh ta dắt theo Nhị Bảo vào bên trong bức tường phía sau quán trọtiếp tục đào, đào tới giữa trưa thì được một hố to, phía dưới lớp đấtcát là lớp ngói thẳng hàng, cho thấy mặc dù Phật điện bị bùn đất lấp đầy nhưng sau khi đất cát đã khô thì tạo thành một lớp vỏ bọc cứng, sau bảy tám trăm năm gian điện thờ vẫn giữ được nguyên vẹn. Dỡ bỏ lớp ngói bêntrên, phía dưới đen ngòm, bên trong Phật điện cột kèo đã mục nát, khôngbiết sẽ sập xuống lúc nào. Bốn người họ quay vào trong chuẩn bị dâythừng, đèn pin, còn mang theo mấy bó đuốc, đợi không khí ẩm mốc trongPhật điện tan hết mới dám xuống.

Lúc này, gió thổi mạnh hơn, từng trận nổi lên ù ù, quán trọ bỏ hoangđã nhiều năm không được sửa chữa, mái nhà chỉ là những tấm gỗ, bên dướilót lớp cỏ khô, giờ bị những trận gió thổi bay tơi tả, bốn người nép sát chân tường đất, vừa tránh gió vừa ăn tạm lương khô, nhưng gió thổi baycát bụi đầy mồm, không thể nào nuốt nổi.

Dương Phương tìm cơ hội hỏi ông chủ Triệu: "Tượng Phật nghìn taynghìn mắt trấn áp vật gì bên dưới vậy? Có phải là yêu quái sông Hoàng Hà không?"

Ông chủ Triệu nói: "Không chỉ đơn thuần là lời đồn, Hoàng Hà năm nào chẳng lũ lụt, nhiều năm trước..."

Dương Phương đưa tay lên ra hiệu mọi người im lặng: "Từ từ, tôi nghethấy như có tiếng người đi lại phía chúng ta, không phải tiếng gió đâu."

Quán trọ bên bờ sông vốn hoang vu không một bóng người, tầm nhìnkhông bị cản trở, một vùng trước mắt toàn là cỏ khô, lúc này gió thổimạnh cát bay mù mịt, Dương Phương phóng tầm mắt ra xa, chỉ nhìn một cáimà đã thở hắt ra, giấc mơ gặp ma đêm qua đã thành hiện thực.

Ông chủ Triệu phát hiện tình hình không ổn, chỉ thấy trong lớp bụi mờ xuất hiện một dải màu đen, khi khoảng cách gần hơn mới biết đó là độiquân phiệt, phía trước toàn là kỵ binh, tiếng vó ngựa ngày càng gần, ầmầm như thác đổ, bụi cát cuộn bay mù mịt.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10: Bức tượng Phật thần bí


Ông chủ Triệu thất kinh, vội vàng lùi lại phía sau, trong lòng nghĩ:"Đồ Hắc Hổ cho rằng chùa - Hộ Quốc nằm xung quanh khu vực thành KhaiPhong, vẫn đào bới ở khu vực đó, sao lại có thông tin ở đây mà điều quân tới?"

Nơi đây là khúc quanh của dòng sông, bọn quân phiệt từ phía Nam tới,có nghĩa đã vây kín khu vực này. Những năm đó quân phiệt chẳng khác gìthổ phỉ, coi mạng người như cỏ rác, rơi vào tay bọn chúng thì đừng nghĩcòn đường sống.

Bốn người vội cầm lấy súng, đứng nép sau bức tường ngắm chuẩn vàođoàn quân đang ầm ầm kéo đến, quyết tâm một phen sống mái, nếu có thểbám trụ tới đêm thì còn cơ hội thoát thân. Có điều bốn người thì khôngcó cách nào chống chọi lại với cả một đội quân, nhưng họ cũng không camtâm buông tay chịu chết, họ chuẩn bị sẵn tâm lý chiến đấu trong tư thếcủa một mãnh thú đã bị bao vây.

Đội quân phiệt đang đi hùng hổ bỗng dừng lại phía ngoài tầm đạn bắn,Dương Phương tinh mắt nhận ngay ra tên đi đầu là Đồ Hắc Hổ, hiềm nỗikhoảng cách quá xa, súng săn không thể bắn tới. Bỗng thấy có người phingựa tiến lên phía trước, tay không cầm súng, đeo một tay nải bên ngườicồm cộm không rõ là đựng thứ gì, xem ra người này có gì đó muốn nói, nên anh để cho hắn tiến gần lên, đợi khi nhìn rõ là ai thì cả bốn người đều kinh ngạc.

Người cưỡi ngựa tới không phải ai khác, chính là tên trộm mộ Biên Hải Long chạy trốn ở quán ăn hôm trước, Biên Hải Long bị Đồ Hắc Hổ ép đi ra phía Dương Phương, hắn sợ bị hội Dương Phương giết chết nên khi tiếngần tới chỗ tường đất liền chắp tay chào rồi gỡ tay nải xuống, cố gắngra vẻ bình tĩnh nói: "Hai nước giao tranh không giết sứ giả, chúng tatrong nghề cũng có quy định đó, Biên đệ tôi thay mặt thống đốc đại nhântới chuyển lời."

Ông chủ Triệu thấy Biên Hải Long là thuộc hạ của Đồ Hắc Hổ thì tráchmình đã nhìn nhầm người, ông cố nén cơn tức giận, quát: "Mày cút đi, tao không có gì để nói với bọn quân phiệt cả."

Thực ra, Thôi lão đạo rơi xuống sông không chết, lão vẫn sống tới khi đất nước hoàn toàn giải phóng, nhưng đó là chuyện về sau, tạm thờikhông nhắc tới. Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn đúng là chết thật, tay nảitrên vai Mạnh Bôn bị quân lính gỡ xuống trình lên cho Đồ Hắc Hổ. Đồ HắcHổ mở ra xem, ngay lập tức thổ huyết, trong tay nải đó là bảo bối trongmộ tổ nhà hắn ta. Hắn chưa xem trong quan tài có gì nhưng hắn nhận rahai chiếc chén ngọc, biết ngay là mộ tổ nhà mình đã bị đào trộm, nổigiận lôi đình, nhưng bức tượng nghìn tay nghìn mắt chỉ có ông chủ Triệubiết nên đành án binh bất động theo dõi hành tung của ông chủ Triệu.Thấy mấy người họ dừng lại ở quán trọ bên bờ sông và bắt đầu đào bới,nghĩ chắc đây chính là di chỉ của chùa Đại Hộ Quốc liền đem binh baovây, lệnh cho Biên Hải Long làm thuyết khách khuyên hội ông chủ Triệuđầu hàng, chỉ cần nói ra ai là người đã đào trộm mộ tổ nhà hắn thì thống đốc sẽ tha tội chết cho bọn họ.

Ông chủ Triệu tức tím mặt, chỉ vào mặt Biên Hải Long nói: "Mày cút về nói với thằng cầm đầu quân phiệt đừng có nằm mơ."

Dương Phương nghe Biên Hải Long kể Thôi lão đạo rơi xuống sông, MạnhBôn đã chết thì chưa tin hẳn, thấy tay nải Biên Hải Long đeo trên ngườicó vết máu liền giật lấy mở ra xem, chính là đầu của Mạnh Bôn, hai mắtvẫn trợn trừng chưa nhắm lại, chết rất thảm. Dương Phương ôm lấy đầuMạnh Bôn, nhớ lại giấc mơ tối qua, không biết có phải mình tự liên tưởng hay là Mạnh Bôn sau khi chết đã về báo mộng cho mình, đau lòng đến đứtgan đứt ruột, hai mắt anh trợn trừng như sắp lồi ra ngoài.

Mới nói tới đó, chiếc roi đồng của Dương Phương đã vung lên, đầu Biên Hải Long bị đánh tụt vào trong lồng ngực, thi thể đổ ập xuống mặt đất,Dương Phương nhặt lên vứt ra bên ngoài bức tường đất.

Ông chủ Triệu tức giận nói: "Chết như vậy quá là nhẹ nhàng cho tên cẩu tặc này."

Dương Phương cố nhịn nỗi đau trong lòng, gói cẩn thận đầu của MạnhBôn vác lên vai, trong lòng nghĩ: "Phải tìm cơ hội bẻ đầu tên Đồ Hắc Hổxuống để rửa hận cho Thôi lão đạo và Mạnh Bôn."

Đội quân phiệt từ xa nhìn thấy thi thể Biên Hải Long thì lập tức nổsúng, đồng thời tiến lên. Bốn người nấp sau bức tường đất bắn trả lại,nhưng đối phương bắn dữ quá, đạn bay vèo vèo như châu chấu, bắn vào bứctường đất nghe bụp bụp, khói đạn mù mịt. Dương Phương không tài nào ngóc đầu lên được, trong lòng nghĩ: "Thôi xong, xem ra hôm nay bỏ mạng ở đây rồi, âm hồn của đạo trưởng và Mạnh Bôn huynh chưa đi xa xin hãy chờtôi, chúng ta cùng làm bạn với nhau trên đường xuống suối vàng."

Lúc này, gió bụi mù mịt, vừa giữa trưa, trời bỗng chuyển màu vàngsẫm, dưới đất cũng một màu cát bụi, trời đất hỗn độn vào nhau, đến độiquân phiệt cũng cảm thấy e ngại, đây là hiện tượng sông Hoàng Hà sẽ cóđại hồng thủy. Nhưng đội quân của Đồ Hắc Hổ được rèn luyện nghiêm khắc,dưới trướng toàn quân lính tinh nhuệ, tuy trong lòng hốt hoảng nhưnglính thì phải nghe lời tướng như cỏ thuận theo chiều gió vậy, nhận đượclệnh của thống đốc, toàn quân vẫn rầm rộ tiến lên.

Ông chủ Triệu kêu lên: "Dương huynh đệ, chúng ta không thể chống cự lại với đội quân, chỉ còn cách rút xuống Phật điện thôi."

Dương Phương biết rõ nếu lúc này không đi chỉ có chết, việc đã đếnnước này đành đi đến đâu hay đến đó. Anh ta cũng không nhiều lời, cốvượt qua lớp đạn bắn tới tấp như mưa, thòng dây thừng xuống Phật điện,bốn người lần lượt xuống bên dưới, không khí ẩm mốc vẫn chưa thoát rahết bốc lên nồng nặc làm ai cũng ho sặc sụa, trên xà nhà phủ một lớp bụi dày, mạng nhện chăng mắc khắp nơi, bên dưới sâu đến rợn người, khôngngờ gian Phật điện này lại rộng lớn đến vậy, cả đoàn theo dây thừng tụtxuống bên dưới, nhìn thấy chính giữa là một bức tượng nghìn tay nghìnmắt rất lớn, lừng lững như một ngọn núi, mỗi bàn tay đều cầm một vật khí khác nhau, tượng cao khoảng bảy, tám trượng, xung quanh có tổng mộttrăm lẻ tám con mắt và bốn mươi hai cánh tay, khuôn mặt nghiêm nghịnhưng hiền dịu, khi ánh đèn soi vào bức tượng phản chiếu ánh sáng lấplánh, rõ ràng là được mạ vàng, hai bên là tượng các vị La Hán, Địa tạngvương bồ tát, phía trước là tượng Di Lặc và Vi Đà Bồ tát, tất cả đềumang phong cách điêu khắc thời Bắc Tống.

2

Bốn người đều bị choáng ngợp trước bức tượng Phật, đến khi tiếp đấtmới biết bên dưới toàn là bùn đất. Ông chủ Triệu lần đầu tiên đặt chântới đây, gian Phật điện bị nhấn chìm mấy trăm năm, ông vốn mê mẩn vớibức tượng Phật nghìn tay nghìn mắt, trong mơ cũng muốn được tới đây chobiết. Bất kể một bức tượng nào trong số những bức ở đây đều là bảo bốiđộc nhất vô nhị, hiển hiện trong gian Phật điện tối mờ này càng thể hiện sự thần bí, ông cứ đứng ngây người ra chiêm ngưỡng, cho tới khi nghethấy tiếng súng nổ bên tai mới định thần lại, vội vàng xác định vị trí,dẫn theo ba người kia trốn ra phía sau bức tượng Phật lớn.

Tượng trong Phật điện nhiều không kể xiết, kích cỡ lớn bé khác nhau,trên tường là những bức bích họa về truyền thuyết của Phật giáo, bêndưới bệ đỡ của bức tượng Phật cao như núi đó là những gian thờ cao bằngngười bình thường, bên trong đều là những bức tượng Phật nghìn tay nghìn mắt với nhiều hình thái khác nhau.

Dương Phương thấy ông chủ Triệu đang vội vàng tìm kiếm trong số những bức tượng đó, anh ta hiểu rằng trong gian điện thờ này có thứ gì đó đặc biệt, nếu không trong lúc cận kề cái chết này, ông chủ Triệu đã khôngmàng tất cả chỉ để đi tìm vật đó. Đồ Hắc Hổ không kìm được cũng đíchthân tìm tới, không đơn giản chỉ là một vài bức tượng Phật, không lẽliên quan đến việc bức tượng nghìn tay nghìn mắt trấn áp thủy quái sôngHoàng Hà?

Ý nghĩ đó vừa hiện ra thì nghe thấy tiếng ông chủ Triệu kêu lên:"Chính là bức tượng này!" ông gọi Triệu Nhị Bảo tới giúp, hai tay cầmchặt lấy thân bức tượng để xoay chuyển.

Dương Phương và Đạm Đài Minh Nguyệt cầm súng để yểm trợ hai bên, bắntất cả những bọn quan binh theo xuống dưới Phật điện. Tài bắn súng củaĐạm Đài Minh Nguyệt có thể nói là tuyệt đỉnh, hầu như không trượt phátnào, mỗi lần nhả đạn là hạ gục một tên, nhưng bọn quân phiệt đông nhưong, xem chừng không thể cầm cự được lâu. Mặc dù Đồ Hắc Hổ đã lệnh choquân lính không được ham bắn làm hỏng tượng phật nhưng bọn chúng ngàycàng hăng máu, trong thế một mất một còn thì đâu còn tâm trí để ý tớilệnh của cấp trên nữa, xung quanh tiếng súng nổ rầm rầm, đạn bay nhưtrấu, thiếu mỗi nước ném thẳng lựu đạn vào trong điện.

Trong lúc ngàn cân treo sợi tóc, thì ông chủ Triệu và Nhị Bảo đã dichuyển được một nửa bức tượng Phật, cùng lúc đó một tiếng động lớn vanglên, đế đỡ hình hoa sen của bức tượng Phật nghìn tay nghìn mắt bỗng mởra một cánh cửa.

Dương Phương nghĩ chẳng phải bức tượng này trấn áp thủy quái sôngHoàng Hà sao? Mới nghĩ vậy thì thấy ông chủ Triệu gọi mọi người đi vàobên trong, lúc đó cũng chẳng kịp thời hỏi lại, chỉ vừa đánh vừa rút,chui vào đường hầm bên dưới bức tượng, bên trong như một hang động, cómột quả cầu đá trên một chiếc đòn bẩy, sau khi khởi động thì quả cầu đálăn xuống bịt kín lối vào. Quân đội của Đồ Hắc Hổ bị chắn ở bên ngoài,người bên trong cũng đừng mong có lối ra.

Sau khi thoát chết, Dương Phương định thần lại, bật đèn pin lên xemxét, phát hiện trong động còn có một đường hầm bằng đá, đường hầm phẳngrộng, chiều ngang khoảng năm, sáu người đứng sát nhau, không rõ đườnghầm đó thông đi đâu, chỉ thấy đứng trong đường hầm nghe gió thổi lạnhbuốt, chứng tỏ bên trong rất rộng và sâu, trên tường khắc chi chít kinhvăn pháp chú, anh ta nhận ra đây là "Kim cương phục ma chú", nếu khôngcó yêu ma quỷ quái thì không tự dưng lại khắc kinh này trên tường, trong lòng thấy lạ đang định hỏi ông chủ Triệu đây là nơi nào?

Vừa định lên tiếng thì nghe thấy ông chủ Triệu kêu lên một tiếng"Ối!". Hóa ra lúc ở Phật điện, ông chủ Triệu đã bị trúng đạn ở bụng,trong lúc tình hình căng thẳng ông cũng không để ý tới, đến khi rút được vào trong đường hầm thì không trụ được vì mất quá nhiều máu. Ba ngườivội vàng dìu ông ngồi xuống để xem xét vết thương, ông chủ Triệu nắmchặt tay Dương Phương như muốn nói điều gì đó, lời nói đã tới cửa miệngnhưng chưa kịp thốt lên thì đã tắt thở ngay sau đó.

Ông chủ Triệu chết quá đột ngột, Dương Phương cảm thấy đau lòng khônxiết, sinh tử vốn vô thường như vậy, vừa quen nhau chưa được bao lâu,không ngờ đã âm dương cách trở. Nhị Bảo ôm lấy thi thể ông chủ Triệu,người đần ra như kẻ ngốc, không ngừng khóc gọi chủ nhân. Đạm Đài MinhNguyệt từ nhỏ đã nương tựa vào ông chủ Triệu, tình như cha con, giờ đãkhóc ngất đi. Dương Phương vội đỡ lấy cô, tới khi tỉnh lại liền chạy raôm lấy thi thể ông chủ Triệu khóc lóc thảm thiết. Lúc này chỉ nghe thấytiếng nổ đinh tai, vách đá cũng bị chấn động rung lên bần bật.

3

Ba người hiểu ra bọn quân phiệt đang dùng thuốc nổ để phá cửa hầm,Dương Phương chửi thầm: "Đồ Hắc Hổ khốn nạn! Cắn được người rồi là không chịu nhả ra". Lần này tuy chưa phá được cửa hầm, nhưng nếu cho nổ lầnnữa thì cho dù cả ba người không bị nổ tan tành mây khói cũng bị bọnlính đông như ong tràn xuống bắn chết.

Dương Phương biết không thể ở lại chốn này lâu, phải thoát ra theolối đường hầm, người chết rồi không thể sống lại, có khóc lóc cũng vôdụng. Vì không muốn thi thể ông chủ Triệu rơi vào tay quân phiệt, chếtrồi mà còn phải chịu nhục, anh liền đổ dầu lên thi thể ông rồi đốt cùngchiếc đầu của Mạnh Bôn. Đạm Đài Minh Nguyệt tuy rất đau lòng nhưng cũnghiểu đại cục, biết được đâu là việc quan trọng, cô gạt nước mắt, nhìnlần cuối thi thể đang bị ngọn lửa thiêu đốt, kéo Nhị Bảo đang khóc ngấtra, rồi theo Dương Phương tiến vào trong đường hầm.

Từ đời bố của Triệu Nhị Bảo đã hầu hạ cho nhà họ Triệu, từ trước đếnnay ông chủ nói gì thì cậu ta làm cái đó, bản thân mình chưa làm chủđiều gì, giờ đây gặp đại nạn này, trong lòng hoang mang vô cùng, chỉ còn cách hỏi Đạm Đài Minh Nguyệt: "Đại tiểu thư, ông chủ mất rồi, từ giờchúng ta phải làm sao đây?" Đạm Đài Minh Nguyệt nói: "Đương nhiên phảitìm cách ra khỏi đây rồi tìm cơ hội giết Đồ Hắc Hổ để trả thù." DươngPhương nói: "Đúng thế, còn sống thì làm gì cũng được, một khi đã chếtthì mọi việc cũng trở nên vô nghĩa, không cần phải nghĩ nhiều như vậy,tránh cho qua hôm nay đã rồi tính, mọi người có biết con đường hầm nàythông tới đâu không?"

Những chuyện ông chủ Triệu biết thì Đạm Đài Minh Nguyệt đều biết, côkể lại cho Dương Phương. Từ cổ tới nay, nạn lũ trên sông Hoàng Hà rấtkhó trị, mỗi năm có lụt đều nhấn chìm không ít người dân. Thời Bắc Tống, ngôi chùa Đại Hộ Quốc đã được dựng lên bên bờ sông để trấn hà an dân.Bên ngoài thì như vậy, nhưng thực chất là để trấn yêu. Trước đây có mộttruyền thuyết rất đáng sợ, kể rằng thành Khai Phong bên bờ sông Hoàng Hà là thành trì trên thành trì, ngày nay nhìn từ trên xuống ít nhất cũngcó sáu bảy thành trì, toàn do lụt sông Hoàng Hà, đất phù sa bồi đắpkhiến nước sông ngày một dâng cao, mỗi lần có lụt, nước sông và phù sanuốt trọn thành trì, mấy nghìn năm trôi qua, thay đổi nhiều triều đại,khiến thành trì sau chồng lên thành trì trước tạo thành một kỳ quan hiếm gặp. Tương truyền, thành Khai Phong là "Tam sơn bất hiển, ngũ môn bấtchiếu", tam sơn bất hiển là ý nói ngoài thành Khai Phong có địa danh đều có chữ sơn nhưng những vùng đó không có ngọn núi nào, chỉ là đồng bằng, thực ra ngọn núi đó dần bị phù sa sông Hoàng Hà bồi lấp, từ đó có thểthấy lớp đất do phù sa bồi lấp sâu tới mức nào, càng xuống sâu thì niênđại của thành trì phía dưới càng lâu. Thành trì lâu đời nhất có thể tính được là Đại Lương thành của thời Xuân Thu Chiến Quốc, sớm hơn nữa chưahẳn là không có mà chỉ do không có tài liệu của sử sách để truy cứu. Đaphần là thành trì trống bị phù sa vùi lấp nhưng cũng có vài lần do gặpđại nạn khiến toàn dân trong thành bị chôn sống. Anh thử nghĩ xem, cảthành trì bị chôn vùi thì kiểu gì cũng có khe hở nhưng không thể nào cóngười còn sống được. Vậy mà có lúc động đất, thì cổ nhân từ hàng nghìnnăm trước từ dưới thành trì trong lòng đất bò lên qua những vết nứt trên mặt đất, những người này tỏa ra mùi hôi thối khó chịu, mặt xanh nanhdài, đuổi bắt người dân để ăn thịt, nhưng khi thấy mặt trời thì toànthân đơ cứng không thể cử động, nói vậy rất giống cương thi, nhưng vẫncó thịt có máu, vẫn thở bình thường, không ai biết đó là yêu quái gì. Vì vậy, ngôi chùa Đại Hộ Quốc này mới thờ tượng phật nghìn tay nghìn mắt,bức tượng khổng lồ này trấn ngay ở cửa động, chính là chỗ năm xưa nhữngyêu quái xuất hiện, đó vốn là một dòng chảy ngầm dưới lòng đất, sau khinước rút thì thành một đường hầm, chắc là thông tới động cát bên ngoàithành Khai Phong, theo sơ đồ dòng sông thì đó cũng là mắt sông.

Dương Phương nghe chuyện này thấy có điểm vô lý, năm xưa người dânđều biết ở đây có yêu quái, tại sao không lấp luôn cửa động mà phải tạctượng lấp đường hầm làm gì?

4

Đạm Đài Minh Nguyệt nói, quân vương nghe lời quần thần nịnh nọt, nóirằng thứ trồi lên từ dưới sông Hoàng Hà không phải là cương thi mà làthần tiên trong lốt thân xác phàm trần, tu luyện nghìn năm đã đắc đạotrường sinh bất lão, đạo giáo đều chú trọng việc sau khi chết hóa thànhlông hồng bay về trời, thân xác phàm trần càng đáng quý. Những cương thi này chắc do bị chôn vùi dưới đất nhưng không chết, đã ăn thịt Tê dướimắt sông Hoàng Hà, Tê chính là một rồng già sống dưới sông Hoàng Hà, sau khi chết thì trên thi thể mọc lên những cây nấm linh chi bằng thịt, ănthứ đó có thể trường sinh bất lão, chính vì vậy những người bị chôn dưới lòng đất mới có thể sống sót tới ngày nay, chỉ có điều họ bị những oanhồn đeo bám. Quân vương là hiện thân của thánh minh thiên tử, nên cần độ hóa cho những cô hồn dã quỷ đó. Vậy nên quân vương mới tắm rửa sạch sẽ, thắp hương khấn vái trời đất, chọn ngày lành phái hai người đạo sỹ tớibờ sông tìm thần tiên để xin phép thường sinh bất lão. Cũng có ngườikhông tin thân xác phàm trần có thể thành thánh, nhưng cho rằng nơi đâycó kỳ chân dị bảo, thành trì quý giá nên mới bị chôn vùi toàn diện nhưvậy, đồ vật trong thành hẳn chưa có ai động tới, một con lạc đà chết đói còn được khối thịt huống hồ là cả thành trì, có người tới để kiếm củaphát tài, có người tới để tìm thuật giúp thân xác phàm trần có thể thành thánh nhân, nên bỗng chốc đâu đâu cũng bàn luận vấn đề này nhưng khôngai dám đi tìm hiểu sự tình, sau cùng họ chọn một giải pháp trung gian,đầu tiên tới bên bờ sông tạc một bức tượng nghìn tay nghìn mắt khổng lồ, tạm thời bịt kín miệng hố, nhưng để lại một con đường hầm, mỗi năm đềumời cao tăng tới độ hóa những ác quỷ đó. Nhưng chưa đợi quân vương chọnngười đi tìm phép tiên thì quân lính nhà Kim đã đánh tới tiêu diệt BắcTống, sau đó Hoàng Hà đổi dòng, lũ lụt kéo theo lượng phù sa bùn đất lớn đã nhấn chìm cả ngôi chùa, cùng với sự thay đổi triều đại, nơi đây dầnbị con người lãng quên.

Đạm Đài Minh Nguyệt còn kể với Dương Phương, ông chủ Triệu nói dã tâm của Đồ Hắc Hổ rất lớn, phần là hắn muốn đào thành cổ dưới phủ KhaiPhong, một phần hắn muốn tìm thần vật đã khiến cho người xưa có thểtrường sinh bất tử. Ông chủ Triệu tuy biết chuyện này nhưng ông khôngmấy tin vào những truyền thuyết ma quỷ, chỉ muốn lấy những tượng phật và báu vật của chùa lên tránh rơi vào tay quân phiệt. Trong lúc đường cùng mới vô tình phát hiện ra đúng là có đường hầm ngầm phía dưới bức tượngPhật khổng lồ. Điều này cho thấy đường hầm này thông ra mắt sông, còn có yêu quái hay không thì không ai có thể phán đoán được.

Dương Phương hiểu được ngọn ngành sự việc, trong lòng nghĩ: "Tình thế này đúng là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, cổ nhân bị chôn vùi trong bùn đấtmà không chết sao? Mắt sông Hoàng Hà có yêu quái gì?" vừa nghĩ tới đóthì phía sau lưng vọng tới tiếng mìn nổ, phía xa lốm đốm ánh lên nhữngtia lửa, Đồ Hắc Hổ đã cho nổ tung bệ đá, đội quân của hắn lập tức xôngxuống phía dưới.

Đồ Hắc Hổ tuy trong quân đội nhưng thường ngày vốn hay mê tín, bí mật dời mộ tổ về chôn ở Lôi Công Lĩnh, cho rằng đã giấu được trời đất,không ngờ lại bị đổ đấu, tức đến thổ huyết, may đã tìm ra đường hầmthông xuống thành trì dưới đất, hắn ta nghe nói bên dưới có thần vật,huống hồ mấy tên đào trộm mộ tổ nhà hắn cũng trốn xuống đó, không bămvằm được bọn nó thì khó mà làm tan được nỗi hận trong lòng. Trước đó,hắn sai Biên Hải Long làm thuyết khách là để bắt sống moi tin đứa đã đào trộm mộ, còn truyền thuyết tượng phật dùng để trấn áp yêu quái rồi bêndưới có đường hầm ngầm thì hắn rõ như lòng bàn tay. Giờ hắn đã cho nổtung cửa hầm, đích thân dẫn quân xông xuống, hơn bốn trăm quân lính đitheo đều là những tay tinh nhuệ, chỉ cần đánh hơi thấy nơi nào có tiềncó khói bếp thì thậm chí không cần mạng sống để liều mình, tên nào cũngcó một khẩu súng ngắn, một khẩu súng trường, sau lưng còn một thanh đao, thắp mấy trăm bó đuốc, xếp hàng đi vào đường hầm. Đồ Hắc Hổ tay cầmsúng, đi giữa chỉ huy, vừa đi vừa giơ súng lên hạ lệnh: "Các quân sỹnghe đây, hãy theo ta đi lấy báu vật, ai đi sẽ được thăng quan trọngthưởng, ai dám quay ra thì ta sẽ cho ăn đạn ngay lập tức, bọn trộm thoát vào đường hầm gồm bốn tên, giờ đã chết một tên, còn lại ba tên, nếu bắt được một tên còn sống thì ta sẽ thưởng hai mươi thỏi bạc, chết thìthưởng mười thỏi." Quân sỹ đồng thanh trả lời, ỷ vào thế đông lực mạnhkhông coi ai ra gì, đều muốn bắt sống để lĩnh thưởng, mấy hàng lính điđầu thu súng lại, rút đao ra, cầm đuốc tiến lên phía trước.

Dương Phương nhìn thấy thế lực quân phiệt hết sức hung hãn đang đuổitheo rất gấp, vội tắt đèn pin, may mà Dương Phương có đôi mắt tinhtường, đi trong bóng tối vẫn nhìn thấy rõ ràng, anh nói Đạm Đài MinhNguyệt và Nhị Bảo theo sát phía sau, súng đeo cả sau lưng, nắm lấy taynhau đi trong bóng tối. Trong đường hầm rộng rãi bằng phẳng, tuy khoảngcách với bọn quân phiệt còn xa nhưng vẫn thấy được ánh lửa sáng lên phía sau lưng.

Nhị Bảo thấy quân binh đuổi theo sát phía sau thì hồn vía lên mây,run rẩy nói: "Đại tiểu thư, sớm muộn gì cũng bị bọn Đồ Hắc Hổ đuổi kịpthôi, mình phải làm gì bây giờ?"

Đạm Đài Minh Nguyệt cũng bất giác toát mồ hôi lạnh, nhưng cô là người có chủ kiến, liền nói với Nhị Bảo: "Chuyện đã đến nước này chỉ còn cách tùy cơ ứng biến thôi."

Dương Phương không khỏi khâm phục Đạm Đài Minh Nguyệt gan dạ, nghĩtới tình cảnh lúc này của mọi người, đúng là mối nguy hiểm khủng khiếpchưa từng gặp bao giờ, đến như anh cũng chỉ có thể nghĩ "tùy cơ ứngbiến". Nghe thấy hiệu lệnh thét lên phía sau lưng, hình như bọn quânphiệt đã chui xuống đường hầm, nỗi tức giận trào dâng, định quay lại một phen sống mái với chúng, nhưng nghĩ lại lời dặn dò của Thôi lão đạođành phải nhẫn nhục, tiếp tục mò mẫm trong bóng tối.

Đi thêm một đoạn thì tới nhánh dòng sông đã cạn nước, địa hình chậthẹp hơn, thực ra nơi đây trước là dòng chảy ngầm của con sông, đường hầm uốn khúc quanh co, lúc rộng lúc hẹp, dưới nền toàn bùn đất và cát, mỗibước chân đi đều bị lún sâu rất khó rút chân lên. Ba người bỏ xa độiquân đang đuổi theo phía sau một đoạn, tạm thời không nhìn thấy ánh lửanên bật đèn pin lên, họ lại tiếp tục di chuyển trong đường hầm ngoằnngoèo. Bỗng phía trước xuất hiện một bức tường thành màu vàng đất chắnngay trước mặt, phía trên một màu tối đen, nghe ngóng phía bên kia không thấy động tĩnh gì.

Nhóm Dương Phương đi men theo bức tường tới phía cổng thành, thấy bốcục đường xá bên trong vẫn nguyên vẹn, vừa sâu vừa hẹp, giống như hàogiao thông quân sự, nhưng nhà cửa đều bị bùn cát phủ lấp, chỉ nhìn thấyhình thù cao thấp mà thôi, không thể phân biệt được là thuộc triều đạinào.

Khai Phong là sông trên trời mà thành trì dưới lòng đất, sông HoàngHà chảy xiết nên phù sa bồi đắp ngày càng nhiều, sông ngày càng cao,thậm chí cao hơn thành Khai Phong, vậy mới gọi sông trên trời, thành lũy cổ bên dưới thành Khai Phong chính là thành trì ngầm trong lòng đất. Lũ lụt sông Hoàng Hà là đại nạn từ xưa tới nay, đất bồi của sông hết lớpnày tới lớp khác khiến mặt đất ngày càng cao hơn, nhưng bên trong vẫn có những khe hở, năm này qua năm khác thành những đụn cát lớn, ngôi thànhcổ này năm xưa rơi vào động cát nên tổng thể vẫn nguyên vẹn hơn nhữngthành trì cổ bên dưới thành Khai Phong, nhưng mỗi lần lũ lụt nước dânglên, những động cát đó cũng chìm dưới nước, ngày nay chỉ còn lại nhữngngôi nhà xây bằng gạch kiên cố, những kiến trúc khác chỉ còn dấu tíchnền đất hoặc tường đất.

Đạm Đài Minh Nguyệt nói: "Xem ra nơi này nhiều lần bị nhấn chìm trong nước, năm xưa khi thành trì bị lún vào động cát, nếu may mắn thoát chết chắc cũng không sống được bao lâu, nên ngôi thành trì này chẳng có châu báu ngọc ngà cũng chẳng còn ai sống sót, chỉ là một thành phố chết."

5

Nhị Bảo thở hổn hển: "Không chạy được nữa rồi, có thể vào trong thành trốn tạm không..."

Dương Phương nói: "Dù sao cũng không chạy ra được, chúng ta vào trong thành thử làm hoàng thượng xem sao."

Nhị Bảo là một người lạc quan, liền nói: "Lục ca, nếu huynh là hoàng thượng thì đại tiểu thư làm hoàng hậu, tôi làm tướng quân."

Dương Phương nói: "Huynh đệ, ngữ cậu chưa làm tướng quân được đâu, cùng lắm chỉ làm thái giám."

Đạm Đài Minh Nguyệt nói: "Hai người còn có thời gian mơ mộng nữa à, quân phiệt sắp đuổi tới nơi rồi."

Mới đứng nói chuyện một lúc mà quân của Đồ Hắc Hổ đã tới ngoài thành. Ba người không dám dừng lại, vội vã vào bên trong. Bọn binh lính nhìnthấy ba người từ xa như nhìn thấy sáu thỏi vàng, chẳng ai dám nổ súng,ai cũng tranh lên trước để đuổi theo, tiếng la hét chửi bới ầm ĩ vanglên phía sau.

Nhóm Dương Phương thoát vào trong thành, để lại vết chân phía saulưng, nhưng vì bọn Đồ Hắc Hổ bám riết phía sau, ba người lại quá mệtmỏi, chẳng kịp xóa dấu vết, cứ thế chạy thẳng đến cổng thành phía bênkia, phía trước mặt đất ngày một lún hơn, khắp nơi đều là nước, mặt nước mênh mông, không còn đường nào để chạy thoát nữa.

Đạm Đài Minh Nguyệt hạ khẩu súng săn trên lưng xuống cầm sẵn trêntay, nấp sau một bức tường, nếu nhân lúc nhộn nhạo mà bắn trúng Đồ HắcHổ thì tốt, nếu không thì nhảy xuống sông tự tử, thà chết chứ không đểrơi vào tay quân phiệt.

Dương Phương nói: "Trong đám lộn nhộn kia khó mà phân biệt được mụctiêu, nếu một phát không bắn trúng Đồ Hắc Hổ, tuyệt đối không còn cơ hội thứ hai, hay là tôi nấp sau cổng thành, cho chúng một điều bất ngờ, côvà Nhị Bảo leo lên phía trên thành, chờ thời cơ tiếp ứng."

Đạm Đài Minh Nguyệt không biết Dương Phương làm thế nào để nấp tạicổng thành mà không bị phát hiện, nhưng bọn quân phiệt đã đuổi tới nơi,đành cùng Nhị Bảo tìm chỗ có thể trèo để leo lên đỉnh thành.

Dương Phương biết lần này chết chắc mà không còn cơ hội sống, nhưngnếu không kéo theo được Đồ Hắc Hổ thì chết cũng không nhắm được mắt. Anh ta tắt đèn dầu, nấp vào chân tường, Dương Phương đứng phía bên ngoài,bọn quân phiệt đuổi từ phía sau tới, hầu hết đều đã vào trong thành, hai bên cách nhau chỉ một cái cổng thành. Một tên lính muốn lập công đầu,chạy lên rất nhanh, một tay giơ cao ngọn đuốc, một tay cầm súng xông vào cổng thành, Dương Phương nghe thấy tiếng bước chân đã tới gần, rút roira nhằm trúng đầu tên lính quất tới, tên lính này đã dày dạn trận mạc,cũng kịp giơ khẩu súng lên đỡ nhát roi của Dương Phương quất tới, coinhư phản ứng nhanh, khổ nỗi lực đánh của Dương Phương quá mạnh, chiếcroi lại nặng, khẩu súng bị đánh gãy làm đôi, đầu cũng nát bét, đổ gụcxuống đám bùn đất mà không kịp kêu lên một tiếng.

Dương Phương đạp thi thể tên lính sang một bên, nhặt lấy bó đuốc vứtxuống nước tắt ngóm, trong thành cổ nếu không có đuốc đốt sáng thì không nhìn thấy gì, bọn lính truy đuổi phía sau không nhìn rõ tình hình phíatrước, thấy có ánh lửa vẫn lay động phía trước thì cho rằng còn phảitiếp tục tiến lên, ai cũng mong lập công đầu, ra sức chạy, chỉ cắm đầucắm cổ đuổi theo. Dương Phương từ chân tường thành di chuyển vào bêntrong cổng thành, hít một hơi thật sâu, lấy hết sức bình sinh nhảy lênbám vào đỉnh cổng thành như một con thằn lằn.

Bọn quân phiệt đuổi tới, rầm rộ chạy qua cổng thành ngay phía dướiDương Phương, chẳng ai nghĩ là có người trốn ngay phía trên đỉnh đầumình, khoảng hơn năm mươi tên chạy qua, Đồ Hắc Hổ tiến tới giữa đám quân lính tiền hô hậu ủng. Hắn vào thành, tận mắt nhìn thấy không có thầntiên, cũng chẳng có núi vàng núi bạc thì thất vọng vô cùng, phía trướcchẳng còn đường tiến, nên liền lệnh cho quân lính phân chia nhau đi lụcsoát, không được để tên trộm nào chạy thoát, mấy tên phó tướng bên cạnhhắn cũng lớn tiếng hò hét: "Mấy tên trộm tép riu này dám vuốt râu hùm,dám đào trộm mộ tổ nhà thống đốc, cũng không nghĩ xem chúng nó có mấycái đầu, phải bắt sống chúng lột da ép mỡ chúng để thắp đèn trời."

Dương Phương ở phía trên nghe thấy mồn một, đúng là cơ hội ngàn nămcó một, nếu lúc này nhảy xuống, anh chắc mười mươi có thể đánh vỡ đầu Đồ Hắc Hổ, nhưng quân lính xung quanh hắn quá đông, thằng nào cũng sát khí đằng đằng, gươm súng đầy đủ. Anh có thể giết được Đồ Hắc Hổ nhưng khómà thoát thân, không bị đạn lạc bắn chết thì cũng bị rừng đao chém chết. Nhưng cơ hội chỉ đến trong chớp mắt, không có thì giờ để nghĩ ngợinhiều, Dương Phương từ trên thành phi xuống như chim bay, lựa tư thế tốt nhất, nhắm thẳng đầu Đồ Hắc Hổ quất tới.

Dương Phương dồn hết mười hai phần công lực vào chiếc roi, dồn hết kỹ thuật mà mình đã từng luyện được vào lần xuất chiêu này, trong lòngnghĩ: "Đồ Hắc Hổ đầu ngươi có cứng mấy đi chăng nữa cũng không thể cứnghơn cương thi ở Lạc Dương mình đồng da sắt được."

6

Lần này bị tấn công bất ngờ, Đồ Hắc Hổ bản lĩnh đến mấy cũng khôngthể ngờ Dương Phương lại treo mình trên nóc cổng thành, nhưng vì trongthành cổ khắp nơi toàn là bùn nước nên trước khi Dương Phương ra tay đãlàm rơi một ít bùn đất trúng ngay đầu của Đồ Hắc Hổ, với bản lĩnh nhạybén, hắn biết ngay có điều bất thường nên khi chiếc roi của Dương Phương quất tới hắn đã kịp né tránh, chiếc roi đồng xoẹt qua người hắn, sémchút nữa đầu đã lìa khỏi cổ, lực roi quất ra mạnh đến nỗi tuy không đánh trúng người nhưng tạo ra luồng gió quét qua mặt Đồ Hắc Hổ đau rát,khiến hắn vừa thất kinh vừa phẫn nộ, hét to: "Tên trộm to gan kia", rồirút súng ra nhằm thẳng Dương Phương bóp cò.

Dương Phương vốn đinh ninh sẽ đánh trúng đầu Đồ Hắc Hổ, không ngờ hắn phản ứng quá nhanh, đã tránh được trong gang tấc. Trong lúc tiếp đất đã nhìn thấy Đồ Hắc Hổ rút súng ra, anh ta cũng ra tay nhanh như gió, liên tục quất ba roi, roi đầu đánh bay khẩu súng của Đồ Hắc Hổ, hai roi sauđánh vào hai vai của hắn. Roi đồng quất nhanh như gió, Đồ Hắc Hổ chưakịp lên nòng thì súng đã bị đánh rơi, hắn càng tức giận hơn, lùi mộtbước tránh roi thứ hai, rút thanh đao bên hông ra, nghe tiếng gió quấtvù vù hẳn lực đánh rất mạnh, không thể đỡ bằng lưỡi đao được, liền dùngcán đao đỡ roi thứ ba, sau đó chuyển sang phản công, tiếng đao chémtrong không khí nghe vun vút. Dương Phương thấy Đồ Hắc Hổ đao pháp lợihại, đành thu roi tiếp chiêu.

Đạm Đài Minh Nguyệt và Nhị Bảo trốn trên thành lầu, nhìn thấy bêndưới đèn đuốc sáng trưng, chi chít hàng trăm quân lính, tuy không nhìnthấy Dương Phương đánh nhau với Đồ Hắc Hổ ra sao, nhưng nghe thấy tiếnghô hét của hai bên thì cũng thấy lo lắng.

Lúc này, Đồ Hắc Hổ và Dương Phương đánh nhau chưa tới hồi phân giải,nếu ở nơi đất bằng rộng rãi thì Dương Phương cũng chưa chắc đã là đốithủ của Đồ Hắc Hổ, chuyện đến nước này đành phải liều mạng thôi, anh dựa vào địa thế trong cổng thành để xoay xở, nên vẫn miễn cưỡng cầm cựđược. Đồ Hắc Hổ xuất thân từ thổ phỉ nhưng luyện được thân thủ phi phàm, trên ngựa dưới đất võ nghệ đều tốt, thường ngày hiếm khi gặp được đốithủ, tự xưng là thần dũng, hai năm gần đây làm thống đốc quân đội, quyền cao chức trọng nhưng vẫn không thay đổi được thói quen giết người, lúcnày đây cũng đang quyết tâm dồn đối phương vào chỗ chết, hắn gầm lên một tiếng rồi thay đổi chiêu thức, tay phải cầm đao đỡ roi đồng, tay tráitung chưởng thiết sa.

Dương Phương biết sự lợi hại của chiêu này nên không dám đỡ liều, vội lùi lại nhưng hai phía cổng thành đều có binh lính cầm đao vây kín,không sao xông ra ngoài được, trong lúc hoảng hốt vội tránh sang một bên tường đá. Binh lính thấy thống đốc chiếm thế thượng phong, ép được đốiphương vào bước đường cùng đều hò reo ầm ĩ. Đồ Hắc Hổ thấy Dương Phươngbỏ chạy liền nghĩ: "Với thân pháp của người này, không hẳn có thể baylên tường thành như các hiệp sỹ thời Đường, hơn nữa hang động dưới chânthành rộng tới đâu cơ chứ, bên ngoài gươm súng như rừng ta còn sợ hắnchạy lên trời chắc", liền xách đao đuổi theo mà không biết Dương Phươngcòn một chiêu nữa, đó là "Tản thủ tiên". Lúc này Dương Phương đã chạytới chân tường, chỉ nghe tiếng gió không ngoảnh đầu lại, bất ngờ giơ tay ra phía sau, hét lên một tiếng: "Trúng!" cùng lúc chiếc roi bay ra khỏi tay.

Tản thủ tiên của Dương Phương trăm lần xuất chiêu chưa thất bại lầnnào, là chiêu sát thương cực hiểm, không phải vạn bất đắc dĩ tuyệt không tùy tiện sử dụng. Lúc này khoảng cách của hai người khá gần, nếu làngười khác hẳn đã bị roi quất thẳng mặt, nhưng Đồ Hắc Hổ võ công lợihại, trong lúc ngàn cân treo sợi tóc vẫn kịp đưa đao lên đỡ, thanh đaobị chém làm đôi, chiếc roi bị chuyển hướng chỉ sát thương ở vai của ĐồHắc Hổ rồi bật mạnh vào tường phát ra tiếng kêu lớn. Dương Phương nhanhnhư chớp, đón lấy chiếc roi trước khi nó rơi xuống đất, lập tức đánhloạn xạ lên người Đồ Hắc Hổ. Trong tay Đồ Hắc Hổ chỉ còn lại một nửathanh đao, trong khi Dương Phương tới tấp tấn công, roi quất tứ phía như mưa rơi. Vừa rồi bị chiêu "Tản thủ tiên" làm cho lạnh toát toàn thân,trên bả vai vẫn truyền đến từng cơn đau, nhức nhối thấu xương khiến hắnchân tay luống cuống, không còn khả năng tiếp chiêu nữa. Dương Phươngchuyển bại thành thắng, đang định hạ thủ kết liễu Đồ Hắc Hổ thì chợtthấy đám binh lính nhốn nháo loạn xạ, chạy hết cả vào bên trong cổngthành.

7

Dương Phương và Đồ Hắc Hổ bị quân lính chen lấn đùn đẩy ra khỏi cổngthành, Đạm Đài Minh Nguyệt thấy Dương Phương ló ra liền lập tức thả dâythừng xuống giúp anh ta leo lên trên. Dương Phương không dám liều đánh,thu roi lại, nhân lúc hỗn loạn đu dây thừng lên phía trên tường thành.

Sau khi cứu Dương Phương, Đạm Đài Minh Nguyệt cầm lấy súng săn địnhbắn Đồ Hắc Hổ thì hắn đã trốn vào góc chết phía dưới thành. Bọn binhlính dưới chân tường thành phát hiện bên trên có người thì bắt đầu nổsúng, hiềm nỗi không đèn đóm, phía trên lại tối đen nên khó mà bắnchuẩn, lại nghe thấy trong đám binh lính có người kêu lên rằng thượngnguồn sông Hoàng Hà đang có lũ, là trận lũ lớn nhất trong vòng một trămnăm nay, thành Khai Phong đã ngập trong nước, không biết có bao nhiêungười đã làm mồi cho hà bá, số quân lính phía trên bến phà đều đã chuixuống hết bên dưới, nước lụt cũng đang tràn vào bên trong.

Đồ Hắc Hổ nhặt được một khẩu súng và thanh đao, quay lại bắn chết mấy tên lính định tháo chạy, vung đao lên lại chém chết bốn năm tên nữa mới tạm thời ổn định được đám hỗn loạn, hắn hét lên: "Mẹ chúng mày, cuốngcái gì? Nơi này là động cát, nước có vào nhiều mấy cũng bị ngấm hết, đợi nước rút rồi lên vẫn không muộn, giờ phải đi bắt ba đứa đáng chết kiarồi băm vằm cho ta!"

Thuộc hạ của Đồ Hắc Hổ vốn gan lì, nghe mệnh lệnh của Thống đốc nhưvậy lập tức mọi tiếng ồn ào đều im bặt. Đồ Hắc Hổ cố nhịn cơn đau ở vai, ngẩng đầu hét lên phía trên thành: "Đao pháp của bổn thống đốc tuynhanh nhưng không phải để chém đám chuột bọ vô danh, nay các người đãnhư cá trong rọ, chết tới nơi rồi có dám để lại danh tính không?"

Dương Phương hét lại: "Bọn tao nghe thấy rồi. Ông nội mày là Đả thầntiên Dương Phương, đào mộ tổ nhà thống lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ, đánhxác chết, lấy báu vật, tên nào không sợ chết thì cứ lên đây nếm thử roicủa ông."

Đồ Hắc Hổ nghiến răng nghiến lợi, hắn chỉ muốn moi tim ăn sống ba tên kia, nên đích thân đem theo thuộc hạ leo lên thành, hạ tử lệnh phải bắt sống bọn Dương Phương, thật là "Hiệu lệnh xuất thời sương tuyết lạnh,uy phong đáo sở quỷ thần kinh".

Đạm Đài Minh Nguyệt nấp sau lô cốt đất cao nhất trên thành, dặn dòNhị Bảo ở bên cạnh chỉ việc phụ trách nạp đạn, cô bắn một lúc hai khẩusúng săn hai nòng, hạ gục từng tên lính leo lên trên thành, mỗi lần nổsúng tất có một tên lính lộn cổ xuống dưới, những tên lính sau vẫn không sợ chết, tiếp tục bò lên như ong như kiến.

Đúng lúc đó, đám binh lính phía dưới lại nhao nhao loạn xạ, có tiếngthét lên kinh hãi, nghe như có ai đó nói nhìn thấy thần tiên xuất hiệntrong thân xác phàm trần.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11: Cá khổng lồ trong động cát


Ngôi thành cổ bị lún xuống động cát này, tường thành cao tầm batrượng, trên cổng thành còn một số thành lầu, cao hơn tường thành mộtkhoảng, quân lính phía dưới thành tuy thắp đuốc nhưng không thể soi lêntận trên cao, nhóm Dương Phương, nấp trên thành lầu nhìn xuống phía dưới lại rõ mồn một.

Lúc này, Đồ Hắc Hổ đang chỉ huy quân lính trèo lên, bỗng nghe thấyphía sau nhốn nháo không hiểu chuyện gì. Bọn quân phiệt tuy xuất thân từ thổ phỉ, chỉ cần có tiền thì có thể bỏ mạng, nhưng quân phiệt thờitrước lại rất mê tín, nghe thấy có người la ó nói rằng trong động cát có cương thi thì ai cũng hốt hoảng. Thực ra cũng không hẳn là sợ, bọn nàytheo Đồ Hắc Hổ đánh thành, đào mộ, tiền của người sống người chết chúngđều cướp cả, nhưng nỗi sợ hãi lại dễ lây lan, mặc dù nhiều người chưa rõ chuyện gì đang xảy ra, thấy nhốn nháo thì vẫn hoang mang, quên cả việcvây quanh thành để bắt ba người phía trên.

Thành trì cổ bị lún sâu trong động cát, nhiều lần ngập trong nước,mỗi lần nước dâng kéo theo nhiều bùn đất, phù sa, nên bề mặt tườngthành, nhà cửa đều phủ một lớp bùn dày, tới khi lớp bùn đất đó khô đitạo thành một lớp vỏ bọc cứng bên ngoài, nhà cửa trong thành chỉ giốngnhư những mô đất nhấp nhô trải dài, quân lính của Đồ Hắc Hổ khi xông vào trong thì đều chạy ở phía trên, trong đám quan binh có người trúng đạnngã lăn xuống một mái nhà, chỗ đất khô đó bị vỡ ra thủng một lỗ, viênquan binh rơi xuống căn nhà phía dưới, quân lính xung quanh vội vàngchạy tới cứu người, thực ra viên quan binh đó không thể sống sót được,nhưng dù sao cũng là trưởng quan, phải làm bộ một chút, ba bốn tên línhthắp đuốc tới tìm, chỉ thấy phía dưới còn có mấy xác chết khác chưa bịphân huỷ, mọi người nhìn nhau nhưng ai nấy đều cứng miệng không nói nênlời.

Chủ yếu là không ai nghĩ trong gian nhà đó còn có xác chết, nhữngngười này hẳn là bị chôn sống từ lúc thành trì bị lún xuống đất, quần áo trên người không còn nữa, mặt mũi khô đét, nhưng tóc và móng tay vẫndài ra, dường như chỉ cần có chút động tĩnh là trừng mắt tỉnh dậy.

Viên quan binh bị trúng đạn đã tắt thở từ trước khi rơi xuống bêndưới, máu từ vết thương chảy ra xối xả, cảnh tượng này tuy rất đáng sợnhưng là chuyện quá bình thường với đám quân lính suốt ngày đối diện với cái chết, có điều khi soi đuốc lại gần viên quan binh, dường như xácchết bên cạnh hơi động đậy, mọi người tưởng mình nhìn nhầm, dụi mắt nhìn lại thấy xác chết đang thè lưỡi ra liếm những dòng máu đang chảy ratrên người viên quan binh.

Lúc này mới có người hét lên, thống đốc Đồ Hắc Hổ ra mệnh lệnh trấnáp, sau khi hỏi rõ sự tình cũng không khỏi kinh ngạc. Xem ra, trongthành còn có nhiều cương thi nữa. Dưới trướng của Đồ Hắc Hổ có viêntướng vốn to gan, không tin là ma, cũng muốn thể hiện trước mặt Thốngđốc, liền thắp đuốc nhảy xuống bên dưới xem xét tình hình, dùng dao đâmvào người những xác chết đó, anh ta phát hiện những xác chết cổ xưa nàycó người vẫn còn chảy máu, xem ra không phải là cương thi, có vẻ giốngnhư loài rắn và cóc ngủ đông, tuy không chết nhưng cũng thuộc dạng sắpchết, có thể do bị chôn dưới đất quá lâu nên mới sinh ra như vậy. Đámbinh lính xung quanh đều sợ tái mặt, bị chôn sống dưới lòng đất không ăn không uống, trải qua bao nhiêu năm như vậy mà không chết, không lẽ là"Nhục Tiên" ở sông Hoàng Hà?

2

Nói đến Nhục Tiên ở sông Hoàng Hà thì người dân hai bên bờ sông làkhông ai không biết. Nghe kể, sông Hoàng Hà chảy từ đoạn Thiểm Tây tớiHà Nam có rất nhiều mắt sông. Mắt sông thường thông xuống những dòngxoáy ngầm dưới lòng sông. Mỗi lần, Hoàng Hà xảy ra lũ lụt đều nhấn chìmlàng mạc, thành trì và rất nhiều người, nếu ai rơi vào đúng mắt sông cólẽ sẽ không chết, nhưng cũng không biết vì lý do gì mà biến thành thánhnhân trong thân xác phàm trần. Trước đây, khi nói một ai đó đắc đạothành tiên thì thân xác phàm trần cũng tan biến, thân xác phàm trần biến thành thánh nhân trường sinh bất lão quá là ít, ngoài tầm kiểm soát của năng lực con người. Thực ra, chuyện tu luyện để cầu trường sinh bất lão từ thời Tần Thủy Hoàng đã có, nhưng suốt hơn hai nghìn năm làm gì có ai thành tiên đâu? Người ta không tận mắt nhìn thấy có ai thành tiên nênkhông thể không nói là sau khi thoát xác thì mới thăng thiên, người trần mắt thịt không thể nhìn thấy được, thân thể phàm trần thành thánh chỉcó trong truyện Phong Thần diễn nghĩa mà thôi. Nhưng mọi người đều nóidưới sông Hoàng Hà có Nhục Tiên, thời Đường Tống cũng có nhiều người dân thấy cổ nhân đi lên từ mắt sông, cũng chẳng rõ đó là yêu quái hay thầntiên. Truyền thuyết trong nhân gian nói đến rất nhiều, nhưng trong lịchsử chưa hề có ghi chép, binh lính của đội quân phiệt khi thấy Nhục Tiêncũng không rõ là hung hay cát, nhất thời ai cũng hoảng loạn.

Đồ Hắc Hổ nghĩ: "Nơi đây đúng là có Nhục Tiên trường sinh bất lãosao?" Trong lòng hắn ta thấy kỳ lạ vô cùng, nhưng cũng có phần lo sợ.Truyền thuyết xưa nói rằng bảo thành bị nhấn chìm dưới sông có rất nhiều ngọc ngà châu báu, giờ chỉ thấy một vạt đất mà chẳng có báu vật gì, mộtổ thì bị người ta đào trộm, đúng là "Gàu trúc gánh nước chẳng được giọt nào", giờ không ngờ lại gặp Nhục Tiên trong thành cổ, hình thù chếtkhông ra chết sống không ra sống của những người dân trong thành cổ thật là kỳ dị, Đồ Hắc Hổ đảo mắt một vòng, hạ lệnh cho thuộc hạ lấp chỗthủng vừa rồi lại, trước mắt phải bắt cho được ba tên tiểu tặc kia đã,ai làm cho quân lính hoang mang thì ném xuống dưới chôn cùng đám cươngthi kia luôn.

Đám quân binh biết Thống đốc đã nói là làm nên không ai dám chậm trễ, đồng thanh trả lời vang như sấm rền, ai nấy cầm đao đốt đuốc leo lênthành.

Ba người trên thành nhìn thấy mồn một, trong lòng thầm kêu khổ, lúcnày nước sông Hoàng Hà đã chảy vào bên trong động cát rất nhiều, xem ratrận hồng thủy này không phải là nhỏ, phía trên đỉnh động, cũng xuấthiện những dòng chảy, trên mặt đất toàn bùn, lớp bùn đất bao phủ bêntrên thành trì bị nước cuốn trôi, lộ ra mấy chóp điện màu vàng, nhữngtên lính soi đuốc lại gần, ánh vàng lấp lánh.

Mọi người ai nấy đều rất kinh ngạc, trong thành có nhiều đại điệnchóp bằng vàng, so với số vàng ở đây thì vàng lá Phật điện chưa là gìcả, chỉ có điều bị bùn đất che lấp nên không nhìn thấy, giờ bị nước sông chảy vào sói đi lớp bùn đất bên trên, nên lộ ra lớp vàng sáng lấp lánhchói cả mắt, đúng là một toà bảo thành trong lòng đất.

Nước sông Hoàng Hà chảy vào rất nhanh, chẳng mấy chốc đã ngập tới đầu gối, quân phiệt không còn cách nào khác đành phải di chuyển lên chỗ cao hơn, có người trèo lên tường thành, có người trèo lên nóc nhà. Đồ HắcHổ vẫn dắt theo mấy chục tên lính bên mình trèo tường lên thành lầu.

Đạm Đài Minh Nguyệt hối thúc Nhị Bảo nhanh chóng nạp thuốc súng, NhịBảo trả lời vừa rồi cô đã bắn hết số thuốc súng cuối cùng. Đạm Đài MinhNguyệt nói: "Chết thật!". Đồ Hắc Hổ thấy đối phương không còn nổ súng,lập tức mạnh dạn hơn, la hét ầm ĩ chen nhau trèo lên. Dương Phương rútroi quất từng tên một, Đạm Đài Minh Nguyệt cũng cầm lấy đoản kiếm tiếnlên nghênh địch. Đồ Hắc Hổ hận ba người này tới tột đỉnh, nhìn tình thếnhư vậy trong lòng mừng rỡ, hắn cắn đao trên miệng, cầm lấy đuốc, mộttay trèo lên tường thành, sau vài lần trượt lên trượt xuống thì hắn cũng leo được lên trên, gặp ngay Nhị Bảo, Đồ Hắc Hổ vừa mới giơ tay lên, đao còn chưa kịp cầm trong tay thì đã nghe thấy Nhị Bảo: "Á" lên một tiếngrồi mắt trợn ngược trắng dã, sau đó lăn ra bất tỉnh.

Đồ Hắc Hổ bị Nhị Bảo lừa cho không kịp phản ứng, trong lòng nghĩ saomình chưa ra tay mà hắn đã sợ chết rồi? Hắn cũng biết Nhị Bảo chỉ làngười đi theo hầu, sống hay chết không quan trọng, chỉ nhìn chăm chămvào Dương Phương và Đạm Đài Minh Nguyệt, nghĩ ngợi: "Lần này tìm đượcthành trì có nóc bằng vàng và Nhục Tiên, đầu tiên phải băm vằm tên trộmđã đào mộ tổ, sau đó bắt cô em xinh đẹp kia về thưởng thức, thế mới gọilà được cả tài lẫn sắc, chuyện tốt trong thiên hạ này đều vào tay ta."

Dương Phương đã đánh chết mấy tên lính leo lên thành, thấy Đồ Hắc Hổcũng lên tới nơi liền quất một roi về phía đó, ra tay vừa nhanh vừamạnh. Đồ Hắc Hổ tuy không sợ Dương Phương nhưng cũng biết chiếc roi đồng này rất nặng, trong tay chỉ có một thanh đao không thể đỡ trực tiếpđược, hơn nữa vừa leo lên thành lầu còn chưa kịp đứng vững. Đất trêntường thành bị ngấm nước đã mềm ra, vội lùi một bước né tránh, đạp rơimột lớp đất, mất thăng bằng trượt xuống phía dưới, đang định tiếp tụcleo lên thì thấy tiếng nước có gì đó rất lạ, dường như có vật gì rất tođang trồi lên khỏi mặt nước, quay đầu lại nhìn nhưng không có ánh sángnên không nhìn thấy gì.

3

Dương Phương lại có khả năng nhìn trong bóng tối, từ trên cao nhìnxuống thấy phía xa có một con cá rất lớn đang nổi lên, cố gắng nhìn cũng thấy được hình thù của nó. Phần nổi lên trên mặt nước của con cá này to như một quả đồi, da dày không có vảy, chỉ thấy đầu mà không thấy đuôi,hai mắt chỉ là hai đường chỉ dài. Thành cổ chìm vào trong động cát, địathế giống như một cái đấu, nơi đây bị nhiều lần ngập nước, năm này quanăm khác bùn đất lấp đầy, dưới đáy động cát luôn có sống ngầm, không aibiết được bên dưới sâu bao nhiêu, chỉ thấy con cá kia há mồm ra nhả mộtluồng khói trắng, luồng khói này bay vào trong thành, quân lính thấytình hình có sự thay đổi thì cũng thôi không leo lên thành lầu nữa, dừng hết lại trên nóc nhà và tường thành nhìn trước nhìn sau, ai cũng thấykỳ lạ, nước vẫn chưa rút sao đã có sương mù?

Đạm Đài Minh Nguyệt chạm thử vào người Nhị Bảo, Nhị Bảo từ từ mở mắtra, hỏi lại: "Đại tiểu thư, tôi bị người ta đánh chết rồi à?" Đạm ĐàiMinh Nguyệt nói: "Đồ vô dụng, làm gì mà mới nhìn thấy Đồ Hắc Hổ đã sợtới nỗi lăn ra đất giả chết?" Triệu Nhị Bảo ấp a ấp úng: "Vài chiêu nàycủa tôi thì làm được gì Đồ Hắc Hổ, lúc đó chỉ nghĩ nếu để Đồ Hắc Hổ giết chết không bằng giả chết lừa hắn, ông chủ vẫn thường nói rồi: 'Tronglúc dụng binh, không tránh khỏi phải dùng thuật dối trá' mà..."

Trong lúc nói chuyện, Đạm Đài Minh Nguyệt cũng nhìn thấy khói trắngnên không thèm tranh luận với Nhị Bảo nữa, quay lại hỏi Dương Phương:"Xảy ra chuyện gì thế?" Dương Phương lắc đầu, trong lòng linh cảm cóđiều chẳng lành, nhưng cũng không đoán biết được chuyện kỳ lạ gì sẽ xảyra.

Lúc này, mây mù ngày càng nhiều hơn, đám binh lính đứng trên nóc nhàngửi thấy một mùi hương thơm kỳ lạ, lập tức như người mất trí, không làm chủ được bản thân, từ từ tiến lên phía trước một cách vô thức, nhữngngười chưa ngửi phải mùi hương ngăn họ lại nhưng không tài nào ngănđược, họ cứ đi như người mất hồn, từng người từng người một đi vào bêntrong miệng con cá khổng lồ, từng thanh đuốc một tắt ngấm.

Dương Phương nhìn rõ ràng con cá khổng lồ đó nhả một làn khói để dụngười đi vào bụng nó, nuốt sống từng người một, một đội quân nhiều nhưvậy mà không hề chống cự lại chút nào, ngay cả mình chết như thế nàocũng không biết. Nhìn thấy cảnh tượng đó, tóc gáy anh bất giác dựngngược, tim đập thình thịch, may mà nước phía trên nóc nhà chảy xuống bên dưới nên sương mù khó bay lên tường thành.

Số đuốc của quân phiệt tắt dần từng cái một, bên trong ngày một tối,Đạm Đài Minh Nguyệt và Nhị Bảo nhặt lấy đuốc và súng của số lính bị rơixuống nước, khi thắp đuốc lên mới thấy bên dưới bỗng chốc yên tĩnh hơnhẳn, hỏi Dương Phương kể lại những gì mình nhìn thấy: "Trong động xuấthiện một con cá rất to, thở ra một luồng khói trắng, thôi miên đám línhvào trong miệng mình và nuốt sống cả rồi". Hai người nghe xong cũng cảmthấy kinh hãi.

