Cập nhật mới

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
[Diendantruyen.Com] Vượt Lên Hàng Đầu

Vượt Lên Hàng Đầu
Tác giả: Jeffrey Archer
Tình trạng: Đã hoàn thành




Nguyên tác: FIRST AMONG EQUALS
Biên dịch: Thục Trinh, Huệ Chi, Nhật Tâm

Tiểu thuyết "Vượt Lên Hàng Đầu" là câu chuyện kể về 3 nghị sĩ trẻ thành đạt đang trên đường chạy đua vào chức Thủ Tướng. Ai sẽ thắng? Đây là cuộc chạy đua đầy mưu mô, không khoan nhượng và... Một điều không thể ngờ là những người vợ và những người tình của họ cũng góp phần không nhỏ trong sự thắng thua này.Đôi nét về tác phẩm "First among equals":

Tiểu thuyết First among equals khi xuất bản ở Anh là câu chuyện xung quanh cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của 4 chính trị gia người Anh (Simon Kerslake, Charles Seymour, Raymond Gould và Andrew Fraser) trong giai đoạn từ 1964-1991. Tác phẩm xoay quanh cuộc ganh đua để trở thành Thủ tướng Vương quốc Anh. Một vài tình huống trong cuốn tiểu thuyết được lấy từ sự nghiệp chính trị của chính tác giả lúc mới bước chân vào Hạ viện Anh. Trong cuốn tiểu thuyết cũng xuất hiện các nhân vật chính trị của nước Anh bao gồm cả Winston Churchill, Alec Douglas-Home, Harold Wilson, Edward Heath, Margaret Thatcher...

Khi được xuất bản tại Hoa Kỳ, cuốn tiểu thuyết đã được viết lại. Theo đó câu chuyện xung quanh nhân vật Andrew Fraser bị loại bỏ và chuyển giao cho các nhân vật khác, đáng chú ý là Simon Kerslake. Một số sự kiện như: thay đổi đối tượng hôn nhân và mất đi người con trai của mình là những sự kiện xảy ra với Andrew Fraser trong cuốn sách xuất bản tại Anh thì lại được chuyển sang cho Simon trong cuốn xuất bản tại Mỹ.Tác giả Jeffrey Archer:

Jeffrey Archer sinh năm 1940, theo học tại trường Wellington,Somerset và Bransenose College, Oxford. Năm 1969, sau khi thắng cử, ông trở thành đại biểu trẻ nhất của Hạ nghị viện Anh. Năm 1974, ông viết cuốn tiểu thuyết KHÔNG HƠN MỘT XU, KHÔNG KÉM MỘT XU và năm 1976, sau bản in đầu tiên, cuốn sách trở nên nổi tiếng, được liên tục tái bản tới nay, được dịch ra nhiều thứ tiếng, được đưa lên màn ảnh. Ông chính thức bước vào văn chương từ đó và liên tục cho ra mắt độc giả những tác phẩm luôn được liệt vào loại bán chạy nhất thế giới như cuốn HAI SỐ PHẬN hayĐỨA CON CỦA SỐ PHẬN... Jeffrey Archer hiện sống ở Luân Ðôn cùng vợ, Mary, và hai con, Wil và James.

Ngoài các truyện dài và kịch bản, Jeffrey Archer còn được biết đến như là một trong những cây bút viết truyện ngắn hay nhất thế giới hiện nay. Truyện của ông là một chuỗi những pha hồi hộp nghẹt thở, cùng những nút mở bất ngờ - mang hơi hướm những truyện trinh thám Anh - hoặc giả những kết thúc bi đát để lại một dư hưởng kéo dài trong lòng người đọc như một điều gì để suy ngẫm.

Jeffrey Archer có một cuộc sống đời thường thăng trầm và phức tạp, nhưng hơn hết ông là một tác giả tài năng, với những tác phẩm xuất sắc. Nằm trong số đó là cuốn tiểu thuyết "Vượt lên hàng đầu" với tựa gốc là "First among equals". VH-P mời các bạn cùng khám phá.
 
Sửa lần cuối:

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 1


Thứ Bảy, ngày 27-04-1991

Vua Charles đệ tam đi đến quyết định cuối cùng. Cuộc bỏ phiếu đã diễn ra một cách đúng đắn theo sắc lệnh của Hoàng gia. Các phòng đầu phiếu đã đóng cửa, các phiếu đã được đếm, các máy điện toán đã tắt, và các chuyên gia cũng như các tay nghiệp dư đều ngã quỵ không còn tin vào tai mình khi họ nghe kết quả cuối cùng.

Vị vua mới đã không thể ngủ đêm thứ sáu hôm ấy. Trong lúc ngài vẫn còn chưa xem xét lại tất cả khuyến cáo mà những quan cận thần đã đệ trình cho ngài trong suốt hai mươi bốn giờ qua. Sự lựa chọn mà ngài cho phép đã chẳng đơn giản một chút nào, so với việc ngài vừa mới lên ngôi.

Mấy phút sau đồng hồ trong tháp Big Ben 1 đổ 6 giờ sáng, các Nhật báo buổi sáng được đặt ở hành lang bên ngoài phòng ngủ của ngài. Nhà vua lặng lẽ ra khỏi giường, mặc áo khoác và mỉm cười với người hầu vừa giật nảy mình khi ngài mở cửa. Nhà vua gom các tờ báo và mang tất cả vào phòng riêng để cho Hoàng hậu sẽ không bị quấy rầy.

Ngay sau khi ngài đã yên vị một cách thoải mái trong chiếc ghế bành mà ngài thích nhất, ngài giở qua trang xã luận.

Chỉ có một vấn đề đáng cho ngài quan tâm trong ngày hôm ấy. Tất cả báo giới London đều đi đến cùng một kết luận: Kết quả của cuộc bầu cử không thể nào gay go hơn, và vị vua mới đã bị đặt vào một tình thế hết sức tế nhị về vấn đề ai là người mà ngài sẽ bổ nhiệm làm Thủ tướng.

Hầu hết các báo vẫn tiếp tục trình bày với Nhà vua khuyến cáo riêng của họ về người ngài nên xem xét theo các quan hệ chính trị của riêng họ. Riêng tờ Times London không nêu quan điểm như thế, mà chỉ gợi ý rằng Nhà vua sẽ phải tỏ ra hết sức can đảm và dũng cảm trong lúc đương đầu với cơn khủng hoảng hiến pháp đầu tiên của ngài nếu nền quân chủ cần phải duy trì niềm tin trong một thế giới hiện đại

Vị vua bốn mươi ba tuổi thả mấy tờ báo xuống sàn và xem xét lại một lần nữa những vấn đề về nên lựa chọn người nào. Chính trị quả thực là một trò chơi kỳ lạ. Mới cách đây một thời gian ngắn rõ ràng đã có tới ba người để xem xét, thế rồi đột nhiên một trong số đó không còn là một người thi đấu nữa. Hai người còn lại – những người mà ngài nghi ngờ cũng không ngủ được đêm hôm ấy – tuy nhiên theo chừng mực nào đấy họ vẫn hết sức giống nhau. Cả hai người đó đã vào Hạ nghị viện năm 1964, đã điều khiển sự nghiệp sáng chói ở tuổi hai mươi lăm với tư cách thành viên của Nghị viện Anh. Họ đã chia nhau giữ các chức vụ Bộ trưởng Thương mại, Quốc phòng, Ngoại giao và Tài chính trước khi được bầu làm lãnh tụ Đảng của riêng họ.

Với tư cách Hoàng tử xứ Wales, Nhà vua đã quan sát cả hai người từ nhiều đường biên và dần dần khâm phục những đóng góp khác nhau của họ cho đời sống xã hội. Ngay thẳng mà nói, ngài phải thừa nhận ngài vẫn luôn luôn thích một người và trọng người kia.

Nhà vua xem đồng hồ tay rồi bấm một cái chuông trên chiếc bàn bên cạnh ngài. Một người hầu mặc bộ đồng phục màu xanh dương bước vào phòng như thể anh ta đang chờ đợi bên ngoài cửa suốt đêm. Anh ta bắt đầu bày bộ y phục sáng ra trong lúc vị quân vương đi vào phòng bên cạnh, ở đó mọi thứ để cho ngài tắm đã sẵn sàng. Khi Nhà vua trở lại, ngài mặc áo quần trong im lặng trước khi ngồi vào một cái bàn nhỏ bên cạnh cửa sổ để được phục vụ bữa điểm tâm. Ngài ăn một mình. Ngài đã để lại chỉ thị dứt khoát rằng không một người con nào được phép quấy rầy ngài.

Lúc tám giờ ngài lui về phòng đọc để nghe bản tin buổi sáng. Không có gì mới lạ. Các bình luận viên lúc này chỉ chờ xem ai là người sẽ được ngài mời vào Hoàng cung để hôn tay.

Lúc chín giờ mười lăm ngài nhấc điện thoại lên.

- Ông hãy lên ngay, - ngài chỉ nói như thế.

Một lát sau viên bí thư riêng của Nhà vua bước vào phòng. Ông ta cúi đầu chào, nhưng không nói gì, ông ta có thể thấy vị quân vương có vẻ đang bận tâm đến một chuyện gì đó. Mãi một hồi lâu sau ngài mới lên tiếng:

- Tôi đã đi đến quyết định, - ngài thanh thản nói.

Nếu Charles Gurney Hampton chào đời sớm hơn chín phút chắc là anh đã trở thành một bá tước và thừa hưởng một lâu đài ở Scotland, hai mươi hai nghìn mẫu 2 đất ở Somerset 3 và một ngân hàng Thương mại phát đạt ở London.

Phải mất mấy năm sau cậu bé Charles mới hiểu được ý nghĩa đầy đủ về việc đến đích thứ hai trong cuộc chạy đua đầu tiên của đời mình.

Người anh song sinh với cậu, Rupert sống sót qua cuộc thử thách này, và trong những năm kế tiếp chẳng những ốm đau mà còn bị thêm bệnh ban đỏ, bệnh bạch cầu và bệnh viêm màng não, khiến cho mẹ cậu, bà Hampton, luôn luôn lo sợ không qua khỏi.

Charles thì trái hẳn lại vẫn tồn tại và đã thừa hưởng tham vọng của dòng họ Hampton đối với cả người anh và bản thân cậu. Chỉ ít năm sau những người có cơ hội tiếp xúc với hai anh em lần đầu tiên đã tưởng lầm Charles là người thừa kế tước vị bá tước.

Suốt những năm dài, cha của Charles hết sức cố gắng khám phá một điều gì đó mà Rupert có thể vượt trội hơn cậu – và ông đã thất bại. Khi lên tám, cả hai cậu vào trường Sơ cấp tư 4 ở Summerfields, nơi đây nhiều thế hệ của dòng họ Hampton đã từng được chuẩn bị cho những khuôn khổ khắc nghiệt của Eton 5.

Trong tháng đầu tiên ở trường Charles đã được bầu làm lớp trưởng, và không một ai cản trở tiến bộ của cậu trên đường trở thành Trưởng khối học sinh ở lứa tuổi mười hai, vào thời gian đó Rupert đã bị xem là "cậu em Hampton". Cả hai cậu bé tiếp tục vào Eton, nơi đây trong học kỳ đầu tiên Charles đã đánh bại Rupert với từng môn học, chèo xuồng nhanh hơn cậu anh trên sông và gần như đánh chết cậu anh trong lúc đấu quyền Anh.

Năm 1947, khi ông nội của hai cậu, vị Bá tước thứ mười ba của Bridgewater, cuối cùng qua đời, cậu bé Rupert mười sáu tuổi trở thành Tử tước Hampton trong lúc Charles thừa hưởng một tước hiệu vô nghĩa.

Honorable Charles Hampton thường tức giận mỗi lần nghe cậu anh của mình được nhiều người lạ thưa gọi một cách cung kính: "Ông chủ".

Ở Eton, Charles vẫn tiếp tục xuất sắc và kết thúc những ngày ở trường với chức Chủ tịch câu lạc bộ Pop độc đáo ở Eton trước khi được đề nghị một chỗ ở Christ Church, Oxford, để học lịch sử. Rupert cũng học qua những năm tương tự nhưng không đạt được một bảng danh dự nào. Tới tuổi mười tám vị tử tước trẻ quay trở về sản nghiệp của gia đình ở Somerset để trải qua phần còn lại của đời mình với tư cách một địa chủ. Không một ai được thừa hưởng hai mươi hai nghìn mẫu đất mà lại bị xem là một nông dân.

Ở Oxford, Charles, thoát khỏi cái bóng của Rupert, tiến bộ với dáng vẻ của một người nhận thấy trường đại học có một điều gì đó buồn chán. Anh thường trải qua những ngày trong tuần đọc lịch sử các mối quan hệ, và những ngày cuối tuần các bữa tiệc ở nhà hoặc đi săn bằng ngựa. Vì không ai gợi ý rằng Rupert sẽ bước vào thế giới tài chính, người ta đoán rằng ngay sau khi Charles tốt nghiệp Oxford, anh sẽ kế tục cha anh tại Ngân hàng của dòng họ Hampton, đầu tiên với tư cách một viên giám đốc rồi lên chức Chủ tịch – mặc dầu chính Rupert sẽ là người cuối cùng thừa hưởng số cổ phần của gia đình.

Tuy nhiên, điều phỏng đoán này đã thay đổi khi một buổi tối Honorable Charles Hampton bị lôi kéo tới Oxford Union, cô ta đã yêu cầu anh đến nghe Sir Winston Churchil 6 xuất hiện trước công chúng để thảo luận chủ đề: "Tôi thà làm một thường dân hơn là một người quý tộc".

Charles ngồi ở phía sau một gian đại sảnh đông nghẹt những sinh viên đầy nhiệt huyết như bị mê hoặc bởi bài phát biểu của nhà lãnh tụ. Anh đã không bao giờ rời mắt dù chỉ một lần khỏi vị lãnh đạo chiến tranh vĩ đại trong suốt bài diễn văn vừa hóm hỉnh vừa hùng hồn của ông, mặc dầu điều vẫn lướt qua tâm trí anh là sự nhận thức rằng, nếu không có một sự tình cờ về việc ra đời, Churchil chắc đã là vị Công tước Marlborough. Đây là một con người đã chi phối sân khấu thế giới trong ba thập kỷ rồi sau đó gạt bỏ mọi vinh dự kế truyền mà một đất nước chịu ơn có thể ban tặng, kể cả tước vị Công tước London.

Charles không bao giờ tự cho phép mình đề cập tới tước vị của anh nữa. Kể từ lúc đó, tham vọng tột bực của anh không phải chỉ là các tước vị.

Một sinh viên khác lắng nghe Churchil đêm hôm ấy cũng đang suy xét tương lai của chính mình. Nhưng anh không quan tâm những lời lẽ nhồi nhét như các bạn của anh ở cuối gian đại sảnh đông đúc. Chàng thanh niên cao lớn mặc áo khoác dài và mang cà vạt trắng ngồi một mình trong một chiếc ghế rộng lớn trên bục cao, vì anh chính là Chủ tịch của Oxford Union. Dáng dấp đẹp trai một cách tự nhiên của anh không liên quan tới việc tuyển cử bởi vì phụ nữ vẫn còn không thể trở thành Hội viên.

Simon Kerslake không có được các lợi thế của Charles Hampton, là con trai độc nhất của một luật sư gia đình, anh đã hiểu được cha anh đã phải tự hạn chế như thế nào để đảm bảo cho con trai của mình phải luôn được học trong trường công ở địa phương. Cha anh đã qua đời trong lúc mẹ anh đang học năm cuối ở trường, để lại cho mẹ anh một khoản trợ cấp hàng năm thật nhỏ và một đồng hồ treo tường tuyệt đẹp của ông nội Mackinley. Mẹ của Simon bán chiếc đồng hồ một tuần sau đám tang để cho con trai bà có thể hoàn tất năm học cuối cùng với tất cả những món "phụ phí" mà các học sinh khác cho là đương nhiên. Bà cũng hy vọng rằng điều đó sẽ giúp Simon có cơ may tiếp tục lên đại học.

Từ ngày đầu tiên biết đi, Simon vẫn luôn luôn muốn vượt xa những cậu bé cùng tuổi. Người Mỹ chắc sẽ mô tả cậu như một kẻ "thành đạt", trong lúc nhiều người nghĩ về cậu như một kẻ huênh hoang, hoặc thậm chí ngạo mạn, theo bản tính ganh tị của họ. Trong học kỳ cuối cùng của cậu ở Lancing, Simon đã bị mất chức Trưởng trường, và mãi mãi nhận thấy mình không thể tha thứ cho ông hiệu trưởng về sự thiếu lo xa của ông. Sau đó trong năm ấy, cậu hụt mất một chỗ ở trường Đại học Magdalen của Oxford. Đó là một quyết định mà Simon không muốn chấp nhận.

Trong cùng chuyến thư đó, trường Đại học Durham tặng anh một học bổng mà anh đã viết thư từ chối "Các Thủ tướng tương lai không ai lại học ở Durham". Anh thông báo với mẹ.

- Còn Cambridge thì sao? – Mẹ anh nhẹ nhàng hỏi.

- Không có truyền thống chính trị, Simon đáp.

- Nhưng nếu không có may mắn được một chỗ ở Oxford, chắc là…?

- Đó không phải là điều con nói, mẹ à, - chàng thanh niên trả lời. – Con sẽ là một sinh viên tại Oxford vào ngày đầu tiên của học kỳ.

Sau mười tám năm thắng lợi viển vông, bà Kerslake đã rút kinh nghiệm nên ngừng hỏi con: "Làm sao con xoay xở được việc đó?".

Mười bốn ngày trước khi bắt đầu kỳ nghỉ lễ Noel tại Oxford, Simon đăng ký ở trong một nhà khách nhỏ chỉ cách đường Iffley một khoảng. Trên một cái bàn được kê bằng một bộ ngựa gỗ trong góc phòng trọ mà anh định sử dụng lâu dài, anh viết ra một danh sách tất cả các trường Đại học ở Oxford, rồi chia chúng thành năm cột, dự tính sẽ đến ba trường mỗi buổi sáng và ba trường mỗi buổi chiều cho đến khi câu hỏi của anh đã được trả lời một cách rõ ràng bởi một thầy trợ giáo nội trú phụ trách tiếp nhận: " Năm nay trường có tiếp nhận sinh viên năm thứ nhất nào mà lúc này vẫn không thể đến trình diện hay không?".

Vào buổi chiều ngày thứ bốn, ngay khi mối nghi ngờ đang bắt đầu phát sinh và Simon đang tự hỏi phải chăng xét cho cùng anh sẽ phải đi đến Cambridge tuần tới, nơi anh vừa nhận được giấy gọi nhập học đầu tiên.

Vị trợ giáo phụ trách tiếp nhận ở trường Đại học Worcester nhấc cặp kính khỏi chóp mũi và chăm chú nhìn lên cậu thanh niên cao lớn có mớ tóc đen xõa trên trán. Cặp mắt nâu cuồng nhiệt của cậu thanh niên vẫn không rời khỏi vị trợ giáo. Alan Brown là vị trợ giáo thứ hai mươi hai mà Simon Kerslake đã tìm đến trong bốn ngày.

- Có, ông trả lời. – Đã có một chuyện đau buồn xảy đến: một em ở trường Trung học Nottingham, đã được nhận vào học ở đây, vừa chết trong một tai nạn xe gắn máy tháng trước.

- Anh ấy đã định học lớp… môn nào, thưa thầy? – Simon hỏi với giọng ngập ngừng một cách khác thường.

Anh cầu nguyện đó không phải là hóa học, kiến trúc hoặc văn học cổ điển. Alan Brown xem qua tập hồ sơ trên bàn, rõ ràng thích thú với trò đối chất nhỏ này. Ông nhìn kỹ vào một tấm thẻ trước mặt ông.

- Lịch sử, - ông thông báo.

Nhịp tim của Simon chợt lên tới một trăm hai mươi.

- Em vừa hụt mỗ chỗ ở Magdalen để học chính trị, triết học và kinh tế, - anh nói. – Thầy có thể cho em thế vào chỗ trống đó không ạ?

Ông già không thể che giấu một nụ cười. Trong hai mươi bốn năm qua, ông chưa bao giờ nghe thấy một đề nghị như thế.

- Tên họ của em là gì? – Ông vừa nói vừa đeo lại kính tựa hồ công việc nghiêm túc của cuộc gặp gỡ lúc này đã bắt đầu.

- Simon John Kerslake.

Tiến sĩ Brown liền nhấc máy điện thoại bên cạnh ông và quay một số.

- Nigel đó à? – Ông nói. – Đây là Alan Brown. Anh đã từng xem xét việc thu nhận một người tên Kerslake vào học ở Magdalen phải không?

Bà Kerslake không ngạc nhiên khi cậu con trai của bà tiếp tục giữ chức Chủ tịch của Oxford Union. Xét cho cùng, bà nghĩ, có phải đây chỉ là một bàn đạp nữa trên con đường đến chức Thủ tướng – Gladstone 7, Asquith 8… Kerslake?

Ray Gould ra đời trong một căn phòng nhỏ kín không có cửa sổ phía trên cửa hàng thịt của cha cậu ở Leeds. Trong chín năm đầu tiên của đời mình cậu đã sống chung trong căn phòng đó với người bà đau yếu của cậu, cho đến khi cụ qua đời ở tuổi sáu mươi mốt.

Việc gần gũi của Ray với bà cụ đã mất chồng trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thoạt tiên có vẻ lãng mạn đối với cậu. Cậu thường lắng nghe hết sức thích thú trong lúc bà kể cho cậu những câu chuyện về ông cậu trong bộ đồng phục kaki chỉnh tề - một bộ đồng phục hiện giờ được xếp một cách ngay ngắn trong ngăn kéo phòng ngủ của bà, nhưng vẫn còn trưng bày trong bức ảnh màu nâu đã phai mờ bên cạnh giường bà. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau các câu chuyện của bà khiến cho lòng Ray tràn đầy buồn bã trong lúc cậu hay biết rằng bà đã trở thành một người vợ góa trong gần ba chục năm. Cuối cùng trông bà thật là thảm hại khi cậu nhận thức được rằng bà có kinh nghiệm thật ít ỏi như thế nào về thế giới bên kia căn phòng chật chội, trong đó và đã bị vây bọc bởi tất cả các vật sở hữu của bà và một chiếc phong bì ngả màu vàng đựng năm trăm tấm trái phiếu chiến tranh không thể đổi thành tiền.

Bà nội của Ray không hề có ý định làm một bản chúc thư, bởi vì tất cả những gì cậu thừa hưởng chỉ là căn phòng. Ban đêm nó không còn là một phòng ngủ đôi mà trở thành một phòng học, đầy những sách mượn ở thư viện và sách giáo khoa, loại sau thường trả trễ, tận dụng hết những món tiền túi vụn vặt ít ỏi của Ray. Nhưng cứ mỗi báo cáo của nhà trường được gửi về nhà, cha của Ray lại càng thấy rõ hơn rằng ông sẽ không nới rộng tấm bảng hiệu phía trên cửa hàng thịt để thay bằng hàng chữ "Gould và con trai".

Lúc mười một tuổi, Ray nhận được học bổng cao nhất vào trường Trung học Roundhay. Mặc chiếc quần dài đầu tiên – đã được mẹ cậu cắt ngắn bớt mấy inch – và mang cặp kính gọng sừng không thích hợp một chút nào, cậu lên đường đến trường mới vào ngày khai giảng. Mẹ Ray hy vọng còn có các cậu bé khác cũng gầy gò và đầy mụn như con bà, và mái tóc đỏ gợn sóng của con sẽ không khiến cho cậu liên tục bị chọc ghẹo.

Vào cuối học kỳ đầu tiên, Ray ngạc nhiên vì cậu vượt xa các bạn cùng tuổi, quả thực xa đến nỗi ông Hiệu trưởng phải thận trọng đặt cậu lên một dạng "cần để cho cậu bé thư giãn một chút" như ông giải thích với cha mẹ của Ray. Vào cuối năm, người ta dùng thì giờ chủ yếu trong lớp học, Ray được xếp thứ ba trong lớp, và đứng nhất tiếng La tinh về tiếng Anh. Chỉ khi xảy ra việc chọn lựa các đội thể thao Ray mới phát hiện cậu là hạng bét trong môn này. Tuy nhiên trí tuệ của cậu vẫn luôn luôn sắc sảo, dường như không hề phù hợp với cơ thể cậu.

Trong bất cứ trường hợp nào, sự cạnh tranh duy nhất mà cậu lưu tâm trong năm ấy là giải thưởng tiểu luận của trường cấp II. Người đoạt giải thưởng sẽ phải đọc bài thi của mình trước tập thể học sinh và phụ huynh vào ngày lễ phát thưởng hàng năm. Ngay cả trước khi cậu nộp bài thi, Ray đã diễn tập nhiều lần trong phòng ngủ vừa là phòng học, sợ rằng cậu sẽ không được chuẩn bị một cách hoàn chỉnh nếu đợi tới khi công bố người đoạt giải.

Thầy giáo dạy nghi thức của Ray đã nói cho tất cả học sinh biết rằng chủ đề của bài tiểu luận có thể do các cậu tùy ý chọn, nhưng cần phải cố hồi tưởng một kinh nghiệm nào đó độc nhất đối với các cậu. Sau khi đọc bài thuật lại cuộc đời của bà nội cậu trong căn phòng nhỏ phía trên cửa hàng thịt, thầy giáo dạy nghi thức không muốn xem một bài nào nữa. Tuy nhiên ông vẫn phải chật vật đọc hết các bài còn lại theo đúng nhiệm vụ của mình, và ông đã không do dự đề nghị trao giải thưởng cho bài tiểu luận của Gould. Sự dè dặt duy nhất, ông nhìn nhận với Ray, là việc lựa chọn đầu đề. Ray cám ơn ông về lời khuyên đó nhưng đầu đề vẫn giữ nguyên.

Vào buổi sáng lễ phát thưởng, gian đại sảnh của trường chật ních với chín trăm học sinh và phụ huynh. Sau khi ông hiệu trưởng đọc bài diễn văn và tiếng vỗ tay lắng xuống, ông thông báo:

- Bây giờ tôi sẽ mời học sinh đoạt giải thưởng tiểu luận lên đọc bài thi của cậu. Ray Gould.

Ray liền rời khỏi chỗ và bước một cách tự tin lên sân khấu. Cậu chăm chú nhìn xuống hai nghìn khuôn mặt chờ đợi và không tỏ vẻ lo sợ một chút nào, một phần vì cậu khó nhìn rõ quá khỏi hàng thứ ba. Khi cậu thông báo đầu đề của bài tiểu luận, một số cậu bé nhỏ tuổi hơn bắt đầu cười khẩy, khiến Ray ấp úng mấy dòng đầu tiên. Nhưng lúc cậu đọc tới trang cuối cả gian đại sảnh đông nghịt im phăng phắc, và sau khi cậu kết thúc đoạn cuối cậu đã được cử tọa đứng dậy vỗ tay tán thưởng lần đầu tiên trong đời.

Cậu bé mười hai tuổi Ray Gould rời sân khấu để trở về chỗ ngồi bên cạnh cha mẹ. Đầu của mẹ cậu cúi xuống nhưng cậu vẫn có thể trông thấy nước mắt chảy dài trên má. Cha cậu thì cố không tỏ ra quá hãnh diện. Ngay cả khi Ray đã ngồi xuống, tiếng vỗ tay vẫn còn tiếp tục, vì thế cậu cũng cúi đầu xuống như thể chăm chú nhìn vào đầu đề của bài tiểu luận đoạt giải thưởng: " Những đổi thay đầu tiên tôi sẽ tạo nên khi tôi trở thành Thủ tướng".

--- ------ ------ ------ -------

1 Big Ben: ngôi Tháp trên Nghị viện Anh ở London (tất cả chú thích là của người dịch).

2 Acre: đơn vị đo diện tích của Anh (khoảng 4050m2).

3 Somerset: một hạt ở Tây nam nước Anh rộng 3458 km2, dân số 441.000.

4 Prep (preparatony) School: trường sơ cấp tư ở Anh cho các học sinh 7-13 tuổi.

5 Eton: Thành phố trên sông Thames gần London dân số chỉ khoảng 5000 người nhưng có những trường tư nổi tiếng dành riêng cho giới Thượng lưu của nước Anh.

6 Sir Winston Churchil (1874 – 1965): vị Lãnh tụ của nước Anh vừa là nhà văn, hai lần giữ chức vụ Thủ tướng (1940 – 1945 và 1951 – 1955).

7 William Ewart Gladstone (1809 – 1898). Thủ tướng Anh (1868 – 1874; 1880 – 1885; 1886; 1892 – 1894).

8 Herbert Henry Asquith (1852 – 1928). Thủ tướng Anh (1908 – 1916).
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 2: Thứ Năm, ngày 10-12-1994


Vị chủ trì hội nghị đứng dậy và quan sát các Nghị viên. Ông giật mạnh chiếc áo choàng dài bằng lụa đen, rồi bồn chồn vặn bộ tóc giả phủ trên cái đầu hói. Nghị viện Anh đã hầu như không thể kiểm soát trong suốt phiên họp mất trật tự một cách đặc biệt về các câu hỏi của Thủ tướng và ông vui sướng khi trông thấy chiếc đồng hồ treo đã chỉ ba giờ rưỡi. Thời gian cần phải chuyển sang công việc tiếp theo của ngày hôm ấy.

Ông đứng chuyển đổi chân liên tục, chờ cho hơn năm trăm thành viên của Nghị viện hiện diện ổn định chỗ ngồi trước khi ông trang nghiêm lên tiếng:

- Có thành viên muốn tuyên thệ.

Toàn thể mọi người chuyển cái nhìn từ vị chủ trì Hội nghị về phía cuối phòng, như một đám người đang xem một trận đấu quần vợt.

Thành viên vừa mới được bầu vào Nghị viện đứng ở cửa vào. Với chiều cao sáu feet bốn 1, trông anh giống như một người sinh ra với đảng Bảo thủ trong đầu. Cái đầu quý tộc của anh được đặt trên một thân hình thượng lưu, một mái tóc vàng được chải một cách tỉ mỉ. Mặc một bộ com lê cài chéo màu xám sẫm, với một chiếc cà vạt của Vệ binh trung đoàn màu đỏ và xanh, hai bên là người tiến cử và người ủng hộ anh, Charles Hampton bước lên bốn bước về phía trước. Như những vệ binh đã được tập luyện kỹ, họ dừng lại và cúi chào, đoạn tiến tới chiếc bàn dài đặt phía trước ghế của vị chủ trì Hội nghị giữa hai ghế Nghị viên phía trước. Charles ngạc nhiên vì căn phòng trong thực tế nhỏ như thế nào: những chiếc ghế của phe Chính phủ và phe Đối lập ở đối diện nhau chỉ cách nhau một khoảng dài bằng lưỡi kiếm. Charles chợt nhớ lại rằng trong lịch sử một khoảng dài bằng lưỡi kiếm đã có một lần đảm bảo sự an toàn của các đối thủ không đội trời chung ngồi đối diện với nhau.

Rời khỏi hai người bảo lãnh đang theo sát phía sau, anh đi qua cái bàn dài, bước qua chân của vị Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao trước khi được thư ký của Nghị viện trao lời thề.

Anh nắm tấm thẻ nhỏ trong bàn tay phải và đọc từng từ một cách quả quyết như lời thề hôn lễ của anh.

- Tôi, Charles Hampton, xin tuyên thệ tôi sẽ trung thành với Nữ hoàng Elizabeth, những người kế tục theo đúng pháp luật, vì vậy xin Chúa phù hộ tôi.

- Nghe, nghe, - những đồng nghiệp của anh thốt lên trong lúc thành viên mới của Nghị viện cúi xuống để ghi vào Text Roll, một tấm giấy da xếp lại theo dạng một cuốn sách.

Charles tiếp tục đi về phía ghế của vị chủ trì hội nghị rồi anh dừng lại và cúi chào.

- Chào mừng ông Hampton vào Nghị viện, - vị chủ trì hội nghị vừa nói vừa bắt tay anh.– Tôi hy vọng anh sẽ phục vụ Nghị viện trong nhiều năm sắp tới.

- Xin cảm ơn ông, - Charles nói, và cúi chào một lần cuối trước khi tiếp tục đi tới khu vực nhỏ phía sau ghế của vị chủ trì hội nghị.

Anh đã tiến hành buổi lễ nhỏ giống hệt như Nghị viên Bảo thủ phụ trách tổ chức đã diễn tập với anh trong dãy hành lang bên ngoài văn phòng của ông.

- Chúc mừng chiến thắng tuyệt vời của anh, Charles – vị cựu Thủ tướng và hiện giờ là lãnh tụ phe Đối lập, Sir Alec Douglas – Home, vừa nói vừa bắt tay anh một cách nồng nhiệt – Tôi biết anh sẽ có nhiều cống hiến cho đảng Bảo thủ và đất nước của anh.

- Cảm ơn ông, - vị nghị sĩ mới trả lời.

Sau khi chờ Sir Alec trở lại chỗ của ông trên ghế trước của phe Đối lập, Charles Hampton bước lên bậc thang của lối đi giữa các ghế để tìm một chỗ ở hàng ghế dài có màu xanh lá cây ở sau cùng.

Trong hai giờ kế đó anh theo dõi những nghi lễ của Nghị viện với một tâm trạng vừa thán phục vừa hứng thú.

Anh khâm phục sự thẳng thắn và công bằng của hệ thống Nghị viện trong cuộc tranh cử sôi nổi trước mắt anh. Đảng Lao động chống lại đảng Bảo thủ, phe Chính phủ chống lại phe Đối lập, Bộ trưởng thuộc phe Chính phủ chống lại Bộ trưởng thuộc phe Đối lập. Và như với hai đội bóng đá Charles biết mọi vị trí đều được kiểm soát. – Bộ trưởng phe Chính phủ liên tục được Bộ trưởng phe Đối lập xem xét cẩn thận. Anh cũng biết rằng nếu đảng Bảo thủ thắng thế trong cuộc bầu cử sắp tới, phe Đối lập đã được chuẩn bị kỹ càng để nắm quyền kiểm soát Chính phủ Lao động sắp mãn nhiệm.

Liếc mắt lên chỗ khách mời, anh trông thấy vợ, Fiona, cha anh, vị Bá tước thứ mười bốn của Bridge Water, và anh trai của anh, Tử tước Hampton, tất cả đang chăm chú nhìn xuống anh với niềm kiêu hãnh. Chắc chắn lúc này không một ai có thể nghi ngờ một chút gì về việc trong hai anh em ai là người nên thừa hưởng tước vị của gia đình Hampton. Lần đầu tiên trong đời, anh đã tìm ra một thứ không phải do anh được thừa kế hoặc do chiếm được mà không cần phải cố gắng.

Charles thoải mái ngồi xuống trên nấc thang đầu tiên.

Raymond Gould chăm chú nhìn xuống tờ giấy mời. Anh chưa bao giờ trông thấy bên trong của số 10 đường Downing 2. Trong suốt mười ba năm cuối cùng dưới quyền của đảng Bảo thủ ít người thuộc đảng Lao động có thể đến đó. Anh chuyển tấm thiệp in nổi qua bàn điểm tâm cho vợ.

- Em nên nhận lời hay từ chối, Ray? – Nàng hỏi bằng giọng nặng miền Yorkshire.

Nàng là người duy nhất vẫn còn gọi anh là Ray, và ngay cả sự cố gắng tỏ ra hài hước của nàng lúc này cũng cho anh khó chịu. Những tác giả bi kịch Hy Lạp đã dựa vào "sai lầm định mệnh" để viết nên các kiệt tác của họ, và anh tin chắc mình cũng thế.

Anh đã gặp Joyce tại một cuộc khiêu vũ do các nữ y tá của Bệnh viện Leeds General tổ chức. Anh đã không muốn đi nhưng một người bạn sinh viên năm thứ hai ở Roundhay thuyết phục anh đó sẽ là một dịp nghỉ ngơi thú vị. Ở trường, anh vẫn tỏ ra ít quan tâm đến các cô gái, và như mẹ anh thường nhắc nhở anh, sẽ có nhiều cơ hội tìm bạn một khi anh đã tốt nghiệp. Khi anh trở thành một sinh viên, anh cảm thấy chắc chắn rằng anh là gã trai tân duy nhất còn sót lại ở trường Đại học.

Rốt cuộc anh đã ngồi một mình trong góc một căn phòng được trang hoàng với những bong bóng rủ xuống nhấm nháp một cách buồn phiền một lon coke qua một ống hút uốn cong. Mỗi lần người bạn học của anh quay tròn khỏi sàn nhảy, - mỗi lần với một cô gái khác. – Raymond lại toét miệng cười với bạn. Với cặp kính của hãng y tế Quốc gia nhét trong túi, anh không sao chắc chắn mình đang mỉm cười với đúng người. Anh bắt đầu nghĩ xem vào giờ nào anh có thể ra về mà không phải thừa nhận buổi tối là cả sự đầy ải. Chắc hẳn anh đã hoảng sợ vì lời nói mở đầu của nàng nếu anh không quen với giọng nói nặng trịch đó.

- Anh ở cùng trường Đại học?

- Cùng với ai? – Anh hỏi mà không nhìn thẳng vào nàng.

- Cùng với bạn anh, - nàng nói.

- Vâng. – anh vừa nói vừa nhìn lên một cô gái mà anh đoán chừng vào khoảng tuổi anh.

- Em ở Bradford.

- Tôi ở Leeds, - anh nhìn nhận, và trong lúc từng giây trôi qua biết rằng mặt anh đang đỏ dần lên như mái tóc của anh.

- Giọng anh không giống ở nơi đó một chút nào. Lời nói đó khiến anh thích thú.

- Tên em là Joyce, - nàng tự nguyện xưng danh.

- Tên tôi là Ray, - anh nói.

- Thích khiêu vũ chứ?

Anh muốn nói cho nàng biết rằng anh ít khi bước lên sàn nhảy, nhưng anh không có can đảm. Như một con búp bê, anh thấy mình đứng lên và được nàng dẫn về phía những người đang khiêu vũ. Thật là quá đáng đối với giả thuyết của anh rằng anh là một người có bản chất lãnh đạo.

Lúc họ đã ở trên sàn nhảy, anh nhìn nàng một cách đứng đắn lần đầu tiên. Nàng là người mà bất cứ chàng trai Yorkshire nào cũng phải thích. Nàng cao khoảng 1 bảng 3 và mái tóc màu nâu vàng của nàng buộc lại thành một cái đuôi ngựa tương họp với đôi mắt màu nâu sẫm được hóa trang hơi nhiều ở chung quanh. Nàng dùng son môi màu hồng giống như chiếc váy ngắn của nàng, từ đó lộ ra đôi chân rất quyến rũ. Chúng có vẻ còn quyến rũ hơn nữa khi nàng xoay tròn theo tiếng nhạc của ban nhạc sinh viên. Raymond khám phá ra rằng nếu anh xoay Joyce thật nhanh anh có thể trông thấy phần trên của tất nàng, và anh đã ở lại trên sàn nhảy lâu hơn rất nhiều so với điều anh nghĩ mình có thể. Sau khi các nhạc công dọn dẹp nhạc cụ của họ, Joyce đã hôn từ biệt anh trước lúc Ray trở về căn phòng nhỏ của anh phía trên cửa hàng thịt.

Ngày Chủ nhật kế tiếp, trong một cố gắng chiếm ưu thế, anh đưa Joyce đi chèo thuyền trên sông Aire, nhưng thành tích của anh ở đó cũng không khá hơn tài khiêu vũ của anh, và mọi việc trên sông đều khiến anh ngỡ ngàng, kể cả một người bơi lội rất chì. Anh những tưởng sẽ nghe một tiếng cười chế nhạo, nhưng Joyce chỉ mỉm cười và nói chuyện về việc hụt vào trường Bradfort và muốn trở về nhà để trở thành một nữ y tá. Ray muốn giải thích với nàng rằng anh ao ước thoát khỏi Leeds. Anh không thể chờ đợi để đi du lịch đến London. Nhưng anh cũng biết anh không muốn rời xa cô gái xinh đẹp này. Cuối cùng khi anh trở lại thuyền, Joyce mời anh quay lại nhà trọ của nàng để uống trà. Anh đỏ bừng mặt trong lúc họ đi qua bà chủ nhà, và Joyce đẩy anh lên cầu thang đá đã mòn tới căn phòng nhỏ của nàng.

Ray ngồi xuống phía cuối chiếc giường hẹp của nàng trong lúc Joyce pha hai ca trà không có sữa. Sau khi cả hai làm bộ uống, nàng ngồi xuống bên cạnh anh, bàn tay đặt trên vế. Anh nhận thấy mình đang chăm chú lắng nghe một tiếng còi xe cứu thương trong lúc nó chạy xa dần. Nàng nghiêng mình qua và hôn anh, nhấc một bàn tay của anh và đặt lên đầu gối của nàng. Nàng tách môi anh ra và lưỡi họ chạm và nhau. Anh nhận thấy một cảm giác lạ lùng như vừa được đánh thức dậy. Hai mắt anh nhắm lại trong lúc nàng nhẹ nhàng dẫn anh qua một kinh nghiệm mới, cho tới khi anh không thể ngăn chặn mình phạm điều mà anh cảm thấy chắc chắn mẹ anh đã một lần mô tả là một tội lỗi nghiêm trọng.

- Lần sau sẽ dễ dàng hơn, - nàng vừa bẽn lẽn nói với anh vừa khéo léo lách mình khỏi chiếc giường hẹp để sắp xếp lại đống áo quần nhàu nát vung vãi trên sàn. Nàng nói đúng: chưa đầy một tiếng đồng hồ sau anh lại muốn nàng, và lần này hai mắt anh mở to.

Sáu tháng sau, Joyce mới gợi ý về chuyện tương lai, và vào lúc đó Ray đã chán nàng và đang để mắt tới một nữ sinh viên toán nhỏ nhắn thông minh học năm cuối. Cô nữ sinh viên toán đến từ Surrey.

Đúng lúc Ray đang mải nghĩ đủ can đảm để cho nàng biết mọi chuyện đã kết thúc, thì Joyce cho anh hay nàng có thai. Cha anh chắc sẽ cho anh một trận nếu anh đề nghị một vụ phá thai bất hợp pháp. Mẹ anh chỉ an ủi nàng là một cô gái Yorkshire.

Ray và Joyce làm lễ thành hôn ở nhà thờ St. Mary tại Bradfort trong kỳ nghỉ hè dài. Khi các bức hình đám cưới được in ra, Ray trông có vẻ hết sức khổ sở, còn Joyce lại hết sức sung sướng, rằng họ giống như cha và con gái hơn là chồng với vợ. Sau một buổi tiệc trong đại sảnh của nhà thờ đôi vợ chồng mới cưới đi xuống Dover để đáp chuyến phà đêm. Đêm đầu tiên với tư cách ông và bà Gould là một thảm họa. Ray hóa ra là một thủy thủ tồi một cách đặc biệt. Joyce chỉ hy vọng Paris sẽ tỏ ra là đáng nhớ, - và như thế thật. Nàng đã bị sẩy thai trong đêm thứ hai của tuần trăng mật.

- Có lẽ tại vì quá kích động, - mẹ nàng nói khi hai người trở về. – Nhưng, con vẫn có thể có một đứa khác kia mà? Và lần này người ta sẽ không thể gọi đó đó là một…

Bà đột ngột dừng lại.

Ray không hề tỏ quan tâm đến việc có một đứa con khác. Anh tốt nghiệp cử nhân luật loại xuất sắc ở Leeds rồi chuyển về London, như dự tính, để hoàn tất việc thực tập nghề luật sư. Chỉ ít tháng sau khi đến thủ đô, Leeds đã phai mờ trong ký ức của anh, và vào cuối năm thực tập thứ hai Ray đã được thu nhận vào một văn phòng luật sư thời thượng ở London để trở thành một luật sư thực thụ. Kể từ lúc đó anh rất ít khi nhắc tới cội rễ miền Bắc nước Anh của mình với giới bằng hữu đã được vun đắp một cách thận trọng, và những bạn thân này nếu gọi anh bằng Ray thì sẽ được dứt khoát chỉnh lại "Raymond" để cho họ quen miệng.

Ngoại lệ duy nhất mà Raymond chấp thuận là khi cần cho sự nghiệp chính trị bắt đầu nảy nở của anh. Leeds North đã chọn Raymond làm ứng cử viên đảng Lao động vào Nghị viện. Dân chúng Yorkshire thích những người sinh sống tại địa phương, và Raymond đã nhanh chóng chứng tỏ với ủy ban Tuyển chọn, bằng một giọng Yorkshire đặc sệt, rằng anh đã được học tại trường Trung học Roundhay thuộc thành phần của cử tri và anh đã từ chối một học bổng vào Cambridge vì thích tiếp tục việc học ở trường Đại học Leeds.

Mười năm đã trôi qua kể từ tuần tăng mật đáng ghi nhớ của hai vợ chồng Gould, và Raymond đã từ lâu chấp nhận rằng anh sẽ bị buộc chặt vào Joyce suốt đời. Mặc dầu nàng chỉ mới ba mươi hai, nàng đã cần phải phủ kín đôi chân, một thời thon thả thoạt tiên đã hết sức lôi cuốn anh.

Làm sao anh có thể bị trừng phạt quá nặng nề về một lỗi lầm tầm thường như thế? Raymond muốn hỏi các vị Thánh thần. Anh đã tưởng mình trưởng thành như thế nào? Hóa ra anh đã non nớt như thế nào? Ly dị là hợp lý, nhưng như thế có nghĩa là chấm dứt các tham vọng chính trị của anh. Không một người dân Yorkshire nào nghĩ đến việc lựa chọn một người đàn ông đã ly dị vợ. Không kể đến vấn đề sẽ gây nên với cha mẹ anh, sau mười năm trợ cấp cho cặp vợ chồng trẻ trong các chuyến đi đến Leeds, họ đã dần dần quý mến cô con dâu. Công bằng mà nói, mọi việc không hẳn là một thảm họa, anh phải nhìn nhận rằng những người trong vùng cũng rất quý mến nàng. Trong suốt cuộc bầu cử sáu tuần lễ trước nàng đã trò chuyện với nhiều thành viên nghiệp đoàn và những bà vợ khủng khiếp của họ giỏi hơn anh đã từng làm, và anh phải thừa nhận rằng nàng là tác nhân chính trong việc anh thắng ở khu vực bầu cử Leeds bằng trên mười chín ngàn phiếu bầu. Anh tự hỏi làm sao nàng có thể có vẻ hết sức thành thực trong toàn bộ thời gian; anh chưa bao giờ nghĩ điều đó là tự nhiên.

- Tại sao em không đi mua một cái áo dài mới cho vụ Downing Street? – Raymond nói trong lúc họ rời khỏi bàn điểm tâm.

Nàng mỉm cười, theo nàng nhớ thì anh không bao giờ có một đề nghị như thế. Joyce không hề có ảo tưởng nào về chồng nàng và tình cảm của anh đối với nàng, nhưng vẫn hy vọng rằng cuối cùng anh sẽ nhận thức được nàng có thể giúp đỡ anh hoàn thành tham vọng chưa nói thành lời.

Trong đêm tiếp tân ở Downing Street, Joyce cố gắng hết sức cho nàng thật đẹp. Nàng đã mất trọn buổi sáng ở Marks & Spencer để tìm kiếm một bộ đồ thích hợp cho dịp này, cuối cùng quay lại với một bộ mà nàng đã thích ngay lúc nàng bước vào cửa hàng. Bộ đồ này không hoàn toàn vừa vặn nhưng nhân viên bán hàng cam đoan với Joyce rằng "trông bà hết sức tuyệt diệu khi mặc vào". Nàng chỉ hy vọng nhận xét của Ray sẽ là nửa khen nửa chê. Vào lúc nàng về tới nhà, nàng mới nhận ra nàng không có các trang phục phụ thêm để phù hợp với màu sắc khác thường.

Raymond từ Nghị viện trở về trễ và hài lòng khi thấy Joyce đã sẵn sàng khi anh nhảy ra khỏi phòng tắm. Anh cố nín một nhận xét xúc phạm về sự tương phản giữa bộ đồ mới với đôi giày cũ của nàng. Trong lúc họ cho xe chạy về phía Wesminster, anh kể lại tên của mỗi thành viên trong Nội các với nàng, bắt Joyce nhắc lại các tên đó như thể nàng là một đứa trẻ.

Không khí đêm hôm ấy khô mát nên Raymond đậu chiếc Volkswagen của anh ở New Place Yard và họ cùng nhau thả bộ ngang qua Whitehall đến số 10. Một cảnh sát viên lẻ loi đứng gác ở cửa dinh Thủ tướng. Trông thấy Raymond tới gần, viên sĩ quan dập cái khoen đồng và cánh cửa mở ra cho thành viên mới và vợ của anh.

Raymond và Joyce đứng một cách ngượng nghịu trong đại sảnh tựa hồ họ đang chờ bên ngoài Văn phòng Hiệu trưởng cho tới khi cuối cùng họ được chỉ dẫn lên lầu một. Họ bước chậm lên cầu thang hóa ra lại không lớn bằng Raymond đã dự đoán, đi qua nhiều tấm hình của các vị cựu Thủ tướng.

- Quá nhiều người thuộc đảng Bảo thủ, - Raymond khẽ bảo trong lúc anh đi qua Chamberlain, Churchill, Eden, Macmillan và Home, với chỉ Attlee 4 có đóng khung.

Ở đầu cầu thang là Harold Wilson thấp lùn, miệng ngậm ống điếu, đang chờ để chào đón khách mời. Raymond định giới thiệu vợ anh thì vị Thủ tướng đã nói:

- Chị vẫn khỏe đấy chứ, Joyce? Tôi hết sức vui mừng chị đã thành đạt.

- Thành đạt à? Tôi đã mong mỏi dịp này suốt cả tuần. Sự thẳng thắn của nàng khiến Raymond hổ thẹn. Anh không để ý thấy rằng điều đó khiến Wilson cười mỉm.

Raymond trò chuyện với Thủ tướng phu nhân về tập thơ mới xuất bản của bà cho đến khi bà quay đi để chào đón người khách kế tiếp. Anh liền bước vào phòng khách và nói chuyện với các Bộ trưởng trong Nội các, các Lãnh đạo Nghiệp đoàn cùng vợ của họ, vẫn luôn luôn để mắt tới Joyce lúc đó dường như đang say sưa trò chuyện với viên Tổng thư ký của Hội đồng Nghiệp đoàn.

Raymond tới gần vị đại sứ Mỹ đang kể Jamie Sinclair, một trong số người mới được thu nhận từ Scotland, anh đã thích thú nhiều như thế nào với Liên hoan Edinbugh mùa hè năm ấy. Raymond ganh tị với Sinclair về thái độ thoải mái dễ hòa đồng vốn là đặc điểm gia đình thượng lưu của anh ta.

Anh chặn lời họ một cách lúng túng:

- Tôi rất muốn đọc thông cáo mới nhất của Johnson về Việt Nam, và tôi phải thú thực rằng việc leo thang…

- Anh ấy đang tra hỏi ông về chuyện gì vậy? – Một giọng nói phía sau anh cất lên.

Raymond quay người lại và nhận thấy vị Thủ tướng bên cạnh anh trong lúc ông Wilson nói tiếp:

- Tôi thấy cần phải cảnh báo với ông Đại sứ rằng Raymond Gould là một trong những nỗ lực sáng chói mà chúng tôi có, và rất có khả năng trích dẫn đúng nguyên văn lời nói ông nhiều năm sau khi ông đã quên những gì ông đã nói.

- Cách đây không lâu người ta thường nói tương tự như thế về ông, - vị đại sứ trả lời.

Vị Thủ tướng mỉm cười, vỗ vai Raymond và tiếp tục đi tới nhóm khách khác.

Raymond day dứt vì sự chiếu cố mà anh tưởng tượng đã nghe được trong giọng nói của vị Thủ tướng, biết quá rõ rằng sự nhút nhát của anh đã dẫn dắt anh phạm phải một sự hớ hênh về mặt giao tiếp. Như trong quá khứ, nỗi nhục nhã của anh biến đổi một cách nhanh chóng thành nỗi tức giận chính mình. Anh biết rằng lời nói của vị Thủ tướng đã chứa đựng một sự khâm phục chân thật nào đó, bởi vì nếu Raymond đã đạt được bất kỳ danh tiếng nào trong sáu tuần lễ đầu tiên của anh ở Nghị viện, thì đó là với tư cách của các nhà trí thức trong đảng Lao động. Nhưng anh vẫn cảm thấy nỗi lo sợ quen thuộc rằng cuối cùng anh sẽ không đủ sức chuyển biến sự sắc bén tinh thần của anh thành xu hướng chính trị. Trong khi một số người cùng thời với anh trong đám Nghị viên mới, những người như Simon Kerslake, đã đọc nhiều bài diễn văn đầu tiên khiến cho những người kỳ cựu trong Nghị viện phải ngồi thẳng lên và ghi chép, thì những nỗ lực đầu tiên của Raymond đã không được tiếp nhận một cách sốt sắng: đọc một cách nhút nhát từ một bài đã soạn sẵn, anh đã không thể khiến cho Nghị viện lắng nghe từng từ một.

Đứng yên tại chỗ, với cảm giác mặt đỏ rần như thường lệ, Raymond quyết tâm giữ bình tĩnh. Sự nghiệp của anh, anh tự trấn an không biết bao nhiêu lần, sẽ chỉ phải theo một lối đi khác biệt. Anh đã bắt đầu làm việc cho mục tiêu đó, và nếu anh có thể thành công, sẽ có rất ít thành viên khác không chú ý hoặc thách thức anh.

Cảm thấy an tâm, Raymond tiếp tục đi để được giới thiệu với nhiều người mà anh chỉ đọc qua các báo trong thời gian qua. Anh ngạc nhiên nhận thấy họ đối xử với anh như một người ngang hàng. Lúc cuối buổi tối, sau khi họ đã ở lại một thời gian mà sau đó Raymond nói với Joyce là hơi quá lâu, anh lái xe đưa vợ trở về nhà ở đường Landsdowne.

Trên đường về nhà anh nói chuyện không ngừng về tất cả những người anh đã gặp, những gì anh suy nghĩ về họ, mô tả công việc của họ, cho nàng biết những ấn tượng của anh, hầu như tựa hồ nàng đã không có mặt tại đó.

Họ đã ít trông thấy nhau trong sáu tuần lễ đầu tiên của Simon Kerslake ở Nghị viện, khiến cho đêm hôm nay lại càng thêm đặc biệt. Đảng Lao động có thể đã trở lại nắm chính quền sau mười ba năm, nhưng chỉ hơn được bốn ghế, điều đó chứng tỏ Simon không sao lên giường trước mười hai giờ khuya. Anh đã không thể cảm thấy giảm bớt sức ép cho đến khi một Đảng đạt được một bộ máy thích hợp có hoạt động hữu hiệu, và điều đó sẽ không xảy ra cho đến khi có một cuộc Tổng tuyển cử khác. Nhưng vấn đề Simon sợ hơn hết; sau khi đã thắng sát nút trong đơn vị bầu của anh, là một cuộc bầu cử như thế sẽ làm anh mất ghế; và như thế anh có thể kết thúc một trong những sự nghiệp chính trị ngắn nhất đã được ghi nhận.

Chính vì vậy mà Lavinia hết sức tốt đẹp đối với anh. Anh thích thú được làm bạn với cô gái có dáng người cao và thướt tha, và anh vô cùng tức giận vì những chuyện ngồi lê; đôi mách mà anh biết rất rõ chung quanh mối quan hệ của họ.

Quả thực, sự nghiệp chính trị của anh đã bắt đầu một cách khá chậm trước khi anh gặp Lavinia Maxwell-Herrington. Sau khi rời khỏi Oxford, suốt hai năm thi hành nghĩ vụ quân sự ở Sussex Light, anh vẫn không bao giờ bỏ qua mục tiêu của mình. Khi anh tìm được một chỗ làm ở đài BBC với tư cách một thực tập viên tổng quát, năng lực thiên bẩm của anh tỏa sáng trong các cuộc phỏng vấn bảo đảm cho công việc của anh, nhưng anh tận dụng mỗi lúc rảnh rỗi để thúc đẩy những tham vọng chính trị: anh đã nhanh chóng gia nhập nhiều tổ chức của đảng Bảo thủ, viết các tập sách chuyên đề và phát biểu trong những hội nghị cuối tuần. Tuy nhiên, anh vẫn không hề được nghiêm túc xem là một ứng cử viên tương lai cho đến năm 1959, khi trong cuộc Tổng tuyển cử, công việc cật lực của anh đã giúp anh có được chức vị phụ tá riêng của chủ tịch Đảng.

Trong chiến dịch này anh đã gặp Lavinia Maxwell-Harrington tại một buổi dạ tiệc được tổ chức ở Tòa thị chính Harrington để tỏ lòng tôn kính với vị chủ tịch của anh. Cha của Lavinia, Sir Rufus Maxwell-Harrinton, "trước đây trong quá khứ mơ hồ xa xôi", theo lời Lavinia mô tả, cũng đã từng chủ tịch của đảng Bảo thủ.

Khi những người Bảo thủ trở lại nắm chính quyền, Simon trở thành một khách mời thường xuyên ở Tòa thị chính Harrington. Vào thời gian cuộc bầu cử năm 1964 được tổ chức, Sir Rufus đã chấp nhận Simon là Hội viên của Carlton – câu lạc bộ dành riêng cho đảng bảo thủ ở St. Jame – và nhiều lời đồn đại về một cuộc đính hôn sắp xảy ra giữa Simon và Lavinia được ám chỉ một cách đều đặn trong mục tin đồn của báo chí London.

Vào mùa hè năm 1964, ảnh hưởng của Sir Rufus đã một lần nữa tỏ ra có tính cách quyết định, và Simon có được cơ hội bảo vệ đơn vị bầu cử nhỏ Coventry Central. Simon vẫn giữ được ghế cho đảng Bảo thủ trong cuộc Tổng tuyển cử nhờ một số phiếu bầu ít ỏi chín trăm bảy mươi mốt.

Simon đậu chiếc MBG của anh bên ngoài số 3 quảng trường Chelsea và xem đồng hồ tay. Anh nguyền rủa vì lại trễ mấy phút một lần nữa, mặc dầu anh biết Lavinia hết sức thông thạo về các thói quen của những nhà chính trị. Anh vuốt mớ tóc nâu cứ xõa xuống trán, cài nút chiếc áo khóac mới và sửa lại cà vạt cho ngay ngắn. Anh lại nguyền rủa trong lúc anh kéo quả nắm chuông bằng đồng. Anh đã quên ghé lấy bó hoa hồng mà anh đã đặt mua cho Lavinia, mặc dầu anh đã chạy xe qua cửa hàng trên đường đến đây.

Viên quản gia mở cửa và Simon được hướng dẫn tới phòng khách đi gặp Lavinia và Lady Maxwell-Harrington đang thảo luận về buổi khiêu vũ Chelsea sắp đến.

- Ôi, Simon, - Lavinia vừa nói vừa xoay thân hình thon thả về phía anh, - gặp được anh tuyệt quá.

Simon mỉm cười. Anh vẫn còn chưa quen với ngôn ngữ của các cô gái sống giữa quảng trường Sloané Kensington.

- Em hy vọng anh đã xoay xở được để thoát khỏi cái nơi khủng khiếp đó trong phần còn lại của buổi tối, - nàng nói.

- Nhất định, - Simon thấy mình đang nói, - và anh còn thoát khỏi một bàn ăn ở Caprice.

- Ôi, vui quá, - Lavinia nói. – Và họ có trông chờ anh trở lại và bỏ phiếu cho một đạo luật ngớ ngẩn nào đó vào lúc mười giờ?

- Không, anh là của em suốt đêm, - Simon nói, hối tiếc ngay sau khi vừa thốt ra những từ đó.

Anh chợt bắt gặp vẻ lạnh nhạt trên gương mặt của Lady Maxwell-Harrington và nguyền rủa một lần thứ ba.

--- ------ ------ ------ -------

1 Tức: 6 feet 4 inch tương đương 1,93 mét.

2 Number 10 Downing Street: Phủ Thủ tướng Anh. Đường Downing, nơi có một số công sở của Vương quốc Anh, lấy tên của Sir George Downing (1623 – 1684). Người đã từng có tài sản tại đó.

3 5 feet 7 = 1,70 mét.

4 Các Thủ tướng của Anh.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 3


Charles Hampton lái chiếc Daimler của anh từ Hạ nghị viện đến ngân hàng của cha anh trong thành phố, anh vẫn còn nghĩ về đường Threadneedle của dòng họ Hampton như là ngân hàng của cha anh mặc dầu trong hai thế hệ gia đình chỉ là người có cổ phần thiểu số, với bản thân Charles với bản thân Charles làm chủ vỏn vẹn hai phần trăm phần hùn. Tuy nhiên, trong lúc ông anh Rupert của anh không tỏ ra ham muốn đại diện cho lợi ích gia đình, thì hai phần trăm đó đảm bảo cho Charles một chỗ trong Hội đồng Quản trị và một số thu nhập đủ để bảo hiểm rằng tiền lương nghị viên ít ỏi của anh gồm 1750 bảng mỗi năm đã được bổ sung một cách đầy đủ.

Kể từ ngày đầu tiên Charles có chân trong Hội đồng Quản trị của ngân hàng Hampton, anh đã không một chút nghi ngờ rằng vị tân chủ tịch, Derek Spencer, xem anh là một đối thủ nguy hiểm. Spencer đã vận động để cho Rupert thay thế cha anh khi ông nghỉ hưu, và chỉ vì sự khăng khăng của Charles đã khiến cho Spencer không thể chuyển vị bá tước già ra khỏi luồng tư tưởng của ông ta.

Khi Charles tiếp tục thắng được một ghế ở Nghị viện, Spencer lập tức đưa ra vấn đề trách nhiệm nặng nề của anh ở Nghị viện sẽ ngăn cản anh thi hành phận sự hàng ngày trong Hội động Quản trị. Tuy nhiên, Charles có thể thuyết phục đa số các giám đốc thân thiết về những lợi ích khi có một người nào đó thuộc Hội động Quản trị tại Westminster 1, mặc dầu luật lệ quy định rằng việc làm riêng tư của anh phải ngừng lại nếu anh được mời làm một vị Bộ trưởng của Quốc vương.

Charles bỏ chiếc Daimler trong ngân hàng Hampton. Anh vẫn thấy tức cười khi nghĩ đến chuyện chỗ đậu xe của anh có giá trị gấp hai mươi lần chiếc xe. Khu vực phía trước của ngân hàng Hampton là một di tích của thời ông cố anh. Vị bá tước thứ mười hai của Bridgewater đã đòi hỏi một cửa vào rộng đủ cho chiếc xe tứ mã của ông cụ quay trọn một vòng. Phương tiện vận chuyển này đã biến mất từ lâu, để được thay thế bởi mười hai chỗ đậu xe cho các giám đốc ngân hàng Hampton Derek Spencer, mặc dù có tất cả ưu điểm của trường Trung học chuyên ban văn chương, đã không hề gợi ý khu đất nên được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.

Cô gái ngồi ở bàn tiếp tân bất thân ngừng đánh móng tay vừa kịp: "Chào ông Charles" trong lúc anh đi xuyên qua cửa xoay và mất hút vào một thang máy đang chờ sẵn. Mấy giây sau Charles ngồi vào phía sau một cái bàn trong văn phòng nhỏ lót ván gỗ sồi. Anh bấm một nút trên hệ thống liên lạc và cho viên thư ký hay rằng anh không muốn bị quấy rầy trong một tiếng đồng hồ kế tiếp.

Mười thành viên đảng Bảo thủ trong Nghị viện phỏng đoán rằng sau khi thất bại của ông trong cuộc bầu cử, Sir Alex Douglas – Home sẽ xuống một bước làm lãnh tụ phe Đối lập. Giờ đây, vào mùa xuân năm 1965, Charles biết anh phải quyết định bám theo đuôi áo ai. Trong lúc anh vẫn ở trong phe Đối lập, hy vọng duy nhất của anh là được giao một chức vụ nhỏ trong đảng Đối lập, nhưng như thế có thể hóa ra là bàn đạp để trở thành một vị Bộ trưởng trong Chính phủ nếu đảng Bảo thủ thắng cuộc bầu cử kế tiếp. Anh đối đầu với sự thử thách lớn đầu tiên trong sự nghiệp của mình.

Sáu mươi phút sau tập giấy trắng có mười hai cái tên viết trên đó bằng bút chì, nhưng mười cái đã bị gạch ngang. Chỉ còn lại hai tên của Reginald Maudling và Edward Heath 2.

Charles xé rời tờ giấy có viết chữ và tờ có dấu ấn bên dưới rồi cho cả hai tờ qua máy hủy tài liệu bên cạnh bàn. Anh cố gắng tập trung chú ý vào chương trình nghị sự cho phiên họp hàng tuần của Hội động Quản trị ngân hàng. Chỉ mỗi một mục, mục bảy, dường như hết sức quan trọng. Ngay trước mười một giờ, anh gom góp giấy tờ và đi về phía phòng họp. Hầu hết các bạn đồng sự của anh đều đã ngồi vào chỗ khi Derek Spencer nêu mục số một trong lúc chiếc đồng hồ trong phòng họp báo giờ.

Trong suốt cuộc thảo luận có thể đoán trước sau đó về lãi suất ngân hàng, biến động trong giới kim loại, tín phiếu châu Âu và chính sách khách hàng – đầu tư – tâm trí của Charles cứ lang mang trở lại với cuộc bầu cử ban Lãnh đạo sắp đến và tầm quan trọng về việc ủng hộ người thắng cuộc nếu anh cần phải nhanh chóng được đề bạt từ băng ghế sau cùng.