4

Dương Phương đã đặt chân lên mọi miền dọc hai bờ sông Hoàng Hà, đinhiều biết rộng, có thể nhận biết được nhiều loài động vật, từ bay trêntrời cho đến chạy dưới đất, nhưng họ nhà cá thì muốn hình vạn trạng,hình thù kỳ quái kiểu gì cũng có, những nơi sâu thẳm dưới đáy biển cónhững loại kỳ quái như vậy cũng chỉ bằng một phần vạn trong loài cá màthôi, có điều chưa bao giờ nghĩ tới dưới sông Hoàng Hà lại xuất hiệnloại cá to như thế. Nước lụt thì vẫn không ngừng chảy vào bên trong,phút chốc đã dâng lên lưng thành, biết rõ nơi này không thể nán lại lâu, khổ nỗi bị kẹt lại bên trong, phía dưới nước cuồn cuộn, sương mù mờmịt, trên đầu toàn tường đá, có mọc cánh cũng không bay nổi.

Nước dâng ngày càng mạnh, tứ bề đều ngấm nước bắt đầu đổ vỡ, sụt lở,tất cả đều bị nước lũ cuốn đi, đám sương mù do con cá khổng lồ thổi racũng tan đi một nửa, đám quân lính trong thành chẳng còn lại mấy người,giờ đang tranh nhau thoát thân.

Đạm Đài Minh Nguyệt nói với Dương Phương: "Tường thành cũng sắp sậprồi, nhân lúc nước còn chưa dâng cao, chúng ta phải chạy qua chỗ chưa bị sương khí lan tới, rồi leo lên phía trên chỗ nóc điện vàng, chỗ đótương đối cao, có thể tránh thêm một thời gian nữa."

Dương Phương đang quan sát động thái của con cá, cầm lấy ngọn đuốctrên tay Nhị Bảo, ném về phía con cá, theo ánh đuốc anh ta thấy nó đangnhả ra từng người lính mà nó vừa nuốt trước đó, từng người bước ra từmiệng cá, những người này hai mắt đỏ rực, da mặt xanh lét, có người đãleo lên được tường thành, tìm những tên lính còn sống để cắn, dù bị đạnbắn xuyên đầu cũng không có cảm giác gì.

Ba người thấy cảnh tượng đó thì hết sức kinh hãi, nghĩ tới chuyện bức tượng phật trong chùa Đại Hộ Quốc là để trấn áp yêu quái, hoá ra nhữngngười này chết đi sống lại kia đều do con cá này nuốt sống rồi biếnthánh xác quỷ, thời đó những sự việc như vậy thường được gọi là xác quỷ. Xác chết đã bị quỷ nhập, chặt gãy đầu vẫn tiếp tục đi. Nghĩ tới đó, mặt ai cũng thất sắc kinh hãi, vội vàng trốn chạy. Thực ra con cá lớn kianuốt người không phải để ăn thịt, nó dùng mùi hương thơm dụ dỗ người vào trong bụng để nuốt trứng của nó, sau khi nuốt thì con người trở thànhnơi trú ngự của trứng cá, cho dù có bị chôn trong lòng đất cũng khôngchết, không còn có ý thức, chỉ thích hút máu người.

Việc này Dương Phương rất ít gặp, chỉ nghĩ rằng đó là xác quỷ. Nhìnthấy đường hầm lúc tới đây đã ngập trong nước, xem ra đã tới bước đườngcùng, chỉ còn cách lội trong nước đã ngập tới lưng, cố ra được tới đạiđiện, nước nhanh chóng dâng lên ngập tới ngực rồi tới cổ, đuốc đã bị tắt vì ướt, Dương Phương vội bật đèn pin để soi sáng, liều mạng leo lên nóc đại điện, nhìn thấy nước ngập càng lớn hơn, tường thành đã ngập trongnước, đội quân phiệt tên thì chết tên thì trốn, giờ không còn bóng dángđứa nào.

Lúc này, họ bỗng thấy Đồ Hắc Hổ cũng leo lên nóc đại điện. Người nàyvốn tính đa nghi, thấy sương mù bay tới thì vội trốn trong khe đất ởcổng thành cho tới khi sương tan, thấy tình thế nguy hiểm đã qua mớichui ra leo lên chỗ cao hơn để tránh nước, khó khăn lắm mới thoát được,súng đã mất, chỉ còn đuốc và đao, bộ dạng hết sức tàn tạ, nhưng gặp lúcloạn cũng không mất bình tĩnh, vẫn giữ được nét mặt lạnh lùng, thấy bangười Dương Phương đang trốn ở đỉnh điện, trong tay vẫn còn súng, hắnvội nấp sau ngách nhà.

Đàm Đài Minh Nguyệt nghiến răng: "Đồ Hắc Hổ mệnh lớn thật, vừa rồi cứ tưởng hắn đã bị cá nuốt rồi". Trong chốc lát cả thành trì đều ngậptrong nước, chỉ còn nóc đại điện nhô lên trên mặt nước. Dương Phươngnói: "Đại điện cũng sẽ nhanh chóng bị chìm thôi, tới lúc đó chúng tachẳng ai sống nổi, nhưng nếu tôi không quất được một roi lên đầu tên ĐồHắc Hổ thì có chết cũng không thể nhắm mắt được." Đạm Đài Minh Nguyệtnói: "Được, tôi và Nhị Bảo sẽ đi cùng anh, chúng ta có chết cũng chếtcùng nhau." Dương Phương nói: "Đao pháp của Đồ Hắc Hổ rất lợi hại, haingười làm sao tiếp cận được hắn, hai người ở phía sau yểm hộ cho tôi làđược." Nói rồi anh chỉnh sửa tư thế, cầm sẵn roi trong tay, tiến thẳngvề chỗ Đồ Hắc Hổ.

Đồ Hắc Hổ ủ mưu đã nhiều năm, cố tìm cho được tòa thành trì này, giờchỉ có thể giương mắt ra nhìn tòa bảo điện bằng vàng mà không thể nuốttrôi. Bày trăm phương nghìn kế tưởng như đã thành công thì trong chốclát bỗng thành ra trắng tay, thuộc hạ đều chết hết, ngay cả bản thânmình cũng khó mà thoát thân, chỉ sợ là do mộ tổ bị đào trộm nên mới xuixẻo thế này, càng nghĩ càng thấy hận, lại thấy Dương Phương đi tới, hắnchỉ thẳng vào mặt chửi: "Tên họ Dương kia, ngươi dựa vào chiếc roi đồng, dám đánh tay đôi với tao không?" Dương Phương không nói không rằng, giơ roi lên nhằm đầu Đồ Hắc Hổ quất tới.

Đồ Hắc Hổ phẫn nộ: "Bắt nạt người quá đáng!" hắn nhìn thấy roi đồngquất tới quá nhanh không kịp tránh, đành phải giơ đao lên đỡ. Roi đồngcủa Dương Phương quất lên ngói vàng, chỉ thấy toé lửa, ngói vỡ tan tành. Từ trước đến giờ, khi Dương Phương đã vung tay quất roi đồng, thì không một ai đỡ nổi, ngay cả roi đầu tiên bởi thế anh không khỏi khâm phụcbản lĩnh cao cường của Đồ Hắc Hổ. Thường ngày, Đồ Hắc Hổ tự xưng Thầndũng, chưa có ai là đối thủ của hắn, giờ đây vì trong tay chỉ có thanhđao, không thể đấu lại với roi đồng, thân pháp cũng không nhanh nhẹnbằng Dương Phương, hơn nữa đứng trên nóc đại điện trơn thế này, hắn đãthất thế hơn Dương Phương rồi.

Đạm Đài Minh Nguyệt và Nhị Bảo phía bên kia của nóc đại điện căngthẳng nhìn sang. Lúc này, nước vẫn không ngừng dâng lên, rất nhiều xácquỷ từ dưới nước mò lên lao về phía bốn người, Dương Phương và Đồ Hắc Hổ trong tình thế nguy cấp không thể tiếp tục giao đấu, đành phải buôngtay tự mình ứng chiến với bọn xác quỷ. Nước vẫn tiếp tục dâng, tất cảđều rút lên nóc điện, tiếng nước vẫn chảy ào ào.

5

Lúc này, bọn xác quỷ đã leo lên đỉnh điện, há to cái miệng đầy máu,thè lưỡi về phía Nhị Bảo đang đứng đờ người ra. Dương Phương nhanh taynhanh mắt, nhảy tới tung roi quất lên đầu tên xác quỷ, hắn bắn tung lênkhông trung rồi rơi xuống nước.

Đồ Hắc Hổ nhân lúc Dương Phương cứu người, liền rút đao ra, Đạm ĐàiMinh Nguyệt đứng bên cạnh nhìn thấy vội giương súng lên bắn, tiếng nướcào ào như sấm nuốt chửng tiếng súng, Đồ Hắc Hổ không kịp đề phòng nêntrúng đạn, quá tức giận, trước khi chết cũng muốn kéo theo một ngườichết cùng, liền phóng đao về phía Đạm Đài Minh Nguyệt, hai bên đều đứngtrên nóc điện không kịp né tránh, thanh đao đâm thẳng vào bụng cô lútcán. Lúc này, Dương Phương quất roi nện trúng đầu Đồ Hắc Hổ như bổ dưahấu, hắn lăn xuống mép nóc điện rơi xuống nước chìm nghỉm.

Dương Phương thấy Đạm Đài Minh Nguyệt trúng đao vội chạy tới đỡ cô,Nhị Bảo cũng chạy tới khóc tướng lên, chỉ thấy Đạm Đài Minh Nguyệt mặttrắng bệch như tờ giấy, tính mạng chỉ còn trong gang tấc, bỗng trời rung đất lở, lớp đất vỏ bọc bên ngoài khu thành trì bị nước lụt ngấm vào trở nên mềm và tơi ra, đổ sụp xuống, để lộ ra bầu trời bên ngoài, nước đổvào bên trong ầm ầm như thác, Dương Phương đối diện với sự cố bất ngờnày cũng không khỏi kinh hãi.

Đúng lúc đó, nước lũ xoáy bật gốc một thân cây rất lớn cuốn vào bêntrong động cát, thân cây va vào nóc đại điện, Dương Phương biết đây làcơ hội sống sót, giờ còn không chạy thì chờ tới lúc nào nữa? Anh ta vộitúm lấy chân của Nhị Bảo giờ đang sợ mềm nhũn ra, sau đó ôm lấy Đạm ĐàiMinh Nguyệt nhảy lên thân cây, vừa rời khỏi nóc đại điện thì nước lụtcũng nhấn chìm tất cả, hai người ôm chặt lấy thân cây, động cát phútchốc chìm trong biển nước, thân cây theo dòng nước nổi lên, chỉ thấyphía trên một màn trời nước, thi thoảng thấy vài điểm đen trôi qua, đềulà xác người và động vật chết đuối.

Trận lụt này đúng là "Tứ bề mênh mang dòng nước, lũ sơn hà khoảnhkhắc bỗng tiên tan", lũ lụt ở hai bờ sông Hoàng Hà lần này còn nghiêmtrọng hơn lần quân phiệt cho mở cửa đập thủy lợi, khắp nơi bị bùn đấtlấp đầy, dòng chảy của sông đổi qua hướng nam, kim bảo điện, tượng phậttrong chùa Đại Hộ Quốc chìm trong bùn nước, vĩnh viễn không có cơ hộinhìn thấy ánh mặt trời.

Dương Phương thấy thân thế Đạm Đài Minh Nguyệt trong lòng mình đanglạnh dần, biết là cô đã ra đi, trong lòng đau đớn vô cùng, bất giác haidòng nước mắt tuôn rơi. Anh và Nhị Bảo ôm thi thể của Đạm Đài MinhNguyệt, chờ cho tới khi nước rút. Thôn làng nơi đây đã bị huỷ hoại hoàntoàn, số người và súc vật chết nhiều không đếm xuể, dân chạy nạn xếphàng dài, khắp nơi toàn là cảnh tượng thê lương.

Mặc dù mưa gió đã tạnh nhưng khắp nơi đều là bùn đất, hai người họkhông màng tới điều đó, tìm đường tránh vùng lũ lụt, qua sông đi lênphía bắc, tìm nơi cao ráo lập ba ngôi mộ, một ngôi cho Đàm Đài MinhNguyệt, hai ngôi còn lại lập cho ông chủ Triệu và Mạnh Bôn. Nhị Bảo ởlại trông mộ để giữ chữ trung thành với chủ. Dương Phương nghĩ tới việctuy đã giết được Đồ Hắc Hổ nhưng số người chết quá nhiều, Thôi lão đạo,Mạnh Bồn, ông chủ Triệu, Đạm Đài Minh Nguyệt, và cả số lính đã biếnthành người quỷ kia thì tâm trạng bỗng trở nên rất ảm đạm. Một mình tiến thẳng lên phía bắc. Khi ngang qua thị trấn Cao Đài không ngờ gặp lạiThôi lão đạo, sau khi gặp đại nạn còn sống sót và trùng phùng, hai người kể lại cho nhau nghe những gì mình đã trải qua. Thôi lão đạo rơi xuốngnước nhưng mạng lớn không chết, được người cứu lên, Mạnh Bôn không mayđã bỏ mạng. Ông ta lại lo lắng cho Dương Phương lành ít giữ nhiều, khổnỗi không biết đâu mà tìm. Nhớ lại lần đó hẹn nhau ở thị trấn Cao Đàinên đành tới đây chờ tin tức.

Thôi lão đạo chảy nước mắt nói: "Huynh đệ ta lần này như đi vào chỗchết, không ngờ còn sống mà gặp lại nhau, tiếc rằng Mạnh Bôn đã chếtdưới làn súng đạn của lũ quân phiệt, còn bị chặt đầu, số đồ lấy đượctrong mộ tổ nhà Đồ Hắc Hổ cũng mất rồi. Xem ra cuộc đời lão đạo ta chẳng làm được gì, động đến việc gì là tự chuốc vạ vào thân, còn liên lụy đến huynh đệ."

Dương Phương có phần chán nản: "Sao huynh trưởng lại nói vậy. Sốngchết có số, phú quý do trời định, không phải do con người muốn mà được.Đồ Hắc Hổ đã chết trong động cát, chúng ta đã thay trời hành đạo, trừ đi mối họa lớn cho nhân dân."

Thôi lão đạo nghe Dương Phương kể lại mình bị bao vây bên bờ sông rasao, rồi thoát xuống động cát và trốn trên nóc điện vàng thế nào, tìnhthế giao tranh gay cấn với Đồ Hắc Hổ, rồi chuyện gặp con cá khổng lồdưới đó ra sao. Với kinh nghiệm của Thôi lão đạo cũng không phán đoánđược thành trì đó của thời đại nào, chắc của ông vua triều đại nào đósùng bái đạo giáo, muốn tu luyện thành tiên, thấy trên trời mây gió biến hoá bất thường nên ra lệnh xây Kim điện bên bờ sông nhằm mời các vịtiên tới thưởng ngoạn, nào ngờ tiên chẳng thấy đâu còn cung điện bị lúnchìm trong động cát.

Lão lại bảo, đây là trận lụt lớn nhất trong một trăm năm qua, nên giờ chúng ta phải đi đào mộ cổ trên núi lấy báu vật về để trấn áp thiêntai. Trong "Lăng phả"[1], có ghi chép về ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ,tại vị trí giáp ranh hai nước Tân và Tề, trong mộ vàng bạc chất như núi, trong quách là quan tài bằng ngọc, dùng ngọc minh châu thay cho nến,cũng chẳng biết chủ nhân ngôi mộ là ai mà nhiều đồ tuỳ táng có giá trịnhư vậy. Nhưng ngôi mộ chìm dưới nước từ lâu, gặp trận hạn hán trăm nămmới có một lần thì lộ ra trên mặt nước, cũng biết là nơi đó khó ra tay,định tìm ngôi mộ khác nhưng lại quá xa. Dương Phương nói: "Đổ đấu mấtnhiều thời gian mà việc tập trung lương thực cứu người dân bị nạn thìlại cần gấp. Theo ý kiến của đệ thì phủ đệ của Thống đốc quân phiệtthành Lạc Dương không hề thiếu vàng bạc châu báu. Trong thành tuy cóquân lính canh gác, nhưng chúng ta cũng có nhiều anh em, sao không nhâncơ hội Đồ Hắc Hổ vừa mới chết, quân phiệt như rắn mất đầu, chúng ta tụhội anh em lại, đêm đến lần vào phủ đệ của hắn quét sạch một mẻ, đổi lấy lương thực về cứu tế cho dân bị nạn". Thôi lão đạo thấy ý kiến củaDương Phương cũng hợp lý nên sau đó họ tụ hợp dân đào trộm mộ đại náothành Lạc Dương, chuyện này tạm không nhắc tới. Còn Nhị Bảo thì báiDương Phương làm sư phụ. Nhị Bảo vốn chỉ là tên thân mật, tên thật làTriệu Bảo Nghĩa, chính là lão Nghĩa mù, tính theo thứ bậc thì phải gọiThôi lão đạo là sư thúc. Sau này, khi mắt kém, lão không còn làm côngviệc đổ đấu nữa, chỉ giám định cổ vật, tôi càng không thể gọi là đồ đệcủa lão Nghĩa mù, chỉ hay đi theo ông, võ vẽ được chút ít, nghe ông kểvề nhũng chuyện đào mộ của lớp người trước, chớp mắt thời gian đã mấychục năm, trải qua cả một thế hệ, Thôi lão đạo, Dương Phương đều đã quađời, giờ tới lão Nghĩa mù cũng không còn nữa, vài chiêu này của tôichẳng là gì cả, lại không biết tí gì về ngôi mộ cổ đó, chẳng hơn thôngtin biết được ở thôn Phi Tiên là bao.

[1] Lăng phả: Những ghi chép về lăng tẩm.

Tôi kể lại câu chuyện cho Điếu bát và Mặt dày nghe, mục đích để họcsớm từ bỏ ý định đó, tôi nói: "Ngôi mộ cổ mà Thôi lão đạo nói với DươngPhương có thể là địa cung ở núi Hùng Nhĩ được vẽ trên chiếc gối, chúngta còn không biết mộ chủ là ai...", nói tới đây tôi chợt nhớ lại ác mộng bên cạnh nữ thi Saman, trong bức bích họa vẽ lại giấc mơ cũng thấy cóquan tài bằng ngọc và tượng vàng, có phải nói về hầm mộ trong núi HùngNhĩ không? Trong cơn ác mộng nghìn năm đó có hình ảnh người chết, đầutóc rũ rượi bò từ trong quan quách ra, tôi muốn quên hình ảnh đó đi màkhông thể quên được, nơi đó hẳn lành ít giữ nhiều.

6

Hai người kia ngồi nghe say sưa, mỗi người đều có cảm nhận riêng,nhưng một khi lòng tham đã nổi lên thì Phật tổ Bồ tát cũng không thể nào khuyên họ quay đầu là bờ được, nói tới nói lui vẫn quay về chủ đề ngôimộ ở Dự Tây.

Điếu bát nói: "Nếu bán chiếc gối âm dương này đi, anh em ta mỗi người chia nhau một ít, rồi cũng chẳng được bao nhiêu, giờ có cơ hội phát tài như vậy sao lại phải bỏ qua chứ?". Anh ta quyết tâm chưa thấy Hoàng Hàchưa thay đổi quyết định, nhất quyết theo vụ này đến cùng, thành bạicũng chỉ một lần, anh ta chẳng thèm bàn bạc gì với tôi và Mặt dày đã tựđộng đập chiếc gối ra và tìm thấy một tấm bản đồ đã cũ ở bên trong, rồimở ra cho tôi xem.

Trong tấm bản đồ vẽ hình một cái hồ hai đầu hẹp ở giữa rộng, phía tây giáp với núi Kê Lung, phía đông giáp núi Thông Mã, phía bắc kề với Thảo Hài Lĩnh, ở thế ba phía đều là núi, chính giữa là hồ Tiên Đôn, nằmtrong dãy núi Hùng Nhĩ ở Dự Tây. Trên mặt hồ có đánh dấu khoanh tròn màu đỏ, đó chính là vị trí ngôi mộ cổ địa cung được xây dựng trong núi Tiềm Sơn, ngọn núi đó vốn là một trong những ngọn núi của dải núi trải dàiliên miên của vùng này, nghìn năm trôi qua, vì thay đổi địa chất khiếnngôi mộ nằm trong lòng hồ trong khu vực núi Dự Tây ít người biết đến,không có đường đi, phải trèo đèo vượt núi mới có thể tới được.

Tôi vốn bị ám ảnh bởi cơn ác mộng trong ngôi mộ cổ thời Liêu nên sắcmặt ngày một kém hơn, trong lòng biết chắc ngôi mộ này có gì đó rất cổquái, quan ngọc tượng vàng vốn là những thứ hiếm có trên đời, địa cungxuất hiện trong cơn ác mộng được vẽ trên bích họa tám chín phần là nóivề ngôi mộ cổ ở núi Hùng Nhĩ rồi. Tôi nghĩ gần đây chúng tôi đang gặpvận xui, họa vô đơn chí phúc bất trùng lai, các cụ đã nói vậy rồi, nhưng đã là phúc thì không phải hoạ, là họa cũng không tránh được. Không tớihầm mộ đó để tìm hiểu cho ra nhẽ thì có nghĩ nát óc cũng chẳng ích gì,cuối cùng tôi quay sang bàn bạc với hai người kia.

Tôi nói: "Có được một sự khởi đầu may mắn thì chúng ta đã thành côngmột nửa. Lần này đi Dự Tây khác hẳn với lần trước, cần phải chuẩn bịthật kỹ càng."

Điếu Bát nói: "Cậu nói đúng ý anh, theo cậu chúng ta cần chuẩn bị những gì?"

Không đợi tôi cất lời, Mặt dày đã nói: "Còn phải hỏi, đầu tiên phảichuẩn bị đủ tiền, binh mã chưa có nhưng lương thảo phải chuẩn bị sẵn,lương thảo chẳng phải dùng tiền mua sao?"

Điếu bát nói: "Anh em mình giờ sống như buôn đồng nát, tiết kiệm chút đi, thế là cũng đủ rồi, còn chuẩn bị gì nữa?"

Tôi nói: "Đèn pin, lương khô, xẻng... những thứ này đều phải chuẩnbị, mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ chìm trong nước nhiều năm, cho dù có lộ lênkhỏi mặt nước nhưng bùn đất cũng không ít, không phải một hai hôm mà đào xong ngay được, hơn nữa chúng ta chưa hề biết gì về ngôi mộ, cũng nhưvề hồ Tiên Đôn, thậm chí mộ đó chôn ai chúng ta cũng không biết."

Điếu bát nói: "Ngôi mộ đó không phải do chúng ta nghĩ ra, sơ đồ do Âm Dương đoan công Chu Ngộ Cát để lại chắc không đến nỗi là giả. Lấy vídụ, nếu qua đập Tam Hiệp đi về phía Tây, là đến bến phà Phong Lăng,thường những địa danh nào có chữ Lăng thì đều có mộ cổ hết, chỉ vì niênđại quá lâu nên nhiều người không nói rõ được nguồn gốc của cái tên đómà thôi, bến Phong Lăng chính là nơi có mộ cổ." Anh ta dừng lại một chút rồi lại tiếp: "Ý của tôi là có thể lai lịch của vị vua chôn trên núiHùng Nhĩ đã thất truyền, nhưng ngôi mộ thì vẫn còn tồn tại dưới hồ TiênĐôn, truyền thuyết để lại cũng không ít, dưới hầm mộ có tượng vàng tùytáng, ắt không thể sai được."

Ba chúng tôi mỗi người một câu, bàn bạc với nhau trong quán lẩu từtrưa cho tới tối, không biết chủ quán phải thay bao nhiêu lần than. Tớikhi trời đã tối hẳn, ngoài đường không còn ai, ông chủ quán cũng mất hết nhẫn nại: "Mấy người cũng giỏi buôn chuyện quá đi, nếu biết mấy ngườicó cái tài này thì lúc đàm phán Trung - Anh đã đề cử mấy người đi rồi,muốn qua đêm cũng đừng chọn quán tôi, mau tính tiền rồi đi đâu thì đi."

Chúng tôi bị chủ quán đuổi ra, trong lòng không được thoải mái cholắm, nhưng giờ không phải lúc gây chuyện phiền phức, đành quay về chianhau chuẩn bị, đầu tiên là phải kiếm cho đủ tiền đi đường. Tôi đi mộtchuyến Độc Thạch Khẩu, lấy ít tiền về cho Mặt dày sắp xếp việc gia đình, còn vấn đề nữa là tuy ở đó hay nổ mìn núi đá, thuốc nổ nhiều nhưng quản lý rất nghiêm ngặt, khó lấy được thuốc nổ hoặc mìn, tôi tìm người quenmới lấy được hai khẩu súng ngắn, đó là loại súng người dân tự chế để bắn gà rừng. Tôi nghĩ núi Hùng Nhĩ không giống như Thông Thiên Lĩnh, nơi đó rừng sâu núi thẳm, thú dữ lảng vảng khắp nơi, không mang theo khẩu súng phòng thân thì không an toàn, súng tự chế của người dân Độc Thạch Khẩubắn bằng đạn chì, sức sát thương không lớn, nhưng có còn hơn không,chúng tôi tháo súng ra xếp dưới đáy bao hành lý, để tránh bị phát hiệnlúc trên tàu.

Về nhà, tôi nhận được thư của Sách Ni Nhi, trong thử gửi kèm một góinấm mật Armillaria, tôi đang định đọc thư thì Điếu bát đã mua được vétàu, chúng tôi ngồi tàu tới Nam Dương trước, sau đó đi theo hướng đậpnước Áp Hà Khẩu để lên núi. Vì tuyến đường này ít chuyến tàu chạy nênngười đi rất đông, trong tàu chen chúc chật chội, lúc tàu đi ngang cầubắc ngang sông Hoàng Hà, tôi cố vươn người ra cửa sổ để nhìn ra ngoài,ánh chiều đã ngả về Tây, dòng sông dưới ánh nắng chiều trải dài như mộtchiếc đai ngọc, cảnh đẹp khó có thể miêu tả bằng lời. Trời chiều nhanhchóng chuyển sang màu ảm đạm, tối dần rồi đen hẳn một màu. Tôi lấy bứcthư của Sách Ni Nhi ra đọc, mơ màng nhớ lại lúc cùng cô đi săn trongrừng, rồi không biết tự lúc nào hình ảnh bức bích họa trong ngôi mộ cổthời Liên về cơn ác mộng nghìn năm bỗng hiện về trong đầu, một người tóc tai rũ rượi, bụng thủng lòi ruột bò ra từ trong quan tài, tay vươn vềphía tôi, tôi kinh hãi vô cùng, vội giơ tay lên đỡ, mu bàn tay chạm vàomóng của con ma đó, cảm thấy một luồng gió âm lạnh tới thấu xương, vừalúc tàu vào ga, tôi thức tỉnh vì bị chúi người về phía trước do tàuphanh giảm tốc độ. Trán đẫm mồ hôi, tôi biết mình lại mơ giấc mơ đó, cúi đầu nhìn xuống tay mình thấy có những vết xước đang rỉ máu.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12: Thành cổ dưới đáy hồ


Chuyến tàu quá tải nghiêm trọng, trong toa tàu chỗ nào cũng thấyngười, thậm chí có người nằm cả trên khoang đựng hành lý, không khí ngột ngạt nồng nặc mùi người, tàu cập ga nào cũng dừng, vừa thay đầu tàu vừa thay nước. Bên ngoài trời tối như mực, đêm đã khuya, cũng chẳng biết là đang dừng lại ở ga nào, Điếu bát và Mặt dày đều ngồi bên cạnh tôi, túihành lý kê dưới chân, một người ngủ gục đầu bên cửa sổ, chảy cả nướcmiếng, một người nằm rạp trên bàn ngáy như sấm, cả hai đều đang ngủ nhưchết. Tôi giật mình tỉnh dậy, thấy mu bàn tay có vài vết xước, tronglòng kinh hãi vô cùng, cơn ác mộng ngày một thật hơn, tôi nhớ đến khuônmặt nhăn nheo biến dạng của nữ thi Khiết Đan, rõ ràng là nàng bị cơn ácmộng nghìn năm làm cho sợ đến chết, tôi không thể để mình cũng có kếtquả như vậy được.

Nhưng tại sao cô gái người Khiết Đan khi sống cũng mơ về ngôi mộ cổ ở núi Hùng Nhĩ? Quan ngọc, tượng vàng và người chết trong bộ dạng thủngbụng lòi ruột cũng trong ngôi mộ đó sao? Chúng tôi đi Dự Tây đào trộm mộ không lẽ sẽ gặp sự cố thi biến? Tất cả những nghi vấn đó tôi không tàinào lý giải nổi, nhưng theo nội dung trong bức bích họa thì sự cố thibiến xảy ra lúc nguyệt thực, ngay tại thời điểm mặt trăng hoàn toàn bịche khuất, nghe nói gần đây không có nguyệt thực nên tôi cũng an tâmphần nào. Một lúc sau, tàu lại chuyển bánh, hành khách trong toa đều đãngủ cả, lòng tôi lo lắng không yên, không tài nào chợp mắt nổi, ngồi lâu khiến chân tê mỏi nên cố len ra bên ngoài giữa hai toa tàu để hít thởkhông khí trong lành. Tôi ngồi ở toa số chín, toa mười là toa nhà ăn, từ toa mười một trở đi là giường nằm cao cấp, bên đó thoáng đãng thoảimái, có tiền chưa chắc đã mua được vé toa đó. Nơi này có gió, không khílưu thông tốt, cũng không có ai, tôi ngồi hút thuốc và lắng nghe tiếngtàu chạy xình xịch để giết thời gian. Lúc này mới để ý bên cạnh có mộtngười khoảng ngoài ba mươi tuổi, dáng người tầm thước, mặt đầy mụn, râuđể lún phún, hai tai nhọn mọc dựng lên trên. Anh ta ngồi trên bao hànhlý, hai mắt nhìn chăm chăm vào tôi vẻ thèm thuồng, tôi đưa cho anh tamột điếu thuốc, anh ta vội đỡ lấy và cảm ơn rối rít, hóa ra là lên cơnnghiện mà thuốc đã hết, đồ trên tàu đắt không dám mua, đêm đến lại càngkhó chịu hơn. Anh ta vội vàng bật diêm châm thuốc, hai mắt lim dim rítliền hai hơi. Chúng tôi ngồi nhả khói hút hết điếu này tới điếu khác,chuyện phiếm đông tây nam bắc. Người này cũng hay chuyện, anh ta có biệt hiệu Lư mặt rỗ, người Lão Giới Lĩnh, Dự Tây. Lão Giới Lĩnh cách núiHùng Nhĩ không xa, nên tôi tiện miệng hỏi thăm về nơi đó luôn.

Tôi nghe Lư mặt rỗ nói, vùng Thảo Hài Lĩnh ở núi Hùng Nhĩ đất rộngngười thưa, thế núi hiểm trở, cây cối um tùm rậm rạp, chim chóc thú dữrất nhiều, cá dưới nước có những con rất to, xung quanh tứ bề đều lànúi, khe núi sâu hun hút, mưa gió liên miên, mười ngày nửa tháng cũngkhông có lấy một ngày nắng, cứ như cô gái trong rừng sâu e thẹn khôngdám gặp người ngoài. Khi thời tiết đẹp, có thể nhìn thấy những con víchto như cái cối đá đang nằm bên bờ sông phơi nắng, chuột nặng hai ba cânlà chuyện bình thường, còn có những con trăn dài mấy trượng, đó mới gọilà khủng khiếp. Lớp các cụ lớn tuổi đều cho rằng những con vật đó đều tu đắc đạo nên không ai dám động đến chúng, rừng trên núi Kê Lung rất rậmrạp, địa hình phức tạp, núi Thương Mã là nơi hiểm trở nhất, vì đó làchiến trường cổ. Thảo Hài Lĩnh lại nhiều hang động, có động Hoàng Sào là một động cạn, từ trước giải phóng đã cạn nước, còn được gọi là động Ngư Khốc, động đó rất sâu. Chuyện kể rằng, năm đó khi khởi nghĩa Hoàng Sàothất bại, quân lính không còn đường lui, bỗng xuất hiện một ông cụ đưanghĩa quân tới trốn trong động.

Lần trước, tôi và Điếu bát đi Thông Thiên Lĩnh, chính là ngọn núithuộc dãy Phục Ngư, nhưng vùng núi này quá lớn, Thông Thiên Lĩnh ở phíaBắc, Thảo Hài Lĩnh thuộc núi Hùng Nhĩ ở phía Nam, địa thế khác nhau cũng nhiều, hang động đá vôi như động Hoàng Sào này ở đây rất nhiều, lớn béđều có, cái trên cạn cái dưới nước. Riêng động tên là Hoàng Sào cũng đãcó mấy cái liền, nghe nói là sau này người dân tự đặt tên và cũng chẳngcó gì đặc biệt. Tôi chỉ hỏi thăm Lư mặt rỗ về địa thế ở đó, đặc biệt hỏi thăm kỹ càng về hồ Tiên Đôn.

Lư mặt rỗ lại kể, hồ Tiên Đôn trên Thảo Hài Lĩnh ba phía Đông, Tây,Bắc đều là núi, không có đường đi, mực nước đã thấp hơn rất nhiều so với hồi trước giải phóng, phía Nam là vùng đầm lầy lau sậy, chỗ đó gọi là"Canh gà rừng", nhưng hoàn toàn không có gà rừng, mùa hè nước dâng thìvịt trời về đó sinh sống làm tổ. Lư mặt rỗ đã từng này tuổi rồi nhưngchưa lần nào tới hồ Tiên Đôn, nghe nói nơi đó rất bí ẩn, không rõ là cóyêu ma quỷ quái gì hay không. Ví dụ, thời tiết vốn đang đẹp, bỗng nghemột tiếng nổ inh tai, sương mù bỗng dày đặc, những người vào trong hồ,hầu như không ai trở về. Năm hơn mười tuổi, có một lần Lư mặt rỗ theo bố anh ta vào đầm Canh gà săn vịt trời, thời tiết đang quang đãng bỗng mưa như trút nước, hai bố con sợ lũ tràn về, không dám ở lại săn vịt trờinữa mà vội vã ra về.

Tôi thầm thấy kỳ lạ, hỏi Lư mặt rỗ: "Hồ Tiên Đôn có cái tên rất lạ, không lẽ trong hồ có một ụ đất tiên thật à?"

Lư mặt rỗ nói: "Có ụ đất tiên thật đấy, cụ nội tôi đã tận mắt nhìn thấy..."

Tôi nghe thấy vậy vội hỏi: "Thế là thế nào?"

Lư mặt rỗ kể tiếp: "Cậu em cho điếu thuốc nữa đi, tôi kể chuyện Tiên Đôn cho cậu nghe."

2

Tôi đoán dưới hồ Tiên Đôn chôn vị vương hầu nào đó thời Hán, không rõ vì sao mà bị thủng bụng chết thảm, trong hầm mộ có vô số châu báu, còncó nhiều người tùy táng. Đã có rất nhiều truyền thuyết về câu chuyệnnày, nhưng chưa ai giải được bí mật. Lư mặt rỗ sinh ra và lớn lên ở LãoGiới Lĩnh, để xem anh ta sẽ kể những gì, tôi đưa bao thuốc Hồng Tháp Sơn vẫn còn một nửa cho anh ta, bảo anh ta đi vào trọng tâm, đừng vòng voTam Quốc nữa.

Lư mặt rỗ nói: "Cậu em đúng là phóng khoáng, có cơ hội mời về nhà tôi chơi. Đừng xem thường nhà tôi nghèo, món mì đặc sản ở chỗ tôi khôngphải ở đâu cũng có đâu. Vợ tôi ngoài việc sinh con chẳng có tài cán gìkhác, ngày ngày làm bạn với cái bếp, món mì cô ấy làm nổi tiếng khắpvùng đấy, cậu phải ăn thử mới được. Mà cậu cứ nghe anh kể đã, ông nộicủa ông nội của ông nội... cũng không rõ là từ đời nào, nói chung là từmấy đời trước rồi, đúng năm nạn đói, nhiều làng không có thứ ăn, phải ăn vỏ cây, rễ cây, rất nhiều người chết đói. Hồi đó ở Dự Tây khắp nơi đềucó thổ phỉ, thợ săn các vùng đều không dám vào rừng săn bắn. Tổ tiên nhà tôi có người không tin tà ma, cũng vì đói quá hóa liều, đã tới đầm Canh gà trên núi Hùng Nhĩ để săn vịt trời. Ở đó có một điều rất lạ, cá trong hồ rất nhiều nhưng không ai dám đánh lên ăn, chỉ dám săn bắn đàn vịttrời làm tổ trong đám lau sậy và lấy trứng vịt, nhưng cũng rất mạo hiểm, nếu bị sa vào đám sình lầy thì khó mà thoát ra được."

Tôi hỏi: "Lạ thật, sao không ai dám ăn cá trong hồ? Cá ở đó hình thù rất kỳ dị sao?"

Lư mặt rỗ nói: "Cậu cứ nghe anh kể tiếp thì biết ngay. Năm đó, ông tổ nhà tôi một mình vào trong đầm Canh gà đợi ở đó một ngày cũng chẳngthấy bóng dáng con vịt trời nào, đói lép cả bụng, ông tìm đường đi sâuvào bên trong, không chừng kiếm được con vịt nào trốn sau đám lau sậy,nghĩ vậy liền vạch đám lau sậy tiến sâu vào bên trong, đang đi bỗng thấy phía xa có một ngôi mộ to khác thường, xung quanh ngôi mộ đó là vô sốnhà cửa, nếu không có những ngôi nhà này chắc ông cũng chẳng dám bướcvào trong. Trông thấy có nhiều nhà, hơn nữa cũng có nhiều người đi lạibên trong, nên ông cụ cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, đang lúc đói mờ cảmắt chỉ nghĩ vào tạm nhà nào đó xin miếng cơm ăn, cho dù là bát canhthôi cũng được. Nhưng khi tới nơi thì hỏi ai người ta cũng chẳng trảlời, trong lòng băn khoăn không hiểu đây là nơi nào mà lạ vậy, hay là họ ngại tiếp xúc với người lạ nên thấy người ngoài đến thì không tiện chào hỏi. Ông định bụng mình cứ vào nhà lấy đồ xem mấy người kia có giả vờkhông biết nữa hay không. Nghĩ vậy liền đi vào trong nhà mở chum gạo ralấy rất nhiều gạo, nhưng những người kia cũng chẳng thèm để ý đến ông.Sau khi lấy được gạo rồi ông trở ra, đi tới gần đầm Canh gà mà tronglòng vẫn chưa hết kỳ lạ, quay đầu lại nhìn thì hồn vía lên mây, phía sau lưng ông ngoài nước ra thì chỉ có nước, ngôi mộ và những gian nhà kiađã biến mất tự bao giờ, ông vội mở túi gạo ra xem, chỉ thấy bên trong là đất sét xanh lè hôi thối như vừa mới móc dưới đáy hồ lên."

Tôi hơi nghi ngờ, hỏi lại: "Chắc là gặp ma rồi! May là rời khỏi chỗ đó sớm, nếu không thì chắc không giữ được tính mạng."

Lư mặt rỗ nói: "Chứ còn gì nữa! Sau khi chạy thoát về nhà, nghe cáccụ lớn tuổi nói, rất nhiều năm trước khi còn chưa có hồ, thì ở đó có một ngôi mộ cổ, xung quanh có rất nhiều mộ nhỏ, chôn rất nhiều người, sauđó thì đều chìm dưới đáy hồ. Những người mà cụ tổ nhà tôi nhìn thấy toàn là ma, âm dương cách biệt nên số gạo đó mang ra ngoài thì hóa bùn hết.Thời đó, khoảng một phần hai nấm mộ lộ ra trên mặt nước, vì vậy mới gọilà hồ Tiên Đôn. Tương truyền cá trong hồ đều ăn thịt người chết nên mớito như vậy. Nếu cậu biết bọn cá này ăn thịt người thì cậu có dám ănchúng nữa không?"

Tôi lắc đầu nói: "Không dám ăn...", nhưng trong lòng nghĩ: "Bọn vịttrời chẳng phải cũng ăn tôm cá trong hồ sao? Người dân chẳng phải vẫnthường xuyên ăn thịt vịt đấy thôi?"

Lư mặt rỗ tiếp tục nói: "Phần là vào sâu bên trong không có đường,phần là nơi đó rất bí hiểm nên người ngoài ít khi lui tới, dân trong núi cùng lắm cũng bắt vài con vịt, vài con rái cá ở đầm Canh gà thôi, chẳng ai dám đi sâu vào bên trong."

3

Tôi dò hỏi: "Trong ngôi mộ hoang đó chắc là có báu vật, sao nhiều năm vậy rồi mà không ai dám đi đào? Giờ chẳng phải đang thịnh hành một câunói: "Muốn làm giàu thì đi đào mộ cổ" đó sao, trong một ngày đã trởthành giàu có rồi?"

Lư mặt rỗ nói: "Tôi đã bảo rồi, nơi đó bí hiểm lắm, ai mà chán sốngmới đi vào đó. Con người ta sợ nghèo nhưng vẫn sợ chết hơn. Đào được bảo vật thì cũng mất mạng, hơn nữa vẫn còn pháp luật cơ mà."

Tôi nói: "Đúng thế, tôi cũng chỉ nói vậy thôi, cho dù có hận xã hộicũ đến mấy thì chúng ta cũng không thể làm bừa được, đúng không?"

Đang nói chuyện với Lư mặt rỗ, bỗng tôi có cảm giác như có người đứng bên cạnh, trong lòng chột dạ: "Không hay rồi. Mấy câu này không thể đểcho người ngoài nghe thấy được". Tôi quay đầu lại nhìn, sau lưng là mộtcô gái rất xinh xắn, khoảng hơn hai mươi tuổi, chắc là đi ăn bên toa sốmười, bây giờ cô ấy quay lại toa mười một để nghỉ ngơi. Đêm đã khuya,không còn ai đi lại trên toa tàu, để ngồi cho thoải mái hơn nên tôi đãlôi bao tải hàng của Lư mặt rỗ để ra ngoài hành lang rồi ngồi vắt chânchữ ngũ nói chuyện rôm rả, quên mất là đã chắn mất đường đi của ngườikhác. Tôi thấy cô gái đang nhìn tôi như kiểu đã nghe thấy tôi và Lư mặtrỗ nói về chuyện đào trộm mộ. Bước chân của cô ấy rất nhẹ, không biết là đã đứng sau lưng tôi bao lâu rồi, tới lúc này tôi mới phát hiện ra, vội ngậm miệng không nói nữa, dịch chân tránh đường. Cô gái nói "Cảm ơn!"rồi cúi đầu đi qua để lại một mùi hương thơm thoang thoảng. Nhưng Lư mặt rỗ lại nói: "Hây, xinh thì làm được gì cho đời, như cái gối thêu thôi,chỉ đẹp mà chẳng có tác dụng gì, lấy vợ thì phải chọn người như vợ tôiấy, trông hơi thô một chút nhưng nấu nướng, sinh con, việc đồng áng,việc gì cũng giỏi...". Cô gái mới đi được mấy bước, nghe thấy Lư mặt rỗnói vậy thì quay đầu lại nhìn chúng tôi. Lư mặt rỗ lúng túng, anh tabiết mình đã lỡ lời, vội cúi gằm mặt xuống, giống như vừa làm việc gìsai trái bị bắt quả tang vậy. Tôi thì chẳng để ý, ngẩng đầu lên nói vớicô gái: "Bọn anh không nói em đâu, em cứ đi đi! 'Em gái cứ mạnh dạn tiến về phía trước về phía trước'[1]..." cô gái đỏ ửng mặt, quay lưng đi vềphía toa mười một. Lư mặt rỗ thở hắt một hơi dài: "Cậu được đấy!". Tôinói: "Con nhỏ này cho mình là giỏi, coi thường dân lao động chân tay chỉ ngồi được ghế cứng như anh em mình". Lư mặt rỗ gật đầu: "Đúng thế! Anhcũng chưa nói gì mà cô ta đã trợn mắt lên nhìn rồi, chắc hẳn cô ta nghĩanh là dân lưu manh".

[1] Lời một bài hát.

Sau đó, tôi lại hỏi thăm Lư mặt rỗ một số lời đồn, về núi Hùng Nhĩ,nhưng phần nhiều là thông tin không mấy hữu dụng. Ngày thứ hai, chúngtôi xuống tàu tại ga Nam Dương. Lư mặt rỗ phải qua đập nước Áp Hà Khẩurồi ngồi xe đi Lão Giới Lĩnh. Nơi đó cách núi Thông Mã ở phía Đông hồTiên Đôn không xa và cũng là con đường duy nhất tới đầm Canh gà. Nhưngchuyến đi này của chúng tôi càng ít người biết càng tốt nên chúng tôi dự định đi vòng sang hướng Bắc phía Thảo Hài Lĩnh, là nơi thưa người sinhsống. Cũng không nói cho Lư mặt rỗ biết chúng tôi định đến hồ Tiên Đôn,cả hai bèn chia tay nhau ở Áp Hà Khẩu. Ba người chúng tôi chuẩn bị đầyđủ lương khô, hỏi rõ đường đi rồi ngồi xe lên núi. Khi đã vào sâu trongnúi, không còn đường đi nữa, phải đeo ba lô trèo đèo lội suối, dựa vàotấm bản đồ và la bàn, đi hai ngày mới tới Thảo Hài Lĩnh. Bên kia ngọnnúi là hồ Tiên Đôn, nhưng thế núi cao hiểm trở, giống như bức bình phong bằng núi khó mà vượt qua được.

Chúng tôi tới nơi trước khi trời tối, tưởng rằng phải ngủ lại trongnúi, không ngờ ở đây có một ngôi nhà hoang, tứ bề đều giáp rừng núi, cỏdại và cây cối mọc um tùm xung quanh, trên nóc nhà và các bậc thang đềumọc đầy cỏ, lá rụng dày trên mặt đất, chiếc khóa trên cánh cửa đã hoenrỉ nặng. Xem ra, nhà trọ này đã bỏ hoang nhiều năm.

Mặt dày nói: "Trời sắp tối rồi, có chỗ này qua đêm thì tốt quá rồi."

Điếu bát lên tiếng: "Đêm hôm giữa nơi thanh vắng lại có quán trọ bỏ hoang trông có vẻ ghê ghê..."

Anh ta còn chưa nói hết thì Mặt dày đã phá xong khóa cửa, dẹp đống lá và cỏ dại sang hai bên rồi đi vào trong. Hai gian nhà phía đông và phía bắc, cái thì sập một nửa, cái thì thủng nóc, chỉ còn gian phía tây, tuy mái hiên bên ngoài đã hỏng nhưng tường nhà vẫn còn kiên cố, bên trongbám đầy mạng nhện và bụi bặm, ẩm thấp. Chúng tôi bật đèn pin lên thìnhìn thấy ba cỗ quan tài nằm trong phòng.

Mặt dày chửi um lên: "Ai mà thất đức thế không biết, quan tài không mang đi chôn lại để giữa nhà dọa nhau thế này."

Tôi nói: "Trên tàu tôi có nghe Lư mặt rỗ nói, người dân ở Tấn Dựtrước giải phóng có một phong tục là những hộ gia đình lớn thường đểquan tài trong nhà."

Điếu bát nói: "Ừ, người dân miền núi mê tín, để như vậy là có hàm ý thăng quan phát tài đấy."

Tôi nói: "Nói thế cũng đúng! Nhà giàu năm thê bảy thiếp, vợ chết lạikhông thể chôn ở nghĩa trang họ tộc ngay, quan tài đành để trong nhà cho tới khi người chồng chết thì mới được chôn cùng. Cũng có người mua sẵnquan tài cho mình, quan tài trong phòng này có khi chỉ là cỗ quan tàirỗng thôi."

Điếu bát bực bội càm ràm: "Gặp quan không, huyệt trống là không maychút nào. Nghe nói quan tài không là sẽ đòi mạng người đấy, trong phòngnày lại có đúng ba cỗ quan tài, bọn mình cũng ba đứa, đừng có... đừng có để nó đòi mạng mình đi đấy!"

Mặt dày thì chẳng tin: "Quan tài có nhúc nhích được đâu, vài tấm gỗ mục còn ăn thịt người được chắc?"

Điếu bát nói: "Cậu không biết thì thôi! Quan tài không huyệt trống mà vị trí đặt không đúng thì lấy mạng người như chơi. Ông cố anh ngàytrước là một địa chủ, ưng ý một mảnh đất ngoài thành nên đã mua về, ôngchủ bán đất tham lam, muốn tăng giá đất nên đã đào tám cái huyệt trênmảnh đất đó, nói là tổ tiên nhà ông ta đều chôn ở đó, vốn định lừa tiềnông cố nhà anh. Nào ngờ, từ khi đào mấy cái huyệt kia thì nhà ông ta bắt đầu có người chết, chết hết người này tới người khác cho tới khi đủ tám người, đúng với số huyệt mà ông ta đã đào. Cậu thấy chuyện này có đángsợ không?". Anh ta lại nói với tôi: "Cậu cũng biết chuyện huyệt trốngđòi mạng người đúng không?". Tôi gật đầu: "Có nghe lão Nghĩa mù nóiqua...", nhưng khi tới gần quan tài, tôi thấy trên nắp có đóng đinh,chứng tỏ đây không phải là quan tài rỗng.

4

Trong núi trời thường tối sớm hơn, khi chúng tôi vào trong phòng thìbên ngoài trời cũng đã chập choạng tối, bọn tôi ai cũng mệt mỏi, chẳngcó sức mà đi tìm nơi khác nghỉ chân, đã có gan đi đào trộm mộ thì có lẽgì lại sợ mấy cỗ quan tài trong nhà hoang. Vậy là, chúng tôi nghỉ đêmtại ngôi quán trọ hoang trong rừng. Mấy cỗ quan tài đều đặt ở sát tườngcủa gian phòng phía Tây, gỗ đã mục cho thấy không phải là loại gỗ tốt.Nghe nói theo phong tục của vùng này, linh cữu để lâu trong nhà khôngchôn là để tránh mộ bị đào trộm lấy đồ. Chúng tôi cũng không dám làmkinh động tới người chết, chỉ ngồi lại ngoài cửa phòng, lấy lương khô ra ăn.

Trong lúc ăn, tôi kể lại những chuyện đã hỏi được từ Lư mặt rỗ chohai người kia nghe. Hai người họ nghe xong rất hồ hởi, bàn chuyện ngàymai đi Thảo Hài Lĩnh, Mặt dày nói: "Ngọn núi này vừa cao vừa hiểm trở,ngày mai làm sao mà vượt qua được?" Điếu bát nói: "Cậu chẳng động não gì cả, bọn mình thống nhất rồi còn gì, đầu tiên sẽ đi theo hướng độngHoàng Sào như trong bản đồ của Chu Ngộ Cát để lại". Mặt dày nói: "Lúctrước nói là động Ngư Khốc cơ mà, sao giờ lại là động Hoàng Sào? Cùng là một cái động à, đừng có đi sai đường đấy." Tôi nói: "Cùng là một động,chỉ là tên gọi khác nhau, mới đầu gọi là động Ngư Khốc, sau đó khởinghĩa Hoàng Sào thất bại, có một ông cụ chỉ đường cho nghĩa quân lêntrốn trong động, vì thế sau này hang động đó còn có tên là Hoàng Sào".Mặt dày lại hỏi: "Tôi chỉ biết yến sào thôi còn Hoàng Sào là ai?" Điếubát giải thích: "Hoàng Sào là thủ lĩnh nông dân khởi nghĩa vào cuối đờiĐường, còn được gọi là Xung Thiên Tướng quân, thống lĩnh hàng trăm nghìn quân khởi nghĩa đánh vào Lạc Dương, Tràng An. Đúng là giết người nhưngóe! Nên mới có câu nói Hoàng Sào giết tám triệu người, hàm ý đã gặpông ta thì khó mà thoát chết". Mặt dày nói: "Tôi chưa nghe nói đến baogiờ, xem ra người này cũng không nổi tiếng lắm". Điếu bát nói: "Thế lựccủa Hoàng Sào rất mạnh, nhưng dù sao cũng chỉ là đội quân ô hợp, chuyệnhoang đường gì cũng dám làm, ông ta không những đem quân đi đào trộm mộ, mà khi quân lương cạn kiệt ông ta còn cho binh lính ăn thịt người. Cuối cùng khởi nghĩa thất bại, chết thảm ở núi Lang Hổ." Mặt dày nói: "Hóara Hoàng Sào cũng là dân đào trộm mộ, cùng nghề với bọn mình." Tôi nói:"Hoàng Sào tuy cũng đi đào trộm mộ nhưng không phải dân đổ đấu chuyênnghiệp. Ông ta thống lĩnh hàng trăm nghìn quân đi đào Càn Lăng, đào hẳnmột đường hào rõ to trong núi mà chẳng tìm thấy đường hầm của ngôi mộđâu, cho thấy ông ta chẳng có khả năng xem xét địa hình." Điếu bát lạinói: "Nghe nói một ngày hành quân tiếu tốn hàng nghìn lạng vàng. Các cậu thử nghĩ xem, bao nhiêu người cùng đi đào mộ, cho dù trong mộ có nhiềuvàng bạc tới mấy thì cũng không đủ mà chia nhau." Mặt dày nói: "Đi theođại ca đúng là học được nhiều. Nhưng có một chuyện tôi vẫn không rõ,động Hoàng Sào sao lại còn có tên gọi là động Ngư Khốc. Tên này rõ làlạ, cá mà biết khóc sao?"

Câu hỏi này làm khó Điếu bát, anh ta ấp úng: "Cái này, cái này... cá ở trong nước, ai mà biết được nó có khóc hay không?"

Tôi giải thích: "Người dân phía nam và phía bắc Thảo Hài Lĩnh có cách gọi khác nhau về cái động này. Phía nam Thảo Hài Lĩnh gọi là động Hoàng Sào, phía bắc mới gọi là động Ngư Khốc. Về cái tên động Ngư Khốc, Lưmặt rỗ cũng kể cho tôi nghe rồi. Thế nào nhỉ? Nghe nói thời xưa thì cáiđộng này vẫn có nước. Thời đó, có hai mẹ con nhà nọ nhà nghèo rớt mồngtơi, ngày không có nổi một bữa ăn. Một hôm, có ông cụ tới xin nghỉ nhờ,bà cụ tốt bụng đã dành chút gạo cuối cùng trong nhà nấu cháo cho ông cụăn. Ông cụ cảm động vô cùng, đã lén dặn dò anh con trai ngày mai lênhang động trong núi chờ, đến giờ này thì cá trong động sẽ bơi ra ngoài,cậu ta có thể bắt cá, nhưng tuyệt đối không được động đến con cá đầuđàn. Anh con trai nửa tin nửa ngờ nhưng ngày thứ hai vẫn tới ngoài cửađộng ngồi chờ. Đến giờ ông cụ nói, quả nhiên có đàn cá vàng lũ lượt bơira. Anh con trai quá mừng rỡ, quên béng lời dặn của ông cụ, nhắm chuẩncon cá đầu đàn to nhất quăng lưới. Về nhà đánh vảy định làm một bữa cátươi cho mẹ già, tới khi mổ bụng thấy những hạt cháo trong bụng cá cònchưa kịp tiêu hóa, mới vỡ lẽ con cá chính là ông cụ hôm qua hóa thành.Hai mẹ con hối hận vô cùng, đến tối hôm đó thì họ nghe thấy tiếng cákhóc ở xa xa. Từ đó trở đi, nước trong động cạn dần, cá cũng ít đi. Tớitrước giải phóng thì trở thành một chiếc động cạn. Cho tới ngày nayngười dân phía bắc Thảo Hài Lĩnh vẫn quen gọi đây là động Ngư Khốc. Thếmới thấy khi lòng tham của con người đã trỗi dậy thì chẳng còn để ý tớigì sất." Mặt dày hỏi: "Nghe cậu nói vậy thì ông lão cứu Hoàng Sào cũngchính là do con cá thần biến thành?" Điếu bát nói: "Cá thần cứu ai không cứu, lại đi cứu đúng Hoàng Sào, chắc tại Hoàng Sào giết người quánhiều, phạm vào luật trời, vì vậy nên cá thần sau khi cứu Hoàng Sào đãphải chịu hậu quả."

Nói tới đó thì chúng tôi đi đun nước ngâm chân, đóng cánh cửa càithen rồi mặc nguyên quần áo nằm lên đống cỏ. Đêm hôm giữa núi rừng hoang vắng không sợ gặp người, chỉ sợ bị bọn dơi bay tới, đêm còn dài, trờithì lạnh, ánh trăng từ bên ngoài rọi vào không cần phải thắp nến. Mặtdày vừa đặt lưng là đã ngủ, Điếu bát thì lo sợ người chết trong quan tài nửa đêm mò ra nên không ngủ được, hút hết điếu thuốc này tới điếu thuốc khác. Tôi thấy những cỗ quan tài đó được đóng đinh cẩn thận, chắc mấychục năm nay chưa từng mở ra, người chết bên trong có khi xương cũng đãmục rồi, chẳng có gì phải sợ. Để cho chắc ăn, tôi ghim khẩu súng săn vàthuốc nổ xuống dưới ba lô, rồi gối đầu lên ba lô ngủ. Một đám mây đenche khuất mặt trăng, quán trọ hoang bỗng chốc tối đen, không nhìn thấygì nữa, chỉ nghe thấy phía bên ngoài dường như có tiếng trẻ con khóc.

5

Tôi giật mình, mở to mắt lắng nghe, xung quanh lại im ắng như tờ, không thấy động tĩnh gì nữa.

Điếu bát thì thầm: "Cậu có nghe thấy gì không, vừa nãy có tiếng trẻ con khóc bên ngoài."

Tôi nói: "Thảo Hài Lĩnh hoang vắng thế này, quanh đây lại không có nhà dân, làm gì có trẻ con, không chừng là tiếng mèo kêu."

Điếu bát nói: "Chắc là nghe nhầm, nhưng mèo đêm tới nhà là điềm gở.Ban đêm mèo mò vào nhà là để đếm lông mày của người, đếm xong rồi là sẽbị hút mất hồn..."

Trong lòng tôi thì biết rõ đó không phải là tiếng mèo kêu, tiếng khóc vừa rồi vọng lại từ phía xa nhưng rõ ràng là tiếng của đứa trẻ tầm haiba tuổi, chỉ nghe thấy vài tiếng rồi im bặt luôn, đêm hôm giữa rừng saolại có tiếng trẻ khóc?

Mải nghĩ như vậy cũng chẳng để ý Điếu bát nói với tôi chuyện mèo đêmđếm lông mày của người rốt cuộc là như thế nào. Mặc dù thấy kỳ lạ, nhưng vì leo núi cả ngày đã quá mệt nên tôi không muốn nhúc nhích động đậynữa. Nhắm mắt lại là ngủ, cũng không biết đã ngủ được bao lâu, bỗngtiếng trẻ con khóc lại vang lên, nghe gần hơn, thật hơn, khiến người taphải sốt ruột.

Tôi và Điếu bát cùng mở trừng mắt, mây đen đã trôi đi, ánh trăng lạichiếu vào bên trong, tôi nhìn thấy vẻ mặt Điếu bát hết sức kinh ngạc,anh ta nói: "Đây không phải là tiếng mèo...". Tôi gật đầu, hơi nhổmngười dậy, nhòm qua cửa sổ nhìn ra ngoài, chỉ thấy dưới ánh trăng cảnhvật tĩnh lặng, không một bóng người.

Điếu bát hỏi: "Thấy gì không? Có đứa bé nào không?"

Tôi quay đầu vào: "Bên ngoài không có ai cả..."

Điếu bát lại nói: "Hay mình đi ra ngoài xem sao?"

Tôi nhìn vào ba cỗ quan tài trong góc nhà, nói: "Không được ra ngoài. Nơi này có chút tà ma, nửa đêm ra ngoài không ổn, tốt nhất là đừng mởcửa, đợi trời sáng là ổn thôi."

Điếu bát cũng không yên tâm mấy cỗ quan tài trong phòng, lại hỏi:"Theo cậu có phải là... mấy con ma trong cỗ quan tài kia giở trò không?"

Tôi nói: "Tôi thấy mấy cỗ quan tài kia không phải là quan tài trẻ con, anh đừng nghi ngờ linh tinh."

Điếu bát nói: "Tại sao trong quan tài có người chết mà lại để ở đâylâu như vậy, tới tận bây giờ vẫn không dời vào nghĩa trang của dòng họsao?"

Tôi nói: "Mới đầu tôi cứ nghĩ là của gia đình giàu có nào đó để quantài ở đây chờ đưa vào nghĩa trang, nhưng nhìn kỹ thì gỗ quan tài là loại gỗ rẻ tiền, chắc là người chết không có ai đến nhận, chỉ là tạm thờiđặt ở đây. Nghe nói đất vùng Hùng Nhĩ ở Dự Tây vừa sâu vừa cứng, ngườichết không thể chôn ngay, nếu không thi thể sẽ biến thành "bạt" gây hạnhán, vì vậy người chết phải để trong quan tài vài năm mới đem đi chôn.Tôi nghĩ nơi đây sau đó bị bỏ hoang nên chẳng ai quan tâm những cỗ quantài này nữa."

Lúc này Mặt dày ngồi dậy, lấy tay dụi mắt, mơ mơ màng màng hỏi xảy ra chuyện gì?

Tôi hỏi anh ta: "Ông có nghe thấy tiếng trẻ con khóc không?"

Anh ta trả lời: "Chẳng nghe thấy gì cả, chỉ thấy hai người đi tới đilui trong phòng làm tôi ngủ chẳng yên. Đêm hôm giữa rừng núi hoang vulấy đâu ra trẻ con, cậu đang nói mơ đấy à? Không phải là tôi nói xấu cậu đâu, nhưng mà cậu hơi căng thẳng quá đà rồi đấy, có thể cậu không pháthiện ra, nhưng cậu ngày nào cũng gặp ác mộng, sắc mặt ngày một kém đi.Đợi lúc nào về, tôi kiếm cho cậu cái bầu dục của lừa, đừng có ngại ănsống, cái món đó phải ăn sống mới có hiệu nghiệm, cắt lát ra trộn vớitỏi ăn, đảm bảo có hiệu quả."

Tôi nghe nói thì giật mình, trong lòng hiểu rõ dạo này tôi bị ác mộng hành hạ, cô gái Saman có khi cũng chết trong tình trạng như vậy. Tôi đã kể chuyện này cho Điếu bát và Mặt dày nghe nhưng hai người họ khôngtin, tôi đang định nói tiếp chuyện của mình thì bên ngoài lại vọng vàotiếng trẻ con khóc, lần này càng gần hơn, tiếng khóc ngay ngoài cửa, đứa trẻ đó dường như gặp phải chuyện gì đáng sợ, tiếng khóc nghe rất thêthảm.

Mặt dày nói: "Đúng là có tiếng trẻ con khóc thật, con cái nhà ai mà lại đi lạc vào trong núi thế này?"

Tôi nói: "Không đúng, từ lúc chúng ta lên núi, dọc đường không có nhà dân, ngoại trừ quán trọ hoang này."

Mặt dày nói: "Rõ ràng là tiếng trẻ con khóc mà, tôi phải ra ngoài xem sự thể thế nào."

Tôi nói với Mặt dày: "Ông đừng mở cửa, không chừng bên ngoài là thứ gì đang khóc cũng nên, bọn mình cứ mặc kệ nó đi."

Mặt dày nào có chịu nghe lời tôi, nói xong là rút then cài cửa, mộttrận gió lạnh thổi vào bên trong, tôi nổi hết cả da gà. Mặt dày đạp cửathò đầu ra ngoài nhìn trái nhìn phải. Bên ngoài quán trọ bỏ hoang chỉ có lá khô cỏ dại chứ không thấy ai. Anh ta có to gan mấy cũng thấy ớnlạnh, nói một câu "Lạ thật" rồi định đóng cửa. Bỗng trong đám cỏ phát ra tiếng kêu the thé.

6

Chúng tôi nghe thấy tiếng đứa bé khóc phát ra từ trong đám cỏ dại nơi chân tường, ánh trăng sáng vằng vặc nhưng vì cỏ mọc cao um tùm nên cũng chẳng nhìn thấy gì.

Mặt dày lắm chuyện, không màng tới lời khuyên của tôi và Điếu bát, cứ đòi ra đó xem thế nào.

Tôi phát hiện ra tiếng khóc của đứa bé giống như đang sợ hãi, nhưngvừa the thé vừa lạ, thông thường tiếng trẻ con khóc lúc to lúc nhỏ, khóc lâu rồi thì hơi thở sẽ không đều đặn nữa, nhưng tiếng khóc trong bụi cỏ kia phát ra thì đều đều như nhau, dường như không có cảm xúc gì cả mànhư đang giả vờ.