Lúc họ tới mục bảy trên chương trình nghị sự, Charles đã quyết định. Derek Spencer mở ra một cuộc thảo luận về các số tiền được đề xuất cho Mexico và Balan, và hầu hết những thành viên của Hội đồng Quản trị đều đồng ý với ông ta rằng ngân hàng nên tham dự vào một nơi, chứ đừng nên mạo hiểm vào cả hai nơi.

Tuy nhiên tư tưởng của Charles không hướng vào Mexico City hoặc Warsaw, mà hướng về nơi gần hơn nhiều, và khi vị chủ tịch yêu cầu bỏ phiếu, Charles không có ý kiến gì.

- Mexico hay Ba Lan, Charles? Anh ưu tiên cho nước nào?

- Heath, - anh trả lời.

- Xin lỗi, tôi nghe không rõ, - Derek Spencer nói.

Charles choàng tỉnh lại từ Westminster trở về đường Threadneedle để nhận thấy mọi người quanh bàn phòng họp đang nhìn chằm chằm vào anh. Với dáng điệu của một người đã suy nghĩ kỹ vấn đề, Charles quả quyết nói:

- Mexico. Sự khác biệt lớn giữa hai Quốc gia có thể đánh giá một cách chính xác nhất bởi thái độ trả nợ của họ. Mexico có thể không muốn trả nợ, nhưng Ba lan sẽ không thể trả, như vậy tại sao chúng ta không nên giới hạn những mạo hiểm và hỗ trợ cho Mexico. Nếu xảy ra việc tố tụng tôi thích đối đầu với một kẻ không chịu trả tiền hơn là với một kẻ không thể.

Các thành viên lớn tuổi hơn ở quanh bàn gật đầu tỏ vẻ đồng ý. Anh con trai chính hiệu của Bridgewater đang được xếp vào vị trí trên cùng của Hội đồng Quản trị.

Khi phiên họp kết thúc, Charles cùng các đồng sự dùng bữa trưa trong phòng ăn của các giám đốc. Một căn phòng treo hai bức tranh Hogarth, một bức Brueghel, một bức Goya và một bức Rembrandt 3 - đúng là một cách nhắc nhở khác về khả năng chọn người thắng cuộc của ông cố nội anh – có thể giải trí ngay cả người sành ăn phóng túng nhất. Charles không chờ tới khi có một quyết định giữa hai loại phô mai Cheddar và Stilton trong lúc anh muốn trở về Hạ nghị viện để tham dự cuộc chất vấn các Bộ trưởng của các Nghị viện.

Khi đến Hạ nghị viện anh đi tới ngay phòng hút thuốc, từ lâu được đảng Bảo thủ xem là khu vực dành riêng cho họ. Nơi đó, ngồi trong những chiếc ghế bành da thật sâu và trong bầu không khí nồng nặc mùi xì gà cuộc trò chuyện hoàn toàn thích hợp đối với ai sẽ là người kế vị Sir Alec Home.

Sau đó trong buổi chiều hôm ấy Charles trở về hội trường Hạ nghị viện. Anh muốn quan sát Heath và những thành viên lãnh đạo đảng Đối lập của ông xử lý những sửa đổi của phe Chính phủ từng điểm một. Heath đứng lên đối diện với vị Thủ tướng, tập giấy ghi chú trên bục phía trước ông.

Charles dự định rời hội trường khi Raymond Gould đứng lên để nêu một điểm sửa đổi từ hàng ghế sau cùng. Charles vẫn ngồi yên tại chỗ. Anh phải lắng nghe với sự khâm phục đầy bực tức trong lúc sự nắm bắt sức mạnh trí tuệ qua lời tranh luận của Raymond bù đắp một cách dễ dàng nghệ thuật hùng biện không mấy xuất sắc của anh ta. Mặc dầu Gould được nghỉ nhiều hơn số người mới được thu nhận vào ghế dân biểu của đảng Lao động, anh ta không làm cho Charles sợ. Mười hai thế hệ với sự khôn khéo và nhạy bén trong công việc kinh doanh đã giữ nhiều phần to lớn của Leeds trong tay của gia đình Bridgewater mà những người tương tự như Raymond Gould thậm chí không hề hay biết.

Charles dùng bữa tối trong phòng ăn của các thành viên đêm hôm ấy và ngồi cái bàn lớn chính giữa phòng do các Nghị viện đảng Bảo thủ chiếm giữ. Chỉ có một chủ đề trò chuyện, và trong lúc vẫn hai cái tên được nổi bật thì rõ ràng đây là một cuộc chạy đua kèm nhau sát nút.

Khi Charles trở về ngôi nhà ở quảng trường Eaton của anh sau cuộc biểu quyết lúc mười giờ, vợ anh, Fiona, đã quấn kín mít trên giường và đọc quyển "The Commedians" của Graham Greene.

- Họ đã để cho anh về sớm hôm nay.

- Không tệ lắm, - Charles nói, và bắt đầu vui vẻ kể cho nàng nghe anh đã trải qua một ngày như thế nào, trước khi chuồn vào phòng tắm.

Charles tưởng anh khôn khéo, nhưng vợ anh, Lady Fiona Hampton, nhũ danh Campbell, con gái duy nhất của Công tước Falkỉk, hoàn toàn khác hẳn. Nàng và Charles đã được lựa chọn cho nhau bởi ông bà nội của họ và không một ai hỏi han hoặc nghi ngờ sự sáng suốt trong việc lựa chọn của họ. Mặc dầu Charles có rất nhiều bạn gái trước khi họ thành hôn, anh vẫn luôn luôn nghĩ anh sẽ trở về với Fiona. Cha của Charles, vị bá tước thứ mười bốn, vẫn luôn luôn nhất quyết rằng giai cấp quý tộc đang trở nên quá lỏng lẻo và đa cảm về tình yêu.

- Đàn bà, - anh tuyên bố, - là để sinh con và đảm bảo một sự tiếp tục của dòng giống đàn ông.

Vị bá tước già thậm chí trở nên tin chắc hơn khi ông được thông báo rằng Rupert tỏ ra ít quan tâm đến phái nữ và hiếm khi bị bắt gặp đi cùng với phụ nữ.

Fiona chắc sẽ không bao giờ công khai gây bất hòa với vị bá tước già và thầm thích thú với ý nghĩ cho ra đời một cậu con trai để thừa kế tước vị bá tước. Nhưng cho dù có nhiệt tình và cố gắng hết sức Charles dường như không thể sinh con nối dõi. Fiona đã được một bác sĩ ở đường Harley cam đoan rằng không có lý do nào khiến nàng không thể mang thai. Vị chuyên gia đã gợi ý rằng có lẽ chồng nàng cần phải đến bệnh viện để kiểm tra. Nàng lắc đầu, biết chắc Charles sẽ gạt bỏ một ý kiến như thế ra ngoài tai, bất kể anh thích có một cậu con trai, thiết tha đến mức nào.

Fiona trải qua phần nhiều thời gian rảnh rỗi của nàng trong đơn vị bầu cử Sussex East để giúp đỡ thêm cho sự nghiệp chính trị của Charles. Nàng đã biết sống với thực tế rằng cuộc hôn nhân của họ không có tính chất lãng mạn và hầu như đành cam chịu những lợi ích khác của hôn nhân. Mặc dầu nhiều người đàn ông thú thật một cách thầm kín và công khai rằng họ nhận thấy dáng dấp thanh lịch của Fiona quả là hấp dẫn, nàng vẫn khước từ mọi sự theo đuổi của họ hoặc giả vờ không nhận thấy.

Lúc Charles từ phòng tắm trở ra trong bộ đồ ngủ bằng lụa xanh, Fiona đã lập xong một kế hoạch, nhưng trước hết nàng cần được trả lời một số vấn đề.

- Anh thích ai hơn?

- Đó sẽ là một chạy đua sát nút, nhưng anh đã mất cả buổi chiều để quan sát những ứng cử viên đứng đắn.

Anh đã đi đến kết luận chưa? – Fiona hỏi.

- Heath và Maudling là những người có nhiều hy vọng trúng cử nhất, mặc dầu thành thật mà nói anh chưa bao giờ trò chuyện với bất cứ một ai trong hai người đó lâu hơn năm phút.

- Trong trường hợp đó chúng ta phải chuyển điều bất lợi thành thuận lợi.

- Em muốn nào gì vậy, em yêu? – Charles hỏi trong lúc anh trèo lên giường bên cạnh vợ.

- Anh hãy nhớ lại chuyện cũ đi. Khi anh là Chủ tịch Câu lạc bộ Pop ở Eaton, anh có thể nhớ tên một người nào trong số sinh viên năm thứ nhất hay không?

- Chắc chắn không, - Charles nói.

- Đúng. Và em sẵn sàng cá rằng cả Heath lẫn Maudlinng đều không thể nhớ tên hai mươi người trong số mới được thu nhận làm Nghị viên đảng Bảo thủ.

- Em định dẫn anh đến đâu, Lady Macbeth?

- Sẽ không có bàn tay quỷ quái nào cần thiết cho vụ thành công rực rõ này. Nhất định anh phải tình nguyện tổ chức thu nhận một đám người mới cho ông ta. Nếu ông ta trở thành lãnh tụ, chắc chắn ông ta nghĩ là nên lựa chọn một hai khuôn mặt mới cho phe mình.

- Em đúng là một người của dòng họ Campbell.

- Được rồi, chúng ta hãy xem xét kỹ lại, - Fiona vừa nói vừa tắt ngọn đèn bên phía nàng.

Charles không xem xét kỹ lại mà chỉ nằm trằn trọc gần trọn đêm, đầu óc cứ nghĩ tới những gì anh đã nói. Khi Fiona thức dậy sáng hôm sau nàng tiếp tục câu chuyện tựa hồ không hề bị gián đoạn

- Tốt hơn nên giữ nên, - nàng nói tiếp, - trước khi người anh lựa chọn thông báo ông ta sẽ ra ứng cử, yêu cầu ông ta sẽ chạy đua nhân danh các thành viên mới.

- Thông minh, -Charles nói.

- Anh đã quyết định chọn ai?

- Heath, - Charles trả lời không do dự.

- Em sẽ ủng hộ phán đoán chính trị của anh, - Fiona nói, - Anh chỉ việc tin em khi cần tới sách lược. Trước hết, chúng ta soạn thảo một bức thư.

Trong bộ đồ ngủ, trên sàn nhà ở cuối giường, hai con người thanh lịch thảo đi thảo lại một bức thư ngắn cho Edward Heath. Cuối cùng bức thư được soạn thảo xong lúc chín giờ rưỡi và được chuyển bằng tay đến phòng ông ta ở khách sạn Albany.

Sáng hôm sau Charles được mời đến căn hộ nhỏ dành riêng cho người độc thân uống cà phê. Họ nói chuyện trong hơn một tiếng đồng hồ và thoả thuận đã đạt được.

Charles nghĩ Sir Alec đã thông báo từ chức của ông vào cuối mùa hè, như vậy sẽ giúp anh có tám tới mười tuần để tiến hành chiến dịch. Fiona đánh máy một danh sách tất cả các thành viên mới và trong suốt tám tuần lễ kế tiếp từng người trong số đó được mời đến ngôi nhà của họ ở quảng trường Eaton để uống rượu. Fiona đủ tinh tế để hiểu rằng các thành viên của Hạ nghị viện đông nhờ nhiều khách mời khác, thường là từ Thượng nghị viện. Heath sắp xếp để thoát khỏi công việc ở Nghị viện về Đạo luật Tài chính và bỏ ra tối thiểu một giờ mỗi tuần cùng với gia đình Hampton. Trong lúc ngày từ chức của Sir Alec Home đến gần hơn, Charles vẫn tin tưởng rằng anh đã tiến hành kế hoạch của mình theo một cách tế nhị và kín đáo. Chắc chắn anh sẽ sẵn lòng đánh cuộc rằng không một ai khác hơn Edward Heath có ý nghĩ anh đã dính líu sâu đến mức nào.

Chỉ một người đàn ông tham dự buổi nói chuyện thứ hai của Fiona trông thấy chính xác chuyện đang xảy ra. Trong lúc phần lớn các khách mời sử dụng thời gian của họ vào việc say mê ngắm bộ sưu tập mỹ thuật của gia đình Hampton, Simon Kerslake vẫn để mắt canh chừng hai vợ chồng chủ nhà. Kerslake không tin chắc Edward Heath sẽ thắng trong cuộc bầu cử sắp tới để làm lãnh tụ phe Đối lập và cảm thấy tin tưởng rằng Reginald Maudling tất nhiên sẽ được đảng chọn. Xét cho cùng Maudling chính là Bộ trưởng Ngoại giao thuộc đảng Đối lập, một nguyên Hiệu trưởng danh dự của trường Đại học và có thâm niên công vụ cao hơn Heath rất nhiều. Quan trọng hơn nữa, ông là một người đàn ông có gia đình. Simon không tin đảng Bảo thủ sẽ chọn một người độc thân để lãnh đạo họ.

Ngay sau khi Kerslake rời khỏi nhà Hampton anh nhảy vào một chiếc taxi và trở về ngay Hạ nghị viện. Anh nhận thấy Reginald Maudling trong phòng ăn của thành viên. Anh đợi cho tới khi Maudling đã ăn xong mới hỏi họ có thể nói chuyện riêng với nhau một lát hay không.

Maudling là một người cao lớn, có bước chân kéo lê trên mặt đất. Ông hoàn toàn không biết tên của thành viên mới. Cho dù ông có trông thấy anh lang thang quanh toà nhà, chắc là ông đã phỏng đoán rằng, với dáng dấp như thế, anh chỉ là một xướng ngôn viên của đài truyền hình đang tường thuật tại chỗ cuộc tranh giành chức Chủ tịch. Ông mời Simon đi theo ông vào văn phòng để uống một ly.

Maudling vẫn thường hết sức chú ý lắng nghe tất cả những gì chàng thanh niên đầy nhiệt tình phải nói và chấp nhận ý kiến của thành viên mới biết rành rẽ mà không cần hỏi han. Theo thoả thuận Simon phải cố gắng chống lại chiến dịch của Hampton và báo cáo lại kết quả hai lần mỗi tuần.

Trong lúc Hampton có thể kêu gọi tất cả năng lực và ảnh hưởng của việc xuất thân từ Eaton, thì Kerslake cân nhắc những điều thuận lợi và bất lợi của cuộc tranh tài theo một cách sẽ gây ấn tượng cho một người tốt nghiệp đại học Harward ngành Kinh doanh. Anh không làm chủ một ngôi nhà nguy nga ở quảng trường Eaton trong đó Turners và Hollbeins được nhận thấy trên các bức tường chứ không phải trong những cuốn sách. Anh cũng thiếu một bà vợ đầy hấp dẫn thuộc giới thượng lưu, - mặc dầu anh hy vọng chẳng bao lâu sẽ không còn như thế. Anh không có bao nhiêu tiền, nhưng anh đã xoay sở được khá đủ trong thời gian làm việc ở đài BBC để chuyển từ căn hộ nhỏ xíu ở sân của Bá tước đến một ngôi nhà nhỏ ở góc đường Beaufort tại Chelsea. Giờ đây Lavinia ở nhà ban đêm nhiều hơn, nhưng anh vẫn không thể thuyết phục nàng cư trú ở đó một cách thường xuyên.

- Anh không có đủ chỗ chứa giày của em, - nàng đã có lần nói với anh.

Điều đó vẫn không ngăn cản Simon thích thú khi có nàng ở gần và biết rõ nàng có khiếu chính trị. Sau bữa ăn tối anh đã gặp Maudling nàng yêu cầu được biết.

- Nhưng tại sao anh ủng hộ Reggie Maudling?

- Reggie có kinh nghiệm nhiều hơn hẳn Heath và trong bất kỳ trường hợp nào ông ấy quan tâm đến những người chung quanh ông nhiều hơn.

- Nhưng ba nói Heath có kỹ năng chuyên môn hơn rất nhiều, - Lavinia nói.

- Rất có thể như thế, nhưng người Anh vẫn luôn luôn thích những ngón tay nghiệp dư điều hành chính phủ của mình, - Simon nói và thầm nghĩ không có thí dụ nào hay hơn cha của nàng.

- Nếu anh thực sự tin chuyện nghiệp dư đó, tại sao anh lại dấn thân vào?

Simon xem xét câu hỏi một hồi lâu trước khi hớp một ngụm rượu vang và trả lời.

- Bởi vì, thành thực mà nói, anh không phải xuất thân từ hạng người tự động điều khiển trung tâm sân khấu của đảng Bảo thủ.

- Đúng, - Lavinia vừa nói vừa cười – Nhưng em…

Simon trải qua những ngày kế tiếp cố gắng khai thác tận cùng những người chắc chắn ủng hộ Maudling và Heath, mặc dù nhiều thành viên khai là ủng hộ cả hai ứng cử viên, tuỳ theo ai là người hỏi họ. Những người đó anh liệt vào danh sách không rõ rệt. Khi Enock Powell ném cái mũ lên giá, Simon không thể tìm thấy một thành viên mới nào khác hơn Alec Pimkin là người công khai ủng hộ anh.

Simon không hề cố gắng tác động đến số phiếu của Pimkin. Dáng người mập lùn đó đi lạch bạch giữa quầy rượu của các thành viên và phòng ăn phù hợp hơn là trong hội trường và thư viện. anh ta chắc chắn đã xem Simon "vượt quá địa vị của mình". Cho dù anh ta đã không bỏ phiếu cho Powell, mọi người đều biết rằng anh ta hơi nể sợ người bạn học cũ Charles Hampton, và Simon đứng vào hàng thứ ba. Như thế là bỏ lại bốn mươi thành viên thuộc nhóm mới được thu nhận tạm thời vẫn còn phải được theo dõi. Simon ước tính cứ bốn mươi người thì mười hai chắc chắn bỏ phiếu cho Heath, mười một cho Maudling và một cho Powell, còn mười sáu chưa quyết định. Trong lúc ngày bầu cử tới gần rõ ràng chỉ có một ít trong số mười sáu người đó cuối cùng đã biết ứng cử viên nào tốt, còn hầu hết vẫn còn chưa chắc chắn họ sẽ bỏ phiếu cho ai.

Bởi vì Simon không thể mời tất cả đến căn nhà nhỏ của anh ở góc đường Beaufort, anh phải đến gặp họ. Trong sáu tuần lễ cuối cùng của cuộc chạy đua anh tháp tùng vị lãnh tụ anh đã lựa chọn đến hai mươi ba đơn vị bầu cử của các thành viên, từ Bodmin đến Glasgow, từ Penrith đến Great Yarmouth, thông báo cho Maudling một cách kỹ càng trước mọi cuộc mít tinh.

Dần dần ai cũng thấy rõ rằng Charles Champton và Simon Kerslake là đại diện được lựa chọn trong số đảng viên Bảo thủ mới được thu nhận tạm thời. Một số thành viên phẫn nộ về những chuyện kín được rỉ tai nhau trong các buổi tiệc đứng ở quảng tường Eaton, hoặc về sự khám phá ra rằng Simon Kerslake đã viếng thăm các đơn vị bầu cử của họ, trong lúc những người khác chỉ ganh tỵ đối với phần thưởng dồn dập của kẻ chiến thắng.

Ngày 22 tháng 7 năm 1965, Sir Alec Douglas – Home chính thức thông báo từ chức với uỷ ban 1922, gồm tất cả các nghị viện đảng Bảo thủ.

Ngày được lựa chọn cho cuộc bầu cử chức Lãnh tụ chỉ còn năm hôm nữa. Charles và Simon bắt đầu tránh mặt nhau, và Fiona khởi sự đề cập đến Kerslake, đầu tiên trong chỗ riêng tư, rồi giữa nơi công khai, như là "một con người tự lập huênh hoang". Nàng ngừng sử dụng những từ đó khi Alec Pimkin hỏi với vẻ hết sức ngây thơ có phải nàng đang đề cập tới Edward Heath hay không?

Buổi sáng bầu phiếu kín cả Simon và Charles bỏ phiếu sớm và trải qua phần còn lại của ngày hôm ấy bằng cách đi tới đi lui trong các hành lang của Hạ nghị viện cố ước định kết quả. Tới giờ ăn trưa cả hai người bên ngoài tỏ ra hết sức vui mừng nhưng bên trong lại thất vọng.

Lúc hai giờ mười lăm họ ngồi trong căn phòng rộng lớn của uỷ ban để nghe vị Chủ tịch của Uỷ ban 1922 công bố bản thông báo lịch sử.

- Kết quả cuộc bầu cử lãnh tụ đảng Bảo thủ trong Hạ nghị viện là như sau:

Edward Heath: 150 phiếu.

Reginald Maudling: 133 phiếu.

Enoch Powell: 15 phiếu.

Charles và Fiona liền mở một chai King trong lúc Simon dẫn Lavinia đến rạp Oil Vic để xem phim The Royal Hunt of the Sun.

Anh ngủ suốt đoạn trình diễn xuất sắc của Robert Staphens trước khi được Lavinia lái xe đưa về nhà trong im lặng.

- Em phải nói tối nay đi với anh thật là hứng thú, - nàng lên tiếng.

- Anh xin lỗi em, nhưng anh hứa sẽ bù lại trong nay mai, - Simon ngần ngại nói tiếp, - Chúng ta hãy ăn tối ở Anna vào ngày.. thứ hai nhé. Chúng ta sẽ biến dịp đó thành một cơ hội đặc biệt.

Lavinia mỉm cười lần đầu tiên trong đêm hôm ấy.

Khi Edward Heath thông báo nhóm Đối lập của ông trong chính phủ, Reggie Maudling được đề cử làm Phó chủ tịch. Charles Hampton nhận được lời mời tham gia nhóm môi trường của phe Đối lập với tư cách phát ngôn viên.

Anh là người đầu tiên trong số mới thu nhận tạm thời nhận được trách nhiệm Nghị viện.

Simon Kerslake nhận đuọc một bức thư viết bằng tay của Reggie Maudling cám ơn anh về những nỗ lực kiên quyết của anh.

--- ------ ------ ------ -------

1 Westminster: một quận ở phía Tây London nơi tọa lạc Thượng viện và Hạ viện thuộc Quốc hội Anh, gọi chung là Nghị viện (Parliament).

2 Edward Heath làm Thủ tướng từ 1970 đến 1974.

3 William Hogarth (1697-1764): họa sĩ và điêu khắc gia Anh. Pieter Brueghrl (1525-1569), họa sĩ Flanders (một nước ở Tây Bắc châu Âu) Francisco José de Goya (1746-1828) ; họa sĩ Tây Ban Nha Rembrandt (1606-1669): họa sĩ và điêu khắc gia Hà Lan.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 4


Simon phải mất gần một tuần lễ mới hết giận đối với vụ đắc cử của Heath, và lúc bấy giờ anh đã quyết định về một phương hướng hành động rõ ràng cho tương lai. Sau khi cẩn thận kiểm tra văn phòng Tổ chức Nghị viện về chương trình bỏ phiếu ngày thứ hai, vì thấy không có vụ bỏ phiếu nào dự kiến sau sáu giờ, anh đặt một bàn ở nhà hàng Annabel lúc mười giờ. Louis hứa dành cho anh một bàn trong góc phòng khuất sau khỏi sàn nhảy.

Vào sáng thứ hai Simon đọc lướt các bảng hiệu trên đường Bond trước khi ra khỏi tiệm Catier với một cái hộp nhỏ bằng da màu xanh mà anh bỏ trong túi áo vét. Simon quay trở về Hạ nghị viện không sao hoàn toàn tập trung tư tưởng vào những yêu cầu của ngày hôm ấy.

Anh rời Hạ nghị viện sau bảy giờ một chút để trở về đường Beaufort. Về tới nhà anh xem các báo buổi chiều trước khi gội đầu và tắm. Anh cạo râu một lần thứ hai trong ngày, tháo kim ra khỏi một chiếc sơ mi chưa bao giờ lấy ra khỏi bao gói và chuẩn bị một chiếc áo khoác màu sẫm.

Lúc chín giờ anh chuyển cái hộp nhỏ từ túi áo vét sang áo khoác, kiểm tra lại nơ bướm, và khi đi, anh khoá hai lần cửa trước căn nhà nhỏ của anh.

Khi anh tới quảng trường Chelsea sau đó mấy phút anh đậu chiếc MOB của anh bên ngoài ngôi nhà số 4 và một lần nữa viên quản gia thông suốt mọi sự lại dẫn anh qua cổng. Simon có thể nghe giọng nói cao của Lavinia vọng ra từ phòng khách, nhưng không phải cho đến lúc bước vào bên trong anh mới nhận ra nàng đang nói chuyện với cha nàng.

- Chào anh, Simon.

- Chào em, - Simon nói, trước khi hôn nhẹ lên má Lavinia.

Nàng mặc một chiếc áo dài bằng the màu lục để lộ đôi vai trắng như kem.

- Ba nghĩ ông có thể trợ giúp Ted Heath, - đó là lời nói mở đầu của Lavinia.

- Em muốn nói gì vậy? – Simon hỏi với vẻ lúng túng.

- Có lẽ con đã không ủng hộ vị tân lãnh tụ của chúng ta trong cuộc chiến đấu của ông ấy, - Sir Rufus lên tiếng, - nhưng ba đã ủng hộ, và mặc dầu chính ba nói ra điều đó, ba còn có chút ảnh hưởng đối với ông ấy.

Simon nhận trái se-ry ngọt mà Lavinia ném vào tay anh.

- Ba sẽ dùng bữa trưa với ông Heath ngày mai và có lẽ ba nên nói một vài lời thay cho con.

- Con xin cảm ơn ba, - Simon nói, vẫn còn căm ghét trò giả dối dường như quan trọng hơn cả năng lực.

- Không đâu, con. Thành thực mà nói, ba vẫn xem con như con ruột của ba.

Simon mân mê cái hộp nhỏ trong túi áo khoác.

- Ba như thế mà không siêu hay sao? – Lavinia nói.

- Chắc chắn mà, - Simon nói.

- Thế là xong, - Lavinia nói. – vậy thì chúng ta hãy đến tiệm Annabell.

- Phải lắm, -Simon nói. – Anh đã đặt một bàn vào lúc mười giờ, - anh vừa nói tiếp vừa xem đồng hồ tay.

- Chỗ đó tốt không? – Sir Rufus hỏi.

- Tuyệt, ba à, - Lavinia tuyên bố, - một lúc nào đó ba nên thử xem.

- Các câu lạc bộ quỷ quái đó không bao giờ tồn tại lâu. Nếu nó vẫn còn hoạt động một năm sau ba sẽ tìm đến đó.

- Có lẽ một năm sau ba sẽ không ở gần đây, - Lavinia vừa nói vừa cười khúc khích.

Simon cố cười.

- Nếu Lavinia đã nói với tôi như thế cách đây một năm, chắc là tôi đã cho nó một trận đòn.

Lần này Simon gượng cười.

- Đi thôi, Simon, - Lavinia nói, - nếu không mình sẽ trễ mất.

Rồi nàng hôn nhanh lên má cha nàng và nói:

- Chào ba.

Simon bắt tay Sir Rufus hơi trịnh trọng trước khi đi theo Lavinia ra xe.

- Đó không phải là tin tức tuyệt diệu sao? – nàng nói lúc Simon bật công tắc cho máy xe nổ.

- Đúng thế, - Simon vừa nói vừa lái xe vào đường Fulham. – Ba em thật tốt.

Mấy giọt mưa buộc anh phải chạy gạt nước.

- Mẹ nói nhất định anh sẽ được đề cử làm phát ngôn viên của đảng Đối lập.

- Không hy vọng gì đâu, - Simon nói.

- Anh đừng bi quan như thế, - Lavinia nói. – Có gia đình em đứng sau lưng anh thì bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Simon cảm thấy hơi chán ngán.

- Và mẹ quen biết tất cả những phụ nữ trong Đảng.

Simon có cảm nghĩ điều đó sẽ không còn quá quan trọng nữa khi một người độc thân cầm quyền.

Simon quẹo xe vào quảng trường Belgrave và tiếp tục chạy lên phía Hyde Park Corner.

- Chắc là em đã kể cho anh nghe về Hunt Ball? Chắc chắn tất cả mọi người sẽ có mặt ở đó. Em muốn nói tất cả mọi người.

- Không, em chưa hề kể chuyện đó, - Simon nói.

Anh chưa bao giờ nhìn nhận với Lavinia anh không chịu đựng nổi các Hunt Ball.

Simon chợt trông thấy con mèo chạy ra ngoài ở phía trước xe buýt hai tầng và thắng xe lại đúng lúc.

- Chà, sát quá, - anh nói.

Nhưng một lát sau, Lavinia gào lên. Simon quay sang và trông thấy một dòng máu nhỏ chảy xuống trán nàng.

- Chúa ơi, em chảy máu. Anh hãy đưa em đến một bệnh viện. Nàng nói và bắt đầu khóc nức nở.

Simon liền nhanh chóng lái xe đến bệnh viện St. George ở góc Hyde Park và nhảy ra, bỏ chiếc xe hơi của anh trên một lằn đường đôi màu vàng. Anh chạy nhanh qua phía bên kia xe và đỡ Lavinia ra ngoài, từ tù dẫn nàng tới lối vào phòng cấp cứu. Mặc dầu máu vẫn còn chảy trên mặt Lavinia, vết rách phía trên lông mày của nàng có vẻ không quá sâu theo nhận xét của Simon. Anh cởi áo khoác của anh ra và choàng lên đôi vai trần của nàng, làm mọi điều anh có thể để vỗ về nàng, nhưng nàng vẫn tiếp tục run rẩy.

Chắc hẳn nhờ Simon ăn mặc rất chỉnh tề cho nên cô y tá trực hoạt động nhanh hơn thường lệ. Họ được dẫn thẳng tới một bác sĩ chỉ mấy phút sau khi họ đến.

- Lấm hết cả cái áo đẹp của em rồi, - Lavinia vừa nói vừa khóc tấm tức.

- Vết dơ sẽ được tẩy sạch thôi mà, - vị bác sĩ nói tỉnh bơ.

- Nhưng tôi sẽ bị một vết sẹo suốt đời phải không? – Lavinia hỏi.

Simon quan sát với sự khâm phục không nói ra. Nàng hoàn toàn nắm vững mọi việc chung quanh nàng.

- Nhờ trời, không đâu, - vị bác sĩ trả lời, - đây chỉ là một vết thương phần mềm thậm chí không cần phải khâu. Ba chỉ phải chịu một cơn nhức đầu nhẹ.

Vị bác sĩ làm cho máu bớt chảy trước khi lau sạch vết thương rồi nói tiếp.:

- Sẽ không có một dấu hiệu nào của vết cắt sau hai tuần lễ.

- Bác sĩ chắc chắn chứ? – lavinia hỏi.

Simon không thể rời mắt khỏi nàng.

- Hoàn toàn chắc chắn, - vị bác sĩ nói, và đặt một miếng băng dính nhỏ qua vết thương. – Có lẽ cô nên về nhà và thay áo, đừng đi ăn tối bên ngoài nữa.

- Tất nhiên, bác sĩ Drummond, - Simon nói sau khi xem tên trên phù hiệu nhỏ ở ve áo.- Tôi sẽ cho người chăm sóc cô ấy cẩn thận.

Simon cảm ơn vị bác sĩ rồi đỡ Lavinia lên xe trước khi lái xe đưa nàng trở về quảng trường Chelsea. Lavinia không ngừng rên rỉ suốt trên đường về nhà, và nàng không để ý thấy Simon hầu như không nói chuyện. Lady Maxell- Harrington dẫn con gái bà đi ngủ ngay sau khi Simon kể cho bà nghe mọi việc đã xảy ra.

Khi hai mẹ con đã lên gác, Simon trở lại đường Beaufort. Anh lấy cái hộp nhỏ ra khỏi chiếc áo khoác lấm máu và đặt nó bên cạnh giường. Anh mở hộp và ngắm nghía viên sa phia gắn giữa một vòng kim cương nhỏ. Giờ đây anh biết chắc bàn tay anh muốn trông thấy đeo chiếc nhẫn này.

Sáng hôm sau, Simon gọi điện thoại để được biết Lavinia đã bình phục hoàn toàn, nhưng cha nàng có ý kến tốt hơn nàng nên nằm nghỉ suốt ngày. Simon tán thành và hứa sẽ ghé thăm nàng trong buổi tối.

Khi Simon đến văn phòng của anh ở Hạ nghị viện, anh gọi điện thoại đến bệnh viện St. George, và người ta cho hay bác sĩ Dummond đã hết phiên trực và sau mười hai giờ trưa mới trở lại. Không cần phải có tài nghệ như Sherlock Holmes mới tìm được số điện thoại của Drummond trong cuốn niên giám của London.

- Tôi là Simon Kerslake, - anh nói khi bác sĩ Drummond trả lời điện thoại. – Tôi muốn cảm ơn bác sĩ đã tận tâm chăm sóc cho Lavinia đêm hôm qua.

- Có gì đâu mà thực ra đó là công việc nhỏ nhất trong các vấn đề của đêm hôm qua.

Simon cười khẽ và hỏi:

- Không biết bác sĩ có rảnh để dùng bữa trưa không?

Bác sĩ Drummond có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng nhận lời sau khi Spencer gợi ý tiệm Coq d’ Or 1 ở gần bệnh viện. Họ thoả thuận gặp nhau lúc một giờ.

Simon đến sớm vài phút, gọi một ly bia và chờ ở quầy. lúc một giờ năm phút viên quản lý nhà hàng dẫn cô bác sĩ đến cạnh anh.

- Cô thật là tử tế vì đã đến đây khi tôi chỉ mời trong một thời gian ngắn, - Simon nói, sau khi bắt tay.

- Tôi đã không cưỡng lại được. Tôi vẫn thường không nhận lời mời ăn trưa khi tất cả việc tôi đã làm chỉ là lau sạch vết thương.

Simon bật cười và nhận thấy mình đang chăm chú nhìn cô gái xinh đẹp. Anh nhớ lại thái độ ôn hoà ngày hôm trước, nhưng hôm nay nàng bộc lộ một sự nồng nhiệt dễ lây khiến Simon cảm thấy mình khó cưỡng lại được. Viên quản lý nhà hàng dẫn họ tới một bàn ở góc phòng. Một lần nữa Simon chăm chú nhìn người phụ nữ thon thả với mái tóc vàng mà đôi mắt lớn màu nâu đã khiến anh thao thức gần suốt đêm. Anh không thể nào không để ý thấy nhiều người đàn ông ngừng lại ở giữa câu nói để nhìn kỹ hơn khi nàng đi qua mỗi bàn.

- Tôi biết thật là ngớ ngẩn, - anh nói sau khi họ đã ngồi xuống, - nhưng tôi chưa biết tên cô.

- Elizabeth, - nàng mỉm cười nói.

- Tên tôi là Simon.

- Tôi nhớ ra rồi, Elizabeth nói. – Thực ra tôi đã trông thấy anh trên chương trình Panorama tháng trước khi anh trình bày quan điểm của anh về tình trạng của dịch vụ Y tế công cộng quốc gia.

- ồ, - Simon nói với vẻ khá thích thú. – Tôi có nắm vững vấn đề hay không?

- Anh rất xuất sắc, - Elizabeth trả lời.

Simon mỉm cười.

- Chỉ có một chuyên gia mới nhận thức được anh đã không có một ý tưởng mơ hồ nhất về những gì anh đang nói.

Simon chợt ngẩn người ra rồi bật cười to.

Qua một bữa ăn mà Simon không thể nhớ đã gọi món gì, anh được biết rằng Elizabeth đã đi học ở London trước thực tập ở bệnh viện St. Thomas.

- Tôi chỉ tăng cường cho bệnh viện St. George trong tuần này, - nàng giải thích, - trước khi tôi bắt đầu làm trọn thời gian trong phòng Phụ khoa của bệnh viện St. Mary ở Paddington. Nếu cô Maxwell-Harrington đến bệnh viện một tuần sau, chúng ta sẽ không bao giờ gặp nhau. À cô ấy như thế nào rồi?

- Nằm trên giường cả ngày.

- Anh nói đùa ấy à? – Elizabeth nói. – Tôi chỉ cho cô ấy về nhà để thay áo, chứ không phải để nằm chờ hồi phục.

Simon lại bật cười.

- Tôi xin lỗi, có lẽ tôi đã xúc phạm một cô bạn thân của anh.

- Không, Simon nói, - đó là chuyện ngày hôm qua.

Simon trở về quảng trường Chelsea đêm hôm ấy và được biết, trong lúc ngồi ở cuối giường của Lavinia, rằng Sir Rufus đã "chấm" Ted Heath, và Simon có thể tin tưởng rằng sẽ nghe nói về anh trong nay mai. Tuy nhiên điều đó vẫn không khiến anh không kể cho Lavinia thực sự về cuộc gặp gỡ của anh với Elizabeth Drummond, cho dù anh chẳng có cách nào mà biết được tình cảm của Elizabeth, Simon ngạc nhiên trước thái độ bình tĩnh của Lavinia khi nghe cái tin đó. Một lát sau anh ra về để trở lại Hạ nghị viện vừa kịp cho cuộc bỏ phiếu mười giờ.

Trong hành lang viên trưởng ban tổ chức kéo anh qua một bên và hỏi anh có thể gặp ông ta trong văn phòng của ông lúc mười hai giờ sáng hôm sau hay không. Simon đồng ý không do dự. Sau cuộc bỏ phiếu anh thơ thẩn vào văn phòng tổ chức với hi vọng sẽ biết rõ tại sao viên trưởng ban tổ chức muốn gặp anh.

- Chúc mừng, - một nhân viên trong phòng vừa nói vừa nhìn lên từ bàn làm việc của anh ta.

- Về chuyện gì?- Simon lo lắng nói.

- Ồ, chẳng lẽ tôi lại vô ý để lộ bí mật hay sao?

- Tôi không nghĩ thế - Simon nói, - ông trưởng ban tổ chức đã yêu cầu gặp tôi vào mười hai giờ trưa mai.

- Tôi không bao giờ hé môi đâu, - anh ta nói rồi vùi đầu vào đống giấy tờ.

Simon mỉm cười và trở về nhà.

Anh không thể ngủ nhiều đêm hôm ấy hoặc đứng yên trong phần lớn buổi sáng và trở vào văn phòng tổ chức vào lúc mười giờ kém mười. Anh cố không tỏ ra quá băn khoăn.

Bà Noise, người nữ thư ký đứng tuổi của viên trưởng ban tổ chức, đang ngồi đánh máy ngừng lại một chút.

- Chào ông Kerslake. Tôi e rằng ông trưởng ban tổ chức phải trễ hẹn vì bận họp với ông Heath.

- Tôi rất hiểu – Simon nói, - Tôi phải chờ hay là ông ấy đã thu xếp một cuộc hẹn khác?

- Thôi, - bà Norse nói, tỏ vẻ hơi ngạc nhiên, rồi tiếp – Khỏi cần. Ông ấy chỉ nói rằng việc ông ấy muốn gặp ông không còn quan trọng nữa và ông ấy xin lỗi đã làm mất thời giờ của ông.

Simon quay đi, nhận thức được ngay tức khắc chuyện gì đã xảy đến. Anh liền đi thẳng đến phòng điện thoại công cộng gần nhất và quay năm con số của số điện thoại nhà Lavinia, rồi đột nhiên gác máy. Anh chờ một lúc trước khi quay bảy con số.

- Bác sĩ Drummond đây, - nàng nói với giọng quả quyết.

- Elizabeth, Simon Kerslake đây. Cô có rảnh để đi ăn tối?

- Tại sao vậy? Có phải Lavinia cần thay băng keo?

- Không, Simon nói – Lavinia đã chết…hơi sớm một chút.

Elizabeth cười khúc khích.

- Tôi hi vọng cô ấy không truyền nhiễm – nàng nói rồi tiếp. – Tôi e sẽ không thể đi trước mười một giờ rưỡi.

- Tôi cũng vậy, - Simon nói. Thế thì tôi có thể đón cô ở bệnh viện.

- Giọng anh nghe có vẻ hơi chán nản.

- Không phải chán nản.. mà già hơn, - Simon nói.

- Tôi đã trưởng thành thêm khoảng hai chục năm trong hai ngày vừa qua.

Mặc dầu anh không khá hơn một thông tín viên được ca ngợi, Charles Hampton thích thú với cuộc thách thức của vị trí mới với tư cách một phát ngôn viên đảng Đối lập trong ban Môi trường. Tối thiểu anh cảm thấy mình đang ở gần trung tâm của công việc. Cho dù thậm chí anh không thể tự quyết định về chính sách tương lai, ít ra anh cũng được nghe nói về vấn đề đó. Bất cứ khi nào một cuộc tranh luận về nhà ở diễn ra trong Hạ nghị viện, anh được quyền ngồi ở hàng ghế đầu cùng với phần còn lại của phe Bảo thủ. Anh đã từng gây ra sự thất bại cho hai sửa đổi nhỏ về Đạo luật Quy hoạch Thành phố và Quốc gia, và đã thêm vào một sửa đổi của chính anh liên quan tới việc bảo vệ cây cối. "Điều đó không ngăn chặn được một cuộc chiến tranh thế giới", anh thừa nhận với Fiona, "nhưng trong chừng mực của chính nó thì vô cùng quan trọng, bởi vì nếu chúng ta thắng trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới, lúc này anh tin chắc sẽ được đề bạt một chức vụ quèn. Lúc bấy giờ anh sẽ có một cơ hội thực sự để hình thành một chính sách.

Fiona tiếp tục đóng vai của nàng, tổ chức các buổi tiệc thân mật tại ngôi nhà của họ ở quảng trường Eaton. Vào khoảng cuối năm thì mọi thành viên trong Nội các của các đảng Đối lập đều đã được mời dự tiệc tối thiểu một lần ở nhà vợ chồng Hampton, tại đây Fiona không bao giờ cho phép một thực đơn được lặp lại hoặc mặc cùng một chiếc áo hai lần.

Khi Nghị viện bắt đầu một năm mới vào tháng Mười, Charles là một trong những cái tên liên tục được đề cập bởi các nhà phân tích chính trị như một người nên theo dõi. "Ông ấy giúp cho mọi việc xảy ra suôn sẻ", đó là tình cảm được nhắc đi nhắc lại. Anh ít khi có thể gặp các nhà vận động chính trị mà không có một phóng viên cố xin ý kiến về mọi vấn đề từ trợ cấp giá bỏ cho đến chuyện hiếp dâm. Fiona cắt từ các báo mọi bài viết về chồng nàng và không thể không để ý thấy chỉ có một thành viên mới được báo chí nhắc nhở nhiều hơn Charles – một người đàn ông còn trẻ ở Leeds tên Raymond Gould.

Người ta có thể bắt gặp Raymond Gould liên tục đánh máy thật khuya trên chiếc máy chữ cũ kỹ của anh với điện thoại bỏ ra khỏi ghế. Anh đang viết hết trang này sang trang khác, kiểm tra rồi lại kiểm tra các bằng chứng, và thường tra cứu các chồng sách bề bộn trên bàn.

Khi cuốn "Đủ việc làm bằng mọi giá?" Của Raymond Gould được xuất bản với tựa đề phụ "Ý kiến của một công nhân có học thức sau thập niên ba mươi", nó đã gây nên một chuyện giật gân tức cười. Ý kiến các nghiệp đoàn sẽ trở nên bất lực và đảng Lao động sẽ cần phải cách tân hơn để chiếm được số phiếu của giới trẻ hầu như chưa bao giờ làm cho các cấp trong Đảng quý mến anh. Raymond đã đoán trước rằng cuốn sách đó sẽ gây ra một trận chửi rủa từ các Nhà lãnh tụ nghiệp đoàn, và ngay cả một số đồng nghiệp cánh tả của anh. Nhưng khi A. J. P Tay lor có ý kiến trong tờ London Thời báo rằng đó là cái nhìn sâu sắc và thực tế nhất vào đảng Lao động kể từ cuốn Tương lai của chủ nghĩa xã hội của Anthony Crossland, và đã tạo nên một chính trị gia ít khi trung thực và can đảm, Raymond biết chiến lược và công việc cực nhọc của anh đang có lợi. Anh tự tìm ra một chủ đề nói chuyện thường xuyên trong mọi buổi tiệc chính trị ở London.

Joyce nghĩ cuốn sách là một tác phẩm uyên bác tuyệt diệu, và nàng đã bỏ ra một thời gian đáng kể cố gắng thuyết phục các nhà Nghiệp đoàn rằng, thực ra, cuốn sách đã bày tỏ một mối quan tâm nồng nhiệt đối với hoạt động của họ, trong lúc đồng thời xem xét một cách thực tết các cơ may cầm quyền của Đảng Lao động trong thập niên sắp tới.

Viên trưởng ban Tổ chức đảng Lao động kéo Raymond qua một bên và nói:

- Anh đã gây ra một sự náo động thực sự, anh bạn. Bây giờ, anh nên cúi đầu xuống trong ít tháng và chắc là anh sẽ thấy mọi thành viên trong Nội các nói đến anh tựa hồ đó là chính sách của Đảng.

Raymond nghe lời khuyên của viên Trưởng ban Tổ chức, nhưng anh không phải đợi nhiều tháng. Chỉ ba tuần sau khi cuốn sách được xuất bản Raymond nhận được một công văn của Số 10 yêu cầu anh xem lại bài diễn văn của Thủ tướng trong Hội nghị Nghiệp đoàn và cho thêm ý kiến nếu có thể. Raymond đọc công văn một lần nữa, vui mừng vì sự công nhận do nó mang lại.

Anh bắt đầu hy vọng rất có thể anh sẽ là người đầu tiên trong số Nghị viên mới được mời vào ghế lãnh đạo của phe chính phủ.

Simon Kerslake xem xét sự thất bại của Maudling và việc chính anh đã không được đề bạt một chỗ trong văn phòng Tổ chức chỉ là trở ngại tạm thời. Chẳng bao lâu sau anh bắt đầu làm việc theo một chiến lược mới để chiếm được sự tôn trọng của các bạn đồng sự. Nhận thấy cứ hai lần mỗi tuần lại có một người nào đó với tài hùng biện khiến cho mọi người khác phải để ý trong mười lăm phút anh liền dùng tất cả sự khôn khéo của anh để tấn công các Nghị viên phe chính phủ. Vào lúc bắt đầu một phiên họp mỗi tuần anh sẽ nghiên cứu cẩn thận chương trình nghị sự và đặc biệt nhất là năm câu hỏi đầu tiên được liệt kê cho Thủ tướng trong các ngày thứ ba và thứ năm.

Các câu hỏi phụ chỉ cần đến để kết hợp một cách hết sức lỏng lẻo với chủ đề của câu hỏi chính. Điều này có nghĩa là mặc dầu các Bộ trưởng đã chuẩn bị cho câu hỏi đầu tiên, họ không bao giờ có thể biết chắc những câu hỏi phụ nào sẽ bất ngờ được đặt ra cho họ. Vì vậy, mỗi buổi sáng thứ hai Simon sẽ chuẩn bị một câu hỏi phụ cho tối thiểu ba câu hỏi đầu tiên. Anh diễn đạt bằng lời các câu hỏi đó nhiều lần để cho chúng có tác động hoặc dí dỏm hoặc luôn luôn có thể gây bối rối cho Chính phủ của đảng Lao động. Mặc dầu việc chuẩn bị có thể mất nhiều tiếng đồng hồ, Simon sẽ làm cho những câu hỏi đó có vẻ như thể chúng được ghi nhanh lên phía sau tờ giấy chương trình nghị sự của anh trong thời gian chất vấn, - và thực ra cũng có thể như thế. Anh còn nhớ lời bình luận của Churchill sau khi được khen ngợi là một lời đối đáp xuất sắc. "Tất cả những nhận xét ứng khẩu hay nhất của tôi đều đã được chuẩn bị mấy ngày trước".

Tuy nhiên, Simon ngạc nhiên khi Hạ nghị viện nhanh chóng tạm xem anh như là sẽ ở đó để chỉ trích, thăm dò, đòi hỏi, quấy nhiễu từng động tác của Thủ tướng. Cứ mỗi lần anh đứng lên khỏi ghế, đảng của anh lại phấn khởi trông đợi, và có nhiều lời cản trở của anh đã được đưa lên mục chính trị của các Nhật báo ngày hôm sau. Đảng Lao Động đã ý thức một cách sâu sắc về sự góp phần của Kerslake trong thời gian chất vấn.

Thất nghiệp là chủ đề của câu hỏi ngày hôm ấy. Simon đã nhanh chóng đứng lên, nghiêng mình tới phía trước, xỉa một ngón tay về phía hàng ghế lãnh đạo của Chính phủ.

- Với sự bổ nhiệm thêm bốn Bộ trưởng trong tuần này Thủ tướng có thể tối thiểu tự cho là có đủ việc làm… trong Nội các?

Vị thủ tướng ngồi thụt xuống trong ghế, nhìn ra xa về phía trước.

Không có người nào vui mừng hơn Simon khi anh đọc mục Nghị viện trung lập của tờ Sunday Express rằng "Thủ tướng Wilson có thể không thích Edward Heath, nhưng ông ghét Simon Kerslake". Simon mỉm cười hài lòng nhận thấy kết quả thực sự đã đến do những nỗ lực của mình, chứ không phải do những tiếp xúc bên ngoài.

--- ------ ------ ------ -------

1 Con gà trống vàng- tiếng Pháp.

PHẦN HAI

Chức vụ quèn (1966-1972)
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 5


Hiến pháp nước Anh vẫn còn là một trong những điều bí mật lớn đối với hầu hết những người không sinh ra trên hòn đảo đó ở Biển Bắc, và đối với một số đáng kể những người chưa bao giờ rời khỏi bờ biển đó. Điều này có lẽ một phần bởi vì, không giống như người Mỹ, người Anh đã không có hiến pháp viết thành chữ kể từ Magna Carta 1 năm 1215 và kể từ đó đã hành động chỉ theo tiền lệ.

Một vị Thủ tướng được bầu ra cho một nhiệm kỳ năm năm, nhưng ông ta có thể giải tán Nghị viện và tổ chức Tổng tuyển cử bất kỳ khi nào ông ta nghĩ thích hợp, điều đó hiển nhiên có nghĩa là khi ông ta cho rằng ông có cơ may tốt nhất thắng được một cuộc Tổng tuyển cử. Nếu Chính phủ hiện tại có một đa số lớn trong Hạ nghị viện, toàn bộ cử tri thường nghĩ là nên cho Chính phủ cầm quyền trong tối thiểu bốn trong số năm năm. Trong hoàn cảnh như thế "ra đi sớm" sẽ bị cử tri xem là cơ hội chủ nghĩa và vì lý do đó thường gặp phải thất bại. Nhưng khi đa số của một đảng trong Hạ nghị viện không lớn, như trường hợp Chính phủ đảng Lao động của Harold Wilson, báo chí không bao giờ ngừng suy đoán về ngày bầu cử lần tới.

Phương pháp duy nhất mà phe đối lập dùng để loại bỏ phe Chính phủ trước nhiệm kỳ năm năm là đòi hỏi phải có một cuộc bầu cử "bất tín nhiệm" trong Hạ nghị viện. Nếu phe Chính phủ thất bại, Thủ tướng phải triệu tập một cuộc bỏ phiếu trong vòng mấy tuần, - điều đó rất có thể không có lợi cho ông ta. Theo luật, Nhà vua có quyền quyết định sau cùng, trong hai trăm năm qua các Vị vua và Nữ hoàng của nước Anh chỉ biết gật đầu đồng ý quyết định của Thủ tướng, mặc dầu họ vẫn quen với việc phê phán.

Vào năm 1966 Harold Wilson chỉ còn rất ít khả năng chọn lựa. Đối chiếu với đa số của ông chỉ là bốn, tất cả mọi người biết sẽ không còn bao lâu nữa ông phải triệu tập một cuộc Tổng tuyển cử. Trong tháng Ba năm 1966 ông xin yết kiến với Nữ hoàng và Nữ hoàng đã đồng ý giải tán Nghị viện ngay lập tức. Chiến dịch bầu cử khởi sự từ ngày hôm sau.

- Em sẽ thích thú chuyện này, - Simon nói trong lúc anh bước lên cánh cửa đầu tiên.

Elizabeth vẫn còn lưỡng lự, nhưng không thể có cách gì hay hơn để tìm hiểu xem chính trị của người dân thường là như thế nào. Nàng đã xin nghỉ phép mấy ngày để theo Simon đến Conventry. Nàng chưa hề có ý nghĩ nàng có thể yêu một chính trị gia, nhưng nàng phải nhìn nhận rằng vẻ hấp dẫn thu hút phiếu của anh đang tỏ ra không cưỡng lại được so với thái độ ân cần đối với người bệnh của những bạn đồng nghiệp của nàng.

Simon Kerslake, với một đa số nhỏ bé như thế để chống giữ, bắt đầu dùng thì giờ rãnh rỗi trong đơn vị cử tri Conventry của anh. Dân chúng địa phương dường như hài lòng với việc học nghề của thành viên mới của họ, nhưng các nhà thống kê không vụ lợi cho thấy rõ rằng một sự dịch chuyển thấp hơn 1 phần trăm sẽ đẩy anh ra khỏi Hạ nghị viện trong năm năm nữa. Tới lúc đó những đối thủ của anh sẽ ở trên bậc thang thứ hai.

Viên Trưởng ban tổ chức đảng Bảo thủ khuyên Simon nên ở lại bên trong Conventry và đừng tham gia bất cứ công việc nào khác của Nghị viện.

- Sẽ không có những vấn đề nào quan trọng hơn giữa lúc này và lúc bỏ phiếu, - ông ta đảm bảo với anh. – Điều đáng giá nhất anh có thể làm là thu được nhiều phiếu trong đơn vị cử tri, chứ không phải cho phiếu ở Westminster.

Đối thủ của Simon là thành viên cũ, Alf Abbott, người đã dần dần tin tưởng vào thắng lợi trong lúc khắp nước nghiêng về phía đảng Lao động trong chiến dịch vận động. Đảng Tự do nhỏ hơn đưa ra một ứng cử viên, Nigel Bainbridge, nhưng anh công khai thừa nhận rằng anh ta chỉ có thể đứng hàng thứ ba.

Trong vòng vận động đầu tiên của họ, Elizabeth mặc bộ đồ độc nhất của nàng mà nàng đã mua khi nàng được phỏng vấn cho công việc ở bệnh viện đầu tiên của nàng. Simon say mê ý thức đúng đắn của nàng, và trong lúc bộ đồ của Elizabeth làm hài lòng các mệnh phụ trong đơn vị cử tri, mái tóc vàng và dáng người thon thả của nàng vẫn còn làm cho báo chí địa phương muốn chụp hình nàng.

Danh sách người dân trong khu phố ở trên một tấm thiếp trong túi của Simon.

- Chào bà Foster. Tên tôi là Simon Kerslake. Tôi là ứng cử viên đảng Bảo thủ của bà.

- Ồ, vui mừng được gặp ông. Tôi có rất nhiều điều cần thảo luận với ông.

- Xin mời ông vào nhà và dùng một tách trà?

- Bà tử tế quá, thưa bà Foster, nhưng tôi phải đi rất nhiều nơi trong mấy ngày sắp tới.

Khi cánh cửa đóng lại, Simon gạch một lần đỏ qua tên bà ta trên tấm thiếp của anh.

- Anh làm sao có thể chắc chắn bà ta là một người ủng hộ đảng Lao động? – Elizabeth hỏi. – Bà ta có vẻ hết sức tốt bụng.

- Những người ủng hộ đảng Lao động được huấn luyện mời tất cả ứng cử viên khác vào uống trà và làm mất thời giờ của họ. Phe chúng ta sẽ luôn luôn bảo: " Tôi sẽ bầu cho ông, xin đừng mất thời giờ với tôi và nên tiếp tục tìm đến những người không thật sự gắn bó với ông".

Elizabeth không thể che dấu vẻ hoài nghi.

- Điều đó chỉ xác nhận những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của em về các chính trị gia, - nàng nói. – Sao em lại yêu một người như thế?

- Có lẽ em đã lầm tưởng anh là một bệnh nhân của em.

- Bệnh nhân của em không kể với em họ đã gãy tay khi họ sắp mù, - nàng nói.

Người láng giềng sát bên cạnh bà Foster nói:

- Tôi luôn luôn bỏ phiếu cho đảng Bảo thủ.

Simon gạch một lằn xanh qua các tên và gõ cửa kế tiếp.

- Tên tôi là Simon Kerslake và tôi …

- Tôi biết anh là ai, anh bạn trẻ, và tôi không tham gia vào trò chính trị của anh.

- Tôi có thể hỏi ông sẽ bỏ phiếu cho ai? – Simon hỏi.

- Đảng Tự do.

- Tại sao? – Elizabeth hỏi.

- Bởi vì tôi tin tưởng vào việc ủng hộ phe yếu.

- Nhưng thế thì lãng phí mất một phiếu bầu.

- Chắc chắn không. Lloyd Grorge 2 là Thủ tướng vĩ đại nhất của thế kỷ này.

- Nhưng… - Elizabeth xen lời với vẻ nhiệt tình.

Simon liền đặt một bàn tay lên cánh tay của nàng.

- Cảm ơn ông đã dành thời giờ cho chúng tôi, - anh nói và khẽ thúc đẩy Elizabeth ra ngoài đường.

- Anh rất lấy làm tiếc, Elizabeth, - Simon nói, khi họ đã ở trên vỉa hè. – Một khi họ nhắc đến cái tên Lloyd Gerorge thì chúng ta không còn cơ may nào: hoặc họ là người dân xứ Wales hoặc họ có trí nhớ hết sức tốt.

Anh gõ cửa kế tiếp.

- Tên tôi là Simon Kerslake và tôi …

- Đi đi, đồ luồn cúi, - câu trả lời quật lại.

- Ông gọi ai là đồ luồn cúi? – Elizabeth trả đũa trong lúc cánh cửa đóng sầm vào mặt họ và nàng nói tiếp – Một con người duyên dáng.

- Xin đừng giận, bác sĩ Drummond. Ông ta ám chỉ tôi, chứ không phải bác sĩ đâu.

- Em phải đánh dấu tên ông ta như thế nào?

- Một dấu hỏi. Không sao biết ông ta bỏ phiếu cho ai. Có lẽ không chịu bỏ cho ai cả.

Anh thử cửa kế tiếp.

- Chào Simon, - một phụ nữ mặt đỏ au nói trước khi anh có thể mở miệng, - Xin đừng mất thời giờ với tôi. Tôi sẽ luôn luôn bỏ phiếu cho anh.

- Cảm ơn bà Irvine, - Simon vừa nói vừa kiểm tra bản danh sách nhòe của anh rồi chỉ tay hỏi – Người bạn láng giềng kề cận của bà như thế nào?

- A, ông ta là một cái bị già nua dễ cáu giận, nhưng tôi nghĩ ông ta sẽ đến được nơi bầu cử đúng ngày và bỏ phiếu đúng thùng. Tuy vậy ông ta cũng không đến nỗi nào, nếu không tôi sẽ ngừng trông nom con chó đua của ông ta mỗi khi ông ta đi vắng.

- Cảm ơn bà rất nhiều, bà Irvine.

- Một vạch xanh nữa, - Simon nói.

- Và anh có thể kiêm cả phiếu của con chó đua.

Họ đi được bốn đường phố trong ba tiếng đồng hồ kế tiếp, và Simon chỉ gạch các lằn xanh qua những cái tên anh chắc chắn sẽ ủng hộ anh vào ngày bầu cử.

- Tại sao anh phải chắc chắn như thế? – Elizabeth hỏi.

- Bởi vì khi chúng ta điện thoại cho họ đi bỏ phiếu vào ngày bầu cử chúng ta không muốn nhắc nhở tới phe đối lập, huống hồ cho một người nào đó đi dạo một vòng để rồi hắn ta khoan khoái bỏ phiếu cho đảng Lao động.

Elizabeth bật cười.

- Chính trị thật hết sức bất lương.

- Em hãy sung sướng vì em không phải đi chơi với một Thượng nghị sĩ Mỹ, - Simon vừa nói vừa gạch một lằn xanh khác qua cái tên cuối cùng trong khu phố. – Tối thiểu chúng ta không cần phải là triệu phú mới chạy đua được.

- Có lẽ em sẽ thích thành hôn với một triệu phú, - Elizabeth mỉm cười nói.

- Với tiền lương của một Nghị viên anh sẽ phải mất hai trăm bốn mươi hai năm mới đạt tới.

- Em không chắc em có thể đợi lâu như thế.

Bốn ngày trước cuộc bầu cử, Simon và Elizabeth đứng trong cánh gà phía sau sân khấu của Tòa Thị chính Conventry với Alf Abbott, Nigel Bainbridge và các bà vợ của họ để tham dự một cuộc thảo luận công khai. Cả ba cặp đều nói chuyện không được tự nhiên. Phóng viên chính trị tờ Conventry Evening Telegraph giữ cương vị chủ tịch, giới thiệu từng nhân vật chính trong lúc họ bước lên sân khấu, để được vỗ tay hoan nghênh từ nhiều khu của gian đại sảnh.

Simon nói trước, lôi cuốn sự quan tâm của khán giả trong hơn hai mươi phút. Những người cố gắng chất vấn anh cuối cùng đều hối tiếc vì đã lôi cuốn sự chú ý cho chính họ. Không hề tham khảo ghi chú một lần nào, anh trích dẫn những con số và điều khoản trong nhiều đạo luật của Chính phủ một cách thoải mái khiến Elizabeth phải khâm phục. Trong các câu hỏi kế tiếp, Simon đã một lần nữa tỏ ra đã có kiến thức hơn hẳn Abbott và Bainbridge, nhưng anh biết rằng gian đại sảnh chật ních chỉ chứa được bảy trăm người trong buổi chiều giá lạnh tháng Ba, trong lúc ở nơi khác trong Conventry còn có năm chục nghìn cử tri nữa, hầu hết trong số họ dán mắt vào máy truyền hình xem chương trình Ironside.

--- ------ ------ ------ -------

1 Magna Carta: đặc quyền mà vua John của nước Anh đã bị các hàm tước Anh ép buộc công nhận ở Runnymede ngày 15-6-1215 theo truyền thống được hiểu là đảm bảo các quyền tự do về dân sự và chính trị.

2 David Lloyd George: Thủ tướng Anh 1916-1922.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 6


Ở hầu hết các nước dân chủ, một người lãnh đạo mới được bầu ra sẽ được hưởng một thời gian chuyển giao nhiệm vụ trong thời gian đó ông ta có quyền tuyên bố những chính sách mà ông ta theo đuổi và những người sẽ được chọn ra để thi hành các chính sách ấy. Thế nhưng ở Anh các Thượng nghị sĩ lại ngồi cạnh máy điện thoại ở nhà mình và chờ trong vòng bốn tám tiếng ngay sau khi kết quả của cuộc bầu cử được công bố. Nếu ông ta nhận được một cú điện thoại trong mười hai tiếng thứ nhất, ông ta sẽ được gia nhập Nội các có hai mươi người, trong mười hai tiếng sau, ông ta sẽ được nhận một vị trí của một trong ba mươi chân Bộ trưởng của nhà nước, mười hai tiếng tiếp theo sẽ được cử làm một trong số bốn mươi thư ký của Nhà nước, còn trong vòng mười hai tiếng sau cùng, sẽ trở thành một thư ký Quốc hội của riêng một Bộ trưởng Nội các. Nếu điện thoại không reo có nghĩa là họ sẽ phải tiếp tục ở lại hàng ghế sau.

Raymond từ Leeds trở về vào lúc việc kiểm phiếu vừa kết thúc, để mặc Joyce một mình lái xe đi cảm ơn theo thông lệ trong khu vực bầu cử.

Ngày hôm sau cô không ngồi cạnh điện thoại, thì anh đi vòng vòng quanh nó, lo lắng đẩy cặp kính cận trên mũi. Cú điện thoại đầu tiên là của mẹ anh, bà gọi để chúc mừng con trai.

- Vì cái gì kia chứ? – Anh hỏi – Mẹ đã nghe thấy tin gì rồi à?

- Ồ, không con yêu – bà trả lời – Mẹ chỉ gọi để nói rằng mẹ rất hài lòng thấy số phiếu của con tăng lên nhiều đến vậy.

- Ồ!

- Và mẹ cũng muốn nói thêm rằng bố mẹ rất buồn không được gặp con trước khi con rời khỏi khu vực bầu cử, đặc biệt là khi con phải đi qua ngay trước cửa hàng để ra đường quốc lộ.

Raymond vẫn yên lặng. "Không nữa đâu, mẹ ạ". Anh muốn nói.

Cú điện thoại thứ hai từ một đồng nghiệp, anh ta muốn hỏi xem Raymond đã được đề bạt vị trí nào chưa.

- Đến bây giờ thì chưa, - anh nói trước khi lắng nghe tin bạn mình được thăng chức.

Cú thứ ba là từ một người bạn của Joyce.

- Khi nào thì cô ấy về? – Một giọng Yorkshire khác cất lên.

- Tôi không biết nữa – Raymond nói, anh gần như tuyệt vọng muốn người ở đầu dây kia thôi ngay.

- Tôi sẽ gọi lại chiều nay vậy.

- Được – Raymond đáp và nhanh chóng đặt ống nghe xuống.

Anh chui vào bếp làm một chiếc bánh mì kẹp với pho mát, nhưng vì không còn chút pho mát nào, anh ăn một chiếc bánh đã ôi với chỗ bơ đã để qua ba tuần. Anh đang ăn dở miếng thứ hai thì điện thoại lại kêu.