Lúc Mặt dày chạy ra ngoài xem xét, tôi mới nhớ ra súng săn vẫn đểdưới túi đồ, đang định vào trong lấy thì thấy đám cỏ xào xạc lay động,một con vật trông như rắn nhưng có bốn chân đang bò ra, con vật đó dàigần một mét, đầu hình tam giác, đầu lưỡi chẻ đôi đang thò ra thụt vào,miệng phát ra tiếng kêu như tiếng trẻ con khóc, cả ba người chúng tôiđều giật mình kinh hãi, lão Mặt dày hét lên một tiếng: "Rắn mối!"

Người dân vùng núi gọi loài rắn có bốn chân là rắn mối chỉ vì nó cóhình thù giống rắn, nó không có dây thanh quản, không phát ra tiếng kêu, nhưng trong đêm người ta vẫn nghe thấy rắn phát ra tiếng "xì xì" đó làtiếng kêu phát ra từ trên thân họ nhà rắn mối, điều đó không có gì làlạ, có điều con rắn mối này có tiếng kêu như trẻ con khóc thì đúng làhiếm thấy. Tôi nghĩ trong bụng, giữa nơi hoang vắng không người này, rắn mối phát ra tiếng kêu như tiếng khóc để dụ người tới thật chẳng khác gì yêu quái, con rắn mối này toàn thân bạc thếch, hai mắt đỏ ngầu, khônghề giống so với những con rắn mối khác, rõ ràng trên người nó có độc,nghĩ vậy tôi bất giác lạnh người.

Trong tay Mặt dày vẫn đang cầm thanh gỗ cài cửa, thấy con rắn mối hámiệng bò ra liền giơ thanh gỗ lên đánh. Con rắn mối phản ứng nhanh đếnkinh ngạc, thanh gỗ của Mặt dày đánh hụt vào không khí.

Tôi thấy trước mắt mình mờ đi, một làn khói bay thẳng vào bên sườnMặt dày, tôi vội túm lấy tay anh ta giật về phía sau. Con rắn mối đớpngay vào thanh gỗ, độc dịch chảy ra thấm vào khúc gỗ phát ra tiếng kêuxèo xèo. Nếu để con rắn mối cắn phải thì giờ này toàn thân Mặt dày đãđen sì nằm vật ra đất rồi, anh ta kinh hoàng vứt vội thanh gỗ xuống đất. Điếu bát kêu lên: "Mau... Mau vào trong nhà đi!", anh ta còn chẳng kịpquay người lại, lộn một vòng lăn thẳng vào trong nhà. Tôi và Mặt dày vừa lùi vừa đóng cửa, cứ nghĩ con rắn mối đó có ghê gớm đến mấy thì đóngcửa phòng lại rồi là yên tâm. Không ngờ mới đóng cửa chưa kịp cài thenthì con rắn mối đã nhả ra một làn khói màu vàng, hôi thối kinh khủng,tôi và Mặt dày thấy tình hình không ổn vội vàng lùi lại né tránh, may mà lùi kịp không bị làn khói đó phả vào mặt nhưng vẫn ngửi thấy mùi hôithối như cá chết, máu mũi lập tức chảy ra thành dòng, lấy tay bịt lạicũng không được, trước mắt bỗng tối sầm. Chỉ chậm vài giây vậy thôi màchúng tôi không kịp đóng cửa, chỉ nghe thấy tiếng khóc lại thét lên, con rắn mối đã đi vào bên trong, dưới ánh trăng thấy nó vẫn không ngừng nhả ra từng làn khói, trông thấy mà ớn lạnh cả sống lưng.

Sự việc xảy ra quá đột ngột, tôi chưa kịp lấy súng ra thì con rắn mối đã bò vào bên trong, chúng tôi không ngừng lùi lại, nhưng gian phòngnày chỉ có một cửa, tiếp tục lùi nữa là tới chỗ mấy cỗ quan tài và cũnglà đường cùng. Con rắn mối đã tiến lại gần, vẫn tiếp tục nhả khói vàng,mặt Điếu bát đã xám xịt: "Xong rồi! Xem ra hôm nay... không qua khỏikiếp nạn này rồi!" Tôi bịt lấy mũi vẫn đang không ngừng chảy máu, nóivới Mặt dày: "Vừa nãy ông mà nghe lời tôi thì bọn mình không đến nỗichết ở đây." Mặt dày cãi lại: "Cậu đâu phải là người ra lệnh, việc gìtôi phải nghe cậu?", rồi lại quay sang nói với Điếu bát: "Đại ca thấychưa, chết đến nơi rồi mà nó còn tranh giành quyền lực". Điếu bát nói:"Hai người có ân oán gì thì đợi kiếp sau giải quyết được không?"

Phía sau lưng tôi đã là cỗ quan tài, không còn chút đường lui nào,nhưng không cam tâm chịu chết, trong đầu bỗng vụt qua một ý nghĩ, tôivội gọi hai người kia: "Mau đẩy mấy cỗ quan tài kia ra!", Mặt dày nói:"Đúng rồi, đẩy mấy cỗ quan tài này ra đè chết nó đi!" rồi ba người chúng tôi vội đẩy những cỗ quan tài đó ra. Vì để ở đây đã nhiều năm, trần nhà lại dột, gỗ quan tài đã mục từ lâu, chúng tôi ai cũng cố hết sức đểđẩy. Nhưng con rắn mối này rất nhanh nhẹn, tránh được cỗ quan tài đổxuống, nháy mắt đã vòng sang phía chân tường, há miệng chực đớp Mặt dày. Bọn tôi vì đẩy quá mạnh nên đều bổ nhào ra trước cùng với cỗ quan tài.Con rắn mối bò nhanh như bay, đớp trượt vào không khí nhưng nó khôngquay đầu lại, xoay một vòng quanh cỗ quan tài chạy ra phía trước mặtchúng tôi, ngẩng đầu lên lại chuẩn bị nhả khói vàng. Tôi đành phải tiếptục đẩy quan tài, có điều cỗ quan tài để đã lâu, mưa gió vùi dập nên gỗđã mục, mới đẩy một cái chỉ nghe thấy tiếng kêu răng rắc rồi cả nắp quan tài bật ra gãy làm mấy khúc. Tôi cầm lấy một khúc nắp quan tài, chẳngkịp nghĩ ngợi gì ném thẳng vào mặt con rắn mối. Con rắn mối nhanh nhẹntránh được chiếc nắp quan tài đang bay tới, rồi nó bất ngờ trèo lên cỗquan tài, đứng đối diện với chúng tôi, miệng không ngừng phát ra tiếngkêu như tiếng trẻ con khóc. Khoảng cách gần trong gang tấc, cho dù nónhả khói vàng hay là cắn thì chúng tôi cũng không còn chỗ mà tránh.

Ai ngờ lúc con rắn mối trèo lên quan tài chuẩn bị nhả khói thì bỗngthét lên một tiếng dài kinh hãi rồi quay đầu bỏ chạy nhanh như một cơngió, chớp mắt đã không nhìn thấy bóng dáng đâu nữa, đám khói vàng nó nhả ra cũng đã tan hết.

Ba người chúng tôi vẫn đứng đờ tại chỗ, miệng há to mãi vẫn khôngngậm lại được, không hiểu vì sao con rắn mối đó lại đột ngột bỏ đi.

Tôi nghĩ chắc là khi nắp quan tài bị bật ra, con rắn mối nhìn thấyngười chết trong quan tài, nên đã sợ quá mà bỏ chạy tháo thân. Nhưngtrong quan tài là người chết đã nhiều năm, đâu có gì đáng sợ, tại saolại khiến con rắn mối đã thành tinh kia hoảng hốt dường vậy. Nghĩ tớiđó, tôi bất giác ngó vào cỗ quan tài.

7

Tôi nhớ lại, có đi xem hát ở Độc Thạch Khẩu, tích "Trương thiên sưchém xà tinh", đó là loại rắn có bốn chân, đêm đến phát ra tiếng kêu như tiếng con gái để dụ chàng thư sinh trong ngôi miếu cổ vào trong núi rồi ăn thịt, đúng lúc Trương thiên sư đi ngang qua, thấy xà tinh đang ănthịt người liền rút chiếc thước thần ra để trừ yêu. Con rắn tinh dàimười trượng, mỗi lần bị đánh một roi đều ngắn đi một thước, cho tới khirút hết số năm mà nó đã tu luyện, sau đó bị Trương thiên sư hàng phục,nhốt trong chiếc hộp sắt bên ngoài có dán lá bùa rồi đem chôn xuống đất. Nhiều năm sau, một người nông dân cuốc phải trong lần đi làm đồng, rắntinh lại thoát ra gây hại cho bách tính. Có thể hình thù các loại yêuquái trong truyền thuyết dân gian cũng bắt nguồn từ các loại động vậtnhư rắn mối chúng tôi gặp phải ngày hôm nay, gọi nó là rắn tinh cũngkhông quá lời chút nào. Điếu bát và Mặt dày không nói gì, có thể họ cũng đang nghĩ như tôi, ba người cùng nhìn vào trong quan tài, lúc này mặttrăng lại bị mây đen che khuất, trong phòng tối thui, không nhìn đượcthi thể bên trong quan tài.

Bốn bề tĩnh mịch, đến tiếng tim của tôi và hai người kia đập thìnhthịch đều nghe rõ mồn một, trước mắt lại tối đen như mực, nhìn được gìđó có khi lại tốt hơn, càng không nhìn thấy lại càng nghĩ ngợi nhiều,trong lòng không yên chút nào, tôi càng sợ con rắn mối kia sẽ quay trởlại, hẫng một lúc mới mò ra được hộp diêm bật một que lên, tôi đi rađóng cửa, thanh gỗ vừa rồi đã vứt ở bên ngoài, chúng tôi tìm một thanhkhác cài cửa. Nghe nói loại rắn mối này chỉ xuất hiện vào ban đêm, saukhi trời sáng thì không cần phải sợ nữa. Lúc này, hai người kia cũng đãtìm thấy đèn pin, trong phòng sáng hẳn lên, mọi người đều cảm thấy yêntâm hơn rất nhiều. Điếu bát nhìn thấy tôi và Mặt dày vẫn đang chảy máucam, trong lòng sợ hãi: "Nghe nói bọn rắn mối này hay giao phối trên mái nhà, nếu người nhà không biết đi ngang qua phía dưới bị tinh dịch củanó rơi trúng thì toàn thân sẽ tan chảy thành máu, người dân miền núi sợrắn mối như sợ cọp. Bọn mình gặp phải con rắn mối này cũng quá kinhkhủng, ngửi mùi hôi nó thở ra mà đã chảy máu mũi rồi, may mà nó đột ngột bỏ đi, nếu không thì... hậu quả khôn lường!" Mặt dày nói: "Hình như nónhìn thấy xác chết trong quan tài sợ quá nên bỏ chạy." Điếu bát nói:"Rắn mối có nhìn được đâu, làm sao mà thấy xác chết trong quan tài được? Chắc là khi bọn mình mở nắp quan tài, nó đã ngửi thấy tình hình khôngổn nên đã bỏ chạy, trong quan tài có thứ gì mà khiến nó hoảng sợ nhưvậy?". Mặt dày nói: "Rắn mối không nhìn được mà chỉ ngửi được thôi à?"Điếu bát nói: "Đương nhiên rồi, cậu không nhìn thấy trước mũi nó có haicái lỗ à?" Mặt dày nói lại: "Nhưng nó cũng có mắt cơ mà, phải nhìn đượcmới đúng chứ?"

Lúc tôi vẫn cùng Sách Ni Nhi đi đào vàng trong núi, từng nghe cô ấykể rắn mối rất giống rắn, có thể thè lưỡi ra để nhận biết mùi vị trongkhông khí, cũng chẳng có gì phải suy luận cả. Tôi vừa lấy súng trong balô ra vừa nói với Điếu bát và Mặt dày: "Giờ nắp quan tài đã bị bật rarồi, nhân tiện xem bên trong có gì mà khiến cho con rắn mối đó sợ nhưvậy, chắc là có gì đó rất cổ quái." Mặt dày nói: "Đúng! Không chừng cóbảo vật, truyền thuyết xà tinh trộm bảo trong dân gian đã được nghe rồi, nhưng chỉ mới nghe chứ chưa được tận mắt thấy, hôm nay đúng là được mởmang tầm mắt..." Lão ta nói tới đó, nhận thấy không làm sao để tiếp lờiđược nên đành im miệng, cầm lấy đèn pin đi trước tới chỗ cỗ quan tài.

Tôi cầm chắc lấy khẩu súng đã lên nòng, cũng tiến về phía trước. Điếu bát dù không dám tiến tới quá gần nhưng vẫn hiếu kỳ, nấp phía sau lưngchúng tôi thò đầu ra nhòm, còn không quên nhắc nhở chúng tôi: "Khéo nhỏmáu vào trong quan tài đấy!"

Tôi và Mặt dày bịt lấy mũi, ngửa cổ một lúc để cầm máu. Vừa nãy mấtmáu tương đối nhiều, giờ hơi choáng váng một chút. Thay bộ quần áo dínhđầy máu, sau đó tôi cầm đèn pin mạnh dạn soi vào trong cỗ quan tài, bêntrong là một xác chết có khuôn mặt màu xanh lét rất kỳ quái, dài gần gấp đôi mặt người bình thường. Tôi thấy đầu nổi da gà, tóc dựng đứng: "Thithể trong quan tài này có phải là người không?"

8

Điếu bát và Mặt dày cũng lộ rõ vẻ sợ hãi, không ngờ mặt của xác chếttrong quan tài lại có màu xanh, khuôn mặt không những dài mà diện mạolại mờ mờ rất kỳ quái, nhìn thế nào cũng không giống người, nhưng xácchết vẫn có hai tay hai chân, toàn thân đen thùi lùi. Chúng tôi soi đènnhìn một lúc lâu thì phát hiện ra người chết đeo một chiếc mặt nạ bằngvỏ cây, do để quá lâu nên chiếc mặt nạ đã dính vào với thi thể, khôngthể lấy ra được nữa.

Mặt dày hỏi: "Mặc dù bộ dạng người chết trong quan tài trông rất khócoi, nhưng cũng chỉ đến thế mà thôi, làm sao có thể khiến con rắn mốikia sợ bỏ chạy được?"

Điếu bát nói: "Không chừng ông cụ này có đạo hành!"

Tôi nói: "Người chết cũng như ngọn đèn đã tắt, còn đạo hành gì nữa. Theo tôi, con rắn mối đó sợ chiếc mặt nạ này."

Điếu bát nói: "Trên mặt xác chết là mặt nạ à? Hình như là... vỏ cây khô."

Tôi giải thích: "Dùng vỏ cây làm mặt nạ, bên trên gắn thạch hoàng, là loại hùng hoàng mà loài rắn sợ nhất."

Điếu bát giờ mới vỡ lẽ: "Hóa ra là thạch hoàng, chúng ta lên núi trộm mộ cũng nên mang theo thứ này, có gặp phải rắn cũng không sợ nữa."

Chúng tôi nhận ra xác chết trong núi phần nhiều không phải chết rồimới đưa vào quan tài, vì khi mở quan tài không thấy có mùi tử khí bốcra, có thể là được đào từ trong mộ cũ trên núi. Nhưng người chết đeo mặt nạ vỏ cây này là ai? Tại sao lại để trong núi hoang ở Thảo Hài Lĩnh?

Tôi chợt nhớ ra, lúc ngồi trên tàu, Lư mặt rỗ có kể cho tôi nghe mộtchuyện. Trước giải phóng, năm đó trời hạn hán, động Hoàng Sào ở Thảo Hài Lĩnh đã cạn nước, những nơi trước đây không tới được thì giờ đều vàođược, người dân phát hiện trong động có cương thi. Khi trong động cònnước thì chẳng ai tới đó, chắc là lúc lũ lụt, nước hồ Tiên Đôn dâng lênđã đẩy thi thể vào đây, không biết đã chìm trong nước bao nhiêu năm,người dân lo sợ đây là "bạt" nên không dám chôn xuống đất, cho hết vàoquan tài để vài năm rồi mới đem đi chôn. Lúc đó, nghe Lư mặt rỗ kể tôicũng không mấy chú ý, giờ nghĩ lại thấy ở đây có ba xác chết, cũng cóthể là do người dân đào được trước giải phóng, do bị ngâm trong hồ nhiều năm nên vỏ cây mới biến thành màu xanh.

Nghe nói cương thi đeo mặt nạ vỏ cây này có rất nhiều dưới lòng hồ,có thể là người tùy táng trong lăng tẩm ở hồ Tiên Đôn. Chỉ cần nhìn độdốc của núi, nhìn ngọn núi là biết được hầm mộ nông sâu thế nào, xungquanh địa cung của Tần lăng, Hán lăng đều có hố chôn tượng đất mang ngựa xe, binh lính, nhưng chôn nhiều người đeo mặt nạ vỏ cây như thế thìdưới vòm trời tuyệt chưa thấy bao giờ. Trước đây, mỗi lần đào mộ trongnúi đều phải huy động lực lượng rất lớn, dùng trâu dùng ngựa để kéo từng khối đá to ra khỏi đường hầm, rồi dỡ bỏ nhiều tầng cửa mới tới được hầm mộ lấy bảo vật. Sau thời Dân quốc, lại thịnh hành dùng thuốc nổ, nhưngdẫu vậy với khối lượng công việc lớn như vậy chỉ dăm ba người không thểnào làm được. Cho dù có khả năng tìm được long mạch thì việc đào núiHùng Nhĩ để vào được hầm mộ còn khó hơn lên trời. Tôi ý thức được bachúng tôi đã nghĩ sự việc quá đơn giản, đúng là lực bất tòng tâm, khácnào rắn nuốt voi, nhưng một khi đã giương cung lên rồi thì không thể hạxuống được nữa, chưa tới Hoàng Hà chưa nhụt chí, chỉ cần ngôi mộ đókhông ở dưới nước thì chưa chắc đã không có cơ hội ra tay. Còn việc chủnhân ngôi mộ dùng quan ngọc tượng vàng này là ai thì chúng tôi vẫn chưacó manh mối gì. Tôi đang định ngày mai khi tới động Hoàng Sào có khi lại tìm được thông tin gì đó. Đêm đó, tôi cùng với Mặt dày đóng lại nắpquan tài, ba người thấp thỏm ngồi trong quán trọ cho tới khi trời sáng.

Đêm đó, tôi nhẩm lại một lượt cuốn "Âm dương bảo kíp" về phương phápđào mộ cổ và những kiến thức mà lão Nghĩa mù truyền lại. Khi trời vừahửng sáng, chúng tôi cạy mấy miếng thạch hoàng trên mặt nạ vỏ cây xuốngmang theo bên mình để đuổi rắn, sau đó đào mấy cái huyệt sau núi chôn ba cỗ quan tài kia rồi lên đường. Theo hướng dẫn trong bản đồ, chúng tôitìm ra một hang động trên Thảo Hài Lĩnh, cửa hang rất nhỏ hẹp, nhưng khi đi vào bên trong lại rất sâu.

Thảo Hài Lĩnh được đặt tên theo địa thế ở đây, dốc núi hiểm trở, cóchắp thêm cánh cũng không bay được, trong núi lại có động Hoàng Sàoxuyên suốt trong lòng núi thông ra tận hồ Tiên Đôn, mấy chục năm trướctrong động vẫn có nước nên tạo thành kỳ quan "các động thông nhau, trong động có động, trong động có núi, trong núi có sông", mặc dù thời đó cócách nói: "Thượng hà thông thiên, hạ hà nhập địa[2]", nhưng vì nước quásâu nên không ai vào được, từ xưa nơi này hoàn toàn tách biệt với thếgiới bên ngoài. Giờ nơi đây đã thành động cạn, chứng tỏ mực nước ở hồTiên Đôn cũng không còn sâu nữa. Tôi đưa cho Mặt dày một khẩu súng sănphòng gặp thú dữ, ba người chuẩn bị xong xuôi thì đốt đuốc đi vào bêntrong động. Đoạn đầu, trong hang chật hẹp, uốn khúc, đi lại rất khókhăn, trước mắt toàn là những nhũ đá hình thù kỳ quái. Theo truyềnthuyết, năm xưa con cá thần biến thành ông lão cứu Hoàng Sào chính là ởtrong động này, cuối cùng đã bị người ta quăng lưới đánh lên mổ bụng làm thịt, chết rất thê thảm. Trong động vọng lại những tiếng kêu như tiếngkhóc, chẳng trách người dân còn gọi động này là động Ngư Khốc.

[2] "Thượng hà thông thiên, hạ hà nhập địa": Nghĩa là thượng nguồn sông lên trời, hạ nguồn xuyên xuống đất.

9

Điếu bát giơ cao bó đuốc, vừa đi vừa lẩm bẩm: "Động Hoàng Sào sâu như vậy, trong này có yêu ma quỷ quái, thần tiên thì cũng chẳng có gì làlạ."

Tôi nói: "Trong dân gian truyền rằng trước đây có cá thần ở trong động thì đây là nơi ở của thần tiên, làm gì có quỷ quái."

Mặt dày nói: "Cậu nói thế cũng không đúng. Thần tiên phải ở trên trời chứ, con cá biến thành ông lão cùng lắm cũng chỉ là yêu quái trên núithôi."

Tôi nói: "Ai bảo với ông cứ ở trong hang động thì đều là yêu ma quỷquái. Các đạo sĩ đều tu luyện trong động phủ, rời khỏi sơn động sao còngọi là động phủ được?"

Điếu bát nói: "Đúng là có cách lý giải như vậy. Chưa kể đến thứ khác, riêng Tử Tiêu cung, động phủ của Hồng Quân lão tổ, người đứng đầu trong các vị tiên, chính là ở khuỷu núi Tạ Gia vùng Đông Bắc. Hai năm trước,tôi tới đó thu mua đồ, đó là một ngọn núi đồ sộ ở vùng Liêu Ninh, HồngQuân lão tổ đã tận dụng hang động trên núi làm cung điện. Sở dĩ HồngQuân lão tổ chọn nơi đây làm động phủ là có nguyên nhân. Nghe nói, HồngQuân lão tổ là con Khúc Thiện tu luyện đắc đạo, sinh ra và sống trongđất nên không thể rời hang động được, nếu xảy ra sự cố, trốn trong độngmới có cơ hội thoát thân."

Mặt dày hỏi: "Sinh ra trong đất và sống trong đất... lão ta là thứ gì thế?"

Điếu bát nói: "Nói trắng ra Hồng Quân lão tổ là một con giun đất, đã trải qua kiếp nạn khai thiên lập địa, sau đó đắc đạo."

Mặt dày nói: "Nếu nói vậy thì Hồng Quân lão tổ là do con giun đấtbiến thành, chẳng phải là một lão quái tu luyện thành tinh sao?"

Tôi nói: "Thực ra tiên cũng là yêu quái, đắc đạo thành tiên hay thành tinh thì cũng chỉ là cách nói của con người thôi, chưa hiện nguyên hình thì là tiên, hiện nguyên hình rồi thì là yêu ma quỷ quái."

Điếu bát nói: "Nói vậy cũng đúng! Thần tiên hay quỷ quái đều trong ýnghĩ của con người, nhưng động Hoàng Sào đã khô cạn nhiều năm, vậy màsâu bên trong lại có tiếng u u, chẳng lẽ là bọn cá đang khóc thật sao?"

Động Hoàng Sào còn có tên là động Ngư Khốc. Tương truyền, cá thầntrong động bị người ta giết thịt nên thường nghe thấy tiếng con cháu của con cá thần đó khóc. Điếu bát nhớ lại chuyện tối qua, nên trong lòngvẫn thấy sợ hãi. Tôi và Mặt dày nghe ngóng thấy như tiếng gió, có giókhông có gì là lạ. Đi tới đây thì không gian trở nên thoáng đạt rộng rãi hơn, tôi phát hiện trên đỉnh động có thứ gì đó phát ra tiếng động, giơđuốc lên soi thì không nhìn thấy gì, trên đó quá cao, ánh sáng không soi tới nơi, chỉ một màu tối đen, tôi cố mở to mắt ra nhìn bỗng thấy phíatrên đỉnh động đen ngòm có hàng loạt những đốm xanh lè, tiếng u u phátra càng lúc càng mạnh hơn.

Ngẩn ra một lúc, chúng tôi mới nhìn thấy rõ quanh thành động cũng chi chít những đốm xanh lè, đó là hàng ngàn hàng vạn con dơi. Chúng tôi vội vàng ôm lấy đầu nằm rạp xuống. Lúc này đàn dơi bị kinh động, kêu ré lên nháo nhác bay ra ngoài, đuốc đều bị chúng tạt cho tắt hết. Dơi trongđộng Hoàng Sào đều màu trắng, to bằng lòng bàn tay, số lượng nhiều không kể xiết, chúng tôi nhắm mắt ôm đầu nằm im, một lúc sau, lũ dơi mới bayhết ra ngoài. Tôi và Mặt dày lôi Điếu bát dậy, thắp đuốc lên, trong nàylà một hang động mọc đầy măng đá, cứ như đứng giữa một rừng măng, tronglòng động có nước, sâu khoảng một thước, nước trong nhìn thấu đáy, rấtnhiều con cá mình trong suốt đang bơi lội.

Tôi nghĩ truyền thuyết cá khóc trong động chắc là bắt nguồn từ tiếng kêu của lũ dơi, may mà bọn này không tấn công người.

Mặt dày nói: "Mấy ngày trên núi, mồm miệng nhạt quá rồi, hay là bắt vài con cá ăn tạm, còn tiết kiệm được lương khô nữa."

Điếu bát nói: "Dân trong vùng còn không dám ăn cá ở đây, vì dưới hồ có cương thi, bọn cá này đều ăn thịt người đấy."

Mặt dày nói: "Toàn mấy lời đồn mê tín của dân bản địa, có bao nhiêu cương thi cho bọn cá này ăn bao nhiêu năm như vậy chứ."

Tôi nói: "Bọn cá dưới hồ Tiên Đôn có ăn xác người chết hay không thìkhông biết, nhưng bọn cá trong động này rõ ràng là không được tiếp xúcvới ánh mặt trời, nếu không đã không trở nên trong suốt thế kia, chỗ này lại chẳng có thứ gì khác mà ăn, chắc là chỉ ăn xác chết và phân dơithôi. Ông mà muốn ăn cá thì cứ xơi tự nhiên, bọn tôi chẳng dám hưởngphúc đó đâu."

Mặt dày nghe đã thấy buồn nôn, ngay lập tức từ bỏ ý định ăn cá, lạilý luận: "Hai người đừng tưởng thật, tôi cũng chỉ nói thế thôi, tiếtkiệm là đương nhiên nhưng không nhất thiết phải mạo hiểm tính mạng."

Động Hoàng Sào là một dòng sông chảy ngầm trong lòng đất thông ra tới hồ, dài mấy cây số, nối thông với rất nhiều lòng động to nhỏ khác nhau, trong đó vài nơi vẫn còn nước, nhiều lúc tới những vị trí tương đối cao còn nhìn thấy những bức họa vẽ hình thiên cẩu ăn mặt trăng, nội dungkhông còn nguyên vẹn, hình thù kỳ dị, thậm chí còn có phần khủng khiếpchúng tôi, đứng trong lòng động hàng vạn năm, âm u lạnh lẽo này mà không dám tiến lên.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13: Chuyện ma trong núi


Bức bích họa thiên cẩu ăn mặt trăng vẽ hình xác chết đeo mặt nạ vỏcây, mộ cổ dưới hồ Tiên Đôn, người chết thủng ruột trong chiếc quan tàibằng ngọc. Với ngôi mộ trên núi đó, tôi cũng chỉ biết có vậy. Nếu vàođược trong hầm mộ, tôi tin sẽ còn nhiều phát hiện kinh người nữa. Chúngtôi đi qua loạt động trong Thảo Hài Lĩnh một cách thuận lợi, khắp nơiđều có hang động, mỗi động một vẻ, nhưng trong con mắt giới đổ đấuchuyên nghiệp, thì cho dù các hang động có hình thù cổ quái tới đâu cũng không nằm ngoài mười tám loại hình hang động đã được tổng kết, phongthủy gọi là "sơn trung thập bát khổng" mỗi loại có một cách đi riêng,tôi từng nghe lão Nghĩa mù giới thiệu, trong cuốn "Âm Dương bảo kíp" của nhị lão đạo cũng có nói tới. Muốn ra khỏi động Hoàng Sào không phải làkhó. Quá trưa, chúng tôi tới phía nam Thảo Hài Lĩnh, ba phía đều lànhững ngọn núi cao vút, cho dù có chắp thêm cánh cũng không bay quađược, diện tích hồ rộng 370 hecta nằm giữa các dãy núi, ven hồ mọc đầylau sậy, phía xa là màu sương mù, trắng đục. Năm xưa, mực nước hồ TiênĐôn cao hơn bây giờ rất nhiều, nước trong hồ thông thẳng vào động NgưKhốc, cá trong động chưa hẳn là cá thần, những truyền thuyết như vậy vốn không có căn cứ. Người xưa vốn nhàn hạ, sau bữa tối thì rảnh rang không có việc gì làm, ngoài chuyện sinh con ra thì chuyên nghĩ ngợi linh tinh rồi kể chuyện, bốn tác phẩm văn học lớn của Trung Quốc cũng được ra đời như vậy mà thôi. Nhưng núi Hùng Nhĩ là một bảo huyệt trong dãy núi long mạch của Trung Nguyên, những chỗ nước rút giờ đã thành đầm lầy, là nơicư trú của vịt trời và chim nhạn.

Điếu bát che tay ngang trán nhìn ra xa: "Mộ cổ dưới hồ Tiên Đôn chắcchắn ở bên kia, tôi đã nhìn thấy bảo khí toát lên từ địa cung."

Tôi nói: "Anh đừng vội nhắc đến điều đó, chúng ta đã bỏ qua một tình tiết hết sức quan trọng, làm thế nào để ra hồ đây?"

Điếu bát và Mặt dày nghe tôi hỏi thì ngẩn người, chẳng ai nghĩ tớiviệc quanh Tiên Đôn tứ bề đều là nước, không có ghe thuyền thì không thể qua hồ, bơi thẳng ra thì cũng không được phần vì hồ rộng, phần còn phải mang vác xẻng, dây thừng, lương khô, đèn pin, túi ngủ v.v... trọnglượng chiếc ba lô không phải là nhẹ, xuống nước chắc chắn sẽ chìm xuốngđáy hồ luôn. Hai nữa, nghe nói dưới đáy hồ có cương thi, đó là những xác chết đeo mặt nạ vỏ cây, chúng tôi to gan đến mấy cũng không dám lộithẳng xuống nước. Ba người bàn bạc một hồi, quyết định xuống hồ từ phíanúi Thương Mã, tới đầm Canh gà trước. Nghe nói, người dân vẫn hay vàotrong đầm nhặt trứng vịt trời, có thể ở đó sẽ có thuyền bè để lại.

Chúng tôi không mang nhiều lương khô, dọc đường lại bị chậm một ngày, như vậy thời gian đào mộ cũng bị giảm bớt đi một ngày. Sau khi lên kếhoạch, chúng tôi tìm đường xuống núi. Nếu là mực nước năm xưa của hồTiên Đôn thì quả không có đường xuống thật, nhưng nay nước đã rút, phầntiếp giáp với núi Thông Mã hình thành một khu đầm lầy rộng khoảng hơntrăm mét mọc đầy lau sậy. Chúng tôi đi xuyên qua khu đầm lầy tiến vềphía Nam, trước khi mặt trời lặn thì tới được đầm Canh gà. Vùng này lausậy mọc dày đặc, mặt nước lung linh trong ánh chiều, tiếng chim nhạn kêu giữa bầu không, từng làn gió thu nhè nhẹ thổi, những bông lau bay trong gió tựa hồ tuyết rơi, cảnh vật đẹp như tranh vẽ. Nhưng trước khi tớiđây chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về cương thi hồ Tiên Đôn nênchỉ thấy phía dưới mặt hồ tĩnh lặng kia đang ẩn chứa nhiều bí ẩn.

Đầm Canh gà chỉ có một lối đi duy nhất chưa thể gọi là đường, hai bên toàn là đầm trạch, vận may của chúng tôi không đến nỗi tồi, theo conđường đó, chúng tôi tìm thấy ba chiếc thuyền độc mộc, trong đó hai chiếc đã hỏng nặng, chiếc còn lại tương đối tốt. Thuyền độc mộc là loạithuyền được đẽo từ một thân cây nguyên vẹn, có thể chở được vài bangười, dùng mái chèo để di chuyển trên nước. Điếu bát nhìn hoàng hôn dần tàn, liền nói: "Đêm nay đành nghỉ lại trong đầm lau sậy này, sáng maiđào mộ dưới hồ sau vậy."

Chúng tôi cũng không đi nổi nữa, liền tìm chỗ khô ráo ngồi lại giở lương khô ra ăn cho đỡ đói.

Mặt dày luôn miệng chê lương khô cứng, ăn gãy cả răng, anh ta nói:"Món ăn hoang dã ngon nhất vẫn là sóc đất. Hai năm trước, khi tôi cònđóng quân ở Tây Bắc, thường chạy xe đường dài, cũng thường xuyên khôngcó cái ăn. Nếu bắt được một con sóc đất thì coi như được đổi bữa. Bọnsóc đất này con nào con nấy béo tròn, nướng trên lửa mỡ cứ chảy ra xèoxèo."

Điếu bát dường như cũng được ăn thịt sóc đất rồi: "Ừ... thịt nó giống thịt cầy vòi mốc, nhưng ăn thịt sóc đất phải chú ý thời gian, nếu ănsau tiết Kinh Trập[1] nách nó sẽ bị hôi, không thể ăn được."

[1] Tiết kinh trập: là khoảng thời gian bắt đầu từ 5/3 đến 21/3 trước khi tiết xuân phân bắt đầu.

Tôi nói: "Sao thứ gì mấy người cũng ăn vậy? Bọn sóc đất chân taygiống như người, nướng chín rồi trông chẳng khác gì thịt người nướng.Hơn nữa sóc đất rất cảnh giác, hang của chúng thường có nhiều cửa, không dễ bắt đâu."

Mặt dày nói: "Nghe là biết chú không phải dân sành ăn rồi. Sóc đấtchuyên ăn rễ cây, những vùng bị chúng cắn hết rễ cây thì không có bóngdáng cây cỏ nào, mình ăn thịt chúng chính là trừ hại cho nhà nông. Hơnnữa hang sóc đất thường có hai cửa hang, chỉ cần hun khói một đầu cửahang, cầm sẵn gậy đứng chờ ở đầu cửa hang bên kia chờ bắt là xong, nếucó chó thì càng đơn giản hơn, không cần mình phải ra tay. Lần sau có cơhội đi Tây Bắc tôi mời hai người ăn thịt sóc đất, hôm nay đành gặm tạmlương khô vậy. À, mà sao tụi mình không bắt vài con vịt trời nếm thửnhỉ?"

Tôi và Điếu bát nghe anh ta nói vậy thấy đây cũng là một ý hay, đúnglà nên đi thám thính xem. Cả bọn cất lại mấy miếng bánh cứng còng, rónrén trong đám lau sậy tìm khắp nơi, nhưng đến một cọng lông vịt cũngkhông có. Bỗng thấy đám lau sậy phía trước sột soạt lay động, dường nhưcó vật gì đó đang động đậy, tôi rón rén tiến lên phía trước, nhẹ nhàngrẽ đám sậy trước mặt, bỗng giật thót mình, suýt chút nữa bật kêu lênthành tiếng.

2

Tôi vội lấy tay bịt miệng, cúi thấp người, không dám thở mạnh, vộiđưa tay ra hiệu cho Điếu bát và Mặt dày cũng nằm xuống. Hóa ra, sau đámlau sậy là một toán người khoảng hơn chục tên, đứa dẫn đầu thấp, béotròn, khoảng ngoại tứ tuần, đầu hắn to hơn hẳn người bình thường, miệngrộng, mắt cười híp mí, lúc nào cũng thường trực nụ cười giả tạo, trôngbề ngoài, hắn không khác gì bức tượng phật Di Lặc trong chùa.

Tôi và Điếu bát đều biết tên này, hắn là Hoàng Tam, mọi người đều gọi hắn là Hoàng phật gia, một tay anh chị ở chợ âm phủ. Thời trẻ bán cháoquẩy, mấy năm gần đây phát tài nhờ đi đào trộm mộ. Nghe phong thanh,Hoàng phật gia chẳng có tài cán gì, nhưng thủ đoạn rất nham hiểm, lạithêm bọn đầu gấu bám theo hắn làm ăn, chỉ cần làm giàu không cần biếtđến lý lẽ. Trước đây, hắn cũng hay tới tìm lão Nghĩa mù nhờ chỉ giúp nơi nào có mộ cổ, nhưng lão Nghĩa mù đều từ chối không gặp, nhiều lần nhưvậy, về sau hắn cũng ít tới hơn. Tôi gần như chẳng bao giờ qua lại vớihắn.

Tôi không ngờ lại gặp phải Hoàng phật gia ở đây. Hai người kia theosát phía sau tôi, biết tình hình cũng vô cùng kinh ngạc, không ai dámlên tiếng. Thuộc hạ của Hoàng phật gia đứa nào trong tay cũng có súngtrường hoặc súng lục, một số thằng còn đeo những ba lô chứa đầy thuốcnổ. Người dân địa phương ở đây có truyền thống săn nhạn và vịt trời, chỉ cần có tiền muốn mua bao nhiêu súng săn mà chẳng được, số thuốc nổ kiachắc cũng mua từ những mỏ khai thác than lậu, bọn này to gan thật.

Tôi nghĩ bụng: "Nghe nói bọn Hoàng phật gia là một đội quân đào mộđược trang bị vũ trang, quả nhiên không sai. Bọn này định dùng thuốc nổđể đi đào mộ trên núi Hùng Nhĩ chắc?"

Bỗng nghe một tên có eo gầy như eo rắn trong đám thuộc hạ lên tiếng:"Có bản đồ mộ cổ rồi còn cần người địa phương dẫn đường nữa sao?"

Một tên khác có vết sẹo trên mặt trả lời: "Bọn mình làm gì có bản đồ? Trên hồ sương mù có thể nổi lên bất cứ lúc nào, nếu không có người bảnđịa dẫn đường thì không ổn."

Tên eo rắn cười hí hí nói: "Mày không biết đấy thôi, có một thằng ngu tên là Điếu bát đi rêu rao khắp nơi tìm người để lấy tấm bản đồ trongchiếc gối sứ trăm tuổi, nó vừa muốn lấy tấm bản đồ lại vừa không muốnlàm hỏng chiếc gối sứ, cứ tưởng chuyện ngon đều về hết tay hắn. Chuyệnnày Hoàng phật gia cũng biết rồi, muốn lừa thằng ngu đó khác gì trò đùa, phật gia dặn tao lúc lấy tấm bản đồ ra thì sao lại một bản, thằng nguĐiếu bát kia có nằm mơ cũng không nghĩ tới chiêu này."

Tên mặt sẹo giơ ngón tay trỏ lên, ngay lập tức ra giọng nịnh bợ Hoàng phật gia: "Cao tay thật! Em phục đại ca sát đất."

Hoàng phật gia hừ một tiếng, nói: "Thằng ngu Điếu bát đó cũng khôngtự hỏi xem mình là ai, một thằng ngu như nó mà đòi đi đào mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ?"

Tôi và Mặt dày nghe thì biết ngay sự tình, chỉ thấy Điếu bát sắc mặtlúc xanh lúc trắng, vừa xấu hổ vừa tức giận, chỉ muốn chui đầu xuốngđất, trong lòng đã chửi tổ tông tám đời nhà Hoàng phật gia rồi nhưngkhông dám lên tiếng. Anh ta biết rõ gặp phải bọn này thì không có kếtquả tốt.

Trời đã tối hẳn, chúng tôi trốn trong đám lau sậy không dám lêntiếng, chỉ nghe thấy Hoàng phật gia nói: "Trong tay chúng ta là tấm bảnđồ từ cuối đời Minh, cũng không biết bây giờ đã thay đổi như thế nào,giờ cứ tạm giữ hai người này dẫn đường."

Lúc này, chúng tôi mới nghe thấy giọng nói rất quen thuộc cất lên:"Các ông thả tôi ra đi, nhà tôi ở tận Lão Giới Lĩnh, tôi chưa tới hồTiên Đôn lần nào, xa nhất cũng chỉ mới tới đầm Canh gà này thôi. Hômnay, cô gái này nhờ tôi đưa tới đây vẽ phong cảnh, các ông làm phúc thảtôi về đi, nhà tôi còn có người già trẻ nhỏ..."

Tôi rướn người về phía có tiếng nói, hóa ra là Lư mặt rỗ, còn có cảcô gái gặp trên tàu, theo lời Lư mặt rỗ nói thì cô gái này thích vẽtranh, nghe tôi và Lư mặt rỗ kể về hồ Tiên Đôn nên đã xuống tàu nhờ Lưmặt rỗ dẫn đường tới đây, không ngờ gặp ngay bọn Hoàng phật gia.

Hoàng phật gia cười nhạt: "Mày tên là Lư mặt rỗ? Cái tên đúng là rấthợp với bộ mặt của mày. Sao không nói sớm là mày chưa lên núi lần nào?". Nói rồi, hắn bất chợt cầm lấy xẻng quất luôn một cái vào giữa mặt Lưmặt rỗ, Lư mặt rỗ kêu lên một tiếng, rồi ngã lăn ra đất, máu mồm máu mũi chảy đầy mặt, cơ thể không ngừng co giật, không còn kêu lên được tiếngnào nữa. Hoàng phật gia bồi thêm vài cái vào đầu Lư mặt rỗ, giết ngườixong mặt hắn không hề biến sắc, nói với bọn tay chân: "Đã nói với chúngmày tìm người địa phương dẫn đường, chúng mày lại tìm một thằng ngu thếnày à? Mau đào hố chôn nó đi cho tao." Bọn tay chân không dám nói lạimột câu, cun cút đi tìm chỗ đất mềm đào huyệt. Tên eo rắn hỏi: "Phậtgia, còn con bé kia, xử lý thế nào?" Hoàng phật gia nghĩ: "Người trêngiang hồ đều mê tín, tài sắc không thể có cả hai, không thể để lỡ việcvì bọn đàn bà, đợi đào mộ cổ xong, lấy được đồ tùy táng, muốn chơi loạigái nào mà chẳng được." Tên eo rắn mắt lim dim: "Con bé này đẹp như mộtđóa hoa, chôn đi thì cũng tiếc, tôi chẳng nỡ xuống tay, nhưng nghe lờiPhật gia cấm có sai, việc của chúng ta đã bị nó nhìn thấy hết rồi, giữlại chỉ là mầm họa..."

Vẫn được nghe Hoàng phật gia tâm địa độc ác, làm việc gì cũng khôngđể lại hậu họa, nhưng chẳng ai ngờ hắn nói giết người là giết người, ratay vừa nhanh vừa tàn nhẫn, mặt không chút biến sắc. Nếu không phải làchúng tôi nấp bên cạnh quan sát thì chỉ có trời mới biết trong đám lausậy này đã xảy ra chuyện gì. Chúng tôi có lòng muốn cứu Lư mặt rỗ cũngchẳng kịp ra tay. Nghe bọn này còn bàn nhau chôn sống cô gái kia, tôithấy máu nóng bốc rần rần lên mặt, đưa tay huých khẽ vào Mặt dày nháymắt ra hiệu, hắn ta hiểu ngay ý tôi. Chúng tôi mỗi đứa nắm một vốc đất,bất thình lình ném về phía bọn kia, bọn chúng không chút cảnh giác bịcát bụi bay vào mắt, những thằng còn lại chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra. Tôi nhặt chiếc xẻng trên mặt đất phang một nhát vào đầu Hoàng phật gia, máu chảy be bét, hắn ôm đầu ôm mặt kêu thảm thiết. Mặt dày thì nhắmchuẩn vào tên eo rắn đạp một phát chí mạng, tên eo rắn lập tức miệngphun ra máu, đổ rạp xuống đất không đứng dậy được. Nhân lúc hỗn loạn,chúng tôi kéo cô gái đứng lên bỏ chạy, đồng thời ra hiệu cho Điếu bátmau chóng rút lui.

Tôi vừa chạy vừa nói với Điếu bát: "Tôi báo thù cho anh rồi nhá. Nhát xẻng đó không đánh chết được tên Hoàng phật gia coi như nó mạng lớn."

Điếu bát giờ mới hiểu ra sự tình, nhưng cổ họng cứng lại, chỉ nói được một câu: "Quá đẹp!"

3

Lúc này nghe thấy sau lưng bọn Hoàng phật gia đang la ó đuổi theo,bốn người không dám dừng lại, chạy như bay trong đầm lau sậy dưới ánhtrăng, chẳng quan tâm quần áo bị cào rách, tay chân xây xát, cho tới khi đến chỗ chiếc thuyền độc mộc. Đầm Canh gà chỉ có một con đường, đànhphải đẩy thuyền xuống nước, tôi nhớ ra súng đã bị rơi trong đám lau sậynhưng không còn cách nào quay lại lấy nữa, chúng tôi ra sức dùng xẻng và mái chèo để chèo thuyền ra phía ngoài hồ.

Hoàng phật gia mới tới đầm Canh gà, chưa có thuyền lại không thôngthạo đường hướng nên không đuổi kịp chúng tôi, chúng tôi chèo được mấytrăm mét, lại có sương mù che phủ, tự thấy tạm thời không nguy hiểm nữa, liền giảm bớt tốc độ, theo phương hướng trên la bàn thì chúng tôi đangchèo về phía bắc, cả mặt hồ rộng mênh mông, sương mù bao phủ, muốn tìmmột mô đất nghe chừng rất khó.

Điếu bát thấy mặt cô gái trắng bệch, biết là cô sợ, liền nói: "Emgái, không sao rồi, gặp bọn anh coi như gặp người nhà, tên Hoàng phậtgia đó ác thế nào thì cũng bị người anh em đây cho xơi một xẻng vào đầu, chứ chưa cần anh ra tay, anh mà ra tay thì trên giang hồ từ đây về saukhông còn người tên là Hoàng phật gia nữa đâu. Em đừng thấy anh mảnhkhảnh mà coi thường, quả cân tuy nhỏ nhưng có thể giữ được ngàn cân đấy, trình độ là ở chỗ đó. À, mà em tên gì nhỉ?"

Cô gái có đôi mắt to tròn sáng như sao, trên mặt vẫn còn ngấn nước mắt, nhẹ giọng nói: "Em họ Điền, tên Mộ Thanh".

Điếu bát nói: "Em gọi anh là anh Điếu đi, hai người kia là Bì ChiếnĐấu[2] và Bạch Thắng Lợi[3]. Làm sao mà em gặp phải tên Hoàng phật giakia thế?"

[2] Bì Chiến Đấu: Chỉ Mặt dày.

[3] Bạch Thắng Lợi: Chỉ nhân vật tôi.

Điền Mộ Thanh kể ngắn gọn đầu đuôi câu chuyện, cũng giống như tôiphỏng đoán. Cô là giảng viên Học viện Mỹ thuật, gặp Lư mặt rỗ ở trêntàu, nghe anh ta kể về Tiên Đôn nên muốn tới xem. Sau khi xuống xe cùngLư mặt rỗ hỏi đường tới bên hồ chụp vài kiểu ảnh về làm tài liệu giảngdạy, Lư mặt rỗ cũng muốn kiếm thêm chút tiền nên nhanh chóng nhận lờidẫn đường cho cô. Do anh ta phải về nhà sắp xếp công việc nên tận hômnay mới tới, nếu không thì cũng chẳng gặp bọn Hoàng phật gia kia. ĐiềnMộ Thanh kể tới đoạn cô đã liên lụy tới Lư mặt rỗ làm anh ta phải chếtthì lại đau lòng.

Tôi nói: "Cũng không trách cô được, nếu không phải trên tàu tôi hỏichuyện Lư mặt rỗ về hồ Tiên Đôn thì cô đã không nghe thấy và cũng khôngnhờ anh ta dẫn đường tới đây."

Điếu bát nói: "Nói cho cùng thì cũng là cái số. Thằng ngu Hoàng phậtgia đúng là chán sống rồi, nói giết người là giết người, con mẹ nó, đâylà thời đại nào vậy?" Anh ta vừa nãy bị bọn Hoàng phật gia liên tục gọilà thằng ngốc, trong lòng khó chịu nên bây giờ mở miệng ra là chửi lạibọn nó.

Mặt dày không biết Hoàng phật gia, liền hỏi thằng đó lai lịch thế nào mà không coi mạng người ra gì, không lẽ là thổ phỉ ở Dự Tây?

Tôi giải thích: "Hoàng phật gia xuất thân từ một thằng bán rong, tổtông tám đời nhà nó đều bán quẩy, đến đời nó cũng vậy. Năm nọ, hắn dùngdao đâm chết người bị bắt đi cải tạo lao động tại Tây Bắc. Tại đó, hắnquen một phạm nhân có biệt hiệu là Thành câm. Nghe nói thằng đó bị câmnhưng rất giỏi về thuốc nổ, sau khi được phóng thích, hai đứa nó đã tụtập một lũ đầu gấu cần tiền không cần mạng, chuyên làm mấy chuyện đàotrộm mộ cướp bảo vật..."

Mới kể tới đó thì sương mù xuống càng dày hơn, ánh sáng mặt trăngkhông soi tới mặt nước, mặt hồ tĩnh lặng kỳ lạ, thi thoảng nghe thấyxung quanh có tiếng cá búng nước.

Mặt dày lôi đèn pin ra soi, tứ bề đều là sương mù, không có la bàn thì chẳng biết đông tây nam bắc ở đâu.

Chắc do ba ngọn núi Thảo Hài, Thông Mã và Kê Lung như ba bức bìnhphong đã chặn hơi nước khiến sương mù trên mặt hồ tan rất chậm.

Tôi nói với Điếu bát: "Muốn sương trên hồ tan thì phải có trậnmưa..." vừa nói tới đó thì nghe phía sau có tiếng người, lắng tai nghehóa ra là bọn Hoàng phật gia, không ngờ bọn này tìm được thuyền nhanhthế.

Tôi hỏi Điền Mộ Thanh: "Bọn Hoàng phật gia có bao nhiêu người?"

Điền Mộ Thanh nói: "Tính cả hắn là mười bảy người."

Mặt dày nói: "Súng thì bị rơi ở trong đám lau sậy rồi, tay không màđể bọn kia đuổi kịp thì có khác gì làm bia sống cho bọn nó bắn."

Tôi nói: "May mà có sương mù, ngoài phạm vi mười mét không nhìn thấygì đâu, chúng ta chỉ chèo thuyền thôi, không lên tiếng nữa, chèo tách xa bọn Hoàng phật gia càng xa càng tốt."

Điếu bát nói: "Đúng... đúng thế, trứng không chọi với đá được!"

Điền Mộ Thanh cũng giúp một tay, bốn người không ai lên tiếng, cắmcúi dùng xẻng và mái chèo chèo thuyền, ai mệt rồi thì người khác thay,nhưng mãi vẫn không cắt đuôi được bọn Hoàng phật gia, thời gian từngtiếng từng tiếng trôi qua, không rõ chúng tôi đã chèo trong sương mù bao lâu, bỗng thuyền chúng tôi đâm phải một mô đất, không ngờ sương dày như vậy mà chúng tôi vẫn tìm thấy mô đất, xem ra vận may của chúng tôi đãđến, mèo mù vẫn đớp được cá rán.

4

Những truyền thuyết về mộ cổ ở hồ Tiên Đôn thì rất nhiều, có ngườinói đó là một ngôi mộ cổ, có người thì nói chỉ là một nấm mô, lại cóngười nói đó là một lăng tẩm. Cũng là nơi chôn người chết nhưng lại cósự khác biệt, nếu là nơi chôn các bậc đế vương thì được gọi là lăng tẩm, vương gia thì gọi là mộ, dân thường chỉ gọi là phần. Chỉ biết mộ trênnúi Hùng Nhĩ là một huyệt mộ, nấm mộ chất cao như núi, nghe nói đườnghầm trong đó ngang dọc rất nhiều, hầm mộ rất to, nhưng không biết làchôn ai, vì vậy mới có người nói là lăng tẩm có người nói là mộ. Ngôi mộ này vốn nằm trong một ngọn núi, do hàng nghìn năm trước địa chất thayđổi nên bị lún xuống rất nghiêm trọng, ngôi mộ bị chìm trong nước. Mỗinăm hạn hán lại nhô lên khỏi mặt nước được một ít. Dân gian gọi là TiênĐôn và gọi hồ này là hồ Tiên Đôn, diện tích mặt hồ thay đổi theo mựcnước lên xuống từng mùa, nhưng vẫn dao động trong khoảng 300-400 hecta,thực không hề nhỏ chút nào. Nửa đêm sương mù mờ mịt, tầm nhìn xa chỉđược mười mét, cơ may có thể tới được mô đất này rất nhỏ, không ngờ nólại xuất hiện trước mặt chúng tôi.

Tôi thì thấy sự việc có gì đó là lạ, nhưng Điếu bát và Mặt dày đã bật đèn pin trèo lên mô đất xem xét.

Điền Mộ Thanh hỏi: "Các anh cũng đến tìm mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ sao?"

Tôi nghĩ thầm, từ lúc trên tàu Điền Mộ Thanh đã nghe tôi nói chuyệnvới Lư mặt rỗ về mộ cổ, nhưng chưa chắc đã biết chúng tôi cũng đi đàotrộm mộ, nhưng thấy cô ăn nói gãy gọn, chứng tỏ cũng là người thôngminh, mấy trò của chúng tôi không thể giấu cô ấy được, nói rõ sớm đi cho xong, liền nói với cô ấy: "Mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ động vào long mạchkhiến sông Hoàng Hà ngập sang sông Hoài, nhấn chìm vô số người dân.Chúng tôi tới tìm mộ cũng là vì nghĩ cho bách tính trăm họ. Hơn nữa đồvật là thứ vô tri vô giác, con người là sinh vật sống, chúng tôi khôngnhẫn tâm nhìn thấy những bảo vật này bị chôn dưới đất hoen rỉ. Chúng tôi không giống Hoàng phật gia, bọn họ chỉ là thổ phỉ, chúng tôi là vìnghĩa. Cũng giống như mô kim hiệu úy năm xưa, cô đã nghe tới cái tên môkim hiệu úy bao giờ chưa, đó chính là đội quân người nghèo chúng ta."

Điền Mộ Thanh ngồi ngay trước mặt tôi, gần tới mức có thể nghe thấytiếng hơi thở của người đối diện, trong lớp sương mù dày đặc tôi khôngthể nhìn rõ được khuôn mặt của cô, nên lại thấy xa xăm như tận chântrời. Cô ấy không nói một lời, chỉ cúi đầu lắng nghe tôi nói.

Tôi đang định hỏi cô thì Điếu bát và Mặt dày đã thám thính quay về, nghe thấy tiếng bọn Hoàng phật gia cũng đã tới gần.

Điếu bát hoảng loạn trong lòng, hạ thấp giọng nói: "Mẹ nhà nó, sương mù dày thế mà nó vẫn mò tới được."

Tôi nói với Điếu bát, trước đây nghe kể Hoàng phật gia có một đàn emmũi thính như chó săn, chỉ cần đứng trước mặt hắn một lúc thì hắn có thể tìm thấy mình xa hàng mấy dặm. Nếu đúng như vậy thì cho dù có chạy điđâu cũng không cắt đuôi được bọn này.

Điếu bát kinh ngạc nói: "Thế thì gay to rồi, may mà mô đất này cũng rộng, bọn mình tìm chỗ nào đó trốn tạm đi."

Tôi biết tình hình nguy cấp, bọn Hoàng phật gia không để cho bọn tôitrốn thoát được, nghe Điếu bát nói mô đất này rất rộng thì tôi cũng thấy lạ, nhưng tình hình đang lúc khẩn cấp nên không còn thời gian suy nghĩnhiều.

Chúng tôi tìm thấy một cái hang, bên trong toàn là đất, liền giấu chiếc thuyền vào đó rồi leo lên mô đất.

Điếu bát dùng đèn pin soi đường, nói: "Cậu nhìn xem, đồi đất này rộng đấy chứ?"

Tôi nhìn một lượt, phía trước nhấp nhô từng mô đất kích thước tươngđương nhau, chắc là còn nhiều mô đất nữa sau lớp sương mù. Có một truyền thuyết về mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ, chính giữa có một nấm mộ rất to,xung quanh có nhiều mô đất nhỏ, tôi đoán những mô đất kia có khi là nấmmộ, nhưng dùng cuốc cuốc lớp đất bên trên đi thì phía sâu bên dưới làlớp gạch ngói cổ, giống như gian nhà.

Rất nhiều năm trước, có thể có cả một thôn làng bị chìm xuống nước,những năm gần đây, khi mực nước thấp dần thì mái nhà mới lộ ra, nhìn từxa giống như một ngôi mộ, có thể những người chết đeo mặt nạ vỏ câychính là dân bị chết đuối của ngôi làng này.

Điếu bát cầm tay tôi lắc mạnh: "Cậu đừng xem nữa, bọn Hoàng phật gia đuổi tới nơi rồi, nhanh lên."

Tôi đang mải nhìn, vội nói: "Anh đừng lôi mạnh thế, tôi cũng là người do cha mẹ sinh ra, anh lôi mạnh thế không về được nguyên trạng đâu...", tuy nói vậy nhưng tôi vẫn chạy theo sau họ, bước thấp bước cao trênnhững mái nhà lô nhô, càng đi càng lên cao, khoảng được trăm bước thìđường đi trong thôn đã cao hơn mặt nước hồ nhưng bị bùn đất bao phủ, chỉ nhìn thấy hình dạng đại khái, trông như một bãi tha ma để hoang. Đi vào giữa thôn, trông thấy một đụn đất cao như núi không nhìn thấy đỉnh,phía trên chìm trong mây, không biết mô đất này cao bao nhiêu, cảm giácnhư một bức tường thành đắp bằng đất, có thể phía trong là đá, bên ngoài đắp một lớp đất, lại bị chìm sâu trong nước nên trông như một tườngthành bằng đất, mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ chính là chỗ này rồi.

Phía nam ngọn núi đất này là một phần lõm vào bên trong, soi đèn pinxuyên qua lớp sương mù vẫn nhìn thấy tận cùng phần lồi ra, cao khoảngnăm sáu mét, chúng tôi dùng cuốc chim và xẻng cào thử vài nhát, bêntrong lớp đất là cánh cửa đá, bên trên có vòng đồng đã hoen rỉ, hoa vănkhắc chìm trên mặt đá vẫn còn phân biệt được.

Bọn Hoàng phật gia sẽ đuổi kịp bất cứ lúc nào, chúng tôi biết khôngcó cơ hội đào ngôi mộ này rồi, vịt đã nấu chín mà còn để bị bay mất, bọn tôi đành nhìn thêm chút nữa rồi quay đi.

Mặt dày không cam tâm, tiến lên cố đẩy cánh cửa đá, không ngờ vừa mới đẩy thì cánh cửa đã từ từ dịch chuyển vào trong một chút, lớp đất cátbên trên theo đó rơi xuống.

Tôi và Điếu bát nhìn nhau, không nói hết sự kinh ngạc, Mặt dày cũng ngạc nhiên không kém, nhìn xuống hai bàn tay mình.

Trong đầu tôi hiện lên một ý nghĩ: "Bên trong cánh cửa đá này chắcchắn có rãnh trượt, nếu không thì bao nhiêu người cũng đừng hòng đẩyđược cánh cửa đá nặng trịch thế này. Rất có thể đây là hầm mộ tập thể,với nhiều quan quách được đưa vào hầm mộ trong nhiều thời điểm khácnhau, trước khi kịp đóng cửa huyệt thì nó đã bị chìm xuống đáy hồ."

Bốn người chúng tôi hợp sức đẩy cánh cửa, cửa mộ bật mở, mùi ẩm mốckhông đến nỗi nồng nặc lắm. Tôi cầm đèn pin lên soi, bên trong là mộtrãnh trượt bị bào mòn rất nghiêm trọng, dường như nó thường xuyên đượcmở ra đóng lại rất nhiều lần nên thời gian trôi qua hơn hai nghìn năm mà vẫn mở dễ dàng như vậy được. Nhưng cũng chỉ có thể mở ra từ bên ngoài,chứ lại không thể nào kéo vào từ bên trong được. Trong hầm mộ tối lạnh,không có chút động tĩnh nào.

Chúng tôi khiếp sợ nhận ra tiếng bước chân của bọn Hoàng phật gia chỉ cách mình mấy chục bước. Bọn thổ phỉ vừa có súng vừa có thuốc nổ, đểbọn nó bắt được chỉ có nước chết. Mọi người buộc phải trốn vào trong hầm mộ, đẩy lớp cửa đá đóng lại cho khít rồi chèn chiếc cuốc chim vào bêndưới đường trượt, khóa chặt cánh cửa đá từ bên trong, cho dù bọn nó dùng thuốc nổ để phá cửa thì cũng không thể một chốc một lát mà mở ngayđược.

Điền Mộ Thanh nói: "Ngôi mộ cổ không có lối thoát hiểm, nếu bọn Hoàng phật gia đuổi tới thì chúng ta làm sao chạy ra ngoài được?"

Tôi nói: "Chúng ta có thể đào vào hầm mộ lấy bảo vật thì cũng có thểđào đường ra. Hơn nữa đường hầm rất sâu, lại lưu thông không khí, khônggian rộng rãi, không chừng trong lòng núi, chưa chắc đã không có lốithoát."

Điếu bát nói: "Trong hầm mộ âm khí nặng nề, chúng ta trốn sâu vào trong thì bọn ngốc Hoàng phật gia kia còn lâu mới tìm được."

Mặt dày nói: "Tốt nhất là mở quan tài lấy bảo vật trước bọn nó, cho bọn nó ăn quả hụt. Bà nội nó, vậy mới hả giận."

Tôi nói: "Nơi này rộng quá, lại nhiều quan quách, dựa vào mấy đứa mình thì vác được mấy."

Mặt dày nói: "Cái gì có giá thì lấy cái đó, chúng ta làm việc theonguyên tắc gây tổn hại người khác là chính, không cần phải có lợi chomình, không mang đi được cũng không để rơi vào tay bọn nó."

Chúng tôi chuẩn bị đi sâu vào bên trong, khi đi qua động Hoàng Sào,chúng tôi đã làm mấy bó đuốc, đến đây vẫn chưa dùng hết. Điếu bát lôi ra hai bó, một là để soi đường đuổi bọn rắn rết, hai là để biết bên trongcó lưu thông không khí hay không, nếu đuốc đột nhiên tắt chứng tỏ bêntrong vẫn còn tích tụ nhiều âm khí. Từ lúc có đèn pin, nhiều dân đào mộkhông chuyên nghiệp không còn dùng đuốc nữa, vì thế mỗi năm đều ngheđược tin có người chết ngạt trong hầm mộ. Phàm chuyện gì có lợi thì cũng sẽ có mặt hại, đôi lúc âm khí trong quan tài và hầm mộ gặp phải tia lửa sẽ phát nổ như pháo hoa, đừng nói con người đến tường gạch trong hầm mộ cũng bị cháy sém, nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, nếu lỡ gặpphải thì chỉ còn biết trách mình xui xẻo mà thôi.

Tôi đón lấy bó đuốc châm lửa, đường hầm tối om bỗng sáng hẳn lên, chỉ thấy ba người còn lại đang trợn mắt há hốc mồm nhìn tôi.

Hơi bất ngờ một chút, nhưng tôi hiểu ngay không phải họ nhìn tôi mà đang nhìn thứ ở sau lưng tôi, sau lưng tôi có gì được nhỉ?

5

Bị ba người kia nhìn như vậy, làm tôi thấy lạnh cả sống lưng, tôichuẩn bị sẵn tinh thần để né tránh, quay đầu lại nhìn, hóa ra đó chỉ làmột bức tranh vẽ hình con vật mặt trắng toát, đầu to như cái đấu, khuônmặt cũng to như vậy, mặt vuông tai to, để hai hàng ria mép, thần tháiquái dị, mặt người thân thú, đuôi là chín con rắn, lấy mây làm quần áo,thấy hình thù này trong bóng tối đúng là rất kinh sợ.

Mặt dày nói: "Bộ dạng chủ nhân ngôi mộ là thế này à, thật khác xa so với tưởng tượng của tôi."

Tôi nói: "Đó là thần vật ăn thịt người trên núi Côn Luân theo truyềnthuyết của người xưa. Đặt ở đây để trấn mộ, chẳng động đậy được thì dọađược ai chứ?"

Điếu bát nói: "Từ thời Hán tới giờ, đã hơn hai nghìn năm rồi mà màusắc bức tranh vẫn tươi tắn như vậy. Chắc bảo vật trong hầm mộ vẫn đượcgiữ nguyên vẹn."