- Có Raymond không?

Anh nín thở.

- Noel Brewster đây.

Anh thở ra một cách bực bội khi nhận ra giọng của Cha xứ.

- Anh có thể đọc bài thứ hai vào lần sau anh tới Leeds được không? Thật ra chúng tôi rất mong anh đọc nó vào buổi sáng nay – bà vợ yêu quý của anh…

- Được rồi, - anh hứa. – Ngay ngày nghỉ của tuần đầu tiên tôi quay trở lại Leeds. – Chuông điện thoại lại reo ngay khi anh vừa kịp hạ ống nghe xuống.

- Raymond Gould có phải không? – Giọng một người lại cất lên.

- Vâng, tôi đây – anh đáp.

- Thủ tướng sẽ nói chuyện với anh ngay bây giờ.

Raymond chờ đợi. Cánh cửa phía trước bật mở và một giọng khác cất lên, "Em đây mà. Em không tin là anh tìm được cái gì có thể ăn được. Tội nghiệp anh." – Joyce bước vào phòng khách.

Không quay sang nhìn vợ, anh đưa tay ra hiệu cho cô giữ im lặng.

- Chào Raymond, - từ đầu kia của đường dây một giọng nói cất lên.

- Xin chào Thủ tướng – anh đáp lại giọng Yorkshire rất rõ của Thủ tướng Harlold Wilson bằng một giọng khá trịnh trọng.

- Tôi đang hy vọng rằng anh có thể tham gia vào đội ngũ mới với chức vị là Thứ trưởng bộ Việc làm?

- Raymond thở phào. Đó chính là điều mà anh đang mong đợi. "Tôi rất vui mừng được lãnh trách nhiệm đó, thưa ông".

- Tốt, điều này sẽ tạo cho các Nhà lãnh đạo Nghiệp đoàn một số việc để suy nghĩ đây. – Đường dây điện thoại lập tức bị cắt.

Raymond Gould, Thứ trưởng bộ Việc làm ngồi bất động trên bậc thang chức vị mới.

Khi Raymond rời khỏi nhà vào sáng hôm sau, anh được chào đón bởi một lái xe đứng ngay cạnh một chiếc Austin Westminster màu đen bóng lộn. Khác hẳn chiếc Wolkwagen cũ của anh, chiếc xe này lấp lánh dưới ánh mặt trời. Cửa hậu được mở sẵn và Raymond trèo vào trong xe, chờ được đưa tới Bộ. Bên cạnh chiếc ghế sau là một hộp da thuộc màu đỏ to ngang với một chiếc catáp dày với dòng chữ mạ vàng chạy quanh rìa.

"Thứ trưởng bộ Việc làm" Raymond xoay chiếc chìa khóa nhỏ, chợt nghĩ tới việc Alice chắc hẳn sẽ cảm thấy gì khi đang trượt xuống lỗ thỏ đào.

Khi Charles Hampton quay trở lại Hạ nghị viện vào thứ ba, trên bảng để thư của các thành viên có một mảnh giấy từ phòng Tổ chức của Nghị viện dành cho anh. Một trong các thành viên của bộ Môi trường đã đánh mất chỗ của mình trong cuộc Tổng tuyển cử và Charles đã được đề cử lên hàng thứ hai của đảng đối lập trong Bộ này. "Không phải là việc bảo vệ cây cối nữa. Anh sẽ phụ trách các vấn đề quan trọng hơn", vị trưởng ban tổ chức chẹp miệng, "ô nhiễm, thiếu nước, khí thải…".

Charles mỉm cười thú vị khi đi ngang qua Hạ nghị viện, gật đầu chào những người bạn cũ và để ý một số khuôn mặt mới. Anh không dừng lại nói chuyện với một người mới nào vì anh không chắc họ thuộc đảng Lao động hay đảng Bảo thủ và với kết quả của cuộc bầu cử, phần lớn trong số họ phải là những người của đảng Lao động. Rất nhiều người trong số những người bạn cũ trông rất tội nghiệp. Với một vài người trong số họ, họ sẽ phải chờ khá lâu cho tới khi có cơ hội được cất nhắc lại, một số người khác hiểu rằng đây sẽ là lần cuối cùng họ sẽ giữ chức Bộ trưởng. Trong chính trị, anh đã học được rất nhanh, rằng sự may mắn của tuổi tác và thời điểm đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của mỗi con người mà không phụ thuộc vào tài năng của người ấy. Nhưng vào tuổi ba lăm, Charles dễ dàng vứt bỏ những suy nghĩ này.

Charles bước về phía căn phòng của mình để kiểm tra đống thư từ trong khu bầu cử. Fiona đã nhắc anh về việc phải gửi tám trăm lá thư cảm ơn cho các công nhân trong Đảng mình. Mới nghĩ tới đó anh đã cảm thấy ngán ngẩm.

- Bà Blenkinsop, chủ tịch của Câu lạc bộ Ăn trưa của Sussex, muốn đề nghị ông tham gia vào buổi ăn trưa hàng năm của họ với tư cách là khách mời – cô thư ký thông báo khi anh vừa kịp ngồi xuống.

- Trả lời là tôi đồng ý, - vào hôm nào ấy nhỉ? – Charles hỏi, với tay lấy sổ nhật ký.

- Ngày 16 tháng Sáu.

- Những người phụ nữ ngốc nghếch, đó là ngày phụ nữ ở Ascot. Nói với bà ta rằng tôi sẽ phải phát biểu tại một hội nghị môi trường, nhưng chắc chắn là tôi sẽ cố gắng thu xếp tham gia vào buổi lễ sang năm.

Cô thư ký ngẩng lên nhìn lo lắng.

- Đừng lo, - Charles bảo – Bà ta sẽ không bao giờ biết được đâu. – Cô thư ký tiếp tục báo cáo lá thư tiếp theo.

Simon đã đặt chiếc nhẫn có mặt saphia nhỏ tí xíu với đường viền kim cương lên ngón thứ ba trên bàn tay trái của cô. Ba tháng sau, một chiếc nhẫn cưới bằng vàng được đưa lên cùng với chiếc nhẫn đính hôn.

Sau khi Simon và bác sĩ Kerslake đi hưởng tuần trăng mật từ Italy trở về, họ vô cùng hạnh phúc tạo dựng cuộc sống chung của mình tại ngôi nhà nhỏ ở phố Beafort. Elizabeth không thấy có gì khó khăn trong việc đưa số tư trang rất gọn gàng của mình vào ngôi nhà nhỏ xinh ở Chelsea này, và chỉ sau một vài tuần Simon hiểu rằng mình đã cưới một phụ nữ rất tuyệt vời.

Vào thời gian đầu, cả hai người thấy rất khó khăn trong việc hòa nhập hai công việc có đòi hỏi rất cao của mình, nhưng họ nhanh chóng tìm ra một giải pháp ổn thỏa. Simon rất thắc mắc không hiểu giải pháp này liệu có áp dụng được không nếu hai người quyết định có con hoặc anh được bổ nhiệm là Bộ trưởng. Nhưng khả năng thứ hai thì sẽ không xảy ra trong vòng vài năm tới. Đảng Bảo thủ sẽ không thay người lãnh đạo của mình cho tới khi ông Heath được có cơ hội lần hai trong các cuộc thăm dò ý kiến.

Simon bắt đầu viết bài cho trang giữa của tờ Spetator và tờ Sunday Express với hy vọng anh sẽ gây dựng được tiếng tăm bên ngoài Quốc hội, mà lại kiếm thêm nguồn phụ cho khoảng lương ít ỏi ba ngàn bốn trăm bảng của mình. Thậm chí với thu nhập của một bác sĩ của Elizabeth, anh thấy hai người thật sự khó khăn dù chỉ sống tằn tiện, tuy nhiên anh không muốn làm vợ lo lắng. Anh ghen tị với Charles Hampton, người dường như không thèm đếm xỉa tới việc chi tiêu. Anh không hiểu anh chàng chết tiệt đó liệu có bao giờ gặp rắc rối gì không. Ngón tay anh tìm kiếm con số trên tài khoản của mình, như thường lệ, chỉ có khoảng năm trăm bảng ở bên lề phải, và cũng như thường lệ, con số này được in màu đỏ.

Anh tiếp tục đưa những câu hỏi hóc búa với Thủ tướng vào các ngày thứ ba và thứ năm. Mặc dù giờ đây việc này đã trở thành thường lệ, anh vẫn luôn chuẩn bị các câu hỏi của mình rất kỹ lưỡng, và có lần anh thậm chí còn được khen ngợi bởi người lãnh đạo vốn ít lời. Tuy nhiên, anh thấy rằng sau hàng tuần lễ, suy nghĩ của anh lại trở về vấn đề tài chính, hay nói cách khác, việc anh thiếu tiền.

Đó là trước khi anh gặp Ronnie Nethercote.

Tiếng tăm của Raymond giờ đây đang nổi lên như cồn. Anh không tỏ ra một chút nào bị choáng ngợp bởi vai trò của mình trong một Bộ lớn như bộ Việc làm. Phần lớn các cán bộ có dịp tiếp xúc làm việc với Raymond đều có nhận xét anh là một người có tài, đòi hỏi cao trong công việc, chăm và, tất nhiên điều này không được nói lại với anh, khá kiêu ngạo. Việc anh cắt ngang lời của một cán bộ hoặc sửa cô thư ký chính của mình trong các vấn đề chi tiết không hề làm cho anh được thậm chí những nhân viên kề cận nhất của mình yêu mến, mặc dù những người này luôn mong muốn trung thành với ông Thứ trưởng của mình.

Khối lượng công việc của Raymond thật khổng lồ, và thậm chí cả viên thư ký thường trực còn được nghe câu nói cửa miệng của Raymond " không được phép nói xin lỗi" khi anh ta định cắt bớt một trong những công việc riêng tư của Raymond. Và chẳng bao lâu sau khi Raymond nhận chức, các nhân viên của anh ta đã bắt đầu nói về việc khi nào, chứ không phải liệu có hay không, anh được thăng chức. Ông Bộ trưởng như tất cả những người luôn mong đợi ở sáu nơi vào cùng một lúc, thường nhờ Raymond đi thay cho ông ta, nhưng ngay cả bản thân Raymond cũng rất ngạc nhiên khi anh được mời đại diện cho Bộ mình làm khách danh dự tại bữa tiệc hàng năm của Liên đoàn Công nghiệp Anh.

Joyce kiểm tra lại bộ comple dành cho tiệc tối của chồng mình xem nó đã được là phẳng chưa, chiếc áo sơ mi không được có một vết nào và đôi giày phải sáng bóng như giày của một sĩ quan trực nhật. Bài phát biểu đã được chọn lựa từng câu chữ - một sự kết hợp giữa sự mài giũa công phu của người dự thảo cộng với một số câu mang tính thuyết phục cao mà chính anh đưa thêm vào đủ để chứng minh với cộng đồng các nhà tư bản rằng không phải tất cả các thành viên của đảng Lao động đều là những thằng hề luôn luôn nói năng nhảm nhí, - giờ đây nó được cài cẩn thận trong túi áo của anh. Người lái xe đưa anh từ ngôi nhà trên đường Lansdowne tới West End.

Raymond thấy buổi tiệc thật thú vị, và mặc dù có đôi chút hồi hộp lo lắng khi anh đứng dậy đại diện cho Chính phủ đáp lại lời chúc tụng của các quan khách, khi ngồi xuống anh biết rằng lần này là một trong những lần thành công của anh. Sự hoan hô của mọi người sau đó rõ ràng không phải chỉ là biểu hiện của sự lịch sự của những kẻ theo lẽ tự nhiên thuộc phe Đối lập của anh.

- Cái bài phát biểu này còn khô hơn cả Chablis, - một số trong số các vị khách quan thì thầm với ông chủ tịch, tuy nhiên ông ta phải công nhận rằng với những người như Gould nắm chính quyền, chắc chắn mọi việc sẽ dễ dàng hơn là sống với một Chính phủ của đảng Lao động.

Người đứng bên tay trái của Simon Kerslake thậm chí còn tỏ ra thẳng thừng hơn khi nhận xét Gould: "Cái anh chàng chết tiệt này suy nghĩ như một anh chàng Bảo thủ, vậy thì sao anh ta không phải là một thành viên của đảng Bảo thủ nhỉ?". Ông ta kêu lên.

Simon mỉm cười nhìn người đàn ông sớm bị hói trước tuổi suốt bữa ăn đã không ngừng đưa ra các ý kiến khá sinh động. Nặng khoảng hơn hai trăm pound (khoảng hơn 90,8 kg), trông Ronnie lúc nào cũng như đang cố thoát ra khỏi bộ lễ phục buổi tối đang căng lên vì quá chật.

- Tôi cho rằng – Simon đáp lại – cái anh chàng Gould này, sinh ra vào những năm của thập kỉ ba mươi và sống tại Leeds, chắc hẳn đã gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với đội ngũ những kẻ bảo thủ trẻ tuổi.

- Vô nghĩa, - Ronnie trả lời. – Tôi cũng đã từng tưởng tượng ra điều đó và tôi được sinh ra tại Khu Đông London mà không có được một chút nào những lợi thế của anh ta. Nào bây giờ hãy cho tôi biết, ngài Kerslake, ngài làm gì khi không phung phí thời gian của mình trong Quốc hội?

Raymond ở lại sau bữa tối và tiếp tục nói chuyện về các thủ phủ của các ngành Công nghiệp. Anh rời bữa tiệc vào khoảng sau mười một giờ một chút để trở về ngôi nhà ở đường Lansdowne.

Khi người lái xe cho xe đi chậm qua khu nhà Grosvenor phía dưới đại lộ Công viên, Raymond nhiệt tình vẫy chào những người chủ tiệc. Một ai đó vẫy trả lại. Lúc đầu Raymond chỉ liếc qua cửa sổ, cho đó là một trong các vị khách, cho tới tận khi anh trông thấy cặp giò của cô ta. Đứng trong góc đường bên ngoài trạm xăng trên đại lộ Công viên là một cô gái trẻ đang mỉm cười nhìn anh mời mọc, chiếc váy ngắn màu trắng của cô ta ngắn đến nỗi mà có lẽ nên gọi nó là một chiếc khăn tay mới đúng.

Cặp giò rất dài của cô ta làm cho anh nhớ tới cặp giò của Joyce mười năm trước. Mái tóc uốn rất đẹp của cô và những đường nét của bộ hông in chặt trong đầu Raymond suốt chặng đường về nhà.

Khi họ về với đường Lansdowne, Raymond ra khỏi chiếc xe của Chính phủ và chào tạm biệt người lái xe trước khi chầm chậm đi về phía trước cửa, nhưng anh không lấy chìa khóa ra. Anh chờ cho tới khi chắc chắn rằng người lái xe đã đi khuất sau góc đường trước khi ngẩng lên kiểm tra cửa phòng ngủ. Tất cả các đèn đều đã tắt. Chắc chắn Joyce đã đi ngủ.

Anh mò mẫm đi xuống đường và quay trở lại vỉa hè, rồi nhìn trước nhìn sau một lượt, cuối cùng tìm thấy nơi Joyce đã đậu chiếc Volkswagen. Kiểm tra lại chiếc chìa khóa dự bị trong chùm chìa khóa của mình, lóng ngóng như thể đang đi ăn trộm xe của ai. Phải ba lần khởi động động cơ mới nổ và Raymond băn khoăn không hiểu mình có đánh thức cả khu dậy không khi anh cho xe chuyển động và quay trở lại đại lộ Công viên, không hiểu là mình chờ đợi điều gì. Khi anh tới Marble Arch, anh cho xe đi chậm lại hòa vào dòng xe cộ ở giữa tâm đường. Một số vị khách trong lễ phục buổi tối vẫn đang túa ra từ khu nhà Grosvernor. Anh cho xe chạy qua trạm xăng, cô ta vẫn còn đứng đó. Cô ta lại mỉm cười và anh cho xe chạy vọt lên gần như đâm thẳng vào chiếc xe chạy phía trước. Raymond lại cho xe chạy về Marble Arch, nhưng thay vì chạy thẳng về nhà, anh cho xe vòng xuống đại lộ Công viên, lần này không chạy nhanh như lần trước và lái sang lề đường. Anh rời chân khỏi bàn đạp tăng tốc khi sắp tới trạm xăng và cô ta lại vẫy mời chào anh. Anh quay trở lại March Arch trước khi bắt đầu chuyến du ngoạn đại lộ Công viên, lần này thậm chí còn chậm hơn cả hai lần trước. Lần thứ ba chạy qua khu nhà Grosvernor, anh cẩn thận kiểm tra chắc chắn không còn vị khách nào đứng nói chuyện trên vỉa hè nữa. Không một bóng người. Anh gạt cần phanh và chiếc xe dừng lại ngay cạnh trạm xăng. Anh chờ đợi.

Cô gái nhìn trước nhìn sau trước khi đi về phía chiếc xe, mở cửa dành cho khách và ngồi xuống cạnh anh.

- Muốn đi à?

- Cô nói gì kia? – Raymond hỏi bằng một giọng khan khan.

- Thôi đi, anh yêu. Anh không thể cho là em đứng ở đây vào giờ này để tắm nắng chứ.

Raymond quay lại nhìn cô gái cẩn thận hơn và muốn chạm vào người cô ta mặc dù mùi nước hoa rẻ tiền đang phả ra. Chiếc áo sơ mi lụng thụng của cô có ba chiếc cúc không cài, chiếc thứ tư không còn dấu nổi một thứ gì mà người ta có thể tưởng tượng được.

- Ở chỗ em sẽ mất mười bảng.

- Cô ở chỗ nào? – Anh chỉ còn cảm giác được mình đang nói.

- Em dùng một khách sạn ở đường Paddington.

- Làm thế nào mà đi tới đó được đây? – Anh hỏi, lo lắng lùa những ngón tay lên mái tóc dày màu đỏ.

- Bây giờ đi ra Marble Arch và em sẽ chỉ đường cho anh.

- Em là Mandy, - cô nói. – Còn anh tên gì?

Raymond ngập ngừng. "Malcom".

- Anh làm nghề gì vậy, Malcom, trong những ngày khó khăn này?

- Tôi… tôi bán xe cũ.

- Anh vẫn chưa tìm được một công việc thực sự tốt đâu, phải không nào? – Cô bật cười.

Raymond không nói gì. Nhưng Mandy không dừng lại.

- Một kẻ bán xe cũ sao mà phải ăn mặc như một kẻ thượng lưu vậy?

Raymond quên bẵng rằng mình vẫn đang đeo cà vạt đen.

- Tôi vừa… mới tham dự hội nghị… ở… ở khách sạn Hilton.

- Nhiều kẻ mới may mắn làm sao – cô ta nói, và bật lửa châm một điếu thuốc. – Em đứng đợi bên ngoài khách sạn Grosvernor gần hết đêm mong có thể bắt được một ông khách giàu có từ cái bữa tiệc sang trọng ấy.

Da mặt Raymond chuyển màu gần như màu mái tóc anh. "Đi chậm lại và rẽ vào lối thứ hai bên trái".

Anh làm theo lời chỉ dẫn của cô ta cho tới khi họ dừng lại trước một khách sạn nhỏ trông không lấy gì làm sạch sẽ. " Để em ra trước, anh theo sau nhé". Khi cô ta bước ra anh gần như phóng xe đi nếu mắt anh không nhìn thấy sự di chuyển của bộ hông cô gái khi cô đi về phía khách sạn.

Anh ngoan ngoãn vâng theo sự chỉ bảo của cô và trèo một vài bậc cầu thang chật hẹp cho tới khi lên tới tầng thượng. Khi anh lên tới đầu cầu thang, một cô gái tóc vàng đồ sộ vượt qua anh khi cô ta đi xuống cầu thang.

- Chào Mandy – cô ta gọi với lại cho cô bạn.

- Chào Syly. Phòng rỗi chứ?

- Vừa xong, - cô gái tóc vàng trả lời vẻ gắt gỏng.

Mandy đẩy cửa và Raymond bước theo cô vào phòng. Căn phòng nhỏ và chật, ở một góc phòng có một chiếc giường nhỏ và một chiếc thảm xơ tướp. Tờ giấy dán tường màu vàng đã ngả màu bị bong một số chỗ. Một chiếc bồn rửa mặt gắn liền vào tường, chiếc vòi đang rỉ nước để lại một vệt màu nâu xỉn trên mặt men.

Mandy chìa tay chờ đợi.

- À quên mất, tất nhiên rồi – Raymond nói, đưa tay vào ví và thấy rằng anh chỉ còn có chín đô la.

Cô nhăn mặt "Xem chừng em có thể làm thêm giờ đêm nay rồi, phải không anh yêu?". Cô hỏi, cẩn thận nhét tiền vào trong góc túi trước khi thản nhiên cởi quần áo.

Mặc dù động tác cởi quần áo của cô hoàn toàn không mang tính khêu gợi tình dục một chút nào, Raymond không khỏi choáng ngợp bởi vẻ đẹp của thân hình cô. Anh cảm thấy mình bị tách rời khỏi thế giới thực. Anh theo dõi cô, thèm muốn được cảm giác da thịt cô, nhưng không cử động. Cô nằm xuống giường.

- Không sao đâu, anh yêu. Em phải kiếm tiền chứ.

Raymond cởi quần áo rất nhanh, quay lưng lại phía giường. Anh gập quần áo thành một đống gọn gàng trên sàn vì không có một chiếc ghế nào. Rồi anh nằm lên trên cô. Tất cả mọi việc diễn ra trong vài phút.

- Anh vào nhanh đấy, anh yêu ạ. – Mandy nói, mỉm cười.

Raymond rời khỏi cô gái và bắt đầu cố hết sức cọ rửa mình trong chiếc bồn nhỏ tí xíu. Anh mặc quần áo vội vàng vì nhận ra anh cần phải rời khỏi nơi này càng nhanh càng tốt.

- Anh có thể thả em về chỗ trạm xăng được không? – Mandy hỏi.

- Phía đó thực sự là trái đường đi của tôi, anh nói, cố gắng không tỏ ra lo lắng khi anh bước ra ngoài. Anh vượt qua Syly trên cầu thang cùng một người đàn ông. Cô ta nhìn chằm chằm vào mặt anh một lần nữa. Vài phút sau anh đã ngồi trong xe. Anh lái xe rất nhanh về nhà nhưng vẫn nhớ mở cửa sổ xe cho bay hết mùi thuốc lá hôi và nước hoa rẻ tiền.

Quay trở lại đường Lansdowne, anh tắm rất lâu trước khi bò vào giường cạnh Joyce, cô chỉ hơi xoay người mà không nói gì.

Charles đưa vợ đi Ascot rất sớm để tránh tình trạng giao thông xe nọ đụng vào xe kia thường xảy ra vào cuối ngày. Với chiều cao của mình cùng bộ ria, anh rất hợp với chiếc áo có đuôi và một chiếc mũ có chop, còn Fiona thì đội một chiếc mũ mà bất kì ai không tự tin bằng cô sẽ coi là nực cười. Họ đã được mời tới gặp gia đình Macalpines vào buổi chiều, và khi họ tới nơi họ thấy Sir Robert đang đợi họ trong lô riêng của ông.

- Chắc ông đi sớm lắm phải không? – Charles hỏi, anh biết Macalpines sống ở trung tâm London.

- Khoảng ba mươi phút trước – ông trả lời, phá lên cười. Fiona tỏ ra hoài nghi mà vẫn cố giữ lễ độ.

- Tôi luôn tới đây bằng máy bay trực thăng – ông giải thích.

Họ ăn trưa với tôm hùm và dâu tây kèm với sâm banh chế từ nho ngon, và anh bồi bàn cứ phải luôn tay rót thêm. Có lẽ Charles đã không uống nhiều đến như vậy nếu anh không chọn đúng con ngựa thắng cuộc trong ba cuộc đua đầu. Trong cuộc đua thứ năm, anh gục trên chiếc ghế trong góc lô, và chỉ có tiếng reo hò của đám đông mới có thể giữ cho anh không thiếp đi.

Và nếu họ không chờ đợi để uống chia tay sau vòng đua cuối cùng, có lẽ sẽ không có chuyện gì xảy ra. Anh quên rằng ông chủ bữa tiệc sẽ đi về bằng máy bay trực thăng.

Một đoàn dài các xe đỗ xuyên suốt phố Windsor Great Park cho tới tận đường cao tốc làm Charles nóng đầu. Khi ra tới đường chính anh cho chiếc Daimler của mình tăng lên số bốn. Anh không chú ý tới chiếc xe của cảnh sát cho tới tận khi nghe thấy tiếng còi và anh được lệnh lái sang một bên đường.

- Hãy hết sức cẩn thận, Charles – Fiona thì thầm.

- Đừng lo, em. Anh biết chính xác cần phải làm gì với luật pháp – anh nói, và quay kính xe xuống nói với viên cảnh sát đứng cạnh xe – Thưa ông sĩ quan, ông có nhận ra tôi là ai không?

- Thưa ông, không, nhưng tôi muốn ông đi theo tôi.

- Tất nhiên là không, thưa ông sĩ quan, tôi là một thành viên của …

- Làm ơn giữ yên nào – Fiona nói – và đừng có làm cho mình trở thành thằng hề nữa.

- … của Quốc hội và tôi sẽ không bị đối xử…

- Anh có biết là anh nghe huênh hoang thế nào không, Charles?

- Ông có thể làm ơn đi theo tôi về đồn được chứ, thưa ông?

- Tôi muốn nói chuyện với luật sư của tôi.

- Tất nhiên là được, thưa ông. Ngay khi chúng ta về tới đồn.

Khi Charles về tới sở cảnh sát, anh hoàn toàn không thể đi vững được và từ chối việc lấy mẫu máu.

- Tôi là nghị sĩ đảng Bảo thủ của Sussex Downs.

Tất nhiên là không giúp gì cho anh rồi, Fiona nghĩ, nhưng anh không thèm nghe và chỉ yêu cầu cô gọi cho viên luật sư của gia đình ở Speechly, Bircham & Soames.

Sau khi Ian Kimmins đã nói chuyện, lúc đầu nhẹ nhàng, sau đó cứng rắn hơn với Charles, khách hàng của anh ta dần dần đồng ý hợp tác với cảnh sát.

Sau khi Charles đã viết xong lời khai, Fiona lái xe đưa Charles về nhà, lẩm nhẩm cầu nguyện là sự ngu ngốc của anh sẽ không bị giới báo chí chú ý.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 7


- Em không ưa ông ta vì ông ta xuất thân từ khu Đông chứ gì – Simon nói, sau khi cô đã đọc xong lá thư.

- Không phải – Elizabeth trả lời – em không ưa ông ta vì em không tin ông ta.

- Nhưng em mới chỉ gặp ông ta hai lần.

- Chỉ một lần là quá đủ rồi.

- Này, anh có thể nói là anh rất có ấn tượng vì cái đế chế không phải là không lớn mà ông ta đã xây dựng trong mười năm qua, và thẳng thắn mà nói đó là một đề nghị mà anh không thể từ chối – Simon bảo, thả lá thư vào túi áo.

- Nhưng có chắc là không phải trả giá không? – Elizabeth hỏi.

- Một điều chắc chắn là anh sẽ không gặp nhiều đề nghị như thế này – Simon tiếp tục – Và chúng ta có thể sử dụng khoản tiền ấy. Việc mọi người tin rằng tất cả mọi thành viên của Quốc hội có những việc kinh doanh mang lại các khoản lợi lớn trong khi có tới hai đến ba chức danh giám đốc là chuyện nháp thôi, và em biết rõ điều này. Anh chưa hề nhận được một đề nghị nghiêm túc nào kể từ khi anh vào Quốc hội, và ta sẽ kiếm được thêm hai ngàn bảng hàng năm mà giữ chỉ phải tham dự vào một cuộc họp ban Quản trị hàng tháng thôi.

- Và gì nữa?

- Em định nói gì kia?

- Ông Nethercote hy vọng nhận được gì khi bỏ ra hai ngàn bảng? Anh đừng có quá ngây thơ, Simon, chắc chắn là ông ta không mời anh xơi số tiền đó trên một chiếc đĩa ngon lành như vậy mà không hy vọng nhận được một tý gì chứ.

- À, có lẽ là anh có một vài mối quan hệ và chút ảnh hưởng với một hay hai người gì đó…

- Em cá đấy.

- Em thực là thành kiến, Elizabeth ạ.

- Em đang phản đối bất kỳ cái gì mà có thể trong tương lai có hại cho sự nghiệp của anh, Simon. Anh phải cố, nhưng không bao giờ được hy sinh phẩm chất của mình, như anh vẫn luôn nhắc nhở những người dân vùng Conventry này.

Khi vụ Charles Hampton vì tội uống say khi lái xe được đưa ra xử lý, anh đưa tin mình là C. G. Hampton – không nhắc nhở gì tới chữ M. P (nghị sĩ). Dưới phần khai nghề nghiệp anh ghi "Chủ ngân hàng".

Anh đứng thứ sáu trong danh sách sang hôm đó, và thay mặt cho khách hàng vắng mặt của mình, Ian Kimmins nói lời xin lỗi với các vị trong bồi thẩm và đảm bảo với họ rằng sự việc sẽ không lặp lại nữa. Charles bị phạt tiền năm mươi bảng và bị cấm lái xe trong sáu tháng. Vụ việc được xử lí trong vòng bốn phút.

Khi Charles nhận được thông tin này vào cuối ngày hôm đó, anh vô cùng cảm ơn lời khuyên sáng suốt của Kimmins và thấy là mình đã thoát ra khỏi vòng hiểm thật nhẹ nhàng. Anh không thể nhớ lại bao nhiêu dòng trong các cột báo đã được dành cho ông bạn George Brown, Bộ trưởng bộ Ngoại giao của đảng Lao động, sau một sự việc tương tự xảy ra ngay ngoài khách sạn Hilton.

Fiona vẫn giữ nguyên lời khuyên của mình.

Vào lúc đó, phố Fleet đang ở giữa mùa "ngu xuẩn", bây giờ vào hè mà các báo chí đang tuyệt vọng kiếm tìm tin. Chỉ có một nhà báo tham dự phiên tòa khi vụ Charles được xử, và anh ta thậm chí còn rất ngạc nhiên vì sự quan tâm mà nhân dân nước Anh dành cho vụ việc nhỏ của mình. Những bức hình của Charles đã được chụp bí mật ngay bên ngoài ngôi nhà nghỉ hè của gia đình Hampton được phóng cỡ lớn trên những trang báo buổi sang hôm sau với các tít "Sáu tháng cấm lái xe do lái xe trong khi say – Người con của Bá tước tới. Vị nghị sĩ của miền Ascot Binge bị phạt nặng". Thậm chí tờ Thời báo còn nhắc tới vụ việc trong trong Tin tức trong nước.

Cho tới buổi trưa thì tất cả các tờ báo ở phố Fleet đã thử liên lạc với Charles – và thậm chí cả ông trưởng ban tổ chức. Khi ông gọi được cho Charles, lời khuyên của ông ta rất ngắn và đi thẳng vào vấn đề. Một vị bộ trưởng cấp thứ chỉ có quyền được báo chí quan tâm như vậy một lần – chứ không phải hai lần.

- Bất kì anh làm gì, không được lái xe trong sáu tháng tới, và không bao giờ được phép uống rượu khi lái xe.

Charles đồng tình, và sau những ngày nghỉ cuối tuần có vẻ yên ắng, anh hy vọng mọi việc sẽ ổn thỏa và không ai còn nhắc tới chuyện này nữa. Thế rồi trên trang nhất tờ Sussex Gazette, một dòng tít lớn nhan đề: Nghị viên phải đối đầu với bản dự thảo không được tự tin. Bà Blinkinsop, Chủ tịch Câu lạc bộ Bữa trưa của các bà các cô, đã đưa ra dự thảo này, không phải vì chuyện uống rượu say lái xe, mà việc cố tình lừa gạt bà ta vì lý do tại sao anh không thể tham gia nói chuyện tại bữa tiệc trưa hàng năm của họ.

Raymond giờ đây đã quá quen thuộc với việc nhận được những hồ sơ có đánh dấu Đặc biệt riêng tư, Tối mật, hoặc thậm chí Chỉ dành riêng cho Ngài ở vị trí của anh hiện nay là Thứ trưởng dưới quyền của Chính phủ nên anh không hề suy nghĩ khi nhận được một lá thư có để Mật và Riêng tư mặc dù đó là những chữ viết bằng tay rất rắc rối. Anh mở lá thư khi Joyce đang luộc trứng.

- Bốn phút và bốn mươi nhăm giây, đúng như cách anh thích – cô nói khi từ bếp đi ra đặt hai quả trứng trước mặt anh – Anh không sao đấy chứ? Trông anh trắng bạch như tờ giấy ấy.

Raymond lấy lại bình tĩnh rất nhanh, nhét lá thư vào túi áo, trước khi kiểm tra đồng hồ. "Anh không còn thời gian để ăn một quả trứng nữa đâu", anh nói. "Anh đã muộn cuộc họp của Hội đồng Nội các, anh phải đi ngay đây".

Lạ thật, Joyce nghĩ, khi chồng cô lao vội ra cửa. Hội đồng Nội các thường không họp trước mười giờ, và anh ấy thậm chí còn chưa đập quả trứng thứ nhất. Cô ngồi xuống và chậm rãi ăn phần ăn sáng của chồng, băn khoăn không hiểu tại sao chồng cô bỏ lại toàn bộ số thư từ.

Ngay khi đã ngồi vào trong xe, Raymond mở lá thư ra đọc lại. Thư không dài.

Chào "Malcolm" thân yêu,

Em rất thích lần gặp gỡ ngắn ngủi của chúng ta buổi tối nọ và năm trăm bảng sẽ giúp em quên hoàn toàn chuyện này.

Chào thân yêu, Mandy

Tái bút: Em sẽ liên lạc với anh ngay.

Anh đọc lại lá thư lần nữa và cố gắng tập trung suy nghĩ. Không có một địa chỉ nào trên đầu thư. Phong bì cũng không cho thấy nó được gửi đi từ đâu.

Khi xe đã tới ngoài bộ Việc làm, Raymond tiếp tục ngồi trong ghế sau vài giây.

- Ông không sao chứ ạ? – Người lái xe lấy làm lạ.

- Tôi khỏe, cảm ơn anh – anh trả lời, bật ra khỏi xe và chạy một mạch lên tới phòng của mình. Khi chạy qua bàn cô thư ký, anh quay lại gọi với cho cô – Tôi không gặp và nói chuyện với ai.

- Ông không quên cuộc họp của Hội đồng Nội các vào lúc mười giờ chứ, thưa Thứ trưởng.

- Không, Raymond trả lời ngắn gọn và đóng sầm cánh cửa phòng làm việc. Ngay khi ngồi xuống ghế anh cố gắng trấn tĩnh và liệt kê lại những việc lẽ ra anh cần làm nếu anh được một khách hàng đặt vấn đề khi đang là một luật sư cấp cao: đầu tiên cần chỉ định một luật sư giỏi. Raymond tính tới hai vị luật sư giỏi nhất nước Anh là Arnold Goodman và Sir Roger Pelham. Goodman lúc này đang nổi như cồn và không thích hợp với kiểu của Raymond còn Pelham tỏ ra chắc chắn mà lại hầu như không được công chúng biết tới. Raymond gọi thẳng cho văn phòng của Pelham và hẹn gặp anh ta vào ngay buổi chiều.

Suốt buổi họp của Hội đồng Nội các, Raymond hầu như không nói một câu gì, nhưng vì hầu hết các đồng nghiệp của anh ngày hôm đó đều muốn được phát biểu ý kiến, nên không ai để ý tới sự im lặng của anh. Ngay khi cuộc họp kết thúc, Raymond đi vội ra ngoài và gọi một chiếc taxi tới High Holborn.

Từ sau chiếc bàn kiểu Victoria rất lớn, ngài Roger Pelham đứng dậy chào Raymond.

- Tôi biết anh rất bận, Gould ạ, Pelham nói khi anh lại thả mình xuống chiếc ghế da màu đen, vì vậy tôi sẽ không làm mất nhiều thời gian của anh. Hãy nói cho tôi biết tôi có thể giúp gì cho anh.

- Thật may cho tôi là anh đồng ý tiếp tôi mặc dù tôi báo vội thế này – Raymond bắt đầu, và không nói thêm gì khi đưa ra lá thư.

- Cám ơn, vị luật sư lịch sự đáp, và đẩy cặp kính hình bán nguyệt lên trên sống mũi, anh ta đọc đi đọc lại lá thư ba lần trước khi đưa ra nhận xét.

- Tống tiền là việc mà chúng ta ai cũng ghê tởm – anh ta bắt đầu – nhưng có lẽ anh phải kể cho tôi toàn bộ sự thật, và đừng bỏ sót bất kì chi tiết nào. Hãy nhớ là tôi đứng về phía anh. Chắc anh có thể nhớ lại rất rõ những kinh nghiệm của anh khi còn là luật sư hành nghề rằng một luật sư sẽ gặp tình thế bất lợi như thế nào nếu anh ta chỉ biết một nửa sự thật.

Những đầu ngón tay của hai bàn tay Pelham chạm vào nhau, tạo thành một hình vòm cung trên đầu mũi khi anh ta chăm chú lắng nghe Raymond thuật lại những việc xảy ra tối hôm đó.

- Liệu có ai khác trông thấy anh không? – Đó là câu đầu tiên Pelham hỏi.

Raymond suy nghĩ và rồi gật đầu, "có", anh nói. "Có, tôi sợ rằng có một cô gái khác đã gặp tôi trên cầu thang".

Pelham đọc lại lá thư lần nữa.

- Lời khuyên đầu tiên của tôi – anh nói, và nhìn thẳng vào mắt Raymond và cố tình nói chậm – và chắc rằng anh sẽ không thích đâu, là không làm gì cả.

- Thế nhưng tôi phải nói gì nếu cô ta nói chuyện với giới báo chí.

- Thế nào thì cô ta cũng sẽ liên lạc với một ai đó trong phố Fleet, và thậm chí nếu anh trả năm trăm bảng hoặc bao nhiêu lần năm trăm bảng mà anh có thể. Đừng tưởng tượng là anh là Thứ trưởng đầu tiên bị tống tiền. Tất cả những ai bị đồng tính luyến ái trong Quốc hội đều phải sống trong nỗi sợ hãi đó hằng ngày. Vấn đề là ở chỗ đây là một trò chơi giấu tìm. Rất hiếm người trừ các thánh không có điều gì cần phải giấu, và cuộc sống của các nhân vật có nhiều quan hệ trong xã hội luôn gặp vấn đề vì luôn có những kẻ muốn đào bới – Raymond giữ yên lặng, sự căng thẳng của anh bộc lộ rõ ràng – Gọi cho tôi bằng số điện thoại riêng của tôi ngay khi anh nhận được lá thư tới – Pelham bảo, viết ngoáy một con số lên một mảnh giấy.

- Cảm ơn – Raymond nói, cảm thấy thoải mái hơn vì đã chia sẻ được bí mật của mình với một người khác. Pelham đứng dậy tiễn Raymond ra cửa.

Rời khỏi văn phòng luật sư, Raymond thấy nhẹ nhõm hơn, nhưng cả thời gian còn lại trong ngày anh thấy thật khó có thể tập trung vào công việc, ban đêm thì anh không sao ngủ say được. Vào buổi sáng khi đọc các báo, anh hoảng sợ khi thấy các báo giành cho vụ Charles Hampton bao nhiêu mặt báo. Sẽ thực là một vụ gặt hái lớn họ có thể thu được với chuyện của anh. Khi người đưa thư tới, anh lo lắng tìm kiếm lá thư với loại chữ viết tay loằng ngoằng. Nó được giấu dưới một tờ American Express. Anh vội vàng mở ra. Cùng một kiểu chữ lần này yêu cầu năm trăm bảng được gửi vào một bưu điện ở Pimlico. Một tiếng sau, ngài luật sư Roger Pelham được vinh dự gặp ông Thứ trưởng.

Mặc cho lời yêu cầu được nhắc lại, lời khuyên của vị luật sư vẫn như cũ.

- Hãy nghĩ kĩ đi, Simon – Ronnie nói khi họ bước vào phòng họp – Hai ngàn bảng trong một năm có thể cũng được đấy, nhưng nếu anh có cổ phần trong công ty bất động sản của tôi thì đó mới là cơ hội để anh có được một ít vốn.

- Anh đang có dự tính gì thế? – Simon hỏi, cởi cúc chiếc áo cộc rất kiểu cách của anh, cố kiềm chế không tỏ ra bị kích động quá.

- Thực tế là, anh đã chứng minh được anh có ích cho tôi như thế nào. Một số người trong số những người anh đưa tới ăn trưa cũng có thể đã không cho tôi lọt qua cửa trước của họ. Tôi sẽ để cho anh mua với giá rẻ… anh có thể mua năm mươi ngàn cổ phiếu với giá một bảng. Khi mà chúng ta công bố bán cổ phiếu trong vài năm tới thì chắc chắn là anh sẽ thu lãi lớn.

- Kiếm đủ năm mươi ngàn bảng không phải là chuyện dễ, Ronnie ạ.

- Sau khi người quản lí ngân hàng của anh kiểm tra sổ sách của tôi thì anh ta sẽ không ngần ngại gì mà không cho anh vay số tiền đó.

Sau khi ngân hàng Midland kiểm tra các tài khoản ủy quyền của Nethercote & Công ty và người quản lí đã phỏng vấn Simon, họ chấp nhận lời đề nghị của anh, với điều kiện là Simon đặt cọc cổ phần tại ngân hàng.

Elizabeth mới sai làm sao, Simon nghĩ, và khi Công ty Nethercote đạt được lợi nhuận kỷ lục trong quý, anh mang về nhà một bản báo cáo hàng năm cho vợ xem.

- Trông được đấy – cô phải công nhận – nhưng em vẫn không nhất thiết phải tin tưởng Ronnie Nethercote.

Vào tháng mười, khi buổi họp hàng năm của hội Bảo thủ của Sussex Downs tới gần thì Charles vô cùng hài lòng khi biết rằng chiến dịch "không tự tin" của bà Blenkinsop đã dừng lại. Mặc dù giới báo chí địa phương vẫn tiếp tục tô vẽ thêm cho câu chuyện, các tờ báo lại bận đăng tải các tin về thảm họa mỏ than Abervan, một thảm họa gây thiệt mạng cho một trăm mười sáu học sinh phổ thông. Không có nhà biên tập nào tìm được mặt báo cho Sussex Downs.

Charles đọc một bài diễn văn rất có chiều sâu tại hiệp hội của mình, và nhận được sự hoan nghênh của mọi người. Trong suốt thời gian dành cho thảo luận, anh thở phào nhẹ nhỏm vì không có câu hỏi nào nhằm vào anh.

Cuối cùng khi gia đình Hampton chào tạm biệt, Charles kéo ông chủ tịch sang một bên và hỏi: "Ông thu xếp việc này như thế nào vậy?"

- Tôi giải thích với bà Blenkinsop – ông chủ tịch đáp – là nếu như bản dự thảo chiến dịch không tự tin của bà được đưa ra thảo luận, chắc chắn là việc tôi đề nghị ông nghị sĩ ủng hộ cho việc bà ta được nhận Huân chương của Đế chế Anh vì đóng góp cho đảng sẽ cực kì khó. Điều này chắc sẽ không quá khó cho anh chứ, Charles?

Bất kì lúc nào chuông điện thoại kêu là Raymond lại cho rằng đó là giới báo chí muốn hỏi xem anh có quen ai tên Mandy không. Thường đó là một bài báo, nhưng điều họ cần chỉ là một câu nhận xét có thể trích dẫn được đối với các con số mới nhất về nạn thất nghiệp, hoặc một lời tuyên bố về quan điểm của ông Thứ trưởng đối với vấn đề đồng bảng mất giá.

Và rồi đó là Mike Molley, một nhà báo của tờ Daily Mirror, người đầu tiên hỏi Raymond xem anh có gì để nói về một cáo giác được cung cấp qua điện thoại bởi một cô gái tên là Mandy Page.

- Tôi không có gì để nói về vấn đề này. Anh có thể nói chuyện với luật sư của tôi, Sir Roger Pelham, là câu trả lời ngắn gọn và rõ ràng của ông Thứ trưởng. Khi đặt phone xuống anh thấy buồn nôn.

Một vài phút sau điện thoại lại đổ chuông. Raymond vẫn chưa rời khỏi chỗ ngồi. Anh cầm ống nghe lên, tay vẫn còn rung. Pelham xác nhận là Molloy đã gọi cho anh.

- Tôi đoán là anh không nói gì chứ, - Raymond hỏi.

- Trái lại – Pelham đáp. – Tôi đã kể cho anh ta nghe toàn bộ sự thật.

- Cái gì? – Raymond nhảy dựng lên.

- Phải cảm ơn là cô ta đã chọn một nhà báo công bằng vì tôi hi vọng anh sẽ bỏ qua chuyện này. Phố Fleet không phải là một đống phân như người ta tưởng - Pelham nói một cách vô cảm, và thêm "Họ căm ghét hai thứ - những viên cảnh sát lèo lá và những kẻ tống tiền". Tôi cho rằng anh sẽ không thấy gì trên báo ngày mai đâu.

Sir Roger đã nhầm.

Raymond trực sẵn ngoài quầy báo cạnh nhà chờ nó mở cửa vào lúc năm giờ ba mươi phút sáng, và anh làm chủ quầy báo ngạc nhiên vì hỏi mua một tờ Daily Mirror. Tên của Raymond tràn đầy trang năm với câu trích dẫn: "Hạ giá đồng bảng không phải là điều tôi ủng hộ trong lúc con số thất nghiệp vẫn còn cao như thế này". Bức ảnh bên lề bài báo còn trông nịnh mắt đến bình thường.

Simon Kersleke đọc một bản tường trình tỉ mỉ những điều mà ông Thứ trưởng đã nói về vấn đề hạ giá đồng bảng mà anh thực sự khâm phục lập luận vững chắc của Raymond chống lại xu hướng mà giờ đây chắc chắn sẽ là chính sách không thể tránh được của Chính phủ. Ngẩng đầu khỏi tờ báo, anh thầm suy tính một tình huống có thể bẫy Gould. Nếu anh có thể làm cho ông Thứ trưởng cam kết lại trước Quốc hội về vấn đề hạ giá này, anh chắc chắn rằng cái điều không thể tránh khỏi này sẽ xảy ra, Gould sẽ không còn cách nào khác ngoài việc xin từ chức.

Simon dùng bút chì nháp một câu hỏi lên đầu trang báo trước khi đọc tiếp trang một, nhưng anh không tài nào tập trung nổi, đầu óc anh cứ xoay quanh cái tin mà Elizabeth vừa mới báo cho anh trước khi cô đi làm.

Một lần nữa anh lại ngẩng lên, lần này một nụ cười rạng rỡ nở trên khuôn mặt. Không phải việc suy tính làm cho Gould xấu hổ làm anh sung sướng. Một ý nghĩ rất trọng nam khinh nữ thoáng nhanh qua cái đầu thường vốn thuộc loại cấp tiến. "Hy vọng là một đứa con trai" anh nói to.

Charles Hampton vô cùng vui mừng được lái xe lại, và anh cảm thấy mình xứng đáng được mỉm cười khi Fiona cho anh xem tấm ảnh bà Blenkinsop đang hạnh phúc giơ cao tấm huân chương ngay bên ngoài Cung điện Buckingham cho một nhà báo của tờ East Sussex New.

Sau đúng sáu tháng kể từ buổi gặp đầu tiên của anh với Sir Roger Pelham, Raymond Gould nhận được một biên lai từ viên luật sư cho dịch vụ mà anh ta đã làm cho anh - năm trăm bảng.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 8


Simon rời Quốc hội và lái xe tới đường Whitechapel để dự một cuộc họp ban Quản trị của công ty Nethercote. Anh tới muộn mất vài phút và cuộc họp thường lệ vào lúc bốn giờ đã bắt đầu, anh lặng lẽ ngồi xuống một cái ghế và lắng nghe Ronnie Nethercote thông báo một vụ làm ăn khác.

Ronnie đã ký một hợp đồng vào buổi sáng hôm đó để lấy bốn khu nhà chính của thành phố với giá hai sáu triệu bảng với một thu nhập từ tiền thuê nhà được bảo đảm là 3,2 triệu bảng mỗi năm trong bảy năm đầu của giai đoạn thuê hai mốt năm.

Simon trịnh trọng chúc mừng Ronnie và hỏi ông liệu hợp đồng này có làm thay đổi gì thời hạn đưa công ty ra bán hay không. Anh đã khuyên Ronnie không nên đưa cổ phần của công ty ra bán trên thị trường chứng khoán cho tới khi đảng Bảo thủ quay trở lại nắm chính quyền. "Có thể ta phải đợi thêm một vài năm nữa", anh nói với Ronnie, "nhưng chỉ còn có ít người không tin là đảng Bảo thủ sẽ thắng cử lần tới. Hãy nhìn vào các cuộc trưng cầu ý kiến thì thấy."

- Chúng tôi vẫn đang dự định đợi - lần này Ronnie cam đoan với anh - Mặc dù nếu chúng ta đem bán bây giờ thì khoản tiền mặt đấy cũng khá có ích đấy. Nhưng giác quan của tôi bảo tôi là tôi nên theo lời khuyên của anh và chờ xem liệu đảng Bảo thủ có thắng cử lần tới không?

- Tôi tin chắc điều đó có thể xảy ra - Simon đáp, nhìn các cổ đông đang ngồi xung quanh.

- Nếu họ không thắng, tôi không thể đợi lâu hơn nữa được.

- Tôi cũng sẽ không thể đồng ý với ý kiến đó được, thưa ngài Chủ tịch - Simon đồng tình.

Khi cuộc họp kết thúc, anh cùng đi với Nethercote vào phòng ông uống nước.

- Tôi muốn cám ơn anh Ronnie nói - vì đã giới thiệu tôi với Harold Samuel và Hugh Ainesworth. Việc này giúp cho tôi giải quyết vụ vừa rồi thật nhanh chóng thuận lợi.

- Điều đó có nghĩa là ông sẽ cho tôi mua thêm cổ phiếu hay không đấy?

Ronnie ngập ngừng "Tại sao không nhỉ?" Anh đã giành được chúng rồi đấy. Nhưng chỉ thêm mười ngàn nữa thôi nhé. Đừng có vội vàng quá, nếu không các giám đốc khác có thể sẽ ganh với anh đấy".

Trên đường đi đón Elizabeth, Simon vạch ra kế hoạch thế chấp ngôi nhà ở phố Beaufort để vay thêm tiền mặt mua thêm cổ phiếu. Elizabeth vẫn tiếp tục tỏ ra khó hiểu về Ronnie, và vì bây giờ cô đang có thai, anh không muốn làm cô lo lắng thêm vì chi tiết này nữa.

- Nếu chính phủ quyết định thay đổi và hạ giá đồng bảng, liệu ông Thứ trưởng có thể tiếp tục ở lại chức vụ của mình không?

Raymond Gould, ông thứ trưởng bộ Việc làm, cứng người lại khi nghe thấy câu hỏi của Simon Kerslake.

Trình độ về luật pháp của Raymond và hiểu biết của anh về vấn đề này đã làm cho tất cả mọi người loại trừ những kẻ nói năng quá ư lưu loát hoặc cực kỳ kinh nghiệm mệt mỏi không thể đấu trí với anh. Tuy nhiên, anh có một điểm như gót chân của Asin xuất phát từ quan điểm được phát biểu rất chắc chắn của anh trong Đầy đủ việc làm bằng mọi giá. Bất kỳ một gợi ý nào về việc Chính phủ có thể hạ giá đồng bảng. Đã tới thời điểm những người ngồi hàng ghế sau có quyền được chất vấn anh về vấn đề này. Nhưng lại một lần nữa Simon Kerslake lại nắm quyền đặt ra câu hỏi làm mất mặt đối thủ của mình.

Như thường lệ, Raymond đưa ra câu trả lời chuẩn: "Chính sách của Chính phủ của Nữ hoàng tối cao là một trăm phần trăm chống hạ giá, và vì vậy không thể có câu hỏi đó được."

- Hãy chờ đó mà xem - Simon hét lên.

- Trật tự, người phát ngôn nói, đứng hẳn dậy và quay về phía Simon khi Raymond đã ngồi xuống ngài Nghị sĩ chắc hẳn biết rất rõ rằng ngài không thể phát biểu trước Quốc hội trong tư thế ngồi.

Raymond lại đứng lên. "Chính phủ này tin tưởng vào một đồng bảng mạnh, nó vẫn là hy vọng lớn nhất của chúng ta để có thể giữ con số thất nghiệp thấp".

- Thế nhưng anh sẽ làm gì nếu Nội các Chính phủ cứ quyết định hạ giá? – Joyce hỏi anh khi cô đọc phần trả lời của chồng mình cho câu hỏi của Kerslake được đăng trên tờ London Times buổi sáng hôm sau.

Lúc này Raymond đã nhận thức rõ khả năng hạ giá đồng bảng tăng lên mỗi ngày. Một đồng đô la mạnh dẫn tới việc con số nhập khẩu đạt mức kỷ lục, xảy ra đồng thời với các cuộc biểu tình trong suốt mùa hè năm 67, làm các chủ nhà băng lúc này chỉ còn đặt câu hỏi "Khi nào?" chứ không phải "Liệu có hay không?" nữa

- Anh sẽ phải từ chức thôi - anh trả lời câu hỏi của Joyce.

- Tại sao chứ? Chẳng có ai khác làm việc đó đâu.

- Anh sợ là Kerslake đúng. Mọi điều anh nói đã được đưa vào biên bản và anh ta đã làm mọi việc để tất cả mọi người đều biết. Đừng lo, Harold sẽ không bao giờ hạ giá đồng bảng cả đâu. Ông ấy đã đảm bảo với anh điều ấy nhiều lần mà.

- Ông ta chỉ cần thay đổi suy nghĩ một lần thôi.

Nhà hùng biện vĩ đại Iain MacIeod đã có lần nhận xét rằng hai phút đầu của một bài diễn văn sẽ quyết định số phận của một con người. Một nghị sĩ có thể nắm được cả Quốc hội và ra lệnh cho nó, hoặc không thu phục được và làm mất nó, và một khi Quốc hội đã bị mất thì hiếm khi người ta có thể thu phục lại được.

Khi Charles Hampton được mời phát biểu bài cuối cùng để kết thúc cuộc thảo luận của đảng Đối lập trong cuộc tranh luận về vấn đề Môi trường, anh tin tưởng mình đã chuẩn bị rất tốt. Mặc dù hiểu rằng sẽ không thể xoay chuyển các nghị sĩ ở hàng ghế sau hoàn toàn theo hướng của mình, anh hy vọng anh sẽ được giới báo chí công nhận rằng anh đã chiến thắng trong cuộc tranh luận và làm Chính phủ phải hổ thẹn. Ban Quản trị giờ đây đang tranh cãi về những tin đồn như cơm bữa về vấn đề hạ giá đồng bảng và các khó khăn về kinh tế, và Charles tin tưởng rằng đây là thời điểm thích hợp để anh có thể gây dựng tên tuổi của mình.

Khi cả phòng họp đã sôi nổi tham gia vào cuộc tranh luận, người phát ngôn của đảng Đối lập được mời lên để phát biểu vào lúc chín giờ. Vào lúc chín giờ ba mươi, một Bộ trưởng Chính phủ đứng lên kết thúc vấn đề.

Khi Charles đứng dậy và đặt tờ ghi chép của mình trên bục, anh có dự định sẽ xoáy vào vấn đề của đảng Bảo thủ về những báo cáo kinh tế của Chính phủ, những hậu quả ghê gớm của việc hạ giá đồng bảng, tỷ lệ lạm phát kỷ lục, kèm theo là con số vay chưa từng có và sự mất lòng tin của người dân Anh và các thành viên Quốc hội lần đầu tiên được chứng kiến trong suốt cuộc đời của mình.

Anh đứng thẳng người trên bục và nhìn xuống các hàng ghế với vẻ khiêu chiến.

- Thưa ngài Phát ngôn viên - anh bắt đầu - Tôi không thể nghĩ rằng

- Nếu vậy thì đừng nói - ai đó trên hàng ghế của đảng Lao động hét. Tiếng cười rộ lên trong khi Charles cố lấy lại bình tĩnh, thầm rủa mình đã quá tự tin từ lúc đầu. Anh lại bắt đầu.

- Tôi không thể tưởng tượng rằng

- Cũng không thể có sự tưởng tượng được - một giọng khác hét lên - thật là một anh chàng Bảo thủ điển hình.

- Vì sao vấn đề này chưa bao giờ được đưa ra bàn luận trước Quốc hội.

- Tất nhiên không phải để anh cho chúng tôi một bài học trước công chúng như thế này.

- Trật tự - người Phát ngôn viên gần như gầm lên, nhưng đã quá muộn.

Cả Quốc hội đã trở nên hỗn loạn và Charles lúng túng mất gần ba mươi phút trong sự ngượng ngập cho tới khi không còn ai khác ngoài người phát ngôn lắng nghe lấy một lời trong bài phát biểu của anh. Một số các Bộ trưởng ở hàng ghế đầu thậm chí còn cho cả chân lên bàn, mắt nhắm nghiền. Những người ở hàng ghế sau ngồi nói chuyện vui vẻ để chờ tới lúc bỏ phiếu lúc mười giờ: cách làm nhục ghê gớm nhất mà Quốc hội có thể chấp nhận được với diễn giả tồi nhất. Người Phát ngôn viên phải kêu gọi trật tự vài lần nữa trong thời gian Charles phát biểu, một lần ông thậm chí đứng dậy để mắng những kẻ đang mất trật tự. "Không phải Quốc hội gây dựng danh tiếng của mình bằng cách cư xử như thế này". Những sự kêu gọi van nài của ông rơi vào những đôi tai lúc này đã điếc đặc của các nghị sĩ và các cuộc nói chuyện vẫn cứ tiếp diễn như thường. Vào lúc chín giờ ba mươi, Charles ngồi xuống, mồ hôi lạnh túa ra. Một số ít những người thuộc đảng của anh ngồi hàng ghế sau kêu lên những tiếng yếu ớt không lấy gì làm thuyết phục:

"Đúng, Đúng".

Khi một Phát ngôn viên của Chính phủ mở đầu bài phát biểu của mình bằng cách công nhận những ý kiến của Charles là một trong những ý kiến có ấn tượng nhất trong đời làm chính trị của ông, có lẽ ông đã hơi quá phóng đại, nhưng từ hàng ghế đầu của đảng Bảo thủ, rất nhiều thành viên của đảng Đối lập tỏ ra không đồng tình với ông.

Elizabeth ngẩng đầu lên và mỉm cười với chồng khi anh đi vào phòng. "Em đã đỡ đẻ một ngàn đứa trẻ trong năm năm vừa qua, nhưng không đứa nào làm cho em hồi hộp như đứa bé này. Em tin rằng anh muốn biết cả mẹ và con đều khỏe, đúng không?".

Simon ôm lấy Elizabeth. "Anh sẽ phải chờ bao lâu nữa mới được nghe sự thật đây?".

- Con trai anh ạ - cô nói.

- Chúc mừng em - Simon nói. - Anh tự hào vì em - Anh nhẹ nhàng hất ngược mái tóc cô - Vậy nó sẽ là Peter chứ không phải là Lucy rồi.

- Chắc chắn là vậy rồi, nếu như anh không muốn cậu con trai thông minh của chúng ta bị chế giễu suốt cả cuộc đời.

Một cô y tá bước lại phía họ ôm một đứa bé gần như ướt sũng trong một tấm vải và một chiếc chăn. Simon đón lấy con và nhìn chằm chằm vào cặp mắt màu xanh to của cậu.

- Anh thấy con mình giống một vị tổng thống tương lai ấy.

- Ồ không, không được - Elizabeth kêu lên - Trông con quá thông minh để làm một việc ngu ngốc như vậy. Cô dang rộng cánh tay ra, Simon ngần ngừ rồi cũng phải trao lại cậu con trai cho mẹ nó.

Simon ngồi trên thành giường, ngắm nghía và tự hào về người vợ và đứa con đầu lòng trong lúc Elizabeth cho nó bú.

- Có lẽ bây giờ là lúc em phải nghỉ ngơi một lúc rồi đấy. Em xứng đáng được hưởng một ngày nghỉ.

- Chẳng có cơ hội đâu, - Elizabeth đáp, nhìn cậu con trai đang nhắm mắt lại - Em phải tiếp tục trực ca vào tuần sau rồi. Đừng quên là chúng mình vẫn cần phải có thu nhập của em trong lúc người ta trả cho các nghị sĩ Quốc hội một khoản lương tội nghiệp như vậy.

Simon không nói gì. Anh đã nhận thức rằng nếu anh có muốn thuyết phục vợ anh nghỉ ngơi một chút, chắc chắn anh cần phải sử dụng một cách nhẹ nhàng hơn.

- Peter và anh cho rằng em thật là tuyệt vời - Anh nói.

Elizabeth nhìn con. "Em không nghĩ là Peter đã chắc về điều đó, nhưng ít nhất thì con nó cũng có thể yên tâm mà ngủ yên với điều đó."

Quyết định cuối cùng cũng được Nội các tối cao gồm mười hai người chấp thuận vào ngày thứ Năm, 16 tháng Mười một, năm 1967. Vào thứ Sáu, tất cả các nhân viên ngân hàng ở Tokyo đều được chia sẻ điều tuyệt mật của Nội các tối cao, và vào thời điểm Thủ tưởng công bố chính thức thông tin này vào chiều thứ bảy, ngân hàng England đã mất 600 triệu đô la tiền dự trữ trên thị trường ngoại hối.

Vào lúc Thủ tướng đưa ra tuyên bố, Raymond đang ở Leeds tiến hành cuộc họp chính thức hai lần một tháng trong khu vực bầu cử của mình. Anh đang giải thích đạo luật mới về nhà ở cho một cặp vợ chồng mới cưới khi Fred Padgett, người quản lý chiến dịch chạy bổ vào phòng.

- Raymond, xin lỗi làm phiền ông, nhưng tôi nghĩ ông muốn biết ngay lập tức. Số 10 vừa mới thông báo đồng bảng đã bị hạ giá từ 2,7 đô xuống 1,4 đô - vị nghị sĩ đương nhiệm vào thời khắc đó thực sự choáng váng, vấn đề nhà ở của địa phương trôi tuột khỏi đầu anh. Với một cái nhìn trống rỗng, anh nhìn qua mặt bàn vào hai người dân đã tới hỏi ý kiến anh.

- Liệu ông có thể cho phép tôi một chút được không thưa ông Higginbottom? Raymond lịch sự hỏi - Một chút của Raymond thực tế đã kéo dài mười lăm phút, anh đã gọi được cho một cán bộ cao cấp từ Kho bạc và được người này xác nhận lại tất cả mọi chi tiết. Anh gọi cho Joyce nói cô không trả lời điện thoại cho tới khi anh trở về nhà. Anh phải mất vài phút để tự chủ lại và mở cửa phòng làm việc.

- Có bao nhiêu người đang chờ tôi, Fred? - Anh hỏi.

- Sau gia đình Higginbottom chỉ còn có viên thiếu tá điên người vẫn tin là những người ở sao Hỏa sẽ đặt chân lên mái nhà của tòa thị chính của Leeds.

- Vì sao họ lại muốn tới thăm Leeds đầu tiên? - Raymond hỏi, cố gắng giấu sự lo lắng bằng một sự hài hước giả tạo.

- Một khi họ chiến thắng Yorkshine, phần còn lại sẽ trở nên rất dễ dàng.

- Khó mà có thể nói rằng lập luận đó là sai. Tuy nhiên, hãy nói với ông thiếu tá là tôi rất lo lắng về vấn đề này nhưng tôi cần nghiên cứu thêm và xin ý kiến từ bộ Quốc phòng. Hãy đặt cuộc hẹn cho ông ta gặp tôi vào lần tới, vào lúc đó chắc chắn tôi đã có kế hoạch chiến lược sẵn sàng.

Fred Padgett mỉm cười "Thế là đủ cho ông ta kể với bạn bè của ông ta ít nhất là trong hai tuần tới".

Raymond quay qua ông bà Higginbottom và đảm bảo với họ rằng vấn đề nhà ở của họ sẽ được giải quyết trong một vài ngày sau. Anh để vào trong hồ sơ của mình việc gọi điện cho nhân viên nhà ở của Leeds.

- Thực là một buổi chiều, - Raymond thốt lên sau khi cánh cửa đã được khép lại sau lưng họ - Một vụ đánh vợ, một vụ Sở điện lực cắt điện một gia đình với bốn đứa trẻ dưới mười tuổi trong nhà, một vụ ô nhiễm sông Aire, một vụ nhà ở đáng sợ, ông thiếu tá bị điên không ai có thể quên được và những kẻ xâm lược từ sao Hỏa của ông ta. Và bây giờ là tin hạ giá đồng bảng.

- Làm sao mà ông có thể giữ được bình tĩnh như vậy trong những hoàn cảnh khó khăn như thế này? Fred Padgett hỏi.

- Vì tôi không thể để cho ai biết thực ra tôi đang cảm thấy gì.

Sau giờ làm việc, Raymond thường tới quán bia địa phương uống một cốc và nói chuyện với những người dân địa phương, điều này có thể giúp anh nắm được thông tin ở Leeds trong vài tuần qua. Nhưng lần này anh không dừng lại ở đó và nhanh chóng về nhà cha mẹ.

Joyce cho anh biết điện thoại kêu rất nhiều lần và cuối cùng cô phải ngắt đường dây điện thoại mà không thể cho mẹ anh biết lý do thực.

- Em làm tốt đấy - Raymond bảo.

- Anh định sẽ làm gì đây? - Cô hỏi.

- Anh sẽ từ chức, tất nhiên là vậy.

- Tại sao phải làm vậy, Raymond? Điều đó chỉ làm hại cho sự nghiệp của anh thôi.

- Em có thể đúng, nhưng điều đó sẽ không cản trở anh.

- Nhưng anh vừa mới bắt đầu gây dựng được sự nghiệp của mình thôi mà.

- Joyce, mặc dù không có huênh hoang, anh biết rằng anh có nhiều thất bại, nhưng anh không phải một thằng hèn, và chắc chắn anh sẽ không tự trốn chạy để vứt bỏ bất kỳ một nguyên tắc nào mà anh có thể có.

- Anh biết không, anh vừa mới nói như một kẻ tin tưởng chắc chắn rằng anh ta được sinh ra để làm Thủ tướng.

- Vừa mới trước đây một phút em bảo rằng việc này có thể làm hại sự nghiệp của anh. Anh cho em quyết định đấy.

- Em đã quyết định rồi - Cô nói.

Raymond mỉm cười trước khi bước về phía bàn làm việc để viết một lá thư ngắn gọn.

Thứ Bảy, ngày 18 tháng 11 năm 1967

Kính thưa Thủ trưởng

Sau việc ông tuyên bố về sự hạ giá đồng bảng chiều nay và quan điểm mà tôi đã bảo vệ trong suốt thời gian qua, giờ đây tôi thực sự không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xin từ chức Thứ trưởng bộ Việc làm.

Tôi xin được cảm ơn ông vì đã trao cho tôi cơ hội được phục vụ trong bộ máy ông đã tạo dựng. Xin hãy tin tưởng rằng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ Chính phủ trong tất cả các vấn đề từ hàng ghế sau.

Chân thành.

Raymond Gould,

Khi chiếc hộp đỏ được đưa tới nhà vào buổi tối thứ bảy đó, Raymond chỉ thị cho người đưa tin lá thư Số 10 ngay lập tức. Khi anh mở chiếc hộp đỏ ra lần cuối, anh nhớ lại rằng Bộ của anh sẽ phải trả lời các câu hỏi của Chính phủ về vấn đề việc làm vào thứ hai sau đó. Anh suy nghĩ không biết ai sẽ được chọn thay vào vị trí của mình.

Vì những vấn đề hành chính cần thiết cho việc hạ giá đồng bảng, Thủ tướng không có thời gian đọc lá thư của Raymond cho tới tận sáng Chủ nhật. Điện thoại nhà Raymond vẫn bị ngắt khỏi đường dây khi người ta nghe thấy anh chàng Fred Padgett lo lắng gõ cửa trước nhà Raymond vào muộn ngày hôm đó.

- Đừng trả lời - Raymond bảo. - Chắc chắn lại là nhà báo ấy mà.

- Không, không phải đâu, chỉ là Fred mà, Joyce bảo, nhòm ra ngoài qua một lỗ tròn trên rèm cửa.

Cô mở cửa. Câu đầu tiên Fred hỏi là: "Quỷ tha ma bắt Raymond đi đâu rồi?".

- Tôi đây mà - Raymond xuất hiện trên khung cửa nhà bếp tay vẫn cầm tay tờ Sunday.

- Thủ tướng đã cố gọi cho anh suốt cả buổi sáng đấy.

Raymond xoay người lại và cắm lại đầu dây điện thoại, một lúc sau anh nhấc tay cầm lên và kiểm tra lại tín hiệu trước khi quay số London WHI 4433. Thủ tướng nhấc điện thoại ngay lập tức. Ông ta có vẻ bình tĩnh đấy, Raymond nghĩ.

- Anh đã phát biểu gì với giới báo chí chưa, Raymond?

- Chưa, tôi muốn chắc chắn là ông đã nhận được thư từ chức của tôi, thưa Thủ tướng.

- Tốt. Không được nhắc việc anh xin từ chức với bất kỳ một ai trước khi chúng ta gặp nhau. Anh có thể tới phố Downing vào lúc 8 giờ được không?

- Thưa Thủ tướng, được ạ.

- Nhớ, không một lời nào với giới báo chí cả.

Raymond chỉ còn nghe thấy tiếng điện thoại bị đặt xuống.

Ngay giờ đồng hồ sau đó anh đã lên lên đường đi London, anh về tới nhà mình tại đường Landsdowne ngay sau bảy giờ. Chuông điện thoại lại réo. Anh muốn mặc kệ tiếng réo kiên trì của nó nhưng lại lo đó là từ phố Downing.

Anh nhấc máy lên "Alô".

- Có phải Raymond Gould không? - Một giọng vang lên từ đầu dây.

- Ai đang nói thế? - Raymond hỏi.

- Water Terry, từ báo Daily Mail.

- Tôi sẽ không thể nói gì được.

- Ông có nghĩ rằng Thủ tướng là đúng khi quyết định hạ giá đồng bảng không?

- Tôi đã nói là không thể nói mà, Water.

- Điều này liệu có nghĩa là ông sắp từ chức không?

- Water, đã nói là không có gì mà.

- Có phải là ông đã nộp đơn xin từ chức rồi không?

Raymond chần chừ.

- Tôi nghĩ là vậy, - Terry kết luận.

- Tôi đã nói là tôi không nói gì, - Raymond lúng búng và quăng điện thoại xuống - trước khi tháo nó ra khỏi đường dây.

Anh nhanh chóng tắm và thay áo trước khi rời khỏi nhà. Anh gần như không nhận thấy một tài liệu nằm ngay trên thảm cửa ra vào, và chắc chắn anh đã không dừng lại để mở thư ra nếu không nhìn thấy dòng chữ in đen trên góc trái - "Thủ tướng". Raymond dọc phong bì. Trong thư người thư ký chỉ dẫn anh khi tới nơi đi vào bằng đường bên lề của phố Downing, chứ không vào bằng cửa chính. Trong thư có kèm theo một bản đồ nhỏ. Raymond bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì tất cả những chuyện này.

Hai phóng viên khác đang đợi ngay ngoài cửa. Họ đi theo anh ra xe.

- Ông đã từ chức có phải không thưa ông Thứ trưởng.

- Tôi không có gì để nói.

- Có phải ông đang đi gặp Thủ tướng không?

Raymond không trả lời và chui tọt vào trong xe. Anh phóng xe đi nhanh đến nỗi hai phóng viên không kịp có cơ hội đuổi theo.

Mười hai phút sau, đúng tám giờ kém năm, anh đã ngồi trong phòng chờ của Số 10 phố Downing. Đúng tám giờ anh được dẫn vào phòng làm việc của Harold Wilson. Anh ngạc nhiên thấy ông bộ trưởng Cao cấp, Bộ trưởng bộ Việc làm đều ngồi sẵn trong phòng.

- Chào Ray, anh khỏe chứ? - Thủ tướng hỏi.

- Thưa Thủ tướng, tôi khỏe.

- Tôi rất lấy làm tiếc phải nhận lá thư của anh và rất hiểu tình cảm của anh bây giờ, nhưng tôi hy vọng chúng ta có thể bàn bạc một cách giải quyết nào đó.

- Một cách giải quyết khác - Raymond nhắc lại, lúng túng.

- Đúng, chúng ta đều hiểu rằng việc hạ giá đồng bảng thực sự gây ra nhiều vấn đề cho anh sau khi anh đã viết Đủ việc làm bằng mọi giá. Nhưng tôi nghĩ có lẽ chuyển sang Bộ trưởng bộ Ngoại giao có lẽ là một cách giải quyết dễ chịu để anh thoát khỏi tình cảnh khó khăn này. Đây cũng là một sự thăng tiến mà anh xứng đáng được hưởng.

Raymond ngập ngừng. Thủ tướng tiếp tục, "Có lẽ anh cần biết rằng ông Bộ trưởng Tài chính cũng đã từ chức, nhưng sẽ chuyển sang bộ Nội Vụ."

- Tôi rất ngạc nhiên - Raymond nói - Nhưng trong trường hợp của tôi, tôi không cho là đó là một việc danh giá nếu…

Thủ tướng vẫy tay gạt đi. "Với những vấn đề hiện nay chúng ta đang gặp phải ở Rdohesia và châu Âu, những kỹ năng về luật pháp của anh sẽ thực là có ích."

Lần đầu tiên trong đời Raymond ghê tởm chính trị.

Những ngày thứ hai thường bắt đầu rất yên ắng ở Hạ nghị viện. Bộ máy tổ chức của Nghị viện không bao giờ đặt kế hoạch đưa ra bàn thảo các công việc có thể dẫn tới tranh cãi, vì các nghị sĩ thường vừa mới từ khu vực bầu cử từ khắp nơi trong nước quay trở lại. Quốc hội hiếm khi đầy người trước buổi tối. Nhưng việc công bố Bộ trưởng bộ Tài chính sẽ phát biểu về vấn đề đồng bảng hạ giá vào lúc 3.30 chắc sẽ đảm bảo là Hạ nghị viện chật ních người thậm chí trước lúc đó.

Người ta nhanh chóng lấp đầy các chỗ trong Nghị viện, và vào lúc 2.45 không còn một chiếc ghế nào còn trống. Những chiếc ghế xanh chỉ có thể chứa đủ bốn trăm hai mươi bảy thành viên đã được cố tình khôi phục lại như trước khi Đức đánh bom Cung điện Westminster vào ngày 10 tháng 5 năm 1941. Không khí ấm cúng của một nhà hát vẫn còn được giữ nguyên. Sir Giles Gilbert Scott đã không dừng được việc cố gắng làm nổi bật những trang trí gôtích của Barry, nhưng ông đồng tình với quan điểm của Churchill là việc nới rộng căn phòng sẽ làm hỏng không khí chật chội của những dịp lễ lớn.

Một số thành viên còn dồn vào các bậc cầu thang cạnh ghế của Người Phát ngôn và quanh chân chiếc ghế của các nhân viên xung quanh bàn. Một hai người còn ngồi nghễu nghện như những chú vẹt trên chiếc hộp dành bỏ phiếu hiện đang rỗng phía sau Người Phát ngôn.

Raymond Gould đứng dậy trả lời câu hỏi thứ bảy trong chương trình nghị sự, một câu hỏi có vẻ rất ngây thơ về những quyền lợi dành cho phụ nữ khi họ bị thất nghiệp. Ngay khi anh tới bục đối thoại, những tiếng gào "Từ chức đi" bắt đầu phát ra từ hàng ghế của đảng Bảo thủ, Raymond không thể giấu được sự ngượng ngùng của mình. Thậm chí cả những kẻ ngồi hàng thứ hai còn nhận thấy mặt anh tím đi. Việc anh không ngủ tối qua sau khi đồng ý với sự thu xếp của Thủ tướng xem chừng không giúp được gì. Trong khi anh trả lời câu hỏi, những tiếng gào "Từ chức đi" không hề giảm đi. Đảng Đối lập giữ yên lặng khi anh ngồi xuống, chỉ chờ đợi anh đứng lên để trả lời một câu hỏi khác. Câu hỏi tiếp theo Raymond phải trả lời là của Simon Kerslake ngay sau lúc ba giờ. "Bộ của ngài đã có những phân tích gì về những yếu tố đặc biệt đóng góp vào việc con số thất nghiệp tăng ở miền Trung?".

Raymond liếc qua phần chuẩn bị của mình trước khi trả lời. "Việc đóng cửa hai nhà máy lớn trong khu vực này, một trong khu vực bầu cử của các nghị sĩ, đã làm tăng con số thất nghiệp của khu vực này. Cả hai nhà máy này chuyên sản xuất các chi tiết ô tô, và bị ảnh hưởng xấu bởi cuộc đình công ở Leyland".

Simon Kerslake từ từ đứng dậy để hỏi những câu bổ sung. Các Nghị viện thuộc đảng Đối lập háo hức chờ đợi. "Chắc hẳn ngài Raymond còn nhớ là đã thông báo với Nghị viện, khi đáp lại những ý kiến phản bác mà tôi đưa ra trong thời gian nghỉ họp Nghị viện vào tháng Tư năm ngoái, rằng việc giảm giá sẽ làm tăng mạnh mức thất nghiệp ở miền Trung, và thực tế là trên cả nước. Vậy nếu như quý ngài cao quý đây đã công nhận điều này thì tại sao ông ta vẫn còn chưa từ chức?". Simon ngồi xuống, trong khi các Nghị viện thuộc đảng Bảo thủ đồng thanh chất vấn "Tại sao, tại sao?".

- Lời phát biểu của tôi trước Nghị viện vào dịp đó đang được dẫn ra không theo hoàn cảnh, và đến nay tình hình đã thay đổi.

- Đúng vậy, - một loạt các Nghị viện đảng Bảo thủ kêu lên, còn những nghị sĩ ngồi đối diện với Raymond ầm ầm đòi anh phải từ chức.

- Trật tự, trật tự - tiếng của người phát ngôn vang lên trong tiếng ồn ào.

Simon lại đứng dậy, tất cả các nghị sĩ của đảng Bảo thủ vẫn ngồi tại chỗ để đảm bảo là không ai bị gọi đến. Lúc này, bọn họ giống như đàn chó ăn mồi.

Kerslake trong bộ đồ thẫm màu, đầy vẻ tin tưởng đang chỉ tay về phía Raymond Gould, người lúc này đang cúi đầu và chỉ thầm mong cho kim giờ dừng ở mốc 3.30.

- Thưa này Chủ tịch trong buổi tọa đàm ấy, mà bây giờ ngài Raymond dường như rất vui sướng quên đi, Quý ngài chỉ nhắc lại những quan điểm đã được trình bày rõ ràng trong cuốn sách của mình. "Đầy đủ việc làm bằng mọi giá". Phải chăng những quan điểm ấy đã được sửa đổi toàn bộ trong ba năm qua, hay vì mong muốn giữ cái ghế của mình quá lớn nên giờ đây ngài đã nhận thấy có thể dành được việc làm cho mình bằng mọi giá?"

Các Nghị viện đảng Đối lập lại đồng thanh: "Từ chức đi, từ chức đi".

- Câu hỏi này không liên quan gì đến những điều mà tôi tường trình trước Nghị viện trước đây, - Raymond giận dữ đáp lại.

Simon đứng bật dậy và ông Chủ tịch Nghị viện gọi tên anh lần thứ ba.

- Phải chăng Quý ngài cao quý đang nói với Nghị viện rằng ông ta có một loại chuẩn mực đạo đức khi nói, còn khi viết lại có những chuẩn mực khác?

Giờ đây, toàn bộ Nghị viện ồ lên và một số ít nghe Raymond nói, "Không, thưa ngài, tôi cố gắng giữ vững ý kiến của mình".

Ông chủ tịch đứng dậy và tiếng ồn từ từ lắng xuống. Ông ta nhìn quanh với vẻ mặt không đồng tình đầy phiền muộn.

- Tôi nhận thấy Nghị viện đã có ấn tượng mạnh về những vấn đề này, tuy nhiên tôi cần phải yêu cầu nghị sĩ danh dự của tỉnh trung Conventry rút lại lời nhận xét rằng Raymond đã xử sự không xứng đáng danh dự.

Simon đứng dậy và ngay lập tức rút lại ý kiến của mình, nhưng việc gây tổn hại đã hoàn tất. Việc này Không hề ngăn được tiếng la lớn của các Nghị viên. "Từ chức đi" cho tới khi Raymond phải rời phòng họp ít phút sau đó.

Simon ngồi xuống chỗ với vẻ mặt tự mãn khi Gould rời khỏi phòng. Các Nghị viên thuộc phe Bảo thủ cùng biểu quyết chấp nhận việc chấm dứt vị trí Thứ trưởng của Chính phủ. Bộ trưởng bộ Tài chính đứng dậy đọc thông báo đã được chuẩn bị từ trước về việc giảm giá. Simon hoảng sợ khi nghe thấy những lời mở đầu của người phụ trách về tài chính của quốc gia.

- Thành viên danh dự của vùng Bắc Leeds đã đệ đơn từ chức của mình tới ngài Thủ tướng vào tối thứ bảy nhưng chấp nhận chưa công bố tin này cho tới khi tôi có cơ hội phát biểu trước Nghị viện.

Ngài Bộ trưởng tiếp tục khen ngợi những thành tích của Raymond khi còn làm việc trong bộ Việc làm và chúc anh thành công khi quay về với vị trí nghị sĩ trong Nghị viện ngồi hàng ghế sau.

Jamie Sinclair đến gặp Raymond ngay sau khi ngài Thứ trưởng kết thúc việc trả lời các câu hỏi. Anh ta thấy Raymond ngồi sụp bên bàn với cái nhìn trống rỗng. Sinclair đến để bày tỏ sự thán phục trước cách xử sự của Raymond.

- Anh thật tử tế, - Raymond, lúc này vẫn còn bị sốc vì việc vừa xảy ra, nói.

- Tôi thực chẳng thích cái vị trí của Kerslake vào lúc này, - Jamie nói: - Chắc chắn Simon sẽ bị mọi người chửi rủa.

- Còn gì mà ông ta không biết, - Raymond đáp lại. – Hẳn là ông ta đã tập dượt ở nhà mà các câu hỏi rất trúng đích. Tôi nghĩ rằng chúng ta khó mà đề cập tới vấn đề theo các cách trong tình huống như hôm nay.

Một vài Nghị viên ghé vào văn phòng Raymond chia buồn với anh. Sau đó anh ở lại Bộ của mình chia tay với đồng nghiệp trong nhóm rồi về nhà ngồi yên lặng bên cạnh Joyce.

Không khí im lặng kéo dài cho đến khi người thư ký thường trực cất lời: "Thưa ngài, tôi hy vọng là chẳng bao lâu nữa, ngài sẽ quay lại làm việc trong Chính phủ. Quả thực, ngài đã làm cho cuộc sống của chúng tôi vất vả hơn, nhưng những gì mà ngài phụng sự suốt đời, ngài quả đã làm cho cuộc sống dễ dàng hơn". Sự chân thành trong lời nói ấy làm Raymond xúc động, đặc biệt khi đó là lời của người trợ lý Bộ trưởng đã chuyển sang phục vụ sếp mới.

Ngày tháng trôi đi, và anh cảm thấy lạ kỳ là có thể ngồi xem vô tuyến, đọc sách hay thậm chí đi dạo mà không hề bị những cái hộp đỏ vây quanh hay chuông điện thoại đeo đẳng.

Rồi anh nhận được một trăm lá thứ của các đồng nghiệp trong Nghị viện, nhưng chỉ giữ lại một bức:

Thứ Hai, ngày 20 tháng 11 năm 1067

Gould thân mến!

Tôi đã nợ ông một lời xin lỗi chân thành. Trong cuộc sống chính trị này, tất cả chúng ta đều đã gây ra những lỗi lầm lớn về con người, và vậy là hôm nay tôi đã phạm phải.

Tôi tin rằng hầu hết các nghị sĩ trong Nghị viện đều thực sự mong muốn phục vụ đất nước, và để chứng minh điều đó thì không có cách nào cao quý hơn bằng cách từ chức khi cảm thấy rằng Đảng của mình đã đi sai đường lối.

Tôi cảm thấy ghen tị trước sự kính trọng mà giờ đây toàn thể Nghị viện đang dành cho ông.

Kính thư

Simon Kerslake".

Khi Raymond trở lại Nghị viện vào buổi chiều hôm đó, tất cả các nghị sĩ từ hai phía đều hò reo chào đón khi anh bước vào phòng họp. Ông Bộ trưởng, người lúc bấy giờ đang báo cáo với Nghị viện đành phải đợi cho đến khi Raymond ngồi xuống ghế hàng sau.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 9


Khi Edward Heath gọi điện về nhà thì Simon đã đi khỏi. Phải mất một tiếng sau Elisabeth mới nhắn được tin cho anh biết người đứng đầu của Đảng muốn gặp anh vào lúc hai rưỡi. Charles đang ở Ngân hàng khi trưởng ban tổ chức Nghị viện gọi điện để đề nghị họ gặp nhau vào lúc hai rưỡi chiều trước khi Hạ nghị viện bắt đầu làm việc.

Charles có cảm giác giống như một cậu học trò nghe giáo viên chủ nhiệm báo tới gặp tại phòng làm việc sau giờ ăn trưa vậy. Viên trưởng ban tổ chức gọi điện lần cuối cùng là để yêu cầu Charles phát biểu kết thúc cuộc họp, và từ đó họ hầu như không gặp lại nhau. Charles hay sốt ruột nên chỉ thích mọi người nói cho biết ngay vấn đề gì. Anh quyết định rời ngân hàng sớm hơn và ăn trưa tại Nghị viện để chắc chắn là không bị muộn so với giờ hẹn gặp buổi trưa hôm ấy.

Charles cùng một số nghị sĩ đến bên chiếc bàn lớn nằm giữa phòng ăn của các nghi sĩ và lấy chiếc ghế duy nhất còn trống cạnh Simon Kerslake. Hai người không được thân thiện cho lắm kể từ cuộc tranh quyền lãnh đạo giữa phái Heath và Maudling. Charles không coi trọng Kerslake lắm. Có lần anh nói với Fiona rằng Kerslake là một trong những hạt giống mới của phái Bảo thủ. Người hơi quá sức cố gắng, và anh không hề khó chịu khi nhìn thấy Kerslake bối rối trước sự từ nhiệm của Gould. Fiona là người duy nhất Charles nói thật điều này.

Simon nhìn Charles ngồi xuống ghế và tự hỏi không biết bao lâu nữa Đảng mình còn tiếp tục chọn những tay lính gác Estonia, những người dành nhiều thời gian làm tiền trong thành phố, rồi sau đó là ở Ascot hơn là thời gian làm việc ở Nghị viện - Điều này không có nghĩa là Simon chỉ nói ý kiến này riêng với những người tin cẩn của mình đâu.

Cuộc bàn bạc bên cạnh bàn ăn xoay quanh xu hướng đáng chú ý của kết quả cuộc bầu cử phụ mà Đảng Bảo thủ dành được ba ghế chủ chốt trong Nghị viện. Rõ ràng hầu hết những người ngồi bên bàn đều rất háo hức chờ đón cuộc tổng tuyển cử, mặc dù Thủ tướng không phải kêu gọi tuyển cử trong vòng ít nhất ba năm nữa.

Cả Charles lẫn Simon đều không gọi cà phê.

Vào lúc hai giờ hai mươi lăm phút. Charles nhìn thấy ông trưởng ban tổ chức Nghị viện rời khỏi bàn của mình ở trong góc nhà ăn, rồi bước về phía phòng làm việc của ông ta. Charles nhìn lại đồng hồ và chờ thêm một giây mới rời chỗ, trong khi các đồng nghiệp của anh bắt đầu sôi nổi tranh luận việc gia nhập thị trường chung.

Anh thong thả đi qua phòng hút thuốc rồi rẽ trái ở lối vào đi về phía thư viện. Sau đó, anh tiếp tục đi xuôi hành lang Ways Means cổ kính cho tới khi đi qua văn phòng của Đảng Đối lập ở phía tay trái. Bước qua cánh cửa vào sảnh của các nghị sĩ, anh lại đi băng qua sảnh đến văn phòng Tổ chức của Chính phủ đang cầm quyền. Anh bước dài vào phòng bà thư ký Norse, người được ngài Trưởng ban tổ chức rất quý, ngừng đánh máy.

- Tôi có cuộc hẹn với ông Trưởng ban – Charles nói.

- Vâng, ông Hampton, ông ấy đang đợi ông. Mời ông vào.

Charles lại tiếp tục đi xuôi hành lang và thấy ông trưởng ban đang đứng trước cửa văn phòng.

- Nào, mời anh vào, Charles. Tôi lấy cho anh uống một chút nhé.

- Ồ, không, cảm ơn ông. – Charles từ chối, trong lòng không muốn đợi lâu hơn nữa.

Ông Trưởng ban rót cho mình một cốc gin pha rượu mùi rồi ngồi xuống.

- Tôi hy vọng điều tôi sắp nói với anh sẽ được coi là một tin tốt lành. – Ngài Chủ tịch nghĩ rằng anh sẽ có ích trong nhiệm kỳ ở văn phòng tổ chức Nghị viện, và phải nói rằng tôi sẽ rất mừng nếu anh cảm thấy có thể tham gia vào làm việc với chúng tôi.

Charles muốn phản đối nhưng rồi đã kìm lại. – Vậy là tôi sẽ phải rời bỏ vị trí phụ trách môi trường hiện nay.

- Đúng vậy, hơn nữa, tất nhiên là vị ngài Heath còn muốn tất cả các nhân viên Văn phòng Tổ chức bỏ hết mọi công việc bên ngoài. Làm việc trong văn phòng này không phải là công việc bán thời gian.

Charles phải dừng một giây để sắp xếp ý của mình.

- Nếu tôi dừng công việc của tôi, tôi vẫn giữ được vị trí ở văn phòng Môi trường chứ?

- Tôi không có quyền quyết định chuyện này. – Ông Trưởng ban nói. – Nhưng không có gì là bí mật bởi vì Ted Heath đang chỉ định thay đổi một vài điểm trong thời gian trước cuộc bầu cử lần sau.

- Tôi được suy nghĩ về lời đề nghị này bao lâu?

- Có lẽ, anh sẽ cho tôi biết quyết định của anh vào lúc Đặt Câu hỏi ngày mai.

- Vâng, được thôi. Cảm ơn ông. – Charles nói. Anh rời khỏi Văn phòng Tổ chức Nghị viện rồi lái xe về quảng trường Eaton.

Simon cũng đến Nghị viện vào lúc hai giờ hai mươi lăm, năm phút trước cuộc gặp với Chủ tịch đảng. Anh cố gắng không suy đoán tại sao Heath lại muốn gặp mình, để tránh một cuộc họp chỉ đưa đến thất vọng.

Douglas Hugh, Chánh văn phòng, dẫn Simon đi thẳng tới chỗ ngài Heath.

- Simon, anh thấy thế nào nếu tham gia vào bộ Môi trường? – Đó là phong cách đặc trưng của Heath, không muốn mất thời giờ nói chuyện vòng vo, và sự đột ngột trong lời đề nghị làm Simon ngạc nhiên. Anh nhanh chóng lấy lại tự chủ.

- Cảm ơn ông, - anh nói. – Tôi muốn nói rằng… Vâng, tôi đồng ý… cảm ơn ông.

- Tốt lắm, hãy xem như anh đã nhận nhiệm vụ rồi nhé và bảo đảm là kết quả của hòm thư công bố cũng sẽ có hiệu quả như từ các hàng ghế sau của Nghị viện nhé.

Cửa phòng lại được người thư ký riêng mở ra, cuộc phỏng vấn đã kết thúc. Simon nhận thấy mình lại quay lại hành lang vào lúc hai giờ ba mươi phút. Phải mất mấy giây sau cảm giác về lời đề nghị ấy mới ngấm. Khi ấy, trong lòng hứng khởi, anh ào đến bên máy điện thoại gần nhất, anh quay số tổng đài của bệnh viện St. Mary và yêu cầu cho nói chuyện với bác sĩ Kerslake. Khi nói, giọng anh hầu như chìm hẳn vì những tiếng chuông của bộ phận báo hiệu công việc của một ngày bắt đầu vào lúc hai giờ ba mươi lăm phút, tiếp theo đó sẽ là giờ cầ nguyện. Một giọng nữ vang lên trong đường dây.

- Có phải em đấy không, em yêu? – Simon hỏi, gần như lạc hẳn giọng.

- Không phải đâu, thưa ông. Đây là người trực tổng đài. Bác sĩ Kerslake hiện đang trong phòng mổ.

- Liệu có thể gọi bà ấy ra ngoài không?

- Trừ phi ông đang đau đẻ, thưa ông.

-Sao hôm nay anh về sớm thế? – Fiona hỏi khi Charles bước qua cánh cửa trước.

- Anh cần nói chuyện với ai đấy? – Fiona không bao giờ có thể tin chắc là liệu có phải cô đang được nịnh không, nhưng cô không hề nói gì. Trong những ngày này những lúc ở cùng với anh thất quá hiếm hoi, và vậy là cô cảm thấy vui sướng.

Charles cố gắng nhắc lại với vợ gần như chính xác từng lời của cuộc nói chuyện với ngài Trưởng ban Tổ chức. Fiona vẫn yên lặng khi Charles đã đến lúc chấm dứt những lời độc thoại của mình.

- Vậy đấy, em nghĩ như thế nào? – Charles nóng lòng hỏi.

- Tất cả mọi chuyện là chỉ một bài phát biểu tồi tệ từ hàng ghế của những người phê bình, - Fiona nhận xét một cách gượng gạo.

- Đúng vậy, - Charles nói – nhưng dù có lật đi lật lại vấn đề này thì cũng không đạt được điều gì nữa. Còn nếu như anh bỏ qua, rồi bọn anh sẽ thắng trong cuộc tuyển cử tới đây thì sao…?

- Anh sẽ bị gạt ra rìa.

- Thêm nữa, sẽ đơn độc ở hàng ghế sau trong Nghị viện.

- Charles, chính trị vẫn luôn là điều mà anh đặt tâm trí vào nhiều nhất. – Fiona nói, khẽ chạm tay vào má Charles. – Nên em thấy anh không có sự lựa chọn nào khác, và nếu chính trị đòi hỏi phải có một vài sự hy sinh nào đó, thì anh đâu có nghe em kêu ca phàn nàn.

Charles nhỏm dậy khỏi ghế và nói – Cám ơn em. Tốt hơn là anh đi gặp Derek Spencer ngay đây.

Khi Charles sắp sửa đi khỏi, Fiona nói thêm "Anh đừng quên rằng Ted Heath đã trở thành người đứng đầu của Đảng từ phòng Tổ chức Nghị viện đấy".

Lần đầu tiên trong ngày hôm đó, Charles mỉm cười.

- Hôm nay anh sẽ về ăn tối ở nhà với em chứ? – Fiona đề nghị.

- Tối nay thì không được. – Charles đáp. – Anh có cuộc họp bầu cử muộn.

Fiona ngồi lại một mình, thầm hỏi liệu có thể tiếp tục cuộc sống chờ đợi một người mà người đó dường như không cần đến sự thương yêu của mình.

Cuối cùng thì họ cũng nối máy cho anh.

- Chúng mình cùng ăn mừng tối nay nhé.

- Tại sao? – Elizabeth hỏi.

- Vì anh được mời vào nhóm những thành viên ghế hàng đầu phụ trách các vấn đề về môi trường.

- Chúc mừng anh, nhưng các vấn đề về Môi trường là gì vậy.

- Nhà cửa, đất đai đô thị, giao thông, nước, các khu nhà cổ, sân bay Stanted hay Maplin, đường hầm xuyên eo biển, công viên Hoàng gia…

- Thế họ có để lại việc gì cho người khác làm không?

- Đấy mới chỉ là một nửa thôi – những vấn đề thuộc khu vực ngoài trời là do anh quản lý. Anh sẽ kể cho em nghe trong bữa tối hôm nay.

- Ôi, quỷ thật, em không nghĩ là có thể đi trước tám giờ tối nay được, mà mình cần phải nhờ ai đó trông con nữa chứ. Việc này có thuộc vấn đề Môi trường không, Simon?

- Chắc chắn rồi, - Simon phá lên cười. – Anh sẽ lo chuyện đó và đặt bàn ở nhà hàng Grange vào lúc tám rưỡi.

- Anh có phải dự cuộc biểu quyết vào lúc mười giờ không?

- Anh sợ sẽ phải như vậy?

- Em hiểu rồi, lại uống cà phê và thuê người trông trẻ, - cô nói, rồi dừng lại một chút, - Simon.

- Anh đây, em yêu.

- Em rất tự hào về anh.

Derek Spencer ngồi sau chiếc bàn làm việc nặng nề của mình trên phố Thread Needle và chăm chú nghe những điều Charles nói.

- Ngân hàng sẽ cảm thấy thiếu anh nhiều đấy, - đó là những lời đầu tiên của ông Chủ tịch ngân hàng. – Nhưng ở đây không ai muốn cản trở sự nghiệp chính trị của anh đâu, nhất là tôi.

Charles nhận thấy Spencer không thể nhìn thẳng vào mắt anh trong khi nói.

- Tôi có thể nghĩ rằng tôi sẽ có cơ hội quay trở lại nếu tình hình của tôi ở Nghị viện thay đổi vì lý do nào đó không?

- Tất nhiên rồi, - Spencer trả lời. – Anh chẳng cần phải hỏi như vậy.

- Ông thật tử tế, - Charles nói, trong lòng thực sự cảm thấy nhẹ nhõm. Anh đứng dậy, nghiêng người về phía trước, bắt tay ông Chủ tịch thật chặt.

- Chúc may mắn, Charles – đó là những lời nói chia tay của Spencer.

- Nghĩa là ông không thể ở lại trong Ban lãnh đạo nữa hay sao? – Ronnie Nethercote hỏi khi nghe tin của Simon.

- Đúng thế, trong khi tôi ở văn phòng của những người Đối lập và chỉ giữ vai trò của Người Phát ngôn dự bị. Nhưng nếu chúng ta thắng lợi trong cuộc tuyển cử sắp tới và tôi có việc trong Chính phủ, thì tôi phải từ nhiệm ngay.

- Vậy là ông sẽ làm việc ở đây với tôi trong ba năm nữa phải không?

- Nếu như Thủ tướng không chọn ngày tuyển cử sớm hơn, hoặc chúng ta không thắng cử.

- Ông không phải lo lắng gì cho vấn đề thứ hai, - Ronnie nói. – Tôi biết tôi đã chọn được người giành chiến thắng vào cái ngày mà tôi gặp ông và tôi không nghĩ rằng ông hối tiếc vì đã tham gia Ban của tôi.

Một vài tháng trôi qua, Charles cảm thấy ngạc nhiên nhận ra anh rất thích làm việc ở Văn phòng Thư ký Nghị viện, mặc dù anh đã không sao giấu Fiona sự giận dữ của mình khi nghe tin chính Kerslake là người giữ vị trí của anh trong bộ Môi trường. Trật tự, kỷ luật và tinh thần đồng đội của công việc làm anh nhớ lại những ngày còn ở quân đội tại trung đoàn Lính gác Grenadier.

Charles là người có nhiều nhiệm vụ kể từ việc kiểm tra xem các Nghị viên có mặt đầy đủ ở các ban không, đến việc ngồi ở hàng ghế đầu trong Nghị viện và rồi cho đến việc tìm ra những quan điểm bảo vệ trong các bài phát biểu của các Nghị viên tại Nghị viện. Anh còn theo dõi xem có bất kỳ dấu hiệu không tán thành hay nổi loạn của các Nghị viên cùng hàng ghế của mình, đồng thời cũng vẫn nắm bắt xem có những sự kiện gì xảy ra đối với phe Đối lập trong Nghị viện.

Thêm vào đó, anh còn lãnh đạo năm mươi thành viên của riêng mình từ miền Trung cho đến Spepherd và phải bảo đảm rằng họ không bao giờ bỏ qua các cuộc bầu cử. Cứ đến thứ năm, anh lại phân phát những tờ giấy ghi những cuộc biểu quyết sẽ có trong tuần tiếp theo.

Simon cũng thích thú với vị trí mới của mình ngay từ những phút đầu tiên. Với cương vị của một thành viên cấp dưới trong bộ Môi trường anh được giao chuyên phụ trách về vấn đề giao thông. Trong suốt năm đầu tiên, anh đọc sách, nghiên cứu những bảng tóm tắt giới thiệu, gặp gỡ các lãnh đạo ngành Giao thông quốc gia, ngành Hàng không, đường thủy và đường sắt, rồi lại làm việc thâu đêm để nắm vững các kiến thức trong thời gian ngắn. Simon là một trong những số hiếm nghị sĩ, những người mà chỉ sau có vài tuần, trông đã có vẻ như lúc nào cũng đã ở vị trí các nghị sĩ ở hàng ghế đầu.

Peter thì lại là một trong những đứa trẻ to mồm, chỉ mới vài tuần tuổi mà đã lớn tiếng như thể nó đã ngồi ở hàng ghế đầu của các nghị sĩ rồi:

- Có lẽ sau này thằng bé cũng lại trở thành một chính khách thôi, - Elizabeth kết luận, khi cúi xuống ngắm nhìn cậu bé con trai.

- Cái gì đã làm em nghĩ như vậy – Simon hỏi.

- Nó không ngừng kêu la với tất cả mọi người, nó hoàn toàn bận tâm về bản thân mình và rồi ngủ khì ngay khi ai đấy đưa ra ý kiến.

- Người ta đang nói xấu về cậu con đầu lòng của tôi đây – Simon bế Peter lên và ngay lập tức cảm thấy hối tiếc ngay khi chạm vào phía dưới thằng bé.

Elizabeth ngạc nhiên không biết làm sao Simon có thể dành nhiều thời gian cho con trai mình đến như vậy, thậm chí cô còn công nhận, khi được phỏng vấn trên báo Litlehampton News, rằng ông nghị sĩ ấy có thể thay tã khéo léo như một bà đỡ vậy.

Đến khi biết bò, Peter lục lọi mọi thứ, kể cả chiếc cặp của Simon nơi thằng bé thả vào những chiếc kẹo chocola dính, dây cao su, dây buộc và cả món đồ chơi yêu thích của mình nữa.

Một lần Simon mở chiếc cặp trước mặt mọi người trong cuộc họp của bộ Môi trường Dự bị, thì thấy chú gấu Teddy Heath mà Peter đã vần cho nhầu nát nằm ngay trên tập giấy tờ của mình. Anh đẩy con thú nhồi bông sang bên lộ ra "bản kế hoạch tương lai của Chính phủ Bảo thủ".

- Phải chăng đây là một hiểm họa cho Chính phủ – Vị Chủ tịch đảng Đối lập cười hỏi.

- Con trai tôi, hay là con gấu này sao? – Simon hỏi lại.

Vào năm thứ hai, khi Peter đi đã vững, Simon bắt đầu có chính kiến riêng của mình về những vấn đề mà Đảng của anh phải đối mặt. Mỗi tháng qua đi, cả hai đều thêm tự tin và lúc này điều mà Simon muốn là tổ chức được cuộc Tổng tuyển cử bầu cho Harold Wilson. Còn điều mà Peter muốn là một quả bóng.

Bỗng nhiên tin tức về cuộc Tổng tuyển cử được đưa lên truyền hình. Cứ như thể đảng Bảo thủ đang giành được nhiều phiếu bầu, còn đảng Lao động đã liên tiếp thắng lợi trong những cuộc sơ cử vào đầu năm 1970.

Khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào tháng Năm khẳng định lợi thế của đảng Lao động, Harold Wilson tới đệ kiến với Nữ hoàng tại điện Buckingham và yêu cầu Nữ hoàng giải tán Nghị viện. Cuộc Tổng tuyển cử được ấn định vào ngày 18 tháng 6 năm 1970. Báo chí tin tưởng rằng Wilson đã lại một lần nữa làm đúng, và rồi sẽ đưa Đảng mình tới thắng lợi lần thứ ba một cách điệu nghệ mà không ai trong lịch sử chính trường đạt được. Mọi thành viên của đảng Bảo thủ đều biết điều đó sẽ chấm dứt vai trò lãnh đạo của Edward Heath trong Đảng của mình.

Lịch sử chính trường đã không được dựng lên ba tuần sau đó bởi đảng Bảo thủ đã giành được Nghị viện với đa số phiếu. Nữ hoàng cho mời Edward Heath vào điện Buckingham và yêu cầu ông này thành lập Chính phủ. Ông hôn tay người trị vì đất nước và tuân theo sự ủy thác ấy.

Lần đầu tiên Simon Kerslake điều hành Đảng đa số phiếu có bốn người đóng vai trò quan trọng sau khi anh giành được 2.118 phiếu bầu ở Trung Conventry.

Khi ông bá tước già hỏi Fiona là Charles đã thắng với bao nhiêu số phiếu thì cô trả lời không rõ, nhưng cũng nhớ lại Charles đã nói với phóng viên rằng số phiếu ấy nhiều hơn phiếu của nhiều nghị sĩ khác chung với nhau.

Raymond Gould người đã phải thua với hai phần trăm thì nay bù lại giành được đa số phiếu là 10416. Người dân ở vùng Leeds ngưỡng mộ tính độc lập của nghị sĩ này, nhất là khi đó là vấn đề về nguyên tắc.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 10


Simon tỉnh giấc vào buổi sáng thứ sáu sau cuộc bầu cử và anh cảm thấy vừa mệt vừa phấn khởi. Anh nằm trên giường, cố tưởng tượng xem giờ đây những vị Bộ trưởng thuộc đảng Lao động, những người mà chỉ mới hôm qua thôi nghĩ rằng họ sẽ quay về các bộ của mình, sẽ có cảm giác như thế nào.

Elizabeth cựa mình thở nhẹ trong giấc ngủ và trở mình. Simon ngắm nhìn vợ. Trong suốt bốn năm lấy nhau, sức hấp dẫn của cô đối với anh không hề giảm sút, và anh vẫn thích thú ngắm nhìn cô trong giấc ngủ. Mái tóc dài, óng ả xuôi xuống vai và thân mình mảnh mai, rắn chắc của cô mềm mại hiện ra dưới chiếc váy ngủ bằng lụa. Anh khẽ đập vào lưng cô và nhìn cô từ từ thức dậy. Cuối cùng thì cô đã tỉnh giấc quay lại, anh ôm lấy cô.

- Em ngưỡng mộ sức hoạt động của anh. – Cô nói – Nếu anh vẫn còn khỏe mạnh sau ba tuần lê thê ấy thì em cũng không thể nào kêu ca về chứng đau đầu của mình. Anh âu yếm hôn cô, cảm thấy vui sướng với giây phút riêng tư giữa sự rồ dại của cuộc bầu cử và sự mong mỏi ở văn phòng. Sẽ chẳng có cử chi nào làm gián đoạn giây phút thú vị hiếm có này.

- Ba ơi, - một giọng nói vang lên, Simon quay lại tức thì nhìn thấy Peter đứng ở cửa. – Con đói.

Khi họ ngồi trên xe trở về London, Elizabeth hỏi: " Anh nghĩ là ông ấy sẽ đề nghị với anh vị trí như thế nào?"

- Anh chẳng dám dự đoán gì đâu. – Simon nói. – Nhưng anh cứ hy vọng đó là chức Thứ trưởng bộ Môi trường.

- Nhưng anh vẫn chưa chắc có được đề nghị công việc hay sao?

- Chưa đâu. Chẳng ai biết được một vị Thủ tướng mới phải xem xét những thay đổi và phải đương đầu với những áp lực như thế nào đâu.

- Như thế nào cơ? – Elizabeth hỏi.

- Phe cánh tả, cánh hữu trong Đảng, vùng bắc và vùng nam của đất nước – nơi vô số các món nợ cần phải trả cho những người có thể tuyên bố rằng họ đã đóng vai trò lớn trong việc đưa ông ấy lên số mười".

- Anh muốn nói là ông ấy có thể loại anh hay sao?

- Ồ, đúng thế. Nhưng anh sẽ khùng lên nếu ông ta làm như vậy.

- Anh đã làm được gì trong việc này?

- Không được gì. Người ta hoàn toàn không làm được gì cả, và mọi nghị sĩ ở hàng ghế sau đều rõ chuyện này. Quyền lực bảo trợ của Thủ tướng là hoàn toàn.

- Sự việc sẽ không giống thế đâu, anh yêu, nếu anh cứ tiếp tục lái nhầm vào cái hẻm này.

Raymond sửng sốt: Anh không sao tin được là cuộc trưng cầu ý kiến lại sai lệch đến vậy. Anh không thổ lộ với Joyce rằng anh đã hy vọng thắng lợi của đảng Lao động sẽ đưa anh trở lại hàng ghế đầu, sau khi đã mòn mỏi ở những hàng ghế sau trong cái thời gian tưởng chừng tẻ nhạt ấy.

- Không sao đâu, - anh nói với vợ, - chỉ việc làm lại từ quán bar thôi. Bọn anh có thể phải dừng làm việc ở văn phòng trong một thời gian dài.

- Liệu có chắc chừng ấy việc không đủ để làm cho anh suốt ngày bận bịu không?

- Anh cần phải thực tế khi xem xét tương lai.

- Có thể họ sẽ mời anh giữ một chức dự bị nào đó chăng?

- Không đâu, lúc nào ở văn phòng đảng Đối lập cũng có quá ít việc, mà trong mọi trường hợp họ luôn để những người có khả năng hùng biện như Jamie Sinclair đứng đầu. Tất cả những gì anh có thể làm là ngồi và chờ đến cuộc bầu cử khác.

Raymond băn khoăn không biết làm thế nào để bộc lộ những ý nghĩ thực sự của mình và cố gắng nói với giọng bình thường, "Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên xem xét việc mua nhà ở khu vực bầu cử".

- Sao lại như vậy? – Joyce ngạc nhiên hỏi. "Việc này có nghĩa chúng ta sẽ tiêu tốn một cách không cần thiết, mà ngôi nhà của cha mẹ anh có hư hỏng gì đâu. Với lại, trong mọi trường hợp, liệu cha mẹ có phật lòng không?

- Mối quan tâm đầu tiên cần phải dành cho các cử tri của anh và đây sẽ là dịp để chứng minh sự cam kết lâu dài. Đương nhiên, cha mẹ anh sẽ hiểu.

- Nhưng chúng ta sẽ phải chi phí cho cả hai cái nhà.

- Khi ấy chúng ta sẽ dễ dàng hơn nhiều để mà suy ngẫm so với khi anh làm việc trong Chính phủ, vả lại chính em cũng muốn sống ở Leeds đấy thôi. Sau khi anh đi xem xét một vòng, sao em không ở lại Leeds, liên hệ với một vài Đại lý nhà đất và xem tình hình thị trường thế nào?

- Được thôi, nếu đó là điều anh mong muốn, - Joyce nói – Em sẽ bắt đầu từ tuần sau.

Raymond cảm thấy hài lòng khi thấy Joyce bắt đầu thích thú với ý tưởng này.

Charles và Fiona nghỉ ngơi yên tĩnh một tuần tại ngôi nhà nhỏ của họ ở Sussex. Charles vừa làm vườn vừa cố giỏng tai lên chờ nghe điện thoại reo. Fiona bắt đầu nhận ra sự bồn chồn của anh khi nhìn qua cửa sổ và thấy cây phi yến đẹp nhất của mình đã bị coi như cỏ dại.

Cuối cùng Charles ngừng công việc cắt cỏ lại, vào nhà và bật ti vi thấy Maudling, Macleod, Thatcher và Carrington đang bước vào Tòa nhà số 10 ở phố Downing, vẻ mặt của bọn họ đều suy tư nên không có lấy một nụ cười. Việc bổ nhiệm những vị trí cao cấp đã kết thúc. Nội các đã được hình thành. Tân Thủ tướng của đảng Bảo thủ bước ra khỏi xe, vẫy tay chào đám đông rồi chui nhanh vào xe và đi mất. Liệu Heath có nhớ đến người đã tổ chức cuộc bầu cử của các cử tri trẻ tuổi cho ông ta ngay trước khi trở thành lãnh đạo của Đảng không?

- Anh định bao giờ trở lại quảng trường Eaton?

Fiona hỏi vọng từ bếp.

- Còn tùy đã.

- Tùy cái gì kia?

- Tùy xem điện thoại có reo không?

Simon đặt ống nghe xuống và ngồi nhìn chằm chằm vào ti vi. Anh đã dành bao nhiêu thời gian cho công việc về môi trường, vậy mà Thủ tướng lại đề nghị vị trí đó cho một người khác. Anh đã để vô tuyến bật suốt ngày nhưng chẳng biết đấy là ai, chỉ biết rằng những thành viên còn lại của bộ Môi trường vẫn ở nguyên vị trí của mình.

- Tại sao mình lại lo lắng kia chứ? – Simon nói lớn – Tất cả mọi chuyện đều là trò hề.

- Anh nói cái gì kia? – Elizabeth hỏi khi cô bước vào phòng.

Chuông điện thoại reo. Đó là Bộ trưởng các vấn đề trong nước, mới được bổ nhiệm – Reginald Maudling.

- Simon phải không?

- Regie, xin hết sức chúc mừng ông nhân dịp nhận chức – không phải là một sự ngạc nhiên lớn đấy chứ.

- Đấy là lý do mà tôi gọi điện để nói với anh đây, Simon ạ. Anh có muốn tham gia vào Bộ của tôi với vị trí Thứ trưởng không?

- Vâng – tôi rất sung sướng được làm việc cùng bộ với ông.

- Ơn Chúa, - Maudling nói. – Tôi phải mất thời gian chết tiệt để thuyết phục Ted Heath rằng anh sẽ được giải phóng khỏi bộ Môi trường.

Simon quay lại nói với vợ mình tin mới đó.

- Anh không nghĩ là có cái gì có thể làm cho anh vui thích hơn.

- Anh cuộc chứ?

Simon nhìn Elizabeth với vẻ mặt hết sức băn khoăn.

- Ồ, thật tội nghiệp, anh chậm hiểu thế. – Elizabeth nói rồi đập nhẹ vào bụng mình.

- Chúng mình sắp có đứa con thứ hai.

Khi trở lại văn phòng Luật ở London, Raymond cho nhân viên văn phòng của mình biết rằng anh muốn vùi đầu vào công việc. Trong bữa trưa cùng với người đứng đầu nhóm đối tác, ngài Nigel Hartwell, anh nói với ông ta có vẻ như đảng Lao động sẽ không được tham gia lại vào Nghị viện trong thời gian dài.

- Anh mới ở nghị viện có năm năm, Raymond, và mới có ba mươi sáu tuổi, anh không nên coi mình như một cựu chiến binh.

- Tôi không hiểu – Raymond nói, giọng anh không đặc biệt bi quan.

- Ồ, anh không cần phải lo lắng về những chuyện nhất thời ấy. Các hãng luật đã liên tục gọi đến từ lúc họ biết anh trở về làm việc lâu dài.

Raymond bắt đầu cảm thấy nhẹ lòng. Joyce gọi điện sau bữa trưa, báo tin là cô chưa tìm được ngôi nhà thích hợp, nhưng hãng nhà đất đã thuyết phục rằng có hy vọng vào mùa thu.

- Vậy thì, em cứ tiếp tục tìm kiếm, - Raymond nói.

- Anh đừng lo, em sẽ tiếp tục, - Joyce đáp, giọng cô vang lên như thể cô thích thú với nhiệm vụ ấy.

- Nếu tìm được cái gì đó, có thể chúng ta nên nghĩ đến chuyện gia đình, - cô thử nói thêm.

- Có thể - Raymond đáp cụt lủn.

Cuối cùng, Charles nhận được một cú điện thoại vào tối thứ hai, không phải từ số 10 phố Downing mà từ số 12, Văn phòng của Trưởng ban Tổ chức Nghị viện. Ngài Trưởng ban gọi điện hỏi rằng ông hy vọng Charles sẽ sẵn lòng tham gia ở vị trí giám sát của nhân viên Văn phòng Tổ chức. Cảm thấy sự thất vọng trong giọng nói của Charles, ông ta nói thêm:

- Tạm thời như vậy đã.

- Tạm thời như vậy, Charles lặp lại và dập máy xuống.

- Ít ra anh vẫn là thành viên trong Chính phủ. Anh không bị bỏ rơi. Mọi người sẽ đến rồi đi trong năm năm tới và nhất định anh sẽ được thời gian ủng hộ, - Fiona nói đầy nhiệt huyết.

Charles phải đồng ý với vợ, nhưng điều đó không làm giảm bớt sự thất vọng của anh. Tuy nhiên, trở lại Hạ viện như một thành viên trong Chính phủ hóa ra còn nhiều hơn sự bù đắp mà anh vẫn nghĩ.

Vảo buổi sáng tháng Mười một ấy, Nữ hoàng Elizabeth đến Thượng viện bằng cỗ xe ngựa vùng Ailen dành riêng cho nghi lễ. Đoàn kỵ binh Hoàng gia tháp tùng Nữ hoàng đi sau đoàn diễu hành gồm những cỗ xe ngựa nghi lễ nhỏ hơn chở vương miện của Vua Edward cùng với những đồ lễ phục khác của Hoàng gia. Charles vẫn còn nhớ cảnh đứng xem buổi lễ trên phố ngày anh chỉ là cậu bé con. Giờ đây, anh đang tham gia vào buổi lễ ấy. Khi tới Thượng viện, Nữ hoàng được Quan Chưởng ấn 1 hộ tống đi qua Cổng của Quốc vương vào phòng Quần áo nơi các thị tì bắt đầu chuẩn bị cho bà để dự buổi lễ.

Vào giờ đã định, ông Chủ tịch Nghị viện trong bộ quần áo quý tộc, chiếc áo choàng Sa tanh Đa mát đen có thêu kim tuyến vàng từ ghế của mình bước xuống. Theo truyền thống ông đi đầu đoàn diễu hành từ Hạ viện tới Thượng viện. Theo sau là thư ký của Nghị viện và viên hạ sĩ tùy tùng mang cây trượng theo nghi lễ, rồi đến Thủ tướng cùng đi với người đứng đầu đảng Đối lập, tiếp nữa là các nghị sĩ của hàng ghế đầu chen chúc nhau vào hậu đường của Thượng viện.

Các Thượng nghị sĩ đứng chờ ở Thượng viện, họ mặc áo choàng không tay có cổ lông chồn, trông họ có chút gì đó giống Draculas nhân từ, cùng đi với các phu nhân lấp lánh trong những chiếc mũ tiara dát kim cương và váy dài lễ phục. Nữ hoàng đã ngồi lên ngai vàng. Bà mặc chiếc áo choàng của Hoàng đế, đội chiếc vương miện của vua Edward III trên đầu. Bà đợi cho đoàn diễu hành vào hết gian phòng và mọi người yên lặng.

Quan Chưởng ấn bước lên phía trước rồi quỳ một chân xuống, dâng lên Nữ hoàng một tài liệu đã được in. Đó là bài phát biểu do Chính phủ đương thời thảo, mặc dù Nữ hoàng đã đọc hết bản thảo của nó từ đêm hôm trước, bà không hề đóng góp ý kiến riêng của mình vào nội dung, bởi vai trò của Nữ hoàng chỉ mang tính chất lễ nghi trong dịp này. Bà nhìn xuống thần dân của mình rồi bắt đầu đọc.

Charles Hampton đứng phía sau đám đông chen chúc nhau, nhưng với chiều cao của mình, chẳng khó khăn gì anh đã theo dõi được toàn bộ buổi lễ. Anh có thể nhìn thấy cha mình, Bá tước Bridgewater, gật gật đầu suốt thời gian Nữ hoàng đọc đọc bài phát biểu, trong đó đề cập không thêm không bớt những điều mà những người thuộc phe Bảo thủ hứa hẹn trong chiến dịch bầu cử. Cũng giống như mọi người của Hạ nghị viện, Charles nhẩm tính số lượng đạo luật có thể sẽ được đệ trình trong những tháng năm sắp tới và nhanh chóng nhận ra Văn phòng Tổ chức của Quốc hội sẽ bận rộn về những cuộc họp. Khi Nữ hoàng kết thúc bài phát biểu, Charles nhìn cha mình một lần nữa, lúc này trông ông có bộ mặt buồn ngủ. Charles cảm thấy khiếp hãi biết mấy, cái giây phút khi anh sẽ đứng ở đó nhìn người anh trai Rupert trong chiếc áo choàng có cổ lông chồn. Sự đền bù duy nhất sẽ đến nếu như anh sinh được con trai để một ngày nào đó thừa kế tước vị ấy, bởi vì rõ ràng giờ đây Rupert sẽ không bao giờ lập gia đình. Không phải là anh và Fiona không cố gắng. Anh bắt đầu băn khoăn liệu việc đề nghị Fiona đi khám chuyên gia có đúng lúc không. Anh cảm thấy khủng khiếp khi biết rằng cô không thể sinh con.

Thậm chí việc sinh người thừa kế cũng vẫn chưa đủ nếu như những gì mà anh đạt được chỉ là nhân viên cấp dưới của phòng Tổ chức trong Nghị viện. Điều này làm anh thêm quyết tâm hơn bao giờ hết rằng anh xứng đáng với sự thăng tiến.

Bài diễn văn đã kết thúc, Nữ hoàng rời khỏi Thượng viên, theo sau là ông hoàng Philip, hoàng tử Charles và đoàn trompet.

Kể từ ngày đầu được bổ nhiệm vào tháng Sáu, Simon thích thú với tất cả mọi mặt trong công việc ở Văn phòng Nội sự. Vào thời gian mà Nữ hoàng phát biểu trong tháng Mười một, thì anh đã sẵn sàng đại diện cho Bộ của mình trong Hạ viện, mặc dù việc bổ nhiệm Jamie Sinclair giữ chức dự bị tương đương sẽ chứng tỏ rằng anh chẳng bao giờ được thanh thản hoàn toàn.

Khi hệ thống điều hành của đảng Bảo thủ hình thành, cả hai người nhanh chóng đối đầu nhau về một số vấn đề. Tuy nhiên, trong hội nghị không chính thức từ phía sau ghế của ông Chủ tịch Nghị viện, Simon và Jamie Sinclair vẫn thường thảo luận một cách hài hước về những vấn đề mà họ đã đọ kiếm với nhau. Các thành viên phe Đối lập vẫn thường lợi dụng cơ hội vượt khỏi tầm mắt của đám nhà báo ấy, nhưng cứ mỗi lần cả hai trở về với hòm thư nêu ý kiến thì họ lại lao vào nhau, người nọ tìm kiếm điểm yếu trong lý lẽ của người kia. Khi tên của Kerslake hoặc Sinclair được yết trên những chiếc máy treo tường kiểu cổ rằng một trong hai người đứng lên phát biểu thì các nghị sĩ đổ dồn vào hội trường.

Có một vấn đề mà họ hoàn toàn thống nhất với nhau. Kể từ tháng Tám năm 1969, lần đầu tiên quân đội được gửi tới Bắc Ireland, Quốc hội lại chứng kiến một trong những cuộc đọ sức gay go thường kỳ về vấn đề Ireland. Tháng Hai năm 1971, Nghị viện dành hẳn một ngày làm việc để nghe ý kiến của các nghị sĩ với nỗ lực không ngừng nhằm tìm giải pháp cho mâu thuẫn ngày càng tăng giữa những người Tin lành cực đoan và tổ chức IRA. Bản kiến nghị đưa ra trước quốc hội là cho phép đổi mới lực lượng khẩn cấp trong vùng.

Simon rời khỏi chỗ ở hàng ghế đầu, đọc diễn văn khai mạc cho Chính phủ, khi kết thúc, anh ngạc nhiên thấy các nghị sĩ ra khỏi hội trường.

Việc những người phát ngôn thuộc hàng ghế đầu cho hai phe của Nghị viện vẫn ngồi lại, trong khi các nghị sĩ thuộc hàng ghế sau tham gia tranh luận được coi là có chiến thuật. Một số nghị sĩ bắt đầu phát biểu nhận xét, một giờ sau Simon vẫn chưa trở về chỗ. Cuối cùng anh cũng đến nơi nhưng chỉ ở lại đó có hai mươi phút rồi bước ra. Thậm chí anh còn không kịp dự phần đầu bài phát biểu kết thúc của Jamie Sinclair mà người ta trông đợi anh bác bỏ.

Simon quay lại, áp sát vào cửa kính để ngắm nhìn cô con gái một lần nữa. Anh vẫy tay chào nhưng nó chẳng để ý. Hai bên cũi của con bé là những cậu nhóc đang khóc. Simon mỉm cười khi thấy bé Lucy gây ấn tượng đối với kẻ khác giới.

--- ------ ------ ------ -------

1 Người đứng đầu Thượng viện.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 11


Trưởng ban Tổ chức Nghị viện nhìn khắp các đồng nghiệp, thầm hỏi ai trong số họ sẽ xung phong thực hiện cái nhiệm vụ không tên ấy.

Một cánh tay giơ lên, ông ngạc nhiên một cách hài lòng.

- Cảm ơn anh, Charles.

Charles đã báo trước với Fiona rằng anh sẽ xung phong giữ vị trí của người chịu trách nhiệm về vấn đề nổi bật nhất trong cuộc bầu cử vừa qua – Việc nước Anh gia nhập Thị trường chung. Mọi người trong Văn phòng Nghị viện đều nhận thấy đây quả là một cuộc chạy đua khó khăn nhất của toàn Quốc hội, và có tiếng thở dài nhẹ nhõm khi Charles xung phong.

Đây không phải là việc cho người có cuộc hôn nhân không bền vững. Charles nghe thấy một thành viên trong văn phòng thì thầm. Ít nhất đó là điều ta chẳng phải lo lắng, Charles nghĩ, nhưng anh cũng ghi nhớ sẽ mang vài bông hoa về nhà tối hôm ấy.

- Tại sao lại chính là dự luật mà ai cũng muốn tránh chứ? – Fiona hỏi trong khi đang cắm những bông hoa thủy tiên.

- Bởi vì nhiều người phe bọn anh không cần phải ủng hộ Edward Heath trong tham vọng cả đời người của ông ấy là đưa nước Anh vào Thị trường chung. – Charles trả lời, nhận lấy một ly brandy lớn. – Thêm nữa, bọn anh cũng đang gặp khó khăn trong việc đệ trình dự luật kiềm chế các hiệp hội Công đoàn, điều này có thể cản trở những người của đảng Lao động ủng hộ bọn anh cũng bỏ phiếu về vấn đề châu Âu. Chính vì vậy, Thủ tướng yêu cầu thường xuyên đánh giá tình hình về châu Âu, dù cho việc lập pháp có thể không được đưa ra trên cơ sở Hạ viện trong ít nhất một năm nữa. Ông ấy sẽ muốn biết định kỳ có bao nhiêu người theo phe bọn anh còn phản đối, và bao nhiêu nghị sĩ thuộc phe Đối lập mà bọn anh có thể dựa vào để phá bỏ cấp bậc khi có biểu quyết quyết định.

- Có lẽ em nên làm nghị sĩ Quốc hội, để ít nhất có thể có thêm thời gian ở bên anh.

- Nhất là nếu về vấn đề Thị trường chung em là người "không biết".

Mặc dù báo chí tranh cãi rằng "Cuộc thảo luận lớn" có vẻ tẻ nhạt, các nghị sĩ vẫn cảm thấy họ đang đóng vai trò trong lịch sử.

Charles vẫn giữ nhiệm vụ theo dõi hơn năm mươi nghị sĩ nói về những dự luật bình thường của Chính phủ, nhưng do vấn đề gia nhập châu Âu được ưu tiên, anh được giải phóng các nhiệm vụ khác.

- Anh đang đánh bạc tất cả trong lần này, - anh nói với Fiona. – Nếu bọn anh thất bại trong cuộc biểu quyết cuối cùng này anh sẽ bị kết án với chiếc ghế ở hàng sau suốt đời.

- Còn nếu thắng cử?

- Thì không thể nào buộc anh phải rời khỏi hàng ghế trước. – Charles đáp.

- Cuối cùng em cho là em đã tìm được rồi.

Sau khi nghe tin, Raymond đáp tàu lên Leeds thứ sáu tuần sau đó. Joyce đã chọn cho anh bốn ngôi nhà để xem xét, nhưng anh phải đồng ý với cô là ngôi nhà ở vùng Chapel Allerton chính là cái mà họ đang tìm. Đó cũng là ngôi nhà đắt nhất mà họ tìm thấy từ trước tới nay.

- Liệu chúng ta có đủ tiền không? – Joyce lo lắng hỏi.

- Có lẽ không.

- Em có thể tiếp tục tìm được.

- Thôi đừng, em đã tìm ra ngôi nhà cần tìm; bây giờ anh sẽ tính cách xem chúng ta sẽ trả bằng cách nào, và anh nghĩ là đã tìm ra một cách.

Joyce không nói gì, chờ cho Raymond tiếp tục.

- Chúng ta sẽ bán chỗ ở đường Landsdowne.

- Thế chúng ta sẽ ở đâu khi anh tới London?

- Anh có thể thuê một căn hộ nhỏ ở đâu đó giữa Tòa án và Hạ viện, trong khi em thu xếp ngôi nhà thực sự của chúng ta ở Leeds.

- Nhưng anh sẽ không buồn chứ?

- Tất nhiên là có chứ, - Raymond nói, cố gắng để cho giọng vang lên đầy thuyết phục. – Nhưng hầu hết các nghị sĩ vùng Bắc Birmingham đều phải xa vợ trong suốt cả tuần. Dù sao đi nữa, em vẫn luôn muốn sống ở Yorkshire kia mà, và đây có thể là cơ hội tốt nhất của chúng ta đấy. Nếu công việc tiến triển, sau này ta sẽ mua thêm nhà ở London.

Joyce có vẻ hiểu ý.

- Một điểm nữa là… - Raymond nói thêm – Việc em ở Leeds sẽ đảm bảo anh sẽ không bao giờ mất ghế trong Nghị viện.

Joyce mỉm cười. Cô luôn cảm thấy tin tưởng bất cứ khi nào Raymond chỉ ra cái nhu cầu nhỏ nhất của cô.

Sáng thứ Hai, Raymond đặt mua ngôi nhà ở Chapel Allerton trước lúc quay về London. Sau khi mặc cả chút ít qua điện thoại, anh và chủ nhà thỏa thuận giá cả. Vào ngày thứ Năm, Raymond đã cho quảng cáo bán nhà ở đường Landsdowne và ngạc nhiên vì một loạt các đại lý nhà đất cho rằng đây là mưu mẹo.

Giờ đây tất cả những gì mà Raymond phải làm là tìm cho mình một căn hộ.