Điền Mộ Thanh hỏi: "Các anh nói đây là bích họa từ thời Hán?"

Điếu bát nói: "Dưới hồ Tiên Đôn là mộ cổ thời Hán, bích họa trong mộ đương nhiên là từ thời Hán rồi."

Điền Mộ Thanh nói: "Tôi tưởng là của thời Đường?"

Tôi nghĩ Điền Mộ Thanh là giáo viên mỹ thuật, có thể nhận ra bức bích họa của thời Đường cũng không có gì là khó, tôi cũng đồng quan điểm với cô ấy.

Tôi nói với Điếu bát: "Hình thần vật núi Côn Luân trong tranh xuấtphát từ truyền thuyết thời Hán, nhưng bức họa này đúng là mang đặc điểmcủa thời Đường."

Điếu bát thắc mắc: "Sao lại là mộ cổ đời Đường được?"

Tôi nói: "Tôi nhìn thấy hoa văn khắc chìm trên cửa mộ là của thời Hán."

Điếu bát nói: "Vậy thì lạ nhỉ, trong mộ cổ đời Hán có tranh của đời Đường sao?"

Tôi nói: "Lần trước, chúng ta nghe lời đồn ở thôn Phi Tiên, nên nghĩrằng ngôi mộ này có từ thời Hán, nhưng thực tình đây là một ngôi mộ tậpthể, hầm mộ này được đào trong lòng núi, từ thời Hán tới thời Đườngkhông ngừng có quan tài được chuyển vào đây, đến tận thời Đường khi xảyra địa chấn, cả ngôi mộ chìm trong nước, kể từ đó cách biệt với thế giới bên ngoài."

Điếu bát thấy rất ly kỳ: "Từ thời Hán tới thời Đường hơn một nghìnnăm không ngừng có quan quách được chuyển vào đây, vậy đó là những người nào?"

Tôi nói: "Cái đó tôi cũng không biết. Nói chung có rất nhiều điểm không rõ ràng."

Kiểu bài trí trong hầm mộ này có thể nói là điên đảo càn khôn, đảongược âm dương, bị chìm trong nước hàng nghìn năm, nhưng bên trong lạikhông có dấu tích bị ngâm trong nước, quan tài bằng ngọc, tượng bằngvàng, thi thể khô đeo mặt nạ bằng vỏ cây, nhà cửa xung quanh ngọn núiv.v... tất cả đều toát lên vẻ kỳ bí. Trước khi làm rõ được lai lịch củachủ nhân ngôi mộ, tất cả đều như lớp sương mù trên mặt hồ, khiến ngườita "nhìn không tỏ, nghĩ không thông".

Mặt dày nói: "Không nghĩ ra thì đừng nghĩ nữa, chủ nhân ngôi mộ nằmtrong cỗ quan tài kia kìa, bọn ta qua đó xem là rõ ngay thôi."

Điếu bát nói: "Đi sâu vào trong thì phải cẩn thận, mọi người đi sát vào, cách nhau nửa bước chân thôi."

Tôi thắp hai bó đuốc, tôi và Mặt dày mỗi người một bó, hai người kiacầm đèn pin, từng bước từng bước đi sâu vào bên trong. Hầm mộ được đàotrong lòng núi, phía trên phía dưới đều bằng phẳng. Đi được mười mấy mét lại là một lần cửa, cả bọn đi vào bên trong, đang định đóng cửa lại thì Điếu bát kêu lên: "Không được, đừng đóng vội!"

Tôi hỏi lại mới biết, Điếu bát để quên ba lô trong đường hầm. Lúc đó, cả bọn đang chăm chú quan sát bức bích họa, còn nói đó là bức tranhmang phong cách thời Đường, anh ta bỏ ba lô xuống đất để lấy đuốc ra,sau đó quên cầm ba lô. Lương khô và đuốc dự phòng đều để cả trong đó.

Điếu bát nói: "Trong đó đều là đồ thiết yếu, tôi phải quay lại lấy...", nói rồi quay lưng đi trở ra.

Tôi nói Điếu bát cứ chờ ở đây, tôi đưa ba lô của mình cho anh ta, rồi cầm lấy xẻng và đuốc quay lại đường hầm lấy ba lô cho anh ta. Lúc trước đi cùng ba người kia trong đoạn đường hầm này thì không thấy gì, nhưnggiờ một mình quay lại, tuy chỉ khoảng mấy chục mét nhưng cũng thấy ghêngười. Nơi này ẩm thấp, lạnh lẽo, tối tăm, vách đá và đường hầm không có chút sinh khí. Tới lần cửa đá thứ nhất thì tôi tìm thấy ba lô của Điếubát. Trong đường hầm một màu tối đen, chỉ cách mấy chục mét mà đã khôngthấy ánh đuốc của hội Điếu bát đâu, bất giác rợn tóc gáy, tôi vội vàngchạy về phía bọn họ. Ai ngờ, vừa nhấc chân lên định đi thì một tiếng nổlong trời lở đất vang lên, đất đá rơi xuống ầm ầm, tôi bị sức ép bắn vào tường đường hầm, hai tai ù đặc, trong đầu toàn tiếng ong ong, máu chảyrần rần trong huyết quản, bó đuốc bị rơi xuống đất tắt rụi.

6

Tôi ngã xuống chân tường, đầu óc ong ong, lịm đi mất mười mấy giây,khi tỉnh lại đã thấy bọn Hoàng phật gia đang đi vào trong lớp khói thuốc mù mịt. Bọn chúng đều cầm đuốc, nhưng vì khói thuốc chưa tan, cú nổ vừa rồi khiến bụi đá bay mù mịt nên không ai phát hiện ra có người nơi chân tường. Tôi sờ được chiếc xẻng bị rơi bên cạnh, từ từ đứng dậy, khônglên tiếng, trà trộn vào trong đám người kia, mặt mũi ai nấy đều đennhẻm, lại đi trong làn khói bụi mờ mịt nên chẳng ai phát giác ra điềugì.

Tôi cố gắng há miệng to hết cỡ, cảm giác màng nhĩ vẫn chưa bị rách,thính giác dần hồi phục, nghe thấy tiếng tên eo rắn: "Có đám trung thầntướng giỏi như bọn mình đi phò tá Hoàng phật gia, dùng thuốc nổ mở cửahầm mộ chỉ là chuyện nhỏ, mọi người chuẩn bị phát tài rồi." Hoàng phậtgia nói: "Bọn ngốc Điếu bát đúng là đã vào trong hầm mộ này thật sao?"Tên eo rắn lại nói: "Thằng Mũi chó ngửi thấy mùi mà, không sai được đâu. Mấy tên đó chán sống rồi, dám vuốt râu hùm. Phật gia... đầu của đại cakhông sao chứ?" Hoàng phật gia hừ mũi một tiếng: "Thế này nhằm nhò gì... Tao đã luyện qua rồi..." Tên eo rắn ngay lập tức nịnh nọt Hoàng phậtgia: "Nói thật với đại ca, em nhận ra từ lâu rồi, bọn phàm phu ăn toànngũ cốc với lương thực linh tinh đó làm sao mà có công phu như đại cađược."

Tôi nhìn thấy cái đầu toàn thịt của Hoàng phật gia cứ lúc lắc trướcmặt lại nhớ tới Lư mặt rỗ chết dưới tay hắn như thế nào, không nén nổitức giận, đứng từ phía sau hỏi hắn: "Phật gia, cái đầu của mày chịu được mấy nhát xẻng?"

Hoàng phật gia nói: "Dăm ba nhát chỉ là chuyện đùa. Ớ... mày là thằng nào?"

Tôi không đợi Hoàng phật gia quay lại, xẻng đã cầm sẵn trong tay từlâu, lấy hết sức bình sinh nện lên đầu hắn, lần này dùng lực rất mạnh,chỉ nghe kêu chát một tiếng, méo cả xẻng. Nhưng đầu tên Hoàng phật giađúng là cứng hơn người bình thường, bị đánh như vậy mà hắn không bị vỡđầu, nhưng cũng bị thương không nhẹ, hắn ngã vật ra đất, kêu lên: "Á...mẹ đứa nào lại đánh lén ông?"

Bọn tay chân Hoàng phật gia tuy toàn bọn liều mạng, nhưng là đội quân ô hợp, chỉ chờ cơ hội kiếm lợi cho mình, nhân lúc bọn đó vẫn chưa kịpphản ứng, tôi chạy vội tới lần cửa thứ hai. Sau lưng vẫn nghe thấy tiếng Hoàng phật gia hò hét tay chân đuổi theo.

Tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lần cửa thứ hai, hội Điếu bát nghe thấy tiếng nổ cũng biết là bọn Hoàng phật gia đã vào bên trong, đang sốtruột thì thấy tôi chạy lại, vội vàng đẩy thật mạnh cánh cửa đá khép lại, nhưng ánh đuốc đã chập chờn nhấp nhô trong đường hầm, đuổi sát tới nơi. Chúng tôi không kịp đóng lần cửa thứ hai nữa, đành phải chạy thật nhanh vào phía sâu bên trong, phía trước còn lần cửa thứ ba nữa. Bốn ngườichúng tôi tháo chạy qua lần cửa đó thì tới cuối đường hầm, đi qua chiếccửa vòm bằng đá là vào tới hầm mộ. Tường bên trong hầm mộ đều được xâygạch, trên nóc hầm và nền hầm mộ đều lát gạch, có cột trụ đá và xà ngang bằng đá chống đỡ. Bụi bám đầy trên tường, hầm mộ khá lớn nhưng đơn sơvà tồi tàn khiến không khí bên trong càng u ám.

Chúng tôi nghĩ đây mới chỉ là tiền điện, đi sâu vào bên trong chắcmới là chính điện nơi đặt quan quách, nên vội đi sang bên đối diện vớiđiện đá, nhưng trong đó không có lối đi.

Mặt dày cuống lên, nói: "Bọn Hoàng phật gia sắp đuổi kịp rồi, phíatrước lại không có đường, mình quyết trận sống mái với bọn nó vậy, đánhđược một thằng là gỡ vốn, được hai thằng là đã lời rồi."

Điếu bát thất kinh nói: "Không thể được, đó là hành động vũ phu, phải bình tĩnh".

Tôi nghĩ bụng: "Bọn chúng có thuốc nổ, còn hội mình chỉ có xẻng vàcuốc chim. Nếu đánh nhau với bọn nó mà mất mạng thì quá thiệt..." Tronglúc không có kế sách gì, tôi thất vọng nhìn lên chỗ xà ngang trên trầnđiện, chợt nảy ra một ý, giờ chỉ còn cách trèo lên đó trốn tạm thôi.

Tôi lấy dây thừng ra đưa cho Điền Mộ Thanh, tôi và hai người kiachồng lên nhau làm thang để Điền Mộ Thanh lên trước rồi thả dây thừngxuống, chúng tôi đu dây thừng lên sau. Chỉ lo Điền Mộ Thanh sợ quá sẽngã từ trên cao xuống, không ngờ động tác của cô ấy hết sức nhanh nhẹn,nhẹ nhàng, cái đáng nói là gặp sự cố cô vẫn giữ được vẻ bình tĩnh. Khicô đã leo lên đến thanh xà ngang bằng đá, tôi và Mặt dày đu lên sợi dâythừng cô vừa thả xuống, rồi kéo Điếu bát lên. Bốn người vừa nằm phụcxuống thì bọn Hoàng phật gia cũng vừa vặn vào tới trong điện. Chúng tôitắt đuốc và đèn pin, nằm phủ phục trên thành xà ngang không dám độngđậy, chỉ sợ thở mạnh một chút sẽ thổi bay đám bụi xuống bên dưới làmkinh động tới bọn Hoàng phật gia. Cả bọn nằm im như vậy quan sát. Trongthế nguy hiểm, tôi bất giác có cảm giác sợ hãi. Nhưng những gì sắp xảyra bên dưới khiến tôi không thể nào tin vào mắt mình.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14: Bảo điện dưới âm ti


Chúng tôi nằm phủ phục trên xà ngang nhìn xuống, thấy bọn Hoàng phậtgia lũ lượt đi vào, chen chúc ở cửa hầm nhìn ngang liếc dọc, chúng tôi ở trên nhìn xuống thì thấy rất rõ, nhưng từ dưới nhìn lên thì ánh đuốcvẫn không thể nào soi tới xà ngang được, nên trong hầm tối mờ này, bọnchúng không thể nhìn thấy chúng tôi.

Tôi nhìn sang ba người kia, Điếu bát và Mặt dày cũng đang nhìn xuốngphía dưới, riêng Điền Mộ Thanh lại đang nhìn tôi, thấy tôi quay lại côlấy tay chỉ vào mũi mình, mới đầu tôi chưa hiểu, nghĩ bụng: "Thôi chết,lúc này đừng có hắt hơi đấy!" nhưng nghĩ lại chợt vỡ lẽ: "Cô ấy đangnhắc tôi trong đám Hoàng phật gia có thằng mũi chó, bọn tôi trốn trênnày sợ là cũng bị phát hiện, tình hình có vẻ không ổn...", lại nghĩ:"Giờ đã ở trong tình thế nguy hiểm rồi, trốn trên này cũng có nguy cơmất mạng, đành tùy cơ ứng biến vậy, xem bọn dưới kia lên đây bằng cáchnào". Tôi quay sang Điền Mộ Thanh đưa tay lên miệng ra hiệu cho cô imlặng, đừng lên tiếng.

Lúc này, Hoàng phật gia bước vào, đầu quấn băng, mặt đầy máu, hắn tức giận vô cùng, hỏi thuộc hạ xem Điếu bát nấp ở đâu?

Tên eo rắn nói: "Phật gia, phía trước không có đường, cũng lạ thật,mấy tên kia vào trong này rồi mất tích luôn, như hoàng hạc bay đi khôngđể lại dấu vết."

Hoàng phật gia chửi: "Bà nội mày, mấy thằng ngu đó bay được chắc? Mũi chó, mày ngửi xem mấy đứa đó trốn ở đâu?"

Hóa ra, thằng mặt sẹo chính là tên mũi chó, hắn nói: "Phật gia, mũitôi không ngửi sai đâu, rõ ràng bốn đứa đó vẫn đang trong đại điện này."

Hoàng phật gia ra lệnh cho bọn tay chân đóng cửa hầm mộ lại lục soátkhắp nơi, phải bắt mấy tên đó băm vằm ra cho cá ăn thịt, sau đó mới mởnắp quan tài lấy bảo vật.

Tên eo rắn chỉ chuyên nịnh hót Hoàng phật gia, vội nói: "Anh minh,thật là anh minh. Chỉ có Phật gia mới nghĩ ra chiêu băm bọn nó ra làmmồi cho cá, như vậy mới hả giận được."

Mấy tên tay chân nhận lệnh, hò nhau đóng cửa điện rồi thắp sáng hếtcác ngọn đèn trên tường, cả gian đại điện sáng trưng như ban ngày.

Tôi nằm trên xà ngang nghe thấy tiếng đóng cửa, trong lòng chùng hẳnxuống, nghĩ thầm: "Lần này đúng là mọc thêm cánh cũng khó mà thoát thân, làm thế nào để lấy được súng và cho tên Hoàng phật gia kia vài phát?"

Điếu bát căng thẳng quá, hơi thở gấp gáp dồn dập, vì thở mạnh nên hít phải bụi, anh ta nhịn mãi không được, cuối cùng vẫn hắt hơi thànhtiếng.

Bọn Hoàng phật gia nghe thấy tiếng động, lớn tiếng chửi mắng, còn cóngười giương súng bắn lên trên, đá trên nóc điện bị bắn rơi tung tóe,bụi bay lả tả.

Chúng tôi nấp ở xà ngang, đạn bắn lên nóc điện nhưng không làm gìđược chúng tôi, có điều vị trí nấp thì đã bị bọn nó phát hiện ra.

Hoàng phật gia cười nham hiểm, nói: "Bọn chúng mày tìm bảo vật gì trên đó thế, không mang ra cho ông nội mày cùng xem."

Tôi nghĩ bụng, nếu không chửi một trận cho đã đời thì chết thiệt thòi quá: "Hoàng phật gia, mày chỉ là thằng bán cháo quẩy, đưa báu vật chomày, thì mày có nhận ra được không?"

Năm xưa, khi Tần Cối giết Nhạc Phi, người dân hận hắn tận xương tủy,nên lúc rán quẩy thường nói là rán tiểu quỷ, mặc dù không nói trắng ranhưng ai cũng biết nói như vậy có ý đang rán hai vợ chồng nhà Tần Cối.Nhà Hoàng phật gia mấy đời đều làm nghề bán quẩy, sau khi hắn có tiềnthì coi quãng thời gian đó là điều nhục nhã, rất kỵ người ta nhắc đếnchuyện này, nên mới nghe có vậy hắn đã tức tím mặt.

Điếu bát không dám lên tiếng, Mặt dày thấy tôi nói vậy thì hăng háihẳn, hắn cũng trêu tức Hoàng phật gia: "Tên khốn đầu đầy thịt kia, tổtông tám đời nhà mày đều bán quẩy, chắc hẳn tay nghề cũng kha khá, thếmà sao truyền tới đời mày thì mày lại chẳng chịu làm ăn đàng hoàng. Màycũng không ngốc không đần, sao không ngoan ngoãn đi bán quẩy mà cứ đòiđi đào mộ nhỉ? Thế chẳng phải là đến tranh cơm với bọn tao à, mày có cái tài đó không? Nghe lời khuyên của tao đi, mau về quê mà bán quẩy, đừngđể tao tức lên lại xuống dưới cho mấy cái bạt tai bây giờ."

Hoàng phật gia tàn nhẫn độc ác nhưng lại không biết ăn nói, càng nghe chửi càng tức, mặt hắn lúc xanh lúc trắng mà không nói lại được câunào. Tên eo rắn đứng bên cạnh chửi lại: "Hai thằng mày thì biết gì, đừng coi thường Hoàng phật gia nhà tao bán quẩy nhá, quẩy nhà Hoàng phật gia chuyên cung cấp cho vương gia, bối lạc, tướng quân đấy. Dân ăn cám ănrau như chúng mày làm gì có phúc được thưởng thức. Giờ đây Hoàng phậtgia nhà bọn tao đã đổi nghề sang đào trộm mộ, cũng nổi tiếng khắp toàncầu đấy."

Tôi nói lại: "Toàn cầu chẳng qua cũng chỉ là một quả bóng[1] thôi mà."

[1] Quả bóng: còn gọi là "trái cầu". Đây là cách chửi chơi chữ.

Mặt dày đế thêm: "Đúng thế, mẹ nó chứ, nổi danh trên quả bóng."

Sắc mặt Hoàng phật gia càng lúc càng khó coi, hắn nói với eo rắn một cách nham hiểm: "Mày cần gì tốn nước bọt với bọn kia?"

Tên eo rắn trả lời: "Không, em theo đại ca cũng có phải để ăn bámđâu, anh em với nhau như vậy em cũng tức thay đại ca, đại ca xem..." Hắn ta dừng lại như vừa nghĩ ra một ý đồ đen tối nào đó, tiến lại gần Hoàng phật gia ghé vào tai thì thầm.

Hoàng phật gia cười một tiếng, nói: "Kế này hay! Bảo thằng Thành câmgài thuốc nổ, cho nổ chỗ xà ngang kia đi. Hôm nay tao phải xem bọn nóchết như thế nào!"

2

Tôi nghe thấy Hoàng phật gia sai Thành câm gài thuốc nổ thì chột dạ:"Chết! Bọn mình nấp trên xà ngang thì chẳng còn cách nào mà né tránh cả, chẳng phải ngồi chờ về Tây Thiên sao?"

Lúc này, một tên to cao lực lưỡng tầm hơn ba mươi tuổi, mặt mũi bặmtrợn, chắc là tên Thành câm, hắn há miệng ra "A... a..." vài tiếng, hóara là không còn lưỡi nữa, chắc do bị cắt chứ không phải là câm bẩm sinh, nên tai vẫn nghe được bình thường. Nhận được lệnh của Hoàng phật gia,lại kêu lên mấy tiếng, gọi theo vài tên tay chân lấy thuốc nổ từ trongba lô ra chuẩn bị cài vào cột trụ trong điện, thao tác hết sức thànhthạo.

Tôi chưa từng gặp tên Thành câm, chỉ mới nghe kể về hắn. Nghe nói,hồi ở quê hắn làm nghề nổ mìn khai thác đá, có nhiều dân đào trộm mộ tới tìm hắn đi gài thuốc nổ để mở cửa mộ. Vì làm chuyện phạm pháp vậy nênbị bắt đi cải tạo tại nông trường trên Tây Bắc mất mấy năm. Tại đó, hắnquen với Hoàng phật gia, sau khi được phóng thích, hai đứa về lập hộilàm ăn, ngoài Hoàng phật gia ra hắn không nghe lời một ai. Giờ thấy hắnđang chuẩn bị buộc mìn vào chân cột, tôi bất giác toát mồ hôi, không cócách nào để bình tĩnh suy nghĩ nữa.

Điếu bát lên tiếng: "Phật gia, bọn mình đều cùng trong nghề, ôngkhông nể mặt Tăng thì cũng nể mặt Phật, không niệm tình cá thì niệm tình nước, ông giơ cao đánh khẽ, tha cho bọn tôi."

Tên eo rắn nói với Hoàng phật gia: "Đại ca đừng để ý đến thằng nguđó, giờ thì biết sợ rồi, lúc nãy thì sao? Cho dù bọn nó có bản lĩnh nhưTôn Ngộ Không thì cũng không thoát khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai."

Tôi và Mặt dày giống như bánh nằm trong ấm trà, không thể nào rót rađược, cuống quá, lúc đó chỉ muốn nhảy xuống liều chết với bọn Hoàng phật gia. Cho dù xuống đó có bị đạn lạc bắn chết còn hơn là bị mìn nổ tungxác.

Điền Mộ Thanh bỗng lên tiếng: "Hoàng phật gia! Nếu ông cho quân nổmìn đánh sập đại điện này thì dễ, nhưng thế thì ông cũng đừng có mơ lấyđược báu vật trong địa cung."

Tôi nghĩ: "Nói trúng trọng tâm rồi! Bọn Hoàng phật gia tới đây là đểđào mộ lấy báu vật, nếu cho nổ sập đại điện khác nào phá hủy tất cả. Mặc dù, hiện giờ chưa nhìn thấy quan quách hay đồ tùy táng ở đâu, nhưng địa cung quy mô không phải là nhỏ, bên trong hẳn có nhiều thứ" nghĩ tới đó, tôi không khỏi khâm phục Điền Mộ Thanh, cô ấy rất ít nói, nhưng làngười hiểu biết, hơn hẳn bọn tôi.

Hoàng phật gia nghe nói vậy cũng đần người ra, vội ra lệnh cho tênThành câm dừng lại, việc lấy báu vật mới là quan trọng, liền phân côngmười tên thuộc hạ đi tìm kiếm trong khắp đại điện, bảy tên còn lại baogồm cả hắn ta đều cầm súng đứng canh chỗ cột đá.

Tên eo rắn lại lên tiếng nịnh hót: "Phật gia thật là anh minh. Bọnmình lấy đồ trong địa cung trước, sau đó tiễn bọn ngốc kia về Tây Thiên. Chúng nó nghĩ trăm phương nghìn kế để tìm cho ra mộ cổ, cuối cùng đểcho tụi mình hớt tay trên. Hi hi, thế này gọi là gì nhỉ, giống như kiểuvợ thằng Điếu bát chửa hoang với người khác, xét về mặt kỹ thuật thì hắn ta đã thành công, nhưng sự thật tàn nhẫn thì không thể nào chấp nhậnđược. Trước khi chết, chúng ta cho hắn xem trong đại điện này có nhữngthứ gì, không thì hắn lại chết không nhắm được mắt."

Điếu bát tức điên lên chửi lại: "Thằng eo rắn kia... mẹ kiếp mày chỉ là một con chó bên cạnh Hoàng phật gia mà thôi!"

Tên eo rắn cười đểu giả: "Chó bên cạnh Hoàng phật gia là Linh sơn hộpháp, còn bọn mày thì chuẩn bị lên đường tới âm ti làm quỷ rồi."

Điền Mộ Thanh giúp chúng tôi kéo dài thêm thời gian nhưng tình hìnhmọi người bị kẹt lại trên xà nhà cũng không có gì tiến triển. Tôi nhớlại câu nói của lão Nghĩa mù "Nếu để rơi vào tay kẻ khác thì khác nào dê bị buộc trên bàn mổ, muốn chém muốn giết gì tùy ý người ta". Nói thếcòn chưa xác thực, phải nói: "Người ta là dao, mình là cá" mới đúng.Chúng tôi lo lắng vô cùng nhưng không nghĩ ra kế sách gì để thoát thân.

Tên eo rắn nhân cơ hội dương dương tự đắc: "Lúc trước Hoàng phật giađại từ đại bi, cho chúng mày tự xuống, hi vọng chúng mày tỉnh cơn mêbiết ghìm cương đúng lúc thì bọn mày không nghe, bây giờ có hối hận cũng không kịp nữa rồi. Tao khuyên chúng mày nên biết điều, xuống dập đầulạy Hoàng phật gia tám trăm lạy, không chừng phật gia khai ân, cho chúng mày được chết toàn thây..."

Hoàng phật gia hai mắt lim dim, không nói lời nào, chỉ im lặng lắngnghe tên eo rắn không ngớt lời nịnh nọt, trông nét mặt hắn cũng đủ biếthắn đang rất khoái chí, những câu nói đó đều nói trúng ý hắn, khuôn mặtto phèn phẹt toàn là thịt, vẫn còn vương lại vài vệt máu, miệng như cười lại như không cười, trông rất quái dị.

Tôi nghĩ: "Chuyện bắt nạt người quá đáng nhất trong thiên hạ cũng chỉ đến thế là cùng. Nếu không phải mấy khẩu súng bên dưới đều đang chĩanhững chiếc nòng đen sì lên phía chúng tôi, khiến tôi không dám nhôngười ra, nếu không tôi mà quăng chiếc xẻng xuống thì đảm bảo hớt trọnnửa cái đầu của thằng eo rắn!". Lại nghĩ: "Sao lúc trước mình không dùng cuốc chim mà bổ vào đầu thằng Hoàng phật gia nhỉ, nếu dùng cuốc chimthì thách đầu hắn không thủng một lỗ."

Lúc này, tình hình có sự thay đổi, nghe trong đám tay chân của Hoàng phật gia kêu lên: "Tìm thấy quan quách rồi, ở đây này!"

Hóa ra, bọn chúng lùng sục khắp nơi trong đại điện, nơi đây bụi bặmvà mạng nhện phủ đầy, chỗ nào cũng phải phủi sạch để tìm xem ở đó có gìkhông. Tứ bề đều là màu gạch xám xịt, âm u lạnh lẽo, tìm đến chỗ chínhgiữa đại điện, phát hiện một chỗ lõm xuống trên nền gạch, bên dưới đặtmột chiếc quan tài hình thù kỳ quái, lau sạch lớp bụi bên trên, dưới ánh đuốc màu sắc của chiếc quan quách hiện lên rực rỡ như mới. Đen và đỏ là hai màu chủ đạo, bên trên khảm những đồ trang sức bằng đồng, bọn đàotrộm mộ đều giương to mắt lên nhìn thèm thuồng.

3

Bốn chúng tôi nấp trên xà nhà cũng nhìn rõ ràng màu sắc chiếc quách, nhưng người trong quan tài là ai?

Chỗ đặt quan quách nơi chính giữa điện cách chiếc cột đá không xa,Hoàng phật gia giao cho tên eo rắn và vài đứa tay chân cầm súng tiếp tục canh giữ ở đây, hắn và những đứa còn lại ra chỗ vừa tìm thấy quanquách.

Tôi rất muốn biết chủ nhân ngôi mộ này là ai. Tuy quy mô đường hầm và hầm mộ rất lớn, nhưng lại làm rất đơn sơ, chiếc quan quách tuy màu sắcrực rỡ nhưng hình thù kỳ quái, cũng không khảm vàng khảm bạc. Tuy vậy,tôi biết rõ mình đang ở tình thế nào, cần nhân lúc bọn kia đi mở quantài lấy báu vật, chúng tôi phải nghĩ cách đoạt được súng của chúng vàtìm cơ hội trốn thoát, nếu chậm một bước, bọn kia xong việc, quay lạichâm ngòi thuốc nổ thì mọi chuyện cũng coi như chấm dứt.

Điếu bát nhìn ra được ý đồ của tôi, hạ giọng nói: "Cậu không đượcmanh động, hai tay làm sao đấu lại được với bốn tay, mãnh hổ cũng khôngđấu lại được với bầy sói."

Tôi nghĩ: "Nhưng cũng không thể ngồi đợi như vậy được. Lát nữa, ĐiềnMộ Thanh sẽ vứt cuốc chim xuống đánh lạc hướng bọn bên dưới, mình và Mặt dày nhân đó nhảy xuống hạ gục hai tên kia, tốt nhất là cướp được mộtbọc thuốc nổ. Khó cái là cửa điện đã bị đóng kín, không thể thoát rađược. Chỉ cần bắt được Hoàng phật gia là có thể uy hiếp bọn tay chânkia, nhưng lỡ thất thủ thì chỉ còn nước chết. Có điều bọn Hoàng phật gia giết chết bọn ta thì có một ngày chúng nó cũng phải chết, chỉ sợ cònchết thê thảm hơn. Trên đời này ai chẳng phải chết, chỉ sớm hay muộn màthôi, cũng chẳng có gì khác biệt cho lắm..." Những ý nghĩ liên tiếp đanxen trong đầu tôi, giờ chỉ còn cách nằm phía trên xà nhà nhìn xuống, tìm cơ hội thích hợp để thoát thân.

Phía bên dưới, bọn đào trộm mộ đang mỗi đứa một tay phủi đi lớp bụidày phía trên, quan quách và chiếc đế quan tài bằng gỗ dần lộ ra. Đếquan tài cũng giống như một bệ đỡ để lót cho chiếc quan tài được caohơn. Màu sắc của đế đỡ giống như trên quan tài, phía trên rộng dưới hẹp, trên cùng có lan can khắc hình tròn rỗng, trên mỗi trụ lan can là mộtcon thú đúc bằng đồng, phía dưới treo chuông đồng, chiếc quan tài bêntrên to hơn nhiều so với bình thường. Nắp quan tài hình vòng cung nhôhẳn lên trên, cao khoảng đến ngực người bình thường, phía đầu quan tàicó một chiếc cửa bằng đồng nhỏ. Bọn này không cần quan tâm tới quan tài, hơn nữa thứ đó có giá đến mấy cũng không có cách nào hạ thủ, tất cả bọn chúng cầm đuốc vây xung quanh, ánh mắt đứa nào cũng lộ rõ vẻ tham lam.

Tên mặt sẹo lên tiếng hỏi: "Phật gia, đây là loại quan tài gì?"

Hoàng phật gia ậm ừ: "Ừ... chắc là quan tài bằng gỗ mun."

Tên mặt sẹo lại hỏi: "Hình dạng chiếc quan tài này lạ thật, lại có một cái cửa nhỏ nữa, để làm gì vậy nhỉ?"

Hoàng phật gia chỉ là tên giữa đường chuyển nghề, kiến thức chẳng cónhiều, không trả lời được đành giả vờ không nghe thấy, dặn dò bọn taychân nhẹ tay không được làm hỏng đồ bên trong.

Chúng tôi ở trên xà ngang quan sát, càng nhìn càng thấy lạ. Tôi nhớtới bức bích họa về cơn ác mộng nghìn năm của cô gái Khiết Đan, nói vềmột chiếc quan tài bị chằng dây xích chôn trong lòng núi, xung quanh córất nhiều những bức tượng bằng vàng. Tôi vốn nghĩ chiếc quan tài đó được chôn trong núi Hùng Nhĩ, nhưng chiếc quan tài mà bọn lâu nhâu kia tìmthấy tuy cũng nhiều màu sắc nhưng không bị chằng dây xích, cũng không có tượng vàng, hình dạng chiếc quan tài nom cũng rất lạ, hoàn toàn khônggiống với những gì tôi tưởng tượng. Chiếc quan tài trong đại điện nàyđược làm bằng gỗ mun, bên trên còn có một cửa nhỏ, bọn Hoàng phật giakhông hiểu về chiếc cửa đó nhưng tôi biết, đây được gọi là quan tài "Ômộc bí hương quách", chiếc cửa bằng đồng nhỏ trên quan tài là để hồn mađi ra đi vào, đây là phong tục của thời Đường và thời Tống. Hơn nữa,chiếc quan tài đó có hai đế và lan can phía bên trên, trông đã biết đólà phong cách quan tài dành cho Hoàng hậu nương nương, nên tôi dám nóibên trong là một thi thể nữ. Gỗ mun không phải là gỗ quý hàng đầu, thuộc hàng khá, quan tài này có vẻ không phải quan tài của chủ nhân ngôi mộ.Tôi đang băn khoăn như vậy thì cảm giác như có người phía sau tôi đangrun rẩy, sợ hãi, tôi nghiêng người ra sau nhìn, Điếu bát và Mặt dày đang vươn dài cổ ra nhìn xuống dưới, hai vai Điền Mộ Thanh rung lên từnghồi, trông cô có vẻ rất sợ hãi.

Tôi nghĩ: "Chắc cô ấy chưa nhìn thấy xác chết cổ bao giờ, trong gianđại điện âm u lạnh lẽo này, mở nắp quan tài ra để xem xác chết nghìn năm thì ai mà chẳng sợ." Tôi nói nhỏ với Điền Mộ Thanh: "Cô đừng sợ, trongquan tài chẳng qua chỉ là một xác chết thôi, không có gì to tát cả."

Lúc này, bọn lâu nhâu đang tìm cách cạy nắp quan tài. Dưới sự chỉ đạo của Hoàng phật gia, bọn chúng nhẹ nhàng nâng chiếc nắp quách sang mộtbên, bên trong còn một chiếc quan tài nữa.

Chúng tôi nằm trên xà nhà nên không nhìn rõ trong chiếc quan tài cógì, chỉ thấy bọn đào trộm mộ bên dưới bỗng nhao nhao, dường như phíatrên quan tài có hoa văn hay hình thù gì đó nên khiến bọn chúng cảm thấy rất lạ.

Hoàng phật gia nói: "Để thằng Thành câm mở quan tài lấy đồ, tất cảnhững người khác lùi ra sau, cánh tay nào giơ ra thì tao sẽ chặt ngaycánh tay đó, mẹ chúng mày, nếu đứa nào không phục thì cứ thử xem." Hắngiao cho thằng mặt sẹo dẫn theo một số tên nữa canh gác nơi xà ngang,không được mải xem mở quan tài mà để cho hội Điếu bát trốn mất.

Bọn này có quy định riêng khi đi đào trộm mộ, đó là lúc mở nắp quantài chỉ cho phép một người thực hiện, đó chính là Thành câm, người màHoàng phật gia tin tưởng nhất, cho dù lấy được thứ gì đều cho hết vàobao tải buộc lại, sau khi ra ngoài rồi mới phân chia để tránh có ngườitiện tay lấy trộm đồ. Thành câm tiến lên phía trước, cạy nắp quan tàilên, cả bọn nhìn thấy thứ gì đó bên trong quan tài, một lần nữa cả lũlại nhao nhao lên.

4

Bên trong địa cung đèn đuốc sáng trưng, tên Thành câm vừa cạy nắpquan tài lên chỉ thấy ánh sáng lóng lánh phát ra từ bên trong quan tài,cả bọn há hốc mồm ra nhìn đầy kinh ngạc.

Tôi và Điếu bát cùng mọi người nấp trên trần điện, trong lòng thấy hiếu kỳ, cũng cố dụi mắt rướn cổ lên xem trong đó có thứ gì?

Chỉ thấy bên trong quan tài là một thi thể nữ, mặc một bộ đồ hoa vănđỏ trên nền vải xanh, màu sắc tươi tắn như còn mới, trông không khác gìvải mới bày bán trong các hàng vải, tới lúc nhìn lại thì thấy màu đã sạm lại. Lưng cô gái đeo một chiếc đai ngọc, phía trước mặt đai là hình hai con quỷ được làm từ những sợi chỉ bằng vàng, miệng mỗi con ngậm mộtchiếc vòng ngọc, hai chiếc vòng cài vào nhau làm vật cố định chiếc đai.Cô gái đeo một chiếc mặt nạ bằng vỏ cây bên trên có chạm khắc những viên đá màu xanh lam xanh lục trang trí một cách tinh tế. Đồ vật nổi bậttrên thi thể cô gái chính là chiếc vương miện "Lộc thủ bộ dao quan",phần phía trước trông giống như mặt bò, bên trên có hai chiếc sừng chẽra thành tám nhánh, trên mỗi nhánh đều có những chiếc lá làm bằng vàng,trông như một cành cây có hình dáng hơi kỳ lạ, vừa giống sừng hươu lạivừa giống cành cây. Người đội chiếc vương miện này mỗi lần bước chân đithì cành vàng lá ngọc sẽ rung lên từng nhịp, vì vậy mới có tên gọi là"Lộc thủ bộ dao quan[2]".

[2] Lộc thủ bộ dao quan: là chiếc mũ đầu hươu, rung lên theo nhịp bước.

Trước đó chưa từng có ai tận mắt nhìn thấy "Lộc thủ bộ dao quan", kểcả những tay đổ đấu cao thủ, nhưng người biết tới chiếc vương miện nàythì không phải là ít. Tương truyền trong mộ cổ nhà Hán có một chiếcvương miện bằng vàng, khi tổ chức tế mặt trăng thì do một vị nữ quanđội. Thời đó có quan niệm con trai thì không lạy mặt trăng, con gáikhông lạy thần bếp. Dù lễ tế mặt trăng là việc của con gái, nhưng thờiHán, việc đó được coi là một sự kiện quan trọng. Sau này, vì chiến tranh loạn lạc nên tung tích chiếc vương miện không rõ ở đâu, không ngờ nólại xuất hiện trong núi Hùng Nhĩ, thật là một vật báu vô giá, không thểđịnh giá được, định giá bao nhiêu thì nó có giá bấy nhiêu, chỉ cao lênchứ không bao giờ giảm đi. Tôi đang nghĩ không lẽ người nằm trong quantài là một vị hoàng hậu nào đó? Nhưng cỗ quan tài bằng gỗ mun đó mangtrong mình một hàm ý mê tín của người xưa, chỉ có người chết oan, chếtđột ngột thì mới đặt trong quan tài gỗ mun, nếu không thì cũng không cần phải trổ thêm một ô cửa nhỏ, tà khí rất nặng. Theo quy tắc thì khôngphải là nơi đặt thi thể của hoàng hậu. Tôi vốn nghĩ mở nắp quan tài sẽlàm rõ được thân phận chủ nhân ngôi mộ, hóa ra vẫn mù mịt chân mây.

Điếu bát cũng hết sức ngạc nhiên, khẽ nói: "Vương miện Lộc thủ bộ dao quan của thời Tây Hán cơ đấy, thật không đơn giản."

Mặt dày tiếp lời: "Đồ tốt thế lại để bọn Hoàng phật gia hớt tay trên, đáng lẽ phải là của tụi mình."

Điếu bát thở dài: "Hây... chẳng khác gì ong hút phấn hoa để làm mật,tới khi thành mật rồi thì bị người ta lấy mất, cái này gọi là không phải của mình thì không thể gượng ép được."

Tên eo rắn nói: "Thằng ngu Điếu bát cũng biết nhìn hàng đấy chứ, đâygọi là "Lộc thủ bộ dao quan", mở to mắt chó của mày ra mà nhìn cho kỹ,cái bọn ở trong hang cùng ngõ hẻm như tụi mày cả đời làm gì có cơ hộiđược nhìn thấy bảo vật như thế này, lát nữa có chết cũng không còn oánthán gì nữa rồi nhé."

Mặt dày lớn tiếng chửi lại, tôi chẳng thèm chấp loại chó như thằng eo rắn, cao giọng nói với Hoàng phật gia: "Phật gia, mày chỉ là tên báncháo quẩy, trông tướng phúc mỏng lượng ít, một chữ bẻ đôi cũng khôngbiết, đào vài ba cái mộ không có chủ là được rồi, Lộc thủ bộ dao quan là bảo vật vô giá từ thời Tây Hán truyền lại, mày không sợ mình không đủsức nhận sao, mày không sợ chết không được toàn thây à?"

Hoàng phật gia nói lại: "Mày đừng có giở trò lừa ông, ông nội mày lăn lộn trong nghề đã bao năm, trò gì mà ông mày chưa gặp chứ? Nếu tin vàomấy thứ đó thì làm sao chơi đến được ngày hôm nay?"

Tôi nói: "Đừng có già mồm, mấy lời hay đó ai chẳng nói được, có giỏi thì mày đích thân đi lấy đồ trên xác chết xem?"

Hoàng phật gia không thèm để ý đến tôi, quay sang dặn dò thuộc hạ:"Thành câm, mày mau lấy chiếc vương miện ra đây cho tao, nhớ là phải nhẹ tay, đừng làm hỏng đấy."

Thành câm chỉ như một con rối, cho dù trời có sét đánh thì hắn cũngchỉ nghe lời Hoàng phật gia mà thôi. Sau khi nhận lệnh, hắn xắn tay áothò tay vào quan tài chuẩn bị lấy chiếc vương miện trên đầu tử thi. Cólẽ hắn cũng biết rằng đây là vật báu vô giá toàn bằng vàng ròng, giá trị không phải chỉ đơn thuần là chỗ vàng này, mà đây là thứ có một khônghai trên đời, mấy nghìn năm nay cũng chỉ có một chiếc đó mà thôi, nênhắn không dám khinh suất, lúc chuẩn bị tháo vương miện thì phát hiện rachiếc mặt nạ và vương miện được gắn vào với nhau, muốn tháo vương miệnra buộc phải tháo chiếc mặt nạ xuống trước. Nhìn là biết tên Thành câmlà tay đào trộm mộ lão luyện, động tác nhanh nhẹn khéo léo, không hề sợhãi. Hắn quan sát thi thể một lúc, nghiên cứu xem chiếc mặt nạ vỏ câyđược đeo cho người chết như thế nào, rồi tháo xuống, hắn hí hoáy một lúc đã tháo được chiếc mặt nạ ra. Nhưng chẳng hiểu hắn nhìn thấy gì mà sợgiật bắn ra phía sau.

Khi mở quan tài ra, đám đông đã lao xao mất hai lần, lần đầu là nhìnthấy hoa văn trên nắp quan tài, lần hai là nhìn thấy chiếc vương miệnbằng vàng lấp lánh. Lần này, khi tháo chiếc mặt nạ bằng vỏ cây ra, thờikhắc đó, trong đại điện im lặng như tờ, trừ mấy người chúng tôi nấp trên nóc điện, còn lại đều há hốc mồm, đơ người ra đứng nhìn, một lúc lâusau vẫn chưa quay về trạng thái bình thường.

5

Dù trong đại điện đèn đuốc sáng trưng, nhưng chúng tôi ở tít trên cao nhìn xuống nên không thể thấy rõ thi thể trong quan tài, tôi nghĩ: "Bọn đào trộm mộ này đều là những tên dám giết người, cũng từng đào trộmkhông ít mộ, xác chết trong quan tài hình thù ra sao mà khiến bọn chúngsợ hãi đến như vậy?". Tôi nhìn sang hội Điếu bát bên cạnh, bọn họ cũngthắc mắc như tôi.

Lúc này, trong đại điện bỗng nổi lên trận gió âm, đèn đuốc bị ngọngió thổi bạt đi chập chờn chực tắt, xác chết trong quan tài đột nhiênchộp lấy tay của tên Thành câm, không biết là do đau hay do sợ hãi, chắc là cả hai, tuy hắn đã bị cắt lưỡi nhưng vẫn ú ớ phát ra âm thanh, đầysợ hãi, hai chân không ngừng đạp liên hồi vào thành quan tài, cố tìmcách thoát thân.

Nhưng xác chết kia không chịu buông tha, trên mặt tử thi đã hiện rõsự hoại tử, sau đó xác chết từ từ ngồi dậy, miệng phát ra tiếng kêu kỳlạ, rất chói tai.

Chúng tôi nấp trên thanh xà ngang cũng không khỏi thất sắc, sợ hãi vô cùng, hai tay vội bịt lấy tai mà vẫn nghe thấy tiếng kêu kinh ngườikia, ai nấy toàn thân run lẩy bẩy. Điếu bát sợ quá không biết phải làmgì, vội vàng lùi về phía sau mà quên mất mình đang ở trên xà ngang, suýt nữa rơi xuống dưới, may Mặt dày nhanh tay nhanh mắt chộp được.

Lúc này, trong đại điện đã loạn hết cả lên, khắp nơi nhốn nháo: "Quỷnhập tràng rồi", có người ôm đầu bỏ chạy, có người to gan hơn thì cầmlấy súng nhằm vào xác chết bắn loạn xạ, không ngờ chẳng bắn trúng xácchết mà bắn vào tên Thành câm. Thành câm vốn đã dở sống dở chết rồi, giờ trúng mấy phát đạn liền tắt thở ngay lập tức.

Trong đám đào trộm mộ có một tên mặt rỗ không sợ chết, cầm khẩu súngsăn hai nòng nhắm thẳng vào đầu xác chết định bắn, Hoàng phật gia thấyvậy kêu lên: "Không được bắn hỏng chiếc vương miện", rồi vội vàng đẩynòng súng sang một bên, nhưng vì tên mặt rỗ bóp cò quá nhanh, hai viênđạn đã bắn ra khỏi nòng, trúng thẳng vào đám thuốc nổ vẫn chưa kịp buộcvào cột đá, đang để trên mặt đất. Loại thuốc nổ dùng để khai thác đá rất nguy hiểm, không đảm bảo an toàn chút nào, bản thân số mìn nổ đó nhiềulúc còn có thể tự phát nổ, bị đạn bắn trúng làm sao mà không nổ cơ chứ,chỉ nghe thấy một tiếng nổ long trời, đám người đào trộm mộ hầu hết đềubị nổ banh xác pháo.

Bỗng chốc, trong đại điện xác người và máu be bét khắp nơi, cột đổtường nghiêng, gạch đá sụt lở nghiêm trọng, bốn người chúng tôi nấp trên xà ngang may mắn thoát chết, nhưng sức công phá của thuốc nổ rất mạnh,cảm giác gian đại điện có thể sập xuống bất cứ lúc nào, nếu không chạynhanh sẽ bị chôn sống ở đây. Chúng tôi vội thòng dây thừng tụt xuống,giữa đám bụi khói mù mịt, nhìn thấy trên nền đại điện bị nổ tung một hốsâu rất to, phía dưới hình như có một đường hầm. Cửa của gian đại điệnđã được đóng lại từ trước, giờ đã bị những cột đá đổ xuống chắn lại,xung quanh mọi vật đang chao đảo, gạch đá không ngừng rơi xuống, mọingười hoảng loạn chạy lung tung không còn phân biệt được phương hướng,cũng chẳng có thời gian phân tích tại sao giữa đại điện lại có đườnghầm, chúng tôi bước qua những xác chết nằm trên sàn, chạy thẳng xuốngdưới đường hầm. Mặt dày trong lúc khẩn cấp vẫn không quên nhặt khẩu súng săn rơi trên nền nhà, xuống dưới đường hầm rồi chúng tôi vẫn nghe thấytiếng đá lở ở phía trên, lại sợ xác chết đội vương miện vẫn tiếp tụcđuổi theo nên ai nấy cắm đầu chạy, không dám quay đầu lại nhìn.

Mặt dày bật đèn pin đi trước dẫn đường, tiếp theo là Điền Mộ Thanh,rồi tới Điếu bát, tôi bọc hậu phía sau. Bốn người đi trong đường hầm tối đen, phát hiện phía dưới đại điện cũng là một không gian trống như hầmmộ, từng đống hài cốt rải rác khắp nơi, tóc vẫn còn nguyên. Phía cuốiđại điện thứ hai lại có một đoạn đường hầm nữa, hai bên tường cách mộtđoạn lại có một bó đuốc. Chạy tới đầu đường hầm, tôi cảm thấy phía trênnóc đường hầm đất cát đang không ngừng rơi xuống, hình như đoạn đườnghầm này chịu ảnh hưởng của vụ nổ, đang chuẩn bị sập xuống, lập tức kéoĐiếu bát lùi lại phía sau. Điền Mộ Thanh và Mặt dày cũng thấy tình hìnhbất thường, vội chạy nhanh về phía trước, cùng lúc đó đất đá ầm ầm sậpxuống đúng ngay chỗ chúng tôi chuẩn bị chạy qua, bốn người bị chặn ở hai đầu đường hầm, chỉ cần chậm một bước thôi thì chúng tôi đã bị chôn sống dưới đống đất đá này rồi, tôi gọi với sang thì phía bên kia vẫn nghethấy. Điếu bát cầm đèn pin chiếu sáng, tôi lấy xẻng ra đào, lúc này bỗng có một người mặt đầy đất cát loạng choạng chạy tới.

Người đó trong tay không có đèn pin cũng không có đuốc, chạy gần tớinơi chúng tôi mới nhìn ra đó là tên eo rắn. Tên này mạng lớn thật, không bị chết trong vụ nổ trên đại điện. Chúng tôi nhìn thấy hắn đeo khẩusúng săn hai nòng trên người, nhân lúc hắn còn đứng chưa vững liền khống chế, tước lấy khẩu súng, liền sau đó cầm lấy chiếc xẻng, chuẩn bị phang vào đầu hắn.

Tên eo rắn hồn bay phách lạc, nhìn thấy tôi và Điếu bát thì mặt táimét, vội vàng van xin: "Đừng... Đừng động thủ... người cùng một nướckhông nên đánh nhau!"

Tôi túm lấy hắn nói: "Mày mà cũng xứng làm người à?"

Điếu bát tức tối nói: "Thằng khốn, mày một bụng mưu mô quỷ quái, còn đáng ghét hơn cả Hoàng phật gia, đánh chết thì thôi."

Chúng tôi còn chưa ra tay, tên eo rắn đã sợ nhũn cả người, quỳ mọp xuống đất cầu xin: "Hai ông, xin hai ông tha cho con."

Điếu bát chửi: "Ai là ông mày, đừng có giở trò nịnh hót với tao, tao không nuốt trôi chiêu này đâu."

Tên eo rắn lại nói: "Ông ơi, con cũng là hảo hán thân cao năm thước,lòng đầy nhiệt huyết, không phải ai con cũng gọi là ông đâu, con cũngbiết chọn người mới gọi..."

Tôi cầm xẻng lên chuẩn bị đánh, nhưng nửa chừng thì dừng lại, tôi nhớ ra lúc bọn này mở nắp quan tài nhìn thấy xác chết đeo mặt nạ vỏ cây thì ai nấy đều thất sắc kinh hoàng, lúc đó đã xảy ra chuyện gì? Tôi bắt tên eo rắn kể lại tình hình lúc đó, bộ dạng của cô gái trong cỗ quan tài gỗ mun đó như thế nào?

6

Tên eo rắn một mực khẳng định hắn không biết tình hình lúc đó thếnào, khi mở quan tài, nhìn thấy hoa văn màu sắc sặc sỡ trên nắp quan tài thì cả bọn đều nhao nhao khen đẹp, còn lúc mở nắp quan tài nhìn thấychiếc vương miện Lộc thủ bộ dao quan, hoa văn trên chiếc mặt nạ vỏ câygiống như quỷ núi thì tất cả lại kêu lên hoảng hốt, còn lúc lấy mặt nạvỏ cây xuống thì tên eo rắn đang cùng mấy đứa khác canh chừng chỗ xàngang của đại điện, thực tình không biết bộ dạng của xác chết ra sao,hắn cũng không hiểu vì sao mọi người lại đờ hết ra như vậy, trên mặt aicũng ngạc nhiên và sợ hãi, lúc hắn chạy ra xem sự tình thế nào thì đãxảy ra chuyện rồi, hắn giải thích: "Có thể là nắp quan tài đóng kín nênhàng nghìn năm trôi qua mà diện mạo người chết vẫn như đang còn sống,cũng giống như bộ quần áo mà người chết mặc trên người, nhưng khi nhìnkỹ thì thấy đã bắt đầu có hiện tượng phân hủy."

Tôi nghĩ tên eo rắn này không có lý do gì phải nói dối, hắn chỉ cậylúc đông người để ra oai, cùng với Hoàng phật gia ép chúng tôi vào bướcđường cùng, cứ nghĩ rằng mạng chúng tôi đều nằm trong tay bọn chúng. Aingờ, tình thế xoay chuyển đột ngột, giờ hắn lại rơi vào tay chúng tôi,ngay lập tức đã đổi giọng gọi chúng tôi bằng ông, nói những câu nịnh nọt để lấy lòng, nếu Mặt dày mà ở đây mà nghe thấy thể nào cũng nổi hết dagà.

Tôi lục soát người tên eo rắn, lôi ra được một ít đạn, một bao thuốclá, một bao diêm, vài miếng lương khô ngoại quốc, và vài đồng bạc, tôigiao hết cho Điếu bát và nói với hắn: "Trông mày ăn mặc đâu vào đấy thếmà trên người có chừng này tiền thôi à?"

Tên eo rắn nhăn mặt khổ sở nói: "Hoàng phật gia là tên đại keo kiệt,mỗi lần có tiền thì hắn chia cho mình đầu tiên, chúng tôi chỉ là bọn ăntheo, bọn tôi cũng nghèo lắm. Hai vị đều là người nhân nghĩa anh minh,là Phật sống tái thế, đại trượng phu không chấp kẻ tiểu nhân..."

Điếu bát châm một điếu thuốc hút, quay sang bảo tôi: "Huynh đệ, cậucó biết anh nghĩ tới chuyện gì không. Anh nghĩ tới lão Thánh nhân có nói một câu ---- Dĩ đức báo oán, dĩ hà báo đức? Nghĩa là: Lấy đức báo oán,vậy lấy gì để báo đức?"

Tôi nói: "Hình như có nghe thấy ở đâu rồi, hàm ý nói rằng có tên tiểu nhân muốn hại chúng ta, chúng ta phải nhẫn nhục, phải chịu đựng cảnhđem mặt mình áp vào mông kẻ khác. Nhưng tới lúc có một ân nhân đúng làrất tốt với chúng ta thì không lẽ chúng ta lại dùng khuôn mặt đã áp vàomông người khác này để đối diện với ân nhân sao? Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta không có thứ nào khác có thể thay thế khuôn mặt này cả."

Điếu bát nói: "Đúng thế, lão Thánh nhân đã nói rồi, lấy sự chân thật để báo oán, lấy đức báo đức."

Tôi đế thêm: "Mông đi với mông mà mặt đi với mặt."

Điếu bát nói: "Không sai, nói tuy hơi thô lỗ một chút nhưng đúng là như vậy."

Tôi nói: "Có thù mà không báo thì không phải là quân tử. Anh em tacũng nên "Mông đi với mông" với tên này thôi", nói rồi tôi giơ chiếcxẻng lên, một tay thì túm lấy tên eo rắn.

Đương nhiên, tôi không thể coi mạng người như cỏ rác giống Hoàng phật gia được, cùng lắm là hù dọa tên eo rắn một chút thôi, ai ngờ hắn tưởng tôi làm thật, sợ đái cả ra quần.

Trông thấy vậy, tôi đành buông tay. Tên eo rắn như được ân xá, vộivàng lùi nhanh về phía sau. Nhưng mới lùi được vài bước hắn bỗng đứngkhựng lại, dường như phát hiện ra phía sau lưng mình có gì đó, hắn runrẩy sợ hãi quay đầu lại nhìn.

Tôi và Điếu bát dùng đèn pin soi về phía tên eo rắn, bỗng thấy ánhsáng đang di chuyển, hóa ra là xác chết đội vương miện vàng không biếtđã đứng sau lưng tên eo rắn tự bao giờ, xác chết giơ bàn tay toàn móngvuốt lên xuyên qua tim tên eo rắn từ phía sau, tên eo rắn hai mắt trợnngược, hai chân giãy giãy vài cái rồi tắt thở, tới khi chết cũng khôngbiết vì sao mình chết.

Xác chết lại phát ra tiếng kêu chói tai, tiếp tục tiến về phía tôi và Điếu bát, ánh đèn pin chiếu lên người xác chết, dung mạo đã rữa ra, hai mắt đen sì, miệng chỉ là một cái hốc đang há to.

Điếu bát sợ đến đờ người, tay cầm súng mà toàn thân run lẩy bẩy. Tôinghĩ: "Người chết hàng nghìn năm rồi mà vẫn có thể đi lại được sao? Nghe nói xác chết di chuyển được thì gọi là 'hành thi', nếu để nó vồ phảithì nguy to." Tôi vội giật khẩu súng trong tay Điếu bát, nhắm thẳng đầuxác chết bóp cò, hai viên đạn bắn trúng đầu xác chết, một bên đầu vỡnát, chiếc vương miện "Lộc thủ bộ dao quan" cũng bị bắn hỏng, xác chếtđổ ập xuống đất ngay trước mặt chúng tôi, không còn nhúc nhích được nữa.

Tôi vừa buông súng xuống thì một làn khói đen bay ra từ một nửa đầucòn lại của xác chết, tôi rọi đèn pin theo thì thấy đám khói đen đógiống như là bóng ma. Tôi và Điếu bát tròn mắt nhìn nhau, cảm giác nhưgặp ma thực sự, tất cả các lỗ chân lông trên người đều giãn ra. Trongchớp mắt, chiếc bóng đó đã nhập vào người tên eo rắn. Tên eo rắn vừa nãy đã tắt thở, giờ bỗng đứng bật dậy, miệng phát ra tiếng kêu kỳ quái, hai mắt chuyển thành màu đen.

7

Nghe nói âm linh là hồn của người chết, vốn là vô tri vô giác. Nhưngnếu oán khí không tiêu tán hết thì sẽ nhập vào xác chết để đi bắt người, đến chết cũng không buông tha. Nhưng đây cũng chỉ là một cách nói mêtín của người xưa. Ô cửa nhỏ trên quan tài cũng là để âm linh ra vào.Tôi vốn không tin, nhưng có thể là trước đó chưa từng nhìn thấy, giờtrước mắt tình hình khẩn cấp, không còn thời gian để suy nghĩ, xác chếtđang tiến đến chỗ Điếu bát, tôi vội cầm lấy súng bóp cò nhưng không cóđạn mới sực nhớ ra lúc nãy đã dùng súng bắn vào xác chết nữ, vẫn chưakịp nạp đạn, lúc này mà nạp đạn thì không còn kịp nữa. Tôi xoay bángsúng định phang vào xác chết thì đã bị nó tóm lấy, chỉ cảm thấy một lựcmạnh kỳ lạ giữ lấy báng súng, xác chết giật lấy một cái, thì chiếc súngđã tuột ra khỏi tay tôi. Tôi tiện tay cầm vội chiếc xẻng lên, dùng hếtsức bình sinh phang vào xác chết, chiếc xẻng rất sắc, đã cắt đứt đầuhành thi, chiếc đầu lăn lông lốc trên mặt đất, thi thể liền đổ ập xuống. Chúng tôi lại nhìn thấy chiếc bóng đen bay ra từ xác tên eo rắn, dật dờ lúc ẩn lúc hiện.

Tôi nghĩ bụng: "Không hay rồi! Âm linh này nếu nhập vào ai thì ngườiđó trở thành hành thi, muốn đối phó với nó thì phải nhân cơ hội khi nóchưa nhập được vào ai!" Lúc đó tình huống cấp bách, trong cái khó ló cái khôn, tôi cho rằng âm hồn không thể địch nổi dương khí của người sốngnên chúng tôi ra sức thổi vào chiếc bóng đó, bóng ma lập tức tan ra.Điếu bát thấy chiêu này của tôi có hiệu quả cũng tiến tới giúp tôi mộttay, hai người ra sức thổi cho tới lúc không còn thở được nữa. Chúng tôi soi đèn pin tìm xung quanh không thấy bóng dáng chiếc bóng đâu, nghĩrằng đã thoát hiểm, bỗng phía sau phát ra tiếng động, cả hai chúng tôiđều giật mình nhảy bắn lên khỏi mặt đất.

Chúng tôi thở gấp, tìm đập thình thịch, quay đầu định thần nhìn lại,hóa ra là Mặt dày và Điền Mộ Thanh đã đào được đám đất đá kia ra. Họnhìn thấy tên eo rắn nằm chết sóng soài, đầu một nơi, thân một nơi, xácchết nữ kia thì mất một bên đầu, chiếc vương miện vàng "Lộc thủ bộ daoquan" đã hỏng, hai người vừa sợ vừa thấy khó hiểu.

Điền Mộ Thanh hỏi rõ tình hình, cầm chiếc vương miện dưới đất lên xem rồi nói: "Nghe các cụ kể lại, con người sau khi chết thì hồn về trời,phách về với đất. Âm linh trong cương thi có thể là phách của ngườichết."

Điếu bát hỏi Điền Mộ Thanh: "Phách? Cô cũng tin cái này à?"

Điền Mộ Thanh không nói là có tin hay không, cô chỉ nói: "Nhữngchuyện kỳ lạ trên đời không ít, ếch ngồi đáy giếng thì chỉ nhìn thấy một khoảng trời nhỏ, phải lên tới đỉnh núi mới nhìn xa thấy rộng được."

Điếu bát nói với tôi và lão Mặt dày: "Các cậu nghe xem, người ta nóicó lý không, thế nào được gọi là nhả ngọc phun châu? Đây chính là nhảngọc phun châu đấy."

Tôi lại cho rằng Điền Mộ Thanh đang chê bọn tôi là ếch ngồi đáy giếng nên bực bội trong lòng, nói: "Khâm phục thật! Cô giáo Điền Mộ Thanh nói chữ nào cũng quý như ngọc, chúng tôi cũng chỉ biết được vài mặt chữ,làm sao mà so sánh với cô được."

Điếu bát nói lại: "Huynh đệ, không phải anh nói cậu đâu, bình thườngcậu đã không học được cách khiêm tốn, nghe thấy lời đúng lời hay cậukhông nói đế thêm vài câu là cậu không chịu được sao. Người ta đây không phải ám chỉ cậu."

Mặt dày từ trước tới giờ vốn không quan tâm tới những chuyện chữnghĩa, anh ta nói: "Thôi thôi, mấy người có học nói xong mấy lời có họcrồi thì tới lượt người thô lỗ như tôi nói được rồi chứ. Tôi thấy tên eorắn này chết thì cũng đáng rồi, nhưng chiếc vương miện kia chẳng có tộitình gì, đó là một vật báu vô tiền khoáng hậu. Nó vốn chẳng gây sự vớiai, thế mà lại bị thằng cha này bắn cho nát hết cả, nhưng dù sao có vẫncòn hơn không, dù gì thì nó cũng là bằng vàng, lấy về chắc cũng đổi được ít tiền...", nói rồi anh ta lấy lại chiếc vương miện từ trên tay ĐiềnMộ Thanh và cả chiếc đai ngọc trên xác chết nữ đều cho hết vào trongchiếc túi da rắn rồi cất vào ba lô của anh ta.

Cả bọn đều biết nơi đây không thể ở lâu, đại điện có cỗ quan tài bằng gỗ mun có thể chỉ là phần tiền điện, khi sàn nhà bị nổ để lộ ra mộtđường hầm, phía dưới cũng là hầm mộ, các điện thờ được phân chia theođịa thế của hang động và theo quy cách thường gặp, đó là tiền, trung vàhậu điện. Trong địa cung này vẫn có không khí lưu thông chứng tỏ nơi đây thông với bên ngoài. Nhưng đoạn đường hầm này không dài lắm, bốn ngườichúng tôi đi khoảng mười bước thì thấy ba chiếc cửa vòm bằng đất, chiếcchính giữa to, hai bên nhỏ, phía trong là mấy cái hầm dài dựng đứng, sâu hoắm, nhìn lên trên không thấy đỉnh nhìn xuống dưới không thấy đáy.

Điếu bát tặc lưỡi nói: "Ghê thật! Cả cái hầm rộng thế này, không lẽlà giếng âm dương? Mọi người không biết đấy thôi, tương truyền thời TầnThủy Hoàng còn đang tại vị, nghe nói địa thế núi Dự Tây giống như hìnhcon rồng đang phủ phục, ông ta lo ngại trung nguyên sẽ xuất hiện hoàngđế mới nên lệnh cho quân lính đào một cái hang lớn trong núi để tuyệtlong khí, không ngờ chiếc hang đó đào quá sâu, cuối cùng thông xuống tận dòng sông ngầm, nên sau đó mọi người gọi nó là giếng âm dương, lúc đócó người thử thả một con vịt xuống dưới giếng, ba ngày sau, con vịt đóđã bơi được ra sông Hoàng Hà."
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15: Quan ngọc tượng vàng


Phía cuối đường hầm là một cái hố rất sâu, bốn phía đều là đất nện,đường kính khoảng hơn mười mét, độ rộng trên dưới bằng nhau giống nhưmột hố giếng vậy. Chỗ bậc thang sát bên thành hố để đi xuống bên dưới đã bị hỏng, chỉ còn lại những mô đất nhô ra bên ngoài.

Điếu bát nói: "Có thể Tần Thủy Hoàng đã đào xuyên vào long mạch củagiếng âm dương, thả vịt xuống giếng, chỉ vài hôm là nó bơi ra sông Hoàng Hà được."

Tôi nói: "Đó chỉ là những lời đồn không có căn cứ, làm sao biết đượccó phải cùng một con vịt hay không? Chúng ta đều cảm nhận được chiếc hốnày rất lớn, rất sâu, nhưng vì xung quanh quá tối, tầm nhìn chỉ vài mét, xa hơn nữa thì không nhìn thấy gì, chẳng khác nào "thầy bói xem voi",nhưng phía tường còn dấu vết của bậc thang, chứng tỏ bên dưới thông tớimột nơi nào đó."

Mặt dày sờ lên chỗ tường đất, nói: "Mẹ nó cứng thật, chẳng cạy được tí đất nào, cứ như đá chứ không phải là đất."

Tôi nói: "Hình như là đất nện chuyên dùng cho mộ cổ, loại đất nàycàng để lâu càng cứng, hoàn toàn không lo bị ảnh hưởng thời tiết, dùngxẻng đào cũng không được, chúng cứng như đá, cũng không sợ ngấm nước."

Điếu bát xem xét một lúc, gật đầu nói: "Không sai, đúng là đất nện hỗn hợp, loại đất mà một bát thịt đổi lấy một bát đất đấy."

Mặt dày hỏi lại: "Dùng thịt để đổi đất? Thế thì chẳng thà ăn thịtluôn cho xong, một hố đất rộng thế này thì bao nhiêu thịt cho vừa?"

Điếu bát nói: "Ai bảo là dùng thịt để làm đất nện hỗn hợp đâu. Ý anhlà một bát đất này có giá trị như một bát thịt, làm loại đất này khôngdễ dàng như cậu tưởng đâu."

Mặt dày vẫn còn nghi ngờ: "Đất thì ở đâu chẳng có, muốn đào bao nhiêu chẳng được, có gì khó đâu."

Điếu bát giải thích: "Cậu thử nghĩ xem, nếu đào đại bát đất nào đóđều có thể đổi một bát thịt ăn thì tại sao người xưa lại phải khởinghĩa? Tôi nói để cho cậu biết, để làm được đất nện hỗn hợp là rất khó,phải chọn loại đất sét vàng thuần khiết không có tạp chất, trộn với cátmịn, bùn dưới ruộng sâu, đất tường của những ngôi nhà có niên đại lâunăm với một công thức bí truyền, phải trộn đi trộn lại cho thật đều,thật nhuyễn, nếu không đất có thể sẽ rất cứng, nhưng gặp lúc thời tiếtnóng ẩm hoặc trời lạnh thì vẫn bị rạn nứt. Vì vậy tuyệt không được ănbớt nguyên liệu. Giờ cậu còn nói làm đất nện hỗn hợp dễ nữa không? Thếvẫn còn chưa xong đâu, còn phải thêm lòng trắng trứng đã đánh tơi, nướccơm nếp, những người mê tín thậm chí còn dùng máu của trẻ con, nên đấtnện hỗn hợp để càng lâu năm càng cứng. Tôi nói dùng một bát thịt đổi một bát đất là còn rẻ đấy."

Mặt dày nói: "Cũng cầu kỳ đấy nhỉ, nhưng người xưa bày vẽ như vậy không thấy mệt à?"

Điếu bát nói: "Tất nhiên là vừa mệt vừa vất vả rồi, nếu không thì sao ai cũng muốn làm hoàng đế chứ, nhưng có mệt mấy thì cũng đã có nhân dân làm rồi, hoàng đế thì chỉ có việc chết rồi nằm ở đây là xong."

Tôi nói: "Ngôi mộ này chôn ai cũng rất khó đoán. Tôi thấy trong địacung này ít nhất cũng có ba cái hầm thượng, trung và hạ. Nếu vậy thì các hầm sẽ thông nhau, không chừng đi xuống bên dưới mới là chính điện."

Mặt dày vứt bó đuốc xuống bên dưới, rơi xuống đáy chỉ còn làm một đốm lửa nhỏ, ít nhất cũng sâu mấy chục mét. Phía dưới không có nước, cũngcó chỗ để đặt chân, đành phải xuống dưới tìm lối đi thôi. Chúng tôi buộc các sợi dây thừng lại với nhau, một đầu buộc cố định tại chỗ phiến đáchắn cửa, một đầu thả xuống dưới. Tôi đeo súng lên vai, cầm đèn pin lầntheo dây thừng xuống phía dưới, phải một lúc lâu sau mới tới đáy. Dướiđáy cũng là đất, ba phía đều là tường đất, phía còn lại là lối đi, vịtrí ngay phía dưới đại điện ở tầng trên. Nếu sàn nhà đại điện không bịnổ tung thì chúng tôi không tài nào phát hiện được lối đi ngầm phía dưới này, càng không thể tới được chính điện. Tôi giơ cao ngọn đuốc lên xoay vòng tròn ra hiệu, ba người phía trên nhận được tín hiệu cũng lần lượtxuống.

Tôi chỉ về phía trước nói với Điếu bát: "Đây mới là chính điện, cũng có thể quan ngọc tượng vàng đều ở trong này!"

Chúng tôi chuẩn bị tiến vào thì thấy Điền Mộ Thanh hai vai rung lênbần bật, thần sắc hết sức hoảng sợ, hỏi cô ấy sợ gì thì lại cúi đầukhông nói.

Điếu bát nói với tôi và Mặt dày: "Chắc là sợ lại gặp thi biến ở đâyđấy mà, chẳng nói gì cô ấy, đến anh đây mỗi khi nhớ tới cảnh bọn kia mởquan tài ở đại điện vẫn còn thấy sợ, may mà đã lấy được chiếc đai ngọcvà vương miện Lộc thủ bộ dao quan, đó đều là những báu vật không tầmthường chút nào, bán được những thứ này thì cả ba anh em mình ăn cả đờikhông hết tiền. Theo anh, thêm một việc không bằng bớt một việc, chủnhân ngôi mộ chẳng liên quan gì tới chúng ta. Phải tranh thủ tìm đườngra ngoài tránh đêm dài lắm mộng, cuối cùng lại thành "gàu trúc gánhnước, kết quả lại thành không"."

Mặt dày nói: "Lộc thủ bộ dao quan bị bắn hỏng rồi, vào tới tay bọnmình chẳng qua cũng chỉ là vài miếng vàng, được bao nhiêu tiền chứ? Bỏqua cơ hội này thì không còn cơ hội thứ hai nữa đâu, đã chơi là phảichơi quả đậm, hơn nữa tìm đường ra thì thể nào chẳng phải đi qua chínhđiện, tiện tay vớ vài món cũng chẳng sao."

Trong lúc nói chuyện thì chúng tôi đã tới một lần cửa vòm ở phía cuối đường hầm, cánh cửa đá dày dặn chắc chắn được đóng kín. Phía trên cónhững hoa văn nổi hình tròn, chúng tôi đẩy thử cánh cửa nhưng không thểmở được. Cánh cửa đá lừng lững như một ngọn núi, chỉ sợ có dùng mấy trăm cân thuốc nổ cũng không mở được cửa.

2

Chúng tôi cùng tiến lên đẩy cánh cửa của chính điện nhưng giống nhưchuồn chuồn đẩy cột đá, cả bọn đành đứng nhìn cánh cửa thở dài. Tronglòng núi có ba tầng hầm, phân thành thượng, trung, hạ, tầng cuối cùngchính là ở đây, không còn đường đi tiếp nữa.

Điếu bát ngồi bệt luôn xuống đất, nói: "Không nhấc nổi chân nữa rồi, mọi người ngồi nghỉ một lúc đi."

Chúng tôi đi từ động Ngư Khốc tới địa cung, dọc đường đi chỉ nghỉ một lần, tới giờ phút này ai nấy đều gần như kiệt sức, vừa đói vừa mệt.Ngặt nỗi bị bọn Hoàng phật gia đuổi theo gắt gao, luôn trong tình trạngnguy hiểm, chẳng ai có thời gian nghĩ tới đói và mệt nữa, giờ Điếu bátnói ra thì ai nấy đều có cảm giác không thể nào gắng gượng thêm đượcnữa, tất cả đều ngồi xuống đất.

Tôi lục một ít lương khô trong chiếc túi da rắn ra chia cho ba ngườicòn lại. Loại lương khô này có hàm lượng calo và dinh dưỡng cao, nhưngkhẩu vị thì chẳng ra gì. Nhưng cho dù là thứ gì thì đều sợ bị so sánh,con người so sánh với nhau có thể dẫn đến chết, so sánh đồ với nhau cóthể dẫn đến vứt bỏ đồ vật đó đi. So với loại bánh mì khô mà chúng tôigặm trước đó thì lương khô đã là quá tốt rồi, huống hồ còn có cả thuốclá.

Mặt dày bực bội nói: "Chẳng công bằng chút nào, dựa vào đâu mà bọn Hoàng phật gia được ăn uống tử tế như vậy chứ?"

Điếu bát nói: "Bọn nó có ăn ngon mấy thì đầu cũng bị chuyển nhà rồi,bọn mình giờ vẫn còn đồ ăn chứng tỏ ông trời còn thương kẻ hiền lành."

Mặt dày nói: "Nói thế cũng bằng thừa, bị kẹt lại dưới ngôi mộ cổtrong lòng núi Hùng Nhĩ này thì cho dù có ăn gan rồng mật phượng cũngchẳng có ý nghĩa gì."

Điếu bát nói: "Cậu cứ yên tâm, anh em mình phúc lớn mạng lớn, không chết được đâu, không đến nỗi không thể qua được cửa ải này."

Tôi ngồi cắm cúi ăn, đã có chút lót dạ, cảm thấy đầu óc tỉnh táo hẳn. Nghe Điếu bát và Mặt dày nói về cánh cửa đá ở chính điện liền soi đènpin tới xem có chỗ nào có thể đào vào phía trong hầm để quan quáchkhông. Những kẽ hở của cánh cửa đá đã được dùng sắt nóng chảy bít kín,đúng là không có chỗ nào để lách. Chợt tôi nhìn xuống sàn nhà, khôngchừng có thể đào đường hầm từ chỗ sàn này vào bên trong. Tôi dùng cuốcchim bật gạch lên đào thử, quả nhiên bên dưới là đất, mặc dù cũng là đất hỗn hợp nhưng vẫn có thể đào được. Tôi gọi Điếu bát và Mặt dày tới giúp một tay, Điền Mộ Thanh đứng bên cạnh cầm đèn soi sáng, ba người thaynhau dùng cuốc chim đào một chiếc hố lớn ngay phía dưới cánh cửa đá.

Đến lượt tôi nghỉ tay, tôi nghiêng mặt nhìn Điền Mộ Thanh, thấy côcũng đang nhìn sang tôi, ánh mắt chạm nhau, cô hơi cúi đầu xuống, đôihàng lông mi dài khép hờ trông cô như đang có tâm sự gì đó. Tôi hơi bấtngờ, trong lòng nghĩ: "Tại sao cô ấy cứ nhìn trộm mình nhỉ? Hay là cônàng có ý gì với mình? Hoặc là có điều gì đó muốn nói?"

Tôi nghĩ chắc là cô ấy có điều gì muốn nói, cũng có thể bình thườngtôi ăn nói chẳng đâu vào đâu khiến cô ấy chấp vặt, điều đó thì cũngchẳng có gì to tát. Nhưng nghĩ lại thấy ánh mắt Điền Mộ Thanh nhìn tôigiống như trên mặt tôi có gì đó rất lạ khiến cô ấy chú ý.

Một ý nghĩ vụt lên trong đầu khiến tôi giật mình thất kinh, tôi hỏi Điền Mộ Thanh: "Có phải sắc mặt tôi kém lắm không?"

Điền Mộ Thanh gật gật đầu, hỏi: "Anh bị mất ngủ bao lâu rồi?"

Tôi nói: "Chẳng trách mà cô cứ nhìn tôi rất lạ. Từ nhỏ tới giờ chưacó ai quan tâm tới tôi như vậy, tôi cảm động tới nỗi muốn sà ngay vàolòng cô đấy."

Điền Mộ Thanh nói: "Anh đã thế kia rồi mà còn chẳng ăn nói cho đàng hoàng gì cả."

Trước đó Mặt dày cũng nói mắt tôi sâu hoắm, dường như sắp tuột rangoài rồi. Thực tình trong lòng tôi rõ hơn ai hết, tôi mất ngủ vì xembức bích họa trong ngôi mộ của thời Liêu, bức tranh vẽ trong lòng mộtngọn núi to có tượng vàng, có quách lớn, xung quanh túm tụm rất nhiềungười, phía trên có sói đang ăn mặt trăng. Giống như bị mắc lời nguyền,suốt ngày tôi mơ thấy một con ma bước ra từ trong quan tài với chiếcbụng thủng lòi ruột. Chắc đó cũng chính là cơn ác mộng mà lúc còn sốngcô gái Khiết Đan kia đã từng nằm mơ. Nó rất giống với lời đồn về ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ. Ác mộng ngày một thật hơn, khiến gần đây tôikhông dám ngủ, chỉ sợ lại gặp phải con ma đó hiện về. Tất cả những điềunày đều liên quan tới ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ, khi vào gian chínhđiện rồi, tôi cũng không biết sẽ gặp phải điều gì, nhưng chắc chắn sẽ là điều kinh thiên động địa.

3

Lúc này Mặt dày đã đào được một khe xuyên qua cánh cửa đá, anh tathắp đuốc, cầm khẩu súng săn lên nòng sẵn và chiếc túi da rắn rồi chuivào bên trong.

Tôi suy nghĩ mãi về bí mật chủ nhân ngôi mộ cổ trong lòng núi HùngNhĩ, sớm muộn gì cũng bị ma quỷ hành cho đến chết, nên đã coi thường cái chết, chui vào bên trong xem xét tình hình.

Điếu bát trước đó còn nói không dám mở quan tài lần nữa để lấy đồ,nhưng giờ đây khi đã đào được đường vào chính điện thì quên mất trước đó mình đã nói gì.

Tôi và Điếu bát cùng với Điền Mộ Thanh đi theo phía sau Mặt dày, từng người một chui vào bên trong chính điện. Phía sau cửa đá là lần cửa gỗ, sau cửa có trục xoay, có thể vặn trục xoay để mở cửa. Bên trong chínhđiện tối đen như mực, trông có vẻ rất rộng lớn. Chúng tôi thắp cả đuốcvà bật đèn pin lên cũng chỉ soi sáng được phạm vi mười bước chân. Bốnphía trên tường đều có những bệ đèn bằng đồng đúc hình cung nữ đang quỳ, bên trong vẫn còn dầu. Mặt dày thắp sáng những chiếc đèn dầu đó lên,gian chính điện đã sáng hơn trước rất nhiều. Chúng tôi nhìn thấy nhữnghoa văn trên nền đá đều là hình mây vờn, hổ báo, núi cao v.v... trongnét hoa lệ trang nghiêm toát lên vẻ tiên khí. Phía tận cùng đại điện làmột cỗ quan tài rất lớn, lớn hơn những cỗ quan tài bình thường rấtnhiều, chiếc quan tài bị dùng dây xích buộc ba vòng trên lưng một conthú bằng tượng đá, xung quanh có nhiều bức tượng mặc áo giáp, khi ánhlửa chiếu tới những bức tượng này, trên khuôn mặt những bức tượng lónglánh ánh vàng, nét mặt giận dữ đáng sợ, trông giống như những bức tượngtrấn điện.

Chúng tôi đang mải nhìn ngắm những bức tượng mặc áo giáp thì pháthiện những bức tượng này đều đội mũ cao, áo giáp trên người là nhữngmảnh ngọc kết thành, hóa ra các bức tượng này đều được mặc áo giáp bằngngọc.

Tôi biết tượng trong mộ được chia làm nhiều loại, ví dụ trong mộ TầnThủy Hoàng, có tượng đất nung chôn theo tùy táng, còn loại tượng đặt bên cạnh quan tài thường được gọi là tượng trấn điện, có nhiều hình thùkhác nhau, như tượng dũng sỹ, tượng cung nữ v.v... tượng được mặc áogiáp ngọc như trong hầm mộ này thì lần đầu tiên tôi nhìn thấy, trước đócũng chưa từng nghe nói tới.

Điếu bát tròn mắt đứng nhìn, luôn miệng tặc lưỡi khen: "Người xưa mêtín, cho rằng con người có ba hồn bảy vía được đặt trong cửu khiếu[1],sau khi chết đi, hồn phách sẽ thoát ra ngoài qua chín lỗ trên cơ thể,thi thể con người vì thế sẽ bị phân hủy dần. Chính vì vậy, nên người xưa thường dùng các miếng ngọc để bịt kín các hốc lại, giúp cho thi thểđược giữ nguyên vẹn mãi mãi. Quan niệm này có từ thời Xuân Thu ChiếnQuốc, truyền tới thời Hán thì xuất hiện các loại áo bằng ngọc, các miếng ngọc được nối với nhau bằng các sợi chỉ bằng vàng, trên khắc chìm cáchoa văn hình rồng, nên còn được gọi là Giao long ngọc giáp. Những bứctượng này không phải mặc áo giáp ngọc mà là bị nhốt trong cũi ngọc. Mọingười nhìn xem, phần đầu tượng đều bằng vàng, trên người trùm một lớp áo bằng ngọc, không biết thân tượng có phải bằng vàng không. Nếu toàn bộbức tượng đều bằng vàng, lại mặc lớp áo ngọc thì thật khủng khiếp."

[1] Cửu khiếu: Tức chín lỗ, gồm 2 mắt, 2 lỗ mũi, 2 tai, miệng, hậu môn, lỗ tiểu.

Mặt dày cúi đầu nhìn xuống chiếc túi da rắn rồi lại ngẩng đầu lênnhìn những bức tượng, những bức tượng vàng đều cao hơn người bình thường nửa cái đầu, cho dù chiếc túi có to tới đâu cũng không nhét vừa, tượnglại không chỉ có một bức, không khiêng cũng không vác được, giống nhưsơn hào hải vị bày ra bàn mà chỉ được ngửi mùi hương chứ không được ăn,đúng là khó chịu.

Tôi nói Mặt dày khoan hãy động vào những bức tượng đó, chưa từng nghe ai nói dùng tượng vàng để trấn điện cả, huống hồ áo ngọc thường là dùng cho các bậc đế vương mặc sau khi băng hà, thời Hán chỉ có Thiên tử mớiđược mặc áo ngọc khâu bằng chỉ vàng, các chư hầu và vương gia chỉ đượcdùng chỉ bạc hoặc đồng. Tới tận thời Hậu Hán, khi Tào Tháo có lệnh loạinào cũng không được dùng thì tục tùy táng áo ngọc mới chấm dứt triệt để. Hơn nữa, chủ nhân ngôi mộ nằm trong quan tài kia là ai? Tại sao mấy thứ này lại có thể mặc trên người những bức tượng trấn điện được?

Mặt dày nói: "Những thứ cậu chưa thấy bao giờ còn đầy ra đấy, nhữngchiếc áo ngọc này mặc trên người bức tượng vàng thì cậu làm được gì nó?Nói đi thì nói lại, nếu những bức tượng trấn điện này đều bằng vàng thìchúng ta không thể nào di chuyển được..." Nói rồi, anh ta giơ tay ra vỗvỗ vào đầu bức tượng vàng, ai ngờ vừa mới động vào thì đầu tượng đã rơixuống đất, phát ra tiếng kêu nghe rất nặng nề.

Mọi người đưa mắt nhìn nhau: "Sao đầu tượng lại rơi xuống được? Không lẽ đầu tượng và thân tượng không gắn liền với nhau?"

Lúc đó, một mùi hôi thối bốc lên, cầm đuốc lại gần mới biết đầu tượng bằng vàng, còn bên trong tấm áo bằng ngọc là một xác chết khô đét. Hóara, trong những bức tượng trong chính điện này đều là những xác chếtkhông đầu, xác chết để trong áo ngọc là giúp không bị phân hủy, tất cảđều khô đét, đầu không rõ đã bị chặt đi đâu, bên trên lắp một chiếc đầubằng vàng thay thế.

Điền Mộ Thanh nhìn thấy cảnh tượng đó thì sợ hãi vô cùng, tôi lại băn khoăn: "Thường thì tượng trấn điện có tượng đất, tượng đá, tượng ngọc,nhưng chưa bao giờ thấy loại tượng vàng bên trong có người mất đầu cả,cho dù là người tùy táng thì cũng không nên chặt đầu rồi lắp đầu tượngvàng lên trên. Những xác chết không đầu này là để làm gì? Tại sao họ lại bị chặt đầu?"

Mặt dày nói: "Chắc là chủ nhân ngôi mộ thấy những người này chưa đủđộ hoành tráng nên chặt đầu họ đi để thay một chiếc đầu vàng vào, thậtlà phóng khoáng."

Tôi không tài nào hiểu nổi tại sao lại dùng xác chết không đầu để làm tượng trấn điện, chắc chắn không phải lý do như Mặt dày vừa nói. Nhữngchuyện kỳ lạ trong núi Hùng Nhĩ quá nhiều, mỗi chuyện đều khiến chochúng tôi không tài nào lý giải nổi.

Mặt dày nói: "Những chuyện lạ khiến người ta không hiểu nổi thì cònnhiều lắm. Tại vùng Tây Bắc, trước giải phóng, dân đổ đấu truyền nhaumột câu chuyện, trong một lần đào mộ, họ chẳng đào thấy vàng bạc châubáu đâu, mà đào được một cô gái bị chôn sống hơn mấy trăm năm, lạ kỳ ởchỗ cô gái đó vẫn còn sống, kể lại tỉ mỉ chuyện năm xưa. Cậu nói xem cólý giải nổi không? Làm nghề này như bọn mình thì không nên nghĩ ngợi quá nhiều."

Điếu bát cũng nói: "Cậu đừng nghĩ nhiều quá, chúng ta chẳng biết ngôi mộ này chôn ai, có nghĩ cũng bằng không."

Tôi ngẫm cũng phải, ngước mắt lên nhìn cỗ quan tài phía trước, ngườichết nằm trong cỗ quan tài kia chắc chắn không tầm thường chút nào.

4

Mặt dày nói: "Có mở nắp quan tài cũng chưa chắc đã biết, cậu còn mong người chết trong quan tài mở miệng nói cho cậu biết chắc?"

Điền Mộ Thanh nói: "Các anh đừng động vào chiếc quan tài trong đại điện, tôi sợ là sẽ có chuyện."

Tôi hiểu ý cô ấy, nhưng không mở quan tài xem cho rõ ràng thì ác mộng trong bức bích họa mộ cổ thời Liêu sẽ mãi vẫn còn ám ảnh tôi, sớm muộngì cũng bị nó hành hạ cho tới chết. Có điều, tôi không muốn liên lụy đến người khác, trong chính điện ẩm thấp đến nghẹt thở, xem địa thế thìdường như ở dưới đáy hồ, không chừng có thể thông ra các ngọn núi xungquanh. Tôi nói Điếu bát và mọi người đi tìm đường ra, một mình tôi ởlại.

Điếu bát lên tiếng: "Huynh đệ đừng nói những lời này, bình thường anh hay nhát gan, nhưng đó là chưa gặp chuyện, gặp chuyện rồi quyết khônglùi bước."

Mặt dày cũng nói: "Tôi không nói nhiều, cùng lắm là chết chung với cậu."

Tôi nói: "Có câu này của các anh thì tôi cũng không phải nói nhiều nữa, chúng ta hiểu trong lòng là được."

Mặt dày nói: "Đúng thế, không cần phải nói gì hết, chúng ta lặn lộitới đây chẳng phải là để đào mộ lấy bảo vật sao? Đồ trong quan tài ởgian chính điện này chắc chắn còn giá trị hơn cả vương miện Lộc thủ bộdao quan, chúng ta cùng mở quan tài thôi."

Điền Mộ Thanh đứng bên cạnh nghe chúng tôi nói vậy vội can ngăn,nhưng chẳng ai chịu nghe, mọi người cùng tiến về chỗ chiếc quan tài.

Mặc dù nói rằng người sợ ma ba phần thì ma sợ người bảy phần. Nhưngmộ cổ trong núi Hùng Nhĩ này rất quái dị, không ai dám hành sự lỗ mãng.Ánh đèn đuốc chiếu tới chỗ quan tài này thì không còn rõ ràng nữa, chúng tôi phải bật đèn pin lên hỗ trợ mới nhìn thấy chi tiết cụ thể trên quan tài. Các họa tiết trên quan tài phân thành hai màu đen và đỏ, có mấyvòng xích bằng đồng quấn bên ngoài quan tài. Chiếc quan tài được đặttrên lưng bức tượng đá mặt người mình hổ, có mấy chiếc vòng đồng gắnchặt lấy chuỗi dây xích.

Quan tài có từ rất xa xưa, đầu tiên được làm bằng gỗ. Nhưng vì làmbằng gỗ nên dễ bị mục nát, bởi vậy không ai nhìn thấy quan tài thời TâyChu được làm như thế nào, quan tài bằng đá thì rất ít, có thể nói nghìnnăm mới gặp được một lần. Dân đào trộm mộ thời trước có truyền nhau cóngười cũng đào được một mộ thời trước Tây Chu, quan tài cổ là gốm sứnung, hình dạng giống chiếc vại lớn, bên trên có họa tiết hình cá. Tớithời Hán, Đường, quan tài được làm bằng gỗ hoặc ngọc, nhưng cũng rất ítgặp.

Điếu bát chặc lưỡi nói: "Vừa đen lại to thù lù thế này, có phải là gỗ chò không nhỉ?"

Tôi nói: "Tôi thấy giống như gỗ chò chỉ vàng, nhiều lăng tẩm hoàngthất cũng không có quan tài làm bằng loại gỗ này, riêng cỗ quan tài nàythôi cũng là bảo vật vô giá rồi!"

Mặt dày cầm cuốc chim đang định mở nắp quan tài, nghe nói vậy thìchen ngang: "Gỗ chò tôi cũng nhìn thấy rồi, đây chẳng qua cũng chỉ là cỗ quan tài làm bằng gỗ thôi mà, chỉ có điều nó quá to so với bình thường, sao có thể là báu vật vô giá được, nó còn có giá hơn chiếc vương miệnLộc thủ bộ dao quan à?"

Điếu bát nói: "Cậu không biết đấy thôi, vạn lạng vàng cũng không bằng một tấm gỗ mun này đâu. Gỗ mun là chuyên chỉ gỗ chò chỉ vàng, không đơn giản đâu. Thực ra gỗ mun và gỗ chò đều không phải là loại gỗ hiếm,nhưng chò chỉ vàng thì lại khác. Nó còn có tên gọi là Âm Sa, trong ngạnngữ dân gian có câu: "Âm Sa tòng lai thế gian hy, cảm hòa châu ngọc đẩukinh kỳ", phải là những cây mọc trong rừng sâu núi thẳm hàng tỉ năm,thân cao trăm mét, mấy chục người ôm không xuể. Loại chò này đã tuyệtchủng từ lâu, bị chôn vùi dưới đất lâu năm hóa thạch thành loại gỗ màuđen. Những loại gỗ này trông bề ngoài đen đủi xấu xí nhưng bên trong cónhững hoa văn màu ánh vàng, cứng như thép, không sợ nước cũng không sợlửa, không loại côn trùng mối mọt nào gặm nhấm được. Có người đã từngthử để một miếng thịt vào trong gỗ chò chỉ vàng này, mấy năm sau lấy ravẫn còn tươi nguyên như ngày đầu. Quan tài của vua Càn Long chính làđược làm từ loại gỗ này, nhưng cũng không to bằng cỗ quan tài này, tiếclà không thể mang nó đi được."

Mặt dày nói: "Nếu không mang đi được thì cũng đừng tiếc nữa, mở quan tài ra xem bên trong có gì."

Điền Mộ Thanh nói: "Hóa ra phải mất hàng nghìn năm mới hình thànhđược loại gỗ mun này, con người sống được có mấy chục năm thì không nênphá hỏng báu vật vô giá này."

Mặt dày nói: "Ôi giời! Cô giáo Điền thật là giác ngộ cao quá, làm tôi không dám nhìn thẳng vào mắt cô nữa."

Tôi nói: "Nếu chúng ta đục thủng chiếc quan tài bằng gỗ chò chỉ vàngnày thì cũng không tốt, tôi thấy chiếc quan tài này không bị đóng đinhmà chỉ lấy dây xích chằng xung quanh, chặt đứt đám dây xích kia là cóthể mở quan tài được rồi."

Mặt dày nóng ruột muốn xem bên trong có báu vật gì, mới nghe vậy đãcầm cuốc chim chặt đứt vòng xích bằng đồng. Vòng đồng to bằng cổ tay trẻ con, được cố định hai đầu nơi đế kê của bức tượng mặt người mình hổ,cho dù anh ta có sức mạnh tới đâu thì cũng phải mất một lúc lâu sau mớichặt đứt được một cái.

Chúng tôi chỉ có một chiếc cuốc chim, muốn giúp anh ta cũng khôngđược, đành đứng bên cạnh soi sáng cho anh ta. Lúc này, tôi chú ý thấytrên đỉnh nắp quan tài có những họa tiết hoa văn nổi, soi đèn pin lạigần thấy đó là hình một vị thần nhiều đầu nhiều tay rất kỳ lạ. Mỗi cáiđầu đều đeo mặt nạ, mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt.

Điếu bát cũng chăm chú nhìn hình khắc đó, còn lấy tay sờ lên đầu lênmặt của bức tượng, đột nhiên hỏi tôi trong địa cung có bao nhiêu bứctượng trấn điện.

Tôi đoán anh ta chắc là nghĩ tới điều gì đó, nhưng tôi cũng chẳng để ý có bao nhiêu bức tượng trấn điện, liền quay lại đếm, đúng hai mươi tưbức. Hình khắc trên nắp quan tài cũng có đúng hai mươi tư đầu, vậy nghĩa là gì?

Điếu bát thì thầm như kiểu sợ người nằm trong quan tài nghe thấy: "Tôi biết người được chôn trong địa cung này là ai rồi."

5

Tôi và Điền Mộ Thanh đều nhìn sang Điếu bát chờ anh ta nói tiếp xem rốt cuộc người nằm trong cỗ quan tài kia là ai?

Điếu bát nói: "Trước đó sao mình không nghĩ ra nhỉ, người được chôn trong núi Hùng Nhĩ chính là Na Vương."

Tôi hỏi lại: "Địa cung phân thành ba tầng thượng trung hạ, quan tàilàm bằng gỗ chò chỉ vàng, bên trong lại có nhiều tượng trấn điện đầuvàng, tôi cũng đoán là mộ của vương hầu nhưng không biết là còn có Navương, đó là vương hầu của triều đại nào vậy? Anh được nghe về Na vươngtừ đâu thế?"

Điếu bát nói: "Mới đầu anh cũng mờ mịt như cậu thôi, tới lúc nhìnthấy hình khắc kỳ dị trên nắp quan tài, mỗi chiếc đầu đều đeo mặt nạ,rồi liên tưởng tới những bức tượng đầu vàng thì anh mới nghĩ tới hai năm trước trong một lần đi Giang Tây mua hàng, anh cũng nhìn thấy mấy chiếc mặt nạ bằng vỏ cây. Hỏi người trong vùng đó là thứ gì thì được người ta cho biết đó là Na Diện. Lúc đuổi ma đuổi quỷ, trừ tà thì người tathường nhảy điệu Na, Na Diện thực ra chính là mặt nạ được dùng lúc múađiệu Na trừ tà đó. Tôi cứ nghĩ chẳng ai biết món hàng này nên lúc đókhông mua lại. Nhưng cũng được nghe kể nhiều câu chuyện về Na thần và Na vương từ người dân địa phương. Những bức tượng bên trong có xác chếtmất đầu đó chính là các Na tướng quân thời Tây Hán..."

Tôi nhớ lại đêm trước khi chúng tôi lên núi Thảo Hài Lĩnh, xác chếttrong ba cỗ quan tài đó đều đeo mặt nạ vỏ cây, chỉ do ngâm trong nướclâu năm nên màu sắc trước đó đã không còn. Sau đó chúng tôi gặp thi thểnữ đeo vương miện Lộc thủ bộ dao quan cũng có đeo mặt nạ vỏ cây, bêntrên khắc hình yêu quái, hóa ra đó đều là mặt nạ Na, những bức tượngtrấn điện chính là Na tướng quân, nhưng đầu của họ đâu cả rồi?

Điếu bát nói: "Hán Vũ Đế Lưu Triệt, là một người to béo, chinh phạtquân Hung Nô mở đường tới Tây Vực, có công mở mang bờ cõi, lưu danh đếnđời sau. Làm hoàng đế như ông ta cũng gọi là làm tới đỉnh rồi, chỉ hiềmnỗi không thể trường sinh bất lão. Ai làm hoàng đế mà chẳng sợ chết đúng không?"

Mặt dày vừa chặt dây đồng vừa chen ngang: "Tôi thấy chưa chắc, thựcra có làm hoàng đế hay không thì chẳng ai muốn chết cả. Không muốn chếtcũng dễ thôi mà, uống nhiều canh ba ba vào thì trường sinh bất lãongay."

Điếu bát nói: "Hán Vũ đế có uống canh ba ba không thì tôi không biết, nói chung là ông ta không muốn chết. Vì vậy mà ông ta rất tin vào phùthủy thần thánh. Từ rất xưa rồi, bên bờ sông Hoàng Hà có một vương quốctên là Na, sau khi vương quốc này bị diệt vong, thì nó tồn tại trong dân gian dưới hình thức tôn giáo, cũng là một giáo phái riêng như Đạo giáohay Phật giáo vậy, các tín đồ vẫn gọi giáo chủ là Na vương. Tới thờiHán, Na giáo phát triển mạnh, "Na" có nghĩa là nghi thức mời thần về trừ ma trừ tà. Cung Mạc Ương của Hán Vũ đế năm nào cũng mời thầy về làm lễ, nghi lễ còn được gọi là nhảy Sơn Tiêu, dùng để dọa ma quỷ, thầy tế cầmthanh hỏa kích dài, chân giẫm trên Thiên cương bắc đẩu, làm phép ở mọingóc ngách. Nhưng trong một lần làm lễ trừ tà, họ đã vào nhầm cấm cung,Hán Vũ đế nổi giận đã chém đầu một lúc hai mươi tư Na tướng. Không ngờ,oan hồn họ không siêu thoát được, mỗi lúc màn đêm buông xuống, cung MạcƯơng lại có ma hiện về phá phách, chuông không ai đánh cũng tự kêu. HánVũ đế vừa hối hận vừa tức giận, không còn cách nào khác đành cho xâymiếu phong thần, truy phong hai mươi tư vị Na tướng làm Kim giáp đạitướng quân, cầu mong họ bảo quốc an dân, thiên thu vạn tải, hương hỏakhông lúc nào tắt. Từ đó đầu và thân hai mươi tư vị tướng quân được phân ra thờ cúng tại nhiều ban thờ khác nhau trong Na miếu. Trên mỗi ban thờ đều có dòng chữ "Báo quốc an dân bảo phong hữu tại. Huy qua dương kiếmlợi quỳ tiềm tiêu", cho tới tận ngày nay, rất nhiều nơi thờ cúng Natướng quân cũng đều là những bức tượng không đầu."

Tôi nói: "Đúng là một câu chuyện đáng sợ. Trong miếu đường thờ Na thần là đầu người chết sao? Ngày nay vẫn còn tập tục này ư?"

Điếu bát nói: "Không phải đầu người thật, nghe nói chỉ là tượng đấtthôi. Tương truyền những nơi thờ đầu Na gọi là Khai khẩu Na, lúc làmphép trừ tà ma thường niệm chú, nơi thờ thân Na gọi là Bế khẩu Na, khinhảy điệu Sơn Tiêu thì không được phát ra tiếng. Na giáo hưng thịnh mộtthời, sau đó không rõ nguyên nhân vì sao mà lụi tàn dần. Ngày nay, mộtsố nơi tại vùng Kiềm Cám ở Tây Nam, người dân vẫn còn lưu giữ một sốphong tục cổ như nhảy điệu Sơn Tiêu đuổi tà ma. Nhưng trải qua hơn nghìn năm, tục Na ngày nay hoàn toàn không giống với trước đây nữa rồi."

Tôi hỏi Điếu bát: "Chuyện trảm tướng phong thần tại cung Mạc Ương chỉ là truyền thuyết hay là có thật vậy?"

Điếu bát nói: "Chuyện trảm tướng phong thần tại cung Mạc Ương chỉ làtruyền thuyết trong dân gian, chuyện này có thật hay không cũng khó màbiết được. Nhưng chuyện Hoàng cung thời Hán năm nào cũng làm lễ trừ tàma thì có thật. Tôi thấy trong địa cung này đúng là có tượng trấn điệnthì câu truyền thuyết kia cũng có cơ sở để tin."

Tôi nghĩ: "Những người dân thờ Na thần sinh sống ở quanh đây, tronglòng núi lại là nơi Na vương yên nghỉ giấc ngàn thu. Hàng nghìn nămtrước, khi xảy ra đại nạn trời long đất lở, núi cao bỗng chìm xuống lòng hồ. Na giáo đột nhiên suy thoái, không chừng cũng liên quan tới sự kiện này. Nhưng biết được chủ nhân ngôi mộ là Na vương rồi thì với nhữngkiến thức mà chúng tôi biết được cũng chỉ là phần nổi của ngọn núi băngmà thôi. Na vương trong chiếc quan tài gỗ chò chỉ vàng kia tại sao lạibị mổ bụng chết thảm như vậy? Tại sao Na vương lại xuất hiện trong bứcbích họa tại mộ cổ nhà Liêu? Thiên cẩu ăn mặt trăng là có ý gì? Xác chết nữ đội vương miện Lộc thủ bộ dao quan và những hài cốt tại trung điệnlà ai?"

Điếu bát nói: "Huynh đệ hỏi gì mà nhiều thế, anh cậu không trả lờinổi đâu. Nhưng cậu nhắc tới chuyện mổ bụng lòi ruột thì anh nghe nóitrong phong tục xa xưa của người Na, họ gọi đó là "Rút ruột", ngày naytại các vùng quê khi sưu Na nhảy Sơn Tiêu thì có phân vai người đóng Natướng quân, người đóng ma hoàng. Na tướng quân khi bắt được bọn ma hoàng thì phải mổ bụng rút ruột ngay tại chỗ."

Tôi càng nghe càng thấy lạ: "Na tướng quân đã mổ bụng moi ruột mahoàng? Vậy chẳng lẽ trong cỗ quan tài kia không phải là Na vương mà làma hoàng? Ma hoàng... tức là hồn ma của những người bị chết đuối dướisông Hoàng Hà sao?"

6

Điếu bát giải thích: "Phong tục Na đã được duy trì hơn ba nghìn năm,diễn biến tới thời nay nó đã hoàn toàn khác với xưa, có rất nhiều tậptục không được truyền lại, hoặc đã có nhiều biến tấu. Ví dụ như tục Khai khẩu Na để bắt ma hoàng mổ bụng moi ruột, thì ma hoàng ở đây không phải là ám chỉ hồn ma dưới sông Hoàng Hà, mà là một loại quái vật chuyên gây hạn hán trong truyền thuyết dân gian, sau khi xảy ra thi biến, nó đãtrốn trong những nghĩa trang bỏ hoang hoặc dưới nhà dân, trên mình mọcđầy lông vàng, bộ dạng trông như khỉ, chính là oan khí của người chếtbiến thành. Người dân thường mời thầy về bắt ma, cũng hóa trang thành Na tướng quân, đầu đội mặt nạ gỗ cây long não hoặc mặt nạ vỏ cây, mặt đenmiệng rộng, hai mắt lồi ra, nửa đêm đốt đuốc khua chiêng gõ trống, vẽphù chú, niệm khẩu quyết bí truyền, lục soát khắp thôn này sang thônkhác, nhà nọ tới nhà kia để bắt ma bắt quỷ, hình thức cũng đơn giảnthôi. Ngoài ra, còn có người hóa trang thành ma hoàng bị đuổi bắt phảibỏ trốn khắp nơi, sau đó bị Na tướng quân thu phục, đem tới trước mặtdân làng trói lại và mổ bụng moi ruột ngay tại chỗ. Phèo ruột trong buổi diễn đương nhiên không phải là thật, thường dùng dây thừng để thay thế. Người dân tổ chức nghi lễ này để cầu mong mưa thuận gió hòa, không xảyra dịch bệnh. Nhưng cũng như tôi đã nói, tục bắt Na đã có từ hàng nghìnnăm nay, có nhiều nội dung không còn lưu giữ lại ý nghĩa ban đầu của nó, chỉ đơn thuần là lưu lại hình thức của tập tục."

Tôi hiểu ý của Điếu bát, thời xưa có tập tục bắt Na mổ bụng, nhưngchưa chắc đã là để bắt ma hoàng, người sau khi chết có thể nằm trong cỗquan tài gỗ chò chỉ vàng, ngoài Na vương ra thì còn là ai vào đây chứ?Vấn đề ở chỗ Na vương là thủ lĩnh của hội Na giáo, tại sao lại bị mổbụng moi ruột?

Điếu bát do mấy năm trước có đi thu gom đồ ở vùng quê, được tận mắtnhìn thấy người dân tiến hành lễ bắt Na nên cứ thao thao bất tuyệt kểcho chúng tôi nghe, nhưng nhắc tới chuyện Na giáo của hàng nghìn nămtrước thì anh ta cũng mù tịt không biết gì.

Chúng tôi dùng đèn pin soi lên phía nóc điện, xem đi xem lại hình ảnh của vị Na thần nhiều đầu, phát hiện ra con mắt trong lòng bàn tay củavị thần hướng thẳng về phía bức tường sau chính điện, nhìn theo về hướng đó, chúng tôi thấy một chiếc lỗ hình vuông được bít kín bằng những viên đá. Tôi biết đó chính là giếng vàng trong địa cung, như vậy hầm để quan tài được thông với bên ngoài bằng giếng vàng, thi thể người chết đượcbọc trong lớp áo bằng ngọc, đó chính là "Kim tỉnh ngọc táng", một phongtục mai táng cho các bậc vương hầu. Kim tỉnh nói trắng ra chính là lỗthông khí, nơi chôn cất người chết kiêng kỵ không gian bịt kín vì nó ứng với chữ "tử" nên khi đóng cửa điện thì không đóng kín hoàn toàn. Địacung trong ngôi mộ của Na vương được phân thành ba tầng, giếng vàng được đục trên tường cũng không phải là điều hiếm gặp, nói theo cách củangười trong nghề thì đây gọi là "độc nhất lộ", nó cũng không ảnh hưởngtới nguyên lý phong thủy lăng tẩm. Chúng tôi đang định tới đó xem ra sao thì Mặt dày đã chặt đứt được vòng xích bằng đồng buộc cỗ quan tài.

Tôi và Điếu bát tiến lại giúp anh ta đẩy chiếc nắp quan tài ra, gỗchò chỉ vàng nặng đến kỳ lạ, với sức của ba chúng tôi thì còn lâu mớinhấc được nắp quan tài lên, chỉ còn cách cố gắng đẩy nó sang một bên,dựa tạm vào chiếc giường đá. Phía trong cỗ quan tài gỗ chò chỉ vàng cònmột lần quan tài nữa, chỉ thấy giữa khe hở của nắp quan tài mọc ra mộtlớp đá mica rất dày, bám rất chắc, gần như che phủ hết chiếc quan tàibằng ngọc bên trong.

Người xưa cho rằng đá mica là gốc rễ của các đám mây, nên còn có tênlà Vân mẫu. Trong quan tài mọc ra từng đám đá mica là một điều rất kỳlạ. Nghe kể, năm xưa có một số người khi đào trộm mộ cũng từng nhìn thấy đá mica, nhưng thực sự không nhiều. Tại sao trong quan tài lại có thểmọc được đá mica, từ xưa tới nay chưa ai giải thích nổi, có người nóirằng trong quan tài có đá vôi, có ngọc bích để chống thi thể phân hủy,nhiều năm trôi qua, những thứ này biến thành thứ giống như đá mica,nhưng bản chất thì không phải là đá mcia, cũng có khái niệm cho rằng đólà vỏ rồng của những gỗ cây nghìn vạn năm tuổi, nói chung là đủ mọi thểloại giải thích. Trước giải phóng, những thứ này rất có giá vì thời đóngười dân còn tin những thứ này có thể ăn được, nhưng giờ đây chẳng aicòn tin vào điều đó nữa.

Chúng tôi nhẫn nại dùng xẻng cạy các lớp đá mica đó ra mới nhìn thấycỗ quan tài bằng ngọc phía bên dưới, ghé sát mặt tới gần còn cảm nhậnđược hơi lạnh phả lên, tôi biết đó là do tính âm hàn của ngọc. Lúc này,đèn đuốc trong điện đều được thắp sáng, chiếc quan tài bằng ngọc phát ra một thứ ánh sáng rất lạ, nó được làm bằng ngọc trắng màu mỡ dê, khôngchút tì vết.

Điếu bát xuýt xoa: "Loại ngọc trắng này chỉ có ở vùng cực Tây, bìnhthường chỉ một miếng nhỏ thôi cũng đã đắt lắm rồi. Nếu không tận mắtnhìn thấy thì không thể tưởng tượng được có cả cỗ quan tài làm bằng ngọc trắng như thế này, cũng chỉ có loại quan tài như vậy mới có thể xứngvới gỗ chò chỉ vàng."

Mặt dày sốt ruột nói: "Quan tài bằng ngọc mà không mang đi được thìcó gì để xem đâu, mau xem bên trong có gì không, giờ chỉ còn trông mongvào bên trong đó thôi."

Điếu bát nói: "Cậu đúng là cái tính không ăn được cháo nóng, đây đâuphải việc có thể ăn xổi, phải xem cho rõ đã mới ra tay được."

Tôi soi đèn pin lại nhìn, qua lớp quan tài bằng ngọc gần như trongsuốt, mờ mờ hiện ra hình ảnh thi thể nằm bên trong phải cao hơn ngườibình thường hai cái đầu, thân hình vạm vỡ, đỉnh đầu bằng tịt, xem rangười này cũng được mặc áo ngọc kim tuyến vàng. Kể cũng lạ, dường nhưtôi nhìn thấy có thứ gì đó chạy qua rất nhanh bên cạnh thi thể, tôi dụimắt nhìn lại thì không thấy gì nữa, cứ nghĩ rằng mình hoa mắt nhìn nhầm, ánh sáng trong đại điện chập chờn không được ổn định, lại nhìn qua mộtlớp quan tài bằng ngọc, mặc dù khi nãy ẩn hiện nhìn thấy hình ảnh bêntrong nhưng vì không được rõ nét nên nhìn nhầm cũng là chuyện bìnhthường.

7

Tôi thấy Điền Mộ Thanh đứng bên cạnh đang rất căng thẳng, dường nhưcô sợ thứ nằm bên trong quan tài chính là cương thi, cánh tay cầm chiếcđèn pin không ngừng rung lên, cô nhắm tịt mắt lại không dám nhìn, tôiliền nói: "Mọi người tin cũng được không tin cũng được, thi thể nữ trong chiếc quan tài gỗ mun chắc chắn là có hồn ma nhập vào, nhưng cũng không đến nỗi không có cách đối phó, chỉ cần đánh vỡ đầu nó là nó không thểđộng đậy được nữa, âm hồn lại sợ dương khí của con người, bốn ngườichúng ta chẳng lẽ không giải quyết được một thây ma, không có gì phải sợ cả."

Điếu bát nghe thấy liên tục gật đầu tán thành. Bên mép nắm quan tàidường như được bôi một lớp sáp, chúng tôi thay nhau cạy sạch lớp sáp đó, hai người đeo sẵn găng tay, cùng chung sức cạy nắp quan tài lên.

Chiếc nắp quan tài vừa được bật ra, một mùi hôi thối bốc lên, tất cảvội bịt mũi lùi lại mấy bước, đèn đuốc trong điện bỗng chốc tối hẳn đi.Đợi một lúc sau chúng tôi mới tiến gần lại để khiếng chiếc nắp quan tàira.

Tôi cầm khẩu súng đã lên nòng sẵn, nếu trong cỗ quan tài ngọc kia cócương thi thì một phát bắn ngay vào đầu nó, nếu là quỷ thì chắc chắn âmkhí rất nặng, hẳn sẽ sợ thuốc súng.

Tôi khẳng định trong địa cung này sẽ có thứ gì đó liên quan tới cơnác mộng trong bức bích họa, nhất là trong chiếc quan tài của Na vương.Điếu bát và Mặt dày thì chỉ nghĩ tới những món đồ quý báu trong quan tài mà thôi. Chúng tôi đều rướn cổ nhìn vào trong cỗ quan tài, thần kinh ai cũng căng ra như dây đàn, trong tư thế nếu có sự cố thì sẽ ngay lập tức đóng nắp quan lại, bất chợt thấy toàn thân lạnh toát, hóa ra là do toát mồ hôi lạnh, quần áo đã bị ướt sũng từ lâu.

Thi thể trong quan tài được đặt nằm ngửa, mình mặc áo ngọc, thân thểcao to vạm vỡ hơn hẳn người thường. Áo ngọc được gắn liền với nhau bằngnhững sợi kim tuyến bằng vàng, tay cầm kim trượng, đầu gối gối ngọc, bên cạnh có nhiều quả táo đỏ được làm bằng vàng, ngọc trai, san hô v.v...,còn có một thanh kiếm dài, đặc biệt nhất là viên ngọc trai có thể tựphát sáng dưới ánh đèn.

Tôi đứng đực người ra nhìn, một lúc sau mới định thần lại suy nghĩ,Na vương chắc chắn không phải chỉ là một người, mộ cổ trong núi Hùng Nhĩ từ thời Hán tới thời Đường hẳn có mai táng rất nhiều Na vương, vậy tạisao duy chỉ nơi chính điện này mới có nhiều bảo bối quý giá như vậy?

Mặt dày hăng hái lấy chiếc túi da rắn giắt sau lưng ra, thò tay định lấy mấy quả táo vàng bên cạnh người Na vương.

Điếu bát ngăn lại: "Đúng là không hiểu biết, thứ nào trong chiếc quan tài này chẳng đáng giá hơn mấy quả táo vàng kia chứ, lấy viên ngọc trai trước, rồi..."

Anh ta mới nói tới đó thì một tiếng súng vang lên, phá tan không khíyên lặng hàng nghìn năm không thay đổi của địa cung, thân thể Điếu bátlay động rồi bỗng đổ ụp xuống.

Tôi và Mặt dày vội kéo Điền Mộ Thanh nằm xuống, hai tiếng súng nữalại vang lên phía sau, cảm giác đạn đang bay vèo vèo qua trên đầu, gămtrúng vào chiếc quan tài gỗ chò. Chúng tôi không kịp quay lại nhìn, lôivội Điếu bát, chạy vòng qua phía bên kia chiếc quan tài, nấp phía sauđám tượng trấn điện, nghe thấy bên ngoài có người đang gọi to: "Bọn ngukia, chúng mày cũng không ngờ ông nội mày còn sống đúng không?"

Nghe tiếng đúng là tên Hoàng phật gia. Hắn bị kẹt trong đám đổ nátphía trên đại điện mà vẫn không chết, đúng là mạng lớn, hắn dẫn theo bốn năm tên tay chân nữa chạy thoát ra ngoài, dọc đường đuổi theo chúngtôi.

Vừa rồi chúng tôi chỉ chăm chú theo dõi cỗ quan tài của Na vương nênsơ ý không để ý tới bọn Hoàng phật gia đã vào tới chính điện. Tôi nhìnthấy Điếu bát bị trúng đạn ở lưng, may đây chỉ là súng săn, lại bắn ởkhoảng cách xa nên không chết ngay tại chỗ, nhưng anh ta bị thương cũngkhông nhẹ, lúc kéo anh ta vào đây đã để lại một vệt máu dài trên nềnnhà.

Tôi và Mặt dày cố lấy viên đạn ra khỏi vết thương, dùng đuốc đốt vàochỗ bị thương, dùng lửa để cầm máu. Điền Mộ Thanh xé mấy mảnh vải băngbó lại cho Điếu bát. Cũng không biết có giữ được mạng sống của anh tahay không. Trong lòng vừa lo lắng vừa bực tức, tôi hét chửi lại bọnHoàng phật gia: "Chắc Diêm vương nghĩ rằng để cho chúng mày chết như vậy thì quá đơn giản, nên mới giữ lại mạng sống của chúng mày để tao cònbồi thêm cho vài nhát xẻng, đến lúc mày phải thắp hương rồi đấy."

Bọn Hoàng phật gia thấy nắp quan tài bằng ngọc đã được mở ra, liềncậy thế đông người tiến lại gần, trong mắt đứa nào cũng ánh lên vẻ hunghãn tham lam.

Thuốc súng của tôi và Mặt dày không còn nhiều, sinh tử đều tùy thuộcvào nhất cử nhất động của chúng tôi, nên dự định đợi chúng tới lại gầnrồi mới nổ súng.

Nhưng chỉ thấy bọn chúng chạy ào ào tới chỗ cỗ quan tài bằng ngọc,Hoàng phật gia lớn tiếng sai bọn tay chân đối phó với chúng tôi, nhưngbọn lâu nhâu kia cũng giống hắn, hai mắt sáng rực, chỉ nhìn chăm chămvào cỗ quan tài, thằng nào cũng muốn nhân cơ hội để vơ vét được vài móncó giá trị.

Hoàng phật gia rút ra một sợi dây thừng buộc vào cổ của thi thể mìnhmặc áo giáp, cố hết sức để lôi chiếc xác đó dậy, hắn thò tay vào trongđịnh lấy thanh Kim trượng, bỗng đâu hàng loạt những con nhện mình đentuyền chui ra từ bên trong chiếc áo giáp, đầu hình chiếc xẻng, trênngười mọc đầy lông đen, hình dạng trông như quả táo nhưng vỏ ngoài thìcứng như thép, trong chớp mắt chúng đã bò vào trong ống tay của Hoàngphật gia.

Chúng tôi nhìn thấy cảnh tượng đó đều há hốc mồm sợ hãi: "Trong quanngọc lại có nhiều nhện sống như vậy ư?" Tôi nghĩ: "May người thò tay vào trong quan tài không phải mình..."

Hoàng phật gia kinh sợ, vội vã rẩy tay mấy lần nhưng không được, liền dùng tay kia để phủi chúng đi, không ngờ bị bọn nhện cắn trúng mu bàntay, chúng nhanh chóng bò đầy lên người Hoàng phật gia. Hoàng phật giathất kinh hồn vía định kêu lên thì mấy con nhện đã chui tọt vào mồm củahắn. Không biết bọn nhện đã làm gì Hoàng phật gia mà trong nháy mắtngười hắn ta đã chi chít những lỗ đen, bọn nhện thì không ngừng chui rachui vào qua những chiếc lỗ đó. Toàn thân Hoàng phật gia be bét máu, cổhọng cũng đã bị cắn rách, muốn kêu thét lên cũng không được, hắn đổ ậpxuống cạnh cỗ quan tài bằng ngọc, hai tay đau đớn quờ quạng khắp mặtkhắp người.

8

Lúc này, bọn nhện bò ra từ quan tài ngọc nhiều không đếm xuể, đốm đen chi chít đầy trên sàn, phải đến hàng trăm con, chúng tôi nhìn thấy màsởn hết tóc gáy. Mấy tên trộm mộ còn lại đều sợ đơ cứng người, ngay lậptức cũng bị bọn nhện bò lên đầy người, cắn cho nát bét, tất cả đều chếtngay tại chỗ, cũng có đứa chưa chết hẳn, ú ớ kêu lên vài tiếng rồi ngãxuống lăn lộn trên mặt đất, nhưng không tới mười phút sau, Hoàng phậtgia và toàn bộ tay chân của hắn đều chết không toàn thây, nằm la liệttrong hầm mộ.

Chúng tôi nấp sau đám tượng trấn điện, tận mắt nhìn thấy Hoàng phậtgia và số tay chân của hắn ta đều bị cắn chết trong chớp mắt bởi bọnnhện có sáu chân. Chúng tôi kinh hãi tột độ. Tôi nhớ trong cách nói củangười xưa, nhện sáu chân là nhện đất, không nhả tơ mà trong bụng toàn là axit đậm đặc, đừng nói là xương thịt, đến đồng sắt cũng bị rữa nát,không lẽ bọn nhện này đúng là quái vật? Nhưng cỗ quan tài bằng ngọc bịchôn ở đây đã hàng nghìn năm, bọn nhện đó sao vẫn còn sống được?

Mới phân tâm một lúc mà đã thấy bọn nhện càng trở nên hung hăng hơnsau khi hút máu ăn thịt người. Tôi và Mặt dày bắn mấy phát đạn vẫn không chặn được bọn chúng.

Cả ba chúng tôi đều thất sắc, vội lôi Điếu bát lùi lại phía sau,nhưng sau lưng chúng tôi đã là bức tường phía cuối điện, chỉ còn mỗichiếc giếng vàng đã bị bịt miệng, nhưng cho dù nó không bị bít lại thìcũng quá nhỏ cho chúng tôi chui qua.

Thấy không còn đường lui, tôi vội kêu to: "Mặt dày, mau thắp đuốc lên!"

Mặt dày trả lời: "Đuốc dùng hết rồi còn đâu, còn có hai bao diêm thôi, quẹt tạm được không?"

Tôi biết không còn cách nào khác, vừa rồi tận mắt nhìn thấy cái chếtthê thảm của bọn Hoàng phật gia, chi bằng tự mình kết liễu mình, nhưngnòng khẩu súng săn quá dài, không thể tự mình bắn vào mình được.

Mặt dày cũng hốt hoảng: "Hết cách rồi, mình bắn chết hai người kia, sau đó tôi bắn chết cậu rồi cậu bắn chết tôi."

Tôi bực bội trả lời: "Ông giải thích giùm tôi xem làm cách nào để sau khi tôi bị ông bắn chết rồi còn có thể ngồi dậy mà bắn ông được?"

Lúc này, Điền Mộ Thanh đang cố đẩy chiếc đế đèn bằng đồng ở trêntường, định dùng lửa để trấn áp bọn nhện, nhưng những chiếc đèn đồng đórất nặng, hơn nữa hai bên cạnh đèn rất sắc, cô đẩy mấy lần mà khôngđược, còn bị chiếc đế đèn cứa đứt tay, máu lập tức tuôn ra từ chỗ vếtđứt.

Điền Mộ Thanh tuy không đẩy đổ được chiếc đèn nhưng đã thức tỉnh tôivà Mặt dày, hai đứa vội chạy tới xô đổ chiếc đèn, nhưng bọn nhện bò đếntứ phía ào ạt như nước thủy triều dâng, không cách nào có thể ngăn chúng lại được.

Chúng tôi chắc mẩm sẽ chết ở nơi này, ai ngờ khi cách chúng tôi chừng ba bước chân thì bọn nhện đột nhiên quay đầu bỏ chạy tán loạn. Tôi vàMặt dày đang định đẩy ngã chiếc đế đèn thứ hai thì nhìn thấy bọn nhện bỏ đi, cả hai thở phào nhẹ nhõm, nhưng trong lòng đều thắc mắc không rõ vì sao. Chuyện này cũng khó lý giải, dường như chúng đang sợ một điều gìđó.

Tôi nghĩ: "Con người sống trên đời cũng không khác gì chuyện "Báttiên quá hải", ai cũng có một khả năng riêng, chỉ có điều mỗi người đang diễn một vai diễn khác nhau mà thôi. Mỗi người có một hoàn cảnh ra đời, một tài năng riêng, cho dù là hình thức, tính cách, là thiện hay ác thì đều không giống nhau, có thể nói là khác nhau một trời một vực, nhưngkhác mấy thì con người đều được làm bằng xương bằng thịt, ai chẳng mộtcái đầu mọc trên cổ, một bụng đầy đủ lục phủ ngũ tạng. Vậy tại sao lũnhện kia ăn thịt hết toàn bộ bọn Hoàng phật gia mà lại tha cho chúngtôi."

Tôi nhìn khắp xung quanh cũng không có gì bất thường, chỉ mỗi Điền Mộ Thanh bị thương ở tay, máu nhỏ xuống cả mặt đất. Tôi bỗng giật mình:"Không lẽ máu của Điền Mộ Thanh đã khiến cho bọn nhện kia bỏ chạy? Rốtcuộc cô ta là ai?"

Trong đầu tôi bỗng hiện lên câu hỏi đó, lại phát hiện ra chiếc đế đèn đồng như mọc rễ trong tường, tiện tay bẻ một cái thì thấy chiếc đế xoay một vòng, đồng thời chỗ khắc phù điêu phía bên dưới chiếc giếng vàngbỗng mở ra một cái hốc lớn. Hóa ra ở đó có một cánh cửa đá, chính là vịtrí mà vị thần Na phía trên trần điện nhìn xuống.

Ba chúng tôi đang ngẩn người ra nhìn thì bỗng trong gian điện thâm ukỳ bí phát ra tiếng kêu rất lạ. Hóa ra là xác chết mặc bộ áo giáp ngọctrong cỗ quan tài bằng ngọc đang bò từ trong quan tài ra, nhiều chỗ trên chiếc áo giáp ngọc nơi đã bị nứt, toàn thân xác chết đều là máu, lòngphèo trắng hếu phòi cả ra ngoài, thi thể vẫn hướng lên trên, chỉ có đầulà quay lại, trong ánh sáng lờ mờ không nhìn rõ khuôn mặt, chỉ thấy taito mặt lớn, nom trắng bệch, chiếc đầu ngóc dậy, mái tóc dài rũ xuống,chúng tôi nhìn thấy sau đầu xác chết lại là một khuôn mặt nữa, hai mắtxanh lét, mồm rộng đến mang tai, trong hầm mộ bỗng chốc nồng nặc mùi xác chết.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16: Hồn ma trong chiếc gương đồng


Tôi thấy thi thể Na vương trong quan tài đã xảy ra thi biến, hìnhdạng đúng như ác mộng trong bức họa thì vô cùng sợ hãi, một nỗi kinhhoàng tràn ngập toàn thân từ đầu đến chân, sợ tới hồn bay phách lạc,không dám nhìn thêm một giây nào, tôi cùng hai người kia khiêng Điếu bát chạy vội vào đường hầm, cố gắng đóng kín cánh cửa đá rồi chạy thục mạng trong đường hầm ngoằn ngoèo gập ghềnh lúc cao lúc thấp, đánh rơi đènpin cũng không dám dừng lại nhặt, cứ vậy vừa chạy vừa vấp ngã trongđường hầm tối đen. Một lúc lâu sau, khi thấy sau lưng không còn có độngtĩnh gì mới dám dừng lại. Ba người ngồi bệt xuống đất thở không ra hơi,tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.

Khi hơi thở đã hơi ổn định, tôi đưa mắt nhìn xung quanh, nhưng chẳngthấy được gì trong bóng đêm đen kịt, mò trong túi lấy được chiếc đèn pin dự phòng, ánh sáng vừa bật lên thì mặt Mặt dày hiện ra trước mắt tôi.

Lão ta nói: "Mẹ cha nó, kinh khủng thật, bọn mình... vẫn chưa chết sao?"

Tôi lắc đầu bất lực, quay sang thấy Điếu bát đã hôn mê bất tỉnh, mặttrắng như tờ giấy, tình hình có vẻ nguy kịch, không khỏi lo cho anh talỡ ba dài hai ngắn thì nguy tới tính mạng. Tại sao lại nói "ba dài haingắn", khi người chết nhập quan, quan tài chưa đóng nắp thì ta thấy bamiếng ván dài hai miếng ván ngắn, nên dùng từ này để ám chỉ người sắpphải vào quan tài rồi. Tôi suy nghĩ: "Không biết người chết trong quantài là yêu ma hay là quỷ quái, nhưng chắc chắn là không thể đối phó được với nó. Cố tìm đường mà chạy thoát, sống thêm được ngày nào hay ngàyđó, không thể để Mặt dày và Điền Mộ Thanh bỏ mạng ở đây."

Tôi dùng đèn pin soi sáng, thấy Điền Mộ Thanh đã lấy khăn tay băng bó vết thương, nhưng vì vết cứa quá sâu nên chảy khá nhiều máu. Tôi bỗngbuột miệng hỏi: "Cô là ai?"

Điền Mộ Thanh nhìn tôi khó hiểu. "Anh hỏi gì lạ lùng thế?"

Tôi nói: "Không phải tôi hỏi lạ lùng, mà sự việc có gì đó không đúng. Rõ ràng bọn nhện đã cắn chết bọn Hoàng phật gia, nhưng khi tiến gần đến chúng ta thì đột nhiên bỏ đi. Lúc đó, tôi thấy tay cô bị chảy máu nhỏxuống cả sàn nhà, bọn nhện ăn thịt người không nhả xương đó trông thấylà bỏ chạy tán loạn, có phải cô cố tình làm đứt tay không? Tại sao bọnnhện lại sợ máu của cô?"