Simon gửi một bức thư cho Ronnie cảm ơn vì đã thông tin đầy đủ về chuyện xảy ra ở công ty Nerthercote. Đã tám tháng kể từ khi anh nghỉ làm việc ở ban quản trị do được đề cử chức Bộ trưởng, nhưng Ronnie vẫn đảm bảo biên bản của từng cuộc họp vẫn được gửi cho anh để nghiên cứu trong thời gian rảnh rỗi. "Thời gian rảnh rỗi". Simon phải bật cười với ý nghĩ đó.

Tiền anh rút ở ngân hàng vượt khoảng hơn bảy hai ngàn bảng, nhưng vì Simon định đề nghị cổ phần của mỗi thành viên là năm bảng khi cổ phần được công khai, Simon cảm thấy vẫn có sự chậm trễ thật sự, vì cổ phần của riêng anh bán được khoảng ba trăm ngàn bảng. Elizabeth đã báo trước với anh không nên tiêu một xu nào của tài khoản lãi cho đến khi số tiền ấy yên ổn trong nhà băng. Anh thầm cảm ơn vì cô không biết toàn bộ số tiền anh vay.

Trong một dịp ăn trưa ở nhà hàng Ritz như mọi lần, Ronnie đã nói lộ cho Simon biết kế hoạch tương lai của mình về công ty.

- Mặc dù phái Bảo thủ đang cầm quyền, tôi nghĩ tôi sẽ hoãn lại việc công khai cổ phiếu ít nhất trong mười tám tháng. Lợi nhuận năm nay lại tăng và năm sau có vẻ còn hứa hẹn hơn nữa? Mười chín bảy mươi ba có vẻ tuyệt vời.

Nét mặt Simon biểu hiện sự thông hiểu và Ronnie nhanh chóng phản ứng.

- Nếu anh có vấn đề gì, Simon, tôi sẵn sàng mua lại cổ phần của anh với giá thị trường. Ít nhất, bằng cách đó anh sẽ được một ít lợi nhuận.

- Không đâu, - Simon nói. – Tôi sẽ để nó ở đấy bởi vì tôi đã chờ điều này từ lâu lắm rồi.

- Tùy anh thôi, - Ronnie nói. – Bây giờ cho tôi biết, anh thấy công việc ở văn phòng Nội vụ thế nào?

Simon đặt dao ăn và dĩa xuống.

- Đây là bộ liên quan đến người dân nhiều nhất vì thế công việc là sự thách thức hàng ngày về mức độ con người, mặc dù đó cũng là công việc gây nhiều áp lực. Nhốt người ta vào tù, ngăn cấm người nhập cư hay trục xuất những người nước ngoài vô hại chẳng phải là niềm vui thích của tôi. Tuy thế, làm việc ở một trong ba bộ lớn của Chính phủ là một sự ưu tiên.

- Tôi cuộc anh sẽ sang bộ Ngoại giao và Tài chính trước khi anh kết thúc, - Ronnie nói. – Thế còn Ireland thì sao?

- Còn Ireland ư? – Simon nhún vai nói.

- Tôi thì tôi trả lại Bắc Ireland cho Eire, - Ronnie nói tiếp – hoặc cứ để cho họ độc lập và cho họ một số tiền lớn, khuyến khích làm việc này. Hiện tại toàn bộ nhiệm vụ là chuyện tiền xuống giá.

- Chúng ta đang bàn đến con người, - Simon nói, - chứ không phải tiền bạc.

- Chín mươi phần trăm cử tri sẽ ủng hộ tôi. – Ronnie vừa nói vừa châm xì gà.

- Mỗi người cứ tưởng chín mươi phần trăm dân số ủng hộ quan điểm của mình cho đến lúc bầu cử. Vấn đề về Ireland quá ư là quan trọng, chẳng thể nào mà chuyện phiếm được, - Simon nói. – Như tôi nói đấy, chúng ta đang bàn đến con người, tám triệu người, tất cả đều có quyền được hưởng công bằng như anh và tôi. Chừng nào tôi vẫn còn làm ở Văn phòng Nội vụ, tôi còn chú ý để cho họ giành được quyền ấy.

Ronnie im lặng.

- Xin lỗi anh, Ronnie, - Simon lại nói tiếp. – Quá nhiều người nghĩ rằng việc giải quyết vấn đề về Ireland quá đơn giản. Nếu quả như vậy, thì nó đã chẳng kéo dài suốt hai trăm năm rồi.

- Anh không phải xin lỗi đâu, - Ronnie đáp. – Tôi thật ngớ ngẩn. Lần đầu tiên tôi mới hiểu tại sao anh lại ở trong văn phòng làm việc với dân chúng.

- Anh đúng là một tay phát xít tự lập điển hình đấy, - Simon trêu đùa người cùng hội với mình một lần nữa.

- Ồ, có một điều chắc chắn là anh chẳng thay đổi được quan điểm của tôi về xử treo cổ đâu. Anh cần phải đề nghị cho dùng dây thừng lại, kẻo bây giờ phố xá không còn an toàn nữa.

- Chẳng lẽ những người khai thác bất động sản như anh, lúc nào cũng mong muốn có sự tàn sát mau lẹ sao?

- Cô nghĩ như thế nào về chuyện cưỡng hiếp? – Raymond hỏi.

- Tôi cho rằng vấn đề này không phù hợp. – Stephanie Arnold trả lời.

- Tôi nghĩ họ sẽ công kích tôi về vấn đề này.

Raymond và Stephanie Arnold, nhân viên mới của phòng, tiếp tục tranh luận về vụ án họ cùng nhau xử lý trên đường tới Old Bailey và cô đã gây cho Raymond ấn tượng rõ ràng là cô sung sướng được anh dẫn dắt.

Họ sẽ cùng nhau bào chữa cho một người công nhân bị buộc tội cưỡng hiếp và giết chết đứa con riêng của vợ.

Khi vụ án sang tới tuần thứ hai, Raymond bắt đầu tin rằng bồi thẩm đoàn cả tin đến mức anh và Stephanie thậm chí có thể gỡ tội cho khách hàng của mình. Stephanie tin chắc vào điều đó.

Vào ngày trước khi có chỉ thị của quan tòa tới ban bồi thẩm, Raymond mời Stephanie ăn tối tại Hạ nghị viên. Rồi tất cả bọn họ sẽ ngoái lại và nhìn cho mà xem, Raymond thầm nghĩ. Họ sẽ chẳng thấy gì ở chiếc áo sơ mi trắng và đôi tất chân màu đen mà đôi khi Stephanie vẫn mặc.

Stephanie dường như rất vui thích khi được mời và Raymond để ý thấy cô rõ ràng có ấn tượng mạnh khi các Bộ trưởng cũ của Nội các đi qua chào anh.

- Căn hộ mới của anh như thế nào?

- Đã xong xuôi cả rồi. – Raymond đáp. Anh thấy Barbican thuận tiện cho việc đi làm ở hai nơi: Nghị viện và Tòa án.

- Vợ anh có thích căn hộ không? – Stephanie hỏi, vừa châm một điếu thuốc nhưng không nhìn thẳng vào mắt anh.

- Dạo này cô ấy không hay ở đây. Hầu như cô ấy toàn ở Leeds và không để ý đến mọi chuyện ở London lắm.

Một chút yên lặng ngượng nghịu, liền ngay đó bị phá vỡ vì tiếng chuông bất chợt kêu vang.

- Đang có cháy sao? – Stephanie hỏi, nhanh chóng dụi tắt điếu thuốc.

- Không đâu, - Raymond cười to. – Đó là chuông báo hiệu cuộc tranh luận vào mười giờ. Anh phải đi đây để bầu phiếu. Anh sẽ trở lại trong mười lăm phút nữa.

- Em gọi cà phê nhé?

- Không cần đâu, - Raymond nói. – Hay là… em có muốn về lại Barbican không? Sau đó em có thể cho nhận xét về căn hộ của anh.

- Có lẽ chuyện này dễ dàng thôi, - cô nói và mỉm cười.

Raymond cười đáp lại rồi hòa và các đồng nghiệp khi họ ùa vào nhà ăn, xuống hành lang về phía Hội trường của Hạ nghị viện. Anh không đủ thời gian để giải thích với Stephanie rằng anh chỉ có vẻn vẹn sáu phút để tham gia vào hành lang của nhóm "Chấp thuận" hay "Phản đối".

Khi quay lại nhà ăn dành cho khách sau cuộc bầu phiếu anh thấy Stephanie đang ngắm lại khuôn mặt mình qua chiếc gương gấp, khuôn mặt tròn nhỏ nhắn với cặp mắt xanh và được ôm gọn trong mái tóc đen. Cô đang tô son lại. Anh chợt cảm thấy ý thức được rằng mình quá cân chút ít so với đàn ông chưa đến bốn mươi. Anh quên bẵng một điều rằng phụ nữ bắt đầu thấy anh hấp dẫn. Một chút cân nặng hơn và vài sợi tóc bạc đã mang cho anh một vẻ quyền lực. Khi họ về tới căn hộ, Raymond mở đĩa hát của Ella Fiztgerald rồi vào bếp để pha cà phê.

- Quả là, căn hộ này giống như của một người độc thân. – Stephanie nhận xét, khi nhìn chiếc ghế tựa bằng da, chiếc giá để tẩu và những hình biếm họa chính trị treo dọc theo tường sẫm màu.

- Anh cho rằng đúng như vậy đấy. – Raymond trầm ngâm nói, vừa xếp vào khay bình cà phê, cùng hai cốc rót đầy rượu cô-nhắc.

- Anh không thấy cô đơn sao? – Cô hỏi.

- Cũng đôi khi, - anh trả lời sau khi đã rót cà phê.

- Thế thời gian còn lại thì sao?

- Cà phê đen nhé? – Anh hỏi, không nhìn cô.

- Vâng.

- Có đường chứ?

- Đối với một người đã từ giữ vị trí phụ tá của Nhà vua, và là người, theo lời đồn đại, sắp trở thành cố vấn trẻ nhất của Nữ hoàng, anh vẫn còn chưa rõ quan hệ của mình với phụ nữ.

Mặt Raymond đỏ bừng nhưng vẫn ngước mắt nhìn thẳng vào mắt cô.

Trong im lặng, anh nghe thấy: "Khuôn mặt tuyệt vời của anh…"

"Người bạn tôn quý của tôi có sẵn lòng nhảy một điệu không?" – Cô khẽ hỏi.

Raymond vẫn còn nhớ anh ra sàn nhảy lần cuối cùng như thế nào. Lần này anh quyết tâm để cho khác đi. Anh ôm Stephanie sát vào người, và họ đu đưa nhiều hơn là nhảy theo điệu nhạc của Cole Porter. Cô không nhận thấy Raymond tháo kính ra và bỏ vào túi áo khoác. Khi anh cúi xuống, hôn cổ cô, cô thở dài.

Lucy ngồi trên sàn và khóc ré lên. Con bé vẫn chưa biết đi. Một lần nữa Peter lôi con bé đứng dậy và ra lệnh cho nó phải tập đi, giọng cậu ta nghe có vẻ tin tưởng rằng chỉ những lời nói của nó thôi cũng đủ có kết quả tốt. Lại một lần nữa, Lucy ngã phịch xuống sàn. Simon đặt dĩa và dao xuống khi anh nhận thấy đã tới lúc phải giúp đỡ cô con gái chín tháng tuổi của mình.

- Bố, cứ để em một mình. – Peter yêu cầu.

- Tại sao chứ? – Simon hỏi. – Chẳng nhẽ con muốn em biết đi đến thế cơ à?

- Vì con cần có người chơi đá bóng cùng mỗi khi bố đi làm.

- Thế còn mẹ thì sao?

- Mẹ kém lắm, ngay cả cản bóng cũng không được, - Peter trả lời.

Lần này thì Simon cười phá lên và bế Lucy đặt lên ghế bên bàn ăn sáng. Elizabeth vào phòng, trong tay bê một tô cháo yến mạch vừa lúc thấy Peter khóc ầm lên.

- Có chuyện gì vậy? – Cô hỏi và chăm chú nhìn cậu con trai đang quẫn trí.

- Bố không cho con dạy Lucy tập đi. – Nó vừa nói vừa chạy ra khỏi phòng.

- Nó định giết chết Lucy, - Simon nói. – Theo anh nó định sử dụng em nó làm quả bóng đấy.

Charles nghiên cứu danh sách 330 thành viên đảng Bảo thủ. Anh cảm thấy tin tưởng vào 217 người, không chắc chắn về 54 người, và gần như bỏ qua 59 người. Phía đảng Lao động, theo thông tin rõ nhất mà anh lượm lặt được, người ta chờ đợi 50 nghị sĩ sẽ thách thức Văn phòng Tổ chức và tham gia các vị trí của Chính phủ khi có việc bầu phiếu lớn.

- Con sâu làm rầu nồi canh, - Charles báo cáo lại với Trưởng ban Tổ chức, - vẫn là dự luật kiềm chế quyền hạn của công đoàn. Cánh tả đang cố thuyết phục những người phe Lao động mà vẫn còn ủng hộ Thị trường chung rằng không có nguyên nhân nào quan trọng đến mức phải tham gia cùng cuộc vận động với "những tay phá quấy công đoàn của phái Bảo thủ". – Anh giải thích tiếp nỗi e ngại của mình nếu như Chính phủ không sẵn sàng sửa đổi Dự luật về Công đoàn, họ có thể mất châu Âu trên nền luật đó. – Còn Alec Pimkin thì chẳng giúp gì khi cố lôi kéo những kẻ do dự trong đảng quanh mình.

- Chẳng có dịp nào để Thủ tướng sửa đổi một câu trong dự luật về Công đoàn đâu, - vị Trưởng ban Tổ chức nói, trong khi pha cho mình một cốc rượu gin. – Ông ấy đã hứa điều này trong bài phát biểu ở chiến dịch bầu cử, ông ấy dự định sẽ phát biểu khi đi Blackpool vào cuối tháng này. Tôi còn có thể nói cho anh biết là Thủ tướng sẽ không thích kết luận của anh về Pimkin đâu, Charles ạ. – Charles định phản đối. – Tôi sẽ không trách anh, cho tới giờ anh làm khá đấy. Chỉ cần tiếp tục làm việc với năm mươi người chưa quyết định kia. Hãy thử mọi cách, đe dọa, tán tỉnh hay hối lộ, nhưng đưa được họ vào đúng cuộc vận động. Trong số đó có cả Pimkin nữa.

Charles quay lại văn phòng của mình và soát danh sách lại một lần nữa. Ngón tay trỏ của anh dừng lại ở chữ P. Charles ra khỏi văn phòng, nhìn quanh, người anh cần tìm không có ở đó. Anh kiểm tra hội trường – không thấy bóng dáng người ấy ở đâu. Anh đi ngang qua thư viện. "Chẳng cần phải tìm ở đây". Anh nghĩ bụng rồi đi tiếp đến phòng hút thuốc, ở đó anh nhìn thấy người cần gặp, lúc này sắp sửa gọi thêm cốc gin nữa.

- Alec - Charles hỏi. Giọng rất chan hòa. Thân hình phốp pháp của Pimkin quay lại. Có thể thử hối lộ đầu tiên xem, Charles thầm nghĩ. – Cho phép tôi gọi cho anh một ly nhé.

- Anh thật tử tế, anh bạn. – Pimkin nói, ngón tay hấp tấp sửa chiếc cà vạt.

- Alec này, việc anh bỏ phiếu chống lại dự luật về châu Âu thế nào rồi?

Simon hoảng sợ khi đọc những tài liệu đầu tiên. Những điều nói đến đều quá rõ ràng. Bản báo cáo về Ủy ban Biên giới đã được để trong hộp đỏ cho anh nghiên cứu suốt những ngày nghỉ cuối tuần. Anh đã đồng ý tại cuộc họp với các quan chức của bộ Nội vụ rằng anh sẽ nhanh chóng dẫn dắt Ủy ban thông qua Hạ viện để từ đó làm cơ sở cho việc tranh các ghế diễn ra trong cuộc bầu cử tiếp theo. Theo lời của Bộ trưởng nhắc nhở, sẽ không có sự trì hoãn nào.

Đầu óc anh luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ chiếc ghế của mình thật chênh vênh. Giờ đây anh đang bị đe dọa sẽ không dành được ghế nào. Anh sẽ phải đi khắp nước lại một lần nữa để tìm một chiếc ghế mới cho cuộc bầu cử lần sau.

Elizabeth thông cảm với anh khi nghe anh giải thích vấn đề nhưng cô khuyên anh đừng quá bận tâm cho đến khi anh nói chuyện được với Phó Chủ tịch Đảng.

- Có điều này lại làm lợi cho anh đấy, - cô an ủi chồng. - Thậm chí anh có thể sẽ tìm được cái gì đó tốt hơn nữa kìa.

- Em nói như vậy có ý gì?

- Cuối cùng anh sẽ giành được một ghế an toàn ở gần London.

- Anh chẳng bận tâm việc anh đang ở đâu chừng nào anh không phải giành hết quãng đời còn lại của mình để xem trò sấp ngửa.

Elizabeth nấu món ăn mà anh ưa thích và suốt buổi tối cố gắng nâng đỡ tinh thần anh. Sau khi ăn hết ba phần bánh nướng nhân thịt, vừa đặt đầu lên gối Simon rơi vào giấc ngủ ngay. Còn Elizabeth thức đến khuya.

Trong đầu cô vẫn vang lên cuộc đối thoại với bác sĩ Trưởng khoa Phụ khoa ở bệnh viện St. Mary. Mặc dù chưa nói với Simon, cô vẫn còn nhớ từng lời của bác sĩ trưởng. "Qua danh sách trực tôi thấy bà nghỉ quá nhiều ngày hơn là cho phép, bác sĩ Kerslake ạ. Bà phải quyết định hoặc là tiếp tục làm bác sĩ hoặc làm vợ của nghị sĩ Quốc hội".

Cô trở mình liên tục khi suy nghĩ vấn đề, nhưng không quyết định được gì trừ việc không làm phiền Simom trong khi anh đang bù đầu với nhiều việc như vậy.

Đúng đến lúc Raymon chuẩn bị chấm dứt quan hệ với Stephanie, thì cô bắt đầu bỏ lại bộ quần áo mặc đến toà án trong căn hộ. Mặc dù cả hai đều đi đến những kết luận khác nhau đối với vụ án, nhưng họ vẫn tiếp tục gặp nhau một vài lần trong tuần. Raymon đã thuê đánh một chiếc chìa khoá dự phòng để Stephanie khỏi phải tốn công kiểm tra khi nào anh có giấy báo của Nghị viện tổ chức.

Đầu tiên, anh chỉ đơn giản tránh mặt cô, nhưng rồi cô lại tìm anh. Cứ mỗi lần anh sắp trốn được cô thì lại tìm thấy cô trong căn hộ của mình khi anh từ Hạ viện trở về.

Khi anh đề nghị họ cần phải kín đáo hơn, cô bắt đầu đe doạ, lúc đầu là bóng gió, sau đó dần dần càng rõ ràng hơn. Trong thời gian quan hệ với Stephanie, Raymon xử ba vụ chính cho Chính phủ, tất cả đều có kết luận thành công và đều tăng thêm danh tiếng của anh. Trong mỗi vụ, thư ký của anh bảo đảm để Stephanie Arnold không được bố trí cùng anh. Bây giờ vấn đề nhà ở đã được giả quyết, Raymon chỉ còn biết lo làm thế nào để kết thúc mối quan hệ đó. Anh phát hiện ra rằng từ bỏ cô còn khó hơn nhiều so với việc chọn cô.

Simon đến cuộc hẹn ở Văn phòng Trung ương đúng giờ. Anh giải thích chi tiết vấn đề khó giả quyết của mình với ngài Edward Mountjey, Phó Chủ tịch Đảng, người chịu trách nhiệm về các ứng cử viên.

- Thật sự là không may chết tiệt, - ngài Edward nói. – Nhưng có lẽ tôi có thể giúp được, ông nói thêm, trong lúc mở cái kẹp tài liệu màu xanh lá cây. Simon có thể thấy được ông ta đang nghiên cứu danh sách. Lại một lần nữa, giống như một thí sinh Oxford có nhiều tham vọng xưa kia, anh lại cảm thấy cần ai đó phải gục ngã.

- Có vẻ như khoảng hơn chục ghế sẽ thành ra trống trong cuộc tranh cử sắp tới, do nhiều nghị sĩ về hưu hoặc do sự phân chia lại.

- Ngài có thể khuyên một khu vực cụ thể nào không?

- Tôi thì thích Littlehampton.

- Chỗ đó ở đâu vậy? – Simon hỏi.

- Đây là nơi dành cho một ghế mới, an toàn như ngôi nhà vậy. Nó nằm trong tỉnh Hampshire giáp ranh với Sussex. – Ông ta xem kỹ tấm bản đồ mang theo người. – Vùng này khá được trọng vọng so với khu vực bầu cử của Charles Hampton, khu vực mà đến nay vẫn chưa thay đổi. Tôi không nghĩ anh có nhiều đối thủ ở đấy đâu. – Ngài Edward lại nói tiếp. – Nhưng sao anh không nói chuyện với Charles? Anh ta có vẻ biết hết mọi người có quyền quyết định đấy.

- Còn khu vực nào hứa hẹn nữa không? Simon hỏi vì anh quá biết rõ Hampton có thể không sẵn lòng giúp anh trong việc này.

- Để tôi xem nào. Chúng ta không đủ thời gian để được ăn cả, ngã về không, phải không nào? – À, phải rồi – Redcorn ở Northumber Caud. - Một lần nữa, vị Phó Chủ tịch nghiên cứu bản đồ. – Cách London ba trăm hai mươi dặm, không có sân bay trong vòng tám dặm, và ga trên trục đường sắt chính gần nhất là cách bốn mươi dặm. Tôi nghĩ đây là chỗ đáng thử chỉ khi anh cảm thấy không còn nơi nào nữa. Tôi vẫn khuyên anh nên nói chuyện với Charles Hampton về Littlehampton. Anh ta luôn đặt nhiệm vụ của Đảng lên trên tình cảm riêng khi cần thiết.

- Tôi tin rằng ngài nói đúng, thưa ngài Edward – Simon nói.

- Hội đồng tuyển chọn đã được thành lập, cho nên anh không nên chậm trễ.

- Tôi hết sức đánh giá cao sự giúp đỡ của ngài, - Simon nói. – Có thể ngài sẽ cho tôi biết tin nếu có chuyện gì lúc này chứ?

- Tất nhiên rồi, sẵn lòng thôi. Vấn đề là nếu một người phe chúng ta bị thất bại trong cuộc bầu cử này, anh cũng không thể bỏ trống ghế hiện nay của mình vì như vậy sẽ sinh ra hai cuộc bầu cử phụ. Chúng ta không muốn có bầu cử phụ ở Trung Convertry nơi mà anh sẽ bị kêu ca là đã tranh cử ở ngoài địa hạt của mình?

- Xin ngài đừng nhắc tới tôi.

- Tôi vẫn nghĩ tốt nhất là anh nói chuyện với Charles Hampton. Anh ta chắc chắn biết rõ cái mớ bòng bong ấy như lòng bàn tay.

Hai lời nói sáo trong một câu, Simon thầm nghĩ. May mà Mountjey không phải phát biểu từ vị trí của người giữ hòm thứ khẩn. Anh cảm ơn ngài Edward một lần nữa rồi rời khỏi trụ sở của đảng Bảo thủ.

Charles cắt giảm được con số năm mươi chín Nghị viện phản đối vấn đề thị trường chung xuống năm mươi mốt, nhưng giờ đây anh gặp phải một nhân vật cứng đầu, một người mà dường như miễn dịch đối với sự phỉnh phờ hay dọa nạt. Khi báo cáo tiếp theo với Trưởng ban Tổ chức, Charles làm cho ông ta tin rằng con số nghị sĩ đảng Bảo thủ chống lại việc gia nhập Thị trường Chung lớn hơn đảng Lao động, những người tuyên bố sẽ ủng hộ Chính phủ. Trưởng ban Tổ chức có vẻ hài lòng, nhưng vẫn hỏi xem Charles có tiến triển gì trong việc tiếp cận với học trò của Pimkin không.

- Những thằng cha cánh hữu điên rồ ấy, - Charles đột ngột nói. - Bọn họ dường như sẵn lòng đi theo Pimkin, thậm chí tới chỗ chết.

- Điều điên rồ ấy lại chính là sự phiền toái chết tiệt mà ông ta chẳng có gì để mất, - ông Trưởng ban Tổ chức nói. - Chỗ của ông ta sẽ biến mất khi Nghị viện họp lần cuối để bàn lại việc phân phối lại.

- Vấn đề ở chỗ là phải tìm cách biến Pimkin thành quân Judas rồi sau đó thúc ông ta dẫn dắt mười hai người được bầu chọn sang phe ta, - Charles nói.

- Anh làm được chuyện đó đấy, Charles, và chúng ta chắc chắn thắng.

Charles quay lại văn phòng thì thấy Simon Kerslake đang ngồi đợi anh.

- Tôi có chuyện muốn nói với ông, hy vọng ông sẽ dành cho tôi vài phút, - Simon nói.

- Tất nhiên rồi, - Charles trả lời, cố làm cho giọng niềm nở. - Mời ngồi.

Simon ngồi xuống ghế đối diện với Charles.

- Ông chắc đã nghe tin tôi mất khu vực bầu cử của mình vì báo cáo của Uỷ ban Phân định Ranh giới, và ngài Edward Mountjey khuyên tôi nói chuyện với ông về Littlehampton, một địa chỉ mới sát với khu vực của ông.

- Quả là tôi có biết. – Charles nói, cố gắng giấu vẻ ngạc nhiên. Trước nay anh không quan tâm đến việc đó, bởi vì khu vực bầu cử của anh không bị ảnh hưởng gì do báo cáo của Uỷ ban Phân định Ranh giới. Anh nhanh chóng lấy lại vẻ bình thường. – Tôi sẽ làm tất cả những gì mà tôi có thể giúp được ông.

- Littlehampton sẽ là một nơi lý tưởng – Simon nói. - Nhất là khi mà nhà tôi vẫn còn đang làm việc tại London này. Charles nhướn lông mày có ý hỏi.

- Tôi nghĩ ông chưa gặp cô ấy. Cô ấy là bác sĩ ở bệnh viện St. Mary. – Simon giải thích.

- Vâng, tôi hiểu vấn đề của ông rồi. Hãy để tôi nói chuyện trước với Alexander Dalglish, chủ tịch về khu vực bầu cử, và xem tôi có thể làm được gì nữa.

- Được vậy thì ông thật giúp đỡ tôi nhiều

- Không hẳn đâu. Tối nay tôi ghé thăm ông ấy, tìm hiểu xem họ đã đến giai đoạn nào trong việc lựa chọn, rồi tôi sẽ đưa vấn đề của ông vào.

- Tôi biết ơn ông về chuyện đó.

- Trong khi ông ở đây, để tôi đưa ông tờ Người tổ chức của tuần sau, - Charles nói rồi đưa một tờ giấy ra. Simon cầm lấy, gấp lại và đút vào túi – Tôi sẽ gọi cho ông ngay khi có được tin mới.

Simon rời khỏi với tâm trạng phấn khởi hơn và cảm thấy hơi hối hận vì trước đây đã có thành kiến với Charles, lúc này đã đi khuất vào hội trường để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Charles rời khỏi hội trường, khi bài phát biểu của Carson kết thúc, nhưng thay vì quay lại văn phòng của Nhân viên Tổ chức, anh đi khuất vào một trong những trạm điện thoại gần hành lang bên trên phòng giũ quần áo của nghị sĩ. Anh xem lại số điện thoại trông sổ rồi quay số.

- Alexander, Charles đang nói đây. Charles Hampton ấy.

- Rất mừng được nghe anh gọi điện, Charles. Lâu quá rồi. Anh có khoẻ không?

- Khoẻ. Còn anh thì sao?

- Cũng chẳng có gì phải phàn nàn cả. Tôi có thể làm gì để giúp một con người bận rộn như anh đây?

- Tôi muốn nói chuyện với anh một chút về khu vực bầu cử mới ở Sussex – Littlehampton. Việc các anh bầu chọn ứng cử viên đến đâu rồi?

- Họ để cho tôi lập danh sách sáu người trúng cử để toàn bộ Uỷ ban tuyển chọn lần cuối cùng trong mười ngày nữa.

- Anh có định làm ứng cử viên không, Alexander?

- Nhiều lần rồi, - từ đầu dây kia vẳng lại tiếng trả lời. – Nhưng các bà không cho, vả lại cả tài chính cũng không cho phép. Anh có ý tưởng gì sao?

- Có thể có khả năng giúp đỡ. Mời anh đến và ăn tối ở chỗ tôi vào đầu tuần sau nhé!

- Anh tử tế quá, Charles.

- Không hẳn đâu, cũng là dịp hay gặp lại anh thôi mà. Quá lâu rồi. Thứ Hai tuần sau được chứ?

- Nhất trí hoàn toàn.

- Tốt lắm, tám giờ tối nhé. Nhà số hai mươi bảy quảng trường Eaton.

Charles bỏ máy xuống và quay về phòng Nhân viên Tổ chức ghi vào lịch làm việc.

Raymond vừa kết thúc bài phát biểu góp ý kiến trong cuộc thảo luận về châu Âu thì cũng là lúc Charles quay lại Nghị viện.

Raymond đưa ra lập luận kinh tế chặt chẽ đối với việc vẫn đứng ngoài sáu nước châu Âu khác và ủng hộ liên kết chặt chẽ hơn với khối Thịnh vượng và Mỹ. Trước khi Raymond chấm dứt bài phát biểu, Charles đặt dấu thập bên cạnh tên Gould.

Một mẩu giấy nhắn tin được chuyển tới Raymond. Nội dung tờ giấy: "Hãy gọi điện thoại cho ngài Nigel Hartwell khi nào thuận tiện".

Raymond rời khỏi hội trường và tới trạm điện thoại gần nhất ở trong góc hành lang Nghị viện. Anh gọi về văn phòng luật của mình và được nối ngay với ngài Nigel Hartwell.

- Ngài muốn tôi gọi điện phải không?

- Đúng vậy, - ngài Nigel trả lời. – Ông có rỗi trong lúc này không?

- Có, - Raymond nói. Tại sao kia? Có chuyện khẩn phải không?

- Tốt hơn là tôi không nói chuyện này qua điện thoại. – Ngài Nigel nói với một giọng đáng ngại.

Raymond đáp tàu điện ngầm từ Westminston đến Temple và tới văn phòng luật sau mười lăm phút. Anh đi thẳng tới văn phòng của ngài Nigel, ngồi xuống chiếc ghế bành tiện nghi trong gian phòng rộng rãi giống như câu lạc bộ, vắt chéo chân và nhìn ngài Nigel thoăn thoắt bước vào. Rõ ràng, ông ta đã quyết định trút bỏ điều gì đó trong lòng.

- Raymond này, những người có thẩm quyền đã hỏi tôi về việc anh trở thành người cố vấn cho Nữ hoàng. Tôi trả lời rằng anh sẽ trở thành một cố vấn giỏi. Một nụ cười xuất hiện trên mặt Raymond nhưng rồi nhanh chóng tan biến mất. – Nhưng nếu anh quyết định trở thành luật sư Hoàng gia thì tôi cần phải có sự cam đoan của anh.

- Cam đoan ư?

- Đúng thế, - ngài Nigel nói. – "Anh phải chấm dứt các mối quan hệ vớ vẩn… với thành viên khác trong văn phòng chúng ta". – Ông ta xoay người và đối diện với anh.

Raymon đỏ bừng mặt, nhưng anh chưa kịp cất lời, người đứng đầu văn phòng luật đã nói tiếp.

- Bây giờ tôi cần anh cam đoan về việc này, rằng sẽ chấm dứt, chấm dứt ngay lập tức.

- Tôi hứa với ngài, - Raymond khẽ nói.

- Tôi không phải là kẻ lên mặt dạy đời, - ngài Nigel nói, kéo vạt áo gilê, - nhưng nếu như anh định bắt đầu quan hệ tình ái, thì vì chúa, hãy làm chuyện đó càng xa văn phòng càng tốt, và nếu tôi có thể khuyên anh, anh phải tính đến cả Hạ viện lẫn Leeds nữa. Vẫn còn nhiều điều trên thế giới này, mà thế giới này thì đầy phụ nữ.

Raymond gật đầu đồng ý, anh chẳng thể nào bắt bẻ được logic của người đứng đầu văn phòng luật.

Ngài Nigel tiếp tục, rõ ràng là lúng túng.

- Thứ hai tuần sau sẽ bắt đầu vụ án gian lận tồi tệ ở Manchester. Khách hàng của chúng ta bị buộc tội đã lập ra một loạt công ty chuyên về bảo hiểm nhân thọ nhưng lại tránh không trả tiền khi có khai báo. Tôi nghĩ anh vẫn nhớ tất cả các bài báo về vụ này. Cô Arnold được phân công trong vụ này với vị trí của luật sư dự bị. Người ta cho tôi biết vụ này có thể kéo dài vài tuần.

- Cô ấy sẽ cố gắng và giải quyết được thôi, - Raymond rầu rĩ nói.

- "Cô ấy đã làm được, nhưng tôi đã nói rõ vấn đề, nếu không thể tiếp tục vụ này nữa, cô ấy sẽ phải đi tìm một văn phòng luật khác".

Raymond thở một hơi dài nhẹ nhõm. "Cảm ơn ngài", anh nói.

- Xin lỗi anh về chuyện này. Tôi biết anh đã nhận được vai trò luật sư Hoàng gia, anh bạn ạ, nhưng tôi không thể để cho nhân viên của văn phòng luật chúng ta bị ném trứng lên mặt. Cảm ơn vì sự cộng tác của anh.

- Ông có thời gian nói chuyện một lúc không? – Charles hỏi.

- Ông sẽ mất thời gian quý báu của mình đấy, nếu ông nghĩ rằng những nguyên tắc ấy sẽ làm thay đổi quyết định của họ ở giai đoạn cuối cùng này. – Alec Pimkin nói. - Tất cả mười hai thành viên sẽ bỏ phiếu phản đối Chính phủ về vấn đề châu Âu. Điều này là kết quả cuối cùng.

- Lần này tôi không muốn bàn về châu Âu, Alec; Việc nghiêm trọng hơn nhiều, mà ở mức độ cá nhân. Chúng ta hãy đi ra ngoài và uống chút gì đó ngoài sảnh đi. Charles gọi đồ uống rồi hai người thong thả bước ra phần cuối yên tĩnh của cái sảnh dẫn tới nhà ở của Chủ tịch Nghị viện. Charles dừng bước khi cảm thấy chắc chắn không còn ai có thể nghe được câu chuyện của họ.

- Nếu không phải về châu Âu, thì đó là vấn đề gì? – Pimkin hỏi, nhìn đăm đăm về phía sông Thames trong khi sốt ruột chạm ngón tay vào bông hồng trên ve áo.

- Điều mà tôi nghe được là ông đang mất chiếc ghế của mình.

Pimkin tái mặt và lúng túng sờ tay vào chiếc cà vạt chấm của mình. - Tại vì cái ban Phân định ranh giới chết tiệt ấy. Khu vực bầu cử của tôi bị sát nhập mà không có ai muốn phỏng vấn tôi cho ghế khác.

- Nếu tôi bảo đảm cho ông một chiếc ghế an toàn cho đến hết đời ông thì sao?

Pimkin nhìn Charles, nghi ngờ.

- Bất cứ điều gì cho đến một đòi hỏi hợp pháp nhưng quá đáng, ông bạn thận mến. – Anh ta thêm vào một tiếng cười giả tạo.

- Không đâu, tôi không cần đến như vậy đâu.

Đôi má đầy thịt của Pimkin có sắc màu trở lại. "Bất cứ cái gì, ông có thể tin vào tôi, ông bạn ạ".

- Ông có thể tuyên truyền những nguyên tắc này không? - Charles nói.

Mặt Pimkin lại tái xanh.

- Không phải nguyên tắc về số lượng phiếu bầu ít trong Uỷ ban, - Charles tiếp tục nói trước khi Pimkin kịp trả lời. – Không phải vấn đề những điều khoản, thậm chí - chỉ về việc phiên họp thông qua đại cương thôi, chính về nguyên tắc. Đứng bên cạnh Đảng vào giây phút cần thiết, không muốn dẫn đến cuộc Tổng tuyển cử không cần thiết lần thứ hai, toàn bộ chuyện này – ông chỉ việc điền thêm chi tiết vào nguyên tắc. Tôi biết ông sẽ thuyết phục được họ, Alec ạ.

Pimkin vẫn chưa nói gì.

- Tôi sẽ mang tới chiếc ghế có dát đồng, còn ông mang đến mười hai phiếu bầu. Tôi nghĩ chúng ta có thể gọi đó là cuộc trao đổi ngang hàng.

- Nếu tôi làm cho họ tránh được thì sao? Pimkin hỏi.

Charles chờ một lát dường như suy nghĩ kỹ cho ý tưởng ấy. "Vậy là chúng ta đã thoả thuận", anh nói, không còn trông đợi gì hơn nữa.

- Alexander Dalglish đến quảng trường Eaton vài phút sau tám giờ. Fiona bước ra cửa đón người đàn ông cao, lịch lãm rồi giải thích Charles vẫn chưa từ Hạ viện ttrở về.

- Nhưng tôi nghĩ anh ấy sẽ về ngay thôi, - cô nói thêm. – Ông uống một chút xêrét nhé? – Cô hỏi. Ba mươi phút nữa trôi qua mới thấy Charles vội vàng bước vào phòng.

- Xin lỗi anh, tôi về muộn quá, Alexander, - anh nói trong lúc bắt tay khách. – Tôi cứ nghĩ là về kịp trước khi anh tới kia – Anh hôn lên trán vợ.

- Không hề gì, anh bạn ạ, - Alexander đáp lời, tay nâng ly xêrét lên.

- Anh uống gì, anh yêu? – Fiona hỏi.

- Một ly whisky mạnh. Nào chúng ta đi ăn tối thôi. Tôi phải quay lại tham dự cuộc thảo luận lúc mười giờ.

Charles dẫn khách tới phòng ăn, xếp cho một chỗ ngồi ở cuối bàn rồi mới ngồi xuống chỗ của mình dưới chân dung Bá tước vùng Bridgewater do Melbein vẽ, một bức tranh gia bảo mà ông của Charles để lại. Fiona ngồi đối diện với chồng. Trong thời gian dùng món bít tết Wellington, Charles dành nhiều thời gian để hỏi xem Alexander làm được gì kể từ khi họ gặp nhau lần cuối cùng. Anh chẳng đả động gì tới mục đích của cuộc gặp cho tới khi Fiona tạo cơ hội cho họ là vào lúc cô chuẩn bị cà phê.

- Em biết các anh có nhiều chuyện để nói với nhau, nên em để các anh nói chuyện tiếp.

- Cảm ơn chị, - Alexander nói. Anh ngước nhìn Fiona và mỉm cười, vì bữa tối tuyệt ngon.

Cô mỉm cười đáp lại rồi để hai người ở lại một mình.

- Nào Charles,, - Alexander vừa nói vừa nhặt tập hồ sơ anh để trên bàn. Tôi cần ý kiến của anh.

- Nói đi, anh bạn, - Charles nói. - Chỉ e quá mừng mà không giúp được mất.

- Ngài Edward Mountjoy gửi cho tôi một danh sách khá dài để chúng ta cùng cân nhắc, trong đó có Bộ trưởng bộ Nội vụ và một vài thành viên khác của Nghị viện sẽ mất ghế. Anh nghĩ thế nào về…? Dalglish mở tập hồ sơ ra trước mặt trong khi Charles hào phóng rót vang đỏ vào ly và mời Alexander một điếu xì gà lấy từ trong hộp mạ vàng và anh nhấc ra từ chiếc tủ bên bàn.

- Một vật tuyệt đẹp! – Alexander nói, mắt nhìn chằm chằm vào chiếc hộp được trang trí và mấy chữ khác C. G. H trên nắp.

- Vật gia bảo đấy, - Charles nói. - Lẽ ra phải dành cho ông anh Rupert của tôi cơ, nhưng tôi lại may mắn có tên tắt giống ông nội.

Alexander trả lại chiếc hộp cho chủ nhân của nó rồi quay trở về với những ghi chép của mình.

- Có một người gây ấn tượng đối với tôi, - cuối cùng Alexander nói. – Kerslake, Simon Kerslake.

Charles vẫn im lặng.

- Anh không có ý kiến gì sao, Charles?

- Anh nghĩ thế nào về Kerslake?

- Hoàn toàn khác với những gì đã ghi chép chứ?

Dalgish gật đầu nhưng không nói gì. Charles hớp một ngụm poóc-tô, "rất khá", anh nói.

- Kerslake ư?

- Không, rượi poóc-tô. Của hãng Taylor ba mươi nhăm năm. Tôi sợ rằng Kerslake không cùng loại rượu vang ngon này đâu. Tôi có cần nói thêm nữa không?

- Không đâu. Thật tiếc. Trên giấy tờ anh ta có vẻ khá đấy.

- Trên giấy tờ là một việc khác, - Charles nói. – Nhưng việc lấy anh ta làm thành viên của mình trong hai mươi năm lại là một chuyện khác. Còn vợ anh ta nữa… Chẳng bao giờ thấy bà ta trong khu vực bầu cử, anh biết đấy, - Charles cau mày. E rằng tôi đi quá xa mất rồi.

- Không đâu, - Alexander nói. Tôi đã hình dung ra toàn cảnh rồi. Người tiếp theo là Norman Lamont.

- Số một đấy, nhưng tôi e rằng ông ta đã được chọn cho tỉnh Kingston rồi, - Charles nói.

Dalglish lại cúi xuống nhìn tập hồ sơ. – "Vậy thì Pimkin thì sao?".

- Chúng tôi đều đã ở Eaton cùng nhau. Vẻ ngoài chống lại anh ta, như bà tôi vẫn nói, nhưng anh ta là một người tỉnh táo, có tín nhiệm trong khu vực bầu cử, đó là những điều mà người ta nói với tôi.

- Vậy là anh sẽ đề cử anh ta chứ.

- Tôi phải nắm lấy anh ta trước khi một trong những nghị sĩ có ghế chắc chắn khó có được anh ta.

- Anh ta quả là nổi tiếng, phải không? – Alexander nói. - Cảm ơn anh vì gợi ý ấy. Thật tiếc cho Kerslake.

- Điều này sẽ không ghi lại trên giấy tờ chứ. Charles hỏi.

- Tất nhiên rồi. Không một lời nào. Anh có thể tin vào tôi.

- Rượu poóc-tô, anh thích chứ?

- Tuyệt vời, - Alexander nói. – Nhưng mà những đánh giá của anh lúc nào cũng hay. Anh chỉ cần nhìn Fiona là thấy ngay.

Charles mỉm cười.

Hầu hết những cái tên mà Dalglish đọc lên hoặc là không có tiếng tăm gì, hoặc không thích hợp, hoặc dễ dàng bỏ đi. Khi Alexander rời khỏi nhà họ trước mười giờ, Fiona hỏi liệu cuộc nói chuyện có đáng giá không.

- Có chứ, anh nghĩ tụi anh đã tìm được người cần tìm rồi.

Raymond thay chiếc đồng hồ treo tường vào chiều hôm ấy. Hoá ra nó lại đắt hơn so với giá anh mặc cả, mà người thợ đồng hồ lại đòi ứng trước bằng tiền mặt.

Người thợ chữa đồng hồ cười tươi khi đút tiền vào túi. "Tôi làm giàu bằng nghề này đây, thưa ngài, tôi có thể nói cho ngài biết. Ít nhất mỗi ngày cũng có một ông lớn luôn trả tiền mặt, mà không đòi hoá đơn. Có nghĩa là hàng năm tôi và bà vợ tôi có thể ở Ibiza trong một tháng, mà không phải thuế má gì".

Raymond mỉm cười khi nghĩ như vậy. Anh kiểm tra đồng hồ đeo tay, anh chỉ còn kịp bắt chuyến tàu 7 giờ 10 ngày thứ Năm từ King’ s Cross và tới Leeds vào lúc mười giờ để nghỉ dài vào cuối tuần.

Một tuần sau, Alexander Dalglish gọi điện cho Charles nói rằng Pimkin đã được qua vòng một, còn Kerslake không được họ xem xét.

- Pimkin đã không gây ấn tượng tốt lắm trước Uỷ ban ở lần đầu.

- Đúng thế, - Charles nói. – Tôi đã nói trước với anh là vẻ ngoài phản lại ông ta và ông ta cũng đôi khi nghiêng về cánh hữu, nhưng ông ta rất vững vàng và sẽ không bao giờ để anh thất vọng, tin lời tôi đi.

- Tôi đành phải nghe anh, Charles. Bởi vì loại bỏ Kerslake là chúng tôi đã loại bỏ đối thủ duy nhất của Pimkin rồi.

Charles bỏ điện thoại xuống rồi quay số của văn phòng bộ Nội Vụ. "Làm ơn cho nói chuyện với Simon Kerslake".

- Ai đang gọi đấy ạ?

- Hampton, văn phòng tổ chức Nghị viện. – Anh được nối dây ngay.

- Simon, Charles đây. Tôi nghĩ tôi phải cho anh biết tin mới về Littlehampton.

- Anh thật quan tâm quá, - Simon đáp.

- Tin không tốt lành đâu, tôi sợ rằng phải nói như vậy. Hoá ra là ông Chủ tịch Uỷ ban lại chỉ phỏng vấn toàn bọn dốt nát.

- Làm sao anh lại biết rõ thế.

- Tôi vừa mới xem được danh sách trúng tuyển và chỗ của Pimkin đang được uỷ ban cân nhắc.

- Tôi không thể tin được.

- Vâng, tôi cũng vậy. Chính tôi hơi bị sốc. Tôi đã cố gắng đưa trường hợp của anh vào nhưng chỉ vào được cái tai điếc thôi. Họ không đếm xỉa gì đến quan điểm của anh về hình phạt treo cổ hay những từ tương tự. Tuy vậy, tôi không tin là anh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiếm lấy một ghế.

- Hy vọng anh nói đúng, Charles, dù sao cũng cảm ơn anh đã cố gắng vì tôi.

- Lúc nào cũng sẵn lòng giúp anh. Anh cho tôi biết anh đã ghi tên vào ghế nào khác nữa. Tôi có nhiều bạn bè khắp mọi nơi trong nước.

Hai hôm sau, Alec Pimkin được những người phe đảng Bảo thủ của Littlehampton mời đến dự cuộc phỏng vấn để tuyển chọn một ứng cử viên phái Bảo thủ cho vùng bầu cử mới.

- Tôi biết cảm ơn ông như thế nào đây? – Ông ta hỏi Charles khi họ gặp nhau trong quầy rượu.

- Hãy giữ lời của ông – mà tôi muốn được viết ra cơ đấy. – Charles đáp.

- Ông muốn nói gì kia?

- Một bức thư gửi Trưởng ban Tổ chức, nói rằng ông đã thay đổi ý kiến về cuộc bỏ phiếu chính cho vấn đề châu Âu, rằng ông và các thành viên của mình sẽ tránh đi vào ngày thứ Năm.

Pimkin nói vẻ tự mãn hỏi, - "Còn nếu như tôi không muốn chơi trò này, thì sao, ông bạn?".

- Ông vẫn chưa giành hẳn được chiếc ghế kia mà, Alec, và tôi có thể tìm cách để gọi điện cho Alexander Dalglish rồi nói với ông ta rằng cái anh chàng đáng mến khủng khiếp kia chỉ là một tay ngốc nghếch như anh làm ra vẻ trong thời gian đến Oxford thôi.

Ba ngày sau đó, khi nhận được bức thư của Pimkin, ông Trưởng ban Tổ chức gọi Charles đến gặp ngay.

- Anh làm tốt lắm, Charles. Làm thế nào mà anh đã thành công trong khi tất cả chúng tôi đều chịu, cả về các nguyên tắc nữa?

- Vấn đề là sự trung thành, - Charles trả lời. - Cuối cùng Pimkin đã nhận ra điều này.

Vào ngày cuối cùng của đợt Thảo luận lớn về "nguyên tắc gia nhập" châu Âu, Thủ tướng Heath phát biểu kết thúc. Ông đứng lên bục phát biểu vào lúc chín giờ rưỡi và chào hai phe. Vào lúc mười giờ, Nghị viện chia ra và bỏ phiếu tán thành "cho nguyên tắc" này với đa số phiếu là một trăm mười hai, nhiều hơn rất nhiều so với điều mà Charles mong đợi. Sáu mươi chín nghị sĩ đảng Lao động đã giúp tăng đa số phiếu của Chính phủ.

Raymond Gould bỏ phiếu chống lại hoạt động này theo niềm tin ăn sâu vào trí óc. Simon Kerslake và Charles Hampton đứng trong hành lang "Ai-ai". Alec Pimkin cùng mười hai nghị sĩ của mình vẫn ngồi lại trong hàng ghế của mình ở Hạ nghị viện khi cuộc bầu cử phiếu diễn ra.

Khi Charles nghe ông Chủ tịch Nghị viện đọc danh sách cuối cùng, anh cảm thấy giây phút chiến thắng. Mặc dù anh hiểu rằng anh vẫn còn phải qua giai đoạn xét duyệt của Uỷ ban, tuy vậy, hiệp một đã nghiêng về phía anh.

Mười ngày sau, Alec Pimkin đánh bại một ứng cử viên nhiệt tình của đang Bảo thủ ngay ở ngoại ô Cambridge, còn một nữ hội viên hội đồng địa phương được chọn làm ứng cử viên của vùng Littlehampton.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 12


Raymond nghiên cứu vụ án một lần nữa và quyết định tự mình sẽ đặt câu hỏi thẩm vấn. Anh đã có kinh nghiệm về quá nhiều cử tri sẵn sàng nói dối anh trong giờ làm việc cũng như với bất kỳ một quan toà nào tại bục làm chứng.

Anh quay số máy văn phòng Công tố viên. Ở đấy có một người có thể giảm bớt một nửa công việc của anh bằng một lời phán quyết.

- Chào ông Gould. Tôi có thể làm gì cho ông đây?

Raymond buộc phải mỉm cười. Angus Fraser là người đồng trang lứa với anh khi họ gặp nhau ở quán rượu, nhưng khi đã ở văn phòng thì anh ta đối xử với mọi người như nhau, không phân biệt người quen người lạ.

- Ông ta còn gọi cả vợ mình là "Bà Fraser" khi bà ta gọi điện đến văn phòng. – Có lần ngài Nigel đã kể cho Raymond như vậy. Raymond sẵn lòng tham gia vào trò chơi của anh ta.

- Chào ông Fraser. Tôi cần lời khuyên trong khả năng theo khuôn khổ văn phòng của ông.

- Tôi lúc nào cũng sẵn lòng phục vụ, thưa ông.

Câu này đẩy nghi thức đi quá xa.

- Tôi muốn nói chuyện với ông thêm về vụ án Paddy O’ Halloran. Ông còn nhớ chứ?

- Tất nhiên rồi. Bất kỳ ai trong văn phòng này đều nhớ vụ án ấy.

- Tốt lắm, - Raymond nói, thế thì ông sẽ biết ông có thể giúp tôi nhiều như thế nào trong vệc làm sáng rõ cái mớ bòng bong này. Một nhóm cử tri của tôi, những người mà tôi không thể tin tưởng hơn cái đầm ném đá của tôi, khai là O’ Halloran bị dàn xếp cho vụ cướp nhà băng ở phố Princes năm ngoái. Họ không bác bỏ việc anh ta có những xu hướng tội phạm, - Raymond hẳn đã cười khoái trá nếu như người đang nghe anh nói không phải là Augus Fraser. – Nhưng họ nói rằng anh ta không hề rời khỏi quán rượu có tên là Walter Scott trong suốt thời gian xảy ra vụ cướp. Những gì ông phải nói cho tôi biết, thưa ông Fraser, là ông tin chắc O’ Halloran phạm tội, nếu vậy tôi sẽ không thẩm vấn gì nữa. Nếu ông không nói gì tôi sẽ đào xới kỹ vụ này.

Raymond đợi, nhưng chẳng nhận được một lời đáp lại nào cả.

- Cảm ơn ông Fraser. Tôi sẽ gặp ông vào trận bóng ngày thứ Bảy này. – Fraser vẫn tiếp tục im lặng.

- Tạm biệt, ông Fraser.

- Chúc một ngày tốt lành, ông Gould.

Raymond bình tĩnh trở lại. Sẽ là một sự tập dượt lâu dài đây, nhưng ít ra cũng là dịp để sử dụng kỹ năng về luật pháp thay mặt cho cử tri, và có thể thậm chí điều đó sẽ nâng cao thanh thế của anh trong Nghị viện. Anh bắt đầu kiểm tra với tất cả những người khẳng định rằng O’ Halloran có bằng chứng ngoại phạm vào đêm đó. Sau khi hỏi tám người đầu tiên, anh buộc phải kết luận rằng không ai trong số họ đáng tin để làm chứng. Mỗi lần gặp gỡ thêm một bạn bè của O’ Halloran, ý nghĩ "Thử tìm hiểu nữa xem sao" cứ luôn trong óc anh. Đã đến lúc phải nói chuyện với ông chủ quán rượu.

- Tôi không chắc chắn lắm, thưa ông Gould, nhưng theo tôi anh ta có mặt ở đây vào tối hôm ấy. Vấn đế là ở chỗ O’ Hallloran hầu như tối nào cũng đến, Thật khó mà nhớ lại.

- Ông có biết ai đấy có thể nhớ chuyện này không? Mà ông có thể giao phó cho hộp đựng tiền ấy.

- Được vậy thì vận may của ông trong quán này tăng nhiều, ông Gould ạ. – Ông chủ quán rượu nghĩ ngợi một giây. – Tuy nhiên, có bà Bloxham, - ông ta vừa nói, vừa vắt chiếc khăn lau chén bát qua vai. – Đêm nào bà ấy cũng ngồi trong cái góc ở đằng kia. Ông ta chỉ tay về phía chiếc bàn nhỏ vừa đủ cho một người ngồi, chứ chưa nói gì đến hai người. – Nếu bà ấy nói anh ta có mặt ở đây, nghĩa là đúng như vậy. Raymond hỏi ông chủ quán nơi ở của bà Bloxham rồi sau đó rẽ vào đường 43 Mafeking với hy vọng gặp được bà ta ở nhà. Anh đi xuyên qua đám trẻ chơi bóng trên đường.

- Lại có cuộc Tổng tuyển cử nữa sao, ông Gould? – bà già nghi ngờ hỏi vọng ra khi nhòm qua khe thư.

- Không đâu, không có gì liên quan đến chính trị đâu, thưa bà Bloxham – Raymond vừa nói, vừa cúi chào. – Tôi đến để xin bà một lời khuyên về vấn đề cá nhân.

- Thế thì vào đây cho khỏi lạnh nào. – Bà già vừa nói, vừa mở cửa cho anh. - Ở hành lang này có gió lùa độc lắm.

Raymond đi sau bà già đang kéo lê đôi dép ở nhà, xuôi theo hành lang cáu bẩn vào một cái phòng mà anh cho rằng còn lạnh hơn cả ngoài trời nữa.

Trong phòng không có đồ trang trí ngoài trừ một cây thánh giá trên mặt lò sưởi chật hẹp, nằm dưới bức ảnh Đức mẹ Đồng trinh Mary bằng phấn màu. Bà Bloxham ra hiệu cho Raymond đến bên chiếc ghế gỗ bên cạnh chiếc bàn chưa trải khăn. Bả lão thả cái thân hình phục phịch của mình xuống chiếc ghế nhồi lông ngựa. Chiếc ghế kêu răng rắc dưới trọng lượng của bà ta và một sợi lông ngựa rơi xuống sàn. Raymond hướng cái nhìn khỏi bà già ấy khi anh vừa thấy tấm khăn choàng đen và chiếc váy mà bà ta có lẽ đã mặc hàng nghìn lần rồi. Khi đã yên vị trên chiếc ghế, bà Bloxham hất đôi dép lê ra khỏi chân, - "Chân với cẳng vẫn cứ làm phiền tôi", - bà ta giải thích.

Raymond cố gắng không để lộ ra vẻ ghê tởm.

- Bác sĩ có vẻ như không giải thích được vì sao lại sưng như vậy, - bà già tiếp tục nói với giọng thản nhiên.

Raymond nghiêng mình về phía chiếc bàn, và phát hiện ra nó quả là một thứ đồ gỗ đẹp mắt, thật chẳng phù hợp chút nào với đồ đạc xung quanh. Anh ngạc nhiên khi nhìn thấy những cái chân bàn chạm trổ thời Georgia. Bà Bloxham nhận ra sự thán phục trong mắt anh. "Cụ ông tặng cho cụ bà của tôi cái bàn này khi hai người mới cưới nhau đấy, ông Gould ạ".

- Nó tuyệt đẹp, - Raymond nói.

Nhưng dường như bà ta không nghe thấy, vì bà ta chỉ đáp lại bằng vẻn vẹn một câu "Tôi có thể giúp gì ông đây?".

Raymond kể lại câu chuyện về O’ Halloran. Bà Bloxham lắng nghe chăm chú, người hơi ngả về phía trước và bàn tay khum lại đặt bên tai để đảm bảo nghe được rõ từng lời.

- Cái tay O’ Halloran đó thật là đồ quỷ, - bà già nói. – Không thể tin được. Đức mẹ rất thánh sẽ phải hết sức nhân từ mới cho những loại người như hắn bước lên Thiên đàng. – Raymond buộc phải mỉm cười. – Tôi cũng chẳng trông mong gì gặp nhiều chính khách như thế khi tôi lên đó đâu, - bà ta nói thêm, rồi cười một nụ cười móm mém với Raymond.

- Liệu O’ Halloran có thể có mặt ở quán rượu buổi tối thứ Sáu như bạn bè của anh ta khai báo không? – Raymond hỏi.

- Hắn ta ở đó suốt tối, - bà Bloxham nói. Không nghi ngờ gì nữa, vì tôi nhìn thấy mà.

- Sao bà có thể chắc chắn như vậy.

- Hắn ta đã làm đổ bia lên cái váy đẹp nhất của tôi, mà tôi biết thể nào cũng có chuyện vào ngày mười ba, nhất là ngày đó rơi vào thứ Sáu. Tôi không thể tha thứ cho hắn ta về chuyện này. Tôi vẫn chưa gột sạch cái vết bẩn ấy mặc dù dùng đủ các loại bột giặt người ta quảng cáo trên Tivi.

- Tại sao bà không nói ngay với cảnh sát?

- Họ không hỏi, - bà già thản nhiên trả lời. – Họ đã theo dõi hắn rất lâu vì nhiều chuyện mà họ không thể nào đổ vấy cho hắn được, nhưng về chuyện hắn ta có mặt ở quán rượu là rõ ràng.

Raymond ghi chép xong, rồi đứng lên ra về. Bà Bloxham phục phịch đứng dậy khỏi chiếc ghế, lúc này làm tung lả tả nhiều lông ngựa hơn xuống sàn. Họ cùng nhau đi về phía cửa.

- Xin lỗi ông, tôi đã không thể mời ông một tách trà vì vào lúc này chuyện đó nằm ngoài khả năng của tôi, - Bà ta nói, - nhưng nếu như ông mà đến ngày mai thì mọi thứ đều đầy đủ cả.

Raymond dừng lại bên ngưỡng cửa.

- Ngày mai tôi mới nhận lương hưu, ông biết đấy, - bà ta đáp lại câu hỏi không thành lời của Raymond.

Elizabeth nghỉ làm một ngày để cùng Simon đi Redcorn phỏng vấn. Một lần nữa, bọn trẻ lại phải ở nhà với cô trông trẻ. Báo chí địa phương và trung ương đã biến anh thành một ứng cử viên được ưa chuộng mà mọi người mong thắng cử cho chiếc ghế mới. Elizabeth mặc cái mà cô gọi là bộ quần áo Bảo thủ đẹp nhất của mình với chiếc áo màu xanh lơ nhạt có cổ áo màu xanh đậm che giấu hết tất cả, như lời Simon nhận xét, chạm vừa khít đầu gối.

- Ồ, tôi không thể nào nhận ra bà đâu, thưa bác sĩ, - Simon tươi cười nói.

- Dễ hiểu thôi, - cô đáp lại, - Em đã cải trang thành vợ của một chính khách mà.

Chuyến đi từ King’ s Cross đến Newcastle mất ba tiếng hai mươi phút bằng chiếc tàu mà trên bảng giờ tàu đề "tàu tốc hành". Ít ra thì Simon cũng đủ thời gian đọc hết một đống giấy tờ được cho vào thùng thư của anh ở Nghị viện. Anh nhớ lại một điều là những viên chức nhà nước, những người làm việc chính thức trong công sở ít dành thời gian để các chính khách lôi kéo bản thân họ vào chuyện chính trị. Chắc hẳn họ sẽ chẳng thú vị gì khi biết anh đã dành một giờ liền trong chuyến đi để đọc hết bốn tờ tuần báo "Tin tức Redcorn" mới nhất.

Tại Newcastle họ được bà vợ của người thủ quỹ Hiệp hội đón, ông ta tình nguyện hộ tống Bộ trưởng và phu nhân tới khu vực bầu cử để đám bảo việc họ sẽ đến cuộc phỏng vấn đúng giờ. "Mọi người thật quan tâm quá", Elizabeth nói, trong khi nhìn kỹ phương tiện giao thông mà người ta chọn để đưa họ đi tiếp chặng đường sáu mươi dặm nữa.

Chiếc xe mini Autin cổ lỗ đi thêm một tiếng rưỡi nữa trên con đường ngoằn ngoèo rồi mới tới điểm dừng, mà bà vợ của người thủ quỹ không hé răng suốt cả chặng đường đi. Khi Simon và Elizabeth ra khỏi xe tại thị trấn Redcorn, họ thấy kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần.

Vợ của người thủ quỹ dẫn họ tới trụ sở của khu vực bầu cử rồi giới thiệu cả hai với ông điều hành cuộc vận động.

- Rất mừng là ông bà đã tới, - ông ta nói. Chuyến đi thật kinh khủng, phải không?

Elizabeth cảm thấy không thể không đồng ý với nhận xét của ông ta. Nhưng trong lúc này, cô không nói gì, bởi vì đây sẽ là cơ hội tốt nhất để Simon có thể quay lại Nghị viện, nên cô đã quyết định cho anh bất cứ sự ủng hộ nào mà cô có thể có. Tuy nhiên, cô cảm thấy ghê sợ khi nghĩ đến việc chồng cô sẽ đi Redcorn hai lần trong một tháng, vì cô lo rằng họ sẽ còn ít gặp nhau hơn nữa, ấy là còn chưa nói đến chuyện con cái.

- Thể lệ như sau, - người phụ trách cuộc vận động bầu cử mở đầu, - chúng tôi sẽ phỏng vấn sáu ứng cử viên, và ông sẽ là người được hỏi cuối cùng. – Ông ta nháy mắt một cách ranh mãnh. Simon và Elizabeth mỉm cười vu vơ.

- Tôi e rằng ít nhất sau một tiếng nữa họ mới sẵn sàng phỏng vấn ông, vì thế ông bà sẽ có thời gian dạo quanh thị trấn.

Simon vui sướng vì có dịp sải dài đôi chân và xem xét kỹ hơn thị trấn Redcorn. Anh và Elizabeth chậm rãi dạo chơi khắp thị trấn buôn bán xinh xắn ấy, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nền kiến trúc thời Elizabeth còn trụ lại sau những kế hoạch phát triển thị trấn vô trách nhiệm và tham lam. Thậm chí họ còn trèo lên đồi để nhìn vào bên trong nhà thờ cao vút tuyệt đẹp so với khung cảnh xung quanh.

Trên đường về qua những cửa hiệu phố High, Simon gật đầu chào những người dân địa phương, những người dường như nhận ra anh.

- Nhiều người có vẻ như biết anh nhỉ, - Elizabeth nói, và ngay lúc đó họ nhìn thấy bản yết thị ở bên ngoài một quầy báo. Họ ngồi xuống chiếc ghế băng trên quảng trường và đọc bài báo ở trang đầu in, dưới bức ảnh phóng to của Simon.

Nghị sĩ tương lai của vùng Redcorn? – Đó là đầu đề của bảng yết thị. Bài viết bộc lộ một điều là mặc dù Simon Kerslake phải được coi là người được ái mộ, nhưng mọi người dân vẫn nghĩ Bill Travers, một nông dân địa phương, người từng làm Chủ tịch hội đồng hạt năm ngoái, sẽ có cơ hội đến từ phía ngoài. Simon bắt đầu cảm thấy đau trong bụng. Điều này làm anh nhớ lại ngày anh trả lời phỏng vấn ở Trung Coventry gần tám năm về trước. Vậy mà giờ đây, ở cương vị một Bộ trưởng trong Nội các Chính phủ, mà anh không thấy bớt hồi hộp chút nào. Khi anh cùng Elizabeth trở lại trụ sở của khu vực bầu cử, họ được báo là mới chỉ có hai ứng cử viên trả lời phỏng vấn còn người ta đang phỏng vấn người thứ ba. Họ lại đi vòng quanh thị trấn lần nữa, lần này còn chậm rãi hơn ngắm nhìn những người bán hành kéo những cánh cửa màu mè và đổi mặt tấm biển "Mở cửa" thành "Đóng cửa".

- Thật là một thị trấn kinh doanh dễ chịu. – Simon nói.

- Người dân ở đây có vẻ lịch sự, chỉ sau dân London. – Cô nhận xét.