Điền Mộ Thanh giải thích: "Anh đa nghi quá đấy, tôi chỉ không may cứa đứt tay thôi."

Mặt dày lên tiếng: "Tôi thấy cậu sợ quá đâm ra lẩn thẩn, nếu nói là chảy máu thì Điếu bát chẳng phải chảy còn nhiều hơn sau?"

Tôi nói với Mặt dày: "Chuyện này không đơn giản như vậy đâu. Chỉ nghe thấy cuộc nói chuyện của tôi và Lư mặt rỗ ở trên tàu mà cô ấy thân gáimột mình dám đi vào nơi rừng hoang núi thẳm này. Tôi thấy cô ấy gặpchuyện vẫn giữ được bình tĩnh, còn to gan hơn cả Điếu bát, lúc nào cũngmang vẻ mặt đầy tâm trạng, có điều cô ấy lại rất sợ hai cỗ quan tàitrong địa cung, dường như cô ấy biết không ít bí mật về ngôi mộ cổ trong núi Hùng Nhĩ này. Nhưng dù sao đây cũng chỉ là cảm giác của tôi, chotới lúc tôi nhìn thấy cô ấy bị đứt tay chảy máu khiến bọn nhện sợ hãi bỏ chạy thì tôi càng thấy..."

Điền Mộ Thanh nói: "Các anh cứu thoát tôi từ tay bọn Hoàng phật gia,tôi cảm tạ vô cùng. Còn chuyện tôi là ai thì tùy anh muốn nói gì thìnói." Nói đến đó, mắt Điền Mộ Thanh đỏ hoe, cô gần như sắp khóc.

Mặt dày quay sang trách tôi: "Đang lúc gay go tới tính mạng mà cậucòn làm cho cô ấy khóc nữa", rồi quay sang an tủi Điền Mộ Thanh: "Côđừng chấp thằng đó, nó xem phim 'Liêu trai' nhiều quá nên bị ngộ rồi,đêm nào cũng nằm mơ thấy ma quỷ về bắt mình."

Tôi nói: "Ma quỷ trong phim 'Liêu trai' ai nấy đều mặt hoa da phấn, có gì mà sợ, chẳng bằng một góc trong tiểu thuyết kinh dị."

Mặt dày nói: "Phim 'Liêu trai' thành tiểu thuyết từ lúc nào đấy? Sao tôi lại không biết?"

Tôi không thèm đôi có với Mặt dày, quay sang nói với Điền Mộ Thanh:"Cô có khóc cũng không có tác dụng gì, tôi không nhìn nhầm đâu, nhữnglời tôi nói hôm nay nếu sai nửa chữ thì tôi..."

Vừa nói tới đó, tôi chợt nhớ lại mấy hôm trước, lúc chúng tôi nghỉchân tại quán trọ bỏ hoang ở Thảo Hài Lĩnh, may nhờ mấy chiếc mặt nạ của xác chết nên mới đuổi được con rắn mối khổng lồ, hóa ra trên mặt nạ vỏcây có thạch hoàng, thứ đó đuổi được rắn. Chúng tôi sợ sau này dọc đường lại gặp phải rắn mối nên đã cạy mấy viên thạch hoàng, rồi mang theo bên mình. Vừa nãy trong địa cung gặp phải lũ nhện ăn thịt người, khôngchừng cũng chính nhờ có thạch hoàng nên đã đuổi được lũ nhện đó đi, nếuđúng vậy thì chẳng phải tôi đã trách oan Điền Mộ Thanh rồi sao?

Nên chưa nói hết câu tôi đã vội ngậm miệng lại, đổi giọng: "Nếu tôicó nói sai thì coi như tôi chưa nói gì, không phải tôi coi cô là ngườingoài, giờ chúng ta không còn phân biệt người trong người ngoài nữa rồi, tôi thấy chỗ này không tiện ở lâu, chúng ta nghỉ cũng kha khá rồi, phải đi tiếp thôi."

Điền Mộ Thanh chẳng hiểu tại sao tôi lại đổi giọng nhanh thế, nhưngcũng không có ý trách tôi. Chúng tôi vẫn sợ thây ma trong chính điệntiếp tục đuổi theo nên chỉ dám nghỉ ngơi một chút rồi lại cõng Điếu bátlên lưng tiếp tục tháo chạy theo lối đường hầm. Khi chạy tới cuối đườnghầm, chúng tôi thấy một cánh cửa đá rất thấp, chui qua cánh cửa đó rangoài, chỉ thấy phía trước mờ mịt sương mù, cỏ dại mọc um tùm, phía sauchúng tôi là một đồi đất cao không nhìn thấy ngọn. Hóa ra chúng tôi đãra khỏi địa cung nhưng không biết tự lúc nào, mặt hồ đã biến mất khôngnhìn thấy nữa, những mái nhà xung quanh bị vùi trong bùn đất nhấp nhônhư những ngôi mộ.

Cả ba chúng tôi đều điếng người, cũng không dám đứng lâu trong ngôilàng ma quỷ này, vội vã len lỏi trong những dãy nhà để thoát ra khỏithôn làng.

Ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ chỉ có phần nấm mồ là nhô lên khỏi mặtnước, người dân trong vùng gọi đó là Tiên Đôn, chúng tôi vào đây rồi mới biết, thực ra đó chính là một ngọn núi, dưới chân núi là nhà dân, đó là số người dân ở lại nơi đây canh lăng tẩm, sau đó cả vùng này bị nhấnchìm xuống đáy hồ, chỉ còn ngọn núi là nhô lên khỏi mặt nước, phía bắcchính là động Ngư Khốc, Thảo Hài Lĩnh.

Giờ chúng tôi nên đi về hướng bắc, bỗng nghe thấy tiếng sấm dội bêntai, trời bỗng đổ mưa, mây mù có tan đi phần nào. Tầm nhìn tốt hơn,chúng tôi trông thấy phía trước là rừng, cây cối rậm rạp, phía trước làmột màu tối đen vô tận.

2

Mưa mỗi lúc một to và dày hạt hơn, đang lúc giữa tiết mùa thu, thờitiết trong núi lạnh lẽo, tê buốt không thể chịu được, chúng tôi ướtnhẹp, dò dẫm từng bước đi về phía ven rừng. Chúng tôi nhìn thấy mấy gian nhà cổ dưới một gốc cây đã chết khô, trong nhà không đèn không đómnhưng làm chỗ trú mưa cũng được, chúng tôi đành phải vào trong lánh tạm, đợi tới sáng mai rồi đi tiếp vậy. Lại gần mới thấy, căn nhà lớn này tận dụng nguyên liệu ngay tại vùng, được xây bằng những viên đá khối xẻtrong núi, trát bằng đất và vôi, cột gỗ cái nào cái nấy to lớn, chắcnịch, hết sức kiên cố. Chúng tôi bước vào gian nhà to đầu tiên, chỉ thấy bên trong trống tuềnh trống toàng, trên tường có vài cái hốc để đặtđèn, khắp nơi bám đấy bụi bặm, vì đã lâu không có người sinh sống, nênmùi ẩm mốc lẫn với mùi thối rữa của cây cối bốc lên vô cùng khó chịu.

Chúng tôi tháo ba lô ra, tìm chỗ đặt Điếu bát nằm xuống, vần mấy viên đá bịt kín cửa ra vào, trong ba lô Mặt dày còn một túi nến nữa, anh tathắp một cây đặt ở góc nhà.

Tôi thấy Điếu bát vẫn đang hôn mê nhưng hơi thở vẫn đều đặn nên cũngyên tâm phần nào. Tôi lấy ra hai điếu thuốc lá, vứt cho Mặt dày mộtđiếu, hai người ngồi dựa lưng vào tường rít mấy hơi liền. Nghĩ lại cảnhtượng vừa rồi trong địa cung, cánh tay cầm thuốc của tôi vẫn run lên sợhãi.

Mặt dày lật xem tấm bản đồ của Điếu bát, hỏi: "Cậu nhìn xem, trên bản đồ sao không có chỗ này?"

Tôi nói: "Chúng ta ra khỏi địa cung đi theo hướng Bắc, phía Bắc chính là động Ngư Khốc, nhưng sao lúc tới đây bọn mình không nhìn thấy khurừng này nhỉ? Đúng là gặp ma rồi, cái nơi quỷ quái này lại còn vừa mưavừa sương mù, chắc phải chờ trời sáng mới phân biệt được vị trí, mong là đừng xảy ra chuyện."

Mặt dày nói: "Đã ra khỏi khu mộ cổ rồi còn sợ gì nữa? Chuyến này bọnmình thu được chiếc vương miện vàng và dây lưng bằng ngọc nhưng lạichẳng thuận lợi chút nào, lần sau xuất hành phải xem ngày giờ mới được,không thể đi vào ngày kỵ động thổ."

Tôi nói: "Ông đúng là chẳng biết gì, động thổ là chỉ chuyện hạ huyệtdời mộ, liên quan gì đến đổ đấu? Có ai đi đào mộ trộm đồ còn xem ngàyxem giờ không? Kiếm cơm bằng cái nghề đổ đấu này chỉ dựa vào gan tokhông mê tín, chẳng kiêng kỵ gì sất. Đương nhiên vẫn có những tay trộmmộ mê tín, nhưng không phải là chuyện xem ngày giờ, bọn họ thường nghetheo Xuất ngữ."

Mặt dày không hiểu: "Xuất ngữ à? Là cái gì?"

Tôi giải thích: "Cũng giống như dân giang hồ hay nói tới khái niệmcon số may mắn, nó có hơi hướng giống như phong tục ngày Tết, ngày mồngmột ra đường thường để ý tới người đầu tiên nói chuyện với mình, theoquan niệm mê tín của người xưa thì trong câu nói đầu tiên của năm mớinày ẩn chứa hung cát, chính là dự báo cho vận hạn của năm mới. Lão Nghĩa mù nhà tôi lúc còn sống rất tin vào điều này. Vào đêm ba mươi, sau khiđã ăn tối, thắp hương cúng bái xong là đi ra ngoài để nghe Xuất ngữ. Màcũng không phải thích đi hướng nào thì đi đâu, phải thỉnh ý kiến của Sưtổ, mà bài vị của Sư tổ nào có biết nói, đành mượn cái thìa chỉ hướngvậy, kính cẩn đặt cái thìa trước bài vị xong xoay một vòng, chiếc thìachỉ vào hướng nào thì xuất hành theo hướng đó. Nếu chỉ về hướng đông thì ra cửa xuất hành theo hướng đông, nếu hướng đó là một ngõ cụt, khôngcòn cách nào khác phải quay về thì phải thỉnh ý kiến Sư tổ một lần nữa,lần này là hướng bắc, vừa vặn hướng bắc là chỗ trú chân của một tên ănmày. Đêm ba mươi thì ăn mày không ra đường ăn xin, bụng rỗng thì đànhphải đi ngủ sớm, canh tư mò dậy đi tiểu, đúng lúc lão Nghĩa mù đi ngangqua, nghe tiếng nước chảy thì mừng thầm trong bụng, cứ cho rằng gặp nước là phát tài, thật là một điềm may, trong năm nay ắt thu được nhiều mónhời. Nếu không đi ra ngoài thì canh năm dậy đốt pháo rước thần tài,tiếng pháo nổ có đẹp hay không cũng là điềm báo cho năm mới. Lão Nghĩamù rất tin vào những điều này, có đúng hay không tôi cũng không biết,nhưng bản thân tôi thì chẳng mấy tin vào những thứ đó."

Dù sao tôi cũng không yên tâm về ngôi nhà không có trong bản đồ này,nói chuyện với Mặt dày vài câu bỗng thấy càng ngày càng lạnh, dặn dò Mặt dày và Điền Mộ Thanh trông nom Điếu bát, tôi ra ngoài kiếm ít củi vềđốt.

Điền Mộ Thanh lạnh run cầm cập, cô không chịu nổi gian nhà to âm u lạnh lẽo này, cứ đòi đi theo tôi.

Tôi nghĩ ngợi một lúc rồi cũng đồng ý, mang theo súng săn và đèn pin, giao cho Điền Mộ Thanh một cây nến, chúng tôi đẩy cửa vào gian phòngthứ hai, gian phòng này còn to hơn gian trước, sáu cột năm dầm, bệ cộtđá hình hoa sen, trông như một gian điện, mấy bức tượng giữa phòng đã bị đổ sập, trên tường chi chít bích họa, đều phủ dày bụi bặm, màu sắc mờnhạt nhưng vẫn còn xem được nội dung.

Tôi nhất thời không nói được gì, thần người ra một lúc mới lên tiếng: "Thần thổ địa lấy ráy tai xây tường chắc - vô lý thật! Đây chính làđiện thờ Na thần."

Điền Mộ Thanh kinh ngạc: "Hóa ra chúng ta vẫn chưa ra khỏi ngôi làng."

Tôi nói: "Lạ thật, tại sao ở đây lại không có dấu hiệu bị chìm trong nước."

Điền Mộ Thanh nói: "Từ số bức bích họa kia có thể nhận biết nơi đâycó phải là miếu thờ Na thần không..." nói rồi cô soi đèn lại gần, phủilớp bụi phía trên, cúi đầu nghiên cứu những bức tranh.

Tôi cũng đang định tới xem thì chợt thấy ớn lạnh, không phải do trong ngôi miếu cổ này ẩm thấp lạnh lẽo mà là lạnh từ bên trong lạnh ra khiến toàn thân nổi da gà.

Tôi nghĩ thầm: "Trong này có gì sao?", dùng đèn pin soi khắp gianphòng, thì thấy cánh cửa thông sang gian phòng thứ ba đang khép hờ, quakhe cửa tôi nhìn thấy khuôn mặt một bé gái khoảng mười tuổi đang nấp ởphía trong nhìn chúng tôi, hai mắt chớp chớp rất linh hoạt, khi ánh đènpin chiếu tới, thì cô bé lập tức trốn vào trong bóng tối.

Tôi kinh hãi nghĩ: "Giữa nơi thâm sơn cùng cốc này tại sao lại xuấthiện đứa bé? Là trẻ con của dân làng gần đây sao?" Tôi vội tới gần rồimở đẩy cánh cửa ra, bên trong là gian phòng thứ ba cũng giống như haigian phòng vừa rồi, sàn nhà phủ đầy bụi bặm, trên tường mạng nhện chăngđầy, phía trước tuyệt nhiên không một dấu chân người.

3

Điền Mộ Thanh hỏi tôi: "Anh sao thế, sao lại đứng thẩn ra vậy?"

Tôi chỉ vào chỗ cửa hỏi: "Cô không nhìn thấy gì sao? Chỗ này..."

Điền Mộ Thanh thấy vậy liền cầm đèn pin đi ra giữa gian miếu thờ. "Trong đó có gì đâu, tôi chẳng trông thấy gì cả."

Tôi nghĩ đứa bé đột nhiên biến mất, giờ nói ra cũng chẳng có bằngchứng gì, làm sao mà người ta tin được, đành nói: "Tôi thấy trên tườnggian nhà trong có bàn thờ, mấy gian nhà này chính là miếu thờ đấy."

Điền Mộ Thanh hỏi: "Bàn thờ à? Trông bộ dạng anh vừa rồi, tôi cứ tưởng anh nhìn thấy gì không hay rồi chứ."

Tôi thầm quan sát xung quanh, miệng lại nói: "Không có gì, trong miếu thờ thì không thể có ma được."

Tôi quay đầu lại, vừa vặn nhìn thấy bức tranh Điền Mộ Thanh vừa phủiđi lớp bụi bên trên, trong tranh vẽ hình một cô gái với dáng vẻ yêukiều, tuy bức tranh đã bị bay màu, hình thù có phần mờ nhạt nhưng vẫn có thể khẳng định không phải là hình ảnh người đeo mặt nạ vỏ cây thườnggặp như trong Na giáo, tôi chợt nghĩ: "Nơi đây cũng chưa hẳn là miếu thờ Na thần."

Điền Mộ Thanh hỏi: "Trong miếu thờ mới có tượng thờ và bích họa chứ, anh cho rằng đây không phải là nơi thờ cúng Na thần?"

Tôi nói: "Trên núi Hùng Nhĩ có ngôi chùa cổ tên là Pháp Hoa, nghe nói trong ngôi chùa cổ này có bức bích họa vẽ một mỹ nhân với sắc đẹp đượcmệnh danh là có một không hai, hay là chúng ta đã tới ngôi chùa Pháp Hoa đó..."

Nhưng nghĩ lại cũng không ổn, núi Hùng Nhĩ dài mấy chục cây số, chùaPháp Hoa cách Thảo Hài Lĩnh xa như vậy, quần sơn cách trở, làm sao cóthể tới nhanh như thế được, hơn nữa những gian nhà lớn này đều được xâytừ đá, không mang vẻ nguy nga lộng lẫy theo phong cách chùa cổ, khả năng là miếu thờ Na thần, chỉ có điều rất hiếm thấy có hình ảnh người bìnhthường không đeo mặt nạ vỏ cây xuất hiện trong miếu thờ của Na thần.

Điền Mộ Thanh rất hiếu kỳ với bức tranh vị nữ bồ tát mà tôi vừa nhắctới, cô hỏi: "Trong chùa cổ Pháp Hoa tại sao lại vẽ tranh mỹ nữ? Ngườitrong tranh đúng là rất đẹp sao?"

Tôi nghĩ: "Điền Mộ Thanh rất thích thú với hội họa, hơn nữa một côgái trực tiếp nghe lời khen ngợi một cô gái khác trước mặt mình thìkhông tránh khỏi có chút ghen tị." Tôi đành nói với cô ấy: "Hoàng đếthời Tống rất sùng đạo Phật, đã hạ chỉ cho xây chùa Pháp Hoa tại núiHùng Nhĩ, còn lệnh vẽ bích họa trong chùa, đã chỉ định vị họa sỹ giỏinhất thời đó đảm đương công việc vẽ tranh, tuy sức yếu nhiều bệnh, nhưng người này vẫn bị ép đến làm việc, con gái ông ta lo lắng cho sức khỏecủa cha già đã giả thành nam nhi tới núi Hùng Nhĩ trà trộn trong đám thợ để chăm sóc cho cha mình. Hàng ngày làm các công việc giặt giũ quần áo, cơm nước cho đám thợ nên ai cũng quý mến. Trong bảo điện thì đươngnhiên phải có tranh Bồ tát, nhưng lúc đó không tài nào vẽ nổi, tuy bứctranh đã đẹp rồi nhưng chưa đạt được vẻ thoát tục. Tên đốc công do triều đình phái đến lo sợ sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thi công đã nổi giận lôiđình, lệnh cho quân lính phạt roi các thợ vẽ tranh, trong đó có ông họasỹ già, nếu phải chịu số đòn roi đó thì coi như mất mạng. Lúc này, congái của lão họa sỹ già xuất hiện nguyện thay cha mình chịu đòn. Tên đốccông thấy cô dung mạo tuyệt vời nhận ra là gái giả trai, liền ép cô phải cởi hết quần áo để chịu phạt. Cô gái biết số mình không may, chỉ quayđầu lại nhìn cha mình và đám thợ vẽ tranh lần cuối rồi mỉm cười nhảy vào chỗ lò nung thép đúc tượng. Ngay lập tức cô hóa thành đám mây trắng bay lên trời, nhưng dung mạo thần thái của cô đã in đậm trong tâm trí củađám thợ, họ đã vẽ thành công bức bích họa đại từ đại bị cứu khổ cứu nạncủa Quan thế âm Bồ tát. Chính vì vậy bức họa trong ngôi chùa này kháchẳn với những ngôi chùa khác, đáng tiếc qua sự bào mòn của thời gian, đã không còn giữ được vẻ đẹp nguyên thủy của bức tranh nữa."

Điền Mộ Thanh lớn tiếng thở dài, một lúc sau vẫn còn im lặng trầm tư.

Tôi thì chẳng có tâm trạng nào mà thông cảm cho người xưa, hơn nữacâu chuyện này vừa nghe đã biết là bịa đặt, cô gái kia giả trai mà cũngkhông biết làm cho giống lên một chút, bôi ít nhọ nồi cho mặt đen đichẳng hạn, đúng là ngốc hết chỗ nói.

Tôi vừa nói vừa phủi lớp bụi trên tường đi, dựa vào ánh sáng của ngọn nến, tôi xem xét một lượt những bức họa. Các bức họa tại bức tường phía đông đã bị bong tróc nặng khó nhìn ra hình gì, nội dung không cònnguyên vẹn, chỉ lờ mờ nhận ra khuôn mặt của mấy cô gái, phía sau có mộtsố đồng nam đồng nữ người cầm kiếm người cầm gương, không hiểu là để làm gì. Bức tường phía Tây vẫn còn tương đối nguyên vẹn, bức bích họa nhưmột bức hoành phi vẽ lại một ngọn núi lớn cao chạm mây xanh, trong lòngnúi ẩn hiện những cung điện nguy nga, xung quanh chi chít nhà cửa vớihàng vạn người sinh sống, ba phía đông, tây và bắc đều là núi, ở ngọnnúi phía bắc có một hang động, giữa cửa hang và ngôi làng là một gốc cây to đã chết khô và mấy gian nhà đá, phía tây ngôi làng là bãi tha ma,phía đông là bệ đá lớn, phía nam có tấm bia đá đặt trên mai co bí hí[1], trong bức tranh còn có vài đường kẻ màu đen mờ nhạt không rõ ràng, cònphía trên bức tranh là một vị Na tướng quân diện mạo rất hung dữ.

[1] Bí hí hay còn gọi là Quy phu, bề ngoài khá giống con rùa, thíchmang nặng, có thể cõng cả tam sơn ngũ nhạc không bao giờ mệt mỏi vì thếtượng Bí hí cõng trụ đá, cõng bia thường bị nhầm thành con rùa.

Tôi nói với Điền Mộ Thanh: "Mấy gian nhà này đúng là có liên quan tới Na thần, giờ chúng ta đang ở vị trí này, chỉ cần đi xuyên qua khu rừnglà tới được động Ngư Khốc, con đường đó lúc vào đây chúng ta đã đi qua."

Trong bức bích họa còn có một số chữ cổ ghi chú cho một số vị trí,tôi chẳng biết chữ nào nhưng Điền Mộ Thanh thì có thể đọc được một ít,cô chỉ cho tôi thấy: "Chỗ đụn đất ở chính giữa là núi Huyền Cung, HuyềnCung chính là địa cung, ngôi làng dưới núi là thôn Thiên Cổ Dị Đế, hangđộng phía bắc là động Ngư Khốc, tấm bia đá trước cổng làng được gọi làbia Tầm Na, gốc cây khô đó là cây Na, dưới gốc cây là Na miếu, phía tâyngôi làng là nơi cúng tế của người Quỷ Phương (Đất quỷ), có một conđường hầm thông với thôn làng, phần phía đông có rất nhiều mồ mả khôngrõ tại sao lại không thấy chú thích. À đúng rồi, phần lớn mộ là mộ củangười dân trong làng. Nhưng hàng nghìn năm trước, nơi này bị chìm sâudưới nước, sao bây giờ lại nổi lên được nhỉ?"

4

Tôi lắc đầu không hiểu, việc này nghĩ tới nghĩ lui vẫn không thông,còn tấm bia trước cổng làng nữa chứ, sao lại gọi là bia Tầm Na mà lạikhông gọi thẳng luôn là bia Na đi?

Điền Mộ Thanh giải thích: "Bia đá thường dùng để ghi lại các sự việc, nghe anh Điếu bát nhà anh nói, tầm Na là nói tới phong tục đuổi ma trừtà, là một nghi thức từ cổ xưa. Có thể trên bia đá ghi chép lại nghithức đó của người dân trong làng."

Tôi nghĩ cũng phải, hình ảnh tấm bia Tầm Na trong bức tranh là mộttấm bia đá rất to được đặt trên mai bí hí, trong dân gian gọi đó là "Rùa cõng bia đá". Bí hí là con cháu của rồng, có thể cõng được những vậtrất nặng, thời cổ làm bia đá bí hí thường có hai đặc điểm nhận dạng, một là rất cao to, hai là nội dung viết trên bia hết sức quan trọng. Vìvậy, chắc chắn là tấm bia đá kia ghi chép lại những sự việc quan trọngđã xảy ra trong ngôi làng Thiên Cổ Dị Đế. Nếu tôi không muốn bị cơn ácmộng trong ngôi mộ cổ nhà Liêu dày vò cho đến chết thì buộc phải biếttrên tấm bia đá đó viết những gì. Nhưng ngặt nỗi Điếu bát sống chết chưa biết thế nào, sớm rời khỏi nơi này thì anh ta còn có thêm tia hi vọngsống. Trong thời điểm quan trọng này, tôi không thể chỉ nghĩ tới mạngsống của mình, hơn nữa tôi cũng chẳng gan đâu mà dám bước chân vào ngôimộ đó một lần nữa. Chuyện đã tới nước này đành phải nghe theo sự sắp đặt của ông trời vậy, phải thoát ra khỏi đây trước đã.

Lúc này, Mặt dày đi tới nói với chúng tôi: "Bên ngoài tạnh mưa rồi,sương mù lại dày đặc hơn, bọn mình phải nghĩ cách gì đi chứ, tiếp tụcnán lại đây hay là tìm đường thoát ra ngoài?"

Tôi nói: "Nếu bên ngoài đã tạnh mưa rồi thì chúng ta tiếp tục đi vềhướng bắc, xuyên qua khu rừng này là tới động Ngư Khốc, tới đó có thểtheo đường cũ quay về. Hai người đi thu dọn đồ đạc, bó thêm vài bó đuốcdự phòng, tôi ở đây xem mấy bức bích họa này một lát nữa."

Mặt dày tìm mấy cành cây to bó lại, lấy mấy bộ quần áo rách xé nhỏthành sợi đưa cho Điền Mộ Thanh buộc vào bó củi, chấm dầu trên váchtường làm đuốc.

Tôi tắt đèn pin để sau cần còn dùng, cầm ngọn nến Điền Mộ Thanh vừađưa cho, một mình đi sâu vào bên trong Na miếu, phủi đám mạng nhện vàbụi bặm giăng trước mặt, tôi dò xét khắp nơi.

Cứ nghĩ tới khuôn mặt cô bé phía sau cánh cửa thì nổi bất an lại tràn về, không biết do tôi nhìn nhầm hay gặp ma thật, cho dù là ma hay người thì cũng chỉ là một con nhóc tì, sợ gì cơ chứ.

Tôi tự trấn an mình rồi tiến tới chỗ bức bích họa sau hậu đường. Miếu đường quay mặt sang hướng nam, bích họa được vẽ ở hai bức tường phíađông và tây. Phía đông vẽ hình ngôi bảo điện nguy nga tráng lệ, bên cạnh có một con cá rất to. Tôi vừa nhìn thấy bức tranh đã nghĩ tới lần lãoNghĩa mù gặp nạn. Năm đó khi Đả thần tiên Dương Phương và Đồ Hắc Hổ cùng mắc kẹt trên nóc điện dưới lòng sông Hoàng Hà, cũng có nét tương đồngvới họa tiết trong bức họa này. Với bản lĩnh của Thôi lão đạo và DươngPhương cũng không thể xác định được ngôi bảo điện bị chìm trong hố cátdưới sông Hoàng Hà thuộc thời đại nào, chỉ đoán khoảng thời Tùy hoặcĐường, không ngờ lại có liên quan tới thôn Thiên Cổ Dị Đế này, không lẽngôi làng này cũng bị chìm xuống hồ vào khoảng thời Tùy, Đường?

Tôi quan sát một lúc lâu không thu được kết quả gì, cũng không rõ làchúng có mối quan hệ như thế nào với nhau. Nhìn sang bức bích họa đốidiện là mấy chục vị Na tướng quân đeo mặt nạ, họ đang khống chế mộtngười và mổ bụng người đó, người bị mổ bụng nằm sóng soài dưới đất, tóctai rũ rượi, phèo ruột lổn nhổn trên mặt đất, người đó vẫn chưa chết,đang cố gắng vùng vẫy thoát thân, quang cảnh máu me khủng khiếp, giốnghệt như những gì Điếu bát miêu tả về lễ bắt ma hoàng.

Tôi nghĩ: "Với cỗ quan tài và số đồ tùy táng quý giá trong địa cungthì người đó chính là Na vương. Nếu là Na vương, tại sao lại bị Na tướng quân giết chết và hậu táng tại địa cung, rồi để cho âm hồn bất tán trởthành quái vật? Làng này đã từng xảy ra sự việc phản loạn? Việc này liên quan gì tới con cá khổng lồ dưới sông Hoàng Hà không? Cô gái Khiết Đantrong bộ Liêu chết vào thời Đường, Tống, tại sao trong mộ cô ta lại cóbức tranh về ngôi làng Thiên Cổ Dị Đế này? Không lẽ đó chính là cơn ácmộng của cô gái kia khi còn sống? Tại sao trải qua nhiều năm như vậy,tôi lại có cùng giấc mơ với cô gái Khiết Đan? Thôn Thiên Cổ Dị Đế khônglẽ đã bị vướng vào một lời nguyền đáng sợ nào đó?"

Tôi đứng thất thần trước bức bích họa, các ý nghĩ đan xen vào nhau,đột nhiên sống lưng ớn lạnh, ánh nến chập chờn, cảm giác ớn lạnh từngcơn lại trỗi dậy, tôi quay đầu lại nhìn, chính là cô bé đó đang đứngtrong góc tường, cô bé thấy tôi tiến lại gần liền quỳ sụp xuống khócthút thít, miệng lẩm bẩm như đang nói gì đó.

Tôi nghe đứt đoạn không được rõ, dường như cô bé đang nói: "Nhiềunăm... không dễ dàng gì... hôm nay gặp nạn... xin cứu giúp... xin đừngđộng vào..."

Tôi thất kinh, hỏi lại: "Cháu nói gì? Đừng động vào đâu?"

Đúng lúc đó, Mặt dày vỗ mạnh vào vai tôi, mồm oang oang: "Cậu gặp maà? Tự dưng đứng một mình nói chuyện với bức tường? Đang tán tỉnh với emma nào thế?"

Tôi giật bắn người, thiếu nước nhảy dựng lên, Mặt dày đã chuẩn bịxong đuốc, tới để giục tôi lên đường. Tôi bị anh ta làm cho hết hồn, vừa hoàn hồn nhìn lại thì trong góc tường đã trống trơn không có gì nữa.

5

Vừa nãy chỉ trong khoảnh khắc, ánh nến lại mờ ảo nên không nhìn rõđược đứa bé gái, chỉ thấy mờ mờ hình bóng một người, chớp mắt đã khôngthấy đâu, góc tường không để lại chút dấu vết, trừ phi chỉ là cái bóngthì mới làm được như vậy.

Tôi chỉ thấy cô bé đó dường như là oan hồn trong ngôi miếu này, nhưng cô bé nói quá nhỏ, tôi nghe không được rõ cho lắm, tại sao tự nhiên lại quỳ xuống lạy tôi, lời cô bé nói có ý gì? Cô bé đang cần cầu cứu tôigiúp đỡ chăng? Cô bé đó đã chết như thế nào?

Mặt dày lại vỗ vào vai tôi: "Vẫn còn đứng đực mặt ra đó à? Cậu trúng tà thật hả?"

Tôi hỏi Mặt dày: "Ông đừng có giật đùng đùng lên sau lưng tôi thế, định dọa chết người à?"

Mặt dày ngạc nhiên ngắm nghía bức tường một lúc, hỏi tôi: "Cậu nhìn thấy gì thế?"

Tôi nói: "Chẳng có gì cả, mau rời khỏi đây thôi."

Mặt dày còn chưa tin: "Điêu! Vừa nãy tôi thấy mắt cậu gian lắm, chắc chắn là chưa nói thật, chỗ này có món hời gì à?"

Tôi hạ thấp giọng: "Trong Na miếu này có ma, tin hay không tùy ông, không tin thì ông ở đây chờ mà xem, tôi đi trước đây."

Mặt dày nói: "Sợ ma mà còn dám đi đào trộm mộ?", anh ta không tin,đốt đuốc lên xoa tay phủi lớp bụi trên tường, phát hiện ra mấy viên gạch chỉ chạm nhẹ vào đã lung lay, hắn hiếu kỳ cạy viên gạch đó ra thì thấybên trong tường là một đường hầm.

Tôi ngẩn người ngạc nhiên, vội ngăn lại: "Đừng vào, trong đó có ma đấy!"

Mặt dày nào chịu nghe lời tôi, anh ta chắc mẩm trong đó có bảo vật, hất cánh tay tôi ra chui vào trong.

Tôi chửi thầm trong bụng, lại lo anh ta xảy ra chuyện đành phải đánh liều đi theo.

Bên trong là một gian thạch thất chật hẹp âm u, tôi và Mặt dày soiđuốc lên thì thấy một bé gái đang ngồi bất động ở góc tường, cô bé đangôm một thứ gì đó trong lòng, chân mang hài anh vũ màu xanh, mặc bộ quầnáo giống như diễn viên tuồng trên sân khấu, cũng chẳng biết đã chết baolâu nhưng diện mạo và màu sắc quần áo vẫn tươi mới, chẳng khác gì ngườisống cả, không hiểu sao lại có thể bảo tồn tốt như vậy.

Mặt dày chỉ vào xác chết nói: "Chỉ là một người chết thôi mà, ma đâu mà ma."

Tôi nhìn cô bé khoảng tầm tám, chín tuổi, chết trong gian thạch thấtnày không dưới nghìn năm, vậy mà vẫn như người còn sống, lại hiện hồntrước mắt tôi, chắc chắn có nội tình gì đây, cô bé dặn tôi không đượcđộng vào thứ gì chứ?

Mặt dày nói: "Cô bé này chết cũng đã lâu rồi mà không thay đổi chútnào, hay là biến thành cương thi mất rồi, bọn mình bỏ xác cô bé ở đâykhông quản cũng không đành, hay là mang đi chôn, tránh sau này tácquái."

Tôi nói: "Đưa người chết nhập thổ là yên, đây cũng là việc tốt nhưngông đừng có sồn sồn lên thế, để tôi xem xét rõ ràng đã rồi tính."

Mặt dày nói: "Lắm chuyện, mau làm đi, đào cái hố chôn cho xong để còn lên đường, ra khỏi cái chốn này cho sớm", nói rồi anh ta xồng xộc tiếnvề phía xác đứa bé, thấy trong tay cô bé cầm chiếc gương đồng thì mữngrỡ kêu lên: "Còn có một tấm gương đồng này"

Tôi dặn Mặt dày đừng động vào chiếc gương đó, dù sao thì chiếc gươngđó cũng không thể dùng được nữa. Tới lúc chết, cô bé vẫn cầm chiếc gương trong tay, hơn nghìn năm nay chưa hề thay đổi, chiếc gương đó soi xácchết hơn nghìn năm qua, giờ mà soi người sống thì quá là xui xẻo, ai màdám chường mặt mình vào chiếc gương đó chứ, ông có biết là soi vào sẽnhìn thấy gì không?

Mặt dày cãi lại: "Cậu cứ đứng đó mà tự dọa mình, để tôi xem xem soivào thì thấy gì nào...", nói rồi gỡ lấy chiếc gương trong tay cô bé ra.Kể cũng lạ, chiếc gương vừa rời khỏi tay thì diện mạo và quần áo cô bébỗng tối sầm xám xịt, trong phút chốc tất cả chỉ còn lại đống tro tàn.

6

Hai chúng tôi thất kinh, không hiểu tại sao vừa lấy đi chiếc gương thì thi thể cô bé đã hóa thành tro bụi.

Tôi cầm lấy chiếc gương đồng, chính giữa mặt sau, chiếc núm gương làhình con rắn đang cuộn tròn, còn có hoa văn chim thần đang bay lên trời, chiếc gương không hề có hiện tượng hoen rỉ, cầm trong tay chắc nịchlạnh lẽo, ánh sáng vàng phát ra từ chiếc gương khiến người xem ớn lạnh,nó chính là cổ vật từ thời Hán. Tới lúc này, tôi mới vỡ lẽ, không chừngđây là một tấm gương báu, đặc biệt là hình con chim thần đúc ở mặt saucủa gương có tên là "Bách Lao điểu", người xưa thường gọi là chimQuyết[2]. Truyền thuyết kể rằng, con chim đó là do người tên Bách Kỳbiến thành, sau khi mẹ của Bách Kỳ qua đời, bố đi lấy vợ khác, mẹ kếsinh được người con trai, vì muốn lấy lòng chồng, để chồng yêu thươngcon trai mình nên người mẹ kế đó đã lời ngon tiếng ngọt với chồng, người bố tin lời vợ lẽ cho rằng Bách Kỳ có tâm địa không tốt, đã đem cậu vứtnơi đồng hoang. Cậu bé gieo mình xuống sông tự vẫn, biến thành chim Bách Lao, tấm lòng trong sáng như gương, có thể phân biệt thiện ác. Chiếcgương có đúc hình chim thần chắc chắn không phải là tầm thường. Dựa theo tình hình tôi phỏng đoán, cô bé chính là nô lệ của chiếc gương, trongNa miếu cũng có vẽ hình của cô bé, năm đó cô cầm gương chết trong gianthạch thất này, thi thể cô đã được đón nhận linh khí từ chiếc gương, vìthế nên thi thể cô hơn nghìn năm qua không bị rữa nát.

[2] Chim Quyết hay còn gọi là chim Bách Thiệt, trong truyền thuyết loài chim này có thể hót lên trăm thứ tiếng khác nhau.

Tôi hối hận vô cùng, đáng lẽ ra không nên để Mặt dày lấy mất chiếcgương đồng của cô bé. Vừa rồi cô bé hiện hồn về, có thể là đã biết ngàyhôm nay gặp kiếp nạn, cầu xin tôi đừng động vào chiếc gương. Tôi lạikhông nghe rõ ràng, tới khi hiểu ra thì đã quá muộn, xem ra, đó là ýtrời. Tôi kể vắn tắt chuyện này cho Mặt dày nghe.

Anh ta vội nói: "Thì cứ coi như cô bé đó sớm được siêu thoát sớm, điđầu thai. Giữ mãi chiếc gương đó cũng có tác dụng gì đâu...", nói rồianh giật lấy chiếc gương trên tay tôi lau chùi lớp bụi bên trên, nângniu không nỡ rời tay. Xem chừng anh ta định nhét chiếc gương này vào cái túi da rắn luôn đây.

Tôi bỗng nghĩ lại, thấy lời nói của cô bé rất lạ. Nếu là ma thì tạisao lại lo sợ việc động vào chiếc gương sẽ khiến thân xác biến thành tro bụi. Người thì đã chết rồi, thi thể có bị phân hủy thì cũng còn ý nghĩa gì nữa đâu, cũng đâu hồi sinh chuyển thế được, vậy tại sao cứ phải giữkhư khư chiếc gương không được động vào?

Tôi nghĩ hình ảnh cô bé mà tôi gặp trước đó không phải là ma. Tươngtruyền "Nghìn năm có bóng, tích bóng thành hình", xác chết đó soi bóngvào trong gương hơn một nghìn năm qua không thay đổi, chiếc bóng tronggương dần có ý thức, có thể chỉ cần thêm vài trăm năm nữa nó có thể tích bóng thành hình, nhưng đạo trời không cho phép, vậy nên cô bé mới nóinhiều năm tu luyện không dễ dàng gì, lại có linh tính sẽ gặp phải kiếpnạn nên tới cầu cứu tôi đừng động vào chiếc gương và xác chết kia, chẳng phải là cô bé đã biết khó tránh khỏi kiếp nạn này rồi sao? Giờ đây thithể đã hóa ra tro, chiếc bóng trong gương cũng không còn cơ hội để tuluyện thành hình nữa rồi, không chừng chỉ cần qua vài năm nữa thì chiếcbóng đó cũng tiêu tan, cô bé nhất định sẽ rất hận chúng tôi, giờ này còn mang theo chiếc gương chẳng phải tự rước họa vào thân.

Nghĩ vậy, tôi nói Mặt dày đừng tham nhặt chiếc gương, vội giành lạinó từ tay anh ta, tôi vốn định đặt chiếc gương lại trên mặt đất, nhưngkhi cúi xuống đã vô tình thấy mặt tôi hiện ra trong gương.

Chiếc gương cổ vẫn giữ được vẻ sáng, bóng, không cần soi đèn vẫn nhìn thấy rõ mặt người, rõ đến từng cọng tóc, tôi thấy khuôn mặt cô bé xuấthiện phía sau tôi, đôi mắt ánh lên vẻ hận thù.

Mắt tôi chạm vào ánh mắt của cô bé, bỗng cảm thấy lạnh buốt toànthân, mồ hôi lạnh vã ra như tắm, quay đầu nhìn lại thì không thấy gì,tôi biết chắc là hồn ma trong chiếc gương, đanh định vứt chiếc gươngxuống đất thì thấy như có hai bàn tay đang bóp lấy cổ mình khiến tôikhông thở được, vội đưa tay sờ lên cổ thì không thấy gì, cúi xuống nhìnchiếc gương, thấy trong gương hiện ra hình ảnh tôi đang bị hồn ma bópcổ.

Tôi kinh hãi vô cùng, vứt toẹt chiếc gương xuống đất, nhưng trên cổvẫn cảm nhận được đôi bàn tay lạnh lẽo đang sít ngày một chặt hơn. Tuyhồn ma trong chiếc gương chỉ là một bóng ma, nhưng đã được hưởng linhkhí của chiếc gương hơn một nghìn năm qua đâu phải là chuyện đơn giản.Trong địa cung của hầm mộ Na vương nguy hiểm như vậy chúng tôi cũngthoát ra được rồi, không lẽ lại chết trong gian mật thất này?

Tôi bắt đầu cuống, nghĩ vội mấy cách để thoát thân, nhưng toàn thâncứng đơ không thể động đậy được, chỉ có hai mắt còn có thể chuyển động,giờ cho dù có bản lĩnh bằng trời cũng không tài nào dùng nổi.

Mặt dày trông thấy bộ dạng của tôi thì chẳng hiểu mô tê gì, hỏi: "Cậu lại gặp ma rồi à?"

Tôi nói thầm trong bụng: "Hồn ma này bóp chết tôi xong rồi cũng tớilượt ông, còn không mau chạy đi?" khổ nỗi không thể nào lên tiếng được,chỉ biết kêu khổ trong lòng, cổ tôi bị bóp ngày càng mạnh, không thể nào thở nổi, hai mắt bắt đầu trắng dã. Đúng lúc đó, tôi bỗng thấy cổ mìnhnhẹ hẳn, vội vàng hớp lấy hớp để không khí, trong lòng thắc mắc tại saohồn ma đó lại đột nhiên tha cho tôi.

Nhìn lại thấy cô bé đã quỳ mọp ở góc tường, mặt biến sắc, quay vềphía chúng tôi vái lạy sì sụp, rồi bỗng chốc tan biến. Tôi thấy lạ liềncầm chiếc gương lên xem, hình ảnh cô bé trong gương không còn nữa, chiếc gương đồng cũng tối sậm lại. Khi tôi quay người lại thì thấy Điền MộThanh đang đứng ngay phía sau, mặt cô trắng bệch như người chết.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17: Tầm Na chí dị


Hóa ra Điền Mộ Thanh đợi bên ngoài cửa miếu đã lâu mà không thấychúng tôi ra, sợ chúng tôi có chuyện nên cô đã đốt nến lên đi vào thạchthất để tìm.

Tôi kinh hãi cúi đầu nhìn tấm gương rồi lại nhìn Điền Mộ Thanh, trong lòng nghĩ: "Hồn ma trong chiếc gương này quỳ lạy chúng tôi rồi biến mất là do nhìn thấy Điền Mộ Thanh đi vào ư?"

Tôi thấy Điền Mộ Thanh có gì đó không ổn, cô ta có thể nhận biết bứcbích họa là của đời Đường thì đã đành, đến văn tự cổ trong Na miếu cô ta cũng đọc được, hồn ma trong gương đồng lại sợ cô ta. Rốt cuộc cô ta cócan hệ gì với ngôi làng cổ này, là một ma nữ trốn chạy ra từ ngôi làngnày ư?

Tôi nhìn chiếc gương thêm mấy lần nữa, không thấy có gì khác lạ, chắc hồn ma trong đó đã tiêu tan thật rồi, giờ nó đã trở thành một chiếcgương hết sức bình thường.

Điền Mộ Thanh sớm nhìn thấy chiếc gương tôi đang cầm trên tay, mặt trắng bệch, đờ đẫn hỏi tôi: "Đây... đây là..."

Tôi thấy sắc mặt Điền Mộ Thanh bỗng chốc thay đổi thì biết mình đoán không sai, hỏi lại: "Cô nhận ra chiếc gương này?"

Điền Mộ Thanh gật đầu rồi lại lắc đầu, cô không nói gì nữa, chỉ đứng thất thần nhìn chiếc gương.

Tôi biết Điền Mộ Thanh có một số chuyện còn chưa nói với chúng tôi,nhưng cô không có ý hại người. Tôi giao chiếc gương lại cho cô, ba người quay trở ra ngoài Na miếu. Mặt dày cõng Điếu bát trên lưng, tôi và Điền Mộ Thanh cầm đuốc soi đường, ra khỏi Na miếu nhằm hướng bắc thẳng tiến.

Trong khu rừng dày đặc sương mù giăng mắc, toàn là những gốc đại thụmấy người ôm không xuể, cành cây chĩa ra chi chít. Vừa mới mưa xong nêntrong rừng rất ẩm ướt, mùi gỗ cây mục nát bốc lên nồng nồng. Tôi nghĩ sơ đồ vẽ trên bức tường không thể sai được, đi thẳng về hướng bắc chính là Thảo Hài Lĩnh, cứ đi theo la bàn là được.

Tôi vừa đi vừa nói chuyện với Điền Mộ Thanh, tôi hỏi thẳng luôn côta: "Cô nói thật với tôi đi, trước đây cô đã từng tới thôn Thiên Cổ DịĐế rồi phải không?"

Điền Mộ Thanh trả lời: "Chưa... Sao anh lại hỏi vậy?"

Tôi nói: "Cô giấu được người khác nhưng không giấu được tôi đâu. Côcũng không nghĩ xem tôi là ai. Định đối phó với tôi? Cô vẫn còn nonlắm."

Điền Mộ Thanh nói: "Tôi chẳng có ý đối phó với anh làm gì. Đã nói đến đây rồi, anh có tin hay không thì tùy, không tin tôi cũng chẳng có cách nào khác."

Tôi biết cô nàng vẻ ngoài hiền dịu nhưng không yếu đuối chút nào, đành phải hỏi: "Cô đến rồi thì nói đến rồi, có sao đâu."

Điền Mộ Thanh nói "Tôi hiểu tại sao anh lại nghi ngờ, có điều cónhững việc tôi không biết phải nói sao, có nói anh cũng chẳng tin."

Tôi nói: "Muốn nói hay không là tùy cô, tin hay không là ở tôi. Tôivẫn lựa chọn tin tưởng cô, nếu không tôi đã bỏ mặc cô từ lâu rồi."

Điền Mộ Thanh lại nói: "Đúng là tôi chưa từng tới đây, nhưng lại cócảm giác rất quen thuộc với nơi này, giống như... giống như kiếp trướcđã từng biết tới nơi này vậy."

Thấy cô nàng không có vẻ như nói dối, tôi trong lòng kinh ngạc, miệng thì lại hỏi: "Làm gì có chuyện đầu thai chuyển thế..."

Điền Mộ Thanh nói: "Tôi cũng không tin. Nhưng tôi nhìn quang cảnh nơi đây như đã từng gặp, nhìn thấy quan tài dưới địa cung thì tôi lại cócảm giác sợ hãi vô cùng, nhưng không lý giải nổi vì sao lại sợ. Lúc trên tàu nghe các anh nói chuyện ngôi mộ cổ trong núi Hùng Nhĩ, tôi cũngkhông hiểu vì sao mình lại có cảm giác muốn tới đây. Khi đến đây rồi tôi mới hiểu, đó chính là số mệnh của tôi, tôi có cảm giác mình sẽ khôngthoát ra khỏi ngôi làng này."

Tôi an ủi cô nàng: "Tôi là do suốt ngày mơ thấy ác quỷ đến đòi mạng,không thể không tới đây đào mộ trộm bảo, không ngờ dùng giấy dập lửa,rước họa vào thân. Còn cô trong cõi hư vô như có sợi dây vô hình kết nối với người làng cổ này. Hai chúng ta như châu chấu trên cùng sợi dây,nếu có chuyện thì chẳng ai thoát ra được, cô cũng đừng lo lắng quá, trời sập đã có tôi chống hộ cô. Con người tôi thường ngày ăn nói ngang tàng, nhưng chủ yếu đều là những câu nói tận đáy lòng, ruột để ngoài da, nếucó chỗ nào mạo phạm thì cô đừng để bụng nhé."

Điền Mộ Thanh nói: "Các anh cứu mạng tôi, tôi còn chưa biết phải báo đáp thế nào, sao mà trách anh được."

Chúng tôi nói ra được những lời này như trút được gánh nặng, nhưngtôi không tin Điền Mộ Thanh đã từng chết ở ngôi làng Thiên Cổ Dị Đế này, sau khi đầu thai chuyển thế lại quay lại, chuyện này chắc có nội tìnhgì đây, có điều tôi chưa tìm ra chân tướng mà thôi.

Lúc này, tôi chỉ mong mau chóng tới Thảo Hài Lĩnh, mau chóng rời xanơi quỷ quái này. Còn ngôi làng cổ đó đã từng xảy ra chuyện kỳ quái gìtôi không còn quan tâm nữa, đó không phải là việc tôi có thể đối phóđược, chỉ mong là cả hội không bị chết ở đây.

Tôi và Mặt dày thay nhau cõng Điếu bát, Điền Mộ Thanh cầm đuốc soiđường. Ba người đi không ngừng nghỉ, chỉ thấy trong lớp sương mù dày đặc từng hàng tùng bách lừng lững, xem ra chúng tôi sắp ra khỏi khu rừngrồi, nhưng trước mắt không thấy hang động đâu, chỉ thấy một tấm bia mọclên giữa đám cỏ dại um tùm, bên trên khắc chi chít văn tự cổ. Điền MộThanh tiến lên xem xét, cô nói đây chính là tấm bia đá Tầm Na.

Cả ba chúng tôi nhìn nhau thất kinh. Trên bản đồ thì tấm bia nằm ởphía nam ngôi làng, chúng tôi đi về hướng bắc tại sao lại tới đây đượcchứ? Hơn nữa từ chỗ Na miếu xuất hành, chúng tôi cũng chưa đi xa là mấy, cho dù tốc độ nhanh tới đâu cũng không thể đi xa được như vậy.

Mặt dày nói: "Hay là bọn mình lấy báu vật của thôn nên những hồn makia giữ chân bọn mình lại không cho ra khỏi nơi này. Ghê gớm thật, bọnnày định dùng chiêu đi lòng vòng này khiến tụi mình mệt chết đây."

Tôi nói: "Oan hồn giữ chân thì cùng lắm là đi lòng vòng tại chỗ thôi. Bọn mình gặp phải chuyện còn khó hiểu hơn, rõ ràng là đi về hướng bắcthì lại xuất hiện ở phía nam của làng, xung quanh tối đen như vậy, chỉ e có đi tới chết cũng không ra khỏi nơi này."

2

Chúng tôi cũng liệu trước là không dễ ra khỏi nơi này, nhưng không ngờ là đi về hướng bắc lại tới hướng nam như vậy.

Tôi nhớ tấm bia Tầm Na, hẳn nó ghi chép lại những sự việc quan trọng của ngôi làng nên nói Điền Mộ Thanh đọc nội dung trên bia.

Đêm tối mịt mùng, bia đá lại cao to lừng lững, Điền Mộ Thanh phảiđứng lên lưng con bí hí mới đọc được chữ trên bia. Tấm bia ghi chép rấtnhiều nội dung, Điền Mộ Thanh nhất thời cũng không lý giải hết được.

Chúng tôi đặt Điếu bát nằm trên lưng bí hí, thấy anh ta thở thoi thóp, chúng tôi không khỏi lo lắng.

Mặt dày thở dài thườn thượt, anh ta nói với Điếu bát: "Chỉ còn mộtbước nữa thôi, một bước nữa là ra khỏi đây rồi, kiểu gì anh cũng phải cố lên đấy, về tới nhà rồi mới được phép xuôi tay."

Tôi nói với anh ta: "Anh ấy đã thế này rồi ông nói mấy cũng có tác dụng gì, mà có nghe thấy cũng bị ông làm cho tức chết."

Mặt dày gân cổ cãi lại: "Người chỉ còn chút hơi tàn, dở sống dở chết, mê man bất tỉnh rồi, chỉ có điều hồn chưa đi thôi, hồn mà đi thì ngườicũng chẳng còn. Cho dù anh ấy không nghe thấy, nhưng vẫn phải nói để giữ hồn lại, không chừng lại không chết."

Tôi gật đầu tán thành: "Đúng là có cách nói như vậy. Bình thường trông ông rất quê mùa thô kệch, không ngờ cũng biết điều này."

Mặt dày nói: "Cái này gọi là chân nhân bất lộ tướng, không phải thép nguội mà là vàng ròng đấy."

Tôi nói: "Vừa rồi ông nói tới chuyện ma giữ chân khiến chúng ta không ra được chỗ này, tôi nghĩ tới nghĩ lui cũng có lý. Tôi vẫn nhớ Lư mặtrỗ có nói dưới hồ Tiên Đôn có một thôn làng, năm đó đói kém, một ngườidân đã tới khu làng này trộm gạo, khi lấy rõ ràng là gạo trắng phauphau, khi ra khỏi làng bỗng trở thành bùn đất. Đó chẳng phải là ma vùngnày giở trò sao?"

Mặt dày sợ chiếc vương miện vàng cũng biến thành đất, vội vàng mở chiếc túi da rắn ra xem, may là đồ ở trong vẫn còn nguyên.

Tôi nói: "Người trộm gạo sau khi ra khỏi khu làng này thì gạo mớibiến thành đất, bọn mình đã ra khỏi đây đâu, ông kiểm tra bây giờ cũngbằng thừa."

Mặt dày nói: "Lấy được mấy món này đâu phải dễ, mấy lần suýt bỏ mạngrồi, sau khi ra ngoài mà biến thành đất thì đúng là bắt nạt người quáđáng."

Tôi nói: "Không thể không lường trước tình huống xấu nhất, nếu đinhầm vào trong chợ núi của thôn Thiên Cổ Dị Đế thì có đi tới chết cũngkhông ra khỏi đây được."

Mặt dày lại hỏi: "Chợ núi? Ở đó bán gì vậy?"

Tôi giải thích: "Chợ núi còn gọi là chợ ma, không phải kiểu chợ âmphủ như dưới xuôi mình. Ở vùng Thiên Tân và Bắc Kinh có một loại chợcanh tư họp, canh năm tan, bày hàng ở chợ đều là đồ không có nguồn gốc,lai lịch bất minh, hai bên mua và bán đều thậm thà thậm thụt giấu giấugiếm giếm. Còn chợ ma trên núi là ám chỉ việc ông đi vào nơi thâm sơncùng cốc không một bóng người nhưng lại gặp tường thành, nhà cửa, phốxá, miếu tự, cung điện, bảo tháp, hàng quán, người dân đi lại tấp nậprộn ràng, nhìn thấy rõ mồn một ngay trước mắt, nhưng chỉ cần một trậngió thổi qua thì mọi thứ trở nên mờ nhạt, phút chốc đều bị gió thổi bayhết hóa thành mây khói, người đi lạc thì đứng đần người ra ko hiểuchuyện gì, đó chính là chợ ma, nếu lúc đó mà bước vào trong thì chỉ cónước tan biến cùng cái chợ đó luôn."

Mặt dày nói: "Hóa ra là vậy, hồi ở núi Kỳ Liên tôi cũng gặp hiệntượng này rồi, nhìn thấy mà không sờ được, nhưng khác hẳn với lần nàycủa tụi mình."

Tôi chỉ tiện mồm nói vậy không ngờ Mặt dày nói là đã gặp chuyện nàytrên núi Kỳ Liên, tôi tò mò hỏi anh ta sự thể ra sao, hai người nói quanói lại một chập cũng chẳng rút ra được điều gì, chỉ tổ sốt ruột hão.

Tôi giao cho Mặt dày đứng dưới canh chừng động tĩnh, còn mình leo lên trên lưng bí hí xem Điền Mộ Thanh có đọc được gì không.

Điền Mộ Thanh đọc tấm bia từ nãy tới giờ cũng chỉ hiểu được một nửa,cô chắt lọc nội dung quan trọng đọc cho tôi nghe. Mặt dày ở dưới cũngđang chăm chú lắng nghe. Không ngờ nội dung trên tấm bia này lại ly kỳnhư vậy.

Điền Mộ Thanh giải thích tấm bia ghi chép rất nhiều sự kiện. Na quốclà một vương quốc cổ khởi nguồn từ thời Tây Chu, sùng bái quỷ thần, bịdiệt vong vào thời hậu Xuân Thu chiến quốc. Những người dân còn sống sót lánh nạn vào trong rừng sâu, dần dần phát triển thành Na giáo, thủ lĩnh gọi là Na vương. Tới thời Tây Hán, từ Hoàng đế vương hầu cho tới ngườidân đều thịnh hành phong tục tế thần đuổi quỷ.

Tôi nghe đến đoạn này thì cũng không khác là mấy với những gì Điếubát kể, nhưng nội dung tiếp theo là những chuyện mà anh ta không hềbiết.

Điền Mộ Thanh đọc tiếp: "Việc Tầm Na diệt trừ yêu ma quỷ quái đượcphân thành Cung Na, Thôn Na, Sơn Na, Thủy Na, Động Na. Từ Na có nghĩatrói buộc, từ cái tên đã thấy được ý nghĩa bắt ma bắt quỷ để chúng không còn tác oai tác quái được nữa. Sau đó, Na giáo lợi dụng việc quỷ thầnđể kêu gọi người dân làm phản, tới thời Đông Hán thì bị triều đình trấnáp, Na giáo kéo nhau vào rừng sâu núi thẳm lánh nạn, rồi ở lại đó khôngcòn giao lưu với bên ngoài. Lâu dần không còn liên quan gì tới phong tục Tầm Na vẫn được lưu truyền trong dân gian nữa. Ngôi làng Thiên Cổ Dị Đế được xây dựng ở đây còn ẩn chứa một bí mật rất lớn. Tương truyền, mỗilần trên bầu trời xuất hiện thiên cẩu ăn mặt trăng, chính là lúc âm khítrên mặt đất nặng nề nhất, người dân trong làng sẽ tổ chức lễ Tầm Na tếquỷ. Họ ném ác quỷ đã bị tước hết pháp thuật xuống hố tế lễ nhằm diệttrừ tận gốc mầm họa và khiến ác quỷ vạn kiếp không thể siêu sinh. Hố tếlễ chính là cánh cửa thông tới "Đất quỷ"."

3

Từ xưa, trong Na giáo đã rất phân biệt đẳng cấp, theo thứ tự bậc caotới thấp là Na thần, Na vương, Na tướng, Na sỹ, Na dân. Hầu như không ai biết "Đất quỷ" là nơi nào, thường ngày cũng không cho phép người dânnhắc tới điều này, chỉ biết từ rất xưa rồi có một vương quốc tên là Đấtquỷ.

Thời Tùy, Tùy Dương hoàng đế vô đạo, lê dân trăm họ chịu muôn vàn khổ cực. Tùy Dương hoàng đế tin vào đạo tiên, đã cho người xây dựng mộtgian bảo điện nóc vàng bên bờ sông Hoàng Hà với ý đồ thỉnh mời tiên nhân xuống gặp mặt. Tiên đâu chẳng thấy, chỉ thấy Hoàng Hà mấy năm sau đódịch bệnh liên miên, thiên tai không ngớt, người dân đồn nhau có mahoàng hoành hành, triều đình mời Na giáo tới bắt ma trừ tà. Na vương khi đó nghe nói ma hoàng đang gây họa thì cũng không thể nhắm mắt làm ngơ,lệnh cho Na tướng Phùng Dị Nhân tới bờ sông Hoàng Hà để bắt ma. Phùng Dị Nhân từ lúc sinh ra đã to lớn hơn người, thân hình vạm vỡ, chân dài tay dài nên mới có tên gọi là Dị Nhân. Anh ta đào được một cỗ quan tài gầnngôi điện mái vàng, bên trong là một con ma hoàng do người chết hóathành, toàn thân mọc đầy lông trắng, máu thịt của nó có thể lây truyềndịch bệnh, Na vương chuẩn bị mổ bụng rút ruột trừ tà, bỗng trời đất tốisầm, nước sông Hoàng Hà dâng cao, có người nhìn thấy một con cá khổng lồ đã nuốt chửng ma hoàng, cả gian điện mái vàng đều bị lún chìm xuống hốcát vì nước sông tràn vào, ngôi điện từ đó không còn nhìn thấy ánh mặttrời.

Tôi nghe Điền Mộ Thanh đọc tới đây thì nghĩ, đó chính là nơi mà lãoNghĩa mù nói tới. Năm xưa khi Đả thần tiên Dương Phương cùng Thống lĩnhquân phiệt Đồ Hắc Hổ rơi vào động cát, bản lĩnh như Thôi lão đạo cũngkhông biết lai lịch của con cá và ngôi điện đó, giờ chuyện cũ tan nhưmây khói, người thì đã hóa thành cát bụi từ lâu, tôi có biết thì cũngđâu có tác dụng gì.

Mất tập trung một lúc khiến tôi bỏ lỡ mất một đoạn, nghe Điền MộThanh kể tiếp đoạn sau. Dị Nhân đại nạn không chết, đã thoát ra được từcơn nước lũ, một mình quay lại núi Hùng Nhĩ ở Dự Tây. Ngờ đâu, sau cơnhồng thủy, trong vòng bán kính một trăm cây số không một bóng người,đừng nói tới lương thực, ngay cả rễ cây, vỏ cây cũng không đào đâu ra.Đành chịu đói đi một đoạn đường dài, chuyện kể cũng thật trùng hợp, đang đi bỗng anh ta nhìn thấy một cục thịt to nằm chình ình giữa đường, cụcthịt hình tròn dài trắng nõn, chạm vào hình như nó còn động đậy. Anh tacũng không biết đó là thứ gì, cứ nghĩ là thịt Tê hay Thái Tuế gì đó, vìlúc đó đã đói mờ mắt rồi nên đừng nói đó là thịt gì, cho dù là thịtngười thì cũng dám ăn, nên lúc đó đã ăn luôn cục thịt giữa đường này.

Phùng Dị Nhân sống sót trở về, cũng không nói gì với dân làng về việc kia, cũng không ai phát hiện ra điều gì khác thường. Nhưng Na vương đãthay hết đời này sang đời khác, người dân trong làng có người chết, cótrẻ em mới sinh ra, duy có anh ta là vẫn vậy, mấy chục năm trời qua đivẫn không già không chết.

Trên đời này làm gì có bức tường nào chắn được gió, chuyện rồi cũngvỡ lở, đầu làng cuối xóm đang truyền nhau chuyện Phùng Dị Nhân ăn thịttiên, nên trường sinh bất lão, sắp đắc đạo thành tiên rồi. Nhưng từ saukhi trở về làng thì hành tung của anh ta rất lạ, mỗi lần dân làng tổchức bắt ma thì anh ta trốn biệt, không bao giờ để cho mọi người nhìnthấy phần lưng của mình, trong làng thường xuyên có người bị mất tích.

Sau đó các vị trưởng lão của Na giáo phát hiện ra Phùng Dị Nhân nămnọ bên bờ sông Hoàng Hà không phải ăn thịt tiên mà là ăn trứng của loàinhện đất. Loại nhện này chỉ có sáu chân, không nằm trong năm loại côntrùng thường gặp. Không có thứ gì là chúng không cắn nát được, Phùng DịNhân ăn phải số trứng đó không biết đã được chôn dưới đất bao nhiêu năm, hút được long khí trong lòng đất và hắc đạo, có linh hồn có ý thức,thân thể bất diệt, được gọi là rồng đất. Nghe nói nó được chôn dưới sông từ khi nước sông Hoàng Hà vẫn còn trong suốt. Mọi người đều biết, nướcsông Hoàng Hà đỏ đục phù sa, đã ai từng nhìn thấy nước sông trong suốtbao giờ chưa? Vậy mà nó đã từng thấy, thế cũng đủ biết là lâu đời nhưthế nào. Rồng đất vốn ưa ngủ, không ngờ bị trận đại hồng thủy hất tungra bên ngoài, vẫn còn đang nửa mê nửa tỉnh thì đã bị Phùng Dị Nhân nhìnnhầm là thịt rồi chén sạch. Hậu quả là anh ta như trúng phải lời nguyền, mãi không già không chết, đó là bởi nguyên khí của rồng đất đang dầnchiếm dụng thân xác của anh ta. Phía sau đầu Phùng Dị Nhân mọc ra mộtkhuôn mặt nữa, miệng rộng tới mang tai. Hút máu ăn thịt người, nhữngngười dân trong làng bị mất tích là đều do hắn ăn thịt.