Anh mỉm cười và họ quay về trụ sở của Đảng. Trên đường, khi đi ngang qua những người dân ở thị trấn, Simon có cảm giác hẳn là anh sẽ lấy làm hãnh diện được làm đại diện cho những con người nhã nhặn ấy.

Mặc dù họ đi chậm, Elizabeth và anh không thể kéo dài chuyến đi thêm ba mươi phút nữa. Khi trở lại trụ sở khu vực Bầu cử lần thứ ba, người ứng cử viên thứ tu đang rời khỏi phòng. Mặt bà ta lộ rõ sự chán nản. "Sẽ không còn lâu đâu", - người quản lý cuộc vận động nói. Tuy nhiên phải mất bốn mươi phút nữa họ mới nghe tiếng vỗ tay lẹt đẹt, rồi một người đàn ông mặc áo khoác vải tuýt xy và quần màu nâu bước ra khỏi phòng. Vẻ mặt ông ta cũng không hạnh phúc.

Người ta chỉ đường cho Simon và Elizabeth, và khi họ bước vào thì mọi người trong phòng đều đứng dậy. Ông Bộ trưởng Nội các không thường xuyên đến thăm Redcorn. Simon đợi cho đến khi người ta đưa Elizabeth vào chỗ, mới ngồi xuống chiếc ghế ở giữa phòng đối diện với Hội đồng Phỏng vấn. Anh ước chừng năm mươi người có mặt và tất cả bọn họ đều dồn mắt vào anh, không hề khiêu khích, mà đơn giản vì hiếu kỳ. Anh nhìn những gương mặt dãi dầu sương gió. Hầu hết mọi người, cả nam giới lẫn phụ nữ, đều mặc quần áo vải tuýt xy. Simon cảm thấy lạc lõng so với họ trong bộ đồ kẻ sọc thẫm màu kiểu thị thành.

- Và bây giờ, - ông Chủ tịch nói, - chúng ta chào mừng ông nghị sĩ rất tôn kính Simon Kerslake.

Simon buộc phải mỉm cười trước sự nhầm lẫn mà rất nhiều người hay mắc khi cho rằng các Bộ trưởng Nội các đương nhiên là thành viên của Hội đồng cơ mật Hoàng gia, do đó thường thêm phần đầu "rất tôn kính" thay vì chỉ nói "tôn kính" dành cho tất cả các nghị sĩ Quốc hội.

- Ông Kerslake sẽ phát biểu trong vòng hai mươi phút, và sau đó ông sẽ vui lòng chấp nhận trả lời các câu hỏi, - ông Chủ tịch nói thêm.

Simon tin chắc bài phát biểu của anh rất hay, nhưng ngay cả những lời châm biếm đã được lựa chọn kỹ lưỡng cũng chẳng nhận được phản ứng gì ngoài một nụ cười, và những nhận xét quan trọng hơn của anh chỉ nhận được rất ít phản ứng. Đây không phải là nhóm người được phép biểu lộ tình cảm của mình. Khi kết thúc bài phát biểu, anh ngồi xuống trong tiếng vỗ tay và ù rầm đầy kính trọng.

- Còn bây giờ ông Bộ trưởng sẽ trả lời các câu hỏi, - ông Chủ tịch nói.

- Quan điểm của ông về án treo cổ là như thế nào? – Một người phụ nữ trung niên, mặt mày giận dữ, mặc bộ quần áo tuýt xy màu xám ngồi ở hàng ghế đầu tiên hỏi.

Simon giải thích lý do vì sao anh là người chủ trương xóa bỏ án tử hình.

Vẻ cau có không hề biến mất trên khuôn mặt của người đặt câu hỏi và Simon thầm thì nghĩ chắc hẳn bà ta trông sẽ hạnh phúc hơn nếu có Ronnie Nethercote trong hàng ngũ của mình.

Một nguời đàn ông mặc bộ đồ bằng da hỏi Simon nghĩ thế nào về tiền trợ cấp nông nghiệp trong năm ấy.

- Rất nhiều cho sản xuất trứng, hạn chế đối với sản xuất thịt bò, và là thảm họa đối với những người chăm nuôi lợn. Hay ít ra đó là những gì tôi đọc ở trang đầu tờ "Tuần báo Nhà nông" ngày hôm qua.

Lần đầu tiên có một vài tiếng cười. – Điều này không có nghĩa là bây giờ tôi có kiến thức rộng về nghề nông, nhưng nếu như tôi chỉ may mắn được bầu chọn cho Redcorn, tôi sẽ cố gắng học thật nhanh và với sự giúp đỡ của các vị, tôi hy vọng sẽ nắm vững những vấn đề của nông dân ở đây. – Một vài người gật đầu tán thành.

- Tôi xin phép được hỏi bà Kerslake một câu? – Một người phụ nữ cao, gầy có dáng vẻ chưa chồng đứng dậy đúng tầm mắt của ông Chủ tịch. – Cô Tweedsmuir, Chủ tịch của Tổ chức Tư vấn các bà các cô, - bà ta nói tên mình bằng một giọng the thé. – Nếu như ông nhà được đề nghị ghế, bà có sẵn sàng tới và sống ở Northumber land không?

Elizabeth đã rất sợ câu hỏi này vì cô biết nếu Simon được đại diện cho khu bầu cử này người ta sẽ trông mong cô bỏ việc ở bệnh viện. Simon quay lại và nhìn về phía vợ.

- Không. – Elizabeth trả lời thẳng. – Tôi là bác sĩ ở Bệnh viện St. Mary, chuyên môn của tôi về sản và phụ khoa. Tôi ủng hộ chồng tôi, nhưng cũng giống như Magaret Thatcher, tôi tin rằng mỗi người phụ nữ đều có quyền có một học vấn tốt và sau đó có cơ hội để sử dụng bằng cấp của mình để đạt những ưu thế tốt nhất.

Tiếng vỗ tay rào rào vang khắp phòng và Simon mỉm cười với vợ.

Câu hỏi tiếp theo là về Thị trường Chung, Simon đã phát biểu rõ ràng những lý do anh ủng hộ ước vọng của Thủ tướng là được nhìn thấy nước Anh như một bộ phận của thị trường chung Châu Âu.

Simon trả lời tiếp những câu hỏi từ vấn đề về nghiệp đoàn đến vấn đề bạo lực trên truyền hình, cho đến khi ông Chủ tịch hỏi "Còn có câu hỏi nào nữa không?". Im lặng kéo dài một lúc và ngay khi ông Chỉ tịch sắp sửa cảm ơn Simon thì người phụ nữ có vẻ mặt cau có ở hàng ghế đầu, không cần ông Chủ tịch đồng ý, hỏi quan điểm của ông Kerslake về nạo thai.

- Về mặt đạo đức, tôi chống lại, - Simon nói. Khi Luật nạo phá thai được ban hành nhiều người trong số chúng tôi tin rằng nó sẽ hạn chế làn sóng ly hôn. Nhưng chúng tôi đã lầm. Tỷ lệ ly hôn tăng gấp bốn. Tuy nhiên, trong trường hợp bị cưỡng bức hoặc do sợ bị tổn thương về mặt tinh thần hay thể lực khi sanh đẻ, chúng tôi ủng hộ việc đưa ra những lời khuyên giải y tế đúng lúc, Elizabeth và tôi có hai con và công việc của nhà tôi là làm sao để những đứa trẻ được sinh ra an toàn, - anh nói thêm.

Đôi mắt cau có chuyển thành một vạch thẳng. – Cảm ơn ông bà, - ông Chủ tịch nói. – Ông bà rất tử tế đã dành cho chúng tôi nhiều thời gian như vậy. Có lẽ ông và bà Kerslake sẽ vui lòng đợi ở bên ngoài.

Simon và Elizabeth nhập hội với những ứng cử viên đang hy vọng khác, với các bà vợ của họ và người quản lý cuộc vận động trong một phòng nhỏ, tối tăm ở phía sau tòa nhà. Khi nhìn thấy cái bàn trống một nửa trước mặt, cả hai người nhớ rằng họ vẫn chưa ăn gì từ trưa tới giờ, và họ hau háu muốn biết những gì còn lại của những chiếc bánh Sandwich dưa chuột và bánh kẹp xúc xích lạnh kia.

- Sau đó sẽ là gì? – Simon lúng búng hỏi ông quản lý cuộc vận động.

- Không có gì khác lạ cả. – Người ta sẽ bàn bạc, cho phép tất cả mọi người bày tỏ ý kiến của mình, sau đó họ bỏ phiếu. Tất cả khoảng hai mươi phút.

Elizabeth nhìn đồng hồ, đã bảy giờ mà chuyến tàu cuối cùng vào lúc chín giờ mười lăm.

Một giờ sau, vẫn không có người nào bước ra khỏi phòng phỏng vấn, ông quản lý cuộc vận động khuyên tất cả các ứng cử viên, những người sắp sửa phải đi một hành trình dài, rằng có lẽ họ nên đăng ký vào khách sạn Bell Inn ở ngay bên kia đường.

Simon nhìn quanh thì thấy rõ là tất cả mọi người khác đã làm như vậy từ trước rồi.

- Tốt hơn, anh ở lại đây phòng trường hợp người ta gọi anh, - Elizabeth nói, - Em sẽ đi và đặt phòng, tiện thể gọi điện xem bọn trẻ đang làm gì. Khéo bây giờ chúng nó đang ăn thịt cô trông trẻ mất.

Simon mở chiếc hộp đỏ và cố làm một số công việc khi Elizabeth đi khỏi về phía khách sạn Bell Inn.

Người đàn ông có dáng vẻ một nông dân tiến lại và tự giới thiệu.

- Tôi là Bill Travers, Chủ tịch của khu vực bầu cử mới này, - ông ta bắt đầu nói. – Tôi chỉ muốn nói rằng tôi sẽ hoàn toàn ủng hộ ông với tư cách Chủ tịch nếu như ủy ban chọn ông.

- Cảm ơn ông, – Simon đáp lại.

- Tôi đã từng hy vọng được đại diện cho vùng này như ông tôi ngày xưa. Nhưng tôi hiểu rằng vùng Redcorn này thích chọn một người có chí hướng vào nội các hơn là một người mà suốt đời chỉ thích ngồi ở hàng ghế sau.

Simon có ấn tượng về sự thẳng thắn và tự tin của lời phát biểu của ông ta và muốn đáp lại những lời chân thành, nhưng ông Travers đã nhanh chóng nói thêm: "Hãy tha lỗi cho tôi, tôi sẽ không làm tốn thêm thời giờ của ông nữa đâu. Tôi có thể thấy…" – ông ta nhìn xuống cái hộp đỏ. – "Ông đang có nhiều việc phải làm".

Simon cảm thấy hối hận khi người đàn ông đó đi khỏi. Vài phút sau Elizabeth quay lại và gượng mỉm cười. "Cái phòng còn lại duy nhất còn nhỏ hơn phòng trẻ của Peter và quay mặt ra đường, cho nên sẽ rất ồn".

- Ít ra không có đứa trẻ con nào nói "con đói", - anh nói và nắm lấy tay cô. Khoảng sau chín giờ một chút thì ông Chủ tịch mệt mỏi bước ra và đề nghị tất cả các ứng cử viên chú ý. Những ông chồng và các bà vợ của họ đều quay mặt về phía ông ta. "Ủy ban chúng tôi muốn cảm ơn các ông bà đã trải qua thủ tục quyết liệt này. Chúng tôi thật khó quyết định một vấn đề mà chúng tôi hy vọng không phải bàn bạc lại trong vòng hai mươi năm". – Ông ta dừng lại. "Ủy ban sẽ mời ông Bill Travers tranh chiếc ghế cho vùng Redcorn trong cuộc tranh cử tiếp theo". Chỉ trong một câu nói, tất cả đều chấm hết. Họng Simon khô khốc.

Anh và Elizabeth không ngủ được mấy trong căn phòng chật hẹp tại khách sạn Bell Inn, và cái điều mà người đưa tin báo cho về kết quả bỏ phiếu cuối cùng 25 - 23 cũng không giúp gì cho họ.

- Em nghĩ cái bà cô Tweedsmuir không thích em. – Elizabeth nói, cảm thấy hối hận. – Nếu em trả lời em sẽ sẵn sàng sống ở khu vực bầu cử, thì chắc hẳn cái ghế ấy đã được dành cho anh rồi.

- Anh không tin, - Simon nói. Trong mọi trường hợp, chẳng ích gì khi đồng ý với những điều kiện của họ vào lúc phỏng vấn, rồi sau đó lại dùng những quan điểm riêng của mình khi đã được đề cử cho khu vực bầu cử. Anh đoán rằng em sẽ thấy là Redcorn đã tìm được đúng người đại diện cho mình,

Elizabeth mỉm cười với chồng, trong lòng cảm kích về sự hỗ trợ của anh.

- Sẽ còn các ghế khác nữa, - Simon nói, quá biết thời gian không còn nữa. – Rồi em sẽ thấy.

Elizabeth thầm ước anh nói đúng, rằng lần sau việc lựa chọn khu vực bầu cử sẽ không buộc cô phải đối mặt với vấn đề nan giải mà đến nay cô vẫn cố gắng tránh.

Joyce lại đến London như thường kỳ khi Raymond nhận chân luật sư Hoàng gia và trở thành Cố vấn Nữ hoàng. Cô quyết định nhân dịp này sẽ đến cửa hàng Tổng hợp Marks and Spencer. Cô nhớ lại lần đầu tiên đến cửa hàng này nhiều năm trước đây khi cô cùng chồng tới gặp Thủ tướng. Raymond đã tiến nhiều trên con đường công danh kể từ đó tới giờ, mặc dù quan hệ giữa hai người dường như tiến triển rất ít. Cô không thể không nghĩ đến Raymond ngày càng trông đẹp hơn ở cái tuổi trung niên, và cảm thấy sợ rằng không thể nói như vậy về bản thân.

Cô thích thú theo dõi buổi lễ theo luật lệ khi chồng cô được giới thiệu với các vị thẩm phán trong tòa, người ta nói những lời Latin nhưng không hiểu gì. Bỗng nhiên chồng cô – Raymond Gould, Cố vấn Nữ hoàng, Nghị sĩ Quốc hội.

Cô và Raymond đến muộn để dự buổi tiệc chúc mừng ở văn phòng luật sư. Dường như tất cả mọi người đều có mặt đông đủ để chúc mừng chồng cô, Raymond cảm thất tràn đầy hãnh diện khi ngài Nigel trao cho anh một ly champagne. Ngay khi ấy anh nhìn thấy dáng hình quen thuộc bên lò sưởi và nhớ ra vụ án ở Manchester đã chấm dứt. Anh cố đi vòng quanh căn phòng, nói chuyện với mọi người trừ Stephanie Arnold. Anh lo sợ khi quay lại, thấy cô ta đang tự giới thiệu với vợ anh, Mỗi lần anh nhìn về phía họ, hai người có vẻ đang say sưa nói chuyện.

- Thưa quý bà, quý ông! – Ngài Nigel nói, đập mạnh tay lên bàn. Ông đợi cho mọi người im lặng. – Chúng ta luôn tự hào khi một người của văn phòng chúng ta trở thành luật sư Hoàng gia. Đó chính là lời khen đối với không chỉ người ấy mà còn dành cho cả văn phòng của anh ta nữa. Và đó lại là một luật sư Hoàng gia trẻ nhất, - chưa đầy bốn mươi tuổi – thì càng tăng thêm niềm tự hào của chúng ta. Tất cả các ngài tất nhiên đều biết Raymond còn phục vụ ở một vị trí khác nữa mà chúng ta trông đợi anh ấy sẽ giành được những vinh quang còn lớn hơn. Cuối cùng, cho phép tôi nói thêm, thật thú vị biết mấy khi phu nhân của anh, Joyce, cũng cùng vui với chúng ta đêm nay. Thưa quý bà, quý ông, - ông ta nói tiếp. – Hãy nâng cốc chúc mừng Raymond Gould, Cố vấn luật của Nữ hoàng.

Tiếng vỗ tay kéo dài và chân thành. Khi các đồng nghiệp lại gần và chúc mừng anh, anh không thể không nhận thấy Stephanie và Joyce lại quay vào trò chuyện với nhau. Raymond được trao một ly Champagne nữa thì cũng vừa lúc một cậu học trò trẻ tuổi rất nghiêm chỉnh Patrick Montague, người vừa mới chuyển từ văn phòng luật Bristol tới, nhập vào nói chuyện với anh. Mặc dù Montague đến làm việc cùng họ đã vài tuần, nhưng chưa bao giờ Raymond chuyện trò lâu với anh ta. Anh ta có vẻ có quan điểm rõ ràng về luật hình sự và những thay đổi cần thiết. Lần đầu tiên trong đời Raymond cảm thấy mình không còn trẻ trung gì nữa.

Bỗng nhiên, hai người phụ nữ xuất hiện bên cạnh anh.

- Chào anh, Raymond.

- Chào cô, Stephanie – anh lúng túng nói và nhìn vợ nôn nóng – Cô có biết Patrick Montague không? - Anh đãng trí hỏi.

Cả ba người phá lên cười.

- Có chuyện gì buồn cười vậy?

- Quả là đôi khi anh làm em khó xử, Raymond ạ.- Joyce nói. Chắc anh phải biết chuyện Stephanie và Patrick đã đính hôn chứ?
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 13


- Anh hãy giải thích tại sao Simon Kerslake thất bại trong cuộc bầu phiếu ngày hôm qua?

Charles nhìn ông Trưởng ban Tổ chức Nghị viện từ bên này bàn.

- Tôi không thể. – Anh nói. – Tôi vẫn phân phát tờ tuần báo "Phòng Tổ chức" cho anh ta giống như mọi người trong nhóm tôi.

- Vậy thì điều này có nghĩa như thế nào?

- Tôi nghĩ anh chàng tội nghiệp ấy đã tốn thời gian đi khắp nước để tìm một ghế cho cuộc bầu cử sắp tới.

- Đấy không phải là lý do, - ông trưởng ban nói, - Nhiệm vụ của Nghị viện phải đứng hàng đầu, mọi Nghị viên đều rõ điều đó. Anh ta thất bại trong cuộc bầu phiếu vì một điều khoản hết sức quan trọng, trong khi mọi người khác của nhóm đều tỏ ra rất đáng tin. Có lẽ tôi phải nói chuyện với anh ta chăng?

- Không nên đâu, theo tôi ông không nên làm chuyện này, - Charles nói, trong lòng ngại rằng giọng mình nghe có vẻ quá khẩn khoản. – Tôi nghĩ rằng đây là trách nhiệm của tôi. Tôi sẽ nói chuyện với anh ta và để ý để sự việc như này không lặp lại nữa.

- Thôi được, Charles, nếu đây là cách mà anh muốn. Ơn Chúa, chuyện này không thể kéo dài lâu hơn nữa, và cái điều khoản ấy chẳng mấy chốc sẽ trở thành luật, mà chúng ta phải hết sức cẩn trọng về mọi điều khoản. Đảng Lao động biết quá rõ rằng nếu họ đánh bại chúng ta về một điều khoản trọng yếu nào đó, họ có thể nhấn chìm toàn bộ dự luật, mà nếu tôi bị thua về một trong những điều khoản đó do một cuộc bầu phiếu duy nhất, tôi sẽ cắt cổ Kerslake. Và cả bất cứ người nào chịu trách nhiệm nữa.

- Tôi sẽ bảo đảm để anh ta biết được ý kiến của ông. – Charles nói.

- Thái độ của Fiona như thế nào khi dạo này anh hay về muộn? – Ông trưởng ban hỏi, cuối cùng thì đã dịu lại.

- Tốt lắm, rất quan tâm. Quả thực, vì ông vừa nhắc đến, tôi mới thấy chưa bao giờ cô ấy tử tế như bây giờ.

- Tôi thì không thể nói rằng bà nhà tôi thích thú với "những trò ngớ ngẩn ấu trĩ" này, đấy là lời bà ấy mô tả về những buổi họp muộn liên tục của chúng ta. Tôi đã phải hứa sẽ đưa bà ấy đến Tây Ấn Độ vào mùa đông này để bù lại. Thế nhé, tôi để cho anh tự giải quyết với Kerslake. Cứng rắn vào, Charles.

-Norman Edward? – Raymond nhắc lại không tin vào tai mình. – Tổng thư ký của Nghiệp đoàn xe tải hay sao?

- Đúng vậy, - Fred Raymond vừa nói, vừa đứng dậy ra khỏi bàn làm việc của mình.

- Nhưng ông ta đã đốt cháy cuốn "Đủ việc là bằng mọi giá" trong đám lửa hội trước mặt tất cả các nhà báo mà ông ta đã đặt tay lên bàn để thề sẽ chứng kiến ngọn lửa thiêu kia mà.

- Tôi biết, - Fred nói, vừa cất lại bức thư vào tủ đựng tài liệu. – Tôi chỉ là người quản lý cuộc vận động của ông thôi. Tôi không phải ở đây để giải thích những điều bí ẩn của thế giới.

- Ông ta muốn gặp tôi khi nào? – Raymond hỏi.

- Càng nhanh càng tốt.

- Tốt hơn, anh thử hỏi xem liệu ông ta có thể tới nhà tôi uống một chút gì đó vào lúc sáu giờ hay không?

Raymond đã phải trải qua những giờ nặng nề trong văn phòng vào ngày thứ Bảy và chỉ đủ thời gian vớ lấy cái bánh Sandwich ở quán rượu trước khi đi xem trận đấu bóng giữa Leeds và Liverpool. Mặc dù anh chẳng bao giờ quan tâm đến bóng đá, nhưng bây giờ cứ hai tuần một lần anh thường xuyên ngồi ở khoang của người điều hành trước con mắt của toàn bộ cử tri.

Trong khi ủng hộ đội bóng đá địa phương của mình, anh đã bắn một mũi tên trúng hàng ngàn đích. Anh cẩn thận dùng lại cái giọng Yorkshine xưa kia của mình mỗi khi nói chuyện với đám thanh niên trong phòng thay quần áo sau trận đấu, mà không phải bằng giọng mà anh thường dùng để trình bày với thẩm phán của tòa trong tuần làm việc.

Leeds thắng với tỷ số 3-2, sau trận bóng, Raymond cùng những người điều khiển vào phòng lãnh đạo uống mừng và gần như quên mất cuộc gặp với Norman Edward.

Joyce đang ở trong vườn và chỉ cho người lãnh đạo nghiệp đoàn những bông hoa tuyết đầu mùa của mình thì Raymond về nhà.

- Xin lỗi tôi đã về muộn, - anh nói to vừa treo cái khăn quàng cổ vàng pha đen của mình lên mắc. – Tôi vừa xem trận bóng địa phương.

- Đội nào thắng?

- Dĩ nhiên Leeds. Nào mời anh vào nhà, ta làm cốc bia. – Raymond nói.

- Tôi thích Vodka hơn.

Hai người đàn ông vào nhà trong khi Joyce vẫn tiếp tục làm vườn.

- Thế đấy, - Raymond vừa nói, vừa rót cho khách một ly Smironoff. – Điều gì khiến anh mất cả đường dài từ Liverpool tới đây nếu như không phải vì bóng đá? Có lẽ anh muốn một cuốn khác của tôi đề tặng để cho buổi lửa hội tiếp theo hay sao?

- Đừng gây rắc rối cho tôi, Ray. Tôi đi cả chặng đường đến đây chỉ vì tôi cần anh giúp đỡ, đơn giản vậy thôi.

- Tôi sẵn sàng nghe anh đây, Raymond nói, không một lời nào về cách gọi tắt tên mình.

- Hôm qua, chúng tôi có cuộc gặp toàn bộ thành viên với ủy ban vì mục đích chung, và một trong những người anh em đã phát hiện một điều khoản về Dự luật Thị trường Chung có thể loại chúng ta khỏi trò chơi. Nếu dự luật này mà được Nghị viện thông qua thì mấy anh chàng của tôi sẽ gay go đấy.

- Đúng vậy. – Raymond nói. – Tôi có thể thấy điều này. Thực tế, tôi ngạc nhiên là người ta đã để cho vấn đề này đi quá xa.

Raymond nghiên cứu kỹ từng lời của dự luật trong khi Edward rót cho mình một ly Vodka khác.

- Vậy anh cho việc này sẽ tăng thêm bao nhiêu chi phí? – Raymond hỏi.

- Tôi sẽ nói cho anh biết, đủ để làm cho chúng ta không còn cạnh tranh với nhau, đây là cái giá phải trả, người lãnh đạo nghiệp đoàn trả lời.

- Đã rõ điểm này, - Raymond nói.

- Còn bây giờ, điều mà ủy ban chúng tôi muốn biết liệu anh có sẵn lòng bảo vệ cho điều khoản vì chúng tôi tại Hạ viện không? Nhất là khi chúng tôi chẳng có gì nhiều để trả công cho anh - Edward nói.

- Tôi tin chắc các anh sẽ trả ơn tôi được sau này. – Raymond đáp.

Vậy là đã thỏa thuận rồi, - Edward nói, ngón tay trỏ sờ lên một cánh mũi. – Sau đây tôi phải làm gì?

- Anh quay về Liverpool và hy vọng là tôi cũng tử tế như anh vẫn nghĩ.

- Cái anh chàng chết tiệt ấy lại trượt một chân. Nghị viên phụ trách những vấn đề quan trọng nữa rồi, Charles. Đây sẽ là lần cuối cùng để anh bảo vệ anh ta.

- Chuyện này sẽ không xảy ra nữa đâu, - Charles hứa hẹn với giọng đầy thuyết phục.

- Anh rất trung thành với anh ta, - ông Trưởng ban Tổ chức nói. – Nhưng lần sau tôi sẽ tự gặp Kerslake và hỏi cho ra nhẽ.

- Chuyện này nhất định sẽ không xảy ra nữa đâu, - Charles nhắc lại.

- Ừm, - ông trưởng ban nói. – Vấn đề tiếp theo là tuần sau chúng ta phải chú ý đến những điều khoản nào về dự luật Thị trường chung hay không?

- Vâng, - Charles đáp. – Đó là điều khoản về Nghiệp đoàn vận tải mà Raymond Gould đang đấu tranh. Anh ta đã xử xuất sắc cho một vụ kiện, và được tất cả mọi người phe anh ta cùng như một nửa số người của chúng ta ủng hộ.

- Anh ta đâu phải là Nghị sĩ Quốc hội được tài trợ của Nghiệp đoàn Vận tải. – Ông trưởng ban nói, cảm thấy ngạc nhiên.

- Đúng vậy, các nghiệp đoàn rõ ràng cảm thấy Tom Carson không giúp gì được cho hoạt động của mình, mà anh ta là một tay điên rồ bất thình lình bị coi thường.

- Họ thật khôn ngoan mà chọn Gould. Mỗi lần nghe anh ta nói, tôi thấy anh ta càng hoàn thiện kỹ năng này. Mà chẳng ai có thể bắt bẻ được anh ta về luật pháp.

- Thế thì chúng ta nên chuẩn bị sẵn tinh thần là chúng ta sẽ thua về điều khoản này sao? – Charles hỏi, giọng có vẻ nản lòng.

- Không đời nào. Chúng ta sẽ soạn thảo lại cái điều khoản chết tiệt này để cho nó được dễ dàng chấp nhận và được coi dễ động lòng trắc ẩn. Bây giờ không phải quá muộn để trở thành người bảo vệ cho các quyền lợi của nghiệp đoàn. Bằng cách này, chúng ta sẽ ngăn không để Gould giành hết lòng tin. Tôi sẽ nói chuyện với Thủ tướng tối nay – và đừng quên những gì tôi nói về Kerslake đấy.

Charles quay về văn phòng và hiểu rằng anh sẽ phải cẩn thận hơn để nói với Simon Kerslake khi các điều khoản về Thị trường chung được đưa ra bầu phiếu. Anh ngờ rằng anh đã lái việc này đi quá xa so với khả năng của mình vào thời điểm ấy.

- Cùng với hay không cùng với nhân viên nhà nước? – Simon hỏi khi Raymond bước vào văn phòng của anh.

- Không cùng nhân viên nhà nước.

- Được thôi, - Simon nói và ấn vào nút trên máy bộ đàm. – Tôi không muốn bị làm phiền khi đang họp với ông Gould. – Anh nói rồi chỉ cho đồng nghiệp tới chỗ ngồi tiện nghi. Từ trước tới nay Gould chưa bao giờ đề nghị gặp gỡ nên Simon cảm thấy không chỉ vì tò mò, muốn biết Raymond muốn điều gì. Kể từ khi họ tranh luận gay gắt về vấn đề phá giá, họ ít khi liên hệ với nhau.

- Sáng nay nhà tôi hỏi việc anh tìm một chiếc ghế đã đến đâu rồi, - Raymond nói.

- Vợ anh còn thông thạo tin hơn cả các đồng nghiệp của tôi. Nhưng tôi e rằng thực tế không được suôn sẻ cho lắm. Ba khu vực bầu cử vừa rồi đã kết thúc vậy mà thậm chí họ không yêu cầu gặp tôi. Tôi không thể nào giải thích được vì sao, trừ một điều là họ đều chọn người của địa phương.

- Vẫn còn lâu mới tới cuộc bầu cử tiếp theo, Raymond nói. Anh chắc chắn sẽ tìm được một ghế trước khi đó.

- Có thể không lâu như vậy đâu nếu Thủ tướng kêu gọi Tổng tuyển cử để thử sức mình so với các nghiệp đoàn.

- Nếu vậy thì sẽ thật rồ dại. Ông ta có thể đánh bại chúng ta nhưng còn nghiệp đoàn thì không thể, - Raymond nói, vừa lúc đó cô thư ký trẻ măng bước vào với hai tách cà phê.

Phải tới khi cô thư ký đi khỏi văn phòng Raymond mới lộ ra mục đích cuộc gặp.

- Anh đã có thời gian xem hồ sơ chưa? – Anh hỏi, giọng nói khá công việc.

- Tôi xem rồi, xem qua giữa lúc kiểm tra bài tập về nhà cho con trai và giúp con gái tôi đóng thuyền kiểu mới.

- Anh thấy thế nào? – Raymond hỏi.

- Không ổn lắm. Tôi không sao nắm được môn toán theo phương pháp mới người ta dạy vào thời nay, và cánh buồm của tôi là cái duy nhất lật nhào khi Lucy hạ thủy chiếc thuyền xuống bồn tắm.

Raymond cười phá lên.

- Tôi nghĩ anh đã vào một vụ lời, Simon nói, lúc này giọng lại trở nên quan trọng. – Giờ thì anh muốn gì ở tôi?

- Công lý, Raymond nói. – Đó là lý do tôi gặp riêng anh. Tôi có cảm giác chẳng có luận điểm chính trị đảng phái nào cho cả hai ta trong vụ này. Tôi không có ý định đặt bộ Nội sự vào tình thế khó xử và tôi coi đây là lợi ích tốt nhất của khu vực bầu cử của tôi để hợp tác chặt chẽ với anh chừng nào tôi có thể.

- Cảm ơn, - Simon nói. – Vậy thì anh muốn đạt được điều gì đây?

- Tôi muốn đưa ra vấn đề đã sẵn có đối với bộ của anh với hy vọng anh coi như cách mở đầu một cuộc thẩm tra. Nếu như cuộc thẩm tra cũng đi đến những kết luận giống như của tôi, tôi mong anh sẽ yêu cầu xét lại.

Simon ngập ngừng – còn nếu cuộc điều tra chống lại anh, anh có đồng ý sẽ không có cuộc trả đũa nào đối với bộ Nội sự chứ?

- Tôi xin hứa.

- Và nếu có một điều gì đó tôi được biết, theo cách của tôi, về anh. – Simon nói, thì đó là anh không bao giờ làm sai lời hứa của mình.

Raymond mỉm cười. "Tôi coi việc đó đã bị lãng quên từ lâu rồi".

Ngày thứ Ba tiếp đó, ông Chủ tịch Nghị viện nhìn về phía các hàng ghế sau phía đảng Lao động và xướng tên: "Ông Raymond Gould".

- Số mười bảy, thưa ngài. – Simon nói. Ông chủ tịch nhìn xuống kiểm tra qua đề nghị bộ Nội sự xem xét cuộc thẩm tra về vụ án O’ Halloran.

Simon bước lên bục phát biểu, mở tập hồ sơ rồi nói. "Vâng, thưa ngài".

- Ông Raymond Gould – ông Chủ tịch lại gọi tên một lần nữa.

Raymond đứng dậy từ hàng ghế sau của phe Đối lập để hỏi những câu hỏi bổ sung.

- Tôi xin phép được cảm ơn ông Bộ trưởng Nội các đã đồng ý cho thẩm tra nhanh chóng như vậy, và cho phép được hỏi liệu ông ấy có nhận thấy ông Paddy O’ Halloran, một cử tri thuộc khu vực bầu cử của tôi đã bị đối xử bất công, rằng Bộ trưởng điều hành bộ Nội sự đã đề nghị xử lại ngay lập tức không?

Simon lại đứng dậy.

- Vâng, thưa ngài.

- Tôi xin cảm ơn Quý ông tôn kính. Raymond vừa nói, vừa nhỏm dậy.

Tất cả chưa đầy một phút, - nhưng những nghị sĩ lớn tuổi nghe cuộc đối thoại ngắn gọn giữa ông Gould và ông Kerslake đều hiểu rằng cả hai đều có sự chuẩn bị kỹ càng cho cái phút ấy.

Simon đọc xong bản báo cáo cuối cùng của Bộ anh về vụ án O’ Halloran trong lúc Elizabeth cố chợp mắt. Anh phải rà lại các chi tiết chỉ khi nhận ra sẽ phải yêu cầu xử lại và tổ chức một cuộc thẩm tra toàn bộ hồ sơ cũ của các quan chức cảnh sát liên quan tới vụ án này.

Vào ngày thứ ba của vụ án, ông Justice Comyns, sau khi nghe chứng cứ do bà Bloxham đưa ra, đã ngừng việc xét xử và yêu cầu ban bồi thẩm trở lại với lời phán quyết vô tội.

Raymond nhận được những lời khen ngợi từ bốn phía nghị viện nhưng anh đã công nhận ngay sự ủng hộ của Simon Kerslake và bộ Nội sự. Ngày hôm sau tờ "Time" London thậm chí còn viết một bài xã luận về việc sử dụng đúng đắn ảnh hưởng của một nghị sĩ đại diện cho một khu vực bầu cử.

Điều trở ngại duy nhất đối với thành công của Raymond là tất cả các bà mẹ của phạm nhân xếp hàng để gặp anh vào giờ tiếp khách một tháng hai lần. Nhưng suốt năm đó anh chỉ nhận một vụ một cách nghiêm túc và một lần nữa bắt tay vào nghiên cứu các chi tiết.

Lần này, khi Raymond gọi điện cho Augus Fraser ở văn phòng Công tố viên, anh không tìm được gì về Ricky Hodge ngoài một thực tế là Fraser có thể khẳng định rằng anh ta không có hồ sơ hình sự rõ ràng. Raymond có cảm giác anh đã vấp phải một vụ án mang tính quốc tế. Ricky Hodge đã bị tù ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho nên mọi cuộc thẩm tra đều phải thông qua bộ Ngoại giao. Raymond không có được mối quan hệ với ông Bộ trưởng điều hành bộ Ngoại giao như với Simon Kerslake, nên anh thấy rằng tiếp cận trực tiếp là tốt nhất, và đã nộp câu hỏi để được trả lời tại Nghị viện. Anh cân nhắc từng lời. "Ông Bộ trưởng bộ Ngoại giao dự định có hành động như thế nào để tiếp nhận việc thu hồi hộ chiếu của một cử tri cho một nghị sĩ đáng kính cho vùng Bắc Leeds, mà chi tiết về việc này đã được cung cấp cho ông Bộ trưởng?"

Thứ tư tiếp theo đó, khi câu hỏi trên được đưa ra trước Nghị viện. Bộ trưởng bộ Ngoại giao tự đứng lên trả lời câu hỏi. Ông ta lên bục phát biểu, nhìn qua gọng kính hình bán nguyệt và nói:

- Chính phủ Hoàng gia sẽ giải quyết vấn đề này thông qua con đường ngoại giao thông thường.

Raymond đứng ngay dậy. – "Liệu quý ông rất tôn kính có biết rằng cử tri của tôi đã ở tù ở Thổ Nhĩ Kỳ trong sáu tháng và vẫn chưa bị kết án hay không?

- Vâng, thưa ngài, - Bộ trưởng bộ Ngoại giao trả lời. – Tôi đã yêu cầu sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho bộ Ngoại giao thêm chi tiết về vụ án này.

Raymond lại bật đứng dậy. – Cử tri của tôi sẽ còn bị lãng quên ở Ankara trong bao lâu nữa trước khi ngài Bộ trưởng bộ Ngoại giao làm được nhiều hơn là chỉ yêu cầu thêm chi tiết về vụ án?

Ông Bộ trưởng bộ Ngoại giao lại đứng dậy, không tỏ vẻ bực bội. "Tôi sẽ báo cáo kết quả cho ông Nghị đáng kính ngay khi tìm được".

- Khi nào kia? Ngày mai, tuần sau hay năm sau? – Raymond nói to, giận dữ.

- Khi nào? – Các nghị sĩ hàng ghế sau của đảng Lao động đồng thanh hỏi, nhưng ông Chủ tịch đã gọi câu hỏi tiếp theo mặc cho tiếng ồn ào nổi lên.

Trong vòng một giờ Raymond nhận được một mẩu nhắn tin viết tay của bộ Ngoại giao. "Nếu ông Gould có thể gọi điện, Bộ trưởng bộ Ngoại giao sẽ vui lòng thu xếp cuộc hẹn với ông".

Raymond gọi điện từ Hạ viện và được mời đến gặp ông Bộ trưởng ngay.

Bộ Ngoại giao, được biết đến với cái tên "Cung điện" theo cách gọi của những người trong tòa nhà, có một không khí riêng của mình. Mặc dù Raymond đã từng làm việc trong một Bộ của Chính phủ với vị trí Bộ trưởng Nội các, anh vẫn choáng ngợp trước vẻ bề thế của tòa nhà. Anh được đón ở cổng vào và dẫn qua sân có hành lang bằng hoa cương, rồi sau đó đi lên một thang gác rất đẹp. Đến nơi, thư ký riêng của ông Bộ trưởng nói:

- Ngài Alec Home sẽ gặp ông ngay, ông Gould. – Ông ta nói, rồi dẫn Raymond đi qua những bức tranh và những tấm thảm lớn tuyệt đẹp treo khắp dọc đường. Anh được đưa đến một căn phòng đẹp mắt. Ông Bộ trưởng đứng trước lò sưởi Adam mà trên đó treo chân dung của Thượng nghị sĩ Palmerston.

- Ông Gould, ông thật tử tế là đã đến đây khi được báo gấp thế. Quả là tôi hy vọng cuộc gặp này không làm phiền đến ông. – Lời nói nhàm chán, Raymond thầm nghĩ.

- Tôi biết ông rất bận, liệu chúng ta có thể đi thẳng vào vấn đề ngay không, thưa ông Bộ trưởng? – Raymond yêu cầu.

- Tất nhiên rồi. – Ngài Alec khô khan nói. – Tha lỗi cho tôi vì đã chiếm nhiều thời gian của ông. – Không nói thêm lời nào nữa, ông ta trao cho Raymond tập hồ sơ có tên: Richard M. Hodge – Tuyệt mật. – Mặc dù các nghị sĩ Quốc hội không phải tuân theo Điều luật Giữ bí mật của các quan chức, tôi biết ông sẽ tôn trọng vấn đề mà theo đó tập hồ sơ này được phân loại.

Lại bịp bợm, Raymond nghĩ. Anh lật trang bìa. Quả là đúng, y như anh nghi ngờ: trong vòng sáu tháng kể từ khi bị tù, Ricky Hodge chưa hề bị chính thức buộc tội.

Anh lật tiếp trang khác. "Rome – mại dâm trẻ em; Marscilles – ma túy; Paris – vu khống" – hết trang này đến trang khác và kết thúc ở trang ghi tại Thổ Nhĩ Kỳ, ở đó Hodge bị phát hiện tàng trữ bốn pao heroin mà hắn ta bán trong những túi nhỏ ở chợ đen. Quả thực, hắn không có hồ sơ phạm tội ở Anh, nhưng mới chỉ hai chín tuổi, Ricky Hodge đã trải qua mười một năm trong số mười bốn năm vừa qua ở các nhà tù ngoại quốc.

Raymond đóng tập hồ sơ lại và cảm thấy trán mình đẫm mồ hôi. Phải mấy giây sau anh mới nói: "Tôi xin lỗi, thưa ngài Bộ trưởng. Tôi đã biến mình thành thằng ngốc".

- Khi còn trẻ, - ngài Alec nói, - tôi cũng mắc sai lầm tương tự vì một cử tri của mình. Khi đó Ernie Bevin là Ngoại trưởng điều hành. Ông ấy hẳn đã có thể làm tôi khốn khổ ở Nghị viện với những gì ông ta biết. Thay vào đó ông ta nói hết sự thật qua một buổi chuyện trò nhẹ nhàng trong căn phòng này. Đôi khi tôi mong ước công chúng có thể nhìn thấy được các nghị sĩ cả trong những giây phút yên tĩnh cũng như những khi họ làm om sòm.

Raymond cảm ơn ngài Alec rồi trầm ngâm trở về Nghị viện.

Hai tuần sau, khi Raymond bắt đầu những giờ tiếp dân tiếp theo ở Bắc Leeds anh ngạc nhiên khi thấy bà Bloxham cũng đăng ký hẹn gặp.

Khi đón bà tại cửa, anh còn ngạc nhiên hơn nữa, bởi vì thay cho bộ quần áo tàng tàng và đôi dép lê vải thảm, bà ta mặc chiếc váy cô-tông sạch sẽ mới và đi một đôi giày da màu nâu. Raymond chỉ chỗ ngồi cho bà ta.

- Tôi đến để cảm ơn bà nhà ông, thưa ông Gould, - bà già nói khi đã ngồi xuống.

- Vì cái gì kia chứ? – Raymond bối rối hỏi.

- Vì bà ấy đã đưa đến một chàng trai tốt bụng từ Chris-tees. Họ đã bán đấu giá cái bàn của cụ tôi để lại cho tôi. Tôi không thể tin rằng mình được may mắn thế - được một nghìn tư bảng.

Raymond không thốt lên một lời nào.

– Cho nên cái vệt trên váy tôi không còn là vấn đề nữa. Thậm chí phải đi ăn ở ngoài trong vòng ba tháng đã được bù lại.

Suốt mùa hè nóng nực năm 1972 ấy, hết điều khoản này đến điều khoản khác của Dự luật Thị trường Chung được bầu phiếu, thường diễn ra suốt đêm. Một vài dịp, Chính phủ cố gắng đạt được đa số phiếu chỉ là năm hoặc sáu, nhưng Dự luật vẫn được giữ nguyên.

Charles vẫn thường về nhà ở Quảng trường Eaton vào lúc ba giờ sáng khi thấy Fiona đã ngủ say, và dậy đi làm trước khi cô thức giấc. Những cựu chiến binh của Nghị viện khẳng định họ chưa bao giờ phải trải qua một sự kiện nào căng thẳng như vậy kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thế rồi, bỗng nhiên, cuộc bầu phiếu cuối cùng diễn ra và cuộc marathon chấm dứt. Dự luật về Thị trường chung được Hạ viện thông qua và được trình lên Thượng viện cho các Thượng nghị sĩ phê duyệt. Charles thầm hỏi anh sẽ làm gì với những thời giờ rảnh rỗi bỗng nhiên còn lại với anh.

Khi Dự luật cuối cùng nhận được "Phê chuẩn của Hoàng gia" vào tháng Mười, ông Trưởng ban Tổ chức đặt một bữa trưa ăn mừng ở Câu lạc bộ Carlton trên phố St. James để cảm ơn toàn bộ đội ngũ của mình. "Nhất làm Charles Hampton", ông nói, vừa nâng cốc suốt bài diễn văn ứng khẩu của mình. Khi bữa trưa đã xong, ông Trưởng ban mời Charles cùng về Hạ viện trên xe của mình. Họ đi dọc theo Piccadilly, xuôi xuống Haymarket, qua quảng trường Trafalgar và vào Phòng Trắng. Ngay khi tòa nhà của Hạ viện vào tầm mắt, chiếc Rover đen rẽ vào phố Downing. Charles đoán là sẽ đưa ông trưởng ban đến số 12. Nhưng ngay khi xe dừng lại, ông trưởng ban nói: "Thủ tướng chờ gặp anh trong năm phút nữa".

- Sao cơ? Tại sao lại vậy? – Charles hỏi.

- Tôi tính thời gian khá đấy chứ, phải không? – Ông trưởng ban nói, rồi bước về phía tòa nhà số 12.

Charles đứng lại một mình trước tòa nhà số 10, phố Downing. Một người mặc chiếc áo choàng đen mở cửa. "Chào ông, ông Hampton". Thủ tướng gặp Charles tại phòng làm việc của mình, và cũng như mọi khi, không mất thời giờ cho những chuyện ngoài lề.

- Cảm ơn ông vì đã làm việc tích cực cho Dự luật về Thị trường chung.

- Công việc ấy là một sự thử thách lớn, - Charles cố gắng tìm lời để nói.

- Và đó cũng sẽ là công việc tiếp theo của ông. – Ông Heath nói. – Đã đến lúc ông cần kiểm nghiệm khả năng của mình ở một bộ phận khác. Tôi muốn ông tiếp nhận vai trò Bộ trưởng Nội các của bộ Thương mại và Công nghiệp. Charles không nói nên lời.

- Với tất cả những vấn đề mà chúng ta sắp phải đương đầu với Nghiệp đoàn Thương mại trong vài tháng tới, ông sẽ bận bịu suốt ngày đấy.

- Vâng tất nhiên như vậy rồi. – Charles nói.

Anh vẫn chưa được mời ngồi, nhưng giờ đây Thủ tướng đã đứng dậy khỏi bàn làm việc, có nghĩa là cuộc gặp đã kết thúc.

- Ông và Fiona đến ăn tối ở số 10 phố Downing khi ông đã thu xếp vào bộ mới đấy nhé, - Thủ tướng nói khi họ bước ra phía cửa.

- Cảm ơn ông, - Charles nói rồi rời khỏi. Khi bước ra phố Downing, một người lái xe mở cửa sau của chiếc Austin Westminster bóng loáng. Phải mất một giây, Charles mới nhận ra giờ đây chiếc xe và lái xe là dành cho anh.

- Đến Hạ viện chứ ạ, thưa ngài?

- Không, tôi muốn về quảng trường Eaton một lúc, - Charles nói, khi đã vào xe và bắt đầu thích thú nghĩ về công việc mới của mình.

Chiếc xe đi ngang qua Hạ viện, lên phố Victoria rồi vào phố quảng trường Eaton. Anh không thể chờ để nói cho Fiona biết rằng toàn bộ những công sức vừa qua đã được đền bù. Anh cảm thấy có lỗi về việc gần đây anh ít gặp cô, mặc dù anh không thể tin được giờ đây mọi việc sẽ tốt đẹp hơn nhiều khi anh tham gia vào việc làm luật về nghiệp đoàn thương mại. Anh vẫn còn hy vọng có một cậu con trai đến nhường nào – Có lẽ ngay cả bây giờ cũng có thể. Chiếc xe dừng lại bên ngoài ngôi nhà kiểu Georgia. Charles chạy lên thang gác và vào phòng khách. Anh có thể nghe thấy giọng vợ vẳng từ gác trên xuống. Anh nhảy hai ba bậc một lúc và chạy ào đến mở cửa phòng ngủ.

- Bây giờ anh là Bộ trưởng Nội các của bộ Thương mại và Công nghiệp, anh thông báo với Fiona, lúc này vẫn còn đang nằm trên giường.

Alexander Dalglish nhìn lên. Ông ta không hề tỏ ra quan tâm đến việc thăng chức của Charles.

Phần Ba

Các Bộ trưởng (1973 - 1977)
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 14


Simon dẫn dắt ủy ban đường biên giới mới thông qua Nghị viện theo nhiệm vụ của Hội đồng không được ngoạn mục, và bỗng nhiên anh mất cả khu vực cử tri của mình. Đồng nghiệp của anh ở Conventry đều hiểu, và tìm kiếm những khu vực bảo trợ của cử tri có thể trở thành của họ cho lần bầu cử tiếp theo với mục đích để anh có thể dùng nhiều thời gian tranh đấu cho một chiếc ghế mới.

Có bảy ghế có khả năng trong năm nay, nhưng Simon chỉ tham gia phỏng vấn có hai. Cả hai đều ở vùng biên của Scotland và cả hai đều để anh ở vị trí thứ hai. Anh bắt đầu đánh giá đúng cảm giác mà một người dự thi Olympic được mọi người tin là chiến thắng lại chỉ được thưởng huân chương bạc.

Các báo cáo hàng tháng của Ronnie Nethercote bắt đầu tô điểm bức tranh ảm đạm đang tăng lên, và được phản ánh trong cuộc sống thực tế những điều các nhà chính trị đang ra sắc lệnh ở nghị viện. Ronnie lại quyết định hoãn việc ra mắt công chúng cho đến khi bầu không khí trở nên sáng sủa hơn. Simon có thể không đồng ý với lời phán xét đó, nhưng khi anh kiểm tra lại phần vay bội chi của mình, phần lãi chi trả nợ của anh đã đạt tới vạch đỏ trên chín mươi nghìn bảng.

Vào lúc con số thất nghiệp lần đầu vượt mức một triệu và Ted Heath ra lệnh trả mức lương hạn định thì các cuộc đình công bắt đầu bùng nổ trên khắp cả nước.

Khóa họp nghị viện vào mùa thu 1973 bị chi phối vì những kết quả kinh tế thì tình hình trở nên xấu nhất. Charles Hampton lại một lần nữa phải làm việc quá sức khi anh thương lượng đến quá khuya với các nhà lãnh đạo các công đoàn. Trong khi anh không thắng được một điều tranh luận nào, anh lại báo cáo tốt về công việc của anh và anh đã chứng minh được mình là một người thương thuyết có khả năng cho chính phủ. Raymond Gould tỏ ra có khả năng đối phó với tình hình khi có những bài diễn văn lôi cuốn, nhưng phe đa số của đảng Bảo thủ vẫn đánh bại họ hết lần này đến lần khác.

Thủ tướng Heath dù vậy vẫn tiến lên trước một cách không thay đổi và đương đầu với các công đoàn và thời gian chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử.

Khi hội nghị hàng năm của cả ba đảng đã kết thúc, các nghị sĩ quay trở lại nghị viện với nhận thức rằng đây giống như khóa học cuối cùng trước cuộc Tổng tuyển cử. Tại hành lang nghị viện, người ta đã công khai nói rằng điều mà Thủ tướng đang đợi là một xúc tác mới.

Trên buổi phỏng vấn của truyền hình, Thủ tướng nói với quốc gia rằng với con số thất nghiệp chưa từng có 1.600.000, ông sẽ đề nghị một cuộc bầu cử để chắc chắn rằng luật lệ được sửa đổi. Nội bộ của Nội các đã khuyên Heath tiến hành bầu cử vào ngày 28 tháng Hai, 1974.

"Ai sẽ lãnh đạo đất nước?" – trở thành chủ đề của đảng Bảo thủ, nhưng điều này chỉ càng làm rõ sự khác biệt giai cấp hơn là liên kết đất nước lại như điều Thủ tướng hy vọng.

Raymond Gould quay trở lại Leeds và tin rằng nền công nghiệp vùng đông bắc có thể không khoan dung với cánh tay vươn dài của Heath.

Charles cảm thấy tin vào điều mọi người sẽ ủng hộ bất cứ đảng nào tỏ ra dũng cảm đứng lên ủng hộ các công đoàn.

Vào tối trước buổi bầu cử Simon có một bữa ăn tối im lặng với Elizabeth và các con. Anh quan sát lặng lẽ trong khi những người khác nghiên cứu số phận của họ trong cuộc bầu cử.

Nhiều tháng trôi qua trước khi Charles thấy mình đã có khả năng để chống đỡ với một cuộc nói chuyện dài với Fiona. Không ai muốn một cuộc ly dị, cả hai đều đưa ra nguyên nhân là vị bá tước xứ Bridgewater đang ốm đau, dù sự bất tiện và mất mặt cũng gần với sự thật. Khó có cơ hội che giấu sự thay đổi quan hệ của họ trước công chúng, từ khi họ đã không còn bày tỏ tình cảm công khai nữa.

Dần dần Charles cũng nhận ra một cuộc hôn nhân có khả năng trải qua nhiều năm mà người ngoài không biết đến. Chắc chắn vị bá tước già không khi nào phát hiện được điều này, bởi vì ngay cả trên giường bệnh nặng gần chết, ông giục Fiona tới gấp để làm bản di chúc.

- Anh có nghĩ rằng anh sẽ quên em một khi nào đó không? – Một lần Fiona hỏi Charles.

- Không bao giờ, - anh trả lời với cứu cánh cuối cùng không khuyến khích cuộc tranh luận kéo dài nữa.

Trong ba tuần lễ vận động cho cuộc bầu cử tại Sussex cả hai đều đi thực hiện nhiệm vụ của mình với kinh nghiệm khéo léo che giấu được tình cảm thật của họ.

- Chồng cô đang quan tâm đến gì vậy? – Một vài người muốn điều tra.

- Rất nhiều sự quan tâm tới cuộc vận động tranh cử và hy vọng vào việc quay trở lại chính phủ. Fiona nói một mạch câu trả lời.

- Còn Lady Fiona thân yêu như thế nào rồi? – Charles cũng liên tục bị hỏi.

- Không bao giờ tốt hơn khi cô ấy giúp đỡ công việc vận động bầu cử. Đó là câu trả lời của anh.

Vào những ngày Chủ nhật, anh đọc diễn văn ở nhà thờ này tới nhà thờ khác với sự tự tin, còn cô hát bài "Chiến đấu một cuộc chiến tốt đẹp", với một giọng nữ trầm rõ ràng.

Mọi yêu cầu cho một khu vực cử tri nông thôn tương đối khác với những yêu cầu ở thành thị. Mỗi một làng, dù là nhỏ đều chờ nghị sĩ đến thăm họ và gọi lại tên các vị chủ tịch địa phương. Nhưng sự thay đổi tinh tế đã được thay thế. Fiona không còn thầm thì những tên gọi vào tai Charles nữa, và Charles cũng không quay lại hỏi những lời khuyên của cô nữa.

Trong chiến dịch tranh cử, Charles có thể khoanh các nhà nhiếp ảnh của báo địa phương lại để biết được những sự kiện mà nhà xuất bản đề xuất để anh làm việc trong ngày. Với danh sách địa điểm và thời gian trong tay, Charles có thể tới từng nơi trước người chụp ảnh vài phút. Ứng cử viên đảng Lao động chính thức phàn nàn tới nhà xuất bản báo địa phương rằng ảnh của Charles chưa bao giờ vắng mặt trên các tờ báo.

- Nếu ngài có những chức năng này chúng tôi sẽ rất sung sướng đăng bức ảnh của ngài. – Người biên tập trả lời.

- Nhưng họ chưa khi nào mời tôi cả. - Ứng cử viên đảng Lao động kêu lên.

Họ cũng không mời cả Hampton nữa, người biên tập cũng muốn nói thế, nhưng ông ấy bằng cách nào đó vẫn có ở đây. Chưa khi nào trong ý nghĩ của người chủ bút lại rời xa suy nghĩ rằng ông chủ nhà báo của ông là một người quý tộc Bảo thủ, nhưng ông đã kịp giữ mồm.

Vào những ngày chuẩn bị cho cuộc bầu cử, Charles và Fiona mở các cửa hàng từ thiện, tham gia các bữa ăn, tổ chức các cuộc xổ số từ thiện và chỉ bớt chút thời gian để hôn các con. Có lần, khi Fiona hỏi, Charles đã công nhận rằng anh hy vọng được tiến cử vào chức bộ Ngoại giao.

Vào ngày cuối cùng của tháng Hai, họ im lặng mặc quần áo và đi tới bỏ phiếu. Những nhà nhiếp ảnh đã đợi sẵn ở bậc cửa để chụp ảnh họ. Họ đứng sát gần kề nhau nhiều hơn so với những tuần vừa qua và trông như một cặp vợ chồng thật hạnh phúc. Anh mặc bộ véc đen và cô mang chiếc váy tối màu. Charles biết rằng bức ảnh này sẽ là bức ảnh chính đăng trên trang đầu của tờ Sussex Gazette ngày mai, cũng như anh tin chắc rằng ứng cử viên của đảng Lao động sẽ chỉ được nhắc tới trên một nửa cột ở trang sau, không xa những tin tức cáo phó là mấy.

Charles đoán trước rằng vào lúc anh tới Tòa thị chính thì đa số của Đảng bảo thủ đã được hầu như chắc chắn. Nhưng điều đó không như vậy, và đến rạng sáng ngày thứ Sáu kết quả vẫn còn đang treo ở trên cao.

Edward Heath không thừa nhận khi được tiên báo trước rằng ông có thể thua vì không đủ đa số phiếu ông cần. Charles đi quanh Tòa thị chính suốt cả ngày với một sự bối rối trên mặt. Chồng phiếu mỏng lúc đầu cứ lớn dần lên và cũng rõ ràng anh sẽ được một ghế với phiếu ít nhất anh thường có? – Anh chưa khi nào có thể nhớ chính xác con số được. Nhưng vào ngày xúc tiến càng khó có thể đánh giá lời phán quyết của đất nước.

Kết quả cuối cùng đến từ Bắc Ireland muộn hơn. Bốn giờ chiều ngày hôm đó người bình luận viên của đài BBC đã tuyên bố số phiều.

Ted Heath mời lãnh tụ đảng Tự do nói chuyện với ông tại phố Downing với hi vọng có thể hình thành được một sự liên minh. Những người Tự do yêu cầu một lời hứa chắc chắn về sự cải cách luật bầu cử nhằm giúp đỡ các đảng nhỏ. Heath biết rằng không khi nào ông được những ghế sau của ông giúp. Vào sáng thứ Hai, tại phòng khách của điện Buckingham ông đã nói với Nữ Hoàng rằng ông không có khả năng để thành lập một chính phủ. Nữ hoàng mời lãnh tụ đảng lao động, ông Harold Wilson, và ông này đã lái xe đến phố Downing vào cửa trước nhận nhiệm vụ. Heath ra về bằng cửa sau.

Vào trưa ngày thứ Ba, khi các thành viên sau khi được xem vở kịch đã hạ màn, đều đã quay trở lại London. Raymond đã tăng được số phiếu bầu đã số của anh và hy vọng Thủ tướng đã quên đơn xin từ chức của anh và sẽ đề nghị anh một công việc mới. Charles vẫn còn không còn thông tin vào số phiếu bầu chính xác của mình đã thu được, lái xe trở về London và cam chịu quay lại phe Đối lập. Chỉ còn một sự bù đắp là anh có thể được phục hồi ở hội đồng quản trị ngân hàng Hampton, ở đó những kiến thức anh đã thu được trong thời gian là Bộ trưởng bộ Công nghiệp và thương mại sẽ có giá trị.

Simon rời khỏi phòng bộ Nội Vụ vào mùng 1 tháng Ba, 1974. Ronnie Nethercote mời anh trở về ngay hội đồng của Nethercote và Công ty với mức lương năm nghìn bẳng một năm, làm cho đến cả Elizabeth cũng phải công nhận đó là một cử chỉ thật hào phòng.

Cũng có một điều chút ít có ảnh hưởng đến tinh thần của Simon. Đó là chiếc hộp rỗng màu đỏ mà anh đã sử dụng gần mười năm khi là thành viên của Nghị viện.

Simon đã đi từ phòng này sang phòng khác để chào tạm biệt, đầu tiên là những nhân viên dân sự lâu niên, sau đó đến các cán bộ trẻ, cho đến khi chỉ còn lại những nhân viên vệ sinh. Tất cả đề chắc chắn rằng anh sẽ nhanh chóng quay trở lại.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 15


- Lịch làm việc của ông ấy đã kín vào lúc này rồi, thưa ông Charles.

- Vậy thì ngay khi lúc nào có thể tiện – Charles nói. Anh giữ ống nghe khi nghe thấy tiếng giở giấy sột soạt.

- Ngày 12 tháng Ba vào lúc 10 giờ 30, có tiện cho ông không, ông Charles?

- Nhưng những gần hai tuần nữa cơ – Charles nói bực dọc.

- Ngài Spencer chỉ vừa quay trở lại Mỹ và…

- Thế còn bữa trưa ở câu lạc bộ của tôi? – Charles ngắt lời.

- Điều này không thể có sau ngày 12 tháng Ba.

- Thôi được, vậy thì sẽ là ngày 12 tháng Ba lúc 10 giờ 30. Charles đồng ý.

Trong thời gian mười bốn ngày chờ đợi. Charles có rất nhiều thời gian và thấy chán nản vì một vai trò không mục đích ở phe Đối lập. Không có xe tới đón và đưa anh đến bộ, nơi được hoàn thành một công việc thực sự. Tồi hơn nữa là không ai tìm kiếm ý kiến của anh nữa về những vấn đề có thể ảnh hưởng đến quốc gia. Anh đã trải qua một cuộc đọ sức dữ dội mà được gọi là: "Cựu bộ trưởng xanh".

Cuối cùng anh cũng tươi tỉnh trở lại vì ngày hẹn với Derek Spencer cũng đến. Nhưng mặc dù anh đến đúng hẹn, anh vẫn phải đợi 10 phút trước khi viên thư kí của ông Chủ tịch đưa anh vào.

- Rất mừng được gặp anh sau một thời gian dài như vậy. – Derek Spencer đi vòng ra khỏi bàn để chào anh – Phải tới gần sáu năm anh mới tới thăm lại ngân hàng đấy.

- Vâng, tôi cũng cho là như vậy – Charles trả lời, - nhưng khi nhìn xung quanh những nơi chốn cũ vẫn cảm thấy mới như vừa ngày hôm qua. Ông đã rất bận rộn, phải không ạ?

- Như một bộ trưởng Nội các, nhưng tôi hy vọng vào những kết quả tốt hơn. Cả hai người đều cười.

- Tất nhiên là tôi vẫn giữ những liên hệ với mọi điều xảy ra ở ngân hàng.

- Thế à? Spencer nói.

- Vâng, tôi đọc tất cả những báo cáo của ông gửi những năm qua không kể cả tin tức đề cập trên tờ Financial Time.

- Tôi hi vọng rằng anh đã nhận thấy chúng tôi đã tiến triển nhiều trong sự vắng mặt của anh.

- Ồ vâng. – Charles nói và vẫn tiếp tục phải đứng – rất gây ấn tượng.

- Vâng, còn bây giờ tôi có thể giúp gì cho anh đấy? – Ông chủ tịch nói và quay trở về ghế ngồi của mình.

- Rất đơn giản, - Charles nói và cuối cùng cầm lấy một chiếc ghế không được mời, -tôi muốn quay trở về Hội đồng Quản trị.

Một sự im lặng kéo dài.

- Vâng, điều này không hoàn toàn dễ dàng như thế Charles ạ. Tôi vừa mới đề bạt hai vị giám đốc mới và…

- Tất nhiên là dễ, - Charles nói và đã đổi giọng – Ông chỉ việc nêu tên tôi ra vào cuộc họp tới và sẽ được thông qua, đặc biệt là vì ông không có một thành viên nào của gia đình trong hội đồng vào thời gian này.

- Chúng tôi có vấn đề công việc. Anh của anh, công tước xứ Bridgewater đã trở thành giám đốc điều hành.

- Cái gì? Rupert không khi nào nói với tôi điều này và ông cũng vậy – Charles ngạc nhiên.

- Đúng vậy, nhưng sự việc đã thay đổi từ khi…

- Không có gì thay đổi ngoài việc tôi đánh giá những lời nói của ông – Charles nói và bỗng nhận ra rằng Spencer đã không khi nào cho rằng anh có thể quay lại Hội đồng. – Ông đã hứa chắc với tôi.

- Tôi đã không nói như thế trong phòng làm việc của tôi.

- Nếu ông không cẩn thận, chỗ tiếp theo tôi sẽ làm là phòng Hội đồng của ông. Nào, ông sẽ tiếp tục hay không?

- Tôi không cần phải nghe những lời đe dọa của anh. Hãy ra khỏi phòng tôi trước khi tôi đuổi anh. Tôi có thể chắc chắn một điều là anh sẽ không khi nào quay lại Hội đồng khi tôi còn là Chủ tịch.

Charles quay lại và đi ra. Anh sập mạnh cửa. Anh vẫn không tin rằng mình phải thảo luận với ai, và quay ngay trở lại quangtrường Eaton để xem xét chương trình cho chiến dịch bầu cử.

- Điều gì làm anh quay về nhà vào giữa trưa như vậy? – Fiona hỏi chồng.

Charles do dự trả lời câu hỏi, sau đó anh theo vợ cùng vào bếp và kể hết cho vợ những điều vừa xảy ra ở ngân hàng. Fiona vừa nghe chồng vừa tiếp tục nạo nốt miếng pho mát.

- Một điều chắc là sau cuộc cãi lội ầm ĩ – cô nói với chồng sau vài phút im lặng nhưng lòng vui mừng vì chồng mình đã tin mình – hai người sẽ không thể cùng tồn tại ở Hội đồng.

- Vậy em nghĩ anh cần phải làm gì, cô gái già của anh?

Fiona mỉm cười, đã gần hai năm trôi qua, anh mới lại gọi cô như vậy. Cô nói: " Mỗi người đều có một bí mật riêng của mình, em đang tự hỏi điều bí mật nào là của ông Spencer?"

- Ông ta chắc là một gã thuộc giai cấp thường thường bậc trung, anh cho là vậy.

- Em vừa nhận được một bức thư từ ngân hàng Hampton gửi đến. –Fiona ngắt lời.

- Thư viết gì vậy?

- Chỉ toàn về sự quay vòng của cổ đông. Có vẻ như bà Margaret Trubshaw sẽ về hưu sau 12 năm là thư ký hội đồng. Có tin đồn rằng bà ấy muốn ở lại thêm năm năm nữa nhưng ông Chủ tịch đã nghĩ tới một người khác. Em nghĩ rằng em có thể ăn trưa cùng với bà ấy.

Charles đã làm nụ cười của Fiona quay trở lại.

Ronnie Nethercote đã đề bạt Simon làm giám đốc riêng cho công ty có tới 200 nhân viên. Simon thích việc thương lượng với các công đoàn ở mức độ trước đây anh chưa từng có kinh nghiệm.

- Anh có thể kéo dài khoảng một tuần ở Nghị viện không? – Simon hỏi anh.

- Sau một tuần lễ với những kẻ ba hoa đó, tôi sẽ rất sung sướng được trở về một thế giới thật sự.

Simon mỉm cười. Ronnie cũng giống như nhiều người khác coi tất cả các nghị viên là những người vô công rồi nghề, chỉ trừ có một người anh biết.

Raymond vẫn đợi cho đến khi có tuyên bố bổ nhiệm cuối cùng của chính phủ anh mới bỏ mọi hy vọng có được công việc. Một vài các phòng viên chính trị chủ yếu đã chỉ ra rằng anh đã phải rời bỏ dãy ghế sau, trong khi một số người tầng lớp thấp hơn đã có được những chức vụ của chính phủ, nhưng đó chỉ là một sự an ủi bé nhỏ. Raymond miễn cưỡng quay trở về công việc hợp pháp của mình: tiếp tục hoạt động ở phòng luật sư.

Ngài thủ tướng Harold Wilson bắt đầu bộ máy hành chính thứ ba của mình, ông tuyên bố rằng ông sẽ lãnh đạo lâu đến trước khi có cuộc bầu cử. Nhưng một vài thành viên khác tin rằng ông chỉ có thể giữ được vấn đề vài tháng.

Fiona quay về sau nhà sau bữa ăn trưa với bà Trubshaw với nụ cười rộng của người lúc nào cũng nhăn nhó. Nụ cười này vẫn giữ trên mặt trong thời gian cô chờ đợi Charles quay về nhà từ Nghị viện sau lần biểu quyết cuối cùng.

- Em có vẻ thỏa mãn với mình. Charles nói và giũ ô trước khi đóng của lại. Vợ anh khoanh tay đứng giữa phòng.

- Ngày hôm của anh ra sao? – Cô hỏi anh.

- Cũng thường thôi. Charles trả lời và nóng lòng nghe tin của cô. –nhưng còn em thì thế nào?

- Rất thú vị. Em uống cà phê với mẹ anh vào buổi sáng, bà trông khỏe mạnh, đầu có hơi bị đau, mặt khác…

- Cứ để mẹ anh với quỷ. Bữa ăn trưa của em với bà Trubshaw như thế nào?

- Em băn khoăn là anh sẽ phải tốn bao lâu để đến vấn đề đó.

Cô tiếp tục đợi đủ thời gian để họ có thể vào tới phòng khách và ngồi xuống. Sau mười bảy năm là thư ký cho bố anh và mười hai năm là thư ký cho hội đồng thì không phải là điều mà bà Trubshaw biết về ngân hàng Hampton và vị Chủ tịch của nó hiện nay. Fiona bắt đầu nói.

- Vậy em nhận thấy được điều gì?

- Anh muốn biết điều gì trước, tên bồ ông ta hay số tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ của ông ấy?

Fiona bắt đầu kể lại điều mà cô biết trong hai giờ ăn trưa, cô giải thích rằng thường ngày bà Trubshaw hay uống rượu mạnh, nhưng trong dịp này bà đã uống gần hết một chai vang nho Pommat. Nụ cười của Charles càng lúc càng rộng thêm với những chi tiết được kể ra. Đối với Fiona, anh giống như một cậu bé được cho một phong chocolate và phát hiện ra vẫn còn một thanh khác dưới thanh cậu vừa ăn xong.

- Em đã làm thật tốt, cô gái già ạ. Anh khen ngợi khi cô kết thúc câu chuyện. –Nhưng làm sao anh có thể có những minh chứng cần thiết?

- Em đã làm việc với bà Trubshaw.

- Em đã …gì cơ?

- Một việc với bà Trubshaw. Anh sẽ có các chứng cớ nếu bà ấy tiếp tục năm năm làm thư ký của hội đồng và không giảm tiền lương hưu.

- Đó là những điều bà ấy muốn à? – Charles hỏi một cách có trách nhiệm.

- Và một lời hứa là một bữa trưa khác tại Savey Grill khi anh quay trở lại hội đồng.

Không giống như những người khác, Raymond thích mặc áo đuôi tôm và cà vạt trắng, vì thích hòa vào xã hội của London. Một lời mời tới một bữa tiệc hàng năm của các chủ ngân hàng đã không được từ chối. Ngài Thủ tướng là vị khách mời danh dự, và Raymond nghi ngờ liệu anh có thể nói bóng gió rằng anh đã chờ đợi bao khóa họp nghị viện kéo dài trước khi ông cảm thấy cần tổ chức một cuộc bầu cử.

Vào buổi uống rượu trước buổi tối, Raymond có vài lời nói chuyện với ông Thị trưởng London trước khi bị cuốn vào cuộc hội thoại với thẩm phán tòa về vấn đề sự bình đẳng của lời tuyên án.

Khi bữa tối đã được bắt đầu, Raymond thấy ghế của mình ngồi ở một bên ghế trải dài từ bàn chính. Anh xem lại giấy mời của mình: Raymond Gould, QC, MP 1. Bên phải anh là chủ tịch của Chloride Hóa Chất, Michael Edwardes, còn bên trái là một chủ tịch ngân hàng Mỹ, người vừa mới bắt đầu công việc tại thành phố.

Raymond phát hiện ra Michael nhìn thấy Thủ tướng có thể cản trở sự lôi cuốn của nền công nghiệp quốc gia, nhưng anh còn giành nhiều sự quan tâm hơn tới nhà phân tích kinh tế từ Chase Manhattan. Cô khoảng ba mươi. Anh cho rằng Kate Garth còn trẻ hơn thế, vì vậy anh không lấy làm ngạc nhiên khi biết được cô vẫn chơi tennis vào mùa hè và bơi hàng ngày vào mùa đông để giữ cho không lên cân, cô tin là như vậy, Kate có khuôn mặt trái xoan, ấm áp, mái tóc đen của cô được cắt ngắn giống kiểu của Mary Quant theo như Raymond nghĩ. Mũi cô hơi hếch nhẹ ở phía chót và có thể phải tốn nhiều tiền để phẫu thuật mũi. Không có khả năng nhìn được chân cô vì chúng bị bao phủ bằng chiếc váy dài, nhưng những gì có thể nhìn thấy làm cho Raymond càng quan tâm đến hơn.

- Tôi thấy có đề MP sau tên của ông, ông Gould, tôi có thể hỏi ông thuộc về đảng nào không? – Cô hỏi với âm giọng chung có ở Boston.

- Tôi là một đảng viên Lao động, thưa cô Garth. Cô có cảm tình với đảng nào trong trường hợp này?

- Tôi sẽ bầu cho đảng Lao động ở cuộc bầu cử cuối cùng nếu như tôi đủ tư cách. Cô tuyên bố với anh.

- Tôi có thể ngạc nhiên chứ? – Anh trêu cô.

- Tất nhiên là anh phải vậy rồi. Chồng cũ của tôi là nghị sĩ Cộng Hòa.

Anh đang muốn hỏi câu tiếp theo thì một người đứng lên yêu cầu im lặng để nâng cốc. Lần đầu anh mới để ý đến bục đài và ông Thủ tướng. Bài diễn văn của Harold Wilson đã động chạm nhiều tới các vấn đề kinh tế và vai trò của chính phủ Lao động trong thành phố, và không có đầu mối gì về thời gian kéo dài tới cuộc bầu cử tiếp theo. Tuy vậy Raymond xem đó là một buổi tối nổi tiếng thế giới. Anh đã có một mối liên kết có ích với một nhóm công chúng rộng rãi và anh cũng đã hỏi được số điện thoại của Kate.

Vị Chủ tịch ngân hàng Hampton miễn cưỡng phải đồng ý tiếp anh lần thứ hai, nhưng thật rõ từ khi Charles bước vào là Derek Spencer rất muốn rút ngắn thời gian nói chuyện lại.

- Tôi nghĩ rằng tôi phải gặp riêng ông.- Charles nói khi anh đã ngồi thoải mái trong chiếc ghế da và chậm rãi hút điếu xì gà – hơn là nêu vấn đề này lên cuộc họp hàng tháng.

Dấu hiệu e sợ đầu tiên xuất hiện trên mặt Spencer, nhưng ông không nói điều gì.

- Tôi thấy thích thú khi phát hiện ra ngân hàng phải trả hàng tháng một séc trị giá bốn trăm bảng cho một nhân viên mang tên Janet Darow mà tôi không bao giờ thấy, dù đã rõ là cô đã được trả lương trên năm năm rồi. Những tấm phiếu có vẻ như xuất phát từ chi nhánh của Loyd ở Kesnington.

Ông Derek Spencer trở nên bị xúc động.

- Điều gì tôi bị mất khi phát hiện ra? – Charles tiếp tục nói sau khi đã hít một hơi sâu – đó là điều mà cô Darow hiện đang được ngân hàng cung cấp. Điều rất có ấn tượng là cô ấy đã thu thập 25 nghìn bảng trong năm cuối. Tôi đánh giá đó là một số nhỏ khi ông xem sự quay vòng vốn của ngân hàng là 123 triệu năm qua, nhưng ông nội tôi đã truyền cho tôi từ khi còn nhỏ một niềm tin là nếu ta quan tâm đến một đồng xu, những đồng bảng khi đó sẽ tự quan tâm đến chúng.

Derek Spencer vẫn chưa nói gì, mặc dù những giọt mồ hôi đã xuất hiện trên đầu hói của ông. Bỗng nhiên giọng nói của Charles đã thay đổi: Nếu như tôi thấy mình không là thành viên của hội đồng trong cuộc họp tổng thể hàng năm, tôi thấy mình sẽ phải có trách nhiệm chỉ ra những sự không nhất quán trong tài khoản của nhà băng với các vị cổ đông khác.

- Anh đúng là một thằng con hoang – Hampton – vị Chủ tịch nói khẽ.

- Không, nói thế không chính xác, tôi là con thứ hai của Cựu Chủ tịch ngân hàng này và tôi có những điểm giống cha tôi một cách nổi bật, tuy cũng có người nói rằng tôi có đôi mắt của người mẹ.

- Vậy thì có việc gì đây?

- Không có gì. Ông vẫn vui vẻ với những thỏa thuận ban đầu của ông và thấy rằng tôi quay lại về ban quản trị hội đồng trước kì họp hàng năm. Ông cũng phải thôi ngay việc trả lương cho cô Janet Darow.

- Nếu tôi đồng ý, anh hứa sẽ không nhắc lại chuyện này với bất cứ một ai chứ?

- Tôi hứa và không giống với ông, tôi có thói quen là luôn giữ lời – Charles đứng lên, tựa vào bàn và dụi điếu thuốc lá vào chiếc gạt tàn của Chủ tịch.

-Họ đã làm điều gì? – Joyce hỏi.

Người phụ trách chiến dịch bầu cử trả lời: "Hai người đảng Cộng sản đã đưa tên họ vào cuộc bầu cử ủy ban General Purpose".

- Chỉ khi bước qua xác tôi – Joyce nói với giọng sắc khác thường.

- Tôi nghĩ đó sẽ là cung cách của cô Fred Padgett.

Joyce tìm chiếc bút và tờ giấy thường ngày vẫn có bên cạnh điện thoại.

- Cuộc họp sẽ vào lúc nào? – Cô hỏi.

- Vào thứ Năm tới.

- Chúng ta có những người thực sự sẽ đấu tranh chống lại họ không?

- Tất nhiên là có – Fred trả lời cô – Luật sư Reg Precott và Jenny Simpkin từ League.

- Cả hai người đều nhạy cảm, nhưng họ không thể cùng với nhau làm nên cơm cháo gì.

- Có cần tôi gọi điện cho Raymond để anh ấy đến cuộc họp không?

- Không Joyce nói. – Anh ấy đủ buồn phiền để tìm lại chính mình, bây giờ chúng ta sẽ dựa vào Chính phủ, hãy cứ để việc đó cho tôi.

Cô đặt điện thoại lại và ngồi suy nghĩ. Thật là mỉa mai khi anh đang phải đối mặt với sự đe dọa đúng vào lúc các công đoàn bắt đầu kính trọng giá trị của anh.

Một vài phút sau, cô bước tới bàn và viết nhanh khoảng một tờ kín gửi cho ủy ban Nghị viện của chính phủ (G. P). Cô kiểm tra lại cẩn thận danh sách mười sáu tên, họ và biết rằng nếu hai đảng viên đảng cộng sản kia được chọn bầu vào lần này, trong vòng năm năm tới họ sẽ kiểm tra được ủy ban và sau đó họ có thể sẽ loại bỏ ngay cả Raymond. Cô biết những người này biết cách làm việc ra sao. Rất may mắn là họ có những chiếc mũi đang vấy máu và họ sẽ phải lượn đến các khu vực cử tri khác. Cô lại kiểm tra mười sáu họ tên một lần nữa trước khi đặt lên một đôi giầy đi đường mềm mại. Vào bốn ngày tới cô sẽ đi thăm một số gia đình trong khu vực cử tri. "Tôi cũng vừa qua đây". Cô giải thích với chín bà vợ có chồng trong ủy ban. Có bốn người không bao giờ nghe được vợ nói được Joyce tự đến sau khi hết giờ làm, và ba người không bao giờ có sự quan tâm tới Raymond được để tách riêng.

Vào trưa ngày thứ Năm, có mười ba người đã biết rất rõ điều gì đang đợi họ.

Joyce ngồi cô đơn mong Raymond sẽ gọi điện về nhà vào buổi tối. Cô tự nấu món ăn nhanh Lancashire nhưng cũng chỉ chạm vào, sau đó cô đã ngủ thiếp đi trước vô tuyến khi đang xem chương trình ưa thích. Chuông điện thoại réo đánh thức cô dậy vào lúc bẩy giờ mười lăm phút.

- Raymond?

- Hy vọng là tôi không đánh thức cô? – Fred nói.

- Không, không, Joyce nói và không còn kiên nhẫn chờ đợi kết quả cuộc họp. – Điều gì đã xảy ra?

- Reg và Jenny đã đi rồi. Họ chỉ thu được ba phiếu.

- Công việc đã làm thật tốt – Joyce nói.

- Tôi có làm gì đâu, ngoài việc ngồi đếm phiếu. Fred nói tiếp. – tôi có thể nói với Raymond điều đã xảy ra chứ?

- Đừng – Joyce không đồng ý, không cần thiết để cho anh ấy biết chúng ta phải lo lắng điều gì.

Joyce ngã người vào lại chiếc ghế cạnh điện thoại, rút đôi giày đi đường ra khỏi chân và ngủ thật say.

27 quảng trường Eaton

London SW1

23 tháng Tư, 1974

Ông Derek kính mến.

Cám ơn ông về bức thư ngày 18 tháng Tư và lời mời trở lại Hội đồng ngân hàng Hampton. Tôi vui sướng chấp nhận lời mời và hi vọng sẽ được làm lại việc cùng với ông.

Luôn trung thành với ông.

Charles Hampton.

Fiona kiểm tra lại câu văn và đồng ý, bức thư ngắn gọn và rất trọng tâm. "Em có thể bỏ thư được chưa ạ?".

- Được rồi, em bỏ đi – Charles đang trả lời thì nghe chuông điện thoại reo. Anh nhấc ống nghe lên: "9712 Charles đang nghe."

- Hello, Charles. Tôi là Simon Kerslake.

- Hello, Simon – Charles nói và cố làm như vui mừng nghe thấy người đồng nghiệp cũ, - điều gì đang thật sự ở thế giới bên ngoài vậy?

- Không có quá nhiều điều đáng mừng, chính vì thế mà tôi gọi điện cho anh. Tôi vừa được ghi danh vào danh sách của Pucklebrige. Về chiếc ghế của ngài Michael Harbourr – Baker, ông đã gần bảy mươi và quyết định sẽ không ra tranh cử vào lần tới. Vì ranh giới phía nam khu vực cử tri của anh giáp với khu vực của ông ấy, tôi nghĩ anh có khả năng nói vài lời đỡ cho tôi lần nữa.

- Rất sẵn lòng – Charles nói – tôi sẽ nói với ông Chủ tịch vào tối nay. Anh có thể đặt lòng tin vào tôi, và chúc anh may mắn. Rất tuyệt vời khi anh quay về Nghị viện.

Simon đọc địa chỉ nhà riêng của anh và được Charles chậm rãi nhắc lại, tựa như anh đang ghi vào giấy.

- Tôi sẽ liên hệ ngay.- Charles hứa.

- Tôi thật sự đánh giá sự giúp đỡ của anh.

Simon đặt ống nghe xuống. Elizabeth đóng tập nhật ký khám bệnh hàng ngày lại.

Cô thật sống động, vui vẻ, thông minh và hiểu biết rộng. Phải mất vài ngày trước khi Kate Garth đồng ý gặp lại Raymond và cuối cùng đồng ý ăn tối cùng anh tại Nghị viện. Cô không hỏi dồn dập và cũng không nịnh nọt, và cô cũng không bám vào từng lời của anh.

Họ bắt đầu thường xuyên gặp gỡ nhau. Khi nhiều tháng trời qua đi, Raymond thấy mình đã rất nhớ cô vào những ngày nghỉ cuối tuần khi anh trở về Leeds với Joyce. Kate có vẻ như ưa thích sự độc lập và không yêu cầu gì với anh giống như Stephanie đã đòi hỏi, cũng không khi nào đề nghị anh ở lâu hơn thêm với cô hoặc cô có thể để lại quần áo của mình tại nhà anh.

Raymond nhấm nháp cà phê. "Thật là một món ăn đáng nhớ". Anh nói và ngả người vào chiếc ghế sô pha.

- Cũng chỉ theo bằng tiêu chuẩn của Nghị viện thôi.-Kate trả lời.

Raymond vòng tay ôm lấy vai cô trước khi hôn vào môi cô. Gì cơ? Quan hệ tình dục Rampant cũng tốt như của Beaujolais rẻ tiền à? Cô kêu lên, đứng thẳng người và cũng rót thêm cà phê cho mình.

- Anh mong rằng em sẽ không luôn luôn pha trò với quan hệ của chúng ta. Raymond nói, tay cuộn tròn những sợi tóc sáng của mình.

- Em cần phải làm thế.-Kate nói khe khàng.

- Tại sao? – Raymond quay nhìn vào cô.

- Bởi vì em sợ điều sẽ xảy ra nếu như em coi đó là chuyện nghiêm túc.

Charles ngồi im lặng suốt cả buổi họp hàng năm. Ngài Chủ tịch đọc bản báo cáo năm tài chính kết thúc vào tháng Ba, năm 1974 trước khi chúc mừng hai vị giám đốc của ủy ban và sự quay trở lại Hội đồng của Charles Hampton.

Cũng có một vài câu hỏi từ cuộc họp, nhưng Derek Spencer giải quyết dễ dàng. Khi Charles đã hứa là sẽ không nói gì tới cô Janet Darow, bà Trubshaw đã cho Fiona biết là việc trả lương đã được ngừng lại và cũng nhắc là bà vẫn buồn phiền vì hợp đồng làm việc của bà sẽ kết thúc vào ngày 1 tháng Sáu.

Khi ông Chủ tịch bế mạc buổi họp hàng năm Charles đã nhã nhặn đề nghị ông dành cho anh thêm một vài phút.

- Tất nhiên rồi, - Spencer đáp, có vẻ tin rằng cuộc họp đã trôi chảy không có vướng mắc gì. Tôi làm gì được cho anh đây?

- Tôi cho rằng sẽ tốt hơn nếu chúng ta nói chuyện riêng với nhau trong phòng làm việc của ông.

Ông Chủ tịch nhìn anh lạnh lùng nhưng cũng để anh vào phòng làm việc.

Charles ngồi thoải mái trong chiếc ghế da và rút từ túi áo ra một tờ giấy. –Anh nhìn vào và hỏi: "BX 41 207 122, Ngân hàng Rombert, Zurich có nghĩa gì với ông?"

- Anh nói rằng sẽ không khi nào nhắc…

- …Tới cô Darow – Charles nói tiếp – và tôi sẽ giữ lời của mình. Nhưng giờ đây với tư cách là giám đốc ngân hàng, tôi cố tìm hiểu BX 41207122 có ý nghĩa gì với ông?

- Anh thừa biết đó có nghĩa là gì, đồ quỷ - Ông Chủ tịch trả lời, tay nắm chặt trên bàn.

- Tôi biết đó là tài khoản riêng của ông tại ngân hàng ở Zurich – Charles nhấn mạnh.

- Anh không thể chứng minh được điều gì cả. Derek Spencer đáp trả một cách thách thức.

- Tôi đồng ý, nhưng điều mà tôi cần chứng minh là ông đã sử dụng tiền của ngân hàng Hampton vào công việc làm ăn của mình, tiền lãi thu được ông gửi tại tài khoản của ông ở Zurich mà không thông báo gì cho hội đồng.

- Tôi không làm điều gì gây hại cho ngân hàng và anh cũng biết điều này.

- Tôi biết rằng tiền được quay vòng với lợi nhuận và tôi không khi nào có thể chứng minh ngân hàng bị mất mát. Mặc dù vậy, Hội đồng có thể có một sự nhận biết lờ mờ về công việc của ông, và hãy nhớ rằng họ trả ông bốn mươi nghìn bảng một năm để ông thu lợi cho ngân hàng chứ không phải cho riêng ông.

- Khi họ thấy tất cả những con số này, tồi nhất là họ cho tôi vào số những thằng ngu.

- Tôi nghi ngờ liệu ông giám đốc an ninh sẽ có thái độ khoan nhượng nếu ông ta được xem những tài liệu này không. –Charles nói và giơ những tài liệu anh đang kẹp trong tập giấy lên.

- Anh đã bôi nhọ tên tuổi ngân hàng.

- Và ông có lẽ sẽ phải ngồi tù mười năm. Tuy vậy, nếu như ông gỡ ra được, ông có thể kết thúc ở London và đến lúc đó, số tiền hợp pháp được trả sẽ không còn lại nhiều so với số "trứng trong ổ" tại Zurich.

- Vậy lần này anh muốn điều gì? – Spencer hỏi với giọng cáu kỉnh.

- Công việc của ông.

- Công việc của tôi? – Spencer hỏi một cách không tin. – Anh tưởng rằng vì anh là một Bộ trưởng trẻ mà anh có khả năng để điều hành được một ngân hàng thương mại ư? – Ông nói thêm với vẻ khinh bỉ.

- Tôi sẽ là Chủ tịch ngân hàng Hampton và điều này sẽ chứng minh cho tất cả trong thành phố rằng gia đình chúng tôi có một truyền thống qua nhiều thế hệ.

- Anh là thằng lừa đảo – Spencer lắp bắp.

- Nếu như ông còn ở tòa nhà này trong 24 giờ nữa, tôi sẽ gửi những thứ này cho ông Giám đốc an ninh thành phố. – Charles tiếp tục.

Một sự im lặng kéo dài.

- Nếu đồng ý, - cuối cùng Spencer nói, - tôi sẽ được hai năm lương như sự đền bù?

- Một năm. Charles trả lời, Spencer do dự những cuối cùng cũng gật đầu đồng ý. Charles đứng lên và cất giấy tờ vào túi áo trong, trong đó chẳng có gì ngoài mấy lá thư buổi sáng của anh từ khu vực cử tri ở Sussex.

Simon tin rằng cuộc phỏng vấn đã trải qua tốt đẹp, nhưng Elizabeth thì lại không tin chắc. Họ ở trong phòng cùng với năm ứng cử viên khác với các bà vợ của họ và kiên nhẫn chờ.

Anh lại nghĩ về những câu trả lời của mình, về tám người đàn ông và bốn người phụ nữ trong ủy ban.

- Em phải chấp nhận đó là một ghế lý tưởng mà anh đã cân nhắc. – Simon nói.

- Vâng, nhưng ông Chủ tịch đã nhìn anh một cách nghi ngờ.

- Nhưng Millburn đã nhắc tới việc ông ấy ở Eaton với Charles Hampton.

- Chính điều này làm em lo lắng – Elizabeth thầm thì.

- Với đa số là 15 nghìn phiếu vào lần bầu cử cuối cùng và chỉ có 40 phút là tới được London. Chúng ta còn có thể mua cả một ngôi nhà nhỏ nữa.

- Nếu như họ mời anh vào trình bày với họ.

- Ít nhất thì vào lần này, anh cũng có cơ hội nói với họ rằng anh mong muốn được sống ở khu vực cử tri.

- Vậy thì ai sẽ thực sự trong ý nghĩ của họ nhỉ- Elizabeth thắc mắc.

Ông chủ tịch đi ra và đề nghị liệu ông và bà Kerslake có thể vào gặp ủy ban một lần nữa được không.

"Ôi lạy chúa, họ còn muốn biết thêm điều gì nữa đây?" – Simon nghĩ thầm

- Thật gần London là lỗi của em lần này. Elizabeth lầm bầm trong miệng.

Toàn ủy ban ngồi nhìn họ với những bộ mặt chảy dài.

- Thưa các quý bà và quý ông, - ngài chủ tịch bắt đầu – Sau sự thảo luận kéo dài của chúng tôi, tôi chính thức đề nghị ngài Simon Kerslake được mời tham gia cuộc tranh đấu ở Pucklebridge vào cuộc bầu cử sắp tới. Ai đồng ý?

Tất cả mười cánh tay đều giơ cao.

- Ai phản đối?

Không có người phản đối – ngài Chủ tịch kết luận và quay sang Simon- anh có muốn nói gì với ủy ban không?

Thành viên nghị viện của đảng Bảo thủ cho Pucklebride đứng dậy. Tất cả mọi người đều chờ đợi.

- Tôi không biết sẽ nói đuợc gì, ngoài một điều là tôi rất vui sướng và hết sức vinh dự, và tôi không thể đợi được cuộc Tổng tuyển cử.

Mọi người cười ồ lên và tiến tới xung quanh họ. Elizabeth lau khô nước mắt trước khi mọi người đến gần cô.

Khoảng một tiếng sau, ông Chủ tịch đi cùng với Simon và Elizabeth ra tới xe của họ và chúc họ ngủ ngon. Simon hạ cửa kính ô tô xuống.

- Tôi biết anh là người tốt. – Millburn nói, - ngay sau khi Charles Hampton gọi điện tới, - Simon mỉm cười, - và cảnh báo tôi rằng phải tránh anh như một người hay gây chuyện rắc rối.

- Cô có thể mời bà Trubshaw vào. – Charles nói với cô thư ký.

Bà Trubshaw vào ngay sau đó đứng trước bàn làm việc của anh. Bà không thể không nhận thấy đồ đạc trong phòng đã thay đổi. Bộ đồ gỗ hợp mốt Conran được thay bằng những chiếc ghế và chiếc xô pha bọc dạ kẻ carô. Duy nhất chỉ còn lại bức chân dung của vị công tước thứ mười một của xứ Bridgewater là còn ở lại chỗ cũ.

- Bà Trubshaw, - Charles bắt đầu, - Do ngài Spencer bỗng đột ngột xin từ chức, tôi nghĩ rằng ngân hàng cần phải được duy trì và tôi đã thay thế chỗ của Chủ tịch.

Bà Trubshaw đứng thẳng như bức tượng Hy Lạp, hai tay lồng vào cổ tay áo.

- Với những suy nghĩ đó, Hội đồng ngân hàng quyết định rằng sẽ kéo dài hợp đồng của bà thêm năm năm nữa. Tất nhiên điều đó sẽ không làm mất mọi quyền lợi hưu trí của bà.

- Cám ơn ngài Hampton.

- Cám ơn bà Trubshaw.

Bà Trubshaw đã cúi chào và quay ra.

- A, bà Trubshaw…

- Vâng, thưa ngài Charles, - bà nói khi tay đang cầm vào nắm đấm cửa.

- Tôi cho rằng vợ tôi đang chờ nghe điện thoại của bà. Có vẻ như có điều gì tương tự như cô ấy muốn mời bà một bữa trưa tại Savoy Grill.

--- ------ ------ ------ -------

1 QC – Luật sư của chính phủ Anh – Queen’ s Counrel. MP- Nghị sĩ hạ Nghị Viện Anh – Member of Parliament.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 16


- Một chiếc sơ mi xanh, - Raymond nói, và nhìn vào nhãn hiệu Turbull và Asser với sự nghi hoặc, - Một chiếc sơ mi xanh – anh nhắc lại.

- Như một món quà sinh nhật lần thứ 40.

Mình sẽ chẳng khi nào mặc nó, anh nghĩ và mỉm cười một mình

- Và còn hơn thế nữa, anh sẽ phải mặc nó, - Cô nói và giọng Boston của cô nhẹ phần cuối câu.

- Em còn biết cả đến anh đang nghĩ gì nữa, anh phàn nàn khi cô đi vào bếp. Anh luôn luôn nghĩ cô trông thật thanh nhã khi mặc bộ quần áo công sở.

- Điều đó là do anh dễ đoán được mà, Red ạ.

- Thế còn làm sao em biết đuợc ngày sinh nhật của anh?

- Một tập hợp việc làm của thám tử, - Kate trả lời, - cùng với sự giúp đỡ của thám tử ngoài và một số tiền công nhỏ.

- Một thám tử ngoài à, ai vậy?

- Kho lưu trữ báo của địa phương. Trên tờ Sunday họ sẽ nói cho mọi người biết tên của từng nhân vật nổi tiếng sẽ có ngày sinh nhật trong bảy ngày tới. Trong tuần này chỉ có mỗi một nhân vật xoàng đã sinh, anh được tả như vậy.

Raymond phải cười to.

- Còn bây giờ hãy nghe đây, Red.

Anh làm như ghét cái tên biệt danh mới: " Em không thể gọi anh bằng cái tên ghê sợ này được".

- Nào, hãy đừng làm rộn lên như vậy, Red và hãy thử chiếc áo đi.

- Ngay bây giờ?

- Bây giờ!

Anh cởi bỏ chiếc áo khoác ngoài, cởi bỏ chiếc sơ mi trắng và cổ cồn, để lại một vòng quanh trái cổ. Ngực anh đuợc phủ một lớp lông quăn đỏ. Anh nhanh chóng mặc chiếc sơ mi mới, chất liệu vải sợi tạo cảm giác dịu dàng. Anh bắt đầu cài nút áo, nhưng Kate đã đến cạnh, và còn lại hai chiếc cúc phía trên chưa cài.

- Anh biết không, anh đã có một nghĩa mới cho từ " cứng nhắc", nhưng nếu trong quần áo phù hợp, anh có thể được xem như một người dễ coi.

Raymond cau có.

- Còn bây giờ chúng ta sẽ tổ chức sinh nhật của anh ở đâu?

- Tại tòa Nghị viện nhé. – Raymond đề nghị.

- Chúa phù hộ, em nói rằng đi ăn mừng chứ không phải theo chân anh. – Kate nói – Tại Anabel nhé.

- Anh không thể nhìn thấy tại Anabel được.

- Với em, anh định nói thể?

- Không, không, em đúng là một người phụ nữ ngốc nghếch, chỉ vì anh là một đảng viên đảng Lao động.

- Nếu như đảng viên đảng Lao động không được phép ăn ngon, thì có lẽ đã đến lúc anh ta phải thay đổi đảng của mình thôi. Ở đất nước em chỉ toàn thấy các đảng viên Dân chủ tại các khách sạn sang trọng nhất.

- Hãy nghiêm chỉnh nào, Kate.

- Em cũng đang muốn thế. Bây giờ anh làm gì ở Nghị viện lúc này?

- Không nhiều lắm. – Raymond nói ngượng ngùng – Anh ngập trong các phiên tòa và…

- Hoàn toàn đúng như vậy. Đã đến lúc anh phải làm một điều tốt gì đó trước khi đồng nghiệp của anh ở Nghị viện quên mất sự tồn tại của anh.

- Có điều gì đặc biệt trong suy nghĩ của em không? – Raymond choàng tay qua ngực cô và hỏi.

- Như một con người hành động, em có đấy. – Kate nói – Em đã đọc trên cùng tờ Sunday mà qua đó, em đã phát hiện ra một bí mật được anh cất giấu kỹ nhất là chứng minh điều khó khăn của đảng Lao động để bãi bỏ luật hợp pháp của các công đoàn đảng Bảo thủ. Ở đây xuất hiện những mối liên quan trong thời gian dài mà những hàng ghế dãy phía trước vẫn còn cố gắng tìm mọi cách. Tại sao anh không sắp xếp để những suy nghĩ được gọi là hàng đầu của anh dành cho những sự chính xác tế nhị hợp pháp?

- Không phải là một suy nghĩ tồi – Raymond đã bắt đầu quen với sự nhạy bén chính trị của Kate. Khi anh nói về điều này, cô chỉ nói; " Đấy chỉ là một thói quen không hay mà em nhận được từ người chồng cũ. Nào, thế chúng ta sẽ đi đâu để ăn mừng đây?" – Cô hỏi anh.

- Chúng ta sẽ thỏa hiệp được. – Raymond đáp.

- Em đang lắng nghe đây.

- Nhà hàng Dorchester.

- Nếu anh muốn thế. - Kate nói không có vẻ quá phấn khởi.

Raymond bắt đầu thay lại chiếc sơ mi.

- Không, không, không, Red. Những người được biết đến đều mặc sơ mi xanh tại nhà hàng Dorchester.

- Nhưng anh không có chiếc ca vát nào hợp cả. – Raymond đắc thắng nói.

Kate cho tay vào chiếc túi của cửa hàng Turbull và Asser và lôi ra một chiếc cà vát lụa màu xanh sẫm.

- Nhưng đó sẽ là một kiểu mẫu với nó. – Raymond nói chán ngán. – Tiếp theo em sẽ còn đợi gì nữa?

- Kính áp tròng. – Kate trả lời.

Raymond nhìn chằm chằm vào cô rồi nháy mắt.

Trên đường ra tới cửa, cái nhìn của Raymond rơi vào gói bưu kiện bọc giấy sáng màu mà Joyce đã gửi vào đầu tuần, anh đã hoàn toàn quên không mở nó ra.

- Quái quỷ thật! – Charles nói và đặt tờ Times xuống rồi uống nốt cà phê.

- Có vấn đề gì vậy anh? – Fiona hỏi và rót một chén cà phê khác.

- Kerslake được chọn cho Pucklebridge, điều này có nghĩa là anh ấy sẽ sống ở Nghị viện. Rõ ràng là cuộc nói chuyện của anh với Archie Millburn không có hiệu quả.

- Tại sao anh phải làm việc đó vì Kerslake? Fiona hỏi chồng.

Charles cuộn tờ báo lại và cân nhắc câu hỏi: "Điều này rất đơn giản, cô gái già ạ. Anh cho rằng anh ấy là người duy nhất trong số các đồng nghiệp của anh có thể không cho phép anh được lãnh đạo đảng Bảo thủ."

- Tại sao anh ấy lại đặc biệt như vậy?

- Lần đầu tiên anh biết khi anh ấy là Chủ tịch của Liên đoàn Oxford. Anh ta làm việc tốt cực kỳ, và bây giờ anh ấy lại còn tốt hơn thế. Anh ấy có những kẻ cạnh tranh, nhưng anh ấy đã quét họ đi sang một bên như những con muỗi. Không, cho dù nền tảng của anh ấy thế nào, Kerslake còn là người làm cho anh sợ.

- Đây là cuộc đọ sức đường dài, anh yêu ạ, và anh ấy vẫn có thể mắc sai lầm.

- Anh cũng có thể như vậy, nhưng anh sẽ đặt thêm nhiều hàng rào cho anh ấy, quỷ thật, - Charles nhắc lại khi nhìn vào đồng hồ - anh muộn mất.

Anh nhặt tờ Times, hôn lên trán vợ rồi chạy vội ra chiếc xe đang đợi.

Cửa vừa đóng lại thì tiếng chuông điện thoại vang lên, Fiona tới nhấc máy trả lời: "Fiona đang nghe đây."

- Tôi là Simon Kerslake. Liệu Charles còn có ở đấy không?

- Không, anh chỉ chậm có một tý. Tôi có thể ghi lời nhắn lại.

- Vâng, tôi muốn cho anh ấy được biết rằng tôi vừa được chọn vào Pucklebridge, và Archie Millburn đã cho biết rằng Charles đã nói rất nhiều và tin chắc rằng tôi được mời một ghế. Và như một sự biểu hiện lòng cảm ơn, hãy chuyển hộ lời cảm ơn vì những lời nói với ông tổ chức. Tôi hiểu rằng chỉ có tôi là một thành viên duy nhất được có sự chú ý cá nhân như vậy. Xin hãy tin rằng, nếu có khi nào tôi có thể đáp lại sự ủng hộ, tôi sẽ không do dự làm như vậy.

Sau đó điện thoại cắt.

Simon lắng nghe chăm chú báo cáo của Ronnie tại cuộc họp hàng tháng của Ủy ban Quản trị.

Hai người thuê nhà không trả tiền thuê hàng quý, còn một người khác thì cũng đã tới hạn. Các luật sư của Ronnie đã gửi những giấy tờ báo nhắc nợ sau một tuần bằng một bức thư theo pháp luật, nhưng cả những cố gắng này cũng không lôi ra nổi một đồng nào.

- Việc này chỉ chứng mình điều mà tôi sợ nhất.

- Điều gì vậy? – Simon hỏi.

- Họ không có tiền mặt.

- Vậy chúng ta có thể thay thế những người thuê nhà mới.

- Simon, lần sau anh đi từ phố Beauford tới Whitechapel, hãy đếm xem có bao nhiêu biển "Cho thuê" trên các tòa nhà công sở dọc theo con đường. Khi anh đã đếm tới 100, anh sẽ thấy rằng anh hãy còn chưa tới phía ngoài của London.

- Vậy anh nghĩ chúng ta sẽ phải làm gì tiếp theo?

- Hãy cố gắng bán một trong những sở hữu lớn hơn của chúng ta với mục đích đảm bảo cho lưu lượng tiền mặt an toàn. Chúng ta, ít nhất cũng phải cám ơn rằng các tài sản vốn của chúng ta vẫn có giá trị hơn là những cái vay mượn. Đó là các công ty xung quanh bắt đầu gọi những người chấp nhận.

Simon nghĩ về khoản bội chi của anh hiện đã đạt gần tới một trăm nghìn bảng và bắt đầu mong ước anh đã chấp thuận lời đề nghị hào phóng đề nghị mua lại các cổ đông của anh. Anh biết rằng giờ đây, cơ hội đã qua đi.

Khi cuộc họp của ủy ban đã kết thúc, Simon lái xe về St. Mary để đón Elizabeth. Đó là chuyến đi thứ ba của họ tới Pucklebrigde trong tuần lễ này khi Simon cố gắng đi qua tất cả các làng trước khi Wilson triệu tập một cuộc bầu cử.

Alchie Millburn gần như đã cùng họ đi hầu hết các chuyến, và đã không tỏ ra là một người táng tận lương tâm.

- Ông ấy rất tốt với chúng ta, Elizabeth nói trên đường đi tới Sussex.

- Ông ấy đúng là như thế, - Simon nói, - Hãy nhớ rằng ông còn điều hành cả công ty điện tử Millburn. Nhưng, như ông ấy thường nhắc nhở chúng ta, khi ông ấy giới thiệu chúng ta ở mỗi làng là chúng ta đang ở trên sở hữu của chúng ta.

- Anh có khi nào phát hiện ra tại sao ông ấy lại bỏ qua lời khuyên của Charles Hampton không?

- Không, ông ấy chẳng hề nhắc đến tên của anh ấy vào buổi tối đó. Tất cả mọi điều anh biết chỉ là họ cùng học ở một trường.

- Vậy anh định làm gì với Hampton.

- Anh hầu như vừa giải quyết xong vấn đề nhỏ đó.

Raymond là một người nói nhiều nhất trong những dãy ghế sau trong Nghị viện. Anh đã thực hiện những lời nói sâu sắc trong lần đọc thứ hai của dự thảo công đoàn thương mại đến mức ông trưởng ban tổ chức đã sắp anh vào Ủy ban điều hành, một môi trường tuyệt vời để anh thể hiện tay nghề của mình khi Ủy ban tranh đấu từng điều luật một, hết điểm này tới điểm khác. Anh cần phải cho các đồng nghiệp biết những khó khăn đang nằm ở chỗ nào và làm sao tìm được đường qua chúng, và sẽ còn lâu trước khi các lãnh tụ công đoàn thương mại gọi anh tại Nghị viện và ngay cả tại nhà của anh để biết quan điểm của anh về việc các thành viên của họ sẽ phản ứng với các điểm nóng về những vấn đề pháp luật khác nhau. Raymond tỏ ra kiên nhẫn với từng người, và quan trọng hơn là cho họ những lời khuyên nghề nghiệp xuất sắc về giá của cú gọi điện thoại. Anh cảm thấy nực cười vì thật là nhanh khi họ quên rằng anh là người đã viết "Đủ việc làm bằng mọi giá".

Những mẩu tin nhỏ bắt đầu xuất hiện trên các tờ báo, bao gồm từ những lời khen ngợi những điều dự thảo đến những đề nghị ở trên Guardian rằng, dù điều gì đã xảy ra trong quá khứ, nó sẽ có thể không xác định được nếu như Raymond không trở thành một thành viên của chính phủ trong tương lai tới.

- Nếu họ đề nghị anh một công việc, quan hệ của chúng ta sẽ có điều gì thay đổi không? – Kate hỏi anh.

- Nhất định rồi, - Raymond trả lời – Anh sẽ tìm thấy những lời xin lỗi thật tuyệt vời để không phải mặc những chiếc sơ mi màu xanh của em.

Harold Wilson giữ ngôi nhà dinh thự đổ vỡ thêm sáu tháng trước khi có cuộc triệu tập cho Tổng tuyển cử, ông đã chọn ngày 10, tháng Mười, 1974.

Raymond về ngay khu vực cử tri của mình để vận động cho lần đầu tranh cử thứ năm của anh. Khi anh gặp lại Joyce ở nhà ga thành phố Leeds, anh không thể không nhớ rằng bà vợ buồn bã của mình hơn Kate có bốn tuổi. Anh hôn vợ vào má như với những người họ hàng xa và cô chở anh về ngôi nhà Chapel Allerton của họ.

Joyce nói chuyện suốt đường về nhà, qua đấy anh rõ được là khu vực cử tri đã được kiểm soát và lần này Fred Padgett đã chuẩn bị tốt cho cuộc Tổng tuyển cử. Chắc chắn là Joyce đã tổ chức còn tốt hơn cả người điều hành cuộc đấu tranh cùng người thư ký gộp lại. Còn hơn thế nữa, Raymond nghĩ là cô còn rất thích công việc này.

Không như các đồng nghiệp khác của mình ở các ghế thuộc các vùng nông thôn, Raymond không đọc diễn văn ở các phòng họp của các làng nhỏ. Các cử tri của anh có ở High Street nơi anh nói với những thương gia qua chiếc loa điện, đi quanh các khu chợ, các quán bar, câu lạc bộ, bắt tay mọi người và rồi lại lặp lại cả trình tự từ đầu.

Joyce đã sắp xếp lịch làm việc của chồng để một số người ở cộng đồng Leeds tránh gặp anh. Một số khác thì lại gặp anh tới hàng tá lần trong ba tuần vận động.

Khi trò chơi kết thúc, Raymond quay lại các câu lạc bộ nam giới uống hết hụm rượu đắng này đến hụm rượu khác. Anh sẽ chấp nhận rằng không thể tránh được là anh sẽ phải tiêu năm hoặc mười bảng trong mỗi cuộc vận động tranh cử. Anh kinh sợ nghĩ tới lời bình luận của Kate nếu cô có thể nhìn thấy anh. Hàng ngày anh đều tìm bằng cách nào đó để có được vài phút riêng tư để gọi điện cho cô. Có vẻ như cô rất bận rộn và tất cả mọi tin tức đều chỉ làm cho anh chán nản, cô có thể không nhớ tới anh.

Các đoàn viên công đoàn thương mại địa phương ủng hộ Raymond hoàn toàn, nhưng anh vẫn biết rằng "trái tim anh đang ở đâu" họ dãi bầy với bất cứ ai có thể nghe. Họ treo băng lên các cánh cửa, phân phát những tờ rơi, lái xe đến các nơi bầu cử. Họ còn thức dậy trước anh và vẫn thấy đang tuyên truyền với những người theo đạo cho tới khi các quán rượu vứt họ ra ngoài trời tối.

Raymond và Joyce bỏ những lá phiếu của mình tại phòng bỏ phiếu tại trường trung học địa phương vào thứ Ba là ngày bầu cử và tin vào thắng lợi to lớn của đảng Lao động.

Đảng Lao động đã thắng đa số ở Nghị viện. Tuy thế, Harold Wilson sẽ làm thêm năm năm nữa khi Nữ hoàng mời ông thành lập bộ máy hành chính thứ tư của ông.

Tổng số phiếu ở Leeds vào tối hôm đó cho Raymond một đa số chưa từng có: 14.207 phiếu. Anh dùng cả ngày thứ Sáu và thứ Bảy để cảm ơn các cử tri của mình, sau đó chuẩn bị để quay lại London vào tối ngày thứ Bảy.

- Ông ấy cần phải mời anh tham gia chính phủ vào lần này – Joyce nói với chồng.

- Anh đang nghi ngại. Raymond nói và hôn vào má vợ. Anh vẫy chào Joyce khi tàu bắt đầu chuyển bánh khỏi nhà ga thành phố Leeds. Cô vẫy lại anh rất nhiệt tình.

- Em rất thích chiếc sơ mi xanh mới của anh, nó rất hợp với anh – đó là những lời cuối của vợ anh vọng tới.

Trong thời gian vận động tranh cử, Charles tốn rất nhiều thời gian ở ngân hàng vì phải điều hành đồng bảng. Fiona phải ở mọi nơi tại khu vực cử tri và luôn nói chắc với mọi người rằng chồng cô chỉ ở ngay sau cô chỉ các có vài yard thôi.

Sau một vài kiểm tra sơ bộ, bên phía chống đối Charles với ứng cử viên đảng Lao động không tăng thêm 1% của đa số 22000 phiếu bầu. Khi anh nghe được kết quả, anh trở lại London viết đơn xin nghỉ một thời gian dài ở phe Đối lập. Khi anh tiếp xúc với các đồng nghiệp đảng Bảo thủ ở Nghị viện, anh phát hiện rất nhiều người trong số họ công khai nói rằng Heath phải đi sau hai cuộc bỏ phiếu tranh đấu trong đội ngũ.

Charles biết sau này anh cần phải quyết định lại lần nữa anh phải đứng ở đâu trong cuộc bầu cử người lãnh đạo mới cho đảng, và lại một lần nữa phải chọn lấy một người xứng đáng.

Simon có một khu vực cử tri tuyệt vời. Anh và Elizabeth đã chuyển đến ngôi nhà nhỏ vào ngày tuyên bố cuộc bầu cử, nhờ lương của Elizabeth từ bệnh viện mà họ có thể thuê được một người bảo mẫu cho Peter và Lucy và cô có thể đi làm hàng ngày được. Một chiếc giường đôi và một đôi ghế đủ cho Elizabeth nấu bếp. Họ vẫn dùng những chiếc đĩa cũ cho mọi việc. Trong cuộc tranh cử Simon đã đi đến lần thứ hai một khu vực cử tri rộng hai trăm dặm và chắc chắn với vợ anh rằng cô chỉ cần nghỉ việc ở nơi cô làm St. Mary vào tuần lễ cuối cùng.

Các phiếu bầu cử của cử tri đã đưa Simon Kerslake trở lại Nghị viện với con số lớn nhất trong lịch sử của khu vực cử tri này. Dân địa phương nhanh chóng đi đến kết luận là giờ đây họ đã có một nghị sỹ để cho sự nghiệp của Nội các.

Kate đã nhận xét nhẹ nhàng khi vào ngày thứ Hai đã rõ ràng là Thủ tướng không định đề nghị Raymond giữ một chức vụ trong bộ máy hành chính mới. Cô đã nấu một món ăn mà anh ưa thích: thịt bò rán, chín kỹ, nhưng anh không đến thưởng thức, anh khó mà có thể nói điều gì.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 17


Sau một tuần tở lại Nghị viện, Simon cảm thấy một cảm giác "déjà vu" 1. Sự cảm nhận này càng tăng khi anh thấy mọi vật không thay đổi, ngay cả người cảnh sát gác cổng đứng chào anh tại lối ra vào của các nghị sỹ. Khi Edward Heath tuyên bố đội ngũ của Chính phủ Nội các chỉ định của mình, Simon không thấy ngạc nhiên khi không có anh trong đó vì anh chưa khi nào được coi như một người ủng hộ lãnh đạo phe Bảo thủ. Tuy nhiên anh có bối rối nhưng không bực mình khi thấy Charles Hampton cũng không nằm trong số tên có trong Chính phủ Nội các.

- Anh có thấy tiếc vì từ chối anh ấy khi bây giờ toàn bộ danh sách đã được công bố không? – Fiona vừa hỏi vừa nhìn vào tờ Daily Mail trước mặt cô.

- Đó không phải là một quyết định dễ dàng, nhưng anh nghĩ càng ngày nó sẽ được chứng minh là đúng. – Charles trả lời và cắn thêm một miếng bánh nữa.

- Cuối cùng thì anh ấy đề nghị gì vậy?

- Bộ trưởng bộ Công nghiệp trong Nội các.

- Nghe tương đối hay đấy. – Fiona nói.

- Mọi điều xung quanh điều đó đều hay trừ có lương lại chẳng là gì. Đừng quên là ngân hàng vẫn trả cho anh bốn mươi nghìn một năm khi anh là Chủ tịch.

Fiona gấp tờ báo lại: "Charles, nguyên nhân chính là gì vậy?".

Charles thừa nhận rằng anh khó có thể lừa được Fiona.

- Sự thật là anh còn xa Ted hiện nay để lãnh đạo đảng trong cuộc bầu cử mới.

- Vậy sẽ là ai nếu không phải là anh ấy?

- Một người nào đó sẽ có lòng quả cảm đối lập với anh ấy.

- Em không tin là em hiểu. Fiona nói và bắt đầu dọn dẹp những chiếc đĩa.

- Anh không ủng hộ ai trong lúc này, nhưng anh sẽ chăm chú quan sát. – Charles nói, gấp khăn ăn lại và đứng dậy khỏi bàn.

- Có sự dọn đường nào trước không? – Fiona nhìn chồng hỏi.

- Không, thực tế là không, mặc dù Kerslake đang tập hợp sự ủng hộ cho Margaret Thatcher. Nhưng ý tưởng này bị dập tắt ngay từ lúc bắt đầu.

- Một phụ nữ lãnh đạo đảnh Bảo thủ? Số phận của các anh không có được sự tưởng tượng để mạo hiểm.

- Đừng hoài nghi như vậy. Bà ấy là sự đánh cuộc tốt nhất của bọn anh lúc này.

- Nhưng cơ hội bên ngoài của Ted Heath là gì vậy? Em luôn nghĩ rằng lãnh tụ của đảng đứng đó cho đến khi bị một chiếc xe buýt huyền thoại va phải. Em không biết rõ Heath, nhưng không khi nào em có thể tưởng tượng rằng anh ấy sẽ từ chức.

- Anh đồng ý, vì ủy ban 1922 quyết định mọi điều, các thành viên của dãy ghế sau sẽ phải thay đổi luật.

- Anh cho rằng thành viên các dãy ghế sau sẽ ép anh ấy từ chức?

- Không, nhưng nhiều người trong ủy ban với tâm trạng hiện nay của họ sẽ muốn tự nguyện trở thành người lái chiếc xe buýt huyền thoại đó.

- Nếu nó là sự thực, anh ấy phải nhận thức ra rằng cơ hội giữ vững của anh ấy là mỏng manh.

- Anh nghi ngờ, một vị lãnh tụ một lúc nào đấy biết được điều đó.

- Anh phải ở Blackpool vào tuần tới. – Kate nằm, tay đặt lên gối và nói.

- Tại sao lại Blackpool? – Raymond hỏi, mắt vẫn chăm chắm nhìn lên trần nhà.

- Bởi vì, đó là nơi đang tổ chức hội nghị năm nay của Đảng.

- Em tưởng tượng anh có hy vọng gì để hoàn thiện ở đó chứ?

- Anh được nhìn nhận là sinh động. Hiện nay anh chỉ là tin đồn trong vòng tròn các liên đoàn thương mại.

- Điều này không công bằng, Raymond phẫn nộ. – Anh cho họ nhiều lời khuyên hơn là cho khách hàng của anh.

- Lại càng là nguyên nhân hơn để anh đi và ở đó vài ngày cùng họ, em muốn anh nối lại các mối liên hệ của anh.

- Tại sao? Raymond hỏi – số phận không thể ảnh hưởng tới sự nghiệp của anh.

- Không phải tại thời điểm này, Kate nói – nhưng em thấy trước rằng, cũng giống như các chàng trai người Mỹ ở các hội nghị của họ, sẽ có một ngày đảng Lao động sẽ bầu Lãnh tụ của mình.

Raymond vừa rời khỏi ga tàu hỏa đã nhận thấy Kate hoàn toàn đúng khi cố gắng thuyết phục anh tham dự hội nghị. Anh cùng ngồi taxi đến khách sạn với hai vị lãnh đạo công đoàn thương nghiệp, họ đối đãi với anh như thể anh là "ngài Thị trưởng" của địa phương. Khi đăng ký phòng ở khách sạn, anh ngạc nhiên một cách dễ chịu khi biết Jamie Sinclair, người được coi là Bộ trưởng Bộ nội vụ cũng đặt phòng kế bên. Họ đã đồng ý cùng ăn trưa với nhau vào ngày hôm sau. Sinclair đề nghị đến một khách sạn rất tuyệt ngoài Blackpool, và rất nhanh chóng rõ một điều là anh thường xuyên đến dự hội nghị.

Dù cả hai người cùng ở Nghị viện đã mười năm, đầy là lần đầu tiên họ phát hiện rằng họ đã có nhiều điểm chung đến như vậy.

- Anh đã phải rất thất vọng khi Thủ tướng không đề nghị anh tham gia vào chính phủ, - Sinclair mở đầu câu chuyện.

Raymond nhìn vào tờ thực đơn, chưa nói gì. Sau cùng, anh công nhận: - Rất thất vọng.

- Mặc dù vậy, anh đã rất khôn ngoan đến Blackpool, bởi vì sức mạnh của anh nằm ở đó.

- Anh nghĩ như vậy à?

- Ai cũng biết rằng anh là một người của công đoàn và họ vẫn có rất nhiều ảnh hưởng như người đang ngồi trong Nội các Chính phủ.

- Tôi không nhận thấy đấy, - Raymond nói ảm đạm.

- Anh sẽ nhận thấy, khi họ cần thiết chọn lãnh tụ.

- Thật đúng là buồn cười, đó đúng là điều… Joyce đã nói tuần qua.

- Joyce là một cô gái nhạy cảm, tôi sợ điều này sẽ xảy ra trong thời gian chúng ta là nghị sỹ.

Cô hầu bàn xuất hiện bên cạnh họ và cả hai cùng gọi món ăn.

- Tôi nghi ngờ điều này, - Raymond nói – và tôi có thể nói với anh một điều. Tôi sẽ chống lại ý tưởng mà sẽ không làm cho tôi nổi tiếng với các liên đoàn.

- Cũng có thể. Nhưng đảng nào cũng cần một người giống như anh.

- Tôi sẽ nói với anh điều này, tôi không đi theo con đường của các nhà chính trị để phải trả cả cuộc đời trên những hàng ghế.

- Anh đã quyết định anh sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc đấu tranh vì quyền lãnh đạo như thế nào chưa? – Fiona hỏi khi ăn sáng.

- Rồi, - Charles trả lời - và tại lúc này trong sự nghiệp của anh, anh không thể mắc một sai lầm nào.

- Vậy anh đã quyết định chọn ai đây? – Fiona hỏi.

- Trong khi chưa có một đối thủ thực sự đối lập lại Ted Heath, điều vẫn còn tốt nhất cho anh là ủng hộ anh ấy.

- Có Bộ trưởng Nội các chỉ định nào có lòng quả cảm để chống lại anh ấy không?

- Tiếng đồn ngày càng tăng rằng Margaret Thatcher hành động như một cô gái dễ uốn. Nếu như bà ấy có đủ sức đến cuộc bầu cử thứ hai, các đối thủ thực sự sẽ tham gia vào.

- Thế nếu bà ấy thắng ngay từ vòng đầu?

- Đừng có ngốc thế, Fiona, - Charles nói và chăm chú nhìn vào miếng trứng tráng – đảng Bảo thủ sẽ không khi nào bầu một phụ nữ để lãnh đạo họ.

Simon vẫn đẩy Margaret Thatcher nhận lời thách thức.

- Bà ấy nhất định có đủ họ - Elizabeth nói.

Raymond dễ chịu quan sát cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo của đảng Bảo thủ trong khi anh tiếp tục công việc của mình. Anh cũng đã có thể bỏ qua cơ hội của bà Thatcher nếu Kate đã không nhắc anh rằng những đảng viên Bảo thủ là những người đầu tiên, và cũng là đảng duy nhất đã chọn Benjamin Disraeli một người Do Thái làm lãnh tụ và Ted Heath làm hiệp sĩ.

- Tại sao họ lại sẽ không phải là người đầu tiên bầu một phụ nữ? – Cô hỏi. Anh sẽ phải còn tiếp tục tranh luận với Kate, nhưng một phụ nữ hay chỉ trích đã được chứng minh rằng thường là người đứng trong quá khứ.

Ủy ban 1922 tuyên bố rằng cuộc bầu cử người lãnh đạo đảng Bảo thủ sẽ tiến hành vào ngày 4 tháng 2 năm 1975. Tại cuộc họp báo đầu tháng Giêng tại Nghị viện, Margaret Thatcher, vẫn còn là người phụ nữ duy nhất trong Chính phủ Nội các chỉ định đã tuyên bố bà tự cho phép mình được ứng cử tranh chức lãnh tụ.

Vào lúc bốn giờ của một ngày đặc biệt gió và ẩm ướt, ngài Chủ tịch Ủy ban 1922 tuyên bố các số liệu sau:

Margaret Thacher 130

Edward Heath 119

Hugh Fraser 16

Theo luật của Ủy ban 1922 người thắng cử cần có 15% đa số, vì vậy cần phải có lần bầu cử thứ hai. "Nó sẽ được tiến hành trong bảy ngày nữa", - ông trưởng ban tổ chức tuyên bố. Ba cựu Bộ trưởng của Nội các đã ngay lập tức công bố rằng họ là những ứng cử viên. Ted Heath đã rút khỏi lần bầu cử thứ hai.

Bảy ngày tiếp theo là những ngày dài nhất trong cuộc đời của Simon. Anh làm mọi điều có thể để giữ những người ủng hộ bà Thatcher lại với nhau.

Khi tất cả các phiếu bầu đã được kiểm, ngài Chủ tịch ủy ban 1922 tuyên bố Margaret Thatcher đã thắng lợi chung cuộc với số phiếu 146 so với 79 phiếu của hai người tranh cử sát nút.

Simon rất vui còn Charles chết lặng người. Cả hai ngay lập tức đều viết thư đến lãnh tụ của mình.

Ngày 11 tháng Hai năm 1975

Bà Margaret kính mến,

Xin chúc mừng Bà như một Lãnh tụ phụ nữ đầu tiên của Đảng chúng ta. Tôi hãnh diện vì cũng có một vai trò nhỏ trong thắng lợi của Bà và sẽ tiếp tục làm việc cho thắng lợi của cuộc bầu cử tiếp theo.

Simon của bà.

----

27 Quảng trường Eaton

London SW I, 11/2/1975

Bà Margaret kính mến,

Tôi không giấu sự ủng hộ Ted Heath trong vòng đầu của cuộc tranh cử quyền lãnh đạo vì đã có sự ưu tiên được phục vụ trong cơ quan hành chính của ông ấy. Tôi cũng đã rất vui được ủng hộ Bà tại cuộc bầu cử lần hai. Điều này minh họa sự tiến bộ của Đảng ta như thế nào khi chúng ta đã chọn một người phụ nữ làm Lãnh tụ, người chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của nước Anh.

Xin hãy tin tưởng vào lòng trung thành của tôi.

Charles của bà.

Margaret trả lời tất cả các bức thư của đồng nghiệp trong tuần. Simon nhận được một bức viết tay mời tham gia vào thành viên của chính phủ được chỉ định mới như nhân vật thứ hai của Bộ Giáo Dục.

Charles nhận được một bản đánh máy cảm ơn bức thư ủng hộ của anh.

--- ------ ------ ------ -------

1 Dja vu (déjà vu) – đã xảy ra.
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 18


Ngân hàng Hampton đã vượt qua được cuộc Đại chiến, cuộc khủng hoảng thứ 13 và sau đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Charles không định làm Chủ tịch thay cho vị Chủ tịch đã chuyển giao lại vào những năm 70.

Ngay sau khi tiếp nhận từ Derek Spencer – với sự nhất trí nài nỉ của Hội đồng quản trị, Charles đã nhận ra rằng làm Chủ tịch hoàn toàn không phải là một công việc thư giãn như anh đợi. Anh thiếu kiến thức và kinh nghiệm điều hành ngân hàng Hampton trên cơ sở công việc hàng ngày.

Khi đã hoàn toàn tin tưởng rằng ngân hàng có thể vượt qua được cơn bão tố, Charles cũng không dám thực hiện một điều mạo hiểm nào.

Khi anh chấp nhận lời mời của Hội đồng quản trị, Charles cố buộc Chủ tịch Hội đồng phải điều hành công việc chuyên môn. Charles phỏng vấn một số người cho chức vị này nhưng không tìm được một ai thích hợp. Tiếp đó là cuộc tìm kiếm người lãnh đạo nhưng rồi chi phí cho nó đã được tiết kiệm khi anh nghe lỏm được một câu chuyện rằng, giám đốc điều hành mới được đề bạt của Ngân hàng thứ nhất Mỹ đã mệt mỏi phải báo cáo về ban lãnh đạo ở NewYork mỗi lần khi anh ta muốn sử dụng chiếc tem loại một.

Charles lập tức mời vị giám đốc điều hành ngân hàng thứ nhất của Mỹ ăn cơm trưa tại Hạ nghị viện. Clive Reynolds cũng được đào tạo tại trường Kinh tế London giống như Derek Spencer, sau đó là đại học Harvard và một loạt sự bổ nhiệm đã đem lại chức vụ giám đốc điều hàng ngân hàng thứ nhất Mỹ. Điều tương tự này không làm nản Charles khi anh nói cho ngài Reynolds rõ việc bổ nhiệm mới là chức vụ Chủ tịch ngân hàng.

Khi được mời làm việc Reynolds đã có một cuộc thỏa thuận khó khăn, và Charles đã hy vọng vào thỏa thuận tương tự này vì lợi ích của Hampton. Reynolds dừng lại ở 50 nghìn bảng một năm và đủ mọi lợi nhuận khác để đảm bảo rằng anh ta không phải làm cho bản thân mình, và không để cho các nhà săn lùng người lãnh đạo khác mời làm việc riêng của họ.

- Anh ta không phải loại người chúng ta có thể mời ngồi cùng ăn tối, - Charles nói với Fiona – nhưng sự bổ nhiệm anh ấy sẽ cho anh được ngủ ngon vào buổi tối vì biết rằng ngân hàng đang nằm trong bàn tay đáng tin cậy.

Sự lựa chọn của Charles như được đóng dấu đảm bảo tại hội nghị tiếp đó của Hội đồng, và khi ngày tháng trôi qua, điều đó cũng trở nên rõ là ngân hàng thứ nhất Mỹ đã để mất một trong những tài sản quý nhất.

Clive Reynolds vốn là một người bảo thủ tự nhiên, nhưng khi anh đã bắt tay vào việc mà Charles mô tả như một sự mạo hiểm – còn Reynolds gọi đó là "linh cảm" thì hơn 50% của sự mạo hiểm đó đã giảm. Trong khi ngân hàng Hampton giữ gìn uy tín của mình với sự thận trọng và quản lý tốt thời Charles nó đã có một vài thành công ngoạn mục nhờ giám đốc điều hành mới của họ.

Reynolds có đủ sự nhạy bén để xử thế với vị Chủ tịch mới của anh với sự tôn trọng nhưng không tỏ ra quá đáng, trong khi mối quan hệ giữa họ chỉ đơn thuần là nghề nghiệp.

Một trong những cách tân đầu tiên của Reynolds là đề nghị họ kiểm tra lại tài khoản của từng khách hàng trên 250 nghìn bảng và Charles chấp nhận.

- Khi anh điều hành tài khoản của một công ty nhiều năm, - Reynolds vạch ra sự việc – nhiều khi sẽ khó nhận thấy một khách hàng mới. Nếu có những người gặp khó khăn không thể lo được, hãy phát hiện ra họ trước khi họ đâm đầu vào đất.

Phép ẩn dụ này được Charles nhắc lại nhiều lần trong những bữa tiệc cuối tuần. Charles ưa thích những cuộc gặp buổi sáng với Clive Reynolds, những lúc đó anh thu lượm được nhiều cách điều hành công việc. Trong một thời gian ngắn anh đã học được tương đối đủ từ người thầy mới của mình làm cho anh giống như David Rockeffeler khi anh đứng lên nói trong cuộc tranh luận về tài chính tại Nghị viện – một phần thưởng không ngờ.

Charles biết không nhiều về cuộc sống riêng của Reynolds ngoài những điều ở trong hồ sơ. Anh ta 41 tuổi, không vợ, đã sống ở Eslier – nếu như có nơi đó. Tất cả sự quan tâm của Charles chỉ là việc Reynolds hàng sáng đến sớm hơn anh ít nhất là một tiếng và về sau anh vào buổi tối, ngay cả khi Nghị viện trong thời gian ngừng họp.

Charles đã nghiên cứu 14 bản báo cáo tin cậy về những khách hàng có số nợ trên 250 nghìn bảng. Clive như đã nhặt ra được hai công ty mà với họ anh cảm thấy ngân hàng sẽ vực lại vị trí hiện nay của họ.

Charles vẫn còn hai bản báo cáo cần xem xét trước khi anh trình bày toàn bộ định mức thuế với ủy ban. Tiếng gõ nhẹ vào cửa đã nhắc Reynolds là đã 10 giờ và anh cần phải đến để báo cáo hàng ngày. Tin đồn quay tròn ở London rằng chỉ số ngân hàng sẽ tăng vào ngày thứ Sáu, vì thế Reynolds muốn rút bớt lượng tiền đô và tăng lượng vàng. Charles đồng ý. Ngay sau khi tỷ số ngân hàng được tuyên bố, Reynolds tiếp tục, "Sẽ thông minh hơn nếu lại quay sang đô, do một vòng thương lượng trả tiền mới với liên đoàn hầu như đã được thay thế. Điều này, đến lượt mình sẽ bắt đầu một vòng mới với đồng bảng." Charles lại gật đầu đồng ý.

- Tôi nghĩ đồng đô rất yếu tại hai – mười – Reynolds nói thêm, với sự ổn định của liên đoàn tại vòng 12%, đồng đô la phải mạnh, có thể nói, gần một – mười chín". Anh thêm vào rằng anh không vui về sự nắm bắt rộng lớn của ngân hàng ở Slake Walker Inc. – Và muốn thanh toán một nửa chứng khoán vào tháng sau. Anh đề nghị làm như vậy trong một lượng nhỏ trong một vài chu kỳ bất thường.

- Chúng ta cũng có ba tài khoản chính khác để cân nhắc trước khi chúng ta tuyên bố những điều trên ra ủy ban. Tôi lo lắng về chính sách hiện hành của một trong những công ty, nhưng hai công ty còn lại tỏ ra bền vững. Tôi cho rằng chúng ta sẽ cùng nhau xem xét lại. Có thể vào sáng hôm sau, nếu anh có ý định. Những công ty cần xem xét là Speyward Laboratorier, Blackies Limited và Nethercote & Công ty. Chính Speyward làm tôi lo lắng.

- Tối hôm nay tôi sẽ mang các tài liệu này về nhà, - Charles nói, - và sẽ cho ý kiến vào sáng mai.

- Xin cảm ơn, ngài Chủ tịch.

Charles chưa khi nào cho rằng Reynolds gọi anh bằng tên đầu.

Archie Millburn tổ chức một bữa tiệc nhỏ để kỷ niệm một năm ngày Simon là thành viên của Pucklebridge. Tuy những trường hợp này thường là để giới thiệu mọi tôn ti thứ bậc của đảng với các đảng viên mới, giờ đây Simon biết nhiều về các khu vực cử tri hơn là Archie biết, do Archie lần đầu tiên tham gia.

Elizabeth, Peter và Lucy đã thoải mái trong một ngôi nhà nhỏ của họ, trong khi Simon là thành viên của Bộ Giáo dục của Nội các phải đi thăm các trường học, nhà trẻ, các trường tiểu học, trường công và trung học, các trường đại học v. v... Anh phải đọc Butler, Robbins, Plowden, anh cũng phải lắng nghe trẻ nhỏ, nghe các giáo sư với tâm lý giống nhau. Anh cảm thấy sau một năm anh đã bắt đầu hiểu sự việc, và kéo dài đến cuộc Tổng tuyển cử và vì vậy anh có thể biến cuộc diễn tập thành buổi trình diễn.

Archie đẩy chai rượu vang đỏ đến phía Simon ở cuối bàn. –" Tôi mừng là các bà ở ngoài kia, vì tôi muốn anh biết rằng tôi đã quyết định từ bỏ chức vụ Chủ tịch vào cuối năm".

- Tại sao? – Simon hỏi sửng sốt.

- Tôi đã thấy anh là người được chọn và sắp xếp vào đó. Bây giờ là lúc cho người trẻ hơn.

- Nhưng anh cùng tuổi tôi.

- Tôi không thể phủ nhận điều này, nhưng sự thật là tôi không đủ thời gian cho công ty điện tử của mình, và hội đồng luôn nhắc nhở tôi điều này.

- Thật là buồn, - Simon nói – ngay khi anh vừa biết ai trong những nhà chính trị, anh hoặc họ đã có vẻ lại đi tiếp.

- Không đáng sợ, Archie đáp, - tôi không có ý định rời khỏi Pucklebrige, và tôi cảm thấy tin tưởng rằng anh sẽ là một thành viên của tôi ít nhất là 20 năm nữa. Vào lúc đó, tôi hoàn toàn hạnh phúc tiếp nhận lời mời vào Downing.

- Anh có thể thấy đó là Charles Hampton, người đang sống ở số 10. – Simon nói và châm xì gà.

- Vậy tôi sẽ không nhận lời mời – Archie nói và mỉm cười.

Charles không thể ngủ được vào buổi tối sau phát hiện của mình và sự trằn trọc của anh làm Fiona thức giấc. Anh mở hồ sơ Nethercote trong khi chờ bữa tối được đem tới. Việc đầu tiên anh làm với bất kì công ty nào là nhìn vào danh sách giám đốc xem anh có biết ai trong ban điều hành không. Anh không nhận ra ai cho đến khi mắt anh dừng lại ở "S. J. Kerslake, nghị sĩ thượng Nghị viện". Người nấu bếp tin rằng ngài Hampton không thích các món ăn lắm vì hầu như anh không đụng gì đến món ăn nào cả.

Vừa tới ngân hàng Hampton, anh đã cho gọi giám đốc điều hành. Reynolds xuất hiện sau vài phút và không mang theo các tập hồ sơ khủng khiếp thường ngày của anh. Anh ngạc nhiên khi thấy ông Chủ tịch đến sớm như vậy. Khi Reynolds đã ngồi xuống, Charles mở tập hồ sơ trước mặt và hỏi: - Anh biết những gì về Nethercote và Công ty.

- Đó là công ty tư nhân có vốn tới 10 triệu bảng, đang có một khoản tiền chi trội là 7 triệu, một nửa số đó chúng ta cung cấp. Công ty được một ban giám đốc tốt điều hành, sẽ vượt qua khỏi những vấn đề hiện nay theo nhận xét của tôi, và sẽ được đóng góp dài hạn khi họ cổ phần hóa công ty.

- Chúng ta có bao nhiêu của công ty này?

- 7,5%. Như anh biết, ngân hàng không khi nào lấy 8% của bất kỳ công ty nào, bởi vì khi đó theo phần 23 của luật tài chính, chúng ta phải tuyên bố về lợi nhuận. Đó luôn luôn là chính sách đầu tư vào khách hàng, chính ngân hàng không trở nên quá bị lôi cuốn vào công việc của công ty.

- Ai là ngân hàng chính của họ?

- Midland.

- Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bán ra 7,5% và không ký lại các điều kiện thuận lợi của sự chi trội vào cuối quý mà lại gọi vốn thay vào đó.

- Họ sẽ phải tìm tiền ở nơi nào đó khác.

- Họ sẽ phải bắt đầu bán vốn của họ ra mà dưới phần phải bán đó sẽ làm hại bất kỳ công ty nào, điều mà không thể được trong tình hình hiện nay.

- Còn sau đó?

- Tôi sẽ phải kiểm tra hồ sơ của mình và...

Charles trao hồ sơ, Reynolds nghiên cứu và cau mày. "Họ hầu như có vấn đề với lưu lượng tiền mặt vì những món nợ tồi tệ. Với một yêu cầu đột nhiên tăng lên, họ có thể bị hạ gục. Tôi muốn khuyên ngài chống lại kiểu hành động đó, ngài Chủ tịch ạ. Nethercote đã chứng minh một sự mạo hiểm qua nhiều năm, và tôi nghĩ chúng ta tạo một lợi nhuận lớn khi họ được trích dẫn trên thị trường chứng khoán."

- Do một vài nguyên nhân tôi không thể lộ ra, - Charles hói – Tôi sợ rằng phần còn lại với công ty đó có thể trở thành một sự lo ngại của ngân hàng Hampton. Reynolds nhìn anh dò hỏi. "Anh sẽ không báo cho ngân hàng Midland rằng chúng ta sẽ không ký lại món nợ này vào quý tới."

- Khi đó họ sẽ phải tìm sự hỗ trợ từ một ngân hàng khác. Ngân hàng Midland sẽ không khi nào đồng ý vác lên vai mình toàn bộ số lượng lên sở hữu của họ.

- Và hãy cố gắng thanh toán ngay 7,5% của chúng ta.

- Nhưng nó sẽ có thể dẫn đến sự khủng hoảng lòng tin trong công ty chúng ta.

- Cứ thế đi, - Charles nói và gấp hồ sơ lại.

- Nhưng tôi thấy...

- Thôi, tất cả cứ như thế nhé, ngài Reynolds.

- Vâng, ngài Chủ tịch.

Người giám đốc điều hành huyền thoại đáp lại, không khi nào nghĩ về người chủ của mình như một người đàn ông phi lý. Anh quay người đi ra. Nếu như anh quay lại, anh đã có thể thấy huyền bí hơn vì nụ cười lan trên mặt Charles Hampton.

- Họ đã kéo thảm ra khỏi chân chúng ta. – Ronnie Nethercote nói giận dữ.

- Ai vậy? – Simon vừa bước vào phòng hỏi.

- Ngân hàng Midland.

- Tại sao họ làm thế?

- Một cổ đông ở ngoài đặt bán tất cả chứng khoán không báo trước, và ngân hàng Midland không muốn tiếp tục bội chi vì không chứng minh được tài sản của công ty không bao phủ được giá trị của các cổ đông.

- Anh đã gặp giám đốc chưa? Simon hỏi, không giấu nổi sự lo âu.

- Gặp rồi, nhưng anh ta không làm được gì. Anh ấy đã bị ban giám đốc chính buộc chặt. Ronnie nói, chìm sâu vào ghế ngồi.

- Điều này tồi tệ như thế nào?

- Họ đã cho tôi thời gian một tháng để tìm nhà băng khác. Nếu không thì tôi sẽ phải bán một vài phần của tài sản của chúng ta.

- Nếu như chúng ta không thể tiếp tục công việc với một nhà băng khác thì sẽ có kết quả gì? – Simon hỏi một cách tuyệt vọng.

- Tôi sẽ bị phá sản trong vòng một tháng. Anh có biết chủ ngân hàng nào tỏ ra có thể giải quyết tốt công việc này không?

- Duy nhất có một người, nhưng tôi có thể khẳng định rằng anh ta sẽ không giúp đâu.

Charles đặt điện thoại xuống, hài lòng. Anh tự hỏi, không biết có điều gì còn có thể được xem là bí mật không. Phải mất hơn một tiếng, anh mới có thể tìm được con số bội chi của Kerslake. "Nhà băng với nhà băng phải tin tưởng," anh khẳng định với họ như vậy. Anh vẫn còn đang cười khi Reynolds gõ cửa.

- Ngân hàng Midland không hài lòng – anh nói với Charles.

- Họ sẽ qua thôi, - vị Chủ tịch của anh trả lời – Còn điều mới nhất về Nethercote là gì?

- Toàn tin đồn, nhưng giờ thì ai cũng đã biết là họ đang có rắc rối và ông Chủ tịch thì đang tìm quanh một chủ ngân hàng mới. Reynolds nhấn mạnh – Vấn đề lớn nhất của ông ta lúc này là không ai động đến các công ty sở hữu.

- Khi họ bị sụp đổ, điều gì ngăn cản chúng ta góp những mảnh vụn lại và tạo thành một món lãi bất ngờ?

- Điều luật liên quan đến hành động kinh tế mà chính phủ các anh thông qua ba năm trước. Khoảng rộng các món phạt nặng làm cho ngân hàng của các anh phải tránh xa.

- Ồ phải rồi, tôi có nhớ, - Charles nói – thật tiếc. Anh nghĩ rằng phải chờ họ kéo dài bao lâu.

- Một tháng trở lên, - Reynolds trả lời, tay vuốt má đã cạo râu cẩn thận – nếu họ thất bại trong việc tìm người ủng hộ, những chủ nợ sẽ bâu lại như châu chấu.

- Các cổ đông có giá trị gì không? – Charles hỏi ngây ngô.

- Không có giấy tờ gì được viết lúc này. Reynolds trả lời, chăm chú quan sát vị Chủ tịch.

Lần này thì người giám đốc điều hành không thể bỏ qua được nụ cười của vị Chủ tịch khi Charles nghĩ đến Simon Kerslake và khoản bội chi 108 nghìn bảng của anh ta, hiện dựa vào những cổ đông vô giá trị. Pucklebrige sẽ phải nhanh chóng tìm kiếm một thành viên mới.

Vào thời gian cuối tháng, không có một ngân hàng nào dám mạo hiểm giúp nên Ronnie Nethercote đã sụp đổ và đồng ý mọi người tiếp nhận và lập hồ sơ phá sản. Anh vẫn hy vọng rằng anh có thể trả hết các chủ nợ ngay cả khi những cổ đông mà anh và ban giám đốc của anh đang nắm chẳng có một giá trị gì. Anh thấy buồn cho Simon và sự nghiệp của anh ta khi anh ta làm cho anh, nhưng anh cũng biết không có gì để người tiếp nhận có thể cho phép giúp đỡ riêng một cá nhân nào.

Khi Simon nói cho Elizabeth biết tối đó, cô không khóc. Cô là người mơ mộng từ trái tim và luôn luôn lo sợ cho kết cục của sự tham gia vào ban điều hành của Nethercote.

- Ronnie có thể giúp anh mà? – Sau tất cả, anh đã giúp anh ấy trong quá khứ.

- Không, anh ấy không thể, Simon nói, tránh không cho vợ biết trách nhiệm của anh về sự thất bại thực sự nằm ở đâu.

- Những người phá sản phải tự động rời khỏi Nghị viện chứ? – Elizabeth hỏi.

- Không, nhưng anh sẽ tự rời bỏ bởi vì anh có thể không khi nào sẽ được cân nhắc đề bạt xa hơn – anh luôn bị bôi nhọ với "thiếu sự suy xét".

- Điều này không công bằng khi anh không phải buộc tội cá nhân.

- Có nhiều luật lệ khác nhau cho những người sống ở địa vị nổi bật, - Simon trả lời đơn giản.

- Nhưng với thời gian, chắc chắn – Elizabeth bắt đầu.

- Anh không muốn ở lại trên dãy ghế trái thêm 20 năm nữa chỉ để nghe những lời thầm thì ở hành lang phòng hút thuốc "... Chính phủ Nội các phải làm gì nếu nó không tồn tại để..."

Câu hỏi tiếp theo của Elizabeth làm Simon cảm thấy buồn: "Điều này có phải là chúng ta phải cho vú em thôi việc?"

- Không cần, nhưng chúng ta cũng chỉ có thể giữ cô ấy từng lúc.

- Nhưng còn công việc ở bệnh viện của em... – Elizabeth bắt đầu và không kết thúc câu nói – Vậy sẽ xảy ra điều gì tiếp theo? – Cô hỏi vội vàng.

- Anh sẽ phải nói với Archie tối nay. Anh vừa viết xong đơn từ chức để đưa cho ông ấy. Anh cũng sẽ có một cuộc hẹn với ông trưởng ban tổ chức vào thứ Hai để giải thích cho ông ta tại sao anh lại xin vào làm cho Chiltern Hundress.

- Điều này có nghĩa gì?

- Đó là một trong vài cách để rời khỏi Nghị viện vào giữa khóa – cách khác hơn là chết.

- Tất cả nghe rất hình thức đối với em. Elizabeth nói.

- Anh sợ rằng nó sẽ gây một sự hoang mang cho cuộc bầu cử phụ ở Pucklebrige. Simon thêm vào.

- Có ai có thể giúp không?

- Không có nhiều người xung quanh có thể tiêu 108 nghìn bảng cho một đám cổ đông vô giá trị.

- Anh có muốn em cùng đi gặp ông Archie không? – Elizabeth đứng dậy và hỏi.

- Không cần đâu, em yêu. Nhưng em đã rất tốt khi đã hỏi anh.

Elizabeth hất ngược những lọn tóc xõa xuống trán. Cô không thể không nhận thấy một vài sợi tóc bạc đã xuất hiện trong một vài tuần cuối.

Simon cho xe chạy chậm đến Pucklebrige để chuẩn bị cho sự việc ứng khẩu với ngài Chủ tịch Archie Millburn, đang đứng chống tay vào hông ở vườn nghe câu chuyện với một bộ mặt buồn bã. "Điều này đang xảy ra trong thời gian gần đây với nhiều người tốt trong thành phố, nhưng điều tôi không hiểu là nếu như công ty sở hữu tài sản riêng tốt như vậy, tại sao lại không ai đấu thầu?"

- Vấn đề là sự tự tin – Simon nói.

- Một lời nói thiêng liêng trong thành phố, Archie đồng ý.

Simon trao cho ông bản từ chức của mình, Milliburn đọc qua và tiếp nhận một cách miễn cưỡng.

- Tôi sẽ không nói với ai điều này cho đến khi anh gặp ông trưởng ban tổ chức vào ngày thứ hai. Tôi sẽ triệu tập một cuộc họp với đầy đủ ủy ban vào chiều thứ Ba và sẽ thông báo cho họ biết quyết định này của anh vào lúc đó.

Hai người bắt tay nhau "Điều không may của anh cũng là của chúng ta". Trubshaw nói "trong một thời gian ngắn, anh đã chiếm được lòng kính trọng và ảnh hưởng đến nhân dân ở đây. Chúng tôi sẽ nhớ anh."

Simon lái xe trở lại London, và mặc dù radio trên xe bật, anh vẫn không nghe bản tin nhanh phát từng 30 phút một.

Raymond là một trong những người đầu tiên nghe thấy bản tuyên bố và đã bị choáng váng. Harold Wilson chuẩn bị từ chức giữa chừng qua 5 năm ở Nghị viện và không có nguyên nhân nào khác ngoài việc ông đã qua lần sinh nhật thứ 60. Ông chỉ giữ chức Thủ tướng đến khi đảng Lao động bầu ra một vị Lãnh tụ mới của mình, người mà Raymond hy vọng sẽ phục vụ cho toàn bộ đội ngũ của mình. Raymond và Kate nhìn dán vào chiếc ti vi, thu nhặt từng dòng tin tức có thể. Họ tranh luận mọi điều liên hệ đến khuya.

- Có thể đó là sự phục hồi cho người anh hùng đã bị lãng quên của chúng ta không, Red?

- Ai có thể nói được?

- Thôi được, nếu không phải anh, thì ai có thể đây?

- Lãnh tụ mới, chắc vậy. – Raymond trả lời.

Cuộc chiến tranh giành quyền lãnh đạo là một cuộc đấu tranh không trì hoãn giữa cánh tả và cánh hữu của đảng Lao động. James Callaghan bên cánh hữu và Michael Foot bên cánh tả. Cũng có một sự giảm nhẹ đi khi Raymond thấy Callaghan dù đã thất bại tại cuộc bầu cử thứ nhất vẫn vượt qua để trở thành lãnh tụ. Nữ hoàng đã gọi đúng lúc Callaghan đề nghị anh thành lập chính phủ mới. Như những yêu cầu truyền thống, các Bộ trưởng đang phục vụ chính phủ gửi đơn xin từ chức đến Downing để cho Thủ tướng mới chọn một đội ngũ riêng cho mình.

Raymond đang ở phiên tòa nghe lời kết luận của ngài chánh án thì một nhân viên đưa cho anh tờ giấy: "Xin hãy gọi điện tới số 10 Downing ngay khi có thể". Chánh án giải thích quá kỹ càng với hội thẩm 30 phút nữa về tội ngộ sát trước khi Raymond có thể chuồn ra. Anh chạy dọc hành lang và dừng lại tại trạm điện thoại riêng của nhân viên để gọi. Vòng số quay trở lại chỗ sau mỗi một con số tưởng như dài vô tận.

Sau khi trải qua ba người, anh đã nghe thấy: "Chào ngày Raymond" – Giọng nói nghiêm trang không thể nhầm được của Thủ tướng mới. – Tôi nghĩ bây giờ là lúc anh tham gia vào chính phủ". Raymond ôm lấy ngực – "Với tư cách Bộ trưởng bộ Thương mại."

- Anh vẫn ở đó chứ, Raymond?

- Vâng, thưa Thủ tướng và tôi rất sung sướng được chấp nhận.

Anh đặt ống nghe xuống nhưng rồi lại nhấc lên ngay và quay số về trụ sở thành phố của ngân hàng Chase Manhattan. Họ nối máy anh với người lãnh đạo hệ thống phân tích.

- Ronnie gọi điện cho anh khi anh đang trong nhà tắm.

- Anh sẽ gọi điện cho anh ấy khi đến Nghị viện.

Một vài phút cả hai đều không nói gì. Sau đó Elizabeth hỏi: "Anh có sợ điều đó không?"

- Có, anh sợ. Simon trả lời. – Anh như thấy mình là một người bị kết tội đang ăn bữa sáng cuối cùng và điều tồi tệ nhất là phải tự đưa mình tới giá treo cổ.

- Em tự hỏi có khi nào chúng ta sẽ lại cười ngày hôm nay không?

- Không nghi ngờ gì khi anh nhận thấy tiền lương hưu nghị sĩ của mình.

- Chúng ta có thể sống thế chứ?

- Sẽ khó khăn. Anh sẽ không nhận được tiền cho đến khi anh 65 tuổi, vì thế chúng ta sẽ còn phải đợi lâu mới thấy được nó. Anh đứng dậy và đề nghị: "Anh có thể đưa em đến bệnh viện."

- Không cảm ơn anh.

Simon hôn vợ và đến cuộc hẹn với ông Trưởng ban Tổ chức của Nghị viện.

Viên cảnh sát gác cổng giơ tay chào khi anh lái xe vào: "Chúc ngài một buổi sáng tốt lành".

- "Chúc buổi sáng tốt lành". Simon đáp. Khi anh chào lần sau thì tôi phải nói lời tạm biệt, anh ủ ê nghĩ thầm. Simon đỗ xe ở tầng hai của khu vực hầm mới và theo thang máy lên lối ra vào của nghị sĩ. Anh không thể không nhớ rằng mười năm trước, anh phải trèo từng bậc lên. Anh tiếp tục đi qua phòng treo áo khoác ngoài đến cầu thang bằng đá cẩm thạch và đến hành lang của các Nghị viên. Thói quen đưa anh sang bên trái đến kiểm tra xem có thư từ gì tại bưu điện không.

- Ngài Kerslake.- Người đàn ông đứng sau quầy gọi vào loa, vài giây sau, một bưu kiện và một gói thư từ được buộc vào nhau rơi bịch vào chiếc giỏ. Simon để gói bưu kiện đóng dấu trường Tổng hợp London và thư từ trong phòng mình và kiểm tra lại đồng hồ, còn hơn 40 phút nữa tới cuộc hẹn với ông Trưởng ban Tổ chức. Anh tới máy điện thoại gần nhất và gọi về Nethercote & Co. Ronnie nhấc máy trả lời.

- Người trực điện thoại đã bị sa thải từ hôm thứ Sáu, chỉ còn tôi và người thư ký.

- Anh đã gọi tôi? Một tia hy vọng trong giọng của Simon.

- Vâng, tôi muốn biểu lộ cảm nghĩ của tôi. Tôi đã cố gắng viết một bức thư cho anh vào ngày nghỉ cuối tuần, nhưng tôi thật sự là kém về viết lách. – Anh dừng lời, - không, có lẽ là với những con số. Tôi chỉ muốn nói rằng tôi thật sự buồn. Elizabeth nói rằng sẽ gặp ông Trưởng ban Tổ chức sáng nay? Tôi sẽ nghĩ về anh.

- Anh tốt quá, Ronnie nhưng tôi sẽ đi với cặp mắt mở to. Như một luật sư của một doanh nghiệp tự do. Tôi khó có thể phàn nàn khi tôi trở thành một trong những nạn nhân.

- Một kiểu rất triết lý cho thời gian này của buổi sáng.

- Sự kết thúc của anh ra sao rồi?

- Người tiếp nhận đang kiểm tra sổ sách giấy tờ, tôi vẫn tin rằng chúng ta ra khỏi với những người chủ nợ đã hoàn toàn được trang trải, ít nhất đó là cách mà tôi tránh được vết nhơ của sự phá sản. – Một sự ngắt quãng dài. – Ôi Chúa, thật là một diều không lịch thiệp.

- Đừng buồn vì điều này, Ronnie, sự bội chi là quyết định của tôi. Simon muốn thẳng thắn được như vậy với vợ mình.

- Chúc may mắn, anh bạn.- Ronnie nói.

Simon quyết định dùng 30 phút còn lại ở Nghị viện đến thư viện xem qua số báo buổi sáng còn lại. Anh ngồi ở góc cạnh lò sưởi, phía trên treo một dòng chữ nhắc nhở mọi thành viên không được nói quá to và nói chuyện quá lâu.

Câu chuyện về khả năng bị vỡ nợ của Nethercote & Co được đăng tỉ mỉ trên báo Kinh Tế. Nó trích dẫn lời Ronnie rằng các chủ nợ sẽ đều được thanh toán đầy đủ. Không có một đầu đề nhắc đến tên của Simon, nhưng anh vẫn có thể đoán trước được những dòng tít chạy lớn trên báo sáng mai: "Sự huy hoàng sụp đổ của Simon Kerslake". Công việc trên mười năm nhanh chóng bị quên, anh sẽ trở thành một tin cũ ngay trong một tuần. Kim đồng hồ thư viện đã chỉ vào giờ mà anh không thể kéo dài được nữa. Simon nhổm dậy từ chiếc ghế giống như một ông già và chậm rãi bước đi gặp ông Trưởng ban Tổ chức.

Bà Norse, thư ký đã lâu của ông trưởng ban mỉm cười nhẹ nhàng khi Simon bước vào.

- Chào ngài Kerslake, bà nói – tôi sợ rằng ông Trưởng ban vẫn còn tiếp bà Thatcher, nhưng tôi đã nhắc ông ấy về cuộc hẹn của ngài, vì thế tôi không cho rằng ông ấy sẽ kéo dài lâu nữa. Ông có muốn ngồi tạm không?

- Cảm ơn bà, - anh trả lời.

Bà Norse bỗng đột ngột dừng lại và nhìn vào bản kẹp giấy tờ của mình.

- Lẽ ra tôi phải nói với ông từ trước, là ông Nethercote đã gọi điện.

- Cám ơn, tôi vừa gọi cho ông ấy.

Simon đang giở lại tờ Punch cũ thì ông trưởng ban bước vào.

- Tôi có thể cho anh một phút, một và thêm nữa nếu như anh sẽ từ chức, ông nói và cười, và tiến về phòng làm việc của mình. Khi Simon bước theo ông ta về phía hành lang thì điện thoại bên cạnh bà Norse réo. "Của ông đấy, ông Kerslake" bà gọi với theo.

Simon quay lại nói: "Phiền bà ghi lại số cho tôi".

- Ông ấy nói là rất khẩn cấp.

Simon dừng bước, do dự. ‘Tôi sẽ đến sau một phút". Anh nói với ông Trưởng ban vừa khuất vào phòng làm việc của mình. Simon quay lại và cầm chiếc phôn từ tay bà Norse.

- Simon đang nói đây, ai vậy?

- Ronnie đây.

- Ronnie, - Simon nói bình thản.

- Tôi vừa nhận được một cú điện thoại từ Morgan Grenfell. Một khách hàng của họ đã làm một đề nghị từ 1.25 bảng một cổ đông cho công ty và họ muốn tiếp nhận món tiền nợ.

Simon cố gắng làm phép tính cộng trong đầu.

- Đừng mất công phải tính ra, - Ronnie nói, với 1,25 bảng, số cổ đông của anh sẽ trị giá 75 nghìn bảng.

- Sẽ vẫn không đủ, Simon đáp, vì anh ghi nhớ sâu vào đầu anh khoản bội chi là 108712 bảng.

- Đừng hốt hoảng. Tôi đã nói với họ tôi sẽ không dừng ở điểm nhỏ hơn 1,50 bảng một cổ đông và chỉ trong thời gian bảy ngày để cho họ có rộng rãi thời gian kiểm tra sổ sách. Điều này mang lại cho anh 90000 bảng, nhưng anh vẫn thiếu 18000 bảng dưới Swanne, và anh sẽ phải học cách sống với nó. Nếu anh bán được vợ anh như bán được chiếc xe thứ hai, anh có thể đã được sống lại.

Simon có thể nói rằng bạn anh, Ronnie luôn luôn có xì gà giữa môi.

- Anh đúng là thiên tài.

- Không phải tôi mà là Morgan Grenfell. Và tôi cá rằng họ sẽ có một lợi nhuận lớn trong khi điều hành việc cho người khách hàng không tên đó, ông ta có hầu như hết mọi thông tin nội bộ. Nếu như anh vẫn còn ăn bữa trưa ngày thứ Ba, đừng mang phiếu ăn của anh tới, đó là việc của tôi.

Simon đặt ống nghe xuống và hôn vào trán và Norse. Bà hoàn toàn sửng sốt trong trạng thái không tìm được câu trả lời. bà vẫn lặng im khi ông Trưởng ban Tổ chức thò đầu ra khỏi phòng làm việc: " Một buổi trác táng tại phòng làm việc ông Trưởng ban Tổ chức à?". Ông hỏi- "Bà sẽ ở bên trang ba của tờ Sun số tới đấy". Simon mỉm cười. "Tôi vừa có một khủng hoảng đối với cuộc bầu cử tối nay" - ông trưởng ban nói tiếp – "Chính phủ không giữ lời hứa về hiệp ước kết hợp của chúng ta, và tôi phải có một đại diện quay về Brussel vào lúc 10 giờ địa phương. Dù là điều gì, cũng có thể đợi sau được chứ, Simon?"

- Ồ, vâng, tất nhiên rồi.

- Bà có thể vào phòng tôi chứ, - nếu như tôi không thể kéo bà ra khỏi Jame 007 – Kerslake?

Simon đi ra và hầu như nhảy bổ đến chiếc điện thoại gần nhất. Anh gọi cho cả hai, Elizabeth và Archie Millburn báo cho họ biết sự việc. Elizabeth ngây ngất trong khi Archie không nói với tất cả sự ngạc nhiên.

- Anh không nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu chúng ta ngừng gặp nhau?

- Tại sao? – Raymond nói – Palmerston còn có một bà khi 70 tuổi, và ông ấy vẫn đánh xe Disraeli đi bầu cử.

- Vâng, nhưng đó là trước những ngày của một tá các tờ báo quốc gia và các phóng viên điều tra. Thẳng thắn ra, nó sẽ mất hơn vài tiếng để Woodward và Bernstein khám phá ra bí mật nho nhỏ của chúng ta.

- Chúng ta sẽ tốt thôi, anh đã phá hỏng các băng của chúng ta rồi.

- Nghiêm chỉnh thật.

- Em luôn nói rằng anh không thật nghiêm chỉnh.

- Đúng vậy, nhưng lúc này em lại muốn anh như vậy.

Raymond quay mặt về phía Kate. "Anh yêu em, Kate, và anh biết rằng anh sẽ luôn như vậy. Tại sao chúng ta không ngừng trò này lại và cưới nhau nhỉ?".

Cô thở dài, "Chúng ta đã như vậy hàng trăm lần. Em sẽ lại muốn quay về Mỹ ngay, trong mọi trường hợp em cũng sẽ không trở thành người vợ tốt của Thủ tướng".

- Đã có ba người phụ nữ Mỹ như vậy trong quá khứ. – Raymond nói uất ức.

- Mời các vị tiền bối của anh xuống địa ngục, - và hơn nữa, em căm ghét Leeds.

- Em chưa đến đó bao giờ cả.

- Em không cần đến nếu như ở đó lạnh hơn London.

- Và em sẽ hài lòng trở thành vợ anh, - Raymond ôm Kate vào vòng tay mình. – Em biết đấy, anh thường nghĩ trở thành Thủ tướng là giá trị của mọi cống hiến, nhưng bây giờ anh không tin chắc như vậy.

- Nó vẫn vậy, - Kate nói, vì anh sẽ tìm thấy khi anh sống ở nhà số 10. Nào đi thôi, không bữa tối của em sẽ cháy thành than mất.

- Em không nói đến điều này, - Raymond nói tự mãn và nhìn xuống dưới chân.

- Em không khi nào lại nghĩ rằng ngày này sẽ đến, tiếc là anh đã bắt đầu hói, cô nói.

Khi về đến nhà, câu đầu tiên của Simon là: "Chúng ta sẽ được cứu sống".

- Nhưng anh đã làm gì với lá đơn từ chức? Elizabeth lo lắng hỏi.

- Archie Millburn nói rằng ông sẽ trả lại, khi anh trở thành Thủ tướng.

- Tốt quá, đúng là sự cứu trợ, - cô nói – còn bây giờ, khi điều tồi nhất đã ở sau lưng chúng ta, em muốn anh hứa với em một điều.

- Bất cứ điều gì.

- Anh sẽ không khi nào nói về Ronnie Nethercote nữa.

Simon do dự một khoảnh khắc trước khi nói: "Điều này hoàn toàn không công bằng, bởi vì anh đã không thật hoàn toàn thẳng thắn với em ngay từ đầu sự việc". Anh bảo Elizabeth ngồi xuống và kể lại toàn bộ sự thật.

Đến lượt Elizabeth im lặng.

- Ôi, quỷ quái thật, cuối cùng cô nói và nhìn lên Simon – em chỉ hy vọng Ronnie có thể tha thứ cho em.

- Em nói điều gì vậy?

- Em gọi điện cho anh ấy ngay sau khi anh đến Nghị viện và mất khoảng mười phút để nói với anh ấy tại sao anh ta lại là kẻ tồi tệ hai mặt nhất mà em phải gặp, và rằng em không khi nào muốn nghe lại về anh ấy trong suốt cuộc đời mình nữa.

Đến lượt Simon ngả người vào ghế: "Thế anh ấy trả lời ra sao?"

Elizabeth quay mặt về phía chồng: "Điều lạ lùng là anh ấy không phản đối. mà chỉ nói xin lỗi".

Charles đi đi lại lại trong phòng một cách bực dọc: "Cho tôi lại các số liệu".

- Nethercote nhận một thầu "Bảy triệu năm trăm nghìn và đã thu từ 1,5 bảng một cổ đông" – Clive Reynolds đáp.

Charles dừng lại bàn, viết vội những con số lên mẩu giấy. Chín mươi nghìn bảng, còn lại hụt có mười tám nghìn. Nó sẽ không đủ. "Thật quái quỷ".

- Tôi đồng ý, - Reynolds nói – tôi luôn nghĩ rằng chúng ta sẽ sớm mất vị trí số một của chúng ta trong công ty.

- Đây là một ý kiến mà anh sẽ không được nói ở ngoài phòng này, - Charles nói. Clive Reynolds không trả lời.

- Điều gì sẽ xảy ra với Nethercote? – Charles hỏi và đang tìm kiếm một mẩu tin bất kỳ anh có thể biết về Simon Kerslake.

- Tôi đã nói để anh ấy bắt đầu lại từ cách nhỏ hơn. Morgan Grenfell rất vui vì cung cách điều hành công việc của công ty trong thời gian thay thế. Tôi phải nói rằng chúng ta đã cho phép nó rơi vào móng vuốt của họ.

- Chúng ta có thể có một phần chứng khoán nào trong công ty mới không? - Charles hỏi bỏ qua những lời bàn luận của Reynolds.

- Tôi nghi ngờ điều này. Chỉ có vốn đầu tư một triệu, mặc dù Morgan Grenfell đã đưa cho Nethercote một sự bội chi lớn như là một phần của công việc.

- Vậy tất cả điều cần thiết là thấy được vấn đề không khi nào bị ám chỉ đến lần nữa.

- Bố ơi, con có thể có một quả bóng bằng da thật không?

- Thế quả bóng cũ của con hỏng rồi à?

- Nó được làm từ cao su và nó không nẩy được như những quả bóng khác được chơi ở trong trường. Ngoài ra nó quá nhỏ.

- Con vẫn phải chơi thôi, bố sợ là như thế.

- Nhưng bố của Martin Henderson đã cho nó một quả bóng toàn da để bắt đầu một mùa bóng mới.

- Bố xin lỗi con trai, sự thật là bố của Martin Henderson khá hơn bố rất nhiều.

- Con sẽ nói với bố một điều, - Peter nói - Con sẽ chắc chắn không trở thành một nghị sĩ khi con lớn. Simon cười khi con trai anh đá quả bóng trước mặt anh – Con cá rằng bố không thắng nổi con ngay cả với quả bóng nhỏ.

- Đừng quên rằng chúng ta có cả khung goal nhỏ nữa. – Simon nói.

- Bố dừng những lời cáo lỗi lại. Hãy chấp nhận rằng bố đã qua đỉnh cao rồi.

Simon bật cười. "Chúng ta sẽ thấy", anh nói với vẻ dũng cảm hơn là sự nhận tội. Với tuổi lên tám, Peter đã hoàn toàn có khả năng rê bóng và sút một cách tự tin nên đã trở nên đáng nể. Một bạn học cũ đã nói trước với nó rằng: "Lúc mười hai tuổi, họ bắt đầu đánh mày, và đến mười lăm họ hy vọng không tỏ ra thấy rằng họ không cố gắng hơn được nữa".

Simon vẫn cố gắng để thắng được Peter và sút vào goal của nó. Anh quan sát cách Peter sút chắc chắn vào cánh tay của mình và thầm cảm ơn khung thành không có đủ kích thước. Anh cố gắng giữ vững với những cú sút tốt nhất của con trai trong khoảng 20 phút trước khi Lucy đến cùng chơi với họ trong vườn. Simon không thể không thấy rằng cô bé mặc một chiếc áo hầu như bó chặt lấy hai vai. "Bữa tối đã sẵn sàng rồi bố ạ". Cô bé nói và chạy vào trong nhà. Anh lại nguyền rủa lần nữa những cống hiến cho lòng ích kỉ của mình, chúng đã mang lại cho gia đình những điều bất ổn và lấy làm lạ sao vợ, con anh lại ít phàn nàn anh đến thế.

Elizabeth trông có vẻ mệt mỏi khi cô mang bánh kẹp thịt và khoai tây lên cho cả nhà. Khi đấy Simon mới nhớ rằng cô vừa phải trực tại St. Mary lúc 8 giờ tối nay. Ơn Chúa vì anh đã không cưới Lavinia Maxwell Harrington, anh thầm nghĩ khi nhìn vợ mình. Lavinia không khi nào quay tròn với những chiếc bánh kẹp thịt và khoai tây như vậy.

- Anh xoay xở đến đâu rồi? – Elizabeth hỏi.

- Anh đã được cứ sống – Simon nói vẫn nghĩ về sự bội chi của mình.

- Con sẽ giết nó lần sau – Peter nói, khi con có một quả bóng thật sự.

Raymond lục sâu vào chiếc hộp đỏ.

- Anh thích thú chứ Red?

- Thật là quyến rũ, - Raymond đáp – em biết không?

- Không, không biết. Anh đã không nói với em trong ba giờ cuối, và khi anh nói thì anh lại kể anh đã trải qua một ngày với người đàn bà mới của mình ra sao.

- Người đàn bà mới của tôi?

- Bộ trưởng bộ Thương mại.

- Ồ, ông ta?

- Vâng, chính ông ta.

- Những ngày nào em có mặt ở ngân hàng? – Raymond hỏi mắt không rời khỏi giấy tờ.

- Em đã có một ngày mê hồn – Kate trả lời.

- Tại sao vậy. Điều gì đã xảy ra?

- Một khách hàng của chúng ta muốn vay, - Kate đáp.

- Vậy à? – Raymond nói vẫn còn đang chăm chú với tập hồ sơ trước mặt – Bao nhiêu vậy?

- Anh muốn bao nhiêu? Em hỏi. "Các anh có bao nhiêu?", họ hỏi em, - "417 tỷ trong số dư tài khoản" – Em nói với họ. "Đấy cũng là tốt để bắt đầu rồi", họ nói. Em bảo họ kí vào nhưng em không thể kết thúc được việc bởi vì bà ta chỉ chăm chú vào sở hữu tờ phiếu ngân hàng năm mươi bảng.

Raymond bật cười và bỏ chiếc hộp đỏ xuống "Em có biết tại sao anh lại yêu em không?".

- Vì thẩm mĩ của em về quần áo nam giới? – Kate giả thiết.

- Không! Không! Chỉ vì thẩm mỹ của em với nam giới.

- Em luôn nghĩ rằng các quý bà thì đề nghị những chiếc áo choàng lông thú, những chuyến du lịch đến Bahamas, những viên kim cương kỳ lạ, không phải như em chia sẻ với anh chiếc hộp đỏ này.

Raymond mở chiếc hộp một lần nữa, lấy ra một gói nhỏ và đưa cho Kate.

- Cái gì đấy?

- Sao em không mở ra và tự tìm xem?

Kate bỏ tờ giấy Asprey màu nâu ra và thấy bên trong cũng một chiếc hộp đỏ, trong gắn sợi dây chuyền vàng có hàng chữ: "Chỉ dành cho mắt em".

- "Dù cho họ không nói về ngày sinh nhật của bà Bộ trưởng trên tờ báo Times ngày Chủ nhật, anh cũng không thể quên kỷ niệm ngày chúng ta gặp nhau".
 

admin

Thiên Ngoại Phi Tiên
Đại Thần
Cấp
0
 
Tham gia
11/6/23
Bài viết
596,251
Điểm cảm xúc
34
Điểm thành tích
48
Giải Thưởng
10
VNĐ
1,000,499
Chương 19


Khi quan trưởng ấn đệ trình bản ngân khố nhà nước vào tháng 11 – 1976, một quá trình dài cho bản dự luật tài chính với các cách áp dụng mới đã được đề nghị chấp nhận đang tràn ngập Nghị viện. Charles cho dù không phải là thành viên ghế đầu ban Tài chính, vẫn thường xuyên dẫn đầu các thành viên ghế sau trong những điều khoản mà anh có kiến thức chuyên môn.

Anh và Clive Reynolds nghiên cứu Dự luật Tài chính kỹ lưỡng và họ đã chọn ra được bảy điều khoản có thể gây hiệu quả cho ngân hàng. Reynolds hướng dẫn Charles từng điều khoản đề nghị những sửa đổi, diễn đạt lại và trong một vài trường hợp đề nghị những cuộc tranh luận để loại bỏ trong mọi phần của dự thảo. Charles hiểu nhanh và bổ sung thêm ý kiến riêng của mình vào một hoặc hai ý kiến đã làm cho ngay cả Clive Reynolds cũng phải cân nhắc lại. Sau khi Charles đã trình bản sửa đổi ba điều khoản lên Nghị viện, cả hai dãy ghế hàng trên đều có sự chăm chú một cách đáng kính trọng. Một buổi sáng, sau thất bại của chính phủ về điều khoản có liên quan đến những khoản vay của ngân hàng, anh nhận được một tờ chúc mừng của bà Margaret Thatcher.

Điều khoản mà Charles muốn thấy nhất được trích dẫn từ Dự luật liên quan đến quyền riêng tư của khách hàng khi có công việc với nhà băng Thương mại. Quan Chưởng ấn Nội các nhận thấy kiến thức nghề nghiệp của Charles về vấn đề này đã mời anh phát biểu về điều khoản thứ 110 từ hàng ghế trên. Charles nhận thức được rằng nếu như anh bảo vệ được trước Chính phủ điều khoản này, anh có thể được mời tham gia vào ban Tài chính của Chính phủ Nội các.

Ông Trưởng ban xác định rằng điều khoản 110 về quyền riêng tư ở ngân hàng sẽ được xét đến vào khoảng trưa ngày thứ Năm, Charles tập trước với Clive Reynolds về cuộc tranh luận và Clive chỉ có một hoặc hai sửa đổi nhỏ thêm vào trước khi Charles đến Nghị viện. Khi anh đến nơi, trên tấm bảng có gắn mẩu giấy nhắn tin đề nghị anh gọi điện ngay cho ngài Quan Chưởng ấn Nội các.

- Chính phủ chuẩn bị chấp nhận sửa đổi của đảng Tự do được đệ trình tối qua. – Quan Chưởng ấn Nội các nói với anh.

- Tại sao? – Charles hỏi.

- Sự thay đổi nhỏ nhất là điều sau này thực sự là gì, nhưng nó rút họ ra khỏi lưỡi móc và giữ cho cuộc bầu cử của phái Tự do nguyên vẹn. Điều chính là không có thay đổi gì trong sự việc, nhưng anh cần phải nghiên cứu lời lẽ cẩn thận. Tôi có thể đi để anh nắm vững vấn đề.

- Nhất định rồi. – Charles nói và hài lòng với trách nhiện mà họ đã tin tưởng vào anh.

Anh đi dọc hành lang đến phòng bầu cử và chọn ra những tờ điều khoản 110 và những đề nghị sửa đổi của đảng Tự do. Anh đọc cả hai văn bản đến sáu lần trước khi viết những lời nhận xét. Ban luật sư của Nghị viện, với kinh nghiệm thường ngày của mình đã tạo ra một bản bổ sung sửa đổi tài tình. Charles nhảy bổ vào phòng điện thoại bên cạnh và gọi về cho Clive Reynolds ở ngân hàng. Charles đọc bản sửa đổi qua điện thoại cho anh và im lặng trong khi Reynolds xem xét các ngụ ý của nó.

- Một tập hợp của sự thông minh, sắc xảo. Đó là một công việc trang điểm, nhưng nó sẽ không thay đổi sức mạnh đầu tư của nó trong Chính phủ một tí nào. Anh có nghĩ là quay về ngân hàng chưa. Tôi sẽ có thời gian thêm để nghĩ về nó.

- Chưa, - Charles hỏi tiếp – anh có rỗi, chúng ta đi ăn trưa?

Clive Reynolds xem lại lịch làm việc. Chủ ngân hàng người Bỉ sẽ ăn trưa ở phòng hội đồng nhưng đã có các đồng sự của anh làm việc đó. "Được, tôi rỗi".

- Tốt quá, - Charles nói, - tại sao anh lại không gặp tôi cạnh Nhà Trắng vào khoảng một giờ nhỉ?

- Cảm ơn, - Reynolds đồng ý – Đến lúc đó tôi cũng có đủ thời gian cho những thay đổi to lớn rồi.

Charles dùng thời gian còn lại của buổi sáng để viết lại bài diễn văn của mình. Anh hy vọng với nó, anh có thể chống lại những lý lẽ của đảng Lao động và làm cho họ phải xem xét lại vị trí của họ. Nếu nó được tác thành của Reynolds, hôm đó sẽ là ngày của anh. Anh đọc lại điều khoản lần nữa, tin chắc rằng anh đã tìm được cách có thể qua được kẽ hở mà các nhân viên dân sự không thể bịt lại. Anh cất bài diễn văn và bản sửa đổi vào túi trong, đi xuống mở cửa ra vào của các nghị sĩ và nhẩy vào một chiếc taxi đang đợi khách.

Khi chiếc xe đưa anh đi dọc St. Jame, Charles nghĩ rằng anh vừa nhìn thấy vợ mình đi ở phía bên kia đường. Anh vặn cửa sổ thấp xuống để nhìn cho chắc chắn, nhưng cô đã biến vào nhà hàng Prunie. Anh băn khoăn, không biết cô cùng ăn cơm với cô bạn gái nào. Chiếc xe đi qua St. Jame và đến chỗ dừng xe ngoài Nhà Trắng.

Charles thấy rằng anh đã đến sớm vài phút và anh quyết định đi bộ đến nhà hàng Prunie để hỏi Fiona xem cô có muốn sau bữa trưa đến Nghị viện và nghe anh trình bày điều luật tài chính không. Đã đến nhà hàng, anh liếc nhìn qua cửa sổ và cứng người lại. Fiona đang nói chuyện tại quầy bar với một người đàn ông ngồi quay lưng về phía anh, nhưng anh nghĩ rằng anh nhận ra được là ai. Charles nhận ra vợ mình mặc một chiếc váy mà anh chưa bao giờ nhìn thấy. Anh không động đậy vì thấy người phục vụ chỉ cho họ chiếc bàn ở góc, nơi họ không bị ánh sáng ảnh hưởng. Bản năng đầu tiên của Charles là đến thẳng đối diện họ, nhưng rồi anh tự kiềm mình lại.

Anh đứng yên một mình vì điều đã thấy, không chắc điều gì sẽ phải làm tiếp. Cuối cùng anh quay lại góc đường St. Jame và đứng ở phía ngoài trước cửa Tòa nhà Kinh tế để vạch ra một vài kế hoạch, và đi đến quyết định cuối cùng là không làm gì ngoài việc phải đợi. Anh đứng ở đó quá giận dữ và quá cô đơn đến mức quên cả bữa trưa đã hẹn với Clive Reynolds chỉ cách có vài trăm yard cùng con đường.

Một tiếng hai mươi phút sau, người đàn ông ra khỏi Prunie một mình và hướng tới St. Jame. Charles thấy cảm giác nhẹ bớt khi thấy anh ta quay vào quảng trường St. Jame. Vài phút sau, Fiona bước ra và bước theo chân người đàn ông. Charles băng qua đường làm cho một chiếc ô tô đột ngột phải đổi hướng, trong khi đó một chiếc mô tô khác phải trượt phanh dài. Anh theo sát bóng vợ, cố gắng giữ một khoảng cách an toàn. Khi đi tới góc phố, anh nhìn thấy Fiona vào khách sạn Stafford, cô đẩy chiếc cửa xoay và bước vào thang máy trống.

Charles bước vội đến chiếc cửa xoay và cố nhìn thấy những con số nhỏ phía trên phòng thang máy nhấp nháy chiếu sáng trong quá trình vận hành cho đến khi chúng dừng lại ở con số bốn. Anh bước vội qua chiếc cửa xoay và đến thẳng bàn tiếp tân.

- Tôi có thể giúp gì ngài được? – người nhân viên hỏi.

- Vâng, - có phòng ăn trong khách sạn này ở tầng bốn chứ? – Charles hỏi.

- Không, thưa ngài – nhân viên lễ tân trả lời, ngạc nhiên – nhà ăn có tại tầng trệt phía tay trái ngài. – Anh giơ tay chỉ hướng – Chỉ có các phòng ngủ ở tầng bốn thôi.

- Cám ơn anh. – Charles nói và đi ra ngoài.

Anh quay trở lại tòa nhà Kinh tế và đi lại lên xuống St. Jame gần hai tiếng cho đến khi người đàn ông đó hiện ra từ khách sạn Stafford: Alexander Daghlish gọi taxi và biến về phía Piccadi.

Fiona rời khách sạn khoảng 20 phút sau đó và đi theo con đường nhỏ qua công viên trước khi đi vào quảng trường Eaton.

Trong vài ba lần Charles phải lùi lại không để cho Fiona nhận thấy, có lần anh đã ở sát cô đến nỗi anh nhìn thấy nụ cười mãn nguyện trên khuôn mặt cô.

Anh tiếp tục theo dõi vợ suốt dọc con đường qua công viên St. Jame bỗng đột nhiên sực nhớ lại. Anh xem đồng hồ, lao trở về con đường chính, vậy gọi taxi và hét lên: "Đến tòa nhà Nghị viện, càng nhanh càng tốt". Chiếc xe chỉ mất có bảy phút đi và Charles dúi cho anh tài tờ hai bảng trước khi chạy vội qua hành lang các Nghị viện xuyên qua gian phòng không kịp thở. Anh dừng lại cạnh người phục vụ tại ghế.

Từ chiếc bàn nơi anh ngồi, ông Chủ tịch đứng đối diện với các Nghị viên đông nghẹt và đọc:

Đồng ý bên cánh hữu: 294

Phản đối bên cánh tả: 293

Phe đồng ý thắng, phe đồng ý đã thắng.

Những hàng ghế của phe Chính phủ thì vui mừng còn những hàng ghế của phe Bảo thủ thì trông thật rầu rĩ. "Họ đang bảo vệ điều khoản nào vậy?" – Charles vẫn còn chưa thở được hỏi người phục vụ ghế.

- Điều khoản 110 thưa ngài Hampton.

Simon đang là khách của trường Thương mại ở Manchester thì nhận được tin nhắn gọi điện thoại cho Elizabeth. Điều này không bình thường đối với Elizabeth khi cô gọi điện giữa ban ngày và Simon cảm thấy một điều xấu. Điều gì đó có thể xảy ra với bọn trẻ. Ông hiệu trưởng của trường Thương mại đưa Simon tới phòng làm việc riêng của mình và để anh lại một mình.

Bà bác sĩ Kerslake không có ở bệnh viện, điều người ta nói càng làm anh thêm lo lắng. Anh quay về số điện tại phố Beaufort.

Elizabeth nhấc ngay ống nghe chứng tỏ cô đã ngồi chỉ để chờ nghe anh gọi.

- Em đã bị mất việc – Cô báo tin.

- Cái gì? – Simon nói, chưa hiểu được vấn đề.

- Em nằm trong số dư thừa, phải chăng đội ngũ những người tiên tiến có nghĩa làm giảm giá trị của tai họa đi? Những người lãnh đạo bệnh viện được chỉ dẫn của bộ Sức khỏe và bảo vệ xã hội đã thực hiện giảm biên chế và chúng em, ba người từ phòng Phụ khoa đã mất việc. Em phải ra đi vào cuối tháng này.

- Anh xin lỗi, em yêu – Anh nói và biết rằng những lời nói của mình không phù hợp.

- Em không muốn làm phiền anh nhưng em chỉ muốn nói với một ai đó thôi, - Elizabeth đáp – bất kì người nào cũng sẽ phàn nàn với nghị sĩ của mình, vì thế em cho rằng đã đến lượt em.

- Thường trong những trường hợp này điều anh làm là đẩy sai lầm cho đảng Lao động – Simon trả lời và cảm thấy mừng khi nghe tiếng cười của Elizabeth.

- Cám ơn anh yêu vì đã gọi điện cho em nhanh như vậy. Hẹn gặp anh ngày mai. – Cô nói và đặt ống nghe xuống.

Simon quay trở lại nhóm của mình và giải thích rằng anh phải rời London ngay lập tức. Anh gọi taxi đến sân bay và đáp chuyến tàu tốc hành đến Healthrow. Anh có mặt tại phố Beaufort trong vòng ba giờ.

- Em không muốn anh quay về - Elizabeth nói một cách hối hận khi nhìn thấy anh ở ngưỡng cửa.

- Anh trở về để ăn mừng – Simon nói – chúng ta hãy mở chai Champage mà Ronnie biếu khi anh ấy kết thúc việc của Morgan Grenfell.

- Sao vậy?

Vì Ronnie nói với anh một điều. Em sẽ phải luôn luôn ăn mừng những tai họa mà không phải thắng lợi.

Simon treo áo khoác và đi lấy chai Champage. Khi anh quay lại với cái chai và hai cái cốc, Elizabeth hỏi: "Sự bội chi của anh hôm nay như thế nào rồi?".

- Hạ xuống 16 nghìn bảng cho hoặc lấy một bảng.

- Tốt rồi, khi đó lại là vấn đề khác. Em sẽ không đưa ra một bảng nào trong tương lai nữa mà chỉ lấy vào thôi.

Simon ôm vai vợ. "Đừng ngốc nghếch thế. Sẽ có người nào đó chộp lấy em đấy".

- Điều đó sẽ không dễ dàng như thế - Elizabeth đáp.

- Tại sao lại không? – Simon cố hỏi vợ một cách vui vẻ.

- Bởi vì em luôn được báo trước về điều liệu em có muốn làm vợ của một nhà chính trị hay là một bác sĩ.

Simon thật sửng sốt "Anh không còn suy nghĩ được gì nữa. Anh rất xin lỗi".

- Đấy là sự lựa chọn của em, anh thân yêu ạ. Nhưng em cũng sẽ thực hiện một hoặc hai quyết định nếu em muốn ở lại trong ngành Y, đặc biệt nếu anh sẽ trở thành Bộ trưởng.

- Em không thể cho phép mình không làm bác sĩ. Điều này cũng quan trọng như mong ước trở thành Bộ trưởng. Anh có thể nói với Gery Vaughan là Bộ trưởng chỉ định của Bộ Y tế. Ông ấy có thể…

- Nhất định là không, Simon ạ. Nếu như em nhận một việc làm khác, nó sẽ là một việc không ai phải giúp đỡ cho cả anh và em

Chuyến đi đầu tiên của Raymond đến Mỹ theo nhiệm vụ của Bộ trưởng bộ Thương mại. Anh được đề nghị trình bày định mức thuế suất – nhập khẩu của nước mình tới Quỹ tiền tệ quốc tế và tiếp theo là món nợ của nước Anh tháng Mười một trước. Các nhân viên dân sự của anh đã kiểm tra bài diễn văn được chuẩn bị sẵn cùng với anh vài lần, họ nhấn mạnh Bộ trưởng về trách nhiệm được đặt lên vai anh.

Bài diễn văn của Raymond được ấn định vào sáng thứ Tư. Anh bay tới Washington vào Chủ nhật và để cả ngày thứ hai và thứ ba nghe những vấn đề của các Bộ trưởng bộ Thương mại các nước khác trình bày cùng lúc cố làm quen với tai nghe và lời của cô phiên dịch.

Buổi tối trước khi đọc bài diễn văn, Raymond không ngủ được. Anh tiếp tục tập lại những câu mấu chốt và nhắc lại những điểm chủ yếu cần nhấn mạnh cho tới khi hầu như đã thuộc lòng. Lúc 3 giờ sáng, anh bỏ bài diễn văn xuống sàn nhà cạnh giường và gọi điện tán gẫu với Kate trước khi cô đi làm.

- Em rất thích nghe bài phát biểu của anh tại hội nghị. – Cô nói với anh – dù em không cho rằng nó sẽ khác nhiều với lần thứ ba mươi mà em đã nghe nó ở phòng ngủ.

Tất cả các công việc và sự chuẩn bị đã chứng minh trên toàn thế giới, khi anh giở tới trang cuối, Raymond không thể chắc chắn rằng trường hợp của anh được ủng hộ đến đâu nhưng anh biết rằng đó là bài diễn văn hay nhất mà anh đã từngđọc. Khi anh nhìn lên, những nụ cười xung quanh chiếc bàn oval càng làm anh tin rằng bài diễn văn của anh đã giành được thắng lợi.

Vào cuối buổi trưa của kỳ họp, Raymond bước ra ngoài không khí trong lành củaWashington và quyếtđịnh đi bộ về Đại sứ quán. Anh vui vẻ với ưu thế công việc của mình tại Hội nghị quốc tế và bước nhanh hơn. Ngày bế mạc đã đến gần một bữa tiệc đặc biệt và anh có thể trở về vào cuối tuần.

Khi Raymond về tới Đại sứ quán, người lính gác đã làm một cuộc kiểm tra đúp, anh ta không quen với những ngài Bộ trưởng đi bộ và không có người bảo vệ. Raymond tiếp tục được phép đi theo con đường dẫn đến tòa nhà Lutyens. Anh nhìn lên và thấy quốc kỳ nước Anh được treo rủ ở giữa chừng cột cờ và tự hỏi có một vị người Mỹ lỗi lạc nào đã chết đây.

- Ai đã chết đấy? – Anh hỏi người lính mở cửa cho anh.

- Một người đồng bào của chúng ta, thưa ngài. Tôi rất lấy làm tiếc phải nói đó là ngài Bộ trưởng bộ Ngoại giao.

- Anthony Crosland? Nhưng tôi mớiăn trưa với ông ấy tuần trước mà. Raymond ngạc nhiên nói và vội vàng đi vào trong Đại sứ quán tìm tin tức từ đống điện tín và thư từ.

Anh ngồi một mình trong phòng khoảng vài giờ rồi với sự kinh hoàng của đội ngũ bảo vệ, anh đã chuồn đi ăn tối một mình tại khách sạn Mayflower. Raymond quay trở lại bàn hội nghị vào 9 giờ sáng hôm sau để nghe bài diễn văn bế mạc. Anh đang dễ chịu với ý nghĩ về buổi tiệc đặc biệt được tổ chức tại Nhà trắng chiều hôm đó, thì ngài Peter Ramsbotham ra hiệu muốn có điều nói riêng với anh.

- Thủ tướng muốn anh trở về ngay trên chuyến Concorde trưa nay – ông nói với anh – nó sẽ khởi hành một giờ nữa, và anh sẽ đến thẳng Downing".

- Tất cả điều đó có nghĩa là gì?

- Tôi không có một khái niệm nào cả - Tất cả là sự chỉ định tôi nhận được từ số 10 – ngàiĐại sứ khẳngđịnh.

Raymond quay về bàn hội nghị và xin lỗi ngài Chủ tịch, anh rời khỏi phòng và được đưa thẳng đến chiếc máy bay đang đợi. "Hành lý của ông sẽ được đưa theo, thưa ông" - người ta hứa chắc với anh điều này.

Anh đã đặt chân lên đất Anh sau 3 giờ 41 phút. Người phụ trách sân bay tin rằng anh là người đầu tiên hạ cánh. Một chiếc xe đã đợi sẵn bên lề máy bay đưa anh về ngay Downing. Anh đến nơi ngay khi Thủ tướng chuẩn bị đi ăn tối cùng một chính khách châu Phi luống tuổi.

- Chào mừng đã về đến nhà, Ray - Thủ tướng rời khỏi người lãnh tụ châu Phi để nói với anh – tôi cũng muốn đề nghị anh đi cùng với chúng tôi nhưng như anh thấy tôi đã quá bận ở đây. Chúng ta hãy nói chuyện trong phòng làm việc của tôi.

Raymond ngồi đối diện với Thủ tướng, ngài Callagan không để phí thời gian: "Do cái chết bi thảm của Tony tôi phải thực hiện một vài thay đổi bao gồm cả việc thay đổi Bộ trưởng bộ Thương mại. Tôi hy vọng anh cũng muốn thay chỗ của ông ấy".

Raymond ngồi thẳng lên trả lời: "Tôi rất lấy làm vinh dự, thưa Thủ tướng".

- Rất tốt, anh đã nhận được sự đề bạt. Tôi cũng nghe thấy anh đã làm chúng ta được tự hào ở Mỹ, rất tốt Raymond ạ.

- Cám ơn ngài.

- Anh sẽ được chỉ định tới Hội đồng cơ mật Hoàng gia Anh ngay vào buổi họp nội các đầu tiên của anh vào 10 giờ sáng mai. Còn bây giờ xin thứ lỗi, tôi cần phải đuổi kịp Dr. Banda.

Raymond đứng lại trong đại sảnh.

Anh bảo người tài xế đưa mình trở về căn hộ. Trên đường trở về, anh cảm thấy hài lòng với điều đầu tiên mình đã đạt được là được chỉ định làm Bộ trưởng Nội các. Điều anh muốn nhất lúc này là được kể cho Kate về tin mới. Khi về tới nhà, căn hộ trống rỗng, sau đó anh nhớ ra rằng cô không đợi anh về cho đến ngày hôm sau. Anh gọi điện về nhà cô nhưng sau hai mươi lần chuông réo anh đành phải chấp nhận rằng cô đã đi vắng.

- Thật quái quỷ - anh nói to và sau khi đi vòng vòng, anh gọi điện cho Joyce để báo cho cô biết về tin này nhưng lại lần nữa không ai trả lời.

Raymond đi vào bếp và kiểm tra xem còn lại gì ở trong tủ lạnh: một mẩu thịt xông khói, nửa miếng pho-mát Brie và ba quả trứng. Anh không thể không nghĩ tới bữa tiệc vừa bị trượt ở Nhà Trắng.

Ngài Raymond Gould QC, MP đáng kính, Bộ trưởng chỉ định bộ Thương mại của nước Anh, ngồi trên chiếc ghế nhà bếp mở hộp đậu và ngấu nghiến chúng bằng một chiếc đĩa.

PHẦN BỐN

Nội các đảng Lao động (1977 – 1978)
 
CHÚ Ý !!!
Các đạo hữu nhớ thêm TÊN CHƯƠNG và THỨ TỰ CHƯƠNG ở ô phía trên phần trả lời nhanh. Như vậy hệ thống mới tạo được DANH SÁCH CHƯƠNG.
Cập nhật chức năng ĐĂNG TRUYỆN và THÊM CHƯƠNG MỚI trên web Diễn Đàn Truyện tại https://truyen.diendantruyen.com
Top Bottom