Tôi nghe tới đây chợt nhớ tới rồng đất trong Thông Thiên Lĩnh, nhưnghai con vật này hoàn toàn không giống nhau chẳng qua chỉ chung tên gọimà thôi.

Điền Mộ Thanh lại đọc tới đoạn sau của tấm bia. Na vương nhân lúcrồng đất ngủ say đã sai người bắt Phùng Dị Nhân mổ bụng rút ruột, ngờđâu trong bụng Phùng Dị Nhân lổn nhổn toàn là nhện đất, chúng bò rangoài và cắn chết vô số người dân. Oan hồn của rồng đất mãi không siêuthoát được, đã nhập vào thân xác Phùng Dị Nhân tác quái, nơi nào hắn điqua thì không có người và vật nào có thể sống sót. Dân làng Thiên Cổ DịĐế không có cách nào đối phó với con yêu quái này, đành phải quỳ lạynhận lỗi đã làm hỏng thân xác của quân vương, nay xin dùng chiếc áo ngọc và tượng vàng tổ chức hậu táng tại Huyền Sơn cung, những vật báu của Na giáo như vương miện vàng Lộc thủ bộ dao quan, cốc mã não đầu thú, gốiâm dương, đai ngọc hoa văn hình rắn và mây, gậy sừng tê giác, gương đồng đúc hình chim thần, thanh Yểm Nhật kiếm của Việt vương... đều được tùytáng trong địa cung. Trong đó vương miện vàng, đai ngọc, gương đồng làđồ của phụ nữ âm khí quá nặng nên kèm theo thanh trượng bằng sừng têgiác, thanh bảo kiếm của Việt vương, gối âm dương, cốc mã não tùy tángcùng. Ngoài ra, Na vương còn cho xây dựng miếu thờ, mỗi năm dùng trâuđen, ngựa bạch, đồng nam đồng nữ cúng tế. Có vậy mới đem được thi thểPhùng Dị Nhân liệm vào quan tài, đặt trong địa cung dành cho các Navương. Dòng cuối cùng của tấm bia viết "Lập bia tại đây, báo cho concháu đời sau không được dừng cúng tế, không được vào địa cung. ĐườngVĩnh Huy năm thứ ba".

Mặt dày đang nghe say sưa, thấy Điền Mộ Thanh không đọc nữa liền hỏi: "Thật là ly kỳ, tiếp theo thế nào?"

Điền Mộ Thanh nói: "Văn bia chỉ nói tới đó thôi, đoạn sau hết rồi..."

Tôi nói: "Cuối cùng cũng biết được gian chính diện trong hầm mộ làai. Đường Vĩnh Huy năm thứ ba, vậy là tấm bia được lập thời Đường TháiTông đang tại vị, đáng lẽ ra nên bắt rồng đất... Tôi có cảm giác PhùngDị Nhân sau khi ăn phải trứng rồng đất rồi thì chỉ còn cái xác khônghồn. Nên sau khi đã nhốt được thi thể của rồng đất vào trong địa cungthì văn bia không ghi chép gì thêm, có điều chuyện này hiển nhiên làchưa kết thúc."

Mặt dày nói: "Sợ là sợ không có kết cục, chẳng phải làm người ta sốt ruột chết."

Tôi nghĩ một lúc rồi nói: "Na vương chắc chắn là đang chờ đợi cơ hộiđể đưa âm hồn trong địa cung tới hố tế lễ phía cuối thôn, khiến nó không còn cơ hội quay trở lại, nhưng nửa chừng chắc có sự kiện gì đó, đoạnsau thì tôi không thể đoán được."

4

Điền Mộ Thanh nói với tôi và Mặt dày, có thể cô biết trong thôn Thiên Cổ Dị Đế sau đó đã xảy ra chuyện gì.

Tới lúc này, tôi cũng không còn lạ lẫm và kinh ngạc nữa, trông thấycô nàng lục lọi tìm tòi trí nhớ, dường như có nhớ lại được chút ít, tôinói: "Cô đừng vội, nhớ được bao nhiêu thì nhớ."

Điền Mộ Thanh gật đầu, cô hồi tưởng lại một lúc rồi nói: "Rồng đấttrúng kế hoãn binh, bị nhốt tới thời Đường Thiên Bảo năm thứ nhất thìgặp năm có thiên cẩu ăn mặt trăng, trong thôn lại tổ chức nghi lễ bắtma, chuẩn bị đưa âm hồn bất tán của rồng đất về Đất quỷ, nhưng nghi lễđộng Na tống quỷ rất nguy hiểm, chỉ cần có chút sơ suất thì toàn bộ cảthôn làng đều gặp họa. Đúng là ghét của nào trời trao của đó, con đườngthông từ nơi tế lễ đến Đất quỷ chỉ xuất hiện trong thời khắc thiên cẩuăn mặt trăng. Trước nay làm lễ chưa từng xảy ra chuyện gì, vậy mà lầnnày lại xảy ra sự cố, cánh cửa thông với Đất quỷ sau khi mở ra lại không đóng vào được, Na vương bất lực đành phải cho tất cả mọi người đeo mặtnạ vào cùng niệm chú cầu khấn thần linh, sau đó..."

Tôi và Mặt dày người đứng phía dưới người đứng trên lưng bí hí chăm chú nghe Điền Mộ Thanh kể.

Điền Mộ Thanh nói: "Sau đó... chuyện sau đó thế nào... tôi thực sự không thể nhớ nổi nữa..."

Mặt dày nói: "Cô sao lại thế chứ, chẳng phải khiến người ta sốt ruột chết mà không cần đền mạng còn gì."

Tôi thắc mắc không biết, trong lúc làm lễ đã xảy ra sự cố ngoài ýmuốn gì? Khi cánh cửa thông với Đất quỷ không thể đóng lại được thì Navương đã cùng dân làng làm gì? Hai điểm này rất quan trọng. Tôi cố gắngsuy luận, Đường Thiên Bảo năm thứ nhất, trong đêm thiên cẩu ăn mặt trăng đó, chính là thời khắc toàn bộ thôn Thiên Cổ Dị Đế chìm xuống lòng hồ,nhưng trên thực tế làng này chẳng hề bị nhấn chìm, vì trong lúc làm lễđuổi ma thì xảy ra sự cố, không những chẳng đưa được âm hồn rồng đất vềnơi Đất quỷ, mà cánh cửa nơi tế lễ cũng không thể nào đóng lại được,trong tình thế bất đắc dĩ ấy, tính mạng của toàn bộ dân làng đã bị cướpđoạt, may mà dùng thôn làng chắn được cửa vào. Bọn tôi và Hoàng phật gia không ngờ đã lạc vào thôn làng vốn đã biến mất từ lâu.

Trước đó, khi nghỉ chân tại quán trọ bỏ hoang nơi Thảo Hài Lĩnh,chúng tôi đã từng nhìn thấy xác chết đeo mặt nạ vỏ cây, có thể năm xưatrong lúc gặp nạn, ba người này cách thôn làng tương đối xa nên đã bịchìm xuống hồ, còn thôn Thiên Cổ Dị Đế và những vùng xung quanh thì đãbị rơi vào Đất quỷ từ năm Đường Thiên Bảo thứ nhất rồi. Đất quỷ có phảiám chỉ âm ti không?

Tôi nhớ lại lúc mở quan tài gỗ trầm hương để xác chết nữ, nét mặt bọn Hoàng phật gia rất kinh ngạc, vì sao lại vậy? Xác chết đeo vương miệnLộc thủ bộ dao quan là ai? Tôi cứ có cảm giác xác chết này liên quan tới Điền Mộ Thanh, càng liên quan tới đêm thiên cẩu ăn mặt trăng định mệnhđó.

Còn bức bích họa về ngôi làng Thiên Cổ Dị Đế trong mộ Liêu thì chắcchắn là cơn ác mộng gặp oan hồn trong mơ của nữ thần Saman khi còn sống. Nhưng tại sao tôi cũng bị vướng lời nguyền này thì tôi vẫn không lýgiải nổi.

Tôi đem ý nghĩ đó nói với Điền Mộ Thanh và Mặt dày: "Bọn mình khôngbiết lối nào có thể thoát ra ngoài, chỉ còn cách tìm hiểu xem Thiên Bảonăm thứ nhất của đời Đường đã xảy ra chuyện gì rồi tính tiếp."

Mặt dày lại yên tâm vì không phải lo chiếc vương miện và gương đồngsẽ biến thành bùn đất. Anh ta chỉ lo thôn làng này rộng lớn, tầng tầnglớp lớp vây quanh mộ cổ Huyền Cung Sơn, hàng nghìn hàng vạn nóc nhà, nếu tìm từng căn một thì cũng không đơn giản.

Tôi đang định lên tiếng thì bỗng thấy mùi xác chết bốc lên từ phía ngôi làng, cách xa như vậy mà vẫn ngửi thấy.

Cả ba chúng tôi đều thất sắc, biết chắc là cương thi trong địa cung đã đi ra ngoài.

Tôi nói: "Xác chết của Phùng Dị Nhân đã bị hồn ma của rồng đất nhậpvào, nghìn năm trước Na giáo còn không đối phó được với hắn, bọn mìnhkhông thể để bị hại, phải tìm chỗ trốn mau."

Mặt dày hỏi: "Trốn vào đâu? Quay về Na miếu à?"

Tôi nghĩ cả bọn cứ loay hoay ở đây cũng không phải là cách hay, bứctranh trong Na miếu có vẽ một con đường màu đen, giống như là đường hầmnằm dưới thôn làng. Chúng tôi tìm kiếm xung quanh tấm bia, quả nhiênphát hiện một miệng hầm nằm cách đó không xa, nếu không cố tình đi tìmthì không thể phát hiện được. Đáng tiếc là tôi không chú ý kỹ tấm bản đồ nên không biết đường hầm này thông tới đâu.

Tình thế quá khẩn cấp, chẳng thể nghĩ ngợi được nhiều, chúng tôi đốtđuốc đi vào bên trong. Miệng hầm tuy nhỏ hẹp nhưng phía bên trong lạirộng rãi như đường hầm dẫn vào mộ, khắp nơi đầy hài cốt và đao kiếm, códấu tích của sự giao tranh cho thấy trong làng đã xảy ra một trận chiếnrất ác liệt.

Địa đạo dưới thôn làng ngoằn ngoèo uốn lượn với nhiều nhánh rẽ nhưngđi vào đều là ngõ cụt. Tôi để ý thấy hoa văn và gạch đá trong địa đạođều không giống nhau. Những lối đi cụt đều là hoa văn chìm, lối đi thông là hoa văn nổi được khắc trên đá. Chúng tôi nắm bắt được quy luật nênchỉ chọn những ngách có hoa văn nổi để đi, tới một ngã ba, hai bên đềulà hoa văn nổi, tôi nhất thời không biết chọn bên nào, chúng tôi rẽ vàongách hướng tây trước, thì ra hướng đó đi về phía hố tế lễ, nhưng điđược một đoạn thì đường hầm sụt lở rất nghiêm trọng, phía trước đã bịđất đá chặn mất lối đi, nên đành phải quay lại đi sang ngách phía bênphải. Đi được một đoạn, chúng tôi gặp một phiến đá chắn ngay trước mặt,nhưng có trục xoay, chúng tôi tiến lại đẩy tấm đá ra, phía trong là mộtgian thạch thất, bốn phía bám đầy bụi bặm, trên tường có vẽ tranh, dướiđất có bộ hài cốt, bên cạnh là mấy chiếc rương gỗ nẹp đồng, vì bên trong lâu ngày không lưu thông không khí nên nồng nặc mùi ẩm mốc, trong nàycòn có bậc thang bằng đá.

Tôi cứ nghĩ đây lại là một hầm mộ nữa, nhưng tôi mau chóng ý thứcđược bọn tôi đang ở phía dưới ngôi làng. Có thể đây là một gian mật thất ngầm của một căn nhà nào đó trong thôn. Quay đầu nhìn những bức tranhtrên tường, bất giác tim tôi đập thình thịch.

5

Mặt dày theo vào, nhìn thấy những bức bích họa đó cũng "Ối!" lên mộttiếng, lập tức đặt Điếu bát xuống đất, dài cổ cùng tôi ngắm nghía mấybức tranh.

Bích họa trong này có rất nhiều, xem ra không liên quan gì tới nhau.Tôi nhìn thấy một bức vẽ hoàng đế nhà Hán ban chiếc vương miện Lộc thủbộ dao quan cho một vị Na tướng có thân hình lực lưỡng, mình mang áogiáp, mặt đeo mặt nạ, trên trời là một vầng trăng, bức tranh này rõ ràng là nói lên lai lịch của chiếc vương miện. Trong dân gian truyền rằng,chiếc vương miện là Vị Ương cung dùng mỗi lúc tế thần mặt trăng, hìnhdạng giống như sừng hươu, mỗi nhánh sừng đều có lá vàng, sau đó chiếcvương miện bị mất tích, không hiểu sao lại xuất hiện ở thôn Thiên Cổ DịĐế này, xem ra là do hoàng thượng ban tặng.

Bức tranh tiếp theo là hình chiếc đai ngọc có hoa văn rắn và mây, làvật báu được ghi chép trên tấm bia Tầm Na, những bảo vật khác như gậybằng sừng tê giác, gương đồng đúc hình chim thần, thanh bảo kiếm củaViệt vương, gối âm dương, mỗi cái đều có một bức tranh riêng.

Tôi nói: "Chỗ này chắc là nơi cất giữ báu vật của ngôi làng, mỗi cái đều có lai lịch rõ ràng."

Mặt dày vội mở những chiếc rương ra, bên trong chẳng có gì, liền thắc mắc: "Sao không có gì cả thế này?"

Tôi nói: "Những báu vật của thôn Thiên Cổ Dị Đế này chúng ta đều đãnhìn thấy rồi, ngoài chiếc gương đồng ở trong Na miếu thì còn lại đềutrong địa cung. Đương nhiên là không thể có mặt ở đây được rồi."

Mặt dày nói: "Vậy cậu xem bức họa của chiếc gương và chiếc đai ngọc đi, sau này còn tiện ra giá."

Tôi xem một hồi lâu, thông qua bức tranh được biết, chiếc đai ngọc do loạn quân đoạt được trong một ngôi mộ của triều đại trước, chiếc đai có khóa, có thể ghép lại hoặc mở ra, khi nối lại thành vòng tròn, có hìnhchín con rắn cưỡi mây vờn xung quanh, tinh tế khéo léo tới mức khiếnngười ta nghĩ rằng nó là do quỷ thần tạo ra, xem ra nó cũng không thuakém gì chiếc vương miện vàng.

Lúc này, Điếu bát bỗng "ư" lên một tiếng, chúng tôi vội đỡ anh tangồi dậy dựa vào một chiếc rương gỗ. Thấy anh ta có chút ý thức, mặttrắng như tờ giấy mệt mỏi há miệng hớp hớp, chắc là do mất máu nhiều nên khát nước đây. Tôi vội lấy nước trong bi đông cho anh ta uống, Điếu bát rên lên: "Ôi giời... Anh vừa nằm mơ mất cả tiền lẫn tình, anh thấy mình rơi vào một hang động, rơi mạnh quá khiến mông anh vỡ làm đôi."

Tôi khuyên Điếu bát đừng nghĩ ngợi linh tinh, mông con người ta vốn là hai nửa mà.

Điếu bát nghe thấy giọng nói của tôi, miễn cưỡng mở mắt ra nhìn, hỏi: "Đây là đâu? Về nhà rồi à?"

Mặt dày hậm hực: "Nhà đâu mà nhà, ông anh nhắm mắt lại thế là xong chuyện, tôi cõng ông anh đi cả một ngày rồi đấy."

Điếu bát ngạc nhiên đưa mắt nhìn xung quanh, nghiêng đầu thấy bộxương khô bên cạnh, anh ta sợ quá hai mắt trợn tròn trắng dã, rồi lạilăn đùng ra ngất xỉu.

Điếu bát thường ngày lắm chuyện, tôi vẫn bảo anh ta miệng đàn bà, nói liên hồi không cho mồm lên da non, nhưng mối thâm tình của tôi với anhrất sâu nặng, giờ này tuy anh ta lại ngất xỉu nhưng cũng chỉ là do sợquá, còn đã tỉnh táo hơn, tôi cũng yên tâm phần nào. Có điều Điền MộThanh vừa sợ vừa mệt, cứ để cô ấy nghỉ ngơi, chỉ cần rồng đất không đuổi theo tới đây thì nơi đây vẫn coi là an toàn.

Mặt dày định chuyển bộ xương khô ra chỗ khác, người này chết đã hơnnghìn năm, mặc một chiếc áo dài, mặt nạ rơi ngay bên cạnh, sau lưng đeothanh kiếm đồng. Mặt dày chạm vào bộ xương khô, thanh kiếm rơi xuống sàn nhà phát ra tiếng kêu lạnh lẽo.

Tôi cầm lấy thanh kiếm, cảm nhận được trọng lượng của nó trong lòngbàn tay, gọi Điền Mộ Thanh thắp đuốc tới gần, tôi rút thanh kiếm ra khỏi vỏ bao da cá mập, thân kiếm không dài lắm, nhưng không hề hoen rỉ, chichít những hoa văn lục lăng khắc chìm, cân đối đẹp mắt, còn có hoa vănhình chim và chữ triện, lưỡi kiếm sắc ngọt. Trong quan tài của rồng đấtthì có thanh bảo kiếm của Việt Vương, tương truyền đó là một trong támthanh kiếm của Việt Vương thời Xuân Thu chiến quốc, rơi vào tay người Na giáo và trở thành bảo vật trấn giáo. Còn thanh kiếm chúng tôi tìm thấyđây, mặc dù không thể so sánh được với thanh Yểm Nhật nhưng cũng khôngphải loại tầm thường.

Tôi kiểm tra lại xem còn mấy viên thuốc súng, thanh kiếm đồng này cóthể mang theo phòng thân, nghĩ vậy liền thu vào vỏ kiếm, giao cho ĐiềnMộ Thanh.

Trong lúc Điền Mộ Thanh buộc lại thanh kiếm tôi liếc mắt nhìn thấybức tranh chiếc gối âm dương, rồng đất đã nằm trong quan tài, mình mặcáo ngọc cũng gối đầu trên chiếc gối Phục hổ âm dương, tôi chột dạ, trong mộ cổ nhà Liêu cũng có một chiếc gối âm dương như vậy.

Tôi luống cuống đứng dậy, cầm đuốc xem xét kỹ càng bức tranh, pháthiện gối Phục hổ âm dương hóa ra là có một cặp. Điền Mộ Thanh và Mặt dày nói chuyện với tôi, tôi cũng không thèm để ý, cứ đứng thất thần nhìnbức tranh. Theo những gì vẽ trong tranh thì gối Phục hổ âm dương có mộtchiếc là gối âm một chiếc là gối dương, là bảo vật thời Tây Hán. Haingười ở hai nơi khác nhau mà gối chiếc gối này để nằm ngủ thì hồn pháchcủa họ có thể gặp nhau. Một chiếc gối ở trong quan tài của rồng đất, một chiếc sau đó lưu lạc ra bên ngoài (cũng có thể nó chưa từng có mặt ởThiên Cổ Dị Đế) tới tận nước Liêu. Công chúa nước Liêu, nữ thần Samangối chiếc gối này để ngủ, đương nhiên sẽ gặp oan hồn của rồng đất trongcơn ác mộng. Vòng tròn đen trên bức bích họa trong mộ cổ nhà Liêu khôngphải ám chỉ hiện tượng thiên cẩu ăn mặt trăng, trước đây do tôi tự mặcđịnh như vậy, giờ nghĩ lại mới thấy thiên cẩu và mặt trăng tách rờinhau, nếu nói thiên cẩu ăn mặt trăng thì phải tiếp xúc nhau chứ. Căn cứtình hình trong bức tranh rõ ràng là ngôi làng đã rơi vào vùng đất quỷ.

Khi tôi cùng Trương Cự Oa, Sách Ni Nhi vào trong mộ cổ nhà Liêu, tôiđã ngã đập đầu vào chiếc gối mà cô gái Khiết Đan đang nằm, vì vậy mà tôi cũng gặp ác mộng và thấy được âm hồn bất tán của rồng đất. Nữ thầnSaman Mang Cổ là người có thông linh, cô có thể nhìn thấy ngôi làng bịrơi vào Đất quỷ qua giấc mơ của mình, còn tôi thì chỉ có thể nhìn thấyoan hồn của rồng đất. Còn chuyện vì sao gối Phục hổ âm dương có thểkhiến người kê nó nằm mơ thì tôi nghĩ chắc có nguyên do, nhưng đó làđiều nằm ngoài tầm kiến thức của tôi.

Mặt dày lại vỗ vai tôi: "Cậu lại gặp ma rồi à? Sao mà cứ đần mặt ra nhìn bức tranh mãi thế?"

Tôi định thần lại mới thấy cánh tay cầm đuốc của tôi đầm đìa mồ hôi lạnh, liền trả lời: "Chỉ sợ là chúng ta đã gây họa lớn rồi!"

6

Mặt dày và Điền Mộ Thanh không hiểu, hỏi tôi sao lại nói vậy, họa lớn tôi nói là gì?

Tôi giải thích: "Oan hồn của rồng đất nhập vào thi thể Phùng Dị Nhân, nằm trong quan tài nghìn năm chưa ai động tới, nhất định là có liênquan tới chiếc gối Phục hổ âm dương. Bọn mình đào mộ lấy đồ cũng khôngsao, quan trọng là đã làm kinh động tới rồng đất trong quan tài và đã dụ nó ra bên ngoài."

Mặt dày nói: "Tôi với cậu chỉ mở quan tài ra xem thôi mà, đã ra tayđâu. Chính bọn Hoàng phật gia gan to bằng trời, chưa tìm hiểu rõ ràng đã lôi xác cương thi dậy để lấy thanh bảo kiếm, nếu tôi mà là người nằm đó thì tôi cũng chẳng tha cho nó."

Tôi nói: "Chuyện ai động vào rồng đất giờ đã không quan trọng nữarồi, thôn làng đã chặn lối vào đất quỷ hơn một nghìn năm nay. Tôi chỉ erồng đất mà ra được bên ngoài thì hình thế ở đây sẽ có sự thay đổi kinhkhủng, có thể tới mức đá tan ngọc nát ấy chứ. Nên không thể nán lại ởđây lâu, phải tranh thủ ra khỏi đây càng sớm càng tốt."

Mặt dày nói: "Ai mà không muốn ra thì mẹ vợ người đó chết bất đắc kỳtử. Nhưng nói thì dễ, để đi ra được đâu có dễ, đi theo hướng nào mới rabên ngoài được chứ?"

Tôi nói: "Bọn mình chịu đói chịu khát, vừa kinh vừa sợ, nếu cứ đâmđầu lung tung thì cũng chẳng trụ nổi mấy nỗi. Nhưng cũng không thể ngâmmãi ở đây được..." Tôi ngước mắt nhìn về phía bậc thang đá nghĩ, khôngbiết chỗ đó sẽ thông tới đâu. Dưới này là hầm cất báu vật thì chắc phíatrên đó cũng là một nơi quan trọng. Tôi nghĩ đành phải đi tới đâu haytới đó, cứ lên trên đó xem thế nào, cho dù đó là vực sâu núi thẳm thìcũng chỉ còn cách nhắm mắt mà nhảy xuống thôi.

Chúng tôi đi lên theo hướng cầu thang, mở tấm nắp đậy bằng đá ra,phía trên là một gian nhà to như đại điện, chia thành tiền sảnh hậuthất. Hành lang âm u dài hun hút. Đây chắc là kiến trúc lớn nhất củangôi làng, nhưng do lâu ngày gỗ mục, mái nhà sập sệ, không còn vẻ nguynga tráng lệ như năm xưa nữa. Gian nhà lừng lững trong đám mây mù càngtăng thêm vẻ âm u kinh dị. Trong điện đường có bích họa vẽ hình kim đồng ngọc nữ dâng nước lửa hầu hạ, phủi đi lớp bụi bên trên màu sắc bứctranh vẫn còn tươi tắn lắm.

Tôi biết loại tường này làm bằng đất sét đỏ, sau khi khô thì cứng như đá, để bao nhiêu năm cũng không bị nứt, bên ngoài quét một lớp nướcphèn, dùng lòng trắng trứng trộn với bột rồi quét lên ngoài cùng, sau đó dùng khăn bông lau đi lau lại nhiều lần cho tới khi trơn bóng, người ta dùng đá màu làm màu vẽ tranh nên màu sắc bức tranh mới tươi tắn như vậy đến hàng nghìn năm. Tới tận bây giờ gian điện vẫn nguyên vẹn không bịsập, tôi phát hiện ra mùi xác chết ngày một nặng hơn, nhưng đêm hômthanh tịnh, tuyệt không một chút động tĩnh, liền vội giục ba người kia.

Mặt dày lên tiếng hỏi: "Đây là đâu vậy?"

Điền Mộ Thanh còn nhớ ký hiệu trong bức tranh tại miếu đường, nơi này chính là cung điện của Na vương, nằm ở vị trí phía tây thôn làng theohướng từ tây sang đông, bước tiếp theo là tới hố tế lễ, đó chính là nơiđưa hồn ma về với Đất quỷ. Tới đó, tôi đã biết được tại đêm thiên cẩu ăn mặt trăng rốt cuộc xảy ra chuyện gì, tại sao lại không thể đưa oan hồncủa rồng đất tới Đất quỷ.

Mặt dày nhớ tới bộ dạng của rồng đất thì cũng sợ hãi, vội vã đứng lên chuẩn bị đi.

Tôi nhắc mọi người nhẹ bước chân, sợ bị lộ nên tôi tắt đuốc thay bằng đèn pin soi đường. Đến trước cửa điện bỗng nghe thấy tiếng thở dài, rõràng là tiếng một cô gái, âm thanh nhẹ nhàng dễ nghe, tôi nghe thấy màcũng chợt xao động trong lòng, bật đèn pin lên thì thấy có một cô gáivới khuôn mặt rất xinh đang lấp ló bên ngoài, cô gái búi tóc cao, datrắng như tuyết, mặt tươi như hoa đào, ánh mắt đưa tình, nấp sau cánhcửa đang nghiêng đầu nhìn vào trong điện, cô gái đang cười với tôi.

Cô ta nhìn tôi cười khiến tôi thấy toàn thân như điện giật, tựa hồ bị hớp mất hồn. Điền Mộ Thanh tuy cũng xinh xắn nhưng không có vẻ khiêugợi như vậy, tôi hoàn toàn quên mất trong thôn này, ngoài chúng tôi rathì không còn ai khác nữa.

Cô gái đó lại cười rồi bỗng biến mất sau cánh cửa.

Mặt dày nhìn lác cả mắt, quay sang hỏi tôi: "Cậu thấy không, cô ta để vai trần đấy, hình như không mặc áo."

Tôi chẳng để ý tới vai cô ta, nhưng nếu mà không quần không áo thì cũng đồi trụy quá, mà cô ta không lạnh sao?

Mặt dày đặt Điếu bát xuống, hai mắt dựng ngược quả quyết: "Tôi phải đi xem sao, trông ả không giống người sống."

Điền Mộ Thanh thất kinh, kêu lên: "Các anh đừng đi, ở đây làm sao có người còn sống được."

Tôi nói: "Chắc chắn là người, tôi soi đèn vào mặt cô ta vẫn nhìn thấy bóng. Quần áo không có vết khâu là tiên, đứng trước đèn không có bónglà ma."

Mặt dày quay sang giải thích với Điền Mộ Thanh: "Xem ra cô ta cũng bị kẹt lại trong này giống như bọn mình. Cô sợ cô ta, cô ta còn sợ cô hơn, cô la lên như thế chẳng phải làm người ta sợ chạy mất rồi không."

Chúng tôi đang nói chuyện thì cô gái đó lại ló đầu vào, lần này thìchúng tôi nhìn quá rõ ràng, đúng là một cô gái rất xinh đẹp, lông màyđen răng trắng, hai mắt trong veo, cô hơi hé miệng như định nói gì đó,nhưng chỉ cười lên hai tiếng rồi lại trốn sau cánh cửa.

Tôi và Mặt dày quyết tâm ra ngoài xem cô gái đó là ai. Thực tình tôicũng thấy lạ, nhưng không hiểu sao chẳng chịu nghe lời can ngăn của Điền Mộ Thanh mà cứ bước ra ngoài điện như không tự chủ được.

Điện Na vương là một gian nhà to rộng, chính điện nằm phía trong cùng vì cả ngôi làng này đều vây xung quanh ngôi mộ cổ trên núi Huyền Cungnên gian nhà này quay mặt về hướng Tây, ra khỏi cửa là hướng chính tây,hai bên có hai hành lang, chúng tôi nhìn ra sau cánh cửa, thấy cô gáivẫn đứng ở đó trong lớp sương mù, nhưng vẫn chỉ nhìn thấy phần đầu, côta đang nhìn chúng tôi nửa như cười nửa như không.

Tôi tiến gần thêm vài bước, dùng đèn pin soi sáng thì bỗng điếngngười, cô gái có khuôn mặt xinh đẹp tuyệt trần đó chỉ có mỗi cái đầukhông, mà không có phần thân, dường như chỉ là chiếc đầu đang bay lơlửng trong không trung.

Tôi và Mặt dày cùng thất kinh, nhưng cũng không hẳn là sợ, chiếc đầucủa cô gái này quá xinh đẹp, xem ra không thể đột nhiên cắn người được,có gì phải sợ đâu.

Mặt dày giơ tay ra định véo vào má cô gái một cái, chiếc đầu đó ngaylập tức né tránh, chúng tôi lại áp sát, nhất định phải xem cho rõ đó làthứ gì, ngờ đâu chiếc đầu của cô gái bỗng tiến sát về phía chúng tôi,lúc này mới nhìn rõ không phải chỉ có mỗi cái đầu, có điều cổ cô ta quádài, bị che lấp trong lớp sương mù, mà cũng chẳng biết phần thân của côta đâu, khuôn mặt cô ta vẫn nở nụ cười ma mị, tôi và Mặt dày tâm thần mê mẩn, không thể tự chủ được, cứ vậy bước theo cô ta đi sâu vào trong lớp sương mù.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18: Chiếc đèn lồng đầu người


Chúng tôi đang tâm thần hoảng hốt thì đột nhiên có người lôi giậtchúng tôi lại, tôi giật mình lùi lại phía sau mấy bước, quay đầu nhìnlại hóa ra là Điền Mộ Thanh đã kéo tôi và Mặt dày lại.

Điền Mộ Thanh lớn tiếng nói: "Các anh không nhìn thấy nó không phải là người sao?"

Ý thức của tôi và Mặt dày giờ mới khôi phục trở lại, nhớ lại vừa rồichúng tôi đã đi theo chiếc đầu của cô gái kia vào trong lớp sương mù,cũng không biết cô ả sẽ dẫn chúng tôi tới đâu, nghĩ lại cũng thấy sởntóc gáy.

Mặt dày như chuẩn bị nghênh địch, cầm sẵn súng trong tay nhìn chămchăm ra ngoài cửa điện, nói: "Trông bộ dạng cô ả cũng ổn đấy chứ, tạisao lại chỉ có mỗi cái đầu nhỉ?"

Tôi nói: "Bên dưới cái đầu còn có cổ, còn phía dưới cổ có cái gì thìtôi nhìn không ra. Thôn làng này đã hơn nghìn năm không có người ở, tựdưng ở đâu xuất hiện một cái đầu biết cười, bọn mình còn như mất hồn đitheo nó nữa chứ."

Điền Mộ Thanh nói: "Hai anh mắt đờ dẫn đi theo nó, tôi cản sao cũng không được, may mà tôi còn lôi được hai anh lại."

Mặt dày nói: "Tôi trông thấy cậu ta cứ sáng mắt lên đi theo cô ta, sợ cậu ta giở trò gì đó nên mới đi theo ngăn lại thôi."

Tôi nói lại: "Nước miếng nước dãi ông chảy tùm lum còn nói tôi?"

Mặt dày nói: "Trước giờ tôi luôn biết coi chuyện thiệt thòi thành chuyện có lợi cho mình, không thèm chấp cậu, tùy cậu tô vẽ."

Điền Mộ Thanh nói: "Hai người đừng có nói nhau nữa, chắc là do ma xui quỷ khiến thôi."

Tôi nói: "Không phải là ma, không chừng là đèn lồng đầu người đấy."

Mặt dày hiếu kỳ hỏi: "Cái đầu cô ả kia là đèn lồng ư? Chẳng phải còn có cổ sao?"

Tôi kể: "Trước đây lão Nghĩa mù có kể cho tôi nghe chuyện một ngườinửa đêm tỉnh dậy đi ra ngoài, tới một nơi rừng núi hoang vu thì bỗngthấy một cái đầu cô gái rất xinh đẹp. Chỉ cần tiến lại về phía cái đầuthì đừng có mong có cơ hội trở về. Vì phía sau khuôn mặt xinh đẹp đó còn có những bí ẩn khác, có thể là một lão quái vật cầm một chiếc que dàitrên có chiếc đầu giống như đèn lồng vậy, lão ta dụ người tới nghĩa địađể ăn thịt."

Thực ra chuyện về đèn lồng đầu người này tôi cũng không nhớ đã nghe ở đâu, nói chung cái thời đó người dân thường đi ngủ sớm, nhất là vào mùa đông, ngày ngắn lại lạnh, trời vừa tối thì nhà nhà đã lục đục tắt đènđóng cửa đi ngủ. Thứ nhất, do trời lạnh đất đóng băng, chui vào chăn ấmlà sướng nhất, hai nữa thắp đèn thì tốn dầu, dùng đèn điện thì tốn điện, đều là tiền cả. Thời buổi kiếm được đồng tiền không dễ dàng gì, tiếtkiệm được chút nào hay chút đó. Thứ ba là ăn không no, ngủ sớm cho tiếtkiệm được lương thực. Thanh niên trai tráng không ngủ sớm được thì hònhau tìm các cụ già nghe kể chuyện kim cổ. Cả lũ chen chúc trên giường,tắt hết đèn đóm, chuyên lựa mấy chuyện kinh dị để nghe, đặc biệt lànhững chuyện ma có cốt truyện tên tuổi đàng hoàng, càng ghê rợn thì càng muốn nghe, nghe xong rồi còn thi nhau hỏi: "Chuyện này có thật không?"

Mặt dày trước đây cũng từng nghe những chuyện tương tự như vậy, gậtđầu lia lịa: "Cái thứ ngoài cửa kia chắc chắn là đèn lồng đầu ngườirồi."

Điền Mộ Thanh thầm thì: "Tôi thấy cô ả kia đầu mày cuối mắt, không giống như đầu người chết được buộc trên chiếc que dài."

Tôi nói: "Không cần biết nó là thứ gì, đôi mắt ả ta có thể hút hồn, bọn mình không được nhìn vào mắt ả."

Ba người chúng tôi vốn định đi về khu tế lễ ở phía tây thôn làng,nhưng lúc này ai cũng khiếp sợ, không dám bước chân ra khỏi điện Navương. Hơn nữa xung quanh khu tế lễ là cây cao rừng rậm, đi vào trong đó rất dễ bị lạc. Giờ chỉ còn lại hai lối đi, đó là khúc đường hầm bị sậpdưới lòng đất và Thần đạo trước điện Na vương. Theo như nội dung trongbức bích họa, hai bên đường hầm trước điện Na vương có rất nhiều kỳ lânvà tịch tà (một loài vật may mắn có hình dạng giống như sư tử), trên đầu có sừng là kỳ lân, không có sừng là tịch tà, chúng được tạc bằng đáluôn có đôi có cặp, đặt đối xứng hai bên đường hầm. Kỳ lân có loại haisừng, có loại một sừng, đều có cách giải thích riêng nhưng tôi không rõcho lắm, do trước đây không mấy lưu tâm. Nhưng nhờ có hai hàng tượng đánày nên dù cây cỏ dại mọc um tùm cũng không khó để tìm ra Thần đạo.Trước mắt chỉ còn duy nhất con đường này, không đi đường này thì còn điđường nào được nữa.

Chúng tôi đang chần chừ chưa dám tiến lên thì lại nghe thấy tiếngcười, chiếc đầu kia lại thập thò ngoài cửa điện, vẫn không nhìn thấyphần thân đâu.

Mặt dày lần này không dám nhìn vội cầm lấy súng, "Pằng, pằng" bắn liền hai phát.

Khói thuốc đầu nòng súng còn chưa kịp tan thì chiếc đầu kia đã biến mất ngoài cánh cửa, phía bên ngoài không chút động tĩnh.

Tổng cộng còn bốn viên đạn, Mặt dày đã bắn hết phần đạn của mình, vứt toẹt khẩu súng săn xuống sàn nhà.

Tôi giao khẩu súng của tôi cho anh ta, còn mình thì cầm lấy chiếc xẻng phòng thân, hỏi: "Ông bắn trúng nó rồi chứ?"

Mặt dày lắc đầu nói nhìn không rõ nhưng khoảng cách gần như vậy, sức công phá mạnh hơn, thần tiên cũng không tránh được.

Tôi nói: "Chúng ta ra ngoài xem thế nào, nhưng không được bước ra khỏi điện."

Mặt dày cầm chắc súng trong tay, cố bình tĩnh tiến lên vài bước.

Tôi dặn Điền Mộ Thanh ở lại bên trong không được đi đâu rồi thắp đuốc đi ra bên ngoài, chúng tôi nhìn khắp mà không thấy vết máu, ngoài trờisương giăng dày đặc, không khí âm u đầy chết chóc, chẳng nhìn thấy gì.

Tôi bỗng nghe thấy phía trên có động tĩnh, vội ngước lên nhìn thìthấy chiếc đầu kia đã ở phía trên cửa điện, đang cúi mặt nhìn xuống chỗchúng tôi. Cửa điện cao như vậy, cho dù cổ cô ả dài đến mấy thì sao màvươn lên được trên đó.

Tôi và Mặt dày đều sợ run hết cả người, đờ ra nhìn cái đầu, khi chạmvào ánh mắt của ả ta thì lại thấy tim đập thình thịch, tay chân thừathãi không thể làm chủ.

Đúng lúc này một trận gió âm nổi lên, ngoài điện bốc lên mùi tanh hôi của máu kèm theo những tiếng kêu la rên rỉ giống như cả bầy ma đói đang mò tới.

Mùi máu tanh hôi buồn nôn xực lên mũi khiến tôi ngay lập tức tỉnhtáo, chân tay luống cuống vội tránh, nhưng chiếc đầu của cô ả vẫn bámriết lấy tôi, chiếc cổ dài vươn ra chui theo vào trong điện.

2

Điền Mộ Thanh kêu lên thất thanh: "Mau đóng cửa điện lại!"

Tôi và Mặt dày cùng rùng mình, mỗi người một bên vội vàng đóng sậpcửa lại. Cái đầu với khuôn mặt xinh đẹp chỉ hiện ra trong sương mù đã bị chặn lại ở bên ngoài cửa điện.

Cửa điện bằng gỗ, có chắn được cái thứ bên ngoài kia không chúng tôicũng không dám chắc. Chúng tôi đứng bên trong, căng thẳng thắc thỏm mấtvài phút, bên ngoài vẫn không có động tĩnh gì, nhưng mùi máu tanh thìvẫn chưa tan.

Mặt dày hỏi: "Sao bên ngoài đầy mùi máu thế nhỉ?"

Tôi nói: "Cô ả ngoài điện kia không đơn giản chỉ là một cái đầu, chắc chắn phía sau ả ta còn những thứ khác nữa!"

Mặt dày kinh hãi: "Giống đèn lồng đầu người như cậu kể à?"

Tôi trả lời: "Không rõ lắm. Tôi không dám nhìn, cô ả đó có thuật húthồn, nếu nhìn vào mắt ả ta thì mình cứ đi theo ả như bị thôi miên."

Mặt dày nói: "Đó là do cậu háo sắc, đầu người thì có gì hay ho đâu,đúng là nhà quê chưa được mở mang tầm mắt, nhưng mà đúng là, tôi..."nghĩ tới bộ dạng chiếc đầu đèn lồng, anh ta cũng cảm thấy như người mấthồn, anh ta không kìm nổi tò mò lại muốn ra ngoài xem sao.

Tôi lôi Mặt dày lại bảo đừng sinh sự, không được nghĩ tới cái đầu đónữa, nếu lỡ không kiềm chế được xông ra ngoài thì chỉ có toi mạng. Nhưng trong ngôi điện Na vương này cũng tối đen như mực, bên ngoài thì yêntĩnh đến kỳ lạ, trong thôn không những không còn ai mà đến cả côn trùngcũng không có lấy một con. Đứng bên trong chỉ cần hơi suy nghĩ một chútlà lại nghĩ tới cái đầu kia.

Mặt dày gãi đầu nói: "Nghĩ gì bây giờ? Nếu không nghĩ tới cái đầu đóthì tôi cũng chẳng nghĩ được việc gì cho nghiêm chỉnh, cứ nhắm mắt làtoàn thấy thịt vịt quay thôi."

Tôi nói: "Đúng thế, tôi cũng đói rồi, thường khi đói quá người ta đều nghĩ tới những món ăn béo ngậy. Ông cứ tưởng tượng như bây giờ mình đói mờ mắt rồi, đang được ăn vịt quay, món vịt quay được đặt trên đám lásen, lớp da bóng nhẫy được quay giòn vàng ruộm, phết lên trên lớp nướctương, thêm mấy cọng hành, cắn một miếng mỡ ngập chân răng, gọi thêm bát cháo trắng ăn cho đỡ thèm."

Mặt dày nhắm mắt lại, vừa tưởng tượng vừa gật đầu: "Cậu thật là hiểu tôi, kiểu ăn này rất đúng ý tôi..."

Tôi nói: "Món vịt quay muốn ngon thì đầu tiên vịt phải béo. Loại vịttrắng Nam Kinh là ngon nhất, vì chúng được nuôi bằng gạo; thứ nữa là lửa và nước ướp, khi đã quét lớp mật và gia vị lên trên mình vịt thì chovào lò quay, lửa cũng phải ổn định, lửa nhỏ thì không chín, lửa lớn lạidễ cháy. Khi quay chín ra lò, vịt phải có màu vàng ruộm hơi sẫm như màutáo đỏ, bóng mỡ, thịt mềm da giòn, vậy mới gọi là thượng hạng. Đó là vịt nướng treo, tôi khoái món vịt nướng om hơn. Vịt nướng treo là nướngtrực tiếp trên lửa, thường dùng loại củi táo đỏ, còn nướng om là tậndụng lửa âm ỉ, thường dùng thân mía làm cùi, vịt sau khi nướng chín cómột mùi thơm đặc biệt. Vịt nướng om ở tiệm Tiện Nghi Phường là tuyệtnhất, đáng tiếc là hồi đó nghèo, tổng cộng cũng chỉ mới ăn được hai, balần."

Mặt dày nói: "Chỉ cần không bị chết ở nơi này, thoát khỏi đây thìchúng ta đều giàu rồi, muốn ăn gì chẳng được. Cậu thử tính xem, bay trên trời, chạy trên bờ, lội dưới nước, nhảy trong cỏ..."

Hai chúng tôi ôm chiếc bụng rỗng nghĩ tới cảnh được ăn vịt quay thìcảm giác đói càng mãnh liệt hơn, nước miếng chảy ra đầy mồm, nhưng nhờđó mà đầu óc đã tỉnh táo hơn. Thế mới thấy bản tính của con người là ănvà tình dục, nhưng ăn vẫn được xếp hàng trên hết, ăn no mặc ấm rồi mớicó sức mà nghĩ tới chuyện trai gái được, khi con người ta đã đói mờ cảmắt rồi thì trong đầu chỉ nghĩ tới ăn, chuyện mây mưa thì xếp hàng thứyếu.

Trong điện tối om còn có cả sương mù, Điền Mộ Thanh đứng cách xakhông nhìn rõ mặt ả kia, nhưng cũng biết tình thế hung hiểm, thấy tôi và Mặt dày dừng lại thì cô cũng yên tâm phần nào, liền hỏi: "Cô ả chỉ cócái đầu đó sao lại không vào trong điện?"

Tôi nói: "Cũng lạ nhỉ! Tường nhà tuy kiên cố, nhưng cánh cửa điệnbằng gỗ, lại mục nát hỏng hóc, không lẽ trong điện có thứ gì đó trừ tà?Nhưng cũng không hẳn, vì đầu ả ta đã thò vào tới trong điện nhưng lại cứ muốn dụ chúng ta ra ngoài. Thường thì đầu xuôi đuôi lọt, đầu vào đượcbên trong rồi thì thân hình cũng vào được thôi, hơn nữa cửa điện to rộng thế kia, trừ phi thân thể phía sau ả ta quá to lớn, không tài nào vàobên trong được."

Điền Mộ Thanh nói: "Bên ngoài không thấy động tĩnh gì, hay là đã đi rồi?"

Mặt dày nhớ lại cảnh vừa nãy vẫn bất giác rùng mình, nói: "Khoan hẵng ra ngoài, khuôn mặt ả ta không thể nhìn được, một chàng trai chất phácmộc mạc như tôi mà còn bị cô ta hớp hồn, không chừng là hồ ly tinh ởngôi mộ nào đó trong thôn biến thành đấy."

Ba người chúng tôi nhất thời không dám ra ngoài cửa xem xét, dỏng tai lên nghe ngóng bên ngoài, nhưng tuyệt nhiên không chút động tĩnh.

Mặt dày thì thầm: "Hình như là đi thật rồi..."

Anh ta vừa dứt lời bỗng bên ngoài vọng lại tiếng khóc của người congái kia, âm thanh vọng vào từ ngoài cửa điện, đập vào tai chúng tôi nghe thê lương ai oán. Bọn tôi nghe thấy tiếng khóc mà có cảm giác như cóphiến đá to đang đè nặng ngực mình không thể thở nổi. Cả bọn vội bịt tai lại, tiếng khóc đã nhỏ đi, nhưng cảm giác vẫn hết sức khó chịu. Một lúc sau, tiếng khóc dần nhỏ lại và im bặt, xung quanh lại trở về trạng thái tĩnh mịch đáng sợ.

Chúng tôi lại chờ một lúc lâu, không thấy động tĩnh gì mới yên tâmmột chút. Tôi đánh mắt sang Mặt dày, hai người nhòm qua khe cửa nhìn rabên ngoài một lúc, không thấy có gì khác thường liền mở cánh cửa ra, cần nhân cơ hội này chạy thoát, nhanh chóng tới hố tế lễ, bị nhốt mãi nơiquỷ quái này cũng không phải là cách.

Vừa mới hé cửa thì mùi máu hôi tanh lại xộc vào, chúng tôi thất kinh, biết là chiếc đầu kia vẫn còn ở bên ngoài, tôi vội vàng đóng cửa lại,đang chuẩn bị cài then thì nghe đánh "rầm" một tiếng, cánh cửa bị vamạnh từ phía ngoài liền bật mở, cùng lúc đó là tiếng cười rùng rợn vanglên, cái đầu lại hiện ra trong đám sương mù, từ từ tiến vào trong điện,dưới ánh lửa, chúng tôi nhìn thấy cổ của ả ta có màu đỏ bầm như gan lợn, tựa màu thịt đã bị lột đi lớp da bên ngoài.

3

Tôi vội giơ đuốc lên chĩa về phía cái đầu, Mặt dày nhân lúc cái đầuné sang một bên thì nhanh chóng đóng cửa cài then. Toàn bộ phía trongphía ngoài điện Na vương lại một màn im lặng tuyệt đối, chỉ nghe thấytiếng hơi thở gấp gáp và tiếng tim đập thình thịch của chúng tôi.

Mặt dày choáng váng nói: "Cậu nhìn thấy chứ, cổ của ả ta...?"

Tôi đương nhiên nhìn thấy, nhưng không biết đó là thứ quỷ quái gì. Cô ả đó thò đầu ra từ trong lớp sương mù, chẳng nhìn thấy thân hình đâu.Nơi này đã bị rơi vào Đất quỷ từ thời Đường, có phải là bọn ma quỷ chuira từ trong hang động không?

Nhưng theo ghi chép trên bia đá, "Na" có nghĩa là trói buộc, cái hang lớn cuối thôn dường như thông với âm ti, Đại La Kim Tiên (người có quảvị tối cao của Tiên Tông) cũng đừng mơ chui ra được, vậy cô ả này làngười trong thôn?

Tôi nhìn sang phía Điền Mộ Thanh, thấy thần sắc của cô đang hoảngloạn, hiển nhiên là cô không biết sự tình. Tôi thì lo sợ cánh cửa điệnlại bị húc bật ra một lần nữa, cũng không cần phải lo nhiều, trước đótôi cứ nghĩ cánh cửa gỗ của gian điện chỉ là gỗ bình thường, nhưng lúcsờ vào nó mới biết gỗ rất dày và kiên cố, rõ ràng là trước khi sử dụngnó đã được ngâm dầu, không sợ bị nước ngâm hay lửa thiêu, để lâu năm vẫn không mối mọt.

Phía bên ngoài vẫn im lặng như tờ, tôi lo ngại có nơi nào đó chưađược ổn thỏa nên cầm đuốc đi xem xét mọi ngóc ngách trong gian điện.Điện Na vương rộng bảy gian, sâu hai gian, tường làm bằng đất sét nệnrất kiên cố, sử dụng giằng cột, xà ngang theo lối kiến trúc nhà cổ. Sáucột chạm đất, phía dưới mái nhà rui gỗ chồng chéo lên nhau, trên cửađiện khắc rỗng hình cánh hoa và thú vật, xà gồ cột và xà dầm đều được cố định bằng mộng, rất khít chặt và vững như bàn thạch. Bố cục của điện Na vương hết sức hợp lý, kết cấu chặt chẽ, chỉ có vài chỗ ở góc mái điệncó hiện tượng sụt hỏng, những nơi khác tuy đã nhuốm màu thời gian nhưngvẫn còn rất kiên cố. May nhờ cánh cửa điện chắc chắn, lại được cài thencẩn thận, cái thứ ghê gớm ngoài cửa điện kia trước mắt chưa thể phá cửavào trong được.

Bên ngoài vẫn không có động tĩnh gì, chúng tôi cũng chẳng dám mở cửalần nữa, định bụng thoát ra ngoài qua đường hầm dưới thôn làng, đườnghầm ngầm đó có thể thông tới chỗ bia đá, nhưng sau đó thì phải làm saonữa?

Lúc này, mùi máu tanh lại nồng nặc hơn, mặc dù đã đóng kín cửa điệnmà vẫn khiến người ta muốn ói mửa. Đột nhiên, chúng tôi nghe thấy cótiếng vừa cào vừa đẩy ngoài cửa, cánh cửa điện bị đẩy rung rinh, kêu lên từng hồi cọt kẹt, tiếng móng tay cào vào cửa nghe càng rợn người.

Cả ba chúng tôi mặt đều thất sắc, lúc trước chỉ thấy chiếc đầu thòvào trong đám sương mù, xem ra là nó cũng có tay, không lẽ là cương thi?

Nghe nói cương thi cũng có nhiều loại khác nhau, vùng Quan Nội đấtsâu nước nhiều, người chết chôn trong mộ không những thi thể không phânhủy mà móng tay, tóc còn tiếp tục mọc dài ra, đó là do địa khí tạothành, nếu gặp loại cương thi như vậy thì sẽ có nạn hạn hán. Ở Quan Nộicó phong tục, nếu vùng nào gặp hạn hán đều mời thầy âm dương tới xem mộphần, nếu thầy chỉ vào ngôi mộ nào thì cho dù đó là mộ nhà ai đều phảiquật lên, dùng roi dánh vào thi thể trong quan tài, sau đó đem đi hỏatáng; một loại nữa là oan khí chưa tiêu hết, oan khí chính là phách, lại chết vào năm âm, ngày âm, giờ âm, thì thi thể có thể bò dậy vồ người;có trường hợp thi thể bị ma quỷ dưới đất nhập vào, ví dụ như hồ ly, sóilang v.v..., bọn chúng nhập vào thi thể người chết để dọa người, bắt gia đình phải giết gà mổ vịt cúng tế. Nhưng người đã chết thì da thịt trởnên nhăn nheo khô đét, cho dù là xác chết biết đi thì cũng không thể nào có cảm xúc, âm thanh phát ra trong miệng cũng the thé như tiếng mèokêu, nhưng như vậy cũng không có gì là ghê gớm, dân đào trộm mộ chỉ cầndùng móng lừa đen hun trên lửa hồ lô là có thể đối phó được. Có điều,trong dân gian còn một cách nói, nếu người chết là con gái, khi còn sống gặp nỗi oan mà chưa thể báo thù được, trước khi chết đã dặn dò lạingười nhà khi khâm liệm thì mặc áo đỏ, miệng ngậm một chiếc lược màuđen, để nằm sấp trong quan tài. Những trường hợp như vậy, xác chết không những có thể đi lại được mà còn gọi là âm hồn quay trở về lấy mạng từng người trong gia đình kẻ thù, chỉ có loại cương thi này thì mới biếtcười, nhưng nụ cười đó còn khó coi hơn là khóc rất nhiều, ai gặp phải nó thì đừng mong giữ được mạng sống. Trước đó tôi được nghe lão Nghĩa mùkể nhiều về chuyện cương thi, vốn đã quên gần hết, giờ bất chợt đều nhớlại.

Tôi đang nghĩ về điều đáng sợ này thì nghe thấy tiếng cào cửa ở bênngoài ngày càng dồn dập hơn, chúng tôi không nhìn thấy cảnh tượng bênngoài, nhưng nghe âm thanh thì như có hàng trăm cánh tay đang cào cửa,cũng chẳng hiểu là ở đâu ra, cứ như có một con rết trăm chân đang bòtrên cửa điện vậy, may mà cánh cửa gỗ tương đối kiên cố, những phần khắc rỗng đều có vật trang trí bằng đồng nên tuy tiếng cào cửa bên ngoài vẫn nổi lên không ngớt nhưng không mở được cửa.

Tôi sợ hãi khủng khiếp, bụng nghĩ hảo hán không tính đến cái thiệttrước mắt, giờ không đi thì còn đợi đến lúc nào, nghĩ vậy tôi chuẩn bịgọi Điền Mộ Thanh và Mặt dày chuẩn bị đưa Điếu bát vào trong đường hầmphía dưới điện Na vương để trốn thoát.

Ai ngờ cánh cửa điện tuy kiên cố nhưng chúng tôi lại quên béng mấtkhông để ý chiếc then cài, tuy là một thanh gỗ to nhưng lại là loại gỗbình thường, năm xưa sử dụng có thể không vấn đề gì, nhưng giờ trải quanhiều năm đã mục. Chúng tôi bỗng nghe thấy rầm một tiếng, chiếc then cài bị gãy làm đôi, rơi xuống nền điện, cánh cửa theo đó cũng bật mở, mùimáu tanh hôi lập tức xộc vào, trong làn sương khói thê lương ảm đạm,chiếc đầu đó vươn vào trong điện về phía chúng tôi, há miệng ra thổi một luồng gió âm.

4

Mùi máu tanh bốc vào trong điện nồng nặc khiến chúng tôi đều buồnnôn, tôi sợ trận gió âm đó thổi tắt ngọn đuốc nên vội tránh sang mộtbên.

Mặt dày luống cuống nhặt khẩu súng săn dưới đất lên, còn chưa kịpchĩa súng về phía chiếc đầu thì nó đã vòng sang bên cạnh anh ta, nhanhđến bất ngờ, giờ cũng chẳng kịp mà đóng cửa nữa.

Điền Mộ Thanh trước giờ cũng tương đối bình tĩnh, nhưng từ lúc gặpchiếc đầu ma nữ này thì mặt biến sắc, xám xịt như người chết, cô sợ tớimức thụt lùi mấy bước liền.

Tôi cũng sợ tới nỗi tay chân mềm nhũn cả ra, chiếc đầu ả ma nữ nàyrất xinh đẹp, ánh mắt lại lẳng lơ đưa tình, hai mắt nhìn vào ai thì nhưhớp được hồn người đó, nhưng chiếc cổ của nó thì còn đỏ hơn cả gan lợn,trông thật khủng khiếp. Kỳ lạ hơn là chiếc cổ của ả ta càng về phía dưới càng to hơn, mùi máu hôi tanh càng nặng hơn, nôm giống như một cáilưỡi, phía đầu lưỡi mọc ra một cái đầu. Tôi nghĩ bụng, không khéo đây là một cái lưỡi thật, vậy thì cái miệng bên ngoài cửa điện kia phải tobiết nhường nào?

Tôi càng nghĩ càng thấy sợ, bất giác lùi về phía sau, nhưng sự việcxảy ra quá nhanh, chiếc đầu ma nữ ngay lập tức đã tiến tới trước mặtchúng tôi, tôi nắm chặt bó đuốc trong tay huơ về phía chiếc đầu, khôngngờ nó há miệng cắn ngay vào bó đuốc, tôi bị chiếc đầu giật mạnh về phía nó, không thể giữ bó đuốc lại được, văng ra xa tắt ngúm, trong điệnbỗng chốc tối như hũ hút, có giơ tay ra trước mặt cũng không nhìn thấygì.

Tôi bị lực kéo quái đản đó giật mạnh, mất thăng bằng ngã sóng soài ra sàn nhà, trong lòng sợ hãi, nhớ lại chuyện đèn lồng đầu người tôi vừakể cho Điền Mộ Thanh và Mặt dày, nhưng đó là đầu treo trên cần lồng đèn, còn con quái vật ngoài cửa điện kia là đầu mọc ra từ lưỡi.

Tứ bề tối đen, tôi mở to mắt hết cỡ cũng không nhìn thấy gì, tronglòng hoảng loạn vô cùng, vội vàng tìm chiếc đèn pin, khi ánh sáng vừaxuất hiện thì tôi cũng nhìn thấy chiếc lưỡi mọc đầu người kia đang laotới phía tôi như hình với bóng.

Tôi vội lăn người tránh sang một bên, cảm nhận được đám thịt lạnh như băng có gai nhọn xoẹt qua người, suýt chút nữa tôi đã ngất xỉu vì mùihôi thối và tanh tưởi tỏa ra từ chiếc lưỡi, nếu không phải trong bụngtrống rỗng thì giờ tôi đã nôn sạch bách ra rồi.

Lúc này, Mặt dày cũng đã hoàn hồn, không kịp bóp cò, anh ta lấy hếtsức bình sinh nện báng súng vào cái lưỡi, cái thứ ở ngoài điện đang thulưỡi về, anh ta bị đẩy bật ra phải đến bảy tám bước, đầu va mạnh vàochiếc cột, máu chảy đầm đìa. Anh ta cứ để máu chảy vậy chẳng thèm lau,vừa chửi vừa nhảy dậy, nhưng trước mặt tối đen như mực, súng cũng chẳngbiết văng ra góc nào, tiện tay sờ được chiếc cuốc chim, cứ vậy xông lênkhua loạn xạ như một con hổ điên.

Tôi trông thấy tình hình như vậy, cũng không biết sức mạnh ở đâu ra, đứng bật dậy, cầm chiếc xẻng cứ thế chém ngang chém dọc.

Chiếc lưỡi ma quái phần lớn là ở phía ngoài điện, vươn vào tới chínhgiữa gian điện là hết cỡ, nó cố rướn sâu vào bên trong khiến gian điệnrung lên bần bật, đất bụi trên trần điện rơi xuống lả tả, tường cũng sắp sập tới nơi, Điếu bát thì vẫn nằm dưới đất bất tỉnh. Nếu tôi và Mặt dày nhân cơ hội này chạy trốn vào phía trong thì cũng không khó, như vậytạm thời giữ được tính mạng của mình, nhưng không thể nào bỏ lại Điếubát, hai người tuy đều sợ hãi đến tột cùng, nhưng không có cách nào đểlùi bước, đành liều mạng cầm cự, được chút nào hay chút đó. Tôi thì cứmong Điền Mộ Thanh lôi Điếu bát vào bên trong lánh nạn, nhưng tình thếquá nguy cấp, thở còn không kịp thở, sức đâu mà mở miệng nói nữa chứ.

Chiếc đầu ma nữ phát ra tiếng cười ma quái cứ vang vọng khắp nơitrong điện, hành tung thật ma quái, lúc trên lúc dưới, lúc trước lúcsau, lúc này chúng tôi không có súng, cho dù có súng trong tay thì cũngchẳng bắn trúng được ả.

Mặt dày mặt be bét máu, từng giọt từng giọt rơi xuống nền nhà, anh ta cũng chẳng thèm để ý, khắp người nổi gân cuồn cuộn, ra sức khua khoắngchiếc cuốc chim, bổ vào trong không khí nghe vun vút, chỉ mong có thểghim thẳng vào chiếc lưỡi kia, nhưng trong điện tối đen tối ngòm, anh ta chỉ dùng sức chẳng biết dùng trí thì làm sao mà chạm vào kẻ địch được,mấy lần suýt chút nữa bổ phải tôi, cuối cùng thì anh ta bổ cái phập vàocái cột, vì dùng lực quá mạnh nên lưỡi cuốc ăn vào hơi sâu, anh ta kêchân vào cột nghiến răng nghiến lợi giật ra mà không được.

Tôi thấy cái lưỡi kia đang lao về phía Mặt dày, vội cầm xẻng chémchiếc đầu ả ma nữ trên cái lưỡi, không ngờ chiếc đầu đó chuyển hướng quá đột ngột, tôi còn chưa kịp nhìn kỹ thì thấy thân mình đã bị trói chặt,chiếc lưỡi kia đã cuốn chặt lấy tôi, tay chân tôi không còn động đậyđược nữa, cái đầu ả ma nữ thì vòng ra trước mặt tôi, khúc khích cười mấy tiếng liền, lúc này tôi thấy khuôn mặt ả ta thật là đáng hận, mùi tanhhôi xộc lên càng khiến tôi buồn nôn kinh khủng.

Tôi cố hết sức né tránh, hiềm nỗi tay chân bị trói chặt không độngđậy được, chiếc lưỡi ngày càng thít chặt hơn, chiếc đèn pin rơi xuốngđất vẫn còn sáng, chiếu thẳng vào cái đầu trước mặt tôi, hai khuôn mặtgần như sắp chạm vào nhau. Vì khoảng cách quá gần, nên nhìn thế nào cũng không giống khuôn mặt của người còn sống, tôi cuống tới nỗi gân xanhtrên trán giật lên từng hồi, toàn thân chỉ còn mỗi phần đầu là có thểđộng đậy được, tôi hét to lên: "Xem tao cắn đây!" tôi nhằm thẳng vàokhuôn mặt ả ma nữ chuẩn bị cắn.

5

Tôi há to miệng chuẩn bị cho một nhát vào cái đầu ma nữ đang tiến lại gần sát mặt mình, bỗng một luồng sáng xanh xoẹt qua trước mặt, cái đầuma nữ mọc nơi đầu lưỡi lắc lư vài cái rồi rơi xuống lăn lông lốc trênmặt sàn, khuôn mặt xinh xắn trở nên méo mó, hai mắt trợn ngược, co giậtmột lúc rồi im bặt không động đậy nữa, khuôn mặt ngay lập tức chảy sệ,xuất hiện sự phân hủy.

Cái lưỡi có vẻ rất đau đớn, vội rụt lại ra phía sau, tôi thấy cơ thểmình được thả ra, rơi bịch xuống sàn nhà, cảm giác như xương khớp toànthân đều bị gãy.

Hóa ra Điền Mộ Thanh nhìn thấy bộ dạng của ả ma nữ thì sợ quá, lùilại nấp phía sau chiếc cột, trông thấy tôi ở thế bất lợi, cô vội nghĩcách tiếp ứng, trong lúc luống cuống có gì dùng nấy, cô cầm chặt lấythanh kiếm đồng trong tay chém thẳng vào chiếc lưỡi đang cuốn chặt lấytôi. Thanh kiếm này không lợi hại tới mức có thể chém được rồng nhưngcũng rất sắc bén, một nhát kiếm đã chém đứt cái đầu.

Tôi thấy thật xấu hổ, lại để Điền Mộ Thanh ra tay cứu mình lần nữa.Thấy bên ngoài không còn động tĩnh gì, tôi nhịn đau nhặt chiếc đèn pinlên, Mặt dày lúc này cũng mới rút được chiếc cuốc chim ra khỏi cột. Bangười cùng lượn một vòng quỷ môn quan về, nỗi sợ hãi khủng khiếp đó lantỏa toàn thân, một lúc sau vẫn chưa ai thốt được lên lời. Sàn nhà nhầynhụa máu, mùi hôi tanh sặc sụa, nhan nhản là những mảnh xác người chết,bên ngoài điện cũng từng đống xác người nát vụn, lớp sương mù trắng bạctrước đó giờ chuyển thành màu đỏ của máu.

Tôi và Điền Mộ Thanh băng bó vết thương cho Mặt dày, lớp sương máubên ngoài điện vẫn chưa tan, chúng tôi không khỏi sợ hãi, biết rõ trongthôn làn này chẳng có chỗ nào là an toàn, nhưng cũng chẳng ai muốn ở lại cái nơi khắp nơi đều là xác chết này một chút nào.

Mặt dày nhặt khẩu súng săn lên, tôi cõng Điếu bát, Điền Mộ Thanh cầmđèn pin, cả bọn vội vội vàng vàng đi về phía đường hầm phía tây ngôilàng. Nhưng địa thế ngôi làng đều bố trí xung quanh núi Huyền Cung, nhàdân phần lớn đều là các hang đá, phân bố theo sườn núi, bên trong quétmột lớp vôi, dựng mái lợp ngói, chia thành hai gian trước và sau, phíadưới đốt củi, phía sau là phòng ngủ, phía trước đắp lũy giống như bứctường bình phong, chỉ có kích thước khác nhau, còn hình dạng nghìn cáinhư một.

Số nhà trong thôn không nhiều, khoảng hơn mười nghìn người, dân làngđều tin vào tôn giáo đã được truyền lại hơn hai nghìn năm, xung quanhđắp thành lũy bằng đất để tránh kẻ địch, nói nơi đây là một thành trì cổ kể cũng không ngoa. Nhà cửa ở phía Tây ngôi làng không có dấu tích bịhủy hoại, những mái nhà cao thấp ẩn hiện trong sương mờ, tuy cỏ dại mọcum tùm, trong không khí nồng nặc mùi ẩm móc và hôi thối, xương người rải rác khắp nơi cho thấy nơi đây không có sự sống, nhưng chúng tôi luôn có cảm giác vẫn còn người sinh sống ở đây, không phải là ảo giác mà hoàntoàn có thể cảm nhận được hồn phách của những người đã chết vẫn cònquanh quẩn đâu đây.

Tôi vừa đi vừa hỏi Điền Mộ Thanh, tại sao mỗi lần nhìn thấy chiếc đầu ma nữ kia thì cô đều hoảng sợ như vậy?

Điền Mộ Thanh cũng không giấu giếm chúng tôi nữa, cô kể: "Năm xưa,người dân trong làng cố hết sức để đưa rồng đất tới Đất quỷ, nhưng trong lúc hành lễ thì xảy ra sự cố, cả thôn làng đều gặp nạn diệt vong, tấtcả là đều do người phụ nữ kia."

Tôi giật mình: "Dường như nó là một con quái vật được hình thành từrất nhiều oan hồn của người chết, chiếc đầu ma nữ mọc trên đầu lưỡi rấtxinh đẹp chuyên dụ người tới miệng yêu quái để ăn thịt, không lẽ ả ta đó cũng là một phụ nữ trong làng?"

Điền Mộ Thanh gật đầu, nói: "Ả ta là Na bà của thôn."

Tôi và Mặt dày nghe thấy đều lấy làm lạ, chiếc đầu đó trông vẫn còn trẻ trung, dung mạo khác thường, sao lại gọi là Na bà?

Điền Mộ Thanh nói: "Trong Na giáo có phân Na bà và Na ông, giống nhưnam thần và nữ thần của làng, không kể tuổi tác, địa vị của họ rất cao."

Năm xưa, khi Phùng Dị Nhân ăn phải trứng rồng đất, qua mấy chục nămmà vẫn không già, đợi khi dân làng phát hiện ra thì đã thành xác chếtbiết đi. Dân làng lập kế bắt được tại điện Na vương, mổ bụng rút ruộttại chỗ, tính lấy cục thịt rồng đất trong bụng anh ta ra nhưng rồng đấtvà thi thể của Phùng Dị Nhân đã hợp nhất làm một, không những không tiêu diệt được rồng đất mà người dân trong làng bị chết không ít, đành phảichịu hậu táng tại núi Huyền Cung, dựng miếu cúng tế, mỗi năm đều dâng tế đồng nam đồng nữ, cùng trâu đen ngựa trắng, cứ vậy thầm lặng chờ đợithời cơ để đem oan hồn và thi thể của rồng đất vào hố tế lễ, đưa về Đấtquỷ.

Lúc đó, trong thôn chia thành hai phe phái, một phái theo Na vươngthờ Na thần, tuân thủ các nghi lễ do tổ tiên truyền lại, phái này chiếmkhoảng tám mươi phần trăm dân làng; sau đó xuất hiện thêm một phái nữado Na bà cầm đầu, phái này thấy Phùng Dị Nhân ăn thịt rồng đất trở nêntrường sinh bất lão, trong khi mình thờ Na thần cả đời mà vẫn phải chịutheo quy luật sinh lão bệnh tử, chẳng thu được chút lợi lộc gì, vì vậysinh hai lòng, âm mưu giúp rồng đất sống lại.

Những người theo phái của Na bà biết tin ngày mười ba tháng bảy nămNguyên Bảo thứ ba sẽ có thiên cẩu ăn mặt trăng, lúc đó cánh cổng phíatây thôn làng sẽ được mở. Họ âm mưu ngăn chặn Na vương đưa rồng đất vàonơi muôn kiếp không có ngày tái sinh đó. Buổi chiều hôm ấy, nhân lúc mọi người đang hành lễ, Na bà cầm đầu hơn ba trăm người nổi dậy tạo phản,họ kéo đến Na miếu phá hủy tượng thần, sau đó chia thành nhiều nhánhđánh úp giết Na vương. Có cô bé tay cầm chiếc gương đồng trốn được vàophía sau miếu nên đã thoát được tai nạn đẫm máu đó, nhưng vì tuổi nhỏsức yếu không đủ sức đẩy cánh cửa đá để ra ngoài nên cuối cùng vẫn bịchết ở trong.

Những người theo Na bà tạo phản không nhiều, lại hành sự đột xuất, kế hoạch không được chặt chẽ, làm sao thực hiện được một sự việc trọng đại như vậy chứ? Cuối cùng phân nửa trong số bọn họ bị giết, còn lại bị bắt làm tù binh. Na vương nổi giận lôi đình, chiếu theo quy định của Nagiáo phán tội tử hình, tất cả bọn họ đều chịu hình phạt lăng trì tànkhốc, người cầm đầu nổi loạn là Na bà cũng bị bắt, cả gia đình nhà cô ta hơn mười người già trẻ lớn bé đều bị trói lên cột hành hình, người dântrong làng lột hết quần áo của họ, dùng vỏ trai được mài sắc để xẻothịt. Ngày hôm đó, khắp thôn Thiên Cổ Dị Đế máu chảy thành suối, khắpnơi dậy lên tiếng kêu la gào thét kinh thiên động địa.

6

Tôi nghe kể mà cũng thấy ớn lạnh, thiết nghĩ vỏ trai cho dù sắc đếnmấy thì cũng không bằng lưỡi dao, dùng nó để xẻo thịt thì cảm giác sẽthế nào chứ?

Nhưng Na giáo từ xưa đều thờ Na thần, những người tạo phản to gan dám phá hủy Na miếu, chuyện bại lộ tất không thể có kết quả tốt được, hìnhphạt dùng vỏ trai xẻo thịt cho đến chết chính là hình phạt "ngàn đao vạn quả" tàn khốc.

Điền Mộ Thanh kể, ngày hôm đó Na bà đã bị chịu hình phạt tùng xẻo,toàn thân máu thịt be bét, đau đớn mà không thể chết ngay lập tức, cô ta không chịu nổi hình phạt tàn khốc đó, đã khóc lóc van xin ban cho cáichết nhanh chóng, dân làng lại muốn cô ta phải chịu khổ sở thêm chút nữa nên đã xẻo thịt liên tục trong hai ngày, chỉ giữ lại cái đầu. Tất cảthịt xẻo được đều vứt xuống khe đất phía đông của làng mà không chôn, để mặc cho diều tha quạ mổ.

Vì phát sinh sự cố này nên tại thời khắc thiên cẩu ăn mặt trăng, toàn bộ thôn làng đã bị rơi vào Đất quỷ, người dân trong làng đều trở thànhvật tế, xương thịt kẻ phản loạn chất cao thành núi, oan hồn không tiêután được đã biến thành một khối thịt không tay không chân, chỉ có mộtcái miệng, nó thường lè lưỡi ra dụ những thanh niên trẻ tuổi vào trongthôn để ăn thịt, vừa rồi chiếc đầu bị cắt đứt, oán khí bên trong thoátra ngoài biến thành làn sương mù bằng máu.

Điền Mộ Thanh dần dần nhớ lại từng việc một, quang cảnh đại nạn nămxưa của làng đã dần dần hiện ra. Tôi chỉ thấy lạ là tại sao cô ấy lại sợ Na bà đến vậy?

Tôi có một bụng thắc mắc muốn hỏi, chưa kịp thốt thành lời đã thấyĐiền Mộ Thanh rảo nhanh bước chân, xăm xăm tiến về phía trước, tôi gọithế nào cô ấy cũng không nghe, sắc mặt có phần cổ quái. Lúc này, cô ấyđã đi tới Thần đạo, phía trước lăng tẩm và đàn tế đều lát đá phiến, haibên có tượng hình thú bằng đá. Chúng tôi vác Điếu bát theo sát phía sau, chỉ thấy mờ ảo trong làn sương là những cành cây gầy guộc, những hìnhbóng quái dị đan xen vào nhau, những tượng thú hai bên đường sứt mẻkhông nguyên vẹn khiến hình thù trở nên quái dị, cái thì vỡ, cái thì đổnằm nghiêng ngả trong bụi cỏ dại, có những tấm bia đá bên cạnh khắc nổihình ác thú, nhưng chữ trên bia đã phai mờ nhìn không rõ, mùi hôi thốicủa xác chết không ngừng bốc ra từ phía mộ cổ.

Tôi và Mặt dày thay nhau cõng Điếu bát, mệt mỏi rã rời, mắt hoa lêntừng chặp, ai cũng rõ là mình không thể gắng gượng được mấy nữa rồi.

Mặt dày chỉ về phía Điền Mộ Thanh, thấp giọng nói: "Cậu thấy chứ, cô ấy cứ như biến thành một người hoàn toàn khác vậy."

Tôi nói: "Mắt mũi ông kiểu gì thế, giờ mới phát hiện ra à?"

Mặt dày nói: "Tôi với cậu mà còn mệt thế này rồi, cô ấy thì chạy nhưđiên, cứ như gà bị chọc tiết vậy, hay là bị chiếc đầu đèn lồng kia dọacho sợ quá rồi."

Tôi nói: "Không phải, có thể cô ấy nhìn thấy mặt Na bà nên đã nhớ lại toàn bộ câu chuyện của năm xưa."

Mặt dày nói: "Cô nàng nói kiếp trước ở thôn này, tôi vẫn không tin lắm, có chuyện này thật à? Cô nàng là Na bà chuyển thế?"

Tôi nói: "Ông không biết dùng đầu mà suy nghĩ à, nếu là Na bà chuyển thế thì làm sao âm hồn còn xuất hiện trong thôn được chứ."

Mặt dày nói: "Đúng là đồ quạ đậu trên lưng lợn, chỉ nhìn thấy ngườikhác đen thôi. Nếu cái đầu của cậu không phải để làm cảnh thì cậu thửnói xem, cô ấy... cô ấy là ai?"

Tôi nói: "Chuyện lục đạo luân hồi thực ra rất khó nói, nó không thuộc phạm vi kiến thức của chúng ta. Nhưng nếu ông hỏi tôi cô ấy là ai thìtôi cũng có thể đoán được tám chín phần. Tôi dám chắc cô đã từng sống ởngôi làng bị ám lời nguyền này."

Mặt dày hỏi: "Đã từng ở trong thôn này? Mấy chuyện tầm thường nàykhông cần cậu nói tôi cũng biết, tôi đang hỏi cậu, cô ấy là người hay là ma?"

Tôi nói: "Cô ấy là người hay là ma? Ông hỏi đúng điểm trọng tâm rồiđấy. Tôi nghĩ cô ấy không phải là ma, tôi có phải không đem mắt theo đâu mà không nhìn thấy, bọn mình đi cùng ma một đoạn đường dài như vậy cònkhông phát hiện ra à? Nhưng tôi lại thấy cô ấy cũng không phải làngười."

7

Mặt dày nói: "Nói thế cũng bằng không, cậu nói năng cho bình thường chút không được à?"

Tôi nói: "Ông nghe tôi nói cho hết đã. Thôn làng này biến mất đã hơnnghìn năm nay, con người sống được mấy nỗi? Cô ấy chẳng qua cũng khoảnghai mươi ba tuổi là cùng, tại sao lại biết được những việc đã xảy ra lâu như vậy?"

Mặt dày nói: "Hiểu rồi, bọn mình đã mắc lừa ả ta! Tôi thường vì bảntính thật thà chất phác mà toàn bị thiệt thòi, tôi hay tin người mà,ruột để ngoài da, nhưng toàn phải đón nhận những mũi tên xuyên tim mìnhthôi. Cậu thử nói xem, mục đích của cô ta là gì chứ?"

Tôi nói: "Tôi tin những gì cô ấy nói đều là thật, chỉ có điều cònnhững uẩn khúc mà chúng ta chưa nghĩ ra, hoặc là không dám nghĩ tới."

Mặt dày hỏi: "Vậy thì cô ta vẫn là người của thôn Thiên Cổ Dị Đế này? Cô ta ăn trứng rồng đất trường sinh bất lão chắc, đã biến thành quáivật giống Phùng Dị Nhân rồi sao?"

Tôi phản đối: "Tuyệt đối không phải! Thế mới bảo cái đầu của ông mọcthừa rồi mà lại. Ông không thử động não xem từ lúc chúng ta xuống mộ cổcủa ngôi làng này tới giờ đã xảy ra những chuyện gì rồi?"

Mặt dày vẫn chưa hiểu: "Xảy ra chuyện gì ư? Thì đụng phải bọn Hoàngphật gia, suýt chút nữa chết trong hầm mộ, cũng không biết là hên hayxui mà không bị chết ở trong đó, nhưng bị kẹt lại trong thôn, tất cảnhững chuyện này đều liên quan tới cô ta? Cậu đừng có vòng vo Tam Quốcnữa được không, nói toẹt ra xem nào."

Tôi nói: "Ông chỉ biết một mà không biết hai, biết hai mà không biết ba. Nếu ông chịu để tâm một chút thì nghĩ ra ngay thôi."

Mặt dày nói: "Không lẽ cô ta là Na bà, sau khi chết thảm thì phần đầu ở lại trong thôn thành đèn lồng đầu người, phần thân thoát ra bên ngoài không biết lượm đâu được cái đầu gắn vào, giờ quay trở lại đây? Vậy côta định làm gì?"

Tôi nói: "Cô ấy không phải là Na bà, cũng không phải Na vương, thậmchí không phải là bất kỳ người dân nào trong thôn này. Nhưng có một câuông đoán đúng rồi đấy. Trong ngày toàn thôn bị tiêu diệt thì cô ấy đãthoát ra bên ngoài. Ban đầu tôi không đoán ra được cô ấy là ai, cho đếnkhi vào đến Na miếu. Ông còn nhớ hồn ma trong chiếc gương đồng không, bé gái khi nhìn thấy cô ấy thì đã quỳ xuống lạy..."

Mặt dày nói: "Đúng là có chuyện đó, ý cậu là hồn ma trong chiếc gương khi còn sống là người hầu của cô ta?"

Tôi nói: "Sao ông vẫn chưa hiểu ra vấn đề nhỉ, trong gương đồng không có ma. Chỉ là, trước khi toàn thôn bị diệt vong, cô bé đã trốn vàotrong gian phòng đá sau miếu đường, cuối cùng bị chết trong đó, xác chết soi vào chiếc gương đó hàng nghìn năm không thay đổi. Chiếc gương đồngđó là một báu vật có linh khí, nhưng không thành hình, giờ có thân xáccủa cô bé nên muốn tích bóng để thành hình, biến thành hồn ma, cô béđịnh bóp cổ chết bọn mình thực ra là chiếc gương đồng, không liên quangì tới cô bé chết trong thạch thất cả. Giờ thì ông hiểu rồi chứ?"

Mặt dày gãi đầu: "Đại khái thì cũng hiểu, nhưng mà... cậu định bảo tôi hiểu chuyện gì cơ?"

Tôi gắt lên: "Đồ đầu đất, tôi nói đến thế rồi mà ông vẫn ù ù cạc cạc. Tôi hỏi ông, tại sao hồn ma trong gương đồng nhìn thấy cô ấy thì quỳxuống lạy sau đó biến mất luôn?"

Mặt dày lắp bắp: "Cái đó... là vì sao? Tôi chưa nghĩ tới, tại sao nólại sợ cô ấy? Nhưng tôi thấy cô ấy ăn nói hòa nhã lắm mà, thấu tình đạtlý lại nhẹ nhàng nữa, gặp phải bọn thô lỗ như tụi mình chắc cũng khôngnhiều, trông cô ấy như vậy có gì đáng sợ đâu?"

Tôi giải thích: "Ông vẫn chưa hiểu gì cả, vì cô ấy là chủ nhân của chiếc gương, nô tỳ nhìn thấy chủ có ai dám không quỳ không?"

Mặt dày nói: "Lòng vòng một hồi hóa ra là vậy. Cô ấy không đòi lạichiếc gương chứ? Nếu vậy còn đau hơn là bẻ gãy xương sườn tôi, tôi támtrăm lần không đồng ý, mà chưa chắc cô ta đã giành được với tôi, tới lúc đó cậu về phe ai? Theo phong cách của cậu thì tôi nghi ngờ cậu khôngnhững bàng quan không quản mà có khi còn ham sắc bỏ bạn, theo phe ngườingoài."

Tôi nói: "Giờ là lúc nào rồi mà ông còn nghĩ tới mấy thứ chẳng liênquan đó, ông nghĩ xem chủ nhân chiếc gương đồng là ai? Người đó căn bảnkhông phải là người!"

Mặt dày nói: "Không là người thì là ma chắc? Lúc nãy cậu vừa bảo côta không phải là ma mà, giờ nói vậy không phải tự vả vào mồm mình?"

Tôi nói: "Ở trong thôn này không chỉ có người. Theo ghi chép trongnhững bức bích họa ở kho báu trong tầng hầm dưới điện Na vương thì gương đồng từ lâu vẫn được thờ trong Na miếu, đó là nơi để ở sao? Nên tôinghĩ cô ấy là..." tôi nói tới đây cũng hơi run run, hạ thấp giọng hơnnữa mới nói tiếp: "Cô ấy chính là Na thần!"
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,390
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19: Thần sống chuyển thể


Tôi và Mặt dày nhớ lại lúc đi qua động Ngư Khốc, chúng tôi có nhắctới Hồng Quân lão tổ là một con giun đất thành tinh, như vậy cho thấychưa hiện nguyên hình thì là tiên, hiện nguyên hình rồi là yêu quái, tất cả đều do cách nhìn của mình mà thôi. Thần tiên trong thôn Thiên Cổ DịĐế này liệu có chân không? Thân hình thật của cô ấy là gì?

Mặt dày nói: "Cô ta dẫn chúng ta tới đây chắc chẳng có ý tốt gì đâu,chờ tới được nơi tế lễ sẽ hiện nguyên hình, rồi ăn thịt người!"

Tôi nói, Điền Mộ Thanh cũng không có ý giấu chúng tôi, tôi chỉ nghĩkhông ra làm sao mà cô ấy có thể thoát ra khỏi thôn, tại sao trông côlại giống như người bình thường, cô về lại nơi này là để đưa thôn làngvề nơi Đất quỷ sao?

Tôi muốn trong lúc mình còn sống phải hỏi cho rõ ràng, nhưng Điền MộThanh đi quá nhanh, chớp mắt đã đi khuất trong đám sương mù, những bứctượng đá hai bên thần đạo vẫn nối tiếp không dứt mà bóng Điền Mộ Thanhthì đã không thấy đâu.

Mặt dày hỏi: "Cậu vẫn còn đi thèo à? Nếu cô ta đúng là ma quỷ thì lúc đó phải tính sao?"

Tôi nói: "Mấy lời nói lúc trong sơn động tuy là không sai, nhưng sauđó tôi có nghĩ lại, Hồng Quân lão tổ là một con giun đất thì đã sao?Đừng quên con người cũng là do khỉ biến thành, trong chuyện này thìchẳng có ai có tư cách nói ai cả."

Mặt dày nói: "Nghe cũng có lý, cậu xem cô ta như vậy là có ý gì?"

Tôi nói: "Tôi thấy cô ấy định đưa cả thôn này về nơi Đất quỷ, nếu như vậy thì chẳng ai có thể sống được, phải bắt cô ấy ghìm cương trướcvực."

Chúng tôi cố gắng đi tiếp, nhưng toàn thân đã mệt mỏi rã rời, cònphải thay nhau cõng Điếu bát, hai chân nặng như đeo chì, thần đạo tuykhông dài nhưng cỏ dại mọc um tùm, đường gập ghềnh khó đi, muốn đi nhanh cũng không được. Chúng tôi đi thêm một lúc nữa, thì phía trước xuấthiện một gian điện Di Lặc được dựng lên trên một mô đất. Trước đây,người ta hay gọi những cung điện xây trên mô đất là điện Di Lặc, nhưngtrong Na giáo thì không có phong tục này, tôi gọi là điện Di Lặc chỉ dohình dáng giống như điện Di Lặc, phía trước rộng tầm chín gian. Thờixưa, khi nói tới diện tích nhà cửa thường hình dung bằng cách so sánh nó rộng bằng mấy gian nhà, theo phong tục, điện đường thường rộng chíngian. Một gian rộng một trượng[1], chín gian là chín trượng, quy mô rấtlớn.

[1] 1 trượng: tương đương 3,45 mét.

Ngôi đại điện này bốn bên đều là đất sét hỗn hợp được quét vôi, máihiên to, ngói đen, ẩn hiện trong đám sương mù. Xung quanh bên ngoài làba tầng cầu thang, tầng trên là bảy mươi hai tấm đá, tầng giữa là mộttrăm linh tám tấm đá, tầng cuối là một trăm tám mươi tấm. Lúc ở thôn Phi Tiên tôi đã được nghe ông cụ Chu nói tới bố cục này, nó phù hợp với sốngày. Khi tới gần, thấy hai cánh cửa đã được mở, bên trong tối đen tốimù, sặc mùi mốc và phân hủy như mùi đất nghĩa địa.

Tôi giơ cao bó đuốc đi vào bên trong điện Di Lặc trước. Mặt dày cõngĐiếu bát theo sau. Cột bên trong điện đều sát tường, chính giữa là mộthố đất vuông vắn, bốn phía đều có khảm thờ lõm vào bên trong, các xácchết đeo mặt nạ vỏ cây nằm ngổn ngang trong khám thờ, chồng chất nhưnúi, bậc thang bằng đá vừa dài vừa hẹp được dựng trên những cột gỗ đimen theo bờ tường xuống tận phía đáy hố tế lễ. Khi mở cửa điện, sươngkhói bên ngoài theo vào mập mờ dưới ánh đuốc, khiến những hình ảnh kỳquái trên các bức bích họa giống như đang đằng vân giá vũ, cảm giác nhưđang đứng ở cửu thiên bảo điện.

Khắp nơi trong điện đều có để đèn đồng, nến bên trong mới chỉ thắpđược một nửa, chúng tôi tiện tay thắp lên vài ngọn nến. Gian điện vừasáng lên, tôi thấy một bên nóc điện đã sập thủng một lỗ to, cả hai chúng tôi đều kinh ngạc, quay sang hỏi đối phương: "Vật gì có thể xuyên thủng mái điện như vậy, hơn nữa lại là từ trên xuống."

Ý nghĩ này vừa thoáng qua, tôi bất giác nhìn xuống hố tế lễ, dưới ánh đuốc chập chờn, tôi nhìn thấy bóng mờ ảo của Điền Mộ Thanh đang đithẳng xuống đáy hố tế. Tôi chẳng nghĩ nhiều, vội vàng đuổi theo. Cộtchống cầu thang đã mục nát, mỗi bước đi đều chao đảo phát ra tiếng kêucọt kẹt, có nhiều đoạn đã sập. Hố tế lễ có đường kính khoảng ba mươimét, sâu chừng hơn mười mét, xuống tới nơi không còn nhìn rõ ánh sángtrên cao nữa, dưới hố vừa thâm u vừa tối tăm lạnh lẽo, nó không ngừnghút hết thân nhiệt của con người, có một cột đá thò ngang ra, lơ lửnggiữa hố, phía đầu thanh xà ngang bằng đá là chiếc bàn đá hình đầu thúđang ngẩng cao đầu trong không trung, trông rất nguy hiểm, dọc đườngkhắp nơi đều nhìn thấy xác chết của dân làng năm xưa, có những xác chếtđã bị bong mặt nạ, phần mặt nạ khô đét, dường như đã bị hố tế lễ hút hết sinh khí, trên chiếc xà ngang bằng đá nhô ra lơ lửng trong không trung, có một số cột gỗ đóng vòng sắt bên trên, không biết chúng đã được sửdụng bao nhiêu lần, trên mặt bàn đá là những vết máu đã đen kịt lại,hiển nhiên đây chính là bàn mổ tế lễ.

Chúng tôi bước lên bàn mổ, trông Điền Mộ Thanh như người mất hồn,cánh tay cầm đuốc không chút động đậy, cô đang nhìn xuống dưới, tôi lôivội lấy cô, Điền Mộ Thanh rùng mình quay lại nhìn chúng tôi.

Tôi hỏi Điền Mộ Thanh: "Những chuyện xảy ra trong thôn cô đều nhớ lại cả rồi à?"

Điền Mộ Thanh lúc này đã trở lại bình thường, cô không gật đầu cũngkhông lắc đầu, hình như đã mặc định lời tôi hỏi. Vẻ mặt cũng đã bớt phần kỳ quái.

Tôi lại hỏi cô: "Cô định chết cho xong chuyện chắc?"

Mặt dày nhắc tôi: "Cậu đừng có tiến lại gần quá, cẩn thận cô ta hiện nguyên hình ăn thịt người đấy!"

Điền Mộ Thanh hỏi: "Hiện nguyên hình? Các anh... thế là ý gì?"

Tôi nói: "Nếu cô không phải là thần quái trong Na miếu thì sao có thể nhớ lại chuyện hàng nghìn năm trước?"

Điền Mộ Thanh nói: "Na giáo từ xưa đã thờ thần, là những vị thần có da có thịt đàng hoàng."

2

Việc này tôi và Mặt dày đã nghĩ tới, nhưng khi nghe Điền Mộ Thanh đích thân nói ra, chúng tôi vẫn không khỏi sởn gai ốc.

Điền Mộ Thanh chọn lọc những nội dung quan trọng trong những ký ức mà mình nhớ lại để kể cho chúng tôi nghe. Tổ tiên người dân tộc Na một lần vào trong núi sâu đã nhặt được bốn chiếc mặt nạ quỷ bằng đồng, dựa vàonhững hoa văn khắc trên chiếc mặt nạ đồng đó để chiêu thần khiển quỷ,khai lập ra Na giáo sơ khai. Sau đó, trong một lần tế lễ đã làm hỏng mặt nạ đồng, từ đó Na giáo dùng mặt nạ bằng vỏ cây để thay thế rồi lưutruyền lại cho đời sau. Ngoài thôn Thiên Cổ Dị Đế ra thì mặt nạ của thầy cúng Na thường làm bằng gỗ cây long não.

Từ thời Hán, thôn làng dưới chân núi Thảo Hài Lĩnh vẫn duy trì đượchuyết mạch chính thống của Na thần, Na vương đứng đầu Na giáo, nhưngtrên Na vương còn có Na thần, mỗi đời Na thần đều là những cô gái trẻtrung xinh đẹp. Trong thôn có tứ đại gia tộc đều thuộc một tông hệ, bốnvị tộc trưởng của bốn gia tộc đều là trưởng lão của Na giáo, mỗi đời Nathần đều được chọn từ bốn gia tộc này. Cứ cách mười mấy hai chục năm,trong thôn lại tổ chức nghi lễ tế động, tương truyền, Đất quỷ là mộtvương quốc cổ, bốn chiếc mặt nạ đồng là vật dụng tế lễ của họ, vì ngônngữ, văn tự, lễ tiết của Đất quỷ khác với hậu thế nên chỉ dựa vào hoavăn trên mặt nạ hình mặt quỷ để gọi đó là Đất quỷ, cũng giống những quốc gia cổ thời Hạ, Thương như Hổ Phương, Xà Phương v.v... đều căn cứ vàothần vật của họ để đặt tên nước. Tương truyền hơn nghìn năm trước, vương quốc Đất quỷ xảy ra đại loạn, mười người chết đến bảy tám người, nhữngngười may mắn sống sót trốn chạy tới vùng sa mạc phía Bắc, từ đó khôngcòn trở lại trung nguyên. Sau đó, Chu thiên tử xuất binh đi chinh phục,Đất quỷ chính thức bị diệt vong.

Nghe nói, trên chiếc gương đồng có hồn phách của thầy phù thủy củaĐất quỷ, còn hố tế lễ dưới thôn theo truyền thuyết Na giáo lại có thểthông với Đất quỷ, vì lúc đó người dân tin rằng Đất quỷ đã biến mất từlâu. Thực tình, tổ tiên Na giáo chỉ biết những điều đó qua chiếc mặt nạcó được từ Đất quỷ, vì vậy mới có nơi tế lễ như thế này. Mỗi năm khithiên cẩu ăn mặt trăng, trong thôn lại tiến hành nghi lễ tế máu, đemnhững ác quỷ không thể độ hóa được nữa tống khứ tới Đất quỷ.

Địa vị của Na thần tại thôn Thiên Cổ Dị Đế tuy cao hơn Na vương,nhưng thực chất chỉ là vật phẩm cúng tế mà thôi. Một đời Na thần chết đi thì trong tứ đại gia tộc sẽ xuất hiện một vị thần khác, chỉ cần đượclựa chọn, ngay lập tức đón vào ở trong Na miếu, không được tiếp xúc vớingười dân, khi Na thần chết đi thân xác chỉ là cái vỏ, sau lễ tế thì Nathần tiếp tục chuyển thế, tứ đại gia tộc chọn ra một vỏ thân xác chuẩnbị cho lần tế lễ sau, cứ luân hồi như vậy.

Ai được Na thần chọn làm thân xác để trú ngụ thì trên trán sẽ xuấthiện vết chàm màu đỏ hình mặt trăng. Nghe nói, năm xưa khi xuất hiện đại dịch, Na giáo đã dùng mặt nạ đồng để trừ tà đuổi bệnh dịch, kết quả bốn chiếc mặt nạ đồng đều bị hỏng, Na thần vĩnh viễn ở lại trên thân xáccủa bốn người đó, không thoát được ra nữa, và họ chính là tổ tiên của tứ đại gia tộc thần sống trong thôn.

Tôi thấy trên trán Điền Mộ Thanh cũng có một vết chàm màu đỏ rất mờrất nhỏ, không để ý sẽ không thấy, nhưng không phải ai cũng có. Chắcchắn là thi thể nữ trong chiếc quan tài bằng gỗ trầm hương cũng là thầnsống của thôn, bọn Hoàng phật gia đều biết mặt Điền Mộ Thanh, khi chúngmở nắp quan tài thì nét mặt cả bọn đều toát lên vẻ kinh ngạc chắc là vìnhìn thấy vết chàm trên trán thi thể cũng giống như của Điền Mộ Thanh.Khi tôi và Điếu bát gặp thi thể trong đường hầm thì đã bắt đầu phân hủy, mặt đã khô đét nên không còn nhìn thấy vết chàm nữa.

Điền Mộ Thanh nói với chúng tôi, đại Đường Thiên Bảo năm thứ nhất, Na bà xúi giục người dân nổi loạn, những người muốn tôn thờ rồng đất làmthần, họ âm mưu cản trở việc đưa rồng đất về Đất quỷ nên đã trốn vào Namiếu dùng vải da bịt chết Na thần, tuy sau đó chúng đều bị bắt và giết,nhưng khi cánh cửa thông với Đất quỷ đã được mở ra, trong thôn khôngdâng được Na thần lên, Na vương đành dùng phương thức vẫn dùng trước đó, đặt thi thể của Na thần vào trong quan tài, phía đầu quan tài để mộtcánh cửa nhỏ cho linh hồn có thể ra vào, đó cũng là chuẩn bị sẵn cho Nathần, chờ khi đã chọn được vị Na thần kế tiếp sẽ đưa quan tài vào antáng tại địa cung. Na vương sắp xếp cho tứ đại gia tộc thoát ra bênngoài để đảm bảo huyết mạch thần tộc cổ xưa để lại, những người dân khác trong làng đều đeo mặt nạ vỏ cây tiếp tục cầu khấn tiến hành nghi lễđộng Na, toàn bộ ngôi làng rơi vào cảnh hỗn độn, cuối cùng Na vươngquyết định dùng chính ngôi làng này để lấp cánh cửa thông với Đất quỷ.

Tứ đại gia tộc sau khi trốn thoát ra ngoài đã không ngừng tìm cáchđưa Na thần về làng, mong sẽ kết thúc được buổi tế lễ đẫm máu đó vàkhiến cánh cửa thông với Đất quỷ có thể đóng lại hoàn toàn và biến mất.Nào ngờ, Na bà và những oan hồn chết thảm đã biến thành một khối thịtlảng vảng trong thôn, không quên nhiệm vụ bảo vệ thi thể của rồng đất,những người đi vào trong thôn theo hướng thần đạo đều bị con quái vậtnày ăn thịt.

Vì niên đại quá lâu, qua nhiều lần luân chuyển, người thuộc tứ đạigia tộc ngày càng ít đi, chuyện xảy ra trong thôn cũng không còn nhớnữa. Điền Mộ Thanh trước đó hoàn toàn không biết gì, cho tới khi đến đây mới dần nhớ lại, cô là thần sống đời thứ năm mươi ba của thôn. Nhữngngười trước đều không hoàn thành được nghi lễ. Kể cũng may mắn, lúc ởđiện Na vương, Điền Mộ Thanh đã vô tình chặt được đầu của Na bà, nếukhông chúng tôi đã chết tại điện Na vương mà không biết vì sao mìnhchết. Nếu cô ấy hoàn thành nghi thức tế lễ thì cả thôn này sẽ rơi hẳnvào trong Đất quỷ. Nói tới đây, thần sắc cô ta trở nên kỳ lạ.

3

Nét mặt Điền Mộ Thanh cổ quái đến khó hiểu, cô tiến từng bước lên bàn tế, dường như Na thần trong cô đang hồi sinh, chuẩn bị hoàn thành nghilễ từ cổ xưa đang còn dang dở.

Tôi chợt rùng mình sợ hãi, không thể giương mắt lên nhìn Điền MộThanh đi vào chỗ chết, tôi xông lên giật lấy thanh kiếm đồng trong tayĐiền Mộ Thanh.

Đang định vứt thanh kiếm xuống dưới thì Điền Mộ Thanh chợt quay lạigiành thanh kiếm, hai người tranh qua tranh lại khiến thanh kiếm rơixuống đáy hố tế lễ, Điền Mộ Thanh loạng choạng lùi về sau mấy bước,trông cô như người mất hồn.

Tôi vội đỡ lấy Điền Mộ Thanh, dìu cô dựa vào chiếc cột, hai mắt côvẫn đờ dẫn, toàn thân không ngừng run lên bần bật, không nói được lờinào.

Mặt dày hỏi tôi tình hình Điền Mộ Thanh lúc này thế nào?

Tôi giải thích: "Cô ấy bị ma nhập, con ma đó muốn cô ấy nhảy xuống hố tế."

Mặt dày lại hỏi: "Có cứu được cô ấy không?"

Tôi trả lời: "Không cứu được cũng phải cứu, theo tôi hiểu, Đất quỷchính là âm ti, nói chung là chỗ ở của con người sau khi chết. Ngôi làng đã chắn cánh cửa thông với âm ti, nếu nghi lễ tế máu được hoàn tất thìcả thôn làng này sẽ thành âm phủ. Tuy người dân ở đây đã chết từ lâu,nhưng bọn mình vẫn chưa thoát ra được."

Mặt dày hiểu ra vấn đề, nói: "Vậy thì không thể để cho cô ấy chết được, nếu không bọn mình thành người tùy táng rồi."

Tôi nói: "Không làm vật tùy táng thì cũng không thể thấy chết màkhông cứu. Cô ấy là người bằng da bằng thịt, nếu chết đi thì không cócách gì mà sống lại được."

Mặt dày nói: "Nói thì nói vậy, như tình cảnh này của cậu, tôi và Điếu bát đều giống như tượng đất qua sông, mình còn chưa cứu được mình nữalà cứu ai."

Tôi nói: "Bây giờ mà tuyệt vọng thì vẫn hơi sớm. Ngôi làng này vẫnchưa hoàn toàn biến mất, nếu không thì bọn mình đã không vào được đây,nếu có đường vào thì thể nào cũng có đường ra."

Điền Mộ Thanh lên tiếng: "Các anh... mặc kệ tôi, tôi không chết ở đây thì lời nguyền hủy diệt thôn năm xưa không thể nào hóa giải được..."

Mặt dày sốt ruột hỏi: "Trong thôn không có đường nào thông ra ngoài, bọn mình phải đi theo hướng nào đây?"

Tôi nhìn Điền Mộ Thanh, thần sắc cổ quái đã biến mất, cô đã trở về với vẻ bình thường, tôi liền hỏi: "Cô thấy đỡ hơn chưa?"

Điền Mộ Thanh nói: "Không hiểu sao cảm giác nghẹt thở như lúc ở điệnNa vương lại quay lại, tôi bỗng thấy sợ vô cùng, nhưng giờ đã tỉnh táohơn rồi."

Mặt dày nói: "Có gì đó không ổn, chỗ này hình như khác với lúc nãy, tôi ngửi thấy mùi gì đó."

Tôi hít hít vài lần, trong hố tế âm u lạnh lẽo này có mùi máu tanh,nhưng xung quanh tối đen không nhìn thấy gì cả. Trên bàn mổ còn mấy ngọn nến cỡ lớn, chúng tôi liền thắp sáng lên thì thấy trong hố tế đầy sương mù bằng máu. Khi chém đứt đầu Na bà, oan khí đã biến thành sương máu,lúc đó chúng tôi đã sợ đến sởn tóc gáy, nhưng không ngờ chúng đã theođến tận đây.

Tôi nghĩ bụng trong điện có sương máu xuất hiện thì e là lành ít dữnhiều, nhất định phải có đường ra khỏi đây, chỉ có điều chúng tôi vẫnchưa tìm ra lối thoát. Nếu bị chết ở nơi này thì còn hi vọng gì nữa.

Tôi vừa nghĩ vậy thì chân đã bị ai đó túm chặt, bàn tay đó vừa lạnhvừa cứng, móng tay cứng như vuốt sắt, cổ chân đau buốt, tôi cúi đầuxuống nhìn thì thấy một xác chết người dân trên bàn mổ đang tóm lấy chân tôi, mặt nạ của người đó đã bị rơi từ lâu, khuôn mặt khô đét như củi,miệng há to phát ra tiếng kêu chát chúa như tiếng chim ăn đêm, nghegiống xác chết nữ mà chúng tôi gặp trong hầm mộ.

Tôi luống cuống sợ hãi, cầm xẻng phang vào cánh tay khô, người dân đó chết trong hố tế đã lâu, thi thể khô rốc, cánh tay bị chém đứt làm đôinhưng phần tay gãy vẫn túm lấy tôi không thả ra, tôi vội lắc mạnh rảycánh tay đó ra, cổ chân đã bị thây ma đó túm sứt mảng da, máu chảy đầmđìa.

Xác chết gãy tay đó vẫn không ngừng phát ra tiếng kêu the thé, taycòn lại giơ ra định tiếp tục tóm lấy tôi, may mà Mặt dày bên cạnh ra tay nhanh, cầm báng súng phang thẳng vào đầu xác chết, chỉ nghe thấy "bụp"một tiếng, cái đầu đã vỡ ra nát bét, không có cảnh da thịt hỗn độn màchỉ thấy một làn khói đỏ như máu bay ra nhập vào một xác chết khác bêncạnh, chỉ thấy xác chết đó động đậy vài cái rồi đứng bật dậy.

Mặt dày chưa đợi xác chết đó đứng dậy hẳn đã bắn một phát đạn trúng đầu.

Xác chết loạng choạng rồi đổ ập xuống đất, làn sương khói màu đỏ đó lại tiếp tục nhập vào một xác chết khác.

Mặt dày đâm ra luống cuống, lập cập bắn phát súng thứ hai trúng vào ngực xác chết đó.

Xác chết lại ngã bật ra phía sau, nhưng như kiểu không có chút cảm giác gì, lại bò dậy giơ hai tay ra chực bắt người.

Mặt dày sờ vào túi quần thấy trống không mới sực nhớ ra là đã hếtđạn, đành phải vứt khẩu súng xuống, rút cuốc chim ra, định bổ một lỗthủng đầu vào xác chết, không ngờ xác chết giơ tay nắm vào cán cuốc, Mặt dày không bổ tiếp được mà giằng lại cũng không xong.

Thấy hai người giằng co không phân thắng bại, tôi tiến gần dí bó đuốc vào mặt xác chết.

Mặt dày tranh thủ giằng lại chiếc cuốc chim bổ một nhát trúng đầuchiếc xác chết, cả người và cuốc chim ngã ngửa ra phía sau. Đám sươngbằng máu kia lại bay ra, lởn vởn trong không trung mãi không tan, lượnlờ như một con rắn biết bay, bỗng chúng tản ra thành nhiều đám nhỏ, nhập vào những xác chết trên mặt đất.

4

Những xác chết đó lần lượt đứng dậy, thi nhau đi ra phía thanh xà đá, tất cả đều nhắm vào Điền Mộ Thanh.

Tôi biết hồn ma của Na bà đã nhập vào những xác chết đó, mà nhữngngười dân chết trong hố tế này phải đến hàng trăm hàng nghìn người,chúng tôi bị kẹt trên bàn mổ bằng đá lơ lửng trong không trung thế này,làm sao mà chống cự nổi?

Chẳng đợi chúng tôi suy nghĩ, bọn xác chết lũ lượt kéo đến, may thanh đá cũng hẹp, chúng tôi dùng đuốc đánh trả, miễn cưỡng chặn được đám xác chết, nhưng giờ này ai cũng sức cùng lực kiệt, e chẳng chống đỡ đượcmấy nỗi, lùi lại thì chỉ có nước nhảy xuống hố tế, dưới đó đen ngòm, như một cái động không đáy.

Phải giải thích tại sao nó chỉ gọi là hố tế mà không phải là động tếthì chắc là vì bên dưới có đáy. Trong phong tục của Na giáo, thời khắcthiên cẩu ăn mặt trăng, hố tế sẽ biến thành cánh cửa thông với Đất quỷ,kể từ đêm đại họa diệt thôn đẫm máu đó, cánh cửa này chưa từng được đóng lại. Phía trên bàn mổ bằng đá có một cái đầu đang há to miệng, mặthướng lên trên, máu tươi sẽ chảy xuống cái miệng này, rồi xuyên qua đórơi xuống hố tế, nhưng không biết dưới đáy hố kia thông về đâu.

Tôi thấy những âm hồn nhập vào xác chết kia đều sợ lửa, hơn nữa xácchết đều khô đét nên di chuyển rất chậm, trong đầu nảy ra ý định tìm cơhội chạy ra khỏi nơi này, tìm một căn nhà nào đó kiên cố một chút đểlánh nạn, có thể sẽ tránh được đợt tấn công này.

Ý nghĩ đó vừa xuất hiện, bỗng thấy một xác chết nhả đám khói màu đỏra, thi thể ngay lập tức đổ ập xuống, tôi ngửi thấy mùi hôi tanh xộclên, suýt chút nữa bó đuốc đã bị ngọn gió âm thổi tắt, tôi vội vàng nétránh nhưng đám khói đó cứ quây lấy tôi không tha, xem ra nó đang địnhnhập vào người sống. Tôi và Mặt dày thất kinh, tấm bàn mổ này lơ lửngtrong không trung, trong lúc né tránh nếu không cẩn thận thì bị rơixuống hố tế bên dưới như chơi, cho dù bên dưới là gì thì rơi xuống đócũng đủ gãy xương mà chết, tình thế trước mắt không biết phải giải quyết thế nào.

Điền Mộ Thanh bỗng kêu lên: "Mau đeo mặt nạ vỏ cây vào!"

Tôi nghe vậy chững lại một lúc rồi lập tức nghĩ tới chiếc mặt nạ hình mặt quỷ, trên có vẽ hai màu đỏ và đen, hình thù ký quái, vốn dùng đểtrừ tà ma. Quả đúng như vậy, tôi thấy đám khói đỏ đó ngay lập tức nhậpvào những xác chết không đeo mặt nạ, gặp phải những xác chết có mặt nạchúng chỉ bay vòng qua rồi tránh đi. Ba chúng tôi vội vàng nhặt nhữngchiếc mặt nạ đeo vào, dùng đuốc xua đuổi những xác chết kia.

Tôi tính dùng đuốc đẩy lùi các xác chết rồi theo đường cũ ra khỏi chỗ này, quay trở lại điện Na vương. Đó là kiến trúc kiên cố nhất tronglàng, phía dưới còn có địa đạo, có thể rút lui. Còn tiếp theo phải làmthế nào thì giờ này cũng không thể tính được. sau khi quyết định nhưvậy, tôi vừa định cõng Điếu bát để rút lui thì thấy sau lưng mình phátra tiếng kêu the thé.

Cả ba chúng tôi chỉ lấy mặt nạ đeo cho mình để đối phó với bọn xácchết, bất chợt nghe thấy tiếng kêu như vậy thì đồng loạt giật mình runbắn. Vì phía sau lưng chúng tôi không có xác chết người dân nhưng còn có Điếu bát, cả ba bận đối phó với xác chết mà quên mất đeo mặt nạ choĐiếu bát. Tôi quay đầu lại, thấy Điếu bát đã đứng dậy, miệng lẩm bẩmphát ra những âm thanh khó hiểu, nét mặt thâm u, ngũ quan đơ cứng, ánhmắt vô hồn như mắt người chết.

Điếu bát đã bị Na bà nhập vào người, bỗng há to miệng kêu lên những tiếng rất khó nghe, tay giơ ra hướng về phía Điền Mộ Thanh.

Tôi đơ cứng người tại chỗ, khi nghe thấy tiếng kêu thất thanh củaĐiền Mộ Thanh thì chợt tỉnh, vội giơ xẻng lên định đánh vào đầu Điếubát, nhưng vừa giơ lên đã vội dừng lại. Tôi biết rõ cho dù đó là ai thìmột khi đã bị hồn ma của Na bà nhập vào sẽ không còn ý thức nữa, chỉbiết tấn công người sống, không đánh vỡ đầu thì không thể đuổi được hồnma đó đi.

Nhưng Điếu bát và tôi lại là huynh đệ thâm tình, tôi không đành xuống tay với anh, nhưng lại không thể giương mắt nhìn Điền Mộ Thanh bị giết. Bất đắc dĩ đành nhảy vào đè Điếu bát ngã xuống đất, đồng thời gạt mạnhtay, đẩy được hai cánh tay Điếu bát đang chuẩn bị bóp cổ tôi. Tôi cảmnhận được cánh tay đó cứng như thép, mùi máu tanh hôi không thể chịuđựng nổi.

Mặt dày thấy tôi gặp tình thế nguy hiểm chạy tới định giải nguy cho tôi, giơ bó đuốc dí vào mặt Điếu bát.

Tuy tôi biết rõ Điếu bát giờ chỉ như xác chết di động, nhưng cũngkhông nỡ lòng nào để anh ta bị đuốc đốt cháy mặt, vội ôm cả Điếu bát lộn mấy vòng để tránh.

Mặt dày bị hẫng, ngã chúi xuống đất. Lúc này đám người dân kia lại ồạt xông lên chỗ phiến đá bàn mổ. Mặt dày và Điền Mộ Thanh vội dùng đuốcchống đỡ, cũng chẳng còn tâm trí đâu mà quản việc phía sau lưng, Mặt dày kêu lớn: "Điếu bát đã không còn nữa rồi, nếu cậu muốn sống thì phảimạnh tay lên mới được."

Tôi đã bị Điếu bát bóp cổ, lăn ra bên viền bàn mổ, cảm nhận được haicánh tay đối phương siết càng ngày càng chặt hơn, mắt tôi hoa lên, trước mắt một màu tối đen không nhìn thấy gì, đã vào tình thế không thể gắnggượng thêm, nếu không đánh lại thì khó giữ toàn tính mệnh, nhưng vừa rồi trong lúc hỗn loạn, chiếc xẻng đã văng đi đâu không biết, đành phải một tay đánh trả một tay quờ quạng tìm xẻng, nhưng mò mãi vẫn không thấy.

5

Tôi bị Điếu bát bóp cứng nơi cổ họng, không thể giãy giụa được, trong lòng tuyệt vọng vô cùng, mơ màng thấy khuôn mặt quen thuộc của Điếu bát giờ trở nên lạnh lùng, méo mó biến dạng như những xác chết người dânkia. Trong phút chốc, tôi nhớ lại cảnh bọn Hoàng phật gia gặp phải thibiến trong hầm mộ, xác chết nữ trong quan tài gỗ mun, cũng là do âm hồnbất tán, bọn thổ phỉ tháo chiếc mặt nạ trên thi thể nữ xuống thì ngaylập tức ngồi dậy bắt người. Xem ra chiếc mặt nạ vỏ cây này không nhữngđuổi được rắn rết côn trùng mà có thể trấn ma trừ tà.

Ý nghĩ này lóe lên trong đầu, như bầu trời gạn sạch được mây đen, tôi tháo chiếc mặt nạ của mình ra úp vào mặt Điếu bát.

Điếu bát kêu ré lên vội vàng lùi lại phía sau, từ trên bàn mổ lộn cổxuống dưới hố đất, tôi không kịp với lấy anh, bên dưới đen ngòm, ngườirơi xuống dưới không nghe thấy chút âm thanh nào. Lòng tôi nặng trĩu,biết rõ đây không phải là lúc để buồn rầu nhưng vẫn không kìm nổi lòngmình, nước mắt lăn dài trên mặt. Tôi nghiến răng đứng dậy, nhặt chiếcmặt nạ khác đeo vào, tay cầm bó đuốc, gọi hai người kia đi lên phíatrên.

Mặt dày thấy Điếu bát đã chết cũng phát điên lên, đẩy loạn xạ bọn xác chết xuống bên dưới. Xác chết người dân tuy nhiều, nhưng phân nửa đềuđeo mặt nạ, phần còn lại đã khô đét, dù bị đám sương máu kia nhập vàonhưng di chuyển chậm chạp không linh hoạt, hành lang bên miệng hố tế lại chật hẹp nên bọn chúng không thể đổ dồn lên một lúc được.

Tôi thấy đã có cơ hội để thoát lên đại điện phía trên hố tế, tronglòng tăng thêm dũng khí, ba người vừa tiến lên thì đám dân bị ma nhậpcũng ùa tới.

Mặt dày vội khua đuốc về phía chúng, một tên bị đánh trúng mặt kêuthét lên vội lùi lại phía sau. Mặt dày hăng tiết liên tục khua đuốc, đècổ cáci xác bên miệng hố rồi đánh vỡ đầu, đám khói đỏ bay ra, xác chếtcũng trở nên bất động. Nhưng Mặt dày ra tay quá đà, bó đuốc va vào bứctường đất phát ra tiếng kêu như gõ vào tường sắt, bó đuốc gãy làm đôi.Chúng tôi vừa thất kinh vừa thấy lạ. Hố tế rõ ràng là một chiếc hố bằngđất hình chữ nhật, xung quanh không phải đất hỗn hợp, tại sao lại có thể phát ra âm thanh đó?

Bàn mổ chính là thanh đá nhô ra trên miệng hố, một phần chôn trongtường. Chỗ tường bị cán đuốc va vào có một phần nhô ra khỏi tường, bêntrên bị bụi đất che phủ. Lúc chúng tôi từ trên đại điện đi xuống, vì mải đuổi theo Điền Mộ Thanh nên không chú ý thấy những điều khác lạ bêndưới. Giờ mới phát hiện ra có một vật thể rất to lớn được dựng ở đó,hiển nhiên nó không phải là gạch, nhưng vì bị đất bụi che phủ nhiều nămnên không nhìn ra đó là vật gì. Chúng tôi còn chưa kịp định thần thìthấy phiến đá dưới chân mình rung lên, phát ra tiếng kêu rắc rắc nhưchuẩn bị gãy. Hóa ra vật thể kỳ lạ kia rất nặng, đè lên thanh đá gần như sắp sập. Một ngọn đuốc của Mặt dày đã làm đảo lộn tình thế, vật thể tolớn đó đang trượt về phía chúng tôi.

Trong lúc di chuyển, đám bụi bặm bên trên đã bị bong ra, chúng tôinhìn thấy đó là một quả bom, là loại bom chuyên dụng của máy bay thảbom, lớp vỏ đã hoen rỉ nặng, không còn nhận biết được các chi tiết nữa,xem ra đó là một loại bom phiên bản cũ. Tôi có nghe mọi người kể, núiThông Mã trước đó là chiến trường, thời kháng chiến thống thất và thờinội chiến nơi đây chiến sự diễn ra rất khốc liệt, nhiều người dân đãnhặt được vỏ bom ở quanh vùng này. Chắc quả bom này rơi từ trên xuốngnên đã làm thủng một lỗ trên nóc điện, đầu quả bom chúc xuống dưới, rơitrúng hố tế này. Trái bom này không phải của quân Nhật thì là của quânMỹ. Khu vực hồ Tiên Đôn hay xuất hiện mây mù, thả nhầm tọa độ vào đâycũng không có gì là lạ. Quả bom này ít ra cũng phải bảy tám trăm cân,năm đó rơi xuống đây không bị nổ chắc do trục trặc kỹ thuật, nếu gặp lúc cái số nó phải chết thì có khi chỉ cần chạm vào nó cũng phát nổ.

Loại bom hàng không sau khi được thả xuống mấy chục năm sau vẫn cónguy cơ phát nổ. Nghe kể ở những lâm trường vùng Đông Bắc phát hiện thấy những quả bom do quân Nhật để lại, có người thu về để bán đồng nát, vìquả bom rất to không tiện di chuyển nên dùng búa để nện, tính chia thành mấy mảnh cho la kéo về, ai ngờ vừa nện một nhát búa thì quả bom đã phát nổ, cả người lẫn la đều nổ banh xác, còn gây ra một vụ cháy rừng.

Tôi biết vừa rồi bó đuốc của Mặt dày va vào quả bom không nhẹ chútnào, không may nó mà phát nổ thì cả ba chúng tôi đã tan tành xác pháo,tôi không khỏi toát mồ hôi trán, bỗng một ý nghĩ lóe lên. Quả bom nàycũng có thể rơi xuống được đây, chúng tôi thì phát hiện ra nấm mồ của mộ cổ trước, đi vào từ một cửa mộ nhưng lúc ra thì không thấy hồ nước đâunữa. Thôn Thiên Cổ Dị Đế rơi vào vòng xoáy hỗn độn nếu cửa ra không nằmxung quanh thôn thì nhất định là ở vị trí cao nhất của thôn, mà nơi đókhông phải đâu khác chính là ngôi mộ cổ trong thôn.

Mặt dày trông thấy tôi cứ đứng đực mặt ra không động đậy, một quả bom mấy trăm cân đang trôi xuống mà chẳng chịu tránh, liền đẩy tôi và giục: "Cậu chán sống rồi à? Mau tránh đi!"

Tôi định thần lại, quả bom ở phía đầu bàn mổ đang trôi xuống, chúngtôi chen nhau trong khoảng không chật hẹp, không còn nơi để trốn, muốnđỡ quả bom kia thì cũng chẳng có sức mà đỡ, nếu bị nó đè phải thì chỉ có nát bét như thịt băm, chẳng còn sự lựa chọn nào khác, chúng tôi lùi raphía đầu phiến đá bàn mổ, bên tai nghe văng vẳng tiếng đá nứt rầm rầm,quả bom rơi xuống, lối đi được chống trên những cột gỗ không đủ sức đỡlập tức có hiện tượng sụt lở, thanh đá làm bàn mổ bị gãy, lập tức rơixuống hố đất sâu vô tận.

6

Phiến đá rơi xuống dưới hố, chúng tôi không biết dưới hố đó sâu baonhiêu, rơi xuống chỉ có chết, tôi cứ nghĩ vậy là đã chấm hết rồi, ai ngờ chiếc hố chỉ sâu chừng mười mấy mét, thanh đá rơi xuống nằm chéo dướiđáy hố, ba người chúng tôi trượt từ trên thanh đá đó xuống như trượt cầu trượt, nhưng cũng ngã cho hoa mắt hoa mũi, cảm giác lục phủ ngũ tạngdường như không phải là của mình nữa. Trong lòng kêu khổ, không biết cao thấp là gì.

Tương truyền hố tế là cánh cửa thông với Đất quỷ, nhưng bên dưới đấttơi xốp. Tôi lấy làm lạ, đang định xem xung quanh thế nào thì lại nghethấy tiếng động ở phía trên đầu. Hóa ra, quả bom đang lăn từ trên thanhđá xuống, vỏ quả bom đã hoen rỉ, qua mấy lần va chạm mạnh mà không phátnổ, chắc là không nổ được nữa, nhưng trọng lượng thì không thay đổi,giống như chiếc cối đá khổng lồ lao từ trên cao xuống, nó mà rơi trúngthì cả đám cũng thành đám thịt bèo nhèo. Bên dưới hố đất lại tối đen,mấy ngọn nến trên bàn mổ đều bị tắt, chúng tôi nghe thấy tiếng động biết không ổn, cũng chẳng kịp trốn đi đâu, đành lùi vào bên thành hố đểtránh. Quả bom nặng mấy trăm cân lao xuống quạt gió ầm ầm, tạo thành cái hố sâu hoắm, nó nằm ngang bên dưới không nhúc nhích động đậy.

Tôi nhặt đuốc lên thắp sáng, Mặt dày và Điền Mộ Thanh cũng đã tránhkịp, may mắn không bị quả bom đè phải. Ba người vẫn đeo mặt nạ, tôikhông nhìn thấy nét mặt của họ nhưng cả bọn không ngừng thở gấp, rõ ràng là vẫn đang hoảng hốt chưa định thần lại.

Tôi nhặt chiếc xẻng lên, lấy trong ba lô ra hai bó đuốc đã dùng, mộtnửa đưa cho Mặt dày. Nhân lúc hai người họ đang châm lửa, tôi tranh thủxem xét xung quanh. Phía tường chỗ thanh đá vừa rơi xuống có hình vẽ mặt người, mặt vuông dài, hai mắt và mũi là ba hình vuông nhỏ, trông vừa kỳ quái vừa thần bí. Khuôn mặt giống như mặt nạ của Na giáo, hình như đâylà dấu tích của Đất quỷ để lại, cổ quốc đó được gọi là Đất quỷ có khi vì những hình vẽ mặt nạ kỳ quái này. Tổ tiên của Na giáo dựa vào nhữngchiếc mặt nạ đồng đã tìm ra chiếc hố. Có thể nói, nơi đây chính là khởinguồn của Na giáo. Chiếc hố được phát hiện từ hơn bốn nghìn năm trước,nó là tế đàn hay là huyệt mộ của người Đất quỷ đây?

Mặt dày và Điền Mộ Thanh đã châm được lửa, dưới hố sáng hơn rất nhiều, cả ba chúng tôi bất an quan sát xung quanh.

Tôi nhìn lên trên, có thể trèo lên từ thanh đá vừa rơi xuống, tôinói: "Những đồ không cần thiết thì vứt lại, lát nữa ra khỏi đây mọingười phải theo sát tôi, lối ra có thể là ngay trên đỉnh của ngôi mộ cổtrong thôn."

Mặt dày vội vàng lôi chiếc vương miện Lộc thủ bộ dao quan và các bảobối khác cho hết vào túi da rắn buộc chắc, xác chết bị Mặt dày bổ chonhát cuốc chim cũng bị lăn xuống hố, Mặt dày lấy lại chiếc cuốc, cầm sẵn trong tay thủ thế. Tôi nhớ tới Điếu bát cũng bị rơi xuống đây, tại saolại không thấy đâu nhỉ?

Tôi băn khoăn: "Điếu bát bị rơi xuống đây chắc lành ít dữ nhiều, chắc là cũng rơi nát người rồi. Nhưng tôi không thể bỏ mặc anh ta được."

Mặt dày cũng nói: "Đã rơi xuống đây sao không thấy người đâu nhỉ? Hay là bị quả bom đè bẹp rồi?"

Tôi không nhìn thấy quả bom đè bẹp phải ai, cái hố này không nhỏ, bangười chúng tôi thắp đuốc lên cũng chỉ soi sáng được bảy tám mét, lại bị quả bom chắn mất tầm nhìn, nên không thấy được gì phía trước cả. Dùthân nơi nguy hiểm, không lường trước được việc gì sẽ xảy ra, nhưng cáihố này không phải hố không đáy, giờ chúng tôi đang đứng an toàn trên nền đất, lại không phát hiện có gì khác thường nên tôi và Mặt dày cũng mạnh dạn hơn, đang định đi tìm Điếu bát, sống thì phải tìm thấy người màchết thì phải tìm thấy xác.

Điền Mộ Thanh can: "Điếu bát đã bị hồn ma của Na bà nhập vào, các anh cũng biết đấy, nếu không chặt được đầu thì đám oan khí đó không thể nào tan được, không ai có thể cứu được anh ta. Nếu có thể ra được bên ngoài thì các anh phải nhanh chóng thoát thân, đừng có để mất mạng ở đây."

Tôi nghĩ cũng phải, nhưng vẫn chưa cam tâm, hơn nữa qua cách nói củacô ấy thì dường như cô không có ý ra khỏi nơi này. Tôi đang định hỏi cho rõ ràng thì thấy thấp thoáng bóng người di chuyển trong lớp sương mù,những người dân kia đã đuổi theo xuống tới nơi. Dưới hố này không thể so với trên thanh đá được, ở trên thì có thể cố gắng cầm cự, dưới này tứbề là tường, nếu bị vây đánh thì chỉ còn nước chết không có đất chôn.

Chúng tôi biết rõ địa thế nơi đây bất lợi cho mình, không thể chốnglại những xác chết bị ma nhập kia, nên đành phải nấp vào phía kia củaquả bom, nín thở quan sát tình hình phía trước.

Vỏ ngoài của quả bom đã hoen rỉ nặng, cao khoảng tới ngực người bìnhthường, bị rơi xuống hố nhưng không nổ, chắc là chỉ còn là đống sắt vụn.

Tôi nói với Mặt dày và Điền Mộ Thanh: "Đợi những người dân kia tới gần, bọn mình đẩy quả bom này ra đè bẹp bọn nó."

Mặt dày nói: "Cũng là một cách, cậu nghĩ kỹ chưa, tiếp theo thì làm thế nào?"

Tôi nói: "Mẹ nó còn có tiếp theo..." còn chưa nói xong thì một ngườidân thét lên tiếng kêu chói tai rồi lao tới trong đám sương mù.

Mặt dày kêu lên: "Bọn người chết sống lại kia xông tới rồi kia, hai người đừng nhìn nữa, mau đẩy quả bom đi."

Ba người chúng tôi đứng tấn kê vai và tay vào quả bom đẩy về phíatrước, nào ngờ phía dưới hố đất không bằng phẳng, quả bom lại nặng, đẩymấy lần không những không nhích lên trước được chút nào, thậm chí cònlăn ngược về phía chúng tôi.

Một xác chết phi lên trước, giơ tay định tóm lấy Điền Mộ Thanh, Mặtdày bổ một nhát cuốc vào đầu hắn, đám khói đỏ bay lên lởn vởn trongkhông trung mãi không chịu tan đi.

Tôi thấy trong tay Điền Mộ Thanh chỉ có bó đuốc liền lôi cô ấy lùilại phía sau, bỗng nghe thấy tiếng kêu the thé sau lưng, quay lại thìthấy chính là Điếu bát, chiếc mặt nạ bị tôi đeo lên trước đó đã rơixuống, khuôn mặt tối sầm, hai mắt đen sì vô hồn.

Trước đó tôi còn hơi do dự, như dùng thân cây gai mà đánh sói, kiểugì cũng sợ, nhưng lúc này tình thế bắt buộc đành phải nhẫn tâm giơ xẻnglên phạt vào đầu Điếu bát mất một nửa, tận mắt nhìn thấy anh ta ngãtrước mặt, tay tôi run lên bần bật, tim nhói đau, nhát xẻng đó như đánhvào chính mình, nhưng vừa quay lại thì tôi thấy ánh đuốc soi sáng tớinửa bên kia của chiếc hố.
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom